SlideShare a Scribd company logo
1 of 92
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VI QUANG CHUNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO
TẠI HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN
Ngành: Chính sách công
Mã số: 8.34.04.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN XUÂN DŨNG
HÀ NỘI – 2019
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài nghiên cứu “Thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu
Lũng, tỉnh Lạng Sơn” của luận văn này là kết quả của sự nỗ lực cố gắng,
tìm tòi và nghiên cứu của riêng bản thân tôi cùng với sự hướng dẫn tận tâm
của người hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Xuân Dũng. Tôi xin cam
đoan, kết quả nghiên cứu này chưa hề được công bố trong bất cứ công trình
nào. Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Lạng Sơn, tháng 02 năm 2019
Học viên
Vi Quang Chung
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn đối với các thầy giáo, cô giáo Học viện
Khoa học xã hội Việt Nam, đã tạo điều kiện cho em được học tập, được giao
lưu học hỏi kinh nghiệm, được trang bị cho bản thân kiến thức bổ ích về
Chính sách công, giúp em tự tin hơn trong công việc.
Nhân dịp này, cho phép em bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS Nguyễn Xuân Dũng đã tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá
trình hoàn thành Luận văn.
Cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng chí, đồng nghiệp đã luôn khích lệ,
động viên và giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Tác giả rất mong sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, của quý
thầy giáo, cô giáo để Luận văn hoàn chỉnh.
Xin trân thành cảm ơn!
Tác giả Luận văn
Vi Quang Chung
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM
NGHÈO............................................................................................................ 8
1.1. Một số khái niệm chung............................................................................. 8
1.2. Nội dung thực hiện chính sách giảm nghèo.............................................14
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách giảm nghèo................15
1.4. Kinh nghiệm và bài học rút ra về thực hiện chính sách giảm nghèo có thể
áp dụng cho huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn................................................21
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM
NGHÈO TẠI HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN .........................26
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - văn hóa, xã hội ...........................26
2.2. Thực hiện chính sách giảm nghèo huyện Hữu Lũng ...............................29
Chương 3: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO
TẠI HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN .........................................54
3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến thực hiện chính sách giảm
nghèo ...............................................................................................................54
3.2. Quan điểm, mục tiêu thực hiện chính sách giảm nghèo ..........................59
3.3. Giải pháp tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo ...............................66
KẾT LUẬN....................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................83
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Từ và cụm từ được viết tắt
BHYT Bảo hiểm Y tế
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CSC Chính sách công
CSXH Chính sách xã hội
HĐND Hội đồng nhân dân
KCB Khám chữa bệnh
KH&CN Khoa học và công nghệ
MTQG Mục tiêu quốc gia
MTTQ Mặt trận Tổ quốc
UBND Uỷ ban nhân dân
VSMT Vệ sinh môi trường
XĐGN Xóa đói giảm nghèo
XKLĐ Xuất khẩu lao động
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đói nghèo là một trong những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu, diễn ra
trên tất cả các châu lục, nhất là các nước khu vực Châu Phi, Mỹ la tinh và Châu
Á, với những mức độ khác nhau. Đói và nghèo là một trong những thách thức
lớn đối với sự phát triển của từng quốc gia, dân tộc và từng địa phương
Ở nước ta, ngay từ khi mới giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã quan tâm đến nhiệm vụ chống đói nghèo, ngày 17/10/1945 Chủ tịch Hồ
Chí Minh ra lời kêu gọi toàn dân chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
Người coi đói nghèo là một thứ “giặc” như “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”.
Người khẳng định phải làm sao cho mọi người dân ai cũng ăn no, mặc ấm, ai
cũng được học hành. Người chủ trương: “Làm cho người nghèo thì đủ ăn.
Người đủ ăn thì khá, giàu. Người khá, giàu thì giàu thêm”. Tư tưởng này của
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Đảng, Nhà nước ta quán triệt trong suốt quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Kể từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi sướng và
lãnh đạo đã đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt. Đảng và Nhà nước
ta có nhiều chủ trương, chính sách giảm nghèo nhằm thúc đẩy xóa đói giảm
nghèo và giảm nghèo bền vững. Nền kinh tế có mức tăng trưởng tương đối
nhanh, tiềm lực kinh tế chung của đất nước và đời sống vật chất, tinh thần của
đại bộ phận nhân dân được nâng cao rõ rệt. Nhiều chương trình quốc gia xóa
đói, giảm nghèo, đặc biệt đối với đồng bào ở vùng sâu, vùng xã, vùng có
nhiều khó khăn, vùng biên giới, hải đảo... đã thu được kết quả; nhiều phong
trào tương thân, tương ái đầy tình nghĩa đã được nhân dân mọi miền đất nước,
kiều bào ta ở nước ngoài, các cá nhân người nước ngoài, chính phủ các nước,
Liên Hợp quốc, các tổ chức quốc tế hưởng ứng; đồng bào ở các vùng đói
nghèo cũng đã nỗ lực vươn lên, phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống mới...
Tuy nhiên, nhìn chung Việt Nam vẫn là nước đang phát triển ở trình độ thấp,
đời sống nhân dân lao động, nhất là đồng bào ở các vùng sâu, vùng xa còn
2
nhiều khó khăn. Nước ta lại ở vị trí địa lý thường xẩy ra thiên tai, nhất là
giông bão, lũ lụt, hạn hán...
Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, dân tộc, có trên 80% người dân sinh
sống làm nông nghiệp, lâm nghiệp. Là địa phương nghèo, xuất phát điểm thấp,
cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, giao thông không thuận lợi, trình độ dân trí
còn rất thấp, không đồng đều, dân cư ở dải rác không tập trung, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch còn chậm, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ
nghèo so với toàn quốc cao, thu nhập bình quân đầu người còn thấp và thiếu tính
ổn định... Mặt khác, là địa bàn thường xuyên bị thiệt hại ảnh hưởng nhiều bởi
thiên tai gây ra như: lũ lụt, sạt lở và các đợt rét đậm, rét hại diện rộng kéo dài...
trong đó, Hữu Lũng một huyện của tỉnh Lạng Sơn cũng không là ngoại lệ.
Lạng Sơn luôn coi nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ hàng
đầu. Theo báo cáo của UBND tỉnh Lạng Sơn về kết quả đánh giá giữa nhiệm
kỳ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2011 đến 2017, có 02
huyện được hưởng chính sách hỗ trợ có mục tiêu theo Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP của Chính phủ; 91 xã, 838 thôn, bản thuộc khu vực III và 8
xã an toàn khu. Kết quả điều tra, ra soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trong 3 năm
gần đây của tỉnh Lạng Sơn cho thấy tỷ lệ hộ nghèo của huyện Hữu Lũng năm
2015 giảm còn 2.427 hộ (chiếm 8,32%); tỷ lệ hộ cận nghèo 2.614 hộ (chiếm
8,96%). Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều toàn huyện giảm còn 6.506 hộ
(chiếm 21,98%); tỷ lệ hộ cận nghèo 3.544 hộ (chiếm 11,97%). Năm 2017, tỷ lệ
hộ nghèo toàn huyện giảm còn 5.415 hộ (chiếm 18,07%); tỷ lệ hộ cận nghèo còn
3.050 hộ (chiếm 10,18%).
Như vậy, có thể thấy bức tranh toàn cảnh về công tác xoá đói, nghèo
trên địa bàn huyện Hữu Lũng thời gian qua đã đạt được thành tựu nhất định,
đời sống nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm,
người nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, cơ sở hạ tầng các xã,
các thôn, bản, khu phố được quan tâm đầu tư, góp phần thúc đẩy kinh tế, xóa
nghèo bền vững. Điều này do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan
khác nhau nhưng chủ yếu là do cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành,
3
đoàn thể và toàn xã hội của huyện Hữu Lũng quan tâm, ban hành và tích cực
chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiều cơ chế, chính sách để giúp người nghèo thoát
nghèo và coi đây là mục tiêu, nhiệm vụ chính trị – xã hội quan trọng của cả hệ
thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Tuy nhiên, công tác xóa đói, giảm nghèo
trên địa bàn thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn, tồn tại nhiều vấn đề
chưa được giải quyết hoặc giải quyết mà không có hiệu quả, nhất là dưới góc độ
quản lý nhà nước. Vấn đề được đặt ra ở đây là: Đâu là nguyên nhân của đói
nghèo, việc triển khai những chính sách về giảm nghèo và thực hiện chính sách
giảm nghèo của Đảng và Nhà nước trên địa bàn có hiệu quả hay không?
Trong bối cảnh đó, vấn đề “Thực hiện chính sách giảm nghèo tại
huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn” được chọn làm đề tài nghiên cứu trong
khuôn khổ luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Chính sách công là có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn cấp bách.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Với các cách tiếp cận khác nhau, đến nay đã có một số nhà khoa học, nhà
quản lý nghiên cứu về chính sách xóa đói, giảm nghèo, có thể kể ra một số công
trình như sau:
- PGS.TS Lê Trọng, Hướng dẫn kế hoạch làm ăn cho hộ nông dân để
xóa đói, giảm nghèo, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2000. Trong công
trình này, tác giả đưa ra những minh chứng về đói nghèo của hộ nông dân cũng
như cách vượt nghèo của hộ, luận giải những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến
đời sống đói nghèo của nông dân, đồng thời đưa ra một số giải pháp để hướng
dẫn nông dân tự thoát nghèo.
- Bùi Thị Lý, Vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay,
luận văn thạc sĩ kinh tế, 2000. Trong công trình này, người viết đã đưa ra
những quan niệm về đói nghèo, tiêu chí đánh giá đói nghèo, thực trạng nghèo
đói và nguyên nhân trực tiếp gây nên nghèo đói trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Nguyễn Thị Hoa, Hoàn thiện các chính sách xóa đói, giảm nghèo chủ
yếu của Việt Nam đến năm 2015, luận án tiến sỹ, 2009. Tác giả đã xây dựng
một khung lý thuyết hoàn thiện chính sách, trong đó có khung đánh giá chính
4
sách xoá đói giảm nghèo (XĐGN) dựa trên lý thuyết quản lý theo kết quả. Từ
việc tổng kết vai trò của Chính phủ trong tấn công nghèo đói và đi đến kết
luận, Chính phủ giữ vai trò quan trọng trong giải quyết tính đa chiều của
nghèo đói cũng như đã rút ra được một số bài học từ nghiên cứu kinh nghiệm
của một số quốc gia về giải quyết vấn đề đa chiều của nghèo đói. Nghiên cứu
này đã chỉ ra các mặt được mà mỗi chính sách mang lại và đồng thời cũng chỉ
ra những vấn đề bất cập trong triển khai chính sách cũng như nguyên nhân
của những tồn tại đó.
- Trần Thị Vân Anh, Nghiên cứu giải pháp xóa đói, giảm nghèo cho
nông dân ở huyện Sơn Động – tỉnh Bắc Giang, luận văn thạc sĩ, 2010. Tác giả
đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về nghèo đói, đánh giá thực
trạng nghèo đói của huyện Sơn Động; chỉ ra những nguyên nhân chính dẫn đến
nghèo đói của hộ nông dân huyện Sơn Động và đề xuất được một số giải pháp
nhằm xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân huyện Sơn Động. Tuy nhiên, luận
văn mới chỉ dừng lại ở việc xem xét việc giải quyết nghèo đói cho nông dân
huyện Sơn Động theo quan điểm của ngành kinh tế nông nghiệp, chưa đề cập
đến vấn đề xóa đói giảm nghèo bền vững cho nông dân nói riêng và dân cư
nghèo của huyện Sơn Động nói chung.
- Phạm Thái Hưng và một số tác giả với đề tài: Nghèo của đồng bào
dân tộc thiểu số ở Việt Nam, thực trạng và thách thức tại các xã đặc biệt khó
khăn thuộc Chương trình 135-II, năm 2010 đã nghiên cứu về mức sống của
đồng bào các dân tộc thiểu số. Nghiên cứu mô tả một cách toàn diện về tình
trạng nghèo và vấn đề mức sống của nhóm dân tộc ở các xã đặc biệt khó
khăn. Mô tả này tập trung ở khía cạnh nghèo về thu nhập và khía cạnh phi
tiền tệ của vấn đề mức sống kinh tế (như: tiếp cận giáo dục, dịch vụ y tế và
phát huy tính chủ động...). Khía cạnh quan trọng thứ ba là đã tìm hiểu đồng
bào các dân tộc thiểu số nghèo được hỗ trợ từ những chương trình và chính
sách hiện tại như thế nào. Sau những phân tích đó tác giả đã có những kiến
5
nghị cho các chính sách và chương trình tương lai nhằm đưa ra những hỗ trợ
hiệu quả hơn cho việc nâng cao mức sống cho các dân tộc thiểu số.
- Cùng với các đề tài khoa học, công trình nghiên cứu còn có nhiều bài
viết, bình luận khoa học đăng trên các tài liệu chuyên khảo, tạp chí chuyên
ngành nghiên cứu đề tài ở nhiều góc độ và mức độ khác nhau. Những nội
dung khoa học của các công trình trên đã mang đến cho tác giả kiến thức lý
luận chung về chính sách xóa đói, giảm nghèo, bởi các công trình này chứa
đựng một lượng thông tin lớn, đa dạng, là tài liệu vô cùng quý giúp tác giả có
thêm nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn.
Tuy nhiên, đến nay chưa có đề tài, công trình khoa học nào tiếp cận từ
chuyên ngành Chính sách công để nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu, đánh giá kết quả
thực hiện chính sách và đưa ra những giải pháp tổ chức thực hiện chính sách giảm
nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng, đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện
chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách giảm nghèo.
- Đánh giá, phân tích thực trạng việc tổ chức, triển khai thực hiện chính
sách giảm nghèo, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của kết quả
thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp cơ bản để thực hiện chính sách
giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn 2019 - 2025
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng,
tỉnh Lạng Sơn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
6
- Phạm vi về nội dung: Vấn đề thực hiện chính sách giảm nghèo của
huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn dưới góc độ chuyên ngành chính sách công.
- Phạm vi về không gian: Tập trung nghiên cứu tình hình thực hiện
chính sách giảm nghèo của huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
- Phạm vi về thời gian: đánh gía thực trạng giai đoạn 2016 - 2018, giải
pháp cho giai đoạn 2019 - 2025.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử kết hợp phương pháp lịch sử và logic, phân tích và tổng
hợp vào quá trình nghiên cứu của luận văn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau,
trong đó chủ yếu là tiếp cận từ góc độ nghiên cứu chính sách công, để thực
hiện mục đích và nhiệm vụ mà đề tài đặt ra cụ thể: Phương pháp phân tích,
tổng hợp, thống kê, khảo sát, đánh giá hệ thống, so sánh dựa trên kết quả thực
tế từ đó dự báo xu hướng phát triển đề ra chính sách giảm nghèo trong giai
đoạn tới.
- Phương pháp phân tích: sử dụng phân tích thực trạng, các yếu tố môi
trường bên trong và bên ngoài, phân tích các tác động đến cơ hội và thách
thức của chính sách xóa đói, giảm nghèo.
- Phương pháp thống kê: sử dụng các số liệu thống kê, tính toán để có
kết quả biểu thị bằng con số nhằm làm nổi bật đối tượng nghiên cứu, cũng
như sự cần thiết và tính thực tiễn cao của đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập thông tin: sử dụng để thu thập và khai thác thông tin
từ các nguồn có sẵn liên quan đền đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài
liệu, nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quyết định của Đảng, Nhà nước, chính phủ, Bộ,
ban, ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, các báo cáo,
tài liệu thống kê của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân liên
7
quan trực tiếp, gián tiếp tới vấn đề thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở
Lạng Sơn nói chung và tại huyện Hữu Lũng nói riêng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về chính sách giảm nghèo, bao
gồm khái niệm, vai trò, đặc điểm. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá
thực trạng tổ chức, triển khai thực hiện chính sách về giảm nghèo ở địa
phương góp phần minh chứng cho chính sách nhằm nâng cao chất lượng, hiệu
quả chính sách đã ban hành phù hợp với thực tế trong giai đoạn mới
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần cung cấp thêm cơ sơ khoa học cho các cơ quan, các sở, ban,
ngành của tỉnh Lạng Sơn và các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan
chuyên môn của huyện Hữu Lũng trong quá trình hoạch định và tổ chức thực
thi chính sách giảm nghèo một cách hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã
hội địa phương ngày càng ổn định, vững mạnh.
7. Kết cấu của luận văn
- Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn
cấu trúc thành 3 chương:
- Chương 1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách giảm nghèo.
- Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu
Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
- Chương 3. Giải pháp thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu
Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO
1.1. Một số khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm Chính sách công
Chính sách công là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện
bằng một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong đó
định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội,
hoặc CSC là những quyết định của chủ thể được trao quyền lực công nhằm
giải quyết những vấn đề vì lợi ích chung của cộng đồng.
Chính sách công là một chuỗi các quyết định hoạt động của Nhà nước
nhằm giải quyết một vấn đề chung đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội
theo mục tiêu xác định.
- Chính sách công là tất cả những công việc mà chính quyền thi hành
đến dân.
- Là ý chí của Nhà nước trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm thực
hiện mục tiêu theo định hướng chính trị.
- Là những tác động mang tính cộng đồng vì lợi ích chung của quốc
gia, dân tộc.
- Mang tính hệ thống và đảm bảo thực thi bởi các cơ quan quyền lực và
hệ thống hành chính từ trung ương đến địa phương.
- Thể hiện ý chí chính trị của chủ thể ban hành và thường gắn với các
Đảng phái chính trị lãnh đạo cầm quyền.
Trong thực tiễn ở Việt Nam, chủ thể chính sách là các cơ quan ban
hành và thực thi chính sách gồm Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các Bộ ngành;
khách thể chính sách hay đối tượng điều chỉnh của chính sách là những cá
nhân, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình mà chính sách sẽ tác động vào.
1.1.2. Thực hiện chính sách công
9
Tổ chức thực hiện chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của
chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lí nhằm đạt
được mục tiêu định hướng của nhà nước, hoặc thực hiện chính sách công là
toàn bộ quá trình huy động, bố trí sắp xếp các nguồn lực để đưa chính sách
vào đời sống thực tế theo một trình tự thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm đạt
được mục tiêu của chính sách. Tổ chức thực hiện chính sách là trung tâm kết
nối các khâu (các bước) trong chu trình chính sách thành một hệ thống. Hoạch
định được chính sách đúng, có chất lượng là rất quan trọng, nhưng thực hiện
đúng chính sách còn quan trọng hơn.
1.1.3. Quy trình chính sách công
Quy trình chính sách công là chuỗi các giai đoạn kế tiếp liên quan tới
nhau từ khi vấn đề công được đề xuất cho tới khi kết quả được ghi nhận và
đánh giá. Có 7 bước trong quy trình tổ chức thực hiện CSC:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách. Xây dựng
và đưa ra các quyết định chính sách. Các cơ quan đơn vị chuyên môn phân
tích, xác định mục tiêu chính sách, giải pháp chính sách để đưa ra những lựa
chọn chính sách đúng đắn.
Bước 2: Phổ biến, tuyên truyền chính sách.
Bước 3: Phân công phối hợp thực hiện chính sách.
Bước 4: Duy trì chính sách.
Bước 5: Điều chỉnh chính sách.
Bước 6: Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực thi chính sách.
Bước 7: Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm.
1.1.4. Khái niệm về xóa đói, giảm nghèo
Đến nay khái niệm nghèo được một số tổ chức quốc tế sử dụng nhiều
nhất là khái niệm đã được đưa ra tại Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu
Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 09/1993
“nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các
10
nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận
tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa
phương”. Theo đó có thể hiểu cụ thể như sau:
Xóa đói: Là làm cho bộ phận dân cư nghèo sống dưới mức tối thiểu và
thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì mức sống, từng
bước nâng cao mức sống đến mức tối thiểu và có thu nhập đủ để đảm bảo nhu
cầu về vật chất để duy trì cuộc sống.
Giảm nghèo: Là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống,từng
bướcthoátkhỏitìnhtrạngnghèo.
Sự thống nhất giữa hai mục tiêu này thể hiện ở chỗ: Nếu giảm nghèo đạt
được mục tiêu thì đồng thời cũng xóa đói luôn. Do vậy thực chất giảm nghèo
và xóa đói là đồng nghĩa.
1.1.5. Khái niệm nghèo đa chiều
Ngân hàng thế giới (WB) cho rằng, Nghèo là một khái niệm đã chiều
vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất. Nghèo không chỉ gồm các chỉ số dựa
trên thu nhập mà còn bao gồm các vấn đề liên quan đến năng lực như dinh
dưỡng, sức khỏe, giáo dục...,
Theo Tổ chức Liên hợp quốc (UN), “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để
tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ
ăn, đủ mặc, không được đi học, không được khám chữa bệnh, không có đất
đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không
được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có
quyền, và bị loại trừ, dễ bị bạo hành, phải sống trong các điều kiện rủi ro,
không tiếp cận được nước sạch và công trình vệ sinh”. Vấn đề nghèo đa chiều
có thể đo bằng tiêu chí thu nhập và các tiêu chí phi thu nhập. Sự thiếu hụt cơ
hội, đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng, thất học, bệnh tật, bất hạnh và
tuyệt vọng là những nội dung được quan tâm trong khái niệm nghèo đa chiều.
Thiếu đi sự tham gia và tiếng nói về kinh tế, xã hội hay chính trị sẽ đẩy các cá
11
nhân đến tình trạng bị loại trừ, không được thụ hưởng các lợi ích phát triển
kinh tế - xã hội và do vậy bị tước đi các quyền con người cơ bản.
Tuy nhiên, chuẩn nghèo đa chiều có thể là một chỉ số không liên quan
đến mức thu nhập mà bao gồm các khía cạnh khác liên quan đến sự thiếu hụt
các dịch vụ xã hội cơ bản. Chỉ số nghèo đa chiều của quốc tế, với ba chiều
cạnh chính: 1 là, y tế - 2 là, giáo dục - 3 là, điều kiện sống.
Các khái niệm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các
nhà chính trị và các học giả với quan điểm nghèo là một hiện tượng đa chiều,
cần được chú ý nhìn nhận là sự thiếu hụt hoặc không được thỏa mãn các nhu
cầu cơ bản của con người. Nghèo đa chiều là tình trạng con người không
được đáp ứng ở mức tối thiểu các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.
Từ năm 2013, khái niệm nghèo đa chiều được đề cập ở Việt Nam từ
năm 2013. Đo lường nghèo đa chiều cần được áp dụng để dựng nên một bức
tranh đầy đủ và toàn diện hơn về thực trạng nghèo ở nước ta.
Một số quy định chính sách về nghèo đa chiều ở Việt Nam như sau:
Nghị quyết số: 15-NQ/TW, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần
thứ 5 (khoá XI) về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 đã đề ra nhiệm vụ
bảo đảm an sinh xã hội, chú trọng đến việc làm, bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã
hội cho những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc ít
người, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập và một số dịch vụ xã hội cơ bản
như khám chữa bệnh, học hành, nhà ở, nước sạch, thông tin, truyền thông.
Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo hiệu quả, bền vững hơn, Quốc hội
khóa XIII, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Nghị quyết số: 76/2014/QH13, về việc
đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, trong đó
nêu rõ: Xây dựng chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa chiều nhằm
bảo đảm mức sống tối thiểu và đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản; Quyết định
số: 2324/QĐ-TTg, ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế
hoạch hành động triển khai Nghị quyết số: 76/2014/QH13, của Quốc hội đã
12
xác định rõ nhiệm vụ xây dựng, nghiên cứu xây dựng đề án tổng thể về đổi
mới phương pháp tiếp cận nghèo đói ở Việt Nam từ đơn chiều sang đa chiều.
Ngày 15/9/2015 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số: 1614/QĐ-TTg
phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ
đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.” Chuẩn nghèo giai
đoạn 2016 - 2020 của Việt Nam được xây dựng theo hướng: sử dụng kết hợp cả
chuẩn nghèo về thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Theo đó, tiêu chí đo lường nghèo được xây dựng dựa trên cơ sở: Một là các tiêu
chí về thu nhập, bao gồm: chuẩn mức sống tối thiểu về thu nhập, chuẩn nghèo về
thu nhập, chuẩn mức sống trung bình về thu nhập. Hai là mức độ thiếu hụt trong
tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm: tiếp cận về y tế, giáo dục, nhà ở,
nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin.
Những quy định chính sách nói trên tạo cơ sở pháp lý cho việc chuyển
đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng
cho chương trình giảm nghèo của nước ta trong giai đoạn 2016 - 2020.
Theo Quyết định số: 59/2015/QĐ-TTg, ngày 19/11/2015 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai
đoạn 2016-2020, tại Khoản 1, Điều 2 quy định về chuẩn hộ nghèo:
a) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến
1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến
1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên”.
13
Vậy chuẩn nghèo là những người được coi là nghèo khi mức sống của
họ đo qua thu nhập (hoặc chi tiêu) thấp hơn mức tối thiểu chấp nhận được, tức
là thấp hơn chuẩn nghèo. Những người có mức thu nhập hoặc chi tiêu ở trên
chuẩn này là người không nghèo hoặc đã vượt nghèo, thoát nghèo.
Phương pháp xác định chuẩn nghèo
a) Phương pháp xác định chuẩn nghèo của thế giới
Theo phương pháp Atlas: năm 1990 người ta chia mức bình quân của
các nước trên toàn thế giới làm 6 loại: cực giàu, nước giàu, nước khá giàu,
nước trung bình, nước nghèo, nước cực nghèo.
b) Phương pháp xác định chuẩn nghèo của Việt Nam
Từ năm 1993 đến nay, Chính phủ đã 6 lần điều chỉnh chuẩn nghèo đói
của Việt Nam cho phù hợp với tình hình phát triển chung của xã hội:
- Giai đoạn 2006 - 2010:
+ Chuẩn nghèo: Đối với khu vực nông thôn: thu nhập bình quân từ
200.000 đồng/người/ tháng hoặc 2.400.000 đồng/người/năm trở xuống là hộ
nghèo; Đối với khu vực thành thị: thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/
tháng hoặc 3.120.000 đồng/người/năm trở xuống là hộ nghèo.
+ Chuẩn cận nghèo: Đối với khu vực nông thôn: thu nhập bình quân từ
270.000 đồng/người/ tháng đến 400.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo;
Đối với khu vực thành thị: thu nhập bình quân từ 350.000 đồng/người/ tháng
đến 500.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo.
- Giai đoạn 2011 - 2015:
+ Chuẩn nghèo: Đối với khu vực nông thôn: thu nhập bình quân từ
400.000 đồng/người/ tháng hoặc 4.800.000 đồng/người/năm trở xuống là hộ
nghèo; Đối với khu vực thành thị: thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/
tháng hoặc 6.000.000 đồng/người/năm trở xuống là hộ nghèo.
+ Chuẩn cận nghèo: Đối với khu vực nông thôn: thu nhập bình quân từ
401.000 đồng/người/ tháng đến 520.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo;
14
Đối với khu vực thành thị: thu nhập bình quân từ 501.000 đồng/người/ tháng
đến 650.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo.
1.2. Nội dung thực hiện chính sách giảm nghèo
1.2.1. Các chính sách tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản
xuất, tăng thu nhập
- Các chính sách tín dụng ưu đãi. Việc tổ chức cho vay hộ nghèo, hộ cận
nghèo, hộ mới thoát nghèo và học sinh, sinh viên thông qua các tổ chức hội,
đoàn thể như: Cho vay hộ nghèo; hộ cận nghèo; hộ mới thoát nghèo; Học
sinh, sinh viên.
- Chính sách hỗ trợ sản xuất, chăn nuôi, phát triển hệ thống khuyến nông
1.2.2. Thực hiện chính sách giảm nghèo thông qua các dự án
Dự án 1: Chương trình 135, bao gồm hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng. Dự
án 2: hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế. Dự án 3: Nhân rộng mô
hình giảm nghèo. Dự án 4: Hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền
thông và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình.
1.2.3. Chương trình đào tạo, dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật,
tạo việc làm cho người nghèo
Tập trung đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật cho lao động sản xuất sản
phẩm nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng.
Đào tạo nghề phụ cho lao động nông thôn để tạo việc làm trong những
lúc nông nhàn, tăng thu nhập, tăng thời gian sử dụng lao động trong khu vực
nông thôn; chuyển đổi nghề và cơ cấu lao động trong nội bộ nông thôn (mở
nghề mới, phát triển các nghề dịch vụ tại chỗ);
Tập trung đẩy mạnh Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông
thôn với phương châm là cầm tay chỉ việc, nâng cao chất lượng, năng suất của
lao động làm nghề nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản); thường
xuyên quan tâm đến công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động.
15
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về dạy nghề, tạo thuận lợi cho
các cơ sở dạy nghề vay vốn, liên kết đào tạo; đẩy mạnh công tác kiểm tra,
giám sát, đánh giá chất lượng đào tạo. Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề dài
hạn, ngắn hạn; có chính sách đầu tư và cơ chế hỗ trợ các hoạt động dạy nghề
cho phù hợp với yêu cầu thực tế phát triển ngành nghề nông thôn. chuyển lao
động nông thôn sang các ngành công nghiệp, dịch vụ góp phần chuyển đổi cơ
cấu lao động và đáp ứng nhu cầu lao động của các ngành kinh tế khác và phục
vụ xuất khẩu lao động.
1.2.4. Các chính sách tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận các dịch
vụ xã hội
- Chính sách hỗ trợ về Bảo hiểm y tế.
- Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo.
- Hỗ trợ người nghèo về nhà ở.
- Hỗ trợ hộ nghèo thuộc chính sách người có công.
- Hỗ trợ hộ nghèo về tiền điện thắp sáng.
- Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách giảm nghèo
1.3.1. Nhân tố khách quan
- Tác động của tăng trưởng kinh tế đến đói nghèo
Qúa trình phát triển, tăng trưởng kinh tế và công tác xóa đói, giảm nghèo
có mối quan hệ biện chướng với nhau, vì giảm nghèo sẽ là nhân tố đảm bảo cho
việc tăng trưởng kinh tế và ngược lại tăng trưởng kinh tế nó tạo điều kiện về vật
chất, nguồn kinh phí đề thực hiện chính sách và mục tiêu giảm nghèo nhanh và
bền vững. Chính vì vậy sự tác động của tăng trưởng kinh tế đến việc xóa đói,
giảm nghèo là rất quan trọng nếu nguồn lực kinh tế có - mà không tăng trưởng
thì sẽ không có nguồn vật chất và tài chính để đầu tư hỗ trợ cho công tác an sinh
xã hội và đặc biệt là công tác giảm nghèo và giảm nghèo bền vững.
- Qúa trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ảnh hưởng đến đói nghèo
16
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) được coi là một quy luật có
tính phổ biến trong phát triển của tất cả các quốc gia. Đảng, Nhà nước ta đã
có chủ trương và đã và đang thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là
một bộ phận hợp thành của quá trình CNH, HĐH đất nước. Do đó việc thực
hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn có vai trò rất quan trọng góp phần
vào việc đảm bảo an sinh xã hội đặc biệt là xóa đói, giảm nghèo. Việt Nam
chúng ta khi có đến trên 70% dân số vẫn sinh sống ở khu vực nông thôn. Mục
tiêu lâu dài của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là xây dựng
một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng
suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa
học - công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây dựng
nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh
tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển
ngày càng hiện đại.
Thứ nhất, CNH, HĐH nông nghiệp, đây là quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công
nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi
hóa, ứng dụng các thành tựu của khoa học - công nghệ, trước hết là công nghệ
sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất
nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh
của sản phẩm hàng hóa trên thị trường.
Thứ hai, CNH, HĐH nông thôn, đây là quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao
động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao
động nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát
triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng
quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh,
không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ở nông
thôn. Với những nội dung và mục tiêu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông
17
thôn nay nó có hảnh hưởng rất lớn đến thực hiện chính sách giảm nghèo và sẽ
góp phần hiệu quả trong việc thực hiện giảm nghèo bền vững, vì các nội dung
và mục tiêu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nó bao hàm đầy đủ ở các
yếu tố trong việc phát triển kinh tế - xã hội, phát triển lực lượng sản xuất, vật
chất và cả yếu tố con người.
- Môi trường bị suy thoái, ô nhiễm và thiên tai ảnh hưởng đến đói nghèo
Trong những năm gần đây, thời tiết, khí hậu bất thường, thường xuyên
xẩy ra các đợt giông bão, lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại kéo dài, làm ảnh
hưởng đến cơ sở hạ tầng, nhà cửa, hoa màu, cây trồng, vật nuôi và các điều
kiện phát triển sản xuất của người dân, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh
hoạt, học tập, lao động, thu nhập của hộ gia đình. Mức độ tàn phá môi trường
ngày càng nghiêm trọng là một nhân tố trực tiếp làm tăng mức độ và phạm vi
của đói nghèo: Trước hết, tình trạng ô nhiễm môi trường từ các khu công
nghiệp, rác thải, chất thải, thuốc bảo vệ thực vật... làm ô nhiễm nguồn nước
sinh hoạt và sản xuất; thứ hai, tác động của biến đổi khí hậu gây ra những trận
hạn hán, lũ lụt trầm trọng, xói mòn bờ sông, suối, phèn hóa đất đai nông
nghiệp; thứ ba, vấn đề môi trường tác động xấu đến phát triển kinh tế - xã hội
như: việc khai thác khoáng sản, san lấp đất đồi, khai thác đá, cát, sỏi... Chặt
phá rừng, các loại sâu bệnh, dịch bệnh phát triển mới khó xử lý phòng trừ
nhiều tiềm ẩn rủi do đến tính bền vững trong sản xuất, đời sống sinh hoạt của
người dân không ổn đinh.
1.3.2. Nhân tố chủ quan
- Hạn chế về nguồn lực, nhất là nguồn vốn tài chính đầu tư cho giảm nghèo.
Nguồn vốn dành cho công tác xóa đói giảm nghèo phát triển sản xuất ít, phần
lớn dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng, nhưng đầu tư còn thiếu tập trung, chưa bố
trí đầy đủ và kịp thời, chưa đáp ứng được các tiêu chí để giảm nghèo bền
vững. Công tác huy động nguồn lực tại chỗ, chưa phát huy được nội lực trong
18
dân và chính người nghèo; quan điểm trông chờ, ỷ lại vào vào nguồn vốn
ngân sách vẫn còn tồn tại ở một số cơ sở và người nghèo.
Về tài chính: Chưa đầu tư thỏa đáng phần ngân sách nhà nước cho công
tác giảm nghèo.
Về cơ sở hạ tầng: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về đường giao thông
nông thôn, điện sinh hoạt sản xuất, trường lớp, trạm y tế, nhà văn hóa...
Công tác quy hoạch sử dụng đất đai trong từng loại hình sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, thương mại ở địa phương, đặc biệt là ở các xã chưa đồng bộ,
hiệu quả, chưa có tính ổn định bền vững, chưa phù hợp giữa quy hoạch với
thực tiễn sinh hoạt của người dân... còn tình trạng quy hoạch cheo, điều chỉnh
quy hoạch liên tục không ổn định.
Phân bổ nguồn lực cho chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
(chủ yếu Chương trình 135); nguồn vốn bố trí cho chương trình chỉ được xác
định cụ thể theo năm, chưa được giao vốn trung hạn cho địa phương, các cơ
quan tham gia và cơ quan quản lý chương trình rất khó khăn lúng túng trong
việc chủ động lập kế hoạch cho các năm tiếp theo và thực hiện phân cấp, trao
quyền cho cơ sở chủ động triển khai thực hiện.
Việc bố trí kinh phí chưa kịp thời, tỷ trọng vốn đầu tư phát triển với
vốn sự nghiệp chưa hợp lý, nguồn vốn được bố trí để thực hiện từng hoạt
động của các dự án thấp so với nhu cầu; ngân sách hạn hẹp tỉnh, huyện chưa
dành phần kinh phí ưu tiên cho việc thực hiện các chương trình, dự án; sự
đóng góp của các doanh nghiệp, các đoàn thể và cộng đồng đạt thấp; mức độ
lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn còn nhiều hạn chế.
- Về tổ chức sản xuất. Phân bổ nguồn lực cho chương trình mục tiêu quốc
gia giảm nghèo (chủ yếu là Chương trình 135); nguồn vốn bố trí cho chương
trình chỉ được xác định cụ thể theo năm, chưa được giao vốn trung hạn cho địa
phương, các cơ quan tham gia và các cơ quan quản lý chương trình rất khó khăn
19
lúng túng trong việc chủ động lập kế hoạch cho các năm tiếp theo và thực hiện
phân cấp, trao quyền cho cơ sở chủ động triển khai thực hiện.
Việc bố trí kinh phí chưa kịp thời, tỷ trọng vốn đầu tư phát triển với vốn
sự nghiệp chưa hợp lý, nguồn vốn được bố trí để thực hiện từng hoạt động của
các dự án thấp so với nhu câu; ngân sách hạn hẹp tỉnh, huyện chưa dành phần
kinh phí ưu tiên cho việc thực hiện các chương trình, dự án; sự đóng góp của các
doanh nghiệp, các đoàn thể và cộng đồng đạt thấp; mức độ lồng ghép các nguồn
vốn trên địa bàn còn nhiều hạn chế. Sản xuất của nông dân chủ yếu là theo
truyền thống manh mún, chưa mạnh dạn chuyển giao khoa học kỹ thuật, chưa tổ
chức sản xuất theo chuỗi giá trị, sản xuất theo mô hình, khu vực tập trung. Chưa
có sự đầu tư của Nhà nước về cơ sở hạ tầng như: kênh mương ước tưới tiêu, điện
sản xuất, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp...
- Hạn chế bất cập trong chính sách phát triển và năng lực thực hiện
chính sách
Sự hạn chế về năng lực tổ chức, quản lý của bộ máy nhà nước các cấp.
Thứ nhất, tính chất và mức độ “hành chính quan liêu” trong các cấp đã
ảnh hưởng đến việc thực hiện những chủ trương, chính sách giảm nghèo như:
công tác hỗ trợ, cứu trợ, giải quyết các thủ tục chế độ cho người nghèo còn
chậm, muộn như bảo hiểm y tế...
Thứ hai, tình trạng lãng phí ngày càng tăng trong quá trình triển khai các dự
án kinh tế - xã hội, do chất lượng thấp trong xây dựng và thực hiện dự án, nên
các dự án không có khả năng hoàn vốn, rủi ro cao, thời gian thực hiện kéo dài.
Thứ ba, tình trạng đầu tư tràn lan, lãng phí và có dấu hiệu tham nhũng
tác động không chỉ đến chất lượng và hiệu quả phát triển, mà còn trực tiếp
đến đời sống nhân dân...
Một số ngành, đơn vị, địa phương chưa thật sự quan tâm, chỉ đạo thiếu
tập trung và chưa thường xuyên.
20
Nhận thức của một số ít cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị về
công tác giảm nghèo còn hạn chế. Sự phối hợp lồng ghép các chương trình
mục tiêu cho giảm nghèo chưa đồng bộ.
Các chính sách giảm nghèo được nhiều bộ, ngành đề xuất ban hành và
nhiều cơ quan cùng thực hiện, nhưng thiếu sự phối hợp đã dẫn đến sự chồng
chéo, lúng túng trong quá trình thực hiện, việc chậm hướng dẫn, sửa đổi một số
chính sách đã gây khó khăn cho địa phương trong việc tổ chức thực hiện, do đó
sự phối hợp lồng ghép các chương trình mục tiêu cho giảm nghèo chưa đồng bộ.
- Hạn chế về năng lực bản thân người nghèo
Hộ gia đình đông con, làm nhà ở những nơi sâu xa trung tâm xã, sống
tách xa bản, làng, ít được tiếp cận với cộng đồng sinh hoạt giao lưu văn hóa -
xã hội.
Trình độ học vấn thấp, tính tự ti, tự kỷ, không muốn tham gia các hoạt
động xã hội.
Không có việc làm hoặc việc làm không ổn định, không có kế hoạch
lao động, sản xuất, tính toán làm ăn của bản thân.
Thiếu vốn, thiếu phương tiện sản xuất, chưa biết tiết kiệm về thời gian,
tiền của để đầu tư vào sản xuất phát triển kinh tế gia đình, chưa chịu khó, chịu
đựng những lúc khó khăn.
Do ốm yếu, bệnh tật, không còn khả năng sức khỏe để lao động.
- Nhận thức của người nghèo, hộ nghèo
Một bộ phận người dân chuyển biến về nhận thức chính sách giảm
nghèo của Đảng và Nhà nước còn hạn chế, tư tưởng còn ỷ lại, chưa muốn
thoát nghèo để hưởng chính sách giảm nghèo, sự ỷ lại trông chờ vào hỗ trợ,
bao cấp có xu hướng gia tăng, chưa chủ động tư duy, học hỏi tổ chức sản xuất
phát triển kinh tế gia đình để vươn lên thoát nghèo.
21
1.4. Kinh nghiệm và bài học rút ra về thực hiện chính sách giảm
nghèo có thể áp dụng cho huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
1.4.1. Kinh nghiệm về thực hiện chính sách giảm nghèo ở một số
địa phương.
1.4.1.1. Kinh nghiệm về thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Đình
Lập, tỉnh Lạng Sơn.
Đình Lập là huyện nghèo của tỉnh Lạng Sơn với 2.831 hộ nghèo, bằng
41,94% tổng số hộ toàn huyện; 1.338 hộ cận nghèo, bằng 19,82%. Cả huyện
có tới 10 xã đặc biệt khó khăn, có 6 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 50% trở lên, 2 xã
có tỷ lệ hộ nghèo 40% trở lên, 4 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 10 - 40%.
Là huyện nghèo được thụ hưởng của Nghị quyết số: 30a/2008/NQ-CP.
Trong quả trình triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo. Huyện ủy,
HĐND, UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và ban hành các văn bản
Nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch và thành lập các Ban chỉ đạo, ban
điều hành chương trình giảm nghèo có bài bản, nội dung, thời gian hoàn thành
từng lĩnh vực trên cơ sở các chỉ tiêu, tiêu chí giảm nghèo. Chủ trương của
huyện đưa ra phấn đấu hằng năm giảm hộ nghèo đạt 5% trở lên, đẩy nhanh
tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo, thực hiện lồng ghép có hiệu quả
chương trình giảm nghèo và chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn. Thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục cấp bù học phí, hỗ trợ chi phí
học tập cho 100% học sinh, sinh viên con hộ nghèo. Giải quyết thủ tục cho
100% hộ nghèo có nhu cầu vay vốn tín dụng ưu đãi; tổ chức dạy nghề ngắn
hạn cho trên 100% lao động thuộc hộ nghèo có nhu cầu với ngành nghề phù hợp.
Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, người làm công tác giảm
nghèo các cấp (huyện, xã, thôn, bản). Triển khai đầy đủ các chính sách hỗ trợ
chương trình giảm nghèo bền vững tại các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các
thôn, bản đặc biệt khó khăn. Huyện đã đề ra 8 giải pháp: Chú trọng việc tăng
cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của
22
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đối với công tác giảm nghèo.
Đa dạng hóa nguồn vốn huy động, tăng cường công tác đào tạo nghề bằng nhiều
hình thức. Thực hiện đồng bộ các biện pháp hỗ trợ hộ nghèo thiếu đất sản xuất;
thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội để trợ giúp đối tượng người nghèo. Tập
trung nguồn lực cho phát triển kinh tế, đặc biệt ở các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao,
thôn, bản đặc biệt khó khăn. Tiếp tục triển khai mô hình giúp đỡ hộ nghèo có địa
chỉ đối với gia đình thuộc hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Huyện đã tập trung tuyên truyền, phổ biến, học tập trong nhân dân về
chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về giảm nghèo cho toàn thể
cán bộ, đảng viên và nhân dân nhân thức sâu sắc về nội dung chính sách và
các chế độ chính sách giảm nghèo được hưởng lợi và thực thi trên địa bàn.
Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đã được sự thống nhất từ nhận thức và hành
động trong cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, thực hiện tốt quy chế dân chủ
ở cơ sở, phát huy tính sáng tạo của cán bộ và cộng đồng dân cư trong phát
triển kinh tế - xã hội gắn với công tác giảm nghèo ở địa phương, đặc biệt quan
tâm ở các xã và thôn bản vùng sâu, vùng biên giới để tập trung chỉ đạo.
Thực hiện đồng bộ các chính sách an sinh xã hội với thực hiện chính
sách giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội và thường xuyên thực hiện công
tác sơ, tổng kết hằng năm về công tác giảm nghèo nhằm đánh giá, kiểm điểm
những việc đã làm tốt và nhứng tồn tại khuyết điểm để rút kinh nghiệm và
đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
1.4.1.2. Kinh nghiệm về thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Chi
Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
Là huyện có diện tích đất đồi và núi đá vôi đan xen, phát triển kinh tế
chủ yếu là trồng cây ăn quả, chăn nuôi. Trong quá trình triển khai thực hiện
chính sách giảm nghèo, huyện đã tập trung chọn nhiệm vụ trọng tâm là phải
xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện thực tế
của địa phương, của từng vùng (vùng núi đá vôi, vùng đồi đất) và các xã, thị
23
trấn có chiến lược bền vững, coi trong quy hoạch khu dân cư, vùng sản xuất,
trồng cây ăn quả, chăn nuôi ổn định.
Với sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong năm
qua toàn huyện có 4.183 hộ nghèo thì đến thời điểm này, số hộ nghèo giảm
xuống còn 3.510 hộ, chiếm tỷ lệ 19,71% (giảm 3,95% so với đầu năm 2016).
Huyện đã đề ra và chỉ đạo các biện pháp giảm nghèo bền vững đã được
triển khai đồng loạt đến 21/21 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Chi Lăng. Để
thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận thuận
lợi các dịch vụ sản xuất, y tế, giáo dục, nhà ở… huyện đã có kế hoạch triển
khai các chính sách giảm nghèo chung và thực hiện hỗ trợ giảm nghèo đặc thù
cho người dân. Trong năm qua, huyện đã triển khai thực hiện chương trình
đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Đối
với các hộ thiếu vốn sản xuất, các xã, thị trấn rà soát lại nhu cầu số lượng,
thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội để tạo điều kiện cho người dân vay
vốn phát triển kinh tế gia đình. Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn
được chú trọng.
Ban chỉ đạo huyện thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động của
các phòng, ban chuyên môn và các xã, thị trấn trong thực hiện các chế độ về
chính sách giảm nghèo, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên để rà soát, huy
động vốn, giúp đỡ các hộ gia đình thoát nghèo theo địa chỉ. Đồng thời đẩy mạnh
tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tính chủ động của người dân và huy động mọi
nguồn lực để giúp người nghèo phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.
Trong thực hiện chính sách giảm nghèo đã được gắn kết thực hiện đồng
bộ với các chường trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội khác của Trung
ương và của địa phường, có ưu tiên đầu tư trọng điểm hỗ trợ đầu tư vào
những xã còn có tỷ lệ nghèo cao và có hiện tượng tái nghèo như: hỗ trợ về
nhà ở, về giống cây, con, phân bón trả chậm, làm đường giao thông nông
thôn, kênh mương tưới tiêu phục vụ sản xuất.
24
Xây dựng kế hoạch tổ chức mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học
kỹ thuất áp dung trong sản xuất, dịch vụ phát triển kinh tế hộ gia đình.
1.4.2. Bài học rút ra có thể áp dụng cho huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Từ những kinh nghiệm được ghi nhận trong quá trình thực hiện công tác tổ
chức, triển khai chính sách giảm nghèo có thể rút ra một số bài học như sau:
Một là, tiếp tục nâng cao về nhận thức từ trong Đảng trong hệ thống
chính trị và toàn xã hội từ Trung ương đến cơ sở, khu dân cư về chủ trương,
chính sách giảm nghèo đã và đang triển khai thực hiện. Thực hiện công tác
giảm nghèo thường xuyên, phải có những giải pháp thích hợp cụ thể, phù hợp
với từng địa phương, cơ sở để thực hiện và vận động huy động các nguồn lực
trong nhân dân.
Hai là, thực hiện tốt công tác xã hội hóa trong thực hiện giảm nghèo và
phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, đoàn thể từ trung ương
đến cơ sở trong thực hiện chính sách giảm nghèo gắn với các chương trình
phát triển kinh tế - xã hội khác.
Ba là, phải có sự quyết tâm chính trị cao của cấp ủy Đảng, chính quyền
trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành, kiểm tra đôn đốc, tổ chức tập
huấn, bồi dưỡng cán bộ làm công tác giảm nghèo. Phát huy vai trò của MTTQ
và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tuyên truyền vận động cán bộ, đoàn
viên, hội viên và nhân dân.
Bốn là, tăng cường hoạt động của ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp chủ
động phối hợp với ban chỉ đạo, ban điều phối chương trình xây dựng nông thôn
mới để có thêm nguồn lực hỗ trợ, khuyến khích và động viên tinh thần của người
nghèo, hộ nghèo quyết tâm vươn lên thoát nghèo và chống tái nghèo.
Tiểu kết chương
Chương 1 đã tập trung hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về giảm
nghèo nhìn từ góc độ khoa học cũng như thực tế tại Việt Nam trên những
25
quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời nêu được các
nội dung, nhân tố ảnh hưởng đến chính sách giảm nghèo. Về khía cạnh thực
tiễn, trên cơ sở trình bày kinh nghiệm của một số huyện có điểm tương đồng
về thực hiện chính sách giảm nghèo, rút ra bài học có thê áp dụng cho huyện
Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
26
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO
TẠI HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - văn hóa, xã hội
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên huyện Hữu Lũng
2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu
Hữu Lũng là huyện miền núi nằm ở phía Nam Thành phố Lạng Sơn,
cách 70 km, nối liền vùng trung du và vùng đồng bằng Bắc bộ nước ta. Phía
Đông giáp 2 huyện Chi Lăng và Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp huyện
Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, phía Tây - Nam và Đông Nam giáp huyện Lục
Ngạn, Lạng Giang, Lục Nam, Yên Thế của tỉnh Bắc Giang.
Huyện Hữu Lũng có 26 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn Hữu Lũng và
25 xã; 247 thôn và khu phố trong đó: 04 xã thuộc khu vực I; 14 xã thuộc khu
vực II; 8 xã thuộc khu vực III; 08 xã thuộc diện đầu tư Chương trình 135 và
35 thôn đặc biệt khó khăn của xã khu vực II. Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị
trấn Hữu Lũng, cách thành phố Lạng Sơn 70 km về phía Nam.
Địa hình gồm ba vùng: vùng núi đá chạy từ phía Đông - Bắc xuống
Đông - Nam, vùng núi đất thuộc các xã phía Đông Nam và Tây Nam, vùng
thung lũng ruộng đồng bao gồm các xã chạy dọc quốc lộ 1A.
Khí hậu trên địa bàn huyện thuộc tiểu vùng khí hậu núi thấp phía Nam.
Có nền nhiệt độ trung bình hàng năm 22,7o
c, lượng mưa lớn bình quân hàng
năm từ 1.500 - 2.000 mm, độ ẩm cao 83%.
2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn huyện là
804,76 km2, chủ yếu là đồi núi thấp, trong đó: diện tích núi đá có trên 33.000
ha, chiếm 41% diên tích đất tự nhiên; Đất đồi trên 45.000 ha, chiếm 56%.
Còn lại là đất trồng màu chiếm trên 3%. Có bốn loại đất chính: đất đỏ vàng
27
trên đá sét (Fs) 18.691 ha, đất vàng nhạt trên đá cát (Fq) 9.021 ha, đất vàng đỏ
trên đá mácm axit (Fa) 7.080 ha, đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv) 4.350 ha.
Tổng diện tích đất đang sử dụng của huyện là 43.760 ha, chiếm 55,4%
diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất nông nghiệp 14.310 ha, chiếm 32,7% diện
tích đất đang sử dụng, đất lâm nghiệp 25.940 ha, chiếm 59,3%, đất ở 700 ha.
Diện tích đất chưa sử dụng là 35.166 ha, trong đó đất có khả năng sử dụng
phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp là 12.689 ha.
Tài nguyên nước: Hệ thống sông, suối của huyện khá phong phú; trên
địa bàn huyện có hai con sông lớn chảy qua là: hệ thống sông Thương với
chiều dài sông 157 km và sông Hoá dài 47 km bắt nguồn từ vùng núi Khuổi
Ma cao 670 m ở huyện Chi Lăng. Trên sông hoá còn có hồ Cấm Sơn có khả
năng giữ nước phát điện và phát triển thủy sản. Ngoài hệ thống sông, trên địa
bàn huyện còn có nhiều con suối, khe dọc ở triền đồi, ven bản, cung cấp nước
cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện.
Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện
gồm có đá vôi với hàm lượng CaO = 55%, trữ lượng khoảng 14 triệu tấn; có
đất sét trữ lượng khoảng 9,8 triệu tấn, là những nguyên liệu chủ yếu sản xuất
xi măng. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có nguồn cát, sỏi được phân bổ ở
các xã ven đường quố lộ 1A là nguồn nguyên liệu để phát triển ngành sản
xuất vật liệu xây dựng của huyên và tỉnh.
Tài nguyên rừng: Huyện Hữu Lũng có diện tích rừng khá lớn. Năm 2017
tổng diện tích rừng là khoảng 35.322,96 ha, trong đó rừng tự nhiên là 18.032,7
ha, chiếm 51,05%, đất có rừng trồng là 18.032,65 ha, chiếm 48,94% tổng diện
tích rừng của huyện. Trước đây thực vật, động vật đa dạng, phong phú, nhiều
cây dược liệu quý và cây ăn quả đặc sản nổi tiếng. Năm 2014, tỷ lệ che phủ rừng
của huyện Hữu Lũng đạt khoảng 54,3%.
Tài nguyên văn hóa – du lịch: Hữu Lũng là huyện miền núi thấp có khí
hậu ôn hòa đặc sắc của vùng núi, rất thuận lợi về giao thông, có nhiều cảnh
28
quan thiên nhiên đẹp, văn hóa đa dạng phong phú, cách Hà Nội không xa,
khoảng 80 km là tiềm năng, điều kiện tự nhiên quý giá để huyện phát triển
mạnh lĩnh vực dịch vụ và du lịch.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - văn hóa, xã hội huyện Hữu Lũng
2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: bình quân giai đoạn 2016 - 2017 đạt 10,6%;
Cơ cấu kinh tế: tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệm chiếm 34%; công
nghiệp - xây dựng chiếm 27%; thương mại - dịch vụ chiếm 3,9%;
Đầu tư phát triển: giai đoạn 2016 - 2017 công tác đầu tư xây dựng cơ
bản có bước tăng trưởng khá. Chương trình bê tông hoá thuỷ lợi, đường giao
thông nông thôn. Một số dự án lớn được tỉnh đầu tư, trọng điểm như: Dự án
đường giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế xã, nhà văn hóa thôn, xã...
2.1.2.2. Đặc điểm văn hóa - xã hội
Dân số: trên 118.000 người, tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm 1,12%,
trong đó: lao động trong độ tuổi trên 50.000 người, chiếm 53% dân số. Mật độ dân
cư ở vùng thấp là 250 - 350 người/km2
và ở vùng đồi núi là 45 - 65 người/km2
.
Lao động: số lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp 8%, lao động
chưa có việc làm chiếm 9,2%. Số lao động ở thành thị chiếm 12% tổng số lao
động trong độ tuổi. Lao động hoạt động trong ngành nông lâm nghiệp là
37.562 người, chiếm 75%; thương mại dịch vụ 7.145 người, chiếm 14,3%.
Văn hóa, giáo dục, y tế: công tác phổ cập giáo dục được duy trì, chất
lượng được nâng cao. 26/26 xã, thị trấn duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục
tiểu học đúng độ tuổi, chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, 1 xã đạt chuẩn
phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Y tế được tăng cường từ huyện
đến cơ sở, đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Các chương
trình mục tiêu quốc gia về y tế được triển khai thực hiện ngay từ đầu năm và
tiến độ đảm bảo theo kế hoạch. Công tác quản lý văn hóa, an ninh chính trị
trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được đảm bảo.
29
2.1.3. Khái quát về thực trạng nghèo ở huyện Hữu Lũng
Theo thống kê, số hộ nghèo năm 2017: là 5.415 hộ, chiếm tỷ lệ 18,07%
(giảm 1.091 hộ, tỷ lệ giảm 3,91% so với năm 2016), trong đó số hộ nghèo tại
các xã, thôn đặc biệt khó khăn là 3.322 hộ chiếm tỷ lệ 33,14%.
Số hộ cận nghèo năm 2017 là 3.050 hộ, chiếm tỷ lệ 10,18% (giảm 494
hộ, tỷ lệ giảm 1,79% so với năm 2016), trong đó số hộ cận nghèo tại các xã,
thôn đặc biệt khó khăn là 2.016 hộ chiếm tỷ lệ 20,11%.
Hữu Lũng là huyện trung du miền núi, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu
số cùng sinh sống. Với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, ruộng ít, núi đồi
nhiều, địa hình phức tạp, nhiều vùng sâu, vùng xa, đất trồng bị thoái hóa nhiều,
do khai thác không có quy hoạch và biện pháp cải tạo phục hồi nên diện tích đất
thoái hóa ngày càng lớn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Do đặc điểm địa bàn các xã, các thôn đặc biệt khó khăn dân cư cư trú
không tập trung, địa hình phức tạp, trình độ sản xuất của người dân không
đồng đều, nguồn vốn hỗ trợ cho từng hộ dân còn hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo còn
cao, chưa đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ vốn để phát triển sản xuất. Với địa
hình đồi núi, nhiều diện tích đất nông nghiệp không bằng phẳng gây khó khăn
trong sản xuất nông nghiệp, khó khăn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất,
chưa thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, thâm canh
và ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ.
Kinh tế của Huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún,
chưa có sản phẩm mũi nhọn, chưa tạo thành quy mô sản xuất hàng hóa lớn.
2.2. Thực hiện chính sách giảm nghèo huyện Hữu Lũng
2.2.1. Chính sách tạo điều kiện cho người nghèo ở huyện Hữu Lũng
phát triển sản xuất, tăng thu nhập
Chương trình giảm nghèo luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm của các
cấp ủy Đảng, chính quyền, cả hệ thống chính trị từ Huyện đến cơ sở trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, trong những năm
30
qua tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng cấp ủy, chính quyền
Huyện vẫn luôn quan tâm và dành nhiều nguồn lực ưu tiên cho công tác giảm
nghèo, thể hiện qua hệ thống các văn bản chỉ đạo được ban hành và thực hiện
chính sách dành cho người nghèo, người cận nghèo, các đối tượng bảo trợ xã
hội nhằm đảm bảo an sinh xã hội tiến tới giảm nghèo và giảm nghèo bền
vững. Huyện ủy đã ban hành Chương trình hành động số: 24-CTr/HU, ngày
18/10/2016 về việc thực hiện Nghị quyết số: 22-NQ/TU, của Tỉnh ủy Lạng
Sơn về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2016 -
2020. Đồng thời chỉ đạo UBND huyện ban hành các văn bản cụ thể để triển
khai thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn. Năm 2016 các chính sách đã
triển khai thực hiện để hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo gồm:
- Các chính sách, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất như:
+ Chính sách hỗ trợ tín dụng cho người nghèo (cho vay hộ nghèo, cho
vay hộ cận nghèo, vốn học sinh-sinh viên) với tổng số vốn là 142.653 triệu
đồng cho 4.921 hộ vay;
+ Dự án chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát
triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn (xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ
phát triển sản xuất) với tổng số vốn hỗ trợ là 10.229 triệu đồng;
+ Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo đã đầu tư mô hình điểm “Hỗ
trợ chăn nuôi lợn thịt”;
+ Chương trình dạy nghề, tạo việc làm cho người nghèo đã hỗ trợ học nghề
và giới thiệu việc làm cho 1.169 người, đối với 2 xã điểm xây dựng nông thôn
mới (Đồng Tân và Minh Sơn) số lao động trong độ tuổi thuộc hộ nghèo được hỗ
trợ học nghề và giới thiệu việc làm là 353/ 3.644 người, chiếm tỷ lệ 9,69%.
- Các chính sách tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội như:
+ Hỗ trợ về bảo hiểm y tế cho 13.245 người; hỗ trợ về giáo dục cho
11.090 học sinh, sinh viên với tổng kinh phí là 5.985 triệu đồng và 193.200
kg gạo;
31
+ Hỗ trợ về tiền điện thắp sáng cho 7.512 hộ với tổng kinh phí là
4.417,06 triệu đồng, hỗ trợ theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg cho 4.398
hộ (18.237 nhân khẩu) với tổng số tiền là 1.649,52 triệu đồng;
+ Hỗ trợ về nước sinh hoạt cho 600 hộ với tổng kinh phí 780 triệu đồng;
+ Cứu trợ dịp Tết cổ truyền và cứu trợ đói giáp hạt được 54.525 kg gạo
và 678 xuất quà cho 606 hộ với 1.913 nhân khẩu;
Thông qua các hoạt động hỗ trợ, cứu trợ và tuyên truyền, vận động về
giảm nghèo, nhận thức của nhân dân nói chung và của người nghèo nói riêng
đã được nâng lên rõ rệt, tạo được sự đồng thuận cao trong việc triển khai thực
hiện nhiệm vụ giảm nghèo, từ đó giáo dục ý thức tự lực, tự cường, động viên
các hộ nghèo vươn lên để xóa đói, giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn
huyện đã giảm qua các năm:
Năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là 7.512 hộ chiếm 25,74%; hộ
cận nghèo là 3.794 hộ chiếm 13%.
Năm 2016, huyện có 6.506 hộ nghèo, chiếm 21,98% (giảm 3,76% so
với cuối năm 2015); hộ cận nghèo còn 3.534 hộ, chiếm 11,94% (giảm 1,06%
so với cuối năm 2015).
Năm 2017 số hộ nghèo là 5.415 hộ, chiếm tỷ lệ 18,07% (giảm 1.091
hộ, tỷ lệ giảm 3,91% so với năm 2016), Số hộ cận nghèo năm 2017 là 3.050
hộ, chiếm tỷ lệ 10,18% (giảm 494 hộ, tỷ lệ giảm 1,79% so với năm 2016),
trong đó số hộ nghèo tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn là 3.322 hộ chiếm tỷ
lệ 33,14%; Số hộ cận nghèo tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn là 2.016 hộ
chiếm tỷ lệ 20,11%.
Các chính sách tín dụng ưu đãi. Kết quả cho vay hộ nghèo, hộ cận
nghèo, hộ mới thoát nghèo và học sinh, sinh viên thông qua các tổ chức hội,
đoàn thể (từ năm 2016 đến 2018) thể cụ thể như sau:
- Cho vay hộ nghèo:
+ Số lượt hộ nghèo được vay vốn: 2.456 hộ.
32
+ Tổng doanh số cho vay: 98.268 triệu đồng.
+ Tổng số hộ dư nợ: 3.004 hộ.
+ Tổng số dư nợ: 118.929 triệu đồng.
- Cho vay hộ cận nghèo:
+ Số lượt hộ cận nghèo được vay vốn: 1.028 hộ.
+ Tổng doanh số cho vay: 40.092 triệu đồng.
+ Tổng số hộ dư nợ: 1.199 hộ.
+ Tổng số dư nợ: 47.492 triệu đồng.
- Cho vay hộ mới thoát nghèo:
+ Số lượt hộ mới thoát nghèo được vay vốn: 155 hộ.
+ Tổng doanh số cho vay: 7.165 triệu đồng.
+ Tổng số hộ dư nợ: 163 hộ.
+ Tổng số dư nợ: 7.589 triệu đồng.
- Học sinh, sinh viên:
+ Số học sinh, sinh viên được vay: 82 người;
+ Tổng doanh số cho vay: 1.657 triệu đồng;
+ Tổng số học sinh, sinh viên dư nợ cho vay: 312 người;
+ Tổng số dư nợ: 7.415 triệu đồng.
Thông qua các nguồn vốn vay đã góp phần tạo điều kiện cho hàng trăm
hộ có điều kiện sản xuất, tìm ra phương thức làm ăn có hiệu quả, nhiều lao động
được tạo việc làm mới. Vốn vay đã tác động tích cực đến đồng bào dân tộc thiểu
số ở vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn có điều kiện phát triển sản xuất, nâng
cao mức sống của người dân, giảm dần khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng,
giảm nghèo bền vững. Nguồn vốn cho vay học sinh, sinh viên đã phần nào giảm
bớt những khó khăn cho những hộ gia đình nghèo có con em đang đi học các
trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và xuất khẩu lao động... từ
nguồn vốn đã góp phần từng bước nâng cao đời sống, cải thiện cách suy nghĩ,
cách làm để nâng cao thu nhập của người nghèo. Chính từ chính sách vay vốn
33
đối với người nghèo đã đem lại hiệu quả rõ nét trong công tác xóa đói giảm
nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Hữu Lũng.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách vay vốn này đã bộc lộ
một số hạn chế khó khăn như: phải thông qua một tổ chức tín chấp, phí tiêu
cực, tư vấn hướng dẫn sử dụng vốn hiệu quả, mức vay số tiền thấp tối đa là 50
triệu, thời gian quay vòng vốn nhanh (3 năm).
Bảng kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo
trên địa bàn huyện Hữu Lũng giai đoạn 2016 - 2018
T
T
CHỈ TIÊU
Đơn vị
tính
Kết quả thực hiện Kết
quả
thực
hiện
năm
2018
(ước
tính)
Thực
hiện
năm
2016
KH năm
2017
Kết quả
thực
hiện
năm
2017
NHÓM CHỈ TIÊU THỰC HIỆN
GIẢM NGHÈO:
Nhóm 1. Chính sách tín dụng:
1 Tín dụng đối với hộ nghèo:
a Số lượt hộ nghèo được vay vốn (trong kỳ) Lượt hộ 605 731
b Tổng doanh số cho vay (trong kỳ) Tr.đồng 30.312 36.556
c Tổng số hộ dư nợ Hộ 3.755 3.683
d Tổng số dư nợ Tr.đồng 95.748 109.537 109.529 111.637
2 Tín dụng đối với hộ cận nghèo:
a
Số lượt hộ cận nghèo được vay vốn
(trong kỳ)
Lượt hộ 242 250
b Tổng doanh số cho vay Tr.đồng 11.877 14.265
c Tổng số hộ dư nợ Hộ 1.129 1.379
d Tổng số dư nợ Tr.đồng 34.320 42.320 43.320 47.320
3 Tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo:
a
Số lượt hộ thoát nghèo được vay vốn
(trong kỳ)
Lượt hộ 18 65
b Tổng doanh số cho vay Tr.đồng 599 3.000
c Tổng số hộ dư nợ Hộ 18 83
d Tổng số dư nợ Tr.đồng 599 3.599 3.599 5.599
4
Tín dụng đối với học sinh, sinh viên
(QĐ 157/QĐ-TTg):
a
Số học sinh, sinh viên được vay (trong
kỳ)
Người 66 44
b Tổng doanh số cho vay Tr.đồng 800 583
c Tổng số HS. SV dư nợ cho vay Người 942 638
d
Tổng số dư nợ (cho vay học sinh, sinh
viên)
Tr.đồng 14.103 10.052 9.963 10.400
34
T
T
CHỈ TIÊU
Đơn vị
tính
Kết quả thực hiện Kết
quả
thực
hiện
năm
2018
(ước
tính)
Thực
hiện
năm
2016
KH năm
2017
Kết quả
thực
hiện
năm
2017
Nhóm 4. Hỗ trợ y tế
1 Số người nghèo được cấp thẻ BHYT Người 9.310 12.892
Tổng kinh phí thực hiện Tr.đồng 8.736,9
2
Số người dân tộc thiểu số được cấp thẻ
BHYT
Người 25.235 46.213
Tổng kinh phí thực hiện Tr.đồng
31.318,
5
3
Số người thuộc hộ cận nghèo được hỗ
trợ mua thẻ BHYT (Theo Quyết định số
797/QĐ-TTg)
Người 3.250 4.716
Tổng kinh phí thực hiện Tr.đồng 3.148,9
Trong đó nguồn ngân sách hỗ trợ (
20%)
Tr.đồng 629,8
4
Số người thuộc hộ cận nghèo mới thoát
nghèo được hỗ trợ mua thẻ BHYT
(Theo Quyết định số 705/QĐ-TTg)
Người 685 1.274
Tổng kinh phí thực hiện Tr.đồng 850,6
5
Số lượt người nghèo được khám chữa
bệnh miễn phí
L.người 4.235
Tổng kinh phí thực hiện Tr.đồng
Nhóm 5. Hỗ trợ giáo dục đối với học
sinh thuộc hộ nghèo và các đối tượng
khác
1
Số học sinh, sinh viên được hỗ trợ giáo
dục:
H.sinh 6.941 6.697 6.701
- Số H.sinh, sinh viên được hỗ trợ chi
phí học tập
H.sinh 6.941 6.697 6.701
Kinh phí Tr.đồng 5.063 5.461 5.462
2
Số học sinh, sinh viên được cấp, tặng
sách vở, đồ dùng học tập, học bổng, xe
đạp ...
H.sinh 3.551 3.629 3.629
Kinh phí Tr.đồng 1.815 1.233 1.233
3
Số học sinh, sinh viên được giảm 100%
học phí
Tr.đồng 2.150 4.149 5.586
Kinh phí thực hiện H.sinh 386 1.202 1.538
4
Số học sinh, sinh viên được giảm 70%
học phí
Tr.đồng 1.203 2.012 2.844
Kinh phí thực hiện H.sinh 153 182 444
5
Số học sinh, sinh viên được giảm 50%
học phí
Tr.đồng 945 1.103 1.126
Kinh phí thực hiện Tr.đồng 85 119 135
6 Số học sinh được cấp gạo học sinh 2.508 4.266 4.266
Số gạo được cấp kg 298.005 470.370 470.370
35
T
T
CHỈ TIÊU
Đơn vị
tính
Kết quả thực hiện Kết
quả
thực
hiện
năm
2018
(ước
tính)
Thực
hiện
năm
2016
KH năm
2017
Kết quả
thực
hiện
năm
2017
Nhóm 6. Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở
1 Số hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở Hộ 14 03 931
Kinh phí Tr.đồng 350 10.381
Trong đó: - Nguồn ngân sách Tr.đồng 27
- Quỹ Vì người nghèo các cấp Tr.đồng 30
- Vay ngân hàng CSXH Tr.đ 6.420 10.420 10.084 14.420
- Hỗ trợ khác Tr.đồng 150 240
2 Số hộ nghèo được hỗ trợ sửa chữa nhà ở Hộ 48 04
3 Kinh phí thực hiện: Tr.đồng 354
Trong đó: - Nguồn ngân sách Tr.đồng
- Quỹ Vì người nghèo các cấp Tr.đồng 10
- Nguồn khác Tr. đồng 42
- Vay Ngân hàng CSXH Tr.đ 344
Nhóm 7. Hỗ trợ hộ nghèo về điện
- Số hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện Hộ 7.512 6.509
Kinh phí thực hiện Tr.đồng 350 3.827,3
Nhóm 9. Trợ cấp xã hội
1 Cứu đói dịp Tết NĐ và đói giáp hạt
2 Số hộ được cứu đói Hộ 606 688 688
3 Số nhân khẩu được cứu đói người 1.913 2.168 2.168
4 Số gạo cứu đói kg 54.525 63.660
Nhóm 10. Trợ giúp pháp lý
1
Số lượt người nghèo, cận nghèo được
trợ giúp pháp lý miễn phí
L.người 4 23
2 Tổng kinh phí thực hiện Tr.đồng
Trong đó nguồn ngân sách Tr.đồng
3
Số lượng hộ dân tộc thiểu số được trợ
giúp pháp lý miễn phí
L. người 53 72
4 Kinh phí thực hiện Tr.đồng
Nhóm 11. Trợ giúp trực tiếp cho hộ
dân tộc thiểu số nghèo (theo Quyết
định 102)
1 - Số người nghèo được hỗ trợ Hộ 4.398 3.169 3.169
2 Kinh phí thực hiện Tr.đ 1.648,6 1.239,2 1.239,2
Nhóm 12. Chính sách đặc thù
Thực hiện Quyết định 06 về hỗ trợ hộ
nghèo dân tộc thiểu số ít người phát
triển sản xuất
Số hộ nghèo được hỗ trợ 243 243
Kinh phí thực hiện 506 506
Nguồn: số liệu lấy từ kết quả đánh giá của UBND huyện Hữu Lũng,
tỉnh Lạng Sơn.
36
2.2.2. Thực hiện chính sách giảm nghèo thông qua các dự án
+ Dự án 1: Chương trình 135, bao gồm hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng.
Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng: Tổng kế hoạch vốn giao năm 2016, 2017
là 12.245 triệu đồng được thực hiện tại 05 xã đặc biệt khó khăn và 16 thôn
đặc biệt khó khăn của xã khu vực II. Đầu tư cho 36 công trình trong đó: 28
công trình giao thông, 03 công trình trường học, 03 công trình thủy lợi, 02
công trình nhà sinh hoạt cộng đồng. Các công trình đều được tổ chức triển
khai đảm bảo chất lượng đung tiến độ hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng
đạt 100% kế hoạch. Kết quả giải ngân thanh toán vốn được 12.245 triệu đồng
đạt 100% kế hoạch giao. Tổng kế hoạch vốn giao năm 2018 là 15.592 triệu
đồng, được đầu tư tại 08 xã đặc biệt khó khăn và 35 thôn đặc biệt khó khăn
của xã khu vực II. Công trình thanh toán vốn 14 công trình với số tiền là
4.600 triệu đồng; công trình khởi công mới 10.992 triệu đồng để đầu tư cho
48 công trình, trong đó: giao thông 42 công trình; trường học 02 công trình;
thủy lợi 02 công trình, nhà sinh hoạt cộng đồng 02 công trình. Công trình do
huyện làm chủ đầu tư 04 công trình, xã làm chủ đầu tư 44 công trình. Đã giải
ngân 2.658,4% đạt 17,0% kế hoạch. Ước thực hiện cả năm đạt 100% kế
hoạch vốn giao.
Duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng: Năm 2016, tổng kế hoạch vốn
giao là 444 triệu đồng duy tu bảo dưỡng 21 công trình giao thông, tỷ lệ giải ngân
đạt 100% kế hoạch. Năm 2017, tổng kế hoạch vốn giao là 690 triệu đồng duy tu
bảo dưỡng 05 công trình giao thông, tỷ lệ giải ngân đạt 100% kế hoạch. Năm
2018 tổng kế hoạch vốn giao là 865 triệu đồng duy tu bảo dưỡng 08 công trình,
hiện nay các xã đã lập dự toán duy tu các công trình. Chương trình 135, đã được
các cấp quan tâm hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng được xã hội đánh giá cao.
Tuy nhiên sự đầu tư còn mănh mún, thiếu đồng bộ, công tác giám sát
của người dân chưa được coi trong và tạo điều kiện... do vậy nhiều công trình
mới xây dựng song đưa vào sử dụng một thời gian ngắn thậm trí chưa hết thời
37
gian bảo hành đã bị hư hỏng như: công trình làm đường giao thông nông thôn,
nhà văn hóa, chợ dân cư, nước sạch...
+ Dự án 2: hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế.
Trong 02 năm (2016-2017) căn cứ nguyện vọng, nhu cầu thực tế của các
xã, thị trấn tổng hợp từ hộ nghèo, hộ cận nghèo, 100% UBND các xã, thị trấn
đều đăng ký phân bón trả chậm với các Công ty để cấp phát cho người dân
phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp. UBND huyện đã chỉ đạo 05 xã đặc biệt
khó khăn và 07 xã có thôn đặc biệt khó khăn thực hiện công tác hỗ trợ phát
triển sản xuất. Tổng vốn kế hoạch giao 6.698,2 triệu đồng, được tổ chức triển
khai thực hiện tại 05 xã đặc biệt khó khăn và 16 thôn đặc biệt khó khăn của xã
khu vực II. Kết quả đã hỗ trợ cho 5.361 hộ nghèo và cận nghèo, nội dung hỗ
trợ bằng phân bón các loại được 1.134.339 kg với tổng kinh phí trên 6.698
triệu đồng đạt 100% kế hoạch.
Thông qua các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất đã góp phần làm
thay đổi căn bản về nhận thức của nhân dân các dân tộc vùng sâu, vùng xa,
vùng đặc biệt khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông
nghiệp, nông thôn tiếp tục đổi mới và phát triển.
Tuy nhiên chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất còn nhiều tồn tại như:
việc hỗ trợ kinh phí, vật chất chậm chưa kịp thời vụ sản xuất; công tác quản lý
vật tư như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... chưa tốt, còn nhiều loại phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng; giống cây, con không đạt
chuẩn khi gieo trồng, chăn nuôi kém hiệu quả thậm chí tỷ lệ giống cây con bị
chết cao.
+ Dự án 3: Nhân rộng mô hình giảm nghèo.
Trong 02 năm 2016-2017 trên địa bàn huyện triển khai 01 dự án nhân
rộng mô hình giảm nghèo với quy mô 30 hộ nghèo tại 01 xã có tỷ lệ hộ nghèo
cao nhất huyện (xã Tân Lập) đây là dự án thực hiện trong giai đoạn 2011-
38
2015. Việc triển khai thực hiện dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo “Hỗ trợ
chăn nuôi lợn thịt tại xã Tân Lập, huyện Hữu Lũng” là một bước đi phù hợp
với tình hình kinh tế - xã hội của xã Tân Lập. Qua đó đã tạo việc làm và tăng
thu nhập cho 30 hộ dân nghèo, đồng thời các hộ tham gia dự án đã được hỗ
trợ về vốn sản xuất, được tập huấn và tiếp thu, áp dụng khoa học kỹ thuật,
công nghệ vào sản xuất chăn nuôi. Đội ngũ cán bộ, công chức được đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về quản lý mô hình kinh tế nông
nghiệp nông thôn và khả năng xây dựng, tổ chức thực hiện dự án phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn xã. Thông qua mô hình chăn nuôi lợn thịt đã thúc
đẩy và mở rộng phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn đóng góp nhiều kết quả tích cực
trong việc thực hiện chương tình MTQG giảm nghèo trên địa bàn xã Tân Lập
nói riêng và trên địa bàn huyện Hữu Lũng nói chung.
Tuy nhiên, đến thời điểm cuối giai đoạn (thời điểm cuối năm 2016 và
cuối năm 2017) giá cả thịt lợn trên thị trường có sự biến động mạnh, giá một
kilôgam thịt lợn hơi trên địa bàn Huyện giảm xuống dưới 20.000đồng/kg, có
thời điểm giảm xuống chỉ còn 15.000đồng/kg, bình thường giá ổn định là từ
35 đến 40 nghìn đồng/ kg thịt lợn hơi. Do vậy, hầu hết các hộ chăn nuôi đều
chịu ảnh hưởng. Hiện nay, dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn
2015-2017 “Hỗ trợ chăn nuôi lợn thịt tại xã Tân Lập, huyện Hữu Lũng” đã
kết thúc, đã tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện dự án.
+ Dự án 4: Hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám
sát, đánh giá thực hiện Chương trình
Tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về giảm nghèo là một trong
những nội dung được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành quan tâm, chỉ
đạo thực hiện. Nội dung chủ yếu tập trung vào các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước, các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đi sâu
vào lĩnh vực chính sách xã hội nhằm góp phần nâng cao nhận thức cho các
39
cấp, các ngành và toàn thể nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội của huyện.
Thông qua việc triển khai, thực hiện công tác thông tin tuyên truyền về
Chương trình Quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2016-2018 trên địa bàn
huyện đã đạt được kết quả như: Cắt, dán, treo được trên 7.000m2 băng rôn,
làm mới 300m2 pa nô có nội dung tuyên truyền; phối hợp cơ sở tuyên truyền
lồng ghép bằng nhiều hình thức như: Tuyên truyền miệng, tiểu phẩm sân khấu
hóa, văn nghệ lồng ghép... tại cơ sở được trên 300 buổi; tuyên truyền bằng xe
ô tô lưu động có gắn loa phóng thanh được 250 lượt trên các trục đường chính
và khu vực đông dân cư với các nội dung giảm nghèo; đội chiếu bóng lưu
động tỉnh thường trú tại Huyện, tuyên truyền trước buổi chiếu phim phục vụ
nhân dân tại các xã vùng III, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện được
trên 400 buổi; phát trên 20.000 tờ rơi các loại.
Trong năm 2017 kinh phí tổ chức các hoạt động truyền thông về giảm
nghèo huyện được bố trí từ ngân sách Trung ương là: 20.000.000 đồng. Triển
khai kế hoạch tuyên truyền đến các xã, thị trấn về các chính sách giảm nghèo
đồng thời tổ chức Hội nghị truyền thông về công tác giảm nghèo cho cán bộ
làm công tác giảm nghèo các xã, thị trấn. Phổ biến các văn bản như: Nghị
quyết số: 76/2014/QH13, ngày 24/6/2014 của Quốc hội về đẩy mạnh thực
hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020; Nghị quyết số:
100/2015/QH13, ngày 12/11/2015 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu
tư các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; Quyết định số:
1722/QĐ-TTg, ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020
và các chính sách giảm nghèo về các lĩnh vực y tế, giáo dục, tín dụng ưu
đãi…
Hoạt động giảm nghèo về thông tin:
40
+ Số hộ dân thuộc địa bàn các xã nghèo được tiếp cận, cung cấp thông
tin về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; kinh nghiệm sản xuất.
tình hình phát triển kinh tế - xã hội: 6.672 hộ, chiếm 70% trong đó, số hộ
nghèo 3.115 hộ; số hộ cận nghèo 2.452 hộ; số hộ dân tộc thiểu số 1.105 hộ.
+ Số phương tiện nghe - xem được hỗ trợ cho hộ nghèo thuộc các dân tộc rất
ít người; hộ nghèo sống tại các xã đặc biệt khó khăn là: 377 chiếc rađio.
+ Số cán bộ cấp xã làm công tác thông tin và truyền thông được đào tạo
nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ thông tin tuyên truyền cổ động: 26/26 xã.
+ Xã nghèo có điểm thông tin, tuyên truyền cổ động ngoài trời: 04/08 xã.
+ Trang bị bộ phương tiện tác nghiệp tuyên truyền cổ động cho xã
nghèo: 02/08 xã.
Tuy nhiên, công tác hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông
và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình còn nhiều hạn chế về năng lực
của cán bộ làm công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về giảm
nghèo, về trợ giúp, tư vấn pháp lý cho người nghèo, thiếu sự đầu tư về trang
bị cơ sở vật chất, thiết bị nghe, nhìn, thông tin quảng bá...
2.2.3. Chương trình đào tạo, dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật,
tạo việc làm cho người nghèo
Giai đoạn 2016-2018 được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo,
sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan, ban ngành địa phương công tác đào
tạo nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động cho người nghèo đã được lồng
ghép trong chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề, xuất
khẩu lao động, giảm nghèo bền vững và chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới, nhằm tăng cường tạo việc làm cho lao động nông thôn
đặc biệt là người nghèo. Công tác chỉ đạo từ huyện đến cơ sở luôn thường
xuyên được quan tâm đổi mới với các hình thức tổ chức dạy nghề tạo việc
làm, tư vấn lựa chọn ngành nghề, xuất khẩu lao động, khuyến khích đẩy mạnh
việc hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại và tham gia xuất khẩu lao
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ

More Related Content

What's hot

Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận 6, tha...
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận 6, tha...Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận 6, tha...
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận 6, tha...nataliej4
 
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdfNuioKila
 
Nghèo đói và giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở Tây Nguyên - tincanban.com
Nghèo đói và giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở Tây Nguyên - tincanban.comNghèo đói và giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở Tây Nguyên - tincanban.com
Nghèo đói và giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở Tây Nguyên - tincanban.comThùy Linh
 

What's hot (20)

Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAYLuận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng BìnhLuận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
 
BÀI MẪU Khóa luận xóa đói giảm nghèo bền vững, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận xóa đói giảm nghèo bền vững, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận xóa đói giảm nghèo bền vững, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận xóa đói giảm nghèo bền vững, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đ
 
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận 6, tha...
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận 6, tha...Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận 6, tha...
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận 6, tha...
 
Luận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOT
Luận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOTLuận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOT
Luận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOT
 
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
 
LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.
LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.
LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.
 
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tại thị xã Hà Tiên, HOT
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tại thị xã Hà Tiên, HOTĐề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tại thị xã Hà Tiên, HOT
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tại thị xã Hà Tiên, HOT
 
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAYLuận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAYLuận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
 
Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà NộiĐề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
 
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây HồĐề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
 
Đề tài: Tổ chức và hoạt dộng của cơ quan chính quyền địa phương
Đề tài: Tổ chức và hoạt dộng của cơ quan chính quyền địa phươngĐề tài: Tổ chức và hoạt dộng của cơ quan chính quyền địa phương
Đề tài: Tổ chức và hoạt dộng của cơ quan chính quyền địa phương
 
Nghèo đói và giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở Tây Nguyên - tincanban.com
Nghèo đói và giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở Tây Nguyên - tincanban.comNghèo đói và giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở Tây Nguyên - tincanban.com
Nghèo đói và giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở Tây Nguyên - tincanban.com
 
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAY
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAYĐề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAY
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAY
 
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có côngLuận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
 

Similar to Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ

Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.doc
Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.docLuận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.doc
Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.docsividocz
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...nataliej4
 
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninhluanvantrust
 

Similar to Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ (20)

Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đ
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số
 
Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.doc
Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.docLuận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.doc
Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.doc
 
Tình trạng nghèo của các hộ người đồng bào các xã biên giới
Tình trạng nghèo của các hộ người đồng bào các xã biên giớiTình trạng nghèo của các hộ người đồng bào các xã biên giới
Tình trạng nghèo của các hộ người đồng bào các xã biên giới
 
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện BiênĐảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
 
Đề tài: Đảm bảo An sinh xã hội tại huyện nghèo ở Điện Biên, HAY
Đề tài: Đảm bảo An sinh xã hội tại huyện nghèo ở Điện Biên, HAYĐề tài: Đảm bảo An sinh xã hội tại huyện nghèo ở Điện Biên, HAY
Đề tài: Đảm bảo An sinh xã hội tại huyện nghèo ở Điện Biên, HAY
 
Sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đ
Sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đSắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đ
Sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đ
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
 
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
 
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái BìnhQuản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
 
Giảm nghèo trên địa bàn huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi.doc
Giảm nghèo trên địa bàn huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi.docGiảm nghèo trên địa bàn huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi.doc
Giảm nghèo trên địa bàn huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu sô...
Một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu sô...Một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu sô...
Một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu sô...
 
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng NinhĐề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
 
Những Giải Pháp Giảm Nghèo Ở Huyện Ia Pa, Tỉnh Gia Lai.doc
Những Giải Pháp Giảm Nghèo Ở Huyện Ia Pa, Tỉnh Gia Lai.docNhững Giải Pháp Giảm Nghèo Ở Huyện Ia Pa, Tỉnh Gia Lai.doc
Những Giải Pháp Giảm Nghèo Ở Huyện Ia Pa, Tỉnh Gia Lai.doc
 
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt NamĐề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
 
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc TrăngLuận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
 
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vữngNghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VI QUANG CHUNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN Ngành: Chính sách công Mã số: 8.34.04.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN XUÂN DŨNG HÀ NỘI – 2019
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Đề tài nghiên cứu “Thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn” của luận văn này là kết quả của sự nỗ lực cố gắng, tìm tòi và nghiên cứu của riêng bản thân tôi cùng với sự hướng dẫn tận tâm của người hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Xuân Dũng. Tôi xin cam đoan, kết quả nghiên cứu này chưa hề được công bố trong bất cứ công trình nào. Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Lạng Sơn, tháng 02 năm 2019 Học viên Vi Quang Chung
  • 3. LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn đối với các thầy giáo, cô giáo Học viện Khoa học xã hội Việt Nam, đã tạo điều kiện cho em được học tập, được giao lưu học hỏi kinh nghiệm, được trang bị cho bản thân kiến thức bổ ích về Chính sách công, giúp em tự tin hơn trong công việc. Nhân dịp này, cho phép em bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Xuân Dũng đã tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành Luận văn. Cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng chí, đồng nghiệp đã luôn khích lệ, động viên và giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Tác giả rất mong sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, của quý thầy giáo, cô giáo để Luận văn hoàn chỉnh. Xin trân thành cảm ơn! Tác giả Luận văn Vi Quang Chung
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO............................................................................................................ 8 1.1. Một số khái niệm chung............................................................................. 8 1.2. Nội dung thực hiện chính sách giảm nghèo.............................................14 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách giảm nghèo................15 1.4. Kinh nghiệm và bài học rút ra về thực hiện chính sách giảm nghèo có thể áp dụng cho huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn................................................21 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN .........................26 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - văn hóa, xã hội ...........................26 2.2. Thực hiện chính sách giảm nghèo huyện Hữu Lũng ...............................29 Chương 3: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN .........................................54 3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến thực hiện chính sách giảm nghèo ...............................................................................................................54 3.2. Quan điểm, mục tiêu thực hiện chính sách giảm nghèo ..........................59 3.3. Giải pháp tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo ...............................66 KẾT LUẬN....................................................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................83
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Từ và cụm từ được viết tắt BHYT Bảo hiểm Y tế CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CSC Chính sách công CSXH Chính sách xã hội HĐND Hội đồng nhân dân KCB Khám chữa bệnh KH&CN Khoa học và công nghệ MTQG Mục tiêu quốc gia MTTQ Mặt trận Tổ quốc UBND Uỷ ban nhân dân VSMT Vệ sinh môi trường XĐGN Xóa đói giảm nghèo XKLĐ Xuất khẩu lao động
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đói nghèo là một trong những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu, diễn ra trên tất cả các châu lục, nhất là các nước khu vực Châu Phi, Mỹ la tinh và Châu Á, với những mức độ khác nhau. Đói và nghèo là một trong những thách thức lớn đối với sự phát triển của từng quốc gia, dân tộc và từng địa phương Ở nước ta, ngay từ khi mới giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến nhiệm vụ chống đói nghèo, ngày 17/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn dân chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Người coi đói nghèo là một thứ “giặc” như “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”. Người khẳng định phải làm sao cho mọi người dân ai cũng ăn no, mặc ấm, ai cũng được học hành. Người chủ trương: “Làm cho người nghèo thì đủ ăn. Người đủ ăn thì khá, giàu. Người khá, giàu thì giàu thêm”. Tư tưởng này của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Đảng, Nhà nước ta quán triệt trong suốt quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Kể từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi sướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt. Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách giảm nghèo nhằm thúc đẩy xóa đói giảm nghèo và giảm nghèo bền vững. Nền kinh tế có mức tăng trưởng tương đối nhanh, tiềm lực kinh tế chung của đất nước và đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dân được nâng cao rõ rệt. Nhiều chương trình quốc gia xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt đối với đồng bào ở vùng sâu, vùng xã, vùng có nhiều khó khăn, vùng biên giới, hải đảo... đã thu được kết quả; nhiều phong trào tương thân, tương ái đầy tình nghĩa đã được nhân dân mọi miền đất nước, kiều bào ta ở nước ngoài, các cá nhân người nước ngoài, chính phủ các nước, Liên Hợp quốc, các tổ chức quốc tế hưởng ứng; đồng bào ở các vùng đói nghèo cũng đã nỗ lực vươn lên, phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống mới... Tuy nhiên, nhìn chung Việt Nam vẫn là nước đang phát triển ở trình độ thấp, đời sống nhân dân lao động, nhất là đồng bào ở các vùng sâu, vùng xa còn
  • 7. 2 nhiều khó khăn. Nước ta lại ở vị trí địa lý thường xẩy ra thiên tai, nhất là giông bão, lũ lụt, hạn hán... Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, dân tộc, có trên 80% người dân sinh sống làm nông nghiệp, lâm nghiệp. Là địa phương nghèo, xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, giao thông không thuận lợi, trình độ dân trí còn rất thấp, không đồng đều, dân cư ở dải rác không tập trung, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo so với toàn quốc cao, thu nhập bình quân đầu người còn thấp và thiếu tính ổn định... Mặt khác, là địa bàn thường xuyên bị thiệt hại ảnh hưởng nhiều bởi thiên tai gây ra như: lũ lụt, sạt lở và các đợt rét đậm, rét hại diện rộng kéo dài... trong đó, Hữu Lũng một huyện của tỉnh Lạng Sơn cũng không là ngoại lệ. Lạng Sơn luôn coi nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ hàng đầu. Theo báo cáo của UBND tỉnh Lạng Sơn về kết quả đánh giá giữa nhiệm kỳ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2011 đến 2017, có 02 huyện được hưởng chính sách hỗ trợ có mục tiêu theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ; 91 xã, 838 thôn, bản thuộc khu vực III và 8 xã an toàn khu. Kết quả điều tra, ra soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trong 3 năm gần đây của tỉnh Lạng Sơn cho thấy tỷ lệ hộ nghèo của huyện Hữu Lũng năm 2015 giảm còn 2.427 hộ (chiếm 8,32%); tỷ lệ hộ cận nghèo 2.614 hộ (chiếm 8,96%). Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều toàn huyện giảm còn 6.506 hộ (chiếm 21,98%); tỷ lệ hộ cận nghèo 3.544 hộ (chiếm 11,97%). Năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 5.415 hộ (chiếm 18,07%); tỷ lệ hộ cận nghèo còn 3.050 hộ (chiếm 10,18%). Như vậy, có thể thấy bức tranh toàn cảnh về công tác xoá đói, nghèo trên địa bàn huyện Hữu Lũng thời gian qua đã đạt được thành tựu nhất định, đời sống nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm, người nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, cơ sở hạ tầng các xã, các thôn, bản, khu phố được quan tâm đầu tư, góp phần thúc đẩy kinh tế, xóa nghèo bền vững. Điều này do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau nhưng chủ yếu là do cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành,
  • 8. 3 đoàn thể và toàn xã hội của huyện Hữu Lũng quan tâm, ban hành và tích cực chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiều cơ chế, chính sách để giúp người nghèo thoát nghèo và coi đây là mục tiêu, nhiệm vụ chính trị – xã hội quan trọng của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Tuy nhiên, công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn, tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết hoặc giải quyết mà không có hiệu quả, nhất là dưới góc độ quản lý nhà nước. Vấn đề được đặt ra ở đây là: Đâu là nguyên nhân của đói nghèo, việc triển khai những chính sách về giảm nghèo và thực hiện chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước trên địa bàn có hiệu quả hay không? Trong bối cảnh đó, vấn đề “Thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn” được chọn làm đề tài nghiên cứu trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Chính sách công là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Với các cách tiếp cận khác nhau, đến nay đã có một số nhà khoa học, nhà quản lý nghiên cứu về chính sách xóa đói, giảm nghèo, có thể kể ra một số công trình như sau: - PGS.TS Lê Trọng, Hướng dẫn kế hoạch làm ăn cho hộ nông dân để xóa đói, giảm nghèo, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2000. Trong công trình này, tác giả đưa ra những minh chứng về đói nghèo của hộ nông dân cũng như cách vượt nghèo của hộ, luận giải những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến đời sống đói nghèo của nông dân, đồng thời đưa ra một số giải pháp để hướng dẫn nông dân tự thoát nghèo. - Bùi Thị Lý, Vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay, luận văn thạc sĩ kinh tế, 2000. Trong công trình này, người viết đã đưa ra những quan niệm về đói nghèo, tiêu chí đánh giá đói nghèo, thực trạng nghèo đói và nguyên nhân trực tiếp gây nên nghèo đói trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. - Nguyễn Thị Hoa, Hoàn thiện các chính sách xóa đói, giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015, luận án tiến sỹ, 2009. Tác giả đã xây dựng một khung lý thuyết hoàn thiện chính sách, trong đó có khung đánh giá chính
  • 9. 4 sách xoá đói giảm nghèo (XĐGN) dựa trên lý thuyết quản lý theo kết quả. Từ việc tổng kết vai trò của Chính phủ trong tấn công nghèo đói và đi đến kết luận, Chính phủ giữ vai trò quan trọng trong giải quyết tính đa chiều của nghèo đói cũng như đã rút ra được một số bài học từ nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia về giải quyết vấn đề đa chiều của nghèo đói. Nghiên cứu này đã chỉ ra các mặt được mà mỗi chính sách mang lại và đồng thời cũng chỉ ra những vấn đề bất cập trong triển khai chính sách cũng như nguyên nhân của những tồn tại đó. - Trần Thị Vân Anh, Nghiên cứu giải pháp xóa đói, giảm nghèo cho nông dân ở huyện Sơn Động – tỉnh Bắc Giang, luận văn thạc sĩ, 2010. Tác giả đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về nghèo đói, đánh giá thực trạng nghèo đói của huyện Sơn Động; chỉ ra những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói của hộ nông dân huyện Sơn Động và đề xuất được một số giải pháp nhằm xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân huyện Sơn Động. Tuy nhiên, luận văn mới chỉ dừng lại ở việc xem xét việc giải quyết nghèo đói cho nông dân huyện Sơn Động theo quan điểm của ngành kinh tế nông nghiệp, chưa đề cập đến vấn đề xóa đói giảm nghèo bền vững cho nông dân nói riêng và dân cư nghèo của huyện Sơn Động nói chung. - Phạm Thái Hưng và một số tác giả với đề tài: Nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam, thực trạng và thách thức tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135-II, năm 2010 đã nghiên cứu về mức sống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Nghiên cứu mô tả một cách toàn diện về tình trạng nghèo và vấn đề mức sống của nhóm dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn. Mô tả này tập trung ở khía cạnh nghèo về thu nhập và khía cạnh phi tiền tệ của vấn đề mức sống kinh tế (như: tiếp cận giáo dục, dịch vụ y tế và phát huy tính chủ động...). Khía cạnh quan trọng thứ ba là đã tìm hiểu đồng bào các dân tộc thiểu số nghèo được hỗ trợ từ những chương trình và chính sách hiện tại như thế nào. Sau những phân tích đó tác giả đã có những kiến
  • 10. 5 nghị cho các chính sách và chương trình tương lai nhằm đưa ra những hỗ trợ hiệu quả hơn cho việc nâng cao mức sống cho các dân tộc thiểu số. - Cùng với các đề tài khoa học, công trình nghiên cứu còn có nhiều bài viết, bình luận khoa học đăng trên các tài liệu chuyên khảo, tạp chí chuyên ngành nghiên cứu đề tài ở nhiều góc độ và mức độ khác nhau. Những nội dung khoa học của các công trình trên đã mang đến cho tác giả kiến thức lý luận chung về chính sách xóa đói, giảm nghèo, bởi các công trình này chứa đựng một lượng thông tin lớn, đa dạng, là tài liệu vô cùng quý giúp tác giả có thêm nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn. Tuy nhiên, đến nay chưa có đề tài, công trình khoa học nào tiếp cận từ chuyên ngành Chính sách công để nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu, đánh giá kết quả thực hiện chính sách và đưa ra những giải pháp tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng, đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách giảm nghèo. - Đánh giá, phân tích thực trạng việc tổ chức, triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. - Đề xuất phương hướng, giải pháp cơ bản để thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn 2019 - 2025 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Việc tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu
  • 11. 6 - Phạm vi về nội dung: Vấn đề thực hiện chính sách giảm nghèo của huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn dưới góc độ chuyên ngành chính sách công. - Phạm vi về không gian: Tập trung nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách giảm nghèo của huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. - Phạm vi về thời gian: đánh gía thực trạng giai đoạn 2016 - 2018, giải pháp cho giai đoạn 2019 - 2025. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp phương pháp lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp vào quá trình nghiên cứu của luận văn. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó chủ yếu là tiếp cận từ góc độ nghiên cứu chính sách công, để thực hiện mục đích và nhiệm vụ mà đề tài đặt ra cụ thể: Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, khảo sát, đánh giá hệ thống, so sánh dựa trên kết quả thực tế từ đó dự báo xu hướng phát triển đề ra chính sách giảm nghèo trong giai đoạn tới. - Phương pháp phân tích: sử dụng phân tích thực trạng, các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài, phân tích các tác động đến cơ hội và thách thức của chính sách xóa đói, giảm nghèo. - Phương pháp thống kê: sử dụng các số liệu thống kê, tính toán để có kết quả biểu thị bằng con số nhằm làm nổi bật đối tượng nghiên cứu, cũng như sự cần thiết và tính thực tiễn cao của đề tài nghiên cứu. - Phương pháp thu thập thông tin: sử dụng để thu thập và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đền đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu, nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quyết định của Đảng, Nhà nước, chính phủ, Bộ, ban, ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, các báo cáo, tài liệu thống kê của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân liên
  • 12. 7 quan trực tiếp, gián tiếp tới vấn đề thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Lạng Sơn nói chung và tại huyện Hữu Lũng nói riêng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về chính sách giảm nghèo, bao gồm khái niệm, vai trò, đặc điểm. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức, triển khai thực hiện chính sách về giảm nghèo ở địa phương góp phần minh chứng cho chính sách nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách đã ban hành phù hợp với thực tế trong giai đoạn mới 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Góp phần cung cấp thêm cơ sơ khoa học cho các cơ quan, các sở, ban, ngành của tỉnh Lạng Sơn và các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan chuyên môn của huyện Hữu Lũng trong quá trình hoạch định và tổ chức thực thi chính sách giảm nghèo một cách hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương ngày càng ổn định, vững mạnh. 7. Kết cấu của luận văn - Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn cấu trúc thành 3 chương: - Chương 1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách giảm nghèo. - Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. - Chương 3. Giải pháp thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
  • 13. 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO 1.1. Một số khái niệm chung 1.1.1. Khái niệm Chính sách công Chính sách công là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội, hoặc CSC là những quyết định của chủ thể được trao quyền lực công nhằm giải quyết những vấn đề vì lợi ích chung của cộng đồng. Chính sách công là một chuỗi các quyết định hoạt động của Nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chung đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo mục tiêu xác định. - Chính sách công là tất cả những công việc mà chính quyền thi hành đến dân. - Là ý chí của Nhà nước trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu theo định hướng chính trị. - Là những tác động mang tính cộng đồng vì lợi ích chung của quốc gia, dân tộc. - Mang tính hệ thống và đảm bảo thực thi bởi các cơ quan quyền lực và hệ thống hành chính từ trung ương đến địa phương. - Thể hiện ý chí chính trị của chủ thể ban hành và thường gắn với các Đảng phái chính trị lãnh đạo cầm quyền. Trong thực tiễn ở Việt Nam, chủ thể chính sách là các cơ quan ban hành và thực thi chính sách gồm Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các Bộ ngành; khách thể chính sách hay đối tượng điều chỉnh của chính sách là những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình mà chính sách sẽ tác động vào. 1.1.2. Thực hiện chính sách công
  • 14. 9 Tổ chức thực hiện chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lí nhằm đạt được mục tiêu định hướng của nhà nước, hoặc thực hiện chính sách công là toàn bộ quá trình huy động, bố trí sắp xếp các nguồn lực để đưa chính sách vào đời sống thực tế theo một trình tự thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm đạt được mục tiêu của chính sách. Tổ chức thực hiện chính sách là trung tâm kết nối các khâu (các bước) trong chu trình chính sách thành một hệ thống. Hoạch định được chính sách đúng, có chất lượng là rất quan trọng, nhưng thực hiện đúng chính sách còn quan trọng hơn. 1.1.3. Quy trình chính sách công Quy trình chính sách công là chuỗi các giai đoạn kế tiếp liên quan tới nhau từ khi vấn đề công được đề xuất cho tới khi kết quả được ghi nhận và đánh giá. Có 7 bước trong quy trình tổ chức thực hiện CSC: Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách. Xây dựng và đưa ra các quyết định chính sách. Các cơ quan đơn vị chuyên môn phân tích, xác định mục tiêu chính sách, giải pháp chính sách để đưa ra những lựa chọn chính sách đúng đắn. Bước 2: Phổ biến, tuyên truyền chính sách. Bước 3: Phân công phối hợp thực hiện chính sách. Bước 4: Duy trì chính sách. Bước 5: Điều chỉnh chính sách. Bước 6: Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực thi chính sách. Bước 7: Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm. 1.1.4. Khái niệm về xóa đói, giảm nghèo Đến nay khái niệm nghèo được một số tổ chức quốc tế sử dụng nhiều nhất là khái niệm đã được đưa ra tại Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 09/1993 “nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các
  • 15. 10 nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương”. Theo đó có thể hiểu cụ thể như sau: Xóa đói: Là làm cho bộ phận dân cư nghèo sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì mức sống, từng bước nâng cao mức sống đến mức tối thiểu và có thu nhập đủ để đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Giảm nghèo: Là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống,từng bướcthoátkhỏitìnhtrạngnghèo. Sự thống nhất giữa hai mục tiêu này thể hiện ở chỗ: Nếu giảm nghèo đạt được mục tiêu thì đồng thời cũng xóa đói luôn. Do vậy thực chất giảm nghèo và xóa đói là đồng nghĩa. 1.1.5. Khái niệm nghèo đa chiều Ngân hàng thế giới (WB) cho rằng, Nghèo là một khái niệm đã chiều vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất. Nghèo không chỉ gồm các chỉ số dựa trên thu nhập mà còn bao gồm các vấn đề liên quan đến năng lực như dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục..., Theo Tổ chức Liên hợp quốc (UN), “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được khám chữa bệnh, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ, dễ bị bạo hành, phải sống trong các điều kiện rủi ro, không tiếp cận được nước sạch và công trình vệ sinh”. Vấn đề nghèo đa chiều có thể đo bằng tiêu chí thu nhập và các tiêu chí phi thu nhập. Sự thiếu hụt cơ hội, đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng, thất học, bệnh tật, bất hạnh và tuyệt vọng là những nội dung được quan tâm trong khái niệm nghèo đa chiều. Thiếu đi sự tham gia và tiếng nói về kinh tế, xã hội hay chính trị sẽ đẩy các cá
  • 16. 11 nhân đến tình trạng bị loại trừ, không được thụ hưởng các lợi ích phát triển kinh tế - xã hội và do vậy bị tước đi các quyền con người cơ bản. Tuy nhiên, chuẩn nghèo đa chiều có thể là một chỉ số không liên quan đến mức thu nhập mà bao gồm các khía cạnh khác liên quan đến sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản. Chỉ số nghèo đa chiều của quốc tế, với ba chiều cạnh chính: 1 là, y tế - 2 là, giáo dục - 3 là, điều kiện sống. Các khái niệm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các nhà chính trị và các học giả với quan điểm nghèo là một hiện tượng đa chiều, cần được chú ý nhìn nhận là sự thiếu hụt hoặc không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người. Nghèo đa chiều là tình trạng con người không được đáp ứng ở mức tối thiểu các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống. Từ năm 2013, khái niệm nghèo đa chiều được đề cập ở Việt Nam từ năm 2013. Đo lường nghèo đa chiều cần được áp dụng để dựng nên một bức tranh đầy đủ và toàn diện hơn về thực trạng nghèo ở nước ta. Một số quy định chính sách về nghèo đa chiều ở Việt Nam như sau: Nghị quyết số: 15-NQ/TW, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 (khoá XI) về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 đã đề ra nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, chú trọng đến việc làm, bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội cho những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc ít người, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập và một số dịch vụ xã hội cơ bản như khám chữa bệnh, học hành, nhà ở, nước sạch, thông tin, truyền thông. Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo hiệu quả, bền vững hơn, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Nghị quyết số: 76/2014/QH13, về việc đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, trong đó nêu rõ: Xây dựng chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa chiều nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản; Quyết định số: 2324/QĐ-TTg, ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số: 76/2014/QH13, của Quốc hội đã
  • 17. 12 xác định rõ nhiệm vụ xây dựng, nghiên cứu xây dựng đề án tổng thể về đổi mới phương pháp tiếp cận nghèo đói ở Việt Nam từ đơn chiều sang đa chiều. Ngày 15/9/2015 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số: 1614/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.” Chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 của Việt Nam được xây dựng theo hướng: sử dụng kết hợp cả chuẩn nghèo về thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Theo đó, tiêu chí đo lường nghèo được xây dựng dựa trên cơ sở: Một là các tiêu chí về thu nhập, bao gồm: chuẩn mức sống tối thiểu về thu nhập, chuẩn nghèo về thu nhập, chuẩn mức sống trung bình về thu nhập. Hai là mức độ thiếu hụt trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm: tiếp cận về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin. Những quy định chính sách nói trên tạo cơ sở pháp lý cho việc chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho chương trình giảm nghèo của nước ta trong giai đoạn 2016 - 2020. Theo Quyết định số: 59/2015/QĐ-TTg, ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, tại Khoản 1, Điều 2 quy định về chuẩn hộ nghèo: a) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên”.
  • 18. 13 Vậy chuẩn nghèo là những người được coi là nghèo khi mức sống của họ đo qua thu nhập (hoặc chi tiêu) thấp hơn mức tối thiểu chấp nhận được, tức là thấp hơn chuẩn nghèo. Những người có mức thu nhập hoặc chi tiêu ở trên chuẩn này là người không nghèo hoặc đã vượt nghèo, thoát nghèo. Phương pháp xác định chuẩn nghèo a) Phương pháp xác định chuẩn nghèo của thế giới Theo phương pháp Atlas: năm 1990 người ta chia mức bình quân của các nước trên toàn thế giới làm 6 loại: cực giàu, nước giàu, nước khá giàu, nước trung bình, nước nghèo, nước cực nghèo. b) Phương pháp xác định chuẩn nghèo của Việt Nam Từ năm 1993 đến nay, Chính phủ đã 6 lần điều chỉnh chuẩn nghèo đói của Việt Nam cho phù hợp với tình hình phát triển chung của xã hội: - Giai đoạn 2006 - 2010: + Chuẩn nghèo: Đối với khu vực nông thôn: thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/ tháng hoặc 2.400.000 đồng/người/năm trở xuống là hộ nghèo; Đối với khu vực thành thị: thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/ tháng hoặc 3.120.000 đồng/người/năm trở xuống là hộ nghèo. + Chuẩn cận nghèo: Đối với khu vực nông thôn: thu nhập bình quân từ 270.000 đồng/người/ tháng đến 400.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo; Đối với khu vực thành thị: thu nhập bình quân từ 350.000 đồng/người/ tháng đến 500.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo. - Giai đoạn 2011 - 2015: + Chuẩn nghèo: Đối với khu vực nông thôn: thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/ tháng hoặc 4.800.000 đồng/người/năm trở xuống là hộ nghèo; Đối với khu vực thành thị: thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/ tháng hoặc 6.000.000 đồng/người/năm trở xuống là hộ nghèo. + Chuẩn cận nghèo: Đối với khu vực nông thôn: thu nhập bình quân từ 401.000 đồng/người/ tháng đến 520.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo;
  • 19. 14 Đối với khu vực thành thị: thu nhập bình quân từ 501.000 đồng/người/ tháng đến 650.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo. 1.2. Nội dung thực hiện chính sách giảm nghèo 1.2.1. Các chính sách tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập - Các chính sách tín dụng ưu đãi. Việc tổ chức cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và học sinh, sinh viên thông qua các tổ chức hội, đoàn thể như: Cho vay hộ nghèo; hộ cận nghèo; hộ mới thoát nghèo; Học sinh, sinh viên. - Chính sách hỗ trợ sản xuất, chăn nuôi, phát triển hệ thống khuyến nông 1.2.2. Thực hiện chính sách giảm nghèo thông qua các dự án Dự án 1: Chương trình 135, bao gồm hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng. Dự án 2: hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế. Dự án 3: Nhân rộng mô hình giảm nghèo. Dự án 4: Hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình. 1.2.3. Chương trình đào tạo, dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật, tạo việc làm cho người nghèo Tập trung đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật cho lao động sản xuất sản phẩm nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng. Đào tạo nghề phụ cho lao động nông thôn để tạo việc làm trong những lúc nông nhàn, tăng thu nhập, tăng thời gian sử dụng lao động trong khu vực nông thôn; chuyển đổi nghề và cơ cấu lao động trong nội bộ nông thôn (mở nghề mới, phát triển các nghề dịch vụ tại chỗ); Tập trung đẩy mạnh Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn với phương châm là cầm tay chỉ việc, nâng cao chất lượng, năng suất của lao động làm nghề nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản); thường xuyên quan tâm đến công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động.
  • 20. 15 Tăng cường công tác quản lý nhà nước về dạy nghề, tạo thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề vay vốn, liên kết đào tạo; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng đào tạo. Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề dài hạn, ngắn hạn; có chính sách đầu tư và cơ chế hỗ trợ các hoạt động dạy nghề cho phù hợp với yêu cầu thực tế phát triển ngành nghề nông thôn. chuyển lao động nông thôn sang các ngành công nghiệp, dịch vụ góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động và đáp ứng nhu cầu lao động của các ngành kinh tế khác và phục vụ xuất khẩu lao động. 1.2.4. Các chính sách tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội - Chính sách hỗ trợ về Bảo hiểm y tế. - Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo. - Hỗ trợ người nghèo về nhà ở. - Hỗ trợ hộ nghèo thuộc chính sách người có công. - Hỗ trợ hộ nghèo về tiền điện thắp sáng. - Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách giảm nghèo 1.3.1. Nhân tố khách quan - Tác động của tăng trưởng kinh tế đến đói nghèo Qúa trình phát triển, tăng trưởng kinh tế và công tác xóa đói, giảm nghèo có mối quan hệ biện chướng với nhau, vì giảm nghèo sẽ là nhân tố đảm bảo cho việc tăng trưởng kinh tế và ngược lại tăng trưởng kinh tế nó tạo điều kiện về vật chất, nguồn kinh phí đề thực hiện chính sách và mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững. Chính vì vậy sự tác động của tăng trưởng kinh tế đến việc xóa đói, giảm nghèo là rất quan trọng nếu nguồn lực kinh tế có - mà không tăng trưởng thì sẽ không có nguồn vật chất và tài chính để đầu tư hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội và đặc biệt là công tác giảm nghèo và giảm nghèo bền vững. - Qúa trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ảnh hưởng đến đói nghèo
  • 21. 16 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) được coi là một quy luật có tính phổ biến trong phát triển của tất cả các quốc gia. Đảng, Nhà nước ta đã có chủ trương và đã và đang thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một bộ phận hợp thành của quá trình CNH, HĐH đất nước. Do đó việc thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn có vai trò rất quan trọng góp phần vào việc đảm bảo an sinh xã hội đặc biệt là xóa đói, giảm nghèo. Việt Nam chúng ta khi có đến trên 70% dân số vẫn sinh sống ở khu vực nông thôn. Mục tiêu lâu dài của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại. Thứ nhất, CNH, HĐH nông nghiệp, đây là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu của khoa học - công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường. Thứ hai, CNH, HĐH nông thôn, đây là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ở nông thôn. Với những nội dung và mục tiêu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông
  • 22. 17 thôn nay nó có hảnh hưởng rất lớn đến thực hiện chính sách giảm nghèo và sẽ góp phần hiệu quả trong việc thực hiện giảm nghèo bền vững, vì các nội dung và mục tiêu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nó bao hàm đầy đủ ở các yếu tố trong việc phát triển kinh tế - xã hội, phát triển lực lượng sản xuất, vật chất và cả yếu tố con người. - Môi trường bị suy thoái, ô nhiễm và thiên tai ảnh hưởng đến đói nghèo Trong những năm gần đây, thời tiết, khí hậu bất thường, thường xuyên xẩy ra các đợt giông bão, lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại kéo dài, làm ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng, nhà cửa, hoa màu, cây trồng, vật nuôi và các điều kiện phát triển sản xuất của người dân, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt, học tập, lao động, thu nhập của hộ gia đình. Mức độ tàn phá môi trường ngày càng nghiêm trọng là một nhân tố trực tiếp làm tăng mức độ và phạm vi của đói nghèo: Trước hết, tình trạng ô nhiễm môi trường từ các khu công nghiệp, rác thải, chất thải, thuốc bảo vệ thực vật... làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt và sản xuất; thứ hai, tác động của biến đổi khí hậu gây ra những trận hạn hán, lũ lụt trầm trọng, xói mòn bờ sông, suối, phèn hóa đất đai nông nghiệp; thứ ba, vấn đề môi trường tác động xấu đến phát triển kinh tế - xã hội như: việc khai thác khoáng sản, san lấp đất đồi, khai thác đá, cát, sỏi... Chặt phá rừng, các loại sâu bệnh, dịch bệnh phát triển mới khó xử lý phòng trừ nhiều tiềm ẩn rủi do đến tính bền vững trong sản xuất, đời sống sinh hoạt của người dân không ổn đinh. 1.3.2. Nhân tố chủ quan - Hạn chế về nguồn lực, nhất là nguồn vốn tài chính đầu tư cho giảm nghèo. Nguồn vốn dành cho công tác xóa đói giảm nghèo phát triển sản xuất ít, phần lớn dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng, nhưng đầu tư còn thiếu tập trung, chưa bố trí đầy đủ và kịp thời, chưa đáp ứng được các tiêu chí để giảm nghèo bền vững. Công tác huy động nguồn lực tại chỗ, chưa phát huy được nội lực trong
  • 23. 18 dân và chính người nghèo; quan điểm trông chờ, ỷ lại vào vào nguồn vốn ngân sách vẫn còn tồn tại ở một số cơ sở và người nghèo. Về tài chính: Chưa đầu tư thỏa đáng phần ngân sách nhà nước cho công tác giảm nghèo. Về cơ sở hạ tầng: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về đường giao thông nông thôn, điện sinh hoạt sản xuất, trường lớp, trạm y tế, nhà văn hóa... Công tác quy hoạch sử dụng đất đai trong từng loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại ở địa phương, đặc biệt là ở các xã chưa đồng bộ, hiệu quả, chưa có tính ổn định bền vững, chưa phù hợp giữa quy hoạch với thực tiễn sinh hoạt của người dân... còn tình trạng quy hoạch cheo, điều chỉnh quy hoạch liên tục không ổn định. Phân bổ nguồn lực cho chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (chủ yếu Chương trình 135); nguồn vốn bố trí cho chương trình chỉ được xác định cụ thể theo năm, chưa được giao vốn trung hạn cho địa phương, các cơ quan tham gia và cơ quan quản lý chương trình rất khó khăn lúng túng trong việc chủ động lập kế hoạch cho các năm tiếp theo và thực hiện phân cấp, trao quyền cho cơ sở chủ động triển khai thực hiện. Việc bố trí kinh phí chưa kịp thời, tỷ trọng vốn đầu tư phát triển với vốn sự nghiệp chưa hợp lý, nguồn vốn được bố trí để thực hiện từng hoạt động của các dự án thấp so với nhu cầu; ngân sách hạn hẹp tỉnh, huyện chưa dành phần kinh phí ưu tiên cho việc thực hiện các chương trình, dự án; sự đóng góp của các doanh nghiệp, các đoàn thể và cộng đồng đạt thấp; mức độ lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn còn nhiều hạn chế. - Về tổ chức sản xuất. Phân bổ nguồn lực cho chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (chủ yếu là Chương trình 135); nguồn vốn bố trí cho chương trình chỉ được xác định cụ thể theo năm, chưa được giao vốn trung hạn cho địa phương, các cơ quan tham gia và các cơ quan quản lý chương trình rất khó khăn
  • 24. 19 lúng túng trong việc chủ động lập kế hoạch cho các năm tiếp theo và thực hiện phân cấp, trao quyền cho cơ sở chủ động triển khai thực hiện. Việc bố trí kinh phí chưa kịp thời, tỷ trọng vốn đầu tư phát triển với vốn sự nghiệp chưa hợp lý, nguồn vốn được bố trí để thực hiện từng hoạt động của các dự án thấp so với nhu câu; ngân sách hạn hẹp tỉnh, huyện chưa dành phần kinh phí ưu tiên cho việc thực hiện các chương trình, dự án; sự đóng góp của các doanh nghiệp, các đoàn thể và cộng đồng đạt thấp; mức độ lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn còn nhiều hạn chế. Sản xuất của nông dân chủ yếu là theo truyền thống manh mún, chưa mạnh dạn chuyển giao khoa học kỹ thuật, chưa tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, sản xuất theo mô hình, khu vực tập trung. Chưa có sự đầu tư của Nhà nước về cơ sở hạ tầng như: kênh mương ước tưới tiêu, điện sản xuất, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp... - Hạn chế bất cập trong chính sách phát triển và năng lực thực hiện chính sách Sự hạn chế về năng lực tổ chức, quản lý của bộ máy nhà nước các cấp. Thứ nhất, tính chất và mức độ “hành chính quan liêu” trong các cấp đã ảnh hưởng đến việc thực hiện những chủ trương, chính sách giảm nghèo như: công tác hỗ trợ, cứu trợ, giải quyết các thủ tục chế độ cho người nghèo còn chậm, muộn như bảo hiểm y tế... Thứ hai, tình trạng lãng phí ngày càng tăng trong quá trình triển khai các dự án kinh tế - xã hội, do chất lượng thấp trong xây dựng và thực hiện dự án, nên các dự án không có khả năng hoàn vốn, rủi ro cao, thời gian thực hiện kéo dài. Thứ ba, tình trạng đầu tư tràn lan, lãng phí và có dấu hiệu tham nhũng tác động không chỉ đến chất lượng và hiệu quả phát triển, mà còn trực tiếp đến đời sống nhân dân... Một số ngành, đơn vị, địa phương chưa thật sự quan tâm, chỉ đạo thiếu tập trung và chưa thường xuyên.
  • 25. 20 Nhận thức của một số ít cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị về công tác giảm nghèo còn hạn chế. Sự phối hợp lồng ghép các chương trình mục tiêu cho giảm nghèo chưa đồng bộ. Các chính sách giảm nghèo được nhiều bộ, ngành đề xuất ban hành và nhiều cơ quan cùng thực hiện, nhưng thiếu sự phối hợp đã dẫn đến sự chồng chéo, lúng túng trong quá trình thực hiện, việc chậm hướng dẫn, sửa đổi một số chính sách đã gây khó khăn cho địa phương trong việc tổ chức thực hiện, do đó sự phối hợp lồng ghép các chương trình mục tiêu cho giảm nghèo chưa đồng bộ. - Hạn chế về năng lực bản thân người nghèo Hộ gia đình đông con, làm nhà ở những nơi sâu xa trung tâm xã, sống tách xa bản, làng, ít được tiếp cận với cộng đồng sinh hoạt giao lưu văn hóa - xã hội. Trình độ học vấn thấp, tính tự ti, tự kỷ, không muốn tham gia các hoạt động xã hội. Không có việc làm hoặc việc làm không ổn định, không có kế hoạch lao động, sản xuất, tính toán làm ăn của bản thân. Thiếu vốn, thiếu phương tiện sản xuất, chưa biết tiết kiệm về thời gian, tiền của để đầu tư vào sản xuất phát triển kinh tế gia đình, chưa chịu khó, chịu đựng những lúc khó khăn. Do ốm yếu, bệnh tật, không còn khả năng sức khỏe để lao động. - Nhận thức của người nghèo, hộ nghèo Một bộ phận người dân chuyển biến về nhận thức chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước còn hạn chế, tư tưởng còn ỷ lại, chưa muốn thoát nghèo để hưởng chính sách giảm nghèo, sự ỷ lại trông chờ vào hỗ trợ, bao cấp có xu hướng gia tăng, chưa chủ động tư duy, học hỏi tổ chức sản xuất phát triển kinh tế gia đình để vươn lên thoát nghèo.
  • 26. 21 1.4. Kinh nghiệm và bài học rút ra về thực hiện chính sách giảm nghèo có thể áp dụng cho huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn 1.4.1. Kinh nghiệm về thực hiện chính sách giảm nghèo ở một số địa phương. 1.4.1.1. Kinh nghiệm về thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Đình Lập là huyện nghèo của tỉnh Lạng Sơn với 2.831 hộ nghèo, bằng 41,94% tổng số hộ toàn huyện; 1.338 hộ cận nghèo, bằng 19,82%. Cả huyện có tới 10 xã đặc biệt khó khăn, có 6 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 50% trở lên, 2 xã có tỷ lệ hộ nghèo 40% trở lên, 4 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 10 - 40%. Là huyện nghèo được thụ hưởng của Nghị quyết số: 30a/2008/NQ-CP. Trong quả trình triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo. Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và ban hành các văn bản Nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch và thành lập các Ban chỉ đạo, ban điều hành chương trình giảm nghèo có bài bản, nội dung, thời gian hoàn thành từng lĩnh vực trên cơ sở các chỉ tiêu, tiêu chí giảm nghèo. Chủ trương của huyện đưa ra phấn đấu hằng năm giảm hộ nghèo đạt 5% trở lên, đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo, thực hiện lồng ghép có hiệu quả chương trình giảm nghèo và chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục cấp bù học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho 100% học sinh, sinh viên con hộ nghèo. Giải quyết thủ tục cho 100% hộ nghèo có nhu cầu vay vốn tín dụng ưu đãi; tổ chức dạy nghề ngắn hạn cho trên 100% lao động thuộc hộ nghèo có nhu cầu với ngành nghề phù hợp. Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, người làm công tác giảm nghèo các cấp (huyện, xã, thôn, bản). Triển khai đầy đủ các chính sách hỗ trợ chương trình giảm nghèo bền vững tại các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn, bản đặc biệt khó khăn. Huyện đã đề ra 8 giải pháp: Chú trọng việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của
  • 27. 22 Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đối với công tác giảm nghèo. Đa dạng hóa nguồn vốn huy động, tăng cường công tác đào tạo nghề bằng nhiều hình thức. Thực hiện đồng bộ các biện pháp hỗ trợ hộ nghèo thiếu đất sản xuất; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội để trợ giúp đối tượng người nghèo. Tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế, đặc biệt ở các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Tiếp tục triển khai mô hình giúp đỡ hộ nghèo có địa chỉ đối với gia đình thuộc hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Huyện đã tập trung tuyên truyền, phổ biến, học tập trong nhân dân về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về giảm nghèo cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân nhân thức sâu sắc về nội dung chính sách và các chế độ chính sách giảm nghèo được hưởng lợi và thực thi trên địa bàn. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đã được sự thống nhất từ nhận thức và hành động trong cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy tính sáng tạo của cán bộ và cộng đồng dân cư trong phát triển kinh tế - xã hội gắn với công tác giảm nghèo ở địa phương, đặc biệt quan tâm ở các xã và thôn bản vùng sâu, vùng biên giới để tập trung chỉ đạo. Thực hiện đồng bộ các chính sách an sinh xã hội với thực hiện chính sách giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội và thường xuyên thực hiện công tác sơ, tổng kết hằng năm về công tác giảm nghèo nhằm đánh giá, kiểm điểm những việc đã làm tốt và nhứng tồn tại khuyết điểm để rút kinh nghiệm và đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong thời gian tới. 1.4.1.2. Kinh nghiệm về thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Là huyện có diện tích đất đồi và núi đá vôi đan xen, phát triển kinh tế chủ yếu là trồng cây ăn quả, chăn nuôi. Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo, huyện đã tập trung chọn nhiệm vụ trọng tâm là phải xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, của từng vùng (vùng núi đá vôi, vùng đồi đất) và các xã, thị
  • 28. 23 trấn có chiến lược bền vững, coi trong quy hoạch khu dân cư, vùng sản xuất, trồng cây ăn quả, chăn nuôi ổn định. Với sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong năm qua toàn huyện có 4.183 hộ nghèo thì đến thời điểm này, số hộ nghèo giảm xuống còn 3.510 hộ, chiếm tỷ lệ 19,71% (giảm 3,95% so với đầu năm 2016). Huyện đã đề ra và chỉ đạo các biện pháp giảm nghèo bền vững đã được triển khai đồng loạt đến 21/21 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Chi Lăng. Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ sản xuất, y tế, giáo dục, nhà ở… huyện đã có kế hoạch triển khai các chính sách giảm nghèo chung và thực hiện hỗ trợ giảm nghèo đặc thù cho người dân. Trong năm qua, huyện đã triển khai thực hiện chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Đối với các hộ thiếu vốn sản xuất, các xã, thị trấn rà soát lại nhu cầu số lượng, thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội để tạo điều kiện cho người dân vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn được chú trọng. Ban chỉ đạo huyện thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động của các phòng, ban chuyên môn và các xã, thị trấn trong thực hiện các chế độ về chính sách giảm nghèo, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên để rà soát, huy động vốn, giúp đỡ các hộ gia đình thoát nghèo theo địa chỉ. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tính chủ động của người dân và huy động mọi nguồn lực để giúp người nghèo phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Trong thực hiện chính sách giảm nghèo đã được gắn kết thực hiện đồng bộ với các chường trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội khác của Trung ương và của địa phường, có ưu tiên đầu tư trọng điểm hỗ trợ đầu tư vào những xã còn có tỷ lệ nghèo cao và có hiện tượng tái nghèo như: hỗ trợ về nhà ở, về giống cây, con, phân bón trả chậm, làm đường giao thông nông thôn, kênh mương tưới tiêu phục vụ sản xuất.
  • 29. 24 Xây dựng kế hoạch tổ chức mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuất áp dung trong sản xuất, dịch vụ phát triển kinh tế hộ gia đình. 1.4.2. Bài học rút ra có thể áp dụng cho huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn Từ những kinh nghiệm được ghi nhận trong quá trình thực hiện công tác tổ chức, triển khai chính sách giảm nghèo có thể rút ra một số bài học như sau: Một là, tiếp tục nâng cao về nhận thức từ trong Đảng trong hệ thống chính trị và toàn xã hội từ Trung ương đến cơ sở, khu dân cư về chủ trương, chính sách giảm nghèo đã và đang triển khai thực hiện. Thực hiện công tác giảm nghèo thường xuyên, phải có những giải pháp thích hợp cụ thể, phù hợp với từng địa phương, cơ sở để thực hiện và vận động huy động các nguồn lực trong nhân dân. Hai là, thực hiện tốt công tác xã hội hóa trong thực hiện giảm nghèo và phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, đoàn thể từ trung ương đến cơ sở trong thực hiện chính sách giảm nghèo gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác. Ba là, phải có sự quyết tâm chính trị cao của cấp ủy Đảng, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành, kiểm tra đôn đốc, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cán bộ làm công tác giảm nghèo. Phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tuyên truyền vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân. Bốn là, tăng cường hoạt động của ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp chủ động phối hợp với ban chỉ đạo, ban điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới để có thêm nguồn lực hỗ trợ, khuyến khích và động viên tinh thần của người nghèo, hộ nghèo quyết tâm vươn lên thoát nghèo và chống tái nghèo. Tiểu kết chương Chương 1 đã tập trung hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về giảm nghèo nhìn từ góc độ khoa học cũng như thực tế tại Việt Nam trên những
  • 30. 25 quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời nêu được các nội dung, nhân tố ảnh hưởng đến chính sách giảm nghèo. Về khía cạnh thực tiễn, trên cơ sở trình bày kinh nghiệm của một số huyện có điểm tương đồng về thực hiện chính sách giảm nghèo, rút ra bài học có thê áp dụng cho huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
  • 31. 26 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - văn hóa, xã hội 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên huyện Hữu Lũng 2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu Hữu Lũng là huyện miền núi nằm ở phía Nam Thành phố Lạng Sơn, cách 70 km, nối liền vùng trung du và vùng đồng bằng Bắc bộ nước ta. Phía Đông giáp 2 huyện Chi Lăng và Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, phía Tây - Nam và Đông Nam giáp huyện Lục Ngạn, Lạng Giang, Lục Nam, Yên Thế của tỉnh Bắc Giang. Huyện Hữu Lũng có 26 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn Hữu Lũng và 25 xã; 247 thôn và khu phố trong đó: 04 xã thuộc khu vực I; 14 xã thuộc khu vực II; 8 xã thuộc khu vực III; 08 xã thuộc diện đầu tư Chương trình 135 và 35 thôn đặc biệt khó khăn của xã khu vực II. Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Hữu Lũng, cách thành phố Lạng Sơn 70 km về phía Nam. Địa hình gồm ba vùng: vùng núi đá chạy từ phía Đông - Bắc xuống Đông - Nam, vùng núi đất thuộc các xã phía Đông Nam và Tây Nam, vùng thung lũng ruộng đồng bao gồm các xã chạy dọc quốc lộ 1A. Khí hậu trên địa bàn huyện thuộc tiểu vùng khí hậu núi thấp phía Nam. Có nền nhiệt độ trung bình hàng năm 22,7o c, lượng mưa lớn bình quân hàng năm từ 1.500 - 2.000 mm, độ ẩm cao 83%. 2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn huyện là 804,76 km2, chủ yếu là đồi núi thấp, trong đó: diện tích núi đá có trên 33.000 ha, chiếm 41% diên tích đất tự nhiên; Đất đồi trên 45.000 ha, chiếm 56%. Còn lại là đất trồng màu chiếm trên 3%. Có bốn loại đất chính: đất đỏ vàng
  • 32. 27 trên đá sét (Fs) 18.691 ha, đất vàng nhạt trên đá cát (Fq) 9.021 ha, đất vàng đỏ trên đá mácm axit (Fa) 7.080 ha, đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv) 4.350 ha. Tổng diện tích đất đang sử dụng của huyện là 43.760 ha, chiếm 55,4% diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất nông nghiệp 14.310 ha, chiếm 32,7% diện tích đất đang sử dụng, đất lâm nghiệp 25.940 ha, chiếm 59,3%, đất ở 700 ha. Diện tích đất chưa sử dụng là 35.166 ha, trong đó đất có khả năng sử dụng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp là 12.689 ha. Tài nguyên nước: Hệ thống sông, suối của huyện khá phong phú; trên địa bàn huyện có hai con sông lớn chảy qua là: hệ thống sông Thương với chiều dài sông 157 km và sông Hoá dài 47 km bắt nguồn từ vùng núi Khuổi Ma cao 670 m ở huyện Chi Lăng. Trên sông hoá còn có hồ Cấm Sơn có khả năng giữ nước phát điện và phát triển thủy sản. Ngoài hệ thống sông, trên địa bàn huyện còn có nhiều con suối, khe dọc ở triền đồi, ven bản, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện gồm có đá vôi với hàm lượng CaO = 55%, trữ lượng khoảng 14 triệu tấn; có đất sét trữ lượng khoảng 9,8 triệu tấn, là những nguyên liệu chủ yếu sản xuất xi măng. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có nguồn cát, sỏi được phân bổ ở các xã ven đường quố lộ 1A là nguồn nguyên liệu để phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng của huyên và tỉnh. Tài nguyên rừng: Huyện Hữu Lũng có diện tích rừng khá lớn. Năm 2017 tổng diện tích rừng là khoảng 35.322,96 ha, trong đó rừng tự nhiên là 18.032,7 ha, chiếm 51,05%, đất có rừng trồng là 18.032,65 ha, chiếm 48,94% tổng diện tích rừng của huyện. Trước đây thực vật, động vật đa dạng, phong phú, nhiều cây dược liệu quý và cây ăn quả đặc sản nổi tiếng. Năm 2014, tỷ lệ che phủ rừng của huyện Hữu Lũng đạt khoảng 54,3%. Tài nguyên văn hóa – du lịch: Hữu Lũng là huyện miền núi thấp có khí hậu ôn hòa đặc sắc của vùng núi, rất thuận lợi về giao thông, có nhiều cảnh
  • 33. 28 quan thiên nhiên đẹp, văn hóa đa dạng phong phú, cách Hà Nội không xa, khoảng 80 km là tiềm năng, điều kiện tự nhiên quý giá để huyện phát triển mạnh lĩnh vực dịch vụ và du lịch. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - văn hóa, xã hội huyện Hữu Lũng 2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế: bình quân giai đoạn 2016 - 2017 đạt 10,6%; Cơ cấu kinh tế: tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệm chiếm 34%; công nghiệp - xây dựng chiếm 27%; thương mại - dịch vụ chiếm 3,9%; Đầu tư phát triển: giai đoạn 2016 - 2017 công tác đầu tư xây dựng cơ bản có bước tăng trưởng khá. Chương trình bê tông hoá thuỷ lợi, đường giao thông nông thôn. Một số dự án lớn được tỉnh đầu tư, trọng điểm như: Dự án đường giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế xã, nhà văn hóa thôn, xã... 2.1.2.2. Đặc điểm văn hóa - xã hội Dân số: trên 118.000 người, tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm 1,12%, trong đó: lao động trong độ tuổi trên 50.000 người, chiếm 53% dân số. Mật độ dân cư ở vùng thấp là 250 - 350 người/km2 và ở vùng đồi núi là 45 - 65 người/km2 . Lao động: số lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp 8%, lao động chưa có việc làm chiếm 9,2%. Số lao động ở thành thị chiếm 12% tổng số lao động trong độ tuổi. Lao động hoạt động trong ngành nông lâm nghiệp là 37.562 người, chiếm 75%; thương mại dịch vụ 7.145 người, chiếm 14,3%. Văn hóa, giáo dục, y tế: công tác phổ cập giáo dục được duy trì, chất lượng được nâng cao. 26/26 xã, thị trấn duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, 1 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Y tế được tăng cường từ huyện đến cơ sở, đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được triển khai thực hiện ngay từ đầu năm và tiến độ đảm bảo theo kế hoạch. Công tác quản lý văn hóa, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được đảm bảo.
  • 34. 29 2.1.3. Khái quát về thực trạng nghèo ở huyện Hữu Lũng Theo thống kê, số hộ nghèo năm 2017: là 5.415 hộ, chiếm tỷ lệ 18,07% (giảm 1.091 hộ, tỷ lệ giảm 3,91% so với năm 2016), trong đó số hộ nghèo tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn là 3.322 hộ chiếm tỷ lệ 33,14%. Số hộ cận nghèo năm 2017 là 3.050 hộ, chiếm tỷ lệ 10,18% (giảm 494 hộ, tỷ lệ giảm 1,79% so với năm 2016), trong đó số hộ cận nghèo tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn là 2.016 hộ chiếm tỷ lệ 20,11%. Hữu Lũng là huyện trung du miền núi, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, ruộng ít, núi đồi nhiều, địa hình phức tạp, nhiều vùng sâu, vùng xa, đất trồng bị thoái hóa nhiều, do khai thác không có quy hoạch và biện pháp cải tạo phục hồi nên diện tích đất thoái hóa ngày càng lớn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Do đặc điểm địa bàn các xã, các thôn đặc biệt khó khăn dân cư cư trú không tập trung, địa hình phức tạp, trình độ sản xuất của người dân không đồng đều, nguồn vốn hỗ trợ cho từng hộ dân còn hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, chưa đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ vốn để phát triển sản xuất. Với địa hình đồi núi, nhiều diện tích đất nông nghiệp không bằng phẳng gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, khó khăn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chưa thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, thâm canh và ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ. Kinh tế của Huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, chưa có sản phẩm mũi nhọn, chưa tạo thành quy mô sản xuất hàng hóa lớn. 2.2. Thực hiện chính sách giảm nghèo huyện Hữu Lũng 2.2.1. Chính sách tạo điều kiện cho người nghèo ở huyện Hữu Lũng phát triển sản xuất, tăng thu nhập Chương trình giảm nghèo luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cả hệ thống chính trị từ Huyện đến cơ sở trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, trong những năm
  • 35. 30 qua tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng cấp ủy, chính quyền Huyện vẫn luôn quan tâm và dành nhiều nguồn lực ưu tiên cho công tác giảm nghèo, thể hiện qua hệ thống các văn bản chỉ đạo được ban hành và thực hiện chính sách dành cho người nghèo, người cận nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội nhằm đảm bảo an sinh xã hội tiến tới giảm nghèo và giảm nghèo bền vững. Huyện ủy đã ban hành Chương trình hành động số: 24-CTr/HU, ngày 18/10/2016 về việc thực hiện Nghị quyết số: 22-NQ/TU, của Tỉnh ủy Lạng Sơn về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020. Đồng thời chỉ đạo UBND huyện ban hành các văn bản cụ thể để triển khai thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn. Năm 2016 các chính sách đã triển khai thực hiện để hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo gồm: - Các chính sách, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất như: + Chính sách hỗ trợ tín dụng cho người nghèo (cho vay hộ nghèo, cho vay hộ cận nghèo, vốn học sinh-sinh viên) với tổng số vốn là 142.653 triệu đồng cho 4.921 hộ vay; + Dự án chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn (xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất) với tổng số vốn hỗ trợ là 10.229 triệu đồng; + Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo đã đầu tư mô hình điểm “Hỗ trợ chăn nuôi lợn thịt”; + Chương trình dạy nghề, tạo việc làm cho người nghèo đã hỗ trợ học nghề và giới thiệu việc làm cho 1.169 người, đối với 2 xã điểm xây dựng nông thôn mới (Đồng Tân và Minh Sơn) số lao động trong độ tuổi thuộc hộ nghèo được hỗ trợ học nghề và giới thiệu việc làm là 353/ 3.644 người, chiếm tỷ lệ 9,69%. - Các chính sách tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội như: + Hỗ trợ về bảo hiểm y tế cho 13.245 người; hỗ trợ về giáo dục cho 11.090 học sinh, sinh viên với tổng kinh phí là 5.985 triệu đồng và 193.200 kg gạo;
  • 36. 31 + Hỗ trợ về tiền điện thắp sáng cho 7.512 hộ với tổng kinh phí là 4.417,06 triệu đồng, hỗ trợ theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg cho 4.398 hộ (18.237 nhân khẩu) với tổng số tiền là 1.649,52 triệu đồng; + Hỗ trợ về nước sinh hoạt cho 600 hộ với tổng kinh phí 780 triệu đồng; + Cứu trợ dịp Tết cổ truyền và cứu trợ đói giáp hạt được 54.525 kg gạo và 678 xuất quà cho 606 hộ với 1.913 nhân khẩu; Thông qua các hoạt động hỗ trợ, cứu trợ và tuyên truyền, vận động về giảm nghèo, nhận thức của nhân dân nói chung và của người nghèo nói riêng đã được nâng lên rõ rệt, tạo được sự đồng thuận cao trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo, từ đó giáo dục ý thức tự lực, tự cường, động viên các hộ nghèo vươn lên để xóa đói, giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện đã giảm qua các năm: Năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là 7.512 hộ chiếm 25,74%; hộ cận nghèo là 3.794 hộ chiếm 13%. Năm 2016, huyện có 6.506 hộ nghèo, chiếm 21,98% (giảm 3,76% so với cuối năm 2015); hộ cận nghèo còn 3.534 hộ, chiếm 11,94% (giảm 1,06% so với cuối năm 2015). Năm 2017 số hộ nghèo là 5.415 hộ, chiếm tỷ lệ 18,07% (giảm 1.091 hộ, tỷ lệ giảm 3,91% so với năm 2016), Số hộ cận nghèo năm 2017 là 3.050 hộ, chiếm tỷ lệ 10,18% (giảm 494 hộ, tỷ lệ giảm 1,79% so với năm 2016), trong đó số hộ nghèo tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn là 3.322 hộ chiếm tỷ lệ 33,14%; Số hộ cận nghèo tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn là 2.016 hộ chiếm tỷ lệ 20,11%. Các chính sách tín dụng ưu đãi. Kết quả cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và học sinh, sinh viên thông qua các tổ chức hội, đoàn thể (từ năm 2016 đến 2018) thể cụ thể như sau: - Cho vay hộ nghèo: + Số lượt hộ nghèo được vay vốn: 2.456 hộ.
  • 37. 32 + Tổng doanh số cho vay: 98.268 triệu đồng. + Tổng số hộ dư nợ: 3.004 hộ. + Tổng số dư nợ: 118.929 triệu đồng. - Cho vay hộ cận nghèo: + Số lượt hộ cận nghèo được vay vốn: 1.028 hộ. + Tổng doanh số cho vay: 40.092 triệu đồng. + Tổng số hộ dư nợ: 1.199 hộ. + Tổng số dư nợ: 47.492 triệu đồng. - Cho vay hộ mới thoát nghèo: + Số lượt hộ mới thoát nghèo được vay vốn: 155 hộ. + Tổng doanh số cho vay: 7.165 triệu đồng. + Tổng số hộ dư nợ: 163 hộ. + Tổng số dư nợ: 7.589 triệu đồng. - Học sinh, sinh viên: + Số học sinh, sinh viên được vay: 82 người; + Tổng doanh số cho vay: 1.657 triệu đồng; + Tổng số học sinh, sinh viên dư nợ cho vay: 312 người; + Tổng số dư nợ: 7.415 triệu đồng. Thông qua các nguồn vốn vay đã góp phần tạo điều kiện cho hàng trăm hộ có điều kiện sản xuất, tìm ra phương thức làm ăn có hiệu quả, nhiều lao động được tạo việc làm mới. Vốn vay đã tác động tích cực đến đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao mức sống của người dân, giảm dần khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, giảm nghèo bền vững. Nguồn vốn cho vay học sinh, sinh viên đã phần nào giảm bớt những khó khăn cho những hộ gia đình nghèo có con em đang đi học các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và xuất khẩu lao động... từ nguồn vốn đã góp phần từng bước nâng cao đời sống, cải thiện cách suy nghĩ, cách làm để nâng cao thu nhập của người nghèo. Chính từ chính sách vay vốn
  • 38. 33 đối với người nghèo đã đem lại hiệu quả rõ nét trong công tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Hữu Lũng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách vay vốn này đã bộc lộ một số hạn chế khó khăn như: phải thông qua một tổ chức tín chấp, phí tiêu cực, tư vấn hướng dẫn sử dụng vốn hiệu quả, mức vay số tiền thấp tối đa là 50 triệu, thời gian quay vòng vốn nhanh (3 năm). Bảng kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Hữu Lũng giai đoạn 2016 - 2018 T T CHỈ TIÊU Đơn vị tính Kết quả thực hiện Kết quả thực hiện năm 2018 (ước tính) Thực hiện năm 2016 KH năm 2017 Kết quả thực hiện năm 2017 NHÓM CHỈ TIÊU THỰC HIỆN GIẢM NGHÈO: Nhóm 1. Chính sách tín dụng: 1 Tín dụng đối với hộ nghèo: a Số lượt hộ nghèo được vay vốn (trong kỳ) Lượt hộ 605 731 b Tổng doanh số cho vay (trong kỳ) Tr.đồng 30.312 36.556 c Tổng số hộ dư nợ Hộ 3.755 3.683 d Tổng số dư nợ Tr.đồng 95.748 109.537 109.529 111.637 2 Tín dụng đối với hộ cận nghèo: a Số lượt hộ cận nghèo được vay vốn (trong kỳ) Lượt hộ 242 250 b Tổng doanh số cho vay Tr.đồng 11.877 14.265 c Tổng số hộ dư nợ Hộ 1.129 1.379 d Tổng số dư nợ Tr.đồng 34.320 42.320 43.320 47.320 3 Tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo: a Số lượt hộ thoát nghèo được vay vốn (trong kỳ) Lượt hộ 18 65 b Tổng doanh số cho vay Tr.đồng 599 3.000 c Tổng số hộ dư nợ Hộ 18 83 d Tổng số dư nợ Tr.đồng 599 3.599 3.599 5.599 4 Tín dụng đối với học sinh, sinh viên (QĐ 157/QĐ-TTg): a Số học sinh, sinh viên được vay (trong kỳ) Người 66 44 b Tổng doanh số cho vay Tr.đồng 800 583 c Tổng số HS. SV dư nợ cho vay Người 942 638 d Tổng số dư nợ (cho vay học sinh, sinh viên) Tr.đồng 14.103 10.052 9.963 10.400
  • 39. 34 T T CHỈ TIÊU Đơn vị tính Kết quả thực hiện Kết quả thực hiện năm 2018 (ước tính) Thực hiện năm 2016 KH năm 2017 Kết quả thực hiện năm 2017 Nhóm 4. Hỗ trợ y tế 1 Số người nghèo được cấp thẻ BHYT Người 9.310 12.892 Tổng kinh phí thực hiện Tr.đồng 8.736,9 2 Số người dân tộc thiểu số được cấp thẻ BHYT Người 25.235 46.213 Tổng kinh phí thực hiện Tr.đồng 31.318, 5 3 Số người thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ mua thẻ BHYT (Theo Quyết định số 797/QĐ-TTg) Người 3.250 4.716 Tổng kinh phí thực hiện Tr.đồng 3.148,9 Trong đó nguồn ngân sách hỗ trợ ( 20%) Tr.đồng 629,8 4 Số người thuộc hộ cận nghèo mới thoát nghèo được hỗ trợ mua thẻ BHYT (Theo Quyết định số 705/QĐ-TTg) Người 685 1.274 Tổng kinh phí thực hiện Tr.đồng 850,6 5 Số lượt người nghèo được khám chữa bệnh miễn phí L.người 4.235 Tổng kinh phí thực hiện Tr.đồng Nhóm 5. Hỗ trợ giáo dục đối với học sinh thuộc hộ nghèo và các đối tượng khác 1 Số học sinh, sinh viên được hỗ trợ giáo dục: H.sinh 6.941 6.697 6.701 - Số H.sinh, sinh viên được hỗ trợ chi phí học tập H.sinh 6.941 6.697 6.701 Kinh phí Tr.đồng 5.063 5.461 5.462 2 Số học sinh, sinh viên được cấp, tặng sách vở, đồ dùng học tập, học bổng, xe đạp ... H.sinh 3.551 3.629 3.629 Kinh phí Tr.đồng 1.815 1.233 1.233 3 Số học sinh, sinh viên được giảm 100% học phí Tr.đồng 2.150 4.149 5.586 Kinh phí thực hiện H.sinh 386 1.202 1.538 4 Số học sinh, sinh viên được giảm 70% học phí Tr.đồng 1.203 2.012 2.844 Kinh phí thực hiện H.sinh 153 182 444 5 Số học sinh, sinh viên được giảm 50% học phí Tr.đồng 945 1.103 1.126 Kinh phí thực hiện Tr.đồng 85 119 135 6 Số học sinh được cấp gạo học sinh 2.508 4.266 4.266 Số gạo được cấp kg 298.005 470.370 470.370
  • 40. 35 T T CHỈ TIÊU Đơn vị tính Kết quả thực hiện Kết quả thực hiện năm 2018 (ước tính) Thực hiện năm 2016 KH năm 2017 Kết quả thực hiện năm 2017 Nhóm 6. Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở 1 Số hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở Hộ 14 03 931 Kinh phí Tr.đồng 350 10.381 Trong đó: - Nguồn ngân sách Tr.đồng 27 - Quỹ Vì người nghèo các cấp Tr.đồng 30 - Vay ngân hàng CSXH Tr.đ 6.420 10.420 10.084 14.420 - Hỗ trợ khác Tr.đồng 150 240 2 Số hộ nghèo được hỗ trợ sửa chữa nhà ở Hộ 48 04 3 Kinh phí thực hiện: Tr.đồng 354 Trong đó: - Nguồn ngân sách Tr.đồng - Quỹ Vì người nghèo các cấp Tr.đồng 10 - Nguồn khác Tr. đồng 42 - Vay Ngân hàng CSXH Tr.đ 344 Nhóm 7. Hỗ trợ hộ nghèo về điện - Số hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện Hộ 7.512 6.509 Kinh phí thực hiện Tr.đồng 350 3.827,3 Nhóm 9. Trợ cấp xã hội 1 Cứu đói dịp Tết NĐ và đói giáp hạt 2 Số hộ được cứu đói Hộ 606 688 688 3 Số nhân khẩu được cứu đói người 1.913 2.168 2.168 4 Số gạo cứu đói kg 54.525 63.660 Nhóm 10. Trợ giúp pháp lý 1 Số lượt người nghèo, cận nghèo được trợ giúp pháp lý miễn phí L.người 4 23 2 Tổng kinh phí thực hiện Tr.đồng Trong đó nguồn ngân sách Tr.đồng 3 Số lượng hộ dân tộc thiểu số được trợ giúp pháp lý miễn phí L. người 53 72 4 Kinh phí thực hiện Tr.đồng Nhóm 11. Trợ giúp trực tiếp cho hộ dân tộc thiểu số nghèo (theo Quyết định 102) 1 - Số người nghèo được hỗ trợ Hộ 4.398 3.169 3.169 2 Kinh phí thực hiện Tr.đ 1.648,6 1.239,2 1.239,2 Nhóm 12. Chính sách đặc thù Thực hiện Quyết định 06 về hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số ít người phát triển sản xuất Số hộ nghèo được hỗ trợ 243 243 Kinh phí thực hiện 506 506 Nguồn: số liệu lấy từ kết quả đánh giá của UBND huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
  • 41. 36 2.2.2. Thực hiện chính sách giảm nghèo thông qua các dự án + Dự án 1: Chương trình 135, bao gồm hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng: Tổng kế hoạch vốn giao năm 2016, 2017 là 12.245 triệu đồng được thực hiện tại 05 xã đặc biệt khó khăn và 16 thôn đặc biệt khó khăn của xã khu vực II. Đầu tư cho 36 công trình trong đó: 28 công trình giao thông, 03 công trình trường học, 03 công trình thủy lợi, 02 công trình nhà sinh hoạt cộng đồng. Các công trình đều được tổ chức triển khai đảm bảo chất lượng đung tiến độ hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng đạt 100% kế hoạch. Kết quả giải ngân thanh toán vốn được 12.245 triệu đồng đạt 100% kế hoạch giao. Tổng kế hoạch vốn giao năm 2018 là 15.592 triệu đồng, được đầu tư tại 08 xã đặc biệt khó khăn và 35 thôn đặc biệt khó khăn của xã khu vực II. Công trình thanh toán vốn 14 công trình với số tiền là 4.600 triệu đồng; công trình khởi công mới 10.992 triệu đồng để đầu tư cho 48 công trình, trong đó: giao thông 42 công trình; trường học 02 công trình; thủy lợi 02 công trình, nhà sinh hoạt cộng đồng 02 công trình. Công trình do huyện làm chủ đầu tư 04 công trình, xã làm chủ đầu tư 44 công trình. Đã giải ngân 2.658,4% đạt 17,0% kế hoạch. Ước thực hiện cả năm đạt 100% kế hoạch vốn giao. Duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng: Năm 2016, tổng kế hoạch vốn giao là 444 triệu đồng duy tu bảo dưỡng 21 công trình giao thông, tỷ lệ giải ngân đạt 100% kế hoạch. Năm 2017, tổng kế hoạch vốn giao là 690 triệu đồng duy tu bảo dưỡng 05 công trình giao thông, tỷ lệ giải ngân đạt 100% kế hoạch. Năm 2018 tổng kế hoạch vốn giao là 865 triệu đồng duy tu bảo dưỡng 08 công trình, hiện nay các xã đã lập dự toán duy tu các công trình. Chương trình 135, đã được các cấp quan tâm hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng được xã hội đánh giá cao. Tuy nhiên sự đầu tư còn mănh mún, thiếu đồng bộ, công tác giám sát của người dân chưa được coi trong và tạo điều kiện... do vậy nhiều công trình mới xây dựng song đưa vào sử dụng một thời gian ngắn thậm trí chưa hết thời
  • 42. 37 gian bảo hành đã bị hư hỏng như: công trình làm đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa, chợ dân cư, nước sạch... + Dự án 2: hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế. Trong 02 năm (2016-2017) căn cứ nguyện vọng, nhu cầu thực tế của các xã, thị trấn tổng hợp từ hộ nghèo, hộ cận nghèo, 100% UBND các xã, thị trấn đều đăng ký phân bón trả chậm với các Công ty để cấp phát cho người dân phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp. UBND huyện đã chỉ đạo 05 xã đặc biệt khó khăn và 07 xã có thôn đặc biệt khó khăn thực hiện công tác hỗ trợ phát triển sản xuất. Tổng vốn kế hoạch giao 6.698,2 triệu đồng, được tổ chức triển khai thực hiện tại 05 xã đặc biệt khó khăn và 16 thôn đặc biệt khó khăn của xã khu vực II. Kết quả đã hỗ trợ cho 5.361 hộ nghèo và cận nghèo, nội dung hỗ trợ bằng phân bón các loại được 1.134.339 kg với tổng kinh phí trên 6.698 triệu đồng đạt 100% kế hoạch. Thông qua các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất đã góp phần làm thay đổi căn bản về nhận thức của nhân dân các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông nghiệp, nông thôn tiếp tục đổi mới và phát triển. Tuy nhiên chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất còn nhiều tồn tại như: việc hỗ trợ kinh phí, vật chất chậm chưa kịp thời vụ sản xuất; công tác quản lý vật tư như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... chưa tốt, còn nhiều loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng; giống cây, con không đạt chuẩn khi gieo trồng, chăn nuôi kém hiệu quả thậm chí tỷ lệ giống cây con bị chết cao. + Dự án 3: Nhân rộng mô hình giảm nghèo. Trong 02 năm 2016-2017 trên địa bàn huyện triển khai 01 dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo với quy mô 30 hộ nghèo tại 01 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện (xã Tân Lập) đây là dự án thực hiện trong giai đoạn 2011-
  • 43. 38 2015. Việc triển khai thực hiện dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo “Hỗ trợ chăn nuôi lợn thịt tại xã Tân Lập, huyện Hữu Lũng” là một bước đi phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của xã Tân Lập. Qua đó đã tạo việc làm và tăng thu nhập cho 30 hộ dân nghèo, đồng thời các hộ tham gia dự án đã được hỗ trợ về vốn sản xuất, được tập huấn và tiếp thu, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất chăn nuôi. Đội ngũ cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về quản lý mô hình kinh tế nông nghiệp nông thôn và khả năng xây dựng, tổ chức thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã. Thông qua mô hình chăn nuôi lợn thịt đã thúc đẩy và mở rộng phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn đóng góp nhiều kết quả tích cực trong việc thực hiện chương tình MTQG giảm nghèo trên địa bàn xã Tân Lập nói riêng và trên địa bàn huyện Hữu Lũng nói chung. Tuy nhiên, đến thời điểm cuối giai đoạn (thời điểm cuối năm 2016 và cuối năm 2017) giá cả thịt lợn trên thị trường có sự biến động mạnh, giá một kilôgam thịt lợn hơi trên địa bàn Huyện giảm xuống dưới 20.000đồng/kg, có thời điểm giảm xuống chỉ còn 15.000đồng/kg, bình thường giá ổn định là từ 35 đến 40 nghìn đồng/ kg thịt lợn hơi. Do vậy, hầu hết các hộ chăn nuôi đều chịu ảnh hưởng. Hiện nay, dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2015-2017 “Hỗ trợ chăn nuôi lợn thịt tại xã Tân Lập, huyện Hữu Lũng” đã kết thúc, đã tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện dự án. + Dự án 4: Hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình Tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về giảm nghèo là một trong những nội dung được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Nội dung chủ yếu tập trung vào các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đi sâu vào lĩnh vực chính sách xã hội nhằm góp phần nâng cao nhận thức cho các
  • 44. 39 cấp, các ngành và toàn thể nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Thông qua việc triển khai, thực hiện công tác thông tin tuyên truyền về Chương trình Quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2016-2018 trên địa bàn huyện đã đạt được kết quả như: Cắt, dán, treo được trên 7.000m2 băng rôn, làm mới 300m2 pa nô có nội dung tuyên truyền; phối hợp cơ sở tuyên truyền lồng ghép bằng nhiều hình thức như: Tuyên truyền miệng, tiểu phẩm sân khấu hóa, văn nghệ lồng ghép... tại cơ sở được trên 300 buổi; tuyên truyền bằng xe ô tô lưu động có gắn loa phóng thanh được 250 lượt trên các trục đường chính và khu vực đông dân cư với các nội dung giảm nghèo; đội chiếu bóng lưu động tỉnh thường trú tại Huyện, tuyên truyền trước buổi chiếu phim phục vụ nhân dân tại các xã vùng III, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện được trên 400 buổi; phát trên 20.000 tờ rơi các loại. Trong năm 2017 kinh phí tổ chức các hoạt động truyền thông về giảm nghèo huyện được bố trí từ ngân sách Trung ương là: 20.000.000 đồng. Triển khai kế hoạch tuyên truyền đến các xã, thị trấn về các chính sách giảm nghèo đồng thời tổ chức Hội nghị truyền thông về công tác giảm nghèo cho cán bộ làm công tác giảm nghèo các xã, thị trấn. Phổ biến các văn bản như: Nghị quyết số: 76/2014/QH13, ngày 24/6/2014 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020; Nghị quyết số: 100/2015/QH13, ngày 12/11/2015 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; Quyết định số: 1722/QĐ-TTg, ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và các chính sách giảm nghèo về các lĩnh vực y tế, giáo dục, tín dụng ưu đãi… Hoạt động giảm nghèo về thông tin:
  • 45. 40 + Số hộ dân thuộc địa bàn các xã nghèo được tiếp cận, cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; kinh nghiệm sản xuất. tình hình phát triển kinh tế - xã hội: 6.672 hộ, chiếm 70% trong đó, số hộ nghèo 3.115 hộ; số hộ cận nghèo 2.452 hộ; số hộ dân tộc thiểu số 1.105 hộ. + Số phương tiện nghe - xem được hỗ trợ cho hộ nghèo thuộc các dân tộc rất ít người; hộ nghèo sống tại các xã đặc biệt khó khăn là: 377 chiếc rađio. + Số cán bộ cấp xã làm công tác thông tin và truyền thông được đào tạo nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ thông tin tuyên truyền cổ động: 26/26 xã. + Xã nghèo có điểm thông tin, tuyên truyền cổ động ngoài trời: 04/08 xã. + Trang bị bộ phương tiện tác nghiệp tuyên truyền cổ động cho xã nghèo: 02/08 xã. Tuy nhiên, công tác hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình còn nhiều hạn chế về năng lực của cán bộ làm công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về giảm nghèo, về trợ giúp, tư vấn pháp lý cho người nghèo, thiếu sự đầu tư về trang bị cơ sở vật chất, thiết bị nghe, nhìn, thông tin quảng bá... 2.2.3. Chương trình đào tạo, dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật, tạo việc làm cho người nghèo Giai đoạn 2016-2018 được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan, ban ngành địa phương công tác đào tạo nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động cho người nghèo đã được lồng ghép trong chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề, xuất khẩu lao động, giảm nghèo bền vững và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhằm tăng cường tạo việc làm cho lao động nông thôn đặc biệt là người nghèo. Công tác chỉ đạo từ huyện đến cơ sở luôn thường xuyên được quan tâm đổi mới với các hình thức tổ chức dạy nghề tạo việc làm, tư vấn lựa chọn ngành nghề, xuất khẩu lao động, khuyến khích đẩy mạnh việc hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại và tham gia xuất khẩu lao