SlideShare a Scribd company logo
1 of 43
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LÊ VĂN DŨNG
THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH
BÌNH ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG
Chuyên ngành: Chính sách công
Hà Nội, năm 2023
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
LỜI CẢM ƠN
Công trình nghiên cứu “Thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức
cấp xã tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định” được hoàn thành là quá trình nỗ lực,
học tập và nghiên cứu của bản thân với sự giúp đỡ của quý thầy cô, cơ quan,
đồng nghiệp và người thân.
Để có được kết quả này, lời đầu tiên tác giả xin chân thành cảm ơn sâu sắc
đến Cô giáo: Tiến sỹ, Trương Thị Như Yến, người trực tiếp hướng dẫn khoa học,
đã dành nhiều thời gian, công sức đôn đốc, chỉ dẫn trong quá trình nghiên cứu để
giúp tác giả hoàn thành luận văn này; xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể
quý Thầy, Cô giáo Viện Lãnh đạo học và Chính sách công-Học Viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Chính trị khu vực III Đà Nẵng đã nhiệt tình,
tận tâm giảng dạy và truyền đạt về những kiến thức quý báu, giúp đỡ bản thân tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Huyện ủy, UBND Huyện, lãnh đạo
Ban Tổ chức Huyện ủy, Phòng Nội vụ huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định; lãnh đạo
UBND các xã, thị trấn; các đồng chí, đồng nghiệp đã giúp đỡ nhiệt tình cho tôi
trong quá trình thu thập các số liệu điều tra, minh chứng về các nội dung nghiên
cứu có liên quan trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tuy bản thân có nhiều cố gắng, nổ lực, nhưng luận văn này không tránh
khỏi những thiếu sót, hạn chế, nhất là phần đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên
nhân và đề ra các giải pháp thiết thực để giải quyết các vấn đề còn tồn tại, thực
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
hiện tốt nội dung này trong thời gian đến. Do vậy, bản thân kính mong quý Thầy,
Cô giáo và những người quan tâm đến nội dung của đề tài luận văn có những
góp ý, giúp đỡ chân thành để đề tài được hoàn thiện tốt hơn.
Một lần nữa bản thân xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ Chính sách công “Thực thi chính sách đào
tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi cùng với sự hướng dẫn tận tình của người hướng dẫn khoa học
Cô giáo TS. Trương Thị Như Yến.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Học viên
Lê Văn Dũng
1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
CBCC: Cán bộ, công chức
CCCX: Công chức cấp xã
CN, XD: Công nghiệp, xây dựng
CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
CP: Chính phủ
CT: Chỉ thị
ĐVT: Đơn vị tính
HĐND: Hội đồng nhân dân
KT-XH: Kinh tế - Xã hội
NĐ: Nghị định
NQ: Nghị quyết
QĐ: Quyết định
TTg: Thủ tướng
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
TM-DV: Thương mại - Dịch vụ
TP: Thành phố
TTCN: Tiểu thủ công nghiệp
TW: Trung ương
UBND: Ủy ban nhân dân
2
VP-TK: Văn phòng - Thống kê
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
3
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
CÔNG CHỨC CẤP XÃ CỦA HUYỆN PHÙ CÁT TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1. KHÁI QUÁT CÁC ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA
HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
* Vị trí địa lý, địa hình
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Huyện Phù Cát nằm ở phía đông tỉnh Bình Định, có vị trí địa lý: Phía đông
giáp Biển Đông; Phía đông nam giáp huyện Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn;
Phía tây nam giáp thị xã An Nhơn; Phía tây giáp các huyện Tây Sơn và Hoài Ân;
Phía bắc giáp huyện Phù Mỹ. Theo thống kê năm 23 19, huyện có diện tích 679
km², dân số là 183.440 người, mật độ dân số đạt 270 người/km². Các dân tộc trên
địa bàn huyện chủ yếu là người Kinh, một số ít là người Ba Na.
4
Địa hình Phù Cát đa dạng, gồm có đồng bằng chuyên trồng lúa nước, tập
trung ở các xã ven sông Côn và sông La Tinh; vùng núi thấp - gò đồi trồng các
loại cây trồng cạn, cây lâm nghiệp; ngoài ra còn có các vùng đầm ven biển thuộc
Cát Minh, Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải và Cát Tiến. Do đặc điểm của địa hình
mà nơi đây cũng tập trung nhiều nguồn khoáng sản lớn và phong phú, trong đó
phải kể đến: mỏ titan (Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải), các nguồn cát trắng, cao
lanh; nước khoáng, đá ong, đá granite, ….
* Giao thông
Hệ thống giao thông Phù Cát đa dạng, rải khắp toàn huyện, bao gồm: đường
bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Về đường bộ, có Quốc lộ 1 đi
ngang qua trung tâm huyện; các tuyến đường Tây tỉnh, tuyến ven biển ĐT 639,
các tuyến ĐT 633, 634 và 635 nối thông các xã từ Tây sang Đông, kết nối hệ
thống đường liên xã, liên thôn. Tuyến đường sắt với 2 ga chính là ga Phù Cát và
Diêu Trì.
* Phân bố dân cư, hành chính
Theo thống kê, huyện Phù Cát có diện tích là 680,49 Km2
, dân số 193,893
người, trong đó nữ chiếm 97.000 người; mật độ dân số 279 người/Km2
.
Hiện nay, trên địa bàn huyện có các dân tộc anh em cùng chung sống, trong
đó chủ yếu là người Kinh và một số ít là người Bana gồm 26 hộ, 91 nhân khẩu
nằm rải rác tại các xã Cát Sơn, Cát Lâm.
Phù Cát có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 17 xã là Cát Sơn, Cát Lâm,
Cát Hiệp, Cát Hanh, Cát Tài, Cát Minh, Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải, Cát
Tiến, Cát Chánh, Cát Thắng, Cát Hưng, Cát Nhơn, Cát Tường, Cát Trinh, Cát
5
Tân và 01 thị trấn Ngô Mây. Dưới xã - thị trấn được phân chia thành 117 thôn và
khu phố.
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
* Về kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 23 16 đến 23 23 là 11,52%,
trong đó tỷ trọng của các ngành: Nông, lâm, ngư chiếm 24,38%; Công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 27,56%; Dịch vụ chiếm 48,56%.
Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện trong những năm qua
tăng trưởng khá, cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng
tích cực, sản lượng, năng suất lúa và thủy hải sản các loại bình quân năm tăng
trưởng cao. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh,
giá cả thấp và thị trường tiêu thụ khó khăn do đó sản phẩm của các ngành trồng
trọt, chăn nuôi, thủy sản gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến cuộc sống của người
dân.
Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất đóng góp
hàng năm chủ yếu là sản phẩm thủ công mỹ nghệ hàng hóa xuất khẩu và các
hàng hóa khác. Các sản phẩm cói được xuất khẩu sang các nước Hàn Quốc, Nhật
Bản, Philippin; Các nước Châu Âu: Đức, Pháp, Ý, Cộng hòa Séc và mở rộng
sang các nước Châu Mỹ. Tuy nhiên, diện tích trồng và sản lượng cói các loại có
xu hướng giảm do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế và thị trường tiêu thụ
sản phẩm sản xuất từ cây cói gặp nhiều trở ngại…
Kết cấu hạ tầng: Khi kết cấu hạ tầng được đảm bảo, những chi phí của doanh
nghiệp, những hộ sản xuất kinh doanh đã giảm được chi phí. Khi đó các nguồn lực
đầu tư cho tăng trưởng sẽ cao hơn. Do vậy, trong những năm qua kết cấu hạ tầng
6
của huyện Phù Cát đã và đang được các cấp, các ngành quan tâm làm mới, nâng
cấp, cải tạo ngày một tốt hơn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển.
Thương mại và dịch vụ: Hàng hóa trên thị trường đa dạng, phong phú đáp
ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Các ngành dịch vụ bưu chính
viễn thông, vận tải tích cực đầu tư máy móc, hiện đại hóa trang thiết bị, đa dạng
hóa các hình thức phục vụ đáp ứng nhu cầu thiết yếu và nâng cao đời sống nhân
dân.
* Về xã hội
Dân số của huyện Phù Cát tính đến năm 23 19 là 193,893 người; tỷ lệ tăng dân
số (-3,22%), giảm 4,36% so với năm 23 15. Sự suy giảm dân số cho thấy huyện
Phù Cát có hiện tượng xuất cư thuần. Nguồn nhân lực của huyện khá trẻ, 38,2% dân
số thuộc nhóm tuổi 15 - 34 (tính đến năm 23 17). Bên cạnh đó, giới tính của nguồn
nhân lực với tỷ lệ nam, nữ khá cân bằng (nam chiếm 50,8% và nữ giới chiếm
49,2%). Tỷ lệ dân số huyện Phù Cát tham gia vào lực lượng lao động đến năm 23
23 là 58,36%.
Đến năm 23 23 , địa bàn huyện Phù Cát có tổng cộng 79 trường học (trong đó,
có 36 trường đạt chuẩn quốc gia), 1/6 trường THPT (16,66%); 15/18 trường
THCS (83,3%); 17/31 trường Tiểu học (54,8%). Huyện cũng đã thực hiện có
hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý giáo dục,
giảng dạy...
Về cơ sở và các dịch vụ văn hóa thể thao của huyện có 18/18 xã, thị trấn có
nhà văn hóa và có dịch vụ viễn thông, internet, điểm phục vụ bưu chính, đài
truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn; 18/18 xã có ứng dụng công nghệ
thông tin trong công tác quản lý điều hành và có 4/18 xã có bưu cục, có 8 Di tích
7
lịch sử trong đó 03 Di tích cấp Quốc gia đứng thứ 5 trong số các huyện, thị xã,
thành phố có Di tích cấp Quốc gia trong tỉnh và 05 Di tích cấp tỉnh.
Mạng lưới cơ sở y tế, đến cuối năm 23 23 huyện Phù Cát có 21 cơ sở, trong
đó có 2 bệnh viện, 1 phòng khám đa khoa khu vực và 18 trạm y tế xã thị trấn, với
190 giường bệnh, cán bộ y tế có 249 người, trong đó bác sĩ 41 người, y sĩ 76
người, y tá 92 người, hộ sinh 40 người và 22 cán bộ dược sĩ. Năm 23 19, có
16/18 xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã (đạt 88,89%); 18/18 xã, thị
trấn có bác sĩ, đạt 100%, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên 81%, tỷ lệ
trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đầy đủ các loại vắc xin 98,5%.
Nhìn chung, sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa
bàn huyện cùng với những điều kiện thuận lợi về dân cư, giao thông vận
tải...cùng với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của các cấp, các ngành, sự đồng
lòng của nhân dân trong triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
Phù Cát đã và đang có những bước phát triển vượt bậc, đạt được các thành tựu
quan trọng về kinh tế - văn hóa – xã hội, đời sống nhân dân từng bước được cải
thiện. Song cũng không tránh khỏi những khó khăn, hạn chế do tác động của mặt
trái cơ chế thị trường, phân hóa giàu nghèo, trình độ dân trí tại các địa phương....
Tất cả những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện có ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng đội ngũ công chức xã. Đồng thời với sự phát triển kinh
tế - xã hội đặt ra yêu cầu, đòi hỏi công chức xã phải không ngừng nâng cao phẩm
chất, đạo đức, chính trị, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng thi hành
nhiệm vụ trong thực thi công vụ.
8
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG XÃ
CỦA HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.2.1. Quy mô và cơ cấu đội ngũ công chức cấp xã
Theo số liệu thu thập được qua các báo cáo về số lượng CC cấp xã hàng năm
của Phòng Nội vụ huyện Phù Cát (Bảng 2.1), thu được kết quả số lượng CC cấp
xã của huyện qua 5 năm cho thấy: huyện Phù Cát có 18 đơn vị hành chính cấp xã,
trong đó có 01 thị trấn và xã với tổng số CBCC cấp xã bình quân trong giai đoạn
23 16 -23 23 là 380 người, trong đó số lượng công chức xã là 192 người chiếm
50,52%. Số lượng CC cấp xã có quy mô giảm dần trong giai đoạn do yêu cầu về
tinh giản biên chế của Thủ tướng Chính phủ nhằm nâng cao chất lượng CC, thu
hút những người có trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn, phù hợp với vị trí việc làm,
nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên mức giảm này không lớn.
Bảng 2.1: Quy mô đội ngũ cán bộ công chức, công chức cấp xã huyện Phù
Cát
Diễn giải ĐVT
Năm
23
16
Năm
23
17
Năm
23
18
Năm
23
19
Năm
23
23
Trung
bình
Số CC cấp xã huyện Phù
Cát
Người 190 180 23 1 195 194 192
Số lượng CBCC cấp xã Người 385 369 388 380 378 380
Tỷ lệ % công chức xã % 49,4 48,8 51,8 51,3 51,3 50,52
9
(Nguồn: Phòng nội vụ huyện Phù Cát)
Điều này thể hiện qua biểu đồ sau:
Thông qua bảng số liệu và biểu đồ ta nhận thấy, về Cơ cấu về độ tuổi của
đội ngũ CC cấp xã huyện Phù Cát được thể hiện qua bảng số liệu 2.2. Các số liệu
phân tích trong bảng 2.2 cho thấy, chiếm tỷ trọng nhiều nhất là đội ngũ CC trong
độ tuổi 30-40, trung bình giai đoạn là 36,88%. Tuy nhiên, cả số tuyệt đối và tỉ
trọng loại này đang có xu hướng giảm xuống, cụ thể năm 23 16, số lượng là 83
người và tỷ lệ là 43,64% thì đến năm 23 23 đã giảm còn 69 người, chiếm tỉ lệ
35,64%. Độ tuổi có tỉ trọng cao thứ 2 trong tổng số là 41-50 tuổi, trung bình giai
đoạn chiếm 34,85%. Độ tuổi này cũng có sự giảm xuống cả số lượng người và tỉ
trọng, năm 23 16 có 74 người, tỉ trọng 38,96% thì đến năm 23 23 còn 58 người
chiếm tỉ trọng 30,04%. Đây là độ tuổi được đánh giá là khá năng động, có đủ
kinh nghiệm để đảm nhận các vị trí công việc được phân công.
Bảng 2.2: Cơ cấu công chức cấp xã theo độ tuổi
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
2016 2017 2018 2019 2020
Số lượng CBCC cấp xã Số CC cấp xã huyện Phù Cát
10
ĐVT: Người, %
Năm
Dưới 30 30 - 40 41 - 50
Từ 51 đến
nghỉ hưu
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số
lượng
Tỷ
trọng
23 15 11 5,97 83 43,64 74 38,96 22 11,43
23 16 13 7,05 56 30,89 72 40,38 39 21,68
23 17 13 6,44 75 37,37 65 32,48 48 23,71
23 18 15 7,90 72 36,84 63 32,37 45 22,89
23 19 27 13,94 69 35,64 58 30,04 40 23 ,38
Trung bình 8,26 36,88 34,85 23 ,01
(Nguồn: Phòng nội vụ huyện Phù Cát)
Tỷ lệ CBCC dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất, trung bình trong giai đoạn
là 8,26%, nhưng có xu hướng tăng lên qua các năm, năm 23 15 có 11 người
chiếm 5,97% thì đến năm 23 19 là 27 người chiếm 13,94%. Điều này cho thấy
công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ trẻ luôn được lãnh đạo Huyện quan tâm.
Tuy nhiên, tỷ lệ công chức trong độ tuổi từ 51 đến nghỉ hưu vẫn chiếm một tỷ lệ
đáng kể, trung bình 23 ,01%. Đội ngũ này có nhiều kinh nghiệm trong công tác
nhưng sức ỳ cao nên ảnh hưởng không nhỏ đến tính sáng tạo, năng động và nhiệt
tình trong công việc của đội ngũ CC xã của Huyện.
11
2.2.2. Chất lượng cán bộ công chức cấp xã huyện Phù Cát
Như trong chương 1 đã nêu, để đánh giá chất lượng CC nói chung và CC xã
nói riêng cần sử dụng 5 tiêu chí như: (1) Tiêu chí về trình độ chuyên môn và
năng lực làm việc; (2) Tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; (3) Tiêu
chí về uy tín trong công tác; (4) Tiêu chí về năng lực tổ chức, quản lý; (5) Tiêu
chí về chất lượng và hiệu quả thực hiện công việc được giao.
Các tiêu chí này vừa có tính độc lập lại vừa có tính đan xen lẫn nhau. Bởi
vì, chất lượng và hiệu quả thực hiện công việc được giao tốt hay không lại phụ
thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn và năng lực làm việc, kỹ năng công tác,
thái độ của người CC đối với công việc. Mặt khác, căn cứ vào những nhiệm vụ
của CC đã được quy định thì việc đánh giá tình hình thực tế CC cấp xã hoàn
thành nhiệm vụ ở mức độ nào là việc không dễ, khó có thể tách rời độc lập với
đời sống xã hội, mà nó gắn liền với kết quả phát triển chung của cơ sở, của địa
phương. Xét theo nhiệm vụ của đội ngũ CC cấp xã, thì nhiệm vụ của họ hết sức
nặng nề, có liên quan đến nhiều mặt hoạt động ở cơ sở. Điều đó đòi hỏi, CC cấp
xã hiện nay không những phải có kiến thức kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ,
mà còn phải có các kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực kinh tế, xã hội để có thể
truyền đạt, hướng dẫn và tổ chức người dân tham gia, thực hiện tốt các chương
trình dự án phát triển nông thôn, cơ sở.
Với những đặc điểm này, để đánh giá chất lượng CC xã của huyện Phù Cát,
tác giả sẽ tiến hành đánh giá một số tiêu chí theo nguồn số liệu thứ cấp thu thập
được từ Phòng Nội vụ huyện Phù Cát và một số tiêu chí theo nguồn số liệu điều
tra trực tiếp từ hai phía, đó là từ phía cơ quan, bộ máy quản lý nhà nước xem nó
đã hợp pháp, hợp lý và khả thi hay chưa và quan trọng hơn đó là sự đánh giá từ
12
phía người dân, những người trực tiếp thụ hưởng các dịch vụ công, từ việc thực
thi các quyết định của CC.
Trong những năm qua, UBND các cấp các cấp đã coi trọng công tác sử
dụng và đánh giá cán bộ, công chức. Việc sử dụng CCCX thực hiện theo phương
châm “vì việc để xếp người”, bố trí cán bộ, công chức một cách hợp lý trên cơ sở
trình độ đào tạo, năng lực sở trường, cơ cấu độ tuổi để bố trí công tác có hiệu
quả đồng thời tạo cơ hội thăng tiến cho CCCX có độ tuổi trẻ để cống hiến và
trưởng thành; việc sử dụng cán bộ, công chức gắn với công tác quy hoạch có
chất lượng.
Từ năm 23 15, việc đánh giá công tác cán bộ, công chức được UBND các
cấp các cấp triển khai thực hiện theo Nghị định số 56/23 15/NĐ-CP của Chính
phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.
Việc đánh giá cán bộ, công chức dựa trên cả 4 mặt về: Mức độ thực hiện
chức trách, nhiệm vụ được giao; phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; ý thức tổ
chức kỷ luật và chiều hướng, triển vọng phát triển. Thông qua việc đánh giá cán
bộ, công chức đã giúp cho CCCX thấy rõ được những điểm mạnh cần tiếp tục
phát huy; những thiếu sót, điểm yếu cần sửa chữa khắc phục, từ đó tiếp tục phấn
đấu rèn luyện, học tập và ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công
tác. Qua đó làm căn cứ để lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, điều động,
luân chuyển, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách kịp
thời đối với cán bộ, công chức. Việc thực hiện công tác đánh giá cán bộ, công
chức hàng năm được UBND các cấp các cấp thực hiện theo quy trình đó là:
Bước 1: Cá nhân tự nhận xét, đánh giá, chấm điểm theo bản đánh giá, tự
kiểm điểm và xếp loại của bản thân
13
Bước 2: Tập thể cán bộ trong phòng (đối với các đơn vị trực thuộc là tập
thể lãnh đạo đơn vị và trưởng các phòng, ban, bộ phận) góp ý, nhận xét, đánh giá
cho cá nhân CCCX.
Bước 3. Lãnh đạo nhận xét, đánh giá cán bộ.
Bước 4. Văn phòng tổng hợp báo cáo kết quả và tham mưu cho cấp trên
Quyết định xếp loại cán bộ.
Các chỉ tiêu không định lượng: Thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ,
đảm bảo chất lượng và thời gian quy định là đạt điểm chuẩn của tiêu chí đó;
không đảm bảo chất lượng, thời gian quy định bị trừ điểm theo quy định. Không
triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan, đơn vị
hoặc được cấp có thẩm quyền thì tính không hoàn thành nhiệm vụ,
Các chỉ tiêu định lượng: Nếu hoàn thành nhiệm vụ 100% so với kế hoạch
là đạt điểm chuẩn; cứ vượt 1% được công 1 điểm nhưng không quá điểm chuẩn
đó (ví dụ tiêu chí đó điểm chuẩn là 5 điểm thì được cộng tối đa thêm 5 điểm nữa
nếu vượt kế hoạch); không hoàn thành kế hoạch, cứ giảm 1% so với chỉ tiêu kế
hoạch bị trừ 02 điểm (không giới hạn điểm trừ).
Điểm cộng (điểm thưởng): Cá nhân có sáng tạo, đề xuất các cơ chế chính
sách, hoặc sáng kiến trong thực hiện nhiệm vụ mang lại hiệu quả cao trong quản
lý nhà nước được Ban Lãnh đạo Sở công nhận và hoàn thành nhiệm vụ được
giao trước thời hạn thì mỗi sáng kiến (sáng tạo), mỗi công việc hoàn thành trước
thời hạn được thưởng 01 điểm, nhưng không quá điểm chuẩn theo tiêu chí đó.
Trừ điểm (điểm phạt): Không chấp hành, không hoàn thành nhiệm vụ
được giao theo thời gian quy định do bất kỳ nguyên nhân nào, mỗi việc trừ 2
điểm. Tham mưu ban hành văn bản trái quy định, bị đình chỉ, huỷ bỏ bằng quyết
14
định của cấp có thẩm quyền, một văn bản trừ 5 điểm. Cá nhân có đơn thư khiếu
nại, tố cáo mà được cấp có thẩm quyền giải quyết có kết quả giải quyết đúng như
nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo phản ánh coi như không hoàn thành nhiệm vụ.
Cá nhân bị Giám đốc Sở khiển trách bằng văn bản coi như không hoàn thành. Có
các bậc xếp loại:
Mức 1: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Mức 2: Hoàn thành tốt nhiệm vụ
Mức 3: Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực
Mức 4: Không hoàn thành nhiệm vụ
* Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức xã
Qua báo cáo thống kê thực trạng chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã trên địa bàn huyện Phù Cát (bảng 2.3) cho thấy trình độ
chuyên môn cán bộ, công chức cấp xã tăng liên tục qua các năm, đảm bảo cho
quá trình thực thi nhiệm vụ, đặc biệt trình độ Thạc sĩ và Đại học ngày càng tăng,
còn lại trình độ cao đẳng, Trung cấp, sơ cấp và chưa qua đào tạo ngày càng
giảm, chứng tỏ đội ngũ cán bộ, công chức xã đã được đào tạo từ trình độ thấp
sang trình độ cao ngày càng nhiều.
Bảng 2.3. Tổng hợp theo Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ,
công chức cấp xã trên địa bàn huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định từ năm 23 16
đến năm 23 23
STT Trình độ 23 16 23 17 23 18 23 19 23 23
Đào tạo Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng
15
1 Thạc sỹ 42 55 61 75 89
2 Đại học 99 79 82 87 85
3 Trung cấp 38 31 34 25 16
4 Trung học phổ
thông
11 15 24 8 4
5 Chưa đào tạo 0 0 0 0 0
6 Tổng số công
chức
190 180 23 1 195 194
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Phù Cát
* Trình độ Lý luận chính trị và Quản lý nhà nước của cán bộ, công chức
xã
Trong những năm qua UBND huyện đã rất quan tâm, chú trọng đến công
tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức xã về lý luận chính trị, đặc biệt huyện
đã đăng ký tổ chức lớp Trung cấp lý luận chính trị tại huyện (do giáo viên của
trường Chính trị tỉnh Bình Định đào tạo) theo đó cán bộ, công chức xã được cử
đi đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị tăng mạnh qua các năm. Các cán bộ chủ
chốt hoặc trong độ tuổi quy định, hoặc cán bộ, công chức cấp xã thuộc diện quy
hoạch sẽ có điều kiện được cử đi đào tạo về trình độ Trung cấp lý luận chính trị,
nên trình độ về trung cấp lý luận chính trị tăng qua các năm và tỉ lệ trung bình
đạt 32,62% so với tổng số cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện.
Trình độ Quản lý nhà nước, theo bảng số liệu thống kê về trình độ quản lý
Nhà nước qua các năm cho thấy việc đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, công chức
16
cấp xã về trình độ quản lý Nhà nước chưa được chú trọng và chưa được quan
tâm, nên trong 05 năm trung bình về trình độ Chuyên viên chính đạt 0,65%, trình
độ Chuyên viên đạt 3,77%, còn tỷ lệ chưa qua đào tạo hoặc đã qua lớp bồi dưỡng
ngắn hạn còn khá cao, chiếm tỷ lệ 95,58%. Vì vậy, trong thời gian tới cần có sự
quan tâm nhiều hơn nữa về công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ quản lý Nhà
nước cho cán bộ, công chức cấp xã nhằm đảm bảo cho việc lãnh đạo điều hành
được hiệu quả hơn.
* Trình độ Tin học, Ngoại ngữ của cán bộ, công chức xã
Về trình độ tin học cho thấy, tỉ lệ có chứng chỉ tin học qua các năm tăng
lên đáng kể (trong 5 năm tỉ lệ cán bộ, công chức cấp xã có chứng nhận tin học là
65,23%); còn lại những cán bộ, công chức cấp xã chưa có chứng chỉ đã giảm rõ
rệt, cụ thể: cuối năm 23 14, tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã chưa có chứng chỉ tin
học là 40% đến cuối năm 23 18, tỷ lệ này giảm còn 28,02% (trung bình trong 5
năm tỉ lệ cán bộ, công chức cấp xã chưa có chứng nhận tin học là 34,77%). Vì
vậy cần có kế hoạch nâng tỷ lệ những cán bộ, công chức cấp xã chưa được đào
tạo, bồi dưỡng về trình độ tin học nhằm đáp ứng tốt công việc của UBND xã. Về
trình độ ngoại ngữ tỷ lệ cán bộ, công chức xã có chứng chỉ ngoại ngữ là quá ít,
chiếm tỉ lệ trung bình cả giai đoạn là 45,43%. Bên cạnh đó, số lượng cán bộ,
công chức xã chưa được đào tạo, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn là
khá lớn, chiếm tỷ lệ trung bình trong cả giai đoạn là 54,57% (hơn ½ cán bộ, công
chức đang công tác tại cấp xã). Thể hiện trình độ về ngoại ngữ của đội ngũ cán
bộ, công chức cấp xã ở nước ta còn quá yếu . Vì vậy, các ngành, các cấp cần
quan tâm hơn nữa để có chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
về trình độ ngoại ngữ trong giai đoạn hiện nay để ngày càng có thể đáp ứng yêu
cầu về hội nhập, đặc biệt là thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0 như hiện nay.
17
* Kỹ năng làm việc và kết quả công tác của cán bộ, công chức cấp xã
trong thời gian qua:Kỹ năng làm việc và kết quả công tác của xán bộ, công chức
xã được đánh giá theo tiêu chí đánh giá, phân loại Cán bộ, công chức cuối năm.
Trong những năm qua đã cho ta thấy hàng năm cán bộ, công chức xã đều cố
gắng phấn đấu để thực hiện nhiệm vụ đã được phân công nên đến thời điểm đánh
giá chất lượng cán bộ, công chức cuối năm được tập thể nhận xét, đánh giá theo
các tiêu chí như về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực lãnh đạo điều
hành (đối với cán bộ), kết quả về thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, ý
thức tổ chức kỷ luật… và dựa trên bản tự nhận xét, đánh giá của cán bộ, công
chức, kiến đóng góp của tập thể thì lãnh đạo sẽ có kết luận cụ thể về mức độ
hoàn thành nhiệm vụ của từng cán bộ, công chức. Kết quả trung bình từ năm 23
14 đến cuối năm 23 18 của cán bộ, công chức xã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
là 6,46% (tỷ lệ này không cao, tuy nhiên tỷ lệ này cũng thể hiện được kết quả
phấn đấu xuất sắc trong mọi lĩnh vực của cán bộ, công chức; tỷ lệ hoàn thành tốt
nhiệm vụ khá cao đạt 89,24% (thể hiện cán bộ, công chức có tinh thần làm việc
tốt, phấn đấu tốt kể cả về chính trị, đạo đức lối sống cũng như trong công việc
được giao); tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực chiếm
3,77% (đa số tỷ lệ này là đối với cán bộ, công chức xã mới tiếp cận công việc
nhưng chưa có tinh thần học hỏi và cầu tiến), còn lại tỷ lệ không hoàn thành
nhiệm vụ rất ít chiếm tỷ lệ 0,54% (tỷ lệ này đa số là một số cán bộ, công chức xã
vi phạm ở mức độ khiển trách). Có thể thấy rằng trình độ của đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã trên địa bàn huyện Phù Cát đã tăng dần qua các năm. Thể hiện
sự quan tâm các cấp trong việc thực hiện chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ,
công chức xã nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã trong thực
thi công vụ. Tuy nhiên số lượng vẫn còn hạn chế, chất lượng chưa được nâng
cao thể hiện ở trình độ Chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, quản lý Nhà nước
18
đảm bảo chuẩn, chiếm tỉ lệ thấp. Bên cạnh đó số lượng và chất lượng về trình độ
tin học, ngoại ngữ cũng cần được quan tâm hơn nữa nhằm đáp ứng những yêu
cầu mới trong thời đại hiện nay. Đồng thời các ngành, các cấp cần quan tâm hơn
nữa để tạo điều kiện nâng cao về trình độ lẫn kỹ năng làm việc tăng khả năng
đáp ứng yêu cầu về công việc của cán bộ, công chức cấp xã hiện nay.
2.3. Thực trạng thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp
xã ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
2.3.1. Cơ sở pháp lý thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp
xã tỉnh Bình Định.
Để công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC nói chung và công chức cấp xã nói
riêng đạt được hiệu quả và chất lượng cao, trong sốt quá cách mạng, mà điển
hình trong thời gian gần đây, Đảng, Chính Phủ, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bình Định;
Huyện uỷ, UBND huyện Phù Cát đã chỉ đạo và ban hành khá nhiều các văn bản
quy định có liên quan đến vấn đề này, cụ thể:
- Luật Cán bộ, công chức năm 23 08;
- Nghị định 112/23 11 NĐ-CP ngày 05/11/23 11 của Chính phủ quy định về
công chức xã, phường, thị trấn;
- Nghị định của Chính phủ số 92/23 09/NĐ-CP ngày 22/10/23 09 quy định
về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với CBCC ở xã, phường,
thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
- Nghị định 29/23 13/NĐ-CP ngày 08/4/23 13 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 92/23 09/NĐ-CP ngày 22/10/23 09 quy định về chức danh, số
lượng, một số chế độ, chính sách đối với CBCC ở xã, phường, thị trấn và những
người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
19
- Thông tư liên tịch số 03/23 10/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH của Bộ
Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ngày 27/5/23 10
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/23 09/NĐ-CP ngày 22/10/23 09 của Chính
phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức
ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
- Thông tư số 06/23 12/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách,
tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn;
- Quyết định số 567/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Đề án bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức trẻ
ở xã giai đoạn 23 14 – 23 23 ;
- Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 06/12/23 14 của UBND tỉnh Bình Định
về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ sở tỉnh Bình Định, giai đoạn 23 15-
23 23 .
- Quyết định số 23 61/QĐ-UBND ngày 16/6/23 16 của UBND tỉnh Bình
Định về Ban hành kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức xã , giai đoạn 23 16-
23 23 .
- Nghị quyết Đại hội Đảng huyện Phù Cát lần thứ XXI, nhiệm kỳ 23 15- 23 23 .
- Chương trình hành động số 07-CTr/HU ngày 30/10/23 16 của huyện Phù
Cát “về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, kiện toàn tổ chức bộ máy, giai đoạn
23 16- 23 21 và định hướng đến năm 23 25”.
- Kế hoạch số 678/KH-UBND ngày 18/11/23 16 của UBND huyện Phù Cát
về thực hiện Chương trình hành động số 07-CTr/TU ngày 31/10/23 16 của
Huyện ủy Phù Cát nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, kiện toàn tổ chức bộ
máy, giai đoạn 23 16- 23 21 và định hướng đến năm 23 25”.
20
Nhìn chung, hệ thống các văn bản nêu trên đều đề cập đến công tác đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC. Tuy nhiên, để nâng cao năng lực
của đội ngũ CBCC cần phải thực hiện rất nhiều các giải pháp khác nhau, song
một trong những giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm nâng cao năng lực của
CBCC có thể kể đến đó là hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC. Hệ thống các
văn bản nêu trên đã giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý ở các cấp và các cơ quan
tham mưu, đơn vị và địa phương tiến hành nghiên cứu xác định đúng về các mục
tiêu, nguyên tắc, chế độ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nội dung,
chương trình, thời gian, việc cấp bằng và các chứng chỉ hoàn thành đối với cán
bộ tham gia đào tạo, bồi dưỡng; phân công, phân cấp trong các khâu tổ chức và
quản lý; đánh giá chất lượng trong các khâu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng
CBCC nói chung và công chức cấp xã nói riêng; tiêu chuẩn, nhiệm vụ và chính
sách, chế độ đối với giảng viên; điều kiện và quyền lợi, trách nhiệm của công
chức cấp xã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; kinh phí cấp, hỗ trợ trong công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Nội dung của các văn bản đã thể hiện rõ tinh thần đổi mới toàn diện trên các
mặt: chế độ đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã; trách nhiệm, tăng cường phân
cấp cho các cơ quan ban ngành, cấp ủy chính quyền địa phương trong tổ chức và
quản lý trong đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã, đồng thời đảm bảo quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng công chức trong
hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức cấp xã; đồng thời phải thường
xuyên đổi mới hình thức và nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm
nâng cao trình độ, kỹ năng hành chính đối với công chức; tạo lập cơ sở pháp lý
để kiểm soát chất lượng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức cấp
xã.
21
2.3.2. Thực trạng thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức
cấp xã huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
2.3.2.1. Về thực thi mục tiêu chính sách đạo tạo, bồi dưỡng đối với công
chức cấp xã trên địa bàn huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Nhằm đạt được mục tiêu xây dựng đội ngũ CCCX tại huyện Phù Cát, tỉnh
Bình Định nói chung, góp phần thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đã được
Đảng và nhà nước giao phó là mục tiêu quan trọng trong hoạt động của hệ thống
các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Phù Cát ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay
Công tác thực thi các mục tiêu, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển
đội ngũ CCCX tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định được thực hiện theo nhiều giai
đoạn, chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành và các cơ quan chính quyền địa
phương trong việc lựa chọn và tuyển dụng và bồi dưỡng hệ thống CCCX qua
từng giai đoạn thông qua đề án cụ thể. Trên thực tế, đề án trong công tác đào tạo,
bồi dường công chức hệ thống UBND giai đoạn 23 17 – 23 21 đã và đang được
thực hiện nghiêm tức để đáp ứng với yêu cầu của Chiến lược cải cách tư pháp
đến năm 23 23 , yêu cầu cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công
chức và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay. Đồng thời, thông qua việc xây
dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ CCCX trong thực hiện việc xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có hoạt động nghề nghiệp mang tính
đặc thù của Hệ thống CQHCNN nhằm đáp ứng với yêu cầu cấp bách từ thực tiễn
công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã. Đồng thời, thông qua hoạt động
này sẽ góp phần khắc phục hạn chế, vướng mắc trong công tác đào tạo, bồi
dưỡng công chức Hệ thống các cơ quan CQHCNN nói chung ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay.
22
Thông qua việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực
là CCCX đã được quán triệt trong ngành từ Trung ương xuống địa phương và
bước đầu đã có nhiều chuyển biến. Thông qua việc xây dựng quy hoạch, kế
hoạch đã chỉ rõ đường lối trong công tác phát triển nguồn nhân lực cho UBND
cấp cơ sở nói chung và đáp ứng với yêu cầu của công tác xây dựng quy hoạch,
kế hoạch phát triển đội ngũ CCCX tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định được thực
hiện một cách nghiêm túc và cụ thể. Bên cạnh đó, ngăn chặn có hiệu quả những
tư tưởng về tự diễn biến, tự chuyển hóa trong một số bộ phận công chức ở nước
ta hiện nay. Tạo điều kiện hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt công
cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. Nâng cao nhận thức về xây dựng quy
hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ CCCX tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
2.3.2.2. Về thực thi kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa
bàn huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
Trình độ Trung ương Địa phương
Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ %
Chuyên môn 139 8.072
Tiến sỹ 2 0,14% 3 0,003%
Thạc sỹ 60 43% 198 0,21%
Đại học 76 54% 7.684 83%
Cao đẳng 1 0,7% 187 0,2%
Lý luận chính trị 59 3.160
23
Nguồn: Đề án Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức hệ
thống CQHCNN 23 17-23 21
Như biểu phụ lục trên cho thấy, công chức trong UBND huyện Phù Cát,
tỉnh Bình định có trình độ chuyên môn đáp ứng tiêu chuẩn quy định chung đối
với công chức. Tuy nhiên số công chức có trình độ sau đại học của toàn Hệ
Cử nhân 1 0,7% 98 0,10%
Cao cấp 37 26% 933 10%
Trung cấp 21 15% 2.129 23%
Quản lý nhà nước 124 4.260
Chuyên viên cao cấp 28 23 % 62 0,07%
Chuyên viên chính 48 34% 1.018 11%
Chuyên viên 48 34% 3.180 34%
Ngoại ngữ (tiếng
anh)
141 8.505
Đại học trở lên 4 0,28% 24 0,02%
Tiếng anh (chứng chỉ A,B,C) 137 97% 8.481 92%
Tin học 140 8.643
Trung cấp trở lên 5 0,35% 175 0,18%
Chứng chỉ 135 96% 8.468 92%
24
thống chiếm tỷ lệ thấp, chưa phát triển được nguồn nhân lực chất lượng cao cho
các đơn vị làm công tác quản lý, chỉ đạo và xây dựng thế chế; Đội ngũ lãnh đạo,
quản lý chưa được kiện toàn vì còn thiếu tiêu chuẩn về lý luận chính trị; việc bồi
dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước theo ngạch công chức chưa được thực hiện
theo quy định; một bộ phận không nhỏ công chức phải được đào tạo lại về tin
học, ngoại ngữ, đặc biệt là tin học mới đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong
tình hình mới.
Giai đoạn năm 23 15 -23 18, công tác đào tạo CCCX tại huyện Phù Cát,
tỉnh Bình Định có nhiều đổi mới: luôn quan tâm đến CCCX để bổ sung vào quy
hoạch và có kế hoạch bồi dưỡng; quy hoạch, đào tạo. Xuất phát từ thực tiễn
nhiệm vụ ngày một đòi hỏi chất lượng CCCX tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
phải được nâng cao kể cả trình độ chuyên môn, lý luận chính trị cũng như trình
độ quản lý nhà nước, từ năm 23 14 đến 23 18 số lượng CCCX tại huyện Phù Cát,
tỉnh Bình Định được đi đào tạo bồi dưỡng ngày một nhiều.
Giai đoạn năm 23 15 -23 18, công tác đào tạo, bồi dưỡng CCCX có nhiều
đổi mới: luôn quan tâm đến cán bộ trẻ, cán bộ nữ để bổ sung vào quy hoạch và
có kế hoạch bồi dưỡng; quy hoạch, đào tạo. Xuất phát từ thực tiễn nhiệm vụ
ngày một đòi hỏi chất lượng cán bộ, công chức viên chức phải được nâng cao kể
cả trình độ chuyên môn, lý luận chính trị cũng như trình độ quản lý nhà nước, từ
năm 23 15 đến 23 18 số lượng cán bộ, công chức được đi đào tạo bồi dưỡng
ngày một nhiều: số lượng công chức được cử đi học Thạc sỹ; bồi dưỡng lý luận
chính trị, chuyên viên và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ luôn được chú trọng
và phát triển.
Trong giai đoạn 23 15 - 23 18 huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định rất coi trọng
công tác đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ CCCX từng bước đã trang bị kiến thức
25
về hệ thống pháp luật về các kỹ năng quản lý và các kiến thức, kỹ năng hỗ trợ
khác nhằm hỗ trợ công tác quản lý. Góp phần xây dựng đội ngũ CCCX có phẩm
chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt, thành thạo, chuyên sâu, chuyên nghiệp
về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu cải cách hệ thống theo hướng hiện
đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế. Việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với
công chức cơ bản căn cứ vào tiêu chuẩn của ngạch công chức, tiêu chuẩn chức
vụ lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn nghiệp vụ từng chức năng quản lý; căn cứ quy
hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của CQHCNN. Đề cao
vai trò tự học của công chức; cơ quan khuyến khích và tạo điều kiện cho công
chức tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực để đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ được giao.
Từ năm 23 17, việc đánh giá công tác CCCX tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình
Định được CQHCNN được triển khai và kiểm tra, giám sát của CQHCNN
trên địa bàn rất khá hào hứng với chương trình; các kiến thức người CCCX tại
huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định thu lượm được từ khóa học rất bổ ích. Để công
tác đào tạo nghiệp vụ CCCX tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định của CQHCNN
CQHCNN thực hiện chi trả chế độ đúng người, đúng chính sách, đảm bảo tính
ưu việt của chương trình.CQHCNN đã gắn chặt việc rà soát, xác định những
mục tiêu quan trọng của hoạt động đào tạo, nâng cao tay nghề và đảm bảo chất
lượng của các CCCX trong CQHCNN trong giai đoạn hiện nay.
Cơ quan HCNN trả lương cho CCCX tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
hàng tháng, theo tháng. Không để tình trạng nợ lương xảy ra. Việc tham gia các
loại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho CCCX, thực hiện
theo các quy định hiện hành của Nhà Nước. CQHCNN chưa từng xảy ra tình
trạng chậm đóng bảo hiểm. Thu nhập bình quân của CCCX tại huyện Phù Cát,
26
tỉnh Bình Định được khởi điểm từ: 6.000.000 đồng/người/tháng (số CCCX tại
huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định thực tế sử dụng bình quân)
Trong giai đoạn 23 15 - 23 18 CQHCNN rất coi trọng công tác đào tạo bồi
dưỡng cho đội ngũ CCCX từng bước đã trang bị kiến thức về hệ thống các kỹ
năng quản lý và các kiến thức, kỹ năng hỗ trợ khác nhằm hỗ trợ công tác áp dụng
quy định của Luật CQHCNN trong thực tiễn. Góp phần xây dựng đội ngũ CCCX
có phẩm chất và kỹ năng thành thạo, chuyên sâu, chuyên nghiệp về chuyên môn
nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu cải cách hệ thống theo hướng hiện đại hóa và chủ
động hội nhập quốc tế. Việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với CCCX cơ bản
căn cứ vào tiêu chuẩn của CQHCNN.
Trong những năm qua, CQHCNN đã coi trọng công tác sử dụng và đánh
giá cán bộ, công chức. Việc sử dụng CCCX tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
thực hiện theo phương châm “vì việc để xếp người”, bố trí cán bộ, công chức
một cách hợp lý trên cơ sở trình độ đào tạo, năng lực sở trường, cơ cấu độ tuổi
để bố trí công tác có hiệu quả đồng thời tạo cơ hội thăng tiến cho CCCX tại
huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định có độ tuổi trẻ để cống hiến và trưởng thành và có
chất lượng.
2.3.2.3. Về vai trò của các chủ thể tham gia thực thi chính sách đào tạo,
bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Thực hiện Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 8/11/23 11 của Chính phủ về ban
hành Chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 23 11- 23
23 [12]; và Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/23 16 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai
đoạn 23 16 - 23 25 [27]. Trên cơ sở xác định nhu cầu cần đào tạo, bồi dưỡng thì
Phòng Nội vụ huyện sẽ tham mưu UBND huyện ban hành kế hoạch đào tạo, bồi
27
dưỡng để tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ, công chức trên địa bàn xã
(trong một số ngành và lĩnh vực) nhằm nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ trong công
tác phục vụ đời sống Nhân dân. Quá trình xây dựng kế hoạch triển khai thực
hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện
thông thường được triển khai thực hiện qua các giai đoạn:
- Quán triệt chủ trương, ban hành văn bản để tổ chức xây dựng kế hoạch,
phân công phòng ban chuyên môn tham mưu xây dựng kế hoạch.
- Thu thập tài liệu và nắm bắt số liệu cán bộ, công chức xã có nhu cầu
đăng ký đào tạo, bồi dưỡng.
- Xây dựng đề cương và bàn bạc, lấy ý kiến của các bộ phận có liên quan.
- Viết dự thảo kế hoạch.
- Tổ chức Hội nghị hoặc gửi văn bản cho các cơ quan có liên quan lấy ý
kiến góp ý, chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp.
- Thực hiện việc tổng hợp và chỉnh sửa để hoàn thiện.
- Viết tờ trình hoặc Công văn kèm theo hồ sơ về dự thảo kế hoạch, ý kiến
đóng góp của các cơ quan có liên quan…trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban
hành.
Và trong thời gian qua, kế hoạch của UBND huyện về triển khai thực hiện
chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã đã thể hiện rõ mục đích, yêu
cầu, đối tượng áp dụng; nội dung đào tạo, bồi dưỡng; số lượng cán bộ, công chức
được đào tạo, bồi dưỡng; tổng số lớp; đơn vị có thẩm quyền được liên kết, hoặc
được thuê, mời giảng dạy trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng; kinh phí thực
hiện; cơ quan chủ trì thực hiện, cơ quan phối hợp thực hiện… Cụ thể như sau:
28
Kế hoạch số 222/KH-UBND ngày 22/10/23 14 của UBND huyện Phù Cát
về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 23 15 và giai đoạn 23 16
– 23 23 .
Kế hoạch số 214/KH-UBND ngày 09/3/23 16 của UBND huyện Phù Cát
về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 23 16.
Kế hoạch số 350/KH-UBND ngày 16/3/23 17 của UBND huyện Phù Cát
về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 23 17.
Kế hoạch số 1377/KH-UBND ngày 14/8/23 18 của UBND huyện Phù Cát
về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 23 18.
Hàng năm, sau khi UBND huyện ban hành Kế hoạch về đào tạo, bồi
dưỡng Cán bộ, công chức thì Phòng Văn hóa phối hợp với Phòng nội vụ và Đài
truyền thanh phát lại truyền hình huyện (nay là Trung tâm truyền thông Văn hóa
– Thể thao huyện Phù Cát) đã ban hành các thông báo về việc tổ chức triển khai
thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng (05 thông báo) và phát trên các phương
tiện thông tin đại chúng như loa đài truyền thanh của huyện, của xã, (02 lần/
tuần), đồng thời đăng tin trên cổng thông tin điện tử huyện, xã. Hoạt động phổ
biến, tuyên truyền chính sách rất quan trong vì thông qua hoạt động này giúp cho
đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nắm rõ được chủ trương của huyện. Ngoài việc
phổ biến, tuyên truyền trên các kênh thông tin, đại chúng thì chính sách đào tạo
bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã được phổ biến, tuyên truyền thông qua các
Hội nghị cán bộ, công chức hàng năm; Hội nghị tổng kết công tác đào tạo, bồi
dưỡng… Bên cạnh đó công tác phổ biến, tuyên truyền cũng được thực hiện
thông qua các tổ chức chính trị - xã hội của huyện, của xã. Nhìn chung trong thời
gian qua công tác phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách đào tạo bồi dưỡng
cán bộ, công chức cấp xã đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện
29
thông qua công tác phân công các cơ quan, đơn vị phối hợp với nhau trong phổ
biến truyên truyền chính sách đến cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn với các
hình thức khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập như việc triển khai
tuyên truyền thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức còn hạn
chế tại một số xã, triển khai còn qua loa, đưa tin chưa cụ thể, chưa rõ ràng làm
cho cán bộ, công chức chưa nắm rõ tinh thần của chính sách hoặc đưa tin mang
tính lồng ghép nhiều nội dung nên chưa truyền tải hết nội dung của chính sách
đối với người thụ hưởng chính sách đào tạo, bồi dưỡng.
3.2.2.5. Về môi trường, thể chế thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng
công chức cấp xã trên địa bàn huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Trong những năm qua, UBND huyện luôn quan tâm chỉ đạo sát sao đến
các phòng ban, các cơ quan, UBND cấp xã và các cá nhân trực tiếp thực hiện
chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã. Trong những năm qua,
được sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, Phòng Nội vụ huyện thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác theo dõi, giám sát việc thực hiện
chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện, đồng
thời theo dõi tình hình phối hợp thực hiện giữa các cơ quan, đơn vị; tình hình
học tập của cán bộ, công chức xã thông qua mức độ tham gia khóa học, kết quả
học tập, tuân thủ các nội quy, quy chế của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; tiến độ thực
hiện của chính sách theo kế hoạch đã đề ra để báo cáo với UBND huyện về kết
quả thực hiện. Thông qua đôn đốc, theo dõi thực hiện chính sách đào tạo, bồi
dưỡng với các hình thức kiểm tra thường xuyên, đột xuất hay kiểm tra chuyên đề
với những kết quả có thể tham mưu cho lãnh đạo có những điều chỉnh, xử lý kịp
thời đối với những cá nhân, tổ chức, cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện, nhằm
đảm bảo thực hiện được mục tiêu của chính sách cũng như tiến độ đã đề ra.
30
Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức cấp xã phải có thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện ra những sai
sót, kịp thời chấn chỉnh, sửa chữa, điều chỉnh. Việc thanh tra, kiểm tra sẽ giúp
cho chính sách có được “niềm tin” để tiếp tục triển khai thực hiện trong thời gian
tiếp theo. Việc thanh tra, kiểm tra được cơ quan có thẩm quyền tiến hành theo
chức năng nhiệm vụ của mình. Hiện tại, trên địa bàn huyện có cơ quan chuyên
môn về công tác thanh tra như Ủy ban kiểm tra Huyện ủy, Phòng Thanh tra
huyện.
Từ năm 23 16 đến năm 23 23 , trên địa bàn huyện Phù Cát đã tổ chức 03
cuộc thanh tra, kiểm tra về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức xã như kiểm tra việc ban hành kế hoạch đã kịp thời hay chưa?, nội dung
của Kế hoạch đã phù hợp hay chưa?, kinh phí thực hiện của Kế hoạch đã đáp
ứng hay chưa? Việc phối hợp thực hiện của các bộ phận chuyên môn trong Kế
hoạch? Các kết quả đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch?...Tuy nhiên việc thanh
tra, kiểm tra chưa được thường xuyên, chưa cụ thể và chưa đầy đủ. Nhìn chung
công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức xã chưa đạt hiệu quả.
2.3.3. Kết quả thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã
huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Với đặc thù là thì việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cấp cơ sở gặp nhiều khó
khăn, tuy nhiên nhờ quyết tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, huyện đã cơ
bản chuẩn hóa được đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, đáp ứng được nhu cầu
của từng vị trí việc làm. Đến nay, hơn 99% cán bộ chủ chốt là Bí thư đảng ủy,
Chủ tịch UBND các xã trên địa bàn huyện đều được chuẩn hóa. Đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã nâng cao trách nhiệm trong giải quyết công vụ, nhất là thực
31
hiện các thủ tục hành chính, đem lại sự hài lòng cho Nhân dân. Kết quả thực hiện
chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã được thể hiện như sau:
- Năm 23 16: Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được cử tham gia các
khóa đào tạo, bồi dưỡng là 167 người. Trong đó: Đào tạo: Đại học: 06 người.
Bồi dưỡng: Trung cấp lý luận chính trị là 15 người; Sơ cấp lý luận chính trị là 07
người; Chuyên viên Quản lý Nhà nước 03 người; Quốc phòng – An ninh 06
người và các lớp Kiến thức kỹ năng chuyên ngành; vị trí việc làm: 130 người
(các lớp bồi dưỡng chức danh Văn phòng – Thống kê: 12 người; bồi dưỡng kiến
thức quản lý văn hóa: 11 người; bồi dưỡng kiến thức quản lý lao động – xã hội:
09 người; bồi dưỡng chức danh Bí thư, Phó Bí thư Đảng và trưởng đoàn thể
chính trị, xã hội xã: 15 người; bồi dưỡng kiến thức quản lý địa chính – Môi
trường: 09 người; ồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý dự án cho cán bộ cấp xã:
30 người; bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý tài chính cho cơ quan quản lý
cấp xã: 09 người; bồi dưỡng kiến thức ngân sách xã và các hoạt động tài chính
khác ở xã: 14 người; bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin: 21 người)
- Năm 23 16: Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được cử tham gia các
khóa đào tạo, bồi dưỡng là 156 người. Trong đó: Đào tạo Đại học: 03 người. Bồi
dưỡng: Trung cấp lý luận chính trị là 05 người; Sơ cấp lý luận chính trị là 03
người; Chuyên viên Quản lý Nhà nước 03 người; Quốc phòng – An ninh 05
người và các lớp Kiến thức kỹ năng chuyên ngành; vị trí việc làm: 137 người
(các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước về Nông nghiệp: 09 người; bồi
dưỡng chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
xã: 12 người; bồi dưỡng kỹ năng soạn thảo và ban hành văn bản hành chính: 15
người; bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp hành chính và văn hóa công sở, chuẩn mực
xử sự trong thực thi công vụ: 18 người; bồi dưỡng kỹ năng giải quyết đơn thư,
32
khiếu nại, tố cáo và kỹ năng tiếp công dân: 18 người; bồi dưỡng kiến thức xây
dựng Nông thôn mới: 09 người; bồi dưỡng kiến thức nâng cao kỹ năng chuyên
môn, nghiệp vụ phổ biến pháp luật: 16 người; bồi dưỡng kế toán ngân sách xã và
các hoạt động tài chính khác ở cấp xã: 09 người; bồi dưỡng kiến thức quản lý lao
động – xã hội: 05 người; bồi dưỡng kiến thức về phòng chống tham nhũng: 18
người; bồi dưỡng chức danh Bí thư, Phó bí thư Đảng và Trưởng đoàn thể chính
trị, xã hội xã: 08 người).
- Năm 23 17: Số lượng Cán bộ, công chứccấp xã được cử tham gia các
khóa đào tạo, bồi dưỡng là 231 người. Trong đó: Đào tạo Đại học: 04 người. Bồi
dưỡng: Trung cấp lý luận chính trị là 12 người; Sơ cấp lý luận chính trị là 06
người; Chuyên viên Quản lý Nhà nước 03 người; Quốc phòng – An ninh 04
người; Bồi dưỡng tin học văn phòng 23 người và các lớp Kiến thức kỹ năng
chuyên ngành; vị trí việc làm: 162 người (các lớp bồi dưỡng về kiến thức quản lý
văn hóa: người; bồi dưỡng kiến thức hội nhập quốc tế: 18 người; bồi dưỡng kiến
thức, kỹ năng xây dựng, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội cấp xã: 18 người; bồi
dưỡng kiến thức kỹ năng lãnh đạo, tổ chức kiểm tra hành chính, xử phạt hành
chính và cưỡng chế hành chính cấp xã: 27 người; bồi dưỡng kỹ năng tiếp dân và
thực hiện các quy chế dân chủ ở cơ sở: 18 người; bồi dưỡng kiến thức quản lý
Nhà nước về Nông nghiệp: 09 người; bồi dưỡng kiến thức về xây dựng Nông
thôn mới: 18 người; bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp hành chính và văn hóa công sở,
chuẩn mực xử sự trong thực thi nhiệm vụ: 27 người; bồi dưỡng công tác theo dõi
tình hình thi hành pháp luật và công tác đăng ký, quản lý hộ tịch của Ủy ban
nhân dân cấp xã: 18 người)
- Năm 23 18: Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được cử tham gia các
khóa đào tạo, bồi dưỡng là 260 người. Trong đó: Đào tạo: Đại học: 03 người.
33
Bồi dưỡng: Cao cấp chính trị: 03 người; Trung cấp chính trị: 10 người; Sơ cấp
03 người; Chuyên viên Quản lý Nhà nước 08 người; Quốc phòng – An ninh: 23
người; Bồi dưỡng kỹ năng tin học văn phòng 15 người và các lớp Kiến thức kỹ
năng chuyên ngành; vị trí việc làm: 178 người (các lớp như bồi dưỡng nghiệp vụ
tổ chức quản lý quy hoạch nông nghiệp và nông thôn: 18 người; lớp tập huấn các
văn bản thực hiện Luật tổ chức chính quyền địa phương: 40 người; bồi dưỡng
chức danh Văn phòng – Thống kê: 09 người; bồi dưỡng nâng cao năng lực về
công tác cải cách hành chính: 09 người; bồi dưỡng chức danh Tư pháp – Hộ tịch:
07 người; bồi dưỡng triển khai các văn bản hướng dẫn về công tác văn thư, lưu
trữ: 09 người; bồi dưỡng chức danh Văn hóa- Xã hội: 07 người; bồi dưỡng
nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn xã: 18 người; bồi dưỡng
chức danh Tài chính – Kế toán: 09 người; bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý
cho Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã: 09 người; bồi dưỡng chức
danh Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy cấp xã: 09 người; bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo,
quản lý cho Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội cấp xã: 18 người; bồi dưỡng kiến
thức quản lý nhà nước chính quyền cấp cơ sở: 09 người; bồi dưỡng chức danh
Địa chính – Nông nghiệp – Xây dựng và Môi trường: 7người)
Năm 23 23 : Số lượng Cán bộ, công chứccấp xã được cử tham gia các
khóa
đào tạo, bồi dưỡng là 256 người. Trong đó: Đào tạo: Đại học: 01 người. Bồi
dưỡng: Trung cấp lý luận chính trị là 27 người; Sơ cấp lý luận chính trị là 06
người; Chuyên viên Quản lý Nhà nước 09 người; Quốc phòng – An ninh 05
người và các lớp Kiến thức kỹ năng chuyên ngành; vị trí việc làm: 23 8 người
(các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước về địa giới hành chính: 18
người; Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước về xây dựng cho Công chức Địa
34
chính – Nông nghiệp – Xây dựng và Môi trường: 08 người; Bồi dưỡng nghiệp vụ
về công tác Dân vận, Mặt trận cấp cơ sở: 16 người; Bồi dưỡng cập nhật kiến
thức về Hội nhập kinh tế quốc tế: 18 người; Bồi dưỡng nghiệp vụ và cập nhật
kiến thức cho Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã: 09 người; Bồi dưỡng
nghiệp vụ và cập nhật kiến thức cho Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh
cấp xã: 09 người; Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và xây dựng Nông thôn
mới cho cán bộ, công chức cấp xã: 18 người; Bồi dưỡng nâng cao hiệu lực hiệu
quả thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân,
nông thôn: 18 người; Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật
trong quản lý tài chính cho chủ tài khoản cấp xã: 09 người; Lớp tin học văn
phòng cho cán bộ, công chức cấp xã: 40 người; Bồi dưỡng cho cán bộ, công
chức làm công tác tôn giáo: 18 người; Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, công
chức làm công tác thi đua, khen thưởng: 18 người; Bồi dưỡng cho cán bộ, công
chức làm công tác thanh niên: 09 người).
Để có những kết quả trên là nhờ sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo huyện, sự
nỗ lực phối hợp trong thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
xã của các cơ quan, đơn vị trong huyện cũng như các cơ sở đào tạo nhằm từng
bước nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Tuy nhiên, bên
cạnh đó kết quả đào tạo, bồi dưỡng trong giai đoạn trên còn nhiều hạn chế nhất
định, số lượng được đào tạo, bồi dưỡng tăng qua các năm nhưng lĩnh vực, ngành,
cấp được đào tạo, bồi dưỡng chưa đa dạng, số lượng tuy tăng nhưng còn hạn chế.
Nhiều cán bộ, công chức xã lớn tuổi ngại học tập nâng cao trình độ, học tập
chậm tiếp thu hay vì lí do gia đình, vì vậy vẫn còn cán bộ, công chức xã chưa đạt
chuẩn so với quy định
35
2.3.4. Đánh giá chung kết quả thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công
chức cấp xã huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
2.3.4.1. Những kết quả đạt được
Nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị và bồi dưỡng, cập nhật kiến thức
đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã những năm gần đây, thực hiện sự lãnh
đạo, chỉ đạo của Ban thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Nội vụ, UBND huyện
đã phối hợp với Trường Chính trị tỉnh mở các lớp bồi dưỡng nâng cao chất
lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Mở rộng dân chủ trong việc phát
hiện, tạo nguồn cán bộ, tích cực tuyển chọn xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đối
với cán bộ người dân tộc thiểu số tại chỗ đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng,
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Qua đào tạo, bồi dưỡng, đã góp phần nâng cao
kiến thức, năng lực quản lý, kỹ năng điều hành và thực thi nhiệm vụ của cán bộ,
công chức cấp xã, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đủ tiêu
chuẩn, chức danh; có trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên
môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội ở các địa phương.
Việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại
huyện Phù Cát trong thời gian vừa qua, đã được sự quan tâm, triển khai thực
hiện bám sát kế hoạch, mục tiêu đã đề ra. Qua đó đã đạt được một số kết quả:
các cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng được các kế hoạch, chương trình đến các
bộ phận chuyên trách. Về cơ bản thông qua kết quả việc tổ chức thực hiện chính
sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện đã xây dựng được
đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng được các yêu cầu so với nhiệm vụ
được giao. Đáp ứng kịp thời yêu cầu của Chương trình Cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 23 11- 23 23 đã đề ra. Công tác phối hợp với các cơ sở đào tạo,
với các cơ quan, đơn vị theo kế hoạch đã được xây dựng ngày càng chặt chẽ hơn.
36
Ủy ban nhân dân huyện đã chủ động tích cực trong công tác xác định nhu cầu
đào tạo, bồi dưỡng, trong tuyển sinh, mở lớp, quản lý học viên. Đồng thời nỗ lực
khắc phục dần những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện,
qua đó tạo sự chuyển biến tích cực trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách.
Thông qua đào tạo, bồi dưỡng đã bổ sung được những kiến thức, kỹ năng
cần thiết, có sự kết hợp hài hòa giữa nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cá nhân cán
bộ, công chức với nhu cầu của cơ quan. Hầu hết cán bộ, công chức cấp xã sau
khi được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ đã áp dụng kỹ năng, những kiến
thức đã được bồi dưỡng vào xử lý, giải quyết những công việc tại địa phương
góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả công tác.
2.3.4.2. Một số hạn chế
*Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ Công chức cấp xã
Mặt khác việc xác định nhu cầu chưa có sự khảo sát thăm dò ý kiến thực
tế của bản thân CCCX để xác định nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém năng lực về
kỹ năng, kiến thức hay khả năng làm việc, hay do chính việc bố trí công việc
không phù hợp, hay do động lực làm việc chưa tốt… vì vậy cần phải khảo sát
thăm dò ý kiến CCCX để xác định nhu cầu đào tạo cho phù hợp và chính xác
hơn. Các quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa tạo được cơ chế khuyến
khích, hỗ trợ cho việc đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ở cơ sở; Công
chức được tuyển dụng vào ngạch chuyên viên pháp lý chưa được đào tạo kịp thời
chuyên ngành về CQHCNN nên chưa đáp ứng ngay được yêu cầu thực hiện
nhiệm vụ. Việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về ngoại ngữ, tin học cho công chức
chưa được quan tâm; các cơ quan hành chính nhà nước cấp chính quyền cơ sở dân
sự rất thiếu người có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ khi giải quyết công việc; việc
37
ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ chuyên môn nghiệp vụ của Hệ thống
CQHCNN còn rất hạn chế.
* Công tác tuyển dụng
Công tác tuyển dụng chưa đạt kết quả cao nhằm làm tiền đề cho phát triển
nguồn nhân lực. Hiện nay, hoạt động tuyển dụng nguồn nhân lực cho nguồn
CCCXSC chưa chú trọng đến tự rèn luyện các kỹ năng trong công tác, tích lũy
kiến thức kinh nghiệm thực tiễn làm nền tảng cơ bản cho công tác phát triển
NNL tại đơn vị trong giai đoạn hiện nay. Về trình độ chuyên môn, tin học, ngoại
ngữ, lý luận và quản lý nhà nước thì nguồn nhân lực khi xin việc làm thường tự
tin về khả năng và năng lực của mình cao, thừa sức để làm công việc đó cộng
thêm có kiến thức được học thì so với công việc này quá cực mà lương thấp thì
không xứng đáng bỏ ra cho năng lực và khả năng vốn có của bản thân. Công tác
tuyển dụng của CQHCNN được thực hiện chưa hợp lý , tuyển dụng chỉ diễn ra khi
cần mà không theo kế hoạch. Nội dung, quy trình thi tuyển và phân công cấp tuyển
dụng, hợp đồng và sử dụng lao động chưa tạo cơ chế thu hút nguồn nhân lực. Hình
thức tuyển dụng của CQHCNN, phần lớn theo kênh thông báo. Bảng thông báo chỉ
mang tính hình thức và chưa có yếu tố thu hút lao động như hứa hẹn khả năng thăng
tiến, môi trường làm việc hấp dẫn. Công tác phỏng vấn mang tính chất cảm tính,
thiếu khách quan, đôi khi còn phụ thuộc vào tâm lý người phỏng vấn.
* Đào tạo, bồi dưỡng
Tổng quan quy trình đào tạo là tương đối tốt, tuy nhiên từng bước trong
quy trình đào tạo còn một số bước chưa cụ thể Việc xác định nhu cầu đào tạo
chưa được quy định rõ ràng cũng như xây dựng một phương pháp đánh giá nhu
cầu cụ thể cho từng bộ phận chỉ mới dựa trên đánh giá chủ quan của trưởng bộ
phận để xác định nhu cầu đào tạo. Việc này sẽ dẫn đến hai hậu quả chính: một là
38
CCCX được cử đi đào tạo chưa thật sẵn sàng cho việc đi đào tạo, một khi người
được đào tạo không chú trọng vào quá trình đào tạo thì hiệu quả đào tạo không
đạt hiệu quả như mong muốn. Hai là việc không phát phiếu khảo sát nhu cầu đào
tạo cho CCCX sẽ đánh giá sai nội dung cần đào tạo, dẫn đến nội dung đào tạo dư
hoặc thiếu, không đúng trọng tâm mà CCCX cần được đào tạo để làm tốt hơn
công việc.
* Công tác đánh giá
Ngoài ra công tác đánh giá sau đào tạo còn mang tính hình thức, vẫn chưa
chính xác. CCCX đánh giá khóa học không nhiệt tình, chỉ trả lời cho qua. Đánh
giá kết quả đào tạo ở mức độ ứng dụng chỉ thông qua quan sát của người trưởng
đơn vị nên mang tính chủ quan mà không khách quan vì sau khi kết thúc khóa
học các Công chức cấp xã sẽ được đánh giá nhưng không có một thời gian cụ thể
là sau bao lâu sẽ đánh giá Công chức cấp xã ở mức độ ứng dụng. Việc đào tạo,
bồi dưỡng Lý luận chính trị, Quản lý nhà nước phụ thuộc chủ yếu vào chỉ tiêu
của cấp ủy địa phương. Tuy nhiên, việc phân bổ chỉ tiêu cho cơ quan hành chính
nhà nước cấp chính quyền cơ sở luôn hạn chế hơn so với các cơ quan khác trong
địa bàn do cơ quan hành chính nhà nước cấp chính quyền cơ sở dân sự được
quản lý theo ngành dọc. Do đó, việc đào tạo, bồi dưỡng các nội dung này thường
không đáp ứng nhu cầu thực tế.Số công chức bị xử lý kỷ luật do có vi phạm về
chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình CQHCNN vẫn còn nhiều, có dấu hiệu gia
tăng trong những năm gần đây.
Vẫn còn một bộ phận Công chức cấp xã chưa thực sự chịu khó trong việc
tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, thực hiện không
đúng các bản án, quyết định của Tòa án, do vậy làm ảnh hưởng đến lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của CQHCNN và công dân; tiêu cực, gây
39
khó dễ cho các đương sự trong quá trình thi hành án nhằm trục lợi cá nhân làm
ảnh hưởng đến uy tín, vị thế của Ngành… Các tồn tại này bị tác động bởi nhiều
nguyên nhân, bao gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, như:
Cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật về CQHCNN vẫn còn có sự bất cập, thiếu
đồng bộ; sự quan tâm, phối hợp của các cấp, các ngành, các địa phương đối với
hoạt động CQHCNN còn chưa đúng mức; việc thực hiện pháp chế xã hội chủ
nghĩa trong hoạt động CQHCNN có lúc, có nơi còn chưa triệt để.
* Công tác điều động, chuyển đổi vị trí công tác
Phẩm chất chính trị: một bộ phận cán bộ, công chức chưa thật sự năng
động sáng tạo, thiếu tu dưỡng, rèn luyện học tập thường xuyên. Công tác điều
động, luân chuyển cán bộ, công chức của Sở trong thời gian vừa qua chưa được
quan tâm đúng mức, mới chỉ dừng tập trung cao cho việc điều động công chức,
còn cán bộ lãnh đạo điều động luân chuyển còn thấp, thậm trí có vị trí lãnh đạo
vượt quá thời gian quy định (10 năm/một vị trí) vẫn chưa luân chuyển từ đó làm
cho ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, chất lượng cán bộ, công chức được phân
công thực hiện.
Trong những năm gần đây, việc xây dựng đội ngũ Công chức cấp xã của
CQHCNN càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Vấn đề đặt ra là cần phải đảm
bảo kiểm tra, giám sát thực hiện đạt hiệu quả theo yêu cầu đề ra, đúng với ý
nghĩa và mục đích mà pháp luật về CBCC của NN Việt Nam đã ban hành. Việc
xây dựng đội ngũ Công chức cấp xã của CQHCNN đã đạt được những kết quả
khả quan, đem lại lợi ích cho xã hội nói chung và cho cộng đồng nói riêng.
40
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THỰC
THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ

More Related Content

Similar to Thực Thi Chính Sách Đào Tạo, Bồi Dưỡng Công Chức Cấp Xã Tại Huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định.

De an cntt
De an cnttDe an cntt
De an cnttUDCNTT
 
Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình từ thực tiễn tỉn...
Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình từ thực tiễn tỉn...Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình từ thực tiễn tỉn...
Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình từ thực tiễn tỉn...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh MônBáo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Mônphuongqtvpk1d
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Tại UBN...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Tại UBN...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Tại UBN...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Tại UBN...nataliej4
 

Similar to Thực Thi Chính Sách Đào Tạo, Bồi Dưỡng Công Chức Cấp Xã Tại Huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định. (20)

Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã Của Ủy Ban Nhâ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã Của Ủy Ban Nhâ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã Của Ủy Ban Nhâ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã Của Ủy Ban Nhâ...
 
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư Jút
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư JútLuận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư Jút
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư Jút
 
De an cntt
De an cnttDe an cntt
De an cntt
 
Chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAY
Chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAYChính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAY
Chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Thuế Thu Nhập Cá Nhân.
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Thuế Thu Nhập Cá Nhân.Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Thuế Thu Nhập Cá Nhân.
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Thuế Thu Nhập Cá Nhân.
 
Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình từ thực tiễn tỉn...
Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình từ thực tiễn tỉn...Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình từ thực tiễn tỉn...
Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình từ thực tiễn tỉn...
 
Luận văn: Quản lý về phát thanh, truyền hình tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về phát thanh, truyền hình tỉnh Quảng NamLuận văn: Quản lý về phát thanh, truyền hình tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về phát thanh, truyền hình tỉnh Quảng Nam
 
TẢI FREE Tiểu luận về xây dựng nông thôn mới.doc
TẢI FREE Tiểu luận về xây dựng nông thôn mới.docTẢI FREE Tiểu luận về xây dựng nông thôn mới.doc
TẢI FREE Tiểu luận về xây dựng nông thôn mới.doc
 
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mớiLuận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
 
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh MônBáo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính sách công, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính sách công, HAYBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính sách công, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính sách công, HAY
 
Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại ủy ban nhân dân xã.doc
Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại ủy ban nhân dân xã.docCông tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại ủy ban nhân dân xã.doc
Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại ủy ban nhân dân xã.doc
 
162
162162
162
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Tại UBN...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Tại UBN...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Tại UBN...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Tại UBN...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Vinh.
Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Vinh.Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Vinh.
Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Vinh.
 
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà NộiLuận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
 
Bài mẫu Tiểu luận về Phân tích chủ trương Xây dựng nông thôn mới
Bài mẫu Tiểu luận về Phân tích chủ trương Xây dựng nông thôn mớiBài mẫu Tiểu luận về Phân tích chủ trương Xây dựng nông thôn mới
Bài mẫu Tiểu luận về Phân tích chủ trương Xây dựng nông thôn mới
 
Cơ Sở Lý Luận Bồi Dưỡng Phong Cách Làm Việc Khoa Học Của Đội Ngũ Bí Thư Đả...
Cơ Sở Lý Luận Bồi Dưỡng Phong Cách Làm Việc Khoa Học Của Đội Ngũ Bí Thư Đả...Cơ Sở Lý Luận Bồi Dưỡng Phong Cách Làm Việc Khoa Học Của Đội Ngũ Bí Thư Đả...
Cơ Sở Lý Luận Bồi Dưỡng Phong Cách Làm Việc Khoa Học Của Đội Ngũ Bí Thư Đả...
 
Cơ Sở Lý Luận Bồi Dưỡng Phong Cách Làm Việc Khoa Học Của Đội Ngũ Bí Thư Đả...
Cơ Sở Lý Luận Bồi Dưỡng Phong Cách Làm Việc Khoa Học Của Đội Ngũ Bí Thư Đả...Cơ Sở Lý Luận Bồi Dưỡng Phong Cách Làm Việc Khoa Học Của Đội Ngũ Bí Thư Đả...
Cơ Sở Lý Luận Bồi Dưỡng Phong Cách Làm Việc Khoa Học Của Đội Ngũ Bí Thư Đả...
 
QT124.doc
QT124.docQT124.doc
QT124.doc
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com

More from Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com (20)

Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương I.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương I.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương I.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương I.
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây D...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây D...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây D...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây D...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đào Tạo Nhân Lực Quản Lý Khoa Học Và Công Nghệ Thu...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đào Tạo Nhân Lực Quản Lý Khoa Học Và Công Nghệ Thu...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đào Tạo Nhân Lực Quản Lý Khoa Học Và Công Nghệ Thu...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đào Tạo Nhân Lực Quản Lý Khoa Học Và Công Nghệ Thu...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công ...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Trung Tâm Dịch Vụ Việc Làm
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Trung Tâm Dịch Vụ Việc LàmCơ Sở Lý Luận Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Trung Tâm Dịch Vụ Việc Làm
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Trung Tâm Dịch Vụ Việc Làm
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty 319 ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty 319 ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty 319 ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty 319 ...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Sử Dụng Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Luxdecor Việt...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Sử Dụng Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Luxdecor Việt...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Sử Dụng Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Luxdecor Việt...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Sử Dụng Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Luxdecor Việt...
 
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Hawee Cơ Điện.
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Hawee Cơ Điện.Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Hawee Cơ Điện.
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Hawee Cơ Điện.
 
Cơ Sở Lý Luận Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Hiện Nay Của Người Lao Động
Cơ Sở Lý Luận Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Hiện Nay Của Người Lao ĐộngCơ Sở Lý Luận Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Hiện Nay Của Người Lao Động
Cơ Sở Lý Luận Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Hiện Nay Của Người Lao Động
 
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp.
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp.Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp.
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp.
 
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Và Quản Lý Công Tác Văn Thư Tại Văn Phòng Hđnd Và Ubnd
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Và Quản Lý Công Tác Văn Thư Tại Văn Phòng Hđnd Và UbndCơ Sở Lý Luận Tổ Chức Và Quản Lý Công Tác Văn Thư Tại Văn Phòng Hđnd Và Ubnd
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Và Quản Lý Công Tác Văn Thư Tại Văn Phòng Hđnd Và Ubnd
 
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Dưới 23 Tuổi Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản Trên...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Dưới 23 Tuổi Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản Trên...Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Dưới 23 Tuổi Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản Trên...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Dưới 23 Tuổi Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản Trên...
 
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tội Vi Phạm Qui Định Về Tham Gi...
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tội Vi Phạm Qui Định Về Tham Gi...Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tội Vi Phạm Qui Định Về Tham Gi...
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tội Vi Phạm Qui Định Về Tham Gi...
 
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
 
Cơ SỞ Lý Luận Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chứ...
Cơ SỞ Lý Luận Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chứ...Cơ SỞ Lý Luận Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chứ...
Cơ SỞ Lý Luận Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chứ...
 
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạ...
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạ...Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạ...
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạ...
 
Cơ Sở Lý Luận Soạn Thảo Và Ban Hành Văn Bản Hành Chính Tại Trung Tâm Lưu Trữ
Cơ Sở Lý Luận Soạn Thảo Và Ban Hành Văn Bản Hành Chính Tại Trung Tâm Lưu TrữCơ Sở Lý Luận Soạn Thảo Và Ban Hành Văn Bản Hành Chính Tại Trung Tâm Lưu Trữ
Cơ Sở Lý Luận Soạn Thảo Và Ban Hành Văn Bản Hành Chính Tại Trung Tâm Lưu Trữ
 
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.
 
Cơ Sở Lý Luận Sử Dụng Đồ Dùng Trực Quan Trong Dạy Học Hình Học Lớp 4.
Cơ Sở Lý Luận Sử Dụng Đồ Dùng Trực Quan Trong Dạy Học Hình Học Lớp 4.Cơ Sở Lý Luận Sử Dụng Đồ Dùng Trực Quan Trong Dạy Học Hình Học Lớp 4.
Cơ Sở Lý Luận Sử Dụng Đồ Dùng Trực Quan Trong Dạy Học Hình Học Lớp 4.
 

Recently uploaded

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Thực Thi Chính Sách Đào Tạo, Bồi Dưỡng Công Chức Cấp Xã Tại Huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định.

  • 1. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN DŨNG THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Hà Nội, năm 2023
  • 2. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM LỜI CẢM ƠN Công trình nghiên cứu “Thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định” được hoàn thành là quá trình nỗ lực, học tập và nghiên cứu của bản thân với sự giúp đỡ của quý thầy cô, cơ quan, đồng nghiệp và người thân. Để có được kết quả này, lời đầu tiên tác giả xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Cô giáo: Tiến sỹ, Trương Thị Như Yến, người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã dành nhiều thời gian, công sức đôn đốc, chỉ dẫn trong quá trình nghiên cứu để giúp tác giả hoàn thành luận văn này; xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý Thầy, Cô giáo Viện Lãnh đạo học và Chính sách công-Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Chính trị khu vực III Đà Nẵng đã nhiệt tình, tận tâm giảng dạy và truyền đạt về những kiến thức quý báu, giúp đỡ bản thân tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Huyện ủy, UBND Huyện, lãnh đạo Ban Tổ chức Huyện ủy, Phòng Nội vụ huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định; lãnh đạo UBND các xã, thị trấn; các đồng chí, đồng nghiệp đã giúp đỡ nhiệt tình cho tôi trong quá trình thu thập các số liệu điều tra, minh chứng về các nội dung nghiên cứu có liên quan trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tuy bản thân có nhiều cố gắng, nổ lực, nhưng luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, nhất là phần đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp thiết thực để giải quyết các vấn đề còn tồn tại, thực
  • 3. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM hiện tốt nội dung này trong thời gian đến. Do vậy, bản thân kính mong quý Thầy, Cô giáo và những người quan tâm đến nội dung của đề tài luận văn có những góp ý, giúp đỡ chân thành để đề tài được hoàn thiện tốt hơn. Một lần nữa bản thân xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ Chính sách công “Thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định” là công trình nghiên cứu của riêng tôi cùng với sự hướng dẫn tận tình của người hướng dẫn khoa học Cô giáo TS. Trương Thị Như Yến. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Học viên Lê Văn Dũng
  • 4. 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CBCC: Cán bộ, công chức CCCX: Công chức cấp xã CN, XD: Công nghiệp, xây dựng CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH: Chủ nghĩa xã hội CP: Chính phủ CT: Chỉ thị ĐVT: Đơn vị tính HĐND: Hội đồng nhân dân KT-XH: Kinh tế - Xã hội NĐ: Nghị định NQ: Nghị quyết QĐ: Quyết định TTg: Thủ tướng THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông TM-DV: Thương mại - Dịch vụ TP: Thành phố TTCN: Tiểu thủ công nghiệp TW: Trung ương UBND: Ủy ban nhân dân
  • 5. 2 VP-TK: Văn phòng - Thống kê XHCN: Xã hội chủ nghĩa
  • 6. 3 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ CỦA HUYỆN PHÙ CÁT TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1. KHÁI QUÁT CÁC ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên * Vị trí địa lý, địa hình Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định Nguồn: Tác giả tổng hợp Huyện Phù Cát nằm ở phía đông tỉnh Bình Định, có vị trí địa lý: Phía đông giáp Biển Đông; Phía đông nam giáp huyện Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn; Phía tây nam giáp thị xã An Nhơn; Phía tây giáp các huyện Tây Sơn và Hoài Ân; Phía bắc giáp huyện Phù Mỹ. Theo thống kê năm 23 19, huyện có diện tích 679 km², dân số là 183.440 người, mật độ dân số đạt 270 người/km². Các dân tộc trên địa bàn huyện chủ yếu là người Kinh, một số ít là người Ba Na.
  • 7. 4 Địa hình Phù Cát đa dạng, gồm có đồng bằng chuyên trồng lúa nước, tập trung ở các xã ven sông Côn và sông La Tinh; vùng núi thấp - gò đồi trồng các loại cây trồng cạn, cây lâm nghiệp; ngoài ra còn có các vùng đầm ven biển thuộc Cát Minh, Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải và Cát Tiến. Do đặc điểm của địa hình mà nơi đây cũng tập trung nhiều nguồn khoáng sản lớn và phong phú, trong đó phải kể đến: mỏ titan (Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải), các nguồn cát trắng, cao lanh; nước khoáng, đá ong, đá granite, …. * Giao thông Hệ thống giao thông Phù Cát đa dạng, rải khắp toàn huyện, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Về đường bộ, có Quốc lộ 1 đi ngang qua trung tâm huyện; các tuyến đường Tây tỉnh, tuyến ven biển ĐT 639, các tuyến ĐT 633, 634 và 635 nối thông các xã từ Tây sang Đông, kết nối hệ thống đường liên xã, liên thôn. Tuyến đường sắt với 2 ga chính là ga Phù Cát và Diêu Trì. * Phân bố dân cư, hành chính Theo thống kê, huyện Phù Cát có diện tích là 680,49 Km2 , dân số 193,893 người, trong đó nữ chiếm 97.000 người; mật độ dân số 279 người/Km2 . Hiện nay, trên địa bàn huyện có các dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó chủ yếu là người Kinh và một số ít là người Bana gồm 26 hộ, 91 nhân khẩu nằm rải rác tại các xã Cát Sơn, Cát Lâm. Phù Cát có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 17 xã là Cát Sơn, Cát Lâm, Cát Hiệp, Cát Hanh, Cát Tài, Cát Minh, Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải, Cát Tiến, Cát Chánh, Cát Thắng, Cát Hưng, Cát Nhơn, Cát Tường, Cát Trinh, Cát
  • 8. 5 Tân và 01 thị trấn Ngô Mây. Dưới xã - thị trấn được phân chia thành 117 thôn và khu phố. 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội * Về kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 23 16 đến 23 23 là 11,52%, trong đó tỷ trọng của các ngành: Nông, lâm, ngư chiếm 24,38%; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 27,56%; Dịch vụ chiếm 48,56%. Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện trong những năm qua tăng trưởng khá, cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, sản lượng, năng suất lúa và thủy hải sản các loại bình quân năm tăng trưởng cao. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh, giá cả thấp và thị trường tiêu thụ khó khăn do đó sản phẩm của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất đóng góp hàng năm chủ yếu là sản phẩm thủ công mỹ nghệ hàng hóa xuất khẩu và các hàng hóa khác. Các sản phẩm cói được xuất khẩu sang các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippin; Các nước Châu Âu: Đức, Pháp, Ý, Cộng hòa Séc và mở rộng sang các nước Châu Mỹ. Tuy nhiên, diện tích trồng và sản lượng cói các loại có xu hướng giảm do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế và thị trường tiêu thụ sản phẩm sản xuất từ cây cói gặp nhiều trở ngại… Kết cấu hạ tầng: Khi kết cấu hạ tầng được đảm bảo, những chi phí của doanh nghiệp, những hộ sản xuất kinh doanh đã giảm được chi phí. Khi đó các nguồn lực đầu tư cho tăng trưởng sẽ cao hơn. Do vậy, trong những năm qua kết cấu hạ tầng
  • 9. 6 của huyện Phù Cát đã và đang được các cấp, các ngành quan tâm làm mới, nâng cấp, cải tạo ngày một tốt hơn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển. Thương mại và dịch vụ: Hàng hóa trên thị trường đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Các ngành dịch vụ bưu chính viễn thông, vận tải tích cực đầu tư máy móc, hiện đại hóa trang thiết bị, đa dạng hóa các hình thức phục vụ đáp ứng nhu cầu thiết yếu và nâng cao đời sống nhân dân. * Về xã hội Dân số của huyện Phù Cát tính đến năm 23 19 là 193,893 người; tỷ lệ tăng dân số (-3,22%), giảm 4,36% so với năm 23 15. Sự suy giảm dân số cho thấy huyện Phù Cát có hiện tượng xuất cư thuần. Nguồn nhân lực của huyện khá trẻ, 38,2% dân số thuộc nhóm tuổi 15 - 34 (tính đến năm 23 17). Bên cạnh đó, giới tính của nguồn nhân lực với tỷ lệ nam, nữ khá cân bằng (nam chiếm 50,8% và nữ giới chiếm 49,2%). Tỷ lệ dân số huyện Phù Cát tham gia vào lực lượng lao động đến năm 23 23 là 58,36%. Đến năm 23 23 , địa bàn huyện Phù Cát có tổng cộng 79 trường học (trong đó, có 36 trường đạt chuẩn quốc gia), 1/6 trường THPT (16,66%); 15/18 trường THCS (83,3%); 17/31 trường Tiểu học (54,8%). Huyện cũng đã thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý giáo dục, giảng dạy... Về cơ sở và các dịch vụ văn hóa thể thao của huyện có 18/18 xã, thị trấn có nhà văn hóa và có dịch vụ viễn thông, internet, điểm phục vụ bưu chính, đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn; 18/18 xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều hành và có 4/18 xã có bưu cục, có 8 Di tích
  • 10. 7 lịch sử trong đó 03 Di tích cấp Quốc gia đứng thứ 5 trong số các huyện, thị xã, thành phố có Di tích cấp Quốc gia trong tỉnh và 05 Di tích cấp tỉnh. Mạng lưới cơ sở y tế, đến cuối năm 23 23 huyện Phù Cát có 21 cơ sở, trong đó có 2 bệnh viện, 1 phòng khám đa khoa khu vực và 18 trạm y tế xã thị trấn, với 190 giường bệnh, cán bộ y tế có 249 người, trong đó bác sĩ 41 người, y sĩ 76 người, y tá 92 người, hộ sinh 40 người và 22 cán bộ dược sĩ. Năm 23 19, có 16/18 xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã (đạt 88,89%); 18/18 xã, thị trấn có bác sĩ, đạt 100%, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên 81%, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đầy đủ các loại vắc xin 98,5%. Nhìn chung, sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện cùng với những điều kiện thuận lợi về dân cư, giao thông vận tải...cùng với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của các cấp, các ngành, sự đồng lòng của nhân dân trong triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Phù Cát đã và đang có những bước phát triển vượt bậc, đạt được các thành tựu quan trọng về kinh tế - văn hóa – xã hội, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Song cũng không tránh khỏi những khó khăn, hạn chế do tác động của mặt trái cơ chế thị trường, phân hóa giàu nghèo, trình độ dân trí tại các địa phương.... Tất cả những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội ngũ công chức xã. Đồng thời với sự phát triển kinh tế - xã hội đặt ra yêu cầu, đòi hỏi công chức xã phải không ngừng nâng cao phẩm chất, đạo đức, chính trị, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng thi hành nhiệm vụ trong thực thi công vụ.
  • 11. 8 2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG XÃ CỦA HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.2.1. Quy mô và cơ cấu đội ngũ công chức cấp xã Theo số liệu thu thập được qua các báo cáo về số lượng CC cấp xã hàng năm của Phòng Nội vụ huyện Phù Cát (Bảng 2.1), thu được kết quả số lượng CC cấp xã của huyện qua 5 năm cho thấy: huyện Phù Cát có 18 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 01 thị trấn và xã với tổng số CBCC cấp xã bình quân trong giai đoạn 23 16 -23 23 là 380 người, trong đó số lượng công chức xã là 192 người chiếm 50,52%. Số lượng CC cấp xã có quy mô giảm dần trong giai đoạn do yêu cầu về tinh giản biên chế của Thủ tướng Chính phủ nhằm nâng cao chất lượng CC, thu hút những người có trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn, phù hợp với vị trí việc làm, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên mức giảm này không lớn. Bảng 2.1: Quy mô đội ngũ cán bộ công chức, công chức cấp xã huyện Phù Cát Diễn giải ĐVT Năm 23 16 Năm 23 17 Năm 23 18 Năm 23 19 Năm 23 23 Trung bình Số CC cấp xã huyện Phù Cát Người 190 180 23 1 195 194 192 Số lượng CBCC cấp xã Người 385 369 388 380 378 380 Tỷ lệ % công chức xã % 49,4 48,8 51,8 51,3 51,3 50,52
  • 12. 9 (Nguồn: Phòng nội vụ huyện Phù Cát) Điều này thể hiện qua biểu đồ sau: Thông qua bảng số liệu và biểu đồ ta nhận thấy, về Cơ cấu về độ tuổi của đội ngũ CC cấp xã huyện Phù Cát được thể hiện qua bảng số liệu 2.2. Các số liệu phân tích trong bảng 2.2 cho thấy, chiếm tỷ trọng nhiều nhất là đội ngũ CC trong độ tuổi 30-40, trung bình giai đoạn là 36,88%. Tuy nhiên, cả số tuyệt đối và tỉ trọng loại này đang có xu hướng giảm xuống, cụ thể năm 23 16, số lượng là 83 người và tỷ lệ là 43,64% thì đến năm 23 23 đã giảm còn 69 người, chiếm tỉ lệ 35,64%. Độ tuổi có tỉ trọng cao thứ 2 trong tổng số là 41-50 tuổi, trung bình giai đoạn chiếm 34,85%. Độ tuổi này cũng có sự giảm xuống cả số lượng người và tỉ trọng, năm 23 16 có 74 người, tỉ trọng 38,96% thì đến năm 23 23 còn 58 người chiếm tỉ trọng 30,04%. Đây là độ tuổi được đánh giá là khá năng động, có đủ kinh nghiệm để đảm nhận các vị trí công việc được phân công. Bảng 2.2: Cơ cấu công chức cấp xã theo độ tuổi 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 2016 2017 2018 2019 2020 Số lượng CBCC cấp xã Số CC cấp xã huyện Phù Cát
  • 13. 10 ĐVT: Người, % Năm Dưới 30 30 - 40 41 - 50 Từ 51 đến nghỉ hưu Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng 23 15 11 5,97 83 43,64 74 38,96 22 11,43 23 16 13 7,05 56 30,89 72 40,38 39 21,68 23 17 13 6,44 75 37,37 65 32,48 48 23,71 23 18 15 7,90 72 36,84 63 32,37 45 22,89 23 19 27 13,94 69 35,64 58 30,04 40 23 ,38 Trung bình 8,26 36,88 34,85 23 ,01 (Nguồn: Phòng nội vụ huyện Phù Cát) Tỷ lệ CBCC dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất, trung bình trong giai đoạn là 8,26%, nhưng có xu hướng tăng lên qua các năm, năm 23 15 có 11 người chiếm 5,97% thì đến năm 23 19 là 27 người chiếm 13,94%. Điều này cho thấy công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ trẻ luôn được lãnh đạo Huyện quan tâm. Tuy nhiên, tỷ lệ công chức trong độ tuổi từ 51 đến nghỉ hưu vẫn chiếm một tỷ lệ đáng kể, trung bình 23 ,01%. Đội ngũ này có nhiều kinh nghiệm trong công tác nhưng sức ỳ cao nên ảnh hưởng không nhỏ đến tính sáng tạo, năng động và nhiệt tình trong công việc của đội ngũ CC xã của Huyện.
  • 14. 11 2.2.2. Chất lượng cán bộ công chức cấp xã huyện Phù Cát Như trong chương 1 đã nêu, để đánh giá chất lượng CC nói chung và CC xã nói riêng cần sử dụng 5 tiêu chí như: (1) Tiêu chí về trình độ chuyên môn và năng lực làm việc; (2) Tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; (3) Tiêu chí về uy tín trong công tác; (4) Tiêu chí về năng lực tổ chức, quản lý; (5) Tiêu chí về chất lượng và hiệu quả thực hiện công việc được giao. Các tiêu chí này vừa có tính độc lập lại vừa có tính đan xen lẫn nhau. Bởi vì, chất lượng và hiệu quả thực hiện công việc được giao tốt hay không lại phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn và năng lực làm việc, kỹ năng công tác, thái độ của người CC đối với công việc. Mặt khác, căn cứ vào những nhiệm vụ của CC đã được quy định thì việc đánh giá tình hình thực tế CC cấp xã hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ nào là việc không dễ, khó có thể tách rời độc lập với đời sống xã hội, mà nó gắn liền với kết quả phát triển chung của cơ sở, của địa phương. Xét theo nhiệm vụ của đội ngũ CC cấp xã, thì nhiệm vụ của họ hết sức nặng nề, có liên quan đến nhiều mặt hoạt động ở cơ sở. Điều đó đòi hỏi, CC cấp xã hiện nay không những phải có kiến thức kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, mà còn phải có các kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực kinh tế, xã hội để có thể truyền đạt, hướng dẫn và tổ chức người dân tham gia, thực hiện tốt các chương trình dự án phát triển nông thôn, cơ sở. Với những đặc điểm này, để đánh giá chất lượng CC xã của huyện Phù Cát, tác giả sẽ tiến hành đánh giá một số tiêu chí theo nguồn số liệu thứ cấp thu thập được từ Phòng Nội vụ huyện Phù Cát và một số tiêu chí theo nguồn số liệu điều tra trực tiếp từ hai phía, đó là từ phía cơ quan, bộ máy quản lý nhà nước xem nó đã hợp pháp, hợp lý và khả thi hay chưa và quan trọng hơn đó là sự đánh giá từ
  • 15. 12 phía người dân, những người trực tiếp thụ hưởng các dịch vụ công, từ việc thực thi các quyết định của CC. Trong những năm qua, UBND các cấp các cấp đã coi trọng công tác sử dụng và đánh giá cán bộ, công chức. Việc sử dụng CCCX thực hiện theo phương châm “vì việc để xếp người”, bố trí cán bộ, công chức một cách hợp lý trên cơ sở trình độ đào tạo, năng lực sở trường, cơ cấu độ tuổi để bố trí công tác có hiệu quả đồng thời tạo cơ hội thăng tiến cho CCCX có độ tuổi trẻ để cống hiến và trưởng thành; việc sử dụng cán bộ, công chức gắn với công tác quy hoạch có chất lượng. Từ năm 23 15, việc đánh giá công tác cán bộ, công chức được UBND các cấp các cấp triển khai thực hiện theo Nghị định số 56/23 15/NĐ-CP của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức. Việc đánh giá cán bộ, công chức dựa trên cả 4 mặt về: Mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật và chiều hướng, triển vọng phát triển. Thông qua việc đánh giá cán bộ, công chức đã giúp cho CCCX thấy rõ được những điểm mạnh cần tiếp tục phát huy; những thiếu sót, điểm yếu cần sửa chữa khắc phục, từ đó tiếp tục phấn đấu rèn luyện, học tập và ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác. Qua đó làm căn cứ để lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách kịp thời đối với cán bộ, công chức. Việc thực hiện công tác đánh giá cán bộ, công chức hàng năm được UBND các cấp các cấp thực hiện theo quy trình đó là: Bước 1: Cá nhân tự nhận xét, đánh giá, chấm điểm theo bản đánh giá, tự kiểm điểm và xếp loại của bản thân
  • 16. 13 Bước 2: Tập thể cán bộ trong phòng (đối với các đơn vị trực thuộc là tập thể lãnh đạo đơn vị và trưởng các phòng, ban, bộ phận) góp ý, nhận xét, đánh giá cho cá nhân CCCX. Bước 3. Lãnh đạo nhận xét, đánh giá cán bộ. Bước 4. Văn phòng tổng hợp báo cáo kết quả và tham mưu cho cấp trên Quyết định xếp loại cán bộ. Các chỉ tiêu không định lượng: Thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo chất lượng và thời gian quy định là đạt điểm chuẩn của tiêu chí đó; không đảm bảo chất lượng, thời gian quy định bị trừ điểm theo quy định. Không triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan, đơn vị hoặc được cấp có thẩm quyền thì tính không hoàn thành nhiệm vụ, Các chỉ tiêu định lượng: Nếu hoàn thành nhiệm vụ 100% so với kế hoạch là đạt điểm chuẩn; cứ vượt 1% được công 1 điểm nhưng không quá điểm chuẩn đó (ví dụ tiêu chí đó điểm chuẩn là 5 điểm thì được cộng tối đa thêm 5 điểm nữa nếu vượt kế hoạch); không hoàn thành kế hoạch, cứ giảm 1% so với chỉ tiêu kế hoạch bị trừ 02 điểm (không giới hạn điểm trừ). Điểm cộng (điểm thưởng): Cá nhân có sáng tạo, đề xuất các cơ chế chính sách, hoặc sáng kiến trong thực hiện nhiệm vụ mang lại hiệu quả cao trong quản lý nhà nước được Ban Lãnh đạo Sở công nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao trước thời hạn thì mỗi sáng kiến (sáng tạo), mỗi công việc hoàn thành trước thời hạn được thưởng 01 điểm, nhưng không quá điểm chuẩn theo tiêu chí đó. Trừ điểm (điểm phạt): Không chấp hành, không hoàn thành nhiệm vụ được giao theo thời gian quy định do bất kỳ nguyên nhân nào, mỗi việc trừ 2 điểm. Tham mưu ban hành văn bản trái quy định, bị đình chỉ, huỷ bỏ bằng quyết
  • 17. 14 định của cấp có thẩm quyền, một văn bản trừ 5 điểm. Cá nhân có đơn thư khiếu nại, tố cáo mà được cấp có thẩm quyền giải quyết có kết quả giải quyết đúng như nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo phản ánh coi như không hoàn thành nhiệm vụ. Cá nhân bị Giám đốc Sở khiển trách bằng văn bản coi như không hoàn thành. Có các bậc xếp loại: Mức 1: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Mức 2: Hoàn thành tốt nhiệm vụ Mức 3: Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực Mức 4: Không hoàn thành nhiệm vụ * Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức xã Qua báo cáo thống kê thực trạng chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Phù Cát (bảng 2.3) cho thấy trình độ chuyên môn cán bộ, công chức cấp xã tăng liên tục qua các năm, đảm bảo cho quá trình thực thi nhiệm vụ, đặc biệt trình độ Thạc sĩ và Đại học ngày càng tăng, còn lại trình độ cao đẳng, Trung cấp, sơ cấp và chưa qua đào tạo ngày càng giảm, chứng tỏ đội ngũ cán bộ, công chức xã đã được đào tạo từ trình độ thấp sang trình độ cao ngày càng nhiều. Bảng 2.3. Tổng hợp theo Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định từ năm 23 16 đến năm 23 23 STT Trình độ 23 16 23 17 23 18 23 19 23 23 Đào tạo Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng
  • 18. 15 1 Thạc sỹ 42 55 61 75 89 2 Đại học 99 79 82 87 85 3 Trung cấp 38 31 34 25 16 4 Trung học phổ thông 11 15 24 8 4 5 Chưa đào tạo 0 0 0 0 0 6 Tổng số công chức 190 180 23 1 195 194 Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Phù Cát * Trình độ Lý luận chính trị và Quản lý nhà nước của cán bộ, công chức xã Trong những năm qua UBND huyện đã rất quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức xã về lý luận chính trị, đặc biệt huyện đã đăng ký tổ chức lớp Trung cấp lý luận chính trị tại huyện (do giáo viên của trường Chính trị tỉnh Bình Định đào tạo) theo đó cán bộ, công chức xã được cử đi đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị tăng mạnh qua các năm. Các cán bộ chủ chốt hoặc trong độ tuổi quy định, hoặc cán bộ, công chức cấp xã thuộc diện quy hoạch sẽ có điều kiện được cử đi đào tạo về trình độ Trung cấp lý luận chính trị, nên trình độ về trung cấp lý luận chính trị tăng qua các năm và tỉ lệ trung bình đạt 32,62% so với tổng số cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện. Trình độ Quản lý nhà nước, theo bảng số liệu thống kê về trình độ quản lý Nhà nước qua các năm cho thấy việc đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, công chức
  • 19. 16 cấp xã về trình độ quản lý Nhà nước chưa được chú trọng và chưa được quan tâm, nên trong 05 năm trung bình về trình độ Chuyên viên chính đạt 0,65%, trình độ Chuyên viên đạt 3,77%, còn tỷ lệ chưa qua đào tạo hoặc đã qua lớp bồi dưỡng ngắn hạn còn khá cao, chiếm tỷ lệ 95,58%. Vì vậy, trong thời gian tới cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa về công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ quản lý Nhà nước cho cán bộ, công chức cấp xã nhằm đảm bảo cho việc lãnh đạo điều hành được hiệu quả hơn. * Trình độ Tin học, Ngoại ngữ của cán bộ, công chức xã Về trình độ tin học cho thấy, tỉ lệ có chứng chỉ tin học qua các năm tăng lên đáng kể (trong 5 năm tỉ lệ cán bộ, công chức cấp xã có chứng nhận tin học là 65,23%); còn lại những cán bộ, công chức cấp xã chưa có chứng chỉ đã giảm rõ rệt, cụ thể: cuối năm 23 14, tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã chưa có chứng chỉ tin học là 40% đến cuối năm 23 18, tỷ lệ này giảm còn 28,02% (trung bình trong 5 năm tỉ lệ cán bộ, công chức cấp xã chưa có chứng nhận tin học là 34,77%). Vì vậy cần có kế hoạch nâng tỷ lệ những cán bộ, công chức cấp xã chưa được đào tạo, bồi dưỡng về trình độ tin học nhằm đáp ứng tốt công việc của UBND xã. Về trình độ ngoại ngữ tỷ lệ cán bộ, công chức xã có chứng chỉ ngoại ngữ là quá ít, chiếm tỉ lệ trung bình cả giai đoạn là 45,43%. Bên cạnh đó, số lượng cán bộ, công chức xã chưa được đào tạo, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn là khá lớn, chiếm tỷ lệ trung bình trong cả giai đoạn là 54,57% (hơn ½ cán bộ, công chức đang công tác tại cấp xã). Thể hiện trình độ về ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở nước ta còn quá yếu . Vì vậy, các ngành, các cấp cần quan tâm hơn nữa để có chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã về trình độ ngoại ngữ trong giai đoạn hiện nay để ngày càng có thể đáp ứng yêu cầu về hội nhập, đặc biệt là thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0 như hiện nay.
  • 20. 17 * Kỹ năng làm việc và kết quả công tác của cán bộ, công chức cấp xã trong thời gian qua:Kỹ năng làm việc và kết quả công tác của xán bộ, công chức xã được đánh giá theo tiêu chí đánh giá, phân loại Cán bộ, công chức cuối năm. Trong những năm qua đã cho ta thấy hàng năm cán bộ, công chức xã đều cố gắng phấn đấu để thực hiện nhiệm vụ đã được phân công nên đến thời điểm đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cuối năm được tập thể nhận xét, đánh giá theo các tiêu chí như về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực lãnh đạo điều hành (đối với cán bộ), kết quả về thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, ý thức tổ chức kỷ luật… và dựa trên bản tự nhận xét, đánh giá của cán bộ, công chức, kiến đóng góp của tập thể thì lãnh đạo sẽ có kết luận cụ thể về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng cán bộ, công chức. Kết quả trung bình từ năm 23 14 đến cuối năm 23 18 của cán bộ, công chức xã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là 6,46% (tỷ lệ này không cao, tuy nhiên tỷ lệ này cũng thể hiện được kết quả phấn đấu xuất sắc trong mọi lĩnh vực của cán bộ, công chức; tỷ lệ hoàn thành tốt nhiệm vụ khá cao đạt 89,24% (thể hiện cán bộ, công chức có tinh thần làm việc tốt, phấn đấu tốt kể cả về chính trị, đạo đức lối sống cũng như trong công việc được giao); tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực chiếm 3,77% (đa số tỷ lệ này là đối với cán bộ, công chức xã mới tiếp cận công việc nhưng chưa có tinh thần học hỏi và cầu tiến), còn lại tỷ lệ không hoàn thành nhiệm vụ rất ít chiếm tỷ lệ 0,54% (tỷ lệ này đa số là một số cán bộ, công chức xã vi phạm ở mức độ khiển trách). Có thể thấy rằng trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Phù Cát đã tăng dần qua các năm. Thể hiện sự quan tâm các cấp trong việc thực hiện chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức xã nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã trong thực thi công vụ. Tuy nhiên số lượng vẫn còn hạn chế, chất lượng chưa được nâng cao thể hiện ở trình độ Chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, quản lý Nhà nước
  • 21. 18 đảm bảo chuẩn, chiếm tỉ lệ thấp. Bên cạnh đó số lượng và chất lượng về trình độ tin học, ngoại ngữ cũng cần được quan tâm hơn nữa nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong thời đại hiện nay. Đồng thời các ngành, các cấp cần quan tâm hơn nữa để tạo điều kiện nâng cao về trình độ lẫn kỹ năng làm việc tăng khả năng đáp ứng yêu cầu về công việc của cán bộ, công chức cấp xã hiện nay. 2.3. Thực trạng thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định 2.3.1. Cơ sở pháp lý thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tỉnh Bình Định. Để công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC nói chung và công chức cấp xã nói riêng đạt được hiệu quả và chất lượng cao, trong sốt quá cách mạng, mà điển hình trong thời gian gần đây, Đảng, Chính Phủ, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bình Định; Huyện uỷ, UBND huyện Phù Cát đã chỉ đạo và ban hành khá nhiều các văn bản quy định có liên quan đến vấn đề này, cụ thể: - Luật Cán bộ, công chức năm 23 08; - Nghị định 112/23 11 NĐ-CP ngày 05/11/23 11 của Chính phủ quy định về công chức xã, phường, thị trấn; - Nghị định của Chính phủ số 92/23 09/NĐ-CP ngày 22/10/23 09 quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với CBCC ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; - Nghị định 29/23 13/NĐ-CP ngày 08/4/23 13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/23 09/NĐ-CP ngày 22/10/23 09 quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với CBCC ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
  • 22. 19 - Thông tư liên tịch số 03/23 10/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH của Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ngày 27/5/23 10 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/23 09/NĐ-CP ngày 22/10/23 09 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. - Thông tư số 06/23 12/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn; - Quyết định số 567/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức trẻ ở xã giai đoạn 23 14 – 23 23 ; - Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 06/12/23 14 của UBND tỉnh Bình Định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ sở tỉnh Bình Định, giai đoạn 23 15- 23 23 . - Quyết định số 23 61/QĐ-UBND ngày 16/6/23 16 của UBND tỉnh Bình Định về Ban hành kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức xã , giai đoạn 23 16- 23 23 . - Nghị quyết Đại hội Đảng huyện Phù Cát lần thứ XXI, nhiệm kỳ 23 15- 23 23 . - Chương trình hành động số 07-CTr/HU ngày 30/10/23 16 của huyện Phù Cát “về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, kiện toàn tổ chức bộ máy, giai đoạn 23 16- 23 21 và định hướng đến năm 23 25”. - Kế hoạch số 678/KH-UBND ngày 18/11/23 16 của UBND huyện Phù Cát về thực hiện Chương trình hành động số 07-CTr/TU ngày 31/10/23 16 của Huyện ủy Phù Cát nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, kiện toàn tổ chức bộ máy, giai đoạn 23 16- 23 21 và định hướng đến năm 23 25”.
  • 23. 20 Nhìn chung, hệ thống các văn bản nêu trên đều đề cập đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC. Tuy nhiên, để nâng cao năng lực của đội ngũ CBCC cần phải thực hiện rất nhiều các giải pháp khác nhau, song một trong những giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm nâng cao năng lực của CBCC có thể kể đến đó là hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC. Hệ thống các văn bản nêu trên đã giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý ở các cấp và các cơ quan tham mưu, đơn vị và địa phương tiến hành nghiên cứu xác định đúng về các mục tiêu, nguyên tắc, chế độ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nội dung, chương trình, thời gian, việc cấp bằng và các chứng chỉ hoàn thành đối với cán bộ tham gia đào tạo, bồi dưỡng; phân công, phân cấp trong các khâu tổ chức và quản lý; đánh giá chất lượng trong các khâu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC nói chung và công chức cấp xã nói riêng; tiêu chuẩn, nhiệm vụ và chính sách, chế độ đối với giảng viên; điều kiện và quyền lợi, trách nhiệm của công chức cấp xã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; kinh phí cấp, hỗ trợ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Nội dung của các văn bản đã thể hiện rõ tinh thần đổi mới toàn diện trên các mặt: chế độ đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã; trách nhiệm, tăng cường phân cấp cho các cơ quan ban ngành, cấp ủy chính quyền địa phương trong tổ chức và quản lý trong đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã, đồng thời đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng công chức trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức cấp xã; đồng thời phải thường xuyên đổi mới hình thức và nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng hành chính đối với công chức; tạo lập cơ sở pháp lý để kiểm soát chất lượng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức cấp xã.
  • 24. 21 2.3.2. Thực trạng thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định 2.3.2.1. Về thực thi mục tiêu chính sách đạo tạo, bồi dưỡng đối với công chức cấp xã trên địa bàn huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Nhằm đạt được mục tiêu xây dựng đội ngũ CCCX tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định nói chung, góp phần thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đã được Đảng và nhà nước giao phó là mục tiêu quan trọng trong hoạt động của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Phù Cát ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Công tác thực thi các mục tiêu, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ CCCX tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định được thực hiện theo nhiều giai đoạn, chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành và các cơ quan chính quyền địa phương trong việc lựa chọn và tuyển dụng và bồi dưỡng hệ thống CCCX qua từng giai đoạn thông qua đề án cụ thể. Trên thực tế, đề án trong công tác đào tạo, bồi dường công chức hệ thống UBND giai đoạn 23 17 – 23 21 đã và đang được thực hiện nghiêm tức để đáp ứng với yêu cầu của Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 23 23 , yêu cầu cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay. Đồng thời, thông qua việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ CCCX trong thực hiện việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có hoạt động nghề nghiệp mang tính đặc thù của Hệ thống CQHCNN nhằm đáp ứng với yêu cầu cấp bách từ thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã. Đồng thời, thông qua hoạt động này sẽ góp phần khắc phục hạn chế, vướng mắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức Hệ thống các cơ quan CQHCNN nói chung ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
  • 25. 22 Thông qua việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực là CCCX đã được quán triệt trong ngành từ Trung ương xuống địa phương và bước đầu đã có nhiều chuyển biến. Thông qua việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đã chỉ rõ đường lối trong công tác phát triển nguồn nhân lực cho UBND cấp cơ sở nói chung và đáp ứng với yêu cầu của công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ CCCX tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định được thực hiện một cách nghiêm túc và cụ thể. Bên cạnh đó, ngăn chặn có hiệu quả những tư tưởng về tự diễn biến, tự chuyển hóa trong một số bộ phận công chức ở nước ta hiện nay. Tạo điều kiện hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. Nâng cao nhận thức về xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ CCCX tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. 2.3.2.2. Về thực thi kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định Trình độ Trung ương Địa phương Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Chuyên môn 139 8.072 Tiến sỹ 2 0,14% 3 0,003% Thạc sỹ 60 43% 198 0,21% Đại học 76 54% 7.684 83% Cao đẳng 1 0,7% 187 0,2% Lý luận chính trị 59 3.160
  • 26. 23 Nguồn: Đề án Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức hệ thống CQHCNN 23 17-23 21 Như biểu phụ lục trên cho thấy, công chức trong UBND huyện Phù Cát, tỉnh Bình định có trình độ chuyên môn đáp ứng tiêu chuẩn quy định chung đối với công chức. Tuy nhiên số công chức có trình độ sau đại học của toàn Hệ Cử nhân 1 0,7% 98 0,10% Cao cấp 37 26% 933 10% Trung cấp 21 15% 2.129 23% Quản lý nhà nước 124 4.260 Chuyên viên cao cấp 28 23 % 62 0,07% Chuyên viên chính 48 34% 1.018 11% Chuyên viên 48 34% 3.180 34% Ngoại ngữ (tiếng anh) 141 8.505 Đại học trở lên 4 0,28% 24 0,02% Tiếng anh (chứng chỉ A,B,C) 137 97% 8.481 92% Tin học 140 8.643 Trung cấp trở lên 5 0,35% 175 0,18% Chứng chỉ 135 96% 8.468 92%
  • 27. 24 thống chiếm tỷ lệ thấp, chưa phát triển được nguồn nhân lực chất lượng cao cho các đơn vị làm công tác quản lý, chỉ đạo và xây dựng thế chế; Đội ngũ lãnh đạo, quản lý chưa được kiện toàn vì còn thiếu tiêu chuẩn về lý luận chính trị; việc bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước theo ngạch công chức chưa được thực hiện theo quy định; một bộ phận không nhỏ công chức phải được đào tạo lại về tin học, ngoại ngữ, đặc biệt là tin học mới đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới. Giai đoạn năm 23 15 -23 18, công tác đào tạo CCCX tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định có nhiều đổi mới: luôn quan tâm đến CCCX để bổ sung vào quy hoạch và có kế hoạch bồi dưỡng; quy hoạch, đào tạo. Xuất phát từ thực tiễn nhiệm vụ ngày một đòi hỏi chất lượng CCCX tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định phải được nâng cao kể cả trình độ chuyên môn, lý luận chính trị cũng như trình độ quản lý nhà nước, từ năm 23 14 đến 23 18 số lượng CCCX tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định được đi đào tạo bồi dưỡng ngày một nhiều. Giai đoạn năm 23 15 -23 18, công tác đào tạo, bồi dưỡng CCCX có nhiều đổi mới: luôn quan tâm đến cán bộ trẻ, cán bộ nữ để bổ sung vào quy hoạch và có kế hoạch bồi dưỡng; quy hoạch, đào tạo. Xuất phát từ thực tiễn nhiệm vụ ngày một đòi hỏi chất lượng cán bộ, công chức viên chức phải được nâng cao kể cả trình độ chuyên môn, lý luận chính trị cũng như trình độ quản lý nhà nước, từ năm 23 15 đến 23 18 số lượng cán bộ, công chức được đi đào tạo bồi dưỡng ngày một nhiều: số lượng công chức được cử đi học Thạc sỹ; bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên viên và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ luôn được chú trọng và phát triển. Trong giai đoạn 23 15 - 23 18 huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định rất coi trọng công tác đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ CCCX từng bước đã trang bị kiến thức
  • 28. 25 về hệ thống pháp luật về các kỹ năng quản lý và các kiến thức, kỹ năng hỗ trợ khác nhằm hỗ trợ công tác quản lý. Góp phần xây dựng đội ngũ CCCX có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt, thành thạo, chuyên sâu, chuyên nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu cải cách hệ thống theo hướng hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế. Việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với công chức cơ bản căn cứ vào tiêu chuẩn của ngạch công chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn nghiệp vụ từng chức năng quản lý; căn cứ quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của CQHCNN. Đề cao vai trò tự học của công chức; cơ quan khuyến khích và tạo điều kiện cho công chức tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Từ năm 23 17, việc đánh giá công tác CCCX tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định được CQHCNN được triển khai và kiểm tra, giám sát của CQHCNN trên địa bàn rất khá hào hứng với chương trình; các kiến thức người CCCX tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định thu lượm được từ khóa học rất bổ ích. Để công tác đào tạo nghiệp vụ CCCX tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định của CQHCNN CQHCNN thực hiện chi trả chế độ đúng người, đúng chính sách, đảm bảo tính ưu việt của chương trình.CQHCNN đã gắn chặt việc rà soát, xác định những mục tiêu quan trọng của hoạt động đào tạo, nâng cao tay nghề và đảm bảo chất lượng của các CCCX trong CQHCNN trong giai đoạn hiện nay. Cơ quan HCNN trả lương cho CCCX tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định hàng tháng, theo tháng. Không để tình trạng nợ lương xảy ra. Việc tham gia các loại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho CCCX, thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà Nước. CQHCNN chưa từng xảy ra tình trạng chậm đóng bảo hiểm. Thu nhập bình quân của CCCX tại huyện Phù Cát,
  • 29. 26 tỉnh Bình Định được khởi điểm từ: 6.000.000 đồng/người/tháng (số CCCX tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định thực tế sử dụng bình quân) Trong giai đoạn 23 15 - 23 18 CQHCNN rất coi trọng công tác đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ CCCX từng bước đã trang bị kiến thức về hệ thống các kỹ năng quản lý và các kiến thức, kỹ năng hỗ trợ khác nhằm hỗ trợ công tác áp dụng quy định của Luật CQHCNN trong thực tiễn. Góp phần xây dựng đội ngũ CCCX có phẩm chất và kỹ năng thành thạo, chuyên sâu, chuyên nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu cải cách hệ thống theo hướng hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế. Việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với CCCX cơ bản căn cứ vào tiêu chuẩn của CQHCNN. Trong những năm qua, CQHCNN đã coi trọng công tác sử dụng và đánh giá cán bộ, công chức. Việc sử dụng CCCX tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định thực hiện theo phương châm “vì việc để xếp người”, bố trí cán bộ, công chức một cách hợp lý trên cơ sở trình độ đào tạo, năng lực sở trường, cơ cấu độ tuổi để bố trí công tác có hiệu quả đồng thời tạo cơ hội thăng tiến cho CCCX tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định có độ tuổi trẻ để cống hiến và trưởng thành và có chất lượng. 2.3.2.3. Về vai trò của các chủ thể tham gia thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Thực hiện Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 8/11/23 11 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 23 11- 23 23 [12]; và Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/23 16 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 23 16 - 23 25 [27]. Trên cơ sở xác định nhu cầu cần đào tạo, bồi dưỡng thì Phòng Nội vụ huyện sẽ tham mưu UBND huyện ban hành kế hoạch đào tạo, bồi
  • 30. 27 dưỡng để tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ, công chức trên địa bàn xã (trong một số ngành và lĩnh vực) nhằm nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác phục vụ đời sống Nhân dân. Quá trình xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện thông thường được triển khai thực hiện qua các giai đoạn: - Quán triệt chủ trương, ban hành văn bản để tổ chức xây dựng kế hoạch, phân công phòng ban chuyên môn tham mưu xây dựng kế hoạch. - Thu thập tài liệu và nắm bắt số liệu cán bộ, công chức xã có nhu cầu đăng ký đào tạo, bồi dưỡng. - Xây dựng đề cương và bàn bạc, lấy ý kiến của các bộ phận có liên quan. - Viết dự thảo kế hoạch. - Tổ chức Hội nghị hoặc gửi văn bản cho các cơ quan có liên quan lấy ý kiến góp ý, chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp. - Thực hiện việc tổng hợp và chỉnh sửa để hoàn thiện. - Viết tờ trình hoặc Công văn kèm theo hồ sơ về dự thảo kế hoạch, ý kiến đóng góp của các cơ quan có liên quan…trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành. Và trong thời gian qua, kế hoạch của UBND huyện về triển khai thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã đã thể hiện rõ mục đích, yêu cầu, đối tượng áp dụng; nội dung đào tạo, bồi dưỡng; số lượng cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng; tổng số lớp; đơn vị có thẩm quyền được liên kết, hoặc được thuê, mời giảng dạy trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng; kinh phí thực hiện; cơ quan chủ trì thực hiện, cơ quan phối hợp thực hiện… Cụ thể như sau:
  • 31. 28 Kế hoạch số 222/KH-UBND ngày 22/10/23 14 của UBND huyện Phù Cát về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 23 15 và giai đoạn 23 16 – 23 23 . Kế hoạch số 214/KH-UBND ngày 09/3/23 16 của UBND huyện Phù Cát về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 23 16. Kế hoạch số 350/KH-UBND ngày 16/3/23 17 của UBND huyện Phù Cát về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 23 17. Kế hoạch số 1377/KH-UBND ngày 14/8/23 18 của UBND huyện Phù Cát về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 23 18. Hàng năm, sau khi UBND huyện ban hành Kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ, công chức thì Phòng Văn hóa phối hợp với Phòng nội vụ và Đài truyền thanh phát lại truyền hình huyện (nay là Trung tâm truyền thông Văn hóa – Thể thao huyện Phù Cát) đã ban hành các thông báo về việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng (05 thông báo) và phát trên các phương tiện thông tin đại chúng như loa đài truyền thanh của huyện, của xã, (02 lần/ tuần), đồng thời đăng tin trên cổng thông tin điện tử huyện, xã. Hoạt động phổ biến, tuyên truyền chính sách rất quan trong vì thông qua hoạt động này giúp cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nắm rõ được chủ trương của huyện. Ngoài việc phổ biến, tuyên truyền trên các kênh thông tin, đại chúng thì chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã được phổ biến, tuyên truyền thông qua các Hội nghị cán bộ, công chức hàng năm; Hội nghị tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng… Bên cạnh đó công tác phổ biến, tuyên truyền cũng được thực hiện thông qua các tổ chức chính trị - xã hội của huyện, của xã. Nhìn chung trong thời gian qua công tác phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện
  • 32. 29 thông qua công tác phân công các cơ quan, đơn vị phối hợp với nhau trong phổ biến truyên truyền chính sách đến cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn với các hình thức khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập như việc triển khai tuyên truyền thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức còn hạn chế tại một số xã, triển khai còn qua loa, đưa tin chưa cụ thể, chưa rõ ràng làm cho cán bộ, công chức chưa nắm rõ tinh thần của chính sách hoặc đưa tin mang tính lồng ghép nhiều nội dung nên chưa truyền tải hết nội dung của chính sách đối với người thụ hưởng chính sách đào tạo, bồi dưỡng. 3.2.2.5. Về môi trường, thể chế thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Trong những năm qua, UBND huyện luôn quan tâm chỉ đạo sát sao đến các phòng ban, các cơ quan, UBND cấp xã và các cá nhân trực tiếp thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã. Trong những năm qua, được sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, Phòng Nội vụ huyện thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác theo dõi, giám sát việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện, đồng thời theo dõi tình hình phối hợp thực hiện giữa các cơ quan, đơn vị; tình hình học tập của cán bộ, công chức xã thông qua mức độ tham gia khóa học, kết quả học tập, tuân thủ các nội quy, quy chế của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; tiến độ thực hiện của chính sách theo kế hoạch đã đề ra để báo cáo với UBND huyện về kết quả thực hiện. Thông qua đôn đốc, theo dõi thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng với các hình thức kiểm tra thường xuyên, đột xuất hay kiểm tra chuyên đề với những kết quả có thể tham mưu cho lãnh đạo có những điều chỉnh, xử lý kịp thời đối với những cá nhân, tổ chức, cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện, nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu của chính sách cũng như tiến độ đã đề ra.
  • 33. 30 Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã phải có thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện ra những sai sót, kịp thời chấn chỉnh, sửa chữa, điều chỉnh. Việc thanh tra, kiểm tra sẽ giúp cho chính sách có được “niềm tin” để tiếp tục triển khai thực hiện trong thời gian tiếp theo. Việc thanh tra, kiểm tra được cơ quan có thẩm quyền tiến hành theo chức năng nhiệm vụ của mình. Hiện tại, trên địa bàn huyện có cơ quan chuyên môn về công tác thanh tra như Ủy ban kiểm tra Huyện ủy, Phòng Thanh tra huyện. Từ năm 23 16 đến năm 23 23 , trên địa bàn huyện Phù Cát đã tổ chức 03 cuộc thanh tra, kiểm tra về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã như kiểm tra việc ban hành kế hoạch đã kịp thời hay chưa?, nội dung của Kế hoạch đã phù hợp hay chưa?, kinh phí thực hiện của Kế hoạch đã đáp ứng hay chưa? Việc phối hợp thực hiện của các bộ phận chuyên môn trong Kế hoạch? Các kết quả đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch?...Tuy nhiên việc thanh tra, kiểm tra chưa được thường xuyên, chưa cụ thể và chưa đầy đủ. Nhìn chung công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã chưa đạt hiệu quả. 2.3.3. Kết quả thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Với đặc thù là thì việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cấp cơ sở gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên nhờ quyết tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, huyện đã cơ bản chuẩn hóa được đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, đáp ứng được nhu cầu của từng vị trí việc làm. Đến nay, hơn 99% cán bộ chủ chốt là Bí thư đảng ủy, Chủ tịch UBND các xã trên địa bàn huyện đều được chuẩn hóa. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nâng cao trách nhiệm trong giải quyết công vụ, nhất là thực
  • 34. 31 hiện các thủ tục hành chính, đem lại sự hài lòng cho Nhân dân. Kết quả thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã được thể hiện như sau: - Năm 23 16: Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được cử tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng là 167 người. Trong đó: Đào tạo: Đại học: 06 người. Bồi dưỡng: Trung cấp lý luận chính trị là 15 người; Sơ cấp lý luận chính trị là 07 người; Chuyên viên Quản lý Nhà nước 03 người; Quốc phòng – An ninh 06 người và các lớp Kiến thức kỹ năng chuyên ngành; vị trí việc làm: 130 người (các lớp bồi dưỡng chức danh Văn phòng – Thống kê: 12 người; bồi dưỡng kiến thức quản lý văn hóa: 11 người; bồi dưỡng kiến thức quản lý lao động – xã hội: 09 người; bồi dưỡng chức danh Bí thư, Phó Bí thư Đảng và trưởng đoàn thể chính trị, xã hội xã: 15 người; bồi dưỡng kiến thức quản lý địa chính – Môi trường: 09 người; ồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý dự án cho cán bộ cấp xã: 30 người; bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý tài chính cho cơ quan quản lý cấp xã: 09 người; bồi dưỡng kiến thức ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác ở xã: 14 người; bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin: 21 người) - Năm 23 16: Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được cử tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng là 156 người. Trong đó: Đào tạo Đại học: 03 người. Bồi dưỡng: Trung cấp lý luận chính trị là 05 người; Sơ cấp lý luận chính trị là 03 người; Chuyên viên Quản lý Nhà nước 03 người; Quốc phòng – An ninh 05 người và các lớp Kiến thức kỹ năng chuyên ngành; vị trí việc làm: 137 người (các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước về Nông nghiệp: 09 người; bồi dưỡng chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã: 12 người; bồi dưỡng kỹ năng soạn thảo và ban hành văn bản hành chính: 15 người; bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp hành chính và văn hóa công sở, chuẩn mực xử sự trong thực thi công vụ: 18 người; bồi dưỡng kỹ năng giải quyết đơn thư,
  • 35. 32 khiếu nại, tố cáo và kỹ năng tiếp công dân: 18 người; bồi dưỡng kiến thức xây dựng Nông thôn mới: 09 người; bồi dưỡng kiến thức nâng cao kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ phổ biến pháp luật: 16 người; bồi dưỡng kế toán ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác ở cấp xã: 09 người; bồi dưỡng kiến thức quản lý lao động – xã hội: 05 người; bồi dưỡng kiến thức về phòng chống tham nhũng: 18 người; bồi dưỡng chức danh Bí thư, Phó bí thư Đảng và Trưởng đoàn thể chính trị, xã hội xã: 08 người). - Năm 23 17: Số lượng Cán bộ, công chứccấp xã được cử tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng là 231 người. Trong đó: Đào tạo Đại học: 04 người. Bồi dưỡng: Trung cấp lý luận chính trị là 12 người; Sơ cấp lý luận chính trị là 06 người; Chuyên viên Quản lý Nhà nước 03 người; Quốc phòng – An ninh 04 người; Bồi dưỡng tin học văn phòng 23 người và các lớp Kiến thức kỹ năng chuyên ngành; vị trí việc làm: 162 người (các lớp bồi dưỡng về kiến thức quản lý văn hóa: người; bồi dưỡng kiến thức hội nhập quốc tế: 18 người; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng xây dựng, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội cấp xã: 18 người; bồi dưỡng kiến thức kỹ năng lãnh đạo, tổ chức kiểm tra hành chính, xử phạt hành chính và cưỡng chế hành chính cấp xã: 27 người; bồi dưỡng kỹ năng tiếp dân và thực hiện các quy chế dân chủ ở cơ sở: 18 người; bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước về Nông nghiệp: 09 người; bồi dưỡng kiến thức về xây dựng Nông thôn mới: 18 người; bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp hành chính và văn hóa công sở, chuẩn mực xử sự trong thực thi nhiệm vụ: 27 người; bồi dưỡng công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và công tác đăng ký, quản lý hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã: 18 người) - Năm 23 18: Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được cử tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng là 260 người. Trong đó: Đào tạo: Đại học: 03 người.
  • 36. 33 Bồi dưỡng: Cao cấp chính trị: 03 người; Trung cấp chính trị: 10 người; Sơ cấp 03 người; Chuyên viên Quản lý Nhà nước 08 người; Quốc phòng – An ninh: 23 người; Bồi dưỡng kỹ năng tin học văn phòng 15 người và các lớp Kiến thức kỹ năng chuyên ngành; vị trí việc làm: 178 người (các lớp như bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức quản lý quy hoạch nông nghiệp và nông thôn: 18 người; lớp tập huấn các văn bản thực hiện Luật tổ chức chính quyền địa phương: 40 người; bồi dưỡng chức danh Văn phòng – Thống kê: 09 người; bồi dưỡng nâng cao năng lực về công tác cải cách hành chính: 09 người; bồi dưỡng chức danh Tư pháp – Hộ tịch: 07 người; bồi dưỡng triển khai các văn bản hướng dẫn về công tác văn thư, lưu trữ: 09 người; bồi dưỡng chức danh Văn hóa- Xã hội: 07 người; bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn xã: 18 người; bồi dưỡng chức danh Tài chính – Kế toán: 09 người; bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã: 09 người; bồi dưỡng chức danh Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy cấp xã: 09 người; bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội cấp xã: 18 người; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chính quyền cấp cơ sở: 09 người; bồi dưỡng chức danh Địa chính – Nông nghiệp – Xây dựng và Môi trường: 7người) Năm 23 23 : Số lượng Cán bộ, công chứccấp xã được cử tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng là 256 người. Trong đó: Đào tạo: Đại học: 01 người. Bồi dưỡng: Trung cấp lý luận chính trị là 27 người; Sơ cấp lý luận chính trị là 06 người; Chuyên viên Quản lý Nhà nước 09 người; Quốc phòng – An ninh 05 người và các lớp Kiến thức kỹ năng chuyên ngành; vị trí việc làm: 23 8 người (các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước về địa giới hành chính: 18 người; Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước về xây dựng cho Công chức Địa
  • 37. 34 chính – Nông nghiệp – Xây dựng và Môi trường: 08 người; Bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác Dân vận, Mặt trận cấp cơ sở: 16 người; Bồi dưỡng cập nhật kiến thức về Hội nhập kinh tế quốc tế: 18 người; Bồi dưỡng nghiệp vụ và cập nhật kiến thức cho Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã: 09 người; Bồi dưỡng nghiệp vụ và cập nhật kiến thức cho Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã: 09 người; Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và xây dựng Nông thôn mới cho cán bộ, công chức cấp xã: 18 người; Bồi dưỡng nâng cao hiệu lực hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn: 18 người; Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật trong quản lý tài chính cho chủ tài khoản cấp xã: 09 người; Lớp tin học văn phòng cho cán bộ, công chức cấp xã: 40 người; Bồi dưỡng cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo: 18 người; Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng: 18 người; Bồi dưỡng cho cán bộ, công chức làm công tác thanh niên: 09 người). Để có những kết quả trên là nhờ sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo huyện, sự nỗ lực phối hợp trong thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã của các cơ quan, đơn vị trong huyện cũng như các cơ sở đào tạo nhằm từng bước nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Tuy nhiên, bên cạnh đó kết quả đào tạo, bồi dưỡng trong giai đoạn trên còn nhiều hạn chế nhất định, số lượng được đào tạo, bồi dưỡng tăng qua các năm nhưng lĩnh vực, ngành, cấp được đào tạo, bồi dưỡng chưa đa dạng, số lượng tuy tăng nhưng còn hạn chế. Nhiều cán bộ, công chức xã lớn tuổi ngại học tập nâng cao trình độ, học tập chậm tiếp thu hay vì lí do gia đình, vì vậy vẫn còn cán bộ, công chức xã chưa đạt chuẩn so với quy định
  • 38. 35 2.3.4. Đánh giá chung kết quả thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. 2.3.4.1. Những kết quả đạt được Nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị và bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã những năm gần đây, thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Nội vụ, UBND huyện đã phối hợp với Trường Chính trị tỉnh mở các lớp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Mở rộng dân chủ trong việc phát hiện, tạo nguồn cán bộ, tích cực tuyển chọn xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đối với cán bộ người dân tộc thiểu số tại chỗ đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Qua đào tạo, bồi dưỡng, đã góp phần nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, kỹ năng điều hành và thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đủ tiêu chuẩn, chức danh; có trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội ở các địa phương. Việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Phù Cát trong thời gian vừa qua, đã được sự quan tâm, triển khai thực hiện bám sát kế hoạch, mục tiêu đã đề ra. Qua đó đã đạt được một số kết quả: các cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng được các kế hoạch, chương trình đến các bộ phận chuyên trách. Về cơ bản thông qua kết quả việc tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng được các yêu cầu so với nhiệm vụ được giao. Đáp ứng kịp thời yêu cầu của Chương trình Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 23 11- 23 23 đã đề ra. Công tác phối hợp với các cơ sở đào tạo, với các cơ quan, đơn vị theo kế hoạch đã được xây dựng ngày càng chặt chẽ hơn.
  • 39. 36 Ủy ban nhân dân huyện đã chủ động tích cực trong công tác xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, trong tuyển sinh, mở lớp, quản lý học viên. Đồng thời nỗ lực khắc phục dần những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, qua đó tạo sự chuyển biến tích cực trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng đã bổ sung được những kiến thức, kỹ năng cần thiết, có sự kết hợp hài hòa giữa nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cá nhân cán bộ, công chức với nhu cầu của cơ quan. Hầu hết cán bộ, công chức cấp xã sau khi được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ đã áp dụng kỹ năng, những kiến thức đã được bồi dưỡng vào xử lý, giải quyết những công việc tại địa phương góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả công tác. 2.3.4.2. Một số hạn chế *Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ Công chức cấp xã Mặt khác việc xác định nhu cầu chưa có sự khảo sát thăm dò ý kiến thực tế của bản thân CCCX để xác định nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém năng lực về kỹ năng, kiến thức hay khả năng làm việc, hay do chính việc bố trí công việc không phù hợp, hay do động lực làm việc chưa tốt… vì vậy cần phải khảo sát thăm dò ý kiến CCCX để xác định nhu cầu đào tạo cho phù hợp và chính xác hơn. Các quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa tạo được cơ chế khuyến khích, hỗ trợ cho việc đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ở cơ sở; Công chức được tuyển dụng vào ngạch chuyên viên pháp lý chưa được đào tạo kịp thời chuyên ngành về CQHCNN nên chưa đáp ứng ngay được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về ngoại ngữ, tin học cho công chức chưa được quan tâm; các cơ quan hành chính nhà nước cấp chính quyền cơ sở dân sự rất thiếu người có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ khi giải quyết công việc; việc
  • 40. 37 ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ chuyên môn nghiệp vụ của Hệ thống CQHCNN còn rất hạn chế. * Công tác tuyển dụng Công tác tuyển dụng chưa đạt kết quả cao nhằm làm tiền đề cho phát triển nguồn nhân lực. Hiện nay, hoạt động tuyển dụng nguồn nhân lực cho nguồn CCCXSC chưa chú trọng đến tự rèn luyện các kỹ năng trong công tác, tích lũy kiến thức kinh nghiệm thực tiễn làm nền tảng cơ bản cho công tác phát triển NNL tại đơn vị trong giai đoạn hiện nay. Về trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ, lý luận và quản lý nhà nước thì nguồn nhân lực khi xin việc làm thường tự tin về khả năng và năng lực của mình cao, thừa sức để làm công việc đó cộng thêm có kiến thức được học thì so với công việc này quá cực mà lương thấp thì không xứng đáng bỏ ra cho năng lực và khả năng vốn có của bản thân. Công tác tuyển dụng của CQHCNN được thực hiện chưa hợp lý , tuyển dụng chỉ diễn ra khi cần mà không theo kế hoạch. Nội dung, quy trình thi tuyển và phân công cấp tuyển dụng, hợp đồng và sử dụng lao động chưa tạo cơ chế thu hút nguồn nhân lực. Hình thức tuyển dụng của CQHCNN, phần lớn theo kênh thông báo. Bảng thông báo chỉ mang tính hình thức và chưa có yếu tố thu hút lao động như hứa hẹn khả năng thăng tiến, môi trường làm việc hấp dẫn. Công tác phỏng vấn mang tính chất cảm tính, thiếu khách quan, đôi khi còn phụ thuộc vào tâm lý người phỏng vấn. * Đào tạo, bồi dưỡng Tổng quan quy trình đào tạo là tương đối tốt, tuy nhiên từng bước trong quy trình đào tạo còn một số bước chưa cụ thể Việc xác định nhu cầu đào tạo chưa được quy định rõ ràng cũng như xây dựng một phương pháp đánh giá nhu cầu cụ thể cho từng bộ phận chỉ mới dựa trên đánh giá chủ quan của trưởng bộ phận để xác định nhu cầu đào tạo. Việc này sẽ dẫn đến hai hậu quả chính: một là
  • 41. 38 CCCX được cử đi đào tạo chưa thật sẵn sàng cho việc đi đào tạo, một khi người được đào tạo không chú trọng vào quá trình đào tạo thì hiệu quả đào tạo không đạt hiệu quả như mong muốn. Hai là việc không phát phiếu khảo sát nhu cầu đào tạo cho CCCX sẽ đánh giá sai nội dung cần đào tạo, dẫn đến nội dung đào tạo dư hoặc thiếu, không đúng trọng tâm mà CCCX cần được đào tạo để làm tốt hơn công việc. * Công tác đánh giá Ngoài ra công tác đánh giá sau đào tạo còn mang tính hình thức, vẫn chưa chính xác. CCCX đánh giá khóa học không nhiệt tình, chỉ trả lời cho qua. Đánh giá kết quả đào tạo ở mức độ ứng dụng chỉ thông qua quan sát của người trưởng đơn vị nên mang tính chủ quan mà không khách quan vì sau khi kết thúc khóa học các Công chức cấp xã sẽ được đánh giá nhưng không có một thời gian cụ thể là sau bao lâu sẽ đánh giá Công chức cấp xã ở mức độ ứng dụng. Việc đào tạo, bồi dưỡng Lý luận chính trị, Quản lý nhà nước phụ thuộc chủ yếu vào chỉ tiêu của cấp ủy địa phương. Tuy nhiên, việc phân bổ chỉ tiêu cho cơ quan hành chính nhà nước cấp chính quyền cơ sở luôn hạn chế hơn so với các cơ quan khác trong địa bàn do cơ quan hành chính nhà nước cấp chính quyền cơ sở dân sự được quản lý theo ngành dọc. Do đó, việc đào tạo, bồi dưỡng các nội dung này thường không đáp ứng nhu cầu thực tế.Số công chức bị xử lý kỷ luật do có vi phạm về chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình CQHCNN vẫn còn nhiều, có dấu hiệu gia tăng trong những năm gần đây. Vẫn còn một bộ phận Công chức cấp xã chưa thực sự chịu khó trong việc tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, thực hiện không đúng các bản án, quyết định của Tòa án, do vậy làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của CQHCNN và công dân; tiêu cực, gây
  • 42. 39 khó dễ cho các đương sự trong quá trình thi hành án nhằm trục lợi cá nhân làm ảnh hưởng đến uy tín, vị thế của Ngành… Các tồn tại này bị tác động bởi nhiều nguyên nhân, bao gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, như: Cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật về CQHCNN vẫn còn có sự bất cập, thiếu đồng bộ; sự quan tâm, phối hợp của các cấp, các ngành, các địa phương đối với hoạt động CQHCNN còn chưa đúng mức; việc thực hiện pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động CQHCNN có lúc, có nơi còn chưa triệt để. * Công tác điều động, chuyển đổi vị trí công tác Phẩm chất chính trị: một bộ phận cán bộ, công chức chưa thật sự năng động sáng tạo, thiếu tu dưỡng, rèn luyện học tập thường xuyên. Công tác điều động, luân chuyển cán bộ, công chức của Sở trong thời gian vừa qua chưa được quan tâm đúng mức, mới chỉ dừng tập trung cao cho việc điều động công chức, còn cán bộ lãnh đạo điều động luân chuyển còn thấp, thậm trí có vị trí lãnh đạo vượt quá thời gian quy định (10 năm/một vị trí) vẫn chưa luân chuyển từ đó làm cho ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, chất lượng cán bộ, công chức được phân công thực hiện. Trong những năm gần đây, việc xây dựng đội ngũ Công chức cấp xã của CQHCNN càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Vấn đề đặt ra là cần phải đảm bảo kiểm tra, giám sát thực hiện đạt hiệu quả theo yêu cầu đề ra, đúng với ý nghĩa và mục đích mà pháp luật về CBCC của NN Việt Nam đã ban hành. Việc xây dựng đội ngũ Công chức cấp xã của CQHCNN đã đạt được những kết quả khả quan, đem lại lợi ích cho xã hội nói chung và cho cộng đồng nói riêng.
  • 43. 40 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ