SlideShare a Scribd company logo
1 of 71
i
Đề tài tốt nghiệp
Du lịch làng nghề truyền thống
tại Hà Nội
MÃ TÀI LIỆU : 0016
Kết bạn zalo tải tài liệu : 0936 8484 22
Tham khảo giá dịch vụ viết báo cáo theo yêu
cầu: Luanvantrust.com
LỜI CẢM ƠN
ii
Nhóm nghiên cứu chúng tôi xin chân thành cảm ơn TS Trần Thị
Hồng Việt đã tạn tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức bổ ích cũng
như những định hướng đề tài cho chúng tôi.Với đề tài này, chúng tôi cũng
đã củng cố và đào sâu thêm những kiến thức đã học.
Chúng tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô, chủ nhiệm, trợ lý chương
trình E-BBA1, Viện Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh Tế Quốc
Dân đã cugn cấp cho chúng tôi những kiến thức, phương pháp tiếp cận toàn
diện để chúng tôi có thể hoàn thành đề tài này.
Trong giới hạn khuôn khổ của một đề tài, chắc chắn sẽ không thể
bao quát trọn vẹn được hết các vấn đề xiay quanh nọi dung của đề tài
nghiên cứu. Vì vậy chúng tôi xin chân thành cảm ơn và mong nhận được
nhiều ý kiến từ các thầy, cô giáo và các bạn các góp ý bổ sung cho đề tài
nghiên cứu này. Qua các ý kiến đóng góp, giúp chúng tôi có thể hoàn thiên
hơn vốn kiến thức của mình trong quá trình vận dụng vào thực tế cuộc
sống.
Xin chân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2011
Nhóm sinh viên thực hiện đề tài
Lê Phạm Diễm Hằng
Nguyễn Mai Trinh
Nguyễn Thu Hằng
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU ...........................................................................................................9
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................ 9
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................... 12
3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................... 12
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................. 12
5. Phạm vi nghiên cứu..................................................................... 14
6. Khung lý thuyết........................................................................... 15
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............16
1. Tổng quan về du lịch và du lịch làng nghề truyền thống............. 16
1.1 Khái niệm du lịch..................................................................... 16
1.2 Khái niệm du lịch làng nghề truyền thống................................ 16
1.3 Đặc điểm của du lịch làng nghề truyền thống.......................... 17
1.4 Lợi ích của du lịch làng nghề truyền thống .............................. 17
1.5. Tổng quan về làng nghề và du lịch làng nghề ở Hà Nội........... 18
2. Nhu cầu và hành vi mua của khách hàng đối với du lịch làng nghề
truyền thống.................................................................................... 20
2.1 Nhu cầu và mong đợi ............................................................... 20
2.2 Hành vi mua của khách du lịch................................................ 21
3. Các nội dungmarketing cơ bản (4Ps) có liên quan đến thúc đẩy
phát triển du lịch làng nghề truyền thống....................................... 25
3.1 Dịch vụ du lịch......................................................................... 25
3.2 Giá cả dịch vụ .......................................................................... 25
3.3 Kênh phân phối....................................................................... 26
3.4 Xúc tiến dịch vụ........................................................................ 26
iv
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MONG ĐỢI CỦA SINH VIÊN
ĐỐI VỚI DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HÀ NỘI ..............28
2.1 Đặc điểm mẫu điều tra .............................................................. 28
2.2 Kết quả điều tra......................................................................... 30
2.2.1. Nhu cầu của sinh viên với du lịch làng nghề truyền thống tại
Hà Nội........................................................................................... 30
2.2.1.1 Tỷ lệ sinh viên đã từng đi du lịch làng nghề..................... 30
2.2.1.2. Tỷ lệ sinh viên mong muốn sẽ đi du lịch làng nghề trong
tương lai ................................................................................... 30
2.2.1.3. Mục đích của sinh viên khi đi du lịch.............................. 31
2.2.2.Phân tích hành vi của sinh viên khi đi du lịch làng nghề truyền
thống ............................................................................................. 33
2.2.2.1.Thời gian lựa chọn để du lịch làng nghề: ........................ 33
2.2.2.2.Thời gian lưu lại du lịch tại làng nghề: ........................... 33
2.2.2.3.Đối tượng đi cùng:......................................................... 34
2.2.2.4.Kênh thông tin mà sinh viên tìm kiếm:............................. 35
2.2.2.5. Mức độ sẵn sàng chi trả của sinh viên cho du lịch làng
nghề: ........................................................................................ 36
2.2.3. Kếtluận về mong đợi của sinh viên đối với du lịch làng nghề
truyền thống ở Hà Nội ................................................................... 37
2.2.3.1. Mong đợi về sản phẩm dịch vụ:...................................... 37
2.2.3.2. Mong đợi về giá cả:....................................................... 38
2.2.3.3. Mong đợi về viêc cung cấp thông tin và xúc tiến bán hàng:.. 38
2.2.3.4. Mong đợi về kênh phân phối:......................................... 38
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MỨC ĐỘ THỎA MÃN
MONG ĐỢI CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI DU LỊCH LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG Ở HÀ NỘI................................................................................39
3.1. Mức độ thỏa mãn chung ........................................................... 39
v
3.1.1 .Mứcđộ hấp dẫn của du lịch làng nghề so với các loại hình du
lịch khác:....................................................................................... 40
3.1.3. Tỷ lệ sinh viêncó dự định quay trở lại du lịch trong tương lai: 42
3.2. Mức độ thỏa mãn xét trên các nội dung marketing hỗn hợp.... 42
3.2.1. Thỏa mãn mong đợi về sản phẩm dịch vụ du lịch làng nghề . 42
3.2.1.1. Về sản phẩm làng nghề:................................................. 42
3.2.1.2.Về dịch vụ đi kèm:.......................................................... 43
3.2.1.3. Về cảnh quan, không gian:............................................. 44
3.2.2.Thỏa mãn mong đợi về giá cả ................................................ 45
3.2.3. Thỏa mãn mong đợi về việc cung cấp thông tin và xúc tiến bán45
3.2.4. Thỏa mãn mong đợi về kênh phân phối ................................ 47
3.3 Đánh giá chung về mức độ thỏa mãn mong đợi của sinh viên và
các vấn đề cần đặt ra cần giải quyết để thúc đẩy phát triển du lịch
làng nghề truyền thống cho sinh viên.............................................. 49
3.3.1. Đánh giá chung.................................................................... 49
3.3.2. Những vẫn đề đặt ra ............................................................. 49
CHƯƠNG IV: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚIPHÁT TRIỂN DU LỊCH
LÀNG NGHỀ Ở HÀ NỘI CHO SINH VIÊN ......................................................54
4.1 Định hướng phát triển làng nghề và du lịch làng nghề truyền
thống ở Hà Nội cho đến 2020, tầm nhìn đến 2030........................... 54
4.2 Một số kiến nghị chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển du lịch làng
nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội cho sinh viên..................... 55
4.2.1 Đối với các làng nghề và chủ hộ kinh doanh du lịch làng nghề.. 55
4.2.1.1 Hoàn thiện chính sách liên quan đến sản phẩm dịch vụ: .. 55
4.2.1.2. Hoàn thiên chính sách giá cả:........................................ 58
4.2.1.3. Hoàn thiện việc quảng bá thông tin về du lịch làng nghề
cho sinh viên:............................................................................ 58
4.2.1.4 .Chú trọng và nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ việc đi lại
đến các làng nghề: .................................................................... 60
vi
4.2.2. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý cấp trên..................... 60
KẾT LUẬN ..................................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................63
PHỤ LỤC 1 BẢNG ĐIỀU TRA NHU CẦU DU LỊCH LÀNG NGHỀ THỦ
CÔNG TRUYỀN THỐNG CỦA SINH VIÊN TẠI HÀ NỘI ...........................64
PHỤ LỤC 2 PHỎNG VẤN SÂU CÁC HỘ KINH DOANH DU LỊCH
LÀNG NGHỀ ..............................................................................................................70
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT Viết tắt Ý nghĩa
1 SV Sinh viên
2 HN Hà Nội
viii
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Hình 2.1 Mô hình chi tiết hành vi của người mua....................................................21
Hình 2.2: Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ................................23
Bảng 2.1: Đặc điểm mẫu điều tra theo trường đang theo học.................................28
Bảng 2.2 Mẫu phân theo trường đang học ................................................................29
Bảng 2.3 Mẫu phân theo độ tuổi.................................................................................29
Bảng 2.4: Tỷ lệ sinh viên đã từng đi du lịch làng nghề ...........................................30
Bảng 2.5 Nhu cầu của sinh viên về du lịch làng nghề .............................................31
Bảng 2.6 Mục đích của sinh viên khi đi du lịch làng nghề .....................................32
Bảng 2.7 Thời gian lựa chọn để du lịch làng nghề...................................................33
Bảng 2.8 : Thời gian lưu lại tại làng nghề .................................................................34
Bảng 2.9: Đối tượng đi du lịch làng nghề cùng với sinh viên ................................35
Bảng 2.10: Kênh thông tin được sinh viên sử dụng.................................................36
Bảng 2.11: Số tiền sinh viên sẵn sàng chi trả cho du lịch làng nghề .....................37
Bảng 3.1: Mức độ hài lòng của sinh viên ..................................................................39
Bảng 3.2: Mức độ hấp dẫn của du lịch làng nghề ....................................................40
Bảng 3.3: Số sinh viên muốn giới thiệu với bạn bè và người thân về du lịch làng
nghề( Đơn vị: phiếu) ....................................................................................................41
Bảng 3.4: Tỷ lệ sinh viên có nhu cầu quay trở lại du lịch làng nghề .....................42
Bảng 3.5: Mức độ hài lòng về sản phẩm làng nghề .................................................43
Bảng 3.6: Mức độ hài lòng về dịch vụ đi kèm ..........................................................44
Bảng 3.7: Mức độ hài lòng về cảnh quan, không gian ............................................45
Bảng 3.8 : Mức độ thỏa mãn về giá ...........................................................................45
Bảng 3.9: Mức độ hài lòng về kênh thông tin...........................................................46
Bảng 3.10: Phương tiện đi lại của sinh viên..............................................................47
Bảng 3.11: Mức độ hài lòng về phương tiện đi lại...................................................48
9
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống, đang dần
trở thành một xu hướng mới của thế giới. Bên cạnh những lợi ích nhất định
về kinh tế, loại hình du lịch này còn mang lại những lợi ích to lớn về mặt
văn hóa – xã hội, góp phần gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa đặc trưng
của các vùng, miền khác nhau.
Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có khoảng 1.350 làng nghề, trong đó
có khoảng 200 làng nghề đã được công nhận làlàng nghề truyền thống.
Những làng nghề này gắn liền với lịch sử của mảnh đất Thăng Long nghìn
năm văn hiến, với nguồn tài nguyên du lịch rất phong phú.Du lịch làng
nghề phát triển sẽ giúp các làng nghề khôi phục và phát triển được các giá
trị văn hóa dân gian, tạo dựng được môi trường du lịch văn hóa đồng thời
giúp cải thiện tốt hơn các cơ sợ hạ tầng đi kèm với việc bảo vệ môi trường
tại làng nghề.
Nhận rõ được tiềm năng to lớn này, các làng nghề truyền thống trên
địa bàn HN, bản thân các làng nghề truyền thống đã bước đầu có ý thức
khai thác sự hấp dẫn, độc đáo của sản phẩm truyền thống mà mình tạo ra
nhằm thu hút khách du lịch, đồng thời cũng bước đầu quan tâm hơn đến
việc tạo dựng cơ sở hạ tầng cần thiết phục vụ cho hoạt động du lịch làng
nghề.
Nhưng thực tế cho thấy rằng chỉ có một số làng nghề truyền thống
bước đầu khai thác được tiềm năng du lịch của làng nghề (ví dụ như làng
nghề gốm sứ Bát Tràng, làng nghề lụa Vạn Phúc, …). Còn nhìn chung hoạt
động du lịch làng nghề còn hạn chế, chưa có những biện pháp tiếp thị,
quảng bá về chiều sâu để thu hút khách du lịch mà chỉ có tính tự phát, nên
chưa khai thác được một cách hiệu quả tiềm năng của các sản phẩm truyền
10
thống cũng như những giá trị văn hóa - xã hội của làng nghề để gắn với du
lịch.
Bên cạnh tiềm năng to lớn về mặt du lịch của các làng nghề thủ công
truyền thống sẵn có thì Hà Nội còn là trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội
của cả nước với khoảng hơn 90 trường Đại học, Cao đẳng và Học viện, với
số lượng sinh viên đang theo học tại các trường này là rất lớn. Hơn nữa,
đây lại là đối tượng khách hàng luôn tìm kiếm và hướng tới những hình
thức du lịch có mức chi phí phù hợp, và không có những yêu cầu quá khắt
khe về chất lượng dịch vụ.
Thực trạng cho thấy cơ sở hạ tầng chưa phát triển và khả năng quản lý
ở nhiều làng nghề hiện nay còn yếu kém nên khó có thể hướng tới những
đối tượng khách hàng có yêu cầu khắt khe về chất lượng như khách du lịch
nước ngoài cũng như khách du lịch có thu nhập cao. Và với những yêu
không cao về chất lượng dịch vụ, cũng như nhu cầu về việc khám phá
những điều mới mẻ nên có thể khẳng định sinh viên là một đối tượng tiềm
năng của dịch vụ lịch làng nghề truyền thống Hà Nội. Vì vậy các làng nghề
truyền thống tại Hà Nội nên có những xem xét, cân nhắc để phát triển dịch
vụ du lịch làng nghề dành cho đối tượng sinh viên.
Phát triển du lịch làng nghề truyền thống cho sinh viên sẽ giúp các làng
nghề bước đầu phát triển dịch vụ du lịch tại địa phương. Từng bước cải
thiện chất lượng dịch vụ, khả năng quản lý cũng như xây dựng cơ sở hạ
tầng cần thiết cho việc phát triển du lịch, để dần hướng tới các đối tượng
khách hàng có yêu cầu khắt khe hơn trong chất lượng dịch, cũng như thu về
lợi nhuận cao hơn.
Việc phát triển các dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống dành cho
sinh viên không chỉ đem lại lợi ích to lớn cho các làng nghề truyền thống
mà còn mang lại lợi ích cho sinh viên và xã hội, bởi nó tạo ra một sân chơi
mới và lành mạnh và nâng cao tầm hiểu biết của sinh viên về lịch sử văn
hóa dân tộc nói chung và thủ đô nói riêng. Việc ngày càng nhiều không
11
gian vui chơi giải trí của giới trẻ bị lấn chiếm trong quá trình đô thi hóa,
dẫn tới hệ quả nhiều sinh viên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cách hình thức
giải trí thiếu lành mạnh như trò chơi điện tử hay mạng internet. Tình trạng
ngày càng nhiều sinh viên có những hành động bạo lực, phi đạo đức, vi
phạm pháp luật chính là minh chứng rõ nét nhất trong hậu quả của việc
thiếu hụt những sân chơi bổ ích cho sinh viên. Vì vậy phát triển du lịch
làng nghề truyền thống dành cho sinh viên sẽ giúp giải quyết được phần
nào sự thiếu hụt này.
Vấn đề phát triển du lịch làng nghề cũng được đánh giá là một vấn
đề mang tính vĩ mô. Nhận thấy được tính cấp thiết và tầm quan trọng của
phát triển du lịch làng nghề, thành phố Hà Nội cũng đã có những quy
hoạch tổng thểnhằm phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 . Theo Sở Công thương thành phố Hà Nội thì
thành phố cần tập trung vào 12 giải pháp chủ yếu, trong đó giải pháp phát
triển làng nghề gắn với du lịch là một giải pháp rất quan trọng. Cụ thể là:
- Giai đoạn 2010-2015 sẽ đáp ứng nhu cầu sản phẩm du lịch làng nghề, xây
dựng thương hiệu, hệ thống các cơ sở sản xuất, dịch vụ, du lịch làng nghề
và phát triển làng nghề bền vững với môi trường.
- Giai đoạn 2016-2020 sẽ gia tăng giá trị sản phẩm của làng nghề, mở rộng
hệ thống cơ sở sản xuất, dịch vụ du lịch thông qua việc phát triển làng nghề
truyền thống và mở rộng các làng nghề mới.
- Và giai đoạn 2021-2030, tập trung đẩy mạnh xuất khẩu, hoàn thiện sản
phẩm du lịch làng nghề, xử lý triệt để môi trường làng nghề. (Theo báo Hà
Nội mới online).
Với tầm quan trọng của sự phát triển làng nghề gắn với du lịch và
những tiềm năng lớn của làng nghề với đối tượng khách du lịch tại Hà Nội
nói chung và đối tượng khách du lịch là sinh viên nói riêng, chúng tôi đã
chọn nghiên cứu đề tài “Sinh viên với du lịch làng nghề truyền thống ”.
12
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm vào các mục tiêu cụ thể sau đây:
- Xác định mong đợi của sinh viên đối với du lịch làng nghề truyền thống ở
Hà Nội.
- Tìm hiểu mức độ hài lòng của sinh viên đối với du lịch làng nghề truyền
thống ở Hà Nội.
- Đề xuấtmột số kiến nghị nhằm phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở
Hà Nội cho sinh viên.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, cần trả lời các câu hỏi sau:
- Sinh viên có mong đợi gì đối với du lịch làng nghề truyền thống ở Hà
Nội?
- Du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội đã đáp ứng những mong đợi của
sinh viên như thế nào?
- Cần làm gì để thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề truyền thống cho sinh
viên.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Quá trình nghiên cứu
Hình 1.1. Quá trình nghiên cứu
4.2. Phương pháp thu thập số liệu
TT
thứ
cấp
Điều tra
sinh viên
Phỏng vấn
hộ làng nghề
Mong đợi của SV
Khả năng đáp
ứng mong đợi
vấn đề đặt ra
Đề
xuất
TT
sơ
cấp
13
 Số liệu thứ cấp:
o Các công trình nghiên cứu, sách báo tài liệu xuất bản về du lịch làng
nghề và thực trạng phát triển du lịch làng nghề truyền thống nói chung và ở
Hà Nội nói riêng.
o Các báo cáo về tình hình phát triển làng nghề truyền thống ở Hà Nội
của Hiệp hội làng nghề Hà Nội.
o Các luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu về du lịch và du lịch làng
nghề.
Các số liệu thứ cấp được sử dụng với mục đích tìm hiểu những thông
tin tổng quan và khung lý thuyết về du lịch và du lịch làng nghề truyền
thống nói chung và ở Hà Nội nói riêng cũng như thực trạng, kết quả, tiềm
năng phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội thời gian qua.
 Số liệu sơ cấp :
o Điều tra 300 sinh viên để thu thập thông tin về mong đợi của sinh
viên đối với du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội và đánh giá khả năng
các hộ làng nghề Hà Nội đáp ứng mong đợi của sinh viên như thế nào dưới
góc nhìn của sinh viên. Đây là nguồn thông tin chính của nghiên cứu. Nội
dung và kết cấu bảng hỏi xem ở phần phụ lục.
o Phỏng vấn sâu 5 hộ gia đình ở các làng nghề truyền thống bao gồm
làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc, làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ,
làng nghề sơn mài Hạ Thái, làng nghề mây tre đan Phú Vinh. Phỏng vấn
sâu được thực hiện theo lộ trình 2 bước: bước 1 thực hiện phỏng vấn sâu
thứ nhất, sau khi đã thu thập và xử lý thông tin của 10 phiếu điều tra sinh
viên đầu tiên để thử nghiệm và điều nội dung bảng hỏi; bước 2 thực hiện 4
phỏng vấn sâu còn lại, sau khi đã thu thập và xử lý thông tin của 300 phiếu
điều tra sinh viên chính thức. Mục đích phỏng vấn sâu chủ yếu là để kiểm
chứng những thông tin thu được từ phiếu điều tra sinh viên, đồng thời cũng
tìm hiểu khả năng thỏa mãn nhu cầu của sinh viên trên quan điểm của các
14
chủ hộ kinh doanh du lịch làng nghề. Nội dung câu hỏi phỏng vấn sâu xem
ở phần phụ lục.
o Nội dung bảng hỏi điều tra dành cho sinh viên với các câu hỏi được
thiết kế nhằm trả lời hai câu hỏi chính là mong đợi của sinh viên và mức độ
thỏa mãn những mong đợi này. Khoảng cách giữa mong đợi và mức độ đáp
ứng mong đợi xác định những vấn đề đặt ra cần giải quyết để thúc đẩy phát
triển du lịch làng nghề truyền thống cho sinh viên. Nội dung các câu hỏi
xoay quanh việc tìm hiểu hành vi của sinh viên khi đi du lịch tại làng nghề
và 4 yếu tố cơ bản của marketing hỗn hợp (4Ps) là sản phẩm dịch vụ, giá
cả, xúc tiến và phân phối để đè xuất các kiến nghị phù hợp.
4.3 Phương pháp xử lý thông tin:
Các thông tin được xử lý bằng phương pháp phân tích định lượng
với công cụ phần mềm Exel và phân tích định tính với các phương pháp
phân tích, tổng hợp, so sánh… để rút ra các nhận xét và kết luận cho vấn đề
nghiên cứu.
5. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ giới hạn về thời gian, nguồn lực và các điều kiện
khác, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi sau đây:
-Phạm vi nội dung: Tập trung vào việc nghiên cứu mong đợi của
sinh viên và khả năng thỏa mãn những mong đợi nàyvề du lịch làng nghề
truyền thống tại Hà Nội.
-Phạm vi địa điểm : Nghiên cứu tiến hành tại các làng nghề truyền
thống, (bao gồm các làng nghề thủ công truyền thống) trên địa bàn Hà Nội,
và cho đối tượng sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng và học viện trên
địa bàn Hà Nội.
-Phạm vi thời gian: Nghiên cứu cho khoảng thời gian 2 năm qua và 5
năm tới.
15
6. Khung lý thuyết
Đề tài sử dụng các khung lý thuyết cơ bản sau:
- Lý thuyết về du lịch và du lịch làng nghề
- Lý thuyết nhu cầu và hành vi người tiêu dùng
- Lý thuyết về marketing hỗn hợp (4Ps)
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài được chia thành 4
chương
Chương 1: Cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Kết quả nghiên cứu về mong đợi của sinh viên đối với du
lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Chương 3: Kết quả nghiên cứu về mức độ thỏa mãn mong đợi của
sinh viên đối với du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Chương 4: Một số kiến nghị nhằm thúc đầy phát triển du lịch làng
nghề truyền thống ở Hà Nội cho sinh viên
16
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan về du lịch và du lịch làng nghề truyền thống
1.1 Khái niệm du lịch
Theo Từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam (1966) đã tách hai nội
dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt:
 Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi):
Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người
ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng
cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật, …
 Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế):
Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều
mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân
tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài
là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh
doanh mang lại hiệu quả rất lớn: có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá
và dịch vụ tại chỗ.
1.2 Khái niệm du lịch làng nghề truyền thống
Du lịch làng nghề truyền thống là loại hình du lịch diễn ra tại các làng
nghề còn đang hoạt động sản xuất các sản phẩm truyền thống nhằm mục
tiêu tìm hiểu, chiêm ngưỡng, thưởng thức về làng nghề và quá trình sản
xuất sản phẩm truyền thống. Là một hoạt động kinh doanh tại các làng
nghề có lợi ích về nhiều mặt : nâng cao hiểu biết của khách du lịch về lịch
17
sử hình thành và phát triển của làng nghề góp phần tăng thêm tình yêu quê
hương đất nước; mang lại lợi ích kinh tế cho xã hội.
1.3 Đặc điểm của du lịch làng nghề truyền thống
Du lịch làng nghề truyền thống có năm đặc điểm cơ bản như sau:
 Điểm đến là một làng nghề truyền thống đã và đang hoạt động sản
xuất các sản phẩm thủ công truyền thống.
 Điểm hấp dẫn của du lịch làng nghề là khách du lịch được tìm hiểu
về lịch sử hình thành và các đặc điểm của làng nghề, cũng như tìm hiểu về
những đặc điểm riêng của những sản phẩm thủ công truyền thống tại làng
nghề.
 Dịch vụ du lịch làng nghề hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế của các
hộ làng nghề cũng như sự phát triển kinh tế của địa phương.
 Góp phần bảo tồn văn hoá truyền thống của làng nghề và các nghề
thủ công truyền thống
 Du lịch làng nghề góp phần giáo dục cho nhân dân về lịch sử dân tộc
và nâng cao tình yêu đối với quê hương đất nước.
1.4 Lợi ích của du lịch làng nghề truyền thống
Du lịch làng nghề truyền thống là một chiến lược quan trọng trong việc
phát triển làng nghề bền vững.Có thể thấy rằng du lịch làng đã mang lại lợi
ích to lớn về mặt kinh tế xã hội cho nhiều đối tượng. Việc phát triển du lịch
làng nghề đã mang lại hiệu quả kinh tế cho làng nghề như nâng cao thu
nhập của các hộ dân, góp phần làm hiện đại hóa cơ sở hạ tầng ở làng nghề
v..v...Đồng thời việc phát triển du lịch làng nghề còn giúp nâng cao tầm
hiểu biết của người dân trong nước về văn hóa lịch sử dân tộc, tăng thêm
18
tình yêu đối với quê hương đất nước; du lịch làng nghề truyền thống còn là
một công cụ hữu hiệu để quảng bá hình ảnh văn hóa dân tộc tới du khách
nước ngoài.
1.5. Tổng quan về làng nghề và du lịch làng nghề ở Hà Nội
Hà Nội dường như là thủ đô thiên nhiên của châu thổ sông Nhị, của
miền Bắc Việt Nam và đây cũng trở thành nơi hội tụ của các anh tài, các
nghệ nhân từ khắp mọi miền đất nước. Xung quanh Thăng Long - Đông
Kinh - Kẻ Chợ mọc dần lên các làng chuyên doanh đặc sản: các làng nghề
như gốm sứ Bát Tràng, vàng quỳ Kiêu Kỵ, làng nghề giấy vùng Bưởi, làng
hoa Ngọc Hà, quất Nghi Tàm,.. Làng nghề trồng trọt, làng nghề thủ công
cũng từ đó mà đân hình thành theo năm tháng.
Hà Nội từ xa xưa đã vốn được mệnh danh là đất trăm nghề, trong đó có
những làng nghề hàng trăm tuổi. Đặc biệt, sau khi mở rộng, Hà Nội trở
thành nơi nhiều làng nghề nhất trong cả nước và với lợi thế về vị trí chính
trị, văn hóa... Hiện nay, với hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, Hà Nội
đã chiếm tới 59% tổng số làng với 47 nghề trên tổng số 52 nghề trên toàn
quốc với hàng chục nhóm nghề đang có xu hướng phát triển như gốm sứ,
dệt may, da giày, điêu khắc, khảm trai...
Giá trị sản xuất của làng nghề, làng có nghề trên địa bàn Hà Nội trung
bình trên đạt gần 4000 tỷ đồng/năm, chiếm khoảng 12,6 % giá trị sản xuất
công nghiệp ngoài quốc doanh, nổi bật như mộc Chàng Sơn, gốm sứ Bát
Tràng, Mộc Vạn Điểm, dệt kim La Phù…
Nhà nước ta cũng phần nào ý thức được ý nghĩa quan trọng của việc
phát triển các làng nghề truyền thống nhằm bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn
hóa, đồng thời cũng khai thác được lợi ích nhất định về mặt kinh tế cho xã
hội; bởi vậy mà liên tục trong những năm gần đây luôn chú trọng đưa ra
các chính sách thúc đẩy và phát triển các làng nghề truyền thống. Tuy
19
nhiên, sau mười năm thực hiện chủ trương đưa làng nghề vào khai thác du
lịch, ngoài hai cái tên được nhắc nhiều là Bát Tràng và Vạn Phúc, các làng
nghề khác gần như bị bỏ quên mặc dù có chủ trương rõ ràng từ chính
quyền địa phương. Điển hình như cụm làng nghề mây tre đan ở Chương
Mỹ, khảm trai Chuyên Mỹ, thêu Quất Động, nón làng Chuông, sơn mài Hạ
Thái,...
Trước mắt, tiến tới việc hoàn thiện và phát triển hơn mô hình du lịch
làng nghề truyền thống, Hà Nội đang xúc tiến xây dựng 4 tour du lịch làng
nghề gồm: tour thăm làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ - thêu Thắng Lợi -
sơn mài Hạ Thái; tour thăm làng nghề mây tre đan Phú Vinh - lụa Vạn
Phúc; tour thăm làng lụa Vạn Phúc - điêu khắc tạc tượng Sơn Đồng; tour
thăm làng nghề gốm sứ Bát Tràng- may da, dát vàng bạc quỳ Kiêu Kỵ...để
thu hút khách du lịch đến với thủ đô.
Có thể đưa ra hai ví dụ về tính hiệu quả của việc khai thác khá tốt tiềm
năng làng nghề của hai làng nghề truyền thống điển hình là làng nghề gốm
sứ Bát Tràng và làng nghề lụa Vạn Phúc:
Theo số liệu thống kê, trung bình hằng tháng, chợ gốm Bát Tràng
đón 25-30 nghìn lượt khách trong nước, 5-6 nghìn lượt khách quốc tế. Có
thể thấy rằng khách đến tham quan làng nghề Bát Tràng khá tấp nập, cho
dù không phải là ngày cuối tuần. Điều hấp dẫn khách du lịch đến Bát Tràng
không chỉ là sản phẩm gốm sứ đa dạng mà cái chính là khách có thể trực
tiếp tham gia vào các công đoạn của quá trình làm ra sản phẩm.
Cũng như Bát Tràng, Vạn Phúc hằng năm thu hút hàng vạn khách du
lịch đến tham quan. Ngoài yếu tố là sản phẩm lụa đa dạng, phong phú với
nhiều mẫu mã đẹp thì du khách cũng được tham gia tìm hiểu quy trình làm
ra một tấm lụa. Chính điều này là một yếu tố thu hút khách du lịch đối với
du lịch làng nghề.
20
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua, thì
việc phát triển du lịch làng nghề vẫn còn tồn tại hạn chế đó là còn mang
tính tự phát; phân tán thiếu tính bền vững, quy mô nhỏ lẻ; hệ thống cơ sở
hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, ô nhiễm môi trường;
thị trường chưa được mở rộng; các sản phẩm thủ công được bán tại làng
nghề còn đơn điệu về mẫu mã, chưa có thương hiệu, nhãn mác.
2. Nhu cầu và hành vi mua của khách hàng đối với du lịch làng nghề
truyền thống
2.1 Nhu cầu và mong đợi
Theo lý thuyết kinh tế thì “cầu là lượng hàng hóa, dịch vụ mà người
mua sẵn sàng và có khă năng mua tại mức giá khác nhau trong một khoảng
thời gian nhất định với giá thiết các yếu tố khác không đổi. Cầu là những
mong đợi, nguyện vọng của khách hàng về hàng hóa dịch vụ được thỏa
mãn bởi khả năng thanh toán của khách hàng đó cho việc mua sắm các
hàng hóa dịch vụ”
Theo khái niệm đó thì nhu cầu của khách du lịch về du lịch làng nghề
được hiểu là những mong đợi được thỏa mãn của họ về việc tìm hiểu,
chiêm ngưỡng, thưởng thức về làng nghề và quá trình sản xuất sản phẩm
truyền thống tại làng nghề, nhằm nâng cao hiểu biết về văn hóa làng nghề,
và tình yêu quê hương đất nước của du khách. Nhu cầu về du lịch làng
nghề ở đây đề cập đến những nhu cầu có khả năng thanh toán tức là những
nhu cầu gắn liền với thu nhập và khả năng chi trả của khách du lịch.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, văn hóa xã
hôi thì thu nhập của người dân đã được cải thiện đáng kể, cơm ăn áo mặc
không còn là một vấn đề cấp thiết đối với một bộ phận lớn người tiêu dùng,
chính vì vậy nhu cầu đối với du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa nói chung
và du lịch làng nghề truyền thống nói riêng cũng gia tăng đáng kể. Thêm
vào đó sự ô nhiễm của môi trường và không khí ngột ngạt ở thành thị là
21
một nguyên nhân khiến cho khách du lịch muốn tìm tới những nơi có
không gian rộng rãi và thoáng đãng để nghỉ ngơi thư giãn. Việc các làng
nghề truyền thống đã nắm băt được nhu cầu này, đống thời chú trọng hơn
tới việc khai thác tiềm năng du lịch của làng nghề so với trước đây, và đưa
ra các chương trình nhằm quảng bá cho dịch vụ du lịch làng nghề cũng
giúp cho một bộ phận lớn khách hàng ngày càng quan tâm hơn tới dịch vụ
này.
Vì vậy có thể thấy rằng nhu cầu về du lịch làng nghề truyền thống hiện
nay ở người tiêu dùng là rất cao, nhưng tiếc rằng các làng nghề chưa thực
sự phát triển một cách toàn diện dịch vụ này để đáp ứng được nhu cầu của
khách du lịch.
2.2 Hành vi mua của khách du lịch
Hành vi mua của khách du lịch là cách ứng xử, thái độ của họ khi
quyết định lựa chọn địa điểm, loại hình du lịch này hay địa điểm, loại hình
du lịch khác, là phản ứng đáp lại của khách hàng với các kích thích của
công ty. Hành vi phần lớn do cá tính quyết định. Nhưng các nghiên cứu về
hành vi tiêu dùng cho rằng nhu cầu của người tiêu dùng được thể hiện trên
cả 2 mặt chức năng lẫn cảm xúc nên hành vi tiêu dùng có 3 thành phần
chính là: Đầu vào, quá trình và đầu ra:
Hình 2.1 Mô hình chi tiết hành vi của người mua
22
Các tác nhân kích thích gồm 2 loại:
- Các yếu tố kích thích của marketing bao gồm: Sản phẩm, giá, phân
phối, khuyến mãi.
- Các tác nhân khác bao gồm: Môi trường kinh tế, công nghệ, chính trị,
văn hóa.
Khi đi qua "hộp đen" ý thức của người mua thì tất cả những tác nhân
kích thích này gây ra một loạt các phản ứng của người mua bao gồm: Lựa
chọn sản phẩm, lựa chọn nhãn hiệu, lựa chọn địa lí, định thời gian mua,
định số lượng mua. Do đó, nhiệm vụ của người làm marketing là hiểu cái
gì đã xảy ra trong "hộp đen" ý thức của người tiêu dùng giữa lúc tác nhân
kích thích đi vào và lúc xuất hiện những phản ứng của họ. Bản thân "hộp
đen" gồm 2 phần.Phần thứ nhất là những đặc tính của người mua, có ảnh
hưởng cơ bản đến việc con người tiếp nhận các tác nhân kích thích và phản
ứng với nó như thế nào.Phần thứ hai là quá trình thông qua quyết định của
người mua và kết quả sẽ phụ thuộc vào quyết định đó.
Các tác nhân kích thích gồm 2 loại: Các yếu tố kích thích của marketing
bao gồm sản phẩm, giá, phân phối, khuyến mãi; và các tác nhân khác bao
gồm: môi trường kinh tế, công nghệ, chính trị, văn hóa.
Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng:
23
Hình 2.2: Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
Hành vi người tiêu dùng chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi 4 yếu tố: Văn hóa,
xã hội, cá nhân và tâm lý. Tất cả những yếu tố này đều cho ta những căn cứ
để biết cách tiếp cận và phục vụ người mua một cách hiệu quả nhất.
Việc nghiên cứu về các yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng còn
cho ta những gợi ý để phát triển sản phẩm mới, xác định giá cả, các kênh
phân phối, nội dung thông tin và những yếu tố khác trong Marketing mix.
Nhân tố ảnh hưởng:
Hành vi mua của khách du lịch chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi 4 yếu tố: văn
hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý.
 Yếu tố văn hóa:
Văn hóa là yếu tố quyết định cơ bản nhất những mong muốn và hành vi
của một người. Văn hóa còn tạo ra những giá trị, sự cảm thụ, sự ưa thích,
tác phong.. của khách du lịch và làm người làm marketing thường thiết kế
các sản phẩm, chương trình marketing theo nhu cầu của văn hóa đó.
 Yếu tố xã hội:
24
Giai tầng xã hội là những nhóm tương đối ổn định trong khuôn khổ xã
hội, được sắp xếp theo thứ bậc đẳng cấp và được đặc trưng bởi những quan
điểm giá trị, lợi ích và hành vi đạo đức, được xác định dựa trên cơ sở nghề
nghiệp, thu nhập, tài sản, học vấn, định hướng giá trị và những đặc trưng
khác của những người thuộc giai tầng đó. Hành vi tiêu dùng của các giai
tầng khác nhau biểu hiện qua nhu cầu, thị hiếu về sản phẩm, về nhãn hiệu,
về địa điểm mua hàng,khác nhau.
 Yếu tố cá nhân:
Yếu tố cá nhânthể hiện ở tuổi tác và các giai đoạn trong chu kỳ sống,
nghề nghiệp, thu nhập hoàn cảnh kinh tế, lối sống, nhân cách và tự ý thức
của họ.
 Yếu tố tâm lý:
Yếu tố tâm lý bao gồm động cơ, nhận thức, tri thức, niềm tin và thái
độ. Tất cả những yếu tố này đều cho ta những căn cứ để biết cách tiếp cận
và phục vụ người mua một cách hiệu quả nhất.
Việc nghiên cứu về các yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi mua còn
cho ta những gợi ý để phát triển sản phẩm mới, xác định giá cả, các kênh
phân phối, nội dung thông tin và những yếu tố khác trong Marketing hỗn
hợp.
Tóm lại, cách lựa chọn sản phẩm du lịch của du khách là kết quả của sự
tác động qua lại phức tạp giữa các yếu tố văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm
lý. Trong số những yếu tố đó có nhiều yếu tố không chịu ảnh hưởng của
người làm marketing. Những yếu tố khác chịu ảnh hưởng của người làm
marketing và gợi ý cho họ phát triển sản phẩm, định giá, tổ chức lưu thông
và khuyến mãi như thế nào để tạo được sự hưởng ứng mạnh mẽ của người
tiêu dùng.
(Nguồn: Philip Koler.1997. Marketing căn bản. Hà Nội: NXB. Thống kê)
25
3. Các nội dungmarketing cơ bản (4Ps)có liên quan đến thúc đẩy phát
triển du lịch làng nghề truyền thống
3.1 Dịch vụ du lịch
Dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống trong những năm gần đây đang
dần phát triển và ngày càng đa dạng. Khi khách hàng tới du lịch tại một số
làng nghề, ngòai việc được tận mắt chứng kiến những công đoạn thủ công
để làm ra được một sản phẩm thì họ còn có thể trực tiếp tham gia vào quá
trình sản xuất sản phẩm. Đây là một đặc điểm riêng có của loại hình du lịch
các làng nghề thủ công truyền thống so với các loại hình du lịch khác.
Không chỉ được tận tay làm ra những sản phẩm độc đáo và riêng nhất,
khách hàng còn có thể mua sắm được những sản phẩm truyền thống của
làng nghề với chất lượng tốt nhất và giá cả cạnh tranh nhất mà khó ở đâu
có thể có (VD: làng nghề Bát Tràng đã xây dựng chợ gốm sứ với đa dạng
các loại mặt hàng phục vụ được nhu cầu của mua sắm của tất cả các lứa
tuổi).
Không những có lợi thế về nghề các sản phẩm truyền thống mà nhiều
làng nghề trên địa bàn HN còn có những di tích lịch sử, danh lam thắng
cảnh và nhiều lễ hội truyền thống rất hấp dẫn, thu hút. Vì vậy có thể nhận
thấy rằng du lịch làng nghề truyền thống là một hình thức du lịch rất có
tiềm năng.
3.2 Giá cả dịch vụ
Xét về mặt giá cả thì giá cả của loại hình du lịch làng nghề truyền thống
so với các loại hình du lịch khác là rất cạnh tranh.
- Thứ nhất, nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Nội có điều kiện giao thông
khá thuận lợi nên chi phí dành cho việc đi lại trong hoạt động du lịch này
không quá đáng kể.
26
- Thứ hai, các dịch vụ ở làng nghề cũng có giá tương đối hợp lý, và chấp
nhận được. Khách du lịch có thể tới thăm quan làng nghề trong một ngày
với mức chi phí phù hợp.
- Thứ ba là cùng với đó các mặt hàng truyền thống được bán tại các làng
nghề cũng có giá cả rất cạnh tranh, vì không phải qua nhiều khâu trung
gian và vận chuyển nên những sản phẩm truyền thống này được bán với
mức giá khá thấp nếu so sánh với cùng loại sản phẩm nhưng được bán ở
nơi khác.
Tóm lại, mức chi phí bỏ ra cho một chuyếnđi du lịch làng nghề có thể
được đánh giá là hợp lý và đây chính là một lợi thế lớn của các làng nghề
thủ công truyền thống trong việc thu hút khách du lịch.
3.3 Kênh phân phối
Đối với dịch vụ du lịch, kênh phân phối đề cập đến vị trí của địa điểm
du lịch. Đặc trưng khác biệt so với các sản phẩm dich vụ khác là phân phối
gắn liền với một vị trí địa lý nhất định, sử dụng lợi thế về điều kiện tự
nhiên- kinh tế xã hội của địa phương. Nhiều làng nghề nằm ở vùng giao
thông đi lại thuận tiền nên rất dễ dàng cho việc di chuyển và đi lại.
Hơn nữa, đây là loại hình du lịch được nhà nước chú trọng phát triển
nên trong những năm qua cơ sở hạ tầng đường xá đi lại ở các làng nghề
truyền thống tại Hà Nội cũng phần nào được cải thiện một cách đáng kể, có
nhiều tuyến xe bus được đưa vào hoạt động nhằm giảm thiểu những rào
cản của việc đi lại tới các làng nghề này. Thêm vào đó vì các làng nghề
truyền thống tại Hà Nội đều nằm ở thủ đô với khoảng cách tới trung tâm
HNkhông quá xa nên việc di chuyển cũng không mất quá nhiều thời gian
và tốn kém cho khách du lịch khi muốn tới du lịch tại làng nghề.
3.4 Xúc tiến dịch vụ
27
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của nhà nước nên các
làng nghề đã bắt đầu quan tâm hơn vào việc phát triển du lịch, có những
hình thức nhằm thu hút khách du lịch, đồng thời chú trọng hơn vào việc
xây dựng mối quan hệ với khách hàng nhằm thu hút khách hàng quay trở
lại trong tương lai. Thêm vào đó, một số làng nghề đã bước đầu lập website
riêng (www.battrang.info, www.nonkhe.net, www.luavanphuc.com,...)
nhằm quáng bá du lịch của làng nghề mình, đưa hình ảnh của các làng nghề
truyền thống đến gần hơn với khách du lịch.
Có thể đánh giá đây là một trong những nỗ lực bước đầu nhằm phát
triển du lịch làng nghề từ phía các làng nghề truyền thống tại HN.
28
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MONG ĐỢI
CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI DU LỊCH LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG Ở HÀ NỘI
2.1 Đặc điểm mẫu điều tra
Trong vòng 2 tháng, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phát phiếu điều tra
thông qua công cụ Internet và gặp gỡ trực tiếp để lấy ý kiến.
Vì giới hạn phạm vi nghiên cứu nên chúng tôi chỉ lựa chọn đối tượng
điều tra là những sinh viên đang học tập tại một số trường đại học, cao
đẳng và học viện lớn tại Hà Nội.Tổng số phiếu gửi đi là 350 phiếu. Số
phiếu thu về là 300 phiếu được chia ra như sau :
Đại học Đại học
Kinh Tế
Quốc
Dân
Đại học
Luật
Hà Nội
Đại học
Bách
Khoa
Hà Nội
Học viên
Ngân
Hàng
Khác Tổng
Số lượng
sinh viên 83 34 41 56 86 300
Bảng 2.1: Đặc điểm mẫu điều tra theo trường đang theo học
 Trong tổng số cá nhân gửi tới kết quả điều tra, phân theo tiêu
chí:
 Phân theo trường đại học:
Thống kê trong số mẫu được điều tra cho thấy có 27% là sinh viên của
Đại học Kinh Tế Quốc Dân, 11% là sinh viên Đại học Luật Hà Nội, 14%
sinh viên của Đại học Bách Khoa Hà Nội, 19% sinh viên của Học viện
Ngân hàng và 29% sinh viên của các trường đại học khác.
29
Bảng 2.2 Mẫu phân theo trường đang học
 Phân theo độ tuổi :
Trong số mẫu được điều tra có 1% có độ tuổi dưới 17 tuổi, 92% nằm trong
độ tuổi từ 17-22 tuổi và 7% ở độ tuổi dưới 22 tuổi.
Bảng 2.3 Mẫu phân theo độ tuổi
30
2.2 Kết quả điều tra
2.2.1. Nhu cầu của sinh viên với du lịch làng nghề truyền thống tại Hà
Nội.
2.2.1.1Tỷlệ sinh viên đã từng đi du lịch làng nghề
Trong số 300 sinh viên tại Hà Nội được điều tra thì kết quả cho thấy
rằng trên 73% những sinh viên này đã từng đi du lịch tại các làng nghề
trong quá khứ.
Bảng 2.4: Tỷ lệ sinh viên đã từng đi du lịch làng nghề
Qua việc phỏng vấn các hộ làng nghề cho biết rằng tại làng nghề Bát
Tràng đối tượng chủ yếu tới du lịch là sinh viên tại các trường đại học cao
đẳng học viện trên địa bàn Hà Nội chiếm khoảng 70%. Đối với các làng
nghề khác, sinh viên cũng chiếm phần lớn trong số những khách du lịch tới
làng nghề. Các chủ hộ cũng cho biết sinh viên thường xuyên quay lại du
lịch sau khi đã tới làng nghề.
2.2.1.2. Tỷlệ sinh viên mong muốn sẽ đi du lịch làng nghềtrong tương lai
Khảo sát cũng cho thấy 88% sinh viên được hỏi đồng ý rằng họ có
31
nhu cầu sử dụng dịch vụ du lịch làng nghề thủ công truyền thống trong
tương lai và chỉ có 12% còn lại không cảm thấy có nhu cầu về dịch vụ này.
Bảng 2.5 Nhu cầu của sinh viên về du lịch làng nghề.
Có thể coi đây là một kết quả rất khả quan cho thấy nhu cầu của sinh
viên đối với du lịch làng nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội là rất cao
và đây cũng chính là đối tượng khách hàng tiềm năng của các làng nghề
truyền thống tại Hà Nội.
2.2.1.3. Mụcđích của sinh viên khi đi du lịch
Dựa vào kết quả khảo sát có thể thấy rằng mục đích chính của sinh
viên khi đi du lịch làng nghề đó là muốn tìm hiểu về làng nghề truyền
thống. Tiếp theo đó là mong muốn được tham gia trực tiếp vào quá trình
làm ra một sản phẩm truyền thống, mua sắm những sản phẩm truyền thống
đặc sắc của làng nghề, tham quan các di tích lịch sử và danh lam thắng
cảnh (nếu có) và cuối cùng là tìm kiếm một không gian mở để giao lưu với
32
bạn bè. Những nhu cầu này của sinh viên đều nằm trong khả năng đáp ứng
của các làng nghề.
Bảng 2.6 Mục đích của sinh viên khi đi du lịch làng nghề
[
Phỏng vấn sâu các chủ hộ làng nghề tại một số làng nghề truyền
thống cũng cho biết, sinh viên đa phần thường đi theo các nhóm nhỏ (5-
10 người). Khi tới du lịch, hoạt động của sinh viên chủ yếu là đi thăm
quan, hoặc tham gia vào qui trình sản xuất sản phẩm truyền thống và
mua sắm các sản phẩm bán tại làng nghề. Ngoài ra những sinh viên có
nhu cầu muốn tìm hiểu kĩ về làng nghề thủ công truyền thống hoặc
thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử tại làng nghề thì thường
đi tour thành nhóm lớn theo trường, lớp chứ không chia theo nhóm nhỏ
(5-10 người).
Có thể thấy các hộ làng nghề đã phần nào nắm được một số nhu cầu cơ
bản của sinh viên khi tới đây, nhưng chưa thực sự có hiểu biết rõ ràng và
đầy về những nhu cầu khác phân khúc khác hàng này.
33
2.2.2.Phân tích hành vi của sinh viên khi đi du lịch làng nghề truyền
thống
2.2.2.1.Thờigian lựa chọn để du lịch làng nghề:
Bảng 2.7 Thời gian lựa chọn để du lịch làng nghề
Thời gian mà sinh viên lựa chọn tới các làng nghề thường là vào các
ngày nghỉ cuối tuần. Thống kê kết quả khảo sát cho thấy 51% số người
được hỏi lựa chọn phương án này, 26% lựa chọn thời điểm là các dịp nghỉ
lễ và 14% chọn lựa phương án tới các làng nghề vào dịp nghỉ hè.
Việc đa số sinh viên được hỏi lựa chọn thời gian cuối tuần để đi du lịch
cho thấy họ có nhu với dịch vụ này một cách thường xuyên, liên tục và
khẳng định rõ hơn tiềm năng của đôi tượng này.
2.2.2.2.Thờigian lưu lại du lịch tại làng nghề:
Có tới 97% lựa chọn họ chỉ đi về trong ngày; chỉ có 3% còn lại cho
biết họ đi du lịch làng nghề trong thời gian hơn một ngày.
Việc thăm quan và du lịch tại các làng nghề tuyền thống nằm trên địa
bàn Hà Nội là một hình thức du lịch không mất quá nhiều thời gian nên
sinh viên có thể dễ dàng bố trí thời gian biểu hợp lý với một ngày nghỉ
trong tuần để có thể tham gia hoạt động bổ ích này.
34
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cần nhận thức rằng một phần là vì những
dịch vụ du lịch tại các làng nghề truyền thống vẫn còn rất hạn chế; những
dịch vụ phục vụ đi kèm như dịch vụ ăn uống hay nghỉ ngơi đều chưa phát
triển đủ mức cần thiết để có thể đáp ứng nhu cầu của sinh viên khi muốn du
lịch dài ngày tại làng nghề.
Bảng 2.8 : Thời gian lưu lại tại làng nghề
2.2.2.3.Đốitượng đi cùng:
Để nắm được thông tin về việc sinh viên thường đi du lịch tới các làng
nghề truyền thống với ai, chúng tối sử dụng câu hỏi số 7 trong phiếu điều
tra.
Theo điều tra cho thấy 73% sinh viên đồng ý rằng họ đã đi du lịch làng
nghề này vơi bạn bè, và một số ít số sinh viên được hỏi lựa chọn rằng họ đi
du lịch làng nghề với gia đình (9%)
Từ phỏng vấn sâu các hộ làng nghề: chủ hộ cho biết sinh viên hay đi
theo nhóm nhỏ với bạn bè ( từ 5-10 người). Đôi khi đi du lịch để tìm hiểu
về làng nghề theo hoạt động của trường, lớp (nhóm lớn)
35
Bảng 2.9: Đối tượng đi du lịch làng nghề cùng với sinh viên
Sinh viên không chỉ coi làng nghề là một địa điểm du lịch để tìm hiểu
về lịch sử văn hóa hay mua sắm sản phẩm thu công truyền thống, mà còn
coi đây là một địa điểm hợp lý, một không gian thoáng đã để giao lưu kết
bạn. Đây là một yếu tố tích cực trong việc có thêm không gian giải trí bổ
ích cho giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng.
2.2.2.4.Kênhthông tin mà sinh viên tìm kiếm:
Cũng từ kết quả điều tra thì có thể thấy rằng sinh viên chủ yếu tìm hiểu
thông tin về dịch vụ du lịch này thông qua người thân bạn bè (43%) và qua
Internet (36%) , rất ít bạn được hỏi trả lời rằng họ biết thông tin từ dịch vụ
này thông qua quảng cáo trên báo đài, truyền hình và thông tin từ công ty
du lịch cung cấp.
Qua đây có thể thấy dịch vụ du lịch tại các làng nghề truyền thống
phần nào đã làm thỏa mãn được nhu cầu của sinh viên khi tới đây vì thế rất
nhiều trong số họ đã giới thiệu đến cho bạn bè và người thân. Cũng có thể
thấy vai trò rất quan trọng của những khách du lịch đã từng tới các làng
nghề – như một kênh thông tin hiệu quả trong việc quảng bá và cung cấp
thông tin về các làng nghề truyền thống tới những người có nhu cầu trải
nghiệm hình thức du lịch này trong tương lai.
36
Bảng 2.10: Kênh thông tin được sinh viên sử dụng
Ngoài ra, một kênh thông tin khác cũng rất quan trọng trong việc
quảng bá dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống đó là Internet. Có 36%
sinh viên cho biết họ tìm kiếm thông tin trên công cụ Internet.
Khi trực tiếp tới các làng nghề thực hiện phỏng vấn sâu ( làng nghề Bát
Tràng, làng nghề làm nón Chuông, làng nghề Vạn Phúc), các chủ hộ kinh
doanh tại các làng nghề cũng cho biết rằng phần lớn khách du lịch – không
chỉ riêng đối tượng sinh viên đều được biết thông tin qua lời giới thiệu của
bạn bè và người thân, là những người đã từng tới du lịch tại đó.
2.2.2.5. Mứcđộ sẵn sàng chi trả của sinh viên cho du lịch làng nghề:
Trong những sinh viên tham gia khảo sát , 64% trả lời rằng đã từng chi
trả vào khoảng 100.000VNĐ đến 300.000VNĐ cho dịch vụ du lịch làng
nghề. 16% đã từng chi trả vảo khoảng từ 300.000VNĐ đến 700.000VNĐ,
và chỉ một số rất ít lựa chọn khoản tiền trên 700.000VNĐ.
Kết quả phỏng vấn sâu từ một số chủ doanh nghiệp nhỏ tại các làng
nghề cũng cho thấy rằng, thông thường khách du lịch sinh viên tới các làng
nghề thường là các nhóm từ 5-10 người và mức chi phí mà họ bỏ ra cho
một chuyến đi du lịch theo hình thức này thường không quá lớn và chỉ ở
mức dưới 700.000 VNĐ.
37
Bảng 2.11: Số tiền sinh viên sẵn sàng chi trả cho du lịch làng nghề
Nhìn chung, đây là một khoản tiền không lớn và có thể chấp nhận
được đối với đối tượng sinh viên. Nếu đem so sánh với các dịch vụ du lịch
khác thì đây là một mức giá rất cạnh tranh; đặc biệt thu hút đối với sinh
viên là đối tượng có đặc điểm hạn chế về khả năng tài chính.
Còn đối với các làng nghề, vì sinh viên thường đi theo nhóm và đi về
trong ngày nên chi trả trong khoảng này cũng giúp các hộ kinh doanh có sự
cải thiện đáng kể trong thu nhập. Qua kết quả phỏng vấn, nhóm nghiên cứu
được biết ở một số làng nghề với nhu cầu du lịch của sinh viên tăng nhanh
trong những năm qua đã giúp họ có một khoản thu lớn trong thu nhập bên
cạnh việc sản xuất sản phẩm thu công truyền thống.
2.2.3. Kết luận về mong đợi của sinh viên đối với du lịch làng nghề
truyền thống ở Hà Nội
2.2.3.1. Mong đợivề sản phẩm dịch vụ:
Nhìn chung chất lượng và sự đa dạng hóa của các loại hình dịch vụ
được cung cấp tại các làng nghề truyền thống tại Hà Nội vẫn chưa đạt được
mong đợi của khách du lịch nói chung và sinh viên nói riêng
Mặc dù vậy đa số số sinh viên đã từng có trải nghiệm đối với hình thức
du lịch làng nghề, khi được hỏi, đều đồng ý rằng họ có kỳ vọng lớn vào
việc thay đổi tích cực trong chất lượng của dịch vụ du lịch làng nghề thủ
38
công truyền thống trong tương lai gần. Có thể khái quát một số ý cơ bản
sau:
 Có những cải tiến về mẫu mã, hình thức của các sản phẩm truyền
thống sao cho phù hợp và hấp dẫn hơn với sinh viên.
 Tạo điều kiện hơn sinh viên nói riêng được tìm hiểu và tham gia vào
quá trình sản xuất các mặt hàng truyền thống tại làng nghề.
 Có nhiều hơn không gian để vui chơi, giải trí (ví dụ: cung cấp không
gian mở, sân chơi để cắm trại cũng như dành cho các hoạt động giải trí
ngoài trời).
 Được tham gia các lễ hội văn hóa truyền thống tại địa phương.
2.2.3.2. Mong đợivề giá cả:
 Duy trì, đảm bảo mức giá cả của các sản phẩm, dịch vụ tại làng nghề
phù hợp cho sinh viên.
 Do chi phí cho các dịch vụ đi kèm khác như ăn uống còn khá đắt đỏ,
vì thế các làng nghề nên có kế hoạch kiểm.
2.2.3.3. Mong đợivề viêc cung cấp thông tin và xúc tiến bán hàng:
 Tăng cường hơn việc quảng bá hình ảnh làng nghề tới sinh viên.
2.2.3.4. Mong đợivề kênh phân phối:
 Kết hợp với các côngt y du lịch và lữ hành mở các tour du lịch làng
nghề với giá cả hợp lí dành cho sinh viên.
Tóm lại, kết quả nghiên cứu ở chương 2 này đã cho biết mong
đợi cụ thể của sinh viên ( trên giác độ 4 nội dung marketing cơ bản).
Những mong đợi này được giả định có điểm tối đa là 5 điểm.
39
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MỨC ĐỘ
THỎA MÃN MONG ĐỢI CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI DU
LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HÀ NỘI
Để đánh giá mức độ thỏa mãn của sinh viên đối với du lịch làng
nghề truyên thống ở Hà Nội, nhóm nghiên cứu đã yêu cầu sinh viên
cho điểm từ 1 đến 5 với 1 là hoàn toàn không thỏa mãn và 5 là rất thỏa
mãn, để cho điểm về mức thỏa mãn của sinh viên.
3.1. Mức độ thỏa mãn chung
Bảng 3.1: Mức độ hài lòng của sinh viên
Xét về mức độ hài lòng thì sau khi tới du lịch tại các làng nghề truyền
thống, mức độ thỏa mãn của sinh viên có số điểm là trung bình là 3,11
điểm. Có thể nói những sinh viên đã từng trải nghiệm hình thức du lịch tại
làng nghề đã tương đối thỏa mãn đối với dịch vụ du lịch mà làng nghề cung
cấp, nhưng vẫn ở mức chưa cao và họ vẫn mong muốn làng nghề có những
cải thiện tích cực nhằm cung cấp các dịch vụ phù hợp và hấp dẫn - có thể
thỏa mãn hơn nữa nhu cầu của giải trí của sinh viên.
40
Mức độ thỏa mãn của sinh viên với hình thức du lịch này được nhóm
nghiên cứu phân tích cụ thể thông qua các yếu tố cụ thể hơn được trình bày
sau đây.
3.1.1 .Mứcđộ hấp dẫn của du lịch làng nghềso với các loại hình du lịch
khác:
Để đánh giá thái độ của sinh viên đối với hình thức du lịch làng nghề
so với các hình thức du lịch khác, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5 trong
phiếu điều tra và kết quả thu được như sau:
Bảng 3.2: Mức độ hấp dẫn của du lịch làng nghề
Trong số sinh viên được hỏi có 78% lựa chọn phương án du lịch làng
nghề truyền thống là một hình thức du lịch khá mới mẻ và hấp dẫn, tuy
nhiên do còn hạn chế về nhiều mặt ( như về điều kiện cơ sở vật chất, điều
kiện vui chơi,…) của các làng nghề truyền thống nên vãn chưa chưa thể
thoả mãn được ở mức cao đối với nhu cầu của sinh viên. Có 15% nhận định
rằng họ cảm thấy hình thức du lịch này không hấp dẫn bằng các hoạt động
du lịch khác.Và chỉ 7% cảm thấy đây là một dịch vụ rất thú vị và hấp dẫn.
Có thể thấy rằng các làng nghề truyền thống đã phần nào đáp ứng được
như cầu cũng như gây được ấn tượng tốt đối với sinh viên. Tuy nhiên, do
41
các làng nghề truyền thống ở Việt Nam nói chung cũng như ở Hà Nội nói
riêng còn chưa khai thác được một cách triệt để và hiệu quả những tiềm
năng sẵn có của mình nên khả năng đáp ứng nhu cầu của sinh viên vẫn chỉ
ở mức trên trung bình, chưa cao vì chỉ có một số ít (7%) cho rằng hình thức
du lịch này rất hấp dẫn và thú vị.
3.1.2. Sốsinh viên giới thiệu với bạn bè, người thân về du lịch làng nghề
thủ công truyền thống sau khi sử dụng dịch vụ:
Bảng 3.3: Số sinh viên muốn giới thiệu với bạn bè và người thân về du
lịch làng nghề( Đơn vị: phiếu)
Theo kết quả điều tra cho thấy trong 300 phiếu hỏi thì có đến 281
phiếu(93,7%) sinh viên đã giới thiệu với bạn bè và người thân sau khi tới
các làng nghề truyền thống.
Tuy mức độ hài lòng chưa thực cao, nhưng thái độ của sinh viên sau
khi đi du lịch là rất tích cực. Qua đây có thể thấy được trách nhiệm của sinh
viên đối với việc quảng báo hình ảnh của lịch sử văn hóa dân tộc, cũng như
vai trò quan trọng của sinh viên trong việc quảng bá dịch vụ này tới chính
đối tượng sinh viên.
42
Trong tương lai các làng nghề nên tiếp tục phát huy thế mạnh của mình
để đẩy mạnh và phát triển du lịch làng nghề cho khách du lịch nói chung và
sinh viên nói riêng.
3.1.3. Tỷ lệ sinh viên có dự định quay trở lại du lịch trong tương lai:
Trong số những sinh viên đã từng đi du lịch làng nghề thì có đến 79%
nói rằng họ sẽ quay lại để du lịch, thăm quan cũng như tìm hiểu thêm về
các làng nghề thủ công truyền thống trong tương lai và chỉ 21% còn lại trả
lời rằng không có nhu cầu quay trở lại.
Bảng 3.4: Tỷ lệ sinh viên có nhu cầu quay trở lại du lịch làng nghề
3.2. Mức độ thỏa mãn xét trên các nội dung marketing hỗn hợp
3.2.1. Thỏa mãn mong đợi về sản phẩm dịch vụ du lịch làng nghề
3.2.1.1. Vềsản phẩm làng nghề:
Các sản phẩm thủ công truyền thống tại các làng nghề theo đánh giá
của sinh viên là tương đối đa dạng và có giá cả hợp lý. Mức độ thỏa mãn
của sinh viên với yếu tố này đó là 3,28 điểm.
Mục đích mua sắm các mặt hàng truyền thống là một trong những mục
đích chính của sinh viên khi đi du lịch tại các làng nghề truyền thống, và
43
thực tế cho thấy rằng sinh viên đã khá hài lòng với những sản phẩm truyền
thống hiện có và giá cả của các sản phẩm này. Tuy vậy, họ vẫn có kỳ vọng
rằng những sản phẩm này sẽ đa dạng về kiểu dáng và mẫu mã hơn trong
tương lai để có thể đáp ứng tốt hơn thị hiếu, sở thích của sinh viên.
Thông qua kết quả bảng điều tra, một số sinh viên còn cho biết tại một
số làng nghề hiện nay còn có hiện tượng nhập những sản phẩm của Trung
Quốc về bày bán ngay tại làng nghề. Tuy những sản phẩm này có mẫu mã
đẹp, lạ mắt nhưng theo đánh giá khách quan từ sinh viên thì đây là một
trong những nhược điểm còn tồn tại tại một số làng nghề hiện nay cần phải
khắc phục bởi việc này lâu dần sẽ dẫn tới hậu quả đó là làm mất đi tính
truyền thống và đặc thù của các làng nghề Việt Nam.
Bảng 3.5:Mức độ hài lòng về sản phẩm làng nghề
3.2.1.2.Vềdịch vụ đi kèm:
Các dịch vụ đi kèm (bao gồm như điều kiện ăn uống, nghỉ ngơi,v..v)
cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sinh viên.
Theo đánh giá của sinh viên về mức độ hài lòng với dịch vụ đi kèm thì
điểm trung bình của yếu tố này là 2,63 Có thể cho rằng sinh viên chưa hài
lòng đối với các dịch vụ đi kèm ở làng nghề, nhu cầu cầu về các dịch vụ ăn
uống và nghỉ ngơi của sinh viên khi tới du lịch tại làng nghề vẫn chưa tốt.
44
Đây cũng là một điểm hạn chế trong việc phát triển du lịch tại các làng
nghề truyền thống.
Bảng 3.6: Mức độ hài lòng về dịch vụ đi kèm
3.2.1.3. Vềcảnh quan, không gian:
Điều kiện không gian rộng rãi và thoáng mát ở các làng nghề cũng đã
phần nào thỏa mãn được nhu cầu của đối tượng sinh viên. Điểm trung bình
mà sinh viên dánh giá cho yếu tố này là là 3,22 điểm.
Có thể lí giải do việc học tập khá căng thẳng và bầu không khí nhiều
khói bụi tại thủ đô Hà Nội nên không khí quang đãng tại làng ở các làng
nghề cũng đã đáp ứng tương đối được nhu cầu của khá nhiều sinh viên đó
là mong muốn tìm một địa điểm rộng rãi, trong lành để vui chơi, giải trí và
nghỉ ngơi vào cuối tuần.
45
Bảng 3.7: Mức độ hài lòng về cảnh quan, không gian
3.2.2.Thỏa mãn mong đợi về giá cả
Như đã nếu ở trên, đa số sinh viên trả lời rằng đã từng chi trả vào
khoảng 100.000-300.000VNĐ cho dịch vụ du lịch làng nghề.
Đa số sinh viên cảm thấy hài lòng với mức giá mà họ phải chi trả cho
hoạt động du lịch này bởi theo họ đây là một mức giá khá phù hợp. Vì vậy,
điểm trung bình của yếu tố này là 3,23.
Bảng 3.8 : Mức độ thỏa mãn về giá
Nghĩa là với mức giá cả hiện tại cũng như mức chi phí mà sinh viên
phải bỏ ra cho mỗi chuyến đi làng nghề thì đây là khá hợp lý và chấp nhận
được đối với đối tượng khách hàng là này với đặc thù là khả năng tài chính
còn hạn chế và còn phụ thuộc nhiều vào gia đình.
Tóm lại, với sinh viên thì mức giá hiện nay các làng nghề đang áp
dụng với dịch vụ du lịch là hợp lý, thu hút sinh viên và là một yếu tố cạnh
tranh so với cách dịch vụ du lịch khác.
3.2.3. Thỏa mãn mong đợi về việc cung cấp thông tin và xúc tiến bán
Mức độ hài lòng của sinh viên về kênh thông tin đang được sử dụng
là 2,87 điểm.
46
Bảng 3.9: Mức độ hài lòng về kênh thông tin
Các làng nghề vẫn chưa thực sự trú trọng trong việc quảng cáo dịch
vụ du lịch của mình tới người tiêu dùng, nên các kênh thông tin cònchưa
thực sự phát huy hiệu quả khả năng trong việc đưa thông tin tới khách du
lịch cũng như tới sinh viên. Chủ yếu những thông tin mà sinh viên biết về
các làng nghề này là tự tìm kiếm qua bạn bè và Internet. Vì vậy họ có mong
muốn rằng trong tương lai các làng nghề cần phải cải thiện hơn trong việc
đưa thông tin về sản phẩm dịch vụ tới người sử dụng.
Có thể thấy việc chưa đa dạng hóa cũng như chưa thực sự chú trọng
vào việc phát triển và hoàn thiện hơn các kênh thông tin để tiếp cận tới
khách du lịch cũng chính là một hạn chế lớn của các làng nghề trong việc
giới thiệu, quảng bá về dịch vụ du lịch của mình tới người tiêu dùng - cụ
thể hơn là tới đối tượng sinh viên. Tuy một phần cũng là vì những kênh
thông tin như quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng và
các công ty du lịch còn chưa thực sự hiệu quả. Đây cũng chính là nguyên
nhân lí giải cho viêc đến 79% sinh viên tự chủ động tìm kiếm nguồn thông
tin qua người thân bạn bè và công cụ Internet.
Rõ ràng, các làng nghề cần phải nhanh chóng khắc phục hạn chế này
trong tương lai để có thể quảng bá rộng rãi hơn nữa về các dịch vụ du lịch
của mình nhằm thu hút nhiều khách du lịch hơn đặc biệt là sinh viên – là
đối tương khách du lịch rất tiềm năng.
47
3.2.4. Thỏa mãn mong đợi về kênh phân phối
Du lịch làng nghề gắn liền với vị trí nhất định của làng nghề tại địa
phương.Thỏa mãn mong đợi về kênh phân phối được xem xét trên giác độ
thỏa mãn yêu cầu về đi lại của sinh viên.
Theo khảo sát thì phương tiện mà sinh viên sử dụng khi tới du lịch
tại làng nghề truyền thống chủ yếu xe máy (41%) và xe bus(35%), chỉ 5%
sử dụng xe khách số còn lại cho biết sử dụng phương tiện khác.
Bảng 3.10: Phương tiện đi lại của sinh viên
Có thể thấy xe bus và xe máy là hai loại phương tiện được sinh viên
chọn nhiều nhất bởi đảm bảo hai yếu tố : thứ nhất là rất tiện lời và yếu tố
thứ hai đó chính là ít tốn kém hơn so với các loại phương tiện khác.
Từ việc phỏng vấn các hộ làng nghề cũng cho kết quả tương tự, các
chủ hộ cho biết sinh viên chủ yếu đi lại bằng xe bus hoặc xe máy điện
thuận lợi và tiết kiệm chi phí.
Ngày càng nhiều các tuyến xe bus được đưa vào hoạt động để phục
vụ cho việc đi lại tới các làng nghề được thuận tiện và an toàn hơn cũng
48
chính là một trong những yếu tố khiến cho việc ngày càng có nhiều sinh
viên hơn lựa chọn xe bus khi đi du lịch theo hình thức này. Có thể đơn cử
một ví dụ: Khi khách hàng là sinh viên tới du lịch tại làng tại Bát Tràng thì
chi phí dành để đi lại có thể chưa tới 20.000VNĐ vì tuyến xe bus để đi tới
Bát Tràng rất thuận tiện và chi phí thấp.
Theo đánh giá của sinh viên thì mức độ hài lòng về yếu tố này có
điểm trung bình là 3,11 điểm. Có thể thấy về vấn đề phương tiện đi lại tới
các làng nghề hiện nay được sinh viên đánh giá là thuận tiện an toàn và
không tốn kém, đa số sinh viên hài lòng với những phương tiện họ đã lựa
chọn.
Tuy vậy họ vẫn mong rằng trong tương lai, những điều kiện về cơ sở
hạ tầng giao thông ở các làng nghề sẽ được cải thiện hơn nữa để việc đi lại
có thể thuận tiện và dễ dàng hơn.
Bảng 3.11: Mức độ hài lòng về phương tiện đi lại
Nếu đem so sánh với chi phí thuê xe hoặc chi phí cho xe khách khi
tham gia vào các hoạt động du lịch khác thì chi phí dành cho hai phương
tiện xe máy và xe bus là rất rẻ và phù hợp với số tiền ít ỏi của sinh viên.
49
Chính vì vậy sinh viên sẽ cân nhắc yếu tố này trong việc đưa ra quyết định
với du lịch làng nghề truyền thống.
3.3 Đánh giá chung về mức độ thỏa mãn mong đợi của sinh viên và các
vấn đề cần đặt ra cần giải quyết để thúc đẩy phát triển du lịch làng
nghề truyền thống cho sinh viên.
3.3.1. Đánh giá chung
Từ kết quả ở trên có thể khẳng định rằng sinh viên là đối tượng
khách hàng có nhu cầu cao và tiềm năng đối với du lịch làng nghề truyền
thống tại Hà Nội.
Tuy nhiên khả năng đáp ứng của các làng nghề đối với nhu cầu này của
sinh viên còn chưa cao. Nhìn chung mức thỏa mãn của sinh viên sau khi đã
tới du lịch tại các làng nghề thủ công truyền thống vẫn ở mức trung bình,
và mong rằng chất lượng dịch vụ tại các làng nghề phải được cải thiện hơn
trong tương lại.
3.3.2. Những vẫn đề đặt ra
Về chất lượng dịch vụ
Mặc dù đã đa dạng hóa các loại hình du lịch tại làng nghề trong những
năm qua nhưng nhìn chung thì chất lượng và mức độ đa dạng của các hoạt
động du lịch làng nghề vẫn còn kém phát triển.
Một số vấn đề cần giải quyết về chất lượng dịch vụ như sau:
 Về nhu cầu tìm hiểu về làng nghề truyền thống :
Hiện nay rất ít các làng nghề có một chương trình để giới thiệu tới đối
tượng sinh viên một cách đầy đủ và hệ thống về lịch sử hình thành, phát
triển và các di tích của làng nghề, mà phần lớn chỉ là mang tính tự phát,
nhỏ lẻ mặc dù nhu cầu của sinh viên đối với việc tìm hiểu về làng nghề là
tương đối lớn. Hơn nữa dịch vụ được cung cấp cũng thiếu tính chuyên
nghiệp và chưa thực sự đầy đủ và hấp dẫn.
50
 Về nhu cầu về mua sắm những sản phẩm thủ công truyền thống:
Các mặt hàng ở làng nghề truyền thống đã đa dạng hơn rất nhiều trong
những năm gần đây, nhưng mẫu mã vẫn chưa thể đa dạng và phong phú
như mong đợi của đối tượng sinh viên. Họ mong muốn mua được những
sản phẩm trẻ trung phù hợp với lứa tuổi nhưng những sản phẩm thủ công
vẫn chưa thực sự hướng tới đối tượng này mặc dù giá cả khá thu hút.
 Về nhu cầu được tham gia vào quá trình sản xuấtsản phẩm thủ công
truyền thống
Nhu cầu này của sinh viên đã được nắm bắt và khai thác tại nhiều làng
nghề, nhưng chỉ được ở một số ít làng nghề, ví dụ như làng nghề Bát Tràng
là một làng nghề đã biết khai thác nhu cầu này và đem lại hiệu quả kinh tế
cao trong việc đưa hoạt động du lịch này vào phát triển, còn nhìn chung ở
các làng nghề khác vẫn chưa thực sự chú ý tới nhu cầu này của sinh viên.
 Về nhu cầu về tìm kiếm một không gian mở để giao lưu bạn bè:
Nhu cầu này của sinh viên chưa thực sự được chú trọng, các làng nghề
vẫn chưa tận dụng được điều kiện tự nhiên trong lành vốn có của mình để
thỏa mãn nhu cầu này của sinh viên.
 Về nhu cầu tham quan các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh
Các làng nghề chưa có sự quan tâm cần thiết tới nhu cầu muốn thăm
quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cũng như được tham gia vào
các lêc hộ truyền thống này của sinh viên bởi vậy mà hầu như chưa có làng
nghề có một tour du lịch giới thiệu đủ chuyên nghiệp và hệ thống tới
khách du lịch, cụ thể là đối tượng sinh viên.
Về dịch vụ đi kèm:
Đây là một điểm hạn chế của các làng nghề hiện nay trong việc phát
triển dịch vụ và làng nghề cần phải khắc phục trong tương lại.
51
Các khách hàng là sinh viên khi đi du lịch làng nghề thương không
nghỉ lại qua đêm nên nhu cầu về nhà nghỉ không quá cao, nhưng cũng một
phần vì cơ sở hạ tầng còn hạn chế nên không thể thu hút được khách hàng
sinh viên ở lại dài ngày tại nghề. Việc nghỉ trưa khi du lịch tại làng nghề
cũng thiếu tiện lợi, thông thường sinh viên thường nghỉ ngơi tạm bợ tại các
quán ăn, hoặc ngay tại các hộ làng nghề hoặc thậm chí có nhiều nhóm sinh
viên chỉ chọn một địa điểm trống để nghỉ chân tạm thời. Vì vậy họ khá mệt
mỏi và thường ra về sớm trong khi chưa thực sự tham quan làng nghề một
cách đầy đủ.
Ngoài ra các dịch vụ ăn uống tại các làng nghề cũng còn thiếu thốn
và chi phí rất đắt đỏ so với giá trị của sản phẩm vì vậy sinh viên không hài
lòng với các dịch vụ này.
Về giá cả dịch vụ
Nói chung giá cả mà các làng nghề hiện nay áp dụng cho đối tượng
sinh viên là phù hợp và chấp nhận được, với một chuyến đi nghỉ vào ngày
cuối tuần với mức chi phí trong khoảng từ 100.000VNĐ - 300.000 VNĐ
đối với sinh viên là hợp lý. Tuy nhiên chi phí dành cho các dịch vụ đi kèm
(VD: ăn uống) lại rất cao khiến sinh viên cảm thấy chưa hài lòng.
Về kênh thông tin và xúc tiến bán
. Có thể thấy hạn chế của làng nghề trong việc quảng bá hình ảnh
qua các kênh thông tin sau :
 Thông qua quảng cáo trên TV, báo đài:
Chưa có một làng nghề nào một chương trình quảng cáo được giới
thiệu trên tivi, đài phát thanh_hai phương tiện truyền thống phổ biến nhất.
 Thông qua Internet:
52
Ngoài ra công cụ internet cũng chưa được các làng nghề sử dụng một
cách hiệu quả trong việc cung cấp thông tin tới người sử dụng dịch vụ. Mặc
dù đã có một số làng nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội có trang web
riêng để giới thiệu thông tin của làng nghề, nhưng nội dung của trang web
này vẫn còn rất nghèo nàn, thiếu tình cập nhật; số lượng sinh viên biết tới
những trang web này cũng rất ít.
Tuy vậy, chưa làng nghề nào tận dụng được lợi thế về tính truyền
thông của các trang web forum về du lịch của sinh viên để quảng cáo, giới
thiệu dịch vụ của làng nghề tới sinh viên.
 Thông qua khách du lịch đã tới làng nghề:
Thực tiễn tại một số làng nghề cho thấy đã có nhiều hộ gia đình mở
kinh doanh dịch vụ tại các làng nghề gửi card cho khách du lịch sau khi họ
sử dụng dịch vụ ở đó để có thể quay lại trong tương lai hay giới thiệu dịch
vụ với bạn bè, người than của họ
Nhưng nhìn chung thì những kênh thông tin mà làng nghề đã trực tiếp
hoặc gián tiếp sử dụng đều chưa thực sử hiệu quả, thông tin về dịch vụ
chưa thực sự đến được với nhiều người sử dụng và cụ thể là đối tượng sinh
viên.
Phỏng vấn một số chủ hộ làng nghề cho biết họđã bắt đầusử dụng công
cụ Internet để có thể quảng cáo dịch vụ của mình tới đông đảo khách du
lịch hơn.
Khi được hỏi về việc tại sao không sử dụng những kênh thông tin như
báo đài, truyền hình, các phương tiện thông tin đại chúng khác hay thông
qua các công ty du lịch, nhiều hộ gia đinh tại làng nghề cũng cho biết rằng
vì qui mô doanh nghiệp tại các làng nghề vẫn còn mang tính nhỏ lẻ và tự
phát nên việc đầu tư chi phí vào quảng cáo trên báo đài, ti vi là tương đối
lớn; còn thông qua các công ty du lịch cũng rất phức tạp và không hiệu quả
53
lắm. Không ít chủ hộ kinh doanh cho biết họ chưa từng nhĩ đến việc quảng
bá thông qua các phương tiện này.
Về kênh phân phối và phương tiện đi lại:
Vì ở ngay tại Hà Nội nên nhiều làng nghề có điều kiện thuận lợi về
giao thông, vị trí cũng khá thuận lợi nên có thể dễ dàng hơn cho khách du
lịch khi đi bằng phương tiện công cộng như xe bus với giá cả rẻ và an toàn.
Khoảng cách địa lý không quá xa trung tâm thành phố nên việc đi lại bằng
xe máy tới các làng nghề cũng tương đối dễ dàng và thuận tiện.
Tuy đã được cải thiện nhiều và có thêm nhiều tuyến xe bus để hỗ trợ
việc đi lại tham quan du lịch làng nghề, nhưng vẫn còn một số làng nghề có
cơ sở hạ tầng, đường xá vẫn còn khó khăn, nhiều đoạn đường còn đang thi
công dở dang nên rất bụi, khó khăn trong việc đi lại, và sau những ngày
mưa thì những đoạn đường này trở nên lầy lội và khó đi.
54
CHƯƠNG IV: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚIPHÁT TRIỂN
DU LỊCH LÀNG NGHỀ Ở HÀ NỘI CHO SINH VIÊN
Từ những vấn đề đã thấy ở trên chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị
bước đầu nhằm phát triển dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống tại Hà
Nội dành cho khách hàng sinh viên
4.1 Định hướng phát triển làng nghề và du lịch làng nghề truyền thống
ở Hà Nội cho đến 2020, tầm nhìn đến 2030
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội thủ đô Hà Nội cho đến
2020 tầm nhìn đến 2030 đã xác định phát triển Hà Nội xứng đáng là Thủ đô
của đất nước trên 100 triệu dân vào năm 2030, là trung tâm kinh tế, chính
trị, hàng chính quốc gia với hệ thống cơ sở ha tầng hiện đại, kiến trúc đặc
trưng tiêu biểu với không gian xanh, sạch đẹp và mang đậm bản sắc văn
hóa dân tộc. Để thực hiện được mục tiêu chiến lược đó, đóng góp của quy
hoạch tổng thể phát triển các ngành kinh tế của Thủ đô trong đó có quy
hoạch phát triển ngành dịch vụ, du lịch là rất quan trọng.
Định hướng quy hoạch phát triển ngành du lịch Hà Nội nêu rõ việc
phát triển ngành du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế trọng
điểm của Hà Nội, là điểm du lịch hấp dẫn của cả nước.Vì thế các làng nghề
và du lịch làng nghề phát triển sẽ đóng góp rất quan trọng thực hiện thành
công mục tiêu chiến lược này.
Quy hoạch nêu rõ định hướng phát triển làng nghề truyền thống ở Hà
Nội theo hướng tiếp tục đầu tư phát triển các làng nghề theo hướng thân
thiện với môi trường. Bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống gắn
với du lịch.
Các làng nghề truyền thống được ưu tiên phát triển theo hướng ứng
dông kü thuËt, c«ng nghÖ cao vµ cã xö lý chÊt th¶i
55
ë c¸c lµng nghÒ gốm sø B¸t Trµng, may Cæ NhuÕ, chÕ
biÕn thùc phÈm Xu©n §Ønh, s¶n xuÊt ®å gç mü nghÖ
V©n Hµ - Liªn Hµ, dÖt lôa V¹n Phóc (Hµ §«ng), lôa
Cæ §« (Ba V×), nghÒ dÖt x« mµn ë Hoµ X¸, nghÒ dÖt
kim La Phï (Hoµi §øc), m©y tre ®an (Ch-¬ng Mü)...
Ph¸t triÓn c¸c lµng nghÒ nµy theo h-íng kÕt hîp
víi du lÞch, g¾n víi viÖc b¶o vÖ m«i tr-êng, ®-a
c¸c lµng nghÒ nµy trë thµnh mét trong nhiÒu ®iÓm
cña tuyÕn du lÞch Thñ ®«.
4.2 Một số kiến nghị chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển du lịch làng
nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội cho sinh viên
4.2.1 Đối với các làng nghề và chủ hộ kinh doanh du lịch làng nghề
4.2.1.1Hoàn thiện chính sách liên quan đến sản phẩm dịch vụ:
Những dịch vụ mà làng nghề cung cấp dành cho đối tượng sinh viên
trong những năm qua đã có nhiều thay đổi tích cực, tuy nhiên mức độ sinh
viên thỏa mãn với dịch vụ này cũng ở mức trung bình. Và cần cải thiện ở
một vài mặt như sau:
 Thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu về làng nghề
Các làng nghề có thể mở những tour tham quan làng nghề dành cho
sinh viên, giới thiệu cho sinh viên về lịch sử hình thành và phát triển của
làng nghề, đưa sinh viên tới thăm những hộ gia đình hoạt động lâu năm
trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm truyền thống, mở các gian trưng bày sản
phẩm thủ công từ xưa tới nay để sinh viên có thể hình dung được lịch sử
hình thành phát triển của làng nghề, giới thiệu cho sinh viên những khó
khăn và thuận lợi của người dân làng nghề trong quá trình hình thành và
phát triển qua thời gian.
56
 Thỏa mãn nhu cầu tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm
thủ công truyền thống.
Vì nhu cầu của sinh viên đối với hoạt động này là rất cao nên trong
tương lai các làng nghề khác nên đưa mô hình này vào phát triển, và nhân
rộng chứ không chỉ giới hạn tại một số ít làng như hiện nay.
 Thỏa mãn nhu cầu mua sắm sản phẩm thủ công truyền thống
Trong tương lai các hộ kinh doanh buôn bán tại một số làng nghề
không nên tiếp tục nhập hàng hóa từ Trung Quốc về bán tại làng nghề.
Những hộ kinh doanh buôn bán tại làng nghề cũng nên chú trọng
hơn trong việc sáng tạo sản phẩm truyền thống sao cho vừa mang tính
truyền thống nhưng lại vẫn phù hợp với thị hiếu của khách du lịch – đặc
biệt là sinh viên, như màu sắc đa dạng sặc sỡ hơn, thêm nhiều tính năng
hơn cho một sản phẩm , sáng tạo thêm nhiều sản phẩm mới lạ (có thể điều
tra mong muốn của sinh viên để có thể đưa ra những sản phẩm mới).
 Thỏa mãn nhu cầu thăm quan di tích lịch sử và danh lam thắng
cảnh tại làng nghề truyền thống.
Hầu hết tất cả các làng nghề truyền thống đều có đình chùa và lễ hội
đặc biệt tại làng nghề, và sinh viên cũng có nhu cầu về thăm quan các di
tích này. Trong tương lai các làng nghề nên tận dụng lợi thế này để phát
triển du lịch cho sinh viên.
Tuy nhiên việc thu hút và đáp ứng nhu cầu này tất nhiên vẫn phải
gắn liền với bảo vệ môi trường xung quanh đình chùa và làng nghề cũng
như gìn giữ nét văn hóa lâu đời. Việc bảo tồn những di tịch lịch sử, cảnh
quan này đối với các làng nghề là một thách thức lớn, vì vậy làng nghề nên
xem xét về nhu cầu này của sinh viên và đưa vào hoạt động du lịch một
cách phù hợp.
 Thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm không gian mở để giao lưu với bạn
bè.
57
Để đưa nhu cầu về nghỉ ngơi và tím kiếm không gian mở của sinh
viên vào hoạt động du lịch không quá khó, và cũng không đòi hỏi một
khoản đầu tư lớn để phát triển, nhưng các làng nghề phải đảm bảo trong
việc gìn giữ môi trường tự nhiên vốn có, không nên chỉ nghĩ tới việc phát
triển trong ngắn hạn mà quên đi lợi ích dài hạn của việc bảo về môi trường
tự nhiên.
 Thỏa mãn nhu cầu về dịch vụ đi kèm:
Đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở hạ tậng, khắc phục nhiều mặt yếu
kém trong dịch vụ đi kèm.
Ngoài ra các hộ kinh doanh làng nghề cũng cần phải nâng cao trách
nhiệm xã hội trong việc kinh doanh, không nên đăt ra mức giá quá cao cho
dịch vụ hoặc sản phẩm, không nên có suy nghĩ rằng là khu du lịch nên phải
áp mức giá cao cho các sản phẩm dịch vụ. Hơn nữa nếu như họ bán mức
giá cả phù hợp và chất lượng đảm bảo thì không chỉ thu hút khách du lịch,
nhất là sinh viên tiếp tục quay lại sử dụng dịch vụ trong lần sau mà còn cả
bạn bè và người thân của họ khi được giới thiệu
Vì vậy việc sử dụng mức giá hợp lý khổng chỉ mang lại lợi ích cho
khách du lịch, cụ thể là sinh viên, lợi ích cho các hộ kinh doanh dịch vụ và
còn mang lại lợi ích cho làng nghề truyền thống vì sẽ xây dựng được hình
ảnh đẹp trong lòng khách du lịch (sinh viên), và thu hút được sinh viên
quay lại du lịch lang nghề trong những lần sau.
Để có thể giúp cho các hộ kinh doanh những dịch vụ đi kèm phát triển
và hiểu biết rõ ràng hơn về du lịch làng nghề thì cần phải có sự giúp đỡ và
kiểm soát của cơ quan chính quyền tại địa phương. Vì thế rất mong trong
tương lai các cấp quản lý tại làng nghề sẽ xem xét để có thể giải quyết được
vấn đề về giá cả và chất lượng của các dịch vụ đi kèm này.
58
Tóm lại để có thể phát triển dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống cho
sinh viên thì các làng nghề cần phải có những thay đổi nhất đinh. Nhưng
nhìn chung những thay đổi này không quá khó khăn trong việc triển khai,
ngoài những đề xuất trên làng nghề vẫn nên tiếp tục phát huy những lợi thế
vốn có của mình đồng thời khắc phục những điểm còn chưa tốt. Bên cạnh
phát triển, các làng nghề cũng cần phải giữ nguyên được những nét giá trị
truyền thống của làng nghề và bản sắc dân tộc. Không để dịch vụ du lịch
làm mất đi nét cổ kính và văn hóa của dân tộc trong từng nếp nhà và trong
lối sống của những người dân làng nghề truyền thống.
4.2.1.2. Hoàn thiên chính sách giá cả:
Với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay việc duy trì mức giá
(100.000-300.000 VNĐ) có lẽ sẽ là một thách thức đối với các làng nghề
phát triển dịch vụ du lịch.
Trong tương lai chính quyền địa phương tại các làng nghề truyền thống
nên có những quy đinh, chính sách đảm bảo duy trì, ổn định mức giá đồng
bộ và hợp lý một cách phù hợp cho tất cả các sản phẩm, dịch vụ cung cấp.
Nếu hướng tới đối tượng sinh viên nên có một số chương trình khuyến
mãi nhằm thu hút hơn nữa đối tượng khách hàng này. Ví dụ như có một
tích kê để có thể có cách tính giá ưu đãi hơn đối với các bạn đã từng tới
tham quan du lịch tại làng nghề và quay lại trong lần sau.
4.2.1.3. Hoàn thiện việc quảngbá thông tin về du lịch làng nghềcho sinh
viên:
Để thu hút đối tượng sinh viên hơn nữa các làng nghề cũng cần chú
trọng tới các kênh thông tin để quảng cáo dịch vụ du lịch của làng nghề này
tới đông đảo tới sinh viên hơn nữa.
59
Để quảng bá dịch vụ du lịch làng nghề tới sinh viên làng nghề có thể
sử dụng những kênh thông tin hiệu quả với giá cả thấp, và hữu hiệu nhất là
quảng cáo thông qua công cụ internet.
Hiện nay đa phần sinh viên tại Hà Nội đã biết tới dịch vụ internet,
nhưng làm thế nào để thông tin quảng cáo trên internet có thể tới được với
sinh viên?
Trong những năm gần đây những forum về du lịch được lập và đưa
vào hoạt động để sinh viên có thể chia sẻ sở thích và kinh nghiệm du lịch
cùng với nhau, làng nghề có thể tận dụng những thuận lợi này để đưa thông
tin về dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống tới sinh viên, làng nghề có
mời những người điều hành forum tới du lịch tại làng nghề, để họ có thể
giới thiệu tới các thành viên khác trong forum, việc này sẽ không quá khó
vì tất cả những người điều hành forum đều mong muốn đóng góp cho việc
phát triển và bảo tồn những làng nghề thủ công truyền thống. Nếu những
hộ kinh doanh du lịch tại làng nghề có thể làm những người được mời tới
du lịch tại làng nghề thì thông qua đó sẽ thu hút được một lượng lớn sinh
viên sẽ tới du lịch làng nghề thủ công truyền thống trong tương lai.
Ngoài ra việc phát triển mạnh mẽ của các trang mạng xã hội cũng là
một thuận lợi lớn, nếu làng nghề có thể tận dụng được những yếu tố của
những trang mạng xã hội này, đó là dễ dàng chia sẻ thông tin và kết bạn
một cách dễ dàng với mạng lưới phủ rộng thu hút được rất nhiều bạn trẻ
tham gia đặc biệt là những sinh viên đang học tập tại Hà Nội. Vì thế các
làng nghề có thể tận dung phương thức này để quảng bá về dịch vụ du lịch
làng nghề truyền thống, có thể bằng cách lập một trang cá nhân để chia sẻ
thông tin về dịch vụ du lịch và giới thiệu về những ưu đãi dành cho sinh
viên Hà Nội (nếu có).
Ngoài ra làng nghề cũng có thể sử dụng việc quảng cáo thông qua các
trang báo mạng, hoặc những tạp chí hoặc báo giấy dành riêng cho đối
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay

More Related Content

What's hot

Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt NamThực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt NamChau Duong
 

What's hot (20)

Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đLuận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAYLuận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
 
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
 
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAYĐề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đĐề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
 
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinhluan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
 
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
 
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAYLuận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
 
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOTĐề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOT
 
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng HớiLv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
 
Đề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOT
Đề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOTĐề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOT
Đề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOT
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAYLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
 
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt NamThực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam
 

Similar to Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay

Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đLuận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...hanhha12
 
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch s...
Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch  s...Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch  s...
Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch s...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...tcoco3199
 
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Khóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital Marketing
Khóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital MarketingKhóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital Marketing
Khóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital MarketingDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...jackjohn45
 
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...NuioKila
 
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều,...
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều,...Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều,...
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều,...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...NOT
 
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh thái
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh tháiKhóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh thái
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh tháiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
ỨNG DỤNG CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM...
ỨNG DỤNG CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM...ỨNG DỤNG CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM...
ỨNG DỤNG CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...huyendv
 

Similar to Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay (20)

Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đLuận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
 
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
 
Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch s...
Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch  s...Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch  s...
Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch s...
 
Đề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịch
Đề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịchĐề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịch
Đề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịch
 
Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.doc
Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.docThu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.doc
Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.doc
 
Đề tài: Bảo tồn và phát triển Thăng Long Tứ trấn thành khu du lịch
Đề tài: Bảo tồn và phát triển Thăng Long Tứ trấn thành khu du lịchĐề tài: Bảo tồn và phát triển Thăng Long Tứ trấn thành khu du lịch
Đề tài: Bảo tồn và phát triển Thăng Long Tứ trấn thành khu du lịch
 
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
 
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
 
Khóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital Marketing
Khóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital MarketingKhóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital Marketing
Khóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital Marketing
 
Luận văn thạc sĩ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ.doc
Luận văn thạc sĩ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ.docLuận văn thạc sĩ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ.doc
Luận văn thạc sĩ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ.doc
 
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
 
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
 
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều,...
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều,...Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều,...
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều,...
 
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
 
Đề tài nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng, RẤT HAY
 Đề tài nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng, RẤT HAY Đề tài nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng, RẤT HAY
Đề tài nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng, RẤT HAY
 
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
 
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh thái
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh tháiKhóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh thái
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh thái
 
ỨNG DỤNG CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM...
ỨNG DỤNG CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM...ỨNG DỤNG CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM...
ỨNG DỤNG CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM...
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
 

More from YenPhuong16

Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổiDự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổiYenPhuong16
 
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổiSáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổiYenPhuong16
 
Intership report at English Center - NEW
Intership report  at English Center - NEWIntership report  at English Center - NEW
Intership report at English Center - NEWYenPhuong16
 
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dụcTài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dụcYenPhuong16
 
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đai
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đaiTiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đai
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đaiYenPhuong16
 
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland CoffeePhân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland CoffeeYenPhuong16
 
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTT
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR  CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTTNGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR  CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTT
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTTYenPhuong16
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...YenPhuong16
 
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh việnTiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh việnYenPhuong16
 
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt NamTiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt NamYenPhuong16
 
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh việnBáo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh việnYenPhuong16
 
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà LạtBáo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà LạtYenPhuong16
 
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty Mtech
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty MtechBáo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty Mtech
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty MtechYenPhuong16
 
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hayTiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hayYenPhuong16
 
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...YenPhuong16
 
Kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
Kế toán thuế  tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh KhôiKế toán thuế  tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
Kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh KhôiYenPhuong16
 
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt NamChiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt NamYenPhuong16
 
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật Bản
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật BảnĐề án thành lập trung tư vấn du học Nhật Bản
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật BảnYenPhuong16
 
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanhTiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanhYenPhuong16
 
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của công ty Biti’s
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của  công ty Biti’sGiải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của  công ty Biti’s
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của công ty Biti’sYenPhuong16
 

More from YenPhuong16 (20)

Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổiDự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
 
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổiSáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
 
Intership report at English Center - NEW
Intership report  at English Center - NEWIntership report  at English Center - NEW
Intership report at English Center - NEW
 
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dụcTài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
 
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đai
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đaiTiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đai
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đai
 
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland CoffeePhân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
 
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTT
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR  CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTTNGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR  CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTT
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTT
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...
 
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh việnTiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
 
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt NamTiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
 
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh việnBáo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
 
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà LạtBáo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
 
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty Mtech
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty MtechBáo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty Mtech
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty Mtech
 
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hayTiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
 
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
 
Kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
Kế toán thuế  tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh KhôiKế toán thuế  tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
Kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
 
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt NamChiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
 
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật Bản
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật BảnĐề án thành lập trung tư vấn du học Nhật Bản
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật Bản
 
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanhTiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
 
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của công ty Biti’s
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của  công ty Biti’sGiải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của  công ty Biti’s
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của công ty Biti’s
 

Recently uploaded

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 

Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay

  • 1. i Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội MÃ TÀI LIỆU : 0016 Kết bạn zalo tải tài liệu : 0936 8484 22 Tham khảo giá dịch vụ viết báo cáo theo yêu cầu: Luanvantrust.com LỜI CẢM ƠN
  • 2. ii Nhóm nghiên cứu chúng tôi xin chân thành cảm ơn TS Trần Thị Hồng Việt đã tạn tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức bổ ích cũng như những định hướng đề tài cho chúng tôi.Với đề tài này, chúng tôi cũng đã củng cố và đào sâu thêm những kiến thức đã học. Chúng tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô, chủ nhiệm, trợ lý chương trình E-BBA1, Viện Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân đã cugn cấp cho chúng tôi những kiến thức, phương pháp tiếp cận toàn diện để chúng tôi có thể hoàn thành đề tài này. Trong giới hạn khuôn khổ của một đề tài, chắc chắn sẽ không thể bao quát trọn vẹn được hết các vấn đề xiay quanh nọi dung của đề tài nghiên cứu. Vì vậy chúng tôi xin chân thành cảm ơn và mong nhận được nhiều ý kiến từ các thầy, cô giáo và các bạn các góp ý bổ sung cho đề tài nghiên cứu này. Qua các ý kiến đóng góp, giúp chúng tôi có thể hoàn thiên hơn vốn kiến thức của mình trong quá trình vận dụng vào thực tế cuộc sống. Xin chân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2011 Nhóm sinh viên thực hiện đề tài Lê Phạm Diễm Hằng Nguyễn Mai Trinh Nguyễn Thu Hằng
  • 3. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................vii PHẦN MỞ ĐẦU ...........................................................................................................9 1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................ 9 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................... 12 3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................... 12 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................. 12 5. Phạm vi nghiên cứu..................................................................... 14 6. Khung lý thuyết........................................................................... 15 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............16 1. Tổng quan về du lịch và du lịch làng nghề truyền thống............. 16 1.1 Khái niệm du lịch..................................................................... 16 1.2 Khái niệm du lịch làng nghề truyền thống................................ 16 1.3 Đặc điểm của du lịch làng nghề truyền thống.......................... 17 1.4 Lợi ích của du lịch làng nghề truyền thống .............................. 17 1.5. Tổng quan về làng nghề và du lịch làng nghề ở Hà Nội........... 18 2. Nhu cầu và hành vi mua của khách hàng đối với du lịch làng nghề truyền thống.................................................................................... 20 2.1 Nhu cầu và mong đợi ............................................................... 20 2.2 Hành vi mua của khách du lịch................................................ 21 3. Các nội dungmarketing cơ bản (4Ps) có liên quan đến thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề truyền thống....................................... 25 3.1 Dịch vụ du lịch......................................................................... 25 3.2 Giá cả dịch vụ .......................................................................... 25 3.3 Kênh phân phối....................................................................... 26 3.4 Xúc tiến dịch vụ........................................................................ 26
  • 4. iv CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MONG ĐỢI CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HÀ NỘI ..............28 2.1 Đặc điểm mẫu điều tra .............................................................. 28 2.2 Kết quả điều tra......................................................................... 30 2.2.1. Nhu cầu của sinh viên với du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội........................................................................................... 30 2.2.1.1 Tỷ lệ sinh viên đã từng đi du lịch làng nghề..................... 30 2.2.1.2. Tỷ lệ sinh viên mong muốn sẽ đi du lịch làng nghề trong tương lai ................................................................................... 30 2.2.1.3. Mục đích của sinh viên khi đi du lịch.............................. 31 2.2.2.Phân tích hành vi của sinh viên khi đi du lịch làng nghề truyền thống ............................................................................................. 33 2.2.2.1.Thời gian lựa chọn để du lịch làng nghề: ........................ 33 2.2.2.2.Thời gian lưu lại du lịch tại làng nghề: ........................... 33 2.2.2.3.Đối tượng đi cùng:......................................................... 34 2.2.2.4.Kênh thông tin mà sinh viên tìm kiếm:............................. 35 2.2.2.5. Mức độ sẵn sàng chi trả của sinh viên cho du lịch làng nghề: ........................................................................................ 36 2.2.3. Kếtluận về mong đợi của sinh viên đối với du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội ................................................................... 37 2.2.3.1. Mong đợi về sản phẩm dịch vụ:...................................... 37 2.2.3.2. Mong đợi về giá cả:....................................................... 38 2.2.3.3. Mong đợi về viêc cung cấp thông tin và xúc tiến bán hàng:.. 38 2.2.3.4. Mong đợi về kênh phân phối:......................................... 38 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MỨC ĐỘ THỎA MÃN MONG ĐỢI CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HÀ NỘI................................................................................39 3.1. Mức độ thỏa mãn chung ........................................................... 39
  • 5. v 3.1.1 .Mứcđộ hấp dẫn của du lịch làng nghề so với các loại hình du lịch khác:....................................................................................... 40 3.1.3. Tỷ lệ sinh viêncó dự định quay trở lại du lịch trong tương lai: 42 3.2. Mức độ thỏa mãn xét trên các nội dung marketing hỗn hợp.... 42 3.2.1. Thỏa mãn mong đợi về sản phẩm dịch vụ du lịch làng nghề . 42 3.2.1.1. Về sản phẩm làng nghề:................................................. 42 3.2.1.2.Về dịch vụ đi kèm:.......................................................... 43 3.2.1.3. Về cảnh quan, không gian:............................................. 44 3.2.2.Thỏa mãn mong đợi về giá cả ................................................ 45 3.2.3. Thỏa mãn mong đợi về việc cung cấp thông tin và xúc tiến bán45 3.2.4. Thỏa mãn mong đợi về kênh phân phối ................................ 47 3.3 Đánh giá chung về mức độ thỏa mãn mong đợi của sinh viên và các vấn đề cần đặt ra cần giải quyết để thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề truyền thống cho sinh viên.............................................. 49 3.3.1. Đánh giá chung.................................................................... 49 3.3.2. Những vẫn đề đặt ra ............................................................. 49 CHƯƠNG IV: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚIPHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ Ở HÀ NỘI CHO SINH VIÊN ......................................................54 4.1 Định hướng phát triển làng nghề và du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội cho đến 2020, tầm nhìn đến 2030........................... 54 4.2 Một số kiến nghị chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội cho sinh viên..................... 55 4.2.1 Đối với các làng nghề và chủ hộ kinh doanh du lịch làng nghề.. 55 4.2.1.1 Hoàn thiện chính sách liên quan đến sản phẩm dịch vụ: .. 55 4.2.1.2. Hoàn thiên chính sách giá cả:........................................ 58 4.2.1.3. Hoàn thiện việc quảng bá thông tin về du lịch làng nghề cho sinh viên:............................................................................ 58 4.2.1.4 .Chú trọng và nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ việc đi lại đến các làng nghề: .................................................................... 60
  • 6. vi 4.2.2. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý cấp trên..................... 60 KẾT LUẬN ..................................................................................................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................63 PHỤ LỤC 1 BẢNG ĐIỀU TRA NHU CẦU DU LỊCH LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG CỦA SINH VIÊN TẠI HÀ NỘI ...........................64 PHỤ LỤC 2 PHỎNG VẤN SÂU CÁC HỘ KINH DOANH DU LỊCH LÀNG NGHỀ ..............................................................................................................70
  • 7. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Viết tắt Ý nghĩa 1 SV Sinh viên 2 HN Hà Nội
  • 8. viii DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU Hình 2.1 Mô hình chi tiết hành vi của người mua....................................................21 Hình 2.2: Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ................................23 Bảng 2.1: Đặc điểm mẫu điều tra theo trường đang theo học.................................28 Bảng 2.2 Mẫu phân theo trường đang học ................................................................29 Bảng 2.3 Mẫu phân theo độ tuổi.................................................................................29 Bảng 2.4: Tỷ lệ sinh viên đã từng đi du lịch làng nghề ...........................................30 Bảng 2.5 Nhu cầu của sinh viên về du lịch làng nghề .............................................31 Bảng 2.6 Mục đích của sinh viên khi đi du lịch làng nghề .....................................32 Bảng 2.7 Thời gian lựa chọn để du lịch làng nghề...................................................33 Bảng 2.8 : Thời gian lưu lại tại làng nghề .................................................................34 Bảng 2.9: Đối tượng đi du lịch làng nghề cùng với sinh viên ................................35 Bảng 2.10: Kênh thông tin được sinh viên sử dụng.................................................36 Bảng 2.11: Số tiền sinh viên sẵn sàng chi trả cho du lịch làng nghề .....................37 Bảng 3.1: Mức độ hài lòng của sinh viên ..................................................................39 Bảng 3.2: Mức độ hấp dẫn của du lịch làng nghề ....................................................40 Bảng 3.3: Số sinh viên muốn giới thiệu với bạn bè và người thân về du lịch làng nghề( Đơn vị: phiếu) ....................................................................................................41 Bảng 3.4: Tỷ lệ sinh viên có nhu cầu quay trở lại du lịch làng nghề .....................42 Bảng 3.5: Mức độ hài lòng về sản phẩm làng nghề .................................................43 Bảng 3.6: Mức độ hài lòng về dịch vụ đi kèm ..........................................................44 Bảng 3.7: Mức độ hài lòng về cảnh quan, không gian ............................................45 Bảng 3.8 : Mức độ thỏa mãn về giá ...........................................................................45 Bảng 3.9: Mức độ hài lòng về kênh thông tin...........................................................46 Bảng 3.10: Phương tiện đi lại của sinh viên..............................................................47 Bảng 3.11: Mức độ hài lòng về phương tiện đi lại...................................................48
  • 9. 9 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Du lịch làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống, đang dần trở thành một xu hướng mới của thế giới. Bên cạnh những lợi ích nhất định về kinh tế, loại hình du lịch này còn mang lại những lợi ích to lớn về mặt văn hóa – xã hội, góp phần gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa đặc trưng của các vùng, miền khác nhau. Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có khoảng 1.350 làng nghề, trong đó có khoảng 200 làng nghề đã được công nhận làlàng nghề truyền thống. Những làng nghề này gắn liền với lịch sử của mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến, với nguồn tài nguyên du lịch rất phong phú.Du lịch làng nghề phát triển sẽ giúp các làng nghề khôi phục và phát triển được các giá trị văn hóa dân gian, tạo dựng được môi trường du lịch văn hóa đồng thời giúp cải thiện tốt hơn các cơ sợ hạ tầng đi kèm với việc bảo vệ môi trường tại làng nghề. Nhận rõ được tiềm năng to lớn này, các làng nghề truyền thống trên địa bàn HN, bản thân các làng nghề truyền thống đã bước đầu có ý thức khai thác sự hấp dẫn, độc đáo của sản phẩm truyền thống mà mình tạo ra nhằm thu hút khách du lịch, đồng thời cũng bước đầu quan tâm hơn đến việc tạo dựng cơ sở hạ tầng cần thiết phục vụ cho hoạt động du lịch làng nghề. Nhưng thực tế cho thấy rằng chỉ có một số làng nghề truyền thống bước đầu khai thác được tiềm năng du lịch của làng nghề (ví dụ như làng nghề gốm sứ Bát Tràng, làng nghề lụa Vạn Phúc, …). Còn nhìn chung hoạt động du lịch làng nghề còn hạn chế, chưa có những biện pháp tiếp thị, quảng bá về chiều sâu để thu hút khách du lịch mà chỉ có tính tự phát, nên chưa khai thác được một cách hiệu quả tiềm năng của các sản phẩm truyền
  • 10. 10 thống cũng như những giá trị văn hóa - xã hội của làng nghề để gắn với du lịch. Bên cạnh tiềm năng to lớn về mặt du lịch của các làng nghề thủ công truyền thống sẵn có thì Hà Nội còn là trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội của cả nước với khoảng hơn 90 trường Đại học, Cao đẳng và Học viện, với số lượng sinh viên đang theo học tại các trường này là rất lớn. Hơn nữa, đây lại là đối tượng khách hàng luôn tìm kiếm và hướng tới những hình thức du lịch có mức chi phí phù hợp, và không có những yêu cầu quá khắt khe về chất lượng dịch vụ. Thực trạng cho thấy cơ sở hạ tầng chưa phát triển và khả năng quản lý ở nhiều làng nghề hiện nay còn yếu kém nên khó có thể hướng tới những đối tượng khách hàng có yêu cầu khắt khe về chất lượng như khách du lịch nước ngoài cũng như khách du lịch có thu nhập cao. Và với những yêu không cao về chất lượng dịch vụ, cũng như nhu cầu về việc khám phá những điều mới mẻ nên có thể khẳng định sinh viên là một đối tượng tiềm năng của dịch vụ lịch làng nghề truyền thống Hà Nội. Vì vậy các làng nghề truyền thống tại Hà Nội nên có những xem xét, cân nhắc để phát triển dịch vụ du lịch làng nghề dành cho đối tượng sinh viên. Phát triển du lịch làng nghề truyền thống cho sinh viên sẽ giúp các làng nghề bước đầu phát triển dịch vụ du lịch tại địa phương. Từng bước cải thiện chất lượng dịch vụ, khả năng quản lý cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc phát triển du lịch, để dần hướng tới các đối tượng khách hàng có yêu cầu khắt khe hơn trong chất lượng dịch, cũng như thu về lợi nhuận cao hơn. Việc phát triển các dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống dành cho sinh viên không chỉ đem lại lợi ích to lớn cho các làng nghề truyền thống mà còn mang lại lợi ích cho sinh viên và xã hội, bởi nó tạo ra một sân chơi mới và lành mạnh và nâng cao tầm hiểu biết của sinh viên về lịch sử văn hóa dân tộc nói chung và thủ đô nói riêng. Việc ngày càng nhiều không
  • 11. 11 gian vui chơi giải trí của giới trẻ bị lấn chiếm trong quá trình đô thi hóa, dẫn tới hệ quả nhiều sinh viên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cách hình thức giải trí thiếu lành mạnh như trò chơi điện tử hay mạng internet. Tình trạng ngày càng nhiều sinh viên có những hành động bạo lực, phi đạo đức, vi phạm pháp luật chính là minh chứng rõ nét nhất trong hậu quả của việc thiếu hụt những sân chơi bổ ích cho sinh viên. Vì vậy phát triển du lịch làng nghề truyền thống dành cho sinh viên sẽ giúp giải quyết được phần nào sự thiếu hụt này. Vấn đề phát triển du lịch làng nghề cũng được đánh giá là một vấn đề mang tính vĩ mô. Nhận thấy được tính cấp thiết và tầm quan trọng của phát triển du lịch làng nghề, thành phố Hà Nội cũng đã có những quy hoạch tổng thểnhằm phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 . Theo Sở Công thương thành phố Hà Nội thì thành phố cần tập trung vào 12 giải pháp chủ yếu, trong đó giải pháp phát triển làng nghề gắn với du lịch là một giải pháp rất quan trọng. Cụ thể là: - Giai đoạn 2010-2015 sẽ đáp ứng nhu cầu sản phẩm du lịch làng nghề, xây dựng thương hiệu, hệ thống các cơ sở sản xuất, dịch vụ, du lịch làng nghề và phát triển làng nghề bền vững với môi trường. - Giai đoạn 2016-2020 sẽ gia tăng giá trị sản phẩm của làng nghề, mở rộng hệ thống cơ sở sản xuất, dịch vụ du lịch thông qua việc phát triển làng nghề truyền thống và mở rộng các làng nghề mới. - Và giai đoạn 2021-2030, tập trung đẩy mạnh xuất khẩu, hoàn thiện sản phẩm du lịch làng nghề, xử lý triệt để môi trường làng nghề. (Theo báo Hà Nội mới online). Với tầm quan trọng của sự phát triển làng nghề gắn với du lịch và những tiềm năng lớn của làng nghề với đối tượng khách du lịch tại Hà Nội nói chung và đối tượng khách du lịch là sinh viên nói riêng, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Sinh viên với du lịch làng nghề truyền thống ”.
  • 12. 12 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm vào các mục tiêu cụ thể sau đây: - Xác định mong đợi của sinh viên đối với du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội. - Tìm hiểu mức độ hài lòng của sinh viên đối với du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội. - Đề xuấtmột số kiến nghị nhằm phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội cho sinh viên. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, cần trả lời các câu hỏi sau: - Sinh viên có mong đợi gì đối với du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội? - Du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội đã đáp ứng những mong đợi của sinh viên như thế nào? - Cần làm gì để thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề truyền thống cho sinh viên. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Quá trình nghiên cứu Hình 1.1. Quá trình nghiên cứu 4.2. Phương pháp thu thập số liệu TT thứ cấp Điều tra sinh viên Phỏng vấn hộ làng nghề Mong đợi của SV Khả năng đáp ứng mong đợi vấn đề đặt ra Đề xuất TT sơ cấp
  • 13. 13  Số liệu thứ cấp: o Các công trình nghiên cứu, sách báo tài liệu xuất bản về du lịch làng nghề và thực trạng phát triển du lịch làng nghề truyền thống nói chung và ở Hà Nội nói riêng. o Các báo cáo về tình hình phát triển làng nghề truyền thống ở Hà Nội của Hiệp hội làng nghề Hà Nội. o Các luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu về du lịch và du lịch làng nghề. Các số liệu thứ cấp được sử dụng với mục đích tìm hiểu những thông tin tổng quan và khung lý thuyết về du lịch và du lịch làng nghề truyền thống nói chung và ở Hà Nội nói riêng cũng như thực trạng, kết quả, tiềm năng phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội thời gian qua.  Số liệu sơ cấp : o Điều tra 300 sinh viên để thu thập thông tin về mong đợi của sinh viên đối với du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội và đánh giá khả năng các hộ làng nghề Hà Nội đáp ứng mong đợi của sinh viên như thế nào dưới góc nhìn của sinh viên. Đây là nguồn thông tin chính của nghiên cứu. Nội dung và kết cấu bảng hỏi xem ở phần phụ lục. o Phỏng vấn sâu 5 hộ gia đình ở các làng nghề truyền thống bao gồm làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc, làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ, làng nghề sơn mài Hạ Thái, làng nghề mây tre đan Phú Vinh. Phỏng vấn sâu được thực hiện theo lộ trình 2 bước: bước 1 thực hiện phỏng vấn sâu thứ nhất, sau khi đã thu thập và xử lý thông tin của 10 phiếu điều tra sinh viên đầu tiên để thử nghiệm và điều nội dung bảng hỏi; bước 2 thực hiện 4 phỏng vấn sâu còn lại, sau khi đã thu thập và xử lý thông tin của 300 phiếu điều tra sinh viên chính thức. Mục đích phỏng vấn sâu chủ yếu là để kiểm chứng những thông tin thu được từ phiếu điều tra sinh viên, đồng thời cũng tìm hiểu khả năng thỏa mãn nhu cầu của sinh viên trên quan điểm của các
  • 14. 14 chủ hộ kinh doanh du lịch làng nghề. Nội dung câu hỏi phỏng vấn sâu xem ở phần phụ lục. o Nội dung bảng hỏi điều tra dành cho sinh viên với các câu hỏi được thiết kế nhằm trả lời hai câu hỏi chính là mong đợi của sinh viên và mức độ thỏa mãn những mong đợi này. Khoảng cách giữa mong đợi và mức độ đáp ứng mong đợi xác định những vấn đề đặt ra cần giải quyết để thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề truyền thống cho sinh viên. Nội dung các câu hỏi xoay quanh việc tìm hiểu hành vi của sinh viên khi đi du lịch tại làng nghề và 4 yếu tố cơ bản của marketing hỗn hợp (4Ps) là sản phẩm dịch vụ, giá cả, xúc tiến và phân phối để đè xuất các kiến nghị phù hợp. 4.3 Phương pháp xử lý thông tin: Các thông tin được xử lý bằng phương pháp phân tích định lượng với công cụ phần mềm Exel và phân tích định tính với các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh… để rút ra các nhận xét và kết luận cho vấn đề nghiên cứu. 5. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ giới hạn về thời gian, nguồn lực và các điều kiện khác, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi sau đây: -Phạm vi nội dung: Tập trung vào việc nghiên cứu mong đợi của sinh viên và khả năng thỏa mãn những mong đợi nàyvề du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội. -Phạm vi địa điểm : Nghiên cứu tiến hành tại các làng nghề truyền thống, (bao gồm các làng nghề thủ công truyền thống) trên địa bàn Hà Nội, và cho đối tượng sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng và học viện trên địa bàn Hà Nội. -Phạm vi thời gian: Nghiên cứu cho khoảng thời gian 2 năm qua và 5 năm tới.
  • 15. 15 6. Khung lý thuyết Đề tài sử dụng các khung lý thuyết cơ bản sau: - Lý thuyết về du lịch và du lịch làng nghề - Lý thuyết nhu cầu và hành vi người tiêu dùng - Lý thuyết về marketing hỗn hợp (4Ps) 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài được chia thành 4 chương Chương 1: Cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu Chương 2: Kết quả nghiên cứu về mong đợi của sinh viên đối với du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội Chương 3: Kết quả nghiên cứu về mức độ thỏa mãn mong đợi của sinh viên đối với du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội Chương 4: Một số kiến nghị nhằm thúc đầy phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội cho sinh viên
  • 16. 16 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Tổng quan về du lịch và du lịch làng nghề truyền thống 1.1 Khái niệm du lịch Theo Từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt:  Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật, …  Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn: có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ. 1.2 Khái niệm du lịch làng nghề truyền thống Du lịch làng nghề truyền thống là loại hình du lịch diễn ra tại các làng nghề còn đang hoạt động sản xuất các sản phẩm truyền thống nhằm mục tiêu tìm hiểu, chiêm ngưỡng, thưởng thức về làng nghề và quá trình sản xuất sản phẩm truyền thống. Là một hoạt động kinh doanh tại các làng nghề có lợi ích về nhiều mặt : nâng cao hiểu biết của khách du lịch về lịch
  • 17. 17 sử hình thành và phát triển của làng nghề góp phần tăng thêm tình yêu quê hương đất nước; mang lại lợi ích kinh tế cho xã hội. 1.3 Đặc điểm của du lịch làng nghề truyền thống Du lịch làng nghề truyền thống có năm đặc điểm cơ bản như sau:  Điểm đến là một làng nghề truyền thống đã và đang hoạt động sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống.  Điểm hấp dẫn của du lịch làng nghề là khách du lịch được tìm hiểu về lịch sử hình thành và các đặc điểm của làng nghề, cũng như tìm hiểu về những đặc điểm riêng của những sản phẩm thủ công truyền thống tại làng nghề.  Dịch vụ du lịch làng nghề hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế của các hộ làng nghề cũng như sự phát triển kinh tế của địa phương.  Góp phần bảo tồn văn hoá truyền thống của làng nghề và các nghề thủ công truyền thống  Du lịch làng nghề góp phần giáo dục cho nhân dân về lịch sử dân tộc và nâng cao tình yêu đối với quê hương đất nước. 1.4 Lợi ích của du lịch làng nghề truyền thống Du lịch làng nghề truyền thống là một chiến lược quan trọng trong việc phát triển làng nghề bền vững.Có thể thấy rằng du lịch làng đã mang lại lợi ích to lớn về mặt kinh tế xã hội cho nhiều đối tượng. Việc phát triển du lịch làng nghề đã mang lại hiệu quả kinh tế cho làng nghề như nâng cao thu nhập của các hộ dân, góp phần làm hiện đại hóa cơ sở hạ tầng ở làng nghề v..v...Đồng thời việc phát triển du lịch làng nghề còn giúp nâng cao tầm hiểu biết của người dân trong nước về văn hóa lịch sử dân tộc, tăng thêm
  • 18. 18 tình yêu đối với quê hương đất nước; du lịch làng nghề truyền thống còn là một công cụ hữu hiệu để quảng bá hình ảnh văn hóa dân tộc tới du khách nước ngoài. 1.5. Tổng quan về làng nghề và du lịch làng nghề ở Hà Nội Hà Nội dường như là thủ đô thiên nhiên của châu thổ sông Nhị, của miền Bắc Việt Nam và đây cũng trở thành nơi hội tụ của các anh tài, các nghệ nhân từ khắp mọi miền đất nước. Xung quanh Thăng Long - Đông Kinh - Kẻ Chợ mọc dần lên các làng chuyên doanh đặc sản: các làng nghề như gốm sứ Bát Tràng, vàng quỳ Kiêu Kỵ, làng nghề giấy vùng Bưởi, làng hoa Ngọc Hà, quất Nghi Tàm,.. Làng nghề trồng trọt, làng nghề thủ công cũng từ đó mà đân hình thành theo năm tháng. Hà Nội từ xa xưa đã vốn được mệnh danh là đất trăm nghề, trong đó có những làng nghề hàng trăm tuổi. Đặc biệt, sau khi mở rộng, Hà Nội trở thành nơi nhiều làng nghề nhất trong cả nước và với lợi thế về vị trí chính trị, văn hóa... Hiện nay, với hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, Hà Nội đã chiếm tới 59% tổng số làng với 47 nghề trên tổng số 52 nghề trên toàn quốc với hàng chục nhóm nghề đang có xu hướng phát triển như gốm sứ, dệt may, da giày, điêu khắc, khảm trai... Giá trị sản xuất của làng nghề, làng có nghề trên địa bàn Hà Nội trung bình trên đạt gần 4000 tỷ đồng/năm, chiếm khoảng 12,6 % giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh, nổi bật như mộc Chàng Sơn, gốm sứ Bát Tràng, Mộc Vạn Điểm, dệt kim La Phù… Nhà nước ta cũng phần nào ý thức được ý nghĩa quan trọng của việc phát triển các làng nghề truyền thống nhằm bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa, đồng thời cũng khai thác được lợi ích nhất định về mặt kinh tế cho xã hội; bởi vậy mà liên tục trong những năm gần đây luôn chú trọng đưa ra các chính sách thúc đẩy và phát triển các làng nghề truyền thống. Tuy
  • 19. 19 nhiên, sau mười năm thực hiện chủ trương đưa làng nghề vào khai thác du lịch, ngoài hai cái tên được nhắc nhiều là Bát Tràng và Vạn Phúc, các làng nghề khác gần như bị bỏ quên mặc dù có chủ trương rõ ràng từ chính quyền địa phương. Điển hình như cụm làng nghề mây tre đan ở Chương Mỹ, khảm trai Chuyên Mỹ, thêu Quất Động, nón làng Chuông, sơn mài Hạ Thái,... Trước mắt, tiến tới việc hoàn thiện và phát triển hơn mô hình du lịch làng nghề truyền thống, Hà Nội đang xúc tiến xây dựng 4 tour du lịch làng nghề gồm: tour thăm làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ - thêu Thắng Lợi - sơn mài Hạ Thái; tour thăm làng nghề mây tre đan Phú Vinh - lụa Vạn Phúc; tour thăm làng lụa Vạn Phúc - điêu khắc tạc tượng Sơn Đồng; tour thăm làng nghề gốm sứ Bát Tràng- may da, dát vàng bạc quỳ Kiêu Kỵ...để thu hút khách du lịch đến với thủ đô. Có thể đưa ra hai ví dụ về tính hiệu quả của việc khai thác khá tốt tiềm năng làng nghề của hai làng nghề truyền thống điển hình là làng nghề gốm sứ Bát Tràng và làng nghề lụa Vạn Phúc: Theo số liệu thống kê, trung bình hằng tháng, chợ gốm Bát Tràng đón 25-30 nghìn lượt khách trong nước, 5-6 nghìn lượt khách quốc tế. Có thể thấy rằng khách đến tham quan làng nghề Bát Tràng khá tấp nập, cho dù không phải là ngày cuối tuần. Điều hấp dẫn khách du lịch đến Bát Tràng không chỉ là sản phẩm gốm sứ đa dạng mà cái chính là khách có thể trực tiếp tham gia vào các công đoạn của quá trình làm ra sản phẩm. Cũng như Bát Tràng, Vạn Phúc hằng năm thu hút hàng vạn khách du lịch đến tham quan. Ngoài yếu tố là sản phẩm lụa đa dạng, phong phú với nhiều mẫu mã đẹp thì du khách cũng được tham gia tìm hiểu quy trình làm ra một tấm lụa. Chính điều này là một yếu tố thu hút khách du lịch đối với du lịch làng nghề.
  • 20. 20 Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua, thì việc phát triển du lịch làng nghề vẫn còn tồn tại hạn chế đó là còn mang tính tự phát; phân tán thiếu tính bền vững, quy mô nhỏ lẻ; hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, ô nhiễm môi trường; thị trường chưa được mở rộng; các sản phẩm thủ công được bán tại làng nghề còn đơn điệu về mẫu mã, chưa có thương hiệu, nhãn mác. 2. Nhu cầu và hành vi mua của khách hàng đối với du lịch làng nghề truyền thống 2.1 Nhu cầu và mong đợi Theo lý thuyết kinh tế thì “cầu là lượng hàng hóa, dịch vụ mà người mua sẵn sàng và có khă năng mua tại mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định với giá thiết các yếu tố khác không đổi. Cầu là những mong đợi, nguyện vọng của khách hàng về hàng hóa dịch vụ được thỏa mãn bởi khả năng thanh toán của khách hàng đó cho việc mua sắm các hàng hóa dịch vụ” Theo khái niệm đó thì nhu cầu của khách du lịch về du lịch làng nghề được hiểu là những mong đợi được thỏa mãn của họ về việc tìm hiểu, chiêm ngưỡng, thưởng thức về làng nghề và quá trình sản xuất sản phẩm truyền thống tại làng nghề, nhằm nâng cao hiểu biết về văn hóa làng nghề, và tình yêu quê hương đất nước của du khách. Nhu cầu về du lịch làng nghề ở đây đề cập đến những nhu cầu có khả năng thanh toán tức là những nhu cầu gắn liền với thu nhập và khả năng chi trả của khách du lịch. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, văn hóa xã hôi thì thu nhập của người dân đã được cải thiện đáng kể, cơm ăn áo mặc không còn là một vấn đề cấp thiết đối với một bộ phận lớn người tiêu dùng, chính vì vậy nhu cầu đối với du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa nói chung và du lịch làng nghề truyền thống nói riêng cũng gia tăng đáng kể. Thêm vào đó sự ô nhiễm của môi trường và không khí ngột ngạt ở thành thị là
  • 21. 21 một nguyên nhân khiến cho khách du lịch muốn tìm tới những nơi có không gian rộng rãi và thoáng đãng để nghỉ ngơi thư giãn. Việc các làng nghề truyền thống đã nắm băt được nhu cầu này, đống thời chú trọng hơn tới việc khai thác tiềm năng du lịch của làng nghề so với trước đây, và đưa ra các chương trình nhằm quảng bá cho dịch vụ du lịch làng nghề cũng giúp cho một bộ phận lớn khách hàng ngày càng quan tâm hơn tới dịch vụ này. Vì vậy có thể thấy rằng nhu cầu về du lịch làng nghề truyền thống hiện nay ở người tiêu dùng là rất cao, nhưng tiếc rằng các làng nghề chưa thực sự phát triển một cách toàn diện dịch vụ này để đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. 2.2 Hành vi mua của khách du lịch Hành vi mua của khách du lịch là cách ứng xử, thái độ của họ khi quyết định lựa chọn địa điểm, loại hình du lịch này hay địa điểm, loại hình du lịch khác, là phản ứng đáp lại của khách hàng với các kích thích của công ty. Hành vi phần lớn do cá tính quyết định. Nhưng các nghiên cứu về hành vi tiêu dùng cho rằng nhu cầu của người tiêu dùng được thể hiện trên cả 2 mặt chức năng lẫn cảm xúc nên hành vi tiêu dùng có 3 thành phần chính là: Đầu vào, quá trình và đầu ra: Hình 2.1 Mô hình chi tiết hành vi của người mua
  • 22. 22 Các tác nhân kích thích gồm 2 loại: - Các yếu tố kích thích của marketing bao gồm: Sản phẩm, giá, phân phối, khuyến mãi. - Các tác nhân khác bao gồm: Môi trường kinh tế, công nghệ, chính trị, văn hóa. Khi đi qua "hộp đen" ý thức của người mua thì tất cả những tác nhân kích thích này gây ra một loạt các phản ứng của người mua bao gồm: Lựa chọn sản phẩm, lựa chọn nhãn hiệu, lựa chọn địa lí, định thời gian mua, định số lượng mua. Do đó, nhiệm vụ của người làm marketing là hiểu cái gì đã xảy ra trong "hộp đen" ý thức của người tiêu dùng giữa lúc tác nhân kích thích đi vào và lúc xuất hiện những phản ứng của họ. Bản thân "hộp đen" gồm 2 phần.Phần thứ nhất là những đặc tính của người mua, có ảnh hưởng cơ bản đến việc con người tiếp nhận các tác nhân kích thích và phản ứng với nó như thế nào.Phần thứ hai là quá trình thông qua quyết định của người mua và kết quả sẽ phụ thuộc vào quyết định đó. Các tác nhân kích thích gồm 2 loại: Các yếu tố kích thích của marketing bao gồm sản phẩm, giá, phân phối, khuyến mãi; và các tác nhân khác bao gồm: môi trường kinh tế, công nghệ, chính trị, văn hóa. Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng:
  • 23. 23 Hình 2.2: Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi Hành vi người tiêu dùng chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi 4 yếu tố: Văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý. Tất cả những yếu tố này đều cho ta những căn cứ để biết cách tiếp cận và phục vụ người mua một cách hiệu quả nhất. Việc nghiên cứu về các yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng còn cho ta những gợi ý để phát triển sản phẩm mới, xác định giá cả, các kênh phân phối, nội dung thông tin và những yếu tố khác trong Marketing mix. Nhân tố ảnh hưởng: Hành vi mua của khách du lịch chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi 4 yếu tố: văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý.  Yếu tố văn hóa: Văn hóa là yếu tố quyết định cơ bản nhất những mong muốn và hành vi của một người. Văn hóa còn tạo ra những giá trị, sự cảm thụ, sự ưa thích, tác phong.. của khách du lịch và làm người làm marketing thường thiết kế các sản phẩm, chương trình marketing theo nhu cầu của văn hóa đó.  Yếu tố xã hội:
  • 24. 24 Giai tầng xã hội là những nhóm tương đối ổn định trong khuôn khổ xã hội, được sắp xếp theo thứ bậc đẳng cấp và được đặc trưng bởi những quan điểm giá trị, lợi ích và hành vi đạo đức, được xác định dựa trên cơ sở nghề nghiệp, thu nhập, tài sản, học vấn, định hướng giá trị và những đặc trưng khác của những người thuộc giai tầng đó. Hành vi tiêu dùng của các giai tầng khác nhau biểu hiện qua nhu cầu, thị hiếu về sản phẩm, về nhãn hiệu, về địa điểm mua hàng,khác nhau.  Yếu tố cá nhân: Yếu tố cá nhânthể hiện ở tuổi tác và các giai đoạn trong chu kỳ sống, nghề nghiệp, thu nhập hoàn cảnh kinh tế, lối sống, nhân cách và tự ý thức của họ.  Yếu tố tâm lý: Yếu tố tâm lý bao gồm động cơ, nhận thức, tri thức, niềm tin và thái độ. Tất cả những yếu tố này đều cho ta những căn cứ để biết cách tiếp cận và phục vụ người mua một cách hiệu quả nhất. Việc nghiên cứu về các yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi mua còn cho ta những gợi ý để phát triển sản phẩm mới, xác định giá cả, các kênh phân phối, nội dung thông tin và những yếu tố khác trong Marketing hỗn hợp. Tóm lại, cách lựa chọn sản phẩm du lịch của du khách là kết quả của sự tác động qua lại phức tạp giữa các yếu tố văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý. Trong số những yếu tố đó có nhiều yếu tố không chịu ảnh hưởng của người làm marketing. Những yếu tố khác chịu ảnh hưởng của người làm marketing và gợi ý cho họ phát triển sản phẩm, định giá, tổ chức lưu thông và khuyến mãi như thế nào để tạo được sự hưởng ứng mạnh mẽ của người tiêu dùng. (Nguồn: Philip Koler.1997. Marketing căn bản. Hà Nội: NXB. Thống kê)
  • 25. 25 3. Các nội dungmarketing cơ bản (4Ps)có liên quan đến thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề truyền thống 3.1 Dịch vụ du lịch Dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống trong những năm gần đây đang dần phát triển và ngày càng đa dạng. Khi khách hàng tới du lịch tại một số làng nghề, ngòai việc được tận mắt chứng kiến những công đoạn thủ công để làm ra được một sản phẩm thì họ còn có thể trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. Đây là một đặc điểm riêng có của loại hình du lịch các làng nghề thủ công truyền thống so với các loại hình du lịch khác. Không chỉ được tận tay làm ra những sản phẩm độc đáo và riêng nhất, khách hàng còn có thể mua sắm được những sản phẩm truyền thống của làng nghề với chất lượng tốt nhất và giá cả cạnh tranh nhất mà khó ở đâu có thể có (VD: làng nghề Bát Tràng đã xây dựng chợ gốm sứ với đa dạng các loại mặt hàng phục vụ được nhu cầu của mua sắm của tất cả các lứa tuổi). Không những có lợi thế về nghề các sản phẩm truyền thống mà nhiều làng nghề trên địa bàn HN còn có những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và nhiều lễ hội truyền thống rất hấp dẫn, thu hút. Vì vậy có thể nhận thấy rằng du lịch làng nghề truyền thống là một hình thức du lịch rất có tiềm năng. 3.2 Giá cả dịch vụ Xét về mặt giá cả thì giá cả của loại hình du lịch làng nghề truyền thống so với các loại hình du lịch khác là rất cạnh tranh. - Thứ nhất, nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Nội có điều kiện giao thông khá thuận lợi nên chi phí dành cho việc đi lại trong hoạt động du lịch này không quá đáng kể.
  • 26. 26 - Thứ hai, các dịch vụ ở làng nghề cũng có giá tương đối hợp lý, và chấp nhận được. Khách du lịch có thể tới thăm quan làng nghề trong một ngày với mức chi phí phù hợp. - Thứ ba là cùng với đó các mặt hàng truyền thống được bán tại các làng nghề cũng có giá cả rất cạnh tranh, vì không phải qua nhiều khâu trung gian và vận chuyển nên những sản phẩm truyền thống này được bán với mức giá khá thấp nếu so sánh với cùng loại sản phẩm nhưng được bán ở nơi khác. Tóm lại, mức chi phí bỏ ra cho một chuyếnđi du lịch làng nghề có thể được đánh giá là hợp lý và đây chính là một lợi thế lớn của các làng nghề thủ công truyền thống trong việc thu hút khách du lịch. 3.3 Kênh phân phối Đối với dịch vụ du lịch, kênh phân phối đề cập đến vị trí của địa điểm du lịch. Đặc trưng khác biệt so với các sản phẩm dich vụ khác là phân phối gắn liền với một vị trí địa lý nhất định, sử dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội của địa phương. Nhiều làng nghề nằm ở vùng giao thông đi lại thuận tiền nên rất dễ dàng cho việc di chuyển và đi lại. Hơn nữa, đây là loại hình du lịch được nhà nước chú trọng phát triển nên trong những năm qua cơ sở hạ tầng đường xá đi lại ở các làng nghề truyền thống tại Hà Nội cũng phần nào được cải thiện một cách đáng kể, có nhiều tuyến xe bus được đưa vào hoạt động nhằm giảm thiểu những rào cản của việc đi lại tới các làng nghề này. Thêm vào đó vì các làng nghề truyền thống tại Hà Nội đều nằm ở thủ đô với khoảng cách tới trung tâm HNkhông quá xa nên việc di chuyển cũng không mất quá nhiều thời gian và tốn kém cho khách du lịch khi muốn tới du lịch tại làng nghề. 3.4 Xúc tiến dịch vụ
  • 27. 27 Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của nhà nước nên các làng nghề đã bắt đầu quan tâm hơn vào việc phát triển du lịch, có những hình thức nhằm thu hút khách du lịch, đồng thời chú trọng hơn vào việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng nhằm thu hút khách hàng quay trở lại trong tương lai. Thêm vào đó, một số làng nghề đã bước đầu lập website riêng (www.battrang.info, www.nonkhe.net, www.luavanphuc.com,...) nhằm quáng bá du lịch của làng nghề mình, đưa hình ảnh của các làng nghề truyền thống đến gần hơn với khách du lịch. Có thể đánh giá đây là một trong những nỗ lực bước đầu nhằm phát triển du lịch làng nghề từ phía các làng nghề truyền thống tại HN.
  • 28. 28 CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MONG ĐỢI CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HÀ NỘI 2.1 Đặc điểm mẫu điều tra Trong vòng 2 tháng, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phát phiếu điều tra thông qua công cụ Internet và gặp gỡ trực tiếp để lấy ý kiến. Vì giới hạn phạm vi nghiên cứu nên chúng tôi chỉ lựa chọn đối tượng điều tra là những sinh viên đang học tập tại một số trường đại học, cao đẳng và học viện lớn tại Hà Nội.Tổng số phiếu gửi đi là 350 phiếu. Số phiếu thu về là 300 phiếu được chia ra như sau : Đại học Đại học Kinh Tế Quốc Dân Đại học Luật Hà Nội Đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên Ngân Hàng Khác Tổng Số lượng sinh viên 83 34 41 56 86 300 Bảng 2.1: Đặc điểm mẫu điều tra theo trường đang theo học  Trong tổng số cá nhân gửi tới kết quả điều tra, phân theo tiêu chí:  Phân theo trường đại học: Thống kê trong số mẫu được điều tra cho thấy có 27% là sinh viên của Đại học Kinh Tế Quốc Dân, 11% là sinh viên Đại học Luật Hà Nội, 14% sinh viên của Đại học Bách Khoa Hà Nội, 19% sinh viên của Học viện Ngân hàng và 29% sinh viên của các trường đại học khác.
  • 29. 29 Bảng 2.2 Mẫu phân theo trường đang học  Phân theo độ tuổi : Trong số mẫu được điều tra có 1% có độ tuổi dưới 17 tuổi, 92% nằm trong độ tuổi từ 17-22 tuổi và 7% ở độ tuổi dưới 22 tuổi. Bảng 2.3 Mẫu phân theo độ tuổi
  • 30. 30 2.2 Kết quả điều tra 2.2.1. Nhu cầu của sinh viên với du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội. 2.2.1.1Tỷlệ sinh viên đã từng đi du lịch làng nghề Trong số 300 sinh viên tại Hà Nội được điều tra thì kết quả cho thấy rằng trên 73% những sinh viên này đã từng đi du lịch tại các làng nghề trong quá khứ. Bảng 2.4: Tỷ lệ sinh viên đã từng đi du lịch làng nghề Qua việc phỏng vấn các hộ làng nghề cho biết rằng tại làng nghề Bát Tràng đối tượng chủ yếu tới du lịch là sinh viên tại các trường đại học cao đẳng học viện trên địa bàn Hà Nội chiếm khoảng 70%. Đối với các làng nghề khác, sinh viên cũng chiếm phần lớn trong số những khách du lịch tới làng nghề. Các chủ hộ cũng cho biết sinh viên thường xuyên quay lại du lịch sau khi đã tới làng nghề. 2.2.1.2. Tỷlệ sinh viên mong muốn sẽ đi du lịch làng nghềtrong tương lai Khảo sát cũng cho thấy 88% sinh viên được hỏi đồng ý rằng họ có
  • 31. 31 nhu cầu sử dụng dịch vụ du lịch làng nghề thủ công truyền thống trong tương lai và chỉ có 12% còn lại không cảm thấy có nhu cầu về dịch vụ này. Bảng 2.5 Nhu cầu của sinh viên về du lịch làng nghề. Có thể coi đây là một kết quả rất khả quan cho thấy nhu cầu của sinh viên đối với du lịch làng nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội là rất cao và đây cũng chính là đối tượng khách hàng tiềm năng của các làng nghề truyền thống tại Hà Nội. 2.2.1.3. Mụcđích của sinh viên khi đi du lịch Dựa vào kết quả khảo sát có thể thấy rằng mục đích chính của sinh viên khi đi du lịch làng nghề đó là muốn tìm hiểu về làng nghề truyền thống. Tiếp theo đó là mong muốn được tham gia trực tiếp vào quá trình làm ra một sản phẩm truyền thống, mua sắm những sản phẩm truyền thống đặc sắc của làng nghề, tham quan các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh (nếu có) và cuối cùng là tìm kiếm một không gian mở để giao lưu với
  • 32. 32 bạn bè. Những nhu cầu này của sinh viên đều nằm trong khả năng đáp ứng của các làng nghề. Bảng 2.6 Mục đích của sinh viên khi đi du lịch làng nghề [ Phỏng vấn sâu các chủ hộ làng nghề tại một số làng nghề truyền thống cũng cho biết, sinh viên đa phần thường đi theo các nhóm nhỏ (5- 10 người). Khi tới du lịch, hoạt động của sinh viên chủ yếu là đi thăm quan, hoặc tham gia vào qui trình sản xuất sản phẩm truyền thống và mua sắm các sản phẩm bán tại làng nghề. Ngoài ra những sinh viên có nhu cầu muốn tìm hiểu kĩ về làng nghề thủ công truyền thống hoặc thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử tại làng nghề thì thường đi tour thành nhóm lớn theo trường, lớp chứ không chia theo nhóm nhỏ (5-10 người). Có thể thấy các hộ làng nghề đã phần nào nắm được một số nhu cầu cơ bản của sinh viên khi tới đây, nhưng chưa thực sự có hiểu biết rõ ràng và đầy về những nhu cầu khác phân khúc khác hàng này.
  • 33. 33 2.2.2.Phân tích hành vi của sinh viên khi đi du lịch làng nghề truyền thống 2.2.2.1.Thờigian lựa chọn để du lịch làng nghề: Bảng 2.7 Thời gian lựa chọn để du lịch làng nghề Thời gian mà sinh viên lựa chọn tới các làng nghề thường là vào các ngày nghỉ cuối tuần. Thống kê kết quả khảo sát cho thấy 51% số người được hỏi lựa chọn phương án này, 26% lựa chọn thời điểm là các dịp nghỉ lễ và 14% chọn lựa phương án tới các làng nghề vào dịp nghỉ hè. Việc đa số sinh viên được hỏi lựa chọn thời gian cuối tuần để đi du lịch cho thấy họ có nhu với dịch vụ này một cách thường xuyên, liên tục và khẳng định rõ hơn tiềm năng của đôi tượng này. 2.2.2.2.Thờigian lưu lại du lịch tại làng nghề: Có tới 97% lựa chọn họ chỉ đi về trong ngày; chỉ có 3% còn lại cho biết họ đi du lịch làng nghề trong thời gian hơn một ngày. Việc thăm quan và du lịch tại các làng nghề tuyền thống nằm trên địa bàn Hà Nội là một hình thức du lịch không mất quá nhiều thời gian nên sinh viên có thể dễ dàng bố trí thời gian biểu hợp lý với một ngày nghỉ trong tuần để có thể tham gia hoạt động bổ ích này.
  • 34. 34 Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cần nhận thức rằng một phần là vì những dịch vụ du lịch tại các làng nghề truyền thống vẫn còn rất hạn chế; những dịch vụ phục vụ đi kèm như dịch vụ ăn uống hay nghỉ ngơi đều chưa phát triển đủ mức cần thiết để có thể đáp ứng nhu cầu của sinh viên khi muốn du lịch dài ngày tại làng nghề. Bảng 2.8 : Thời gian lưu lại tại làng nghề 2.2.2.3.Đốitượng đi cùng: Để nắm được thông tin về việc sinh viên thường đi du lịch tới các làng nghề truyền thống với ai, chúng tối sử dụng câu hỏi số 7 trong phiếu điều tra. Theo điều tra cho thấy 73% sinh viên đồng ý rằng họ đã đi du lịch làng nghề này vơi bạn bè, và một số ít số sinh viên được hỏi lựa chọn rằng họ đi du lịch làng nghề với gia đình (9%) Từ phỏng vấn sâu các hộ làng nghề: chủ hộ cho biết sinh viên hay đi theo nhóm nhỏ với bạn bè ( từ 5-10 người). Đôi khi đi du lịch để tìm hiểu về làng nghề theo hoạt động của trường, lớp (nhóm lớn)
  • 35. 35 Bảng 2.9: Đối tượng đi du lịch làng nghề cùng với sinh viên Sinh viên không chỉ coi làng nghề là một địa điểm du lịch để tìm hiểu về lịch sử văn hóa hay mua sắm sản phẩm thu công truyền thống, mà còn coi đây là một địa điểm hợp lý, một không gian thoáng đã để giao lưu kết bạn. Đây là một yếu tố tích cực trong việc có thêm không gian giải trí bổ ích cho giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng. 2.2.2.4.Kênhthông tin mà sinh viên tìm kiếm: Cũng từ kết quả điều tra thì có thể thấy rằng sinh viên chủ yếu tìm hiểu thông tin về dịch vụ du lịch này thông qua người thân bạn bè (43%) và qua Internet (36%) , rất ít bạn được hỏi trả lời rằng họ biết thông tin từ dịch vụ này thông qua quảng cáo trên báo đài, truyền hình và thông tin từ công ty du lịch cung cấp. Qua đây có thể thấy dịch vụ du lịch tại các làng nghề truyền thống phần nào đã làm thỏa mãn được nhu cầu của sinh viên khi tới đây vì thế rất nhiều trong số họ đã giới thiệu đến cho bạn bè và người thân. Cũng có thể thấy vai trò rất quan trọng của những khách du lịch đã từng tới các làng nghề – như một kênh thông tin hiệu quả trong việc quảng bá và cung cấp thông tin về các làng nghề truyền thống tới những người có nhu cầu trải nghiệm hình thức du lịch này trong tương lai.
  • 36. 36 Bảng 2.10: Kênh thông tin được sinh viên sử dụng Ngoài ra, một kênh thông tin khác cũng rất quan trọng trong việc quảng bá dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống đó là Internet. Có 36% sinh viên cho biết họ tìm kiếm thông tin trên công cụ Internet. Khi trực tiếp tới các làng nghề thực hiện phỏng vấn sâu ( làng nghề Bát Tràng, làng nghề làm nón Chuông, làng nghề Vạn Phúc), các chủ hộ kinh doanh tại các làng nghề cũng cho biết rằng phần lớn khách du lịch – không chỉ riêng đối tượng sinh viên đều được biết thông tin qua lời giới thiệu của bạn bè và người thân, là những người đã từng tới du lịch tại đó. 2.2.2.5. Mứcđộ sẵn sàng chi trả của sinh viên cho du lịch làng nghề: Trong những sinh viên tham gia khảo sát , 64% trả lời rằng đã từng chi trả vào khoảng 100.000VNĐ đến 300.000VNĐ cho dịch vụ du lịch làng nghề. 16% đã từng chi trả vảo khoảng từ 300.000VNĐ đến 700.000VNĐ, và chỉ một số rất ít lựa chọn khoản tiền trên 700.000VNĐ. Kết quả phỏng vấn sâu từ một số chủ doanh nghiệp nhỏ tại các làng nghề cũng cho thấy rằng, thông thường khách du lịch sinh viên tới các làng nghề thường là các nhóm từ 5-10 người và mức chi phí mà họ bỏ ra cho một chuyến đi du lịch theo hình thức này thường không quá lớn và chỉ ở mức dưới 700.000 VNĐ.
  • 37. 37 Bảng 2.11: Số tiền sinh viên sẵn sàng chi trả cho du lịch làng nghề Nhìn chung, đây là một khoản tiền không lớn và có thể chấp nhận được đối với đối tượng sinh viên. Nếu đem so sánh với các dịch vụ du lịch khác thì đây là một mức giá rất cạnh tranh; đặc biệt thu hút đối với sinh viên là đối tượng có đặc điểm hạn chế về khả năng tài chính. Còn đối với các làng nghề, vì sinh viên thường đi theo nhóm và đi về trong ngày nên chi trả trong khoảng này cũng giúp các hộ kinh doanh có sự cải thiện đáng kể trong thu nhập. Qua kết quả phỏng vấn, nhóm nghiên cứu được biết ở một số làng nghề với nhu cầu du lịch của sinh viên tăng nhanh trong những năm qua đã giúp họ có một khoản thu lớn trong thu nhập bên cạnh việc sản xuất sản phẩm thu công truyền thống. 2.2.3. Kết luận về mong đợi của sinh viên đối với du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội 2.2.3.1. Mong đợivề sản phẩm dịch vụ: Nhìn chung chất lượng và sự đa dạng hóa của các loại hình dịch vụ được cung cấp tại các làng nghề truyền thống tại Hà Nội vẫn chưa đạt được mong đợi của khách du lịch nói chung và sinh viên nói riêng Mặc dù vậy đa số số sinh viên đã từng có trải nghiệm đối với hình thức du lịch làng nghề, khi được hỏi, đều đồng ý rằng họ có kỳ vọng lớn vào việc thay đổi tích cực trong chất lượng của dịch vụ du lịch làng nghề thủ
  • 38. 38 công truyền thống trong tương lai gần. Có thể khái quát một số ý cơ bản sau:  Có những cải tiến về mẫu mã, hình thức của các sản phẩm truyền thống sao cho phù hợp và hấp dẫn hơn với sinh viên.  Tạo điều kiện hơn sinh viên nói riêng được tìm hiểu và tham gia vào quá trình sản xuất các mặt hàng truyền thống tại làng nghề.  Có nhiều hơn không gian để vui chơi, giải trí (ví dụ: cung cấp không gian mở, sân chơi để cắm trại cũng như dành cho các hoạt động giải trí ngoài trời).  Được tham gia các lễ hội văn hóa truyền thống tại địa phương. 2.2.3.2. Mong đợivề giá cả:  Duy trì, đảm bảo mức giá cả của các sản phẩm, dịch vụ tại làng nghề phù hợp cho sinh viên.  Do chi phí cho các dịch vụ đi kèm khác như ăn uống còn khá đắt đỏ, vì thế các làng nghề nên có kế hoạch kiểm. 2.2.3.3. Mong đợivề viêc cung cấp thông tin và xúc tiến bán hàng:  Tăng cường hơn việc quảng bá hình ảnh làng nghề tới sinh viên. 2.2.3.4. Mong đợivề kênh phân phối:  Kết hợp với các côngt y du lịch và lữ hành mở các tour du lịch làng nghề với giá cả hợp lí dành cho sinh viên. Tóm lại, kết quả nghiên cứu ở chương 2 này đã cho biết mong đợi cụ thể của sinh viên ( trên giác độ 4 nội dung marketing cơ bản). Những mong đợi này được giả định có điểm tối đa là 5 điểm.
  • 39. 39 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MỨC ĐỘ THỎA MÃN MONG ĐỢI CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HÀ NỘI Để đánh giá mức độ thỏa mãn của sinh viên đối với du lịch làng nghề truyên thống ở Hà Nội, nhóm nghiên cứu đã yêu cầu sinh viên cho điểm từ 1 đến 5 với 1 là hoàn toàn không thỏa mãn và 5 là rất thỏa mãn, để cho điểm về mức thỏa mãn của sinh viên. 3.1. Mức độ thỏa mãn chung Bảng 3.1: Mức độ hài lòng của sinh viên Xét về mức độ hài lòng thì sau khi tới du lịch tại các làng nghề truyền thống, mức độ thỏa mãn của sinh viên có số điểm là trung bình là 3,11 điểm. Có thể nói những sinh viên đã từng trải nghiệm hình thức du lịch tại làng nghề đã tương đối thỏa mãn đối với dịch vụ du lịch mà làng nghề cung cấp, nhưng vẫn ở mức chưa cao và họ vẫn mong muốn làng nghề có những cải thiện tích cực nhằm cung cấp các dịch vụ phù hợp và hấp dẫn - có thể thỏa mãn hơn nữa nhu cầu của giải trí của sinh viên.
  • 40. 40 Mức độ thỏa mãn của sinh viên với hình thức du lịch này được nhóm nghiên cứu phân tích cụ thể thông qua các yếu tố cụ thể hơn được trình bày sau đây. 3.1.1 .Mứcđộ hấp dẫn của du lịch làng nghềso với các loại hình du lịch khác: Để đánh giá thái độ của sinh viên đối với hình thức du lịch làng nghề so với các hình thức du lịch khác, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5 trong phiếu điều tra và kết quả thu được như sau: Bảng 3.2: Mức độ hấp dẫn của du lịch làng nghề Trong số sinh viên được hỏi có 78% lựa chọn phương án du lịch làng nghề truyền thống là một hình thức du lịch khá mới mẻ và hấp dẫn, tuy nhiên do còn hạn chế về nhiều mặt ( như về điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện vui chơi,…) của các làng nghề truyền thống nên vãn chưa chưa thể thoả mãn được ở mức cao đối với nhu cầu của sinh viên. Có 15% nhận định rằng họ cảm thấy hình thức du lịch này không hấp dẫn bằng các hoạt động du lịch khác.Và chỉ 7% cảm thấy đây là một dịch vụ rất thú vị và hấp dẫn. Có thể thấy rằng các làng nghề truyền thống đã phần nào đáp ứng được như cầu cũng như gây được ấn tượng tốt đối với sinh viên. Tuy nhiên, do
  • 41. 41 các làng nghề truyền thống ở Việt Nam nói chung cũng như ở Hà Nội nói riêng còn chưa khai thác được một cách triệt để và hiệu quả những tiềm năng sẵn có của mình nên khả năng đáp ứng nhu cầu của sinh viên vẫn chỉ ở mức trên trung bình, chưa cao vì chỉ có một số ít (7%) cho rằng hình thức du lịch này rất hấp dẫn và thú vị. 3.1.2. Sốsinh viên giới thiệu với bạn bè, người thân về du lịch làng nghề thủ công truyền thống sau khi sử dụng dịch vụ: Bảng 3.3: Số sinh viên muốn giới thiệu với bạn bè và người thân về du lịch làng nghề( Đơn vị: phiếu) Theo kết quả điều tra cho thấy trong 300 phiếu hỏi thì có đến 281 phiếu(93,7%) sinh viên đã giới thiệu với bạn bè và người thân sau khi tới các làng nghề truyền thống. Tuy mức độ hài lòng chưa thực cao, nhưng thái độ của sinh viên sau khi đi du lịch là rất tích cực. Qua đây có thể thấy được trách nhiệm của sinh viên đối với việc quảng báo hình ảnh của lịch sử văn hóa dân tộc, cũng như vai trò quan trọng của sinh viên trong việc quảng bá dịch vụ này tới chính đối tượng sinh viên.
  • 42. 42 Trong tương lai các làng nghề nên tiếp tục phát huy thế mạnh của mình để đẩy mạnh và phát triển du lịch làng nghề cho khách du lịch nói chung và sinh viên nói riêng. 3.1.3. Tỷ lệ sinh viên có dự định quay trở lại du lịch trong tương lai: Trong số những sinh viên đã từng đi du lịch làng nghề thì có đến 79% nói rằng họ sẽ quay lại để du lịch, thăm quan cũng như tìm hiểu thêm về các làng nghề thủ công truyền thống trong tương lai và chỉ 21% còn lại trả lời rằng không có nhu cầu quay trở lại. Bảng 3.4: Tỷ lệ sinh viên có nhu cầu quay trở lại du lịch làng nghề 3.2. Mức độ thỏa mãn xét trên các nội dung marketing hỗn hợp 3.2.1. Thỏa mãn mong đợi về sản phẩm dịch vụ du lịch làng nghề 3.2.1.1. Vềsản phẩm làng nghề: Các sản phẩm thủ công truyền thống tại các làng nghề theo đánh giá của sinh viên là tương đối đa dạng và có giá cả hợp lý. Mức độ thỏa mãn của sinh viên với yếu tố này đó là 3,28 điểm. Mục đích mua sắm các mặt hàng truyền thống là một trong những mục đích chính của sinh viên khi đi du lịch tại các làng nghề truyền thống, và
  • 43. 43 thực tế cho thấy rằng sinh viên đã khá hài lòng với những sản phẩm truyền thống hiện có và giá cả của các sản phẩm này. Tuy vậy, họ vẫn có kỳ vọng rằng những sản phẩm này sẽ đa dạng về kiểu dáng và mẫu mã hơn trong tương lai để có thể đáp ứng tốt hơn thị hiếu, sở thích của sinh viên. Thông qua kết quả bảng điều tra, một số sinh viên còn cho biết tại một số làng nghề hiện nay còn có hiện tượng nhập những sản phẩm của Trung Quốc về bày bán ngay tại làng nghề. Tuy những sản phẩm này có mẫu mã đẹp, lạ mắt nhưng theo đánh giá khách quan từ sinh viên thì đây là một trong những nhược điểm còn tồn tại tại một số làng nghề hiện nay cần phải khắc phục bởi việc này lâu dần sẽ dẫn tới hậu quả đó là làm mất đi tính truyền thống và đặc thù của các làng nghề Việt Nam. Bảng 3.5:Mức độ hài lòng về sản phẩm làng nghề 3.2.1.2.Vềdịch vụ đi kèm: Các dịch vụ đi kèm (bao gồm như điều kiện ăn uống, nghỉ ngơi,v..v) cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sinh viên. Theo đánh giá của sinh viên về mức độ hài lòng với dịch vụ đi kèm thì điểm trung bình của yếu tố này là 2,63 Có thể cho rằng sinh viên chưa hài lòng đối với các dịch vụ đi kèm ở làng nghề, nhu cầu cầu về các dịch vụ ăn uống và nghỉ ngơi của sinh viên khi tới du lịch tại làng nghề vẫn chưa tốt.
  • 44. 44 Đây cũng là một điểm hạn chế trong việc phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống. Bảng 3.6: Mức độ hài lòng về dịch vụ đi kèm 3.2.1.3. Vềcảnh quan, không gian: Điều kiện không gian rộng rãi và thoáng mát ở các làng nghề cũng đã phần nào thỏa mãn được nhu cầu của đối tượng sinh viên. Điểm trung bình mà sinh viên dánh giá cho yếu tố này là là 3,22 điểm. Có thể lí giải do việc học tập khá căng thẳng và bầu không khí nhiều khói bụi tại thủ đô Hà Nội nên không khí quang đãng tại làng ở các làng nghề cũng đã đáp ứng tương đối được nhu cầu của khá nhiều sinh viên đó là mong muốn tìm một địa điểm rộng rãi, trong lành để vui chơi, giải trí và nghỉ ngơi vào cuối tuần.
  • 45. 45 Bảng 3.7: Mức độ hài lòng về cảnh quan, không gian 3.2.2.Thỏa mãn mong đợi về giá cả Như đã nếu ở trên, đa số sinh viên trả lời rằng đã từng chi trả vào khoảng 100.000-300.000VNĐ cho dịch vụ du lịch làng nghề. Đa số sinh viên cảm thấy hài lòng với mức giá mà họ phải chi trả cho hoạt động du lịch này bởi theo họ đây là một mức giá khá phù hợp. Vì vậy, điểm trung bình của yếu tố này là 3,23. Bảng 3.8 : Mức độ thỏa mãn về giá Nghĩa là với mức giá cả hiện tại cũng như mức chi phí mà sinh viên phải bỏ ra cho mỗi chuyến đi làng nghề thì đây là khá hợp lý và chấp nhận được đối với đối tượng khách hàng là này với đặc thù là khả năng tài chính còn hạn chế và còn phụ thuộc nhiều vào gia đình. Tóm lại, với sinh viên thì mức giá hiện nay các làng nghề đang áp dụng với dịch vụ du lịch là hợp lý, thu hút sinh viên và là một yếu tố cạnh tranh so với cách dịch vụ du lịch khác. 3.2.3. Thỏa mãn mong đợi về việc cung cấp thông tin và xúc tiến bán Mức độ hài lòng của sinh viên về kênh thông tin đang được sử dụng là 2,87 điểm.
  • 46. 46 Bảng 3.9: Mức độ hài lòng về kênh thông tin Các làng nghề vẫn chưa thực sự trú trọng trong việc quảng cáo dịch vụ du lịch của mình tới người tiêu dùng, nên các kênh thông tin cònchưa thực sự phát huy hiệu quả khả năng trong việc đưa thông tin tới khách du lịch cũng như tới sinh viên. Chủ yếu những thông tin mà sinh viên biết về các làng nghề này là tự tìm kiếm qua bạn bè và Internet. Vì vậy họ có mong muốn rằng trong tương lai các làng nghề cần phải cải thiện hơn trong việc đưa thông tin về sản phẩm dịch vụ tới người sử dụng. Có thể thấy việc chưa đa dạng hóa cũng như chưa thực sự chú trọng vào việc phát triển và hoàn thiện hơn các kênh thông tin để tiếp cận tới khách du lịch cũng chính là một hạn chế lớn của các làng nghề trong việc giới thiệu, quảng bá về dịch vụ du lịch của mình tới người tiêu dùng - cụ thể hơn là tới đối tượng sinh viên. Tuy một phần cũng là vì những kênh thông tin như quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng và các công ty du lịch còn chưa thực sự hiệu quả. Đây cũng chính là nguyên nhân lí giải cho viêc đến 79% sinh viên tự chủ động tìm kiếm nguồn thông tin qua người thân bạn bè và công cụ Internet. Rõ ràng, các làng nghề cần phải nhanh chóng khắc phục hạn chế này trong tương lai để có thể quảng bá rộng rãi hơn nữa về các dịch vụ du lịch của mình nhằm thu hút nhiều khách du lịch hơn đặc biệt là sinh viên – là đối tương khách du lịch rất tiềm năng.
  • 47. 47 3.2.4. Thỏa mãn mong đợi về kênh phân phối Du lịch làng nghề gắn liền với vị trí nhất định của làng nghề tại địa phương.Thỏa mãn mong đợi về kênh phân phối được xem xét trên giác độ thỏa mãn yêu cầu về đi lại của sinh viên. Theo khảo sát thì phương tiện mà sinh viên sử dụng khi tới du lịch tại làng nghề truyền thống chủ yếu xe máy (41%) và xe bus(35%), chỉ 5% sử dụng xe khách số còn lại cho biết sử dụng phương tiện khác. Bảng 3.10: Phương tiện đi lại của sinh viên Có thể thấy xe bus và xe máy là hai loại phương tiện được sinh viên chọn nhiều nhất bởi đảm bảo hai yếu tố : thứ nhất là rất tiện lời và yếu tố thứ hai đó chính là ít tốn kém hơn so với các loại phương tiện khác. Từ việc phỏng vấn các hộ làng nghề cũng cho kết quả tương tự, các chủ hộ cho biết sinh viên chủ yếu đi lại bằng xe bus hoặc xe máy điện thuận lợi và tiết kiệm chi phí. Ngày càng nhiều các tuyến xe bus được đưa vào hoạt động để phục vụ cho việc đi lại tới các làng nghề được thuận tiện và an toàn hơn cũng
  • 48. 48 chính là một trong những yếu tố khiến cho việc ngày càng có nhiều sinh viên hơn lựa chọn xe bus khi đi du lịch theo hình thức này. Có thể đơn cử một ví dụ: Khi khách hàng là sinh viên tới du lịch tại làng tại Bát Tràng thì chi phí dành để đi lại có thể chưa tới 20.000VNĐ vì tuyến xe bus để đi tới Bát Tràng rất thuận tiện và chi phí thấp. Theo đánh giá của sinh viên thì mức độ hài lòng về yếu tố này có điểm trung bình là 3,11 điểm. Có thể thấy về vấn đề phương tiện đi lại tới các làng nghề hiện nay được sinh viên đánh giá là thuận tiện an toàn và không tốn kém, đa số sinh viên hài lòng với những phương tiện họ đã lựa chọn. Tuy vậy họ vẫn mong rằng trong tương lai, những điều kiện về cơ sở hạ tầng giao thông ở các làng nghề sẽ được cải thiện hơn nữa để việc đi lại có thể thuận tiện và dễ dàng hơn. Bảng 3.11: Mức độ hài lòng về phương tiện đi lại Nếu đem so sánh với chi phí thuê xe hoặc chi phí cho xe khách khi tham gia vào các hoạt động du lịch khác thì chi phí dành cho hai phương tiện xe máy và xe bus là rất rẻ và phù hợp với số tiền ít ỏi của sinh viên.
  • 49. 49 Chính vì vậy sinh viên sẽ cân nhắc yếu tố này trong việc đưa ra quyết định với du lịch làng nghề truyền thống. 3.3 Đánh giá chung về mức độ thỏa mãn mong đợi của sinh viên và các vấn đề cần đặt ra cần giải quyết để thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề truyền thống cho sinh viên. 3.3.1. Đánh giá chung Từ kết quả ở trên có thể khẳng định rằng sinh viên là đối tượng khách hàng có nhu cầu cao và tiềm năng đối với du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội. Tuy nhiên khả năng đáp ứng của các làng nghề đối với nhu cầu này của sinh viên còn chưa cao. Nhìn chung mức thỏa mãn của sinh viên sau khi đã tới du lịch tại các làng nghề thủ công truyền thống vẫn ở mức trung bình, và mong rằng chất lượng dịch vụ tại các làng nghề phải được cải thiện hơn trong tương lại. 3.3.2. Những vẫn đề đặt ra Về chất lượng dịch vụ Mặc dù đã đa dạng hóa các loại hình du lịch tại làng nghề trong những năm qua nhưng nhìn chung thì chất lượng và mức độ đa dạng của các hoạt động du lịch làng nghề vẫn còn kém phát triển. Một số vấn đề cần giải quyết về chất lượng dịch vụ như sau:  Về nhu cầu tìm hiểu về làng nghề truyền thống : Hiện nay rất ít các làng nghề có một chương trình để giới thiệu tới đối tượng sinh viên một cách đầy đủ và hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển và các di tích của làng nghề, mà phần lớn chỉ là mang tính tự phát, nhỏ lẻ mặc dù nhu cầu của sinh viên đối với việc tìm hiểu về làng nghề là tương đối lớn. Hơn nữa dịch vụ được cung cấp cũng thiếu tính chuyên nghiệp và chưa thực sự đầy đủ và hấp dẫn.
  • 50. 50  Về nhu cầu về mua sắm những sản phẩm thủ công truyền thống: Các mặt hàng ở làng nghề truyền thống đã đa dạng hơn rất nhiều trong những năm gần đây, nhưng mẫu mã vẫn chưa thể đa dạng và phong phú như mong đợi của đối tượng sinh viên. Họ mong muốn mua được những sản phẩm trẻ trung phù hợp với lứa tuổi nhưng những sản phẩm thủ công vẫn chưa thực sự hướng tới đối tượng này mặc dù giá cả khá thu hút.  Về nhu cầu được tham gia vào quá trình sản xuấtsản phẩm thủ công truyền thống Nhu cầu này của sinh viên đã được nắm bắt và khai thác tại nhiều làng nghề, nhưng chỉ được ở một số ít làng nghề, ví dụ như làng nghề Bát Tràng là một làng nghề đã biết khai thác nhu cầu này và đem lại hiệu quả kinh tế cao trong việc đưa hoạt động du lịch này vào phát triển, còn nhìn chung ở các làng nghề khác vẫn chưa thực sự chú ý tới nhu cầu này của sinh viên.  Về nhu cầu về tìm kiếm một không gian mở để giao lưu bạn bè: Nhu cầu này của sinh viên chưa thực sự được chú trọng, các làng nghề vẫn chưa tận dụng được điều kiện tự nhiên trong lành vốn có của mình để thỏa mãn nhu cầu này của sinh viên.  Về nhu cầu tham quan các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Các làng nghề chưa có sự quan tâm cần thiết tới nhu cầu muốn thăm quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cũng như được tham gia vào các lêc hộ truyền thống này của sinh viên bởi vậy mà hầu như chưa có làng nghề có một tour du lịch giới thiệu đủ chuyên nghiệp và hệ thống tới khách du lịch, cụ thể là đối tượng sinh viên. Về dịch vụ đi kèm: Đây là một điểm hạn chế của các làng nghề hiện nay trong việc phát triển dịch vụ và làng nghề cần phải khắc phục trong tương lại.
  • 51. 51 Các khách hàng là sinh viên khi đi du lịch làng nghề thương không nghỉ lại qua đêm nên nhu cầu về nhà nghỉ không quá cao, nhưng cũng một phần vì cơ sở hạ tầng còn hạn chế nên không thể thu hút được khách hàng sinh viên ở lại dài ngày tại nghề. Việc nghỉ trưa khi du lịch tại làng nghề cũng thiếu tiện lợi, thông thường sinh viên thường nghỉ ngơi tạm bợ tại các quán ăn, hoặc ngay tại các hộ làng nghề hoặc thậm chí có nhiều nhóm sinh viên chỉ chọn một địa điểm trống để nghỉ chân tạm thời. Vì vậy họ khá mệt mỏi và thường ra về sớm trong khi chưa thực sự tham quan làng nghề một cách đầy đủ. Ngoài ra các dịch vụ ăn uống tại các làng nghề cũng còn thiếu thốn và chi phí rất đắt đỏ so với giá trị của sản phẩm vì vậy sinh viên không hài lòng với các dịch vụ này. Về giá cả dịch vụ Nói chung giá cả mà các làng nghề hiện nay áp dụng cho đối tượng sinh viên là phù hợp và chấp nhận được, với một chuyến đi nghỉ vào ngày cuối tuần với mức chi phí trong khoảng từ 100.000VNĐ - 300.000 VNĐ đối với sinh viên là hợp lý. Tuy nhiên chi phí dành cho các dịch vụ đi kèm (VD: ăn uống) lại rất cao khiến sinh viên cảm thấy chưa hài lòng. Về kênh thông tin và xúc tiến bán . Có thể thấy hạn chế của làng nghề trong việc quảng bá hình ảnh qua các kênh thông tin sau :  Thông qua quảng cáo trên TV, báo đài: Chưa có một làng nghề nào một chương trình quảng cáo được giới thiệu trên tivi, đài phát thanh_hai phương tiện truyền thống phổ biến nhất.  Thông qua Internet:
  • 52. 52 Ngoài ra công cụ internet cũng chưa được các làng nghề sử dụng một cách hiệu quả trong việc cung cấp thông tin tới người sử dụng dịch vụ. Mặc dù đã có một số làng nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội có trang web riêng để giới thiệu thông tin của làng nghề, nhưng nội dung của trang web này vẫn còn rất nghèo nàn, thiếu tình cập nhật; số lượng sinh viên biết tới những trang web này cũng rất ít. Tuy vậy, chưa làng nghề nào tận dụng được lợi thế về tính truyền thông của các trang web forum về du lịch của sinh viên để quảng cáo, giới thiệu dịch vụ của làng nghề tới sinh viên.  Thông qua khách du lịch đã tới làng nghề: Thực tiễn tại một số làng nghề cho thấy đã có nhiều hộ gia đình mở kinh doanh dịch vụ tại các làng nghề gửi card cho khách du lịch sau khi họ sử dụng dịch vụ ở đó để có thể quay lại trong tương lai hay giới thiệu dịch vụ với bạn bè, người than của họ Nhưng nhìn chung thì những kênh thông tin mà làng nghề đã trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng đều chưa thực sử hiệu quả, thông tin về dịch vụ chưa thực sự đến được với nhiều người sử dụng và cụ thể là đối tượng sinh viên. Phỏng vấn một số chủ hộ làng nghề cho biết họđã bắt đầusử dụng công cụ Internet để có thể quảng cáo dịch vụ của mình tới đông đảo khách du lịch hơn. Khi được hỏi về việc tại sao không sử dụng những kênh thông tin như báo đài, truyền hình, các phương tiện thông tin đại chúng khác hay thông qua các công ty du lịch, nhiều hộ gia đinh tại làng nghề cũng cho biết rằng vì qui mô doanh nghiệp tại các làng nghề vẫn còn mang tính nhỏ lẻ và tự phát nên việc đầu tư chi phí vào quảng cáo trên báo đài, ti vi là tương đối lớn; còn thông qua các công ty du lịch cũng rất phức tạp và không hiệu quả
  • 53. 53 lắm. Không ít chủ hộ kinh doanh cho biết họ chưa từng nhĩ đến việc quảng bá thông qua các phương tiện này. Về kênh phân phối và phương tiện đi lại: Vì ở ngay tại Hà Nội nên nhiều làng nghề có điều kiện thuận lợi về giao thông, vị trí cũng khá thuận lợi nên có thể dễ dàng hơn cho khách du lịch khi đi bằng phương tiện công cộng như xe bus với giá cả rẻ và an toàn. Khoảng cách địa lý không quá xa trung tâm thành phố nên việc đi lại bằng xe máy tới các làng nghề cũng tương đối dễ dàng và thuận tiện. Tuy đã được cải thiện nhiều và có thêm nhiều tuyến xe bus để hỗ trợ việc đi lại tham quan du lịch làng nghề, nhưng vẫn còn một số làng nghề có cơ sở hạ tầng, đường xá vẫn còn khó khăn, nhiều đoạn đường còn đang thi công dở dang nên rất bụi, khó khăn trong việc đi lại, và sau những ngày mưa thì những đoạn đường này trở nên lầy lội và khó đi.
  • 54. 54 CHƯƠNG IV: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚIPHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ Ở HÀ NỘI CHO SINH VIÊN Từ những vấn đề đã thấy ở trên chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị bước đầu nhằm phát triển dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội dành cho khách hàng sinh viên 4.1 Định hướng phát triển làng nghề và du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội cho đến 2020, tầm nhìn đến 2030 Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội thủ đô Hà Nội cho đến 2020 tầm nhìn đến 2030 đã xác định phát triển Hà Nội xứng đáng là Thủ đô của đất nước trên 100 triệu dân vào năm 2030, là trung tâm kinh tế, chính trị, hàng chính quốc gia với hệ thống cơ sở ha tầng hiện đại, kiến trúc đặc trưng tiêu biểu với không gian xanh, sạch đẹp và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Để thực hiện được mục tiêu chiến lược đó, đóng góp của quy hoạch tổng thể phát triển các ngành kinh tế của Thủ đô trong đó có quy hoạch phát triển ngành dịch vụ, du lịch là rất quan trọng. Định hướng quy hoạch phát triển ngành du lịch Hà Nội nêu rõ việc phát triển ngành du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm của Hà Nội, là điểm du lịch hấp dẫn của cả nước.Vì thế các làng nghề và du lịch làng nghề phát triển sẽ đóng góp rất quan trọng thực hiện thành công mục tiêu chiến lược này. Quy hoạch nêu rõ định hướng phát triển làng nghề truyền thống ở Hà Nội theo hướng tiếp tục đầu tư phát triển các làng nghề theo hướng thân thiện với môi trường. Bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống gắn với du lịch. Các làng nghề truyền thống được ưu tiên phát triển theo hướng ứng dông kü thuËt, c«ng nghÖ cao vµ cã xö lý chÊt th¶i
  • 55. 55 ë c¸c lµng nghÒ gốm sø B¸t Trµng, may Cæ NhuÕ, chÕ biÕn thùc phÈm Xu©n §Ønh, s¶n xuÊt ®å gç mü nghÖ V©n Hµ - Liªn Hµ, dÖt lôa V¹n Phóc (Hµ §«ng), lôa Cæ §« (Ba V×), nghÒ dÖt x« mµn ë Hoµ X¸, nghÒ dÖt kim La Phï (Hoµi §øc), m©y tre ®an (Ch-¬ng Mü)... Ph¸t triÓn c¸c lµng nghÒ nµy theo h-íng kÕt hîp víi du lÞch, g¾n víi viÖc b¶o vÖ m«i tr-êng, ®-a c¸c lµng nghÒ nµy trë thµnh mét trong nhiÒu ®iÓm cña tuyÕn du lÞch Thñ ®«. 4.2 Một số kiến nghị chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội cho sinh viên 4.2.1 Đối với các làng nghề và chủ hộ kinh doanh du lịch làng nghề 4.2.1.1Hoàn thiện chính sách liên quan đến sản phẩm dịch vụ: Những dịch vụ mà làng nghề cung cấp dành cho đối tượng sinh viên trong những năm qua đã có nhiều thay đổi tích cực, tuy nhiên mức độ sinh viên thỏa mãn với dịch vụ này cũng ở mức trung bình. Và cần cải thiện ở một vài mặt như sau:  Thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu về làng nghề Các làng nghề có thể mở những tour tham quan làng nghề dành cho sinh viên, giới thiệu cho sinh viên về lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề, đưa sinh viên tới thăm những hộ gia đình hoạt động lâu năm trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm truyền thống, mở các gian trưng bày sản phẩm thủ công từ xưa tới nay để sinh viên có thể hình dung được lịch sử hình thành phát triển của làng nghề, giới thiệu cho sinh viên những khó khăn và thuận lợi của người dân làng nghề trong quá trình hình thành và phát triển qua thời gian.
  • 56. 56  Thỏa mãn nhu cầu tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm thủ công truyền thống. Vì nhu cầu của sinh viên đối với hoạt động này là rất cao nên trong tương lai các làng nghề khác nên đưa mô hình này vào phát triển, và nhân rộng chứ không chỉ giới hạn tại một số ít làng như hiện nay.  Thỏa mãn nhu cầu mua sắm sản phẩm thủ công truyền thống Trong tương lai các hộ kinh doanh buôn bán tại một số làng nghề không nên tiếp tục nhập hàng hóa từ Trung Quốc về bán tại làng nghề. Những hộ kinh doanh buôn bán tại làng nghề cũng nên chú trọng hơn trong việc sáng tạo sản phẩm truyền thống sao cho vừa mang tính truyền thống nhưng lại vẫn phù hợp với thị hiếu của khách du lịch – đặc biệt là sinh viên, như màu sắc đa dạng sặc sỡ hơn, thêm nhiều tính năng hơn cho một sản phẩm , sáng tạo thêm nhiều sản phẩm mới lạ (có thể điều tra mong muốn của sinh viên để có thể đưa ra những sản phẩm mới).  Thỏa mãn nhu cầu thăm quan di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh tại làng nghề truyền thống. Hầu hết tất cả các làng nghề truyền thống đều có đình chùa và lễ hội đặc biệt tại làng nghề, và sinh viên cũng có nhu cầu về thăm quan các di tích này. Trong tương lai các làng nghề nên tận dụng lợi thế này để phát triển du lịch cho sinh viên. Tuy nhiên việc thu hút và đáp ứng nhu cầu này tất nhiên vẫn phải gắn liền với bảo vệ môi trường xung quanh đình chùa và làng nghề cũng như gìn giữ nét văn hóa lâu đời. Việc bảo tồn những di tịch lịch sử, cảnh quan này đối với các làng nghề là một thách thức lớn, vì vậy làng nghề nên xem xét về nhu cầu này của sinh viên và đưa vào hoạt động du lịch một cách phù hợp.  Thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm không gian mở để giao lưu với bạn bè.
  • 57. 57 Để đưa nhu cầu về nghỉ ngơi và tím kiếm không gian mở của sinh viên vào hoạt động du lịch không quá khó, và cũng không đòi hỏi một khoản đầu tư lớn để phát triển, nhưng các làng nghề phải đảm bảo trong việc gìn giữ môi trường tự nhiên vốn có, không nên chỉ nghĩ tới việc phát triển trong ngắn hạn mà quên đi lợi ích dài hạn của việc bảo về môi trường tự nhiên.  Thỏa mãn nhu cầu về dịch vụ đi kèm: Đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở hạ tậng, khắc phục nhiều mặt yếu kém trong dịch vụ đi kèm. Ngoài ra các hộ kinh doanh làng nghề cũng cần phải nâng cao trách nhiệm xã hội trong việc kinh doanh, không nên đăt ra mức giá quá cao cho dịch vụ hoặc sản phẩm, không nên có suy nghĩ rằng là khu du lịch nên phải áp mức giá cao cho các sản phẩm dịch vụ. Hơn nữa nếu như họ bán mức giá cả phù hợp và chất lượng đảm bảo thì không chỉ thu hút khách du lịch, nhất là sinh viên tiếp tục quay lại sử dụng dịch vụ trong lần sau mà còn cả bạn bè và người thân của họ khi được giới thiệu Vì vậy việc sử dụng mức giá hợp lý khổng chỉ mang lại lợi ích cho khách du lịch, cụ thể là sinh viên, lợi ích cho các hộ kinh doanh dịch vụ và còn mang lại lợi ích cho làng nghề truyền thống vì sẽ xây dựng được hình ảnh đẹp trong lòng khách du lịch (sinh viên), và thu hút được sinh viên quay lại du lịch lang nghề trong những lần sau. Để có thể giúp cho các hộ kinh doanh những dịch vụ đi kèm phát triển và hiểu biết rõ ràng hơn về du lịch làng nghề thì cần phải có sự giúp đỡ và kiểm soát của cơ quan chính quyền tại địa phương. Vì thế rất mong trong tương lai các cấp quản lý tại làng nghề sẽ xem xét để có thể giải quyết được vấn đề về giá cả và chất lượng của các dịch vụ đi kèm này.
  • 58. 58 Tóm lại để có thể phát triển dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống cho sinh viên thì các làng nghề cần phải có những thay đổi nhất đinh. Nhưng nhìn chung những thay đổi này không quá khó khăn trong việc triển khai, ngoài những đề xuất trên làng nghề vẫn nên tiếp tục phát huy những lợi thế vốn có của mình đồng thời khắc phục những điểm còn chưa tốt. Bên cạnh phát triển, các làng nghề cũng cần phải giữ nguyên được những nét giá trị truyền thống của làng nghề và bản sắc dân tộc. Không để dịch vụ du lịch làm mất đi nét cổ kính và văn hóa của dân tộc trong từng nếp nhà và trong lối sống của những người dân làng nghề truyền thống. 4.2.1.2. Hoàn thiên chính sách giá cả: Với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay việc duy trì mức giá (100.000-300.000 VNĐ) có lẽ sẽ là một thách thức đối với các làng nghề phát triển dịch vụ du lịch. Trong tương lai chính quyền địa phương tại các làng nghề truyền thống nên có những quy đinh, chính sách đảm bảo duy trì, ổn định mức giá đồng bộ và hợp lý một cách phù hợp cho tất cả các sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Nếu hướng tới đối tượng sinh viên nên có một số chương trình khuyến mãi nhằm thu hút hơn nữa đối tượng khách hàng này. Ví dụ như có một tích kê để có thể có cách tính giá ưu đãi hơn đối với các bạn đã từng tới tham quan du lịch tại làng nghề và quay lại trong lần sau. 4.2.1.3. Hoàn thiện việc quảngbá thông tin về du lịch làng nghềcho sinh viên: Để thu hút đối tượng sinh viên hơn nữa các làng nghề cũng cần chú trọng tới các kênh thông tin để quảng cáo dịch vụ du lịch của làng nghề này tới đông đảo tới sinh viên hơn nữa.
  • 59. 59 Để quảng bá dịch vụ du lịch làng nghề tới sinh viên làng nghề có thể sử dụng những kênh thông tin hiệu quả với giá cả thấp, và hữu hiệu nhất là quảng cáo thông qua công cụ internet. Hiện nay đa phần sinh viên tại Hà Nội đã biết tới dịch vụ internet, nhưng làm thế nào để thông tin quảng cáo trên internet có thể tới được với sinh viên? Trong những năm gần đây những forum về du lịch được lập và đưa vào hoạt động để sinh viên có thể chia sẻ sở thích và kinh nghiệm du lịch cùng với nhau, làng nghề có thể tận dụng những thuận lợi này để đưa thông tin về dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống tới sinh viên, làng nghề có mời những người điều hành forum tới du lịch tại làng nghề, để họ có thể giới thiệu tới các thành viên khác trong forum, việc này sẽ không quá khó vì tất cả những người điều hành forum đều mong muốn đóng góp cho việc phát triển và bảo tồn những làng nghề thủ công truyền thống. Nếu những hộ kinh doanh du lịch tại làng nghề có thể làm những người được mời tới du lịch tại làng nghề thì thông qua đó sẽ thu hút được một lượng lớn sinh viên sẽ tới du lịch làng nghề thủ công truyền thống trong tương lai. Ngoài ra việc phát triển mạnh mẽ của các trang mạng xã hội cũng là một thuận lợi lớn, nếu làng nghề có thể tận dụng được những yếu tố của những trang mạng xã hội này, đó là dễ dàng chia sẻ thông tin và kết bạn một cách dễ dàng với mạng lưới phủ rộng thu hút được rất nhiều bạn trẻ tham gia đặc biệt là những sinh viên đang học tập tại Hà Nội. Vì thế các làng nghề có thể tận dung phương thức này để quảng bá về dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống, có thể bằng cách lập một trang cá nhân để chia sẻ thông tin về dịch vụ du lịch và giới thiệu về những ưu đãi dành cho sinh viên Hà Nội (nếu có). Ngoài ra làng nghề cũng có thể sử dụng việc quảng cáo thông qua các trang báo mạng, hoặc những tạp chí hoặc báo giấy dành riêng cho đối