SlideShare a Scribd company logo
1 of 52
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
NGUYỄN THỊ HƢƠNG GIANG
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Hà Nội 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
NGUYỄN THỊ HƢƠNG GIANG
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Lê Văn Lân
Hà Nội - 2015
LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân Văn, và sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn GS. TS Lê Văn Lân, tôi đã
thực hiện nghiên cứu đề tài: Đặc điểm thơ Mai Văn Phấn.
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy
cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và rèn luyện tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới thầy giáo GS. TS Lê Văn Lân,
người đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này đồng thời giúp
tôi có thêm nhiều hiểu biết, kiến thức mới trong quá trình học tập và làm việc
sau này.
Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ở bên cổ vũ, động viên tôi hoàn
thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất
nhưng do kinh nghiệm và kiến thức có nhiều hạn chế nên không tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các
thầy cô giáo để tôi có thể hoàn thiện hơn trong các công trình nghiên cứu khoa
học tiếp theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2015
Học viên
1
MỤC LỤC:
PHẦN MỞ ĐẦU:....................................................................................... 03
1. Lí do chọn đề tài:..................................................................................... 03
2. Lịch sử vấn đề:........................................................................................ 05
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.......................................................... 12
4. Phương pháp nghiên cứu:........................................................................ 12
5. Đóng góp của luận văn:........................................................................... 13
6. Cấu trúc luận văn: ................................................................................... 13
CHƢƠNG 1: THƠ MAI VĂN PHẤN TRONG DÒNG CHẢY THƠ
ĐƢƠNG ĐẠI
1.1. Quá trình đổi mới thơ đương đại: ........................................................ 14
1.2. Mai Văn Phấn và những chặng đường sáng tạo: ................................. 19
1.2.1. Những chặng đường sáng tạo thơ: .................................................... 19
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật: ...................................................................... 27
1.3. Thơ Mai Văn Phấn trong xu thế cách tân của thơ đương đại:............. 30
CHƢƠNG 2: CẢM QUAN THẨM MỸ VÀ CẢM HỨNG HIỆN SINH
TRONG THƠ MAI VĂN PHẤN
2.1. Cảm quan thẩm mỹ trong thơ Mai Văn Phấn: ..................................... 33
2.1.1. Cái đẹp: cội nguồn của sự sống: ....................................................... 34
2.1.2. Cái đẹp thuần Việt mang tính dân tộc:.............................................. 38
2.1.3. Cái đẹp mang tính tôn giáo: .............................................................. 43
2.2. Cảm hứng hiện sinh trong thơ Mai Văn Phấn: .................................... 50
2.2.1. Một thế giới siêu nghiệm: ................................................................. 52
2.2.2. Con người – trung tâm của cái vô cùng:........................................... 56
2.2.3. Cái tôi ý thức và vô thức:.................................................................. 59
2
CHƢƠNG 3: NH NG ĐỘC ĐÁO VỀ NGHỆ THUẬT TRONG THƠ
MAI VĂN PHẤN
3.1. Thế giới hình tượng và biểu tượng: ..................................................... 62
3.1.1. Biểu tượng đất đai, sông nước, cỏ cây:............................................ 63
3.1.2. Biểu tượng ánh sáng, ban mai, ngọn lửa:......................................... 70
3.1.3. Hình tượng người mẹ, người tình: .................................................... 76
3.2. Cấu trúc bài thơ:................................................................................... 79
3.2.1. Thể thơ: ............................................................................................. 79
3.2.2. Tổ chức đoạn thơ, câu thơ:................................................................ 85
3.3. Ngôn ngữ thơ: ...................................................................................... 89
3.3.1. Ngôn ngữ thơ siêu thực:.................................................................... 89
3.3.2. Ngôn ngữ thơ giản dị, đời thường:.................................................... 92
PHẦN KẾT LUẬN: .................................................................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO:.......................................................................... 97
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Trong bài viết Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh
họa, nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng cần phải chủ trương khuyến khích
cá tính, khuyến khích sáng tạo và chấp nhận sự đa dạng để cho văn nghệ một
khoảng đất rộng rãi hơn nữa. Chính bởi những đòi hỏi cần phải thoát ra khỏi
một nền văn nghệ minh họa, thoát ra cái hành lang vừa hẹp vừa thấp đó, sự
đổi mới và cách tân xuất hiện như một nhu cầu thiết yếu.
Sau năm 1975, nền văn học nói chung và thơ ca nói riêng đã có nhiều
chuyển biến tích cực, đa dạng và phong phú về nội dung, mới lạ về mặt hình
thức. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp đã chỉ ra các khuynh hướng nổi bật
của thơ sau 1975 như xu hướng viết về chiến tranh qua những khúc ca bi
tráng về số phận của dân tộc, xu hướng trở về với các tôi cá nhân, những âu lo
của đời sống thường nhật; xu hướng đi sâu vào những vùng mờ tâm linh, đậm
chất tượng trưng, siêu thực; xu hướng hiện đại và hậu hiện đại.
Căn cứ vào những biểu hiện về quan điểm thơ, cách sử dụng thi ảnh
cũng như cấu trúc văn bản thơ, có thể thấy dòng thơ sau 1975 vừa bảo tồn
những giá trị thơ ca truyền thống lại vừa có những cách tân táo bạo. Tuy
nhiên, ngay trong sự bảo tồn giá trị thơ ca truyền thống cũng bắt đầu manh
nha những đổi mới cả về mặt nội dung và hình thức nghệ thuật như trong thơ
của Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn,… Khuynh hướng cách tân nổi bật lên là
hai xu hướng: cách tân về nội dung, thể tài như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn
Quang Thiều, Dương Kiều Minh, Mai Văn Phấn, Nguyễn Bình Phương,
Inrasara, Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh,… và cách tân về mặt hình thức
ngôn ngữ thi ca như Dương Tường, Lê Đạt, Trần Dần, Hoàng Hưng… Theo
khuynh hướng cách tân, người nghệ sĩ đi sâu khai thác những tầng vỉa của đời
4
sống tâm linh, vô thức, những ẩn ức chìm trong bản ngã, bản năng sống, giúp
con người nhận ra diện mạo của mình từ những mảng mờ tối của tâm hồn.
Cấu trúc thi pháp cũ bị phá vỡ, các nhà thơ đã rút bỏ “khả năng biểu vật, biểu
thái, biểu niệm của thực từ, hư hóa thực từ bằng cách đẩy chúng vào cấu trúc
mới, phát sinh nghĩa trong cú pháp hơn là nghĩa trong từ vựng, buộc chúng
phải sống đời sống hư từ” [13; tr.140]. Khuynh hướng cách tân đã mang lại
cho thơ một diện mạo hoàn toàn mới, phong phú và phức tạp.
1.2. Trong thời gian gần đây, thơ Mai Văn Phấn đã dần được giới nghiên
cứu, phê bình nói riêng và độc giả nói chung đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ cái
mới bao giờ cũng khó chấp nhận trong khi Mai Văn Phấn luôn coi sự cách tân
thơ là phương châm sáng tạo nghệ thuật trong suốt hành trình sống cùng thơ
ca. Chính ông cũng đã từng phát biểu rằng một thi sĩ đích thực phải là người
phải biết làm ra những bài thơ biết phản bội mình. Nghệ sĩ phải là người liên
tục vượt thoát qua những cuộc vong thân để hoàn thiện mình. Cho đến thời
điểm này, Mai Văn Phấn đã tìm được một chỗ đứng vững chãi trên thi đàn
Việt Nam. Thành công trong sáng tác của ông được ghi nhận bằng hàng loạt
các giải thưởng uy tín như Giải thưởng văn học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hải
Phòng) các năm 1991, 1993, 1994, 1995; Giải thưởng cuộc thi thơ của báo
Người Hà Nội năm 1994, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam dành cho tập
Bầu trời không mái che năm 2010.
Với sức sáng tạo dồi dào, Mai Văn Phấn liên tục cho xuất bản nhiều tập
thơ ấn tượng, được giới thiệu tại nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Indonesia,
Thái Lan, Anh, Pháp… đồng thời có nhiều tập thơ song ngữ phát hành trên hệ
thống sách online Amazon. Thơ ông vừa đa dạng trong thể tài lại vừa sáng tạo
trong lối diễn đạt.
5
Vì những lí do trên, luận văn muốn đi sâu tìm hiểu về đặc điểm thơ Mai
Văn Phấn, đặc biệt là những sáng tác của nhà thơ từ sau năm 2000 mà cụ thể
ở ba tập Bầu trời không mái che, Hoa giấu mặt và Vừa sinh ra từ đó nhằm
đưa ra một cách nhìn tổng quan về thơ ông trong giai đoạn hiện nay đồng thời
thấy được những đóng góp của nhà thơ trong tiến trình cách tân thơ đương
đại.
2. Lịch sử vấn đề:
Mai Văn Phấn là một cây bút cách tân tiêu biểu trong dòng thơ sau 1975.
Tác phẩm của ông từ khi xuất hiện đã thu hút sự chú ý của công chúng và giới
nghiên cứu phê bình. Có thể nói, số lượng bài viết về thơ Mai Văn Phấn khá
lớn, đa dạng ở nhiều thể loại như giới thiệu sách, giới thiệu chân dung nhà
thơ, thảo luận, nghiên cứu, phê bình,… Tuy nhiên, theo như nhà thơ Đỗ
Quyên cho rằng, trước Hội thảo thơ về Mai Văn Phấn diễn ra tại Hải Phòng
vào ngày 15/05/2011 thì trong số 60 bài viết về thơ ông, hầu như chưa thấy
các bài phê bình học thuật mà chủ yếu trong số đó là các bài viết mang tính
chất điểm sách, giới thiệu chân dung nhà thơ hay những bài tranh luận chung
chung, cảm tính hoặc mới chỉ đi vào khám phá một hoặc số ít phương diện
đặc điểm nghệ thuật thơ ông. Từ đó đến nay, cũng đã có nhiều bài nghiên
cứu, tiểu luận, tham luận đánh giá về vị trí và giá trị của thơ Mai Văn Phấn
trong tiến trình thơ đương đại.
Sau đây, tôi xin lược thuật lại một số công trình nghiên cứu, các ý kiến
đánh giá, phê bình thơ Mai Văn Phấn:
* Những bài nghiên cứu, đánh giá chung về thơ Mai Văn Phấn:
Nhằm đánh giá đúng giá trị cũng như chỗ đứng của thơ Mai Văn Phấn
trong dòng chảy thơ đương đại, tháng 5/2013, một hội thảo thơ mang tên
“Mai Văn Phấn và Đồng Đức Bốn, khác biệt và thành công” đã được tổ
6
chức tại Hải Phòng. Tại đây, nhiều bài tham luận, nghiên cứu đã được trình
bày. Nhà văn Đình Kính trong bài mở đầu tại Hội thảo đã nhấn mạnh: “Mai
Văn Phấn là nhà thơ tiên phong sáng tạo theo hướng đổi mới, cách tân, định
hình tư duy thẩm mỹ mới và anh đã được đánh giá cao” [29; tr.6]. Khi khẳng
định về tố chất người nghệ sĩ, Cao Năm đã không hề dè dặt trong việc đề cao
bản lĩnh sáng tạo của một cây bút kiên định và giàu sức sống: “Mai Văn Phấn
dường như sinh ra là để năng động và sáng tạo không ngừng, con người hiện
thân của sự sáng tạo” [29; tr.18].
Trong bài Mai Văn Phấn - Những chặng đường sáng tạo thơ, PGS. TS
Đào Duy Hiệp có kết luận: “Mai Văn Phấn đã cắm một cột mốc thơ đáng ghi
nhận trên hành trình chinh phục ngôi đền thơ hiện đại. Đến nay đã ngót ba
mươi năm. Chặng đường thơ sắp tới của anh còn dài và xa trước mặt. Mà cột
mốc hôm nay đã đánh dấu một trưởng thành” [29; tr.75]. Còn Trần Thiện
Khanh lại đặc biệt đề cao vị trí tiên phong trong tinh thần cách tân thơ của
Mai Văn Phấn: “Có thể nói, Mai Văn Phấn thuộc số ít nhà thơ có tham vọng
tạo dựng cho thi ca một diện mạo mới từ và trong nhịp điệu đời sống hiện đại.
Ông cổ súy cho sự đa dạng về khuynh hướng sáng tác, cởi mở và chấp nhận
mọi sự thể nghiệm chuyển đổi” [29; tr.501].
Đánh giá về những cách tân, đổi mới thi pháp, nhà thơ Nguyễn Việt
Chiến trong bài viết Mai Văn Phấn trong “vòng xoáy” của thơ Hậu - hiện -
đại đã nhấn mạnh: “Nếu có một nhà thơ nào đó đang luôn tự đổi mới thơ
mình và phá vỡ các nhịp điệu mòn cũ trong các thể nghiệm thơ hôm nay, theo
tôi, người đó phải là Mai Văn Phấn. Từ trữ-tình-cổ-điển, anh “bay” thẳng một
mạch vào hậu-hiện-đại rồi từ đó “lao” vào vòng xoáy đầy ấn tượng của thơ-
cách-tân” [29; tr.420]. Theo ông, mỗi bài thơ đều là một thể nghiệm mới, một
phát hiện mới mang lại những bất ngờ từ mỗi câu thơ và ta không thể đoán
định nhà thơ sẽ viết tiếp những gì ở câu thơ kế tiếp.
7
Nhà thơ Thi Hoàng trong bài viết Cách tân như là đẩy thơ vượt qua tai
họa đã cho rằng trên con đường dấn thân đi tìm nẻo khác cho thơ mình, cái
nẻo càng ít dấu chân, thậm chí chưa có dấu chân ai đó càng tốt, Mai Văn Phấn
đã dằn mình để cho sự mạo hiểm thắng sự sợ hãi và chấp nhận những đau xé,
cơn đau siêu thực hành hạ anh có khi còn hơn những cơn đau hiện thực….
Tác giả bài viết cũng đã chỉ ra dưới bề sâu của tâm lý sáng tạo, Mai Văn Phấn
đang cố gắng để không bị ràng buộc vào bất cứ một phương pháp sáng tác
nào. Anh đã huy động cả hình thức và nội dung cùng ghé vai đưa thơ lên cao
hơn cái nền chung của thói quen đọc thơ ở người đọc và hy vọng tìm ra thi
pháp của mình.
Trong bài viết Thơ tạo sinh nghĩa Mai Văn Phấn, PGS.TS Hồ Thế Hà đã
đưa ra quan điểm của mình: “Mai Văn Phấn là một hiện tượng riêng của nền
thơ đương đại Việt Nam – mà là một hiện tượng riêng, liên tục lấp lánh và
mới lạ. Ý thức đổi mới thi ca luôn thường trực trong từng cảm giác bé nhỏ
của chính người thơ mà anh tự gọi là “vong thân” tức phủ định bản ngã thi sĩ
trước đó của mình để được tồn tại trong một trạng thái tình cảm luôn luôn
mới và trong một trạng thái ngôn ngữ luôn luôn khác – nghĩa là luôn luôn tạo
sinh nghĩa – đã làm cho thế giới thơ Mai Văn Phấn không ngừng vận động,
không ngừng phá và thay” [29; tr.227].
Thế giới nghệ thuật trong thơ Mai Văn Phấn là một thế giới khó nắm bắt
mà như nhà nghiên cứu Văn Giá trong bài viết Thơ sinh ra để nói về niềm hi
vọng của con người đã khẳng định: “Bề bộn về số lượng: 370 bài. Bề bộn về
ý tưởng. Bề bộn về thi ảnh. Bề bộn cả về thể điệu: lục bát, đường luật, tự do,
thơ văn xuôi, trường ca. Lại đi qua ba quãng tính từ những bài thơ đầu tiên
cho đến hôm nay. Thế nên gọi được ra khuôn mặt của nhà thơ Mai Văn Phấn
với tất cả những nét đặc sắc riêng quả là một thử thách đối với bất cứ ai” [29;
tr.528]. “Trong tính toàn thể nhất quán, thơ Mai Văn Phấn đã cất lên niềm hi
8
vọng mãnh liệt và cảm động của con người, hy vọng làm nên sự sống, thăng
hoa sự sống. Tắt hy vọng nghĩa là sự sống cũng lụi tàn. Và hy vọng cũng
chính là sự sống. Biểu hiện thì đa dạng nhưng đích đến quy chụm. Mai Văn
Phấn đã thi triển tư tưởng này một cách nhất quán, nồng nhiệt, càng về sau
càng sáng tỏ… Toàn bộ thơ Mai Văn Phấn đã dựng nên một thế giới phồn
sinh và hóa sinh bất định… Với người nghệ sĩ này, một xác tín hiệu hiện lên
thật nhất quán: còn sự sống là còn phồn sinh và hóa sinh bất định, là còn
khiến con người ta có quyền hi vọng vào những gì đẹp đẽ và nhân bản nhất.
Thơ Mai Văn Phấn hát ca niềm hy vọng không bao giờ ngơi nghỉ nơi con
người” [29; tr.529].
Nghiên cứu về thơ Mai Văn Phấn từ góc nhìn của lý thuyết nhân học vi
mô trong nghiên cứu văn hóa và phê bình văn học, hai nhà nghiên cứu Ngô
Hương Giang và Nguyễn Thanh Tâm đã cho ra mắt cuốn sách Mai Văn
Phấn, hành trình thơ vào cõi khác (2015). Ở đây, hai tác giả đã có những
nghiên cứu chuyên sâu về những chuyển biến tư tưởng, quá trình thay đổi
nhận thức của bản thân tác giả và những tác động của nó đến thơ. Hai tác giả
trẻ đã đưa ra những chú giải thơ Mai Văn Phấn, đi sâu lí giải hiện tượng thơ
Mai Văn Phấn từ góc nhìn quan niệm về sáng tạo và sự diễn giải kinh nghiệm
tri thức bằng lời đồng thời tổng kết hành trình thơ của nhà thơ trong khuynh
hướng chung của nền thơ Việt Nam đương đại.
Mục đích của cuốn sách mà tác giả muốn hướng đến là nhận diện đúng
đối tượng, phê phán cái đúng, cái sai, đánh giá đúng đóng góp của nhà thơ
trong sự phát triển của thơ đương đại. “Với Mai Văn Phấn, bằng những gì thơ
ca đã trình diện, kháng cự khủng hoảng thơ bằng cách liên tục vong thân, phủ
định chính mình để kiến tạo hệ hình thẩm mỹ khác” [13; tr.186]. “Từ kháng
cự khủng hoảng thơ đến kháng cự khủng hoảng tư tưởng, hành trình thơ Mai
Văn Phấn còn cho thấy khát vọng hướng đến tự do sống và sáng tạo. Sự vượt
9
thoát liên tục để làm mới thơ, để được sống nhiều hơn vừa là thái độ với thơ
vừa là thái độ đối với cuộc đời” [13; tr.186].
* Những bài nghiên cứu về ba tập Bầu trời không mái che, Hoa giấu mặt
và Vừa sinh ra từ đó:
Bầu trời không mái che, Hoa giấu mặt và Vừa sinh ra từ đó là những
tập thơ mới nhất được Mai Văn Phấn giới thiệu đến người đọc. Sau đây, tôi
xin điểm qua một số nhận định hay về giá trị và sức hấp dẫn từ ba tập thơ.
Nhà phê bình Nguyễn Thanh Tâm trong bài Lập thể của ký ức và tưởng
tượng xuyên qua Bầu trời không mái che đã nhận định: “Thơ Mai Văn Phấn
quyến rũ người đọc không phải ở sự mượt mà du dương của vần điệu. Sức
hấp dẫn của thơ anh nằm ở thế năng trong cấu trúc ngôn từ và hình ảnh. Đó
chính là những lập thể của kí ức tưởng tượng, những chồng chất đan cài, nồng
hiện của hình ảnh và hình tượng thông qua các thủ pháp nghệ thuật đã được
dụng công gia cường. Như một tình nhân khó tính, thơ Mai Văn Phấn khiến
người ta mất nhiều tâm sức để chinh phục và khi đã bén duyên thì không thể
nào dứt ra được” [29; tr.395].
Cũng trên tinh thần bàn luận về tập Bầu trời không mái che, Lê Vũ đã
cho rằng: “Bầu trời không mái che, ba phần chia biệt nhưng là một thể thống
nhất trong cái nhìn đậm màu sắc tâm linh của Mai Văn Phấn về thế giới mà
nổi lên là mối quan hệ giữa thiên nhiên và người, giữa động và tĩnh, giữa sinh
và tử, giữa tình và dục […] Mai Văn Phấn đã gói tất cả ý niệm của mình bằng
kỹ thuật đồng hiện, chuyển dịch không/thời gian: ánh sáng và bóng tối, quá
khứ và hiện tại, pha trộn những lát cắt ngày sống với nhịp điệu đêm nồng
nàn… đồng thời chuyển dịch cái nhìn của cái tôi: khi thành kính, khi hưng
phấn, khi lơ mơ, khi nghẹn ngào, khi mệt mỏi, lọ mọ chán với buồn, cả ngờ
vực, sợ hãi, phân vân” [54] .
10
Tập thơ Hoa giấu mặt đánh dấu một giai đoạn mới trong lộ trình thơ
Mai Văn Phấn, là cách ông tìm về cội nguồn thơ Việt với những vần thơ ngắn
gọn, câu thơ tối giản và hồn nhiên. Nguyễn Thị Bích Phụng khi nghiên cứu về
cảm hứng hiện sinh trong tập thơ này đã nhận xét thơ ba câu trong Hoa giấu
mặt của Mai Văn Phấn có hình thức gần giống thơ Haiku của Nhật nhưng
mang nội hàm, hồn cốt thuần phác thơ Việt và đã tạo những cảm thức hiện
sinh đậm nét. Mỗi bài thơ ba câu của ông là ánh chớp trong đêm tối, vừa lóe
sáng cho người đi nhận biết đoạn đường phía trước mà dấn bước; hoặc như
vài ba đồ vật xếp lại gần nhau để gợi những liên tưởng về nhân sinh, nhân thế,
về thiên nhiên vũ trụ…. Còn nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Tâm trong công
trình nghiên cứu Mai Văn Phấn và hành trình thơ vào cõi khác đã cho rằng
tập thơ chính là sự trở về với niềm an nhiên của sự sống nguyên sinh trong
lòng đời hôm nay, hướng sâu vào cảnh giới của siêu nghiệm.
Nghiên cứu về tập Vừa sinh ra ở đó, Lương Kim Phương trong bài viết
Thơ Mai Văn Phấn tái sinh trong ánh sáng đã khẳng định mười tám bài thơ
có thể lay động người đọc bởi một ý niệm: con người được liên tục tái sinh,
hồi sinh, được sinh ra từ những vẻ đẹp bình dị quanh mình.
* Những ý kiến trái chiều trong cách cảm về thơ Mai Văn Phấn:
Thế giới nghệ thuật trong thơ Mai Văn Phấn là một cấu trúc phức tạp, đa
diện và liên tục biến đổi. Bởi vậy, mỗi độc giả đều tự tìm cho mình một con
đường riêng, một cách của riêng để bước vào lâu đài thơ ấy. Chính nhà thơ
cũng kêu gọi khả năng đồng sáng tạo nơi bạn đọc. Bởi vậy mà dư luận thơ
Mai Văn Phấn cũng xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều. Bên cạnh những lời
khen ngợi cũng đã xuất hiện nhiều lời chỉ trích, thậm chí phê phán cực đoan
thơ Mai Văn Phấn.
11
Đặc biệt, việc tập thơ Bầu trời không mái che được nhận giải thưởng
cao nhất của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010 đã gây ra nhiều tranh luận.
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo cùng với nhiều đồng nghiệp của mình như Nguyễn
Hiếu, Nguyễn Hữu Quý,… đều thống nhất tập thơ này của Mai Văn Phấn
cùng với các tập thơ đoạt giải không phải các tập thơ hay mà rất tầm thường,
thậm chí còn không phải là thơ.
Đối với Mai Văn Phấn, mỗi người đọc đến với thơ ông đều tự xây dựng
cho mình một thế giới nghệ thuật riêng, mang tính cá nhân độc đáo. Bài thơ
được hoàn thành đồng nghĩa với việc nó cần phải thuộc về số đông độc giả
tiếp nhận, “với bài thơ này, nhà thơ đã hoàn thành sứ mệnh, xin hãy coi như
anh ta đã chết”. Vì vậy, không thể tránh khỏi những ý kiến trái chiều, những
cuộc tranh luận, trao đổi về giá trị các tập thơ của ông. Điều đáng ghi nhận
rằng, hướng các nhà nghiên cứu đánh giá cao thành tựu thơ Mai Văn Phấn
vẫn chiếm ưu thế. Đồng thời nhiều tác giả trước đây đã có lời chê bai thơ ông
thì sau này cũng đã có những đánh giá đúng đắn theo hướng tích cực. Những
cách tân trong thơ Mai Văn Phấn dù có đôi chút khó hiểu nhưng đây là những
đổi mới tích cực và đáng ghi nhận trong tiến trình thơ đương đại.
Trên đây, tôi đã lược thuật những nghiên cứu đánh giá về thơ Mai Văn
Phấn nói chung và ba tập Bầu trời không mái che, Hoa giấu mặt và Vừa
sinh ra từ đó nói riêng. Mặc dù có nhiều bài nghiên cứu về đặc điểm thơ của
ông nhưng tôi nhận thấy đây là những bài viết mang tính phổ quát, đánh giá
chung cho cả một chặng đường thơ từ khi khởi nghiệp đến nay của nhà thơ
mà chưa có công trình nghiên cứu nào đi vào tìm hiểu cụ thể về những đặc
điểm thơ Mai Văn Phấn từ sau khi ông nhận giải thưởng của Hội nhà văn năm
2010. Bởi vậy, thông qua luận văn này, tôi muốn đưa ra một cái nhìn cụ thể
về những đặc điểm thơ Mai Văn Phấn trong những năm đầu thập kỉ 10 của
12
thế kỉ XIX thông qua khảo sát ba tập thơ Bầu trời không mái che (2010),
Hoa giấu mặt (2012) và Vừa sinh ra từ đó (2013).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
* Đối tượng nghiên cứu: Luận văn chọn Đặc điểm thơ Mai Văn Phấn là đối
tượng nghiên cứu.
* Phạm vi nghiên cứu:
Tìm hiểu về đặc điểm thơ Mai Văn Phấn trong những năm 2010, luận
văn khảo sát các tập thơ:
1. Bầu trời không mái che, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2010.
2. Hoa giấu mặt, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2012.
3. Vừa sinh ra từ đó, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
* Phương pháp hệ thống: Phương pháp này được sử dụng để đánh giá
những yếu tố cơ bản của đặc điểm thơ Mai Văn Phấn trong lộ trình thơ Việt
đương đại.
* Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp giúp người viết thống
kê những thi liệu xuất hiện trong các tập thơ, từ đó đưa ra cách phân loại
chúng một cách có hệ thống.
* Phương pháp so sánh: Phương pháp giúp những viết nhận ra những
đặc điểm nổi bật của thơ Mai Văn Phấn so với các nhà thơ khác, làm nổi bật
con đường thơ mà nhà thơ đang đi.
* Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nhờ phương pháp này, người viết
có khả năng đi sâu vào từ chi tiết để khám phá ra sự độc đáo của cấu trúc diễn
13
ngôn đồng thời có cái nhìn tổng hợp để đúc rút ra những đặc điểm nổi bật
trong thơ Mai Văn Phấn.
5. Đóng góp của luận văn:
Luận văn nêu lên một cách nhìn toàn diện về đặc điểm thơ Mai Văn
Phấn trong những năm gần đây, thông qua ba tập thơ mới nhất được xuất bản
của ông tính đến thời điểm này. Từ đó nhận diện phong cách cũng như vị trí
của nhà thơ trong lộ trình thơ đương đại.
6. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, luận văn
được chia làm ba chương:
Chương I: Thơ Mai Văn Phấn trong dòng chảy thơ đương đại.
Chương II: Cảm quan thẩm mỹ và cảm hứng hiện sinh trong thơ Mai Văn
Phấn.
Chương III: Những độc đáo về nghệ thuật trong thơ Mai Văn Phấn.
14
CHƢƠNG I: THƠ MAI VĂN PHẤN TRONG NG CHẢY
THƠ ĐƢƠNG ĐẠI
1 1 Quá t nh đ i m i thơ đƣơng đ i:
Khi bàn luận về sáng tạo nghệ thuật và cá tính của người nghệ sĩ, nhà
văn Nguyễn Tuân đã cho rằng: “Là người sống lỗi lạc, sống một cách đặc biệt
không giống ai và không cho ai bắt chước mình. Chết là mang cả cái bản
chính đi chứ không để lại một bản sao nào cả”. Lời phát biểu của Nguyễn
Tuân đã nêu lên một quy luật tất yếu của sáng tạo văn học và nghệ thuật, luôn
luôn độc đáo, luôn luôn tạo sự khác biệt và biết làm mới mình. Nhìn lại cả
một chặng đường dài của văn học, ta nhận thấy một cuộc lột xác gay gắt từ
cái ta của thơ cũ sang cái tôi nhỏ bé, mỏng manh của Thơ mới, rồi lại từ
những âu sầu, bi ai của thơ lãng mạn sang âm hưởng hào hùng, bi tráng của
một thời đại mà cả dân tộc đứng lên chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước.
Mỗi một thời kì văn học nói chung và thơ ca nói riêng lại đặt ra yêu cầu tự
làm mới mình để phù hợp với hoàn cảnh của thời đại và tạo nên những cá tính
riêng độc đáo.
Bước ra khỏi cuộc chiến tranh trường kì, bên cạnh những dư âm hào
hùng của cuộc chiến thắng, các nhà thơ cũng tự xoay mình, nhìn lại những
đau thương, mất mát mà cả dân tộc đang phải gánh chịu. Đứng trong tâm thế
của kẻ thắng trận nhưng vẫn còn đó là những hoang tàn, đổ nát của quê
hương, là những đau thương của người mẹ “khóc vì những đứa con, lần lượt
ra đi mãi mãi”, là những thiếu thốn, nghèo đói.
Tổ quốc hôm nay
Tuy gọi sống hoà bình
Nhưng mới chỉ là trang thứ nhất
Chúng ta còn muôn việc rối tinh
15
(Nhất định thắng - Trần Dần)
Một câu hỏi lớn đặt ra cũng là trăn trở của bao nhà thơ lúc đó: “Đất nước
khó khăn này sao không thấm được vào thơ?” (Nhất định thắng - Trần Dần).
Bởi vậy, thơ ca giai đoạn sau 1975 mà đặc biệt là sau công cuộc đổi mới đã
có nhiều bước chuyển mình. Khác với thơ trước 1975, các nhà thơ tập trung
hơn vào các giá trị thẩm mĩ của thơ. Chiến tranh không chỉ được nhìn từ mặt
trước, trong vẻ hào hùng, tráng lệ mà còn được nhìn từ phía sau, từ những nỗi
đau trĩu nặng và bao vết thương nhức nhối khó lành. Từ thời điểm hiện tại,
nhà thơ có cái nhìn sâu xa về đất nước, về lịch sử oai hùng nhưng cũng không
ít những đau thương, bất hạnh. Ý thức nói về bi kịch nhiều hơn đã khiến thơ ít
dần giọng điệu ca tụng dễ dãi mà chìm vào chiều sâu suy ngẫm của nhà thơ về
nhân tình thế thái. Cùng viết về đất nước nhưng đã vơi dần những hân hoan,
ngợi ca:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn!
(Việt Nam quê hương ta - Nguyễn Đình Thi)
Mà thay vào đó là những ngẫm ngợi của một người “nhìn từ xa... Tổ
quốc”:
Thời hậu chiến ta vẫn người trong cuộc
xứ sở phì nhiêu sao thật lắm ăn mày?
(Nhìn từ xa... Tổ Quốc - Nguyễn Duy)
Nếu như thơ trước 1975, các nhà thơ vẫn còn e ngại, dè dặt mỗi khi viết
về những nỗi buồn thì bước sang những năm đầu của thập kỉ 80, họ lại nói
nhiều hơn về nỗi buồn nhân sinh, những cảm nhận của cái tôi trước sự xoay
vần nghiệt ngã của thực tại. Cắt nghĩa về thực trạng này, nhà nghiên cứu
Nguyễn Đăng Điệp trong bài viết Thơ Việt Nam sau 1975 - diện mạo và
khuynh hướng phát triển đã đưa ra hai lí do lí giải: “thứ nhất, đó là nỗi buồn
16
xuất phát từ thời thế: sự khủng hoảng về niềm tin, sự bất an trước thời cuộc;
thứ hai, trong nền kinh tế thị trường, quan hệ người trở nên lỏng lẻo, con
người vừa phải sống trong nhiều mối quan hệ hơn nhưng cũng cô đơn hơn”
[25; tr.380].
Dòng thơ cách tân sau 1975 cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ chủ nghĩa
tượng trưng và chủ nghĩa siêu thực phương Tây. Các nhà thơ đã đưa những
yếu tố siêu thực, phi lý, phí tuyến tính của thơ hậu hiện đại phương Tây vào
những bài thơ, bộc lộ những mảng khuất lấp của đời sống, những vùng mờ
của tâm linh. Cái tôi không chỉ được tìm hiểu trong mối quan hệ với hiện
thực, sự tương tác giữa cá nhân và hoàn cảnh mà còn được tìm hiểu trong cấu
trúc quan hệ với chính nó. Thơ đi sâu vào tính độc đáo của thân phận, nhấn
mạnh tính chủ thể hơn là khách thể. Nhà thơ không nhìn con người như là
một sinh linh bé bỏng giữa vũ trụ mà coi đó chính là một tiểu vũ trụ, trung
tâm của cái vô cùng. Tại đây, các nhà thơ đề cao lối viết tự động, có ý thức
chống lại các quy tắc sẵn có trong thơ, khước từ sự có mặt của tư duy duy lý
trong nghệ thuật. Nguyễn Bình Phương đã nói về những điều mơ hồ, rối rắm
trong lòng người bằng những câu thơ rối rắm, mơ hồ:
Tiếng nói của em màu lam chuyển dần sang màu lục
Và cuốn lên một cái cây chưa tỉnh táo
Cuốn lên những quả chuông reo vang trận mưa rào
Ngân nga giọng của trăng sao
(Em vào hoa)
Đoạn thơ trên không tuân thủ trật tự cấu trúc cú pháp thông thường với
cách tổ chức ngôn từ lạ, hình ảnh chuyển hoá liên tục từ trạng thái này sang
trạng thái khác. Tuy nhiên, không phải nhà thơ nào sử dụng lối viết tự động
để đi sâu vào thế giới tâm linh cũng được người đọc tiếp nhận. Thậm chí
17
nhiều nhà phê bình đã lển tiếng phủ nhận và cho đây là những vần thơ rối rắm
và vô nghĩa. Song, đây là những cách tân mới mẻ và cần được tôn trọng.
Song song với những thay đổi về nội dung, hình thức thơ cũng có nhiều
biến đổi linh hoạt để phù hợp với yêu cầu của nội dung. Các thể thơ truyền
thống như lục bát, năm chữ, bảy chữ không còn ở dạng nguyên bản mà đã có
sự biến thiên đáng kể về cấu trúc, nhịp điệu. Tính điệu nói được gia tăng và
cấu trúc thể loại dựa vào nhịp nhiều hơn vần.
Tính hiện đại trong thơ gắn liền với sự hiện diện mang tính áp đảo của
thơ tự do và thơ văn xuôi so với các thể thơ khác. Đứng trước những thay đổi
lớn của văn học, thơ vừa tìm cách níu giữ những yếu tố hạt nhân mang tính
thể loại, vừa mở rộng, biến đổi chính nó để thích ứng với yêu cầu và điều kiện
môi trường văn hoá mới. Thực tế phản ánh rằng thơ hiện đại khó nhớ và khó
thuộc hơn rất nhiều so với thơ ca giai đoạn trước. Không còn xuất hiện nhiều
câu thơ mang tính vần điệu véo von mà thay vào đó là những câu thơ có phần
khó hiểu, được viết theo lối viết tự động. Thơ hiện đại thường tập trung vào tổ
chức cấu trúc chỉnh thể, xây dựng hàng chuỗi biểu tượng và các biểu tượng
này đôi khi không dễ nhận ra bằng cảm xúc và tư duy nghệ thuật thông
thường. Các hình ảnh, hình tượng này đòi hỏi người đọc phải giàu trải nghiệm
và khả năng tiếp nhận cái siêu nghiệm trong thơ. Đặc biệt, khi thơ cách tân
sau 1975 có xu hướng đi sâu vào cái bản thể và coi con người như một tiểu vũ
trụ cần khám phá. Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực
phương Tây, các nhà thơ không còn thuyết minh, giải thích nhiều mà để
người đọc tự khám phá ý nghĩa nhân sinh ẩn sau cấu trúc thi phẩm. Nhà phê
bình Nguyễn Thanh Tâm đã cho rằng quá trình giải mã thơ đương đại cũng
chính là quá trình khai phá bản thân mình. Bởi vậy, người đọc phải bằng trải
nghiệm của bản thân để tự tìm tòi và lí giải những phức tạp trong thể thơ và
cấu trúc thi phẩm.
18
Lao động thơ trước hết là lao động chữ nghĩa. Chính những con chữ, qua
cấu trúc nghệ thuật của nhà thơ sẽ cho ta hiểu được chiều sâu và sự vang ngân
của tình ý, giai điệu và tư tưởng nghệ thuật của họ. Vì vậy, sự đổi mới trong
thơ bao giờ cũng là sự đổi mới đồng bộ giữa cái nhìn nghệ thuật sâu sắc và
ngôn ngữ thơ. Nhìn chung, ngôn ngữ thơ sau 1975 không còn êm mượt, réo
rắt, véo von như thơ ca 1945 – 1975 mà trúc trắc hơn, phong phú hơn và
giọng điệu cũng đa dạng hơn. Thơ đi sâu vào cá nhân, hoà nhập vào cuộc
sống thường ngày nên các nhà thơ có ý thức đưa thứ ngôn ngữ giản dị, đời
thường vào trong thơ. Bên cạnh đó, trong dòng thơ cách tân sau 1975, các nhà
thơ đã mạnh bạo đưa vào trong thơ những ngôn ngữ đậm chất siêu thực. Điểm
qua sáng tác của hầu hết các cây bút như Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình
Phương, Mai Văn Phấn,... người đọc đều nhận thấy những dòng ngôn ngữ
mới lạ, từ ngữ được tỉnh lược tối đa để gia tăng tính biểu đạt cho ngôn ngữ,
buộc người đọc phải tư duy khi tiếp nhận thơ.
Đặc biệt, sự xuất hiện của nhóm Dòng chữ (đối ngược với nhóm Dòng
nghĩa) cùng một số thi phẩm ở cuối thập niên 80 của thế kỉ XX như Ngựa
biển, Bóng chữ... đã nhận được nhiều quan tâm của công chúng. Với tư tưởng
làm thơ trước hết là làm chữ, những sáng tác của họ là một trong những mũi
nhọn đột phá vào quan niệm thơ truyền thống. Nhóm chủ trương đi tìm một
thứ ngôn ngữ mới, thay thế cho những ngôn ngữ thơ đã cũ, sáo mòn, đơn
điệu, đưa ngôn ngữ thơ về mới bản thể tự nhiên. Họ muốn làm tươi trẻ, hồi
sinh lại những con chữ bằng cách trả nó về với hình thức, sự khơi gợi và ám
ảnh ngữ âm ban đầu. Ngôn từ phải được xem như một đối tượng sáng tác,
phải bộc lộ tất cả vẻ đẹp tự thân nó.
Như vậy, diện mạo thơ sau 1975 đã có những cách tân, thay đổi mạnh
bạo cả về nội dung và nghệ thuật. Bên cạnh những nhà thơ chống Mỹ, những
cây bút bước ra từ thời chiến như Trần Dần, Hoàng Cầm, Phùng Cung,... còn
19
là sự xuất hiện của nhiều gương mặt trẻ như Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn
Phấn, Inrasara, Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly,... Mỗi người
đều có một cách nhìn riêng, một giọng điệu riêng và một hướng đi riêng
nhưng tựu chung lại đều là sự khẳng định mạnh mẽ của cái tôi cá nhân và nỗ
lực cách tân thơ Việt.
1 2 Mai Văn Phấn và những chặng đƣ ng áng t o:
. . . h ng chặng đường áng tạo thơ:
Mai Văn Phấn là nhà thơ thuộc thế hệ hậu chiến, một trong những cây
bút xuất sắc của dòng thơ cách tân sau 1975. Những tác phẩm của ông đã góp
phần không nhỏ trong cuộc cách tân thơ ca. Nhà thơ sinh năm 1955 tại một
làng quê thuộc huyện Kim Sơn, Ninh Bình. Mảnh đất với bề sâu truyền thống
lịch sử và đặc thù văn hóa Thiên chúa giáo đã in đậm vào tâm trí nhà thơ, tạo
nên những trang viết giàu chất ám ảnh và cảm hứng tâm linh, tôn giáo. Từ
nhỏ, cái mộng văn chương đã ấp ủ trong lòng nhà thơ. ng yêu thơ và làm
thơ từ khi còn là cậu bé mười sáu, mười bảy tuổi và đạt giải nhì trong cuộc thi
chọn học sinh giỏi Văn toàn miền Bắc năm 1972. Bài thơ đầu tay Hoa xoan
ghi dấu lại những ngày tháng sống và chiến đấu gian khổ trong quân ngũ của
Mai Văn Phấn. Song, cũng từ đây, nhà thơ bắt đầu có những trăn trở về con
đường thơ của mình, muốn xóa đi tất cả những quan niệm, hiểu biết về thơ ca
trước đó. Không thể có thơ hay khi mà tác giả không tự xây dựng cho mình
một cá tính, một bản sắc riêng trong thế giới tinh thần. Sau mười sáu năm
khoanh tay đứng ngoài cuộc thơ, Mai Văn Phấn đã tìm cho mình một giọng
thơ riêng, tinh tế với những cảm xúc sâu lắng và vẻ đẹp trắc ẩn của ngôn từ.
Để từ đó, nhà thơ cho ra đời hàng loạt các tập thơ ấn tượng: iọt n ng (thơ,
1992), ọi anh (thơ 1995), ầ ng n an mai (thơ, 1997), ghi nhận
tên (thơ, 1999), gười c ng thời (trường ca, 1999), Vách nư c (thơ, 2003),
20
Hôm sau (thơ, 2009), Và đ t nhiên gió th i (thơ, 2009), ầ trời kh ng mái
che (thơ, 2010), oa giấ mặt (thơ, 2012), Vừa inh ra từ đó (thơ, 2013)…
Thơ Mai Văn Phấn hiện được dịch ra nhiều thứ tiếng và giới thiệu tại nhiều
quốc gia như Anh quốc, Hoa Kì, Thái Lan, Indonesia, Thụy Điển,… Thành
công trong sáng tác thơ ông đã được ghi nhận bằng hàng loạt các giải thưởng
uy tín như: Giải thưởng Cuộc thi thơ tuần áo gười à i năm 1994,
Giải thưởng Cuộc thi thơ tuần áo Văn ngh năm 1995, chuỗi giải thưởng
Văn h c Ngu ễn nh hi m (Hải Phòng) trong các năm 1991, 1993, 1994,
1995 và Giải thƣ ng Hội Nhà văn Việt Nam dành cho tập thơ ầ trời
kh ng mái ch năm 2010.
iai đoạn từ khởi nghiệp đến năm
Đây là giai đoạn mở đầu cho hành trình thơ của Mai Văn Phấn, đánh dấu
bằng sự ra đời của hai tập thơ: iọt n ng (1992) và ọi anh (1995). Chủ đề
thường xoay quanh tình yêu đôi lứa, tình yêu đất nước, thiên nhiên, là những
chủ đề có tính truyền thống. Thể thơ đa phần là thể lục bát truyền thống:
Con chim bay vút lên không
Để lại gió với cánh đồng rộng thênh
(Không đề I - Giọt n ng)
Mặc dù chưa thoát khỏi hệ hình thi pháp truyền thống nhưng tập thơ
đánh dấu sự trở lại của Mai Văn Phấn sau mười sáu năm nghỉ bút cũng đã thể
hiện phần nào những đổi mới, hướng đi mới của nhà thơ trên hành trình sáng
tạo. Thể lục bát truyền thông bị phá vỡ, trật tự cấu trúc bị đảo ngược:
Nhoà tan anh với mung lung
Em là giếng gió trong lòng anh
Nhấn chìm anh thoắt đã không còn gì
Hư vô thành thật cũng vì yêu em!
21
(Em xa - Giọt n ng)
Thể 6/8 đã được cấu trúc lại dưới dạng 6/6/8/8. Cảm giác lạ lẫm khởi
sinh từ những định dạng như thế này. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên trong
lời giới thiệu tuyển tập Thơ t ển Mai Văn Phấn cùng tiểu luận và trả lời
phỏng vấn đã nhận xét: "Vẫn trong cái vẻ lục bát nhịp nhàng muốn thành cổ
điển, người thơ đặt vào đấy một sự cân xứng trầm tĩnh khá là lạ nếu ta biết khi
anh xuất hiện đang ở tuổi trẻ. Câu thơ sáu tám trong cái sự chừng mực của
khuôn hình nhưng chữ dùng và nhịp thơ của người viết đã chất chứa một sự
thăm dò để bung phá"[42; tr.8].
Ngoài ra, thơ giai đoạn này cũng xuất hiện hình thức mới lạ như kiểu thơ
vắt dòng:
Có giọt sương lạnh giá
Rơi xuống hồn anh đang
Lẫm chẫm vào xốn xang
Cho lòng mềm tơ lụa.
(Chân thật – Giọt n ng)
Cách đổi mới hình thức văn bản này đã có từ Thơ mới trong những trạng
thái tràn đầy của xúc cảm. Vắt dòng tạo nên sự tràn nhịp đồng thời cũng thể
hiện sự thách thức, hoài nghi những hình thức biểu đạt mỹ cảm cũ trong các
thể thơ truyền thống, hướng tới việc tự do hơn trong triển khai cảm xúc và tư
duy.
Với quan niệm mỗi bài thơ là một dự phóng kinh nghiệm riêng biệt, Mai
Văn Phấn cũng sáng tạo ra những hình ảnh khác lạ, độc đáo trong một không
gian đa chiều:
Tôi thổi vào lòng ống sáo tối đen địa ngục, để tìm ra bảy lối tới
thiên đường đồ rê mi fa son la si.
22
Từng âm giai vỗ cánh bay đi, chao nghiêng trong ánh sáng bảy
màu lung linh huyền ảo để những bóng tối kia cũng mang hình
ống sáo cho tôi ghé môi khắc khoải thổi vào.
(Viết cho cây sáo - Gọi xanh)
Hình thức thơ khá tự do, vần được giải phóng bởi sự phá vỡ cấu trúc thể
loại quen thuộc. Mặc dù thơ vẫn mang hơi hướng truyền thống nhưng những
sáng tác trong giai đoạn đầu cũng cho thấy, Mai văn Phấn đã dũng cảm là
người bước lạc nhịp ra khỏi dàn dồng ca, để tự khai phá một con đường mới.
iai đoạn từ đến 2000:
Với sức sáng tạo thi ca hết sức dồi dào, Mai Văn Phấn liên tục cho ra đời
các tập thơ. Mỗi đứa con tinh thần ra đời lại đánh dấu một bước chuyển mình
lớn của nhà thơ trên hành trình sáng tạo, hành trình "tự phản bội mình". Giai
đoạn này, ông lần lượt giới thiệu đến bạn đọc ba tập: Cầu nguy n ban mai
(1997), Nghi l nhận tên (1999) và trường ca gười cùng thời (1999).
Nhà thơ Lê Xuân Đố cho rằng thơ Mai Văn Phấn giai đoạn này đã bứt
phá cách tân thi pháp với “nhiều cách nói và mở rộng biên độ thơ biểu hiện
nhiều vấn đề của thời cuộc và bản tính con người hiện đại và phát hiện những
vẻ đẹp tiềm ẩn của tình yêu và cuộc sống” [29; tr.283].
Nhìn mặt ao đầm biết mùa thu nghìn tuổi lũ cá mại cờ, đòng đong
cung quăng chẳng chịu già đi Trong kí ức chúng luôn giật mình và
bơi khe khẽ.
(Kí sự mùa thu - Cầu nguy n ban mai)
Nghi l nhận tên là một tập thơ mang tính bước ngoặt trong hành trình
thơ của Mai Văn Phấn bởi những dự cảm trong các tập thơ trước đến đây dần
được định hình. “quả thực, từ Giọt n ng, Gọi xanh, Cầu nguy n ban mai đến
Nghi l nhận tên, Mai văn Phấn đã có một nhận thức về chính những chuyển
23
động trong cấu trúc tư duy nghệ thuật cũng như hình thái thơ mà anh muốn
tìm kiếm” [42; tr.41].
Tuy nhiên, đặc trưng thơ ông giai đoạn này tập trung ở trường ca gười
cùng thời, xuất bản năm 1999. Tác phẩm gồm mười chương, thể hiện nhiều
quan niệm mới lạ của tác giả về con người và thế giới bằng những hình thức
mới lạ, cấu trúc câu, nhịp điệu và ý tưởng khác biệt, những kết cấu mảng khối
bị phá vỡ. Trung tâm của trường ca tập trung ở ba chương III, VI, IX với tên
gọi lần lượt là Cộng hưởng I, Cộng hưởng II và Cộng hưởng III.
Thời gian nghệ thuật trong trường ca là thời gian của quá khứ, của hiện
tại và tương lai. Nhà thơ trân trọng quá khứ với ý niệm: “dĩ vãng quanh ta
rưng rưng sương khói”.
Xuyên suốt những sáng tác nghệ thuật của Mai Văn Phấn là tinh thần
“Muôn năm con người! Muôn năm thiên nhiên!”. Cùng với tư tưởng này là
hàng loạt hình ảnh truyền tải những suy tưởng về cội nguồn dân tộc, về tổ
quốc thông qua hình tượng trống đồng và những biểu tượng quen thuộc của
quá khứ.
- Mỏ nhọn con chim nào vừa mổ vào ban mai/ lại lặng lẽ nằm yên
trên mặt trống.
- Bao bình minh sinh ra có hình bọc trứng/ Hoàng hôn nào mang
khuôn mặt Âu Cơ.
Những hình ảnh thơ gợi lên một chặng đường dài của lịch sử, hiện tại
tiếp nối quá khứ, con người hiện đại nhớ về thuở hồng hoang với mẹ Âu Cơ
mang bọc trăm trứng, nhớ về truyền thống văn hoá in lại trên mặt trống đồng.
Khát vọng của tổ tiên truyền vọng đến tận ngày hôm nay.
- Tiếng chuông mùa xuân ấp lên vòm ngực âm u hang động, vọng
tiếng tổ tiên khàn đặc gọi tên mình.
24
- Hạt giống để dành được gieo vãi Ta cũng gieo vãi vầng trán ta
vào chân mây hi vọng.
- Muôn mép chân trời có bàn tay người xưa và người nay níu giữ.
Với dung lượng lớn (10 chương), mỗi chương của trường ca đều được
triển khai theo những mạch vỉa của không gian và thời gian dịch chuyển với
biên độ rộng lớn.
3 iai đoạn từ năm 000 đến nay:
PGS. TS Văn Giá đã nhận định về thơ Mai Văn Phấn: “Chặng thứ hai là
cả một nỗ lực bứt phá, giờ đây không trọng tự tình nữa mà trọng xác lập ý;
hình ảnh hóa, cảm xúc hóa ý. Ở chặng này cũng đã xuất hiện chất ảo như là
sự manh nha để rồi phát huy r rệt ở chặng thứ ba” [29; tr.529]. Đây là giai
đoạn sáng tác đầy tự tin và gặt hái được nhiều thành công của Mai Văn Phấn
trong suốt những chặng đường thơ ca. Ngoài tập Vách nư c (2003) thì chỉ
trong vòng bốn năm, nhà thơ đã liên tiếp công bố 5 tập thơ: Hôm sau (2009),
Và đ t nhiên gió th i (2009), ầ trời kh ng mái ch (2010), oa giấ mặt
(2012), Vừa inh ra từ đó (2013). Điều này không chỉ gây ấn tượng bởi sức
sáng tạo dồi dào và phong phú mà còn bởi những cách tân thi ca táo bạo và
độc đáo. Nhà thơ đã liên tục tái sinh cho mình những mảnh đất thi ca màu
mỡ, phì nhiêu để từ đó khởi sinh nên những đứa con tinh thần mới và lạ.
Điều gây ấn tượng mạnh với độc giả là những hình ảnh, liên tưởng đậm
chất tượng trưng, siêu thực. Không còn dấu vết của thi ca truyền thống với
giọng ngân nga, réo rắt: Thôi đừng dỗ cỏ lên trời Khi tan mộng mị biết ngồi
với ai như trong giai đoạn đầu mà thay vào đó là những câu thơ lạ. Trong địa
hạt của thơ, càng sáng tạo bao nhiêu lại càng khó tiếp nhận bấy nhiêu. Đọc
thơ Mai Văn Phấn giai đoạn này, người đọc khó có thể lấy những kinh
nghiệm cá nhân để lí giải mà phải lấy cái bản thể, tự ngã để cảm nhận, giải mã
25
thơ. Nhiều câu thơ được viết theo lối tự động, thoảng qua cảm tưởng như một
sự ghép nối phi logic chuỗi các từ ngữ, hình ảnh:
Bông hồng sớm nay mình anh thấy
Tiếng chim hót tỉnh giấc
Tạ ơn con đường dẫn anh đi
Mây trên cao
á cây rơi
Cả những gì chưa hiện hữu
(Hình đám cỏ - Bầu trời không mái che)
Tuy nhiên, nó lại là biểu hiện r nét cho sự cách tân thơ của Mai Văn
Phấn. Bằng những vần thơ khoáng đạt, hình ảnh thơ mới lạ, mạnh mẽ, những
ý tưởng độc đáo, nhà thơ đã tự tái tạo cho mình những mảnh đất màu mỡ để
từ đó có những vụ mùa nặng hạt, những đứa con tinh thần độc đáo.
ầ trời kh ng mái ch là tập thơ đạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt
Nam năm 2010 đồng thời cũng là bước đánh dấu sự phát triển của thơ Mai
Văn Phấn trên hành trình hướng đến một thế giới nghệ thuật vô cùng, vô tận,
không có ranh giới, không có mái che. Tập thơ gồm ba phần: Cửa Mẫu, M a
trăng và Hình đám cỏ. Cửa Mẫu gồm có chín khúc, mỗi khúc đều được gắn
với những hiện tượng, quy luật trong nhận thức vạn vật tương thông: sinh –
lão – bệnh – tử. Cấu trúc này không mới nhưng độc đáo ở cách thể hiện, mỗi
khúc hé mở những bí mật của vũ trụ. Chín phân đoạn là một hành trình của
đời người: thưở sơ sinh (I, II), dần lớn lên (III), đấu tranh để sinh tồn (IV, V),
già lão và bệnh tật run rẩy những khấn nguyện (VI, VII), những hoài niệm ấu
thơ (VIII), lời kinh cầu siêu thoát (IX). Phần thứ hai mang tên M a trăng, thể
hiện sự ức chế, thèm khát một mùa ái ân, giao hợp với nhau. Hình đám cỏ với
chín nhịp được phân lập khiến người đọc thực sự bị lạc vào một thế giới mà ở
đó tất cả hình ảnh, hình tượng được tạo nên bởi trí tưởng tượng và những cảm
26
nhận chủ quan của chủ thể sáng tạo. Nó khác xa với nguyên mẫu đời thực và
được cảm nhận dưới góc nhìn lập thể của nhà thơ.
oa giấ mặt (2012) gây ấn tượng với người đọc trước hết ở thể thơ ba
câu ngắn gọn, súc tích. Tập thơ chính là sự trở về với niềm an nhiên của sự
sống, hướng sâu vào cảnh giới của siêu nghiệm. Cảm thức về sự vô thường
hiện lên khi con người đứng giữa những khoảng khắc của thời gian, của sự
sống diệu kì và thiêng liêng.
Vừa inh ra ở đó (2013) dựng lên một thế giới tinh khiết, trong lành
nguyên sơ, nguyên thủy; một thế giới vừa được sinh ra hay vừa được tái tạo.
Con người cùng cỏ cây, chim muông hòa đồng, hồn nhiên trong một nhịp
sống mới, một bầu sinh quyển vừa được thanh tẩy. Tập thơ biểu hiện r nét
những ý niệm của nhà thơ về thế giới, sự sống và nhân sinh.
Trong những năm gần đây, nhiều tập thơ của Mai Văn Phấn đã được
dịch sang tiếng nước ngoài để giới thiệu với bạn đọc quốc tế. Một số tập thơ
song ngữ được xuất bản dưới dạng sách điện tử Epud trên Amazon như:
h ng hạt giống của đêm và ngà – Seeds of Night and Day; h ng
ng ên m trong ương m - Zanore në vesë; ng ta cho trời rạng –
Out of the dark.
Nhìn tổng quan lại hành trình thơ của Mai Văn Phấn, ta thấy r sự
trưởng thành trong sáng tạo thơ ca và những quan niệm nghệ thuật của nhà
thơ. Trở lại sau mười sáu năm dừng bút, ông đã xác lập cho mình một con
đường thơ độc đáo. Các sáng tác đã thể hiện sự cách tân, đổi mới, từ chỗ
nghiêng về truyền thống đến những bứt phá mạnh mẽ trong cách xây dựng
cấu trúc thơ, sử dụng hệ thống hình ảnh, biểu tượng,… Mỗi tập thơ ra đời là
một hành trình rời xa cái tha nhân để tìm về với cái bản thể, tự ngã của con
người.
27
. . . an ni m về ngh th ật:
“Mai Văn Phấn bắt đầu làm thơ ở cái tuổi mà sự chín chắn trong kinh
nghiệm sống đã cho phép lí trí của anh tìm ra một lối đi, một cách nhìn cuộc
sống đủ lớn để xác định cho mình một thế giới nghệ thuật riêng biệt” [13;
tr.103]. Mỗi đứa con tinh thần ra đời đều là một sự khẳng định mạnh mẽ
những quan niệm nghệ thuật của nhà thơ, thể hiện sự cách tân táo bạo trong
những bước tiến của thi ca. Những quan niệm về nghệ thuật được Mai Văn
Phấn thể hiện trực tiếp qua các bài tiểu luận văn học, trả lời phỏng vấn hoặc
khéo léo gián tiếp qua các sáng tác thơ. Nhà phê bình Trần Thiện Khanh đã
viết: “Về phương diện lí thuyết, có bao nhiêu người sáng tạo thì có bấy nhiêu
quan niệm về thi ca. Suy cho cùng, mọi quan niệm đều minh chứng cho các
cấp độ tư duy, các trình độ nhận thức khác nhau của người cầm bút về văn
học” [29; tr.507]. Có bao nhiêu nhà thơ là bấy nhiêu con đường sáng tạo đến
với thi ca.
Khi bàn luận về một bài thơ hay, Mai Văn Phấn cho rằng: “Thơ hay
thường bất ngờ, chăm chú đi tìm không dễ thấy. Cái đọng lại trước hết khi
đọc một bài thơ là cốt cách thi sĩ. Theo tôi, việc luyện cốt quan trọng hơn
luyện chữ. Ở những nhà thơ lớn, cốt cách hiện lên r ngay ở những vấn đề
tưởng như không đáng nói, như không có gì để nói. Những nhà thơ lớn ấy,
tuy sống và viết ở những thời gian, không gian hay chính thể khác biệt nhưng
họ vẫn gặp nhau trong cách lí giải những vấn đề lớn, khá đồng nhất và cụ thể”
[42; tr.440]. Mỗi bài thơ hay đều có khả năng khiến cho người đọc thông tuệ
và cao thượng hơn.
Chức năng của văn học nói chung và thơ ca nói riêng là hướng con
người đến cái Đẹp. Ngoài mục đích tuyên truyền, mô phỏng hay diễn tả hiện
thực cuộc sống, thơ còn tìm cách đặt tên lại sự vật và định hình lại thế giới.
28
“Văn chương là hành trình đơn độc đi tìm cái đẹp. Tác phẩm văn học trước
hết quay lại hoàn thiện nhân cách, quan niệm thẩm mỹ và định hướng cho
chính nhà văn ấy” [42; tr.448]. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã từng nhận
xét: “Thơ ca, đối với Mai Văn Phấn, là cách thức huyền diệu nhất để đặt đời
sống lên con đường vĩnh cửu của nó, (…) là sự xác lập anh với thiên nhiên,
với xã hội, với những giấc mơ huyền diệu và đỉnh cao của nó là xác lập con
người trần tục của nhà thơ với con người sáng tạo ra anh ta” [5; tr.15]. Như
vậy, thơ ca luôn hướng con người đến với cái đẹp, nó mang trong mình sứ
mệnh cao cả là cứu rỗi con người và thế giới.
Đối với nhà thơ, thơ ca càng sáng tạo, càng biến ảo bao nhiêu lại càng
đem lại sự chân thực bấy nhiêu. “Hiện thực trong thơ được hiện hữu trên một
mặt phẳng cong. Không gian ấy giúp người viết đồng hành được với quá khứ,
hiện tại và tương lai đa chiều và đa tầng. Nhà thơ khi viết, không nên bận tâm
viết cho ai mà chỉ nghe trái tim mình run rẩy với cảm xúc chân thành theo
một quan niệm riêng” [42; tr.339].
Sáng tạo thơ ca là quá trình vượt thoát khỏi cá tính, hay nhà thơ thường
gọi là những cuộc “vong thân”. Đó là một cuộc vượt thoát chính bản thân
mình, tự phủ định những cái đã làm, phải coi cái mình đã viết là cái đã cũ thì
mới mong đạt đến đỉnh cao trong nghệ thuật. “Thật kinh hãi khi phải ngắm
nhìn một người nghệ sĩ cứ đứng mãi một chỗ mà biểu diễn quá nhiều lần một
tiết mục gần như vô cảm, nói cách khác là thương hại những ai thâm canh
triền miên trên một mảnh đất đã cỗi cằn” [42; tr.339]. Mai Văn Phấn cho rằng
nhà thơ phải khác với một người nghệ nhân hay thợ thủ công, muốn tiếp tục
tồn tại trên địa hạt của thi ca thì phải luôn tái sinh trong những bài thơ khác.
Từ đó, nhà thơ kêu gọi khả năng đồng sáng tạo ở độc giả. Mỗi người đọc đến
với thơ đều tự xây dựng cho mình một thế giới nghệ thuật riêng, mang tính cá
nhân độc đáo. Bài thơ được hoàn thành đồng nghĩa với việc nó cần phải thuộc
29
về số đông độc giả tiếp nhận, “với bài thơ này, nhà thơ đã hoàn thành sứ
mệnh, xin hãy coi như anh ta đã chết”. Như vậy, mỗi tác phẩm văn học khi ra
đời đều tồn tại độc lập với người nghệ sĩ.
Nói đến cuộc sống, Mai Văn Phấn cho rằng: “Hiện thực trong thơ là
luồng phát sáng ra từ bài thơ, để ta cảm nhận được bản chất và sự tế vi của
đời sống thực” [42; tr.454]. Còn mỗi bài thơ là “một dự phóng, một kinh
nghiệm riêng biệt. Ví như hình ảnh cụ thể của bông hoa, con sóng, bước
chân… chỉ mang đến cho bài thơ một kinh nghiệm cụ thể rồi vĩnh viễn biến
mất. Không cần chuẩn bị bởi không mang theo thứ gì trong hành trình sáng
tạo” [42; tr.454]. Có thể thấy đời với thơ là một, trùng khớp với nhau mà nói
như nhà phê bình Ngô Hương Giang thì thơ là đời của một c i tinh lọc còn
đời là một bài thơ chưa được gọt rũa. Cuộc sống luôn luôn vận động và biến
thiên, lòng người ngày càng đa đoan phức tạp nên đòi hỏi thơ cũng cần phải
được đổi mới, sáng tạo. Hiện thực trong tác phẩm văn học phải là một siêu
hiện thực, không còn là hiện thực khách quan mà đã được khúc xạ qua lăng
kính chủ quan của nhà thơ, tùy thuộc chặt chẽ vào sự trải nghiệm, vốn sống
và nền tảng văn hóa. Mỗi nhà thơ là một nhà văn hóa, tự trang bị cho mình
kiến thức tổng hợp ở mọi lĩnh vực.
Đổi mới thi pháp chính là một cuộc cách mạng giữa nội dung và hình
thức, tránh hình thức bình cũ rượu mới hoặc ngược lại. “Nội dung phải là chất
liệu đã mang một hình thức được xác định và hình thức không bao giờ tồn tại
độc lập với nội dung của chính nó” [42; tr.456]. Hình thức được “chuyển hóa
từ nội dung, đó mới là đổi mới thực sự” [42; tr.457]. Cách mạng thi ca cần
phải gắn liền sáng tạo những hình thức mới với một nội dung mới. Soi chiếu
vào những sáng tác của Mai Văn Phấn để minh chứng cho quan niệm trên,
người đọc nhận thấy trong thơ là những vấn đề mang tính thời sự như lý
tưởng sống của thế hệ mới, vấn đề ý thức hệ hay quan niệm về tự do, công
30
bằng,… ẩn trong những hình thức mới có tiết tấu nhanh, cách diễn đạt dứt
khoát, tối giản…
Từ những phân tích trên đây có thể thấy, Mai Văn Phấn là nhà thơ luôn
có ý thức đổi mới thi ca, đổi mới phương pháp sáng tác cũng như tạo sự đa
dạng trong thể tài. Những quan niệm về nghệ thuật cũng như nhận thức sứ
mệnh người nghệ sĩ đã phản ánh phần nào phẩm chất cũng như phong cách
riêng của nhà thơ trong dòng chảy thơ đương đại.
1 3 Thơ Mai Văn Phấn t ong u thế cách t n c a thơ đƣơng đ i:
Trở lại sau mười sáu năm dừng bút, Mai Văn Phấn đã nhanh chóng hòa
nhập vào xu thế cách tân của thơ hiện đại đồng thời cũng tìm cho mình một
cách nói riêng. Với quan niệm không “thâm canh triền miên trên một mảnh
đất đã cỗi cằn”, ông đã liên tục có những cuộc vong thân, tự làm mới mình để
cho ra đời những sáng tạo thi ca độc đáo. Đọc thơ Mai Văn Phấn, ta thấy hiện
rõ lên một nhu cầu có tính thường trực, đó là phải liên tục sáng tạo như là
phương thức duy nhất để khẳng định sự hiện diện của nhà thơ giữa cuộc đời
và giữa những bề bộn của văn chương.
Thơ Mai Văn Phấn từ buổi đầu dù còn chút gần gũi với thơ ca truyền
thống nhưng ông đã có ý thức giã từ giọng điệu cũ, nhịp điệu cũ để xây dựng
những hình ảnh khoáng đạt, lạ lẫm. Cảm xúc thơ trôi chảy một cách tự nhiên,
trong trẻo nhưng không đơn tuyến, dễ dãi mà luôn đòi hỏi người đọc phải tư
duy, suy nghĩ và tự tái tạo lại thế giới thơ cho riêng mình. Đọc thơ ông, ta
cảm nhận được những hoài nghi, lo âu và sợ hãi: “Chân tay ta vừa rút khỏi
những huyễn hoặc giấc mơ… Cả hai bàn tay lệ thuộc vào nỗi ú ớ toát mồ hôi
của cái chết lâm sàng…” (Cộng hưởng II - Trường ca gười cùng thời).
Nhưng cũng từ chính những hoài nghi đó mà nhà thơ đã tự phản nghiệm, tự
phản bội mình để ráo riết tìm ra một lối đi mới cho thơ.
31
Trong xu thế hiện đại hóa thơ ca, nhiều cây viết trẻ có xu hướng thổi vào
thơ ngọn gió hậu hiện đại, vận dụng những lí thuyết về chủ nghĩa siêu thực,
tượng trưng phương Tây thì Mai Văn Phấn lại có xu hướng đưa thơ ca về với
tiếng nói thuần khiết, như nhiên nhất của con người. Đây là một trong số ít
các nhà thơ có khả năng liên tục cách tân, vượt thoát và thể nghiệm trong đời
sống thơ Việt Nam đương đại. Liên tục vong thân, luôn luôn tự phủ định
chính mình, nhà thơ đã hiện diện ở hầu hết địa hạt của các phương pháp sáng
tác, các phạm trù giá trị thẩm mỹ. Chính ông cũng đã tâm sự: “Sau khi băng
qua những “sa mạc” như Siêu thực, tượng trưng, thơ Ngôn ngữ, Tân hình
thức, Hậu hiện đại, Tân cổ điển,… tôi thấy sao chúng ta không tự tìm lấy một
khuynh hướng mà phải lệ thuộc vào thằng Tây? Khuyng hướng ấy bên ngoài
họ đã xếp vào viện bảo tàng từ thế kỉ trước, trong khi chúng ta vẫn lúng túng
tranh cãi… Vậy “thong dong” là cách tôi tìm về với cội nguồn thi ca, để cho
cảm xúc trôi chảy tự nhiên và tìm cách nói hồn nhiên, tối giản, trong trẻo
nhất” [42; tr.451]. Bởi vậy, mỗi tập thơ của Mai Văn Phấn đều là một sự trở
về với truyền thống, là nơi tha nhân gặp lại cái bản thể, tự ngã. Quá trình cách
tân thơ ông cũng chính là cách nhà thơ tìm về cội nguồn dân tộc bằng tâm thế
con người đương đại, với cách nhìn mới, mang hệ quy chiếu thẩm mỹ mới.
Giọng thơ xóa nhòa ranh giới ngôn ngữ thi ca và ngôn ngữ đời sống của con
người hiện đại; ngôn ngữ tối giản, trong sáng nhưng các thi ảnh chuyển động
với tốc độ lớn, dứt khoát. Sáng tạo thơ được xem như một sự trở về, trở về
với những giá trị căn cốt của con người.
Về chủ đề, thể tài, Mai Văn Phấn đã “gom tụ trong mình những xác cảm
phong phú của đời sống con người đương đại: âu lo, hoài nghi, bi quan, khổ
đau, hạnh phúc, tin tưởng, khát vọng với các vấn đề tâm linh, tôn giáo, tình
yêu, sự tha hóa, môi trường, nông thôn, đô thị, hậu chiến, tha hương, trở
về,…” [13; tr.153]. Những bước tiến trên lộ trình thơ Mai Văn Phấn cho thấy
32
sự chuyển dịch nhanh nhạy về thế giới quan, nhân sinh quan và quan niệm thơ
gắn liền với sự trải nghiệm cuộc sống.
Nghệ thuật càng sáng tạo bao nhiêu thì lại càng khó tiếp nhận bấy nhiêu.
Thơ Mai Văn Phấn xuất hiện khiến không ít độc giả phải ngỡ ngàng vì cách
viết quá lạ, quá mới. Bên cạnh những đánh giá tích cực thì cũng xuất hiện
nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều nhà phê bình đã phản ứng quyết liệt, lên tiếng
phủ nhận, cho đây là những vần thơ rối rắm vô nghĩa. Tuy nhiên, đây là
những cách tân cần được tôn trọng và đánh giá đúng mực.
33
CHƢƠNG 2: CẢM QUAN THẨM MỸ VÀ CẢM HỨNG HIỆN
SINH TRONG THƠ MAI VĂN PHẤN
2.1. Cảm quan thẩm mỹ t ong thơ Mai Văn Phấn:
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng cho rằng mục đích đầu tiên và sau cùng
của nghệ thuật và văn học là mang đến cái hay, cái đẹp cho đời người. Tự
thân nó không có mầm mống của một sự mưu toan nào cả, hãy cho nó thanh
thản tự do và mãi mãi là hiện thân của điều thiện, của cái đẹp. Các tác phẩm
nghệ thuật chân chính luôn luôn nuôi dưỡng trong nó cái đẹp - phạm trù cơ
bản và trung tâm của mỹ học. Văn học muôn đời bao giờ cũng là sự gắn liền,
song hành của ba yếu tố chân - thiện - mỹ.
Bất cứ một người nghệ sĩ chân chính nào cũng đặt ra cho mình một lí
tưởng thẩm mỹ, một quan niệm nghệ thuật riêng để từ đó phấn đấu vươn đến
nó. Với Mai Văn Phấn, quan niệm về nghệ thuật của ông luôn gắn liền với
quan niệm về cái đẹp. “Văn chương là hành trình đơn độc đi tìm cái đẹp. Tác
phẩm văn học trước hết quay lại hoàn thiện nhân cách, quan niệm thẩm mỹ và
định hướng cho chính nhà văn ấy” [42, tr.448]. “Thơ ca ngoài mục đích tải
đạo, tuyên truyền, mô phỏng, diễn tả… nó còn tìm cách đặt tên lại sự vật,
định hình lại thế giới” [42; tr.454]. Quan niệm nghệ thuật này được nhà thơ
thể hiện rất rõ trong các tác phẩm của mình thông qua cách lựa chọn thể tài,
các chuỗi hình tượng và biểu tượng, cách sử dụng ngôn ngữ… Khảo sát và
nghiên cứu văn bản thơ trong ba tập Bầu trời không mái che (2010), Hoa
giấu mặt (2012) và Vừa sinh ra từ đó (2013), tôi nhận thấy cảm quan thẩm
mỹ trong thơ Mai Văn Phấn có những đặc điểm nổi bật như: Cái đẹp: cội
nguồn của sự sống; Cái đẹp thuần Việt, mang tính dân tộc; Cái đẹp của đời
sống tâm linh, mang đậm tính tôn giáo. Những đặc trưng này đã góp phần
34
quan trọng tạo nên dấu ấn riêng cho những sáng tạo của nhà thơ trong giai
đoạn thứ ba này.
. . . ái đẹp: c i nguồn của sự sống:
Nhà phê bình Văn Giá cho rằng thế giới trong thơ Mai Văn Phấn là “một
thế giới phồn sinh động cựa và luân chuyển hóa hóa sinh vô hồi vô hạn với tất
cả vẻ bí ẩn và mầu nhiệm nhất đã tràn vào thơ anh, thống ngự thơ anh, chiếm
ngôi trị vì, không nhượng bộ. Bằng một cách tự nhiên nhất, thơ Phấn đã biểu
đạt thế giới này trong trạng thái đó, và coi đó là hiện thân của cái Đẹp” [29,
tr.534].
Bằng cảm quan thẩm mỹ của mình, nhà thơ liên tục khai phá ra những vẻ
đẹp tiềm ẩn bên trong của sự sống, từ đó xây dựng lên một thế giới phồn sinh,
hóa sinh bất định mà ở đó mọi sự vật đều trong trạng thái nguyên sơ, mới mẻ,
như nhiên, như vừa mới sinh ra. Nhìn mọi vật bằng nhãn quan phồn sinh, thế
giới trong thơ Mai Văn Phấn là thế giới của sự viên mãn và thuần khiết, của
sự sinh sôi nảy nở, màu mỡ và phì nhiêu, muôn loài cộng sinh. Ngay từ những
tập thơ đầu tiên, tác giả đã có ý muốn tôn vinh trạng thái sinh nở, mang thai,
giao hợp như:
Ghé môi vào miệng thời gian
Cho hơi thở mọc muôn vàn cỏ non
(Tản mạn về cỏ - Cầu nguy n ban mai)
Nhà thơ luôn coi đó là những biểu hiện đẹp nhất của sự sống nơi trần thế
bởi nó không chỉ là quy luật sinh tồn mang tính chất tự nhiên mà còn góp
phần tái sinh một thế giới mới. Đến tập Bầu trời không mái che, Mai Văn
Phấn dựng lên một bầu trời đa tầng, một thế giới không có “mái che”, luôn
rộng mở, khoáng đạt và bất tận bởi ánh sáng của sự sống và vũ trụ bao la. Tập
35
thơ liên tục hiện các hình ảnh mùa màng, cỏ cây, đất đai thể hiện sự sinh sôi,
nảy nở vĩnh hằng của thế giới:
Đây là thời khắc ái ân
Thắp sáng lãnh địa bóng tối
Mùa phồn sinh thụ phấn kết hạt
Mặn nồng thiêm thiếp trăng khuya
(M a trăng - Bầu trời không mái che)
Mọi hình ảnh, sự vật trong thơ Mai Văn Phấn đều có xu hướng cựa động,
nhân đôi và hướng về phía ánh sáng: bóng đêm bị hút hết, trái cây chín rục,
cây tre cây trúc thêm đốt, đống lửa bùng lên, con còng lột xác,... Khoảnh khắc
ái ân được mô tả một cách thiêng liêng và diệu kì, làm bừng sáng cả lãnh địa,
bóng tối lùi xa dần để nhường chỗ cho ánh sáng, cho sự sống. Thậm chí, chỉ
trong một câu thơ, người đọc cũng cảm nhận được nhịp thở của sự sống, hành
trình thụ phấn đến kết hạt, tương đương như hành trình của một kiếp người.
Hôn em hút hết bóng đêm
Vừa nứt trái cây chín rục
Cây trúc cây tre thêm đốt
Đống lửa bùng lên bởi những que đời
Một con còng trước bình minh lột xác
(Nhịp VI – Hình đám cỏ - Bầu trời không mái che)
Nhãn quan phồn sinh hướng về thiên nhiên thực chất là hướng về con
người, hướng về đời sống nhân thế. Hình ảnh em trong thơ Mai Văn Phấn là
hiện thân của đất đai, mùa màng tươi tốt và sự gieo trồng và anh là nỗi khao
khát đón nhận sự gieo trồng của em. Với một cái nhìn mang tính lý tưởng hóa,
hành động giao hợp trong tình yêu được nhà thơ ví như một nghi lễ thiêng
liêng và trang trọng. Nơi đó, con người cảm nhận được những nồng nàn mà
36
tình yêu mang lại “chạm vào anh biết viên sỏi rất mềm, cọng rơm khô trĩu
nặng, sợi tóc thở nhẹ”:
Tìm miệng anh gieo hạt
ió níu chân tay đất dịu dàng
Lao xuống vực
(Đỉnh gió - Vừa sinh ra từ đó)
Tái tạo một thế giới phồn sinh, Mai Văn Phấn đã xây dựng lên hình
tượng Mẫu - người mẹ, khởi nguồn của sự sống. Mẫu mang một sức mạnh vĩ
đại, là nguồn gốc sinh tạo ra loài người cũng như vạn vật cỏ cây.
Trong thơ Mai Văn Phấn xuất hiện rất nhiều những tính từ chỉ trạng thái,
cảm giác về sự sung mãn và tràn trề năng lượng: căng tràn nhựa mật, ứ căng
dòng nhựa, chật căng mầm hạt, bạt ngàn cây lá, lá mầm che mặt đất xum xuê.
Các động từ chỉ hoạt động sinh nở, phát triển như nứt vỡ vỏ cây, chồi lên
thành lộc biếc, rộ lên từng đợt lá non, vui vào nhau hạt mầm bé nhỏ, đọt mầm
bật dậy,…
Một thế giới phồn sinh, hóa sinh, luôn luôn trong trạng thái sinh nở và
tái tạo những mầm sống mới. Vẻ đẹp trong thơ của Mai Văn Phấn nằm ở sự
trong trẻo, nguyên khôi của sự sống, vạn vật lúc nào cũng mới mẻ, ban sơ như
thể “vừa sinh ra từ đó”. Nhà thơ vẽ lên trước mắt người đọc những khoảng
không gian thiên nhiên thuần khiết và trong trẻo bằng những gam màu nhẹ
nhàng và tinh tế. Đó là không gian làng quê thanh bình trong nắng sớm, “một
viên cuội nhỏ nằm trên phiến đá cao/ Không chớt mắt trong tinh khôi yên
tĩnh”. Đó là không gian của nắng hây hây, của ánh ngày reo trong đất, của ban
mai, bình minh, của những con chim bay đi trong buổi sớm:
Một bông cỏ may vừa nở
Ánh sáng phát ra từ đó
37
Bình minh đang phát ra từ đó
Soi rõ chân đồi, lối ra bìa rừng
Những con chim bay đi buổi sớm
(Nơi cội nguồn thế giới - Vừa sinh ra từ đó)
Nhiều hình ảnh mang tính biểu tưởng cứ lặp đi lặp lại trong các tập thơ
như ánh sáng, ban mai, bình minh, đất, cỏ cây,... Nó gợi đến một cuộc sống
mới như vừa được sinh tạo ra, vừa mới bắt đầu. Cái đẹp hoàn mỹ nhất đôi khi
không phải là thứ được rèn rũa qua thử thách mà là cái đẹp mang hơi thở trinh
nguyên và ban sơ nhất, thanh sạch nhất. Thời khắc đẹp nhất trong ngày là lúc
bình minh, lúc hừng đông, khi mà “nắng sớm đang phủ lên đỉnh núi/ làm
trong suốt lòng đất, lòng cây”. Thời khắc đẹp nhất trong năm là lúc gặp mùa
xuân. Nơi đẹp nhất trên cõi trần gian là “nơi cội nguồn thế giới”, là nơi mà
“tất cả chúng ta vừa sinh ra từ đó”.
Ngày mới trong thơ Mai Văn Phấn mang một vẻ đẹp tinh khôi, thanh
khiết:
Hừng đông
Miệng con chim non
Hớp những đám mây
(Ngày mới – Hoa giấu mặt)
Bài thơ chỉ vẻn vẹn gói gọn trong ba câu với những nét vẽ giản đơn
nhưng đủ để nhà thơ tái hiện lại cái trong lành, tinh khiết và thanh sạch của
không gian. Cái đẹp mà tác giả hướng đến đôi khi chỉ là sự mỏng manh của
đám mây hay sự ngỡ ngàng của con chim non trước cuộc đời. Với những cảm
nhận tinh tế, Mai Văn Phấn đã xây dựng lên một thế giới căng tràn nhựa sống
của sự sinh sôi nảy nở, của những gì ban sơ nhất, của những thứ dường như
chỉ mới bắt đầu sự sống.
38
Trong không gian ấy, con người hướng về thiên nhiên như hướng về
những gì thuần khiết nhất:
Nhắm mắt anh hình dung quả chín rụng vào cơ thể, nước quả
óng vàng loang chảy, ấp ủ anh thành hạt nhân bùi trong ruột mát
thơm Tưởng tượng em nhặt anh lên hít hà, cắn ngập lớp vỏ mịn.
Nâng niu không vỡ hạt. Bao bọc. Chờ mưa ph n gieo anh nơi đất
ẩm.
(Giấc mơ cây - Vừa sinh ra từ đó)
Thế giới trong thơ Mai Văn Phấn là một thế giới phồn sinh và hóa sinh
bất định, đa tầng mà ở đó muôn loài cộng sinh chen chúc đầy hoan lạc. Nó
mang một vẻ đẹp tinh khôi của thuở uyên nguyên, khi trái đất mới bắt đầu sự
sống. Sự viên mãn nảy nở và sự thuần khiết là hai đặc tính thẩm mĩ gắn liền
với nhau, tạo nên nét đặc thù của thế giới thơ Mai Văn Phấn.
. . . ái đẹp thuần Vi t, mang tính dân t c:
Trong tiểu luận Thơ, giá trị cần đến, Mai Văn Phấn khẳng định: “Hơi
thở Việt được hiểu như là một hệ thống sinh thái, tập hợp nhiều thực thể độc
lập nhưng liên quan với nhau, bắt nguồn từ cội rễ văn hóa và bản sắc dân tộc.
Tạo nên một nền thơ hiện đại, làm phong phú tính truyền thống là nhiệm vụ
cốt tử của mỗi nhà thơ” [42; tr.375]. Mặc dù luôn có những đổi mới, cách tân,
tìm ra những cái khác mới hơn so với cái khác đã cũ nhưng nhà thơ cũng luôn
có ý thức tiếp thụ tinh hoa văn hóa dân tộc. Trên tất cả những cách tân, tìm tòi
và khai phá mới về mặt kĩ thuật, nhà thơ luôn khao khát đưa cảm xúc về với
cái bản thể tự nhiên nhất của con người, hướng đến một lối viết tự động, “tự
nhiên như đi trên đất”. Bởi vậy mà sau khi băng qua những vùng “sa mạc”
như siêu thực, tượng trưng, hậu hiện đại,… nhà thơ lại tìm về với cội nguồn
của thi ca để cảm xúc được trôi chảy một cách hồn nhiên và trong trẻo nhất.
39
Cái đẹp trong thơ Mai Văn Phấn nằm ở chính sự trong trẻo của cảm xúc mà ở
đó, nhà thơ như được tìm về với cội nguồn dân tộc, cảm nhận được những vẻ
đẹp thuần Việt. “Thuần Việt” là một thuật ngữ mang tính quy ước nhiều hơn
là một khái niệm hàn lâm, khoa học; thường được nhà thơ nhắc đến trong
nhiều bài phỏng vấn cũng như tiểu luận văn học. Tác giả luôn có ý thức
hướng đến những cái đẹp mang tính hồn cốt, bản sắc văn hóa của dân tộc,
những điều giản dị và thân quen trong cuộc sống. Trong tiểu luận Thơ Việt
Nam đương đại buổi ra đi và trở về, Mai Văn Phấn cho rằng: “Tôi hâm mộ ai
đó dám bước đi và biết quay về trên cội nguồn thơ Việt, với tâm thức của thời
đại, biết vận dụng linh hoạt thi pháp các trường phái mà không đánh mất bản
chất tâm hồn Việt, vốn trong sáng, chân thành, bao dung mà rất hiện sinh, tinh
tế trong cảm nhận, nhân bản hồn hậu trong nghĩ suy về phận người” [42;
tr.385].
Với quan niệm tìm về với cội nguồn dân tộc, hướng tới một thế giới tinh
thần lí tưởng và thuần Việt, nhà thơ không có ý định xác lập lại một thế giới
cũ kĩ, lạc hậu và cổ hủ mà thay vào đó là những không gian văn hóa mang vẻ
đẹp bình dị, gần gũi và truyền thống. Bằng cảm xúc hồn nhiên và trong trẻo
nhất, Mai Văn Phấn đã xây dựng lên một trường thẩm mỹ lí tưởng mà ở đó
người đọc dễ dàng nhận thấy một con người nặng lòng với những giá trị văn
hóa, hướng về đời sống tâm linh với cái tâm thanh tịnh. Nhiều nét văn hóa cổ
truyền của dân tộc được một lần sống lại như không gian nghi lễ, hầu đồng,
nhiều địa danh lịch sử cũng được ghi dấu trong thơ gợi nhắc thời quá khứ hào
hùng đã qua của dân tộc. Từ con mắt của người hiện đại, Mai Văn Phấn đã
tìm về với những nét đẹp nguồn cội, một thế giới tinh thần thuần Việt.
Cái đẹp thuần Việt mang tính dân tộc trong thơ Mai Văn Phấn được thể
hiện trước hết ở việc nhà thơ tìm về với cội nguồn dân tộc. Những nét đẹp văn
40
hóa hay những sự kiện, dấu mốc lịch sử hào hùng đã qua được tác giả khéo
léo đưa vào trong thơ với niềm tự hào sâu sắc:
Nở trên đỉnh núi
Thản nhiên trong gió lạnh
Mây bay
Bảy trăm năm trước
Đức - Phật – Hoàng - Trần Nhân Tông
Cúi đầu đi qua
(Bông hoa Yên Tử - Vừa sinh ra từ đó)
Trong cuộc hành hương tìm về đất Phật, cả “em và tôi”, “các con và mọi
người” đều cúi đầu nhớ về những người xưa. Không gian thấm đẫm sự trang
nghiêm và trong lành nơi cửa Phật với hình ảnh của nhà vua Trần Nhân Tông
bảy trăm năm trước đã rũ bỏ ngai vàng và quyền lực để một lòng hướng về
cái tâm thanh tịnh. Bông hoa trên đỉnh núi vừa mang vẻ mỏng manh, yếu ớt
nhưng lại có sức sống dai dẳng, thản nhiên đứng trong gió lạnh. Đó là một vẻ
đẹp bình dị, gần gũi và mãnh liệt.
Nhà thơ luôn đề cao, nặng lòng với những giá trị văn hóa, đạo lý truyền
thống dân tộc. Nhiều bài thơ như Lên chùa, Ra vườn chùa xem cắt cỏ, Ngày
giỗ Tổ, Tạ ơn, Thanh minh, Hóa vàng,… để tái hiện những nét văn hóa cổ
truyền của dân tộc.
Nét nổi bật trong quan niệm thẩm mỹ của Mai Văn Phấn là nhà thơ có xu
hướng phục dựng những nét văn hóa xưa cũ, những không gian nghệ thuật
gắn liền với tập tục của dân tộc. Cái đẹp trong thơ thuộc về một quá khứ cổ
xưa mà ở đó, con người chung sống hòa hợp, hạnh phúc dưới bàn tay che chở
của Mẫu. Dấu ấn văn hóa của người Việt hiện lên rất rõ khi tác giả mô tả, tái
hiện lại không gian nghi lễ hầu đồng. Trong quan niệm của người Việt cổ,
41
Mẫu là khởi nguồn của sự sống trên thế gian, là đấng sáng thế đầy quyền năng
và là biểu trưng cho quy luật sinh tồn. Bởi vậy, tập tục thờ Mẫu thể hiện lòng
thành tâm của dân tộc đối với bà mẹ đã hoài thai, sinh ra đưa con mang dáng
dấp Con Người. Đây là một nét đẹp trong văn hóa cổ truyền của dân tộc.
Khúc 9 trong Cửa Mẫu, Mai Văn Phấn đã tái hiện lại một không gian nghi lễ
quen thuộc của người Việt với trống chiêng bát cửu và những lời kinh cầu
siêu thoát:
trống chiêng bát cửu
mở hội long đình
múa hát cao xanh
công đồng tứ phủ
mở lòng đệ tử
bao dung mắt nhìn
(Cửa Mẫu - Bầu trời không mái che)
Không gian buổi lễ với những nghi thức hầu đồng khiến con người được
thăng hoa, quên đi những lo âu trong cuộc sống để một lòng hướng về cội
nguồn. Hình tượng Mẫu vừa là một nét văn hóa trong tâm linh đồng thời cũng
là hiện thân của quá khứ, của Tổ tiên loài người. Chính vì vậy mà thờ Mẫu
cũng chính là một hình thức gợi nhắc nguồn cội. Tín ngưỡng thờ Mẫu góp
phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc. Đó là phong tục tập quán có từ lâu đời, được hun đúc trong
quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, là nền tảng đạo đức trong cách ứng xử
giữa con người với con người. Hướng về Mẫu là nhu cầu tự thân của mỗi
người.
Với ước muốn được trở về với “bản chất tâm hồn Việt” như lời Mai Văn
Phấn đã từng tâm sự, nhà thơ đã tạo dựng cho thơ những không gian nghệ
thuật bình dị, thân quen và rất mực thanh tịnh:
42
Thu về em ấp
Cốm non lãng đãng sương giăng
Khăn áo ấy mịn màng da thịt
Dâng heo may lên trời
Nhịp cốm giã rộn mùa thóc nếp
Thúng mủng dần sàng vỏ trấu hây hây
Trái bưởi thơm dịu nắng hanh
Thanh khiết chùm hoa mộc
Giữa đất trời ngó sen sau mưa
Da diết nhớ từng vòng cuộn xiết
Lá sen xanh ủ cốm em anh
Chín nẫu chân mây mùa hạ
Đêm ái ân lặng phắc ngọn đèn
Trái hồng đượm trong hương cốm nõn.
(Cốm hương - Bầu trời không mái che)
Nhắc đến cốm là nghĩ đến một món ăn mang tính dân tộc, đậm hơi thở
của xứ Bắc Bộ. Bài thơ vừa mang cái hương của trái bưởi, của chùm hoa, của
trái hồng đượm, hương cốm nõn vừa mang cái sắc của chân mây mùa hạ, của
đất trời sau mưa, lại có những thanh âm rộn ràng của thúng mủng dần sàng
hay cái tĩnh lặng của những đêm ái ân. Mọi sự vật mà tác giả cảm nhận được
đều mang một vẻ đẹp tinh khiết, khôi nguyên nhất, đẹp nhất: trái bưởi thơm
dịu, chùm hoa thành khiết, ngó sen sau mưa, trái hồng đượm, hương cốm nõn.
Nhà thơ đã khéo léo chọn những thức quà đặc trưng cho mùa thu Bắc Bộ, gợi
lên một không gian sinh động và truyền thống của nền văn minh lúa nước,
giản dị và thân quen, gần gũi và hồn hậu.
Ngoài ra, cái đẹp mang hồn Việt trong thơ Mai Văn Phấn còn được thể
hiện qua lời kêu gọi con người phải hướng đến cái tâm thanh tịnh, gìn giữ cốt
43
cách. Cuộc sống đô thị xô bồ ập đến đang làm con người quay cuồng trong
guồng máy công nghiệp, bởi vậy mà việc giữ vững những nét đẹp trong tâm
hồn dân tộc luôn là một yêu cầu lớn.
Cánh hoa sen
Ngay ngắn rơi xuống
Vũng b n
(Cốt cách – Hoa giấu mặt)
Khi con người ý thức được việc mài rũa nhân cách, tu tâm dưỡng tính thì
“cốt cách” sẽ luôn được khẳng định dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Cánh hoa
sen thanh khiết và cao sang dù rơi xuống vũng bùn vẫn giữ nguyên tinh thần
của nó. Tiếp nhận bài học của cha ông xưa: “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi
bùn”, Mai Văn Phấn đã nêu lên một bài học lớn về việc bảo vệ nhân cách và
tâm hồn Việt.
Như vậy, trong xu thế vận động và cách tân thơ, Mai Văn Phấn ngày
càng có ý thức tìm kiếm một vẻ đẹp thuần Việt, mang tinh thần và cốt cách
dân tộc. Cái đẹp trong thơ ông là sự tìm về với cội nguồn dân tộc, nặng lòng
với các giá trị văn hóa truyền thống, những điều giản dị và thân quen của làng
quê hay hướng con người đến cái tâm thanh tịnh. Thẩm mỹ trong thơ vừa
mang hơi thở truyền thống lại vừa kết hợp với nhịp chảy của đời sống đương
đại.
. .3. ái đẹp mang tính tôn giáo:
Với một vốn sống dày dặn và trái tim nhạy cảm của người nghệ sĩ, Mai
Văn Phấn góp thêm vào làng thơ một cảm quan thẩm mỹ mới, khẳng định
nguồn cảm hứng tôn giáo là dồi dào và vô tận của thơ ca. Trong bài Mai Văn
Phấn vượt thoát về phía trong veo, nhà thơ Nguyễn Hiệp đã ghi lại tâm sự
của ông: “Tôi sinh ra trong một gia đình theo đạo thiên chúa, từ nhỏ tôi rất
44
ngoan đạo, thuộc kinh bổn, thông thạo kinh Tân ước và Cựu ước, các sách
thánh, mê hát thánh ca… Sau này khi du học ở Liên Xô cũ (1983 – 1984), tôi
đã gặp vợ tôi bây giờ, một người theo đạo Phật. Tôi đã đến với Phật giáo bằng
tình yêu và cả sự chiều chuộng người yêu tôi nữa. Khi nghiên cứu các giáo lí
của các tôn giáo lớn trên thế giới, tôi nhận ra rằng: Thượng đế chỉ có một. Và
chắc chắn chúng ta được sinh ra và bị chi phối bởi một Đấng – Toàn – Năng.
Đấng – Toàn – Năng cho con người biết được gần đúng khuôn mặt và tinh
thần của Ngài thông qua các hình thức tôn giáo mà thôi” [17]. Qua lời phát
biểu đó, có thể thấy gia đình và quê hương chính là ngọn nguồn, là nền tảng
vững chắc để Mai Văn Phấn có thể tìm thấy nguồn cảm hứng bất tận trong tôn
giáo và đưa nó vào thơ một cách nhuần nhuyễn và ý nhị.
Sinh ra tại miền quê Ninh Bình, cái nôi của Thiên chúa giáo, tâm hồn
ông đã thấm đẫm tư tưởng của một con chiên ngoan đạo. Lại thêm sự đam
mê, yêu thích với Phật giáo và vốn am hiểu với nhiều tôn giáo khác như đạo
Hindu, đạo Mẫu,… Mai Văn Phấn đang mang đến nhiều sự sáng tạo trong
cách nhìn về tôn giáo.
Cái đẹp trong đời sống tôn giáo trước hết được nhà thơ thể hiện trong
cách tái hiện lại văn hóa thờ Mẫu, phục dựng lại không gian nghi lễ, hầu đồng
quen thuộc. Ở Việt Nam, tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng mang đậm chất
bản địa và nguyên thủy bởi nó có nguồn gốc sâu xa từ chế độ mẫu hệ trong đó
người mẹ, người vợ giữ một vị trí quan trọng trong gia đình. Sự phát triển
mạnh mẽ của tín ngưỡng này xuất phát từ tính nhân văn, tính nghệ thuật và
khả năng đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người.
Tín ngưỡng thờ Mẫu thể hiện sự tôn vinh, thờ phụng những vị thần gắn
với các hiện tượng tự nhiên, được người đời cho rằng có chức năng sáng tạo
và che chở, bao bọc sự sống của con người hay những vị thần được lịch sử
45
hóa như Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Quốc Mẫu Âu Cơ, Vương Mẫu (tương
truyền là mẹ Thánh Gióng), Linh Sơn Thánh Mẫu… Hoặc cũng có thể là
những bậc anh hùng dân tộc khi còn sống đã đem tài năng giúp dân, giúp
nước và khi mất họ hiển linh phù trợ cho con người được bình an, hạnh phúc.
Giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu là cái tâm hướng thiện, biết đối
nhân xử thế. Người Việt luôn tin rằng Mẫu là mẹ, luôn che chở, phù hộ con
người gặp nhiều may mắn, có sức mạnh và niềm tin để vượt qua vận hạn, đem
lại cuộc sống bình yên và sung túc. Thờ Mẫu vừa là một tín ngưỡng tôn giáo,
vừa là một nét đẹp trong văn hóa Việt.
Cũng từ đó, hình ảnh Mẫu trong thơ Mai Văn Phấn luôn giữ vai trò là
người mẹ khởi sinh ra muôn loài, là khởi nguồn của mọi sự sống trên thế
gian. Trong bài Cửa Mẫu (Bầu trời không mái che), nhà thơ đã tái hiện lại
hành trình cuộc đời của một con người, sống dưới sự bao bọc và chở che của
Mẫu. Hình tượng Mẫu biểu trưng của cảnh trời đất lúc khai thiên lập địa. Vũ
trụ lúc ấy tối tăm mù mịt, là một khối hỗn độn vô hướng của nước, của lửa và
của những sinh vật bán khai. Giữa buổi hồng hoang ấy, bà mẹ hoài thai sinh
ra đứa con mang dáng dấp Con Người. Bởi vậy mà Mẫu được coi là khởi
nguyên khởi thủy của vạn vật, đại diện cho sự che chở, bao bọc đồng thời
cũng đại diện cho sự sinh sôi, nảy nở và trù phú.
Mẫu nâng niu con ánh trăng
Tiếng chuyền cành, tiếng hú
Da thịt con yêu trải sâu đêm tối
Dựng tầng mây mưa nguồn.
(Cửa Mẫu - Bầu trời không mái che)
Hình tượng con ở đây không chỉ là khái niệm về con người mà còn bao
hàm cả vũ trụ (ánh trăng, mây mưa nguồn, đêm tối, mặt trời, đáy nước, đàn
46
chim, con nòng nọc, lá mầm,…). Mẫu là đấng toàn năng khi sinh thành ra con
cũng là người trao cho con cẩm nang thoát hiểm. Trong bất cứ hoàn cảnh nào
của cuộc sống, Mẫu luôn theo sát, nâng niu và bảo vệ, dẫn đường cho con
vượt qua bao gian lao và thử thách, bao sóng to gió lớn của cuộc đời.
Con lặng lẽ đi qua vầng mặt trời đáy nước
Nhìn hướng bầu trời mở đôi cánh
Ngọn cây vươn mỏ con chim
Đang cúi xuống mớm vào miệng con từng hớp gió.
(Cửa Mẫu - Bầu trời không mái che)
Không chỉ yêu thương, nâng niu mà Mẫu còn là người chỉ bảo, dẫn
đường cho con những bước đi trong cuộc đời:
Chợt nhớ m a nước lớn ngập tràn hang dế
Lóc bóc tiếng bong bóng phun lên từng đợt
Cho con biết được đâu là của hang
(Cửa Mẫu - Bầu trời không mái che)
Vượt lên trên hết là quy luật sinh diệt của vạn vật do Mẫu tạo nên cho
thế giới tự nhiên, dạy con thích ứng với hoàn cảnh :
Tiếng hạt vỡ trong ngực
Bơi qua sông con nòng nọc đứt đuôi
Tập vỗ cánh, quạt gió vào lòng tối
Bật lá mầm bay đi thênh thang
(Cửa Mẫu - Bầu trời không mái che)
Cửa Mẫu bao gốm chín khúc, mỗi khúc đều được gắn với những hiện
tượng tự nhiên, những quy luật trong nhận thức vạn vật tương thông: sinh –
lão - bệnh - tử. Cấu trúc này không mới nhưng độc đáo ở cách thể hiện, mỗi
khúc vừa hé mở lại vừa khép kín những bí mật của vũ trụ, tính tương đồng
của nhân sinh trong giới hạn của cõi người, lúc thì như là sự giải thích, lúc lại
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf

More Related Content

Similar to ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf

Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học về Quá trình tiếp nhận tác phẩm của tô hoài
Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học về Quá trình tiếp nhận tác phẩm của tô hoàiLuận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học về Quá trình tiếp nhận tác phẩm của tô hoài
Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học về Quá trình tiếp nhận tác phẩm của tô hoàiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864nataliej4
 
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdfTư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdfNuioKila
 
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...nataliej4
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf (20)

Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAYLuận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và InrasaraLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAYLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
 
Luận văn: Thơ Bùi Chí Vinh trong bối cảnh thơ Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
Luận văn: Thơ Bùi Chí Vinh trong bối cảnh thơ Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...Luận văn: Thơ Bùi Chí Vinh trong bối cảnh thơ Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
Luận văn: Thơ Bùi Chí Vinh trong bối cảnh thơ Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
 
Hình Tƣợng Cái Tôi Trữ Tình Trong Thơ Việt Nam Giai Đoạn 1955 - 1965.doc
Hình Tƣợng Cái Tôi Trữ Tình Trong Thơ Việt Nam Giai Đoạn 1955 - 1965.docHình Tƣợng Cái Tôi Trữ Tình Trong Thơ Việt Nam Giai Đoạn 1955 - 1965.doc
Hình Tƣợng Cái Tôi Trữ Tình Trong Thơ Việt Nam Giai Đoạn 1955 - 1965.doc
 
Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học về Quá trình tiếp nhận tác phẩm của tô hoài
Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học về Quá trình tiếp nhận tác phẩm của tô hoàiLuận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học về Quá trình tiếp nhận tác phẩm của tô hoài
Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học về Quá trình tiếp nhận tác phẩm của tô hoài
 
Th s33.005 bản sắc dân tộc trong văn xuôi triều ân
Th s33.005 bản sắc dân tộc trong văn xuôi triều ânTh s33.005 bản sắc dân tộc trong văn xuôi triều ân
Th s33.005 bản sắc dân tộc trong văn xuôi triều ân
 
Luận án: Phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Luận án: Phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía BắcLuận án: Phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Luận án: Phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
 
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864
 
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdfTư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
 
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
 
Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép, Luật chơi
Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép, Luật chơiNghệ thuật tự sự trong tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép, Luật chơi
Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép, Luật chơi
 
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAYLuận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAYLuận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
 
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
 
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOTLuận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
 
minh chau.pdf
minh chau.pdfminh chau.pdf
minh chau.pdf
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốcLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfjackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfjackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfjackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfjackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdfjackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfjackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfjackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfjackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...jackjohn45
 
NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI THÔNG QUA VIỆC THI ...
NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI THÔNG QUA VIỆC THI ...NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI THÔNG QUA VIỆC THI ...
NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI THÔNG QUA VIỆC THI ...jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 
NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI THÔNG QUA VIỆC THI ...
NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI THÔNG QUA VIỆC THI ...NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI THÔNG QUA VIỆC THI ...
NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI THÔNG QUA VIỆC THI ...
 

Recently uploaded

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 

Recently uploaded (19)

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ HƢƠNG GIANG ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ HƢƠNG GIANG ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Lê Văn Lân Hà Nội - 2015
  • 3. LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, và sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn GS. TS Lê Văn Lân, tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài: Đặc điểm thơ Mai Văn Phấn. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới thầy giáo GS. TS Lê Văn Lân, người đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này đồng thời giúp tôi có thêm nhiều hiểu biết, kiến thức mới trong quá trình học tập và làm việc sau này. Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ở bên cổ vũ, động viên tôi hoàn thành luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất nhưng do kinh nghiệm và kiến thức có nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo để tôi có thể hoàn thiện hơn trong các công trình nghiên cứu khoa học tiếp theo. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2015 Học viên
  • 4. 1 MỤC LỤC: PHẦN MỞ ĐẦU:....................................................................................... 03 1. Lí do chọn đề tài:..................................................................................... 03 2. Lịch sử vấn đề:........................................................................................ 05 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.......................................................... 12 4. Phương pháp nghiên cứu:........................................................................ 12 5. Đóng góp của luận văn:........................................................................... 13 6. Cấu trúc luận văn: ................................................................................... 13 CHƢƠNG 1: THƠ MAI VĂN PHẤN TRONG DÒNG CHẢY THƠ ĐƢƠNG ĐẠI 1.1. Quá trình đổi mới thơ đương đại: ........................................................ 14 1.2. Mai Văn Phấn và những chặng đường sáng tạo: ................................. 19 1.2.1. Những chặng đường sáng tạo thơ: .................................................... 19 1.2.2. Quan niệm nghệ thuật: ...................................................................... 27 1.3. Thơ Mai Văn Phấn trong xu thế cách tân của thơ đương đại:............. 30 CHƢƠNG 2: CẢM QUAN THẨM MỸ VÀ CẢM HỨNG HIỆN SINH TRONG THƠ MAI VĂN PHẤN 2.1. Cảm quan thẩm mỹ trong thơ Mai Văn Phấn: ..................................... 33 2.1.1. Cái đẹp: cội nguồn của sự sống: ....................................................... 34 2.1.2. Cái đẹp thuần Việt mang tính dân tộc:.............................................. 38 2.1.3. Cái đẹp mang tính tôn giáo: .............................................................. 43 2.2. Cảm hứng hiện sinh trong thơ Mai Văn Phấn: .................................... 50 2.2.1. Một thế giới siêu nghiệm: ................................................................. 52 2.2.2. Con người – trung tâm của cái vô cùng:........................................... 56 2.2.3. Cái tôi ý thức và vô thức:.................................................................. 59
  • 5. 2 CHƢƠNG 3: NH NG ĐỘC ĐÁO VỀ NGHỆ THUẬT TRONG THƠ MAI VĂN PHẤN 3.1. Thế giới hình tượng và biểu tượng: ..................................................... 62 3.1.1. Biểu tượng đất đai, sông nước, cỏ cây:............................................ 63 3.1.2. Biểu tượng ánh sáng, ban mai, ngọn lửa:......................................... 70 3.1.3. Hình tượng người mẹ, người tình: .................................................... 76 3.2. Cấu trúc bài thơ:................................................................................... 79 3.2.1. Thể thơ: ............................................................................................. 79 3.2.2. Tổ chức đoạn thơ, câu thơ:................................................................ 85 3.3. Ngôn ngữ thơ: ...................................................................................... 89 3.3.1. Ngôn ngữ thơ siêu thực:.................................................................... 89 3.3.2. Ngôn ngữ thơ giản dị, đời thường:.................................................... 92 PHẦN KẾT LUẬN: .................................................................................. 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO:.......................................................................... 97
  • 6. 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: 1.1. Trong bài viết Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa, nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng cần phải chủ trương khuyến khích cá tính, khuyến khích sáng tạo và chấp nhận sự đa dạng để cho văn nghệ một khoảng đất rộng rãi hơn nữa. Chính bởi những đòi hỏi cần phải thoát ra khỏi một nền văn nghệ minh họa, thoát ra cái hành lang vừa hẹp vừa thấp đó, sự đổi mới và cách tân xuất hiện như một nhu cầu thiết yếu. Sau năm 1975, nền văn học nói chung và thơ ca nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực, đa dạng và phong phú về nội dung, mới lạ về mặt hình thức. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp đã chỉ ra các khuynh hướng nổi bật của thơ sau 1975 như xu hướng viết về chiến tranh qua những khúc ca bi tráng về số phận của dân tộc, xu hướng trở về với các tôi cá nhân, những âu lo của đời sống thường nhật; xu hướng đi sâu vào những vùng mờ tâm linh, đậm chất tượng trưng, siêu thực; xu hướng hiện đại và hậu hiện đại. Căn cứ vào những biểu hiện về quan điểm thơ, cách sử dụng thi ảnh cũng như cấu trúc văn bản thơ, có thể thấy dòng thơ sau 1975 vừa bảo tồn những giá trị thơ ca truyền thống lại vừa có những cách tân táo bạo. Tuy nhiên, ngay trong sự bảo tồn giá trị thơ ca truyền thống cũng bắt đầu manh nha những đổi mới cả về mặt nội dung và hình thức nghệ thuật như trong thơ của Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn,… Khuynh hướng cách tân nổi bật lên là hai xu hướng: cách tân về nội dung, thể tài như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Quang Thiều, Dương Kiều Minh, Mai Văn Phấn, Nguyễn Bình Phương, Inrasara, Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh,… và cách tân về mặt hình thức ngôn ngữ thi ca như Dương Tường, Lê Đạt, Trần Dần, Hoàng Hưng… Theo khuynh hướng cách tân, người nghệ sĩ đi sâu khai thác những tầng vỉa của đời
  • 7. 4 sống tâm linh, vô thức, những ẩn ức chìm trong bản ngã, bản năng sống, giúp con người nhận ra diện mạo của mình từ những mảng mờ tối của tâm hồn. Cấu trúc thi pháp cũ bị phá vỡ, các nhà thơ đã rút bỏ “khả năng biểu vật, biểu thái, biểu niệm của thực từ, hư hóa thực từ bằng cách đẩy chúng vào cấu trúc mới, phát sinh nghĩa trong cú pháp hơn là nghĩa trong từ vựng, buộc chúng phải sống đời sống hư từ” [13; tr.140]. Khuynh hướng cách tân đã mang lại cho thơ một diện mạo hoàn toàn mới, phong phú và phức tạp. 1.2. Trong thời gian gần đây, thơ Mai Văn Phấn đã dần được giới nghiên cứu, phê bình nói riêng và độc giả nói chung đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ cái mới bao giờ cũng khó chấp nhận trong khi Mai Văn Phấn luôn coi sự cách tân thơ là phương châm sáng tạo nghệ thuật trong suốt hành trình sống cùng thơ ca. Chính ông cũng đã từng phát biểu rằng một thi sĩ đích thực phải là người phải biết làm ra những bài thơ biết phản bội mình. Nghệ sĩ phải là người liên tục vượt thoát qua những cuộc vong thân để hoàn thiện mình. Cho đến thời điểm này, Mai Văn Phấn đã tìm được một chỗ đứng vững chãi trên thi đàn Việt Nam. Thành công trong sáng tác của ông được ghi nhận bằng hàng loạt các giải thưởng uy tín như Giải thưởng văn học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hải Phòng) các năm 1991, 1993, 1994, 1995; Giải thưởng cuộc thi thơ của báo Người Hà Nội năm 1994, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam dành cho tập Bầu trời không mái che năm 2010. Với sức sáng tạo dồi dào, Mai Văn Phấn liên tục cho xuất bản nhiều tập thơ ấn tượng, được giới thiệu tại nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Anh, Pháp… đồng thời có nhiều tập thơ song ngữ phát hành trên hệ thống sách online Amazon. Thơ ông vừa đa dạng trong thể tài lại vừa sáng tạo trong lối diễn đạt.
  • 8. 5 Vì những lí do trên, luận văn muốn đi sâu tìm hiểu về đặc điểm thơ Mai Văn Phấn, đặc biệt là những sáng tác của nhà thơ từ sau năm 2000 mà cụ thể ở ba tập Bầu trời không mái che, Hoa giấu mặt và Vừa sinh ra từ đó nhằm đưa ra một cách nhìn tổng quan về thơ ông trong giai đoạn hiện nay đồng thời thấy được những đóng góp của nhà thơ trong tiến trình cách tân thơ đương đại. 2. Lịch sử vấn đề: Mai Văn Phấn là một cây bút cách tân tiêu biểu trong dòng thơ sau 1975. Tác phẩm của ông từ khi xuất hiện đã thu hút sự chú ý của công chúng và giới nghiên cứu phê bình. Có thể nói, số lượng bài viết về thơ Mai Văn Phấn khá lớn, đa dạng ở nhiều thể loại như giới thiệu sách, giới thiệu chân dung nhà thơ, thảo luận, nghiên cứu, phê bình,… Tuy nhiên, theo như nhà thơ Đỗ Quyên cho rằng, trước Hội thảo thơ về Mai Văn Phấn diễn ra tại Hải Phòng vào ngày 15/05/2011 thì trong số 60 bài viết về thơ ông, hầu như chưa thấy các bài phê bình học thuật mà chủ yếu trong số đó là các bài viết mang tính chất điểm sách, giới thiệu chân dung nhà thơ hay những bài tranh luận chung chung, cảm tính hoặc mới chỉ đi vào khám phá một hoặc số ít phương diện đặc điểm nghệ thuật thơ ông. Từ đó đến nay, cũng đã có nhiều bài nghiên cứu, tiểu luận, tham luận đánh giá về vị trí và giá trị của thơ Mai Văn Phấn trong tiến trình thơ đương đại. Sau đây, tôi xin lược thuật lại một số công trình nghiên cứu, các ý kiến đánh giá, phê bình thơ Mai Văn Phấn: * Những bài nghiên cứu, đánh giá chung về thơ Mai Văn Phấn: Nhằm đánh giá đúng giá trị cũng như chỗ đứng của thơ Mai Văn Phấn trong dòng chảy thơ đương đại, tháng 5/2013, một hội thảo thơ mang tên “Mai Văn Phấn và Đồng Đức Bốn, khác biệt và thành công” đã được tổ
  • 9. 6 chức tại Hải Phòng. Tại đây, nhiều bài tham luận, nghiên cứu đã được trình bày. Nhà văn Đình Kính trong bài mở đầu tại Hội thảo đã nhấn mạnh: “Mai Văn Phấn là nhà thơ tiên phong sáng tạo theo hướng đổi mới, cách tân, định hình tư duy thẩm mỹ mới và anh đã được đánh giá cao” [29; tr.6]. Khi khẳng định về tố chất người nghệ sĩ, Cao Năm đã không hề dè dặt trong việc đề cao bản lĩnh sáng tạo của một cây bút kiên định và giàu sức sống: “Mai Văn Phấn dường như sinh ra là để năng động và sáng tạo không ngừng, con người hiện thân của sự sáng tạo” [29; tr.18]. Trong bài Mai Văn Phấn - Những chặng đường sáng tạo thơ, PGS. TS Đào Duy Hiệp có kết luận: “Mai Văn Phấn đã cắm một cột mốc thơ đáng ghi nhận trên hành trình chinh phục ngôi đền thơ hiện đại. Đến nay đã ngót ba mươi năm. Chặng đường thơ sắp tới của anh còn dài và xa trước mặt. Mà cột mốc hôm nay đã đánh dấu một trưởng thành” [29; tr.75]. Còn Trần Thiện Khanh lại đặc biệt đề cao vị trí tiên phong trong tinh thần cách tân thơ của Mai Văn Phấn: “Có thể nói, Mai Văn Phấn thuộc số ít nhà thơ có tham vọng tạo dựng cho thi ca một diện mạo mới từ và trong nhịp điệu đời sống hiện đại. Ông cổ súy cho sự đa dạng về khuynh hướng sáng tác, cởi mở và chấp nhận mọi sự thể nghiệm chuyển đổi” [29; tr.501]. Đánh giá về những cách tân, đổi mới thi pháp, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến trong bài viết Mai Văn Phấn trong “vòng xoáy” của thơ Hậu - hiện - đại đã nhấn mạnh: “Nếu có một nhà thơ nào đó đang luôn tự đổi mới thơ mình và phá vỡ các nhịp điệu mòn cũ trong các thể nghiệm thơ hôm nay, theo tôi, người đó phải là Mai Văn Phấn. Từ trữ-tình-cổ-điển, anh “bay” thẳng một mạch vào hậu-hiện-đại rồi từ đó “lao” vào vòng xoáy đầy ấn tượng của thơ- cách-tân” [29; tr.420]. Theo ông, mỗi bài thơ đều là một thể nghiệm mới, một phát hiện mới mang lại những bất ngờ từ mỗi câu thơ và ta không thể đoán định nhà thơ sẽ viết tiếp những gì ở câu thơ kế tiếp.
  • 10. 7 Nhà thơ Thi Hoàng trong bài viết Cách tân như là đẩy thơ vượt qua tai họa đã cho rằng trên con đường dấn thân đi tìm nẻo khác cho thơ mình, cái nẻo càng ít dấu chân, thậm chí chưa có dấu chân ai đó càng tốt, Mai Văn Phấn đã dằn mình để cho sự mạo hiểm thắng sự sợ hãi và chấp nhận những đau xé, cơn đau siêu thực hành hạ anh có khi còn hơn những cơn đau hiện thực…. Tác giả bài viết cũng đã chỉ ra dưới bề sâu của tâm lý sáng tạo, Mai Văn Phấn đang cố gắng để không bị ràng buộc vào bất cứ một phương pháp sáng tác nào. Anh đã huy động cả hình thức và nội dung cùng ghé vai đưa thơ lên cao hơn cái nền chung của thói quen đọc thơ ở người đọc và hy vọng tìm ra thi pháp của mình. Trong bài viết Thơ tạo sinh nghĩa Mai Văn Phấn, PGS.TS Hồ Thế Hà đã đưa ra quan điểm của mình: “Mai Văn Phấn là một hiện tượng riêng của nền thơ đương đại Việt Nam – mà là một hiện tượng riêng, liên tục lấp lánh và mới lạ. Ý thức đổi mới thi ca luôn thường trực trong từng cảm giác bé nhỏ của chính người thơ mà anh tự gọi là “vong thân” tức phủ định bản ngã thi sĩ trước đó của mình để được tồn tại trong một trạng thái tình cảm luôn luôn mới và trong một trạng thái ngôn ngữ luôn luôn khác – nghĩa là luôn luôn tạo sinh nghĩa – đã làm cho thế giới thơ Mai Văn Phấn không ngừng vận động, không ngừng phá và thay” [29; tr.227]. Thế giới nghệ thuật trong thơ Mai Văn Phấn là một thế giới khó nắm bắt mà như nhà nghiên cứu Văn Giá trong bài viết Thơ sinh ra để nói về niềm hi vọng của con người đã khẳng định: “Bề bộn về số lượng: 370 bài. Bề bộn về ý tưởng. Bề bộn về thi ảnh. Bề bộn cả về thể điệu: lục bát, đường luật, tự do, thơ văn xuôi, trường ca. Lại đi qua ba quãng tính từ những bài thơ đầu tiên cho đến hôm nay. Thế nên gọi được ra khuôn mặt của nhà thơ Mai Văn Phấn với tất cả những nét đặc sắc riêng quả là một thử thách đối với bất cứ ai” [29; tr.528]. “Trong tính toàn thể nhất quán, thơ Mai Văn Phấn đã cất lên niềm hi
  • 11. 8 vọng mãnh liệt và cảm động của con người, hy vọng làm nên sự sống, thăng hoa sự sống. Tắt hy vọng nghĩa là sự sống cũng lụi tàn. Và hy vọng cũng chính là sự sống. Biểu hiện thì đa dạng nhưng đích đến quy chụm. Mai Văn Phấn đã thi triển tư tưởng này một cách nhất quán, nồng nhiệt, càng về sau càng sáng tỏ… Toàn bộ thơ Mai Văn Phấn đã dựng nên một thế giới phồn sinh và hóa sinh bất định… Với người nghệ sĩ này, một xác tín hiệu hiện lên thật nhất quán: còn sự sống là còn phồn sinh và hóa sinh bất định, là còn khiến con người ta có quyền hi vọng vào những gì đẹp đẽ và nhân bản nhất. Thơ Mai Văn Phấn hát ca niềm hy vọng không bao giờ ngơi nghỉ nơi con người” [29; tr.529]. Nghiên cứu về thơ Mai Văn Phấn từ góc nhìn của lý thuyết nhân học vi mô trong nghiên cứu văn hóa và phê bình văn học, hai nhà nghiên cứu Ngô Hương Giang và Nguyễn Thanh Tâm đã cho ra mắt cuốn sách Mai Văn Phấn, hành trình thơ vào cõi khác (2015). Ở đây, hai tác giả đã có những nghiên cứu chuyên sâu về những chuyển biến tư tưởng, quá trình thay đổi nhận thức của bản thân tác giả và những tác động của nó đến thơ. Hai tác giả trẻ đã đưa ra những chú giải thơ Mai Văn Phấn, đi sâu lí giải hiện tượng thơ Mai Văn Phấn từ góc nhìn quan niệm về sáng tạo và sự diễn giải kinh nghiệm tri thức bằng lời đồng thời tổng kết hành trình thơ của nhà thơ trong khuynh hướng chung của nền thơ Việt Nam đương đại. Mục đích của cuốn sách mà tác giả muốn hướng đến là nhận diện đúng đối tượng, phê phán cái đúng, cái sai, đánh giá đúng đóng góp của nhà thơ trong sự phát triển của thơ đương đại. “Với Mai Văn Phấn, bằng những gì thơ ca đã trình diện, kháng cự khủng hoảng thơ bằng cách liên tục vong thân, phủ định chính mình để kiến tạo hệ hình thẩm mỹ khác” [13; tr.186]. “Từ kháng cự khủng hoảng thơ đến kháng cự khủng hoảng tư tưởng, hành trình thơ Mai Văn Phấn còn cho thấy khát vọng hướng đến tự do sống và sáng tạo. Sự vượt
  • 12. 9 thoát liên tục để làm mới thơ, để được sống nhiều hơn vừa là thái độ với thơ vừa là thái độ đối với cuộc đời” [13; tr.186]. * Những bài nghiên cứu về ba tập Bầu trời không mái che, Hoa giấu mặt và Vừa sinh ra từ đó: Bầu trời không mái che, Hoa giấu mặt và Vừa sinh ra từ đó là những tập thơ mới nhất được Mai Văn Phấn giới thiệu đến người đọc. Sau đây, tôi xin điểm qua một số nhận định hay về giá trị và sức hấp dẫn từ ba tập thơ. Nhà phê bình Nguyễn Thanh Tâm trong bài Lập thể của ký ức và tưởng tượng xuyên qua Bầu trời không mái che đã nhận định: “Thơ Mai Văn Phấn quyến rũ người đọc không phải ở sự mượt mà du dương của vần điệu. Sức hấp dẫn của thơ anh nằm ở thế năng trong cấu trúc ngôn từ và hình ảnh. Đó chính là những lập thể của kí ức tưởng tượng, những chồng chất đan cài, nồng hiện của hình ảnh và hình tượng thông qua các thủ pháp nghệ thuật đã được dụng công gia cường. Như một tình nhân khó tính, thơ Mai Văn Phấn khiến người ta mất nhiều tâm sức để chinh phục và khi đã bén duyên thì không thể nào dứt ra được” [29; tr.395]. Cũng trên tinh thần bàn luận về tập Bầu trời không mái che, Lê Vũ đã cho rằng: “Bầu trời không mái che, ba phần chia biệt nhưng là một thể thống nhất trong cái nhìn đậm màu sắc tâm linh của Mai Văn Phấn về thế giới mà nổi lên là mối quan hệ giữa thiên nhiên và người, giữa động và tĩnh, giữa sinh và tử, giữa tình và dục […] Mai Văn Phấn đã gói tất cả ý niệm của mình bằng kỹ thuật đồng hiện, chuyển dịch không/thời gian: ánh sáng và bóng tối, quá khứ và hiện tại, pha trộn những lát cắt ngày sống với nhịp điệu đêm nồng nàn… đồng thời chuyển dịch cái nhìn của cái tôi: khi thành kính, khi hưng phấn, khi lơ mơ, khi nghẹn ngào, khi mệt mỏi, lọ mọ chán với buồn, cả ngờ vực, sợ hãi, phân vân” [54] .
  • 13. 10 Tập thơ Hoa giấu mặt đánh dấu một giai đoạn mới trong lộ trình thơ Mai Văn Phấn, là cách ông tìm về cội nguồn thơ Việt với những vần thơ ngắn gọn, câu thơ tối giản và hồn nhiên. Nguyễn Thị Bích Phụng khi nghiên cứu về cảm hứng hiện sinh trong tập thơ này đã nhận xét thơ ba câu trong Hoa giấu mặt của Mai Văn Phấn có hình thức gần giống thơ Haiku của Nhật nhưng mang nội hàm, hồn cốt thuần phác thơ Việt và đã tạo những cảm thức hiện sinh đậm nét. Mỗi bài thơ ba câu của ông là ánh chớp trong đêm tối, vừa lóe sáng cho người đi nhận biết đoạn đường phía trước mà dấn bước; hoặc như vài ba đồ vật xếp lại gần nhau để gợi những liên tưởng về nhân sinh, nhân thế, về thiên nhiên vũ trụ…. Còn nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Tâm trong công trình nghiên cứu Mai Văn Phấn và hành trình thơ vào cõi khác đã cho rằng tập thơ chính là sự trở về với niềm an nhiên của sự sống nguyên sinh trong lòng đời hôm nay, hướng sâu vào cảnh giới của siêu nghiệm. Nghiên cứu về tập Vừa sinh ra ở đó, Lương Kim Phương trong bài viết Thơ Mai Văn Phấn tái sinh trong ánh sáng đã khẳng định mười tám bài thơ có thể lay động người đọc bởi một ý niệm: con người được liên tục tái sinh, hồi sinh, được sinh ra từ những vẻ đẹp bình dị quanh mình. * Những ý kiến trái chiều trong cách cảm về thơ Mai Văn Phấn: Thế giới nghệ thuật trong thơ Mai Văn Phấn là một cấu trúc phức tạp, đa diện và liên tục biến đổi. Bởi vậy, mỗi độc giả đều tự tìm cho mình một con đường riêng, một cách của riêng để bước vào lâu đài thơ ấy. Chính nhà thơ cũng kêu gọi khả năng đồng sáng tạo nơi bạn đọc. Bởi vậy mà dư luận thơ Mai Văn Phấn cũng xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều. Bên cạnh những lời khen ngợi cũng đã xuất hiện nhiều lời chỉ trích, thậm chí phê phán cực đoan thơ Mai Văn Phấn.
  • 14. 11 Đặc biệt, việc tập thơ Bầu trời không mái che được nhận giải thưởng cao nhất của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010 đã gây ra nhiều tranh luận. Nhà thơ Trần Mạnh Hảo cùng với nhiều đồng nghiệp của mình như Nguyễn Hiếu, Nguyễn Hữu Quý,… đều thống nhất tập thơ này của Mai Văn Phấn cùng với các tập thơ đoạt giải không phải các tập thơ hay mà rất tầm thường, thậm chí còn không phải là thơ. Đối với Mai Văn Phấn, mỗi người đọc đến với thơ ông đều tự xây dựng cho mình một thế giới nghệ thuật riêng, mang tính cá nhân độc đáo. Bài thơ được hoàn thành đồng nghĩa với việc nó cần phải thuộc về số đông độc giả tiếp nhận, “với bài thơ này, nhà thơ đã hoàn thành sứ mệnh, xin hãy coi như anh ta đã chết”. Vì vậy, không thể tránh khỏi những ý kiến trái chiều, những cuộc tranh luận, trao đổi về giá trị các tập thơ của ông. Điều đáng ghi nhận rằng, hướng các nhà nghiên cứu đánh giá cao thành tựu thơ Mai Văn Phấn vẫn chiếm ưu thế. Đồng thời nhiều tác giả trước đây đã có lời chê bai thơ ông thì sau này cũng đã có những đánh giá đúng đắn theo hướng tích cực. Những cách tân trong thơ Mai Văn Phấn dù có đôi chút khó hiểu nhưng đây là những đổi mới tích cực và đáng ghi nhận trong tiến trình thơ đương đại. Trên đây, tôi đã lược thuật những nghiên cứu đánh giá về thơ Mai Văn Phấn nói chung và ba tập Bầu trời không mái che, Hoa giấu mặt và Vừa sinh ra từ đó nói riêng. Mặc dù có nhiều bài nghiên cứu về đặc điểm thơ của ông nhưng tôi nhận thấy đây là những bài viết mang tính phổ quát, đánh giá chung cho cả một chặng đường thơ từ khi khởi nghiệp đến nay của nhà thơ mà chưa có công trình nghiên cứu nào đi vào tìm hiểu cụ thể về những đặc điểm thơ Mai Văn Phấn từ sau khi ông nhận giải thưởng của Hội nhà văn năm 2010. Bởi vậy, thông qua luận văn này, tôi muốn đưa ra một cái nhìn cụ thể về những đặc điểm thơ Mai Văn Phấn trong những năm đầu thập kỉ 10 của
  • 15. 12 thế kỉ XIX thông qua khảo sát ba tập thơ Bầu trời không mái che (2010), Hoa giấu mặt (2012) và Vừa sinh ra từ đó (2013). 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: * Đối tượng nghiên cứu: Luận văn chọn Đặc điểm thơ Mai Văn Phấn là đối tượng nghiên cứu. * Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu về đặc điểm thơ Mai Văn Phấn trong những năm 2010, luận văn khảo sát các tập thơ: 1. Bầu trời không mái che, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2010. 2. Hoa giấu mặt, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2012. 3. Vừa sinh ra từ đó, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: * Phương pháp hệ thống: Phương pháp này được sử dụng để đánh giá những yếu tố cơ bản của đặc điểm thơ Mai Văn Phấn trong lộ trình thơ Việt đương đại. * Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp giúp người viết thống kê những thi liệu xuất hiện trong các tập thơ, từ đó đưa ra cách phân loại chúng một cách có hệ thống. * Phương pháp so sánh: Phương pháp giúp những viết nhận ra những đặc điểm nổi bật của thơ Mai Văn Phấn so với các nhà thơ khác, làm nổi bật con đường thơ mà nhà thơ đang đi. * Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nhờ phương pháp này, người viết có khả năng đi sâu vào từ chi tiết để khám phá ra sự độc đáo của cấu trúc diễn
  • 16. 13 ngôn đồng thời có cái nhìn tổng hợp để đúc rút ra những đặc điểm nổi bật trong thơ Mai Văn Phấn. 5. Đóng góp của luận văn: Luận văn nêu lên một cách nhìn toàn diện về đặc điểm thơ Mai Văn Phấn trong những năm gần đây, thông qua ba tập thơ mới nhất được xuất bản của ông tính đến thời điểm này. Từ đó nhận diện phong cách cũng như vị trí của nhà thơ trong lộ trình thơ đương đại. 6. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm ba chương: Chương I: Thơ Mai Văn Phấn trong dòng chảy thơ đương đại. Chương II: Cảm quan thẩm mỹ và cảm hứng hiện sinh trong thơ Mai Văn Phấn. Chương III: Những độc đáo về nghệ thuật trong thơ Mai Văn Phấn.
  • 17. 14 CHƢƠNG I: THƠ MAI VĂN PHẤN TRONG NG CHẢY THƠ ĐƢƠNG ĐẠI 1 1 Quá t nh đ i m i thơ đƣơng đ i: Khi bàn luận về sáng tạo nghệ thuật và cá tính của người nghệ sĩ, nhà văn Nguyễn Tuân đã cho rằng: “Là người sống lỗi lạc, sống một cách đặc biệt không giống ai và không cho ai bắt chước mình. Chết là mang cả cái bản chính đi chứ không để lại một bản sao nào cả”. Lời phát biểu của Nguyễn Tuân đã nêu lên một quy luật tất yếu của sáng tạo văn học và nghệ thuật, luôn luôn độc đáo, luôn luôn tạo sự khác biệt và biết làm mới mình. Nhìn lại cả một chặng đường dài của văn học, ta nhận thấy một cuộc lột xác gay gắt từ cái ta của thơ cũ sang cái tôi nhỏ bé, mỏng manh của Thơ mới, rồi lại từ những âu sầu, bi ai của thơ lãng mạn sang âm hưởng hào hùng, bi tráng của một thời đại mà cả dân tộc đứng lên chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Mỗi một thời kì văn học nói chung và thơ ca nói riêng lại đặt ra yêu cầu tự làm mới mình để phù hợp với hoàn cảnh của thời đại và tạo nên những cá tính riêng độc đáo. Bước ra khỏi cuộc chiến tranh trường kì, bên cạnh những dư âm hào hùng của cuộc chiến thắng, các nhà thơ cũng tự xoay mình, nhìn lại những đau thương, mất mát mà cả dân tộc đang phải gánh chịu. Đứng trong tâm thế của kẻ thắng trận nhưng vẫn còn đó là những hoang tàn, đổ nát của quê hương, là những đau thương của người mẹ “khóc vì những đứa con, lần lượt ra đi mãi mãi”, là những thiếu thốn, nghèo đói. Tổ quốc hôm nay Tuy gọi sống hoà bình Nhưng mới chỉ là trang thứ nhất Chúng ta còn muôn việc rối tinh
  • 18. 15 (Nhất định thắng - Trần Dần) Một câu hỏi lớn đặt ra cũng là trăn trở của bao nhà thơ lúc đó: “Đất nước khó khăn này sao không thấm được vào thơ?” (Nhất định thắng - Trần Dần). Bởi vậy, thơ ca giai đoạn sau 1975 mà đặc biệt là sau công cuộc đổi mới đã có nhiều bước chuyển mình. Khác với thơ trước 1975, các nhà thơ tập trung hơn vào các giá trị thẩm mĩ của thơ. Chiến tranh không chỉ được nhìn từ mặt trước, trong vẻ hào hùng, tráng lệ mà còn được nhìn từ phía sau, từ những nỗi đau trĩu nặng và bao vết thương nhức nhối khó lành. Từ thời điểm hiện tại, nhà thơ có cái nhìn sâu xa về đất nước, về lịch sử oai hùng nhưng cũng không ít những đau thương, bất hạnh. Ý thức nói về bi kịch nhiều hơn đã khiến thơ ít dần giọng điệu ca tụng dễ dãi mà chìm vào chiều sâu suy ngẫm của nhà thơ về nhân tình thế thái. Cùng viết về đất nước nhưng đã vơi dần những hân hoan, ngợi ca: Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn! (Việt Nam quê hương ta - Nguyễn Đình Thi) Mà thay vào đó là những ngẫm ngợi của một người “nhìn từ xa... Tổ quốc”: Thời hậu chiến ta vẫn người trong cuộc xứ sở phì nhiêu sao thật lắm ăn mày? (Nhìn từ xa... Tổ Quốc - Nguyễn Duy) Nếu như thơ trước 1975, các nhà thơ vẫn còn e ngại, dè dặt mỗi khi viết về những nỗi buồn thì bước sang những năm đầu của thập kỉ 80, họ lại nói nhiều hơn về nỗi buồn nhân sinh, những cảm nhận của cái tôi trước sự xoay vần nghiệt ngã của thực tại. Cắt nghĩa về thực trạng này, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp trong bài viết Thơ Việt Nam sau 1975 - diện mạo và khuynh hướng phát triển đã đưa ra hai lí do lí giải: “thứ nhất, đó là nỗi buồn
  • 19. 16 xuất phát từ thời thế: sự khủng hoảng về niềm tin, sự bất an trước thời cuộc; thứ hai, trong nền kinh tế thị trường, quan hệ người trở nên lỏng lẻo, con người vừa phải sống trong nhiều mối quan hệ hơn nhưng cũng cô đơn hơn” [25; tr.380]. Dòng thơ cách tân sau 1975 cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ chủ nghĩa tượng trưng và chủ nghĩa siêu thực phương Tây. Các nhà thơ đã đưa những yếu tố siêu thực, phi lý, phí tuyến tính của thơ hậu hiện đại phương Tây vào những bài thơ, bộc lộ những mảng khuất lấp của đời sống, những vùng mờ của tâm linh. Cái tôi không chỉ được tìm hiểu trong mối quan hệ với hiện thực, sự tương tác giữa cá nhân và hoàn cảnh mà còn được tìm hiểu trong cấu trúc quan hệ với chính nó. Thơ đi sâu vào tính độc đáo của thân phận, nhấn mạnh tính chủ thể hơn là khách thể. Nhà thơ không nhìn con người như là một sinh linh bé bỏng giữa vũ trụ mà coi đó chính là một tiểu vũ trụ, trung tâm của cái vô cùng. Tại đây, các nhà thơ đề cao lối viết tự động, có ý thức chống lại các quy tắc sẵn có trong thơ, khước từ sự có mặt của tư duy duy lý trong nghệ thuật. Nguyễn Bình Phương đã nói về những điều mơ hồ, rối rắm trong lòng người bằng những câu thơ rối rắm, mơ hồ: Tiếng nói của em màu lam chuyển dần sang màu lục Và cuốn lên một cái cây chưa tỉnh táo Cuốn lên những quả chuông reo vang trận mưa rào Ngân nga giọng của trăng sao (Em vào hoa) Đoạn thơ trên không tuân thủ trật tự cấu trúc cú pháp thông thường với cách tổ chức ngôn từ lạ, hình ảnh chuyển hoá liên tục từ trạng thái này sang trạng thái khác. Tuy nhiên, không phải nhà thơ nào sử dụng lối viết tự động để đi sâu vào thế giới tâm linh cũng được người đọc tiếp nhận. Thậm chí
  • 20. 17 nhiều nhà phê bình đã lển tiếng phủ nhận và cho đây là những vần thơ rối rắm và vô nghĩa. Song, đây là những cách tân mới mẻ và cần được tôn trọng. Song song với những thay đổi về nội dung, hình thức thơ cũng có nhiều biến đổi linh hoạt để phù hợp với yêu cầu của nội dung. Các thể thơ truyền thống như lục bát, năm chữ, bảy chữ không còn ở dạng nguyên bản mà đã có sự biến thiên đáng kể về cấu trúc, nhịp điệu. Tính điệu nói được gia tăng và cấu trúc thể loại dựa vào nhịp nhiều hơn vần. Tính hiện đại trong thơ gắn liền với sự hiện diện mang tính áp đảo của thơ tự do và thơ văn xuôi so với các thể thơ khác. Đứng trước những thay đổi lớn của văn học, thơ vừa tìm cách níu giữ những yếu tố hạt nhân mang tính thể loại, vừa mở rộng, biến đổi chính nó để thích ứng với yêu cầu và điều kiện môi trường văn hoá mới. Thực tế phản ánh rằng thơ hiện đại khó nhớ và khó thuộc hơn rất nhiều so với thơ ca giai đoạn trước. Không còn xuất hiện nhiều câu thơ mang tính vần điệu véo von mà thay vào đó là những câu thơ có phần khó hiểu, được viết theo lối viết tự động. Thơ hiện đại thường tập trung vào tổ chức cấu trúc chỉnh thể, xây dựng hàng chuỗi biểu tượng và các biểu tượng này đôi khi không dễ nhận ra bằng cảm xúc và tư duy nghệ thuật thông thường. Các hình ảnh, hình tượng này đòi hỏi người đọc phải giàu trải nghiệm và khả năng tiếp nhận cái siêu nghiệm trong thơ. Đặc biệt, khi thơ cách tân sau 1975 có xu hướng đi sâu vào cái bản thể và coi con người như một tiểu vũ trụ cần khám phá. Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực phương Tây, các nhà thơ không còn thuyết minh, giải thích nhiều mà để người đọc tự khám phá ý nghĩa nhân sinh ẩn sau cấu trúc thi phẩm. Nhà phê bình Nguyễn Thanh Tâm đã cho rằng quá trình giải mã thơ đương đại cũng chính là quá trình khai phá bản thân mình. Bởi vậy, người đọc phải bằng trải nghiệm của bản thân để tự tìm tòi và lí giải những phức tạp trong thể thơ và cấu trúc thi phẩm.
  • 21. 18 Lao động thơ trước hết là lao động chữ nghĩa. Chính những con chữ, qua cấu trúc nghệ thuật của nhà thơ sẽ cho ta hiểu được chiều sâu và sự vang ngân của tình ý, giai điệu và tư tưởng nghệ thuật của họ. Vì vậy, sự đổi mới trong thơ bao giờ cũng là sự đổi mới đồng bộ giữa cái nhìn nghệ thuật sâu sắc và ngôn ngữ thơ. Nhìn chung, ngôn ngữ thơ sau 1975 không còn êm mượt, réo rắt, véo von như thơ ca 1945 – 1975 mà trúc trắc hơn, phong phú hơn và giọng điệu cũng đa dạng hơn. Thơ đi sâu vào cá nhân, hoà nhập vào cuộc sống thường ngày nên các nhà thơ có ý thức đưa thứ ngôn ngữ giản dị, đời thường vào trong thơ. Bên cạnh đó, trong dòng thơ cách tân sau 1975, các nhà thơ đã mạnh bạo đưa vào trong thơ những ngôn ngữ đậm chất siêu thực. Điểm qua sáng tác của hầu hết các cây bút như Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương, Mai Văn Phấn,... người đọc đều nhận thấy những dòng ngôn ngữ mới lạ, từ ngữ được tỉnh lược tối đa để gia tăng tính biểu đạt cho ngôn ngữ, buộc người đọc phải tư duy khi tiếp nhận thơ. Đặc biệt, sự xuất hiện của nhóm Dòng chữ (đối ngược với nhóm Dòng nghĩa) cùng một số thi phẩm ở cuối thập niên 80 của thế kỉ XX như Ngựa biển, Bóng chữ... đã nhận được nhiều quan tâm của công chúng. Với tư tưởng làm thơ trước hết là làm chữ, những sáng tác của họ là một trong những mũi nhọn đột phá vào quan niệm thơ truyền thống. Nhóm chủ trương đi tìm một thứ ngôn ngữ mới, thay thế cho những ngôn ngữ thơ đã cũ, sáo mòn, đơn điệu, đưa ngôn ngữ thơ về mới bản thể tự nhiên. Họ muốn làm tươi trẻ, hồi sinh lại những con chữ bằng cách trả nó về với hình thức, sự khơi gợi và ám ảnh ngữ âm ban đầu. Ngôn từ phải được xem như một đối tượng sáng tác, phải bộc lộ tất cả vẻ đẹp tự thân nó. Như vậy, diện mạo thơ sau 1975 đã có những cách tân, thay đổi mạnh bạo cả về nội dung và nghệ thuật. Bên cạnh những nhà thơ chống Mỹ, những cây bút bước ra từ thời chiến như Trần Dần, Hoàng Cầm, Phùng Cung,... còn
  • 22. 19 là sự xuất hiện của nhiều gương mặt trẻ như Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Inrasara, Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly,... Mỗi người đều có một cách nhìn riêng, một giọng điệu riêng và một hướng đi riêng nhưng tựu chung lại đều là sự khẳng định mạnh mẽ của cái tôi cá nhân và nỗ lực cách tân thơ Việt. 1 2 Mai Văn Phấn và những chặng đƣ ng áng t o: . . . h ng chặng đường áng tạo thơ: Mai Văn Phấn là nhà thơ thuộc thế hệ hậu chiến, một trong những cây bút xuất sắc của dòng thơ cách tân sau 1975. Những tác phẩm của ông đã góp phần không nhỏ trong cuộc cách tân thơ ca. Nhà thơ sinh năm 1955 tại một làng quê thuộc huyện Kim Sơn, Ninh Bình. Mảnh đất với bề sâu truyền thống lịch sử và đặc thù văn hóa Thiên chúa giáo đã in đậm vào tâm trí nhà thơ, tạo nên những trang viết giàu chất ám ảnh và cảm hứng tâm linh, tôn giáo. Từ nhỏ, cái mộng văn chương đã ấp ủ trong lòng nhà thơ. ng yêu thơ và làm thơ từ khi còn là cậu bé mười sáu, mười bảy tuổi và đạt giải nhì trong cuộc thi chọn học sinh giỏi Văn toàn miền Bắc năm 1972. Bài thơ đầu tay Hoa xoan ghi dấu lại những ngày tháng sống và chiến đấu gian khổ trong quân ngũ của Mai Văn Phấn. Song, cũng từ đây, nhà thơ bắt đầu có những trăn trở về con đường thơ của mình, muốn xóa đi tất cả những quan niệm, hiểu biết về thơ ca trước đó. Không thể có thơ hay khi mà tác giả không tự xây dựng cho mình một cá tính, một bản sắc riêng trong thế giới tinh thần. Sau mười sáu năm khoanh tay đứng ngoài cuộc thơ, Mai Văn Phấn đã tìm cho mình một giọng thơ riêng, tinh tế với những cảm xúc sâu lắng và vẻ đẹp trắc ẩn của ngôn từ. Để từ đó, nhà thơ cho ra đời hàng loạt các tập thơ ấn tượng: iọt n ng (thơ, 1992), ọi anh (thơ 1995), ầ ng n an mai (thơ, 1997), ghi nhận tên (thơ, 1999), gười c ng thời (trường ca, 1999), Vách nư c (thơ, 2003),
  • 23. 20 Hôm sau (thơ, 2009), Và đ t nhiên gió th i (thơ, 2009), ầ trời kh ng mái che (thơ, 2010), oa giấ mặt (thơ, 2012), Vừa inh ra từ đó (thơ, 2013)… Thơ Mai Văn Phấn hiện được dịch ra nhiều thứ tiếng và giới thiệu tại nhiều quốc gia như Anh quốc, Hoa Kì, Thái Lan, Indonesia, Thụy Điển,… Thành công trong sáng tác thơ ông đã được ghi nhận bằng hàng loạt các giải thưởng uy tín như: Giải thưởng Cuộc thi thơ tuần áo gười à i năm 1994, Giải thưởng Cuộc thi thơ tuần áo Văn ngh năm 1995, chuỗi giải thưởng Văn h c Ngu ễn nh hi m (Hải Phòng) trong các năm 1991, 1993, 1994, 1995 và Giải thƣ ng Hội Nhà văn Việt Nam dành cho tập thơ ầ trời kh ng mái ch năm 2010. iai đoạn từ khởi nghiệp đến năm Đây là giai đoạn mở đầu cho hành trình thơ của Mai Văn Phấn, đánh dấu bằng sự ra đời của hai tập thơ: iọt n ng (1992) và ọi anh (1995). Chủ đề thường xoay quanh tình yêu đôi lứa, tình yêu đất nước, thiên nhiên, là những chủ đề có tính truyền thống. Thể thơ đa phần là thể lục bát truyền thống: Con chim bay vút lên không Để lại gió với cánh đồng rộng thênh (Không đề I - Giọt n ng) Mặc dù chưa thoát khỏi hệ hình thi pháp truyền thống nhưng tập thơ đánh dấu sự trở lại của Mai Văn Phấn sau mười sáu năm nghỉ bút cũng đã thể hiện phần nào những đổi mới, hướng đi mới của nhà thơ trên hành trình sáng tạo. Thể lục bát truyền thông bị phá vỡ, trật tự cấu trúc bị đảo ngược: Nhoà tan anh với mung lung Em là giếng gió trong lòng anh Nhấn chìm anh thoắt đã không còn gì Hư vô thành thật cũng vì yêu em!
  • 24. 21 (Em xa - Giọt n ng) Thể 6/8 đã được cấu trúc lại dưới dạng 6/6/8/8. Cảm giác lạ lẫm khởi sinh từ những định dạng như thế này. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên trong lời giới thiệu tuyển tập Thơ t ển Mai Văn Phấn cùng tiểu luận và trả lời phỏng vấn đã nhận xét: "Vẫn trong cái vẻ lục bát nhịp nhàng muốn thành cổ điển, người thơ đặt vào đấy một sự cân xứng trầm tĩnh khá là lạ nếu ta biết khi anh xuất hiện đang ở tuổi trẻ. Câu thơ sáu tám trong cái sự chừng mực của khuôn hình nhưng chữ dùng và nhịp thơ của người viết đã chất chứa một sự thăm dò để bung phá"[42; tr.8]. Ngoài ra, thơ giai đoạn này cũng xuất hiện hình thức mới lạ như kiểu thơ vắt dòng: Có giọt sương lạnh giá Rơi xuống hồn anh đang Lẫm chẫm vào xốn xang Cho lòng mềm tơ lụa. (Chân thật – Giọt n ng) Cách đổi mới hình thức văn bản này đã có từ Thơ mới trong những trạng thái tràn đầy của xúc cảm. Vắt dòng tạo nên sự tràn nhịp đồng thời cũng thể hiện sự thách thức, hoài nghi những hình thức biểu đạt mỹ cảm cũ trong các thể thơ truyền thống, hướng tới việc tự do hơn trong triển khai cảm xúc và tư duy. Với quan niệm mỗi bài thơ là một dự phóng kinh nghiệm riêng biệt, Mai Văn Phấn cũng sáng tạo ra những hình ảnh khác lạ, độc đáo trong một không gian đa chiều: Tôi thổi vào lòng ống sáo tối đen địa ngục, để tìm ra bảy lối tới thiên đường đồ rê mi fa son la si.
  • 25. 22 Từng âm giai vỗ cánh bay đi, chao nghiêng trong ánh sáng bảy màu lung linh huyền ảo để những bóng tối kia cũng mang hình ống sáo cho tôi ghé môi khắc khoải thổi vào. (Viết cho cây sáo - Gọi xanh) Hình thức thơ khá tự do, vần được giải phóng bởi sự phá vỡ cấu trúc thể loại quen thuộc. Mặc dù thơ vẫn mang hơi hướng truyền thống nhưng những sáng tác trong giai đoạn đầu cũng cho thấy, Mai văn Phấn đã dũng cảm là người bước lạc nhịp ra khỏi dàn dồng ca, để tự khai phá một con đường mới. iai đoạn từ đến 2000: Với sức sáng tạo thi ca hết sức dồi dào, Mai Văn Phấn liên tục cho ra đời các tập thơ. Mỗi đứa con tinh thần ra đời lại đánh dấu một bước chuyển mình lớn của nhà thơ trên hành trình sáng tạo, hành trình "tự phản bội mình". Giai đoạn này, ông lần lượt giới thiệu đến bạn đọc ba tập: Cầu nguy n ban mai (1997), Nghi l nhận tên (1999) và trường ca gười cùng thời (1999). Nhà thơ Lê Xuân Đố cho rằng thơ Mai Văn Phấn giai đoạn này đã bứt phá cách tân thi pháp với “nhiều cách nói và mở rộng biên độ thơ biểu hiện nhiều vấn đề của thời cuộc và bản tính con người hiện đại và phát hiện những vẻ đẹp tiềm ẩn của tình yêu và cuộc sống” [29; tr.283]. Nhìn mặt ao đầm biết mùa thu nghìn tuổi lũ cá mại cờ, đòng đong cung quăng chẳng chịu già đi Trong kí ức chúng luôn giật mình và bơi khe khẽ. (Kí sự mùa thu - Cầu nguy n ban mai) Nghi l nhận tên là một tập thơ mang tính bước ngoặt trong hành trình thơ của Mai Văn Phấn bởi những dự cảm trong các tập thơ trước đến đây dần được định hình. “quả thực, từ Giọt n ng, Gọi xanh, Cầu nguy n ban mai đến Nghi l nhận tên, Mai văn Phấn đã có một nhận thức về chính những chuyển
  • 26. 23 động trong cấu trúc tư duy nghệ thuật cũng như hình thái thơ mà anh muốn tìm kiếm” [42; tr.41]. Tuy nhiên, đặc trưng thơ ông giai đoạn này tập trung ở trường ca gười cùng thời, xuất bản năm 1999. Tác phẩm gồm mười chương, thể hiện nhiều quan niệm mới lạ của tác giả về con người và thế giới bằng những hình thức mới lạ, cấu trúc câu, nhịp điệu và ý tưởng khác biệt, những kết cấu mảng khối bị phá vỡ. Trung tâm của trường ca tập trung ở ba chương III, VI, IX với tên gọi lần lượt là Cộng hưởng I, Cộng hưởng II và Cộng hưởng III. Thời gian nghệ thuật trong trường ca là thời gian của quá khứ, của hiện tại và tương lai. Nhà thơ trân trọng quá khứ với ý niệm: “dĩ vãng quanh ta rưng rưng sương khói”. Xuyên suốt những sáng tác nghệ thuật của Mai Văn Phấn là tinh thần “Muôn năm con người! Muôn năm thiên nhiên!”. Cùng với tư tưởng này là hàng loạt hình ảnh truyền tải những suy tưởng về cội nguồn dân tộc, về tổ quốc thông qua hình tượng trống đồng và những biểu tượng quen thuộc của quá khứ. - Mỏ nhọn con chim nào vừa mổ vào ban mai/ lại lặng lẽ nằm yên trên mặt trống. - Bao bình minh sinh ra có hình bọc trứng/ Hoàng hôn nào mang khuôn mặt Âu Cơ. Những hình ảnh thơ gợi lên một chặng đường dài của lịch sử, hiện tại tiếp nối quá khứ, con người hiện đại nhớ về thuở hồng hoang với mẹ Âu Cơ mang bọc trăm trứng, nhớ về truyền thống văn hoá in lại trên mặt trống đồng. Khát vọng của tổ tiên truyền vọng đến tận ngày hôm nay. - Tiếng chuông mùa xuân ấp lên vòm ngực âm u hang động, vọng tiếng tổ tiên khàn đặc gọi tên mình.
  • 27. 24 - Hạt giống để dành được gieo vãi Ta cũng gieo vãi vầng trán ta vào chân mây hi vọng. - Muôn mép chân trời có bàn tay người xưa và người nay níu giữ. Với dung lượng lớn (10 chương), mỗi chương của trường ca đều được triển khai theo những mạch vỉa của không gian và thời gian dịch chuyển với biên độ rộng lớn. 3 iai đoạn từ năm 000 đến nay: PGS. TS Văn Giá đã nhận định về thơ Mai Văn Phấn: “Chặng thứ hai là cả một nỗ lực bứt phá, giờ đây không trọng tự tình nữa mà trọng xác lập ý; hình ảnh hóa, cảm xúc hóa ý. Ở chặng này cũng đã xuất hiện chất ảo như là sự manh nha để rồi phát huy r rệt ở chặng thứ ba” [29; tr.529]. Đây là giai đoạn sáng tác đầy tự tin và gặt hái được nhiều thành công của Mai Văn Phấn trong suốt những chặng đường thơ ca. Ngoài tập Vách nư c (2003) thì chỉ trong vòng bốn năm, nhà thơ đã liên tiếp công bố 5 tập thơ: Hôm sau (2009), Và đ t nhiên gió th i (2009), ầ trời kh ng mái ch (2010), oa giấ mặt (2012), Vừa inh ra từ đó (2013). Điều này không chỉ gây ấn tượng bởi sức sáng tạo dồi dào và phong phú mà còn bởi những cách tân thi ca táo bạo và độc đáo. Nhà thơ đã liên tục tái sinh cho mình những mảnh đất thi ca màu mỡ, phì nhiêu để từ đó khởi sinh nên những đứa con tinh thần mới và lạ. Điều gây ấn tượng mạnh với độc giả là những hình ảnh, liên tưởng đậm chất tượng trưng, siêu thực. Không còn dấu vết của thi ca truyền thống với giọng ngân nga, réo rắt: Thôi đừng dỗ cỏ lên trời Khi tan mộng mị biết ngồi với ai như trong giai đoạn đầu mà thay vào đó là những câu thơ lạ. Trong địa hạt của thơ, càng sáng tạo bao nhiêu lại càng khó tiếp nhận bấy nhiêu. Đọc thơ Mai Văn Phấn giai đoạn này, người đọc khó có thể lấy những kinh nghiệm cá nhân để lí giải mà phải lấy cái bản thể, tự ngã để cảm nhận, giải mã
  • 28. 25 thơ. Nhiều câu thơ được viết theo lối tự động, thoảng qua cảm tưởng như một sự ghép nối phi logic chuỗi các từ ngữ, hình ảnh: Bông hồng sớm nay mình anh thấy Tiếng chim hót tỉnh giấc Tạ ơn con đường dẫn anh đi Mây trên cao á cây rơi Cả những gì chưa hiện hữu (Hình đám cỏ - Bầu trời không mái che) Tuy nhiên, nó lại là biểu hiện r nét cho sự cách tân thơ của Mai Văn Phấn. Bằng những vần thơ khoáng đạt, hình ảnh thơ mới lạ, mạnh mẽ, những ý tưởng độc đáo, nhà thơ đã tự tái tạo cho mình những mảnh đất màu mỡ để từ đó có những vụ mùa nặng hạt, những đứa con tinh thần độc đáo. ầ trời kh ng mái ch là tập thơ đạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010 đồng thời cũng là bước đánh dấu sự phát triển của thơ Mai Văn Phấn trên hành trình hướng đến một thế giới nghệ thuật vô cùng, vô tận, không có ranh giới, không có mái che. Tập thơ gồm ba phần: Cửa Mẫu, M a trăng và Hình đám cỏ. Cửa Mẫu gồm có chín khúc, mỗi khúc đều được gắn với những hiện tượng, quy luật trong nhận thức vạn vật tương thông: sinh – lão – bệnh – tử. Cấu trúc này không mới nhưng độc đáo ở cách thể hiện, mỗi khúc hé mở những bí mật của vũ trụ. Chín phân đoạn là một hành trình của đời người: thưở sơ sinh (I, II), dần lớn lên (III), đấu tranh để sinh tồn (IV, V), già lão và bệnh tật run rẩy những khấn nguyện (VI, VII), những hoài niệm ấu thơ (VIII), lời kinh cầu siêu thoát (IX). Phần thứ hai mang tên M a trăng, thể hiện sự ức chế, thèm khát một mùa ái ân, giao hợp với nhau. Hình đám cỏ với chín nhịp được phân lập khiến người đọc thực sự bị lạc vào một thế giới mà ở đó tất cả hình ảnh, hình tượng được tạo nên bởi trí tưởng tượng và những cảm
  • 29. 26 nhận chủ quan của chủ thể sáng tạo. Nó khác xa với nguyên mẫu đời thực và được cảm nhận dưới góc nhìn lập thể của nhà thơ. oa giấ mặt (2012) gây ấn tượng với người đọc trước hết ở thể thơ ba câu ngắn gọn, súc tích. Tập thơ chính là sự trở về với niềm an nhiên của sự sống, hướng sâu vào cảnh giới của siêu nghiệm. Cảm thức về sự vô thường hiện lên khi con người đứng giữa những khoảng khắc của thời gian, của sự sống diệu kì và thiêng liêng. Vừa inh ra ở đó (2013) dựng lên một thế giới tinh khiết, trong lành nguyên sơ, nguyên thủy; một thế giới vừa được sinh ra hay vừa được tái tạo. Con người cùng cỏ cây, chim muông hòa đồng, hồn nhiên trong một nhịp sống mới, một bầu sinh quyển vừa được thanh tẩy. Tập thơ biểu hiện r nét những ý niệm của nhà thơ về thế giới, sự sống và nhân sinh. Trong những năm gần đây, nhiều tập thơ của Mai Văn Phấn đã được dịch sang tiếng nước ngoài để giới thiệu với bạn đọc quốc tế. Một số tập thơ song ngữ được xuất bản dưới dạng sách điện tử Epud trên Amazon như: h ng hạt giống của đêm và ngà – Seeds of Night and Day; h ng ng ên m trong ương m - Zanore në vesë; ng ta cho trời rạng – Out of the dark. Nhìn tổng quan lại hành trình thơ của Mai Văn Phấn, ta thấy r sự trưởng thành trong sáng tạo thơ ca và những quan niệm nghệ thuật của nhà thơ. Trở lại sau mười sáu năm dừng bút, ông đã xác lập cho mình một con đường thơ độc đáo. Các sáng tác đã thể hiện sự cách tân, đổi mới, từ chỗ nghiêng về truyền thống đến những bứt phá mạnh mẽ trong cách xây dựng cấu trúc thơ, sử dụng hệ thống hình ảnh, biểu tượng,… Mỗi tập thơ ra đời là một hành trình rời xa cái tha nhân để tìm về với cái bản thể, tự ngã của con người.
  • 30. 27 . . . an ni m về ngh th ật: “Mai Văn Phấn bắt đầu làm thơ ở cái tuổi mà sự chín chắn trong kinh nghiệm sống đã cho phép lí trí của anh tìm ra một lối đi, một cách nhìn cuộc sống đủ lớn để xác định cho mình một thế giới nghệ thuật riêng biệt” [13; tr.103]. Mỗi đứa con tinh thần ra đời đều là một sự khẳng định mạnh mẽ những quan niệm nghệ thuật của nhà thơ, thể hiện sự cách tân táo bạo trong những bước tiến của thi ca. Những quan niệm về nghệ thuật được Mai Văn Phấn thể hiện trực tiếp qua các bài tiểu luận văn học, trả lời phỏng vấn hoặc khéo léo gián tiếp qua các sáng tác thơ. Nhà phê bình Trần Thiện Khanh đã viết: “Về phương diện lí thuyết, có bao nhiêu người sáng tạo thì có bấy nhiêu quan niệm về thi ca. Suy cho cùng, mọi quan niệm đều minh chứng cho các cấp độ tư duy, các trình độ nhận thức khác nhau của người cầm bút về văn học” [29; tr.507]. Có bao nhiêu nhà thơ là bấy nhiêu con đường sáng tạo đến với thi ca. Khi bàn luận về một bài thơ hay, Mai Văn Phấn cho rằng: “Thơ hay thường bất ngờ, chăm chú đi tìm không dễ thấy. Cái đọng lại trước hết khi đọc một bài thơ là cốt cách thi sĩ. Theo tôi, việc luyện cốt quan trọng hơn luyện chữ. Ở những nhà thơ lớn, cốt cách hiện lên r ngay ở những vấn đề tưởng như không đáng nói, như không có gì để nói. Những nhà thơ lớn ấy, tuy sống và viết ở những thời gian, không gian hay chính thể khác biệt nhưng họ vẫn gặp nhau trong cách lí giải những vấn đề lớn, khá đồng nhất và cụ thể” [42; tr.440]. Mỗi bài thơ hay đều có khả năng khiến cho người đọc thông tuệ và cao thượng hơn. Chức năng của văn học nói chung và thơ ca nói riêng là hướng con người đến cái Đẹp. Ngoài mục đích tuyên truyền, mô phỏng hay diễn tả hiện thực cuộc sống, thơ còn tìm cách đặt tên lại sự vật và định hình lại thế giới.
  • 31. 28 “Văn chương là hành trình đơn độc đi tìm cái đẹp. Tác phẩm văn học trước hết quay lại hoàn thiện nhân cách, quan niệm thẩm mỹ và định hướng cho chính nhà văn ấy” [42; tr.448]. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã từng nhận xét: “Thơ ca, đối với Mai Văn Phấn, là cách thức huyền diệu nhất để đặt đời sống lên con đường vĩnh cửu của nó, (…) là sự xác lập anh với thiên nhiên, với xã hội, với những giấc mơ huyền diệu và đỉnh cao của nó là xác lập con người trần tục của nhà thơ với con người sáng tạo ra anh ta” [5; tr.15]. Như vậy, thơ ca luôn hướng con người đến với cái đẹp, nó mang trong mình sứ mệnh cao cả là cứu rỗi con người và thế giới. Đối với nhà thơ, thơ ca càng sáng tạo, càng biến ảo bao nhiêu lại càng đem lại sự chân thực bấy nhiêu. “Hiện thực trong thơ được hiện hữu trên một mặt phẳng cong. Không gian ấy giúp người viết đồng hành được với quá khứ, hiện tại và tương lai đa chiều và đa tầng. Nhà thơ khi viết, không nên bận tâm viết cho ai mà chỉ nghe trái tim mình run rẩy với cảm xúc chân thành theo một quan niệm riêng” [42; tr.339]. Sáng tạo thơ ca là quá trình vượt thoát khỏi cá tính, hay nhà thơ thường gọi là những cuộc “vong thân”. Đó là một cuộc vượt thoát chính bản thân mình, tự phủ định những cái đã làm, phải coi cái mình đã viết là cái đã cũ thì mới mong đạt đến đỉnh cao trong nghệ thuật. “Thật kinh hãi khi phải ngắm nhìn một người nghệ sĩ cứ đứng mãi một chỗ mà biểu diễn quá nhiều lần một tiết mục gần như vô cảm, nói cách khác là thương hại những ai thâm canh triền miên trên một mảnh đất đã cỗi cằn” [42; tr.339]. Mai Văn Phấn cho rằng nhà thơ phải khác với một người nghệ nhân hay thợ thủ công, muốn tiếp tục tồn tại trên địa hạt của thi ca thì phải luôn tái sinh trong những bài thơ khác. Từ đó, nhà thơ kêu gọi khả năng đồng sáng tạo ở độc giả. Mỗi người đọc đến với thơ đều tự xây dựng cho mình một thế giới nghệ thuật riêng, mang tính cá nhân độc đáo. Bài thơ được hoàn thành đồng nghĩa với việc nó cần phải thuộc
  • 32. 29 về số đông độc giả tiếp nhận, “với bài thơ này, nhà thơ đã hoàn thành sứ mệnh, xin hãy coi như anh ta đã chết”. Như vậy, mỗi tác phẩm văn học khi ra đời đều tồn tại độc lập với người nghệ sĩ. Nói đến cuộc sống, Mai Văn Phấn cho rằng: “Hiện thực trong thơ là luồng phát sáng ra từ bài thơ, để ta cảm nhận được bản chất và sự tế vi của đời sống thực” [42; tr.454]. Còn mỗi bài thơ là “một dự phóng, một kinh nghiệm riêng biệt. Ví như hình ảnh cụ thể của bông hoa, con sóng, bước chân… chỉ mang đến cho bài thơ một kinh nghiệm cụ thể rồi vĩnh viễn biến mất. Không cần chuẩn bị bởi không mang theo thứ gì trong hành trình sáng tạo” [42; tr.454]. Có thể thấy đời với thơ là một, trùng khớp với nhau mà nói như nhà phê bình Ngô Hương Giang thì thơ là đời của một c i tinh lọc còn đời là một bài thơ chưa được gọt rũa. Cuộc sống luôn luôn vận động và biến thiên, lòng người ngày càng đa đoan phức tạp nên đòi hỏi thơ cũng cần phải được đổi mới, sáng tạo. Hiện thực trong tác phẩm văn học phải là một siêu hiện thực, không còn là hiện thực khách quan mà đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà thơ, tùy thuộc chặt chẽ vào sự trải nghiệm, vốn sống và nền tảng văn hóa. Mỗi nhà thơ là một nhà văn hóa, tự trang bị cho mình kiến thức tổng hợp ở mọi lĩnh vực. Đổi mới thi pháp chính là một cuộc cách mạng giữa nội dung và hình thức, tránh hình thức bình cũ rượu mới hoặc ngược lại. “Nội dung phải là chất liệu đã mang một hình thức được xác định và hình thức không bao giờ tồn tại độc lập với nội dung của chính nó” [42; tr.456]. Hình thức được “chuyển hóa từ nội dung, đó mới là đổi mới thực sự” [42; tr.457]. Cách mạng thi ca cần phải gắn liền sáng tạo những hình thức mới với một nội dung mới. Soi chiếu vào những sáng tác của Mai Văn Phấn để minh chứng cho quan niệm trên, người đọc nhận thấy trong thơ là những vấn đề mang tính thời sự như lý tưởng sống của thế hệ mới, vấn đề ý thức hệ hay quan niệm về tự do, công
  • 33. 30 bằng,… ẩn trong những hình thức mới có tiết tấu nhanh, cách diễn đạt dứt khoát, tối giản… Từ những phân tích trên đây có thể thấy, Mai Văn Phấn là nhà thơ luôn có ý thức đổi mới thi ca, đổi mới phương pháp sáng tác cũng như tạo sự đa dạng trong thể tài. Những quan niệm về nghệ thuật cũng như nhận thức sứ mệnh người nghệ sĩ đã phản ánh phần nào phẩm chất cũng như phong cách riêng của nhà thơ trong dòng chảy thơ đương đại. 1 3 Thơ Mai Văn Phấn t ong u thế cách t n c a thơ đƣơng đ i: Trở lại sau mười sáu năm dừng bút, Mai Văn Phấn đã nhanh chóng hòa nhập vào xu thế cách tân của thơ hiện đại đồng thời cũng tìm cho mình một cách nói riêng. Với quan niệm không “thâm canh triền miên trên một mảnh đất đã cỗi cằn”, ông đã liên tục có những cuộc vong thân, tự làm mới mình để cho ra đời những sáng tạo thi ca độc đáo. Đọc thơ Mai Văn Phấn, ta thấy hiện rõ lên một nhu cầu có tính thường trực, đó là phải liên tục sáng tạo như là phương thức duy nhất để khẳng định sự hiện diện của nhà thơ giữa cuộc đời và giữa những bề bộn của văn chương. Thơ Mai Văn Phấn từ buổi đầu dù còn chút gần gũi với thơ ca truyền thống nhưng ông đã có ý thức giã từ giọng điệu cũ, nhịp điệu cũ để xây dựng những hình ảnh khoáng đạt, lạ lẫm. Cảm xúc thơ trôi chảy một cách tự nhiên, trong trẻo nhưng không đơn tuyến, dễ dãi mà luôn đòi hỏi người đọc phải tư duy, suy nghĩ và tự tái tạo lại thế giới thơ cho riêng mình. Đọc thơ ông, ta cảm nhận được những hoài nghi, lo âu và sợ hãi: “Chân tay ta vừa rút khỏi những huyễn hoặc giấc mơ… Cả hai bàn tay lệ thuộc vào nỗi ú ớ toát mồ hôi của cái chết lâm sàng…” (Cộng hưởng II - Trường ca gười cùng thời). Nhưng cũng từ chính những hoài nghi đó mà nhà thơ đã tự phản nghiệm, tự phản bội mình để ráo riết tìm ra một lối đi mới cho thơ.
  • 34. 31 Trong xu thế hiện đại hóa thơ ca, nhiều cây viết trẻ có xu hướng thổi vào thơ ngọn gió hậu hiện đại, vận dụng những lí thuyết về chủ nghĩa siêu thực, tượng trưng phương Tây thì Mai Văn Phấn lại có xu hướng đưa thơ ca về với tiếng nói thuần khiết, như nhiên nhất của con người. Đây là một trong số ít các nhà thơ có khả năng liên tục cách tân, vượt thoát và thể nghiệm trong đời sống thơ Việt Nam đương đại. Liên tục vong thân, luôn luôn tự phủ định chính mình, nhà thơ đã hiện diện ở hầu hết địa hạt của các phương pháp sáng tác, các phạm trù giá trị thẩm mỹ. Chính ông cũng đã tâm sự: “Sau khi băng qua những “sa mạc” như Siêu thực, tượng trưng, thơ Ngôn ngữ, Tân hình thức, Hậu hiện đại, Tân cổ điển,… tôi thấy sao chúng ta không tự tìm lấy một khuynh hướng mà phải lệ thuộc vào thằng Tây? Khuyng hướng ấy bên ngoài họ đã xếp vào viện bảo tàng từ thế kỉ trước, trong khi chúng ta vẫn lúng túng tranh cãi… Vậy “thong dong” là cách tôi tìm về với cội nguồn thi ca, để cho cảm xúc trôi chảy tự nhiên và tìm cách nói hồn nhiên, tối giản, trong trẻo nhất” [42; tr.451]. Bởi vậy, mỗi tập thơ của Mai Văn Phấn đều là một sự trở về với truyền thống, là nơi tha nhân gặp lại cái bản thể, tự ngã. Quá trình cách tân thơ ông cũng chính là cách nhà thơ tìm về cội nguồn dân tộc bằng tâm thế con người đương đại, với cách nhìn mới, mang hệ quy chiếu thẩm mỹ mới. Giọng thơ xóa nhòa ranh giới ngôn ngữ thi ca và ngôn ngữ đời sống của con người hiện đại; ngôn ngữ tối giản, trong sáng nhưng các thi ảnh chuyển động với tốc độ lớn, dứt khoát. Sáng tạo thơ được xem như một sự trở về, trở về với những giá trị căn cốt của con người. Về chủ đề, thể tài, Mai Văn Phấn đã “gom tụ trong mình những xác cảm phong phú của đời sống con người đương đại: âu lo, hoài nghi, bi quan, khổ đau, hạnh phúc, tin tưởng, khát vọng với các vấn đề tâm linh, tôn giáo, tình yêu, sự tha hóa, môi trường, nông thôn, đô thị, hậu chiến, tha hương, trở về,…” [13; tr.153]. Những bước tiến trên lộ trình thơ Mai Văn Phấn cho thấy
  • 35. 32 sự chuyển dịch nhanh nhạy về thế giới quan, nhân sinh quan và quan niệm thơ gắn liền với sự trải nghiệm cuộc sống. Nghệ thuật càng sáng tạo bao nhiêu thì lại càng khó tiếp nhận bấy nhiêu. Thơ Mai Văn Phấn xuất hiện khiến không ít độc giả phải ngỡ ngàng vì cách viết quá lạ, quá mới. Bên cạnh những đánh giá tích cực thì cũng xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều nhà phê bình đã phản ứng quyết liệt, lên tiếng phủ nhận, cho đây là những vần thơ rối rắm vô nghĩa. Tuy nhiên, đây là những cách tân cần được tôn trọng và đánh giá đúng mực.
  • 36. 33 CHƢƠNG 2: CẢM QUAN THẨM MỸ VÀ CẢM HỨNG HIỆN SINH TRONG THƠ MAI VĂN PHẤN 2.1. Cảm quan thẩm mỹ t ong thơ Mai Văn Phấn: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng cho rằng mục đích đầu tiên và sau cùng của nghệ thuật và văn học là mang đến cái hay, cái đẹp cho đời người. Tự thân nó không có mầm mống của một sự mưu toan nào cả, hãy cho nó thanh thản tự do và mãi mãi là hiện thân của điều thiện, của cái đẹp. Các tác phẩm nghệ thuật chân chính luôn luôn nuôi dưỡng trong nó cái đẹp - phạm trù cơ bản và trung tâm của mỹ học. Văn học muôn đời bao giờ cũng là sự gắn liền, song hành của ba yếu tố chân - thiện - mỹ. Bất cứ một người nghệ sĩ chân chính nào cũng đặt ra cho mình một lí tưởng thẩm mỹ, một quan niệm nghệ thuật riêng để từ đó phấn đấu vươn đến nó. Với Mai Văn Phấn, quan niệm về nghệ thuật của ông luôn gắn liền với quan niệm về cái đẹp. “Văn chương là hành trình đơn độc đi tìm cái đẹp. Tác phẩm văn học trước hết quay lại hoàn thiện nhân cách, quan niệm thẩm mỹ và định hướng cho chính nhà văn ấy” [42, tr.448]. “Thơ ca ngoài mục đích tải đạo, tuyên truyền, mô phỏng, diễn tả… nó còn tìm cách đặt tên lại sự vật, định hình lại thế giới” [42; tr.454]. Quan niệm nghệ thuật này được nhà thơ thể hiện rất rõ trong các tác phẩm của mình thông qua cách lựa chọn thể tài, các chuỗi hình tượng và biểu tượng, cách sử dụng ngôn ngữ… Khảo sát và nghiên cứu văn bản thơ trong ba tập Bầu trời không mái che (2010), Hoa giấu mặt (2012) và Vừa sinh ra từ đó (2013), tôi nhận thấy cảm quan thẩm mỹ trong thơ Mai Văn Phấn có những đặc điểm nổi bật như: Cái đẹp: cội nguồn của sự sống; Cái đẹp thuần Việt, mang tính dân tộc; Cái đẹp của đời sống tâm linh, mang đậm tính tôn giáo. Những đặc trưng này đã góp phần
  • 37. 34 quan trọng tạo nên dấu ấn riêng cho những sáng tạo của nhà thơ trong giai đoạn thứ ba này. . . . ái đẹp: c i nguồn của sự sống: Nhà phê bình Văn Giá cho rằng thế giới trong thơ Mai Văn Phấn là “một thế giới phồn sinh động cựa và luân chuyển hóa hóa sinh vô hồi vô hạn với tất cả vẻ bí ẩn và mầu nhiệm nhất đã tràn vào thơ anh, thống ngự thơ anh, chiếm ngôi trị vì, không nhượng bộ. Bằng một cách tự nhiên nhất, thơ Phấn đã biểu đạt thế giới này trong trạng thái đó, và coi đó là hiện thân của cái Đẹp” [29, tr.534]. Bằng cảm quan thẩm mỹ của mình, nhà thơ liên tục khai phá ra những vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong của sự sống, từ đó xây dựng lên một thế giới phồn sinh, hóa sinh bất định mà ở đó mọi sự vật đều trong trạng thái nguyên sơ, mới mẻ, như nhiên, như vừa mới sinh ra. Nhìn mọi vật bằng nhãn quan phồn sinh, thế giới trong thơ Mai Văn Phấn là thế giới của sự viên mãn và thuần khiết, của sự sinh sôi nảy nở, màu mỡ và phì nhiêu, muôn loài cộng sinh. Ngay từ những tập thơ đầu tiên, tác giả đã có ý muốn tôn vinh trạng thái sinh nở, mang thai, giao hợp như: Ghé môi vào miệng thời gian Cho hơi thở mọc muôn vàn cỏ non (Tản mạn về cỏ - Cầu nguy n ban mai) Nhà thơ luôn coi đó là những biểu hiện đẹp nhất của sự sống nơi trần thế bởi nó không chỉ là quy luật sinh tồn mang tính chất tự nhiên mà còn góp phần tái sinh một thế giới mới. Đến tập Bầu trời không mái che, Mai Văn Phấn dựng lên một bầu trời đa tầng, một thế giới không có “mái che”, luôn rộng mở, khoáng đạt và bất tận bởi ánh sáng của sự sống và vũ trụ bao la. Tập
  • 38. 35 thơ liên tục hiện các hình ảnh mùa màng, cỏ cây, đất đai thể hiện sự sinh sôi, nảy nở vĩnh hằng của thế giới: Đây là thời khắc ái ân Thắp sáng lãnh địa bóng tối Mùa phồn sinh thụ phấn kết hạt Mặn nồng thiêm thiếp trăng khuya (M a trăng - Bầu trời không mái che) Mọi hình ảnh, sự vật trong thơ Mai Văn Phấn đều có xu hướng cựa động, nhân đôi và hướng về phía ánh sáng: bóng đêm bị hút hết, trái cây chín rục, cây tre cây trúc thêm đốt, đống lửa bùng lên, con còng lột xác,... Khoảnh khắc ái ân được mô tả một cách thiêng liêng và diệu kì, làm bừng sáng cả lãnh địa, bóng tối lùi xa dần để nhường chỗ cho ánh sáng, cho sự sống. Thậm chí, chỉ trong một câu thơ, người đọc cũng cảm nhận được nhịp thở của sự sống, hành trình thụ phấn đến kết hạt, tương đương như hành trình của một kiếp người. Hôn em hút hết bóng đêm Vừa nứt trái cây chín rục Cây trúc cây tre thêm đốt Đống lửa bùng lên bởi những que đời Một con còng trước bình minh lột xác (Nhịp VI – Hình đám cỏ - Bầu trời không mái che) Nhãn quan phồn sinh hướng về thiên nhiên thực chất là hướng về con người, hướng về đời sống nhân thế. Hình ảnh em trong thơ Mai Văn Phấn là hiện thân của đất đai, mùa màng tươi tốt và sự gieo trồng và anh là nỗi khao khát đón nhận sự gieo trồng của em. Với một cái nhìn mang tính lý tưởng hóa, hành động giao hợp trong tình yêu được nhà thơ ví như một nghi lễ thiêng liêng và trang trọng. Nơi đó, con người cảm nhận được những nồng nàn mà
  • 39. 36 tình yêu mang lại “chạm vào anh biết viên sỏi rất mềm, cọng rơm khô trĩu nặng, sợi tóc thở nhẹ”: Tìm miệng anh gieo hạt ió níu chân tay đất dịu dàng Lao xuống vực (Đỉnh gió - Vừa sinh ra từ đó) Tái tạo một thế giới phồn sinh, Mai Văn Phấn đã xây dựng lên hình tượng Mẫu - người mẹ, khởi nguồn của sự sống. Mẫu mang một sức mạnh vĩ đại, là nguồn gốc sinh tạo ra loài người cũng như vạn vật cỏ cây. Trong thơ Mai Văn Phấn xuất hiện rất nhiều những tính từ chỉ trạng thái, cảm giác về sự sung mãn và tràn trề năng lượng: căng tràn nhựa mật, ứ căng dòng nhựa, chật căng mầm hạt, bạt ngàn cây lá, lá mầm che mặt đất xum xuê. Các động từ chỉ hoạt động sinh nở, phát triển như nứt vỡ vỏ cây, chồi lên thành lộc biếc, rộ lên từng đợt lá non, vui vào nhau hạt mầm bé nhỏ, đọt mầm bật dậy,… Một thế giới phồn sinh, hóa sinh, luôn luôn trong trạng thái sinh nở và tái tạo những mầm sống mới. Vẻ đẹp trong thơ của Mai Văn Phấn nằm ở sự trong trẻo, nguyên khôi của sự sống, vạn vật lúc nào cũng mới mẻ, ban sơ như thể “vừa sinh ra từ đó”. Nhà thơ vẽ lên trước mắt người đọc những khoảng không gian thiên nhiên thuần khiết và trong trẻo bằng những gam màu nhẹ nhàng và tinh tế. Đó là không gian làng quê thanh bình trong nắng sớm, “một viên cuội nhỏ nằm trên phiến đá cao/ Không chớt mắt trong tinh khôi yên tĩnh”. Đó là không gian của nắng hây hây, của ánh ngày reo trong đất, của ban mai, bình minh, của những con chim bay đi trong buổi sớm: Một bông cỏ may vừa nở Ánh sáng phát ra từ đó
  • 40. 37 Bình minh đang phát ra từ đó Soi rõ chân đồi, lối ra bìa rừng Những con chim bay đi buổi sớm (Nơi cội nguồn thế giới - Vừa sinh ra từ đó) Nhiều hình ảnh mang tính biểu tưởng cứ lặp đi lặp lại trong các tập thơ như ánh sáng, ban mai, bình minh, đất, cỏ cây,... Nó gợi đến một cuộc sống mới như vừa được sinh tạo ra, vừa mới bắt đầu. Cái đẹp hoàn mỹ nhất đôi khi không phải là thứ được rèn rũa qua thử thách mà là cái đẹp mang hơi thở trinh nguyên và ban sơ nhất, thanh sạch nhất. Thời khắc đẹp nhất trong ngày là lúc bình minh, lúc hừng đông, khi mà “nắng sớm đang phủ lên đỉnh núi/ làm trong suốt lòng đất, lòng cây”. Thời khắc đẹp nhất trong năm là lúc gặp mùa xuân. Nơi đẹp nhất trên cõi trần gian là “nơi cội nguồn thế giới”, là nơi mà “tất cả chúng ta vừa sinh ra từ đó”. Ngày mới trong thơ Mai Văn Phấn mang một vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết: Hừng đông Miệng con chim non Hớp những đám mây (Ngày mới – Hoa giấu mặt) Bài thơ chỉ vẻn vẹn gói gọn trong ba câu với những nét vẽ giản đơn nhưng đủ để nhà thơ tái hiện lại cái trong lành, tinh khiết và thanh sạch của không gian. Cái đẹp mà tác giả hướng đến đôi khi chỉ là sự mỏng manh của đám mây hay sự ngỡ ngàng của con chim non trước cuộc đời. Với những cảm nhận tinh tế, Mai Văn Phấn đã xây dựng lên một thế giới căng tràn nhựa sống của sự sinh sôi nảy nở, của những gì ban sơ nhất, của những thứ dường như chỉ mới bắt đầu sự sống.
  • 41. 38 Trong không gian ấy, con người hướng về thiên nhiên như hướng về những gì thuần khiết nhất: Nhắm mắt anh hình dung quả chín rụng vào cơ thể, nước quả óng vàng loang chảy, ấp ủ anh thành hạt nhân bùi trong ruột mát thơm Tưởng tượng em nhặt anh lên hít hà, cắn ngập lớp vỏ mịn. Nâng niu không vỡ hạt. Bao bọc. Chờ mưa ph n gieo anh nơi đất ẩm. (Giấc mơ cây - Vừa sinh ra từ đó) Thế giới trong thơ Mai Văn Phấn là một thế giới phồn sinh và hóa sinh bất định, đa tầng mà ở đó muôn loài cộng sinh chen chúc đầy hoan lạc. Nó mang một vẻ đẹp tinh khôi của thuở uyên nguyên, khi trái đất mới bắt đầu sự sống. Sự viên mãn nảy nở và sự thuần khiết là hai đặc tính thẩm mĩ gắn liền với nhau, tạo nên nét đặc thù của thế giới thơ Mai Văn Phấn. . . . ái đẹp thuần Vi t, mang tính dân t c: Trong tiểu luận Thơ, giá trị cần đến, Mai Văn Phấn khẳng định: “Hơi thở Việt được hiểu như là một hệ thống sinh thái, tập hợp nhiều thực thể độc lập nhưng liên quan với nhau, bắt nguồn từ cội rễ văn hóa và bản sắc dân tộc. Tạo nên một nền thơ hiện đại, làm phong phú tính truyền thống là nhiệm vụ cốt tử của mỗi nhà thơ” [42; tr.375]. Mặc dù luôn có những đổi mới, cách tân, tìm ra những cái khác mới hơn so với cái khác đã cũ nhưng nhà thơ cũng luôn có ý thức tiếp thụ tinh hoa văn hóa dân tộc. Trên tất cả những cách tân, tìm tòi và khai phá mới về mặt kĩ thuật, nhà thơ luôn khao khát đưa cảm xúc về với cái bản thể tự nhiên nhất của con người, hướng đến một lối viết tự động, “tự nhiên như đi trên đất”. Bởi vậy mà sau khi băng qua những vùng “sa mạc” như siêu thực, tượng trưng, hậu hiện đại,… nhà thơ lại tìm về với cội nguồn của thi ca để cảm xúc được trôi chảy một cách hồn nhiên và trong trẻo nhất.
  • 42. 39 Cái đẹp trong thơ Mai Văn Phấn nằm ở chính sự trong trẻo của cảm xúc mà ở đó, nhà thơ như được tìm về với cội nguồn dân tộc, cảm nhận được những vẻ đẹp thuần Việt. “Thuần Việt” là một thuật ngữ mang tính quy ước nhiều hơn là một khái niệm hàn lâm, khoa học; thường được nhà thơ nhắc đến trong nhiều bài phỏng vấn cũng như tiểu luận văn học. Tác giả luôn có ý thức hướng đến những cái đẹp mang tính hồn cốt, bản sắc văn hóa của dân tộc, những điều giản dị và thân quen trong cuộc sống. Trong tiểu luận Thơ Việt Nam đương đại buổi ra đi và trở về, Mai Văn Phấn cho rằng: “Tôi hâm mộ ai đó dám bước đi và biết quay về trên cội nguồn thơ Việt, với tâm thức của thời đại, biết vận dụng linh hoạt thi pháp các trường phái mà không đánh mất bản chất tâm hồn Việt, vốn trong sáng, chân thành, bao dung mà rất hiện sinh, tinh tế trong cảm nhận, nhân bản hồn hậu trong nghĩ suy về phận người” [42; tr.385]. Với quan niệm tìm về với cội nguồn dân tộc, hướng tới một thế giới tinh thần lí tưởng và thuần Việt, nhà thơ không có ý định xác lập lại một thế giới cũ kĩ, lạc hậu và cổ hủ mà thay vào đó là những không gian văn hóa mang vẻ đẹp bình dị, gần gũi và truyền thống. Bằng cảm xúc hồn nhiên và trong trẻo nhất, Mai Văn Phấn đã xây dựng lên một trường thẩm mỹ lí tưởng mà ở đó người đọc dễ dàng nhận thấy một con người nặng lòng với những giá trị văn hóa, hướng về đời sống tâm linh với cái tâm thanh tịnh. Nhiều nét văn hóa cổ truyền của dân tộc được một lần sống lại như không gian nghi lễ, hầu đồng, nhiều địa danh lịch sử cũng được ghi dấu trong thơ gợi nhắc thời quá khứ hào hùng đã qua của dân tộc. Từ con mắt của người hiện đại, Mai Văn Phấn đã tìm về với những nét đẹp nguồn cội, một thế giới tinh thần thuần Việt. Cái đẹp thuần Việt mang tính dân tộc trong thơ Mai Văn Phấn được thể hiện trước hết ở việc nhà thơ tìm về với cội nguồn dân tộc. Những nét đẹp văn
  • 43. 40 hóa hay những sự kiện, dấu mốc lịch sử hào hùng đã qua được tác giả khéo léo đưa vào trong thơ với niềm tự hào sâu sắc: Nở trên đỉnh núi Thản nhiên trong gió lạnh Mây bay Bảy trăm năm trước Đức - Phật – Hoàng - Trần Nhân Tông Cúi đầu đi qua (Bông hoa Yên Tử - Vừa sinh ra từ đó) Trong cuộc hành hương tìm về đất Phật, cả “em và tôi”, “các con và mọi người” đều cúi đầu nhớ về những người xưa. Không gian thấm đẫm sự trang nghiêm và trong lành nơi cửa Phật với hình ảnh của nhà vua Trần Nhân Tông bảy trăm năm trước đã rũ bỏ ngai vàng và quyền lực để một lòng hướng về cái tâm thanh tịnh. Bông hoa trên đỉnh núi vừa mang vẻ mỏng manh, yếu ớt nhưng lại có sức sống dai dẳng, thản nhiên đứng trong gió lạnh. Đó là một vẻ đẹp bình dị, gần gũi và mãnh liệt. Nhà thơ luôn đề cao, nặng lòng với những giá trị văn hóa, đạo lý truyền thống dân tộc. Nhiều bài thơ như Lên chùa, Ra vườn chùa xem cắt cỏ, Ngày giỗ Tổ, Tạ ơn, Thanh minh, Hóa vàng,… để tái hiện những nét văn hóa cổ truyền của dân tộc. Nét nổi bật trong quan niệm thẩm mỹ của Mai Văn Phấn là nhà thơ có xu hướng phục dựng những nét văn hóa xưa cũ, những không gian nghệ thuật gắn liền với tập tục của dân tộc. Cái đẹp trong thơ thuộc về một quá khứ cổ xưa mà ở đó, con người chung sống hòa hợp, hạnh phúc dưới bàn tay che chở của Mẫu. Dấu ấn văn hóa của người Việt hiện lên rất rõ khi tác giả mô tả, tái hiện lại không gian nghi lễ hầu đồng. Trong quan niệm của người Việt cổ,
  • 44. 41 Mẫu là khởi nguồn của sự sống trên thế gian, là đấng sáng thế đầy quyền năng và là biểu trưng cho quy luật sinh tồn. Bởi vậy, tập tục thờ Mẫu thể hiện lòng thành tâm của dân tộc đối với bà mẹ đã hoài thai, sinh ra đưa con mang dáng dấp Con Người. Đây là một nét đẹp trong văn hóa cổ truyền của dân tộc. Khúc 9 trong Cửa Mẫu, Mai Văn Phấn đã tái hiện lại một không gian nghi lễ quen thuộc của người Việt với trống chiêng bát cửu và những lời kinh cầu siêu thoát: trống chiêng bát cửu mở hội long đình múa hát cao xanh công đồng tứ phủ mở lòng đệ tử bao dung mắt nhìn (Cửa Mẫu - Bầu trời không mái che) Không gian buổi lễ với những nghi thức hầu đồng khiến con người được thăng hoa, quên đi những lo âu trong cuộc sống để một lòng hướng về cội nguồn. Hình tượng Mẫu vừa là một nét văn hóa trong tâm linh đồng thời cũng là hiện thân của quá khứ, của Tổ tiên loài người. Chính vì vậy mà thờ Mẫu cũng chính là một hình thức gợi nhắc nguồn cội. Tín ngưỡng thờ Mẫu góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đó là phong tục tập quán có từ lâu đời, được hun đúc trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, là nền tảng đạo đức trong cách ứng xử giữa con người với con người. Hướng về Mẫu là nhu cầu tự thân của mỗi người. Với ước muốn được trở về với “bản chất tâm hồn Việt” như lời Mai Văn Phấn đã từng tâm sự, nhà thơ đã tạo dựng cho thơ những không gian nghệ thuật bình dị, thân quen và rất mực thanh tịnh:
  • 45. 42 Thu về em ấp Cốm non lãng đãng sương giăng Khăn áo ấy mịn màng da thịt Dâng heo may lên trời Nhịp cốm giã rộn mùa thóc nếp Thúng mủng dần sàng vỏ trấu hây hây Trái bưởi thơm dịu nắng hanh Thanh khiết chùm hoa mộc Giữa đất trời ngó sen sau mưa Da diết nhớ từng vòng cuộn xiết Lá sen xanh ủ cốm em anh Chín nẫu chân mây mùa hạ Đêm ái ân lặng phắc ngọn đèn Trái hồng đượm trong hương cốm nõn. (Cốm hương - Bầu trời không mái che) Nhắc đến cốm là nghĩ đến một món ăn mang tính dân tộc, đậm hơi thở của xứ Bắc Bộ. Bài thơ vừa mang cái hương của trái bưởi, của chùm hoa, của trái hồng đượm, hương cốm nõn vừa mang cái sắc của chân mây mùa hạ, của đất trời sau mưa, lại có những thanh âm rộn ràng của thúng mủng dần sàng hay cái tĩnh lặng của những đêm ái ân. Mọi sự vật mà tác giả cảm nhận được đều mang một vẻ đẹp tinh khiết, khôi nguyên nhất, đẹp nhất: trái bưởi thơm dịu, chùm hoa thành khiết, ngó sen sau mưa, trái hồng đượm, hương cốm nõn. Nhà thơ đã khéo léo chọn những thức quà đặc trưng cho mùa thu Bắc Bộ, gợi lên một không gian sinh động và truyền thống của nền văn minh lúa nước, giản dị và thân quen, gần gũi và hồn hậu. Ngoài ra, cái đẹp mang hồn Việt trong thơ Mai Văn Phấn còn được thể hiện qua lời kêu gọi con người phải hướng đến cái tâm thanh tịnh, gìn giữ cốt
  • 46. 43 cách. Cuộc sống đô thị xô bồ ập đến đang làm con người quay cuồng trong guồng máy công nghiệp, bởi vậy mà việc giữ vững những nét đẹp trong tâm hồn dân tộc luôn là một yêu cầu lớn. Cánh hoa sen Ngay ngắn rơi xuống Vũng b n (Cốt cách – Hoa giấu mặt) Khi con người ý thức được việc mài rũa nhân cách, tu tâm dưỡng tính thì “cốt cách” sẽ luôn được khẳng định dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Cánh hoa sen thanh khiết và cao sang dù rơi xuống vũng bùn vẫn giữ nguyên tinh thần của nó. Tiếp nhận bài học của cha ông xưa: “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, Mai Văn Phấn đã nêu lên một bài học lớn về việc bảo vệ nhân cách và tâm hồn Việt. Như vậy, trong xu thế vận động và cách tân thơ, Mai Văn Phấn ngày càng có ý thức tìm kiếm một vẻ đẹp thuần Việt, mang tinh thần và cốt cách dân tộc. Cái đẹp trong thơ ông là sự tìm về với cội nguồn dân tộc, nặng lòng với các giá trị văn hóa truyền thống, những điều giản dị và thân quen của làng quê hay hướng con người đến cái tâm thanh tịnh. Thẩm mỹ trong thơ vừa mang hơi thở truyền thống lại vừa kết hợp với nhịp chảy của đời sống đương đại. . .3. ái đẹp mang tính tôn giáo: Với một vốn sống dày dặn và trái tim nhạy cảm của người nghệ sĩ, Mai Văn Phấn góp thêm vào làng thơ một cảm quan thẩm mỹ mới, khẳng định nguồn cảm hứng tôn giáo là dồi dào và vô tận của thơ ca. Trong bài Mai Văn Phấn vượt thoát về phía trong veo, nhà thơ Nguyễn Hiệp đã ghi lại tâm sự của ông: “Tôi sinh ra trong một gia đình theo đạo thiên chúa, từ nhỏ tôi rất
  • 47. 44 ngoan đạo, thuộc kinh bổn, thông thạo kinh Tân ước và Cựu ước, các sách thánh, mê hát thánh ca… Sau này khi du học ở Liên Xô cũ (1983 – 1984), tôi đã gặp vợ tôi bây giờ, một người theo đạo Phật. Tôi đã đến với Phật giáo bằng tình yêu và cả sự chiều chuộng người yêu tôi nữa. Khi nghiên cứu các giáo lí của các tôn giáo lớn trên thế giới, tôi nhận ra rằng: Thượng đế chỉ có một. Và chắc chắn chúng ta được sinh ra và bị chi phối bởi một Đấng – Toàn – Năng. Đấng – Toàn – Năng cho con người biết được gần đúng khuôn mặt và tinh thần của Ngài thông qua các hình thức tôn giáo mà thôi” [17]. Qua lời phát biểu đó, có thể thấy gia đình và quê hương chính là ngọn nguồn, là nền tảng vững chắc để Mai Văn Phấn có thể tìm thấy nguồn cảm hứng bất tận trong tôn giáo và đưa nó vào thơ một cách nhuần nhuyễn và ý nhị. Sinh ra tại miền quê Ninh Bình, cái nôi của Thiên chúa giáo, tâm hồn ông đã thấm đẫm tư tưởng của một con chiên ngoan đạo. Lại thêm sự đam mê, yêu thích với Phật giáo và vốn am hiểu với nhiều tôn giáo khác như đạo Hindu, đạo Mẫu,… Mai Văn Phấn đang mang đến nhiều sự sáng tạo trong cách nhìn về tôn giáo. Cái đẹp trong đời sống tôn giáo trước hết được nhà thơ thể hiện trong cách tái hiện lại văn hóa thờ Mẫu, phục dựng lại không gian nghi lễ, hầu đồng quen thuộc. Ở Việt Nam, tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng mang đậm chất bản địa và nguyên thủy bởi nó có nguồn gốc sâu xa từ chế độ mẫu hệ trong đó người mẹ, người vợ giữ một vị trí quan trọng trong gia đình. Sự phát triển mạnh mẽ của tín ngưỡng này xuất phát từ tính nhân văn, tính nghệ thuật và khả năng đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người. Tín ngưỡng thờ Mẫu thể hiện sự tôn vinh, thờ phụng những vị thần gắn với các hiện tượng tự nhiên, được người đời cho rằng có chức năng sáng tạo và che chở, bao bọc sự sống của con người hay những vị thần được lịch sử
  • 48. 45 hóa như Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Quốc Mẫu Âu Cơ, Vương Mẫu (tương truyền là mẹ Thánh Gióng), Linh Sơn Thánh Mẫu… Hoặc cũng có thể là những bậc anh hùng dân tộc khi còn sống đã đem tài năng giúp dân, giúp nước và khi mất họ hiển linh phù trợ cho con người được bình an, hạnh phúc. Giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu là cái tâm hướng thiện, biết đối nhân xử thế. Người Việt luôn tin rằng Mẫu là mẹ, luôn che chở, phù hộ con người gặp nhiều may mắn, có sức mạnh và niềm tin để vượt qua vận hạn, đem lại cuộc sống bình yên và sung túc. Thờ Mẫu vừa là một tín ngưỡng tôn giáo, vừa là một nét đẹp trong văn hóa Việt. Cũng từ đó, hình ảnh Mẫu trong thơ Mai Văn Phấn luôn giữ vai trò là người mẹ khởi sinh ra muôn loài, là khởi nguồn của mọi sự sống trên thế gian. Trong bài Cửa Mẫu (Bầu trời không mái che), nhà thơ đã tái hiện lại hành trình cuộc đời của một con người, sống dưới sự bao bọc và chở che của Mẫu. Hình tượng Mẫu biểu trưng của cảnh trời đất lúc khai thiên lập địa. Vũ trụ lúc ấy tối tăm mù mịt, là một khối hỗn độn vô hướng của nước, của lửa và của những sinh vật bán khai. Giữa buổi hồng hoang ấy, bà mẹ hoài thai sinh ra đứa con mang dáng dấp Con Người. Bởi vậy mà Mẫu được coi là khởi nguyên khởi thủy của vạn vật, đại diện cho sự che chở, bao bọc đồng thời cũng đại diện cho sự sinh sôi, nảy nở và trù phú. Mẫu nâng niu con ánh trăng Tiếng chuyền cành, tiếng hú Da thịt con yêu trải sâu đêm tối Dựng tầng mây mưa nguồn. (Cửa Mẫu - Bầu trời không mái che) Hình tượng con ở đây không chỉ là khái niệm về con người mà còn bao hàm cả vũ trụ (ánh trăng, mây mưa nguồn, đêm tối, mặt trời, đáy nước, đàn
  • 49. 46 chim, con nòng nọc, lá mầm,…). Mẫu là đấng toàn năng khi sinh thành ra con cũng là người trao cho con cẩm nang thoát hiểm. Trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống, Mẫu luôn theo sát, nâng niu và bảo vệ, dẫn đường cho con vượt qua bao gian lao và thử thách, bao sóng to gió lớn của cuộc đời. Con lặng lẽ đi qua vầng mặt trời đáy nước Nhìn hướng bầu trời mở đôi cánh Ngọn cây vươn mỏ con chim Đang cúi xuống mớm vào miệng con từng hớp gió. (Cửa Mẫu - Bầu trời không mái che) Không chỉ yêu thương, nâng niu mà Mẫu còn là người chỉ bảo, dẫn đường cho con những bước đi trong cuộc đời: Chợt nhớ m a nước lớn ngập tràn hang dế Lóc bóc tiếng bong bóng phun lên từng đợt Cho con biết được đâu là của hang (Cửa Mẫu - Bầu trời không mái che) Vượt lên trên hết là quy luật sinh diệt của vạn vật do Mẫu tạo nên cho thế giới tự nhiên, dạy con thích ứng với hoàn cảnh : Tiếng hạt vỡ trong ngực Bơi qua sông con nòng nọc đứt đuôi Tập vỗ cánh, quạt gió vào lòng tối Bật lá mầm bay đi thênh thang (Cửa Mẫu - Bầu trời không mái che) Cửa Mẫu bao gốm chín khúc, mỗi khúc đều được gắn với những hiện tượng tự nhiên, những quy luật trong nhận thức vạn vật tương thông: sinh – lão - bệnh - tử. Cấu trúc này không mới nhưng độc đáo ở cách thể hiện, mỗi khúc vừa hé mở lại vừa khép kín những bí mật của vũ trụ, tính tương đồng của nhân sinh trong giới hạn của cõi người, lúc thì như là sự giải thích, lúc lại