SlideShare a Scribd company logo
1 of 52
Download to read offline
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
HUỲNH KHỎE
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN
CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH SỬ
NGŨ HÀNH SƠN
Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 8580101
LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
Ts.Kts. Phan Bảo An
Đà Nẵng – Năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả luận văn
Huỳnh Khỏe
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1 Bảng thống kê quy hoạch sử dụng đất thành phố Đà Nẵng 36
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu
hình vẽ
Tên hình vẽ Trang
1.1 Ngọn Thủy Sơn thuộc Khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn 8
1.2
Chùa tam Thai, một trong 2 ngôi chùa được phong quốc tự ở Danh
thắng Ngũ Hành Sơn
10
1.3 Đường Lê Văn Hiến (màu đỏ) chia cắt Danh thắng thành 2 khu vực 10
1.4 Tháp thang máy cạnh cổng số 2 ngọn Thủy Sơn 11
1.5 Tuyến phố kinh doanh hàng đá mỹ nghệ Non Nước 12
1.6 Bãi đậu xe du lịch trước động Âm Phủ 12
1.7 Đường Huyền Trân Công Chúa 13
1.8 Phần đất trống tô đỏ phía Bắc ngọn Thủy Sơn 13
1.9 Ngọn Mộc Sơn bị xâm hại do trước đây người dân khai thác đá 14
1.10 Không gian lễ hội Quán Thế Âm 14
1.11
Hai trụ đá Chăm được phục dựng, tuy nhiên đã bị mài nhẵn bề mặt
làm mất đi yếu tố gốc của hiện vật
15
1.12 Kinh thành Huế 17
1.13 Chùa Cầu – Hội An 18
1.14 Một góc tuyến đường ven sông Hội An 19
1.15 Cung Gyeongbok – Hàn Quốc 22
1.16 Đền Swaminarayan - Ấn Độ 23
1.17 Thành Phố Pompeii - Ý 24
1.18 Tượng đất sét trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng 25
1.19 Venice nhìn từ trên cao 26
1.20 Cầu đá Rialto 26
1.21 Giao thông đường thủy chủ yếu qua những con kênh nhỏ thơ mộng 27
1.22
Nhà thờ Santa Maria della Salute, một kiệt tác kiến trúc Baroc bên
dòng Kênh lớn
28
1.23
Lâu đài Prague hơn 1000 năm tuổi là tòa lâu đài cổ rộng lớn nhất
thế giới.
29
1.24 Cầu Charles về đêm 30
1.25 Quảng trường Wenceslas 30
2.1 Một góc Danh thắng Ngũ Hành Sơn 38
2.2 Chùa Tam Thai 38
2.3 Tháp Xá Lợi 38
2.4 Động Huyền Không 38
2.5 Động Âm Phủ 38
2.6 Cổng Tam Quan 39
2.7 Chùa Quán Thế Âm 39
2.8 Chùa Linh Ứng 39
2.9 Tượng Phật Thích Ca 39
2.10 Vọng Giang Đài 39
2.11 Bậc cấp cổng số 1 39
2.12 Tháp chân núi Thủy Sơn 39
2.13 Di tích Chăm 39
2.14 Sơ đồ hệ thống giao thông chính quận Ngũ Hành Sơn 40
2.15 Biểu đồ kết quả trả lời câu 1 44
2.16 Biểu đồ kết quả trả lời câu 2 45
2.17 Biểu đồ kết quả trả lời câu 3 45
2.18 Biểu đồ kết quả trả lời câu 4 46
2.19 Biểu đồ kết quả trả lời câu 5 46
2.20 Biểu đồ kết quả trả lời câu 6 47
2.21 Biểu đồ kết quả trả lời câu 7 48
2.22 Biểu đồ kết quả trả lời câu 8 48
2.23 Biểu đồ kết quả trả lời câu 9 49
2.24 Biểu đồ kết quả trả lời câu 10 50
2.25 Biểu đồ kết quả trả lời câu 11 50
2.26 Tạo bản đồ trục 53
2.27 Chuyển bảng đồ thành trục dọc 53
2.28 Chuyển thành bản đồ Segment 54
2.29 Kết quả phân tích toàn cục 54
2.30 Chọn bán kính phân tích đoạn Segment analysis 55
2.31 Phân tích đoạn Segment analysis 55
2.32 Kết quả Phân tích đoạn Segment analysis 56
2.33 Đề xuất thêm đoạn đường 57
2.34 Kết quả phân tích Metric step toàn cục quận Ngũ Hành Sơn 57
2.35
Phân tích đoạn Segment analysis với bán kính toàn quận Ngũ Hành
Sơn
58
2.36
Kết quả phân tích đoạn Segment analysis với bán kính toàn quận
Ngũ Hành Sơn
58
2.37
Phân tích đoạn Segment analysis với bán kính toàn thành phố Đà
Nẵng
59
2.37 Kết quả phân tích giao thông tổng thể thành phố Đà Nẵng 59
3.1 Sơ đồ phân khu chức năng 62
3.2 Sơ đồ định hướng không gian 65
3.3 Sơ đồ tổ chức không gian văn hóa khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn 66
TÓM TẮT LUẬN VĂN
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ KHU
VĂN HÓA DI TÍCH VĂN HÓA LỊCH SỬ NGŨ HÀNH SƠN
Học viên: Huỳnh Khỏe Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: ........……...Khóa: K34 . Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt – Nghiên cứu tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa để vạch ra
những kế hoạch dài hơi nhằm phát triển Danh thắng Ngũ Hành Sơn cho tương xứng với tiềm
năng sẵn có. Nguyên cứu những mô hình khai thác du lịch bền vững của các quốc gia phát
triển để học tập. Nâng cao chất lượng đời sống người dân phục vụ du lịch và nhà quản lý để
hoạt động du lịch phát triển tốt hơn. Tổ chức không gian kiến trúc nhằm bảo tồn các giá trị
văn hóa vừa đáp ứng nhu cầu người dân trong khu vực vừa giúp nhà quản lý có giải pháp
quản lý khoa học và hiệu quả nhất, qua đó giúp làng nghề phát huy được các đặt trưng riêng
của đá mỹ nghệ non nước. Phát triển bền vững di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn dựa
trên việc nghiên cứu tổ chức các không gian kiến trúc nhằm phát triển và gắn kết các hoạt
động như phát triển làng nghề đá truyền thống, công tác trùng tu, bảo tồn các di tích lịch sử
các giá trị văn hóa phi vật thể và công tác phát triển du lịch dịch vụ.
Từ khóa – Tổ chức không gian kiến trúc; bảo tồn giá trị văn hóa; di tích văn hóa lịch sử;
Làng nghề đá mỹ nghệ; Ngũ Hành Sơn.
ORGANIZATION OF ARCHITECTURAL SPACE AND PRESERVATION
OF CULTURAL VALUES OF THE CULTURAL AND HISTORICAL RELIC
OF MARBLE MOUNTAINS
Student: Huynh Khoe Major: Architecture
Code: .......……...Course: K34 .University of Science and Technology - The University of
Da Nang
Abstract – Study the organization of architectural space and preservation of cultural values
to outline long-term plans for the development of the Marble Mountains to match the poten-
tial available. Study models of sustainable tourism exploitation of developed countries to fol-
low.Enhance the quality of life for people and managers to improve tourism activi-
ties.Organize the architectural spaces to preserve cultural values, it not only meets the needs
of people in the area, but also helps managers to have the most scientific and effective man-
agement solution, this helps the craft village to develop the individual features of Non Nuoc
Stone Carving Village.Sustainably develop the cultural and historical relic of Marble Moun-
tains based on the study of the organization of architectural spaces to develop and associate
activities such as the development of traditional stone villages, restoration and conservation
works of historical relics of intangible cultural values and the development of tourism ser-
vices.
Key words – Organization of architectural space; preservation of cultural values; cultural
and historic relics; stone carving village; Marble Mountains.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của đề tài 1
1.1. Tính thời sự của đề tài: 1
1.2. Tính mới của đề tài nghiên cứu: 1
1.3. Tính khoa học của đề tài. 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2
5. Cấu trúc của luận văn 2
PHẦN NỘI DUNG 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH QUY HOẠCH KIẾN TRÚC, CÔNG
TÁC BẢO TỒN DI TÍCH VĂN HÓA LỊCH SỬ NGŨ HÀNH SƠN 3
1.1. Lịch sử hình thành 3
1.1.1. Lịch sử quá trình hình thành và phát triển của di tích văn hóa lịch sử
Ngũ Hành Sơn 3
1.1.2. Vai trò của di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn trong cấu trúc đô thị 3
1.1.3. Các đặc điểm cơ bản khi tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá
trị văn hóa di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn. 4
1.2. Tình hình tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa di tích
văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn 8
1.2.1. Tổng quan về tình hình quy hoạch kiến trúc khu di tích văn hóa lịch sử
Ngũ Hành Sơn 8
1.2.2. Tình hình tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu di tích văn hóa
lịch sử Ngũ Hành Sơn 9
1.2.3. Tình hình trùng tu bảo tồn các giá trị văn hóa khu di tích văn hóa lịch
sử Ngũ Hành Sơn 14
1.3. Kinh nghiệm tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa di
tích văn hóa lịch sử trong nƣớc và ngoài nƣớc 16
1.3.1. Các giải pháp đề xuất tổ chức các không gian kiến trúc và bảo tồn các
giá trị văn hóa di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn 16
1.3.2. Định hướng tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa31
Kết luận chƣơng 1 32
Chƣơng 2: CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA DI TÍCH VĂN HÓA LỊCH SỬ
NGŨ HÀNH SƠN 33
2.1. Các yếu tố tự nhiên: khí hậu, địa hình ảnh hƣởng đến tổ chức không gian
kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa Ngũ Hành Sơn 33
2.1.1. Yếu tố khí hậu 33
2.1.2. Yếu tố địa hình 33
2.2. Yếu tố văn hóa xã hội: Phong tập tục quán, dân cƣ, an ninh ảnh hƣởng đến
việc tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa Ngũ Hành Sơn 34
2.2.1. Yếu tố phong tục tập quán 34
2.2.2. Yếu tố dân cư 35
2.2.3. Yếu tố an ninh 36
2.3. Các cơ sở về quy hoạch kiến trúc 36
2.3.1. Cơ sở về quy hoạch sử dụng đất: 36
2.3.2. Các công trình kiến trúc cảnh quan 37
2.3.3. Cơ sở về giao thông, hạ tầng kỹ thuật: 40
2.4. Các cơ sở về chức năng 42
2.4.1. Nhu cầu về môi trường tự nhiên 42
2.4.2. Nhu cầu về văn hóa xã hội 42
2.4.3. Nhu cầu về tính ngưỡng tâm linh 43
2.5. Kết quả điều tra xã hội học: 44
2.5.1. Hướng điều tra thứ nhất: 44
2.5.2. Hướng điều tra thứ hai: 51
2.5.3. Nhận xét chung về kết quả điều tra xã hội học: 51
2.6. Phân tích giao thông, tổ chức không gian đô thị quận Ngũ Hành Sơn: 52
Kết luận chƣơng 2 60
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN
CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA 62
3.1. Giải pháp về quy hoạch, phát triển làng nghề 62
3.2. Giải pháp về kiến trúc, tổ chức không gian cảnh quan 65
3.3. Giải pháp về bảo tồn - trùng tu các di tích lịch sử kiến trúc cổ 67
3.4. Giải pháp phát triển Du lịch dịch vụ gắn với phát triển làng nghề và phát
huy các giá trị văn hóa phi vật thể. 68
3.5. Đề xuất cơ chế quản lý di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn 68
3.6. Định hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai 69
Kết luận chƣơng 3 70
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
A. Kết luận. 71
B. Kiến nghị. 72
1. Về con ngƣời 72
1.1. Cho người dân sống ở khu vực Danh thắng: 72
1.2. Cho du khách, khách tham quan: 72
1.3. Đối với công tác quản lý: 72
2. Về Môi trƣờng 73
2.1. Về hệ thống xử lý chất thải: 73
2.2. Về ứng dụng khoa học kỹ thuật: 73
2.3. Về định hướng và xây dựng thang chuẩn phát triển môi trường khu
Danh thắng Ngũ Hành Sơn: 73
3. Về chiến lƣợc phát triển 73
3.1. Tính kết nối với thành phố Đà Nẵng: 73
3.2. Mô hình hoạt động và quy hoạch định hướng: 74
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của đề tài
1.1. Tính thời sự của đề tài:
Danh thắng Ngũ Hành Sơn được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm
1990. Tuy nhiên việc khai thác tiềm năng của Danh thắng đi đôi với việc bảo tồn các
giá trị văn hóa, di tích lịch sử vẫn chưa được thực hiện một cách có hiệu quả. Việc
phát triển làng nghề chưa thực sự hiện quả, chưa giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi
trường, phát trển du lịch vẫn chưa thoát khỏi lối mòn, với những ý tưởng và hệ thống
cũ. Công tác bảo tồn các di tích văn hóa lịch sử được thực hiện một cách riêng chưa có
được sự kết nối với các công tác du lịch, phát triển làng nghề.
Quy mô du lịch của thành phố Đà Nẵng phát triển nhanh trong những năm gần
đây. Danh thắng Ngũ Hành Sơn là một trong những nơi cần được quy hoạch mở rộng
để đáp ứng xu thế phát triển. Đi kèm với các công trình kiến trúc, di tích lịch sử thì
danh thắng còn có hàng loạt các hoạt động văn hóa phi vật thể nổi bật như lễ hội cấp
quốc gia - lễ hội Quán Thế Âm.
Việc hình thành các khu đô thị mới, các công trình cao tầng phục vụ du lịch phát
triển cũng đã tác động đến cảnh quan của Danh thắng như Resoft Ahyat, Crow,
Winpearl…Quá trình đô thị hóa làm tăng nhu cầu ở của dân cư trong khu vực dẫn đến
mật độ ở cao gây áp lực về hạ tầng đô thị cũng như cảnh quan xung quanh. Công tác
quản lý khai thác các sản phẩm du lịch của Danh thắng vẫn chưa thoát khỏi lối mòn,
với những ý tưởng và hệ thống cũ.
1.2. Tính mới của đề tài nghiên cứu:
Danh thắng Ngũ Hành Sơn lâu nay được khai thác như một hoạt động du lịch bền
vững nên việc nghiên cứu tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa
để vạch ra những kế hoạch dài hơi nhằm phát triển Danh thắng cho tương xứng với
tiềm năng sẵn có là cần thiết. Nguyên cứu những mô hình khai thác du lịch bền vững
của các quốc gia phát triển để học tập.
Nâng cao chất lượng đời sống người dân phục vụ du lịch và nhà quản lý để hoạt
động du lịch phát triển tốt hơn.
Tổ chức không gian kiến trúc nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa vừa đáp ứng nhu
cầu người dân trong khu vực vừa giúp nhà quản lý có giải pháp quản lý khoa học và
hiệu quả nhất, qua đó giúp làng nghề phát huy được các đặt trưng riêng của đá mỹ
nghệ non nước.
1.3. Tính khoa học của đề tài.
Các đô thị phát triển luôn quan tâm đến các di tích lịch sử, các hoạt động văn hóa
phi vật thể trong đô thị, luôn có những hoạt động bảo tồn, trùng tu làm mới để sản
phẩm du lịch trở nên đặc sắc. Giải quyết tốt vấn đề quy hoạch giúp Danh thắng Ngũ
2
Hành Sơn vừa phát triển theo xu thế của một đô thị hiện đại vừa giữ gìn được các giá
tri đặt trưng của đô thị Đà Nẵng, một đô thị trong lòng thành phố có núi, có sông có
biển có các công trình kiến trúc cổ, có di tích lịch sử, các các hoạt động tín ngưỡng
tâm linh của người dân và du khách.
Danh thắng Ngũ Hành Sơn nằm ở vị thế vô cùng thuận lợi, cùng với đó là việc
thành phố Đà Nẵng có những chiến lược thúc đẩy du lịch quảng bá hình ảnh ra thế
giới, mặt khác Danh thắng nằm trên tuyến đường thuận lợi về đường bộ, đường thủy,
đường hàng không và có làng nghề đá mỹ nghệ đặc trưng. Với những xu hướng, vấn
đề có tính khoa học và cần thiết như thế nên tôi đã lựa chọn đề tài “ Tổ chức không
gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa khu văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn” để
phục vụ cho sự phát triển chung của thành phố Đà Nẵng.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Phát triển bền vững di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn dựa trên việc nghiên
cứu tổ chức các không gian kiến trúc nhằm phát triển và gắn kết các hoạt động như
phát triển làng nghề đá truyền thống, công tác trùng tu, bảo tồn các di tích lịch sử các
giá trị văn hóa phi vật thể và công tác phát triển du lịch dịch vụ.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là quần thể Danh thắng Ngũ Hành Sơn bao gồm
làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp:
+ Phương pháp phân tích - tổng hợp - khảo sát thực địa
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu
+ Phương pháp chuyên gia, điều tra xã hội học
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung của luận
văn bao gồm 3 chương.
Chƣơng 1: Tổng quan về tình hình quy hoạch kiến trúc, công tác bảo tồn di tích
văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn
Chƣơng 2: Các cơ sở khoa học để tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các
giá trị văn hóa di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn
Chƣơng 3: Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa
di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn
3
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH QUY HOẠCH KIẾN TRÚC,
CÔNG TÁC BẢO TỒN DI TÍCH VĂN HÓA LỊCH SỬ NGŨ HÀNH SƠN
1.1. Lịch sử hình thành
1.1.1. Lịch sử quá trình hình thành và phát triển của di tích văn hóa lịch sử
Ngũ Hành Sơn
Lâu nay, theo truyền thuyết và sử sách ghi lại Ngũ Hành Sơn là vùng đất linh
thiêng, có giá trị văn hóa tâm linh đặc sắc. Tương truyền trong thời khắc sinh ra của
trời và đất, khi Đà Nẵng vẫn còn hoang sơ một con rùa biển lớn từ Biển Đông bò vào
bờ và chọn vùng đất này làm nơi đẻ trứng.
Khác biệt là con rùa lớn này chỉ đẻ duy nhất 1 quả trứng rồi trở lại biển, vỏ trứng
nứt làm 5 mảnh, trở thành 5 trái núi nên gọi là Ngũ Hành Sơn. Tuy nhiên các nhà
nghiên cứu lịch sử chỉ ra rằng, các cứ liệu lịch sử cho thấy, vùng đất này có tên gọi là
Non Nước từ lâu đời và đã đi vào ca dao như một tổng kết kinh nghiệm về thời tiết của
dân chúng: “Chiều chiều mây phủ Sơn Trà, Sấm rền Non Nước trời đà chuyển mưa”.
Trong Giáp Ngọ bình Nam đồ do Đoan quốc công Nguyễn Hoàng lập năm 1594,
sau khi được vua Lê cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa, vẽ đường đi từ Chiêm Thành đến
biên giới Chân Lạp có ghi địa danh “Non Nước Sơn”.
Cũng như trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá Công Đạo, tự Đạo Phủ,
quê Nghệ An, soạn vào năm Bính Dần (1686), vẽ đường đi từ Thăng Long đến Chiêm
Thành đều có ghi “Non Nước Sơn tam đỉnh” bằng chữ Nôm. Như vậy, địa danh núi
Non Nước đã xuất hiện trên văn bản hơn 5 thế kỷ, còn sự ra đời của vùng đất này chắc
phải kể từ khi những lưu dân Việt đặt chân đến đây.
Trong khi đó, tên Ngũ Hành Sơn được Lê Quang Định nói đến trong Hoàng Việt
nhất thống dư địa chí (1806) như sau: “Phía đông bến đò xã Hoàn Ký Đông có núi
Ngũ Hành Sơn, năm tòa núi chia làm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ gọi là núi Non
Nước”.
Nhưng phải đến năm Minh Mạng thứ mười tám (1837) cũng là lần thứ 3 đến ngự
du nơi này (lần thứ nhất vào năm 1825 và lần thứ hai vào năm 1827), nhà vua mới
chính thức ghi tên Ngũ Hành Sơn vào bản đồ địa chính của Đại Nam (quốc hiệu nước
ta thời bấy giờ) bằng một sắc chỉ - theo sách Đại Nam dư địa chí ước biên, đồng thời
tiến hành tu sửa chùa Tam Thai và xây dựng chùa Ứng Chân. [12]
1.1.2. Vai trò của di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn trong cấu trúc đô thị
Sau di tích cấp quốc gia đặc biệt thành Điện Hải, thành phố Đà Nẵng đang tiến
hành lập hồ sơ di tích cấp quốc gia đặc biệt cho di tích quốc gia Ngũ Hành Sơn
(phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn). Theo các nhà nghiên cứu, kể từ khi di tích
4
này được công nhận di tích cấp quốc gia vào năm 1980, những nghiên cứu, khảo cổ
càng xác minh giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử của Ngũ Hành Sơn.
Các nhà nghiên cứu còn cho rằng dấu tích về con người ở cụm núi này, ngoài
những hiện vật Chăm được thờ tự trong các hang động, thì công tác khảo cổ cũng đã
chứng minh khu vực núi Ngũ Hành Sơn là nơi sinh tụ của người Chămpa từ thế kỷ thứ
VII đến thế kỷ thứ IX.
Ngoài ra, với mật độ dày đặc chùa chiền, tượng phật được xây dựng rất sớm trên
các ngọn núi ở Ngũ Hành Sơn, cùng những văn bia, hiện vật văn hóa phật giáo…đang
còn lưu giữ được, đủ điều kiện để xác định Ngũ Hành Sơn chính là một trong những
trung tâm phật giáo ở khu vực.
Dưới góc nhìn phong thủy, Ngũ Hành Sơn là vùng đất địa linh không chỉ của
riêng Đà Nẵng mà còn của cả nước. Nếu quan sát kỹ, địa hình thành phố Đà Nẵng như
lòng bàn tay ngửa, vuông vức với đầy đủ các nhân tố của vùng đất linh thiêng. Tính từ
đông sang tây, năm đỉnh núi gồm: Ngũ Hành Sơn, Phước Tường, núi Chúa (Bà Nà),
Hải Vân và Sơn Trà được ví như 5 đầu ngón tay bao bọc xung quanh che chở lòng bàn
tay là thành phố.
Ngoài ra, Ngũ Hành Sơn cùng với núi Sơn Trà tạo nên thế đất theo thuật phong
thủy gọi là “Rồng chầu hổ phục” cho Đà Nẵng. “Ngũ Hành Sơn sở hữu địa thế đa
dạng hiếm có gồm núi, đồng bằng, sông, biển xen kẽ nhau.
1.1.3. Các đặc điểm cơ bản khi tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá
trị văn hóa di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn.
Đặc điểm về bảo tồn các di tích lịch sử trong khu Danh thắng:
Ngũ Hành Sơn là danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng với những truyền
thuyết lịch sử và điển tích Phật giáo, nơi lưu giữ những di vật, cổ vật từ thế kỷ XV -
XIX như: chuông đồng, tượng đồng, tấm kim bài vua ban, khánh đá, liễn đối, các bức
hoành phi, các tượng Chămpa bằng đá sa thạch, các công trình kiến trúc di tích…rất có
giá trị về mặt văn hóa lịch sử.
Nhằm ghi lại vị trí, địa danh, danh xưng, các vị sư trụ trì tại các chùa cũng như
các vua quan nhà Nguyễn cũng đã để lại một số văn bia và ký tự bằng chữ Hán được
khắc trên đá tại quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn.
Các văn bia cổ và các ký tự với những đường nét tỉ mỉ, công phu, có tính nghệ thuật
cao, bên cạnh có những dòng chữ nhỏ ghi lại niên đại của các thời vua trị vì, ghi đậm
dấu ấn thời gian, tồn tại trong lòng một di tích qua bao thế kỷ.
Các văn bia cổ như:
5
Bia “Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật”, bia có kích cỡ (59 x 96cm), được Thiền sư
Huệ Đạo Minh lập năm Canh Thìn, hiện đặt tại động Hoa Nghiêm trên ngọn Thủy
Sơn.
Bia “Ngũ Uẩn Sơn cổ tích Phật diệt lạc”, bia này cũng do Thiền sư Huệ Đạo
Minh lập thành vào tháng 10 Tân Tỵ (1641), sau bia "Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật"
một năm, được khắc ở động Vân Thông.
Bia cổ trên vách động Tàng Chơn: Trên vách động Tàng Chơn có hai văn bia cổ,
nhưng rất tiếc những dòng chữ trong lòng bia bị xóa mờ do thời gian nên hiện nay
không còn đọc được nữa. Qua trình bày trang trí và dấu tích còn lại, văn bia này có thể
khắc cùng với hai văn bia "Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật " tại động Hoa Nghiêm và
bia "Ngũ Uẩn sơn cổ tích Phật diệt lạc" tại động Vân Thông.
Bia “Vọng Giang Đài” và “Vọng Hải Đài”: Trên ngọn Thủy Sơn - Ngũ Hành
Sơn có hai địa điểm ở tầm cao để nhìn sông và nhìn biển. Điểm phía Tây nhìn sông gọi
là Vọng Giang Đài, điểm phía Đông nhìn biển gọi là Vọng Hải Đài.
Các ký tự cổ:
“Thủy Sơn”: kích cỡ (40cm x 40cm) chạm khắc rất sắc nét trên một tảng đá cao,
có mặt phẳng đứng, lối lên đường cấp gần đến chùa Tam Thai nhằm ghi địa danh ngọn
Thủy Sơn.
“Dương Hỏa Sơn”: kích cỡ (40cm x40cm) được khắc trên ngọn Hỏa Sơn (Hỏa
Sơn có 2 ngọn; Âm Hỏa Sơn và Dương Hỏa Sơn), chữ khắc rất sắc nét trên một vách
đá cao của đỉnh Dương Hỏa Sơn.
“Huyền Không động”, kích cỡ (30cm x30cm), sơn màu vàng, được khắc trên
cao, bên cạnh tượng Phật Thích Ca trong động Huyền Không.
“Động Thiên Phước Địa”, kích cỡ (40cm x40cm) được khắc trên đỉnh hang gió
Tây (cổng vào phía Tây của động Thiên Phước Địa).
“Vân Nguyệt Cốc”, và “Thiên Long cốc” có nghĩa là động để ngắm gió trăng và
động Rồng thiêng, kích cỡ (40cm x40cm) được khắc trên vách đá trong lòng động
Thiên Phươc Địa.
“Tàng Chơn động” kích cỡ (40cm x40cm) được khắc trên vách đá, phía tay trái
lối vào động Tàng Chơn.
“Vân Thông động”, kích cỡ (40cm x40cm) khắc bên trong lòng động Vân Thông
(lối lên trời).
Các văn bia cổ và các ký tự được nhà chùa và các vua quan nhà Nguyễn cho khắc
trên các vách đá tại thắng tích Ngũ Hành Sơn có giá trị nhất định về mặt lịch sử, qua
đó thấy được ý nghĩa tôn vinh vẽ đẹp danh thắng cũng như biểu thị sự sùng bái tín
ngưỡng đối với đạo Phật của người Việt từ các thế kỷ trước. [13]
6
Đặc điểm về tổ chức làng nghề đá Mỹ nghệ truyền thống:
Nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn),
Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước là làng nghề lâu đời nhất và nổi tiếng nhất Đà Nẵng.
Nghề chế tác đá ở vùng năm ngọn núi này được hình thành vào thế kỷ XVIII do
một nghệ nhân có tên là Huỳnh Bá Quát mang nghề từ Thanh Hóa vào. Ban đầu,
những người thợ đá bấy giờ chỉ khai thác đá tại chỗ dùng trong xây dựng và tạo ra một
số dụng cụ lao động đơn giản như: cối xay, cối giã, đá buộc neo thuyền, đá buộc chài
dụ cá… Sau đó, phát triển thêm các sản phẩm điêu khắc bia mộ, chế tác các tác phẩm
nghệ thuật trang trí tại các miếu thờ, lăng tẩm, cung đình… cho tới những sản phẩm
nghệ thuật trang trí có giá trị mỹ thuật cao.
Ngày trước, một người thợ giỏi trong làng là ông Huỳnh Bá Triêm đã từng ra
kinh đô Huế trang trí các lăng tẩm, cung đình. Ông đã học được cách làm bộ ấm chén
trà bằng đá cẩm thạch đỏ - sản phẩm được xem là độc đáo, tinh xảo nhất của nghề đá
mỹ nghệ Non Nước hồi đó. Nhưng nói về người đầu tiên dùng đá quý tạc tượng là phải
nhắc đến nghệ nhân Nguyễn Chất, ông đã tạo tác hai pho tượng thờ ở động Hoa
Nghiêm và động Tàng Chơn, đến nay vẫn ngày ngày được khách hành hương chiêm
ngưỡng. [8]
Sau ngày thống nhất đất nước, những người làm nghề điêu khắc đá tập hợp lại
thành lập HTX Đá mỹ nghệ Non Nước, hoạt động trong suốt thập niên 80 thế kỷ trước.
HTX lúc đó chỉ có 130 xã viên; trong đó thợ điêu khắc có 35 người, còn hầu hết là lao
động phổ thông. Nguyên liệu được khai thác tại chỗ, sản xuất theo kinh nghiệm truyền
thống. Sản phẩm mỹ nghệ lúc đó có kích thước nhỏ gọn, nghệ thuật điêu khắc độc đáo,
nhưng số lượng chưa nhiều, chủ yếu là hàng gia dụng và vật lưu niệm phục vụ cho du
khách trong nước và quốc tế mỗi khi tới Đà Nẵng.
Sản phẩm đá mỹ nghệ Non Nước giờ đây không chỉ có mặt khắp nơi trong nước
mà còn được đóng công-tai-nơ xuất ra thế giới, chủ yếu qua một số thương nhân nước
ngoài.
Nghệ nhân chế tác đá đã truyền nghề qua nhiều thế hệ con cháu của họ. Dần dần
nghề chế tác đá mỹ nghệ tại phường Hòa Hải đã trở thành nghề truyền thống. Nghề
vừa mang ý nghĩa kinh tế, tham gia xóa đói giảm nghèo, đồng thời cũng có ý nghĩa về
đời sống tinh thần, phản ánh bản sắc văn hóa truyền thống địa phương.
Đặc điểm về phát triển du lịch, dịch vụ
Từ lâu, khách du lịch khi tham quan Ngũ Hành Sơn hầu hết chỉ đến với ngọn
Thủy Sơn và tưởng như đã trọn vẹn chiêm ngưỡng toàn bích về một bức tranh non
nước hữu tình. Thực tế ngọn Thủy Sơn chỉ là một trong năm ngọn: Kim- Mộc- Thủy-
Hỏa- Thổ chỉ là ngọn tương đối ưu thế về vị trí giao thông, cảnh sắc phong phú, đa
dạng với các hang động, chùa chiền thâm nghiêm cổ kính. Thế nhưng, dấu ấn lịch sử,
7
văn hóa, du lịch chỉ dừng lại, cô đọng ở ngọn Thủy Sơn mà nó phân bổ đều khắp ở
năm ngọn núi và làm nên một Ngũ Hành Sơn với bao truyền thuyết được truyền tụng
muôn đời. Vì thế phát triển du lịch về phía Tây là định hướng đúng đắn, từng bước
giới thiệu với khách du lịch có cái nhìn tổng quát, toàn diện về Danh thắng Ngũ Hành
Sơn.
Khu du lịch phía Tây trong quần thể Ngũ Hành Sơn cách ngọn Thủy Sơn, làng đá
mỹ nghệ và bờ biển du lịch Non Nước khoảng 2km về phía đông, nằm trên trục đường
Đà Nẵng - Hội An. Hệ thống giao thông đến khu du lịch phía Tây rất dễ dàng, thuận
lợi, là gạch nối giữa các tours du lịch Ngũ Hành Sơn - bờ biển Non Nước - Hội An,
phía Tây Nam giáp sông Cổ Cò với đồng lúa, bãi bồi, làng mạc, môi trường khí hậu
trong lành, mát mẻ.
Phía Tây Ngũ Hành Sơn gồm có ngọn Hỏa Sơn, Thổ Sơn và Kim Sơn. Dưới
ngọn Kim Sơn là chùa Quan Thế Âm, đây là ngôi chùa xây dựng vào năm 1956 do
Hòa Thượng Thích Pháp Nhản khi phát hiện ra động quan Âm sau chùa. Trong động
có thạch nhũ tạo ra tượng Quan Âm hoàn chỉnh, cao lớn bằng người thật với tư thế an
nhiên, đứng trên mình con rồng uốn khúc. Tại đây, hàng năm tổ chức lễ hội Quan Thế
Âm truyền thống, mang đậm chất văn hóa dân gian và sắc màu tôn giáo tín ngưỡng.
Bên cạnh ngọn Kim Sơn là ngọn Hỏa Sơn- ngọn Hỏa Sơn gồm có Âm Hỏa Sơn
và Dương Hỏa Sơn. Ngọn Âm Hỏa Sơn nằm ở phía Đông, sườn núi có nhiều thớ đá
nằm nghiêng, cắt ra từng đoạn, cây cối mọc ở các kẻ đá và có một cái hang thông từ
sườn phía Nam ra sườn phía Bắc. Ngọn Dương Hỏa Sơn nằm ở phía Tây, dưới ngọn
núi này có chùa Linh Sơn được xây dựng vào năm 1964 , sau chùa có động Huyền Vi
được phát hiện vào thời Lê Cảnh Hưng. Đến năm 1825, vua Minh Mạng cho người
khắc tên lên vách đá ba chữ: Động Huyền Vi. Mãi đến năm 1960 , các thầy trù trì ở
đây khai phá lớp đá dày nơi cửa động. Động có nhiều tầng, nhiều ngóc ngách, tranh
tối, tranh sáng. Trong động có một hồ nước với hình tượng ông Lữ đi câu ngồi trên
ghềnh đá, nên gọi là hồ ông Lữ. Cuối ngọn Dương Hỏa Sơn về phía Tây lưng chừng
núi có một hang xuyên suốt từ sườn phía Bắc ra sườn phía Nam gọi là hang Phổ Đà
Sơn. Phong cảnh ở đây rất u tịch, trong hang có ngôi chùa nhỏ có tên là chùa Phổ Đà
Sơn. Đây là ngôi chùa của các sư nữ đầu tiên tại Ngũ Hành Sơn. Tương truyền rằng,
tại ngôi chùa này công chúa Ngọc Lan, em gái vua Minh Mạng sau khi thọ giới tại
chùa Tam thai đến ẩn tu tại ngôi chùa này.
Ngọn Hỏa Sơn ngoài chùa chiền, hang động còn có miếu Ông Chài được xây
dựng vào thời Gia Long (1802-1819). Đây là trạm thu thuế các tàu buôn qua lại trên
sông Cổ Cò giữa Hội An và Đà Nẵng. Theo thời gian, do phù sa bồi lấp đã làm mất vị
trí giao thông quan trọng này.
Thổ Sơn là ngọn ở phía Tây Bắc Ngũ Hành Sơn, vách đá dựng đứng và ít cây
cối. Điểm thấp nhất nằm ở sườn phái Tây, phía Đông có một cái hang sâu, khoảng
8
20m, lối vào rất hẹp, có một đường thông lên cao gọi là hang Bồ Đề, hay còn gọi là “
Địa đạo núi đá chồng”. Đây là địa đạo tự nhiên, nơi ẩn nấp và họat động bí mật của
các chiến sĩ cách mạng trong 2 thời kỳ kháng chiến và hiện nay trở thành là di tích
lịch sử tại danh thắng Ngũ Hành Sơn. Sườn núi phía Bắc ngọn Thổ Sơn là chùa Long
Hoa và chùa Huệ Quang, đây là các ngôi chùa xây dựng vào thập niên 90 trong khung
cảnh rất tĩnh lặng, hữu tình.
Khu du lịch phía Tây Ngũ Hành Sơn còn ẩn chứa nhiều di tích lịch sử, văn hóa
như: Đền thờ công chúa Ngọc Lan, đền thờ Huyền Trân Công Chúa, miếu ông Chài,
đình Khuê Bắc, bến ngự thuyền vua Minh Mạng trên sông Cổ Cò…Trong đấu hai
cuộc kháng chiến, khu du lịch phía Tây Ngũ Hành Sơn đầy ắp những di tích đấu tranh
cách mạng như: Địa đạo núi đá chồng, hang bà Tho, chùa cô Đáng (chùa Phổ Đà Sơn).
Đến với du lịch phía Tây Ngũ Hành Sơn, du khách không những đơn thuần
thưởng ngoạn cảnh trí chùa chiền, hang động mà còn chiêm bái đạo pháp, tham gia lễ
hội, tịnh dưỡng tâm trí.
Tất cả những yếu tố đó làm nên mảng du lịch phía Tây Ngũ Hành Sơn.
1.2. Tình hình tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa
di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn
1.2.1. Tổng quan về tình hình quy hoạch kiến trúc khu di tích văn hóa lịch sử
Ngũ Hành Sơn
Hình 1.1 Ngọn Thủy Sơn thuộc Khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn
Quận Ngũ Hành Sơn được xác định là đô thị lớn phía đông nam thành phố. Tuy
nhiên, việc triển khai các đồ án quy hoạch và đầu tư phát triển chưa tương xứng hiện
có nhiều dự án trên địa bàn quận chậm triển khai. Cụ thể như Công viên văn hóa - lịch
9
sử Ngũ Hành Sơn, Trung tâm giao lưu văn hóa hữu nghị Việt Nhật, Làng đại học Đà
Nẵng và hàng loạt các dự án du lịch ven biển. Dự án Công viên văn hóa - lịch sử Ngũ
Hành Sơn là dự án đầu tư trọng điểm của thành phố và có tác động đến phát triển dịch
vụ du lịch ở địa phương. Đây là vùng lõi trung tâm của đô thị quận Ngũ Hành Sơn.
Trên vệt đô thị này, điểm nhấn là khu danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn.
Nơi đây được quy hoạch để đầu tư phát triển Khu Công viên văn hóa - lịch sử
Ngũ Hành Sơn trên tổng diện tích tích gần 139ha. Việc phê duyệt quy hoạch và thiết
kế dự án đã trải qua 6 năm nhưng việc triển khai dự án vẫn cầm chừng, manh mún.
Năm 2014, thành phố đã bố trí vốn để thực hiện công tác giải tỏa đền bù và đầu
tư hoàn thành các tuyến đường giao thông như Sư Vạn Hạnh, Huyền Trân Công chúa,
Nguyễn Duy Trinh,... Năm 2015, thực hiện công tác đền bù giải tỏa nhưng chưa đáp
ứng yêu cầu thực tế nên nhiều hộ dân trong vùng dự án chưa được đền bù, nhà cửa
xuống cấp ảnh hưởng đến cuộc sống hiện nay. Dự án Làng đại học quy hoạch “treo”
gần 20 năm qua và các dự án tái định cư lân cận cũng “treo” tác động đến đời sống
nhân dân.
Trong vệt ven biển, nhiều dự án cũng chưa triển khai tạo ra những lát cắt không
gian đô thị ven biển. Đây là khu vực phát triển các khu nghỉ mát, biệt thự ven biển
đẳng cấp.
Tuy nhiên, hiện khu vực ven biển quận Ngũ Hành Sơn mới có khoảng 1/3 số dự
án đã được đầu tư xây dựng và khai thác. Những dự án khác “treo” dai dẳng nhiều
năm qua, kéo theo sức ỳ về phát triển đô thị ở khu vực này. Các dự án nạo vét khơi
thông sông Cổ Cò vẫn còn hoang sơ và chưa được đầu tư, khai thác tiềm năng du lịch.
Nhiều dự án bị chia cắt bởi chưa được khớp nối hạ tầng giao thông.
Mục tiêu quy hoạch xây dựng quận Ngũ Hành Sơn thành quận du lịch, đô thị
hiện đại có kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, không gian kiến trúc cảnh quan phù hợp
với môi trường sinh thái và điều kiện tự nhiên. Ngũ Hành Sơn có vùng lõi đô thị thể
hiện tính đặc trưng của địa phương là khu vực danh thắng Ngũ Hành Sơn.
1.2.2. Tình hình tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu di tích văn hóa
lịch sử Ngũ Hành Sơn
Các hoạt động chủ yếu trong khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn chủ yếu tập trung
xung quanh ngọn Thủy Sơn (một trong 5 ngọn núi cấu thành nên khu Danh thắng) nơi
có nhiều các công trình kiến trúc cổ mang đập nét phật Giáo như Chùa Tam Thai, chùa
Linh ứng, Động Huyền Không, Vọng Hải Đài, Cổng Tam Quan..vv…mặt khác không
gian kiến trúc cảnh quan khu Danh thắng được cấu thành bởi các công trình kiến trúc
cổ Phật giáo, các di tích Chăm, làng nghề Đá mỹ Nghệ truyền thống Non nước.
10
Hình 1.2 Chùa tam Thai, một trong 2 ngôi chùa được phong quốc tự ở Danh
thắng Ngũ Hành Sơn
Tổng thể quy hoạch khu danh thắng bị chia cắt do tuyến đường giao thông chính
kết nối thành phố Đà Nẵng và Quảng Nam làm cho khu vực phân thành 2 vùng rõ rệt
thể hiện ở mức độ thu hút du lịch, phát triển kinh tế. Vùng giáp biển gồm ngọn núi
Thủy Sơn (ngọn lớn nhất), Mộc Sơn đây là vùng phát triển mạnh về du lịch, kinh tế, hạ
tầng và phát triển làng nghề đá mỹ nghệ Non nước. Vùng giáp sông cổ Cò gồm các
ngọn núi Hỏa Sơn, Kim Sơn, Thổ Sơn là vùng ít phát triển hơn về mọi mặt, khu vực
này chỉ có ngọn Kim Sơn có chùa Quán Thế Âm điểm nhấn là lễ hội Quán Thế Âm
cấp quốc gia diễn ra hằng năm thu hút rất lớn khách thật phương và hạ tầng vùng này
cũng chưa được đầu tư đúng mức.
Hình 1.3 Đường Lê Văn Hiến (màu đỏ) chia cắt Danh thắng thành 2 khu vực
11
Một số công trình hình thành trong khu Danh thắng gây mất mỹ quan chưa đúng
với định hướng quy hoạch không gian kiến trúc văn hóa tâm linh.
Tháp thang máy nằm ở ngọn Thủy Sơn đoạn cổng số 2 lên Tổ Đình Linh Ứng
(H1.4), về mặt kiến trúc với khối kiến trúc hiện đại tương phản mạnh với cảnh quan tự
nhiên xung quanh gây mất thẩm mỹ. Hơn nữa nơi đây là khu di tích lịch sử danh lam
thắng cảnh mang đậm yếu tố tâm linh lại bố trí một công trình kiến trúc nhằm mục
đích di chuyển nhanh lên ngọn núi để chiêm ngưỡng vẽ đẹp thiên nhiên và đỡ tốn thời
gian du khách việc làm này không đúng với tính thiền trong phật giáo, các ngôi chùa
thường nằm trên núi cao được dẫn lên bằng nhiều tầng bậc cấp bằng đá để cho người
đến với nơi thanh tịnh này có được cảm giác chiêm nghiệm lại mình, khi mệt mỏi leo
lên từng bậc cấp cảm giác khi dừng nghỉ giữa chừng lại nhìn thấy từng cung bậc cảm
xúc, thấy từng khung cảnh thiên nhiên khác nhau, rồi khi đến với bậc cấp cuối cùng ta
nhìn thấy ngôi chùa cổ kính, tráng lệ âm thanh tiếng vọng của chuông chùa, tiếng tụng
niệm A Di đà Phật mang lại cho con người ta cảm giác thanh tịnh, thư thái, tâm hồn và
thiên nhiên hòa hợp, xua tan đi hết những phiền não đời thường...Đó mới chính là cảnh
giới mà các phật tử, du khách cần cảm nhận khi đến với khu văn hóa tâm linh này.
Hình 1.4 Tháp thang máy cạnh cổng số 2 ngọn Thủy Sơn
12
Cảnh quan tuyến phố kinh doanh hàng đá Mỹ Nghệ Non nước còn lộn xộn chưa
thể hiện được nét kiến trúc đặt trưng cho khu kinh doanh đặc thù. Nên chỉnh trang kiến
trúc cho các của hàng kinh doanh đá mỹ nghệ trên tuyến đường Huyền Trân Công
Chúa đồng nhất về kính thước bảng hiệu, cao tầng, chỉ giới của gian hàng trưng bày.
Hình 1.5 Tuyến phố kinh doanh hàng đá mỹ nghệ Non Nước
Bãi đổ xe trong khu danh thắng hiện được bố trí tại bãi động Âm Phủ xe ra vào
gây mất an toàn, ô nhiễm tiếng ồn gây ảnh đến môi trường tâm linh tại đây.
Hình 1.6 Bãi đậu xe du lịch trước động Âm Phủ
Giao thông trong khu Danh thắng chưa được quy hoạch đồng bộ, tuy hạ tầng
đường xá đã đầu tư khang trang xong các phương tiện xe tải, xe ben vẫn lưu thông trên
tuyến đường Huyền Trân Công Chúa gây mất mỹ quan, an toàn.
13
Hình 1.7 Đường Huyền Trân Công Chúa
Khu vực phía Bắc ngọn Thủy Sơn vẫn là bãi đất trống chưa được đầu tư phát
triển khu đất có địa hình lõm tại chân núi.
Hình 1.8 Phần đất trống tô đỏ phía Bắc ngọn Thủy Sơn
Ngọn Mộc Sơn và Thổ Sơn cần được bảo tồn để phát huy vai trò của “Kim -
Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ”. Những ngọn núi này đang ngày càng bị xâm hại, tác động
của khu dân cư. Các hộ dân hình thành ngày sát chân núi tác động trục tiếp và gây mất
an toàn khi thời tiết mưa bão, gió lốc. Năm 2011 đã xảy ra 2 vụ sạc lỡ tại chân núi
Mộc Sơn làm hư hại nhà cửa của các hộ dân sống cạnh chân núi. Riêng ngọn Thổ Sơn
dưới chân núi có di tích Chăm cổ đã được tu sửa, khai quật được rất nhiều hiện vật
khảo cổ có giá trị, hiện sát chân núi có các hộ dân sản xuất xây bột đá và sinh sống.
14
Hình 1.9 Ngọn Mộc Sơn bị xâm hại do trước đây người dân khai thác đá
Chùa Quán Thế Âm tại ngọn Kim Sơn nơi tổ chức lễ hội Quán Thế Âm hằng
năm (lễ hội cấp quốc gia) thu hút rất đông phật tử, khách thập phương xa gần về tham
dự chiêm bái diễn ra trong 3 ngày liên tiếp. Là lễ hội đặc sắc nhất của khu Danh thắng
mang đậm màu sắc Phật Giáo. Khuôn viên tổ chức lễ hội hằng năm diện tích còn nhỏ
chưa đáp ứng quy mô phát triển mở rộng của lễ hội.
Hình 1.10 Không gian lễ hội Quán Thế Âm
1.2.3. Tình hình trùng tu bảo tồn các giá trị văn hóa khu di tích văn hóa lịch
sử Ngũ Hành Sơn
Ngũ Hành Sơn là một không gian văn hóa đặc trưng của vùng văn hóa xứ Quảng.
Ở đây có những ngọn núi đá vôi là danh thắng nổi tiếng của cả nước. Núi Ngũ Hành
gốm có năm ngọn, đặt tên dựa trên sự tương ứng về phương vị theo thuyết Ngũ Hành:
Thủy, Mộc, Thổ, Kim, Hỏa. Đây còn là mảnh đất có bề dày lịch sử và văn hóa, có hai
15
di tích khảo cổ học Đình Khuê Bắc và Nam Thổ Sơn lần đầu tiên xác nhận ở Đà Nẵng
có dấu tích con người sinh sống vào thời tiền sử và phát triển liên tục từ văn hóa Sa
Huỳnh đến văn hóa Chămpa.
Các nhà nguyên cứu về văn hóa Ngũ Hành Sơn cũng đã tổ chức buổi tọa đàm
khoa học “Di sản Phật giáo Ngũ Hành Sơn" tại Thành phố Đà Nẵng đã nhận được
nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học chuyên môn về văn hóa, sử học, kiến trúc
văn học, tôn giáo, dân tộc học… làm rõ vị trí của trung tâm Phật giáo Ngũ Hành Sơn
trong tiến trình lịch sử Phật giáo Việt Nam, đánh giá đúng mức hệ thống các di sản
Phật giáo hiện còn và cần có những giải pháp hữu hiệu đối với việc bảo tồn và phát
huy các giá trị vốn có của trung tâm Phật giáo Ngũ Hành Sơn - mảnh đất mà các
vương triều nhà Nguyễn quan tâm kiến tạo ngày một quang rạng, xứng danh là “Nam
châu đệ nhất danh thắng”. Đồng thời, đã có nhiều nội dung trao đổi của các nhà nghiên
cứu với mong muốn xác định giá trị các bảo vật hiện còn, cần có sự quan tâm hơn nữa
nhằm thẩm định, lập hồ sơ để có hướng bảo vệ, trùng tu.
Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực di sản văn hóa gặp nhiều khó khăn bởi
nhiều nguyên nhân như: Cán bộ của Ban quản lý danh thắng chưa có chuyên môn sâu
về công tác bảo tồn, bảo tàng mặt khác Danh thắng nằm xen lẫn dưới chân các ngọn
núi là các chùa và khu dân cư sinh sống bằng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ lâu đời trong
phạm vi bảo vệ di tích Khu vực I và II; việc khai thác đá trong thời kỳ bao cấp kéo dài
đến năm 1990 đã phá vỡ nguyên trạng yếu tố gốc của di tích (đặc biệt tại động Âm
phủ); việc xây dựng trái phép, cơi nới thường xảy ra vào ban đêm của một số hộ dân
và chùa nên khó khăn trong công tác đảm bảo trật tự đô thị.
Hình 1.11 Hai trụ đá Chăm được phục dựng, tuy nhiên đã bị mài nhẵn bề mặt
làm mất đi yếu tố gốc của hiện vật
16
Trên thực tế các đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố Đà Nẵng đã rà soát đánh
giá hiện trạng xâm hại, xuống cấp khu danh thắng đề ra các giải pháp trùng tu bảo tồn,
xong vẫn chưa mang lại hiệu quả thiết thực còn nhiều bất cập.
1.3. Kinh nghiệm tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn
hóa di tích văn hóa lịch sử trong nƣớc và ngoài nƣớc
1.3.1. Các giải pháp đề xuất tổ chức các không gian kiến trúc và bảo tồn các
giá trị văn hóa di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn
Bảo tồn, trùng tu Quần thể kiến trúc cung đình tại cố đô Huế
Quần thể kiến trúc cung đình tại cố đô Huế là di sản văn hóa đầu tiên của Việt
Nam được UNESCO vinh danh từ năm 1993. Cho đến nay, sau 24 năm được công
nhận đã có một sự thay đổi rất lớn đối với diện mạo khu di sản này. Toàn bộ khu di
sản dường như đang được hồi sinh mạnh mẽ, rất nhiều công trình kiến trúc trong
Hoàng cung, Kinh thành, các khu lăng tẩm hoàng gia, đàn miếu, chùa quán… đã được
trùng tu phục hồi; hệ thống hạ tầng và cảnh quan được đầu tư tôn tạo. Cố đô Huế ngày
càng thêm xanh, thêm đẹp và trở thành một điểm đến không thể bỏ qua trên Con
đường Di sản miền Trung đối với du khách trong nước và quốc tế.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, quần thể di tích kiến trúc Huế bị
tàn phá vô cùng nặng nề. Các trận chiến ác liệt năm 1947, mùa Xuân năm 68… đã phá
hủy hàng loạt công trình; điện Cần Chánh và hàng loạt cung điện trong Tử Cấm Thành
bị thiêu rụi; Trấn Bình Đài bị quân Pháp và sau đó là quân đội Sài Gòn biến thành khu
vực quân sự mà hậu quả vẫn còn đến bây giờ; khu vực Văn – Võ Miếu, Miếu Lịch Đại
Đế Vương, Miếu Lê Thánh Tông, đàn Nam Giao… bị triệt phá, hủy hoại; những khu
vực lăng tẩm, hoặc nằm trong khu vực tranh chấp, hoặc là rơi vào khu vực thiếu an
ninh nên bị huỷ hoại hoặc lãng quên trong bom đạn. Thêm vào đó, các thiên tai tàn
khốc, như trận lũ năm 1953, trận bão năm 1985, trận lụt lịch sử năm 1999… đã tiếp
tục tấn công và huỷ diệt các di tích…
Sau chiến tranh, toàn bộ khu vực Tử Cấm Thành gần như bị xoá sổ. Khu vực
Hoàng Thành chỉ còn lại 62 công trình so với 136 công trình kiến trúc nguyên thuỷ (số
liệu do Nguyễn Bá Lăng thống kê trong bài Danh sách cung điện trong Đại Nội Huế).
Khu vực Kinh thành còn 97 công trình trong tình trạng hư hỏng nặng. Lăng Gia Long
còn 10/15 công trình, lăng Minh Mạng còn 28/35 công trình, lăng Thiệu Trị còn 16/25
công trình, lăng Tự Đức còn 16/20 công trình, lăng Khải Định còn 16/20 công trình,
khu vực Văn Miếu còn 11/15 công trình… Toàn bộ quần thể di tích cố đô Huế sau
chiến tranh còn khoảng 300 công trình lớn nhỏ bao gồm: Thành quách, cung điện, đền
miếu, lầu gác, lăng mộ, cầu cống, đình tạ… hầu hết đều bị hư hỏng ở những mức độ
khác nhau, hoặc bị dột nát, nứt vỡ bờ nóc, bờ quyết, các cấu kiện chịu lực mục ruỗng,
nhiều công trình hư hỏng nghiêm trọng, có nguy cơ đổ sụp vào bất kỳ lúc nào. 42 ha
17
tường thành bị cây cỏ xâm thực, 100.000m2 ao hồ cần được nạo vét, 33 cầu cống và
20km đường đi trong các di tích bị hư hại nặng cần phải tu sửa cấp thiết.
Hình 1.12 Kinh thành Huế
Các hoạt động trùng tu, bảo tồn tại cố đô Huế:
Hầu hết các di tích đều được bảo quản, bằng các biện pháp chống dột, chống sập,
chống mối mọt, chống cây cỏ xâm thực, gia cố và thay thế các bộ phận bị lão hóa . . .
nhờ vậy mà trong điều kiện thiên tai khắc nghiệt xảy ra liên tiếp, các di tích vẫn được
bảo tồn và kéo dài tuổi thọ.
Đã có khoảng 170 công trình di tích lớn nhỏ đã được đầu tư trùng tu, bảo tồn,
trong đó tiêu biểu là: Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Hiển Lâm Các, cụm di tích Thế Miếu,
cung Diên Thọ, Duyệt Thị Đường, cung Trường Sanh, hệ thống Trường lang (Tử Cấm
Thành), vườn Thiệu Phương, Thái Bình Lâu, lầu Tứ Phương Vô Sự, Đông-Tây Khuyết
Đài, điện Long An, cung An Định, tổng thể đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc, tổng thể lăng
Gia Long, Minh Lâu, Điện Sùng Ân, Hữu Tùng Tự, Bi đình, Hiển Đức Môn (lăng
Minh Mạng), Điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Điện, Xung Khiêm
Tạ, Dũ Khiêm Tạ, Bửu thành (lăng Tự Đức), Thiên Định Cung, Bi Đình (lăng Khải
định), Chùa Thiên Mụ, Cung An Định, 10 cổng Kinh Thành và Quan Tượng Đài, sông
Ngự Hà… Hiện nay, lăng Gia Long, lăng Đồng Khánh, lăng Thiệu Trị và lăng Tự Đức
cũng đang được triển khai trùng tu nhiều hạng mục.
Cơ sở hạ tầng các khu di tích như: Hệ thống đường, điện chiếu sáng khu vực Đại
Nội, Quảng trường Ngọ Môn – Kỳ Đài, điện đường đến các lăng Gia Long, Minh
Mạng, Tự Đức, Khải Định, Đồng Khánh… đã được đầu tư, nâng cấp. Hệ thống sân
vườn các di tích Hưng Miếu, Thế Miếu, cung Diên Thọ, Cung Trường Sanh, vườn Cơ
Hạ, vườn Thiệu Phương, cung An Định, hệ thống phòng chống hỏa, chống sét, hệ
18
thống nhà vệ sinh trong di tích đã cơ bản được tu bổ hoàn nguyên hoặc xây dựng hoàn
thiện.
Trong 15 năm (1996-2010), lĩnh vực trùng tu và tôn tạo di tích Cố đô Huế đã
được đầu tư khoảng 586 tỷ đồng, nhưng chỉ trong 5 năm 2011-2015, ngân sách dành
cho tu bổ đã đạt xấp xỉ 600 tỷ đồng. Có thể nói đó là những nỗ lực rất lớn của nhà
nước ta và cả cộng đồng xã hội, trong đó có sự hỗ trợ không nhỏ của bạn bè quốc tế.
Điều quan trọng là các di tích đã được tu bổ đảm bảo các nguyên tắc khoa học về bảo
tồn của quốc gia và thỏa mãn các điều luật của Hiến chương – Công ước quốc tế về
bảo tồn di sản mà Chính phủ ta đã công nhận và tham gia, được các nhà khoa học
trong nước và quốc tế đánh giá cao. Cũng chính qua thực tiễn của công cuộc bảo tồn
tôn tạo di tích Huế mà đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên của Trung tâm đã tích luỹ được
nhiều kinh nghiệm quý báu và phong phú, đặc biệt đã nắm vững cả 2 mặt cốt yếu của
phương pháp trùng tu khoa học: Đó là phương pháp luận khoa học và kỹ năng thực
hiện, vì vậy các hoạt động trùng tu đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực.
Công cuộc trùng tu bảo tồn di sản Huế không chỉ là việc hồi sinh các giá trị di
sản văn hóa mà còn góp phần quan trọng vào chỉnh trang đô thị, phục hưng sức sống
mãnh liệt của các giá trị truyền thống, khiến cố đô Huế thực sự trở thành một điểm đến
không thể bỏ qua trên Con đường Di sản miền Trung. [15]
ảo tồn di sản văn hóa Hội n
Với đặc thù là di sản có người ở, cùng những khó khăn về nguồn kinh phí cũng
như yếu tố chuyên môn và các quy định chặt chẽ về bảo vệ di tích, khiến Hội An phải
tìm mọi giải pháp linh động, nhằm trùng tu, sửa chữa các nhà cổ Hội An.
Hình 1.13 Chùa Cầu – Hội An
19
Thống kê từ Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, hiện toàn thành
phố có 1.429 di tích các loại, riêng khu vực phố cổ gồm 1.130 di tích, chủ yếu các
công trình kiến trúc nghệ thuật và nhà ở. Các di tích - tùy vào xếp loại và vị trí - có
mức hỗ trợ kinh phí trùng tu cao thấp khác nhau, trong đó, cao nhất là hỗ trợ 75 đối
với nhà loại đặc biệt trong kiệt hẻm, còn ở mặt tiền là 60 ; thấp nhất là mức hỗ trợ
45 đối với nhà loại 4 trong kiệt, hẻm và 40 cho nhà mặt tiền. Những gia đình
không đủ tiền, thành phố sẽ cho vay không tính lãi, trường hợp chủ nhà vẫn không đủ
sức, Nhà nước sẽ hỗ trợ đầu tư 100 nhưng sau khi sửa xong sẽ cho thuê lấy tiền hoàn
trả đến lúc đủ thì bàn giao lại nhà cho dân.
Đặc biệt ngày 27.7.2010, UBND thành phố Hội An đã ban hành Quyết định số
17 (17/2010/QĐ-UBND) về “Cơ chế hỗ trợ kinh phí đầu tư tu bổ các di tích trên địa
bàn thành phố nằm ngoài khu vực phố cổ”, với đối tượng hưởng lợi là các di tích ở bên
ngoài phố cổ thuộc danh mục bảo vệ của UBND thành phố Hội An. Theo đó, mức hỗ
trợ đối với di tích thuộc sở hữu nhà nước là 100 và di tích thuộc sở hữu tư nhân, tập
thể là 30 - 60 . Với những cơ chế này, hầu như các di tích xuống cấp nặng trong và
ngoài phố cổ đều được đưa vào danh mục tu bổ. Hiện tại, mỗi năm có khoảng 10 di
tích được lập dự án đưa vào danh sách tu bổ. Riêng năm 2016 có 18 di tích trên địa
bàn được tiến hành trùng tu với tổng số vốn hơn 10 tỷ đồng.
Hình 1.14 Một góc tuyến đường ven sông Hội An
Ngay từ đầu thành phố đã xác định bảo tồn phố cổ Hội An chính là bảo tồn phần
xác và phần hồn. Trong đó, phần xác chính là các công trình của khu phố cổ, nên việc
trùng tu, tôn tạo chống xuống cấp luôn được chú trọng để thúc đấy phát huy giá trị di
tích. Cùng với đó, việc phục hồi các giá trị văn hóa phi vật thể cũng góp phần làm cho
phố ngày càng đẹp hơn, hấp dẫn hơn. “Công tác bảo tồn không chỉ tập trung vào
20
những công trình kiến trúc nhà cổ mà còn là các dự án về hạ tầng và chống sạt lở phố
cổ… Điều này đã giúp làm cho phố cổ vững chắc và đẹp hơn, tỷ lệ nhà có nguy cơ sụp
đổ giảm hẳn. Ngoài ra, các giá trị văn hóa phi vật thể cũng được phục hồi gìn giữ tốt
như nếp sống hiền hòa mến khách của người dân hay các trò chơi dân gian như hô bài
chòi, múa tứ linh, múa sắc bùa…”
Với đặc điểm là di sản có người ở, vấn đề vừa đảm bảo tính nguyên gốc của di
tích, vừa đáp ứng nhu cầu sinh sống, làm ăn của người dân là rất khó giải quyết. Một
cách làm “táo bạo” của Hội An là “lách” một số quy định để giải quyết hài hòa các
mục tiêu trên. Theo các Nghị định 70 (70/2012/NĐ-CP) và Nghị định 15
(15/2013/NĐ-CP) của Chính phủ, quy định về thẩm quyền, thủ tục lập, thẩm định phê
duyệt chủ trương lập dự án tu bổ di tích quốc gia đặc biệt và di tích cấp quốc gia phải
có ý kiến từ các bộ ngành trung ương, thì những di tích nhà ở trong phố cổ muốn sửa
chữa dù nhỏ đều phải ra Hà Nội xin phép Bộ VH-TT DL và cơ quan chuyên môn
trực thuộc Bộ Xây dựng thẩm tra thiết kế trước khi tiến hành tu bổ. Quy định này đã
gây nhiều khó khăn cho các hộ dân phố cổ khi muốn sửa chữa ngôi nhà của mình, vì di
tích quốc gia đặc biệt phố cổ là sự cấu thành của nhiều hạng mục nhà cổ. Do vậy,
thành phố đã linh động để cấp phép sửa chữa nhà cho người dân. Bình quân mỗi năm
có hơn 200 lượt đơn xin sửa chữa nhà của các hộ dân trong phố cổ, nếu đúng theo quy
định của Nghị định thì không thể giải quyết được, nên Hội An đã linh động xử lý
những nhu cầu cấp thiết cho dân. Quá trình tu bổ phải theo đúng nguyên tắc và quy
định. Bằng những cách làm trên, đến nay hầu hết di tích trong và ngoài phố cổ đã được
quản lý tốt, tình trạng xuống cấp nặng không còn. Riêng năm 2016, đã có 242 trường
hợp di tích trong khu phố cổ được cấp phép tu bổ, chủ yếu là nhà tư nhân và tập thể, từ
sự linh động này.
Tuy vậy, quá trình quản lý bảo tồn di sản văn hóa tại thành phố Hội An vẫn còn
những vướng mắc, hạn chế cần điều chỉnh. Đặc biệt là cơ chế hỗ trợ kinh phí tu bổ cho
các chủ di tích khu vực phố cổ. Cơ chế quy định chỉ hỗ trợ hệ mái ngói âm dương đối
với các ngôi nhà không được xếp hạng trong phố cổ là chưa phù hợp, khiến dân khó
tiếp cận được. “Chỉ hỗ trợ ít kinh phí sửa chữa mái ngói, trong khi việc tu bổ thường
phát sinh nhiều vấn đề tốn kém, chưa nói thủ tục chờ đợi rất lâu”. Việc hỗ trợ kinh phí
tu bổ đều tuân thủ theo quy chế cụ thể, kể cả quy định chỉ hỗ trợ cho những ngôi nhà
chủ sở hữu mang tính truyền thống (không phải qua mua bán) nhằm bảo tồn yếu tố văn
hóa phi vật thể bên trong ngôi nhà. Những di tích nào mà toàn bộ hoặc hoặc 2/3 chi
phí Nhà nước bỏ ra trùng tu thì Nhà nước phải làm chủ đầu tư, còn lại các di tích thuộc
loại 3, loại 4 thì dân làm chủ đầu tư.
Mỗi năm UBND thành phố Hội An chi khoảng 6 - 10 tỷ đồng từ nguồn thu bán
vé tham quan để tu bổ di tích. Du lịch đã thực sự tạo nguồn lực quan trọng cho công
21
tác bảo tồn di sản Hội An khi mà nguồn vốn hỗ trợ từ tỉnh và trung ương cho di tích
ngày càng eo hẹp.
Theo tính toán của Trung tâm VHTT Hội An, trong vài năm trở lại đây tiền thu
từ bán vé tham quan phố cổ mỗi năm đạt khoảng 100 tỷ đồng, riêng năm 2016 ước đạt
150 tỷ đồng. Sau khi để lại 30 chi cho hoạt động, 70 tiền bán vé được nộp ngân
sách thành phố để đầu tư lại cho phố cổ như trùng tu di tích, bảo tồn văn hóa phi vật
thể, đầu tư hạ tầng, phòng cháy chữa cháy… Riêng công tác tu bổ di tích, thống kê từ
năm 1999 đến nay, khoảng 80 tỷ đồng từ nguồn bán vé tham quan đã được chi cho các
hoạt động bảo tồn di tích trong và ngoài phố cổ, đây là số tiền rất lớn, nhiều ý nghĩa,
không phải địa phương nào cũng làm được, nhất là trong tình hình nguồn vốn hỗ trợ
của tỉnh và trung ương dành cho công tác bảo tồn di tích eo hẹp như hiện nay.
Nhiều năm qua thành phố Hội An luôn xác định bảo tồn di sản phải gắn với phát
triển du lịch bền vững. Vì vậy, trong công tác nghiên cứu, quản lý, tu bổ di sản văn
hóa đều gắn với mục tiêu này, xem đây là mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, trong đó
hiệu quả từ việc tu bổ di tích mang lại không chỉ giúp các di tích an toàn hơn mà còn
tạo điều kiện để phát huy giá trị di sản, phục vụ phát triển du lịch dịch vụ. Đến nay,
thương hiệu du lịch Hội An ngày càng được khẳng định vững chắc trong và ngoài
nước, những năm gần đây mỗi năm đều đón cả triệu lượt khách tham quan, lưu trú, ngỉ
dưỡng. Riêng năm nay, tính đến tháng 11 đã có gần 1,6 triệu lượt khách tham quan du
lịch đến với đô thị cổ Hội An tăng 34 so với cùng kỳ.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa luôn là nhiệm vụ trọng tâm của thành phố
nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội bền vững, góp phần nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần nhân dân, do đó, công tác này luôn được đặt lên hàng đầu
trong các kế hoạch phát triển của Hội An. “Những năm qua, thành phố đã huy động
được nhiều nguồn lực khác nhau, từ sự hỗ trợ giúp đỡ, phối hợp, cộng tác của các cấp
các ngành ở trung ương đến địa phương; của các tổ chức cá nhân trong và ngoài thành
phố. Đặc biệt, là sự đồng lòng chung tay của toàn thể cộng đồng dân cư nên đã bảo tồn
và phát huy đúng hướng giá trị của di sản, qua đó tạo nguồn lực và động lực giúp di
sản được gìn giữ tốt hơn, góp phần hướng đến xây dựng thành công thành phố sinh
thái - văn hóa - du lịch”
Có thể thấy, việc UBND tỉnh Quảng Nam đồng ý cho thành phố Hội An giữ lại
70 số tiền thu từ bán vé dành cho công tác bảo tồn trùng tu di sản là một thuận lợi
lớn. Đây cũng chính là quan điểm xuyên suốt của thành phố Hội An khi gắn kết giữa
bảo tồn và phát triển, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và dân, từ đó thúc đẩy sự gắn bó
và ủng hộ của người dân ngày càng mạnh mẽ hơn. Thành công của công tác bảo tồn di
sản tại đô thị cổ Hội An chính là sự kết hợp của 3 yếu tố, gồm: nhà quản lý (chính
quyền); sự tham gia ủng hộ mạnh mẽ của cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học; và
sự ủng hộ của cộng đồng dân cư, những chủ di sản”. 16
22
Kinh nghiệm của Hàn Quốc: Xây dựng thương hiệu qua di sản quốc gia
Hàn Quốc luôn nhận thức được tầm quan trọng của các di sản trên đất nước mình
và không ngừng nỗ lực bảo vệ, nâng cao nhận thức về giá trị các di sản này. Mỗi di
sản đều được Chính phủ xác định là tài sản và báu vật của quốc gia và địa phương.
Chính phủ Hàn Quốc hiện đã và đang rất nỗ lực nâng cao vị thế và hình ảnh của Hàn
Quốc như một phần của “Sáng kiến Xây dựng Thương hiệu Quốc gia” thông qua việc
phát huy các di sản vật thể và phi vật thể.
Hình 1.15 Cung Gyeongbok – Hàn Quốc
Du khách đến với Hàn quốc đều được giới thiệu về giá trị kiến trúc của Cung
Gyeongbok – niềm tự hào của kiến trúc cung điện phương Đông; di sản những phản
gỗ Tripitaka Koreana (dùng để in kinh Phật) và Janggyeongpanjeon (một địa danh cổ
xưa lưu giữ những tấm phản gỗ này), đền Haeinsa, tạ đình Gyeongsangnam-do, miếu
thờ Jongmyo và Cung Changdeokgung ở Seoul, pháo đài Hwaseong tại Suwon; Di sản
phi vật thể như món Kim chi, hồng sâm, linh chi…tất cả đều được thế giới biết đến.
Chính phủ Hàn quốc luôn tổ chức định kỳ các sự kiện ở từng địa phương nhằm
xúc tiến chương trình nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp xã hội, tạo điều kiện cho
toàn dân hiểu về giá trị của đất nước mình để người dân thấm nhuần những gì mình
đang có, tôn vinh và nghiêm khắc trong ứng xử với di sản của quốc gia. Chính quyền
địa phương luôn tổ chức các cuộc thi sáng tác, thi viết phóng sự các hoạt động liên
quan đến công tác bảo tồn di sản... Cùng với các cuộc thi này, nhiều hoạt động thực tế
cũng như các bài giảng, đào tạo được đưa đến thanh niên, giúp cho họ hiểu được sự
tuyệt vời và tầm quan trọng của di sản vật thể và phi vật thể của quốc gia và từ đó có ý
thức tuyên truyền cho cộng đồng quốc tế. Hầu như bất kỳ đại sứ quán nào của Hàn
quốc trên thế giới cũng mang đậm tinh thần “Hàn quốc và di sản Hàn quốc”. [14]
23
Kinh nghiệm của Ấn Độ - bước đầu thành công
Hình 1.16 Đền Swaminarayan - Ấn Độ
Chính phủ Ấn Độ rất quan tâm đến việc nhận diện các di sản tồn tại dưới nhiều
dạng thức vật thể và phi vật thể vì coi tất cả đều có giá trị lớn của quốc gia. Nhận thức
được các di sản sẽ mất đi ý nghĩa và sự truyền đạt thông tin cho các thế hệ tương lai
một khi bị hư hại bởi tác động của thiên tai cũng như hoạt động của con người, vì vậy
Chính phủ coi việc bảo tồn di sản phải có hành động nghiêm túc và đã lập nên nhiều
chiến lược cụ thể, dành kinh phí đáng kể cho quá trình này.
Với nỗ lực để New Delhi được công nhận là Thành phố Di sản Thế giới của
UNESCO, Chính phủ Ấn Độ đã tiến hành không biết bao nhiêu chương trình và chiến
dịch thúc đẩy xây con đường di sản kết nối hơn 30 di tích lịch sử tại thành phố Thủ đô
này với nhau. Bên cạnh đó, việc xây dựng các tuyến phố đi bộ, tuyến phố dành cho
những đặc sản địa phương được đặc biệt chú trọng. Đây cũng là nỗ lực đầu tiên của
Ấn Độ nhằm giúp New Delhi đủ điều kiện để được trao tặng danh hiệu Thành phố Di
sản Thế giới của UNESCO. Con đường Di sản Dehli sẽ kết nối ít nhất 30 di tích lịch
sử lớn nhỏ trong thành phố với nhau, nhằm đưa New Delhi vào danh sách 200 thành
phố di sản thế giới trong nỗ lực bảo tồn thành phố 1.000 năm tuổi có bề dày về văn
hóa và lịch sử này của Chính phủ Ấn Độ. [14]
Kinh nghiệm đau xót từ nước Ý: Mất di sản do quá phụ thuộc vào kinh tế
Pompeii, thành phố từng bị chôn vùi trong trận phun trào của núi lửa Vesuvius
vào năm 79 sau Công nguyên, hiện là một trong những điểm thu hút khách du lịch
nhiều nhất thế giới, khoảng 3 triệu lượt khách mỗi năm. Tuy nhiên trong năm 2010,
24
một số bức tường cổ cùng một ngôi nhà cổ từng được các võ sĩ giác đấu sử dụng tại
Pompeii đã đổ sập. Mưa lớn được cho là nguyên nhân tàn phá các kiến trúc hơn 2.000
năm tuổi này. Nhưng nguyên nhân sâu sa làm dấy lên tranh cãi về việc bảo tồn các di
sản ở nước này là gì?. Và đây cũng là bài học đáng để nhiều nước trên thế giới lưu
tâm.
Hình 1.17 Thành Phố Pompeii - Ý
Theo Cựu lãnh đạo khu Pompeii, việc bảo tồn không được Chính phủ thực hiện
hợp lý. Việc cắt giảm mạnh tay nguồn ngân sách từ 9,2 tỉ USD xuống còn 6,6 tỉ USD
làm giảm việc giữ gìn, bảo tồn khu di tích. Ông Maurizio Quagliuolo - Tổ chức Herity
cũng khẳng định “vấn đề là chính phủ không hiểu rằng bảo tồn di sản văn hóa không
nên được xem là một điều xa xỉ trong thời buổi khủng hoảng tài chính, mà phải là một
phần cơ bản của sự hồi phục kinh tế”.
Các khu di tích ở Ý góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế
địa phương, mang lại doanh thu hỗ trợ các dịch vụ của nhà hàng, khách sạn, du lịch,
giao thông...Vậy mà chính phủ Ý đã có lúc xem nhẹ và để cho những di tích ấy phụ
thuộc nhiều vào nền kinh tế nước nhà. [14]
Kinh nghiệm Trung Quốc – lỗ lớn trong nỗ lực đi tìm danh hiệu Di sản Thế
giới
Năm 1985 Trung Quốc mới chính thức gia nhập Công ước di sản thế giới, nhưng
đến nay đã có 40 di sản thế giới, chỉ đứng sau Ý và Tây Ban Nha. Hiện Trung Quốc có
khoảng 200 hồ sơ xin UNESCO công nhận di sản thế giới. Sau khi được công nhận di
sản thế giới, hầu hết các địa phương đều tăng giá vé vào tham quan, nguồn thu từ vé
tăng lên chóng mặt, chiếm 80-90% thu nhập của các khu di sản. Thành phố cổ Bình
25
Dao, tỉnh Sơn Tây, sau khi được công nhận di sản văn hóa thế giới, năm 1998 nguồn
thu từ vé tham quan của thành phố cổ từ 180.000 NDT vọt lên 5 triệu NDT, tăng gấp
30 lần.
Hình 1.18 Tượng đất sét trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Những con số này đã khiến các địa phương thi nhau xin công nhận di sản thế giới
và thay vào đó là những khoản đầu tư lớn và thời gian chờ đợi quá lâu. Đầu tư lỗ là
điều các địa phương không lường trước khi lập hồ sơ xin công nhận di sản thế giới.
Trường hợp Ngũ Đài Sơn, tỉnh Sơn Tây, sau khi được công nhận di sản đã tụt giảm
hơn 200 triệu NDT doanh thu từ du lịch năm 2008 so với năm 2006. Năm 2007, Lệ
Ba, tỉnh Quý Châu, được công nhận di sản thiên nhiên thế giới sau 12 năm nỗ lực,
nhưng cái giá phải trả quá đắt: nợ đến 200 triệu NDT. Tương tự, kiến trúc Điêu Lâu ở
Quảng Châu được công nhận vào năm 2007, nay chính quyền đang đau đầu về chi phí
hàng trăm triệu NDT để bảo tồn. [14]
Bảo tồn di sản ở Venice:
Thành phố cổ kính 1500 năm tuổi Venice mang trong lòng một gia tài đồ sộ các
công trình kiến trúc: khoảng 120 nhà thờ, hơn 60 tu viện (theo nhiều phong cách:
Thiên chúa giáo, Byzantine, Roman, Gothic, Phục hưng với phong cách chiết trung,
baroc hoặc roccoco), hơn 100 tháp chuông và 40 cung điện được xây dựng trải dài
nhiều thế kỷ. Kiến trúc ở Venice là sự pha trộn phong cách của các dòng kiến trúc
chính thống châu Âu và phong cách Byzantine, xen lẫn các ảnh hưởng mang hơi
hướng Ả Rập dưới tác động của khí hậu Địa Trung Hải…hình thành phong cách kiến
trúc gọi là Venetian style với đặc trưng là các vòm hình lưỡi mác đậm chất Gothic, các
chi tiết trang trí mang phong cách Byzantine và Ả Rập. Kiến trúc Venetian đã gây bất
ngờ cho nhiều KTS khi đặt chân đến đây.
26
Hình 1.19 Venice nhìn từ trên cao
Bộ sưu tập các công trình di sản nằm dọc hai bên bờ Canal Grande (kênh lớn) hết
sức đồ sộ, mỗi công trình mang một vẻ độc đáo riêng. Ánh nắng chói chang, nước biển
lấp lánh cùng vô vàn công trình kiến trúc làm nên cảnh tượng hấp dẫn dọc từng con
phố dòng kênh.
Hình 1.20 Cầu đá Rialto
Những chiếc cầu cũng là đặc sản của thành phố. Người ta thường nhắc đến
những cây cầu nổi tiếng bắc ngang Canal Grande như cầu đá Rialto cầu gỗ Academia,
27
nhưng ít ai biết Venice còn một chiếc cầu đặc biệt bằng kính và thép của KTS Santia-
go Calatrava nằm giữa quảng trường Roma và ga tàu điện Santa Lucia.
Do Venice nằm trong một vịnh kín (đầm phá), nền đất khá yếu, từ ngàn năm nay,
người ta xây công trình trên cọc gỗ (của cây tổng quán sùi hoặc thông rụng lá của
Nga) đóng xuống bùn san sát nhau. Do ngâm trong môi trường nước biển, hầu hết cọc
gỗ vẫn làm việc tốt sau hàng trăm năm. Công trình ở đây hầu hết xây bằng gạch đất
nung hoặc bằng đá, lợp ngói ống. Quần thể Kiến trúc Venice đều có tuổi đời vài trăm
năm.
Điểm độc đáo nhất của Venice chính là một đô thị thời hiện đại mà không ô tô,
xe máy. Giao thông trong thành phố dựa hoàn toàn vào hệ thống đường thủy gồm các
kênh đào, với xương sống là Kênh Lớn (Canal Grande) xuyên suốt thành phố: “đại lộ”
độc đáo dài 3,5km này được phủ kín hai bên mình những nhà thờ, khách sạn, quảng
trường, các điểm tham quan chính của Venice. “Đại lộ” nước này là nơi chứng kiến tất
cả những hoạt động của Venice từ buôn bán, lễ hội đến đám cưới, đám tang. Khoảng
150 con kênh đào và khoảng 400 cây cầu biến không gian đô thị ở đây trở nên lãng
mạn và độc đáo hiếm có.
Hình 1.21 Giao thông đường thủy chủ yếu qua những con kênh nhỏ thơ mộng
Phương tiện giao thông nội đô gồm có phà (water bus), ca nô (taxi), thuyền chèo
cá nhân (gondola). Giao thông đối ngoại có tàu điện, hai sân bay quốc tế và đường bộ
đến cửa ngõ thành phố. Tuy nhiên, hầu hết người dân và du khách ưa thích đi bộ trong
các con hẻm nhỏ thay vì dùng các phương tiện giao thông công cộng.
Đây là yếu tố quan trọng góp phần gìn giữ môi trường cảnh quan tạo điều kiện
tốt cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc thông qua phát triển du lịch.
Thành phố có hàng trăm quảng trường, do không có xe cộ qua lại, người dân có
thể tự do thưởng ngoạn mà không cần bận tâm đến giao thông. Quảng trường thường
28
gắn liền tượng đài và nhà thờ hoặc tu viện cùng tháp chuông, khiến không gian đô thị
liên tục thay đổi, hấp dẫn ở mọi góc nhìn. Đẹp nhất và nổi tiếng nhất là quảng trường
San Marco, một mặt quay ra biển, phần còn lại được bao bọc bởi các kiến trúc di sản
và lúc nào cũng đầy ắp chim bồ câu. Nói về quảng trường San Marco, Napoléon cho
rằng đó là “căn phòng khách thanh lịch nhất Châu Âu” (nguyên văn: “le plus élégant
salon d’Europe”).
Có thể nói hệ thống kênh đào, những chiếc cầu, những quảng trường, nhà thờ và
tu viện, tháp chuông chính là các thành tố cấu trúc nên không gian đô thị độc đáo của
Venice. Công tác bảo tồn đi đôi với phát triển du lịch.
Hình 1.22 Nhà thờ Santa Maria della Salute, một kiệt tác kiến trúc Baroc bên dòng
Kênh lớn
Venice được nguyên vẹn như ngày nay là nhờ những nỗ lực tột bậc của Chính
phủ Italia, người dân ở đây và cả cộng đồng quốc tế, điều này có thể ghi nhận qua
chính sách quản lý xây dựng rất hiệu quả. Mỗi ngôi nhà là một di sản và dường như
chứa đựng cả một pho truyện cổ tích về lịch sử và gốc gác của nó. Nhà giáp với kênh
đào luôn có một cửa chính mở trực tiếp ra mặt nước. Những ngôi nhà nhìn bề ngoài
sứt sẹo, mốc meo và hầu như không thay đổi qua thời gian, nhưng nội thất thì lại tiện
nghi sang trọng, đáp ứng yêu cầu cuộc sống hiện đại. Không có nhà nhiều tầng và cao
tầng, biển quảng cáo cũng không hề xuất hiện và cũng không có kiến trúc mới xây
chen. Một điểm rất thú vị là dường như chính quyền thành phố cho phép người dân tự
do sinh hoạt đời thường như việc phơi phóng quần áo trước nhà, tự chọn màu sơn cho
ngôi nhà của mình… khiến du khách rất thích thú và muốn khám phá cuộc sống nơi
đây. [11]
29
Bảo tồn di sản kiến trúc ở Praha – Cộng hòa Séc
Hình 1.23 Lâu đài Prague hơn 1000 năm tuổi là tòa lâu đài cổ rộng lớn nhất thế giới.
Lâu đài Praha – lâu đài cổ nhất trên thế giới với nhiều cung điện đền đài, được
bao bọc bởi bức tường thành, bên trên có nhiều ngọn tháp uy nghiêm trên đỉnh đồi
Strahop trấn giữ, trông coi toàn thành phố. Cây cầu Charles Karluvmost (Hình 1.24)
với 30 bức tượng thánh kiệt tác bằng đá mà người ta quen gọi là “cầu tình” miệt mài
đón đưa hàng triệu du khách trên thế giới mỗi năm từ quận Srato Mesto bên hữu ngạn
qua sông Vltava sang bên tả ngạn, khu Cung điện nhà vua. Quảng trường “Con gà
trống” với chiếc đồng hồ thiên văn nổi tiếng vẫn chạy cần cù đều đặn suốt 400 năm
qua không sai một phút. Cứ mỗi giờ chúa Jesus và 12 vị tông đồ quay đi một vòng, ở
nóc đồng hồ có chú gà trống vàng cứ đúng 12 giờ trưa lại cất tiếng gáy vang.
Các cung điện lâu đài từ Nhà thờ Praha, Tu viện Thánh Gioóc, Tháp toà thánh
trong dinh Tổng thống, Tháp chuông cổ Oóclôi, Cung điện Mùa hè Hoàng gia tới các
con phố lát đá nhỏ hẹp trong khu phố trung tâm chứa đựng hàng ngàn ngôi nhà cổ
châu Âu xinh đẹp, sang trọng. Tất cả vẫn giữ nguyên vẻ thơ mộng lãng mạn làm say
đắm du khách đến thăm.
Năm 1992, trung tâm thành phố Praha được Unesco công nhận là di sản thế giới.
Nhà nước và nhân dân cộng hoà Séc đã làm rất tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị
của hàng ngàn công trình tượng trưng cho nhiều phong cách nghệ thuật kiến trúc khác
nhau từ Roman, Gothic đến Phục hưng, Ba rốc và cả Tân nghệ thuật.
30
Hình 1.24 Cầu Charles về đêm
Trong khu trung tâm thành phố quanh năm có những đền đài, miếu mạo được
quây phủ bên ngoài để tu sửa phục chế bên trong.
Nói vậy không có nghĩa là Praha bất biến. Nếu cố tình đi tìm những kiến trúc
mới ta sẽ phát hiện ra tòa nhà “dancing house” xây xen cấy ở khu trung tâm Thành
phố cổ. Đây là minh chứng rõ nét cho quan điểm bảo tồn theo phương pháp cải tạo của
chính quyền Thành phố: Trong khi giữ gìn giá trị của kiến trúc cũ vẫn có thể dung nạp
những yếu tố kiến trúc mới phù hợp với thẩm mỹ nghệ thuật đương đại.
Tòa nhà văn phòng Nhà nước Hà Lan tại Praha của KTS tài ba Frank O Gehry
đến từ California mà người ta thường gọi là toà nhà nhảy múa “dancing house”. Toà
nhà được xây dựng từ năm 1992-1996 sau nhiều tranh cãi, nằm trên đại lộ dọc theo
sông Vltrava bên phía hữu ngạn, được thiết kế theo trường phái “Kiến trúc ấn tượng”.
Hình 1.25 Quảng trường Wenceslas
Hình dáng bên ngoài tòa nhà miêu tả một đôi trai gái đang dìu nhau trong điệu
nhảy cổ điển, làm ta liên tưởng tới các buổi dạ hội cung đình với các quý ông, quý bà
31
trong giới quý tộc Châu Âu. Chính yếu tố đó là lý do khiến cho nó không bị xa lạ, lạc
lõng giữa đại lộ toàn những dinh thự cổ kính. Frank O Gehry còn tìm tòi sáng tạo hình
dáng và tỷ lệ cửa sổ tòa nhà ăn nhập và phù hợp với cửa sổ các tòa nhà bên cạnh. Điều
đó khiến nó đứng được ổn định hài hoà với bối cảnh chung quanh.
Nó như muốn chứng tỏ rằng, Praha vẫn đập nhịp thời đại, vẫn mang hơi thở cuộc
sống, vẫn phản ánh kiến trúc đương thời dù rằng thành phố mãi mãi vẫn là đô thị cổ
thơ mộng và lãng mạn, mãi mãi vẫn là viên ngọc quý báu của nhân loại cần phải trân
trọng gìn giữ cho muôn đời sau. [11]
* Những nội dung quan trọng rút ra từ kinh nghiệm tổ chức không gian kiến
trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa các di tích văn hóa lịch sử của các đô thị nêu
trên:
- Các di tích lịch sử có một giá trị rất quan trọng trong việc hình thành đô thị.
Các quốc gia phát triển đều xem các di tích văn hóa lịch sử là nơi để thu hút du lịch,
là giá trị cốt lõi hình thành nên đô thị sinh động mang nhiều màu sắc, thể hiện được
nét văn hóa của từng quốc gia từng vùng miền.
- Việc trùng tu, bảo tồn cá di tích văn hóa lịch sử là công việc hết sức quan
trọng, để công việc mang lại hiệu quả cao, cần phải nghiên cứu áp dụng các giải pháp
hợp lý, hiệu quả cho từng loại di tích lịch sử.
- Cần phải có những giải pháp cụ thể lâu dài trong việc bảo vệ các di tích trước
sự phá hoại, tác động xấu của việc đô thị hóa.
- Việc bảo vệ phát huy vai trò của di tích lịch sử, các công trình kiến trúc cổ cần
có định hướng quy hoạch rõ ràng tạo sự đồng thuận cao từ giới chuyên môn cho tới
người dân bản địa.
1.3.2. Định hướng tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa
Là một địa bàn định hướng phát triển đô thị theo hướng bền vững, có vị trí chiến
lượt về quốc phòng, an ninh cho khu vực thành phố Đà Nẵng và Hội An.
Tận dụng tối đa lợi thế về địa hình, điều kiện tự nhiên con người, làng nghề để
phát triển du lịch dịch vụ, nâng cao đời sống văn hóa xã hội cho người dân.
Tổ chức không gian kiến trúc nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật
thể sẵn có, gắn kết các giá trị văn hóa làng nghề và văn hóa tâm linh. Phát huy vai trò
to lớn của làng nghề đá mỹ nghệ truyền thống trong việc xây dựng hình ảnh, sản phẩm
thương hiệu của Danh thắng Ngũ Hành Sơn.
Hình thái không gian khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn được hình thành dựa theo ý
tưởng vòng tròn kết nối năm ngọn núi Ngũ Hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) với
Sông Cổ Cò và Biển Đông. Xác định Danh thắng Ngũ Hành Sơn là vùng trung tâm để
32
phát triển văn hóa, du lịch, kết nối làng nghề và tăng trưởng kinh tế cho quận Ngũ
Hành Sơn.
Kết luận chƣơng 1
Bảo tồn các di sản văn hóa là yếu tố quan trọng để giúp khu Danh thắng Ngũ
Hành Sơn phát triển bền vững vì di sản văn hóa là nguồn tài nguyên quan trọng phát
triển các hoạt động du lịch. Khi bảo tồn các di sản văn hóa trong hoạt động kinh doanh
du lịch cần đảm bảo các nguyên tắc cần bằng lợi ích giữa bảo tồn với phát triển kinh
tế, chú trọng tới việc thúc đẩy sự tham gia của các cơ sở kinh doanh du lịch, cộng động
dân cư vào các hoạt động bảo tồn, không ngừng tằng cường nhận thức về bảo tồn cho
cộng đồng bằng các chương trình giáo dục nhận thức về di sản một cách cụ thể. Từ đó
thúc đẩy mối quan hệ tích cực của du lịch tới công tác bảo tồn di sản và phát triển làng
nghề.
Việc bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử trong khu Danh thắng, khai thác
các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, làng nghề, phát triển du lịch là các công việc hết
sức quan trong, việc kết hợp hài hòa giữa các yếu tố bảo tồn, phát triển du lịch, phát
triển làng nghề truyền thống sẽ giúp khu Danh thắng định hướng phát triển một cách
bền vững.
33
Chƣơng 2: CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN
KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA DI TÍCH VĂN
HÓA LỊCH SỬ NGŨ HÀNH SƠN
2.1. Các yếu tố tự nhiên: khí hậu, địa hình ảnh hƣởng đến tổ chức không
gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa Ngũ Hành Sơn
2.1.1. Yếu tố khí hậu
Quận Ngũ Hành Sơn với Danh thắng Ngũ Hành Sơn, một tuyệt tác từ tự nhiên
“Sơn cảnh hữu tình, thơ mộng”. Với năm ngọn núi nằm ở vị thế đắc địa trên một dãi
đất hẹp chạy suốt chiều dài quận một bên là Biển Đông rộng lớn, một bên là Sông Cổ
Cò uốn lượn. Với rộng đồng sông nước mang đậm nét làng quê Việt.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nơi đây có hai mùa rõ rệt: mùa mưa
kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 7. Tạo điều
kiện để phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. [9]
2.1.2. Yếu tố địa hình
Về diện tích tự nhiên có: 3.911,7818 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp:
770,5361 ha chiếm 19,6978% (bao gồm đất sản xuất nông nghiệp: 733,7237 ha chiếm
18,7568 , đất lâm nghiệp: 26,6985 ha chiếm 0,6825 , đất nuôi trồng thủy sản:
10,1139 ha chiếm 0,2585 ); đất phi nông nghiệp: 2.589,4019 ha chiếm 66,1949%
(bao gồm đất ở: 708,5649 chiếm 18,1136 ; đất chuyên dùng: 1383,2097 ha chiếm
35,3601%; đất tôn giáo, tín ngưỡng: 20,7650 ha chiếm 0,5308 ; đất nghĩa trang,
nghĩa địa: 107,3276 ha chiếm 2,7437 ; đất sông suối và mặt nước: 362,2047 ha chiếm
9,2593 ; đất phi nông nghiệp khác: 7,3300 ha chiếm 0,1874 ); đất chưa sử dụng:
551,8438 ha chiếm 14,1072 ; đất có mặt nước ven biển: 73,9200 ha chiếm
1,8897%.[9]
Quận Ngũ Hành Sơn nằm về phía Đông Nam thành phố Đà Nẵng cách trung tâm
thành phố 8km; phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 12km, phía Tây giáp huyện
Hòa Vang, Cẩm Lệ và quận Hải Châu, phía Bắc giáp quận Sơn Trà, phía Nam giáp
Phường Điện Ngọc, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; là quận có địa hình tương đối
bằng phẳng, đất đai khá đồng nhất về tính chất lý - hóa học, cấu tạo địa chất chủ yếu là
cát.
Quận có sông Cổ Cò chạy từ sông Hàn đến phía Nam giáp địa phận tỉnh Quảng
Nam, nối Đà Nẵng với thành phố cổ Hội An theo chiều dài của quận gắn liền với núi
đá vôi tạo thêm vẻ đẹp danh thắng Ngũ Hành Sơn ruộng đồng, sông nước tạo nên nét
dáng của làng quê Việt Nam, hội đủ các yếu tố phát triển du lịch sinh thái gắn với làng
đá mỹ nghệ truyền thống tạo nên cảnh đẹp "Sơn thủy hữu tình và thơ mộng".
34
2.2. Yếu tố văn hóa xã hội: Phong tập tục quán, dân cƣ, an ninh ảnh hƣởng
đến việc tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa Ngũ
Hành Sơn
2.2.1. Yếu tố phong tục tập quán
Tại danh thắng Non Nước Ngũ Hành Sơn có nhiều hoạt động văn hóa như lễ hội
Quán Thế Âm vào tháng 2 âm lịch, nghề chạm khắc đá mỹ nghệ v.v… nhưng điểm
cần nhấn mạnh là danh xưng Ngũ Hành Sơn, điều trước nay ít được đề cập đầy đủ.
Danh xưng các ngọn núi ở nước ta thường dựa theo hình dáng, số lượng, truyền
thuyết, nhân vật, v.v… như Tam Đảo, Thất Sơn, Thiên Ấn, Thiên Bút, đồi Trạng
Nguyên, núi Thần Đồng, vv…
Chắc chắn không có ngọn núi nào lại mang danh xưng của học thuyết triết học
duy vật phương Đông “Âm Dương Ngũ Hành” với đầy đủ các yếu tố: Thủy, Thổ,
Kim, Mộc, Hỏa (có cả Âm và Dương) như ở Ngũ Hành Sơn. Tất nhiên, việc đặt tên là
do con người thực hiện nhưng cũng phải căn cứ trên sự tương đồng tương đối giữa thế
đất thế núi với những yếu tố cơ bản của tên đặt. Ở Ngũ Hành Sơn có một sự tương
đồng ngẫu nhiên rất cao giữa thế đất thế núi với các điểm cơ bản về bản chất và cấu
trúc không gian của học thuyết triết học Âm Dương Ngũ Hành.
Thứ nhất, về hình dáng, núi ở đây không phải là những “dãy” hoặc
những “ngọn” mà là những“hòn” đá vôi đứng kề nhau nhưng độc lập với nhau, không
dính liền nhau, với độ cao vừa phải, trên một diện tích không quá rộng, giống như
những quả trứng khổng lồ nổi lên giữa đất liền nên có thể xem như các “hành” trong
triết học Âm Dương Ngũ Hành.
Thứ hai, về số lượng, Ngũ Hành Sơn không chỉ có 3 ngọn như Tam Đảo ở phía
Bắc hoặc 7 ngọn như Thất Sơn ở phía Nam mà có đúng 5 hòn, trùng hợp với con số 5,
con số sinh thành và vận động trong vũ trụ của học thuyết. Trên thực địa có 6 hòn
nhưng hai hòn phía nam được nối liền với nhau nên được xem là hòn kép có cả âm và
dương (Âm Hỏa Sơn và Dương Hỏa Sơn).
Thứ ba, về bố cục, 5 hòn núi đó được sắp xếp thành 2 hàng theo cấu trúc 2+3 (cả
dọc và ngang), trùng hợp với cấu trúc “tham thiên lưỡng địa” (2+3=5) về sự chuyển
động không ngừng của vạn vật của học thuyết.
Thứ tư, do sự tương đồng về vị trí của các hòn núi với phương vị hướng và số
của Hà Đồ nên hòn núi phía bắc có tên Thủy, phía nam là Hỏa, phía tây là Kim, phía
đông là Mộc và ở trung tâm là Thổ.
Như vậy, danh xưng Ngũ Hành Sơn không hoàn toàn do con người đặt ra một
cách tùy tiện mà mang đậm yếu tố văn hóa, khó có nơi nào có thể có được. Vì vậy, cần
hết sức trân trọng yếu tố này. Ngũ Hành Sơn cũng là một thế giới tâm linh. Chỉ trên
bốn hòn Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Kim Sơn, Thổ Sơn đã có 10 ngôi chùa lớn nhỏ hiện đang
35
tồn tại: Tam Thai, Tam Tôn, Từ Tâm, Linh Ứng (Thủy Sơn); Phổ Đà sơn, Linh Sơn,
Ứng Nhiên (Hỏa Sơn); Quán Thế Âm, Thái Sơn (Kim Sơn); Long Hoa (Thổ Sơn).
Đấy là không kể các ngôi chùa chung quanh chân núi hoặc hiện nay không còn nữa
như các chùa Thái Bình, Vân Long, Bình An, Bửu Quang, Di Lặc. Một đặc điểm nổi
bật ở đây là chùa thường đi với động như hình với bóng. Bên cạnh chùa Tam Thai là
động Huyền Không, bên cạnh chùa Linh Ứng là động Tàng Chân, bên cạnh chùa Quán
Thế Âm là động Quán Thế Âm, vv…
Chùa ở đây được xây dựng từ rất sớm, ngay từ những năm đầu thế kỷ XVII.
Dưới triều Nguyễn chùa Tam Thai đã được xem là Quốc tự và có Quốc sư. Trong
động Quán Thế Âm có thạch nhũ có hình tượng Phật bà Quán Thế Âm.Trên vách đá
hòn Thổ sơn, cạnh chùa Long Hoa, có một vách đá cao hơn 30 mét, nếu được gia công
thì Đà Nẵng sẽ có một bức phù điêu khổng lồ hình tượng Phật Di Lắc trên vách núi, có
một không hai trong cả nước, vv…Hằng năm tại đây có lễ hội Quán Thế Âm vào đầu
năm âm lịch. Rõ ràng đây là một thế giới chùa chiền hang động, không nên trần tục
hóa. Lễ hội Quán Thế Âm hằng năm được tổ chức tại quận Ngũ Hành Sơn là một
trong những sự kiện lớn mang đậm tính tâm linh màu sắc Phật giáo. Thu hút đông đảo
khách thập phương và trở thành sản phẩm văn hóa du lịch tâm linh đặc trưng.
Khu vực có nhiều địa danh, di tích lịch sử cần được bải tồn và phát huy những
giá trị lịch sử như: Căn cứ Cách mạng K20; Đình làng Khuê Bắc; Danh thắng Ngũ
Hành Sơn; Bãi biển Non Nước; Làng đá Mỹ nghệ Non Nước; Khu di tích khu 3 Hòa
Vang + đội Quyết tử trụ bám phường Hòa Hải.
Trong đó làng đá mỹ nghệ Non Nước gắn liền với sự hình thành và phát triển của
Danh thắng, là một đặc sản về nghệ thuật điêu khắc, điểm nhấn đặc sắc nhất thu hút
phần lớn khách du lịch trong và ngoài nước. Nơi quảng bá thương hiệu làng nghề
truyền thống, thể hiện bức tranh sống động nhất, chân thật nhất về văn hóa con người
nơi đây. Khu vực Danh thắng với nhiều ngôi chùa mang nét kiến trúc cổ kính, các
hạng động dài với những tác phẩm nghệ thuật từ tự nhiên sinh động, mang đậm tính
ngưỡng Phật giáo.
2.2.2. Yếu tố dân cư
Thành phố Đà Nẵng được tách ra từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành thành phố
trực thuộc Trung ương; quận Ngũ Hành Sơn được chính thức thành lập trên cơ sở
phường Bắc Mỹ An của thành phố Đà Nẵng (cũ) và 02 xã Hòa Hải, Hòa Quý của
huyện Hòa Vang theo Nghị định số 07/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1997 của Chính
phủ. Về dân số có: 43 084 người với mật độ dân số: 1.171 người/km2. Hiện nay, dân
số tăng lên 61.441 với 16.470 hộ, trong đó số luợng người trong độ tuổi lao động là
40.765 người, chiếm 66,35% so với tổng dân số của quận. Tốc độ tăng dân số bình
quân hằng năm là 1,20 (theo số liệu thống kê ngày 01 tháng 4 năm 2009).
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH SỬ NGŨ HÀNH SƠN.pdf
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH SỬ NGŨ HÀNH SƠN.pdf
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH SỬ NGŨ HÀNH SƠN.pdf
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH SỬ NGŨ HÀNH SƠN.pdf
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH SỬ NGŨ HÀNH SƠN.pdf
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH SỬ NGŨ HÀNH SƠN.pdf
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH SỬ NGŨ HÀNH SƠN.pdf
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH SỬ NGŨ HÀNH SƠN.pdf

More Related Content

Similar to TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH SỬ NGŨ HÀNH SƠN.pdf

Đồ án chuyên sâu QHKT 2023 .pptx
Đồ án chuyên sâu  QHKT 2023 .pptxĐồ án chuyên sâu  QHKT 2023 .pptx
Đồ án chuyên sâu QHKT 2023 .pptxnhatminh385921
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRI...
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRI...LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRI...
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRI...NuioKila
 
LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...
LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...
LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...PinkHandmade
 
Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá
Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá
Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá Luanvantot.com 0934.573.149
 
ĐỀ TÀI Dạy học môn Lịch sử Design tại Trường Đại học Mĩ thuật Công nghiệp Á C...
ĐỀ TÀI Dạy học môn Lịch sử Design tại Trường Đại học Mĩ thuật Công nghiệp Á C...ĐỀ TÀI Dạy học môn Lịch sử Design tại Trường Đại học Mĩ thuật Công nghiệp Á C...
ĐỀ TÀI Dạy học môn Lịch sử Design tại Trường Đại học Mĩ thuật Công nghiệp Á C...PinkHandmade
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019PinkHandmade
 

Similar to TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH SỬ NGŨ HÀNH SƠN.pdf (20)

Luận văn: Quản lý di tích đền Và, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý di tích đền Và, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý di tích đền Và, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý di tích đền Và, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, 9 ĐIỂM
 
Bảo tồn không gian kiến trúc tuyến phố Nguyễn Quang Bích, 9đ
Bảo tồn không gian kiến trúc tuyến phố Nguyễn Quang Bích, 9đBảo tồn không gian kiến trúc tuyến phố Nguyễn Quang Bích, 9đ
Bảo tồn không gian kiến trúc tuyến phố Nguyễn Quang Bích, 9đ
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị, HAY, 9đĐề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị, HAY, 9đ
 
Đồ án chuyên sâu QHKT 2023 .pptx
Đồ án chuyên sâu  QHKT 2023 .pptxĐồ án chuyên sâu  QHKT 2023 .pptx
Đồ án chuyên sâu QHKT 2023 .pptx
 
Đề tài: Quản lý khu di tích lưu niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ, HOT
Đề tài: Quản lý khu di tích lưu niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ, HOTĐề tài: Quản lý khu di tích lưu niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ, HOT
Đề tài: Quản lý khu di tích lưu niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ, HOT
 
Luận văn: Quản lý Di tích đền An Sinh tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý Di tích đền An Sinh tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đLuận văn: Quản lý Di tích đền An Sinh tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý Di tích đền An Sinh tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đ
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRI...
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRI...LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRI...
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRI...
 
Luận văn: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Phùng Khoang, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Phùng Khoang, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Phùng Khoang, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Phùng Khoang, 9 ĐIỂM
 
LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...
LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...
LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...
 
Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá
Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá
Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá
 
Luận văn: Dạy môn Lịch sử Design tại Trường ĐH Mĩ thuật, HAY
Luận văn: Dạy môn Lịch sử Design tại Trường ĐH Mĩ thuật, HAYLuận văn: Dạy môn Lịch sử Design tại Trường ĐH Mĩ thuật, HAY
Luận văn: Dạy môn Lịch sử Design tại Trường ĐH Mĩ thuật, HAY
 
ĐỀ TÀI Dạy học môn Lịch sử Design tại Trường Đại học Mĩ thuật Công nghiệp Á C...
ĐỀ TÀI Dạy học môn Lịch sử Design tại Trường Đại học Mĩ thuật Công nghiệp Á C...ĐỀ TÀI Dạy học môn Lịch sử Design tại Trường Đại học Mĩ thuật Công nghiệp Á C...
ĐỀ TÀI Dạy học môn Lịch sử Design tại Trường Đại học Mĩ thuật Công nghiệp Á C...
 
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành quản lý văn hóa, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành quản lý văn hóa, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành quản lý văn hóa, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành quản lý văn hóa, HAY, 9 ĐIỂM
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
 
Luận văn: Quản lý khu di tích Tiên Động tỉnh Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý khu di tích Tiên Động tỉnh Phú Thọ, HOT, 9đLuận văn: Quản lý khu di tích Tiên Động tỉnh Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý khu di tích Tiên Động tỉnh Phú Thọ, HOT, 9đ
 
Đề tài: Khai thác di tích chùa Keo ở Thái Bình phát triển du lịch
Đề tài: Khai thác di tích chùa Keo ở Thái Bình phát triển du lịchĐề tài: Khai thác di tích chùa Keo ở Thái Bình phát triển du lịch
Đề tài: Khai thác di tích chùa Keo ở Thái Bình phát triển du lịch
 
Đề tài: Khai thác di tích chùa Keo ở Thái Bình phục vụ du lịch, HAY
Đề tài: Khai thác di tích chùa Keo ở Thái Bình phục vụ du lịch, HAYĐề tài: Khai thác di tích chùa Keo ở Thái Bình phục vụ du lịch, HAY
Đề tài: Khai thác di tích chùa Keo ở Thái Bình phục vụ du lịch, HAY
 
Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfjackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfjackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfjackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfjackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdfjackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfjackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfjackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfjackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...jackjohn45
 
NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI THÔNG QUA VIỆC THI ...
NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI THÔNG QUA VIỆC THI ...NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI THÔNG QUA VIỆC THI ...
NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI THÔNG QUA VIỆC THI ...jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 
NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI THÔNG QUA VIỆC THI ...
NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI THÔNG QUA VIỆC THI ...NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI THÔNG QUA VIỆC THI ...
NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI THÔNG QUA VIỆC THI ...
 

Recently uploaded

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH SỬ NGŨ HÀNH SƠN.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HUỲNH KHỎE TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH SỬ NGŨ HÀNH SƠN Chuyên ngành: Kiến trúc Mã số: 8580101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Ts.Kts. Phan Bảo An Đà Nẵng – Năm 2018
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Huỳnh Khỏe
  • 3. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Bảng thống kê quy hoạch sử dụng đất thành phố Đà Nẵng 36 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hiệu hình vẽ Tên hình vẽ Trang 1.1 Ngọn Thủy Sơn thuộc Khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn 8 1.2 Chùa tam Thai, một trong 2 ngôi chùa được phong quốc tự ở Danh thắng Ngũ Hành Sơn 10 1.3 Đường Lê Văn Hiến (màu đỏ) chia cắt Danh thắng thành 2 khu vực 10 1.4 Tháp thang máy cạnh cổng số 2 ngọn Thủy Sơn 11 1.5 Tuyến phố kinh doanh hàng đá mỹ nghệ Non Nước 12 1.6 Bãi đậu xe du lịch trước động Âm Phủ 12 1.7 Đường Huyền Trân Công Chúa 13 1.8 Phần đất trống tô đỏ phía Bắc ngọn Thủy Sơn 13 1.9 Ngọn Mộc Sơn bị xâm hại do trước đây người dân khai thác đá 14 1.10 Không gian lễ hội Quán Thế Âm 14 1.11 Hai trụ đá Chăm được phục dựng, tuy nhiên đã bị mài nhẵn bề mặt làm mất đi yếu tố gốc của hiện vật 15 1.12 Kinh thành Huế 17 1.13 Chùa Cầu – Hội An 18 1.14 Một góc tuyến đường ven sông Hội An 19 1.15 Cung Gyeongbok – Hàn Quốc 22 1.16 Đền Swaminarayan - Ấn Độ 23 1.17 Thành Phố Pompeii - Ý 24 1.18 Tượng đất sét trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng 25
  • 4. 1.19 Venice nhìn từ trên cao 26 1.20 Cầu đá Rialto 26 1.21 Giao thông đường thủy chủ yếu qua những con kênh nhỏ thơ mộng 27 1.22 Nhà thờ Santa Maria della Salute, một kiệt tác kiến trúc Baroc bên dòng Kênh lớn 28 1.23 Lâu đài Prague hơn 1000 năm tuổi là tòa lâu đài cổ rộng lớn nhất thế giới. 29 1.24 Cầu Charles về đêm 30 1.25 Quảng trường Wenceslas 30 2.1 Một góc Danh thắng Ngũ Hành Sơn 38 2.2 Chùa Tam Thai 38 2.3 Tháp Xá Lợi 38 2.4 Động Huyền Không 38 2.5 Động Âm Phủ 38 2.6 Cổng Tam Quan 39 2.7 Chùa Quán Thế Âm 39 2.8 Chùa Linh Ứng 39 2.9 Tượng Phật Thích Ca 39 2.10 Vọng Giang Đài 39 2.11 Bậc cấp cổng số 1 39 2.12 Tháp chân núi Thủy Sơn 39 2.13 Di tích Chăm 39 2.14 Sơ đồ hệ thống giao thông chính quận Ngũ Hành Sơn 40 2.15 Biểu đồ kết quả trả lời câu 1 44 2.16 Biểu đồ kết quả trả lời câu 2 45 2.17 Biểu đồ kết quả trả lời câu 3 45 2.18 Biểu đồ kết quả trả lời câu 4 46
  • 5. 2.19 Biểu đồ kết quả trả lời câu 5 46 2.20 Biểu đồ kết quả trả lời câu 6 47 2.21 Biểu đồ kết quả trả lời câu 7 48 2.22 Biểu đồ kết quả trả lời câu 8 48 2.23 Biểu đồ kết quả trả lời câu 9 49 2.24 Biểu đồ kết quả trả lời câu 10 50 2.25 Biểu đồ kết quả trả lời câu 11 50 2.26 Tạo bản đồ trục 53 2.27 Chuyển bảng đồ thành trục dọc 53 2.28 Chuyển thành bản đồ Segment 54 2.29 Kết quả phân tích toàn cục 54 2.30 Chọn bán kính phân tích đoạn Segment analysis 55 2.31 Phân tích đoạn Segment analysis 55 2.32 Kết quả Phân tích đoạn Segment analysis 56 2.33 Đề xuất thêm đoạn đường 57 2.34 Kết quả phân tích Metric step toàn cục quận Ngũ Hành Sơn 57 2.35 Phân tích đoạn Segment analysis với bán kính toàn quận Ngũ Hành Sơn 58 2.36 Kết quả phân tích đoạn Segment analysis với bán kính toàn quận Ngũ Hành Sơn 58 2.37 Phân tích đoạn Segment analysis với bán kính toàn thành phố Đà Nẵng 59 2.37 Kết quả phân tích giao thông tổng thể thành phố Đà Nẵng 59 3.1 Sơ đồ phân khu chức năng 62 3.2 Sơ đồ định hướng không gian 65 3.3 Sơ đồ tổ chức không gian văn hóa khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn 66
  • 6. TÓM TẮT LUẬN VĂN TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ KHU VĂN HÓA DI TÍCH VĂN HÓA LỊCH SỬ NGŨ HÀNH SƠN Học viên: Huỳnh Khỏe Chuyên ngành: Kiến trúc Mã số: ........……...Khóa: K34 . Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN Tóm tắt – Nghiên cứu tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa để vạch ra những kế hoạch dài hơi nhằm phát triển Danh thắng Ngũ Hành Sơn cho tương xứng với tiềm năng sẵn có. Nguyên cứu những mô hình khai thác du lịch bền vững của các quốc gia phát triển để học tập. Nâng cao chất lượng đời sống người dân phục vụ du lịch và nhà quản lý để hoạt động du lịch phát triển tốt hơn. Tổ chức không gian kiến trúc nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa vừa đáp ứng nhu cầu người dân trong khu vực vừa giúp nhà quản lý có giải pháp quản lý khoa học và hiệu quả nhất, qua đó giúp làng nghề phát huy được các đặt trưng riêng của đá mỹ nghệ non nước. Phát triển bền vững di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn dựa trên việc nghiên cứu tổ chức các không gian kiến trúc nhằm phát triển và gắn kết các hoạt động như phát triển làng nghề đá truyền thống, công tác trùng tu, bảo tồn các di tích lịch sử các giá trị văn hóa phi vật thể và công tác phát triển du lịch dịch vụ. Từ khóa – Tổ chức không gian kiến trúc; bảo tồn giá trị văn hóa; di tích văn hóa lịch sử; Làng nghề đá mỹ nghệ; Ngũ Hành Sơn. ORGANIZATION OF ARCHITECTURAL SPACE AND PRESERVATION OF CULTURAL VALUES OF THE CULTURAL AND HISTORICAL RELIC OF MARBLE MOUNTAINS Student: Huynh Khoe Major: Architecture Code: .......……...Course: K34 .University of Science and Technology - The University of Da Nang Abstract – Study the organization of architectural space and preservation of cultural values to outline long-term plans for the development of the Marble Mountains to match the poten- tial available. Study models of sustainable tourism exploitation of developed countries to fol- low.Enhance the quality of life for people and managers to improve tourism activi- ties.Organize the architectural spaces to preserve cultural values, it not only meets the needs of people in the area, but also helps managers to have the most scientific and effective man- agement solution, this helps the craft village to develop the individual features of Non Nuoc Stone Carving Village.Sustainably develop the cultural and historical relic of Marble Moun- tains based on the study of the organization of architectural spaces to develop and associate activities such as the development of traditional stone villages, restoration and conservation works of historical relics of intangible cultural values and the development of tourism ser- vices. Key words – Organization of architectural space; preservation of cultural values; cultural and historic relics; stone carving village; Marble Mountains.
  • 7. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÓM TẮT LUẬN VĂN MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của đề tài 1 1.1. Tính thời sự của đề tài: 1 1.2. Tính mới của đề tài nghiên cứu: 1 1.3. Tính khoa học của đề tài. 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2 5. Cấu trúc của luận văn 2 PHẦN NỘI DUNG 3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH QUY HOẠCH KIẾN TRÚC, CÔNG TÁC BẢO TỒN DI TÍCH VĂN HÓA LỊCH SỬ NGŨ HÀNH SƠN 3 1.1. Lịch sử hình thành 3 1.1.1. Lịch sử quá trình hình thành và phát triển của di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn 3 1.1.2. Vai trò của di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn trong cấu trúc đô thị 3 1.1.3. Các đặc điểm cơ bản khi tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn. 4 1.2. Tình hình tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn 8 1.2.1. Tổng quan về tình hình quy hoạch kiến trúc khu di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn 8 1.2.2. Tình hình tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn 9 1.2.3. Tình hình trùng tu bảo tồn các giá trị văn hóa khu di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn 14 1.3. Kinh nghiệm tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa di tích văn hóa lịch sử trong nƣớc và ngoài nƣớc 16 1.3.1. Các giải pháp đề xuất tổ chức các không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn 16 1.3.2. Định hướng tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa31
  • 8. Kết luận chƣơng 1 32 Chƣơng 2: CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA DI TÍCH VĂN HÓA LỊCH SỬ NGŨ HÀNH SƠN 33 2.1. Các yếu tố tự nhiên: khí hậu, địa hình ảnh hƣởng đến tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa Ngũ Hành Sơn 33 2.1.1. Yếu tố khí hậu 33 2.1.2. Yếu tố địa hình 33 2.2. Yếu tố văn hóa xã hội: Phong tập tục quán, dân cƣ, an ninh ảnh hƣởng đến việc tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa Ngũ Hành Sơn 34 2.2.1. Yếu tố phong tục tập quán 34 2.2.2. Yếu tố dân cư 35 2.2.3. Yếu tố an ninh 36 2.3. Các cơ sở về quy hoạch kiến trúc 36 2.3.1. Cơ sở về quy hoạch sử dụng đất: 36 2.3.2. Các công trình kiến trúc cảnh quan 37 2.3.3. Cơ sở về giao thông, hạ tầng kỹ thuật: 40 2.4. Các cơ sở về chức năng 42 2.4.1. Nhu cầu về môi trường tự nhiên 42 2.4.2. Nhu cầu về văn hóa xã hội 42 2.4.3. Nhu cầu về tính ngưỡng tâm linh 43 2.5. Kết quả điều tra xã hội học: 44 2.5.1. Hướng điều tra thứ nhất: 44 2.5.2. Hướng điều tra thứ hai: 51 2.5.3. Nhận xét chung về kết quả điều tra xã hội học: 51 2.6. Phân tích giao thông, tổ chức không gian đô thị quận Ngũ Hành Sơn: 52 Kết luận chƣơng 2 60 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA 62 3.1. Giải pháp về quy hoạch, phát triển làng nghề 62 3.2. Giải pháp về kiến trúc, tổ chức không gian cảnh quan 65 3.3. Giải pháp về bảo tồn - trùng tu các di tích lịch sử kiến trúc cổ 67 3.4. Giải pháp phát triển Du lịch dịch vụ gắn với phát triển làng nghề và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể. 68 3.5. Đề xuất cơ chế quản lý di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn 68 3.6. Định hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai 69 Kết luận chƣơng 3 70 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71 A. Kết luận. 71
  • 9. B. Kiến nghị. 72 1. Về con ngƣời 72 1.1. Cho người dân sống ở khu vực Danh thắng: 72 1.2. Cho du khách, khách tham quan: 72 1.3. Đối với công tác quản lý: 72 2. Về Môi trƣờng 73 2.1. Về hệ thống xử lý chất thải: 73 2.2. Về ứng dụng khoa học kỹ thuật: 73 2.3. Về định hướng và xây dựng thang chuẩn phát triển môi trường khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn: 73 3. Về chiến lƣợc phát triển 73 3.1. Tính kết nối với thành phố Đà Nẵng: 73 3.2. Mô hình hoạt động và quy hoạch định hướng: 74
  • 10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của đề tài 1.1. Tính thời sự của đề tài: Danh thắng Ngũ Hành Sơn được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1990. Tuy nhiên việc khai thác tiềm năng của Danh thắng đi đôi với việc bảo tồn các giá trị văn hóa, di tích lịch sử vẫn chưa được thực hiện một cách có hiệu quả. Việc phát triển làng nghề chưa thực sự hiện quả, chưa giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, phát trển du lịch vẫn chưa thoát khỏi lối mòn, với những ý tưởng và hệ thống cũ. Công tác bảo tồn các di tích văn hóa lịch sử được thực hiện một cách riêng chưa có được sự kết nối với các công tác du lịch, phát triển làng nghề. Quy mô du lịch của thành phố Đà Nẵng phát triển nhanh trong những năm gần đây. Danh thắng Ngũ Hành Sơn là một trong những nơi cần được quy hoạch mở rộng để đáp ứng xu thế phát triển. Đi kèm với các công trình kiến trúc, di tích lịch sử thì danh thắng còn có hàng loạt các hoạt động văn hóa phi vật thể nổi bật như lễ hội cấp quốc gia - lễ hội Quán Thế Âm. Việc hình thành các khu đô thị mới, các công trình cao tầng phục vụ du lịch phát triển cũng đã tác động đến cảnh quan của Danh thắng như Resoft Ahyat, Crow, Winpearl…Quá trình đô thị hóa làm tăng nhu cầu ở của dân cư trong khu vực dẫn đến mật độ ở cao gây áp lực về hạ tầng đô thị cũng như cảnh quan xung quanh. Công tác quản lý khai thác các sản phẩm du lịch của Danh thắng vẫn chưa thoát khỏi lối mòn, với những ý tưởng và hệ thống cũ. 1.2. Tính mới của đề tài nghiên cứu: Danh thắng Ngũ Hành Sơn lâu nay được khai thác như một hoạt động du lịch bền vững nên việc nghiên cứu tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa để vạch ra những kế hoạch dài hơi nhằm phát triển Danh thắng cho tương xứng với tiềm năng sẵn có là cần thiết. Nguyên cứu những mô hình khai thác du lịch bền vững của các quốc gia phát triển để học tập. Nâng cao chất lượng đời sống người dân phục vụ du lịch và nhà quản lý để hoạt động du lịch phát triển tốt hơn. Tổ chức không gian kiến trúc nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa vừa đáp ứng nhu cầu người dân trong khu vực vừa giúp nhà quản lý có giải pháp quản lý khoa học và hiệu quả nhất, qua đó giúp làng nghề phát huy được các đặt trưng riêng của đá mỹ nghệ non nước. 1.3. Tính khoa học của đề tài. Các đô thị phát triển luôn quan tâm đến các di tích lịch sử, các hoạt động văn hóa phi vật thể trong đô thị, luôn có những hoạt động bảo tồn, trùng tu làm mới để sản phẩm du lịch trở nên đặc sắc. Giải quyết tốt vấn đề quy hoạch giúp Danh thắng Ngũ
  • 11. 2 Hành Sơn vừa phát triển theo xu thế của một đô thị hiện đại vừa giữ gìn được các giá tri đặt trưng của đô thị Đà Nẵng, một đô thị trong lòng thành phố có núi, có sông có biển có các công trình kiến trúc cổ, có di tích lịch sử, các các hoạt động tín ngưỡng tâm linh của người dân và du khách. Danh thắng Ngũ Hành Sơn nằm ở vị thế vô cùng thuận lợi, cùng với đó là việc thành phố Đà Nẵng có những chiến lược thúc đẩy du lịch quảng bá hình ảnh ra thế giới, mặt khác Danh thắng nằm trên tuyến đường thuận lợi về đường bộ, đường thủy, đường hàng không và có làng nghề đá mỹ nghệ đặc trưng. Với những xu hướng, vấn đề có tính khoa học và cần thiết như thế nên tôi đã lựa chọn đề tài “ Tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa khu văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn” để phục vụ cho sự phát triển chung của thành phố Đà Nẵng. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Phát triển bền vững di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn dựa trên việc nghiên cứu tổ chức các không gian kiến trúc nhằm phát triển và gắn kết các hoạt động như phát triển làng nghề đá truyền thống, công tác trùng tu, bảo tồn các di tích lịch sử các giá trị văn hóa phi vật thể và công tác phát triển du lịch dịch vụ. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là quần thể Danh thắng Ngũ Hành Sơn bao gồm làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp: + Phương pháp phân tích - tổng hợp - khảo sát thực địa + Phương pháp nghiên cứu tài liệu + Phương pháp chuyên gia, điều tra xã hội học 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung của luận văn bao gồm 3 chương. Chƣơng 1: Tổng quan về tình hình quy hoạch kiến trúc, công tác bảo tồn di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn Chƣơng 2: Các cơ sở khoa học để tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn Chƣơng 3: Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn
  • 12. 3 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH QUY HOẠCH KIẾN TRÚC, CÔNG TÁC BẢO TỒN DI TÍCH VĂN HÓA LỊCH SỬ NGŨ HÀNH SƠN 1.1. Lịch sử hình thành 1.1.1. Lịch sử quá trình hình thành và phát triển của di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn Lâu nay, theo truyền thuyết và sử sách ghi lại Ngũ Hành Sơn là vùng đất linh thiêng, có giá trị văn hóa tâm linh đặc sắc. Tương truyền trong thời khắc sinh ra của trời và đất, khi Đà Nẵng vẫn còn hoang sơ một con rùa biển lớn từ Biển Đông bò vào bờ và chọn vùng đất này làm nơi đẻ trứng. Khác biệt là con rùa lớn này chỉ đẻ duy nhất 1 quả trứng rồi trở lại biển, vỏ trứng nứt làm 5 mảnh, trở thành 5 trái núi nên gọi là Ngũ Hành Sơn. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu lịch sử chỉ ra rằng, các cứ liệu lịch sử cho thấy, vùng đất này có tên gọi là Non Nước từ lâu đời và đã đi vào ca dao như một tổng kết kinh nghiệm về thời tiết của dân chúng: “Chiều chiều mây phủ Sơn Trà, Sấm rền Non Nước trời đà chuyển mưa”. Trong Giáp Ngọ bình Nam đồ do Đoan quốc công Nguyễn Hoàng lập năm 1594, sau khi được vua Lê cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa, vẽ đường đi từ Chiêm Thành đến biên giới Chân Lạp có ghi địa danh “Non Nước Sơn”. Cũng như trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá Công Đạo, tự Đạo Phủ, quê Nghệ An, soạn vào năm Bính Dần (1686), vẽ đường đi từ Thăng Long đến Chiêm Thành đều có ghi “Non Nước Sơn tam đỉnh” bằng chữ Nôm. Như vậy, địa danh núi Non Nước đã xuất hiện trên văn bản hơn 5 thế kỷ, còn sự ra đời của vùng đất này chắc phải kể từ khi những lưu dân Việt đặt chân đến đây. Trong khi đó, tên Ngũ Hành Sơn được Lê Quang Định nói đến trong Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (1806) như sau: “Phía đông bến đò xã Hoàn Ký Đông có núi Ngũ Hành Sơn, năm tòa núi chia làm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ gọi là núi Non Nước”. Nhưng phải đến năm Minh Mạng thứ mười tám (1837) cũng là lần thứ 3 đến ngự du nơi này (lần thứ nhất vào năm 1825 và lần thứ hai vào năm 1827), nhà vua mới chính thức ghi tên Ngũ Hành Sơn vào bản đồ địa chính của Đại Nam (quốc hiệu nước ta thời bấy giờ) bằng một sắc chỉ - theo sách Đại Nam dư địa chí ước biên, đồng thời tiến hành tu sửa chùa Tam Thai và xây dựng chùa Ứng Chân. [12] 1.1.2. Vai trò của di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn trong cấu trúc đô thị Sau di tích cấp quốc gia đặc biệt thành Điện Hải, thành phố Đà Nẵng đang tiến hành lập hồ sơ di tích cấp quốc gia đặc biệt cho di tích quốc gia Ngũ Hành Sơn (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn). Theo các nhà nghiên cứu, kể từ khi di tích
  • 13. 4 này được công nhận di tích cấp quốc gia vào năm 1980, những nghiên cứu, khảo cổ càng xác minh giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử của Ngũ Hành Sơn. Các nhà nghiên cứu còn cho rằng dấu tích về con người ở cụm núi này, ngoài những hiện vật Chăm được thờ tự trong các hang động, thì công tác khảo cổ cũng đã chứng minh khu vực núi Ngũ Hành Sơn là nơi sinh tụ của người Chămpa từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ IX. Ngoài ra, với mật độ dày đặc chùa chiền, tượng phật được xây dựng rất sớm trên các ngọn núi ở Ngũ Hành Sơn, cùng những văn bia, hiện vật văn hóa phật giáo…đang còn lưu giữ được, đủ điều kiện để xác định Ngũ Hành Sơn chính là một trong những trung tâm phật giáo ở khu vực. Dưới góc nhìn phong thủy, Ngũ Hành Sơn là vùng đất địa linh không chỉ của riêng Đà Nẵng mà còn của cả nước. Nếu quan sát kỹ, địa hình thành phố Đà Nẵng như lòng bàn tay ngửa, vuông vức với đầy đủ các nhân tố của vùng đất linh thiêng. Tính từ đông sang tây, năm đỉnh núi gồm: Ngũ Hành Sơn, Phước Tường, núi Chúa (Bà Nà), Hải Vân và Sơn Trà được ví như 5 đầu ngón tay bao bọc xung quanh che chở lòng bàn tay là thành phố. Ngoài ra, Ngũ Hành Sơn cùng với núi Sơn Trà tạo nên thế đất theo thuật phong thủy gọi là “Rồng chầu hổ phục” cho Đà Nẵng. “Ngũ Hành Sơn sở hữu địa thế đa dạng hiếm có gồm núi, đồng bằng, sông, biển xen kẽ nhau. 1.1.3. Các đặc điểm cơ bản khi tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn. Đặc điểm về bảo tồn các di tích lịch sử trong khu Danh thắng: Ngũ Hành Sơn là danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng với những truyền thuyết lịch sử và điển tích Phật giáo, nơi lưu giữ những di vật, cổ vật từ thế kỷ XV - XIX như: chuông đồng, tượng đồng, tấm kim bài vua ban, khánh đá, liễn đối, các bức hoành phi, các tượng Chămpa bằng đá sa thạch, các công trình kiến trúc di tích…rất có giá trị về mặt văn hóa lịch sử. Nhằm ghi lại vị trí, địa danh, danh xưng, các vị sư trụ trì tại các chùa cũng như các vua quan nhà Nguyễn cũng đã để lại một số văn bia và ký tự bằng chữ Hán được khắc trên đá tại quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn. Các văn bia cổ và các ký tự với những đường nét tỉ mỉ, công phu, có tính nghệ thuật cao, bên cạnh có những dòng chữ nhỏ ghi lại niên đại của các thời vua trị vì, ghi đậm dấu ấn thời gian, tồn tại trong lòng một di tích qua bao thế kỷ. Các văn bia cổ như:
  • 14. 5 Bia “Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật”, bia có kích cỡ (59 x 96cm), được Thiền sư Huệ Đạo Minh lập năm Canh Thìn, hiện đặt tại động Hoa Nghiêm trên ngọn Thủy Sơn. Bia “Ngũ Uẩn Sơn cổ tích Phật diệt lạc”, bia này cũng do Thiền sư Huệ Đạo Minh lập thành vào tháng 10 Tân Tỵ (1641), sau bia "Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật" một năm, được khắc ở động Vân Thông. Bia cổ trên vách động Tàng Chơn: Trên vách động Tàng Chơn có hai văn bia cổ, nhưng rất tiếc những dòng chữ trong lòng bia bị xóa mờ do thời gian nên hiện nay không còn đọc được nữa. Qua trình bày trang trí và dấu tích còn lại, văn bia này có thể khắc cùng với hai văn bia "Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật " tại động Hoa Nghiêm và bia "Ngũ Uẩn sơn cổ tích Phật diệt lạc" tại động Vân Thông. Bia “Vọng Giang Đài” và “Vọng Hải Đài”: Trên ngọn Thủy Sơn - Ngũ Hành Sơn có hai địa điểm ở tầm cao để nhìn sông và nhìn biển. Điểm phía Tây nhìn sông gọi là Vọng Giang Đài, điểm phía Đông nhìn biển gọi là Vọng Hải Đài. Các ký tự cổ: “Thủy Sơn”: kích cỡ (40cm x 40cm) chạm khắc rất sắc nét trên một tảng đá cao, có mặt phẳng đứng, lối lên đường cấp gần đến chùa Tam Thai nhằm ghi địa danh ngọn Thủy Sơn. “Dương Hỏa Sơn”: kích cỡ (40cm x40cm) được khắc trên ngọn Hỏa Sơn (Hỏa Sơn có 2 ngọn; Âm Hỏa Sơn và Dương Hỏa Sơn), chữ khắc rất sắc nét trên một vách đá cao của đỉnh Dương Hỏa Sơn. “Huyền Không động”, kích cỡ (30cm x30cm), sơn màu vàng, được khắc trên cao, bên cạnh tượng Phật Thích Ca trong động Huyền Không. “Động Thiên Phước Địa”, kích cỡ (40cm x40cm) được khắc trên đỉnh hang gió Tây (cổng vào phía Tây của động Thiên Phước Địa). “Vân Nguyệt Cốc”, và “Thiên Long cốc” có nghĩa là động để ngắm gió trăng và động Rồng thiêng, kích cỡ (40cm x40cm) được khắc trên vách đá trong lòng động Thiên Phươc Địa. “Tàng Chơn động” kích cỡ (40cm x40cm) được khắc trên vách đá, phía tay trái lối vào động Tàng Chơn. “Vân Thông động”, kích cỡ (40cm x40cm) khắc bên trong lòng động Vân Thông (lối lên trời). Các văn bia cổ và các ký tự được nhà chùa và các vua quan nhà Nguyễn cho khắc trên các vách đá tại thắng tích Ngũ Hành Sơn có giá trị nhất định về mặt lịch sử, qua đó thấy được ý nghĩa tôn vinh vẽ đẹp danh thắng cũng như biểu thị sự sùng bái tín ngưỡng đối với đạo Phật của người Việt từ các thế kỷ trước. [13]
  • 15. 6 Đặc điểm về tổ chức làng nghề đá Mỹ nghệ truyền thống: Nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn), Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước là làng nghề lâu đời nhất và nổi tiếng nhất Đà Nẵng. Nghề chế tác đá ở vùng năm ngọn núi này được hình thành vào thế kỷ XVIII do một nghệ nhân có tên là Huỳnh Bá Quát mang nghề từ Thanh Hóa vào. Ban đầu, những người thợ đá bấy giờ chỉ khai thác đá tại chỗ dùng trong xây dựng và tạo ra một số dụng cụ lao động đơn giản như: cối xay, cối giã, đá buộc neo thuyền, đá buộc chài dụ cá… Sau đó, phát triển thêm các sản phẩm điêu khắc bia mộ, chế tác các tác phẩm nghệ thuật trang trí tại các miếu thờ, lăng tẩm, cung đình… cho tới những sản phẩm nghệ thuật trang trí có giá trị mỹ thuật cao. Ngày trước, một người thợ giỏi trong làng là ông Huỳnh Bá Triêm đã từng ra kinh đô Huế trang trí các lăng tẩm, cung đình. Ông đã học được cách làm bộ ấm chén trà bằng đá cẩm thạch đỏ - sản phẩm được xem là độc đáo, tinh xảo nhất của nghề đá mỹ nghệ Non Nước hồi đó. Nhưng nói về người đầu tiên dùng đá quý tạc tượng là phải nhắc đến nghệ nhân Nguyễn Chất, ông đã tạo tác hai pho tượng thờ ở động Hoa Nghiêm và động Tàng Chơn, đến nay vẫn ngày ngày được khách hành hương chiêm ngưỡng. [8] Sau ngày thống nhất đất nước, những người làm nghề điêu khắc đá tập hợp lại thành lập HTX Đá mỹ nghệ Non Nước, hoạt động trong suốt thập niên 80 thế kỷ trước. HTX lúc đó chỉ có 130 xã viên; trong đó thợ điêu khắc có 35 người, còn hầu hết là lao động phổ thông. Nguyên liệu được khai thác tại chỗ, sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống. Sản phẩm mỹ nghệ lúc đó có kích thước nhỏ gọn, nghệ thuật điêu khắc độc đáo, nhưng số lượng chưa nhiều, chủ yếu là hàng gia dụng và vật lưu niệm phục vụ cho du khách trong nước và quốc tế mỗi khi tới Đà Nẵng. Sản phẩm đá mỹ nghệ Non Nước giờ đây không chỉ có mặt khắp nơi trong nước mà còn được đóng công-tai-nơ xuất ra thế giới, chủ yếu qua một số thương nhân nước ngoài. Nghệ nhân chế tác đá đã truyền nghề qua nhiều thế hệ con cháu của họ. Dần dần nghề chế tác đá mỹ nghệ tại phường Hòa Hải đã trở thành nghề truyền thống. Nghề vừa mang ý nghĩa kinh tế, tham gia xóa đói giảm nghèo, đồng thời cũng có ý nghĩa về đời sống tinh thần, phản ánh bản sắc văn hóa truyền thống địa phương. Đặc điểm về phát triển du lịch, dịch vụ Từ lâu, khách du lịch khi tham quan Ngũ Hành Sơn hầu hết chỉ đến với ngọn Thủy Sơn và tưởng như đã trọn vẹn chiêm ngưỡng toàn bích về một bức tranh non nước hữu tình. Thực tế ngọn Thủy Sơn chỉ là một trong năm ngọn: Kim- Mộc- Thủy- Hỏa- Thổ chỉ là ngọn tương đối ưu thế về vị trí giao thông, cảnh sắc phong phú, đa dạng với các hang động, chùa chiền thâm nghiêm cổ kính. Thế nhưng, dấu ấn lịch sử,
  • 16. 7 văn hóa, du lịch chỉ dừng lại, cô đọng ở ngọn Thủy Sơn mà nó phân bổ đều khắp ở năm ngọn núi và làm nên một Ngũ Hành Sơn với bao truyền thuyết được truyền tụng muôn đời. Vì thế phát triển du lịch về phía Tây là định hướng đúng đắn, từng bước giới thiệu với khách du lịch có cái nhìn tổng quát, toàn diện về Danh thắng Ngũ Hành Sơn. Khu du lịch phía Tây trong quần thể Ngũ Hành Sơn cách ngọn Thủy Sơn, làng đá mỹ nghệ và bờ biển du lịch Non Nước khoảng 2km về phía đông, nằm trên trục đường Đà Nẵng - Hội An. Hệ thống giao thông đến khu du lịch phía Tây rất dễ dàng, thuận lợi, là gạch nối giữa các tours du lịch Ngũ Hành Sơn - bờ biển Non Nước - Hội An, phía Tây Nam giáp sông Cổ Cò với đồng lúa, bãi bồi, làng mạc, môi trường khí hậu trong lành, mát mẻ. Phía Tây Ngũ Hành Sơn gồm có ngọn Hỏa Sơn, Thổ Sơn và Kim Sơn. Dưới ngọn Kim Sơn là chùa Quan Thế Âm, đây là ngôi chùa xây dựng vào năm 1956 do Hòa Thượng Thích Pháp Nhản khi phát hiện ra động quan Âm sau chùa. Trong động có thạch nhũ tạo ra tượng Quan Âm hoàn chỉnh, cao lớn bằng người thật với tư thế an nhiên, đứng trên mình con rồng uốn khúc. Tại đây, hàng năm tổ chức lễ hội Quan Thế Âm truyền thống, mang đậm chất văn hóa dân gian và sắc màu tôn giáo tín ngưỡng. Bên cạnh ngọn Kim Sơn là ngọn Hỏa Sơn- ngọn Hỏa Sơn gồm có Âm Hỏa Sơn và Dương Hỏa Sơn. Ngọn Âm Hỏa Sơn nằm ở phía Đông, sườn núi có nhiều thớ đá nằm nghiêng, cắt ra từng đoạn, cây cối mọc ở các kẻ đá và có một cái hang thông từ sườn phía Nam ra sườn phía Bắc. Ngọn Dương Hỏa Sơn nằm ở phía Tây, dưới ngọn núi này có chùa Linh Sơn được xây dựng vào năm 1964 , sau chùa có động Huyền Vi được phát hiện vào thời Lê Cảnh Hưng. Đến năm 1825, vua Minh Mạng cho người khắc tên lên vách đá ba chữ: Động Huyền Vi. Mãi đến năm 1960 , các thầy trù trì ở đây khai phá lớp đá dày nơi cửa động. Động có nhiều tầng, nhiều ngóc ngách, tranh tối, tranh sáng. Trong động có một hồ nước với hình tượng ông Lữ đi câu ngồi trên ghềnh đá, nên gọi là hồ ông Lữ. Cuối ngọn Dương Hỏa Sơn về phía Tây lưng chừng núi có một hang xuyên suốt từ sườn phía Bắc ra sườn phía Nam gọi là hang Phổ Đà Sơn. Phong cảnh ở đây rất u tịch, trong hang có ngôi chùa nhỏ có tên là chùa Phổ Đà Sơn. Đây là ngôi chùa của các sư nữ đầu tiên tại Ngũ Hành Sơn. Tương truyền rằng, tại ngôi chùa này công chúa Ngọc Lan, em gái vua Minh Mạng sau khi thọ giới tại chùa Tam thai đến ẩn tu tại ngôi chùa này. Ngọn Hỏa Sơn ngoài chùa chiền, hang động còn có miếu Ông Chài được xây dựng vào thời Gia Long (1802-1819). Đây là trạm thu thuế các tàu buôn qua lại trên sông Cổ Cò giữa Hội An và Đà Nẵng. Theo thời gian, do phù sa bồi lấp đã làm mất vị trí giao thông quan trọng này. Thổ Sơn là ngọn ở phía Tây Bắc Ngũ Hành Sơn, vách đá dựng đứng và ít cây cối. Điểm thấp nhất nằm ở sườn phái Tây, phía Đông có một cái hang sâu, khoảng
  • 17. 8 20m, lối vào rất hẹp, có một đường thông lên cao gọi là hang Bồ Đề, hay còn gọi là “ Địa đạo núi đá chồng”. Đây là địa đạo tự nhiên, nơi ẩn nấp và họat động bí mật của các chiến sĩ cách mạng trong 2 thời kỳ kháng chiến và hiện nay trở thành là di tích lịch sử tại danh thắng Ngũ Hành Sơn. Sườn núi phía Bắc ngọn Thổ Sơn là chùa Long Hoa và chùa Huệ Quang, đây là các ngôi chùa xây dựng vào thập niên 90 trong khung cảnh rất tĩnh lặng, hữu tình. Khu du lịch phía Tây Ngũ Hành Sơn còn ẩn chứa nhiều di tích lịch sử, văn hóa như: Đền thờ công chúa Ngọc Lan, đền thờ Huyền Trân Công Chúa, miếu ông Chài, đình Khuê Bắc, bến ngự thuyền vua Minh Mạng trên sông Cổ Cò…Trong đấu hai cuộc kháng chiến, khu du lịch phía Tây Ngũ Hành Sơn đầy ắp những di tích đấu tranh cách mạng như: Địa đạo núi đá chồng, hang bà Tho, chùa cô Đáng (chùa Phổ Đà Sơn). Đến với du lịch phía Tây Ngũ Hành Sơn, du khách không những đơn thuần thưởng ngoạn cảnh trí chùa chiền, hang động mà còn chiêm bái đạo pháp, tham gia lễ hội, tịnh dưỡng tâm trí. Tất cả những yếu tố đó làm nên mảng du lịch phía Tây Ngũ Hành Sơn. 1.2. Tình hình tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn 1.2.1. Tổng quan về tình hình quy hoạch kiến trúc khu di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn Hình 1.1 Ngọn Thủy Sơn thuộc Khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn Quận Ngũ Hành Sơn được xác định là đô thị lớn phía đông nam thành phố. Tuy nhiên, việc triển khai các đồ án quy hoạch và đầu tư phát triển chưa tương xứng hiện có nhiều dự án trên địa bàn quận chậm triển khai. Cụ thể như Công viên văn hóa - lịch
  • 18. 9 sử Ngũ Hành Sơn, Trung tâm giao lưu văn hóa hữu nghị Việt Nhật, Làng đại học Đà Nẵng và hàng loạt các dự án du lịch ven biển. Dự án Công viên văn hóa - lịch sử Ngũ Hành Sơn là dự án đầu tư trọng điểm của thành phố và có tác động đến phát triển dịch vụ du lịch ở địa phương. Đây là vùng lõi trung tâm của đô thị quận Ngũ Hành Sơn. Trên vệt đô thị này, điểm nhấn là khu danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn. Nơi đây được quy hoạch để đầu tư phát triển Khu Công viên văn hóa - lịch sử Ngũ Hành Sơn trên tổng diện tích tích gần 139ha. Việc phê duyệt quy hoạch và thiết kế dự án đã trải qua 6 năm nhưng việc triển khai dự án vẫn cầm chừng, manh mún. Năm 2014, thành phố đã bố trí vốn để thực hiện công tác giải tỏa đền bù và đầu tư hoàn thành các tuyến đường giao thông như Sư Vạn Hạnh, Huyền Trân Công chúa, Nguyễn Duy Trinh,... Năm 2015, thực hiện công tác đền bù giải tỏa nhưng chưa đáp ứng yêu cầu thực tế nên nhiều hộ dân trong vùng dự án chưa được đền bù, nhà cửa xuống cấp ảnh hưởng đến cuộc sống hiện nay. Dự án Làng đại học quy hoạch “treo” gần 20 năm qua và các dự án tái định cư lân cận cũng “treo” tác động đến đời sống nhân dân. Trong vệt ven biển, nhiều dự án cũng chưa triển khai tạo ra những lát cắt không gian đô thị ven biển. Đây là khu vực phát triển các khu nghỉ mát, biệt thự ven biển đẳng cấp. Tuy nhiên, hiện khu vực ven biển quận Ngũ Hành Sơn mới có khoảng 1/3 số dự án đã được đầu tư xây dựng và khai thác. Những dự án khác “treo” dai dẳng nhiều năm qua, kéo theo sức ỳ về phát triển đô thị ở khu vực này. Các dự án nạo vét khơi thông sông Cổ Cò vẫn còn hoang sơ và chưa được đầu tư, khai thác tiềm năng du lịch. Nhiều dự án bị chia cắt bởi chưa được khớp nối hạ tầng giao thông. Mục tiêu quy hoạch xây dựng quận Ngũ Hành Sơn thành quận du lịch, đô thị hiện đại có kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, không gian kiến trúc cảnh quan phù hợp với môi trường sinh thái và điều kiện tự nhiên. Ngũ Hành Sơn có vùng lõi đô thị thể hiện tính đặc trưng của địa phương là khu vực danh thắng Ngũ Hành Sơn. 1.2.2. Tình hình tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn Các hoạt động chủ yếu trong khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn chủ yếu tập trung xung quanh ngọn Thủy Sơn (một trong 5 ngọn núi cấu thành nên khu Danh thắng) nơi có nhiều các công trình kiến trúc cổ mang đập nét phật Giáo như Chùa Tam Thai, chùa Linh ứng, Động Huyền Không, Vọng Hải Đài, Cổng Tam Quan..vv…mặt khác không gian kiến trúc cảnh quan khu Danh thắng được cấu thành bởi các công trình kiến trúc cổ Phật giáo, các di tích Chăm, làng nghề Đá mỹ Nghệ truyền thống Non nước.
  • 19. 10 Hình 1.2 Chùa tam Thai, một trong 2 ngôi chùa được phong quốc tự ở Danh thắng Ngũ Hành Sơn Tổng thể quy hoạch khu danh thắng bị chia cắt do tuyến đường giao thông chính kết nối thành phố Đà Nẵng và Quảng Nam làm cho khu vực phân thành 2 vùng rõ rệt thể hiện ở mức độ thu hút du lịch, phát triển kinh tế. Vùng giáp biển gồm ngọn núi Thủy Sơn (ngọn lớn nhất), Mộc Sơn đây là vùng phát triển mạnh về du lịch, kinh tế, hạ tầng và phát triển làng nghề đá mỹ nghệ Non nước. Vùng giáp sông cổ Cò gồm các ngọn núi Hỏa Sơn, Kim Sơn, Thổ Sơn là vùng ít phát triển hơn về mọi mặt, khu vực này chỉ có ngọn Kim Sơn có chùa Quán Thế Âm điểm nhấn là lễ hội Quán Thế Âm cấp quốc gia diễn ra hằng năm thu hút rất lớn khách thật phương và hạ tầng vùng này cũng chưa được đầu tư đúng mức. Hình 1.3 Đường Lê Văn Hiến (màu đỏ) chia cắt Danh thắng thành 2 khu vực
  • 20. 11 Một số công trình hình thành trong khu Danh thắng gây mất mỹ quan chưa đúng với định hướng quy hoạch không gian kiến trúc văn hóa tâm linh. Tháp thang máy nằm ở ngọn Thủy Sơn đoạn cổng số 2 lên Tổ Đình Linh Ứng (H1.4), về mặt kiến trúc với khối kiến trúc hiện đại tương phản mạnh với cảnh quan tự nhiên xung quanh gây mất thẩm mỹ. Hơn nữa nơi đây là khu di tích lịch sử danh lam thắng cảnh mang đậm yếu tố tâm linh lại bố trí một công trình kiến trúc nhằm mục đích di chuyển nhanh lên ngọn núi để chiêm ngưỡng vẽ đẹp thiên nhiên và đỡ tốn thời gian du khách việc làm này không đúng với tính thiền trong phật giáo, các ngôi chùa thường nằm trên núi cao được dẫn lên bằng nhiều tầng bậc cấp bằng đá để cho người đến với nơi thanh tịnh này có được cảm giác chiêm nghiệm lại mình, khi mệt mỏi leo lên từng bậc cấp cảm giác khi dừng nghỉ giữa chừng lại nhìn thấy từng cung bậc cảm xúc, thấy từng khung cảnh thiên nhiên khác nhau, rồi khi đến với bậc cấp cuối cùng ta nhìn thấy ngôi chùa cổ kính, tráng lệ âm thanh tiếng vọng của chuông chùa, tiếng tụng niệm A Di đà Phật mang lại cho con người ta cảm giác thanh tịnh, thư thái, tâm hồn và thiên nhiên hòa hợp, xua tan đi hết những phiền não đời thường...Đó mới chính là cảnh giới mà các phật tử, du khách cần cảm nhận khi đến với khu văn hóa tâm linh này. Hình 1.4 Tháp thang máy cạnh cổng số 2 ngọn Thủy Sơn
  • 21. 12 Cảnh quan tuyến phố kinh doanh hàng đá Mỹ Nghệ Non nước còn lộn xộn chưa thể hiện được nét kiến trúc đặt trưng cho khu kinh doanh đặc thù. Nên chỉnh trang kiến trúc cho các của hàng kinh doanh đá mỹ nghệ trên tuyến đường Huyền Trân Công Chúa đồng nhất về kính thước bảng hiệu, cao tầng, chỉ giới của gian hàng trưng bày. Hình 1.5 Tuyến phố kinh doanh hàng đá mỹ nghệ Non Nước Bãi đổ xe trong khu danh thắng hiện được bố trí tại bãi động Âm Phủ xe ra vào gây mất an toàn, ô nhiễm tiếng ồn gây ảnh đến môi trường tâm linh tại đây. Hình 1.6 Bãi đậu xe du lịch trước động Âm Phủ Giao thông trong khu Danh thắng chưa được quy hoạch đồng bộ, tuy hạ tầng đường xá đã đầu tư khang trang xong các phương tiện xe tải, xe ben vẫn lưu thông trên tuyến đường Huyền Trân Công Chúa gây mất mỹ quan, an toàn.
  • 22. 13 Hình 1.7 Đường Huyền Trân Công Chúa Khu vực phía Bắc ngọn Thủy Sơn vẫn là bãi đất trống chưa được đầu tư phát triển khu đất có địa hình lõm tại chân núi. Hình 1.8 Phần đất trống tô đỏ phía Bắc ngọn Thủy Sơn Ngọn Mộc Sơn và Thổ Sơn cần được bảo tồn để phát huy vai trò của “Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ”. Những ngọn núi này đang ngày càng bị xâm hại, tác động của khu dân cư. Các hộ dân hình thành ngày sát chân núi tác động trục tiếp và gây mất an toàn khi thời tiết mưa bão, gió lốc. Năm 2011 đã xảy ra 2 vụ sạc lỡ tại chân núi Mộc Sơn làm hư hại nhà cửa của các hộ dân sống cạnh chân núi. Riêng ngọn Thổ Sơn dưới chân núi có di tích Chăm cổ đã được tu sửa, khai quật được rất nhiều hiện vật khảo cổ có giá trị, hiện sát chân núi có các hộ dân sản xuất xây bột đá và sinh sống.
  • 23. 14 Hình 1.9 Ngọn Mộc Sơn bị xâm hại do trước đây người dân khai thác đá Chùa Quán Thế Âm tại ngọn Kim Sơn nơi tổ chức lễ hội Quán Thế Âm hằng năm (lễ hội cấp quốc gia) thu hút rất đông phật tử, khách thập phương xa gần về tham dự chiêm bái diễn ra trong 3 ngày liên tiếp. Là lễ hội đặc sắc nhất của khu Danh thắng mang đậm màu sắc Phật Giáo. Khuôn viên tổ chức lễ hội hằng năm diện tích còn nhỏ chưa đáp ứng quy mô phát triển mở rộng của lễ hội. Hình 1.10 Không gian lễ hội Quán Thế Âm 1.2.3. Tình hình trùng tu bảo tồn các giá trị văn hóa khu di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn Ngũ Hành Sơn là một không gian văn hóa đặc trưng của vùng văn hóa xứ Quảng. Ở đây có những ngọn núi đá vôi là danh thắng nổi tiếng của cả nước. Núi Ngũ Hành gốm có năm ngọn, đặt tên dựa trên sự tương ứng về phương vị theo thuyết Ngũ Hành: Thủy, Mộc, Thổ, Kim, Hỏa. Đây còn là mảnh đất có bề dày lịch sử và văn hóa, có hai
  • 24. 15 di tích khảo cổ học Đình Khuê Bắc và Nam Thổ Sơn lần đầu tiên xác nhận ở Đà Nẵng có dấu tích con người sinh sống vào thời tiền sử và phát triển liên tục từ văn hóa Sa Huỳnh đến văn hóa Chămpa. Các nhà nguyên cứu về văn hóa Ngũ Hành Sơn cũng đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học “Di sản Phật giáo Ngũ Hành Sơn" tại Thành phố Đà Nẵng đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học chuyên môn về văn hóa, sử học, kiến trúc văn học, tôn giáo, dân tộc học… làm rõ vị trí của trung tâm Phật giáo Ngũ Hành Sơn trong tiến trình lịch sử Phật giáo Việt Nam, đánh giá đúng mức hệ thống các di sản Phật giáo hiện còn và cần có những giải pháp hữu hiệu đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị vốn có của trung tâm Phật giáo Ngũ Hành Sơn - mảnh đất mà các vương triều nhà Nguyễn quan tâm kiến tạo ngày một quang rạng, xứng danh là “Nam châu đệ nhất danh thắng”. Đồng thời, đã có nhiều nội dung trao đổi của các nhà nghiên cứu với mong muốn xác định giá trị các bảo vật hiện còn, cần có sự quan tâm hơn nữa nhằm thẩm định, lập hồ sơ để có hướng bảo vệ, trùng tu. Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực di sản văn hóa gặp nhiều khó khăn bởi nhiều nguyên nhân như: Cán bộ của Ban quản lý danh thắng chưa có chuyên môn sâu về công tác bảo tồn, bảo tàng mặt khác Danh thắng nằm xen lẫn dưới chân các ngọn núi là các chùa và khu dân cư sinh sống bằng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ lâu đời trong phạm vi bảo vệ di tích Khu vực I và II; việc khai thác đá trong thời kỳ bao cấp kéo dài đến năm 1990 đã phá vỡ nguyên trạng yếu tố gốc của di tích (đặc biệt tại động Âm phủ); việc xây dựng trái phép, cơi nới thường xảy ra vào ban đêm của một số hộ dân và chùa nên khó khăn trong công tác đảm bảo trật tự đô thị. Hình 1.11 Hai trụ đá Chăm được phục dựng, tuy nhiên đã bị mài nhẵn bề mặt làm mất đi yếu tố gốc của hiện vật
  • 25. 16 Trên thực tế các đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố Đà Nẵng đã rà soát đánh giá hiện trạng xâm hại, xuống cấp khu danh thắng đề ra các giải pháp trùng tu bảo tồn, xong vẫn chưa mang lại hiệu quả thiết thực còn nhiều bất cập. 1.3. Kinh nghiệm tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa di tích văn hóa lịch sử trong nƣớc và ngoài nƣớc 1.3.1. Các giải pháp đề xuất tổ chức các không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn Bảo tồn, trùng tu Quần thể kiến trúc cung đình tại cố đô Huế Quần thể kiến trúc cung đình tại cố đô Huế là di sản văn hóa đầu tiên của Việt Nam được UNESCO vinh danh từ năm 1993. Cho đến nay, sau 24 năm được công nhận đã có một sự thay đổi rất lớn đối với diện mạo khu di sản này. Toàn bộ khu di sản dường như đang được hồi sinh mạnh mẽ, rất nhiều công trình kiến trúc trong Hoàng cung, Kinh thành, các khu lăng tẩm hoàng gia, đàn miếu, chùa quán… đã được trùng tu phục hồi; hệ thống hạ tầng và cảnh quan được đầu tư tôn tạo. Cố đô Huế ngày càng thêm xanh, thêm đẹp và trở thành một điểm đến không thể bỏ qua trên Con đường Di sản miền Trung đối với du khách trong nước và quốc tế. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, quần thể di tích kiến trúc Huế bị tàn phá vô cùng nặng nề. Các trận chiến ác liệt năm 1947, mùa Xuân năm 68… đã phá hủy hàng loạt công trình; điện Cần Chánh và hàng loạt cung điện trong Tử Cấm Thành bị thiêu rụi; Trấn Bình Đài bị quân Pháp và sau đó là quân đội Sài Gòn biến thành khu vực quân sự mà hậu quả vẫn còn đến bây giờ; khu vực Văn – Võ Miếu, Miếu Lịch Đại Đế Vương, Miếu Lê Thánh Tông, đàn Nam Giao… bị triệt phá, hủy hoại; những khu vực lăng tẩm, hoặc nằm trong khu vực tranh chấp, hoặc là rơi vào khu vực thiếu an ninh nên bị huỷ hoại hoặc lãng quên trong bom đạn. Thêm vào đó, các thiên tai tàn khốc, như trận lũ năm 1953, trận bão năm 1985, trận lụt lịch sử năm 1999… đã tiếp tục tấn công và huỷ diệt các di tích… Sau chiến tranh, toàn bộ khu vực Tử Cấm Thành gần như bị xoá sổ. Khu vực Hoàng Thành chỉ còn lại 62 công trình so với 136 công trình kiến trúc nguyên thuỷ (số liệu do Nguyễn Bá Lăng thống kê trong bài Danh sách cung điện trong Đại Nội Huế). Khu vực Kinh thành còn 97 công trình trong tình trạng hư hỏng nặng. Lăng Gia Long còn 10/15 công trình, lăng Minh Mạng còn 28/35 công trình, lăng Thiệu Trị còn 16/25 công trình, lăng Tự Đức còn 16/20 công trình, lăng Khải Định còn 16/20 công trình, khu vực Văn Miếu còn 11/15 công trình… Toàn bộ quần thể di tích cố đô Huế sau chiến tranh còn khoảng 300 công trình lớn nhỏ bao gồm: Thành quách, cung điện, đền miếu, lầu gác, lăng mộ, cầu cống, đình tạ… hầu hết đều bị hư hỏng ở những mức độ khác nhau, hoặc bị dột nát, nứt vỡ bờ nóc, bờ quyết, các cấu kiện chịu lực mục ruỗng, nhiều công trình hư hỏng nghiêm trọng, có nguy cơ đổ sụp vào bất kỳ lúc nào. 42 ha
  • 26. 17 tường thành bị cây cỏ xâm thực, 100.000m2 ao hồ cần được nạo vét, 33 cầu cống và 20km đường đi trong các di tích bị hư hại nặng cần phải tu sửa cấp thiết. Hình 1.12 Kinh thành Huế Các hoạt động trùng tu, bảo tồn tại cố đô Huế: Hầu hết các di tích đều được bảo quản, bằng các biện pháp chống dột, chống sập, chống mối mọt, chống cây cỏ xâm thực, gia cố và thay thế các bộ phận bị lão hóa . . . nhờ vậy mà trong điều kiện thiên tai khắc nghiệt xảy ra liên tiếp, các di tích vẫn được bảo tồn và kéo dài tuổi thọ. Đã có khoảng 170 công trình di tích lớn nhỏ đã được đầu tư trùng tu, bảo tồn, trong đó tiêu biểu là: Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Hiển Lâm Các, cụm di tích Thế Miếu, cung Diên Thọ, Duyệt Thị Đường, cung Trường Sanh, hệ thống Trường lang (Tử Cấm Thành), vườn Thiệu Phương, Thái Bình Lâu, lầu Tứ Phương Vô Sự, Đông-Tây Khuyết Đài, điện Long An, cung An Định, tổng thể đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc, tổng thể lăng Gia Long, Minh Lâu, Điện Sùng Ân, Hữu Tùng Tự, Bi đình, Hiển Đức Môn (lăng Minh Mạng), Điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Điện, Xung Khiêm Tạ, Dũ Khiêm Tạ, Bửu thành (lăng Tự Đức), Thiên Định Cung, Bi Đình (lăng Khải định), Chùa Thiên Mụ, Cung An Định, 10 cổng Kinh Thành và Quan Tượng Đài, sông Ngự Hà… Hiện nay, lăng Gia Long, lăng Đồng Khánh, lăng Thiệu Trị và lăng Tự Đức cũng đang được triển khai trùng tu nhiều hạng mục. Cơ sở hạ tầng các khu di tích như: Hệ thống đường, điện chiếu sáng khu vực Đại Nội, Quảng trường Ngọ Môn – Kỳ Đài, điện đường đến các lăng Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định, Đồng Khánh… đã được đầu tư, nâng cấp. Hệ thống sân vườn các di tích Hưng Miếu, Thế Miếu, cung Diên Thọ, Cung Trường Sanh, vườn Cơ Hạ, vườn Thiệu Phương, cung An Định, hệ thống phòng chống hỏa, chống sét, hệ
  • 27. 18 thống nhà vệ sinh trong di tích đã cơ bản được tu bổ hoàn nguyên hoặc xây dựng hoàn thiện. Trong 15 năm (1996-2010), lĩnh vực trùng tu và tôn tạo di tích Cố đô Huế đã được đầu tư khoảng 586 tỷ đồng, nhưng chỉ trong 5 năm 2011-2015, ngân sách dành cho tu bổ đã đạt xấp xỉ 600 tỷ đồng. Có thể nói đó là những nỗ lực rất lớn của nhà nước ta và cả cộng đồng xã hội, trong đó có sự hỗ trợ không nhỏ của bạn bè quốc tế. Điều quan trọng là các di tích đã được tu bổ đảm bảo các nguyên tắc khoa học về bảo tồn của quốc gia và thỏa mãn các điều luật của Hiến chương – Công ước quốc tế về bảo tồn di sản mà Chính phủ ta đã công nhận và tham gia, được các nhà khoa học trong nước và quốc tế đánh giá cao. Cũng chính qua thực tiễn của công cuộc bảo tồn tôn tạo di tích Huế mà đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên của Trung tâm đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu và phong phú, đặc biệt đã nắm vững cả 2 mặt cốt yếu của phương pháp trùng tu khoa học: Đó là phương pháp luận khoa học và kỹ năng thực hiện, vì vậy các hoạt động trùng tu đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực. Công cuộc trùng tu bảo tồn di sản Huế không chỉ là việc hồi sinh các giá trị di sản văn hóa mà còn góp phần quan trọng vào chỉnh trang đô thị, phục hưng sức sống mãnh liệt của các giá trị truyền thống, khiến cố đô Huế thực sự trở thành một điểm đến không thể bỏ qua trên Con đường Di sản miền Trung. [15] ảo tồn di sản văn hóa Hội n Với đặc thù là di sản có người ở, cùng những khó khăn về nguồn kinh phí cũng như yếu tố chuyên môn và các quy định chặt chẽ về bảo vệ di tích, khiến Hội An phải tìm mọi giải pháp linh động, nhằm trùng tu, sửa chữa các nhà cổ Hội An. Hình 1.13 Chùa Cầu – Hội An
  • 28. 19 Thống kê từ Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, hiện toàn thành phố có 1.429 di tích các loại, riêng khu vực phố cổ gồm 1.130 di tích, chủ yếu các công trình kiến trúc nghệ thuật và nhà ở. Các di tích - tùy vào xếp loại và vị trí - có mức hỗ trợ kinh phí trùng tu cao thấp khác nhau, trong đó, cao nhất là hỗ trợ 75 đối với nhà loại đặc biệt trong kiệt hẻm, còn ở mặt tiền là 60 ; thấp nhất là mức hỗ trợ 45 đối với nhà loại 4 trong kiệt, hẻm và 40 cho nhà mặt tiền. Những gia đình không đủ tiền, thành phố sẽ cho vay không tính lãi, trường hợp chủ nhà vẫn không đủ sức, Nhà nước sẽ hỗ trợ đầu tư 100 nhưng sau khi sửa xong sẽ cho thuê lấy tiền hoàn trả đến lúc đủ thì bàn giao lại nhà cho dân. Đặc biệt ngày 27.7.2010, UBND thành phố Hội An đã ban hành Quyết định số 17 (17/2010/QĐ-UBND) về “Cơ chế hỗ trợ kinh phí đầu tư tu bổ các di tích trên địa bàn thành phố nằm ngoài khu vực phố cổ”, với đối tượng hưởng lợi là các di tích ở bên ngoài phố cổ thuộc danh mục bảo vệ của UBND thành phố Hội An. Theo đó, mức hỗ trợ đối với di tích thuộc sở hữu nhà nước là 100 và di tích thuộc sở hữu tư nhân, tập thể là 30 - 60 . Với những cơ chế này, hầu như các di tích xuống cấp nặng trong và ngoài phố cổ đều được đưa vào danh mục tu bổ. Hiện tại, mỗi năm có khoảng 10 di tích được lập dự án đưa vào danh sách tu bổ. Riêng năm 2016 có 18 di tích trên địa bàn được tiến hành trùng tu với tổng số vốn hơn 10 tỷ đồng. Hình 1.14 Một góc tuyến đường ven sông Hội An Ngay từ đầu thành phố đã xác định bảo tồn phố cổ Hội An chính là bảo tồn phần xác và phần hồn. Trong đó, phần xác chính là các công trình của khu phố cổ, nên việc trùng tu, tôn tạo chống xuống cấp luôn được chú trọng để thúc đấy phát huy giá trị di tích. Cùng với đó, việc phục hồi các giá trị văn hóa phi vật thể cũng góp phần làm cho phố ngày càng đẹp hơn, hấp dẫn hơn. “Công tác bảo tồn không chỉ tập trung vào
  • 29. 20 những công trình kiến trúc nhà cổ mà còn là các dự án về hạ tầng và chống sạt lở phố cổ… Điều này đã giúp làm cho phố cổ vững chắc và đẹp hơn, tỷ lệ nhà có nguy cơ sụp đổ giảm hẳn. Ngoài ra, các giá trị văn hóa phi vật thể cũng được phục hồi gìn giữ tốt như nếp sống hiền hòa mến khách của người dân hay các trò chơi dân gian như hô bài chòi, múa tứ linh, múa sắc bùa…” Với đặc điểm là di sản có người ở, vấn đề vừa đảm bảo tính nguyên gốc của di tích, vừa đáp ứng nhu cầu sinh sống, làm ăn của người dân là rất khó giải quyết. Một cách làm “táo bạo” của Hội An là “lách” một số quy định để giải quyết hài hòa các mục tiêu trên. Theo các Nghị định 70 (70/2012/NĐ-CP) và Nghị định 15 (15/2013/NĐ-CP) của Chính phủ, quy định về thẩm quyền, thủ tục lập, thẩm định phê duyệt chủ trương lập dự án tu bổ di tích quốc gia đặc biệt và di tích cấp quốc gia phải có ý kiến từ các bộ ngành trung ương, thì những di tích nhà ở trong phố cổ muốn sửa chữa dù nhỏ đều phải ra Hà Nội xin phép Bộ VH-TT DL và cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Xây dựng thẩm tra thiết kế trước khi tiến hành tu bổ. Quy định này đã gây nhiều khó khăn cho các hộ dân phố cổ khi muốn sửa chữa ngôi nhà của mình, vì di tích quốc gia đặc biệt phố cổ là sự cấu thành của nhiều hạng mục nhà cổ. Do vậy, thành phố đã linh động để cấp phép sửa chữa nhà cho người dân. Bình quân mỗi năm có hơn 200 lượt đơn xin sửa chữa nhà của các hộ dân trong phố cổ, nếu đúng theo quy định của Nghị định thì không thể giải quyết được, nên Hội An đã linh động xử lý những nhu cầu cấp thiết cho dân. Quá trình tu bổ phải theo đúng nguyên tắc và quy định. Bằng những cách làm trên, đến nay hầu hết di tích trong và ngoài phố cổ đã được quản lý tốt, tình trạng xuống cấp nặng không còn. Riêng năm 2016, đã có 242 trường hợp di tích trong khu phố cổ được cấp phép tu bổ, chủ yếu là nhà tư nhân và tập thể, từ sự linh động này. Tuy vậy, quá trình quản lý bảo tồn di sản văn hóa tại thành phố Hội An vẫn còn những vướng mắc, hạn chế cần điều chỉnh. Đặc biệt là cơ chế hỗ trợ kinh phí tu bổ cho các chủ di tích khu vực phố cổ. Cơ chế quy định chỉ hỗ trợ hệ mái ngói âm dương đối với các ngôi nhà không được xếp hạng trong phố cổ là chưa phù hợp, khiến dân khó tiếp cận được. “Chỉ hỗ trợ ít kinh phí sửa chữa mái ngói, trong khi việc tu bổ thường phát sinh nhiều vấn đề tốn kém, chưa nói thủ tục chờ đợi rất lâu”. Việc hỗ trợ kinh phí tu bổ đều tuân thủ theo quy chế cụ thể, kể cả quy định chỉ hỗ trợ cho những ngôi nhà chủ sở hữu mang tính truyền thống (không phải qua mua bán) nhằm bảo tồn yếu tố văn hóa phi vật thể bên trong ngôi nhà. Những di tích nào mà toàn bộ hoặc hoặc 2/3 chi phí Nhà nước bỏ ra trùng tu thì Nhà nước phải làm chủ đầu tư, còn lại các di tích thuộc loại 3, loại 4 thì dân làm chủ đầu tư. Mỗi năm UBND thành phố Hội An chi khoảng 6 - 10 tỷ đồng từ nguồn thu bán vé tham quan để tu bổ di tích. Du lịch đã thực sự tạo nguồn lực quan trọng cho công
  • 30. 21 tác bảo tồn di sản Hội An khi mà nguồn vốn hỗ trợ từ tỉnh và trung ương cho di tích ngày càng eo hẹp. Theo tính toán của Trung tâm VHTT Hội An, trong vài năm trở lại đây tiền thu từ bán vé tham quan phố cổ mỗi năm đạt khoảng 100 tỷ đồng, riêng năm 2016 ước đạt 150 tỷ đồng. Sau khi để lại 30 chi cho hoạt động, 70 tiền bán vé được nộp ngân sách thành phố để đầu tư lại cho phố cổ như trùng tu di tích, bảo tồn văn hóa phi vật thể, đầu tư hạ tầng, phòng cháy chữa cháy… Riêng công tác tu bổ di tích, thống kê từ năm 1999 đến nay, khoảng 80 tỷ đồng từ nguồn bán vé tham quan đã được chi cho các hoạt động bảo tồn di tích trong và ngoài phố cổ, đây là số tiền rất lớn, nhiều ý nghĩa, không phải địa phương nào cũng làm được, nhất là trong tình hình nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh và trung ương dành cho công tác bảo tồn di tích eo hẹp như hiện nay. Nhiều năm qua thành phố Hội An luôn xác định bảo tồn di sản phải gắn với phát triển du lịch bền vững. Vì vậy, trong công tác nghiên cứu, quản lý, tu bổ di sản văn hóa đều gắn với mục tiêu này, xem đây là mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, trong đó hiệu quả từ việc tu bổ di tích mang lại không chỉ giúp các di tích an toàn hơn mà còn tạo điều kiện để phát huy giá trị di sản, phục vụ phát triển du lịch dịch vụ. Đến nay, thương hiệu du lịch Hội An ngày càng được khẳng định vững chắc trong và ngoài nước, những năm gần đây mỗi năm đều đón cả triệu lượt khách tham quan, lưu trú, ngỉ dưỡng. Riêng năm nay, tính đến tháng 11 đã có gần 1,6 triệu lượt khách tham quan du lịch đến với đô thị cổ Hội An tăng 34 so với cùng kỳ. Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa luôn là nhiệm vụ trọng tâm của thành phố nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội bền vững, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nhân dân, do đó, công tác này luôn được đặt lên hàng đầu trong các kế hoạch phát triển của Hội An. “Những năm qua, thành phố đã huy động được nhiều nguồn lực khác nhau, từ sự hỗ trợ giúp đỡ, phối hợp, cộng tác của các cấp các ngành ở trung ương đến địa phương; của các tổ chức cá nhân trong và ngoài thành phố. Đặc biệt, là sự đồng lòng chung tay của toàn thể cộng đồng dân cư nên đã bảo tồn và phát huy đúng hướng giá trị của di sản, qua đó tạo nguồn lực và động lực giúp di sản được gìn giữ tốt hơn, góp phần hướng đến xây dựng thành công thành phố sinh thái - văn hóa - du lịch” Có thể thấy, việc UBND tỉnh Quảng Nam đồng ý cho thành phố Hội An giữ lại 70 số tiền thu từ bán vé dành cho công tác bảo tồn trùng tu di sản là một thuận lợi lớn. Đây cũng chính là quan điểm xuyên suốt của thành phố Hội An khi gắn kết giữa bảo tồn và phát triển, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và dân, từ đó thúc đẩy sự gắn bó và ủng hộ của người dân ngày càng mạnh mẽ hơn. Thành công của công tác bảo tồn di sản tại đô thị cổ Hội An chính là sự kết hợp của 3 yếu tố, gồm: nhà quản lý (chính quyền); sự tham gia ủng hộ mạnh mẽ của cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học; và sự ủng hộ của cộng đồng dân cư, những chủ di sản”. 16
  • 31. 22 Kinh nghiệm của Hàn Quốc: Xây dựng thương hiệu qua di sản quốc gia Hàn Quốc luôn nhận thức được tầm quan trọng của các di sản trên đất nước mình và không ngừng nỗ lực bảo vệ, nâng cao nhận thức về giá trị các di sản này. Mỗi di sản đều được Chính phủ xác định là tài sản và báu vật của quốc gia và địa phương. Chính phủ Hàn Quốc hiện đã và đang rất nỗ lực nâng cao vị thế và hình ảnh của Hàn Quốc như một phần của “Sáng kiến Xây dựng Thương hiệu Quốc gia” thông qua việc phát huy các di sản vật thể và phi vật thể. Hình 1.15 Cung Gyeongbok – Hàn Quốc Du khách đến với Hàn quốc đều được giới thiệu về giá trị kiến trúc của Cung Gyeongbok – niềm tự hào của kiến trúc cung điện phương Đông; di sản những phản gỗ Tripitaka Koreana (dùng để in kinh Phật) và Janggyeongpanjeon (một địa danh cổ xưa lưu giữ những tấm phản gỗ này), đền Haeinsa, tạ đình Gyeongsangnam-do, miếu thờ Jongmyo và Cung Changdeokgung ở Seoul, pháo đài Hwaseong tại Suwon; Di sản phi vật thể như món Kim chi, hồng sâm, linh chi…tất cả đều được thế giới biết đến. Chính phủ Hàn quốc luôn tổ chức định kỳ các sự kiện ở từng địa phương nhằm xúc tiến chương trình nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp xã hội, tạo điều kiện cho toàn dân hiểu về giá trị của đất nước mình để người dân thấm nhuần những gì mình đang có, tôn vinh và nghiêm khắc trong ứng xử với di sản của quốc gia. Chính quyền địa phương luôn tổ chức các cuộc thi sáng tác, thi viết phóng sự các hoạt động liên quan đến công tác bảo tồn di sản... Cùng với các cuộc thi này, nhiều hoạt động thực tế cũng như các bài giảng, đào tạo được đưa đến thanh niên, giúp cho họ hiểu được sự tuyệt vời và tầm quan trọng của di sản vật thể và phi vật thể của quốc gia và từ đó có ý thức tuyên truyền cho cộng đồng quốc tế. Hầu như bất kỳ đại sứ quán nào của Hàn quốc trên thế giới cũng mang đậm tinh thần “Hàn quốc và di sản Hàn quốc”. [14]
  • 32. 23 Kinh nghiệm của Ấn Độ - bước đầu thành công Hình 1.16 Đền Swaminarayan - Ấn Độ Chính phủ Ấn Độ rất quan tâm đến việc nhận diện các di sản tồn tại dưới nhiều dạng thức vật thể và phi vật thể vì coi tất cả đều có giá trị lớn của quốc gia. Nhận thức được các di sản sẽ mất đi ý nghĩa và sự truyền đạt thông tin cho các thế hệ tương lai một khi bị hư hại bởi tác động của thiên tai cũng như hoạt động của con người, vì vậy Chính phủ coi việc bảo tồn di sản phải có hành động nghiêm túc và đã lập nên nhiều chiến lược cụ thể, dành kinh phí đáng kể cho quá trình này. Với nỗ lực để New Delhi được công nhận là Thành phố Di sản Thế giới của UNESCO, Chính phủ Ấn Độ đã tiến hành không biết bao nhiêu chương trình và chiến dịch thúc đẩy xây con đường di sản kết nối hơn 30 di tích lịch sử tại thành phố Thủ đô này với nhau. Bên cạnh đó, việc xây dựng các tuyến phố đi bộ, tuyến phố dành cho những đặc sản địa phương được đặc biệt chú trọng. Đây cũng là nỗ lực đầu tiên của Ấn Độ nhằm giúp New Delhi đủ điều kiện để được trao tặng danh hiệu Thành phố Di sản Thế giới của UNESCO. Con đường Di sản Dehli sẽ kết nối ít nhất 30 di tích lịch sử lớn nhỏ trong thành phố với nhau, nhằm đưa New Delhi vào danh sách 200 thành phố di sản thế giới trong nỗ lực bảo tồn thành phố 1.000 năm tuổi có bề dày về văn hóa và lịch sử này của Chính phủ Ấn Độ. [14] Kinh nghiệm đau xót từ nước Ý: Mất di sản do quá phụ thuộc vào kinh tế Pompeii, thành phố từng bị chôn vùi trong trận phun trào của núi lửa Vesuvius vào năm 79 sau Công nguyên, hiện là một trong những điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất thế giới, khoảng 3 triệu lượt khách mỗi năm. Tuy nhiên trong năm 2010,
  • 33. 24 một số bức tường cổ cùng một ngôi nhà cổ từng được các võ sĩ giác đấu sử dụng tại Pompeii đã đổ sập. Mưa lớn được cho là nguyên nhân tàn phá các kiến trúc hơn 2.000 năm tuổi này. Nhưng nguyên nhân sâu sa làm dấy lên tranh cãi về việc bảo tồn các di sản ở nước này là gì?. Và đây cũng là bài học đáng để nhiều nước trên thế giới lưu tâm. Hình 1.17 Thành Phố Pompeii - Ý Theo Cựu lãnh đạo khu Pompeii, việc bảo tồn không được Chính phủ thực hiện hợp lý. Việc cắt giảm mạnh tay nguồn ngân sách từ 9,2 tỉ USD xuống còn 6,6 tỉ USD làm giảm việc giữ gìn, bảo tồn khu di tích. Ông Maurizio Quagliuolo - Tổ chức Herity cũng khẳng định “vấn đề là chính phủ không hiểu rằng bảo tồn di sản văn hóa không nên được xem là một điều xa xỉ trong thời buổi khủng hoảng tài chính, mà phải là một phần cơ bản của sự hồi phục kinh tế”. Các khu di tích ở Ý góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, mang lại doanh thu hỗ trợ các dịch vụ của nhà hàng, khách sạn, du lịch, giao thông...Vậy mà chính phủ Ý đã có lúc xem nhẹ và để cho những di tích ấy phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế nước nhà. [14] Kinh nghiệm Trung Quốc – lỗ lớn trong nỗ lực đi tìm danh hiệu Di sản Thế giới Năm 1985 Trung Quốc mới chính thức gia nhập Công ước di sản thế giới, nhưng đến nay đã có 40 di sản thế giới, chỉ đứng sau Ý và Tây Ban Nha. Hiện Trung Quốc có khoảng 200 hồ sơ xin UNESCO công nhận di sản thế giới. Sau khi được công nhận di sản thế giới, hầu hết các địa phương đều tăng giá vé vào tham quan, nguồn thu từ vé tăng lên chóng mặt, chiếm 80-90% thu nhập của các khu di sản. Thành phố cổ Bình
  • 34. 25 Dao, tỉnh Sơn Tây, sau khi được công nhận di sản văn hóa thế giới, năm 1998 nguồn thu từ vé tham quan của thành phố cổ từ 180.000 NDT vọt lên 5 triệu NDT, tăng gấp 30 lần. Hình 1.18 Tượng đất sét trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng Những con số này đã khiến các địa phương thi nhau xin công nhận di sản thế giới và thay vào đó là những khoản đầu tư lớn và thời gian chờ đợi quá lâu. Đầu tư lỗ là điều các địa phương không lường trước khi lập hồ sơ xin công nhận di sản thế giới. Trường hợp Ngũ Đài Sơn, tỉnh Sơn Tây, sau khi được công nhận di sản đã tụt giảm hơn 200 triệu NDT doanh thu từ du lịch năm 2008 so với năm 2006. Năm 2007, Lệ Ba, tỉnh Quý Châu, được công nhận di sản thiên nhiên thế giới sau 12 năm nỗ lực, nhưng cái giá phải trả quá đắt: nợ đến 200 triệu NDT. Tương tự, kiến trúc Điêu Lâu ở Quảng Châu được công nhận vào năm 2007, nay chính quyền đang đau đầu về chi phí hàng trăm triệu NDT để bảo tồn. [14] Bảo tồn di sản ở Venice: Thành phố cổ kính 1500 năm tuổi Venice mang trong lòng một gia tài đồ sộ các công trình kiến trúc: khoảng 120 nhà thờ, hơn 60 tu viện (theo nhiều phong cách: Thiên chúa giáo, Byzantine, Roman, Gothic, Phục hưng với phong cách chiết trung, baroc hoặc roccoco), hơn 100 tháp chuông và 40 cung điện được xây dựng trải dài nhiều thế kỷ. Kiến trúc ở Venice là sự pha trộn phong cách của các dòng kiến trúc chính thống châu Âu và phong cách Byzantine, xen lẫn các ảnh hưởng mang hơi hướng Ả Rập dưới tác động của khí hậu Địa Trung Hải…hình thành phong cách kiến trúc gọi là Venetian style với đặc trưng là các vòm hình lưỡi mác đậm chất Gothic, các chi tiết trang trí mang phong cách Byzantine và Ả Rập. Kiến trúc Venetian đã gây bất ngờ cho nhiều KTS khi đặt chân đến đây.
  • 35. 26 Hình 1.19 Venice nhìn từ trên cao Bộ sưu tập các công trình di sản nằm dọc hai bên bờ Canal Grande (kênh lớn) hết sức đồ sộ, mỗi công trình mang một vẻ độc đáo riêng. Ánh nắng chói chang, nước biển lấp lánh cùng vô vàn công trình kiến trúc làm nên cảnh tượng hấp dẫn dọc từng con phố dòng kênh. Hình 1.20 Cầu đá Rialto Những chiếc cầu cũng là đặc sản của thành phố. Người ta thường nhắc đến những cây cầu nổi tiếng bắc ngang Canal Grande như cầu đá Rialto cầu gỗ Academia,
  • 36. 27 nhưng ít ai biết Venice còn một chiếc cầu đặc biệt bằng kính và thép của KTS Santia- go Calatrava nằm giữa quảng trường Roma và ga tàu điện Santa Lucia. Do Venice nằm trong một vịnh kín (đầm phá), nền đất khá yếu, từ ngàn năm nay, người ta xây công trình trên cọc gỗ (của cây tổng quán sùi hoặc thông rụng lá của Nga) đóng xuống bùn san sát nhau. Do ngâm trong môi trường nước biển, hầu hết cọc gỗ vẫn làm việc tốt sau hàng trăm năm. Công trình ở đây hầu hết xây bằng gạch đất nung hoặc bằng đá, lợp ngói ống. Quần thể Kiến trúc Venice đều có tuổi đời vài trăm năm. Điểm độc đáo nhất của Venice chính là một đô thị thời hiện đại mà không ô tô, xe máy. Giao thông trong thành phố dựa hoàn toàn vào hệ thống đường thủy gồm các kênh đào, với xương sống là Kênh Lớn (Canal Grande) xuyên suốt thành phố: “đại lộ” độc đáo dài 3,5km này được phủ kín hai bên mình những nhà thờ, khách sạn, quảng trường, các điểm tham quan chính của Venice. “Đại lộ” nước này là nơi chứng kiến tất cả những hoạt động của Venice từ buôn bán, lễ hội đến đám cưới, đám tang. Khoảng 150 con kênh đào và khoảng 400 cây cầu biến không gian đô thị ở đây trở nên lãng mạn và độc đáo hiếm có. Hình 1.21 Giao thông đường thủy chủ yếu qua những con kênh nhỏ thơ mộng Phương tiện giao thông nội đô gồm có phà (water bus), ca nô (taxi), thuyền chèo cá nhân (gondola). Giao thông đối ngoại có tàu điện, hai sân bay quốc tế và đường bộ đến cửa ngõ thành phố. Tuy nhiên, hầu hết người dân và du khách ưa thích đi bộ trong các con hẻm nhỏ thay vì dùng các phương tiện giao thông công cộng. Đây là yếu tố quan trọng góp phần gìn giữ môi trường cảnh quan tạo điều kiện tốt cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc thông qua phát triển du lịch. Thành phố có hàng trăm quảng trường, do không có xe cộ qua lại, người dân có thể tự do thưởng ngoạn mà không cần bận tâm đến giao thông. Quảng trường thường
  • 37. 28 gắn liền tượng đài và nhà thờ hoặc tu viện cùng tháp chuông, khiến không gian đô thị liên tục thay đổi, hấp dẫn ở mọi góc nhìn. Đẹp nhất và nổi tiếng nhất là quảng trường San Marco, một mặt quay ra biển, phần còn lại được bao bọc bởi các kiến trúc di sản và lúc nào cũng đầy ắp chim bồ câu. Nói về quảng trường San Marco, Napoléon cho rằng đó là “căn phòng khách thanh lịch nhất Châu Âu” (nguyên văn: “le plus élégant salon d’Europe”). Có thể nói hệ thống kênh đào, những chiếc cầu, những quảng trường, nhà thờ và tu viện, tháp chuông chính là các thành tố cấu trúc nên không gian đô thị độc đáo của Venice. Công tác bảo tồn đi đôi với phát triển du lịch. Hình 1.22 Nhà thờ Santa Maria della Salute, một kiệt tác kiến trúc Baroc bên dòng Kênh lớn Venice được nguyên vẹn như ngày nay là nhờ những nỗ lực tột bậc của Chính phủ Italia, người dân ở đây và cả cộng đồng quốc tế, điều này có thể ghi nhận qua chính sách quản lý xây dựng rất hiệu quả. Mỗi ngôi nhà là một di sản và dường như chứa đựng cả một pho truyện cổ tích về lịch sử và gốc gác của nó. Nhà giáp với kênh đào luôn có một cửa chính mở trực tiếp ra mặt nước. Những ngôi nhà nhìn bề ngoài sứt sẹo, mốc meo và hầu như không thay đổi qua thời gian, nhưng nội thất thì lại tiện nghi sang trọng, đáp ứng yêu cầu cuộc sống hiện đại. Không có nhà nhiều tầng và cao tầng, biển quảng cáo cũng không hề xuất hiện và cũng không có kiến trúc mới xây chen. Một điểm rất thú vị là dường như chính quyền thành phố cho phép người dân tự do sinh hoạt đời thường như việc phơi phóng quần áo trước nhà, tự chọn màu sơn cho ngôi nhà của mình… khiến du khách rất thích thú và muốn khám phá cuộc sống nơi đây. [11]
  • 38. 29 Bảo tồn di sản kiến trúc ở Praha – Cộng hòa Séc Hình 1.23 Lâu đài Prague hơn 1000 năm tuổi là tòa lâu đài cổ rộng lớn nhất thế giới. Lâu đài Praha – lâu đài cổ nhất trên thế giới với nhiều cung điện đền đài, được bao bọc bởi bức tường thành, bên trên có nhiều ngọn tháp uy nghiêm trên đỉnh đồi Strahop trấn giữ, trông coi toàn thành phố. Cây cầu Charles Karluvmost (Hình 1.24) với 30 bức tượng thánh kiệt tác bằng đá mà người ta quen gọi là “cầu tình” miệt mài đón đưa hàng triệu du khách trên thế giới mỗi năm từ quận Srato Mesto bên hữu ngạn qua sông Vltava sang bên tả ngạn, khu Cung điện nhà vua. Quảng trường “Con gà trống” với chiếc đồng hồ thiên văn nổi tiếng vẫn chạy cần cù đều đặn suốt 400 năm qua không sai một phút. Cứ mỗi giờ chúa Jesus và 12 vị tông đồ quay đi một vòng, ở nóc đồng hồ có chú gà trống vàng cứ đúng 12 giờ trưa lại cất tiếng gáy vang. Các cung điện lâu đài từ Nhà thờ Praha, Tu viện Thánh Gioóc, Tháp toà thánh trong dinh Tổng thống, Tháp chuông cổ Oóclôi, Cung điện Mùa hè Hoàng gia tới các con phố lát đá nhỏ hẹp trong khu phố trung tâm chứa đựng hàng ngàn ngôi nhà cổ châu Âu xinh đẹp, sang trọng. Tất cả vẫn giữ nguyên vẻ thơ mộng lãng mạn làm say đắm du khách đến thăm. Năm 1992, trung tâm thành phố Praha được Unesco công nhận là di sản thế giới. Nhà nước và nhân dân cộng hoà Séc đã làm rất tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị của hàng ngàn công trình tượng trưng cho nhiều phong cách nghệ thuật kiến trúc khác nhau từ Roman, Gothic đến Phục hưng, Ba rốc và cả Tân nghệ thuật.
  • 39. 30 Hình 1.24 Cầu Charles về đêm Trong khu trung tâm thành phố quanh năm có những đền đài, miếu mạo được quây phủ bên ngoài để tu sửa phục chế bên trong. Nói vậy không có nghĩa là Praha bất biến. Nếu cố tình đi tìm những kiến trúc mới ta sẽ phát hiện ra tòa nhà “dancing house” xây xen cấy ở khu trung tâm Thành phố cổ. Đây là minh chứng rõ nét cho quan điểm bảo tồn theo phương pháp cải tạo của chính quyền Thành phố: Trong khi giữ gìn giá trị của kiến trúc cũ vẫn có thể dung nạp những yếu tố kiến trúc mới phù hợp với thẩm mỹ nghệ thuật đương đại. Tòa nhà văn phòng Nhà nước Hà Lan tại Praha của KTS tài ba Frank O Gehry đến từ California mà người ta thường gọi là toà nhà nhảy múa “dancing house”. Toà nhà được xây dựng từ năm 1992-1996 sau nhiều tranh cãi, nằm trên đại lộ dọc theo sông Vltrava bên phía hữu ngạn, được thiết kế theo trường phái “Kiến trúc ấn tượng”. Hình 1.25 Quảng trường Wenceslas Hình dáng bên ngoài tòa nhà miêu tả một đôi trai gái đang dìu nhau trong điệu nhảy cổ điển, làm ta liên tưởng tới các buổi dạ hội cung đình với các quý ông, quý bà
  • 40. 31 trong giới quý tộc Châu Âu. Chính yếu tố đó là lý do khiến cho nó không bị xa lạ, lạc lõng giữa đại lộ toàn những dinh thự cổ kính. Frank O Gehry còn tìm tòi sáng tạo hình dáng và tỷ lệ cửa sổ tòa nhà ăn nhập và phù hợp với cửa sổ các tòa nhà bên cạnh. Điều đó khiến nó đứng được ổn định hài hoà với bối cảnh chung quanh. Nó như muốn chứng tỏ rằng, Praha vẫn đập nhịp thời đại, vẫn mang hơi thở cuộc sống, vẫn phản ánh kiến trúc đương thời dù rằng thành phố mãi mãi vẫn là đô thị cổ thơ mộng và lãng mạn, mãi mãi vẫn là viên ngọc quý báu của nhân loại cần phải trân trọng gìn giữ cho muôn đời sau. [11] * Những nội dung quan trọng rút ra từ kinh nghiệm tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa các di tích văn hóa lịch sử của các đô thị nêu trên: - Các di tích lịch sử có một giá trị rất quan trọng trong việc hình thành đô thị. Các quốc gia phát triển đều xem các di tích văn hóa lịch sử là nơi để thu hút du lịch, là giá trị cốt lõi hình thành nên đô thị sinh động mang nhiều màu sắc, thể hiện được nét văn hóa của từng quốc gia từng vùng miền. - Việc trùng tu, bảo tồn cá di tích văn hóa lịch sử là công việc hết sức quan trọng, để công việc mang lại hiệu quả cao, cần phải nghiên cứu áp dụng các giải pháp hợp lý, hiệu quả cho từng loại di tích lịch sử. - Cần phải có những giải pháp cụ thể lâu dài trong việc bảo vệ các di tích trước sự phá hoại, tác động xấu của việc đô thị hóa. - Việc bảo vệ phát huy vai trò của di tích lịch sử, các công trình kiến trúc cổ cần có định hướng quy hoạch rõ ràng tạo sự đồng thuận cao từ giới chuyên môn cho tới người dân bản địa. 1.3.2. Định hướng tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa Là một địa bàn định hướng phát triển đô thị theo hướng bền vững, có vị trí chiến lượt về quốc phòng, an ninh cho khu vực thành phố Đà Nẵng và Hội An. Tận dụng tối đa lợi thế về địa hình, điều kiện tự nhiên con người, làng nghề để phát triển du lịch dịch vụ, nâng cao đời sống văn hóa xã hội cho người dân. Tổ chức không gian kiến trúc nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể sẵn có, gắn kết các giá trị văn hóa làng nghề và văn hóa tâm linh. Phát huy vai trò to lớn của làng nghề đá mỹ nghệ truyền thống trong việc xây dựng hình ảnh, sản phẩm thương hiệu của Danh thắng Ngũ Hành Sơn. Hình thái không gian khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn được hình thành dựa theo ý tưởng vòng tròn kết nối năm ngọn núi Ngũ Hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) với Sông Cổ Cò và Biển Đông. Xác định Danh thắng Ngũ Hành Sơn là vùng trung tâm để
  • 41. 32 phát triển văn hóa, du lịch, kết nối làng nghề và tăng trưởng kinh tế cho quận Ngũ Hành Sơn. Kết luận chƣơng 1 Bảo tồn các di sản văn hóa là yếu tố quan trọng để giúp khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn phát triển bền vững vì di sản văn hóa là nguồn tài nguyên quan trọng phát triển các hoạt động du lịch. Khi bảo tồn các di sản văn hóa trong hoạt động kinh doanh du lịch cần đảm bảo các nguyên tắc cần bằng lợi ích giữa bảo tồn với phát triển kinh tế, chú trọng tới việc thúc đẩy sự tham gia của các cơ sở kinh doanh du lịch, cộng động dân cư vào các hoạt động bảo tồn, không ngừng tằng cường nhận thức về bảo tồn cho cộng đồng bằng các chương trình giáo dục nhận thức về di sản một cách cụ thể. Từ đó thúc đẩy mối quan hệ tích cực của du lịch tới công tác bảo tồn di sản và phát triển làng nghề. Việc bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử trong khu Danh thắng, khai thác các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, làng nghề, phát triển du lịch là các công việc hết sức quan trong, việc kết hợp hài hòa giữa các yếu tố bảo tồn, phát triển du lịch, phát triển làng nghề truyền thống sẽ giúp khu Danh thắng định hướng phát triển một cách bền vững.
  • 42. 33 Chƣơng 2: CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA DI TÍCH VĂN HÓA LỊCH SỬ NGŨ HÀNH SƠN 2.1. Các yếu tố tự nhiên: khí hậu, địa hình ảnh hƣởng đến tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa Ngũ Hành Sơn 2.1.1. Yếu tố khí hậu Quận Ngũ Hành Sơn với Danh thắng Ngũ Hành Sơn, một tuyệt tác từ tự nhiên “Sơn cảnh hữu tình, thơ mộng”. Với năm ngọn núi nằm ở vị thế đắc địa trên một dãi đất hẹp chạy suốt chiều dài quận một bên là Biển Đông rộng lớn, một bên là Sông Cổ Cò uốn lượn. Với rộng đồng sông nước mang đậm nét làng quê Việt. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nơi đây có hai mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 7. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. [9] 2.1.2. Yếu tố địa hình Về diện tích tự nhiên có: 3.911,7818 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp: 770,5361 ha chiếm 19,6978% (bao gồm đất sản xuất nông nghiệp: 733,7237 ha chiếm 18,7568 , đất lâm nghiệp: 26,6985 ha chiếm 0,6825 , đất nuôi trồng thủy sản: 10,1139 ha chiếm 0,2585 ); đất phi nông nghiệp: 2.589,4019 ha chiếm 66,1949% (bao gồm đất ở: 708,5649 chiếm 18,1136 ; đất chuyên dùng: 1383,2097 ha chiếm 35,3601%; đất tôn giáo, tín ngưỡng: 20,7650 ha chiếm 0,5308 ; đất nghĩa trang, nghĩa địa: 107,3276 ha chiếm 2,7437 ; đất sông suối và mặt nước: 362,2047 ha chiếm 9,2593 ; đất phi nông nghiệp khác: 7,3300 ha chiếm 0,1874 ); đất chưa sử dụng: 551,8438 ha chiếm 14,1072 ; đất có mặt nước ven biển: 73,9200 ha chiếm 1,8897%.[9] Quận Ngũ Hành Sơn nằm về phía Đông Nam thành phố Đà Nẵng cách trung tâm thành phố 8km; phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 12km, phía Tây giáp huyện Hòa Vang, Cẩm Lệ và quận Hải Châu, phía Bắc giáp quận Sơn Trà, phía Nam giáp Phường Điện Ngọc, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; là quận có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai khá đồng nhất về tính chất lý - hóa học, cấu tạo địa chất chủ yếu là cát. Quận có sông Cổ Cò chạy từ sông Hàn đến phía Nam giáp địa phận tỉnh Quảng Nam, nối Đà Nẵng với thành phố cổ Hội An theo chiều dài của quận gắn liền với núi đá vôi tạo thêm vẻ đẹp danh thắng Ngũ Hành Sơn ruộng đồng, sông nước tạo nên nét dáng của làng quê Việt Nam, hội đủ các yếu tố phát triển du lịch sinh thái gắn với làng đá mỹ nghệ truyền thống tạo nên cảnh đẹp "Sơn thủy hữu tình và thơ mộng".
  • 43. 34 2.2. Yếu tố văn hóa xã hội: Phong tập tục quán, dân cƣ, an ninh ảnh hƣởng đến việc tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa Ngũ Hành Sơn 2.2.1. Yếu tố phong tục tập quán Tại danh thắng Non Nước Ngũ Hành Sơn có nhiều hoạt động văn hóa như lễ hội Quán Thế Âm vào tháng 2 âm lịch, nghề chạm khắc đá mỹ nghệ v.v… nhưng điểm cần nhấn mạnh là danh xưng Ngũ Hành Sơn, điều trước nay ít được đề cập đầy đủ. Danh xưng các ngọn núi ở nước ta thường dựa theo hình dáng, số lượng, truyền thuyết, nhân vật, v.v… như Tam Đảo, Thất Sơn, Thiên Ấn, Thiên Bút, đồi Trạng Nguyên, núi Thần Đồng, vv… Chắc chắn không có ngọn núi nào lại mang danh xưng của học thuyết triết học duy vật phương Đông “Âm Dương Ngũ Hành” với đầy đủ các yếu tố: Thủy, Thổ, Kim, Mộc, Hỏa (có cả Âm và Dương) như ở Ngũ Hành Sơn. Tất nhiên, việc đặt tên là do con người thực hiện nhưng cũng phải căn cứ trên sự tương đồng tương đối giữa thế đất thế núi với những yếu tố cơ bản của tên đặt. Ở Ngũ Hành Sơn có một sự tương đồng ngẫu nhiên rất cao giữa thế đất thế núi với các điểm cơ bản về bản chất và cấu trúc không gian của học thuyết triết học Âm Dương Ngũ Hành. Thứ nhất, về hình dáng, núi ở đây không phải là những “dãy” hoặc những “ngọn” mà là những“hòn” đá vôi đứng kề nhau nhưng độc lập với nhau, không dính liền nhau, với độ cao vừa phải, trên một diện tích không quá rộng, giống như những quả trứng khổng lồ nổi lên giữa đất liền nên có thể xem như các “hành” trong triết học Âm Dương Ngũ Hành. Thứ hai, về số lượng, Ngũ Hành Sơn không chỉ có 3 ngọn như Tam Đảo ở phía Bắc hoặc 7 ngọn như Thất Sơn ở phía Nam mà có đúng 5 hòn, trùng hợp với con số 5, con số sinh thành và vận động trong vũ trụ của học thuyết. Trên thực địa có 6 hòn nhưng hai hòn phía nam được nối liền với nhau nên được xem là hòn kép có cả âm và dương (Âm Hỏa Sơn và Dương Hỏa Sơn). Thứ ba, về bố cục, 5 hòn núi đó được sắp xếp thành 2 hàng theo cấu trúc 2+3 (cả dọc và ngang), trùng hợp với cấu trúc “tham thiên lưỡng địa” (2+3=5) về sự chuyển động không ngừng của vạn vật của học thuyết. Thứ tư, do sự tương đồng về vị trí của các hòn núi với phương vị hướng và số của Hà Đồ nên hòn núi phía bắc có tên Thủy, phía nam là Hỏa, phía tây là Kim, phía đông là Mộc và ở trung tâm là Thổ. Như vậy, danh xưng Ngũ Hành Sơn không hoàn toàn do con người đặt ra một cách tùy tiện mà mang đậm yếu tố văn hóa, khó có nơi nào có thể có được. Vì vậy, cần hết sức trân trọng yếu tố này. Ngũ Hành Sơn cũng là một thế giới tâm linh. Chỉ trên bốn hòn Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Kim Sơn, Thổ Sơn đã có 10 ngôi chùa lớn nhỏ hiện đang
  • 44. 35 tồn tại: Tam Thai, Tam Tôn, Từ Tâm, Linh Ứng (Thủy Sơn); Phổ Đà sơn, Linh Sơn, Ứng Nhiên (Hỏa Sơn); Quán Thế Âm, Thái Sơn (Kim Sơn); Long Hoa (Thổ Sơn). Đấy là không kể các ngôi chùa chung quanh chân núi hoặc hiện nay không còn nữa như các chùa Thái Bình, Vân Long, Bình An, Bửu Quang, Di Lặc. Một đặc điểm nổi bật ở đây là chùa thường đi với động như hình với bóng. Bên cạnh chùa Tam Thai là động Huyền Không, bên cạnh chùa Linh Ứng là động Tàng Chân, bên cạnh chùa Quán Thế Âm là động Quán Thế Âm, vv… Chùa ở đây được xây dựng từ rất sớm, ngay từ những năm đầu thế kỷ XVII. Dưới triều Nguyễn chùa Tam Thai đã được xem là Quốc tự và có Quốc sư. Trong động Quán Thế Âm có thạch nhũ có hình tượng Phật bà Quán Thế Âm.Trên vách đá hòn Thổ sơn, cạnh chùa Long Hoa, có một vách đá cao hơn 30 mét, nếu được gia công thì Đà Nẵng sẽ có một bức phù điêu khổng lồ hình tượng Phật Di Lắc trên vách núi, có một không hai trong cả nước, vv…Hằng năm tại đây có lễ hội Quán Thế Âm vào đầu năm âm lịch. Rõ ràng đây là một thế giới chùa chiền hang động, không nên trần tục hóa. Lễ hội Quán Thế Âm hằng năm được tổ chức tại quận Ngũ Hành Sơn là một trong những sự kiện lớn mang đậm tính tâm linh màu sắc Phật giáo. Thu hút đông đảo khách thập phương và trở thành sản phẩm văn hóa du lịch tâm linh đặc trưng. Khu vực có nhiều địa danh, di tích lịch sử cần được bải tồn và phát huy những giá trị lịch sử như: Căn cứ Cách mạng K20; Đình làng Khuê Bắc; Danh thắng Ngũ Hành Sơn; Bãi biển Non Nước; Làng đá Mỹ nghệ Non Nước; Khu di tích khu 3 Hòa Vang + đội Quyết tử trụ bám phường Hòa Hải. Trong đó làng đá mỹ nghệ Non Nước gắn liền với sự hình thành và phát triển của Danh thắng, là một đặc sản về nghệ thuật điêu khắc, điểm nhấn đặc sắc nhất thu hút phần lớn khách du lịch trong và ngoài nước. Nơi quảng bá thương hiệu làng nghề truyền thống, thể hiện bức tranh sống động nhất, chân thật nhất về văn hóa con người nơi đây. Khu vực Danh thắng với nhiều ngôi chùa mang nét kiến trúc cổ kính, các hạng động dài với những tác phẩm nghệ thuật từ tự nhiên sinh động, mang đậm tính ngưỡng Phật giáo. 2.2.2. Yếu tố dân cư Thành phố Đà Nẵng được tách ra từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành thành phố trực thuộc Trung ương; quận Ngũ Hành Sơn được chính thức thành lập trên cơ sở phường Bắc Mỹ An của thành phố Đà Nẵng (cũ) và 02 xã Hòa Hải, Hòa Quý của huyện Hòa Vang theo Nghị định số 07/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1997 của Chính phủ. Về dân số có: 43 084 người với mật độ dân số: 1.171 người/km2. Hiện nay, dân số tăng lên 61.441 với 16.470 hộ, trong đó số luợng người trong độ tuổi lao động là 40.765 người, chiếm 66,35% so với tổng dân số của quận. Tốc độ tăng dân số bình quân hằng năm là 1,20 (theo số liệu thống kê ngày 01 tháng 4 năm 2009).