SlideShare a Scribd company logo
1 of 98
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
NGÔ TIẾN DŨNG
THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH ĐỒNG NAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2014
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
NGÔ TIẾN DŨNG
THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH ĐỒNG NAI
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 60 31 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VŨ QUANG LỘC
HÀ NỘI - 2014
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM
THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP Ở VIỆT NAM 9
1.1. Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở nước ta 9
1.2. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ở
một số tỉnh, thành phố trong nước và bài học rút ra cho
tỉnh Đồng Nai 25
Chương 2 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH ĐỒNG NAI 37
2.1. Một số nét chính về phát triển các khu công nghiệp ở
Đồng Nai 37
2.2. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của thu hút vốn
đầu tư vào các khu công nghiệp ở Đồng Nai thời
gian qua 43
2.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết để thu hút vốn đầu
tư trong thời gian tới 56
Chương 3 GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG
NAI ĐẾN NĂM 2020 61
3.1. Xác định nhu cầu vốn đầu tư vào các khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 61
3.2. Những giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công
nghiệp ở Đồng Nai đến năm 2020 63
KẾT LUẬN 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 86
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
Chính trị quốc gia CTQG
Chủ nghĩa xã hội CNXH
Công nghiệp hóa CNH
Công nghiệp hỗ trợ CNHT
Doanh nghiệp DN
Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
Hiện đại hóa HĐH
Khu chế xuất KCX
Khu công nghệ cao KCNC
Khu công nghiệp KCN
Kinh tế - xã hội KT-XH
Quản lý Nhà nước QLNN
Thu nhập doanh nghiệp TNDN
Tổng sản phẩm thu nhập quốc nội GDP
Ủy ban nhân dân UBND
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong sự nghiệp CNH, HĐH việc xây dựng, phát triển các KCN đóng
vai trò hàng đầu để xây dựng, phát triển nền công nghiệp hiện đại của đất
nước. Đây là một chủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trong quá
trình thực hiện CNH, HĐH.
Đồng Nai là một tỉnh đi đầu cả nước trong xây dựng, phát triển các
KCN nhờ sớm nhận thức được tầm quan trọng và sử dụng tốt các lợi thế, các
điều kiện thuận lợi sẵn có của mình. Đến nay, sự ra đời và phát triển các KCN
trên địa bàn tỉnh đã góp phần rất quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng hình thành cơ cấu Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp ngày
càng tiên tiến, giải quyết việc làm, tăng GDP, cải thiện đời sống vật chất, văn
hóa, tinh thần cho người lao động,…
Điều có ý nghĩa quan trọng, lâu dài là việc hình thành, phát triển các
KCN đã tạo ra khả năng để thu hút vốn, tiếp nhận các công nghệ và kỹ thuật
sản xuất hiện đại, các kinh nghiệm quản lý tiên tiến, đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực có chất lượng cao cho sự phát triển lâu dài của tỉnh và các
khu vực xung quanh. Một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định để có thể
phát triển nhanh và bền vững các KCN là đảm bảo vốn đầu tư mà con đường
chủ yếu là thu hút vốn đầu tư từ các thành phần, tổ chức kinh tế trong nước và
các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp nước ngoài.
Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng, rất đáng khích lệ song
việc thu hút vốn đầu tư để lấp đầy các KCN trên địa bàn tỉnh hiện nay cũng
còn không ít khó khăn. Một số KCN đã có đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh
nhưng tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký đầu tư còn thấp. Một số KCN có vị trí
thuận lợi nhưng việc thu hút doanh nghiệp vào đầu tư cũng chậm.
Tóm lại, vấn đề thu hút vốn đầu tư cho các khu công nghiệp trên địa
bàn đang là vấn đề thời sự cấp bách của tỉnh.
3
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2010-2015 xác
định quyết tâm phấn đấu đưa tỉnh Đồng Nai sớm hoàn thành mục tiêu CNH,
HĐH so với mốc thời gian chung của cả nước. Để thực hiện mục tiêu đó cần
phải nỗ lực phấn đấu trên nhiều lĩnh vực, nhiều mặt hoạt động của Đảng bộ
và nhân dân toàn tỉnh. Song, một trong những vấn đề rất quan trọng phải phấn
đấu để đạt được là đẩy nhanh việc thu hút các nhà đầu tư vào lấp đầy các
KCN đã xây dựng và đã được phê duyệt đến năm 2020 trên địa bàn của tỉnh.
Nhằm góp một số suy nghĩ vào việc giải quyết vấn đề rất khó khăn
này của tỉnh, tôi lựa chọn vấn đề: “Thu hút vốn đầu tư vào các khu công
nghiệp ở tỉnh Đồng Nai” làm đề tài thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế
chính trị.
Luận văn nghiên cứu việc thu hút vốn dưới góc độ giải quyết lợi ích
kinh tế của các bên tham gia đầu tư, phù hợp với đối tượng nghiên cứu của
chuyên ngành Kinh tế Chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Từ năm 1986 đến nay, khi Đảng, Nhà nước ta có chủ trương xây dựng
và phát triển các khu công nghiệp đã có một số công trình nghiên cứu về vấn
đề có liên quan tới khu công nghiệp, tiêu biểu là:
Các sách liên quan đến đề tài nghiên cứu: GS, TS Trần Văn Chử
(2006), “Tài nguyên thiên nhiên môi trường và phát triển bền vững ở Việt
Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. PTS Nguyễn Khắc Thân, PGS.PTS
Chu Văn Cấp (1996), “ Những giải pháp chính trị, kinh tế nhằm thu hút có
hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội. Chu Viết Luân (2005), “Đồng Nai thế và lực mới trong thế kỷ XXI”,
Nxb CTQG, HN. Ấn tượng Đồng Nai (2005-2010), Nxb Tổng hợp Đồng Nai.
Các tạp chí liên quan đến đề tài nghiên cứu: Trịnh Gia Ban, Nguyễn
Kim Đỉnh (1997), “Công ty phát triển khu công nghiệp Biên Hòa một mô
4
hình mới, có hiệu quả ở Việt Nam”, Tạp chí cộng sản, số 15. Phạm Sơn
Khanh (2003), “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động các khu công nghiệp
tỉnh Bình Dương”, Tạp chí Cộng sản, số 12. Anh Minh (2006), “Nhộn nhịp
dòng chảy đầu tư”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 48. Anh Minh (2006), “Phân
cấp mạnh”, Thời báo Kinh tế Gài gòn, số 50. Phan Minh Ngọc (2006), “FDI
tạo ra sự bất bình đẳng thu nhập”, Thời báo Kinh tế Gài gòn, số 50. Phạm
Khôi Nguyên (2006), “Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí
Cộng sản, số 10. Nghệ Nhân (2006), “Vốn vẫn chảy về khu vực quốc doanh”,
Thời báo Kinh tế Gài gòn, số 50. Vũ Huy Hoàng (2007), “Tổng quan về hoạt
động của các khu công nghiệp”, kỷ yếu khu công nghiệp, khu chế xuất Việt
Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
Các báo cáo công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Đối với các bộ, ngành ở Trung ương và các địa phương trong nước:
Bộ Kế hoạch Đầu tư (2013), “Báo cáo tổng kết 25 năm thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam”. Bộ Tài chính (2012), “Thông tư
123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 hướng dẫn về thuế TNDN”. Trần Văn
Phùng (2009), “Chính sách thương mại và công nghiệp nhằm phát triển
bền vững công nghiệp Việt Nam”, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề
tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh. Lê Hồng Yến (2008), “Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội các khu
công nghiệp miền Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế tại Học viện chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh. Hà Thị Thúy (2010), “Hoàn thiện chính sách cơ chế
quản lý Nhà nước đối với các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay (qua
thực tiễn khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc)”, Luận án tiễn sĩ tại trường
Đại học Thương mại. Ban Quản lý KCN tỉnh Bắc Ninh (2013), “Báo cáo
tình hình hoạt động các KCN Bắc Ninh năm 2013”. Ban Quản lý KCN tỉnh
5
Bình Dương (2013), “Báo cáo tình hình hoạt động các KCN Bình Dương năm
2013”. Ban Quản lý KCN &KCX Thành phố Hà Nội (2013), “Báo cáo tình
hình hoạt động các KCN Hà Nội năm 2013”. Ban Quản lý KCX-KCN TP. Hồ
Chí Minh (2013), “Báo cáo tình hình hoạt động các KCX-KCN TP. Hồ Chí
Minh năm 2013”. Ban Quản lý KCX-KCN TP. Hồ Chí Minh (2014), “Báo
cáo tình hình hoạt động các KCX-KCN TP. Hồ Chí Minh quí I/2014”.
Đối với tỉnh Đồng Nai: Ban Quản lý KCN tỉnh Đồng Nai (2007),
“Báo cáo tình hình hoạt động các KCN Đồng Nai năm 2007”. Ban Quản lý
KCN tỉnh Đồng Nai (2008), “Báo cáo tình hình hoạt động các KCN Đồng
Nai năm 2008”. Ban Quản lý KCN tỉnh Đồng Nai (2009), “Báo cáo tình
hình hoạt động các KCN Đồng Nai năm 2009”. Ban Quản lý KCN tỉnh
Đồng Nai (2010), “Báo cáo tình hình hoạt động các KCN Đồng Nai năm
2010”. Ban Quản lý KCN tỉnh Đồng Nai (2011), “Báo cáo tình hình hoạt
động các KCN Đồng Nai năm 2011”. Ban Quản lý KCN tỉnh Đồng Nai
(2012), “Báo cáo tình hình hoạt động các KCN Đồng Nai năm 2012”. Ban
Quản lý KCN tỉnh Đồng Nai (2014), “Báo cáo tình hình hoạt động các KCN
Đồng Nai quý I/2014”.
Nhìn chung, nội dung bài viết trong các sách, báo, tạp chí nêu trên đã
đề cập chủ yếu đến nội dung xoay quanh vấn đề xây dựng các KCN, vốn nói
chung trong đầu tư các KCN trên địa bàn cả nước, hoặc đề cập đến những mặt
được và chưa được trong hoạt động của các KCN. Những bài viết có nội dung
liên quan đến Đồng Nai, các KCN Đồng Nai và các địa phương khác có
những khía cạnh về qui mô, hướng phát triển các KCN. Qua nghiên cứu,
người viết luận văn này đã rút tỉa được những nội dung quan trọng và định
hướng nội dung bài viết của mình.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên tập trung vào những vấn đề chung trên
phạm vi tổng thể cả nước hoặc trên địa bàn một vùng, một tỉnh khác, trong đó
6
chủ yếu nghiên cứu dưới góc độ quản lý kinh tế, kinh tế phát triển và có một
số đề tài nghiên cứu kinh tế chính trị nhưng lại trên địa bàn tỉnh khác.
Riêng ở Đồng Nai đã có một số công trình khoa học dưới góc độ kinh
tế chính trị nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai nhưng lại nghiên cứu ở góc độ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
các khu công nghiệp.
Đề tài mà học viên lựa chọn nghiên cứu không trùng với các công
trình khoa học đã công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của thu hút vốn đầu tư vào
các khu công nghiệp ở Việt Nam.
- Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp chủ yếu đẩy nhanh việc tiếp
tục thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải vấn đề lý luận của việc thu hút vốn đầu tư vào KCN.
- Khảo sát kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào KCN trên địa bàn 1 số
tỉnh, thành ở Việt Nam từ đó rút ra các bài học có thể áp dụng cho Đồng Nai
trong thu hút vốn đầu tư vào KCN.
- Đánh giá thực trạng thu hút vốn vào đầu tư ở các KCN Đồng Nai
thời gian qua và những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
- Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh việc thu hút vốn đầu tư
vào các KCN ở Đồng Nai trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Quá trình thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp.
* Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình thu hút vốn đầu tư vào các
khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai từ năm 2005 đến nay.
7
Nội hàm nghiên cứu là thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư vào
các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, không bàn sâu đến việc quản
lý và sử dụng vốn đầu tư trong nội dung luận văn này.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý
luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm,
đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về CNH, HĐH nền kinh tế theo định
hướng XHCN.
* Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp biện chứng duy
vật, luận văn sử dụng các phương pháp đặc thù của chuyên ngành Kinh tế
Chính trị như: trừu tượng hóa khoa học, phân tích, tổng hợp, thống kê, điều
tra so sánh, phương pháp chuyên gia và một số phương pháp khác đang được
sử dụng trong nghiên cứu kinh tế.
6. Ý nghĩa của luận văn
Từ việc làm rõ hơn một số vấn đề thu hút vốn đầu tư vào phát triển
công nghiệp trên địa bàn một tỉnh và sự phân tích đánh giá thực trạng, đưa ra
những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh quá trình thu hút vốn đầu tư.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan lãnh đạo,
quản lý của tỉnh Đồng Nai trong hoạch định phương hướng phát triển các
ngành công nghiệp trong thời gian tới.
Làm tài liệu tham khảo cho dạy và học môn Kinh tế chính trị ở các
trung tâm đào tạo trong tỉnh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
luận văn gồm 3 chương 7 tiết.
8
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THU HÚT VỐN
ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
1.1. Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở nước ta
1.1.1. Khu công nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Khu công nghiệp Việt Nam hình thành và phát triển gắn liền với công
cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa được Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Điều đó được thể hiện trong nội
dung các Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IV (năm 1986) đến nay. Qua các kỳ
Đại hội VII, VIII, IX, X, XI Đảng ta đã đề ra những đường lối, chủ trương đổi
mới mạnh mẽ và toàn diện nền kinh tế, tiến hành CNH, HĐH đất nước. Trong
đó, Đảng ta tiếp tục khẳng định và chỉ ra rằng: “Hình thành các KCN tập
trung (bao gồm cả KCX và khu công nghệ cao), tạo địa bàn thuận lợi cho việc
xây dựng các cơ sở công nghiệp mới”, [22, tr.179], “Tiếp tục cải thiện môi
trường đầu tư, tận dụng thời cơ tăng nhanh khả năng tiếp nhận, thu hút và sử
dụng có hiệu quả vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến, hiện đại của nước ngoài;
đồng thời nâng dần tỷ lệ góp vốn của phía Việt Nam trong các cơ sở liên
doanh”, [22, tr.37], “Quy hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả nước.
Phát triển có hiệu quả các KCN, KCX, xây dựng một số khu công nghệ cao,
hình thành các cụm công nghiệp lớn và các khu kinh tế mở”, [23, tr.174],
“Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện các hình thức đầu tư, nâng
cao khả năng cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài”,
[23, tr.200], “Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút FDI, hướng vào
những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới,
tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn
FDI”, [24, tr.204-205], “Xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư, mở rộng thị
9
trường, khai thác hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc tế, các nguồn lực về vốn,
khoa học - công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến”, [25, tr.236].
Với quá trình CNH, HĐH trên phạm vi cả nước ta, nhiều KCN đã
hình thành và phát triển. Điều đó đã và đang làm cho diện mạo của nền kinh
tế nước ta có nhiều thay đổi. Hình dáng của một đất nước công nghiệp đang
dần được lộ rõ để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại. Các KCN của thời đại ngày nay cũng đã có những biến
đổi so với các thế kỷ trước nhờ những thành tựu của khoa học, công nghệ và
quản lý trong thời kỳ quốc tế hóa đời sống kinh tế toàn cầu.
Khu công nghiệp (industrial zone, industrial park, industrial estate)
được hiểu là các khu, mà trên đó tập trung các doanh nghiệp chuyên môn hóa
sản xuất các hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho các sản xuất công
nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống. Trong phạm
vi của KCN có thể có những doanh nghiệp chế xuất. Tuy nhiên hoạt động chế
xuất ở nước ta hiện nay thường tập trung ở các KCX mà thực chất là KCN
chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất
khẩu và hoạt động xuất khẩu các hàng hóa đã sản xuất ra.
Khu công nghiệp là nơi tập trung nguồn lực để phát triển công nghiệp.
Các nguồn lực này bao gồm cả các thành phần và tổ chức kinh tế trong nước,
các nhà đầu tư nước ngoài… Khi xây dựng các KCN, chúng ta phải xác định
rõ ràng các mục tiêu quan trọng như: thu hút nguồn vốn đầu tư lớn, thúc đẩy
mạnh sản xuất công nghiệp, tạo nhiều việc làm, tiếp thu được những công
nghệ sản xuất hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, phát triển kết cấu hạ
tầng hiện đại, đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân có trình độ
tay nghề cao, giữ gìn và cải tạo môi trường sinh thái để phát triển bền vững.
Trong các khu công nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước,
các doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài được đầu tư vào các lĩnh vực như:
10
Một là: Xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng.
Hai là: Sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghệ để tiêu thụ
tại thị trường trong nước và xuất khẩu. Phát triển các quy trình công nghệ, bí
quyết kỹ thuật,… Đây là lĩnh vực mà chúng ta đặc biệt quan tâm khi phát
triển các KCN. Làm tốt vấn đề này chúng ta không chỉ có sản phẩm mà điều
quan trọng nhất là có kỹ thuật và công nghệ thực sự đứng vững trên đôi chân
của mình trong phát triển công nghiệp và thực sự đưa đất nước thành nước
công nghiệp chứ không phải là một đất nước chỉ biết gia công sản phẩm cho
nước khác.
Ba là: Dịch vụ và hỗ trợ sản xuất công nghiệp, thực hiện công việc ở
lĩnh vực này cần phải đặc biệt quan tâm đến các ngành sản xuất công nghiệp phụ
trợ để tạo nên sự phát triển cân đối, đồng bộ cho sản xuất công nghiệp nói
chung, tránh những sai sót của nhiều nước công nghiệp hóa trước đây đã mắc
phải
Bốn là: Triển khai nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ mới
để nâng cao chất lượng sản phẩm đã có và tạo ra các sản phẩm mới.
Trong các KCN, các ngành công nghiệp được Nhà nước ưu tiên và
khuyến khích đầu tư là: cơ khí, luyện kim, điện tử, công nghệ thông tin, hóa
dầu, hóa chất, công nghiệp hàng dùng và một số ngành khác. Việc hình thành
và phát triển của các KCN đã làm thay đổi lớn bộ mặt của nền kinh tế nước
ta, làm tăng tiềm lực, sức mạnh của đất nước, góp phần rất quan trọng vào
phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và vị thế của nước ta.
Vai trò quan trọng của các KCN có thể nêu tóm lược như sau:
Thứ nhất: Tạo ra nền tảng để huy động được các nguồn lực của các
thành phần, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để thực hiện mục tiêu và
nhiệm vụ CNH, HĐH đất nước.
11
Ví dụ: Chỉ riêng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), “tính đến hết tháng
2/2013 Việt Nam đã thu hút được 14.550 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn
đăng ký đạt gần 211 tỷ USD, vốn thực hiện đạt gần 100 tỷ USD”, [15]. FDI
đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng, tỷ trọng đóng góp vào GDP tăng dần
theo từng năm và đã đạt khoảng 19% vào năm 2011; FDI đã bổ sung nguồn
vốn quan trọng cho nền kinh tế (hiện chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư xã
hội), khơi dậy và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước; gia
tăng kim ngạch xuất khẩu (chiếm khoảng 64% tổng kim ngạch xuất khẩu năm
2012), góp phần mở rộng thị trường quốc tế, bên cạnh thị trường truyền
thống, thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng dần tỷ trọng hàng chế
biến; đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách (“14,2 tỷ USD trong giai
đoạn 20101-2010, riêng năm 2012 đóng góp khoảng 3,7 tỷ USD”, [42]). Bên
cạnh đó, FDI đã có tác động tích cực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu các ngành
trong nền kinh tế cũng như cơ cấu nội bộ từng ngành theo hướng CNH, HĐH;
FDI cũng góp phần thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ cả về máy móc thiết
bị, tri thức và kinh nghiệm quản lý, từ đó có ảnh hưởng nhất định trong việc
cải thiện trình độ công nghệ trong nước. Đặc biệt, FDI góp phần tạo việc làm
(“hiện nay khu vực FDI tạo ra trên 2 triệu lao động trực tiếp và khoảng 3-4
triệu động gián tiếp”, [42]), nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thay đổi
cơ cấu lao động, trong đó có hàng vạn kỹ sư, nhà quản lý, đội ngũ công nhân
có trình độ cao. Đó là những vốn quý của nguồn nhân lực thực hiện sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước.
Thứ hai: Các KCN đã góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của cả nước cũng như từng địa phương theo hướng CNH, HĐH.
Thực tiễn của xây dựng và phát triển các KCN đã làm tăng tỷ trọng
của sản xuất công nghiệp trong GDP của cả nước cũng như từng địa phương
để thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nước nông nghiệp lạc
12
hậu sang nước có cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp theo
hướng hiện đại.
Trong những năm qua với sự phát triển khá nhanh chóng của các
KCN nền kinh tế nước ta cũng đã tiếp nhận được một số lượng đáng kế các
công nghệ sản xuất hiện đại, trong số đó đặc biệt phải kể đến những dự án có
công nghệ tiên tiến của các hãng sản xuất nổi tiếng như: Canon, Samsung,
Orion Hanel, Toyota, ..., những lĩnh vực mà chúng ta còn yếu và rất cần
khuyến khích phát triển như: cơ khí chế tạo, điện tử, công nghệ sinh học...
Thông qua các hoạt động đầu tư của các đối tác nước ngoài, chúng ta không
chỉ tiếp nhận được công nghệ mới mà còn nâng cao vị thế và sức hấp dẫn đầu
tư của Việt Nam với thế giới và khu vực.
Thứ ba: Các KCN góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực và giải quyết các vấn đề xã hội.
Đến nay, các KCN đã thu hút được khoảng trên 2,6 triệu lao động trực
tiếp, [42]; nếu tính cả số lao động gián tiếp thì số lao động thu hút được còn
lớn hơn nhiều. Kết quả đó là hết sức có ý nghĩa vì đây là một trong những vấn
đề xã hội hàng đầu cần phải giải quyết trong quá trình CNH, HĐH và phát
triển kinh tế - xã hội.
Cùng với giải quyết việc làm cho lao động xã hội sự ra đời và phát
triển của các KCN đã đóng góp một phần cũng rất có ý nghĩa với việc nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực cho CNH, HĐH thông qua việc dạy nghề.
Nhiều KCN đã xây dựng được các cơ sở dạy nghề như: Trung tâm dạy nghề
Việt Nam-Singapore, Trường Kỹ nghệ Thừa Thiên Huế, Trường Cao đẳng kỹ
thuật-công nghệ Biên Hòa… Trong quá trình hoạt động của các KCN đã hình
thành mô hình liên kết đào tạo và sử dụng nhân lực với các trường đại học,
cao đẳng. Đó là một dạng mô hình liên kết có hiệu quả.
13
Ngoài ra phát triển các KCN cũng đồng nghĩa với sự hình thành và
phát triển thị trường lao động có trình độ cao ở nước ta. Trong các KCN quy
luật về cung - cầu và cạnh tranh sức lao động diễn ra gay gắt, tạo động lực để
người lao động phải không ngừng học tập, phấn đấu nâng cao trình độ và tay
nghề của mình. Các KCN thường có mô hình tổ chức và quản lý kinh tế nói
chung, quản lý nhân lực tiên tiến đạt trình độ quốc tế. Đây là môi trường rất
tốt để đào tạo, chuyển giao kiến thức kinh nghiệm quản lý cho đội ngũ cán bộ
quản lý doanh nghiệp Việt Nam để có thể thay thế dần lao động quản lý của
người nước ngoài ở các KCN.
Thứ tư: Các KCN tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng công nghiệp
hiện đại có giá trị lâu dài đồng thời góp phần hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ
tầng của cả nước.
Kết cấu hạ tầng vừa là một bộ phận cấu thành vừa là điều kiện hàng
đầu để hoạt động của các KCN. Việc đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết
cấu hạ tầng hiện đại là nhân tố bảo đảm cho sự phát triển lâu dài và bền vững
của bản thân KCN. Hệ thống này không chỉ trong phạm vi địa lý của KCN mà
còn phải liên kết chặt chẽ với hệ thống kết cấu hạ tầng chung của địa phương,
vùng và cả nước. Thực tiến xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng của những
KCN ở các vùng kinh tế trọng điểm như: Đồng Nai, Bình Dương ở phía Nam;
Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng ở phía Bắc; Dung Quất ở miền Trung đã
chứng minh rõ ràng về điều này.
Thứ năm: Các KCN có tác dụng lan tỏa tích cực tới phát triển kinh tế
các vùng, các ngành, các lĩnh vực.
Sự ra đời của các KCN đã tạo ra những vùng công nghiệp tập trung
quy mô lớn tác động tích cực đến việc phát triển các cơ sở sản xuất nguyên
liệu, hệ thống năng lượng, kết cấu hạ tầng, các loại hình dịch vụ phục vụ và
đời sống trên các địa bàn có KCN. Mặt khác sự phát triển của các KCN cũng
14
có những tác dụng mạnh mẽ đến sự phát triển của công nghiệp địa phương
thông qua các tác động đa chiều, nhất là tác động cạnh tranh và các hoạt động
liên kết, hỗ trợ,….
Về mặt xã hội, sự phát triển của các KCN cũng có những tác động tích
cực đến đời sống văn hóa, tinh thần, trình độ dân trí thông qua tác phong lao
động công nghiệp, văn minh công nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những tác
động tích cực cũng phải đề phòng và ngăn ngừa những tác động mặt trái của
quá trình phát triển, nhất là tình trạng làm ô nhiễm môi trường sinh thái, môi
trường xã hội do việc quản lý yếu kém.
Bên cạnh những kết quả của sự phát triển nhanh chóng đáng ghi nhận
trên, thực tế các KCN cũng bộc lộ không ít những hạn chế, khuyết điểm cần
phải sửa chữa, khắc phục như sau:
Thứ nhất: Công tác chuẩn bị cho sự ra đời của các KCN bộc lộ nhiều
hạn chế thể hiện trên các vấn đề như: công tác quy hoạch và tổ chức thực hiện
quy hoạch chưa quán triệt để tuân thủ các quy định pháp lý; công tác chuẩn bị
nhân sự chưa đáp ứng được yêu cầu cao của KCN cả về cán bộ quản lý, đội
ngũ lao động lành nghề; chồng chéo trong xác định lĩnh vực đầu tư và sản
phẩm. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh không cần thiết, không lành mạnh.
Thứ hai: Xuất hiện tình trạng phát triển quá nóng KCN ở các địa
phương có nhiều tiềm năng và lợi thế làm cho việc quản lý Nhà nước và việc
kiểm soát gặp nhiều khó khăn.
Thứ ba: Ở một số KCN do công tác nghiên cứu đối tác đầu tư không
tốt nên đã phải tiếp nhận ngành sản xuất và trình độ công nghệ không phù hợp
và lạc hậu cho nên hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh tế - xã hội
thấp và rất khó khắc phục hậu quả.
15
Thứ tư: Công tác bảo vệ môi trường ở nhiều KCN trở thành vấn đề xã
hội nóng bỏng và bức xúc ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của nhân dân và
môi trường sinh thái khu vực.
Để các KCN ở nước ta phát triển theo đúng tinh thần các nghị quyết
của Đại hội Đảng toàn quốc, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nhà
nước trước mắt chúng ta có rất nhiều việc phải làm, trong đó có vấn đề thu
hút vốn đầu tư vào các KCN.
1.1.2. Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở nước ta
Vốn là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình phát triển kinh tế nói
chung và sự nghiệp CNH, HĐH nói riêng. Tính chất quan trọng của vốn thì bất
kỳ ai cũng đã hiểu rõ. Có vốn mới có các yếu tố cần thiết của quá trình sản xuất
như: máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, công nghệ và sức lao động để sử
dụng các yếu tố vật chất của quá trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm.
Để có nguồn vốn đáp ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnh CNH,
HĐH chúng ta vừa phải thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư, vừa phải nâng
cao hiệu quả của việc sử dụng các nguồn vốn đã huy động được. Như vậy,
vấn đề vốn đầu tư để phát triển các KCN là một vấn đề có có phạm vi nghiên
cứu rất rộng lớn.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả chỉ giới hạn ở
việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN. Việc đề cập sử dụng và nâng cao hiệu
quả của vốn chỉ xem xét dưới góc độ như là một điều kiện để thu hút nguồn
vốn đầu tư.
Thuật ngữ “đầu tư” có thể được quan niệm đồng nghĩa với “sự bỏ ra”,
“sự hy sinh” để đạt được mục đích nhất định của người sở hữu vốn. Nói cách
khác có thể coi đầu tư là sự bỏ ra những yếu tố vật chất và tinh thần như: tiền,
của cải vật chất, sức lao động, trí tuệ và cả sự chấp nhận rủi ro, mạo hiểm
nhằm đạt được những lợi ích vật chất cho người đầu tư trong tương lai.
16
Theo cách hiểu chung nhất đầu tư là việc xuất vốn hoạt động sản
xuất, kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận. Với quan niệm này mục tiêu của
đầu tư là các lợi ích kinh tế mong muốn, còn phương tiện để đạt được mục
tiêu của nhà đầu tư là xuất vốn ra hoạt động sản xuất, kinh doanh vào một
lĩnh vực kinh tế nào đó.
Hoạt động đầu tư phải tuân theo các quy luật của kinh tế thị trường và
phải chấp nhận rủi ro. Bởi vậy nhà đầu tư ngoài những kiến thức, kinh
nghiệm được tích lũy trong hoạt động của mình bao giờ cũng phải nghiên cứu
nắm chắc thị trường và các yếu tố, các điều kiện của môi trường kinh doanh
để quyết định bỏ vốn đầu tư. Hoạt động đầu tư được hiểu như một hoạt động
kinh tế tổng hợp, được tiến hành bằng cách huy động các nguồn vốn đưa vào
sử dụng trong việc khai thác, chế tạo các sản phẩm và hoạt động dịch vụ trong
một lĩnh vực nào đó, theo những chu kỳ nhất định. Số vốn đó tham gia vào
nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và sinh lợi. Do
vậy, vốn đầu tư chính là vốn bỏ vào các hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư.
Vốn đầu tư được huy động từ nhiều nguồn khác nhau: tiền và tài sản
của nhà đầu tư, huy động từ vay ngân hàng, tiền tiết kiệm của dân cư, liên
doanh, liên kết trong nước và nước ngoài, tiền tài trợ,…
Việc đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp là dùng vốn đầu tư để mua sắm,
xây dựng các tài sản cố định và tài sản lưu động để tiến hành các hoạt động
sản xuất ra sản phẩm và các dịch vụ phụ vụ cho quá trình sản xuất, kinh
doanh một loại hình sản phẩm nào đó. Dù dưới hình thức nào đi chăng nữa
vốn đầu tư phải là các tài sản minh bạch, hợp pháp được pháp luật bảo trợ và
hoạt động đầu tư phải tuân thủ theo Hiến pháp, pháp luật của nước sở tại cũng
như các thông lệ quốc tế trong điều kiện nền kinh tế thị trường và toàn cầu
hóa kinh tế.
17
Để phát triển công nghiệp của đất nước nói chung, các KCN nói riêng
việc thu hút vốn đầu tư là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu vì không có
đầu tư thì sẽ không có bất kỳ sự phát triển nào.
Thu hút vốn đầu tư vào các KCN được hiểu là tổng thể các hoạt động
của chủ đầu tư (nhà nước, địa phương, ngành, đơn vị) trên cơ sở Hiến pháp,
pháp luật, chính sách và các thông lệ quốc tế nhằm chủ động tạo ra các điều
kiện thuận lợi để các nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng, phát triển và vận hành sản
xuất, kinh doanh sản phẩm ở các KCN; thông qua đó giải quyết thỏa đáng
quan hệ lợi ích của nhà đầu tư và chủ đầu tư.
Các nhà nghiên cứu và quản lý vẫn thường dùng hình ảnh ví von việc
kêu gọi đầu tư như là hành động trải thảm đỏ để mời gọi các nhà đầu tư với
những quy định ưu đãi và thuận lợi. Về thực chất thu hút vốn đầu tư là việc giải
quyết các quan hệ về lợi ích kinh tế giữa nhà đầu tư và người mời gọi đầu tư.
Vậy, thu hút vốn đầu tư vào các KCN về thực chất là việc chủ động
tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi từ phía chủ đầu tư để các nhà đầu tư
đủ an tâm tin tưởng và bỏ vốn đầu tư với mục đích làm ăn lâu dài, lợi ích luôn
được tôn trọng và bảo đảm.
Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu rằng việc thu hút vốn, mời gọi đầu tư
nhất là từ đối tác nước ngoài không phải là bằng mọi giá mà phải trên cơ sở
thực hiện các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước mà trực tiếp là Luật Đầu tư của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Việc thu hút vốn đầu tư phải đảm bảo lợi ích quốc gia cả về kinh tế,
chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bảo vệ nền văn hóa Việt nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sống.
Trên lĩnh vực kinh tế và công nghệ việc kêu gọi, thu hút đầu tư phải
nhằm tiếp nhận được các công nghệ tiên tiến làm cơ sở cho sự phát triển lâu
dài và bền vững. Từ kinh nghiệm thực tiễn chúng ta không thể để diễn ra tình
18
trạng do thiếu hiểu biết, thiếu tầm nhìn chiến lược mà biến các KCN thành
nơi tiêu thụ các loại công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường,… để lại các
hậu quả lâu dài và rất khó khắc phục.
Thu hút vốn đầu tư vào các KCN ở nước ta bao gồm thu hút vốn đầu
tư trong nước của các thành phần kinh tế và tổ chức kinh tế; thu hút vốn đầu
tư nước ngoài dưới các hình thức khác nhau được quy định trong Luật Đầu tư.
Một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư từ bên ngoài là đầu tư trực
tiếp FDI, ở hình thức này nhà đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn đủ
lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ cho phép theo quy định của Luật Đầu
tư Việt Nam. Nếu họ góp 100% vốn pháp định thì nhà đầu tư toàn quyền
quyết định hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận của
chủ đầu tư phụ thuộc ở kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và tỷ lệ góp
vốn trong vốn pháp định của doanh nghiệp.
1.1.3. Những điều kiện để thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp
Muốn thu hút vốn đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực nào của nền kinh tế nói
chung, hoặc KCN nói riêng chủ sở hữu, hay chủ đầu tư cũng phải tạo ra được
những điều kiện cần thiết để nhà đầu tư có đủ độ tin cậy tiến hành bỏ vốn đầu
tư và thực hiện kinh doanh lâu dài. Có thể có những điều kiện đó là những
yếu tố tất yếu, có tầm quan trọng quyết định đến hoạt động đầu tư. Đây cũng
chính là những nội dung quan trọng nhất của luận văn mà tác giả muốn đề cập
và phân tích.
Xét về tổng thể những điều kiện đó bao gồm cả các yếu tố địa lý, tự
nhiên, lịch sử, truyền thống và các nguồn lực sẵn có trên địa bàn và các yếu tố
KT-XH do Nhà nước, địa phương, chủ sở hữu, chủ đầu tư chủ động tạo ra và
phát triển để mời gọi đầu tư.
Trong chương này của luận văn, những điều kiện đó chưa đi vào một
địa phương cụ thể mà được đề cập dưới góc độ là những điều kiện chung,
19
dưới góc độ lý luận để mời gọi đầu tư. Theo quan điểm của tác giả, luận văn
những điều kiện đó gồm những vấn đề sau đây:
Thứ nhất: Phải có sự ổn định về chính trị, hệ thống pháp luật tương
đối đầy đủ, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi.
Trong thế giới đầy biến động và phức tạp ngày nay, mối quan hệ giữa
kinh tế và chính trị lại biểu hiện rõ ràng và khăng khít hơn bao giờ hết.
Nguyên lý về vai trò hàng đầu của chính trị so với kinh tế ngày càng được thể
hiện rõ ràng. Không có sự ổn định chính trị thì khó có điều kiện cho sự phát
triển kinh tế.
Trong lĩnh vực đầu tư điều này càng trở nên đặc biệt quan trọng.
Không có một môi trường chính trị ổn định thì không thể mời gọi đầu tư, nhất
là đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Thực tiễn của nhiều nước, nhiều vùng lãnh
thổ trên thế giới trong những năm gần đây đã chứng minh rất rõ điều này.
Một nước như Ucraina hết sức giàu tiềm năng để có thể phát triển
thành một quốc gia giàu mạnh nhưng sự bất ổn về chính trị và những mưu
toan, hành động giành giật lợi ích của các thế lực quốc tế đã biến quốc gia này
thành điểm nóng của thế giới và nguy cơ đứng trước bờ sụp đổ về kinh tế,
không một nhà đầu tư quốc tế nào lại có thể yên tâm mà bỏ vốn đầu tư ở một
nơi như thế.
Việt Nam là một quốc gia luôn giữ vững được sự ổn định chính trị.
Điều này được cả thế giới thừa nhận. Mặc dù suốt mấy chục năm qua từ khi
nước ta thống nhất và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội các thế lực thù địch
chưa bao giờ từ bỏ âm mưu và hành động chống phá muốn làm cho chúng ta
mất ổn định chính trị, tự diễn biến và đi chệch khỏi định hướng XHCN. Dưới
sự lãnh đạo của Đảng, phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc
và cả hệ thống chính trị giữ vững sự ổn định chính trị là một thành quả to lớn
và vô giá của cách mạng nước ta. Đó là môi trường thuận lợi và ổn định để
20
đảm bảo cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước có thể an tâm bỏ vốn đầu
tư và làm ăn lâu dài.
Tuy nhiên, những sự việc đã xảy ra vừa qua trên một số địa bàn khi
những kẻ quá khích kích động lợi dụng lòng tin của quần chúng nhân dân
trong biểu tình thể hiện lòng yêu nước trước việc Trung Quốc đưa giàn khoan
HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của nước ta ở Biển Đông thành những vụ
bạo động đập phá, lấy đi những tài sản ở một số doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài trong các KCN gây thiệt hại về kinh tế và làm tổn hại đến uy tín
của đất nước trong lĩnh vực đầu tư. Do vậy, đòi hỏi chúng ta không thể lơ là,
chủ quan, mất cảnh giác trong việc giữ ổn định chính trị và giữ gìn xây dựng
môi trường đầu tư.
Cùng với việc giữ vững ổn định chính trị, việc xây dựng và hoàn thiện
hệ thống luật pháp đầy đủ, đồng bộ tạo ra môi trường pháp lý cho đầu tư là
một vấn đề cực kỳ quan trọng.
Với một quá trình nhiều năm tập trung xây dựng và hoàn thiện các
văn bản pháp luật. Đến nay, hệ thống pháp luật của Nhà nước ta tương đối
đầy đủ và đồng bộ phản ánh được các quan điểm, đường lối của Đảng, ý chí
của toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cần nhấn mạnh
rằng, với việc Quốc hội nước ta thông qua Hiến pháp sửa đổi và hệ thống các
đạo luật trên tất cả đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực kinh tế đã tạo ra môi
trường pháp lý vững chắc và thuận lợi cho các hoạt động kinh tế và đầu tư.
Trong các văn bản pháp luật có liên quan đến các hoạt động kinh tế, quyền lợi
hợp pháp, chính đáng của các nhà đầu tư được xác định rõ ràng, minh bạch và
được luật pháp nước ta công nhận và bảo hộ. Tất nhiên các quyền đó phải đi
liền với trách nhiệm và nghĩa vụ tôn trọng pháp luật.
21
Tuy nhiên, để tiếp tục tạo ra môi trường thuận lợi, thông thoáng cho
thu hút đầu tư cần phải tiếp tục nghiên cứu ban hành mới, bổ sung, sửa đổi
các luật đã có, nhất là thông qua thực tiễn thu hút, sử dụng vốn đầu tư đã qua.
Thứ hai: Phải có chiến lược, kế hoạch, chính sách, cơ chế thích hợp
hấp dẫn, linh hoạt để thu hút vốn đầu tư.
Để phát triển một nền công nghiệp nói chung và các KCN nói riêng
trước hết phải xây dựng một chiến lược và kế hoạch dài hạn dựa trên những
căn cứ khoa học và thực tiễn xác đáng. Chiến lược đó bao gồm mục tiêu,
những định hướng chính, những điều kiện cơ bản, những nguồn lực chủ yếu
và các giải pháp để thực thi. Trên góc độ quản lý vi mô chiến lược đó được
phân cấp ở tầm quốc gia và cấp ngành, cấp địa phương có đủ thẩm quyền và
năng lực xây dựng và điều hành việc tổ chức thực thi.
Đối với địa phương vai trò của tỉnh và thành phố trực thuộc Trung
ương mới đủ thẩm quyền để xây dựng những KCN trên địa bàn. Xây dựng
chiến lược và kế hoạch dài hạn là công việc đầu tiên và có ý nghĩa quyết định
đến toàn bộ sự phát triển về lâu dài của các KCN. Vì vậy nó phải được dựa
trên cơ sở những căn cứ khoa học xác đáng với sự tính toán đầy đủ tất cả các
yếu tố có liên quan dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, quản lý điều hành
của chính quyền, huy động trí tuệ của các cơ quan tham mưu, các nhà khoa
học, các nhà quản lý, tham khảo ý kiến của các cơ quan cấp trên và kinh
nghiệm trong nước cũng như quốc tế.
Cùng với việc xây dựng chiến lược và kế hoạch cần phải nghiên cứu ban
hành và đổi mới thường xuyên những chính sách, cơ chế phù hợp để có thể thu
hút tối đa và có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư vào KCN. Tư tưởng chỉ đạo của
việc ban hành các chính sách và cơ chế là tạo ra những môi trường và điều kiện
thuận lợi tối đa để các nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn và làm ăn lâu dài được đảm
22
bảo tốt nhất lợi ích của họ trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và tính
toán đầy đủ, hợp lý các đặc điểm của địa phương mình.
Những vấn đề thuộc về chính sách và cơ chế cần được coi là những
vấn đề mở nhưng nằm trong khuôn khổ của Hiến pháp, pháp luật và phải tính
toán đầy đủ các yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ
môi trường, đảm bảo các lợi ích của nhân dân kể cả trong vùng KCN và các
vùng có liên quan.
Trên tinh thần đó, các vấn đề thuộc cả về chiến lược, kế hoạch phát
triển cũng như các nội dung của chính sách, cơ chế phải được thường xuyên
rà soát, bổ sung, đổi mới, hoàn thiện trong thực tiễn xây dựng, hoạt động và
phát triển của các KCN.
Thứ ba: Phải có những yếu tố vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực và
năng lực kinh tế cần thiết.
Để xây dựng, hình thành và phát triển một KCN cần phải có những
điều kiện tối thiểu cả về cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lực con người, khả
năng kinh tế không chỉ bên đầu tư mà cả bên nhận đầu tư (chủ sở hữu hoặc
chủ đầu tư, ở đây chỉ nói về phía người nhận đầu tư).
Trước hết, phải có hệ thống kết cầu hạ tầng vật chất ở mức độ đảm
bảo thuận lợi cho việc xây dựng, hoạt động và phát triển của KCN. Kết cấu hạ
tầng đó bao gồm: hệ thống đường giao thông trong và đường kết nối ngoài
KCN; hệ thống điện, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải đảm bảo đầy đủ
cho hoạt động của KCN; hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống dịch vụ phục vụ
KCN. Những yếu tố này thuộc quyền quản lý, điều hành của địa phương hoặc
ngành. Trách nhiệm của phía nhận đầu tư phải thường xuyên đảm bảo một
cách tốt nhất về số lượng và chất lượng những yếu tố này để bên đầu tư có đủ
điều kiện duy trì và phát triển việc sản xuất, kinh doanh.
23
Cùng với việc xây dựng và đảm bảo hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật,
muốn có KCN phải có nguồn nhân lực để đảm bảo cho việc xây dựng và hoạt
động lâu dài của nó. Cần thấy rằng ở một KCN tập trung số lượng người lao
động hoạt động là rất lớn. Chất lượng và cơ cấu lao động ở KCN cụ thể phụ
thuộc vào tính chất, đặc điểm, quy mô sản xuất của KCN đó. Việc đảm bảo
nguồn nhân lực của một KCN có thể hình thành và bổ sung từ nhiều địa phương
trong toàn quốc. Nhưng nguồn tại địa phương sở tại vẫn giữ một vị trí rất quan
trọng, điều này còn có quan hệ đến nhiều vấn đề xã hội khác của nơi có KCN.
Trước hết, là việc lấy đất đai liên quan đến đời sống của dân cư sở tại
làm đất xây dựng, phát triển KCN, đến quan hệ trực tiếp của KCN với địa
phương ở nhiều vấn đề khác về: sản xuất, đời sống, văn hóa, giáo dục,…
Nguồn nhân lực ở các KCN liên quan trực tiếp đến lĩnh vức giáo dục
- đào tạo kể cả giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, cao đẳng và dạy nghề.
Bởi vậy, việc xây dựng, phát triển các KCN phải được đặt trong mối quan hệ
với việc phát triển giáo dục - đào tạo, nhất là việc hướng nghiệp, dạy nghề,
đào tạo đại học, cao đẳng có thể trực tiếp cung cấp nguồn lao động cho các
KCN. Trái lại, sự phát triển của các KCN cũng cần phải rất quan tâm đến tiêu
góp phần vào việc nâng cao trình độ dân trí, đào tạo, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực cho chính mình và xã hội.
Một trong những yếu tố và điều kiện cũng rất quan trọng để xây dựng
và phát triển các KCN là nội lực kinh tế, tài chính của chủ sở hữu (hoặc chủ
đầu tư). Trong các yếu tố của nội lực kinh tế thì trước hết phải kể đến nguồn
vốn đối ứng của bên nhận đầu tư, đây là điều kiện bắt buộc phải có để triển
khai xây dựng KCN. Trên thực tế để tiếp nhận được 1 đồng vốn từ nhà đầu tư
thì bên tiếp nhận cũng phải có 1 đồng vốn đối ứng. Bởi vậy, việc tìm kiếm
huy động nguồn vốn đối ứng từ các thành phần kinh tế, các tổ chức và cá
nhân trong và ngoài nước là rất có ý nghĩa. Sự phát triển của hệ thống ngân
24
hàng và các quỹ tín dụng mạnh mẽ và lành mạnh cũng là một trong những
nhân tố rất quan trọng để thu hút vốn đầu tư xây dựng và phát triển các KCN.
Thứ tư: Năng lực quản lý, điều phối của chính quyền các cấp ở nơi có
khu công nghiệp.
Quản lý sản xuất, kinh doanh (vi mô) là chuyện của bản thân nội bộ
của các KCN. Điều chúng ta bàn ở đây là quản lý Nhà nước (vĩ mô) đối với
các KCN theo sự phân cấp, thông thường chức năng đó thuộc về chính quyền
các cấp và Bộ chủ quản cùng các bộ, các cơ quan nhà nước khác có liên quan.
Về mặt pháp lý các KCN phải chịu sự giám sát và phục tùng sự quản lý của
chính quyền và các cơ quan chức năng nhà nước trên địa bàn theo các quy
định của Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, có trách nhiệm thi hành đầy đủ,
nghiêm túc các quy định của Nhà nước Việt Nam.
Bởi vậy, chính quyền và các cơ quan phải có đủ năng lực, trình độ
quản lý về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh,… Việc thực hiện các nhiệm
vụ, chức năng quản lý một mặt phải tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để
các KCN được triển khai và hoạt động có hiệu quả, đảm bảo lợi ích chính
đáng của người đầu tư theo quy định của pháp luật; mặt khác, phải ngăn chặn,
phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề vi phạm pháp luật để đảm bảo lợi ích
quốc gia và người lao động.
Trong thực tế, do sự yếu kém về trình độ, năng lực quản lý cùng với
những tiêu cực, sơ hở của cơ quan quản lý ở nhiều KCN đã xảy ra không ít
các hiện tượng vi phạm pháp luật, nhất là trong các lĩnh vực như: trốn thuế,
gây ô nhiễm môi trường, không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, vi
phạm luật lao động, …, trong đó có các KCN ở tỉnh Đồng Nai. Vì vậy, nâng
cao năng lực và trình độ quản lý nhà nước tại các KCN luôn là vấn đề quan
trọng phải được thường xuyên chăm lo ở tất cả các địa phương có KCN.
1.2. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào Khu công nghiệp ở một
số tỉnh và thành phố trong nước và bài học rút ra cho tỉnh Đồng Nai
25
1.2.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh
Theo quy hoạch phát triển đến năm 2020, thành phố Hồ Chí Minh sẽ
có 24 khu công nghiệp, khu chế xuất (21 KCN-3 KCX) với tổng diện tích
khoảng 6.156,61 ha. Đến cuối năm 2013, thành phố Hồ Chí Minh có 14 KCN
và 3 KCX đã đầu tư và đi vào hoạt động, trong đó: 12 KCN, KCX đạt tỷ lệ
lấp đầy 91,52%, 3 KCN và 1 KCN mở rộng mới thành lập tỷ lệ lấp đầy 22,4%
tổng diện tích đất cho thuê.
“Tổng số dự án là 1.275 dự án với số vốn đăng ký 7,781 tỷ USD,
trong đó: 504 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 4,715 tỷ USD và 771 dự án
trong nước với tổng vốn đăng ký 3,066 tỷ USD. Tổng số lao động làm việc tại
các KCN-KCX là 268.803 người; có 38 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư tại các
KCN, KCX Thành phố Hồ Chí Minh”, [13].
Một số dự án đầu tư nước ngoài có quy mô lớn là: dự án thành lập khu
kỹ nghệ Việt-Nhật tại KCN Hiệp Phước (31 triệu USD), nhà máy sản xuất sợi
nhựa tổng hợp - KCN Tân Phú Trung (9,8 triệu USD), dự án Kho bảo quản
thuốc - KCN Tân Tạo (15 triệu USD). Các dự án có hàm lượng khoa học -
công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn điển hình là: dự án sản xuất máy móc
thiết bị linh kiện cơ khí chính xác (Công ty Roeder), dự án nghiên cứu và phát
triển thiết bị bán dẫn bo mạch - chip (Công ty Marvell), dự án sản xuất biến
áp siêu nhỏ (Công ty Kujima Musen)… Nhật Bản là quốc gia có vốn đầu tư
lớn nhất vào các KCX, KCN ở Thành phố Hồ Chí Minh, chiếm 45,72% tổng
vốn đầu tư thu hút, tiếp theo là Singapore (chiếm 25,35%),...
Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp với
những dự án đầu tư nước ngoài có qui mô lớn và tỷ trọng vốn đầu tư lớn là do:
Thứ nhất:
26
Thứ hai:
Singapore,
Thứ ba:
nữa.
1.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương
Quy hoạch khu công nghiệp đến năm 2020, Bình Dương có 31 KCN
với tổng diện tích 11.463,11 ha. Phát triển các KCN theo hướng nhanh và bền
vững; chú trọng thu hút đầu tư các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng và
hàm lượng công nghệ cao, phát triển công nghiệp sạch để tăng giá trị sản
phẩm và bảo vệ môi trường.
Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh đã có 28 KCN tập trung, trong đó có 26
KCN do Ban Quản lý các KCN tỉnh quản lý và 2 KCN VSIP I & II thuộc Ban
Quản lý KCN VSIP quản lý với tổng diện tích 8.979 ha được trải rộng ở hầu
khắp huyện, thị. Cụ thể như sau:
“Thị xã Dĩ An có 6 KCN với diện tích 713,6 ha, thị xã Thuận An có 3
KCN với diện tích 654,6 ha, huyện Bến Cát có 9 KCN với diện tích hơn 4.114
ha, huyện Tân Uyên có 3 KCN với diện tích gần 1.752 ha và 7 KCN nằm trong
Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị với diện tích gần 1.718 ha”[4].
Hiện tại đã có 26 KCN đã đi vào hoạt động. Sự hoàn thiện của các
KCN đã tạo điều kiện thu hút đầu tư tăng lên nhanh chóng. Tỷ lệ cho thuê đất
đạt 61,2% trong đó 6 khu đạt 100%, 5 khu đạt trên 90% và nhìn chung các dự
án thuê đất trong khu công nghiệp đã sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả,
đảm bảo quy hoạch chi tiết khu công nghiệp được phê duyệt.
Tỉnh đã thu hút 1.523 dự án vào khu công nghiệp còn hiệu lực với
56% dự án là FDI có tổng đăng ký khoảng 8,8 tỷ USD; còn lại là dự án đầu tư
trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 23.300 tỷ đồng. Năm 2012, các KCN
đã giải quyết việc làm cho 342.000 lao động, thu nhập bình quân gần 4 triệu
đồng/người/tháng.
27
Nhìn chung các dự án FDI đầu tư vào khu công nghiệp có vốn đầu tư
khá với bình quân 7,6 triệu USD/dự án, với trên 33 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu
tư, nhiều nhất là Nhật, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông, Mỹ,…
Mặc dù tình hình kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn nhưng tỉnh
Bình Dương vẫn tạo được bước chuyển biến mạnh trong thu hút đầu tư nước
ngoài (FDI). Trong tháng 02/2014, tỉnh đã thu hút được 636,5 triệu đôla Mỹ
với 14 dự án đầu tư mới và 13 dự án điều chỉnh vốn.
Chiến lược phát triển từ nay đến năm 2020, Bình Dương xác định
công nghiệp là ngành kinh tế chủ lực để thực hiện công cuộc CNH-HĐH tỉnh
nhà, trong đó các KCN tiếp tục đóng vai trò quan trọng, tạo động lực tập
trung thu hút đầu tư.
Vì vậy, tỉnh đã đề ra mục tiêu phát triển các KCN theo hướng hình
thành chuỗi các KCN cùng với sự phát triển các khu đô thị, khu dân cư và hệ
thống hạ tầng kinh tế - xã hội cần thiết cho toàn khu vực, góp phần đẩy mạnh
tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa của tỉnh một cách đồng bộ.
Bên cạnh đó, tỉnh còn quy hoạch các KCN phù hợp với quy hoạch
phát triển vùng theo hướng kết nối với hệ thống giao thông, sân bay, cảng
biển... trong khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đặc biệt, tỉnh cũng
chỉ đạo các KCN cần tập trung thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn, ít sử
dụng lao động, ưu tiên các dự án đầu tư có hàm lượng công nghệ cao, công
nghệ sạch, tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao…
Các bài học kinh nghiệm trong quá trình thu hút đầu tư vào các khu
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau:
Thứ nhất: Phải tận dụng tối đa lợi thế so sánh của địa phương mình
trong tổng thể khu vực, tổng thể vùng nhằm phát huy tối đa tiềm năng của địa
phương để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Với chính
sách “trải thảm” mời gọi đầu tư từ thành phố Hồ Chí Minh và quốc tế về đầu
28
tư các khu công nghiệp trên cơ sở quỹ đất sạch và hạ tầng chuẩn bị sẵn với
giá thuê đất rẻ, chi phí xây dựng thấp,…, đã giúp các khu công nghiệp phát
triển, thu hút mạnh các doanh nghiệp FDI.
Thứ hai: Tập trung được nguồn lực và xã hội hóa đầu tư, đặc biệt là
kết cấu hạ tầng “đột phá”. Năm 2012 vốn đầu tư từ nhà nước (ngân sách nhà
nước và doanh nghiệp nhà nước) chỉ chiếm 20,3% trong tổng vốn đầu tư toàn
xã hội; doanh nghiệp nhà nước dồn lực cho “quả đấm” thực hiện yêu cầu phát
triển tỉnh Bình Dương (Becamex, 3/2, Thanh Lễ); thu hút nguồn lực FDI
chiếm gần 60% vào đầu tư hàng năm của tỉnh nhờ “hệ thống tiếp thị đầu tư”
trực tiếp tại nước ngoài (trên 33 nước, vùng lãnh thổ) do Becamex tổ chức.
Thứ ba: Cơ sở hạ tầng KCN được đầu tư đồng bộ, phục vụ tốt cho
công tác thu hút đầu tư. Chính từ hạ tầng các KCN tốt đã đưa Bình Dương trở
thành địa phương hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặt biệt là các
nhà đầu tư từ Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore,...
Thứ tư: Vận dụng tốt các chính sách của Nhà nước áp dụng thông
thoáng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
theo hướng đơn giản hóa, nhanh gọn với tinh thần cầu thị, tôn trọng hỗ trợ
doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ công chức và chính quyền địa phương các
cấp. Lãnh đạo địa phương thực sự quan tâm giải quyết các khó khăn của
doanh nghiệp. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư và xúc tiến thương mại,
xem chỉ tiêu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là thước đo nỗ lực phấn
đấu hàng năm của địa phương.
Thứ năm: Xác định KCN thực sự là nơi thu hút nguồn vốn quan trọng
cho đầu tư phát triển, khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực
trong nước, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo
nguồn thu cho ngân sách, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Đồng thời là
kênh quan trọng để tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến.
29
1.2.3. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội
Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn
đến năm 2050, thành phố Hà Nội sẽ có 33 KCN, KCNC. Hiện thành phố đã
có 19 KCN và KCNC được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc
ghi danh vào mạng lưới quy hoạch các KCN cả nước tới năm 2015. Trong đó:
KCNC Hòa Lạc do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý, UBND thành phố Hà
Nội (Ban Quản lý các KCN và Chế xuất Hà Nội) trực tiếp quản lý 18 KCN,
KCNC, bao gồm:
- Có 8 KCN đang hoạt động (tỷ lệ lấp đầy 95%) với “tổng diện tích là
1.236 ha bao gồm: KCN Thăng Long: 274 ha; Nội Bài: 114 ha; Nam Thăng
Long: 30,4 ha; Hà Nội - Đài Tư: 40 ha; Sài Đồng B: 47,3 ha; Thạch Thất -
Quốc Oai: 155 ha; Phú Nghĩa: 170 ha; Quang Minh I: 407 ha”, [12].
- 5 KCN đã có quyết định thành lập đang trong giai đoạn triển khai
xây dựng với tổng diện tích 1.265 ha bao gồm: KCN phụ trợ Nam Hà Nội:
440 ha; Phụng Hiệp: 174 ha; KCN Kim Hoa: 45,5 ha (phần diện tích thuộc
địa bàn Hà Nội); Quang Minh 2: 266 ha; KCN sạch Sóc Sơn: 340ha.
- 5 KCN có trong danh mục quy hoạch phát triển các KCN của cả
nước đến năm 2020 nhưng đang trong giai đoạn lập quy hoạch, điều chỉnh
quy hoạch, với tổng diện tích khoảng 1.468 ha, bao gồm: Khu công nghệ cao
sinh học Hà Nội 200 ha, KCN Bắc Thường Tín 430 ha, KCN Đông Anh 300 ha,
KCN Nam Phú Cát 500ha, Khu công viên công nghệ thông tin Hà Nội 38 ha
Trước khi Hà Nội và Hà Tây hợp nhất (tháng 8/2008), Ban Quản lý
các KCN&CX Hà Nội quản lý 05 KCN tập trung là: Thăng Long, Nội Bài,
Nam Thăng Long, Sài Đồng B, Hà Nội - Đài Tư. Tỉnh Hà Tây có 05 KCN tập
trung đó được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào danh mục các KCN Việt
Nam gồm: Nam Phú Cát 500 ha, Phú Nghĩa 170 ha, Thạch Thất - Quốc Oai
150 ha, Phụng Hiệp 174 ha, Bắc Thường Tín 430 ha. Đến cuối năm 2008, các
30
KCN Hà Nội mới có khoảng 300 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,149 tỷ
USD và hơn 3900 tỷ đồng; doanh thu năm 2008 đạt 2,61 tỷ USD; thuế và các
khoản nộp ngân sách nhà nước đạt 46,14 triệu USD; kim ngạch xuất khẩu đạt
1,6 tỷ USD.
Đến thời điểm hiện nay, thành phố Hà Nội có 17 KCN, KCNC đã
được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và nằm trong mạng lưới quy
hoạch các KCN, KCNC cả nước tới năm 2015. Hiện tại có 08 KCN đã đi vào
hoạt động với tổng diện tích là 1.236 ha, 02 KCN đang xây dựng hạ tầng kỹ
thuật để chuẩn bị thu hút đầu tư là KCN Hỗ trợ Nam Hà Nội diện tích 400ha
và Khu công viên công nghệ thông tin 38ha.
Hà Nội là một trong những địa phương có tỷ lệ lấp đầy KCN cao nhất
nước (trên 95% diện tích đất công nghiệp), số dự án, số vốn đăng ký đầu tư,
số lao động chiếm khoảng 10% toàn bộ các KCN trên toàn quốc. Các KCN
Hà Nội đã thu hút 545 dự án đầu tư (hơn 450 dự án đã đi vào hoạt động),
trong đó: 295 dự án FDI, vốn đăng ký 4,68 tỷ USD và 250 dự án đăng ký đầu
tư trong nước, vốn đăng ký 10.800 tỷ đồng.
Năm 2013, mặc dù phải đối mặt với những khó khăn của nền kinh tế
thế giới cũng như những khó khăn nội tại trong nước, nhưng thu hút đầu tư
vào các KCN Hà Nội vẫn tiếp tục đạt được những kết quả cao, đóng góp vào
sự phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô và cả nước. “Tổng vốn thu hút đầu tư
năm 2013 đạt 482 triệu USD (trong đó vốn FDI đạt 474 triệu USD, vốn trong
nước đạt trên 167 tỷ đồng, tương đương 08 triệu USD)”, [12].
Trong KCN bình quân đã tạo việc làm mới cho trên 100 lao động/1ha
đất và nộp ngân sách trên 1,5 tỷ đồng. Các KCN đã tạo ra khoảng 50% giá trị
sản lượng công nghiệp, 45% kim ngạch xuất khẩu và trên 20% GDP của
Thành phố, góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế của Thành phố theo
hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
31
Hiện có 19 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào các KCN,
trong đó các dự án đầu tư vào lĩnh vực điện tử chiếm 55%, cơ khí chiếm 19
%. Những quốc gia, vùng lãnh thổ có tỷ trọng vốn đăng ký FDI hàng đầu là
Nhật Bản (chiếm 54%); Trung Quốc, Hồng Kông,...
Thu hút vốn đầu tư vào các KCN Hà Nội đạt được kết quả trên là do:
Thứ nhất: Thực hiện tốt về chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh
nghiệp; miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn thuế hàng hóa
xuất, nhập khẩu; danh mục, lĩnh vực ưu đãi đầu tư; danh mục lĩnh vực đặc
biệt ưu đãi đầu tư trong đó có lĩnh vực “sản xuất thép cao cấp, hợp kim, kim
loại đặc biệt, sắt xốp; sản xuất chất bán dẫn và các linh kiện điển tử kỹ thuật
cao” mà các doanh nghiệp nước ngoài đang có lợi thế và muốn mở rộng hợp
tác đầu tư.
Thứ hai: Thông tin các chi phí liên quan đến đầu tư vào khu công
nghiệp Hà Nội như: chi phí giá thuê nhà xưởng, giá thuê văn phòng, giá thuê
đất, giá nước sạch, giá điện, chi phí nhân công, mức phí bảo hiểm (bảo hiểm
cháy nổ, bảo hiểm xây dựng,…), chi phí bảo vệ môi trường, các thông tin về
thời tiết, động đất, lũ lụt…
Thứ ba: Cung cấp thông tin hướng dẫn doanh nghiệp về các thủ tục
đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư; các dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc sau cấp giấy
chứng nhận đầu tư để giúp các dự án triển khai hiệu quả và bền vững.
Thứ tư: Thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến đầu tư, cũng như chính
sách hỗ trợ sau đầu tư của Ban Quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội đã tạo
tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp FDI trong
các KCN Hà Nội.
1.2.4. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh
Tính đến cuối năm 2013, Bắc Ninh có 15 KCN tập trung, tổng diện
tích đất quy hoạch 6.847ha. Trong đó, có 08 Khu công nghiệp đi vào hoạt
32
động với diện tích quy hoạch 2.654,12ha, tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất quy
hoạch đạt 70,6% (1.278,7ha/1.810,57ha), tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất thu
hồi đạt 84,5% (1.278,7ha/1.512,97ha). “Các KCN Bắc Ninh đã thu hút 687
dự án đầu tư trong và ngoài nước (301 dự án trong nước tương đương
1.185 triệu USD và 386 dự án FDI với 5.677,71 triệu USD), tổng vốn đầu
tư đăng ký đạt 6.862,71 triệu USD. Số lao động tại các KCN Bắc Ninh là
146.868 lao động, trong đó, lao động địa phương là 48.666 người; đã có 7
dự án nhà ở công nhân Khu công nghiệp được khởi công xây dựng, giải
quyết chỗ ở cho khoảng 30 nghìn lao động”, [3].
Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh đạt
được là do:
Thứ nhất: Tận dụng lợi thế, tiềm năng sẵn có về vị trí địa lý, thực
hiện quy hoạch KCN trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh, quy hoạch vùng lãnh thổ và quy hoạch chuỗi KCN, đô thị dọc các
tuyến đường giao thông huyết mạch quốc gia. Hệ thống tuyến đường tỉnh
lộ được quy hoạch đầu tư xây dựng nối các KCN, đô thị thành mạng lưới
giao thông khép kín, liên hoàn.
Thứ hai: Tập trung huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các
thành phần kinh tế trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả sử dụng
đất trong các khu công nghiệp, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá của
tỉnh.
Thứ ba: Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, gắn
kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào đảm bảo tiện nghi, tiện ích công
cộng phục vụ cho khu công nghiệp. Huy động các nguồn vốn đầu tư xây
dựng nhà ở công nhân khu công nghiệp, đồn công an, trung tâm y tế,…
Các khu công nghiệp đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối
33
đồng bộ, có giá trị lâu dài, góp phần hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ
tầng trong toàn tỉnh.
Thứ tư: Cải thiện chất lượng thu hút đầu tư, ưu tiên ngành nghề xác
định là mũi nhọn phát triển (điện, điện tử, viễn thông,…), dần hình thành các
ngành công nghiệp phụ trợ trong khu công nghiệp.
Thứ năm: Kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường; nâng cao năng lực
quản lý và kỹ thuật môi trường; tăng cường giám sát, thanh kiểm tra việc chấp
hành pháp luật về môi trường trong các khu công nghiệp trên địa bàn.
1.2.5. Những bài học rút ra có thể tham khảo cho tỉnh Đồng Nai
trong quá trình thu hút vốn vào các khu công nghiệp
Những kinh nghiệm thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn hai
thành phố lớn là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và hai tỉnh có
thu hút đầu tư vào các KCN là tỉnh Bình Dương, tỉnh Bắc Ninh; đây là những
địa phương đã vượt lên khó khăn của nền kinh tế đất nước trong những năm
vừa qua đã đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp. Đồng nai
là tỉnh năm trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Nam, cũng hội đủ
những điều kiện lợi thế so sánh về các tiềm năng của tỉnh; để thu hút vốn đầu
tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh Đồng Nai ngày càng phát triển và bền vững, trên cơ sở kinh
nghiệm của các địa phương làm tốt công tác thu hút vốn đầu tư vào các khu
công nghiệp, tỉnh Đồng Nai rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình thu hút
vốn đầu tư vào các KCN của mình như sau:
Thứ nhất: Phải tận dụng tối đa lợi thế so sánh của địa phương mình
trong tổng thể khu vực, tổng thể vùng nhằm phát huy tối đa tiềm năng của địa
phương để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Với chính sách
thu hút hợp lý mời gọi đầu tư từ thành phố Hồ Chí Minh và quốc tế về đầu tư
34
các khu công nghiệp còn diện tích đất trống, thu hút mạnh các doanh nghiệp
FDI.
Thứ hai: Thực hiện tốt về chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh
nghiệp; miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn thuế hàng hóa
xuất, nhập khẩu; danh mục, lĩnh vực ưu đãi đầu tư. Ưu tiên ngành nghề xác
định là mũi nhọn phát triển (điện, điện tử, viễn thông,…), dần hình thành các
ngành công nghiệp phụ trợ trong khu công nghiệp.
Thứ ba: Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCN, gắn kết cấu hạ tầng
trong và ngoài hàng rào đảm bảo tiện nghi, tiện ích công cộng phục vụ cho
KCN. Huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở công nhân KCN, đồn
công an, trung tâm y tế,… Các KCN đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ
tầng tương đối đồng bộ, có giá trị lâu dài, góp phần hiện đại hóa hệ thống
kết cấu hạ tầng trong toàn tỉnh.
Thứ tư: Thông tin các chi phí liên quan đến đầu tư vào KCN trên địa
bàn như: chi phí giá thuê nhà xưởng, giá thuê văn phòng, giá thuê đất, giá
nước sạch, giá điện, chi phí nhân công, mức phí bảo hiểm (bảo hiểm cháy nổ,
bảo hiểm xây dựng,…), chi phí bảo vệ môi trường, các thông tin về thời tiết,
động đất, lũ lụt,…
Thứ năm: Vận dụng tốt các chính sách của Nhà nước áp dụng thông
thoáng trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng
đơn giản hóa, nhanh gọn với tinh thần cầu thị, tôn trọng hỗ trợ doanh nghiệp
của đội ngũ cán bộ công chức và chính quyền địa phương các cấp. Lãnh đạo
địa phương phải thực sự quan tâm giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp,
nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư và xúc tiến thương mại, xem chỉ tiêu chỉ số
năng lực cạnh tranh các tỉnh (PCI) là thước đo sự phấn đấu của địa phương.
35
Thứ sáu: Kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường, nâng cao năng lực
quản lý và kỹ thuật môi trường; tăng cường công tác giám sát, thanh kiểm tra
việc chấp hành pháp luật về môi trường trong các KCN trên địa bàn.
*
* *
Với quá trình CNH, HĐH trên đất nước ta có nhiều KCN hình thành
và phát triển, đã làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế và có những vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, làm
tăng tiềm lực và sức mạnh của đất nước.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, các KCN được quan
tâm đầu tư hầu hết ở các địa phương trong cả nước, nhiều KCN đã hoàn thiện
cơ sở hạ tầng kỹ thuật và được lấp đầy đã đi vào hoạt động ổn định và hiệu quả.
Để ổn định và phát triển các KCN cần phải có vốn để đầu tư cơ sở hạ
tầng và duy trì, phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong KCN. Vì vậy, thu
hút vốn đầu tư được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu, đóng vai trò quyết
định để hình thành và phát triển các KCN. Việc thu hút vốn đầu tư bao gồm
cả vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài.
Để có thể thu hút được nguồn vốn đầu tư và phát triển các KCN trước
hết cần tạo ra những điều kiện cần thiết, đó là: phải có sự ổn định về chính trị,
hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận
lợi; có chiến lược, kế hoạch, chính sách, cơ chế thích hợp hấp dẫn, linh hoạt
để thu hút vốn đầu tư; phải có những yếu tố vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực
và năng lực kinh tế cần thiết và năng lực quản lý, điều phối của chính quyền
các cấp ở nơi có KCN.
Nghiên cứu những vấn đề lý luận thu hút vốn đầu tư vào các KCN ở
nước ta và những kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào các KCN của một số
địa phương như: Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội, tỉnh Bình
36
Dương và tỉnh Bắc Ninh đã gợi ra những bài học bổ ích cho việc thu hút vốn
đầu tư vào các KCN của tỉnh Đồng Nai.
Chương 2
THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH ĐỒNG NAI
2.1. Một số nét chính về phát triển các khu công nghiệp ở Đồng Nai
Đồng Nai tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bình
Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận và Lâm Đồng, có điều kiện tự nhiên
về thổ nhưỡng, khí hậu và điều kiện hạ tầng giao thông thuận lợi, rất phù hợp
cho việc phát triển các KCN.
Hiện nay, Đồng Nai là tỉnh dẫn đầu cả nước về số lượng các KCN.
Các KCN này đều nằm lân cận đường quốc lộ 1 và quốc lộ 51 là các tuyến
giao thông huyết mạch, rất thuận lợi cho việc cung cấp điện, nước, giao thông
vận tải, thông tin liên lạc và nguồn nhân lực,…
Việc hình thành và phát triển các KCN của tỉnh Đồng Nai trong thời
gian qua đã góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp - dịch vụ, tăng trưởng
kinh tế, hình thành các trung tâm công nghiệp gắn liền với phát triển đô thị,
đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, trong đó công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao, đồng thời
cũng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động khắp các tỉnh, thành
trong cả nước.
37
Tỉnh Đồng Nai đặc biệt quan tâm đến sự phát triển KCN của tỉnh, tập
trung xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KCN hoàn thiện, chất lượng tốt
là nhân tố quan trọng quyết định tính hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư đến với
các KCN ở Đồng Nai. Hạ tầng ngoài KCN cũng được chính quyền quan tâm
xây dựng đồng bộ với hạ tầng trong KCN để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của
các nhà đầu tư. Công tác tiếp thị, mời gọi đầu tư cũng được chú trọng qua
việc tỉnh Đồng Nai đã lập các đoàn công tác đi nước ngoài thực hiện Chương
trình xúc tiến đầu tư tại nhiều nước có nền kinh tế phát triển như: Hoa Kỳ,
Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc,…, nhằm quảng bá, kêu gọi các tập đoàn kinh tế
có tiềm năng đầu tư vào KCN của tỉnh.
Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai hết sức quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp để các doanh nghiệp
ổn định và phát triển. Từ các nhà đầu tư này sẽ là cầu nối quan trọng để quảng
bá hình ảnh môi trường đầu tư hấp dẫn của Đồng Nai đến các nhà đầu tư tiềm
năng trong tương lai. Không ngừng nâng cao các dịch vụ phục vụ doanh
nghiệp như đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp dịch vụ thông tin, viễn thông,
ngân hàng, dịch vụ vận chuyển, kho bãi,…, đặc biệt chú trọng đến chất lượng
nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.
Tỉnh Đồng Nai luôn luôn thực hiện phương châm “đồng hành cùng
doanh nghiệp”, xử lý kịp thời các vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng luôn tích cực đẩy mạnh
công tác cải tiến thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, nhanh chóng, nâng
cao tinh thần trách nhiệm phục vụ doanh nghiệp. Vì vậy, thủ tục hành chính
được thực hiện một cách nhanh chóng, đơn giản đã giúp doanh nghiệp tiết
kiệm chi phí, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả kinh tế. Ban quản lý KCN
thực hiện hầu hết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, đây là bước cải
cách hành chính mạnh mẽ và đang phát huy tác dụng.
38
Tỉnh Đồng Nai đã được Chính phủ phê duyệt quy hoạch giai đoạn đến
năm 2015-2020 hình thành 35 KCN, với tổng diện tích đất là 12.055 ha. Tính
đến quý I/2014, trên địa bàn toàn tỉnh đã có “31 KCN được thành lập với tổng
diện tích 9.832,02 ha, đất công nghiệp có thể cho thuê là 6.485,54 ha, đã cho
thuê 4.122 ha, đạt tỷ lệ 63,56% diện tích đất công nghiệp cho thuê”, [11]. Các
KCN đã thành lập và vận hành có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ,
đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh trong thời
gian qua cụ thể như sau:
- Năm 2006, các KCN Đồng Nai đã thu hút 81 dự án đầu tư mới với diện tích
đất cho thuê là 226 ha (đạt 113% kế hoạch đề ra) ở các KCN: Amata, Loteco, Biên Hòa
II, Nhơn Trạch I, Nhơn Trạch II, Nhơn Trạch III, Nhơn Trạch V, Nhơn Trạch II - Lộc
Khang, Hố Nai, Sông Mây, Xuân Lộc, Long Thành, An Phước, Tam Phước. “Tổng
diện tích đất cho thuê tại 21 KCN là 2.391 ha, chiếm tỷ lệ 58,76 % diện tích đất cho
thuê”, [5] .
Trong năm đã thành lập 04 KCN gồm: KCN Nhơn Trạch II-LỘC Khang (70
ha) do Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Lộc Khang làm chủ đầu tư, KCN Xuân
Lộc (97 ha) do Công ty Phát triển KCN Biên Hòa làm chủ đầu tư, KCN Thạnh Phú
(177 ha) do Công ty Cổ phần Công trình giao thông Đồng Nai làm chủ đầu tư và KCN
Bàu Xéo (502 ha) do Công ty cổ phần Thống Nhất làm chủ đầu tư hạ tầng. Hoàn tất thủ
tục mở rộng KCN Hố Nai giai đoạn 2 (271 ha). Tính đến thời điểm này, trên địa bàn
tỉnh có 22 KCN với tổng diện tích là 6.420 ha.
Ngày 21/8/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1107/QĐ-
TTg quy hoạch và ưu tiên thành lập các KCN ở Việt Nam đến năm 2015, trong đó tỉnh
Đồng Nai có 08 KCN (Tân Phú, Ông Kèo, Bàu Xéo, Lộc An- Bình Sơn, Long Đức,
Long Khánh, Giang Điền, Dầu Giây) với tổng diện tích 2.910 ha. Trong đó, KCN Tân
Phú, Ồng Kèo và Long Đức đã được Bộ Xây dựng thỏa thuận về qui hoạch chi tiết, các
chủ đầu tư hạ tầng đang tiếp tục lập dự án. Các KCN Sông Mây, Định Quán đã được
Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương cho phép mở rộng giai đoạn 2.
39
- Năm 2007, thêm 03 KCN mới được đầu tư gồm: KCN Tân Phú diện tích 54
ha do Công ty TNHH MTV Tín Nghĩa làm chủ đầu tư, KCN Agtex Long Bình diện
tích 47 ha do Công ty 28 làm chủ đầu tư, KCN Long Đức diện tích 283 ha do Công ty
Cổ phần Long Đức làm chủ đầu tư; nâng tổng số KCN đã được thành lập trên địa bàn
tỉnh là 25 KCN với diện tích đất qui hoạch là 6.912 ha; “tổng diện tích đất đã cho thuê
là 3.089 ha, chiếm tỷ lệ 69%”, [5].
- Năm 2008, đã thành lập mới 04 KCN gồm: KCN Ổng Kèo diện tích
823 ha, KCN Long Khánh diện tích 264 ha, KCN Giang Điền diện tích 529
ha, KCN Dầu Giây diện tích 331 ha.
Như vậy, trong 4 năm (2006-2009) trên địa bàn tỉnh có thêm 11 KCN được
thành lập mới với tổng diện tích 3.183 ha. Từ 18 KCN được hình thành vào cuối năm
2005, đến nay toàn tỉnh có 29 KCN với tổng diện tích đất qui hoạch là 9.076 ha, tăng
1,5 lần so với giai đoạn năm 2001-2005.
Tính đến cuối năm 2012, tại 31 KCN Đồng Nai đã cho thuê được 4.003,11ha,
đạt tỷ lệ 62,12 % diện tích đất dành cho thuê. Nhìn chung tỷ lệ đất đã cho thuê tại các
KCN Đồng Nai hơn 62% là khá cao so với tỷ lệ bình quân cả nước, riêng 26/31KCN
đang hoạt động đã cho thuê đất trên 71%. Các KCN thành lập trên 10 năm (từ năm
2002 trở về trước), có 10 KCN, với diện tích đất đã cho thuê 2.145 ha chiếm 79% diện
tích đất dùng để cho thuê, trong đó có 4 KCN mở rộng giai đoạn II là KCN Amata,
KCN Nhơn Trạch II, KCN Sông Mây và KCN Hố Nai, nhưng đến nay chỉ có KCN
Amata và KCN Nhơn Trạch đã triển khai được giai đoạn II và thu hút đầu tư, KCN Hố
Nai và Sông Mây vẫn chưa triển khai được. Nếu chỉ tính giai đoạn I thì 10 KCN này đã
cho thuê đất hơn 92%, số đất còn lại chưa cho thuê chủ yếu là đất dịch vụ KCN và một
số ít còn vướng đền bù, giải tỏa.
Tại 31 KCN Đồng Nai đã có 36 quốc gia và vùng lãnh thổ hoạt động
đầu tư với tổng số 1.201 dự án còn hiệu lực trong đó có 872 dự án có vốn đầu
tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư “14.607 triệu USD và 329 dự án trong
nước với tổng vốn đầu tư 35.877 tỷ đồng”, [10].
Các dự án thu hút vào các KCN Đồng Nai từ năm 2013 trở lại đây,
40
hầu hết đều phù hợp với chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh đã đặt ra từ năm
2006 là thu hút các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ,
công nghiệp sạch, có vốn đầu tư lớn,... Trong đó, đã thu hút được 29 dự án
đầu tư của Nhật Bản vào các KCN với tổng vốn đầu tư là 211,4 triệu USD.
Điều này cho thấy, các nhà đầu tư Nhật Bản đang xem Đồng Nai là điểm đến
tiềm năng để thực hiện các dự án đầu tư.
Năm 2013 được đánh giá là một năm khó khăn đối với hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên kết quả thực tế cho thấy về
tổng thể kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong
KCN năm 2013 đạt kết quả khả quan. Cụ thể: số doanh nghiệp thông báo tạm
ngưng hoạt động 05 doanh nghiệp bằng 22% so với năm 2012 (23 doanh
nghiệp); số doanh nghiệp giải thể 04 doanh nghiệp bằng 36 % so với năm
2012 (11 doanh nghiệp). Các chỉ tiêu chung đạt bằng hoặc cao hơn so với
cùng kỳ năm 2012 như: doanh thu đạt 109%, xuất khẩu đạt 109%. Mặc dù
được dự báo là năm khó khăn nhưng các doanh nghiệp trong các KCN Đồng
Nai đã cố gắng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và hoàn thành tốt các
chỉ tiêu doanh thu, xuất khẩu; các doanh nghiệp đã giải ngân đạt kết quả cao,
cụ thể đã đầu tư thêm 854,85 triệu USD.
Trong năm 2013, tình hình thuê đất đã khả quan với diện tích đất cho
thuê được ở các KCN là 109,59 ha, vượt kế hoạch của năm đề ra (100 ha).
Trong đó chủ yếu tập trung ở các KCN như: Long Đức, Amata, Nhơn Trạch
III giai đoạn 2, Nhơn Trạch V, Thạnh Phú, Dầu Giây, Giang Điền, Lộc An
Bình Sơn,... Việc thu hút các dự án đầu tư vào các KCN Đồng Nai năm 2013
có nhiều khởi sắc hơn, một số KCN đang xây dựng và hoàn chỉnh hạ tầng đã
thu hút được các dự án vào đầu tư như KCN Long Đức, Lộc An - Bình Sơn,
KCN An Phước cũng đã bắt đầu thu hút được một vài dự án mới.
Về đánh giá xếp hạng các KCN trên địa bàn tỉnh, có 6 tiêu chí chính
41
để đánh giá tổng quát và toàn diện về hoạt động của KCN, gồm:
- Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN.
- Mức độ đáp ứng của cơ sở hạ tầng.
- Công tác bảo vệ môi trường.
- Các dịch vụ hỗ trợ của công ty hạ tầng.
- Hạ tầng xã hội liền kề phục vụ KCN.
- Hiệu quả hoạt động của các công ty kinh doanh hạ tầng.
Việc xếp hạng này sẽ tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh hạ tầng
KCN xây dựng thương hiệu, nâng cao hiệu quả hoạt động để thu hút đầu tư
theo định hướng công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao thân thiện với môi
trường; mặt khác việc xếp hạng KCN không chỉ giúp cơ quan quản lý nhà
nước kiểm soát được hoạt động của các KCN mà còn có thể hỗ trợ doanh
nghiệp đang đầu tư tại KCN đó. Trong thời gian qua, có 6 KCN xếp hạng 1 là
các KCN: Amata, Biên Hòa II, Loteco, Tam Phước, Nhơn Trạch 1, Nhơn
Trạch 3 và KCN Gò Dầu.
Chủ trương của tỉnh là tập trung kêu gọi đầu tư sản xuất công nghiệp
gia công chế biến sang lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, lĩnh vực này thường dự
án có quy mô nhỏ, vốn đầu tư không lớn nên rất thuận lợi cho các nhà đầu tư
vừa và nhỏ. Song song theo đó tỉnh chủ trương tập trung ưu tiên thu hút và
phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ (sản xuất
chi tiết máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu) để thay thế hàng nhập khẩu góp
phần ổn định sản xuất trong nước. Đặc biệt là hướng cho doanh nghiệp đầu tư
vào công nghiệp xanh, sạch, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường, bảo vệ
môi trường sinh thái, đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
Việc hình thành và phát triển các KCN của tỉnh Đồng Nai trong thời
gian qua đã góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp dịch vụ, tăng trưởng
kinh tế, hình thành các trung tâm công nghiệp gắn liền với phát triển đô thị,
đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, trong
42
đó công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao, đồng thời cũng tạo ra nhiều
công ăn việc làm cho người lao động khắp các tỉnh, thành trong cả nước.
2.2. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của thu hút vốn đầu tư
vào các khu công nghiệp ở Đồng Nai thời gian qua
2.2.1. Những kết quả và nguyên nhân
2.2.1.1. Những kết quả chủ yếu
Là một địa phương sớm bắt tay vào xây dựng, phát triển các KCN.
Đến nay Đồng Nai đã thu hút vốn đầu tư ngày càng hiệu quả tại các KCN trên
địa bàn. Đó là một thành tựu rất đáng khích lệ và tự hào. Những thành tựu đó
thể hiện ở một số vấn đề chính sau đây:
Thứ nhất: Đã sớm tạo ra được những điều kiện và môi trường thuận
lợi để thu hút vốn đầu tư vào các KCN.
Về chủ trương và chính sách, tỉnh đã sớm nhận thức được ý nghĩa
chiến lược của phát triển KCN và những lợi thế của Đồng Nai trong việc thu
hút vốn đầu tư. Bởi vậy, tỉnh đã nghiên cứu ban hành các chính sách, quy
định dựa trên Luật Đầu tư một cách phù hợp và thường xuyên được cải tiến
theo hướng công khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo nên sự an
tâm tin tưởng của các nhà đầu tư.
Tỉnh đặc biệt chú ý đến việc ban hành và thực hiện các chính sách ưu
đãi về thuế cho doanh nghiệp trong các KCN, tạo nên sức hấp dẫn lớn. Trong
công tác điều hành và quan lý chính quyền địa phương luôn thực hiện phương
châm “Đồng hành cùng doanh nghiệp”, xử lý kịp thời những vướng mắc, trở
ngại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Các cơ quan chức năng
luôn tích cực nắm bắt các vấn đề phát sinh, đẩy mạnh công tác cải tiến thủ tục
hành chính theo hướng đơn giản, nhanh chóng, nâng cao tinh thần trách
nhiệm phục vụ doanh nghiệp vì thủ tục hành chính nhanh chóng, đơn giản
giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, giảm giá thành và doanh nghiệp hoạt
động có hiệu quả hơn. Các cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp các KCN thực
43
hiện hầu hết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa là Ban quản lý KCN, đây
là bước cải cách hành chính mạnh mẽ, đã và đang phát huy tác dụng.
Tỉnh đặc biệt quan tâm đến công tác thu hút đầu tư vào các KCN trên
địa bàn, tập trung xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KCN hoàn thiện,
chất lượng tốt là một nhân tố quan trọng quyết định tính hấp dẫn thu hút các
nhà đầu tư đến với các KCN ở Đồng Nai. Hạ tầng ngoài KCN cũng được
chính quyền quan tâm xây dựng đồng bộ với hạ tầng trong KCN để đáp ứng
nhu cầu thiết yếu của các nhà đầu tư.
Công tác tiếp thị, mời gọi đầu tư cũng được chú trọng qua việc
tỉnh Đồng Nai đã lập các đoàn công tác đi xúc tiến đầu tư tại nhiều nước
có nền kinh tế phát triển như: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, …
nhằm quảng bá, kêu gọi các tập đoàn kinh tế có tiềm năng đầu tư vào
KCN và tỉnh Đồng Nai.
Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh Đồng Nai hết sức quan tâm, tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp để
các doanh nghiệp ổn định và phát triển, từ đó các nhà đầu tư này là cầu nối
quan trọng để quảng bá hình ảnh môi trường đầu tư hấp dẫn của Đồng Nai
đến các nhà đầu tư tiềm năng trong tương lai.
Không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ phục vụ doanh nghiệp
như đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp dịch vụ thông tin, viễn thông, dịch vụ
ngân hàng, vận chuyển, kho bãi… đặc biệt chú trọng đến chất lượng nguồn
nhân lực đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.
Thứ hai: Đồng Nai hiện đang là tỉnh dẫn đầu cả nước về số lượng
KCN đã được xây dựng và đưa vào hoạt động. Các KCN đã và đang phát huy
tốt vai trò, tác dụng trong phát triển kinh tế - xã hội và các mặt khác của đời
sống xã hội trên địa bàn tỉnh.
44
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY

More Related Content

What's hot

Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên, 9đ
Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên, 9đLuận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên, 9đ
Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên, 9đ
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, HAY
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, HAYLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, HAY
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, HAY
 
Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái NguyênLuận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái Nguyên
 
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Luận văn: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt NamLuận văn: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Luận văn: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý về các khu công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Quản lý về các khu công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, HAYLuận văn: Quản lý về các khu công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Quản lý về các khu công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, HAY
 
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
 
Luận án: Thu hút đầu tư nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Thu hút đầu tư nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ, HAYLuận án: Thu hút đầu tư nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Thu hút đầu tư nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ, HAY
 
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh PhúcLuận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc
 
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp tại Hưng Yên
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp tại Hưng YênThu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp tại Hưng Yên
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp tại Hưng Yên
 
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phốLuận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
 
BÀI MẪU Khóa luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài,  9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài,  9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ở Đồng Nai, HAY
Đề tài: Thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ở Đồng Nai, HAYĐề tài: Thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ở Đồng Nai, HAY
Đề tài: Thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ở Đồng Nai, HAY
 
Luận văn: Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh Savannakhet
Luận văn: Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh SavannakhetLuận văn: Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh Savannakhet
Luận văn: Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh Savannakhet
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản  Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 
Luận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAYLuận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAY
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đ
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đLuận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đ
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đ
 
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tếLuận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
 

Similar to Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY

Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...
Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...
Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...sividocz
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội hieu anh
 
Luận văn Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Khánh Hoà.doc
Luận văn Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Khánh Hoà.docLuận văn Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Khánh Hoà.doc
Luận văn Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Khánh Hoà.docsividocz
 
Luận Văn Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế Nhơn ...
Luận Văn Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế Nhơn ...Luận Văn Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế Nhơn ...
Luận Văn Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế Nhơn ...sividocz
 

Similar to Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY (20)

Luận văn: Chiến lược thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp dệt may
Luận văn: Chiến lược thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp dệt mayLuận văn: Chiến lược thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp dệt may
Luận văn: Chiến lược thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp dệt may
 
Luận văn: Phát triển khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiLuận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
 
Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...
Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...
Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...
 
Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (Fdi) Vào Khu Công Nghệ Cao Đà Nẵng.doc
Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (Fdi) Vào Khu Công Nghệ Cao Đà Nẵng.docThu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (Fdi) Vào Khu Công Nghệ Cao Đà Nẵng.doc
Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (Fdi) Vào Khu Công Nghệ Cao Đà Nẵng.doc
 
Luận án: Quản lý đối với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội
Luận án: Quản lý đối với các khu công nghiệp tại TP Hà NộiLuận án: Quản lý đối với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội
Luận án: Quản lý đối với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội
 
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền trungĐầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung
 
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nghành công nghiệp
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nghành công nghiệpLuận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nghành công nghiệp
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nghành công nghiệp
 
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
 
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoàiNghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài
 
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tỉnh Thái NguyênLuận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
 
Luận Văn Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (Fdi) Vào Khu Công Nghệ Cao Đà N...
Luận Văn Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (Fdi) Vào Khu Công Nghệ Cao Đà N...Luận Văn Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (Fdi) Vào Khu Công Nghệ Cao Đà N...
Luận Văn Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (Fdi) Vào Khu Công Nghệ Cao Đà N...
 
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy NhơnLuận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
 
Luận án: Kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ngãi
Luận án: Kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng NgãiLuận án: Kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ngãi
Luận án: Kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ngãi
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 
Luận văn Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Khánh Hoà.doc
Luận văn Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Khánh Hoà.docLuận văn Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Khánh Hoà.doc
Luận văn Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Khánh Hoà.doc
 
Luận Văn Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế Nhơn ...
Luận Văn Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế Nhơn ...Luận Văn Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế Nhơn ...
Luận Văn Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế Nhơn ...
 
Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam tiếng việt.doc
Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam tiếng việt.docTác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam tiếng việt.doc
Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam tiếng việt.doc
 
Luận án: Thu hút vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp tại Lào
Luận án: Thu hút vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp tại LàoLuận án: Thu hút vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp tại Lào
Luận án: Thu hút vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp tại Lào
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGÔ TIẾN DŨNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2014
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGÔ TIẾN DŨNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH ĐỒNG NAI CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 60 31 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VŨ QUANG LỘC HÀ NỘI - 2014
  • 3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 9 1.1. Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở nước ta 9 1.2. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ở một số tỉnh, thành phố trong nước và bài học rút ra cho tỉnh Đồng Nai 25 Chương 2 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH ĐỒNG NAI 37 2.1. Một số nét chính về phát triển các khu công nghiệp ở Đồng Nai 37 2.2. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở Đồng Nai thời gian qua 43 2.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết để thu hút vốn đầu tư trong thời gian tới 56 Chương 3 GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020 61 3.1. Xác định nhu cầu vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 61 3.2. Những giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở Đồng Nai đến năm 2020 63 KẾT LUẬN 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 PHỤ LỤC 86
  • 4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Chính trị quốc gia CTQG Chủ nghĩa xã hội CNXH Công nghiệp hóa CNH Công nghiệp hỗ trợ CNHT Doanh nghiệp DN Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Hiện đại hóa HĐH Khu chế xuất KCX Khu công nghệ cao KCNC Khu công nghiệp KCN Kinh tế - xã hội KT-XH Quản lý Nhà nước QLNN Thu nhập doanh nghiệp TNDN Tổng sản phẩm thu nhập quốc nội GDP Ủy ban nhân dân UBND
  • 5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong sự nghiệp CNH, HĐH việc xây dựng, phát triển các KCN đóng vai trò hàng đầu để xây dựng, phát triển nền công nghiệp hiện đại của đất nước. Đây là một chủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình thực hiện CNH, HĐH. Đồng Nai là một tỉnh đi đầu cả nước trong xây dựng, phát triển các KCN nhờ sớm nhận thức được tầm quan trọng và sử dụng tốt các lợi thế, các điều kiện thuận lợi sẵn có của mình. Đến nay, sự ra đời và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh đã góp phần rất quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hình thành cơ cấu Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp ngày càng tiên tiến, giải quyết việc làm, tăng GDP, cải thiện đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho người lao động,… Điều có ý nghĩa quan trọng, lâu dài là việc hình thành, phát triển các KCN đã tạo ra khả năng để thu hút vốn, tiếp nhận các công nghệ và kỹ thuật sản xuất hiện đại, các kinh nghiệm quản lý tiên tiến, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho sự phát triển lâu dài của tỉnh và các khu vực xung quanh. Một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định để có thể phát triển nhanh và bền vững các KCN là đảm bảo vốn đầu tư mà con đường chủ yếu là thu hút vốn đầu tư từ các thành phần, tổ chức kinh tế trong nước và các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp nước ngoài. Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng, rất đáng khích lệ song việc thu hút vốn đầu tư để lấp đầy các KCN trên địa bàn tỉnh hiện nay cũng còn không ít khó khăn. Một số KCN đã có đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh nhưng tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký đầu tư còn thấp. Một số KCN có vị trí thuận lợi nhưng việc thu hút doanh nghiệp vào đầu tư cũng chậm. Tóm lại, vấn đề thu hút vốn đầu tư cho các khu công nghiệp trên địa bàn đang là vấn đề thời sự cấp bách của tỉnh. 3
  • 6. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2010-2015 xác định quyết tâm phấn đấu đưa tỉnh Đồng Nai sớm hoàn thành mục tiêu CNH, HĐH so với mốc thời gian chung của cả nước. Để thực hiện mục tiêu đó cần phải nỗ lực phấn đấu trên nhiều lĩnh vực, nhiều mặt hoạt động của Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh. Song, một trong những vấn đề rất quan trọng phải phấn đấu để đạt được là đẩy nhanh việc thu hút các nhà đầu tư vào lấp đầy các KCN đã xây dựng và đã được phê duyệt đến năm 2020 trên địa bàn của tỉnh. Nhằm góp một số suy nghĩ vào việc giải quyết vấn đề rất khó khăn này của tỉnh, tôi lựa chọn vấn đề: “Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai” làm đề tài thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị. Luận văn nghiên cứu việc thu hút vốn dưới góc độ giải quyết lợi ích kinh tế của các bên tham gia đầu tư, phù hợp với đối tượng nghiên cứu của chuyên ngành Kinh tế Chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Từ năm 1986 đến nay, khi Đảng, Nhà nước ta có chủ trương xây dựng và phát triển các khu công nghiệp đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề có liên quan tới khu công nghiệp, tiêu biểu là: Các sách liên quan đến đề tài nghiên cứu: GS, TS Trần Văn Chử (2006), “Tài nguyên thiên nhiên môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. PTS Nguyễn Khắc Thân, PGS.PTS Chu Văn Cấp (1996), “ Những giải pháp chính trị, kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Chu Viết Luân (2005), “Đồng Nai thế và lực mới trong thế kỷ XXI”, Nxb CTQG, HN. Ấn tượng Đồng Nai (2005-2010), Nxb Tổng hợp Đồng Nai. Các tạp chí liên quan đến đề tài nghiên cứu: Trịnh Gia Ban, Nguyễn Kim Đỉnh (1997), “Công ty phát triển khu công nghiệp Biên Hòa một mô 4
  • 7. hình mới, có hiệu quả ở Việt Nam”, Tạp chí cộng sản, số 15. Phạm Sơn Khanh (2003), “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương”, Tạp chí Cộng sản, số 12. Anh Minh (2006), “Nhộn nhịp dòng chảy đầu tư”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 48. Anh Minh (2006), “Phân cấp mạnh”, Thời báo Kinh tế Gài gòn, số 50. Phan Minh Ngọc (2006), “FDI tạo ra sự bất bình đẳng thu nhập”, Thời báo Kinh tế Gài gòn, số 50. Phạm Khôi Nguyên (2006), “Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Cộng sản, số 10. Nghệ Nhân (2006), “Vốn vẫn chảy về khu vực quốc doanh”, Thời báo Kinh tế Gài gòn, số 50. Vũ Huy Hoàng (2007), “Tổng quan về hoạt động của các khu công nghiệp”, kỷ yếu khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. Các báo cáo công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu Đối với các bộ, ngành ở Trung ương và các địa phương trong nước: Bộ Kế hoạch Đầu tư (2013), “Báo cáo tổng kết 25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam”. Bộ Tài chính (2012), “Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 hướng dẫn về thuế TNDN”. Trần Văn Phùng (2009), “Chính sách thương mại và công nghiệp nhằm phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam”, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Lê Hồng Yến (2008), “Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội các khu công nghiệp miền Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Hà Thị Thúy (2010), “Hoàn thiện chính sách cơ chế quản lý Nhà nước đối với các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay (qua thực tiễn khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc)”, Luận án tiễn sĩ tại trường Đại học Thương mại. Ban Quản lý KCN tỉnh Bắc Ninh (2013), “Báo cáo tình hình hoạt động các KCN Bắc Ninh năm 2013”. Ban Quản lý KCN tỉnh 5
  • 8. Bình Dương (2013), “Báo cáo tình hình hoạt động các KCN Bình Dương năm 2013”. Ban Quản lý KCN &KCX Thành phố Hà Nội (2013), “Báo cáo tình hình hoạt động các KCN Hà Nội năm 2013”. Ban Quản lý KCX-KCN TP. Hồ Chí Minh (2013), “Báo cáo tình hình hoạt động các KCX-KCN TP. Hồ Chí Minh năm 2013”. Ban Quản lý KCX-KCN TP. Hồ Chí Minh (2014), “Báo cáo tình hình hoạt động các KCX-KCN TP. Hồ Chí Minh quí I/2014”. Đối với tỉnh Đồng Nai: Ban Quản lý KCN tỉnh Đồng Nai (2007), “Báo cáo tình hình hoạt động các KCN Đồng Nai năm 2007”. Ban Quản lý KCN tỉnh Đồng Nai (2008), “Báo cáo tình hình hoạt động các KCN Đồng Nai năm 2008”. Ban Quản lý KCN tỉnh Đồng Nai (2009), “Báo cáo tình hình hoạt động các KCN Đồng Nai năm 2009”. Ban Quản lý KCN tỉnh Đồng Nai (2010), “Báo cáo tình hình hoạt động các KCN Đồng Nai năm 2010”. Ban Quản lý KCN tỉnh Đồng Nai (2011), “Báo cáo tình hình hoạt động các KCN Đồng Nai năm 2011”. Ban Quản lý KCN tỉnh Đồng Nai (2012), “Báo cáo tình hình hoạt động các KCN Đồng Nai năm 2012”. Ban Quản lý KCN tỉnh Đồng Nai (2014), “Báo cáo tình hình hoạt động các KCN Đồng Nai quý I/2014”. Nhìn chung, nội dung bài viết trong các sách, báo, tạp chí nêu trên đã đề cập chủ yếu đến nội dung xoay quanh vấn đề xây dựng các KCN, vốn nói chung trong đầu tư các KCN trên địa bàn cả nước, hoặc đề cập đến những mặt được và chưa được trong hoạt động của các KCN. Những bài viết có nội dung liên quan đến Đồng Nai, các KCN Đồng Nai và các địa phương khác có những khía cạnh về qui mô, hướng phát triển các KCN. Qua nghiên cứu, người viết luận văn này đã rút tỉa được những nội dung quan trọng và định hướng nội dung bài viết của mình. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên tập trung vào những vấn đề chung trên phạm vi tổng thể cả nước hoặc trên địa bàn một vùng, một tỉnh khác, trong đó 6
  • 9. chủ yếu nghiên cứu dưới góc độ quản lý kinh tế, kinh tế phát triển và có một số đề tài nghiên cứu kinh tế chính trị nhưng lại trên địa bàn tỉnh khác. Riêng ở Đồng Nai đã có một số công trình khoa học dưới góc độ kinh tế chính trị nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhưng lại nghiên cứu ở góc độ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các khu công nghiệp. Đề tài mà học viên lựa chọn nghiên cứu không trùng với các công trình khoa học đã công bố. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu - Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở Việt Nam. - Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp chủ yếu đẩy nhanh việc tiếp tục thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trong thời gian tới. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận giải vấn đề lý luận của việc thu hút vốn đầu tư vào KCN. - Khảo sát kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào KCN trên địa bàn 1 số tỉnh, thành ở Việt Nam từ đó rút ra các bài học có thể áp dụng cho Đồng Nai trong thu hút vốn đầu tư vào KCN. - Đánh giá thực trạng thu hút vốn vào đầu tư ở các KCN Đồng Nai thời gian qua và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. - Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN ở Đồng Nai trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Quá trình thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp. * Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai từ năm 2005 đến nay. 7
  • 10. Nội hàm nghiên cứu là thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, không bàn sâu đến việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư trong nội dung luận văn này. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về CNH, HĐH nền kinh tế theo định hướng XHCN. * Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp biện chứng duy vật, luận văn sử dụng các phương pháp đặc thù của chuyên ngành Kinh tế Chính trị như: trừu tượng hóa khoa học, phân tích, tổng hợp, thống kê, điều tra so sánh, phương pháp chuyên gia và một số phương pháp khác đang được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế. 6. Ý nghĩa của luận văn Từ việc làm rõ hơn một số vấn đề thu hút vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp trên địa bàn một tỉnh và sự phân tích đánh giá thực trạng, đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh quá trình thu hút vốn đầu tư. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan lãnh đạo, quản lý của tỉnh Đồng Nai trong hoạch định phương hướng phát triển các ngành công nghiệp trong thời gian tới. Làm tài liệu tham khảo cho dạy và học môn Kinh tế chính trị ở các trung tâm đào tạo trong tỉnh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn gồm 3 chương 7 tiết. 8
  • 11. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 1.1. Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở nước ta 1.1.1. Khu công nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Khu công nghiệp Việt Nam hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa được Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Điều đó được thể hiện trong nội dung các Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IV (năm 1986) đến nay. Qua các kỳ Đại hội VII, VIII, IX, X, XI Đảng ta đã đề ra những đường lối, chủ trương đổi mới mạnh mẽ và toàn diện nền kinh tế, tiến hành CNH, HĐH đất nước. Trong đó, Đảng ta tiếp tục khẳng định và chỉ ra rằng: “Hình thành các KCN tập trung (bao gồm cả KCX và khu công nghệ cao), tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới”, [22, tr.179], “Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tận dụng thời cơ tăng nhanh khả năng tiếp nhận, thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến, hiện đại của nước ngoài; đồng thời nâng dần tỷ lệ góp vốn của phía Việt Nam trong các cơ sở liên doanh”, [22, tr.37], “Quy hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả nước. Phát triển có hiệu quả các KCN, KCX, xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thành các cụm công nghiệp lớn và các khu kinh tế mở”, [23, tr.174], “Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện các hình thức đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài”, [23, tr.200], “Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút FDI, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn FDI”, [24, tr.204-205], “Xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư, mở rộng thị 9
  • 12. trường, khai thác hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc tế, các nguồn lực về vốn, khoa học - công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến”, [25, tr.236]. Với quá trình CNH, HĐH trên phạm vi cả nước ta, nhiều KCN đã hình thành và phát triển. Điều đó đã và đang làm cho diện mạo của nền kinh tế nước ta có nhiều thay đổi. Hình dáng của một đất nước công nghiệp đang dần được lộ rõ để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Các KCN của thời đại ngày nay cũng đã có những biến đổi so với các thế kỷ trước nhờ những thành tựu của khoa học, công nghệ và quản lý trong thời kỳ quốc tế hóa đời sống kinh tế toàn cầu. Khu công nghiệp (industrial zone, industrial park, industrial estate) được hiểu là các khu, mà trên đó tập trung các doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất các hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho các sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống. Trong phạm vi của KCN có thể có những doanh nghiệp chế xuất. Tuy nhiên hoạt động chế xuất ở nước ta hiện nay thường tập trung ở các KCX mà thực chất là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu các hàng hóa đã sản xuất ra. Khu công nghiệp là nơi tập trung nguồn lực để phát triển công nghiệp. Các nguồn lực này bao gồm cả các thành phần và tổ chức kinh tế trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài… Khi xây dựng các KCN, chúng ta phải xác định rõ ràng các mục tiêu quan trọng như: thu hút nguồn vốn đầu tư lớn, thúc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, tạo nhiều việc làm, tiếp thu được những công nghệ sản xuất hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại, đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân có trình độ tay nghề cao, giữ gìn và cải tạo môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Trong các khu công nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, các doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đầu tư vào các lĩnh vực như: 10
  • 13. Một là: Xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng. Hai là: Sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghệ để tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu. Phát triển các quy trình công nghệ, bí quyết kỹ thuật,… Đây là lĩnh vực mà chúng ta đặc biệt quan tâm khi phát triển các KCN. Làm tốt vấn đề này chúng ta không chỉ có sản phẩm mà điều quan trọng nhất là có kỹ thuật và công nghệ thực sự đứng vững trên đôi chân của mình trong phát triển công nghiệp và thực sự đưa đất nước thành nước công nghiệp chứ không phải là một đất nước chỉ biết gia công sản phẩm cho nước khác. Ba là: Dịch vụ và hỗ trợ sản xuất công nghiệp, thực hiện công việc ở lĩnh vực này cần phải đặc biệt quan tâm đến các ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ để tạo nên sự phát triển cân đối, đồng bộ cho sản xuất công nghiệp nói chung, tránh những sai sót của nhiều nước công nghiệp hóa trước đây đã mắc phải Bốn là: Triển khai nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm đã có và tạo ra các sản phẩm mới. Trong các KCN, các ngành công nghiệp được Nhà nước ưu tiên và khuyến khích đầu tư là: cơ khí, luyện kim, điện tử, công nghệ thông tin, hóa dầu, hóa chất, công nghiệp hàng dùng và một số ngành khác. Việc hình thành và phát triển của các KCN đã làm thay đổi lớn bộ mặt của nền kinh tế nước ta, làm tăng tiềm lực, sức mạnh của đất nước, góp phần rất quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và vị thế của nước ta. Vai trò quan trọng của các KCN có thể nêu tóm lược như sau: Thứ nhất: Tạo ra nền tảng để huy động được các nguồn lực của các thành phần, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ CNH, HĐH đất nước. 11
  • 14. Ví dụ: Chỉ riêng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), “tính đến hết tháng 2/2013 Việt Nam đã thu hút được 14.550 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt gần 211 tỷ USD, vốn thực hiện đạt gần 100 tỷ USD”, [15]. FDI đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng, tỷ trọng đóng góp vào GDP tăng dần theo từng năm và đã đạt khoảng 19% vào năm 2011; FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho nền kinh tế (hiện chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư xã hội), khơi dậy và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước; gia tăng kim ngạch xuất khẩu (chiếm khoảng 64% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012), góp phần mở rộng thị trường quốc tế, bên cạnh thị trường truyền thống, thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng dần tỷ trọng hàng chế biến; đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách (“14,2 tỷ USD trong giai đoạn 20101-2010, riêng năm 2012 đóng góp khoảng 3,7 tỷ USD”, [42]). Bên cạnh đó, FDI đã có tác động tích cực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu các ngành trong nền kinh tế cũng như cơ cấu nội bộ từng ngành theo hướng CNH, HĐH; FDI cũng góp phần thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ cả về máy móc thiết bị, tri thức và kinh nghiệm quản lý, từ đó có ảnh hưởng nhất định trong việc cải thiện trình độ công nghệ trong nước. Đặc biệt, FDI góp phần tạo việc làm (“hiện nay khu vực FDI tạo ra trên 2 triệu lao động trực tiếp và khoảng 3-4 triệu động gián tiếp”, [42]), nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thay đổi cơ cấu lao động, trong đó có hàng vạn kỹ sư, nhà quản lý, đội ngũ công nhân có trình độ cao. Đó là những vốn quý của nguồn nhân lực thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Thứ hai: Các KCN đã góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước cũng như từng địa phương theo hướng CNH, HĐH. Thực tiễn của xây dựng và phát triển các KCN đã làm tăng tỷ trọng của sản xuất công nghiệp trong GDP của cả nước cũng như từng địa phương để thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nước nông nghiệp lạc 12
  • 15. hậu sang nước có cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp theo hướng hiện đại. Trong những năm qua với sự phát triển khá nhanh chóng của các KCN nền kinh tế nước ta cũng đã tiếp nhận được một số lượng đáng kế các công nghệ sản xuất hiện đại, trong số đó đặc biệt phải kể đến những dự án có công nghệ tiên tiến của các hãng sản xuất nổi tiếng như: Canon, Samsung, Orion Hanel, Toyota, ..., những lĩnh vực mà chúng ta còn yếu và rất cần khuyến khích phát triển như: cơ khí chế tạo, điện tử, công nghệ sinh học... Thông qua các hoạt động đầu tư của các đối tác nước ngoài, chúng ta không chỉ tiếp nhận được công nghệ mới mà còn nâng cao vị thế và sức hấp dẫn đầu tư của Việt Nam với thế giới và khu vực. Thứ ba: Các KCN góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giải quyết các vấn đề xã hội. Đến nay, các KCN đã thu hút được khoảng trên 2,6 triệu lao động trực tiếp, [42]; nếu tính cả số lao động gián tiếp thì số lao động thu hút được còn lớn hơn nhiều. Kết quả đó là hết sức có ý nghĩa vì đây là một trong những vấn đề xã hội hàng đầu cần phải giải quyết trong quá trình CNH, HĐH và phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với giải quyết việc làm cho lao động xã hội sự ra đời và phát triển của các KCN đã đóng góp một phần cũng rất có ý nghĩa với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho CNH, HĐH thông qua việc dạy nghề. Nhiều KCN đã xây dựng được các cơ sở dạy nghề như: Trung tâm dạy nghề Việt Nam-Singapore, Trường Kỹ nghệ Thừa Thiên Huế, Trường Cao đẳng kỹ thuật-công nghệ Biên Hòa… Trong quá trình hoạt động của các KCN đã hình thành mô hình liên kết đào tạo và sử dụng nhân lực với các trường đại học, cao đẳng. Đó là một dạng mô hình liên kết có hiệu quả. 13
  • 16. Ngoài ra phát triển các KCN cũng đồng nghĩa với sự hình thành và phát triển thị trường lao động có trình độ cao ở nước ta. Trong các KCN quy luật về cung - cầu và cạnh tranh sức lao động diễn ra gay gắt, tạo động lực để người lao động phải không ngừng học tập, phấn đấu nâng cao trình độ và tay nghề của mình. Các KCN thường có mô hình tổ chức và quản lý kinh tế nói chung, quản lý nhân lực tiên tiến đạt trình độ quốc tế. Đây là môi trường rất tốt để đào tạo, chuyển giao kiến thức kinh nghiệm quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp Việt Nam để có thể thay thế dần lao động quản lý của người nước ngoài ở các KCN. Thứ tư: Các KCN tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng công nghiệp hiện đại có giá trị lâu dài đồng thời góp phần hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng của cả nước. Kết cấu hạ tầng vừa là một bộ phận cấu thành vừa là điều kiện hàng đầu để hoạt động của các KCN. Việc đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại là nhân tố bảo đảm cho sự phát triển lâu dài và bền vững của bản thân KCN. Hệ thống này không chỉ trong phạm vi địa lý của KCN mà còn phải liên kết chặt chẽ với hệ thống kết cấu hạ tầng chung của địa phương, vùng và cả nước. Thực tiến xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng của những KCN ở các vùng kinh tế trọng điểm như: Đồng Nai, Bình Dương ở phía Nam; Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng ở phía Bắc; Dung Quất ở miền Trung đã chứng minh rõ ràng về điều này. Thứ năm: Các KCN có tác dụng lan tỏa tích cực tới phát triển kinh tế các vùng, các ngành, các lĩnh vực. Sự ra đời của các KCN đã tạo ra những vùng công nghiệp tập trung quy mô lớn tác động tích cực đến việc phát triển các cơ sở sản xuất nguyên liệu, hệ thống năng lượng, kết cấu hạ tầng, các loại hình dịch vụ phục vụ và đời sống trên các địa bàn có KCN. Mặt khác sự phát triển của các KCN cũng 14
  • 17. có những tác dụng mạnh mẽ đến sự phát triển của công nghiệp địa phương thông qua các tác động đa chiều, nhất là tác động cạnh tranh và các hoạt động liên kết, hỗ trợ,…. Về mặt xã hội, sự phát triển của các KCN cũng có những tác động tích cực đến đời sống văn hóa, tinh thần, trình độ dân trí thông qua tác phong lao động công nghiệp, văn minh công nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực cũng phải đề phòng và ngăn ngừa những tác động mặt trái của quá trình phát triển, nhất là tình trạng làm ô nhiễm môi trường sinh thái, môi trường xã hội do việc quản lý yếu kém. Bên cạnh những kết quả của sự phát triển nhanh chóng đáng ghi nhận trên, thực tế các KCN cũng bộc lộ không ít những hạn chế, khuyết điểm cần phải sửa chữa, khắc phục như sau: Thứ nhất: Công tác chuẩn bị cho sự ra đời của các KCN bộc lộ nhiều hạn chế thể hiện trên các vấn đề như: công tác quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch chưa quán triệt để tuân thủ các quy định pháp lý; công tác chuẩn bị nhân sự chưa đáp ứng được yêu cầu cao của KCN cả về cán bộ quản lý, đội ngũ lao động lành nghề; chồng chéo trong xác định lĩnh vực đầu tư và sản phẩm. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh không cần thiết, không lành mạnh. Thứ hai: Xuất hiện tình trạng phát triển quá nóng KCN ở các địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế làm cho việc quản lý Nhà nước và việc kiểm soát gặp nhiều khó khăn. Thứ ba: Ở một số KCN do công tác nghiên cứu đối tác đầu tư không tốt nên đã phải tiếp nhận ngành sản xuất và trình độ công nghệ không phù hợp và lạc hậu cho nên hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh tế - xã hội thấp và rất khó khắc phục hậu quả. 15
  • 18. Thứ tư: Công tác bảo vệ môi trường ở nhiều KCN trở thành vấn đề xã hội nóng bỏng và bức xúc ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của nhân dân và môi trường sinh thái khu vực. Để các KCN ở nước ta phát triển theo đúng tinh thần các nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trước mắt chúng ta có rất nhiều việc phải làm, trong đó có vấn đề thu hút vốn đầu tư vào các KCN. 1.1.2. Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở nước ta Vốn là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình phát triển kinh tế nói chung và sự nghiệp CNH, HĐH nói riêng. Tính chất quan trọng của vốn thì bất kỳ ai cũng đã hiểu rõ. Có vốn mới có các yếu tố cần thiết của quá trình sản xuất như: máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, công nghệ và sức lao động để sử dụng các yếu tố vật chất của quá trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm. Để có nguồn vốn đáp ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH chúng ta vừa phải thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư, vừa phải nâng cao hiệu quả của việc sử dụng các nguồn vốn đã huy động được. Như vậy, vấn đề vốn đầu tư để phát triển các KCN là một vấn đề có có phạm vi nghiên cứu rất rộng lớn. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả chỉ giới hạn ở việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN. Việc đề cập sử dụng và nâng cao hiệu quả của vốn chỉ xem xét dưới góc độ như là một điều kiện để thu hút nguồn vốn đầu tư. Thuật ngữ “đầu tư” có thể được quan niệm đồng nghĩa với “sự bỏ ra”, “sự hy sinh” để đạt được mục đích nhất định của người sở hữu vốn. Nói cách khác có thể coi đầu tư là sự bỏ ra những yếu tố vật chất và tinh thần như: tiền, của cải vật chất, sức lao động, trí tuệ và cả sự chấp nhận rủi ro, mạo hiểm nhằm đạt được những lợi ích vật chất cho người đầu tư trong tương lai. 16
  • 19. Theo cách hiểu chung nhất đầu tư là việc xuất vốn hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận. Với quan niệm này mục tiêu của đầu tư là các lợi ích kinh tế mong muốn, còn phương tiện để đạt được mục tiêu của nhà đầu tư là xuất vốn ra hoạt động sản xuất, kinh doanh vào một lĩnh vực kinh tế nào đó. Hoạt động đầu tư phải tuân theo các quy luật của kinh tế thị trường và phải chấp nhận rủi ro. Bởi vậy nhà đầu tư ngoài những kiến thức, kinh nghiệm được tích lũy trong hoạt động của mình bao giờ cũng phải nghiên cứu nắm chắc thị trường và các yếu tố, các điều kiện của môi trường kinh doanh để quyết định bỏ vốn đầu tư. Hoạt động đầu tư được hiểu như một hoạt động kinh tế tổng hợp, được tiến hành bằng cách huy động các nguồn vốn đưa vào sử dụng trong việc khai thác, chế tạo các sản phẩm và hoạt động dịch vụ trong một lĩnh vực nào đó, theo những chu kỳ nhất định. Số vốn đó tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và sinh lợi. Do vậy, vốn đầu tư chính là vốn bỏ vào các hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư. Vốn đầu tư được huy động từ nhiều nguồn khác nhau: tiền và tài sản của nhà đầu tư, huy động từ vay ngân hàng, tiền tiết kiệm của dân cư, liên doanh, liên kết trong nước và nước ngoài, tiền tài trợ,… Việc đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp là dùng vốn đầu tư để mua sắm, xây dựng các tài sản cố định và tài sản lưu động để tiến hành các hoạt động sản xuất ra sản phẩm và các dịch vụ phụ vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh một loại hình sản phẩm nào đó. Dù dưới hình thức nào đi chăng nữa vốn đầu tư phải là các tài sản minh bạch, hợp pháp được pháp luật bảo trợ và hoạt động đầu tư phải tuân thủ theo Hiến pháp, pháp luật của nước sở tại cũng như các thông lệ quốc tế trong điều kiện nền kinh tế thị trường và toàn cầu hóa kinh tế. 17
  • 20. Để phát triển công nghiệp của đất nước nói chung, các KCN nói riêng việc thu hút vốn đầu tư là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu vì không có đầu tư thì sẽ không có bất kỳ sự phát triển nào. Thu hút vốn đầu tư vào các KCN được hiểu là tổng thể các hoạt động của chủ đầu tư (nhà nước, địa phương, ngành, đơn vị) trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật, chính sách và các thông lệ quốc tế nhằm chủ động tạo ra các điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng, phát triển và vận hành sản xuất, kinh doanh sản phẩm ở các KCN; thông qua đó giải quyết thỏa đáng quan hệ lợi ích của nhà đầu tư và chủ đầu tư. Các nhà nghiên cứu và quản lý vẫn thường dùng hình ảnh ví von việc kêu gọi đầu tư như là hành động trải thảm đỏ để mời gọi các nhà đầu tư với những quy định ưu đãi và thuận lợi. Về thực chất thu hút vốn đầu tư là việc giải quyết các quan hệ về lợi ích kinh tế giữa nhà đầu tư và người mời gọi đầu tư. Vậy, thu hút vốn đầu tư vào các KCN về thực chất là việc chủ động tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi từ phía chủ đầu tư để các nhà đầu tư đủ an tâm tin tưởng và bỏ vốn đầu tư với mục đích làm ăn lâu dài, lợi ích luôn được tôn trọng và bảo đảm. Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu rằng việc thu hút vốn, mời gọi đầu tư nhất là từ đối tác nước ngoài không phải là bằng mọi giá mà phải trên cơ sở thực hiện các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước mà trực tiếp là Luật Đầu tư của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc thu hút vốn đầu tư phải đảm bảo lợi ích quốc gia cả về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bảo vệ nền văn hóa Việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sống. Trên lĩnh vực kinh tế và công nghệ việc kêu gọi, thu hút đầu tư phải nhằm tiếp nhận được các công nghệ tiên tiến làm cơ sở cho sự phát triển lâu dài và bền vững. Từ kinh nghiệm thực tiễn chúng ta không thể để diễn ra tình 18
  • 21. trạng do thiếu hiểu biết, thiếu tầm nhìn chiến lược mà biến các KCN thành nơi tiêu thụ các loại công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường,… để lại các hậu quả lâu dài và rất khó khắc phục. Thu hút vốn đầu tư vào các KCN ở nước ta bao gồm thu hút vốn đầu tư trong nước của các thành phần kinh tế và tổ chức kinh tế; thu hút vốn đầu tư nước ngoài dưới các hình thức khác nhau được quy định trong Luật Đầu tư. Một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư từ bên ngoài là đầu tư trực tiếp FDI, ở hình thức này nhà đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ cho phép theo quy định của Luật Đầu tư Việt Nam. Nếu họ góp 100% vốn pháp định thì nhà đầu tư toàn quyền quyết định hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận của chủ đầu tư phụ thuộc ở kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định của doanh nghiệp. 1.1.3. Những điều kiện để thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp Muốn thu hút vốn đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực nào của nền kinh tế nói chung, hoặc KCN nói riêng chủ sở hữu, hay chủ đầu tư cũng phải tạo ra được những điều kiện cần thiết để nhà đầu tư có đủ độ tin cậy tiến hành bỏ vốn đầu tư và thực hiện kinh doanh lâu dài. Có thể có những điều kiện đó là những yếu tố tất yếu, có tầm quan trọng quyết định đến hoạt động đầu tư. Đây cũng chính là những nội dung quan trọng nhất của luận văn mà tác giả muốn đề cập và phân tích. Xét về tổng thể những điều kiện đó bao gồm cả các yếu tố địa lý, tự nhiên, lịch sử, truyền thống và các nguồn lực sẵn có trên địa bàn và các yếu tố KT-XH do Nhà nước, địa phương, chủ sở hữu, chủ đầu tư chủ động tạo ra và phát triển để mời gọi đầu tư. Trong chương này của luận văn, những điều kiện đó chưa đi vào một địa phương cụ thể mà được đề cập dưới góc độ là những điều kiện chung, 19
  • 22. dưới góc độ lý luận để mời gọi đầu tư. Theo quan điểm của tác giả, luận văn những điều kiện đó gồm những vấn đề sau đây: Thứ nhất: Phải có sự ổn định về chính trị, hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Trong thế giới đầy biến động và phức tạp ngày nay, mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị lại biểu hiện rõ ràng và khăng khít hơn bao giờ hết. Nguyên lý về vai trò hàng đầu của chính trị so với kinh tế ngày càng được thể hiện rõ ràng. Không có sự ổn định chính trị thì khó có điều kiện cho sự phát triển kinh tế. Trong lĩnh vực đầu tư điều này càng trở nên đặc biệt quan trọng. Không có một môi trường chính trị ổn định thì không thể mời gọi đầu tư, nhất là đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Thực tiễn của nhiều nước, nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới trong những năm gần đây đã chứng minh rất rõ điều này. Một nước như Ucraina hết sức giàu tiềm năng để có thể phát triển thành một quốc gia giàu mạnh nhưng sự bất ổn về chính trị và những mưu toan, hành động giành giật lợi ích của các thế lực quốc tế đã biến quốc gia này thành điểm nóng của thế giới và nguy cơ đứng trước bờ sụp đổ về kinh tế, không một nhà đầu tư quốc tế nào lại có thể yên tâm mà bỏ vốn đầu tư ở một nơi như thế. Việt Nam là một quốc gia luôn giữ vững được sự ổn định chính trị. Điều này được cả thế giới thừa nhận. Mặc dù suốt mấy chục năm qua từ khi nước ta thống nhất và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu và hành động chống phá muốn làm cho chúng ta mất ổn định chính trị, tự diễn biến và đi chệch khỏi định hướng XHCN. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc và cả hệ thống chính trị giữ vững sự ổn định chính trị là một thành quả to lớn và vô giá của cách mạng nước ta. Đó là môi trường thuận lợi và ổn định để 20
  • 23. đảm bảo cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước có thể an tâm bỏ vốn đầu tư và làm ăn lâu dài. Tuy nhiên, những sự việc đã xảy ra vừa qua trên một số địa bàn khi những kẻ quá khích kích động lợi dụng lòng tin của quần chúng nhân dân trong biểu tình thể hiện lòng yêu nước trước việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của nước ta ở Biển Đông thành những vụ bạo động đập phá, lấy đi những tài sản ở một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN gây thiệt hại về kinh tế và làm tổn hại đến uy tín của đất nước trong lĩnh vực đầu tư. Do vậy, đòi hỏi chúng ta không thể lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trong việc giữ ổn định chính trị và giữ gìn xây dựng môi trường đầu tư. Cùng với việc giữ vững ổn định chính trị, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp đầy đủ, đồng bộ tạo ra môi trường pháp lý cho đầu tư là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Với một quá trình nhiều năm tập trung xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật. Đến nay, hệ thống pháp luật của Nhà nước ta tương đối đầy đủ và đồng bộ phản ánh được các quan điểm, đường lối của Đảng, ý chí của toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cần nhấn mạnh rằng, với việc Quốc hội nước ta thông qua Hiến pháp sửa đổi và hệ thống các đạo luật trên tất cả đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực kinh tế đã tạo ra môi trường pháp lý vững chắc và thuận lợi cho các hoạt động kinh tế và đầu tư. Trong các văn bản pháp luật có liên quan đến các hoạt động kinh tế, quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các nhà đầu tư được xác định rõ ràng, minh bạch và được luật pháp nước ta công nhận và bảo hộ. Tất nhiên các quyền đó phải đi liền với trách nhiệm và nghĩa vụ tôn trọng pháp luật. 21
  • 24. Tuy nhiên, để tiếp tục tạo ra môi trường thuận lợi, thông thoáng cho thu hút đầu tư cần phải tiếp tục nghiên cứu ban hành mới, bổ sung, sửa đổi các luật đã có, nhất là thông qua thực tiễn thu hút, sử dụng vốn đầu tư đã qua. Thứ hai: Phải có chiến lược, kế hoạch, chính sách, cơ chế thích hợp hấp dẫn, linh hoạt để thu hút vốn đầu tư. Để phát triển một nền công nghiệp nói chung và các KCN nói riêng trước hết phải xây dựng một chiến lược và kế hoạch dài hạn dựa trên những căn cứ khoa học và thực tiễn xác đáng. Chiến lược đó bao gồm mục tiêu, những định hướng chính, những điều kiện cơ bản, những nguồn lực chủ yếu và các giải pháp để thực thi. Trên góc độ quản lý vi mô chiến lược đó được phân cấp ở tầm quốc gia và cấp ngành, cấp địa phương có đủ thẩm quyền và năng lực xây dựng và điều hành việc tổ chức thực thi. Đối với địa phương vai trò của tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương mới đủ thẩm quyền để xây dựng những KCN trên địa bàn. Xây dựng chiến lược và kế hoạch dài hạn là công việc đầu tiên và có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ sự phát triển về lâu dài của các KCN. Vì vậy nó phải được dựa trên cơ sở những căn cứ khoa học xác đáng với sự tính toán đầy đủ tất cả các yếu tố có liên quan dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, quản lý điều hành của chính quyền, huy động trí tuệ của các cơ quan tham mưu, các nhà khoa học, các nhà quản lý, tham khảo ý kiến của các cơ quan cấp trên và kinh nghiệm trong nước cũng như quốc tế. Cùng với việc xây dựng chiến lược và kế hoạch cần phải nghiên cứu ban hành và đổi mới thường xuyên những chính sách, cơ chế phù hợp để có thể thu hút tối đa và có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư vào KCN. Tư tưởng chỉ đạo của việc ban hành các chính sách và cơ chế là tạo ra những môi trường và điều kiện thuận lợi tối đa để các nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn và làm ăn lâu dài được đảm 22
  • 25. bảo tốt nhất lợi ích của họ trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và tính toán đầy đủ, hợp lý các đặc điểm của địa phương mình. Những vấn đề thuộc về chính sách và cơ chế cần được coi là những vấn đề mở nhưng nằm trong khuôn khổ của Hiến pháp, pháp luật và phải tính toán đầy đủ các yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, đảm bảo các lợi ích của nhân dân kể cả trong vùng KCN và các vùng có liên quan. Trên tinh thần đó, các vấn đề thuộc cả về chiến lược, kế hoạch phát triển cũng như các nội dung của chính sách, cơ chế phải được thường xuyên rà soát, bổ sung, đổi mới, hoàn thiện trong thực tiễn xây dựng, hoạt động và phát triển của các KCN. Thứ ba: Phải có những yếu tố vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực và năng lực kinh tế cần thiết. Để xây dựng, hình thành và phát triển một KCN cần phải có những điều kiện tối thiểu cả về cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lực con người, khả năng kinh tế không chỉ bên đầu tư mà cả bên nhận đầu tư (chủ sở hữu hoặc chủ đầu tư, ở đây chỉ nói về phía người nhận đầu tư). Trước hết, phải có hệ thống kết cầu hạ tầng vật chất ở mức độ đảm bảo thuận lợi cho việc xây dựng, hoạt động và phát triển của KCN. Kết cấu hạ tầng đó bao gồm: hệ thống đường giao thông trong và đường kết nối ngoài KCN; hệ thống điện, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải đảm bảo đầy đủ cho hoạt động của KCN; hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống dịch vụ phục vụ KCN. Những yếu tố này thuộc quyền quản lý, điều hành của địa phương hoặc ngành. Trách nhiệm của phía nhận đầu tư phải thường xuyên đảm bảo một cách tốt nhất về số lượng và chất lượng những yếu tố này để bên đầu tư có đủ điều kiện duy trì và phát triển việc sản xuất, kinh doanh. 23
  • 26. Cùng với việc xây dựng và đảm bảo hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, muốn có KCN phải có nguồn nhân lực để đảm bảo cho việc xây dựng và hoạt động lâu dài của nó. Cần thấy rằng ở một KCN tập trung số lượng người lao động hoạt động là rất lớn. Chất lượng và cơ cấu lao động ở KCN cụ thể phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm, quy mô sản xuất của KCN đó. Việc đảm bảo nguồn nhân lực của một KCN có thể hình thành và bổ sung từ nhiều địa phương trong toàn quốc. Nhưng nguồn tại địa phương sở tại vẫn giữ một vị trí rất quan trọng, điều này còn có quan hệ đến nhiều vấn đề xã hội khác của nơi có KCN. Trước hết, là việc lấy đất đai liên quan đến đời sống của dân cư sở tại làm đất xây dựng, phát triển KCN, đến quan hệ trực tiếp của KCN với địa phương ở nhiều vấn đề khác về: sản xuất, đời sống, văn hóa, giáo dục,… Nguồn nhân lực ở các KCN liên quan trực tiếp đến lĩnh vức giáo dục - đào tạo kể cả giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, cao đẳng và dạy nghề. Bởi vậy, việc xây dựng, phát triển các KCN phải được đặt trong mối quan hệ với việc phát triển giáo dục - đào tạo, nhất là việc hướng nghiệp, dạy nghề, đào tạo đại học, cao đẳng có thể trực tiếp cung cấp nguồn lao động cho các KCN. Trái lại, sự phát triển của các KCN cũng cần phải rất quan tâm đến tiêu góp phần vào việc nâng cao trình độ dân trí, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho chính mình và xã hội. Một trong những yếu tố và điều kiện cũng rất quan trọng để xây dựng và phát triển các KCN là nội lực kinh tế, tài chính của chủ sở hữu (hoặc chủ đầu tư). Trong các yếu tố của nội lực kinh tế thì trước hết phải kể đến nguồn vốn đối ứng của bên nhận đầu tư, đây là điều kiện bắt buộc phải có để triển khai xây dựng KCN. Trên thực tế để tiếp nhận được 1 đồng vốn từ nhà đầu tư thì bên tiếp nhận cũng phải có 1 đồng vốn đối ứng. Bởi vậy, việc tìm kiếm huy động nguồn vốn đối ứng từ các thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước là rất có ý nghĩa. Sự phát triển của hệ thống ngân 24
  • 27. hàng và các quỹ tín dụng mạnh mẽ và lành mạnh cũng là một trong những nhân tố rất quan trọng để thu hút vốn đầu tư xây dựng và phát triển các KCN. Thứ tư: Năng lực quản lý, điều phối của chính quyền các cấp ở nơi có khu công nghiệp. Quản lý sản xuất, kinh doanh (vi mô) là chuyện của bản thân nội bộ của các KCN. Điều chúng ta bàn ở đây là quản lý Nhà nước (vĩ mô) đối với các KCN theo sự phân cấp, thông thường chức năng đó thuộc về chính quyền các cấp và Bộ chủ quản cùng các bộ, các cơ quan nhà nước khác có liên quan. Về mặt pháp lý các KCN phải chịu sự giám sát và phục tùng sự quản lý của chính quyền và các cơ quan chức năng nhà nước trên địa bàn theo các quy định của Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, có trách nhiệm thi hành đầy đủ, nghiêm túc các quy định của Nhà nước Việt Nam. Bởi vậy, chính quyền và các cơ quan phải có đủ năng lực, trình độ quản lý về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh,… Việc thực hiện các nhiệm vụ, chức năng quản lý một mặt phải tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để các KCN được triển khai và hoạt động có hiệu quả, đảm bảo lợi ích chính đáng của người đầu tư theo quy định của pháp luật; mặt khác, phải ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề vi phạm pháp luật để đảm bảo lợi ích quốc gia và người lao động. Trong thực tế, do sự yếu kém về trình độ, năng lực quản lý cùng với những tiêu cực, sơ hở của cơ quan quản lý ở nhiều KCN đã xảy ra không ít các hiện tượng vi phạm pháp luật, nhất là trong các lĩnh vực như: trốn thuế, gây ô nhiễm môi trường, không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, vi phạm luật lao động, …, trong đó có các KCN ở tỉnh Đồng Nai. Vì vậy, nâng cao năng lực và trình độ quản lý nhà nước tại các KCN luôn là vấn đề quan trọng phải được thường xuyên chăm lo ở tất cả các địa phương có KCN. 1.2. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào Khu công nghiệp ở một số tỉnh và thành phố trong nước và bài học rút ra cho tỉnh Đồng Nai 25
  • 28. 1.2.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh Theo quy hoạch phát triển đến năm 2020, thành phố Hồ Chí Minh sẽ có 24 khu công nghiệp, khu chế xuất (21 KCN-3 KCX) với tổng diện tích khoảng 6.156,61 ha. Đến cuối năm 2013, thành phố Hồ Chí Minh có 14 KCN và 3 KCX đã đầu tư và đi vào hoạt động, trong đó: 12 KCN, KCX đạt tỷ lệ lấp đầy 91,52%, 3 KCN và 1 KCN mở rộng mới thành lập tỷ lệ lấp đầy 22,4% tổng diện tích đất cho thuê. “Tổng số dự án là 1.275 dự án với số vốn đăng ký 7,781 tỷ USD, trong đó: 504 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 4,715 tỷ USD và 771 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 3,066 tỷ USD. Tổng số lao động làm việc tại các KCN-KCX là 268.803 người; có 38 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư tại các KCN, KCX Thành phố Hồ Chí Minh”, [13]. Một số dự án đầu tư nước ngoài có quy mô lớn là: dự án thành lập khu kỹ nghệ Việt-Nhật tại KCN Hiệp Phước (31 triệu USD), nhà máy sản xuất sợi nhựa tổng hợp - KCN Tân Phú Trung (9,8 triệu USD), dự án Kho bảo quản thuốc - KCN Tân Tạo (15 triệu USD). Các dự án có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn điển hình là: dự án sản xuất máy móc thiết bị linh kiện cơ khí chính xác (Công ty Roeder), dự án nghiên cứu và phát triển thiết bị bán dẫn bo mạch - chip (Công ty Marvell), dự án sản xuất biến áp siêu nhỏ (Công ty Kujima Musen)… Nhật Bản là quốc gia có vốn đầu tư lớn nhất vào các KCX, KCN ở Thành phố Hồ Chí Minh, chiếm 45,72% tổng vốn đầu tư thu hút, tiếp theo là Singapore (chiếm 25,35%),... Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp với những dự án đầu tư nước ngoài có qui mô lớn và tỷ trọng vốn đầu tư lớn là do: Thứ nhất: 26
  • 29. Thứ hai: Singapore, Thứ ba: nữa. 1.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương Quy hoạch khu công nghiệp đến năm 2020, Bình Dương có 31 KCN với tổng diện tích 11.463,11 ha. Phát triển các KCN theo hướng nhanh và bền vững; chú trọng thu hút đầu tư các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao, phát triển công nghiệp sạch để tăng giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường. Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh đã có 28 KCN tập trung, trong đó có 26 KCN do Ban Quản lý các KCN tỉnh quản lý và 2 KCN VSIP I & II thuộc Ban Quản lý KCN VSIP quản lý với tổng diện tích 8.979 ha được trải rộng ở hầu khắp huyện, thị. Cụ thể như sau: “Thị xã Dĩ An có 6 KCN với diện tích 713,6 ha, thị xã Thuận An có 3 KCN với diện tích 654,6 ha, huyện Bến Cát có 9 KCN với diện tích hơn 4.114 ha, huyện Tân Uyên có 3 KCN với diện tích gần 1.752 ha và 7 KCN nằm trong Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị với diện tích gần 1.718 ha”[4]. Hiện tại đã có 26 KCN đã đi vào hoạt động. Sự hoàn thiện của các KCN đã tạo điều kiện thu hút đầu tư tăng lên nhanh chóng. Tỷ lệ cho thuê đất đạt 61,2% trong đó 6 khu đạt 100%, 5 khu đạt trên 90% và nhìn chung các dự án thuê đất trong khu công nghiệp đã sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả, đảm bảo quy hoạch chi tiết khu công nghiệp được phê duyệt. Tỉnh đã thu hút 1.523 dự án vào khu công nghiệp còn hiệu lực với 56% dự án là FDI có tổng đăng ký khoảng 8,8 tỷ USD; còn lại là dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 23.300 tỷ đồng. Năm 2012, các KCN đã giải quyết việc làm cho 342.000 lao động, thu nhập bình quân gần 4 triệu đồng/người/tháng. 27
  • 30. Nhìn chung các dự án FDI đầu tư vào khu công nghiệp có vốn đầu tư khá với bình quân 7,6 triệu USD/dự án, với trên 33 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư, nhiều nhất là Nhật, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông, Mỹ,… Mặc dù tình hình kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn nhưng tỉnh Bình Dương vẫn tạo được bước chuyển biến mạnh trong thu hút đầu tư nước ngoài (FDI). Trong tháng 02/2014, tỉnh đã thu hút được 636,5 triệu đôla Mỹ với 14 dự án đầu tư mới và 13 dự án điều chỉnh vốn. Chiến lược phát triển từ nay đến năm 2020, Bình Dương xác định công nghiệp là ngành kinh tế chủ lực để thực hiện công cuộc CNH-HĐH tỉnh nhà, trong đó các KCN tiếp tục đóng vai trò quan trọng, tạo động lực tập trung thu hút đầu tư. Vì vậy, tỉnh đã đề ra mục tiêu phát triển các KCN theo hướng hình thành chuỗi các KCN cùng với sự phát triển các khu đô thị, khu dân cư và hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội cần thiết cho toàn khu vực, góp phần đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa của tỉnh một cách đồng bộ. Bên cạnh đó, tỉnh còn quy hoạch các KCN phù hợp với quy hoạch phát triển vùng theo hướng kết nối với hệ thống giao thông, sân bay, cảng biển... trong khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đặc biệt, tỉnh cũng chỉ đạo các KCN cần tập trung thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn, ít sử dụng lao động, ưu tiên các dự án đầu tư có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ sạch, tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao… Các bài học kinh nghiệm trong quá trình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau: Thứ nhất: Phải tận dụng tối đa lợi thế so sánh của địa phương mình trong tổng thể khu vực, tổng thể vùng nhằm phát huy tối đa tiềm năng của địa phương để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Với chính sách “trải thảm” mời gọi đầu tư từ thành phố Hồ Chí Minh và quốc tế về đầu 28
  • 31. tư các khu công nghiệp trên cơ sở quỹ đất sạch và hạ tầng chuẩn bị sẵn với giá thuê đất rẻ, chi phí xây dựng thấp,…, đã giúp các khu công nghiệp phát triển, thu hút mạnh các doanh nghiệp FDI. Thứ hai: Tập trung được nguồn lực và xã hội hóa đầu tư, đặc biệt là kết cấu hạ tầng “đột phá”. Năm 2012 vốn đầu tư từ nhà nước (ngân sách nhà nước và doanh nghiệp nhà nước) chỉ chiếm 20,3% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội; doanh nghiệp nhà nước dồn lực cho “quả đấm” thực hiện yêu cầu phát triển tỉnh Bình Dương (Becamex, 3/2, Thanh Lễ); thu hút nguồn lực FDI chiếm gần 60% vào đầu tư hàng năm của tỉnh nhờ “hệ thống tiếp thị đầu tư” trực tiếp tại nước ngoài (trên 33 nước, vùng lãnh thổ) do Becamex tổ chức. Thứ ba: Cơ sở hạ tầng KCN được đầu tư đồng bộ, phục vụ tốt cho công tác thu hút đầu tư. Chính từ hạ tầng các KCN tốt đã đưa Bình Dương trở thành địa phương hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặt biệt là các nhà đầu tư từ Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore,... Thứ tư: Vận dụng tốt các chính sách của Nhà nước áp dụng thông thoáng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, nhanh gọn với tinh thần cầu thị, tôn trọng hỗ trợ doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ công chức và chính quyền địa phương các cấp. Lãnh đạo địa phương thực sự quan tâm giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư và xúc tiến thương mại, xem chỉ tiêu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là thước đo nỗ lực phấn đấu hàng năm của địa phương. Thứ năm: Xác định KCN thực sự là nơi thu hút nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Đồng thời là kênh quan trọng để tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. 29
  • 32. 1.2.3. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Hà Nội sẽ có 33 KCN, KCNC. Hiện thành phố đã có 19 KCN và KCNC được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc ghi danh vào mạng lưới quy hoạch các KCN cả nước tới năm 2015. Trong đó: KCNC Hòa Lạc do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý, UBND thành phố Hà Nội (Ban Quản lý các KCN và Chế xuất Hà Nội) trực tiếp quản lý 18 KCN, KCNC, bao gồm: - Có 8 KCN đang hoạt động (tỷ lệ lấp đầy 95%) với “tổng diện tích là 1.236 ha bao gồm: KCN Thăng Long: 274 ha; Nội Bài: 114 ha; Nam Thăng Long: 30,4 ha; Hà Nội - Đài Tư: 40 ha; Sài Đồng B: 47,3 ha; Thạch Thất - Quốc Oai: 155 ha; Phú Nghĩa: 170 ha; Quang Minh I: 407 ha”, [12]. - 5 KCN đã có quyết định thành lập đang trong giai đoạn triển khai xây dựng với tổng diện tích 1.265 ha bao gồm: KCN phụ trợ Nam Hà Nội: 440 ha; Phụng Hiệp: 174 ha; KCN Kim Hoa: 45,5 ha (phần diện tích thuộc địa bàn Hà Nội); Quang Minh 2: 266 ha; KCN sạch Sóc Sơn: 340ha. - 5 KCN có trong danh mục quy hoạch phát triển các KCN của cả nước đến năm 2020 nhưng đang trong giai đoạn lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, với tổng diện tích khoảng 1.468 ha, bao gồm: Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội 200 ha, KCN Bắc Thường Tín 430 ha, KCN Đông Anh 300 ha, KCN Nam Phú Cát 500ha, Khu công viên công nghệ thông tin Hà Nội 38 ha Trước khi Hà Nội và Hà Tây hợp nhất (tháng 8/2008), Ban Quản lý các KCN&CX Hà Nội quản lý 05 KCN tập trung là: Thăng Long, Nội Bài, Nam Thăng Long, Sài Đồng B, Hà Nội - Đài Tư. Tỉnh Hà Tây có 05 KCN tập trung đó được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào danh mục các KCN Việt Nam gồm: Nam Phú Cát 500 ha, Phú Nghĩa 170 ha, Thạch Thất - Quốc Oai 150 ha, Phụng Hiệp 174 ha, Bắc Thường Tín 430 ha. Đến cuối năm 2008, các 30
  • 33. KCN Hà Nội mới có khoảng 300 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,149 tỷ USD và hơn 3900 tỷ đồng; doanh thu năm 2008 đạt 2,61 tỷ USD; thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước đạt 46,14 triệu USD; kim ngạch xuất khẩu đạt 1,6 tỷ USD. Đến thời điểm hiện nay, thành phố Hà Nội có 17 KCN, KCNC đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và nằm trong mạng lưới quy hoạch các KCN, KCNC cả nước tới năm 2015. Hiện tại có 08 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích là 1.236 ha, 02 KCN đang xây dựng hạ tầng kỹ thuật để chuẩn bị thu hút đầu tư là KCN Hỗ trợ Nam Hà Nội diện tích 400ha và Khu công viên công nghệ thông tin 38ha. Hà Nội là một trong những địa phương có tỷ lệ lấp đầy KCN cao nhất nước (trên 95% diện tích đất công nghiệp), số dự án, số vốn đăng ký đầu tư, số lao động chiếm khoảng 10% toàn bộ các KCN trên toàn quốc. Các KCN Hà Nội đã thu hút 545 dự án đầu tư (hơn 450 dự án đã đi vào hoạt động), trong đó: 295 dự án FDI, vốn đăng ký 4,68 tỷ USD và 250 dự án đăng ký đầu tư trong nước, vốn đăng ký 10.800 tỷ đồng. Năm 2013, mặc dù phải đối mặt với những khó khăn của nền kinh tế thế giới cũng như những khó khăn nội tại trong nước, nhưng thu hút đầu tư vào các KCN Hà Nội vẫn tiếp tục đạt được những kết quả cao, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô và cả nước. “Tổng vốn thu hút đầu tư năm 2013 đạt 482 triệu USD (trong đó vốn FDI đạt 474 triệu USD, vốn trong nước đạt trên 167 tỷ đồng, tương đương 08 triệu USD)”, [12]. Trong KCN bình quân đã tạo việc làm mới cho trên 100 lao động/1ha đất và nộp ngân sách trên 1,5 tỷ đồng. Các KCN đã tạo ra khoảng 50% giá trị sản lượng công nghiệp, 45% kim ngạch xuất khẩu và trên 20% GDP của Thành phố, góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế của Thành phố theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. 31
  • 34. Hiện có 19 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào các KCN, trong đó các dự án đầu tư vào lĩnh vực điện tử chiếm 55%, cơ khí chiếm 19 %. Những quốc gia, vùng lãnh thổ có tỷ trọng vốn đăng ký FDI hàng đầu là Nhật Bản (chiếm 54%); Trung Quốc, Hồng Kông,... Thu hút vốn đầu tư vào các KCN Hà Nội đạt được kết quả trên là do: Thứ nhất: Thực hiện tốt về chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn thuế hàng hóa xuất, nhập khẩu; danh mục, lĩnh vực ưu đãi đầu tư; danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư trong đó có lĩnh vực “sản xuất thép cao cấp, hợp kim, kim loại đặc biệt, sắt xốp; sản xuất chất bán dẫn và các linh kiện điển tử kỹ thuật cao” mà các doanh nghiệp nước ngoài đang có lợi thế và muốn mở rộng hợp tác đầu tư. Thứ hai: Thông tin các chi phí liên quan đến đầu tư vào khu công nghiệp Hà Nội như: chi phí giá thuê nhà xưởng, giá thuê văn phòng, giá thuê đất, giá nước sạch, giá điện, chi phí nhân công, mức phí bảo hiểm (bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm xây dựng,…), chi phí bảo vệ môi trường, các thông tin về thời tiết, động đất, lũ lụt… Thứ ba: Cung cấp thông tin hướng dẫn doanh nghiệp về các thủ tục đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư; các dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc sau cấp giấy chứng nhận đầu tư để giúp các dự án triển khai hiệu quả và bền vững. Thứ tư: Thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến đầu tư, cũng như chính sách hỗ trợ sau đầu tư của Ban Quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội đã tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp FDI trong các KCN Hà Nội. 1.2.4. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh Tính đến cuối năm 2013, Bắc Ninh có 15 KCN tập trung, tổng diện tích đất quy hoạch 6.847ha. Trong đó, có 08 Khu công nghiệp đi vào hoạt 32
  • 35. động với diện tích quy hoạch 2.654,12ha, tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất quy hoạch đạt 70,6% (1.278,7ha/1.810,57ha), tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất thu hồi đạt 84,5% (1.278,7ha/1.512,97ha). “Các KCN Bắc Ninh đã thu hút 687 dự án đầu tư trong và ngoài nước (301 dự án trong nước tương đương 1.185 triệu USD và 386 dự án FDI với 5.677,71 triệu USD), tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 6.862,71 triệu USD. Số lao động tại các KCN Bắc Ninh là 146.868 lao động, trong đó, lao động địa phương là 48.666 người; đã có 7 dự án nhà ở công nhân Khu công nghiệp được khởi công xây dựng, giải quyết chỗ ở cho khoảng 30 nghìn lao động”, [3]. Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh đạt được là do: Thứ nhất: Tận dụng lợi thế, tiềm năng sẵn có về vị trí địa lý, thực hiện quy hoạch KCN trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch vùng lãnh thổ và quy hoạch chuỗi KCN, đô thị dọc các tuyến đường giao thông huyết mạch quốc gia. Hệ thống tuyến đường tỉnh lộ được quy hoạch đầu tư xây dựng nối các KCN, đô thị thành mạng lưới giao thông khép kín, liên hoàn. Thứ hai: Tập trung huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong các khu công nghiệp, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá của tỉnh. Thứ ba: Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, gắn kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào đảm bảo tiện nghi, tiện ích công cộng phục vụ cho khu công nghiệp. Huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở công nhân khu công nghiệp, đồn công an, trung tâm y tế,… Các khu công nghiệp đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối 33
  • 36. đồng bộ, có giá trị lâu dài, góp phần hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng trong toàn tỉnh. Thứ tư: Cải thiện chất lượng thu hút đầu tư, ưu tiên ngành nghề xác định là mũi nhọn phát triển (điện, điện tử, viễn thông,…), dần hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ trong khu công nghiệp. Thứ năm: Kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường; nâng cao năng lực quản lý và kỹ thuật môi trường; tăng cường giám sát, thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường trong các khu công nghiệp trên địa bàn. 1.2.5. Những bài học rút ra có thể tham khảo cho tỉnh Đồng Nai trong quá trình thu hút vốn vào các khu công nghiệp Những kinh nghiệm thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn hai thành phố lớn là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và hai tỉnh có thu hút đầu tư vào các KCN là tỉnh Bình Dương, tỉnh Bắc Ninh; đây là những địa phương đã vượt lên khó khăn của nền kinh tế đất nước trong những năm vừa qua đã đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp. Đồng nai là tỉnh năm trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Nam, cũng hội đủ những điều kiện lợi thế so sánh về các tiềm năng của tỉnh; để thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai ngày càng phát triển và bền vững, trên cơ sở kinh nghiệm của các địa phương làm tốt công tác thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, tỉnh Đồng Nai rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình thu hút vốn đầu tư vào các KCN của mình như sau: Thứ nhất: Phải tận dụng tối đa lợi thế so sánh của địa phương mình trong tổng thể khu vực, tổng thể vùng nhằm phát huy tối đa tiềm năng của địa phương để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Với chính sách thu hút hợp lý mời gọi đầu tư từ thành phố Hồ Chí Minh và quốc tế về đầu tư 34
  • 37. các khu công nghiệp còn diện tích đất trống, thu hút mạnh các doanh nghiệp FDI. Thứ hai: Thực hiện tốt về chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn thuế hàng hóa xuất, nhập khẩu; danh mục, lĩnh vực ưu đãi đầu tư. Ưu tiên ngành nghề xác định là mũi nhọn phát triển (điện, điện tử, viễn thông,…), dần hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ trong khu công nghiệp. Thứ ba: Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCN, gắn kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào đảm bảo tiện nghi, tiện ích công cộng phục vụ cho KCN. Huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở công nhân KCN, đồn công an, trung tâm y tế,… Các KCN đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, có giá trị lâu dài, góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trong toàn tỉnh. Thứ tư: Thông tin các chi phí liên quan đến đầu tư vào KCN trên địa bàn như: chi phí giá thuê nhà xưởng, giá thuê văn phòng, giá thuê đất, giá nước sạch, giá điện, chi phí nhân công, mức phí bảo hiểm (bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm xây dựng,…), chi phí bảo vệ môi trường, các thông tin về thời tiết, động đất, lũ lụt,… Thứ năm: Vận dụng tốt các chính sách của Nhà nước áp dụng thông thoáng trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, nhanh gọn với tinh thần cầu thị, tôn trọng hỗ trợ doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ công chức và chính quyền địa phương các cấp. Lãnh đạo địa phương phải thực sự quan tâm giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp, nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư và xúc tiến thương mại, xem chỉ tiêu chỉ số năng lực cạnh tranh các tỉnh (PCI) là thước đo sự phấn đấu của địa phương. 35
  • 38. Thứ sáu: Kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường, nâng cao năng lực quản lý và kỹ thuật môi trường; tăng cường công tác giám sát, thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường trong các KCN trên địa bàn. * * * Với quá trình CNH, HĐH trên đất nước ta có nhiều KCN hình thành và phát triển, đã làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế và có những vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, làm tăng tiềm lực và sức mạnh của đất nước. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, các KCN được quan tâm đầu tư hầu hết ở các địa phương trong cả nước, nhiều KCN đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và được lấp đầy đã đi vào hoạt động ổn định và hiệu quả. Để ổn định và phát triển các KCN cần phải có vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng và duy trì, phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong KCN. Vì vậy, thu hút vốn đầu tư được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu, đóng vai trò quyết định để hình thành và phát triển các KCN. Việc thu hút vốn đầu tư bao gồm cả vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài. Để có thể thu hút được nguồn vốn đầu tư và phát triển các KCN trước hết cần tạo ra những điều kiện cần thiết, đó là: phải có sự ổn định về chính trị, hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi; có chiến lược, kế hoạch, chính sách, cơ chế thích hợp hấp dẫn, linh hoạt để thu hút vốn đầu tư; phải có những yếu tố vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực và năng lực kinh tế cần thiết và năng lực quản lý, điều phối của chính quyền các cấp ở nơi có KCN. Nghiên cứu những vấn đề lý luận thu hút vốn đầu tư vào các KCN ở nước ta và những kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào các KCN của một số địa phương như: Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội, tỉnh Bình 36
  • 39. Dương và tỉnh Bắc Ninh đã gợi ra những bài học bổ ích cho việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN của tỉnh Đồng Nai. Chương 2 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH ĐỒNG NAI 2.1. Một số nét chính về phát triển các khu công nghiệp ở Đồng Nai Đồng Nai tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận và Lâm Đồng, có điều kiện tự nhiên về thổ nhưỡng, khí hậu và điều kiện hạ tầng giao thông thuận lợi, rất phù hợp cho việc phát triển các KCN. Hiện nay, Đồng Nai là tỉnh dẫn đầu cả nước về số lượng các KCN. Các KCN này đều nằm lân cận đường quốc lộ 1 và quốc lộ 51 là các tuyến giao thông huyết mạch, rất thuận lợi cho việc cung cấp điện, nước, giao thông vận tải, thông tin liên lạc và nguồn nhân lực,… Việc hình thành và phát triển các KCN của tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp - dịch vụ, tăng trưởng kinh tế, hình thành các trung tâm công nghiệp gắn liền với phát triển đô thị, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao, đồng thời cũng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động khắp các tỉnh, thành trong cả nước. 37
  • 40. Tỉnh Đồng Nai đặc biệt quan tâm đến sự phát triển KCN của tỉnh, tập trung xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KCN hoàn thiện, chất lượng tốt là nhân tố quan trọng quyết định tính hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư đến với các KCN ở Đồng Nai. Hạ tầng ngoài KCN cũng được chính quyền quan tâm xây dựng đồng bộ với hạ tầng trong KCN để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của các nhà đầu tư. Công tác tiếp thị, mời gọi đầu tư cũng được chú trọng qua việc tỉnh Đồng Nai đã lập các đoàn công tác đi nước ngoài thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư tại nhiều nước có nền kinh tế phát triển như: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc,…, nhằm quảng bá, kêu gọi các tập đoàn kinh tế có tiềm năng đầu tư vào KCN của tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai hết sức quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp để các doanh nghiệp ổn định và phát triển. Từ các nhà đầu tư này sẽ là cầu nối quan trọng để quảng bá hình ảnh môi trường đầu tư hấp dẫn của Đồng Nai đến các nhà đầu tư tiềm năng trong tương lai. Không ngừng nâng cao các dịch vụ phục vụ doanh nghiệp như đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp dịch vụ thông tin, viễn thông, ngân hàng, dịch vụ vận chuyển, kho bãi,…, đặc biệt chú trọng đến chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Tỉnh Đồng Nai luôn luôn thực hiện phương châm “đồng hành cùng doanh nghiệp”, xử lý kịp thời các vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng luôn tích cực đẩy mạnh công tác cải tiến thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, nhanh chóng, nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ doanh nghiệp. Vì vậy, thủ tục hành chính được thực hiện một cách nhanh chóng, đơn giản đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả kinh tế. Ban quản lý KCN thực hiện hầu hết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, đây là bước cải cách hành chính mạnh mẽ và đang phát huy tác dụng. 38
  • 41. Tỉnh Đồng Nai đã được Chính phủ phê duyệt quy hoạch giai đoạn đến năm 2015-2020 hình thành 35 KCN, với tổng diện tích đất là 12.055 ha. Tính đến quý I/2014, trên địa bàn toàn tỉnh đã có “31 KCN được thành lập với tổng diện tích 9.832,02 ha, đất công nghiệp có thể cho thuê là 6.485,54 ha, đã cho thuê 4.122 ha, đạt tỷ lệ 63,56% diện tích đất công nghiệp cho thuê”, [11]. Các KCN đã thành lập và vận hành có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ, đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua cụ thể như sau: - Năm 2006, các KCN Đồng Nai đã thu hút 81 dự án đầu tư mới với diện tích đất cho thuê là 226 ha (đạt 113% kế hoạch đề ra) ở các KCN: Amata, Loteco, Biên Hòa II, Nhơn Trạch I, Nhơn Trạch II, Nhơn Trạch III, Nhơn Trạch V, Nhơn Trạch II - Lộc Khang, Hố Nai, Sông Mây, Xuân Lộc, Long Thành, An Phước, Tam Phước. “Tổng diện tích đất cho thuê tại 21 KCN là 2.391 ha, chiếm tỷ lệ 58,76 % diện tích đất cho thuê”, [5] . Trong năm đã thành lập 04 KCN gồm: KCN Nhơn Trạch II-LỘC Khang (70 ha) do Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Lộc Khang làm chủ đầu tư, KCN Xuân Lộc (97 ha) do Công ty Phát triển KCN Biên Hòa làm chủ đầu tư, KCN Thạnh Phú (177 ha) do Công ty Cổ phần Công trình giao thông Đồng Nai làm chủ đầu tư và KCN Bàu Xéo (502 ha) do Công ty cổ phần Thống Nhất làm chủ đầu tư hạ tầng. Hoàn tất thủ tục mở rộng KCN Hố Nai giai đoạn 2 (271 ha). Tính đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh có 22 KCN với tổng diện tích là 6.420 ha. Ngày 21/8/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1107/QĐ- TTg quy hoạch và ưu tiên thành lập các KCN ở Việt Nam đến năm 2015, trong đó tỉnh Đồng Nai có 08 KCN (Tân Phú, Ông Kèo, Bàu Xéo, Lộc An- Bình Sơn, Long Đức, Long Khánh, Giang Điền, Dầu Giây) với tổng diện tích 2.910 ha. Trong đó, KCN Tân Phú, Ồng Kèo và Long Đức đã được Bộ Xây dựng thỏa thuận về qui hoạch chi tiết, các chủ đầu tư hạ tầng đang tiếp tục lập dự án. Các KCN Sông Mây, Định Quán đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương cho phép mở rộng giai đoạn 2. 39
  • 42. - Năm 2007, thêm 03 KCN mới được đầu tư gồm: KCN Tân Phú diện tích 54 ha do Công ty TNHH MTV Tín Nghĩa làm chủ đầu tư, KCN Agtex Long Bình diện tích 47 ha do Công ty 28 làm chủ đầu tư, KCN Long Đức diện tích 283 ha do Công ty Cổ phần Long Đức làm chủ đầu tư; nâng tổng số KCN đã được thành lập trên địa bàn tỉnh là 25 KCN với diện tích đất qui hoạch là 6.912 ha; “tổng diện tích đất đã cho thuê là 3.089 ha, chiếm tỷ lệ 69%”, [5]. - Năm 2008, đã thành lập mới 04 KCN gồm: KCN Ổng Kèo diện tích 823 ha, KCN Long Khánh diện tích 264 ha, KCN Giang Điền diện tích 529 ha, KCN Dầu Giây diện tích 331 ha. Như vậy, trong 4 năm (2006-2009) trên địa bàn tỉnh có thêm 11 KCN được thành lập mới với tổng diện tích 3.183 ha. Từ 18 KCN được hình thành vào cuối năm 2005, đến nay toàn tỉnh có 29 KCN với tổng diện tích đất qui hoạch là 9.076 ha, tăng 1,5 lần so với giai đoạn năm 2001-2005. Tính đến cuối năm 2012, tại 31 KCN Đồng Nai đã cho thuê được 4.003,11ha, đạt tỷ lệ 62,12 % diện tích đất dành cho thuê. Nhìn chung tỷ lệ đất đã cho thuê tại các KCN Đồng Nai hơn 62% là khá cao so với tỷ lệ bình quân cả nước, riêng 26/31KCN đang hoạt động đã cho thuê đất trên 71%. Các KCN thành lập trên 10 năm (từ năm 2002 trở về trước), có 10 KCN, với diện tích đất đã cho thuê 2.145 ha chiếm 79% diện tích đất dùng để cho thuê, trong đó có 4 KCN mở rộng giai đoạn II là KCN Amata, KCN Nhơn Trạch II, KCN Sông Mây và KCN Hố Nai, nhưng đến nay chỉ có KCN Amata và KCN Nhơn Trạch đã triển khai được giai đoạn II và thu hút đầu tư, KCN Hố Nai và Sông Mây vẫn chưa triển khai được. Nếu chỉ tính giai đoạn I thì 10 KCN này đã cho thuê đất hơn 92%, số đất còn lại chưa cho thuê chủ yếu là đất dịch vụ KCN và một số ít còn vướng đền bù, giải tỏa. Tại 31 KCN Đồng Nai đã có 36 quốc gia và vùng lãnh thổ hoạt động đầu tư với tổng số 1.201 dự án còn hiệu lực trong đó có 872 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư “14.607 triệu USD và 329 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư 35.877 tỷ đồng”, [10]. Các dự án thu hút vào các KCN Đồng Nai từ năm 2013 trở lại đây, 40
  • 43. hầu hết đều phù hợp với chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh đã đặt ra từ năm 2006 là thu hút các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sạch, có vốn đầu tư lớn,... Trong đó, đã thu hút được 29 dự án đầu tư của Nhật Bản vào các KCN với tổng vốn đầu tư là 211,4 triệu USD. Điều này cho thấy, các nhà đầu tư Nhật Bản đang xem Đồng Nai là điểm đến tiềm năng để thực hiện các dự án đầu tư. Năm 2013 được đánh giá là một năm khó khăn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên kết quả thực tế cho thấy về tổng thể kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN năm 2013 đạt kết quả khả quan. Cụ thể: số doanh nghiệp thông báo tạm ngưng hoạt động 05 doanh nghiệp bằng 22% so với năm 2012 (23 doanh nghiệp); số doanh nghiệp giải thể 04 doanh nghiệp bằng 36 % so với năm 2012 (11 doanh nghiệp). Các chỉ tiêu chung đạt bằng hoặc cao hơn so với cùng kỳ năm 2012 như: doanh thu đạt 109%, xuất khẩu đạt 109%. Mặc dù được dự báo là năm khó khăn nhưng các doanh nghiệp trong các KCN Đồng Nai đã cố gắng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và hoàn thành tốt các chỉ tiêu doanh thu, xuất khẩu; các doanh nghiệp đã giải ngân đạt kết quả cao, cụ thể đã đầu tư thêm 854,85 triệu USD. Trong năm 2013, tình hình thuê đất đã khả quan với diện tích đất cho thuê được ở các KCN là 109,59 ha, vượt kế hoạch của năm đề ra (100 ha). Trong đó chủ yếu tập trung ở các KCN như: Long Đức, Amata, Nhơn Trạch III giai đoạn 2, Nhơn Trạch V, Thạnh Phú, Dầu Giây, Giang Điền, Lộc An Bình Sơn,... Việc thu hút các dự án đầu tư vào các KCN Đồng Nai năm 2013 có nhiều khởi sắc hơn, một số KCN đang xây dựng và hoàn chỉnh hạ tầng đã thu hút được các dự án vào đầu tư như KCN Long Đức, Lộc An - Bình Sơn, KCN An Phước cũng đã bắt đầu thu hút được một vài dự án mới. Về đánh giá xếp hạng các KCN trên địa bàn tỉnh, có 6 tiêu chí chính 41
  • 44. để đánh giá tổng quát và toàn diện về hoạt động của KCN, gồm: - Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN. - Mức độ đáp ứng của cơ sở hạ tầng. - Công tác bảo vệ môi trường. - Các dịch vụ hỗ trợ của công ty hạ tầng. - Hạ tầng xã hội liền kề phục vụ KCN. - Hiệu quả hoạt động của các công ty kinh doanh hạ tầng. Việc xếp hạng này sẽ tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh hạ tầng KCN xây dựng thương hiệu, nâng cao hiệu quả hoạt động để thu hút đầu tư theo định hướng công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao thân thiện với môi trường; mặt khác việc xếp hạng KCN không chỉ giúp cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát được hoạt động của các KCN mà còn có thể hỗ trợ doanh nghiệp đang đầu tư tại KCN đó. Trong thời gian qua, có 6 KCN xếp hạng 1 là các KCN: Amata, Biên Hòa II, Loteco, Tam Phước, Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 3 và KCN Gò Dầu. Chủ trương của tỉnh là tập trung kêu gọi đầu tư sản xuất công nghiệp gia công chế biến sang lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, lĩnh vực này thường dự án có quy mô nhỏ, vốn đầu tư không lớn nên rất thuận lợi cho các nhà đầu tư vừa và nhỏ. Song song theo đó tỉnh chủ trương tập trung ưu tiên thu hút và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ (sản xuất chi tiết máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu) để thay thế hàng nhập khẩu góp phần ổn định sản xuất trong nước. Đặc biệt là hướng cho doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp xanh, sạch, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái, đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Việc hình thành và phát triển các KCN của tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp dịch vụ, tăng trưởng kinh tế, hình thành các trung tâm công nghiệp gắn liền với phát triển đô thị, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, trong 42
  • 45. đó công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao, đồng thời cũng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động khắp các tỉnh, thành trong cả nước. 2.2. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở Đồng Nai thời gian qua 2.2.1. Những kết quả và nguyên nhân 2.2.1.1. Những kết quả chủ yếu Là một địa phương sớm bắt tay vào xây dựng, phát triển các KCN. Đến nay Đồng Nai đã thu hút vốn đầu tư ngày càng hiệu quả tại các KCN trên địa bàn. Đó là một thành tựu rất đáng khích lệ và tự hào. Những thành tựu đó thể hiện ở một số vấn đề chính sau đây: Thứ nhất: Đã sớm tạo ra được những điều kiện và môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư vào các KCN. Về chủ trương và chính sách, tỉnh đã sớm nhận thức được ý nghĩa chiến lược của phát triển KCN và những lợi thế của Đồng Nai trong việc thu hút vốn đầu tư. Bởi vậy, tỉnh đã nghiên cứu ban hành các chính sách, quy định dựa trên Luật Đầu tư một cách phù hợp và thường xuyên được cải tiến theo hướng công khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo nên sự an tâm tin tưởng của các nhà đầu tư. Tỉnh đặc biệt chú ý đến việc ban hành và thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế cho doanh nghiệp trong các KCN, tạo nên sức hấp dẫn lớn. Trong công tác điều hành và quan lý chính quyền địa phương luôn thực hiện phương châm “Đồng hành cùng doanh nghiệp”, xử lý kịp thời những vướng mắc, trở ngại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Các cơ quan chức năng luôn tích cực nắm bắt các vấn đề phát sinh, đẩy mạnh công tác cải tiến thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, nhanh chóng, nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ doanh nghiệp vì thủ tục hành chính nhanh chóng, đơn giản giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, giảm giá thành và doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn. Các cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp các KCN thực 43
  • 46. hiện hầu hết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa là Ban quản lý KCN, đây là bước cải cách hành chính mạnh mẽ, đã và đang phát huy tác dụng. Tỉnh đặc biệt quan tâm đến công tác thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn, tập trung xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KCN hoàn thiện, chất lượng tốt là một nhân tố quan trọng quyết định tính hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư đến với các KCN ở Đồng Nai. Hạ tầng ngoài KCN cũng được chính quyền quan tâm xây dựng đồng bộ với hạ tầng trong KCN để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của các nhà đầu tư. Công tác tiếp thị, mời gọi đầu tư cũng được chú trọng qua việc tỉnh Đồng Nai đã lập các đoàn công tác đi xúc tiến đầu tư tại nhiều nước có nền kinh tế phát triển như: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, … nhằm quảng bá, kêu gọi các tập đoàn kinh tế có tiềm năng đầu tư vào KCN và tỉnh Đồng Nai. Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh Đồng Nai hết sức quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp để các doanh nghiệp ổn định và phát triển, từ đó các nhà đầu tư này là cầu nối quan trọng để quảng bá hình ảnh môi trường đầu tư hấp dẫn của Đồng Nai đến các nhà đầu tư tiềm năng trong tương lai. Không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ phục vụ doanh nghiệp như đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp dịch vụ thông tin, viễn thông, dịch vụ ngân hàng, vận chuyển, kho bãi… đặc biệt chú trọng đến chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Thứ hai: Đồng Nai hiện đang là tỉnh dẫn đầu cả nước về số lượng KCN đã được xây dựng và đưa vào hoạt động. Các KCN đã và đang phát huy tốt vai trò, tác dụng trong phát triển kinh tế - xã hội và các mặt khác của đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh. 44