SlideShare a Scribd company logo
1 of 57
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
VỐN LƯU ĐỘNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU ETOP
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN MỸ HẠNH
MÃ SINH VIÊN : A16363
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH
HÀ NỘI – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
VỐN LƯU ĐỘNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU ETOP
Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Đình Toàn
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Mỹ Hạnh
Mã sinh viên : A16363
Chuyên ngành : Tài chính
HÀ NỘI – 2014
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tâp và hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được sư
giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị và các bạn. Với lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc, em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Thầy giáo TS. Trần Đình
Toàn, người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận. Đồng
thời, em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Kinh tế cùng các
cán bộ và nhân viên của phòng Tài chính Kế toán của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu
ETOP đã cho em cơ hội làm việc với công ty để hoàn thành tốt bài khóa luân của em.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Mỹ Hạnh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người
khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
Nguyễn Mỹ Hạnh
Thang Long University Library
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
LƯU ĐỘNG ...............................................................................................................1
1.1.Tổng quan nghiên cứu về vốn lưu động của doanh nghiệp................................1
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại vốn lưu động ................................................1
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm........................................................................................1
1.1.1.2. Phân loại vốn lưu động ...................................................................................2
1.1.2. Nội dung quản lý sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp ...........................3
1.1.2.1. Nhu cầu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động...3
1.1.2.2. Nội dung quản lý vốn lưu động........................................................................5
1.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp.......8
1.1.3.1. Sức sinh lời của vốn lưu động .........................................................................8
1.1.3.2. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động:......................................................................8
1.1.3.3. Số vòng quay của vốn lưu động( Hệ số luân chuyển).......................................8
1.1.3.4. Phân tích khả năng luân chuyển hàng tồn kho ................................................8
1.1.3.5. Khả năng thanh toán ngắn hạn .......................................................................9
1.1.3.6. Tỉ suất thanh toán tức thời ..............................................................................9
1.1.3.7. Số vòng quay các khoản phải thu ..................................................................10
1.1.3.8. Thời gian một vòng quay các khoản thu ........................................................10
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý và hiệu quả sử dụng VLĐ……… 10
1.1.4.1 Các nhân tố khách quan.................................................................................10
1.1.4.2. Nhân tố chủ quan..........................................................................................11
1.2. Tổng quan thực tiễn về nghiên cứu vốn lưu động ...........................................12
1.2.1. Thực tiễn về nghiên cứu vốn lưu động ...........................................................12
1.2.2. Nhận định cá nhân về thiếu sót của những bài tham khảo ..........................13
1.3. Kết luận .............................................................................................................14
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU ETOP .......................................................................16
2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP ..................................16
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty ............................................................................16
2.1.2. Vốn điều lệ và cổ phần của công ty.................................................................16
2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển.................................................................16
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.........................................................17
a. Đại Hội Đồng Cổ Đông .........................................................................................17
b. Hội đồng quản trị ..................................................................................................17
c. Ban kiểm soát.........................................................................................................17
d. Ban tổng giám đốc.................................................................................................17
e. Phòng tổ chức tổng hợp .........................................................................................18
f. Phòng tài chính kế toán ..........................................................................................18
g. Phòng kinh doanh..................................................................................................18
h. Phòng xuất nhập khẩu ...........................................................................................18
i. Phòng kế hoạch đầu tư ...........................................................................................19
2.2 Khải quát tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP
………………………………………………………………………………………...20
2.3. Thực trạng quản lý vốn lưu động tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP
..................................................................................................................................24
2.3.1. Phân tích khái quát tình hình biến động của nguồn vốn và tài sản...............24
2.3.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài sản.............................................................25
2.3.1.2. Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn .......................................................28
2.3.2. Mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn và xác định vốn lưu động
ròng
2.3.3 Phân tích khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP30
2.3.3.1 Khả năng thanh toán ngắn hạn ......................................................................30
2.3.3.2 Khả năng thanh toán nhanh ...........................................................................31
2.3.3.3 Khả năng thanh toán tức thời.........................................................................33
2.3.4. Phân tích khả năng quản lý vốn lưu động......................................................33
2.3.4.1. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho..................................................................33
2.3.4.2. Tốc độ luân chuyển khoản phải thu...............................................................35
2.3.5. Khả năng sinh lời của vốn lưu động...............................................................37
2.4. Đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu
ETOP........................................................................................................................38
2.4.1. Về cơ cấu tài sản.............................................................................................38
2.4.2. Về cơ cấu nguồn vốn.......................................................................................38
Thang Long University Library
2.4.3. Về khả năng thanh toán..................................................................................39
2.4.4. Về khả năng quản lý tài sản............................................................................40
2.4.5. Về hiệu quả sản xuất kinh doanh ...................................................................40
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU ETOP ...........................................................................................................41
3.1. Định hướng hoạt động của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP trong
thời gian tới ..............................................................................................................41
3.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP.........................................................41
3.2.1. Giải pháp điều chỉnh cơ cấu vốn hợp lý .........................................................41
3.2.2. Quản lý hàng tồn kho .....................................................................................42
3.2.3. Khả năng quản lý khoản phải thu ..................................................................42
3.2.4. Quản lý khả năng thanh toán.........................................................................43
3.2.5. Phòng ngừa rủi ro tỷ giá.................................................................................44
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
CSH Chủ sở hữu
LNST Lợi nhuận sau thuế
SXKD Sản xuất kinh doanh
TSCĐ Tài sản cố định
TSDH Tài sản dài hạn
TSNH Tài sản ngắn hạn
VCSH Vốn chủ sở hữu
VLĐ Vốn lưu động
Thang Long University Library
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Biểu đồ 2.1: Doanh thu và lợi nhuận của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP.....23
Biểu đồ 2.2: Tốc độ luân chuyển khoản phải thu........................................................35
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP giai
đoạn 2009 – 2012 ......................................................................................................20
Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP giai đoạn
2009 – 2012...............................................................................................................24
Bảng 2.3: Tỷ trọng các chỉ tiêu thuộc tài sản ngắn hạn...............................................26
Bảng 2.4: Tỷ trọng các chỉ tiêu thuộc tài sản dài hạn .................................................27
Bảng 2.5: Tỷ trọng các chỉ tiêu thuộc nợ phải trả ......................................................28
Bảng 2.6: Tỷ trọng các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu................................................29
Bảng 2.7: Mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn ..................................30
Bảng 2.8: Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn ..........................................................30
Bảng 2.9: Khả năng thanh toán nhanh........................................................................31
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán nhanh....................................31
Bảng 2.11: Hệ số thanh toán tức thời .........................................................................33
Bảng 2.12: Vòng quay hàng tồn kho ..........................................................................33
Bảng 2.13: Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động...........................................................36
Bảng 2.14: Khả năng sinh lời của vốn lưu động.........................................................37
LỜI MỞ ĐẦU
Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của xã hội, là một tổ chức kinh tế thực hiện các
hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng qua thị trường
nhằm mục đích sinh lời.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kì một hoạt động nào của doanh
nghiệp đều đòi hỏi phải có vốn. Tùy vào đặc điểm kinh doanh cụ thể mà cơ cấu vốn có
sự khác biệt ở một mức độ nào đó. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần phải
quan tâm đến việc tạo lập, sử dụng và quản lý vốn sao cho hiệu quả nhất cũng như chi
phí sử dụng vốn là thấp nhất nhưng mà vẫn không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
Những năm qua, kinh tế thị trường luôn biến động. Các doanh nghiệp nước ta
phải đương đầu với nhiều khó khăn và thử thách lớn. Bài toán về việc sử dụng vốn và
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn luôn là một bài toán hóc búa đối với doanh nghiệp. Bất
kỳ doanh nghiệp nào khi bắt tay vào sản xuất hay xem xét một phương án kinh doanh
đều quan tâm đầu tiên đến vốn kinh doanh của mình và sử dụng vốn một cách tiết
kiệm. Muốn vậy, công tác tài chính của doanh nghiệp phải được thực hiện một cách
đầy đủ, chính xác kịp thời và đảm bảo thực hiện đúng chế độ chính xác.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên cùng với những lý luận và thực
tiễn đã học, qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP em đã
chọn đề tài: “Vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP” mong góp một phần nào đó cho
việc sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng của công ty ngày
càng hiệu quả hơn.
Đề tài nghiên cứu bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về vốn lưu động, sự cần thiết nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng quản lý sử dụng vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn
lưu động của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP.
Chương 3: Một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
lưu động ở công ty.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do trình độ lý luận và nhận thức có hạn nên đề
tài nghiên cứu này chắc chắn không tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Em rất mong
nhận được sư góp ý của các thầy cô trong khoa kinh tế quản lý trường Đại học Thăng
Long và ban lãnh đạo Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOPvà các bạn để đề tài
nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Thang Long University Library
1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
LƯU ĐỘNG
1.1.Tổng quan nghiên cứu về vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại vốn lưu động
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm
a. Khái niệm vốn lưu động:
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tài sản cố định, doanh nghiệp cần
phải có các tài sản lưu động. Tài sản lưu động của doanh nghiệp gồm 2 bộ phận: Tài
sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông.
- Tài sản lưu động sản xuất: Gồm một bộ phận là những vật tư dự trữ để đảm bảo
cho quá trình sản xuất được liên tục như nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ,
nhiên liệu… và môt bộ phận là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất như: sản
phẩm dở dang, bán thành phẩm,…
- Tài sản lưu động lưu thông: Là những tài sản lưu động năm trong quá trình lưu
thông của doanh nghiệp như: thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn
trong thanh toán v v…
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu
động lưu thông luôn thế chỗ cho nhau, vận động không ngừng nhằm đảm bảo cho quá
trình tái sản xuất được tiến hành lien tục và thuận lợi.
Để đảm bảo cho cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên,
liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất định. Do đó để
hình thành nên các tài sản lưu động, doanh nghiệp phải cung ứng ra một số vốn tiền tệ
nhất định đầu tư vào các tài sản đó. Số vốn này được gọi là vốn lưu động của doanh
nghiệp.
b. Đặc điểm vốn lưu động
Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị chi phối bởi các đặc
điểm tài sản lưu động nên vốn lưu động của doanh nghiệp có các đặc điểm sau:
- VLĐ trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện.
- VLĐ chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại
toàn bộ sau mỗi chu kì kinh doanh.
- VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kì kinh doanh.
2
1.1.1.2. Phân loại vốn lưu động
Để quản lý vốn lưu động được tốt cần phải phân loại vốn lưu động. Dựa theo tiêu
chí khác nhau, có thể chia vốn lưu động thành các loại khác nhau. Thông thường có
một số cách phân loại chủ yếu sau:
a. Dựa theo hình thái biểu hiện và khả năng hoán tệ của vốn: có thể chia vốn lưu
động thành: Vốn bằng tiền và vốn về hàng tồn kho.
- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu
Vốn bằng tiền gồm: Tiền măt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Tiền
là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đối thành
các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi
doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền cần thiết nhất định
Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng thể hiện ở số
tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng, cung ứng
dịch vụ dưới hình thái bán trước trả sau. Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể phải ứng
trước tiền mua hàng cho người cung cấp.
- Vốn về hàng tồn kho
Trong doanh nghiệp sản xuất vốn vật tư hang hóa bao gồm: Vốn về vật tư dự trữ,
vốn thành phẩm. Các loại này được gọi chung là vốn về hàng tồn kho. Xem chi tiết
hơn cho thấy, vốn về hàng tồn kho của doanh nghiệp gồm: Vốn nguyên vật liệu chính,
vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật đóng gói, vốn dụng cụ
công cụ, vốn sản phẩm đang chế, vốn về chi phí trả trước, vốn thành phẩm.
Trong doanh nghiệp thương mại, vốn về hàng tồn kho chủ yếu là giá trị các loại
hàng hóa dự trữ.
Việc phân loại vốn lưu động theo cách này ạo điều kiện thuận lợi cho việc xem
xét đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Mặt khác,
thông qua cách phân loại này có thể tìm các biện pháp phát huy chức năng của thành
phẩn vốn và biết được kết cấu vốn lưu động theo hình thái biểu hiện để định hướng
điều chỉnh hợp lý có hiệu quả.
b. Dựa theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh
Vốn lưu động có thể được chia thành:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất gồm các khoản: Vốn nguyên vật liệu
chính, vốn nguyên vật liệu phụ, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật đóng gói, vốn công cụ
dụng cụ nhỏ.
- Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất gồm các khoản sau: vốn sản phẩm
đang chế tạo, vốn về chi phí trả trước.
Thang Long University Library
3
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông gồm các khoản: vốn thành phẩm và vốn
bằng tiền; vốn trong thanh toán gồm những khoản phải thu và các khoản tiền tạm ứng
trước phát sinh trong quá trình mua vật tư hàng hóa hoặc thanh toán nội bộ; các khoản
vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, cho vay ngắn hạn..
Phương pháp này cho phép biết được kết cấu vốn lưu động theo vai trò. Từ đó,
giúp cho việc đánh giá tình hình phân bổ vốn lưu động trong các khâu của quá trình
luân chuyển vốn, thấy được vai trò của từng thành phần vốn đối với quá trình kinh
doanh. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp tổ chức quản lý thích hợp nhằm tạo ra một
kết cấu vốn lưu động hợp lý, tăng được tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
c. Phân loại theo quan hệ sở hữu
Theo cách này người ta chia VLĐ thành 2 loại:
- Vốn chủ sở hữu: là số VLĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh
nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt.
- Các khoản nợ: là các khoản VLĐ mà doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng trong
một thời hạn nhất định (như vốn vay ngắn hạn của các ngân hàng thương mại, các tổ
chức tài chính; vốn vay thông qua phát hành trái phiếu ngắn hạn; các khoản nợ khách
hàng chưa thanh toán).
Cách phân loại này cho thấy kết cấu VLĐ của doanh nghiệp được hình thành
bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay các khoản nợ. Từ đó có các quyết định trong
huy động và quản lý, sử dụng VLĐ hợp lý hơn, đảm bảo an ninh tài chính trong sử
dụng vốn của doanh nghiệp.
Như vậy, mỗi cách phân loại vốn lưu động đáp ứng những yêu cầu nhất định của
công tác quản lý.
1.1.2. Nội dung quản lý sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.2.1. Nhu cầu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu
động.
a. Nhu cầu vốn lưu động:
Trong chu kì kinh doanh của doanh nghiệp phát sinh nhu cầu vốn lưu động. Nhu
cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết doanh nghiệp
phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ hàng tồn kho và khoản cho khách
hàng nợ sau khi đã sử dụng khoản tín dụng của nhà cung cấp và các khoản nợ phải trả
khác có tính chất chu kì (tiền lương phải trả, tiền thuế phải nôp,….), có thể xác định
theo công thức sau:
4
Nhu cầu
vốn lưu
động
=
Mức dự
trữ hàng
tồn kho
+
Khoản phải
thu của khách
hàng
-
Khoản phải trả
nhà cung cấp.
Số vốn lưu động doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra tùy thuộc vào nhu cầu vốn
lưu động lớn hay nhỏ trong từng thời kì kinh doanh. Trong công tác quản lý vốn lưu
động, một vấn đề quan trọng là phải xác định được nhu cầu vốn lưu động cần thiết
phải tứng với một quy mô và điều kiện kinh doanh nhất định.
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết tối thiểu là số vốn tính ra phải để
để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách liên tục. Đồng thời phải
thực hiện chế độ tiết kiệm một cách hợp lý.
b. Sự cần thiết phải xác định nhu cầu vốn lưu động
Trong điều kiện ngày nay, mọi nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh,
các doanh nghiệp đều phải tự tài trợ. Do đó, việc xác định đúng đắn và hợp lý nhu cầu
vốn lưu động thường xuyên càng có ý nghĩa quan trọng bởi vì:
- Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết được xác định đúng đắn và hợp
lý là cơ sở để tổ chức tốt các nguồn tài trợ.
- Đáp ứng kịp thời đầy đủ vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp tiến hành bình thường và liên tục. Nếu nhu cầu vốn lưu động xác định quá thấp
sẽ gây nhiều khó khăn cho công tác tổ chức đảm bảo vốn , gây căng thẳng giả tạo về
vốn, làm gián đoạn quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Mặt khác còn có thể gây
ra những tổn thất như sản xuất bị đình trệ, không có dủ vốn thực hiện các hợp đồng
kinh tế đã ký kết, không có khả năng trả nợ người lao động và trả nợ người cung cấp
khi đến hạn thanh toán, làm giảm và mất uy tín với bạn hàng
Nếu xác định nhu cầu VLĐ quá cao sẽ dấn đến tình trạng thừa vốn gây ứ đọng
vật tư, hàng hóa, không tiết kiệm được vốn gây lãng phí, làm tăng các khoản chi phí
không cần thiết, tăng giá thành, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, phát sinh nhiều khoản
chi phí không hợp lý, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngược lại nếu xác định
nhu cầu VLĐ quá thấp sẽ gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp: không đảm bảo VLĐ cho sản xuất liên tục, gây nên những thiệt hại do
ngừng sản xuất, không có khả năng thanh toán.., từ đó gây mất tín nhiệm trong quan
hệ mua bán, quan hệ tín dụng, mất uy tín trong kinh doanh.
c. Những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
Nhu cầu vốn lưu động là một đại lượng không cố định và phụ thuộc vào nhiều
yếu tố. Trong đó có một số yếu tố chủ yếu sau:
Thang Long University Library
5
- Những nhân tố về đặc điểm, tính chất của ngành nghề kinh doanh như: chu kì
kinh doanh, quy mô kinh doanh, tính chất thời vụ trong công việc kinh doanh, những
thay đổi về kĩ thuật công nghệ sản xuất vv…Các nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp
đến số vốn lưu động mà doanh nghiệp phải ứng ra và thời gian ứng vốn.
- Những nhân tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm: Khoảng cách giữa
doanh nghiệp với các nhà cung cấp vật tư hàng hóa, sự biến động về giá cả của các
loại vật tư, hàng hóa mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh,
khoảng cách giữa doanh nghiệp với thị trường đầu ra, điều kiện phuơng tiện vận tải….
- Chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, tín dụng và tổ chức
thanh toán: Chính sách về tiêu thụ sản phẩm và tín dụng của doanh nghiệp ảnh hưởng
trực tiếp đến kỳ hạn thanh toán quy mô các khoản phải thu. Việc tổ chức tiêu thụ và
thực hiện các thủ tục thanh toán và tổ chức thanh toán thu tiền bán hàng có ảnh hưởng
trực tiếp đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
1.1.2.2. Nội dung quản lý vốn lưu động
a. Quản lý vốn bằng tiền:
Vốn bằng tiền của doanh nghiệp gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng.
Việc quản lý vốn bằng tiền là vấn đề hết sức quan trọng trong công tác quản lý tài
chính doanh nghiệp.
+ Vốn bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán của một
doanh nghiệp tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định đòi hỏi thường xuyên
phải có một lượng tiền tương xứng mới đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh
nghiệp ở trạng thái bình thường.
+ Vốn bằng tiền là một lại tài sản có tính linh hoạt cao và cũng dễ là đối tượng
của các hành vi tham ô, gian lận, lợi dụng.
Nội dung chủ yếu của quản lý vốn bằng tiền bao gồm các vấn đề sau:
- Xác định mức dự trữ vốn tiền mặt một cách hợp lý. Việc xác định mức tồn dự
trữ tiền mặt có lý nghĩa quan trọng giúp cho doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh
toán bằng tiền mặt cần thiết trong kỳ, tránh được rủi ro không có khả năng thanh toán.
Giữ được uy tín với các nhà cung cấp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp chớp được cơ
hội kinh doanh tốt, tạo khả năng thu được lợi nhuận cao.
- Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu chi bằng tiền. Doanh nghiệp cần xấy dựng
các nội quy, quy chế về quản lý các khoản phải thu chi. Đặc biết là các khoản thu chi
bằng tiền mặt để trách thất thoát mất mát, lạm dụng tiền của doanh nghiệp để vụ lợi
cho cá nhân.
6
- Tất cả các khoản thu chi của doanh nghiệp đều phải thông qua quỹ tiền mặt,
không được chi tiêu ngoài quỹ.
- Phải có sự phân định rõ ràng trong quản lý tiền mặt giữa nhân viên kế toán tiền
mặt và thủ quỹ. Việc xuất nhập quỹ hàng ngày do thủ quỹ tiến hành trên cơ sở các
phiếu thu chi hợp thức và hớp pháp.
- Tăng tốc quá trình thu tiền và làm vhaamj đi quá trình chi tiền. Dự đoán thời
gian chi trả, d oanh nghiệp có thể tận dụng lượng tiền mặt trôi nổi trên một số dư tiền
mặt nhỏ hơn.
- Cần quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng bằng tiền mặt. Xác định rõ đối tượng
tạm ứng, các trường hợp tạm ứng, mức độ tạm ứng và thời gian tạm ứng.
- Thường xuyên thanh toán các khoản nợ đến hạn cho doanh nghiệp.
b. Quản lý khoản phải thu.
- Tầm quan trọng của quản lý phải thu
Quản lý khoản phải thu của khách hàng là một vấn đề rất quan trọng và phức tạp
trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp vì:
+ Khoản phải thu từ khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của
doanh nghiệp.
+ Việc quản lý các khoản phải thu từ khách hàng liên quan chặt chẽ đến việc tiêu
thụ sản phẩm. Khi doanh nghiệp mở rộng bán chịu cho khách hàng sẽ làm cho nợ phải
thu tăng lên. Tuy vậy doanh nghiệp có thể tăng thị phần từ đó gia tăng được doanh thu
bán hàng và lợi nhuận.
+ Quản lý khoản phải thu liên quan trực tiếp đến việc tổ chức và bảo toàn vốn
lưu động của doanh nghiệp.
+ Việc tăng nợ phải thu kéo theo gia tăng các khoản chi phí như chi phí quản lý,
chi phí thu hồi nợ, chi phí trả lãi trước tiền vay để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thiếu
do vốn của doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng và làm tăng rủi ro tài chính của
doanh nghiệp.
- Các biện pháp chủ yếu quản lý khoản phải thu:
+ Xác định chính sách bán chịu( chính sách tín dụng thương mại) với khách
hàng. Doanh nghiệp cần xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách này như:
mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thu, tăng doanh thu, lợi nhuận, tính chất thời vụ trong
sản xuất, tình trạng cạnh tranh, tình trạng tài chính của doanh nghiệp,...
+ Phân tích khách hàng, xác định đối tượng bán chịu: Trong việc hình thành
chính sách tín dụng thương mại, doanh nghiệp cần phải xác định rõ là bán chịu cho ai.
Do đó, để thẩm định rủi ro cần phải có sự phân tích kỹ lưỡng khả năng trả nợ và uy tín
của khách hàng, nhất là khách hàng tiềm năng.
Thang Long University Library
7
+ Xác định điều kiện thanh toán: Doanh nghiệp phải xác định thời hạn bán chịu
và tỷ lệ chiết khấu thanh toán.Trong trường hợp khách hàng có uy tín thấp hoặc đáng
nghi ngờ, doanh nghiệp cần ấn định một hạn mức tín dụng hạn chế để trách rủi ro.
+ Thường xuyên kiểm soát nợ phải thu: Mở sổ theo dõi chi tiết nợ phải thu và
tình hình thanh toán với khách hàng.
+ Áp dụng các biện pháp thích hợp thu hồi nợ và bảo toàn vốn.
+ Chuẩn bị sẵn sàng các chứng từ cần thiết đối với các khoản nợ sắp đến kỳ
thanh toán. Nhắc nhở và đôn đốc khách hàng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
+ Thực hiện các biện pháp kịp thời thu hồi các khoản nợ đến hạn.
+ Chủ động áp dụng các biện pháp tích cực và thích hợp thu hồi các khoản nợ
quá hạn. Cần xác định rõ nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn để có biện pháp thu hồi
thích hợp.
+ Doanh nghiệp cần trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi để chủ động bảo toàn
vốn lưu động.
c. Quản lý vốn về hàng tồn kho.
- Tầm quan trọng của việc quản lý vốn về hàng tồn kho.
+ Vốn về hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh
nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp.
+ Việc duy trì hợp lý vốn về hàng tồn kho sẽ tạo cho doanh nghiệp thuận lợi cho
hoạt động sản xuất kinh doanh: trách được rủi ro trong việc chậm chễ hoặc ngừng hoạt
động sản xuất do thiếu vật tư hay trách được việc phải trả giá cao cho việc đặt hàng
nhiều lần với số lượng nhỏ.
+ Tránh được tình trạng ứa đọng về vật tư, hàng hóa hoặc là căng thẳng do thiếu
hụt vật tư. Từ đó làm tăng tốc độ luân chuyển vốn.
+ Dữ trữ hàng tồn kho hợp lý có vài trò như một tấm đệm an toàn giữa các giai
đoạn khác nhau trong chu kỳ kinh doanh.
+ Hiệu quả quản lý sử dụng vốn về hàng tồn kho ảnh hưởng và tác động trực tiếp
đến hiệu quả sử dụng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tại cùng một thời điểm, khi doanh nghiệp được hưởng những lợi ích từ việc dự
trữ và sử dụng hàng tồn kho thì các chi phí có liên quan cũng phát sinh tương ứng bao
gồm: chí phí đặt hàng, chi phí lưu trữ hay chi phí tồn trữ và chi phí thiệt hại do không
có hàng.
8
1.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp
1.1.3.1. Sức sinh lời của vốn lưu động
Sức sinh lời của vốn lưu động =
Lợi nhuận
Vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết:
- Cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo
ra nhiều đồng lợi nhuận.
- Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
1.1.3.2. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động:
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động =
Vốn lưu động
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết:
- Cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
1.1.3.3. Số vòng quay của vốn lưu động( Hệ số luân chuyển)
Thời gian của một vòng luân chuyển =
Số ngày trong kỳ
Số vòng quay của vố lưu động
Thường lấy thời gian của kỳ phân tích là một năm hay 360 ngày.
Chỉ tiêu này cho biết:
- Số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng.
- Thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển của vốn
lưu động càng lớn và làm rút ngắn chu kỳ kinh doanh, vốn quay vòng hiệu quả hơn.
1.1.3.4. Phân tích khả năng luân chuyển hàng tồn kho
Sự hình thành hàng tồn kho là một đòi hỏi tất yếu trong quá trình luân chuyển
vốn của DN, tuỳ thuộc vào ngành nghề của DN mà mức độ tồn kho nhiều hay ít, cũng
như chủng loại tồn kho là khác nhau. Thông thường thì hàng tồn kho sẽ bao gồm các
loại sau: nguyên vật liệu, công cụ - dụng cụ, thành phẩm, sản phẩm dở dang, hàng
hoá,... Để đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng hàng tồn kho trong việc tạo ra
doanh thu thì ta sử dụng chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay
hàng tồn kho.
Thang Long University Library
9
a. Vòng quay hàng tồn kho
- Vòng quay hàng tồn kho thể hiện rằng trong kỳ thì DN đã xuất hàng được mấy
lần, như vậy nếu số vòng quay hàng tồn kho càng lớn thì chứng tỏ rằng hiệu quả sử
dụng hàng tồn kho càng cao. Và ngược lai, nếu số vòng quay hàng tồn kho càng nhỏ
thì có thể rằng DN đang đầu tư quá nhiều vào hàng tồn kho hoặc hàng tồn kho của DN
khó có khả năng luân chuyển.
Vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho BQ
b. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho
- Số ngày một vòng quay hàng tồn kho cho biết trung bình thì bao nhiêu ngày
DN xuất hàng một lần. Như vậy ta thấy, nếu số ngày trung bình một lần xuất hàng
càng nhỏ thì chứng tỏ tốc độ luân chuyển hàng tồn kho cao, hiệu quả sử dụng hàng tồn
kho càng lớn và ngược lai.
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho =
Số ngày trong kỳ
Số vòng quay hàng tồn kho
1.1.3.5. Khả năng thanh toán ngắn hạn
Hệ số thanh toán ngắn hạn =
Tổng số tài sản lưu động
Tổng số nợ ngắn hạn
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện rõ nét thông qua khả năng thanh
toán, đó là khả năng mà doanh nghiệp trả được các khoản nợ phải trả khi nợ đến hạn
thanh toán.
- Hệ số cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là
cao hay thấp, nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có dư khả năng thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính của doanh nghiệp là bình thường
hoặc khả quan.
1.1.3.6. Tỉ suất thanh toán tức thời
Tỉ suất thanh toán tức thời =
Tổng số vốn bằng tiền
Tổng số nợ ngắn hạn
- Nếu tỉ suất lớn hơn 0.5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan.
10
- Nếu tỉ suất nhỏ hơn 0.5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong thanh toán
công nợ và do đó có thể phải bán gấp hàng hoá, sản phẩm để trả nợ vì không dư tiền
thanh toán.
1.1.3.7. Số vòng quay các khoản phải thu
Số vòng quay khoản phải thu =
Doanh thu thuần
Khoản phải thu BQ
- Chỉ tiêu cho biết mức hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc
đi thu hồi nơ.Nếu các khoản phải thu được thu hồi nhanh thì số vòng luân chuyển của
các khoản phải thu sẽ nâng cao và vốn của công ty ít bị chiếm dụng.
- Nếu số vòng luân chuyển các khoản phải thu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh
hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ.
1.1.3.8. Thời gian một vòng quay các khoản thu
Kỳ thu tiền bình quân =
Số ngày trong kỳ
Số vòng quay các khoản phải thu
- Chỉ tiêu này cho thấy đẻ thu hồi các khoản phải thu cần một thời gian là bao
nhiêu.
- Nếu số ngày này mà lớn hơn thời gian bán chịu quy định cho khách hàng thì
việc thu hồicác khoản phải thu là chậm và ngược lại.
1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý và hiệu quả sử dụng VLĐ
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh
nghiệp, nhưng có thể chia thành hai nhóm nhân tố sau
1.1.4.1 Các nhân tố khách quan
+ Chính sách kinh tế của nhà nước: Chính sách vĩ mô của nhà nước trong nền
kinh tế thị trường tác động một phần không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp. Chẳng hạn như nhà nước sử dụng chính sách thắt chặt: tăng thuế giá trị gia
tăng đánh vào các yếu tố đầu vào làm cho chi phí của doanh nghiệp tăng lên. Vì vậy
đứng trước các quyết định đầu tư, tổ chức doanh nghiệp cần phải xem xét đến yếu tố
này.
+ Tác động của thị trường: Doanh nghiệp hoạt động luôn gắn liền với thị trường
đầu vào, thị trường đầu ra, thị trường vốn,…Trong hoạt động kinh doanh, các doanh
nghiệp phải đối mặt với những rủi ro như lạm phát, sự biến động của lãi suất, vật
liệu…tác động mạnh mẽ đến môi trường kinh doanh . Vì vậy doanh nghiệp phải kiểm
soát tốt thị trường đầu ra, đầu vào, thị trường vốn… nếu không sẽ ảnh hưởng đến
VKD cũng như vốn lưu động của doanh nghiệp.
Thang Long University Library
11
+ Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ: Ngày nay, khoa học công nghệ không
ngừng phát triển, nếu doanh nghiệp không bắt kịp điều này để điều chỉnh kịp thời giá
trị sản phẩm thì hàng hóa bán ra sẽ giảm tính cạnh tranh và chất lượng.
+ Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: tác động của nền kinh tế tăng trưởng
nhanh hay chậm có ảnh hưởng đến sức mua của thị trường. Điều này ảnh hưởng trực
tiếp đến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận
và như thế sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung và VLĐ nói riêng
1.1.4.2. Nhân tố chủ quan
+ Xác định nhu cầu vốn lưu động: xác định nhu cầu VLĐ thiếu chính xác dẫn
đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh, điều này sẽ ảnh hưởng
không tốt đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn
của doanh nghiệp.
+ Việc lựa chọn phương án đầu tư:Nếu dự án được chọn là khả thi, phù hợp với
điều kiện thị trường, khả năng của doanh nghiệp và phù hợp với lối phát triển của nhà
nước thì sản phảm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay VLĐ và ngược lại.
+ Do trình độ quản lý: trình độ quản lý của doanh nghiệp mà yếu kém sẽ dẫn đến
thất thoát vật tư hàng hoá trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm, dẫn đến sử dụng lãng phí VLĐ, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Ngược lại, với trình
độ quản lý cao, nhà quản trị sẽ có hiệu quả sử dụng VLĐ.những quyết định đầu tư
ngắn hạn đúng đắn tránh tình trạng để vốn nhàn rỗi, nâng cao.
+ Đặc điểm của quá trinh sản xuất kinh doanh: Nhu cầu của thị trường mang tính
thời vụ, chính vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có tính thời vụ. Vốn lưu
động là yếu tố thiết yếu của quá trình sản xuất kinh doanh, cho nên vốn lưu động cũng
chịu ảnh hưởng tính thời vụ của thị trường. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động , doanh nghiệp cũng cần phải trú trọng đến tính thời vụ.
+ Các mối quan hệ của doanh nghiệp: Đó là quan hệ giữa doanh nghiệp với
khách hàng và quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp. Các mối quan hệ này rất
quan trọng, nó có ảnh hưỏng tới nhịp độ sản xuất, khả năng phân phối sản phẩm,
lượng hàng tiêu thụ … là những vấn đề trực tiếp tác động tới lợi nhuận của doanh
nghiệp. Nếu các mối quan hệ trên được diễn ra tốt đẹp thì quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp mới diễn ra thường xuyên liên tục, sản phẩm làm ra mới tiêu
thụ được nhanh chóng, khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
Trên đây là một số nhân tố chủ yếu làm ảnh hưởng tới công tác quản lý và sử
dụng VLĐ của doanh nghiệp. Để hạn chế những tiêu cực ảnh hưởng không tốt tới hiệu
quả tổ chức và sử dung VLĐ, các doanh nghiệp cần nghiên cứu xem xét một cách kỹ
12
lưỡng sự ảnh hưởng của từng nhân tố nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất, để
hiệu quả của đồng VLĐ mang lại là cao nhất.
1.2. Tổng quan thực tiễn về nghiên cứu vốn lưu động
1.2.1. Thực tiễn về nghiên cứu vốn lưu động
Trong quá trình nghiên cứu và làm luận văn về đề tài vốn lưu động em có tham
khảo và tìm hiểu một số luận văn cùng đề tài như sau:
- Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Xuất
Nhập Khẩu Kỹ thuật (Nguồn: doc.edu.vn)
- Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Cổ phần
giải trí Thăng Long (Nguồn: luanvan.net.vn)
- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Giày Bình Định
(Nguồn: luanvan.net.vn)
Các bài viết trên đều có hướng tiếp cận đề tài vì nhận thức được tầm quan trọng
của vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh là điều chính xác. Các bài viết
thường đi theo hướng sau:
- Tiếp cận đề tài về vốn lưu động
- Giới thiệu tổng quan về vốn lưu động và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng
vốn lưu động
- Phân tích cụ thể tình hình sử dụng và quản lý vốn lưu động tại doanh nghiệp
- Tìm ra các tồn tại chưa tốt sau đó đưa ra các giải pháp khắc phục.
- Các chỉ số được sử dụng trong các bài tham khảo:
1. Số vòng quay của hàng tồn kho và thời gian một vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Thời gian một vòng quay HTK =
360 ngày
Số vòng quay HTK
2. Số vòng quay các khoản phải thu và thời gian một vòng quay các khoản phải thu
Thời gian một vòng quay HTK =
360 ngày
Số vòng quay hàng tồn kho
Thang Long University Library
13
Thời gian 1 vòng quay các khoản phải thu =
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay các khoản phải thu
3. Các chỉ tiêu khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán ngắn hạn =
Tổng số tài sản lưu động
Tổng số nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán tức thời =
Tổng số vốn bằng tiền
Tổng số nợ ngắn hạn
- Các chỉ số được sử dụng trong bài mà các bài tham khảo không có:
1. Sức sinh lời của vốn lưu động
Sức sinh lời của vốn lưu động =
Lợi nhuận
Vốn lưu động bình quân
2. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Doanh thu thuần
1.2.2. Nhận định cá nhân về thiếu sót của những bài tham khảo
Tuy nhiên cá nhân em nhận thấy những bài viết này vẫn còn nhiều thiếu sót và
những điểm chưa thực sự chính xác. Cụ thể là:
+ Tại chương 1 các bài viết trên liệt kê ra hàng loạt các công thức nhưng đến
chương 2, khi phân tích cụ thể lại không sử dụng hết các công thức đã liệt kê trước đó.
+ Các bài viết tập trung quá nhiều về nghiên cứu lý thuyết mà không nghiên
cứu nhiều tới các chỉ số phân tích.
+ Các bài viết thường chỉ tập trung nghiên cứu và đánh giá các chỉ tiêu dựa trên
phân tích định tính mà bỏ quên phân tích định lượng
+ Mặc dù đề tài nghiên cứu về vốn lưu động nhưng nội dung đề cập đến vốn
lưu động ít, mà chủ yếu xoay quanh phân tích tài chính.
+ Nêu ra được những tồn tại nhưng các giải pháp lại không sát với thực trạng
những tồn tại được nêu ra
14
1.3. Kết luận
- Mục đích nghiên cứu: Đề tài tập trung vào tình hình vốn lưu động của công ty
để thấy được thực trạng và hiệu quả vốn lưu động tại công ty, từ đó đưa ra những giải
pháp, kiến nghị nhằm cải thiện hay làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công
ty hiệu quả hơn
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu: Tình hình vốn lưu động tại Công ty Cổ phần xuất
nhập khẩu ETOP.
+ Phạm vi nghiên cứu: Sau khi nghiên cứu, tham khảo và tìm hiểu một số luận
văn cùng hướng làm về vốn lưu động, những luận văn này nghiên cứu bao quát vốn
lưu động và khá rộng. Vì vậy em nhận thấy những luận văn đó không thực sự phù hợp
với định hướng nghiên cứu của em. Trong luận văn này em chỉ nghiên cứu các khía
cạnh liên quan đến hoạt động quản lý và sử dụng vốn lưu động mà không đi sâu vào
các hoạt động khác; mặc dù các hoạt động khác có mối quan hệ mật thiết đối với hoạt
động tài chính của công ty. Phạm vi nghiên cứu của em là:Nghiên cứu tình hình vốn
lưu động tại công ty trong giai đoạn 2010 – 2012.
- Phương pháp nghiên cứu: Thông qua việc thu thập số liệu thực tế tại công ty,
bài viết của em sẽ tính toán và nghiên cứu số liệu định tính và định lượng thông qua
phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ số.
+ Là phương pháp thường được sử dụng trong phân tích tài chính; tuỳ thuộc
vào mục tiêu phân tích mà có thể so sánh theo các cách khác nhau. So sánh giữa thực
tế với kế hoạch để thấy được tình hình thực hiện kế hoạch của DN, so sánh số liệu năm
phân tích với các năm trước đó để thấy được mức độ tăng giảm, xu hướng phát triển
của DN, so sánh số liệu giữa DN với các DN cùng ngành hoặc với số liệu trung bình
ngành để thấy được vị trí, sức mạnh của DN. Khi phân tích thì có thể phân tích theo
chiều ngang cũng như chiều dọc. Phân tích theo chiều ngang là so sánh cả về số tuyệt
đối và số tương đối của một chỉ tiêu cụ thể nào đó qua nhiều thời kỳ, qua đó ta sẽ thấy
được xu hướng biến động của một chỉ tiêu nào đó, là cơ sở để đánh giá được tình hình
tốt lên hay xấu đi, là cơ sở để dự đoán chỉ tiêu đó. Phân tích theo chiều dọc là xem xét
tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong chỉ tiêu tổng thể, từ đó chúng ta thấy được mức độ ảnh
hưởng của từng chỉ tiêu đến chỉ tiêu tổng thể hoặc là mức độ lớn nhỏ của từng chỉ tiêu
trong chỉ tiêu tổng thể.
+ Phân tích tỷ số là kỹ thuật phân tích căn bản và quan trọng nhất của phân tích
tài chính. Phân tích các tỷ số tài chính liên quan đến việc xác định và sử dụng các tỷ số
tài chính để đo lường và đánh giá tình hình và hoạt động tài chính của DN. Dựa vào
các báo cáo tài chính thì ta có nhiều tỷ số khác nhau; dựa vào nguồn số liệu để xác
Thang Long University Library
15
định các tỷ số thì ta có các tỷ số sau: các tỷ số được xác định từ bảng cân đối kế toán,
các tỷ số được xác định từ báo cáo kết quả kinh doanh, các tỷ số đước xác định từ số
liệu của cả hai bảng.
Bên cạnh đó em cũng sẽ nghiên cứu về các chỉ số dựa trên phân tích Dupont
trong phần phân tích cụ thể các chỉ số.
16
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU ETOP
2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty
- Tên giao dịch: ETOP IMPORT EXPORT JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: ETOP.,JSC
- Địa chỉ: Số 108, Lê Lợi, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, TP Hà Nội
- Người đại diện: Giám đốc Nguyễn Văn Tấn
- Loại hình: Công ty Cổ phần
- Điện thoại: 04.37893807
- Email: etop@exporttop.com
2.1.2. Vốn điều lệ và cổ phần của công ty
Công ty có vốn điều lệ là 6.000.000.000 VNĐ (6 tỷ đồng) tính đến ngày
31/12/2012, và được chia thành 600.000 cổ phần với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần.
2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP là công ty cổ phần được thành lập từ
ngày 1/8/2003 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo số 0103048857 và mã
số thuế là 0104864364 được sở đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Công ty cổ phần xuất
nhập khẩu ETOP là doanh nghiệp kinh doanh và xuất nhập khẩu trong lĩnh vực xuất
khẩu nông sản và mây tre đan; đồ thủ công mĩ nghệ
Tư cách pháp nhân của Công ty: Công ty là pháp nhân theo pháp luật Việt Nam
kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thực hiện chế độ hạch toán
kinh tế độc lập, sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tiền VND hoặc ngoại tệ tại
ngân hàng theo quy định của pháp luật.).
Trong những ngày đầu mới thành lập, quy mô của công ty còn nhỏ hẹp, cơ sở vật
chất còn thiếu thốn. Song với mục tiêu rõ ràng và sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên
quyết tâm vượt khó, phấn đấu vươn lên mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Đến
nay, công ty đã không ngừng phát triển và đạt được một số thành tích đáng kể, có uy
tín cao trên thị trường.
ETOP.,JSC phát triển được như ngày hôm nay là do lòng tâm huyết và sự nỗ lực
không ngừng của các lãnh đạo, kết hợp với lòng nhiệt tình, sự trẻ trung, năng động,
sáng tạo, ham học hỏi của những nhân viên đã giúp cho Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu Etop ngày càng trở lên lớn mạnh cả về quy mô lẫn chất lượng sản phẩm và dịch
vụ.
Thang Long University Library
17
* Đặc thù về vốn lưu động của Công ty Cổ phần XNK ETOP
Mặc dù là một doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nhưng vẫn là một doanh nghiệp
nhỏ nên vốn lưu động của Công ty chỉ được huy động từ trong nước mà chưa huy
động được từ các nhà đầu tư nước ngoài.
- Là một doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên tỷ giá ảnh hưởng đáng kể tới vốn
lưu động của Công ty. Trong những năm gần đây, tỷ giá có biến động phức tạp. Đặc
biệt là tình hình nền kinh tế Mỹ khó khăn gây ra rất nhiều sự biến động đối với đồng
USD, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh và quản lý vốn lưu động của Công
ty Cổ phần XNK ETOP.
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
a. Đại Hội Đồng Cổ Đông
Có quyền cử người đại diện cho Công ty điều hành các hoạt động kinh doanh
theo quy định của pháp luật. Thông qua định hướng phát triển của Công ty quyết định
đầu tư, sửa đổi bổ sung điều lệ Công ty. Xem xét và xử lý các vi phạm, bầu miễn
nhiệm, bãi nhiệm các thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát.
b. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân
danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công
ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
c. Ban kiểm soát
Do các cổ đông bầu ra thông qua Đại hội cổ đông có trách nhiện trước cổ đông
và pháp luật về việc kiểm tra, giám sát hoạt động của Công ty và việc chấp hành điều
lệ Công ty cũng như nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ
đông trong quá trình sản xuất kinh doanh.
d. Ban tổng giám đốc
Tổng giám đốc: là người đại diện pháp lý của Công ty là người điều hành hoạt
động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ được giao, là người chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh
doanh và làm tròn nghĩa vụ với Nhà Nước.
Phó tổng giám đốc: giúp tổng giám đốc điều hành một số lĩnh vực của Công ty
theo sự phân công của tổng giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc
Công ty và pháp luật về những công việc được giao. Phó tổng giám đốc Công ty do
tổng giám đốc Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật
18
e. Phòng tổ chức tổng hợp
Tổ chức tuyển dụng nhân viên theo đúng nhu cầu của Công ty và tuân theo các
qui định của pháp luật.
Thực hiện công tác tổng hợp, hành chính, văn thư, lưu trữ. Tiếp nhận, phân loại
văn bản đi và đến, tham mưu cho Ban Giám đốc xử lý các văn bản hành chính nhanh
chóng, kịp thời.
Quản lý con dấu, chữ ký theo quy định. Cấp giấy công tác, giấy giới thiệu, sao
lục các văn bản do Công ty ban hành và văn bản của cấp trên theo quy định của ban
tổng giám đốc.
Quản lý theo dõi tài sản, phương tiện văn phòng của toàn Công ty.
Tổ chức và quản lý lực lượng bảo vệ, đảm bảo trật tự an ninh, an toàn cháy nổ,
bảo vệ tài sản Công ty không để xảy ra mất mát.
f. Phòng tài chính kế toán
Tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Công ty và các nhiệm vụ quyền
hạn theo quy định pháp luật.
Tổ chức, theo dõi chặt chẽ chính xác vốn và nguồn vốn của Công ty, theo dõi
công nợ và thường xuyên đôn đốc để thanh toán công nợ.
Thanh toán hợp đồng kinh tế.
Phân tích hoạt động kinh tế mỗi năm một lần trước Ban giám đốc và Đại hội cổ
đông.
g. Phòng kinh doanh
- Nghiên cứu thị trường trong nước, quốc tế cho các mặt hàng xuất nhập khẩu
của Công ty.
- Thực hiện những giao dịch buôn bán với khách hàng trong và ngoài nước.
- Làm việc với khách hàng, nhà cung cấp về kế hoạch sản xuất, kế hoạch
giao hàng và hiệp thương với khách hàng khi có sự cố xảy ra liên quan đến tiến
độ giao hàng.
h. Phòng xuất nhập khẩu
- Liên hệ tìm đối tác theo đúng quy trình xuất nhập khẩu.
- Đảm bảo chỉ tiêu số lượng hàng nhập khẩu và phù hợp với nhu cầu kinh doanh
- Kiểm tra giám sát quá trình giao nhận hàng của nhân viên tại cảng. Kịp thời xử
lý các phát sinh về chứng từ tại cảng.
- Khiếu nại về hàng hóa đúng nơi, đúng hạn quy định.
Thang Long University Library
19
i. Phòng kế hoạch đầu tư
- Phòng Kế hoạch và Đầu tư có chức năng tham mưu giúp về công tác chiến
lược tổng thể và kế hoạch đầu tư phát triển.
- Kế hoạch các nguồn vốn đầu tư vào các hợp đồng thương mại, dự án..
- Tham mưu về các hoạt động thương mại, dịch vụ hậu cần cảng và hoạt động
xuất - nhập khẩu.
- Lập kế hoạch sản xuất hàng năm, hàng quý, hàng tháng và từng đơn hàng.
- Quản lý vật tư, hàng hóa qua hệ thống kho tàng, xuất nhập vật tư bất kể từ
nguồn nào đều phải lập hóa đơn chứng từ xuất nhập có đủ chữ ký ghi trên hóa đơn.
- Làm việc với khách hàng về kế hoạch sản xuất, kế hoạch giao hàng và hiệp
thương với khách hàng khi có sự cố xảy ra liên quan đến tiến độ giao hàng.
20
2.2 Khải quát tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu
ETOP giai đoạn 2009 – 2012
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009
Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
82.011.672.687 66.793.595.358 48.521.264.562 32.569.092.339
Các khoản giảm trừ doanh thu 1.620.328.677 1.329.385.791 985.800.552 619.111.887
Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
80.391.344.010 65.464.209.567 47.535.464.010 31.949.980.452
Giá vốn hàng bán 53.224.995.762 45.802.134.600 32.030.159.403 20.332.720.911
Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
27.166.348.248 19.662.074.967 15.505.304.607 11.617.259.541
Doanh thu hoạt động tài chính 1.421.463.909 2.038.642.467 1.343.948.730 966.879.846
Chi phí tài chính 297.932.865 996.364.854 560.118.684 220.522.491
- Trong đó: Chi phí lãi vay 9.343.563 41.799.390 18.011.430 19.811.097
Chi phí bán hàng 7.037.525.208 5.435.830.632 4.314.557.415 3.736.428.063
Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.452.880.218 1.302.820.788 1.111.478.670 839.878.845
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
19.799.473.866 13.965.701.160 10.863.098.568 7.787.309.988
Thu nhập khác 1.385.167.044 1.087.635.984 3.103.154.148 671.074.968
Chi phí khác 522.604.503 255.808.929 1.271.601.507 259.795.308
Lợi nhuận khác 862.562.541 831.827.055 1.831.552.641 411.279.660
Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
20.662.036.407 14.797.528.215 12.694.651.209 8.198.589.648
Chi phí thuế TNDN hiện hành 3.402.449.184 2.335.102.947 1.935.175.764 1.072.994.346
Chi phí thuế TNDN hoãn lại (98.021.004) (37.389.726) (28.032.309) (18.737.088)
Lợi nhuận sau thuế TNDN 17.357.608.227 12.499.814.994 10.787.507.754 7.144.332.390
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP)
Thang Long University Library
21
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2011 là 66.793.595.358 đồng
tăng 18.272.330.796 đồng, tương ứng với tỷ lệ 37,66% so với năm 2010. Còn năm
2012 là 82.011.672.687 đồng, tăng 15.218.077.329 đồng, tương ứng tăng với tỉ lệ là
22,78% so với năm 2011. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng liên tiếp qua
các năm do công ty đã xuất khẩu được số lượng nhiều hơn các mặt hàng về đồ thủ
công mỹ nghệ và hàng nông sản, thực phẩm... sang nhiều nước Châu Âu so với các
năm trước đó. Sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu của Công ty chứng tỏ hoạt động
kinh doanh của Công ty ngày ngày khởi sắc và đạt được kết quả rất khả quan. Công ty
ngày càng mở rộng được thị trường và có thêm nhiều khách hàng mới, uy tín của Công
ty trên thị trường ngày càng được tăng lên.
- Các khoản giảm trừ doanh thu: Năm 2011 là 1.329.385.791 đồng, tăng
343.585.239 đồng, tương ứng tăng 34,85% so với năm 2010. Năm 2012 khoản giảm
trừ doanh thu là 1.620.328.677 đồng, tăng 290.942.886 đồng, tương ứng tăng 21,89%
so với năm 2011. Khoản giảm trừ doanh thu tăng đa phần đều cho Công ty dành cho
khách hàng những khoản chiết khấu thương mại trên các đơn đặt hàng lớn từ đó động
viên được khách hàng mua với số lượng lớn nhằm tăng để tăng doanh thu cho Công ty.
- Giá vốn hàng bán: Trong năm 2011giá vốn hàng bán tăng 17.928.745.557đồng,
tương ứng tăng với tỉ lệ 43,00% so với năm 2010. Năm 2012 giá vốn hàng bán là
53.224.995.762 đồng, tăng 7.422.861.162 đồng, tương ứng tăng 16,21% so với năm
2011. Như đã nói ở trên, năm hiện tại công ty đã bán được nhiều hàng hơn so với năm
trước đó, cung cấp và xuất khẩu được nhiều hàng hóa hơn, vì vậy giá vốn hàng bán
cũng tăng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên thêm một lý do chủ yếu nữa khiến giá vốn hàng
bán tăng là do giá các yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cũng
tăng.
- Doanh thu hoạt động tài chính: Nguồn thu của Công ty từ doanh thu khoản
doanh thu này đa phần là từ lãi tiền gửi (có kì hạn dưới 3 tháng hoặc dưới 1 năm), lãi
cổ tức từ công ty liên doanh và mua bán ngoại tệ. Năm 2011 doanh thu hoạt động tài
chính là 2.038.642.467 đồng, tăng 694.693.737 đồng, tương ứng tăng 51,69% so với
năm 2010. Năm 2012 doanh thu hoạt động tài chính lại giảm so với năm 2011, cụ thể
năm 2012 là 1.421.463.909 đồng, giảm 617.178.558 đồng, tương ứng giảm 30,27% so
với năm 2011. Khoản doanh thu này trong các năm có giá trị rất lớn, giúp Công ty có
thêm nguồn thu để có thể giúp lợi nhuận tăng được cao hơn.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2011 là 1.302.820.788 đồng, tăng
191.342.118 đồng, tương ứng tăng 17,22% so với năm 2010. Còn năm 2012 là
1.452.880.218 đồng, tăng 150.059.430 đồng, tương ứng tăng 11,52% so với năm 2011.
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng do hàng năm Công ty đều tuyển thêm một số nhân
22
viên có trình độ cho bộ phận quản lý nhằm mở rộng qui mô của Công ty, để công việc
của bộ phận quản lý được giải quyết nhanh và hiệu quả hơn.Vì số lượng nhân viên
quản lý tăng nên lượng tiền chi trả cho nhân viên quản lý cũng tăng lên.
- Chi phí bán hàng: chủ yếu bao gồm các khoản chi phí dành cho quảng cáo; PR,
chi phí khuyến mại, chi hỗ trợ hoa hồng cho nhà phân phối, chi cho vận chuyển hàng
bán. Chi phí bán hàng năm 2011 là 5.435.830.632 đồng, tăng 1.121.273.217 đồng,
tương ứng tăng 25,99% so với năm 2010. Năm 2012 là 7.037.525.208 đồng, tăng
1.601.694.576 đồng, tương ứng tăng 29,47% so với năm 2011. Chi phí bán hàng tăng
do mọi khoản chi phí nằm trong chi phí bán hàng đều tăng.
- Lợi nhuận sau thuế: Từ báo cáo kết quả kinh doanh có thể thấy rằng công ty có
tình hình kinh doanh tốt, doanh thu luôn tăng qua các năm thể hiện đường lối đúng đắn
trong các chiến lược kinh doanh của Công ty, đó chính là nguyên nhân chủ yếu giúp
lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng đạt mức tăng trưởng dương qua các năm. Cụ thể
lợi nhuận sau thuế năm 2011 là 12.499.814.994 đồng, tăng 1.712.307.240 đồng, tương
ứng tăng 15,87% so với năm 2010. Đối với năm 2012 thì lợi nhuận sau thuế là
17.357.608.227 đồng, tăng 4.857.793.233 đồng, tương ứng tăng 38,86% so với năm
2011. Lợi nhuận sau thuế tăng là điều rất đáng mừng cho Công ty, tuy nhiên, những
khó khăn, thách thức vẫn còn rất nhiều phía trước, công ty cần phải tiếp tục phát huy
những chiến lược quản lý phù hợp để khẳng định được thương hiệu vững chắc trong
tương lai. Là một Công ty cổ phần và có uy tín trên thị trường xuất nhập khẩu đồ thủ
công mỹ nghệ và nông sản, lợi nhuận sau thuế hàng năm tăng sẽ giúp uy tín của Công
ty được tăng lên, từ đó sẽ càng tạo được lòng tin và sự quan tâm nhiều hơn từ các nhà
đầu tư.
Thang Long University Library
23
Biểu đồ 2.1: Doanh thu và lợi nhuận của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP
24
2.3. Thực trạng quản lý vốn lưu động tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP
2.3.1. Phân tích khái quát tình hình biến động của nguồn vốn và tài sản
Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP giai
đoạn 2009 – 2012
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009
TÀI SẢN
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 32.782.598.442 27.837.480.060 17.413.193.574 15.297.092.595
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền
3.673.386.855 9.304.307.703 704.529.621 1.246.253.748
1. Tiền 2.473.386.855 2.314.307.703 704.529.621 1.096.253.748
2. Các khoản tương đương tiền 1.200.000.000 6.990.000.000 0 150.000.000
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 11.727.827.865 2.208.099.564 6.276.779.286 6.942.760.698
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 6.626.237.304 6.380.843.409 3.357.225.405 2.406.764.643
1. Phải thu khách hàng 3.823.723.287 3.457.896.099 1.786.261.245 1.751.284.428
2. Trả trước cho người bán 1.652.817.015 2.231.004.597 1.021.235.943 412.135.305
IV. Hàng tồn kho 10.072.519.740 9.560.376.288 6.817.950.156 3.842.320.971
V. Tài sản ngắn hạn khác 682.626.678 383.853.096 256.709.106 858.992.535
B - TÀI SẢN DÀI HẠN 26.475.094.866 18.855.474.309 14.849.726.286 10.140.615.582
I. Tài sản cố định 22.340.385.504 13.713.680.208 9.174.116.139 6.968.888.127
1. Tài sản cố định hữu hình 11.246.269.731 9.422.226.333 6.835.998.474 4.956.324.189
- Nguyên giá 17.534.551.980 14.458.188.660 11.105.690.073 8.729.036.955
- Giá trị hao mòn luỹ kế (6.288.282.249) (5.035.962.327) (4.269.691.599) (3.772.712.766)
2. Tài sản cố định vô hình 623.000.775 628.142.226 378.039.972 70.171.683
- Nguyên giá 927.822.291 916.510.335 555.796.440 199.466.577
- Giá trị hao mòn luỹ kế (304.821.516) (288.368.109) (177.756.468) (129.294.894)
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở
dang
10.471.114.998 3.663.311.649 1.960.077.693 1.942.392.255
II. Bất động sản đầu tư 207.675.717 219.546.414 219.985.185 0
- Nguyên giá 270.532.011 270.532.011 229.711.824 0
- Giá trị hao mòn luỹ kế (62.856.294) (50.985.597) (9.726.639) 0
III. Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn
3.546.052.983 4.651.105.602 4.978.897.158 2.404.438.452
IV. Tài sản dài hạn khác 380.980.662 271.142.085 476.656.932 740.822.667
Thang Long University Library
25
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 59.257.693.308 46.692.954.369 32.262.919.860 25.437.708.177
NGUỒN VỐN 0 0 0 0
A - NỢ PHẢI TRẢ 13.074.330.495 9.456.509.814 8.410.051.002 6.049.758.579
I. Nợ ngắn hạn 12.896.294.502 8.980.778.355 7.930.939.551 5.281.049.397
1. Vay và nợ ngắn hạn 0 0 1.703.880.000 29.890.308
2. Phải trả người bán 7.236.790.407 5.648.266.143 3.285.735.468 2.379.781.935
3. Người mua trả tiền trước 64.768.092 350.534.856 91.545.087 232.752.471
4. Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước
995.610.984 861.548.511 834.649.929 1.198.192.632
5. Phải trả người lao động 301.382.784 126.025.518 98.147.070 84.716.724
6. Chi phí phải trả 1.092.039.483 780.618.510 791.438.061 620.992.887
9. Các khoản phải trả, phải nộp
ngắn hạn khác
1.987.875.804 174.854.475 347.620.515 187.939.629
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 0 0 0 0
11. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 1.217.826.948 1.038.930.342 777.923.421 546.782.811
II. Nợ dài hạn 178.035.993 475.731.459 479.111.451 768.709.182
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 46.183.362.810 37.236.444.546 23.852.868.861 19.387.949.601
I. Vốn chủ sở hữu 46.183.362.810 37.236.444.546 23.852.868.861 19.387.949.601
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 25.018.673.880 16.683.442.620 10.592.163.600 10.537.959.000
2. Thặng dư vốn cổ phẩn 3.830.982.300 3.830.982.300 0 0
4. Cổ phiếu quỹ (13.512.345) (7.565.382) (2.007.153) (462.666)
7. Quỹ đầu tư phát triển 281.667.051 2.724.072.708 6.516.872.367 5.268.848.730
8. Quỹ dự phòng tài chính 1.765.206.066 1.668.344.262 1.059.216.360 883.043.628
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở
hữu
0 0 0 0
10. Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối
15.300.345.858 12.337.168.038 5.686.623.687 2.698.560.909
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 59.257.693.305 46.692.954.360 32.262.919.863 25.437.708.180
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP)
2.3.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài sản
Thông qua báo cáo tài chính ta thấy qui mô tổng tài sản liên tục tăng qua từng
năm. Trong đó tài sản ngắn hạn tăng từ 15.297.092.595 đồng năm 2009 lên tới
32.782.598.442 đồng năm 2012, tài sản dài hạn tăng từ 10.140.615.582 đồng năm
2009 lên tới 26.475.094.866 đồng năm 2012. Cụ thể như sau:
26
A. Về tài sản ngắn hạn
Có thể nhận thấy rằng trong cơ cấu tài sản của công ty thì tài sản ngắn hạn chiếm
tỷ trọng chủ yếu và trung bình trong 5 năm là 56%, tỷ trọng đầu tư này là phù hợp với
ngành sản xuất và chế biến nông sản với mức đầu tư vào phải thu khách hàng và khoản
mục hàng tồn kho là khá lớn.
Bảng 2.3: Tỷ trọng các chỉ tiêu thuộc tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu
Năm
2012
Năm
2011
Năm
2010
Năm
2009
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 100,00% 100,00% 100,00% 100,00%
I, Tiền và các khoản tương
đương tiền
11,21% 33,42% 4,05% 8,15%
II, Đầu tư tài chính ngắn hạn 35,77% 7,93% 36,05% 45,39%
III, Các khoản phải thu ngắn
hạn
20,21% 22,92% 19,28% 15,73%
IV, Hàng tồn kho 30,73% 34,34% 39,15% 25,12%
V, Tài sản ngắn hạn khác 2,08% 1,38% 1,47% 5,62%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP)
Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2012 là 3.673.386.855 đồng , giảm
60,52% so với năm 2011. Việc giảm một lượng tiền mặt như vậy thể hiện động thái
của công ty khi đối mặt với tình hình lạm phát, tránh giữ quá nhiều tiền mặt mà mất đi
chi phí cơ hội, nên công ty đã dùng tiền mặt để đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn, gửi
tiết kiệm có kỳ hạn dưới 1 năm, và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác do đó
làm cho khoản mục đầu tư tài chính chiếm tỷ trọng trong tài sản ngắn hạn lên tới
35,77% năm 2012. Tuy nhiên việc giảm một lượng tiền mặt như vậy sẽ làm tính thanh
khoản của công ty giảm xuống, vì vậy Công ty cần cân nhắc xem giữ lại bao nhiêu tiền
cho hợp lý.
+ Phải thu khách hàng: Phải thu khách hàng tăng qua các năm cùng với mức tăng
trưởng của doanh thu thuần và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng tài sản
ngắn hạn. Cụ thể phải thu khách hàng năm 2012 là 3.823.723.287 đồng, tăng
365.827.188 đồng so với năm 2011. Khoản phải thu tăng và doanh thu thuần tăng hàng
năm cho thấy Công ty đã nới lỏng tín dụng hơn, từ đó giữ được mối quan hệ làm ăn
lâu dài với người mua. Tuy nhiên nếu để khách hàng nợ quá nhiều sẽ khiến công ty có
thể gặp những rủi ro nhất định. Điều này được thể hiện ở việc trích lập dự phòng phải
thu khó đòi qua các năm tăng lên, cụ thể mức trích lập dự phòng năm 2009 chỉ là -
Thang Long University Library
27
1.928.283 đồng, tuy nhiên đến năm 2012, mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi của
công ty lên tới 1.161.193.518 đồng. Hơn thế nữa những khoản vốn chưa thu hồi được
sẽ trở thành những khoản vốn chết tạm thời, công ty sẽ không thể dùng khoản vốn đó
để tái đầu tư một cách có hiệu quả nhất và buộc phải đi huy động nguồn vốn khác để
bù đắp cho hoạt động sản xuất kinh doanh, như vậy sẽ làm tăng chi phí tài chính và áp
lực về huy động vốn của công ty. Tuy nhiên để có thể đưa ra những nhận định chính
xác hơn thì ta cần phải tính toán và xem xét đến vòng quay khoản phải thu khách hàng
bình quân.
+ Hàng tồn kho. Hàng tồn kho liên tục tăng trong những năm gần đây bởi vì nhu
cầu sử dụng đồ thủ công mỹ nghệ và nông sản của người dân các nước phương Tây
ngày càng tăng và với uy tín của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP rất nhiều
khách hàng tìm đến và đặt hàng với số lượng lớn, bằng chứng là việc doanh thu thuần
liên tục tăng theo từng năm. Vì vậy Công ty ngày càng phải dự trữ một lượng hàng tồn
kho là các loại lương thực thực phẩm để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của
thị trường. Tuy nhiên dự trữ một lượng hàng tồn kho nhiều hơn đồng nghĩa với việc
Công ty phải chịu nhiều chi phí lưu kho hơn, hơn nữa những mặt hàng của Công ty
đều là các mặt hàng phục vụ nhu cầu ăn uống, vì vậy khó quản trong thời gian dài vì sẽ
gây ra thực phẩm quá hạn sử dụng. Vì vậy Công ty cần có những dự báo chính xác
nhất có thể về nhu cầu của thị trường để dự trữ một lượng hàng tồn kho hợp lý
B. Về tài sản dài hạn
Bảng 2.4: Tỷ trọng các chỉ tiêu thuộc tài sản dài hạn
Chỉ tiêu
Năm
2012
Năm
2011
Năm
2010
Năm
2009
B - TÀI SẢN DÀI HẠN 100,00% 100,00% 100,00% 100,00%
II. Tài sản cố định 84,38% 72,73% 61,78% 68,72%
1. Tài sản cố định hữu hình 42,48% 49,97% 46,03% 48,88%
3. Tài sản cố định vô hình 2,35% 3,33% 2,55% 0,69%
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở
dang
39,55% 19,43% 13,20% 19,15%
IV. Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn
13,39% 24,67% 33,53% 23,71%
V. Tài sản dài hạn khác 1,44% 1,44% 3,21% 7,31%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP)
28
Tài sản dài hạn: Trong khoản mục tài sản dài hạn có thể nhận thấy rằng tài sản
cố định của công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất, với mức tăng dần trong 5 năm, trong đó
tài sản cố định hữu hình và xây dựng cơ bản dở dang chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản
cố định. Tài sản cố định hữu hình tăng do Công ty tiếp tục đầu tư thêm nhiều tài sản cố
định và sửa chữa nâng cấp máy móc, thiết bị để tiếp tục mở rộng qui mô sản xuất kinh
doanh, giúp công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.3.1.2. Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn
A. Về nợ phải trả
Bảng 2.5: Tỷ trọng các chỉ tiêu thuộc nợ phải trả
Chỉ tiêu
Năm
2012
Năm
2011
Năm
2010
Năm
2009
A - NỢ PHẢI TRẢ 100,00% 100,00% 100,00% 100,00%
I, Nợ ngắn hạn 98,64% 94,97% 94,30% 87,29%
Trong đó:
Phải trả người bán
55,35% 59,73% 39,07% 39,34%
II, Nợ dài hạn 1,36% 5,03% 5,70% 12,71%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP)
Trong cơ cấu nợ phải trả của công ty thì đa số công ty sử dụng nguồn nợ ngắn
hạn, nguồn nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lên tới 98,64% năm 2012 trong khoản nợ phải
trả, đặc biệt công ty chủ yếu sử dụng nguồn vốn tín dụng thương mại để tài trợ cho tài
sản. Nguồn vốn tín dụng thương mại ngày càng chiếm tỷ trọng tăng dần từ năm 2009
đến năm 2011 và giảm xuống 55,35% vào năm 2012. Với việc sử dụng nguồn vốn tín
dụng thương mại lớn, công ty không phải trả chi phí lãi vay vì vậy giảm bớt gánh nặng
về chi phí lãi vay. Hơn nữa, việc sử dụng nguồn vốn tín dụng thương mại còn tạo mối
quan hệ giữa công ty và người bán. Mặt khác, đáp ứng được nhu cầu vốn tạm thời cho
công ty, hơn nữa nguồn vốn tín dụng có mức độ linh hoạt cao nên công ty dễ dàng thu
hẹp hoặc mở rộng hơn so với các nguồn vốn vay khác. Tuy nhiên do nguồn vốn tín
dụng thương mại có thời gian đáo hạn ngắn nên công ty chịu áp lực về thanh toán rất
lớn và rủi ro mất khả năng thanh toán cao.
Thang Long University Library
29
B. Về vốn chủ sở hữu:
Bảng 2.6: Tỷ trọng các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Năm
2012
Năm
2011
Năm
2010
Năm
2009
I. Vốn chủ sở hữu 100,00% 100,00% 100,00% 100,00%
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 54,17% 44,80% 44,41% 54,35%
2. Thặng dư vốn cổ phẩn 8,30% 10,29% 0,00% 0,00%
3. Cổ phiếu quỹ -0,03% -0,02% -0,01% 0,00%
4. Quỹ đầu tư phát triển 0,61% 7,32% 27,32% 27,18%
5. Quỹ dự phòng tài chính 3,82% 4,48% 4,44% 4,55%
6. Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối
33,13% 33,13% 23,84% 13,92%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP)
Trong vốn chủ sở hữu của công ty, công ty chủ yếu sử dụng vốn đầu tư của chủ
sở hữu và nguồn lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư. Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu
chiếm tỷ trọng trong tổng vốn chủ sở hữu lên tới 54,17% năm 2012. Điều này là do để
đầu tư các dự án mở rộng nhà máy, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh công
ty huy động vốn từ cổ đông bằng cách phát hành cổ phiếu thường mới. Với việc huy
động thêm bằng phát hành thêm cổ phiếu mới, với tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi
nhuận của công ty ổn định qua các năm nên công ty ETOP dễ dàng hoàn thành đợt huy
động vốn, không những thế công ty còn bán được cổ phiếu phát hành lần đầu cao hơn
mệnh giá khiến công ty có phần vốn tăng thêm từ thặng dư vốn cổ phần. Tuy nhiên, dễ
dàng nhận thấy một tác động tiêu cực từ việc huy động thêm vốn bằng phát hành cổ
phiếu mới là gây hiện tượng "loãng giá" cổ phiếu của công ty. Mặt khác, với việc huy
động vốn từ phát hành cổ phiếu mới cũng khiến cho công ty không nhận được khoản
tiết kiệm thuế từ lãi vay do cổ tức mà công ty chi trả cho cổ đông không được tính là
chi phí giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài việc sử dụng phát hành cổ phiếu mới
thì ETOP cũng sử dụng lợi nhuận sau thuế để lại để tái đầu tư tăng khả năng phát triển
bền vững của công ty.
30
2.3.2. Mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn và xác định vốn lưu động
ròng
Bảng 2.7: Mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009
Tài sản ngắn hạn 32.782.598.442 27.837.480.060 17.413.193.574 15.297.092.595
Nợ ngắn hạn 12.896.294.502 8.980.778.355 7.930.939.551 5.281.049.397
Vốn lưu động ròng 19.886.303.940 18.856.701.705 9.482.254.023 10.016.043.198
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP)
Nhìn vào bảng trên có thể nhận thấy rằng trong các năm công ty luôn sử dụng
chiến lược quản lý vốn thận trọng tức là dùng một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ
cho tài sản ngắn hạn. Mức độ sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn
hạn của công ty tăng dần qua các năm cụ thể năm 2009 công ty chỉ sử dụng
10.016.043.198 đồng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, nhưng đến
năm 2012 công ty đã sử dụng lên tới 19.886.303.940 đồng nguồn vốn dài hạn để tài trợ
cho tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Điều này có thể lý giải là do trong trong hai năm 2011
và 2012 nền kinh tế đang trong trạng thái khủng hoảng, vì vậy việc huy động vốn vay
ngắn hạn tăng áp lực về thanh toán và rủi ro tài chính cao, do đó công ty chuyển chiến
lược vốn thận trọng hơn để đối mặt với tình trạng khủng hoảng. Tuy nhiên, với việc sử
dụng khoản nợ ngắn hạn thấp khiến cho chi phí sử dụng vốn công ty phải chịu sẽ ở
mức cao hơn, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh lời của công ty.
2.3.3 Phân tích khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP
2.3.3.1 Khả năng thanh toán ngắn hạn
Bảng 2.8: Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn
Đơn vị tính: Lần
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Hệ số thanh toán nợ
ngắn hạn
2,95 2,48 2,68 2,77
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP)
Thang Long University Library
31
Khả năng thanh toán ngắn hạn: Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được
bảo đảm bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Khả năng thanh toán ngắn hạn của công
ty trung bình ở mức khá cao trung bình trong 5 năm là 2,79 lần, hay một đồng nợ ngắn
hạn trung bình được đảm bảo bằng 2,79 đồng tài sản ngắn hạn. Nếu xem xét riêng về
khả năng thanh toán ngắn hạn thì rủi ro thanh toán của công ty là thấp. Khả năng thanh
toán ngắn hạn của công ty có xu hướng giảm dần từ năm 2009 đến 2010 điều này là do
mức độ tăng của nợ ngắn hạn năm 2010 là 57,49% cao hơn so với mức tăng của tài sản
ngắn hạn năm 2010 là 32,01%. Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty từ năm
2010 đến năm 2012 lại có xu hướng tăng dần từ mức 2,48 lần lên tới 2,77 lần, hay năm
2012 công ty có thể sử dụng tài sản ngắn hạn để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn
tốt hơn so với năm 2010. Tuy nhiên như phân tích ở phần cơ cấu tài sản và cơ cấu
nguồn vốn của công ty thì mức tăng tài sản ngắn hạn của công ty chủ yếu là hàng tồn
kho và phải thu khách hàng trong khi đó mức tăng nợ ngắn hạn là khoản phải trả người
bán (khoản nợ này có thời gian đáo hạn ngắn) vì vậy nếu công ty không tiêu thụ hàng
tồn kho kịp thời, và thu nợ khách hàng nhanh chóng cũng có thể làm công ty mất khả
năng thanh toán. Để đánh giá chính xác hơn khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn
hạn của công ty, cần xem xét khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức
thời.
2.3.3.2 Khả năng thanh toán nhanh
Bảng 2.9: Khả năng thanh toán nhanh
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Hệ số thanh
toán nhanh
2,17 1,34 2,04 1,76
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP)
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán nhanh
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009
I. Tiền và các khoản
tương đương tiền
3.673.386.855 3.673.386.855 3.673.386.855 3.673.386.855
II. Đầu tư tài chính
ngắn hạn
11.727.827.865 2.208.099.564 6.276.779.286 6.942.760.698
III. Các khoản phải
thu ngắn hạn
6.626.237.304 6.380.843.409 3.357.225.405 2.406.764.643
32
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009
NỢ NGẮN HẠN 12.896.294.502 8.980.778.355 7.930.939.551 5.281.049.397
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP)
Khả năng thanh toán nhanh : Là chỉ tiêu đánh giá được khả năng thanh toán của
công ty một cách chặt chẽ hơn. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn của Công ty
được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn khi không tính đến yếu tố hàng tồn
kho. Ở đây, lượng hàng tồn kho bị loại trừ ra vì hàng tồn kho được coi là loại tài sản
có tính thanh khoản thấp hơn cả trong tài sản ngắn hạn. Bởi vậy việc thanh toán sẽ
được đảm bảo bởi các khoản tiền, phải thu và các tài sản ngắn hạn khác. Khả năng
thanh toán nhanh của công ty tăng giảm liên tục qua 5 năm, cụ thể:
Năm 2009 - 2010: Trong năm 2010, khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm
từ 2,04 lần xuống còn 1,34 lần. Điều này là do cả khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, tiền
và các khoản tương đương tiền giảm, mặc dù khoản phải thu khách hàng tăng lên
nhưng mức tăng của không đủ bù đắp cho mức giảm của cả hai khoản mục trên trong
khi đó mức nợ ngắn hạn lại gia tăng nên làm cho khả năng thanh toán nhanh giảm
mạnh. Như vậy, với việc giảm các tài sản có tính thanh khoản cao năm 2010 (gồm đầu
tư tài chính ngắn hạn và các khoản tiền và tương đương tiền) làm cho rủi ro thanh toán
của công ty năm 2010 gia tăng.
Năm 2010-2011: Với sự điều chỉnh mạnh về tiền và các khoản tương đương tiền
năm 2011 và cùng với sự tăng trưởng của phải thu khách hàng, mặc dù khoản đầu tư
tài chính vẫn tiếp tục suy giảm tuy nhiên mức sụt giảm của khoản đầu tư tài chính
không tăng mạnh bằng các khoản phải thu khách hàng và các khoản tương đương tiền
nên tổng ba khoản mục này vẫn tăng và tăng mạnh hơn mức nợ ngắn hạn gia tăng lên
hệ số thanh toán nhanh tăng khiến cho rủi ro thanh toán giảm và khả năng thanh toán
được cải thiện.
Năm 2011- 2012: Qua bảng số liệu cũng nhận thấy rằng khả năng thanh toán
nhanh năm 2012 lại sụt giảm so với năm 2011, nguyên nhân là do trong năm 2012 các
khoản tiền và tương đương tiền của công ty sụt giảm mạnh so với năm 2011. Điều này
làm cho mức tăng của các loại tài sản là đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản tiền và
tương đương tiền và phải thu ngắn hạn tăng không cao bằng mức tăng của nợ ngắn
hạn. Điều này làm cho khả năng thanh toán nhanh giảm, rủi ro thanh toán gia tăng.
Thang Long University Library
33
2.3.3.3 Khả năng thanh toán tức thời
Bảng 2.11: Hệ số thanh toán tức thời
Đơn vị tính: lần
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Hệ số thanh toán tức thời 0,24 0,09 1,04 0,28
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP)
Khả năng thanh toán tức thời của công ty cũng tăng giảm qua các năm và đạt
mức cao nhất vào năm 2011 là 1,04 lần và giảm xuống 0,28 lần năm 2012. Khả năng
thanh toán tức thời thể hiện khả năng có thể thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn
của công ty. Tuy khả năng thanh toán tức thời của công ty giảm mạnh trong năm 2012,
tức là tài sản có tính thanh khoản cao giảm mạnh trong năm 2012, tuy nhiên trong
khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn của Công ty ETOP có khoản mục tiền gửi ngắn
hạn tại ngân hàng tăng mạnh so với năm 2011, điều này là do trong năm 2012 công ty
không muốn để lượng tiền dư thừa mà không sinh lời, dẫn đến công ty quyết định sử
dụng khoản mục tiền gửi có kỳ hạn để tăng khả năng sinh lời của công ty, mặt khác
nếu cần thanh toán công ty cũng có thể rút khoản tiền gửi ngắn hạn tại ngân hàng. Như
vậy rủi ro thanh toán của công ty có thể đánh giá ở mức thấp.
2.3.4. Phân tích khả năng quản lý vốn lưu động
2.3.4.1. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho
Bảng 2.12: Vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Vòng quay hàng
tồn kho (vòng) 4,46 6,01 5,59 5,42
Thời gian quay
vòng hàng tồn kho
trung bình (ngày)
81,75 60,74 65,26 67,32
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP)
Vòng quay hàng tồn kho của công ty trung bình trong 5 năm là 5 vòng tương ứng
với thời gian quay vòng hàng tồn kho trung bình trong 5 năm là 78 ngày nghĩa là kể từ
khi mua hàng đến khi bán hàng trung bình là 78 ngày. Thời gian quay vòng hàng tồn
kho trung bình như vậy là hợp lý đối với công ty chuyên sản xuất các loại hàng thủ
34
công mỹ nghệ và nông sản. Thời gian quay vòng hàng tồn kho của công ty có xu
hướng giảm từ năm 2009 đến năm 2010 và bắt đầu có xu hướng tăng trở lại trong 2
năm 2011 và 2012, cụ thể
Năm 2010 thì vòng quay hàng tồn kho là 6,01 lần. Vòng quay hàng tồn kho tăng
hay nói cách khác là thời gian quay vòng hàng tồn kho trung bình giảm do tốc độ tăng
của hàng tồn kho bình quân thấp hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán. Trong năm
2010 thì đây là dấu hiệu tích cực đối với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ
phần xuất nhập khẩu ETOP.
Tuy nhiên sang năm 2011 thì vòng quay hàng tồn kho giảm so với năm 2011,
nguyên nhân giải thích chủ yếu do hàng tồn kho tăng mạnh. Mặc dù trong năm 2011,
lượng cung đồ thủ công mĩ nghệ và nông sản ra thị trường quốc tế của công ty tăng
hơn so với năm 2011, nhưng rõ ràng là chính sách về đại lý của công ty không tốt
khiến cho hàng tồn kho từ đại lý tăng lên gấp 3 lần so với năm trước. Do đó, công ty
cần xem xét lại chính sách đại lý sao cho hiệu quả hơn.
Năm 2012 thì vòng quay hàng tồn kho tiếp tục lại giảm so với năm 2011. Cụ thể
năm 2012 là 5,42 lần, giảm 0,17 lần so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu trong
năm 2012 công ty liên tục đưa các nhà máy sản xuất mới đi vào hoạt động, khiến cho
nhu cầu về hàng tồn kho gia tăng, cụ thể giá trị nguyên vật liệu tăng từ 1590 tỷ đồng
lên tới 2041 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty cũng cần xem xét đến mức dự trữ hợp lý vì
nếu đầu tư quá nhiều vào hàng tồn kho sẽ dẫn đến các chi phí liên quan đến hàng tồn
kho lớn như chi phí bảo quản, chi phí hao hụt, chi phí tài chính của nguồn vốn đầu tư
vào hàng tồn kho, chi phí cơ hội ... cao dẫn đến khả năng sinh lời thấp. Hơn nữa, việc
đầu tư lớn vào hàng tồn kho đặc biệt là hàng nông sản là sản phẩm có thời hạn sử dụng
cho nên việc tổn thất và thiệt hại sẽ lớn hơn, cụ thể như trong năm 2012 mức sử dụng
dự phòng hàng tồn kho tăng so với năm 2011.
Thang Long University Library
Vốn lưu động và các giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu etop
Vốn lưu động và các giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu etop
Vốn lưu động và các giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu etop
Vốn lưu động và các giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu etop
Vốn lưu động và các giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu etop
Vốn lưu động và các giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu etop
Vốn lưu động và các giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu etop
Vốn lưu động và các giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu etop
Vốn lưu động và các giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu etop
Vốn lưu động và các giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu etop
Vốn lưu động và các giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu etop
Vốn lưu động và các giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu etop
Vốn lưu động và các giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu etop

More Related Content

What's hot

Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí...Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu...
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu...Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu...
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Định vị thương hiệu FPT Telecom trong nhận thức của khách hàng, HAY
Đề tài: Định vị thương hiệu FPT Telecom trong nhận thức của khách hàng, HAYĐề tài: Định vị thương hiệu FPT Telecom trong nhận thức của khách hàng, HAY
Đề tài: Định vị thương hiệu FPT Telecom trong nhận thức của khách hàng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn Thạc sĩ xây dựng chương trình hỗ trợ tính lương thưởng cho lái xe củ...
Luận văn Thạc sĩ xây dựng chương trình hỗ trợ tính lương thưởng cho lái xe củ...Luận văn Thạc sĩ xây dựng chương trình hỗ trợ tính lương thưởng cho lái xe củ...
Luận văn Thạc sĩ xây dựng chương trình hỗ trợ tính lương thưởng cho lái xe củ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCMTiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCMChau Duong
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ bưu điện h...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ bưu điện h...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ bưu điện h...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ bưu điện h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (14)

Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí...Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí...
 
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu...
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu...Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu...
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về phương tiện vận tải xuất nhập cảnh
Luận văn: Quản lý Nhà nước về phương tiện vận tải xuất nhập cảnhLuận văn: Quản lý Nhà nước về phương tiện vận tải xuất nhập cảnh
Luận văn: Quản lý Nhà nước về phương tiện vận tải xuất nhập cảnh
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc TếLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
 
Đề tài: Định vị thương hiệu FPT Telecom trong nhận thức của khách hàng, HAY
Đề tài: Định vị thương hiệu FPT Telecom trong nhận thức của khách hàng, HAYĐề tài: Định vị thương hiệu FPT Telecom trong nhận thức của khách hàng, HAY
Đề tài: Định vị thương hiệu FPT Telecom trong nhận thức của khách hàng, HAY
 
Luận văn Thạc sĩ xây dựng chương trình hỗ trợ tính lương thưởng cho lái xe củ...
Luận văn Thạc sĩ xây dựng chương trình hỗ trợ tính lương thưởng cho lái xe củ...Luận văn Thạc sĩ xây dựng chương trình hỗ trợ tính lương thưởng cho lái xe củ...
Luận văn Thạc sĩ xây dựng chương trình hỗ trợ tính lương thưởng cho lái xe củ...
 
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCMTiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ bưu điện h...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ bưu điện h...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ bưu điện h...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ bưu điện h...
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 2 từ liêm
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 2 từ liêmPhân tích tài chính tại công ty tnhh 3 2 từ liêm
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 2 từ liêm
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
 
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...
 
Luận văn: Báo cáo tài chính của công ty điện tử viễn thông, HAY
Luận văn: Báo cáo tài chính của công ty điện tử viễn thông, HAYLuận văn: Báo cáo tài chính của công ty điện tử viễn thông, HAY
Luận văn: Báo cáo tài chính của công ty điện tử viễn thông, HAY
 
Luận án: Giới hạn ổn định lật ngang của đoàn xe sơ mi rơ moóc
Luận án: Giới hạn ổn định lật ngang của đoàn xe sơ mi rơ moócLuận án: Giới hạn ổn định lật ngang của đoàn xe sơ mi rơ moóc
Luận án: Giới hạn ổn định lật ngang của đoàn xe sơ mi rơ moóc
 

Similar to Vốn lưu động và các giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu etop

Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...NOT
 
Nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn...
Nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn...Nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn...
Nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAYĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh xuất nhập khẩu và dich vụ thàn...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh xuất nhập khẩu và dich vụ thàn...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh xuất nhập khẩu và dich vụ thàn...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh xuất nhập khẩu và dich vụ thàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và thương mại, HAY...
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và thương mại, HAY...Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và thương mại, HAY...
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và thương mại, HAY...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Vốn lưu động và các giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu etop (20)

Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
 
Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOT
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thiết kế, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thiết kế, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thiết kế, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thiết kế, RẤT HAY
 
Nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn...
Nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn...Nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn...
Nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn...
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAYĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh xuất nhập khẩu và dich vụ thàn...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh xuất nhập khẩu và dich vụ thàn...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh xuất nhập khẩu và dich vụ thàn...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh xuất nhập khẩu và dich vụ thàn...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty Thành Đạt, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty Thành Đạt, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty Thành Đạt, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty Thành Đạt, ĐIỂM CAO
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài chính của công ty xây dựng, ĐIỂM 8, 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng tài chính của công ty xây dựng, ĐIỂM 8, 2018Đề tài hiệu quả sử dụng tài chính của công ty xây dựng, ĐIỂM 8, 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng tài chính của công ty xây dựng, ĐIỂM 8, 2018
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAYĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và thương mại, HAY...
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và thương mại, HAY...Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và thương mại, HAY...
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và thương mại, HAY...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Vốn lưu động và các giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu etop

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: VỐN LƯU ĐỘNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU ETOP SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN MỸ HẠNH MÃ SINH VIÊN : A16363 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH HÀ NỘI – 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: VỐN LƯU ĐỘNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU ETOP Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Đình Toàn Sinh viên thực hiện : Nguyễn Mỹ Hạnh Mã sinh viên : A16363 Chuyên ngành : Tài chính HÀ NỘI – 2014 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tâp và hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được sư giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Thầy giáo TS. Trần Đình Toàn, người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận. Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Kinh tế cùng các cán bộ và nhân viên của phòng Tài chính Kế toán của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP đã cho em cơ hội làm việc với công ty để hoàn thành tốt bài khóa luân của em. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Mỹ Hạnh
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Nguyễn Mỹ Hạnh Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG ...............................................................................................................1 1.1.Tổng quan nghiên cứu về vốn lưu động của doanh nghiệp................................1 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại vốn lưu động ................................................1 1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm........................................................................................1 1.1.1.2. Phân loại vốn lưu động ...................................................................................2 1.1.2. Nội dung quản lý sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp ...........................3 1.1.2.1. Nhu cầu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động...3 1.1.2.2. Nội dung quản lý vốn lưu động........................................................................5 1.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp.......8 1.1.3.1. Sức sinh lời của vốn lưu động .........................................................................8 1.1.3.2. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động:......................................................................8 1.1.3.3. Số vòng quay của vốn lưu động( Hệ số luân chuyển).......................................8 1.1.3.4. Phân tích khả năng luân chuyển hàng tồn kho ................................................8 1.1.3.5. Khả năng thanh toán ngắn hạn .......................................................................9 1.1.3.6. Tỉ suất thanh toán tức thời ..............................................................................9 1.1.3.7. Số vòng quay các khoản phải thu ..................................................................10 1.1.3.8. Thời gian một vòng quay các khoản thu ........................................................10 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý và hiệu quả sử dụng VLĐ……… 10 1.1.4.1 Các nhân tố khách quan.................................................................................10 1.1.4.2. Nhân tố chủ quan..........................................................................................11 1.2. Tổng quan thực tiễn về nghiên cứu vốn lưu động ...........................................12 1.2.1. Thực tiễn về nghiên cứu vốn lưu động ...........................................................12 1.2.2. Nhận định cá nhân về thiếu sót của những bài tham khảo ..........................13 1.3. Kết luận .............................................................................................................14 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU ETOP .......................................................................16 2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP ..................................16 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty ............................................................................16 2.1.2. Vốn điều lệ và cổ phần của công ty.................................................................16
  • 6. 2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển.................................................................16 2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.........................................................17 a. Đại Hội Đồng Cổ Đông .........................................................................................17 b. Hội đồng quản trị ..................................................................................................17 c. Ban kiểm soát.........................................................................................................17 d. Ban tổng giám đốc.................................................................................................17 e. Phòng tổ chức tổng hợp .........................................................................................18 f. Phòng tài chính kế toán ..........................................................................................18 g. Phòng kinh doanh..................................................................................................18 h. Phòng xuất nhập khẩu ...........................................................................................18 i. Phòng kế hoạch đầu tư ...........................................................................................19 2.2 Khải quát tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP ………………………………………………………………………………………...20 2.3. Thực trạng quản lý vốn lưu động tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP ..................................................................................................................................24 2.3.1. Phân tích khái quát tình hình biến động của nguồn vốn và tài sản...............24 2.3.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài sản.............................................................25 2.3.1.2. Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn .......................................................28 2.3.2. Mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn và xác định vốn lưu động ròng 2.3.3 Phân tích khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP30 2.3.3.1 Khả năng thanh toán ngắn hạn ......................................................................30 2.3.3.2 Khả năng thanh toán nhanh ...........................................................................31 2.3.3.3 Khả năng thanh toán tức thời.........................................................................33 2.3.4. Phân tích khả năng quản lý vốn lưu động......................................................33 2.3.4.1. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho..................................................................33 2.3.4.2. Tốc độ luân chuyển khoản phải thu...............................................................35 2.3.5. Khả năng sinh lời của vốn lưu động...............................................................37 2.4. Đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP........................................................................................................................38 2.4.1. Về cơ cấu tài sản.............................................................................................38 2.4.2. Về cơ cấu nguồn vốn.......................................................................................38 Thang Long University Library
  • 7. 2.4.3. Về khả năng thanh toán..................................................................................39 2.4.4. Về khả năng quản lý tài sản............................................................................40 2.4.5. Về hiệu quả sản xuất kinh doanh ...................................................................40 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU ETOP ...........................................................................................................41 3.1. Định hướng hoạt động của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP trong thời gian tới ..............................................................................................................41 3.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP.........................................................41 3.2.1. Giải pháp điều chỉnh cơ cấu vốn hợp lý .........................................................41 3.2.2. Quản lý hàng tồn kho .....................................................................................42 3.2.3. Khả năng quản lý khoản phải thu ..................................................................42 3.2.4. Quản lý khả năng thanh toán.........................................................................43 3.2.5. Phòng ngừa rủi ro tỷ giá.................................................................................44
  • 8. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ CSH Chủ sở hữu LNST Lợi nhuận sau thuế SXKD Sản xuất kinh doanh TSCĐ Tài sản cố định TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn VCSH Vốn chủ sở hữu VLĐ Vốn lưu động Thang Long University Library
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu đồ 2.1: Doanh thu và lợi nhuận của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP.....23 Biểu đồ 2.2: Tốc độ luân chuyển khoản phải thu........................................................35 Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP giai đoạn 2009 – 2012 ......................................................................................................20 Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP giai đoạn 2009 – 2012...............................................................................................................24 Bảng 2.3: Tỷ trọng các chỉ tiêu thuộc tài sản ngắn hạn...............................................26 Bảng 2.4: Tỷ trọng các chỉ tiêu thuộc tài sản dài hạn .................................................27 Bảng 2.5: Tỷ trọng các chỉ tiêu thuộc nợ phải trả ......................................................28 Bảng 2.6: Tỷ trọng các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu................................................29 Bảng 2.7: Mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn ..................................30 Bảng 2.8: Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn ..........................................................30 Bảng 2.9: Khả năng thanh toán nhanh........................................................................31 Bảng 2.10: Các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán nhanh....................................31 Bảng 2.11: Hệ số thanh toán tức thời .........................................................................33 Bảng 2.12: Vòng quay hàng tồn kho ..........................................................................33 Bảng 2.13: Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động...........................................................36 Bảng 2.14: Khả năng sinh lời của vốn lưu động.........................................................37
  • 10. LỜI MỞ ĐẦU Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của xã hội, là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm mục đích sinh lời. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kì một hoạt động nào của doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có vốn. Tùy vào đặc điểm kinh doanh cụ thể mà cơ cấu vốn có sự khác biệt ở một mức độ nào đó. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến việc tạo lập, sử dụng và quản lý vốn sao cho hiệu quả nhất cũng như chi phí sử dụng vốn là thấp nhất nhưng mà vẫn không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Những năm qua, kinh tế thị trường luôn biến động. Các doanh nghiệp nước ta phải đương đầu với nhiều khó khăn và thử thách lớn. Bài toán về việc sử dụng vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn luôn là một bài toán hóc búa đối với doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi bắt tay vào sản xuất hay xem xét một phương án kinh doanh đều quan tâm đầu tiên đến vốn kinh doanh của mình và sử dụng vốn một cách tiết kiệm. Muốn vậy, công tác tài chính của doanh nghiệp phải được thực hiện một cách đầy đủ, chính xác kịp thời và đảm bảo thực hiện đúng chế độ chính xác. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên cùng với những lý luận và thực tiễn đã học, qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP em đã chọn đề tài: “Vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP” mong góp một phần nào đó cho việc sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng của công ty ngày càng hiệu quả hơn. Đề tài nghiên cứu bao gồm 3 chương: Chương 1: Những lý luận cơ bản về vốn lưu động, sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng quản lý sử dụng vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP. Chương 3: Một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty. Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do trình độ lý luận và nhận thức có hạn nên đề tài nghiên cứu này chắc chắn không tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sư góp ý của các thầy cô trong khoa kinh tế quản lý trường Đại học Thăng Long và ban lãnh đạo Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOPvà các bạn để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Thang Long University Library
  • 11. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG 1.1.Tổng quan nghiên cứu về vốn lưu động của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại vốn lưu động 1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm a. Khái niệm vốn lưu động: Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tài sản cố định, doanh nghiệp cần phải có các tài sản lưu động. Tài sản lưu động của doanh nghiệp gồm 2 bộ phận: Tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông. - Tài sản lưu động sản xuất: Gồm một bộ phận là những vật tư dự trữ để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục như nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu… và môt bộ phận là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất như: sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,… - Tài sản lưu động lưu thông: Là những tài sản lưu động năm trong quá trình lưu thông của doanh nghiệp như: thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán v v… Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn thế chỗ cho nhau, vận động không ngừng nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành lien tục và thuận lợi. Để đảm bảo cho cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất định. Do đó để hình thành nên các tài sản lưu động, doanh nghiệp phải cung ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó. Số vốn này được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. b. Đặc điểm vốn lưu động Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị chi phối bởi các đặc điểm tài sản lưu động nên vốn lưu động của doanh nghiệp có các đặc điểm sau: - VLĐ trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện. - VLĐ chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kì kinh doanh. - VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kì kinh doanh.
  • 12. 2 1.1.1.2. Phân loại vốn lưu động Để quản lý vốn lưu động được tốt cần phải phân loại vốn lưu động. Dựa theo tiêu chí khác nhau, có thể chia vốn lưu động thành các loại khác nhau. Thông thường có một số cách phân loại chủ yếu sau: a. Dựa theo hình thái biểu hiện và khả năng hoán tệ của vốn: có thể chia vốn lưu động thành: Vốn bằng tiền và vốn về hàng tồn kho. - Vốn bằng tiền và các khoản phải thu Vốn bằng tiền gồm: Tiền măt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đối thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền cần thiết nhất định Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng thể hiện ở số tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng, cung ứng dịch vụ dưới hình thái bán trước trả sau. Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể phải ứng trước tiền mua hàng cho người cung cấp. - Vốn về hàng tồn kho Trong doanh nghiệp sản xuất vốn vật tư hang hóa bao gồm: Vốn về vật tư dự trữ, vốn thành phẩm. Các loại này được gọi chung là vốn về hàng tồn kho. Xem chi tiết hơn cho thấy, vốn về hàng tồn kho của doanh nghiệp gồm: Vốn nguyên vật liệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật đóng gói, vốn dụng cụ công cụ, vốn sản phẩm đang chế, vốn về chi phí trả trước, vốn thành phẩm. Trong doanh nghiệp thương mại, vốn về hàng tồn kho chủ yếu là giá trị các loại hàng hóa dự trữ. Việc phân loại vốn lưu động theo cách này ạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Mặt khác, thông qua cách phân loại này có thể tìm các biện pháp phát huy chức năng của thành phẩn vốn và biết được kết cấu vốn lưu động theo hình thái biểu hiện để định hướng điều chỉnh hợp lý có hiệu quả. b. Dựa theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh Vốn lưu động có thể được chia thành: - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất gồm các khoản: Vốn nguyên vật liệu chính, vốn nguyên vật liệu phụ, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật đóng gói, vốn công cụ dụng cụ nhỏ. - Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất gồm các khoản sau: vốn sản phẩm đang chế tạo, vốn về chi phí trả trước. Thang Long University Library
  • 13. 3 - Vốn lưu động trong khâu lưu thông gồm các khoản: vốn thành phẩm và vốn bằng tiền; vốn trong thanh toán gồm những khoản phải thu và các khoản tiền tạm ứng trước phát sinh trong quá trình mua vật tư hàng hóa hoặc thanh toán nội bộ; các khoản vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, cho vay ngắn hạn.. Phương pháp này cho phép biết được kết cấu vốn lưu động theo vai trò. Từ đó, giúp cho việc đánh giá tình hình phân bổ vốn lưu động trong các khâu của quá trình luân chuyển vốn, thấy được vai trò của từng thành phần vốn đối với quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp tổ chức quản lý thích hợp nhằm tạo ra một kết cấu vốn lưu động hợp lý, tăng được tốc độ luân chuyển vốn lưu động. c. Phân loại theo quan hệ sở hữu Theo cách này người ta chia VLĐ thành 2 loại: - Vốn chủ sở hữu: là số VLĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt. - Các khoản nợ: là các khoản VLĐ mà doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng trong một thời hạn nhất định (như vốn vay ngắn hạn của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính; vốn vay thông qua phát hành trái phiếu ngắn hạn; các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán). Cách phân loại này cho thấy kết cấu VLĐ của doanh nghiệp được hình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay các khoản nợ. Từ đó có các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng VLĐ hợp lý hơn, đảm bảo an ninh tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp. Như vậy, mỗi cách phân loại vốn lưu động đáp ứng những yêu cầu nhất định của công tác quản lý. 1.1.2. Nội dung quản lý sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp 1.1.2.1. Nhu cầu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động. a. Nhu cầu vốn lưu động: Trong chu kì kinh doanh của doanh nghiệp phát sinh nhu cầu vốn lưu động. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ hàng tồn kho và khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng khoản tín dụng của nhà cung cấp và các khoản nợ phải trả khác có tính chất chu kì (tiền lương phải trả, tiền thuế phải nôp,….), có thể xác định theo công thức sau:
  • 14. 4 Nhu cầu vốn lưu động = Mức dự trữ hàng tồn kho + Khoản phải thu của khách hàng - Khoản phải trả nhà cung cấp. Số vốn lưu động doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra tùy thuộc vào nhu cầu vốn lưu động lớn hay nhỏ trong từng thời kì kinh doanh. Trong công tác quản lý vốn lưu động, một vấn đề quan trọng là phải xác định được nhu cầu vốn lưu động cần thiết phải tứng với một quy mô và điều kiện kinh doanh nhất định. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết tối thiểu là số vốn tính ra phải để để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách liên tục. Đồng thời phải thực hiện chế độ tiết kiệm một cách hợp lý. b. Sự cần thiết phải xác định nhu cầu vốn lưu động Trong điều kiện ngày nay, mọi nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp đều phải tự tài trợ. Do đó, việc xác định đúng đắn và hợp lý nhu cầu vốn lưu động thường xuyên càng có ý nghĩa quan trọng bởi vì: - Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết được xác định đúng đắn và hợp lý là cơ sở để tổ chức tốt các nguồn tài trợ. - Đáp ứng kịp thời đầy đủ vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành bình thường và liên tục. Nếu nhu cầu vốn lưu động xác định quá thấp sẽ gây nhiều khó khăn cho công tác tổ chức đảm bảo vốn , gây căng thẳng giả tạo về vốn, làm gián đoạn quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Mặt khác còn có thể gây ra những tổn thất như sản xuất bị đình trệ, không có dủ vốn thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký kết, không có khả năng trả nợ người lao động và trả nợ người cung cấp khi đến hạn thanh toán, làm giảm và mất uy tín với bạn hàng Nếu xác định nhu cầu VLĐ quá cao sẽ dấn đến tình trạng thừa vốn gây ứ đọng vật tư, hàng hóa, không tiết kiệm được vốn gây lãng phí, làm tăng các khoản chi phí không cần thiết, tăng giá thành, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, phát sinh nhiều khoản chi phí không hợp lý, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngược lại nếu xác định nhu cầu VLĐ quá thấp sẽ gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: không đảm bảo VLĐ cho sản xuất liên tục, gây nên những thiệt hại do ngừng sản xuất, không có khả năng thanh toán.., từ đó gây mất tín nhiệm trong quan hệ mua bán, quan hệ tín dụng, mất uy tín trong kinh doanh. c. Những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Nhu cầu vốn lưu động là một đại lượng không cố định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có một số yếu tố chủ yếu sau: Thang Long University Library
  • 15. 5 - Những nhân tố về đặc điểm, tính chất của ngành nghề kinh doanh như: chu kì kinh doanh, quy mô kinh doanh, tính chất thời vụ trong công việc kinh doanh, những thay đổi về kĩ thuật công nghệ sản xuất vv…Các nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến số vốn lưu động mà doanh nghiệp phải ứng ra và thời gian ứng vốn. - Những nhân tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm: Khoảng cách giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp vật tư hàng hóa, sự biến động về giá cả của các loại vật tư, hàng hóa mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khoảng cách giữa doanh nghiệp với thị trường đầu ra, điều kiện phuơng tiện vận tải…. - Chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, tín dụng và tổ chức thanh toán: Chính sách về tiêu thụ sản phẩm và tín dụng của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến kỳ hạn thanh toán quy mô các khoản phải thu. Việc tổ chức tiêu thụ và thực hiện các thủ tục thanh toán và tổ chức thanh toán thu tiền bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.1.2.2. Nội dung quản lý vốn lưu động a. Quản lý vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền của doanh nghiệp gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Việc quản lý vốn bằng tiền là vấn đề hết sức quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. + Vốn bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán của một doanh nghiệp tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định đòi hỏi thường xuyên phải có một lượng tiền tương xứng mới đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp ở trạng thái bình thường. + Vốn bằng tiền là một lại tài sản có tính linh hoạt cao và cũng dễ là đối tượng của các hành vi tham ô, gian lận, lợi dụng. Nội dung chủ yếu của quản lý vốn bằng tiền bao gồm các vấn đề sau: - Xác định mức dự trữ vốn tiền mặt một cách hợp lý. Việc xác định mức tồn dự trữ tiền mặt có lý nghĩa quan trọng giúp cho doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán bằng tiền mặt cần thiết trong kỳ, tránh được rủi ro không có khả năng thanh toán. Giữ được uy tín với các nhà cung cấp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp chớp được cơ hội kinh doanh tốt, tạo khả năng thu được lợi nhuận cao. - Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu chi bằng tiền. Doanh nghiệp cần xấy dựng các nội quy, quy chế về quản lý các khoản phải thu chi. Đặc biết là các khoản thu chi bằng tiền mặt để trách thất thoát mất mát, lạm dụng tiền của doanh nghiệp để vụ lợi cho cá nhân.
  • 16. 6 - Tất cả các khoản thu chi của doanh nghiệp đều phải thông qua quỹ tiền mặt, không được chi tiêu ngoài quỹ. - Phải có sự phân định rõ ràng trong quản lý tiền mặt giữa nhân viên kế toán tiền mặt và thủ quỹ. Việc xuất nhập quỹ hàng ngày do thủ quỹ tiến hành trên cơ sở các phiếu thu chi hợp thức và hớp pháp. - Tăng tốc quá trình thu tiền và làm vhaamj đi quá trình chi tiền. Dự đoán thời gian chi trả, d oanh nghiệp có thể tận dụng lượng tiền mặt trôi nổi trên một số dư tiền mặt nhỏ hơn. - Cần quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng bằng tiền mặt. Xác định rõ đối tượng tạm ứng, các trường hợp tạm ứng, mức độ tạm ứng và thời gian tạm ứng. - Thường xuyên thanh toán các khoản nợ đến hạn cho doanh nghiệp. b. Quản lý khoản phải thu. - Tầm quan trọng của quản lý phải thu Quản lý khoản phải thu của khách hàng là một vấn đề rất quan trọng và phức tạp trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp vì: + Khoản phải thu từ khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp. + Việc quản lý các khoản phải thu từ khách hàng liên quan chặt chẽ đến việc tiêu thụ sản phẩm. Khi doanh nghiệp mở rộng bán chịu cho khách hàng sẽ làm cho nợ phải thu tăng lên. Tuy vậy doanh nghiệp có thể tăng thị phần từ đó gia tăng được doanh thu bán hàng và lợi nhuận. + Quản lý khoản phải thu liên quan trực tiếp đến việc tổ chức và bảo toàn vốn lưu động của doanh nghiệp. + Việc tăng nợ phải thu kéo theo gia tăng các khoản chi phí như chi phí quản lý, chi phí thu hồi nợ, chi phí trả lãi trước tiền vay để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thiếu do vốn của doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng và làm tăng rủi ro tài chính của doanh nghiệp. - Các biện pháp chủ yếu quản lý khoản phải thu: + Xác định chính sách bán chịu( chính sách tín dụng thương mại) với khách hàng. Doanh nghiệp cần xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách này như: mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thu, tăng doanh thu, lợi nhuận, tính chất thời vụ trong sản xuất, tình trạng cạnh tranh, tình trạng tài chính của doanh nghiệp,... + Phân tích khách hàng, xác định đối tượng bán chịu: Trong việc hình thành chính sách tín dụng thương mại, doanh nghiệp cần phải xác định rõ là bán chịu cho ai. Do đó, để thẩm định rủi ro cần phải có sự phân tích kỹ lưỡng khả năng trả nợ và uy tín của khách hàng, nhất là khách hàng tiềm năng. Thang Long University Library
  • 17. 7 + Xác định điều kiện thanh toán: Doanh nghiệp phải xác định thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu thanh toán.Trong trường hợp khách hàng có uy tín thấp hoặc đáng nghi ngờ, doanh nghiệp cần ấn định một hạn mức tín dụng hạn chế để trách rủi ro. + Thường xuyên kiểm soát nợ phải thu: Mở sổ theo dõi chi tiết nợ phải thu và tình hình thanh toán với khách hàng. + Áp dụng các biện pháp thích hợp thu hồi nợ và bảo toàn vốn. + Chuẩn bị sẵn sàng các chứng từ cần thiết đối với các khoản nợ sắp đến kỳ thanh toán. Nhắc nhở và đôn đốc khách hàng thanh toán các khoản nợ đến hạn. + Thực hiện các biện pháp kịp thời thu hồi các khoản nợ đến hạn. + Chủ động áp dụng các biện pháp tích cực và thích hợp thu hồi các khoản nợ quá hạn. Cần xác định rõ nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn để có biện pháp thu hồi thích hợp. + Doanh nghiệp cần trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi để chủ động bảo toàn vốn lưu động. c. Quản lý vốn về hàng tồn kho. - Tầm quan trọng của việc quản lý vốn về hàng tồn kho. + Vốn về hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp. + Việc duy trì hợp lý vốn về hàng tồn kho sẽ tạo cho doanh nghiệp thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh: trách được rủi ro trong việc chậm chễ hoặc ngừng hoạt động sản xuất do thiếu vật tư hay trách được việc phải trả giá cao cho việc đặt hàng nhiều lần với số lượng nhỏ. + Tránh được tình trạng ứa đọng về vật tư, hàng hóa hoặc là căng thẳng do thiếu hụt vật tư. Từ đó làm tăng tốc độ luân chuyển vốn. + Dữ trữ hàng tồn kho hợp lý có vài trò như một tấm đệm an toàn giữa các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ kinh doanh. + Hiệu quả quản lý sử dụng vốn về hàng tồn kho ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tại cùng một thời điểm, khi doanh nghiệp được hưởng những lợi ích từ việc dự trữ và sử dụng hàng tồn kho thì các chi phí có liên quan cũng phát sinh tương ứng bao gồm: chí phí đặt hàng, chi phí lưu trữ hay chi phí tồn trữ và chi phí thiệt hại do không có hàng.
  • 18. 8 1.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp 1.1.3.1. Sức sinh lời của vốn lưu động Sức sinh lời của vốn lưu động = Lợi nhuận Vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết: - Cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra nhiều đồng lợi nhuận. - Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. 1.1.3.2. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = Vốn lưu động Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết: - Cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. 1.1.3.3. Số vòng quay của vốn lưu động( Hệ số luân chuyển) Thời gian của một vòng luân chuyển = Số ngày trong kỳ Số vòng quay của vố lưu động Thường lấy thời gian của kỳ phân tích là một năm hay 360 ngày. Chỉ tiêu này cho biết: - Số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng. - Thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển của vốn lưu động càng lớn và làm rút ngắn chu kỳ kinh doanh, vốn quay vòng hiệu quả hơn. 1.1.3.4. Phân tích khả năng luân chuyển hàng tồn kho Sự hình thành hàng tồn kho là một đòi hỏi tất yếu trong quá trình luân chuyển vốn của DN, tuỳ thuộc vào ngành nghề của DN mà mức độ tồn kho nhiều hay ít, cũng như chủng loại tồn kho là khác nhau. Thông thường thì hàng tồn kho sẽ bao gồm các loại sau: nguyên vật liệu, công cụ - dụng cụ, thành phẩm, sản phẩm dở dang, hàng hoá,... Để đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng hàng tồn kho trong việc tạo ra doanh thu thì ta sử dụng chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho. Thang Long University Library
  • 19. 9 a. Vòng quay hàng tồn kho - Vòng quay hàng tồn kho thể hiện rằng trong kỳ thì DN đã xuất hàng được mấy lần, như vậy nếu số vòng quay hàng tồn kho càng lớn thì chứng tỏ rằng hiệu quả sử dụng hàng tồn kho càng cao. Và ngược lai, nếu số vòng quay hàng tồn kho càng nhỏ thì có thể rằng DN đang đầu tư quá nhiều vào hàng tồn kho hoặc hàng tồn kho của DN khó có khả năng luân chuyển. Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho BQ b. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho - Số ngày một vòng quay hàng tồn kho cho biết trung bình thì bao nhiêu ngày DN xuất hàng một lần. Như vậy ta thấy, nếu số ngày trung bình một lần xuất hàng càng nhỏ thì chứng tỏ tốc độ luân chuyển hàng tồn kho cao, hiệu quả sử dụng hàng tồn kho càng lớn và ngược lai. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = Số ngày trong kỳ Số vòng quay hàng tồn kho 1.1.3.5. Khả năng thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tổng số tài sản lưu động Tổng số nợ ngắn hạn - Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện rõ nét thông qua khả năng thanh toán, đó là khả năng mà doanh nghiệp trả được các khoản nợ phải trả khi nợ đến hạn thanh toán. - Hệ số cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp, nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có dư khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính của doanh nghiệp là bình thường hoặc khả quan. 1.1.3.6. Tỉ suất thanh toán tức thời Tỉ suất thanh toán tức thời = Tổng số vốn bằng tiền Tổng số nợ ngắn hạn - Nếu tỉ suất lớn hơn 0.5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan.
  • 20. 10 - Nếu tỉ suất nhỏ hơn 0.5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong thanh toán công nợ và do đó có thể phải bán gấp hàng hoá, sản phẩm để trả nợ vì không dư tiền thanh toán. 1.1.3.7. Số vòng quay các khoản phải thu Số vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần Khoản phải thu BQ - Chỉ tiêu cho biết mức hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc đi thu hồi nơ.Nếu các khoản phải thu được thu hồi nhanh thì số vòng luân chuyển của các khoản phải thu sẽ nâng cao và vốn của công ty ít bị chiếm dụng. - Nếu số vòng luân chuyển các khoản phải thu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ. 1.1.3.8. Thời gian một vòng quay các khoản thu Kỳ thu tiền bình quân = Số ngày trong kỳ Số vòng quay các khoản phải thu - Chỉ tiêu này cho thấy đẻ thu hồi các khoản phải thu cần một thời gian là bao nhiêu. - Nếu số ngày này mà lớn hơn thời gian bán chịu quy định cho khách hàng thì việc thu hồicác khoản phải thu là chậm và ngược lại. 1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý và hiệu quả sử dụng VLĐ Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp, nhưng có thể chia thành hai nhóm nhân tố sau 1.1.4.1 Các nhân tố khách quan + Chính sách kinh tế của nhà nước: Chính sách vĩ mô của nhà nước trong nền kinh tế thị trường tác động một phần không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chẳng hạn như nhà nước sử dụng chính sách thắt chặt: tăng thuế giá trị gia tăng đánh vào các yếu tố đầu vào làm cho chi phí của doanh nghiệp tăng lên. Vì vậy đứng trước các quyết định đầu tư, tổ chức doanh nghiệp cần phải xem xét đến yếu tố này. + Tác động của thị trường: Doanh nghiệp hoạt động luôn gắn liền với thị trường đầu vào, thị trường đầu ra, thị trường vốn,…Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp phải đối mặt với những rủi ro như lạm phát, sự biến động của lãi suất, vật liệu…tác động mạnh mẽ đến môi trường kinh doanh . Vì vậy doanh nghiệp phải kiểm soát tốt thị trường đầu ra, đầu vào, thị trường vốn… nếu không sẽ ảnh hưởng đến VKD cũng như vốn lưu động của doanh nghiệp. Thang Long University Library
  • 21. 11 + Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ: Ngày nay, khoa học công nghệ không ngừng phát triển, nếu doanh nghiệp không bắt kịp điều này để điều chỉnh kịp thời giá trị sản phẩm thì hàng hóa bán ra sẽ giảm tính cạnh tranh và chất lượng. + Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: tác động của nền kinh tế tăng trưởng nhanh hay chậm có ảnh hưởng đến sức mua của thị trường. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận và như thế sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung và VLĐ nói riêng 1.1.4.2. Nhân tố chủ quan + Xác định nhu cầu vốn lưu động: xác định nhu cầu VLĐ thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. + Việc lựa chọn phương án đầu tư:Nếu dự án được chọn là khả thi, phù hợp với điều kiện thị trường, khả năng của doanh nghiệp và phù hợp với lối phát triển của nhà nước thì sản phảm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay VLĐ và ngược lại. + Do trình độ quản lý: trình độ quản lý của doanh nghiệp mà yếu kém sẽ dẫn đến thất thoát vật tư hàng hoá trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến sử dụng lãng phí VLĐ, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Ngược lại, với trình độ quản lý cao, nhà quản trị sẽ có hiệu quả sử dụng VLĐ.những quyết định đầu tư ngắn hạn đúng đắn tránh tình trạng để vốn nhàn rỗi, nâng cao. + Đặc điểm của quá trinh sản xuất kinh doanh: Nhu cầu của thị trường mang tính thời vụ, chính vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có tính thời vụ. Vốn lưu động là yếu tố thiết yếu của quá trình sản xuất kinh doanh, cho nên vốn lưu động cũng chịu ảnh hưởng tính thời vụ của thị trường. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động , doanh nghiệp cũng cần phải trú trọng đến tính thời vụ. + Các mối quan hệ của doanh nghiệp: Đó là quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp. Các mối quan hệ này rất quan trọng, nó có ảnh hưỏng tới nhịp độ sản xuất, khả năng phân phối sản phẩm, lượng hàng tiêu thụ … là những vấn đề trực tiếp tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu các mối quan hệ trên được diễn ra tốt đẹp thì quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới diễn ra thường xuyên liên tục, sản phẩm làm ra mới tiêu thụ được nhanh chóng, khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Trên đây là một số nhân tố chủ yếu làm ảnh hưởng tới công tác quản lý và sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Để hạn chế những tiêu cực ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả tổ chức và sử dung VLĐ, các doanh nghiệp cần nghiên cứu xem xét một cách kỹ
  • 22. 12 lưỡng sự ảnh hưởng của từng nhân tố nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất, để hiệu quả của đồng VLĐ mang lại là cao nhất. 1.2. Tổng quan thực tiễn về nghiên cứu vốn lưu động 1.2.1. Thực tiễn về nghiên cứu vốn lưu động Trong quá trình nghiên cứu và làm luận văn về đề tài vốn lưu động em có tham khảo và tìm hiểu một số luận văn cùng đề tài như sau: - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Kỹ thuật (Nguồn: doc.edu.vn) - Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Cổ phần giải trí Thăng Long (Nguồn: luanvan.net.vn) - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Giày Bình Định (Nguồn: luanvan.net.vn) Các bài viết trên đều có hướng tiếp cận đề tài vì nhận thức được tầm quan trọng của vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh là điều chính xác. Các bài viết thường đi theo hướng sau: - Tiếp cận đề tài về vốn lưu động - Giới thiệu tổng quan về vốn lưu động và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Phân tích cụ thể tình hình sử dụng và quản lý vốn lưu động tại doanh nghiệp - Tìm ra các tồn tại chưa tốt sau đó đưa ra các giải pháp khắc phục. - Các chỉ số được sử dụng trong các bài tham khảo: 1. Số vòng quay của hàng tồn kho và thời gian một vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Thời gian một vòng quay HTK = 360 ngày Số vòng quay HTK 2. Số vòng quay các khoản phải thu và thời gian một vòng quay các khoản phải thu Thời gian một vòng quay HTK = 360 ngày Số vòng quay hàng tồn kho Thang Long University Library
  • 23. 13 Thời gian 1 vòng quay các khoản phải thu = Thời gian kỳ phân tích Số vòng quay các khoản phải thu 3. Các chỉ tiêu khả năng thanh toán Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tổng số tài sản lưu động Tổng số nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán tức thời = Tổng số vốn bằng tiền Tổng số nợ ngắn hạn - Các chỉ số được sử dụng trong bài mà các bài tham khảo không có: 1. Sức sinh lời của vốn lưu động Sức sinh lời của vốn lưu động = Lợi nhuận Vốn lưu động bình quân 2. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Doanh thu thuần 1.2.2. Nhận định cá nhân về thiếu sót của những bài tham khảo Tuy nhiên cá nhân em nhận thấy những bài viết này vẫn còn nhiều thiếu sót và những điểm chưa thực sự chính xác. Cụ thể là: + Tại chương 1 các bài viết trên liệt kê ra hàng loạt các công thức nhưng đến chương 2, khi phân tích cụ thể lại không sử dụng hết các công thức đã liệt kê trước đó. + Các bài viết tập trung quá nhiều về nghiên cứu lý thuyết mà không nghiên cứu nhiều tới các chỉ số phân tích. + Các bài viết thường chỉ tập trung nghiên cứu và đánh giá các chỉ tiêu dựa trên phân tích định tính mà bỏ quên phân tích định lượng + Mặc dù đề tài nghiên cứu về vốn lưu động nhưng nội dung đề cập đến vốn lưu động ít, mà chủ yếu xoay quanh phân tích tài chính. + Nêu ra được những tồn tại nhưng các giải pháp lại không sát với thực trạng những tồn tại được nêu ra
  • 24. 14 1.3. Kết luận - Mục đích nghiên cứu: Đề tài tập trung vào tình hình vốn lưu động của công ty để thấy được thực trạng và hiệu quả vốn lưu động tại công ty, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm cải thiện hay làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty hiệu quả hơn - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: + Đối tượng nghiên cứu: Tình hình vốn lưu động tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP. + Phạm vi nghiên cứu: Sau khi nghiên cứu, tham khảo và tìm hiểu một số luận văn cùng hướng làm về vốn lưu động, những luận văn này nghiên cứu bao quát vốn lưu động và khá rộng. Vì vậy em nhận thấy những luận văn đó không thực sự phù hợp với định hướng nghiên cứu của em. Trong luận văn này em chỉ nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến hoạt động quản lý và sử dụng vốn lưu động mà không đi sâu vào các hoạt động khác; mặc dù các hoạt động khác có mối quan hệ mật thiết đối với hoạt động tài chính của công ty. Phạm vi nghiên cứu của em là:Nghiên cứu tình hình vốn lưu động tại công ty trong giai đoạn 2010 – 2012. - Phương pháp nghiên cứu: Thông qua việc thu thập số liệu thực tế tại công ty, bài viết của em sẽ tính toán và nghiên cứu số liệu định tính và định lượng thông qua phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ số. + Là phương pháp thường được sử dụng trong phân tích tài chính; tuỳ thuộc vào mục tiêu phân tích mà có thể so sánh theo các cách khác nhau. So sánh giữa thực tế với kế hoạch để thấy được tình hình thực hiện kế hoạch của DN, so sánh số liệu năm phân tích với các năm trước đó để thấy được mức độ tăng giảm, xu hướng phát triển của DN, so sánh số liệu giữa DN với các DN cùng ngành hoặc với số liệu trung bình ngành để thấy được vị trí, sức mạnh của DN. Khi phân tích thì có thể phân tích theo chiều ngang cũng như chiều dọc. Phân tích theo chiều ngang là so sánh cả về số tuyệt đối và số tương đối của một chỉ tiêu cụ thể nào đó qua nhiều thời kỳ, qua đó ta sẽ thấy được xu hướng biến động của một chỉ tiêu nào đó, là cơ sở để đánh giá được tình hình tốt lên hay xấu đi, là cơ sở để dự đoán chỉ tiêu đó. Phân tích theo chiều dọc là xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong chỉ tiêu tổng thể, từ đó chúng ta thấy được mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu đến chỉ tiêu tổng thể hoặc là mức độ lớn nhỏ của từng chỉ tiêu trong chỉ tiêu tổng thể. + Phân tích tỷ số là kỹ thuật phân tích căn bản và quan trọng nhất của phân tích tài chính. Phân tích các tỷ số tài chính liên quan đến việc xác định và sử dụng các tỷ số tài chính để đo lường và đánh giá tình hình và hoạt động tài chính của DN. Dựa vào các báo cáo tài chính thì ta có nhiều tỷ số khác nhau; dựa vào nguồn số liệu để xác Thang Long University Library
  • 25. 15 định các tỷ số thì ta có các tỷ số sau: các tỷ số được xác định từ bảng cân đối kế toán, các tỷ số được xác định từ báo cáo kết quả kinh doanh, các tỷ số đước xác định từ số liệu của cả hai bảng. Bên cạnh đó em cũng sẽ nghiên cứu về các chỉ số dựa trên phân tích Dupont trong phần phân tích cụ thể các chỉ số.
  • 26. 16 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU ETOP 2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty - Tên giao dịch: ETOP IMPORT EXPORT JOINT STOCK COMPANY - Tên viết tắt: ETOP.,JSC - Địa chỉ: Số 108, Lê Lợi, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, TP Hà Nội - Người đại diện: Giám đốc Nguyễn Văn Tấn - Loại hình: Công ty Cổ phần - Điện thoại: 04.37893807 - Email: etop@exporttop.com 2.1.2. Vốn điều lệ và cổ phần của công ty Công ty có vốn điều lệ là 6.000.000.000 VNĐ (6 tỷ đồng) tính đến ngày 31/12/2012, và được chia thành 600.000 cổ phần với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. 2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP là công ty cổ phần được thành lập từ ngày 1/8/2003 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo số 0103048857 và mã số thuế là 0104864364 được sở đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP là doanh nghiệp kinh doanh và xuất nhập khẩu trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản và mây tre đan; đồ thủ công mĩ nghệ Tư cách pháp nhân của Công ty: Công ty là pháp nhân theo pháp luật Việt Nam kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tiền VND hoặc ngoại tệ tại ngân hàng theo quy định của pháp luật.). Trong những ngày đầu mới thành lập, quy mô của công ty còn nhỏ hẹp, cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Song với mục tiêu rõ ràng và sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên quyết tâm vượt khó, phấn đấu vươn lên mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Đến nay, công ty đã không ngừng phát triển và đạt được một số thành tích đáng kể, có uy tín cao trên thị trường. ETOP.,JSC phát triển được như ngày hôm nay là do lòng tâm huyết và sự nỗ lực không ngừng của các lãnh đạo, kết hợp với lòng nhiệt tình, sự trẻ trung, năng động, sáng tạo, ham học hỏi của những nhân viên đã giúp cho Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Etop ngày càng trở lên lớn mạnh cả về quy mô lẫn chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Thang Long University Library
  • 27. 17 * Đặc thù về vốn lưu động của Công ty Cổ phần XNK ETOP Mặc dù là một doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nhưng vẫn là một doanh nghiệp nhỏ nên vốn lưu động của Công ty chỉ được huy động từ trong nước mà chưa huy động được từ các nhà đầu tư nước ngoài. - Là một doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên tỷ giá ảnh hưởng đáng kể tới vốn lưu động của Công ty. Trong những năm gần đây, tỷ giá có biến động phức tạp. Đặc biệt là tình hình nền kinh tế Mỹ khó khăn gây ra rất nhiều sự biến động đối với đồng USD, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh và quản lý vốn lưu động của Công ty Cổ phần XNK ETOP. 2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận a. Đại Hội Đồng Cổ Đông Có quyền cử người đại diện cho Công ty điều hành các hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Thông qua định hướng phát triển của Công ty quyết định đầu tư, sửa đổi bổ sung điều lệ Công ty. Xem xét và xử lý các vi phạm, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát. b. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. c. Ban kiểm soát Do các cổ đông bầu ra thông qua Đại hội cổ đông có trách nhiện trước cổ đông và pháp luật về việc kiểm tra, giám sát hoạt động của Công ty và việc chấp hành điều lệ Công ty cũng như nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông trong quá trình sản xuất kinh doanh. d. Ban tổng giám đốc Tổng giám đốc: là người đại diện pháp lý của Công ty là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao, là người chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và làm tròn nghĩa vụ với Nhà Nước. Phó tổng giám đốc: giúp tổng giám đốc điều hành một số lĩnh vực của Công ty theo sự phân công của tổng giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Công ty và pháp luật về những công việc được giao. Phó tổng giám đốc Công ty do tổng giám đốc Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật
  • 28. 18 e. Phòng tổ chức tổng hợp Tổ chức tuyển dụng nhân viên theo đúng nhu cầu của Công ty và tuân theo các qui định của pháp luật. Thực hiện công tác tổng hợp, hành chính, văn thư, lưu trữ. Tiếp nhận, phân loại văn bản đi và đến, tham mưu cho Ban Giám đốc xử lý các văn bản hành chính nhanh chóng, kịp thời. Quản lý con dấu, chữ ký theo quy định. Cấp giấy công tác, giấy giới thiệu, sao lục các văn bản do Công ty ban hành và văn bản của cấp trên theo quy định của ban tổng giám đốc. Quản lý theo dõi tài sản, phương tiện văn phòng của toàn Công ty. Tổ chức và quản lý lực lượng bảo vệ, đảm bảo trật tự an ninh, an toàn cháy nổ, bảo vệ tài sản Công ty không để xảy ra mất mát. f. Phòng tài chính kế toán Tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Công ty và các nhiệm vụ quyền hạn theo quy định pháp luật. Tổ chức, theo dõi chặt chẽ chính xác vốn và nguồn vốn của Công ty, theo dõi công nợ và thường xuyên đôn đốc để thanh toán công nợ. Thanh toán hợp đồng kinh tế. Phân tích hoạt động kinh tế mỗi năm một lần trước Ban giám đốc và Đại hội cổ đông. g. Phòng kinh doanh - Nghiên cứu thị trường trong nước, quốc tế cho các mặt hàng xuất nhập khẩu của Công ty. - Thực hiện những giao dịch buôn bán với khách hàng trong và ngoài nước. - Làm việc với khách hàng, nhà cung cấp về kế hoạch sản xuất, kế hoạch giao hàng và hiệp thương với khách hàng khi có sự cố xảy ra liên quan đến tiến độ giao hàng. h. Phòng xuất nhập khẩu - Liên hệ tìm đối tác theo đúng quy trình xuất nhập khẩu. - Đảm bảo chỉ tiêu số lượng hàng nhập khẩu và phù hợp với nhu cầu kinh doanh - Kiểm tra giám sát quá trình giao nhận hàng của nhân viên tại cảng. Kịp thời xử lý các phát sinh về chứng từ tại cảng. - Khiếu nại về hàng hóa đúng nơi, đúng hạn quy định. Thang Long University Library
  • 29. 19 i. Phòng kế hoạch đầu tư - Phòng Kế hoạch và Đầu tư có chức năng tham mưu giúp về công tác chiến lược tổng thể và kế hoạch đầu tư phát triển. - Kế hoạch các nguồn vốn đầu tư vào các hợp đồng thương mại, dự án.. - Tham mưu về các hoạt động thương mại, dịch vụ hậu cần cảng và hoạt động xuất - nhập khẩu. - Lập kế hoạch sản xuất hàng năm, hàng quý, hàng tháng và từng đơn hàng. - Quản lý vật tư, hàng hóa qua hệ thống kho tàng, xuất nhập vật tư bất kể từ nguồn nào đều phải lập hóa đơn chứng từ xuất nhập có đủ chữ ký ghi trên hóa đơn. - Làm việc với khách hàng về kế hoạch sản xuất, kế hoạch giao hàng và hiệp thương với khách hàng khi có sự cố xảy ra liên quan đến tiến độ giao hàng.
  • 30. 20 2.2 Khải quát tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP giai đoạn 2009 – 2012 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 82.011.672.687 66.793.595.358 48.521.264.562 32.569.092.339 Các khoản giảm trừ doanh thu 1.620.328.677 1.329.385.791 985.800.552 619.111.887 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 80.391.344.010 65.464.209.567 47.535.464.010 31.949.980.452 Giá vốn hàng bán 53.224.995.762 45.802.134.600 32.030.159.403 20.332.720.911 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 27.166.348.248 19.662.074.967 15.505.304.607 11.617.259.541 Doanh thu hoạt động tài chính 1.421.463.909 2.038.642.467 1.343.948.730 966.879.846 Chi phí tài chính 297.932.865 996.364.854 560.118.684 220.522.491 - Trong đó: Chi phí lãi vay 9.343.563 41.799.390 18.011.430 19.811.097 Chi phí bán hàng 7.037.525.208 5.435.830.632 4.314.557.415 3.736.428.063 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.452.880.218 1.302.820.788 1.111.478.670 839.878.845 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 19.799.473.866 13.965.701.160 10.863.098.568 7.787.309.988 Thu nhập khác 1.385.167.044 1.087.635.984 3.103.154.148 671.074.968 Chi phí khác 522.604.503 255.808.929 1.271.601.507 259.795.308 Lợi nhuận khác 862.562.541 831.827.055 1.831.552.641 411.279.660 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 20.662.036.407 14.797.528.215 12.694.651.209 8.198.589.648 Chi phí thuế TNDN hiện hành 3.402.449.184 2.335.102.947 1.935.175.764 1.072.994.346 Chi phí thuế TNDN hoãn lại (98.021.004) (37.389.726) (28.032.309) (18.737.088) Lợi nhuận sau thuế TNDN 17.357.608.227 12.499.814.994 10.787.507.754 7.144.332.390 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP) Thang Long University Library
  • 31. 21 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2011 là 66.793.595.358 đồng tăng 18.272.330.796 đồng, tương ứng với tỷ lệ 37,66% so với năm 2010. Còn năm 2012 là 82.011.672.687 đồng, tăng 15.218.077.329 đồng, tương ứng tăng với tỉ lệ là 22,78% so với năm 2011. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng liên tiếp qua các năm do công ty đã xuất khẩu được số lượng nhiều hơn các mặt hàng về đồ thủ công mỹ nghệ và hàng nông sản, thực phẩm... sang nhiều nước Châu Âu so với các năm trước đó. Sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu của Công ty chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty ngày ngày khởi sắc và đạt được kết quả rất khả quan. Công ty ngày càng mở rộng được thị trường và có thêm nhiều khách hàng mới, uy tín của Công ty trên thị trường ngày càng được tăng lên. - Các khoản giảm trừ doanh thu: Năm 2011 là 1.329.385.791 đồng, tăng 343.585.239 đồng, tương ứng tăng 34,85% so với năm 2010. Năm 2012 khoản giảm trừ doanh thu là 1.620.328.677 đồng, tăng 290.942.886 đồng, tương ứng tăng 21,89% so với năm 2011. Khoản giảm trừ doanh thu tăng đa phần đều cho Công ty dành cho khách hàng những khoản chiết khấu thương mại trên các đơn đặt hàng lớn từ đó động viên được khách hàng mua với số lượng lớn nhằm tăng để tăng doanh thu cho Công ty. - Giá vốn hàng bán: Trong năm 2011giá vốn hàng bán tăng 17.928.745.557đồng, tương ứng tăng với tỉ lệ 43,00% so với năm 2010. Năm 2012 giá vốn hàng bán là 53.224.995.762 đồng, tăng 7.422.861.162 đồng, tương ứng tăng 16,21% so với năm 2011. Như đã nói ở trên, năm hiện tại công ty đã bán được nhiều hàng hơn so với năm trước đó, cung cấp và xuất khẩu được nhiều hàng hóa hơn, vì vậy giá vốn hàng bán cũng tăng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên thêm một lý do chủ yếu nữa khiến giá vốn hàng bán tăng là do giá các yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cũng tăng. - Doanh thu hoạt động tài chính: Nguồn thu của Công ty từ doanh thu khoản doanh thu này đa phần là từ lãi tiền gửi (có kì hạn dưới 3 tháng hoặc dưới 1 năm), lãi cổ tức từ công ty liên doanh và mua bán ngoại tệ. Năm 2011 doanh thu hoạt động tài chính là 2.038.642.467 đồng, tăng 694.693.737 đồng, tương ứng tăng 51,69% so với năm 2010. Năm 2012 doanh thu hoạt động tài chính lại giảm so với năm 2011, cụ thể năm 2012 là 1.421.463.909 đồng, giảm 617.178.558 đồng, tương ứng giảm 30,27% so với năm 2011. Khoản doanh thu này trong các năm có giá trị rất lớn, giúp Công ty có thêm nguồn thu để có thể giúp lợi nhuận tăng được cao hơn. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2011 là 1.302.820.788 đồng, tăng 191.342.118 đồng, tương ứng tăng 17,22% so với năm 2010. Còn năm 2012 là 1.452.880.218 đồng, tăng 150.059.430 đồng, tương ứng tăng 11,52% so với năm 2011. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng do hàng năm Công ty đều tuyển thêm một số nhân
  • 32. 22 viên có trình độ cho bộ phận quản lý nhằm mở rộng qui mô của Công ty, để công việc của bộ phận quản lý được giải quyết nhanh và hiệu quả hơn.Vì số lượng nhân viên quản lý tăng nên lượng tiền chi trả cho nhân viên quản lý cũng tăng lên. - Chi phí bán hàng: chủ yếu bao gồm các khoản chi phí dành cho quảng cáo; PR, chi phí khuyến mại, chi hỗ trợ hoa hồng cho nhà phân phối, chi cho vận chuyển hàng bán. Chi phí bán hàng năm 2011 là 5.435.830.632 đồng, tăng 1.121.273.217 đồng, tương ứng tăng 25,99% so với năm 2010. Năm 2012 là 7.037.525.208 đồng, tăng 1.601.694.576 đồng, tương ứng tăng 29,47% so với năm 2011. Chi phí bán hàng tăng do mọi khoản chi phí nằm trong chi phí bán hàng đều tăng. - Lợi nhuận sau thuế: Từ báo cáo kết quả kinh doanh có thể thấy rằng công ty có tình hình kinh doanh tốt, doanh thu luôn tăng qua các năm thể hiện đường lối đúng đắn trong các chiến lược kinh doanh của Công ty, đó chính là nguyên nhân chủ yếu giúp lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng đạt mức tăng trưởng dương qua các năm. Cụ thể lợi nhuận sau thuế năm 2011 là 12.499.814.994 đồng, tăng 1.712.307.240 đồng, tương ứng tăng 15,87% so với năm 2010. Đối với năm 2012 thì lợi nhuận sau thuế là 17.357.608.227 đồng, tăng 4.857.793.233 đồng, tương ứng tăng 38,86% so với năm 2011. Lợi nhuận sau thuế tăng là điều rất đáng mừng cho Công ty, tuy nhiên, những khó khăn, thách thức vẫn còn rất nhiều phía trước, công ty cần phải tiếp tục phát huy những chiến lược quản lý phù hợp để khẳng định được thương hiệu vững chắc trong tương lai. Là một Công ty cổ phần và có uy tín trên thị trường xuất nhập khẩu đồ thủ công mỹ nghệ và nông sản, lợi nhuận sau thuế hàng năm tăng sẽ giúp uy tín của Công ty được tăng lên, từ đó sẽ càng tạo được lòng tin và sự quan tâm nhiều hơn từ các nhà đầu tư. Thang Long University Library
  • 33. 23 Biểu đồ 2.1: Doanh thu và lợi nhuận của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP
  • 34. 24 2.3. Thực trạng quản lý vốn lưu động tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP 2.3.1. Phân tích khái quát tình hình biến động của nguồn vốn và tài sản Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP giai đoạn 2009 – 2012 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 TÀI SẢN A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 32.782.598.442 27.837.480.060 17.413.193.574 15.297.092.595 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 3.673.386.855 9.304.307.703 704.529.621 1.246.253.748 1. Tiền 2.473.386.855 2.314.307.703 704.529.621 1.096.253.748 2. Các khoản tương đương tiền 1.200.000.000 6.990.000.000 0 150.000.000 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 11.727.827.865 2.208.099.564 6.276.779.286 6.942.760.698 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 6.626.237.304 6.380.843.409 3.357.225.405 2.406.764.643 1. Phải thu khách hàng 3.823.723.287 3.457.896.099 1.786.261.245 1.751.284.428 2. Trả trước cho người bán 1.652.817.015 2.231.004.597 1.021.235.943 412.135.305 IV. Hàng tồn kho 10.072.519.740 9.560.376.288 6.817.950.156 3.842.320.971 V. Tài sản ngắn hạn khác 682.626.678 383.853.096 256.709.106 858.992.535 B - TÀI SẢN DÀI HẠN 26.475.094.866 18.855.474.309 14.849.726.286 10.140.615.582 I. Tài sản cố định 22.340.385.504 13.713.680.208 9.174.116.139 6.968.888.127 1. Tài sản cố định hữu hình 11.246.269.731 9.422.226.333 6.835.998.474 4.956.324.189 - Nguyên giá 17.534.551.980 14.458.188.660 11.105.690.073 8.729.036.955 - Giá trị hao mòn luỹ kế (6.288.282.249) (5.035.962.327) (4.269.691.599) (3.772.712.766) 2. Tài sản cố định vô hình 623.000.775 628.142.226 378.039.972 70.171.683 - Nguyên giá 927.822.291 916.510.335 555.796.440 199.466.577 - Giá trị hao mòn luỹ kế (304.821.516) (288.368.109) (177.756.468) (129.294.894) 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 10.471.114.998 3.663.311.649 1.960.077.693 1.942.392.255 II. Bất động sản đầu tư 207.675.717 219.546.414 219.985.185 0 - Nguyên giá 270.532.011 270.532.011 229.711.824 0 - Giá trị hao mòn luỹ kế (62.856.294) (50.985.597) (9.726.639) 0 III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 3.546.052.983 4.651.105.602 4.978.897.158 2.404.438.452 IV. Tài sản dài hạn khác 380.980.662 271.142.085 476.656.932 740.822.667 Thang Long University Library
  • 35. 25 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 59.257.693.308 46.692.954.369 32.262.919.860 25.437.708.177 NGUỒN VỐN 0 0 0 0 A - NỢ PHẢI TRẢ 13.074.330.495 9.456.509.814 8.410.051.002 6.049.758.579 I. Nợ ngắn hạn 12.896.294.502 8.980.778.355 7.930.939.551 5.281.049.397 1. Vay và nợ ngắn hạn 0 0 1.703.880.000 29.890.308 2. Phải trả người bán 7.236.790.407 5.648.266.143 3.285.735.468 2.379.781.935 3. Người mua trả tiền trước 64.768.092 350.534.856 91.545.087 232.752.471 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 995.610.984 861.548.511 834.649.929 1.198.192.632 5. Phải trả người lao động 301.382.784 126.025.518 98.147.070 84.716.724 6. Chi phí phải trả 1.092.039.483 780.618.510 791.438.061 620.992.887 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 1.987.875.804 174.854.475 347.620.515 187.939.629 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 0 0 0 0 11. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 1.217.826.948 1.038.930.342 777.923.421 546.782.811 II. Nợ dài hạn 178.035.993 475.731.459 479.111.451 768.709.182 B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 46.183.362.810 37.236.444.546 23.852.868.861 19.387.949.601 I. Vốn chủ sở hữu 46.183.362.810 37.236.444.546 23.852.868.861 19.387.949.601 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 25.018.673.880 16.683.442.620 10.592.163.600 10.537.959.000 2. Thặng dư vốn cổ phẩn 3.830.982.300 3.830.982.300 0 0 4. Cổ phiếu quỹ (13.512.345) (7.565.382) (2.007.153) (462.666) 7. Quỹ đầu tư phát triển 281.667.051 2.724.072.708 6.516.872.367 5.268.848.730 8. Quỹ dự phòng tài chính 1.765.206.066 1.668.344.262 1.059.216.360 883.043.628 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 0 0 0 0 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 15.300.345.858 12.337.168.038 5.686.623.687 2.698.560.909 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 59.257.693.305 46.692.954.360 32.262.919.863 25.437.708.180 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP) 2.3.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài sản Thông qua báo cáo tài chính ta thấy qui mô tổng tài sản liên tục tăng qua từng năm. Trong đó tài sản ngắn hạn tăng từ 15.297.092.595 đồng năm 2009 lên tới 32.782.598.442 đồng năm 2012, tài sản dài hạn tăng từ 10.140.615.582 đồng năm 2009 lên tới 26.475.094.866 đồng năm 2012. Cụ thể như sau:
  • 36. 26 A. Về tài sản ngắn hạn Có thể nhận thấy rằng trong cơ cấu tài sản của công ty thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu và trung bình trong 5 năm là 56%, tỷ trọng đầu tư này là phù hợp với ngành sản xuất và chế biến nông sản với mức đầu tư vào phải thu khách hàng và khoản mục hàng tồn kho là khá lớn. Bảng 2.3: Tỷ trọng các chỉ tiêu thuộc tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 100,00% 100,00% 100,00% 100,00% I, Tiền và các khoản tương đương tiền 11,21% 33,42% 4,05% 8,15% II, Đầu tư tài chính ngắn hạn 35,77% 7,93% 36,05% 45,39% III, Các khoản phải thu ngắn hạn 20,21% 22,92% 19,28% 15,73% IV, Hàng tồn kho 30,73% 34,34% 39,15% 25,12% V, Tài sản ngắn hạn khác 2,08% 1,38% 1,47% 5,62% (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP) Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2012 là 3.673.386.855 đồng , giảm 60,52% so với năm 2011. Việc giảm một lượng tiền mặt như vậy thể hiện động thái của công ty khi đối mặt với tình hình lạm phát, tránh giữ quá nhiều tiền mặt mà mất đi chi phí cơ hội, nên công ty đã dùng tiền mặt để đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn, gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 1 năm, và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác do đó làm cho khoản mục đầu tư tài chính chiếm tỷ trọng trong tài sản ngắn hạn lên tới 35,77% năm 2012. Tuy nhiên việc giảm một lượng tiền mặt như vậy sẽ làm tính thanh khoản của công ty giảm xuống, vì vậy Công ty cần cân nhắc xem giữ lại bao nhiêu tiền cho hợp lý. + Phải thu khách hàng: Phải thu khách hàng tăng qua các năm cùng với mức tăng trưởng của doanh thu thuần và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng tài sản ngắn hạn. Cụ thể phải thu khách hàng năm 2012 là 3.823.723.287 đồng, tăng 365.827.188 đồng so với năm 2011. Khoản phải thu tăng và doanh thu thuần tăng hàng năm cho thấy Công ty đã nới lỏng tín dụng hơn, từ đó giữ được mối quan hệ làm ăn lâu dài với người mua. Tuy nhiên nếu để khách hàng nợ quá nhiều sẽ khiến công ty có thể gặp những rủi ro nhất định. Điều này được thể hiện ở việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi qua các năm tăng lên, cụ thể mức trích lập dự phòng năm 2009 chỉ là - Thang Long University Library
  • 37. 27 1.928.283 đồng, tuy nhiên đến năm 2012, mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi của công ty lên tới 1.161.193.518 đồng. Hơn thế nữa những khoản vốn chưa thu hồi được sẽ trở thành những khoản vốn chết tạm thời, công ty sẽ không thể dùng khoản vốn đó để tái đầu tư một cách có hiệu quả nhất và buộc phải đi huy động nguồn vốn khác để bù đắp cho hoạt động sản xuất kinh doanh, như vậy sẽ làm tăng chi phí tài chính và áp lực về huy động vốn của công ty. Tuy nhiên để có thể đưa ra những nhận định chính xác hơn thì ta cần phải tính toán và xem xét đến vòng quay khoản phải thu khách hàng bình quân. + Hàng tồn kho. Hàng tồn kho liên tục tăng trong những năm gần đây bởi vì nhu cầu sử dụng đồ thủ công mỹ nghệ và nông sản của người dân các nước phương Tây ngày càng tăng và với uy tín của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP rất nhiều khách hàng tìm đến và đặt hàng với số lượng lớn, bằng chứng là việc doanh thu thuần liên tục tăng theo từng năm. Vì vậy Công ty ngày càng phải dự trữ một lượng hàng tồn kho là các loại lương thực thực phẩm để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Tuy nhiên dự trữ một lượng hàng tồn kho nhiều hơn đồng nghĩa với việc Công ty phải chịu nhiều chi phí lưu kho hơn, hơn nữa những mặt hàng của Công ty đều là các mặt hàng phục vụ nhu cầu ăn uống, vì vậy khó quản trong thời gian dài vì sẽ gây ra thực phẩm quá hạn sử dụng. Vì vậy Công ty cần có những dự báo chính xác nhất có thể về nhu cầu của thị trường để dự trữ một lượng hàng tồn kho hợp lý B. Về tài sản dài hạn Bảng 2.4: Tỷ trọng các chỉ tiêu thuộc tài sản dài hạn Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 B - TÀI SẢN DÀI HẠN 100,00% 100,00% 100,00% 100,00% II. Tài sản cố định 84,38% 72,73% 61,78% 68,72% 1. Tài sản cố định hữu hình 42,48% 49,97% 46,03% 48,88% 3. Tài sản cố định vô hình 2,35% 3,33% 2,55% 0,69% 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 39,55% 19,43% 13,20% 19,15% IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 13,39% 24,67% 33,53% 23,71% V. Tài sản dài hạn khác 1,44% 1,44% 3,21% 7,31% (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP)
  • 38. 28 Tài sản dài hạn: Trong khoản mục tài sản dài hạn có thể nhận thấy rằng tài sản cố định của công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất, với mức tăng dần trong 5 năm, trong đó tài sản cố định hữu hình và xây dựng cơ bản dở dang chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản cố định. Tài sản cố định hữu hình tăng do Công ty tiếp tục đầu tư thêm nhiều tài sản cố định và sửa chữa nâng cấp máy móc, thiết bị để tiếp tục mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, giúp công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.3.1.2. Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn A. Về nợ phải trả Bảng 2.5: Tỷ trọng các chỉ tiêu thuộc nợ phải trả Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 A - NỢ PHẢI TRẢ 100,00% 100,00% 100,00% 100,00% I, Nợ ngắn hạn 98,64% 94,97% 94,30% 87,29% Trong đó: Phải trả người bán 55,35% 59,73% 39,07% 39,34% II, Nợ dài hạn 1,36% 5,03% 5,70% 12,71% (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP) Trong cơ cấu nợ phải trả của công ty thì đa số công ty sử dụng nguồn nợ ngắn hạn, nguồn nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lên tới 98,64% năm 2012 trong khoản nợ phải trả, đặc biệt công ty chủ yếu sử dụng nguồn vốn tín dụng thương mại để tài trợ cho tài sản. Nguồn vốn tín dụng thương mại ngày càng chiếm tỷ trọng tăng dần từ năm 2009 đến năm 2011 và giảm xuống 55,35% vào năm 2012. Với việc sử dụng nguồn vốn tín dụng thương mại lớn, công ty không phải trả chi phí lãi vay vì vậy giảm bớt gánh nặng về chi phí lãi vay. Hơn nữa, việc sử dụng nguồn vốn tín dụng thương mại còn tạo mối quan hệ giữa công ty và người bán. Mặt khác, đáp ứng được nhu cầu vốn tạm thời cho công ty, hơn nữa nguồn vốn tín dụng có mức độ linh hoạt cao nên công ty dễ dàng thu hẹp hoặc mở rộng hơn so với các nguồn vốn vay khác. Tuy nhiên do nguồn vốn tín dụng thương mại có thời gian đáo hạn ngắn nên công ty chịu áp lực về thanh toán rất lớn và rủi ro mất khả năng thanh toán cao. Thang Long University Library
  • 39. 29 B. Về vốn chủ sở hữu: Bảng 2.6: Tỷ trọng các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 I. Vốn chủ sở hữu 100,00% 100,00% 100,00% 100,00% 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 54,17% 44,80% 44,41% 54,35% 2. Thặng dư vốn cổ phẩn 8,30% 10,29% 0,00% 0,00% 3. Cổ phiếu quỹ -0,03% -0,02% -0,01% 0,00% 4. Quỹ đầu tư phát triển 0,61% 7,32% 27,32% 27,18% 5. Quỹ dự phòng tài chính 3,82% 4,48% 4,44% 4,55% 6. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 33,13% 33,13% 23,84% 13,92% (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP) Trong vốn chủ sở hữu của công ty, công ty chủ yếu sử dụng vốn đầu tư của chủ sở hữu và nguồn lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư. Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng trong tổng vốn chủ sở hữu lên tới 54,17% năm 2012. Điều này là do để đầu tư các dự án mở rộng nhà máy, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh công ty huy động vốn từ cổ đông bằng cách phát hành cổ phiếu thường mới. Với việc huy động thêm bằng phát hành thêm cổ phiếu mới, với tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của công ty ổn định qua các năm nên công ty ETOP dễ dàng hoàn thành đợt huy động vốn, không những thế công ty còn bán được cổ phiếu phát hành lần đầu cao hơn mệnh giá khiến công ty có phần vốn tăng thêm từ thặng dư vốn cổ phần. Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy một tác động tiêu cực từ việc huy động thêm vốn bằng phát hành cổ phiếu mới là gây hiện tượng "loãng giá" cổ phiếu của công ty. Mặt khác, với việc huy động vốn từ phát hành cổ phiếu mới cũng khiến cho công ty không nhận được khoản tiết kiệm thuế từ lãi vay do cổ tức mà công ty chi trả cho cổ đông không được tính là chi phí giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài việc sử dụng phát hành cổ phiếu mới thì ETOP cũng sử dụng lợi nhuận sau thuế để lại để tái đầu tư tăng khả năng phát triển bền vững của công ty.
  • 40. 30 2.3.2. Mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn và xác định vốn lưu động ròng Bảng 2.7: Mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 Tài sản ngắn hạn 32.782.598.442 27.837.480.060 17.413.193.574 15.297.092.595 Nợ ngắn hạn 12.896.294.502 8.980.778.355 7.930.939.551 5.281.049.397 Vốn lưu động ròng 19.886.303.940 18.856.701.705 9.482.254.023 10.016.043.198 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP) Nhìn vào bảng trên có thể nhận thấy rằng trong các năm công ty luôn sử dụng chiến lược quản lý vốn thận trọng tức là dùng một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Mức độ sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn của công ty tăng dần qua các năm cụ thể năm 2009 công ty chỉ sử dụng 10.016.043.198 đồng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, nhưng đến năm 2012 công ty đã sử dụng lên tới 19.886.303.940 đồng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Điều này có thể lý giải là do trong trong hai năm 2011 và 2012 nền kinh tế đang trong trạng thái khủng hoảng, vì vậy việc huy động vốn vay ngắn hạn tăng áp lực về thanh toán và rủi ro tài chính cao, do đó công ty chuyển chiến lược vốn thận trọng hơn để đối mặt với tình trạng khủng hoảng. Tuy nhiên, với việc sử dụng khoản nợ ngắn hạn thấp khiến cho chi phí sử dụng vốn công ty phải chịu sẽ ở mức cao hơn, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh lời của công ty. 2.3.3 Phân tích khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP 2.3.3.1 Khả năng thanh toán ngắn hạn Bảng 2.8: Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn Đơn vị tính: Lần Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 2,95 2,48 2,68 2,77 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP) Thang Long University Library
  • 41. 31 Khả năng thanh toán ngắn hạn: Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty trung bình ở mức khá cao trung bình trong 5 năm là 2,79 lần, hay một đồng nợ ngắn hạn trung bình được đảm bảo bằng 2,79 đồng tài sản ngắn hạn. Nếu xem xét riêng về khả năng thanh toán ngắn hạn thì rủi ro thanh toán của công ty là thấp. Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty có xu hướng giảm dần từ năm 2009 đến 2010 điều này là do mức độ tăng của nợ ngắn hạn năm 2010 là 57,49% cao hơn so với mức tăng của tài sản ngắn hạn năm 2010 là 32,01%. Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty từ năm 2010 đến năm 2012 lại có xu hướng tăng dần từ mức 2,48 lần lên tới 2,77 lần, hay năm 2012 công ty có thể sử dụng tài sản ngắn hạn để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn tốt hơn so với năm 2010. Tuy nhiên như phân tích ở phần cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của công ty thì mức tăng tài sản ngắn hạn của công ty chủ yếu là hàng tồn kho và phải thu khách hàng trong khi đó mức tăng nợ ngắn hạn là khoản phải trả người bán (khoản nợ này có thời gian đáo hạn ngắn) vì vậy nếu công ty không tiêu thụ hàng tồn kho kịp thời, và thu nợ khách hàng nhanh chóng cũng có thể làm công ty mất khả năng thanh toán. Để đánh giá chính xác hơn khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty, cần xem xét khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời. 2.3.3.2 Khả năng thanh toán nhanh Bảng 2.9: Khả năng thanh toán nhanh Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Hệ số thanh toán nhanh 2,17 1,34 2,04 1,76 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP) Bảng 2.10: Các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán nhanh Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 3.673.386.855 3.673.386.855 3.673.386.855 3.673.386.855 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 11.727.827.865 2.208.099.564 6.276.779.286 6.942.760.698 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 6.626.237.304 6.380.843.409 3.357.225.405 2.406.764.643
  • 42. 32 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 NỢ NGẮN HẠN 12.896.294.502 8.980.778.355 7.930.939.551 5.281.049.397 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP) Khả năng thanh toán nhanh : Là chỉ tiêu đánh giá được khả năng thanh toán của công ty một cách chặt chẽ hơn. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn của Công ty được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn khi không tính đến yếu tố hàng tồn kho. Ở đây, lượng hàng tồn kho bị loại trừ ra vì hàng tồn kho được coi là loại tài sản có tính thanh khoản thấp hơn cả trong tài sản ngắn hạn. Bởi vậy việc thanh toán sẽ được đảm bảo bởi các khoản tiền, phải thu và các tài sản ngắn hạn khác. Khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng giảm liên tục qua 5 năm, cụ thể: Năm 2009 - 2010: Trong năm 2010, khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm từ 2,04 lần xuống còn 1,34 lần. Điều này là do cả khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, tiền và các khoản tương đương tiền giảm, mặc dù khoản phải thu khách hàng tăng lên nhưng mức tăng của không đủ bù đắp cho mức giảm của cả hai khoản mục trên trong khi đó mức nợ ngắn hạn lại gia tăng nên làm cho khả năng thanh toán nhanh giảm mạnh. Như vậy, với việc giảm các tài sản có tính thanh khoản cao năm 2010 (gồm đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản tiền và tương đương tiền) làm cho rủi ro thanh toán của công ty năm 2010 gia tăng. Năm 2010-2011: Với sự điều chỉnh mạnh về tiền và các khoản tương đương tiền năm 2011 và cùng với sự tăng trưởng của phải thu khách hàng, mặc dù khoản đầu tư tài chính vẫn tiếp tục suy giảm tuy nhiên mức sụt giảm của khoản đầu tư tài chính không tăng mạnh bằng các khoản phải thu khách hàng và các khoản tương đương tiền nên tổng ba khoản mục này vẫn tăng và tăng mạnh hơn mức nợ ngắn hạn gia tăng lên hệ số thanh toán nhanh tăng khiến cho rủi ro thanh toán giảm và khả năng thanh toán được cải thiện. Năm 2011- 2012: Qua bảng số liệu cũng nhận thấy rằng khả năng thanh toán nhanh năm 2012 lại sụt giảm so với năm 2011, nguyên nhân là do trong năm 2012 các khoản tiền và tương đương tiền của công ty sụt giảm mạnh so với năm 2011. Điều này làm cho mức tăng của các loại tài sản là đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản tiền và tương đương tiền và phải thu ngắn hạn tăng không cao bằng mức tăng của nợ ngắn hạn. Điều này làm cho khả năng thanh toán nhanh giảm, rủi ro thanh toán gia tăng. Thang Long University Library
  • 43. 33 2.3.3.3 Khả năng thanh toán tức thời Bảng 2.11: Hệ số thanh toán tức thời Đơn vị tính: lần Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Hệ số thanh toán tức thời 0,24 0,09 1,04 0,28 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP) Khả năng thanh toán tức thời của công ty cũng tăng giảm qua các năm và đạt mức cao nhất vào năm 2011 là 1,04 lần và giảm xuống 0,28 lần năm 2012. Khả năng thanh toán tức thời thể hiện khả năng có thể thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Tuy khả năng thanh toán tức thời của công ty giảm mạnh trong năm 2012, tức là tài sản có tính thanh khoản cao giảm mạnh trong năm 2012, tuy nhiên trong khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn của Công ty ETOP có khoản mục tiền gửi ngắn hạn tại ngân hàng tăng mạnh so với năm 2011, điều này là do trong năm 2012 công ty không muốn để lượng tiền dư thừa mà không sinh lời, dẫn đến công ty quyết định sử dụng khoản mục tiền gửi có kỳ hạn để tăng khả năng sinh lời của công ty, mặt khác nếu cần thanh toán công ty cũng có thể rút khoản tiền gửi ngắn hạn tại ngân hàng. Như vậy rủi ro thanh toán của công ty có thể đánh giá ở mức thấp. 2.3.4. Phân tích khả năng quản lý vốn lưu động 2.3.4.1. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho Bảng 2.12: Vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 4,46 6,01 5,59 5,42 Thời gian quay vòng hàng tồn kho trung bình (ngày) 81,75 60,74 65,26 67,32 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ETOP) Vòng quay hàng tồn kho của công ty trung bình trong 5 năm là 5 vòng tương ứng với thời gian quay vòng hàng tồn kho trung bình trong 5 năm là 78 ngày nghĩa là kể từ khi mua hàng đến khi bán hàng trung bình là 78 ngày. Thời gian quay vòng hàng tồn kho trung bình như vậy là hợp lý đối với công ty chuyên sản xuất các loại hàng thủ
  • 44. 34 công mỹ nghệ và nông sản. Thời gian quay vòng hàng tồn kho của công ty có xu hướng giảm từ năm 2009 đến năm 2010 và bắt đầu có xu hướng tăng trở lại trong 2 năm 2011 và 2012, cụ thể Năm 2010 thì vòng quay hàng tồn kho là 6,01 lần. Vòng quay hàng tồn kho tăng hay nói cách khác là thời gian quay vòng hàng tồn kho trung bình giảm do tốc độ tăng của hàng tồn kho bình quân thấp hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán. Trong năm 2010 thì đây là dấu hiệu tích cực đối với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ETOP. Tuy nhiên sang năm 2011 thì vòng quay hàng tồn kho giảm so với năm 2011, nguyên nhân giải thích chủ yếu do hàng tồn kho tăng mạnh. Mặc dù trong năm 2011, lượng cung đồ thủ công mĩ nghệ và nông sản ra thị trường quốc tế của công ty tăng hơn so với năm 2011, nhưng rõ ràng là chính sách về đại lý của công ty không tốt khiến cho hàng tồn kho từ đại lý tăng lên gấp 3 lần so với năm trước. Do đó, công ty cần xem xét lại chính sách đại lý sao cho hiệu quả hơn. Năm 2012 thì vòng quay hàng tồn kho tiếp tục lại giảm so với năm 2011. Cụ thể năm 2012 là 5,42 lần, giảm 0,17 lần so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu trong năm 2012 công ty liên tục đưa các nhà máy sản xuất mới đi vào hoạt động, khiến cho nhu cầu về hàng tồn kho gia tăng, cụ thể giá trị nguyên vật liệu tăng từ 1590 tỷ đồng lên tới 2041 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty cũng cần xem xét đến mức dự trữ hợp lý vì nếu đầu tư quá nhiều vào hàng tồn kho sẽ dẫn đến các chi phí liên quan đến hàng tồn kho lớn như chi phí bảo quản, chi phí hao hụt, chi phí tài chính của nguồn vốn đầu tư vào hàng tồn kho, chi phí cơ hội ... cao dẫn đến khả năng sinh lời thấp. Hơn nữa, việc đầu tư lớn vào hàng tồn kho đặc biệt là hàng nông sản là sản phẩm có thời hạn sử dụng cho nên việc tổn thất và thiệt hại sẽ lớn hơn, cụ thể như trong năm 2012 mức sử dụng dự phòng hàng tồn kho tăng so với năm 2011. Thang Long University Library