SlideShare a Scribd company logo
1 of 221
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA DU LỊCH
---------------------------------------------------------------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TIỀM NĂNG VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG DU LỊCH INBOUND ĐẾN TP.HCM
SVTH: DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU
MSSV: 955010167
Lớp: 09DLHD
Hệ đào tạo: Đại học
Niên khóa: 2009 - 2013
TP. H Ch Minh – năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA DU LỊCH
---------------------------------------------------------------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TIỀM NĂNG VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG DU LỊCH INBOUND ĐẾN TP.HCM
GVHD: TS. ĐỖ QUỐC THÔNG
SVTH: DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU
MSSV: 955010167
Lớp: 09DLHD
Hệ đào tạo: Đại học
Niên khóa: 2009 - 2013
TP. H Ch Minh – năm 2013
NNHHẬẬNN XXÉÉTT CCỦỦAA GGIIẢẢNNGG VVIIÊÊNN HHƯƯỚỚNNGG DDẪẪNN
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
TP. Hồ Chí Minh, ngày.......tháng......năm 2013
Giảng viên hướng dẫn
NNHHẬẬNN XXÉÉTT CCỦỦAA GGIIẢẢNNGG VVIIÊÊNN PPHHẢẢNN BBIIỆỆNN
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
TP. Hồ Chí Minh, ngày.......tháng......năm 2013
Giảng viên phản biện
LỜI CẢM ƠN
Đối với tôi, đại học chính là môi trường rèn giũa nhân cách, vừa được cung cấp kiến
thức quý giá từ thầy cô, vừa nhận được những kinh nghiệm chia sẻ từ anh chị đi trước để có
dịp thảo luận cùng bạn bè. Nhìn lại quãng thời gian bốn năm học đã trôi qua, tôi cảm thấy bồi
hồi xúc động, trân quý hơn nữa những giờ học trên lớp, những phút giây gắn bó bên nhau...
để luôn nhắc nhở bản thân mình không ngừng cố gắng phấn đấu để thành người và thành tài.
Xứng đáng với nỗ lực cá nhân và sự ủng hộ hết mình của gia đình, thầy cô và bạn bè tôi.
Lời cảm ơn sâu sắc nhất của tôi xin được dành tặng cho ba mẹ, là bậc sinh thành cao
cả, là người đã nâng bước cho tôi đi hết con đường đại học, đã luôn bên tôi dù thất bại hay
thành công. Con cảm ơn và yêu thương ba mẹ rất nhiều!
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin được dành lời tri ân từ đáy lòng mình kính gửi
đến Thầy Đỗ Quốc Thông đã luôn chỉ dạy tận tình, truyền đạt những kinh nghiệm cho tôi.
Điều tôi cảm nhận được là tình yêu nghề và sự trăn trở của Thầy khi ngành du lịch nước nhà
chưa phát huy hết những tiềm năng vốn có. Vì vậy mà tôi tự nhủ mình phải cố gắng thật
nhiều để hoàn thành tốt bài khoá luận này với hy vọng đây sẽ là một phần đóng góp nhỏ bé
vào sự phát triển du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.
Bên cạnh đó, tôi xin được cảm ơn Nhà trường, quý thầy cô đang công tác tại khoa Du
lịch đã luôn hỗ trợ và tư vấn cho tôi rất nhiều điều trong suốt quãng thời gian ngồi trên giảng
đường của mình.
Tôi cũng xin được cảm ơn tác giả các bài viết, bài nghiên cứu, các ấn phẩm cùng với
các anh chị đã cung cấp cho tôi những thông tin vô cùng hữu ích trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận này.
Cuối cùng là lời cảm ơn đến bạn bè đã cùng sát cánh bên tôi, chia sẻ những cảm xúc
vui buồn cùng tôi.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng bài khoá luận này không thể tránh khỏi những thiếu
sót và hạn chế. Kính mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để khoá luận thêm hoàn
thiện hơn!
Một lần nữa kính chúc quý thầy cô thật nhiều sức khoẻ và hạnh phúc!
Trân trọng,
Sinh viên thực hiện
Dương Võ Trân Châu
QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ ĐƯỢC VIẾT TẮT
1 AL Âm lịch
2 CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
3 CLB Câu lạc bộ
4 GTGT Giá trị gia tăng
5 NTK Nhà thiết kế
6 Nxb Nhà xuất bản
7 SVHTTDL Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
8 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
9 Tour Chương trình du lịch
10 TTTM Trung tâm thương mại
11 UBND Ủy ban nhân dân
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
 BẢNG SỐ LIỆU:
Trang
1. Bảng: Lượt khách du lịch quốc tế đến TP.HCM giai đoạn 2001 –
2012 và 7 tháng đầu năm 2013
28
2. Bảng: Doanh thu của du lịch TP.HCM trong giai đoạn 2001 –
2012 và 7 tháng đầu năm 2013
31
3. Bảng: Các thị trường trọng điểm khách du lịch quốc tế đến
TP.HCMgiai đoạn 2009 - 2012
41
4. Những số điện thoại cần thiết khi du lịch Thành phố Hồ Chí Minh 96
5. Bảng : Bảng thống kê các điểm dịch vụ du lịch đạt chuẩn 106
 BIỂU ĐỒ:
Trang
1. Biểu đồ: So sánh lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và
TP.HCM giai đoạn 2006 – 2012
27
2. Biểu đồ: So sánh doanh thu của du lịch Việt Nam và TP.HCM
giai đoạn 2006 – 2012
30
3. Biểu đồ: Sự phân bố HDV Du lịch Quốc tế và HDV Du lịch Nội
địa của TP.HCM giai đoạn 2010 - 2012
33
4. Biểu đồ: Sự phân bố các dịch vụ được cấp biển hiệu đạt chuẩn
phục vụ khách du lịch trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2008 -
2012
106
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................... 2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................. 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ......................................................... 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................ 5
7. Bố cục của khóa luận .......................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỊ TRƯỜNG DU LỊCH
INBOUND ............................................................................................................... 7
1. Một số khái niệm chung về Du lịch.................................................................... 7
2. Một số khái niệm khác........................................................................................ 9
3. Các quan điểm thiết kế điểm, tuyến du lịch...................................................... 10
4. Đánh giá tiềm năng và thực trạng khai thác thị trường du lịch Inbound đến
TP.HCM............................................................................................................ 14
5. Kinh nghiệm khai thác thị trường du lịch Inbound của TP.HCM trong giai đoạn
2008 – 2012....................................................................................................... 32
Tiểu kết ................................................................................................................... 34
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC THỊ
TRƯỜNG DU LỊCH INBOUND ĐẾN TP.HCM GIAI ĐOẠN 2008 - 2012... 35
1. Thực trạng khai thác thị trường du lịch Inbound đến TP.HCM ............... 35
1.1 Những loại hình du lịch hiện tại đang khai thác ......................................... 35
1.2 Tốc độ tăng trưởng và doanh thu thị trường du lịch Inbound..................... 39
1.3 Những thị trường trọng điểm khách du lịch quốc tế vào TP.HCM ............ 40
1.4 Tâm lý khách du lịch một số thị trường trọng điểm ................................... 42
2. Thực trạng về sản phẩm du lịch .................................................................... 51
2.1 Thực trạng các tuyến du lịch....................................................................... 51
2.2 Thực trạng các khu, điểm tham quan.......................................................... 52
2.3 Thực trạng về các điểm vui chơi, giải trí .................................................... 71
2.4 Thực trạng về các điểm mua sắm................................................................ 81
2.5 Thực trạng về ẩm thực ................................................................................ 90
2.6 Thực trạng về các dịch vụ phục vụ du lịch ................................................. 92
3. Thực trạng về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch...................... 97
4. Thực trạng về các công ty lữ hành chuyên thị trường Inbound............... 102
5. Thực trạng về môi trường du lịch ............................................................... 103
6. Thực trạng đội ngũ phục vụ du lịch............................................................ 110
7. Thực trạng về công tác xúc tiến, quảng bá du lịch TP.HCM ................... 112
Tiểu kết ................................................................................................................. 114
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH
INBOUND ĐẾN TP.HCM................................................................................. 115
1. Định hướng về sản phẩm du lịch................................................................. 115
1.1 Giải pháp về các tuyến du lịch.................................................................. 115
1.2 Giải pháp về phục vụ du lịch tại các khu, điểm tham quan ...................... 123
1.3 Giải pháp về các điểm vui chơi, giải trí .................................................... 123
1.4 Giải pháp về các điểm mua sắm ............................................................... 125
1.5 Giải pháp về ẩm thực ................................................................................ 129
1.6 Giải pháp về các dịch vụ phục vụ du lịch ................................................. 133
1.7 Giải pháp về thúc đẩy và nâng cao chất lượng các chương trình nghệ thuật
phục vụ khách du lịch quốc tế vào TP.HCM............................................ 134
2. Định hướng về phát triển đ ng bộ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du
lịch .................................................................................................................. 135
3. Định hướng về các công ty lữ hành chuyên về thị trường Inbound......... 143
4. Định hướng về vấn đề môi trường............................................................... 143
4.1 Giải pháp cho môi trường sống an toàn.................................................... 144
4.2 Giải pháp cho công tác đảm bảo an toàn PCCC....................................... 145
4.3 Giải pháp cho chương trình Dịch vụ Đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch..
................................................................................................................... 146
4.4 Giải pháp cho Nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch ................... 146
5. Định hướng về công tác xúc tiến, quảng bá du lịch ................................... 147
5.1 Giải pháp về thông tin du lịch................................................................... 147
5.2 Giải pháp về các hoạt động quảng bá và xúc tiến tại nước ngoài............. 150
5.3 Giải pháp về công tác quảng bá du lịch tại TP.HCM ............................... 152
6. Định hướng về vấn đề môi trường du lịch an ninh, an toàn ..................... 155
7. Định hướng về ngu n nhân lực phục vụ thị trường khách du lịch Inbound
......................................................................................................................... 160
8. Định hướng nhằm nâng cao nhận thức, năng lực và phát huy vai trò cộng
đ ng trong cải thiện môi trường du lịch ..................................................... 165
9. Kiến nghị........................................................................................................ 166
Tiểu kết ................................................................................................................. 171
PHẦN KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, ngành Du lịch Việt Nam đã đạt được nhiều thành
tựu đáng ghi nhận, khẳng định vai trò đối với nền kinh tế quốc dân. Ngành Du
lịch cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng luôn nhận được sự quan tâm to lớn
của Đảng, Nhà nước, Tổng cục Du lịch luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát
huy tốt vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước.
Trải qua 53 năm xây dựng và trưởng thành (09/07/1960 – 09/07/2013), Du
lịch Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với tư cách là một ngành kinh tế
tổng hợp, tạo nguồn thu ngoại tệ lớn, giải quyết nhiều việc làm, thúc đẩy nhiều
ngành kinh tế khác cùng phát triển, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và
khẳng định vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập với khu vực và quốc tế.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang trên đà suy thoái, thiên tai, dịch bệnh
diễn ra trên diện rộng và chiến tranh, xung đột cục bộ, khủng bố xảy ra ở nhiều
nơi ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động du lịch thế giới nhưng lượng khách quốc tế
đến Việt Nam vẫn tăng trưởng với tốc độ cao liên tiếp trong 3 năm qua, khẳng
định vị thế của Du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch khu vực và thế giới. Khách
quốc tế đến Việt Nam năm 2010, 2011 và 2012 tăng lần lượt 34,75% đạt
5.049.855 lượt, 19,40% đạt 6.014.032 lượt, 13,86% đạt 6.847.678 lượt. Sáu
tháng đầu năm 2013, Du lịch Việt Nam đã đón và phục vụ 3.540.403 lượt khách
quốc tế, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2012. Bên cạnh đó, du lịch nội địa cũng
có bước tăng trưởng liên tục, trở thành động lực chính trong hoạt động du lịch ở
nhiều địa phương.
TP.HCM là một trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ và khoa học
kỹ thuật của cả nước đang từng ngày phát triển khẳng định vị thế của mình nhất
là đối với ngành du lịch khi thu hút lượng du khách quốc tế đến TP.HCM tăng
bình quân 10% lượt người mỗi năm, đạt mốc 3,8 triệu lượt khách quốc tế năm
2012 với doanh thu hơn 71 nghìn tỷ đồng. Với lợi thế sở hữu nhiều tiềm năng du
lịch, từ tài nguyên du lịch tự nhiên đến tài nguyên du lịch nhân văn, cùng với sự
2
quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, TP.HCM sẽ luôn là một điểm đến du
lịch lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước.
Chính những điều vừa nêu trên cùng với niềm yêu thích của bản thân và
sự đóng góp ý kiến của Thầy cô, cùng với sự tìm hiểu thông tin liên quan trên
nhiều nguồn tài liệu, tác giả đã nhận thấy đây là một đề tài khá hấp dẫn và cần
thiết trong thời điểm hiện tại để đưa ra những giải pháp cụ thể cho du lịch
TP.HCM. Với tất cả các lý do trên, cuối cùng tôi đã chọn đề tài: “Tiềm năng và
một số định hướng phát triển thị trường du lịch Inbound đến TP.HCM” để làm
đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của tôi. Hy vọng qua đề tài này, tôi có
thể góp phần công sức nhỏ bé của mình trong việc đề ra những định hướng với
những giải pháp cụ thể nhằm cải thiện chất lượng và thu hút nhiều khách du lịch
quốc tế hơn nữa đến TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.
2. Mục đ ch nghiên cứu
Đánh giá đầy đủ tiềm năng của du lịch TP.HCM.
Đánh giá đầy đủ và chính xác hiện trạng tình hình khách du lịch quốc tế
đến TP.HCM trong giai đoạn 2008 – 2012.
Trên cơ sở đó đề ra những định hướng với những giải pháp cụ thể nhằm
khai thác có hiệu quả cao hơn trong giai đoạn 2013 – 2017.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Theo nhận định ban đầu của tác giả, đề tài về du lịch TP.HCM từng được
các anh chị sinh viên khoa Du lịch, trường Đại học Hùng Vương TP.HCM thực
hiện khóa luận tốt nghiệp với những đề tài có liên quan, bao gồm:
 Khóa luận của anh Cao Long (1997 – 2001) thực hiện với tên gọi:
“Bước đầu đánh giá thực trạng và định hướng các thị trường khách
du lịch quốc tế đến TP.HCM giai đoạn 2001 – 2005”.
 Khóa luận của chị Huỳnh Thị Hà Thu (1997 – 2001) thực hiện với
đề tài: “Bước đầu tìm hiểu về sản phẩm du lịch ở Thành phố Hồ
Chí Minh và mức độ đáp ứng cho nhu cầu của thị trường du khách
quốc tế và nội địa”.
3
 Khóa luận của chị Lê Thị Xiêm (2002 – 2006) khai thác về khía
cạnh: “Du khách Trung Quốc – thị trường tiềm năng của du lịch
Thành phố Hồ Chí Minh”.
 Khóa luận của chị Châu Thị Phượng (2006 – 2010) khai thác về
khía cạnh quà lưu niệm với tên đề tài là: “Vai trò của quà lưu niệm
trong phát triển du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
Ngoài ra còn có các luận văn thạc sỹ của các nghiên cứu sinh tại trường
Đại học Kinh tế TP.HCM như sau:
 Đặng Hữu Sự với đề tài: “Giải pháp phát triển du lịch Thành phố
Hồ Chí Minh, 2000”.
 Nguyễn Thị Kim Oanh với đề tài: “Một số giải pháp nâng cao khả
năng thu hút khách du lịch vào Thành phố Hồ Chí Minh đến năm
2010”, 2003.
 Và công trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của Nguyễn Văn Trãi
mang tên: “Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng
và giải pháp”, 2012.
Và còn một số bài viết có nội dung liên quan đến du lịch TP.HCM được
đăng tải trên các trang mạng điện tử.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Việc nghiên cứu về thị trường du lịch Inbound (khách du lịch quốc tế)
không phải là vấn đề mới trong ngành du lịch TP.HCM, tuy nhiên, những công
trình nghiên cứu đã qua cho thấy việc phát triển du lịch TP.HCM nhằm thu hút
khách du lịch quốc tế chưa được đề cao đúng mức.
Với đề tài mang tên: “Tiềm năng và một số định hướng phát triển thị
trường du lịch Inbound đến TP.HCM” là một đề tài rộng nên cần có sự đầu tư
nghiên cứu kỹ lưỡng, đứng trên nhiều góc độ để đưa ra giải pháp hợp lý mang
tính ứng dụng thực tiễn. Tuy nhiên, do thời gian và khả năng có hạn, nên trong
khóa luận tốt nghiệp cử nhân này, tác giả chỉ xin nghiên cứu về khách du lịch
quốc tế đến TP.HCM tập trung vào các thị trường trọng điểm, không bao gồm
khách du lịch đến bằng đường tàu biển.
4
 Đối tượng nghiên cứu: khách du lịch quốc tế đến TP.HCM, tập
trung 10 thị trường trọng điểm khách du lịch quốc tế đến TP.HCM:
Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Mỹ, Pháp, Úc, Đài Loan, Singapore,
Malaysia, Hàn Quốc. (Số liệu thống kê lấy từ nguồn Sở Văn hóa
Thể thao và Du lịch TP.HCM năm 2012)
 Phạm vi không gian nghiên cứu: giới hạn trên địa bàn TP.HCM.,
đặc biệt là nơi tập trung khách du lịch quốc tế.
 Phạm vi thời gian nghiên cứu: phân tích tiềm năng và thực trạng
trong giai đoạn 2008 – 2012; định hướng phát triển giai đoạn 2013
– 2017.
Trong quá trình nghiên cứu khóa luận này, tác giả rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của Thầy Cô, các anh chị đang công tác trong ngành và
bạn bè để khóa luận thêm phần hoàn thiện hơn.
5. Phương pháp nghiên cứu và ngu n tư liệu
5.1 Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin:
Đây là phương pháp quan trọng, giúp cho việc nghiên cứu mang tính
chính xác và thực tế hơn do tài liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau,
được tổng hợp để tiến hành chọn lọc những thông tin có giá trị cao. Phương pháp
này sẽ giúp người nghiên cứu tiếp cận đề tài dưới nhiều luồng thông tin, ý kiến
khác nhau. Từ đó làm cho nội dung bài khóa luận thêm phần phong phú hơn.
Tác giả đã áp dụng phương pháp này vào việc tham khảo các khóa luận đã
được thực hiện trước đây, các bài viết đăng tải trên mạng Internet, các ấn phẩm
về du lịch...
 Phương pháp dự đoán:
Căn cứ vào số liệu lượng khách và doanh thu được tổng kết qua hàng
năm, qua mỗi 5 năm theo nguồn từ Sở Văn Hóa Thể Thao Và Du Lịch. Từ đó dự
đoán lượng khách và doanh thu của du lịch TP.HCM trong giai đoạn từ 2013 –
2017.
 Phương pháp sử dụng biểu đồ, đồ thị
5
Nhằm so sánh, chỉ ra mức độ khác nhau giữa các số liệu, chứng minh các
số liệu thống kê.
 Phương pháp so sánh:
So sánh các số liệu thống kê hàng năm nhằm đưa ra nhận xét và giải pháp.
5.2 Ngu n tư liệu
Để thực hiện bài khóa luận này, tác giả đã tham khảo các khóa luận tốt
nghiệp của các anh chị sinh viên khoa Du lịch trường Đại học Hùng Vương
TP.HCM về các đề tài liên quan qua các năm. Ngoài ra còn có các luận văn thạc
sỹ của các nghiên cứu sinh trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
Thêm vào đó, tác giả còn thu thập và phân tích thông tin dựa vào các tài
liệu được cung cấp từ Sở Văn Hóa Thể Thao Và Du Lịch TP.HCM.
Bên cạnh đó, tác giả còn tham khảo những bài viết liên quan về du lịch
TP.HCM trên các trang mạng điện tử của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt
Nam, Tổng cục Du lịch, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, ...
Hơn nữa là các sách, giáo trình giúp tác giả có được những định hướng rõ
ràng trong phương pháp nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học
Nếu khóa luận này thành công, tác giả hy vọng đây sẽ là một sự đóng góp
vào việc phát triển và thu hút khách du lịch đến với TP.HCM hơn nữa trong giai
đoạn 2013 – 2017.
Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu khoa học này là bước rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, sử
dụng các phương pháp luận và kiến thức đã được học nhằm mục đích giải quyết
các vấn đề đặt ra. Bên cạnh đó, vừa rèn luyện kỹ năng trình bày một báo cáo
nghiên cứu khoa học.
Hơn nữa, khóa luận này hứa hẹn sẽ mang đến những giải pháp hiệu quả
cho tiềm năng và định hướng phát triển thị trường du lịch Inbound đến TP.HCM
trong giai đoạn 2013 – 2017.
6
7. Bố cục của khóa luận
Khóa luận “Tiềm năng và một số định hướng phát triển thị trường du lịch
Inbound đến TP.HCM” ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham
khảo, nội dung của khóa luận được trình bày trong 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường du lịch Inbound
Cơ sở lý luận là những định nghĩa được chọn lọc, trích dẫn từ Luật Du lịch 2005
được đưa ra để tạo sự thống nhất cho một số khái niệm chung trong ngành Du
lịch. Và cơ sở thực tiễn là tiềm năng du lịch Thành phố cùng những kinh nghiệm
khai thác thị trường du lịch Inbound TP.HCM trong giai đoạn 2008 - 2012 được
đúc kết và giới thiệu làm tiền đề cho công trình nghiên cứu này.
Chương 2: Đánh giá thực trạng khai thác thị trường du lịch Inbound
TP.HCM
Bước đầu tiến hành đánh giá thị trường du lịch Inbound TP.HCM qua nhiều mặt,
mang tính tổng quát và giới thiệu về những thế mạnh và hạn chế của du lịch
Thành phố. Tiếp theo là đưa ra những nhận định và phân tích đối với tình hình
khai thác thị trường du lịch Inbound TP.HCM trong thời gian qua, nêu lên
những mặt làm được và các vấn đề còn tồn tại làm cơ sở đưa ra giải pháp thiết
thực trong phần tiếp theo.
Chương 3: Định hướng phát triển thị trường du lịch Inbound TP.HCM
Căn cứ trên những đánh giá tiềm năng và phân tích thực trạng khai thác thị
trường du lịch Inbound tại TP.HCM trong giai đoạn 2008 – 2012, dựa theo chiến
lược phát triển du lịch TP.HCM trong giai đoạn 2013 - 2017 để đưa ra các định
hướng cho thị trường, cải thiện bằng những nhóm giải pháp cụ thể nhằm hoàn
thành tốt kế hoạch đề ra và phấn đấu đưa Du lịch Inbound TP.HCM phát triển
hơn nữa.
7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỊ TRƯỜNG DU
LỊCH INBOUND
1. Một số khái niệm chung về Du lịch
Những khái niệm dưới đây được trích từ quyển “Luật Du lịch năm 2005
và Văn bản hướng dẫn thi hành” của Nxb. Chính trị quốc gia năm 2008.
1.1 Du lịch
Là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư
trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
1.2 Khách du lịch
Là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm
việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
1.3 Hoạt động du lịch
Là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng
đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch.
1.4 Tài nguyên du lịch
Là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công
trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử
dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du
lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
1.5 Tham quan
Là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi có tài nguyên du
lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên du lịch.
1.6 Đô thị du lịch
Là đô thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có vai trò quan trọng trong
hoạt động của đô thị.
1.7 Khu du lịch
Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự
nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của
khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường.
1.8 Điểm du lịch
8
Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của
khách du lịch.
1.9 Tuyến du lịch
Là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ
du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường
hàng không.
1.10 Sản phẩm du lịch
Là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch
trong chuyến đi du lịch.
1.11 Dịch vụ du lịch
Là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui
chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu
của khách du lịch.
1.12 Cơ sở lưu trú du lịch
Là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khách phục vụ
khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu.
1.13 Chương trình du lịch
Là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho
chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi.
1.14 Lữ hành
Là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương
trình du lịch cho khách du lịch.
1.15 Hướng dẫn du lịch
Là hoạt động hướng dẫn cho khách du lịch theo chương trình du lịch.
Người thực hiện hoạt động hướng dẫn được gọi là hướng dẫn viên và được thanh
toán cho dịch vụ hướng dẫn du lịch.
1.16 Phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch
Là phương tiện đảm bảo các điều kiện phục vụ khách du lịch, được sử
dụng để vận chuyển khách du lịch theo chương trình du lịch.
1.17 Xúc tiến du lịch
9
Là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy
cơ hội phát triển du lịch.
1.18 Môi trường du lịch
Là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các
hoạt động du lịch.
2. Một số khái niệm khác
2.1 Du lịch trọn gói (Package tour – Inclusive tour)
Khách du lịch chỉ trả tiền một lần trong suốt chuyến đi bao gồm vận
chuyển, lưu trú, ăn uống, dịch vụ tham quan giải trí. Mức giá tour trọn gói
thường rẻ hơn mua lẻ từng phần dịch vụ.
2.2 Du lịch mua lẻ dịch vụ du lịch
Khách du lịch chỉ mua lẻ từng phần dịch vụ du lịch như dịch vụ vận
chuyển, hoặc dịch vụ lưu trú.
2.3 Du lịchđô thị
Các thành phố, các trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa cũng có sự hấp
dẫn bởi các công trình kiến trúc mỹ thuật, nền văn hóa đặc sắc nghệ thuật độc
đáo có tầm cỡ quốc gia và quốc tế.Mặt khác đô thị cũng là trung tâm thương mại
của đơn vị hành chính, nơi tập hợp nhiều điểm vui chơi giải trí mua sắm. Vì vậy
không chỉ thu hút người dân ở các vùng nông thôn mà còn từ nhiều miền khác,
thành phố khác.
2.4 Du lịch tham quan
Tham quan là hành vi quan trọng của con người để nâng cao hiểu biết về
thế giới chung quanh. Đối tượng tham quan có thể là một dạng tài nguyên du lịch
tự nhiên hoặc tài nguyên du lịch nhân văn, hay một cơ sở nghiên cứu khoa học,
cơ sở sản xuất.
2.5 Khách du lịch quốc tế (International Tourist)
Khách du lịch đi du lịch tại một nước khác. Du lịch quốc tế được chia làm
2 loại: Du lịch chủ động (Inbound Tourism) và Du lịch bị động (Outbound
Tourism).
2.6 Du lịch chủ động (Inbound Tourism)
10
Là hình thức du lịch của người nước ngoài đến du lịch ở một quốc gia nào
đó, họ phải sử dụng những dịch vụ (và trả bằng ngoại tệ). loại hình du lịch này
đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng nguồn thu (ngoại tệ) cho điểm đến du lịch.
3. Các quan điểm thiết kế điểm, tuyến du lịch:
3.1 Thiết kế sơ đồ quy hoạch du lịch phải gắn với chủ trương đường lối
của Đảng và Nhà Nước về phát triển du lịch:
Theo chỉ thị 46/CT-TW ngày 14/10/1994 của Ban Bí Thư TW Đảng về
lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới, sự nghiệp du lịch cần
được phát triển theo những quan điểm sau đây:
 Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát
triển kinh tế- xã hội của quốc gia nhằm thực hiện thành công sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước làm cho dân giàu nước mạnh xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh.
 Hoạt động du lịch phải đồng thời mang lại hiệu quả cho lợi ích về nhiều
mặt kinh tế - xã hội, kinh tế, chính trị, bảo vệ tổ quốc, đảm bảo an ninh từ
quốc gia đến địa phương, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn
và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc
những tinh hoa văn hóa thế giới để thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại
của Đảng và Nhà nước.
 Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã
hội hóa rất cao vì vậy phát triển du lịch là nhiệm vụ và trách nhiệm của tất
cả các ngành, các cấp và các đoàn thể quần chúng cùng với các tổ chức xã
hội. Khuyến khích các thành phần kinh tế hợp tác kinh doanh du lịch dưới
sự quản lý của nhà nước, để tạo nên sự phối hợp đồng bộ từ chỉ thị đến
việc triển khai một cách thống nhất cao.
 Mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế để tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển du lịch quốc tế. Đồng thời chú trọng đến phát triển du lịch nội địa để
đáp ứng nhu cầu về du lịch ngày càng tăng của dân cư góp phần nâng cao
dân trí, lòng yêu đất nước, quê hương, tăng cường sức khỏe, cải thiện đời
sống vật chất và tinh thần của dân.
11
3.2 Thiết kế điểm và tuyến du lịch phải đáp ứng nhu cầu gia tăng của du
khách trên cơ sở dự báo một cách khoa học:
 Dự báo số lượng du khách.
Số lượng du khách toàn cầu.
Số lượng du khách của khu vực.
Số lượng du khách của quốc gia (khách nội địa và khách quốc tế).
Số lượng du khách của vùng.
 Dự báo về mức thu hút lao động.
 Thiết kế mạng lưới tuyến điểm du lịch phải cân đối số lượng du khách
thay đổi theo thời gian phát triển để đảm bảo đầu tư xây dựng có hiệu quả,
chú trọng đầu tư nhiều sâu và nâng cao chất lượng dịch vụ.
3.3 Đầu tư quy hoạch phải tập trung và có trọng điểm:
Việc phát triển du lịch của bất cứ lĩnh vực kinh tế xã hội nào cũng đề cập
đến chất lượng đặc biệt là ngành du lịch. Chất lượng của sản phẩm du lịch là yếu
tố quan trọng quyết định đến sự phát triển du lịch. Cho nên đầu tư quy hoạch
phải tập trung và có trọng điểm, có các dự án đầu tư cụ thể cho từng thời kỳ.
Trong tình hình hiện nay, tốc độ phát triển kinh tế của thế giới chậm lại,
tình hình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh, sự cạnh tranh giữa các khu vực
và quốc gia ngày càng gay gắt, sự hạn chế về vốn, cơ sở hạ tầng, công nghệ và
nguồn nhân lực. Do vậy khi quy hoạch phải đầu tư sản phẩm du lịch, dịch vụ đa
dạng, mở rộng thị trường, khuyến khích cộng đồng đia phương vào việc phát
triển du lịch, coi trọng đầu tư bảo vệ môi trường, tiếp thị quảng cáo bằng nhiều
phương tiện. Không đầu tư tràn lan mà chỉ tạo ra những công trình sao cho đặt
chất lượng, hoạt động thống nhất dưới sự chỉ đạo của tổng cục, phát triển du lịch
theo xu hướng hiện đại nhưng phải có sự kết hợp với bản sắc của dân tộc.
3.4 Thiết kế các tuyến, điểm du lịch phải nắm bắt xu thế du lịch thế giới và
tiềm năng du lịch địa phương.
Các tuyến du lịch được xem là những sản phẩm du lịch đặc biệt, việc xác
định các tuyến du lịch phải dựa vào một số tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo được
tính hấp dẫn cao của sản phẩm du lịch đặc biệt này. Để xác định các tuyến du
lịch cần căn cứ vào một số tiêu chí chính sau đây: Định hướng tổ chức không
12
gian du lịch chính của toàn lãnh thổ. Tài nguyên du lịch và sự hấp dẫn của các
cảnh quan trên toàn tuyến và ở các điểm dừng tham quan du lịch. Các khu, điểm
nghỉ ngơi, vui chơi giải trí với khả năng thu hút khách. Các điều kiện về cơ sở hạ
tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông và các cửa khẩu quốc tế, về cơ sở vật chất kĩ
thuật du lịch.Sự phân bố và xu hướng của các luồng khách du lịch. Sự trong sạch
của môi trường tự nhiên và văn hóa xã hội. Các điều kiện về an ninh, trật tự an
toàn xã hội. Nhu cầu giao lưu và hội nhập khu vực và quốc tế.
Nguyên tắc thiết kế tuyến du lịch:
Dựa vào xu thế du lịch của thế giới và tiềm năng du lịch quốc gia với việc
thiết kế điểm, tuyến du lịch phải nắm bắt tiềm năng du lịch địa phương để xác
định phương hướng đầu tư quy hoạch:
 Quy hoạch điểm, tuyến theo hướng văn hóa - lịch sử: bao gồm các loại
hình du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa, các chiến trường xưa, du
lịch lễ hội hay tìm hiểu văn hóa dân tộc, lối sống của người dân địa
phương và …
 Quy hoạch điểm, tuyến theo hướng du lịch xanh: Là tiềm năng ưu thế về
thiên nhiên và văn hóa xã hội để đưa du khách trở lại với thiên nhiên, với
cội nguồn xa xưa, tìm hiểu nét đặc trưng trong đời sống của các dân tộc,
khôi phục bản chất tự nhiên của cảnh quan, loại hình du lịch này rất ưa
chuộng đối với các nước phát triển.
 Quy hoạch điểm, tuyến theo hướng du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái là
du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, giữ gìn bảo tồn môi
trường, bảo vệ môi sinh. Trong đó có sự hỗ trợ và tham gia hoạt động của
cộng đồng địa phương.
 Quy hoạch điểm, tuyến theo hướng du lịch hội thảo khoa học, hội chợ…
nhằm tìm hiểu cơ hội đầu tư, mua sắm… thường được tổ chức ở các thành
phố lớn, của tỉnh, quốc gia…
 Quy hoạch điểm, tuyến theo hướng du lịch vui chơi giải trí: Làm phong
phú thêm loại hình du lịch này phải có sự kết hợp hài hòa giữa hiện đại và
bản sắc văn hóa dân tộc để sản phẩm du lịch có nét đặc sắc riêng, không
trở nên nhàm chán.
13
3.5 Cân đối giữa thời gian di chuyển và thời gian tham quan
Thời gian di chuyển đến điểm du lịch là một yếu tố quan trọng, nó quyết
định trong việc phát triển du lịch, mà còn tùy thuộc vào mạng lưới giao thông của
tuyến du lịch và phương tiện vận chuyển hiện có, độ dài, độ ngắn của tuyến (xa -
gần, thời gian du lịch dài - ngắn, khi thiết kế phải lưu ý đảm bảo thời gian vận
chuyển không vượt qua 50% tổng quỹ thời gian của tuyến du lịch trong ngày,
nếu không khách sẽ mệt mỏi, nhàm chán. Thiết kế nên lưu ý đến việc tăng thời
gian tham quan nhiều hơn là vận chuyển để cho tuyến du lịch cũng như khách
được thoải mái hơn.
3.6 Nội dung các tuyến điểm phong phú mang tính đặc thù:
Cần có những điểm du lịch mới kết hợp việc cải tạo những điểm du lịch
cũ làm phong phú hóa các điểm du lịch trên tuyến. Đa dạng hóa các phương tiện
vận chuyển nhưng phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách. Hạn chế việc
tham quan đi về cùng một tuyến đường và trùng lặp những gì mà khách đã được
tham quan tại một điểm khác trong tour để tăng sự phong phú trong tuyến du
lịch. Vì vậy phải tạo những nét riêng để hấp dẫn du khách.
3.7 Giá cả phù hợp với chất lượng dịch vụ:
Vấn để giá cả và chất lượng dịch vụ có tính quyết định cho việc thu hút du
khách đến tuyến du lịch, nó mang tính cạnh tranh rất lớn quyết định sự thành bại
của một tour vì khách luôn nhạy cảm với yếu tố giá vì vậy việc xác định giá phù
hợp với chất lượng dịch vụ là điều rất quan trọng cho việc phát triển lâu dài.
Tránh vì lợi nhuận trước mắt mà làm mất khách trong tương lai.
3.8 Đảm bảo cho du khách có thời gian phục hồi sức khỏe:
Thiết kế tuyến du lịch lưu ý đến thời gian dài- ngắn của tuyến du lịch để
đảm bảo các yếu tố lưu trú, điểm tham quan, vui chơi- giải trí, thám hiểm,… có
sự hợp lý về thời gian đảm bảo yếu tố phục hồi về sức khỏe cho du khách. Nên
có các trạm dừng chân, kết hợp mua sắm, giải khát, vệ sinh…Ngoài việc lo cho
khách đến thăm các điểm và chỗ ở.
3.9 Tuyến tham quan phải kết hợp mua sắm hàng lưu niệm:
Bất cứ người khách nào khi đến một điểm du lịch mới, họ đều muốn có
một vật kỷ niệm để nhớ rằng đã đến nơi đây hơn nữa.Việc tham quan du lịch
14
giúp cho công đồng dân cư lưu trú trên tuyến có thêm thu nhập từ hoạt động du
lịch như: giải quyết việc làm, tạo ra các loại sản phẩm du lịch đặc trưng của địa
phương (hàng lưu niệm), các dịch vụ đặc trưng (du thuyền, cưỡi voi, cưỡi
ngựa…). Việc này đáp ứng được nhu cầu của du khách, vừa phong phú cho
tuyến tham quan, vừa đảm bảo tăng thu kinh tế cho cộng đồng địa phương và có
lợi cho đơn vị thiết kế du lịch.
4. Đánh giá tiềm năng thị trường du lịch Inbound đến TP.HCM
4.1 Tổng quan về Du lịch TP.HCM
4.1.1 Vị tr địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh, Sài Gòn, nằm ở trung tâm Nam Bộ, là trung tâm
thương mại, du lịch, văn hóa và khoa học của phía Nam nói riêng và cả nước nói
chung, cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở trục giao lộ giữa các
con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu
vực Đông Nam Á.
Phía Bắc tiếp giáp với Bình Dương, Tây Bắc giáp Tây Ninh, Đông và
Đông Bắc giáp Đồng Nai, Đông Nam giáp Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam
giáp Long An và Tiền Giang, phía Nam giáp biển Đông với đường bờ biển dài
15km.
Diện tích của TP.HCM vào khoảng 2.098,7 km2
, với tổng dân số hơn 7 tỷ
người theo số liệu của Cục Thống kê TP.HCM vào năm 2010. Là Thành phố
đông dân nhất cả nước, có năng lực về sản xuất, kinh doanh và là một trong
những thành phố đang phát triển khá sầm uất của khu vực Đông Nam Á.
Về mặt hành chính, TP.HCM có 19 quận nội thành, trong đó có 12 quận
được đánh số từ 1 đến 12, ngoài ra là các quận Tân Bình, Bình Thạnh, Thủ Đức,
Gò Vấp, Bình Tân và Tân Phú; còn lại là 5 huyện ngoại thành: Nhà Bè, Cần Giờ,
Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh.
4.1.2 Tài nguyên du lịch
4.1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
 Địa hình
Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng
khá đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt. Có 3 vùng địa hình chính:
15
Vùng cao nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc Bắc
huyện Củ Chi, đông bắc Quận Thủ Ðức và Quận 9), với dạng địa hình lượn sóng,
độ cao trung bình 10 - 25m và xen kẽ có những đồi gò độ cao cao nhất tới 32m,
như đồi Long Bình (Quận 9).
Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn
nội thành cũ, một phần các Quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ Quận 12 và huyện Hóc
Môn. Vùng này có độ cao trung bình từ 5 - 10m.
Vùng thấp trũng ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc
các Quận 9, 8,7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ
cao trung bình trên dưới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất là 0,5m.
Địa hình bằng phẳng mang lại rất nhiều thuận lợi cho xây dựng các công
trình, đặc biệt là các công trình phục vụ du lịch. Tuy nhiên, do vị trí gần biển và
chịu sự tác động bởi thủy triều, cộng thêm lượng mưa cao nên khu vực Thành
phố dễ xảy ra ngập lụt, gây ảnh hưởng nậng nề nhất đến giao thông và trở ngại
không nhỏ cho các hoạt động du lịch.
 Địa chất
TP.HCM là vùng chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu
Long nên có địa hình đồng bằng, với nền đất phù sa cổ do con sông Mê Kông
trong quá khứ bồi đắp. Đây là địa thế thuận lợi cho việc phát triển đô thị sầm uất.
Trầm tích phù sa cổ (tên khoa học: Pleixtoxen) chiếm hầu hết phần phía
Bắc, Tây Bắc và Ðông Bắc thành phố. Ở TP.HCM, có ba loại đất xám: đất xám
cao, có nơi bị bạc màu; đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và đất xám gley; trong
đó, hai loại đầu chiếm phần lớn diện tích. Còn lại là trầm tích phù sa trẻ (tên khoa
học: Holoxen) có nhiều nguồn gốc ven biển, vũng vịnh, sông biển, aluvi lòng
sông và bãi bồi... nên hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa có
diện tích 15.100 ha (7,8%), nhóm đất phèn 40.800 ha (21,2%) và đất phèn mặn
(45.500 ha (23,6). Ngoài ra có một diện tích nhỏ khoảng hơn 400 ha (0,2%) là
"giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.
 Kh hậu
TP.HCM có khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ không khí trung bình
16
của TP.HCM là 27o
C. Ðộ ẩm tương đối của không khí được đo tại TP.HCM là
79,5% bình quân một năm. Về cơ bản TP.HCM thuộc vùng không có gió bão.
Đây là điều kiện thuận lợi cho phép TP.HCM có thể đón khách du lịch quanh
năm.
 Thủy văn
Sông Ðồng Nai (dài 610km) là nguồn nước ngọt chính của TP.HCM.
Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Ðà Lạt) và hợp lưu bởi
nhiều sông khác trong dòng chảy về hạ nguồn của nó như sông La Ngà, sông Bé.
Sông Đồng Nai có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km2
. Nó có lưu lượng bình quân
20-500 m3
/s và lưu lượng cao nhất trong mùa lũ có thể lên tới 10.000 m3
/s, hàng
năm cung cấp 15 tỷ m3
nước.
Sông Sài Gòn với vị trí là con đường thủy huyết mạch cả về chính trị lẫn
kinh tế nên đóng quan trọng và đã để lại dấu ấn văn hóa cho Sài Gòn - Gia Định
xưa và TP.HCM ngày nay.Khởi nguồn từ vùng Hớn Quản (tỉnh Bình Phước),
sông Sài Gòn chảy vào Hồ Dầu Tiếng (tỉnh Tây Ninh) và qua tỉnh Bình Dương
vào TP.HCM. Khi đến mũi Đèn Đỏ thuộc huyện Nhà Bè thì nhập với sông Đồng
Nai thành sông Nhà Bè. Ra tới mũi Nhà Bè lại tách làm hai nhánh là sông Lòng
Tàu và Soài Rạp rồi đổ ra biển Đông qua cửa Cần Giờ, Soài Rạp. Sông Sài Gòn
dài 256 km, diện tích lưu vực trên 5.000m2
, lưu lượng trung bình vào khoảng
54m3
/s, cung cấp nước cho trên 10 triệu dân ở hai tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và
TP.HCM.Khu vực sông Sài Gòn chảy qua địa phận TP.HCM dài 80 km, bề rộng
thay đổi từ 225 đến 370m, sâu 20m. Xưa kia, sông còn có tên gọi khác là sông
Bến Nghé (Ngưu Chử Giang), sau khi được đổi tên từ sông Tân Bình (Tân Bình
Giang). Theo Trịnh Hoài Đức, trong sách Gia Định Thành Thông Chí, ghi chép
rõ: “Ở phủ Tân Bình, trước thành Gia Định, tục gọi là sông Bến Nghé, rộng 142
tầm, sâu 10 tầm, khi nước lên sâu 13 thước ta…”.
 Thực, động vật
Sự đa dạng và phong phú của tài nguyên thực vật và động vật TP.HCM
thể hiện ở rừng ngập mặn Cần Giờ khi nơi đây chính thức gia nhập vào mạng
lưới quốc tế các khu dự trữ sinh quyển thế giới sau khi được UNESCO công
nhận năm 2000. Đây là khu rừng tái sinh tự nhiên và hơn 30.000hecta rừng được
17
trồng mới, làm chức năng phòng hộ, bảo tồn thiên nhiên. Trong khu rừng ngập
mặn này có hơn 200 loài động vật và khoảng trên 85 loài thực vật được ghi nhận
đang sinh sống.
Hình: Cá sấu Hoa Cà tại Cần Giờ
(Nguồn: Internet)
4.1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
TP.HCM là nơihội tụ nhiều dòng chảy văn hoátrong quá trình lịch sử hình
thành và phát triển, luôn gìn giữ nền văn hóa bản địa song song với việc tiếp
nhận các nền văn hóa từ bên ngoài. Sau 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ,
thành phố trở thành một trong những trung tâm của cả nước đón nhận những ảnh
hưởng sâu đậm của văn hoá Pháp, Mỹ qua các giai đoạn thăng trầm của đất nước.
Trên các đường phố, cuộc sống của thành phố được diễn ra, có vô số cửa
hàng, quán cà phê. Du khách sẽ dễ dàng tìm thấy những địa điểm tham quan như
bảo tàng, chùa chiền, hay giải trí bằng cách nhấm nháp cà phê trong những quán
cà phê mang phong cách riêng biệt; dạo phố, thưởng thức ẩm thực trên các gian
hàng trên đường phố.
TP.HCM hiện còn lưu giữ những công trình cổ mang nét kiến trúc độc
đáo. Có thể kể đến hệ thống các ngôi chùa cổ như:chùa Giác Lâm, chùa Ngọc
Hoàng, miếu bà Thiên Hậu…; các nhà thờ cổ như: Nhà thờ Đức Bà, Huyện Sỹ,
Thông Tây Hội, Thủ Đức…; cùng với các thánh đường Islam, các ngôi đền
Hindu giáo thể hiện sự đa dạng về tôn giáo, tín ngưỡng qua hàng chục lễ hội văn
18
hoá trong năm, tạo nên tính thống nhất trong đa dạng văn hóa của mảnh đất
phương Nam này.
 Lịch sử hình thành:
Năm 1623, chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II
cho lập đồn thu thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé). Vua
Chân Lạp đã mau mắn gửi quốc thư hồi âm chấp thuận. Chẳng bao lâu, hai đồn
thu thuế trở thành thị tứ trên bến dưới quyền, công nghiệp và thương nghiệp sầm
uất.
Năm 1698, chúa Nguyễn lệnh cho Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược miền
Nam, lập dinh Phiên Trấn, đặt cơ sở hành chính đầu tiên của Sài Gòn, nay là
TP.HCM. Việc xác định Sài Gòn ở vị trí trung tâm cho cả vùng đất mới phương
Nam thể hiện xu thế phát triển và bản lĩnh kiên cường của một dân tộc có nền
văn hiến lâu đời. Chính vì vậy Sài Gòn – Gia Định suốt mấy thế kỷ qua đã đứng
vững trước bao thử thách và phát triển ngày càng nhanh chóng. Sài Gòn ra đời
vào lúc chế độ phong kiến suy vong, giai cấp thống trị không còn tiêu biểu cho
truyền thống cao quý của dân tộc... Sài Gòn đã sớm trở thành nơi giao lưu kinh tế
và thương mại có sức cuốn hút lớn thời bấy giờ. Ngay từ sau các cuộc cách mạng
tư sản, nhiều tập đoàn tư bản châu Âu đã bắt đầu dòm ngó phương Đông, trong
đó có Việt Nam mà tiêu điểm đầu tiên là những thành phố biển cửa ngõ của quốc
gia. Đi sau những người truyền đạo và buôn bán là quân đội viễn chinh Pháp đổ
bộ lên Đà Nẵng năm 1858 và một năm sau chúng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu
cho cuộc chiến tranh xâm lược các nước Đông Dương.
Không cam chịu mất nước, nhân dân Sài Gòn – Gia Định đã một lòng
đứng lên chống xâm lăng. Lịch sử đã ghi nhận tinh thần yêu nước nồng nàn và ý
thức trách nhiệm cao cả của nhân dân Nam Bộ nói chung và Sài Gòn – Gia Định
nói riêng trước vận mệnh của dân tộc. Cuộc ra đi tìm đường cứu nước của chàng
thanh niên Nguyễn Tất Thành vào ngày 05/06/1911 đã làm nên lịch sử; sau đó là
sự ra đời của Công Hội Đỏ do người thợ xưởng đóng tàu Ba Son tên Tôn Đức
Thắng sáng lập, tiêu biểu cho sự lựa chọn đường đi của dân tộc.
Thành phố là lá cờ đầu tiên phong trong các phong trào chống đế quốc
xâm lược kể từ khi Đế quốc Mỹ thay chân Pháp cai trị: phong trào chống đế quốc
19
Mỹ can thiệp vào Đông Dương (1950), phong trào Đồng Khởi của nhân dân Gia
Định (1960) và cuối cùng là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm
1975, chính thức giải phóng Sài Gòn và các tỉnh miền Nam Việt Nam. Một năm
sau (1976), sau kì họp Quốc hội khóa VI, Sài Gòn được đổi tên là thành phố Hồ
Chí Minh.
 Con người
Dân số TP.HCM theo thống kê năm 2010 là khoảng 7 tỷ người, phân bố
không đồng đều giữa trung tâm và thành phố và các vùng ngoại thành. Cơ cấu
dân số chiếm chủ yếu là người Việt với hơn 93%, tiếp theo là người Hoa (hơn
5%), còn lại là các tộc người khác như Khmer, Chăm... và một bộ phận người
nước ngoài hiện đang sinh hoạt và làm việc tại TP.HCM.
TP.HCM là một trung tâm đô thị lớn, là một cực phát triển có sức thu hút
nhất cả nước hiện nay. Chính điều đó cùng với xu hướng đô thị hóa ở TP.HCM
trong khoảng thập niên gần đây đã tạo nên những dòng người, từ nhiều địa
phương trên cả nước chuyển cư đến ngày càng đông hơn trước, với hơn một phần
ba người nhập cư tự do vào TP.HCM, chủ yếu đến từ Bắc Bộ và Trung Bộ.
Ngoài tính hiếu khách, tính bộc trực, mạnh mẽ , hào phóng và đôn hậu,
người Sài Gòn còn biết bao nét đẹp truyền thống đáng trân trọng như tính nghĩa
khí hào hiệp, tấm lòng nhân hậu, bao dung, tư chất thông minh và giàu nghị lực.
Tóm lại, kiên cường bất khuất, lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường; tinh
thần tương thân tương ái; tính chất hòa đồng, nhạy cảm, dễ tiếp cận và hòa nhập;
cá tính bộc trực, thẳng thắn, trọng nghĩa khinh tài... vốn là truyền thống, phẩm
chất tốt đẹp của dân tộc và con người thành phố.
 Các di t ch lịch sử, văn hóa, kiến trúc
TP.HCM có hệ thống các di tích lịch sử văn hóa khá phong phú và đa
dạng. Bao gồm các di tích lịch sử tiêu biểu thu hút nhiều khách du lịch quốc tế
đến tham quan bao gồm: Địa đạo Củ Chi, Hội trường Thống Nhất, Quảng trường
trước Ủy ban nhân dân Thành phố,... Một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu có
thể kể đến như: Chùa Giác Lâm, Bưu điện Trung tâm thành phố, Nhà thờ Đức
Bà, Khu vực Chợ Lớn, Miếu Bà Thiên Hậu... Không thể không nhắc đến chợ
20
Bến Thành, chợ Bình Tây... ngôi chợ lâu đời gắn liền với sinh hoạt của nhân dân
thuở ban đầu đến nay.
 Các Bảo tàng
Hệ thống bảo tàng của TP.HCM gồm có 11 viện bảo tàng chính cùng với
nhiều nhà lưu niệm, nhà truyền thống ở khắp các quận, huyện trên địa bàn Thành
phố. Là địa phương có số bảo tàng nhiều nhất trong cả nước, với nội dung phong
phú, mang tính bao quát đến cả khu vực Đông Nam Á với sự trình bày trực quan
sinh động, các bảo tàng tại TP.HCM luôn là những điểm đến đầy hấp dẫn du
khách trong và ngoài nước.
 Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TP.HCM
Địa chỉ: 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1
 Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 65 Lý Tự Trọng, quận 1
 Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh
Địa chỉ: 28 Võ Văn Tần, quận 3
 Bảo tàng Hồ Chí Minh - TP.HCM
Địa chỉ: 1 Nguyễn Tất Thành, quận 4
 Bảo tàng Tôn Đức Thắng
Địa chỉ: 5 Tôn Đức Thắng, quận 1
 Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 2 Lê Duẩn, quận 1
 Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ
Địa chỉ: 202 Võ Thị Sáu, quận 3
 Bảo tàng Lực lượng Vũ trang miền Đông Nam bộ
Địa chỉ: 247 Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình
 Bảo tàng Mỹ thuật - TP.HCM
Địa chỉ: 97A Phó Đức Chính, quận 1
 Địa đạo Củ Chi, Đền Bến Dược
Địa chỉ: Ấp Phú Hiệp, Xã Phú Mỹ Hưng, Huyện Củ Chi
 Các Di t ch khảo cổ
21
Hiện nay trên địa bàn TP.HCM đã phát hiện được hàng chục di tích khảo
cổ học và hàng trăm di tích Lịch sử – Văn hóa, di tích Lịch sử Cách mạng. Trong
số khoảng 50 di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia của thành phố có 2 di tích khảo
cổ học là di tích mộ chum Giồng Cá Vồ và Lò gốm cổ Hưng Lợi thuộc hai giai
đoạn lịch sử của thành phố : thời tiền sử (cách nay 2500 năm) và thời lịch sử (thế
kỷ XVIII - XIX). Còn lại là các di tích kiến trúc - nghệ thuật - tôn giáo và di tích
lịch sử cách mạng.
 Các lễ hội
Hình thành và phát triển hơn 300 năm, TP.HCM ngày càng khẳng định vị
thế là một trung tâm văn hóa lớn của cả nước. Trong thời đại Công nghiệp hóa –
Hiện đại hóa, các giá trị truyền thống lâu đời vẫn được kế thừa và phát huy qua
thời gian. TP.HCM nổi tiếng với nhiều lễ hội đặc sắc, phong phú mang đậm bản
sắc văn hóa.
Không phải ngẫu nhiên mà hàng năm lễ hội cứ tiếp diễn lễ hội giữa sự tấp
nập hối hả của cư dân Sài thành. Từ lễ hội trái cây vào tháng 6 hằng năm tại Khu
Du lịch Suối Tiên, đến lễ hội ẩm thực Đất Phương Nam, hay Hội chợ Du lịch
Quốc tế vào tháng 9, rồi lại lễ hội hoa trên đường Nguyễn Huệ mỗi khi mùa xuân
đến. Cái cớ cho những lễ hội đó là những vựa hoa quả ngút ngàn của đất phương
Nam, là nền ẩm thực đẹp đẽ hàng ngàn năm của những người dân Nam Bộ dễ
gần, là khí hậu trong lành của phương Nam tiếp sinh khí cho các loài hoa rực rỡ.
Và cũng là bởi Sài Gòn sinh ra như để là nơi dành cho du khách đến khám phá.
Phần lớn các lễ hội truyền thống là dịp để tưởng nhớ các anh hùng dân
tộc, thờ cúng thần Thành Hoàng và các nhân vật lịch sử, người có công tại các
đình, lăng, đền và các vị khai sinh các nghề truyền thống.
22
Hình: Một góc Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ
(Nguồn: Internet)
Các hoạt động lễ hội thường xuyên diễn ra vào mùa xuân tại các đình,
chùa, lăng như: Lễ Nghinh Ông Cần Giờ (16/07 AL) tại xã Cần Thạnh, huyện
Cần Giờ; Lễ Kỳ Yên tại đình Phú Nhuận vào ngày 16, 17, 18/01 AL; Lễ giỗ Lê
Văn Duyệt được tổ chức định kỳ hằng năm tại lăng Ông Bà Chiểu vào ngày 29,
30/07 và 01/08 AL... Ngoài ra còn có các lễ giỗ cúng Tổ nghề Cải Lương, Tổ
nghề Kim Hoàn... Thêm vào đó, lễ hội tại miếu Bà Thiên Hậu vào ngày 23/03
AL được xem là ngày lễ quan trọng nhất của cộng đồng người Hoa tại TP.HCM.
Lễ hội là thời điểm để con người thể hiện tấm lòng của mình đối với Thiên Hậu
Thánh Mẫu nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa tâm linh, ý thức hòa nhập cộng
đồng, ôn lại những giá trị văn hóa truyền thống bao đời. Mặc khác, đây còn là cơ
hội để giáo dục thế hệ trẻ hiểu biết sâu hơn về tín ngưỡng văn hóa dân gian,
những loại hình văn hóa nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc.
Đặc biệt hơn nữa, Sài Gòn còn khiến cho người ta phải nhìn với một lăng
kính khác, với nghệ thuật ẩm thực đặc sắc qua Lễ hội Ẩm thực đất phương Nam
được tổ chức vào tháng 5, hay Liên hoan ẩm thực món ngon các nước vào tháng
12. Bên cạnh những lễ hội đậm sắc màu văn hóa sông nước, Sài Gòn còn trở nên
lộng lẫy hơn bao giờ hết vào mỗi dịp xuân về khi con đường Nguyễn Huệ thênh
thang ngày nào dường như cũng không đủ chỗ cho muôn hoa khoe sắc.
Đến hẹn lại lên, khi những cơn mưa bắt đầu nặng hạt thì Hội chợ Du lịch
Quốc tế ITE HCMC cũng mở cửa đón khách quý khắp nơi nô nức kéo về. Với
hàng trăm gian hàng với đầy những kiểu dáng trang trí khác nhau cùng quy tụ
23
trong một không gian rộng lớn, người mua người bán trao đổi nhộn nhịp, các
chương trình nghệ thuật cứ diễn ra liên tục phục vụ cho khách tham quan, những
trò chơi được đưa ra để người ta thử thách vận may của mình. Đây cũng là sự
kiện du lịch lớn nhất cả nước được đón chờ trong năm.
Và như thế, từ mỗi lễ hội, người ta lại thấy một Sài Gòn thật khác, năng
động, đầy màu sắc và không giây phút nào thôi hấp dẫn du khách!.
 Ẩm thực
Ngày nay, người ta dễ dàng tìm thấy ở TP.HCM vô số đặc sản Bắc,
Trung, Nam hay quốc tế, theo đúng nguyên bản cũng có, nhưng phổ biến hơn
vẫn là những món đã được "Sài Gòn hóa" để hương vị thêm phong phú, đậm đà.
Chất Sài Gòn thường thể hiện ở vị ngọt, nhiều rau xanh và nhiều thủy hải sản
tươi sống trong các món ăn.
Theo sách “Người Sài Gòn” của nhà Nam Bộ học Sơn Nam, NXB. Trẻ,
1990 có viết rằng: “Nói chung, khẩu vị của người Sài Gòn là thích ngọt (món
kho, món xào, thậm chí mắm sống) dùng nhiều đường, không ăn mặn, uống đậm
như người vùng biển phía Tây Nam. Những đặc sản của Quảng Nam (mì Quảng),
Huế (tré, chè, bánh bèo) của đồng bằng sông Hồng (chả lụa, bánh cuốn, bánh lá
gai, bung, vịt xáo măng) thường bày bán ở điểm riêng, dành cho giới sành điệu.
Mạch nha, đường phổi Quảng Ngãi có mặt ở Chợ Lớn, đủ món ăn Quảng Đông,
Triều Châu, Tứ Xuyên, thậm chí món Bắc Kinh”.
Ẩm thực TP.HCM đa dạng và phong phú từ món Á sang món Âu, từ
phong cách chế biến thưởng thức theo kiểu bình dân hay sang trọng, có thể đáp
ứng được mọi yêu cầu, sở thích của thực khách. Nhịp sống TP.HCM luôn hối hả
từng ngày nên cách thưởng thức ẩm thực cũng có phần nào vội vã.
Bánh xèo, Bánh mì thịt, Bún mắm, Cà phê phin, Cà phê sữa đá, Trà đá...
đã trở thành hương vị thật đặc biệt của TP.HCM. Những món ăn, thức uống được
bày bán trên đường phố, trên vỉa hè hay thậm chí ở những nơi chỉ có đủ một
khoảng trống để có thể dựng lên một quán cóc nhỏ với vài cái bàn và đôi ba cái
ghế thì cũng đủ làm cho khách phương xa cảm thấy thích thú đến kỳ lạ. Đến với
TP.HCM, du khách có thể dễ dàng thưởng thức ẩm thực ba miền Việt Nam với
24
phong cách chế biến và khẩu vị không thua kém chút nào khi thưởng thức tại
chính địa phương đó.
4.2 Thị trường khách du lịch
Tính đến tháng 6 năm 2013, mảng du lịch Nội địa TP.HCM thu hút gần
7,9 triệu lượt khách, tăng 5% so cùng kỳ năm 2012. Không những là điểm đến
yêu thích của khách du lịch nội địa, TP.HCM còn là đầu cầu phân phối khách du
lịch quốc tế đến Việt Nam ở khu vực phía Nam. Chính vì vậy, khách du lịch quốc
tế khi đến đây có thể di chuyển trực tiếp đến nơi khác hoặc dừng chân tại thành
phố vài ngày trước khi bắt đầu chuyến hành trình của mình.
Theo đánh giá, lượt khách du lịch quốc tế đến TP.HCM trong giai đoạn
2001 – 2012 đều có sự tăng trưởng đều đặn, có sự khởi sắc từ sau cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới trong năm 2008 – 2009. Điển hình là trong ba năm trở lại
đây, lượng khách số lượng quốc tế đến TP.HCM tăng từ 300 đến 400 nghìn lượt
khách.
(Đvt: nghìn lượt)
Biểu đồ: So sánh lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và TP.HCM
giai đoạn 2006 – 2012
2.350
2.700 2.800
2.600
3.100
3.500
3.800
3.600
4.200 4.200
3.800
5.000
6.000
6.800
0
1.000
2.000
3.000
4.000
5.000
6.000
7.000
8.000
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Khách du lịch quốc tế đến TP.HCM Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
25
Bảng : Lượt khách du lịch quốc tế đến TP.HCM giai đoạn 2001 – 2012
và 7 tháng đầu năm 2013
Năm Lượt khách đến TP.HCM
(ĐVT: lượt người)
Tốc độ tăng trưởng
so với cùng kỳ (%)
2001 1.226.000
2002 1.433.000 +16,88
2003 1.302.000 -9,14
2004 1.580.000 +21,35
2005 2.000.000 +26,58
2006 2.350.000 +17,5
2007 2.700.000 +14,8
2008 2.800.000 +3,7
2009 2.600.000 -7.14
2010 3.100.000 +19.23
2011 3.500.000 +12,9
2012 3.800.000 +8.5
7 tháng
đầu năm
2013
2.153.800 +5,5%
Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP.HCM
So sánh tình hình thu hút khách du lịch quốc tế của TP.HCM với tình hình
chung của cả nước trong giai đoạn 2006 – 2012 cho thấy. Khách du lịch quốc tế
26
đến TP.HCM luôn có sự tăng trưởng liên tục, chiếm hơn một nửa lượng khách du
lịch quốc tế đến Việt Nam trong nhiều năm liền. Ví dụ, năm 2010, trong khi cả
nước thu hút 5 triệu lượt khách quốc tế, thì TP.HCM đã thu hút được 3,1 triệu
lượt. Đến năm 2011, TP.HCM tiếp tục phát huy thế mạnh của mình và thu hút
được 3,5 triệu lượt khách trên tổng số 6 triệu lượt khách đến Việt Nam. Bước
sang năm 2012, lượng khách du lịch quốc tế đến TP.HCM nhiều hơn tổng lượng
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là 400 nghìn lượt. Điều đó càng chứng tỏ
TP.HCM đang phát huy mọi mặt lợi thế của mình, phấn đấu đẩy mạnh phát triển
Du lịch trong thời gian qua và vươn lên đứng đầu cả nước trong tương lai không
xa.
Theo thống kê mới nhất trên cả nước cho thấy, Việt Nam đã đón hơn 3,5
triệu khách du lịch quốc tế từ đầu năm đến nay. Số lượng du khách nước ngoài
chọn TP.HCM là điểm đến chiếm 50% lượng khách đến Việt Nam. Cũng trong 7
tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế đến TP.HCM đạt hơn 2 triệu lượt, tăng
5,5% so với cùng kỳ năm 2012. Trong số khách du lịch quốc tế đến TP.HCM, du
khách đến bằng đường hàng không ước đạt 1,5 triệu lượt, tăng 6% so với cùng
kỳ. Điều này cho thấy, TP.HCM với những sản phẩm du lịch đặc thù vẫn thu hút
khách quốc tế một cách rất mạnh mẽ.
4.3 Doanh thu Du lịch TP.HCM qua các năm
27
(Đvt: tỷ đồng)
Biểu đồ: So sánh doanh thu của du lịch Việt Nam và TP.HCM
giai đoạn 2006 – 2012
Trong những năm qua, ngành Du lịch TP.HCM luôn có sự tăng trưởng về
doanh thu, giữ tốc độ tăng trưởng ở mức ổn định hai con số (bình quân tăng 27%
mỗi năm), chiếm hơn 40% tổng doanh thu Du lịch cả nước, và đóng góp 11%
GDP Thành phố.
Năm 2012, ngành Du lịch Thành phố gây ấn tượng với mức doanh thu lên
đến 71.279 tỷ đồng trong khi năm 2006 chỉ đạt 16.200 tỷ đồng. Tính đến tháng 6
năm 2013, tổng doanh thu toàn ngành Du lịch Thành phố đạt hơn 41.000 tỷ đồng,
tăng 30% so với cùng kỳ.
16200
24000
31000
38334
44918
56842
71279
36000
56000
60000
68000
95000
130000
160000
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
140000
160000
180000
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Doanh thu của Du lịch TP.HCM Doanh thu của Du lịch Việt Nam
28
Bảng : Doanh thu của du lịch TP.HCM trong giai đoạn 2001 – 2012 và 7 tháng
đầu năm 2013
Năm Doanh thu Du lịch
TP.HCM
(Đvt: tỷ đ ng)
Tốc độ tăng trưởng
so với cùng kỳ (%)
2001 3.762
2002 5.217 38,67%
2003 7.860 50,66%
2004 10.812 37,56%
2005 13.350 23,47%
2006 16.200 21.35%
2007 24.000 48.15%
2008 31.000 29.17%
2009 38.334 23.65%
2010 44.918 17.17%
2011 56.842 26.55 %
2012 71.279 25.3%
7 tháng đầu
năm 2013 47.030 13%
Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP.HCM
Với mức tăng trưởng doanh thu Du lịch ấn tượng như hiện nay, ngành Du
lịch TP.HCM đang ngày càng khẳng định là một trong những ngành kinh tế mũi
29
nhọn của Thành phố có hiệu quả hoạt động đáng ghi nhận, hứa hẹn có sự bứt phá
trong tương lai khi nhận được sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở
vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch ngày càng được đầu tư, nguồn nhân lực luôn
được nâng cao và môi trường du lịch an toàn cùng sự sự quan tâm và chỉ đạo sâu
sát của Thành Ủy, UBND Thành phố.
4.4 Lao động trong ngành Du lịch
Ngành Du lịch TP.HCM hiện nay có hơn 40.000 lao động đang làm việc
trực tiếp, trong số đó chỉ có 5% tỉ lệ lao động được đào tạo mang tính chất quốc
tế. Đây thật sự là một con số khiêm tốn đáng báo động và mang tính thách thức
trong tình hình thị trường Du lịch nội địa và Quốc tế đang đòi hỏi ngày càng cao
về chất lượng phục vụ. Mặt khác, hình thức Du lịch MICE đang trở nên phổ biến
tại TP.HCM, cụ thể năm 2012, lượng khách đến TP.HCM theo hình thức MICE
chiếm khoảng 8 - 10% doanh thu của ngành Du lịch Thành phố. Chính vì vậy,
yêu cầu về quy chuẩn đối với đội ngũ nhân viên ngành Du lịch càng cần thiết hơn
bao giờ hết. Thêm nữa, các sản phẩm Du lịch của TP.HCM đang phát triển theo
chiều hướng đa dạng hóa nhằm thu hút nhiều khách du lịch quốc tế hơn trong
tương lai. Điển hình vào tháng 5 năm 2013, ngành Du lịch Thành phố đã chính
thức khai trương 9 tuyến du lịch văn hóa, đường sông với kỳ vọng sẽ thu hút
được thêm 10% du khách quốc tế và tăng 20% về doanh thu của ngành hàng
năm. Theo đó, hình thức du lịch này sẽ càng đòi hỏi nhiều lao động có kiến thức
chuyên sâu về lịch sử, văn hóa và trình độ ngoại ngữ với nhiều thứ tiếng.
Nhưng xét về thực tế nguồn nhân lực trong ngành Du lịch Thành phố hiện
nay chỉ có khoảng 20% là được đào tạo chính quy, bài bản; còn lại cá nhân lực
chưa có nghiệp vụ hoặc mới được đào tạo qua các lớp ngắn hạn. Hạn chế về khả
năng ngoại ngữ cũng làm cho nguồn nhân lực Du lịch trở nên yếu đi và giảm khả
năng cạnh tranh với các địa phương trọng điểm Du lịch trên cả nước. Tiếng Anh,
tiếng Trung, tiếng Hàn được xem như là ngoại ngữ phổ biến và đáp ứng được
80% yêu cầu phục vụ. Còn lại một số ngữ hiếm như tiếng Thái, tiếng Ý, tiếng Ả
Rập, tiếng Đức, tiếng Nga... có số lượng nhân lực không đáng kể.
30
(Đvt: người)
Biểu đồ: Sự phân bố HDV Du lịch Quốc tế và HDV Du lịch Nội địa của
TP.HCM giai đoạn 2010 - 2012
Nhìn chung, tình hình đội ngũ nguồn nhân lực Du lịch của TP.HCM vẫn
còn nhiều yếu điểm và thách thức cần được khắc phục triệt đề và nhanh chóng.
Với mục tiêu đón đầu sự phát triển của ngành Du lịch với doanh thu đạt 11 - 12%
GDP Thành phố và 50% doanh thu Du lịch cả nước, ngành Du lịch TP.HCM đã
có những giải pháp quyết liệt trong việc nâng cao chất lượng nhân lực. Tính từ
năm 2010 đến nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM đã có sự phối hợp
với các khoa ngoại ngữ của các trường ĐH, CĐ trên địa bàn để tuyển chọn các
sinh viên có kết quả tốt tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng nghiệp vụ Du lịch
trước khi chính thức phục vụ du khách.
Theo ông Lã Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch TP.HCM cho biết, hướng đào tạo trong thời gian tới chính là sự tiến bộ về kỹ
thuật và đào tại lại cho nguồn lực tại chỗ. Đồng thời tích cực liên kết với các
chuyên gia nước ngoài tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn với mục đích nguồn
0
500
1000
1500
2000
2500
2010 2011 2012
HDV Du lịch Quốc tế HDV Du lịch Nội địa
31
nhân lực được đào tạo bài bản ở TPHCM đạt 100%, nâng tỉ lệ lao động được đào
tạo quốc tế lên trên 10% đến năm 2020.
4.5 Ch nh sách thu hút khách du lịch quốc tế đến TP.HCM
Doanh thu từ khách du lịch quốc tế được đánh giá là một nguồn thu quan
trọng đóng góp vào doanh thu chung của ngành Du lịch, nhất là trong thời gian
những năm trở lại đây, khi mà lượng khách du lịch quốc tế đến với TP.HCM
ngày càng đông và có hướng gia tăng. Chính vì vậy, lãnh đạo Thành phố cũng
như các Sở, Ban ngành đều dành sự quan tâm đến đối tượng khách du lịch này.
Trong thời gian qua có khá nhiều chính sách, kế hoạch được đưa ra; các chương
trình hành động trong chiến lược phát triển du lịch TP.HCM cũng được thực hiện
dưới sự theo dõi gắt gao của lãnh đạo Thành phố, các Sở, ban ngành nhằm đạt
được mục tiêu đề ra, phấn đấu đưa ngành Du lịch TP.HCM phát triển lên tầm cao
mới, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế đến thăm, xứng đáng là “Hòn
ngọc Viễn Đông” luôn tỏa sáng trong lòng bè bạn năm châu.
Trong thời gian vừa qua, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng
bá hình ảnh TP.HCM đến với khách du lịch thông qua các Hội chợ triển lãm,
Ngày hội Du lịch tại Thành phố cũng như Tuần lễ giao lưu văn hóa tại nước
ngoài; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM đã có sự phối hợp với các hãng
hàng vận chuyển, các công ty lữ hành, các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú đưa
ra những sản phẩm chất lượng với mức giá ưu đãi cùng nhiều sự lựa chọn cho
các thị trường khách, tạo sự hấp dẫn nhằm mục đích thu hút nguồn khách quốc tế
đến với TP.HCM. Chủ động cung cấp những địa điểm dịch vụ đáng tin cậy, đạt
chuẩn phục vụ khách du lịch trong những tập gấp, ấn phẩm du lịch bằng các
ngoại ngữ thông dụng, từng bước chuyên nghiệp hóa du lịch trong mắt bạn bè
quốc tế, bước đầu đạt được những thành công đáng ghi nhận.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cùng liên kết, phối hợp tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho khách đến du lịch TP.HCM như chính sách bán hàng hoàn
thuế giá trị gia tăng cho khách nước ngoài đến TP.HCM, những chương trình
kích cầu du lịch qua mỗi năm... Mặt khác, ngành Du lịch TP.HCM còn phối hợp
với các cơ quan, doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng các
loại hình dịch vụ du lịch, công nhận đạt chuẩn phục vụ khách du lịch và cấp biển
32
hiệu cho các cơ sở kinh doanh đạt chuẩn… cũng mang lại sự hài lòng và an tâm
cho du khách.
Song song đó, TP.HCM còn ghi nhận sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân trong
việc chung tay bài trừ các tệ nạn xã hội, hạn chế đến mức thấp nhất những hình
ảnh xấu làm ảnh hưởng đến du lịch Thành phố như chèo kéo, ăn xin, móc túi du
khách… từng bước cải thiện môi trường du lịch Thành phố an toàn, an ninh, thân
thiện và hiếu khách.
5. Kinh nghiệm khai thác thị trường du lịch Inbound của TP.HCM trong
những năm qua
Du lịch luôn được coi là sứ giả hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các
quốc gia, các dân tộc. Trên thế giới, du lịch được xem là một trong những ngành
kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia
vì những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà nó đem lại. Ngày nay, cùng với xu
hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa, du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng
đã và đang trở thành một ngành dịch vụ quan trọng, chiếm tỉ trọng ngày càng lớn
trong GDP của mỗi quốc gia.
Việt Nam là nước có tiềm năng để phát triển du lịch nhờ có nguồn tài
nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn phong phú đa dạng, với nhiều danh
lam thắng cảnh nổi tiếng, nhiều di tích lịch sử văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật, kiến
trúc và các lễ hội độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc... không những có
giá trị đối với quốc gia mà còn mang tầm cỡ quốc tế. Trong nhiều năm qua, Đảng
và Nhà nước đã có sự quan tâm lãnh đạo, khuyến khích và động viên kịp thời
cũng như tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nước nhà. Từ đó đến nay,
hoạt động du lịch của Việt Nam đã có nhiều khởi sắc với những bước đi vững
chắc trong từng giai đoạn. Từ năm 1990 đến nay, khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam tăng hơn 27 lần từ 250.000 lượt năm 1990 lên 4,2 triệu lượt năm 2008 và
6,8 triệu lượt năm 2012. Đây là mức tăng trưởng cao và khá ổn định so với du
lịch các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất nước ta; là trung tâm lớn không
chỉ về kinh tế mà còn cả văn hóa, khoa học công nghệ; là đầu mối giao lưu quốc
tế và giữ vị trí chính trị quan trọng của cả nước. Trong những năm qua, Thành
33
phố đã phát huy vai trò trung tâm về nhiều mặt với khu vực và cả nước, đã có
những đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sở hữu nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển du lịch, cùng với sự chỉ
đạo của UBND Thành phố, ngành Du lịch TP.HCM đã được quan tâm đầu tư xây
dựng và phát triển tương đối nhanh, dần đi vào ổn định góp phần vào sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Thành phố trong những năm tiếp theo. Nhằm
mục đích phát triển Du lịch Thành phố đạt chất lượng theo hướng chuyên nghiệp
và hiện đại, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã xây dựng Chương trình phát triển
du lịch TP.HCM cho từng giai đoạn cụ thể, từ 2001 – 2005, 2006 – 2010, 2011 –
2015 đảm bảo phát triển Du lịch Thành phố đúng theo quy hoạch và đạt được
hiệu quả cao. Từ năm 2008 – 2012 lượng khách du lịch quốc tế đến TP.HCM
tăng liên tục từ 2,8 triệu lượt người năm 2008 lên 3,8 triệu lượt người năm 2012,
tốc độ tăng bình quân là 10%/năm và chiếm hơn 50% tổng lượng khách quốc tế
đến Việt Nam. Doanh thu du lịch trong giai đoạn này tăng từ 31.000 tỷ đồng năm
2008 lên 71.279 tỷ đồng năm 2012, tăng bình quân 27%/năm. Ngành Du lịch
Thành phố hiện nay đang đóng góp khoảng 11% GDP của Thành phố.
Để đạt được những kết quả như trên, ngành Du lịch TP.HCM đã không
ngừng đa dạng hóa các loại hình du lịch như: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái,
du lịch mua sắm, du lịch MICE. Bên cạnh đó nâng cấp các khu vui chơi, giải trí;
đầu tư xây dựng và tổ chức các trung tâm mua sắm, ẩm thực có quy mô lớn phục
vụ du khách. Đồng thời, ngành Du lịch Thành phố đã nỗ lực trong việc mở thêm
những tour du lịch mới hấp dẫn và tổ chức nhiều lễ hội giao lưu văn hóa du lịch
trên địa bàn Thành phố nhằm thu hút khách đến và nâng mức chi tiêu bình quân
của du khách. Mặt khác, tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch
trong và ngoài nước để giới thiệu tiềm năng thế mạnh của Du lịch TP.HCM, điển
hình là Hội chợ Du lịch Quốc tế ITE được tổ chức thường niên tại Trung tâm Hội
chợ và Triển lãm TP.HCM với rất nhiều hoạt động phong phú, ấn tượng.
Những thành quả mà ngành Du lịch Thành phố đạt được rất đáng khích lệ
và khó có thể phủ nhận, nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều biểu hiện đáng lo
ngại và nhiều hạn chế: tiến độ đầu tư cơ sở hạ tầng cơ bản vẫn còn chậm, các
công trình phục vụ du lịch vẫn còn chưa được đẩy mạnh, tính chuyên nghiệp
34
trong công tác xúc tiến quảng bá chưa cao dẫn đến hiệu quả không được như
mong đợi và chưa phát huy hết tiềm năng du lịch TP.HCM. Mặc khác, công tác
đào tạo đội ngũ nhân lực cho ngành Du lịch chưa thực sự tốt, chưa đạt chất lượng
cao theo yêu cầu không ngừng tăng của thị trường. Song song đó, công tác bảo
vệ du khách trên địa bàn Thành phố chưa tốt, tình trạng mất an toàn, mất trật tự
tại một số điểm tham quan và khu vực trọng điểm tập trung khách du lịch vẫn
còn xảy ra ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Thành phố thiếu tính chuyên nghiệp.
Hơn thế nữa, công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động du lịch chưa chặt
chẽ, chồng chéo trong khâu xử lý vi phạm khiến cho các cơ quan chức năng chưa
thực sự phát huy hết trách nhiệm.
Nhìn chung, tuy đạt được những thay đổi tích cực ban đầu, nhưng ngành
Du lịch TP.HCM cần phải có những đổi thay đầy “bản lĩnh” vượt qua những khó
khăn sắp tới, để chứng tỏ vị thế của một trung tâm du lịch của cả nước và sánh
vai với bạn bè năm châu trên trường quốc tế.
TIỂU KẾT:
Vai trò của Cơ sở lý luận và Cơ sở thực tiễn trong mỗi công trình nghiên
cứu khoa học là vô cùng quan trọng. Đó là việc đặt nền móng ban đầu nhằm đảm
bảo cho quá trình xây dựng và thực hiện được diễn ra một cách logic, khoa học,
phân tích dựa trên hiện thực cụ thể, mang lại giá trị cao cho nghiên cứu. Chính vì
vậy, tác giả đã nêu ra những cơ sở trên đây để làm căn cứ cho việc tiến hành
đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp cho thị trường du lịch Inbound đến
TP.HCM trong hai chương tiếp theo.
35
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC THỊ TRƯỜNG DU
LỊCH INBOUND TP.HCM
1. Thực trạng khai thác thị trường du lịch Inbound đến TP.HCM
1.1 Những loại hình du lịch TP.HCM đang khai thác
Do TP.HCM là một trung tâm thương mại, dịch vụ là dịch vụ lớn nhất cả
nước, tập trung nhiều công trình kiến trúc, mỹ thuật có giá trị, những điểm vui
chơi giải trí, các trung tâm mua sắm nên loại hình du lịch đô thị tại Thành phố
không chỉ có sức hút đối với người dân trong nước mà còn khách du lịch quốc tế.
 Du lịch tham quan Thành phố (Citytour)
Hình: Đoàn Hoa hậu Quý bà đẹp và thành đạt Thế giới năm 2009 chụp hình lưu
niệm sau khi tham quan Dinh Thống Nhất (Nguồn: Internet)
City tour là loại hình du lịch được du khách đến với TP.HCM rất ưa
chuộng, được khai thác phổ biến trong thời gian qua. Với danh sách những điểm
du lịch đa dạng, từ những công trình kiến trúc độc đáo mang phong cách Pháp,
các chùa chiền đến hệ thống các viện bảo tàng... hay các khu du lịch, các lễ hội
đặc sắc thì TP.HCM luôn là một điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch.
Chương trình City tour sẽ kết nối các điểm tham quan, các điểm mua sắm
trong thời lượng từ nửa ngày đến cả ngày. Một số chương trình City tour điển
hình như:
* City tour nửa ngày buổi sáng:
36
Khởi hành: 8h30
Kết thúc: 12h00
Hành trình: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TP.HCM – Miếu Bà Thiên
Hậu - Chợ Bình Tây - Nhà thờ Đức Bà – Bưu điện trung tâm Thành phố.
* City tour nửa ngày buổi chiều:
Khởi hành: 13h30
Kết thúc: 17h00
Hành trình: Dinh Độc Lập – Chùa Ngọc Hoàng – tham quan Chợ Lớn -
Chợ Bến Thành.
 Du lịch đường sông
Một loại hình du lịch mới được Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn vừa ra mắt
vào tháng 6 vừa qua đang chính thức đưa vào khai thác. Đó chính là du lịch
đường sông. Loại hình du lịch mới này hy vọng sẽ phát huy thế mạnh của hệ
thống kênh rạch phong phú tại TP.HCM, nhất là vai trò của sông Sài Gòn và
rừng ngập mặn Cần Giờ.
 Du lịch ẩm thực
Đây là loại hình du lịch luôn mang đến cho du khách sự thích thú trải
nghiệm với những món ăn đặc sản địa phương như bánh xèo, gỏi cuốn... Đến với
TP.HCM, du khách sẽ luôn tìm được cho mình những món ăn thỏa mãn hương vị
ẩm thực, từ các món của người Hoa, đến các món Ấn, món Thái cay cay; món
Nhật truyền thống hay các món Pháp nổi tiếng...
Có thể nói, ẩm thực TP.HCM đa dạng và phong phú trong các món ăn dân
tộc đến các món được du nhập từ nước ngoài. Khách du lịch quốc tế đến đây
ngoài việc khám phá và thưởng thức ẩm thực địa phương, thì việc cung cấp cho
họ những địa chỉ ẩm thực phục vụ món ăn quê nhà sẽ làm họ ấm lòng hơn rất
nhiều.
Ngoài các địa điểm phục vụ ẩm thực, TP.HCM còn tổ chức các Lễ hội,
Liên hoan Ẩm thực Món ngon các nước hàng năm, nhằm giới thiệu và mang đến
cho du khách nhiều sự lựa chọn hơn trong danh mục đa dạng ẩm thực của Thành
phố này.
37
Hình: Khách nước ngoài tỏ ra thích thú khi thưởng thức món bánh xèo tại Liên
hoan Ẩm thực Món ngon các nước năm 2012 tại TP.HCM
(Nguồn: Internet)
 Du lịch mua sắm
Khách du lịch cho rằng, một trong những thú vui khi đến TP.HCM là đi
dạo phố và mua sắm. Thật vậy, hàng hóa được bày bán vô cùng phong phú, vô
vàn màu sắc và chủng loại, có mặt từ các chợ đến các cửa hiệu, hay chễm chệ
trên các kệ hàng trong các khu mua sắm sầm uất. Các mặt hàng cũng đa dạng từ
những vật dụng thông thường sử dụng hàng ngày đến các đặc sản nổi tiếng của
các vùng miền khắp cả nước. Xuất xứ hàng hóa từ trong nước đến nước ngoài, từ
các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới cũng có.
Khách du lịch đến mua sắm tại TP.HCM luôn bị thu hút bởi sự bắt mắt từ
chính các món hàng và cách bày biện, trang trí với đèn màu rực rỡ tỏa ra từ các
cửa hàng. Nhất là các cửa hàng chuyên về thời trang và hàng thủ công mỹ nghệ
khiến cho du khách cứ chùn chân không muốn rời mắt khỏi những tác phẩm vô
cùng tinh xảo và độc đáo.
Một số địa điểm mua sắm tại TP.HCM như: Chợ Bến Thành (cả ngày và
đêm), chợ Bình Tây, Miss Aodai, cửa hàng sơn mài mỹ nghệ Minh Phương, cửa
hàng tranh thêu tay XQ...
Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ nhằm khuyến khích tiêu dùng các sản
phẩm nội địa mang thương hiệu Việt, Bộ Tài
38
 Du lịch sinh thái
Ngoài các loại hình du lịch vừa nêu, TP.HCM còn có chủ trương nâng cao
khai thác loại hình Du lịch sinh thái tại khu du lịch sinh thái Vàm Sát – Cần Giờ
và Lâm viên đảo khỉ tại huyện Cần Giờ. Ngoài ra còn có một số điểm đến khác
như Khu du lịch Văn Thánh, Bình Quới (Quận Bình Thạnh), Khu du lịch Suối
Mơ, Khu du lịch Suối Tiên (Quận 9), Khu du lịch Văn hóa Đầm Sen (Quận 11)...
Đây là loại hình không chỉ hấp dẫn đối với khách du lịch nội địa mà còn thu hút
sự khám phá của không ít khách du lịch quốc tế.
Đến đây, du khách có dịp đến với thiên nhiên còn hoang dã, tìm hiểu cuộc
sống của người dân địa phương và góp phần vào việc bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững.
Hình: Khách du lịch nước ngoài đang quan sát dơi tại Đầm Dơi thuộc Khu du
lịch sinh thái Vàm Sát – Cần Giờ (Nguồn: Internet)
 Du lịch MICE
Như tác giả đã đề cập ở các phần trước, trong nhiều năm trở lại đây, khách
Du lịch MICE đến TP.HCM có xu hướng ngày một tăng. Điều đó không chỉ
phản ánh TP.HCM là điểm đến an toàn trong khu vực mà còn đáp ứng được các
yêu cầu của đối tượng khách này.
MICE là một loại hình du lịch không còn quá mới mẻ trên thị trường du
lịch hiện nay. MICE, viết tắt của Meetings, Incentives, Conferences, and
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninhNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninhMan_Ebook
 
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCHTỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCHChau Duong
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
THỰC TẬP CÔNG TY DU LỊCH HANOITOURIST
THỰC TẬP CÔNG TY DU LỊCH HANOITOURISTTHỰC TẬP CÔNG TY DU LỊCH HANOITOURIST
THỰC TẬP CÔNG TY DU LỊCH HANOITOURISTnataliej4
 
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngLuận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịc...
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịc...Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịc...
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịc...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịc...
Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịc...Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịc...
Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịc...Thư viện Tài liệu mẫu
 

What's hot (20)

luan van thac si tim hieu hoat dong team building cho khach du lich
luan van thac si tim hieu hoat dong team building cho khach du lichluan van thac si tim hieu hoat dong team building cho khach du lich
luan van thac si tim hieu hoat dong team building cho khach du lich
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninhNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
 
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinhluan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
 
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCHTỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
 
Đề tài du lịch: Thiết kế Tour du lịch cho người cao tuổi, 9 ĐIỂM, HAY!
Đề tài du lịch: Thiết kế Tour du lịch cho người cao tuổi, 9 ĐIỂM, HAY! Đề tài du lịch: Thiết kế Tour du lịch cho người cao tuổi, 9 ĐIỂM, HAY!
Đề tài du lịch: Thiết kế Tour du lịch cho người cao tuổi, 9 ĐIỂM, HAY!
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
 
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOTĐề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ở Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ở Huế, HAYLuận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ở Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ở Huế, HAY
 
Xây dựng chương trình TOUR du lịch người cao tuổi tại công ty, HAY!
Xây dựng chương trình TOUR du lịch người cao tuổi tại công ty, HAY!Xây dựng chương trình TOUR du lịch người cao tuổi tại công ty, HAY!
Xây dựng chương trình TOUR du lịch người cao tuổi tại công ty, HAY!
 
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAYĐề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
 
THỰC TẬP CÔNG TY DU LỊCH HANOITOURIST
THỰC TẬP CÔNG TY DU LỊCH HANOITOURISTTHỰC TẬP CÔNG TY DU LỊCH HANOITOURIST
THỰC TẬP CÔNG TY DU LỊCH HANOITOURIST
 
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đĐề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
 
Luận văn: Điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch theo pháp luật, HOT
Luận văn: Điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch theo pháp luật, HOTLuận văn: Điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch theo pháp luật, HOT
Luận văn: Điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch theo pháp luật, HOT
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
 
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngLuận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
 
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịc...
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịc...Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịc...
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịc...
 
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAYLuận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
 
Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịc...
Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịc...Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịc...
Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịc...
 

Similar to Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM

Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch làng Hoa Sa Đéc.pdf
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch làng Hoa Sa Đéc.pdfĐánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch làng Hoa Sa Đéc.pdf
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch làng Hoa Sa Đéc.pdfMan_Ebook
 
Quy trình phục vụ tại phòng
Quy trình phục vụ tại phòngQuy trình phục vụ tại phòng
Quy trình phục vụ tại phònghieu anh
 
luận văn báo cáo thực tập Quy trình phục vụ tại phòng
luận văn báo cáo thực tập  Quy trình phục vụ tại phòngluận văn báo cáo thực tập  Quy trình phục vụ tại phòng
luận văn báo cáo thực tập Quy trình phục vụ tại phònganh hieu
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình phục vụ và cải thiện chất lượng tiệc Buf...
Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình phục vụ và cải thiện chất lượng tiệc Buf...Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình phục vụ và cải thiện chất lượng tiệc Buf...
Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình phục vụ và cải thiện chất lượng tiệc Buf...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ Du Lịch T...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ Du Lịch T...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ Du Lịch T...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ Du Lịch T...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Phát triển du lịch bền vững thành phố Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển du lịch bền vững thành phố Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp.pdfPhát triển du lịch bền vững thành phố Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển du lịch bền vững thành phố Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp.pdfMan_Ebook
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Thư Viện Văn Hóa Thiếu Nhi Thành Phố Hải Phòng.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Thư Viện Văn Hóa Thiếu Nhi Thành Phố Hải Phòng.docxĐồ Án Tốt Nghiệp Thư Viện Văn Hóa Thiếu Nhi Thành Phố Hải Phòng.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Thư Viện Văn Hóa Thiếu Nhi Thành Phố Hải Phòng.docxsividocz
 
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdf
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdfHỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdf
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdfconghoaipk
 
Đề tài Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích đông yên tử s...
Đề tài Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích đông yên tử s...Đề tài Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích đông yên tử s...
Đề tài Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích đông yên tử s...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại ở V...
Đề tài: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại ở V...Đề tài: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại ở V...
Đề tài: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại ở V...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Khóa luận Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ log...
Khóa luận Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ log...Khóa luận Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ log...
Khóa luận Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ log...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM (20)

Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch làng Hoa Sa Đéc.pdf
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch làng Hoa Sa Đéc.pdfĐánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch làng Hoa Sa Đéc.pdf
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch làng Hoa Sa Đéc.pdf
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình ThuậnLuận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ nhà hàng buffet market 39 (intercontine...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ nhà hàng buffet market 39 (intercontine...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ nhà hàng buffet market 39 (intercontine...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ nhà hàng buffet market 39 (intercontine...
 
Quy trình phục vụ tại phòng
Quy trình phục vụ tại phòngQuy trình phục vụ tại phòng
Quy trình phục vụ tại phòng
 
luận văn báo cáo thực tập Quy trình phục vụ tại phòng
luận văn báo cáo thực tập  Quy trình phục vụ tại phòngluận văn báo cáo thực tập  Quy trình phục vụ tại phòng
luận văn báo cáo thực tập Quy trình phục vụ tại phòng
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình phục vụ và cải thiện chất lượng tiệc Buf...
Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình phục vụ và cải thiện chất lượng tiệc Buf...Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình phục vụ và cải thiện chất lượng tiệc Buf...
Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình phục vụ và cải thiện chất lượng tiệc Buf...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ Du Lịch T...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ Du Lịch T...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ Du Lịch T...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ Du Lịch T...
 
Phát triển du lịch bền vững thành phố Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển du lịch bền vững thành phố Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp.pdfPhát triển du lịch bền vững thành phố Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển du lịch bền vững thành phố Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp.pdf
 
Đề tài: Tìm hiểu về Web Service và ứng dụng, HAY, 9đ
Đề tài: Tìm hiểu về Web Service và ứng dụng, HAY, 9đĐề tài: Tìm hiểu về Web Service và ứng dụng, HAY, 9đ
Đề tài: Tìm hiểu về Web Service và ứng dụng, HAY, 9đ
 
Đánh giá chất lượng dịch vụ lữ hành nội địa tại công ty connect travel Hue.pdf
Đánh giá chất lượng dịch vụ lữ hành nội địa tại công ty connect travel Hue.pdfĐánh giá chất lượng dịch vụ lữ hành nội địa tại công ty connect travel Hue.pdf
Đánh giá chất lượng dịch vụ lữ hành nội địa tại công ty connect travel Hue.pdf
 
Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Quy Trình Phục Vụ Tại Nhà Hàng Market 39 .docx
Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Quy Trình Phục Vụ Tại Nhà Hàng Market 39 .docxMột Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Quy Trình Phục Vụ Tại Nhà Hàng Market 39 .docx
Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Quy Trình Phục Vụ Tại Nhà Hàng Market 39 .docx
 
Luận văn: Quy hoạch khu du lịch nghỉ dưỡng hồ T’Nưng, HOT
Luận văn: Quy hoạch khu du lịch nghỉ dưỡng hồ T’Nưng, HOTLuận văn: Quy hoạch khu du lịch nghỉ dưỡng hồ T’Nưng, HOT
Luận văn: Quy hoạch khu du lịch nghỉ dưỡng hồ T’Nưng, HOT
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Thư Viện Văn Hóa Thiếu Nhi Thành Phố Hải Phòng.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Thư Viện Văn Hóa Thiếu Nhi Thành Phố Hải Phòng.docxĐồ Án Tốt Nghiệp Thư Viện Văn Hóa Thiếu Nhi Thành Phố Hải Phòng.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Thư Viện Văn Hóa Thiếu Nhi Thành Phố Hải Phòng.docx
 
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdf
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdfHỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdf
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdf
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HDbank.doc
Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HDbank.docNâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HDbank.doc
Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HDbank.doc
 
Đề tài: Giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích Đông Yên Tử
Đề tài: Giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích Đông Yên TửĐề tài: Giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích Đông Yên Tử
Đề tài: Giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích Đông Yên Tử
 
Đề tài Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích đông yên tử s...
Đề tài Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích đông yên tử s...Đề tài Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích đông yên tử s...
Đề tài Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích đông yên tử s...
 
Đề tài: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại ở V...
Đề tài: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại ở V...Đề tài: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại ở V...
Đề tài: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại ở V...
 
Khóa luận Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ log...
Khóa luận Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ log...Khóa luận Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ log...
Khóa luận Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ log...
 

More from Chau Duong

Giao Tiep Phi Ngon Ngu
Giao Tiep Phi Ngon NguGiao Tiep Phi Ngon Ngu
Giao Tiep Phi Ngon NguChau Duong
 
HO BIEU CHANH - BO CHONG
HO BIEU CHANH - BO CHONGHO BIEU CHANH - BO CHONG
HO BIEU CHANH - BO CHONGChau Duong
 
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEU
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEUHO BIEU CHANH - AI TINH MIEU
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEUChau Duong
 
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOC
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOCHO BIEU CHANH - AI LAM DUOC
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOCChau Duong
 
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠN
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠNDI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠN
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠNChau Duong
 
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ Chau Duong
 
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀINAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀIChau Duong
 
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNGSỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNGChau Duong
 
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI Chau Duong
 
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC  NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC  NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...Chau Duong
 
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vongDu lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vongChau Duong
 
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...Chau Duong
 
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trien
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trienDu lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trien
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trienChau Duong
 
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcmCa tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcmChau Duong
 
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boChau Duong
 
Du lich cho noi vung dong bang song cuu long
Du lich cho noi vung dong bang song cuu longDu lich cho noi vung dong bang song cuu long
Du lich cho noi vung dong bang song cuu longChau Duong
 
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...Chau Duong
 
Dem hoang cung
Dem hoang cungDem hoang cung
Dem hoang cungChau Duong
 
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie trieng va cac giai phap bao t...
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie  trieng va cac giai phap bao t...Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie  trieng va cac giai phap bao t...
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie trieng va cac giai phap bao t...Chau Duong
 
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinh
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinhDi tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinh
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinhChau Duong
 

More from Chau Duong (20)

Giao Tiep Phi Ngon Ngu
Giao Tiep Phi Ngon NguGiao Tiep Phi Ngon Ngu
Giao Tiep Phi Ngon Ngu
 
HO BIEU CHANH - BO CHONG
HO BIEU CHANH - BO CHONGHO BIEU CHANH - BO CHONG
HO BIEU CHANH - BO CHONG
 
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEU
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEUHO BIEU CHANH - AI TINH MIEU
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEU
 
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOC
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOCHO BIEU CHANH - AI LAM DUOC
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOC
 
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠN
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠNDI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠN
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠN
 
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
 
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀINAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
 
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNGSỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG
 
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI
 
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC  NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC  NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
 
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vongDu lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
 
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
 
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trien
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trienDu lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trien
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trien
 
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcmCa tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
 
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
 
Du lich cho noi vung dong bang song cuu long
Du lich cho noi vung dong bang song cuu longDu lich cho noi vung dong bang song cuu long
Du lich cho noi vung dong bang song cuu long
 
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...
 
Dem hoang cung
Dem hoang cungDem hoang cung
Dem hoang cung
 
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie trieng va cac giai phap bao t...
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie  trieng va cac giai phap bao t...Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie  trieng va cac giai phap bao t...
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie trieng va cac giai phap bao t...
 
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinh
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinhDi tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinh
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinh
 

Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA DU LỊCH --------------------------------------------------------------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH INBOUND ĐẾN TP.HCM SVTH: DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU MSSV: 955010167 Lớp: 09DLHD Hệ đào tạo: Đại học Niên khóa: 2009 - 2013 TP. H Ch Minh – năm 2013
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA DU LỊCH --------------------------------------------------------------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH INBOUND ĐẾN TP.HCM GVHD: TS. ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU MSSV: 955010167 Lớp: 09DLHD Hệ đào tạo: Đại học Niên khóa: 2009 - 2013 TP. H Ch Minh – năm 2013
  • 3. NNHHẬẬNN XXÉÉTT CCỦỦAA GGIIẢẢNNGG VVIIÊÊNN HHƯƯỚỚNNGG DDẪẪNN ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... TP. Hồ Chí Minh, ngày.......tháng......năm 2013 Giảng viên hướng dẫn
  • 4. NNHHẬẬNN XXÉÉTT CCỦỦAA GGIIẢẢNNGG VVIIÊÊNN PPHHẢẢNN BBIIỆỆNN ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... TP. Hồ Chí Minh, ngày.......tháng......năm 2013 Giảng viên phản biện
  • 5. LỜI CẢM ƠN Đối với tôi, đại học chính là môi trường rèn giũa nhân cách, vừa được cung cấp kiến thức quý giá từ thầy cô, vừa nhận được những kinh nghiệm chia sẻ từ anh chị đi trước để có dịp thảo luận cùng bạn bè. Nhìn lại quãng thời gian bốn năm học đã trôi qua, tôi cảm thấy bồi hồi xúc động, trân quý hơn nữa những giờ học trên lớp, những phút giây gắn bó bên nhau... để luôn nhắc nhở bản thân mình không ngừng cố gắng phấn đấu để thành người và thành tài. Xứng đáng với nỗ lực cá nhân và sự ủng hộ hết mình của gia đình, thầy cô và bạn bè tôi. Lời cảm ơn sâu sắc nhất của tôi xin được dành tặng cho ba mẹ, là bậc sinh thành cao cả, là người đã nâng bước cho tôi đi hết con đường đại học, đã luôn bên tôi dù thất bại hay thành công. Con cảm ơn và yêu thương ba mẹ rất nhiều! Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin được dành lời tri ân từ đáy lòng mình kính gửi đến Thầy Đỗ Quốc Thông đã luôn chỉ dạy tận tình, truyền đạt những kinh nghiệm cho tôi. Điều tôi cảm nhận được là tình yêu nghề và sự trăn trở của Thầy khi ngành du lịch nước nhà chưa phát huy hết những tiềm năng vốn có. Vì vậy mà tôi tự nhủ mình phải cố gắng thật nhiều để hoàn thành tốt bài khoá luận này với hy vọng đây sẽ là một phần đóng góp nhỏ bé vào sự phát triển du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Bên cạnh đó, tôi xin được cảm ơn Nhà trường, quý thầy cô đang công tác tại khoa Du lịch đã luôn hỗ trợ và tư vấn cho tôi rất nhiều điều trong suốt quãng thời gian ngồi trên giảng đường của mình. Tôi cũng xin được cảm ơn tác giả các bài viết, bài nghiên cứu, các ấn phẩm cùng với các anh chị đã cung cấp cho tôi những thông tin vô cùng hữu ích trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Cuối cùng là lời cảm ơn đến bạn bè đã cùng sát cánh bên tôi, chia sẻ những cảm xúc vui buồn cùng tôi. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng bài khoá luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để khoá luận thêm hoàn thiện hơn! Một lần nữa kính chúc quý thầy cô thật nhiều sức khoẻ và hạnh phúc! Trân trọng, Sinh viên thực hiện Dương Võ Trân Châu
  • 6. QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ ĐƯỢC VIẾT TẮT 1 AL Âm lịch 2 CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 3 CLB Câu lạc bộ 4 GTGT Giá trị gia tăng 5 NTK Nhà thiết kế 6 Nxb Nhà xuất bản 7 SVHTTDL Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch 8 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 9 Tour Chương trình du lịch 10 TTTM Trung tâm thương mại 11 UBND Ủy ban nhân dân
  • 7. DANH SÁCH BẢNG BIỂU  BẢNG SỐ LIỆU: Trang 1. Bảng: Lượt khách du lịch quốc tế đến TP.HCM giai đoạn 2001 – 2012 và 7 tháng đầu năm 2013 28 2. Bảng: Doanh thu của du lịch TP.HCM trong giai đoạn 2001 – 2012 và 7 tháng đầu năm 2013 31 3. Bảng: Các thị trường trọng điểm khách du lịch quốc tế đến TP.HCMgiai đoạn 2009 - 2012 41 4. Những số điện thoại cần thiết khi du lịch Thành phố Hồ Chí Minh 96 5. Bảng : Bảng thống kê các điểm dịch vụ du lịch đạt chuẩn 106  BIỂU ĐỒ: Trang 1. Biểu đồ: So sánh lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và TP.HCM giai đoạn 2006 – 2012 27 2. Biểu đồ: So sánh doanh thu của du lịch Việt Nam và TP.HCM giai đoạn 2006 – 2012 30 3. Biểu đồ: Sự phân bố HDV Du lịch Quốc tế và HDV Du lịch Nội địa của TP.HCM giai đoạn 2010 - 2012 33 4. Biểu đồ: Sự phân bố các dịch vụ được cấp biển hiệu đạt chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2008 - 2012 106
  • 8. MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT DANH SÁCH BẢNG BIỂU MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................... 2 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................. 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ......................................................... 4 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................ 5 7. Bố cục của khóa luận .......................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỊ TRƯỜNG DU LỊCH INBOUND ............................................................................................................... 7 1. Một số khái niệm chung về Du lịch.................................................................... 7 2. Một số khái niệm khác........................................................................................ 9 3. Các quan điểm thiết kế điểm, tuyến du lịch...................................................... 10 4. Đánh giá tiềm năng và thực trạng khai thác thị trường du lịch Inbound đến TP.HCM............................................................................................................ 14 5. Kinh nghiệm khai thác thị trường du lịch Inbound của TP.HCM trong giai đoạn 2008 – 2012....................................................................................................... 32 Tiểu kết ................................................................................................................... 34 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC THỊ TRƯỜNG DU LỊCH INBOUND ĐẾN TP.HCM GIAI ĐOẠN 2008 - 2012... 35 1. Thực trạng khai thác thị trường du lịch Inbound đến TP.HCM ............... 35
  • 9. 1.1 Những loại hình du lịch hiện tại đang khai thác ......................................... 35 1.2 Tốc độ tăng trưởng và doanh thu thị trường du lịch Inbound..................... 39 1.3 Những thị trường trọng điểm khách du lịch quốc tế vào TP.HCM ............ 40 1.4 Tâm lý khách du lịch một số thị trường trọng điểm ................................... 42 2. Thực trạng về sản phẩm du lịch .................................................................... 51 2.1 Thực trạng các tuyến du lịch....................................................................... 51 2.2 Thực trạng các khu, điểm tham quan.......................................................... 52 2.3 Thực trạng về các điểm vui chơi, giải trí .................................................... 71 2.4 Thực trạng về các điểm mua sắm................................................................ 81 2.5 Thực trạng về ẩm thực ................................................................................ 90 2.6 Thực trạng về các dịch vụ phục vụ du lịch ................................................. 92 3. Thực trạng về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch...................... 97 4. Thực trạng về các công ty lữ hành chuyên thị trường Inbound............... 102 5. Thực trạng về môi trường du lịch ............................................................... 103 6. Thực trạng đội ngũ phục vụ du lịch............................................................ 110 7. Thực trạng về công tác xúc tiến, quảng bá du lịch TP.HCM ................... 112 Tiểu kết ................................................................................................................. 114 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH INBOUND ĐẾN TP.HCM................................................................................. 115 1. Định hướng về sản phẩm du lịch................................................................. 115 1.1 Giải pháp về các tuyến du lịch.................................................................. 115 1.2 Giải pháp về phục vụ du lịch tại các khu, điểm tham quan ...................... 123 1.3 Giải pháp về các điểm vui chơi, giải trí .................................................... 123 1.4 Giải pháp về các điểm mua sắm ............................................................... 125 1.5 Giải pháp về ẩm thực ................................................................................ 129 1.6 Giải pháp về các dịch vụ phục vụ du lịch ................................................. 133 1.7 Giải pháp về thúc đẩy và nâng cao chất lượng các chương trình nghệ thuật phục vụ khách du lịch quốc tế vào TP.HCM............................................ 134 2. Định hướng về phát triển đ ng bộ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch .................................................................................................................. 135
  • 10. 3. Định hướng về các công ty lữ hành chuyên về thị trường Inbound......... 143 4. Định hướng về vấn đề môi trường............................................................... 143 4.1 Giải pháp cho môi trường sống an toàn.................................................... 144 4.2 Giải pháp cho công tác đảm bảo an toàn PCCC....................................... 145 4.3 Giải pháp cho chương trình Dịch vụ Đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.. ................................................................................................................... 146 4.4 Giải pháp cho Nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch ................... 146 5. Định hướng về công tác xúc tiến, quảng bá du lịch ................................... 147 5.1 Giải pháp về thông tin du lịch................................................................... 147 5.2 Giải pháp về các hoạt động quảng bá và xúc tiến tại nước ngoài............. 150 5.3 Giải pháp về công tác quảng bá du lịch tại TP.HCM ............................... 152 6. Định hướng về vấn đề môi trường du lịch an ninh, an toàn ..................... 155 7. Định hướng về ngu n nhân lực phục vụ thị trường khách du lịch Inbound ......................................................................................................................... 160 8. Định hướng nhằm nâng cao nhận thức, năng lực và phát huy vai trò cộng đ ng trong cải thiện môi trường du lịch ..................................................... 165 9. Kiến nghị........................................................................................................ 166 Tiểu kết ................................................................................................................. 171 PHẦN KẾT LUẬN PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 11.
  • 12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, ngành Du lịch Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, khẳng định vai trò đối với nền kinh tế quốc dân. Ngành Du lịch cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng luôn nhận được sự quan tâm to lớn của Đảng, Nhà nước, Tổng cục Du lịch luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát huy tốt vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước. Trải qua 53 năm xây dựng và trưởng thành (09/07/1960 – 09/07/2013), Du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với tư cách là một ngành kinh tế tổng hợp, tạo nguồn thu ngoại tệ lớn, giải quyết nhiều việc làm, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác cùng phát triển, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và khẳng định vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập với khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang trên đà suy thoái, thiên tai, dịch bệnh diễn ra trên diện rộng và chiến tranh, xung đột cục bộ, khủng bố xảy ra ở nhiều nơi ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động du lịch thế giới nhưng lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn tăng trưởng với tốc độ cao liên tiếp trong 3 năm qua, khẳng định vị thế của Du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch khu vực và thế giới. Khách quốc tế đến Việt Nam năm 2010, 2011 và 2012 tăng lần lượt 34,75% đạt 5.049.855 lượt, 19,40% đạt 6.014.032 lượt, 13,86% đạt 6.847.678 lượt. Sáu tháng đầu năm 2013, Du lịch Việt Nam đã đón và phục vụ 3.540.403 lượt khách quốc tế, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2012. Bên cạnh đó, du lịch nội địa cũng có bước tăng trưởng liên tục, trở thành động lực chính trong hoạt động du lịch ở nhiều địa phương. TP.HCM là một trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ và khoa học kỹ thuật của cả nước đang từng ngày phát triển khẳng định vị thế của mình nhất là đối với ngành du lịch khi thu hút lượng du khách quốc tế đến TP.HCM tăng bình quân 10% lượt người mỗi năm, đạt mốc 3,8 triệu lượt khách quốc tế năm 2012 với doanh thu hơn 71 nghìn tỷ đồng. Với lợi thế sở hữu nhiều tiềm năng du lịch, từ tài nguyên du lịch tự nhiên đến tài nguyên du lịch nhân văn, cùng với sự
  • 13. 2 quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, TP.HCM sẽ luôn là một điểm đến du lịch lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước. Chính những điều vừa nêu trên cùng với niềm yêu thích của bản thân và sự đóng góp ý kiến của Thầy cô, cùng với sự tìm hiểu thông tin liên quan trên nhiều nguồn tài liệu, tác giả đã nhận thấy đây là một đề tài khá hấp dẫn và cần thiết trong thời điểm hiện tại để đưa ra những giải pháp cụ thể cho du lịch TP.HCM. Với tất cả các lý do trên, cuối cùng tôi đã chọn đề tài: “Tiềm năng và một số định hướng phát triển thị trường du lịch Inbound đến TP.HCM” để làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của tôi. Hy vọng qua đề tài này, tôi có thể góp phần công sức nhỏ bé của mình trong việc đề ra những định hướng với những giải pháp cụ thể nhằm cải thiện chất lượng và thu hút nhiều khách du lịch quốc tế hơn nữa đến TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung. 2. Mục đ ch nghiên cứu Đánh giá đầy đủ tiềm năng của du lịch TP.HCM. Đánh giá đầy đủ và chính xác hiện trạng tình hình khách du lịch quốc tế đến TP.HCM trong giai đoạn 2008 – 2012. Trên cơ sở đó đề ra những định hướng với những giải pháp cụ thể nhằm khai thác có hiệu quả cao hơn trong giai đoạn 2013 – 2017. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Theo nhận định ban đầu của tác giả, đề tài về du lịch TP.HCM từng được các anh chị sinh viên khoa Du lịch, trường Đại học Hùng Vương TP.HCM thực hiện khóa luận tốt nghiệp với những đề tài có liên quan, bao gồm:  Khóa luận của anh Cao Long (1997 – 2001) thực hiện với tên gọi: “Bước đầu đánh giá thực trạng và định hướng các thị trường khách du lịch quốc tế đến TP.HCM giai đoạn 2001 – 2005”.  Khóa luận của chị Huỳnh Thị Hà Thu (1997 – 2001) thực hiện với đề tài: “Bước đầu tìm hiểu về sản phẩm du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh và mức độ đáp ứng cho nhu cầu của thị trường du khách quốc tế và nội địa”.
  • 14. 3  Khóa luận của chị Lê Thị Xiêm (2002 – 2006) khai thác về khía cạnh: “Du khách Trung Quốc – thị trường tiềm năng của du lịch Thành phố Hồ Chí Minh”.  Khóa luận của chị Châu Thị Phượng (2006 – 2010) khai thác về khía cạnh quà lưu niệm với tên đề tài là: “Vai trò của quà lưu niệm trong phát triển du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Ngoài ra còn có các luận văn thạc sỹ của các nghiên cứu sinh tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM như sau:  Đặng Hữu Sự với đề tài: “Giải pháp phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, 2000”.  Nguyễn Thị Kim Oanh với đề tài: “Một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút khách du lịch vào Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010”, 2003.  Và công trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của Nguyễn Văn Trãi mang tên: “Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp”, 2012. Và còn một số bài viết có nội dung liên quan đến du lịch TP.HCM được đăng tải trên các trang mạng điện tử. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Việc nghiên cứu về thị trường du lịch Inbound (khách du lịch quốc tế) không phải là vấn đề mới trong ngành du lịch TP.HCM, tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đã qua cho thấy việc phát triển du lịch TP.HCM nhằm thu hút khách du lịch quốc tế chưa được đề cao đúng mức. Với đề tài mang tên: “Tiềm năng và một số định hướng phát triển thị trường du lịch Inbound đến TP.HCM” là một đề tài rộng nên cần có sự đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng, đứng trên nhiều góc độ để đưa ra giải pháp hợp lý mang tính ứng dụng thực tiễn. Tuy nhiên, do thời gian và khả năng có hạn, nên trong khóa luận tốt nghiệp cử nhân này, tác giả chỉ xin nghiên cứu về khách du lịch quốc tế đến TP.HCM tập trung vào các thị trường trọng điểm, không bao gồm khách du lịch đến bằng đường tàu biển.
  • 15. 4  Đối tượng nghiên cứu: khách du lịch quốc tế đến TP.HCM, tập trung 10 thị trường trọng điểm khách du lịch quốc tế đến TP.HCM: Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Mỹ, Pháp, Úc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc. (Số liệu thống kê lấy từ nguồn Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP.HCM năm 2012)  Phạm vi không gian nghiên cứu: giới hạn trên địa bàn TP.HCM., đặc biệt là nơi tập trung khách du lịch quốc tế.  Phạm vi thời gian nghiên cứu: phân tích tiềm năng và thực trạng trong giai đoạn 2008 – 2012; định hướng phát triển giai đoạn 2013 – 2017. Trong quá trình nghiên cứu khóa luận này, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Thầy Cô, các anh chị đang công tác trong ngành và bạn bè để khóa luận thêm phần hoàn thiện hơn. 5. Phương pháp nghiên cứu và ngu n tư liệu 5.1 Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Đây là phương pháp quan trọng, giúp cho việc nghiên cứu mang tính chính xác và thực tế hơn do tài liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, được tổng hợp để tiến hành chọn lọc những thông tin có giá trị cao. Phương pháp này sẽ giúp người nghiên cứu tiếp cận đề tài dưới nhiều luồng thông tin, ý kiến khác nhau. Từ đó làm cho nội dung bài khóa luận thêm phần phong phú hơn. Tác giả đã áp dụng phương pháp này vào việc tham khảo các khóa luận đã được thực hiện trước đây, các bài viết đăng tải trên mạng Internet, các ấn phẩm về du lịch...  Phương pháp dự đoán: Căn cứ vào số liệu lượng khách và doanh thu được tổng kết qua hàng năm, qua mỗi 5 năm theo nguồn từ Sở Văn Hóa Thể Thao Và Du Lịch. Từ đó dự đoán lượng khách và doanh thu của du lịch TP.HCM trong giai đoạn từ 2013 – 2017.  Phương pháp sử dụng biểu đồ, đồ thị
  • 16. 5 Nhằm so sánh, chỉ ra mức độ khác nhau giữa các số liệu, chứng minh các số liệu thống kê.  Phương pháp so sánh: So sánh các số liệu thống kê hàng năm nhằm đưa ra nhận xét và giải pháp. 5.2 Ngu n tư liệu Để thực hiện bài khóa luận này, tác giả đã tham khảo các khóa luận tốt nghiệp của các anh chị sinh viên khoa Du lịch trường Đại học Hùng Vương TP.HCM về các đề tài liên quan qua các năm. Ngoài ra còn có các luận văn thạc sỹ của các nghiên cứu sinh trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Thêm vào đó, tác giả còn thu thập và phân tích thông tin dựa vào các tài liệu được cung cấp từ Sở Văn Hóa Thể Thao Và Du Lịch TP.HCM. Bên cạnh đó, tác giả còn tham khảo những bài viết liên quan về du lịch TP.HCM trên các trang mạng điện tử của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam, Tổng cục Du lịch, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, ... Hơn nữa là các sách, giáo trình giúp tác giả có được những định hướng rõ ràng trong phương pháp nghiên cứu. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học Nếu khóa luận này thành công, tác giả hy vọng đây sẽ là một sự đóng góp vào việc phát triển và thu hút khách du lịch đến với TP.HCM hơn nữa trong giai đoạn 2013 – 2017. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài nghiên cứu khoa học này là bước rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, sử dụng các phương pháp luận và kiến thức đã được học nhằm mục đích giải quyết các vấn đề đặt ra. Bên cạnh đó, vừa rèn luyện kỹ năng trình bày một báo cáo nghiên cứu khoa học. Hơn nữa, khóa luận này hứa hẹn sẽ mang đến những giải pháp hiệu quả cho tiềm năng và định hướng phát triển thị trường du lịch Inbound đến TP.HCM trong giai đoạn 2013 – 2017.
  • 17. 6 7. Bố cục của khóa luận Khóa luận “Tiềm năng và một số định hướng phát triển thị trường du lịch Inbound đến TP.HCM” ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận được trình bày trong 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường du lịch Inbound Cơ sở lý luận là những định nghĩa được chọn lọc, trích dẫn từ Luật Du lịch 2005 được đưa ra để tạo sự thống nhất cho một số khái niệm chung trong ngành Du lịch. Và cơ sở thực tiễn là tiềm năng du lịch Thành phố cùng những kinh nghiệm khai thác thị trường du lịch Inbound TP.HCM trong giai đoạn 2008 - 2012 được đúc kết và giới thiệu làm tiền đề cho công trình nghiên cứu này. Chương 2: Đánh giá thực trạng khai thác thị trường du lịch Inbound TP.HCM Bước đầu tiến hành đánh giá thị trường du lịch Inbound TP.HCM qua nhiều mặt, mang tính tổng quát và giới thiệu về những thế mạnh và hạn chế của du lịch Thành phố. Tiếp theo là đưa ra những nhận định và phân tích đối với tình hình khai thác thị trường du lịch Inbound TP.HCM trong thời gian qua, nêu lên những mặt làm được và các vấn đề còn tồn tại làm cơ sở đưa ra giải pháp thiết thực trong phần tiếp theo. Chương 3: Định hướng phát triển thị trường du lịch Inbound TP.HCM Căn cứ trên những đánh giá tiềm năng và phân tích thực trạng khai thác thị trường du lịch Inbound tại TP.HCM trong giai đoạn 2008 – 2012, dựa theo chiến lược phát triển du lịch TP.HCM trong giai đoạn 2013 - 2017 để đưa ra các định hướng cho thị trường, cải thiện bằng những nhóm giải pháp cụ thể nhằm hoàn thành tốt kế hoạch đề ra và phấn đấu đưa Du lịch Inbound TP.HCM phát triển hơn nữa.
  • 18. 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỊ TRƯỜNG DU LỊCH INBOUND 1. Một số khái niệm chung về Du lịch Những khái niệm dưới đây được trích từ quyển “Luật Du lịch năm 2005 và Văn bản hướng dẫn thi hành” của Nxb. Chính trị quốc gia năm 2008. 1.1 Du lịch Là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. 1.2 Khách du lịch Là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. 1.3 Hoạt động du lịch Là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch. 1.4 Tài nguyên du lịch Là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. 1.5 Tham quan Là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi có tài nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên du lịch. 1.6 Đô thị du lịch Là đô thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có vai trò quan trọng trong hoạt động của đô thị. 1.7 Khu du lịch Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường. 1.8 Điểm du lịch
  • 19. 8 Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch. 1.9 Tuyến du lịch Là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. 1.10 Sản phẩm du lịch Là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. 1.11 Dịch vụ du lịch Là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. 1.12 Cơ sở lưu trú du lịch Là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khách phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu. 1.13 Chương trình du lịch Là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi. 1.14 Lữ hành Là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch. 1.15 Hướng dẫn du lịch Là hoạt động hướng dẫn cho khách du lịch theo chương trình du lịch. Người thực hiện hoạt động hướng dẫn được gọi là hướng dẫn viên và được thanh toán cho dịch vụ hướng dẫn du lịch. 1.16 Phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch Là phương tiện đảm bảo các điều kiện phục vụ khách du lịch, được sử dụng để vận chuyển khách du lịch theo chương trình du lịch. 1.17 Xúc tiến du lịch
  • 20. 9 Là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch. 1.18 Môi trường du lịch Là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch. 2. Một số khái niệm khác 2.1 Du lịch trọn gói (Package tour – Inclusive tour) Khách du lịch chỉ trả tiền một lần trong suốt chuyến đi bao gồm vận chuyển, lưu trú, ăn uống, dịch vụ tham quan giải trí. Mức giá tour trọn gói thường rẻ hơn mua lẻ từng phần dịch vụ. 2.2 Du lịch mua lẻ dịch vụ du lịch Khách du lịch chỉ mua lẻ từng phần dịch vụ du lịch như dịch vụ vận chuyển, hoặc dịch vụ lưu trú. 2.3 Du lịchđô thị Các thành phố, các trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa cũng có sự hấp dẫn bởi các công trình kiến trúc mỹ thuật, nền văn hóa đặc sắc nghệ thuật độc đáo có tầm cỡ quốc gia và quốc tế.Mặt khác đô thị cũng là trung tâm thương mại của đơn vị hành chính, nơi tập hợp nhiều điểm vui chơi giải trí mua sắm. Vì vậy không chỉ thu hút người dân ở các vùng nông thôn mà còn từ nhiều miền khác, thành phố khác. 2.4 Du lịch tham quan Tham quan là hành vi quan trọng của con người để nâng cao hiểu biết về thế giới chung quanh. Đối tượng tham quan có thể là một dạng tài nguyên du lịch tự nhiên hoặc tài nguyên du lịch nhân văn, hay một cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất. 2.5 Khách du lịch quốc tế (International Tourist) Khách du lịch đi du lịch tại một nước khác. Du lịch quốc tế được chia làm 2 loại: Du lịch chủ động (Inbound Tourism) và Du lịch bị động (Outbound Tourism). 2.6 Du lịch chủ động (Inbound Tourism)
  • 21. 10 Là hình thức du lịch của người nước ngoài đến du lịch ở một quốc gia nào đó, họ phải sử dụng những dịch vụ (và trả bằng ngoại tệ). loại hình du lịch này đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng nguồn thu (ngoại tệ) cho điểm đến du lịch. 3. Các quan điểm thiết kế điểm, tuyến du lịch: 3.1 Thiết kế sơ đồ quy hoạch du lịch phải gắn với chủ trương đường lối của Đảng và Nhà Nước về phát triển du lịch: Theo chỉ thị 46/CT-TW ngày 14/10/1994 của Ban Bí Thư TW Đảng về lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới, sự nghiệp du lịch cần được phát triển theo những quan điểm sau đây:  Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước làm cho dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.  Hoạt động du lịch phải đồng thời mang lại hiệu quả cho lợi ích về nhiều mặt kinh tế - xã hội, kinh tế, chính trị, bảo vệ tổ quốc, đảm bảo an ninh từ quốc gia đến địa phương, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa thế giới để thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước.  Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa rất cao vì vậy phát triển du lịch là nhiệm vụ và trách nhiệm của tất cả các ngành, các cấp và các đoàn thể quần chúng cùng với các tổ chức xã hội. Khuyến khích các thành phần kinh tế hợp tác kinh doanh du lịch dưới sự quản lý của nhà nước, để tạo nên sự phối hợp đồng bộ từ chỉ thị đến việc triển khai một cách thống nhất cao.  Mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch quốc tế. Đồng thời chú trọng đến phát triển du lịch nội địa để đáp ứng nhu cầu về du lịch ngày càng tăng của dân cư góp phần nâng cao dân trí, lòng yêu đất nước, quê hương, tăng cường sức khỏe, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của dân.
  • 22. 11 3.2 Thiết kế điểm và tuyến du lịch phải đáp ứng nhu cầu gia tăng của du khách trên cơ sở dự báo một cách khoa học:  Dự báo số lượng du khách. Số lượng du khách toàn cầu. Số lượng du khách của khu vực. Số lượng du khách của quốc gia (khách nội địa và khách quốc tế). Số lượng du khách của vùng.  Dự báo về mức thu hút lao động.  Thiết kế mạng lưới tuyến điểm du lịch phải cân đối số lượng du khách thay đổi theo thời gian phát triển để đảm bảo đầu tư xây dựng có hiệu quả, chú trọng đầu tư nhiều sâu và nâng cao chất lượng dịch vụ. 3.3 Đầu tư quy hoạch phải tập trung và có trọng điểm: Việc phát triển du lịch của bất cứ lĩnh vực kinh tế xã hội nào cũng đề cập đến chất lượng đặc biệt là ngành du lịch. Chất lượng của sản phẩm du lịch là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển du lịch. Cho nên đầu tư quy hoạch phải tập trung và có trọng điểm, có các dự án đầu tư cụ thể cho từng thời kỳ. Trong tình hình hiện nay, tốc độ phát triển kinh tế của thế giới chậm lại, tình hình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh, sự cạnh tranh giữa các khu vực và quốc gia ngày càng gay gắt, sự hạn chế về vốn, cơ sở hạ tầng, công nghệ và nguồn nhân lực. Do vậy khi quy hoạch phải đầu tư sản phẩm du lịch, dịch vụ đa dạng, mở rộng thị trường, khuyến khích cộng đồng đia phương vào việc phát triển du lịch, coi trọng đầu tư bảo vệ môi trường, tiếp thị quảng cáo bằng nhiều phương tiện. Không đầu tư tràn lan mà chỉ tạo ra những công trình sao cho đặt chất lượng, hoạt động thống nhất dưới sự chỉ đạo của tổng cục, phát triển du lịch theo xu hướng hiện đại nhưng phải có sự kết hợp với bản sắc của dân tộc. 3.4 Thiết kế các tuyến, điểm du lịch phải nắm bắt xu thế du lịch thế giới và tiềm năng du lịch địa phương. Các tuyến du lịch được xem là những sản phẩm du lịch đặc biệt, việc xác định các tuyến du lịch phải dựa vào một số tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo được tính hấp dẫn cao của sản phẩm du lịch đặc biệt này. Để xác định các tuyến du lịch cần căn cứ vào một số tiêu chí chính sau đây: Định hướng tổ chức không
  • 23. 12 gian du lịch chính của toàn lãnh thổ. Tài nguyên du lịch và sự hấp dẫn của các cảnh quan trên toàn tuyến và ở các điểm dừng tham quan du lịch. Các khu, điểm nghỉ ngơi, vui chơi giải trí với khả năng thu hút khách. Các điều kiện về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông và các cửa khẩu quốc tế, về cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch.Sự phân bố và xu hướng của các luồng khách du lịch. Sự trong sạch của môi trường tự nhiên và văn hóa xã hội. Các điều kiện về an ninh, trật tự an toàn xã hội. Nhu cầu giao lưu và hội nhập khu vực và quốc tế. Nguyên tắc thiết kế tuyến du lịch: Dựa vào xu thế du lịch của thế giới và tiềm năng du lịch quốc gia với việc thiết kế điểm, tuyến du lịch phải nắm bắt tiềm năng du lịch địa phương để xác định phương hướng đầu tư quy hoạch:  Quy hoạch điểm, tuyến theo hướng văn hóa - lịch sử: bao gồm các loại hình du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa, các chiến trường xưa, du lịch lễ hội hay tìm hiểu văn hóa dân tộc, lối sống của người dân địa phương và …  Quy hoạch điểm, tuyến theo hướng du lịch xanh: Là tiềm năng ưu thế về thiên nhiên và văn hóa xã hội để đưa du khách trở lại với thiên nhiên, với cội nguồn xa xưa, tìm hiểu nét đặc trưng trong đời sống của các dân tộc, khôi phục bản chất tự nhiên của cảnh quan, loại hình du lịch này rất ưa chuộng đối với các nước phát triển.  Quy hoạch điểm, tuyến theo hướng du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, giữ gìn bảo tồn môi trường, bảo vệ môi sinh. Trong đó có sự hỗ trợ và tham gia hoạt động của cộng đồng địa phương.  Quy hoạch điểm, tuyến theo hướng du lịch hội thảo khoa học, hội chợ… nhằm tìm hiểu cơ hội đầu tư, mua sắm… thường được tổ chức ở các thành phố lớn, của tỉnh, quốc gia…  Quy hoạch điểm, tuyến theo hướng du lịch vui chơi giải trí: Làm phong phú thêm loại hình du lịch này phải có sự kết hợp hài hòa giữa hiện đại và bản sắc văn hóa dân tộc để sản phẩm du lịch có nét đặc sắc riêng, không trở nên nhàm chán.
  • 24. 13 3.5 Cân đối giữa thời gian di chuyển và thời gian tham quan Thời gian di chuyển đến điểm du lịch là một yếu tố quan trọng, nó quyết định trong việc phát triển du lịch, mà còn tùy thuộc vào mạng lưới giao thông của tuyến du lịch và phương tiện vận chuyển hiện có, độ dài, độ ngắn của tuyến (xa - gần, thời gian du lịch dài - ngắn, khi thiết kế phải lưu ý đảm bảo thời gian vận chuyển không vượt qua 50% tổng quỹ thời gian của tuyến du lịch trong ngày, nếu không khách sẽ mệt mỏi, nhàm chán. Thiết kế nên lưu ý đến việc tăng thời gian tham quan nhiều hơn là vận chuyển để cho tuyến du lịch cũng như khách được thoải mái hơn. 3.6 Nội dung các tuyến điểm phong phú mang tính đặc thù: Cần có những điểm du lịch mới kết hợp việc cải tạo những điểm du lịch cũ làm phong phú hóa các điểm du lịch trên tuyến. Đa dạng hóa các phương tiện vận chuyển nhưng phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách. Hạn chế việc tham quan đi về cùng một tuyến đường và trùng lặp những gì mà khách đã được tham quan tại một điểm khác trong tour để tăng sự phong phú trong tuyến du lịch. Vì vậy phải tạo những nét riêng để hấp dẫn du khách. 3.7 Giá cả phù hợp với chất lượng dịch vụ: Vấn để giá cả và chất lượng dịch vụ có tính quyết định cho việc thu hút du khách đến tuyến du lịch, nó mang tính cạnh tranh rất lớn quyết định sự thành bại của một tour vì khách luôn nhạy cảm với yếu tố giá vì vậy việc xác định giá phù hợp với chất lượng dịch vụ là điều rất quan trọng cho việc phát triển lâu dài. Tránh vì lợi nhuận trước mắt mà làm mất khách trong tương lai. 3.8 Đảm bảo cho du khách có thời gian phục hồi sức khỏe: Thiết kế tuyến du lịch lưu ý đến thời gian dài- ngắn của tuyến du lịch để đảm bảo các yếu tố lưu trú, điểm tham quan, vui chơi- giải trí, thám hiểm,… có sự hợp lý về thời gian đảm bảo yếu tố phục hồi về sức khỏe cho du khách. Nên có các trạm dừng chân, kết hợp mua sắm, giải khát, vệ sinh…Ngoài việc lo cho khách đến thăm các điểm và chỗ ở. 3.9 Tuyến tham quan phải kết hợp mua sắm hàng lưu niệm: Bất cứ người khách nào khi đến một điểm du lịch mới, họ đều muốn có một vật kỷ niệm để nhớ rằng đã đến nơi đây hơn nữa.Việc tham quan du lịch
  • 25. 14 giúp cho công đồng dân cư lưu trú trên tuyến có thêm thu nhập từ hoạt động du lịch như: giải quyết việc làm, tạo ra các loại sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương (hàng lưu niệm), các dịch vụ đặc trưng (du thuyền, cưỡi voi, cưỡi ngựa…). Việc này đáp ứng được nhu cầu của du khách, vừa phong phú cho tuyến tham quan, vừa đảm bảo tăng thu kinh tế cho cộng đồng địa phương và có lợi cho đơn vị thiết kế du lịch. 4. Đánh giá tiềm năng thị trường du lịch Inbound đến TP.HCM 4.1 Tổng quan về Du lịch TP.HCM 4.1.1 Vị tr địa lý Thành phố Hồ Chí Minh, Sài Gòn, nằm ở trung tâm Nam Bộ, là trung tâm thương mại, du lịch, văn hóa và khoa học của phía Nam nói riêng và cả nước nói chung, cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở trục giao lộ giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Phía Bắc tiếp giáp với Bình Dương, Tây Bắc giáp Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp Đồng Nai, Đông Nam giáp Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp Long An và Tiền Giang, phía Nam giáp biển Đông với đường bờ biển dài 15km. Diện tích của TP.HCM vào khoảng 2.098,7 km2 , với tổng dân số hơn 7 tỷ người theo số liệu của Cục Thống kê TP.HCM vào năm 2010. Là Thành phố đông dân nhất cả nước, có năng lực về sản xuất, kinh doanh và là một trong những thành phố đang phát triển khá sầm uất của khu vực Đông Nam Á. Về mặt hành chính, TP.HCM có 19 quận nội thành, trong đó có 12 quận được đánh số từ 1 đến 12, ngoài ra là các quận Tân Bình, Bình Thạnh, Thủ Đức, Gò Vấp, Bình Tân và Tân Phú; còn lại là 5 huyện ngoại thành: Nhà Bè, Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh. 4.1.2 Tài nguyên du lịch 4.1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên  Địa hình Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt. Có 3 vùng địa hình chính:
  • 26. 15 Vùng cao nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc Bắc huyện Củ Chi, đông bắc Quận Thủ Ðức và Quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao trung bình 10 - 25m và xen kẽ có những đồi gò độ cao cao nhất tới 32m, như đồi Long Bình (Quận 9). Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội thành cũ, một phần các Quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ Quận 12 và huyện Hóc Môn. Vùng này có độ cao trung bình từ 5 - 10m. Vùng thấp trũng ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các Quận 9, 8,7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung bình trên dưới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất là 0,5m. Địa hình bằng phẳng mang lại rất nhiều thuận lợi cho xây dựng các công trình, đặc biệt là các công trình phục vụ du lịch. Tuy nhiên, do vị trí gần biển và chịu sự tác động bởi thủy triều, cộng thêm lượng mưa cao nên khu vực Thành phố dễ xảy ra ngập lụt, gây ảnh hưởng nậng nề nhất đến giao thông và trở ngại không nhỏ cho các hoạt động du lịch.  Địa chất TP.HCM là vùng chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long nên có địa hình đồng bằng, với nền đất phù sa cổ do con sông Mê Kông trong quá khứ bồi đắp. Đây là địa thế thuận lợi cho việc phát triển đô thị sầm uất. Trầm tích phù sa cổ (tên khoa học: Pleixtoxen) chiếm hầu hết phần phía Bắc, Tây Bắc và Ðông Bắc thành phố. Ở TP.HCM, có ba loại đất xám: đất xám cao, có nơi bị bạc màu; đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và đất xám gley; trong đó, hai loại đầu chiếm phần lớn diện tích. Còn lại là trầm tích phù sa trẻ (tên khoa học: Holoxen) có nhiều nguồn gốc ven biển, vũng vịnh, sông biển, aluvi lòng sông và bãi bồi... nên hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa có diện tích 15.100 ha (7,8%), nhóm đất phèn 40.800 ha (21,2%) và đất phèn mặn (45.500 ha (23,6). Ngoài ra có một diện tích nhỏ khoảng hơn 400 ha (0,2%) là "giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.  Kh hậu TP.HCM có khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ không khí trung bình
  • 27. 16 của TP.HCM là 27o C. Ðộ ẩm tương đối của không khí được đo tại TP.HCM là 79,5% bình quân một năm. Về cơ bản TP.HCM thuộc vùng không có gió bão. Đây là điều kiện thuận lợi cho phép TP.HCM có thể đón khách du lịch quanh năm.  Thủy văn Sông Ðồng Nai (dài 610km) là nguồn nước ngọt chính của TP.HCM. Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Ðà Lạt) và hợp lưu bởi nhiều sông khác trong dòng chảy về hạ nguồn của nó như sông La Ngà, sông Bé. Sông Đồng Nai có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km2 . Nó có lưu lượng bình quân 20-500 m3 /s và lưu lượng cao nhất trong mùa lũ có thể lên tới 10.000 m3 /s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m3 nước. Sông Sài Gòn với vị trí là con đường thủy huyết mạch cả về chính trị lẫn kinh tế nên đóng quan trọng và đã để lại dấu ấn văn hóa cho Sài Gòn - Gia Định xưa và TP.HCM ngày nay.Khởi nguồn từ vùng Hớn Quản (tỉnh Bình Phước), sông Sài Gòn chảy vào Hồ Dầu Tiếng (tỉnh Tây Ninh) và qua tỉnh Bình Dương vào TP.HCM. Khi đến mũi Đèn Đỏ thuộc huyện Nhà Bè thì nhập với sông Đồng Nai thành sông Nhà Bè. Ra tới mũi Nhà Bè lại tách làm hai nhánh là sông Lòng Tàu và Soài Rạp rồi đổ ra biển Đông qua cửa Cần Giờ, Soài Rạp. Sông Sài Gòn dài 256 km, diện tích lưu vực trên 5.000m2 , lưu lượng trung bình vào khoảng 54m3 /s, cung cấp nước cho trên 10 triệu dân ở hai tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và TP.HCM.Khu vực sông Sài Gòn chảy qua địa phận TP.HCM dài 80 km, bề rộng thay đổi từ 225 đến 370m, sâu 20m. Xưa kia, sông còn có tên gọi khác là sông Bến Nghé (Ngưu Chử Giang), sau khi được đổi tên từ sông Tân Bình (Tân Bình Giang). Theo Trịnh Hoài Đức, trong sách Gia Định Thành Thông Chí, ghi chép rõ: “Ở phủ Tân Bình, trước thành Gia Định, tục gọi là sông Bến Nghé, rộng 142 tầm, sâu 10 tầm, khi nước lên sâu 13 thước ta…”.  Thực, động vật Sự đa dạng và phong phú của tài nguyên thực vật và động vật TP.HCM thể hiện ở rừng ngập mặn Cần Giờ khi nơi đây chính thức gia nhập vào mạng lưới quốc tế các khu dự trữ sinh quyển thế giới sau khi được UNESCO công nhận năm 2000. Đây là khu rừng tái sinh tự nhiên và hơn 30.000hecta rừng được
  • 28. 17 trồng mới, làm chức năng phòng hộ, bảo tồn thiên nhiên. Trong khu rừng ngập mặn này có hơn 200 loài động vật và khoảng trên 85 loài thực vật được ghi nhận đang sinh sống. Hình: Cá sấu Hoa Cà tại Cần Giờ (Nguồn: Internet) 4.1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn TP.HCM là nơihội tụ nhiều dòng chảy văn hoátrong quá trình lịch sử hình thành và phát triển, luôn gìn giữ nền văn hóa bản địa song song với việc tiếp nhận các nền văn hóa từ bên ngoài. Sau 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, thành phố trở thành một trong những trung tâm của cả nước đón nhận những ảnh hưởng sâu đậm của văn hoá Pháp, Mỹ qua các giai đoạn thăng trầm của đất nước. Trên các đường phố, cuộc sống của thành phố được diễn ra, có vô số cửa hàng, quán cà phê. Du khách sẽ dễ dàng tìm thấy những địa điểm tham quan như bảo tàng, chùa chiền, hay giải trí bằng cách nhấm nháp cà phê trong những quán cà phê mang phong cách riêng biệt; dạo phố, thưởng thức ẩm thực trên các gian hàng trên đường phố. TP.HCM hiện còn lưu giữ những công trình cổ mang nét kiến trúc độc đáo. Có thể kể đến hệ thống các ngôi chùa cổ như:chùa Giác Lâm, chùa Ngọc Hoàng, miếu bà Thiên Hậu…; các nhà thờ cổ như: Nhà thờ Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức…; cùng với các thánh đường Islam, các ngôi đền Hindu giáo thể hiện sự đa dạng về tôn giáo, tín ngưỡng qua hàng chục lễ hội văn
  • 29. 18 hoá trong năm, tạo nên tính thống nhất trong đa dạng văn hóa của mảnh đất phương Nam này.  Lịch sử hình thành: Năm 1623, chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập đồn thu thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé). Vua Chân Lạp đã mau mắn gửi quốc thư hồi âm chấp thuận. Chẳng bao lâu, hai đồn thu thuế trở thành thị tứ trên bến dưới quyền, công nghiệp và thương nghiệp sầm uất. Năm 1698, chúa Nguyễn lệnh cho Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược miền Nam, lập dinh Phiên Trấn, đặt cơ sở hành chính đầu tiên của Sài Gòn, nay là TP.HCM. Việc xác định Sài Gòn ở vị trí trung tâm cho cả vùng đất mới phương Nam thể hiện xu thế phát triển và bản lĩnh kiên cường của một dân tộc có nền văn hiến lâu đời. Chính vì vậy Sài Gòn – Gia Định suốt mấy thế kỷ qua đã đứng vững trước bao thử thách và phát triển ngày càng nhanh chóng. Sài Gòn ra đời vào lúc chế độ phong kiến suy vong, giai cấp thống trị không còn tiêu biểu cho truyền thống cao quý của dân tộc... Sài Gòn đã sớm trở thành nơi giao lưu kinh tế và thương mại có sức cuốn hút lớn thời bấy giờ. Ngay từ sau các cuộc cách mạng tư sản, nhiều tập đoàn tư bản châu Âu đã bắt đầu dòm ngó phương Đông, trong đó có Việt Nam mà tiêu điểm đầu tiên là những thành phố biển cửa ngõ của quốc gia. Đi sau những người truyền đạo và buôn bán là quân đội viễn chinh Pháp đổ bộ lên Đà Nẵng năm 1858 và một năm sau chúng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược các nước Đông Dương. Không cam chịu mất nước, nhân dân Sài Gòn – Gia Định đã một lòng đứng lên chống xâm lăng. Lịch sử đã ghi nhận tinh thần yêu nước nồng nàn và ý thức trách nhiệm cao cả của nhân dân Nam Bộ nói chung và Sài Gòn – Gia Định nói riêng trước vận mệnh của dân tộc. Cuộc ra đi tìm đường cứu nước của chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành vào ngày 05/06/1911 đã làm nên lịch sử; sau đó là sự ra đời của Công Hội Đỏ do người thợ xưởng đóng tàu Ba Son tên Tôn Đức Thắng sáng lập, tiêu biểu cho sự lựa chọn đường đi của dân tộc. Thành phố là lá cờ đầu tiên phong trong các phong trào chống đế quốc xâm lược kể từ khi Đế quốc Mỹ thay chân Pháp cai trị: phong trào chống đế quốc
  • 30. 19 Mỹ can thiệp vào Đông Dương (1950), phong trào Đồng Khởi của nhân dân Gia Định (1960) và cuối cùng là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, chính thức giải phóng Sài Gòn và các tỉnh miền Nam Việt Nam. Một năm sau (1976), sau kì họp Quốc hội khóa VI, Sài Gòn được đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh.  Con người Dân số TP.HCM theo thống kê năm 2010 là khoảng 7 tỷ người, phân bố không đồng đều giữa trung tâm và thành phố và các vùng ngoại thành. Cơ cấu dân số chiếm chủ yếu là người Việt với hơn 93%, tiếp theo là người Hoa (hơn 5%), còn lại là các tộc người khác như Khmer, Chăm... và một bộ phận người nước ngoài hiện đang sinh hoạt và làm việc tại TP.HCM. TP.HCM là một trung tâm đô thị lớn, là một cực phát triển có sức thu hút nhất cả nước hiện nay. Chính điều đó cùng với xu hướng đô thị hóa ở TP.HCM trong khoảng thập niên gần đây đã tạo nên những dòng người, từ nhiều địa phương trên cả nước chuyển cư đến ngày càng đông hơn trước, với hơn một phần ba người nhập cư tự do vào TP.HCM, chủ yếu đến từ Bắc Bộ và Trung Bộ. Ngoài tính hiếu khách, tính bộc trực, mạnh mẽ , hào phóng và đôn hậu, người Sài Gòn còn biết bao nét đẹp truyền thống đáng trân trọng như tính nghĩa khí hào hiệp, tấm lòng nhân hậu, bao dung, tư chất thông minh và giàu nghị lực. Tóm lại, kiên cường bất khuất, lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường; tinh thần tương thân tương ái; tính chất hòa đồng, nhạy cảm, dễ tiếp cận và hòa nhập; cá tính bộc trực, thẳng thắn, trọng nghĩa khinh tài... vốn là truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của dân tộc và con người thành phố.  Các di t ch lịch sử, văn hóa, kiến trúc TP.HCM có hệ thống các di tích lịch sử văn hóa khá phong phú và đa dạng. Bao gồm các di tích lịch sử tiêu biểu thu hút nhiều khách du lịch quốc tế đến tham quan bao gồm: Địa đạo Củ Chi, Hội trường Thống Nhất, Quảng trường trước Ủy ban nhân dân Thành phố,... Một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu có thể kể đến như: Chùa Giác Lâm, Bưu điện Trung tâm thành phố, Nhà thờ Đức Bà, Khu vực Chợ Lớn, Miếu Bà Thiên Hậu... Không thể không nhắc đến chợ
  • 31. 20 Bến Thành, chợ Bình Tây... ngôi chợ lâu đời gắn liền với sinh hoạt của nhân dân thuở ban đầu đến nay.  Các Bảo tàng Hệ thống bảo tàng của TP.HCM gồm có 11 viện bảo tàng chính cùng với nhiều nhà lưu niệm, nhà truyền thống ở khắp các quận, huyện trên địa bàn Thành phố. Là địa phương có số bảo tàng nhiều nhất trong cả nước, với nội dung phong phú, mang tính bao quát đến cả khu vực Đông Nam Á với sự trình bày trực quan sinh động, các bảo tàng tại TP.HCM luôn là những điểm đến đầy hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.  Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TP.HCM Địa chỉ: 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1  Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: 65 Lý Tự Trọng, quận 1  Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Địa chỉ: 28 Võ Văn Tần, quận 3  Bảo tàng Hồ Chí Minh - TP.HCM Địa chỉ: 1 Nguyễn Tất Thành, quận 4  Bảo tàng Tôn Đức Thắng Địa chỉ: 5 Tôn Đức Thắng, quận 1  Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh Địa chỉ: 2 Lê Duẩn, quận 1  Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ Địa chỉ: 202 Võ Thị Sáu, quận 3  Bảo tàng Lực lượng Vũ trang miền Đông Nam bộ Địa chỉ: 247 Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình  Bảo tàng Mỹ thuật - TP.HCM Địa chỉ: 97A Phó Đức Chính, quận 1  Địa đạo Củ Chi, Đền Bến Dược Địa chỉ: Ấp Phú Hiệp, Xã Phú Mỹ Hưng, Huyện Củ Chi  Các Di t ch khảo cổ
  • 32. 21 Hiện nay trên địa bàn TP.HCM đã phát hiện được hàng chục di tích khảo cổ học và hàng trăm di tích Lịch sử – Văn hóa, di tích Lịch sử Cách mạng. Trong số khoảng 50 di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia của thành phố có 2 di tích khảo cổ học là di tích mộ chum Giồng Cá Vồ và Lò gốm cổ Hưng Lợi thuộc hai giai đoạn lịch sử của thành phố : thời tiền sử (cách nay 2500 năm) và thời lịch sử (thế kỷ XVIII - XIX). Còn lại là các di tích kiến trúc - nghệ thuật - tôn giáo và di tích lịch sử cách mạng.  Các lễ hội Hình thành và phát triển hơn 300 năm, TP.HCM ngày càng khẳng định vị thế là một trung tâm văn hóa lớn của cả nước. Trong thời đại Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, các giá trị truyền thống lâu đời vẫn được kế thừa và phát huy qua thời gian. TP.HCM nổi tiếng với nhiều lễ hội đặc sắc, phong phú mang đậm bản sắc văn hóa. Không phải ngẫu nhiên mà hàng năm lễ hội cứ tiếp diễn lễ hội giữa sự tấp nập hối hả của cư dân Sài thành. Từ lễ hội trái cây vào tháng 6 hằng năm tại Khu Du lịch Suối Tiên, đến lễ hội ẩm thực Đất Phương Nam, hay Hội chợ Du lịch Quốc tế vào tháng 9, rồi lại lễ hội hoa trên đường Nguyễn Huệ mỗi khi mùa xuân đến. Cái cớ cho những lễ hội đó là những vựa hoa quả ngút ngàn của đất phương Nam, là nền ẩm thực đẹp đẽ hàng ngàn năm của những người dân Nam Bộ dễ gần, là khí hậu trong lành của phương Nam tiếp sinh khí cho các loài hoa rực rỡ. Và cũng là bởi Sài Gòn sinh ra như để là nơi dành cho du khách đến khám phá. Phần lớn các lễ hội truyền thống là dịp để tưởng nhớ các anh hùng dân tộc, thờ cúng thần Thành Hoàng và các nhân vật lịch sử, người có công tại các đình, lăng, đền và các vị khai sinh các nghề truyền thống.
  • 33. 22 Hình: Một góc Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ (Nguồn: Internet) Các hoạt động lễ hội thường xuyên diễn ra vào mùa xuân tại các đình, chùa, lăng như: Lễ Nghinh Ông Cần Giờ (16/07 AL) tại xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ; Lễ Kỳ Yên tại đình Phú Nhuận vào ngày 16, 17, 18/01 AL; Lễ giỗ Lê Văn Duyệt được tổ chức định kỳ hằng năm tại lăng Ông Bà Chiểu vào ngày 29, 30/07 và 01/08 AL... Ngoài ra còn có các lễ giỗ cúng Tổ nghề Cải Lương, Tổ nghề Kim Hoàn... Thêm vào đó, lễ hội tại miếu Bà Thiên Hậu vào ngày 23/03 AL được xem là ngày lễ quan trọng nhất của cộng đồng người Hoa tại TP.HCM. Lễ hội là thời điểm để con người thể hiện tấm lòng của mình đối với Thiên Hậu Thánh Mẫu nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa tâm linh, ý thức hòa nhập cộng đồng, ôn lại những giá trị văn hóa truyền thống bao đời. Mặc khác, đây còn là cơ hội để giáo dục thế hệ trẻ hiểu biết sâu hơn về tín ngưỡng văn hóa dân gian, những loại hình văn hóa nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc. Đặc biệt hơn nữa, Sài Gòn còn khiến cho người ta phải nhìn với một lăng kính khác, với nghệ thuật ẩm thực đặc sắc qua Lễ hội Ẩm thực đất phương Nam được tổ chức vào tháng 5, hay Liên hoan ẩm thực món ngon các nước vào tháng 12. Bên cạnh những lễ hội đậm sắc màu văn hóa sông nước, Sài Gòn còn trở nên lộng lẫy hơn bao giờ hết vào mỗi dịp xuân về khi con đường Nguyễn Huệ thênh thang ngày nào dường như cũng không đủ chỗ cho muôn hoa khoe sắc. Đến hẹn lại lên, khi những cơn mưa bắt đầu nặng hạt thì Hội chợ Du lịch Quốc tế ITE HCMC cũng mở cửa đón khách quý khắp nơi nô nức kéo về. Với hàng trăm gian hàng với đầy những kiểu dáng trang trí khác nhau cùng quy tụ
  • 34. 23 trong một không gian rộng lớn, người mua người bán trao đổi nhộn nhịp, các chương trình nghệ thuật cứ diễn ra liên tục phục vụ cho khách tham quan, những trò chơi được đưa ra để người ta thử thách vận may của mình. Đây cũng là sự kiện du lịch lớn nhất cả nước được đón chờ trong năm. Và như thế, từ mỗi lễ hội, người ta lại thấy một Sài Gòn thật khác, năng động, đầy màu sắc và không giây phút nào thôi hấp dẫn du khách!.  Ẩm thực Ngày nay, người ta dễ dàng tìm thấy ở TP.HCM vô số đặc sản Bắc, Trung, Nam hay quốc tế, theo đúng nguyên bản cũng có, nhưng phổ biến hơn vẫn là những món đã được "Sài Gòn hóa" để hương vị thêm phong phú, đậm đà. Chất Sài Gòn thường thể hiện ở vị ngọt, nhiều rau xanh và nhiều thủy hải sản tươi sống trong các món ăn. Theo sách “Người Sài Gòn” của nhà Nam Bộ học Sơn Nam, NXB. Trẻ, 1990 có viết rằng: “Nói chung, khẩu vị của người Sài Gòn là thích ngọt (món kho, món xào, thậm chí mắm sống) dùng nhiều đường, không ăn mặn, uống đậm như người vùng biển phía Tây Nam. Những đặc sản của Quảng Nam (mì Quảng), Huế (tré, chè, bánh bèo) của đồng bằng sông Hồng (chả lụa, bánh cuốn, bánh lá gai, bung, vịt xáo măng) thường bày bán ở điểm riêng, dành cho giới sành điệu. Mạch nha, đường phổi Quảng Ngãi có mặt ở Chợ Lớn, đủ món ăn Quảng Đông, Triều Châu, Tứ Xuyên, thậm chí món Bắc Kinh”. Ẩm thực TP.HCM đa dạng và phong phú từ món Á sang món Âu, từ phong cách chế biến thưởng thức theo kiểu bình dân hay sang trọng, có thể đáp ứng được mọi yêu cầu, sở thích của thực khách. Nhịp sống TP.HCM luôn hối hả từng ngày nên cách thưởng thức ẩm thực cũng có phần nào vội vã. Bánh xèo, Bánh mì thịt, Bún mắm, Cà phê phin, Cà phê sữa đá, Trà đá... đã trở thành hương vị thật đặc biệt của TP.HCM. Những món ăn, thức uống được bày bán trên đường phố, trên vỉa hè hay thậm chí ở những nơi chỉ có đủ một khoảng trống để có thể dựng lên một quán cóc nhỏ với vài cái bàn và đôi ba cái ghế thì cũng đủ làm cho khách phương xa cảm thấy thích thú đến kỳ lạ. Đến với TP.HCM, du khách có thể dễ dàng thưởng thức ẩm thực ba miền Việt Nam với
  • 35. 24 phong cách chế biến và khẩu vị không thua kém chút nào khi thưởng thức tại chính địa phương đó. 4.2 Thị trường khách du lịch Tính đến tháng 6 năm 2013, mảng du lịch Nội địa TP.HCM thu hút gần 7,9 triệu lượt khách, tăng 5% so cùng kỳ năm 2012. Không những là điểm đến yêu thích của khách du lịch nội địa, TP.HCM còn là đầu cầu phân phối khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ở khu vực phía Nam. Chính vì vậy, khách du lịch quốc tế khi đến đây có thể di chuyển trực tiếp đến nơi khác hoặc dừng chân tại thành phố vài ngày trước khi bắt đầu chuyến hành trình của mình. Theo đánh giá, lượt khách du lịch quốc tế đến TP.HCM trong giai đoạn 2001 – 2012 đều có sự tăng trưởng đều đặn, có sự khởi sắc từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong năm 2008 – 2009. Điển hình là trong ba năm trở lại đây, lượng khách số lượng quốc tế đến TP.HCM tăng từ 300 đến 400 nghìn lượt khách. (Đvt: nghìn lượt) Biểu đồ: So sánh lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và TP.HCM giai đoạn 2006 – 2012 2.350 2.700 2.800 2.600 3.100 3.500 3.800 3.600 4.200 4.200 3.800 5.000 6.000 6.800 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Khách du lịch quốc tế đến TP.HCM Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
  • 36. 25 Bảng : Lượt khách du lịch quốc tế đến TP.HCM giai đoạn 2001 – 2012 và 7 tháng đầu năm 2013 Năm Lượt khách đến TP.HCM (ĐVT: lượt người) Tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ (%) 2001 1.226.000 2002 1.433.000 +16,88 2003 1.302.000 -9,14 2004 1.580.000 +21,35 2005 2.000.000 +26,58 2006 2.350.000 +17,5 2007 2.700.000 +14,8 2008 2.800.000 +3,7 2009 2.600.000 -7.14 2010 3.100.000 +19.23 2011 3.500.000 +12,9 2012 3.800.000 +8.5 7 tháng đầu năm 2013 2.153.800 +5,5% Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP.HCM So sánh tình hình thu hút khách du lịch quốc tế của TP.HCM với tình hình chung của cả nước trong giai đoạn 2006 – 2012 cho thấy. Khách du lịch quốc tế
  • 37. 26 đến TP.HCM luôn có sự tăng trưởng liên tục, chiếm hơn một nửa lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong nhiều năm liền. Ví dụ, năm 2010, trong khi cả nước thu hút 5 triệu lượt khách quốc tế, thì TP.HCM đã thu hút được 3,1 triệu lượt. Đến năm 2011, TP.HCM tiếp tục phát huy thế mạnh của mình và thu hút được 3,5 triệu lượt khách trên tổng số 6 triệu lượt khách đến Việt Nam. Bước sang năm 2012, lượng khách du lịch quốc tế đến TP.HCM nhiều hơn tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là 400 nghìn lượt. Điều đó càng chứng tỏ TP.HCM đang phát huy mọi mặt lợi thế của mình, phấn đấu đẩy mạnh phát triển Du lịch trong thời gian qua và vươn lên đứng đầu cả nước trong tương lai không xa. Theo thống kê mới nhất trên cả nước cho thấy, Việt Nam đã đón hơn 3,5 triệu khách du lịch quốc tế từ đầu năm đến nay. Số lượng du khách nước ngoài chọn TP.HCM là điểm đến chiếm 50% lượng khách đến Việt Nam. Cũng trong 7 tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế đến TP.HCM đạt hơn 2 triệu lượt, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2012. Trong số khách du lịch quốc tế đến TP.HCM, du khách đến bằng đường hàng không ước đạt 1,5 triệu lượt, tăng 6% so với cùng kỳ. Điều này cho thấy, TP.HCM với những sản phẩm du lịch đặc thù vẫn thu hút khách quốc tế một cách rất mạnh mẽ. 4.3 Doanh thu Du lịch TP.HCM qua các năm
  • 38. 27 (Đvt: tỷ đồng) Biểu đồ: So sánh doanh thu của du lịch Việt Nam và TP.HCM giai đoạn 2006 – 2012 Trong những năm qua, ngành Du lịch TP.HCM luôn có sự tăng trưởng về doanh thu, giữ tốc độ tăng trưởng ở mức ổn định hai con số (bình quân tăng 27% mỗi năm), chiếm hơn 40% tổng doanh thu Du lịch cả nước, và đóng góp 11% GDP Thành phố. Năm 2012, ngành Du lịch Thành phố gây ấn tượng với mức doanh thu lên đến 71.279 tỷ đồng trong khi năm 2006 chỉ đạt 16.200 tỷ đồng. Tính đến tháng 6 năm 2013, tổng doanh thu toàn ngành Du lịch Thành phố đạt hơn 41.000 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ. 16200 24000 31000 38334 44918 56842 71279 36000 56000 60000 68000 95000 130000 160000 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Doanh thu của Du lịch TP.HCM Doanh thu của Du lịch Việt Nam
  • 39. 28 Bảng : Doanh thu của du lịch TP.HCM trong giai đoạn 2001 – 2012 và 7 tháng đầu năm 2013 Năm Doanh thu Du lịch TP.HCM (Đvt: tỷ đ ng) Tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ (%) 2001 3.762 2002 5.217 38,67% 2003 7.860 50,66% 2004 10.812 37,56% 2005 13.350 23,47% 2006 16.200 21.35% 2007 24.000 48.15% 2008 31.000 29.17% 2009 38.334 23.65% 2010 44.918 17.17% 2011 56.842 26.55 % 2012 71.279 25.3% 7 tháng đầu năm 2013 47.030 13% Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP.HCM Với mức tăng trưởng doanh thu Du lịch ấn tượng như hiện nay, ngành Du lịch TP.HCM đang ngày càng khẳng định là một trong những ngành kinh tế mũi
  • 40. 29 nhọn của Thành phố có hiệu quả hoạt động đáng ghi nhận, hứa hẹn có sự bứt phá trong tương lai khi nhận được sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch ngày càng được đầu tư, nguồn nhân lực luôn được nâng cao và môi trường du lịch an toàn cùng sự sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của Thành Ủy, UBND Thành phố. 4.4 Lao động trong ngành Du lịch Ngành Du lịch TP.HCM hiện nay có hơn 40.000 lao động đang làm việc trực tiếp, trong số đó chỉ có 5% tỉ lệ lao động được đào tạo mang tính chất quốc tế. Đây thật sự là một con số khiêm tốn đáng báo động và mang tính thách thức trong tình hình thị trường Du lịch nội địa và Quốc tế đang đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng phục vụ. Mặt khác, hình thức Du lịch MICE đang trở nên phổ biến tại TP.HCM, cụ thể năm 2012, lượng khách đến TP.HCM theo hình thức MICE chiếm khoảng 8 - 10% doanh thu của ngành Du lịch Thành phố. Chính vì vậy, yêu cầu về quy chuẩn đối với đội ngũ nhân viên ngành Du lịch càng cần thiết hơn bao giờ hết. Thêm nữa, các sản phẩm Du lịch của TP.HCM đang phát triển theo chiều hướng đa dạng hóa nhằm thu hút nhiều khách du lịch quốc tế hơn trong tương lai. Điển hình vào tháng 5 năm 2013, ngành Du lịch Thành phố đã chính thức khai trương 9 tuyến du lịch văn hóa, đường sông với kỳ vọng sẽ thu hút được thêm 10% du khách quốc tế và tăng 20% về doanh thu của ngành hàng năm. Theo đó, hình thức du lịch này sẽ càng đòi hỏi nhiều lao động có kiến thức chuyên sâu về lịch sử, văn hóa và trình độ ngoại ngữ với nhiều thứ tiếng. Nhưng xét về thực tế nguồn nhân lực trong ngành Du lịch Thành phố hiện nay chỉ có khoảng 20% là được đào tạo chính quy, bài bản; còn lại cá nhân lực chưa có nghiệp vụ hoặc mới được đào tạo qua các lớp ngắn hạn. Hạn chế về khả năng ngoại ngữ cũng làm cho nguồn nhân lực Du lịch trở nên yếu đi và giảm khả năng cạnh tranh với các địa phương trọng điểm Du lịch trên cả nước. Tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn được xem như là ngoại ngữ phổ biến và đáp ứng được 80% yêu cầu phục vụ. Còn lại một số ngữ hiếm như tiếng Thái, tiếng Ý, tiếng Ả Rập, tiếng Đức, tiếng Nga... có số lượng nhân lực không đáng kể.
  • 41. 30 (Đvt: người) Biểu đồ: Sự phân bố HDV Du lịch Quốc tế và HDV Du lịch Nội địa của TP.HCM giai đoạn 2010 - 2012 Nhìn chung, tình hình đội ngũ nguồn nhân lực Du lịch của TP.HCM vẫn còn nhiều yếu điểm và thách thức cần được khắc phục triệt đề và nhanh chóng. Với mục tiêu đón đầu sự phát triển của ngành Du lịch với doanh thu đạt 11 - 12% GDP Thành phố và 50% doanh thu Du lịch cả nước, ngành Du lịch TP.HCM đã có những giải pháp quyết liệt trong việc nâng cao chất lượng nhân lực. Tính từ năm 2010 đến nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM đã có sự phối hợp với các khoa ngoại ngữ của các trường ĐH, CĐ trên địa bàn để tuyển chọn các sinh viên có kết quả tốt tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng nghiệp vụ Du lịch trước khi chính thức phục vụ du khách. Theo ông Lã Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM cho biết, hướng đào tạo trong thời gian tới chính là sự tiến bộ về kỹ thuật và đào tại lại cho nguồn lực tại chỗ. Đồng thời tích cực liên kết với các chuyên gia nước ngoài tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn với mục đích nguồn 0 500 1000 1500 2000 2500 2010 2011 2012 HDV Du lịch Quốc tế HDV Du lịch Nội địa
  • 42. 31 nhân lực được đào tạo bài bản ở TPHCM đạt 100%, nâng tỉ lệ lao động được đào tạo quốc tế lên trên 10% đến năm 2020. 4.5 Ch nh sách thu hút khách du lịch quốc tế đến TP.HCM Doanh thu từ khách du lịch quốc tế được đánh giá là một nguồn thu quan trọng đóng góp vào doanh thu chung của ngành Du lịch, nhất là trong thời gian những năm trở lại đây, khi mà lượng khách du lịch quốc tế đến với TP.HCM ngày càng đông và có hướng gia tăng. Chính vì vậy, lãnh đạo Thành phố cũng như các Sở, Ban ngành đều dành sự quan tâm đến đối tượng khách du lịch này. Trong thời gian qua có khá nhiều chính sách, kế hoạch được đưa ra; các chương trình hành động trong chiến lược phát triển du lịch TP.HCM cũng được thực hiện dưới sự theo dõi gắt gao của lãnh đạo Thành phố, các Sở, ban ngành nhằm đạt được mục tiêu đề ra, phấn đấu đưa ngành Du lịch TP.HCM phát triển lên tầm cao mới, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế đến thăm, xứng đáng là “Hòn ngọc Viễn Đông” luôn tỏa sáng trong lòng bè bạn năm châu. Trong thời gian vừa qua, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh TP.HCM đến với khách du lịch thông qua các Hội chợ triển lãm, Ngày hội Du lịch tại Thành phố cũng như Tuần lễ giao lưu văn hóa tại nước ngoài; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM đã có sự phối hợp với các hãng hàng vận chuyển, các công ty lữ hành, các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú đưa ra những sản phẩm chất lượng với mức giá ưu đãi cùng nhiều sự lựa chọn cho các thị trường khách, tạo sự hấp dẫn nhằm mục đích thu hút nguồn khách quốc tế đến với TP.HCM. Chủ động cung cấp những địa điểm dịch vụ đáng tin cậy, đạt chuẩn phục vụ khách du lịch trong những tập gấp, ấn phẩm du lịch bằng các ngoại ngữ thông dụng, từng bước chuyên nghiệp hóa du lịch trong mắt bạn bè quốc tế, bước đầu đạt được những thành công đáng ghi nhận. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cùng liên kết, phối hợp tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách đến du lịch TP.HCM như chính sách bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách nước ngoài đến TP.HCM, những chương trình kích cầu du lịch qua mỗi năm... Mặt khác, ngành Du lịch TP.HCM còn phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng các loại hình dịch vụ du lịch, công nhận đạt chuẩn phục vụ khách du lịch và cấp biển
  • 43. 32 hiệu cho các cơ sở kinh doanh đạt chuẩn… cũng mang lại sự hài lòng và an tâm cho du khách. Song song đó, TP.HCM còn ghi nhận sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân trong việc chung tay bài trừ các tệ nạn xã hội, hạn chế đến mức thấp nhất những hình ảnh xấu làm ảnh hưởng đến du lịch Thành phố như chèo kéo, ăn xin, móc túi du khách… từng bước cải thiện môi trường du lịch Thành phố an toàn, an ninh, thân thiện và hiếu khách. 5. Kinh nghiệm khai thác thị trường du lịch Inbound của TP.HCM trong những năm qua Du lịch luôn được coi là sứ giả hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc. Trên thế giới, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà nó đem lại. Ngày nay, cùng với xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa, du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng đã và đang trở thành một ngành dịch vụ quan trọng, chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong GDP của mỗi quốc gia. Việt Nam là nước có tiềm năng để phát triển du lịch nhờ có nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn phong phú đa dạng, với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nhiều di tích lịch sử văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật, kiến trúc và các lễ hội độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc... không những có giá trị đối với quốc gia mà còn mang tầm cỡ quốc tế. Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm lãnh đạo, khuyến khích và động viên kịp thời cũng như tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nước nhà. Từ đó đến nay, hoạt động du lịch của Việt Nam đã có nhiều khởi sắc với những bước đi vững chắc trong từng giai đoạn. Từ năm 1990 đến nay, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng hơn 27 lần từ 250.000 lượt năm 1990 lên 4,2 triệu lượt năm 2008 và 6,8 triệu lượt năm 2012. Đây là mức tăng trưởng cao và khá ổn định so với du lịch các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất nước ta; là trung tâm lớn không chỉ về kinh tế mà còn cả văn hóa, khoa học công nghệ; là đầu mối giao lưu quốc tế và giữ vị trí chính trị quan trọng của cả nước. Trong những năm qua, Thành
  • 44. 33 phố đã phát huy vai trò trung tâm về nhiều mặt với khu vực và cả nước, đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sở hữu nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển du lịch, cùng với sự chỉ đạo của UBND Thành phố, ngành Du lịch TP.HCM đã được quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển tương đối nhanh, dần đi vào ổn định góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Thành phố trong những năm tiếp theo. Nhằm mục đích phát triển Du lịch Thành phố đạt chất lượng theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã xây dựng Chương trình phát triển du lịch TP.HCM cho từng giai đoạn cụ thể, từ 2001 – 2005, 2006 – 2010, 2011 – 2015 đảm bảo phát triển Du lịch Thành phố đúng theo quy hoạch và đạt được hiệu quả cao. Từ năm 2008 – 2012 lượng khách du lịch quốc tế đến TP.HCM tăng liên tục từ 2,8 triệu lượt người năm 2008 lên 3,8 triệu lượt người năm 2012, tốc độ tăng bình quân là 10%/năm và chiếm hơn 50% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Doanh thu du lịch trong giai đoạn này tăng từ 31.000 tỷ đồng năm 2008 lên 71.279 tỷ đồng năm 2012, tăng bình quân 27%/năm. Ngành Du lịch Thành phố hiện nay đang đóng góp khoảng 11% GDP của Thành phố. Để đạt được những kết quả như trên, ngành Du lịch TP.HCM đã không ngừng đa dạng hóa các loại hình du lịch như: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch mua sắm, du lịch MICE. Bên cạnh đó nâng cấp các khu vui chơi, giải trí; đầu tư xây dựng và tổ chức các trung tâm mua sắm, ẩm thực có quy mô lớn phục vụ du khách. Đồng thời, ngành Du lịch Thành phố đã nỗ lực trong việc mở thêm những tour du lịch mới hấp dẫn và tổ chức nhiều lễ hội giao lưu văn hóa du lịch trên địa bàn Thành phố nhằm thu hút khách đến và nâng mức chi tiêu bình quân của du khách. Mặt khác, tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch trong và ngoài nước để giới thiệu tiềm năng thế mạnh của Du lịch TP.HCM, điển hình là Hội chợ Du lịch Quốc tế ITE được tổ chức thường niên tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm TP.HCM với rất nhiều hoạt động phong phú, ấn tượng. Những thành quả mà ngành Du lịch Thành phố đạt được rất đáng khích lệ và khó có thể phủ nhận, nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều biểu hiện đáng lo ngại và nhiều hạn chế: tiến độ đầu tư cơ sở hạ tầng cơ bản vẫn còn chậm, các công trình phục vụ du lịch vẫn còn chưa được đẩy mạnh, tính chuyên nghiệp
  • 45. 34 trong công tác xúc tiến quảng bá chưa cao dẫn đến hiệu quả không được như mong đợi và chưa phát huy hết tiềm năng du lịch TP.HCM. Mặc khác, công tác đào tạo đội ngũ nhân lực cho ngành Du lịch chưa thực sự tốt, chưa đạt chất lượng cao theo yêu cầu không ngừng tăng của thị trường. Song song đó, công tác bảo vệ du khách trên địa bàn Thành phố chưa tốt, tình trạng mất an toàn, mất trật tự tại một số điểm tham quan và khu vực trọng điểm tập trung khách du lịch vẫn còn xảy ra ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Thành phố thiếu tính chuyên nghiệp. Hơn thế nữa, công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động du lịch chưa chặt chẽ, chồng chéo trong khâu xử lý vi phạm khiến cho các cơ quan chức năng chưa thực sự phát huy hết trách nhiệm. Nhìn chung, tuy đạt được những thay đổi tích cực ban đầu, nhưng ngành Du lịch TP.HCM cần phải có những đổi thay đầy “bản lĩnh” vượt qua những khó khăn sắp tới, để chứng tỏ vị thế của một trung tâm du lịch của cả nước và sánh vai với bạn bè năm châu trên trường quốc tế. TIỂU KẾT: Vai trò của Cơ sở lý luận và Cơ sở thực tiễn trong mỗi công trình nghiên cứu khoa học là vô cùng quan trọng. Đó là việc đặt nền móng ban đầu nhằm đảm bảo cho quá trình xây dựng và thực hiện được diễn ra một cách logic, khoa học, phân tích dựa trên hiện thực cụ thể, mang lại giá trị cao cho nghiên cứu. Chính vì vậy, tác giả đã nêu ra những cơ sở trên đây để làm căn cứ cho việc tiến hành đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp cho thị trường du lịch Inbound đến TP.HCM trong hai chương tiếp theo.
  • 46. 35 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC THỊ TRƯỜNG DU LỊCH INBOUND TP.HCM 1. Thực trạng khai thác thị trường du lịch Inbound đến TP.HCM 1.1 Những loại hình du lịch TP.HCM đang khai thác Do TP.HCM là một trung tâm thương mại, dịch vụ là dịch vụ lớn nhất cả nước, tập trung nhiều công trình kiến trúc, mỹ thuật có giá trị, những điểm vui chơi giải trí, các trung tâm mua sắm nên loại hình du lịch đô thị tại Thành phố không chỉ có sức hút đối với người dân trong nước mà còn khách du lịch quốc tế.  Du lịch tham quan Thành phố (Citytour) Hình: Đoàn Hoa hậu Quý bà đẹp và thành đạt Thế giới năm 2009 chụp hình lưu niệm sau khi tham quan Dinh Thống Nhất (Nguồn: Internet) City tour là loại hình du lịch được du khách đến với TP.HCM rất ưa chuộng, được khai thác phổ biến trong thời gian qua. Với danh sách những điểm du lịch đa dạng, từ những công trình kiến trúc độc đáo mang phong cách Pháp, các chùa chiền đến hệ thống các viện bảo tàng... hay các khu du lịch, các lễ hội đặc sắc thì TP.HCM luôn là một điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch. Chương trình City tour sẽ kết nối các điểm tham quan, các điểm mua sắm trong thời lượng từ nửa ngày đến cả ngày. Một số chương trình City tour điển hình như: * City tour nửa ngày buổi sáng:
  • 47. 36 Khởi hành: 8h30 Kết thúc: 12h00 Hành trình: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TP.HCM – Miếu Bà Thiên Hậu - Chợ Bình Tây - Nhà thờ Đức Bà – Bưu điện trung tâm Thành phố. * City tour nửa ngày buổi chiều: Khởi hành: 13h30 Kết thúc: 17h00 Hành trình: Dinh Độc Lập – Chùa Ngọc Hoàng – tham quan Chợ Lớn - Chợ Bến Thành.  Du lịch đường sông Một loại hình du lịch mới được Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn vừa ra mắt vào tháng 6 vừa qua đang chính thức đưa vào khai thác. Đó chính là du lịch đường sông. Loại hình du lịch mới này hy vọng sẽ phát huy thế mạnh của hệ thống kênh rạch phong phú tại TP.HCM, nhất là vai trò của sông Sài Gòn và rừng ngập mặn Cần Giờ.  Du lịch ẩm thực Đây là loại hình du lịch luôn mang đến cho du khách sự thích thú trải nghiệm với những món ăn đặc sản địa phương như bánh xèo, gỏi cuốn... Đến với TP.HCM, du khách sẽ luôn tìm được cho mình những món ăn thỏa mãn hương vị ẩm thực, từ các món của người Hoa, đến các món Ấn, món Thái cay cay; món Nhật truyền thống hay các món Pháp nổi tiếng... Có thể nói, ẩm thực TP.HCM đa dạng và phong phú trong các món ăn dân tộc đến các món được du nhập từ nước ngoài. Khách du lịch quốc tế đến đây ngoài việc khám phá và thưởng thức ẩm thực địa phương, thì việc cung cấp cho họ những địa chỉ ẩm thực phục vụ món ăn quê nhà sẽ làm họ ấm lòng hơn rất nhiều. Ngoài các địa điểm phục vụ ẩm thực, TP.HCM còn tổ chức các Lễ hội, Liên hoan Ẩm thực Món ngon các nước hàng năm, nhằm giới thiệu và mang đến cho du khách nhiều sự lựa chọn hơn trong danh mục đa dạng ẩm thực của Thành phố này.
  • 48. 37 Hình: Khách nước ngoài tỏ ra thích thú khi thưởng thức món bánh xèo tại Liên hoan Ẩm thực Món ngon các nước năm 2012 tại TP.HCM (Nguồn: Internet)  Du lịch mua sắm Khách du lịch cho rằng, một trong những thú vui khi đến TP.HCM là đi dạo phố và mua sắm. Thật vậy, hàng hóa được bày bán vô cùng phong phú, vô vàn màu sắc và chủng loại, có mặt từ các chợ đến các cửa hiệu, hay chễm chệ trên các kệ hàng trong các khu mua sắm sầm uất. Các mặt hàng cũng đa dạng từ những vật dụng thông thường sử dụng hàng ngày đến các đặc sản nổi tiếng của các vùng miền khắp cả nước. Xuất xứ hàng hóa từ trong nước đến nước ngoài, từ các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới cũng có. Khách du lịch đến mua sắm tại TP.HCM luôn bị thu hút bởi sự bắt mắt từ chính các món hàng và cách bày biện, trang trí với đèn màu rực rỡ tỏa ra từ các cửa hàng. Nhất là các cửa hàng chuyên về thời trang và hàng thủ công mỹ nghệ khiến cho du khách cứ chùn chân không muốn rời mắt khỏi những tác phẩm vô cùng tinh xảo và độc đáo. Một số địa điểm mua sắm tại TP.HCM như: Chợ Bến Thành (cả ngày và đêm), chợ Bình Tây, Miss Aodai, cửa hàng sơn mài mỹ nghệ Minh Phương, cửa hàng tranh thêu tay XQ... Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ nhằm khuyến khích tiêu dùng các sản phẩm nội địa mang thương hiệu Việt, Bộ Tài
  • 49. 38  Du lịch sinh thái Ngoài các loại hình du lịch vừa nêu, TP.HCM còn có chủ trương nâng cao khai thác loại hình Du lịch sinh thái tại khu du lịch sinh thái Vàm Sát – Cần Giờ và Lâm viên đảo khỉ tại huyện Cần Giờ. Ngoài ra còn có một số điểm đến khác như Khu du lịch Văn Thánh, Bình Quới (Quận Bình Thạnh), Khu du lịch Suối Mơ, Khu du lịch Suối Tiên (Quận 9), Khu du lịch Văn hóa Đầm Sen (Quận 11)... Đây là loại hình không chỉ hấp dẫn đối với khách du lịch nội địa mà còn thu hút sự khám phá của không ít khách du lịch quốc tế. Đến đây, du khách có dịp đến với thiên nhiên còn hoang dã, tìm hiểu cuộc sống của người dân địa phương và góp phần vào việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Hình: Khách du lịch nước ngoài đang quan sát dơi tại Đầm Dơi thuộc Khu du lịch sinh thái Vàm Sát – Cần Giờ (Nguồn: Internet)  Du lịch MICE Như tác giả đã đề cập ở các phần trước, trong nhiều năm trở lại đây, khách Du lịch MICE đến TP.HCM có xu hướng ngày một tăng. Điều đó không chỉ phản ánh TP.HCM là điểm đến an toàn trong khu vực mà còn đáp ứng được các yêu cầu của đối tượng khách này. MICE là một loại hình du lịch không còn quá mới mẻ trên thị trường du lịch hiện nay. MICE, viết tắt của Meetings, Incentives, Conferences, and