SlideShare a Scribd company logo
1 of 87
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC
MAI ĐÌNH TÂM
THỰC TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƢỜI TRƢỞNG
THÀNH TẠI THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số: 60 72 01 63
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN THỊ TỐ UYÊN
THÁI NGUYÊN – NĂM 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tác giả luận văn
Mai Đình Tâm
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn này, cũng như toàn khóa học, tôi xin trân
trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, các thầy
cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ. Nguyễn Thị Tố
Uyên, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện Luận văn. Cô đã truyền đạt
cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu và các kỹ năng cần thiết phục vụ quá trình
học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp của Tôi đang công tác
tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Y tế thành phố, cán bộ Y tế đang
làm việc tại Trạm Y tế phường Hưng Thành, Trạm Y tế phường Nông Tiến,
Trạm Y tế xã An Tường, Trạm Y tế xã Tràng Đà và gia đình đã động viên,
khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn
thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc tất cả mọi người sức khỏe, thành
công trong cuộc sống./.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 8 năm 2016
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................ i
Lời cảm ơn................................................................................................................... ii
Mục lục.......................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................. v
Danh mục bảng, biểu.................................................................................................. vi
NỘI DUNG
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………….. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN…………………………………………………..…. 3
1. 1.1. Định nghĩa, phân loại và chẩn đoán THA………………………………..... 3
2. 1.2. Tình hình bệnh THA trên thế giới và tại Việt Nam……………………..….. 8
1.3. Các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ……………………………………. 14
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………... 21
1. 2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………… 21
2. 2.2. Địa điểm nghiên cứu………………………………...……………………… 21
3. 2.3. Thời gian nghiên cứu………………………………………………...…….. 21
4. 2.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………… 21
5. 2.5. Các chỉ số đánh giá…………………………………………………………. 23
6. 2.6. Kỹ thuật thu thập và sử lý thông tin………………………………………… 24
7. 2.7. Phương pháp phân tích và sử lý thông tin………………………………… 29
8. 2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu………………………………………… 30
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………. 31
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ………………………………… 31
iv
3.2. Thực trạng THA tại Thành phố Tuyên Quang …………………………….. 33
3.3. Các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp …………………………………… 37
Chƣơng 4. BÀN LUẬN……………………………………….……………….. 47
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………. 61
KHUYẾN NGHỊ ……………………………………………………………… 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………. 63
PHỤ LỤC ……………………………………………………………………… 71
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CC,VC Công chức, viên chức
BYT Bộ Y tế
BMI Body Mass Index - Chỉ số khối cơ thể
BVĐK Bệnh viện đa khoa
ĐTĐ Đái tháo đường
HA Huyết áp
HATT Huyết áp tâm thu
HATTr Huyết áp tâm trương
KAP Knowledge, Attitude and Practice - Kiến thức, thái độ và thực hành
KTHA Không tăng huyết áp
NHANES
National Health and Nutrition Examination Survey - Trung tâm quốc
gia đánh giá sức khỏe Hoa Kỳ
ISH International Society of Hypertension – Hiệp hội tăng huyết áp quốc tế
JNC Joint National Committee - Uỷ ban phòng chống THA Hoa Kỳ
SL Số lượng
THA Tăng huyết áp
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TTYTDP Trung tâm Y tế dự phòng
TYT Trạm Y tế
WHO World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới
WHR Waist/Hip Ratio - Tỷ lệ vòng eo/mông
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng Nội dung Trang
Bảng 1.1 Xác định huyết áp tiêu chuẩn theo Bộ Y tế 3
Bảng 1.2 Phương pháp đo huyết áp 4
Bảng 1.3 Xử trí sau khi đo huyết áp lần đầu 5
Bảng 1.4 Bảng can thiệp thay đổi lối sống làm giảm huyết áp 6
Bảng 1.5 Tỷ lệ hiện mắc THA ở độ tuổi 35-64 xếp theo quốc gia 9
Bảng 1.6 Tăng huyết áp được điều trị và kiểm soát ở Châu Âu 10
Bảng 2.1 Tỷ số vòng eo/vòng mông và sức khỏe 28
Bảng 2.2 Phân loại thừa cân và béo phì theo WHO 28
Bảng 3.1 Đặc điểm trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu 31
Bảng 3.2 Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 32
Bảng 3.3 Đặc điểm tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu 32
Bảng 3.4 Đặc điểm về kinh tế của đối tượng nghiên cứu 33
Bảng 3.5 Phân bố độ tăng huyết áp theo nhóm tuổi 34
Bảng 3.6 Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo giới tính 35
Bảng 3.7 Phân bố độ tăng huyết áp theo giới tính 35
Bảng 3.8 Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo khu vực sinh sống 35
Bảng 3.9 Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo trình độ học vấn 36
Bảng 3.10 Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo nghề nghiệp 36
Bảng 3.11 Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo tình trạng BMI 37
Bảng 3.12 Mối liên quan giữa giới và tăng huyết áp 37
Bảng 3.13 Mối liên quan giữa tiền sử gia đình và tăng huyết áp 38
Bảng 3.14 Mối liên quan giữa thu nhập và tăng huyết áp 38
Bảng 3.15 Mối liên quan giữa nhóm tuổi và độ tăng huyết áp 39
Bảng 3.16 Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân và tăng huyết áp 39
vii
Bảng 3.17 Mối liên quan giữa chế độ ăn mặn và tăng huyết áp 40
Bảng 3.18 Mối liên quan giữa chế độ thích ăn mỡ và tăng huyết áp 40
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa tình trạng hút thuốc lá và THA 41
Bảng 3.20 Mối liên quan giữa tập thể dục và tăng huyết áp 41
Bảng 3.21 Mối liên quan giữa tần suất tập thể dục và THA 42
Bảng 3.22 Mối liên quan giữa uống rượu/bia và THA 42
Bảng 3.23 Mối liên quan giữa tần suất sử dụng rượu bia và THA 43
Bảng 3.24 Mối liên quan giữa stress (lo âu, căng thẳng) và THA 43
Bảng 3.25 Mối liên quan giữa tần suất stress và THA 44
Bảng 3.26 Mối liên quan giữa thừa cân/béo phì và THA 44
Bảng 3.27 Mối liên quan giữa béo bụng và THA ở nam và nữ 45
Bảng 3.28 Mối liên quan giữa tỷ số vòng eo/mông và THA ở nam/nữ 46
viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biều đồ Nội dung Trang
Biều đồ 3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo giới tính 31
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ tăng huyết áp tại 4 xã/phường nghiên cứu 33
Biều đồ 3.3 Tỷ lệ tăng huyết áp phân theo nhóm tuổi 34
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh lý tim mạch thường gặp trong cộng
đồng. Tăng huyết áp có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi
máu cơ tim, nhồi máu não, xuất huyết não, suy tim, phình tách thành động
mạch chủ, suy thận, mù lòa. Tăng huyết áp là căn bệnh diễn tiến âm thầm, ít
có dấu hiệu cảnh báo. Những dấu hiệu của THA thường không đặc hiệu và
người bệnh thường không thấy có gì khác biệt với người bình thường, do đó
THA được coi là “kẻ giết người thầm lặng” [2]. Tăng huyết áp là gánh nặng
bệnh tật hàng đầu ở các nước đã phát triển và cả các nước đang phát triển, là
nguyên nhân tử vong của 6% người trưởng thành trên toàn thế giới [2]. Theo
tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), THA là một trong sáu yếu tố nguy
cơ chính ảnh hưởng tới phân bố gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Hàng năm trên
thế giới có khoảng 7,1 triệu người tử vong do THA và ước tính có khoảng
1,56 tỷ người mắc huyết áp vào năm 2025 [54].
Sự phát triển về kinh tế - xã hội, dân số, và thay đổi về lối sống, chế độ
dinh dưỡng người dân Việt Nam trong những năm gần đây làm cho mô hình
bệnh tật có những thay đổi rõ rệt. Các bệnh không lây truyền, đặc biệt là bệnh
liên quan đến THA đang có chiều hướng tăng nhanh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ
ra rằng THA liên quan đến tuổi, giới, chế độ ăn, tình trạng béo phì và các yếu
tố kinh tế-xã hội khác tác động. Trong những năm 1960 tỷ lệ tăng huyết áp
khoảng 1% ở miền Bắc, điều tra tăng huyết áp toàn quốc do Trần Đỗ Trinh và
các cộng sự, năm 1992 là 11,2%, năm 2002 là 16,3%, năm 2005 là 18,3%,
đến năm 2008 theo khảo sát của Viện tim mạch quốc gia tại 8 tỉnh/thành phố
ở độ tuổi ≥ 25 tỉ lệ này là 25,1% [53], [54]. Bệnh THA ngày càng phổ biến
nhưng số người chẩn đoán sớm còn thấp, số bệnh nhân được điều trị còn ít so
với số được phát hiện. Dự báo đến năm 2025, có khoảng 10 triệu người Việt
Nam bị THA, khoảng 34.000 trường hợp tai biến mạch máu não, khoảng
2
9.150 trường hợp bị nhồi máu cơ tim do THA gây ra. Ước tính chi phí cho
bệnh này là 3.120 tỉ đồng, đây là gánh nặng cho gia đình và xã hội [2], [55].
Tỉnh Tuyên Quang đã và đang thực hiện chương trình phòng chống bệnh
THA của Bộ Y tế từ năm 2011. Tuy nhiên, ở một số nơi hệ thống quản lý và
dự phòng THA vẫn còn có nhiều khó khăn, thách thức do nhiều lý do khác
nhau. Các hoạt động y tế hiện mới chỉ tập trung vào công tác điều trị tại các
bệnh viện. Chưa có mô hình dự phòng, ghi nhận và quản lý THA tại cộng
đồng. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Tuyên Quang cũng chưa có nghiên
cứu nào về bệnh THA tại cộng đồng. Câu hỏi đặt ra là: Tỷ lệ THA tại thành
phố Tuyên Quang thực tế là bao nhiêu? phân bố như thế nào? Các yếu tố nào
liên quan đến những người THA từ 25 tuổi trở lên?
Do vậy, để xác định được thực trạng bệnh tăng huyết áp và các yếu tố
liên quan chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng tăng huyết áp
và một số yếu tố liên quan ở ngƣời trƣởng thành tại thành phố Tuyên
Quang”, với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng tăng huyết áp ở người trưởng thành từ 25 tuổi trở lên
tại thành phố Tuyên Quang, năm 2015.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người trưởng
thành tại thành phố Tuyên Quang.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Định nghĩa, phân loại và chẩn đoán tăng huyết áp
1.1.1. Định nghĩa
Theo tổ chức Y tế thế giới và hội tăng huyết áp quốc tế đã thống nhất gọi
là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và/hoặc
huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg [3], [55].
1.1.2. Phân loại
Tại Việt Nam, theo hướng dẫn của Bộ Y tế (Quyết định số 3192/QĐ-
BYT ngày 31/08/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế) con số huyết áp thu được sau
khi thực hiện đo huyết áp đúng cách, sẽ xác định huyết áp của người đó bằng
bảng sau [2], [54]:
Bảng 1.1. Xác định huyết áp tiêu chuẩn theo Bộ Y tế
Phân độ THA
Huyết áp tâm
thu (mmHg)
Huyết áp tâm
trƣơng (mmHg)
Huyết áp tối ưu < 120 Và < 80
Huyết áp bình thường 120-129 Và/hoặc 80-84
Tiền tăng huyết áp 130-139 Và/hoặc 85-89
Tăng huyết áp độ 1 140-159 Và/hoặc 90-99
Tăng huyết áp độ 2 160-179 Và/hoặc 100-109
Tăng huyết áp độ 3 ≥ 180 Và/hoặc ≥ 110
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc ≥ 140 Và < 90
4
* Xác định mức huyết áp có ý nghĩa
Những người có mức huyết áp tối ưu hoặc mức huyết áp bình thường thì
nguy cơ bị bệnh tim mạch thấp.
Những người có huyết áp ở mức tiền tăng huyết áp: Sau 1 năm có 20%
những người tiền tăng huyết áp chuyển thành tăng huyết áp thực sự. Vì vậy,
những người tiền THA phải định kỳ kiểm tra huyết áp ít nhất 1 năm/lần [55].
1.1.3. Chẩn đoán tăng huyết áp
Chẩn đoán xác định THA dựa vào trị số huyết áp đo được đúng quy
trình. Ngưỡng chẩn đoán THA thay đổi tùy theo từng phương pháp đo [55].
Bảng 1.2. Phƣơng pháp đo huyết áp
Phƣơng pháp đo
Huyết áp tâm
thu
Huyết áp tâm
trƣơng
1. Đo tại phòng khám hoặc bệnh viện: đo
2-3 lần, mỗi lần đo ít nhất 2 lượt
≥ 140 mmHg ≥ 90 mmHg
2. Đo bằng máy đo huyết áp Holter 24 giờ
(trung bình cả ngày)
≥ 130 mmHg ≥ 80 mmHg
3. Đo tại nhà: tự do nhiều lần ≥ 135 mmHg ≥ 85 mmHg
1.1.3.1. Cách thức đo huyết áp: Sử dụng HA kế thủy ngân, và đo theo
các nguyên tắc sau [55]:
Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5-10 phút trước khi đo HA.
Không dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc, rượu bia) trước đó 2 giờ.
5
Tư thế đo chuẩn: người được đo HA ngồi ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng
trên bàn, nếp khuỷu ngang mức với tim. Ngoài ra, có thể đo ở các tư thế nằm,
đứng. Đối với người cao tuổi hoặc có bệnh ĐTĐ, đo thêm HA tư thế đứng
nhằm xác định có hạ HA tư thế hay không.
Không nói chuyện khi đang đo HA. Lần đo đầu tiên, cần đo HA ở cả hai
cánh tay, tay nào có con số HA cao hơn sẽ dùng để theo dõi HA về sau.
Đo HA ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1-2 phút. Nếu số đo HA
giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10 mmHg, cần đo lại một vài lần sau khi đã
nghỉ trên 5 phút. Giá trị HA ghi nhận là trung bình của hai lần đo cuối cùng.
Ghi lại số đo theo đơn vị mmHg dưới dạng HA tâm thu/HA tâm trương
(ví dụ 126/82 mmHg), không làm tròn số quá hàng đơn vị và thông báo kết
quả cho người được đo.
Bảng 1.3. Xử trí sau khi đo huyết áp lần đầu
Huyết áp
tâm thu
(mmHg)
Huyết áp
tâm trƣơng
(mmHg)
Thái độ xử trí
< 130 < 85 Kiểm tra lại trong vòng 2 năm
130-139 85-89 Kiểm tra lại trong vòng 1 năm
140-159 90-99 Khẳng định lại chẩn đoán trong vòng 2 tháng
160-179 100-109 Điều trị và đánh giá lại trong vòng 1 tháng
≥ 180 ≥ 110 Lập tức điều trị và đánh giá ngay
1.1.4. Dự phòng tăng huyết áp
Áp dụng thay đổi lối sống cho mọi bệnh nhân THA hoặc người có HA
bình thường cao hoặc tiền sử gia đình THA rõ. Tác dụng của phương thức này
6
tương đương với uống một loại thuốc và hiệu quả tăng lên khi kết hợp nhiều
cách thay đổi lối sống. Tuy nhiên để đạt được và duy trì được sự thay đổi lối
sống là khó khăn, để khắc phục điều này cần nguồn chi phí rất lớn [53], [54].
Bảng 1.4. Bảng can thiệp thay đổi lối sống làm giảm huyết áp
Cách thức Khuyến nghị Khoảng HA hạ
Giảm cân nặng
Duy trì chỉ khối cân nặng lý tưởng
(20-25kg/m2
)
5-10 mmHg khi
giảm mỗi 10kg
Chế độ ăn DASH
Ăn nhiều trái cây, rau, ít mỡ (giảm
chất béo toàn phần và các loại hòa tan)
8-14mmHg
Hạn chế muối ăn
Giảm muối ăn < 100 mmol/ngày (2,4g
Na hoặc 6g muối)
2-8 mmHg
Vận động thân thể
Khuyến khích thể dục nhịp điệu mức
độ vừa như đi bộ 30 phút/ngày
4-9 mmHg
Uống chất có cồn
điều độ
Nam < 21 đơn vị/tuần
Nữ < 14 đơn vị/tuần
2-4 mmHg
1.1.5. Biến chứng của bệnh tăng huyết áp
Bệnh THA tiến triển lâu ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến nhiều cơ quan trong
cơ thể được gọi là những cơ quan đích và gây nhiều biến chứng nặng nề.
1.1.5.1. Tai biến mạch máu não (đột quỵ)
Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa đột quỵ là sự tiến triển nhanh chóng các
triệu chứng lâm sàng của mất chức năng não toàn thể hoặc một phần, với các
dấu hiệu kéo dài 24h hoặc hơn 24h hoặc gây tử vong không do các nguyên
nhân khác. Bệnh lý này ảnh hưởng đến gần 20 triệu người trên toàn thế giới,
khoảng 1/4 bệnh nhân sẽ tử vong, đột quỵ là nguyên nhân đứng hàng thứ ba
7
gây tử vong. Trong 15 triệu bệnh nhân đột quỵ còn sống sót, 1/3 sẽ bị tàn phế
và quan trọng là khoảng 1/6 sẽ bị đột quỵ tái phát trong vòng 5 năm [2].
1.1.5.2. Suy tim, nhồi máu cơ tim
Tăng huyết áp đã được coi là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng
trong bệnh thiếu máu cơ tim do xơ vữa động mạch, người ta đã thấy nguy cơ
tai biến mạch vành tăng song song với mức THA, nghiên cứu của
Framingham (Hoa kỳ) đã cho thấy nguy cơ đó tăng lên đến 4 lần nếu HA tâm
thu từ 120 lên 180 mmHg. Nhiều nghiên cứu ở các nước trong những năm
qua cũng khẳng định chỉ riêng thất trái to do bệnh THA cũng làm tỉ lệ tai biến
tim mạch và tăng tỷ lệ tử vong do nguyên nhân tim mạch [53], [54].
1.1.5.3. Phình tách thành động mạch
Thành động mạch chủ gồm 3 lớp. Phình tách động mạch chủ là tình
trạng cần điều trị cấp cứu. Nếu rách toàn bộ thành động mạch chủ sẽ dẫn tới
chảy máu ồ ạt và bệnh nhân tử vong nhanh chóng [3].
Giáo dục bệnh nhân có vai trò quan trọng trong phòng chống phình tách
thành động mạch và các biến chứng khác của THA. Thay đổi chế độ ăn và
không hút thuốc lá, uống rượu bia là rất quan trọng. Bệnh nhân cần ăn giảm
muối, hoạt động thể chất và tránh những căng thẳng, lo âu. Điều quan trọng
nữa là bệnh nhân THA cần tuân thủ phác đồ điều trị [55].
1.1.5.4. Suy thận
Có mối liên quan mật thiết giữa THA và thận, tỷ lệ THA tăng đi kèm với
sự giảm đi chức năng thận, khoảng 80-90% bệnh nhân thận giai đoạn cuối có
kèm theo THA. Tuy nhiên chỉ có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân bị tăng huyết áp
tiên phát tiến triển thành bệnh thận mạn, tỷ lệ mới mắc suy thận tăng lên khi
huyết áp tâm thu tăng lên mỗi 10 mmHg [22], [23], [53], [54].
8
1.1.5.5. Tổn thương mắt
Tổn thương đáy mắt và bệnh lý võng mạc trong bệnh THA liên quan trực
tiếp với sự gia tăng HA. THA gây hẹp động mạch võng mạc lan tỏa nhưng
không đều, tiến triển gây xuất huyết và phù gai thị.
Trong nghiên cứu của tác giả Lê Hoàng Anh Tú và Lê Minh Tuấn thì tỷ
lệ tổn thương võng mạc của bệnh nhân THA: bắt chéo tĩnh-động mạch chiếm
38,3%, hẹp tiểu động mạch toàn bộ 89,8%; hẹp tiểu động mạch khu trú
13,3%, xuất huyết võng mạc 22,6%, xuất tiết 19,5%, nốt dạng bông 14,6% và
phù gai 8,6% [48].
1.2. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới và tại Việt Nam
1.2.1. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới
Tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp được công bố rất khác nhau giữa các khu
vực trên thế giới, khoảng từ 3,4% trong số nam giới sống ở nông thôn tại các
nước đang phát triển như Ấn Độ, Serbia, đến 72,5% phụ nữ ở nước phát triển
như Ba Lan. Tại phần lớn những nước có nền kinh tế phát triển tỷ lệ hiện mắc
THA khoảng 20-50% [58], [60], [62].
Theo dữ liệu điều tra của NHANES ở Hoa kỳ giai đoạn 1999-2000, tỷ lệ
THA ở nam là 27,1% và 30,1% ở nữ xét trên quần thể người Mỹ trưởng thành
[64]. Còn ở các nước Châu Âu như Tây Ban Nha tỷ lệ này là 49,1% và 43,2%
ở thành thị [62]. Mặc dù mọi người thường nghĩ rằng tỉ lệ hiện mắc THA ở
những vùng đang phát triển sẽ thấp hơn nhưng những thông tin gần đây cho
thấy điều đó không hoàn toàn đúng. Tại Ai Cập (Châu Phi), kết quả từ
chương trình THA quốc gia cho thấy tỷ lệ hiện mắc là gần 30%, ở các nước
như Othiopia, Nigeria, Afganistan cũng cho tỷ lệ gần tương tự [58], [64].
Ở Mỹ, nghiên cứu Framingham Heart, tiến hành trên 4962 bệnh nhân là
những cư dân sinh sống tại Framingham độ tuổi từ 28-68 được thu thập 2
9
năm/lần từ thời điểm bắt đầu nghiên cứu và 4 năm/lần đối với nghiên cứu
Framingham Offspring. Trong tổng số tham gia nghiên cứu, huyết áp tối ưu
hay bình thường chiếm 43,7%, huyết áp bình thường cao chiếm 13,4%, THA
độ I chiếm 12,9% và THA độ II hoặc lớn hơn chiếm 30% [67].
Bảng 1.5. Tỷ lệ hiện mắc THA ở độ tuổi 35-64 xếp theo quốc gia và giới
tính:
Quốc gia
Tỷ lệ mắc ở
quần thể
(%)
Tỷ lệ hiện
mắc ở nam
(%)
Tỷ lệ hiện
mắc ở nữ
(%)
Tỷ lệ bệnh
nhân THA
có dùng
thuốc (%)
BMI
Mỹ 27,8 29,8 25,8 52,5 27,4
Canada 17,4 31,0 23,8 36,3 26,8
Ý 37,7 44,8 30,6 32,0 26,4
Thủy Điển 38,4 44,8 32,0 26,2 26,5
Anh 41,7 46,9 36,5 24,8 27,1
Tây Ban Nha 46,8 49,0 44,6 26,8 27,4
Phần Lan 48,7 55,7 41,6 25,0 27,1
Đức 55,3 60,2 50,3 26,0 27,3
Theo Nguyễn Lân Việt và Dương Hồng Thái, Tăng huyết áp [53], [54].
Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy 1/3 những người có THA không nhận
thức được việc mắc bệnh. Mức độ nhận thức tăng liên tục từ 51% những năm
1976-1980 đến 70% trong những năm 1999-2000. Tỷ lệ huyết áp được điều
trị tăng từ 31% lên 59% và tỷ lệ THA được kiểm soát tăng từ 10% lên 34%.
Huyết áp không được kiểm soát thường gặp ở phụ nữ, người già. Trong
nghiên cứu chỉ có 25% người đái tháo đường đạt mức kiểm soát huyết áp tối
ưu 130/85 mmHg [62].
10
Bảng 1.6. THA đƣợc điều trị và kiểm soát ở Châu Âu
Đặc điểm
1988-1991
NHANES II
(%)
1991-1994
NHANES III
(%)
1999-2000
NHANES
IV (%)
Nhận biết về THA 73 68 70
THA có điều trị 55 54 59
THA được kiểm soát 29 27 34
Theo Nguyễn Lân Việt và Dương Hồng Thái, Tăng huyết áp [53], [54].
Ở Nhật Bản, tỷ lệ mắc THA trung bình là 37% ở nam và 33% ở nữ,
nhóm tuổi trên 60 là 53%. Hơn 1/3 số người mắc THA có tăng huyết áp tâm
thu đơn độc. Lee và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của sự thay
đổi cân nặng kéo dài lên tỷ lệ hiện mắc và tỷ lệ mới mắc trên một mẫu nghiên
cứu cộng đồng cư trú tại Nhật độ tuổi từ 30-69. Trong số 3431 nam và 2409
nữ có 11,7% nam giới và 8,9% nữ giới có huyết áp bình thường chuyển thành
THA trong 5 năm theo dõi của nghiên cứu [63]. Những người lớn tuổi hơn có
số khối cơ thể cao hơn, có huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương cao hơn
so với quần thể nghiên cứu. Sau khi đã hiệu chỉnh các yếu tố trùng lặp người
ta nhận thấy đường biểu diễn chỉ số khối của cơ thể có mối tương quan chặt
chẽ với tỷ lệ mới mắc THA ở cả nam và nữ.
Tỷ lệ mắc THA tại Trung Quốc tăng đột ngột trong một vài thập niên
gần đây. Năm 1960, ước tính số người THA trong quần thể người trưởng
thành ở Trung Quốc là 30 triệu người, con số này tăng lên 59 triệu người vào
năm 1980 và 94 triệu người năm 1990. Một điều tra cắt ngang được tiến hành
trên 15.540 người tại Trung Quốc cho kết quả tỷ lệ mắc THA khá cao cụ thể
là 34% ở Miền Bắc và 23% ở Miền Nam. Tính chất đa dạng theo vùng địa lý
của tỷ lệ hiện mắc THA có thể đã thay đổi trong vài thập kỷ đã qua do sự thay
đổi đột ngột của sự phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa và sự thay đổi lối
sống [61], [67].
11
Tồn tại bằng chứng rõ ràng về mối liên quan giữa lượng Natri ăn vào và
THA. Một nhóm nghiên cứu Ian. J Brown đã chứng minh sự liên quan giữa
tăng lượng Natri ăn vào và tăng huyết áp, sau khi đã hiệu chỉnh các biến
nhiễu, nghiên cứu được thực hiện trên 10.079 người từ độ tuổi 20-59, trong số
đó người có huyết áp bình thường là 8344 [65].
Nhiều nghiên cứu cắt ngang đã chỉ ra rằng những người uống nhiều rượu
có trị số huyết áp cao hơn và tỷ lệ hiện mắc huyết áp cao hơn. Lượng rượu
tiêu thụ tăng cao gấp ba lần lượng rượu tiêu chuẩn cho phép mỗi ngày làm
tăng gấp hai lần nguy cơ mắc THA. Huyết áp giảm trở lại trong một vài ngày
sau khi ngừng uống rượu.
Chế độ ăn nhiều chất béo được coi là một trong những nguyên nhân gây
tỷ lệ hiện mắc THA tại Nga và Phần Lan. Theo tính chất vùng địa lý, nơi nào
có lượng tiêu thụ acid béo hòa tan nhiều hơn thì nơi đó tỷ lệ mắc tăng huyết
áp thường cao. Một vài nghiên cứu chỉ ra một chế độ ăn đảo ngược với nhiều
acid không bão hòa xu hướng làm giảm huyết áp. Điều này giải thích tại sao
huyết áp của những người sinh sống tại các vùng ăn ít thịt lại thấp hơn những
người có chế độ ăn tạp.
Về mức độ nhận biết ở những nước có nền kinh tế phát triển, gần 1/2 -
1/3 bệnh nhân tăng huyết áp hiểu về bệnh tình của họ. Hoa kỳ năm 1999-
2000, 68,9% bệnh nhân THA ≥ 18 tuổi hiểu về bệnh này. Ở các nước đang
phát triển, mức độ nhận thức thấp hơn xấp xỉ từ 1/4-1/2 số bệnh nhân tăng
huyết áp, tại Trung Quốc là 44,7% [67].
1.2.2. Tình hình tăng huyết áp tại Việt Nam
Tỷ lệ THA tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Đặng
Văn Chung năm 1960 tần suất THA ở người lớn phía Bắc Việt Nam mới chỉ
là 1%. Đến năm 1992, theo điều tra toàn quốc của Trần Đỗ Trinh và cộng sự
12
tỷ lệ này đã là 11,7% tăng lên hơn 11 lần và mỗi năm tăng trung bình 0,33%
[47] Trong 10 năm sau (2002) theo điều tra dịch tễ học THA và các yếu tố
nguy cơ ở 4 tỉnh phía Bắc Việt Nam ở người dân ≥ 25 tuổi thì tần suất THA
đã tăng lên 16,3% trung bình mỗi năm tăng 0,46% [53], [54]. Tỷ lệ THA ở
vùng thành thị là 22,7%, cao hơn vùng nông thôn (12,3%). Năm 2007 với dân
số 84 triệu người, Việt Nam ước tính có khoảng 6,85 triệu người bị THA, nếu
không có các biện pháp dự phòng và quản lý hữu hiệu thì đến năm 2025 sẽ có
khoảng 10 triệu người Việt Nam bị THA [22].
Tỷ lệ THA cũng khác nhau giữa các cùng khác nhau, trong 8 vùng thì có
2 vùng có tỷ lệ nam THA cao nhất là Tây Bắc và Tây Nguyên (21,3%-21,6%)
đặc biệt là vùng nông thôn Tây Bắc (22%) và Tây Nguyên (21,3-21,6%), còn
với nữ vùng cao nhất là Tây Nguyên với 18,4%, thấp nhất là Nam Trung Bộ
với 11,4%. Tỷ lệ THA chung thì khu vực đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ thấp
nhất là 10,7% [2].
Về KAP và kiểm soát tăng huyết áp tại Việt Nam. Nghiên cứu của Phạm
Gia Khải (2002) tại 4 tỉnh (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế) cho thấy
23% người được điều tra biết đúng các yếu tố nguy cơ, trong đó khu vực
thành thị hiểu biết đúng là 29,5%, tỷ lệ khống chế là 19,1% [29]. Nghiên cứu
gần đây nhất của Đoàn Mạnh Thịnh tại thị xã Bắc Cạn cho thấy tỷ lệ kiến
thức đạt 63,6%, về thái độ là 74%, thực hành chỉ đạt 51,6% như vậy đối với
các mô hình phòng chống bệnh THA cần phải được đẩy mạnh.
Tốc độ gia tăng về tỷ lệ THA trong cộng đồng ngày càng tăng cao. Tỷ lệ
THA ở vùng thành thị là 22,7% cao hơn vùng nông thôn 12,3%. Việt Nam
ước tính có khoảng 9,7 triệu người dân hoặc là không biết bị THA hoặc là
THA nhưng không được điều trị hoặc có điều trị nhưng chưa đưa được huyết
áp về mức bình thường [53], [54].
13
Theo nghiên cứu của Viện Tim mạch Việt Nam (2006) tại 8 tỉnh, thành
phố cho thấy: tỷ lệ THA của những người dân từ ≥ 25 tuổi trở lên là 25,1%,
trong đó 52% không biết mình bị THA, 30% số người bị THA nhưng không
được điều trị, 64% số người biết THA đã được điều trị nhưng không đạt huyết
áp mục tiêu [23].
Theo nghiên cứu của Trịnh Thị Thu Hoài (2012) thực hiện tại 08 xã triển
khai chương trình phòng chống THA tỉnh Yên Bái. Tỷ lệ THA khác nhau ở
các độ tuổi, lứa tuổi bị THA cao nhất là ≥ 60 tuổi chiếm 59,1%. Tỷ lệ nữ giới
mắc THA cao hơn nam giới 53,5%. Tỷ lệ THA ở thành thị cao hơn nông thôn
(61,8%). THA độ I là 61,4%, THA độ II là 25,5%, THA độ III là 13,1% [20].
Theo Nguyễn Thu Hiền (2006) “Bước đầu tìm hiểu thực trạng bệnh THA
tại xã Linh Sơn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, tỷ lệ THA là 33,3% trong
đó ở nam là 39,5%, nữ 29,4%. Tỷ lệ THA tăng theo độ tuổi, nhóm ≥ 25 tuổi
chiếm 20,8%, nhóm trên 65 tuổi là 70,6%. Nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên
quan giữa THA và trình độ học vấn (tỷ lệ nghịch), người bị béo phì có nguy
cơ cao gấp 2,94 lần so với người bình thường, hút thuốc lá là 1,66 lần [16].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Cúc (2012) tiến hành tại huyện Phổ Yên
trên 340 người cao tuổi thấy rằng, nhóm độ tuổi từ 60-69 là 27,4%, các yếu tố
liên quan đến THA như ăn mặn chiếm tỷ lệ 68%, người cao tuổi có nguy cơ
bị THA cao gấp 7,53 lần so với những người cao tuổi không ăn mặn, đối với
rượu bia là 2,66 lần [6].
Theo thống kê của Hội Tim Mạch (2006) thì có tới 67,5% người bệnh
không biết mình mắc bệnh, 15% người bệnh biết mình có bệnh THA nhưng
không điều trị, 15% người bệnh điều trị thất thường, không đúng cách, chỉ có
4% là điều trị đúng [23].
14
1.3. Các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp
1.3.1. Chế độ ăn (nhiều muối, mỡ, nhiều tinh bột)
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi người trưởng thành mỗi
ngày nên sử dụng ít hơn 6 gam muối (một thìa cà phê), nếu ăn nhiều hơn thì
được gọi là ăn mặn. Với chế độ ăn mặn (thừa muối), chúng ta có nguy cơ bị
THA và các biến chứng nặng nề của THA như: Đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy
tim, suy thận [54], [55], [56].
Theo nghiên cứu của Tô Văn Hải và Lại Kim Anh (2000) điều tra toàn
bộ người bệnh THA vô căn điều trị tại khoa tim mạch, bệnh viện Thanh
Nhàn, tỷ lệ người bệnh THA có ăn mặn chiếm 13% [14].
Theo Nguyễn Thị Cúc điều tra thực trạng và một số yếu tố liên quan đến
THA ở người cao tuổi xã Trung Thành huyện Phổ Yên cho thấy có mối liên
quan giữ tỷ lệ THA với thói quen ăn mặn (68,0%), người cao tuổi ăn mặn cao
gấp 7,53 lần so với những người cao tuổi không ăn mặn [6].
Đã có một số tài liệu nhắc tới nên hạn chế sử dụng các chất béo no và
không no có chứa nhiều cholesterol trong các bữa ăn hàng ngày cũng sẽ làm
giảm nguy cơ bị THA [1].
Theo tổng điều tra của Viện dinh dưỡng quốc gia, trong khẩu phần ăn
của người Việt có 70-80% từ tinh bột như gạo, mì, ngô, khoai, sắn, trong mỗi
bữa cơm của người Việt ăn từ 2-3 bát nên dễ bị béo phì từ đó dẫn tới đái tháo
đường và THA [53].
1.3.2. Béo phì và rối loại lipit máu
Rối loạn chuyển hóa lipid máu nếu một hay những thành phần sau rối
loạn, tăng cholesteron toàn phần, tăng triglicerid, tăng LDL-C, giảm HDL-C,
giảm apoprotein A1, tăng apoprotein B
Cholesteron toàn phần: > 5,2 mmol/l
Triglicerid: 2,3 mmol/l
15
HDL-C: 0,9 mmol/l
LDL-C: 3,12 mmol/l
Những nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh rằng ở những người béo
phì tạo nên một nhóm nguy cơ đối với bệnh mạch vành và mạch máu não.
Béo phì thường gặp bởi 50-60% ở người THA có sự hiện diện của tăng quá
mức trọng lượng. Thường đó là béo phì dạng nam hóa với sự gia tăng tỷ lệ
kích thước vòng bụng/vòng hông.
Theo Viên Văn Đoan (2005) tỷ lệ người bệnh THA có béo phì chiếm
4,3%; ít vận động thể lực chiếm 1%. Béo phì thường kèm theo rối loạn Lipid
máu, tỷ lệ rối loạn Cholesterol máu cao chiếm 56,3% số người bệnh THA [9].
Theo Nguyễn Đức Sơn (2011) người bệnh THA có rối loạn lipid máu
chiếm 45,54%, trong đó tăng cholesterol chiếm nhiều hơn cả (60,78%), theo
Tô Văn Hải tỷ lệ người bệnh THA có rối loạn Lipid máu chiếm 75% [41].
Nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng ở người độ tuổi từ 25-74 có rối loạn
lipid máu với lượng mỡ cao hơn mức trung bình là 26%. Tại thành phố Hồ
Chí Minh tỷ lệ này lên đến 40%. Trong một nghiên cứu khác do Nguyễn Đỗ
Vân Anh, Nguyễn Xuân Ninh, Phùng Đắc Cam thực hiện trên 300 người
trưởng thành tại Hà Nội cho thấy có mối liên quan giữa rối loạn chuyển hóa
Lipit máu với tình trạng thừa cân (OR = 1,9;CI 95% = 1,2-3,0; p < 0,01), béo
bụng (OR = 6,4;CI 95% = 3,9-10,7; p < 0,001), % mỡ cơ thể cao (OR = 2,5;
CI 95% = 1,6-4,1; p < 0,001) [23].
Nghiên cứu của Doãn Thị Tường Vi, Phạm Quang bệnh viện 109 về rối
loạn lipid máu và huyết áp ở người thừa cân trên 162 bệnh nhân thừa cân và
162 bệnh nhân không thừa cân thì các chỉ số nhân trắc học có thấy. Tỷ lệ
THA ở nhóm thừa cân (37,7%) cao hơn nhóm chứng (11,7%). Nhóm thừa cân
có rối loạn cholesterol máu kết hợp rối loạn Triglycerit là 58,7% cao hơn
nhóm chứng 39,2%. Bên cạnh đó tỷ lệ thừa cân có tăng huyết áp có rối loạn
Lipid máu cũng cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê [52].
16
1.3.3. Sử dụng rượu, bia
Một nghiên cứu dịch tễ học hiện đại đầu tiên về mối liên quan giữa rượu
và THA là nghiên cứu Copenhagen xuất bản năm 1974. Nghiên cứu 5249
nam giới Đan Mạch chỉ ra rằng có sự kết hợp chặt chẽ giữa lượng rượu, bia
với mức độ THA [62]. Những người uống trên 6 đơn vị mỗi ngày (một đơn vị
rượu tương ứng với một cốc rượu, một chút rượu mạnh, một nửa lít bia) có tỷ
lệ THA gấp 2-3 lần so với người không uống rượu hoặc những người rất ít
uống rượu. Khuyến cáo đối với nam giới lượng rượu uống vào không quá 3
đơn vị mỗi ngày và phụ nữ uống không quá 2 đơn vị [2].
Theo Viên Văn Đoan (2005) tỷ lệ người bệnh THA có uống bia chiếm
5%, theo Tô Văn Hải tỷ lệ này ở nữ chiếm 1,5%; trong khi đó ở nam là
52,9%, còn theo Phạm Thị Nhuận nghiên cứu trên 225 bệnh nhân tại BVĐK
Thái Nguyên cho thấy chưa có mối liên quan rõ ràng giữa uống rượu và rối
loạn chuyển hóa lipid (OR=1,47) [9], [15], [35].
Theo nghiên cứu của tác giả Chu Hồng Thắng (2008) thì tỷ lệ THA ở
nhóm uống rượu cao gấp 1,28 lần so với nhóm không uống rượu [42].
Nghiên cứu của Lê Hoàng Linh, Đinh Văn Khai, Nguyễn Văn Hóa,
Nguyễn Thị Hiền, Phùng Đức Nhật và cộng sự về “ Các yếu tố nguy cơ của
các bệnh không lây (THA, ĐTĐ tuýp 2) ở người lớn, tỉnh Bình Dương, năm
2006-2007” tiến hành 704 trường hợp (176 trường hợp THA và 176 ca chứng,
176 trường hợp ĐTĐ týp 2 và 176 ca chứng) có độ tuổi ≥ 30 tuổi, được chọn
tại 3 bệnh viện điều trị tại tỉnh Bình Dương. Kết quả cho thấy trong nhóm
bệnh và chứng của bệnh THA các yếu tố có uống rượu bia trong 12 tháng qua
và tần suất uống rượu bia thường xuyên là các yếu tố nguy cơ làm tăng nguy
cơ mắc bệnh. Những đối tượng ở nhóm cao HA có tỉ lệ uống bia rượu thường
xuyên cao gấp 3,5 lần so với nhóm chứng (p = 0,04) [31].
17
1.3.4. Hút thuốc lá, thuốc lào
Nicotin có trong thuốc lá kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch
ngoại vi gây THA. Hút 1 điếu thuốc lá, huyết áp tâm thu có thể tăng lên tới 9
mmHg, kéo dài 20-30 phút, hút nhiều có thể có cơn THA kịch phát nguy
hiểm. Việc hút thuốc lặp đi lặp lại làm biến đổi huyết áp gây lên bệnh THA.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Cúc cho thấy tỷ lệ THA ở người cao tuổi có
thói quen hút thuốc lá là 64,2%. Những người cao tuổi có thói quen hút thuốc
lá có nguy cơ THA cao gấp 3,26 lần so với người cao tuổi không hút [6].
Nghiên cứu của Bùi Đức Long (2006), Bệnh THA là 30% ở nhóm hút
thuốc lá với OR = 1,3 [32] còn nghiên cứu của Trần Văn Dương tại Viện Tim
Mạch so sánh 165 bệnh nhân hút thuốc và chỉ số mắc bệnh đau tim. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân hút thuốc
(68,2%) cao hơn những bệnh nhân không hút thuốc (18,2%) [23].
Nghiên cứu được tiến hành năm 2009-2010 của Trần Quốc Bảo, Phan
Trọng Lân chỉ ra trong quần thể 25-64 tuổi tại thành phố Cần Thơ có tới
57,1% nam giới hút thuốc lá hàng ngày [1].
1.3.5. Tuổi
Nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng trong 3 thập niên đầu cuộc đời
tỷ lệ tăng huyết áp chỉ khoảng 1-2% đến thập niên thứ 6 thứ 7 tỷ lệ THA tăng
từ 4-8% [53].
Kết quả nghiên cứu tại Hàn Quốc (2001) đã chứng minh THA có liên
quan đến tuối, tuổi càng cao thì nguy cơ THA càng cao. Nghiên cứu ở
Malaisia (2010) cho thấy độ tuổi tăng theo phân nhóm 10 năm thì nguy cơ
mắc THA tăng 2,29 lần [66].
1.3.6. Giới
Ở những nước phát triển, THA chiếm khoảng 25-30% toàn bộ dân số
trưởng thành và chiếm khoảng 60-70% ở nhóm trên 70. Nhiều nghiên cứu cho
18
thấy ở lứa tuổi trung niên và tuổi trẻ, nam giới có nhiều nguy cơ THA hơn nữ
giới, nam là 18% trong khi đó nữ chỉ có 14,5%. Tuy nhiên, sau 60 tuổi thì nữ
lại có nhiều khả năng mắc cao hơn. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
đều cho rằng tỷ lệ THA ở nam nhiều hơn nữ [60], [62]. Nghiên cứu của
Nguyễn Thu Hiền (2006) tại xã Linh Sơn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên,
tỷ lệ THA là 33,3%, tỷ lệ THA tăng theo độ tuổi, nhóm ≥25 tuổi chiếm
20,8%, nhóm trên 65 tuổi là 70,6% [16].
1.3.7. Yếu tố di truyền
Ước tính có 30-35% sai khác về huyết áp trong một quần thể là do di
truyền, điều này cho thấy THA là bệnh một phần do di truyền quy định. Ngày
nay với khoa học hiện đại đã phát hiện THA còn có thể do đột biến gen, các
sản phẩm gen bất thường trong tất cả các rối loạn đều ảnh hưởng đến một hệ
thống là quá trình vận chuyển muối [53], [54].
Nghiên cứu của Bùi Đức Long (2006), những người có tiền sử gia đình
bị THA có tỷ lệ THA (27,1%) cao hơn tỷ lệ THA ở nhóm người gia đình
không có người bị THA (17,8%), nguy cơ THA ở nhóm có tiền sử gia đình là
1,7 lần [32].
Theo Viên Văn Đoan (2003) THA liên quan với yếu tố gia đình rất rõ rệt
chiếm 48,8%, trong đó bố, mẹ có THA chiếm 31,56%; anh/chị em ruột có
THA chiếm 17,24% [9].
1.3.8. Stress
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta luôn gặp những vấn đề phải suy
nghĩ, hay những cảm xúc vui, buồn, giận, gét của cơ thể. Các cảm xúc này
được lặp lại kéo dài gây ra những ức chế lên hệ thần kinh dẫn tới bệnh tật.
Nghiên cứu của Bùi Đức Long (2006), số người bị THA do stress
(23,5%) cao hơn những người không bị stress (18,5%) nguy cơ THA cao gấp
1,4 lần ở những người bị stress [32].
19
Theo Tô Văn Hải điều tra toàn bộ người bệnh THA vô căn điều trị tại
khoa tim mạch bệnh viện Thanh Nhàn năm 2000, tỷ lệ stress chiếm 7% [14].
Nghiên cứu của Trần Kim Trang tại bệnh viện trường Đại học Y Dược
Hồ Chí Minh (2010) trên 414 bệnh nhân THA cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có
điểm bình thường, nhẹ, trung bình, nặng lần lượt là 73,2%, 21,7%, 4,8%,
0,2%. Không có sự khác biệt stress theo giới tính. Điểm stress giảm dần theo
tuổi, tình trạng hôn nhân ảnh hưởng đến stress [44], [45].
1.3.9. Bệnh Đái tháo đường
THA thường gặp liên quan chặt chẽ với sự tiến triển của bệnh lý thận ở
bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ). Những bệnh nhân ĐTĐ typ 1 tỷ lệ mắc
THA tăng từ 5% trong 10 năm đến 33% trong 20 năm và tăng nhanh đến 70%
trong vòng 40 năm. Ở những bệnh nhân ĐTĐ typ 2, 30% bệnh nhân ĐTĐ có
kèm theo THA ở thời điểm chẩn đoán ĐTĐ, khi tổn thương cầu thận tiến
triển, khoảng 70% bệnh nhân có kèm theo THA [54].
Theo nghiên cứu của Viên Văn Đoan (2005), tỷ lệ người bệnh THA có
đái tháo đường chiếm 12,6%, nghiên cứu của Chu Hồng Thắng ở xã Hóa
Thượng, Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ ĐTĐ ở bệnh nhân THA là 3,7%. THA
góp phần làm tăng mức độ nặng và nước độ tàn phế của người bệnh ĐTĐ [9].
Nghiên cứu của Đỗ Thái Hòa, Trương Việt Dũng và Cs (2014) tại huyện
Đông Sơn, Thanh Hóa kết quả cho thấy xu hướng liên quan thuận giữa tăng
đường huyết với tăng tuổi, ít vận động thể lực, tỷ lệ đối tượng tăng đường
huyết là 16,6% [17].
Nghiên cứu của Davies Adeloye ở Nam Phi theo dõi trong 10 năm, nguy
cơ tử vong do bệnh tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường không bị tăng huyết
áp. Ngược lại ĐTĐ làm cho THA khó điều trị hơn, THA kéo dài làm tổn
thương các mạch máu gây bệnh lý ở mắt, thận, tim mạch và có thể dẫn tới tai
biến mạch máu não [59].
20
1.3.10. Lười vận động
Hoạt động thể lực mức độ trung bình và thường xuyên sẽ làm giảm huyết
áp và giảm tỷ lệ mới mắc THA. Vì vậy, tập thể dục là một biện pháp ban đầu
cho dự phòng, điều trị và kiểm soát THA. Các khuyến cáo nên tập luyện thể
lực ở mứ ình kéo dài ít nhất 30 phút mỗi ngày và thực hiện ở hầu hết
các ngày trong tuần. Tập thể dục lên phối hợp với các bài tập rèn luyện về sức
chịu đựng và sự dẻo dai của cơ thể [55].
1.3.11. Các yếu tố khác
Một vài nghiên cứu trên thế giới cho thấy ảnh hưởng của thu nhập và
dịch vụ chăm sóc sức khỏe đối với kiểm soát THA. Tại Trung Quốc mức thu
nhập cao có liên quan với kiểm soát huyết áp còn tại Mỹ NHANES III đã
nghiên cứu những người có bảo hiểm sức khỏe cá nhân thường được kiểm
soát tăng huyết áp hơn (58%) so với những người tương tự không có bảo
hiểm sức khỏe [61].
Một số tài liệu có đề cập tới thời tiết (mùa) hay tắm lạnh đột ngột cũng
là những yếu tố làm huyết áp tăng.
21
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Những người dân trưởng thành từ 25 tuổi trở lên đang sinh sống tại
Thành phố Tuyên Quang.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
- Thành phố Tuyên Quang tỉnh Tuyên Quang.
2.3. Thời gian nghiên cứu
- Từ
2.4. Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.4.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu: áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả.
p.q
n = z2
(1 - / 2)
d 2
Trong đó:
n: Số người dân ≥ 25 tuổi tối thiểu để nghiên cứu.
z2
(1 - / 2) : Hệ số giới hạn tin cậy
(Với = 0,05  z2
( 1 - / 2) = 1,96)
22
p: Tỷ lệ THA ước lượng (28,2% theo nghiên cứu của Nguyễn
Kim Kế, luận án tiến sĩ trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên năm 2013)
[27].
q = 1 - p
d: Sai số mong muốn (chọn d = 0,028)
Từ đó ta có:
1,96 2
. 0,282 . 0,718
n = = 992
0,0282
Để tăng độ tin cậy cho nghiên cứu chúng tôi đã tăng số lượng mẫu điều
tra lên là 1200 người.
Chọn mẫu:
- Thành phố Tuyên Quang có tổng số 13 xã/phường, trong đó có 8
phường có điều kiện kinh tế phát triển (nội thành) và 5 xã có điều kiện kinh tế
xã hội kém phát triển hơn (ngoại thành). Chọn chủ đích 2 phường trong nội
thành và 2 xã ngoại thành có số cụm dân cư và dân số gần tương đương nhau
(phụ lục 01).
- Tại 4 xã/phường, tiến hành bốc thăm ngẫu nhiên ra 6 tổ/cụm dân cư
tổng số 24 tổ/cụm được chọn (phụ lục 01).
- Tại các tổ/cụm dân cư được chọn tiến hành thu thập danh sách những
người dân trưởng thành trên 25 tuổi, phân thành 5 tầng tuổi (từ 25-34, 35-44,
45-54, 55-64, trên 65). Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống
với k được tính dựa trên số lượng người ≥ 25 tuổi tại mỗi cụm. Như vậy tại
mỗi tổ/cụm dân cư khám 50 người và mỗi nhóm tuổi 10 người. Tổng số mẫu
cần điều tra là 1200 đối tượng.
23
Sơ đồ chọn mẫu
Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng:
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Độ tuổi, địa bàn nghiên cứu phù hợp
2.5. Các chỉ số đánh giá
Nhóm các chỉ số về thực trạng bệnh THA:
- Tỷ lệ mắc THA chung.
13 xã/ phƣờng thành phố
Tuyên Quang (8 phƣờng, 5 xã)
2 phƣờng
(36 tổ)
12 tổ
50 đối tƣợng (mỗi tầng
tuổi 10 ngƣời)
Chọn mẫu chủ đích, có
phân tầng
Bốc thăm ngẫu nhiên
Chọn mẫu ngẫu nhiên
hệ thống
2 xã
(38 cụm dân cƣ)
12 cụm
50 đối tƣợng (mỗi tầng
tuổi 10 ngƣời)
24
- Phân bố tỷ lệ THA theo nhóm tuổi.
- Phân bố tỷ lệ THA theo giới.
- Phân bố tỷ lệ THA theo khu vực.
- Phân bố tỷ lệ THA theo nghề nghiệp.
- Phân bố tỷ lệ THA theo trình độ học vấn.
- Phân bố tỷ lệ THA theo điều kiện kinh tế.
Nhóm các chỉ số về yếu tố liên quan:
- Tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn.
- Sử dụng rượu bia, thuốc lá.
- Chế độ ăn uống, vận động.
- Tình trạng thừa cân béo phì, stress.
2.6. Kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin
2.6.1. Thời điểm thu thập thông tin
- Điều tra thực trạng THA của người ≥ 25 tuổi tại TP Tuyên Quang:
tháng 6-7.
- Báo cáo sử lý số liệu: tháng 11-12.
2.6.2. Địa điểm thu thập thông tin
- Tại 4 xã/phường được chọn: Hưng Thành, An Tường, Nông Tiến,
Tràng Đà thuộc thành phố Tuyên Quang của tỉnh Tuyên Quang.
2.6.3. Tiêu chuẩn đánh giá và định nghĩa biến số
- Các mẫu phiếu ghi kết quả phải đầy đủ rõ ràng, thông tin chính xác và
độ tin cậy cao, thông tin về thói quen hút thuốc lá, uống rượu, bia.
25
KHUNG LÝ THUYẾT
Tuổi
Giới
Trình độ học vấn
Nghề nghiệp
Tình trạng hôn nhân
Kinh tế gia đình
Tiền sử gia đình
Chế độ ăn mặn, thích ăn mỡ
Uống rượu/bia
Hút thuốc lá/thuốc lào
Chế độ luyện tập thể dục
Stress (căng thẳng, lo âu)
BMI
Vòng eo/mông
Rối loạn lipit máu
Nồng độ glucose trong máu
Tăng huyết áp
26
- Xác định hộ nghèo: Có sổ hộ nghèo do chính quyền cấp phù hợp với
quyết định số 59/QĐ-TTg về ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng
cho giai đoạn 2016-2020.
Tiêu chí xác định chuẩn nghèo:
Quyết định cũng quy định rõ chuẩn hộ nghèo, cận nghèo, hộ có mức
sống trung bình áp dụng từ giai đoạn 2016- 2020, cụ thể:
Hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ đáp ứng một trong 2 tiêu chí sau:
1- Có thu thập bình quân đầu người/ tháng từ đủ 700.000 đồng trở
xuống.
2- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến
1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức dộ thiếu hụt tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
1- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 trở xuống.
2- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đến 1.300.000
đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ
xã hội cơ bản.
- Xác định stress (căng thẳng, lo âu quá mức):
Người được hỏi trả lời thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, hay quên, mất
trí nhớ, khó chịu hay tức giận mất ngủ kéo dài, giảm hiệu quả công việc, mất
niềm tin trong cuộc sống. Người bị stress có thể do đau ốm không đủ chất
dinh dưỡng cũng có thể dẫn tới stress, bên cạnh đó còn do môi trường ngoại
cảnh làm mất sự cân bằng, những mâu thuẫn trong xã hội, quan hệ trong gia
đình cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới stress [45].
- Xác định ngƣời thích ăn mặn:
Thói quen ăn mặn khá phổ biến trong chế biến thức ăn hàng ngày. Việc
đánh giá tương đối khó khăn chủ yếu thông qua hỏi phỏng vấn đối tượng. Mỗi
27
ngày chỉ nên ăn 6 gram muối (1 thìa cafe) là đủ, nếu ăn nhiều hơn trong ngày
và liên tục từ 4-7 ngày là ăn mặn [55].
- Xác định ngƣời thích ăn mỡ:
Đối với người bình thường ăn mỡ (dầu ăn) không quá 4 muỗng
cafe/người/ngày. Nếu ăn nhiều hơn và thường xuyên từ 4-7 ngày là thích ăn
mỡ [55].
2.6.3.1. Nếu đang hút có hút thuốc phân loại mức độ:
- Hút ít: < 5 điếu/ngày
- Hút trung bình: 5-10 điếu/ngày
- Hút nhiều > 10 điếu/ngày
2.6.3.2. Nếu đang uống rượu, bia:
- Uống ít: dưới 1 lần/tuần
- Thỉnh thoảng uống: 3-5 lần/tuần
- Uống thường xuyên: hàng ngày/tuần
2.6.3.3. Tập thể dục:
- Ít tập (ít hoạt động): dưới 3 lần/tuần,
- Thỉnh thoảng: tập trên 3 lần/ tuần mỗi lần
- Thường xuyên: tập đều đặn hàng ngày/tuần
2.6.3.4. Đánh giá stress:
- Ít căng thẳng, lo âu: 1-2 lần/tuần
- Thỉnh thoảng bị: 3-5 lần/tuần
- Thường xuyên bị: hàng ngày/tuần
2.6.3.5. Tỷ lệ vòng eo/vòng mông (WHR): Tỷ lệ vòng eo/vòng mông
được lượng giá bằng tỷ lệ vòng eo/vòng mông, khi tỷ lệ này tăng lên thì là
một trong những nguy cơ của bệnh mạch vành nói chung và THA nói riêng.
28
Bảng 2.1. Tỷ số vòng eo/vòng mông và sức khỏe
Nam Nữ Mức nguy hiểm đến sức khỏe
0,9 0,7 Không nguy hiểm (sức khỏe tốt)
0,9-0,95 0,7-0,8 Ít
0,96-1 0,81-0,85 Trung bình
Trên 1 Trên 8,5 Cao (rất nguy hiểm)
2.6.3.6. Phân loại BMI của WHO
Bảng 2.2. Phân loại thừa cân và béo phì theo chuẩn của tổ chức y tế thế
giới WHO
Phân loại WHO, 1998 BMI (kg/m2
)
Nhẹ cân < 18,5
Bình thường 18,5-24,9
Thừa cân 25 – 29,9
Béo phì ≥ 30
2.6.4. Phương pháp thu thập và đánh giá thông tin
- Xác định tình trạng huyết áp: Đo huyết áp bằng máy băng quấn bằng
tay đo 2 lần cách nhau 10 phút, nếu sai khác trên 10 mmHg thì tiếp tục đo lần
3. Kết quả của số đo huyết áp là trung bình 2 lần đo.
- Đo cân nặng: Nam và nữ mặc quần áo gọn nhất. Người được cân
đứng giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, trọng lượng bổ đầu ở cả
hai chân. Cân đặt ở vị trí ổn định và bằng phẳng, chỉnh cân về vị trí cân bằng
ở số 0. Cân nặng được ghi với 1 số lẻ (ví dụ 43,2kg).
29
- Đo chiều cao: Bỏ giày dép, đi chân không, đứng quay lưng vào thước
đo. Để thước đo theo chiều thẳng đứng, vuông góc với mặt đất nằm ngang.
Gót chân, mông, vai và đầu theo một đường thẳng áp sát vào thước đo đứng,
mắt nhìn thẳng ra phía trước theo đường nằm ngang, hai tay bỏ thõng theo hai
bên mình. Dùng thước vuông áp sát đỉnh đầu thẳng góc với thước đo. Đọc kết
quả và ghi số cm với 1 số lẻ.
- Đo vòng eo và vòng mông: Đối với vòng eo thì đo vòng quanh eo qua
chỗ nhỏ nhất của eo, vòng mông đo vòng quanh qua chỗ nở nhất của mông.
- Chỉ số BMI đƣợc tính theo công thức: BMI= cân nặng (Kg)/(chiều
cao (m))2
, BMI ≥ 25 coi là thừa cân.
- Phỏng vấn theo bộ câu hỏi đƣợc thiết kế sẵn: Các yếu tố liên quan
được tìm hiểu bao gồm các thói quen về hút thuốc lá, uống rượu bia, thói
quen ăn mặn, ăn mỡ.
2.6.5. Phương tiện và kỹ thuật sử dụng
* Phƣơng tiện
- Dụng cụ khám gồm: Máy đo huyết áp băng quấn bằng tay, thước
LEICESTER độ chính xác tính bằng cm, cân TANITA sản xuất tại Nhật độ
chính xác 0,1kg.
- Phiếu khám sàng lọc THA (phụ lục 02); phiếu hỏi yếu tố liên quan (phụ
lục 03).
* Kỹ thuật sử dụng
Khám sàng lọc bằng các dụng cụ thông thường, máy đo huyết áp, cân, đo
chiều cao kết hợp với hỏi bệnh và tiền sử, khám xong người dân nào ghi chép
luôn theo phiếu khám sàng lọc và phiếu hỏi.
2.7. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu thập sẽ được nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và
phân tích bằng phần mềm SPSS 18.0, Epi Info 7.0.
30
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Các đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ về mục đích nghiên cứu, chỉ
thực hiện nghiên cứu với những đối tượng tự nguyện đồng ý tham gia nghiên
cứu. Người nghiên cứu được quyền từ chối tham gia nghiên cứu bất cứ khi
nào họ muốn.
Thông tin cá nhân thu thập đều được giữ đảm bảo bí mật và chỉ sử dụng
với mục đích nghiên cứu này mà không sử dụng cho bất kỳ một mục đích nào
khác.
Đề cương nghiên cứu được thông qua bởi hội đồng khoa học Trường Đại
học Y-Dược Thái Nguyên.
31
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung của đối tƣợng nghiên cứu
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu theo giới tính
Nhận xét:
Trong tổng số 1200 đối tượng tham gia nghiên cứu, nam chiếm tỷ lệ là
46,7%, nữ giới là 53,3%.
Bảng 3.1. Đặc điểm trình độ học vấn của đối tƣợng nghiên cứu
Trình độ học vấn Số lƣợng Tỷ lệ %
Mù chữ 5 0,4
Tiểu học 74 6,1
THCS 135 11,3
THPT-Trung cấp 613 51,1
Cao đẳng - Đại học 373 31,1
Tổng 1200 100
Nhận xét:
Trong tổng số đối tượng nghiên cứu, trình độ học vấn từ THPT - trung
cấp chiếm tỷ lệ nhiều nhất 51,1%, Cao đẳng- Đại học chiếm 31%.
46.7
53.3
nam
nữ
32
Bảng 3.2. Đặc điểm nghề nghiệp của đối tƣợng nghiên cứu
Nghề nghiệp Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Nông dân/làm ruộng 438 36,5
Công nhân 244 20,3
Công chức, viên chức 261 21,8
Buôn bán, khác 257 21,4
Tổng 1200 100
Nhận xét:
Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp tương đối đồng đều.
Nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất 36,5%, công chức- viên chức chiếm tỷ lệ
21,8%, công nhân 20,3%, buôn bán, khác 21,4%.
Bảng 3.3. Đặc điểm tình trạng hôn nhân của đối tƣợng nghiên cứu
Hôn nhân Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Chưa kết hôn 25 2,1
Đang có vợ/chồng 1114 92,8
Góa 53 4,4
Li thân/li dị 8 0,7
Tổng 1200 100
Nhận xét:
Trong các đối tượng nghiên cứu đang có vợ/chồng chiếm 92,8 % là
đang có vợ/chồng, 4,4% góa, còn lại là chưa kết hôn bao giờ 2,1%, ly dị/ly
thân 0,7%.
33
Bảng 3.4. Đặc điểm về kinh tế của đối tƣợng nghiên cứu
Thu nhập Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Hộ nghèo 387 32,3
Hộ trung bình 747 62,3
Hộ thu nhập cao 66 5,5
Tổng 1200 100
Nhận xét:
Trong 1200 đối tượng điều tra số hộ có thu nhập trung bình chiếm đa số
62,3%, hộ nghèo và cận nghèo là 32,3%, hộ thu nhập cao là 5,5%.
3.2. Thực trạng tăng huyết áp tại thành phố Tuyên Quang
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ tăng huyết áp tại 4 xã/phƣờng nghiên cứu
Nhận xét:
Tỷ lệ THA chung của 4 xã/phường là 16,8%, trong đó cao nhất là xã
An Tường tỷ lệ THA 20,3%, thấp nhất là xã Tràng Đà tỷ lệ THA 15%.
16.3
20.3
15.7 15
16.8
0
5
10
15
20
25
Hưng Thành An Tường Nông Tiến Tràng Đà THA chung
Tỷ lệ
Xã/phường
34
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ tăng huyết áp phân theo nhóm tuổi
Nhận xét:
Tỷ lệ tăng huyết áp tăng dần theo độ tuổi: 25-34 là 3%, 35-44 là 9,2%,
nhóm tuổi bị THA cao nhất là nhóm ≥ 65 tỷ lệ 27,2%. Khi độ tuổi càng cao
thì càng nhiều người bị THA được phát hiện.
Bảng 3.5. Phân bố độ tăng huyết áp theo nhóm tuổi
THA
Nhóm tuổi
Độ I Độ II Độ III
SL % SL % SL %
25-34 6 85,7 0 0 1 14,3
35-44 20 90,9 2 9,1 0 0
45-54 40 88,9 4 8,9 1 2,2
55- 64 50 80,6 11 17,7 1 1,6
≥ 65 32 48,5 24 36,4 10 15,2
Tổng 148 73,3 41 20,3 13 6,4
Nhận xét:
Ở độ tuổi trẻ mức độ THA chủ yếu ở độ I (25-34 chiếm 85,7%, 35-44
tuổi chiếm 90,9%). Ở nhóm tuổi trên 65 tỷ lệ THA thường ở độ II và độ III là
chủ yếu (51,6%).
3
9.2
18.9
25
27.2
0
5
10
15
20
25
30
25-34 35-44 45-54 55-64 trên 65
35
Bảng 3.6. Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo giới tính
HA
Giới
Số khám
THA
SL %
Nam 561 100 17,8
Nữ 639 102 16,0
Tổng 1200 202 16,8
Nhận xét:
Trong tổng số 561 nam được khám có 100 trường hợp bị THA chiếm tỷ
lệ 17,8%. Tỷ lệ THA ở nữ là 16%.
Bảng 3.7. Phân bố độ tăng huyết áp theo giới tính
THA
Giới
Độ I Độ II Độ III
SL % SL % SL %
Nam 78 78,0 18 18,0 4 4,0
Nữ 70 68,8 23 22,5 9 8,8
Tổng 148 73,3 41 20,3 13 6,4
Nhận xét:
Ở nam tăng huyết áp độ I là 78%, độ II là 18%, độ III là 4% còn ở nữ
độ I là 68,8%, độ II là 22,5%, độ III là 8,8%.
Bảng 3.8. Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo khu vực sinh sống
HA
Khu vực
Tổng
THA KTHA
SL (%) SL (%)
Nội thành 600 96 16,0 504 84,0
Ngoại thành 600 106 17,7 494 82,3
p > 0,05
Nhận xét:
Tỷ lệ tăng huyết áp ở khu vực nội thành 16,8% và ngoại thành 17,7%.
Không có sự khác biệt với p>0,05.
36
Bảng 3.9. Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo trình độ học vấn
HA
Học vấn
Tổng
THA KTHA
SL % SL %
≥ THPT 986 165 16,7 821 83,3
< THPT 214 37 17,3 177 82,7
p > 0,05
Nhận xét:
Không có mối liên quan giữa trình độ học vấn và THA với p>0,05. Tỷ
lệ THA ở nhóm có trình độ học vấn dưới THPT là 17,3%, nhóm từ THPT trở
lên là 16,7%.
Bảng 3.10. Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo nghề nghiệp
HA
Nghề nghiệp
THA KTHA
SL % SL %
CC, VC 50 19,2 211 80,8
Buôn bán 47 18,3 210 81,7
Nông dân 78 17,8 360 82,2
Công nhân 27 11,1 217 88,9
Tổng 202 16,8 998 83,2
Nhận xét:
THA cao nhất ở nhóm công chức, viên chức 19,2%, thấp nhất ở nhóm
công nhân 11,1%, nông dân là 17,8%, buôn bán là 18,3%.
37
Bảng 3.11. Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo tình trạng BMI
HA
BMI
THA KTHA
SL % SL %
<18,5 0 0 38 100
18,5-24,9 57 7,5 707 92,5
25,0-29,9 67 30,7 151 69,3
30,0-34,9 77 44,3 97 55,7
35,0-39,9 1 16,7 5 83,3
Tổng 202 16,8 998 83,2
Nhận xét:
Tỷ lệ THA ở nhóm bình thường (BMI từ 18,5-24,9) là 7,5%, ở nhóm
thừa cân là 30,7%. Tỷ lệ THA tỷ lệ thuận với tình trạng BMI.
3.3. Các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa giới và tăng huyết áp
HA
Giới
Tổng
THA KTHA
SL % SL %
Nam 561 100 17,8 461 82,2
Nữ 639 102 16,0 537 84
p p > 0,05
Nhận xét:
Không có mối liên quan giữa giới và THA. Tỷ lệ THA ở nam và nữ
trong tổng số đối tượng điều tra là gần tương đương, nam chiếm 17,8% ở nữ
là 16,0% (p>0,05).
38
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình và tăng huyết áp
HA
Tiền sử
Tổng
THA KTHA
SL % SL %
Có 417 103 24,7 314 75,3
Không 783 99 12,6 684 87,4
p < 0,05
Nhận xét:
Trong nhóm người bị THA mà có tiền sử gia đình mang bệnh THA là
24,7% cao hơn nhóm không có tiền sử gia đình bị THA là 12,6%, sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa thu nhập và tăng huyết áp
HA
Thu nhập
Tổng
THA KTHA
SL % SL %
Không nghèo 813 155 19,1 658 80,9
Hộ nghèo 387 47 12,1 340 87,9
p <0,05
Nhận xét:
Tỷ lệ THA ở nhóm không nghèo 19,1% cao hơn nhóm hộ nghèo
12,1%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p< 0,05.
39
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và độ tăng huyết áp
THA
Nhóm tuổi
Tổng
Độ I Độ II+III
SL % SL %
≥ 45 173 122 70,5 51 29,5
< 45 29 26 89,6 3 10,4
p < 0,01
Nhận xét:
Ở nhóm tuổi trên 45 bị tăng huyết áp độ II và độ III cao hơn so nhóm
tuổi dưới 45 với p<0,01.
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân và tăng huyết áp
HA
Hôn nhân
Tổng
THA KTHA
SL % SL %
Độc thân, góa, ly thân, ly dị 86 24 27,9 62 72,1
Đang có vợ/chồng 1114 178 15,9 936 84,1
p < 0,05
Nhận xét:
Tỷ lệ THA ở nhóm người góa, ly thân hoặc ly dị là 27,9% cao hơn ở
nhóm đang có vợ/chồng là 15,9%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
<0,05.
40
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa chế độ ăn mặn và tăng huyết áp
HA
Ăn mặn Tổng
THA KTHA
SL % SL %
Có 342 126 36,8 216 63,2
Không 858 76 8,9 782 91,1
p < 0,05
Nhận xét:
Tỷ lệ THA ở nhóm người ăn mặn (36,8%) cao hơn so với tỷ lệ THA ở
nhóm người không ăn mặn (8,9%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p<0,05.
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa chế độ thích ăn mỡ và tăng huyết áp
HA
Ăn mỡ
Tổng
THA KTHA
SL % SL %
Có 348 116 33,3 232 66,7
Không 852 86 10,1 766 89,9
p < 0,05
Nhận xét:
Trong số người trả lời thích ăn mỡ có tới 33,3% bị THA. Ở nhóm
người trả lời không thích ăn mỡ chỉ có 10,1% bị THA, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p<0,05.
41
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tình trạng hút thuốc lá và THA
HA
Hút thuốc
Tổng
THA KTHA
SL % SL %
Đang hút thuốc 312 75 24,0 237 76,0
Không hút thuốc 888 127 14,3 761 85,7
p < 0,05
Nhận xét:
Tỷ lệ THA ở nhóm hút thuốc là 24% cao hơn nhóm không hút thuốc
(14,3%). Có mối liên quan giữa hút thuốc và THA với p<0,05.
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tập thể dục và tăng huyết áp
HA
Thể dục Tổng
THA KTHA
SL % SL %
Không 804 156 19,4 648 80,6
Có 396 46 11,6 350 88,4
p < 0,05
Nhận xét:
Tỷ lệ THA ở nhóm người không tập thể dục là 19,4% cao hơn nhóm
người có tập thể dục bị THA là 11,6%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p<0,05.
42
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa tần suất tập thể dục và THA
HA
Tần suất
Tổng
THA KTHA
SL % SL %
Không tập 804 156 19,4 648 80,6
Thường xuyên 156 11 7,1 145 92,9
p < 0,05
Nhận xét:
Ở nhóm người không tập tỷ lệ bị THA là 19,4% cao hơn nhóm thường
xuyên tập bị THA 7,1%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa uống rƣợu/bia và THA
HA
Rƣợu/bia
Tổng
THA KTHA
SL % SL %
Có 498 116 23,3 382 76,7
Không 702 86 12,3 616 87,7
p < 0,05
Nhận xét:
Tỷ lệ THA ở nhóm người có uống rượu/bia là 23,3% cao hơn nhóm
người không uống rượu/bia là 12,3%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p<0,05.
43
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa tần suất sử dụng rƣợu bia và THA
HA
Rƣợu/bia
Tổng
THA KTHA
SL % SL %
Thường xuyên 123 50 40,7 73 59,3
Không uống 702 86 12,3 616 87,7
p <0,05
Nhận xét:
Tỷ lệ THA gặp nhiều ở nhóm hay uống rượu/bia thường xuyên là
40,7% còn nhóm không uống là 12,3%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p<0,05.
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa stress (lo âu, căng thẳng quá mức) và THA
HA
Stress
Tổng
THA KTHA
SL % SL %
Có 369 121 32,8 248 67,2
Không 831 81 9,7 750 90,3
p < 0,001
Nhận xét:
Tỷ lệ THA ở nhóm người bị stress 32,8% cao hơn ở nhóm người không
bị stress là 9,7%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,001.
44
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa tần suất stress và THA
HA
Tần suất
Tổng
THA KTHA
SL % SL %
Thường xuyên 58 41 70,7 17 29,3
Chưa bao giờ 831 81 9,7 750 90,3
p < 0,05
Nhận xét:
Ở nhóm bị stress thường xuyên tỷ lệ bị THA chiếm tỷ lệ rất cao 70,7%,
nhóm chưa bao giờ bị stress là 9,7%, có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa chỉ số BMI và THA
HA
BMI Tổng
THA KTHA
SL % SL %
≥ 25 398 145 36,4 253 63,6
< 25 802 57 7,1 745 92,9
p < 0,001
Nhận xét:
Tỷ lệ người có BMI ≥ 25 bị THA là 36,4% cao hơn người có BMI <25
(7,1%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,001.
45
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa vòng eo và THA ở nam và nữ
HA
Vòng eo
Tổng
THA KTHA
SL % SL %
Nam
Vòng eo ≥90 cm 163 54 33,1 109 66,9
Vòng eo <90 cm 398 46 11,6 352 88,4
p < 0,001
Nữ
Vòng eo ≥80 cm 196 67 34,2 129 65,8
Vòng eo <80 cm 443 35 7,9 408 92,1
p < 0,001
Nhận xét:
Tỷ lệ THA ở nhóm nam có vòng eo ≥ 90 cm là 33,1% cao hơn nhóm
nam có vòng eo < 90 cm là 11,6%. Tỷ lệ THA ở nhóm nữ có vòng eo ≥ 80 cm
là 34,2% cao hơn nhóm nữ có vòng eo < 80 cm, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p<0,001.
46
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa tỷ số vòng eo/mông và THA ở nam/nữ
HA
Tỷ số eo/mông
Tổng
THA KTHA
SL % SL %
Nam
WHR >1 cm 159 54 34,0 105 66,0
WHR ≤ 1 cm 402 46 11,4 356 88,6
p < 0,001
Nữ
WHR > 0,85 cm 174 63 36,2 111 63,8
WHR ≤ 0,85 cm 465 39 8,4 426 91,6
p < 0,001
Nhận xét:
Tỷ lệ THA ở nhóm nam có WHR > 1 cm là 34% cao hơn nhóm nam có
WHR ≤ 1 cm là 11,4%. Tỷ lệ THA ở nhóm nữ có WHR > 0,85 cm là 36,2%
cao hơn nhóm nữ có WHR ≤ 80 cm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p<0,001.
47
Chƣơng 4
BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại 2 xã và 2 phường tại thành
phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, tổng số đối tượng tham gia nghiên cứu
là 1200 độ tuổi ≥ 25. Tất cả các đối tượng được đo huyết áp, đo chiều cao, cân
nặng và trả lời phỏng vấn theo bộ câu hỏi có sẵn.
4.1. Thực trạng tăng huyết áp của đối tƣợng nghiên cứu
Tỷ lệ THA tại phường Hưng Thành là 16,3%, phường Nông Tiến là
15,7%, xã An Tường là 20,3%, xã Tràng Đà là 15,0%. Qua nghiên cứu nhận
thấy tỷ lệ mắc THA tại các xã, phường không có nhiều sự khác biệt, tỷ lệ
THA của xã An Tường có hơi cao hơn do tại đây có tập trung nhiều khu công
nghiệp.
Tỷ lệ THA chung trong tổng số 1200 đối tượng điều tra tại 4 xã,
phường Tuyên Quang là 16,8%. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với
nghiên cứu của Lê Hữu Lợi và cộng sự (2012) tại 5/21 xã phường tỉnh
Kontum thực hiện khám sàng lọc 8110 người cho thấy tỷ lệ THA chung là
17,3%. Nghiên cứu của Chu Thị Thu Hà (2012)
ế
không có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm nam và nữ (18,5% và 17,6%) phù
hợp với nghiên cứu của chúng tôi [12]. Nghiên cứu của Lê Quang Đạo về
tăng huyết áp và các chỉ số nhân trắc học ở người 25-64 tuổi tại Lâm Đồng
(2010) thực hiện trên 2000 đối tượng tại 16 cụm xã/phường tỷ lệ THA chung
là 16,0%, kết quả này gần tương đương với nghiên cứu của chúng tôi [7].
Tỷ lệ THA trong nghiên cứu của chúng tôi có cao hơn kết quả nghiên
cứu của Trịnh Thị Thu Hoài tại 8 xã, phường tại tỉnh Yên Bái (2012) 14,4%
[20]. Theo tác giả Nguyễn Hữu Tước (2011) nghiên cứu tại thị xã Từ Sơn tỉnh
Bắc Ninh tiến hành trên 1833 người dân trên 25 tuổi cho tỷ lệ THA chung là
48
11,8% thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi, về tiền THA là 5,6% cũng
thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi là 7,5% đối tượng chủ yếu ở độ tuổi 25-34
[50].
Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại thấp hơn so với một số
nghiên cức khác như: Viện Nội tiết Trung Ương điều tra trong cả nước (2008)
tỷ lệ tăng huyết áp là 25,1% [53]. Thấp hơn kết quả nghiên cứu của Phạm Gia
Khải và cộng sự (2001) là 23,2% [28]. Sự khác biệt này có thể là do đối tượng
nghiên cứu sống ở tại các thành phố phát triển như Hà Nội.
Theo nghiên cứu của Bùi Đức Long (2006) tại Hải Dương tỷ lệ THA là
19,1%, cao hơn nghiên cứu của chúng tôi có thể do tỉnh Hải Dương là một
tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, có mức sinh hoạt và điều kiện sống khác so
với 1 tỉnh miền núi như Tuyên Quang [32]. Tác giả Đỗ Quốc Hùng (2004) với
tỷ lệ THA là 21,8%, kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi có
thể là do toàn bộ đối tượng nghiên cứu ở nghiên cứu này đều là cán bộ, công
chức, viên chức thủ đô còn của chúng tôi là người dân trong cộng đồng với
nhiều ngành nghề khác nhau [24].
Về nhóm tuổi:
Chúng tôi nghiên cứu trên 5 nhóm tuổi, nhóm tuổi có tỷ lệ THA thấp
nhất là 25-34 tuổi (3%), nhóm tuổi 35-44 tỷ lệ THA là 9,2%, nhóm tuổi từ 45-
54 tỷ lệ THA là 18,9%, nhóm tuổi từ 55-64 tỷ lệ THA là 25%, tỷ lệ tăng
huyết áp ở nhóm ≥ 65 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 27,2%. Kết quả nghiên cứu
cho thấy tỷ lệ THA tăng dần theo độ tuổi. Xu hướng này phù hợp với nghiên
cứu của Trần Kim Phụng (2008) nhóm từ 25-34 là 7,5%, nhóm tuổi 35-44 là
15,6%, nhóm tuổi từ 45-54 (30,2%), nhóm tuổi 55-64 (38,4%), nhóm tuổi ≥
65 (42,2%) [37].
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ở độ tuổi trẻ mức độ THA chủ yếu
ở độ I (25-34 chiếm 85,7%, 35-44 tuổi chiếm 90,9%). Ở nhóm tuổi trên 55 tỷ
49
lệ THA là độ II và độ III là 19,3% ở nhóm tuổi ≥ 65 tỷ lệ THA ở độ II và độ
III là 51,6%. Kết quả này cũng phù hợp với một số nghiên cứu về THA ở
người cao tuổi của Bùi Thu Hà và cộng sự (2005) tại Hải Phòng, nghiên cứu
của Nguyễn Huy Ngọc tại Mỹ Tho, Tiền Giang ở người cao tuổi cũng cho
thấy tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc càng cao trong đó: Bình thường là 12%, tiền
THA là 31%, THA giai đoạn 1 là 13%, THA giai đoạn 2 là 8%. Nguyên nhân
có thể do yếu tố tuổi tác, ở người già thường hơn người trẻ từ 10-20 mmHg, ở
tuổi già khi thành mạch bị lão hóa nhiều tính đàn hồi giảm động mạch trở lên
xơ cứng, dẫn tới biến chứng THA [11]. Ngoài ra, tuổi già cũng cũng thay đổi
chức năng khác như tăng hoạt động thần kinh giao cảm có thể do giảm tính
nhạy cảm của thụ thể beta, vì vậy xu hướng gây ra co mạch và làm THA.
Nguy cơ tai biến mạch máu não phối hợp với tỷ lệ THA ở người già nhiều
hơn so với người trẻ tuổi. THA tâm thu chiếm > 50% những trường hợp THA
ở người già, nhiều thử nghiệm đã chứng minh giảm độ THA sẽ giảm được tỷ
lệ mắc các bệnh tim mạch và tỷ lệ tử vong [54], [55].
Về giới:
Tỷ lệ THA ở nam giới trong nghiên cứu là 17,8%, ở nữ là 16,0%,
không có sự khác biệt THA giữa nam và nữ. Kết quả này gần tương đồng với
kết quả nghiên cứu của Chu Thị Thu Hà tỷ lệ THA ở nam là 18,5%, nữ là
17,6% [12]. Nghiên cứu của tác giả Hồng Mùng Hai (2014) tại Cà Mau ở đối
tượng trên 25 tuổi cũng cho thấy không có sự khác biệt về THA ở nam và nữ
(nam là 19,8% trong khi nữ là 21,6%) [13].
Tuy nhiên ở một số các nghiên cứu trong nước cho thấy tỷ lệ THA ở
nam cao hơn ở nữ như nghiên cứu của Phạm Gia Khải (2002) [29]. Nghiên
cứu của Nguyễn Thu Hiền nam là 39,5% nữ là 29,4% [16]. Nghiên cứu của
Đặng Oanh, Đặng Tuấn Đạt và cộng sự là 36,6% ở nam và 23,2% ở nữ [36].
Sự khác nhau về tỷ lệ THA giữa nam và nữ có thể do nam giới có thói quen
50
uống rượu và hút thuốc lá nhiều hơn, bên cạnh đó trong gia đình cũng như
trong cuộc sống xã hội họ cũng chịu nhiều áp lực hơn so với nữ giới. Một số
công trình nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy rằng THA ở nam nhiều hơn
nữ. Sự khác nhau này có thể liên quan đến gen, về sinh lý học giới tính. Trong
một số nghiên cứu đã chỉ ra estrogen có thể tác dụng bảo vệ tim và thiếu
estrogen nội sinh khi tuổi già làm tăng nhanh tỷ lệ mắc bệnh mạch vành ở thời
kỳ mãn kinh. Estrogen cải thiện các thành phần lipoprotein, có tác dụng giãn
mạch trên nội mạc và ức chế cơ trơn mạch máu phát triển gây co mạch [2].
Phân bố theo khu vực:
Tỷ lệ THA ở nội thành là 16,0%, ngoại thành là 17,7%, không có sự
khác biệt giữa 2 khu vực có thể do 2 xã và 2 phường là gần nhau vì thế ít có
khác biệt, hơn nữa theo điều tra của chúng tôi có sự đa dạng về đối tượng và
số lượng các tầng tuổi là tương đồng nhau. Nghiên cứu của chúng tôi cũng
tương tự như nghiên cứu của Đặng Oanh ở người trưởng thành tại Đắk Lắk ,
tại 3 xã vùng nông thôn, 2 phường nội thị và 1 thị trấn cũng cho kết quả
không có sự khác biệt về tình trạng THA giữa khu vực thành thị và khu vực
nông thôn [36].
Ở một số nghiên cứu khác chỉ ra sự khác biệt về tỷ lệ THA ở các vùng
miền khác nhau, giữa thành thị và nông thôn. Sự khác biệt này có lẽ là do do
điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau dẫn đến tỷ lệ mắc THA ở thành thị thường
cao hơn nông thôn và những người lao động chân tay thường có tỷ lệ THA
thấp hơn những người làm ở các ngành nghề khác.
Về độ THA:
Trong tổng số những người THA, đa số là THA độ I chiếm tỷ lệ 73,3%.
Một số các nghiên cứu khác cũng cho thấy trong số những người THA thì tỷ
lệ THA độ I chiếm đa số như nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hương, Trần Thị
51
Mai Hoa (2013) tại Quảng Trạch, Quảng Bình cũng cho thấy tỷ lệ THA độ I
là 79% [25].
Tuy nhiên một số nghiên cứu khác lại cho kết quả thấp hơn như Tô Văn
Hải (2000) là 51,9% [15] và Nguyễn Hữu Tước (2011) [50] nghiên cứu tại thị
xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, tiến hành đo huyết áp và phỏng vấn người dân qua
bộ câu hỏi của Dự án phòng chống tăng huyết áp tăng huyết áp thuộc chương
trình y tế mục tiêu quốc gia. Kết quả cho thấy THA độ I chỉ chiếm 56,4%.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mức độ THA có xu hướng tăng lên
theo độ tuổi, phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả như Tô Văn Hải
(2000), tác giả Phạm Gia Khải và cộng sự (2001) và Bùi Thu Hà (2002) và
cộng sự [11], [15], [29].
Nghề nghiệp:
Trong 1200 đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ THA trong ngành nông nghiệp
là 17,8%, công nhân là 11,1%, buôn bán - khác 18,3%, công chức - viên chức
là 19,2%. Theo nghiên cứu Bùi Đức Long (2006) tỷ lệ THA ở đối tượng nông
dân chiếm 49,6% [32] cao kết quả nghiên cứu của chúng tôi, còn đối tượng
công chức, viên chức lao động trí óc (19,2%), buôn bán nhỏ lẻ (18,3%) gần
tương tự với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Kết quả nghiên cứu của chúng
tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Đỗ Minh Tuấn và cộng sự (2010),
tỷ lệ THA 44,8% ở nhóm công chức, viên chức và nhóm buôn bán là 31,7%
[49]. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ THA gặp nhiều ở các ngành
nghề khác nhau, trong đó nhóm có nghề nghiệp cho thu nhập cao lại là nhóm
có nguy cơ dẫn tới THA nhiều hơn.
Trình độ học vấn:
Tỷ lệ THA gặp ở nhóm dưới THPT là 17,3%, nhóm trên THPT là
16,7%. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng người trình độ học vấn cao thì phòng
52
tránh bệnh được tốt hơn và quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn những người có
trình độ học vấn thấp. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thu Hiền cho kết quả
THA tỷ lệ nghịch với trình độ học vấn. Kết quả trên cũng gợi ý cho chúng tôi
rằng mức độ hiểu biết của người dân chiếm một phần quan trọng trong vấn đề
THA. Nghiên cứu của Hoàng Đức Hạnh về kiến thức của người dân về các
yếu tố liên quan đến bệnh THA cho thấy tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến
thức đạt chỉ là 41,3% [5], [8], [40], [46]. Nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt thì
tỷ lệ THA của các đối tượng có trình độ học vấn sau đại học chiếm tỷ lệ 40%
do những đối tượng này thường xuyên phải lao động trí óc, trong quá trình
làm việc dễ bị áp lực công việc lớn hơn các đối tượng khác.
Nghiên cứu của Hoàng Thị Hải Vân, Lê Thị Tài, Lê Thị Hương (2012)
nghiên cứu trên 788 người trưởng thành tại thành phố Hải Phòng kết quả cho
thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn với kiến thức
về bệnh THA. Trình độ học vấn cao thì hiểu biết hơn, nhóm tuổi càng cao thì
kiến thức về bệnh cũng tốt hơn [51].
Phân bố THA theo hoàn cảnh sống:
Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng người cao tuổi sống một mình
hay đã li dị có nguy cơ bị THA cao hơn so với người sống cùng gia đình tỷ lệ
này là 25% so với 16,3%, nguyên nhân có thể do nhóm đối tượng này ít quan
tâm đến sức khỏe, ngoài ra còn có thể do yếu tố tâm lý: không được vui vẻ,
không có người quan tâm chia sẻ hàng ngày, cô đơn và dễ bị stress, từ đó dễ
bị THA.
Về kinh tế:
Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm không nghèo bị THA là 19,1%
cao hơn nhóm hộ nghèo bị THA là12,1%, kết quả này phù hợp với xu hướng
chung hiện nay. Ở những người có thu nhập cao thường có có chế độ ăn giầu
53
dinh dưỡng (nhiều đạm và mỡ). Hơn nữa ở nhóm người này thường xuyên
phải đi giao lưu, tiếp khách nên dẫn tới nhiều yếu tố nguy cơ dẫn tới bị THA.
Nghiên cứu khác của Lý Thị Phương Hoa và cộng sự (2010) cũng chỉ ra rằng
có mối liên quan giữa thu nhập cá nhân và THA (26,5%) [18], [19].
4.2. Các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp
Mối liên quan giữa ăn mặn và THA:
Người ăn mặn có nguy cơ bị THA, nguy cơ mắc THA ở nhóm có ăn
mặn (36,8%) cao hơn nhóm không ăn mặn (8,9%). Kết quả của chúng tôi phù
hợp với trước đó của Tô Văn Hải [15]. Nghiên cứu của Hồng Mùng Hai ở Cà
Mau cũng cho thấy ăn mặn có nguy cơ THA gấp 1,1 lần [13] còn nghiên cứu
của Đào Duy Khánh ở KonTum cho thấy người có thói quen ăn mặn mắc
bệnh THA cao gấp 1,65 lần người không có thói quen ăn mặn [30].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Cúc cũng chỉ ra những người cao tuổi có
thói quen ăn mặn có nguy cơ cao gấp THA 7,5 lần những người cao tuổi
không ăn mặn [6]. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Ngọc, Tạ Mạnh Cường tại
Hà Nội cũng cho thấy có mối liên quan giữa ăn mặn và THA phù hợp với
nghiên cứu của chúng tôi [34].
Trong một nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Thu Hiền, Lê Thị Hợp và
cộng sự (2009) thực hiện tại 3 thành phố Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Hồ Chí
Minh xác định khẩu phần muối ăn trong gia vị của 1518 người trưởng thành,
kết quả cho thấy khẩu phần muối ăn là một trong những nguy cơ của bệnh
THA [16].
Ăn nhiều muối dễ bị THA vì nó làm tăng tính thẩm thấu của màng tế
bào đối với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch
máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, gây cơ
mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến THA. Việc ăn nhiều muối cộng thêm
54
các yếu tố stress trong cuộc sống sẽ làm tăng hoạt động thần kinh giao cảm.
Ion natri vào nhiều trong tế bào cơ trơn gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và
tăng huyết áp.
Ăn mỡ:
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối liên quan giữa ăn mỡ và THA. Tỷ
lệ THA ở nhóm thích ăn mỡ là 33,3% trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn
nghiên cứu của Trịnh Thị Thu Hoài là 22,3% và tác giả Tô Văn Hải (2000) là
23% [15], [20]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Yến và cộng sự cho thấy sự
tuân thủ chế độ ăn của người bị THA chỉ đạt 40% với việc đánh giá 3 yếu tố,
ăn nhạt, ăn ít chất béo và hạn chế bia/rượu, ở nữ thì việc tuân thủ chế độ ăn
hơn ở nam [57]. Nghiên cứu của Hoàng Văn Ngoạn ở Thừa Thiên Huế cũng
cho thấy việc tuân thủ chế độ ăn và điều chỉnh lối sống là khó khăn [33].
Dinh dưỡng hợp lý theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia (10
lời khuyên về dinh dưỡng giai đoạn 2006-2010) cần chú ý đủ về lượng, cân
đối về chất và an toàn trong đó chú ý là không ăn mặn, tăng cường ăn cá, ăn
nhiều rau quả, ăn ít dầu thực vật và mỡ động vật. Ngoài ra trong một số tài
liệu phòng, chống THA chế độ dinh dưỡng cần hạn chế các thức ăn chế biến
theo hình thức chiên rán, hạn chế ăn những thức ăn bảo quản lâu như dưa, cà
muối.
Mối liên quan giữa THA và rượu bia:
Nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ THA ở người có uống rượu/bia là
23,3%. Kết quả này gần với kết quả nghiên cứu của một vài tác giả khác như
Trịnh Thị Thu Hoài (2012) tại 8 xã/phường tỉnh Yên Bái là 19,2%, Tô Văn
Hải (2000) là 20,3%, Đinh Văn Thành là 29,7% [15], [43]. Nghiên cứu của
Đặng Oanh, Đặng Tiến Đạt trên 600 người trưởng thành tại 3 xã và 3 phường
ở tỉnh Đắk Lắk (2009) cho thấy những người có thói quen uống rượu/bia có tỷ
55
lệ mắc THA cao hơn nhóm người không uống rượu/bia, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,05), phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi [36].
Nghiên cứu của Nguyễn Thu Hiền (2006) tìm hiểu thực trạng bệnh
THA tại xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên chỉ ra rằng người có
uống rượu bị THA cao hơn người không uống rượu sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p<0,05 [16]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Cúc (2012) thực trạng
và một số yếu tố liên quan đến người cao tuổi tại xã Trung Thành, huyện Phổ
Yên tỉnh Thái Nguyên cũng cho kết quả tương tự [6].
Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Ngọc, Tạ Mạnh Cường tại Hà Nội cho
thấy tỷ lệ THA ở những người uống rượu bia là 50%, những người không
uống rượu bia là 36,5% [34]. Theo khuyến cáo hội tim mạch học Việt Nam
nếu uống chất có cồn điều độ (nam <21 đơn vị/tuần, nữ <14 đơn vị/tuần thì
HA có thể hạ 2-4 mmHg, nhưng nếu vượt quá sẽ gây tác dụng ngược lại, việc
sử dụng rượu thường xuyên là 40,7% bị THA cao hơn so với số người không
uống rượu bia 12,3%, điều này cho thấy không nên quá lạm dụng rượu/bia,
khuyến cáo nên uống vừa phải có mức độ sẽ tốt cho sức khỏe còn uống
rượu/bia quá mức còn gây bệnh xơ gan và các tổn thương thần kinh nặng nền
từ đó gián tiếp gây THA [23].
Tỷ lệ THA cao ở những người thường xuyên uống rượu/bia làm cho
tim đập nhanh, mạch máu co lại, huyết áp tăng và làm cho muối canxi
cholesterol đọng lại ở thành mạch, tạo ra xơ cứng động mạch. Nếu uống rượu
lâu ngày làm xơ cứng động mạch nhanh hơn và huyết áp cao.
Sử dụng rượu bia hợp lý làm tăng sự hưng phấn, tăng chất lượng cuộc
sống. Tuy nhiên lạm dụng rượu bia là một trong nhưng yếu tố nguy cơ hàng
đầu đối với sức khỏe. Do đó, trong các nghiên cứu về thói quen sử dụng rượu
bia cần phải làm rõ khái niệm này, trên cơ sở đó xác định đối tượng lạm dụng
rượu, bia và đề ra những phương thức can thiệp hợp lý, hiệu quả.
56
THA và hút thuốc:
Nghiên cứu của tôi cho thấy tỷ lệ THA ở nhóm người hút thuốc lá cao
hơn so với nhóm không hút thuốc lá. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu
Hoài tại 8 xã/phường của tỉnh Yên Bái, Nguyễn Thị Hiền thì cũng cho kết quả
tương tự ở những người hút thuốc là tỷ lệ THA cao hơn so với người không
hút thuốc lá [20].
Nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt, Phạm Gia Khải ở đồng bằng Thái
Bình, tỷ lệ THA ở nhóm hút thuốc lá cao gấp 1,43 lần so với không hút thuốc
[29], [53].
Hút nhiều có thể gây THA kịch phát nguy hiểm, HA ở sẽ tăng thường
xuyên ở những người hút thuốc lá nhiều, đặc biệt là những người hút trên 20
điều/ngày. Nghiên cứu của chúng tôi thống kê được người THA hút thuốc lá
thường xuyên là 25,4%. Nghiên cứu của Trịnh Thị Thu Hoài là 30,8%, Đinh
Văn Thành (2009) là 21,1%, Tô Văn Hải (2000) là 13,5% [20], [15], [43].
Trong nghiên cứu của Đặng Oanh tỷ lệ này là 45,4% cao hơn nhóm không hút
thuốc là 21,2%. Số lượng điếu thuốc hút càng tăng và hút hàng ngày cũng làm
gia tăng nguy cơ bị THA, trong nghiên cứu của Đặng Oanh nhóm hút mỗi
ngày trên 10 điếu, 6-10 điếu và dưới 5 điếu lần lượt là 63%, 41,9%, 31,0%
[36]. Nghiên cứu của Cao Mỹ Phượng và cộng sự cho kết quả 21,3% người
hút thuốc lá có tăng huyết áp, tỷ lệ hút thuốc lá trong dân số là 20,5%. Tỷ lệ ở
người tăng huyết áp có hút thuốc lá là 56% hút từ 1-9 điếu/ngày, 32,5% từ
10-19 điếu/ngày, và 11,5% hút trên 20 điếu/ ngày [39].
WHO đã xếp thuốc lá đứng hàng thứ 2 trong 10 nguy cơ gây ảnh hưởng
đến người dân ở các nước đang phát triển. Theo báo cáo của WHO (2004),
12% tử vong của người từ 30 tuổi trở lên trên phạm vi toàn cầu được quy là
có liên quan đến thuốc lá. Điều tra toàn cầu về hút thuốc lá tại Việt Nam
57
(2010) có 23,8% người trưởng thành hiện đang hút thuốc (47,4% nam giới và
2,3% nữ giới) [54].
Hoạt động thể lực:
Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng hoạt động thể lực có liên quan
THA, Tỷ lệ THA ở nhóm người có tập thể dục là 11,6% thấp hơn so với
nhóm người không tập thể dục bị THA là 19,4% Nghiên cứu của Nguyễn
Thanh Ngọc, Tạ Mạnh Cường cũng cho nhân định tương tự những người có
thói quen tập thể dục có tỷ lệ mắc THA là 35,2% thấp hơn so với những
người không có thói quen thể dục thì tỷ lệ này là 43,7% [34].
Nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Hồng Trang cho thấy
mức độ hoạt động thể lực là rất thấp 40% ở bệnh nhân THA, nữ giới hoạt
động tích cực hơn nam giới. Nghiên cứu của Ninh Văn Đông cũng cho thấy
68% người bị THA có tập thể dục nhưng chưa quan tâm đến thời gian tập
cũng như cường độ tập. Phần lớn thời gian hoạt động thể lực có được chủ yếu
là từ việc làm và hoạt động đi lại. Riêng đối với thời gian giải trí, hoạt động
thể lực hầu như bằng không, các công việc ở nhà thường mang tính nhỏ nhặt,
ít khi tạo thành những hoạt động tích cực mà thường chỉ tương đương với
hoạt động vừa phải vì thế đối với người cao tuổi bị THA thì thường con cháu
không khuyến khích làm việc nặng nhọc [26].
Theo WHO, hoạt động thể lực thường xuyên có tác dụng cải thiện chức
năng nội mô, kích thích quá trình oxy hóa lipid, kích thích hoạt động của các
Enzyme, tăng tính nhạy cảm của gan, cơ xương và mô mỡ đối với hoạt động
của Insulin…trên cơ sở đó, hoạt động thể lực có vai trò nâng cao sức khỏe
con người, đặc biệt là trong việc phòng, chống các bệnh mạn tính như các
bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, thừa cân béo phì, rối loạn lipid
máu. Ít hoạt động thể lực được WHO xác định là một trong bốn nguy cơ có
thể thay đổi được đối với việc phòng và kiểm soát các bệnh mạn tính [54].
58
Mối liên quan giữa THA và stress:
Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tỷ lệ THA ở nhóm có stress là
32,8% tương đồng với nghiên cứu của Đinh Văn Thành nhưng cao hơn
nghiên cứu của Lý Thị Phương Hoa và cộng sự 26,5%. Mối tương quan thuận
giữa stress và THA [18], [43]. Nghiên cứu của Trần Kim Trang cũng cho thấy
stress là một trong những tác nhân có hại cho huyết áp, đặc biệt là đối với
những người bị THA. Tình trạng hôn nhân có ảnh hưởng đến stress [44], [45].
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng căng thẳng tâm lý (stress) được cho
là một trong những yếu tố gây xơ vữa động mạch quan trọng, những người có
hiểu biết về stress, có sức khỏe và tâm lý vững vàng sẽ dễ dàng vượt qua được
những tác động của stress và vui tươi trong cuộc sống, còn không ngược lại sẽ
bị ảnh hưởng gây nên bởi những cú sốc trong cuộc đời. Trong khuyến cáo nếu
bệnh nhân bị THA nên quan tâm nhiều hơn đến chế độ ăn và nghỉ ngơi, ăn
điều độ đảm bảo dinh dưỡng, thành phần bữa ăn nên nhiều rau quả tươi, và
nhất là uống nhiều nước (8 cốc/ngày). Ngoài ra còn phải thường xuyên vận
động thể lực điều độ làm giảm căng thẳng và giúp ngủ ngon, tập hít thở sâu
và đều dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
Mối liên quan giữa THA và BMI:
Thông qua chỉ số BMI chúng tôi nhận thấy rằng có mối liên quan tỷ lệ
thuận với THA, ở những người thừa cân, béo phì có tỷ lệ THA cao hơn hẳn so
với người có BMI bình thường. Trong tổng số đối tượng nghiên cứu 1200 đối
tượng, trong tổng số đối tượng có BMI bình thường thì đối tượng bị THA chỉ
là 7,5%, còn trong số đối tượng có BMI thừa cân là 44,3%, béo phì là 16,7%,
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Kết quả của Nguyễn Thu Hiền cho thấy THA ở nhóm có BMI bình
thường là 32,6%, THA ở người thừa cân, béo phì là 58,7% [16]. Nghiên cứu
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại thành phố tuyên quang
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại thành phố tuyên quang
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại thành phố tuyên quang
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại thành phố tuyên quang
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại thành phố tuyên quang
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại thành phố tuyên quang
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại thành phố tuyên quang
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại thành phố tuyên quang
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại thành phố tuyên quang
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại thành phố tuyên quang
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại thành phố tuyên quang
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại thành phố tuyên quang
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại thành phố tuyên quang
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại thành phố tuyên quang
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại thành phố tuyên quang
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại thành phố tuyên quang
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại thành phố tuyên quang
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại thành phố tuyên quang
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại thành phố tuyên quang
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại thành phố tuyên quang

More Related Content

What's hot

Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...
Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...
Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014alexandreminho
 
ĐIỀU TRA DỊCH
ĐIỀU TRA DỊCHĐIỀU TRA DỊCH
ĐIỀU TRA DỊCHSoM
 
FILE_20211016_090025_Cap nhat COPD GOLD 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
FILE_20211016_090025_Cap nhat COPD GOLD 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfFILE_20211016_090025_Cap nhat COPD GOLD 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
FILE_20211016_090025_Cap nhat COPD GOLD 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
NGHIÊN CỨU YẾU TỐ NGUY CƠ LOÃNG XƯƠNG VÀ DỰ BÁO XÁC SUẤT GÃY XƯƠNG THEO MÔ HÌ...
NGHIÊN CỨU YẾU TỐ NGUY CƠ LOÃNG XƯƠNG VÀ DỰ BÁO XÁC SUẤT GÃY XƯƠNG THEO MÔ HÌ...NGHIÊN CỨU YẾU TỐ NGUY CƠ LOÃNG XƯƠNG VÀ DỰ BÁO XÁC SUẤT GÃY XƯƠNG THEO MÔ HÌ...
NGHIÊN CỨU YẾU TỐ NGUY CƠ LOÃNG XƯƠNG VÀ DỰ BÁO XÁC SUẤT GÃY XƯƠNG THEO MÔ HÌ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Procalcitonin trong chẩn đoán, điều trị và tiên lượng Viêm phổi
Procalcitonin trong chẩn đoán, điều trị và tiên lượng Viêm phổiProcalcitonin trong chẩn đoán, điều trị và tiên lượng Viêm phổi
Procalcitonin trong chẩn đoán, điều trị và tiên lượng Viêm phổiSỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 
Nghiên cứu kiến thức và thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh của các b...
Nghiên cứu kiến thức và thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh của các b...Nghiên cứu kiến thức và thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh của các b...
Nghiên cứu kiến thức và thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh của các b...Thanh Hoa
 
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt namNghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt namBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
BỆNH LAO PHỔI _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH LAO PHỔI _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊBỆNH LAO PHỔI _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH LAO PHỔI _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊSoM
 
SỔ TAY SẢN PHỤ KHOA: NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG SẢN PHỤ KHOA
SỔ TAY SẢN PHỤ KHOA: NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG SẢN PHỤ KHOASỔ TAY SẢN PHỤ KHOA: NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG SẢN PHỤ KHOA
SỔ TAY SẢN PHỤ KHOA: NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG SẢN PHỤ KHOASoM
 
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐQuản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐTS DUOC
 
Bệnh bụi phổi silic
Bệnh bụi phổi silicBệnh bụi phổi silic
Bệnh bụi phổi siliciitchw
 

What's hot (20)

Hiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại y tế cơ sở tỉnh Bắc Giang
Hiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại y tế cơ sở tỉnh Bắc GiangHiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại y tế cơ sở tỉnh Bắc Giang
Hiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại y tế cơ sở tỉnh Bắc Giang
 
Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...
Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...
Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...
 
Đề tài: Kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp
Đề tài: Kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ em nhiễm khuẩn hô hấpĐề tài: Kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp
Đề tài: Kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp
 
Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!
 
Luan van nhu cau dao tao bac si lien tuc nam 2022
Luan van nhu cau dao tao bac si lien tuc nam 2022Luan van nhu cau dao tao bac si lien tuc nam 2022
Luan van nhu cau dao tao bac si lien tuc nam 2022
 
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014
 
ĐIỀU TRA DỊCH
ĐIỀU TRA DỊCHĐIỀU TRA DỊCH
ĐIỀU TRA DỊCH
 
FILE_20211016_090025_Cap nhat COPD GOLD 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
FILE_20211016_090025_Cap nhat COPD GOLD 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfFILE_20211016_090025_Cap nhat COPD GOLD 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
FILE_20211016_090025_Cap nhat COPD GOLD 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
NGHIÊN CỨU YẾU TỐ NGUY CƠ LOÃNG XƯƠNG VÀ DỰ BÁO XÁC SUẤT GÃY XƯƠNG THEO MÔ HÌ...
NGHIÊN CỨU YẾU TỐ NGUY CƠ LOÃNG XƯƠNG VÀ DỰ BÁO XÁC SUẤT GÃY XƯƠNG THEO MÔ HÌ...NGHIÊN CỨU YẾU TỐ NGUY CƠ LOÃNG XƯƠNG VÀ DỰ BÁO XÁC SUẤT GÃY XƯƠNG THEO MÔ HÌ...
NGHIÊN CỨU YẾU TỐ NGUY CƠ LOÃNG XƯƠNG VÀ DỰ BÁO XÁC SUẤT GÃY XƯƠNG THEO MÔ HÌ...
 
Procalcitonin trong chẩn đoán, điều trị và tiên lượng Viêm phổi
Procalcitonin trong chẩn đoán, điều trị và tiên lượng Viêm phổiProcalcitonin trong chẩn đoán, điều trị và tiên lượng Viêm phổi
Procalcitonin trong chẩn đoán, điều trị và tiên lượng Viêm phổi
 
Nghiên cứu kiến thức và thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh của các b...
Nghiên cứu kiến thức và thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh của các b...Nghiên cứu kiến thức và thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh của các b...
Nghiên cứu kiến thức và thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh của các b...
 
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt namNghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
 
Đề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đ
Đề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đĐề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đ
Đề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đ
 
BỆNH LAO PHỔI _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH LAO PHỔI _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊBỆNH LAO PHỔI _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH LAO PHỔI _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
 
SỔ TAY SẢN PHỤ KHOA: NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG SẢN PHỤ KHOA
SỔ TAY SẢN PHỤ KHOA: NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG SẢN PHỤ KHOASỔ TAY SẢN PHỤ KHOA: NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG SẢN PHỤ KHOA
SỔ TAY SẢN PHỤ KHOA: NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG SẢN PHỤ KHOA
 
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐQuản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
 
Bệnh thận ĐTĐ
Bệnh thận ĐTĐBệnh thận ĐTĐ
Bệnh thận ĐTĐ
 
Bệnh bụi phổi silic
Bệnh bụi phổi silicBệnh bụi phổi silic
Bệnh bụi phổi silic
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
 
Luận án: Nghiên cứu xơ hóa gan ở bệnh nhân bệnh gan mạn, HAY
Luận án: Nghiên cứu xơ hóa gan ở bệnh nhân bệnh gan mạn, HAYLuận án: Nghiên cứu xơ hóa gan ở bệnh nhân bệnh gan mạn, HAY
Luận án: Nghiên cứu xơ hóa gan ở bệnh nhân bệnh gan mạn, HAY
 

Similar to Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại thành phố tuyên quang

đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...
Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...
Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghien cuu cac yeu to nguy co tim mach o nguoi 25 tuoi tai hai quan huyen ha noi
Nghien cuu cac yeu to nguy co tim mach o nguoi 25 tuoi tai hai quan huyen ha noiNghien cuu cac yeu to nguy co tim mach o nguoi 25 tuoi tai hai quan huyen ha noi
Nghien cuu cac yeu to nguy co tim mach o nguoi 25 tuoi tai hai quan huyen ha noiLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.ssuser499fca
 
PHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAI
PHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAIPHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAI
PHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAIGia Khải Phạm
 
Thực trạng mang gen beta thalassemia và kiến thức thái độ thực hành dự phòng ...
Thực trạng mang gen beta thalassemia và kiến thức thái độ thực hành dự phòng ...Thực trạng mang gen beta thalassemia và kiến thức thái độ thực hành dự phòng ...
Thực trạng mang gen beta thalassemia và kiến thức thái độ thực hành dự phòng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu hình thái, chức năng động mạch cảnh bằng siêu âm doppler ở bệnh nh...
Nghiên cứu hình thái, chức năng động mạch cảnh bằng siêu âm doppler ở bệnh nh...Nghiên cứu hình thái, chức năng động mạch cảnh bằng siêu âm doppler ở bệnh nh...
Nghiên cứu hình thái, chức năng động mạch cảnh bằng siêu âm doppler ở bệnh nh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...Man_Ebook
 
Khao sat bien chung than o benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru
Khao sat bien chung than o benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai truKhao sat bien chung than o benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru
Khao sat bien chung than o benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai truLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Dự báo nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm theo thang điểm framingham ở ...
Dự báo nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm theo thang điểm framingham ở ...Dự báo nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm theo thang điểm framingham ở ...
Dự báo nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm theo thang điểm framingham ở ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở TRẺ EM THỪA CÂN, BÉO PHÌ TỪ 10 ĐẾN 15 TUỔI
HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở TRẺ EM THỪA CÂN, BÉO PHÌ TỪ 10 ĐẾN 15 TUỔIHỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở TRẺ EM THỪA CÂN, BÉO PHÌ TỪ 10 ĐẾN 15 TUỔI
HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở TRẺ EM THỪA CÂN, BÉO PHÌ TỪ 10 ĐẾN 15 TUỔILuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu nãođặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu nãoTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiệu quả điều trị rối loạn chuyển hoá lipid máu ở bệnh nhân đái tháo...
đáNh giá hiệu quả điều trị rối loạn chuyển hoá lipid máu ở bệnh nhân đái tháo...đáNh giá hiệu quả điều trị rối loạn chuyển hoá lipid máu ở bệnh nhân đái tháo...
đáNh giá hiệu quả điều trị rối loạn chuyển hoá lipid máu ở bệnh nhân đái tháo...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thuc trang tun thu dieu tri v mot so yeu to lin quan o nguoi benh di tho duon...
Thuc trang tun thu dieu tri v mot so yeu to lin quan o nguoi benh di tho duon...Thuc trang tun thu dieu tri v mot so yeu to lin quan o nguoi benh di tho duon...
Thuc trang tun thu dieu tri v mot so yeu to lin quan o nguoi benh di tho duon...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghien cuu dac diem tang huyet ap tam thu don doc o nguoi cao tuoi
Nghien cuu dac diem tang huyet ap tam thu don doc o nguoi cao tuoiNghien cuu dac diem tang huyet ap tam thu don doc o nguoi cao tuoi
Nghien cuu dac diem tang huyet ap tam thu don doc o nguoi cao tuoiLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thuc trang ve phuong phap nghien cuu va cac thieu hut ve bang chung cua cac n...
Thuc trang ve phuong phap nghien cuu va cac thieu hut ve bang chung cua cac n...Thuc trang ve phuong phap nghien cuu va cac thieu hut ve bang chung cua cac n...
Thuc trang ve phuong phap nghien cuu va cac thieu hut ve bang chung cua cac n...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thực tập cộng đồng 2015
Thực tập cộng đồng 2015Thực tập cộng đồng 2015
Thực tập cộng đồng 2015nhuy0905
 
Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...
Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...
Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...NuioKila
 

Similar to Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại thành phố tuyên quang (20)

đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...
 
Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...
Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...
Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...
 
Nghien cuu cac yeu to nguy co tim mach o nguoi 25 tuoi tai hai quan huyen ha noi
Nghien cuu cac yeu to nguy co tim mach o nguoi 25 tuoi tai hai quan huyen ha noiNghien cuu cac yeu to nguy co tim mach o nguoi 25 tuoi tai hai quan huyen ha noi
Nghien cuu cac yeu to nguy co tim mach o nguoi 25 tuoi tai hai quan huyen ha noi
 
Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.
 
PHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAI
PHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAIPHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAI
PHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAI
 
Thực trạng mang gen beta thalassemia và kiến thức thái độ thực hành dự phòng ...
Thực trạng mang gen beta thalassemia và kiến thức thái độ thực hành dự phòng ...Thực trạng mang gen beta thalassemia và kiến thức thái độ thực hành dự phòng ...
Thực trạng mang gen beta thalassemia và kiến thức thái độ thực hành dự phòng ...
 
Nghiên cứu hình thái, chức năng động mạch cảnh bằng siêu âm doppler ở bệnh nh...
Nghiên cứu hình thái, chức năng động mạch cảnh bằng siêu âm doppler ở bệnh nh...Nghiên cứu hình thái, chức năng động mạch cảnh bằng siêu âm doppler ở bệnh nh...
Nghiên cứu hình thái, chức năng động mạch cảnh bằng siêu âm doppler ở bệnh nh...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
 
Khao sat bien chung than o benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru
Khao sat bien chung than o benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai truKhao sat bien chung than o benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru
Khao sat bien chung than o benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru
 
Dự báo nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm theo thang điểm framingham ở ...
Dự báo nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm theo thang điểm framingham ở ...Dự báo nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm theo thang điểm framingham ở ...
Dự báo nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm theo thang điểm framingham ở ...
 
HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở TRẺ EM THỪA CÂN, BÉO PHÌ TỪ 10 ĐẾN 15 TUỔI
HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở TRẺ EM THỪA CÂN, BÉO PHÌ TỪ 10 ĐẾN 15 TUỔIHỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở TRẺ EM THỪA CÂN, BÉO PHÌ TỪ 10 ĐẾN 15 TUỔI
HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở TRẺ EM THỪA CÂN, BÉO PHÌ TỪ 10 ĐẾN 15 TUỔI
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu nãođặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
 
đáNh giá hiệu quả điều trị rối loạn chuyển hoá lipid máu ở bệnh nhân đái tháo...
đáNh giá hiệu quả điều trị rối loạn chuyển hoá lipid máu ở bệnh nhân đái tháo...đáNh giá hiệu quả điều trị rối loạn chuyển hoá lipid máu ở bệnh nhân đái tháo...
đáNh giá hiệu quả điều trị rối loạn chuyển hoá lipid máu ở bệnh nhân đái tháo...
 
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...
 
Thuc trang tun thu dieu tri v mot so yeu to lin quan o nguoi benh di tho duon...
Thuc trang tun thu dieu tri v mot so yeu to lin quan o nguoi benh di tho duon...Thuc trang tun thu dieu tri v mot so yeu to lin quan o nguoi benh di tho duon...
Thuc trang tun thu dieu tri v mot so yeu to lin quan o nguoi benh di tho duon...
 
Nghien cuu dac diem tang huyet ap tam thu don doc o nguoi cao tuoi
Nghien cuu dac diem tang huyet ap tam thu don doc o nguoi cao tuoiNghien cuu dac diem tang huyet ap tam thu don doc o nguoi cao tuoi
Nghien cuu dac diem tang huyet ap tam thu don doc o nguoi cao tuoi
 
Thuc trang ve phuong phap nghien cuu va cac thieu hut ve bang chung cua cac n...
Thuc trang ve phuong phap nghien cuu va cac thieu hut ve bang chung cua cac n...Thuc trang ve phuong phap nghien cuu va cac thieu hut ve bang chung cua cac n...
Thuc trang ve phuong phap nghien cuu va cac thieu hut ve bang chung cua cac n...
 
Thực tập cộng đồng 2015
Thực tập cộng đồng 2015Thực tập cộng đồng 2015
Thực tập cộng đồng 2015
 
Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...
Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...
Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...
 
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại thành phố tuyên quang

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC MAI ĐÌNH TÂM THỰC TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƢỜI TRƢỞNG THÀNH TẠI THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG Chuyên ngành: Y học dự phòng Mã số: 60 72 01 63 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ TỐ UYÊN THÁI NGUYÊN – NĂM 2016
  • 2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận văn Mai Đình Tâm
  • 3. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt luận văn này, cũng như toàn khóa học, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ. Nguyễn Thị Tố Uyên, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện Luận văn. Cô đã truyền đạt cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu và các kỹ năng cần thiết phục vụ quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp của Tôi đang công tác tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Y tế thành phố, cán bộ Y tế đang làm việc tại Trạm Y tế phường Hưng Thành, Trạm Y tế phường Nông Tiến, Trạm Y tế xã An Tường, Trạm Y tế xã Tràng Đà và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc tất cả mọi người sức khỏe, thành công trong cuộc sống./. Thái Nguyên, ngày 10 tháng 8 năm 2016
  • 4. iii MỤC LỤC Lời cam đoan................................................................................................................ i Lời cảm ơn................................................................................................................... ii Mục lục.......................................................................................................................iii Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................. v Danh mục bảng, biểu.................................................................................................. vi NỘI DUNG ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………….. 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN…………………………………………………..…. 3 1. 1.1. Định nghĩa, phân loại và chẩn đoán THA………………………………..... 3 2. 1.2. Tình hình bệnh THA trên thế giới và tại Việt Nam……………………..….. 8 1.3. Các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ……………………………………. 14 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………... 21 1. 2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………… 21 2. 2.2. Địa điểm nghiên cứu………………………………...……………………… 21 3. 2.3. Thời gian nghiên cứu………………………………………………...…….. 21 4. 2.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………… 21 5. 2.5. Các chỉ số đánh giá…………………………………………………………. 23 6. 2.6. Kỹ thuật thu thập và sử lý thông tin………………………………………… 24 7. 2.7. Phương pháp phân tích và sử lý thông tin………………………………… 29 8. 2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu………………………………………… 30 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………. 31 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ………………………………… 31
  • 5. iv 3.2. Thực trạng THA tại Thành phố Tuyên Quang …………………………….. 33 3.3. Các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp …………………………………… 37 Chƣơng 4. BÀN LUẬN……………………………………….……………….. 47 KẾT LUẬN ……………………………………………………………………. 61 KHUYẾN NGHỊ ……………………………………………………………… 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………. 63 PHỤ LỤC ……………………………………………………………………… 71
  • 6. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CC,VC Công chức, viên chức BYT Bộ Y tế BMI Body Mass Index - Chỉ số khối cơ thể BVĐK Bệnh viện đa khoa ĐTĐ Đái tháo đường HA Huyết áp HATT Huyết áp tâm thu HATTr Huyết áp tâm trương KAP Knowledge, Attitude and Practice - Kiến thức, thái độ và thực hành KTHA Không tăng huyết áp NHANES National Health and Nutrition Examination Survey - Trung tâm quốc gia đánh giá sức khỏe Hoa Kỳ ISH International Society of Hypertension – Hiệp hội tăng huyết áp quốc tế JNC Joint National Committee - Uỷ ban phòng chống THA Hoa Kỳ SL Số lượng THA Tăng huyết áp THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TTYTDP Trung tâm Y tế dự phòng TYT Trạm Y tế WHO World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới WHR Waist/Hip Ratio - Tỷ lệ vòng eo/mông
  • 7. vi DANH MỤC BẢNG Bảng Nội dung Trang Bảng 1.1 Xác định huyết áp tiêu chuẩn theo Bộ Y tế 3 Bảng 1.2 Phương pháp đo huyết áp 4 Bảng 1.3 Xử trí sau khi đo huyết áp lần đầu 5 Bảng 1.4 Bảng can thiệp thay đổi lối sống làm giảm huyết áp 6 Bảng 1.5 Tỷ lệ hiện mắc THA ở độ tuổi 35-64 xếp theo quốc gia 9 Bảng 1.6 Tăng huyết áp được điều trị và kiểm soát ở Châu Âu 10 Bảng 2.1 Tỷ số vòng eo/vòng mông và sức khỏe 28 Bảng 2.2 Phân loại thừa cân và béo phì theo WHO 28 Bảng 3.1 Đặc điểm trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu 31 Bảng 3.2 Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 32 Bảng 3.3 Đặc điểm tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu 32 Bảng 3.4 Đặc điểm về kinh tế của đối tượng nghiên cứu 33 Bảng 3.5 Phân bố độ tăng huyết áp theo nhóm tuổi 34 Bảng 3.6 Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo giới tính 35 Bảng 3.7 Phân bố độ tăng huyết áp theo giới tính 35 Bảng 3.8 Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo khu vực sinh sống 35 Bảng 3.9 Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo trình độ học vấn 36 Bảng 3.10 Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo nghề nghiệp 36 Bảng 3.11 Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo tình trạng BMI 37 Bảng 3.12 Mối liên quan giữa giới và tăng huyết áp 37 Bảng 3.13 Mối liên quan giữa tiền sử gia đình và tăng huyết áp 38 Bảng 3.14 Mối liên quan giữa thu nhập và tăng huyết áp 38 Bảng 3.15 Mối liên quan giữa nhóm tuổi và độ tăng huyết áp 39 Bảng 3.16 Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân và tăng huyết áp 39
  • 8. vii Bảng 3.17 Mối liên quan giữa chế độ ăn mặn và tăng huyết áp 40 Bảng 3.18 Mối liên quan giữa chế độ thích ăn mỡ và tăng huyết áp 40 Bảng 3.19 Mối liên quan giữa tình trạng hút thuốc lá và THA 41 Bảng 3.20 Mối liên quan giữa tập thể dục và tăng huyết áp 41 Bảng 3.21 Mối liên quan giữa tần suất tập thể dục và THA 42 Bảng 3.22 Mối liên quan giữa uống rượu/bia và THA 42 Bảng 3.23 Mối liên quan giữa tần suất sử dụng rượu bia và THA 43 Bảng 3.24 Mối liên quan giữa stress (lo âu, căng thẳng) và THA 43 Bảng 3.25 Mối liên quan giữa tần suất stress và THA 44 Bảng 3.26 Mối liên quan giữa thừa cân/béo phì và THA 44 Bảng 3.27 Mối liên quan giữa béo bụng và THA ở nam và nữ 45 Bảng 3.28 Mối liên quan giữa tỷ số vòng eo/mông và THA ở nam/nữ 46
  • 9. viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biều đồ Nội dung Trang Biều đồ 3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo giới tính 31 Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ tăng huyết áp tại 4 xã/phường nghiên cứu 33 Biều đồ 3.3 Tỷ lệ tăng huyết áp phân theo nhóm tuổi 34
  • 10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp (THA) là một bệnh lý tim mạch thường gặp trong cộng đồng. Tăng huyết áp có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, xuất huyết não, suy tim, phình tách thành động mạch chủ, suy thận, mù lòa. Tăng huyết áp là căn bệnh diễn tiến âm thầm, ít có dấu hiệu cảnh báo. Những dấu hiệu của THA thường không đặc hiệu và người bệnh thường không thấy có gì khác biệt với người bình thường, do đó THA được coi là “kẻ giết người thầm lặng” [2]. Tăng huyết áp là gánh nặng bệnh tật hàng đầu ở các nước đã phát triển và cả các nước đang phát triển, là nguyên nhân tử vong của 6% người trưởng thành trên toàn thế giới [2]. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), THA là một trong sáu yếu tố nguy cơ chính ảnh hưởng tới phân bố gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Hàng năm trên thế giới có khoảng 7,1 triệu người tử vong do THA và ước tính có khoảng 1,56 tỷ người mắc huyết áp vào năm 2025 [54]. Sự phát triển về kinh tế - xã hội, dân số, và thay đổi về lối sống, chế độ dinh dưỡng người dân Việt Nam trong những năm gần đây làm cho mô hình bệnh tật có những thay đổi rõ rệt. Các bệnh không lây truyền, đặc biệt là bệnh liên quan đến THA đang có chiều hướng tăng nhanh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng THA liên quan đến tuổi, giới, chế độ ăn, tình trạng béo phì và các yếu tố kinh tế-xã hội khác tác động. Trong những năm 1960 tỷ lệ tăng huyết áp khoảng 1% ở miền Bắc, điều tra tăng huyết áp toàn quốc do Trần Đỗ Trinh và các cộng sự, năm 1992 là 11,2%, năm 2002 là 16,3%, năm 2005 là 18,3%, đến năm 2008 theo khảo sát của Viện tim mạch quốc gia tại 8 tỉnh/thành phố ở độ tuổi ≥ 25 tỉ lệ này là 25,1% [53], [54]. Bệnh THA ngày càng phổ biến nhưng số người chẩn đoán sớm còn thấp, số bệnh nhân được điều trị còn ít so với số được phát hiện. Dự báo đến năm 2025, có khoảng 10 triệu người Việt Nam bị THA, khoảng 34.000 trường hợp tai biến mạch máu não, khoảng
  • 11. 2 9.150 trường hợp bị nhồi máu cơ tim do THA gây ra. Ước tính chi phí cho bệnh này là 3.120 tỉ đồng, đây là gánh nặng cho gia đình và xã hội [2], [55]. Tỉnh Tuyên Quang đã và đang thực hiện chương trình phòng chống bệnh THA của Bộ Y tế từ năm 2011. Tuy nhiên, ở một số nơi hệ thống quản lý và dự phòng THA vẫn còn có nhiều khó khăn, thách thức do nhiều lý do khác nhau. Các hoạt động y tế hiện mới chỉ tập trung vào công tác điều trị tại các bệnh viện. Chưa có mô hình dự phòng, ghi nhận và quản lý THA tại cộng đồng. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Tuyên Quang cũng chưa có nghiên cứu nào về bệnh THA tại cộng đồng. Câu hỏi đặt ra là: Tỷ lệ THA tại thành phố Tuyên Quang thực tế là bao nhiêu? phân bố như thế nào? Các yếu tố nào liên quan đến những người THA từ 25 tuổi trở lên? Do vậy, để xác định được thực trạng bệnh tăng huyết áp và các yếu tố liên quan chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở ngƣời trƣởng thành tại thành phố Tuyên Quang”, với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng tăng huyết áp ở người trưởng thành từ 25 tuổi trở lên tại thành phố Tuyên Quang, năm 2015. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người trưởng thành tại thành phố Tuyên Quang.
  • 12. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Định nghĩa, phân loại và chẩn đoán tăng huyết áp 1.1.1. Định nghĩa Theo tổ chức Y tế thế giới và hội tăng huyết áp quốc tế đã thống nhất gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg [3], [55]. 1.1.2. Phân loại Tại Việt Nam, theo hướng dẫn của Bộ Y tế (Quyết định số 3192/QĐ- BYT ngày 31/08/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế) con số huyết áp thu được sau khi thực hiện đo huyết áp đúng cách, sẽ xác định huyết áp của người đó bằng bảng sau [2], [54]: Bảng 1.1. Xác định huyết áp tiêu chuẩn theo Bộ Y tế Phân độ THA Huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm trƣơng (mmHg) Huyết áp tối ưu < 120 Và < 80 Huyết áp bình thường 120-129 Và/hoặc 80-84 Tiền tăng huyết áp 130-139 Và/hoặc 85-89 Tăng huyết áp độ 1 140-159 Và/hoặc 90-99 Tăng huyết áp độ 2 160-179 Và/hoặc 100-109 Tăng huyết áp độ 3 ≥ 180 Và/hoặc ≥ 110 Tăng huyết áp tâm thu đơn độc ≥ 140 Và < 90
  • 13. 4 * Xác định mức huyết áp có ý nghĩa Những người có mức huyết áp tối ưu hoặc mức huyết áp bình thường thì nguy cơ bị bệnh tim mạch thấp. Những người có huyết áp ở mức tiền tăng huyết áp: Sau 1 năm có 20% những người tiền tăng huyết áp chuyển thành tăng huyết áp thực sự. Vì vậy, những người tiền THA phải định kỳ kiểm tra huyết áp ít nhất 1 năm/lần [55]. 1.1.3. Chẩn đoán tăng huyết áp Chẩn đoán xác định THA dựa vào trị số huyết áp đo được đúng quy trình. Ngưỡng chẩn đoán THA thay đổi tùy theo từng phương pháp đo [55]. Bảng 1.2. Phƣơng pháp đo huyết áp Phƣơng pháp đo Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trƣơng 1. Đo tại phòng khám hoặc bệnh viện: đo 2-3 lần, mỗi lần đo ít nhất 2 lượt ≥ 140 mmHg ≥ 90 mmHg 2. Đo bằng máy đo huyết áp Holter 24 giờ (trung bình cả ngày) ≥ 130 mmHg ≥ 80 mmHg 3. Đo tại nhà: tự do nhiều lần ≥ 135 mmHg ≥ 85 mmHg 1.1.3.1. Cách thức đo huyết áp: Sử dụng HA kế thủy ngân, và đo theo các nguyên tắc sau [55]: Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5-10 phút trước khi đo HA. Không dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc, rượu bia) trước đó 2 giờ.
  • 14. 5 Tư thế đo chuẩn: người được đo HA ngồi ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu ngang mức với tim. Ngoài ra, có thể đo ở các tư thế nằm, đứng. Đối với người cao tuổi hoặc có bệnh ĐTĐ, đo thêm HA tư thế đứng nhằm xác định có hạ HA tư thế hay không. Không nói chuyện khi đang đo HA. Lần đo đầu tiên, cần đo HA ở cả hai cánh tay, tay nào có con số HA cao hơn sẽ dùng để theo dõi HA về sau. Đo HA ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1-2 phút. Nếu số đo HA giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10 mmHg, cần đo lại một vài lần sau khi đã nghỉ trên 5 phút. Giá trị HA ghi nhận là trung bình của hai lần đo cuối cùng. Ghi lại số đo theo đơn vị mmHg dưới dạng HA tâm thu/HA tâm trương (ví dụ 126/82 mmHg), không làm tròn số quá hàng đơn vị và thông báo kết quả cho người được đo. Bảng 1.3. Xử trí sau khi đo huyết áp lần đầu Huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm trƣơng (mmHg) Thái độ xử trí < 130 < 85 Kiểm tra lại trong vòng 2 năm 130-139 85-89 Kiểm tra lại trong vòng 1 năm 140-159 90-99 Khẳng định lại chẩn đoán trong vòng 2 tháng 160-179 100-109 Điều trị và đánh giá lại trong vòng 1 tháng ≥ 180 ≥ 110 Lập tức điều trị và đánh giá ngay 1.1.4. Dự phòng tăng huyết áp Áp dụng thay đổi lối sống cho mọi bệnh nhân THA hoặc người có HA bình thường cao hoặc tiền sử gia đình THA rõ. Tác dụng của phương thức này
  • 15. 6 tương đương với uống một loại thuốc và hiệu quả tăng lên khi kết hợp nhiều cách thay đổi lối sống. Tuy nhiên để đạt được và duy trì được sự thay đổi lối sống là khó khăn, để khắc phục điều này cần nguồn chi phí rất lớn [53], [54]. Bảng 1.4. Bảng can thiệp thay đổi lối sống làm giảm huyết áp Cách thức Khuyến nghị Khoảng HA hạ Giảm cân nặng Duy trì chỉ khối cân nặng lý tưởng (20-25kg/m2 ) 5-10 mmHg khi giảm mỗi 10kg Chế độ ăn DASH Ăn nhiều trái cây, rau, ít mỡ (giảm chất béo toàn phần và các loại hòa tan) 8-14mmHg Hạn chế muối ăn Giảm muối ăn < 100 mmol/ngày (2,4g Na hoặc 6g muối) 2-8 mmHg Vận động thân thể Khuyến khích thể dục nhịp điệu mức độ vừa như đi bộ 30 phút/ngày 4-9 mmHg Uống chất có cồn điều độ Nam < 21 đơn vị/tuần Nữ < 14 đơn vị/tuần 2-4 mmHg 1.1.5. Biến chứng của bệnh tăng huyết áp Bệnh THA tiến triển lâu ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến nhiều cơ quan trong cơ thể được gọi là những cơ quan đích và gây nhiều biến chứng nặng nề. 1.1.5.1. Tai biến mạch máu não (đột quỵ) Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa đột quỵ là sự tiến triển nhanh chóng các triệu chứng lâm sàng của mất chức năng não toàn thể hoặc một phần, với các dấu hiệu kéo dài 24h hoặc hơn 24h hoặc gây tử vong không do các nguyên nhân khác. Bệnh lý này ảnh hưởng đến gần 20 triệu người trên toàn thế giới, khoảng 1/4 bệnh nhân sẽ tử vong, đột quỵ là nguyên nhân đứng hàng thứ ba
  • 16. 7 gây tử vong. Trong 15 triệu bệnh nhân đột quỵ còn sống sót, 1/3 sẽ bị tàn phế và quan trọng là khoảng 1/6 sẽ bị đột quỵ tái phát trong vòng 5 năm [2]. 1.1.5.2. Suy tim, nhồi máu cơ tim Tăng huyết áp đã được coi là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng trong bệnh thiếu máu cơ tim do xơ vữa động mạch, người ta đã thấy nguy cơ tai biến mạch vành tăng song song với mức THA, nghiên cứu của Framingham (Hoa kỳ) đã cho thấy nguy cơ đó tăng lên đến 4 lần nếu HA tâm thu từ 120 lên 180 mmHg. Nhiều nghiên cứu ở các nước trong những năm qua cũng khẳng định chỉ riêng thất trái to do bệnh THA cũng làm tỉ lệ tai biến tim mạch và tăng tỷ lệ tử vong do nguyên nhân tim mạch [53], [54]. 1.1.5.3. Phình tách thành động mạch Thành động mạch chủ gồm 3 lớp. Phình tách động mạch chủ là tình trạng cần điều trị cấp cứu. Nếu rách toàn bộ thành động mạch chủ sẽ dẫn tới chảy máu ồ ạt và bệnh nhân tử vong nhanh chóng [3]. Giáo dục bệnh nhân có vai trò quan trọng trong phòng chống phình tách thành động mạch và các biến chứng khác của THA. Thay đổi chế độ ăn và không hút thuốc lá, uống rượu bia là rất quan trọng. Bệnh nhân cần ăn giảm muối, hoạt động thể chất và tránh những căng thẳng, lo âu. Điều quan trọng nữa là bệnh nhân THA cần tuân thủ phác đồ điều trị [55]. 1.1.5.4. Suy thận Có mối liên quan mật thiết giữa THA và thận, tỷ lệ THA tăng đi kèm với sự giảm đi chức năng thận, khoảng 80-90% bệnh nhân thận giai đoạn cuối có kèm theo THA. Tuy nhiên chỉ có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân bị tăng huyết áp tiên phát tiến triển thành bệnh thận mạn, tỷ lệ mới mắc suy thận tăng lên khi huyết áp tâm thu tăng lên mỗi 10 mmHg [22], [23], [53], [54].
  • 17. 8 1.1.5.5. Tổn thương mắt Tổn thương đáy mắt và bệnh lý võng mạc trong bệnh THA liên quan trực tiếp với sự gia tăng HA. THA gây hẹp động mạch võng mạc lan tỏa nhưng không đều, tiến triển gây xuất huyết và phù gai thị. Trong nghiên cứu của tác giả Lê Hoàng Anh Tú và Lê Minh Tuấn thì tỷ lệ tổn thương võng mạc của bệnh nhân THA: bắt chéo tĩnh-động mạch chiếm 38,3%, hẹp tiểu động mạch toàn bộ 89,8%; hẹp tiểu động mạch khu trú 13,3%, xuất huyết võng mạc 22,6%, xuất tiết 19,5%, nốt dạng bông 14,6% và phù gai 8,6% [48]. 1.2. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới và tại Việt Nam 1.2.1. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới Tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp được công bố rất khác nhau giữa các khu vực trên thế giới, khoảng từ 3,4% trong số nam giới sống ở nông thôn tại các nước đang phát triển như Ấn Độ, Serbia, đến 72,5% phụ nữ ở nước phát triển như Ba Lan. Tại phần lớn những nước có nền kinh tế phát triển tỷ lệ hiện mắc THA khoảng 20-50% [58], [60], [62]. Theo dữ liệu điều tra của NHANES ở Hoa kỳ giai đoạn 1999-2000, tỷ lệ THA ở nam là 27,1% và 30,1% ở nữ xét trên quần thể người Mỹ trưởng thành [64]. Còn ở các nước Châu Âu như Tây Ban Nha tỷ lệ này là 49,1% và 43,2% ở thành thị [62]. Mặc dù mọi người thường nghĩ rằng tỉ lệ hiện mắc THA ở những vùng đang phát triển sẽ thấp hơn nhưng những thông tin gần đây cho thấy điều đó không hoàn toàn đúng. Tại Ai Cập (Châu Phi), kết quả từ chương trình THA quốc gia cho thấy tỷ lệ hiện mắc là gần 30%, ở các nước như Othiopia, Nigeria, Afganistan cũng cho tỷ lệ gần tương tự [58], [64]. Ở Mỹ, nghiên cứu Framingham Heart, tiến hành trên 4962 bệnh nhân là những cư dân sinh sống tại Framingham độ tuổi từ 28-68 được thu thập 2
  • 18. 9 năm/lần từ thời điểm bắt đầu nghiên cứu và 4 năm/lần đối với nghiên cứu Framingham Offspring. Trong tổng số tham gia nghiên cứu, huyết áp tối ưu hay bình thường chiếm 43,7%, huyết áp bình thường cao chiếm 13,4%, THA độ I chiếm 12,9% và THA độ II hoặc lớn hơn chiếm 30% [67]. Bảng 1.5. Tỷ lệ hiện mắc THA ở độ tuổi 35-64 xếp theo quốc gia và giới tính: Quốc gia Tỷ lệ mắc ở quần thể (%) Tỷ lệ hiện mắc ở nam (%) Tỷ lệ hiện mắc ở nữ (%) Tỷ lệ bệnh nhân THA có dùng thuốc (%) BMI Mỹ 27,8 29,8 25,8 52,5 27,4 Canada 17,4 31,0 23,8 36,3 26,8 Ý 37,7 44,8 30,6 32,0 26,4 Thủy Điển 38,4 44,8 32,0 26,2 26,5 Anh 41,7 46,9 36,5 24,8 27,1 Tây Ban Nha 46,8 49,0 44,6 26,8 27,4 Phần Lan 48,7 55,7 41,6 25,0 27,1 Đức 55,3 60,2 50,3 26,0 27,3 Theo Nguyễn Lân Việt và Dương Hồng Thái, Tăng huyết áp [53], [54]. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy 1/3 những người có THA không nhận thức được việc mắc bệnh. Mức độ nhận thức tăng liên tục từ 51% những năm 1976-1980 đến 70% trong những năm 1999-2000. Tỷ lệ huyết áp được điều trị tăng từ 31% lên 59% và tỷ lệ THA được kiểm soát tăng từ 10% lên 34%. Huyết áp không được kiểm soát thường gặp ở phụ nữ, người già. Trong nghiên cứu chỉ có 25% người đái tháo đường đạt mức kiểm soát huyết áp tối ưu 130/85 mmHg [62].
  • 19. 10 Bảng 1.6. THA đƣợc điều trị và kiểm soát ở Châu Âu Đặc điểm 1988-1991 NHANES II (%) 1991-1994 NHANES III (%) 1999-2000 NHANES IV (%) Nhận biết về THA 73 68 70 THA có điều trị 55 54 59 THA được kiểm soát 29 27 34 Theo Nguyễn Lân Việt và Dương Hồng Thái, Tăng huyết áp [53], [54]. Ở Nhật Bản, tỷ lệ mắc THA trung bình là 37% ở nam và 33% ở nữ, nhóm tuổi trên 60 là 53%. Hơn 1/3 số người mắc THA có tăng huyết áp tâm thu đơn độc. Lee và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của sự thay đổi cân nặng kéo dài lên tỷ lệ hiện mắc và tỷ lệ mới mắc trên một mẫu nghiên cứu cộng đồng cư trú tại Nhật độ tuổi từ 30-69. Trong số 3431 nam và 2409 nữ có 11,7% nam giới và 8,9% nữ giới có huyết áp bình thường chuyển thành THA trong 5 năm theo dõi của nghiên cứu [63]. Những người lớn tuổi hơn có số khối cơ thể cao hơn, có huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương cao hơn so với quần thể nghiên cứu. Sau khi đã hiệu chỉnh các yếu tố trùng lặp người ta nhận thấy đường biểu diễn chỉ số khối của cơ thể có mối tương quan chặt chẽ với tỷ lệ mới mắc THA ở cả nam và nữ. Tỷ lệ mắc THA tại Trung Quốc tăng đột ngột trong một vài thập niên gần đây. Năm 1960, ước tính số người THA trong quần thể người trưởng thành ở Trung Quốc là 30 triệu người, con số này tăng lên 59 triệu người vào năm 1980 và 94 triệu người năm 1990. Một điều tra cắt ngang được tiến hành trên 15.540 người tại Trung Quốc cho kết quả tỷ lệ mắc THA khá cao cụ thể là 34% ở Miền Bắc và 23% ở Miền Nam. Tính chất đa dạng theo vùng địa lý của tỷ lệ hiện mắc THA có thể đã thay đổi trong vài thập kỷ đã qua do sự thay đổi đột ngột của sự phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa và sự thay đổi lối sống [61], [67].
  • 20. 11 Tồn tại bằng chứng rõ ràng về mối liên quan giữa lượng Natri ăn vào và THA. Một nhóm nghiên cứu Ian. J Brown đã chứng minh sự liên quan giữa tăng lượng Natri ăn vào và tăng huyết áp, sau khi đã hiệu chỉnh các biến nhiễu, nghiên cứu được thực hiện trên 10.079 người từ độ tuổi 20-59, trong số đó người có huyết áp bình thường là 8344 [65]. Nhiều nghiên cứu cắt ngang đã chỉ ra rằng những người uống nhiều rượu có trị số huyết áp cao hơn và tỷ lệ hiện mắc huyết áp cao hơn. Lượng rượu tiêu thụ tăng cao gấp ba lần lượng rượu tiêu chuẩn cho phép mỗi ngày làm tăng gấp hai lần nguy cơ mắc THA. Huyết áp giảm trở lại trong một vài ngày sau khi ngừng uống rượu. Chế độ ăn nhiều chất béo được coi là một trong những nguyên nhân gây tỷ lệ hiện mắc THA tại Nga và Phần Lan. Theo tính chất vùng địa lý, nơi nào có lượng tiêu thụ acid béo hòa tan nhiều hơn thì nơi đó tỷ lệ mắc tăng huyết áp thường cao. Một vài nghiên cứu chỉ ra một chế độ ăn đảo ngược với nhiều acid không bão hòa xu hướng làm giảm huyết áp. Điều này giải thích tại sao huyết áp của những người sinh sống tại các vùng ăn ít thịt lại thấp hơn những người có chế độ ăn tạp. Về mức độ nhận biết ở những nước có nền kinh tế phát triển, gần 1/2 - 1/3 bệnh nhân tăng huyết áp hiểu về bệnh tình của họ. Hoa kỳ năm 1999- 2000, 68,9% bệnh nhân THA ≥ 18 tuổi hiểu về bệnh này. Ở các nước đang phát triển, mức độ nhận thức thấp hơn xấp xỉ từ 1/4-1/2 số bệnh nhân tăng huyết áp, tại Trung Quốc là 44,7% [67]. 1.2.2. Tình hình tăng huyết áp tại Việt Nam Tỷ lệ THA tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Đặng Văn Chung năm 1960 tần suất THA ở người lớn phía Bắc Việt Nam mới chỉ là 1%. Đến năm 1992, theo điều tra toàn quốc của Trần Đỗ Trinh và cộng sự
  • 21. 12 tỷ lệ này đã là 11,7% tăng lên hơn 11 lần và mỗi năm tăng trung bình 0,33% [47] Trong 10 năm sau (2002) theo điều tra dịch tễ học THA và các yếu tố nguy cơ ở 4 tỉnh phía Bắc Việt Nam ở người dân ≥ 25 tuổi thì tần suất THA đã tăng lên 16,3% trung bình mỗi năm tăng 0,46% [53], [54]. Tỷ lệ THA ở vùng thành thị là 22,7%, cao hơn vùng nông thôn (12,3%). Năm 2007 với dân số 84 triệu người, Việt Nam ước tính có khoảng 6,85 triệu người bị THA, nếu không có các biện pháp dự phòng và quản lý hữu hiệu thì đến năm 2025 sẽ có khoảng 10 triệu người Việt Nam bị THA [22]. Tỷ lệ THA cũng khác nhau giữa các cùng khác nhau, trong 8 vùng thì có 2 vùng có tỷ lệ nam THA cao nhất là Tây Bắc và Tây Nguyên (21,3%-21,6%) đặc biệt là vùng nông thôn Tây Bắc (22%) và Tây Nguyên (21,3-21,6%), còn với nữ vùng cao nhất là Tây Nguyên với 18,4%, thấp nhất là Nam Trung Bộ với 11,4%. Tỷ lệ THA chung thì khu vực đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ thấp nhất là 10,7% [2]. Về KAP và kiểm soát tăng huyết áp tại Việt Nam. Nghiên cứu của Phạm Gia Khải (2002) tại 4 tỉnh (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế) cho thấy 23% người được điều tra biết đúng các yếu tố nguy cơ, trong đó khu vực thành thị hiểu biết đúng là 29,5%, tỷ lệ khống chế là 19,1% [29]. Nghiên cứu gần đây nhất của Đoàn Mạnh Thịnh tại thị xã Bắc Cạn cho thấy tỷ lệ kiến thức đạt 63,6%, về thái độ là 74%, thực hành chỉ đạt 51,6% như vậy đối với các mô hình phòng chống bệnh THA cần phải được đẩy mạnh. Tốc độ gia tăng về tỷ lệ THA trong cộng đồng ngày càng tăng cao. Tỷ lệ THA ở vùng thành thị là 22,7% cao hơn vùng nông thôn 12,3%. Việt Nam ước tính có khoảng 9,7 triệu người dân hoặc là không biết bị THA hoặc là THA nhưng không được điều trị hoặc có điều trị nhưng chưa đưa được huyết áp về mức bình thường [53], [54].
  • 22. 13 Theo nghiên cứu của Viện Tim mạch Việt Nam (2006) tại 8 tỉnh, thành phố cho thấy: tỷ lệ THA của những người dân từ ≥ 25 tuổi trở lên là 25,1%, trong đó 52% không biết mình bị THA, 30% số người bị THA nhưng không được điều trị, 64% số người biết THA đã được điều trị nhưng không đạt huyết áp mục tiêu [23]. Theo nghiên cứu của Trịnh Thị Thu Hoài (2012) thực hiện tại 08 xã triển khai chương trình phòng chống THA tỉnh Yên Bái. Tỷ lệ THA khác nhau ở các độ tuổi, lứa tuổi bị THA cao nhất là ≥ 60 tuổi chiếm 59,1%. Tỷ lệ nữ giới mắc THA cao hơn nam giới 53,5%. Tỷ lệ THA ở thành thị cao hơn nông thôn (61,8%). THA độ I là 61,4%, THA độ II là 25,5%, THA độ III là 13,1% [20]. Theo Nguyễn Thu Hiền (2006) “Bước đầu tìm hiểu thực trạng bệnh THA tại xã Linh Sơn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, tỷ lệ THA là 33,3% trong đó ở nam là 39,5%, nữ 29,4%. Tỷ lệ THA tăng theo độ tuổi, nhóm ≥ 25 tuổi chiếm 20,8%, nhóm trên 65 tuổi là 70,6%. Nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên quan giữa THA và trình độ học vấn (tỷ lệ nghịch), người bị béo phì có nguy cơ cao gấp 2,94 lần so với người bình thường, hút thuốc lá là 1,66 lần [16]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Cúc (2012) tiến hành tại huyện Phổ Yên trên 340 người cao tuổi thấy rằng, nhóm độ tuổi từ 60-69 là 27,4%, các yếu tố liên quan đến THA như ăn mặn chiếm tỷ lệ 68%, người cao tuổi có nguy cơ bị THA cao gấp 7,53 lần so với những người cao tuổi không ăn mặn, đối với rượu bia là 2,66 lần [6]. Theo thống kê của Hội Tim Mạch (2006) thì có tới 67,5% người bệnh không biết mình mắc bệnh, 15% người bệnh biết mình có bệnh THA nhưng không điều trị, 15% người bệnh điều trị thất thường, không đúng cách, chỉ có 4% là điều trị đúng [23].
  • 23. 14 1.3. Các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp 1.3.1. Chế độ ăn (nhiều muối, mỡ, nhiều tinh bột) Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi người trưởng thành mỗi ngày nên sử dụng ít hơn 6 gam muối (một thìa cà phê), nếu ăn nhiều hơn thì được gọi là ăn mặn. Với chế độ ăn mặn (thừa muối), chúng ta có nguy cơ bị THA và các biến chứng nặng nề của THA như: Đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận [54], [55], [56]. Theo nghiên cứu của Tô Văn Hải và Lại Kim Anh (2000) điều tra toàn bộ người bệnh THA vô căn điều trị tại khoa tim mạch, bệnh viện Thanh Nhàn, tỷ lệ người bệnh THA có ăn mặn chiếm 13% [14]. Theo Nguyễn Thị Cúc điều tra thực trạng và một số yếu tố liên quan đến THA ở người cao tuổi xã Trung Thành huyện Phổ Yên cho thấy có mối liên quan giữ tỷ lệ THA với thói quen ăn mặn (68,0%), người cao tuổi ăn mặn cao gấp 7,53 lần so với những người cao tuổi không ăn mặn [6]. Đã có một số tài liệu nhắc tới nên hạn chế sử dụng các chất béo no và không no có chứa nhiều cholesterol trong các bữa ăn hàng ngày cũng sẽ làm giảm nguy cơ bị THA [1]. Theo tổng điều tra của Viện dinh dưỡng quốc gia, trong khẩu phần ăn của người Việt có 70-80% từ tinh bột như gạo, mì, ngô, khoai, sắn, trong mỗi bữa cơm của người Việt ăn từ 2-3 bát nên dễ bị béo phì từ đó dẫn tới đái tháo đường và THA [53]. 1.3.2. Béo phì và rối loại lipit máu Rối loạn chuyển hóa lipid máu nếu một hay những thành phần sau rối loạn, tăng cholesteron toàn phần, tăng triglicerid, tăng LDL-C, giảm HDL-C, giảm apoprotein A1, tăng apoprotein B Cholesteron toàn phần: > 5,2 mmol/l Triglicerid: 2,3 mmol/l
  • 24. 15 HDL-C: 0,9 mmol/l LDL-C: 3,12 mmol/l Những nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh rằng ở những người béo phì tạo nên một nhóm nguy cơ đối với bệnh mạch vành và mạch máu não. Béo phì thường gặp bởi 50-60% ở người THA có sự hiện diện của tăng quá mức trọng lượng. Thường đó là béo phì dạng nam hóa với sự gia tăng tỷ lệ kích thước vòng bụng/vòng hông. Theo Viên Văn Đoan (2005) tỷ lệ người bệnh THA có béo phì chiếm 4,3%; ít vận động thể lực chiếm 1%. Béo phì thường kèm theo rối loạn Lipid máu, tỷ lệ rối loạn Cholesterol máu cao chiếm 56,3% số người bệnh THA [9]. Theo Nguyễn Đức Sơn (2011) người bệnh THA có rối loạn lipid máu chiếm 45,54%, trong đó tăng cholesterol chiếm nhiều hơn cả (60,78%), theo Tô Văn Hải tỷ lệ người bệnh THA có rối loạn Lipid máu chiếm 75% [41]. Nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng ở người độ tuổi từ 25-74 có rối loạn lipid máu với lượng mỡ cao hơn mức trung bình là 26%. Tại thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ này lên đến 40%. Trong một nghiên cứu khác do Nguyễn Đỗ Vân Anh, Nguyễn Xuân Ninh, Phùng Đắc Cam thực hiện trên 300 người trưởng thành tại Hà Nội cho thấy có mối liên quan giữa rối loạn chuyển hóa Lipit máu với tình trạng thừa cân (OR = 1,9;CI 95% = 1,2-3,0; p < 0,01), béo bụng (OR = 6,4;CI 95% = 3,9-10,7; p < 0,001), % mỡ cơ thể cao (OR = 2,5; CI 95% = 1,6-4,1; p < 0,001) [23]. Nghiên cứu của Doãn Thị Tường Vi, Phạm Quang bệnh viện 109 về rối loạn lipid máu và huyết áp ở người thừa cân trên 162 bệnh nhân thừa cân và 162 bệnh nhân không thừa cân thì các chỉ số nhân trắc học có thấy. Tỷ lệ THA ở nhóm thừa cân (37,7%) cao hơn nhóm chứng (11,7%). Nhóm thừa cân có rối loạn cholesterol máu kết hợp rối loạn Triglycerit là 58,7% cao hơn nhóm chứng 39,2%. Bên cạnh đó tỷ lệ thừa cân có tăng huyết áp có rối loạn Lipid máu cũng cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê [52].
  • 25. 16 1.3.3. Sử dụng rượu, bia Một nghiên cứu dịch tễ học hiện đại đầu tiên về mối liên quan giữa rượu và THA là nghiên cứu Copenhagen xuất bản năm 1974. Nghiên cứu 5249 nam giới Đan Mạch chỉ ra rằng có sự kết hợp chặt chẽ giữa lượng rượu, bia với mức độ THA [62]. Những người uống trên 6 đơn vị mỗi ngày (một đơn vị rượu tương ứng với một cốc rượu, một chút rượu mạnh, một nửa lít bia) có tỷ lệ THA gấp 2-3 lần so với người không uống rượu hoặc những người rất ít uống rượu. Khuyến cáo đối với nam giới lượng rượu uống vào không quá 3 đơn vị mỗi ngày và phụ nữ uống không quá 2 đơn vị [2]. Theo Viên Văn Đoan (2005) tỷ lệ người bệnh THA có uống bia chiếm 5%, theo Tô Văn Hải tỷ lệ này ở nữ chiếm 1,5%; trong khi đó ở nam là 52,9%, còn theo Phạm Thị Nhuận nghiên cứu trên 225 bệnh nhân tại BVĐK Thái Nguyên cho thấy chưa có mối liên quan rõ ràng giữa uống rượu và rối loạn chuyển hóa lipid (OR=1,47) [9], [15], [35]. Theo nghiên cứu của tác giả Chu Hồng Thắng (2008) thì tỷ lệ THA ở nhóm uống rượu cao gấp 1,28 lần so với nhóm không uống rượu [42]. Nghiên cứu của Lê Hoàng Linh, Đinh Văn Khai, Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Thị Hiền, Phùng Đức Nhật và cộng sự về “ Các yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây (THA, ĐTĐ tuýp 2) ở người lớn, tỉnh Bình Dương, năm 2006-2007” tiến hành 704 trường hợp (176 trường hợp THA và 176 ca chứng, 176 trường hợp ĐTĐ týp 2 và 176 ca chứng) có độ tuổi ≥ 30 tuổi, được chọn tại 3 bệnh viện điều trị tại tỉnh Bình Dương. Kết quả cho thấy trong nhóm bệnh và chứng của bệnh THA các yếu tố có uống rượu bia trong 12 tháng qua và tần suất uống rượu bia thường xuyên là các yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Những đối tượng ở nhóm cao HA có tỉ lệ uống bia rượu thường xuyên cao gấp 3,5 lần so với nhóm chứng (p = 0,04) [31].
  • 26. 17 1.3.4. Hút thuốc lá, thuốc lào Nicotin có trong thuốc lá kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch ngoại vi gây THA. Hút 1 điếu thuốc lá, huyết áp tâm thu có thể tăng lên tới 9 mmHg, kéo dài 20-30 phút, hút nhiều có thể có cơn THA kịch phát nguy hiểm. Việc hút thuốc lặp đi lặp lại làm biến đổi huyết áp gây lên bệnh THA. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Cúc cho thấy tỷ lệ THA ở người cao tuổi có thói quen hút thuốc lá là 64,2%. Những người cao tuổi có thói quen hút thuốc lá có nguy cơ THA cao gấp 3,26 lần so với người cao tuổi không hút [6]. Nghiên cứu của Bùi Đức Long (2006), Bệnh THA là 30% ở nhóm hút thuốc lá với OR = 1,3 [32] còn nghiên cứu của Trần Văn Dương tại Viện Tim Mạch so sánh 165 bệnh nhân hút thuốc và chỉ số mắc bệnh đau tim. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân hút thuốc (68,2%) cao hơn những bệnh nhân không hút thuốc (18,2%) [23]. Nghiên cứu được tiến hành năm 2009-2010 của Trần Quốc Bảo, Phan Trọng Lân chỉ ra trong quần thể 25-64 tuổi tại thành phố Cần Thơ có tới 57,1% nam giới hút thuốc lá hàng ngày [1]. 1.3.5. Tuổi Nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng trong 3 thập niên đầu cuộc đời tỷ lệ tăng huyết áp chỉ khoảng 1-2% đến thập niên thứ 6 thứ 7 tỷ lệ THA tăng từ 4-8% [53]. Kết quả nghiên cứu tại Hàn Quốc (2001) đã chứng minh THA có liên quan đến tuối, tuổi càng cao thì nguy cơ THA càng cao. Nghiên cứu ở Malaisia (2010) cho thấy độ tuổi tăng theo phân nhóm 10 năm thì nguy cơ mắc THA tăng 2,29 lần [66]. 1.3.6. Giới Ở những nước phát triển, THA chiếm khoảng 25-30% toàn bộ dân số trưởng thành và chiếm khoảng 60-70% ở nhóm trên 70. Nhiều nghiên cứu cho
  • 27. 18 thấy ở lứa tuổi trung niên và tuổi trẻ, nam giới có nhiều nguy cơ THA hơn nữ giới, nam là 18% trong khi đó nữ chỉ có 14,5%. Tuy nhiên, sau 60 tuổi thì nữ lại có nhiều khả năng mắc cao hơn. Các công trình nghiên cứu trên thế giới đều cho rằng tỷ lệ THA ở nam nhiều hơn nữ [60], [62]. Nghiên cứu của Nguyễn Thu Hiền (2006) tại xã Linh Sơn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, tỷ lệ THA là 33,3%, tỷ lệ THA tăng theo độ tuổi, nhóm ≥25 tuổi chiếm 20,8%, nhóm trên 65 tuổi là 70,6% [16]. 1.3.7. Yếu tố di truyền Ước tính có 30-35% sai khác về huyết áp trong một quần thể là do di truyền, điều này cho thấy THA là bệnh một phần do di truyền quy định. Ngày nay với khoa học hiện đại đã phát hiện THA còn có thể do đột biến gen, các sản phẩm gen bất thường trong tất cả các rối loạn đều ảnh hưởng đến một hệ thống là quá trình vận chuyển muối [53], [54]. Nghiên cứu của Bùi Đức Long (2006), những người có tiền sử gia đình bị THA có tỷ lệ THA (27,1%) cao hơn tỷ lệ THA ở nhóm người gia đình không có người bị THA (17,8%), nguy cơ THA ở nhóm có tiền sử gia đình là 1,7 lần [32]. Theo Viên Văn Đoan (2003) THA liên quan với yếu tố gia đình rất rõ rệt chiếm 48,8%, trong đó bố, mẹ có THA chiếm 31,56%; anh/chị em ruột có THA chiếm 17,24% [9]. 1.3.8. Stress Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta luôn gặp những vấn đề phải suy nghĩ, hay những cảm xúc vui, buồn, giận, gét của cơ thể. Các cảm xúc này được lặp lại kéo dài gây ra những ức chế lên hệ thần kinh dẫn tới bệnh tật. Nghiên cứu của Bùi Đức Long (2006), số người bị THA do stress (23,5%) cao hơn những người không bị stress (18,5%) nguy cơ THA cao gấp 1,4 lần ở những người bị stress [32].
  • 28. 19 Theo Tô Văn Hải điều tra toàn bộ người bệnh THA vô căn điều trị tại khoa tim mạch bệnh viện Thanh Nhàn năm 2000, tỷ lệ stress chiếm 7% [14]. Nghiên cứu của Trần Kim Trang tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Hồ Chí Minh (2010) trên 414 bệnh nhân THA cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có điểm bình thường, nhẹ, trung bình, nặng lần lượt là 73,2%, 21,7%, 4,8%, 0,2%. Không có sự khác biệt stress theo giới tính. Điểm stress giảm dần theo tuổi, tình trạng hôn nhân ảnh hưởng đến stress [44], [45]. 1.3.9. Bệnh Đái tháo đường THA thường gặp liên quan chặt chẽ với sự tiến triển của bệnh lý thận ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ). Những bệnh nhân ĐTĐ typ 1 tỷ lệ mắc THA tăng từ 5% trong 10 năm đến 33% trong 20 năm và tăng nhanh đến 70% trong vòng 40 năm. Ở những bệnh nhân ĐTĐ typ 2, 30% bệnh nhân ĐTĐ có kèm theo THA ở thời điểm chẩn đoán ĐTĐ, khi tổn thương cầu thận tiến triển, khoảng 70% bệnh nhân có kèm theo THA [54]. Theo nghiên cứu của Viên Văn Đoan (2005), tỷ lệ người bệnh THA có đái tháo đường chiếm 12,6%, nghiên cứu của Chu Hồng Thắng ở xã Hóa Thượng, Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ ĐTĐ ở bệnh nhân THA là 3,7%. THA góp phần làm tăng mức độ nặng và nước độ tàn phế của người bệnh ĐTĐ [9]. Nghiên cứu của Đỗ Thái Hòa, Trương Việt Dũng và Cs (2014) tại huyện Đông Sơn, Thanh Hóa kết quả cho thấy xu hướng liên quan thuận giữa tăng đường huyết với tăng tuổi, ít vận động thể lực, tỷ lệ đối tượng tăng đường huyết là 16,6% [17]. Nghiên cứu của Davies Adeloye ở Nam Phi theo dõi trong 10 năm, nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường không bị tăng huyết áp. Ngược lại ĐTĐ làm cho THA khó điều trị hơn, THA kéo dài làm tổn thương các mạch máu gây bệnh lý ở mắt, thận, tim mạch và có thể dẫn tới tai biến mạch máu não [59].
  • 29. 20 1.3.10. Lười vận động Hoạt động thể lực mức độ trung bình và thường xuyên sẽ làm giảm huyết áp và giảm tỷ lệ mới mắc THA. Vì vậy, tập thể dục là một biện pháp ban đầu cho dự phòng, điều trị và kiểm soát THA. Các khuyến cáo nên tập luyện thể lực ở mứ ình kéo dài ít nhất 30 phút mỗi ngày và thực hiện ở hầu hết các ngày trong tuần. Tập thể dục lên phối hợp với các bài tập rèn luyện về sức chịu đựng và sự dẻo dai của cơ thể [55]. 1.3.11. Các yếu tố khác Một vài nghiên cứu trên thế giới cho thấy ảnh hưởng của thu nhập và dịch vụ chăm sóc sức khỏe đối với kiểm soát THA. Tại Trung Quốc mức thu nhập cao có liên quan với kiểm soát huyết áp còn tại Mỹ NHANES III đã nghiên cứu những người có bảo hiểm sức khỏe cá nhân thường được kiểm soát tăng huyết áp hơn (58%) so với những người tương tự không có bảo hiểm sức khỏe [61]. Một số tài liệu có đề cập tới thời tiết (mùa) hay tắm lạnh đột ngột cũng là những yếu tố làm huyết áp tăng.
  • 30. 21 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Những người dân trưởng thành từ 25 tuổi trở lên đang sinh sống tại Thành phố Tuyên Quang. 2.2. Địa điểm nghiên cứu - Thành phố Tuyên Quang tỉnh Tuyên Quang. 2.3. Thời gian nghiên cứu - Từ 2.4. Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 2.4.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu nghiên cứu Cỡ mẫu: áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả. p.q n = z2 (1 - / 2) d 2 Trong đó: n: Số người dân ≥ 25 tuổi tối thiểu để nghiên cứu. z2 (1 - / 2) : Hệ số giới hạn tin cậy (Với = 0,05  z2 ( 1 - / 2) = 1,96)
  • 31. 22 p: Tỷ lệ THA ước lượng (28,2% theo nghiên cứu của Nguyễn Kim Kế, luận án tiến sĩ trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên năm 2013) [27]. q = 1 - p d: Sai số mong muốn (chọn d = 0,028) Từ đó ta có: 1,96 2 . 0,282 . 0,718 n = = 992 0,0282 Để tăng độ tin cậy cho nghiên cứu chúng tôi đã tăng số lượng mẫu điều tra lên là 1200 người. Chọn mẫu: - Thành phố Tuyên Quang có tổng số 13 xã/phường, trong đó có 8 phường có điều kiện kinh tế phát triển (nội thành) và 5 xã có điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển hơn (ngoại thành). Chọn chủ đích 2 phường trong nội thành và 2 xã ngoại thành có số cụm dân cư và dân số gần tương đương nhau (phụ lục 01). - Tại 4 xã/phường, tiến hành bốc thăm ngẫu nhiên ra 6 tổ/cụm dân cư tổng số 24 tổ/cụm được chọn (phụ lục 01). - Tại các tổ/cụm dân cư được chọn tiến hành thu thập danh sách những người dân trưởng thành trên 25 tuổi, phân thành 5 tầng tuổi (từ 25-34, 35-44, 45-54, 55-64, trên 65). Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống với k được tính dựa trên số lượng người ≥ 25 tuổi tại mỗi cụm. Như vậy tại mỗi tổ/cụm dân cư khám 50 người và mỗi nhóm tuổi 10 người. Tổng số mẫu cần điều tra là 1200 đối tượng.
  • 32. 23 Sơ đồ chọn mẫu Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng: - Đồng ý tham gia nghiên cứu. - Độ tuổi, địa bàn nghiên cứu phù hợp 2.5. Các chỉ số đánh giá Nhóm các chỉ số về thực trạng bệnh THA: - Tỷ lệ mắc THA chung. 13 xã/ phƣờng thành phố Tuyên Quang (8 phƣờng, 5 xã) 2 phƣờng (36 tổ) 12 tổ 50 đối tƣợng (mỗi tầng tuổi 10 ngƣời) Chọn mẫu chủ đích, có phân tầng Bốc thăm ngẫu nhiên Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống 2 xã (38 cụm dân cƣ) 12 cụm 50 đối tƣợng (mỗi tầng tuổi 10 ngƣời)
  • 33. 24 - Phân bố tỷ lệ THA theo nhóm tuổi. - Phân bố tỷ lệ THA theo giới. - Phân bố tỷ lệ THA theo khu vực. - Phân bố tỷ lệ THA theo nghề nghiệp. - Phân bố tỷ lệ THA theo trình độ học vấn. - Phân bố tỷ lệ THA theo điều kiện kinh tế. Nhóm các chỉ số về yếu tố liên quan: - Tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn. - Sử dụng rượu bia, thuốc lá. - Chế độ ăn uống, vận động. - Tình trạng thừa cân béo phì, stress. 2.6. Kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin 2.6.1. Thời điểm thu thập thông tin - Điều tra thực trạng THA của người ≥ 25 tuổi tại TP Tuyên Quang: tháng 6-7. - Báo cáo sử lý số liệu: tháng 11-12. 2.6.2. Địa điểm thu thập thông tin - Tại 4 xã/phường được chọn: Hưng Thành, An Tường, Nông Tiến, Tràng Đà thuộc thành phố Tuyên Quang của tỉnh Tuyên Quang. 2.6.3. Tiêu chuẩn đánh giá và định nghĩa biến số - Các mẫu phiếu ghi kết quả phải đầy đủ rõ ràng, thông tin chính xác và độ tin cậy cao, thông tin về thói quen hút thuốc lá, uống rượu, bia.
  • 34. 25 KHUNG LÝ THUYẾT Tuổi Giới Trình độ học vấn Nghề nghiệp Tình trạng hôn nhân Kinh tế gia đình Tiền sử gia đình Chế độ ăn mặn, thích ăn mỡ Uống rượu/bia Hút thuốc lá/thuốc lào Chế độ luyện tập thể dục Stress (căng thẳng, lo âu) BMI Vòng eo/mông Rối loạn lipit máu Nồng độ glucose trong máu Tăng huyết áp
  • 35. 26 - Xác định hộ nghèo: Có sổ hộ nghèo do chính quyền cấp phù hợp với quyết định số 59/QĐ-TTg về ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo: Quyết định cũng quy định rõ chuẩn hộ nghèo, cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng từ giai đoạn 2016- 2020, cụ thể: Hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ đáp ứng một trong 2 tiêu chí sau: 1- Có thu thập bình quân đầu người/ tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống. 2- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức dộ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: 1- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 trở xuống. 2- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. - Xác định stress (căng thẳng, lo âu quá mức): Người được hỏi trả lời thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, hay quên, mất trí nhớ, khó chịu hay tức giận mất ngủ kéo dài, giảm hiệu quả công việc, mất niềm tin trong cuộc sống. Người bị stress có thể do đau ốm không đủ chất dinh dưỡng cũng có thể dẫn tới stress, bên cạnh đó còn do môi trường ngoại cảnh làm mất sự cân bằng, những mâu thuẫn trong xã hội, quan hệ trong gia đình cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới stress [45]. - Xác định ngƣời thích ăn mặn: Thói quen ăn mặn khá phổ biến trong chế biến thức ăn hàng ngày. Việc đánh giá tương đối khó khăn chủ yếu thông qua hỏi phỏng vấn đối tượng. Mỗi
  • 36. 27 ngày chỉ nên ăn 6 gram muối (1 thìa cafe) là đủ, nếu ăn nhiều hơn trong ngày và liên tục từ 4-7 ngày là ăn mặn [55]. - Xác định ngƣời thích ăn mỡ: Đối với người bình thường ăn mỡ (dầu ăn) không quá 4 muỗng cafe/người/ngày. Nếu ăn nhiều hơn và thường xuyên từ 4-7 ngày là thích ăn mỡ [55]. 2.6.3.1. Nếu đang hút có hút thuốc phân loại mức độ: - Hút ít: < 5 điếu/ngày - Hút trung bình: 5-10 điếu/ngày - Hút nhiều > 10 điếu/ngày 2.6.3.2. Nếu đang uống rượu, bia: - Uống ít: dưới 1 lần/tuần - Thỉnh thoảng uống: 3-5 lần/tuần - Uống thường xuyên: hàng ngày/tuần 2.6.3.3. Tập thể dục: - Ít tập (ít hoạt động): dưới 3 lần/tuần, - Thỉnh thoảng: tập trên 3 lần/ tuần mỗi lần - Thường xuyên: tập đều đặn hàng ngày/tuần 2.6.3.4. Đánh giá stress: - Ít căng thẳng, lo âu: 1-2 lần/tuần - Thỉnh thoảng bị: 3-5 lần/tuần - Thường xuyên bị: hàng ngày/tuần 2.6.3.5. Tỷ lệ vòng eo/vòng mông (WHR): Tỷ lệ vòng eo/vòng mông được lượng giá bằng tỷ lệ vòng eo/vòng mông, khi tỷ lệ này tăng lên thì là một trong những nguy cơ của bệnh mạch vành nói chung và THA nói riêng.
  • 37. 28 Bảng 2.1. Tỷ số vòng eo/vòng mông và sức khỏe Nam Nữ Mức nguy hiểm đến sức khỏe 0,9 0,7 Không nguy hiểm (sức khỏe tốt) 0,9-0,95 0,7-0,8 Ít 0,96-1 0,81-0,85 Trung bình Trên 1 Trên 8,5 Cao (rất nguy hiểm) 2.6.3.6. Phân loại BMI của WHO Bảng 2.2. Phân loại thừa cân và béo phì theo chuẩn của tổ chức y tế thế giới WHO Phân loại WHO, 1998 BMI (kg/m2 ) Nhẹ cân < 18,5 Bình thường 18,5-24,9 Thừa cân 25 – 29,9 Béo phì ≥ 30 2.6.4. Phương pháp thu thập và đánh giá thông tin - Xác định tình trạng huyết áp: Đo huyết áp bằng máy băng quấn bằng tay đo 2 lần cách nhau 10 phút, nếu sai khác trên 10 mmHg thì tiếp tục đo lần 3. Kết quả của số đo huyết áp là trung bình 2 lần đo. - Đo cân nặng: Nam và nữ mặc quần áo gọn nhất. Người được cân đứng giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, trọng lượng bổ đầu ở cả hai chân. Cân đặt ở vị trí ổn định và bằng phẳng, chỉnh cân về vị trí cân bằng ở số 0. Cân nặng được ghi với 1 số lẻ (ví dụ 43,2kg).
  • 38. 29 - Đo chiều cao: Bỏ giày dép, đi chân không, đứng quay lưng vào thước đo. Để thước đo theo chiều thẳng đứng, vuông góc với mặt đất nằm ngang. Gót chân, mông, vai và đầu theo một đường thẳng áp sát vào thước đo đứng, mắt nhìn thẳng ra phía trước theo đường nằm ngang, hai tay bỏ thõng theo hai bên mình. Dùng thước vuông áp sát đỉnh đầu thẳng góc với thước đo. Đọc kết quả và ghi số cm với 1 số lẻ. - Đo vòng eo và vòng mông: Đối với vòng eo thì đo vòng quanh eo qua chỗ nhỏ nhất của eo, vòng mông đo vòng quanh qua chỗ nở nhất của mông. - Chỉ số BMI đƣợc tính theo công thức: BMI= cân nặng (Kg)/(chiều cao (m))2 , BMI ≥ 25 coi là thừa cân. - Phỏng vấn theo bộ câu hỏi đƣợc thiết kế sẵn: Các yếu tố liên quan được tìm hiểu bao gồm các thói quen về hút thuốc lá, uống rượu bia, thói quen ăn mặn, ăn mỡ. 2.6.5. Phương tiện và kỹ thuật sử dụng * Phƣơng tiện - Dụng cụ khám gồm: Máy đo huyết áp băng quấn bằng tay, thước LEICESTER độ chính xác tính bằng cm, cân TANITA sản xuất tại Nhật độ chính xác 0,1kg. - Phiếu khám sàng lọc THA (phụ lục 02); phiếu hỏi yếu tố liên quan (phụ lục 03). * Kỹ thuật sử dụng Khám sàng lọc bằng các dụng cụ thông thường, máy đo huyết áp, cân, đo chiều cao kết hợp với hỏi bệnh và tiền sử, khám xong người dân nào ghi chép luôn theo phiếu khám sàng lọc và phiếu hỏi. 2.7. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu Số liệu sau khi thu thập sẽ được nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm SPSS 18.0, Epi Info 7.0.
  • 39. 30 2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu Các đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ về mục đích nghiên cứu, chỉ thực hiện nghiên cứu với những đối tượng tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu. Người nghiên cứu được quyền từ chối tham gia nghiên cứu bất cứ khi nào họ muốn. Thông tin cá nhân thu thập đều được giữ đảm bảo bí mật và chỉ sử dụng với mục đích nghiên cứu này mà không sử dụng cho bất kỳ một mục đích nào khác. Đề cương nghiên cứu được thông qua bởi hội đồng khoa học Trường Đại học Y-Dược Thái Nguyên.
  • 40. 31 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin chung của đối tƣợng nghiên cứu Biểu đồ 3.1. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu theo giới tính Nhận xét: Trong tổng số 1200 đối tượng tham gia nghiên cứu, nam chiếm tỷ lệ là 46,7%, nữ giới là 53,3%. Bảng 3.1. Đặc điểm trình độ học vấn của đối tƣợng nghiên cứu Trình độ học vấn Số lƣợng Tỷ lệ % Mù chữ 5 0,4 Tiểu học 74 6,1 THCS 135 11,3 THPT-Trung cấp 613 51,1 Cao đẳng - Đại học 373 31,1 Tổng 1200 100 Nhận xét: Trong tổng số đối tượng nghiên cứu, trình độ học vấn từ THPT - trung cấp chiếm tỷ lệ nhiều nhất 51,1%, Cao đẳng- Đại học chiếm 31%. 46.7 53.3 nam nữ
  • 41. 32 Bảng 3.2. Đặc điểm nghề nghiệp của đối tƣợng nghiên cứu Nghề nghiệp Số lƣợng Tỷ lệ (%) Nông dân/làm ruộng 438 36,5 Công nhân 244 20,3 Công chức, viên chức 261 21,8 Buôn bán, khác 257 21,4 Tổng 1200 100 Nhận xét: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp tương đối đồng đều. Nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất 36,5%, công chức- viên chức chiếm tỷ lệ 21,8%, công nhân 20,3%, buôn bán, khác 21,4%. Bảng 3.3. Đặc điểm tình trạng hôn nhân của đối tƣợng nghiên cứu Hôn nhân Số lƣợng Tỷ lệ (%) Chưa kết hôn 25 2,1 Đang có vợ/chồng 1114 92,8 Góa 53 4,4 Li thân/li dị 8 0,7 Tổng 1200 100 Nhận xét: Trong các đối tượng nghiên cứu đang có vợ/chồng chiếm 92,8 % là đang có vợ/chồng, 4,4% góa, còn lại là chưa kết hôn bao giờ 2,1%, ly dị/ly thân 0,7%.
  • 42. 33 Bảng 3.4. Đặc điểm về kinh tế của đối tƣợng nghiên cứu Thu nhập Số lƣợng Tỷ lệ (%) Hộ nghèo 387 32,3 Hộ trung bình 747 62,3 Hộ thu nhập cao 66 5,5 Tổng 1200 100 Nhận xét: Trong 1200 đối tượng điều tra số hộ có thu nhập trung bình chiếm đa số 62,3%, hộ nghèo và cận nghèo là 32,3%, hộ thu nhập cao là 5,5%. 3.2. Thực trạng tăng huyết áp tại thành phố Tuyên Quang Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ tăng huyết áp tại 4 xã/phƣờng nghiên cứu Nhận xét: Tỷ lệ THA chung của 4 xã/phường là 16,8%, trong đó cao nhất là xã An Tường tỷ lệ THA 20,3%, thấp nhất là xã Tràng Đà tỷ lệ THA 15%. 16.3 20.3 15.7 15 16.8 0 5 10 15 20 25 Hưng Thành An Tường Nông Tiến Tràng Đà THA chung Tỷ lệ Xã/phường
  • 43. 34 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ tăng huyết áp phân theo nhóm tuổi Nhận xét: Tỷ lệ tăng huyết áp tăng dần theo độ tuổi: 25-34 là 3%, 35-44 là 9,2%, nhóm tuổi bị THA cao nhất là nhóm ≥ 65 tỷ lệ 27,2%. Khi độ tuổi càng cao thì càng nhiều người bị THA được phát hiện. Bảng 3.5. Phân bố độ tăng huyết áp theo nhóm tuổi THA Nhóm tuổi Độ I Độ II Độ III SL % SL % SL % 25-34 6 85,7 0 0 1 14,3 35-44 20 90,9 2 9,1 0 0 45-54 40 88,9 4 8,9 1 2,2 55- 64 50 80,6 11 17,7 1 1,6 ≥ 65 32 48,5 24 36,4 10 15,2 Tổng 148 73,3 41 20,3 13 6,4 Nhận xét: Ở độ tuổi trẻ mức độ THA chủ yếu ở độ I (25-34 chiếm 85,7%, 35-44 tuổi chiếm 90,9%). Ở nhóm tuổi trên 65 tỷ lệ THA thường ở độ II và độ III là chủ yếu (51,6%). 3 9.2 18.9 25 27.2 0 5 10 15 20 25 30 25-34 35-44 45-54 55-64 trên 65
  • 44. 35 Bảng 3.6. Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo giới tính HA Giới Số khám THA SL % Nam 561 100 17,8 Nữ 639 102 16,0 Tổng 1200 202 16,8 Nhận xét: Trong tổng số 561 nam được khám có 100 trường hợp bị THA chiếm tỷ lệ 17,8%. Tỷ lệ THA ở nữ là 16%. Bảng 3.7. Phân bố độ tăng huyết áp theo giới tính THA Giới Độ I Độ II Độ III SL % SL % SL % Nam 78 78,0 18 18,0 4 4,0 Nữ 70 68,8 23 22,5 9 8,8 Tổng 148 73,3 41 20,3 13 6,4 Nhận xét: Ở nam tăng huyết áp độ I là 78%, độ II là 18%, độ III là 4% còn ở nữ độ I là 68,8%, độ II là 22,5%, độ III là 8,8%. Bảng 3.8. Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo khu vực sinh sống HA Khu vực Tổng THA KTHA SL (%) SL (%) Nội thành 600 96 16,0 504 84,0 Ngoại thành 600 106 17,7 494 82,3 p > 0,05 Nhận xét: Tỷ lệ tăng huyết áp ở khu vực nội thành 16,8% và ngoại thành 17,7%. Không có sự khác biệt với p>0,05.
  • 45. 36 Bảng 3.9. Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo trình độ học vấn HA Học vấn Tổng THA KTHA SL % SL % ≥ THPT 986 165 16,7 821 83,3 < THPT 214 37 17,3 177 82,7 p > 0,05 Nhận xét: Không có mối liên quan giữa trình độ học vấn và THA với p>0,05. Tỷ lệ THA ở nhóm có trình độ học vấn dưới THPT là 17,3%, nhóm từ THPT trở lên là 16,7%. Bảng 3.10. Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo nghề nghiệp HA Nghề nghiệp THA KTHA SL % SL % CC, VC 50 19,2 211 80,8 Buôn bán 47 18,3 210 81,7 Nông dân 78 17,8 360 82,2 Công nhân 27 11,1 217 88,9 Tổng 202 16,8 998 83,2 Nhận xét: THA cao nhất ở nhóm công chức, viên chức 19,2%, thấp nhất ở nhóm công nhân 11,1%, nông dân là 17,8%, buôn bán là 18,3%.
  • 46. 37 Bảng 3.11. Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo tình trạng BMI HA BMI THA KTHA SL % SL % <18,5 0 0 38 100 18,5-24,9 57 7,5 707 92,5 25,0-29,9 67 30,7 151 69,3 30,0-34,9 77 44,3 97 55,7 35,0-39,9 1 16,7 5 83,3 Tổng 202 16,8 998 83,2 Nhận xét: Tỷ lệ THA ở nhóm bình thường (BMI từ 18,5-24,9) là 7,5%, ở nhóm thừa cân là 30,7%. Tỷ lệ THA tỷ lệ thuận với tình trạng BMI. 3.3. Các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp Bảng 3.12. Mối liên quan giữa giới và tăng huyết áp HA Giới Tổng THA KTHA SL % SL % Nam 561 100 17,8 461 82,2 Nữ 639 102 16,0 537 84 p p > 0,05 Nhận xét: Không có mối liên quan giữa giới và THA. Tỷ lệ THA ở nam và nữ trong tổng số đối tượng điều tra là gần tương đương, nam chiếm 17,8% ở nữ là 16,0% (p>0,05).
  • 47. 38 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình và tăng huyết áp HA Tiền sử Tổng THA KTHA SL % SL % Có 417 103 24,7 314 75,3 Không 783 99 12,6 684 87,4 p < 0,05 Nhận xét: Trong nhóm người bị THA mà có tiền sử gia đình mang bệnh THA là 24,7% cao hơn nhóm không có tiền sử gia đình bị THA là 12,6%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Bảng 3.14. Mối liên quan giữa thu nhập và tăng huyết áp HA Thu nhập Tổng THA KTHA SL % SL % Không nghèo 813 155 19,1 658 80,9 Hộ nghèo 387 47 12,1 340 87,9 p <0,05 Nhận xét: Tỷ lệ THA ở nhóm không nghèo 19,1% cao hơn nhóm hộ nghèo 12,1%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p< 0,05.
  • 48. 39 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và độ tăng huyết áp THA Nhóm tuổi Tổng Độ I Độ II+III SL % SL % ≥ 45 173 122 70,5 51 29,5 < 45 29 26 89,6 3 10,4 p < 0,01 Nhận xét: Ở nhóm tuổi trên 45 bị tăng huyết áp độ II và độ III cao hơn so nhóm tuổi dưới 45 với p<0,01. Bảng 3.16. Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân và tăng huyết áp HA Hôn nhân Tổng THA KTHA SL % SL % Độc thân, góa, ly thân, ly dị 86 24 27,9 62 72,1 Đang có vợ/chồng 1114 178 15,9 936 84,1 p < 0,05 Nhận xét: Tỷ lệ THA ở nhóm người góa, ly thân hoặc ly dị là 27,9% cao hơn ở nhóm đang có vợ/chồng là 15,9%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05.
  • 49. 40 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa chế độ ăn mặn và tăng huyết áp HA Ăn mặn Tổng THA KTHA SL % SL % Có 342 126 36,8 216 63,2 Không 858 76 8,9 782 91,1 p < 0,05 Nhận xét: Tỷ lệ THA ở nhóm người ăn mặn (36,8%) cao hơn so với tỷ lệ THA ở nhóm người không ăn mặn (8,9%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3.18. Mối liên quan giữa chế độ thích ăn mỡ và tăng huyết áp HA Ăn mỡ Tổng THA KTHA SL % SL % Có 348 116 33,3 232 66,7 Không 852 86 10,1 766 89,9 p < 0,05 Nhận xét: Trong số người trả lời thích ăn mỡ có tới 33,3% bị THA. Ở nhóm người trả lời không thích ăn mỡ chỉ có 10,1% bị THA, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
  • 50. 41 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tình trạng hút thuốc lá và THA HA Hút thuốc Tổng THA KTHA SL % SL % Đang hút thuốc 312 75 24,0 237 76,0 Không hút thuốc 888 127 14,3 761 85,7 p < 0,05 Nhận xét: Tỷ lệ THA ở nhóm hút thuốc là 24% cao hơn nhóm không hút thuốc (14,3%). Có mối liên quan giữa hút thuốc và THA với p<0,05. Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tập thể dục và tăng huyết áp HA Thể dục Tổng THA KTHA SL % SL % Không 804 156 19,4 648 80,6 Có 396 46 11,6 350 88,4 p < 0,05 Nhận xét: Tỷ lệ THA ở nhóm người không tập thể dục là 19,4% cao hơn nhóm người có tập thể dục bị THA là 11,6%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
  • 51. 42 Bảng 3.21. Mối liên quan giữa tần suất tập thể dục và THA HA Tần suất Tổng THA KTHA SL % SL % Không tập 804 156 19,4 648 80,6 Thường xuyên 156 11 7,1 145 92,9 p < 0,05 Nhận xét: Ở nhóm người không tập tỷ lệ bị THA là 19,4% cao hơn nhóm thường xuyên tập bị THA 7,1%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3.22. Mối liên quan giữa uống rƣợu/bia và THA HA Rƣợu/bia Tổng THA KTHA SL % SL % Có 498 116 23,3 382 76,7 Không 702 86 12,3 616 87,7 p < 0,05 Nhận xét: Tỷ lệ THA ở nhóm người có uống rượu/bia là 23,3% cao hơn nhóm người không uống rượu/bia là 12,3%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
  • 52. 43 Bảng 3.23. Mối liên quan giữa tần suất sử dụng rƣợu bia và THA HA Rƣợu/bia Tổng THA KTHA SL % SL % Thường xuyên 123 50 40,7 73 59,3 Không uống 702 86 12,3 616 87,7 p <0,05 Nhận xét: Tỷ lệ THA gặp nhiều ở nhóm hay uống rượu/bia thường xuyên là 40,7% còn nhóm không uống là 12,3%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3.24. Mối liên quan giữa stress (lo âu, căng thẳng quá mức) và THA HA Stress Tổng THA KTHA SL % SL % Có 369 121 32,8 248 67,2 Không 831 81 9,7 750 90,3 p < 0,001 Nhận xét: Tỷ lệ THA ở nhóm người bị stress 32,8% cao hơn ở nhóm người không bị stress là 9,7%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,001.
  • 53. 44 Bảng 3.25. Mối liên quan giữa tần suất stress và THA HA Tần suất Tổng THA KTHA SL % SL % Thường xuyên 58 41 70,7 17 29,3 Chưa bao giờ 831 81 9,7 750 90,3 p < 0,05 Nhận xét: Ở nhóm bị stress thường xuyên tỷ lệ bị THA chiếm tỷ lệ rất cao 70,7%, nhóm chưa bao giờ bị stress là 9,7%, có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3.26. Mối liên quan giữa chỉ số BMI và THA HA BMI Tổng THA KTHA SL % SL % ≥ 25 398 145 36,4 253 63,6 < 25 802 57 7,1 745 92,9 p < 0,001 Nhận xét: Tỷ lệ người có BMI ≥ 25 bị THA là 36,4% cao hơn người có BMI <25 (7,1%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,001.
  • 54. 45 Bảng 3.27. Mối liên quan giữa vòng eo và THA ở nam và nữ HA Vòng eo Tổng THA KTHA SL % SL % Nam Vòng eo ≥90 cm 163 54 33,1 109 66,9 Vòng eo <90 cm 398 46 11,6 352 88,4 p < 0,001 Nữ Vòng eo ≥80 cm 196 67 34,2 129 65,8 Vòng eo <80 cm 443 35 7,9 408 92,1 p < 0,001 Nhận xét: Tỷ lệ THA ở nhóm nam có vòng eo ≥ 90 cm là 33,1% cao hơn nhóm nam có vòng eo < 90 cm là 11,6%. Tỷ lệ THA ở nhóm nữ có vòng eo ≥ 80 cm là 34,2% cao hơn nhóm nữ có vòng eo < 80 cm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
  • 55. 46 Bảng 3.28. Mối liên quan giữa tỷ số vòng eo/mông và THA ở nam/nữ HA Tỷ số eo/mông Tổng THA KTHA SL % SL % Nam WHR >1 cm 159 54 34,0 105 66,0 WHR ≤ 1 cm 402 46 11,4 356 88,6 p < 0,001 Nữ WHR > 0,85 cm 174 63 36,2 111 63,8 WHR ≤ 0,85 cm 465 39 8,4 426 91,6 p < 0,001 Nhận xét: Tỷ lệ THA ở nhóm nam có WHR > 1 cm là 34% cao hơn nhóm nam có WHR ≤ 1 cm là 11,4%. Tỷ lệ THA ở nhóm nữ có WHR > 0,85 cm là 36,2% cao hơn nhóm nữ có WHR ≤ 80 cm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
  • 56. 47 Chƣơng 4 BÀN LUẬN Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại 2 xã và 2 phường tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, tổng số đối tượng tham gia nghiên cứu là 1200 độ tuổi ≥ 25. Tất cả các đối tượng được đo huyết áp, đo chiều cao, cân nặng và trả lời phỏng vấn theo bộ câu hỏi có sẵn. 4.1. Thực trạng tăng huyết áp của đối tƣợng nghiên cứu Tỷ lệ THA tại phường Hưng Thành là 16,3%, phường Nông Tiến là 15,7%, xã An Tường là 20,3%, xã Tràng Đà là 15,0%. Qua nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ mắc THA tại các xã, phường không có nhiều sự khác biệt, tỷ lệ THA của xã An Tường có hơi cao hơn do tại đây có tập trung nhiều khu công nghiệp. Tỷ lệ THA chung trong tổng số 1200 đối tượng điều tra tại 4 xã, phường Tuyên Quang là 16,8%. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của Lê Hữu Lợi và cộng sự (2012) tại 5/21 xã phường tỉnh Kontum thực hiện khám sàng lọc 8110 người cho thấy tỷ lệ THA chung là 17,3%. Nghiên cứu của Chu Thị Thu Hà (2012) ế không có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm nam và nữ (18,5% và 17,6%) phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi [12]. Nghiên cứu của Lê Quang Đạo về tăng huyết áp và các chỉ số nhân trắc học ở người 25-64 tuổi tại Lâm Đồng (2010) thực hiện trên 2000 đối tượng tại 16 cụm xã/phường tỷ lệ THA chung là 16,0%, kết quả này gần tương đương với nghiên cứu của chúng tôi [7]. Tỷ lệ THA trong nghiên cứu của chúng tôi có cao hơn kết quả nghiên cứu của Trịnh Thị Thu Hoài tại 8 xã, phường tại tỉnh Yên Bái (2012) 14,4% [20]. Theo tác giả Nguyễn Hữu Tước (2011) nghiên cứu tại thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh tiến hành trên 1833 người dân trên 25 tuổi cho tỷ lệ THA chung là
  • 57. 48 11,8% thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi, về tiền THA là 5,6% cũng thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi là 7,5% đối tượng chủ yếu ở độ tuổi 25-34 [50]. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại thấp hơn so với một số nghiên cức khác như: Viện Nội tiết Trung Ương điều tra trong cả nước (2008) tỷ lệ tăng huyết áp là 25,1% [53]. Thấp hơn kết quả nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự (2001) là 23,2% [28]. Sự khác biệt này có thể là do đối tượng nghiên cứu sống ở tại các thành phố phát triển như Hà Nội. Theo nghiên cứu của Bùi Đức Long (2006) tại Hải Dương tỷ lệ THA là 19,1%, cao hơn nghiên cứu của chúng tôi có thể do tỉnh Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, có mức sinh hoạt và điều kiện sống khác so với 1 tỉnh miền núi như Tuyên Quang [32]. Tác giả Đỗ Quốc Hùng (2004) với tỷ lệ THA là 21,8%, kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi có thể là do toàn bộ đối tượng nghiên cứu ở nghiên cứu này đều là cán bộ, công chức, viên chức thủ đô còn của chúng tôi là người dân trong cộng đồng với nhiều ngành nghề khác nhau [24]. Về nhóm tuổi: Chúng tôi nghiên cứu trên 5 nhóm tuổi, nhóm tuổi có tỷ lệ THA thấp nhất là 25-34 tuổi (3%), nhóm tuổi 35-44 tỷ lệ THA là 9,2%, nhóm tuổi từ 45- 54 tỷ lệ THA là 18,9%, nhóm tuổi từ 55-64 tỷ lệ THA là 25%, tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm ≥ 65 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 27,2%. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ THA tăng dần theo độ tuổi. Xu hướng này phù hợp với nghiên cứu của Trần Kim Phụng (2008) nhóm từ 25-34 là 7,5%, nhóm tuổi 35-44 là 15,6%, nhóm tuổi từ 45-54 (30,2%), nhóm tuổi 55-64 (38,4%), nhóm tuổi ≥ 65 (42,2%) [37]. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ở độ tuổi trẻ mức độ THA chủ yếu ở độ I (25-34 chiếm 85,7%, 35-44 tuổi chiếm 90,9%). Ở nhóm tuổi trên 55 tỷ
  • 58. 49 lệ THA là độ II và độ III là 19,3% ở nhóm tuổi ≥ 65 tỷ lệ THA ở độ II và độ III là 51,6%. Kết quả này cũng phù hợp với một số nghiên cứu về THA ở người cao tuổi của Bùi Thu Hà và cộng sự (2005) tại Hải Phòng, nghiên cứu của Nguyễn Huy Ngọc tại Mỹ Tho, Tiền Giang ở người cao tuổi cũng cho thấy tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc càng cao trong đó: Bình thường là 12%, tiền THA là 31%, THA giai đoạn 1 là 13%, THA giai đoạn 2 là 8%. Nguyên nhân có thể do yếu tố tuổi tác, ở người già thường hơn người trẻ từ 10-20 mmHg, ở tuổi già khi thành mạch bị lão hóa nhiều tính đàn hồi giảm động mạch trở lên xơ cứng, dẫn tới biến chứng THA [11]. Ngoài ra, tuổi già cũng cũng thay đổi chức năng khác như tăng hoạt động thần kinh giao cảm có thể do giảm tính nhạy cảm của thụ thể beta, vì vậy xu hướng gây ra co mạch và làm THA. Nguy cơ tai biến mạch máu não phối hợp với tỷ lệ THA ở người già nhiều hơn so với người trẻ tuổi. THA tâm thu chiếm > 50% những trường hợp THA ở người già, nhiều thử nghiệm đã chứng minh giảm độ THA sẽ giảm được tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch và tỷ lệ tử vong [54], [55]. Về giới: Tỷ lệ THA ở nam giới trong nghiên cứu là 17,8%, ở nữ là 16,0%, không có sự khác biệt THA giữa nam và nữ. Kết quả này gần tương đồng với kết quả nghiên cứu của Chu Thị Thu Hà tỷ lệ THA ở nam là 18,5%, nữ là 17,6% [12]. Nghiên cứu của tác giả Hồng Mùng Hai (2014) tại Cà Mau ở đối tượng trên 25 tuổi cũng cho thấy không có sự khác biệt về THA ở nam và nữ (nam là 19,8% trong khi nữ là 21,6%) [13]. Tuy nhiên ở một số các nghiên cứu trong nước cho thấy tỷ lệ THA ở nam cao hơn ở nữ như nghiên cứu của Phạm Gia Khải (2002) [29]. Nghiên cứu của Nguyễn Thu Hiền nam là 39,5% nữ là 29,4% [16]. Nghiên cứu của Đặng Oanh, Đặng Tuấn Đạt và cộng sự là 36,6% ở nam và 23,2% ở nữ [36]. Sự khác nhau về tỷ lệ THA giữa nam và nữ có thể do nam giới có thói quen
  • 59. 50 uống rượu và hút thuốc lá nhiều hơn, bên cạnh đó trong gia đình cũng như trong cuộc sống xã hội họ cũng chịu nhiều áp lực hơn so với nữ giới. Một số công trình nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy rằng THA ở nam nhiều hơn nữ. Sự khác nhau này có thể liên quan đến gen, về sinh lý học giới tính. Trong một số nghiên cứu đã chỉ ra estrogen có thể tác dụng bảo vệ tim và thiếu estrogen nội sinh khi tuổi già làm tăng nhanh tỷ lệ mắc bệnh mạch vành ở thời kỳ mãn kinh. Estrogen cải thiện các thành phần lipoprotein, có tác dụng giãn mạch trên nội mạc và ức chế cơ trơn mạch máu phát triển gây co mạch [2]. Phân bố theo khu vực: Tỷ lệ THA ở nội thành là 16,0%, ngoại thành là 17,7%, không có sự khác biệt giữa 2 khu vực có thể do 2 xã và 2 phường là gần nhau vì thế ít có khác biệt, hơn nữa theo điều tra của chúng tôi có sự đa dạng về đối tượng và số lượng các tầng tuổi là tương đồng nhau. Nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như nghiên cứu của Đặng Oanh ở người trưởng thành tại Đắk Lắk , tại 3 xã vùng nông thôn, 2 phường nội thị và 1 thị trấn cũng cho kết quả không có sự khác biệt về tình trạng THA giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn [36]. Ở một số nghiên cứu khác chỉ ra sự khác biệt về tỷ lệ THA ở các vùng miền khác nhau, giữa thành thị và nông thôn. Sự khác biệt này có lẽ là do do điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau dẫn đến tỷ lệ mắc THA ở thành thị thường cao hơn nông thôn và những người lao động chân tay thường có tỷ lệ THA thấp hơn những người làm ở các ngành nghề khác. Về độ THA: Trong tổng số những người THA, đa số là THA độ I chiếm tỷ lệ 73,3%. Một số các nghiên cứu khác cũng cho thấy trong số những người THA thì tỷ lệ THA độ I chiếm đa số như nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hương, Trần Thị
  • 60. 51 Mai Hoa (2013) tại Quảng Trạch, Quảng Bình cũng cho thấy tỷ lệ THA độ I là 79% [25]. Tuy nhiên một số nghiên cứu khác lại cho kết quả thấp hơn như Tô Văn Hải (2000) là 51,9% [15] và Nguyễn Hữu Tước (2011) [50] nghiên cứu tại thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, tiến hành đo huyết áp và phỏng vấn người dân qua bộ câu hỏi của Dự án phòng chống tăng huyết áp tăng huyết áp thuộc chương trình y tế mục tiêu quốc gia. Kết quả cho thấy THA độ I chỉ chiếm 56,4%. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mức độ THA có xu hướng tăng lên theo độ tuổi, phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả như Tô Văn Hải (2000), tác giả Phạm Gia Khải và cộng sự (2001) và Bùi Thu Hà (2002) và cộng sự [11], [15], [29]. Nghề nghiệp: Trong 1200 đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ THA trong ngành nông nghiệp là 17,8%, công nhân là 11,1%, buôn bán - khác 18,3%, công chức - viên chức là 19,2%. Theo nghiên cứu Bùi Đức Long (2006) tỷ lệ THA ở đối tượng nông dân chiếm 49,6% [32] cao kết quả nghiên cứu của chúng tôi, còn đối tượng công chức, viên chức lao động trí óc (19,2%), buôn bán nhỏ lẻ (18,3%) gần tương tự với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Đỗ Minh Tuấn và cộng sự (2010), tỷ lệ THA 44,8% ở nhóm công chức, viên chức và nhóm buôn bán là 31,7% [49]. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ THA gặp nhiều ở các ngành nghề khác nhau, trong đó nhóm có nghề nghiệp cho thu nhập cao lại là nhóm có nguy cơ dẫn tới THA nhiều hơn. Trình độ học vấn: Tỷ lệ THA gặp ở nhóm dưới THPT là 17,3%, nhóm trên THPT là 16,7%. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng người trình độ học vấn cao thì phòng
  • 61. 52 tránh bệnh được tốt hơn và quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn những người có trình độ học vấn thấp. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thu Hiền cho kết quả THA tỷ lệ nghịch với trình độ học vấn. Kết quả trên cũng gợi ý cho chúng tôi rằng mức độ hiểu biết của người dân chiếm một phần quan trọng trong vấn đề THA. Nghiên cứu của Hoàng Đức Hạnh về kiến thức của người dân về các yếu tố liên quan đến bệnh THA cho thấy tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đạt chỉ là 41,3% [5], [8], [40], [46]. Nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt thì tỷ lệ THA của các đối tượng có trình độ học vấn sau đại học chiếm tỷ lệ 40% do những đối tượng này thường xuyên phải lao động trí óc, trong quá trình làm việc dễ bị áp lực công việc lớn hơn các đối tượng khác. Nghiên cứu của Hoàng Thị Hải Vân, Lê Thị Tài, Lê Thị Hương (2012) nghiên cứu trên 788 người trưởng thành tại thành phố Hải Phòng kết quả cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn với kiến thức về bệnh THA. Trình độ học vấn cao thì hiểu biết hơn, nhóm tuổi càng cao thì kiến thức về bệnh cũng tốt hơn [51]. Phân bố THA theo hoàn cảnh sống: Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng người cao tuổi sống một mình hay đã li dị có nguy cơ bị THA cao hơn so với người sống cùng gia đình tỷ lệ này là 25% so với 16,3%, nguyên nhân có thể do nhóm đối tượng này ít quan tâm đến sức khỏe, ngoài ra còn có thể do yếu tố tâm lý: không được vui vẻ, không có người quan tâm chia sẻ hàng ngày, cô đơn và dễ bị stress, từ đó dễ bị THA. Về kinh tế: Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm không nghèo bị THA là 19,1% cao hơn nhóm hộ nghèo bị THA là12,1%, kết quả này phù hợp với xu hướng chung hiện nay. Ở những người có thu nhập cao thường có có chế độ ăn giầu
  • 62. 53 dinh dưỡng (nhiều đạm và mỡ). Hơn nữa ở nhóm người này thường xuyên phải đi giao lưu, tiếp khách nên dẫn tới nhiều yếu tố nguy cơ dẫn tới bị THA. Nghiên cứu khác của Lý Thị Phương Hoa và cộng sự (2010) cũng chỉ ra rằng có mối liên quan giữa thu nhập cá nhân và THA (26,5%) [18], [19]. 4.2. Các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp Mối liên quan giữa ăn mặn và THA: Người ăn mặn có nguy cơ bị THA, nguy cơ mắc THA ở nhóm có ăn mặn (36,8%) cao hơn nhóm không ăn mặn (8,9%). Kết quả của chúng tôi phù hợp với trước đó của Tô Văn Hải [15]. Nghiên cứu của Hồng Mùng Hai ở Cà Mau cũng cho thấy ăn mặn có nguy cơ THA gấp 1,1 lần [13] còn nghiên cứu của Đào Duy Khánh ở KonTum cho thấy người có thói quen ăn mặn mắc bệnh THA cao gấp 1,65 lần người không có thói quen ăn mặn [30]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Cúc cũng chỉ ra những người cao tuổi có thói quen ăn mặn có nguy cơ cao gấp THA 7,5 lần những người cao tuổi không ăn mặn [6]. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Ngọc, Tạ Mạnh Cường tại Hà Nội cũng cho thấy có mối liên quan giữa ăn mặn và THA phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi [34]. Trong một nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Thu Hiền, Lê Thị Hợp và cộng sự (2009) thực hiện tại 3 thành phố Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Hồ Chí Minh xác định khẩu phần muối ăn trong gia vị của 1518 người trưởng thành, kết quả cho thấy khẩu phần muối ăn là một trong những nguy cơ của bệnh THA [16]. Ăn nhiều muối dễ bị THA vì nó làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào đối với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, gây cơ mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến THA. Việc ăn nhiều muối cộng thêm
  • 63. 54 các yếu tố stress trong cuộc sống sẽ làm tăng hoạt động thần kinh giao cảm. Ion natri vào nhiều trong tế bào cơ trơn gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp. Ăn mỡ: Kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối liên quan giữa ăn mỡ và THA. Tỷ lệ THA ở nhóm thích ăn mỡ là 33,3% trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Trịnh Thị Thu Hoài là 22,3% và tác giả Tô Văn Hải (2000) là 23% [15], [20]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Yến và cộng sự cho thấy sự tuân thủ chế độ ăn của người bị THA chỉ đạt 40% với việc đánh giá 3 yếu tố, ăn nhạt, ăn ít chất béo và hạn chế bia/rượu, ở nữ thì việc tuân thủ chế độ ăn hơn ở nam [57]. Nghiên cứu của Hoàng Văn Ngoạn ở Thừa Thiên Huế cũng cho thấy việc tuân thủ chế độ ăn và điều chỉnh lối sống là khó khăn [33]. Dinh dưỡng hợp lý theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia (10 lời khuyên về dinh dưỡng giai đoạn 2006-2010) cần chú ý đủ về lượng, cân đối về chất và an toàn trong đó chú ý là không ăn mặn, tăng cường ăn cá, ăn nhiều rau quả, ăn ít dầu thực vật và mỡ động vật. Ngoài ra trong một số tài liệu phòng, chống THA chế độ dinh dưỡng cần hạn chế các thức ăn chế biến theo hình thức chiên rán, hạn chế ăn những thức ăn bảo quản lâu như dưa, cà muối. Mối liên quan giữa THA và rượu bia: Nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ THA ở người có uống rượu/bia là 23,3%. Kết quả này gần với kết quả nghiên cứu của một vài tác giả khác như Trịnh Thị Thu Hoài (2012) tại 8 xã/phường tỉnh Yên Bái là 19,2%, Tô Văn Hải (2000) là 20,3%, Đinh Văn Thành là 29,7% [15], [43]. Nghiên cứu của Đặng Oanh, Đặng Tiến Đạt trên 600 người trưởng thành tại 3 xã và 3 phường ở tỉnh Đắk Lắk (2009) cho thấy những người có thói quen uống rượu/bia có tỷ
  • 64. 55 lệ mắc THA cao hơn nhóm người không uống rượu/bia, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05), phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi [36]. Nghiên cứu của Nguyễn Thu Hiền (2006) tìm hiểu thực trạng bệnh THA tại xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên chỉ ra rằng người có uống rượu bị THA cao hơn người không uống rượu sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 [16]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Cúc (2012) thực trạng và một số yếu tố liên quan đến người cao tuổi tại xã Trung Thành, huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên cũng cho kết quả tương tự [6]. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Ngọc, Tạ Mạnh Cường tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ THA ở những người uống rượu bia là 50%, những người không uống rượu bia là 36,5% [34]. Theo khuyến cáo hội tim mạch học Việt Nam nếu uống chất có cồn điều độ (nam <21 đơn vị/tuần, nữ <14 đơn vị/tuần thì HA có thể hạ 2-4 mmHg, nhưng nếu vượt quá sẽ gây tác dụng ngược lại, việc sử dụng rượu thường xuyên là 40,7% bị THA cao hơn so với số người không uống rượu bia 12,3%, điều này cho thấy không nên quá lạm dụng rượu/bia, khuyến cáo nên uống vừa phải có mức độ sẽ tốt cho sức khỏe còn uống rượu/bia quá mức còn gây bệnh xơ gan và các tổn thương thần kinh nặng nền từ đó gián tiếp gây THA [23]. Tỷ lệ THA cao ở những người thường xuyên uống rượu/bia làm cho tim đập nhanh, mạch máu co lại, huyết áp tăng và làm cho muối canxi cholesterol đọng lại ở thành mạch, tạo ra xơ cứng động mạch. Nếu uống rượu lâu ngày làm xơ cứng động mạch nhanh hơn và huyết áp cao. Sử dụng rượu bia hợp lý làm tăng sự hưng phấn, tăng chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên lạm dụng rượu bia là một trong nhưng yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với sức khỏe. Do đó, trong các nghiên cứu về thói quen sử dụng rượu bia cần phải làm rõ khái niệm này, trên cơ sở đó xác định đối tượng lạm dụng rượu, bia và đề ra những phương thức can thiệp hợp lý, hiệu quả.
  • 65. 56 THA và hút thuốc: Nghiên cứu của tôi cho thấy tỷ lệ THA ở nhóm người hút thuốc lá cao hơn so với nhóm không hút thuốc lá. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hoài tại 8 xã/phường của tỉnh Yên Bái, Nguyễn Thị Hiền thì cũng cho kết quả tương tự ở những người hút thuốc là tỷ lệ THA cao hơn so với người không hút thuốc lá [20]. Nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt, Phạm Gia Khải ở đồng bằng Thái Bình, tỷ lệ THA ở nhóm hút thuốc lá cao gấp 1,43 lần so với không hút thuốc [29], [53]. Hút nhiều có thể gây THA kịch phát nguy hiểm, HA ở sẽ tăng thường xuyên ở những người hút thuốc lá nhiều, đặc biệt là những người hút trên 20 điều/ngày. Nghiên cứu của chúng tôi thống kê được người THA hút thuốc lá thường xuyên là 25,4%. Nghiên cứu của Trịnh Thị Thu Hoài là 30,8%, Đinh Văn Thành (2009) là 21,1%, Tô Văn Hải (2000) là 13,5% [20], [15], [43]. Trong nghiên cứu của Đặng Oanh tỷ lệ này là 45,4% cao hơn nhóm không hút thuốc là 21,2%. Số lượng điếu thuốc hút càng tăng và hút hàng ngày cũng làm gia tăng nguy cơ bị THA, trong nghiên cứu của Đặng Oanh nhóm hút mỗi ngày trên 10 điếu, 6-10 điếu và dưới 5 điếu lần lượt là 63%, 41,9%, 31,0% [36]. Nghiên cứu của Cao Mỹ Phượng và cộng sự cho kết quả 21,3% người hút thuốc lá có tăng huyết áp, tỷ lệ hút thuốc lá trong dân số là 20,5%. Tỷ lệ ở người tăng huyết áp có hút thuốc lá là 56% hút từ 1-9 điếu/ngày, 32,5% từ 10-19 điếu/ngày, và 11,5% hút trên 20 điếu/ ngày [39]. WHO đã xếp thuốc lá đứng hàng thứ 2 trong 10 nguy cơ gây ảnh hưởng đến người dân ở các nước đang phát triển. Theo báo cáo của WHO (2004), 12% tử vong của người từ 30 tuổi trở lên trên phạm vi toàn cầu được quy là có liên quan đến thuốc lá. Điều tra toàn cầu về hút thuốc lá tại Việt Nam
  • 66. 57 (2010) có 23,8% người trưởng thành hiện đang hút thuốc (47,4% nam giới và 2,3% nữ giới) [54]. Hoạt động thể lực: Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng hoạt động thể lực có liên quan THA, Tỷ lệ THA ở nhóm người có tập thể dục là 11,6% thấp hơn so với nhóm người không tập thể dục bị THA là 19,4% Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Ngọc, Tạ Mạnh Cường cũng cho nhân định tương tự những người có thói quen tập thể dục có tỷ lệ mắc THA là 35,2% thấp hơn so với những người không có thói quen thể dục thì tỷ lệ này là 43,7% [34]. Nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Hồng Trang cho thấy mức độ hoạt động thể lực là rất thấp 40% ở bệnh nhân THA, nữ giới hoạt động tích cực hơn nam giới. Nghiên cứu của Ninh Văn Đông cũng cho thấy 68% người bị THA có tập thể dục nhưng chưa quan tâm đến thời gian tập cũng như cường độ tập. Phần lớn thời gian hoạt động thể lực có được chủ yếu là từ việc làm và hoạt động đi lại. Riêng đối với thời gian giải trí, hoạt động thể lực hầu như bằng không, các công việc ở nhà thường mang tính nhỏ nhặt, ít khi tạo thành những hoạt động tích cực mà thường chỉ tương đương với hoạt động vừa phải vì thế đối với người cao tuổi bị THA thì thường con cháu không khuyến khích làm việc nặng nhọc [26]. Theo WHO, hoạt động thể lực thường xuyên có tác dụng cải thiện chức năng nội mô, kích thích quá trình oxy hóa lipid, kích thích hoạt động của các Enzyme, tăng tính nhạy cảm của gan, cơ xương và mô mỡ đối với hoạt động của Insulin…trên cơ sở đó, hoạt động thể lực có vai trò nâng cao sức khỏe con người, đặc biệt là trong việc phòng, chống các bệnh mạn tính như các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, thừa cân béo phì, rối loạn lipid máu. Ít hoạt động thể lực được WHO xác định là một trong bốn nguy cơ có thể thay đổi được đối với việc phòng và kiểm soát các bệnh mạn tính [54].
  • 67. 58 Mối liên quan giữa THA và stress: Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tỷ lệ THA ở nhóm có stress là 32,8% tương đồng với nghiên cứu của Đinh Văn Thành nhưng cao hơn nghiên cứu của Lý Thị Phương Hoa và cộng sự 26,5%. Mối tương quan thuận giữa stress và THA [18], [43]. Nghiên cứu của Trần Kim Trang cũng cho thấy stress là một trong những tác nhân có hại cho huyết áp, đặc biệt là đối với những người bị THA. Tình trạng hôn nhân có ảnh hưởng đến stress [44], [45]. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng căng thẳng tâm lý (stress) được cho là một trong những yếu tố gây xơ vữa động mạch quan trọng, những người có hiểu biết về stress, có sức khỏe và tâm lý vững vàng sẽ dễ dàng vượt qua được những tác động của stress và vui tươi trong cuộc sống, còn không ngược lại sẽ bị ảnh hưởng gây nên bởi những cú sốc trong cuộc đời. Trong khuyến cáo nếu bệnh nhân bị THA nên quan tâm nhiều hơn đến chế độ ăn và nghỉ ngơi, ăn điều độ đảm bảo dinh dưỡng, thành phần bữa ăn nên nhiều rau quả tươi, và nhất là uống nhiều nước (8 cốc/ngày). Ngoài ra còn phải thường xuyên vận động thể lực điều độ làm giảm căng thẳng và giúp ngủ ngon, tập hít thở sâu và đều dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Mối liên quan giữa THA và BMI: Thông qua chỉ số BMI chúng tôi nhận thấy rằng có mối liên quan tỷ lệ thuận với THA, ở những người thừa cân, béo phì có tỷ lệ THA cao hơn hẳn so với người có BMI bình thường. Trong tổng số đối tượng nghiên cứu 1200 đối tượng, trong tổng số đối tượng có BMI bình thường thì đối tượng bị THA chỉ là 7,5%, còn trong số đối tượng có BMI thừa cân là 44,3%, béo phì là 16,7%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả của Nguyễn Thu Hiền cho thấy THA ở nhóm có BMI bình thường là 32,6%, THA ở người thừa cân, béo phì là 58,7% [16]. Nghiên cứu