SlideShare a Scribd company logo
1 of 73
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
QUÁCH ĐỨC HẠNH
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC,
SINH THÁI VÀ KỸ THUẬT NHÂN NUÔI LOÀINHÍM
ĐUÔI NGẮN (Hystrix brachyura ) TẠI ĐĂK LĂK
CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.60
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
HÀ TÂY- 2007
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
QUÁCH ĐỨC HẠNH
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC,
SINH THÁI VÀ KỸ THUẬT NHÂN NUÔI LOÀI
NHÍM ĐUÔI NGẮN (Hystrix brachyura )
TẠI ĐĂK LĂK
CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.60
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TIẾN SỸ NGUYỄN XUÂN ĐẶNG
HÀ TÂY- 2007
3
LỜI NÓI ĐẦU
Luận văn được hoàn thành theo chương trình đào tạo cao học khoá 12
trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam( khoá 3 tại Đại học Tây Nguyên).
Tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu, Khoa sau đại học và các thầy cô
giáo trường Đại học Lâm Nghiệp và trường Đại học Tây Nguyên ; đặc biệt là TS.
Nguyễn Xuân Đặng – người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ,
truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quí báu và đã giành những tình cảm tốt
đẹp cho tôi trong thời gian học tập cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này tôi xin tỏ lòng biết ơn Ban lãnh đạo và CBCNV các Vườn
Quốc gia Yok Đôn, Chư Yang Sinh, Khu BTTN Nam Ka, Ea Sô, Hồ Lăk,...đã tạo
điều kiện cho tôi trong thời gian thực tập.
Tôi cũng xin cám ơn các ông Hoàng Xuân Thanh, Ngô Xuân Thắng, Trần
Công Huê, Triệu Văn Vỵ và một số gia đình khác... đã giúp đỡ cho tôi trong quá
trình thực tập thu thập số liệu để hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã làm việc với sự nổ lực và cố gắng hết sức, nhưng do hạn chế về
trình độ, thời gian, do thiếu thốn về kinh phí, thiết bị ..nên luận văn còn có nhiều
hạn chế và thiếu sót.
Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng quí giá của những
nhà khoa học và các bạn bè đồng ngiệp.
Xin chân thành cám ơn.
Tháng 3 năm 2007
Tác giả.
Quách Đức Hạnh
4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT NỘI DUNG Trang
2.1 Địa điểm, thời gian và số lượng mẫu nhím nghiên cứu 7
3.1 K ích th ước trung bình của nh ím nuôi tại Đăk Lăk 17
3.2 Sự khác nhau về hình thái trâm ở các phần cơ thể của nhím 19
3.3 Số đo một số nội quan của nhím trưởng thành 20
3.4 Theo dõi lượng thức ăn ngày và đêm của nhím 26
3.5 Khẩu phần thức ăn cho nhím nuôi tại hộ Hoàng Xuân Thanh 27
3.6 Khẩu phần thức ăn cho nhím nuôi tại hộ Ngô Xuân Thắng 27
3.7 khẩu phần thức ăn cho nhím nuôi tại hộ Trần Công Huê 28
3.8 Khẩu phần thức ăn cho nhím nuôi tại trung tâm giống Đăk Lắc 28
3.9 Khối lượng TB các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của nhím 29
3.10 Tuổi đẻ lần đầu thành công ở nhím nuôi 30
3.11 Tần số xuất hiện một số dấu hiệu động dục của nhím cái 31
3.12 Thời điểm giao phối của nhím nuôi ở hộ Hoàng Xuân Thanh 32
3.13
Khoảng cách giữa 2 lần giao phối ở đàn nhím hộ Hoàng Xuân
Thanh
32
3.14 Thời gian mang thai của nhím nuôi tại Đăk Lắc 33
3.15 Số trường hợp nhím đẻ ban ngày và đêm ( 2/2005 - 4/2007 ) 34
3.16 Khoảng cách bình quân giữa hai lứa đẻ tại một số hộ nuôi 35
3.17 Số ngày nhím mẹ cho con bú ở một số hộ nuôi 36
3.18 Tăng trưởng khối lượng của nhím nuôi ở hộ Hoàng Xuân Thanh 37
3.19 Tăng trưởng khối lượng của nhím nuôi ở hộ Ngô Xuân Thắng 38
3.20 Tăng trưởng khối lượng của nhím nuôi ở hộ Trần Công Huê 38
3.21 Tăng trưởng khối lượng của nhím nuôi ở trung tâm giống Đăk Lắc 39
3.22 Khẩu phần thức ăn cơ bản cho nhím nuôi 45
3.23 Tỉ lệ cho thịt của nhím nuôi 51
3.24 Tổng hợp chi phí đầu tư và hiệu quả nuôi nhím hàng năm 52
Hình 3.1: Sơ đồ chuồng nuôi nhím 41
5
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Danh mục các bảng biểu, hình ảnh
Mục lục Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 7
Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9
1.1 Tổng quan về họ nhím 9
1.2 Nghiên cứu nhím ở ngoài n ước 9
1.2 Tình hình nghiên cứu nhím ở Việt Nam 11
Chƣơng 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 13
2.1 Đối tượng nghiên cứu 13
2.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 13
2.4 Nội dung nghiên cứu 15
2.4.1 Trong thiên nhiên 15
2.4.2 Trong điều kiện nuôi 15
2.5 Phương pháp nghiên cứu 15
2.5.1 Nghiên cứu trong thiên nhiên 15
2.5.2 Nghiên cứu trong điều kiện 16
2.5.3 Nghi ên cứu t ài li ệu 17
Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17
3.1 Đặc điểm sinh học, sinh thái của nhím đuôi ngắn 17
3.1.1 Đặc điểm hình thái ngoài 17
3.1.2 Số đo các cơ quan nội quan 20
3.1.3 Phân bố 21
3.1.4 Nơi sống 21
3.1.5 Tập tính 22
3.1.6 Đặc điểm ăn uống 24
6
3.1.7 Đặc điểm sinh sản 30
3.1.8 Đặc điểm sinh trưởng 30
3.2 Kỹ Thuật nhân nuôi nhím đuôi ngắn 39
3.2.1 Chuồng trại 39
3.2.2 Con giống 42
3.2.3 Phương tiện, thiết bị bắt nhím để theo dõi và vận chuyển 43
3.2.4 Thức ăn, khẩu phần ăn 44
3.2.5 Chăm sóc, quản lý theo dõi 45
3.2.6 Bệnh tật và biện pháp phòng, trị 49
3.3 Hiệu quả kinh tế và khả năng nhân nuôi nhím ở Đăk Lắc 50
3.3.1 Hiệu quả kinh tế 50
3.3.2 Khả năng nhân nuôi nhím tại Đăk Lắc 53
Chƣơng 4 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 55
4.1 Kết luận 55
4.1.1 Đặc điểm sinh học sinh thái 55
4.1.2 Kỹ thuật nuôi nhím 55
4.1.3 Hiệu quả kinh tế và khả năng nuôi nhím ở Đăk Lắc 56
4.2 Tồn tại 56
4.3 Khuyến nghị 56
Tài liệu tham khảo 57
Phụ lục 60
7
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tài nguyên thú rừng của tỉnh Đăk Lăk có tính đa dạng sinh học cao với nhiều
loài thú kinh tế quan trọng. Thống kê ban đầu đã ghi nhận được ở Đăk Lăk có 93
loài thú thuộc 26 họ và 16 bộ [18]. Tuy nhiên, rừng ở Đăk Lăk đã bị tàn phá nặng
nề trong nhiều thập kỷ qua do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân sâu xa quan
trọng nhất là do dân số tăng nhanh. Vì nhu cầu mưu sinh, người ta đã phá rừng để
lấy gỗ và các lâm sản khác, lấy đất rừng để canh tác và trồng cây công nghiệp.
Rừng bị tàn phá đã thu hẹp nơi cư trú của động vật rừng. Cùng với nó là việc săn
bắn thú rừng lấy thịt và các sản phẩm, việc quản lý bảo vệ động vật rừng chưa tốt,
việc mua bán vận chuyển trái phép động vật rừng diễn ra khắp nơi, phong trào ăn
đặc sản thịt động vật rừng ngày một gia tăng. Hậu quả là tài nguyên thú rừng bị
giảm sút nghiêm trọng về số lượng chất lượng. Nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt
chủng trong tự nhiên như: hổ, voi, bò xám, bò tót, bò rừng, gấu, báo...
Nhím đuôi ngắn (Hystrix brachyura) là loài thú có giá trị kinh tế cao. Theo
Lê Hiền Hào (1973) thịt nhím rất ngon, chất lượng cao. Mật nhím được nhân dân sử
dụng phổ biến như mật gấu để chữa bệnh đau mắt, đau lưng và xoa bóp chấn
thương. Dạ dày nhím được dùng để chữa bệnh đau dạ dày. Ở Trung Quốc, thịt, ruột
già, gan và cả phân nhím được dùng để chữa các bệnh phong nhiệt. Lông nhím
được dùng trong sản xuất một số mặt hàng mỹ nghệ.
Ở Việt Nam, nhím đuôi ngắn chưa có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2000) và
Danh mục các loài thực vật rừng quí hiếm ban hành kèm theo Nghị định
32/2006/NĐ-CP của Chính Phủ, nhưng trên thế giới nhím là loài thú quí hiếm đang
bị đe doạ ở mức VU- sẽ nguy cấp theo Danh lục đỏ IUCN (2006).
Do có giá trị kinh tế cao nên nhím đuôi ngắn luôn là mục tiêu săn bắt ráo riết
của nhân dân các địa phương. Hiện nay, số lượng nhím trong tự nhiên đã giảm sút
nhiều về số lượng so với một hai chục năm trước đây, chỉ còn gặp những cá thể nhỏ
(dưới 12 kg), rất ít còn gặp được những cá thể lớn như trước đây (20-25 kg). Do số
lượng trong tự nhiên còn quá ít, không đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của xã
hội, nên người dân ở nhiều địa phương trong cả nước và ở Đăk Lăk đã tự phát thuần
8
hoá nhân nuôi nhím đuôi ngắn. Theo một số tài liệu, người đầu tiên nuôi nhím đuôi
ngắn thành công ở Việt Nam có lẽ là ông Phạm Ngọc Tuân ở ấp Bến Đình xã
Nhuận Đức huyện Củ Chi TP Hồ Chí Minh. Ông bắt đầu nuôi từ năm 1988, đến nay
đã có trên 200 con bố mẹ. Một số người dân ở Sơn La bắt đầu nuôi nhím đuôi ngắn
từ khoảng năm 1992; người dân Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh bắt đầu nuôi từ 1996,..
Đến nay, việc nuôi nhím đã lan ra nhiều nơi nhiều địa phương khác: Bắc Giang, Lai
Châu, Hưng Yên, Hà Tây, Hà Nội, Ninh Bình, Bình Phước, Đồng Nai, Đak Lăk,
Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai,... Riêng ở Đăk Lăk người nuôi sớm nhất được cho
là ông Triệu Văn Vỵ ở thôn Kim châu xã Hoà Hiệp, Huyện Krông Ana. Ông bắt
đầu nuôi năm 1996, tuy nhiên đàn nhím của ông không phát triển lắm và đến 2006
đã bán cho người khác.
Nhìn chung, việc nuôi nhím đuôi ngắn trên cả nước tuy đã có nhiều hộ thực
hiện, nhưng tỷ lệ nuôi thành công còn rất ít, thất bại nhiều. Nguyên nhân chính của
tình trạng này là do thiếu hiểu biết về các đặc điểm sinh học sinh thái, tập tính sống
của loài nhím; thiếu các tài liệu tổng kết kinh nghiệm và phổ biến kỹ thuật nuôi.
Nhằm góp phần cải thiện tình hình nuôi nhím ở Đăk Lăk nói riêng và ở Việt Nam
nói chung, chúng tôi đã chọn thực hiện đề tài “ Nghiên cứu các đặc điểm sinh học
sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đuôi ngắn (Hystrix brachyura) tại
Đăk Lăk”. Chúng tôi hy vọng kết quả đề tài sẽ góp phần vào việc phát triển việc
nuôi nhím đuôi ngắn ở nước ta, giảm nguy cơ cho loài thú này trong tự nhiên, góp
phần cung cấp thịt nhím cho thị trường, tăng thu nhập và đem lại hiệu quả kinh tế
cho người nuôi, nhím có thể sẽ là con giống nuôi mới góp phần đa dạng hoá cơ cấu
giống vật nuôi ở địa phương.
9
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về họ Nhím (Hystricidae)
Họ Nhím hay Họ Nhím cựu lục địa (Hystricidae) thuộc phân bộ Dạng nhím
(Hystricomorpha), bộ Gậm Nhấm (Rodentia). Theo hệ thống phân loại mới nhất
của Wilson et al (2005) thì họ Nhím (Hystricidae) có 3 giống và 11 loài như sau:
Bộ Gậm nhấm - Rodentia
Phân bộ Hình nhím - Hystricomorpha
Họ Nhím - Hystricidae
Giống Atherurus
1. Đon châu phi - Atherurus africanus
2. Đon châu á - Atherurus macrourus
Giống Hystrix
3. Nhím bờm - Hystrix cristata
4. Nhím - Hystrix africaeaustralis
5. Nhím bờm ấn độ - Hystrix indica
6. Nhím đuôi ngắn - Hystrix brachyura
7. Nhím java - Hystrix javanica
8. Nhím borneo - Hystrix crassispinis
9. Nhím inđônêxia - Hystrix pumila
10. Nhím sumatra - Hystrix sumatrae
Giống Trichys
11. Nhím đuôi dài - Trichys fasciculata
Thú họ Nhím có đặc điểm nổi bật nhất là cơ thể được bao phủ bởi các gai
trâm cứng, nhọn, sắc thay cho bộ lông ở các loài thú khác. Chiều dài các trâm có thể
tới 30-35cm. Nhím không thể phóng trâm gai vào kẻ thù, nhưng khi bị tấn công
nhím có thể quay mông lại, dựng đứng các trâm nhọn lên rồi chạy lùi lại hoặc đứng
yên chờ kẻ thù lao tới đâm phải trâm cứng. Các trâm dễ dàng rụng, đâm sâu vào cơ
thể kẻ thù và gây chết cho chúng.
10
Nhím có cơ thể to ngắn và mập, nặng tới gần 30 kg, chân ngắn, bàn chân có
5 ngón với các vuốt khoẻ. Nhím thích gậm nhấm, răng cửa lớn, cơ hàm khoẻ. Theo
Lekagul et al. (1973) mặc dù thức ăn chính của nhím là các loại củ, quả, vỏ cây
nhưng nhím cũng gặm xương động vật để điều chỉnh hàm răng và bổ sung canxi và
phốt pho cho cơ thể. Chúng đôi khi công xương động vật về hang, tích tụ thành
đống.
Sọ có phần trán và mũi phồng to, đặc biệt là ở giống Hystrix, mào chẩm lớn.
Hố trước mắt khá lớn cho các cơ nhai lớn đi qua. Các dãy răng khá song song với
nhau. Bầu nhĩ khá nhỏ và không có giá trị định loại. Chiều dài và tỷ lệ của các
xương mũi là đặc điểm định loại rất quan trọng. Các răng cửa khá lớn, có màu đỏ
hoặc vàng ở mặt trước. Răng cửa phát triển trong suốt cuộc đời. Răng trước hàm và
răng hàm có mặt nhai phẳng với nhiều gơ men răng phức tạp.
Giống Hystrix có các xương mũi dài và phồng, thường bắng ½ chiều dài
mũi-chẩm, ít nhất là 50 mm. Đuôi ngắn, ngắn hơn 20% chiều dài thân-đầu, múp
đuôi có túm lông gai chuyên hoá thành gai kêu (hình ống rỗng, phồng). Các gai
chuyên hoá cao và khá dài trên lưng. Giống Atherurus có xương mũi thường ngắn
hơn 30% chiều dài mũi-chẩm, không dài quá 30 mm. Đuôi khá dài, bằng 33-50%
chiều dài thân-đầu, có túm gai kêu ở múp đuôi, các gai biến dạng thành chuổi hạt
dài. Gai trên lưng kém phát triển.
Nhìn chung, các loài nhím hoạt động về đêm hoặc lúc hoàng hôn, trong điều
kiện nuôi chúng có thể hoạt động cả ban ngày. Nhím sống chủ yếu ở các hang ngầm
dưới đất do chúng tự đào hoặc sử dụng các hang có sẵn. Trong mỗi hang thường là
bố mẹ và các con sinh ra. Nhím cái có 2-3 đôi vú nằm ở bên hông. Nhím sinh sản 1-
2 lứa trong năm và mỗi lứa đẻ 1-5 con, thường là 2 con.
1.2 Những nghiên cứu về nhím ở ngoài nƣớc.
Các loài nhím trên thế giới đã được phát hiện, phân loại và nghiên cứu từ khá
lâu. Một số loài nhím phân bố ở Đông Nam Á như nhím đuôi ngắn, nhím bờm,
nhím đuôi chổi Á châu...Trong đó Nhím đuôi ngắn( Hystrix brachyura ) đã được
nhà động vật học người Thuỵ điển Carolus Linnaeus ( 1707-1778) phát hiện đầu
11
tiên năm 1758 ở Malacca Malaysia (ảnh 1), Nhím bờm (Hystrix Hodgsoni.Gray
1847) đã được nhà động vật học người Anh Geoge Robert Gray( 1808-1872) phát
hiện 1847. Nhím klos ( Acanthion klossi Thomas) đã được nhà động vật học người
Anh Thomas Bell FRS(1792- 1880) phát hiện.
Về phân loại nhím có các nghiên cứu của Morisson scott, Wilson(1993) “Mammal
Species of the World, A Taxonomic and Geographic Reference”, McKenna,
Malcolm C., and Susan K. Bell (1997) “Classification of Mammals: Above the
Species Level”...
Nghiên cứu về tập tính, đặc điểm sinh học của nhím có các tác giả như Nowak,
Ronald M.(1999)“Walker's Mammals of the World”, Macdonald, David (1984)
“The Encyclopedia of Mammals”, Corbet, G.B., and Hill, J.E.(1992)” The
mammals of the Indomalayan region”, Hole, Robert B. Jr.(2003) “A Checklist of the
Mammals of the World: Rodentia 3 (Hystricomorpha)”, Lekagul B. & J. A. Mc
Neely, (1988)” Mammals of Thailand”....
Riêng về nhím đuôi ngắn, hầu hết các nghiên cứu chỉ có một số ít thông tin ở mức
độ phân loại, một số đặc điểm hình thái ngoài...Những đặc điểm về sinh sản, sinh
trưởng, phổ thức ăn, chế độ và khẩu phần ăn, kỹ thuật nhân nuôi... hầu như chưa
được nghiên cứu và đề cập đến
1.3 Tình hình nghiên cứu nhím ở Việt Nam
Họ Nhím nói chung và loài nhím đuôi ngắn nói riêng còn ít được nghiên cứu
ở Việt Nam. Cho đến nay các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào xác định thành phần
loài, vùng phân bố và tình trạng khai thác sử dụng ở các địa phương.
Đặng Huy Huỳnh và cs. (1994)[9], trong công trình “Danh lục thú
(Mammalia) Việt Nam” sử dụng hệ thống phân loại của Morrison-Scott trước đây
đã thống kê ở Việt Nam có 4 loài thuộc họ Nhím là: đon (Atherurus macrourus),
nhím đuôi ngắn (Acanthion brachyurus), nhím klôs (Acanthion klossi) và nhím bờm
(Acanthion subcristatum). Tuy nhiên, dựa trên các kết quả nghiên cứu phân loại học
gần đây Wilson et al (2005) cho rằng cả 3 tên nhím nêu trên chỉ là đồng danh của
12
một loài duy nhất là nhím đuôi ngắn (Hystrix brachyura). Như vậy, ở Việt Nam,
thuộc họ Nhím chỉ có 2 loài là đon (Atherurus macrourus) và nhím đuôi ngắn
(Hystrix brachyura).
Về phân bố của nhím ở Việt Nam đã được nhiều tác giả đề cấp đến như Đào
Văn Tiến, Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Lê Vũ Khôi, Trần Hồng Việt, Nguyễn
Xuân Đặng, …. Hiện nay đã xác định được nhím đuôi ngắn có phân bố ở hầu hết
các vùng rừng núi của nước ta: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang,
Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Gia Lai, Đăk Lăk,
Lâm Đồng, Đồng Nai.
Nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm sinh học sinh thái chỉ có một số ít công
trình như: “Thú kinh tế Miến Bắc Việt Nam” của Lê Hiền Hào (1973) [5], “Những
loài gậm nhấm ở Việt Nam” của Cao Văn Sung và cs (1980) [17], “Gậm nhấm
(Rodentia) Việt Nam” của Cao Văn Sung và Nguyễn Minh Tâm (đang in). Các
nghiên cứu đã cho thấy, nhím đuôi ngắn là loài thú sống ở rừng với các dạng sinh
cảnh khác nhau (rừng cây gỗ, rừng hỗn giao, trảng cây bụi,..). Nhím sống dưới đất
tự đào hang hoặc sử dụng các hang có sẵn, sống đôi (đơn thê) và theo nhóm gia
đình, kiếm ăn lúc hoàng hôn và đêm. Nhím nhút nhát, trốn tránh kẻ thù thụ động (co
mình dương gai đe doạ), tuy nhiên, đôi khi cũng tấn công cắm gai vào kể thù.Thức
ăn gồm đa dạng các loài củ, rễ, quả và vỏ cây hoang dã và cây trồng. Nhím trưởng
thành sinh dục ở khoảng 1.5 – 2 năm tuổi, mỗi năm có 2 mùa sinh sản, mỗi lứa đẻ
khoảng 2-4 con.
Gần đây, xuất hiện một số tài liệu bàn về kỹ thuật nuôi nhím của Nguyễn
Lân Hùng (1997) [7], Nguyễn Lân Hùng và cs. (2005) [8], Phạm Nhật và Nguyễn
Xuân Đặng (2005) [15] và một số bài viết trên các Báo Tuổi trẻ, Báo Nông nghiệp,
Báo Nông thôn ngày nay, Báo Sài gòn giải phóng[13], [2], [3], [16], [24],…Các bài
viết đã nêu lên một số tình hình và kỹ thuật nuôi nhím theo kinh nghiệm của người
dân, một số địa chỉ nuôi nhím hiện nay. Mặc dù, cách thức nuôi rất khác nhau về
chuồng trại, thức ăn và chế độ chăm sóc, nhưng cho thấy là có thể nuôi được nhím,
13
do ít bệnh tật, dễ chăm sóc, thức ăn có thể tận dụng; nuôi nhím đem lại hiệu quả
kinh tế khá cao ở thời điểm hiện nay.
Hiện nay, ở Đăk Lăk việc nuôi nhím còn rất ít và rất mới.Thống kê sơ bộ
mới chỉ có khoảng một hai chục hộ đang nuôi, hộ nhiều nhất là khoảng 20-30 con
trở lại. Nhìn chung chuồng trại, cách thức và kỹ thuật nuôi dưỡng tự phát rất khác
nhau, do người nuôi thiếu kinh nghiệm, thiếu tài liệu kỹ thuật nên hiệu quả và kết
quả thu được rất khác nhau.
CHƢƠNG 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM,
THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
 Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài nhím đuôi ngắn, làm cơ sở
cho việc nhân nuôi chúng trong điều kiện nhân tạo.
 Đúc kết kinh nghiệm, bước đầu xây dựng kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đuôi
ngắn qui mô hộ gia đình.
 Đánh giá tình trạng nuôi nhím ở địa phương và đánh giá hiệu quả kinh tế của
việc nuôi loài thú này.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là loài nhím đuôi ngắn (Hystrix brachyura) trong tự
nhiên và trong điều kiện nuôi.
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ năm 2004 đến 2007 tại môi trường tự nhiên và
trong điều kiện nuôi.
+ Nghiên cứu trong tự nhiên: Đã tiến hành điều tra nghiên cứu tại các khu vực rừng
thuộc 5 đơn vị với tổng thời gian hoạt động trên hiện trường là 107 ngày (Bảng 1).
14
+ Trong điều kiện nuôi: Tiến hành theo dõi nghiên cứu tại cơ sở nuôi nhím của
Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi Đăk Lăk và 16 hộ nuôi nhím khác trong tỉnh
với tổng số nhím theo dõi là 193 cá thể (Bảng 2.1).
Bảng 2.1: Địa điểm, thời gian và số lƣợng mẫu nhím nghiên cứu
Địa điểm trong thiên nhiên Thời gian
Tổng số
ngày
KBTTN Nam Ka, huyện Lăk 2004 - 2007 49
VQG Chư Yang Sinh, huyện Krông Bông 2006 - 2007 14
KBTTN EaSô, huyện Ea Kar 2005 - 2007 18
VQG Yok Đôn, huyện Buôn Đôn 2006 - 2007 12
Khu Rừng đặc dụng, huyện Krông Năng 2006 - 2007 14
Tổng cộng: 107
Địa điểm trong điều kiện nuôi Thời gian
Số mẫu
nhím
Trung Tâm GCT&VN Đăk Lăk 2006 – 2007 12
Hộ Hoàng Xuân Thanh, Eakao, TP.BMT. 2004 – 2007 23
Hộ Ngô Xuân Thắng, H.Krông Buk. 2004 - 2007 30
Hộ Nguyễn Văn Tân, TP.BMT. 2004 - 2007 5
Hộ Trần Công Huê, 202 Y Wang, TP.BMT 2004 - 2007 14
Hộ Triệu Văn Vỵ, Hoà Hiệp, H. Krông Ana. 2004 - 2006 13
Nguyễn Thị Hường, xã Ea Yông, H.KrôngPach. 2005-2007 13
Phùng Bá Long, xã Eaktur, Huyện Krông Ana. 2006 – 2007 3
Trần Đình Dũng, Xã Hoà Thắng, TP. BMT 2006 – 2007 7
Đinh Tấn Khang, Phường Tân Lập, TP. BMT 2006 – 2007 5
Nguyễn Văn Cường, Khối 8, Phường Tân Tiến,
TP. BMT.
2006 – 2007 11
Ngô Đức Thạnh, Khối 4 thị trấn Kiến Đức,
huyện Đăk Lấp, Đăk Nông.
2005 – 2007 27
Đoàn Văn Báu, Xã Thuận Hạnh, H. Đăk Song,
Đăk Nông.
2006 – 2007 2
15
Đặng Văn Tĩnh, Xã Thuận Hạnh, H. Đăk Song,
Đăk Nông.
2006 – 2007 2
Bùi Văn Trúc, Xã Thuận Hạnh, H. Đăk Song,
Đăk Nông.
2006 – 2007 3
Mai Xuân Y, Huyện Đăk Min , Đăk Nông. 2005 – 2006 9
Nguyễn Ngọc Hùng, Thôn Đăk Trung, xã Đăk
Mạnh, Huyện Đăk Min , Đăk Nông.
2005 – 2007 14
Tổng cộng: 193
2.4. Nội dung nghiên cứu
2.4.1. Trong thiên nhiên
- Đặc điểm sinh cảnh nơi sống, hang tổ của nhím
- Thức ăn của nhím trong thiên nhiên
- Tập tính hoạt động của nhím: kiếm ăn, trốn tránh/tấn công kẻ thù,…
- Mùa sinh sản và số lượng con sinh ra trong các lứa.
2.4.2. Trong điều kiện nuôi
- Đặc điểm hình thái ngoài và nội quan của nhím
- Thành phần thức ăn trong điều kiện muôi
- Nhu cầu khối lượng thức ăn trong điều kiện nuôi
- Tập tính hoạt động trong điều kiện nuôi
- Sinh sản và sinh trưởng của nhím nuôi
- Kỹ thuật nuôi: chuồng trại, con giống, chăm sóc, phòng chống bệnh dịch,…
- Hiệu quả kinh tế nuôi nhím
- Tiềm năng phát triển nghề nuôi nhím ở Đăk Lăk
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1.Nghiên cứu trong thiên nhiên
- Phỏng vấn các cán bộ lâm nghiệp làm công tác quản lý bảo vệ rừng tại các khu
BTTN, vườn quốc gia; phỏng vấn các thợ săn, người săn bẫy thú rừng, người
16
dân sống ven rừng khu vực có nhím sinh sống...phỏng vấn về nơi sống, hang ổ,
tập tính hoạt động, mùa sinh sản, v.v...
- Khảo sát thực địa tại các khu BTTN, VQG hoặc các lâm phần khác để mô tả
sinh cảnh ( nơi sống ) của nhím. Tìm và đào hang nhím để mô tả cấu trúc hang.
2.5.2 Nghiên cứu nhím trong điều kiện nuôi
- Quan sát để mô tả đặc điểm hình thái ngoài: các số đo thân- đầu, dài đuôi, cao
tai, cân trọng lượng cơ thể, phân loại và đo chiều dài các loại lông, chụp ảnh
toàn thân và lông.
- Mổ nhím để mô tả nội quan, cân và đo các nội quan: Thực quản, dạ dày, ruột
non, ruột già, ruột tịt, gan, phổi, tuyến tuỵ, thận, dịch hoàn...
- Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng:
+ Xác định các loại thức ăn của nhím: Cho nhím ăn thử các loại thức ăn để
xác định những loại nhím ưa thích nhất. Quan sát thức ăn của nhím ở các cơ sở nuôi
khác nhau.
+ Xác định lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày: Cân lượng thức ăn cấp cho
nhím trong ngày và lượng thức ăn nhím bỏ thừa trong ngày . Lượng thức ăn tiêu thụ
bằng lượng thức ăn cấp trừ đi lượng thức ăn thừa quy ra cho một cá thể. Thí nghiệm
này tiến hành trong 10 ngày liên tục vào các tháng 1, 4, 7, 10.
- Nghiên cứu sinh trưởng: Định kỳ cân và đo kích thước cơ thể nhím từ sơ sinh đến
thành thục sinh dục. Số cá thể cân càng nhiều càng tốt, trung bình 10 cá thể. Mô tả
các biến đổi hình thái và màu sắc của nhím theo lứa tuổi.
- Nghiên cứu tập tính: Hàng ngày theo dõi mô tả các dạng tập tính của nhím: cách
thức vận động đi lại , ngủ, nghỉ ngơi, chơi đùa.
- Nghiên cứu sinh sản: Theo dõi để xác định tuổi trưởng thành sinh dục của nhím
đực, nhím cái. Mô tả các biểu hiện động dục, sự giao phối, mang thai và sinh con,
số con đẻ mỗi lứa, trọng lượng sơ sinh, cách thức chăm sóc con, thời gian nuôi con
bằng sữa...
- Nghiên cứu bệnh: Theo dõi phát hiện các bệnh, mô tả các biểu hiện lâm sàng,
phương pháp phòng và trị. Phỏng vấn kinh nghiệm của các cơ sở nuôi khác nhau.
17
- Nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi: Quan sát và tổng kết kinh nghiệm nuôi của các cơ
sở khác nhau về kỹ thuật làm chuồng, khẩu phần ăn, cách chăm sóc, phòng và trị
bệnh,…
2.5.3 Nghiên c ứu t ài li ệu
Tra cứu,tìm hiểu, gạn lọc và thu thập các thông tin về nhím nói chung và
nhím đuôi ngắn nói riêng đã được đăng tải trên sách, báo, tạp chí, tài liệu, trên mạng
... Kế thừa các nghiên cứu về nhím cuả các tác giả đi trước
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm sinh học, sinh thái của nhím đuôi ngắn
3.1.1. Đặc điểm hình thái ngoài
Nhím là loài gặm nhấm lớn nhất ở Việt Nam. Nhím trưởng thành nặng trung
bình 9-15 kg, cũng có trường hợp gặp cá thể nặng đến 20 kg; dài thân-đầu trung
bình 600-900 mm, dài đuôi 85-140 mm, dài tai 25-40 mm, dài bàn chân sau 80-90
mm, vòng ngực 400-600 mm, vòng bụng 600-800 mm. Công thức răng: 1/1 0/0 1/1
3/3 x 2 = 20, nhím không có răng nanh, răng cửa rất dài (2-3 cm) và thường xuyên
phát triển, răng trước hàm và răng hàm có mắt nhai tù, nhiều gờ nếp.
Bảng 3.1 Kích thƣớc trung bình nhím nuôi ở Đăk Lăk.
Tuổi Dài chi trƣớc ( cm ) Dài chi sau ( cm ) Dài thân ( cm )
Đực Cái Đực Cái Đực Cái
1 tuần 2,4 2,3 2,3 2,2 15,8 15,7
2 tuần 3,1 3,0 2,9 2,8 21,2 21,1
3 tuần 3,8 3,6 3,5 3,4 27,1 25,6
1 tháng 4,9 4,8 4,6 4,4 33,9 32.7
18
3 tháng 6,6 6, 4 6,2 6,0 38,3 37,8
6 tháng 8,7 8,5 8,3 8,1 43,4 42,1
9 tháng 12,1 11,8 11,7 11,5 49,6 47,7
12 tháng 13,2 12,9 12,8 12,6 60,2 58,3
Nhím có hình dạng khá nặng nề, di chuyển hơi chậm chạp, mình tròn, đầu to,
mõm ngắn có 4 răng cửa dẹp và rất sắc. Mắt nhỏ, tai nhỏ, chân ngắn (4 chi ), hai chi
sau hơi ngắn hơn hai chi trước. Móng chân nhọn sắc dùng để bới rễ, củ cây rừng và
đào hang trú ẩn. Nhím có đặc điểm nổi bật khác hẳn các loài thú khác, đó là nó có
bộ lông biến thành gai hoặc trâm cứng nhọn (còn gọi là lông tiêm, lông trâm, lông
nhím...) bao phủ khắp trên thân, thường dựng đứng xù ra để tự vệ khi gặp kẻ thù.
Đặc biệt là lông đuôi có hình dạng như cốc rỗng, khi khua vào nhau tạo ra âm thanh
để đoe doạ kẻ thù. Hình dạng nhím đực và cái trưởng thành rất giống nhau .
Lông trâm của nhím trưởng thành hầu hết có màu đen-trắng, tuy nhiên cũng
có trường hợp cá biệt có màu trắng tuyền như ở trại nhím Tuân – Hoà Củ chi TP.
HCM. Số lượng lông trâm của một cá thể ước tính là từ 20.000 đến 30.000 chiếc.
Hình thái lông trâm ở các phần khác nhau của thân không giống nhau (Bảng 3.2).
Trên lưng, nhất là ở nữa phần sau lông trâm có hình tròn, nhọn, cứng, dài tới 20-25
cm, khúc đen, khúc trắng. Phía dưới bụng lông trâm hình sợi cứng, đen sẩm. Sau
gáy có hàng trâm dài dựng ngược như cái mào. Các trâm ở múp đuôi có đầu phình
rỗng, màu trắng gọi là lông chuông vì khi gặp gió hoặc khi con vật di chuyển và
chạm với nhau tạo thành tiếng kêu đặc biệt.
Bình thường, lông nhím nằm rạp xuống và chỉa ra phía sau. Nhưng khi bị
đoe doạ hoặc giận dữ, lông được dựng lên ngay tức khắc. Con nhím dậm chân và
rung lắc các lông đuôi tạo ra các âm thanh đoe doạ kẻ thù. Nếu tiếp tục bị đoe doạ
và cùng đường, con nhím có thể lùi lại để đâm lông vào kẻ thù, lông có thể cắm vào
kẻ địch và rời, rụng ra.
19
Bảng 3.2 Sự khác nhau về hình thái trâm ở các phần cơ thể của nhím
Vị trí Màu sắc
Chiều dài
( cm )
Đặc điểm
Trâm gáy Trắng-Trắng đục 9-14 Sợi mềm
Trâm lưng dài
hơi mềm
Trắng, có khoang đen
dài 1/3 lông ở gốc.
15-35 Dài nhất trong các loại
trâm, thon nhỏ từ chân
lông ra đầu chóp
Trâm lưng cứng
( 3 loại kích cỡ
xen nhau).
Trắng, có khoang đen
ở đoạn giữa khoảng
1/3 lông.
12-17; 7-
12; 5-8
Cứng, nhọn sắc, rỗng bên
trong, hơi phình ở đoạn
giữa; chiếm tỷ lệ nhiều
nhất, phủ hầu hết phần
thân phía trên.
Trâm bụng,
ngực, đầu và
hai bên cổ
Đen nhạt- đen sẫm 4-7 Gai nhỏ và sợi nhỏ.
Trâm đuôi hình
chuông
Trắng- trắng đục 3 -7 Chóp hình cốc rỗng
ngược, dẹp; cọng sợi nhỏ;
trâm đuôi khua vào nhau
tạo ra âm thanh.
Khi tự vệ hoặc khi bị bắt, nhím có thể rụng nhiều lông, nhưng sau một thời
gian các lông mới lại mọc trở lại. Đã có nhiều lời đồn sai lệch là nhím có thể bắn
lông, nhưng thật ra nhím không bắn được lông mà chỉ có thể rụng, rời ra hoặc cắm
vào kẻ thù. Lông nhím không có chất độc nhưng vi khuẩn trên lông có thể gây
nhiễm trùng.
Bàn chân trước của nhím có 4 ngón, chân sau có 5 ngón. Kích thước bàn
chân nhím trưởng thành 5-7cm. Da chân con lớn có màu đen, con nhỏ có màu trắng
đục xen hồng. Ngón chân có móng rất sắc và khoẻ dùng đào bới. Dấu chân nhím
20
khi đi bình thường chỉ có các dấu ngón chân, khi nhím hoảng sợ chạy thì nén cả bàn
chân xuống.
3.1.2. Số đo các cơ quan nội quan
Qua giải phẩu 3 con nhím (2 nhím rừng, 1 nhím nuôi, chiều dài thân-đầu
trung bình là 0.6m, khối lượng thân trung bình là 9,8kg) đã thu được kết quả như ở
Bảng 3.3
Bảng 3.3 Số đo một số nội quan của nhím trƣởng thành
Cơ quan Khối lƣợng Chiều dài Chỉ số*
Gan 240-260 g 0.0255
Dạ dày 220-250 g 0.0240
Tim 90-120 g 0.0107
Thận 50-70 g 0.0061
Phổi 160-180 g 0.0173
Ruột già 450-470 g 1,7- 2,2 m 3,25
Ruột non 200-240 g 3,0 – 4,0 m 5.8
Dương vật 6-8 cm
Cuống họng 14-16 cm
Ghi chú: Chỉ số được tình bằng khối lượng hoặc chiều dài của nội quan chia cho
khối lượng hoặc chiều dài thân-đầu của cá thể tương ứng.
Đáng lưu ý là ruột của nhím khá dài (ruột non trung bình 3,5 m, ruột già
trung bình 2,0 m). Schieck et al (1985) cho rằng kích thước của ruột già và ruột tịt
phản ánh chế độ thức ăn của động vật. Động vật ăn thức ăn nhiều xơ (thực vật) có
ruột già và ruột tịt lớn hơn và dài hơn so với động vật ăn thức ăn động vật. Nghiên
cứu của Nguyễn Xuân Đặng và cs. (1990) [4] cho thấy chỉ số ruột già (tỷ lệ chiều
dài ruột già so với chiều dài thân-đầu) của thú các loài cầy (thú ăn thịt là chủ yếu) là
0,34-0,43. Ở nhím chỉ số ruột già là 3,25 lớn rất nhiều so với chỉ số ruột già của thú
ăn thịt, thể hiện sự thích nghi của nhím đối chế độ ăn tạp với thức ăn thực vật là chủ
yếu.
21
3.1.3 Phân bố
Theo các tài liệu của Lê Hiền Hào (1973) [5]; Cao Văn Sung và cs., (1980)
[17], Đặng Huy Huỳnh và cs., (1994) [9], Cao Văn Sung và cs.(2007), loài nhím
đuôi ngắn có ở một số nước châu Á như: Nêpan, Miến điện, Thái Lan, Lào,
Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc, Singapore... Ở Việt Nam, nhím là loài thú phổ
biến gặp ở các địa phương thuộc vùng núi và trung du như Cao Bằng, Bắc Kạn,
Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá,
Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà
Nẵng, Khánh Hoà, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đồng Nai.
Ở Đăk Lăk, theo nghiên cứu của chúng tôi nhím gặp ở hầu hết các địa
phương trong tỉnh như các huyện: Lăk, Krông bông, Ea Kar, Mdrăc, Buôn Đôn, Ea
Soup, Krông Ana, Ea Hleo, Krông Buk.
3.1.4. Nơi sống
Nhím cư trú ở các dạng rừng khác nhau trên núi đất hoặc trong các thung
lũng của núi đá. Đặc biệt, hay gặp nhím ở các khu rừng cây gỗ xen lẫn lồ ô tre nứa,
hoặc các trảng cây bụi nơi có nương rẫy trồng các loại củ quả, hoa màu. Nhím
thường ở nơi có địa hình đồi núi thấp, thoai thoải, cũng gặp nhím ở nương rẫy bỏ
hoang, rừng tái sinh sau nương rẫy và nghĩa địa của đồng bào thiểu số Êđê, Mnông
nơi có tục cúng thức ăn cho người chết.
Trong tự nhiên nhím ẩn nấp trong hang do chúng tự đào hoặc sử dụng hang
của loài khác. Nhím cũng đôi khi ở trong các bụi rậm, kẽ đá, hốc đá, hốc cây...
Chúng tôi đã quan sát một số hang nhím trong thiên nhiên và nhận thấy hang nhím
có cấu tạo khá đơn giản. Hang rộng khoảng 40-50 cm, sâu khoảng 0,3 – 1,0 m,
thường đào vào ụ đất, tổ mối, gốc cây, ngang các vách dốc thoai thoải. Hang thường
có vài nhánh ngóc nghách để dễ tẩu thoát khi bị đào bắt. Tổng chiều dài của hang có
thể tới 10-15 m. Mỗi hang thường có 1 cặp nhím kết đôi trong mùa sinh sản hoặc
cả 1 bầy gia đình 5-7 con.
22
3.1.5. Tập tính
 Hoạt động trong thiên nhiên
Trong thiên nhiên nhím sống thành đôi hoặc gia đình, đôi khi cũng sống riêng lẻ.
Nhím hoạt động về đêm, thường từ 21 giờ đến 3-4 giờ sáng, tuy nhiên thời gian
hoạt động còn phụ thuộc với tuần trăng, độ an toàn của vùng sống. Nếu an toàn
nhím có thể hoạt động sớm hơn. Khi hoạt động nhím đi lại chậm chạp, lông đuôi va
vào nhau tạo thành tiếng kêu như chuông. Nhím thường đi theo lối mòn, khi gặp trở
ngại thường không dám vượt qua mà tìm cách đi vòng. Trong quá trình hoạt động
nếu gặp kẻ thù nhím thường lẫn tránh, không chủ động tấn công, nhưng khi gặp kẻ
thú tấn công nhím tự vệ bằng cách giấu mặt xuống đất, xù lông lên, giậm chân và
khua lông đuôi tạo ra âm thanh khị khịt để đoe doạ xua đuổi kẻ thù. Theo Lê Hiền
Hào (1973) [5], trong trường hợp bị kẻ thù đuổi riết, nhìm chuyển sang thế tấn công
khá quyết liệt. Lúc đó còn vật vừa chạy vừa xù bộ lông gai tua tủa mở mặt lưng, và
bằng những bước giật lùi bất ngờ nó xô mạnh cá người vào đối phương, một số lông
gai tụt ra cắm vào đối phương, làm đối phương phải bỏ chạy.
 Tiếp xúc với người
Nhím hoang dã rất nhút nhát, khi bị dính bẫy thường lồng lộn tìm cách tẩu thoát
và thường tự cắn đứt chi trước để thoát khỏi thòng lọng bẫy. Khi được đem về
chuồng để nuôi, nhím thường chạy trốn và đôi khi đâm thẳng đầu vào tường dẫn
đến tử vong. Thấy người là nhím dựng lông, tỏ ra e dè, sợ sệt, tìm cách rúc đầu vào
chỗ khuất. Vì vậy, ban đầu khi mới đem nhím rừng về nuôi, phải để nó yên tĩnh và
che kín chuồng lại. Tốt hơn là thả nó ở chung với một con nhím nhà khác giới hay
nhím đã thuần hoá, dần dần nó sẽ trở nên dạn dĩ hơn.
Nhím đã thuần hoá, nuôi lâu hoặc nhím nuôi từ thế hệ F1 trở đi tỏ ra khá dạn dĩ
và tiếp xúc thân thiện với người nuôi. Ở Sơn La, có những con rất quen với người
nuôi, chủ nó có thể bồng bế nhím đi chơi và có hộ thả nhím rong ngoài vườn như
chó, gà, heo.
23
 Quan hệ bầy đàn
+ Nhím đực và nhím đực: Nhím đực khác bầy thả vào cùng nhau sẽ đánh
nhau và cắn chết nhau. Tại các hộ nuôi nhím ở Đăk Lăk đã xảy ra các trường hợp
này do không phân biệt rõ giới tính. Nhím đực thường đánh cắn nhau rất dữ dội dẫn
đến tử vong. Nhím dùng răng cửa cắn vào đầu, mặt, hông của đối thủ; có lúc dùng
đầu húc đối thủ văng lên rớt ra xa hoặc lao đầu đâm vào đối thủ.
Nhím đực trong đàn thường có tính bảo vệ bầy đàn và lãnh thổ rất cao, khi
có một con đực khác xuất hiện, nó thường chiến đấu cho đến khi có một con bị chết
hoặc được mang đi nơi khác. Khi có người lạ đến gần chuồng, nhím đực thường xù
lông, rung đuôi và dậm chân để đoe doạ với mục đích bảo vệ bầy đàn.
Ngay trong đàn, khi con đực con 4-5 tháng tuổi là con đực đầu đàn cũng
đánh cắn xua đuổi. Có lẽ bản năng này cũng có ở một số loài khác, để giữ vi trí độc
tôn, con đực đầu đàn thường cắn chết những con đực con. Ở hộ Triệu Văn Vỵ, do
nhím được nuôi chung với nhau từ 1997 đến 2006, chỉ tồn tại một số con non cái
được sinh ra, còn các con đực non khác bị con đực đầu đàn cắn chết.
+ Nhím đực và nhím cái: Việc thả chung ghép đôi dễ dàng, ít xảy ra đánh nhau,
dù có một con là nhím hoang dã mới bắt về nuôi. Ban đầu thả chung, chúng còn có
vẻ xa lạ và có thể gây gổ, nhưng sau một vài ngày là chúng trở nên thân thiện với
nhau.
+ Nhím bố mẹ và nhím con: Nhím mẹ này thường cắn con con của nhím khác, vì
vậy khi nhím sinh con cần phải tách riêng ra và chân tường chuồng nuôi cần phải
xây, che kín để nhím con không chạy sang chuồng khác. Nhím mẹ khi sinh và nuôi
nhím con, nếu đẻ 2-3 con và do thiếu chất dinh dưỡng không đủ sữa, nó có thể cắn
chết bớt đi 1 con con. Khi con con trên một tháng tuổi, nhím mẹ động dục lại và
thường chối bỏ đánh đuổi con con, có trường hợp cắn con tử vong. Nhím con cách
nhau một vài tháng tuổi, có thể thả chung một chuồng mà không đánh cắn nhau.
Nhím bố chỉ chấp nhận con ruột của nó (dưới 1-2 tháng tuổi) và sẽ cắn chết
con của con nhím khác. Nhím bố săn sóc con của nó rất khéo, nó liếm lông chơi đùa
và che chắn bảo vệ con con.
24
 Ngủ và nghỉ ngơi
Nhím hoang dã là loài ăn đêm, ban ngày ẩn nấp và ngủ trong hang, hốc cây
hoặc bụi rậm. Đêm xuống, khi tối trời và yên tĩnh mới ra khỏi hang đi kiếm ăn,
phạm vi hoạt động có thể đến 3-4 km, thường đi về trên cùng lối đi quen thuộc.
Trong điều kiện nuôi, người nuôi thường cho nhím ăn vào ban ngày (buổi
sáng và chiều) nhím cũng ra ăn, nhưng sau đó chui vào tổ nghỉ ngơi hoặc ngủ ngay,
nhím hoạt động hầu như trong suốt đêm. Khi nghỉ ngơi, nhím nằm úp dựa vào nhau,
hai chân trước duỗi ra, hai chi sau duỗi sang một bên. Khi ngủ, nhím nằm nghiêng
duỗi bốn chi sang một bên, có con ngủ say chổng cả bốn chi lên.
Chúng tôi thử nghiệm chỉ để thức ăn ban ngày, ban đêm cất đi thì thấy nhím
cũng chuyển sang ăn ban ngày. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngằn thì thấy có
sức khoẻ của nhím có biểu hiện không tốt, sinh trưởng kém.
 Chơi đùa
Nhím cũng hay đùa nghịch và liếm láp lẫn nhau, nhất là nhím trên 1 tháng
tuổi thường xuyên đùa giỡn với nhau và thích sống bầy đàn. Nhím ít gây gỗ đánh
nhau vì tranh giành thức ăn.
3.1.6. Đặc điểm ăn uống
 Thức ăn
Nhím là loài gặm nhấm, thức ăn chủ yếu là thực vật, gồm các loại rễ, củ, quả,
hạt, của các loài cây hoang dã và cây trồng, măng tre nứa. Nhím cũng ăn một số
động vật nhỏ như giun, côn trùng, xác động vật bị thối nhưng với tỷ lệ rất thấp. Đôi
khi nhím cũng gặm nhấm xương, các mẩu gỗ để đáp ứng nhu cầu chất khoáng,
canxi, phốt pho cho cơ thể và sự phát triển liên tục của răng cửa.
Theo Lê Hiền Hào (1973) [5] và Cao Văn Sung và cs. (1980) [17], thức ăn
của nhím trong thiên nhiên rất đa dạng, gồm trên 50 loài cây hoang dã và cây trồng
khác nhau. Các loài rễ-củ như củ mài, củ đắng (Dioscorea sp.), sa nhân (Alpinia
globosa), bán hạ (Arisaema dracontium), ráy, củ dong, riềng dại, chuối rừng, đu
25
đủ, xoan và nhiều loài hoà thảo. Các loại quả chín rụng trên mặt đất như vả, sung,
bứa, dọc, muỗm, sấu, dâu da đất, me rừng, vải rừng, trám, gắm, giẻ gai, chay, ổi, đu
đủ, chuối,…Các loại lương thực trồng ven rừng như các loại đậu, lạc, khoai lang,
khoai sọ, khoai môn, củ từ, các loại quả họ Bầu bí (Cucurbitaceae), dứa, các loại
rau cải, cà chua, cà rốt,…
Quan quan sát và thử nghiệm tại các cơ sở nuôi nhím, chúng tôi cũng ghi
nhận được nhím ăn khoảng trên 84 loại thức ăn khác nhau trong điều kiện nuôi, bao
gồm:
- Củ, quả: sắn, khoai lang, khoai tây, khoai mỡ, khoai sọ, khoai tím, khoai nước,
củ từ, cà rốt, su hào, su su, bí đỏ, bí chanh, bí đao, dưa hấu, dưa leo, dưa gang,
dưa bở, củ chuối, củ môn ngứa, củ dong riềng, củ bình tinh, củ sắn dây, chuối,
đu đủ, ổi, mít, lê, cam, bưởi, nho, táo, hồng, hồng xiêm, lê ki ma, sơ ri, mận, trái
roi, mía, thanh long, vải, xoài, nhãn, khế, dâu gia, mãng cầu, sung, quả mít
non,...
- Các loại hạt có nhiều tinh dầu, tinh bột như: ngô, lúa gạo, đậu tương, đậu phông,
đậu xanh, hạt kê, hạt hướng dương, hạt dẻ, hạt quả cày, quả dừa..
- Các loại mầm mộng như: giá đậu, mầm lúa, mầm khoai
- Thân thực vật như: ngô, chuối, khoai môn
- Rễ cây : Rễ cau, rễ dừa
- Rau, lá: rau muống, rau khoai lang, bắp cải, rau cải, bắp sú, rau mồng tơi, sà
lách, lá môn ngứa, lá đu đủ, rau dền, lá bầu bí, lá dâu, lá keo tai tượng, lá keo
dậu, cỏ voi, cỏ ghi nê, cỏ ruzi...
- Thức ăn khác: cơm, cám tổng hợp nuôi gà,heo, thịt lợn luộc.
Tuy ăn thức ăn đa dạng nhưng người nuôi thường cho nhím ăn những loại
thức ăn rẻ dễ kiếm, dễ dự trữ như: rau muống, rau khoai lang, môn, bí đỏ, củ sắn, củ
khoai lang, củ chuối, bắp hạt, hạt mít, đậu tương, đậu xanh..và các loại trái cây
trong vườn như : ổi, mít, chuối, bơ, mận, dừa...
 Tập tính ăn
26
Trong tự nhiên nhím là loại ăn đêm. Ban ngày chúng ẩn nấp trong hang, hốc
cây, bụi rậm và đến đêm mới đi kiếm ăn. Trong điều kiện nuôi, những con nhím gốc
rừng cũng chỉ ăn ban đêm khi yên tĩnh. Nếu có ánh sáng hoặc tiếng ồn thì chúng
không dám ra ăn. Tuy nhiên khi được nuôi lâu thì chúng trở nên dạn hơn và được
tập luyện thì chúng ăn cả ban ngày và ăn thức ăn người cầm đưa cho nó. Nhiều hộ
nuôi đã cho nhím ăn ngày 2 lần, vào lúc 8-9 h sáng và 4-5 h chiều. Nhưng qua theo
dõi của chúng tôi, nhím ăn ban đêm nhiều gấp 2 lần ban ngày (Bảng3.4).
Bảng 3.4. Theo dõi lƣợng thức ăn ngày và đêm của nhím.
Thức ăn Thời gian Khối lƣợng tiêu
thụ ( kg)
Tỷ lệ %
Củ sắn tươi. Ngày 8,28 37
Đêm 14,11 63
Bắp hạt. Ngày 1.8 32
Đêm 3.8 68
Ghi chú: Tính cho cả 4 cá thể nhím trong 7 ngày liên tục
Nhím thích ăn thức ăn dạng hạt và không thích thức ăn dạng bột. Nếu ta cho
hai loại thức ăn củ quả và dạng bột vào cùng một lúc, thì bao giờ nhím cũng ăn loại
thức ăn củ quả trước. Khi nuôi, cho nhím ăn cám tổng hợp người ta cũng phải để ở
dạng viên. Khi ăn củ, quả nhím có thể dùng hai chi trước cầm ăn nếu vừa tay cầm
hoặc cúi xuống ăn nếu củ quả lớn hoặc khó cầm . Nhím thích ăn thức ăn đa dạng và
luôn thay đổi. Nếu cho ăn lâu 1 loại thức ăn thì nhím sẽ ăn kém đi.
Nhím thích ăn củ, quả, trái cây chín ngọt hơn rau, củ quả, trái cây non chát.
Nhím ưa ăn trái cây chín như: mít, ổi, mận, dứa, chuối, đu đủ,..
 Khẩu phần thức ăn cho nhím nuôi
Hiện nay khẩu phần ăn cung cấp cho nhím không thống nhất ở các hộ nuôi
khác nhau, chủng loại thức ăn phụ thuộc vào sự sẵn có ở địa phương, khối lượng
cho ăn tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của chủ hộ nuôi. Dưới đây là khẩu phần ăn của
một số hộ khá thành công trong nuôi nhím: nhím khoẻ, sinh sản tốt.
27
1. Tại trại nhím ông Hoàng Xuân Thanh
 Thức ăn xanh: bí đỏ, củ sắn tươi, củ khoai lang, dưa leo, rau muống, rau khoai
lang...; trái cây trong vườn: mít, ổi, chuối, đu đủ...
 Thức ăn tinh : ngô hạt, sắn lát khô, đậu tương...
 Thức ăn tổng hợp: cám tổng hợp nuôi gà dạng viên.
Khẩu phần ăn cấp tương ứng với các lứa tuổi của nhím (Bảng 3.5)
Bảng 3.5. Khẩu phần thức ăn cho nhím nuôi tại hộ Hoàng Xuân Thanh.
2. Tại trai nhím ông Ngô Xuân Thắng
 Thức ăn xanh: rau bầu bí, rau khoai lang, hạt mít, bí đỏ, củ sắn, củ khoai lang..
 Thức ăn tinh: ngô hạt, sắn khô...
Bảng 3.6 Khẩu phần thức ăn nhím nuôi tại hộ Ngô Xuân Thắng.
Thức ăn
Tuổi
(tháng)
Thức ăn xanh
(kg/ ngày)
Thức ăn tinh
(kg/ ngày)
Muối hột
(g/ tuần)
1-3 0,2 0,04 5
4-6 0,4 0,08 10
7-9 0,6 0,12 10
10-12 0,8 0,16 10
Thức ăn
Tuổi
(tháng)
Thức ăn xanh
(kg/ ngày)
Thức ăn tinh
(kg/ ngày)
Cám t. hợp
(kg/ tuần)
Muối hột
(g/ tuần)
1-3 0,2 0,01 0,05 10
4-6 0,4 0,02 0,10 20
7-9 0,6 0,04 0,10 25
10-12 0,8 0,06 0,15 30
> 12 0,9 0,08 0,20 30
Mang thai 1,0 0,1 0,25 40
Nuôi con 1,2 0,2 0,4 40
28
> 12 1,0 0,20 20
Mang thai 1,2 0,25 20
Nuôi con 1,4 0,30 20
3. Tại trại nhím ông Trần Công Huê
 Thức ăn xanh: rau bầu bí, rau khoai lang, hạt mít, bí đỏ, củ sắn, củ khoai lang..
 Thức ăn tinh: ngô hạt, sắn khô...
Bảng 3.7 Khẩu phần thức ăn cho nhím nuôi tại hộ Trần Công Huê
Thức ăn
Tuổi
(tháng)
Thức ăn xanh
(kg/ ngày)
Thức ăn tinh
(kg/ ngày)
Muối hột
(g/ tuần)
1-3 0,12 0,05 5
4-6 0,2 0,1 10
7-9 0,4 0,2 10
10-12 0,5 0,3 10
> 12 0,7 0,4 20
Mang thai 0,8 0,45 20
Nuôi con 1,0 0,5 30
4. Tại Trại nhím Trung Tâm Giống cây trồng vật nuôi Đăk Lăk.
 Thức ăn xanh: sắn tươi, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, dưa gang, dưa hấu, rau muống.
 Thức ăn tinh: ngô hạt , đậu xanh, đậu tương.
 Thức ăn tổng hợp: cám tổng hợp dạng viên nuôi gà.
Bảng 3.8 Khẩu phần thức ăn cho nhím tại TT giống cây trồng vật nuôi ĐL.
Thức
ăn
Tuổi
( tháng)
Thức ăn
xanh
(kg/ ngày)
Thức ăn
tinh
(kg/ ngày)
Cám t.
hợp
(kg/ tuần)
Muối
hột
(g/ tuần)
Xƣơng
Khô
(kg/ tuần)
1-3 0,2 0,04 0,01 5 0,05
4-6 0,4 0,08 0,02 10 0,10
7-9 0,6 0,12 0,04 10 0,15
29
10-12 0,7 0,16 0,06 20 0,2
> 12 0,7 0,2 0,08 20 0,2
Mang thai 0,8 0,3 0,10 20-30 0,4
Nuôi con 1,0 0,4 0,2 30 0,5
Trên cơ sở khẩu phần ăn của 4 cơ sở nuôi nhím nói trên và dựa trên bảng giá
trị thành phần chất dinh dưỡng có sẵn trong tài liệu “Thức ăn gia súc, gia cầm” của
Nguyễn Văn Thưởng (1993), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội[19] chúng tôi đã sơ bộ tính
được khối lượng các chất dinh dưỡng trung bình trong khẩu phần ăn của nhím nuôi
(Bảng 3.9).
Bảng 3.9. Khối lƣợng TB các chất dinh dƣỡng trong khẩu phần ăn của nhím
Giai đoạn
(tháng tuổi)
Thành phần dinh dƣỡng cơ bản (g)
kcal chất khô protein lipid xỏ tinh bột
1-3 224.42 64,23 2,73 1,22 2,31 56,42
% 4,3 1,9 3,6 87,8
4-6 448.84 128,46 5,46 2,44 4,62 112,84
% 4,3 1,9 3,6 87,8
7-9 705.68 201,52 9,12 4,08 7,24 176,28
% 4,5 2 3,6 87,5
10-12 962.52 274,58 12,78 5,72 9,86 239,72
% 4,7 2,1 3,6 87,3
>12 1123.36 319,94 15,54 6,96 11,48 278,46
% 4,9 2,2 3,6 87
Mang thai 1284.2 365,3 18,3 8,2 13,1 317,2
% 5 2,2 3,6 86,8
nuôi con 1800.4 509 29,4 13,2 18,2 436,8
% 5.8 2.6 3.6 85.8
 Uống nước
Một số hộ nuôi nhím như hộ Nguyễn thị Hường, Trần Công Huê, Triệu Văn
Vỵ...thường không cho hoặc rất ít cho nhím uống nước, bởi vì các hộ này thường
cho nhím ăn các thức ăn chứa nhiều nước như rau muống, rau khoai, sắn tươi, lá
bắp cải. Hầu hết các hộ khác đều cho nhím uống và cho biết nhím rất hay uống
nước và đi tiểu nhiều lần trong ngày. Đặc biệt là khi cho nhím ăn thức ăn tinh, hạt
30
ngũ cốc cần phải cho nhím uống nước để tiêu hoá thức ăn. Đã có trường hợp nhím
chết do ăn nhiều thức ăn tinh bột mà người nuôi quên cho nhím uống nước vài
ngày.
3.1.7.. Đặc điểm sinh sản
 Tuổi thành thục sinh dục và động dục
Nhím cái từ 8-12 tháng tuổi trở đi là đã có biểu hiện động dục và có thể phối
giống, nhưng theo kinh nghiệm của các hộ nuôi thì trên 12 tháng tuổi mới cho phối
thì kết quả tốt hơn để tránh đẻ non con sinh ra yếu khó sống. Qua theo dõi 19
trường hợp nhím nuôi đẻ lần đầu ở các hộ nuôi ở Đăk Lăk từ 2005-2007 cho thấy
nhím có thể chửa đẻ thành công ở 13-14 tháng tuối, nhưng tập trung hơn ở 15-16
tháng tuổi (42.1%) (Bảng 3.10).
Bảng 3.10 Tuổi đẻ lần đầu thành công ở nhím nuôi.
Tuổi đẻ
lần đấu
(Tháng)
Số trƣờng hợp ghi nhận
Tống
số
Tỷ lệ
%
Hoàng
Xuân
Thanh
Ngô Xuân
Thắng
Trần
Công Huê
Trung Tâm
GCTVNĐL
13-14 1 1 2 10.5
14-15 2 1 1 4 21.2
15-16 3 2 2 1 8 42.1
16-17 1 1 1 3 15.7
17-18 1 1 2 10.5
Nhím cái khi động dục thường chủ động ve vãn quấn quýt con đực. Hai con
cái và đực thường liếm láp, ngửi bộ phận sinh dục của nhau. Nhím cái khi động dục
thường tìm cách nhảy qua chuồng con đực và thường gây gỗ đánh nhau với con cái
ở chung chuồng với con đực. Qua quan sát 26 nhím động dục tại trại nhím Hoàng
Xuân Thanh và Ngô Xuân Thắng trong các năm 2005-2006, chúng tôi xác định tần
số xuất hiện của một số dấu hiệu động dục ở nhím cái (Bảng 3.11). Qua bảng 3.11
cho thấy dấu hiệu động dục thường xuất hiện hơn cả là nhím đái nhiều, nước tiểu
nặng mùi (69.23%); quấn quýt chủ động ve vãn con đực (61.54%), cắn phá chuồng
nhiều, biếng ăn (53.84%) và biếng ăn, đi lại nhiều (46.15%).
31
Nhím đực từ 14-16 tháng trở lên mới có thể phối giống khi được thả chung
với nhím cái động dục. Bình thường nhím đực không có biểu hiện động dục rõ rệt
Tuy nhiên, khi chuồng bên cạnh có nhím cái động dục thì nhím đực hay phá chuồng
tìm cách qua với nhím cái, có lẽ do con cái đã tiết ra mùi trong nước tiểu hoặc chất
nhầy gợi dục con đực. Theo một số hộ nuôi, trong những con nhím rừng mang về
nuôi thì những con đực có trọng lượng 7-9 kg phối giống tốt hơn những con nặng
trên 12 kg (có lẽ do những con này đã già ).
Bảng 3.11 Tần số xuất hiện một số dấu hiệu động dục của nhím cái
Dấu hiệu
Tần số xuất hiện
Trƣờng hợp %
Cắn phá chuồng nhiều, biếng ăn. 14/26 53.84
Quấn quýt, chủ động ve vãn con đực. 16/26 61.54
Đi lại nhiều, đít cong lên. 4/26 15.38
Cọ xát âm vật vào tường,đồ vật. 3/24 12.50
Dựng lông, chân sau đạp xuống nền. 5/26 19.23
Đái nhiều, nước tiểu nặng mùi. 18/26 69.23
Đánh đuổi nhím con. 7/26 26.93
Biếng ăn, đi lại nhiều. 12/26 46.15
Âm vật tiết ra chất nhầy 9/26 34.62
 Chu kỳ động dục
Nhím có thể động dục 2 lần trong năm vào các tháng 4, 5 và các tháng 10-12
hàng năm. Chu kỳ xuất hiện hiện tượng động dục ở nhím cái là 30-32 ngày. Ở
những con nhím mẹ chết con thì có thể động dục lại sớm hơn (10-15 ngày). Ở nhím
đực không thấy biểu hiện động dục rõ rệt, chỉ khi những con cái chuồng bên động
dục thì nhím đực có biểu hiện phá chuồng tìm cách qua với nhím cái.
Nhím cái hậu bị từ trên 8-12 tháng tuổi đã bắt đầu có biểu hiện động dục,
nhưng thường các hộ nuôi không cho phối sớm trước 12 tháng tuổi để tránh nhím
đẻ con yếu khó sống. Nhím mẹ sau khi sinh 3- 5 ngày cũng có thể xuất hiện động
32
dục và có thể phối, nhưng đa số các hộ nuôi không cho phối để tránh các hiện tượng
ảnh hưởng đến việc nuôi con của nhím mẹ (như tắt sữa, nhím con bị tổn thương,...).
 Giao phối
Khi giao phối, con đực tiến sát con cái, nhảy chồm lên lưng cùng chiều con
cái như bò, heo...Con cái nằm ẹp xuống đất, đuôi uốn cong lên gần như thẳng góc
với nền chuồng. Mỗi lần nhím giao phối diễn ra rất nhanh, khoảng 15-20 giây đến
dưới 1 phút. Về thời điểm giao phối, phần nhiều việc giao phối diễn ra về đêm lúc
yên tĩnh không có người, nhưng nhím vẫn có giao phối ban ngày. Chúng tôi đã quan
sát 41 trường hợp giao phối ban ngày ở đàn nhím hộ Hoàng Xuân thanh trong 3
ngày tháng 10/2006 (Bảng 3.12) và một trường hợp nhím đực lùa thả sang nhím cái
là giao phối ngay ban ngày ở chuồng nhím ông Nguyễn Ngọc Hùng ở huyện Đăk
Min, Đăk Nông..
Bảng 3.12 Thời điểm giao phối của nhím nuôi ở hộ Hoàng Xuân Thanh
Giờ trong
ngày
Số trƣờng
hợp phối.
Giờ trong
ngày
Số trƣờng
hợp phối.
Giờ trong
ngày
Số trƣờng
hợp phối.
6 3 11 1 17 3
7 5 13 1 18 4
8 4 14 1 19 5
9 3 15 2 20 3
10 2 16 2 21 2
Mỗi đợt giao phối có thể từ 1 đến vài lần. Khoảng cách giữa các lần giao
phối cũng không cố định, có thể từ khoảng một giờ đến trên 10 giờ. Chúng tôi đã
quan sát 14 trường hợp giao phối 2 lần trong 3 ngày tháng 9/2006 tại trại nhím
Hoàng Xuân Thanh (Bảng 3.13).
Bảng 3.13 Khoảng cách giữa hai lần giao phối ở đàn nhím hộ Hoàng X. Thanh
Thời điểm
lần 1
Thời điểm
lần 2
Khoảng
cách
Thời điểm
lần 1
Thời điểm
lần 2
Khoảng
cách
5:30 7: 55 2h và 25ph. 13:10 23: 25 10h và 15ph
6:35 14: 50 8h và 15ph 14:35 16: 25 1h và 50ph
7:50 11: 10 3h và 20ph 15:40 23: 15 7h và 35ph
33
8:15 17: 25 9h và 10ph 16:25 21: 20 4h và 55ph
9:10 17: 35 8 h và 25ph 18:35 21: 10 2h và 35ph
10:05 17: 45 7h và 40ph 19:50 21: 15 1h và 25 ph
10:35 14: 55 4h và 20ph 20:10 22: 40 2h và 30ph
 Biểu hiện chửa
Nhím cái khi mang thai có biểu hiện ăn nhiều, tăng cân. Khi có thai trên 30
ngày, có biểu hiện bụng to ra hai bên hông, hay nằm sấp; trên 60 ngày có biểu hiện
bụng nặng nề mệt nhọc, ít đi lại, lông nhỏ ở bụng rụng nhiều trên nền chuồng. Trên
90 ngày là giai đoạn gần đẻ, con mẹ ăn ít lại, nằm nhiều thở mệt nhọc, có hành vi lo
lắng chọn chỗ làm tổ đẻ.
 Thời gian mang thai:
Theo các tài liệu nước ngoài, nhím đuôi ngắn mang thai trung bình 112 ngày
[Berlin, 1950], ở Vườn thú Hà Nội nhím mang thai khoảng 115-120 ngày [Lê Hiền
Hào, 1973]. Tại Đăk Lăk qua theo dõi 28 trường hợp phối và sinh con tại các trại
nhím Hoàng Xuân Thanh, Ngô xuân Thắng, Trần Công Huê, Trung Tâm Giống
trong các năm 2005-2007, chúng tôi xác định được thời gian mang thai của nhím
trung bình từ 94-115 ngày (Bảng 3.14) .
Bảng 3.14 Thời gian mang thai của nhím nuôi tại Đăk Lăk
Thời gian mang
thai ( ngày)
Số trƣờng
hợp ghi nhận.
Cơ sở nuôi
94 1 Ngô Xuân Thắng
95 2 -
96 3 Trung tâm giống, Ngô Xuân Thắng
97 4 Hoàng Xuân Thanh, Ngô xuân thắng
98 3 -
102 4 Trần Công Huê, Ngô xuân thắng
104 2 -
106 3 Trần Công Huê, Hoàng Xuân Thanh
34
109 1 Hoàng Xuân Thanh
110 2 -
112 2 Trung tâm giống
115 1 Trần Công Huê
 Đẻ con
Trước lúc đẻ nhím thường ăn ít hoặc ngừng ăn, nằm nhiều ít đi lại. Nhím mẹ
nằm ẹp xuống đất với dáng vẻ mệt mỏi, hai chân sau duỗi ra, lông nhỏ ở bụng
thường rụng nhiều trên nền chuồng. Nhím thường đẻ 2 con một lứa. Sau khi đẻ con
đầu khoảng 45-60 phút, nhím mẹ đẻ con thứ hai (con đầu thường lớn hơn con thứ
hai). Nhím con đẻ ra có cuống nhau màu trắng hồng, sau khi đẻ con thứ hai thì có
bọc nhau màu đen ra theo; sau đó nhím mẹ ăn bọc nhau và cuống rốn, liếm sạch
mình con. Nhím con khi mới đẻ ra mắt nhắm, lông ướt nhưng sau vài phút được con
mẹ liếm đã mở mắt và đi lại được ngay.
Nhím đẻ cả ban ngày lẫn đêm thời gian không nhất định. Tuy nhiên, qua theo
dõi 30 ca nhím đẻ ở các hộ nuôi trong thời gian từ 2/2005 – 4/2007, có 7 trường hợp
đẻ ban ngày (Bảng 3.15).
Bảng 3.15 Số trƣờng hợp nhím đẻ ban ngày và đêm (2/ 2005-4/ 2007)
Hộ nuôi Số ca đẻ Ban ngày Ban đêm
Hoàng Xuân Thanh 9 2 7
Ngô Xuân Thắng 10 3 7
Trần Công Huê 7 1 6
Trung Tâm Giống 4 1 3
Tổng số: 30 (100%) 7 (23.3%) 23 (76.7%)
Như vậy, nhím đẻ ban đêm là chính. Số ca đẻ ban ngày chỉ chiếm khoảng
23.3% tổng số ca đẻ. Điều này có thể giải thích vì ban đêm thời tiết mát hơn và
quan trọng là yên tính hơn và cũng phù hợp với tập tính hoạt động về đêm của
nhím.
Khoảng cách bình quân giữa hai lứa đẻ là khoảng 6 tháng 11 ngày, ngắn nhất
là 5 tháng 6 ngày và cao nhất là 8 tháng 7 ngày. Trung bình 1 năm nhím có thể đẻ 2
35
lứa. Kết quả theo dõi 43 ca đẻ ( Phụ lục 1, 2, 3 và 4) của nhím nuôi tại 4 hộ nuôi
nhím từ 1/2005 đến 4/2007, được thể hiện ở bảng 3.16 và các phụ lục 1-4.
Bảng 3.16 Khoảng cách bình quân giữa hai lứa đẻ tại một số hộ nuôi
Hộ nuôi Số trƣờng
hợp
Bình quân Nhỏ nhất Lớn nhất
Hoàng Xuân
Thanh
17 6 tháng 13
ngày
5 tháng 6
ngày
8 tháng 7 ngày
Ngô Xuân
Thắng
17 6 tháng 15
ngày
5 tháng 6
ngày
8 tháng 4 ngày
Trần Công Huê 6 6 tháng 8 ngày 5 tháng 13
ngày
7 tháng 8 ngày
Trung Tâm
Giống
3 6 tháng 19
ngày
6 tháng 4
ngày
7 tháng 8 ngày
Hầu hết nhím đẻ 1-2 con , có ít trường hợp đẻ 3 con. Nhím đẻ trên 3 con rất
hiếm (thông tin từ Củ Chi và Sơn La cho biết đã có trường hợp nhím đẻ 4 con). Qua
theo dõi 58 ca nhím đẻ tại một số hộ nuôi từ 1/2005- 4/2007 (phụ lục 1-4) cho thấy
số trường hợp đẻ 1 con/lứa chiếm 30.1%, còn đẻ 2 con/lứa đẻ là 68.9%.
Qua quan sát theo dõi chúng tô đã ghi nhận một số hiện tượng trục trặc khi
đẻ và di chứng sau đẻ như sau:
- Nhím mẹ đẻ con không ra, có thể là do nhím mẹ mang thai một và thai quá lớn,
hoặc có thể do nhím mẹ ăn quá nhiều trong giai đoạn mang thai.
- Nhím con đã bị chết từ trong bụng mẹ, có thể do nhím mang thai bị tác đông
như di dời, bắt cân đo, nhím mẹ bị hoảng sợ nên lồng lộn gây chết thai.
- Nhím con sinh ra yếu đuối không bú được sữa mẹ hoặc nhím mẹ không cho
bú.Trường hợp này có thể do khi mang thai nhím mẹ thiếu dinh dưỡng.
- Nhím con sinh ra bị nhím lớn khác cắn chết, do nuôi chung nhiều nhím lớn hoặc
do nhím con chui lọt qua chuồng khác.
 Nuôi con
Theo Lê Hiền Hào (1973) [5]vài tuần lễ đầu sau khi sinh, nhím con sống chủ
yếu bằng sữa mẹ. Đến 1 tháng tuổi nhím con đã có thể hoàn toàn sống bắng thức ăn
tự nhiên tương đối mềm. Qua theo dõi 10 trường hợp không cai sữa để nhím con bú
36
tự nhiên, chúng tôi đã ghi nhận được số ngày nhím mẹ cho bú dao động từ 59-71
ngày (Bảng 3.17).
Bảng 3.17 Số ngày nhím mẹ cho con bú ở một số hộ nuôi
Hộ nuôi Số trƣờng hợp
Số ngày nuôi con bú (ngày)
Thấp nhất Cao nhất
HoàngXuân Thanh 4 48 61
Ngô Xuân Thắng 2 56 59
Trần công Huê 2 61 71
Trung Tâm Giống 2 58 63
Chúng tôi đã quan sát một số hiện tượng bất thường xảy ra khi nhím mẹ nuôi
con như sau:
- Nhím mẹ đẻ 2 nhím con, nuôi được 10-12 ngày, đã cắn chết 1 nhím con.
Nguyên nhân chưa rõ, có thể do không đủ dinh dưỡng dẫn đến không đủ sữa
nuôi con, theo bản năng hoang dã nó đã bỏ không cho bú hoặc cắn chết bớt đi 1
con, chỉ để lại 1 con để nuôi (đã ghi nhận tại hộ Hoàng Xuân thanh 2 trường hợp
như vậy).
- Khi có nhiều người vô chuồng, bắt con con để xem, gây ồn ào và động chuồng,
nhím mẹ bị hoảng, bị stress cũng có thể cắn con.
- Khi nhím con trên 30 ngày, nhím mẹ động dục trở lại sẽ có thể đánh đuổi, cắn
con có khi đẫn đến con con bị thương tích nặng hoặc chết.
3.1.8. Đặc điểm sinh trưởng
Nhím con mới sinh ra đã mở mắt ngay và có thể đi lại. Tuy nhiên, trong vài
ngày đầu, nhím con ít đi lại, nằm nhiều để bố mẹ ấp ủ sưởi ấm. Nhím con mới sinh
ra có bộ lông giống của cá thể trưởng thành. Lúc đầu những lông gai còn ngắn và
hơi mềm, sau đó trở nên cứng và dài ra nhanh chóng. Trong thiên nhiên, vài tuần
đầu nhím con sống chủ yếu bắng sữa mẹ, đến 1 tháng tuổi có thể hoàn toàn sống
37
bằng thức ăn tự nhiên tương đối mềm và hoạt động tốt ngoài thiên nhiên cùng bố
mẹ, đến 5-6 tháng tuổi chuyển sang sống tự lập hoàn toàn [Lê Hiền Hào, 1973]
Trong điều kiện nuôi, khi nhím con được 40- 45 ngày tuổi là chủ trại đã cho
cai sữa và nhím con có thể phát triển bình thường. Có trường hợp nhím con mới 30-
35 ngày tuổi, nhím mẹ đã có hiện tượng động dục dẫn đến cắn, đánh đuổi nhím con
nên chủ trại cũng đã phải tách nhím con ra nuôi và chăm sóc riêng, nếu thấy nhím
con còn hơi yếu thì có thể cho bú sữa nhân tạo thêm 7-10 ngày thì nhím con sẽ ăn
và phát triển bình thường. Ở hầu hết các hộ nuôi đều tách nhím con 40-45 ngày tuổi
ra nuôi riêng. Tuy nhiên, một số hộ (hộ Triệu Văn Vỵ, Trần Công Huê...) không
tách thì nhím con vẫn ở chung với nhím mẹ rất lâu.
Qua theo dõi các cá thể nhím nuôi từ lúc sinh ra đến trưởng thành tại 4 địa
điểm nuôi (hộ Hoàng Xuân Thanh, Ngô Xuân Thắng, Trần Công Huê và Trung
Tâm Giống cây trồng vật nuôi Đăk Lăk ) chúng tôi đã xác định được sự tăng trưởng
về khối lượng cơ thể của nhím như sau (Bảng 3.18 – 3.21). Qua các bảng 3.18-3.21
cho thấy nhím tăng trưởng khá mạnh trong giai đoạn từ mới sinh đến 12-14 tháng
tuổi (bình quân 0.7-0.9 kg/ tháng), qua 14 tháng tuổi nhím sinh trưởng chậm lại và
tăng trưởng rất ít.
Nhím sơ sinh có khối lượng thân từ 140-330g, ở 1 tháng tuổi nặng 0.97 –
1.26kg, ở 2 tháng tuổi nặng 1.56 – 1,88 kg, ở 4 tháng tuổi nặng 2.97 – 3.27kg và ở
12 tháng tuổi nặng 8.7 – 9 kg., từ 12 – 17 tháng tuổi nặng 9.0 – 10 kg. Theo Lê
Hiền Hào (1973) [5], nhím nuôi ở Vườn thú Hà Nội có sự tăng trọng tương ứng là
sơ sinh: 350-540g, 1 tháng tuổi: 1.3-1.5kg, 2 tháng tuổi:2.5-3.0 kg, 4 tháng tuổi
5.5kg và 12 tháng tuổi: 9-10kg. Như vậy, nhím nuôi ở Đăk Lăk có khối lượng cơ
thể sơ sinh và các tháng tuối tiếp theo thấp hơn, tuy nhiên đến trên 1 năm tuổi thì có
khối lượng tương tự. Điều này có thể do chế độ nuôi ở các hộ còn chưa thật tốt.
Bảng 3.18 Tăng trƣởng khối lƣợng của nhím nuôi ở hộ Hoàng Xuân Thanh
Tuổi
(tháng)
Số cá thể
Khối
lƣợng bình
quân (kg)
Tuổi
(tháng)
Số cá thể
Khôi
lƣợng bình
quân (kg)
Mới sinh 12 0.33
38
1 12 1.26 10 12 8.29
2 12 1.88 11 12 8.69
3 12 2.55 12 12 9.00
4 12 3.27 13 12 9.26
5 12 4.11 14 11 9.48
6 12 5.01 15 11 9.65
7 12 6.13 16 6 9.66
8 12 7.37 17 1 9.70
9 12 7.83
Ghi chú: theo dõi 12 cá thể từ 3/2005 đến 3/2007
Bảng 3.19 Tăng trƣởng khối lƣợng của nhím nuôi tại hộ Ngô Xuân Thắng
Tuổi
(tháng)
Khối lƣợng
bình quân (kg)
Số cá
thể
Tuổi
(tháng)
Khối lƣợng
bình quân (kg)
Số cá thể
mới sinh 0.14 14 14
1 1.25 14 10 7.85 14
2 1.80 14 11 8.52 14
3 2.45 14 12 8.83 14
4 3.19 14 13 9.18 14
5 4.17 14 14 9.47 14
6 5.19 14 15 9.65 14
7 5.92 14 16 9.75 12
8 6.51 14 17 9.82 6
9 7.02 14 18 9.92 4
Ghi chú: theo dõi 14 cá thể từ 2/ 2005 đến 3/2007
Bảng 3.20 Tăng trƣởng khối lƣợng của nhím nuôi tại hộ Trần Công Huê
Tuổi
(tháng)
Khối lƣợng
trung bình(kg)
Số cá
thể
Tuổi
(tháng)
Khối lƣợng
trungbình(kg)
Số cá
thể
Mới sinh 0.21 9
1 1.18 9 10 7.88 9
2 1.78 9 11 8.53 8
39
3 2.44 9 12 8.88 8
4 3.23 9 13 9.27 6
5 4.16 9 14 9.53 3
6 5.12 9 15 9.57 3
7 6.05 9 16 9.65 2
8 6.64 9 17 9.6 1
9 7.19 9 18 9.70 1
Ghi chú: theo dõi 9 cá thể từ 3/2005- 3/2007
Bảng 3.21 Tăng trƣởng khối lƣợng của nhím nuôi tại Trung Tâm GCTVN ĐL
Tháng
tuổi
Số cá
thể
Trọng lƣợng
trung bình( kg )
Tháng
tuổi
Số cá
thể
Trọng lƣợng
trung bình( kg )
Mới sinh 7 0.15 9 7 6.91
1 7 0.97 10 7 7.71
2 7 1.56 11 6 8.28
3 7 2.24 12 6 8.7
4 7 2.97 13 4 9.0
5 7 3.89 14 4 9.3
6 7 4.99 15 4 9.45
7 7 5.77 16 4 9.58
8 7 6.39 17 2 9.7
Ghi chú: theo dõi 7cá thể từ 1/2006 đến 4/2007.
3.2. Kỹ thuật nhân nuôi nhím đuôi ngắn
Qua nghiên cứu các đặc điếm sinh học và sinh thái của nhím trong thiên
nhiên và trong điều kiện nuôi, cũng như qua đúc kết kinh nghiệm từ các cơ cơ nuôi
nhím ở Đăk Lăk và một số tỉnh khác, chúng tôi bước đầu xây dựng hướng dẫn kỹ
thuật nuôi nhím cho qui mô nhỏ, chủ yếu là hộ gia đình như sau.
3.2.1. Chuồng trại.
40
Tại Đăk Lăk, hiện nay đang tồn tại nhiều kiểu chuồng nuôi hình tròn, hình
chữ nhật hoặc vuông, rào lưới B 40 hoặc xây gạch vữa xi măng chung quanh, nền
bằng xi măng như:
- Chuồng nuôi chung cả đàn như ở hộ Trần Công Huê (ảnh 12.1).
- Chuồng nuôi chung xây hang nhân tạo như ở hộ Triệu Văn Vỵ.
- Chuồng có xếp đá tạo hang nhân tạo nuôi chung cả đàn như ở hộ Nguyễn Thị
Hường, Nguyễn Văn Cường( ảnh 12.2).
- Chuồng hình chữ nhật, ngăn nhiều ô nhỏ nuôi tách riêng từng con hay cặp, phổ
biến ở các hộ nuôi như hộ Hoàng Xuân Thanh, Nguyễn văn Tân, Trung Tâm
Giống...( ảnh 12.4).
Ở TP.HCM, chuồng nuôi nhím có hình chữ nhật, nền xi măng, lợp tôn, lưới B40
bao quanh, ngăn nhiều ô nuôi tách riêng con hoặc theo cặp như ở trại nhím Tuân-
Hoà, trại nhím Lê Duy (ảnh 12.5 và 12.6). Ở Sơn La, chuồng hình chữ nhật, nền xi
măng, lợp tôn, tường xây chung quanh, ngăn nhiều ô nuôi tách riêng con hoặc theo
cặp. Ở Đăk Nông, chuồng hình chữ nhật, nền xi măng, lợp tôn, tường xây hoặc song
sắt bao xung quanh, ngăn nhiều ô nuôi tách riêng, như ở các hộ Nguyễn Văn Hùng,
Mai Xuân Y, Ngô Đức Thạnh.
Nhận xét: Nền chuồng nuôi nhím ở các nơi đều xây và tráng xi măng chắc chắn
để nhím không thể đào hang tẩu thoát (nhím có móng chân sắc và đào hang rất
giỏi). Hầu hết các hộ nuôi nhím hiện nay đều ngăn chuồng thành nhiều ô để nuôi
tách riêng từng cặp, rất ít hộ nuôi chung cả đàn 1 chuồng. Ở TP.HCM do thời tiết
nóng quanh năm, nên các chuồng nuôi bao quanh bằng lưới sắt hoặc lưới B40 để
không khí thông thoáng. Ở những địa phương có thời tiết lạnh, hoặc có mùa lạnh,
gió thổi mạnh, người ta xây tường bao quanh chuồng hoặc làm hang nhân tạo cho
nhím.Tuy nhiên việc làm hang sẽ gặp khó khăn trong khâu vệ sinh quét dọn.
41
6 7
5
4
3
2
1
Hình 3.1 Sơ đồ chuồng nuôi nhím( qui mô 2 cụm ô nuôi )
Cửa ra vào chuồng, cửa thông các ô, cửa vệ sinh, Cửa ô nuôi.
(Mỗi cụm nuôi gồm 5 ô (1,2,3,4,5), mỗi ô có kich thước 1x2m. Ô 1,2,3 nhốt nhím
bố mẹ, ô 4và 5 nhốt nhím con sinh ra. Ô 6 trữ thức ăn, ô 7 dự phòng cho nhím bệnh.
Đề nghị: Tuỳ theo điều kiện kinh tế, chuồng nhím có thể tận dụng chuồng nuôi
gia súc cũ cải tạo lại hoặc xây mới.Chuồng phải thoáng mát, khô ráo, có rãnh thoát
nước. Chuồng cao 2.5-3.5m, lợp tôn kẽm hoặc Fibrociment. Nền chuồng cần tráng
nền xi măng chắc chắn, nền láng xuôi ra phía sau để tiện cho vệ sinh chuồng trại;
42
bao quanh chuồng là tường xi măng dưới chân và bên trên là lưới B40 (có thể dùng
bao bạt che lại để che mưa gió hoặc gỡ ra tuỳ theo thời tiết nóng lạnh, theo mùa).
Chuồng ngăn thành nhiều ô bằng tường cao 1.5 m (xây xi măng dưới chân
cao 0.70 m, trên là song sắt 0.80m). Mỗi ô có chiều dài 2 m, ngang 1.0 -1.5 m (2-3
m2
), giữa các ô chuồng có cửa thông qua lại kích thước 20x30 cm. Mỗi ô có 1 cửa
ra vào phía trước (50x70 cm) để tiện cho người ra vào chăm sóc và 1 cửa nhỏ phía
sau (sát nền, 20x30 cm) để quét dọn phân, thức ăn thừa, giữa 2 ô có 1 cửa thông
20x30 cm để lùa nhím đực qua lại khi cho nhốt chung phối giống (Hình 3.1).
Chuồng có thể xây 1 hay nhiều dãy ô chuồng; giữa các dãy ô chuồng nên có
lối đi rộng40-50 cm để tiện cho việc chăm sóc, chuyển đổi chuồng, phối giống.
Diện tích chuồng trại và số ô tuỳ thuộc vào số lượng nhím nuôi, mỗi ô có thể nuôi
1-2 con.Ngoài các ô nuôi nhím, nên dành ra 1-2 ô để thức ăn, công cụ, nuôi nhím
bệnh..
Chuồng nên ở nơi kín đáo, xa đường giao thông qua lại để tránh ồn áo, tránh
nhiều người ra vào, vì nhím là loài khá nhút nhát và hay bị ảnh hưởng. Chuồng nên
làm xa nơi người ở và nên ở cuối gió, vì mùi hôi do phân, nước tiểu của nhím rất
nặng nề. Không nên nuôi nhím chung với các con vật nuôi khác để tránh sự lây
nhiễm bệnh giữa chúng và khó chăm sóc vì sự khác biệt về tập tính mỗi loài.
3.2.2. Con giống
 Nguồn con giống
Hiện nay, nguồn giống cho các hộ đang nuôi tại ĐăkLăk có nguồn gốc ban
đầu từ nhím rừng và một số là từ nhím nuôi (từ thế hệ F1) mua từ các chuồng trại ở
các địa phương khác. Nhím rừng có giá thành rẻ hơn (có khi chỉ bằng 1/2 nhím
nuôi), nhưng khá nhút nhát hoặc hung hãn khó nuôi, trong chăm sóc con hay có
những hiện tượng bất thường..
Đề nghị: Con giống nuôi sinh sản có thể từ nhím rừng hoặc nhím nuôi, tuy
nhiên cần có những ưu điểm sau: đẻ tốt từ 2 con con trở lên mỗi lứa, đẻ đều đặn mỗi
năm 2 lứa, đẻ sống nhiều, nuôi con tốt không có những hiện tượng bất thường. Con
43
giống nuôi thịt cần có tỷ lệ cho thịt cao, chất lượng thịt ngon, hay ăn chóng lớn. Cần
phải biết và nắm rõ lý lịch của con giồng để tránh hiện tượng cho giao phối cận
huyết.
 Cách phân biệt giới tính:
Cần phải biết và nắm rõ cách phân biệt giới tính để tránh những hậu quả
đáng tiếc do ghép nhầm các con đực giống ở chung với nhau, chúng sẽ đánh nhau
dẫn đến thương vong.
Nhím đực trưởng thành có bộ phận sinh dục nằm ở bụng, cách hậu môn 3-
5cm, chỉa ra phía trước như heo, bò.. nhưng dương vật không nổi rõ như ở heo, bò.
Tinh hoàn nhím đực lớn, nằm ẩn dưới háng. Dương vật nhím đực trưởng thành dài
khoảng 6-8 cm. Nhím nhỏ khi khám thấy lỗ sinh dục hình tròn ở bụng, khi ấn vào
có gai sinh dục nhô ra (ảnh 13.2).
Nhím cái có hai hàng vú hai bên hông sườn, mỗi hàng 3 vú, khi nuôi con vú
khá lớn và có thể thấy rõ ( nhím đực không có vú). Bộ phận sinh dục nhím cái hình
tim như heo, bò ..nhưng nằm ở bụng chứ không nằm ở sau đít, gần đuôi như ở heo,
bò...vì vậy khi giao phối, nhím cái phải uốn cong đuôi lên gần như thẳng đứng với
mặt đất, để phô âm vật ra cho nhím đực phối . Nhím con khi lật ngược lên để khám,
ấn vào thấy âm vật tách ra (ảnh 13).
Người nuôi thường khám nhím con (1-2 tuần tuổi) để phân biệt giới tính và
dùng sơn đánh dấu để tiện theo dõi. Hạn chế khám nhím lớn vì mỗi lần bắt nhím lớn
rất khó, dễ gây sốc tổn thương và rụng rất nhiều lông. Người nuôi quen có thể nhận
ra nhím đực trong đàn nhờ vào một số đặc điểm như: nhím đực thường xù lông,
dậm chân tỏ vẻ bảo vệ đàn khi có người lạ đến gần chuồng; lông và kích thước đầu,
mình nhím đực thường dài hơn nhím cái một chút; nhím đực không có vú ở bên
hông,..
3.2.3. Phương tiện, thiết bị bắt nhím để theo dõi và vận chuyển
Người nuôi thường phải bắt nhím để cân đo theo dõi sinh trưởng, để xác định
giới tính, để chữa bệnh, để chuyển chuồng hoặc vận chuyển đi nơi khác. Để bắt
nhím người ta thường dùng vợt, rọ. Vợt bắt nhím làm bằng gọng sắt, cán dài 1-
44
1.4m, đường kính vợt 60-70 cm, có lưới võng đan bằng dây vải, mắt lưới thưa kích
thước 8-10 cm (ảnh 14.2). Rọ bắt nhím hình khối chữ nhật kích thước dài 70-80 cm,
rộng 35-40 cm, cao 40-50 cm. Khung rọ làm bằng sắt phi 6, hàn lưới B40 xung
quanh. Hai đầu rọ có cửa gài để có thể lùa nhím vào và lùa nhím ra.( ảnh 14.1).
Khi vận chuyển nhím đi xa nên dùng bạt lưới bao quanh rọ cho kín đáo để
nhím khỏi hoảng sợ, không khí vẫn lưu thông tốt. Mỗi rọ chỉ nên nhốt 1 con để
tránh trường hợp sát thương xảy ra khi nhốt 2 hay nhiều con (đã xảy ra do khi
hoảng sợ, lông con này xù lên đâm vào thân con kia gây tử thương).
Muốn cân nhím ta dùng vợt bắt nhím hoặc lùa nhím vào rọ, rồi đem đặt lên
cân (nhớ trừ trọng lượng rọ) ( ảnh 14.2). Muốn đo kích thước, xác định giới tính
hoặc chữa trị cho nhím người ta dùng rọ đầu vào lớn, đầu ra nhỏ để nhím chui vào
bị cố định không xoay sở được, lúc đó nguời ta có thể dễ dàng đo hoặc chích thuốc,
bôi thuốc cho nhím (ảnh 14.1). Cũng có thể sủ dụng thuốc mê dùng cho gia súc để
gây mê cho nhím, tiện cho việc chữa trị và cân đo. Tuy nhiên nên ít dùng và thận
trọng khi sử dụng vì dễ gây chết hoặc tổn hại sức khoẻ nhím nếu không biết liều
lượng thích hợp, cần thử nghiệm liều lượng tăng dần.
3.2.4 Thức ăn, khẩu phần ăn.
 Loại thức ăn
Phổ thức ăn của nhím rất rộng, nhím ăn được rất nhiều loài rau củ quả, nhiều
loại thức ăn tinh (hạt, đậu,..) và chất lượng thức ăn có thể từ thấp đến cao, từ phụ
phẩm đến chính phẩm. Cần lựa chọn thức ăn đủ dinh dưỡng cho nhím phát triển tốt
đồng thời cũng phải đáp ứng yếu tố kinh tế ( rẻ, dễ tìm, dễ trữ,...) để việc nuôi đem
lại lợi nhuận, đem lại hiệu quả.
Đề nghị: Tận dụng các loại thức ăn có sẵn tại chỗ, trong vườn, thức ăn tận
dụng,... để tiết kiệm chi phí nuôi. Các loại rau củ quả như sắn tươi, khoai lang, rau
muống, rau khoai, bí đỏ,... Các loại trái cây trong vườn như: chuối, mít, ổi, mận, đu
đủ, khế, lê ki ma... Các loại thức ăn tinh có thể mua theo mùa thu hoạch giá rẻ và có
thể dự trữ như: ngô hạt, sắn khô, các loại đậu,...
45
Chi phí thức ăn nên ở mức xấp xỉ hoặc dưới 1.000đ/con/ ngày cho nhím
trưởng thành, 800đ/con/ngày cho nhím con. Với mức chi phí thức ăn này, việc nuôi
mới có thể đem lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, khẩu phần thức ăn cần phải đảm
bảo năng lượng và các chất dinh dưỡng cơ bản như protein, lipid, tinh bột, can xi,
phốt pho, các vitamin,… để nhím sinh trưởng, sinh sản bình thường.
Thức ăn nên thường xuyên thay đổi, tránh dùng mãi một loại thức ăn sẽ làm
nhím ăn kém, điều này sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và sinh sản của nhím nuôi.
 Khẩu phần thức ăn
Khẩu phần thức ăn, lượng thức ăn không nên cứng nhắc. Nên tuỳ theo mùa
(mùa hè, mùa đông), tuỳ theo nguồn thức ăn sẵn có, tuỳ theo giai đoạn phát triển
(nhỏ, trưởng thành, hậu bị, mang thai, nuôi con..), tuỳ theo mục đích (nuôi sinh sản
con giống, nuôi vỗ béo lấy thịt..) để điều chỉnh lượng thức ăn và thành phần thức ăn
trong khẩu phần cho phù hợp. Dựa trên kết quả nghiên cứu và tham khảo các tài
liệu có được chúng tôi xây dựng khẩu phần thức ăn căn bản cho nhím nuôi như sau
(Bảng 3.22).
Bảng 3.22 Khẩu phần thức ăn cơ bản cho nhím nuôi.
Thức ăn
Tuổi
( tháng)
Thức ăn
xanh
kg/ngày
Thức ăn
tinh
kg/ngày
Cám tổng
hợp
(kg/ tuần)
Muối
hột
(g/ tuần)
Xƣơng
khô
(kg/ tuần)
1-3 0,2 0,04 0,01 5 0,05
4-6 0,4 0,08 0,02 10 0,10
7-9 0,6 0,12 0,04 10 0,15
10-12 0,7 0,16 0,06 20 0,2
> 12 0,8 0,2 0,08 20 0,2
Mang thai 1,0 0,3 0,10 20 0,4
Nuôi con 1,4 0,4 0,2 30 0,5
Ghi chú: thành phần thức ăn xanh, thức ăn tinh và cám tổng hợp như đã mô tả ở 3.1.6
3.2.5. Chăm sóc, quản lý theo dõi
 Ghép nhím đực và nhím cái và thời gian nhốt chung
46
Trong thực tế, nhím đang được nuôi với những hình thức ghép đôi: một đực-
một cái cố định, một đực- nhiều cái cố định và ghép luân phiên một đực với 3, 4 cái.
Qua theo dõi ở nhiều nơi, với hình thức ghép 1 đực và 1 cái cố định, việc sinh sản
ổn định và đều đặn, thường đẻ đều 2 lứa / năm. Ở hình thức ghép 1 đực và nhiều cái
cố đinh, việc sinh sản kém, không ổn định và không đều, thậm chí không sinh sản.
Tuy nhiên trong thực tế do thiếu đực giống, do tính toán hiệu quả kinh tế, người
nuôi thường sử dụng 1 đực chuyên phối cho 3-4 con cái, nhưng các con cái nhốt
riêng ở các ô nuôi bên cạnh, khi có biểu hiện đông dục thì thả nhím đực qua nhốt
chung để phối. Trại nhím ông Nguyễn Ngọc Hùng- Đăk Min, khi thả nhím đực qua
chuồng nhím cái bên cạnh là nhím giao phối ngay, sau đó thả sang chuồng kế tiếp,
con đực tiếp tục giao phối với con cái khác. Thời gian nhốt chung đực và cái có thể
từ 15-20 ngày để việc giao phối có hiệu quả tốt.
Đề nghị: Nên nuôi ổn định theo cụm 1 đực và 3 cái (con đực chuyên phối với
3 con cái này). Ban đầu có thể ghép chung 4 con cùng 1 ô chuồng, nhưng theo dõi
thấy con cái nào có chửa sắp đẻ thì tách ra ô riêng; sau khi nhím đẻ và nuôi con lớn
thì thả nhím mẹ trở lại với con đực để phối giống lại.
Nếu con giống ban đầu là nhím rừng, nên ghép chung với nhím nhà hoặc
nhím đã thuần hoá, sau một thời gian nhím rừng sẽ trở nên quen với môi trường
nuôi và dễ chăm sóc hơn.
Cần phải tránh giao phối cận huyết bằng các biện pháp: theo dõi ghi chép
chặt chẽ lý lịch nhím con sinh ra để không nhầm lẫn dẫn đến giao phối cận huyết;
có thể trao đổi nhím đực giống giữa các đàn, giữa các trại giống với nhau. Nếu có
điều kiện, sau một vài thế hệ nên dùng nhím đực rừng phối giống để duy trì được
các phẩm chất thú hoang dã như: khoẻ mạnh, sức đề kháng với môi trường cao, ít
bệnh tật, phổ thức ăn rộng và khả năng sinh tồn cao...
 Chăm sóc nhím đực giống
Không được ghép nhầm nhím đực trưởng thành với nhau để tránh chúng
đánh nhau thương vong. Khẩu phần ăn và thức ăn nhím đực như khẩu phần ăn cơ
bản (Bảng 3.22). Tuy nhiên, để tăng khả năng phối giống, có thể cho nhím đực ăn
47
thêm các loại mầm hạt, rễ lá củ quả chứa nhiều vitamin E và các chất kích thích
sinh sản như giá đậu, rễ cau, lá dương dâm hoắc...
 Chăm sóc nhím mang thai
Nhím mang thai có thể nuôi chung với nhím đực (nếu nuôi ghép 1 đực, 1 cái)
và cần phải tách ra nuôi riêng (nếu nuôi ghép 1 đực và nhiều cái ). Không nên bắt
nhím mang thai để cân đo, vận chuyển,..để tránh hiện tượng xảy thai. Nên để nhím
mang thai yên tĩnh, không quấy rỗi làm hoảng hốt sẽ làm ảnh hưởng đến thai.
Khẩu phần ăn nên tăng thêm khoảng 10-20 % so với khẩu phần ăn cơ bản để
đảm bảo đủ dinh dưỡng cho thai phát triển tốt.
 Chăm sóc nhím đẻ
Cần phải để nhím mẹ và nhím con ở riêng và ở nơi yên tĩnh để không gây
ảnh hưởng đến việc nuôi con của nhím mẹ. Khẩu phần ăn cho nhím mẹ nuôi con
tăng thêm đảm bảo theo nhu cầu nuôi con (thường từ 40-80 % so với khẩu phần cơ
bản ). Nên cho nhím mẹ ăn bổ sung những loại thức ăn tăng sữa như: đậu xanh, đậu
tương, đậu phộng, gạo nếp, cơm nguội, ... Những loại hạt cứng như ngô, đậu tương,
đậu xanh nên ngâm nước hoặc hấp cho mềm trước khi cho nhím mẹ ăn.
 Chăm sóc nhím sơ sinh
Để nhím mẹ và nhím con ở riêng yên tĩnh, tránh để người lạ bắt nhím con để
xem, cân đo. Nếu cần xác định giới tính thì nên bắt sau 1 tuần tuổi và do chính
người nuôi, việc bắt phải nhanh và nhẹ nhàng, tránh gây ảnh hưởng đến nhím mẹ vì
nhím mẹ có thể bị sốc không cho nhím con bú hoặc cắn nhím con.
Trường hợp nhím mẹ sinh nhiều con (từ trên 3 con), phải theo dõi nhím con
có được bú sữa đều không, có hiện tượng tranh giành con được con không không.
Có thể tách nhím con cho bú luân phiên theo ca hoặc có thể cho bú sữa nhân tạo để
trợ giúp cho nhím con sinh trưởng phát triển đều.
Trường hợp nhím mẹ do một số nguyên nhân nào đó bị sốc (do quấy rối, do
thiếu dinh dưỡng, do động dục) đánh, cắn, bỏ rơi không chăm sóc nhím con; người
nuôi cần phát hiện kịp thời để tách ra cứu chữa nuôi dưỡng. Tuy nhiên việc cho bú
sữa nhân tạo thường chỉ thành công với nhím con trên 15 ngày tuổi.
48
 Chăm sóc nhím hậu bị
Nhím con từ khi tách mẹ, cai sữa (thường 45 ngày ) đến khi trưởng thành (12
tháng tuổi) thì sinh trưởng rất nhanh, tăng trưởng bình quân từ 0.6-1.1kg/ tháng. Do
sinh trưởng và tăng trưởng nhanh nên nhu cầu thức ăn và dinh dưỡng rất cao, nhím
con ăn gần bằng hoặc có khi nhiều hơn nhím trưởng thành. Tuy nhiên, nuôi nhím
hậu bị chỉ cần cho ăn theo khẩu phần cơ bản đủ để cho nhím phát triển bình thường.
Không nên cho nhím ăn nhiều quá dễ gầy hiện tượng nhím quá mập không sinh sản
được.
 Chăm sóc nhím thịt
Nhím sinh trưởng và tăng trưởng mạnh trong giai đoạn từ sơ sinh đến
khoảng 12-14 tháng tuổi, sau 12-14 tháng tuổi tăng trưởng rất ít hoặc dừng lại. Vì
vậy, để đạt hiệu quả kinh tế nên nuôi nhím thịt đến khoảng 12-14 tháng tuổi nên
bán ngay, trong giai đoạn này cho nhím ăn theo nhu cầu thoải mãi để nhím đạt trọng
lượng và mức tăng trưởng cao nhất.
 Quản lý, theo dõi:
Khi nuôi nhím với số lượng nhiều, cần phải quản lý theo dõi chặt chẽ đàn
nhím để việc nuôi có hiệu quả tốt, tránh được hiện tượng thả nhầm nhím đực ở
chung, tránh được cận huyết, loại thải được những con sinh trưởng sinh sản
xấu...Tuy nhiên, các cách theo dõi như đeo vòng cổ, vòng chân, bấm số tai ( thường
áp dụng cho heo, bò..) hầu như không thực hiện được cho nhím vì nhím có tai nhỏ
rất khó bấm tai; răng nhím rất sắc có thể cắn đứt vòng đeo cổ hay vòng đeo chân.
Do tập tính loài nhím, chúng tôi đề nghị nên nuôi nhím thành từng đơn vị ổn đinh.
Mỗi đơn vị gồm 1 đực và 1-3 con cái. Đơn vị nào sinh trưởng, sinh sản tốt thì giữ
nguyên, chỉ thay đổi ở những đơn vị mà tình hình không tốt (có thể thay đổi hoặc
loại thải con đực, con cái không sinh sản hoặc sinh sản không tốt). Mỗi đơn vị bố trí
3-5 ô chuồng ( 1-3 ô cho nhím bố mẹ, 2 ô dành cho nhím con cai sữa).
Mỗi nhím mẹ nuôi ổn định trong 1 ô chuồng có gắn 1 tấm thẻ ghi ký hiệu và
lý lịch của nó. Chỉ dùng nhím đực trong đơn vị thả qua lại ở chung với 1-3 nhím mẹ
trong cùng đơn vị. Nhím đực của mỗi đơn vị cũng có thẻ riêng ghi ký hiệu và lý lịch
49
của nó. Để dễ theo dõi và không bị lầm lẫn khi luân chuyển nhím đực phối giống
trong đơn vị, ta có thể dùng sơn chấm lên đầu, tai, lông gáy của nhím đực và dùng
sơn màu khác chấm lên các con cái. Nên có một cuốn sổ ghi chép theo dõi từng con
về thời điểm động dục, giao phối, sinh con, số con sinh mỗi lứa, tình trạng chăm sóc
và cho con bú, hiện tượng bất thường, ...
Đồi với nhím con sơ sinh, người nuôi cần khám xác định giới tính đực, cái và
có thể dùng sơn khác màu chấm hoặc ghi số vào đầu, tai...để tiện theo dõi và phân
biệt. Nên có một cuốn sổ ghi chép ngày sinh và quá trình theo dõi nhím con. Khi cai
sữa nên tách riêng nhím con đực cái vào 2 ô dành cho nhím con cai sữa trong mỗi
đơn vị. Điều này sẽ tránh được sự cận huyết khi xuất bán cho khách hoặc để nuôi
hậu bị.
3.2.6. Bệnh tật, biểu hiện và biện pháp phòng, trị.
 Bệnh tật và biểu hiện
Qua theo dõi và trao đổi ở hầu hết các trại và hộ nuôi cho thấy nhím rất ít bị
bệnh tật và chỉ ghi nhận một số bệnh nhẹ như: ỉa chảy, giun sán, ghẻ, vật ký sinh
ngoài da...và một số hiện tượng như: bị thương hoặc chết do đánh nhau vì thả nhầm
2 đực trong 1 ô chuồng; nhím con bị thương hoặc bị chết do nhím lớn khác cắn,do
con mẹ động dục đánh đuổi; nhím rừng khi bẫy được bị thương tích nặng ở hai chi
trước do mắc bẫy hoặc bị va đập cây rừng.
 Chữa trị và phòng trừ
Nhím là loài hoang dã nên sức đề kháng bệnh tật rất cao. Nếu vết thương
không quá nghiêm trọng thì sẽ tự lành lặn sau một vài ngày. Nếu vết thương nghiêm
trọng, ta có thể sử dụng kháng sinh để bôi hoặc chích cho nhím, sau một hai lần
chữa trị nhím có thể khỏi ngay. Chúng tôi đã sử dụng kháng sinh pennicilin chích
cho những con nhím rừng mắc bẫy bị thương nặng gần đứt cả chi trước, sau 1-2 lần
chích và dùng nước muối phun rửa vết thương, con nhím đã lành vết thương.
Trong trường hợp nhím bị ỉa chảy, người nuôi thường điều chỉnh thay đổi
thức ăn hoặc cho ăn thức ăn có chất chát như quả sung, lá ổi, rễ cau...Nhím bị giun
sán người nuôi thường cho ăn hạt bí ngô. Để tránh cho nhím bị ghẻ, nên vệ sinh
50
chuồng trại sạch sẽ hàng ngày. Thức ăn có thể bỏ vào khay, chén inox cho nhím ăn
để bớt dơ, chuồng nên thiết kế và bố trí để nhím không trèo lên ỉa đái vào.
3.3. Hiệu quả kinh tế và khả năng nhân nuôi nhím ở Đăk Lăk
3.3.1 Hiệu quả kinh tế.
 Giá trị kinh tế của nhím
Theo tài liệu “Cây cỏ và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, con nhím có giá
trị thực phẩm và dược phẩm như sau: thịt nhím ngon, nạc, chắc và thơm, hơi giống
thịt lợn rừng. Dạ dày nhím được gọi là “hào trư đỗ”, được dùng như là vị thuốc
chữa đau dạ dày cho người. Mật nhím được dùng để chữa đau thắt, đau lưng và xoa
bóp chấn thương. Thịt, ruột, gan, phân dùng để chữa các bệnh phong nhiệt. Theo
GS. Đỗ Tất Lợi (2004) [11]: dạ dày nhím có vị đắng, ngọt, tính bình vào hai kinh vị
và đại tràng, có tác dụng lương huyết, giải độc, làm hết đau trĩ lậu ra huyết, dùng
chữa những trường hợp trĩ lòi dom chảy máu, di mộng tinh, nôn mửa, lỵ ra máu,...
Hiện nay giá dạ dày nhím rừng v à nhím nuôi trên thị trường từ 250.000-300.000đ/
cái.
 Giá cả tiêu thụ thịt và con giống trên thị trường hiện nay
Theo báo giá của công ty An pha (Phụ lục 11 ); giá 1 cặp nhím bố mẹ là 12-
14 triệu đồng/ cặp; giá 1 cặp nhím con 2-3 tháng tuổi 4-5 triệu đồng/ cặp. Tại Đăk
Lăk giá thịt nhím rừng: 120.000 -200.000 đ/ kg; giá nhím rừng sống: 150.000-
250.000 đ/ kg, giá thịt nhím nuôi từ 200.000-250.000 đ7kg. Giá nhím con 2-3 tháng
tuổi: 3-4 triệu đồng/ cặp; giá nhím trưởng thành: 8-10 triệu đồng/cặp.
 Tỷ lệ cho thịt
Tỷ lệ thịt qua giải phẩu 3 con nhím (2 hoang dã và 1 nhím nuôi ) được thể
hiện ở Bảng 3.15. Nhìn chung, tỷ lệ cho thịt của nhím hoang dã và nhím nuôi xấp xỉ
nhau, tỷ lệ móc hàm (thịt và xương) so với khối lượng nguyên con từ 69 % đến
80 % . Tỷ lệ thịt lọc khoảng 25-32 %. Tỷ lệ thịt đùi (4 chi ) khoảng 25-32 %. Thịt
nhím rừng hầu như rất ít mỡ. Thịt nhím nuôi được vỗ béo thì có nhiều mỡ hơn.
51
Bảng 3.23 Tỷ lệ cho thịt của nhím
Khối lƣợng
Nhím 1 Nhím 2 Nhím 3
Kg Tỷ lệ
(%)
Kg Tỷ lệ
(%)
Kg Tỷ lệ
(%)
Nguyên con 8,0 5,0 9,8
Toàn thân (bỏ lòng) 6,4 80 3,45 69 7,2 74
Thịt lọc 3,1 38,7 2,1 42 3,5 35,7
2 chi trước 1,12 14,0 0,62 12,5 1,4 14,2
2 chi sau 1,17 14,6 0,65 13,0 1,46 14,8
 Chi phí đầu tư
Chi phí chuồng trại: Tuỳ theo điều kiện kinh tế của mỗi hộ nuôi, có thể cải
tạo từ chuồng cũ nuôi lợn hoặc xây mới. Phần lớn chuồng trại nuôi nhím có tường,
nền xây tráng xi măng, chất lợp là tôn kẽm hay fibro ciment, chi phí bình quân từ
200.000- 400.000đ/m2
Chi phí con giống: Tại Đăk Lăk giá nhím rừng (con còn sống) khoảng
150.000-200.000 đ/kg. Bình quân 1 con nhím bố mẹ (10 kg) 1,5 – 2,0 triệu đồng
(việc mua này không hợp pháp và không được khuyến khích). Mua nhím nuôi bình
quân 1 con nhím bố mẹ trên 12 tháng tuổi từ 4- 5 triệu đ/ con theo thời giá hiện
nay.
Chi phí thức ăn: Tại các hộ nuôi nhím tại Đăk Lăk như: Hoàng Xuân Thanh,
Ngô Xuân Thắng, Nguyễn Văn Tân...chi phí thức ăn bình quân cho nhím bố mẹ là
1.000đ/ con/ ngày, nhím con 800đ/ con/ ngày. Nếu tận dụng thức ăn phế phẩm, hay
trồng trọt tự túc, mua thức ăn dự trữ thời điểm thu họach...thì chi phí thức ăn còn
giảm bớt thêm.
Chi phí chăm sóc: Thực tế tại trại nhím Tuân- Hòa Củ Chi, TP.HCM, chỉ có
2 người đã nuôi 200 con nhím bố mẹ, tại trại nhím Lê Duy quận 8 TP.HCM chỉ 1
người nuôi 132 con nhím bố mẹ.Vì nhím ít bệnh, dễ chăm sóc nên 1 người có thể
nuôi vài chục con nhím bố mẹ, hiện nay có thể thuê người nuôi với mức lương 700-
800.000đ/ tháng.
Nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đuôi ngắn (hystrix brachyura) tại đăk lăk
Nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đuôi ngắn (hystrix brachyura) tại đăk lăk
Nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đuôi ngắn (hystrix brachyura) tại đăk lăk
Nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đuôi ngắn (hystrix brachyura) tại đăk lăk
Nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đuôi ngắn (hystrix brachyura) tại đăk lăk
Nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đuôi ngắn (hystrix brachyura) tại đăk lăk
Nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đuôi ngắn (hystrix brachyura) tại đăk lăk
Nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đuôi ngắn (hystrix brachyura) tại đăk lăk
Nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đuôi ngắn (hystrix brachyura) tại đăk lăk
Nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đuôi ngắn (hystrix brachyura) tại đăk lăk
Nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đuôi ngắn (hystrix brachyura) tại đăk lăk
Nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đuôi ngắn (hystrix brachyura) tại đăk lăk
Nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đuôi ngắn (hystrix brachyura) tại đăk lăk
Nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đuôi ngắn (hystrix brachyura) tại đăk lăk
Nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đuôi ngắn (hystrix brachyura) tại đăk lăk
Nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đuôi ngắn (hystrix brachyura) tại đăk lăk
Nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đuôi ngắn (hystrix brachyura) tại đăk lăk
Nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đuôi ngắn (hystrix brachyura) tại đăk lăk
Nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đuôi ngắn (hystrix brachyura) tại đăk lăk
Nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đuôi ngắn (hystrix brachyura) tại đăk lăk
Nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đuôi ngắn (hystrix brachyura) tại đăk lăk
Nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đuôi ngắn (hystrix brachyura) tại đăk lăk

More Related Content

What's hot

đáNh giá khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở thừa thiên huế
đáNh giá khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở thừa thiên huếđáNh giá khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở thừa thiên huế
đáNh giá khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở thừa thiên huế
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện ti...
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện ti...Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện ti...
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện ti...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
luan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdfluan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdf
Nguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng NgãiLuận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
 
Đề tài: Kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc, HAY
Đề tài: Kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc, HAYĐề tài: Kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc, HAY
Đề tài: Kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc, HAY
 
GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...
GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...
GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...
 
Luận án: Kỹ thuật canh tác giống ngô lai tại Quảng Ngãi, HAY
Luận án: Kỹ thuật canh tác giống ngô lai tại Quảng Ngãi, HAYLuận án: Kỹ thuật canh tác giống ngô lai tại Quảng Ngãi, HAY
Luận án: Kỹ thuật canh tác giống ngô lai tại Quảng Ngãi, HAY
 
Luận án: Giải pháp quản lý cháy rừng thích ứng với biến đổi khí hậu
Luận án: Giải pháp quản lý cháy rừng thích ứng với biến đổi khí hậuLuận án: Giải pháp quản lý cháy rừng thích ứng với biến đổi khí hậu
Luận án: Giải pháp quản lý cháy rừng thích ứng với biến đổi khí hậu
 
đáNh giá khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở thừa thiên huế
đáNh giá khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở thừa thiên huếđáNh giá khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở thừa thiên huế
đáNh giá khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở thừa thiên huế
 
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồnLuận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
 
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện ti...
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện ti...Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện ti...
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện ti...
 
Luận văn: Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
 
luan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdfluan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdf
 
Đề tài: Nghiên cứu ốc (Gastropoda: Mollusca) nước ngọt ở khu vực thành phố S...
Đề tài: Nghiên cứu ốc (Gastropoda: Mollusca) nước ngọt ở khu vực thành phố S...Đề tài: Nghiên cứu ốc (Gastropoda: Mollusca) nước ngọt ở khu vực thành phố S...
Đề tài: Nghiên cứu ốc (Gastropoda: Mollusca) nước ngọt ở khu vực thành phố S...
 
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng khai thác nước ngầm từ các giếng khoan cấp nư...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng khai thác nước ngầm từ các giếng khoan cấp nư...Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng khai thác nước ngầm từ các giếng khoan cấp nư...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng khai thác nước ngầm từ các giếng khoan cấp nư...
 
Đánh giá hiệu quả canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang Chải
Đánh giá hiệu quả canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang ChảiĐánh giá hiệu quả canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang Chải
Đánh giá hiệu quả canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang Chải
 
Đề tài: Thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera ở Côn Đảo
Đề tài: Thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera ở Côn ĐảoĐề tài: Thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera ở Côn Đảo
Đề tài: Thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera ở Côn Đảo
 
uận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật Việt Nam, HOT
uận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật Việt Nam, HOTuận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật Việt Nam, HOT
uận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoánLuận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
 
Luận án: Khu hệ cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế, HAY
Luận án: Khu hệ cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế, HAYLuận án: Khu hệ cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế, HAY
Luận án: Khu hệ cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế, HAY
 
Đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông điện biên, HAY
Đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông điện biên, HAYĐặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông điện biên, HAY
Đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông điện biên, HAY
 
hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay
 hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay
hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay
 

Similar to Nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đuôi ngắn (hystrix brachyura) tại đăk lăk

That thoat nguon gen cay trong, vat nuoi
That thoat nguon gen cay trong, vat nuoiThat thoat nguon gen cay trong, vat nuoi
That thoat nguon gen cay trong, vat nuoi
Green Tran
 
Sinh vật ngoại lai làm suy giam đa dạng sinh học
Sinh vật ngoại lai làm suy giam đa dạng sinh họcSinh vật ngoại lai làm suy giam đa dạng sinh học
Sinh vật ngoại lai làm suy giam đa dạng sinh học
dovanvinh
 
1338022181 bai khoa luan 25.5
1338022181 bai khoa luan 25.51338022181 bai khoa luan 25.5
1338022181 bai khoa luan 25.5
Canh Dong Xanh
 

Similar to Nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đuôi ngắn (hystrix brachyura) tại đăk lăk (20)

That thoat nguon gen cay trong, vat nuoi
That thoat nguon gen cay trong, vat nuoiThat thoat nguon gen cay trong, vat nuoi
That thoat nguon gen cay trong, vat nuoi
 
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdfGiáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật - Ngô Nhật Thắng;Nguyễn Duy Hoan;Phùng Đức H...
Giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật - Ngô Nhật Thắng;Nguyễn Duy Hoan;Phùng Đức H...Giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật - Ngô Nhật Thắng;Nguyễn Duy Hoan;Phùng Đức H...
Giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật - Ngô Nhật Thắng;Nguyễn Duy Hoan;Phùng Đức H...
 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC TẰM CHÍN VÀ THU HOẠCH KÉN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC TẰM CHÍN VÀ THU HOẠCH KÉNGIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC TẰM CHÍN VÀ THU HOẠCH KÉN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC TẰM CHÍN VÀ THU HOẠCH KÉN
 
NOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdf
NOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdfNOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdf
NOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdf
 
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Tr...
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Tr...Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Tr...
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Tr...
 
Chăn tằm chính và thu hoạch kén tằm
Chăn tằm chính và thu hoạch kén tằmChăn tằm chính và thu hoạch kén tằm
Chăn tằm chính và thu hoạch kén tằm
 
Sinh vật ngoại lai làm suy giam đa dạng sinh học
Sinh vật ngoại lai làm suy giam đa dạng sinh họcSinh vật ngoại lai làm suy giam đa dạng sinh học
Sinh vật ngoại lai làm suy giam đa dạng sinh học
 
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
 
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
 
1338022181 bai khoa luan 25.5
1338022181 bai khoa luan 25.51338022181 bai khoa luan 25.5
1338022181 bai khoa luan 25.5
 
Tài nguyên sinh vật
Tài nguyên sinh vậtTài nguyên sinh vật
Tài nguyên sinh vật
 
Đặc Điểm Thích Nghi Hình Thái, Cấu Tạo Và Sinh Thái Của Một Số Loài Thực Vật ...
Đặc Điểm Thích Nghi Hình Thái, Cấu Tạo Và Sinh Thái Của Một Số Loài Thực Vật ...Đặc Điểm Thích Nghi Hình Thái, Cấu Tạo Và Sinh Thái Của Một Số Loài Thực Vật ...
Đặc Điểm Thích Nghi Hình Thái, Cấu Tạo Và Sinh Thái Của Một Số Loài Thực Vật ...
 
Phân lập và nuôi trồng giống nấm linh chi trong điều kiện bán tự nhiên
Phân lập và nuôi trồng giống nấm linh chi trong điều kiện bán tự nhiênPhân lập và nuôi trồng giống nấm linh chi trong điều kiện bán tự nhiên
Phân lập và nuôi trồng giống nấm linh chi trong điều kiện bán tự nhiên
 
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng Quảng Ngãi, HAY
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng Quảng Ngãi, HAYLuận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng Quảng Ngãi, HAY
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ Nấm Linh chi Ganoderma...
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ Nấm Linh chi Ganoderma...Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ Nấm Linh chi Ganoderma...
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ Nấm Linh chi Ganoderma...
 
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch, HAY
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch, HAYLuận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch, HAY
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch, HAY
 
Luận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn, HAY
Luận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn, HAYLuận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn, HAY
Luận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn, HAY
 
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
 
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 

Nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đuôi ngắn (hystrix brachyura) tại đăk lăk

  • 1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP QUÁCH ĐỨC HẠNH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI VÀ KỸ THUẬT NHÂN NUÔI LOÀINHÍM ĐUÔI NGẮN (Hystrix brachyura ) TẠI ĐĂK LĂK CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.60 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ TÂY- 2007
  • 2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP QUÁCH ĐỨC HẠNH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI VÀ KỸ THUẬT NHÂN NUÔI LOÀI NHÍM ĐUÔI NGẮN (Hystrix brachyura ) TẠI ĐĂK LĂK CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TIẾN SỸ NGUYỄN XUÂN ĐẶNG HÀ TÂY- 2007
  • 3. 3 LỜI NÓI ĐẦU Luận văn được hoàn thành theo chương trình đào tạo cao học khoá 12 trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam( khoá 3 tại Đại học Tây Nguyên). Tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu, Khoa sau đại học và các thầy cô giáo trường Đại học Lâm Nghiệp và trường Đại học Tây Nguyên ; đặc biệt là TS. Nguyễn Xuân Đặng – người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quí báu và đã giành những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong thời gian học tập cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn. Nhân dịp này tôi xin tỏ lòng biết ơn Ban lãnh đạo và CBCNV các Vườn Quốc gia Yok Đôn, Chư Yang Sinh, Khu BTTN Nam Ka, Ea Sô, Hồ Lăk,...đã tạo điều kiện cho tôi trong thời gian thực tập. Tôi cũng xin cám ơn các ông Hoàng Xuân Thanh, Ngô Xuân Thắng, Trần Công Huê, Triệu Văn Vỵ và một số gia đình khác... đã giúp đỡ cho tôi trong quá trình thực tập thu thập số liệu để hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã làm việc với sự nổ lực và cố gắng hết sức, nhưng do hạn chế về trình độ, thời gian, do thiếu thốn về kinh phí, thiết bị ..nên luận văn còn có nhiều hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng quí giá của những nhà khoa học và các bạn bè đồng ngiệp. Xin chân thành cám ơn. Tháng 3 năm 2007 Tác giả. Quách Đức Hạnh
  • 4. 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT NỘI DUNG Trang 2.1 Địa điểm, thời gian và số lượng mẫu nhím nghiên cứu 7 3.1 K ích th ước trung bình của nh ím nuôi tại Đăk Lăk 17 3.2 Sự khác nhau về hình thái trâm ở các phần cơ thể của nhím 19 3.3 Số đo một số nội quan của nhím trưởng thành 20 3.4 Theo dõi lượng thức ăn ngày và đêm của nhím 26 3.5 Khẩu phần thức ăn cho nhím nuôi tại hộ Hoàng Xuân Thanh 27 3.6 Khẩu phần thức ăn cho nhím nuôi tại hộ Ngô Xuân Thắng 27 3.7 khẩu phần thức ăn cho nhím nuôi tại hộ Trần Công Huê 28 3.8 Khẩu phần thức ăn cho nhím nuôi tại trung tâm giống Đăk Lắc 28 3.9 Khối lượng TB các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của nhím 29 3.10 Tuổi đẻ lần đầu thành công ở nhím nuôi 30 3.11 Tần số xuất hiện một số dấu hiệu động dục của nhím cái 31 3.12 Thời điểm giao phối của nhím nuôi ở hộ Hoàng Xuân Thanh 32 3.13 Khoảng cách giữa 2 lần giao phối ở đàn nhím hộ Hoàng Xuân Thanh 32 3.14 Thời gian mang thai của nhím nuôi tại Đăk Lắc 33 3.15 Số trường hợp nhím đẻ ban ngày và đêm ( 2/2005 - 4/2007 ) 34 3.16 Khoảng cách bình quân giữa hai lứa đẻ tại một số hộ nuôi 35 3.17 Số ngày nhím mẹ cho con bú ở một số hộ nuôi 36 3.18 Tăng trưởng khối lượng của nhím nuôi ở hộ Hoàng Xuân Thanh 37 3.19 Tăng trưởng khối lượng của nhím nuôi ở hộ Ngô Xuân Thắng 38 3.20 Tăng trưởng khối lượng của nhím nuôi ở hộ Trần Công Huê 38 3.21 Tăng trưởng khối lượng của nhím nuôi ở trung tâm giống Đăk Lắc 39 3.22 Khẩu phần thức ăn cơ bản cho nhím nuôi 45 3.23 Tỉ lệ cho thịt của nhím nuôi 51 3.24 Tổng hợp chi phí đầu tư và hiệu quả nuôi nhím hàng năm 52 Hình 3.1: Sơ đồ chuồng nuôi nhím 41
  • 5. 5 MỤC LỤC Lời nói đầu Danh mục các bảng biểu, hình ảnh Mục lục Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 7 Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9 1.1 Tổng quan về họ nhím 9 1.2 Nghiên cứu nhím ở ngoài n ước 9 1.2 Tình hình nghiên cứu nhím ở Việt Nam 11 Chƣơng 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 2.1 Mục tiêu nghiên cứu 13 2.1 Đối tượng nghiên cứu 13 2.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 13 2.4 Nội dung nghiên cứu 15 2.4.1 Trong thiên nhiên 15 2.4.2 Trong điều kiện nuôi 15 2.5 Phương pháp nghiên cứu 15 2.5.1 Nghiên cứu trong thiên nhiên 15 2.5.2 Nghiên cứu trong điều kiện 16 2.5.3 Nghi ên cứu t ài li ệu 17 Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17 3.1 Đặc điểm sinh học, sinh thái của nhím đuôi ngắn 17 3.1.1 Đặc điểm hình thái ngoài 17 3.1.2 Số đo các cơ quan nội quan 20 3.1.3 Phân bố 21 3.1.4 Nơi sống 21 3.1.5 Tập tính 22 3.1.6 Đặc điểm ăn uống 24
  • 6. 6 3.1.7 Đặc điểm sinh sản 30 3.1.8 Đặc điểm sinh trưởng 30 3.2 Kỹ Thuật nhân nuôi nhím đuôi ngắn 39 3.2.1 Chuồng trại 39 3.2.2 Con giống 42 3.2.3 Phương tiện, thiết bị bắt nhím để theo dõi và vận chuyển 43 3.2.4 Thức ăn, khẩu phần ăn 44 3.2.5 Chăm sóc, quản lý theo dõi 45 3.2.6 Bệnh tật và biện pháp phòng, trị 49 3.3 Hiệu quả kinh tế và khả năng nhân nuôi nhím ở Đăk Lắc 50 3.3.1 Hiệu quả kinh tế 50 3.3.2 Khả năng nhân nuôi nhím tại Đăk Lắc 53 Chƣơng 4 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 55 4.1 Kết luận 55 4.1.1 Đặc điểm sinh học sinh thái 55 4.1.2 Kỹ thuật nuôi nhím 55 4.1.3 Hiệu quả kinh tế và khả năng nuôi nhím ở Đăk Lắc 56 4.2 Tồn tại 56 4.3 Khuyến nghị 56 Tài liệu tham khảo 57 Phụ lục 60
  • 7. 7 ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên thú rừng của tỉnh Đăk Lăk có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài thú kinh tế quan trọng. Thống kê ban đầu đã ghi nhận được ở Đăk Lăk có 93 loài thú thuộc 26 họ và 16 bộ [18]. Tuy nhiên, rừng ở Đăk Lăk đã bị tàn phá nặng nề trong nhiều thập kỷ qua do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân sâu xa quan trọng nhất là do dân số tăng nhanh. Vì nhu cầu mưu sinh, người ta đã phá rừng để lấy gỗ và các lâm sản khác, lấy đất rừng để canh tác và trồng cây công nghiệp. Rừng bị tàn phá đã thu hẹp nơi cư trú của động vật rừng. Cùng với nó là việc săn bắn thú rừng lấy thịt và các sản phẩm, việc quản lý bảo vệ động vật rừng chưa tốt, việc mua bán vận chuyển trái phép động vật rừng diễn ra khắp nơi, phong trào ăn đặc sản thịt động vật rừng ngày một gia tăng. Hậu quả là tài nguyên thú rừng bị giảm sút nghiêm trọng về số lượng chất lượng. Nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt chủng trong tự nhiên như: hổ, voi, bò xám, bò tót, bò rừng, gấu, báo... Nhím đuôi ngắn (Hystrix brachyura) là loài thú có giá trị kinh tế cao. Theo Lê Hiền Hào (1973) thịt nhím rất ngon, chất lượng cao. Mật nhím được nhân dân sử dụng phổ biến như mật gấu để chữa bệnh đau mắt, đau lưng và xoa bóp chấn thương. Dạ dày nhím được dùng để chữa bệnh đau dạ dày. Ở Trung Quốc, thịt, ruột già, gan và cả phân nhím được dùng để chữa các bệnh phong nhiệt. Lông nhím được dùng trong sản xuất một số mặt hàng mỹ nghệ. Ở Việt Nam, nhím đuôi ngắn chưa có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2000) và Danh mục các loài thực vật rừng quí hiếm ban hành kèm theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính Phủ, nhưng trên thế giới nhím là loài thú quí hiếm đang bị đe doạ ở mức VU- sẽ nguy cấp theo Danh lục đỏ IUCN (2006). Do có giá trị kinh tế cao nên nhím đuôi ngắn luôn là mục tiêu săn bắt ráo riết của nhân dân các địa phương. Hiện nay, số lượng nhím trong tự nhiên đã giảm sút nhiều về số lượng so với một hai chục năm trước đây, chỉ còn gặp những cá thể nhỏ (dưới 12 kg), rất ít còn gặp được những cá thể lớn như trước đây (20-25 kg). Do số lượng trong tự nhiên còn quá ít, không đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội, nên người dân ở nhiều địa phương trong cả nước và ở Đăk Lăk đã tự phát thuần
  • 8. 8 hoá nhân nuôi nhím đuôi ngắn. Theo một số tài liệu, người đầu tiên nuôi nhím đuôi ngắn thành công ở Việt Nam có lẽ là ông Phạm Ngọc Tuân ở ấp Bến Đình xã Nhuận Đức huyện Củ Chi TP Hồ Chí Minh. Ông bắt đầu nuôi từ năm 1988, đến nay đã có trên 200 con bố mẹ. Một số người dân ở Sơn La bắt đầu nuôi nhím đuôi ngắn từ khoảng năm 1992; người dân Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh bắt đầu nuôi từ 1996,.. Đến nay, việc nuôi nhím đã lan ra nhiều nơi nhiều địa phương khác: Bắc Giang, Lai Châu, Hưng Yên, Hà Tây, Hà Nội, Ninh Bình, Bình Phước, Đồng Nai, Đak Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai,... Riêng ở Đăk Lăk người nuôi sớm nhất được cho là ông Triệu Văn Vỵ ở thôn Kim châu xã Hoà Hiệp, Huyện Krông Ana. Ông bắt đầu nuôi năm 1996, tuy nhiên đàn nhím của ông không phát triển lắm và đến 2006 đã bán cho người khác. Nhìn chung, việc nuôi nhím đuôi ngắn trên cả nước tuy đã có nhiều hộ thực hiện, nhưng tỷ lệ nuôi thành công còn rất ít, thất bại nhiều. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do thiếu hiểu biết về các đặc điểm sinh học sinh thái, tập tính sống của loài nhím; thiếu các tài liệu tổng kết kinh nghiệm và phổ biến kỹ thuật nuôi. Nhằm góp phần cải thiện tình hình nuôi nhím ở Đăk Lăk nói riêng và ở Việt Nam nói chung, chúng tôi đã chọn thực hiện đề tài “ Nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đuôi ngắn (Hystrix brachyura) tại Đăk Lăk”. Chúng tôi hy vọng kết quả đề tài sẽ góp phần vào việc phát triển việc nuôi nhím đuôi ngắn ở nước ta, giảm nguy cơ cho loài thú này trong tự nhiên, góp phần cung cấp thịt nhím cho thị trường, tăng thu nhập và đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi, nhím có thể sẽ là con giống nuôi mới góp phần đa dạng hoá cơ cấu giống vật nuôi ở địa phương.
  • 9. 9 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về họ Nhím (Hystricidae) Họ Nhím hay Họ Nhím cựu lục địa (Hystricidae) thuộc phân bộ Dạng nhím (Hystricomorpha), bộ Gậm Nhấm (Rodentia). Theo hệ thống phân loại mới nhất của Wilson et al (2005) thì họ Nhím (Hystricidae) có 3 giống và 11 loài như sau: Bộ Gậm nhấm - Rodentia Phân bộ Hình nhím - Hystricomorpha Họ Nhím - Hystricidae Giống Atherurus 1. Đon châu phi - Atherurus africanus 2. Đon châu á - Atherurus macrourus Giống Hystrix 3. Nhím bờm - Hystrix cristata 4. Nhím - Hystrix africaeaustralis 5. Nhím bờm ấn độ - Hystrix indica 6. Nhím đuôi ngắn - Hystrix brachyura 7. Nhím java - Hystrix javanica 8. Nhím borneo - Hystrix crassispinis 9. Nhím inđônêxia - Hystrix pumila 10. Nhím sumatra - Hystrix sumatrae Giống Trichys 11. Nhím đuôi dài - Trichys fasciculata Thú họ Nhím có đặc điểm nổi bật nhất là cơ thể được bao phủ bởi các gai trâm cứng, nhọn, sắc thay cho bộ lông ở các loài thú khác. Chiều dài các trâm có thể tới 30-35cm. Nhím không thể phóng trâm gai vào kẻ thù, nhưng khi bị tấn công nhím có thể quay mông lại, dựng đứng các trâm nhọn lên rồi chạy lùi lại hoặc đứng yên chờ kẻ thù lao tới đâm phải trâm cứng. Các trâm dễ dàng rụng, đâm sâu vào cơ thể kẻ thù và gây chết cho chúng.
  • 10. 10 Nhím có cơ thể to ngắn và mập, nặng tới gần 30 kg, chân ngắn, bàn chân có 5 ngón với các vuốt khoẻ. Nhím thích gậm nhấm, răng cửa lớn, cơ hàm khoẻ. Theo Lekagul et al. (1973) mặc dù thức ăn chính của nhím là các loại củ, quả, vỏ cây nhưng nhím cũng gặm xương động vật để điều chỉnh hàm răng và bổ sung canxi và phốt pho cho cơ thể. Chúng đôi khi công xương động vật về hang, tích tụ thành đống. Sọ có phần trán và mũi phồng to, đặc biệt là ở giống Hystrix, mào chẩm lớn. Hố trước mắt khá lớn cho các cơ nhai lớn đi qua. Các dãy răng khá song song với nhau. Bầu nhĩ khá nhỏ và không có giá trị định loại. Chiều dài và tỷ lệ của các xương mũi là đặc điểm định loại rất quan trọng. Các răng cửa khá lớn, có màu đỏ hoặc vàng ở mặt trước. Răng cửa phát triển trong suốt cuộc đời. Răng trước hàm và răng hàm có mặt nhai phẳng với nhiều gơ men răng phức tạp. Giống Hystrix có các xương mũi dài và phồng, thường bắng ½ chiều dài mũi-chẩm, ít nhất là 50 mm. Đuôi ngắn, ngắn hơn 20% chiều dài thân-đầu, múp đuôi có túm lông gai chuyên hoá thành gai kêu (hình ống rỗng, phồng). Các gai chuyên hoá cao và khá dài trên lưng. Giống Atherurus có xương mũi thường ngắn hơn 30% chiều dài mũi-chẩm, không dài quá 30 mm. Đuôi khá dài, bằng 33-50% chiều dài thân-đầu, có túm gai kêu ở múp đuôi, các gai biến dạng thành chuổi hạt dài. Gai trên lưng kém phát triển. Nhìn chung, các loài nhím hoạt động về đêm hoặc lúc hoàng hôn, trong điều kiện nuôi chúng có thể hoạt động cả ban ngày. Nhím sống chủ yếu ở các hang ngầm dưới đất do chúng tự đào hoặc sử dụng các hang có sẵn. Trong mỗi hang thường là bố mẹ và các con sinh ra. Nhím cái có 2-3 đôi vú nằm ở bên hông. Nhím sinh sản 1- 2 lứa trong năm và mỗi lứa đẻ 1-5 con, thường là 2 con. 1.2 Những nghiên cứu về nhím ở ngoài nƣớc. Các loài nhím trên thế giới đã được phát hiện, phân loại và nghiên cứu từ khá lâu. Một số loài nhím phân bố ở Đông Nam Á như nhím đuôi ngắn, nhím bờm, nhím đuôi chổi Á châu...Trong đó Nhím đuôi ngắn( Hystrix brachyura ) đã được nhà động vật học người Thuỵ điển Carolus Linnaeus ( 1707-1778) phát hiện đầu
  • 11. 11 tiên năm 1758 ở Malacca Malaysia (ảnh 1), Nhím bờm (Hystrix Hodgsoni.Gray 1847) đã được nhà động vật học người Anh Geoge Robert Gray( 1808-1872) phát hiện 1847. Nhím klos ( Acanthion klossi Thomas) đã được nhà động vật học người Anh Thomas Bell FRS(1792- 1880) phát hiện. Về phân loại nhím có các nghiên cứu của Morisson scott, Wilson(1993) “Mammal Species of the World, A Taxonomic and Geographic Reference”, McKenna, Malcolm C., and Susan K. Bell (1997) “Classification of Mammals: Above the Species Level”... Nghiên cứu về tập tính, đặc điểm sinh học của nhím có các tác giả như Nowak, Ronald M.(1999)“Walker's Mammals of the World”, Macdonald, David (1984) “The Encyclopedia of Mammals”, Corbet, G.B., and Hill, J.E.(1992)” The mammals of the Indomalayan region”, Hole, Robert B. Jr.(2003) “A Checklist of the Mammals of the World: Rodentia 3 (Hystricomorpha)”, Lekagul B. & J. A. Mc Neely, (1988)” Mammals of Thailand”.... Riêng về nhím đuôi ngắn, hầu hết các nghiên cứu chỉ có một số ít thông tin ở mức độ phân loại, một số đặc điểm hình thái ngoài...Những đặc điểm về sinh sản, sinh trưởng, phổ thức ăn, chế độ và khẩu phần ăn, kỹ thuật nhân nuôi... hầu như chưa được nghiên cứu và đề cập đến 1.3 Tình hình nghiên cứu nhím ở Việt Nam Họ Nhím nói chung và loài nhím đuôi ngắn nói riêng còn ít được nghiên cứu ở Việt Nam. Cho đến nay các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào xác định thành phần loài, vùng phân bố và tình trạng khai thác sử dụng ở các địa phương. Đặng Huy Huỳnh và cs. (1994)[9], trong công trình “Danh lục thú (Mammalia) Việt Nam” sử dụng hệ thống phân loại của Morrison-Scott trước đây đã thống kê ở Việt Nam có 4 loài thuộc họ Nhím là: đon (Atherurus macrourus), nhím đuôi ngắn (Acanthion brachyurus), nhím klôs (Acanthion klossi) và nhím bờm (Acanthion subcristatum). Tuy nhiên, dựa trên các kết quả nghiên cứu phân loại học gần đây Wilson et al (2005) cho rằng cả 3 tên nhím nêu trên chỉ là đồng danh của
  • 12. 12 một loài duy nhất là nhím đuôi ngắn (Hystrix brachyura). Như vậy, ở Việt Nam, thuộc họ Nhím chỉ có 2 loài là đon (Atherurus macrourus) và nhím đuôi ngắn (Hystrix brachyura). Về phân bố của nhím ở Việt Nam đã được nhiều tác giả đề cấp đến như Đào Văn Tiến, Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Lê Vũ Khôi, Trần Hồng Việt, Nguyễn Xuân Đặng, …. Hiện nay đã xác định được nhím đuôi ngắn có phân bố ở hầu hết các vùng rừng núi của nước ta: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đồng Nai. Nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm sinh học sinh thái chỉ có một số ít công trình như: “Thú kinh tế Miến Bắc Việt Nam” của Lê Hiền Hào (1973) [5], “Những loài gậm nhấm ở Việt Nam” của Cao Văn Sung và cs (1980) [17], “Gậm nhấm (Rodentia) Việt Nam” của Cao Văn Sung và Nguyễn Minh Tâm (đang in). Các nghiên cứu đã cho thấy, nhím đuôi ngắn là loài thú sống ở rừng với các dạng sinh cảnh khác nhau (rừng cây gỗ, rừng hỗn giao, trảng cây bụi,..). Nhím sống dưới đất tự đào hang hoặc sử dụng các hang có sẵn, sống đôi (đơn thê) và theo nhóm gia đình, kiếm ăn lúc hoàng hôn và đêm. Nhím nhút nhát, trốn tránh kẻ thù thụ động (co mình dương gai đe doạ), tuy nhiên, đôi khi cũng tấn công cắm gai vào kể thù.Thức ăn gồm đa dạng các loài củ, rễ, quả và vỏ cây hoang dã và cây trồng. Nhím trưởng thành sinh dục ở khoảng 1.5 – 2 năm tuổi, mỗi năm có 2 mùa sinh sản, mỗi lứa đẻ khoảng 2-4 con. Gần đây, xuất hiện một số tài liệu bàn về kỹ thuật nuôi nhím của Nguyễn Lân Hùng (1997) [7], Nguyễn Lân Hùng và cs. (2005) [8], Phạm Nhật và Nguyễn Xuân Đặng (2005) [15] và một số bài viết trên các Báo Tuổi trẻ, Báo Nông nghiệp, Báo Nông thôn ngày nay, Báo Sài gòn giải phóng[13], [2], [3], [16], [24],…Các bài viết đã nêu lên một số tình hình và kỹ thuật nuôi nhím theo kinh nghiệm của người dân, một số địa chỉ nuôi nhím hiện nay. Mặc dù, cách thức nuôi rất khác nhau về chuồng trại, thức ăn và chế độ chăm sóc, nhưng cho thấy là có thể nuôi được nhím,
  • 13. 13 do ít bệnh tật, dễ chăm sóc, thức ăn có thể tận dụng; nuôi nhím đem lại hiệu quả kinh tế khá cao ở thời điểm hiện nay. Hiện nay, ở Đăk Lăk việc nuôi nhím còn rất ít và rất mới.Thống kê sơ bộ mới chỉ có khoảng một hai chục hộ đang nuôi, hộ nhiều nhất là khoảng 20-30 con trở lại. Nhìn chung chuồng trại, cách thức và kỹ thuật nuôi dưỡng tự phát rất khác nhau, do người nuôi thiếu kinh nghiệm, thiếu tài liệu kỹ thuật nên hiệu quả và kết quả thu được rất khác nhau. CHƢƠNG 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu  Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài nhím đuôi ngắn, làm cơ sở cho việc nhân nuôi chúng trong điều kiện nhân tạo.  Đúc kết kinh nghiệm, bước đầu xây dựng kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đuôi ngắn qui mô hộ gia đình.  Đánh giá tình trạng nuôi nhím ở địa phương và đánh giá hiệu quả kinh tế của việc nuôi loài thú này. 2.2. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là loài nhím đuôi ngắn (Hystrix brachyura) trong tự nhiên và trong điều kiện nuôi. 2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành từ năm 2004 đến 2007 tại môi trường tự nhiên và trong điều kiện nuôi. + Nghiên cứu trong tự nhiên: Đã tiến hành điều tra nghiên cứu tại các khu vực rừng thuộc 5 đơn vị với tổng thời gian hoạt động trên hiện trường là 107 ngày (Bảng 1).
  • 14. 14 + Trong điều kiện nuôi: Tiến hành theo dõi nghiên cứu tại cơ sở nuôi nhím của Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi Đăk Lăk và 16 hộ nuôi nhím khác trong tỉnh với tổng số nhím theo dõi là 193 cá thể (Bảng 2.1). Bảng 2.1: Địa điểm, thời gian và số lƣợng mẫu nhím nghiên cứu Địa điểm trong thiên nhiên Thời gian Tổng số ngày KBTTN Nam Ka, huyện Lăk 2004 - 2007 49 VQG Chư Yang Sinh, huyện Krông Bông 2006 - 2007 14 KBTTN EaSô, huyện Ea Kar 2005 - 2007 18 VQG Yok Đôn, huyện Buôn Đôn 2006 - 2007 12 Khu Rừng đặc dụng, huyện Krông Năng 2006 - 2007 14 Tổng cộng: 107 Địa điểm trong điều kiện nuôi Thời gian Số mẫu nhím Trung Tâm GCT&VN Đăk Lăk 2006 – 2007 12 Hộ Hoàng Xuân Thanh, Eakao, TP.BMT. 2004 – 2007 23 Hộ Ngô Xuân Thắng, H.Krông Buk. 2004 - 2007 30 Hộ Nguyễn Văn Tân, TP.BMT. 2004 - 2007 5 Hộ Trần Công Huê, 202 Y Wang, TP.BMT 2004 - 2007 14 Hộ Triệu Văn Vỵ, Hoà Hiệp, H. Krông Ana. 2004 - 2006 13 Nguyễn Thị Hường, xã Ea Yông, H.KrôngPach. 2005-2007 13 Phùng Bá Long, xã Eaktur, Huyện Krông Ana. 2006 – 2007 3 Trần Đình Dũng, Xã Hoà Thắng, TP. BMT 2006 – 2007 7 Đinh Tấn Khang, Phường Tân Lập, TP. BMT 2006 – 2007 5 Nguyễn Văn Cường, Khối 8, Phường Tân Tiến, TP. BMT. 2006 – 2007 11 Ngô Đức Thạnh, Khối 4 thị trấn Kiến Đức, huyện Đăk Lấp, Đăk Nông. 2005 – 2007 27 Đoàn Văn Báu, Xã Thuận Hạnh, H. Đăk Song, Đăk Nông. 2006 – 2007 2
  • 15. 15 Đặng Văn Tĩnh, Xã Thuận Hạnh, H. Đăk Song, Đăk Nông. 2006 – 2007 2 Bùi Văn Trúc, Xã Thuận Hạnh, H. Đăk Song, Đăk Nông. 2006 – 2007 3 Mai Xuân Y, Huyện Đăk Min , Đăk Nông. 2005 – 2006 9 Nguyễn Ngọc Hùng, Thôn Đăk Trung, xã Đăk Mạnh, Huyện Đăk Min , Đăk Nông. 2005 – 2007 14 Tổng cộng: 193 2.4. Nội dung nghiên cứu 2.4.1. Trong thiên nhiên - Đặc điểm sinh cảnh nơi sống, hang tổ của nhím - Thức ăn của nhím trong thiên nhiên - Tập tính hoạt động của nhím: kiếm ăn, trốn tránh/tấn công kẻ thù,… - Mùa sinh sản và số lượng con sinh ra trong các lứa. 2.4.2. Trong điều kiện nuôi - Đặc điểm hình thái ngoài và nội quan của nhím - Thành phần thức ăn trong điều kiện muôi - Nhu cầu khối lượng thức ăn trong điều kiện nuôi - Tập tính hoạt động trong điều kiện nuôi - Sinh sản và sinh trưởng của nhím nuôi - Kỹ thuật nuôi: chuồng trại, con giống, chăm sóc, phòng chống bệnh dịch,… - Hiệu quả kinh tế nuôi nhím - Tiềm năng phát triển nghề nuôi nhím ở Đăk Lăk 2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.5.1.Nghiên cứu trong thiên nhiên - Phỏng vấn các cán bộ lâm nghiệp làm công tác quản lý bảo vệ rừng tại các khu BTTN, vườn quốc gia; phỏng vấn các thợ săn, người săn bẫy thú rừng, người
  • 16. 16 dân sống ven rừng khu vực có nhím sinh sống...phỏng vấn về nơi sống, hang ổ, tập tính hoạt động, mùa sinh sản, v.v... - Khảo sát thực địa tại các khu BTTN, VQG hoặc các lâm phần khác để mô tả sinh cảnh ( nơi sống ) của nhím. Tìm và đào hang nhím để mô tả cấu trúc hang. 2.5.2 Nghiên cứu nhím trong điều kiện nuôi - Quan sát để mô tả đặc điểm hình thái ngoài: các số đo thân- đầu, dài đuôi, cao tai, cân trọng lượng cơ thể, phân loại và đo chiều dài các loại lông, chụp ảnh toàn thân và lông. - Mổ nhím để mô tả nội quan, cân và đo các nội quan: Thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, ruột tịt, gan, phổi, tuyến tuỵ, thận, dịch hoàn... - Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng: + Xác định các loại thức ăn của nhím: Cho nhím ăn thử các loại thức ăn để xác định những loại nhím ưa thích nhất. Quan sát thức ăn của nhím ở các cơ sở nuôi khác nhau. + Xác định lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày: Cân lượng thức ăn cấp cho nhím trong ngày và lượng thức ăn nhím bỏ thừa trong ngày . Lượng thức ăn tiêu thụ bằng lượng thức ăn cấp trừ đi lượng thức ăn thừa quy ra cho một cá thể. Thí nghiệm này tiến hành trong 10 ngày liên tục vào các tháng 1, 4, 7, 10. - Nghiên cứu sinh trưởng: Định kỳ cân và đo kích thước cơ thể nhím từ sơ sinh đến thành thục sinh dục. Số cá thể cân càng nhiều càng tốt, trung bình 10 cá thể. Mô tả các biến đổi hình thái và màu sắc của nhím theo lứa tuổi. - Nghiên cứu tập tính: Hàng ngày theo dõi mô tả các dạng tập tính của nhím: cách thức vận động đi lại , ngủ, nghỉ ngơi, chơi đùa. - Nghiên cứu sinh sản: Theo dõi để xác định tuổi trưởng thành sinh dục của nhím đực, nhím cái. Mô tả các biểu hiện động dục, sự giao phối, mang thai và sinh con, số con đẻ mỗi lứa, trọng lượng sơ sinh, cách thức chăm sóc con, thời gian nuôi con bằng sữa... - Nghiên cứu bệnh: Theo dõi phát hiện các bệnh, mô tả các biểu hiện lâm sàng, phương pháp phòng và trị. Phỏng vấn kinh nghiệm của các cơ sở nuôi khác nhau.
  • 17. 17 - Nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi: Quan sát và tổng kết kinh nghiệm nuôi của các cơ sở khác nhau về kỹ thuật làm chuồng, khẩu phần ăn, cách chăm sóc, phòng và trị bệnh,… 2.5.3 Nghiên c ứu t ài li ệu Tra cứu,tìm hiểu, gạn lọc và thu thập các thông tin về nhím nói chung và nhím đuôi ngắn nói riêng đã được đăng tải trên sách, báo, tạp chí, tài liệu, trên mạng ... Kế thừa các nghiên cứu về nhím cuả các tác giả đi trước CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm sinh học, sinh thái của nhím đuôi ngắn 3.1.1. Đặc điểm hình thái ngoài Nhím là loài gặm nhấm lớn nhất ở Việt Nam. Nhím trưởng thành nặng trung bình 9-15 kg, cũng có trường hợp gặp cá thể nặng đến 20 kg; dài thân-đầu trung bình 600-900 mm, dài đuôi 85-140 mm, dài tai 25-40 mm, dài bàn chân sau 80-90 mm, vòng ngực 400-600 mm, vòng bụng 600-800 mm. Công thức răng: 1/1 0/0 1/1 3/3 x 2 = 20, nhím không có răng nanh, răng cửa rất dài (2-3 cm) và thường xuyên phát triển, răng trước hàm và răng hàm có mắt nhai tù, nhiều gờ nếp. Bảng 3.1 Kích thƣớc trung bình nhím nuôi ở Đăk Lăk. Tuổi Dài chi trƣớc ( cm ) Dài chi sau ( cm ) Dài thân ( cm ) Đực Cái Đực Cái Đực Cái 1 tuần 2,4 2,3 2,3 2,2 15,8 15,7 2 tuần 3,1 3,0 2,9 2,8 21,2 21,1 3 tuần 3,8 3,6 3,5 3,4 27,1 25,6 1 tháng 4,9 4,8 4,6 4,4 33,9 32.7
  • 18. 18 3 tháng 6,6 6, 4 6,2 6,0 38,3 37,8 6 tháng 8,7 8,5 8,3 8,1 43,4 42,1 9 tháng 12,1 11,8 11,7 11,5 49,6 47,7 12 tháng 13,2 12,9 12,8 12,6 60,2 58,3 Nhím có hình dạng khá nặng nề, di chuyển hơi chậm chạp, mình tròn, đầu to, mõm ngắn có 4 răng cửa dẹp và rất sắc. Mắt nhỏ, tai nhỏ, chân ngắn (4 chi ), hai chi sau hơi ngắn hơn hai chi trước. Móng chân nhọn sắc dùng để bới rễ, củ cây rừng và đào hang trú ẩn. Nhím có đặc điểm nổi bật khác hẳn các loài thú khác, đó là nó có bộ lông biến thành gai hoặc trâm cứng nhọn (còn gọi là lông tiêm, lông trâm, lông nhím...) bao phủ khắp trên thân, thường dựng đứng xù ra để tự vệ khi gặp kẻ thù. Đặc biệt là lông đuôi có hình dạng như cốc rỗng, khi khua vào nhau tạo ra âm thanh để đoe doạ kẻ thù. Hình dạng nhím đực và cái trưởng thành rất giống nhau . Lông trâm của nhím trưởng thành hầu hết có màu đen-trắng, tuy nhiên cũng có trường hợp cá biệt có màu trắng tuyền như ở trại nhím Tuân – Hoà Củ chi TP. HCM. Số lượng lông trâm của một cá thể ước tính là từ 20.000 đến 30.000 chiếc. Hình thái lông trâm ở các phần khác nhau của thân không giống nhau (Bảng 3.2). Trên lưng, nhất là ở nữa phần sau lông trâm có hình tròn, nhọn, cứng, dài tới 20-25 cm, khúc đen, khúc trắng. Phía dưới bụng lông trâm hình sợi cứng, đen sẩm. Sau gáy có hàng trâm dài dựng ngược như cái mào. Các trâm ở múp đuôi có đầu phình rỗng, màu trắng gọi là lông chuông vì khi gặp gió hoặc khi con vật di chuyển và chạm với nhau tạo thành tiếng kêu đặc biệt. Bình thường, lông nhím nằm rạp xuống và chỉa ra phía sau. Nhưng khi bị đoe doạ hoặc giận dữ, lông được dựng lên ngay tức khắc. Con nhím dậm chân và rung lắc các lông đuôi tạo ra các âm thanh đoe doạ kẻ thù. Nếu tiếp tục bị đoe doạ và cùng đường, con nhím có thể lùi lại để đâm lông vào kẻ thù, lông có thể cắm vào kẻ địch và rời, rụng ra.
  • 19. 19 Bảng 3.2 Sự khác nhau về hình thái trâm ở các phần cơ thể của nhím Vị trí Màu sắc Chiều dài ( cm ) Đặc điểm Trâm gáy Trắng-Trắng đục 9-14 Sợi mềm Trâm lưng dài hơi mềm Trắng, có khoang đen dài 1/3 lông ở gốc. 15-35 Dài nhất trong các loại trâm, thon nhỏ từ chân lông ra đầu chóp Trâm lưng cứng ( 3 loại kích cỡ xen nhau). Trắng, có khoang đen ở đoạn giữa khoảng 1/3 lông. 12-17; 7- 12; 5-8 Cứng, nhọn sắc, rỗng bên trong, hơi phình ở đoạn giữa; chiếm tỷ lệ nhiều nhất, phủ hầu hết phần thân phía trên. Trâm bụng, ngực, đầu và hai bên cổ Đen nhạt- đen sẫm 4-7 Gai nhỏ và sợi nhỏ. Trâm đuôi hình chuông Trắng- trắng đục 3 -7 Chóp hình cốc rỗng ngược, dẹp; cọng sợi nhỏ; trâm đuôi khua vào nhau tạo ra âm thanh. Khi tự vệ hoặc khi bị bắt, nhím có thể rụng nhiều lông, nhưng sau một thời gian các lông mới lại mọc trở lại. Đã có nhiều lời đồn sai lệch là nhím có thể bắn lông, nhưng thật ra nhím không bắn được lông mà chỉ có thể rụng, rời ra hoặc cắm vào kẻ thù. Lông nhím không có chất độc nhưng vi khuẩn trên lông có thể gây nhiễm trùng. Bàn chân trước của nhím có 4 ngón, chân sau có 5 ngón. Kích thước bàn chân nhím trưởng thành 5-7cm. Da chân con lớn có màu đen, con nhỏ có màu trắng đục xen hồng. Ngón chân có móng rất sắc và khoẻ dùng đào bới. Dấu chân nhím
  • 20. 20 khi đi bình thường chỉ có các dấu ngón chân, khi nhím hoảng sợ chạy thì nén cả bàn chân xuống. 3.1.2. Số đo các cơ quan nội quan Qua giải phẩu 3 con nhím (2 nhím rừng, 1 nhím nuôi, chiều dài thân-đầu trung bình là 0.6m, khối lượng thân trung bình là 9,8kg) đã thu được kết quả như ở Bảng 3.3 Bảng 3.3 Số đo một số nội quan của nhím trƣởng thành Cơ quan Khối lƣợng Chiều dài Chỉ số* Gan 240-260 g 0.0255 Dạ dày 220-250 g 0.0240 Tim 90-120 g 0.0107 Thận 50-70 g 0.0061 Phổi 160-180 g 0.0173 Ruột già 450-470 g 1,7- 2,2 m 3,25 Ruột non 200-240 g 3,0 – 4,0 m 5.8 Dương vật 6-8 cm Cuống họng 14-16 cm Ghi chú: Chỉ số được tình bằng khối lượng hoặc chiều dài của nội quan chia cho khối lượng hoặc chiều dài thân-đầu của cá thể tương ứng. Đáng lưu ý là ruột của nhím khá dài (ruột non trung bình 3,5 m, ruột già trung bình 2,0 m). Schieck et al (1985) cho rằng kích thước của ruột già và ruột tịt phản ánh chế độ thức ăn của động vật. Động vật ăn thức ăn nhiều xơ (thực vật) có ruột già và ruột tịt lớn hơn và dài hơn so với động vật ăn thức ăn động vật. Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Đặng và cs. (1990) [4] cho thấy chỉ số ruột già (tỷ lệ chiều dài ruột già so với chiều dài thân-đầu) của thú các loài cầy (thú ăn thịt là chủ yếu) là 0,34-0,43. Ở nhím chỉ số ruột già là 3,25 lớn rất nhiều so với chỉ số ruột già của thú ăn thịt, thể hiện sự thích nghi của nhím đối chế độ ăn tạp với thức ăn thực vật là chủ yếu.
  • 21. 21 3.1.3 Phân bố Theo các tài liệu của Lê Hiền Hào (1973) [5]; Cao Văn Sung và cs., (1980) [17], Đặng Huy Huỳnh và cs., (1994) [9], Cao Văn Sung và cs.(2007), loài nhím đuôi ngắn có ở một số nước châu Á như: Nêpan, Miến điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc, Singapore... Ở Việt Nam, nhím là loài thú phổ biến gặp ở các địa phương thuộc vùng núi và trung du như Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đồng Nai. Ở Đăk Lăk, theo nghiên cứu của chúng tôi nhím gặp ở hầu hết các địa phương trong tỉnh như các huyện: Lăk, Krông bông, Ea Kar, Mdrăc, Buôn Đôn, Ea Soup, Krông Ana, Ea Hleo, Krông Buk. 3.1.4. Nơi sống Nhím cư trú ở các dạng rừng khác nhau trên núi đất hoặc trong các thung lũng của núi đá. Đặc biệt, hay gặp nhím ở các khu rừng cây gỗ xen lẫn lồ ô tre nứa, hoặc các trảng cây bụi nơi có nương rẫy trồng các loại củ quả, hoa màu. Nhím thường ở nơi có địa hình đồi núi thấp, thoai thoải, cũng gặp nhím ở nương rẫy bỏ hoang, rừng tái sinh sau nương rẫy và nghĩa địa của đồng bào thiểu số Êđê, Mnông nơi có tục cúng thức ăn cho người chết. Trong tự nhiên nhím ẩn nấp trong hang do chúng tự đào hoặc sử dụng hang của loài khác. Nhím cũng đôi khi ở trong các bụi rậm, kẽ đá, hốc đá, hốc cây... Chúng tôi đã quan sát một số hang nhím trong thiên nhiên và nhận thấy hang nhím có cấu tạo khá đơn giản. Hang rộng khoảng 40-50 cm, sâu khoảng 0,3 – 1,0 m, thường đào vào ụ đất, tổ mối, gốc cây, ngang các vách dốc thoai thoải. Hang thường có vài nhánh ngóc nghách để dễ tẩu thoát khi bị đào bắt. Tổng chiều dài của hang có thể tới 10-15 m. Mỗi hang thường có 1 cặp nhím kết đôi trong mùa sinh sản hoặc cả 1 bầy gia đình 5-7 con.
  • 22. 22 3.1.5. Tập tính  Hoạt động trong thiên nhiên Trong thiên nhiên nhím sống thành đôi hoặc gia đình, đôi khi cũng sống riêng lẻ. Nhím hoạt động về đêm, thường từ 21 giờ đến 3-4 giờ sáng, tuy nhiên thời gian hoạt động còn phụ thuộc với tuần trăng, độ an toàn của vùng sống. Nếu an toàn nhím có thể hoạt động sớm hơn. Khi hoạt động nhím đi lại chậm chạp, lông đuôi va vào nhau tạo thành tiếng kêu như chuông. Nhím thường đi theo lối mòn, khi gặp trở ngại thường không dám vượt qua mà tìm cách đi vòng. Trong quá trình hoạt động nếu gặp kẻ thù nhím thường lẫn tránh, không chủ động tấn công, nhưng khi gặp kẻ thú tấn công nhím tự vệ bằng cách giấu mặt xuống đất, xù lông lên, giậm chân và khua lông đuôi tạo ra âm thanh khị khịt để đoe doạ xua đuổi kẻ thù. Theo Lê Hiền Hào (1973) [5], trong trường hợp bị kẻ thù đuổi riết, nhìm chuyển sang thế tấn công khá quyết liệt. Lúc đó còn vật vừa chạy vừa xù bộ lông gai tua tủa mở mặt lưng, và bằng những bước giật lùi bất ngờ nó xô mạnh cá người vào đối phương, một số lông gai tụt ra cắm vào đối phương, làm đối phương phải bỏ chạy.  Tiếp xúc với người Nhím hoang dã rất nhút nhát, khi bị dính bẫy thường lồng lộn tìm cách tẩu thoát và thường tự cắn đứt chi trước để thoát khỏi thòng lọng bẫy. Khi được đem về chuồng để nuôi, nhím thường chạy trốn và đôi khi đâm thẳng đầu vào tường dẫn đến tử vong. Thấy người là nhím dựng lông, tỏ ra e dè, sợ sệt, tìm cách rúc đầu vào chỗ khuất. Vì vậy, ban đầu khi mới đem nhím rừng về nuôi, phải để nó yên tĩnh và che kín chuồng lại. Tốt hơn là thả nó ở chung với một con nhím nhà khác giới hay nhím đã thuần hoá, dần dần nó sẽ trở nên dạn dĩ hơn. Nhím đã thuần hoá, nuôi lâu hoặc nhím nuôi từ thế hệ F1 trở đi tỏ ra khá dạn dĩ và tiếp xúc thân thiện với người nuôi. Ở Sơn La, có những con rất quen với người nuôi, chủ nó có thể bồng bế nhím đi chơi và có hộ thả nhím rong ngoài vườn như chó, gà, heo.
  • 23. 23  Quan hệ bầy đàn + Nhím đực và nhím đực: Nhím đực khác bầy thả vào cùng nhau sẽ đánh nhau và cắn chết nhau. Tại các hộ nuôi nhím ở Đăk Lăk đã xảy ra các trường hợp này do không phân biệt rõ giới tính. Nhím đực thường đánh cắn nhau rất dữ dội dẫn đến tử vong. Nhím dùng răng cửa cắn vào đầu, mặt, hông của đối thủ; có lúc dùng đầu húc đối thủ văng lên rớt ra xa hoặc lao đầu đâm vào đối thủ. Nhím đực trong đàn thường có tính bảo vệ bầy đàn và lãnh thổ rất cao, khi có một con đực khác xuất hiện, nó thường chiến đấu cho đến khi có một con bị chết hoặc được mang đi nơi khác. Khi có người lạ đến gần chuồng, nhím đực thường xù lông, rung đuôi và dậm chân để đoe doạ với mục đích bảo vệ bầy đàn. Ngay trong đàn, khi con đực con 4-5 tháng tuổi là con đực đầu đàn cũng đánh cắn xua đuổi. Có lẽ bản năng này cũng có ở một số loài khác, để giữ vi trí độc tôn, con đực đầu đàn thường cắn chết những con đực con. Ở hộ Triệu Văn Vỵ, do nhím được nuôi chung với nhau từ 1997 đến 2006, chỉ tồn tại một số con non cái được sinh ra, còn các con đực non khác bị con đực đầu đàn cắn chết. + Nhím đực và nhím cái: Việc thả chung ghép đôi dễ dàng, ít xảy ra đánh nhau, dù có một con là nhím hoang dã mới bắt về nuôi. Ban đầu thả chung, chúng còn có vẻ xa lạ và có thể gây gổ, nhưng sau một vài ngày là chúng trở nên thân thiện với nhau. + Nhím bố mẹ và nhím con: Nhím mẹ này thường cắn con con của nhím khác, vì vậy khi nhím sinh con cần phải tách riêng ra và chân tường chuồng nuôi cần phải xây, che kín để nhím con không chạy sang chuồng khác. Nhím mẹ khi sinh và nuôi nhím con, nếu đẻ 2-3 con và do thiếu chất dinh dưỡng không đủ sữa, nó có thể cắn chết bớt đi 1 con con. Khi con con trên một tháng tuổi, nhím mẹ động dục lại và thường chối bỏ đánh đuổi con con, có trường hợp cắn con tử vong. Nhím con cách nhau một vài tháng tuổi, có thể thả chung một chuồng mà không đánh cắn nhau. Nhím bố chỉ chấp nhận con ruột của nó (dưới 1-2 tháng tuổi) và sẽ cắn chết con của con nhím khác. Nhím bố săn sóc con của nó rất khéo, nó liếm lông chơi đùa và che chắn bảo vệ con con.
  • 24. 24  Ngủ và nghỉ ngơi Nhím hoang dã là loài ăn đêm, ban ngày ẩn nấp và ngủ trong hang, hốc cây hoặc bụi rậm. Đêm xuống, khi tối trời và yên tĩnh mới ra khỏi hang đi kiếm ăn, phạm vi hoạt động có thể đến 3-4 km, thường đi về trên cùng lối đi quen thuộc. Trong điều kiện nuôi, người nuôi thường cho nhím ăn vào ban ngày (buổi sáng và chiều) nhím cũng ra ăn, nhưng sau đó chui vào tổ nghỉ ngơi hoặc ngủ ngay, nhím hoạt động hầu như trong suốt đêm. Khi nghỉ ngơi, nhím nằm úp dựa vào nhau, hai chân trước duỗi ra, hai chi sau duỗi sang một bên. Khi ngủ, nhím nằm nghiêng duỗi bốn chi sang một bên, có con ngủ say chổng cả bốn chi lên. Chúng tôi thử nghiệm chỉ để thức ăn ban ngày, ban đêm cất đi thì thấy nhím cũng chuyển sang ăn ban ngày. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngằn thì thấy có sức khoẻ của nhím có biểu hiện không tốt, sinh trưởng kém.  Chơi đùa Nhím cũng hay đùa nghịch và liếm láp lẫn nhau, nhất là nhím trên 1 tháng tuổi thường xuyên đùa giỡn với nhau và thích sống bầy đàn. Nhím ít gây gỗ đánh nhau vì tranh giành thức ăn. 3.1.6. Đặc điểm ăn uống  Thức ăn Nhím là loài gặm nhấm, thức ăn chủ yếu là thực vật, gồm các loại rễ, củ, quả, hạt, của các loài cây hoang dã và cây trồng, măng tre nứa. Nhím cũng ăn một số động vật nhỏ như giun, côn trùng, xác động vật bị thối nhưng với tỷ lệ rất thấp. Đôi khi nhím cũng gặm nhấm xương, các mẩu gỗ để đáp ứng nhu cầu chất khoáng, canxi, phốt pho cho cơ thể và sự phát triển liên tục của răng cửa. Theo Lê Hiền Hào (1973) [5] và Cao Văn Sung và cs. (1980) [17], thức ăn của nhím trong thiên nhiên rất đa dạng, gồm trên 50 loài cây hoang dã và cây trồng khác nhau. Các loài rễ-củ như củ mài, củ đắng (Dioscorea sp.), sa nhân (Alpinia globosa), bán hạ (Arisaema dracontium), ráy, củ dong, riềng dại, chuối rừng, đu
  • 25. 25 đủ, xoan và nhiều loài hoà thảo. Các loại quả chín rụng trên mặt đất như vả, sung, bứa, dọc, muỗm, sấu, dâu da đất, me rừng, vải rừng, trám, gắm, giẻ gai, chay, ổi, đu đủ, chuối,…Các loại lương thực trồng ven rừng như các loại đậu, lạc, khoai lang, khoai sọ, khoai môn, củ từ, các loại quả họ Bầu bí (Cucurbitaceae), dứa, các loại rau cải, cà chua, cà rốt,… Quan quan sát và thử nghiệm tại các cơ sở nuôi nhím, chúng tôi cũng ghi nhận được nhím ăn khoảng trên 84 loại thức ăn khác nhau trong điều kiện nuôi, bao gồm: - Củ, quả: sắn, khoai lang, khoai tây, khoai mỡ, khoai sọ, khoai tím, khoai nước, củ từ, cà rốt, su hào, su su, bí đỏ, bí chanh, bí đao, dưa hấu, dưa leo, dưa gang, dưa bở, củ chuối, củ môn ngứa, củ dong riềng, củ bình tinh, củ sắn dây, chuối, đu đủ, ổi, mít, lê, cam, bưởi, nho, táo, hồng, hồng xiêm, lê ki ma, sơ ri, mận, trái roi, mía, thanh long, vải, xoài, nhãn, khế, dâu gia, mãng cầu, sung, quả mít non,... - Các loại hạt có nhiều tinh dầu, tinh bột như: ngô, lúa gạo, đậu tương, đậu phông, đậu xanh, hạt kê, hạt hướng dương, hạt dẻ, hạt quả cày, quả dừa.. - Các loại mầm mộng như: giá đậu, mầm lúa, mầm khoai - Thân thực vật như: ngô, chuối, khoai môn - Rễ cây : Rễ cau, rễ dừa - Rau, lá: rau muống, rau khoai lang, bắp cải, rau cải, bắp sú, rau mồng tơi, sà lách, lá môn ngứa, lá đu đủ, rau dền, lá bầu bí, lá dâu, lá keo tai tượng, lá keo dậu, cỏ voi, cỏ ghi nê, cỏ ruzi... - Thức ăn khác: cơm, cám tổng hợp nuôi gà,heo, thịt lợn luộc. Tuy ăn thức ăn đa dạng nhưng người nuôi thường cho nhím ăn những loại thức ăn rẻ dễ kiếm, dễ dự trữ như: rau muống, rau khoai lang, môn, bí đỏ, củ sắn, củ khoai lang, củ chuối, bắp hạt, hạt mít, đậu tương, đậu xanh..và các loại trái cây trong vườn như : ổi, mít, chuối, bơ, mận, dừa...  Tập tính ăn
  • 26. 26 Trong tự nhiên nhím là loại ăn đêm. Ban ngày chúng ẩn nấp trong hang, hốc cây, bụi rậm và đến đêm mới đi kiếm ăn. Trong điều kiện nuôi, những con nhím gốc rừng cũng chỉ ăn ban đêm khi yên tĩnh. Nếu có ánh sáng hoặc tiếng ồn thì chúng không dám ra ăn. Tuy nhiên khi được nuôi lâu thì chúng trở nên dạn hơn và được tập luyện thì chúng ăn cả ban ngày và ăn thức ăn người cầm đưa cho nó. Nhiều hộ nuôi đã cho nhím ăn ngày 2 lần, vào lúc 8-9 h sáng và 4-5 h chiều. Nhưng qua theo dõi của chúng tôi, nhím ăn ban đêm nhiều gấp 2 lần ban ngày (Bảng3.4). Bảng 3.4. Theo dõi lƣợng thức ăn ngày và đêm của nhím. Thức ăn Thời gian Khối lƣợng tiêu thụ ( kg) Tỷ lệ % Củ sắn tươi. Ngày 8,28 37 Đêm 14,11 63 Bắp hạt. Ngày 1.8 32 Đêm 3.8 68 Ghi chú: Tính cho cả 4 cá thể nhím trong 7 ngày liên tục Nhím thích ăn thức ăn dạng hạt và không thích thức ăn dạng bột. Nếu ta cho hai loại thức ăn củ quả và dạng bột vào cùng một lúc, thì bao giờ nhím cũng ăn loại thức ăn củ quả trước. Khi nuôi, cho nhím ăn cám tổng hợp người ta cũng phải để ở dạng viên. Khi ăn củ, quả nhím có thể dùng hai chi trước cầm ăn nếu vừa tay cầm hoặc cúi xuống ăn nếu củ quả lớn hoặc khó cầm . Nhím thích ăn thức ăn đa dạng và luôn thay đổi. Nếu cho ăn lâu 1 loại thức ăn thì nhím sẽ ăn kém đi. Nhím thích ăn củ, quả, trái cây chín ngọt hơn rau, củ quả, trái cây non chát. Nhím ưa ăn trái cây chín như: mít, ổi, mận, dứa, chuối, đu đủ,..  Khẩu phần thức ăn cho nhím nuôi Hiện nay khẩu phần ăn cung cấp cho nhím không thống nhất ở các hộ nuôi khác nhau, chủng loại thức ăn phụ thuộc vào sự sẵn có ở địa phương, khối lượng cho ăn tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của chủ hộ nuôi. Dưới đây là khẩu phần ăn của một số hộ khá thành công trong nuôi nhím: nhím khoẻ, sinh sản tốt.
  • 27. 27 1. Tại trại nhím ông Hoàng Xuân Thanh  Thức ăn xanh: bí đỏ, củ sắn tươi, củ khoai lang, dưa leo, rau muống, rau khoai lang...; trái cây trong vườn: mít, ổi, chuối, đu đủ...  Thức ăn tinh : ngô hạt, sắn lát khô, đậu tương...  Thức ăn tổng hợp: cám tổng hợp nuôi gà dạng viên. Khẩu phần ăn cấp tương ứng với các lứa tuổi của nhím (Bảng 3.5) Bảng 3.5. Khẩu phần thức ăn cho nhím nuôi tại hộ Hoàng Xuân Thanh. 2. Tại trai nhím ông Ngô Xuân Thắng  Thức ăn xanh: rau bầu bí, rau khoai lang, hạt mít, bí đỏ, củ sắn, củ khoai lang..  Thức ăn tinh: ngô hạt, sắn khô... Bảng 3.6 Khẩu phần thức ăn nhím nuôi tại hộ Ngô Xuân Thắng. Thức ăn Tuổi (tháng) Thức ăn xanh (kg/ ngày) Thức ăn tinh (kg/ ngày) Muối hột (g/ tuần) 1-3 0,2 0,04 5 4-6 0,4 0,08 10 7-9 0,6 0,12 10 10-12 0,8 0,16 10 Thức ăn Tuổi (tháng) Thức ăn xanh (kg/ ngày) Thức ăn tinh (kg/ ngày) Cám t. hợp (kg/ tuần) Muối hột (g/ tuần) 1-3 0,2 0,01 0,05 10 4-6 0,4 0,02 0,10 20 7-9 0,6 0,04 0,10 25 10-12 0,8 0,06 0,15 30 > 12 0,9 0,08 0,20 30 Mang thai 1,0 0,1 0,25 40 Nuôi con 1,2 0,2 0,4 40
  • 28. 28 > 12 1,0 0,20 20 Mang thai 1,2 0,25 20 Nuôi con 1,4 0,30 20 3. Tại trại nhím ông Trần Công Huê  Thức ăn xanh: rau bầu bí, rau khoai lang, hạt mít, bí đỏ, củ sắn, củ khoai lang..  Thức ăn tinh: ngô hạt, sắn khô... Bảng 3.7 Khẩu phần thức ăn cho nhím nuôi tại hộ Trần Công Huê Thức ăn Tuổi (tháng) Thức ăn xanh (kg/ ngày) Thức ăn tinh (kg/ ngày) Muối hột (g/ tuần) 1-3 0,12 0,05 5 4-6 0,2 0,1 10 7-9 0,4 0,2 10 10-12 0,5 0,3 10 > 12 0,7 0,4 20 Mang thai 0,8 0,45 20 Nuôi con 1,0 0,5 30 4. Tại Trại nhím Trung Tâm Giống cây trồng vật nuôi Đăk Lăk.  Thức ăn xanh: sắn tươi, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, dưa gang, dưa hấu, rau muống.  Thức ăn tinh: ngô hạt , đậu xanh, đậu tương.  Thức ăn tổng hợp: cám tổng hợp dạng viên nuôi gà. Bảng 3.8 Khẩu phần thức ăn cho nhím tại TT giống cây trồng vật nuôi ĐL. Thức ăn Tuổi ( tháng) Thức ăn xanh (kg/ ngày) Thức ăn tinh (kg/ ngày) Cám t. hợp (kg/ tuần) Muối hột (g/ tuần) Xƣơng Khô (kg/ tuần) 1-3 0,2 0,04 0,01 5 0,05 4-6 0,4 0,08 0,02 10 0,10 7-9 0,6 0,12 0,04 10 0,15
  • 29. 29 10-12 0,7 0,16 0,06 20 0,2 > 12 0,7 0,2 0,08 20 0,2 Mang thai 0,8 0,3 0,10 20-30 0,4 Nuôi con 1,0 0,4 0,2 30 0,5 Trên cơ sở khẩu phần ăn của 4 cơ sở nuôi nhím nói trên và dựa trên bảng giá trị thành phần chất dinh dưỡng có sẵn trong tài liệu “Thức ăn gia súc, gia cầm” của Nguyễn Văn Thưởng (1993), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội[19] chúng tôi đã sơ bộ tính được khối lượng các chất dinh dưỡng trung bình trong khẩu phần ăn của nhím nuôi (Bảng 3.9). Bảng 3.9. Khối lƣợng TB các chất dinh dƣỡng trong khẩu phần ăn của nhím Giai đoạn (tháng tuổi) Thành phần dinh dƣỡng cơ bản (g) kcal chất khô protein lipid xỏ tinh bột 1-3 224.42 64,23 2,73 1,22 2,31 56,42 % 4,3 1,9 3,6 87,8 4-6 448.84 128,46 5,46 2,44 4,62 112,84 % 4,3 1,9 3,6 87,8 7-9 705.68 201,52 9,12 4,08 7,24 176,28 % 4,5 2 3,6 87,5 10-12 962.52 274,58 12,78 5,72 9,86 239,72 % 4,7 2,1 3,6 87,3 >12 1123.36 319,94 15,54 6,96 11,48 278,46 % 4,9 2,2 3,6 87 Mang thai 1284.2 365,3 18,3 8,2 13,1 317,2 % 5 2,2 3,6 86,8 nuôi con 1800.4 509 29,4 13,2 18,2 436,8 % 5.8 2.6 3.6 85.8  Uống nước Một số hộ nuôi nhím như hộ Nguyễn thị Hường, Trần Công Huê, Triệu Văn Vỵ...thường không cho hoặc rất ít cho nhím uống nước, bởi vì các hộ này thường cho nhím ăn các thức ăn chứa nhiều nước như rau muống, rau khoai, sắn tươi, lá bắp cải. Hầu hết các hộ khác đều cho nhím uống và cho biết nhím rất hay uống nước và đi tiểu nhiều lần trong ngày. Đặc biệt là khi cho nhím ăn thức ăn tinh, hạt
  • 30. 30 ngũ cốc cần phải cho nhím uống nước để tiêu hoá thức ăn. Đã có trường hợp nhím chết do ăn nhiều thức ăn tinh bột mà người nuôi quên cho nhím uống nước vài ngày. 3.1.7.. Đặc điểm sinh sản  Tuổi thành thục sinh dục và động dục Nhím cái từ 8-12 tháng tuổi trở đi là đã có biểu hiện động dục và có thể phối giống, nhưng theo kinh nghiệm của các hộ nuôi thì trên 12 tháng tuổi mới cho phối thì kết quả tốt hơn để tránh đẻ non con sinh ra yếu khó sống. Qua theo dõi 19 trường hợp nhím nuôi đẻ lần đầu ở các hộ nuôi ở Đăk Lăk từ 2005-2007 cho thấy nhím có thể chửa đẻ thành công ở 13-14 tháng tuối, nhưng tập trung hơn ở 15-16 tháng tuổi (42.1%) (Bảng 3.10). Bảng 3.10 Tuổi đẻ lần đầu thành công ở nhím nuôi. Tuổi đẻ lần đấu (Tháng) Số trƣờng hợp ghi nhận Tống số Tỷ lệ % Hoàng Xuân Thanh Ngô Xuân Thắng Trần Công Huê Trung Tâm GCTVNĐL 13-14 1 1 2 10.5 14-15 2 1 1 4 21.2 15-16 3 2 2 1 8 42.1 16-17 1 1 1 3 15.7 17-18 1 1 2 10.5 Nhím cái khi động dục thường chủ động ve vãn quấn quýt con đực. Hai con cái và đực thường liếm láp, ngửi bộ phận sinh dục của nhau. Nhím cái khi động dục thường tìm cách nhảy qua chuồng con đực và thường gây gỗ đánh nhau với con cái ở chung chuồng với con đực. Qua quan sát 26 nhím động dục tại trại nhím Hoàng Xuân Thanh và Ngô Xuân Thắng trong các năm 2005-2006, chúng tôi xác định tần số xuất hiện của một số dấu hiệu động dục ở nhím cái (Bảng 3.11). Qua bảng 3.11 cho thấy dấu hiệu động dục thường xuất hiện hơn cả là nhím đái nhiều, nước tiểu nặng mùi (69.23%); quấn quýt chủ động ve vãn con đực (61.54%), cắn phá chuồng nhiều, biếng ăn (53.84%) và biếng ăn, đi lại nhiều (46.15%).
  • 31. 31 Nhím đực từ 14-16 tháng trở lên mới có thể phối giống khi được thả chung với nhím cái động dục. Bình thường nhím đực không có biểu hiện động dục rõ rệt Tuy nhiên, khi chuồng bên cạnh có nhím cái động dục thì nhím đực hay phá chuồng tìm cách qua với nhím cái, có lẽ do con cái đã tiết ra mùi trong nước tiểu hoặc chất nhầy gợi dục con đực. Theo một số hộ nuôi, trong những con nhím rừng mang về nuôi thì những con đực có trọng lượng 7-9 kg phối giống tốt hơn những con nặng trên 12 kg (có lẽ do những con này đã già ). Bảng 3.11 Tần số xuất hiện một số dấu hiệu động dục của nhím cái Dấu hiệu Tần số xuất hiện Trƣờng hợp % Cắn phá chuồng nhiều, biếng ăn. 14/26 53.84 Quấn quýt, chủ động ve vãn con đực. 16/26 61.54 Đi lại nhiều, đít cong lên. 4/26 15.38 Cọ xát âm vật vào tường,đồ vật. 3/24 12.50 Dựng lông, chân sau đạp xuống nền. 5/26 19.23 Đái nhiều, nước tiểu nặng mùi. 18/26 69.23 Đánh đuổi nhím con. 7/26 26.93 Biếng ăn, đi lại nhiều. 12/26 46.15 Âm vật tiết ra chất nhầy 9/26 34.62  Chu kỳ động dục Nhím có thể động dục 2 lần trong năm vào các tháng 4, 5 và các tháng 10-12 hàng năm. Chu kỳ xuất hiện hiện tượng động dục ở nhím cái là 30-32 ngày. Ở những con nhím mẹ chết con thì có thể động dục lại sớm hơn (10-15 ngày). Ở nhím đực không thấy biểu hiện động dục rõ rệt, chỉ khi những con cái chuồng bên động dục thì nhím đực có biểu hiện phá chuồng tìm cách qua với nhím cái. Nhím cái hậu bị từ trên 8-12 tháng tuổi đã bắt đầu có biểu hiện động dục, nhưng thường các hộ nuôi không cho phối sớm trước 12 tháng tuổi để tránh nhím đẻ con yếu khó sống. Nhím mẹ sau khi sinh 3- 5 ngày cũng có thể xuất hiện động
  • 32. 32 dục và có thể phối, nhưng đa số các hộ nuôi không cho phối để tránh các hiện tượng ảnh hưởng đến việc nuôi con của nhím mẹ (như tắt sữa, nhím con bị tổn thương,...).  Giao phối Khi giao phối, con đực tiến sát con cái, nhảy chồm lên lưng cùng chiều con cái như bò, heo...Con cái nằm ẹp xuống đất, đuôi uốn cong lên gần như thẳng góc với nền chuồng. Mỗi lần nhím giao phối diễn ra rất nhanh, khoảng 15-20 giây đến dưới 1 phút. Về thời điểm giao phối, phần nhiều việc giao phối diễn ra về đêm lúc yên tĩnh không có người, nhưng nhím vẫn có giao phối ban ngày. Chúng tôi đã quan sát 41 trường hợp giao phối ban ngày ở đàn nhím hộ Hoàng Xuân thanh trong 3 ngày tháng 10/2006 (Bảng 3.12) và một trường hợp nhím đực lùa thả sang nhím cái là giao phối ngay ban ngày ở chuồng nhím ông Nguyễn Ngọc Hùng ở huyện Đăk Min, Đăk Nông.. Bảng 3.12 Thời điểm giao phối của nhím nuôi ở hộ Hoàng Xuân Thanh Giờ trong ngày Số trƣờng hợp phối. Giờ trong ngày Số trƣờng hợp phối. Giờ trong ngày Số trƣờng hợp phối. 6 3 11 1 17 3 7 5 13 1 18 4 8 4 14 1 19 5 9 3 15 2 20 3 10 2 16 2 21 2 Mỗi đợt giao phối có thể từ 1 đến vài lần. Khoảng cách giữa các lần giao phối cũng không cố định, có thể từ khoảng một giờ đến trên 10 giờ. Chúng tôi đã quan sát 14 trường hợp giao phối 2 lần trong 3 ngày tháng 9/2006 tại trại nhím Hoàng Xuân Thanh (Bảng 3.13). Bảng 3.13 Khoảng cách giữa hai lần giao phối ở đàn nhím hộ Hoàng X. Thanh Thời điểm lần 1 Thời điểm lần 2 Khoảng cách Thời điểm lần 1 Thời điểm lần 2 Khoảng cách 5:30 7: 55 2h và 25ph. 13:10 23: 25 10h và 15ph 6:35 14: 50 8h và 15ph 14:35 16: 25 1h và 50ph 7:50 11: 10 3h và 20ph 15:40 23: 15 7h và 35ph
  • 33. 33 8:15 17: 25 9h và 10ph 16:25 21: 20 4h và 55ph 9:10 17: 35 8 h và 25ph 18:35 21: 10 2h và 35ph 10:05 17: 45 7h và 40ph 19:50 21: 15 1h và 25 ph 10:35 14: 55 4h và 20ph 20:10 22: 40 2h và 30ph  Biểu hiện chửa Nhím cái khi mang thai có biểu hiện ăn nhiều, tăng cân. Khi có thai trên 30 ngày, có biểu hiện bụng to ra hai bên hông, hay nằm sấp; trên 60 ngày có biểu hiện bụng nặng nề mệt nhọc, ít đi lại, lông nhỏ ở bụng rụng nhiều trên nền chuồng. Trên 90 ngày là giai đoạn gần đẻ, con mẹ ăn ít lại, nằm nhiều thở mệt nhọc, có hành vi lo lắng chọn chỗ làm tổ đẻ.  Thời gian mang thai: Theo các tài liệu nước ngoài, nhím đuôi ngắn mang thai trung bình 112 ngày [Berlin, 1950], ở Vườn thú Hà Nội nhím mang thai khoảng 115-120 ngày [Lê Hiền Hào, 1973]. Tại Đăk Lăk qua theo dõi 28 trường hợp phối và sinh con tại các trại nhím Hoàng Xuân Thanh, Ngô xuân Thắng, Trần Công Huê, Trung Tâm Giống trong các năm 2005-2007, chúng tôi xác định được thời gian mang thai của nhím trung bình từ 94-115 ngày (Bảng 3.14) . Bảng 3.14 Thời gian mang thai của nhím nuôi tại Đăk Lăk Thời gian mang thai ( ngày) Số trƣờng hợp ghi nhận. Cơ sở nuôi 94 1 Ngô Xuân Thắng 95 2 - 96 3 Trung tâm giống, Ngô Xuân Thắng 97 4 Hoàng Xuân Thanh, Ngô xuân thắng 98 3 - 102 4 Trần Công Huê, Ngô xuân thắng 104 2 - 106 3 Trần Công Huê, Hoàng Xuân Thanh
  • 34. 34 109 1 Hoàng Xuân Thanh 110 2 - 112 2 Trung tâm giống 115 1 Trần Công Huê  Đẻ con Trước lúc đẻ nhím thường ăn ít hoặc ngừng ăn, nằm nhiều ít đi lại. Nhím mẹ nằm ẹp xuống đất với dáng vẻ mệt mỏi, hai chân sau duỗi ra, lông nhỏ ở bụng thường rụng nhiều trên nền chuồng. Nhím thường đẻ 2 con một lứa. Sau khi đẻ con đầu khoảng 45-60 phút, nhím mẹ đẻ con thứ hai (con đầu thường lớn hơn con thứ hai). Nhím con đẻ ra có cuống nhau màu trắng hồng, sau khi đẻ con thứ hai thì có bọc nhau màu đen ra theo; sau đó nhím mẹ ăn bọc nhau và cuống rốn, liếm sạch mình con. Nhím con khi mới đẻ ra mắt nhắm, lông ướt nhưng sau vài phút được con mẹ liếm đã mở mắt và đi lại được ngay. Nhím đẻ cả ban ngày lẫn đêm thời gian không nhất định. Tuy nhiên, qua theo dõi 30 ca nhím đẻ ở các hộ nuôi trong thời gian từ 2/2005 – 4/2007, có 7 trường hợp đẻ ban ngày (Bảng 3.15). Bảng 3.15 Số trƣờng hợp nhím đẻ ban ngày và đêm (2/ 2005-4/ 2007) Hộ nuôi Số ca đẻ Ban ngày Ban đêm Hoàng Xuân Thanh 9 2 7 Ngô Xuân Thắng 10 3 7 Trần Công Huê 7 1 6 Trung Tâm Giống 4 1 3 Tổng số: 30 (100%) 7 (23.3%) 23 (76.7%) Như vậy, nhím đẻ ban đêm là chính. Số ca đẻ ban ngày chỉ chiếm khoảng 23.3% tổng số ca đẻ. Điều này có thể giải thích vì ban đêm thời tiết mát hơn và quan trọng là yên tính hơn và cũng phù hợp với tập tính hoạt động về đêm của nhím. Khoảng cách bình quân giữa hai lứa đẻ là khoảng 6 tháng 11 ngày, ngắn nhất là 5 tháng 6 ngày và cao nhất là 8 tháng 7 ngày. Trung bình 1 năm nhím có thể đẻ 2
  • 35. 35 lứa. Kết quả theo dõi 43 ca đẻ ( Phụ lục 1, 2, 3 và 4) của nhím nuôi tại 4 hộ nuôi nhím từ 1/2005 đến 4/2007, được thể hiện ở bảng 3.16 và các phụ lục 1-4. Bảng 3.16 Khoảng cách bình quân giữa hai lứa đẻ tại một số hộ nuôi Hộ nuôi Số trƣờng hợp Bình quân Nhỏ nhất Lớn nhất Hoàng Xuân Thanh 17 6 tháng 13 ngày 5 tháng 6 ngày 8 tháng 7 ngày Ngô Xuân Thắng 17 6 tháng 15 ngày 5 tháng 6 ngày 8 tháng 4 ngày Trần Công Huê 6 6 tháng 8 ngày 5 tháng 13 ngày 7 tháng 8 ngày Trung Tâm Giống 3 6 tháng 19 ngày 6 tháng 4 ngày 7 tháng 8 ngày Hầu hết nhím đẻ 1-2 con , có ít trường hợp đẻ 3 con. Nhím đẻ trên 3 con rất hiếm (thông tin từ Củ Chi và Sơn La cho biết đã có trường hợp nhím đẻ 4 con). Qua theo dõi 58 ca nhím đẻ tại một số hộ nuôi từ 1/2005- 4/2007 (phụ lục 1-4) cho thấy số trường hợp đẻ 1 con/lứa chiếm 30.1%, còn đẻ 2 con/lứa đẻ là 68.9%. Qua quan sát theo dõi chúng tô đã ghi nhận một số hiện tượng trục trặc khi đẻ và di chứng sau đẻ như sau: - Nhím mẹ đẻ con không ra, có thể là do nhím mẹ mang thai một và thai quá lớn, hoặc có thể do nhím mẹ ăn quá nhiều trong giai đoạn mang thai. - Nhím con đã bị chết từ trong bụng mẹ, có thể do nhím mang thai bị tác đông như di dời, bắt cân đo, nhím mẹ bị hoảng sợ nên lồng lộn gây chết thai. - Nhím con sinh ra yếu đuối không bú được sữa mẹ hoặc nhím mẹ không cho bú.Trường hợp này có thể do khi mang thai nhím mẹ thiếu dinh dưỡng. - Nhím con sinh ra bị nhím lớn khác cắn chết, do nuôi chung nhiều nhím lớn hoặc do nhím con chui lọt qua chuồng khác.  Nuôi con Theo Lê Hiền Hào (1973) [5]vài tuần lễ đầu sau khi sinh, nhím con sống chủ yếu bằng sữa mẹ. Đến 1 tháng tuổi nhím con đã có thể hoàn toàn sống bắng thức ăn tự nhiên tương đối mềm. Qua theo dõi 10 trường hợp không cai sữa để nhím con bú
  • 36. 36 tự nhiên, chúng tôi đã ghi nhận được số ngày nhím mẹ cho bú dao động từ 59-71 ngày (Bảng 3.17). Bảng 3.17 Số ngày nhím mẹ cho con bú ở một số hộ nuôi Hộ nuôi Số trƣờng hợp Số ngày nuôi con bú (ngày) Thấp nhất Cao nhất HoàngXuân Thanh 4 48 61 Ngô Xuân Thắng 2 56 59 Trần công Huê 2 61 71 Trung Tâm Giống 2 58 63 Chúng tôi đã quan sát một số hiện tượng bất thường xảy ra khi nhím mẹ nuôi con như sau: - Nhím mẹ đẻ 2 nhím con, nuôi được 10-12 ngày, đã cắn chết 1 nhím con. Nguyên nhân chưa rõ, có thể do không đủ dinh dưỡng dẫn đến không đủ sữa nuôi con, theo bản năng hoang dã nó đã bỏ không cho bú hoặc cắn chết bớt đi 1 con, chỉ để lại 1 con để nuôi (đã ghi nhận tại hộ Hoàng Xuân thanh 2 trường hợp như vậy). - Khi có nhiều người vô chuồng, bắt con con để xem, gây ồn ào và động chuồng, nhím mẹ bị hoảng, bị stress cũng có thể cắn con. - Khi nhím con trên 30 ngày, nhím mẹ động dục trở lại sẽ có thể đánh đuổi, cắn con có khi đẫn đến con con bị thương tích nặng hoặc chết. 3.1.8. Đặc điểm sinh trưởng Nhím con mới sinh ra đã mở mắt ngay và có thể đi lại. Tuy nhiên, trong vài ngày đầu, nhím con ít đi lại, nằm nhiều để bố mẹ ấp ủ sưởi ấm. Nhím con mới sinh ra có bộ lông giống của cá thể trưởng thành. Lúc đầu những lông gai còn ngắn và hơi mềm, sau đó trở nên cứng và dài ra nhanh chóng. Trong thiên nhiên, vài tuần đầu nhím con sống chủ yếu bắng sữa mẹ, đến 1 tháng tuổi có thể hoàn toàn sống
  • 37. 37 bằng thức ăn tự nhiên tương đối mềm và hoạt động tốt ngoài thiên nhiên cùng bố mẹ, đến 5-6 tháng tuổi chuyển sang sống tự lập hoàn toàn [Lê Hiền Hào, 1973] Trong điều kiện nuôi, khi nhím con được 40- 45 ngày tuổi là chủ trại đã cho cai sữa và nhím con có thể phát triển bình thường. Có trường hợp nhím con mới 30- 35 ngày tuổi, nhím mẹ đã có hiện tượng động dục dẫn đến cắn, đánh đuổi nhím con nên chủ trại cũng đã phải tách nhím con ra nuôi và chăm sóc riêng, nếu thấy nhím con còn hơi yếu thì có thể cho bú sữa nhân tạo thêm 7-10 ngày thì nhím con sẽ ăn và phát triển bình thường. Ở hầu hết các hộ nuôi đều tách nhím con 40-45 ngày tuổi ra nuôi riêng. Tuy nhiên, một số hộ (hộ Triệu Văn Vỵ, Trần Công Huê...) không tách thì nhím con vẫn ở chung với nhím mẹ rất lâu. Qua theo dõi các cá thể nhím nuôi từ lúc sinh ra đến trưởng thành tại 4 địa điểm nuôi (hộ Hoàng Xuân Thanh, Ngô Xuân Thắng, Trần Công Huê và Trung Tâm Giống cây trồng vật nuôi Đăk Lăk ) chúng tôi đã xác định được sự tăng trưởng về khối lượng cơ thể của nhím như sau (Bảng 3.18 – 3.21). Qua các bảng 3.18-3.21 cho thấy nhím tăng trưởng khá mạnh trong giai đoạn từ mới sinh đến 12-14 tháng tuổi (bình quân 0.7-0.9 kg/ tháng), qua 14 tháng tuổi nhím sinh trưởng chậm lại và tăng trưởng rất ít. Nhím sơ sinh có khối lượng thân từ 140-330g, ở 1 tháng tuổi nặng 0.97 – 1.26kg, ở 2 tháng tuổi nặng 1.56 – 1,88 kg, ở 4 tháng tuổi nặng 2.97 – 3.27kg và ở 12 tháng tuổi nặng 8.7 – 9 kg., từ 12 – 17 tháng tuổi nặng 9.0 – 10 kg. Theo Lê Hiền Hào (1973) [5], nhím nuôi ở Vườn thú Hà Nội có sự tăng trọng tương ứng là sơ sinh: 350-540g, 1 tháng tuổi: 1.3-1.5kg, 2 tháng tuổi:2.5-3.0 kg, 4 tháng tuổi 5.5kg và 12 tháng tuổi: 9-10kg. Như vậy, nhím nuôi ở Đăk Lăk có khối lượng cơ thể sơ sinh và các tháng tuối tiếp theo thấp hơn, tuy nhiên đến trên 1 năm tuổi thì có khối lượng tương tự. Điều này có thể do chế độ nuôi ở các hộ còn chưa thật tốt. Bảng 3.18 Tăng trƣởng khối lƣợng của nhím nuôi ở hộ Hoàng Xuân Thanh Tuổi (tháng) Số cá thể Khối lƣợng bình quân (kg) Tuổi (tháng) Số cá thể Khôi lƣợng bình quân (kg) Mới sinh 12 0.33
  • 38. 38 1 12 1.26 10 12 8.29 2 12 1.88 11 12 8.69 3 12 2.55 12 12 9.00 4 12 3.27 13 12 9.26 5 12 4.11 14 11 9.48 6 12 5.01 15 11 9.65 7 12 6.13 16 6 9.66 8 12 7.37 17 1 9.70 9 12 7.83 Ghi chú: theo dõi 12 cá thể từ 3/2005 đến 3/2007 Bảng 3.19 Tăng trƣởng khối lƣợng của nhím nuôi tại hộ Ngô Xuân Thắng Tuổi (tháng) Khối lƣợng bình quân (kg) Số cá thể Tuổi (tháng) Khối lƣợng bình quân (kg) Số cá thể mới sinh 0.14 14 14 1 1.25 14 10 7.85 14 2 1.80 14 11 8.52 14 3 2.45 14 12 8.83 14 4 3.19 14 13 9.18 14 5 4.17 14 14 9.47 14 6 5.19 14 15 9.65 14 7 5.92 14 16 9.75 12 8 6.51 14 17 9.82 6 9 7.02 14 18 9.92 4 Ghi chú: theo dõi 14 cá thể từ 2/ 2005 đến 3/2007 Bảng 3.20 Tăng trƣởng khối lƣợng của nhím nuôi tại hộ Trần Công Huê Tuổi (tháng) Khối lƣợng trung bình(kg) Số cá thể Tuổi (tháng) Khối lƣợng trungbình(kg) Số cá thể Mới sinh 0.21 9 1 1.18 9 10 7.88 9 2 1.78 9 11 8.53 8
  • 39. 39 3 2.44 9 12 8.88 8 4 3.23 9 13 9.27 6 5 4.16 9 14 9.53 3 6 5.12 9 15 9.57 3 7 6.05 9 16 9.65 2 8 6.64 9 17 9.6 1 9 7.19 9 18 9.70 1 Ghi chú: theo dõi 9 cá thể từ 3/2005- 3/2007 Bảng 3.21 Tăng trƣởng khối lƣợng của nhím nuôi tại Trung Tâm GCTVN ĐL Tháng tuổi Số cá thể Trọng lƣợng trung bình( kg ) Tháng tuổi Số cá thể Trọng lƣợng trung bình( kg ) Mới sinh 7 0.15 9 7 6.91 1 7 0.97 10 7 7.71 2 7 1.56 11 6 8.28 3 7 2.24 12 6 8.7 4 7 2.97 13 4 9.0 5 7 3.89 14 4 9.3 6 7 4.99 15 4 9.45 7 7 5.77 16 4 9.58 8 7 6.39 17 2 9.7 Ghi chú: theo dõi 7cá thể từ 1/2006 đến 4/2007. 3.2. Kỹ thuật nhân nuôi nhím đuôi ngắn Qua nghiên cứu các đặc điếm sinh học và sinh thái của nhím trong thiên nhiên và trong điều kiện nuôi, cũng như qua đúc kết kinh nghiệm từ các cơ cơ nuôi nhím ở Đăk Lăk và một số tỉnh khác, chúng tôi bước đầu xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nuôi nhím cho qui mô nhỏ, chủ yếu là hộ gia đình như sau. 3.2.1. Chuồng trại.
  • 40. 40 Tại Đăk Lăk, hiện nay đang tồn tại nhiều kiểu chuồng nuôi hình tròn, hình chữ nhật hoặc vuông, rào lưới B 40 hoặc xây gạch vữa xi măng chung quanh, nền bằng xi măng như: - Chuồng nuôi chung cả đàn như ở hộ Trần Công Huê (ảnh 12.1). - Chuồng nuôi chung xây hang nhân tạo như ở hộ Triệu Văn Vỵ. - Chuồng có xếp đá tạo hang nhân tạo nuôi chung cả đàn như ở hộ Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Văn Cường( ảnh 12.2). - Chuồng hình chữ nhật, ngăn nhiều ô nhỏ nuôi tách riêng từng con hay cặp, phổ biến ở các hộ nuôi như hộ Hoàng Xuân Thanh, Nguyễn văn Tân, Trung Tâm Giống...( ảnh 12.4). Ở TP.HCM, chuồng nuôi nhím có hình chữ nhật, nền xi măng, lợp tôn, lưới B40 bao quanh, ngăn nhiều ô nuôi tách riêng con hoặc theo cặp như ở trại nhím Tuân- Hoà, trại nhím Lê Duy (ảnh 12.5 và 12.6). Ở Sơn La, chuồng hình chữ nhật, nền xi măng, lợp tôn, tường xây chung quanh, ngăn nhiều ô nuôi tách riêng con hoặc theo cặp. Ở Đăk Nông, chuồng hình chữ nhật, nền xi măng, lợp tôn, tường xây hoặc song sắt bao xung quanh, ngăn nhiều ô nuôi tách riêng, như ở các hộ Nguyễn Văn Hùng, Mai Xuân Y, Ngô Đức Thạnh. Nhận xét: Nền chuồng nuôi nhím ở các nơi đều xây và tráng xi măng chắc chắn để nhím không thể đào hang tẩu thoát (nhím có móng chân sắc và đào hang rất giỏi). Hầu hết các hộ nuôi nhím hiện nay đều ngăn chuồng thành nhiều ô để nuôi tách riêng từng cặp, rất ít hộ nuôi chung cả đàn 1 chuồng. Ở TP.HCM do thời tiết nóng quanh năm, nên các chuồng nuôi bao quanh bằng lưới sắt hoặc lưới B40 để không khí thông thoáng. Ở những địa phương có thời tiết lạnh, hoặc có mùa lạnh, gió thổi mạnh, người ta xây tường bao quanh chuồng hoặc làm hang nhân tạo cho nhím.Tuy nhiên việc làm hang sẽ gặp khó khăn trong khâu vệ sinh quét dọn.
  • 41. 41 6 7 5 4 3 2 1 Hình 3.1 Sơ đồ chuồng nuôi nhím( qui mô 2 cụm ô nuôi ) Cửa ra vào chuồng, cửa thông các ô, cửa vệ sinh, Cửa ô nuôi. (Mỗi cụm nuôi gồm 5 ô (1,2,3,4,5), mỗi ô có kich thước 1x2m. Ô 1,2,3 nhốt nhím bố mẹ, ô 4và 5 nhốt nhím con sinh ra. Ô 6 trữ thức ăn, ô 7 dự phòng cho nhím bệnh. Đề nghị: Tuỳ theo điều kiện kinh tế, chuồng nhím có thể tận dụng chuồng nuôi gia súc cũ cải tạo lại hoặc xây mới.Chuồng phải thoáng mát, khô ráo, có rãnh thoát nước. Chuồng cao 2.5-3.5m, lợp tôn kẽm hoặc Fibrociment. Nền chuồng cần tráng nền xi măng chắc chắn, nền láng xuôi ra phía sau để tiện cho vệ sinh chuồng trại;
  • 42. 42 bao quanh chuồng là tường xi măng dưới chân và bên trên là lưới B40 (có thể dùng bao bạt che lại để che mưa gió hoặc gỡ ra tuỳ theo thời tiết nóng lạnh, theo mùa). Chuồng ngăn thành nhiều ô bằng tường cao 1.5 m (xây xi măng dưới chân cao 0.70 m, trên là song sắt 0.80m). Mỗi ô có chiều dài 2 m, ngang 1.0 -1.5 m (2-3 m2 ), giữa các ô chuồng có cửa thông qua lại kích thước 20x30 cm. Mỗi ô có 1 cửa ra vào phía trước (50x70 cm) để tiện cho người ra vào chăm sóc và 1 cửa nhỏ phía sau (sát nền, 20x30 cm) để quét dọn phân, thức ăn thừa, giữa 2 ô có 1 cửa thông 20x30 cm để lùa nhím đực qua lại khi cho nhốt chung phối giống (Hình 3.1). Chuồng có thể xây 1 hay nhiều dãy ô chuồng; giữa các dãy ô chuồng nên có lối đi rộng40-50 cm để tiện cho việc chăm sóc, chuyển đổi chuồng, phối giống. Diện tích chuồng trại và số ô tuỳ thuộc vào số lượng nhím nuôi, mỗi ô có thể nuôi 1-2 con.Ngoài các ô nuôi nhím, nên dành ra 1-2 ô để thức ăn, công cụ, nuôi nhím bệnh.. Chuồng nên ở nơi kín đáo, xa đường giao thông qua lại để tránh ồn áo, tránh nhiều người ra vào, vì nhím là loài khá nhút nhát và hay bị ảnh hưởng. Chuồng nên làm xa nơi người ở và nên ở cuối gió, vì mùi hôi do phân, nước tiểu của nhím rất nặng nề. Không nên nuôi nhím chung với các con vật nuôi khác để tránh sự lây nhiễm bệnh giữa chúng và khó chăm sóc vì sự khác biệt về tập tính mỗi loài. 3.2.2. Con giống  Nguồn con giống Hiện nay, nguồn giống cho các hộ đang nuôi tại ĐăkLăk có nguồn gốc ban đầu từ nhím rừng và một số là từ nhím nuôi (từ thế hệ F1) mua từ các chuồng trại ở các địa phương khác. Nhím rừng có giá thành rẻ hơn (có khi chỉ bằng 1/2 nhím nuôi), nhưng khá nhút nhát hoặc hung hãn khó nuôi, trong chăm sóc con hay có những hiện tượng bất thường.. Đề nghị: Con giống nuôi sinh sản có thể từ nhím rừng hoặc nhím nuôi, tuy nhiên cần có những ưu điểm sau: đẻ tốt từ 2 con con trở lên mỗi lứa, đẻ đều đặn mỗi năm 2 lứa, đẻ sống nhiều, nuôi con tốt không có những hiện tượng bất thường. Con
  • 43. 43 giống nuôi thịt cần có tỷ lệ cho thịt cao, chất lượng thịt ngon, hay ăn chóng lớn. Cần phải biết và nắm rõ lý lịch của con giồng để tránh hiện tượng cho giao phối cận huyết.  Cách phân biệt giới tính: Cần phải biết và nắm rõ cách phân biệt giới tính để tránh những hậu quả đáng tiếc do ghép nhầm các con đực giống ở chung với nhau, chúng sẽ đánh nhau dẫn đến thương vong. Nhím đực trưởng thành có bộ phận sinh dục nằm ở bụng, cách hậu môn 3- 5cm, chỉa ra phía trước như heo, bò.. nhưng dương vật không nổi rõ như ở heo, bò. Tinh hoàn nhím đực lớn, nằm ẩn dưới háng. Dương vật nhím đực trưởng thành dài khoảng 6-8 cm. Nhím nhỏ khi khám thấy lỗ sinh dục hình tròn ở bụng, khi ấn vào có gai sinh dục nhô ra (ảnh 13.2). Nhím cái có hai hàng vú hai bên hông sườn, mỗi hàng 3 vú, khi nuôi con vú khá lớn và có thể thấy rõ ( nhím đực không có vú). Bộ phận sinh dục nhím cái hình tim như heo, bò ..nhưng nằm ở bụng chứ không nằm ở sau đít, gần đuôi như ở heo, bò...vì vậy khi giao phối, nhím cái phải uốn cong đuôi lên gần như thẳng đứng với mặt đất, để phô âm vật ra cho nhím đực phối . Nhím con khi lật ngược lên để khám, ấn vào thấy âm vật tách ra (ảnh 13). Người nuôi thường khám nhím con (1-2 tuần tuổi) để phân biệt giới tính và dùng sơn đánh dấu để tiện theo dõi. Hạn chế khám nhím lớn vì mỗi lần bắt nhím lớn rất khó, dễ gây sốc tổn thương và rụng rất nhiều lông. Người nuôi quen có thể nhận ra nhím đực trong đàn nhờ vào một số đặc điểm như: nhím đực thường xù lông, dậm chân tỏ vẻ bảo vệ đàn khi có người lạ đến gần chuồng; lông và kích thước đầu, mình nhím đực thường dài hơn nhím cái một chút; nhím đực không có vú ở bên hông,.. 3.2.3. Phương tiện, thiết bị bắt nhím để theo dõi và vận chuyển Người nuôi thường phải bắt nhím để cân đo theo dõi sinh trưởng, để xác định giới tính, để chữa bệnh, để chuyển chuồng hoặc vận chuyển đi nơi khác. Để bắt nhím người ta thường dùng vợt, rọ. Vợt bắt nhím làm bằng gọng sắt, cán dài 1-
  • 44. 44 1.4m, đường kính vợt 60-70 cm, có lưới võng đan bằng dây vải, mắt lưới thưa kích thước 8-10 cm (ảnh 14.2). Rọ bắt nhím hình khối chữ nhật kích thước dài 70-80 cm, rộng 35-40 cm, cao 40-50 cm. Khung rọ làm bằng sắt phi 6, hàn lưới B40 xung quanh. Hai đầu rọ có cửa gài để có thể lùa nhím vào và lùa nhím ra.( ảnh 14.1). Khi vận chuyển nhím đi xa nên dùng bạt lưới bao quanh rọ cho kín đáo để nhím khỏi hoảng sợ, không khí vẫn lưu thông tốt. Mỗi rọ chỉ nên nhốt 1 con để tránh trường hợp sát thương xảy ra khi nhốt 2 hay nhiều con (đã xảy ra do khi hoảng sợ, lông con này xù lên đâm vào thân con kia gây tử thương). Muốn cân nhím ta dùng vợt bắt nhím hoặc lùa nhím vào rọ, rồi đem đặt lên cân (nhớ trừ trọng lượng rọ) ( ảnh 14.2). Muốn đo kích thước, xác định giới tính hoặc chữa trị cho nhím người ta dùng rọ đầu vào lớn, đầu ra nhỏ để nhím chui vào bị cố định không xoay sở được, lúc đó nguời ta có thể dễ dàng đo hoặc chích thuốc, bôi thuốc cho nhím (ảnh 14.1). Cũng có thể sủ dụng thuốc mê dùng cho gia súc để gây mê cho nhím, tiện cho việc chữa trị và cân đo. Tuy nhiên nên ít dùng và thận trọng khi sử dụng vì dễ gây chết hoặc tổn hại sức khoẻ nhím nếu không biết liều lượng thích hợp, cần thử nghiệm liều lượng tăng dần. 3.2.4 Thức ăn, khẩu phần ăn.  Loại thức ăn Phổ thức ăn của nhím rất rộng, nhím ăn được rất nhiều loài rau củ quả, nhiều loại thức ăn tinh (hạt, đậu,..) và chất lượng thức ăn có thể từ thấp đến cao, từ phụ phẩm đến chính phẩm. Cần lựa chọn thức ăn đủ dinh dưỡng cho nhím phát triển tốt đồng thời cũng phải đáp ứng yếu tố kinh tế ( rẻ, dễ tìm, dễ trữ,...) để việc nuôi đem lại lợi nhuận, đem lại hiệu quả. Đề nghị: Tận dụng các loại thức ăn có sẵn tại chỗ, trong vườn, thức ăn tận dụng,... để tiết kiệm chi phí nuôi. Các loại rau củ quả như sắn tươi, khoai lang, rau muống, rau khoai, bí đỏ,... Các loại trái cây trong vườn như: chuối, mít, ổi, mận, đu đủ, khế, lê ki ma... Các loại thức ăn tinh có thể mua theo mùa thu hoạch giá rẻ và có thể dự trữ như: ngô hạt, sắn khô, các loại đậu,...
  • 45. 45 Chi phí thức ăn nên ở mức xấp xỉ hoặc dưới 1.000đ/con/ ngày cho nhím trưởng thành, 800đ/con/ngày cho nhím con. Với mức chi phí thức ăn này, việc nuôi mới có thể đem lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, khẩu phần thức ăn cần phải đảm bảo năng lượng và các chất dinh dưỡng cơ bản như protein, lipid, tinh bột, can xi, phốt pho, các vitamin,… để nhím sinh trưởng, sinh sản bình thường. Thức ăn nên thường xuyên thay đổi, tránh dùng mãi một loại thức ăn sẽ làm nhím ăn kém, điều này sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và sinh sản của nhím nuôi.  Khẩu phần thức ăn Khẩu phần thức ăn, lượng thức ăn không nên cứng nhắc. Nên tuỳ theo mùa (mùa hè, mùa đông), tuỳ theo nguồn thức ăn sẵn có, tuỳ theo giai đoạn phát triển (nhỏ, trưởng thành, hậu bị, mang thai, nuôi con..), tuỳ theo mục đích (nuôi sinh sản con giống, nuôi vỗ béo lấy thịt..) để điều chỉnh lượng thức ăn và thành phần thức ăn trong khẩu phần cho phù hợp. Dựa trên kết quả nghiên cứu và tham khảo các tài liệu có được chúng tôi xây dựng khẩu phần thức ăn căn bản cho nhím nuôi như sau (Bảng 3.22). Bảng 3.22 Khẩu phần thức ăn cơ bản cho nhím nuôi. Thức ăn Tuổi ( tháng) Thức ăn xanh kg/ngày Thức ăn tinh kg/ngày Cám tổng hợp (kg/ tuần) Muối hột (g/ tuần) Xƣơng khô (kg/ tuần) 1-3 0,2 0,04 0,01 5 0,05 4-6 0,4 0,08 0,02 10 0,10 7-9 0,6 0,12 0,04 10 0,15 10-12 0,7 0,16 0,06 20 0,2 > 12 0,8 0,2 0,08 20 0,2 Mang thai 1,0 0,3 0,10 20 0,4 Nuôi con 1,4 0,4 0,2 30 0,5 Ghi chú: thành phần thức ăn xanh, thức ăn tinh và cám tổng hợp như đã mô tả ở 3.1.6 3.2.5. Chăm sóc, quản lý theo dõi  Ghép nhím đực và nhím cái và thời gian nhốt chung
  • 46. 46 Trong thực tế, nhím đang được nuôi với những hình thức ghép đôi: một đực- một cái cố định, một đực- nhiều cái cố định và ghép luân phiên một đực với 3, 4 cái. Qua theo dõi ở nhiều nơi, với hình thức ghép 1 đực và 1 cái cố định, việc sinh sản ổn định và đều đặn, thường đẻ đều 2 lứa / năm. Ở hình thức ghép 1 đực và nhiều cái cố đinh, việc sinh sản kém, không ổn định và không đều, thậm chí không sinh sản. Tuy nhiên trong thực tế do thiếu đực giống, do tính toán hiệu quả kinh tế, người nuôi thường sử dụng 1 đực chuyên phối cho 3-4 con cái, nhưng các con cái nhốt riêng ở các ô nuôi bên cạnh, khi có biểu hiện đông dục thì thả nhím đực qua nhốt chung để phối. Trại nhím ông Nguyễn Ngọc Hùng- Đăk Min, khi thả nhím đực qua chuồng nhím cái bên cạnh là nhím giao phối ngay, sau đó thả sang chuồng kế tiếp, con đực tiếp tục giao phối với con cái khác. Thời gian nhốt chung đực và cái có thể từ 15-20 ngày để việc giao phối có hiệu quả tốt. Đề nghị: Nên nuôi ổn định theo cụm 1 đực và 3 cái (con đực chuyên phối với 3 con cái này). Ban đầu có thể ghép chung 4 con cùng 1 ô chuồng, nhưng theo dõi thấy con cái nào có chửa sắp đẻ thì tách ra ô riêng; sau khi nhím đẻ và nuôi con lớn thì thả nhím mẹ trở lại với con đực để phối giống lại. Nếu con giống ban đầu là nhím rừng, nên ghép chung với nhím nhà hoặc nhím đã thuần hoá, sau một thời gian nhím rừng sẽ trở nên quen với môi trường nuôi và dễ chăm sóc hơn. Cần phải tránh giao phối cận huyết bằng các biện pháp: theo dõi ghi chép chặt chẽ lý lịch nhím con sinh ra để không nhầm lẫn dẫn đến giao phối cận huyết; có thể trao đổi nhím đực giống giữa các đàn, giữa các trại giống với nhau. Nếu có điều kiện, sau một vài thế hệ nên dùng nhím đực rừng phối giống để duy trì được các phẩm chất thú hoang dã như: khoẻ mạnh, sức đề kháng với môi trường cao, ít bệnh tật, phổ thức ăn rộng và khả năng sinh tồn cao...  Chăm sóc nhím đực giống Không được ghép nhầm nhím đực trưởng thành với nhau để tránh chúng đánh nhau thương vong. Khẩu phần ăn và thức ăn nhím đực như khẩu phần ăn cơ bản (Bảng 3.22). Tuy nhiên, để tăng khả năng phối giống, có thể cho nhím đực ăn
  • 47. 47 thêm các loại mầm hạt, rễ lá củ quả chứa nhiều vitamin E và các chất kích thích sinh sản như giá đậu, rễ cau, lá dương dâm hoắc...  Chăm sóc nhím mang thai Nhím mang thai có thể nuôi chung với nhím đực (nếu nuôi ghép 1 đực, 1 cái) và cần phải tách ra nuôi riêng (nếu nuôi ghép 1 đực và nhiều cái ). Không nên bắt nhím mang thai để cân đo, vận chuyển,..để tránh hiện tượng xảy thai. Nên để nhím mang thai yên tĩnh, không quấy rỗi làm hoảng hốt sẽ làm ảnh hưởng đến thai. Khẩu phần ăn nên tăng thêm khoảng 10-20 % so với khẩu phần ăn cơ bản để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho thai phát triển tốt.  Chăm sóc nhím đẻ Cần phải để nhím mẹ và nhím con ở riêng và ở nơi yên tĩnh để không gây ảnh hưởng đến việc nuôi con của nhím mẹ. Khẩu phần ăn cho nhím mẹ nuôi con tăng thêm đảm bảo theo nhu cầu nuôi con (thường từ 40-80 % so với khẩu phần cơ bản ). Nên cho nhím mẹ ăn bổ sung những loại thức ăn tăng sữa như: đậu xanh, đậu tương, đậu phộng, gạo nếp, cơm nguội, ... Những loại hạt cứng như ngô, đậu tương, đậu xanh nên ngâm nước hoặc hấp cho mềm trước khi cho nhím mẹ ăn.  Chăm sóc nhím sơ sinh Để nhím mẹ và nhím con ở riêng yên tĩnh, tránh để người lạ bắt nhím con để xem, cân đo. Nếu cần xác định giới tính thì nên bắt sau 1 tuần tuổi và do chính người nuôi, việc bắt phải nhanh và nhẹ nhàng, tránh gây ảnh hưởng đến nhím mẹ vì nhím mẹ có thể bị sốc không cho nhím con bú hoặc cắn nhím con. Trường hợp nhím mẹ sinh nhiều con (từ trên 3 con), phải theo dõi nhím con có được bú sữa đều không, có hiện tượng tranh giành con được con không không. Có thể tách nhím con cho bú luân phiên theo ca hoặc có thể cho bú sữa nhân tạo để trợ giúp cho nhím con sinh trưởng phát triển đều. Trường hợp nhím mẹ do một số nguyên nhân nào đó bị sốc (do quấy rối, do thiếu dinh dưỡng, do động dục) đánh, cắn, bỏ rơi không chăm sóc nhím con; người nuôi cần phát hiện kịp thời để tách ra cứu chữa nuôi dưỡng. Tuy nhiên việc cho bú sữa nhân tạo thường chỉ thành công với nhím con trên 15 ngày tuổi.
  • 48. 48  Chăm sóc nhím hậu bị Nhím con từ khi tách mẹ, cai sữa (thường 45 ngày ) đến khi trưởng thành (12 tháng tuổi) thì sinh trưởng rất nhanh, tăng trưởng bình quân từ 0.6-1.1kg/ tháng. Do sinh trưởng và tăng trưởng nhanh nên nhu cầu thức ăn và dinh dưỡng rất cao, nhím con ăn gần bằng hoặc có khi nhiều hơn nhím trưởng thành. Tuy nhiên, nuôi nhím hậu bị chỉ cần cho ăn theo khẩu phần cơ bản đủ để cho nhím phát triển bình thường. Không nên cho nhím ăn nhiều quá dễ gầy hiện tượng nhím quá mập không sinh sản được.  Chăm sóc nhím thịt Nhím sinh trưởng và tăng trưởng mạnh trong giai đoạn từ sơ sinh đến khoảng 12-14 tháng tuổi, sau 12-14 tháng tuổi tăng trưởng rất ít hoặc dừng lại. Vì vậy, để đạt hiệu quả kinh tế nên nuôi nhím thịt đến khoảng 12-14 tháng tuổi nên bán ngay, trong giai đoạn này cho nhím ăn theo nhu cầu thoải mãi để nhím đạt trọng lượng và mức tăng trưởng cao nhất.  Quản lý, theo dõi: Khi nuôi nhím với số lượng nhiều, cần phải quản lý theo dõi chặt chẽ đàn nhím để việc nuôi có hiệu quả tốt, tránh được hiện tượng thả nhầm nhím đực ở chung, tránh được cận huyết, loại thải được những con sinh trưởng sinh sản xấu...Tuy nhiên, các cách theo dõi như đeo vòng cổ, vòng chân, bấm số tai ( thường áp dụng cho heo, bò..) hầu như không thực hiện được cho nhím vì nhím có tai nhỏ rất khó bấm tai; răng nhím rất sắc có thể cắn đứt vòng đeo cổ hay vòng đeo chân. Do tập tính loài nhím, chúng tôi đề nghị nên nuôi nhím thành từng đơn vị ổn đinh. Mỗi đơn vị gồm 1 đực và 1-3 con cái. Đơn vị nào sinh trưởng, sinh sản tốt thì giữ nguyên, chỉ thay đổi ở những đơn vị mà tình hình không tốt (có thể thay đổi hoặc loại thải con đực, con cái không sinh sản hoặc sinh sản không tốt). Mỗi đơn vị bố trí 3-5 ô chuồng ( 1-3 ô cho nhím bố mẹ, 2 ô dành cho nhím con cai sữa). Mỗi nhím mẹ nuôi ổn định trong 1 ô chuồng có gắn 1 tấm thẻ ghi ký hiệu và lý lịch của nó. Chỉ dùng nhím đực trong đơn vị thả qua lại ở chung với 1-3 nhím mẹ trong cùng đơn vị. Nhím đực của mỗi đơn vị cũng có thẻ riêng ghi ký hiệu và lý lịch
  • 49. 49 của nó. Để dễ theo dõi và không bị lầm lẫn khi luân chuyển nhím đực phối giống trong đơn vị, ta có thể dùng sơn chấm lên đầu, tai, lông gáy của nhím đực và dùng sơn màu khác chấm lên các con cái. Nên có một cuốn sổ ghi chép theo dõi từng con về thời điểm động dục, giao phối, sinh con, số con sinh mỗi lứa, tình trạng chăm sóc và cho con bú, hiện tượng bất thường, ... Đồi với nhím con sơ sinh, người nuôi cần khám xác định giới tính đực, cái và có thể dùng sơn khác màu chấm hoặc ghi số vào đầu, tai...để tiện theo dõi và phân biệt. Nên có một cuốn sổ ghi chép ngày sinh và quá trình theo dõi nhím con. Khi cai sữa nên tách riêng nhím con đực cái vào 2 ô dành cho nhím con cai sữa trong mỗi đơn vị. Điều này sẽ tránh được sự cận huyết khi xuất bán cho khách hoặc để nuôi hậu bị. 3.2.6. Bệnh tật, biểu hiện và biện pháp phòng, trị.  Bệnh tật và biểu hiện Qua theo dõi và trao đổi ở hầu hết các trại và hộ nuôi cho thấy nhím rất ít bị bệnh tật và chỉ ghi nhận một số bệnh nhẹ như: ỉa chảy, giun sán, ghẻ, vật ký sinh ngoài da...và một số hiện tượng như: bị thương hoặc chết do đánh nhau vì thả nhầm 2 đực trong 1 ô chuồng; nhím con bị thương hoặc bị chết do nhím lớn khác cắn,do con mẹ động dục đánh đuổi; nhím rừng khi bẫy được bị thương tích nặng ở hai chi trước do mắc bẫy hoặc bị va đập cây rừng.  Chữa trị và phòng trừ Nhím là loài hoang dã nên sức đề kháng bệnh tật rất cao. Nếu vết thương không quá nghiêm trọng thì sẽ tự lành lặn sau một vài ngày. Nếu vết thương nghiêm trọng, ta có thể sử dụng kháng sinh để bôi hoặc chích cho nhím, sau một hai lần chữa trị nhím có thể khỏi ngay. Chúng tôi đã sử dụng kháng sinh pennicilin chích cho những con nhím rừng mắc bẫy bị thương nặng gần đứt cả chi trước, sau 1-2 lần chích và dùng nước muối phun rửa vết thương, con nhím đã lành vết thương. Trong trường hợp nhím bị ỉa chảy, người nuôi thường điều chỉnh thay đổi thức ăn hoặc cho ăn thức ăn có chất chát như quả sung, lá ổi, rễ cau...Nhím bị giun sán người nuôi thường cho ăn hạt bí ngô. Để tránh cho nhím bị ghẻ, nên vệ sinh
  • 50. 50 chuồng trại sạch sẽ hàng ngày. Thức ăn có thể bỏ vào khay, chén inox cho nhím ăn để bớt dơ, chuồng nên thiết kế và bố trí để nhím không trèo lên ỉa đái vào. 3.3. Hiệu quả kinh tế và khả năng nhân nuôi nhím ở Đăk Lăk 3.3.1 Hiệu quả kinh tế.  Giá trị kinh tế của nhím Theo tài liệu “Cây cỏ và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, con nhím có giá trị thực phẩm và dược phẩm như sau: thịt nhím ngon, nạc, chắc và thơm, hơi giống thịt lợn rừng. Dạ dày nhím được gọi là “hào trư đỗ”, được dùng như là vị thuốc chữa đau dạ dày cho người. Mật nhím được dùng để chữa đau thắt, đau lưng và xoa bóp chấn thương. Thịt, ruột, gan, phân dùng để chữa các bệnh phong nhiệt. Theo GS. Đỗ Tất Lợi (2004) [11]: dạ dày nhím có vị đắng, ngọt, tính bình vào hai kinh vị và đại tràng, có tác dụng lương huyết, giải độc, làm hết đau trĩ lậu ra huyết, dùng chữa những trường hợp trĩ lòi dom chảy máu, di mộng tinh, nôn mửa, lỵ ra máu,... Hiện nay giá dạ dày nhím rừng v à nhím nuôi trên thị trường từ 250.000-300.000đ/ cái.  Giá cả tiêu thụ thịt và con giống trên thị trường hiện nay Theo báo giá của công ty An pha (Phụ lục 11 ); giá 1 cặp nhím bố mẹ là 12- 14 triệu đồng/ cặp; giá 1 cặp nhím con 2-3 tháng tuổi 4-5 triệu đồng/ cặp. Tại Đăk Lăk giá thịt nhím rừng: 120.000 -200.000 đ/ kg; giá nhím rừng sống: 150.000- 250.000 đ/ kg, giá thịt nhím nuôi từ 200.000-250.000 đ7kg. Giá nhím con 2-3 tháng tuổi: 3-4 triệu đồng/ cặp; giá nhím trưởng thành: 8-10 triệu đồng/cặp.  Tỷ lệ cho thịt Tỷ lệ thịt qua giải phẩu 3 con nhím (2 hoang dã và 1 nhím nuôi ) được thể hiện ở Bảng 3.15. Nhìn chung, tỷ lệ cho thịt của nhím hoang dã và nhím nuôi xấp xỉ nhau, tỷ lệ móc hàm (thịt và xương) so với khối lượng nguyên con từ 69 % đến 80 % . Tỷ lệ thịt lọc khoảng 25-32 %. Tỷ lệ thịt đùi (4 chi ) khoảng 25-32 %. Thịt nhím rừng hầu như rất ít mỡ. Thịt nhím nuôi được vỗ béo thì có nhiều mỡ hơn.
  • 51. 51 Bảng 3.23 Tỷ lệ cho thịt của nhím Khối lƣợng Nhím 1 Nhím 2 Nhím 3 Kg Tỷ lệ (%) Kg Tỷ lệ (%) Kg Tỷ lệ (%) Nguyên con 8,0 5,0 9,8 Toàn thân (bỏ lòng) 6,4 80 3,45 69 7,2 74 Thịt lọc 3,1 38,7 2,1 42 3,5 35,7 2 chi trước 1,12 14,0 0,62 12,5 1,4 14,2 2 chi sau 1,17 14,6 0,65 13,0 1,46 14,8  Chi phí đầu tư Chi phí chuồng trại: Tuỳ theo điều kiện kinh tế của mỗi hộ nuôi, có thể cải tạo từ chuồng cũ nuôi lợn hoặc xây mới. Phần lớn chuồng trại nuôi nhím có tường, nền xây tráng xi măng, chất lợp là tôn kẽm hay fibro ciment, chi phí bình quân từ 200.000- 400.000đ/m2 Chi phí con giống: Tại Đăk Lăk giá nhím rừng (con còn sống) khoảng 150.000-200.000 đ/kg. Bình quân 1 con nhím bố mẹ (10 kg) 1,5 – 2,0 triệu đồng (việc mua này không hợp pháp và không được khuyến khích). Mua nhím nuôi bình quân 1 con nhím bố mẹ trên 12 tháng tuổi từ 4- 5 triệu đ/ con theo thời giá hiện nay. Chi phí thức ăn: Tại các hộ nuôi nhím tại Đăk Lăk như: Hoàng Xuân Thanh, Ngô Xuân Thắng, Nguyễn Văn Tân...chi phí thức ăn bình quân cho nhím bố mẹ là 1.000đ/ con/ ngày, nhím con 800đ/ con/ ngày. Nếu tận dụng thức ăn phế phẩm, hay trồng trọt tự túc, mua thức ăn dự trữ thời điểm thu họach...thì chi phí thức ăn còn giảm bớt thêm. Chi phí chăm sóc: Thực tế tại trại nhím Tuân- Hòa Củ Chi, TP.HCM, chỉ có 2 người đã nuôi 200 con nhím bố mẹ, tại trại nhím Lê Duy quận 8 TP.HCM chỉ 1 người nuôi 132 con nhím bố mẹ.Vì nhím ít bệnh, dễ chăm sóc nên 1 người có thể nuôi vài chục con nhím bố mẹ, hiện nay có thể thuê người nuôi với mức lương 700- 800.000đ/ tháng.