SlideShare a Scribd company logo
1 of 104
Download to read offline
Bộ G IÁ O DỤC VÀ Đ À O TẠO
ĐẠI H Ọ C TH ÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI H Ọ C N Ô N G LÂM
PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC LƯƠNG
TS. DƯƠNG VĂN SƠN , TS. LƯƠNG VÁN HINH
GIÁO TRÌNH
(GIÁO TRÌNH DÙNG CHO ĐẠI HỌC)
NHÀXUẤTBẢN NÔNG NGHIỆP
Bộ G IÁ O DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đ Ạ I H Ọ C TH Á I N G U Y ÊN
TRƯ Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C N Ô N G LÂM
PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC LƯƠNG
TS. DƯƠNG VĂN SƠN, TS. LƯƠNG VĂN HINH
ữỉáo trình
CÂY NGÔ
(GIÁO TRÌNH DÙNG CHO ĐẠI HỌC)
ĐẠ1 HOCTHAl NGUVÊN
THƯ VJỂN
ĨRưihtb 8ẠI M
MHÕNưm
fk u ơ N
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2000
MỤC LỤC
Trang
Lời giới thiệu 5
Phần thứ n h ấ t: TÌNH HÌNH CHUNG
Chương 1 : Giá trị kinh tế và tình hình sản xuất ngô 7
1. Giá trị kinh tế của cây ngô 7
2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 10
3. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam 12
Chương 2 : Nguồn gốc và phân loại ngô ỉỏ
1. Vùng và thời điểm phát sinh cầy ngô 16
2. Nguồn gốc di truyền cây ngô 18
3. Lịch sử thuần hoá và sự du nhập của cây ngô trên thế giói 19
4. Phân loại thực vật cây ngô 20
5. Nguồn gen và sự đa dạng di truyền 23
Phần thứ 2 : c ơ SỞ KHOA HỌC CỦA NHŨNG BỆN PHÁP TRồNG NGÔ
Chương 3: Cơ quan sinh dưỡng của cây ngô 27
1. Cây mầm 27
2. Hệ rễ 28
3. Hệ thân chồi 29
3.1ỖThân ngô 29
3.2. Lá ngô 30
4. Hạt ngô 31
Chương 4 : Cơ quan sinh sản của ngô.
Đặc điểm hoa khác tính cùng gốc
1. Đặc điểm hoa khác tính cùng gốc và sự thụ tinh ở ngô 34
2. Các cơ quan sinh sản của ngô 35
2.1. Hình thái cấu tạo hoa đực, hoa cái 35
• • 7
2.2. Một số đặc điểm sinh lý, sinh hoá của quá trình thụ phấn, thụ tinh 37
Chương 5 .ếĐặc điểm sỉnh trưởng phát triển của cây ngô
1. Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng 38
2. Giai đoạn sinh trưởng sinh thực và phát triển hạt ngô 39
Chương 6 ế
ỆNhu cầu sinh thái và dinh dưỡng của cây ngô
1. Nhu cầu sinh thái và quá trình phát triển các cơ quan 41
l .l ẵĐời sống hạt ngô và cây mầm 41
1.2. Hệ rễ và thân chồi 42
1.3. Sinh trưởng sinh sản 43
3
1.4. Hình thành hạt và kết thúc vòng đời cây ngồ 44
2. Dinh dưỡng khoáng và nitơ của cây ngô 44
2.1. Các nguyên tố dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng 44
2.2. Vai trò dinh dưỡng của rễ 46
2.3. Nhịp độ tạo cất khô và hấp thụ một số dinh dưỡng chính 47
2.4. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến quá trình hút khoáng . 50
52
Chương 7 : Cơ sở sinh lý và hệ sinh trưởng của cây ngô
1. Chu trình quang hợp C4 và tiềm năng cho năng suất cao của cây ngô 52
2. Sinh lý và đặc điểm di truyền quần thể ngô 53
3. Vai trò của các biện pháp sinh học và hệ sinh trưởng của cây ngồ 55
Phần thứ 3 : THÂM CANH SẢN XUẤT NGÔ
Chương 8 ể
-Phương pháp chọn tạo giông ngô và sự lưu hành các giống ngô 57
l ềChọn lọc cải tạo quần thể 57
2. Giống ngô thụ phấn tự do 59
3. Giống ngô lai 61
3.1. Giống lai quy ước 61
3.2. Giống lai không quy ước 64
4. Công tác khảo nghiệm, đánh giá và công nhận giống mới 65
5. TỔ chức sản xuất hạt giống 66
5.1. Sản xuất giống ngồ tổng hợp và hỗn hợp 66
5.2. Sản xuất giống ngô lai kinh tế 67
Chương 9 : Biện pháp kỹ thuật trồng ngô ^
1. Thời vụ gieo ngô 69
2. Đất trồng ngô 70
3. Bón phân cho ngô 71
4. Kỹ thuật gieo trồng ngô 73
5. Chăm sóc 74
6. Phòng trừ sâu bệnh 75
7. Luân canh - xen gối 81
8. Thu hoạch và bảo quản 82
Chương 10 ẻ
- Công nghệ sau thu hoạch của ngô ^
1. Những quá trình sinh hoá khi hạt ngô chín 83
2. Quá trình sinh lý, hoá sinh của hạt ngô trong bảo quản 85
2.1. Các quá trình sinh lý của hạt ngô trong bảo quản 85
2.2. Các quá trình hoá sinh của hạt ngô trong bảo quản 87
3. Công nghệ chế biến ngô 89
Tài liệu tham khảo 98
4
LỜI GIỚI THIỆU
m
Ngô không những là một trong ba cây cốc quan trọng nhất cung cấp lương
thực cho loài người, mà còn là cây thức ăn gia súc quan trọng nhất, gẫn đây lại
là cây thực phẩm với bắp ngô bao tử làm rau sạch giàu dinh dưỡng, là nguyên
liệu cho các nhà máy sản xuất các mật hàng của ngành công nghiệp lương thực
- thực phẩm - dược phẩm và cây công nghiệp nhẹ, và là mặt hàng nông sản xuất
khẩu cố giá trị.
Do ngô có vai trò quan trọng như vậy, cây ngô lại có khả năng thích nghi
rất cao và tính đa dạng sinh học rất rộng, cho nên ngô là cây trổng có địa bàn
phân bố vào loại rộng nhất trên thế giới : trải dài trên 90° vĩ tuyến (từ 40° vĩ Nam
tới gắn 55° vĩ Bắc), từ độ cao 1-2m đến gần 4.000m so với mặt biển. Năm 1997,
trên toàn cầu cây ngô đã có diện tích gần 140 triệu ha, sản lượng trên 570 triệu
tấn.
ở Việt Nam, cây ngô đã có mặt cách đây khoảng 300 năm. Trong những
năm gẩn đây, cây ngô đã được chú ý phát triển : diện tích trổng ngô tăng (hiện
nay đã chiếm 10% diện tích canh tác), những tiến bộ kỹ thuật đặc biệt vé giống
ngô đã được áp dụng, hệ thống canh tác trong đó có cây ngô ngày càng phong
phú, đa dạng. Năm 1998, diện tích ngô đã đạt 730 ngàn ha, năng suất đạt 2,68
tấn/ha, tổng sản lượng đạt 1 triệu 950 ngàn tấn với 53% là giống ngô lai. Mục
tiêu của sản xuất ngô năm 2000 ở nước ta là : năng suất 3,48 tấn/ha, sản lượng
2,51 triệu tấn.
Để đạt được mục tiêu đé ra cho năm 2000 và những năm tiếp theo, rất
cẩn thiết có đội ngũ cán bộ nông nghiệp hiểu biết vế cây ngô để tìm ra được
những giải pháp công nghệ tạo được một bước nhảy vọt vé sản xuất ngô,nhằm
đáp ứng nhu cẩu ngày càng tăng của nhân loại, giữ được vị trí xứng đáng của
cây ngô trong nén kinh tế.
Chúng tôi hy vọng rằng GIÁO TRỈNH CÀY NGÔ đo tập thể tác giả (PGS.
TS. Nguyễn Đức Lương, TS. Dương Văn Sơn, TS. Lương Văn Hinh) của Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên biên soạn sẽ cung cấp được những kiến thức
cẩn thiết vé cây ngô và kỹ thuật trồng ngô,góp phần tích cực vào việc đào tạo
cán bộ đại học nông nghiệp giỏi vận dụng vào điếu kiện cụ thể của từng vùng
sinh thái,đặc biệt là cho vùng trung du stầ mién núi để đẩy mạnh sản xuất ngô
nói riêng, nông nghiệp nói chung. Cùng với những cuốn sách vé ngô đã xuất bản
trong những năm gần đây, Giáo trình này cũng đem đến chổ cán bộ kỹ thuật
nông nghiệp các cấp những tư liệu quý vé cây ngô.
Do khuôn khổ của giáo trình, do điểu kiện thực tế vé nghiên cứu và giảng
dạy, do những khó khăn trong quá trình biên soạn cùng với trình dộ của các tác
giả còn có những hạn chế nhất định, chắc chắn giáo trình không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học,
các bạn đổng nghiệp, bạn đọc gắn xa cho cuốn sách được hoàn chỉnh hơn.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
6
Phần thứ nhất
TÌNH HÌNH CHUNG
ChưđngI
GIÁ TRị KINH TẾVẢ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ
Trong lịch sử tiến hoá của khoảng 1000 loài cây trồng phổ biến nhất trên trái
đất hiện nay, chưa có cây nào phát triển nhanh chóng và có nhiều công dụng như
cây ngô. Sở đĩ cây ngô được toàn thế giới gieo trồng là do vai trò quan trọng của nó
trong nền kinh tế.
1. GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY NGÔ
1.1. Ngô dùng làm lương thực cho con người
Ngô vốn là nguồn giải quyết lương thực cho nhiều dân tộc trên thế giới. Đã từ
lâu, cây ngô được xếp vào trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp ở các vùng đồi hẻo
lánh, ơ một số nước như : Mexico, Ân Độ, Philippin và một số nuớc châu Phi khác
người ta dùng ngô làm lương thực chính. Có tới 90% sản lượng ngô ở Ấn Độ, 66% ở
Philippin... được dùng làm lương thực cho con người. Nếu như ở châu Á, khẩu phần
ăn chính hàng ngày là cơm, cá, rau xanh, thì ở châu Mỹ Latinh là bánh ngô các loại,
đậu đỗ và ớt; còn châu Âu lại là bánh mì, khoai tây và sữa. Ngô là nguồn dinh
dưỡng chính của loài người, đã giúp cho loài người giải quyết nạn đói thường xuyên
đe doạ, là cây "báo hiệu của ấm no".
Làm lương thực, con người có thể sử dụng ngô non hay già; hoặc có thể chế
biến nghiền khô để cho ra các sản phẩm trung gian với các loại kích cỡ hạt to nhỏ
khác nhau như : Bột thô, bột mịn và ngô mảnh. Ngô được sử dụng theo nhiều dạng
ở nhiều nơi khác trên thế giới. Ở Ai Cập, nguời ta sản xuất bánh mì dẹt gọi là
Aishmerahra và có thể bảo quản để sử dụng dần từ 5-7 ngày trong thùng kín.
Ở vùng Mexico và Trung Mỹ, các sản phẩm của hạt ngô được nấu với nước
vôi. Bột ngô nhào và nấu bằng nước vôi loãng để tạo thành các thức uống quen
thuộc như : Atole, Tamalitos...
Ở Mexico và Guatemala, người ta thường làm bánh bột ngô có tên là Pozol;
hoặc ở Nigieria thì gọi là Ogi; ở Keya gọi là Uji; ở Ghana gọi là Kenkey. Đối với
người Columbia và Venezuela thì người ta dùng Aperađược làm từ ngô là lương thực
chính để ăn hàng ngày.
7
ở Guatemala, hàng năm sản xuất khoảng 3000 tấn ngô để làm bột bánh.
Lượng này thấp hơn nhiểu so với Mexico. Trong đó khoảng 90% sản lượng được
bán ở thành phố và 75% dùng để làm bánh. Còn ở Costarica, hàng năm tiêu thụ
khoảng 25,6 kg bánh ngô/đầu người, có khoảng 62% sản lượng là hàng hoá, 30,6%
làm tại nhà từ bột hàng hoá và 7,4% làm tại nhà từ hạt.
Ở Việt Nam, nhân dân nhiều vùng như : Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên... đã
dùng ngô làm lương thực chính. Có nơi một năm có 6 - 8 tháng liền toàn ăn ngô.
Ngô đi vào bữa ăn người Việt Nam dưới nhiều dạng : cơm ngô xay, ngồ bung với
đậu đỗ, bột bánh ngô, mèn mén, xôi ngô, ngô luộc, bỏng ngô...
1.2. Ngô làm thức ăn gia súc
Ngô làm cây thức ăn gia súc quan trọng nhất hiện nay, hầu như có tới 70%
chất tinh trong thức ăn tổng hợp là từ ngôẵ
Ở các nước phát triển có nền chăn nuôi công nghiệp lớn, ngô là loại thức ăn lý
tưởng cho nhiều loại gia súc, gia cầm, là nguồn thức ăn chủ lực để chăn nuôi lấy
trứng, thịt, sữa, cá... Các nước này đã sử dụng 70-90% sản lượng ngô cho chăn nuôi
như Hunggari : 97%, Pháp : 90%, Mỹ : 89%, Rum ani: 69%...
Thực tiễn sản xuất chăn nuôi đã xác nhận hiệu quả cao của ngồ. Thông thường
để sản xuất lkg sữa bò cần 5kg thức ãn ủ tươi bằng ngô, lkg thịt bò tươi cần 2,5kg
ngố hạt, 1 kg lợn hơi cần 3kg ngô hạt, lkg thịt gia cầm cần 2,25kg ngô hạt, tương
đương với 1,3 - 1,4 đơn vị thức ăn gia súc. Đối với chăn nuôi bò sữa thì ngô là
nguồn thức ăn xanh và ủ chua rất tốt. Ở Liên Xô (cũ), hàng năm trồng khoảng 20
triệu ha ngô thì chỉ có khoảng 3 triệu ha ngô để lấy hạt, số còn lại (khoảng 17 triệu
ha) được trồng dùng làm thức ăn ủ chua và thức ăn xanh cho gia súcẽ

Ở nước ta, ngô ngày càng được sử dụng làm thức ăn gia súc, gia cầm rộng rãi.
Kinh nghiệm và thực tiễn cho thấy vùng nào trồng nhiều ngô thì chăn nuôi phát
triển. Năm nào được mụa ngô thì được mùa lợn; hoặc đầu vụ, lúc ngô còn nhiều thì
đàn lợn tâng; lúc cuối vựHiết ngô thì đàn lợn cũng giảm...
1.3. Ngô làm thực phẩm
Mấy năm gần đây, cây ngô còn là cây thực phẩm có giá trị. Người ta dừng bắp
ngô còn non, thu hoạch khi ngô vừa phun râu để làm rau ăn. Món ăn này gọi là ngô
bao tử, một thức ăn cao cấp đang được ưa chuộng! Nghề này được phát triển rất
mạnh ở Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc... Ở nước ta hiện nay ngô bao tử cũng
đang được sử dụng khá phổ biến. Ngoài ra loại ngô nếp, ngô đường đang được sử
dụng làm thức ăn tươi hoặc đóng đồ hộp làm thực phẩm.
1.4. Ngô cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
Bột ngô chiếm tỷ lệ 65-83% khối lượng hạt, là nguyên liệu quan trọng cho
công nghiệp gia công bột ngô. Tinh bột ngô sử dụng trong công nghiệp bánh kẹo
8
dextrin dùng trong công nghiệp đúc, công nghiệp làm keo dán. Từ hơn 10 năm nay,
xiro đường và đường ngô sản xuất trên quy mô lớn ngày càng nhiều, giá cả và chất
lượng đường ngô có sức cạnh tranh đáng kể với đường mía và đường củ cảiỀTinh
bột ngô còn dùng trong công nghiệp chế biến rượu, bia, nước giải khát. Trong công
nghiệp dệt để hồ vải sợi. Trong y dược người ta dùng ngô để bào chế glucoza,
penxilin, ngô non có nhiều vitamin... So với tổng lượng protein trong hạt ngô,
prolamin (còn gọi là Zein) chiếm trên dưới 50%, gluten chiếm khoảng 30%. Zein là
nguyên liệu cho công nghiệp chất dẻo. Tuy nhiên, vì Protein của hạt ngô không cân
đối, nên khi sử dụng cần phối hợp với một số loại thực phẩm khác để tạo thành thức
ăn hoàn chỉnh. Từ nội nhũ hạt, nhất là nội nhũ sừng, người ta tách ta được gluten là
hợp chất quan trọng trong công nghệ chế biến mì sợi và làm bánh mì. Phôi hạt
chiếm khoảng 10% khối lượng hạt. Trong phôi ngô có các loại chất khoáng,
vitamin... và thường có từ 30 - 45% dầu. Dầu ngô tinh khiết dùng trong y học, dầu
ăn. Dầu thô dùng làm dầu sơn, xà phòng. Cứ 100 kg ngổ hạt cho khoảng 20 - 21kg
gluten, 73 - 75kg bột (có thể chế được 63 kg tinh hoặc 71 kg dextrin). Thân lõi bắp
dùng làm giấy, làm sợi, làm nhiên liệu trong sinh hoạt hay đốt lò sấy nông sản; lá bi
làm thảm bẹ, làm chiếu; lõi bắp làm giá để nuôi cấy nấm, chế tạo nilong, cao su
nhân tạo. Giá trị sử dụng rất rộng rãi của ngô được chứng minh bằng 670 mặt hàng...
khác nhau của các ngành công nghiệp, lương thực, thực phẩm, công nghiệp dược và
công nghiệp nhẹ.
1.5. Ngô là nguồn hàng hoá xuất khẩu
/
Trên thị trường quốc tế, ngô đứng hàng đầu trong danh sách những mặt hàng có
khối lượng hàng hoá giao dịch ngày càng tăng, tỷ trọng lưu thông lớn, thị trường tiêu
thụ rộng, sự cạnh tranh giữa các nước có sản lượng ngô hàng hoá ngày càng gay gắt.
Thu nhập về ngoại tệ của ngô luôn luôn là nguồn lợi lớn đối với nhiều nước.
Trong năm 1993 lượng ngô hạt buôn bán trên thị trường thế giới có khoảng
75 - 85 triệu tấnể Trong đó Mỹ là nước xuất khẩu lớn nhất trên thế giới, khoảng
60%. Tiếp theo là Trung Quốc có khoảng 10% (8 triệu tấn), rồi đến Achentina,
Pháp, Nam Phi, Thái Lan..ể (khoảng 1 triệu tấn). Lượng ngô xuất khẩu ở nông vụ
1995/1996 là 65,5 triệu tấn, nông vụ 1996/1997 là 62,3 triệu tấn. Trong những năm-'
1994, 1995, 1996 do bị thiên tai và do nhu cầu chăn nuôi tăng, Trung Quốc không
xuất khẩu ngồ mà mỗi năm còn nhập khẩu 4 triệu tấn. Thái Lan cũng có xu hướng
giảm xuất khẩu ngô để dùng ngô đẩy mạnh chăn nuôi, xuất khẩu sản phẩm thịt, sữa,
cá... Như vậy chiều hướng chung của thế giới từ nay đến cuối thể kỷ và đầu thế kỷ
sau là : các nước nhập khẩu ngô tăng dần và các nước xuất khẩu ngô giảm.
Các nước nhập khẩu nhiều ngô ở châu Á
Nhật Bản
Hàn Quốc
Đảo Đài Loan
khoảng 15 triệu tấn/năm
7 triệu tấn
5 triệu tấn
*
9
Malaisia 0,8 triệu tấn
Singapore 0,3-0,4 triệu tấn/năm
Mexico là nước nhập khẩu ngô lớn thứ 5 trên thế giới. Ngoài ra khu vực châu
Phi cũng là khu vực thiếu lương thực trầm trọng phải nhập khẩu nhiêu ngô, nhưng
chủ yếu nhờ vào tiền viện trợ. Giá ngô trên thế giới trong năm 1996 biến động từ
170 đến 207 USD/tấn.
2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ TRÊN THẾ GIỚI
Vào nửa cuối thế kỷ 10, loài người được chứng kiến nền khoa học kỹ thuật
trên nhiều lĩnh vực của thế giới đã tiến như vũ bão, và đã đạt được nhiều thành tựu
thật kỳ diệu về công nghiệp, tin học, điện tử, công nghệ sinh học và con người đang
chinh phục vũ trụ...
Tứy vậy, hiện nay loài người đang phải đương đầu với hai vấn đề cực kỳ khó
khán, đang tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn đối lập :
- Một là : Bảo vệ môi trường sinh thái của trái đất để tổn tại, nhưng hiện nay
đang bị chính con người tàn phá nghiêm trọng như phá rừng, khí thải và chất thải
công nghiệp, khí thải xe hơi...
- Hai là : Dân số gia tăng nhanh chóng đã và sẽ đẩy tới nạn thiếu lương thực
và thực phẩm, nhất là nước nghèo chậm phát triển. Vào đầu thế kỷ 21 dân số thế
giới khoảng 8 tỷ người. Vì vậy việc xây dựng một nền công nghiệp tiên tiến, ổn
định bền vững để cung cấp đủ lương thực và thực phẩm là một nhiệm vụ rất quan
trọng và cấp bách.
Về vấn đề sản xuất lương thực hiện nay hàng năm thế giới đạt khoảng 1900
triệu tấn, xếp theo thứ tự : lúa mì, lúa nước, ngô và các cây lương thực khác (khoai,
sển...).
Trên thế giới, ngô xếp vị trí thứ ba sau lúa mì và lúa nước với diện tích từ 135-
140 triệu ha, sản lượng đạt khoảng 550-570 triệu tấn (bảng 1).
Bảng 1. Sản xuất ngô trên thế giới qua các nông vụ
Chỉ tiêu 1994/1995 1995/1996 1996/1997
Diện tích (triệu ha) 134,33 133,13 139,48
Năng suất (tạ/ha) 4,17 3,85 4,10
Sản lượng (triệu tấn) 559,58 513,08 571,17
Nguổn : Bộ Nông nghiệp và PTNT, 1997.
Ngô là cây có địa bàn phân bố vào loại rộng rãi nhất trên thế giới, trải rộng
hơn 90 vĩ tuyến : từ dưới 40° N (lục địa châu úc, nam châu Phi, Chiiê, Niudilân...)
lên gần đến 55° B (bờ biển Ban Tích, trung lưu sông Vônga...); từ độ cao 1 - 2 met
đến gần 4000 met so với mặt nước biển (Peru, Guatemala...).
10
Theo thống kê của Cap Đắc Điểm (1988), thế giới giai đoạn 1980 - 1985 có
95 nước trồng ngô với diện tích trên 100.000 ha; trong đó có 5 nước trồng nhiều
nhất (diện tích hơn 5 triệu ha), 21 nước trồng hơn 1 triệu ha. ,
Những nước có diện tích trồng ngô lớn nhất thế giới :
Nước Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn)
Mỹ 28,0 7,5 210,7
Trung Quốc 21,4 4,8 97,1
Braxin 12,6 2,0 25,2
Mexico 7,2 2,0 14,6
Ấn Độ 5,9 1,7 9,6
' ,
Cậc nước Đông Nam À
Philipin 3,6 1,3 4,7
Indonexia 3,3 2,2 7,0
Thái Lan 1,4 2,5 3,7
Những nước có năng suất ngô cao nhất trên thế giới ệ
ệ
Nước Năng suất (tấn/ha) Diện tích (triệu ha)
Hy Lạp 9,9 0,217
Úc 8,2 0,185
Ý 7,8 0,824
Mỹ 7,5 28,050
Đức 7,1 0,263
Pháp 7,0 1,728
Canađa 6,5 0,972
Bắc Triều Tiên 6,3 0,709
Mặc dầu có 95 nước trồng hơn 100.000 ha ngô, nhưng chỉ có 71 nước đạt tổng
sản lượng ngô hàng năm 100.000 tấn trở lên. Trong số 71 nước này, chỉ có 13 nước
đạt ồơn ỉ% tổng sản lượng ngô trên thế giới, trong khi đó có 9 nước đạt 10 triệu
tấn/năm trở lên, đặc biệt là các nước : Mỹ, Trung Quốc, Braxin, Mexico...
Theo số liệu của FAO (qua Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam) tính từ nông
vụ 1992 - 1993 đến nay, sản lượng ngố trên thế giới tăng bình quân là 1,58% năm.
Điều này cho thấy trên thế giới đang có sự mất cân đối giữa cung và cầu trong sản
xuất và tiêu thụ ngô, dẫn đến tình trạng : các nước nhập khẩu ngô tăng dần và các
nước xuất khẩu ngô giảm dần theo thời gian từ nay đến đầu thế kỷ sau. Định hướng
trong nghiên cứu và sản xuất ngô của thế giới là nghiên cứu sử dụng các giống ngô
lai có trình độ kỹ thuật cao có thể chịu đựng ở mật độ cao.
Theo Nguyễn Văn Cương (1995), một số đặc điểm sinh học trong mục tiêu
chọn lọc giống ngô là :
- Tạo giống ngô hai bắp
- Tạo giống thấp cây
- Các giống ngồ có góc lá đứng để có thể trồng dày
- Tạo các giống chín sớm để tăng vụ
- Tạo các giống bệnh tốt như : hạn, đổ, sâu bệnh và một số điều kiện ngoại
cảnh bất lợi.
- Các giống ngô có chất lượng tốt, hàm lượng pròtein, thành phần axit amin và
hàm lứợng dầu cao.
Bảng 2. Tình hình sản xuất ngô ở một số nước trên thê giới
^ Chỉ tiêu Mỹ Braxin Mexico
Trung
Quốc
Ấn Đô
•
Thái Lan
Diện tích (triệu ha) 27,04 12,07 6,95 20,80 5,86 1,64
Năng suất (tấn/ha) 7,2 1,9 1,9 4,3 1,5 2,5
Sản lượng (triệu tấn) 194,12 23,50 13,04 89,92 8,98 4,04
%Diện tích trồng cây ngũ cốc 42 61 69 23 6 14
Xuất nhập khẩu (triệu tấn) 51,78 -0,29 -3,78 3,42 -0,94 1,21
BQ/đầu ngữời (kg/nãm) 488 166 182 70 11 55
Nguồn : CIMMYT (VVorld Maize Facts and Trends 1991-1992).
3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ Ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam, sản xuất lương thực luôn là một nhiệm vụ rất quan trọng trong
trưởc mắt và lâu dài, được nhà nước ưu tiên hàng đầu trong chiến lược sản xuất
nông nghiệp.
Người có câu : "Vua thì lấy dân làm gốc
Dân thì lấy án làm trời"
Dân mà không no thì đất nước không thể yên ổn được. Trong sản xuất cây
lương thực mà ông cha ta bằng mồ hôi và nước mắt đã tổng kết được nhiều kinh
nghiệm trong nhiều thế kỷ chống chọi với thiên nhiên, đã sắp xếp thứ tự cây lương
thực được sản xuất trên mảnh đất này một cách rất thông minh và chuẩn xác là: lúa,
ngô, khoai, sắn. Sau cây lúa rõ ràng vị trí cây ngô ngày càng được coi trọng. Ngô là
cây lương thực thứ hai sau cây lúa, đồng thời là cây màu số một. Ngay cả khi được
mùa thì cây ngô vẫn được coi trọng bởi vì : Được mùa chớ phụ ngô, khoai".
Ở nước ta, ngô là cây trồng nhập nội, và mới được đưa vào trồng khoảng ba
trăm năm. Song cây ngô được trồng trong điều kiện sinh thái rất khác nhau
từ 8 - 23° B. Địa bàn trồng ngô trải rộng trên nhiều vùng và bị chia cách rõ rệt về
địa hình, thời tiết, khí hậu, thuỷ vãn... Ngay trong một vùng, sự biến động về mùa
12
vụ trong năm cũng lớn và phức tạp. Ngô được trồng hầu hết trong các vùng và các
vụ tuỳ thuộc vào tác động đồng thời của chế độ nhiệt, lượng mưa và phương tiện
tưới tiêu sẵn có.
Cho tới cuối thế kỷ 19, tại các nước Đông Dương, sản xuất ngô vẫn ít được
chú ý. Chỉ tới đầu thế kỷ 20 mới có những thay đổi lớn trong việc phát triển sản
xuất ngô. Do chính sách bóc lột thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ, ngô hạt chủ
yếu được xuất khẩu sang Pháp và trở thành loại thức ăn rẻ tiền cho gia súc. Số lượng
ngô hạt xuất khẩu tăng từ 16.000 tấn năm 1905 đến 84.000 tấn năm 1910 và
140.000 tấn năm 1929 (kể cả Lào và Campuchia). Trong đó Bắc bộ và Trung bộ
cung cấp 2/5 sản lượng ngô xuất khẩu : 54.700 tấn năm 1928; 55.8000 tấn năm
1929. Trước đại chiến thế giới lần thứ 2, mức xuất khẩu ngô hạt hàng năm của nước
ta đã lên mức xuất khẩu kỷ lục : tới 400.000 tấn, năm 1937 đạt cao nhất - hơn
600.000 tấn. Hầu hết được xuất khẩu sang Pháp, Nhật Bản và châu Phi.
Bảng 3. Sản xuất ngô tại Việt Nam
Nãm Diên tích
(10ễ
00 ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lương
(1000 tấn)
BQ ngô
hạt/người (kg)
Sản lượng ngô/sản
lượng L.thực (kg)
1939 119,0 1,18 140,0 14,43 5,17
1955 174,8 1,11 194,7 14,04 4,94
1965 240,7 1,14 275,0 5,84 2,40
1975 267,1 1,04 278,4 8,09 2,97
1980 389,6 1 1 0 428,8 7,80 2,85
1981 384,6 1 12 428,6 7,79 2,60
1982 381,3 1,14 438,0 8,03 2,71
1983 373,9 1,23 460,9 8,94 2,94
1984 383,5 1,37 524,8 9,80 3,21
1985 392,2 1,49 584,9 9,15 3,04
1986 393 6 1,42 559,3
1987 404,2 1,39 562,7
1988 510,6 1,59 814,8
1989 504,0 1,64 840,2
1990 492,6 1,71 842,2
1991 447,6 1,50 672,0
1992 457,4 1,60 707,0
1993 ' 500,2 1,80 900,0
1994 511,0 1,90 1.000,0
1995 520,0 2,20 1.150,0 15,5 4,00
1996 (ước) 2,17 1.230,0
13
Có thể nói, lịch sử nghề trồng ngô của thế giới là quá trình phát triển đi lên,
với năng suất ngô hạt tăng nhanh, thì lịch sử trồng ngô ở nước ta qua các thời kỳ,
các giai đoạn .lịch sử (tuy chưa được ghi chép đầy đủ, rõ ràng) là một sự phát triển
không vững vàng, không đều giữa các vùng, đặc biệt có giai đoạn rất trì trệ và
không tương xứng với tiềm năng sẩn có của cây ngồ và điểu kiện tự nhiên nước ta.
Bắt đầu từ thập kỷ 80, đặc biệt từ thời kỳ 1991 - 1995, cây ngô ở nước ta đã phát
triển mạnh mẽ cả 3 m ặt: diện tích, năng suất và sản lượng. Nếu như những năm 1980 -
1990, sản lượrig ngô cầ nước chỉ đạt trên dưới nửa triệu tấn, thì sản lượng ngô ngày nay
đã tăng gấp độL_đạt cao nhất là năm 1996 (1,23 triệu tấn) (bảng 3).
Nước ta có thuận lợi ở đâu cũng có thể trồng được ngô. Đối với vùng núi phía
Bắc và Tây Nguyên, cây ngô là cây lương thực chính của đồng bào các dân tộc.
Trong thời kỳ 1991 - 1995, nước ta có tốc độ phát triển sản xuất ngô tăng rất mạnh,
đạt 4,7% về diện tích; 5,76% về năng suất và 10,74% về sản lượng (bảng 4).
Trong giai đoạn 5 năm 1991 - 1995, cây ngô được phát triển rất mạnh ở khu 4,
Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, dần dần hình thành vùng ngô hàng
hoá. Tốc độ phát triển diện tích ở các vùng trên là 6,4%, 9,7% và 10,8%. Tuy nhiên
cũng có vùng tốc độ phát triển diện tích còn chậm như Tây Nguyên 1,1%, đồng
bằng sông Hồng 1,9%.
Bảng 4. Tốc độ phát triển sản xuất ngô ở Việt Nam qua các giai đoạn
Giai đoạn Diện tích (%) Năng suất (%) Sản lượng (%)
1980-1985 0,39 5,97 6,30
1986-1990 1,67 1,06 2,76
1991-1995 4,70 5,76 10,74
Nguồn : Số liệu của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Hiện nay diện tích ngô ở ta chiếm gần 10% diện tích canh tác và chiếm từ
0,3 - 0,38% diện tích trồng ngô của thế giới. Nếu so sánh chỉ tiêu ngô hạt/đầu người
thì năm 1995 Việt Nam 15kg/năm; còn ở các nước khác trong khu vực : Philipin
78kg, Trung Quốc 70kg, Thái Lan 55kg, Indonexia 30kg.
Về thâm canh, năng suất ngô ở nước ta hiện nay còn rất thấp. Nếu như năng
suất năm 1995 đạt cao nhất là 2,2 tấn/ha, thì cũng chỉ bằng 50% năng suất ngô của
thế giới. Các vùng miển núi, trung du và duyên hải miền Trung, nâng suất ngô chưa
vượt ngưỡng 2 tấn/ha. Những vùng có tốc độ tăng năng suất khá là đồng bằng sông
Cửu Long 10,5%; Đông Nam Bộ 1ì%...
Về sản lượng, năm 1996 đạt 1,23 triệu tấn, chiếm 4% tổng sản lượng lương
thực. Vùng núi và trung du chiếm tỉ lệ cao nhất (32,7%), Đông Nam Bộ 18% đồng
bằng sông Hồng : 17,5%, Tây Nguyên 9,3%, đồng bằng sông Cửu Long 7%, còn lại
là các vùng khác. Tốc độ tăng sản lượng đạt cao nhất là đồng bằng sông Cửu Long
14
22,5%, Đông Nam Bộ 21,8%. Duyên hải miền Trung 12%. Trong khi ở Tây Nguyên
là 3,9%, đồng bằng sông Hồng là 6,2%.
Nét độc đáo trong sản xuất ngô là sự sáng tạo của nông dân đưa cây ngô vào
sản xuất vụ đông trong hệ thống canh tác 3 vụ trên đất 2 vụ lúa ở miền Bắc. Khi biết
đến cách làm này, các nhà khoa học nghiên cứu về ngô của thế giới đến ngạc nhiên
và tỏ lòng khâm phục. Diện tích ngô vụ đông năm 1992-1993 đạt 88.500 ha, sau 4
năm đạt 117.500 ha, tốc độ tăng bình quân về diện tích là 7,3%, về năng suất là 9%,
về sản lượng là 17%. Tỉnh Vĩnh Phú (cũ) là tỉnh điển hình về sản xuất và thâm canh
ngô vụ đông. Cây ngô tăng vụ trên đất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long cũng đang
mở ra triển vọng lớn ở An Giang, ngô trên đất 3 vụ tại huyện Tân Châu đạt 7 tấn/ha,
trên đất sau lúa nổi ở huyện Châu Phú đạt 8 tấn/haỗ
Trong thâm canh, chúng ta.đã chú ý mở rộng diện tích trồng giống ngô lai,
đây là con đường ngắn nhất đểHrlhanh chóng đạt sản lượng cao. Ngô lai là nguồn
động lực mới, một nhân tố mới, một định hướng chiến lược trong chương trình
nghiên cứu và phát triển ngô ở Việt Nam. Trong vòng 4 năm từ 1993 đến 1996, tỉ
trọng ngô lai đã tăng tỊừ 12% năm Í993, lên 40% năm 1996 về diện tích, đạt tốc độ
bình quân là 57,5%; về năng suất đạt tốc độ tăng 3,7%; về sản lượng đã tăng từ 24%
năm 1993 lên 74% năm 1996, đạt tốc độ tăng bình quân 62,2%. Tỉnh Đồng Nai có
diện tích trồng ngô lai lớn nhất cả nước, đạt 68.000 ha, chiếm tỉ lệ 97% diện tích
trồng ngô toàn tỉnh. Bà Rịa - Vũng Tàu trồng được 12.500 ha chiếm tỉ lệ 83,3%;
Trà Vinh 2.000 ha chiếm 80%; Hà Tây 15.000 ha chiếm 68%; An Giang 5.700 ha
chiếm 66%... Như vậy trong những năm qua, cây ngô đã được chú ý phát triển cả về
bề rộng lẫn bề sâu, những tiến bộ kỹ thuật đặc biệt về giống ngô đã được áp dụng,
hệ thống canh tác trong đó có cây ngô ngày thêm phong phú, đa dạng. Nhưng trước
yêu cầu mới của việc phát triển chăn nuôi trong nền công nghiệp phát triển đến năm
2000, phấn đấu đạt sản lượng thịt khoảng 1,5-2 triệu tấn. Cho nên khi sản xuất lúa
đã tạm ổn định, cây ngô đã trỏ thành cây trồng quan trọng nhất cần tập trung
nguồn lực đẩy mạnh sản xuất ngô, vì nếu sản xuất như hiện nay không có chuyển
biến mới có thể nước ta sẽ trỏ thành nước nhập khẩu ngô.
Phương hướng sản xuất ngô năm 1997 - 2000 là phát triển với tốc độ cao cả về
diện tích lẫn thâm canh trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học, nhất là ưu thế lai
của giống và chuyển dịch cơ cấu sản xuất trổng trọt đáp ứng cơ bản nhu cầu về thức
ăn gia súc và có nguồn lương thực dự phòng đối với miền núi vùng cao, vùng xa còn
nhiều khó khăn. Mục tiêu cần đạt là : diện tích trông ngô đến năm 2000 thực hiện
721.000 ha, tốc độ binh quán 6,25%/năm; năng suất đạt 34,8 ta/ha, đạt tốc độ
tăng 12,2%/năm; sản lượng đạt 2,51 triệu tấn, đạt tốc độ tăng 19%/năm.
15
Chương 2
NGUỒN GỐC VẤ PHÂN LOẠI NGÔ
Ngô là cây ngũ cốc chính cổ nhất, phổ biến rộng, cho năng suất cao, có giá trị
kinh tế lớn của loai người. Vì vậy nguồn gốc cây ngô đã là chủ đề của rất nhiều
nghiên cứu nhằm trả lời 3 câu hỏi : Cây ngô được bắt nguồft từ đâu ? ở đâu ? và khi
nào ? Đến nay về 2 vấn đề sau các ý kiến tương đối thống nhất và có liên quan đến
lịch sử thuần hoá cây ngô.
Những nghiên cứu về nguồn gốc cây trồng của Vavilop (1926) đã cho rằng :
Mexico và Peru là những trung tâm phát minh và đa dạng di truyền cây ngô. Mexico
là trung tâm thứ nhất (trung tâm phát sinh), vùng Andet (Peru) là trung tâm thứ hai,
nơi mà cây ngô đã trải qua quá trình tiến hoá nhanh chóng. Nhân định này của
Vavilop được nhiều nhà khoa học đồng tình ủng hộ (Galinat, 1917; Wilkes, Wikes,
1988; Kato, 1984, 1988...)• Đặc biệt Harshberger năm 1893 (theo Wilkes, 1988) đã
kết luận cây ngô bắt nguồn từ Mexico và từ một loại cây hoang dại ở miền trung
Mexico trên độ cao 1500m của vùng bán khô hạn có mưa mùa hè khoảng 350mm.
Những kết luận này rất nổi tiếng vì đã mô tả chính xác địa bàn này của Mexico, nơi
ông chưa hề đến, nơi các cây họ hàng hoang dại của ngô và ngô đã sống và được
xác định bằng các bằng chứng khảo cổ.
Người ta đã tìm thấy hoá thạch hạt phấn ngô Tesinte và Tripsacum trong khia
quật ở Bellas A rté - thành phố Mexico. Mẫu phấn ngô cổ nhất được tìm thấy ở độ
sâu 70 mét và xác định vaò niên đại sông Băng, ít nhất cách đây từ khoảng 60.000
nám - 80.000 năm. Hạt phấn củií Tripsacum được tìm thấy ở độ sâu 74m; còn của
Teosinte ở khoảng từ 3-6m. Những khai quật ở hang động Bát (Batcaves) của nam
Mexico đã cung cấp nhiều thông tin về nguồn gốc cây ngô.
1. VÙNG VÀ THỜI ĐIỂM PHÁT SINH CÂY NGÔ
Có thể biểu diễn các thông tin này theo sa đồ sau :
„ Naltel
<
Chapalote chico Harinoso de Guatemala
Bolita Tepecintle •
- Reventador-
*. Teosinte
-►Chapalote
Teosinte
Tablonicillc
. Harin.oso de..pcho
16
Ở đây người ta đã tìm thấy cùi ngô dài 2 - 3cm và đã xác định tuổi vào khoảng
3600 năm trước Công nguyên. Khai quật ở động La Perra, đông bắc thành phố
Mexico đã chỉ rõ chuỗi tiến hoá qua các lớp từ thấp đến cao của các hoá thạch tích
tụ. Các nòi Naltel hiện đang tồn tại được xuất hiện sớm nhất, vào khoảng 2500 nãm
trước Công nguyên. Các khai quật khác ở hang động Chihuahua và Sonora đã phát
hiện các dạng bắp được coi là nguyên mẫu của nòi nguyên thuỷ hiện nay vẫn còn
tồn tại ở Mexico khác là Chapalote và Harnoso de Guatemala. Những bằng chứng
đó khẳng định Mexico là trung tâm phát sinh cây ngô.
Ngô được người châu Âu biết đến sau chuyến thám hiểm phát hiện ra châu
Mỹ của Columbus(1492). Vì vậy các hoạt động có liên quan đến cây ngô trước
thời điểm này gọi là thời kỳ tiền Columbus. Khi phát hiện ra châu Mỹ thì cây
ngô đã được trồng rộng rãi ở châu lục này, phân bố từ đông nam Canada đến
đông nam Chilê ở Nam Mỹ. Ngô đã được các bộ tộc thổ dân da đỏ như : Atecs,
Mayas, Incas... nay thuộc các nước Mexico, Peru, Ecuador và Bolivia trồng rộng
rãi để nuôi sống họ.
Thực tế cây ngô đã gạn bó với cuộc sống người dân bản xứ Trung Mỹ. Ngô
được suy tôn như bậc thần thánh, được cúng tế lúc gieo trổng, khi thu hoạch,
thậm chí còn được coi như đã sinh ra loài người. Người ta đã tìm được những vật
dụng của người tiền sử như tiểu sành, tượng thánh, các hình đắp nổi với các bắp
ngô và cây ngô.
Có thể nói : trước khi Columbus tìm ra châu Mỹ-, từ Trung Mỹ, ngồ đã phát
triển đến gần cả phía Bắc và Nam Mỹ, trên những giới hạn có thể trồng được
ngô. Do sự cách biệt của biển cả mà ngô không thể vượt qua được, nên tách biệt
với phần còn lại của thế giới. Cho đến khi vượt Đại dương sang châu Âu và các
châu lục khác, ngô đã phân hoá mạnh thành các dạng di truyền, thành các quần
thể khác nhau phân bố ở các miền khác nhau ở châu Mỹ. Ngô bọc được thay thế
bởi những hạt trần; từ dạng ngô có nhiều bắp, hạt nhỏ xếp xoáy trôn ốc, được
thay thế bằng những dạng có bắp lớn hơn, có số hàng hạt thẳng, hạt cũng lớn
hơn. Từ chỗ tế bào nội nhũ hầu hết là sừng với những hạt tinh hột hình đa diện
nằm sát nhau, chỉ ở giữa có một ít tinh bột, đến chỗ kích thước hạt lơn hơn kèm
theo việc tăng tế bào phân bố khác nhau trong hạt, do đó xuất hiện các dạng ngô
tẻ, ngô răng ngựa, ngô bột, đổng thời tồn tại ngô nổ mà nội nhũ hầu hết là sừng.
Tuy nhiên về địa điểm phát sinh cây ngô còn một số giả thuyết khác nhau,
mặc dù các giả thuyết này ít được người ta quan tâm vì chưa đủ bằng chứng để
khẳng định. Các thông báo này gọi là sự tồn tại tiền Columbuscủa cây ngô.
Jeffreys (1953, 1963, 1964) cho rằng ngô bắt nguồn từ châu Phi; hoặc ở châu Á
(Stoner và Anderson, 1949; Suto và Yoshida, 1956; Li, 1961) và ở châu Âu
(Sancer, 1960).
ĐẠI HỌCTHẤÌ N G UYỄN!
THU*
TRƯỠVlb bẠIKỌẶM
HÕNo' I
17
2. NGUỒN GỘC DI TRUYỀN c â y n g ô
Để hiểu được bản chất nguồn gốc cây ngô, cần thiết phải nghiên cứu những họ
hàng gần gũi của nó về hình thái giải phẫu và hình học. Trong số họ hàng gần gũi
nhất của cây ngô có 2 cây quan trọng còn tồn tại hiện nay là Teosinte và Tripsacum.
Cho tới nay có 6 giả thiết về nguồn gốc di truyền cây ngô. Có thê tóm lược
như sau :
1) Là con lai giữa Teosinte và thành viên không rõ thuộc chi Andropogoneae.
2) Là con lai nhị bội tự nhiên giữa các loài Á châu thúộc chi Maydeae và
Andropogonae.
3) Là con lai giữa ngồ bọc, Teosinte và Tripsacum.
4) Là con lai giữa ngô bọc Trung Mỹ và Tripsacum Trung Mỹ với Teosinte.
5) Ngô, Teosinte và Tripsacum bắt nguồn riêng từ một dạng tổ tiên chung.
6) Teosinte là nguồn gốc của ngô sau một hoặc nhiểu đột biến.
Giả thuyết coi ngô là con lai giữa Teosite và một thành viên thuộc chi
Andropogoneae của Harshberger (1896) và Colin (1912), đề xuất ít được ủng hộ, vì
không thể xác định được thành viên thuộc chi Andropogoneae.
Giả thuyết coi ngô có nguồn gốc Á châu của Anderson (1954) dựa trên thực tế
là ngô có 2n = 20 nhiễm sắc thể, có thể là kết quả của việc lai giữa 2 loài Sorghum
(Cao lương) và Coix... (cao lương và Coix có bộ nhiễm sắc thể 2n = 10). Luận
thuyết này bị một số nhà nghiên cứu bác bỏ vì thiếu bằng chứng về sự tồn tại của
ngô tiền Columbus ở châu Á và các loài cao lương với 2n = 10 nhiễm sắc thể có
hình thái hoàn toàn khác cây ngôế Gần đây, khi người ta phát hiện loài cây
Elyonurus có 10 nhiễm sắc thể giống như ngô thì đã làm hồi sinh giả thuyết này.
Giả thuyết thứ 3 và thứ 4 được gọi là thuyết ba phần (The tripartite theory) của
Mangelsdorf và Reeves (1939) đề xuất. Giả thuyết này cho rằng ngô bắt nguồn từ
ngô bọc nguyên thuỷ được lai với Teosinte hoặc với Tripsacum tạo nên ngô Trung
Mỹ và Bắc Mỹ. Và rằng Teosinte là con lai giữa ngô Nam Mỹ với Tripsacum Trung
Mỹ. Gần đây Mangeldorf (1958) đã cải tiến thuyết ba phần và cho rằng ngô nguyên
thuỷ bắt nguồn từ lai giữa ngô boc và ngô nổ. Đồng thời cũng chính tác giả đã nhấn
mạnh vai trò của Teosinte và Tripsacum trong quá trình tạo nên các dạng hình
phong phú của cây ngô hiện đại ngày nay.
Giả thuyết coi cây ngô, Teosinte và Tripsacum bắt nguồn từ tổ tiên chung được
Weatherwax đề xuất lần đầu tiên vào năm 1955. Hiện nay ba loài cây trồng này vẫn tồn
tại ở châu Mỹ. Tripsacum và Teosinte là các cây cỏ dại, còn ngô thì có hạt ăn được,
được con người chú ý và thuần hoá phát triển trở thành cây trồng cung cấp lương thực
cho thổ dân da đỏ. Dạng ngô loại này hiện nay đã biến mất khỏi hệ thực vật hoang dại.
Thuyết Teosinte (Beadle, 1939; Langham, 1940; Langley, 1941) cho rằng một
hoặc nhiều đột biến đã xảy ra với cây Teosinte (còn gọi là Euchleana mexicana) đã
18
làm thay đổi một vài cấu trúc mà tạo nên cây ngô nguyên thuỷ. Thực tế có nhiều
điểm tương đồng giữa cây Teosinte hàng năm và Teosinte lâu năm (ở châu Mỹ hiện
nay có 2 loại Teosinte là Teosinte hàng năm và Teosinte lâu năm) với cây ngô cả về
hình thái, tế bào và di truyền. VI thế chúng có thể lai với nhau và cho ra con lai hữu
dục. Cũng chính vì vậy người ta đã chuyển gọi cây Teosinte từ Euchleana mexicana
thành Zea mexicana. Wilkes (1958) cho rằng những thay đổi trong cây ngô từ
hoang dại đến thuần chủng là một quá trình trộn lẫn với Teosỉinte hơn là các biến cố
đột biến. Ông cũng cho rằng Tripsacum không đóng vai trò gì trong nguồn gốc và
tiến hoá cây ngô. Tuy nhiên cũng có một số câu hỏi phải trả lời đặc biệt về các bằng
chứng khảo cổ để khẳng định Teosinte là tổ tiên cây ngồ. Như vậy ngữợc với các lý
thuyết về nguồn gốc di truyền cây ngô, cho tới nay vẫn chưa tìm thấy và vẫn chưa
khẳng định được tổ tiên chính xác của cây ngô. Song điều quan trọng nhất là hình
thành vô số loài phụ, các thứ và nguồn dị hợp thể của Gây ngô, các dạng câỵ và biến
dạng của chúng đã tạo nên cho nhân loại một loài ngũ cốc có giá trị cao đứng ngay
bên cạnh lúa mì và lúa nước.
3. LỊCH SỬTHUẦN HOÁ VÀ SỰDƯ NHẬP CỦA CÂY NGÔ
TRÊN THẾ GIỚI
Người châu Âu chỉ biết đến cây ngô sau khi đã tìm ra châu Mỹ, những có sự
đóng góp rất lớn chò sự phát triển tiếp theo của cây ngô.
Sơ đổ nguổn gốc cây ngô (theo Mangeldorí, 1953)
Theo Colombus, ngày 6/11/1492, khi đặt chân lên Cuba và Dominica, ông đã
lần đầu tiên nhìn thấy cây ngô, mà thổ dân da đỏ địa phương gọi là Mahix.
Năm 1494, trong chuyến thám hiểm thứ hai ở châu Mỹ của Columbus, cây
ngô được đưa lần đầu tiên về Tây Ban Nha, và đã bắt đầu góp phần mang lại nền văn
minh cho châu Âu. Người châu Âu đã nhanh chóng nhận biết giá trị lương thực của
cây ngô và nhanh chóng phổ biến rộng rãi vì cây 'ngô dễ trồng, dễ chăm sóc, dễ thu
hoạch, lại cho năng suất cao, ăn ngon với giá trị dinh dưỡng cao.
19
Từ khoảng năm 1511-1516, cuốn sách đầu tiên viết vể cây ngồ đã được Petter
Martyr cho ra đời.
Năm 1532, lần- đầu tiên cây ngô được trưng bày trong bảo tàng ở Florence
(Ý), sau đó ngô được trồng rộng rãi khắp nước Ý. Sau đó bằng con đường thuỷ, ngô
đã lan dần sang các lục địa của thế giới cũ. Năm 1517 ngô đã xuất hiện ở Ai Cập,
Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Đức. Sau đó là Nam châu Âu và Bắc Phi. Năm 1521 ngô đến
Đông Ấn Độ và quần đảo Indonesia. Năm 1560 ngô đến Trung Quốc.
Ở châu Á và châu Phi cũng có tài liệu nói đến cây ngô trước lúc Columbus tìm
ra châu Mỹ. Tại Đông Bắc Ấn Độ cũng tìm thấy những giống ngô rất cổ, có nhiều
bắp nhỏ khác hẳn so với ngô ở châu Mỹ. Ở châu Á có nhiều giống ngô nếp không
hề thấy có ở châu Mỹ. Vì vậy có ý kiến cho rằng ngô có thể có quê hương thứ hai ở
châu Á. Tuy nhiên khảo sát nhiều giống ngô đá vàng phổ biến ở Đông Nam châu Á
có thể xếp vào nhóm ngô đá ở vùng phát sinh Trung Mỹ. Từ đó khẳng định ngô đá
ngày nay ở châu Á là do được mang về từ châu Mỹ.
Ngô vào Việt Nam có thể thông qua 2 con đưò[ng : từ Trung Quốc và từ
Indonesia. Theo nhà bác học Lê Quý Đôn nêu trong "Vân đài loại ngữ" thì vào
khoảng cuối thế kỷ 17, Trần Thế Vinh, người Tây .Sơn đi sứ Trung Quốc thấy loại
cây mới này, đã mang về trồng ở Sơn Tây và gọi cây đọ là ngô.
Cũng có tài liệu cho rằng vào cuối thế kỷ 15, ngô được đưa vào Indonesia sau
đó được chuyển vào Đông dương và Miến Điện. Tại Miến Điện, nhò tác động của
điều kiện tự nhiên và kỹ thuật gieo trồng lâu dài đã phát triển một trung tâm phụ
của cây ngô. Từ các dạng ngô châu Mỹ nhiệt đới đã hình thành loài phụ ngô nếp và
lan rộng khắp vùng châu Á. Cuối thể kỷ 20 ngô nếp lại phổ biến trở về châu Mỹ và
châu Âu.
4. PHÂN LOẠI THỰC VẬT CÂY NGÔ
Ngô có tên khoa học là Zea mays L. (Zea là từ Hylạp để chỉ cây ngũ cốc và
Mays từ "Mahix" - là tên gọi cây ngô của thổ dân da đỏ châu Mỹ). Cũng có thể từ
"Mays" bắt nguồn từ chữ Maya" là tên một bộ tộc da đỏ ở vùng Trung Mỹ - nơi xuất
xứ cây ngô. Zea thuộc chi Maydeae, họ hoà thảo (Gramineae). Hiện nay thế giới có
2 cách phân loại đối với Zea :
Theo Wilkes (1967) thì ngô ở trong nhóm Zea nên có tên khoa học là Zea
mays Line. Còn theo Iltis và Doebly (1984), nhóm Zea có nhiều loài phụ
(subspecies) nên tên khoa học của cây ngô phải là : Zea mays subsp. mays.
V
Từ loài Zea mays Line, dựa vào cấu trúc nội nhũ của hạt, ngô được phân thành
các loài phụ sau :
- Zea mays L. subsp. indurata Sturt : ngô đá rắn
- Zea mays L. subsp. indentata Sturt : ngô răng ngựa
20
- Zea mays L. subsp. ceratina Kulesh : ngô nếp
- Zea mays L. subsp. sacharata Sturt : ngô đường
- Zea mays L. subsp. everta Sturt „ : ngô nổ
- Zea mays L. subsp. amylecea Sturt : ngô bột
Sau đó dựa vào màu hạt và màu lõi của các loài phụ để phân thành các thứ
(varieta) như sau (bảng 5 ) :
Bảng 5. Khoá xác định thứ của các loài phụ ở cây ngô
Tên nhóm Màu hạt Màu lõi Tên thứ (varieta)
1 2 3 4
Ngô nếp (Zea trắng trắng var. alboceratina Kulesh et Kozhuh
mays LVễỒÈiSp
sèraiina Kulesh)
•
vàng
đỏ
trắng
trắng-đỏ
var. luteoceratina Kulesh et Kozhuh
var. rubroceratỉna Kulesh et Kozhuh
Ngô đá rắn (Zea trắng trắng var. alba AI
mays L. subsp.
Indurata Sturt)
trắng
vàng nhạt
đỏ
trắng
var. erytholipis Kom
var. vulgata Kom
vàng nhạt đỏ var. rubropaleata Kom
vàng có gạch đỏ ở
chân râu hạt
trắng var. rubropaleata Kom
nâu vàng trắng var. philipi Kom
đỏ trắng var. rubra Bonaf
r
đỏ gạch trắng var. latericia Kulesh et Kozhuh
tím trắng var. violacea Kom
đỏ tím đỏ var. rubroviolacea Kom
xanh da trời trắng var. cyanea Kom
đen var. nigra AI
vàng da cam var. aurantiaca
trắng với những
vạch đỏ
var. dierythra Kom
vàng với những
vạch đỏ
var. versịcoìor Bonaf
trắng và vàng var. alboflava Bonaf
đen và đỏ var. nigrorubra Kom
nhiều màu sắc var. multicolor AI
21
1 2 3 4
Ngô răng ngựa trắng trắng var. leucodon AI
(Zea mays L. trắng đỏ var. alburubra Kom
subsp. indentala
Sturt)
đầu hạt trắng mặt
bên vàng đo
var. alboapicularis Kulesh et Kozhuh
vàng trắng var. xanthodon AI
vàng' đỏ var. f ĩavorubra Korn
vàng ngà var. crocodon Korn
ngà mặt bên đỏ trắng var. lutesapicularis Kulesh et Kozhuh
đầu
vàng hay đỏ
đỏ var. pyrodon AI
xanh var. cyanodon Korn
trắng với các đỏ var. rubrovestita Korn
vạch đỏ '•
trắng với các trắng var. striatidens Korn
vạch đỏ •
vàng với các vach trắng var. rubrostriata Kom
đỏ >
vàng với các vach đỏ var. rubrovelata Kom
đỏ
hạt có màu khác var. soikilodon Korn
nhau
Ngô đường (Zea trắng trắng var. dulcis Korn
mays L. subsp. trắng đỏ var. subdulcis Kulesh et Kozhuh
sạccharata
trắng
$turt)
vàng var. f,lavodulcis Kulesh et Kozhuh
hồng (đỏ nhạt) trắng var. rubentidulcis Korn
-
hồng (đỏ nhạt) đỏ var. subrubentidulcis Kulesh et
Kozhuh
đỏ trắng var. rubrodulcỉs Korn
tím var. lilacinodulcis Korn
xanh var. cocruleodulcis Korn
đen trắng var. atratodulcis Kulesh et Kozhuh
hạt trong với var. striatodulcis Kom
vạch đỏ
hạt có nhiều màu var. variodulcis Korn
22
Ngô nổ (Zea
mays L. subsp.
everta Sturt)
1
ngô nổ trắng
gạo vàng
hạt nhọn đỏ
hạt nhọn trắng
ngô nổ ngọc châu
vàng
hạt tròn đầu, đổ
hạt tròn đầu, đen
trắng
trắng
trắng
trắng
var. oryzỉodes Korn
var. xanthornis Korn
var. oxyornis Korn
var. leucornis AI
var. gracillima Korn
var. haemotornis Korn
var. melanormis Korn
Ngô bột (Zea
mays L. subsp.
amylacea Sturt)
trắng
vàng nhạt
hạt đỏ sáng ở các
bên đầu vàng
trắng
trắng:
var. nivea Kulesh et Kozhuh
var. flavoeremea Kulesh et Kozhuh
var. rubroỷlava Kulesh et Kozhuh
5. NGUỒN GEN VÀ s ự ĐA DẠNG DI TRUYỀN
Ngô là cây trồng được thu nhập, mô tả và bảo tồn rất tốt từ các trung tâm đa
dạng di truyền khác nhau trên thế giới. Từ năm 1943, quỹ Rockefeller đã hợp tác
với các nước châu Mỹ latinh để thu nhập nguồn gen ngô từ những trung tâm đa dạng
chính, tạo cơ sở cho các tập đoàn ngô ở các nước Mexico, Columbia và Braxin. Kể
từ đó với sự nỗ lực của các viện hàn lâm khoa học quốc gia, các hội đồng nghiên
cứu ngô quốc gia... mà các công việc thu nhập được mở rộng sang các nước Trung
Mỹ, Bắc Mỹ, cũng như các đảo vùng Caribe. Rồi sau đó tập đoàn ngô được bổ sung
từ các nước châu Á, châu Phi, châu Âu.
Theo Anishetty (1988) thì các tập đoàn chính được bảo tồn ở các trung tâm
nghiên cứu Mỹ latinh như sau :
CIMMYT (Mexico)
INIAP (Mexico) .
ICA (Colombia)
NSSL (Mỹ)
NCPRÍ (Mỹ)
PCIM (Peru)
INTA (Achentina)
CIF (Bolovia)
EMBRAPA (Braxin)
NIIA (Chile)
ICTA (Guatemala)
UR (Uruguay)
IAN (Paraguay)
12500 mẫu
9000-
6000-
5000-
4225 -
3444 -
3000-
2200-
2150 -
855 -
800-
600-
400-
23
Ngoài ra, các tập đoàn nổi tiếng về nguổn gen ngô được giữ ở :
VIR (Nga)
NIAC (Nhật Bản)
PGNC (Canada)
IARI (Ấn Độ)
INIA (Tây Ban Nha)
PCB (BỒ Đào Nha)
ORD (Hàn Quốc)
15000 mẫu
26500 mẫu
1700 mẫu
1750 mẫu
1200 mẫu
1100 mẫu
3000 mẫu
Bên cạnh đó, các trung tâm tài nguyên di truyền của các nước khác còn lưu trữ
một số lượng lớn nguồn gen ngô.
Ở Việt Nam, nguồn gen ngô hiện nay được bảo tồn ở Viện nghiên cứu ngô
Quốc gia vào khoảng 400 mẫu giống thụ phấn tự do và 3000 dòng.
Qua những số liệu về tập đoàn ngô ta thấy sự đa dạng của nguồn gen ngô.
Ở Mexico - trung tâm xuất xứ cây ngô có sự đa dạng tối đa. Ở đây có 4 nòi
chính được xác lập, đó là :
1. Nhóm nòi bản địa cổ đợi : Nhóm này có thể được xuất phát từ ngô bọc
nguyên thuỷ ở Mexico. Các nòi trong nhóm này khác nhau bởi sự phát triển độc lập
ở địa bàn và môi trường khác nhau, tuy chúng có một tổ tiên chung. Bốn nòi chính
của nhóm này là : Palomero toluqueno, Arrocillo amarillo, Chapalote và Naltel.
2. Nhóm nhập nội tiền Columbus : Các nòi của nhóm này được coi là nhập nội
vào Mexico từ Trung Mỹ và Nam Mỹ từ thời tiền sử. Có 4 nòi đại diện là :
Cacahuacintle, Harinoso de Ocho, Oloton và ngô ngọt.
3. Nhóm con lai tiền sử : Nhóm này bao gồm các nòi được coi là tạo ra từ việc
lai tạp giữa các nòi bản địa cổ đại với các nòi nhập nội tiền Columbus; hoặc giữa
hai nhóm trên với Teosinte. Hiện nay còn 8 nòi là : Conico, Reventador,
Tablonicillo, Tehna, Tepecintla, Comiteco, Jala và Zapolote chico.
4. Nhóm hiện đại : Bao gồm các nòi phát triển gần đây và chưa đạt đến trạng
thái ổn định, tuy nhiên có các đặc điểm phân biệt xác định. Có 4 nòi được gọi là :
Chalqueno, Celaya, Conico norteno và Bolita. Chúng có thể có nguồn gốc từ sự lai
tạo giữa các nhóm trình bày ở trên.
Từ đây ta thấy rõ rằng sự biến dị to lớn đã được xảy ra như thế nào. Đó là các
nòi cơ bản sản sinh ra nguồn gen ngô thế giới và sự đa dạng di truyền của nó.
Sự đa dạng di truyền ở cây ngô được thể hiện ở tất cả các tính trạng của cây,
bông cờ và bắp. Ở các tính trạng cây, sự biến động thể hiện ở chiều cao cây, chiều
cao đóng bắp, các đặc điểm lá (dài lá, chiều rộng lá, số lá trên cây, số lá trên
bắp...), màu thân và dạng lóng... Sự biến động ở cờ thể hiện ở độ dài bông cờ, cuống
bông cờ, độ dài nhánh, số nhánh cấp 2 và 3, dạng bông cờ. Đặc điểm ở bắp, sự biến
động thể hiện qua chiều dài bắp, đườn? kính bắp và số hàng hạt. Đặc biệt sự biến
24
động rất đa dạng ở nội nhũ hạt. Từ đây ta phân biệt các dạng ngô răng ngựa, đá rắn,
bột, đường, nếp, nổ và bọc. Sự biến động còn thể hiện ở kích thước hạt, màu hạt và
chất lượng hạt.
Sự phân bố rộng lớn và đa dạng của địa hình châu Mỹ là nguyên nhân chính
làm cho cây ngô phát triẻen và phân hoá mạnh. Kết quả là người ta thu được các
dạng di truyền quần thể có đặc điểm sinh học khác nhau. Trong thời tiền cổ, cây
ngô có hạt trần. Qua quá trình biến đổi, cây ngô có nhiều dạng khác nhau như : hạt
nhỏ, có một bắp, có 8-10 hàng hạt. Các dạng ngô ở vùng Trung Mỹ từ Mexico đến
Ecuado, có thể chỉ từ một dạng ngô cổ. Loại ngô này cây cao và đốt ngắn, cây cao
3-4 mét, có 25-40 lá, có thời gian sinh trưởng 10 tháng. Ở Maryland loài ngô này
cao đến 6 mét, trỗ cờ phun râu trước mùa đông. Ngô ở vùng Trung Mỹ có nhiều
dạng khác nhau. Ở miển Trung Mexico có loại ngô chín sớm, cây cao từ 1,7 - 2 mét
và có 14-16 lá, bông cờ nhỏ và hạt răng ngựa. Ở vùng Bắc Mỹ có loại ngô răng
ngựa, thời gian sinh trưởng dài, có 24-30 lá; hoặc có loại ngắn hơn, có 14-18 lá. Ở
miền Nam Mexico có ngô bột và ngô đá... Các dạng ngô kể trên vào cuối thể kỷ 15
có nhiều khả năng phát triển, phân tán sang các châu lục khác theo dấu chân của
nền vãn minh châu Âu.
Ở Việt Nam, ngô là cây trồng nhập nội, do vậy sự phong phú về nền di truyền
và nguồn gen có hạn hẹp hơn. Kết quả đánh giá và phân loại nguồn gen ngô cho
thấy : ở nước ta có các nguồn gen ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới. Trong đó, hiện
nay ta đang khai thác có hiệu quả nguồn gen nhiệt đới.
Theo các nghiên cứu phân loại ngô địa phương Việt Nam (Ngô Hữu Tình,
1995) từ năm 1960 đến nay cho thấy : ngô địa phương Việt Nam tập trung chủ yếu
vào 2 loài phụ chính là ngô nếp và ngô đá rắn (bảng ổ)ỗ
Sơ đồ khai thác nguổn gen ngô ở Việt Nam
Đa dạng di truyền có tâm quan trọng to lớn trong chọn tạo giống ngô, đặc biệt
trong chương trình giống lai. Ngay từ khi khoa học chưa phát hiện "ưu thế lai", đa
dạng di truyền đã được nền văn minh các bộ tộc Aztec và Maya sử dụng. Trong các
lễ hội tôn giáo, người ta thường trộn lẫn các loại ngô khác nhau thu thập từ các bộ
tộc với mục đích thu được năng suất cao hơn. Darwin ngay từ nãm 1859 đã nhận
định rằng : thế hệ con khoẻ hơn khi lai giữa các giống cây và vật nuôi khác nhau.
Ôn đới
Cận nhiệt đới
Đá
Răng ngựa
1/2 RN
Đá
Ngắn ngày
Nguồn gen Lp. Nhiệt đới Trung ngày'
Dài ngày Răng ngựa
1/2RN
25
East và Hayes (1912) cho b iết: điều kiện dị hợp tử làm tăng sự kích thích phát triên
trong con lai và sự kích thích đó sẽ ít hơn khi các gen giống nhau thu được từ 2 bố
mẹ.
Ý tưởng sử dụng đa dạng di truyền trong sản xuất giống lái để thu được ưu thế
lai cao được hầu hết các nhà chọn tạo giống công nhận và sử dụng.
Cần lưu ý rằng : ngày nay để đánh giá sự đa dạng di truyền của một loài,
người ta không chỉ dựa vào các đặc điểm thực vật học dễ nhận biết và riêng rẽ, mà
cần phân tích trên cơ sở nhiều tính trạng để phân biệt các nhóm cách biệt di truyền
thông qua các khoảng cách ơclit, kỹ thuật đồng đẳng enzim "izozim", hoặc độ dài
của các phân đoạn cắt hạn chế (RFLP- Restriction Flagment Length Polymorphis).
Bảng 6. Những kết quả điều tra vê thành phần loài phụ địa phương Việt Nam
Năm
r p / • ?
Tác giả
Độ lớn
mẫu
Đá răn
(%)
Nếp (%)
Loài
khác (%)
Vùng điều tra
1968 Phạm Đức Cường 1026 71,00 23,00 6,00 Miền Bắc
1970 Phạm Văn Thiều 275 69,07 25,40 5,53 Miển Bắc
1986 Cao Đắc Điểm 74 79,70 17,50 2,80 Hoàng Liên Sơn
1988 Cao Đắc Điểm 37 13,50 68,40 18,10 Tây Nguyên
1991 Luyện Hữu Chỉ 495 76,76 15,55 7,69 Miền Bắc
1993 Trần Văn Minh 30 46,46 33,30 20,00 Miền Trung
1995 Ngô Hữu Tình 150 44,66 44,66 10,68 Viêt Nam
•
Dựa trên các tính trạng số lượng, sử dụng phương pháp phân tích nhóm
(Cluster Analyse), Ngô Hữu Tình (1991, 1995) đã thu được kết quả sau :
- Từ 18 mẫu giống đá vàng miền Bắc đã phân tích thành 3 nhóm cách biệt di
truyền.
- 10 giống đá vàng miền Nam thành 4 nhóm.
- 11 giống đá trắng miền Bắc thành 3 nhóm
- 10 giống đá trắng miền Nam thành 3 nhóm
- 14 giống nếp trắng miền Bắc thành 3 nhóm
- 28 giống nếp trắng miền Nam thành 4 nhóm.
- 11 giống nếp vàng Việt Nam thành 3 nhóm
- 10 giống nếp tím Việt Nam thành 3 nhóm
- 9 giống nổ Việt Nam thành 2 nhóm
Những kết quả phân tích trên đây đã góp phần gợi ý cho các nhà chọn tạo
giống ngô trong nghiên cứu xác định ưu thế lai, khả năng kết hợp và xác định cạp
lai.
26
Phần thứ hai
c ơ sở KHOA HỌC
CỦA NHỮNG BIỆN PHÁP TRỔNG NGÔ
Chương 3
c o QUAN SINH DƯỠNG CỦA CÂY NGÔ
Cơ quan sinh dưỡng của ngô gồm có rễ, thân, lá, làm nhiệm vụ duy trì đời sống
cá thể của cây ngô. Hạt được coi là cơ quan khởi đầu của cây, vì khi hạt nảy mầm thì
phôi trong hạt sẽ phát triển thành cây.
1. CÂY MẦM
Sau khi gieo, hạt ngô phát triển thành cây mầm. Thời kỳ nảy mầm, cây mầm
chưa cần hút chất dinh dưỡng từ đất mà chủ yếu sử dụng nguồn dinh dưỡng chứa
trong nội nhũ hạtểỞ điều kiện đồng ruộng thích hợp, hạt ngô sau khi hút đủ ẩm, độ
ẩm hạt đạt khoảng 45% thì phần lõm ở bụng hạt trương phồng lên, vỏ hạt tại đây nứt
ra, từ bao rễ mầm, rễ chính mọc ra và đâm sâu xuống đất. Trên trục của cây mầm,
một đầu hình thành rễ cây mầm có nguồn gốc từ rễ mầm của phôi. Rễ mầm gắn liền
với xác vỏ hạt nên còn gọi là rễ hạt, sau đó phát triển thành rễ chính (hay còn gọi là
rễ mầm sơ cấp), về sau từ rễ chính sẽ hình thành các rễ phụ hay còn gọi là rễ mầm
thứ cấp. Rễ chính và rễ phụ là các loại rễ có vai trò rất quan trọng trong đời sống cây
ngô, nhất là ở giai đoạn đầu, khi rễ bất định chưa xuất hiện.
Bộ phận phía trên hạt phát triển lên trên mặt đất gồm có trụ giữa lá mầm (hay
còn gọi là trụ gian lá mầm). Phần đỉnh trụ lá mầm có mấu bao lá mầm ; từ mấu bao
lá mầm phát sinh bao lá mầm và bên trong bao lá mầm có thân mầm. Mầm mống của
thân phát triển mạnh vượt lên trên mặt đất và đã tách ra bao lá mầm, các lá đầu tiên
xuất hiện.
Quá trình cây ngô mọc vượt khỏi phần trên mặt đất bắt đầu : hình dáng của cây
ngô non lúc này trông giống như cái "mũi chông". Lúc này sẽ kết thúc trạng thái cây
mầm để chuyển sang thời kỳ cây sống tự dưỡng.
Thời gian từ gieo đến giai đoạn mũi chông phụ thuộc vào độ ẩm, nhiệt độ, độ
thoáng của đất, sức sống của hạt và độ sâu gieo hạt.
27
2. HỆ RỄ
Ngô là cây có hệ rễ chùm tiêu biểu cho bộ rễ cây hoà thảo. Sau khi hút nước,
phần lõm của hạt trương phồng lên, vỏ hạt tại đây nứt ra, bao rễ mầm chính thức mọc
ra và đâm xuống đất. Ban đầu, lượng rễ mới mọc nhanh và tăng trưởng mạnh hơn
nhiều so với tăng trưởng của thân chồi. Lúc thân chồi dài khoảng l-2cm thì rễ đã dài
khoảng 15-20cm. Ở gần thân chồi thì các rễ to và dày hơn, xa thân thì rễ nhỏ dần
theo chiều lan rộng và ăn sâu xuống đất.
Theo vị trí, thời gian sinh trưởng và chức năng nhiệm vụ, hệ rễ của cây hoàn
chỉnh chia làm 3 lo ại: rễ mầm, rễ đốt và rễ chân kiềng.
Rễ mầm được mọc từ bao rễ mầm của hạt. Lúc đầu rễ cây mầm này gắn liền
với hạt nên còn gọi là rễ hạt. Sau đó là các rễ chính hay còn gọi là rễ mầm sơ cấp. về
sau trên rễ mầm sơ cấp mọc ra các rễ phụ hay còn gọi là rễ mầm thứ cấp. Rễ phụ có
hình thái tương tự như rễ chính và cùng với rễ chính đâm sâu xuống đất để hút nước
và dinh dưỡng cung cấp cho cây ở giai đoạn đầu. Các rễ mầm chỉ tổn tại cho đến lúc
cây có 4-5 lá, khi các lớp rễ đốt đã xuất hiện và đảm nhận chức năng hút nước và
dinh dưỡng cung cấp cho cây thì rể mầm sẽ teo biến dần.
Trụ gian lá mầm (còn gọi trụ giữa lá mầm) là đoạn rất linh động, được giới hạn
bởi đầu dưới là điểm xuất phát của rễ hạt, còn đầu trên là lớp rễ đốt đầu tiên của cây
ngô. Người ta thấy rằng : nhìn chung khoảng cách từ mặt đất đến đốt ra lớp rễ đốt
đầu tiên của cây ngô không thấy đổi cho nên nếu độ sâu gieo hạt dày thì trụ gian lá
mầm có thể phát triển kéo dài ra. Ngược lại, nếu hạt gieo nông thì trụ giam lá mầm
được rút ngắn lại. Ngô ra lớp rễ đốt đầu tiên lúc 3-4 lá. Các giống chín sớm sau khi
mọc 16-17 ngày đã có 2-3 lớp rễ đ ố t; khoảng từ 5-7 ngày sau lại ra một lớp rễ mới.
Rễ đốt được mọc theo thứ tự từ dưới lên trên. Các đốt ở phần thân nằm dưới mặt đất
rất sát nhau nên bộ rễ coi như một búi rễ. Rễ đốt giúp cho cây ngô hút nước và dinh
dưỡng trong suốt đời sống cây ngô.
Rễ chân kiềng mọc xung quanh các đốt ở phần thân sát gốc trên mặt đất. Rễ
chân kiềng to nhẵn, ít rễ nhánh, không có rễ con và lông hút ở phần rễ nằm trong
không khí. Rễ chân kiềng giúp cây chống đổ và bám chặt vào đất. Vì vậy loại rễ này
thường được hình thành ờ cuối giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng. Rễ chân kiềng cũng
tham gia vào hút nước và thức ăn cung cấp cho cây. Hàm lượng amino axit trong rễ
chân kiềng gấp 10-15 lần so với trong thân lá.
Trên rễ phụ, rễ đốt và phần nằm trong đất của rễ chân kiềng phát sinh nhiều rễ
con mang nhiều lông hút. Nhờ khả năng hướng nước và hướng hoá, rễ ngô có thể tìm
nguồn nước và thức ăn một cách chủ động. Rễ ngô có khả năng đâm sâu và lan rộng
đặc biệt : lan rộng trên 2 mét, ăn sâu gần 2 mét. Rễ ngô có khả năng phân nhánh
phát triển mạnh với sự phát triển đặc biệt của lông hút (ước tính trên lmm 2 bề mặt rễ
ngô có hơn 400 lông hút). Vì vậy cả bộ rễ ngô có tổng số bề dài và bề mặt tiếp xúc
với đất rất lớn.
28
Phạm vi lan rộng và sâu của rễ qua các thời kỳ có khác'nhau. Thời kỳ 3 lá lan
rộng 10-12 cm, ăn sâu 18-20 cm. Khi cây có 5-6 lá, rễ lan rộng 30-35 cm, ăn sâu 50-
60 cm. Đến lúc ngô trỗ cờ, rễ lan rộng 60-70 cm, ăn sâu 80-90 cm. Thời kỳ hình
thành lan rộng 90-100 cm, ăn sâu khoảng 2 mét.
Gặp điều kiện bất thuận, bộ rễ ngô có phản ứng và phát triển không bình
thường. Nhìn chung ở đất chua thì bộ rễ ngô ít phát triển ở bề mặt, và thường ít lông
hút hơn.
3. HỆ THÂN CHỒI
Hệ thân chồi của cây ngô có nguồn gốc từ chồi mầm, bao phủ bởi bao lá mầm
nằm trong phôi của hạt ngô. Trục của thân chồi là thân chính, từ thân chính có thể
phát sinh ra nhánh hay thân phụ có nguồn gốc từ các mầm nách nằm phía trên các
mấu đốt sát mặt đất. Số nhánh biến động từ 1-10 nhánh, nhánh có hình dạng tương tự
như thân chính. Trong quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo, sự ra các nhánh của
cây ngô hiện nay rất ít gặp trên các giống ngô ở ngoài sản xuất. Cây ngô có đặc điểm
có các mầm náchỗĐặc điểm này khác với các cây trong họ hoà thảo. Tất cả các mầm
nách từ lá gốc đến mầm bắp trên cùng đều có thể mọc ra mầm bên.
3.1. Thân ngô
Thân ngô thường phát triển mạnh, thẳng, cứng, dạng bền chắc. Thân chia làm
nhiều gióng. Các gióng nằm giữa các đốt. Tuỳ theo giống, điều kiện khí hậu và kỹ thuật
gieo trồng, mà chiều cao thân có khác nhau. Chiều cao thân được tính từ sát mặt đất lên
cổ bông cờ. Chiều cao cây cũng như các tính trạng khác của cây ngô có sự biến động rất
lớn : thấp nhất khoảng 40-50 cm, trung bình l,8-2,2m, cao nhất 7-8m.
SỐ gióng biến đổi từ 6-7 đến 21-22 gióng. Trong điều kiện bình thường, giống
chín sớm cao khoảng 1,2 - l,3m và có khoảng 14-15 gióng ; giống chín trung bình
cao 1,8 -2m, có khoảng 18-20 gióng ; giống chín muộn cao 2-2,5m, có khoảng 20-22
gióng. Thân ngô có đặc điểm gần gốc gióng ngắn, lên cao, dài và to dần, phát triển
nhất là gióng đóng bắp và gióng gần đóng bắp, gióng gần ngọn ngắn và bé dần.
Chiều cao yà độ lớn của các gióng như có ảnh hưởng đến độ bám chắc của cây, đến
chế độ ánh sáng và quá trình thụ phấn. Gióng gần gốc ảnh hưởng đến tính chống đổ
của cây thường có đường kính 3-6cm ; gióng ngọn ảnh hưởng đến chế độ ánh sáng
và quá trình thụ phấn thường có đường kính l-2cm.
Giống ngô nào có gióng ngọn càng vươn dài thì ruộng ngô càng thông thoáng,
do đó có thể tăng mật độ trồng,
Bề mặt thân ngô nhẵn và sáng. Trong thời kỳ cây non, lá hoàn toàn bao phủ
thân cây và thân ngô nằm dưới mặt đất. Vì vậy; thân ngô thuộc dạng thân chồi và
cần chú ý tiêu thoát nước cho cây ngô ở giai đoạn cây non, khi điểm sinh trưởng còn
nằm dưới mặt đất.. Khi điểm sinh trưởng vượt khỏi mặt đất (khi ngô có khoảng 6 lá),
thì tốc độ sinh trưởng thân nhanh dần lên. Có thể dễ dàng trông thấy rõ thân ngô vào
29
thời kỳ cây già, khi bẹ lá vàng khô gãy rời khỏi thân. Đốt thân cây phình ra, dễ
nhận thấy. Từ đốt gốc đến đốt thứ 8-10 trên mật đất, đối với giống trung ngày, tại
nách lá phía trên đốt thường có mầm bên, Ở những đốt mang mầm nách, phía trên
đốt thân có vết lõm rõ rệt, vết lõm luôn luôn ở phía phiến lá bị uốn cong. Đốt
mang mầm nách có vết lõm lớn nhấtể Các đốt ở phía trên đốt mang mầm bắp
thường tròn và nhỏ, tại đó thường ít thấy mầm nách. Mầm nách gần gốc có thể
phát triển thành nhánh. Trường hợp này thường gặp ở loài phụ ngô đá, ngô đường
hơn so với ngô răng ngựa và ngô nếp ; cũng như dễ thấy trên đất phì nhiêu hoặc
gieo trồng với mật độ dày.
3.2. Lá ngô
Lá ngô được mọc trên đốt và mọc đối xứng xen kẽ nhau. Để tạo độ thông
thoáng và tận dụng ánh sáng, nên đặt ngô bầu hoặc gieo hạt sao cho các cây trong
từng hàng có lá xoè đều sang hai bên về phía hàng cách hàng, không nên để lá xoè ra
dọc theo phía cây cách cây. Khi gieo nên đặt rễ mầm hướng ra hai bên hàng, đến lúc
lớn lá ngô sẽ toả ra hai bên.
Tương tự như số đốt, số lá ngô biến động từ 6-7 đến 21-22 lá tuỳ theo giống và
điều kiện tự nhiên.
Theo hình thái và vị trí lá trên cây, lá ngô được chia thành các nhóm sau :
- Lá mầm : lá đầu tiên khi cây còn nhỏ, chưa phân biệt được phiến lá với bẹ lá,
thường được gọi là lá lòng máng.
- Lá ngọn : ở phía trên bắp đến giáp bông cờ, khồng có mầm bên ở trên bẹ lá.
- Lá thân : có mầm bên ở nách chân bẹ lá.
- Lá bi : lá bao bắp làm nhiêm vu che chở, bảo vê cho bắp ngô ở bên trong. Lá
ngô trưởng thành gồm các bộ phân : bẹ lá, phiến lá, thìa lìa.
3.2.1. Bẹ lá hay bao lá, cuống lá
Bẹ lá không uốn vòng vào nhau, nhưng phủ chặt chẽ lên nhau. Trên mặt bẹ lá
có nhiều lông. Bẹ lá làm cho thân cứng thêm, bảo vệ mầm hoa cái ở những đốt mang
bắp.
3.2.2. Phiến lá
Là bản lá rộng, dài, mép lượn sóng, một số giống mép lá có nhiều lông tơ. Ở
khoảng giữa lá thì phiến lá rộng hơn. Trên phiến lá có gân lá kéo dài từ phía bẹ lá
đến đầu nhọn cuối lá, ở mặt dưới phiến lá, đường gân lá chạy rõ hơn, ở vai lá thấy
nổi rõ vệt trắng. Từ gốc đến khoảng 2/3 chiều cao cây, lá có chiều dài tăng dần, càng
về phía ngọn chiều dài lá càng giảm. Lá là cơ quan tiến hành quang hợp. Diện tích lá
tăng dần và đạt lớn nhất vào thời kỳ từ ngô trỗ cờ đến hạt ngậm sữa, sau đó do các lá
phía dưới héo đi nên diện tích lá giảm xuống. Độ lớn diện tích lá được tính theo công
thức Montgomery (1906) như sau :
30
„ , , , 3 X Chiều dài lá X chiều rông lá
Diện tích lá =--------------------—-----------— ----
4
Đặc biệt nổi bật là lá ngô có rất nhiều khí khổng. Trung bình một lá có khoảng
2-6 triệu khí khổng. Trên lmm2 lá có từ 500-900 khí khổng.
Số khí khổng trên lcn r biểu bì trên là 9300
SỐ khí khổng trên lem2 biểu hì dứơi là 7684
Diện tích lá trung bình 1 cây là 6100 cm2
SỐ khí khổng trung bình 1 cây là 1104.057.850
Kích thước trung bình 1 lỗ khí khổng (tính bằng micromet) : 25,6 X3,3
Diện tích trung bình 1 lổ khí khổng (tính bằng micromet vuông) : 89.
Do cấu tạo đặc biệt, nên 2 tế bào đóng mở khí khổng của lá ngô rất mẫn cảm
với điều kiện bất thuận. Khi gặp hạn hán, khí khổng khép lại nhanh nên hạn chế một
phần thoát hơi nước. Trên phiến lá có nhiều lông tơ, lá cong theo hình lòng máng,
nên có thể hứng và dẫn nước từ trên lá xuống gốc ngô dù với lượng mưa nhỏếChỉ với
lượng mưa khoảng 7-8mm thì 8% diện tích đất xung quanh gốc ngô ở độ sâu 25-
30cm, lượng mưa trong đất đã chiếm 50-70% tổng lượng mưa.
SỐ lá, độ lớn của lá phụ thuộc vào giống, điều kiện thời tiết, kỹ thuật canh tác,
mùa vụ ; trong đó giống và điều kiện khí hậu gây nên chênh lệch về số lá nhiều nhất.
Giống ngắn ngày có khoảng 15-16 lá, giống dài ngày có trên 20 lá.
3.2.3. Thìa lìa
Thìa lìa được coi là sự phát triển tiếp tục của phiến lá. Thìa lìa hẹp, mép bị
phân chia, màu tối sẫm. Mày của thìa lìa áp sát vào thân câyỗCả thìa lìa và mày bám
khít vào thân làm cho nước từ phiến lá không vào thân cây. Thìa lìa còn có tác dụng
làm cho phiến lá toả rộng ra ngoài thân, mở rộng góc tạo thành giữa thân cây và sống
lá hoặc đầu mút của lá. Góc lá thẳng đứng, tán bó là điều kiện tốt để tăng mật độ
trồng.
4. HẠT NGÔ
Hạt ngô thuộc loại quả dĩnh, gồm 4 bộ phân chính : vỏ hạt, lớp aloron, phôi và
nội nhũ. Phía dưới của hạt còn có gốc hạt (hay còn gọi là chân hạt) gắn liền với lõi
ngô. Khi ngô chín sinh lý thì chân hạt có một lớp sẹo đen. Đây là dấu hiệu đặc trưng
của thời kỳ ngô chín.
Vỏ hạt bao bọc xung quanh hạt là một màng nhẩn màu trắng, đỏ hoặc vàng tuỳ
giống. Lớp aloron nằm sau lớp vỏ hạt bao bọc lấy nội nhũ và phôi. Nội nhũ là bộ
phận chính của hạt, chứa đầy các tế bào có giá trị dinh dưỡng cao. Vì là mô dự trữ
dinh dưỡng nên cấu tạtb nội nhũ đơn giản và đồng nhất hơn phôi rất nhiều. Tinh bột
trong nội nhũ chia thành tinh bột mềm (gọi là tinh bột bột) và tinh bột cứng (gọi là
31
tinh bột sừng). Có giống không có tinh bột sừng mà chỉ có tinh bột b ộ t; có giống có
cả 2 loại tinh bột trong nội nhũ.
Vì vậy đặc điểm tinh bột của hạt là một tiêu chuẩn để phân loại loài phụ ngô.
Màu sắc nội nhũ quy định màu sắc hạt ngô cũng là một tiêu chuẩn cùng với màu săc
lõi để phân loại các thứ trong từng loài phụ. Tế bào nội nhũ điển hình thường là tam
bội (3n) do nhân thứ cấp đã được thụ tinh phát triển thành. Chức phận chủ yếu của
nội nhũ là chứa các chất dinh dưỡng để nuôi phôi, bên trong xoang tế bào nội nhũ
bao giờ cũng chứa đầy các chất dự trữ.
Phôi gồm có ngù (phần ngân cách giữa nội nhũ và phôi). Phần chính của phôi
gồm : lá mầm, trụ gian lá mầm, rễ mầm và chồi mầm. Trong 4 thành phần này, lá
mầm thường phát triển mạnh nhất. Hình dáng phôi khá thẳng, nằm hơi lồi về một
phía bụng hạt, hơi lệch về phía trên noãn.
Phôi ngô lớn, chiếm gần 1/3 thể tích của hạt. Bao quanh phối còn có một lớp tế
bào xốp giúp cho việc vận chuyển hơi nước từ ngoài vào trong hạt và ngược lại được
nhanh chóng.
Tỷ lệ và trọng lượng so với toàn bộ hạt của các bộ phận trong hạt ngô như sau :
Bảng 5. Tỷ lệ các bộ phận trong hạt ngô
Các bộ phận hạt Tỷ lệ so với trọng lượng hạt
Vỏ hạt 6-9
Tầng aloron 6-8
Nội nhũ 70-85
Phôi 8-15
Hạt ngô là loại hạt có nhiều bột, nội nhũ chiếm 70-78% trọng lượng hạt với giá
trị dinh dương khá cao so với các loại lương thực khác. Vì phôi ngô khá lớn (từ 8-
15%), nên cần chú trọng bảo quản, tránh ẩm mốc, làm hư hỏng hạt.
Hạt ngô cấu tạo bởi tinh bột, chất béo, sinh tố và các chất khoáng, ngoài ra còn
chứa các loại enzim điều khiển mọi quá trình sinh hoá xảy ra trong hạt.
Những chất trong hạt ngô có cấu tạo hoá học không bền, rất dễ bị phân ly khi
gặp nhiệt độ cao và độ ẩm thích hợp. Hàm lượrĩg nước trong hạt cũng là nguyên nhân
thúc đẩy quá trình biến hoá trong hạt, đồng thời nước còn tạo điều kiện cho sâu bọ
và vi sinh vật trong khối hạt phát triển và phá hoại hạt.
Do đặc điểm cấu tạo hạt với sự phân bố không cân đối các chất trong các bộ
phận hạt dẫn đến nhiều tính chất không ổn định.
Phôi ngô chứa 20% tổng số đạm, hơn 80% chất béo, gần 70% tro của hạt, vì
vậy phôi ngô được coi là bộ phận không ổn định nhất trong toàn bộ hạt ngô.
32
Bảng 6. Thành phần hoá học hạt ngô
Thành phần hoá học Ngô nếp (%) Ngô đá (%)
Nước 14,67 13,65
Chất có đạm 9,49 9,47
Chất béo 5,18 5,18
Tinh bôt
• 65,31 68,02
Chất xơ 3,25 3,61
Chất khoáng 1,23 1,32
Sinh tố 0,08 0,08
Các chất khác 9,04 0,33
Tổng cộng toàn bộ hạt 100,00 100,00
Bảng 7. Thành phần hoá học của các bộ phận hạt (%)
Bộ phận hạt Chất đạm Chất béo Tro Tinh bôt
1 c
Vỏ hạt 3,21 1,17 4,12
1 - -
8,36
Tổng Aloron 16,67 12,21 9,56 7,15
Nội nhũ 59,98 3,59 11,77 79,52
Phôi 20,14 82,43 74,55 9,97
Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00
Vì thế phôi thường là thức ăn thích hợp đối với nhiều loại sâu bọ. Trước hết sâu
mọt cắn phá phôi, sau đó ăn vào nội nhũ, gây rất nhiều khó khăn cho công tác bảo
quản. Một số chất dinh dưỡng ở hạt ngô cao hơn gạo (bảng 8).
Bảng 8. Thành phần hoá học của hạt ngô so với gạo trên 100 gam
Thành phần hoá học Gạo Ngô
Chất đường (g) 65,0 68,20
Chất đạm (g) 8,0 9,60
Chất béo (g) 2,5 5,20
Sinh tố A (mg) 0 0,05
Sinh tố BI (mg) 0,20 0,28
Sinh tố B2 (mg) 0 0,08
Sinh tố c (mg) 0 7,70
Nhiệt lượng (calo) 340 350
c o QUAN SINH SẢN CỦA NGÔ
ĐẶC ĐIỂM HOA KHÁC TÍNH CÙNG GỐC
1. ĐẶC ĐIỂM HOA KHÁC TÍNH CÙNG G ốc VÀ sự THỤ TINH Ở NGÔ
Ngô là loại cây có hoa khác tính cùng gốc, nghĩa là 2 cơ quan sinh sản đực
(bông cờ) và cái (phần bắp) khác biệt nhau, nhưng đều hình thành trốn cùng một cây.
Hoa ngô muốn đạt tói chức năng ỉà cơ quan sinh sản thì trước hết phải có sự
tiếp xúc hạt phấn rơi ra từ bông cờ với núm nhuỵ (đầu râu ngô phun ra khỏi lá bi). Ở
ngô, sự thụ phấn xảy ra theo kiểu hạt phấn của bông cờ này được thụ phấn cho râu
của cây khác. Quá trình đó gọi là sự giao phấn (hay còn gọi là thụ phấn chéo).
Xét về mặt sinh học, sự giao phấn có giá trị cao hơn sự tự thụ phấn, vì khi giao
phấn có thể con cái được hình thành từ những tế bào sinh sản của bố và mẹ khác
nhau. Trong quá trình tái tổ hợp, thế hệ sau tích luỹ được nhiều tính trạng di truyền
phong phú và cơ thể mới sẽ có khả năng thích nghi tốt hơn với những điều kiện khác
của môi trường. Cũng theo quan điểm này, sự giao phấn khác gốc của ngô có giá trị
sinh học cao hơn sự giao phấn cùng gốc, vì đặc tính thụ phấn chéo tiến hoá hơn so
với đặc tính giao phấn giữa các hoa đơn tính cùng gốc.
Cùng với đặc điểm thụ phấn chéo, cần nhân mạnh đến đặc điểm tính đực chín
sớm ở quần thể ngô. Hoa tự ngọn là bông cờ được hình thành và phát triển trên thân
chính ; hoa cái (mầm bắp) hình thành và phát triển ở các mầm bên thân cây nên phát
triển chậm hơn chút ít so với bông cờ trên thân chính. Vì vậy đã tạo ra một sự chênh
lệch nhất định về thời gian nở hoa của hoa đực và hoa cái. Sự khác nhau này của các
cây trên cùng một ruộng và giữa các hoa trên cùng một cây càng tạo điều kiện để thụ
phấn chếo rộng rãi. Vì vậy trong chọn tạo giống ngô phải cách ly nghiêm ngặt.
Để từng hoa cái trên mầm bắp có thể hình thành hạt ngô, điều quyết định là hạt
phần phải rơi trên râu ngô, hút được dịch dính trên râu ngô và phải nảy mầm để ống
phấn mọc dài ra đi dọc theo chiều dài của râu ngồ đến tận túi phôi nằm trong noãn ở
gốc râu ngô. Tê bào phát sinh trong hạt phấn phân chia nguyên nhiẫm sinh ra 2 tinh
trùng, di truyền ra phía đầu ống phấn, khi giáp tới lỗ noãn, đầu ống phấn vỡ ra,
phóng 2 tinh trùng vào noãn, tới túi phôi quá trình thụ tinh diễn ra :
- Một tinh trùng đơn bội sẽ kết hợp với noãn cầu đơn bội để tạo thành hợp tử
lưỡng bội.
- Tinh trùng đơn bội thứ hai kết hợp với nhân thứ cấp lưỡng bội thành tế bào
tam bội (3n), là tế bào khởi đầu nội nhũỗ
Chương 4
34
Quá trình thụ phấn này xảy ra đồng thời, cùng một thời gian như vậy gọi là
thụ tinh kép. Toàn bộ quá trình ống phấn mọc dài ra và tiến hành thụ tinh kép diễn
ra trong thời gian từ 15-24 giờ kể từ khi hạt phấn rơi xuống râu ngô. Nếu không
thực hiện được sự thụ tinh với hoa cái thì ở đó sẽ khuyết hạt, gọi là ngô đuôi chuột,
trường hợp này thường xảy ra khi gặp điều kiện bất thuận, việc tạo phấn và tung
phấri bị ảnh hưởng xấu hoặc phấn hoa không tiếp xúc được với râu ngô nên không
xảy ra sự thụ tinh.
2. CÁC Cơ QUAN SINH SẢN CỦA NGÔ
2.1ệHình thái cấu tạo hoa đực, hoa cái
2.1.1. Hoa tự đực
Hoa đực nằm ở đỉnh cây, được xếp theo kiểu chùm gồm một trục chính, trên
trục chính phân nhiều nhánh, trên nhánh có nhiều nhánh nhỏ. Số nhánh biến động từ
1-20, nhiều nhất tới 80 nhánh. Tuỳ theo sự phân toả của các nhánh, người ta chia
bông cò làm các nhóm : gọn, trung bình hay toả rộng.
Hoa đực mọc thành bông nhỏ, còn gọi là bông chét. Các bông nhỏ mọc đối
diện nhau trên trục chính hay trên các nhánh. Mỗi bông nhỏ có các cuống ngắn,
ngoài cuống ngắn có hai vỏ trấu hình bầu dục ; trên vỏ trấu có gân và lông tơ, vỏ trấu
được gọi là mày một và mày hai tương ứng với lá bắc.
Mày có màu xanh tím. Màu sắc của mày quy định màu sắc bông cờ. Trong mỗi
bông nhỏ có hai hoa : một hoa cuống dài và một hoa cuống ngắn hơn. Ở giữa mỗi
hoa có thể thấy dấu vết thoái hoá của nhuỵ ; hoa cái xung quanh có ba chỉ nhị mang
ba nhị đực và hai mày cực nhỏ gọi là mày tương ứng với tràng hoa. Bao quanh các bộ
phận của một hoa có hai mày nhỏ, mày ngoài là lá bắc hoa và mày trong là đài hoa.
Khi chín nếu gặp thời tiết thuận lợi, các mày cực nhỏ phồng lên làm cho phần bao
bọc hoa đực giãn ra, các chỉ nhị dài ra, bao phấn tách ra khỏi hoa và nứt vỡ làm tung
ra các hạt phấn.
Hạt phấn dạng quả trứng có đường kính chừng 0,lmm. Mỗi bông nhỏ có hai
hoa, mỗi hoa có ba nhị đực, mỗi nhị đực có một bao phấn, mỗi bao phấn có hai ô hay
phòng. Trong mỗi ồ chứa chừng 1000-2500 hạt phấn. Mỗi bông cờ có từ 700-1400
hoa, tổng cộng cho 10-30 triệu hạt phấn. Theo tỷ lệ một tế bào trứng thường cố từ 1-
3 vạn giao tử đực, nếu được thụ tinh thì chỉ tạo thành một hạt ngô. Trên bông cò, các
hoa nở theo thứ tự từ trên xuống dưới. Hoa ở phần giữa trục chính bông cờ tung phấn
trước sau đó tự tung phấn đi về hai phía ; từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong. Hoa
ở gần đầu trục và ở gần đầu nhánh cờ nở trước. Thời gian nở hết hoa một bông cờ
trong mùa hè là 7-8 ngày ; mùa đông kéo dài từ 12-15 ngày. Trong đó các hoa sẽ nở
rộ vào các ngày thứ 3, 4 và 5. Trong ngày, các hoa thường nở tập trung vào khoảng 7
giờ sáng mùa hè ; mùa đông hoa nở muộn hơn, khoảng 8-9 giờ sángỗBuổi chiều hoa
nở ít hơn và nở vào khoảng 16-17 giờ. Hạt phấn rất nhạy cảm với nhiệt độ và độ ẩm ;
35
nhiệt độ cao thòi gian tung phấn ngắn. Nếu nhiệt độ trên 35°c, độ ẩm không khí thấp
dưới 50% hạt phấn ngô dễ bị chết. Gặp mưa hoặc độ ẩm không khí quá cao, hạt phấn
bị bết lại và cũng dễ bị chết. Thích hợp nhất cho phấn ngô tung ra là trời mát mẻ,
lặng gió, nhiệt độ không khí khoảng 18-20°c, độ ẩm 80%. Khi rời khỏi bao phấn,
sức sống hạt phấn bị giảm nhanh (bảng 9).
Bảng 9. Ảnh hưởng của thời gian thụ phấn đến tỷ lệ kết hạt
Công thức thí nghiệm (giờ) Tỷ lệ tạo thành hạt (%)
Thụ phấn ngay 100,0
12 97,1
24 79,1
36 28,7
48 19,6
72 7,5
2.1.2. Hoa tự cái
Hoa tự cái của ngô phát sinh từ nách các lá ở phần giữa thân. Hoa có cuống
gồm nhiều đốt ngắn (có trường hợp cuống dài), mỗi đốt trên cuống có một lá bị bao
bọc nhằm bảo vệ bắp, lá bi thường không có phiến lá.
Trên trục dính hoa cái, hoa cái cũng mọc thành từng đôi bông nhỏ có hai hoa
nhưng hoa thứ hai thoái hoá nên chỉ có một hoa tạo thành hạt. Đặc điểm của đôi
bông nhỏ, mỗi bông chỉ tạo thành một hàng, quy định số hàng hạt trên bắp ngô
thường là số chẵn.
Tương tự như ở bông cờ, nhưng cuống và các bộ phận bao ngoài hoa cái ngắn
lại và dày lên. Phía ngoài hoa có hai mày, ở loài phụ ngô bọc, hai mày này phát triển
bao kín hết hạt. Tiếp đến là mày ngoài và mày trong, ngay sau mày ngoài quan sát
thấy dấu hiệu của nhị đực và hoa cái thứ hai bị thoái hoá. Sát bầu hoa là mày cực
nhỏ. Phía trên bầu nhuỵ có núm và vòi nhuỵ vươn dài ra thành râu. Trên râu có nhiều
lông tơ và tiết ra chất nhựa làm cho hạt phấn dính vào dễ nảy mầm. Sau thụ tinh, râu
chuyển sang mầu sẫm rồi héo dần. Thời gian bắp phun râu sau cờ tung phấn từ 3-5
ngày hoặc 1-2 tuần tuỳ theo giống, thời vụ và điều kiện ngoại cảnh. Trường hợp này
gọi là tính đực chín trước. Ngược lại tuy ít thấy nhưng cũng có trường hợp phun râu
sớm hơn tung phấn một vài ngày gọi là tính cái chín trước.
Trên cây, bắp ở trên phun râu trước, bắp ở dưới phun râu sau cách nhau 3-4
ngày. Trên một bắp, hoa cái phun râu theo thứ tự : bắt đầu từ phía dưới gần cuống
bắp lên phía trên. Nói cách khác, các hoa phía đỉnh bắp là trẻ nhất.
Đặc điểm tính đực chín trước là một nhược điẻm của ngô, vì khi bông cờ bắt
đầu tung phấn rộ hoa cái chưa phun râu, khi cờ hết phấn thì hoa cái vẫn phun râu
Chính vì vậy, các hoa cái ở cuối bắp thường bị lép không hình thành hạt được. Tuỳ
36
theo giống và điều kiện khí hậu mà phần không có hạt này dài hay ngắn. Có thể sử
dụng các biện pháp kỹ thuật như thời vụ, phân bón, tưới nước hay thụ phấn bổ
khuyết để hạn chế hiện tượng này.
Độ cao từ mật đất đến đốt mang bắp trên cùng gọi là chiều cao đóng bắp.
Chiều cao này phụ thuộc vào giống. Đối với giống ngắn ngày, bắp thường đóng ở đốt
thứ 7, 8 và ở vị trí 35-38 % chiều cao cây. Đối với giống dài ngày bắp thường ở vị trí
đốt thứ 10-14 và ở khoảng 45-60% chiều cao cây. Đóng bắp cao quá làm cây dễ đổ,
thấp quá thụ phấn khó. Bắp ngô phát sinh từ mầm nách lá trên thân, số mầm nách lá
trên cây ngô nhiều, nhưng chỉ 1-3 mẩm nách trên cùng phát triển thành bắp. Tỷ lệ
cây nhiều bắp phụ thúộc vào giống, vùng sinh thái, phân bón, mật độ v.v...
2.2. Một số đặc điểm sinh lý, sinh hoá của quá trình thụ phấn, thụ tỉnh.
Hạt phấn rơi lên râu ngô sau 5-6 giờ bắt đầu nảy mầm đâm xuyên vào râu ngô,
hướng xuống dưới và tiến vào phôi châu (bầu hoa). Khi vào bầu hoa, vách ống phân
tán ra hạt phấn tách làm 2 tinh trùng và tiếp tục diễn ra quá trình thụ phấn kép.
Để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh, cơ quan sinh sản đực và cái ở ngô có những
biến đổi về số lượng và chất lượng, đặc biệt là quá trình phân phối các chất trong hạt
phấn và bầu nhị cái. Hàm lượng hydratcacbon, hoạt tính enzim proteaza ở đầu nhị cái
lớn hơn ở phần hoa ; ngược lại hàm lượng đạm ở đầu nhị cái hoạt tính của enzim
amylaza ở nhị cái kém hơn so với phấn hoa (bảng 10).
Bảng 10. Hàm lượng hydratcacbon và đạm ở hạt phấn và râu ngô (%)
Chất Phấn hoa Râu ngô
Đạm tổng số 3,45 2,75
Đạm không protein 0,79 0,17
Đạm protein 2,66 2,58
Hydratcacbon 29,92 41,15
Đường đơn 11,05 34,15
Đường đa vết 0,17
Tinh bột 18,91 6 39
Quá trình thụ tinh có sự phân phối lại lân ở nhị cái. Sau thụ tinh, ở tất cả các bộ
phận của hoa cái lượng lân đều tăng, nhưng tăng nhiều nhất ở bầu hoa.
Có sự thay đổi lớn trong việc phân phối lân ở nhị cái là do heteroauxin gây ra
và dung dịch từ hạt phấn tiết vào hoa cái có tác dụng như Heteroauxin.
37
ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRlỂN c ủ a c â y n g ô
■
Chương 5
Sinh trưởng phát triển là những chức năng của tiềm năng sinh trưởng của cây
phản ứng lại điểu kiện mà nó được nuôi dưỡng. Sinh trưởng khồng phải là những
chức năng sinh lý đơn thuần và riêng biệt, mà là kết quả hoạt động tổng hợp của
nhiều chức năng sinh lý của cây.
Sinh trưởng, theo Sabinin, là quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc của cây (các
thành phần mới của tế bào, các tế bào mới, các cơ quan mới), thường dẫn tới tăng
kích thước của cây. Còn phát triển là quá trình biến đổi về chất trong quá trình tạo
mới các yếu tố cấu trúc làm cho nó có thể trải qua chu kỳ sống của mình. Theo quan
điểm di truyền học, sự phát triển của cá thể là quá trình thực hiện dần các chương
trình di truyền đã được mã hoá trong phân tử AND của quá trình phát triển cá thể.
Sinh trưởng và phát triển có quan hệ mật thiết với nhau. Đây là hai mặt của quá tình
biến đổi phức tạp trong cơ thể có tác dụng thúc đẩy nhau và không thể tách rời nhau.
Quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô được chia làm 2 giai đoạn : Sinh trưởng
sinh dưỡng - Vegetative (V) và sinh trưởng sinh thực - Reproductive (R).
1ằGIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG SINH DƯỠNG (V)
Đây là giai đoạn sinh trưởng đầu tiên của cây ngô. Khởi đầu của giai đoạn này
là thời kỳ nảy mầm và mọc (Ve), và kết thúc là thời kỳ trỗ cờ (Vt).
Trong giai đoạn V này lại được chia nhỏ, được ký hiệu bằng số với :
VI : là xuất hiện lá thứ nhất
V2 : xuất hiện lá thứ hai
V3 : xuất hiện lá thứ ba
Vn : là xuất hiện lá thứ (n)
Ở đây, (n) là sự hiện diện của lá cuối cùng trước khi Vt xảy ra. Trong mỗi thời
kỳ lá, sự xác định ở đây được tính khi đã nhìn thấy bẹ lá. Đối với giống ngô có 20-21
lá thì sự mô tả các thời kỳ này như sau :
• Ve : Dưới điều kiện trồng trọt thích hợp, hạt ngô sau khi trồng xuống đất sẽ
hút nước và bắt đầu sinh trưởng. Rễ mầm là bộ phận đầu tiên được kéo dài ra rất
nhanh từ phôi của hạt và đâm sâu xuống đất. Trên trục của cây mầm, một đầu hình
thắnh rễ cây mầm, đầu kia hình thành chồi của cây mầm. Rễ cây mầm gắn liền với
xác vỏ hạt nên còn gọi là rễ hạt, sau đó phát triển thành rễ chính, v ề sau từ rễ chính
sẽ hình thành rễ phụ hay còn gọi rễ mầm thứ cấp.
38
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf

More Related Content

What's hot

2017. Hoàng Kim. Bài giảng cây khoai lang
2017. Hoàng Kim. Bài giảng cây khoai lang2017. Hoàng Kim. Bài giảng cây khoai lang
2017. Hoàng Kim. Bài giảng cây khoai langFOODCROPS
 
Vi chất dinh dưỡng nhóm 11
Vi chất dinh dưỡng nhóm 11Vi chất dinh dưỡng nhóm 11
Vi chất dinh dưỡng nhóm 11Mai Hương Hương
 
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc pham
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc phamCong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc pham
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc phamLinh Linpine
 
biến đổi hóa sinh trong bánh mì
biến đổi hóa sinh trong bánh mìbiến đổi hóa sinh trong bánh mì
biến đổi hóa sinh trong bánh mìbanhmi19
 
Chuong 5 ky thuat phan rieng bang mang- nguyen
Chuong 5   ky thuat phan rieng bang mang- nguyenChuong 5   ky thuat phan rieng bang mang- nguyen
Chuong 5 ky thuat phan rieng bang mang- nguyenRatana Koem
 
Các phương pháp biến tính tinh bột
Các phương pháp biến tính tinh bộtCác phương pháp biến tính tinh bột
Các phương pháp biến tính tinh bộtCassiopeia Nguyen
 
Cong nghe che bien duong va san pham duong
Cong nghe che bien duong va san pham duongCong nghe che bien duong va san pham duong
Cong nghe che bien duong va san pham duongLuong NguyenThanh
 
địNh lượng protein
địNh lượng proteinđịNh lượng protein
địNh lượng proteinlehongtrang
 
đánh giá cảm quan thực phẩm phép thử phân biệt
đánh giá cảm quan thực phẩm phép thử phân biệtđánh giá cảm quan thực phẩm phép thử phân biệt
đánh giá cảm quan thực phẩm phép thử phân biệtFood chemistry-09.1800.1595
 
lên men
lên menlên men
lên mentrietav
 
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệCNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệHương Nguyễn
 
Quá trình lên men bia
Quá trình lên men biaQuá trình lên men bia
Quá trình lên men biaLanh Nguyen
 
tài liệu sấy 2015
 tài liệu sấy 2015 tài liệu sấy 2015
tài liệu sấy 2015trietav
 
Chuong 2 nguyen lieu va quy trinh san xuat che pham enzyme
Chuong 2 nguyen lieu va quy trinh san xuat che pham enzymeChuong 2 nguyen lieu va quy trinh san xuat che pham enzyme
Chuong 2 nguyen lieu va quy trinh san xuat che pham enzymeNguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2quocanhsmith
 
Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao pha đảo xác định lutein - Gửi miễn phí ...
Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao pha đảo xác định lutein - Gửi miễn phí ...Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao pha đảo xác định lutein - Gửi miễn phí ...
Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao pha đảo xác định lutein - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Xac dinh ham luong protein trong sua
Xac dinh ham luong protein trong suaXac dinh ham luong protein trong sua
Xac dinh ham luong protein trong sua
 
2017. Hoàng Kim. Bài giảng cây khoai lang
2017. Hoàng Kim. Bài giảng cây khoai lang2017. Hoàng Kim. Bài giảng cây khoai lang
2017. Hoàng Kim. Bài giảng cây khoai lang
 
Vi chất dinh dưỡng nhóm 11
Vi chất dinh dưỡng nhóm 11Vi chất dinh dưỡng nhóm 11
Vi chất dinh dưỡng nhóm 11
 
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc pham
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc phamCong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc pham
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc pham
 
biến đổi hóa sinh trong bánh mì
biến đổi hóa sinh trong bánh mìbiến đổi hóa sinh trong bánh mì
biến đổi hóa sinh trong bánh mì
 
Chương 7 lipid
Chương 7 lipidChương 7 lipid
Chương 7 lipid
 
Chuong 5 ky thuat phan rieng bang mang- nguyen
Chuong 5   ky thuat phan rieng bang mang- nguyenChuong 5   ky thuat phan rieng bang mang- nguyen
Chuong 5 ky thuat phan rieng bang mang- nguyen
 
Các phương pháp biến tính tinh bột
Các phương pháp biến tính tinh bộtCác phương pháp biến tính tinh bột
Các phương pháp biến tính tinh bột
 
Cong nghe che bien duong va san pham duong
Cong nghe che bien duong va san pham duongCong nghe che bien duong va san pham duong
Cong nghe che bien duong va san pham duong
 
Luận văn: Nghiên cứu sản xuất bánh Flan từ sữa Đậu Nành, HAY
Luận văn: Nghiên cứu sản xuất bánh Flan từ sữa Đậu Nành, HAYLuận văn: Nghiên cứu sản xuất bánh Flan từ sữa Đậu Nành, HAY
Luận văn: Nghiên cứu sản xuất bánh Flan từ sữa Đậu Nành, HAY
 
địNh lượng protein
địNh lượng proteinđịNh lượng protein
địNh lượng protein
 
đánh giá cảm quan thực phẩm phép thử phân biệt
đánh giá cảm quan thực phẩm phép thử phân biệtđánh giá cảm quan thực phẩm phép thử phân biệt
đánh giá cảm quan thực phẩm phép thử phân biệt
 
lên men
lên menlên men
lên men
 
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệCNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
 
Quá trình lên men bia
Quá trình lên men biaQuá trình lên men bia
Quá trình lên men bia
 
tài liệu sấy 2015
 tài liệu sấy 2015 tài liệu sấy 2015
tài liệu sấy 2015
 
Chuong 2 nguyen lieu va quy trinh san xuat che pham enzyme
Chuong 2 nguyen lieu va quy trinh san xuat che pham enzymeChuong 2 nguyen lieu va quy trinh san xuat che pham enzyme
Chuong 2 nguyen lieu va quy trinh san xuat che pham enzyme
 
Hóa Sinh thực phẩm đại cương
Hóa Sinh thực phẩm đại cươngHóa Sinh thực phẩm đại cương
Hóa Sinh thực phẩm đại cương
 
Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2
 
Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao pha đảo xác định lutein - Gửi miễn phí ...
Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao pha đảo xác định lutein - Gửi miễn phí ...Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao pha đảo xác định lutein - Gửi miễn phí ...
Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao pha đảo xác định lutein - Gửi miễn phí ...
 

Similar to Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf

TL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdf
TL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdfTL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdf
TL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdfGiáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdfMan_Ebook
 
2017 Hoàng Kim. Đề Cương
2017 Hoàng Kim. Đề Cương 2017 Hoàng Kim. Đề Cương
2017 Hoàng Kim. Đề Cương FOODCROPS
 
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa 2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa FOODCROPS
 
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdfGiáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdfMan_Ebook
 
Chọn giống cây trồng (Giáo trình Cao học nông nghiệp) - Hoàng Tuyết Minh;Mai ...
Chọn giống cây trồng (Giáo trình Cao học nông nghiệp) - Hoàng Tuyết Minh;Mai ...Chọn giống cây trồng (Giáo trình Cao học nông nghiệp) - Hoàng Tuyết Minh;Mai ...
Chọn giống cây trồng (Giáo trình Cao học nông nghiệp) - Hoàng Tuyết Minh;Mai ...Man_Ebook
 
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12Cang Nguyentrong
 
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12Cang Nguyentrong
 
Gao ta gao tay - nguyen thuong chanh - gaolut.vn- vui song tu nhien
Gao ta gao tay - nguyen thuong chanh - gaolut.vn- vui song tu nhienGao ta gao tay - nguyen thuong chanh - gaolut.vn- vui song tu nhien
Gao ta gao tay - nguyen thuong chanh - gaolut.vn- vui song tu nhienTrieu Ai Khanh
 
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdfGiáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdfGiáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdfGiáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình cây lương thực (Giáo trình sau Đại học) - Dương Văn Sơn;Hoàng Văn ...
Giáo trình cây lương thực (Giáo trình sau Đại học) - Dương Văn Sơn;Hoàng Văn ...Giáo trình cây lương thực (Giáo trình sau Đại học) - Dương Văn Sơn;Hoàng Văn ...
Giáo trình cây lương thực (Giáo trình sau Đại học) - Dương Văn Sơn;Hoàng Văn ...Man_Ebook
 
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếTìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếThanh Hoa
 
NOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdf
NOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdfNOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdf
NOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdfPadiseranch
 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC TẰM CHÍN VÀ THU HOẠCH KÉN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC TẰM CHÍN VÀ THU HOẠCH KÉNGIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC TẰM CHÍN VÀ THU HOẠCH KÉN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC TẰM CHÍN VÀ THU HOẠCH KÉNThái Nguyễn Văn
 
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdfGiáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdfMan_Ebook
 

Similar to Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf (20)

TL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdf
TL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdfTL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdf
TL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdf
 
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdfGiáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
 
2017 Hoàng Kim. Đề Cương
2017 Hoàng Kim. Đề Cương 2017 Hoàng Kim. Đề Cương
2017 Hoàng Kim. Đề Cương
 
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa 2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa
 
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdfGiáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
 
Bc tn dh 2007 2011 ngô
Bc tn dh 2007 2011 ngô Bc tn dh 2007 2011 ngô
Bc tn dh 2007 2011 ngô
 
Bc tn dh 2007 2011 ngô
Bc tn dh 2007 2011 ngô Bc tn dh 2007 2011 ngô
Bc tn dh 2007 2011 ngô
 
Chọn giống cây trồng (Giáo trình Cao học nông nghiệp) - Hoàng Tuyết Minh;Mai ...
Chọn giống cây trồng (Giáo trình Cao học nông nghiệp) - Hoàng Tuyết Minh;Mai ...Chọn giống cây trồng (Giáo trình Cao học nông nghiệp) - Hoàng Tuyết Minh;Mai ...
Chọn giống cây trồng (Giáo trình Cao học nông nghiệp) - Hoàng Tuyết Minh;Mai ...
 
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
 
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
 
Gao ta gao tay - nguyen thuong chanh - gaolut.vn- vui song tu nhien
Gao ta gao tay - nguyen thuong chanh - gaolut.vn- vui song tu nhienGao ta gao tay - nguyen thuong chanh - gaolut.vn- vui song tu nhien
Gao ta gao tay - nguyen thuong chanh - gaolut.vn- vui song tu nhien
 
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdfGiáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
 
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdfGiáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
 
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdfGiáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
 
Bao cao
Bao caoBao cao
Bao cao
 
Giáo trình cây lương thực (Giáo trình sau Đại học) - Dương Văn Sơn;Hoàng Văn ...
Giáo trình cây lương thực (Giáo trình sau Đại học) - Dương Văn Sơn;Hoàng Văn ...Giáo trình cây lương thực (Giáo trình sau Đại học) - Dương Văn Sơn;Hoàng Văn ...
Giáo trình cây lương thực (Giáo trình sau Đại học) - Dương Văn Sơn;Hoàng Văn ...
 
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếTìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
 
NOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdf
NOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdfNOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdf
NOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdf
 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC TẰM CHÍN VÀ THU HOẠCH KÉN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC TẰM CHÍN VÀ THU HOẠCH KÉNGIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC TẰM CHÍN VÀ THU HOẠCH KÉN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC TẰM CHÍN VÀ THU HOẠCH KÉN
 
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdfGiáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 

Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hinh;Nguyễn Đức Lương.pdf

  • 1. Bộ G IÁ O DỤC VÀ Đ À O TẠO ĐẠI H Ọ C TH ÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI H Ọ C N Ô N G LÂM PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC LƯƠNG TS. DƯƠNG VĂN SƠN , TS. LƯƠNG VÁN HINH GIÁO TRÌNH (GIÁO TRÌNH DÙNG CHO ĐẠI HỌC) NHÀXUẤTBẢN NÔNG NGHIỆP
  • 2.
  • 3. Bộ G IÁ O DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đ Ạ I H Ọ C TH Á I N G U Y ÊN TRƯ Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C N Ô N G LÂM PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC LƯƠNG TS. DƯƠNG VĂN SƠN, TS. LƯƠNG VĂN HINH ữỉáo trình CÂY NGÔ (GIÁO TRÌNH DÙNG CHO ĐẠI HỌC) ĐẠ1 HOCTHAl NGUVÊN THƯ VJỂN ĨRưihtb 8ẠI M MHÕNưm fk u ơ N NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2000
  • 4.
  • 5. MỤC LỤC Trang Lời giới thiệu 5 Phần thứ n h ấ t: TÌNH HÌNH CHUNG Chương 1 : Giá trị kinh tế và tình hình sản xuất ngô 7 1. Giá trị kinh tế của cây ngô 7 2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 10 3. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam 12 Chương 2 : Nguồn gốc và phân loại ngô ỉỏ 1. Vùng và thời điểm phát sinh cầy ngô 16 2. Nguồn gốc di truyền cây ngô 18 3. Lịch sử thuần hoá và sự du nhập của cây ngô trên thế giói 19 4. Phân loại thực vật cây ngô 20 5. Nguồn gen và sự đa dạng di truyền 23 Phần thứ 2 : c ơ SỞ KHOA HỌC CỦA NHŨNG BỆN PHÁP TRồNG NGÔ Chương 3: Cơ quan sinh dưỡng của cây ngô 27 1. Cây mầm 27 2. Hệ rễ 28 3. Hệ thân chồi 29 3.1ỖThân ngô 29 3.2. Lá ngô 30 4. Hạt ngô 31 Chương 4 : Cơ quan sinh sản của ngô. Đặc điểm hoa khác tính cùng gốc 1. Đặc điểm hoa khác tính cùng gốc và sự thụ tinh ở ngô 34 2. Các cơ quan sinh sản của ngô 35 2.1. Hình thái cấu tạo hoa đực, hoa cái 35 • • 7 2.2. Một số đặc điểm sinh lý, sinh hoá của quá trình thụ phấn, thụ tinh 37 Chương 5 .ếĐặc điểm sỉnh trưởng phát triển của cây ngô 1. Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng 38 2. Giai đoạn sinh trưởng sinh thực và phát triển hạt ngô 39 Chương 6 ế ỆNhu cầu sinh thái và dinh dưỡng của cây ngô 1. Nhu cầu sinh thái và quá trình phát triển các cơ quan 41 l .l ẵĐời sống hạt ngô và cây mầm 41 1.2. Hệ rễ và thân chồi 42 1.3. Sinh trưởng sinh sản 43 3
  • 6. 1.4. Hình thành hạt và kết thúc vòng đời cây ngồ 44 2. Dinh dưỡng khoáng và nitơ của cây ngô 44 2.1. Các nguyên tố dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng 44 2.2. Vai trò dinh dưỡng của rễ 46 2.3. Nhịp độ tạo cất khô và hấp thụ một số dinh dưỡng chính 47 2.4. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến quá trình hút khoáng . 50 52 Chương 7 : Cơ sở sinh lý và hệ sinh trưởng của cây ngô 1. Chu trình quang hợp C4 và tiềm năng cho năng suất cao của cây ngô 52 2. Sinh lý và đặc điểm di truyền quần thể ngô 53 3. Vai trò của các biện pháp sinh học và hệ sinh trưởng của cây ngồ 55 Phần thứ 3 : THÂM CANH SẢN XUẤT NGÔ Chương 8 ể -Phương pháp chọn tạo giông ngô và sự lưu hành các giống ngô 57 l ềChọn lọc cải tạo quần thể 57 2. Giống ngô thụ phấn tự do 59 3. Giống ngô lai 61 3.1. Giống lai quy ước 61 3.2. Giống lai không quy ước 64 4. Công tác khảo nghiệm, đánh giá và công nhận giống mới 65 5. TỔ chức sản xuất hạt giống 66 5.1. Sản xuất giống ngồ tổng hợp và hỗn hợp 66 5.2. Sản xuất giống ngô lai kinh tế 67 Chương 9 : Biện pháp kỹ thuật trồng ngô ^ 1. Thời vụ gieo ngô 69 2. Đất trồng ngô 70 3. Bón phân cho ngô 71 4. Kỹ thuật gieo trồng ngô 73 5. Chăm sóc 74 6. Phòng trừ sâu bệnh 75 7. Luân canh - xen gối 81 8. Thu hoạch và bảo quản 82 Chương 10 ẻ - Công nghệ sau thu hoạch của ngô ^ 1. Những quá trình sinh hoá khi hạt ngô chín 83 2. Quá trình sinh lý, hoá sinh của hạt ngô trong bảo quản 85 2.1. Các quá trình sinh lý của hạt ngô trong bảo quản 85 2.2. Các quá trình hoá sinh của hạt ngô trong bảo quản 87 3. Công nghệ chế biến ngô 89 Tài liệu tham khảo 98 4
  • 7. LỜI GIỚI THIỆU m Ngô không những là một trong ba cây cốc quan trọng nhất cung cấp lương thực cho loài người, mà còn là cây thức ăn gia súc quan trọng nhất, gẫn đây lại là cây thực phẩm với bắp ngô bao tử làm rau sạch giàu dinh dưỡng, là nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất các mật hàng của ngành công nghiệp lương thực - thực phẩm - dược phẩm và cây công nghiệp nhẹ, và là mặt hàng nông sản xuất khẩu cố giá trị. Do ngô có vai trò quan trọng như vậy, cây ngô lại có khả năng thích nghi rất cao và tính đa dạng sinh học rất rộng, cho nên ngô là cây trổng có địa bàn phân bố vào loại rộng nhất trên thế giới : trải dài trên 90° vĩ tuyến (từ 40° vĩ Nam tới gắn 55° vĩ Bắc), từ độ cao 1-2m đến gần 4.000m so với mặt biển. Năm 1997, trên toàn cầu cây ngô đã có diện tích gần 140 triệu ha, sản lượng trên 570 triệu tấn. ở Việt Nam, cây ngô đã có mặt cách đây khoảng 300 năm. Trong những năm gẩn đây, cây ngô đã được chú ý phát triển : diện tích trổng ngô tăng (hiện nay đã chiếm 10% diện tích canh tác), những tiến bộ kỹ thuật đặc biệt vé giống ngô đã được áp dụng, hệ thống canh tác trong đó có cây ngô ngày càng phong phú, đa dạng. Năm 1998, diện tích ngô đã đạt 730 ngàn ha, năng suất đạt 2,68 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 1 triệu 950 ngàn tấn với 53% là giống ngô lai. Mục tiêu của sản xuất ngô năm 2000 ở nước ta là : năng suất 3,48 tấn/ha, sản lượng 2,51 triệu tấn. Để đạt được mục tiêu đé ra cho năm 2000 và những năm tiếp theo, rất cẩn thiết có đội ngũ cán bộ nông nghiệp hiểu biết vế cây ngô để tìm ra được những giải pháp công nghệ tạo được một bước nhảy vọt vé sản xuất ngô,nhằm đáp ứng nhu cẩu ngày càng tăng của nhân loại, giữ được vị trí xứng đáng của cây ngô trong nén kinh tế. Chúng tôi hy vọng rằng GIÁO TRỈNH CÀY NGÔ đo tập thể tác giả (PGS. TS. Nguyễn Đức Lương, TS. Dương Văn Sơn, TS. Lương Văn Hinh) của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên biên soạn sẽ cung cấp được những kiến thức cẩn thiết vé cây ngô và kỹ thuật trồng ngô,góp phần tích cực vào việc đào tạo cán bộ đại học nông nghiệp giỏi vận dụng vào điếu kiện cụ thể của từng vùng sinh thái,đặc biệt là cho vùng trung du stầ mién núi để đẩy mạnh sản xuất ngô nói riêng, nông nghiệp nói chung. Cùng với những cuốn sách vé ngô đã xuất bản
  • 8. trong những năm gần đây, Giáo trình này cũng đem đến chổ cán bộ kỹ thuật nông nghiệp các cấp những tư liệu quý vé cây ngô. Do khuôn khổ của giáo trình, do điểu kiện thực tế vé nghiên cứu và giảng dạy, do những khó khăn trong quá trình biên soạn cùng với trình dộ của các tác giả còn có những hạn chế nhất định, chắc chắn giáo trình không thể tránh khỏi những thiếu sót. Mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các bạn đổng nghiệp, bạn đọc gắn xa cho cuốn sách được hoàn chỉnh hơn. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP 6
  • 9. Phần thứ nhất TÌNH HÌNH CHUNG ChưđngI GIÁ TRị KINH TẾVẢ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ Trong lịch sử tiến hoá của khoảng 1000 loài cây trồng phổ biến nhất trên trái đất hiện nay, chưa có cây nào phát triển nhanh chóng và có nhiều công dụng như cây ngô. Sở đĩ cây ngô được toàn thế giới gieo trồng là do vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế. 1. GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY NGÔ 1.1. Ngô dùng làm lương thực cho con người Ngô vốn là nguồn giải quyết lương thực cho nhiều dân tộc trên thế giới. Đã từ lâu, cây ngô được xếp vào trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp ở các vùng đồi hẻo lánh, ơ một số nước như : Mexico, Ân Độ, Philippin và một số nuớc châu Phi khác người ta dùng ngô làm lương thực chính. Có tới 90% sản lượng ngô ở Ấn Độ, 66% ở Philippin... được dùng làm lương thực cho con người. Nếu như ở châu Á, khẩu phần ăn chính hàng ngày là cơm, cá, rau xanh, thì ở châu Mỹ Latinh là bánh ngô các loại, đậu đỗ và ớt; còn châu Âu lại là bánh mì, khoai tây và sữa. Ngô là nguồn dinh dưỡng chính của loài người, đã giúp cho loài người giải quyết nạn đói thường xuyên đe doạ, là cây "báo hiệu của ấm no". Làm lương thực, con người có thể sử dụng ngô non hay già; hoặc có thể chế biến nghiền khô để cho ra các sản phẩm trung gian với các loại kích cỡ hạt to nhỏ khác nhau như : Bột thô, bột mịn và ngô mảnh. Ngô được sử dụng theo nhiều dạng ở nhiều nơi khác trên thế giới. Ở Ai Cập, nguời ta sản xuất bánh mì dẹt gọi là Aishmerahra và có thể bảo quản để sử dụng dần từ 5-7 ngày trong thùng kín. Ở vùng Mexico và Trung Mỹ, các sản phẩm của hạt ngô được nấu với nước vôi. Bột ngô nhào và nấu bằng nước vôi loãng để tạo thành các thức uống quen thuộc như : Atole, Tamalitos... Ở Mexico và Guatemala, người ta thường làm bánh bột ngô có tên là Pozol; hoặc ở Nigieria thì gọi là Ogi; ở Keya gọi là Uji; ở Ghana gọi là Kenkey. Đối với người Columbia và Venezuela thì người ta dùng Aperađược làm từ ngô là lương thực chính để ăn hàng ngày. 7
  • 10. ở Guatemala, hàng năm sản xuất khoảng 3000 tấn ngô để làm bột bánh. Lượng này thấp hơn nhiểu so với Mexico. Trong đó khoảng 90% sản lượng được bán ở thành phố và 75% dùng để làm bánh. Còn ở Costarica, hàng năm tiêu thụ khoảng 25,6 kg bánh ngô/đầu người, có khoảng 62% sản lượng là hàng hoá, 30,6% làm tại nhà từ bột hàng hoá và 7,4% làm tại nhà từ hạt. Ở Việt Nam, nhân dân nhiều vùng như : Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên... đã dùng ngô làm lương thực chính. Có nơi một năm có 6 - 8 tháng liền toàn ăn ngô. Ngô đi vào bữa ăn người Việt Nam dưới nhiều dạng : cơm ngô xay, ngồ bung với đậu đỗ, bột bánh ngô, mèn mén, xôi ngô, ngô luộc, bỏng ngô... 1.2. Ngô làm thức ăn gia súc Ngô làm cây thức ăn gia súc quan trọng nhất hiện nay, hầu như có tới 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp là từ ngôẵ Ở các nước phát triển có nền chăn nuôi công nghiệp lớn, ngô là loại thức ăn lý tưởng cho nhiều loại gia súc, gia cầm, là nguồn thức ăn chủ lực để chăn nuôi lấy trứng, thịt, sữa, cá... Các nước này đã sử dụng 70-90% sản lượng ngô cho chăn nuôi như Hunggari : 97%, Pháp : 90%, Mỹ : 89%, Rum ani: 69%... Thực tiễn sản xuất chăn nuôi đã xác nhận hiệu quả cao của ngồ. Thông thường để sản xuất lkg sữa bò cần 5kg thức ãn ủ tươi bằng ngô, lkg thịt bò tươi cần 2,5kg ngố hạt, 1 kg lợn hơi cần 3kg ngô hạt, lkg thịt gia cầm cần 2,25kg ngô hạt, tương đương với 1,3 - 1,4 đơn vị thức ăn gia súc. Đối với chăn nuôi bò sữa thì ngô là nguồn thức ăn xanh và ủ chua rất tốt. Ở Liên Xô (cũ), hàng năm trồng khoảng 20 triệu ha ngô thì chỉ có khoảng 3 triệu ha ngô để lấy hạt, số còn lại (khoảng 17 triệu ha) được trồng dùng làm thức ăn ủ chua và thức ăn xanh cho gia súcẽ Ở nước ta, ngô ngày càng được sử dụng làm thức ăn gia súc, gia cầm rộng rãi. Kinh nghiệm và thực tiễn cho thấy vùng nào trồng nhiều ngô thì chăn nuôi phát triển. Năm nào được mụa ngô thì được mùa lợn; hoặc đầu vụ, lúc ngô còn nhiều thì đàn lợn tâng; lúc cuối vựHiết ngô thì đàn lợn cũng giảm... 1.3. Ngô làm thực phẩm Mấy năm gần đây, cây ngô còn là cây thực phẩm có giá trị. Người ta dừng bắp ngô còn non, thu hoạch khi ngô vừa phun râu để làm rau ăn. Món ăn này gọi là ngô bao tử, một thức ăn cao cấp đang được ưa chuộng! Nghề này được phát triển rất mạnh ở Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc... Ở nước ta hiện nay ngô bao tử cũng đang được sử dụng khá phổ biến. Ngoài ra loại ngô nếp, ngô đường đang được sử dụng làm thức ăn tươi hoặc đóng đồ hộp làm thực phẩm. 1.4. Ngô cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp Bột ngô chiếm tỷ lệ 65-83% khối lượng hạt, là nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp gia công bột ngô. Tinh bột ngô sử dụng trong công nghiệp bánh kẹo 8
  • 11. dextrin dùng trong công nghiệp đúc, công nghiệp làm keo dán. Từ hơn 10 năm nay, xiro đường và đường ngô sản xuất trên quy mô lớn ngày càng nhiều, giá cả và chất lượng đường ngô có sức cạnh tranh đáng kể với đường mía và đường củ cảiỀTinh bột ngô còn dùng trong công nghiệp chế biến rượu, bia, nước giải khát. Trong công nghiệp dệt để hồ vải sợi. Trong y dược người ta dùng ngô để bào chế glucoza, penxilin, ngô non có nhiều vitamin... So với tổng lượng protein trong hạt ngô, prolamin (còn gọi là Zein) chiếm trên dưới 50%, gluten chiếm khoảng 30%. Zein là nguyên liệu cho công nghiệp chất dẻo. Tuy nhiên, vì Protein của hạt ngô không cân đối, nên khi sử dụng cần phối hợp với một số loại thực phẩm khác để tạo thành thức ăn hoàn chỉnh. Từ nội nhũ hạt, nhất là nội nhũ sừng, người ta tách ta được gluten là hợp chất quan trọng trong công nghệ chế biến mì sợi và làm bánh mì. Phôi hạt chiếm khoảng 10% khối lượng hạt. Trong phôi ngô có các loại chất khoáng, vitamin... và thường có từ 30 - 45% dầu. Dầu ngô tinh khiết dùng trong y học, dầu ăn. Dầu thô dùng làm dầu sơn, xà phòng. Cứ 100 kg ngổ hạt cho khoảng 20 - 21kg gluten, 73 - 75kg bột (có thể chế được 63 kg tinh hoặc 71 kg dextrin). Thân lõi bắp dùng làm giấy, làm sợi, làm nhiên liệu trong sinh hoạt hay đốt lò sấy nông sản; lá bi làm thảm bẹ, làm chiếu; lõi bắp làm giá để nuôi cấy nấm, chế tạo nilong, cao su nhân tạo. Giá trị sử dụng rất rộng rãi của ngô được chứng minh bằng 670 mặt hàng... khác nhau của các ngành công nghiệp, lương thực, thực phẩm, công nghiệp dược và công nghiệp nhẹ. 1.5. Ngô là nguồn hàng hoá xuất khẩu / Trên thị trường quốc tế, ngô đứng hàng đầu trong danh sách những mặt hàng có khối lượng hàng hoá giao dịch ngày càng tăng, tỷ trọng lưu thông lớn, thị trường tiêu thụ rộng, sự cạnh tranh giữa các nước có sản lượng ngô hàng hoá ngày càng gay gắt. Thu nhập về ngoại tệ của ngô luôn luôn là nguồn lợi lớn đối với nhiều nước. Trong năm 1993 lượng ngô hạt buôn bán trên thị trường thế giới có khoảng 75 - 85 triệu tấnể Trong đó Mỹ là nước xuất khẩu lớn nhất trên thế giới, khoảng 60%. Tiếp theo là Trung Quốc có khoảng 10% (8 triệu tấn), rồi đến Achentina, Pháp, Nam Phi, Thái Lan..ể (khoảng 1 triệu tấn). Lượng ngô xuất khẩu ở nông vụ 1995/1996 là 65,5 triệu tấn, nông vụ 1996/1997 là 62,3 triệu tấn. Trong những năm-' 1994, 1995, 1996 do bị thiên tai và do nhu cầu chăn nuôi tăng, Trung Quốc không xuất khẩu ngồ mà mỗi năm còn nhập khẩu 4 triệu tấn. Thái Lan cũng có xu hướng giảm xuất khẩu ngô để dùng ngô đẩy mạnh chăn nuôi, xuất khẩu sản phẩm thịt, sữa, cá... Như vậy chiều hướng chung của thế giới từ nay đến cuối thể kỷ và đầu thế kỷ sau là : các nước nhập khẩu ngô tăng dần và các nước xuất khẩu ngô giảm. Các nước nhập khẩu nhiều ngô ở châu Á Nhật Bản Hàn Quốc Đảo Đài Loan khoảng 15 triệu tấn/năm 7 triệu tấn 5 triệu tấn * 9
  • 12. Malaisia 0,8 triệu tấn Singapore 0,3-0,4 triệu tấn/năm Mexico là nước nhập khẩu ngô lớn thứ 5 trên thế giới. Ngoài ra khu vực châu Phi cũng là khu vực thiếu lương thực trầm trọng phải nhập khẩu nhiêu ngô, nhưng chủ yếu nhờ vào tiền viện trợ. Giá ngô trên thế giới trong năm 1996 biến động từ 170 đến 207 USD/tấn. 2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ TRÊN THẾ GIỚI Vào nửa cuối thế kỷ 10, loài người được chứng kiến nền khoa học kỹ thuật trên nhiều lĩnh vực của thế giới đã tiến như vũ bão, và đã đạt được nhiều thành tựu thật kỳ diệu về công nghiệp, tin học, điện tử, công nghệ sinh học và con người đang chinh phục vũ trụ... Tứy vậy, hiện nay loài người đang phải đương đầu với hai vấn đề cực kỳ khó khán, đang tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn đối lập : - Một là : Bảo vệ môi trường sinh thái của trái đất để tổn tại, nhưng hiện nay đang bị chính con người tàn phá nghiêm trọng như phá rừng, khí thải và chất thải công nghiệp, khí thải xe hơi... - Hai là : Dân số gia tăng nhanh chóng đã và sẽ đẩy tới nạn thiếu lương thực và thực phẩm, nhất là nước nghèo chậm phát triển. Vào đầu thế kỷ 21 dân số thế giới khoảng 8 tỷ người. Vì vậy việc xây dựng một nền công nghiệp tiên tiến, ổn định bền vững để cung cấp đủ lương thực và thực phẩm là một nhiệm vụ rất quan trọng và cấp bách. Về vấn đề sản xuất lương thực hiện nay hàng năm thế giới đạt khoảng 1900 triệu tấn, xếp theo thứ tự : lúa mì, lúa nước, ngô và các cây lương thực khác (khoai, sển...). Trên thế giới, ngô xếp vị trí thứ ba sau lúa mì và lúa nước với diện tích từ 135- 140 triệu ha, sản lượng đạt khoảng 550-570 triệu tấn (bảng 1). Bảng 1. Sản xuất ngô trên thế giới qua các nông vụ Chỉ tiêu 1994/1995 1995/1996 1996/1997 Diện tích (triệu ha) 134,33 133,13 139,48 Năng suất (tạ/ha) 4,17 3,85 4,10 Sản lượng (triệu tấn) 559,58 513,08 571,17 Nguổn : Bộ Nông nghiệp và PTNT, 1997. Ngô là cây có địa bàn phân bố vào loại rộng rãi nhất trên thế giới, trải rộng hơn 90 vĩ tuyến : từ dưới 40° N (lục địa châu úc, nam châu Phi, Chiiê, Niudilân...) lên gần đến 55° B (bờ biển Ban Tích, trung lưu sông Vônga...); từ độ cao 1 - 2 met đến gần 4000 met so với mặt nước biển (Peru, Guatemala...). 10
  • 13. Theo thống kê của Cap Đắc Điểm (1988), thế giới giai đoạn 1980 - 1985 có 95 nước trồng ngô với diện tích trên 100.000 ha; trong đó có 5 nước trồng nhiều nhất (diện tích hơn 5 triệu ha), 21 nước trồng hơn 1 triệu ha. , Những nước có diện tích trồng ngô lớn nhất thế giới : Nước Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn) Mỹ 28,0 7,5 210,7 Trung Quốc 21,4 4,8 97,1 Braxin 12,6 2,0 25,2 Mexico 7,2 2,0 14,6 Ấn Độ 5,9 1,7 9,6 ' , Cậc nước Đông Nam À Philipin 3,6 1,3 4,7 Indonexia 3,3 2,2 7,0 Thái Lan 1,4 2,5 3,7 Những nước có năng suất ngô cao nhất trên thế giới ệ ệ Nước Năng suất (tấn/ha) Diện tích (triệu ha) Hy Lạp 9,9 0,217 Úc 8,2 0,185 Ý 7,8 0,824 Mỹ 7,5 28,050 Đức 7,1 0,263 Pháp 7,0 1,728 Canađa 6,5 0,972 Bắc Triều Tiên 6,3 0,709 Mặc dầu có 95 nước trồng hơn 100.000 ha ngô, nhưng chỉ có 71 nước đạt tổng sản lượng ngô hàng năm 100.000 tấn trở lên. Trong số 71 nước này, chỉ có 13 nước đạt ồơn ỉ% tổng sản lượng ngô trên thế giới, trong khi đó có 9 nước đạt 10 triệu tấn/năm trở lên, đặc biệt là các nước : Mỹ, Trung Quốc, Braxin, Mexico... Theo số liệu của FAO (qua Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam) tính từ nông vụ 1992 - 1993 đến nay, sản lượng ngố trên thế giới tăng bình quân là 1,58% năm. Điều này cho thấy trên thế giới đang có sự mất cân đối giữa cung và cầu trong sản xuất và tiêu thụ ngô, dẫn đến tình trạng : các nước nhập khẩu ngô tăng dần và các nước xuất khẩu ngô giảm dần theo thời gian từ nay đến đầu thế kỷ sau. Định hướng trong nghiên cứu và sản xuất ngô của thế giới là nghiên cứu sử dụng các giống ngô lai có trình độ kỹ thuật cao có thể chịu đựng ở mật độ cao.
  • 14. Theo Nguyễn Văn Cương (1995), một số đặc điểm sinh học trong mục tiêu chọn lọc giống ngô là : - Tạo giống ngô hai bắp - Tạo giống thấp cây - Các giống ngồ có góc lá đứng để có thể trồng dày - Tạo các giống chín sớm để tăng vụ - Tạo các giống bệnh tốt như : hạn, đổ, sâu bệnh và một số điều kiện ngoại cảnh bất lợi. - Các giống ngô có chất lượng tốt, hàm lượng pròtein, thành phần axit amin và hàm lứợng dầu cao. Bảng 2. Tình hình sản xuất ngô ở một số nước trên thê giới ^ Chỉ tiêu Mỹ Braxin Mexico Trung Quốc Ấn Đô • Thái Lan Diện tích (triệu ha) 27,04 12,07 6,95 20,80 5,86 1,64 Năng suất (tấn/ha) 7,2 1,9 1,9 4,3 1,5 2,5 Sản lượng (triệu tấn) 194,12 23,50 13,04 89,92 8,98 4,04 %Diện tích trồng cây ngũ cốc 42 61 69 23 6 14 Xuất nhập khẩu (triệu tấn) 51,78 -0,29 -3,78 3,42 -0,94 1,21 BQ/đầu ngữời (kg/nãm) 488 166 182 70 11 55 Nguồn : CIMMYT (VVorld Maize Facts and Trends 1991-1992). 3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ Ở VIỆT NAM Ở Việt Nam, sản xuất lương thực luôn là một nhiệm vụ rất quan trọng trong trưởc mắt và lâu dài, được nhà nước ưu tiên hàng đầu trong chiến lược sản xuất nông nghiệp. Người có câu : "Vua thì lấy dân làm gốc Dân thì lấy án làm trời" Dân mà không no thì đất nước không thể yên ổn được. Trong sản xuất cây lương thực mà ông cha ta bằng mồ hôi và nước mắt đã tổng kết được nhiều kinh nghiệm trong nhiều thế kỷ chống chọi với thiên nhiên, đã sắp xếp thứ tự cây lương thực được sản xuất trên mảnh đất này một cách rất thông minh và chuẩn xác là: lúa, ngô, khoai, sắn. Sau cây lúa rõ ràng vị trí cây ngô ngày càng được coi trọng. Ngô là cây lương thực thứ hai sau cây lúa, đồng thời là cây màu số một. Ngay cả khi được mùa thì cây ngô vẫn được coi trọng bởi vì : Được mùa chớ phụ ngô, khoai". Ở nước ta, ngô là cây trồng nhập nội, và mới được đưa vào trồng khoảng ba trăm năm. Song cây ngô được trồng trong điều kiện sinh thái rất khác nhau từ 8 - 23° B. Địa bàn trồng ngô trải rộng trên nhiều vùng và bị chia cách rõ rệt về địa hình, thời tiết, khí hậu, thuỷ vãn... Ngay trong một vùng, sự biến động về mùa 12
  • 15. vụ trong năm cũng lớn và phức tạp. Ngô được trồng hầu hết trong các vùng và các vụ tuỳ thuộc vào tác động đồng thời của chế độ nhiệt, lượng mưa và phương tiện tưới tiêu sẵn có. Cho tới cuối thế kỷ 19, tại các nước Đông Dương, sản xuất ngô vẫn ít được chú ý. Chỉ tới đầu thế kỷ 20 mới có những thay đổi lớn trong việc phát triển sản xuất ngô. Do chính sách bóc lột thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ, ngô hạt chủ yếu được xuất khẩu sang Pháp và trở thành loại thức ăn rẻ tiền cho gia súc. Số lượng ngô hạt xuất khẩu tăng từ 16.000 tấn năm 1905 đến 84.000 tấn năm 1910 và 140.000 tấn năm 1929 (kể cả Lào và Campuchia). Trong đó Bắc bộ và Trung bộ cung cấp 2/5 sản lượng ngô xuất khẩu : 54.700 tấn năm 1928; 55.8000 tấn năm 1929. Trước đại chiến thế giới lần thứ 2, mức xuất khẩu ngô hạt hàng năm của nước ta đã lên mức xuất khẩu kỷ lục : tới 400.000 tấn, năm 1937 đạt cao nhất - hơn 600.000 tấn. Hầu hết được xuất khẩu sang Pháp, Nhật Bản và châu Phi. Bảng 3. Sản xuất ngô tại Việt Nam Nãm Diên tích (10ễ 00 ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lương (1000 tấn) BQ ngô hạt/người (kg) Sản lượng ngô/sản lượng L.thực (kg) 1939 119,0 1,18 140,0 14,43 5,17 1955 174,8 1,11 194,7 14,04 4,94 1965 240,7 1,14 275,0 5,84 2,40 1975 267,1 1,04 278,4 8,09 2,97 1980 389,6 1 1 0 428,8 7,80 2,85 1981 384,6 1 12 428,6 7,79 2,60 1982 381,3 1,14 438,0 8,03 2,71 1983 373,9 1,23 460,9 8,94 2,94 1984 383,5 1,37 524,8 9,80 3,21 1985 392,2 1,49 584,9 9,15 3,04 1986 393 6 1,42 559,3 1987 404,2 1,39 562,7 1988 510,6 1,59 814,8 1989 504,0 1,64 840,2 1990 492,6 1,71 842,2 1991 447,6 1,50 672,0 1992 457,4 1,60 707,0 1993 ' 500,2 1,80 900,0 1994 511,0 1,90 1.000,0 1995 520,0 2,20 1.150,0 15,5 4,00 1996 (ước) 2,17 1.230,0 13
  • 16. Có thể nói, lịch sử nghề trồng ngô của thế giới là quá trình phát triển đi lên, với năng suất ngô hạt tăng nhanh, thì lịch sử trồng ngô ở nước ta qua các thời kỳ, các giai đoạn .lịch sử (tuy chưa được ghi chép đầy đủ, rõ ràng) là một sự phát triển không vững vàng, không đều giữa các vùng, đặc biệt có giai đoạn rất trì trệ và không tương xứng với tiềm năng sẩn có của cây ngồ và điểu kiện tự nhiên nước ta. Bắt đầu từ thập kỷ 80, đặc biệt từ thời kỳ 1991 - 1995, cây ngô ở nước ta đã phát triển mạnh mẽ cả 3 m ặt: diện tích, năng suất và sản lượng. Nếu như những năm 1980 - 1990, sản lượrig ngô cầ nước chỉ đạt trên dưới nửa triệu tấn, thì sản lượng ngô ngày nay đã tăng gấp độL_đạt cao nhất là năm 1996 (1,23 triệu tấn) (bảng 3). Nước ta có thuận lợi ở đâu cũng có thể trồng được ngô. Đối với vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên, cây ngô là cây lương thực chính của đồng bào các dân tộc. Trong thời kỳ 1991 - 1995, nước ta có tốc độ phát triển sản xuất ngô tăng rất mạnh, đạt 4,7% về diện tích; 5,76% về năng suất và 10,74% về sản lượng (bảng 4). Trong giai đoạn 5 năm 1991 - 1995, cây ngô được phát triển rất mạnh ở khu 4, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, dần dần hình thành vùng ngô hàng hoá. Tốc độ phát triển diện tích ở các vùng trên là 6,4%, 9,7% và 10,8%. Tuy nhiên cũng có vùng tốc độ phát triển diện tích còn chậm như Tây Nguyên 1,1%, đồng bằng sông Hồng 1,9%. Bảng 4. Tốc độ phát triển sản xuất ngô ở Việt Nam qua các giai đoạn Giai đoạn Diện tích (%) Năng suất (%) Sản lượng (%) 1980-1985 0,39 5,97 6,30 1986-1990 1,67 1,06 2,76 1991-1995 4,70 5,76 10,74 Nguồn : Số liệu của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Hiện nay diện tích ngô ở ta chiếm gần 10% diện tích canh tác và chiếm từ 0,3 - 0,38% diện tích trồng ngô của thế giới. Nếu so sánh chỉ tiêu ngô hạt/đầu người thì năm 1995 Việt Nam 15kg/năm; còn ở các nước khác trong khu vực : Philipin 78kg, Trung Quốc 70kg, Thái Lan 55kg, Indonexia 30kg. Về thâm canh, năng suất ngô ở nước ta hiện nay còn rất thấp. Nếu như năng suất năm 1995 đạt cao nhất là 2,2 tấn/ha, thì cũng chỉ bằng 50% năng suất ngô của thế giới. Các vùng miển núi, trung du và duyên hải miền Trung, nâng suất ngô chưa vượt ngưỡng 2 tấn/ha. Những vùng có tốc độ tăng năng suất khá là đồng bằng sông Cửu Long 10,5%; Đông Nam Bộ 1ì%... Về sản lượng, năm 1996 đạt 1,23 triệu tấn, chiếm 4% tổng sản lượng lương thực. Vùng núi và trung du chiếm tỉ lệ cao nhất (32,7%), Đông Nam Bộ 18% đồng bằng sông Hồng : 17,5%, Tây Nguyên 9,3%, đồng bằng sông Cửu Long 7%, còn lại là các vùng khác. Tốc độ tăng sản lượng đạt cao nhất là đồng bằng sông Cửu Long 14
  • 17. 22,5%, Đông Nam Bộ 21,8%. Duyên hải miền Trung 12%. Trong khi ở Tây Nguyên là 3,9%, đồng bằng sông Hồng là 6,2%. Nét độc đáo trong sản xuất ngô là sự sáng tạo của nông dân đưa cây ngô vào sản xuất vụ đông trong hệ thống canh tác 3 vụ trên đất 2 vụ lúa ở miền Bắc. Khi biết đến cách làm này, các nhà khoa học nghiên cứu về ngô của thế giới đến ngạc nhiên và tỏ lòng khâm phục. Diện tích ngô vụ đông năm 1992-1993 đạt 88.500 ha, sau 4 năm đạt 117.500 ha, tốc độ tăng bình quân về diện tích là 7,3%, về năng suất là 9%, về sản lượng là 17%. Tỉnh Vĩnh Phú (cũ) là tỉnh điển hình về sản xuất và thâm canh ngô vụ đông. Cây ngô tăng vụ trên đất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long cũng đang mở ra triển vọng lớn ở An Giang, ngô trên đất 3 vụ tại huyện Tân Châu đạt 7 tấn/ha, trên đất sau lúa nổi ở huyện Châu Phú đạt 8 tấn/haỗ Trong thâm canh, chúng ta.đã chú ý mở rộng diện tích trồng giống ngô lai, đây là con đường ngắn nhất đểHrlhanh chóng đạt sản lượng cao. Ngô lai là nguồn động lực mới, một nhân tố mới, một định hướng chiến lược trong chương trình nghiên cứu và phát triển ngô ở Việt Nam. Trong vòng 4 năm từ 1993 đến 1996, tỉ trọng ngô lai đã tăng tỊừ 12% năm Í993, lên 40% năm 1996 về diện tích, đạt tốc độ bình quân là 57,5%; về năng suất đạt tốc độ tăng 3,7%; về sản lượng đã tăng từ 24% năm 1993 lên 74% năm 1996, đạt tốc độ tăng bình quân 62,2%. Tỉnh Đồng Nai có diện tích trồng ngô lai lớn nhất cả nước, đạt 68.000 ha, chiếm tỉ lệ 97% diện tích trồng ngô toàn tỉnh. Bà Rịa - Vũng Tàu trồng được 12.500 ha chiếm tỉ lệ 83,3%; Trà Vinh 2.000 ha chiếm 80%; Hà Tây 15.000 ha chiếm 68%; An Giang 5.700 ha chiếm 66%... Như vậy trong những năm qua, cây ngô đã được chú ý phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu, những tiến bộ kỹ thuật đặc biệt về giống ngô đã được áp dụng, hệ thống canh tác trong đó có cây ngô ngày thêm phong phú, đa dạng. Nhưng trước yêu cầu mới của việc phát triển chăn nuôi trong nền công nghiệp phát triển đến năm 2000, phấn đấu đạt sản lượng thịt khoảng 1,5-2 triệu tấn. Cho nên khi sản xuất lúa đã tạm ổn định, cây ngô đã trỏ thành cây trồng quan trọng nhất cần tập trung nguồn lực đẩy mạnh sản xuất ngô, vì nếu sản xuất như hiện nay không có chuyển biến mới có thể nước ta sẽ trỏ thành nước nhập khẩu ngô. Phương hướng sản xuất ngô năm 1997 - 2000 là phát triển với tốc độ cao cả về diện tích lẫn thâm canh trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học, nhất là ưu thế lai của giống và chuyển dịch cơ cấu sản xuất trổng trọt đáp ứng cơ bản nhu cầu về thức ăn gia súc và có nguồn lương thực dự phòng đối với miền núi vùng cao, vùng xa còn nhiều khó khăn. Mục tiêu cần đạt là : diện tích trông ngô đến năm 2000 thực hiện 721.000 ha, tốc độ binh quán 6,25%/năm; năng suất đạt 34,8 ta/ha, đạt tốc độ tăng 12,2%/năm; sản lượng đạt 2,51 triệu tấn, đạt tốc độ tăng 19%/năm. 15
  • 18. Chương 2 NGUỒN GỐC VẤ PHÂN LOẠI NGÔ Ngô là cây ngũ cốc chính cổ nhất, phổ biến rộng, cho năng suất cao, có giá trị kinh tế lớn của loai người. Vì vậy nguồn gốc cây ngô đã là chủ đề của rất nhiều nghiên cứu nhằm trả lời 3 câu hỏi : Cây ngô được bắt nguồft từ đâu ? ở đâu ? và khi nào ? Đến nay về 2 vấn đề sau các ý kiến tương đối thống nhất và có liên quan đến lịch sử thuần hoá cây ngô. Những nghiên cứu về nguồn gốc cây trồng của Vavilop (1926) đã cho rằng : Mexico và Peru là những trung tâm phát minh và đa dạng di truyền cây ngô. Mexico là trung tâm thứ nhất (trung tâm phát sinh), vùng Andet (Peru) là trung tâm thứ hai, nơi mà cây ngô đã trải qua quá trình tiến hoá nhanh chóng. Nhân định này của Vavilop được nhiều nhà khoa học đồng tình ủng hộ (Galinat, 1917; Wilkes, Wikes, 1988; Kato, 1984, 1988...)• Đặc biệt Harshberger năm 1893 (theo Wilkes, 1988) đã kết luận cây ngô bắt nguồn từ Mexico và từ một loại cây hoang dại ở miền trung Mexico trên độ cao 1500m của vùng bán khô hạn có mưa mùa hè khoảng 350mm. Những kết luận này rất nổi tiếng vì đã mô tả chính xác địa bàn này của Mexico, nơi ông chưa hề đến, nơi các cây họ hàng hoang dại của ngô và ngô đã sống và được xác định bằng các bằng chứng khảo cổ. Người ta đã tìm thấy hoá thạch hạt phấn ngô Tesinte và Tripsacum trong khia quật ở Bellas A rté - thành phố Mexico. Mẫu phấn ngô cổ nhất được tìm thấy ở độ sâu 70 mét và xác định vaò niên đại sông Băng, ít nhất cách đây từ khoảng 60.000 nám - 80.000 năm. Hạt phấn củií Tripsacum được tìm thấy ở độ sâu 74m; còn của Teosinte ở khoảng từ 3-6m. Những khai quật ở hang động Bát (Batcaves) của nam Mexico đã cung cấp nhiều thông tin về nguồn gốc cây ngô. 1. VÙNG VÀ THỜI ĐIỂM PHÁT SINH CÂY NGÔ Có thể biểu diễn các thông tin này theo sa đồ sau : „ Naltel < Chapalote chico Harinoso de Guatemala Bolita Tepecintle • - Reventador- *. Teosinte -►Chapalote Teosinte Tablonicillc . Harin.oso de..pcho 16
  • 19. Ở đây người ta đã tìm thấy cùi ngô dài 2 - 3cm và đã xác định tuổi vào khoảng 3600 năm trước Công nguyên. Khai quật ở động La Perra, đông bắc thành phố Mexico đã chỉ rõ chuỗi tiến hoá qua các lớp từ thấp đến cao của các hoá thạch tích tụ. Các nòi Naltel hiện đang tồn tại được xuất hiện sớm nhất, vào khoảng 2500 nãm trước Công nguyên. Các khai quật khác ở hang động Chihuahua và Sonora đã phát hiện các dạng bắp được coi là nguyên mẫu của nòi nguyên thuỷ hiện nay vẫn còn tồn tại ở Mexico khác là Chapalote và Harnoso de Guatemala. Những bằng chứng đó khẳng định Mexico là trung tâm phát sinh cây ngô. Ngô được người châu Âu biết đến sau chuyến thám hiểm phát hiện ra châu Mỹ của Columbus(1492). Vì vậy các hoạt động có liên quan đến cây ngô trước thời điểm này gọi là thời kỳ tiền Columbus. Khi phát hiện ra châu Mỹ thì cây ngô đã được trồng rộng rãi ở châu lục này, phân bố từ đông nam Canada đến đông nam Chilê ở Nam Mỹ. Ngô đã được các bộ tộc thổ dân da đỏ như : Atecs, Mayas, Incas... nay thuộc các nước Mexico, Peru, Ecuador và Bolivia trồng rộng rãi để nuôi sống họ. Thực tế cây ngô đã gạn bó với cuộc sống người dân bản xứ Trung Mỹ. Ngô được suy tôn như bậc thần thánh, được cúng tế lúc gieo trổng, khi thu hoạch, thậm chí còn được coi như đã sinh ra loài người. Người ta đã tìm được những vật dụng của người tiền sử như tiểu sành, tượng thánh, các hình đắp nổi với các bắp ngô và cây ngô. Có thể nói : trước khi Columbus tìm ra châu Mỹ-, từ Trung Mỹ, ngồ đã phát triển đến gần cả phía Bắc và Nam Mỹ, trên những giới hạn có thể trồng được ngô. Do sự cách biệt của biển cả mà ngô không thể vượt qua được, nên tách biệt với phần còn lại của thế giới. Cho đến khi vượt Đại dương sang châu Âu và các châu lục khác, ngô đã phân hoá mạnh thành các dạng di truyền, thành các quần thể khác nhau phân bố ở các miền khác nhau ở châu Mỹ. Ngô bọc được thay thế bởi những hạt trần; từ dạng ngô có nhiều bắp, hạt nhỏ xếp xoáy trôn ốc, được thay thế bằng những dạng có bắp lớn hơn, có số hàng hạt thẳng, hạt cũng lớn hơn. Từ chỗ tế bào nội nhũ hầu hết là sừng với những hạt tinh hột hình đa diện nằm sát nhau, chỉ ở giữa có một ít tinh bột, đến chỗ kích thước hạt lơn hơn kèm theo việc tăng tế bào phân bố khác nhau trong hạt, do đó xuất hiện các dạng ngô tẻ, ngô răng ngựa, ngô bột, đổng thời tồn tại ngô nổ mà nội nhũ hầu hết là sừng. Tuy nhiên về địa điểm phát sinh cây ngô còn một số giả thuyết khác nhau, mặc dù các giả thuyết này ít được người ta quan tâm vì chưa đủ bằng chứng để khẳng định. Các thông báo này gọi là sự tồn tại tiền Columbuscủa cây ngô. Jeffreys (1953, 1963, 1964) cho rằng ngô bắt nguồn từ châu Phi; hoặc ở châu Á (Stoner và Anderson, 1949; Suto và Yoshida, 1956; Li, 1961) và ở châu Âu (Sancer, 1960). ĐẠI HỌCTHẤÌ N G UYỄN! THU* TRƯỠVlb bẠIKỌẶM HÕNo' I 17
  • 20. 2. NGUỒN GỘC DI TRUYỀN c â y n g ô Để hiểu được bản chất nguồn gốc cây ngô, cần thiết phải nghiên cứu những họ hàng gần gũi của nó về hình thái giải phẫu và hình học. Trong số họ hàng gần gũi nhất của cây ngô có 2 cây quan trọng còn tồn tại hiện nay là Teosinte và Tripsacum. Cho tới nay có 6 giả thiết về nguồn gốc di truyền cây ngô. Có thê tóm lược như sau : 1) Là con lai giữa Teosinte và thành viên không rõ thuộc chi Andropogoneae. 2) Là con lai nhị bội tự nhiên giữa các loài Á châu thúộc chi Maydeae và Andropogonae. 3) Là con lai giữa ngồ bọc, Teosinte và Tripsacum. 4) Là con lai giữa ngô bọc Trung Mỹ và Tripsacum Trung Mỹ với Teosinte. 5) Ngô, Teosinte và Tripsacum bắt nguồn riêng từ một dạng tổ tiên chung. 6) Teosinte là nguồn gốc của ngô sau một hoặc nhiểu đột biến. Giả thuyết coi ngô là con lai giữa Teosite và một thành viên thuộc chi Andropogoneae của Harshberger (1896) và Colin (1912), đề xuất ít được ủng hộ, vì không thể xác định được thành viên thuộc chi Andropogoneae. Giả thuyết coi ngô có nguồn gốc Á châu của Anderson (1954) dựa trên thực tế là ngô có 2n = 20 nhiễm sắc thể, có thể là kết quả của việc lai giữa 2 loài Sorghum (Cao lương) và Coix... (cao lương và Coix có bộ nhiễm sắc thể 2n = 10). Luận thuyết này bị một số nhà nghiên cứu bác bỏ vì thiếu bằng chứng về sự tồn tại của ngô tiền Columbus ở châu Á và các loài cao lương với 2n = 10 nhiễm sắc thể có hình thái hoàn toàn khác cây ngôế Gần đây, khi người ta phát hiện loài cây Elyonurus có 10 nhiễm sắc thể giống như ngô thì đã làm hồi sinh giả thuyết này. Giả thuyết thứ 3 và thứ 4 được gọi là thuyết ba phần (The tripartite theory) của Mangelsdorf và Reeves (1939) đề xuất. Giả thuyết này cho rằng ngô bắt nguồn từ ngô bọc nguyên thuỷ được lai với Teosinte hoặc với Tripsacum tạo nên ngô Trung Mỹ và Bắc Mỹ. Và rằng Teosinte là con lai giữa ngô Nam Mỹ với Tripsacum Trung Mỹ. Gần đây Mangeldorf (1958) đã cải tiến thuyết ba phần và cho rằng ngô nguyên thuỷ bắt nguồn từ lai giữa ngô boc và ngô nổ. Đồng thời cũng chính tác giả đã nhấn mạnh vai trò của Teosinte và Tripsacum trong quá trình tạo nên các dạng hình phong phú của cây ngô hiện đại ngày nay. Giả thuyết coi cây ngô, Teosinte và Tripsacum bắt nguồn từ tổ tiên chung được Weatherwax đề xuất lần đầu tiên vào năm 1955. Hiện nay ba loài cây trồng này vẫn tồn tại ở châu Mỹ. Tripsacum và Teosinte là các cây cỏ dại, còn ngô thì có hạt ăn được, được con người chú ý và thuần hoá phát triển trở thành cây trồng cung cấp lương thực cho thổ dân da đỏ. Dạng ngô loại này hiện nay đã biến mất khỏi hệ thực vật hoang dại. Thuyết Teosinte (Beadle, 1939; Langham, 1940; Langley, 1941) cho rằng một hoặc nhiều đột biến đã xảy ra với cây Teosinte (còn gọi là Euchleana mexicana) đã 18
  • 21. làm thay đổi một vài cấu trúc mà tạo nên cây ngô nguyên thuỷ. Thực tế có nhiều điểm tương đồng giữa cây Teosinte hàng năm và Teosinte lâu năm (ở châu Mỹ hiện nay có 2 loại Teosinte là Teosinte hàng năm và Teosinte lâu năm) với cây ngô cả về hình thái, tế bào và di truyền. VI thế chúng có thể lai với nhau và cho ra con lai hữu dục. Cũng chính vì vậy người ta đã chuyển gọi cây Teosinte từ Euchleana mexicana thành Zea mexicana. Wilkes (1958) cho rằng những thay đổi trong cây ngô từ hoang dại đến thuần chủng là một quá trình trộn lẫn với Teosỉinte hơn là các biến cố đột biến. Ông cũng cho rằng Tripsacum không đóng vai trò gì trong nguồn gốc và tiến hoá cây ngô. Tuy nhiên cũng có một số câu hỏi phải trả lời đặc biệt về các bằng chứng khảo cổ để khẳng định Teosinte là tổ tiên cây ngồ. Như vậy ngữợc với các lý thuyết về nguồn gốc di truyền cây ngô, cho tới nay vẫn chưa tìm thấy và vẫn chưa khẳng định được tổ tiên chính xác của cây ngô. Song điều quan trọng nhất là hình thành vô số loài phụ, các thứ và nguồn dị hợp thể của Gây ngô, các dạng câỵ và biến dạng của chúng đã tạo nên cho nhân loại một loài ngũ cốc có giá trị cao đứng ngay bên cạnh lúa mì và lúa nước. 3. LỊCH SỬTHUẦN HOÁ VÀ SỰDƯ NHẬP CỦA CÂY NGÔ TRÊN THẾ GIỚI Người châu Âu chỉ biết đến cây ngô sau khi đã tìm ra châu Mỹ, những có sự đóng góp rất lớn chò sự phát triển tiếp theo của cây ngô. Sơ đổ nguổn gốc cây ngô (theo Mangeldorí, 1953) Theo Colombus, ngày 6/11/1492, khi đặt chân lên Cuba và Dominica, ông đã lần đầu tiên nhìn thấy cây ngô, mà thổ dân da đỏ địa phương gọi là Mahix. Năm 1494, trong chuyến thám hiểm thứ hai ở châu Mỹ của Columbus, cây ngô được đưa lần đầu tiên về Tây Ban Nha, và đã bắt đầu góp phần mang lại nền văn minh cho châu Âu. Người châu Âu đã nhanh chóng nhận biết giá trị lương thực của cây ngô và nhanh chóng phổ biến rộng rãi vì cây 'ngô dễ trồng, dễ chăm sóc, dễ thu hoạch, lại cho năng suất cao, ăn ngon với giá trị dinh dưỡng cao. 19
  • 22. Từ khoảng năm 1511-1516, cuốn sách đầu tiên viết vể cây ngồ đã được Petter Martyr cho ra đời. Năm 1532, lần- đầu tiên cây ngô được trưng bày trong bảo tàng ở Florence (Ý), sau đó ngô được trồng rộng rãi khắp nước Ý. Sau đó bằng con đường thuỷ, ngô đã lan dần sang các lục địa của thế giới cũ. Năm 1517 ngô đã xuất hiện ở Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Đức. Sau đó là Nam châu Âu và Bắc Phi. Năm 1521 ngô đến Đông Ấn Độ và quần đảo Indonesia. Năm 1560 ngô đến Trung Quốc. Ở châu Á và châu Phi cũng có tài liệu nói đến cây ngô trước lúc Columbus tìm ra châu Mỹ. Tại Đông Bắc Ấn Độ cũng tìm thấy những giống ngô rất cổ, có nhiều bắp nhỏ khác hẳn so với ngô ở châu Mỹ. Ở châu Á có nhiều giống ngô nếp không hề thấy có ở châu Mỹ. Vì vậy có ý kiến cho rằng ngô có thể có quê hương thứ hai ở châu Á. Tuy nhiên khảo sát nhiều giống ngô đá vàng phổ biến ở Đông Nam châu Á có thể xếp vào nhóm ngô đá ở vùng phát sinh Trung Mỹ. Từ đó khẳng định ngô đá ngày nay ở châu Á là do được mang về từ châu Mỹ. Ngô vào Việt Nam có thể thông qua 2 con đưò[ng : từ Trung Quốc và từ Indonesia. Theo nhà bác học Lê Quý Đôn nêu trong "Vân đài loại ngữ" thì vào khoảng cuối thế kỷ 17, Trần Thế Vinh, người Tây .Sơn đi sứ Trung Quốc thấy loại cây mới này, đã mang về trồng ở Sơn Tây và gọi cây đọ là ngô. Cũng có tài liệu cho rằng vào cuối thế kỷ 15, ngô được đưa vào Indonesia sau đó được chuyển vào Đông dương và Miến Điện. Tại Miến Điện, nhò tác động của điều kiện tự nhiên và kỹ thuật gieo trồng lâu dài đã phát triển một trung tâm phụ của cây ngô. Từ các dạng ngô châu Mỹ nhiệt đới đã hình thành loài phụ ngô nếp và lan rộng khắp vùng châu Á. Cuối thể kỷ 20 ngô nếp lại phổ biến trở về châu Mỹ và châu Âu. 4. PHÂN LOẠI THỰC VẬT CÂY NGÔ Ngô có tên khoa học là Zea mays L. (Zea là từ Hylạp để chỉ cây ngũ cốc và Mays từ "Mahix" - là tên gọi cây ngô của thổ dân da đỏ châu Mỹ). Cũng có thể từ "Mays" bắt nguồn từ chữ Maya" là tên một bộ tộc da đỏ ở vùng Trung Mỹ - nơi xuất xứ cây ngô. Zea thuộc chi Maydeae, họ hoà thảo (Gramineae). Hiện nay thế giới có 2 cách phân loại đối với Zea : Theo Wilkes (1967) thì ngô ở trong nhóm Zea nên có tên khoa học là Zea mays Line. Còn theo Iltis và Doebly (1984), nhóm Zea có nhiều loài phụ (subspecies) nên tên khoa học của cây ngô phải là : Zea mays subsp. mays. V Từ loài Zea mays Line, dựa vào cấu trúc nội nhũ của hạt, ngô được phân thành các loài phụ sau : - Zea mays L. subsp. indurata Sturt : ngô đá rắn - Zea mays L. subsp. indentata Sturt : ngô răng ngựa 20
  • 23. - Zea mays L. subsp. ceratina Kulesh : ngô nếp - Zea mays L. subsp. sacharata Sturt : ngô đường - Zea mays L. subsp. everta Sturt „ : ngô nổ - Zea mays L. subsp. amylecea Sturt : ngô bột Sau đó dựa vào màu hạt và màu lõi của các loài phụ để phân thành các thứ (varieta) như sau (bảng 5 ) : Bảng 5. Khoá xác định thứ của các loài phụ ở cây ngô Tên nhóm Màu hạt Màu lõi Tên thứ (varieta) 1 2 3 4 Ngô nếp (Zea trắng trắng var. alboceratina Kulesh et Kozhuh mays LVễỒÈiSp sèraiina Kulesh) • vàng đỏ trắng trắng-đỏ var. luteoceratina Kulesh et Kozhuh var. rubroceratỉna Kulesh et Kozhuh Ngô đá rắn (Zea trắng trắng var. alba AI mays L. subsp. Indurata Sturt) trắng vàng nhạt đỏ trắng var. erytholipis Kom var. vulgata Kom vàng nhạt đỏ var. rubropaleata Kom vàng có gạch đỏ ở chân râu hạt trắng var. rubropaleata Kom nâu vàng trắng var. philipi Kom đỏ trắng var. rubra Bonaf r đỏ gạch trắng var. latericia Kulesh et Kozhuh tím trắng var. violacea Kom đỏ tím đỏ var. rubroviolacea Kom xanh da trời trắng var. cyanea Kom đen var. nigra AI vàng da cam var. aurantiaca trắng với những vạch đỏ var. dierythra Kom vàng với những vạch đỏ var. versịcoìor Bonaf trắng và vàng var. alboflava Bonaf đen và đỏ var. nigrorubra Kom nhiều màu sắc var. multicolor AI 21
  • 24. 1 2 3 4 Ngô răng ngựa trắng trắng var. leucodon AI (Zea mays L. trắng đỏ var. alburubra Kom subsp. indentala Sturt) đầu hạt trắng mặt bên vàng đo var. alboapicularis Kulesh et Kozhuh vàng trắng var. xanthodon AI vàng' đỏ var. f ĩavorubra Korn vàng ngà var. crocodon Korn ngà mặt bên đỏ trắng var. lutesapicularis Kulesh et Kozhuh đầu vàng hay đỏ đỏ var. pyrodon AI xanh var. cyanodon Korn trắng với các đỏ var. rubrovestita Korn vạch đỏ '• trắng với các trắng var. striatidens Korn vạch đỏ • vàng với các vach trắng var. rubrostriata Kom đỏ > vàng với các vach đỏ var. rubrovelata Kom đỏ hạt có màu khác var. soikilodon Korn nhau Ngô đường (Zea trắng trắng var. dulcis Korn mays L. subsp. trắng đỏ var. subdulcis Kulesh et Kozhuh sạccharata trắng $turt) vàng var. f,lavodulcis Kulesh et Kozhuh hồng (đỏ nhạt) trắng var. rubentidulcis Korn - hồng (đỏ nhạt) đỏ var. subrubentidulcis Kulesh et Kozhuh đỏ trắng var. rubrodulcỉs Korn tím var. lilacinodulcis Korn xanh var. cocruleodulcis Korn đen trắng var. atratodulcis Kulesh et Kozhuh hạt trong với var. striatodulcis Kom vạch đỏ hạt có nhiều màu var. variodulcis Korn 22
  • 25. Ngô nổ (Zea mays L. subsp. everta Sturt) 1 ngô nổ trắng gạo vàng hạt nhọn đỏ hạt nhọn trắng ngô nổ ngọc châu vàng hạt tròn đầu, đổ hạt tròn đầu, đen trắng trắng trắng trắng var. oryzỉodes Korn var. xanthornis Korn var. oxyornis Korn var. leucornis AI var. gracillima Korn var. haemotornis Korn var. melanormis Korn Ngô bột (Zea mays L. subsp. amylacea Sturt) trắng vàng nhạt hạt đỏ sáng ở các bên đầu vàng trắng trắng: var. nivea Kulesh et Kozhuh var. flavoeremea Kulesh et Kozhuh var. rubroỷlava Kulesh et Kozhuh 5. NGUỒN GEN VÀ s ự ĐA DẠNG DI TRUYỀN Ngô là cây trồng được thu nhập, mô tả và bảo tồn rất tốt từ các trung tâm đa dạng di truyền khác nhau trên thế giới. Từ năm 1943, quỹ Rockefeller đã hợp tác với các nước châu Mỹ latinh để thu nhập nguồn gen ngô từ những trung tâm đa dạng chính, tạo cơ sở cho các tập đoàn ngô ở các nước Mexico, Columbia và Braxin. Kể từ đó với sự nỗ lực của các viện hàn lâm khoa học quốc gia, các hội đồng nghiên cứu ngô quốc gia... mà các công việc thu nhập được mở rộng sang các nước Trung Mỹ, Bắc Mỹ, cũng như các đảo vùng Caribe. Rồi sau đó tập đoàn ngô được bổ sung từ các nước châu Á, châu Phi, châu Âu. Theo Anishetty (1988) thì các tập đoàn chính được bảo tồn ở các trung tâm nghiên cứu Mỹ latinh như sau : CIMMYT (Mexico) INIAP (Mexico) . ICA (Colombia) NSSL (Mỹ) NCPRÍ (Mỹ) PCIM (Peru) INTA (Achentina) CIF (Bolovia) EMBRAPA (Braxin) NIIA (Chile) ICTA (Guatemala) UR (Uruguay) IAN (Paraguay) 12500 mẫu 9000- 6000- 5000- 4225 - 3444 - 3000- 2200- 2150 - 855 - 800- 600- 400- 23
  • 26. Ngoài ra, các tập đoàn nổi tiếng về nguổn gen ngô được giữ ở : VIR (Nga) NIAC (Nhật Bản) PGNC (Canada) IARI (Ấn Độ) INIA (Tây Ban Nha) PCB (BỒ Đào Nha) ORD (Hàn Quốc) 15000 mẫu 26500 mẫu 1700 mẫu 1750 mẫu 1200 mẫu 1100 mẫu 3000 mẫu Bên cạnh đó, các trung tâm tài nguyên di truyền của các nước khác còn lưu trữ một số lượng lớn nguồn gen ngô. Ở Việt Nam, nguồn gen ngô hiện nay được bảo tồn ở Viện nghiên cứu ngô Quốc gia vào khoảng 400 mẫu giống thụ phấn tự do và 3000 dòng. Qua những số liệu về tập đoàn ngô ta thấy sự đa dạng của nguồn gen ngô. Ở Mexico - trung tâm xuất xứ cây ngô có sự đa dạng tối đa. Ở đây có 4 nòi chính được xác lập, đó là : 1. Nhóm nòi bản địa cổ đợi : Nhóm này có thể được xuất phát từ ngô bọc nguyên thuỷ ở Mexico. Các nòi trong nhóm này khác nhau bởi sự phát triển độc lập ở địa bàn và môi trường khác nhau, tuy chúng có một tổ tiên chung. Bốn nòi chính của nhóm này là : Palomero toluqueno, Arrocillo amarillo, Chapalote và Naltel. 2. Nhóm nhập nội tiền Columbus : Các nòi của nhóm này được coi là nhập nội vào Mexico từ Trung Mỹ và Nam Mỹ từ thời tiền sử. Có 4 nòi đại diện là : Cacahuacintle, Harinoso de Ocho, Oloton và ngô ngọt. 3. Nhóm con lai tiền sử : Nhóm này bao gồm các nòi được coi là tạo ra từ việc lai tạp giữa các nòi bản địa cổ đại với các nòi nhập nội tiền Columbus; hoặc giữa hai nhóm trên với Teosinte. Hiện nay còn 8 nòi là : Conico, Reventador, Tablonicillo, Tehna, Tepecintla, Comiteco, Jala và Zapolote chico. 4. Nhóm hiện đại : Bao gồm các nòi phát triển gần đây và chưa đạt đến trạng thái ổn định, tuy nhiên có các đặc điểm phân biệt xác định. Có 4 nòi được gọi là : Chalqueno, Celaya, Conico norteno và Bolita. Chúng có thể có nguồn gốc từ sự lai tạo giữa các nhóm trình bày ở trên. Từ đây ta thấy rõ rằng sự biến dị to lớn đã được xảy ra như thế nào. Đó là các nòi cơ bản sản sinh ra nguồn gen ngô thế giới và sự đa dạng di truyền của nó. Sự đa dạng di truyền ở cây ngô được thể hiện ở tất cả các tính trạng của cây, bông cờ và bắp. Ở các tính trạng cây, sự biến động thể hiện ở chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, các đặc điểm lá (dài lá, chiều rộng lá, số lá trên cây, số lá trên bắp...), màu thân và dạng lóng... Sự biến động ở cờ thể hiện ở độ dài bông cờ, cuống bông cờ, độ dài nhánh, số nhánh cấp 2 và 3, dạng bông cờ. Đặc điểm ở bắp, sự biến động thể hiện qua chiều dài bắp, đườn? kính bắp và số hàng hạt. Đặc biệt sự biến 24
  • 27. động rất đa dạng ở nội nhũ hạt. Từ đây ta phân biệt các dạng ngô răng ngựa, đá rắn, bột, đường, nếp, nổ và bọc. Sự biến động còn thể hiện ở kích thước hạt, màu hạt và chất lượng hạt. Sự phân bố rộng lớn và đa dạng của địa hình châu Mỹ là nguyên nhân chính làm cho cây ngô phát triẻen và phân hoá mạnh. Kết quả là người ta thu được các dạng di truyền quần thể có đặc điểm sinh học khác nhau. Trong thời tiền cổ, cây ngô có hạt trần. Qua quá trình biến đổi, cây ngô có nhiều dạng khác nhau như : hạt nhỏ, có một bắp, có 8-10 hàng hạt. Các dạng ngô ở vùng Trung Mỹ từ Mexico đến Ecuado, có thể chỉ từ một dạng ngô cổ. Loại ngô này cây cao và đốt ngắn, cây cao 3-4 mét, có 25-40 lá, có thời gian sinh trưởng 10 tháng. Ở Maryland loài ngô này cao đến 6 mét, trỗ cờ phun râu trước mùa đông. Ngô ở vùng Trung Mỹ có nhiều dạng khác nhau. Ở miển Trung Mexico có loại ngô chín sớm, cây cao từ 1,7 - 2 mét và có 14-16 lá, bông cờ nhỏ và hạt răng ngựa. Ở vùng Bắc Mỹ có loại ngô răng ngựa, thời gian sinh trưởng dài, có 24-30 lá; hoặc có loại ngắn hơn, có 14-18 lá. Ở miền Nam Mexico có ngô bột và ngô đá... Các dạng ngô kể trên vào cuối thể kỷ 15 có nhiều khả năng phát triển, phân tán sang các châu lục khác theo dấu chân của nền vãn minh châu Âu. Ở Việt Nam, ngô là cây trồng nhập nội, do vậy sự phong phú về nền di truyền và nguồn gen có hạn hẹp hơn. Kết quả đánh giá và phân loại nguồn gen ngô cho thấy : ở nước ta có các nguồn gen ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới. Trong đó, hiện nay ta đang khai thác có hiệu quả nguồn gen nhiệt đới. Theo các nghiên cứu phân loại ngô địa phương Việt Nam (Ngô Hữu Tình, 1995) từ năm 1960 đến nay cho thấy : ngô địa phương Việt Nam tập trung chủ yếu vào 2 loài phụ chính là ngô nếp và ngô đá rắn (bảng ổ)ỗ Sơ đồ khai thác nguổn gen ngô ở Việt Nam Đa dạng di truyền có tâm quan trọng to lớn trong chọn tạo giống ngô, đặc biệt trong chương trình giống lai. Ngay từ khi khoa học chưa phát hiện "ưu thế lai", đa dạng di truyền đã được nền văn minh các bộ tộc Aztec và Maya sử dụng. Trong các lễ hội tôn giáo, người ta thường trộn lẫn các loại ngô khác nhau thu thập từ các bộ tộc với mục đích thu được năng suất cao hơn. Darwin ngay từ nãm 1859 đã nhận định rằng : thế hệ con khoẻ hơn khi lai giữa các giống cây và vật nuôi khác nhau. Ôn đới Cận nhiệt đới Đá Răng ngựa 1/2 RN Đá Ngắn ngày Nguồn gen Lp. Nhiệt đới Trung ngày' Dài ngày Răng ngựa 1/2RN 25
  • 28. East và Hayes (1912) cho b iết: điều kiện dị hợp tử làm tăng sự kích thích phát triên trong con lai và sự kích thích đó sẽ ít hơn khi các gen giống nhau thu được từ 2 bố mẹ. Ý tưởng sử dụng đa dạng di truyền trong sản xuất giống lái để thu được ưu thế lai cao được hầu hết các nhà chọn tạo giống công nhận và sử dụng. Cần lưu ý rằng : ngày nay để đánh giá sự đa dạng di truyền của một loài, người ta không chỉ dựa vào các đặc điểm thực vật học dễ nhận biết và riêng rẽ, mà cần phân tích trên cơ sở nhiều tính trạng để phân biệt các nhóm cách biệt di truyền thông qua các khoảng cách ơclit, kỹ thuật đồng đẳng enzim "izozim", hoặc độ dài của các phân đoạn cắt hạn chế (RFLP- Restriction Flagment Length Polymorphis). Bảng 6. Những kết quả điều tra vê thành phần loài phụ địa phương Việt Nam Năm r p / • ? Tác giả Độ lớn mẫu Đá răn (%) Nếp (%) Loài khác (%) Vùng điều tra 1968 Phạm Đức Cường 1026 71,00 23,00 6,00 Miền Bắc 1970 Phạm Văn Thiều 275 69,07 25,40 5,53 Miển Bắc 1986 Cao Đắc Điểm 74 79,70 17,50 2,80 Hoàng Liên Sơn 1988 Cao Đắc Điểm 37 13,50 68,40 18,10 Tây Nguyên 1991 Luyện Hữu Chỉ 495 76,76 15,55 7,69 Miền Bắc 1993 Trần Văn Minh 30 46,46 33,30 20,00 Miền Trung 1995 Ngô Hữu Tình 150 44,66 44,66 10,68 Viêt Nam • Dựa trên các tính trạng số lượng, sử dụng phương pháp phân tích nhóm (Cluster Analyse), Ngô Hữu Tình (1991, 1995) đã thu được kết quả sau : - Từ 18 mẫu giống đá vàng miền Bắc đã phân tích thành 3 nhóm cách biệt di truyền. - 10 giống đá vàng miền Nam thành 4 nhóm. - 11 giống đá trắng miền Bắc thành 3 nhóm - 10 giống đá trắng miền Nam thành 3 nhóm - 14 giống nếp trắng miền Bắc thành 3 nhóm - 28 giống nếp trắng miền Nam thành 4 nhóm. - 11 giống nếp vàng Việt Nam thành 3 nhóm - 10 giống nếp tím Việt Nam thành 3 nhóm - 9 giống nổ Việt Nam thành 2 nhóm Những kết quả phân tích trên đây đã góp phần gợi ý cho các nhà chọn tạo giống ngô trong nghiên cứu xác định ưu thế lai, khả năng kết hợp và xác định cạp lai. 26
  • 29. Phần thứ hai c ơ sở KHOA HỌC CỦA NHỮNG BIỆN PHÁP TRỔNG NGÔ Chương 3 c o QUAN SINH DƯỠNG CỦA CÂY NGÔ Cơ quan sinh dưỡng của ngô gồm có rễ, thân, lá, làm nhiệm vụ duy trì đời sống cá thể của cây ngô. Hạt được coi là cơ quan khởi đầu của cây, vì khi hạt nảy mầm thì phôi trong hạt sẽ phát triển thành cây. 1. CÂY MẦM Sau khi gieo, hạt ngô phát triển thành cây mầm. Thời kỳ nảy mầm, cây mầm chưa cần hút chất dinh dưỡng từ đất mà chủ yếu sử dụng nguồn dinh dưỡng chứa trong nội nhũ hạtểỞ điều kiện đồng ruộng thích hợp, hạt ngô sau khi hút đủ ẩm, độ ẩm hạt đạt khoảng 45% thì phần lõm ở bụng hạt trương phồng lên, vỏ hạt tại đây nứt ra, từ bao rễ mầm, rễ chính mọc ra và đâm sâu xuống đất. Trên trục của cây mầm, một đầu hình thành rễ cây mầm có nguồn gốc từ rễ mầm của phôi. Rễ mầm gắn liền với xác vỏ hạt nên còn gọi là rễ hạt, sau đó phát triển thành rễ chính (hay còn gọi là rễ mầm sơ cấp), về sau từ rễ chính sẽ hình thành các rễ phụ hay còn gọi là rễ mầm thứ cấp. Rễ chính và rễ phụ là các loại rễ có vai trò rất quan trọng trong đời sống cây ngô, nhất là ở giai đoạn đầu, khi rễ bất định chưa xuất hiện. Bộ phận phía trên hạt phát triển lên trên mặt đất gồm có trụ giữa lá mầm (hay còn gọi là trụ gian lá mầm). Phần đỉnh trụ lá mầm có mấu bao lá mầm ; từ mấu bao lá mầm phát sinh bao lá mầm và bên trong bao lá mầm có thân mầm. Mầm mống của thân phát triển mạnh vượt lên trên mặt đất và đã tách ra bao lá mầm, các lá đầu tiên xuất hiện. Quá trình cây ngô mọc vượt khỏi phần trên mặt đất bắt đầu : hình dáng của cây ngô non lúc này trông giống như cái "mũi chông". Lúc này sẽ kết thúc trạng thái cây mầm để chuyển sang thời kỳ cây sống tự dưỡng. Thời gian từ gieo đến giai đoạn mũi chông phụ thuộc vào độ ẩm, nhiệt độ, độ thoáng của đất, sức sống của hạt và độ sâu gieo hạt. 27
  • 30. 2. HỆ RỄ Ngô là cây có hệ rễ chùm tiêu biểu cho bộ rễ cây hoà thảo. Sau khi hút nước, phần lõm của hạt trương phồng lên, vỏ hạt tại đây nứt ra, bao rễ mầm chính thức mọc ra và đâm xuống đất. Ban đầu, lượng rễ mới mọc nhanh và tăng trưởng mạnh hơn nhiều so với tăng trưởng của thân chồi. Lúc thân chồi dài khoảng l-2cm thì rễ đã dài khoảng 15-20cm. Ở gần thân chồi thì các rễ to và dày hơn, xa thân thì rễ nhỏ dần theo chiều lan rộng và ăn sâu xuống đất. Theo vị trí, thời gian sinh trưởng và chức năng nhiệm vụ, hệ rễ của cây hoàn chỉnh chia làm 3 lo ại: rễ mầm, rễ đốt và rễ chân kiềng. Rễ mầm được mọc từ bao rễ mầm của hạt. Lúc đầu rễ cây mầm này gắn liền với hạt nên còn gọi là rễ hạt. Sau đó là các rễ chính hay còn gọi là rễ mầm sơ cấp. về sau trên rễ mầm sơ cấp mọc ra các rễ phụ hay còn gọi là rễ mầm thứ cấp. Rễ phụ có hình thái tương tự như rễ chính và cùng với rễ chính đâm sâu xuống đất để hút nước và dinh dưỡng cung cấp cho cây ở giai đoạn đầu. Các rễ mầm chỉ tổn tại cho đến lúc cây có 4-5 lá, khi các lớp rễ đốt đã xuất hiện và đảm nhận chức năng hút nước và dinh dưỡng cung cấp cho cây thì rể mầm sẽ teo biến dần. Trụ gian lá mầm (còn gọi trụ giữa lá mầm) là đoạn rất linh động, được giới hạn bởi đầu dưới là điểm xuất phát của rễ hạt, còn đầu trên là lớp rễ đốt đầu tiên của cây ngô. Người ta thấy rằng : nhìn chung khoảng cách từ mặt đất đến đốt ra lớp rễ đốt đầu tiên của cây ngô không thấy đổi cho nên nếu độ sâu gieo hạt dày thì trụ gian lá mầm có thể phát triển kéo dài ra. Ngược lại, nếu hạt gieo nông thì trụ giam lá mầm được rút ngắn lại. Ngô ra lớp rễ đốt đầu tiên lúc 3-4 lá. Các giống chín sớm sau khi mọc 16-17 ngày đã có 2-3 lớp rễ đ ố t; khoảng từ 5-7 ngày sau lại ra một lớp rễ mới. Rễ đốt được mọc theo thứ tự từ dưới lên trên. Các đốt ở phần thân nằm dưới mặt đất rất sát nhau nên bộ rễ coi như một búi rễ. Rễ đốt giúp cho cây ngô hút nước và dinh dưỡng trong suốt đời sống cây ngô. Rễ chân kiềng mọc xung quanh các đốt ở phần thân sát gốc trên mặt đất. Rễ chân kiềng to nhẵn, ít rễ nhánh, không có rễ con và lông hút ở phần rễ nằm trong không khí. Rễ chân kiềng giúp cây chống đổ và bám chặt vào đất. Vì vậy loại rễ này thường được hình thành ờ cuối giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng. Rễ chân kiềng cũng tham gia vào hút nước và thức ăn cung cấp cho cây. Hàm lượng amino axit trong rễ chân kiềng gấp 10-15 lần so với trong thân lá. Trên rễ phụ, rễ đốt và phần nằm trong đất của rễ chân kiềng phát sinh nhiều rễ con mang nhiều lông hút. Nhờ khả năng hướng nước và hướng hoá, rễ ngô có thể tìm nguồn nước và thức ăn một cách chủ động. Rễ ngô có khả năng đâm sâu và lan rộng đặc biệt : lan rộng trên 2 mét, ăn sâu gần 2 mét. Rễ ngô có khả năng phân nhánh phát triển mạnh với sự phát triển đặc biệt của lông hút (ước tính trên lmm 2 bề mặt rễ ngô có hơn 400 lông hút). Vì vậy cả bộ rễ ngô có tổng số bề dài và bề mặt tiếp xúc với đất rất lớn. 28
  • 31. Phạm vi lan rộng và sâu của rễ qua các thời kỳ có khác'nhau. Thời kỳ 3 lá lan rộng 10-12 cm, ăn sâu 18-20 cm. Khi cây có 5-6 lá, rễ lan rộng 30-35 cm, ăn sâu 50- 60 cm. Đến lúc ngô trỗ cờ, rễ lan rộng 60-70 cm, ăn sâu 80-90 cm. Thời kỳ hình thành lan rộng 90-100 cm, ăn sâu khoảng 2 mét. Gặp điều kiện bất thuận, bộ rễ ngô có phản ứng và phát triển không bình thường. Nhìn chung ở đất chua thì bộ rễ ngô ít phát triển ở bề mặt, và thường ít lông hút hơn. 3. HỆ THÂN CHỒI Hệ thân chồi của cây ngô có nguồn gốc từ chồi mầm, bao phủ bởi bao lá mầm nằm trong phôi của hạt ngô. Trục của thân chồi là thân chính, từ thân chính có thể phát sinh ra nhánh hay thân phụ có nguồn gốc từ các mầm nách nằm phía trên các mấu đốt sát mặt đất. Số nhánh biến động từ 1-10 nhánh, nhánh có hình dạng tương tự như thân chính. Trong quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo, sự ra các nhánh của cây ngô hiện nay rất ít gặp trên các giống ngô ở ngoài sản xuất. Cây ngô có đặc điểm có các mầm náchỗĐặc điểm này khác với các cây trong họ hoà thảo. Tất cả các mầm nách từ lá gốc đến mầm bắp trên cùng đều có thể mọc ra mầm bên. 3.1. Thân ngô Thân ngô thường phát triển mạnh, thẳng, cứng, dạng bền chắc. Thân chia làm nhiều gióng. Các gióng nằm giữa các đốt. Tuỳ theo giống, điều kiện khí hậu và kỹ thuật gieo trồng, mà chiều cao thân có khác nhau. Chiều cao thân được tính từ sát mặt đất lên cổ bông cờ. Chiều cao cây cũng như các tính trạng khác của cây ngô có sự biến động rất lớn : thấp nhất khoảng 40-50 cm, trung bình l,8-2,2m, cao nhất 7-8m. SỐ gióng biến đổi từ 6-7 đến 21-22 gióng. Trong điều kiện bình thường, giống chín sớm cao khoảng 1,2 - l,3m và có khoảng 14-15 gióng ; giống chín trung bình cao 1,8 -2m, có khoảng 18-20 gióng ; giống chín muộn cao 2-2,5m, có khoảng 20-22 gióng. Thân ngô có đặc điểm gần gốc gióng ngắn, lên cao, dài và to dần, phát triển nhất là gióng đóng bắp và gióng gần đóng bắp, gióng gần ngọn ngắn và bé dần. Chiều cao yà độ lớn của các gióng như có ảnh hưởng đến độ bám chắc của cây, đến chế độ ánh sáng và quá trình thụ phấn. Gióng gần gốc ảnh hưởng đến tính chống đổ của cây thường có đường kính 3-6cm ; gióng ngọn ảnh hưởng đến chế độ ánh sáng và quá trình thụ phấn thường có đường kính l-2cm. Giống ngô nào có gióng ngọn càng vươn dài thì ruộng ngô càng thông thoáng, do đó có thể tăng mật độ trồng, Bề mặt thân ngô nhẵn và sáng. Trong thời kỳ cây non, lá hoàn toàn bao phủ thân cây và thân ngô nằm dưới mặt đất. Vì vậy; thân ngô thuộc dạng thân chồi và cần chú ý tiêu thoát nước cho cây ngô ở giai đoạn cây non, khi điểm sinh trưởng còn nằm dưới mặt đất.. Khi điểm sinh trưởng vượt khỏi mặt đất (khi ngô có khoảng 6 lá), thì tốc độ sinh trưởng thân nhanh dần lên. Có thể dễ dàng trông thấy rõ thân ngô vào 29
  • 32. thời kỳ cây già, khi bẹ lá vàng khô gãy rời khỏi thân. Đốt thân cây phình ra, dễ nhận thấy. Từ đốt gốc đến đốt thứ 8-10 trên mật đất, đối với giống trung ngày, tại nách lá phía trên đốt thường có mầm bên, Ở những đốt mang mầm nách, phía trên đốt thân có vết lõm rõ rệt, vết lõm luôn luôn ở phía phiến lá bị uốn cong. Đốt mang mầm nách có vết lõm lớn nhấtể Các đốt ở phía trên đốt mang mầm bắp thường tròn và nhỏ, tại đó thường ít thấy mầm nách. Mầm nách gần gốc có thể phát triển thành nhánh. Trường hợp này thường gặp ở loài phụ ngô đá, ngô đường hơn so với ngô răng ngựa và ngô nếp ; cũng như dễ thấy trên đất phì nhiêu hoặc gieo trồng với mật độ dày. 3.2. Lá ngô Lá ngô được mọc trên đốt và mọc đối xứng xen kẽ nhau. Để tạo độ thông thoáng và tận dụng ánh sáng, nên đặt ngô bầu hoặc gieo hạt sao cho các cây trong từng hàng có lá xoè đều sang hai bên về phía hàng cách hàng, không nên để lá xoè ra dọc theo phía cây cách cây. Khi gieo nên đặt rễ mầm hướng ra hai bên hàng, đến lúc lớn lá ngô sẽ toả ra hai bên. Tương tự như số đốt, số lá ngô biến động từ 6-7 đến 21-22 lá tuỳ theo giống và điều kiện tự nhiên. Theo hình thái và vị trí lá trên cây, lá ngô được chia thành các nhóm sau : - Lá mầm : lá đầu tiên khi cây còn nhỏ, chưa phân biệt được phiến lá với bẹ lá, thường được gọi là lá lòng máng. - Lá ngọn : ở phía trên bắp đến giáp bông cờ, khồng có mầm bên ở trên bẹ lá. - Lá thân : có mầm bên ở nách chân bẹ lá. - Lá bi : lá bao bắp làm nhiêm vu che chở, bảo vê cho bắp ngô ở bên trong. Lá ngô trưởng thành gồm các bộ phân : bẹ lá, phiến lá, thìa lìa. 3.2.1. Bẹ lá hay bao lá, cuống lá Bẹ lá không uốn vòng vào nhau, nhưng phủ chặt chẽ lên nhau. Trên mặt bẹ lá có nhiều lông. Bẹ lá làm cho thân cứng thêm, bảo vệ mầm hoa cái ở những đốt mang bắp. 3.2.2. Phiến lá Là bản lá rộng, dài, mép lượn sóng, một số giống mép lá có nhiều lông tơ. Ở khoảng giữa lá thì phiến lá rộng hơn. Trên phiến lá có gân lá kéo dài từ phía bẹ lá đến đầu nhọn cuối lá, ở mặt dưới phiến lá, đường gân lá chạy rõ hơn, ở vai lá thấy nổi rõ vệt trắng. Từ gốc đến khoảng 2/3 chiều cao cây, lá có chiều dài tăng dần, càng về phía ngọn chiều dài lá càng giảm. Lá là cơ quan tiến hành quang hợp. Diện tích lá tăng dần và đạt lớn nhất vào thời kỳ từ ngô trỗ cờ đến hạt ngậm sữa, sau đó do các lá phía dưới héo đi nên diện tích lá giảm xuống. Độ lớn diện tích lá được tính theo công thức Montgomery (1906) như sau : 30
  • 33. „ , , , 3 X Chiều dài lá X chiều rông lá Diện tích lá =--------------------—-----------— ---- 4 Đặc biệt nổi bật là lá ngô có rất nhiều khí khổng. Trung bình một lá có khoảng 2-6 triệu khí khổng. Trên lmm2 lá có từ 500-900 khí khổng. Số khí khổng trên lcn r biểu bì trên là 9300 SỐ khí khổng trên lem2 biểu hì dứơi là 7684 Diện tích lá trung bình 1 cây là 6100 cm2 SỐ khí khổng trung bình 1 cây là 1104.057.850 Kích thước trung bình 1 lỗ khí khổng (tính bằng micromet) : 25,6 X3,3 Diện tích trung bình 1 lổ khí khổng (tính bằng micromet vuông) : 89. Do cấu tạo đặc biệt, nên 2 tế bào đóng mở khí khổng của lá ngô rất mẫn cảm với điều kiện bất thuận. Khi gặp hạn hán, khí khổng khép lại nhanh nên hạn chế một phần thoát hơi nước. Trên phiến lá có nhiều lông tơ, lá cong theo hình lòng máng, nên có thể hứng và dẫn nước từ trên lá xuống gốc ngô dù với lượng mưa nhỏếChỉ với lượng mưa khoảng 7-8mm thì 8% diện tích đất xung quanh gốc ngô ở độ sâu 25- 30cm, lượng mưa trong đất đã chiếm 50-70% tổng lượng mưa. SỐ lá, độ lớn của lá phụ thuộc vào giống, điều kiện thời tiết, kỹ thuật canh tác, mùa vụ ; trong đó giống và điều kiện khí hậu gây nên chênh lệch về số lá nhiều nhất. Giống ngắn ngày có khoảng 15-16 lá, giống dài ngày có trên 20 lá. 3.2.3. Thìa lìa Thìa lìa được coi là sự phát triển tiếp tục của phiến lá. Thìa lìa hẹp, mép bị phân chia, màu tối sẫm. Mày của thìa lìa áp sát vào thân câyỗCả thìa lìa và mày bám khít vào thân làm cho nước từ phiến lá không vào thân cây. Thìa lìa còn có tác dụng làm cho phiến lá toả rộng ra ngoài thân, mở rộng góc tạo thành giữa thân cây và sống lá hoặc đầu mút của lá. Góc lá thẳng đứng, tán bó là điều kiện tốt để tăng mật độ trồng. 4. HẠT NGÔ Hạt ngô thuộc loại quả dĩnh, gồm 4 bộ phân chính : vỏ hạt, lớp aloron, phôi và nội nhũ. Phía dưới của hạt còn có gốc hạt (hay còn gọi là chân hạt) gắn liền với lõi ngô. Khi ngô chín sinh lý thì chân hạt có một lớp sẹo đen. Đây là dấu hiệu đặc trưng của thời kỳ ngô chín. Vỏ hạt bao bọc xung quanh hạt là một màng nhẩn màu trắng, đỏ hoặc vàng tuỳ giống. Lớp aloron nằm sau lớp vỏ hạt bao bọc lấy nội nhũ và phôi. Nội nhũ là bộ phận chính của hạt, chứa đầy các tế bào có giá trị dinh dưỡng cao. Vì là mô dự trữ dinh dưỡng nên cấu tạtb nội nhũ đơn giản và đồng nhất hơn phôi rất nhiều. Tinh bột trong nội nhũ chia thành tinh bột mềm (gọi là tinh bột bột) và tinh bột cứng (gọi là 31
  • 34. tinh bột sừng). Có giống không có tinh bột sừng mà chỉ có tinh bột b ộ t; có giống có cả 2 loại tinh bột trong nội nhũ. Vì vậy đặc điểm tinh bột của hạt là một tiêu chuẩn để phân loại loài phụ ngô. Màu sắc nội nhũ quy định màu sắc hạt ngô cũng là một tiêu chuẩn cùng với màu săc lõi để phân loại các thứ trong từng loài phụ. Tế bào nội nhũ điển hình thường là tam bội (3n) do nhân thứ cấp đã được thụ tinh phát triển thành. Chức phận chủ yếu của nội nhũ là chứa các chất dinh dưỡng để nuôi phôi, bên trong xoang tế bào nội nhũ bao giờ cũng chứa đầy các chất dự trữ. Phôi gồm có ngù (phần ngân cách giữa nội nhũ và phôi). Phần chính của phôi gồm : lá mầm, trụ gian lá mầm, rễ mầm và chồi mầm. Trong 4 thành phần này, lá mầm thường phát triển mạnh nhất. Hình dáng phôi khá thẳng, nằm hơi lồi về một phía bụng hạt, hơi lệch về phía trên noãn. Phôi ngô lớn, chiếm gần 1/3 thể tích của hạt. Bao quanh phối còn có một lớp tế bào xốp giúp cho việc vận chuyển hơi nước từ ngoài vào trong hạt và ngược lại được nhanh chóng. Tỷ lệ và trọng lượng so với toàn bộ hạt của các bộ phận trong hạt ngô như sau : Bảng 5. Tỷ lệ các bộ phận trong hạt ngô Các bộ phận hạt Tỷ lệ so với trọng lượng hạt Vỏ hạt 6-9 Tầng aloron 6-8 Nội nhũ 70-85 Phôi 8-15 Hạt ngô là loại hạt có nhiều bột, nội nhũ chiếm 70-78% trọng lượng hạt với giá trị dinh dương khá cao so với các loại lương thực khác. Vì phôi ngô khá lớn (từ 8- 15%), nên cần chú trọng bảo quản, tránh ẩm mốc, làm hư hỏng hạt. Hạt ngô cấu tạo bởi tinh bột, chất béo, sinh tố và các chất khoáng, ngoài ra còn chứa các loại enzim điều khiển mọi quá trình sinh hoá xảy ra trong hạt. Những chất trong hạt ngô có cấu tạo hoá học không bền, rất dễ bị phân ly khi gặp nhiệt độ cao và độ ẩm thích hợp. Hàm lượrĩg nước trong hạt cũng là nguyên nhân thúc đẩy quá trình biến hoá trong hạt, đồng thời nước còn tạo điều kiện cho sâu bọ và vi sinh vật trong khối hạt phát triển và phá hoại hạt. Do đặc điểm cấu tạo hạt với sự phân bố không cân đối các chất trong các bộ phận hạt dẫn đến nhiều tính chất không ổn định. Phôi ngô chứa 20% tổng số đạm, hơn 80% chất béo, gần 70% tro của hạt, vì vậy phôi ngô được coi là bộ phận không ổn định nhất trong toàn bộ hạt ngô. 32
  • 35. Bảng 6. Thành phần hoá học hạt ngô Thành phần hoá học Ngô nếp (%) Ngô đá (%) Nước 14,67 13,65 Chất có đạm 9,49 9,47 Chất béo 5,18 5,18 Tinh bôt • 65,31 68,02 Chất xơ 3,25 3,61 Chất khoáng 1,23 1,32 Sinh tố 0,08 0,08 Các chất khác 9,04 0,33 Tổng cộng toàn bộ hạt 100,00 100,00 Bảng 7. Thành phần hoá học của các bộ phận hạt (%) Bộ phận hạt Chất đạm Chất béo Tro Tinh bôt 1 c Vỏ hạt 3,21 1,17 4,12 1 - - 8,36 Tổng Aloron 16,67 12,21 9,56 7,15 Nội nhũ 59,98 3,59 11,77 79,52 Phôi 20,14 82,43 74,55 9,97 Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 Vì thế phôi thường là thức ăn thích hợp đối với nhiều loại sâu bọ. Trước hết sâu mọt cắn phá phôi, sau đó ăn vào nội nhũ, gây rất nhiều khó khăn cho công tác bảo quản. Một số chất dinh dưỡng ở hạt ngô cao hơn gạo (bảng 8). Bảng 8. Thành phần hoá học của hạt ngô so với gạo trên 100 gam Thành phần hoá học Gạo Ngô Chất đường (g) 65,0 68,20 Chất đạm (g) 8,0 9,60 Chất béo (g) 2,5 5,20 Sinh tố A (mg) 0 0,05 Sinh tố BI (mg) 0,20 0,28 Sinh tố B2 (mg) 0 0,08 Sinh tố c (mg) 0 7,70 Nhiệt lượng (calo) 340 350
  • 36. c o QUAN SINH SẢN CỦA NGÔ ĐẶC ĐIỂM HOA KHÁC TÍNH CÙNG GỐC 1. ĐẶC ĐIỂM HOA KHÁC TÍNH CÙNG G ốc VÀ sự THỤ TINH Ở NGÔ Ngô là loại cây có hoa khác tính cùng gốc, nghĩa là 2 cơ quan sinh sản đực (bông cờ) và cái (phần bắp) khác biệt nhau, nhưng đều hình thành trốn cùng một cây. Hoa ngô muốn đạt tói chức năng ỉà cơ quan sinh sản thì trước hết phải có sự tiếp xúc hạt phấn rơi ra từ bông cờ với núm nhuỵ (đầu râu ngô phun ra khỏi lá bi). Ở ngô, sự thụ phấn xảy ra theo kiểu hạt phấn của bông cờ này được thụ phấn cho râu của cây khác. Quá trình đó gọi là sự giao phấn (hay còn gọi là thụ phấn chéo). Xét về mặt sinh học, sự giao phấn có giá trị cao hơn sự tự thụ phấn, vì khi giao phấn có thể con cái được hình thành từ những tế bào sinh sản của bố và mẹ khác nhau. Trong quá trình tái tổ hợp, thế hệ sau tích luỹ được nhiều tính trạng di truyền phong phú và cơ thể mới sẽ có khả năng thích nghi tốt hơn với những điều kiện khác của môi trường. Cũng theo quan điểm này, sự giao phấn khác gốc của ngô có giá trị sinh học cao hơn sự giao phấn cùng gốc, vì đặc tính thụ phấn chéo tiến hoá hơn so với đặc tính giao phấn giữa các hoa đơn tính cùng gốc. Cùng với đặc điểm thụ phấn chéo, cần nhân mạnh đến đặc điểm tính đực chín sớm ở quần thể ngô. Hoa tự ngọn là bông cờ được hình thành và phát triển trên thân chính ; hoa cái (mầm bắp) hình thành và phát triển ở các mầm bên thân cây nên phát triển chậm hơn chút ít so với bông cờ trên thân chính. Vì vậy đã tạo ra một sự chênh lệch nhất định về thời gian nở hoa của hoa đực và hoa cái. Sự khác nhau này của các cây trên cùng một ruộng và giữa các hoa trên cùng một cây càng tạo điều kiện để thụ phấn chếo rộng rãi. Vì vậy trong chọn tạo giống ngô phải cách ly nghiêm ngặt. Để từng hoa cái trên mầm bắp có thể hình thành hạt ngô, điều quyết định là hạt phần phải rơi trên râu ngô, hút được dịch dính trên râu ngô và phải nảy mầm để ống phấn mọc dài ra đi dọc theo chiều dài của râu ngồ đến tận túi phôi nằm trong noãn ở gốc râu ngô. Tê bào phát sinh trong hạt phấn phân chia nguyên nhiẫm sinh ra 2 tinh trùng, di truyền ra phía đầu ống phấn, khi giáp tới lỗ noãn, đầu ống phấn vỡ ra, phóng 2 tinh trùng vào noãn, tới túi phôi quá trình thụ tinh diễn ra : - Một tinh trùng đơn bội sẽ kết hợp với noãn cầu đơn bội để tạo thành hợp tử lưỡng bội. - Tinh trùng đơn bội thứ hai kết hợp với nhân thứ cấp lưỡng bội thành tế bào tam bội (3n), là tế bào khởi đầu nội nhũỗ Chương 4 34
  • 37. Quá trình thụ phấn này xảy ra đồng thời, cùng một thời gian như vậy gọi là thụ tinh kép. Toàn bộ quá trình ống phấn mọc dài ra và tiến hành thụ tinh kép diễn ra trong thời gian từ 15-24 giờ kể từ khi hạt phấn rơi xuống râu ngô. Nếu không thực hiện được sự thụ tinh với hoa cái thì ở đó sẽ khuyết hạt, gọi là ngô đuôi chuột, trường hợp này thường xảy ra khi gặp điều kiện bất thuận, việc tạo phấn và tung phấri bị ảnh hưởng xấu hoặc phấn hoa không tiếp xúc được với râu ngô nên không xảy ra sự thụ tinh. 2. CÁC Cơ QUAN SINH SẢN CỦA NGÔ 2.1ệHình thái cấu tạo hoa đực, hoa cái 2.1.1. Hoa tự đực Hoa đực nằm ở đỉnh cây, được xếp theo kiểu chùm gồm một trục chính, trên trục chính phân nhiều nhánh, trên nhánh có nhiều nhánh nhỏ. Số nhánh biến động từ 1-20, nhiều nhất tới 80 nhánh. Tuỳ theo sự phân toả của các nhánh, người ta chia bông cò làm các nhóm : gọn, trung bình hay toả rộng. Hoa đực mọc thành bông nhỏ, còn gọi là bông chét. Các bông nhỏ mọc đối diện nhau trên trục chính hay trên các nhánh. Mỗi bông nhỏ có các cuống ngắn, ngoài cuống ngắn có hai vỏ trấu hình bầu dục ; trên vỏ trấu có gân và lông tơ, vỏ trấu được gọi là mày một và mày hai tương ứng với lá bắc. Mày có màu xanh tím. Màu sắc của mày quy định màu sắc bông cờ. Trong mỗi bông nhỏ có hai hoa : một hoa cuống dài và một hoa cuống ngắn hơn. Ở giữa mỗi hoa có thể thấy dấu vết thoái hoá của nhuỵ ; hoa cái xung quanh có ba chỉ nhị mang ba nhị đực và hai mày cực nhỏ gọi là mày tương ứng với tràng hoa. Bao quanh các bộ phận của một hoa có hai mày nhỏ, mày ngoài là lá bắc hoa và mày trong là đài hoa. Khi chín nếu gặp thời tiết thuận lợi, các mày cực nhỏ phồng lên làm cho phần bao bọc hoa đực giãn ra, các chỉ nhị dài ra, bao phấn tách ra khỏi hoa và nứt vỡ làm tung ra các hạt phấn. Hạt phấn dạng quả trứng có đường kính chừng 0,lmm. Mỗi bông nhỏ có hai hoa, mỗi hoa có ba nhị đực, mỗi nhị đực có một bao phấn, mỗi bao phấn có hai ô hay phòng. Trong mỗi ồ chứa chừng 1000-2500 hạt phấn. Mỗi bông cờ có từ 700-1400 hoa, tổng cộng cho 10-30 triệu hạt phấn. Theo tỷ lệ một tế bào trứng thường cố từ 1- 3 vạn giao tử đực, nếu được thụ tinh thì chỉ tạo thành một hạt ngô. Trên bông cò, các hoa nở theo thứ tự từ trên xuống dưới. Hoa ở phần giữa trục chính bông cờ tung phấn trước sau đó tự tung phấn đi về hai phía ; từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong. Hoa ở gần đầu trục và ở gần đầu nhánh cờ nở trước. Thời gian nở hết hoa một bông cờ trong mùa hè là 7-8 ngày ; mùa đông kéo dài từ 12-15 ngày. Trong đó các hoa sẽ nở rộ vào các ngày thứ 3, 4 và 5. Trong ngày, các hoa thường nở tập trung vào khoảng 7 giờ sáng mùa hè ; mùa đông hoa nở muộn hơn, khoảng 8-9 giờ sángỗBuổi chiều hoa nở ít hơn và nở vào khoảng 16-17 giờ. Hạt phấn rất nhạy cảm với nhiệt độ và độ ẩm ; 35
  • 38. nhiệt độ cao thòi gian tung phấn ngắn. Nếu nhiệt độ trên 35°c, độ ẩm không khí thấp dưới 50% hạt phấn ngô dễ bị chết. Gặp mưa hoặc độ ẩm không khí quá cao, hạt phấn bị bết lại và cũng dễ bị chết. Thích hợp nhất cho phấn ngô tung ra là trời mát mẻ, lặng gió, nhiệt độ không khí khoảng 18-20°c, độ ẩm 80%. Khi rời khỏi bao phấn, sức sống hạt phấn bị giảm nhanh (bảng 9). Bảng 9. Ảnh hưởng của thời gian thụ phấn đến tỷ lệ kết hạt Công thức thí nghiệm (giờ) Tỷ lệ tạo thành hạt (%) Thụ phấn ngay 100,0 12 97,1 24 79,1 36 28,7 48 19,6 72 7,5 2.1.2. Hoa tự cái Hoa tự cái của ngô phát sinh từ nách các lá ở phần giữa thân. Hoa có cuống gồm nhiều đốt ngắn (có trường hợp cuống dài), mỗi đốt trên cuống có một lá bị bao bọc nhằm bảo vệ bắp, lá bi thường không có phiến lá. Trên trục dính hoa cái, hoa cái cũng mọc thành từng đôi bông nhỏ có hai hoa nhưng hoa thứ hai thoái hoá nên chỉ có một hoa tạo thành hạt. Đặc điểm của đôi bông nhỏ, mỗi bông chỉ tạo thành một hàng, quy định số hàng hạt trên bắp ngô thường là số chẵn. Tương tự như ở bông cờ, nhưng cuống và các bộ phận bao ngoài hoa cái ngắn lại và dày lên. Phía ngoài hoa có hai mày, ở loài phụ ngô bọc, hai mày này phát triển bao kín hết hạt. Tiếp đến là mày ngoài và mày trong, ngay sau mày ngoài quan sát thấy dấu hiệu của nhị đực và hoa cái thứ hai bị thoái hoá. Sát bầu hoa là mày cực nhỏ. Phía trên bầu nhuỵ có núm và vòi nhuỵ vươn dài ra thành râu. Trên râu có nhiều lông tơ và tiết ra chất nhựa làm cho hạt phấn dính vào dễ nảy mầm. Sau thụ tinh, râu chuyển sang mầu sẫm rồi héo dần. Thời gian bắp phun râu sau cờ tung phấn từ 3-5 ngày hoặc 1-2 tuần tuỳ theo giống, thời vụ và điều kiện ngoại cảnh. Trường hợp này gọi là tính đực chín trước. Ngược lại tuy ít thấy nhưng cũng có trường hợp phun râu sớm hơn tung phấn một vài ngày gọi là tính cái chín trước. Trên cây, bắp ở trên phun râu trước, bắp ở dưới phun râu sau cách nhau 3-4 ngày. Trên một bắp, hoa cái phun râu theo thứ tự : bắt đầu từ phía dưới gần cuống bắp lên phía trên. Nói cách khác, các hoa phía đỉnh bắp là trẻ nhất. Đặc điểm tính đực chín trước là một nhược điẻm của ngô, vì khi bông cờ bắt đầu tung phấn rộ hoa cái chưa phun râu, khi cờ hết phấn thì hoa cái vẫn phun râu Chính vì vậy, các hoa cái ở cuối bắp thường bị lép không hình thành hạt được. Tuỳ 36
  • 39. theo giống và điều kiện khí hậu mà phần không có hạt này dài hay ngắn. Có thể sử dụng các biện pháp kỹ thuật như thời vụ, phân bón, tưới nước hay thụ phấn bổ khuyết để hạn chế hiện tượng này. Độ cao từ mật đất đến đốt mang bắp trên cùng gọi là chiều cao đóng bắp. Chiều cao này phụ thuộc vào giống. Đối với giống ngắn ngày, bắp thường đóng ở đốt thứ 7, 8 và ở vị trí 35-38 % chiều cao cây. Đối với giống dài ngày bắp thường ở vị trí đốt thứ 10-14 và ở khoảng 45-60% chiều cao cây. Đóng bắp cao quá làm cây dễ đổ, thấp quá thụ phấn khó. Bắp ngô phát sinh từ mầm nách lá trên thân, số mầm nách lá trên cây ngô nhiều, nhưng chỉ 1-3 mẩm nách trên cùng phát triển thành bắp. Tỷ lệ cây nhiều bắp phụ thúộc vào giống, vùng sinh thái, phân bón, mật độ v.v... 2.2. Một số đặc điểm sinh lý, sinh hoá của quá trình thụ phấn, thụ tỉnh. Hạt phấn rơi lên râu ngô sau 5-6 giờ bắt đầu nảy mầm đâm xuyên vào râu ngô, hướng xuống dưới và tiến vào phôi châu (bầu hoa). Khi vào bầu hoa, vách ống phân tán ra hạt phấn tách làm 2 tinh trùng và tiếp tục diễn ra quá trình thụ phấn kép. Để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh, cơ quan sinh sản đực và cái ở ngô có những biến đổi về số lượng và chất lượng, đặc biệt là quá trình phân phối các chất trong hạt phấn và bầu nhị cái. Hàm lượng hydratcacbon, hoạt tính enzim proteaza ở đầu nhị cái lớn hơn ở phần hoa ; ngược lại hàm lượng đạm ở đầu nhị cái hoạt tính của enzim amylaza ở nhị cái kém hơn so với phấn hoa (bảng 10). Bảng 10. Hàm lượng hydratcacbon và đạm ở hạt phấn và râu ngô (%) Chất Phấn hoa Râu ngô Đạm tổng số 3,45 2,75 Đạm không protein 0,79 0,17 Đạm protein 2,66 2,58 Hydratcacbon 29,92 41,15 Đường đơn 11,05 34,15 Đường đa vết 0,17 Tinh bột 18,91 6 39 Quá trình thụ tinh có sự phân phối lại lân ở nhị cái. Sau thụ tinh, ở tất cả các bộ phận của hoa cái lượng lân đều tăng, nhưng tăng nhiều nhất ở bầu hoa. Có sự thay đổi lớn trong việc phân phối lân ở nhị cái là do heteroauxin gây ra và dung dịch từ hạt phấn tiết vào hoa cái có tác dụng như Heteroauxin. 37
  • 40. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRlỂN c ủ a c â y n g ô ■ Chương 5 Sinh trưởng phát triển là những chức năng của tiềm năng sinh trưởng của cây phản ứng lại điểu kiện mà nó được nuôi dưỡng. Sinh trưởng khồng phải là những chức năng sinh lý đơn thuần và riêng biệt, mà là kết quả hoạt động tổng hợp của nhiều chức năng sinh lý của cây. Sinh trưởng, theo Sabinin, là quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc của cây (các thành phần mới của tế bào, các tế bào mới, các cơ quan mới), thường dẫn tới tăng kích thước của cây. Còn phát triển là quá trình biến đổi về chất trong quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc làm cho nó có thể trải qua chu kỳ sống của mình. Theo quan điểm di truyền học, sự phát triển của cá thể là quá trình thực hiện dần các chương trình di truyền đã được mã hoá trong phân tử AND của quá trình phát triển cá thể. Sinh trưởng và phát triển có quan hệ mật thiết với nhau. Đây là hai mặt của quá tình biến đổi phức tạp trong cơ thể có tác dụng thúc đẩy nhau và không thể tách rời nhau. Quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô được chia làm 2 giai đoạn : Sinh trưởng sinh dưỡng - Vegetative (V) và sinh trưởng sinh thực - Reproductive (R). 1ằGIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG SINH DƯỠNG (V) Đây là giai đoạn sinh trưởng đầu tiên của cây ngô. Khởi đầu của giai đoạn này là thời kỳ nảy mầm và mọc (Ve), và kết thúc là thời kỳ trỗ cờ (Vt). Trong giai đoạn V này lại được chia nhỏ, được ký hiệu bằng số với : VI : là xuất hiện lá thứ nhất V2 : xuất hiện lá thứ hai V3 : xuất hiện lá thứ ba Vn : là xuất hiện lá thứ (n) Ở đây, (n) là sự hiện diện của lá cuối cùng trước khi Vt xảy ra. Trong mỗi thời kỳ lá, sự xác định ở đây được tính khi đã nhìn thấy bẹ lá. Đối với giống ngô có 20-21 lá thì sự mô tả các thời kỳ này như sau : • Ve : Dưới điều kiện trồng trọt thích hợp, hạt ngô sau khi trồng xuống đất sẽ hút nước và bắt đầu sinh trưởng. Rễ mầm là bộ phận đầu tiên được kéo dài ra rất nhanh từ phôi của hạt và đâm sâu xuống đất. Trên trục của cây mầm, một đầu hình thắnh rễ cây mầm, đầu kia hình thành chồi của cây mầm. Rễ cây mầm gắn liền với xác vỏ hạt nên còn gọi là rễ hạt, sau đó phát triển thành rễ chính, v ề sau từ rễ chính sẽ hình thành rễ phụ hay còn gọi rễ mầm thứ cấp. 38