SlideShare a Scribd company logo
1 of 234
Download to read offline
sở GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH
Lợn
DÙNG TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP
NHÀ XUẤT BẢN HÀ NÔI
SỎ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TS. VŨ ĐÌNH TÔN (Chú biên)
KS. TRẦN THỊ THUẬN
GIAO TRINH
CHẪN NUỐI LỢN
m
(Dùng trong các trường THCN)
NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI-2005
NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI
4 - TỐNG DUY TÂN, QUẬN HOÀN KIÊM, HÀ NỘI
ĐT: (04) 8252916, 8257063 - FAX: (04) 8257063
Mã số:
GIÁO TRÌNH
CHĂN NUÔI LỢN
NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI - 2005
Chịu trách nhiệm xuất bản
NGUYỄN KHẮC OÁNH
Biên tập
PHẠM QUỐC TUẤN
Bìa
PHAN ANH TÚ
Kỹ thuật vi tính
HẢI YẾN
Sửa bản in
PHẠM QUỐC TUẤN
373 - 373.7
33/407/05
In 960 cuốn, khổ 17x24cm, tại Nhà in Hà Nội
Giấy phép xuất bản số: 33GT/407 CXB
In xong và nộp lưu chiểu tháng 6 năm 2005.
Lời giới thiêu
A Jước ta dang bước vào tìừĩi kỳ công nghiệp hóa. hiện
1 V đại hóa nhầm đưa Việt Nam trở thành nước côtìí;
nghiệp văn minh, hiện đại.
Trong sự nqhiệp cách mạng to lớn đó, cỏnq tác đào tạo
nhãn ỉực luôn giữ vai trò quan trọng, Báo cáo Chính trị của
Ban Chấp hành Trung ương Đáng Cộng sản Việt Nơm tại
Đại hội Đảng toàn qưốc lần thứ IX đỡ chỉ rõ: “Phát triển
giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng
thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều
kiện để phát triển nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để
phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bén vững”.
Quán triệt chủ trương, Nghị quyết của Đáng và Nhà nước
và nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của chương trình,
giáo trình đối với việc năng cao chất lượng đảo tạo, theo đê
nghị của Sở Giáo dục vã Đào tạo Hà Nội, ngày 23/9/2003,
ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ra Quyết định sô'
5620/QĐ-UB cho phép sỏ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đê
án biên soạn chương trình, giảo trình trong các trường Trung
học chuyên nghiệp (THCN) Hà Nội. Quyết định này (hể hiện
sự quan tâm sâu sắc của Thành ủy, VBND thành phô' trong
việc nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhún
lực Thủ đô.
Trên cơ sở chương {rỉnh khung của Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành và những kinh nghiệm rút ra từ thực tế đào tạo,
Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ dạo các trường THCN tổ chức
biên soạn chương trình, giáo trình một cách khoa học, hệ
3
thống và cập nhật những kiến thức thực tiễn phù họp với đối
tượng học sinh THCN Hù Nội.
Bộ giáo trình này là tài liệu giảng dạy và học tập trong
các trường THCN ở Hà Nội, đổng ĩhời là tài liệu tham khảo
hữu ích cho các trường có đào tạo cúc ngành kỹ thuật - nghiệp
vụ và đông đảo bạn đọc quan tám đến vấn đề hướng nghiệp,
dạy nghề.
Việc tổ chức biên soạn bộ chương trình, giáo trình nảy
lù một trong nhiều hoạt động thiết thực của ngành giảo dục
và dào tạo Thủ đỏ dể kỷ niệm ”50 năm giai phóng Thủ đỏ ",
"50 năm thành ỉập ngành " và ỉiướriịị tới kỷ niệm “ì 000 núm
Thăng Long - Hà Nội ”,
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chân thành cởm ơn Thành
ủy, UBND, các sở, ban, ngành của Thảnh phố, Vụ Giáo dục
chuyên nghiệp Bộ Giáo dục vã Đào tạo, các nhà khoa học, các
chuyên gia đầu ngành, các gỉàng viên, các nhà quán lý, các
nhà doanh nghiệp đã tạo điểu kiện giúp đỡ, đóng góp Vkiến,
tham gia Hội đồng phản biện, Hội đồng thẩm định và Hội
đồng nghiệm thu các chương trình, giáo trinh,
Đây là lẩn đẩu tiên sỏ Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ
chức biên soạn chương trình, giáo trình. Dù đã hết sức cố
gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiêu sót, bất cập.
Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đống góp của bạn
đọc để từng bước hoàn thiện bộ giáo trình trong các lần tái
bản sau.
GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Lời nói đầu
Trong khoảng hơn một thập kỷ qua nông nghiệp Việt Nam nói chuiiíỊ và
chán nuôi nói riêng đã có những thay đổi rất đáng kể. Ngành chân nuôi lợn đã
cỏ những thay dổi rất lớn không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và da
dụn<ị của thị trườnẹ trong nước mà dã và đang vươn tới các thị trường bên
nạoài. Hiện nay lượng thịt lợn vẩn là nguồn thịt chủ yểu cho các gia đình Việt
Nam với mức tiêu thụ hàng ngày tới 76% tổng ỉượng thịt tiêu thụ. Đùn lợn dã
thay đổi củ về số lượng và chất lượng. Số lượng đàn lợn đã tăng lên lất nhanh
từ 12,26 ĩriệu con vào năm 1990 đã tăng lên đến 25,461 triệu con vào năm
2003. Về clìấỉ lượng cũng có những thay đổi rất đáng kể, đó là dàn lợn ngoại
ilìiidìì, dàn lợn lai có tỵ lệ nạc cao đã khỏng ngừng tăng lên qua các tìàm.
Sự thay đổi này không chỉ (à kể hoạch của những thay đổi về chính sách
mà có sự dóng góp rất quan trọng của những thành tựu khoa học kỹ thuật
chăn nuôi.
Đ ể góp phần vào tiến trình phát triển của ngành chăn nuôi lợn, cài tiến
phươìig pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ kỹ thuật và tãnỵ
thêm nguồn tài liệu tham kháo cho các cán bộ trong ngành, chúng tôi biên
soạn giáo trình Chăn nuôi ỉợn.
Tham gia biên soạn giáo trình gồm cố:
TS. Vũ Đình Tôn (chủ biên) biên soạn các chương phẩn lý thuyết (chương I
đềh chương 9).
KS. Trần Thi Thuận: biển soạn phẩn thực hành
Giáo trình được biên soạn dựa trên các kiêh thức mới về nhân giống, dinh
dưỡng và kỹ thuật chăn nuôi lợn.
Giáo trình là tài ìiệu sử dụng cho giáng dạy, học tập và tham khảo cho
giáo viên, sinh vién của các trường Trung học chuyên nghiệp nông nghiệp.
Ngoài ra, %iáo trình cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cún
bộ kỹ ỉlĩuậỉ tại các cơ sỏ chăn nuôi lợn cũng như những người quan tám đến
lĩnh vực này.
5
Hiện nay với tốc độ phát triển rất nhanh cảu khoa học kỹ thuật chân nuôi,
chắc chẳn giáo trình sẽ không tránh khỏi các (hiếu sót. Chúng tôi rất mong
nhận được sự cỉóng góp ý kiến của tất cả các thầy cô, các bạn dồng nghiệp
cũng như của các sinh viên để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
TM các tác giả
Chủ biên
TS. VŨ ĐÌNH TÔN
6
B ải m ỏ đ ầ u
GIỚI THIỆU MÔN HỌC CHĂN NUÔI LỢN
Tóm tắt nội dung
Tầm quan trọng của chăn nuôi lợn
Tinh hình chăn nuôi lợn trên thế giới
Những khó khăn gặp phải trong phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam
Phương hướng phát triển chăn nuôi lợn
Phương pháp học tập môn chăn nuôi lợn
1. Tầm quan trọng của chăn nuôi lợn
Chăn nuôi lựn trên thế giới cũng như ở Việt Nam giữ một vai trò rất quan
trọng. Lượng thịt lợn tiêu thụ luôn giữ ở vị trí rất cao ở Việt Nam cũng như trên
thế giới. Con lợn đã được phát triển ở hầu khắp cấc nước trên thế giới. Sở dĩ lợn
có thể phát triển một cách dẻ dàng là do lợn là loài ãn tạp, sức chịu đựng tốt với
các điều kiện vệ sinh chăm sóc khác nhau. Lợn có thể được coi như một nhà
máy sình học để giá trị hoá những nông sản kém giá trị thành nguổn thực phẩm
có giá trị cao. Thịt lợn giàu dinh dưỡng, dê chế biến nên mức tiêu thụ rất cao
trừ các nước theo đạo Hồi. Lượng thịt lợn tiêu thụ trên thế giới tương đương với
thịt bò ở mức khoảng 40% tổng lượng thịt (FAO). Ở Việt Nam thịt lợn là
nguồn thực phẩm chính, nó chiếm tới khoảng 76% tổng lượng thịt tiêu thụ.
Lợn là loài có chu kỳ sinh sản ngắn và tốc độ tăng trưởng nhanh nên khả
năng cho sản phẩm rất lớn. Mỗi năm một lợn nái có thể đẻ từ 2,0 đến 2,4 lứa và
lượng lợn thịt có thể sản xuất từ mỗi lợn nái cũng rất cao có thể đạt tới 2 tấn.
Bén cạnh việc cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng thì chăn nuôi lợn còn
là nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm,
thuộc đa góp phần vào giải quyết nguồn lao động dồi dào ở các vùng nông
thôn. Ngoài ra chãn nuôi lợn còn có thể cung cấp nguồn nhiên liệu (biogas)
phục vụ sinh hoạt ở nông thôn, làm mầu mỡ đất đai,...
7
Tuy nhiên nghề chăn nuôi lợn cũng có những hạn chế nhất định như lợn
cũng sử dụng nguồn thức như con người cho nên có sự cạnh tranh khi nguồn
lương thực khan hiếm. Bởi vậy lợn sẽ kém phát triển tại những vùng, những
quốc gia chưa hoàn toàn tự túc được lương thực.
Lợn bị mắc một số bệnh truyền nhiễm có thể lây sang người như bênh lợn
nghệ (Leptospira), bệnh xảy thai truyền nhicm (Brucellosis), bệnh ký sinh
trùng như giun bao,...
Chăn nuôi lợn quá tâp trung theo hướng công nghiệp ở một sô' nước đã gây
ô nhiễm cho mối trường cả không khí, đất và mạch nước ngẩm, cho nên ở một
số nước (Bỉ, Hà Lan) việc phát triển chăn nuôi lợn đang gặp những trở ngại
nhất định.
2. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới và ỏ Việt Nam
Chăn nuỏi lợn trên thế giới giữ vai trò rất quan trọng và có tốc độ tăng hàng
năm khoảng 2,24% và sản lượng thịt lợn tăng bình quân là 4,85%. Theo thống
kê của FAO thì số đẫu lợn trên thế giới là 1061,6 triệu con vào năm 1997 và
lượng thịt sản xuất ra là 82,3 triệu tấn, đến năm 2003 đã tăng lên 1219,6 triệu
con với lượng thịt sản xuất ra là 95,8 triệu tấn. Châu Á là khu vực đứng đầu về
số lượng lợn, Cộng đổng chung châu Au là khu vực sản xuất và tiêu thụ thịt lợn
thứ hai trên thế giới với mức sản lượng ưốc tính đạt 17,82 triệu tấn.
ỏ Việt Nam chăn nuôi lợn đã gắn liền với sự phát triển nông nghiộp.
Trồng lúa và nuôi lợn đã trở thành một hệ thống sản xuất chính của các hộ
nông dân. Nghề chăn nuôi lợn đã ngày càng trở thành một hoạt động kinh tế
quan trọng đóng góp vào làm tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Số đầu lợn
của Việt Nam không ngừng tăng lên trong những năm vừa qua, nhất là bắt
đầu tờ những năm 1990, khi mà Việt Nam đã tự túc được lương thực và trở
thành nước xuất khẩu gạo quan trọng trên thế giới. Số lượng đầu lợn của
Việt Nam năm 1980 chỉ có 10 triệu con và sản lượng thịt là 292 nghìn tấn,
đến nãm 1990 con số này là 12,26 triệu con và 728 nghìn tấn, đến năm 2003
số đầu lợn đã lên tới 25,4 triệu con và lượng thịt đạt 1753,6 nghìn tấn (Niên
giám thống kê từ 1981-2003). Như vậy tốc độ tăng đầu lợn và sản lượng thịt
hàng năm rất lớn trong những nãm 1990 ở mức 4,1% về số lượng lợn và
8,2% về sản lượng thịt hơi. Trong tổng đàn lợn thì khu vực đồng bằng sông
Hồng luôn chiếm một tỷ lệ quan trọng nhất (26 - 27%) (Niên giám thống
kê). Ngoài ra vùng đồng bằng sồng Hồng cũng là vùng xuất khẩu lợn chủ
8
yếu của Việt Nam, chiếm trên 50% tổng lượng thịt xuất khẩu của cả
nước....Trước đây Việt Nam không những xuất khẩu cả thịt mảnh (thịt
Block), lợn choai mà còn cả lợn sữa nữa, song bắt đầu từ năm 2003 nước ta
đã gập những trở ngại đáng kể và chủ yếu chỉ còn xuất lợn choai và lợn sữa
với số lượng rất khiêm tốn.
3. Những Khó khăn gặp phải trong phát triển chăn nuôi lợn ỏ
Việt Nam
Thứ nhất là giá cả thị trường không ổn định bao gồm cả giá các đầu vào
và đẩu ra. Giá các loại lương thực của Việt Nam thường có sự biến động rất
lớn, phụ thuộc vào giá quốc tế và một phần phụ thuộc vào mùa vụ thu hoạch
trong nước, những năm được mùa giá lương thực giảm thì chăn nuôi lợn rất
phát triển, còn ngược lại những năm thư hoạch kém giá lương thực cao thì
chăn nuôi lợn lập tức bị ảnh hưởng, số lượng bị giảm sút và năng suất chăn
nuôi thấp. Giá các sản phẩm chăn nuôi lợn cũng có sự biến động rất lớn và
thường có qui luật ngược lại với giá lương thực. Sự biến động giá cả các đẩu
vào và đầu ra này đã có những tác động không nhỏ đến việc quyết định đầu
tư chăn nuôi lợn của cắ
ắc chủ hộ, cho nên việc phát triển chăn nuôi lợn hàng
hoá (chăn nuôi trang trại thâm canh) vẫn chưa trở thành một xu hướng quan
trọng ở nông thôn.
Thị trường xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam hiện đang gặp rất nhiều khó
khăn do sức cạnh tranh của thịt lợn Việt Nam trên thị trường thế giới thấp. Giá
bán thịt lợn cao hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới do giá
thành sản phẩm cao và thị trường xuất khẩu hạn chế. Hiện tại Việt Nam chủ
yếu xuất sang thị trường Nga (mỗi năm xuất vào thị trường này khoảng 15 000
đến 30 000 tấn thịt mảnh) và Hồng Kông (thịl lợn choai). Tuy nhiên sỏ' lượng
thịt lợn xuất khẩu của Việt Nam đã giảm đáng kể; năm 2001 Việt Nam xuất
được 30 000 tấn nhưng đến năm 2003 chỉ xuất được có 12 000 tấn (Cục Nông
nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2004).
Chất lượng thịt lợn của Việt Nam cũng là một vấn đề trong cạnh tranh trên
thị trường thế giới. Nhìn chung tỷ lệ nạc thấp, tiêu chuẩn vệ sinh chăn nuôi
nhiều vùng chưa đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu,...
Việt Nam chưa tham gia vào các Hiệp định thế giới về Thú y nên đây
cũng là yếu tố làm ảnh hưởng đến việc đưa thịt lợn của Việt Nam ra thị
trường quốc tế.
9
4. Phương hướng phát triển chăn nuôi lợn ỏ Việt Nam
Như vậy có thể nói chăn nuôi lợn là một ngành rất quan trọng đối với Việt
Nam, nó không chỉ cung cấp nguổn thực phẩm chính phục vụ nhu cầu con
người, phục vụ cho phát triển trồng trọt, đóng góp một nguồn thu nhập đáng kể
cho các hộ nông dân mà đó cũng là nguồn ngoại tệ quan trọng nhất từ chăn
nuối ở qui mô quốc gia. Tuy nhiên để có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa thì
cần thực hiện một số các vấn đề sau :
4.1. Công tác giống lợn
Cần phải nhập một số giống tốt ông bà và cụ kỵ (GP-GGP) về để làm tươi
máu các giống đã nhập trước đây, như các giống Yorkshire Large White,
Landrace,...
Cẩn phải có một kế hoạch thực hiện nghiêm túc việc bảo tồn vốn gen
của những giống lợn trong nước vừa để có vốn gen phong phú vừa để tận
dụng những vốn gen quý của các giống này như khả nàng chịu đựng, khả
năng sinh sản,...
Cần phải thay đổi cơ cấu giống hướng nạc nhằm đáp ứng nhu cầu trong
nước ngày càng cao cũng như có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường
quốc lế.
4.2. Giải quyết vàn đề thức ân
Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp sản xuất thức ăn công nghiệp
cho chăn nuôi trong đó có thức ăn cho chăn nụôi lợn. Theo thống kê chính
thức từ Bộ Nông nghiệp và PTNT vào tháng 5 năm 2004, trong số các doanh
nghiệp sản xuất thức ăn có 32 doanh nghiệp nhà nước, 10 công ty cổ phần,
119 công ty TNHH và gần 36 công ty nước ngoài và liên doanh (Cục
Khuyến nông Việt Nam).
Lượng thức ăn công nghiệp sản xuất ra ước tính vào năm 2003 cả nước sản
xuất được 5 triệu tấn thức ãn hỗn hợp và đậm đặc, chiếm khoảng 35% lượng
thức ăn cho chăn nuôi. Như vậy lượng thức ăn này vẫn còn rất khiêm tốn so với
nhu cầu phát triển chăn nuôi.
Cần phải cân đối ỉại lượng thức ăn nhập khẩu với nguồn thức ăn sản xuất
trong nước để có biện pháp thúc đẩy sản xuất thức ăn trong nước
Xây dựng các cơ sở chế biến thức ăn cùng với việc xây dựng các vùng
nguyên liệu để vừa chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ cho hoạt động
của các nhà máy này, lại có khả năng hạ được giá thành sản phẩm.
10
4.3. Công tác thú y
Tiếp tục xây dựng và củng cố mạng lưới an toàn dịch bệnh thú y nhằm khống
chế được một số dịch bệnh quan trọng có nguy cơ lây sang người cũng như có thể
loại trừ được một số bệnh thường gặp ở lợn nói riêng và gia súc nói chung.
Tham gia các Hiệp ước thú y quốc tế vừa để ngăn ngừa dịch bệnh cho gia
súc trong nước vừa có thể xuất được thịt ỉợn ra thị trường quốc tế theo con
đường chính ngạch
4.4. Các biện pháp khác
Nhà nước cần hình thành và có những biện pháp hỗ trợ vùng chăn nuôi lợn
xuất khẩu; ưước mắt có thể tập trung vào vùng đổng bằng sông Hồng, tiếp tục
khai thác các thị trường Liên bang Nga và các thị trường khác như Hồng Kông,
Singapore, Trung Quốc,...
Tăng cường công tác tiếp thị sản phẩm thịt lợn để thâm nhập vào thị trường
quốc tế.
Khuyến khích hỗ trợ đổi mới công nghệ chế biến thịt nhằm nâng cao giá trị
các sán phẩm chăn nuôi và còn góp phần vào điều hoà giá.
Khuyến khích và hỗ trợ các gia đình chăn nuôi qui mô lớn kiểu công
nghiệp thông qua các chính sách như tín dụng, chính sách ưu tiên mua, chính
sách thuê đất đai,...
5. Phương pháp học tập môn chăn nuôi lợn
Môn học Chăn nuôi lựỉĩ là một môn chuyên khoa cho nên nó có liên quan
rất mật thiết với các môn học cơ sở. Bởi vậy muốn học tốt môn học này cần
phải có các kiến thức vững vàng về các môn sinh lý, sinh hoá để có thể hiểu rõ
về đặc điểm sinh lý của lợn. Để có thể làm tốt được công tác giống lợn thì cần
phải hiểu biết rõ về các môn Di truyền, Chọn và nhàn giống. Môn Dinh dưỡng-
Thức ăn sẽ cung cấp các kiến thức cơ bản để có thể hiểu được phương pháp xây
dựng khẩu phần và sử dụng các nguồn thức ăn cho lợn. Những môn học về Thú
y cũng giúp cho việc xây dựng chuồng trại phù hợp,...Ngoài ra Chăn nuôi lợn
là một môn học gắn liền với thực tiễn sản xuất, cho nên những kiến thức thực
hành là hết sức cần thiết để nguời học không còn bỡ ngỡ khi ra thực tiễn chăn
nuôi. Tóm lại là muốn học tốt môn học này thì không chỉ cần phải có kiến thức
tốt của những môn cơ sở mà cũng cần có kiến thức thực tiễn thông qua chương
trình thực tập, rèn nghề.
11
Phần một
«
ĐẠI CƯƠNG VỀ CHĂN NUÔI LỢN
■ ■
Chương 1
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM sin h h ọ c v à t ín h n ă n g
SẢN XUẤT CỦA LỢN
Mục tiêu:
Kiến thức: Hiểu được các đặc điểm cơ bản của lợn
Kỹ năng: Có thẶđề ra các biện pháp kỹ thuật chân nuôi phù hợp với từng loại lợn
Thái độ: Cần cù, chịu khó, đào sâu suy nghĩ, liên hệ thực tế
Tóm tắt nội dung :
Đăc điểm sinh lý tiêu hoá ỏ lợn
Khả nâng sinh sản của lợn
Khẳ năng sần xuất thịt của [Ợn
Một SỐtập tính của lợn
I. ĐẶC ĐIỂM YỀ SINH LÝ TIÊU HOÁ Ở LỢN
Lợn là loài ăn tạp thể hiện là lợn có thể ăn được nhiều loại thức ăn (thức ăn
linh, thức ăn thô xanh) và nhiều dạng thức ăn (ãn chín, ăn sống, ủ men, bột,
viên,...). Sở dĩ lợn có được khả năng này là do có bộ máy tiêu hoá rất phát
triển. Cơ quan tiêu hoá của lợn bao gồm ba bộ phận chính là: Miệng, dạ dày và
ruột (Hình 1.1). Tại mỗi bộ phận này sẽ có các chức năng khác nhau và giúp
cho lợn có thể sử dụng tốt nhiều loại thức ăn.
12
Tiêu hoá là quá trình phân giải các chất dinh dưỡng có cấu tạo phức tạp
thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thu được.
ơ lợn có ba quá trình tiêu hoá là:
Tiêu hoá cơ học: Do tác động của quá trình nhai làm nghiền nát thức ăn và
sự nhu động của các bộ phận trong đường tiêu hoá.
Tiêu hoá hoá học: Nhờ tác dụng của các loại men trong dịch tiêu hoá.
Tiêu hoá vi sình vật: Nhờ các vi sinh vật cư trú trong đường tiêu hoá, chủ
yếu ở túi mù (dạ dày) và phần manh tràng, kết tràng trong ruột già lợn.
1. Miệng
Lợn lấy thức ăn bằng môi dưới. Hai hàm răng của lợn rất chắc khoẻ với 44
chiếc đã góp phần rất quan trọng vào việc lấy và tiêu hoá cơ học thức ăn.
Trong miệng của lợn còn có các tuyến nước bọt (ba đôi tuyến: dưới hàm, dưới
lưỡi và dưới tai). Các tuyến này hàng ngày có thể tiết ra một lượng nước bọt rất lớn
tới 15 đến 18 lít (ở lợn 100 kg) tuỳ theo từng loại thức ẫn. Thông thường những
loại thức ăn khô và thời gian thức ăn trong miệng lâu thì lượng nước bọt sẽ tiết ra
nhiều hơn so với thức ăn ướt và thời gian thức ăn trong miệng ít.
Nước bọt chứa: 99,0 - 99,4 % nước, 0,6 - 1,0 % vật chất khô. Nước bọt là
dịch thể không màu, hơi ánh sữa, có phản ứng kiềm tính. Ớ lợn nước bọt có
pH = 7,32. Trong nước bọt chủ yếu là nước, phần vật chất khô có men a
amylaza giúp cho quá trình tiều hoá tinh bột. Nước bọt còn có tác dụng làm
trơn thức ăn để thức ăn có thể chuyển qua thực quản dễ dàng.
Ngoài ra trong nước bọt còn có chất nhầy (muxin), chất này có tác dụng
tạo viên thức ăn, giúp cho quá trình nuốt thức ăn và còn có tác dụng diệt khuẩn.
Nói chung quá trình tiêu hoá thức ãn ở xoang miệng chỉ xảy ra với tinh
bột nhưng mức độ còn rất hạn chế, do thời gian thức ăn tồn tại ờ xoang
miệng ngắn.
2. Dạ dày
Dạ dày của lợn bao gồm ba phần chính là thượng vị, thân vị và hạ vị. Tuy
nhiên ở phần thượng vị có một chỗ phình hơi to được gọi là túi mù. Do cấu tạo
đặc biệt như vậy nên chức nãng của dạ dày lợn cũng khác hơn so với các động
vật dạ dày đơn khác. Ở dạ dày lợn có hai quá trình tiêu hoá thức án xảy ra: tiêu
hoá nhò vi sinh vật và tiêu hoá hoá học nhờ men tiêu hoá.
Ở túi mù có quá trình lên men của vi sinh vật.
13
Phần thản vị và hạ vị có các tuyến tiết ra dịch vị, trong đó có chứa các men
pepsin, kimozin và ax.it HC1. Men pepsin có hoạt tính phân giải protit mạnh.
Kimozin iàm ngưng kết sữa nhanh, men này có ở cả lợn con và lợn lớn.
Lợn tiết dịch vị liên tục, khi cho ăn lượng dịch vị tãng lên.
Đối với lợn con trước một tháng tuổi trong dịch vị không có axit HC1 tự
do, vì lúc này lượng axit HC1 úết ra ít và nó nhanh chóng liên kết với dịch
nhầy. Hiện tượng này gọi là hiện lượng íhiếu. HC1, đây là một đặc điểm quan
trọng trong quá trình tiêu hoá ở dạ dày lợn con. Khi thiếu axit HC1 tự do trong
dịch vị, các vi sinh vật có điều kiện phát triển và gây bệnh đường tiêu hoá.
Men trong pepsin của dịch vị đã có từ ngay sau khi đẻ, nhưng trước 20
ngày tuổi chưa có khả năng hoạt động vì trong dịch vị không có axit HC1
kích hoạt.
Quá trình lên men ở dạ dày: Trong túi mù ở dạ dày lợn có rất nhiều các vi
sinh vật, các vi sinh vật này có thể lên men đường, tinh bột và hemixelluloza
biến đổi thành axít láctíc và một phẩn nhỏ là các a xít béo bay hơi (VFA).
Quá trình tiêu hoá hoá học ở dạ đày: Quá trình này chủ yếu xảy ra ở phần
thân vị và hạ vị của dạ dày. Ớ đây có đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện
quá trình ticu hoá protein như có axít clohyđric (HC1 tự do) và men pepsin.
Axit clohydric giúp cho hoạt hoá men pepsin (biến đổi pepsinogcn thành men
pepsin hoạt động). Men này có tác dụng biến đổi protein thành các peptit. Tuy
nhiên ở lợn con trước 3 tuần tuổi do không có axít cỉohydric tự do nên quá
trình tiêu hoá protein bị trở ngại.
Hình ỉ. ỉ: Sơ dổ đơn giản về cơ quan tiêu hoá của lợn
14
3. Ruột
Ruột lợn bao gồm hai phần chính là ruột non và ruột già. Trong mõi
phần tuỳ theo cấu tạo và chức năng của nó lại được chia ra thành các phần
khác nhau:
Ruột non gồm: Tá tràng, không tràng và hồi tràng.
Ruột già gồm: Manh tràng, kết tràng và trực tràng.
Dung tích ruột lợn rất lớn, lúc 380 ngày tuổi ruộl non có dung tích tới 20,6
lít và ruột già tới 15,7 lít (Kvasnitskii, 1951). Quá trình tiêu hoá xảy ra mạnh
nhất và triệt để nhất ở ruột.
Hầu hết các chất dinh dưỡng đều được tiêu hoá ờ đây như protein, tinh
bột đường và lipit. Các chất dinh dưỡng đã được tiêu hoá một cách triệt để
thành các sản phẩm cuối cùng. Sở dĩ các chất dinh dưỡng được tiêu hoá là
nhờ có các mcn được tiết ra từ các cơ quan tiêu hoá như tuỵ, gan và tuyến
ruột. Thức ãn sau khi được tiêu hoá đã được hấp thu ở phần không tràng và
hồi tràng của ruột non.
Dịch tuỵ
Tuyến tuy nằm bên cạnh tá tràng tiết ra có hai chức năng chính:
- Chức năng nội tiết: Tiết ra hooc-môn liên quan đến quá trình trao đổi chất.
- Chức năng ngoại tiết: Tuyến tuỵ tiết ra dịch tuỵ, thông qua ống dẫn để đổ
vào ruột non.
Dịch tuỵ có tác đụng phân giải từ 60 - 80% các chất: protit, gluxit và lipit
của thức ãn.
Về tính chất: Là một dịch thể có phản ứng kiềm, pH = 7,8 - 8,4, không có
mầu và trong suốt. Lượng dịch tuỵ tiết ra trong một ngày đêm ở lợn là 8 lít, về
thành phần: 90% nước, 10% vật chất khô.
Trong địch tuỵ có chứa các nhóm men:
- Nhóm men phân giải protỉt của thức ăn
- Nhóm men phân giải gluxit
- Nhóm men phân giải lipit
Dịch mật
Lượng mật tiết ra ở lợn từ 2,4-3,8 lít, dịch mật có mầu xanh hoặc màu
vàng, có vị đắng và có phản ứng trung tính.
Trong thành phần của dịch mật có hai loại sắc tố mật:
- Bilirubin: Thường có màu vàng thẫm, có ở loài gia súc ăn thịt.
15
- Bilivecdin: Có màu xanh thẫm, ở loài gia súc ăn cỏ. sắc tố mật thường
xuất hiện trong máu nên nó chỉ là một chỉ tiêu để chẩn đoán bệnh.
Các axit mật gồm có: Axit colic, axit desoxicolic, axit glicolic. Trong mật
các axit này ở dạng kết hợp với các chất khác như: Glycocol và taurin.
Tác dụng của dịch mật: Nhũ hoá mỡ, tăng cường hoạt lực của men lipaza và
proteaza. Các axit mật dễ dàng liên kết với các axịt bco để trở thành một phức chất
dễ hoà tan, giúp cho quá trình hấp thu axit béo được dễ dàng. Dịch mật cũng có
tác dụng làm tăng nhu động ruột giúp cho quá Irình tiêu hoá diẻn ra tốt hơn.
Dịch ruột non
Dịch ruột là mộl dịch thể thuần khiết, không có mầu và có phản ứng kiềm
(pH = 8,2 - 8,7). Dịch ruột có chứa nhiều men đé phân giải các chất dinh dưỡng
của thức ăn.
Thành phần dịch ruột cũng thay đổi tuỳ thuộc vào tính chất của thức ăn.
Nếu thức ăn protit thì hàm lượng men phân giải protit trong dịch ruột tăng lên,
thức ăn là tình bột thì hàm lượng men phân giải tinh bột tăng lên.
Trong lớp màng nhầy của ruộl già có các tế bào chén tiết dịch nhầy kiềm
tính. Tiêu hoá ở ruột già còn nhờ vào các loại men trong dưỡng chấp từ ruột
non đưa xuống, nhưng không đáng kể.
Trong ruột già lợn nhất là ở phần manh tràng và kết tràng có rất nhiều vi
sinh vật cư trú. Ở đó bao gồm các loại vi khuẩn tham gia vào quá trình lên men
đường, vi khuẩn phán giải chất xơ và vi khuẩn gây thối rữa protit.
Thức ăn còn lại chưa được tiêu hoá hoặc đã được tiêu hoá nhưng chưa
được hấp thu sẽ được chuyển đến ruột già. Ở ruột già lợn quá trình tiêu hoá
rất hạn chế và quá trình tiêu hoá ở đây chủ yếu là nhờ vi sinh vật trong
manh tràng và kết tràng. Quá trình lên men chủ yếu là với xelluloza,
hemixellu]oza và đường tạo ra a-xít lactic và một phần nhỏ là cấc ã-xít béo
bay hơi (VFA) (Keys và Debarther, 1974).
Bên cạnh quá trình lên men có quá trình thối rữa protit do vi sinh vật, tạo ra
các sản phẩm độc như: crezol, phenol, scatol, indol... Các chất độc này có tác
dụng kích thích nhu động ruột già và gây nên ỉa chảy. Những chất này được
hấp thu vào máu và vể gan để giải độc bằng cách kết hợp với H2S04 hoặc axit
glucuronic, tạo nên các sản phẩm không độc đối với cơ thể.
Ruột già còn là cơ quan bài tiết. Qua vách ruột già chất khoáng và một số
chất khác được thải ra ngoài. Ở phần cuối ruột già có quá trình hấp thu nước
mạnh và đóng khuôn phân.
16
II. KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN
1. Khả năng sinh sản của lợn nái
Lợn là loài đa thai có khả năng đẻ nhiều con mỏi lứa và nhiều lứa trong
một năm. Lợn mỗi lứa có thể đẻ được từ 6 - 14 con tuỳ theo từng giống. Sở dĩ
lợn có thổ đẻ được nhiều con mõi lứa là do số trứng rụng nhiều mỗi lần động
dục. Thông thường số trứng rụng mỗi lần động dục là từ 18-30 trứng (bình
quân từ 20-25 trứng) và số trứng này cũng tăng dần theo lứa đỏ của lợn và đạt
cao cho đến lứa thứ 7 thứ 8. Tuy nhiên số con đẻ ra thường thấp hơn số trứng
rụng là do sổ hợp tử tạo thành ít và có một số phôi bị chết trong thời kỳ có
chửa. Nhưng nhìn chung ta có thể tăng được số con đẻ ra mỗi lứa ncu tăng tỷ lệ
thụ thai, và nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái hợp lý khi có chửa.
Mỗi nãm lợn cũng có thể đẻ được nhiều lứa (2,0-2,5 lứa) tuỳ theo thời gian
cai sữa cho lợn con. Ngày nay tại hẵu hếl các trại chăn nuôi lợn ngoại đã áp
dụng chế độ cai sữa cho lợn con lúc 21 ngày tuổi. Nếu cai sữa vào Ihời gian
này ta hoàn toàn có khả nãng đạt được 2,2 đến 2,3 lứa mỗi năm vói số con là
19-22 lợn con cai sữa.
Ngoài ra lợn là loài cho sản phẩm rất nhanh. Lợn cái nội thành thục về tính
lức 3-4 tháng tuổi và có thể đưa vào sử dụng lúc 8 tháng tuổi. Lợn cái ngoại
thường muộn hơn nhưng cũng có thể đưa vào sử dụng lúc 9-10 tháng tuổi. Lợn
nái bình thường có thể sử đụng tới 4 năm tuổi. Tuy nhiên trong thực tế nhiều
nông dân chăn nuôi lợn nái sử dụng rất lâu.
2. Khả năng sản xuất tinh dịch của lợn đực
Lợn đực thành thục về tính rất sớm, song người ta cũng thưòng đưa vào
sử dụng lúc 7-8 tháng tuổi đối với lợn nội, lúc 8-9 tháng với lợn ngoại. Lợn
đực giống sản xuất một lượng tinh dịch rất lớn. Lợn đực giống nội mỗi lần
khai thác được từ 50 đến 100 ml, lợn đực ngoại được từ 200 - 500 ml (trung
bình khoảng 250ml). Mỗi tuần có thể khai thác từ 2-3 lần tuỳ theo lứa tuổi
của lợn.
Nếu sử dung đé phôi giống trực tiếp mỗi lợn đực có thể đảm nhiệm lừ 30-
40 lợn cái. Còn nếu dùng thụ tinh nhân tạo thì số lợn cái mà mỗi đực giống
đảm nhiệm có the lcn tới 200-300 con. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào
qui mô của các cơ sở chăn nuôi cũng như phương thức phối giống cho lợn nái.
Nếu áp dụng phương thức phối nhiều lần thì số lượng lợn cái do mỗi đực giống
đảm nhiệm sẽ giảm đi.
17
2 GTCNL-A
III. KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT CỦA LỢN
Lợn là loài gia súc có khả nâng tận dụng các nguồn phụ phẩm sẵn có
trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến để tạo ra sản phẩm là thịt có giá
trị kinh tế cao, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Loại lợn khác nhau
cho năng suất thịt khác nhau, lợn Móng Cái 9 tháng tuổi đạt 55 - 65 kg, tỉ lệ
nạc đạt 37%. Lợn Yorkshirc 5-6 tháng tuổi đã đạt 90-100 kg với tỉ lệ nạc
53-55%. Lợn Landrace cũng có tốc độ tăng trưởng tương tự như lợn
Yorkshire nhưng cho tỉ lệ nạc cao hơn 55-56%. Mức độ liêu tốn thức ân để
tạo ra 1 kg tang Irọng cũng tương đối thấp, lợn nội cần 5-6 đơn vị thức ăn
(4,5 - 5kg thức ăn), còn lựn ngoại chì cần 3-3,5 kg thức ăn. Đồng thòi lợn
còn có khả năng thích nghi rất tốt với mọi đicu kiện khí hậu thời tiết cũng
như các dièu kiện vẹ sinh khác nhau, cho nên có thể phát triển chăn nuôi lựn
tương đối dẻ dàng.
IV. MỘT SỐ TẬP TÍNH CỦA LỢN
Tập lính của lợn (hổ hiện ra hàng ngày, trong quá trình chăn nuỏi chúng ta
theo dõi và phát hiện ra tập lích của lợn, để từ đó có phương pháp chăm sóc
cũng như dề ra qui trình chăn nuôi hợp lý nhằm phát huy hết tiềm năng phát
triển của lợn. Lợn là loài có tính tò mò rất cao, nếu chuồng trại nuôi lợn có lỗ
thủng, bong chóc do hư hỏng iợn sẽ dùng mõm đào khoét nhanh chóng, tạo
thành nơi chứa mầm bệnh mà khi dọn vệ sinh chuồng trại chúng ta khống dọn
sạch được.
1. Những hoạt động thông thường của lợn
Theo dõi những hoạt động hàng ngày của lợn bao gồm các hoạt động đi lại,
đứng, nằm, ngủ. Các hoạt động này rất phức tạp và thay đổi theo từng đối
tượng lợn, và đôi khi còn thay đổi theo điều kiện thời tiết khí hậu (Bảng 1.1).
Bảng Ỉ.I: Một số tập tính hoạt động thông thường của lỢìi
Loạỉ
N^Hoạt động
Loại [ợn 
Đi lại Đứng Ngủ
trong thời
gian năm
<%)
% Thời
gian
Số lần
% Thời
gian
Sô lán
Lợn đực giống 42,3 154 18 200 25
18
2.GTCNL-B
Lợn con cai sữa 22,4 58 27 120 29
Lợn con bú sữa 17,5 240 26,8 100 50
Lợn thịt 20,7 52 6,2 27 38
Lợn nái chửa 10 70 22,4 140 35
Lợn cái đỏ 7,6 36 6,8 60 50
Lợn cái nuôi con 11,7 82 26,9 188 16
2. Một số hoạt động đặc thù của lợn
2.1. Hoạt động bú sữa của lợn con
Hoại động bú sữa chìa làm bii giai đoạn với các thời gian khác nhau:
Thúc vú: 169 giây ± 46
Mút sữa: 68 giây ± 16
Thòi gian lặp lại: 286 giây ± 75
Xem xét hoạt động này để đánh giá khả năng tiết sữa của lợn mẹ, sức khoé
của ]ợn con. Nếu thời gian thúc vú nhiều mà mút sữa ít chứng tỏ khả năng sản
xuất sừa của lợn mẹ hạn chế.
2.2. Hoạt động phối giống của lợn đực giông
Do lượng tinh dịch sản xuất ra có sự khác nhau giữa các loại lợn cho nên
thời gian của các hoạt động này khác nhau giữa các giống.
Thời gian từ lúc nhảy đến lúc phóng tinh của một số giống lợn như sau :
- Lợn Móng Cái: 110 giây ± 35
- Lợn i: 100 giây ± 40
- Lợn Đại Bạch: 70 giây ±15
- Lợn DE (Edel): 200 giây ± 15
Thời gian phóng tinh của các loại lợn
- Lợn Móng Cái: 137 giây ± 15
- Lợn ỉ: 125 giây ± 22
- Lợn Đại Bạch: 165 giây ± 20
- Lợn DE: 160 giây ± 38
2.3. Hoạt động cua lợn náí đẻ
Thể hiện ở thời gian rặn đẻ, quá trình đẻ:
19
- Thời gian rặn đẻ một lần: 7 -1 0 giây
- Thời gian đẻ: 3- 4 giây
- Thời gian lặp lại: 420 giây ± 35
Biết được thời gian này giúp chúng ta quan sát theo dõi lợn sinh sản tốt
hơn, khi phát hiện tình trạng bệnh lý trong quá trình đẻ của lợn để có can thiệp
kịp thời.
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày cấu tạo và hoạt động của bộ máy tiêu hoá lợn ? ứng dụng trong
chăn nuôi ?
2. Nêu các đặc điểm vể khả năng sinh sản ở lợn ? ứng dụng trong chăn nuôi ?
3. Trình bày khả nãng sản xuất thịt của lợn ? ứng dụng trong chăn nuôi ?
4. Nêu những tập tính cơ bản ỏ lợn ? ứng dụng trong chăn nuôi ?
20
Chương 2
CÔNG TÁC GIỐNG LỢN
Mục tiêu:
Kiến thức:
Biết được tên và đặc điểm, nguồn gốc và năng suất các giống lợn hiện có ởViệt Nam.
Hiểu phương pháp chọn lọc, chọn phối và nhân giống Ịợrt.
Hiểu công tác tổ chức quản lý giống.
Kỹ năng:
Nhận biết được từng giống lợn
Chọn iọc được lợn giống
Thái độ: Chịu khó quan sát, tìm hiểu thực tế
! Tóm tắt nội dung :
Giới thiệu các giống lợn hiện có ở Việt Nam
Chọn lọc và nhân giống lợn
TỔ chức quản lý công tác giống lợn
I. CÁC GIỐNG LỢN ĐƯỢC NUÔI Ở NUỚC TA
1. Các giống lợn nội
Việt Nam là một nước có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời, có lịch sử phát
triển chăn nuôi lợn rất sớm với rất nhiều giống lợn địa phương khác nhau. Tuy
nhiên, có những giống tương đối tốt và được nuôi tương đối phổ biến tại nhiều
vùng trong cả nước như là lợn Móng Cái, lợn ỉ, lợn Thuộc Nhiêu, lợn Ba
Xuyên. Ngoài ra còn có các giống lợn khác như lợn Mường Khương ở Lào Cai,
lợn Mẹo ở Nghệ An, lợn cỏ ở Tây Nguyên, lợn Lang hồng ở Bắc Giang, lợn lai
Thái Binh, Thái Nguyên, lợn trắng Khánh Hòa v.v...
2l
Giống lợn Móng Cái nuôi nhiều ở các huyện Đông Triều, Đầm Hà, Hà Cối
tỉnh Quảng Ninh. Đến nay giống lợn này phát triển ở nhiều tỉnh đổng bằng,
Irung du, miền núi phía Bắc, các nông trường vùng Tây Nguyên.
Lợn Móng Cái có ba dòng xương nhỏ, xương nhỡ và xương to, lợn thuộc
loại hướng mỡ. Ngoại hình có đặc điểm đầu đen, giữa trán có một đốm trắng
hình tam giác hoặc hình thoi có đường chéo' dài theo chiều dài của mặt lợn.
Mõm trắng, bụng và 4 chân trắng, cỏ vành irắng vát qua vai, làm cho phẩn đen
còn lại ư lưng và mông có hình dáng giống như cái yên ngựa (hình 2.1). 0
dòng xương to Ihì phần trắng vắt qua vai thường hẹp hơn so với lợn Móng Cái
xương nhỏ và xương nhỡ. Lợn Móng Cái xương to có (ai to và cúp vc phía
trước, dòng xương nhỏ và nhỡ có tai đứng và bé. Lợn có lưng dài, hơi võn2,
bụng hơi sệ, lợn nái có 12 - 14 vú.
1.1. Lợn Móng Cái
Hình 2.1: Lợn Móng Cái
Lợn Móng Cái thành thục về tính rất sớm, 3 tháng tuổi đã động dục và tuổi
phối giống thường từ 7*8 tháng. Lợn Móng Cái mắn đẻ với số lứa hàng năm đạt
từ 2,0 đến 2,2 lứa tuỳ theo thời gian cai sữa cho lợn con. Mỗi lứa đẻ 10 - 16
con/lứa, trung bình 11,6 con/lứa. Lợn sơ sinh có khối lượng 0,5 - 0,7 kg, khối
luợng cai sữa 6 - 8 kg lúc 60 ngày tuổi.
Lợn nuôi thịt 12 tháng tuổi có thể đạt khối lượng 60 kg, lúc trưởng thành
30 - 32 tháng tuổi có khối lượng 95 - 100 kg. Mổ thịt lợn lúc 50 - 55 kg cho tỷ
lệ thịi xẻ 68 - 7 i%, tỉ lệ nạc là 35-38%, tỉ lệ mỡ là 35-36%.
22
Lợn Móng Cái hiện đang được nuôi rộng rãi và chủ yếu được sử dụng làm
nái nền cho lai với đực giống ngoại Landrace, Yorkshire lẩy con lai nuôi thịt
chủ yếu ở miền Bắc. Trong chương trình nạc hóa đàn !ợn, con lai F| (ngoại X
Móng Cái) làm nền đc tạo con lai có 3/4 máu ngoại nâng cao năng suất và tỷ lệ
nạc lên 48 - 49%.
1.2. Lợn ỉ
Giống lợn ỉ được nuôi phổ hiến tại cáq tỉnh vùng đổng bằng sông Hổng,
phía Bấu khu 4 cũ. Lợn i có hai loại hình là ỉ mỡ và ỉ pha.
I mỡ là ỉ nhăn: Mặt nhăn, thân hình nhỏ, toàn thán màu đen, mặt ngắn,
mõm to bc và ngắn, trán nhiều nếp nhăn hằn sãu xuống, ngực sâu, bụng sệ, có
8-10 vú (hình 2.2).
Hình 2.2. Lợn ỉ
Lợn )
' pha lông đen, chân cao hơn ỉ mỡ, mõm thẳng, mặt không nhăn, bụng
gọn hơn. Thán mình dài hơn so với ỉ mỡ, lưng đa số hơi võng, khi béo thi thấy
thẳng... Năng suất chăn nuôi của lợn ỉ pha xấp xỉ lợn Móng Cái, có thể đạt
được 10-11 con/lứa.
Khối lượng cơ Ihc lợn ỉ nhỏ vào 8 tháng tuổi đạt 35 kg, 10 tháng tuổi đạt 45
kg. Lợn ỉ động dục sớm, lần đầu tiên 4 tháng 12 ngày tuổi với chu kỳ 20 ngày,
đỏ từ 8 - 10 con, khối lượng sơ sinh 0,4 - 0,45 kg, cai sữa toàn ổ 55 kg. Lợn ỉ
sớm thành thục tính đục, sinh sản tốt, chịu kham khổ, bệnh ít, dễ thích nghi với
điều kiện chăn nuôi, thịt thơm ngon, nhưng là giống lợn bé nhỏ, nhiều mỡ, cần
được cải tiến chọn lọc.
23
Giống lợn Ba Xuyên được hình thành từ việc lai tạp tự nhiên giữa một
giống lợn có màu da đen tuyền với lợn lang đưa từ đảo Hải Nam vào vùng Hậu
Giang, rồi lại tiếp tục cho lai với các giống lợn của Pháp đưa vào như Craonais,
Berkshire, Tamworth,...
Là giống lợn hướng mỡ - nạc. Lợn có các đốm đen và trắng trên cả da và
lông cho nên ở miền Tây Nam Bộ gọi là heo bông (hình 2.3). Lợn được nuôi
'nhiều tại các tỉnh Cần Thơ, Minh Hải, Sóc Trăng... Lợn thích nghi tốt ở các
vùng ven biển nước phèn chua mạn. Lợn có mõm ngần, tai to hơi cụp. Thân
mình ngắn, lưng hơi võng.
1.3. Lợn Ba Xuyên
Hình 2.3. Lợn Ba Xuyên
Lợn cái có tuổi động dục lẩn đầu lúc 200 ngày tuổi. Mỗi lứa đẻ 7 - 9 con,
khối lượng sơ sinh 0,6 - 0,7 kg/con, lúc trưởng thành đạt khối lượng 120 - 150
kg, lợn nuôi thịt 1 0 -1 2 tháng tuổi có khối lượng 70 - 80 kg. Giống lợn này
dùng để làm.nền lai với các giống lợn ngoại cải tiến được năng suất theo hướng
lãng lỷ lệ nạc.
l ẵ
4. Lợn Thuộc Nhiêu
Lợn Thuộc Nhiêu là nhóm giống lợn lai giữa lợn ngoại với lợn nội được
hình thành từ hàng trăm năm trước đây và đã phát triển ở nhiều vùng thuộc
dồng bằng sông Cửu Long như Long An, Đồng Nai, Hâu Giang,... Lợn có màu
lông trắng tuyền, có bót đen nhỏ ở mắt, tai nhô về phía trước, thân hình ngấn,
chân thấp (hình 2.4).
24
Lợn hậu bị núi 8 iháng tuổi có khối lượng 65 - 68 kg, 10 tháng tuổi dạt 87 -
93 kg, tỷ lệ nạc khoảng 32%. Lợn nái đẻ từ 10 - 12 con/lứa, khối lượng sơ sinh
dạt 0,6 - 0,7 kg/con, khối lượng cai sữa đạt 7 kg/con. Là giống lợn mắn đẻ,
nhanh nhẹn, chịu đựng kham khổ tốt, được công nhận là giống năm 1990, cần
cải tiến nâng cao tỷ lệ nạc.
1.5. Các giống lợn địa phương
Các giống lợn miền núi như lợn Mường Khương, lợn Mẹo miền Trung, lợn
Sóc miền Nam.
Lợn đều có lông đen, tầm vóc to nhưng lép mình, vững chắc thích hợp với
điều kiện thả ròng. Mường Khương tai to rủ kín mặt, lợn Mẹo tai nhỏ, đứng.
Lợn nái sinh sản thấp 5 - 6 con/lứa, 1 -1 ,2 lứa/nái/năm. Cần cải tiến kỹ
thuật chăm sóc nuôi dưỡng, cho lai với các giống lợn nội như ỉ, Móng Cái để
nâng cao năng suất sinh sản, nuôi thịt.
2ẾCác giống lợn ngoại nhập nội
Nhiều giống lợn cao sản đã được nhập vào nước ta nhất là trong những năm
nửa sau của thế kỷ 20, nuôi thtch nghi theo hướng chọn lọc, nuôi thuần và cho
lai giữa các giống ngoại với nhau và đặc biệt là ỉai giữa các giống ngoại với nội
đã cho các kết quả rất tốt, nhất là vể năng suất và phẩm chất thịt cũng được cải
tiến một cách rõ rệt. Các giống lợn ngoại có màu lông da trắng như Yorkshire,
Landrace, màu đen Cornwall, Berkshire hay lông da nâu đỏ như Duroc.
Hình 2.4. Lợn Thuộc Nhiều
25
Xu thế chung phát triển mạnh các giống lợn lông da trắng Yorkshire,
Landrace là hai giống có năng suất chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu người
mua. Giống Yorkshire chiếm số lượng lớn, vì thích nghi tốt với hầu hết khu vực
khí hậu, đồng thời vẫn giữ được các ưu điểm tốt của giống.
2.1. Lựn Yorkshire (Yorkshire Large White)
Lợn xuất xứ (ừ vùng Yorkshire Vương Quốc Anh, da lông trắng tuyền.
Hình 2.5. Lợn Yorkshìre
Tù' năm 1964, nưóc ta đã nhập lợn Đại Bạch từ Liên Xô cũ. Đây là giống
có khả năng cho thịt cao. Hướng sản xuất kiêm dụng nạc - mỡ, với tầm vóc to,
thân mình ngắn, sâu ngực. Lợn đực trưởng thành dài thân 170 - 185 cm, vòng
ngực 165 - 185 cm, 350 - 380 kg. Lợn đực được đưa vào sử dụng lúc 8-9 tháng
tuổi. Lợn cái có thể sử dụng để phối giống ỉần đẩu khoảng 300 ngày tuổi. Lợn
nái trưởng thành có khối lượng 250 - 280 kg, mỗi lứa đẻ 9 - 11 con/lứa, khối
lượng sơ sinh 1,3 kg - 1,4 kg/con, cai sữa 60 ngày tuổi đạt khối lượng từ 12 -
13 kg/con, lợn thịt 8 tháng tuổi 83 - 84 kg, 10 rháng tuổi 117 kg. Giống lợn này
đã góp phần rất lớn vào việc cải thiện năng suất, chất lượng cho đàn lợn thịt
của nước ta trong những nãm 1970-1980.
Năm 1978, nước ta nhập lợn Yorkshire Large White từ Cu Ba và sau này
nhập từ Canada, Vương Quốc Anh,... Đây là dòng lợn hướng nạc và ngoại hình
đã thể hiện rất rõ thon hơn với chiều dài thân lớn hơn vòng ngực (hình 2.5).
Đàn lợn này hiện nay đã phát triển rất rông rãi ở các vùng trong cả nước với
26
khả năng cho thịt cao. Nuôi khoảng 6 tháng tuổi có thể đạt lừ 95-100 kg, tỷ lệ
nạc đạt khoảng 52-53%.
Lợn Yorkshire không chi là giống dùng để lai kinh tế với các giống lợn nội
nhằm cải tiến năng suất và tỷ lệ nạc mà hiện nay đang được nuôi thuần tại hầu
hết các trang trại chăn nuôi. Yorkshire cũng thưừíig xuyèn được sử dụng trong
các công thức lai giữa các giống lợn ngoại với nhau như: Landrace xYorkshire,
Duroc XYorkshire.
2.2. Lợn Lanđraee
Là giống lợn hướng nạc gốc từ Đan Mạch. Lợn Landrace có màu lông
trắng tuvền, tầm vóc to, dài mình, ngực nồng, bụng thon, có (lạc điểm ricng là
tai to, trùm tận xuống mát (hình 2.6). Lợn đực trương Ihành có irọng lượng 300
- 320 kg, nái 220 - 250 kg, có 12-14 vú.
Hình 2. 6. Lợn Landrace
Lợn cái thường được phới giống lúc 10 tháng luổi, mỗi lứa đẻ từ 8 - 11 con,
khối lượng sơ sinh bình quân mỗi con 1,2 - 1,4 kg, cai sữa ở 60 ngày tuổi 12 -
13 kg. Lợn đực giống có thể bắt đầu đưa vào khai thác lúc 9-10 tháng tuổi.
Lượng linh dịch khai thác đạt 27?.ml/lần. Lợn thịt 6 iháng tuổi có thể đạt 100
kg, tỷ lệ nạc đạt 56% trở lên.
Lợn Landracc được nhập vào nưóc ta những năm 1970 từ Trung Quốc, Cu
Ba và sau này trong những năm 1980 nhập từ Bỉ, Nhật Bản. Lợn Landrace nhập
27
vào nước ta sinh trưởng, sinh sản tương đối tốt, nhất là trong những năm gần
đây khi mà nguồn thức ăn công nghiệp có chất lượng cao ngày càng phong phú
cũng như các điều kiện chuồng trại ngày càng tốt hơn. Lợn Landrace chủ yếu
được sử dụng để lai với các giống lợn nội nhằm cải tiến nàng suất và chất lượng
thịt. Trong thực tế sản xuất công thức lai ngoại X nội 1/2 Landrace, 1/4 Đại
Bạch, 1/4 Móng Cái cho con lai 6 tháng tuổi đạt trong lượng 100 kg với tỷ lệ
nạc lên lới 48%. Ngoài ra, hiện nay tại hầu hết các cơ sở chần nuôi trang trại,
lợn Lanđrace đã được nuôi thuẩn hoặc sử dụng trong các công thức lai ngoại X
ngoại, như là Landrace X Yorkshire, Duroc X (Landrace X Yorkshire). Nhìn
chung lợn Landrace đã và đang là những giống được sử dụng ngày càng rộng
rãi ở Việt Nam.
2.3. Lựn Duroc
Lợn Duroc có nguồn gốc từ Mỹ với tên là Duroc-Jersey. Lợn có màu hung
đỏ, toàn thân ngoại hình cân đối, thể chất vững chắc, tai to ngắn cụp che mắt, 4
mũi chân và mõm đen, tầm vóc vừa phải (hình 2.7).
Hình 2.7. Lợn Duroc
Đực giống trưởng thành có khối lượng 250 - 280 kg, nái 200 - 230 kg,
thích ứng chịu đựng cao với điều kiện khí hậu, ít nhạy cảm với stress. Khả năng
sinh sản vừa phải, số con bình quân mỗi lứa 9,3 con.
28
Lợn nuôi thịt có khả năng tăng trọng nhanh. Nuôi 172 ngày có thể đạt 100
kg và cho tỉ lệ nạc cao.
Lợn Duroc chủ yếu được sử đụng trong các công thức lai kinh tế với lợn
nội hoặc lai ngoại Xngoại nhằm đạt được mức tăng trọng nhanh, tỷ lệ nạc cao.
2.4. Lợn Hampshire
Là giống lợn của Mỹ hướng nạc. Lợn Hampshire có màu lông da đen, có
vành đai trắng bao quanh mình sau xương bả vai, thân mình to, dài, tai nhỏ,
dựng đứng ra hai hên, mông nở và xuôi, chân to khỏe. Sinh sản từ 7 - 8
con/lứa. Khả năng tãng trọng nhanh (730 gam/ngày), chịu đựng kham khổ
tốt, thích chăn thả.
Ở Việt Nam giống này đã được nhập vào miền Nam từ trước năm 1975,
chủ yếu sử dụng đực giống cho lai với lợn nội cho con lai nuôi thịt.
2.5. Lợn Pietrain
Giống lợn này xuất hiện ở Bỉ vào khoảng năm 1920 và mang tên làng
Pietríiin. Được công nhận là giống mới năm 1953 tại tỉnh Brabant và năm 195Ố
cho cả nước. Lợn Pietrain còn gọi là lợn hoa do màu lông da có những vếi đỏ
và đen không đều. Thân hình thể hiện rất rõ khả năng cho thịt vói phẩn mông
và vai rất phát triển (hình 2.8).
Lợn có tuổi đẻ lứa đầu 418 ngày! Khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 165,1
ngày. Cai sữa ở 35,2 ngày tuổi. Số con/lứa: 10,2, số con cai sữa: 8,3, số con cai
sữa/nái/nàm là 18,3 con. Khả năng tăng trọng từ 35 - 90 kg là 770g/ngày. Tiêu
tốn 2,58 kg thức ăn/kg tăng trọng. Mổ thịt lợn 100 kg có chiều dài thân thịt
93,2 cm. Tỷ lệ thịt móc hàm (không có đẩu): 75,9%, tỷ lệ nạc/thịt xẻ là
61,35%, dày mỡ lưng, trung bình có khối lượng mổ thịt 90 kg là 7,8 mm. Tuy
nhiên lợn Pietrain có điểm hạn chế chính là rất mẫn cảm với stress (nhiệt độ,
tiếng ổn). Hiện nay, tại Bỉ đã tạo ra được các dòng không còn bị mẫn cảm với
stress, song số lượng vẫn còn hạn chế.
Lợn Pietrain đã được nhập vào Việt Nam Irong những năm của thập kỷ
1990 (ừ Mỹ, Bỉ. Do khả nãng cho thịt nạc cao cho nên chủ yếu được dùng để
lai với các giống khác nhằm cải thiện khả năng cho thịt. Hiện ở miền Bắc Việt
Nam lợn Pietrain được dùng trong công thức lai Pietrain X F1 (Yorkshire X
Móng Cái) cho kết quả rất tốt.
29
Hình 2,8. Lựn Pĩetraiìì
II. CHỌN LỌC VÀ NHÂN GIỐNG LỢN
Chọn lọc là sự lựa chọn những cá ihé đực và cái để giữ lại làm giống, đồng
thời loại bỏ những cá thể không đạt yêu cầu.
Trong ihực tế quá trình chọn lọc nhân tạo, đặc điểm dì chuyển của lợn luôn
chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên. Tuy nhiên chọn lọc tự nhiên ít có ảnh
hưòng tới các tính trạng số lượng.
1. Các phương pháp chọn lọc
1.1. Chọn lọc hàng loạt
Là phương pháp được sử đụng rộng rãi ở các cơ sở sản xuất giống và
thương phẩm. Đối tượng chọn lọc là toàn bộ đàn lợn đực cái. Chỉ sử dụng các
kết quả theo dõi định kỳ về sức sản xuất của từng cá thổ để đánh giá chọn lọc.
Ưu điổm: Phương pháp này đơn giản rẻ tiền, không đòi hỏi trình độ công
tác giống cao.
Nhược điểm: Độ chính xác của chọn lọc thấp, sức sản xuất của cá thể đỏi
khi bị thay đổi bởi chế độ nuôi dưỡng.
1.2. Chọn lọc lần lượt
Chọn lọc lần Iượí là phương pháp chọn lọc theo từng lính trạng. Khi tính
trạng thứ nhất chọn ỉọc đã đạt yêu cầu, thì mới tiến hành chọn lọc tính trạng
thứ 2, 3 ...
30
Phương này cho tiến bộ di truyền nhanh, nhất là các tính trạng có hệ sô' di
truyền cao, các tính trạng được chọn lọc độc lập, hoặc hai tính trạng gắn liền
với nhau, có tương quan đương chặt chẽ. Khi một tính trạng này tàng, thì kéo
theo tính trạng kia tăng.
Ví dụ: Chọn lọc để tăng diện tích mắt thịt (cơ thăn) thì cũng kéo theo tăng
tỉ lệ nạc trong thành phần thịt xẻ.
1.3. Phương pháp chọn [ọc loại thải độc lập
Đế tiến hành chọn lọc theo phương pháp này, trước hết người ta phải xác
định riêu chuẩn cần chọn lọc đồng thời cho nhiều tính trạng. Cơ sờ để xác
định trước là hệ số di truyẻn h2, giá trị kinh tế của các tính trạng đó và tỉ lệ
loại thải. Cá thể nào trong diện chọn lọc mà không đạt 1 tiêu chuẩn đã đề ra
thì bị loại thải.
Phương pháp này có hiệu quả nhanh trong việc ioại thải những tính trạng
không mong muốn. Tuy nhiên phương pháp này cũng gặp một số khó khăn
trong việc xốp loại những cá thể đã được chọn ỉọc, vì có khi có cá thể nào đó có
một tính trạng xuất sắc, nhưng vì kém ở một tính trạng khác mà phải loại bỏ,
Ihay vì theo phương pháp chọn lọc lần lượt thì cá thể đó được giữ lại trước tiên.
1.4. Chọn lọc cá thể
Chọn lọc cá thể hay còn gọi là kiểm tra cá thể. Đối với lợn, khi các cá thể
được chọn lọc được sắp ngang nhau để cùng lúc nhân thành quần thể lớn. Chọn
lọc cá thể là khâu rất quan trọng vì nó rất cụ thể, trực tiếp về sự tập trung di
truyền của đời tổ tiên trong điều kiện nuôi dưỡng nhất định. Sự ổn định của
những đặc tính đó là sự dự đoán khả năng di truyền cho đời sau.
Tuy nhiên, ngày nay người ta thường dùng phương pháp kiểm tra cá thể
thông qua các trạm kiểm tra. Đối với lợn thường căn cứ trên 3 chỉ tiêu cơ bản.
Khả năng tăng trọng, tiêu tốn thức ãn cho lkg tãng trọng (hệ số sử dụng thức
ăn) và độ dày mỡ lưng tại xương sườn cuối bằng siêu âm. Ưu điểm của phương
pháp này là nhanh chóng, xác định ngay thành tích của cá thể trên 3 chỉ tiêu cơ
bản, đé rút ngắn được thời gian kiểm tra, nhanh chóng đưa cá thể kiểm tra vào
sử dụng sớm.
1.5ẽChọn lọc theo đời trước
Phương pháp này là căn cứ vào lý lịch, xem xét các đời bố mẹ, ông bà,
cụ kỵ... vế các chỉ tiêu: Ngoại hình, năng suất sinh sản, khả năng sản xuất,
ghép đôi giao phối, tiến bộ di truyền v.v. để phán đoán khả năng sản xuất,
tiến bộ di truyền, khả năng di truyền, của cá thể mà ta đang theo dõi, từ đó
31
có thể đưa ra các quyết định đúng đắn là có nên chọn lọc cá thể đó để lại
làm giống hay loại thải.
Trường hợp đi mua giống ở một cơ sở chãn nuôi khác, người đi mua giống
phải xem xét, so sánh nhicu lý lịch để có quyết định mua con giống. Thông
thường khi tiến hành kiểm tra cá thể người ta đều phải kiểm tra lý lịch của
những cá thể này.
2ẾChọn phối (Ghép dôi)
Sau khi đã lựa chọn được các lợn đực và cái tốt rồi cần phải tiến hành khâu
ghép đôi giao phối tức là ghép đực nào với cái nào để phát huy được những đặc
tính tốt ở đời con. Việc chọn phối cần phải có kế hoạch và phải tuân theo
nguyên tắc cụ thể.
2.1. Kè hoạch chọn phối
Trước hết cần căn cứ vào các kết quả phối giống trước đáy, xcm những loại
đực và cái nào phối với nhau cho kết quả tốt, hay những cặp nào cho kết quả
không tốt để từ đó định ra một kế hoạch chọn phối thích hợp. Những vấn đề cần
hiểu được chính là ưu khuyết điểm của đàn lợn từ trước đến nay, ưu khuyết điểm
của những cá thể chọn lọc và thành tích đạt được thông qua việc chọn phối.
2.2. Nguyên tắc chọn phối
- Trước hết phải xác định bảng kế hoạch ghép đôi cụ thể cho từng con nái
và tiến hành theo kế hoạch này để ghép phối.
- Dựa vào số nái được đưa vào sử đụng sẵn có của trại và lợn đực giống
trong irại.
- Lên kế hoạch ghép phối lần sau thì căn cứ vào kế hoạch ghép phối lần trước
- Không ghép phối giữa nái tơ với đực tơ, nái già với đực già, mà ghcp phối
đực trưởng thành với nái tơ và nái già.
3. Các phương pháp nhân giống
Nhân giống là bước tiếp theo của chọn lọc, sau khi nhà chọn giống đã cải
tiến diều kiện môi trường và cải tiến di truyền, đạt được hiệu quả chọn lọc cao.
Nhân giống để phát huy hiệu quả của chọn lọc. Muốn tiếp tục nâng cao năng
suất chăn nuôi, nhà chọn giống phải tiến hành lai tạo để tạo tổ hợp gen mới.
3.1. Nhân giống thuần chủng
Nhân giống thuần chủng là phương pháp chỉ cho giao phối đực và cái của
một giống. Ví dụ như lợn Móng Cái X Lợn Móng Cái, lợn Landrace X lợn
Landrace,...
32
Mục đích của nhân giống thuần chủng là để sinh ra thế hệ con cái mang
đầy đủ đặc điểm của giống đó. Nhân giống thuần chủng chỉ làm tăng tần sô'
phôi tử, tăng số lượng đầu gia súc, chứ không làm thay đổi tần số gen. Các hình
thức của nhãn giống thuần chủng như sau :
3.1.1. Nhân giông thuần chảng giống địa phương
Các giống địa phương đều có chung đặc điểm là tám vóc nhỏ, sức sản xuất
thấp, nhưng có ưu điểm thích nghi tốt với điềư kiện địa phương và có sức
chống chịu bệnh cao. Xuất phát từ đặc điểm đó mà các giống địa phương cũng
cần được nhân giống, thuần chủng để giữ nguồn gen và làm cái nền trong việc
lái tạo với giống ngoại nhập cho con lai nuôi có năng suất cao nhưng lại có khả
năng thích nghi với điều kiện khí hậu tại Việt Nam. Khi nhân giống thuần
chủng cần chú ý:
- Phải chọn lọc nghiệm ngặt để giữ lại đực và cái giống có chỉ tiêu mong muốn.
- Các gia súc tốt đã chọn lọc được nhàn giống ở cơ sở nhân giống hạt nhân,
để sản xuất ra con giống cung cấp cho cơ sở nhân giống địa phương.
- Phải có kế hoạch cho ghép đôi giao phối giữa đực và cái đã được chọn lọc để
nâng cao năng suất của chúng, đồng thời tránh được hiện tượng sự thoái cận huyết.
- Tiến bộ di truyền bằng chọn lọc thuần chủng giống địa phương thường
chậm, do vậy cần có kế hoạch tăng hay giảm giống địa phương.
3.1.2. Nhân giống thuần chủng giống nhập ngoại
Do giống nhập ngoại là giống đắt tiền và ở xa khó vận chuyển nên việc
nhập giống ngoại rất khó khăn, nên việc nhân giống thuần chủng giống ngoại
nhập là cần thiết để tăng số lượng đàn lợn ngoại có trong nước. Đổng thời dùng
giống nhập ngoại để cải tiến giống địa phương, sử dụng các giống nhập ngoại
trong chương trình nhân giống.
Giống nhập ngoại có đặc điểm là thích nghi kém với điều kiện tự nhiên
trong nước, số lượng lại ít, nên việc nhân giống thuần chủng để tãng số lợn
ngoại trong nước là cẩn thiết.
Khi nhân giống thuần chủng giống ngoại nhập cần chú ý: Cải tiến môi
trường chuồng nuôi, tạo tiểu khí hậu thuận lợi cho lợn ngoại, có chế độ chàm
sóc hợp lý cho lợn ngoại
3.Ỉ.3. Nhân giống thuần chủng giống mới tạo thành
Giống mới tạo thành là kết quả lai giữa các giống, theo mong muốn của
người lai tạo. Đặc điểm của giống mới tạo thành như sau:
33
3 GTCNL-A
- Giống mới tạo thành mang được đặc tính tốt của các giống tham gia, tuy
nhiên đặc tính này mới hình thành chưa ổn định, chúng có mức độ biến dị cao.
- Giống mới tạo thành chưa thích nghi tốt với điều kiện sống, có số lượng ít.
Do vậy nhân giống thuần chủng giống mới tạo thành cần chú ý:
- Cần tiến hành tự giao ở thế hệ cuối cùng để củng cố các đặc điểm mới tạo
thành. Cẩn có kế hoạch ghép đôi cụ thể để tránh được suy thoái cận huyết.
- Phải tiến hành chọn lọc nghiêm nghặt ở các thế hệ
3.2. Nhàn giống theo dòng
Nhân giống theo dòng là một hình thức nhân giống thuần chủng ở một
trình độ rất cao. Dòng là một nhóm gia súc có chung nguồn gốc bắt nguồn từ
con đực tổ hay đực đầu dòng.
Dòng mang đầy đủ đặc điểm của giống, nhưng đổng thời cũng mang đặc
điểm ricng của dòng, mà thông thường đặc điểm riêng của dòng là rất xuất sắc
về một chỉ tiêu nào đó. Còn các chỉ tiêu chung là cao hơn trung bình của giống.
Một giống thường phải có từ 2-5 dòng.
Mục đích của nhân giống theo dòng là:
- Phân chia giống trở thành nhiều nhóm gia súc, có trao đổi chất phong
phú, làm tăng sức sống, làm cho giống trở thành một quần Ihể sinh động, tránh
hay hạn chế được giao phối cận huyết.
- Kết chặt giống trong một mối tương quan thống nhất bằng sự trao đổi
các cá thổ của dòng, nhất là các đực đầu dòng. Nhân giống theo dòng còn
nhằm chọn lọc sử dụng những con đực tốt nhất của giống và chuyển những
đặc điểm tốt của con đực tổ, hoặc con cái tổ thành đặc điểm chung của dòng
và của giống.
* Phương pháp tạo dòng
Muốn tạo dòng có kết quả, cần phải tiến hành các bước sau :
Bước ỉ: Phải chọn được con đực xuất sắc về một chỉ tiêu nào dó như là khả
năng tăng trọng rất cao, còn các chỉ tiêu khác như độ dày mỡ lưng, tỉ lệ nạc,
khả nãng sinh sản v.v. phải cao hơn trung bình cùa cả đàn. Con đực này sẽ là
đực đầu dòng. Sau khi đã chọn được con đực đầu dòng, thì phải chọn những
con cái kết hợp là những con cái sẽ giao phối với con đực đầu dòng. Những con
cái kết hợp phải có các đặc điểm trội giống như đặc điểm của đực đầu dòng,
những chỉ tiêu khác cũng đạt từ trung bình của toàn đàn trờ lên và không có
quan hệ huyết thống với đực đầu dòng.
34
3 GTCNL-B
Bước 2: Xáy dựng dòng
Tiến hành cho giao phối đực đầu dòng với cái kết hợp. Chọn những con
đực và con cái kế thừa. Những con này phải mang đầy đủ đặc điểm của đực
đầu dòng (đực tổ) và những con cái kết hợp.
Cho giao phối giữa các con đực và con cái kế thừa để tăng số lượng đầu
con, tạo điều kiện tăng cường áp lực chọn lọc.
Bước 3: Củno cố dòng, hình thành các nhỏm cùng huyết (hống
Cho các con kế thừa tự giao để phát triển số lượng, ổn định tính di truyền
cúa đực tổ (rong dòng mới. Tiếp tục tàng cường chọn lọc, tạo các con trưởng
nhóm mang đẩy đủ đặc đicm của con đực tổ. Tăng cường số lượng và mở rộng
phạm vi phản bố của dòng.
3.3. Nhân giông tạp giao (ìai giông)
Nhân giống tạp giao là lai giống, gồm có lai khác giống và lai khác dòng
- Lai khác giống là cho các cá thể đực và cái khác giống của 2 hay nhiều
giống nhau giao phối với nhau để lợi dụng ưu thế lai.
- Lai khác dòng là cho những cá thể đực và cái của những dòng khác
nhau trong cùng một giống giao phối với nhau để tạo ra con lai cho năng
suất cao hơn.
Lai khác giống, khác dòng là làm tăng tỉ lệ dị hợp tử của tất cả các đôi
gen, khi mà các thế hệ bố mẹ có những gien khác nhau. Nếu một giống mang
gen đồng hợp trội lai với giống kia là đồng hợp tử lặn, thì ở thế hệ con lai F( sẽ
cho mức dị hợp tử cao nhất.
Các con lai dị hợp tử thường có sức sống cao hơn, khoẻ mạnh hơn, chống
chịu bệnh tật tốt hơn, sức sinh sản cao hơn đời bố mẹ. Hiện tượng đó gọi là ưu
thế lai sinh vật.
3.4. Các phương pháp lai giống
3.4.1. Lai kinh tế
Lai kinh tế là phương pháp cho các cá thể đực và cái của 2 giống khác
nhau, giao phối với nhau để cho con iai Fj chỉ sử dụng vào mục đích nuôi thịt.
Lai kinh tế dơn giản: Là phương pháp lai kinh tế chỉ dùng 2 giống cho
giao phối với nhau để sử dụng con lai vào mục đích nuôi thịt, nhằm lợi dụng
ưu thế lai. Thi dụ: Dùng đực Landrace X Móng Cái cho ra Fị dùng để nuôi
thịt (Sơ đồ 2 .1).
35
ổ Yorkshire ặ Móng cái
F1 Dùng cho nuôi thịt
3 Landrace = ậ Móng cái
Sơ đồ 2 .Ỉ. Lai kinh tế giản đơn
Lai kinh íếplìức tạp: Là sử dụng từ 3 giống trở lên. Hiện nay công thúc lai
kinh tế dùng 3 giống phổ biến nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng là: Đực
Yorkshire X cái Móng Cái tạo ra con lai Fj dùng nuôi thịt. Nhưng một sô' con
cái lai được giữ lại để làm nái cho lai tiếp với đực Landrace. Với phương pháp
này con lai có 3/4 máu ngoại. Trong đó có: 50% Landrace, 25% Yorkshire và
25% Móng Cái. Đây là công thức lai có nhiều ưu điểm, đáp ứng được yêu cầu
tảng trọng và tăng tỉ lệ nạc trên thịt xẻ.
3.4.2. Lai luân chuyển
Lai luân chuyển thực chất là lai kinh tế có thay đổi đực giống. Khi thì sử
dụng giống A làm con đực. Đến lần sau thì dùng giống B làm con đực để lợi
dụng ưu thế lai ở cả mẹ và con (Sơ đồ 2.2).
Trong lai luân chuyển có hình thức lai luân chuyển 2 giống, lai luân
chuyển 3 giống. Khác với lai kinh tế, trong lai luân chuyển, ở thế hộ con lai
được giữ lại một số con cái để cho giao phối với con đực của giống mà trước đó
đã được sừ dụng làm giống cái.
Trong lai luân chuyển 3 giống, quấ trình thay đổi đực giống ở các thế hệ
nối tiếp, có thể ở giai đoạn nào đó, nhà chọn giống sẽ nhận thấy sự xuất hiện
những đặc điểm trội ở con lai, mà trước đó chưa từng có ở 3 giống gốc, từ đó
nhà chọn giống có thể chọn lọc, cho tự giao để cố định đặc điểm trội tạo nên
giống mới.
36
Sơ đồ 2.2. Lai luân chuyển
3.4.3. Lai cải tiến
Lai cải tiến là phương pháp lai mà nhà chọn giống dùng một giống hoàn
chỉnh để cải tiến một giống khác, mà về cơ bản giống này đã đáp ứng được yêu
cầu cùa sản xuất và người tiêu dùng, nhưng còn một điểm yếu nào đó cần phải
sửa chữa.
Thí dụ: Giống lợn Pietrain là một giống hoàn chỉnh. Nhưng điểm yếu là rất
mẫn cảm với stress, cho nên người ta dùng các giống lợn khác để cải tiến khả
năng này.
Trong lai cải tiến tỉ lệ phần trăm của giống đi cải tiến giảm dần, còn tỉ lệ
của giống bị cải tiến tăng dần trong con lai. Khi đạt yêu cầu của việc cải tiến
thì tiến hành cho tự giao để củng cố giống (Sơ đồ 2.3).
Tuy nhiên, cũng cần chú ý là do tỉ lệ máu của giống đi cải tiến còn rất thấp
nên chỉ có những tính trạng có hệ sô' di truyền cao và việc chọn lọc nghiêm
ngặt khi cho tự giao mới có khả năng duy trì được đặc điểm mới vừa được tạo
thành ở giống cải tiến.
37
Sơđồ iai cải tiến nhưsau:
Tự giao với 1/8 giống đi cải tiến
Sơ dồ 2.3, Lai cải tiến
3.4.4. Lai cải tạo
Lai cải tạo là phương pháp dùng một giống lợn cao sản để cải tạo hẳn đặc
điểm di truyền của giống lợn địa phương theo yêu cẩu của công tác giống.
Thông thường những giống địa phương không đáp ứng được yêu cầu kinh tế xã
hội nữa song lại có ưu điểm là khả năng thích nghi cao. Giống lợn dùng để cải
tạo giống lợn kia gọi là giống đi cải tạo. Giống lợn địa phương được cải tạo gọi
là giống bị cải tạo.
Trong lai cải tạo, ĩỉ lệ phần trăm(tỉ lệ máu) của giống đi cải tạo tăng dần
trong con lai cho đến khi đạt yêu cầu cải tạo giống thì đừng lại để tiến hành
cho cố định (tự giao) để củng cố đặc điểm của giống mới.
Trong quá trình lai cải tạo cần chú ý: Giống đi cải tạo là giống cao sản nhập
nội, là giống đã được chọn lọc kỹ, tần số gen thuần hợp tử trội cao, cho nên trong
khi lai, khả năng thôn tính về mậl di truyền của giống đi cải tạo tăng nhanh, do đó
phải chú ý quan sát con lai để dừng lại kịp thời khi đã đạt yêu cầu tạo giống. Nếu
không sẽ làm mất đi đặc điểm quý hiếm của giống địa phương như: Tính mắn đẻ,
số con trên lứa cao, khả năng chống chịu bệnh tật tốt V.V..
Sơ đồ 2.4. Lai cải tạo
3.4.5. Lai tổ hợp
Mục đích của phương pháp này là gây tạo giống mới từ những đặc điểm tốt
của các giống khác nhau.
Nếu chỉ dùng 2 giống để lai tạo giống mới thì gọi là lai gây thành đơn
giản. Còn dùng tùr 3 giống trò lên gọi là lai gây thành phức tạp.
Muốn lai tạo giống mới, trước hết nhà chọn giống phải xác định chắc chắn
mục tiêu của giống mới và lựa chọn những cá thể thuộc dòng thuần cao sản hay
giống cao sản nào vào mục đích của minh. Các bước tiến hành như sau :
Bước ỉ : Cho lai kinh tế giữa các giống với nhau để xác định khả năng phối
hợp, sự thể hiện những đặc điểm di truyền tốt của thế hệ bố mẹ trên con lai.
Chọn những con lai thể hiện đẫy đủ đặc điểm di truyền của bố mẹ làm con
kế thừa. Ở bước này phải có số lượng con lai nhiều, tiến hành chọn lọc thật
nghiêm ngặt, thực hiện áp lực chọn lọc cao để nhanh chóng đạt được mục tiêu
giống mới.
Bước 2: Cho tự giao giữa thế hệ các con kế thừa để củng cố đặc điểm của
giống đã hình thành, ở giai đoạn này có thể sử dụng giao phối đổng huyết ở
39
mức rất cao như giưa bố và con gái, hoặc anh chị em ruột cùng bố cùng mẹ.
Chuẩn bị cho việc hình thành các dòng.
Chọn đôi giao phối đổng chất thích hợp để tăng cường tần số đồng hợp tử
trội trong các con kế thừa. Dự kiến các con đực đầu dòng. Tiến hành lai phân
tích (check cross) để kiểm tra gen lặn trong con giống mới hình thành.
Bước 3: Hoàn chỉnh kết cấu giống
Mở rộng phạm vi phãn bố của giống, tăng cườno sô' lượng đầu con. Đưa
con giống vào các cơ sở sản xuất, vào hộ nông dân để đánh giá tính ổn định
của giống.
III. TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIỐNG LỢN
1. Các nguyên lý chung
1.1. Mục đích yêu cầu
1.1.ỉ. Mục đích
Giữ cho các giống lợn hiện có không bị lẫn về mặt di truyển, trên cơ sở đó
tạo điều kiện thuận lợi cho việc chọn lọc thuần chủng và lai tạo. Tổ chức công
tác giống tốt sẽ là cơ sở cho việc thực hiện thành công kế hoạch nhân giống.
Phát huy được tiềm năng di truyền của từng giống trong những điều kiện
chăn nuôi cụ thể nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
1.1.2. Yêu cầu
Phải có mối liên hệ chật chẽ giữa khoa học và sản xuất. Điều đó có nghĩa là
các tiến bộ khoa học kỹ thuật phải được áp dụng trong thực tiễn sản xuất để
thúc đẩy sản xuất phát triển, đồng thời mục riêu sản xuất cũng là cơ sở cho việc
tiến hành nghiên cứu khoa học.
Phải tạo ra được tiến bộ trong nhân giống. Một trong những biện pháp để
đạt được mục tiêu trong nhân giống hay mục tiêu sản xuất là phải tạo ra được
môi trường tối ưu.
Thông qua các biện pháp nhân giống để làm tăng khả nâng cho sản phẩm
giống lợn ở tất cả các cơ sở sản xuất.
Tổ chức nhân giống phải phù hợp giữa điều kiện sản xuất và quy mô sản xuất.
1-2. Chương trình công tác giống
ỉ.2.1. Phương thức và mục tiêu
Tuỳ theo từng giai đoạn mà đề ra các phương hướng cho phù hợp, ví dụ
như giai đoạn 1991-1995
40
- Chuyển từ chăn nuôi tự túc, tự cấp sang chăn nuôi hàng hoá, kết hợp chặt
chẽ giữa phát triển chăn nuôi với phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm
chăn nuôi và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đưa ngành sản xuất chăn
nuôi trở thành ngành kinh tế hàng hoá lớn có hiệu quả cao trong nông nghiệp.
- Phát triển chăn nuôi toàn diện nhưng cần coi trọng những giống lợn trước
mắt có yêu cầu sản phẩm lớn và có khả nãng suất khẩu sản phẩm.
- Phát triển chăn nuôi ở tất cả các vùng với những giống lợn thích hợp với
điều kiện sinh thái để phát huy thế mạnh của từng vùng.
- Chuyển từ chăn nuôi tận dụng sang chăn nuôi thâm canh tăng náng suất
và chất lượng sản phẩm chãn nuôi.
Như vậy, có thể nói rằng cơ sở của việc đề ra mục tiêu nhân giống là:
- Căn cứ vào thành tích đã đạt được đối với từng loại giống lợn ở các hướng
sản xuất khác nhau.
- Cân cứ vào những hiểu biết về các khả năng khoa học và các phương pháp
nhân giống để lợi dụng các giống lợn vào chương trình nhân giông.
1.2.2. Phương thức
Từng bước xây dựng đàn lợn giống có chất lượng cao, có tác dụng cải tạo
nhanh đàn lợn địa phương. Qua thực tiễn sản xuất, đã xác định hai giống nền
chính là lợn Móng Cái ở phía Bắc và lợn Yorkshire ở phía Nam.
Tiếp tục nạc hóa đàn lợn trên cả nước, dùng lợn đực ngoại như Yorkshire,
Landrace lai với nái nền địa phương để nâng cao chất lượng đàn con lai.
1.2.3. Thành lập các trạm kiểm tra
Thành lập các trạm kiểm tra là công việc không thể thiếu được trong
chương trình công tác giống. Có như vậy, việc đánh giá giá trị giống của gia
súc được chính xác và thuận lợi. ở Tây Đức, Werhahn và Groenveld (1987)
cho biết trong một năm khoảng 60.000 lợn đực giống được kiểm tra năng suất
cá thể, anh chị em của chúng được kiểm tra ở 11 trạm. Trong khi đó ở Đông
Đức khoảng 20.000 lợn đực giống được kiểm tra nâng suất cá thể ờ 8 trạm. Các
số liệu về điều tra cá thể và anh chị em ruột làm cơ sở cho việc đánh giá giá trị
giống của đực giống. Đời sau của các đực giống tốt lại được tiếp lục kiểm tra ở
8 trạm kiểm tra đời sau.
ở các trạm kiểm tra đời sau, đực giống được đánh giá giá trị giống cả ờ
trong nhân giống thuần chủng và lai. Qua kiểm tra sẽ khẳng định việc sử dụng
đực giống tốt một cách hợp lý nhất vào chương trình nhân giống.
41
2. Các biện pháp tổ chức quản lý
2.1. Hệ thông giống
Hiện nay chăn nuôi nước ta được chia làm hai khu vực là: Chăn nuôi quốc
doanh do Nhà nưóc quản lý và chăn nuôi gia đình do tư nhân quản lý. Vì thế hệ
thống giống cũng cần phải được quản lý theo các hình thức chăn nuôi này.
2.1.1. Khu vực chăn nuôi quốc doanh
Đối với các cơ sở chăn nuôi giống gốc và cơ sở nhân giống gia súc cần xác
định lại nhiệm vụ và mục tiêu để điều chỉnh lại quy mô đàn giống cho phù hợp
để có thể tạo ra các con giống tốt.
Đối với các cơ sở chăn nuôi thương phẩm chỉ có nhiệm vụ tạo ra các sản
phẩm chăn nuôi cuối cùng chứ không được giữ và nhân giống ở cơ sở này.
2.1.2. Khu vực chăn nuôi tư nhân
Chăn nuôi gia đình đã và đang là nguồn tạo ra sản phẩm chăn nuôi chính ở
nước ta. Để có thể phát huy được tiềm năng của khu vực này cũng cẩn xây
dựng các vùng giống nhân dân để có thể cung cấp đầy đủ lợn giống có chất
lượng cao.
2.2. Quản lý giông
2.2.1. Quản lý giống quốc gia
Cần phải có sổ đăng ký giống quốc gia cho các cơ sở nhân giống thuần
chủng giống gốc. Căn cứ vào sổ đăng ký giống quốc gia sẽ cho phép xác định
được các chương trình ghép đôi giao phối và nhân giống được dè dàng và cũng
giúp cho có khả năng đánh giá được sự phát triển của một phẩm giống.
2.2.2. Phân vàng chăn nuôi
Cần hình thành các vùng chãn nuôi lợn hàng hoá. Những vùng này chủ yếu
tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng, vùng đồng bằng sông Cửu Long và
vùng Đông Nam Bộ. Đây là những vùng sản xuất lợn xuất khẩu chủ yếu của
Việt Nam.
2.2.3. Xây dựng những qui định về việc sử đụng đực giống ở khu vực
chăn nuôi gia đình
Hiện tại rất nhiều vùng nông thôn lợn đực giống được sử dụng khồng đảm
bảo đủ tiêu chuẩn, cho nên cần thành lập một Trung tâm quản lý giống quốc
gia để cải thiện tình trạng nàyế
42
2.2.4. Một số công việc cụ thể tại các cơ sở giống
Một số công việc cụ thể cần làm ngay và liên tục để có thể quản lý và phát
triển đàn gia súc nói chung và đàn lợn nói riêng là :
- Đánh số các gia súc giống
- Ghi lý lịch gia súc
- Lập sổ theo dòi thành tích của gia súc giống và tình hình bệnh tật
- Lập kế hoạch phối giống
Một số mẫu cần có tại các Cơ sở giống :
Lý lịch nái giống
Sô' lai
nái
Thẻ
lai
Ngày
sinh
Nơi
sinh
Bo: Số
giống
Mẹ: Sô'
giống
Ông
nội:
Giống
Bà nội:
Giống
Ông
ngoại:
Giống
Bà
ngoại:
Giống
Ngày
nhập
trại
Khối
lượng khi
nhập trại
Kế hoạch phối giống ưong năm
Số tai nái Thẻ tai Ngày sinh
Hiên trang
lứa đẻ thứ
Đực phối
chính
Đực phối phụ Ghi chú
43
2.3. Hệ thông quản lý giống quốc gia “Hệ thống hình tháp”
Trong những năm gần đây đã nói rất nhiểu đến loại hệ thống quản lý
này, đó ỉà một mô hình tổ chức cho mỗi giống lợn thuần theo hình tháp di
truyền 3 cấp:
- Cấp cụ kỵ (GGP- Đàn hạt nhân)
- Cấp ông bà (GP- Đàn nhân giống)
- Cấp bố mẹ (PS - đàn giống cơ sở).
Hệ thống này được minh hoạ theo sơ đồ dưới đây. Cấu trúc của 3 loại cơ sờ
này có dạng hình tháp và được minh hoạ ở sơ đổ 2.5.
c
Bố mẹ (PS)
Sơ đồ 2.5: T ổ ckức quân ỉý giống theo “Hệ thống hình tháp ”
Đàn lợn cấp cụ kỵ là đàn lợn dòng thuần, hay đàn hạt nhân có nhiệm vụ
cung cấp giống tốt dòng thuần để xây dựng đàn ông bà.
Đàn lợn ông bà là đàn lợn nhân giống, ngoài các dòng thuần đà có lợn
lai F| lai giữa hai đòng thuần với nhau để cung cấp giống cho xây dựng đàn
bố mẹ.
Đàn bố mẹ làm nhiệm vụ sản xuất ra đàn lợn thương phẩm có ưu thế lai sử
dụng để nuôi thịt. Trong đàn bố mẹ, con cái là nái lai Fj, còn con đực dùng làm
“đực kết thúc”. Phần lớn là các đực thuần khác giống (trường hợp lai 3 giống),
cũng có thể là thuộc dòng đực lai (trường hợp lai 4 giống).
44
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày những đặc điểm cơ bản của một số giống lợn nội chinh được nuôi ở Việt
Nam ? Phương hướng sử dụng các giống này ?
2. Trình bày những đặc điểm cơ bản của một số giống lợn ngoại chính được nuôi ở
Việt Nam ? Phương hướng sử dụng các giống này ?
3. Trinh bày các phương pháp chọn lọc ở lợn ? Nêu ưu nhược điểm của từng
phương pháp ?
4. Trình bày phương pháp nhân giống thuần chủng ? Phương pháp tạo dòng ?
5. Trình bày các phương pháp lai giống ? Nêu ưu nhược điểm của từng phương pháp ?
6. Trình bày biện pháp tổ chức quản lý công tác giống lợn ? Liên hệ với tình hình thực
tiễn ở Việt Nam ?
45
Ị
i
ỉ
Chương 3
DINH DƯỠNG VÀ THỨC.ĂN CHO LỢN
Mục tiêu:
Kiến thức: Biết được
Thế nào là tiêu chuẩn ăn, khẩu phần ăn
Các loại thức ăn và nguổn cung cấp thức ăn cho lợn
Giá trị dinh dưỡng của thức ăn phục vụ chăn nuôi lợn
Kỹ năng: Nhận dạng và phân loại được thức ăn
Thái độ: Cố những hiểu biết về nhu cầu dinh dưỡng và khẩu phần ăn cho lợn
Tóm tắt nội dung:
Khái niệm về liêu chuẩn ăn, khẩu phần ăn
Các nguồn thức ăn thông dụng cho lợn
I. KHẢI NIỆM VỂ TIÊU CHUẨN ẢN VÀ KHAU p h ầ n ẢN
1. Khái niệm về tiêu chuẩn ăn
- Tiêu chuẩn ăn là nhu cầu các chất dinh dưỡng của con vật trong một ngày
đêm nhằm đạt được yêu cầu nào đó về sản xuất.
Mức ăn = Tiêu chuẩn ăn + Số dư an toàn
- Nội dung tiêu chuẩn ăn: Ở mỗi nước, mỗi ngành chãn nuôi người ta đưa
ra nội dung tiêu chuẩn ãn khác nhau để phù hợp với vật nuôi và mục đích sử
dụng vật nuôi. Nó bao gồm:
+ Nhu cầu năng lượng: Biểu thị bằng kCal, kJ năng lượng tiêu hoá (DE)
hay năng lượng trao đổi (ME).
+ Nhu cầu protein: Biểu thị bằng gam protein thô hay gam protein tiêu hoá.
+ Nhu cáu các chất khoáng và các nguyên tố đa lượng vi lượng: Ca, p, Mg,
Na, Cl, Fe, Cu, Co, Mn, Zn.....
+ Nhu cầu các vitamin: A, D, E, caroten, Bj, B2, Pantotenic axit....
46
2. Khái niệm khẩu phần ăn
Khẩu phần ăn là một hỗn hợp thức ăn thoả mãn tiêu chuẩn ăn của vật nuôi
Irong một ngày đêm.
Khi phối trộn khẩu phần thức ăn cần phải biết rõ các thành phần dinh
dưỡng của thức ăn, nấm chắc nguyên tắc của phối trộn khẩu phần thức ăn, có
như vậy mới hy vọng có được một khẩu phần ăn đáp ứng đủ và hợp lý nhu cầu
của con vật nói chung hay lợn nói riêng.
Khẩu phần thức ăn phải đảm bảo được hai nguyên lắc sau:
2.1. Nguyên tắc khoa học
Khẩu phần ãn phải đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng, thoả mãn được tiêu chuẩn
ăn. Đảm bảo được sự cân bằng các chất dinh dưỡng như: Axit amin, khoáng,
vitamin...Cụ thể khẩu phần ăn phải đảm bảo cung cấp đủ các yếu tố dưới đây :
- Cung cấp đủ năng lượng: Lợn cũng như gia súc khác đòi hỏi nhu cầu về
nâng lượng để duy trì và sản xuất. Cãn cứ vào tiêu chuẩn ăn cho từng loại lợn
mà tính ra nhu cầu. Ví đụ: Tiêu chuẩn ãn cung cấp cho lợn 17 - 23kg, yêu cầu
tăng trọng 233g/ngàv thì cần cung cấp 2875 kCal ME cho một ngày đêm.
- Cung cấp đủ chất đạm và khoáng: Cung cấp số lượng chất đạm và
khoáng đủ bù đắp số lượng đạm và khoáng bị mất đi trong hoạt động trao đổi
chất và số lượng đạm, khoáng đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ thể lợn.
- Cung cấp đủ vitamin: Vitamin có vai trò hết sức quan trọng, nó Là chất
xúc tác cần thiết cho việc trao đổi chất trong cơ thể gia súc. Nếu ta cung cấp
đầy đủ vitamin trong khẩu phần cho lợn thì lợn sinh trưởng tốt và giảm được
tiêu tốn thức ăn.
- Cung cấp đủ nước: Nước rất cần thiết đối với sự sống của lợn, nó không
những có tác dụng trong các hoạt động trao đổi chất mà còn có tác dụng điều
hoà thân nhiệt. Tốt nhất là cung cấp nước uống tự do cho tợn bằng máng uống
hay vòi uống tự động.
- Cần phải cung cấp mộí khối ỉượng klĩẩu phần ăn cần phù hợp: Các loại
thức ăn cần thích hợp với bộ máy tiêu hoá của từng vật nuôi và từng lứa tuổi.
Lợn !à loài dạ dày đơn nên lượng thức ăn có thể chứa khồng lớn lắm. Cần cung
cấp lượng thức ăn thích hợp cho từng loại lợn ờ từng lứa tuổi khác nhau. Nếu
cho lợn ăn ít xơ thì nhu động của bộ máy tiêu hoá sẽ hạn chế, tiêu hoá chậm.
Ngược lại nếu cho lợn ãn lượng thức ăn lớn sẽ có nguy cơ không cung cấp đủ
dinh dưỡng cho lợn. Nói chung lợn có thể thu nhận một lượng vật chất khô
thức ăn bằng 2,5% khối lượng cơ thể.
47
2.2. Nguyên tắc kinh tê
Do chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ rất cao trong giá thành chăn nuôi lợn (65%-
75%) cho nén khẩu phần ăn phải có giá cả hợp lý và rẻ, tức là sử dụng được các
nguồn thức ăn sẵn có tại cơ sở. Song cũng luôn phải đảm bảo nguyên tắc là
khẩu phần phải đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng cho từng loại lợn. Có như vậy
mới hy vọng đạt được hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi.
II. CÁC NGUỔN THỨC ẢN THÔNG DỤNG CHO LỢN
Lợn là loại ãn tạp, nó có thể tiêu hoá hầu hết tất cả những loại thức ăn có
nguồn gốc động vật hoặc thực vạt. Tuy nhiên thức ăn cung cấp cho khẩu phần
ăn của lợn cần có đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết như tinh bột, đường, protein,
axit amin... Muốn có được như vậy cẩn phối hợp nhiều loại thức ăn khác nhau.
Trước hết cẩn phải nắm vững các nguồn thức ăn cung cấp cho chăn nuôi lợn
giá trị thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn đó.
1. Thức ăn cung cấp năng lượng
Nguồn thức ãn cung cấp năng lượng rất phổ biến và cũng thay đổi theo
từng vùng địa lý. ở đây chỉ giới thiệu những loại thức ãn thông dụng được sử
đụng trong chăn nuồi lợn.
1.1. Ngô (Zea mays Lị
Ngô là thành phần thức ãn cung cấp năng lượng rất tốt cho lợn. Ngô có
nhiều loại như ngô đỏ (vàng), ngố trắng, ngô nếp, ngô lai. Nói chung rất giàu
năng lượng khoảng 3.300 kCal ME, nhưng ngô có sự hạn chế là chất lượng và
số lượng protein nghèo, lượng protein thô (CP) chỉ khoảng 8%, thiếu một số
axit amin không thay thế như lizin, tryptophan và có nhiều axit béo không no
như axit oleic, axit linoleic. Do vậy trong khẩu phần ăn cho lợn ngô chỉ chiếm
một tỷ lệ phần trăm nhất định, cần phối trộn với các loại thức ãn khác nhau tạo
thành khẩu phần ăn cân bằng dinh dưỡng hơn.
Hàm lượng ngô trong khẩư phần nên sử dụng với tỷ lệ như sau :
Loại lợn Tỉ lệ ngô sử dụng thích
hợp trong khẩu phần (%)
Lợn bú sữa và lợn cai sữa mức tối đa
Lợn sinh trưởng từ 4 - 8 tháng tuổi
Lợn ở giai đoạn vỗ béo
Lợn vỗ béo hướng nạc
30
35
35
25
48
Lợn vỗ béo hướng mỡ 45
40
20
20
20
Lợn nái chửa kỳ I
Lợn nái chửa kỳ II
Lợn nái nuôi con
Lợn đực giống
1.2. Gạo thóc (Oryza sativa)
Gạo là lương thực chính ở nước ta, thường được dùng cho người và phần
nào cho ỊỊĨa súc. Hạt thóc sau khi xay giã sẽ mất đi lớp màng mỏng bọc quanh
hạt gạo và chất lượng gạo cũng bị thay đổi. Gạo nếu xay, giã kỹ sẽ mất một sỏ'
chất dinh dưỡng và vitamin, nhất là vitamin B|, lợn nuôi đơn thuần bằng gạo
lâu ngày có thể bị suy nhược Ihần kinh cho nên gạo cần được phối hợp với các
thức ãn khác.
Thành phần dinh dưỡng của hạt gạo gồm protein tổng số 6,7%, hàm lượng
axit amin chính liz.in 3,2g, methionin 3,4 g, triptophan l,3g.
1.3. Dột mì
Bột mỳ sử dụng làm thức ăn cho lợn rất tốt. Tiêu chuẩn bột mì dùng làm
thức ăn được qui định là: Độ ẩm dưới 15%, tỷ lệ chất khoáng so với vật chất
khô từ 3,5 % đcn 4%. Bột không được hôi mốc, không có vị đắng và chua,
không có tạp chất,..-Bột mì là loại thức ăn có hàm lượng năng lượng tương đối
cao khoảng 3050 kCíil ME, protein thỏ khoảng 12,1%.
Lượng bột mì sử dụng hợp lý trong khẩu phần thay đổi trong khoảng từ 15
đến 25% luỳ theo loại lợn. Lợn con đến 4 tháng tuổi, lợn nái chửa kỳ 2, lợn đực
giống và lợn thịt hướng nạc chỉ nên sử dụng khoảng 15%. Với lợn vỗ béo
hướng mỡ có thể sử dụng ở mức cao 25%. Còn lợn choai, lợn nái chửa kỳ 1 nên
sử dụng ở mức 20%.
1.4. Cám gạo
Cám gạo ìa sản phẩm phụ được sử dụng rất nhiều trong chăn nuôi lợn. Cám
gạo là phẩn thóc đă được tách vỏ trấu và phần còn lại đem xay giã tách ra phần
cám có chứa cả phần lúa và vỏ lúa. Châ't lượng cám tuỳ thuộc vào sự xay sát kỹ
hay không và lượng vỏ trấu còn lại nhiều hay ít. Trong cám có nhiều vitamin
Bj, có nhiều chất béo vằ chất xơ dùng cho lợn nái sinh sản và lợn choai rất tốt.
Cám không nên dự trữ lâu quá ba tháng vì trong cám có nhiều lipit dễ bị oxi
hoá có mùi hôi, mốc.
4.GTCNL-A
49
Cám gạo còn đuợc sử dụng ở dạng bánh tức là cám sau khi ép lấy dầu. Cám
này có thể bảo quản được lâu hơn.
Tỷ lệ sử dụng cám trong khẩu phần với các loại lợn như sau :
Loại lợn Tỉ lệ cám sử dụng thích
hợp trong khẩu phần (%)
Lợn bú sữa và lợn cai sữa mức tối đa 15
Lựn hậu bị và lợn thịt • 30
Lợn vỗ béo hướng nạc 25
Lợn vỗ béo hướng mỡ, nái chửa kỳ 2,
lợn nái nuôi con, lợn đực giống 35
Lợn nái chửa kỳ 1 40
1.5. Sán
Sắn là sản phẩm rất phổ biến ở vùng nhiệt đới, đó ià nguồn cung cấp năng
lượng rất quan trọng trong chăn nuôi lợn. sắn có nhiều tinh bọt nhưng ít
protein, Ihành phần đinh dưỡng của củ sắn là 65% nước, 35% vậi chất khô,
1,25 % protcin, 1,45% xơ, 0,29% khoáng, 30,84% ỉà dẫn xuất không nitơ.
Trong sắn có yếu tố hạn chế là có độc tố axit xyanhydric (HCN). Tuy
nhiên qua xử lý nhiệt hoặc có biện pháp chế biến bảo quản tốt sẽ íàm giảm
được độc tố này. Sắn tươi bóc vỏ và ngâm nước 24 - 48 giờ, hoặc bóc vỏ phơi
khô xay nghiền thành bột để bảo quản, có thể hạn chế được lượng axit
xyanhydric trong sắn.
Bột sắn có thể sử dụng từ 30-50% trong khẩu phần tuỳ theo từng loại lợn và
cũng tuỳ theo các nguồn thức ăn khác phối hợp.
1.6. Khoai lang
Khoai lang tươi có ẩm độ cao, tỷ lệ nước tới 68%, protein thô thấp 1,3%,
giá trị năng lượng thấp trên 600 Kcal ME/kg. Khoai lang có thể sử dụng ở
nhiều dạng: dạng tươi, nấu, ủ xilô hay dạng bột. Khoai lang tươi có thể cho lợn
sinh sản ăn sống, nhưng tránh cho ăn các củ hà, rim vì có thể gây ngộ độc.
Khoai lang có thổ thái lát phơi khô nghiền thành bột dùng làm thức ăn cơ bản
cho lợn. Mức sử dụng khoai lang khô (bột) có thể tới 30% trong khẩu phân.
1.7. Khoai tây
Khoai tây là cây rất phổ biến được trồng trong vụ đông ờ đồng bằng Bắc
Bộ. Trong khoai tây có lượng protein thấp, xơ ít. Khoai tây tươi: ẩm độ 78%;
2,6% protein thô; 0,64% xơ; 1,1% khoáng; 17,6 % dẫn xuất không nitơ.
50
4.GTCNL-B
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf
Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf

More Related Content

Similar to Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf

Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...
Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...
Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...nataliej4
 
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdfGiáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdfMan_Ebook
 
Kỹ thuật trồng cây ăn quả - Phạm Văn Duệ.pdf
Kỹ thuật trồng cây ăn quả - Phạm Văn Duệ.pdfKỹ thuật trồng cây ăn quả - Phạm Văn Duệ.pdf
Kỹ thuật trồng cây ăn quả - Phạm Văn Duệ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...Man_Ebook
 
Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Nguyễn Văn Bình;Trần Thanh Vân;Trần Văn Ph...
Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Nguyễn Văn Bình;Trần Thanh Vân;Trần Văn Ph...Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Nguyễn Văn Bình;Trần Thanh Vân;Trần Văn Ph...
Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Nguyễn Văn Bình;Trần Thanh Vân;Trần Văn Ph...Man_Ebook
 
Vfa bc hoi thao hoi chan nuoi
Vfa bc hoi thao hoi chan nuoiVfa bc hoi thao hoi chan nuoi
Vfa bc hoi thao hoi chan nuoiPVFCCo
 
Nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đu...
Nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đu...Nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đu...
Nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh HóaLuận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh HóaViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...jackjohn45
 
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Mô hình Trại nuôi dế
Mô hình Trại nuôi dếMô hình Trại nuôi dế
Mô hình Trại nuôi dếLong Khủng
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản...Man_Ebook
 
GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...
GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...
GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...nataliej4
 
GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...
GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...
GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...NuioKila
 
ĐỀ ÁN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN KHOA KINH TẾ – QU...
ĐỀ ÁN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN KHOA KINH TẾ – QU...ĐỀ ÁN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN KHOA KINH TẾ – QU...
ĐỀ ÁN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN KHOA KINH TẾ – QU...nataliej4
 
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.docNghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.docMan_Ebook
 

Similar to Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf (20)

Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...
Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...
Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...
 
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdfGiáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò - Nguyễn Văn Bình;Trần Văn Tường.pdf
 
Kỹ thuật trồng cây ăn quả - Phạm Văn Duệ.pdf
Kỹ thuật trồng cây ăn quả - Phạm Văn Duệ.pdfKỹ thuật trồng cây ăn quả - Phạm Văn Duệ.pdf
Kỹ thuật trồng cây ăn quả - Phạm Văn Duệ.pdf
 
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
 
Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Nguyễn Văn Bình;Trần Thanh Vân;Trần Văn Ph...
Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Nguyễn Văn Bình;Trần Thanh Vân;Trần Văn Ph...Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Nguyễn Văn Bình;Trần Thanh Vân;Trần Văn Ph...
Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa - Nguyễn Văn Bình;Trần Thanh Vân;Trần Văn Ph...
 
Vfa bc hoi thao hoi chan nuoi
Vfa bc hoi thao hoi chan nuoiVfa bc hoi thao hoi chan nuoi
Vfa bc hoi thao hoi chan nuoi
 
Nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đu...
Nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đu...Nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đu...
Nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đu...
 
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh HóaLuận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
 
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất t...
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất t...Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất t...
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất t...
 
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...
Báo cáokết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học1. tên dự án “ xây dựng mô ...
 
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...
 
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
Luận văn:  Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAYLuận văn:  Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
 
Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn Huyện M'ĐẮK, Tỉnh Đắk Lắk.doc
Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn Huyện M'ĐẮK, Tỉnh Đắk Lắk.docPhát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn Huyện M'ĐẮK, Tỉnh Đắk Lắk.doc
Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn Huyện M'ĐẮK, Tỉnh Đắk Lắk.doc
 
Mô hình Trại nuôi dế
Mô hình Trại nuôi dếMô hình Trại nuôi dế
Mô hình Trại nuôi dế
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản...
 
GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...
GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...
GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...
 
GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...
GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...
GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...
 
Đề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAO
Đề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAOĐề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAO
Đề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAO
 
ĐỀ ÁN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN KHOA KINH TẾ – QU...
ĐỀ ÁN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN KHOA KINH TẾ – QU...ĐỀ ÁN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN KHOA KINH TẾ – QU...
ĐỀ ÁN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN KHOA KINH TẾ – QU...
 
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.docNghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 

Recently uploaded (20)

Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 

Giáo trình chăn nuôi lợn (Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp) - Trần Thị Thuận;Vũ Đình Tôn.pdf

  • 1. sở GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI GIÁO TRÌNH Lợn DÙNG TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP NHÀ XUẤT BẢN HÀ NÔI
  • 2. SỎ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TS. VŨ ĐÌNH TÔN (Chú biên) KS. TRẦN THỊ THUẬN GIAO TRINH CHẪN NUỐI LỢN m (Dùng trong các trường THCN) NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI-2005
  • 3. NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI 4 - TỐNG DUY TÂN, QUẬN HOÀN KIÊM, HÀ NỘI ĐT: (04) 8252916, 8257063 - FAX: (04) 8257063 Mã số: GIÁO TRÌNH CHĂN NUÔI LỢN NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI - 2005 Chịu trách nhiệm xuất bản NGUYỄN KHẮC OÁNH Biên tập PHẠM QUỐC TUẤN Bìa PHAN ANH TÚ Kỹ thuật vi tính HẢI YẾN Sửa bản in PHẠM QUỐC TUẤN 373 - 373.7 33/407/05 In 960 cuốn, khổ 17x24cm, tại Nhà in Hà Nội Giấy phép xuất bản số: 33GT/407 CXB In xong và nộp lưu chiểu tháng 6 năm 2005.
  • 4. Lời giới thiêu A Jước ta dang bước vào tìừĩi kỳ công nghiệp hóa. hiện 1 V đại hóa nhầm đưa Việt Nam trở thành nước côtìí; nghiệp văn minh, hiện đại. Trong sự nqhiệp cách mạng to lớn đó, cỏnq tác đào tạo nhãn ỉực luôn giữ vai trò quan trọng, Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đáng Cộng sản Việt Nơm tại Đại hội Đảng toàn qưốc lần thứ IX đỡ chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát triển nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bén vững”. Quán triệt chủ trương, Nghị quyết của Đáng và Nhà nước và nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của chương trình, giáo trình đối với việc năng cao chất lượng đảo tạo, theo đê nghị của Sở Giáo dục vã Đào tạo Hà Nội, ngày 23/9/2003, ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ra Quyết định sô' 5620/QĐ-UB cho phép sỏ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đê án biên soạn chương trình, giảo trình trong các trường Trung học chuyên nghiệp (THCN) Hà Nội. Quyết định này (hể hiện sự quan tâm sâu sắc của Thành ủy, VBND thành phô' trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhún lực Thủ đô. Trên cơ sở chương {rỉnh khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và những kinh nghiệm rút ra từ thực tế đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ dạo các trường THCN tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình một cách khoa học, hệ 3
  • 5. thống và cập nhật những kiến thức thực tiễn phù họp với đối tượng học sinh THCN Hù Nội. Bộ giáo trình này là tài liệu giảng dạy và học tập trong các trường THCN ở Hà Nội, đổng ĩhời là tài liệu tham khảo hữu ích cho các trường có đào tạo cúc ngành kỹ thuật - nghiệp vụ và đông đảo bạn đọc quan tám đến vấn đề hướng nghiệp, dạy nghề. Việc tổ chức biên soạn bộ chương trình, giáo trình nảy lù một trong nhiều hoạt động thiết thực của ngành giảo dục và dào tạo Thủ đỏ dể kỷ niệm ”50 năm giai phóng Thủ đỏ ", "50 năm thành ỉập ngành " và ỉiướriịị tới kỷ niệm “ì 000 núm Thăng Long - Hà Nội ”, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chân thành cởm ơn Thành ủy, UBND, các sở, ban, ngành của Thảnh phố, Vụ Giáo dục chuyên nghiệp Bộ Giáo dục vã Đào tạo, các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành, các gỉàng viên, các nhà quán lý, các nhà doanh nghiệp đã tạo điểu kiện giúp đỡ, đóng góp Vkiến, tham gia Hội đồng phản biện, Hội đồng thẩm định và Hội đồng nghiệm thu các chương trình, giáo trinh, Đây là lẩn đẩu tiên sỏ Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình. Dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiêu sót, bất cập. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đống góp của bạn đọc để từng bước hoàn thiện bộ giáo trình trong các lần tái bản sau. GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
  • 6. Lời nói đầu Trong khoảng hơn một thập kỷ qua nông nghiệp Việt Nam nói chuiiíỊ và chán nuôi nói riêng đã có những thay đổi rất đáng kể. Ngành chân nuôi lợn đã cỏ những thay dổi rất lớn không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và da dụn<ị của thị trườnẹ trong nước mà dã và đang vươn tới các thị trường bên nạoài. Hiện nay lượng thịt lợn vẩn là nguồn thịt chủ yểu cho các gia đình Việt Nam với mức tiêu thụ hàng ngày tới 76% tổng ỉượng thịt tiêu thụ. Đùn lợn dã thay đổi củ về số lượng và chất lượng. Số lượng đàn lợn đã tăng lên lất nhanh từ 12,26 ĩriệu con vào năm 1990 đã tăng lên đến 25,461 triệu con vào năm 2003. Về clìấỉ lượng cũng có những thay đổi rất đáng kể, đó là dàn lợn ngoại ilìiidìì, dàn lợn lai có tỵ lệ nạc cao đã khỏng ngừng tăng lên qua các tìàm. Sự thay đổi này không chỉ (à kể hoạch của những thay đổi về chính sách mà có sự dóng góp rất quan trọng của những thành tựu khoa học kỹ thuật chăn nuôi. Đ ể góp phần vào tiến trình phát triển của ngành chăn nuôi lợn, cài tiến phươìig pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ kỹ thuật và tãnỵ thêm nguồn tài liệu tham kháo cho các cán bộ trong ngành, chúng tôi biên soạn giáo trình Chăn nuôi ỉợn. Tham gia biên soạn giáo trình gồm cố: TS. Vũ Đình Tôn (chủ biên) biên soạn các chương phẩn lý thuyết (chương I đềh chương 9). KS. Trần Thi Thuận: biển soạn phẩn thực hành Giáo trình được biên soạn dựa trên các kiêh thức mới về nhân giống, dinh dưỡng và kỹ thuật chăn nuôi lợn. Giáo trình là tài ìiệu sử dụng cho giáng dạy, học tập và tham khảo cho giáo viên, sinh vién của các trường Trung học chuyên nghiệp nông nghiệp. Ngoài ra, %iáo trình cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cún bộ kỹ ỉlĩuậỉ tại các cơ sỏ chăn nuôi lợn cũng như những người quan tám đến lĩnh vực này. 5
  • 7. Hiện nay với tốc độ phát triển rất nhanh cảu khoa học kỹ thuật chân nuôi, chắc chẳn giáo trình sẽ không tránh khỏi các (hiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự cỉóng góp ý kiến của tất cả các thầy cô, các bạn dồng nghiệp cũng như của các sinh viên để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! TM các tác giả Chủ biên TS. VŨ ĐÌNH TÔN 6
  • 8. B ải m ỏ đ ầ u GIỚI THIỆU MÔN HỌC CHĂN NUÔI LỢN Tóm tắt nội dung Tầm quan trọng của chăn nuôi lợn Tinh hình chăn nuôi lợn trên thế giới Những khó khăn gặp phải trong phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam Phương hướng phát triển chăn nuôi lợn Phương pháp học tập môn chăn nuôi lợn 1. Tầm quan trọng của chăn nuôi lợn Chăn nuôi lựn trên thế giới cũng như ở Việt Nam giữ một vai trò rất quan trọng. Lượng thịt lợn tiêu thụ luôn giữ ở vị trí rất cao ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Con lợn đã được phát triển ở hầu khắp cấc nước trên thế giới. Sở dĩ lợn có thể phát triển một cách dẻ dàng là do lợn là loài ãn tạp, sức chịu đựng tốt với các điều kiện vệ sinh chăm sóc khác nhau. Lợn có thể được coi như một nhà máy sình học để giá trị hoá những nông sản kém giá trị thành nguổn thực phẩm có giá trị cao. Thịt lợn giàu dinh dưỡng, dê chế biến nên mức tiêu thụ rất cao trừ các nước theo đạo Hồi. Lượng thịt lợn tiêu thụ trên thế giới tương đương với thịt bò ở mức khoảng 40% tổng lượng thịt (FAO). Ở Việt Nam thịt lợn là nguồn thực phẩm chính, nó chiếm tới khoảng 76% tổng lượng thịt tiêu thụ. Lợn là loài có chu kỳ sinh sản ngắn và tốc độ tăng trưởng nhanh nên khả năng cho sản phẩm rất lớn. Mỗi năm một lợn nái có thể đẻ từ 2,0 đến 2,4 lứa và lượng lợn thịt có thể sản xuất từ mỗi lợn nái cũng rất cao có thể đạt tới 2 tấn. Bén cạnh việc cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng thì chăn nuôi lợn còn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, thuộc đa góp phần vào giải quyết nguồn lao động dồi dào ở các vùng nông thôn. Ngoài ra chãn nuôi lợn còn có thể cung cấp nguồn nhiên liệu (biogas) phục vụ sinh hoạt ở nông thôn, làm mầu mỡ đất đai,... 7
  • 9. Tuy nhiên nghề chăn nuôi lợn cũng có những hạn chế nhất định như lợn cũng sử dụng nguồn thức như con người cho nên có sự cạnh tranh khi nguồn lương thực khan hiếm. Bởi vậy lợn sẽ kém phát triển tại những vùng, những quốc gia chưa hoàn toàn tự túc được lương thực. Lợn bị mắc một số bệnh truyền nhiễm có thể lây sang người như bênh lợn nghệ (Leptospira), bệnh xảy thai truyền nhicm (Brucellosis), bệnh ký sinh trùng như giun bao,... Chăn nuôi lợn quá tâp trung theo hướng công nghiệp ở một sô' nước đã gây ô nhiễm cho mối trường cả không khí, đất và mạch nước ngẩm, cho nên ở một số nước (Bỉ, Hà Lan) việc phát triển chăn nuôi lợn đang gặp những trở ngại nhất định. 2. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới và ỏ Việt Nam Chăn nuỏi lợn trên thế giới giữ vai trò rất quan trọng và có tốc độ tăng hàng năm khoảng 2,24% và sản lượng thịt lợn tăng bình quân là 4,85%. Theo thống kê của FAO thì số đẫu lợn trên thế giới là 1061,6 triệu con vào năm 1997 và lượng thịt sản xuất ra là 82,3 triệu tấn, đến năm 2003 đã tăng lên 1219,6 triệu con với lượng thịt sản xuất ra là 95,8 triệu tấn. Châu Á là khu vực đứng đầu về số lượng lợn, Cộng đổng chung châu Au là khu vực sản xuất và tiêu thụ thịt lợn thứ hai trên thế giới với mức sản lượng ưốc tính đạt 17,82 triệu tấn. ỏ Việt Nam chăn nuôi lợn đã gắn liền với sự phát triển nông nghiộp. Trồng lúa và nuôi lợn đã trở thành một hệ thống sản xuất chính của các hộ nông dân. Nghề chăn nuôi lợn đã ngày càng trở thành một hoạt động kinh tế quan trọng đóng góp vào làm tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Số đầu lợn của Việt Nam không ngừng tăng lên trong những năm vừa qua, nhất là bắt đầu tờ những năm 1990, khi mà Việt Nam đã tự túc được lương thực và trở thành nước xuất khẩu gạo quan trọng trên thế giới. Số lượng đầu lợn của Việt Nam năm 1980 chỉ có 10 triệu con và sản lượng thịt là 292 nghìn tấn, đến nãm 1990 con số này là 12,26 triệu con và 728 nghìn tấn, đến năm 2003 số đầu lợn đã lên tới 25,4 triệu con và lượng thịt đạt 1753,6 nghìn tấn (Niên giám thống kê từ 1981-2003). Như vậy tốc độ tăng đầu lợn và sản lượng thịt hàng năm rất lớn trong những nãm 1990 ở mức 4,1% về số lượng lợn và 8,2% về sản lượng thịt hơi. Trong tổng đàn lợn thì khu vực đồng bằng sông Hồng luôn chiếm một tỷ lệ quan trọng nhất (26 - 27%) (Niên giám thống kê). Ngoài ra vùng đồng bằng sồng Hồng cũng là vùng xuất khẩu lợn chủ 8
  • 10. yếu của Việt Nam, chiếm trên 50% tổng lượng thịt xuất khẩu của cả nước....Trước đây Việt Nam không những xuất khẩu cả thịt mảnh (thịt Block), lợn choai mà còn cả lợn sữa nữa, song bắt đầu từ năm 2003 nước ta đã gập những trở ngại đáng kể và chủ yếu chỉ còn xuất lợn choai và lợn sữa với số lượng rất khiêm tốn. 3. Những Khó khăn gặp phải trong phát triển chăn nuôi lợn ỏ Việt Nam Thứ nhất là giá cả thị trường không ổn định bao gồm cả giá các đầu vào và đẩu ra. Giá các loại lương thực của Việt Nam thường có sự biến động rất lớn, phụ thuộc vào giá quốc tế và một phần phụ thuộc vào mùa vụ thu hoạch trong nước, những năm được mùa giá lương thực giảm thì chăn nuôi lợn rất phát triển, còn ngược lại những năm thư hoạch kém giá lương thực cao thì chăn nuôi lợn lập tức bị ảnh hưởng, số lượng bị giảm sút và năng suất chăn nuôi thấp. Giá các sản phẩm chăn nuôi lợn cũng có sự biến động rất lớn và thường có qui luật ngược lại với giá lương thực. Sự biến động giá cả các đẩu vào và đầu ra này đã có những tác động không nhỏ đến việc quyết định đầu tư chăn nuôi lợn của cắ ắc chủ hộ, cho nên việc phát triển chăn nuôi lợn hàng hoá (chăn nuôi trang trại thâm canh) vẫn chưa trở thành một xu hướng quan trọng ở nông thôn. Thị trường xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam hiện đang gặp rất nhiều khó khăn do sức cạnh tranh của thịt lợn Việt Nam trên thị trường thế giới thấp. Giá bán thịt lợn cao hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới do giá thành sản phẩm cao và thị trường xuất khẩu hạn chế. Hiện tại Việt Nam chủ yếu xuất sang thị trường Nga (mỗi năm xuất vào thị trường này khoảng 15 000 đến 30 000 tấn thịt mảnh) và Hồng Kông (thịl lợn choai). Tuy nhiên sỏ' lượng thịt lợn xuất khẩu của Việt Nam đã giảm đáng kể; năm 2001 Việt Nam xuất được 30 000 tấn nhưng đến năm 2003 chỉ xuất được có 12 000 tấn (Cục Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2004). Chất lượng thịt lợn của Việt Nam cũng là một vấn đề trong cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nhìn chung tỷ lệ nạc thấp, tiêu chuẩn vệ sinh chăn nuôi nhiều vùng chưa đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu,... Việt Nam chưa tham gia vào các Hiệp định thế giới về Thú y nên đây cũng là yếu tố làm ảnh hưởng đến việc đưa thịt lợn của Việt Nam ra thị trường quốc tế. 9
  • 11. 4. Phương hướng phát triển chăn nuôi lợn ỏ Việt Nam Như vậy có thể nói chăn nuôi lợn là một ngành rất quan trọng đối với Việt Nam, nó không chỉ cung cấp nguổn thực phẩm chính phục vụ nhu cầu con người, phục vụ cho phát triển trồng trọt, đóng góp một nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ nông dân mà đó cũng là nguồn ngoại tệ quan trọng nhất từ chăn nuối ở qui mô quốc gia. Tuy nhiên để có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa thì cần thực hiện một số các vấn đề sau : 4.1. Công tác giống lợn Cần phải nhập một số giống tốt ông bà và cụ kỵ (GP-GGP) về để làm tươi máu các giống đã nhập trước đây, như các giống Yorkshire Large White, Landrace,... Cẩn phải có một kế hoạch thực hiện nghiêm túc việc bảo tồn vốn gen của những giống lợn trong nước vừa để có vốn gen phong phú vừa để tận dụng những vốn gen quý của các giống này như khả nàng chịu đựng, khả năng sinh sản,... Cần phải thay đổi cơ cấu giống hướng nạc nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước ngày càng cao cũng như có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường quốc lế. 4.2. Giải quyết vàn đề thức ân Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp sản xuất thức ăn công nghiệp cho chăn nuôi trong đó có thức ăn cho chăn nụôi lợn. Theo thống kê chính thức từ Bộ Nông nghiệp và PTNT vào tháng 5 năm 2004, trong số các doanh nghiệp sản xuất thức ăn có 32 doanh nghiệp nhà nước, 10 công ty cổ phần, 119 công ty TNHH và gần 36 công ty nước ngoài và liên doanh (Cục Khuyến nông Việt Nam). Lượng thức ăn công nghiệp sản xuất ra ước tính vào năm 2003 cả nước sản xuất được 5 triệu tấn thức ãn hỗn hợp và đậm đặc, chiếm khoảng 35% lượng thức ăn cho chăn nuôi. Như vậy lượng thức ăn này vẫn còn rất khiêm tốn so với nhu cầu phát triển chăn nuôi. Cần phải cân đối ỉại lượng thức ăn nhập khẩu với nguồn thức ăn sản xuất trong nước để có biện pháp thúc đẩy sản xuất thức ăn trong nước Xây dựng các cơ sở chế biến thức ăn cùng với việc xây dựng các vùng nguyên liệu để vừa chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ cho hoạt động của các nhà máy này, lại có khả năng hạ được giá thành sản phẩm. 10
  • 12. 4.3. Công tác thú y Tiếp tục xây dựng và củng cố mạng lưới an toàn dịch bệnh thú y nhằm khống chế được một số dịch bệnh quan trọng có nguy cơ lây sang người cũng như có thể loại trừ được một số bệnh thường gặp ở lợn nói riêng và gia súc nói chung. Tham gia các Hiệp ước thú y quốc tế vừa để ngăn ngừa dịch bệnh cho gia súc trong nước vừa có thể xuất được thịt ỉợn ra thị trường quốc tế theo con đường chính ngạch 4.4. Các biện pháp khác Nhà nước cần hình thành và có những biện pháp hỗ trợ vùng chăn nuôi lợn xuất khẩu; ưước mắt có thể tập trung vào vùng đổng bằng sông Hồng, tiếp tục khai thác các thị trường Liên bang Nga và các thị trường khác như Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc,... Tăng cường công tác tiếp thị sản phẩm thịt lợn để thâm nhập vào thị trường quốc tế. Khuyến khích hỗ trợ đổi mới công nghệ chế biến thịt nhằm nâng cao giá trị các sán phẩm chăn nuôi và còn góp phần vào điều hoà giá. Khuyến khích và hỗ trợ các gia đình chăn nuôi qui mô lớn kiểu công nghiệp thông qua các chính sách như tín dụng, chính sách ưu tiên mua, chính sách thuê đất đai,... 5. Phương pháp học tập môn chăn nuôi lợn Môn học Chăn nuôi lựỉĩ là một môn chuyên khoa cho nên nó có liên quan rất mật thiết với các môn học cơ sở. Bởi vậy muốn học tốt môn học này cần phải có các kiến thức vững vàng về các môn sinh lý, sinh hoá để có thể hiểu rõ về đặc điểm sinh lý của lợn. Để có thể làm tốt được công tác giống lợn thì cần phải hiểu biết rõ về các môn Di truyền, Chọn và nhàn giống. Môn Dinh dưỡng- Thức ăn sẽ cung cấp các kiến thức cơ bản để có thể hiểu được phương pháp xây dựng khẩu phần và sử dụng các nguồn thức ăn cho lợn. Những môn học về Thú y cũng giúp cho việc xây dựng chuồng trại phù hợp,...Ngoài ra Chăn nuôi lợn là một môn học gắn liền với thực tiễn sản xuất, cho nên những kiến thức thực hành là hết sức cần thiết để nguời học không còn bỡ ngỡ khi ra thực tiễn chăn nuôi. Tóm lại là muốn học tốt môn học này thì không chỉ cần phải có kiến thức tốt của những môn cơ sở mà cũng cần có kiến thức thực tiễn thông qua chương trình thực tập, rèn nghề. 11
  • 13. Phần một « ĐẠI CƯƠNG VỀ CHĂN NUÔI LỢN ■ ■ Chương 1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM sin h h ọ c v à t ín h n ă n g SẢN XUẤT CỦA LỢN Mục tiêu: Kiến thức: Hiểu được các đặc điểm cơ bản của lợn Kỹ năng: Có thẶđề ra các biện pháp kỹ thuật chân nuôi phù hợp với từng loại lợn Thái độ: Cần cù, chịu khó, đào sâu suy nghĩ, liên hệ thực tế Tóm tắt nội dung : Đăc điểm sinh lý tiêu hoá ỏ lợn Khả nâng sinh sản của lợn Khẳ năng sần xuất thịt của [Ợn Một SỐtập tính của lợn I. ĐẶC ĐIỂM YỀ SINH LÝ TIÊU HOÁ Ở LỢN Lợn là loài ăn tạp thể hiện là lợn có thể ăn được nhiều loại thức ăn (thức ăn linh, thức ăn thô xanh) và nhiều dạng thức ăn (ãn chín, ăn sống, ủ men, bột, viên,...). Sở dĩ lợn có được khả năng này là do có bộ máy tiêu hoá rất phát triển. Cơ quan tiêu hoá của lợn bao gồm ba bộ phận chính là: Miệng, dạ dày và ruột (Hình 1.1). Tại mỗi bộ phận này sẽ có các chức năng khác nhau và giúp cho lợn có thể sử dụng tốt nhiều loại thức ăn. 12
  • 14. Tiêu hoá là quá trình phân giải các chất dinh dưỡng có cấu tạo phức tạp thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thu được. ơ lợn có ba quá trình tiêu hoá là: Tiêu hoá cơ học: Do tác động của quá trình nhai làm nghiền nát thức ăn và sự nhu động của các bộ phận trong đường tiêu hoá. Tiêu hoá hoá học: Nhờ tác dụng của các loại men trong dịch tiêu hoá. Tiêu hoá vi sình vật: Nhờ các vi sinh vật cư trú trong đường tiêu hoá, chủ yếu ở túi mù (dạ dày) và phần manh tràng, kết tràng trong ruột già lợn. 1. Miệng Lợn lấy thức ăn bằng môi dưới. Hai hàm răng của lợn rất chắc khoẻ với 44 chiếc đã góp phần rất quan trọng vào việc lấy và tiêu hoá cơ học thức ăn. Trong miệng của lợn còn có các tuyến nước bọt (ba đôi tuyến: dưới hàm, dưới lưỡi và dưới tai). Các tuyến này hàng ngày có thể tiết ra một lượng nước bọt rất lớn tới 15 đến 18 lít (ở lợn 100 kg) tuỳ theo từng loại thức ẫn. Thông thường những loại thức ăn khô và thời gian thức ăn trong miệng lâu thì lượng nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn so với thức ăn ướt và thời gian thức ăn trong miệng ít. Nước bọt chứa: 99,0 - 99,4 % nước, 0,6 - 1,0 % vật chất khô. Nước bọt là dịch thể không màu, hơi ánh sữa, có phản ứng kiềm tính. Ớ lợn nước bọt có pH = 7,32. Trong nước bọt chủ yếu là nước, phần vật chất khô có men a amylaza giúp cho quá trình tiều hoá tinh bột. Nước bọt còn có tác dụng làm trơn thức ăn để thức ăn có thể chuyển qua thực quản dễ dàng. Ngoài ra trong nước bọt còn có chất nhầy (muxin), chất này có tác dụng tạo viên thức ăn, giúp cho quá trình nuốt thức ăn và còn có tác dụng diệt khuẩn. Nói chung quá trình tiêu hoá thức ãn ở xoang miệng chỉ xảy ra với tinh bột nhưng mức độ còn rất hạn chế, do thời gian thức ăn tồn tại ờ xoang miệng ngắn. 2. Dạ dày Dạ dày của lợn bao gồm ba phần chính là thượng vị, thân vị và hạ vị. Tuy nhiên ở phần thượng vị có một chỗ phình hơi to được gọi là túi mù. Do cấu tạo đặc biệt như vậy nên chức nãng của dạ dày lợn cũng khác hơn so với các động vật dạ dày đơn khác. Ở dạ dày lợn có hai quá trình tiêu hoá thức án xảy ra: tiêu hoá nhò vi sinh vật và tiêu hoá hoá học nhờ men tiêu hoá. Ở túi mù có quá trình lên men của vi sinh vật. 13
  • 15. Phần thản vị và hạ vị có các tuyến tiết ra dịch vị, trong đó có chứa các men pepsin, kimozin và ax.it HC1. Men pepsin có hoạt tính phân giải protit mạnh. Kimozin iàm ngưng kết sữa nhanh, men này có ở cả lợn con và lợn lớn. Lợn tiết dịch vị liên tục, khi cho ăn lượng dịch vị tãng lên. Đối với lợn con trước một tháng tuổi trong dịch vị không có axit HC1 tự do, vì lúc này lượng axit HC1 úết ra ít và nó nhanh chóng liên kết với dịch nhầy. Hiện tượng này gọi là hiện lượng íhiếu. HC1, đây là một đặc điểm quan trọng trong quá trình tiêu hoá ở dạ dày lợn con. Khi thiếu axit HC1 tự do trong dịch vị, các vi sinh vật có điều kiện phát triển và gây bệnh đường tiêu hoá. Men trong pepsin của dịch vị đã có từ ngay sau khi đẻ, nhưng trước 20 ngày tuổi chưa có khả năng hoạt động vì trong dịch vị không có axit HC1 kích hoạt. Quá trình lên men ở dạ dày: Trong túi mù ở dạ dày lợn có rất nhiều các vi sinh vật, các vi sinh vật này có thể lên men đường, tinh bột và hemixelluloza biến đổi thành axít láctíc và một phẩn nhỏ là các a xít béo bay hơi (VFA). Quá trình tiêu hoá hoá học ở dạ đày: Quá trình này chủ yếu xảy ra ở phần thân vị và hạ vị của dạ dày. Ớ đây có đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện quá trình ticu hoá protein như có axít clohyđric (HC1 tự do) và men pepsin. Axit clohydric giúp cho hoạt hoá men pepsin (biến đổi pepsinogcn thành men pepsin hoạt động). Men này có tác dụng biến đổi protein thành các peptit. Tuy nhiên ở lợn con trước 3 tuần tuổi do không có axít cỉohydric tự do nên quá trình tiêu hoá protein bị trở ngại. Hình ỉ. ỉ: Sơ dổ đơn giản về cơ quan tiêu hoá của lợn 14
  • 16. 3. Ruột Ruột lợn bao gồm hai phần chính là ruột non và ruột già. Trong mõi phần tuỳ theo cấu tạo và chức năng của nó lại được chia ra thành các phần khác nhau: Ruột non gồm: Tá tràng, không tràng và hồi tràng. Ruột già gồm: Manh tràng, kết tràng và trực tràng. Dung tích ruột lợn rất lớn, lúc 380 ngày tuổi ruộl non có dung tích tới 20,6 lít và ruột già tới 15,7 lít (Kvasnitskii, 1951). Quá trình tiêu hoá xảy ra mạnh nhất và triệt để nhất ở ruột. Hầu hết các chất dinh dưỡng đều được tiêu hoá ờ đây như protein, tinh bột đường và lipit. Các chất dinh dưỡng đã được tiêu hoá một cách triệt để thành các sản phẩm cuối cùng. Sở dĩ các chất dinh dưỡng được tiêu hoá là nhờ có các mcn được tiết ra từ các cơ quan tiêu hoá như tuỵ, gan và tuyến ruột. Thức ãn sau khi được tiêu hoá đã được hấp thu ở phần không tràng và hồi tràng của ruột non. Dịch tuỵ Tuyến tuy nằm bên cạnh tá tràng tiết ra có hai chức năng chính: - Chức năng nội tiết: Tiết ra hooc-môn liên quan đến quá trình trao đổi chất. - Chức năng ngoại tiết: Tuyến tuỵ tiết ra dịch tuỵ, thông qua ống dẫn để đổ vào ruột non. Dịch tuỵ có tác đụng phân giải từ 60 - 80% các chất: protit, gluxit và lipit của thức ãn. Về tính chất: Là một dịch thể có phản ứng kiềm, pH = 7,8 - 8,4, không có mầu và trong suốt. Lượng dịch tuỵ tiết ra trong một ngày đêm ở lợn là 8 lít, về thành phần: 90% nước, 10% vật chất khô. Trong địch tuỵ có chứa các nhóm men: - Nhóm men phân giải protỉt của thức ăn - Nhóm men phân giải gluxit - Nhóm men phân giải lipit Dịch mật Lượng mật tiết ra ở lợn từ 2,4-3,8 lít, dịch mật có mầu xanh hoặc màu vàng, có vị đắng và có phản ứng trung tính. Trong thành phần của dịch mật có hai loại sắc tố mật: - Bilirubin: Thường có màu vàng thẫm, có ở loài gia súc ăn thịt. 15
  • 17. - Bilivecdin: Có màu xanh thẫm, ở loài gia súc ăn cỏ. sắc tố mật thường xuất hiện trong máu nên nó chỉ là một chỉ tiêu để chẩn đoán bệnh. Các axit mật gồm có: Axit colic, axit desoxicolic, axit glicolic. Trong mật các axit này ở dạng kết hợp với các chất khác như: Glycocol và taurin. Tác dụng của dịch mật: Nhũ hoá mỡ, tăng cường hoạt lực của men lipaza và proteaza. Các axit mật dễ dàng liên kết với các axịt bco để trở thành một phức chất dễ hoà tan, giúp cho quá trình hấp thu axit béo được dễ dàng. Dịch mật cũng có tác dụng làm tăng nhu động ruột giúp cho quá Irình tiêu hoá diẻn ra tốt hơn. Dịch ruột non Dịch ruột là mộl dịch thể thuần khiết, không có mầu và có phản ứng kiềm (pH = 8,2 - 8,7). Dịch ruột có chứa nhiều men đé phân giải các chất dinh dưỡng của thức ăn. Thành phần dịch ruột cũng thay đổi tuỳ thuộc vào tính chất của thức ăn. Nếu thức ăn protit thì hàm lượng men phân giải protit trong dịch ruột tăng lên, thức ăn là tình bột thì hàm lượng men phân giải tinh bột tăng lên. Trong lớp màng nhầy của ruộl già có các tế bào chén tiết dịch nhầy kiềm tính. Tiêu hoá ở ruột già còn nhờ vào các loại men trong dưỡng chấp từ ruột non đưa xuống, nhưng không đáng kể. Trong ruột già lợn nhất là ở phần manh tràng và kết tràng có rất nhiều vi sinh vật cư trú. Ở đó bao gồm các loại vi khuẩn tham gia vào quá trình lên men đường, vi khuẩn phán giải chất xơ và vi khuẩn gây thối rữa protit. Thức ăn còn lại chưa được tiêu hoá hoặc đã được tiêu hoá nhưng chưa được hấp thu sẽ được chuyển đến ruột già. Ở ruột già lợn quá trình tiêu hoá rất hạn chế và quá trình tiêu hoá ở đây chủ yếu là nhờ vi sinh vật trong manh tràng và kết tràng. Quá trình lên men chủ yếu là với xelluloza, hemixellu]oza và đường tạo ra a-xít lactic và một phần nhỏ là cấc ã-xít béo bay hơi (VFA) (Keys và Debarther, 1974). Bên cạnh quá trình lên men có quá trình thối rữa protit do vi sinh vật, tạo ra các sản phẩm độc như: crezol, phenol, scatol, indol... Các chất độc này có tác dụng kích thích nhu động ruột già và gây nên ỉa chảy. Những chất này được hấp thu vào máu và vể gan để giải độc bằng cách kết hợp với H2S04 hoặc axit glucuronic, tạo nên các sản phẩm không độc đối với cơ thể. Ruột già còn là cơ quan bài tiết. Qua vách ruột già chất khoáng và một số chất khác được thải ra ngoài. Ở phần cuối ruột già có quá trình hấp thu nước mạnh và đóng khuôn phân. 16
  • 18. II. KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN 1. Khả năng sinh sản của lợn nái Lợn là loài đa thai có khả năng đẻ nhiều con mỏi lứa và nhiều lứa trong một năm. Lợn mỗi lứa có thể đẻ được từ 6 - 14 con tuỳ theo từng giống. Sở dĩ lợn có thổ đẻ được nhiều con mõi lứa là do số trứng rụng nhiều mỗi lần động dục. Thông thường số trứng rụng mỗi lần động dục là từ 18-30 trứng (bình quân từ 20-25 trứng) và số trứng này cũng tăng dần theo lứa đỏ của lợn và đạt cao cho đến lứa thứ 7 thứ 8. Tuy nhiên số con đẻ ra thường thấp hơn số trứng rụng là do sổ hợp tử tạo thành ít và có một số phôi bị chết trong thời kỳ có chửa. Nhưng nhìn chung ta có thể tăng được số con đẻ ra mỗi lứa ncu tăng tỷ lệ thụ thai, và nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái hợp lý khi có chửa. Mỗi nãm lợn cũng có thể đẻ được nhiều lứa (2,0-2,5 lứa) tuỳ theo thời gian cai sữa cho lợn con. Ngày nay tại hẵu hếl các trại chăn nuôi lợn ngoại đã áp dụng chế độ cai sữa cho lợn con lúc 21 ngày tuổi. Nếu cai sữa vào Ihời gian này ta hoàn toàn có khả nãng đạt được 2,2 đến 2,3 lứa mỗi năm vói số con là 19-22 lợn con cai sữa. Ngoài ra lợn là loài cho sản phẩm rất nhanh. Lợn cái nội thành thục về tính lức 3-4 tháng tuổi và có thể đưa vào sử dụng lúc 8 tháng tuổi. Lợn cái ngoại thường muộn hơn nhưng cũng có thể đưa vào sử dụng lúc 9-10 tháng tuổi. Lợn nái bình thường có thể sử đụng tới 4 năm tuổi. Tuy nhiên trong thực tế nhiều nông dân chăn nuôi lợn nái sử dụng rất lâu. 2. Khả năng sản xuất tinh dịch của lợn đực Lợn đực thành thục về tính rất sớm, song người ta cũng thưòng đưa vào sử dụng lúc 7-8 tháng tuổi đối với lợn nội, lúc 8-9 tháng với lợn ngoại. Lợn đực giống sản xuất một lượng tinh dịch rất lớn. Lợn đực giống nội mỗi lần khai thác được từ 50 đến 100 ml, lợn đực ngoại được từ 200 - 500 ml (trung bình khoảng 250ml). Mỗi tuần có thể khai thác từ 2-3 lần tuỳ theo lứa tuổi của lợn. Nếu sử dung đé phôi giống trực tiếp mỗi lợn đực có thể đảm nhiệm lừ 30- 40 lợn cái. Còn nếu dùng thụ tinh nhân tạo thì số lợn cái mà mỗi đực giống đảm nhiệm có the lcn tới 200-300 con. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào qui mô của các cơ sở chăn nuôi cũng như phương thức phối giống cho lợn nái. Nếu áp dụng phương thức phối nhiều lần thì số lượng lợn cái do mỗi đực giống đảm nhiệm sẽ giảm đi. 17 2 GTCNL-A
  • 19. III. KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT CỦA LỢN Lợn là loài gia súc có khả nâng tận dụng các nguồn phụ phẩm sẵn có trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến để tạo ra sản phẩm là thịt có giá trị kinh tế cao, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Loại lợn khác nhau cho năng suất thịt khác nhau, lợn Móng Cái 9 tháng tuổi đạt 55 - 65 kg, tỉ lệ nạc đạt 37%. Lợn Yorkshirc 5-6 tháng tuổi đã đạt 90-100 kg với tỉ lệ nạc 53-55%. Lợn Landrace cũng có tốc độ tăng trưởng tương tự như lợn Yorkshire nhưng cho tỉ lệ nạc cao hơn 55-56%. Mức độ liêu tốn thức ân để tạo ra 1 kg tang Irọng cũng tương đối thấp, lợn nội cần 5-6 đơn vị thức ăn (4,5 - 5kg thức ăn), còn lựn ngoại chì cần 3-3,5 kg thức ăn. Đồng thòi lợn còn có khả năng thích nghi rất tốt với mọi đicu kiện khí hậu thời tiết cũng như các dièu kiện vẹ sinh khác nhau, cho nên có thể phát triển chăn nuôi lựn tương đối dẻ dàng. IV. MỘT SỐ TẬP TÍNH CỦA LỢN Tập lính của lợn (hổ hiện ra hàng ngày, trong quá trình chăn nuỏi chúng ta theo dõi và phát hiện ra tập lích của lợn, để từ đó có phương pháp chăm sóc cũng như dề ra qui trình chăn nuôi hợp lý nhằm phát huy hết tiềm năng phát triển của lợn. Lợn là loài có tính tò mò rất cao, nếu chuồng trại nuôi lợn có lỗ thủng, bong chóc do hư hỏng iợn sẽ dùng mõm đào khoét nhanh chóng, tạo thành nơi chứa mầm bệnh mà khi dọn vệ sinh chuồng trại chúng ta khống dọn sạch được. 1. Những hoạt động thông thường của lợn Theo dõi những hoạt động hàng ngày của lợn bao gồm các hoạt động đi lại, đứng, nằm, ngủ. Các hoạt động này rất phức tạp và thay đổi theo từng đối tượng lợn, và đôi khi còn thay đổi theo điều kiện thời tiết khí hậu (Bảng 1.1). Bảng Ỉ.I: Một số tập tính hoạt động thông thường của lỢìi Loạỉ N^Hoạt động Loại [ợn Đi lại Đứng Ngủ trong thời gian năm <%) % Thời gian Số lần % Thời gian Sô lán Lợn đực giống 42,3 154 18 200 25 18 2.GTCNL-B
  • 20. Lợn con cai sữa 22,4 58 27 120 29 Lợn con bú sữa 17,5 240 26,8 100 50 Lợn thịt 20,7 52 6,2 27 38 Lợn nái chửa 10 70 22,4 140 35 Lợn cái đỏ 7,6 36 6,8 60 50 Lợn cái nuôi con 11,7 82 26,9 188 16 2. Một số hoạt động đặc thù của lợn 2.1. Hoạt động bú sữa của lợn con Hoại động bú sữa chìa làm bii giai đoạn với các thời gian khác nhau: Thúc vú: 169 giây ± 46 Mút sữa: 68 giây ± 16 Thòi gian lặp lại: 286 giây ± 75 Xem xét hoạt động này để đánh giá khả năng tiết sữa của lợn mẹ, sức khoé của ]ợn con. Nếu thời gian thúc vú nhiều mà mút sữa ít chứng tỏ khả năng sản xuất sừa của lợn mẹ hạn chế. 2.2. Hoạt động phối giống của lợn đực giông Do lượng tinh dịch sản xuất ra có sự khác nhau giữa các loại lợn cho nên thời gian của các hoạt động này khác nhau giữa các giống. Thời gian từ lúc nhảy đến lúc phóng tinh của một số giống lợn như sau : - Lợn Móng Cái: 110 giây ± 35 - Lợn i: 100 giây ± 40 - Lợn Đại Bạch: 70 giây ±15 - Lợn DE (Edel): 200 giây ± 15 Thời gian phóng tinh của các loại lợn - Lợn Móng Cái: 137 giây ± 15 - Lợn ỉ: 125 giây ± 22 - Lợn Đại Bạch: 165 giây ± 20 - Lợn DE: 160 giây ± 38 2.3. Hoạt động cua lợn náí đẻ Thể hiện ở thời gian rặn đẻ, quá trình đẻ: 19
  • 21. - Thời gian rặn đẻ một lần: 7 -1 0 giây - Thời gian đẻ: 3- 4 giây - Thời gian lặp lại: 420 giây ± 35 Biết được thời gian này giúp chúng ta quan sát theo dõi lợn sinh sản tốt hơn, khi phát hiện tình trạng bệnh lý trong quá trình đẻ của lợn để có can thiệp kịp thời. Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày cấu tạo và hoạt động của bộ máy tiêu hoá lợn ? ứng dụng trong chăn nuôi ? 2. Nêu các đặc điểm vể khả năng sinh sản ở lợn ? ứng dụng trong chăn nuôi ? 3. Trình bày khả nãng sản xuất thịt của lợn ? ứng dụng trong chăn nuôi ? 4. Nêu những tập tính cơ bản ỏ lợn ? ứng dụng trong chăn nuôi ? 20
  • 22. Chương 2 CÔNG TÁC GIỐNG LỢN Mục tiêu: Kiến thức: Biết được tên và đặc điểm, nguồn gốc và năng suất các giống lợn hiện có ởViệt Nam. Hiểu phương pháp chọn lọc, chọn phối và nhân giống Ịợrt. Hiểu công tác tổ chức quản lý giống. Kỹ năng: Nhận biết được từng giống lợn Chọn iọc được lợn giống Thái độ: Chịu khó quan sát, tìm hiểu thực tế ! Tóm tắt nội dung : Giới thiệu các giống lợn hiện có ở Việt Nam Chọn lọc và nhân giống lợn TỔ chức quản lý công tác giống lợn I. CÁC GIỐNG LỢN ĐƯỢC NUÔI Ở NUỚC TA 1. Các giống lợn nội Việt Nam là một nước có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời, có lịch sử phát triển chăn nuôi lợn rất sớm với rất nhiều giống lợn địa phương khác nhau. Tuy nhiên, có những giống tương đối tốt và được nuôi tương đối phổ biến tại nhiều vùng trong cả nước như là lợn Móng Cái, lợn ỉ, lợn Thuộc Nhiêu, lợn Ba Xuyên. Ngoài ra còn có các giống lợn khác như lợn Mường Khương ở Lào Cai, lợn Mẹo ở Nghệ An, lợn cỏ ở Tây Nguyên, lợn Lang hồng ở Bắc Giang, lợn lai Thái Binh, Thái Nguyên, lợn trắng Khánh Hòa v.v... 2l
  • 23. Giống lợn Móng Cái nuôi nhiều ở các huyện Đông Triều, Đầm Hà, Hà Cối tỉnh Quảng Ninh. Đến nay giống lợn này phát triển ở nhiều tỉnh đổng bằng, Irung du, miền núi phía Bắc, các nông trường vùng Tây Nguyên. Lợn Móng Cái có ba dòng xương nhỏ, xương nhỡ và xương to, lợn thuộc loại hướng mỡ. Ngoại hình có đặc điểm đầu đen, giữa trán có một đốm trắng hình tam giác hoặc hình thoi có đường chéo' dài theo chiều dài của mặt lợn. Mõm trắng, bụng và 4 chân trắng, cỏ vành irắng vát qua vai, làm cho phẩn đen còn lại ư lưng và mông có hình dáng giống như cái yên ngựa (hình 2.1). 0 dòng xương to Ihì phần trắng vắt qua vai thường hẹp hơn so với lợn Móng Cái xương nhỏ và xương nhỡ. Lợn Móng Cái xương to có (ai to và cúp vc phía trước, dòng xương nhỏ và nhỡ có tai đứng và bé. Lợn có lưng dài, hơi võn2, bụng hơi sệ, lợn nái có 12 - 14 vú. 1.1. Lợn Móng Cái Hình 2.1: Lợn Móng Cái Lợn Móng Cái thành thục về tính rất sớm, 3 tháng tuổi đã động dục và tuổi phối giống thường từ 7*8 tháng. Lợn Móng Cái mắn đẻ với số lứa hàng năm đạt từ 2,0 đến 2,2 lứa tuỳ theo thời gian cai sữa cho lợn con. Mỗi lứa đẻ 10 - 16 con/lứa, trung bình 11,6 con/lứa. Lợn sơ sinh có khối lượng 0,5 - 0,7 kg, khối luợng cai sữa 6 - 8 kg lúc 60 ngày tuổi. Lợn nuôi thịt 12 tháng tuổi có thể đạt khối lượng 60 kg, lúc trưởng thành 30 - 32 tháng tuổi có khối lượng 95 - 100 kg. Mổ thịt lợn lúc 50 - 55 kg cho tỷ lệ thịi xẻ 68 - 7 i%, tỉ lệ nạc là 35-38%, tỉ lệ mỡ là 35-36%. 22
  • 24. Lợn Móng Cái hiện đang được nuôi rộng rãi và chủ yếu được sử dụng làm nái nền cho lai với đực giống ngoại Landrace, Yorkshire lẩy con lai nuôi thịt chủ yếu ở miền Bắc. Trong chương trình nạc hóa đàn !ợn, con lai F| (ngoại X Móng Cái) làm nền đc tạo con lai có 3/4 máu ngoại nâng cao năng suất và tỷ lệ nạc lên 48 - 49%. 1.2. Lợn ỉ Giống lợn ỉ được nuôi phổ hiến tại cáq tỉnh vùng đổng bằng sông Hổng, phía Bấu khu 4 cũ. Lợn i có hai loại hình là ỉ mỡ và ỉ pha. I mỡ là ỉ nhăn: Mặt nhăn, thân hình nhỏ, toàn thán màu đen, mặt ngắn, mõm to bc và ngắn, trán nhiều nếp nhăn hằn sãu xuống, ngực sâu, bụng sệ, có 8-10 vú (hình 2.2). Hình 2.2. Lợn ỉ Lợn ) ' pha lông đen, chân cao hơn ỉ mỡ, mõm thẳng, mặt không nhăn, bụng gọn hơn. Thán mình dài hơn so với ỉ mỡ, lưng đa số hơi võng, khi béo thi thấy thẳng... Năng suất chăn nuôi của lợn ỉ pha xấp xỉ lợn Móng Cái, có thể đạt được 10-11 con/lứa. Khối lượng cơ Ihc lợn ỉ nhỏ vào 8 tháng tuổi đạt 35 kg, 10 tháng tuổi đạt 45 kg. Lợn ỉ động dục sớm, lần đầu tiên 4 tháng 12 ngày tuổi với chu kỳ 20 ngày, đỏ từ 8 - 10 con, khối lượng sơ sinh 0,4 - 0,45 kg, cai sữa toàn ổ 55 kg. Lợn ỉ sớm thành thục tính đục, sinh sản tốt, chịu kham khổ, bệnh ít, dễ thích nghi với điều kiện chăn nuôi, thịt thơm ngon, nhưng là giống lợn bé nhỏ, nhiều mỡ, cần được cải tiến chọn lọc. 23
  • 25. Giống lợn Ba Xuyên được hình thành từ việc lai tạp tự nhiên giữa một giống lợn có màu da đen tuyền với lợn lang đưa từ đảo Hải Nam vào vùng Hậu Giang, rồi lại tiếp tục cho lai với các giống lợn của Pháp đưa vào như Craonais, Berkshire, Tamworth,... Là giống lợn hướng mỡ - nạc. Lợn có các đốm đen và trắng trên cả da và lông cho nên ở miền Tây Nam Bộ gọi là heo bông (hình 2.3). Lợn được nuôi 'nhiều tại các tỉnh Cần Thơ, Minh Hải, Sóc Trăng... Lợn thích nghi tốt ở các vùng ven biển nước phèn chua mạn. Lợn có mõm ngần, tai to hơi cụp. Thân mình ngắn, lưng hơi võng. 1.3. Lợn Ba Xuyên Hình 2.3. Lợn Ba Xuyên Lợn cái có tuổi động dục lẩn đầu lúc 200 ngày tuổi. Mỗi lứa đẻ 7 - 9 con, khối lượng sơ sinh 0,6 - 0,7 kg/con, lúc trưởng thành đạt khối lượng 120 - 150 kg, lợn nuôi thịt 1 0 -1 2 tháng tuổi có khối lượng 70 - 80 kg. Giống lợn này dùng để làm.nền lai với các giống lợn ngoại cải tiến được năng suất theo hướng lãng lỷ lệ nạc. l ẵ 4. Lợn Thuộc Nhiêu Lợn Thuộc Nhiêu là nhóm giống lợn lai giữa lợn ngoại với lợn nội được hình thành từ hàng trăm năm trước đây và đã phát triển ở nhiều vùng thuộc dồng bằng sông Cửu Long như Long An, Đồng Nai, Hâu Giang,... Lợn có màu lông trắng tuyền, có bót đen nhỏ ở mắt, tai nhô về phía trước, thân hình ngấn, chân thấp (hình 2.4). 24
  • 26. Lợn hậu bị núi 8 iháng tuổi có khối lượng 65 - 68 kg, 10 tháng tuổi dạt 87 - 93 kg, tỷ lệ nạc khoảng 32%. Lợn nái đẻ từ 10 - 12 con/lứa, khối lượng sơ sinh dạt 0,6 - 0,7 kg/con, khối lượng cai sữa đạt 7 kg/con. Là giống lợn mắn đẻ, nhanh nhẹn, chịu đựng kham khổ tốt, được công nhận là giống năm 1990, cần cải tiến nâng cao tỷ lệ nạc. 1.5. Các giống lợn địa phương Các giống lợn miền núi như lợn Mường Khương, lợn Mẹo miền Trung, lợn Sóc miền Nam. Lợn đều có lông đen, tầm vóc to nhưng lép mình, vững chắc thích hợp với điều kiện thả ròng. Mường Khương tai to rủ kín mặt, lợn Mẹo tai nhỏ, đứng. Lợn nái sinh sản thấp 5 - 6 con/lứa, 1 -1 ,2 lứa/nái/năm. Cần cải tiến kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, cho lai với các giống lợn nội như ỉ, Móng Cái để nâng cao năng suất sinh sản, nuôi thịt. 2ẾCác giống lợn ngoại nhập nội Nhiều giống lợn cao sản đã được nhập vào nước ta nhất là trong những năm nửa sau của thế kỷ 20, nuôi thtch nghi theo hướng chọn lọc, nuôi thuần và cho lai giữa các giống ngoại với nhau và đặc biệt là ỉai giữa các giống ngoại với nội đã cho các kết quả rất tốt, nhất là vể năng suất và phẩm chất thịt cũng được cải tiến một cách rõ rệt. Các giống lợn ngoại có màu lông da trắng như Yorkshire, Landrace, màu đen Cornwall, Berkshire hay lông da nâu đỏ như Duroc. Hình 2.4. Lợn Thuộc Nhiều 25
  • 27. Xu thế chung phát triển mạnh các giống lợn lông da trắng Yorkshire, Landrace là hai giống có năng suất chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu người mua. Giống Yorkshire chiếm số lượng lớn, vì thích nghi tốt với hầu hết khu vực khí hậu, đồng thời vẫn giữ được các ưu điểm tốt của giống. 2.1. Lựn Yorkshire (Yorkshire Large White) Lợn xuất xứ (ừ vùng Yorkshire Vương Quốc Anh, da lông trắng tuyền. Hình 2.5. Lợn Yorkshìre Tù' năm 1964, nưóc ta đã nhập lợn Đại Bạch từ Liên Xô cũ. Đây là giống có khả năng cho thịt cao. Hướng sản xuất kiêm dụng nạc - mỡ, với tầm vóc to, thân mình ngắn, sâu ngực. Lợn đực trưởng thành dài thân 170 - 185 cm, vòng ngực 165 - 185 cm, 350 - 380 kg. Lợn đực được đưa vào sử dụng lúc 8-9 tháng tuổi. Lợn cái có thể sử dụng để phối giống ỉần đẩu khoảng 300 ngày tuổi. Lợn nái trưởng thành có khối lượng 250 - 280 kg, mỗi lứa đẻ 9 - 11 con/lứa, khối lượng sơ sinh 1,3 kg - 1,4 kg/con, cai sữa 60 ngày tuổi đạt khối lượng từ 12 - 13 kg/con, lợn thịt 8 tháng tuổi 83 - 84 kg, 10 rháng tuổi 117 kg. Giống lợn này đã góp phần rất lớn vào việc cải thiện năng suất, chất lượng cho đàn lợn thịt của nước ta trong những nãm 1970-1980. Năm 1978, nước ta nhập lợn Yorkshire Large White từ Cu Ba và sau này nhập từ Canada, Vương Quốc Anh,... Đây là dòng lợn hướng nạc và ngoại hình đã thể hiện rất rõ thon hơn với chiều dài thân lớn hơn vòng ngực (hình 2.5). Đàn lợn này hiện nay đã phát triển rất rông rãi ở các vùng trong cả nước với 26
  • 28. khả năng cho thịt cao. Nuôi khoảng 6 tháng tuổi có thể đạt lừ 95-100 kg, tỷ lệ nạc đạt khoảng 52-53%. Lợn Yorkshire không chi là giống dùng để lai kinh tế với các giống lợn nội nhằm cải tiến năng suất và tỷ lệ nạc mà hiện nay đang được nuôi thuần tại hầu hết các trang trại chăn nuôi. Yorkshire cũng thưừíig xuyèn được sử dụng trong các công thức lai giữa các giống lợn ngoại với nhau như: Landrace xYorkshire, Duroc XYorkshire. 2.2. Lợn Lanđraee Là giống lợn hướng nạc gốc từ Đan Mạch. Lợn Landrace có màu lông trắng tuvền, tầm vóc to, dài mình, ngực nồng, bụng thon, có (lạc điểm ricng là tai to, trùm tận xuống mát (hình 2.6). Lợn đực trương Ihành có irọng lượng 300 - 320 kg, nái 220 - 250 kg, có 12-14 vú. Hình 2. 6. Lợn Landrace Lợn cái thường được phới giống lúc 10 tháng luổi, mỗi lứa đẻ từ 8 - 11 con, khối lượng sơ sinh bình quân mỗi con 1,2 - 1,4 kg, cai sữa ở 60 ngày tuổi 12 - 13 kg. Lợn đực giống có thể bắt đầu đưa vào khai thác lúc 9-10 tháng tuổi. Lượng linh dịch khai thác đạt 27?.ml/lần. Lợn thịt 6 iháng tuổi có thể đạt 100 kg, tỷ lệ nạc đạt 56% trở lên. Lợn Landracc được nhập vào nưóc ta những năm 1970 từ Trung Quốc, Cu Ba và sau này trong những năm 1980 nhập từ Bỉ, Nhật Bản. Lợn Landrace nhập 27
  • 29. vào nước ta sinh trưởng, sinh sản tương đối tốt, nhất là trong những năm gần đây khi mà nguồn thức ăn công nghiệp có chất lượng cao ngày càng phong phú cũng như các điều kiện chuồng trại ngày càng tốt hơn. Lợn Landrace chủ yếu được sử dụng để lai với các giống lợn nội nhằm cải tiến nàng suất và chất lượng thịt. Trong thực tế sản xuất công thức lai ngoại X nội 1/2 Landrace, 1/4 Đại Bạch, 1/4 Móng Cái cho con lai 6 tháng tuổi đạt trong lượng 100 kg với tỷ lệ nạc lên lới 48%. Ngoài ra, hiện nay tại hầu hết các cơ sở chần nuôi trang trại, lợn Lanđrace đã được nuôi thuẩn hoặc sử dụng trong các công thức lai ngoại X ngoại, như là Landrace X Yorkshire, Duroc X (Landrace X Yorkshire). Nhìn chung lợn Landrace đã và đang là những giống được sử dụng ngày càng rộng rãi ở Việt Nam. 2.3. Lựn Duroc Lợn Duroc có nguồn gốc từ Mỹ với tên là Duroc-Jersey. Lợn có màu hung đỏ, toàn thân ngoại hình cân đối, thể chất vững chắc, tai to ngắn cụp che mắt, 4 mũi chân và mõm đen, tầm vóc vừa phải (hình 2.7). Hình 2.7. Lợn Duroc Đực giống trưởng thành có khối lượng 250 - 280 kg, nái 200 - 230 kg, thích ứng chịu đựng cao với điều kiện khí hậu, ít nhạy cảm với stress. Khả năng sinh sản vừa phải, số con bình quân mỗi lứa 9,3 con. 28
  • 30. Lợn nuôi thịt có khả năng tăng trọng nhanh. Nuôi 172 ngày có thể đạt 100 kg và cho tỉ lệ nạc cao. Lợn Duroc chủ yếu được sử đụng trong các công thức lai kinh tế với lợn nội hoặc lai ngoại Xngoại nhằm đạt được mức tăng trọng nhanh, tỷ lệ nạc cao. 2.4. Lợn Hampshire Là giống lợn của Mỹ hướng nạc. Lợn Hampshire có màu lông da đen, có vành đai trắng bao quanh mình sau xương bả vai, thân mình to, dài, tai nhỏ, dựng đứng ra hai hên, mông nở và xuôi, chân to khỏe. Sinh sản từ 7 - 8 con/lứa. Khả năng tãng trọng nhanh (730 gam/ngày), chịu đựng kham khổ tốt, thích chăn thả. Ở Việt Nam giống này đã được nhập vào miền Nam từ trước năm 1975, chủ yếu sử dụng đực giống cho lai với lợn nội cho con lai nuôi thịt. 2.5. Lợn Pietrain Giống lợn này xuất hiện ở Bỉ vào khoảng năm 1920 và mang tên làng Pietríiin. Được công nhận là giống mới năm 1953 tại tỉnh Brabant và năm 195Ố cho cả nước. Lợn Pietrain còn gọi là lợn hoa do màu lông da có những vếi đỏ và đen không đều. Thân hình thể hiện rất rõ khả năng cho thịt vói phẩn mông và vai rất phát triển (hình 2.8). Lợn có tuổi đẻ lứa đầu 418 ngày! Khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 165,1 ngày. Cai sữa ở 35,2 ngày tuổi. Số con/lứa: 10,2, số con cai sữa: 8,3, số con cai sữa/nái/nàm là 18,3 con. Khả năng tăng trọng từ 35 - 90 kg là 770g/ngày. Tiêu tốn 2,58 kg thức ăn/kg tăng trọng. Mổ thịt lợn 100 kg có chiều dài thân thịt 93,2 cm. Tỷ lệ thịt móc hàm (không có đẩu): 75,9%, tỷ lệ nạc/thịt xẻ là 61,35%, dày mỡ lưng, trung bình có khối lượng mổ thịt 90 kg là 7,8 mm. Tuy nhiên lợn Pietrain có điểm hạn chế chính là rất mẫn cảm với stress (nhiệt độ, tiếng ổn). Hiện nay, tại Bỉ đã tạo ra được các dòng không còn bị mẫn cảm với stress, song số lượng vẫn còn hạn chế. Lợn Pietrain đã được nhập vào Việt Nam Irong những năm của thập kỷ 1990 (ừ Mỹ, Bỉ. Do khả nãng cho thịt nạc cao cho nên chủ yếu được dùng để lai với các giống khác nhằm cải thiện khả năng cho thịt. Hiện ở miền Bắc Việt Nam lợn Pietrain được dùng trong công thức lai Pietrain X F1 (Yorkshire X Móng Cái) cho kết quả rất tốt. 29
  • 31. Hình 2,8. Lựn Pĩetraiìì II. CHỌN LỌC VÀ NHÂN GIỐNG LỢN Chọn lọc là sự lựa chọn những cá ihé đực và cái để giữ lại làm giống, đồng thời loại bỏ những cá thể không đạt yêu cầu. Trong ihực tế quá trình chọn lọc nhân tạo, đặc điểm dì chuyển của lợn luôn chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên. Tuy nhiên chọn lọc tự nhiên ít có ảnh hưòng tới các tính trạng số lượng. 1. Các phương pháp chọn lọc 1.1. Chọn lọc hàng loạt Là phương pháp được sử đụng rộng rãi ở các cơ sở sản xuất giống và thương phẩm. Đối tượng chọn lọc là toàn bộ đàn lợn đực cái. Chỉ sử dụng các kết quả theo dõi định kỳ về sức sản xuất của từng cá thổ để đánh giá chọn lọc. Ưu điổm: Phương pháp này đơn giản rẻ tiền, không đòi hỏi trình độ công tác giống cao. Nhược điểm: Độ chính xác của chọn lọc thấp, sức sản xuất của cá thể đỏi khi bị thay đổi bởi chế độ nuôi dưỡng. 1.2. Chọn lọc lần lượt Chọn lọc lần Iượí là phương pháp chọn lọc theo từng lính trạng. Khi tính trạng thứ nhất chọn ỉọc đã đạt yêu cầu, thì mới tiến hành chọn lọc tính trạng thứ 2, 3 ... 30
  • 32. Phương này cho tiến bộ di truyền nhanh, nhất là các tính trạng có hệ sô' di truyền cao, các tính trạng được chọn lọc độc lập, hoặc hai tính trạng gắn liền với nhau, có tương quan đương chặt chẽ. Khi một tính trạng này tàng, thì kéo theo tính trạng kia tăng. Ví dụ: Chọn lọc để tăng diện tích mắt thịt (cơ thăn) thì cũng kéo theo tăng tỉ lệ nạc trong thành phần thịt xẻ. 1.3. Phương pháp chọn [ọc loại thải độc lập Đế tiến hành chọn lọc theo phương pháp này, trước hết người ta phải xác định riêu chuẩn cần chọn lọc đồng thời cho nhiều tính trạng. Cơ sờ để xác định trước là hệ số di truyẻn h2, giá trị kinh tế của các tính trạng đó và tỉ lệ loại thải. Cá thể nào trong diện chọn lọc mà không đạt 1 tiêu chuẩn đã đề ra thì bị loại thải. Phương pháp này có hiệu quả nhanh trong việc ioại thải những tính trạng không mong muốn. Tuy nhiên phương pháp này cũng gặp một số khó khăn trong việc xốp loại những cá thể đã được chọn ỉọc, vì có khi có cá thể nào đó có một tính trạng xuất sắc, nhưng vì kém ở một tính trạng khác mà phải loại bỏ, Ihay vì theo phương pháp chọn lọc lần lượt thì cá thể đó được giữ lại trước tiên. 1.4. Chọn lọc cá thể Chọn lọc cá thể hay còn gọi là kiểm tra cá thể. Đối với lợn, khi các cá thể được chọn lọc được sắp ngang nhau để cùng lúc nhân thành quần thể lớn. Chọn lọc cá thể là khâu rất quan trọng vì nó rất cụ thể, trực tiếp về sự tập trung di truyền của đời tổ tiên trong điều kiện nuôi dưỡng nhất định. Sự ổn định của những đặc tính đó là sự dự đoán khả năng di truyền cho đời sau. Tuy nhiên, ngày nay người ta thường dùng phương pháp kiểm tra cá thể thông qua các trạm kiểm tra. Đối với lợn thường căn cứ trên 3 chỉ tiêu cơ bản. Khả năng tăng trọng, tiêu tốn thức ãn cho lkg tãng trọng (hệ số sử dụng thức ăn) và độ dày mỡ lưng tại xương sườn cuối bằng siêu âm. Ưu điểm của phương pháp này là nhanh chóng, xác định ngay thành tích của cá thể trên 3 chỉ tiêu cơ bản, đé rút ngắn được thời gian kiểm tra, nhanh chóng đưa cá thể kiểm tra vào sử dụng sớm. 1.5ẽChọn lọc theo đời trước Phương pháp này là căn cứ vào lý lịch, xem xét các đời bố mẹ, ông bà, cụ kỵ... vế các chỉ tiêu: Ngoại hình, năng suất sinh sản, khả năng sản xuất, ghép đôi giao phối, tiến bộ di truyền v.v. để phán đoán khả năng sản xuất, tiến bộ di truyền, khả năng di truyền, của cá thể mà ta đang theo dõi, từ đó 31
  • 33. có thể đưa ra các quyết định đúng đắn là có nên chọn lọc cá thể đó để lại làm giống hay loại thải. Trường hợp đi mua giống ở một cơ sở chãn nuôi khác, người đi mua giống phải xem xét, so sánh nhicu lý lịch để có quyết định mua con giống. Thông thường khi tiến hành kiểm tra cá thể người ta đều phải kiểm tra lý lịch của những cá thể này. 2ẾChọn phối (Ghép dôi) Sau khi đã lựa chọn được các lợn đực và cái tốt rồi cần phải tiến hành khâu ghép đôi giao phối tức là ghép đực nào với cái nào để phát huy được những đặc tính tốt ở đời con. Việc chọn phối cần phải có kế hoạch và phải tuân theo nguyên tắc cụ thể. 2.1. Kè hoạch chọn phối Trước hết cần căn cứ vào các kết quả phối giống trước đáy, xcm những loại đực và cái nào phối với nhau cho kết quả tốt, hay những cặp nào cho kết quả không tốt để từ đó định ra một kế hoạch chọn phối thích hợp. Những vấn đề cần hiểu được chính là ưu khuyết điểm của đàn lợn từ trước đến nay, ưu khuyết điểm của những cá thể chọn lọc và thành tích đạt được thông qua việc chọn phối. 2.2. Nguyên tắc chọn phối - Trước hết phải xác định bảng kế hoạch ghép đôi cụ thể cho từng con nái và tiến hành theo kế hoạch này để ghép phối. - Dựa vào số nái được đưa vào sử đụng sẵn có của trại và lợn đực giống trong irại. - Lên kế hoạch ghép phối lần sau thì căn cứ vào kế hoạch ghép phối lần trước - Không ghép phối giữa nái tơ với đực tơ, nái già với đực già, mà ghcp phối đực trưởng thành với nái tơ và nái già. 3. Các phương pháp nhân giống Nhân giống là bước tiếp theo của chọn lọc, sau khi nhà chọn giống đã cải tiến diều kiện môi trường và cải tiến di truyền, đạt được hiệu quả chọn lọc cao. Nhân giống để phát huy hiệu quả của chọn lọc. Muốn tiếp tục nâng cao năng suất chăn nuôi, nhà chọn giống phải tiến hành lai tạo để tạo tổ hợp gen mới. 3.1. Nhân giống thuần chủng Nhân giống thuần chủng là phương pháp chỉ cho giao phối đực và cái của một giống. Ví dụ như lợn Móng Cái X Lợn Móng Cái, lợn Landrace X lợn Landrace,... 32
  • 34. Mục đích của nhân giống thuần chủng là để sinh ra thế hệ con cái mang đầy đủ đặc điểm của giống đó. Nhân giống thuần chủng chỉ làm tăng tần sô' phôi tử, tăng số lượng đầu gia súc, chứ không làm thay đổi tần số gen. Các hình thức của nhãn giống thuần chủng như sau : 3.1.1. Nhân giông thuần chảng giống địa phương Các giống địa phương đều có chung đặc điểm là tám vóc nhỏ, sức sản xuất thấp, nhưng có ưu điểm thích nghi tốt với điềư kiện địa phương và có sức chống chịu bệnh cao. Xuất phát từ đặc điểm đó mà các giống địa phương cũng cần được nhân giống, thuần chủng để giữ nguồn gen và làm cái nền trong việc lái tạo với giống ngoại nhập cho con lai nuôi có năng suất cao nhưng lại có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu tại Việt Nam. Khi nhân giống thuần chủng cần chú ý: - Phải chọn lọc nghiệm ngặt để giữ lại đực và cái giống có chỉ tiêu mong muốn. - Các gia súc tốt đã chọn lọc được nhàn giống ở cơ sở nhân giống hạt nhân, để sản xuất ra con giống cung cấp cho cơ sở nhân giống địa phương. - Phải có kế hoạch cho ghép đôi giao phối giữa đực và cái đã được chọn lọc để nâng cao năng suất của chúng, đồng thời tránh được hiện tượng sự thoái cận huyết. - Tiến bộ di truyền bằng chọn lọc thuần chủng giống địa phương thường chậm, do vậy cần có kế hoạch tăng hay giảm giống địa phương. 3.1.2. Nhân giống thuần chủng giống nhập ngoại Do giống nhập ngoại là giống đắt tiền và ở xa khó vận chuyển nên việc nhập giống ngoại rất khó khăn, nên việc nhân giống thuần chủng giống ngoại nhập là cần thiết để tăng số lượng đàn lợn ngoại có trong nước. Đổng thời dùng giống nhập ngoại để cải tiến giống địa phương, sử dụng các giống nhập ngoại trong chương trình nhân giống. Giống nhập ngoại có đặc điểm là thích nghi kém với điều kiện tự nhiên trong nước, số lượng lại ít, nên việc nhân giống thuần chủng để tãng số lợn ngoại trong nước là cẩn thiết. Khi nhân giống thuần chủng giống ngoại nhập cần chú ý: Cải tiến môi trường chuồng nuôi, tạo tiểu khí hậu thuận lợi cho lợn ngoại, có chế độ chàm sóc hợp lý cho lợn ngoại 3.Ỉ.3. Nhân giống thuần chủng giống mới tạo thành Giống mới tạo thành là kết quả lai giữa các giống, theo mong muốn của người lai tạo. Đặc điểm của giống mới tạo thành như sau: 33 3 GTCNL-A
  • 35. - Giống mới tạo thành mang được đặc tính tốt của các giống tham gia, tuy nhiên đặc tính này mới hình thành chưa ổn định, chúng có mức độ biến dị cao. - Giống mới tạo thành chưa thích nghi tốt với điều kiện sống, có số lượng ít. Do vậy nhân giống thuần chủng giống mới tạo thành cần chú ý: - Cần tiến hành tự giao ở thế hệ cuối cùng để củng cố các đặc điểm mới tạo thành. Cẩn có kế hoạch ghép đôi cụ thể để tránh được suy thoái cận huyết. - Phải tiến hành chọn lọc nghiêm nghặt ở các thế hệ 3.2. Nhàn giống theo dòng Nhân giống theo dòng là một hình thức nhân giống thuần chủng ở một trình độ rất cao. Dòng là một nhóm gia súc có chung nguồn gốc bắt nguồn từ con đực tổ hay đực đầu dòng. Dòng mang đầy đủ đặc điểm của giống, nhưng đổng thời cũng mang đặc điểm ricng của dòng, mà thông thường đặc điểm riêng của dòng là rất xuất sắc về một chỉ tiêu nào đó. Còn các chỉ tiêu chung là cao hơn trung bình của giống. Một giống thường phải có từ 2-5 dòng. Mục đích của nhân giống theo dòng là: - Phân chia giống trở thành nhiều nhóm gia súc, có trao đổi chất phong phú, làm tăng sức sống, làm cho giống trở thành một quần Ihể sinh động, tránh hay hạn chế được giao phối cận huyết. - Kết chặt giống trong một mối tương quan thống nhất bằng sự trao đổi các cá thổ của dòng, nhất là các đực đầu dòng. Nhân giống theo dòng còn nhằm chọn lọc sử dụng những con đực tốt nhất của giống và chuyển những đặc điểm tốt của con đực tổ, hoặc con cái tổ thành đặc điểm chung của dòng và của giống. * Phương pháp tạo dòng Muốn tạo dòng có kết quả, cần phải tiến hành các bước sau : Bước ỉ: Phải chọn được con đực xuất sắc về một chỉ tiêu nào dó như là khả năng tăng trọng rất cao, còn các chỉ tiêu khác như độ dày mỡ lưng, tỉ lệ nạc, khả nãng sinh sản v.v. phải cao hơn trung bình cùa cả đàn. Con đực này sẽ là đực đầu dòng. Sau khi đã chọn được con đực đầu dòng, thì phải chọn những con cái kết hợp là những con cái sẽ giao phối với con đực đầu dòng. Những con cái kết hợp phải có các đặc điểm trội giống như đặc điểm của đực đầu dòng, những chỉ tiêu khác cũng đạt từ trung bình của toàn đàn trờ lên và không có quan hệ huyết thống với đực đầu dòng. 34 3 GTCNL-B
  • 36. Bước 2: Xáy dựng dòng Tiến hành cho giao phối đực đầu dòng với cái kết hợp. Chọn những con đực và con cái kế thừa. Những con này phải mang đầy đủ đặc điểm của đực đầu dòng (đực tổ) và những con cái kết hợp. Cho giao phối giữa các con đực và con cái kế thừa để tăng số lượng đầu con, tạo điều kiện tăng cường áp lực chọn lọc. Bước 3: Củno cố dòng, hình thành các nhỏm cùng huyết (hống Cho các con kế thừa tự giao để phát triển số lượng, ổn định tính di truyền cúa đực tổ (rong dòng mới. Tiếp tục tàng cường chọn lọc, tạo các con trưởng nhóm mang đẩy đủ đặc đicm của con đực tổ. Tăng cường số lượng và mở rộng phạm vi phản bố của dòng. 3.3. Nhân giông tạp giao (ìai giông) Nhân giống tạp giao là lai giống, gồm có lai khác giống và lai khác dòng - Lai khác giống là cho các cá thể đực và cái khác giống của 2 hay nhiều giống nhau giao phối với nhau để lợi dụng ưu thế lai. - Lai khác dòng là cho những cá thể đực và cái của những dòng khác nhau trong cùng một giống giao phối với nhau để tạo ra con lai cho năng suất cao hơn. Lai khác giống, khác dòng là làm tăng tỉ lệ dị hợp tử của tất cả các đôi gen, khi mà các thế hệ bố mẹ có những gien khác nhau. Nếu một giống mang gen đồng hợp trội lai với giống kia là đồng hợp tử lặn, thì ở thế hệ con lai F( sẽ cho mức dị hợp tử cao nhất. Các con lai dị hợp tử thường có sức sống cao hơn, khoẻ mạnh hơn, chống chịu bệnh tật tốt hơn, sức sinh sản cao hơn đời bố mẹ. Hiện tượng đó gọi là ưu thế lai sinh vật. 3.4. Các phương pháp lai giống 3.4.1. Lai kinh tế Lai kinh tế là phương pháp cho các cá thể đực và cái của 2 giống khác nhau, giao phối với nhau để cho con iai Fj chỉ sử dụng vào mục đích nuôi thịt. Lai kinh tế dơn giản: Là phương pháp lai kinh tế chỉ dùng 2 giống cho giao phối với nhau để sử dụng con lai vào mục đích nuôi thịt, nhằm lợi dụng ưu thế lai. Thi dụ: Dùng đực Landrace X Móng Cái cho ra Fị dùng để nuôi thịt (Sơ đồ 2 .1). 35
  • 37. ổ Yorkshire ặ Móng cái F1 Dùng cho nuôi thịt 3 Landrace = ậ Móng cái Sơ đồ 2 .Ỉ. Lai kinh tế giản đơn Lai kinh íếplìức tạp: Là sử dụng từ 3 giống trở lên. Hiện nay công thúc lai kinh tế dùng 3 giống phổ biến nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng là: Đực Yorkshire X cái Móng Cái tạo ra con lai Fj dùng nuôi thịt. Nhưng một sô' con cái lai được giữ lại để làm nái cho lai tiếp với đực Landrace. Với phương pháp này con lai có 3/4 máu ngoại. Trong đó có: 50% Landrace, 25% Yorkshire và 25% Móng Cái. Đây là công thức lai có nhiều ưu điểm, đáp ứng được yêu cầu tảng trọng và tăng tỉ lệ nạc trên thịt xẻ. 3.4.2. Lai luân chuyển Lai luân chuyển thực chất là lai kinh tế có thay đổi đực giống. Khi thì sử dụng giống A làm con đực. Đến lần sau thì dùng giống B làm con đực để lợi dụng ưu thế lai ở cả mẹ và con (Sơ đồ 2.2). Trong lai luân chuyển có hình thức lai luân chuyển 2 giống, lai luân chuyển 3 giống. Khác với lai kinh tế, trong lai luân chuyển, ở thế hộ con lai được giữ lại một số con cái để cho giao phối với con đực của giống mà trước đó đã được sừ dụng làm giống cái. Trong lai luân chuyển 3 giống, quấ trình thay đổi đực giống ở các thế hệ nối tiếp, có thể ở giai đoạn nào đó, nhà chọn giống sẽ nhận thấy sự xuất hiện những đặc điểm trội ở con lai, mà trước đó chưa từng có ở 3 giống gốc, từ đó nhà chọn giống có thể chọn lọc, cho tự giao để cố định đặc điểm trội tạo nên giống mới. 36
  • 38. Sơ đồ 2.2. Lai luân chuyển 3.4.3. Lai cải tiến Lai cải tiến là phương pháp lai mà nhà chọn giống dùng một giống hoàn chỉnh để cải tiến một giống khác, mà về cơ bản giống này đã đáp ứng được yêu cầu cùa sản xuất và người tiêu dùng, nhưng còn một điểm yếu nào đó cần phải sửa chữa. Thí dụ: Giống lợn Pietrain là một giống hoàn chỉnh. Nhưng điểm yếu là rất mẫn cảm với stress, cho nên người ta dùng các giống lợn khác để cải tiến khả năng này. Trong lai cải tiến tỉ lệ phần trăm của giống đi cải tiến giảm dần, còn tỉ lệ của giống bị cải tiến tăng dần trong con lai. Khi đạt yêu cầu của việc cải tiến thì tiến hành cho tự giao để củng cố giống (Sơ đồ 2.3). Tuy nhiên, cũng cần chú ý là do tỉ lệ máu của giống đi cải tiến còn rất thấp nên chỉ có những tính trạng có hệ sô' di truyền cao và việc chọn lọc nghiêm ngặt khi cho tự giao mới có khả năng duy trì được đặc điểm mới vừa được tạo thành ở giống cải tiến. 37
  • 39. Sơđồ iai cải tiến nhưsau: Tự giao với 1/8 giống đi cải tiến Sơ dồ 2.3, Lai cải tiến 3.4.4. Lai cải tạo Lai cải tạo là phương pháp dùng một giống lợn cao sản để cải tạo hẳn đặc điểm di truyền của giống lợn địa phương theo yêu cẩu của công tác giống. Thông thường những giống địa phương không đáp ứng được yêu cầu kinh tế xã hội nữa song lại có ưu điểm là khả năng thích nghi cao. Giống lợn dùng để cải tạo giống lợn kia gọi là giống đi cải tạo. Giống lợn địa phương được cải tạo gọi là giống bị cải tạo. Trong lai cải tạo, ĩỉ lệ phần trăm(tỉ lệ máu) của giống đi cải tạo tăng dần trong con lai cho đến khi đạt yêu cầu cải tạo giống thì đừng lại để tiến hành cho cố định (tự giao) để củng cố đặc điểm của giống mới. Trong quá trình lai cải tạo cần chú ý: Giống đi cải tạo là giống cao sản nhập nội, là giống đã được chọn lọc kỹ, tần số gen thuần hợp tử trội cao, cho nên trong khi lai, khả năng thôn tính về mậl di truyền của giống đi cải tạo tăng nhanh, do đó phải chú ý quan sát con lai để dừng lại kịp thời khi đã đạt yêu cầu tạo giống. Nếu không sẽ làm mất đi đặc điểm quý hiếm của giống địa phương như: Tính mắn đẻ, số con trên lứa cao, khả năng chống chịu bệnh tật tốt V.V..
  • 40. Sơ đồ 2.4. Lai cải tạo 3.4.5. Lai tổ hợp Mục đích của phương pháp này là gây tạo giống mới từ những đặc điểm tốt của các giống khác nhau. Nếu chỉ dùng 2 giống để lai tạo giống mới thì gọi là lai gây thành đơn giản. Còn dùng tùr 3 giống trò lên gọi là lai gây thành phức tạp. Muốn lai tạo giống mới, trước hết nhà chọn giống phải xác định chắc chắn mục tiêu của giống mới và lựa chọn những cá thể thuộc dòng thuần cao sản hay giống cao sản nào vào mục đích của minh. Các bước tiến hành như sau : Bước ỉ : Cho lai kinh tế giữa các giống với nhau để xác định khả năng phối hợp, sự thể hiện những đặc điểm di truyền tốt của thế hệ bố mẹ trên con lai. Chọn những con lai thể hiện đẫy đủ đặc điểm di truyền của bố mẹ làm con kế thừa. Ở bước này phải có số lượng con lai nhiều, tiến hành chọn lọc thật nghiêm ngặt, thực hiện áp lực chọn lọc cao để nhanh chóng đạt được mục tiêu giống mới. Bước 2: Cho tự giao giữa thế hệ các con kế thừa để củng cố đặc điểm của giống đã hình thành, ở giai đoạn này có thể sử dụng giao phối đổng huyết ở 39
  • 41. mức rất cao như giưa bố và con gái, hoặc anh chị em ruột cùng bố cùng mẹ. Chuẩn bị cho việc hình thành các dòng. Chọn đôi giao phối đổng chất thích hợp để tăng cường tần số đồng hợp tử trội trong các con kế thừa. Dự kiến các con đực đầu dòng. Tiến hành lai phân tích (check cross) để kiểm tra gen lặn trong con giống mới hình thành. Bước 3: Hoàn chỉnh kết cấu giống Mở rộng phạm vi phãn bố của giống, tăng cườno sô' lượng đầu con. Đưa con giống vào các cơ sở sản xuất, vào hộ nông dân để đánh giá tính ổn định của giống. III. TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIỐNG LỢN 1. Các nguyên lý chung 1.1. Mục đích yêu cầu 1.1.ỉ. Mục đích Giữ cho các giống lợn hiện có không bị lẫn về mặt di truyển, trên cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc chọn lọc thuần chủng và lai tạo. Tổ chức công tác giống tốt sẽ là cơ sở cho việc thực hiện thành công kế hoạch nhân giống. Phát huy được tiềm năng di truyền của từng giống trong những điều kiện chăn nuôi cụ thể nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. 1.1.2. Yêu cầu Phải có mối liên hệ chật chẽ giữa khoa học và sản xuất. Điều đó có nghĩa là các tiến bộ khoa học kỹ thuật phải được áp dụng trong thực tiễn sản xuất để thúc đẩy sản xuất phát triển, đồng thời mục riêu sản xuất cũng là cơ sở cho việc tiến hành nghiên cứu khoa học. Phải tạo ra được tiến bộ trong nhân giống. Một trong những biện pháp để đạt được mục tiêu trong nhân giống hay mục tiêu sản xuất là phải tạo ra được môi trường tối ưu. Thông qua các biện pháp nhân giống để làm tăng khả nâng cho sản phẩm giống lợn ở tất cả các cơ sở sản xuất. Tổ chức nhân giống phải phù hợp giữa điều kiện sản xuất và quy mô sản xuất. 1-2. Chương trình công tác giống ỉ.2.1. Phương thức và mục tiêu Tuỳ theo từng giai đoạn mà đề ra các phương hướng cho phù hợp, ví dụ như giai đoạn 1991-1995 40
  • 42. - Chuyển từ chăn nuôi tự túc, tự cấp sang chăn nuôi hàng hoá, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển chăn nuôi với phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đưa ngành sản xuất chăn nuôi trở thành ngành kinh tế hàng hoá lớn có hiệu quả cao trong nông nghiệp. - Phát triển chăn nuôi toàn diện nhưng cần coi trọng những giống lợn trước mắt có yêu cầu sản phẩm lớn và có khả nãng suất khẩu sản phẩm. - Phát triển chăn nuôi ở tất cả các vùng với những giống lợn thích hợp với điều kiện sinh thái để phát huy thế mạnh của từng vùng. - Chuyển từ chăn nuôi tận dụng sang chăn nuôi thâm canh tăng náng suất và chất lượng sản phẩm chãn nuôi. Như vậy, có thể nói rằng cơ sở của việc đề ra mục tiêu nhân giống là: - Căn cứ vào thành tích đã đạt được đối với từng loại giống lợn ở các hướng sản xuất khác nhau. - Cân cứ vào những hiểu biết về các khả năng khoa học và các phương pháp nhân giống để lợi dụng các giống lợn vào chương trình nhân giông. 1.2.2. Phương thức Từng bước xây dựng đàn lợn giống có chất lượng cao, có tác dụng cải tạo nhanh đàn lợn địa phương. Qua thực tiễn sản xuất, đã xác định hai giống nền chính là lợn Móng Cái ở phía Bắc và lợn Yorkshire ở phía Nam. Tiếp tục nạc hóa đàn lợn trên cả nước, dùng lợn đực ngoại như Yorkshire, Landrace lai với nái nền địa phương để nâng cao chất lượng đàn con lai. 1.2.3. Thành lập các trạm kiểm tra Thành lập các trạm kiểm tra là công việc không thể thiếu được trong chương trình công tác giống. Có như vậy, việc đánh giá giá trị giống của gia súc được chính xác và thuận lợi. ở Tây Đức, Werhahn và Groenveld (1987) cho biết trong một năm khoảng 60.000 lợn đực giống được kiểm tra năng suất cá thể, anh chị em của chúng được kiểm tra ở 11 trạm. Trong khi đó ở Đông Đức khoảng 20.000 lợn đực giống được kiểm tra nâng suất cá thể ờ 8 trạm. Các số liệu về điều tra cá thể và anh chị em ruột làm cơ sở cho việc đánh giá giá trị giống của đực giống. Đời sau của các đực giống tốt lại được tiếp lục kiểm tra ở 8 trạm kiểm tra đời sau. ở các trạm kiểm tra đời sau, đực giống được đánh giá giá trị giống cả ờ trong nhân giống thuần chủng và lai. Qua kiểm tra sẽ khẳng định việc sử dụng đực giống tốt một cách hợp lý nhất vào chương trình nhân giống. 41
  • 43. 2. Các biện pháp tổ chức quản lý 2.1. Hệ thông giống Hiện nay chăn nuôi nước ta được chia làm hai khu vực là: Chăn nuôi quốc doanh do Nhà nưóc quản lý và chăn nuôi gia đình do tư nhân quản lý. Vì thế hệ thống giống cũng cần phải được quản lý theo các hình thức chăn nuôi này. 2.1.1. Khu vực chăn nuôi quốc doanh Đối với các cơ sở chăn nuôi giống gốc và cơ sở nhân giống gia súc cần xác định lại nhiệm vụ và mục tiêu để điều chỉnh lại quy mô đàn giống cho phù hợp để có thể tạo ra các con giống tốt. Đối với các cơ sở chăn nuôi thương phẩm chỉ có nhiệm vụ tạo ra các sản phẩm chăn nuôi cuối cùng chứ không được giữ và nhân giống ở cơ sở này. 2.1.2. Khu vực chăn nuôi tư nhân Chăn nuôi gia đình đã và đang là nguồn tạo ra sản phẩm chăn nuôi chính ở nước ta. Để có thể phát huy được tiềm năng của khu vực này cũng cẩn xây dựng các vùng giống nhân dân để có thể cung cấp đầy đủ lợn giống có chất lượng cao. 2.2. Quản lý giông 2.2.1. Quản lý giống quốc gia Cần phải có sổ đăng ký giống quốc gia cho các cơ sở nhân giống thuần chủng giống gốc. Căn cứ vào sổ đăng ký giống quốc gia sẽ cho phép xác định được các chương trình ghép đôi giao phối và nhân giống được dè dàng và cũng giúp cho có khả năng đánh giá được sự phát triển của một phẩm giống. 2.2.2. Phân vàng chăn nuôi Cần hình thành các vùng chãn nuôi lợn hàng hoá. Những vùng này chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng, vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ. Đây là những vùng sản xuất lợn xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. 2.2.3. Xây dựng những qui định về việc sử đụng đực giống ở khu vực chăn nuôi gia đình Hiện tại rất nhiều vùng nông thôn lợn đực giống được sử dụng khồng đảm bảo đủ tiêu chuẩn, cho nên cần thành lập một Trung tâm quản lý giống quốc gia để cải thiện tình trạng nàyế 42
  • 44. 2.2.4. Một số công việc cụ thể tại các cơ sở giống Một số công việc cụ thể cần làm ngay và liên tục để có thể quản lý và phát triển đàn gia súc nói chung và đàn lợn nói riêng là : - Đánh số các gia súc giống - Ghi lý lịch gia súc - Lập sổ theo dòi thành tích của gia súc giống và tình hình bệnh tật - Lập kế hoạch phối giống Một số mẫu cần có tại các Cơ sở giống : Lý lịch nái giống Sô' lai nái Thẻ lai Ngày sinh Nơi sinh Bo: Số giống Mẹ: Sô' giống Ông nội: Giống Bà nội: Giống Ông ngoại: Giống Bà ngoại: Giống Ngày nhập trại Khối lượng khi nhập trại Kế hoạch phối giống ưong năm Số tai nái Thẻ tai Ngày sinh Hiên trang lứa đẻ thứ Đực phối chính Đực phối phụ Ghi chú 43
  • 45. 2.3. Hệ thông quản lý giống quốc gia “Hệ thống hình tháp” Trong những năm gần đây đã nói rất nhiểu đến loại hệ thống quản lý này, đó ỉà một mô hình tổ chức cho mỗi giống lợn thuần theo hình tháp di truyền 3 cấp: - Cấp cụ kỵ (GGP- Đàn hạt nhân) - Cấp ông bà (GP- Đàn nhân giống) - Cấp bố mẹ (PS - đàn giống cơ sở). Hệ thống này được minh hoạ theo sơ đồ dưới đây. Cấu trúc của 3 loại cơ sờ này có dạng hình tháp và được minh hoạ ở sơ đổ 2.5. c Bố mẹ (PS) Sơ đồ 2.5: T ổ ckức quân ỉý giống theo “Hệ thống hình tháp ” Đàn lợn cấp cụ kỵ là đàn lợn dòng thuần, hay đàn hạt nhân có nhiệm vụ cung cấp giống tốt dòng thuần để xây dựng đàn ông bà. Đàn lợn ông bà là đàn lợn nhân giống, ngoài các dòng thuần đà có lợn lai F| lai giữa hai đòng thuần với nhau để cung cấp giống cho xây dựng đàn bố mẹ. Đàn bố mẹ làm nhiệm vụ sản xuất ra đàn lợn thương phẩm có ưu thế lai sử dụng để nuôi thịt. Trong đàn bố mẹ, con cái là nái lai Fj, còn con đực dùng làm “đực kết thúc”. Phần lớn là các đực thuần khác giống (trường hợp lai 3 giống), cũng có thể là thuộc dòng đực lai (trường hợp lai 4 giống). 44
  • 46. Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày những đặc điểm cơ bản của một số giống lợn nội chinh được nuôi ở Việt Nam ? Phương hướng sử dụng các giống này ? 2. Trình bày những đặc điểm cơ bản của một số giống lợn ngoại chính được nuôi ở Việt Nam ? Phương hướng sử dụng các giống này ? 3. Trinh bày các phương pháp chọn lọc ở lợn ? Nêu ưu nhược điểm của từng phương pháp ? 4. Trình bày phương pháp nhân giống thuần chủng ? Phương pháp tạo dòng ? 5. Trình bày các phương pháp lai giống ? Nêu ưu nhược điểm của từng phương pháp ? 6. Trình bày biện pháp tổ chức quản lý công tác giống lợn ? Liên hệ với tình hình thực tiễn ở Việt Nam ? 45
  • 47. Ị i ỉ Chương 3 DINH DƯỠNG VÀ THỨC.ĂN CHO LỢN Mục tiêu: Kiến thức: Biết được Thế nào là tiêu chuẩn ăn, khẩu phần ăn Các loại thức ăn và nguổn cung cấp thức ăn cho lợn Giá trị dinh dưỡng của thức ăn phục vụ chăn nuôi lợn Kỹ năng: Nhận dạng và phân loại được thức ăn Thái độ: Cố những hiểu biết về nhu cầu dinh dưỡng và khẩu phần ăn cho lợn Tóm tắt nội dung: Khái niệm về liêu chuẩn ăn, khẩu phần ăn Các nguồn thức ăn thông dụng cho lợn I. KHẢI NIỆM VỂ TIÊU CHUẨN ẢN VÀ KHAU p h ầ n ẢN 1. Khái niệm về tiêu chuẩn ăn - Tiêu chuẩn ăn là nhu cầu các chất dinh dưỡng của con vật trong một ngày đêm nhằm đạt được yêu cầu nào đó về sản xuất. Mức ăn = Tiêu chuẩn ăn + Số dư an toàn - Nội dung tiêu chuẩn ăn: Ở mỗi nước, mỗi ngành chãn nuôi người ta đưa ra nội dung tiêu chuẩn ãn khác nhau để phù hợp với vật nuôi và mục đích sử dụng vật nuôi. Nó bao gồm: + Nhu cầu năng lượng: Biểu thị bằng kCal, kJ năng lượng tiêu hoá (DE) hay năng lượng trao đổi (ME). + Nhu cầu protein: Biểu thị bằng gam protein thô hay gam protein tiêu hoá. + Nhu cáu các chất khoáng và các nguyên tố đa lượng vi lượng: Ca, p, Mg, Na, Cl, Fe, Cu, Co, Mn, Zn..... + Nhu cầu các vitamin: A, D, E, caroten, Bj, B2, Pantotenic axit.... 46
  • 48. 2. Khái niệm khẩu phần ăn Khẩu phần ăn là một hỗn hợp thức ăn thoả mãn tiêu chuẩn ăn của vật nuôi Irong một ngày đêm. Khi phối trộn khẩu phần thức ăn cần phải biết rõ các thành phần dinh dưỡng của thức ăn, nấm chắc nguyên tắc của phối trộn khẩu phần thức ăn, có như vậy mới hy vọng có được một khẩu phần ăn đáp ứng đủ và hợp lý nhu cầu của con vật nói chung hay lợn nói riêng. Khẩu phần thức ăn phải đảm bảo được hai nguyên lắc sau: 2.1. Nguyên tắc khoa học Khẩu phần ãn phải đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng, thoả mãn được tiêu chuẩn ăn. Đảm bảo được sự cân bằng các chất dinh dưỡng như: Axit amin, khoáng, vitamin...Cụ thể khẩu phần ăn phải đảm bảo cung cấp đủ các yếu tố dưới đây : - Cung cấp đủ năng lượng: Lợn cũng như gia súc khác đòi hỏi nhu cầu về nâng lượng để duy trì và sản xuất. Cãn cứ vào tiêu chuẩn ăn cho từng loại lợn mà tính ra nhu cầu. Ví đụ: Tiêu chuẩn ãn cung cấp cho lợn 17 - 23kg, yêu cầu tăng trọng 233g/ngàv thì cần cung cấp 2875 kCal ME cho một ngày đêm. - Cung cấp đủ chất đạm và khoáng: Cung cấp số lượng chất đạm và khoáng đủ bù đắp số lượng đạm và khoáng bị mất đi trong hoạt động trao đổi chất và số lượng đạm, khoáng đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ thể lợn. - Cung cấp đủ vitamin: Vitamin có vai trò hết sức quan trọng, nó Là chất xúc tác cần thiết cho việc trao đổi chất trong cơ thể gia súc. Nếu ta cung cấp đầy đủ vitamin trong khẩu phần cho lợn thì lợn sinh trưởng tốt và giảm được tiêu tốn thức ăn. - Cung cấp đủ nước: Nước rất cần thiết đối với sự sống của lợn, nó không những có tác dụng trong các hoạt động trao đổi chất mà còn có tác dụng điều hoà thân nhiệt. Tốt nhất là cung cấp nước uống tự do cho tợn bằng máng uống hay vòi uống tự động. - Cần phải cung cấp mộí khối ỉượng klĩẩu phần ăn cần phù hợp: Các loại thức ăn cần thích hợp với bộ máy tiêu hoá của từng vật nuôi và từng lứa tuổi. Lợn !à loài dạ dày đơn nên lượng thức ăn có thể chứa khồng lớn lắm. Cần cung cấp lượng thức ăn thích hợp cho từng loại lợn ờ từng lứa tuổi khác nhau. Nếu cho lợn ăn ít xơ thì nhu động của bộ máy tiêu hoá sẽ hạn chế, tiêu hoá chậm. Ngược lại nếu cho lợn ãn lượng thức ăn lớn sẽ có nguy cơ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho lợn. Nói chung lợn có thể thu nhận một lượng vật chất khô thức ăn bằng 2,5% khối lượng cơ thể. 47
  • 49. 2.2. Nguyên tắc kinh tê Do chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ rất cao trong giá thành chăn nuôi lợn (65%- 75%) cho nén khẩu phần ăn phải có giá cả hợp lý và rẻ, tức là sử dụng được các nguồn thức ăn sẵn có tại cơ sở. Song cũng luôn phải đảm bảo nguyên tắc là khẩu phần phải đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng cho từng loại lợn. Có như vậy mới hy vọng đạt được hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi. II. CÁC NGUỔN THỨC ẢN THÔNG DỤNG CHO LỢN Lợn là loại ãn tạp, nó có thể tiêu hoá hầu hết tất cả những loại thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc thực vạt. Tuy nhiên thức ăn cung cấp cho khẩu phần ăn của lợn cần có đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết như tinh bột, đường, protein, axit amin... Muốn có được như vậy cẩn phối hợp nhiều loại thức ăn khác nhau. Trước hết cẩn phải nắm vững các nguồn thức ăn cung cấp cho chăn nuôi lợn giá trị thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn đó. 1. Thức ăn cung cấp năng lượng Nguồn thức ãn cung cấp năng lượng rất phổ biến và cũng thay đổi theo từng vùng địa lý. ở đây chỉ giới thiệu những loại thức ãn thông dụng được sử đụng trong chăn nuồi lợn. 1.1. Ngô (Zea mays Lị Ngô là thành phần thức ãn cung cấp năng lượng rất tốt cho lợn. Ngô có nhiều loại như ngô đỏ (vàng), ngố trắng, ngô nếp, ngô lai. Nói chung rất giàu năng lượng khoảng 3.300 kCal ME, nhưng ngô có sự hạn chế là chất lượng và số lượng protein nghèo, lượng protein thô (CP) chỉ khoảng 8%, thiếu một số axit amin không thay thế như lizin, tryptophan và có nhiều axit béo không no như axit oleic, axit linoleic. Do vậy trong khẩu phần ăn cho lợn ngô chỉ chiếm một tỷ lệ phần trăm nhất định, cần phối trộn với các loại thức ãn khác nhau tạo thành khẩu phần ăn cân bằng dinh dưỡng hơn. Hàm lượng ngô trong khẩư phần nên sử dụng với tỷ lệ như sau : Loại lợn Tỉ lệ ngô sử dụng thích hợp trong khẩu phần (%) Lợn bú sữa và lợn cai sữa mức tối đa Lợn sinh trưởng từ 4 - 8 tháng tuổi Lợn ở giai đoạn vỗ béo Lợn vỗ béo hướng nạc 30 35 35 25 48
  • 50. Lợn vỗ béo hướng mỡ 45 40 20 20 20 Lợn nái chửa kỳ I Lợn nái chửa kỳ II Lợn nái nuôi con Lợn đực giống 1.2. Gạo thóc (Oryza sativa) Gạo là lương thực chính ở nước ta, thường được dùng cho người và phần nào cho ỊỊĨa súc. Hạt thóc sau khi xay giã sẽ mất đi lớp màng mỏng bọc quanh hạt gạo và chất lượng gạo cũng bị thay đổi. Gạo nếu xay, giã kỹ sẽ mất một sỏ' chất dinh dưỡng và vitamin, nhất là vitamin B|, lợn nuôi đơn thuần bằng gạo lâu ngày có thể bị suy nhược Ihần kinh cho nên gạo cần được phối hợp với các thức ãn khác. Thành phần dinh dưỡng của hạt gạo gồm protein tổng số 6,7%, hàm lượng axit amin chính liz.in 3,2g, methionin 3,4 g, triptophan l,3g. 1.3. Dột mì Bột mỳ sử dụng làm thức ăn cho lợn rất tốt. Tiêu chuẩn bột mì dùng làm thức ăn được qui định là: Độ ẩm dưới 15%, tỷ lệ chất khoáng so với vật chất khô từ 3,5 % đcn 4%. Bột không được hôi mốc, không có vị đắng và chua, không có tạp chất,..-Bột mì là loại thức ăn có hàm lượng năng lượng tương đối cao khoảng 3050 kCíil ME, protein thỏ khoảng 12,1%. Lượng bột mì sử dụng hợp lý trong khẩu phần thay đổi trong khoảng từ 15 đến 25% luỳ theo loại lợn. Lợn con đến 4 tháng tuổi, lợn nái chửa kỳ 2, lợn đực giống và lợn thịt hướng nạc chỉ nên sử dụng khoảng 15%. Với lợn vỗ béo hướng mỡ có thể sử dụng ở mức cao 25%. Còn lợn choai, lợn nái chửa kỳ 1 nên sử dụng ở mức 20%. 1.4. Cám gạo Cám gạo ìa sản phẩm phụ được sử dụng rất nhiều trong chăn nuôi lợn. Cám gạo là phẩn thóc đă được tách vỏ trấu và phần còn lại đem xay giã tách ra phần cám có chứa cả phần lúa và vỏ lúa. Châ't lượng cám tuỳ thuộc vào sự xay sát kỹ hay không và lượng vỏ trấu còn lại nhiều hay ít. Trong cám có nhiều vitamin Bj, có nhiều chất béo vằ chất xơ dùng cho lợn nái sinh sản và lợn choai rất tốt. Cám không nên dự trữ lâu quá ba tháng vì trong cám có nhiều lipit dễ bị oxi hoá có mùi hôi, mốc. 4.GTCNL-A 49
  • 51. Cám gạo còn đuợc sử dụng ở dạng bánh tức là cám sau khi ép lấy dầu. Cám này có thể bảo quản được lâu hơn. Tỷ lệ sử dụng cám trong khẩu phần với các loại lợn như sau : Loại lợn Tỉ lệ cám sử dụng thích hợp trong khẩu phần (%) Lợn bú sữa và lợn cai sữa mức tối đa 15 Lựn hậu bị và lợn thịt • 30 Lợn vỗ béo hướng nạc 25 Lợn vỗ béo hướng mỡ, nái chửa kỳ 2, lợn nái nuôi con, lợn đực giống 35 Lợn nái chửa kỳ 1 40 1.5. Sán Sắn là sản phẩm rất phổ biến ở vùng nhiệt đới, đó ià nguồn cung cấp năng lượng rất quan trọng trong chăn nuôi lợn. sắn có nhiều tinh bọt nhưng ít protein, Ihành phần đinh dưỡng của củ sắn là 65% nước, 35% vậi chất khô, 1,25 % protcin, 1,45% xơ, 0,29% khoáng, 30,84% ỉà dẫn xuất không nitơ. Trong sắn có yếu tố hạn chế là có độc tố axit xyanhydric (HCN). Tuy nhiên qua xử lý nhiệt hoặc có biện pháp chế biến bảo quản tốt sẽ íàm giảm được độc tố này. Sắn tươi bóc vỏ và ngâm nước 24 - 48 giờ, hoặc bóc vỏ phơi khô xay nghiền thành bột để bảo quản, có thể hạn chế được lượng axit xyanhydric trong sắn. Bột sắn có thể sử dụng từ 30-50% trong khẩu phần tuỳ theo từng loại lợn và cũng tuỳ theo các nguồn thức ăn khác phối hợp. 1.6. Khoai lang Khoai lang tươi có ẩm độ cao, tỷ lệ nước tới 68%, protein thô thấp 1,3%, giá trị năng lượng thấp trên 600 Kcal ME/kg. Khoai lang có thể sử dụng ở nhiều dạng: dạng tươi, nấu, ủ xilô hay dạng bột. Khoai lang tươi có thể cho lợn sinh sản ăn sống, nhưng tránh cho ăn các củ hà, rim vì có thể gây ngộ độc. Khoai lang có thổ thái lát phơi khô nghiền thành bột dùng làm thức ăn cơ bản cho lợn. Mức sử dụng khoai lang khô (bột) có thể tới 30% trong khẩu phân. 1.7. Khoai tây Khoai tây là cây rất phổ biến được trồng trong vụ đông ờ đồng bằng Bắc Bộ. Trong khoai tây có lượng protein thấp, xơ ít. Khoai tây tươi: ẩm độ 78%; 2,6% protein thô; 0,64% xơ; 1,1% khoáng; 17,6 % dẫn xuất không nitơ. 50 4.GTCNL-B