SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
------------------------------------------------
NGUYỄN ĐÌNH LƯU
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG
CÂY RAU SẮNG (Melientha suavis Pierre) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN
NHIÊN
THẦN SA – PHƯỢNG HOÀNG – THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Thái nguyên - Năm 2010
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
------------------------------------------------
NGUYỄN ĐÌNH LƯU
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG
CÂY RAU SẮNG (Melientha suavis Pierre) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN
NHIÊN
THẦN SA – PHƯỢNG HOÀNG – THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số : 60.62.60
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐẶNG KIM VUI
Thái nguyên - 2010
LỜI NÓI ĐẦU
Để hoàn thành chương trình đào tạo tại trường Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên, được sự đồng ý của khoa sau đại, Trường Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên, tôi tiến hành nghiên cứu luận văn:
“Bước đầu tìm hiểu và nghiên cứu một số phương pháp nhân giống
cây rau sắng (Melientha suavis Pierre) tại khu bảo tồn thiên Thần Sa –
Phượng Hoàng – Thái Nguyên”.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
đến PGS.TS Đặng Kim Vui người đã trực tiếp tận tình giúp đỡ tôi hoành
thành bản luận văn này.
Qua đây tôi cũng xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trong Khoa
sau đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn cán bộ, công nhân viên Khu bảo tồn thiên nhân
Thần sa – Phượng hoàng – Thái Nguyên, cán bộ và nhân dân xã Thần Sa, xã
Hương Sơn (Mỹ Đức-Hà Nội), Vườn quốc gia Xuân Sơn và Vườn quốc gia
Tam Đảo đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu . Tôi xin chân thành
cám ơn bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi về vật
chất và tinh thần để tôi hoàn thành bản luận văn.
Mặc dù đã cố gắng, nhưng do thời gian và kinh nghiêm còn hạn chế,
bản luận văn này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định,
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các nhà khoa học và
bạn bè đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 12 tháng11 năm 2010
Học Viên
Nguyễn Đình Lưu
KÍ HIỆU DÙNG TRONG LUẬN VĂN
Kí hiệu Chú giải
LSNG Lâm sản ngoài gỗ
Ôr Ô rô
TM Thàn mát
RS Rau sắng
K Khổng
SS Song sụ
LX Lim xanh
G Gội
ĐPT Đại phong tử
LK Loài khác
CT Chín tầng
SP1 Chưa xắc định được tên loài 1
SP2 Chưa xắc định được tên loài 2
TN Thí nghiệm
CT Công thức
BTTN Bảo tồn thiên nhiên
Đ/C Đối chứng
ppm Nồng độ phần nghìn
CBCN Cán bộ công nhân
VC Viên chức
ĐDSH Đa dạng sinh học
VQG Vườn quốc gia
SPSS Statistical packed for Social on Personal Computer
LL Lần lặp
TB Trung bình
Mục lục
Mục Nội dung Trang
Đặt vấn đề 1
Chương 1: TỔNG QUAN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2
1.1 Trên thế giới 2
1.2 Ở Việt Nam 6
1.3 Nhận xét và đánh giá 13
Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ
HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
15
2.1 Điều kiện cơ bản khu vực nghiên cứu 15
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 15
2.1.1.1 Vị trí địa lý 15
2.1.1.2 Địa hình 16
2.1.1.3 Khí hậu, Thủy văn 16
2.1.1.4 Đất đai 17
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 17
2.1.2.1 Dân số, lao động, dân tộc và phong tục tập quán 17
2.1.2.2 Tình hình sản xuất nông - lâm nghiệp và các ngành nghề khác 19
2.1.2.3 Cơ sở hạ tầng 21
2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động bảo tồn và sự cấp
thiết để thực hiện đề tài từ điều kiện cơ bản
23
2.1.3.1 Những thuận lợi 23
2.1.3.2 Những khó khăn 23
Chương 3 : MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
26
3.1 Mục tiêu nghiên cứu 26
3.1.1 Mục tiêu chung 26
3.1.2 Mục tiêu cụ thể 26
3.2 Giới hạn vấn đề nghiên cứu 26
3.3 Nội dung nghiên cứu 26
3.4 Phương pháp nghiên cứu 27
3.4.1 Phương pháp kế thừa số liệu 27
3.4.2 Phương pháp thực nghiệm 27
3.4.2.1 Quy trình thực hiện nội dung 2 27
3.4.2.2 Quy trình thực hiện nội dung 3 30
3.4.2.3 Quy trình thực hiện nội dung 4 33
3.4.2.4 Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu 35
Chương 4:KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39
4.1 Kết quả nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp nuôi cây
mô
39
4.1.1 Ảnh hưởng của một số loại môi trường đến khả năng tái sinh
chồi rau ngót rừng sau 60 ngày nuôi cấy
39
4.1.2 Ảnh hưởng của nồng độ nước dừa đến khả năng nhân nhanh
chồi rau ngót rừng sau 60 ngày nuôi cấy
40
4.1.3 Ảnh hưởng của một số cytokine đến khả năng nhân nhanh
chồi sau 60 ngày nuôi cấy
41
4.2 Kết quả nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp giâm hom 43
4.2.1 Tỷ lệ hom ra rễ của loài rau sắng ở các công thức thí nghiệm
khác nhau với chế phẩm IAA, IBA và NAA
43
4.2.1.1 Tỷ lệ hom ra rễ của loài rau sắng ở các công thức thí nghiệm
khác nhau với chế phẩm IAA
43
4.2.1.2 Tỷ lệ hom ra rễ của loài rau sắng ở các công thức thí nghiệm
khác nhau với chế phẩm IBA
45
4.2.1.3 Tỷ lệ hom ra rễ của loài rau sắng ở các công thức thí nghiệm
khác nhau với chế phẩm NAA
47
4.2.2. Số lượng và chiều dài rễ trung bình của loài rau sắng ở các
công thức thí nghiệm khác nhau với chế phẩm IAA, IBA và
NAA
50
4.2.2.1 Số lượng rễ trung bình của loài rau sắng ở các công thức thí
nghiệm khác nhau với chế phẩm IAA
50
4.2.2.2 Chiều dài rễ trung bình của loài rau sắng ở các công thức thí
nghiệm khác nhau với chế phẩm IAA
53
4.2.2.3 Số lượng rễ trung bình của loài rau sắng ở các công thức thí
nghiệm khác nhau với chế phẩm IBA
54
4.2.2.4 Chiều dài rễ trung bình của loài rau sắng ở các công thức thí
nghiệm khác nhau với chế phẩm IBA
57
4.2.2.5 Số lượng rễ trung bình của loài rau sắng ở các công thức thí
nghiệm khác nhau với chế phẩm NAA
58
4.2.2.6 Chiều dài rễ trung bình của loài rau sắng ở các công thức thí
nghiệm khác nhau với chế phẩm NAA
60
4.3 Kết quả nghiên cứu kỹ thuật tạo giống bằng hạt 61
4.3.1 Tỷ lệ nảy mầm hạt rau sắng ở các phương pháp xử lý khác
nhau
61
4.3.2 Thời gian nảy mầm hạt rau sắng ở các phương pháp xử lý
khác nhau
62
4.3.3 Một số hình ảnh về sức sinh trưởng chồi rau sắng ở các
phương pháp xử lý thí nghiệm khác nhau
64
4.4 Đề xuất áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhân giống cây rau
sắng
66
Chương 5: KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ 67
5.1 Kết luận 67
5.2 Tồn tại 68
5.3 Kiến nghị 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ sinh thái rừng (HSTR) có tác dụng về nhiều mặt: kinh tế, xã hội,
môi trường sinh thái…HSTR suy giảm kéo theo các phản ứng dây truyền về
môi trường, gây ảnh hưởng rất lớn đến đới sống và nền kinh tế. Tuy nhiên,
cũng như nhiều nước khác trên thế giới, nước ta đang đứng trước thực trạng
HSTR đang bị suy giảm nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Theo các
tài liệu đã có được, năm 1943, Việt Nam có 14,3 triệu ha rừng, độ che phủ là
43%, đến năm 1990 chỉ còn 9,175 triệu ha, độ che phủ rừng 27,8%; thời kỳ
1980 - 1990, bình quân mỗi năm hơn 170 nghìn ha rừng đã bị mất [7]; tính
đến năm 2008 diện tích này là 13,11 triệu ha, với độ che phủ 38,7% [20].
Đói nghèo là nguyên nhân chủ đạo dẫn tới người dân gần rừng tác động
vào rừng đặc biệt là ở các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia, được coi
là lá phổi xanh của mỗi quốc gia. Do vậy, tăng thu nhập, tạo việc làm để giảm
tỷ lệ đói nghèo cho người dân gần rừng là rất cấp thiết, một trong những giải
pháp được nhiều quốc gia lựa chọn là tạo thu nhập từ nguồn LSNG. Việt Nam
là một nước đi đầu trong vấn đề này, với danh mục hơn 113 loài cây LSNG
dùng làm rau ăn (Nguyễn Tiến Bần và cộng sự, 1994) trong đó rau sắng là
một lựa chọn có triển vọng.
Do đặc điểm là loài cây thân thuộc với người dân; giá bán thành phẩm
và nhu cầu thị trường lớn; hàm lượng dinh dưỡng cao; được ghi trong sách đỏ
Việt Nam (1997). Hiện nay, rau sắng đã được nhân giống theo phương pháp
gieo hạt tại một số địa điểm trên toàn quốc, nhưng nhu cầu về giống chưa đáp
ứng được yêu cầu của sản xuất cho người dân sinh sống gần rừng. Tuy nhiên,
chưa có công trình nghiên cứu hay một công bố đầy đủ nào về các phương
pháp nhân giống loài cây có giá trị này.
Để góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập, đáp ứng được nhu
cầu cây con phục vụ nhu cầu mở rộng diện tích của người dân, giảm sức ép
tới HSTR tại các khu bảo tồn và vườn quốc gia từ cây rau sắng, đồng thời bảo
tồn được nguồn gen quý đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, tôi mạnh dạn tiến
hành đề tài: “Bước đầu tìm hiểu và nghiên cứu một số phương pháp nhân
giống cây rau sắng (Melientha suavis Pierre) tại khu bảo tồn thiên Thần Sa
– Phượng Hoàng – Thái Nguyên”.
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Theo Paul Hiepko (1979), họ rau sắng (Opiliaceae), là một loại thuộc
họ rau nghiến hay dương đào (Olacaceae) được xắc định bởi Valeton (1886).
Các tranh luận được kết thúc về mối quan hệ giữa họ rau sắng và họ
Santalaceae khi hai tác giả Fagerlind (1948) và Johri & Bhatnagar (1960)
khẳng định ở vùng nhiệt đới họ rau sắng được coi là một chi nhỏ thuộc bộ đàn
hương Santalales (hoặc olacales).
Những câu hỏi liên quan đến việc bố trí các chi của Opiliacae và các
mối quan hệ gia đình cho các gia đình khác nhau ở các khu vực khác nhau,
khi Paul nghiên cứu các chi từ vùng nhiệt đới châu Phi, châu Mỹ, ở một số
nước Đông Nam Á và Australia. Các chi được tìm thấy ở Đông Nam Á có cả
chi Melientha. Chi Opilacae chỉ có các loài được tìm thấy ở Châu Á và chỉ có
quan hệ họ hàng với các loài ở Châu Phi [38].
Rau sắng được mô tả một cách tổng quát như sau: là một loài cây
thường xanh, cây bụi hoặc dây leo. Lá xếp thành 2 dãy quanh thân; lá thường
biến đổi về kích thước; thường là lá kép lông chim. Mặt trên của lá thường
mịn, mặt dưới có nốt sần nhỏ. Hoa mọc thành cụm hình chùy, phân nhánh có
cuống hoặc không cuống. Hoa nhỏ, hoa có nắp, đôi khi thống nhất; nhị nhiều,
bố trí đối diện nhau; bao phấn chia 2 ngăn.
Theo Soonthorn Khamyong (1995), ngót rừng thuộc họ Rau sắng
(Hiepko,1980) là một loại cây cung cấp thực phẩm quen thuộc và quan trọng
của người Thái, đặc biệt là khu vực miền Đông Bắc và miền Bắc (Jacquat and
Bertossa, 1990).Gia bán thương phẩm trung bình khoảng 200 bạt/kg.
Ở Thái Lan, trồng rau sắng được rất nhiều người quan tâm, họ trồng
xung quanh vườn nhà, nông trại. Đặc biệt ở miền Bắc Thái Lan, tại nông trại
Longan đã có người rất thành công trong việc trồng rau sắng, nhưng những
kinh nghiệm thành công của họ được giữ kín.
Tại Thái Lan loài rau sắng đang bị xâm hại nghiệm trọng bởi những
hoạt động khai thác thiếu hiểu biết của người dân như chặt cây, chặt cành, hái
hoa và quả, đốt nương... để lấy củi, lấy lá, hoa và quả làm thực phẩm. Để bảo
tồn và phát triển loài rau quý này, một trong những hoạt động có ý nghĩa là
nghiên cứu, phân tích cấu trúc rừng rau sắng ngoài tự nhiên, làm cơ sở cho
những nghiên cứu tiếp theo.
Soonthorn Khamyong chọn khu vực nghiên cứu tại một khu rừng khô
rụng lá (rừng khộp), thuộc loại rừng thứ sinh nghèo với loài cây cẩm liên
(Shorea siamensi) là loài cây chiếm ưu thế. Khu vực nghiên cứu cách huyện
Hod, tỉnh Chiangmai khoảng 37km. Có: độ cao so với mặt nước biển khoảng
550 m; đá mẹ là granite; đất canh tác chủ yếu là đá ong và sỏi là loài đất rất
nghèo và khô; độ dốc khoảng 30-40%; lượng mưa hàng năm khoảng 1000-
1500 mm.
Nội dung nghiên cứu là dựa vào: tần suất xuất hiện của loài, sự phong
phú loài (abundance), mức độ đầy (relative density; %), mức độ ưu thế (
relative dominance; %) và quan hệ loài chủ yếu (relative importace; %) bằng
cách điều tra loài trên các ô tiêu chuẩn dạng bản với các kích thước khác nhau
(5m × 5m, 10m × 10m....50m × 50m).
Nghiên cứu đưa ra kết luận như sau:
1. Rau sắng mọc trên kiểu rừng khô, rụng lá với loài cẩm liên chiếm ưu
thế. Nơi đất khô, cạn và nghèo dinh dưỡng.
2. Loài cẩm liên có các giá trị tần suất xuất hiện loài, sự phong phú,
mức độ đầy, mức độ ưu thế và quan hệ chủ yếu (trên tổng số 41 loài và 191 cá
thể với diện tích 1600m2
) lần lượt là: 100%; 62,18; 48,93%; 51,83%; 27,52%.
3. Ngoài loài cẩm liên là loài chiếm ưu thế còn một số loài khác như: cà
chít ( Shorea obtusa), dầu trà beng (Diptericarpus obtusifolius) và loài dầu
đồng (Diptericarpus tuberculatus). Các loài này có các giá trị tần suất hiện
loài, sự phong phú, mức độ đầy, mức độ ưu thế và quan hệ chủ yếu thấp hơn
so với loài cẩm liên.
4. Rau sắng có các giá trị tần suất xuất hiện loài, sự phong phú, mức độ
đầy, mức độ ưu thế và quan hệ chủ yếu (trên tổng số 41 loài và 191 cá thể với
diện tích 1600m2
) lần lượt là: 100%; 3,64; 3,18%; 2,67%; 2,91%.
5. Trong tổng số 41 loài, rau sắng là loài chuyển tiếp trong tầng tán
rừng. Trong cấu trúc rừng sự ảnh hưởng của nó tới cấu trúc là không lớn. Rau
sắng thường phát triển ở những khoảng trống của rừng [37].
Peter Hanelt, (2001). Theo ông rau ngót rừng thuộc họ rau sắng
(Opiliaceae), có tên la tinh là Melientha suavis Pierre (1888) hoặc Melietha
acuminata Merr (1926), tên thường dùng Melientha suavis Pierre (1888). Ở
vùng Sabah của Malaysia rau sắng có tên là tangal; trên đảo Mindanao của
Philippines cây có tên malatado; Campuchia rau sắng có tên là daam prec;
Lào gọi cây là hvaan; Thái lan cây có tên là Phakwaan-pa; tại Việt Nam cây
được gọi là rau ngót rừng hoặc rau sắng.
Rau sắng là một loại rau được khai thác chủ yếu từ tự nhiên. Các sản
phẩm được sử dụng làm thức ăn là cành non, lá, quả và hoa, bằng cách nấu
chín. Ở Việt Nam quả chín chế biến bắng cách nấu chín hoặc rang đều ngon.
Tại Thái Lan rau sắng còn được dùng làm củi, lấy than. Chúng được trồng
xen với cây ăn quả, và như một loại rau thương phẩm [33].
Somying Soontornwong, Rawee Thaworn, Attjala Roongwong, (2005).
Với nghiên cứu về sự phân bố và các kiến thức bản địa trong hoạt động trồng,
chăm sóc và khai thác cây rau sắng tại rừng cộng đồng Rom Pho Thong,
huyện Tha Takiap, tỉnh Chachoengsao, Thái Lan. Qua nghiên cứu các tác giả
đã tìm hiểu được một số phương pháp nhân giống, ưu và nhược điểm của
từng phương pháp như sau:
Thứ nhất, nhân giống bằng hạt cho kết quả nảy mầm là tương đối lớn.
Tuy nhiên, kỹ thuật này còn một số vấn đề chưa thể làm rõ. Khi mà cây con
được đem trồng lại (từ bầu), thì rất còi cọc và tốc độ lớn rất chậm. Bởi vậy, kỹ
thuật này cần được mở rộng với nhiều phương pháp để tạo ra cây giống tốt
sau khi đem trồng. Hơn nữa, cần có những thử nghiệm trồng cây trong những
điều kiện không che bóng và những điều kiện sinh thái giống ở rừng với các
điệu kiện che bóng. Thông thường cây trồng dưới tán của cây na (Annona
squamosa), cây phát triển tốt.
Thứ hai, việc nhân giống bằng hom rễ cho tỷ lệ thành công là 70%.
Đây là kỹ thuật được thử nghiệm rộng rãi nhất.
Thứ ba, phương pháp đào cây con từ rừng sau đó mang đem trồng,
dường như thất bại, tỷ lệ sống sót chỉ khoảng 20%. Hoạt động đào bới cũng ít
nhiều đã hủy hoại một phần tài nguyên họ rau sắng trên rừng.
Với 3 phương pháp trên, phương pháp thứ nhất và thứ hai được cộng
đồng áp dụng phổ biến [36].
Theo Nakhonrat Tianpech, Prasan Swatsitang và Sayan Tanpanich
(2008). Rau sắng tên Thái Lan là Pak-Wanpa. Trong lịch sử, Pak-Wanpa là
một cây trồng quan trọng được sử dụng như một loại rau của người dân ở
Thái Lan, Lào, Campuchia và một số nước Đông Nam Á. Ở Thái Lan rau
sắng trong tự nhiên thường gặp miền Bắc và Đông Đông Bắc, trên những dải
rừng thường xanh và rừng khộp.
Sản phẩm thu hái là lá non, hoa và quả bắt đầu từ những tháng mùa khô
(từ tháng 2 đến tháng 4), một phần thân được dùng làm củi. Sản phẩm thu hái
dùng một phần phục vụ cho địa phương, phần còn lại được tiêu thụ ở các
thành phố lớn với giá trung bình khoảng 8-10 bạt/kg (Prathepha, 2000).Rau
sắng được biết đến bởi giá trị dinh dưỡng và tác dụng đối với sức khỏe con
người. Trong 100g lá chứa: nước 76,6g, protein 8,2g, carbohydrates 10,0g,
chất xơ 3,4g, tro 1,8g, caroten 1,6mg, 115 mg vitamin C và giá trị năng lượng
khoảng 300 kJ/100g (Frits Stoepman, 1994). Một số nghiên cứu dịch tế học
đã chứng minh rằng một số chất có trong rau sắng có khả năng chống lại được
một số bệnh ung thư (Abdille, 2005), một số bệnh kinh niên
, chẳng hạn như khối u, các bệnh tim mạch, viêm, thoái hóa thần kinh, đục
thủy tinh thể, bệnh tiểu đường cũng như quá trình lão hóa (Papetti et al., 2006;
Toor, et al., 2006) [31].
1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Rau sắng được gọi với nhiều tên khác nhau như: rau Mỳ
chính, rau ngót rừng, đồng bào dân tộc Tày Thái gọi là Sắc (Pắc) van, dân tộc
Dao gọi là Lai cam…là loại rau có thể sử dụng cả hoa, quả và lá làm thực
phẩm rất giàu dinh dưỡng, được ưa thích của người Việt.
Rau sắng là loài cây mọc chủ yếu ngoài tự nhiên, được khai thác bằng
cách chặt cành, đốn cây hoặc dùng sào vụt để tạo chồi cho cây do vậy mà,
hiện nay, ngoài tự nhiên loài cây này còn rất ít, khả năng tái sinh kém.
Với giá trị dinh dưỡng và thương phẩm cao, số lượng cá thể ngoài tự
nhiên lại có hạn cho nên rau ngót rừng được chọn là loài cây LSNG cần được
bảo tồn và phát triển nhằm bảo tồn nguồn gen quý đồng thời góp phần tạo
nguồn thu nhập cho cộng đồng dân cư sống gần rừng.
Ở nước ta, những công trình nghiên cứu về cây rau sắng còn ít, chủ yếu
tập trung vào điều tra và phân tích những đặc điểm sinh vật học, sinh thái học
và giá trị sử dụng. Những nghiên cứu về các phương pháp nhân giống còn
nằm trong giai đoạn thử nghiệm, thành công bước đầu cho kết quả cao nhất là
phương pháp nhân giống bằng hạt, chưa đáp ứng được nhu cầu về giống và
khả năng tạo sản phẩm sớm.
Theo Phạm Hoàng Hộ, (2003). Rau ngót rừng có tên khoa học là
Melientha suavis Pierre, 1888 hoặc Melientha acuminata Merrill, 1926; thuộc
họ Sơn Cam (Opiliaceae), bộ Đàn Hương (Santalales). Cây thuộc cây gỗ lớn,
cao 4 – 14 m. Phiến lá thon hình bậu dục hay trái xoan, đặc biệt khi khô mặt
trên của lá có một lớp như có cát mịn. Hoa nhỏ, thơm, mọc ở nách lá; đài rất
nhỏ; cánh hoa 4-5; tiểu nhị 4-5 ngắn hơn cánh hoa. Hoa lưỡng tính, noãn sào
1 buồng, 1 noãn đứng. Quả nhân, khi chín có màu đỏ bầm, có vị chua chua,
thơm. Phân bố từ dãy Hoàng Liên Sơn đến Đà Lạt. Lá ăn ngon như mỳ chính;
hạt rang, ngon như đậu phụng [11].
Theo Võ Văn Chi, (2004), rau sắng được mô tả như sau: Cây gỗ nhỏ
cao 4 - 8 m, nhẵn vỏ màu lục, khi già có màu lốm đốm trắng và hóa bần. Lá
mọc so le, hình ngọn giáo, thu hẹp tù lại cả hai đầu, rất nhẵn dày, dài 7-12 cm,
rộng 3 - 6 cm, gân bên 4 -5 đôi, mảnh, cuống là dài 4 -5 mm. Cụm hoa ở hai
bên, nằm ở nách lá đã rụng, hình chùy phân nhánh và mảnh gồm có một
cuống dài 13 cm, với các nhánh dài 4 cm. Hoa đơn tính, cao 2 mm, rất thơm.
Quả nạc, thuôn hay hình trứng, dài khoảng 25 mm, rộng khoảng 17,5 mm, khi
chín có màu vàng có hạch cứng chứa một hạt. Trên thế giới rau sắng phân bố
chủ yếu ở Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan. Ở Việt Nam, thường gặp
ở các tỉnh có một phần diện tích tự nhiên là núi đá vôi như: Cao Bằng, Lào
Cai, Lạng Sơn, Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hà Tây cũ, Ninh Bình,
Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Kum Tum, Gia Lai, Bình Phước và Bà
Rịa Vũng Tàu.
Cây thường mọc ở rừng nguyên sinh và thứ sinh nghèo. Mùa ra hoa từ
tháng 3-4. Mùa quả chín từ tháng 6-8. Hoa thường ra dọc theo thân. Người
dân thường lấy ngọn và hoa để nấu canh, canh có vị ngọt, thơm, giàu acid
amin quý, có lợi cho sức khỏe. [5].
Trên Website Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Việt Nam cho biết, rau
sắng là một dạng cây thân gỗ, mọc tự nhiên trên núi, chủ yếu là những vách
đá của núi đá vôi có độ cao từ 100 – 200 m trở lên so với mặt nước biển. Rau
sắng phân bố ở một số tỉnh miền Bắc và ở các khu rừng già của dãy Trường
Sơn, nơi có mật độ cao nhất là ở Vườn quốc gia Xuân Sơn thuộc huyện Thanh
Sơn tỉnh Phú Thọ. Thân cây sắng thường có chiều cao hàng chục mét và
đường kính thân đạt tới 20 – 30 cm.
Rau sắng được phân thành cây cái và cây đực, cả 2 giống đều ra hoa,
nhưng chỉ cây cái cho quả. Hoa thường có dạng chùm trắng muốt, lấm tấm
như hoa ngâu thường gọi là rồng rồng. Trước kia rau sắng chỉ mọc hoang dã
và bị người dân khai thác tận thu mà không có bảo tồn, chăm sóc và phát triển
nên là một trong những cây có nguy cơ bị tuyệt chủng cao và được đưa tên
vào Sách đỏ Việt Nam (1997).
Cây sắng thường mọc dưới tán của các loài cây khác, nhưng nơi có đất
ẩm, không ưa phân bón hóa học. Cây rất khó trồng do kén đất và nhạy cảm
với các phương thức chăm sóc cơ học. Cây có thể được nhân giống bằng hạt,
hom rễ; trồng phân tán, trồng xen vào các khu rừng tái sinh hoặc trồng xen
với cây ăn quả. Hiện nay đã có nhiều nơi trồng thành công nhờ các dự án bảo
tồn và phát triển như Vườn Quốc gia Xuân Sơn và xã Hương Sơn, huyện Mỹ
Đức, tỉnh Hà Tây cũ.
Cây sắng được khai thác khi đạt độ tuổi từ 3 - 4 năm trở đi. Mùa khai
thác từ tháng 3 trở đi, tần suất khai thác là một tháng, đỉnh điểm là từ tháng 3-
4 của năm. Lá và chồi non có hàm lượng protit và acid amin cao. Trong 100g
rau sắng có khoảng 6,5 - 8,2g protit, 0,23g lysin, 0,19g methionin, 0,08g
tryptophan, 0,25g phenylanalin, 0,45g treonin, 0,22g valin, 0,26g leucin và
0,23g isoleucin, 11,5mg vitamin C, 0,6mg caroten v.v. Hoa và quả dùng cho
các món sào hoặc nấu cũng rất ngon. Bợi vậy, đây là loại rau nấu canh ăn rất
ngọt nước. Vì dinh dưỡng rất cao, ngon ngọt đậm đà, rau sắng ăn rất bổ cho
những phụ nữ mới sinh và người mới ốm dậy, nó còn được coi là một vị
thuốc chữa bệnh đường ruột rất tốt [12].
Trần Minh Cảnh (2007), với đề tài “Tìm hiểu điều kiện lập địa nơi
mọc, đặc điểm tái sinh và kỹ thuật gây trồng rau sắng (Melientha suavis
Pierra) tại Vườn Quốc gia Bến En Thanh Hóa” đã đưa ra một số kết luận như
sau:
1. Điều kiện lập địa nơi mọc:
- Khí hậu: Rau sắng phân bố ở khu vực có nhiệt độ bình quân năm là
23,30
C. Lượng mưa bình quân là 1.790 mm/năm. Độ ẩm không khí bình quân
năm là 80%.
- Địa hình: Rau sắng phân bố ở hai dạng địa hình là núi đá vôi và núi
đất; độ dốc từ 150
– 200
; độ cao trung bình: 150 – 225 m.
- Đất đai: Đất nơi rau sắng mọc thuộc loại đất Feralit nâu phát triển trên
đá Macma kiềm, trung tính và đất phong hóa trên núi đá vôi; nơi có độ dày
tầng đất mỏng đến trung bình; thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung
bình; độ ẩm từ ẩm tới hơi ẩm; kết cấu viên đến viên hạt, đất giàu mùn.
- Công thức tổ thành của rừng nơi rau sắng mọc với hệ số tổ thành rau
sắng tham gia là 0.8. Cụ thể:
1.0Ôr+0.9TM+0.8RS+0.7K+0.5SS+0.5LX+0.5G+0.4ĐPT+4.8LK
- Mật độ rừng nơi rau sắng phân bố bình quân là 430 cây/ha, trong đó
mật độ rau sắng trưởng thành bình quân là 33 cây/ha.
- Thành phần loài cây đi kèm rau sắng bao gồm 5 loài rất hay gặp là: Ô
rô, khổng, song sụ, trường mật và vàng anh; 5 loài hay gặp: Đại phong tử, lim
xanh, re đá và vàng cương; và 15 loài ít gặp.
- Diện tích dinh dưỡng bình quân của cây trưởng thành trong rừng tự
nhiên là 12.35m2
.
2. Đặc điểm tái sinh:
- Công thức tổ thành cây tái sinh xung quanh cây mẹ:
3.0RS+1.2Ôr+0.6CT+1.6SP1+1.2SP2+2.4LK
Với hệ số tổ thành là 3.0 cho thấy khả năng tái sinh của rau sắng xung
quanh cây mẹ tương đối tốt.
- Rau sắng tái sinh ở trong tán và mép tán cây mẹ tốt hơn ở khoảng
cách 2DT (DT: đường kính tán).
- Ở ba cấp độ tàn che: 0.5-0.6; 0.6-0.7 và ≥0.7. Số lượng cây tái sinh ở
cấp độ ≥0.7 thấp nhất hơn số lượng cây tái sinh ở cấp độ từ 0.5-0.7.
3. Tìm hiểu kỹ thuật gây trồng:
- Cây con được tạo từ hạt.
- Cây sắng được chọn làm cây mẹ có tuổi từ 8 trở đi. Mùa thu hái quả
từ tháng 7-8, khi quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng chanh.
- Quả thu về phải trà xát và đãi sạch lớp vỏ lụa bên ngoài. Hạt sau khi
chế biến có thể gieo thẳng ngoài hiện trường, cấy trong bầu dinh dưỡng hoặc
ủ trong cát ẩm đến khi hạt nảy mầm rồi cấy chuyển sang bầu dinh dưỡng [4].
Trên báo điện tử Kinh tế nông thông có phần đăng nói về kỹ thuật trồng
rau sắng của Kỹ sư Lương Sỹ Quyết như sau: Rau sắng có gây trồng bằng hạt
hoặc giâm hom cành. Quả rau sắng chín vào tháng 7-8. Khi thấy quả chuyển
từ xanh sang vàng chanh thì tiến hành thu hái, ủ thêm một vài ngày cho quả
chín đều, sau đó chà xát, rửa sạch hết lớp thịt bên ngoài. Xử lý hạt trước khi
gieo bằng cách ngâm trong nước sôi (95-1000
C), sau đó để nguội dần đến 25-
300
C và duy trì nhiệt độ nay trong 2 ngày. Vớt hạt ra để ráo rồi đem gieo ngay
hoặc ủ cho đến khi nứt nanh rồi mới gieo.
Cây con đem trồng phải đạt từ 8 tháng đến 1 năm tuổi, cao 15-20 cm,
cây sinh trưởng, phát triển tốt, thân thẳng, không bị sâu bệnh. Mật độ trồng
rừng 1.600-2.500 cây/ha, trong đó rau sắng là 800-1.250 cây/ha. Trồng vào vụ
thu hoặc vụ đông [4].
Theo Trần Ngọc Hải, (2008). Cây con rau sắng được tạo ra theo hai
phương pháp, từ hạt hoặc bằng hom. Cụ thể là:
1. Tạo cây giống từ hạt:
Quả thu hái từ tháng 7-8, khi quả bắt đầu khô, hạt vàng sẫm, sát bỏ lớp
vỏ ngoài của quả. Sau đó xử lý: Hạt được ngâm trong nước với tỷ lệ là 3 sôi
và 2 lạnh (nước có nhiệt độ: 40-450
C) duy trì trong 8 giớ. Để ráu hạt, rồi ủ
trong cát ẩm nơi tối.
Sau 3-4 ngày vỏ hạt bắt đầu nứt, đem gieo vào luống hoặc trồng trực
tiếp vào bầu dinh dưỡng. Đến khoảng tháng thứ 2 cây bắt đầu nảy chồi, sau 8
tháng cây cao khoảng 30-35cm, có từ 4-5 lá mầm, lúc này ta có thể đem trồng
ngoài hiện trường.
2. Tạo cây con bằng hom:
- Hom được lấy từ cây mẹ từ 3-7 tuổi, trên cây chọn những cành bánh
tẻ có đốm bì khổng. Hom cắt phải từ 2-3 mắt mầm, sau đó ngâm trong dung
dịch khử trùng (Benlat hoặc thuốc tím nồng độ 0,1%) trong 5 phút.
- Giâm hom: Chấm hom vào thuốc kích thích đã pha sẵn nếu thuốc ở
dạng nước thì nhúng hom trong dung dịch 10 phút. Sau đó tiến hành cắm hom
hom dâm, cắm hom nghiêng 600
so với mắt luống, độ sâu cắm hom là một
mắt.
- Hom được che phủ bằng vòm nilon, và lưới che có độ che phủ là
85%. Hàng ngày tiến hành tưới ẩm với liều lượng 1l/1m2
. Sau 1-2 tháng tuổi
thay lưới che có độ che bóng là 50%.
- Sau một tháng cây bắt đầu cho mầm, 3 tháng hom bắt đầu cho rễ, vào
thời gian này từ 18h tiến hành bỏ vòm và đến 8h ngày hôm sau đậy vòm nilon
lại. Sau 6 tháng cây có khoảng 3-4 lá mầm, bộ rễ cấp 2 bắt đầu phát triển, là
thời điểm để chuyển hom từ giá thể cát sang bầu đất. Cây con chăm sóc trong
vườn ươm từ 6-9 tháng có thể đem trồng ngoài thực địa [8].
Theo Phạm Quang Thắng (2009). Tại đề tài cấp tỉnh dưới sự hợp tác
giữa sở khoa học nghệ Sơn La và trường Đại học Tây Bắc. Với đề tài:
“Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng và phát triển rau bò khai, rau sắng tại Sơn
La” . Rau sắng được giâm hom thử nghiệm với ba loại thuốc: IBA, IAA và
NAA. Kết quả ban đầu cho thấy tỷ lệ nảy mầm khi sử dụng ba loại thuốc trên
đạt từ 65%-85%. Trong đó IBA cho kết quả khả quan nhất. Đề tài đang tiếp
tục đánh giá hiệu lực của từng loại thuốc, trong các thời vụ khác nhau để có
kết luận chính xác về tỷ lệ nảy mầm của hom giâm [23].
Hội thảo khoa học các khối ngành nông lâm năm 2009 tổ chức tại
trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên cho biết: Cây rau ngót rừng
(Melientha suavis Pierre) tại khu vực nghiên cứu (xã Tân Dương huyện Định
Hóa tỉnh Thái Nguyên) là cây rau có giá trị sử dụng cao, mang lại nguồn thu
nhập bổ sung cho cộng động dân cư tại địa phương, là đối tượng tiềm năng để
phát triển. [18].
Trong cuốn: Dự án Lâm Sản Ngoài Gỗ. Pha II. Rau ngót rừng được mô
tả rất rõ về đặc điểm sinh thái học, sinh vật học, giá trị sử dụng và bảo tồn. Đề
cập đến vấn đề gây trồng, ngót rừng được nhân giống bằng hai phương pháp
là bằng hạt và bằng hom. Phương pháp nhân giống bằng hạt là phổ biến, dễ
áp dụng được cộng đồng sử dụng như một phương pháp chính để phát triển.
Ngoài ra, phương pháp gây trồng bằng hom cũng được sử dụng, nhưng mang
lại hiệu quả thấp, khó áp dụng, tỷ lệ nhân giống có thể đạt từ 50-70% [6].
Nguyễn Tiến Hải có bài viết trên trang website: dongtamxanh.com.vn
về kỹ thuật gieo, trồng rau sắng. Tác giả đã nêu ra đặc điểm sinh thái, kỹ
thuật gieo ươm, trồng và chăm sóc theo phương nhân giống bằng hạt như sau:
1. Đặc điểm sinh thái
- Rau sắng trong tự nhiên ít mọc thành quần thể riêng biệt mà phân bố
không đồng đều, mọc với nhiều loài cây khác nhau trên núi đá vôi và vùng
đồi thấp, đặc biệt không trồng ở vùng trũng hoặc mực nước ngầm cao. Nếu
được trồng tập trung ở địa hình núi đá vôi cây vẫn sinh trưởng và phát triển
tốt.
- Rau sắng có khả năng ra trồi mạnh về mùa xuân, hè, chậm về mua thu
về mùa đông thì ngừng sinh trưởng.
- Là cây thân gỗ nhỏ, sống lâu năm có bộ rễ ăn sâu khác biệt với cây
trồng thường gặp khác. Cây ra hoa vào tháng 2-3, quả chín vào tháng 6-7.
2. Ươm giống
- Quả chín vàng tiến hành thu hoạch, sau đó sát sạch vỏ, xử lý ngâm
trong thuốc tím nồng độ 0,5% trong 15 phút ở nhiệt độ 450
C. Tiếp đó, rửa
sạch thuốc tím trên hạt và ủ hạt trong cát sạch, ẩm cho đến khi hạt nảy mầm
thì tra hạt vào bầu.
- Bầu đóng bằng đất tơi xốp với tỷ lệ: 70% đất + 30% phân mục. Kích
thước bầu có chiều dài: 25-30cm; rộng: 7-10cm. Luống từ khi tra hạt đến khi
hạt ra lá mầm cần che bóng 100%, đến tháng thứ 4 trở đi giữ độ che bóng còn
từ 60-70%. Cây con đạt tuổi từ tháng thứ 4 trở đi tiến hành đảo bầu một tháng
một lần. Thường xuyên làm cỏ, phá váng tưởi ẩm cho cây. Tiến hành tưới
đạm, lân (nồng độ 10%) từ tháng thứ 3. Nếu cây có hiện tượng héo do nấm,
phun thuốc Boocđô với nồng độ 1%/ngày/lần cho tới khi bệnh dừng hẳn.
3. Trồng và chăm sóc
- Cây con đem trồng thường chó chiều cao từ 25-30cm, đường kính gốc
đạt 1,5-2,5mm. Cây sinh trưởng phát triển cân đối, không sâu bệnh.
- Làm đất cục bộ, nơi trồng thường phải tạo độ che bóng từ 30-50%.
Trong quá trình chăm sóc nếu có điều kiện nên tưới ẩm thường xuyên.
- Mật độ trồng: 2m×2,5m hoặc 2m×2m; kích thước hố 40×40×40cm.
Khi trồng chú ý nén chặt đất. Duy trì độ che bóng 30-50% ở giai đoạn đầu và
giảm dần sau 2-3 năm tuổi và có thể loại bỏ hết độ che bóng từ tuổi thứ 4 trở
đi. Định kỳ làm cỏ, phát dây leo, bụi dậm cho cây [9].
1.3. Nhận xét và đánh giá
Qua tìm hiểu những nghiên cứu về cây rau sắng, ta thấy trên thế giới và
Việt Nam đã thu được một số kết quả sau:
- Những công trình nghiên cứu trên thế giới:
Thứ nhất, những công trình nghiên cứu trên thế giới đã phân loại được
cây rau sắng thuộc họ rau sắng (Opiliaceae), thuộc bộ Đàn Hương
(Santalales), có tên la tinh là Melientha suavis như Paul Hiepko (1979) và
Peter Hanelt, (2001).
Thứ hai, đi sâu vào phân tích cấu trúc rừng rau sắng, giá trị và khu vực
phân bố rau sắng của Soonthorn Khamyong (1995), Nakhonrat Tianpech,
Prasan Swatsitang và Sayan Tanpanich (2008).
Thứ ba, một số phương pháp nhân giống, ưu và nhược điểm của từng
phương pháp của Somying Soontornwong, Rawee Thaworn, Attjala
Roongwong, (2005).
- Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam:
Thứ nhất, mô tả các đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và giá trị sử
dụng của Phạm Hoàng Hộ, (2003), Võ Văn Chi, (2004) và Trần Minh Cảnh,
(2007).
Thứ hai, tìm hiểu một số kỹ thuật gây trồng và chăm sóc như Lương Sỹ
Quyết (trên website điện tử), Trần Ngọc Hải, (2008), Phạm Quang Thắng
(2009), Nguyễn Tiến Hải (trên website điện tử).
Cuối cùng là một số kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng rau sắng
trong cuốn Lâm sản ngoài gỗ pha II do Chính phủ Hà Lan tài trợ và Kỷ yếu
hội thảo khoa học các khối ngành nông lâm năm 2009.
Như vậy, qua các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước về cây rau sắng cho ta biết được những đặc điểm sinh học, sinh thái học,
hiện trạng sử dụng và giá trị của nó trong tự nhiên và trong đời sống của cộng
động dân cư gần rừng.
Các kết quả nghiên cứu tìm hiểu các phương pháp nhân giống còn
nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân giống, bảo tồn và phát triển
của giống rau quý này. Chẳng hạn như, các thử nghiệm nhân giống phổ biến
và được cho là thành công là phương pháp nhân giống bằng hạt, nhưng những
nhu cầu về giống chưa đáp ứng được với nhu cầu của sản xuất. Hay phương
pháp nhân giống bằng hom mới đề cập đến tỷ lệ thành công khá cao nhưng
cũng chưa đưa ra được loại chế phẩm giâm hom cụ thể nào, nồng độ là bao
nhiêu, thời vụ giâm hom đạt hiệu quả nhất. Hướng nghiên cứu nhân giống
bằng phương pháp nuôi cây mô cũng là một hướng đi tích cực để mang lại
giải pháp cho nhu cầu bảo tồn và phát triển loại rau này, nhưng cũng chưa có
một công trình nghiên cứu nào phát triển theo hướng này.
Với những hạn chế trên, cũng là động lực để tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài này, nhằm tìm ra một phương pháp nhân giống cho hiệu quả nhất, đáp
ứng được các yêu cầu về phát triển và bảo tồn, góp phần tăng thu nhập cho
cộng đồng dân cư sống gần rừng từ loài rau quý này.
Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện cơ bản khu vực nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Ban QLKBT Thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng được xác lập tại
Quyết định số: 1604/QĐ – UBND ngày 08/7/2009 của UBND Tỉnh Thái
Nguyên. Với tổng diện tích: 17.639 ha, trong đó: đất có từng: 17.212,00 ha;
Chưa có rừng: 427,0 ha, cụ thể:
Bảng 2-1. Diện tích rừng đặc dụng phân theo xã
Phân theo Xã
Hạng mục
Diện
tích (ha)
Phú
Thượng
Đình
Cả
Sảng
Mộc
Thượng
Nung
Thần
Sa
Vũ
Chấn
Nghinh
Tường
Cúc
Đường
Tổng số 17.639,0 1.926,84 432,86 1.799,65 3.903,6 5.547,13 2.126,21 1.900,24 2,47
Đất có rừng 17.212,07 1.872,18 432,86 1.772,36 3.362,02 5.306,66 2.126,21 1.339,80
Chưa có rừng 426,93 54,66 0 27,29 41,60 240,47 0 60,44 2,47
Có tọa độ địa lý:
Từ 1050
51’
05’’
đến 1060
08’
38’’
độ Kinh Đông.
Từ 210
45’
12’’
đến 210
50’
30’’
vĩ độ Bắc.
- Phía Đông giáp: Phần ngoài rừng đặc dụng Xã Nghinh Tường và Bắc
Sơn (Lạng Sơn).
- Phía Tây giáp: Huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên).
- Phía Nam giáp: Các Xã trong Huyện Võ Nhai.
- Phía Bắc giáp: Phần đất ngoài rừng đặc dụng của Xã Thần Sa, Sảng
Mộc và Na Rì (Bắc Kạn).
Từ bảng 3-1, cho thấy: Diện tích đất có rừng của khu bảo tồn là khá
lớn, có địa giới giáp với các huyện trong và ngoài tỉnh. Vì vậy mà, việc quản
lý tài nguyên rừng đang gặp rất nhiều khó khăn.
2.1.1.2. Địa hình
Địa hình chủ yếu là Castơ thuộc vòng cung núi đá vôi Bắc Sơn. Độ cao
trung bình của khu vực 350 m – 500 m, điểm thấp nhất 100 m, điểm cao nhất
là đỉnh Khau Nao 886m (là điểm tiếp giáp giữa 3 xã Sảng Mộc, Vũ Chấn,
Nghinh Tường).
2.1.1.3. Khí hậu, Thủy văn
a) Khí hậu
Đặc điểm khí hậu của vùng chịu ảnh hưởng của dạng tiểu khí hậu do
cánh cung Bắc Sơn đem lại, đặc biệt là mùa đông có gió mùa Bắc Đông.
- Nhiệt độ trung bình năm là 18,40
C, tháng cao nhất (tháng 8) là 38,20
C,
tháng thấp nhất (tháng 12) là 13,10
C.
- Lượng mưa trung bình năm là 1820 mm. Tháng 3 là tháng có lượng
mưa thấp nhất (50 mm). Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng tháng 8, với
lượng mưa 2800 mm. Mùa khô thường chia làm 2 đợt từ tháng 1 đến tháng 2
và tháng 10 đến tháng 11, xen kẽ vào các đợt khô là những ngày có sương
muối và mưa phùn kéo dài, đây là kiểu thời tiết đặc trưng của vùng.
- Độ ẩm trung bình là 82%. Tháng thấp nhất (từ tháng 10 đến tháng
tháng 1 năm sau) là 54%. Tháng cao nhất ( tháng 3 và tháng 8) là 93%.
b) Thủy văn
Hệ thống mương, suối nhỏ trong khu vực khá dày, phân bố đều trong
toàn bộ khu vực. Đây là điều kiện tốt để phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên
các nguồn nước trong khu vực đều bắt nguồn từ các dãy núi đá vôi, nếu rừng
không được bảo vệ thì nguồn nước này sẽ nhanh chóng bị cạt kiệt. Trong đó:
- Số lượng hồ chứa nước: 09 cái, diện tích mặt nước: 25,5 ha.
- Số lượng ao chứa nước: 140 cái, diện tích mặt nước: 5,9 ha.
- Đập, kênh, mương cứng: 9.110 m.
- Kênh, mương đất: 8500 m.
2.1.1.4. Đất đai
Đất đai trong khu bảo tồn được hình thành trên các loại đá mẹ: Phiến
thạch sét, Riolit và Đá vôi. Bao gồm các loại đất chính sau:
- Nhóm đất Đất xám, loại đất xám feralit và phụ biến chủng: Đất feralit
trên phiến thạch sét.
- Nhóm đất do trầm tích đá vôi phong hóa bao gồm 2 đơn vị là: Đất
vàng tích vôi và đất nâu thẫm tích vôi.
- Nhóm đất núi cao không có đá vôi phát triển trên đá Riolit vàng nhạt,
xen lẫn phiến sét. Đất tốt có thể trồng cây hồi, cây chè tuyết.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.2.1. Dân số, lao động, dân tộc và phong tục tập quán
a) Dân số và lao động
Theo thống kê dân số tính đến hết năm 2007, dân số trong vùng là
20.411 nhân khẩu, sinh sống tại 4.446 hộ gia đình, trên địa bàn 66 thôn bản,
thuộc 6 xã và 1 thị trấn, Mật độ dân số trong vùng bình quân là: 42
người/km2
. Phân bố dân cư không đều, đa số các thôn bản tập trung ở thung
lũng, gần sông suối, có khả năng làm ruộng nước và dọc theo các trục đường
giao thông.
Tổng số lao động trong vùng là 9.101 lao động chiếm 44,6% dân số,
trong đó lao động nông nghiệp là chủ yếu: chiếm 85,7%; lao động thuộc các
ngành nghề khác bao gồm cán bộ chủ chốt xã, huyện, cán bộ y tế, giáo dục.
b) Dân tộc và phong tục tập quán canh tác, sử dụng rừng
Trong khu vực có 5 dân tộc chủ yếu là Tày, Dao, Nùng, Kinh, H'Mông.
Ngoài ra còn một số dân tộc khác có ít người như Cao Lan, Sán Dìu. Dân tộc
Tày có số dân đông nhất với 8.720 người, chiếm 42,4%. Tiếp đến là dân tộc
Dao với 4.816 người, tỷ lệ 23,4%. Dân tộc Nùng có 3.291 người, chiếm
16,0%. Dân tộc Kinh có 2.193 người, chiếm 10,7%. Dân tộc Mông có 1.518
người, chiếm 7,4%. Các dân tộc còn lại chỉ có: 21 người, chỉ chiếm 0,1%.
Cùng chung sống trong một cộng đồng, đã có nhiều hoạt động học tập,
trao đổi, giao lưu lẫn nhau nhưng giữa các dân tộc vẫn có những phong tục
tập quán canh tác khác nhau.
* Dân tộc Tày
Dân tộc Tày có dân số đông nhất trong vùng. Người Tày sống ở vùng
thấp thành bản làng ven theo suối và đường liên xã chủ yếu ở các xã Thượng
Nung, Sảng mộc, nghinh Tường, Thần Sa. Tập quán canh tác của họ làm
ruộng nước, làm nương màu và chăn nuôi. Người Tày có mức sống khá hơn
so với dân tộc ít người khác. Ngoài ra còn một số hộ ở thị trấn, trung tâm các
xã đã phát triển một số ngành nghề phụ và dịch vụ buôn bán nhỏ.
* Dân tộc Dao
Là dân tộc có số dân đông thứ hai trong vùng, người Dao đã định cư từ
lâu trên các bản cao, xa. Tập trung nhiều ở các xã Vũ Chấn, Nghinh Tường,
Thần Sa, Phú Thượng. Tập quán canh tác của họ làm nương màu và ruộng
lúa. Quá trình sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi còn dựa nhiều vào thiên
nhiên nên năng suất cây trồng vật nuôi thấp, tỷ lệ đói nghèo còn cao.
* Dân tộc Nùng
Người Nùng sống thành bản tập trung ở các thung lũng, ven suối, hai
bên đường liên thôn, liên xã. Tập quán canh tác gần giống với người Tày như
làm ruộng nước, làm nương màu và chăn nuôi gia súc gia cầm. Đã có một số
hộ làm dịch vụ kinh doanh buôn bán nhỏ.
* Dân tộc kinh
Người Kinh sống tập trung nhiều ở thị trấn Đình Cả và trung tâm các
xã trong vùng, chủ yếu làm dịch vụ buôn bán.
* Dân tộc H'Mông
Người H'Mông sống ở các thung lũng cao, xa, phân bố nhiều nhất ở các
xã Thượng Nung, Sảng Mộc, Thần Sa. Tập quán canh tác làm ruộng bậc
thang, làm nương, chăn nuôi, đời sống của họ còn nhiều khó khăn do tập quán
canh tác còn lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
* Các dân tộc khác
Ngoài các dân tộc chính nêu trên còn có một số dân tộc ít người khác
như dân tộc Cao Lan, dân tộc Sán Dìu. Phân bố ở xã Thần Sa, xã Vũ Chấn.
Tập quán canh tác còn lạc hậu phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
2.1.2.2. Tình hình sản xuất nông – lâm nghiệp và các ngành nghề khác
Theo kết quả điều tra dân sinh kinh tế xã hội, cuộc sống của nhân dân
trong khu vực còn ở mức thấp. Tổng sản lượng lương thực bình quân năm
đạt: 9.208,8 tấn. Trung bình đạt 451 kg/người/năm. Thu nhập bình quân đạt
3,5 triệu đồng/người/năm. Số hộ nghèo trong khu vực là 1.735 hộ, chiếm 39%
tổng số hộ. Do cuộc sống khó khăn, người dân thường xuyên vào rừng kiếm
củi, khai thác gỗ... để kiếm sống đã tác động xấu đến rừng. Đây là một trong
những nguyên nhân chính làm suy giảm giá trị của rừng cả về diện tích và
chất lượng.
a) Sản xuất nông nghiệp
* Trồng trọt
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các xã trong vùng chiếm tỷ lệ
nhỏ so với tổng diện tích tự nhiên: chiếm 5,07%. Đất lúa và lúa màu tập trung
ở các thung lũng lớn và tương đối bằng phẳng, nhiều nhất ở các xã Phú
Thượng, Vũ Chấn, Thượng Nung, chiếm 48,74% tổng quỹ đất nông nghiệp.
Diện tích đất nông nghiệp còn lại là đất nương rẫy cố định, nương rẫy luân
canh và diện tích đất vườn tạp. Do thiếu vốn, điều kiện địa hình lại phức tạp,
giao thông chưa thuận tiện, việc đầu tư về giống, vốn, kỹ thuật cũng như việc
áp dụng các biện pháp kỹ thuật gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến
hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tình trạng sử dụng đất theo phương pháp cổ
truyền, canh tác quảng canh còn khá phổ biến ở nhiều hộ gia đình. Những
điều đó đã dẫn đến tình trạng đất nhanh bạc màu, năng suất cây trồng thấp.
Diện tích đất nương rẫy bị thoái hóa chiếm tỷ lệ khá cao. Việc phát triển kinh
tế vườn và xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, kinh tế trang trại của địa
phương còn nhiều hạn chế. Một số hộ gia đình đã xây dựng mô hình vườn
cây, ao cá, chuồng trại song vẫn còn manh mún, chưa tạo ra những mô hình
nông lâm kết hợp có hiệu quả về kinh tế và môi trường, chưa tạo thành hàng
hóa có giá trị cao.
Các loài cây trồng chủ yếu là lúa nước, lúa nương, ngô, sắn. Năng suất
bình quân cho các loại cây trồng chính khá cao, năng suất lúa 1 vụ đạt 3,7
tấn/ha, lúa 2 vụ: 4,5 tấn/ha, ngô: 3,3 tấn/ha, sắn: 3,1 tấn/ha. Tổng sản lượng
lương thực quy thóc của vùng 8.136,3 tấn, bình quân lương thực đạt 399 kg/
người/năm.
* Chăn nuôi
Số lượng đàn gia súc của khu vực bao gồm 21.759,0 con, gia cầm các
loại là 107.783 con. Bình quân mỗi hộ có: 1 con trâu; 0,5 con bò; 3 con lợn và
24 con gia cầm. Phần lớn các loài gia súc gia cầm được chăn thả tự do. Việc
phòng chống dịch bệnh hàng năm chưa được chú ý. Mô hình trang trại trong
chăn nuôi chưa phát triển, chủ yếu vẫn là quy mô hộ gia đình và mang tính tự
cung tự cấp, chưa có đầu tư vốn và khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất,
đưa sản phẩm chăn nuôi trở thành hàng hoá. Vì vậy, sản lượng đạt thấp, thu
nhập từ chăn nuôi không cao.
b) Sản xuất lâm nghiệp
* Tình hình giao đất khoán rừng
Công tác giao đất khoán rừng đã thực hiện từ trước năm 2000. Hầu hết
diện tích núi đất đã được giao đến hộ gia đình. Chỉ còn tỷ lệ nhỏ diện tích núi
đất chưa giao là những diện tích ở xa, có độ dốc lớn. Diện tích rừng núi đá ở
xã Thần Sa, Phú Thượng (trong khu bảo tồn cũ) đã được giao khoán bảo vệ
đến các hộ dân. Còn lại rừng núi đá ở các xã Nghinh Tường, Thượng Nung,
Sảng Mộc, Vũ Chấn vẫn do Uỷ ban nhân dân các xã này quản lý. Bên cạnh
đó, tình trạng giao đất trùng lặp giữa các chủ quản lý còn tồn tại ở một số xã.
Hiệu quả công tác bảo vệ, phát triển rừng vì thế còn hạn chế. Trong thời gian
tới, cần tiến hành rà soát và tổ chức lại việc giao đất, khoán bảo vệ rừng để
công tác bảo vệ phát triển rừng có hiệu quả.
* Tình hình quản lý bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng
Công tác quản lý bảo vệ rừng đã được phối hợp thực hiện giữa chính
quyền các cấp ở địa phương, Hạt kiểm lâm và Ban quản lý khu bảo tồn thiên
nhiên. Công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn tình trạng khai thác, vận
chuyển lâm sản trái phép được triển khai thường xuyên. Tuy nhiên, do địa bàn
rộng và địa hình núi đá quá phức tạp, cuộc sống của một bộ phận người dân
vẫn quen dựa vào rừng là chính nên tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản
trái phép vẫn lén lút xảy ra. Có thể nhận thấy sức ép đối với rừng Thần Sa -
Phượng Hoàng hiện tại vẫn không ngừng gia tăng, đe doạ sự an toàn của khu
rừng.
Một mô hình quản lý bảo vệ rừng được thực hiện có hiệu quả là: khoán
bảo vệ rừng đến hộ gia đình dưới sự giám sát, quản lý chặt chẽ của Ban quản
lý khu bảo tồn và Uỷ ban nhân dân xã ở xã Thần Sa, Phú Thượng (hai xã
trong khu bảo tồn cũ). Đây là mô hình quản lý cần được tiếp tục triển khai
thực hiện trong thời gian tới đối với các xã trong khu bảo tồn mới đồng thời
nhân rộng cho các khu rừng đặc dụng và phòng hộ khác trong vùng.
c) Các ngành kinh tế khác
Do điều kiện địa hình núi đá hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, tiềm
năng về khoáng sản hạn chế nên các ngành kinh tế khác ở địa phương khó có
điều kiện phát triển. Hiện tại chỉ có một số hộ gia đình kinh doanh buôn bán
tạp hoá và ăn uống ở trung tâm huyện và các xã.
2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
a) Giao thông
Giao thông trong vùng chưa phát triển. Toàn bộ hệ thống giao thông chỉ
có gần 150 km đường ô tô. Trong đó chỉ có 13 km đường nhựa, còn lại là đường
cấp phối và đường đất. Tất cả các xã trong vùng đều đã có đường ô tô đến được
trung tâm xã. Tuy nhiên chất lượng đường rất xấu nên việc đi lại rất khó khăn,
đặc biệt là trong mùa mưa lũ. Ngoài ra còn hàng trăm km đường mòn dân sinh
trong các xã, thôn bản, mặt đường nhỏ hẹp, chất lượng xấu.
b) Điện nước sinh hoạt
Tất cả các xã trong khu vực đã có hệ thống điện lưới quốc gia. Tuy
nhiên, đường điện mới chỉ được kéo đến các trung tâm xã và một số thôn bản
nằm ven đường giao thông chính của xã. Các bản nằm xa trục đường chính
vẫn chưa được sử dụng điện. Hiện tại, một số hộ sử dụng máy thủy điện nhỏ
và máy nổ để phát điện sử dụng trong gia đình.
Do điều kiện địa hình núi đá rất phức tạp nên chương trình nước sinh
hoạt nông thôn đã được đầu tư xây dựng nhưng vẫn ở phạm vi hẹp. Nhiều hộ
gia đình vẫn phải tìm nguồn nước tự nhiên từ trong núi để phục vụ sinh hoạt
hàng ngày.
c) Y tế , giáo dục, văn hóa xã hội
- Y tế: Các xã trong khu vực đều đã xây dựng trạm y tế đặt ở trung tâm
xã. Tại các trạm y tế các xã có 10 bác sỹ, 14 y sỹ, 7 y tá hoạt động khám chữa
bệnh cho nhân dân trong vùng. Ngoài ra còn có 70 cộng tác viên tham gia y tế
cộng đồng, 9 y sỹ hoạt động y tế học đường. Tuy lực lượng cán bộ y tế đã
được tăng cường nhưng do đội ngũ cán bộ y tế chưa đồng đều, trình độ
chuyên môn chưa cao, cơ sở vật chất và thuốc men còn thiếu nên công tác
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cũng như công tác tuyên truyền phòng
chống dịch bệnh trong nhân dân còn hạn chế.
- Giáo dục: Toàn bộ khu vực có 27 trường, 275 lớp với 4 cấp học: mầm
non, tiểu học, phổ thông cơ sở và phổ thông trung học. Các trường ở thị trấn
và ở trung tâm các xã được xây dựng khá khang trang. Điều kiện học tập ở
đây đã cơ bản đảm bảo việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Còn lại một
số trường ở các thôn bản có các lớp tiểu học. Hầu hết các lớp học này còn
chưa được xây dựng kiên cố. Việc dạy và học của giáo viên và học sinh ở đây
còn gặp nhiều khó khăn.
- Trong khu vực tồn tại hệ thống khu di tích lịch sử có giá trị thuộc 2 xã
Thần Sa và Phú Thượng, tại xã Thần Sa khu di tích lịch sử khảo cổ thuộc di
chỉ thời trung kỳ đồ đá cũ cách đây khoảng 10 vạn năm đến 30 vạn năm. Tại
xã Phú Thượng có hang Phượng Hoàng và Suối Mỏ Gà đây vừa là danh lam
thắng cảnh cũng là nơi hoạt động bí mật của các nhà lãnh đạo cách mạng
trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động bảo tồn và sự cấp thiết để
thực hiện đề tài từ điều kiện cơ bản
2.1.3.1. Những thuận lợi
- Vị trí địa lý cách thành phố Thái nguyên không xa, giao thông đi lại
tương đối thuận tiện (có quốc lộ 2B chạy qua địa phận quản lý), hơn nữa
trong khu vực có nhiều cảnh quan đẹp, nhiều di tích lịch sử văn hóa, nhiều
nền văn hóa của các dân tộc khác nhau, đây là điều kiện để phát triển loại
hình du lịch sinh thái – văn hóa. Thông qua các hoạt động du lịch nhân dân
địa phương có cơ hội có việc làm từ đó sẽ giảm các hoạt động nguy hại vào
tài nguyên rừng.
- Đặc điểm tiểu khí hậu của vùng là điều kiện thuận lợi phát triển các
cây trồng đặc sản và lâm sản phụ tạo thu nhập thêm từ rừng.
- Người dân địa phương có nhiều vốn kiến thức bản địa có ích cho hoạt
động bảo tồn khi biết khai thác hợp lý.
- Được sự ủng hộ và quan tâm của các cấp chính quyền từ Trung Ương
đến địa phương trong hoạt động bảo tồn.
2.1.3.2. Những khó khăn
- Ban quản lý khu bảo tồn vừa được thành lập và nâng cấp quản lý từ
cấp huyện lên cấp tỉnh nên còn nhiều khó khăn về tổ chức và hầu như cơ sở
vật chất chưa có gì gọi là phục vụ cho hoạt động bảo tồn theo đúng nghĩa của
nó, do vậy điều kiện để quản lý, nghiên cứu khoa học và hoàn thành tốt nhiệm
vụ của CBCN và VC gặp nhiều khó khăn. Là cản trở để thu hút các dự án
phát triển lâm nghiệp.
- Địa bàn quản lý rộng lớn, không tập trung, bị chia thành thành nhiều
ô, đan xen với nhiều kiểu phụ trạng thái khác nhau, tiếp giáp với nhiều đơn vị
hành chính trong và ngoài tỉnh (chu vi khu vực đặc dụng là ≈ 180 km; nơi
rộng nhất là 60 km; hẹp nhất là: 40 km), địa hình phức tạp, hơn nữa ranh giới
giữa nơi ở và sản xuất của cộng động dân cư rất sát với rừng đặc dụng.
- Hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên
nhiên đặc biệt là tài nguyên gỗ và khoáng sản, chưa khai thác được những
nguồn lợi sẵn có của địa phương như: các loại lâm sản phụ, đất đai màu mỡ,
cảnh quan đẹp…
- Cơ sở hạ tầng còn yếu kém: giao thông đi lại và thông tin liên lạc khó
khăn (nhiều trạm Bảo vệ rừng được xây dựng ở nơi chưa có điện và điện
thoại).
- Trình độ của cán bộ và cộng đồng địa phương thấp nên không hiểu rõ
tầm quan trọng của khu bảo tồn đối với địa phương; khả năng ứng dụng khoa
học – kỹ thuật vào sản xuất còn rất hạn chế.
- Đất đai sản xuất nhỏ, hẹp xen kẽ giữa các thung lũng đá vôi, thời tiết
về mùa đông khắc nhiệt (hiện tượng sương muối kéo dài). Do vậy, việc mở
rộng sản xuất nông nghiệp gặp nhiều trở ngại.
- Sức ép của sự tăng dân số và sức ép của nền kinh tế thị trường làm
cho đời sống của những người nông dân nơi đây ngày càng trở nên khó khăn
hơn, nguy cơ những tác động vào rừng gia tăng là điều không tránh khỏi.
Như vậy, với những thuận lợi và khó khăn đặt ra đòi hỏi Khu BTTN
Thần Sa – Phượng Hoàng cần có hệ thống giải pháp nhằm giảm những áp lực
vào tài nguyên rừng. Trong đó, giải quyết việc làm phù hợp với trình độ và
thế mạnh sẵn có của địa phương; giảm tỷ lệ đói nghèo là khâu then chốt quyết
định đến sự thành bại đối với hoạt động bảo tồn. Gây trồng và phát triển
nguồn lâm sản phụ (các loại rau rừng, phong lan, cây thuốc…) sẵn có của địa
phương góp phần tạo ra việc làm cho cộng đồng dân cư gần rừng qua đó cũng
là bảo vệ nguồn gen quý và ĐDSH đã được nhiều VQG và Khu BTTN áp
dụng mang lại rất nhiều thành công. Khu BTTN Thần Sa – Phượng Hoàng
cũng nên có những hoạt động tượng tự.
Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần phần phát triển nguồn rau có giá trị kinh tế cao, tăng thu
nhập và việc làm cho người dân gần rừng từ nguồn LSNG tại địa bàn Thái
Nguyên và cả nước.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng kỹ thuật tạo cây con bằng con đường vô tính và hữu tính
cây rau sắng để tạo nguồn rau có chất lượng cao.
- Góp phần vào phát triển sản xuất loài rau quý hiếm, bảo tồn nguồn
gen đang bị suy thoái và giảm áp lực vào tài nguyên rừng tại khu bảo tồn.
3.2. Giới hạn vấn đề nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian, phương pháp và địa bàn nghiên cứu nên việc
tìm ra các đặc điểm sinh học; chế phẩm nhân giống và nồng độ quyết định
đến tỷ lệ ra rễ của hom giống là hạn chế.
Môi trường để mẫu cấy tái sinh và nhân nhanh phụ thuộc nhiều vào tỷ
lệ và thành phần các chất tham gia. Để tìm ra môi trường thích hợp cần một
quá trình thực nghiệm lâu dài. Trong thời gian thực hiện đề tài do giới hạn về
thời gian có thể ảnh hưởng đến kết quả đề tài.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Đề đạt được mục tiêu đề ra, đề tài tiến hành nghiên cứu những nội dung
sau:
1. Nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp nuôi cây mô, nhằm tìm
ra:
- Ảnh hưởng của một số loại môi trường đến khả năng tái sinh chồi rau
ngót rừng sau 60 ngày nuôi cấy.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất hữu cơ tự nhiên (nước dừa)
đến khả năng nhân nhanh chồi rau ngót rừng sau 60 ngày nuôi cấy.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số cytokine đến khả năng nhân nhanh
chồi rau ngót rừng sau 60 ngày nuôi cấy.
2. Nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp giâm hom.
- Tác động của chế phẩm IAA (Indole-3-Acetic Acid) với các nồng độ
khác nhau ở độ tuổi cành hom khác nhau tới tỷ lệ ra rễ, số lượng và chiều dài rễ của
hom giâm.
- Tác động của chế phẩm IBA (Indole-3-Butyric Acid) với các nồng độ
khác nhau ở độ tuổi cành hom khác nhau tới tỷ lệ ra rễ, số lượng và chiều dài rễ của
hom giâm.
- Tác động của chế phẩm NAA (Naphthalene Acitic Acid) với các nồng độ
khác nhau ở độ tuổi cành hom khác nhau tới tỷ lệ ra rễ, số lượng và chiều dài rễ của
hom giâm.
3. Nghiên cứu kỹ thuật tạo giống từ hạt. Theo các phương pháp:
- Xử lý hạt bằng nước ở nhiệt độ (75-900
C) và ủ cát.
- Gieo hạt trong cát.
- Gieo hạt trực tiếp tại hiện trường nghiên cứu.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp kế thứa số liệu
Để thực hiện được các nội dung tôi tiến hành kế thừa tài liệu tại một số
nguồn thông tin như:
- Các báo cáo của Ban quản lý khu BTTN.
- Các báo cáo khoa học của ngành và một số trường Đại học.
- Một số trang Web điện tử của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Viện khoa học lâm nghiệp; các Vườn quốc gia .v.v…
3.4.2. Phương pháp thực nghiệm
3.4.2.1. Quy trình thực hiện nội dung 2
- Đối tượng nghiên cứu: là chồi non rau ngót rừng thu hái từ khu bảo tồn
thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng Võ Nhai, Thái Nguyên. Mẫu được thu từ
những cây sạch bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt (vào thời gian 8-10 giờ sáng
và vào những ngày nắng).
- Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu:
+ Phương pháp lấy mẫu:
Mẫu được thu hái là những chồi sau khi bật 30 ngày. Lựa chọn những
chồi đang sinh trưởng, phát triển ở những cây khỏe mạnh, không bị sâu, bệnh.
Tiến hành thu hái mẫu vào buổi sáng, khi lấy mẫu tránh làm trầy xước. Các
mẫu sau khi thu phải bỏ vào túi nilon, buộc chặt đem vào phòng thí nghiệm.
+ Phương pháp xử lý vô trùng mẫu:
Mẫu rau ngót rừng đem rửa sạch bằng xà phòng, dưới vòi nước máy,
loại bỏ các phần thừa và tráng lại bằng nước cất. Sau đó lắc trong cồn 700
trong 1 phút và tráng lại bằng nước cất 4-5 lần. Tiếp theo khử trùng bằng
HgCl2 nồng độ 0.1% trong thời gian 15 phút. Giai đoạn này khử trùng trong
box cấy. Kết thúc khử trùng ta cắt chồi non thành những đoạn ngắn kích
thước 1-1.5 cm (mẫu cấy) rồi cấy vào môi trường thí nghiệm.
- Địa điểm nghiên cứu: Phòng nuôi cây mô, khoa Nông học, trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Điều kiện nuôi cấy trong phòng:
+ Nhiệt độ: 25 ± 20
C.
+ Ẩm độ: 60-70 %.
+ Cường độ ánh sáng: 2000-2500 lux.
+ Thời gian chiếu sáng: 8-10 giờ/ngày.
- Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của một số loại môi trường đến khả năng
tái sinh chồi rau ngót rừng sau 60 ngày nuôi cấy.
+ Môi trường nuôi cấy:
1. CT1 (Đ/C): MS*
= MS (Phụ biểu 04) + 30g đường sacarose + 6,5g
agar + 1mg BAP; pH = 5.8.
2. CT2: ½ MS*
= 1/2MS +30g đường sacarose + 6,5g agar + 1mg
BAP; pH = 5.8.
3. CT3: B5*
= B5 (phụ biểu 05) + 30g đường sacarose + 6,5g agar +
1mg BAP; pH = 5.8.
+ Phương pháp bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm chia thành 3 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi
lần nhắc lại theo dõi 50 chồi/50 bình. Môi trường MS*
được chọn làm công
thức đối chứng.
+ Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ chồi tái sinh (chồi) được tính theo công thức:
Σ số chồi tái sinh (chồi)
* Tỷ lệ chồi tái sinh (%) =
Σ số mẫu cấy đưa vào
x 100 (3.1)
- Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất hữu cơ tự
nhiên (nước dừa) đến khả năng nhân nhanh chồi rau ngót rừng sau 60 ngày
nuôi cấy.
+ Môi trường nuôi cấy:
Sau khi nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại môi trường đến khả
năng tái sinh của mẫu cấy. Lựa chọn môi trường nuôi cấy đạt hiệu quả cao
nhất kết hợp với các nồng độ nước dừa (ND) khác nhau để tiến hành nghiên
cứu ảnh hưởng của chất hữu cơ tự nhiên đến khả năng nhân nhanh chồi. Môi
trường nghiên cứu cụ thể là:
1. CT1: (Đ/C): B5*
2. CT2: B5*
+ 50ml ND
3. CT3: B5*
+ 100ml ND
4. CT4: B5*
+ 150ml ND
5. CT5: B5*
+ 200ml ND
+ Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm chia làm 5 công thức, mỗi công thức
nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại theo dõi 10 chồi/bình.
+ Chỉ tiêu theo dõi: Hệ số nhân chồi. Trong đó:
Số chồi tạo thành (số chồi/bình)
* Hệ số nhân chồi =
Số chồi đưa vào (số chồi/bình)
- Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số Cytokine
(Cytokinins) đến khả năng nhân nhanh chồi sau 60 ngày nuôi cấy.
+ Môi trường nuôi cấy:
1. CT1 (Đ/C): B5*
2. CT2: B5*
+ 1mg BA (Benzyladenin)
(3.2)
3. CT3: B5*
+ 1mgBAP (6-Benzylaminopurine)
4. CT4: B5*
+ 1mgK (Kinetin)
5. CT5: B5*
+ 1mg TDZ (Thidiazuron)
+ Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm chia làm 5 công thức, mỗi công thức
nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại theo dõi 10 chồi/bình.
+ Chỉ tiêu theo dõi: Hệ số nhân chồi. Với công thức xác định:
Số chồi tạo thành (số chồi/bình)
* Hệ số nhân chồi =
Số chồi đưa vào (số chồi/bình)
Hình 3.1. Sơ đồ tóm tắt quy trình nghiên cứu
3.4.2.2. Qui trình thực hiện nội dung 3
Với nội dung 3, phương pháp thực nghiệm bao gồm một số vấn đề sau:
a) Chế phẩm, nồng độ nghiên cứu và hom giống
- Chế phẩm và nồng độ:
+ IAA với 3 công thức nồng độ: 100ppm; 200ppm;300 ppm.
+ IBA với 3 công thức nồng độ: 100ppm; 200ppm; 300ppm.
+ NAA với 3 công thức nồng độ: 100ppm; 200ppm; 300ppm.
- Hom giống:
+ Hom giống được lấy trên cùng một cành có độ tuổi từ 12 – 18 tháng
tuổi.
+ Loại hom: Non (ngọn), trung bình (áp ngọn) và hom già.
Mẫu: Chồi non
Khử trùng bằng HgCl2 0,1%
trong 15 phút trong box cấy
Môi trường nhân nhanh chồi
(pH= 5,8)
Môi trường tái sinh chồi
( pH= 5,8)
TN 1
Mẫu cấy
TN 2,3
(chồi)
(3.3)
+ Phân chia loại hom dựa vào trực quan (màu sắc và vị trí của hom trên
cành).
b) Sơ đồ bố trí thí nghiệm theo 3 khối ngẫu nhiên
- Với loại chế phẩm IAA.
Khối 1 Khối 2 Khối 3
A3B2
A1B1
A2B3
A2B1
A1B2
A2B2
A1B3
A3B3
A3B1
A3B1
A3B3
A1B3
A1B2
A3B2
A2B1
A2B3
A2B2
A1B1
A1B1
A1B3
A2B3
A3B2
A2B1
A2B2
A1B2
A3B1
A3B3
Với loại chế phẩm IBA.
Khối 1 Khối 2 Khối 3
A3B2
A1B1
A2B3
A2B1
A1B2
A2B2
A1B3
A3B3
A3B1
A3B1
A3B3
A1B3
A1B2
A3B2
A2B1
A2B3
A2B2
A1B1
A1B1
A1B3
A2B3
A3B2
A2B1
A2B2
A1B2
A3B1
A3B3
- Với loại chế phẩm NAA.
Khối 1 Khối 2 Khối 3
A3B2
A1B1
A2B3
A2B1
A1B2
A2B2
A1B3
A3B3
A3B1
A3B1
A3B3
A1B3
A1B2
A3B2
A2B1
A2B3
A2B2
A1B1
A1B1
A1B3
A2B3
A3B2
A2B1
A2B2
A1B2
A3B1
A3B3
Ghi chú:
+ A1, A2, A3 lần lượt nồng độ là 100ppm, 200ppm và 300ppm.
+ B1, B2, B3 lần lượt là loại hom non, trung bình và già.
+ Khối 1, 2 và 3 tương đương với 3 lần lặp.
- Số hom trên 1 công thức thí nghiệm là: 36 hom.
c) Vật liệu phục vụ nghiên cứu
- Số lượng hom giống: 2.916 hom/27 ô.
+ Loại hom già: 972 hom.
+ Loại hom trung bình: 972 hom.
+ Loại hom non: 972 hom.
- Thuốc khử trùng hom giống và giá thể: Benlat, nồng độ: 0.3% - 1%.
- Giá thể: Cát vàng có đường kính 1 – 1,5 mm; Khối lượng: 1.5 – 1.8
m3
.
- 27 hộp xốp; kích thước: 25 × 45 × 30 cm
.
- Các vật liệu làm giàn che: nilon, sắt Φ 8 mm, dây buộc v.v…
- Ngoài ra: Kéo cắt cành, bình phun sương, túi đựng hom, thước đo,
kính lúp….
d) Chỉ tiêu và thời gian đánh giá
- Tỷ lệ ra rễ.
- Số lượng rễ trung bình (cái).
- Chiều dài rễ trung bình (cm).
- Thời gian đánh giá: sau 75 - 90 ngày sau giâm.
e) Tiêu chuẩn hom giống, cách giâm hom và chăm sóc hom sau cấy
- Thời gian cắt hom vào buổi sáng; hom không bị sâu bệnh, sinh trưởng tốt.
- Độ dài hom cắt từ 10 – 15 cm; mỗi hom có từ 2 – 3 lá và 1 – 2 mầm
ngủ.
- Đầu cắm của hom được cắt vát 450
, không để dập nát; cắt bỏ 3/2 – 1/2
diện tích phiến lá.
- Hom cắt được xử lý bằng Benlat 0.3%, sau đó được ngâm trong các
chế phẩm kích thích theo nồng độ định sẵn. Thời gian xử lý mỗi công đoạn là
1h.
- Giá thể (cát) được xử lý bằng cách phơi năng khoảng 4 -5 giờ; nhặt
hết rác và các vật phẩm lẫn khác; trước khi cấy hom, giá thể được khử trùng
bằng Benlat 0.3% - 1%.
- Trước khi cấy, giá thể được tưới thật ẩm; hom cấy vuông góc với bề
mặt giá thể; độ sâu cấy hom từ 3 – 4 cm; khoảng cách cấy: 2 × 7 cm. Thời
gian cắm hom trong ngày, không để qua đêm.
- Hom sau khi cắm được che bằng giàn nilon (dưới tán lưới tản quang)
và tưới ẩm thường xuyên; độ ẩm tưới duy trì từ 80% - 90%; tưới dưới dạng
sương mù; thời gian giữa hai lần tưới phụ thuộc vào độ ẩm không khí thường
từ 30 phút đến 1 giờ và thời gian phun mỗi lần tưới 6 – 10 giây.
- Ngoài ra, cần chú ý nhặt vệ sinh phần lá rụng của hom thường xuyên.
3.4.2.3. Qui trình thực hiện nội 4
- Tiêu chuẩn cây mẹ: Chọn cây mẹ có độ tuổi từ 8 – 10 tuổi để lấy hạt,
cây không bị sâu bệnh hại, sức sinh trưởng và phát triển tốt.
- Thời gian thu hái quả: khi quả có dấu hiệu chuyển từ màu vàng cam
đến vàng lửa ta tiến hành thu hái (thời gian quả chín thường từ tháng 7 – 8).
- Quả sau khi được thu hái, đem trà xát và đãi sạch hết lớp vỏ bên
ngoài, hạt thu được xử lý theo 3 công thức thí nghiệm:
+ Ngâm hạt trong nước nóng từ 75 – 900
C, sau đó dần để nước nguội
đến 25 – 300
C, duy trì nhiệt độ này trong 2 ngày. Vớt ra đem ủ trong cát,
trong thời gian ủ tiến hành tưởi ẩm ngày 1 lần (trong điều kiện có phủ bát
nilon trắng). Theo dõi số lượng hạt nảy mầm và thời gian nảy.
+ Ủ hạt trong cát với độ ẩm bình thường, theo dõi số lượng hạt nảy
mầm và thời gian nảy
+ Đem hạt gieo thẳng trong hiện trường nghiên cứu. Theo dõi số lượng
hạt nảy mầm và thời gian nảy.
- Số lượng hạt nghiên cứu cho mỗi công thức thí nghiệm: 100 hạt. Mỗi
công thức nhắc lại 3 lần.
- Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ nảy mầm và thời gian nảy mầm.
+ Tỷ lệ hạt nảy mầm:
Σ số hạt nảy mầm
* Tỷ lệ hạt nảy mầm (%) =
Σ số hạt đem cấy
x 100 (3.4)
+ Thời gian nảy mầm được tính từ ngày bắt đầu ủ và gieo.
- Bảng biểu theo dõi thí nghiệm:
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu số hạt nảy mầm, tỷ lệ hạt nảy
mầm và thời gian nảy mầm cho 3 công thức thí nghiệm: Xử lý nhiệt độ +
ủ; ủ cát; gieo ngoài thực địa
Nhiệt độ + Ủ Ủ Gieo thực địaCT
LL
Số hạt
nảy
mầm
(hạt)
Tỷ lệ
hạt nảy
mầm
(%)
Thời
gian
nảy
mầm
(ngày)
Số hạt
nảy
mầm
(hạt)
Tỷ lệ
hạt
nảy
mầm
(%)
Thời
gian
nảy
mầm
(ngày)
Số hạt
nảy
mầm
(hạt)
Tỷ lệ
hạt
nảy
mầm
(%)
Thời
gian
nảy
mầm
(ngày)
1
2
3
TB
http://bit.ly/KhoTaiLieuAZ

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong ...
Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong ...Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong ...
Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPTLuận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vstp 2010
Vstp 2010Vstp 2010
Vstp 2010
Thanh Truc Dao
 
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đLuận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
May che bien thuc pham
May che bien thuc phamMay che bien thuc pham
May che bien thuc pham
Kim Uyên Võ
 
Luận văn: Giao tiếp của người nghỉ hưu tại TP Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Giao tiếp của người nghỉ hưu tại TP Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Giao tiếp của người nghỉ hưu tại TP Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Giao tiếp của người nghỉ hưu tại TP Hà Nội, HAY, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...
Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...
Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hộiMối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Dép Tổ Ong
 
Công nghệ chế biến dầu phộng nguyên chất
Công nghệ chế biến dầu phộng nguyên chấtCông nghệ chế biến dầu phộng nguyên chất
Công nghệ chế biến dầu phộng nguyên chất
Le van Hung
 
Liên minh công - nông - trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ...
Liên minh công - nông - trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ...Liên minh công - nông - trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ...
Liên minh công - nông - trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bào chế thuốc hoàn
Bào chế thuốc hoànBào chế thuốc hoàn
Bào chế thuốc hoàn
angTrnHong
 
Sử dụng công cụ LỊCH THỜI VỤ trong phương pháp đánh giá nhanh cộng đồng
Sử dụng công cụ LỊCH THỜI VỤ trong phương pháp đánh giá nhanh cộng đồngSử dụng công cụ LỊCH THỜI VỤ trong phương pháp đánh giá nhanh cộng đồng
Sử dụng công cụ LỊCH THỜI VỤ trong phương pháp đánh giá nhanh cộng đồngphongnq
 
NHỮNG dược LIỆU có TIỀM NĂNG KHAI THÁC TINH dầu ở VIỆT NAM
NHỮNG dược LIỆU có TIỀM NĂNG KHAI THÁC TINH dầu ở VIỆT NAMNHỮNG dược LIỆU có TIỀM NĂNG KHAI THÁC TINH dầu ở VIỆT NAM
NHỮNG dược LIỆU có TIỀM NĂNG KHAI THÁC TINH dầu ở VIỆT NAM
nataliej4
 
Giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp bằng phương pháp sinh học...
Giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp bằng phương pháp sinh học...Giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp bằng phương pháp sinh học...
Giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp bằng phương pháp sinh học...
Huyện Phú
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh ViênLuận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh Viên
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Saponin duoc lieu chua saponin
Saponin duoc lieu chua saponinSaponin duoc lieu chua saponin
Saponin duoc lieu chua saponin
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận án tiến sĩ chuyên ngành sinh vật học phân lập và khảo sát các đặc tính c...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành sinh vật học phân lập và khảo sát các đặc tính c...Luận án tiến sĩ chuyên ngành sinh vật học phân lập và khảo sát các đặc tính c...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành sinh vật học phân lập và khảo sát các đặc tính c...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
nataliej4
 
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong ...
Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong ...Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong ...
Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong ...
 
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPTLuận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
 
Vstp 2010
Vstp 2010Vstp 2010
Vstp 2010
 
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đLuận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
 
May che bien thuc pham
May che bien thuc phamMay che bien thuc pham
May che bien thuc pham
 
Bào chế
Bào chếBào chế
Bào chế
 
Luận văn: Giao tiếp của người nghỉ hưu tại TP Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Giao tiếp của người nghỉ hưu tại TP Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Giao tiếp của người nghỉ hưu tại TP Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Giao tiếp của người nghỉ hưu tại TP Hà Nội, HAY, 9đ
 
Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...
Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...
Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...
 
Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hộiMối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
 
Công nghệ chế biến dầu phộng nguyên chất
Công nghệ chế biến dầu phộng nguyên chấtCông nghệ chế biến dầu phộng nguyên chất
Công nghệ chế biến dầu phộng nguyên chất
 
Liên minh công - nông - trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ...
Liên minh công - nông - trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ...Liên minh công - nông - trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ...
Liên minh công - nông - trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ...
 
Bào chế thuốc hoàn
Bào chế thuốc hoànBào chế thuốc hoàn
Bào chế thuốc hoàn
 
Sử dụng công cụ LỊCH THỜI VỤ trong phương pháp đánh giá nhanh cộng đồng
Sử dụng công cụ LỊCH THỜI VỤ trong phương pháp đánh giá nhanh cộng đồngSử dụng công cụ LỊCH THỜI VỤ trong phương pháp đánh giá nhanh cộng đồng
Sử dụng công cụ LỊCH THỜI VỤ trong phương pháp đánh giá nhanh cộng đồng
 
NHỮNG dược LIỆU có TIỀM NĂNG KHAI THÁC TINH dầu ở VIỆT NAM
NHỮNG dược LIỆU có TIỀM NĂNG KHAI THÁC TINH dầu ở VIỆT NAMNHỮNG dược LIỆU có TIỀM NĂNG KHAI THÁC TINH dầu ở VIỆT NAM
NHỮNG dược LIỆU có TIỀM NĂNG KHAI THÁC TINH dầu ở VIỆT NAM
 
Giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp bằng phương pháp sinh học...
Giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp bằng phương pháp sinh học...Giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp bằng phương pháp sinh học...
Giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp bằng phương pháp sinh học...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh ViênLuận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh Viên
 
Saponin duoc lieu chua saponin
Saponin duoc lieu chua saponinSaponin duoc lieu chua saponin
Saponin duoc lieu chua saponin
 
Luận án tiến sĩ chuyên ngành sinh vật học phân lập và khảo sát các đặc tính c...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành sinh vật học phân lập và khảo sát các đặc tính c...Luận án tiến sĩ chuyên ngành sinh vật học phân lập và khảo sát các đặc tính c...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành sinh vật học phân lập và khảo sát các đặc tính c...
 
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
 
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
 

Similar to BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG - Melientha suavis Pierr_08294712092019

1338022181 bai khoa luan 25.5
1338022181 bai khoa luan 25.51338022181 bai khoa luan 25.5
1338022181 bai khoa luan 25.5Canh Dong Xanh
 
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdfGiáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
Man_Ebook
 
Luận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn, HAY
Luận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn, HAYLuận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn, HAY
Luận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
[123doc] nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...
[123doc]   nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...[123doc]   nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...
[123doc] nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...
NguynOanh62
 
Giáo trình cây lương thực (Giáo trình sau Đại học) - Dương Văn Sơn;Hoàng Văn ...
Giáo trình cây lương thực (Giáo trình sau Đại học) - Dương Văn Sơn;Hoàng Văn ...Giáo trình cây lương thực (Giáo trình sau Đại học) - Dương Văn Sơn;Hoàng Văn ...
Giáo trình cây lương thực (Giáo trình sau Đại học) - Dương Văn Sơn;Hoàng Văn ...
Man_Ebook
 
ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...
ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...
ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...
Thanh Hoa
 
Đề tài: Thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera ở Côn Đảo
Đề tài: Thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera ở Côn ĐảoĐề tài: Thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera ở Côn Đảo
Đề tài: Thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera ở Côn Đảo
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdfGiáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình cây cảnh - Đào Thanh Vân;Hà Duy Trường.pdf
Giáo trình cây cảnh - Đào Thanh Vân;Hà Duy Trường.pdfGiáo trình cây cảnh - Đào Thanh Vân;Hà Duy Trường.pdf
Giáo trình cây cảnh - Đào Thanh Vân;Hà Duy Trường.pdf
Man_Ebook
 
Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm lâm học của một số ưu hợp thực vật ưu thế cây h...
Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm lâm học của một số ưu hợp thực vật ưu thế cây h...Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm lâm học của một số ưu hợp thực vật ưu thế cây h...
Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm lâm học của một số ưu hợp thực vật ưu thế cây h...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdfGiáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
Man_Ebook
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...
nataliej4
 
Dinh duong khoai
Dinh duong khoaiDinh duong khoai
Dinh duong khoaiKej Ry
 
Thức ăn vật nuôi vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam - Hoàng Toàn Thắng;...
Thức ăn vật nuôi vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam - Hoàng Toàn Thắng;...Thức ăn vật nuôi vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam - Hoàng Toàn Thắng;...
Thức ăn vật nuôi vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam - Hoàng Toàn Thắng;...
Man_Ebook
 
Giáo trình trồng trọt đại cương - Đặng Văn Minh;Đỗ Tuấn Khiêm;Nguyễn Ngọc Nôn...
Giáo trình trồng trọt đại cương - Đặng Văn Minh;Đỗ Tuấn Khiêm;Nguyễn Ngọc Nôn...Giáo trình trồng trọt đại cương - Đặng Văn Minh;Đỗ Tuấn Khiêm;Nguyễn Ngọc Nôn...
Giáo trình trồng trọt đại cương - Đặng Văn Minh;Đỗ Tuấn Khiêm;Nguyễn Ngọc Nôn...
Man_Ebook
 
Giáo trình nông nghiệp hữu cơ - Nguyễn Đức Nhuận;Nguyễn Thế Đặng;Nguyễn Tuấn ...
Giáo trình nông nghiệp hữu cơ - Nguyễn Đức Nhuận;Nguyễn Thế Đặng;Nguyễn Tuấn ...Giáo trình nông nghiệp hữu cơ - Nguyễn Đức Nhuận;Nguyễn Thế Đặng;Nguyễn Tuấn ...
Giáo trình nông nghiệp hữu cơ - Nguyễn Đức Nhuận;Nguyễn Thế Đặng;Nguyễn Tuấn ...
Man_Ebook
 
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdfGiáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Man_Ebook
 
Đặc tính ít hạt và biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành
Đặc tính ít hạt và biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng cam SànhĐặc tính ít hạt và biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành
Đặc tính ít hạt và biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch, HAY
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch, HAYLuận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch, HAY
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG - Melientha suavis Pierr_08294712092019 (20)

1338022181 bai khoa luan 25.5
1338022181 bai khoa luan 25.51338022181 bai khoa luan 25.5
1338022181 bai khoa luan 25.5
 
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdfGiáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
 
Luận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn, HAY
Luận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn, HAYLuận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn, HAY
Luận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...
 
[123doc] nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...
[123doc]   nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...[123doc]   nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...
[123doc] nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...
 
Giáo trình cây lương thực (Giáo trình sau Đại học) - Dương Văn Sơn;Hoàng Văn ...
Giáo trình cây lương thực (Giáo trình sau Đại học) - Dương Văn Sơn;Hoàng Văn ...Giáo trình cây lương thực (Giáo trình sau Đại học) - Dương Văn Sơn;Hoàng Văn ...
Giáo trình cây lương thực (Giáo trình sau Đại học) - Dương Văn Sơn;Hoàng Văn ...
 
ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...
ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...
ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...
 
Đề tài: Thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera ở Côn Đảo
Đề tài: Thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera ở Côn ĐảoĐề tài: Thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera ở Côn Đảo
Đề tài: Thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera ở Côn Đảo
 
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdfGiáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
 
Giáo trình cây cảnh - Đào Thanh Vân;Hà Duy Trường.pdf
Giáo trình cây cảnh - Đào Thanh Vân;Hà Duy Trường.pdfGiáo trình cây cảnh - Đào Thanh Vân;Hà Duy Trường.pdf
Giáo trình cây cảnh - Đào Thanh Vân;Hà Duy Trường.pdf
 
Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm lâm học của một số ưu hợp thực vật ưu thế cây h...
Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm lâm học của một số ưu hợp thực vật ưu thế cây h...Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm lâm học của một số ưu hợp thực vật ưu thế cây h...
Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm lâm học của một số ưu hợp thực vật ưu thế cây h...
 
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdfGiáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...
 
Dinh duong khoai
Dinh duong khoaiDinh duong khoai
Dinh duong khoai
 
Thức ăn vật nuôi vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam - Hoàng Toàn Thắng;...
Thức ăn vật nuôi vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam - Hoàng Toàn Thắng;...Thức ăn vật nuôi vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam - Hoàng Toàn Thắng;...
Thức ăn vật nuôi vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam - Hoàng Toàn Thắng;...
 
Giáo trình trồng trọt đại cương - Đặng Văn Minh;Đỗ Tuấn Khiêm;Nguyễn Ngọc Nôn...
Giáo trình trồng trọt đại cương - Đặng Văn Minh;Đỗ Tuấn Khiêm;Nguyễn Ngọc Nôn...Giáo trình trồng trọt đại cương - Đặng Văn Minh;Đỗ Tuấn Khiêm;Nguyễn Ngọc Nôn...
Giáo trình trồng trọt đại cương - Đặng Văn Minh;Đỗ Tuấn Khiêm;Nguyễn Ngọc Nôn...
 
Giáo trình nông nghiệp hữu cơ - Nguyễn Đức Nhuận;Nguyễn Thế Đặng;Nguyễn Tuấn ...
Giáo trình nông nghiệp hữu cơ - Nguyễn Đức Nhuận;Nguyễn Thế Đặng;Nguyễn Tuấn ...Giáo trình nông nghiệp hữu cơ - Nguyễn Đức Nhuận;Nguyễn Thế Đặng;Nguyễn Tuấn ...
Giáo trình nông nghiệp hữu cơ - Nguyễn Đức Nhuận;Nguyễn Thế Đặng;Nguyễn Tuấn ...
 
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdfGiáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
 
Đặc tính ít hạt và biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành
Đặc tính ít hạt và biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng cam SànhĐặc tính ít hạt và biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành
Đặc tính ít hạt và biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành
 
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch, HAY
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch, HAYLuận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch, HAY
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch, HAY
 

More from hanhha12

Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
hanhha12
 
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
hanhha12
 
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
hanhha12
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
hanhha12
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
hanhha12
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
hanhha12
 
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
hanhha12
 
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
hanhha12
 
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
hanhha12
 
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
hanhha12
 
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
hanhha12
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
hanhha12
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
hanhha12
 

More from hanhha12 (20)

Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
 
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
 
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
 
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
 
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
 
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
 
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
 
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
 
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
 
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
 
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
 
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
 
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
 

Recently uploaded

trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúngTừ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
MinhSangPhmHunh
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
huynhanhthu082007
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
HiYnThTh
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
thanhluan21
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Man_Ebook
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
duyanh05052004
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 

Recently uploaded (19)

trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúngTừ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG - Melientha suavis Pierr_08294712092019

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN ------------------------------------------------ NGUYỄN ĐÌNH LƯU BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha suavis Pierre) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THẦN SA – PHƯỢNG HOÀNG – THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Thái nguyên - Năm 2010
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN ------------------------------------------------ NGUYỄN ĐÌNH LƯU BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha suavis Pierre) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THẦN SA – PHƯỢNG HOÀNG – THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Lâm học Mã số : 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐẶNG KIM VUI Thái nguyên - 2010
  • 3. LỜI NÓI ĐẦU Để hoàn thành chương trình đào tạo tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự đồng ý của khoa sau đại, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành nghiên cứu luận văn: “Bước đầu tìm hiểu và nghiên cứu một số phương pháp nhân giống cây rau sắng (Melientha suavis Pierre) tại khu bảo tồn thiên Thần Sa – Phượng Hoàng – Thái Nguyên”. Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS Đặng Kim Vui người đã trực tiếp tận tình giúp đỡ tôi hoành thành bản luận văn này. Qua đây tôi cũng xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trong Khoa sau đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn cán bộ, công nhân viên Khu bảo tồn thiên nhân Thần sa – Phượng hoàng – Thái Nguyên, cán bộ và nhân dân xã Thần Sa, xã Hương Sơn (Mỹ Đức-Hà Nội), Vườn quốc gia Xuân Sơn và Vườn quốc gia Tam Đảo đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu . Tôi xin chân thành cám ơn bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi về vật chất và tinh thần để tôi hoàn thành bản luận văn. Mặc dù đã cố gắng, nhưng do thời gian và kinh nghiêm còn hạn chế, bản luận văn này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 12 tháng11 năm 2010 Học Viên Nguyễn Đình Lưu
  • 4. KÍ HIỆU DÙNG TRONG LUẬN VĂN Kí hiệu Chú giải LSNG Lâm sản ngoài gỗ Ôr Ô rô TM Thàn mát RS Rau sắng K Khổng SS Song sụ LX Lim xanh G Gội ĐPT Đại phong tử LK Loài khác CT Chín tầng SP1 Chưa xắc định được tên loài 1 SP2 Chưa xắc định được tên loài 2 TN Thí nghiệm CT Công thức BTTN Bảo tồn thiên nhiên Đ/C Đối chứng ppm Nồng độ phần nghìn CBCN Cán bộ công nhân VC Viên chức ĐDSH Đa dạng sinh học VQG Vườn quốc gia SPSS Statistical packed for Social on Personal Computer LL Lần lặp TB Trung bình
  • 5. Mục lục Mục Nội dung Trang Đặt vấn đề 1 Chương 1: TỔNG QUAN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2 1.1 Trên thế giới 2 1.2 Ở Việt Nam 6 1.3 Nhận xét và đánh giá 13 Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 15 2.1 Điều kiện cơ bản khu vực nghiên cứu 15 2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 15 2.1.1.1 Vị trí địa lý 15 2.1.1.2 Địa hình 16 2.1.1.3 Khí hậu, Thủy văn 16 2.1.1.4 Đất đai 17 2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 17 2.1.2.1 Dân số, lao động, dân tộc và phong tục tập quán 17 2.1.2.2 Tình hình sản xuất nông - lâm nghiệp và các ngành nghề khác 19 2.1.2.3 Cơ sở hạ tầng 21 2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động bảo tồn và sự cấp thiết để thực hiện đề tài từ điều kiện cơ bản 23 2.1.3.1 Những thuận lợi 23 2.1.3.2 Những khó khăn 23 Chương 3 : MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1 Mục tiêu nghiên cứu 26 3.1.1 Mục tiêu chung 26 3.1.2 Mục tiêu cụ thể 26 3.2 Giới hạn vấn đề nghiên cứu 26 3.3 Nội dung nghiên cứu 26 3.4 Phương pháp nghiên cứu 27 3.4.1 Phương pháp kế thừa số liệu 27 3.4.2 Phương pháp thực nghiệm 27 3.4.2.1 Quy trình thực hiện nội dung 2 27 3.4.2.2 Quy trình thực hiện nội dung 3 30 3.4.2.3 Quy trình thực hiện nội dung 4 33 3.4.2.4 Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu 35 Chương 4:KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39 4.1 Kết quả nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp nuôi cây mô 39 4.1.1 Ảnh hưởng của một số loại môi trường đến khả năng tái sinh chồi rau ngót rừng sau 60 ngày nuôi cấy 39
  • 6. 4.1.2 Ảnh hưởng của nồng độ nước dừa đến khả năng nhân nhanh chồi rau ngót rừng sau 60 ngày nuôi cấy 40 4.1.3 Ảnh hưởng của một số cytokine đến khả năng nhân nhanh chồi sau 60 ngày nuôi cấy 41 4.2 Kết quả nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp giâm hom 43 4.2.1 Tỷ lệ hom ra rễ của loài rau sắng ở các công thức thí nghiệm khác nhau với chế phẩm IAA, IBA và NAA 43 4.2.1.1 Tỷ lệ hom ra rễ của loài rau sắng ở các công thức thí nghiệm khác nhau với chế phẩm IAA 43 4.2.1.2 Tỷ lệ hom ra rễ của loài rau sắng ở các công thức thí nghiệm khác nhau với chế phẩm IBA 45 4.2.1.3 Tỷ lệ hom ra rễ của loài rau sắng ở các công thức thí nghiệm khác nhau với chế phẩm NAA 47 4.2.2. Số lượng và chiều dài rễ trung bình của loài rau sắng ở các công thức thí nghiệm khác nhau với chế phẩm IAA, IBA và NAA 50 4.2.2.1 Số lượng rễ trung bình của loài rau sắng ở các công thức thí nghiệm khác nhau với chế phẩm IAA 50 4.2.2.2 Chiều dài rễ trung bình của loài rau sắng ở các công thức thí nghiệm khác nhau với chế phẩm IAA 53 4.2.2.3 Số lượng rễ trung bình của loài rau sắng ở các công thức thí nghiệm khác nhau với chế phẩm IBA 54 4.2.2.4 Chiều dài rễ trung bình của loài rau sắng ở các công thức thí nghiệm khác nhau với chế phẩm IBA 57 4.2.2.5 Số lượng rễ trung bình của loài rau sắng ở các công thức thí nghiệm khác nhau với chế phẩm NAA 58 4.2.2.6 Chiều dài rễ trung bình của loài rau sắng ở các công thức thí nghiệm khác nhau với chế phẩm NAA 60 4.3 Kết quả nghiên cứu kỹ thuật tạo giống bằng hạt 61 4.3.1 Tỷ lệ nảy mầm hạt rau sắng ở các phương pháp xử lý khác nhau 61 4.3.2 Thời gian nảy mầm hạt rau sắng ở các phương pháp xử lý khác nhau 62 4.3.3 Một số hình ảnh về sức sinh trưởng chồi rau sắng ở các phương pháp xử lý thí nghiệm khác nhau 64 4.4 Đề xuất áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhân giống cây rau sắng 66 Chương 5: KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ 67 5.1 Kết luận 67 5.2 Tồn tại 68 5.3 Kiến nghị 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
  • 7. ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ sinh thái rừng (HSTR) có tác dụng về nhiều mặt: kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái…HSTR suy giảm kéo theo các phản ứng dây truyền về môi trường, gây ảnh hưởng rất lớn đến đới sống và nền kinh tế. Tuy nhiên, cũng như nhiều nước khác trên thế giới, nước ta đang đứng trước thực trạng HSTR đang bị suy giảm nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Theo các tài liệu đã có được, năm 1943, Việt Nam có 14,3 triệu ha rừng, độ che phủ là 43%, đến năm 1990 chỉ còn 9,175 triệu ha, độ che phủ rừng 27,8%; thời kỳ 1980 - 1990, bình quân mỗi năm hơn 170 nghìn ha rừng đã bị mất [7]; tính đến năm 2008 diện tích này là 13,11 triệu ha, với độ che phủ 38,7% [20]. Đói nghèo là nguyên nhân chủ đạo dẫn tới người dân gần rừng tác động vào rừng đặc biệt là ở các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia, được coi là lá phổi xanh của mỗi quốc gia. Do vậy, tăng thu nhập, tạo việc làm để giảm tỷ lệ đói nghèo cho người dân gần rừng là rất cấp thiết, một trong những giải pháp được nhiều quốc gia lựa chọn là tạo thu nhập từ nguồn LSNG. Việt Nam là một nước đi đầu trong vấn đề này, với danh mục hơn 113 loài cây LSNG dùng làm rau ăn (Nguyễn Tiến Bần và cộng sự, 1994) trong đó rau sắng là một lựa chọn có triển vọng. Do đặc điểm là loài cây thân thuộc với người dân; giá bán thành phẩm và nhu cầu thị trường lớn; hàm lượng dinh dưỡng cao; được ghi trong sách đỏ Việt Nam (1997). Hiện nay, rau sắng đã được nhân giống theo phương pháp gieo hạt tại một số địa điểm trên toàn quốc, nhưng nhu cầu về giống chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất cho người dân sinh sống gần rừng. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu hay một công bố đầy đủ nào về các phương pháp nhân giống loài cây có giá trị này. Để góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập, đáp ứng được nhu cầu cây con phục vụ nhu cầu mở rộng diện tích của người dân, giảm sức ép tới HSTR tại các khu bảo tồn và vườn quốc gia từ cây rau sắng, đồng thời bảo tồn được nguồn gen quý đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, tôi mạnh dạn tiến hành đề tài: “Bước đầu tìm hiểu và nghiên cứu một số phương pháp nhân giống cây rau sắng (Melientha suavis Pierre) tại khu bảo tồn thiên Thần Sa – Phượng Hoàng – Thái Nguyên”.
  • 8. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới Theo Paul Hiepko (1979), họ rau sắng (Opiliaceae), là một loại thuộc họ rau nghiến hay dương đào (Olacaceae) được xắc định bởi Valeton (1886). Các tranh luận được kết thúc về mối quan hệ giữa họ rau sắng và họ Santalaceae khi hai tác giả Fagerlind (1948) và Johri & Bhatnagar (1960) khẳng định ở vùng nhiệt đới họ rau sắng được coi là một chi nhỏ thuộc bộ đàn hương Santalales (hoặc olacales). Những câu hỏi liên quan đến việc bố trí các chi của Opiliacae và các mối quan hệ gia đình cho các gia đình khác nhau ở các khu vực khác nhau, khi Paul nghiên cứu các chi từ vùng nhiệt đới châu Phi, châu Mỹ, ở một số nước Đông Nam Á và Australia. Các chi được tìm thấy ở Đông Nam Á có cả chi Melientha. Chi Opilacae chỉ có các loài được tìm thấy ở Châu Á và chỉ có quan hệ họ hàng với các loài ở Châu Phi [38]. Rau sắng được mô tả một cách tổng quát như sau: là một loài cây thường xanh, cây bụi hoặc dây leo. Lá xếp thành 2 dãy quanh thân; lá thường biến đổi về kích thước; thường là lá kép lông chim. Mặt trên của lá thường mịn, mặt dưới có nốt sần nhỏ. Hoa mọc thành cụm hình chùy, phân nhánh có cuống hoặc không cuống. Hoa nhỏ, hoa có nắp, đôi khi thống nhất; nhị nhiều, bố trí đối diện nhau; bao phấn chia 2 ngăn. Theo Soonthorn Khamyong (1995), ngót rừng thuộc họ Rau sắng (Hiepko,1980) là một loại cây cung cấp thực phẩm quen thuộc và quan trọng của người Thái, đặc biệt là khu vực miền Đông Bắc và miền Bắc (Jacquat and Bertossa, 1990).Gia bán thương phẩm trung bình khoảng 200 bạt/kg. Ở Thái Lan, trồng rau sắng được rất nhiều người quan tâm, họ trồng xung quanh vườn nhà, nông trại. Đặc biệt ở miền Bắc Thái Lan, tại nông trại Longan đã có người rất thành công trong việc trồng rau sắng, nhưng những kinh nghiệm thành công của họ được giữ kín.
  • 9. Tại Thái Lan loài rau sắng đang bị xâm hại nghiệm trọng bởi những hoạt động khai thác thiếu hiểu biết của người dân như chặt cây, chặt cành, hái hoa và quả, đốt nương... để lấy củi, lấy lá, hoa và quả làm thực phẩm. Để bảo tồn và phát triển loài rau quý này, một trong những hoạt động có ý nghĩa là nghiên cứu, phân tích cấu trúc rừng rau sắng ngoài tự nhiên, làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo. Soonthorn Khamyong chọn khu vực nghiên cứu tại một khu rừng khô rụng lá (rừng khộp), thuộc loại rừng thứ sinh nghèo với loài cây cẩm liên (Shorea siamensi) là loài cây chiếm ưu thế. Khu vực nghiên cứu cách huyện Hod, tỉnh Chiangmai khoảng 37km. Có: độ cao so với mặt nước biển khoảng 550 m; đá mẹ là granite; đất canh tác chủ yếu là đá ong và sỏi là loài đất rất nghèo và khô; độ dốc khoảng 30-40%; lượng mưa hàng năm khoảng 1000- 1500 mm. Nội dung nghiên cứu là dựa vào: tần suất xuất hiện của loài, sự phong phú loài (abundance), mức độ đầy (relative density; %), mức độ ưu thế ( relative dominance; %) và quan hệ loài chủ yếu (relative importace; %) bằng cách điều tra loài trên các ô tiêu chuẩn dạng bản với các kích thước khác nhau (5m × 5m, 10m × 10m....50m × 50m). Nghiên cứu đưa ra kết luận như sau: 1. Rau sắng mọc trên kiểu rừng khô, rụng lá với loài cẩm liên chiếm ưu thế. Nơi đất khô, cạn và nghèo dinh dưỡng. 2. Loài cẩm liên có các giá trị tần suất xuất hiện loài, sự phong phú, mức độ đầy, mức độ ưu thế và quan hệ chủ yếu (trên tổng số 41 loài và 191 cá thể với diện tích 1600m2 ) lần lượt là: 100%; 62,18; 48,93%; 51,83%; 27,52%. 3. Ngoài loài cẩm liên là loài chiếm ưu thế còn một số loài khác như: cà chít ( Shorea obtusa), dầu trà beng (Diptericarpus obtusifolius) và loài dầu đồng (Diptericarpus tuberculatus). Các loài này có các giá trị tần suất hiện loài, sự phong phú, mức độ đầy, mức độ ưu thế và quan hệ chủ yếu thấp hơn so với loài cẩm liên.
  • 10. 4. Rau sắng có các giá trị tần suất xuất hiện loài, sự phong phú, mức độ đầy, mức độ ưu thế và quan hệ chủ yếu (trên tổng số 41 loài và 191 cá thể với diện tích 1600m2 ) lần lượt là: 100%; 3,64; 3,18%; 2,67%; 2,91%. 5. Trong tổng số 41 loài, rau sắng là loài chuyển tiếp trong tầng tán rừng. Trong cấu trúc rừng sự ảnh hưởng của nó tới cấu trúc là không lớn. Rau sắng thường phát triển ở những khoảng trống của rừng [37]. Peter Hanelt, (2001). Theo ông rau ngót rừng thuộc họ rau sắng (Opiliaceae), có tên la tinh là Melientha suavis Pierre (1888) hoặc Melietha acuminata Merr (1926), tên thường dùng Melientha suavis Pierre (1888). Ở vùng Sabah của Malaysia rau sắng có tên là tangal; trên đảo Mindanao của Philippines cây có tên malatado; Campuchia rau sắng có tên là daam prec; Lào gọi cây là hvaan; Thái lan cây có tên là Phakwaan-pa; tại Việt Nam cây được gọi là rau ngót rừng hoặc rau sắng. Rau sắng là một loại rau được khai thác chủ yếu từ tự nhiên. Các sản phẩm được sử dụng làm thức ăn là cành non, lá, quả và hoa, bằng cách nấu chín. Ở Việt Nam quả chín chế biến bắng cách nấu chín hoặc rang đều ngon. Tại Thái Lan rau sắng còn được dùng làm củi, lấy than. Chúng được trồng xen với cây ăn quả, và như một loại rau thương phẩm [33]. Somying Soontornwong, Rawee Thaworn, Attjala Roongwong, (2005). Với nghiên cứu về sự phân bố và các kiến thức bản địa trong hoạt động trồng, chăm sóc và khai thác cây rau sắng tại rừng cộng đồng Rom Pho Thong, huyện Tha Takiap, tỉnh Chachoengsao, Thái Lan. Qua nghiên cứu các tác giả đã tìm hiểu được một số phương pháp nhân giống, ưu và nhược điểm của từng phương pháp như sau: Thứ nhất, nhân giống bằng hạt cho kết quả nảy mầm là tương đối lớn. Tuy nhiên, kỹ thuật này còn một số vấn đề chưa thể làm rõ. Khi mà cây con được đem trồng lại (từ bầu), thì rất còi cọc và tốc độ lớn rất chậm. Bởi vậy, kỹ thuật này cần được mở rộng với nhiều phương pháp để tạo ra cây giống tốt sau khi đem trồng. Hơn nữa, cần có những thử nghiệm trồng cây trong những điều kiện không che bóng và những điều kiện sinh thái giống ở rừng với các
  • 11. điệu kiện che bóng. Thông thường cây trồng dưới tán của cây na (Annona squamosa), cây phát triển tốt. Thứ hai, việc nhân giống bằng hom rễ cho tỷ lệ thành công là 70%. Đây là kỹ thuật được thử nghiệm rộng rãi nhất. Thứ ba, phương pháp đào cây con từ rừng sau đó mang đem trồng, dường như thất bại, tỷ lệ sống sót chỉ khoảng 20%. Hoạt động đào bới cũng ít nhiều đã hủy hoại một phần tài nguyên họ rau sắng trên rừng. Với 3 phương pháp trên, phương pháp thứ nhất và thứ hai được cộng đồng áp dụng phổ biến [36]. Theo Nakhonrat Tianpech, Prasan Swatsitang và Sayan Tanpanich (2008). Rau sắng tên Thái Lan là Pak-Wanpa. Trong lịch sử, Pak-Wanpa là một cây trồng quan trọng được sử dụng như một loại rau của người dân ở Thái Lan, Lào, Campuchia và một số nước Đông Nam Á. Ở Thái Lan rau sắng trong tự nhiên thường gặp miền Bắc và Đông Đông Bắc, trên những dải rừng thường xanh và rừng khộp. Sản phẩm thu hái là lá non, hoa và quả bắt đầu từ những tháng mùa khô (từ tháng 2 đến tháng 4), một phần thân được dùng làm củi. Sản phẩm thu hái dùng một phần phục vụ cho địa phương, phần còn lại được tiêu thụ ở các thành phố lớn với giá trung bình khoảng 8-10 bạt/kg (Prathepha, 2000).Rau sắng được biết đến bởi giá trị dinh dưỡng và tác dụng đối với sức khỏe con người. Trong 100g lá chứa: nước 76,6g, protein 8,2g, carbohydrates 10,0g, chất xơ 3,4g, tro 1,8g, caroten 1,6mg, 115 mg vitamin C và giá trị năng lượng khoảng 300 kJ/100g (Frits Stoepman, 1994). Một số nghiên cứu dịch tế học đã chứng minh rằng một số chất có trong rau sắng có khả năng chống lại được một số bệnh ung thư (Abdille, 2005), một số bệnh kinh niên , chẳng hạn như khối u, các bệnh tim mạch, viêm, thoái hóa thần kinh, đục thủy tinh thể, bệnh tiểu đường cũng như quá trình lão hóa (Papetti et al., 2006; Toor, et al., 2006) [31].
  • 12. 1.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, Rau sắng được gọi với nhiều tên khác nhau như: rau Mỳ chính, rau ngót rừng, đồng bào dân tộc Tày Thái gọi là Sắc (Pắc) van, dân tộc Dao gọi là Lai cam…là loại rau có thể sử dụng cả hoa, quả và lá làm thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, được ưa thích của người Việt. Rau sắng là loài cây mọc chủ yếu ngoài tự nhiên, được khai thác bằng cách chặt cành, đốn cây hoặc dùng sào vụt để tạo chồi cho cây do vậy mà, hiện nay, ngoài tự nhiên loài cây này còn rất ít, khả năng tái sinh kém. Với giá trị dinh dưỡng và thương phẩm cao, số lượng cá thể ngoài tự nhiên lại có hạn cho nên rau ngót rừng được chọn là loài cây LSNG cần được bảo tồn và phát triển nhằm bảo tồn nguồn gen quý đồng thời góp phần tạo nguồn thu nhập cho cộng đồng dân cư sống gần rừng. Ở nước ta, những công trình nghiên cứu về cây rau sắng còn ít, chủ yếu tập trung vào điều tra và phân tích những đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và giá trị sử dụng. Những nghiên cứu về các phương pháp nhân giống còn nằm trong giai đoạn thử nghiệm, thành công bước đầu cho kết quả cao nhất là phương pháp nhân giống bằng hạt, chưa đáp ứng được nhu cầu về giống và khả năng tạo sản phẩm sớm. Theo Phạm Hoàng Hộ, (2003). Rau ngót rừng có tên khoa học là Melientha suavis Pierre, 1888 hoặc Melientha acuminata Merrill, 1926; thuộc họ Sơn Cam (Opiliaceae), bộ Đàn Hương (Santalales). Cây thuộc cây gỗ lớn, cao 4 – 14 m. Phiến lá thon hình bậu dục hay trái xoan, đặc biệt khi khô mặt trên của lá có một lớp như có cát mịn. Hoa nhỏ, thơm, mọc ở nách lá; đài rất nhỏ; cánh hoa 4-5; tiểu nhị 4-5 ngắn hơn cánh hoa. Hoa lưỡng tính, noãn sào 1 buồng, 1 noãn đứng. Quả nhân, khi chín có màu đỏ bầm, có vị chua chua, thơm. Phân bố từ dãy Hoàng Liên Sơn đến Đà Lạt. Lá ăn ngon như mỳ chính; hạt rang, ngon như đậu phụng [11]. Theo Võ Văn Chi, (2004), rau sắng được mô tả như sau: Cây gỗ nhỏ cao 4 - 8 m, nhẵn vỏ màu lục, khi già có màu lốm đốm trắng và hóa bần. Lá mọc so le, hình ngọn giáo, thu hẹp tù lại cả hai đầu, rất nhẵn dày, dài 7-12 cm,
  • 13. rộng 3 - 6 cm, gân bên 4 -5 đôi, mảnh, cuống là dài 4 -5 mm. Cụm hoa ở hai bên, nằm ở nách lá đã rụng, hình chùy phân nhánh và mảnh gồm có một cuống dài 13 cm, với các nhánh dài 4 cm. Hoa đơn tính, cao 2 mm, rất thơm. Quả nạc, thuôn hay hình trứng, dài khoảng 25 mm, rộng khoảng 17,5 mm, khi chín có màu vàng có hạch cứng chứa một hạt. Trên thế giới rau sắng phân bố chủ yếu ở Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan. Ở Việt Nam, thường gặp ở các tỉnh có một phần diện tích tự nhiên là núi đá vôi như: Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hà Tây cũ, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Kum Tum, Gia Lai, Bình Phước và Bà Rịa Vũng Tàu. Cây thường mọc ở rừng nguyên sinh và thứ sinh nghèo. Mùa ra hoa từ tháng 3-4. Mùa quả chín từ tháng 6-8. Hoa thường ra dọc theo thân. Người dân thường lấy ngọn và hoa để nấu canh, canh có vị ngọt, thơm, giàu acid amin quý, có lợi cho sức khỏe. [5]. Trên Website Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Việt Nam cho biết, rau sắng là một dạng cây thân gỗ, mọc tự nhiên trên núi, chủ yếu là những vách đá của núi đá vôi có độ cao từ 100 – 200 m trở lên so với mặt nước biển. Rau sắng phân bố ở một số tỉnh miền Bắc và ở các khu rừng già của dãy Trường Sơn, nơi có mật độ cao nhất là ở Vườn quốc gia Xuân Sơn thuộc huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ. Thân cây sắng thường có chiều cao hàng chục mét và đường kính thân đạt tới 20 – 30 cm. Rau sắng được phân thành cây cái và cây đực, cả 2 giống đều ra hoa, nhưng chỉ cây cái cho quả. Hoa thường có dạng chùm trắng muốt, lấm tấm như hoa ngâu thường gọi là rồng rồng. Trước kia rau sắng chỉ mọc hoang dã và bị người dân khai thác tận thu mà không có bảo tồn, chăm sóc và phát triển nên là một trong những cây có nguy cơ bị tuyệt chủng cao và được đưa tên vào Sách đỏ Việt Nam (1997). Cây sắng thường mọc dưới tán của các loài cây khác, nhưng nơi có đất ẩm, không ưa phân bón hóa học. Cây rất khó trồng do kén đất và nhạy cảm với các phương thức chăm sóc cơ học. Cây có thể được nhân giống bằng hạt,
  • 14. hom rễ; trồng phân tán, trồng xen vào các khu rừng tái sinh hoặc trồng xen với cây ăn quả. Hiện nay đã có nhiều nơi trồng thành công nhờ các dự án bảo tồn và phát triển như Vườn Quốc gia Xuân Sơn và xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây cũ. Cây sắng được khai thác khi đạt độ tuổi từ 3 - 4 năm trở đi. Mùa khai thác từ tháng 3 trở đi, tần suất khai thác là một tháng, đỉnh điểm là từ tháng 3- 4 của năm. Lá và chồi non có hàm lượng protit và acid amin cao. Trong 100g rau sắng có khoảng 6,5 - 8,2g protit, 0,23g lysin, 0,19g methionin, 0,08g tryptophan, 0,25g phenylanalin, 0,45g treonin, 0,22g valin, 0,26g leucin và 0,23g isoleucin, 11,5mg vitamin C, 0,6mg caroten v.v. Hoa và quả dùng cho các món sào hoặc nấu cũng rất ngon. Bợi vậy, đây là loại rau nấu canh ăn rất ngọt nước. Vì dinh dưỡng rất cao, ngon ngọt đậm đà, rau sắng ăn rất bổ cho những phụ nữ mới sinh và người mới ốm dậy, nó còn được coi là một vị thuốc chữa bệnh đường ruột rất tốt [12]. Trần Minh Cảnh (2007), với đề tài “Tìm hiểu điều kiện lập địa nơi mọc, đặc điểm tái sinh và kỹ thuật gây trồng rau sắng (Melientha suavis Pierra) tại Vườn Quốc gia Bến En Thanh Hóa” đã đưa ra một số kết luận như sau: 1. Điều kiện lập địa nơi mọc: - Khí hậu: Rau sắng phân bố ở khu vực có nhiệt độ bình quân năm là 23,30 C. Lượng mưa bình quân là 1.790 mm/năm. Độ ẩm không khí bình quân năm là 80%. - Địa hình: Rau sắng phân bố ở hai dạng địa hình là núi đá vôi và núi đất; độ dốc từ 150 – 200 ; độ cao trung bình: 150 – 225 m. - Đất đai: Đất nơi rau sắng mọc thuộc loại đất Feralit nâu phát triển trên đá Macma kiềm, trung tính và đất phong hóa trên núi đá vôi; nơi có độ dày tầng đất mỏng đến trung bình; thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình; độ ẩm từ ẩm tới hơi ẩm; kết cấu viên đến viên hạt, đất giàu mùn. - Công thức tổ thành của rừng nơi rau sắng mọc với hệ số tổ thành rau sắng tham gia là 0.8. Cụ thể:
  • 15. 1.0Ôr+0.9TM+0.8RS+0.7K+0.5SS+0.5LX+0.5G+0.4ĐPT+4.8LK - Mật độ rừng nơi rau sắng phân bố bình quân là 430 cây/ha, trong đó mật độ rau sắng trưởng thành bình quân là 33 cây/ha. - Thành phần loài cây đi kèm rau sắng bao gồm 5 loài rất hay gặp là: Ô rô, khổng, song sụ, trường mật và vàng anh; 5 loài hay gặp: Đại phong tử, lim xanh, re đá và vàng cương; và 15 loài ít gặp. - Diện tích dinh dưỡng bình quân của cây trưởng thành trong rừng tự nhiên là 12.35m2 . 2. Đặc điểm tái sinh: - Công thức tổ thành cây tái sinh xung quanh cây mẹ: 3.0RS+1.2Ôr+0.6CT+1.6SP1+1.2SP2+2.4LK Với hệ số tổ thành là 3.0 cho thấy khả năng tái sinh của rau sắng xung quanh cây mẹ tương đối tốt. - Rau sắng tái sinh ở trong tán và mép tán cây mẹ tốt hơn ở khoảng cách 2DT (DT: đường kính tán). - Ở ba cấp độ tàn che: 0.5-0.6; 0.6-0.7 và ≥0.7. Số lượng cây tái sinh ở cấp độ ≥0.7 thấp nhất hơn số lượng cây tái sinh ở cấp độ từ 0.5-0.7. 3. Tìm hiểu kỹ thuật gây trồng: - Cây con được tạo từ hạt. - Cây sắng được chọn làm cây mẹ có tuổi từ 8 trở đi. Mùa thu hái quả từ tháng 7-8, khi quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng chanh. - Quả thu về phải trà xát và đãi sạch lớp vỏ lụa bên ngoài. Hạt sau khi chế biến có thể gieo thẳng ngoài hiện trường, cấy trong bầu dinh dưỡng hoặc ủ trong cát ẩm đến khi hạt nảy mầm rồi cấy chuyển sang bầu dinh dưỡng [4]. Trên báo điện tử Kinh tế nông thông có phần đăng nói về kỹ thuật trồng rau sắng của Kỹ sư Lương Sỹ Quyết như sau: Rau sắng có gây trồng bằng hạt hoặc giâm hom cành. Quả rau sắng chín vào tháng 7-8. Khi thấy quả chuyển từ xanh sang vàng chanh thì tiến hành thu hái, ủ thêm một vài ngày cho quả chín đều, sau đó chà xát, rửa sạch hết lớp thịt bên ngoài. Xử lý hạt trước khi gieo bằng cách ngâm trong nước sôi (95-1000 C), sau đó để nguội dần đến 25-
  • 16. 300 C và duy trì nhiệt độ nay trong 2 ngày. Vớt hạt ra để ráo rồi đem gieo ngay hoặc ủ cho đến khi nứt nanh rồi mới gieo. Cây con đem trồng phải đạt từ 8 tháng đến 1 năm tuổi, cao 15-20 cm, cây sinh trưởng, phát triển tốt, thân thẳng, không bị sâu bệnh. Mật độ trồng rừng 1.600-2.500 cây/ha, trong đó rau sắng là 800-1.250 cây/ha. Trồng vào vụ thu hoặc vụ đông [4]. Theo Trần Ngọc Hải, (2008). Cây con rau sắng được tạo ra theo hai phương pháp, từ hạt hoặc bằng hom. Cụ thể là: 1. Tạo cây giống từ hạt: Quả thu hái từ tháng 7-8, khi quả bắt đầu khô, hạt vàng sẫm, sát bỏ lớp vỏ ngoài của quả. Sau đó xử lý: Hạt được ngâm trong nước với tỷ lệ là 3 sôi và 2 lạnh (nước có nhiệt độ: 40-450 C) duy trì trong 8 giớ. Để ráu hạt, rồi ủ trong cát ẩm nơi tối. Sau 3-4 ngày vỏ hạt bắt đầu nứt, đem gieo vào luống hoặc trồng trực tiếp vào bầu dinh dưỡng. Đến khoảng tháng thứ 2 cây bắt đầu nảy chồi, sau 8 tháng cây cao khoảng 30-35cm, có từ 4-5 lá mầm, lúc này ta có thể đem trồng ngoài hiện trường. 2. Tạo cây con bằng hom: - Hom được lấy từ cây mẹ từ 3-7 tuổi, trên cây chọn những cành bánh tẻ có đốm bì khổng. Hom cắt phải từ 2-3 mắt mầm, sau đó ngâm trong dung dịch khử trùng (Benlat hoặc thuốc tím nồng độ 0,1%) trong 5 phút. - Giâm hom: Chấm hom vào thuốc kích thích đã pha sẵn nếu thuốc ở dạng nước thì nhúng hom trong dung dịch 10 phút. Sau đó tiến hành cắm hom hom dâm, cắm hom nghiêng 600 so với mắt luống, độ sâu cắm hom là một mắt. - Hom được che phủ bằng vòm nilon, và lưới che có độ che phủ là 85%. Hàng ngày tiến hành tưới ẩm với liều lượng 1l/1m2 . Sau 1-2 tháng tuổi thay lưới che có độ che bóng là 50%. - Sau một tháng cây bắt đầu cho mầm, 3 tháng hom bắt đầu cho rễ, vào thời gian này từ 18h tiến hành bỏ vòm và đến 8h ngày hôm sau đậy vòm nilon
  • 17. lại. Sau 6 tháng cây có khoảng 3-4 lá mầm, bộ rễ cấp 2 bắt đầu phát triển, là thời điểm để chuyển hom từ giá thể cát sang bầu đất. Cây con chăm sóc trong vườn ươm từ 6-9 tháng có thể đem trồng ngoài thực địa [8]. Theo Phạm Quang Thắng (2009). Tại đề tài cấp tỉnh dưới sự hợp tác giữa sở khoa học nghệ Sơn La và trường Đại học Tây Bắc. Với đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng và phát triển rau bò khai, rau sắng tại Sơn La” . Rau sắng được giâm hom thử nghiệm với ba loại thuốc: IBA, IAA và NAA. Kết quả ban đầu cho thấy tỷ lệ nảy mầm khi sử dụng ba loại thuốc trên đạt từ 65%-85%. Trong đó IBA cho kết quả khả quan nhất. Đề tài đang tiếp tục đánh giá hiệu lực của từng loại thuốc, trong các thời vụ khác nhau để có kết luận chính xác về tỷ lệ nảy mầm của hom giâm [23]. Hội thảo khoa học các khối ngành nông lâm năm 2009 tổ chức tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên cho biết: Cây rau ngót rừng (Melientha suavis Pierre) tại khu vực nghiên cứu (xã Tân Dương huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên) là cây rau có giá trị sử dụng cao, mang lại nguồn thu nhập bổ sung cho cộng động dân cư tại địa phương, là đối tượng tiềm năng để phát triển. [18]. Trong cuốn: Dự án Lâm Sản Ngoài Gỗ. Pha II. Rau ngót rừng được mô tả rất rõ về đặc điểm sinh thái học, sinh vật học, giá trị sử dụng và bảo tồn. Đề cập đến vấn đề gây trồng, ngót rừng được nhân giống bằng hai phương pháp là bằng hạt và bằng hom. Phương pháp nhân giống bằng hạt là phổ biến, dễ áp dụng được cộng đồng sử dụng như một phương pháp chính để phát triển. Ngoài ra, phương pháp gây trồng bằng hom cũng được sử dụng, nhưng mang lại hiệu quả thấp, khó áp dụng, tỷ lệ nhân giống có thể đạt từ 50-70% [6]. Nguyễn Tiến Hải có bài viết trên trang website: dongtamxanh.com.vn về kỹ thuật gieo, trồng rau sắng. Tác giả đã nêu ra đặc điểm sinh thái, kỹ thuật gieo ươm, trồng và chăm sóc theo phương nhân giống bằng hạt như sau: 1. Đặc điểm sinh thái - Rau sắng trong tự nhiên ít mọc thành quần thể riêng biệt mà phân bố không đồng đều, mọc với nhiều loài cây khác nhau trên núi đá vôi và vùng
  • 18. đồi thấp, đặc biệt không trồng ở vùng trũng hoặc mực nước ngầm cao. Nếu được trồng tập trung ở địa hình núi đá vôi cây vẫn sinh trưởng và phát triển tốt. - Rau sắng có khả năng ra trồi mạnh về mùa xuân, hè, chậm về mua thu về mùa đông thì ngừng sinh trưởng. - Là cây thân gỗ nhỏ, sống lâu năm có bộ rễ ăn sâu khác biệt với cây trồng thường gặp khác. Cây ra hoa vào tháng 2-3, quả chín vào tháng 6-7. 2. Ươm giống - Quả chín vàng tiến hành thu hoạch, sau đó sát sạch vỏ, xử lý ngâm trong thuốc tím nồng độ 0,5% trong 15 phút ở nhiệt độ 450 C. Tiếp đó, rửa sạch thuốc tím trên hạt và ủ hạt trong cát sạch, ẩm cho đến khi hạt nảy mầm thì tra hạt vào bầu. - Bầu đóng bằng đất tơi xốp với tỷ lệ: 70% đất + 30% phân mục. Kích thước bầu có chiều dài: 25-30cm; rộng: 7-10cm. Luống từ khi tra hạt đến khi hạt ra lá mầm cần che bóng 100%, đến tháng thứ 4 trở đi giữ độ che bóng còn từ 60-70%. Cây con đạt tuổi từ tháng thứ 4 trở đi tiến hành đảo bầu một tháng một lần. Thường xuyên làm cỏ, phá váng tưởi ẩm cho cây. Tiến hành tưới đạm, lân (nồng độ 10%) từ tháng thứ 3. Nếu cây có hiện tượng héo do nấm, phun thuốc Boocđô với nồng độ 1%/ngày/lần cho tới khi bệnh dừng hẳn. 3. Trồng và chăm sóc - Cây con đem trồng thường chó chiều cao từ 25-30cm, đường kính gốc đạt 1,5-2,5mm. Cây sinh trưởng phát triển cân đối, không sâu bệnh. - Làm đất cục bộ, nơi trồng thường phải tạo độ che bóng từ 30-50%. Trong quá trình chăm sóc nếu có điều kiện nên tưới ẩm thường xuyên. - Mật độ trồng: 2m×2,5m hoặc 2m×2m; kích thước hố 40×40×40cm. Khi trồng chú ý nén chặt đất. Duy trì độ che bóng 30-50% ở giai đoạn đầu và giảm dần sau 2-3 năm tuổi và có thể loại bỏ hết độ che bóng từ tuổi thứ 4 trở đi. Định kỳ làm cỏ, phát dây leo, bụi dậm cho cây [9].
  • 19. 1.3. Nhận xét và đánh giá Qua tìm hiểu những nghiên cứu về cây rau sắng, ta thấy trên thế giới và Việt Nam đã thu được một số kết quả sau: - Những công trình nghiên cứu trên thế giới: Thứ nhất, những công trình nghiên cứu trên thế giới đã phân loại được cây rau sắng thuộc họ rau sắng (Opiliaceae), thuộc bộ Đàn Hương (Santalales), có tên la tinh là Melientha suavis như Paul Hiepko (1979) và Peter Hanelt, (2001). Thứ hai, đi sâu vào phân tích cấu trúc rừng rau sắng, giá trị và khu vực phân bố rau sắng của Soonthorn Khamyong (1995), Nakhonrat Tianpech, Prasan Swatsitang và Sayan Tanpanich (2008). Thứ ba, một số phương pháp nhân giống, ưu và nhược điểm của từng phương pháp của Somying Soontornwong, Rawee Thaworn, Attjala Roongwong, (2005). - Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam: Thứ nhất, mô tả các đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và giá trị sử dụng của Phạm Hoàng Hộ, (2003), Võ Văn Chi, (2004) và Trần Minh Cảnh, (2007). Thứ hai, tìm hiểu một số kỹ thuật gây trồng và chăm sóc như Lương Sỹ Quyết (trên website điện tử), Trần Ngọc Hải, (2008), Phạm Quang Thắng (2009), Nguyễn Tiến Hải (trên website điện tử). Cuối cùng là một số kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng rau sắng trong cuốn Lâm sản ngoài gỗ pha II do Chính phủ Hà Lan tài trợ và Kỷ yếu hội thảo khoa học các khối ngành nông lâm năm 2009. Như vậy, qua các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về cây rau sắng cho ta biết được những đặc điểm sinh học, sinh thái học, hiện trạng sử dụng và giá trị của nó trong tự nhiên và trong đời sống của cộng động dân cư gần rừng. Các kết quả nghiên cứu tìm hiểu các phương pháp nhân giống còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân giống, bảo tồn và phát triển
  • 20. của giống rau quý này. Chẳng hạn như, các thử nghiệm nhân giống phổ biến và được cho là thành công là phương pháp nhân giống bằng hạt, nhưng những nhu cầu về giống chưa đáp ứng được với nhu cầu của sản xuất. Hay phương pháp nhân giống bằng hom mới đề cập đến tỷ lệ thành công khá cao nhưng cũng chưa đưa ra được loại chế phẩm giâm hom cụ thể nào, nồng độ là bao nhiêu, thời vụ giâm hom đạt hiệu quả nhất. Hướng nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp nuôi cây mô cũng là một hướng đi tích cực để mang lại giải pháp cho nhu cầu bảo tồn và phát triển loại rau này, nhưng cũng chưa có một công trình nghiên cứu nào phát triển theo hướng này. Với những hạn chế trên, cũng là động lực để tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này, nhằm tìm ra một phương pháp nhân giống cho hiệu quả nhất, đáp ứng được các yêu cầu về phát triển và bảo tồn, góp phần tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư sống gần rừng từ loài rau quý này.
  • 21. Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện cơ bản khu vực nghiên cứu 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Ban QLKBT Thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng được xác lập tại Quyết định số: 1604/QĐ – UBND ngày 08/7/2009 của UBND Tỉnh Thái Nguyên. Với tổng diện tích: 17.639 ha, trong đó: đất có từng: 17.212,00 ha; Chưa có rừng: 427,0 ha, cụ thể: Bảng 2-1. Diện tích rừng đặc dụng phân theo xã Phân theo Xã Hạng mục Diện tích (ha) Phú Thượng Đình Cả Sảng Mộc Thượng Nung Thần Sa Vũ Chấn Nghinh Tường Cúc Đường Tổng số 17.639,0 1.926,84 432,86 1.799,65 3.903,6 5.547,13 2.126,21 1.900,24 2,47 Đất có rừng 17.212,07 1.872,18 432,86 1.772,36 3.362,02 5.306,66 2.126,21 1.339,80 Chưa có rừng 426,93 54,66 0 27,29 41,60 240,47 0 60,44 2,47 Có tọa độ địa lý: Từ 1050 51’ 05’’ đến 1060 08’ 38’’ độ Kinh Đông. Từ 210 45’ 12’’ đến 210 50’ 30’’ vĩ độ Bắc. - Phía Đông giáp: Phần ngoài rừng đặc dụng Xã Nghinh Tường và Bắc Sơn (Lạng Sơn). - Phía Tây giáp: Huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên). - Phía Nam giáp: Các Xã trong Huyện Võ Nhai. - Phía Bắc giáp: Phần đất ngoài rừng đặc dụng của Xã Thần Sa, Sảng Mộc và Na Rì (Bắc Kạn). Từ bảng 3-1, cho thấy: Diện tích đất có rừng của khu bảo tồn là khá lớn, có địa giới giáp với các huyện trong và ngoài tỉnh. Vì vậy mà, việc quản lý tài nguyên rừng đang gặp rất nhiều khó khăn.
  • 22. 2.1.1.2. Địa hình Địa hình chủ yếu là Castơ thuộc vòng cung núi đá vôi Bắc Sơn. Độ cao trung bình của khu vực 350 m – 500 m, điểm thấp nhất 100 m, điểm cao nhất là đỉnh Khau Nao 886m (là điểm tiếp giáp giữa 3 xã Sảng Mộc, Vũ Chấn, Nghinh Tường). 2.1.1.3. Khí hậu, Thủy văn a) Khí hậu Đặc điểm khí hậu của vùng chịu ảnh hưởng của dạng tiểu khí hậu do cánh cung Bắc Sơn đem lại, đặc biệt là mùa đông có gió mùa Bắc Đông. - Nhiệt độ trung bình năm là 18,40 C, tháng cao nhất (tháng 8) là 38,20 C, tháng thấp nhất (tháng 12) là 13,10 C. - Lượng mưa trung bình năm là 1820 mm. Tháng 3 là tháng có lượng mưa thấp nhất (50 mm). Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng tháng 8, với lượng mưa 2800 mm. Mùa khô thường chia làm 2 đợt từ tháng 1 đến tháng 2 và tháng 10 đến tháng 11, xen kẽ vào các đợt khô là những ngày có sương muối và mưa phùn kéo dài, đây là kiểu thời tiết đặc trưng của vùng. - Độ ẩm trung bình là 82%. Tháng thấp nhất (từ tháng 10 đến tháng tháng 1 năm sau) là 54%. Tháng cao nhất ( tháng 3 và tháng 8) là 93%. b) Thủy văn Hệ thống mương, suối nhỏ trong khu vực khá dày, phân bố đều trong toàn bộ khu vực. Đây là điều kiện tốt để phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên các nguồn nước trong khu vực đều bắt nguồn từ các dãy núi đá vôi, nếu rừng không được bảo vệ thì nguồn nước này sẽ nhanh chóng bị cạt kiệt. Trong đó: - Số lượng hồ chứa nước: 09 cái, diện tích mặt nước: 25,5 ha. - Số lượng ao chứa nước: 140 cái, diện tích mặt nước: 5,9 ha. - Đập, kênh, mương cứng: 9.110 m. - Kênh, mương đất: 8500 m.
  • 23. 2.1.1.4. Đất đai Đất đai trong khu bảo tồn được hình thành trên các loại đá mẹ: Phiến thạch sét, Riolit và Đá vôi. Bao gồm các loại đất chính sau: - Nhóm đất Đất xám, loại đất xám feralit và phụ biến chủng: Đất feralit trên phiến thạch sét. - Nhóm đất do trầm tích đá vôi phong hóa bao gồm 2 đơn vị là: Đất vàng tích vôi và đất nâu thẫm tích vôi. - Nhóm đất núi cao không có đá vôi phát triển trên đá Riolit vàng nhạt, xen lẫn phiến sét. Đất tốt có thể trồng cây hồi, cây chè tuyết. 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 2.1.2.1. Dân số, lao động, dân tộc và phong tục tập quán a) Dân số và lao động Theo thống kê dân số tính đến hết năm 2007, dân số trong vùng là 20.411 nhân khẩu, sinh sống tại 4.446 hộ gia đình, trên địa bàn 66 thôn bản, thuộc 6 xã và 1 thị trấn, Mật độ dân số trong vùng bình quân là: 42 người/km2 . Phân bố dân cư không đều, đa số các thôn bản tập trung ở thung lũng, gần sông suối, có khả năng làm ruộng nước và dọc theo các trục đường giao thông. Tổng số lao động trong vùng là 9.101 lao động chiếm 44,6% dân số, trong đó lao động nông nghiệp là chủ yếu: chiếm 85,7%; lao động thuộc các ngành nghề khác bao gồm cán bộ chủ chốt xã, huyện, cán bộ y tế, giáo dục. b) Dân tộc và phong tục tập quán canh tác, sử dụng rừng Trong khu vực có 5 dân tộc chủ yếu là Tày, Dao, Nùng, Kinh, H'Mông. Ngoài ra còn một số dân tộc khác có ít người như Cao Lan, Sán Dìu. Dân tộc Tày có số dân đông nhất với 8.720 người, chiếm 42,4%. Tiếp đến là dân tộc Dao với 4.816 người, tỷ lệ 23,4%. Dân tộc Nùng có 3.291 người, chiếm
  • 24. 16,0%. Dân tộc Kinh có 2.193 người, chiếm 10,7%. Dân tộc Mông có 1.518 người, chiếm 7,4%. Các dân tộc còn lại chỉ có: 21 người, chỉ chiếm 0,1%. Cùng chung sống trong một cộng đồng, đã có nhiều hoạt động học tập, trao đổi, giao lưu lẫn nhau nhưng giữa các dân tộc vẫn có những phong tục tập quán canh tác khác nhau. * Dân tộc Tày Dân tộc Tày có dân số đông nhất trong vùng. Người Tày sống ở vùng thấp thành bản làng ven theo suối và đường liên xã chủ yếu ở các xã Thượng Nung, Sảng mộc, nghinh Tường, Thần Sa. Tập quán canh tác của họ làm ruộng nước, làm nương màu và chăn nuôi. Người Tày có mức sống khá hơn so với dân tộc ít người khác. Ngoài ra còn một số hộ ở thị trấn, trung tâm các xã đã phát triển một số ngành nghề phụ và dịch vụ buôn bán nhỏ. * Dân tộc Dao Là dân tộc có số dân đông thứ hai trong vùng, người Dao đã định cư từ lâu trên các bản cao, xa. Tập trung nhiều ở các xã Vũ Chấn, Nghinh Tường, Thần Sa, Phú Thượng. Tập quán canh tác của họ làm nương màu và ruộng lúa. Quá trình sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi còn dựa nhiều vào thiên nhiên nên năng suất cây trồng vật nuôi thấp, tỷ lệ đói nghèo còn cao. * Dân tộc Nùng Người Nùng sống thành bản tập trung ở các thung lũng, ven suối, hai bên đường liên thôn, liên xã. Tập quán canh tác gần giống với người Tày như làm ruộng nước, làm nương màu và chăn nuôi gia súc gia cầm. Đã có một số hộ làm dịch vụ kinh doanh buôn bán nhỏ. * Dân tộc kinh Người Kinh sống tập trung nhiều ở thị trấn Đình Cả và trung tâm các xã trong vùng, chủ yếu làm dịch vụ buôn bán. * Dân tộc H'Mông
  • 25. Người H'Mông sống ở các thung lũng cao, xa, phân bố nhiều nhất ở các xã Thượng Nung, Sảng Mộc, Thần Sa. Tập quán canh tác làm ruộng bậc thang, làm nương, chăn nuôi, đời sống của họ còn nhiều khó khăn do tập quán canh tác còn lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. * Các dân tộc khác Ngoài các dân tộc chính nêu trên còn có một số dân tộc ít người khác như dân tộc Cao Lan, dân tộc Sán Dìu. Phân bố ở xã Thần Sa, xã Vũ Chấn. Tập quán canh tác còn lạc hậu phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. 2.1.2.2. Tình hình sản xuất nông – lâm nghiệp và các ngành nghề khác Theo kết quả điều tra dân sinh kinh tế xã hội, cuộc sống của nhân dân trong khu vực còn ở mức thấp. Tổng sản lượng lương thực bình quân năm đạt: 9.208,8 tấn. Trung bình đạt 451 kg/người/năm. Thu nhập bình quân đạt 3,5 triệu đồng/người/năm. Số hộ nghèo trong khu vực là 1.735 hộ, chiếm 39% tổng số hộ. Do cuộc sống khó khăn, người dân thường xuyên vào rừng kiếm củi, khai thác gỗ... để kiếm sống đã tác động xấu đến rừng. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm suy giảm giá trị của rừng cả về diện tích và chất lượng. a) Sản xuất nông nghiệp * Trồng trọt Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các xã trong vùng chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng diện tích tự nhiên: chiếm 5,07%. Đất lúa và lúa màu tập trung ở các thung lũng lớn và tương đối bằng phẳng, nhiều nhất ở các xã Phú Thượng, Vũ Chấn, Thượng Nung, chiếm 48,74% tổng quỹ đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp còn lại là đất nương rẫy cố định, nương rẫy luân canh và diện tích đất vườn tạp. Do thiếu vốn, điều kiện địa hình lại phức tạp, giao thông chưa thuận tiện, việc đầu tư về giống, vốn, kỹ thuật cũng như việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tình trạng sử dụng đất theo phương pháp cổ truyền, canh tác quảng canh còn khá phổ biến ở nhiều hộ gia đình. Những
  • 26. điều đó đã dẫn đến tình trạng đất nhanh bạc màu, năng suất cây trồng thấp. Diện tích đất nương rẫy bị thoái hóa chiếm tỷ lệ khá cao. Việc phát triển kinh tế vườn và xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, kinh tế trang trại của địa phương còn nhiều hạn chế. Một số hộ gia đình đã xây dựng mô hình vườn cây, ao cá, chuồng trại song vẫn còn manh mún, chưa tạo ra những mô hình nông lâm kết hợp có hiệu quả về kinh tế và môi trường, chưa tạo thành hàng hóa có giá trị cao. Các loài cây trồng chủ yếu là lúa nước, lúa nương, ngô, sắn. Năng suất bình quân cho các loại cây trồng chính khá cao, năng suất lúa 1 vụ đạt 3,7 tấn/ha, lúa 2 vụ: 4,5 tấn/ha, ngô: 3,3 tấn/ha, sắn: 3,1 tấn/ha. Tổng sản lượng lương thực quy thóc của vùng 8.136,3 tấn, bình quân lương thực đạt 399 kg/ người/năm. * Chăn nuôi Số lượng đàn gia súc của khu vực bao gồm 21.759,0 con, gia cầm các loại là 107.783 con. Bình quân mỗi hộ có: 1 con trâu; 0,5 con bò; 3 con lợn và 24 con gia cầm. Phần lớn các loài gia súc gia cầm được chăn thả tự do. Việc phòng chống dịch bệnh hàng năm chưa được chú ý. Mô hình trang trại trong chăn nuôi chưa phát triển, chủ yếu vẫn là quy mô hộ gia đình và mang tính tự cung tự cấp, chưa có đầu tư vốn và khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, đưa sản phẩm chăn nuôi trở thành hàng hoá. Vì vậy, sản lượng đạt thấp, thu nhập từ chăn nuôi không cao. b) Sản xuất lâm nghiệp * Tình hình giao đất khoán rừng Công tác giao đất khoán rừng đã thực hiện từ trước năm 2000. Hầu hết diện tích núi đất đã được giao đến hộ gia đình. Chỉ còn tỷ lệ nhỏ diện tích núi đất chưa giao là những diện tích ở xa, có độ dốc lớn. Diện tích rừng núi đá ở xã Thần Sa, Phú Thượng (trong khu bảo tồn cũ) đã được giao khoán bảo vệ đến các hộ dân. Còn lại rừng núi đá ở các xã Nghinh Tường, Thượng Nung, Sảng Mộc, Vũ Chấn vẫn do Uỷ ban nhân dân các xã này quản lý. Bên cạnh
  • 27. đó, tình trạng giao đất trùng lặp giữa các chủ quản lý còn tồn tại ở một số xã. Hiệu quả công tác bảo vệ, phát triển rừng vì thế còn hạn chế. Trong thời gian tới, cần tiến hành rà soát và tổ chức lại việc giao đất, khoán bảo vệ rừng để công tác bảo vệ phát triển rừng có hiệu quả. * Tình hình quản lý bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng Công tác quản lý bảo vệ rừng đã được phối hợp thực hiện giữa chính quyền các cấp ở địa phương, Hạt kiểm lâm và Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên. Công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép được triển khai thường xuyên. Tuy nhiên, do địa bàn rộng và địa hình núi đá quá phức tạp, cuộc sống của một bộ phận người dân vẫn quen dựa vào rừng là chính nên tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn lén lút xảy ra. Có thể nhận thấy sức ép đối với rừng Thần Sa - Phượng Hoàng hiện tại vẫn không ngừng gia tăng, đe doạ sự an toàn của khu rừng. Một mô hình quản lý bảo vệ rừng được thực hiện có hiệu quả là: khoán bảo vệ rừng đến hộ gia đình dưới sự giám sát, quản lý chặt chẽ của Ban quản lý khu bảo tồn và Uỷ ban nhân dân xã ở xã Thần Sa, Phú Thượng (hai xã trong khu bảo tồn cũ). Đây là mô hình quản lý cần được tiếp tục triển khai thực hiện trong thời gian tới đối với các xã trong khu bảo tồn mới đồng thời nhân rộng cho các khu rừng đặc dụng và phòng hộ khác trong vùng. c) Các ngành kinh tế khác Do điều kiện địa hình núi đá hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, tiềm năng về khoáng sản hạn chế nên các ngành kinh tế khác ở địa phương khó có điều kiện phát triển. Hiện tại chỉ có một số hộ gia đình kinh doanh buôn bán tạp hoá và ăn uống ở trung tâm huyện và các xã. 2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng a) Giao thông Giao thông trong vùng chưa phát triển. Toàn bộ hệ thống giao thông chỉ có gần 150 km đường ô tô. Trong đó chỉ có 13 km đường nhựa, còn lại là đường
  • 28. cấp phối và đường đất. Tất cả các xã trong vùng đều đã có đường ô tô đến được trung tâm xã. Tuy nhiên chất lượng đường rất xấu nên việc đi lại rất khó khăn, đặc biệt là trong mùa mưa lũ. Ngoài ra còn hàng trăm km đường mòn dân sinh trong các xã, thôn bản, mặt đường nhỏ hẹp, chất lượng xấu. b) Điện nước sinh hoạt Tất cả các xã trong khu vực đã có hệ thống điện lưới quốc gia. Tuy nhiên, đường điện mới chỉ được kéo đến các trung tâm xã và một số thôn bản nằm ven đường giao thông chính của xã. Các bản nằm xa trục đường chính vẫn chưa được sử dụng điện. Hiện tại, một số hộ sử dụng máy thủy điện nhỏ và máy nổ để phát điện sử dụng trong gia đình. Do điều kiện địa hình núi đá rất phức tạp nên chương trình nước sinh hoạt nông thôn đã được đầu tư xây dựng nhưng vẫn ở phạm vi hẹp. Nhiều hộ gia đình vẫn phải tìm nguồn nước tự nhiên từ trong núi để phục vụ sinh hoạt hàng ngày. c) Y tế , giáo dục, văn hóa xã hội - Y tế: Các xã trong khu vực đều đã xây dựng trạm y tế đặt ở trung tâm xã. Tại các trạm y tế các xã có 10 bác sỹ, 14 y sỹ, 7 y tá hoạt động khám chữa bệnh cho nhân dân trong vùng. Ngoài ra còn có 70 cộng tác viên tham gia y tế cộng đồng, 9 y sỹ hoạt động y tế học đường. Tuy lực lượng cán bộ y tế đã được tăng cường nhưng do đội ngũ cán bộ y tế chưa đồng đều, trình độ chuyên môn chưa cao, cơ sở vật chất và thuốc men còn thiếu nên công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cũng như công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh trong nhân dân còn hạn chế. - Giáo dục: Toàn bộ khu vực có 27 trường, 275 lớp với 4 cấp học: mầm non, tiểu học, phổ thông cơ sở và phổ thông trung học. Các trường ở thị trấn và ở trung tâm các xã được xây dựng khá khang trang. Điều kiện học tập ở đây đã cơ bản đảm bảo việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Còn lại một số trường ở các thôn bản có các lớp tiểu học. Hầu hết các lớp học này còn chưa được xây dựng kiên cố. Việc dạy và học của giáo viên và học sinh ở đây
  • 29. còn gặp nhiều khó khăn. - Trong khu vực tồn tại hệ thống khu di tích lịch sử có giá trị thuộc 2 xã Thần Sa và Phú Thượng, tại xã Thần Sa khu di tích lịch sử khảo cổ thuộc di chỉ thời trung kỳ đồ đá cũ cách đây khoảng 10 vạn năm đến 30 vạn năm. Tại xã Phú Thượng có hang Phượng Hoàng và Suối Mỏ Gà đây vừa là danh lam thắng cảnh cũng là nơi hoạt động bí mật của các nhà lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. 2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động bảo tồn và sự cấp thiết để thực hiện đề tài từ điều kiện cơ bản 2.1.3.1. Những thuận lợi - Vị trí địa lý cách thành phố Thái nguyên không xa, giao thông đi lại tương đối thuận tiện (có quốc lộ 2B chạy qua địa phận quản lý), hơn nữa trong khu vực có nhiều cảnh quan đẹp, nhiều di tích lịch sử văn hóa, nhiều nền văn hóa của các dân tộc khác nhau, đây là điều kiện để phát triển loại hình du lịch sinh thái – văn hóa. Thông qua các hoạt động du lịch nhân dân địa phương có cơ hội có việc làm từ đó sẽ giảm các hoạt động nguy hại vào tài nguyên rừng. - Đặc điểm tiểu khí hậu của vùng là điều kiện thuận lợi phát triển các cây trồng đặc sản và lâm sản phụ tạo thu nhập thêm từ rừng. - Người dân địa phương có nhiều vốn kiến thức bản địa có ích cho hoạt động bảo tồn khi biết khai thác hợp lý. - Được sự ủng hộ và quan tâm của các cấp chính quyền từ Trung Ương đến địa phương trong hoạt động bảo tồn. 2.1.3.2. Những khó khăn - Ban quản lý khu bảo tồn vừa được thành lập và nâng cấp quản lý từ cấp huyện lên cấp tỉnh nên còn nhiều khó khăn về tổ chức và hầu như cơ sở vật chất chưa có gì gọi là phục vụ cho hoạt động bảo tồn theo đúng nghĩa của nó, do vậy điều kiện để quản lý, nghiên cứu khoa học và hoàn thành tốt nhiệm
  • 30. vụ của CBCN và VC gặp nhiều khó khăn. Là cản trở để thu hút các dự án phát triển lâm nghiệp. - Địa bàn quản lý rộng lớn, không tập trung, bị chia thành thành nhiều ô, đan xen với nhiều kiểu phụ trạng thái khác nhau, tiếp giáp với nhiều đơn vị hành chính trong và ngoài tỉnh (chu vi khu vực đặc dụng là ≈ 180 km; nơi rộng nhất là 60 km; hẹp nhất là: 40 km), địa hình phức tạp, hơn nữa ranh giới giữa nơi ở và sản xuất của cộng động dân cư rất sát với rừng đặc dụng. - Hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên gỗ và khoáng sản, chưa khai thác được những nguồn lợi sẵn có của địa phương như: các loại lâm sản phụ, đất đai màu mỡ, cảnh quan đẹp… - Cơ sở hạ tầng còn yếu kém: giao thông đi lại và thông tin liên lạc khó khăn (nhiều trạm Bảo vệ rừng được xây dựng ở nơi chưa có điện và điện thoại). - Trình độ của cán bộ và cộng đồng địa phương thấp nên không hiểu rõ tầm quan trọng của khu bảo tồn đối với địa phương; khả năng ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất còn rất hạn chế. - Đất đai sản xuất nhỏ, hẹp xen kẽ giữa các thung lũng đá vôi, thời tiết về mùa đông khắc nhiệt (hiện tượng sương muối kéo dài). Do vậy, việc mở rộng sản xuất nông nghiệp gặp nhiều trở ngại. - Sức ép của sự tăng dân số và sức ép của nền kinh tế thị trường làm cho đời sống của những người nông dân nơi đây ngày càng trở nên khó khăn hơn, nguy cơ những tác động vào rừng gia tăng là điều không tránh khỏi. Như vậy, với những thuận lợi và khó khăn đặt ra đòi hỏi Khu BTTN Thần Sa – Phượng Hoàng cần có hệ thống giải pháp nhằm giảm những áp lực vào tài nguyên rừng. Trong đó, giải quyết việc làm phù hợp với trình độ và thế mạnh sẵn có của địa phương; giảm tỷ lệ đói nghèo là khâu then chốt quyết định đến sự thành bại đối với hoạt động bảo tồn. Gây trồng và phát triển
  • 31. nguồn lâm sản phụ (các loại rau rừng, phong lan, cây thuốc…) sẵn có của địa phương góp phần tạo ra việc làm cho cộng đồng dân cư gần rừng qua đó cũng là bảo vệ nguồn gen quý và ĐDSH đã được nhiều VQG và Khu BTTN áp dụng mang lại rất nhiều thành công. Khu BTTN Thần Sa – Phượng Hoàng cũng nên có những hoạt động tượng tự.
  • 32. Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu nghiên cứu 3.1.1. Mục tiêu chung Góp phần phần phát triển nguồn rau có giá trị kinh tế cao, tăng thu nhập và việc làm cho người dân gần rừng từ nguồn LSNG tại địa bàn Thái Nguyên và cả nước. 3.1.2. Mục tiêu cụ thể - Xây dựng kỹ thuật tạo cây con bằng con đường vô tính và hữu tính cây rau sắng để tạo nguồn rau có chất lượng cao. - Góp phần vào phát triển sản xuất loài rau quý hiếm, bảo tồn nguồn gen đang bị suy thoái và giảm áp lực vào tài nguyên rừng tại khu bảo tồn. 3.2. Giới hạn vấn đề nghiên cứu Do giới hạn về thời gian, phương pháp và địa bàn nghiên cứu nên việc tìm ra các đặc điểm sinh học; chế phẩm nhân giống và nồng độ quyết định đến tỷ lệ ra rễ của hom giống là hạn chế. Môi trường để mẫu cấy tái sinh và nhân nhanh phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ và thành phần các chất tham gia. Để tìm ra môi trường thích hợp cần một quá trình thực nghiệm lâu dài. Trong thời gian thực hiện đề tài do giới hạn về thời gian có thể ảnh hưởng đến kết quả đề tài. 3.3. Nội dung nghiên cứu Đề đạt được mục tiêu đề ra, đề tài tiến hành nghiên cứu những nội dung sau: 1. Nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp nuôi cây mô, nhằm tìm ra: - Ảnh hưởng của một số loại môi trường đến khả năng tái sinh chồi rau ngót rừng sau 60 ngày nuôi cấy. - Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất hữu cơ tự nhiên (nước dừa) đến khả năng nhân nhanh chồi rau ngót rừng sau 60 ngày nuôi cấy.
  • 33. - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số cytokine đến khả năng nhân nhanh chồi rau ngót rừng sau 60 ngày nuôi cấy. 2. Nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp giâm hom. - Tác động của chế phẩm IAA (Indole-3-Acetic Acid) với các nồng độ khác nhau ở độ tuổi cành hom khác nhau tới tỷ lệ ra rễ, số lượng và chiều dài rễ của hom giâm. - Tác động của chế phẩm IBA (Indole-3-Butyric Acid) với các nồng độ khác nhau ở độ tuổi cành hom khác nhau tới tỷ lệ ra rễ, số lượng và chiều dài rễ của hom giâm. - Tác động của chế phẩm NAA (Naphthalene Acitic Acid) với các nồng độ khác nhau ở độ tuổi cành hom khác nhau tới tỷ lệ ra rễ, số lượng và chiều dài rễ của hom giâm. 3. Nghiên cứu kỹ thuật tạo giống từ hạt. Theo các phương pháp: - Xử lý hạt bằng nước ở nhiệt độ (75-900 C) và ủ cát. - Gieo hạt trong cát. - Gieo hạt trực tiếp tại hiện trường nghiên cứu. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp kế thứa số liệu Để thực hiện được các nội dung tôi tiến hành kế thừa tài liệu tại một số nguồn thông tin như: - Các báo cáo của Ban quản lý khu BTTN. - Các báo cáo khoa học của ngành và một số trường Đại học. - Một số trang Web điện tử của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện khoa học lâm nghiệp; các Vườn quốc gia .v.v… 3.4.2. Phương pháp thực nghiệm 3.4.2.1. Quy trình thực hiện nội dung 2 - Đối tượng nghiên cứu: là chồi non rau ngót rừng thu hái từ khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng Võ Nhai, Thái Nguyên. Mẫu được thu từ những cây sạch bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt (vào thời gian 8-10 giờ sáng và vào những ngày nắng).
  • 34. - Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu: + Phương pháp lấy mẫu: Mẫu được thu hái là những chồi sau khi bật 30 ngày. Lựa chọn những chồi đang sinh trưởng, phát triển ở những cây khỏe mạnh, không bị sâu, bệnh. Tiến hành thu hái mẫu vào buổi sáng, khi lấy mẫu tránh làm trầy xước. Các mẫu sau khi thu phải bỏ vào túi nilon, buộc chặt đem vào phòng thí nghiệm. + Phương pháp xử lý vô trùng mẫu: Mẫu rau ngót rừng đem rửa sạch bằng xà phòng, dưới vòi nước máy, loại bỏ các phần thừa và tráng lại bằng nước cất. Sau đó lắc trong cồn 700 trong 1 phút và tráng lại bằng nước cất 4-5 lần. Tiếp theo khử trùng bằng HgCl2 nồng độ 0.1% trong thời gian 15 phút. Giai đoạn này khử trùng trong box cấy. Kết thúc khử trùng ta cắt chồi non thành những đoạn ngắn kích thước 1-1.5 cm (mẫu cấy) rồi cấy vào môi trường thí nghiệm. - Địa điểm nghiên cứu: Phòng nuôi cây mô, khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Điều kiện nuôi cấy trong phòng: + Nhiệt độ: 25 ± 20 C. + Ẩm độ: 60-70 %. + Cường độ ánh sáng: 2000-2500 lux. + Thời gian chiếu sáng: 8-10 giờ/ngày. - Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của một số loại môi trường đến khả năng tái sinh chồi rau ngót rừng sau 60 ngày nuôi cấy. + Môi trường nuôi cấy: 1. CT1 (Đ/C): MS* = MS (Phụ biểu 04) + 30g đường sacarose + 6,5g agar + 1mg BAP; pH = 5.8. 2. CT2: ½ MS* = 1/2MS +30g đường sacarose + 6,5g agar + 1mg BAP; pH = 5.8. 3. CT3: B5* = B5 (phụ biểu 05) + 30g đường sacarose + 6,5g agar + 1mg BAP; pH = 5.8. + Phương pháp bố trí thí nghiệm:
  • 35. Thí nghiệm chia thành 3 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại theo dõi 50 chồi/50 bình. Môi trường MS* được chọn làm công thức đối chứng. + Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ chồi tái sinh (chồi) được tính theo công thức: Σ số chồi tái sinh (chồi) * Tỷ lệ chồi tái sinh (%) = Σ số mẫu cấy đưa vào x 100 (3.1) - Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất hữu cơ tự nhiên (nước dừa) đến khả năng nhân nhanh chồi rau ngót rừng sau 60 ngày nuôi cấy. + Môi trường nuôi cấy: Sau khi nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại môi trường đến khả năng tái sinh của mẫu cấy. Lựa chọn môi trường nuôi cấy đạt hiệu quả cao nhất kết hợp với các nồng độ nước dừa (ND) khác nhau để tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của chất hữu cơ tự nhiên đến khả năng nhân nhanh chồi. Môi trường nghiên cứu cụ thể là: 1. CT1: (Đ/C): B5* 2. CT2: B5* + 50ml ND 3. CT3: B5* + 100ml ND 4. CT4: B5* + 150ml ND 5. CT5: B5* + 200ml ND + Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm chia làm 5 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại theo dõi 10 chồi/bình. + Chỉ tiêu theo dõi: Hệ số nhân chồi. Trong đó: Số chồi tạo thành (số chồi/bình) * Hệ số nhân chồi = Số chồi đưa vào (số chồi/bình) - Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số Cytokine (Cytokinins) đến khả năng nhân nhanh chồi sau 60 ngày nuôi cấy. + Môi trường nuôi cấy: 1. CT1 (Đ/C): B5* 2. CT2: B5* + 1mg BA (Benzyladenin) (3.2)
  • 36. 3. CT3: B5* + 1mgBAP (6-Benzylaminopurine) 4. CT4: B5* + 1mgK (Kinetin) 5. CT5: B5* + 1mg TDZ (Thidiazuron) + Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm chia làm 5 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại theo dõi 10 chồi/bình. + Chỉ tiêu theo dõi: Hệ số nhân chồi. Với công thức xác định: Số chồi tạo thành (số chồi/bình) * Hệ số nhân chồi = Số chồi đưa vào (số chồi/bình) Hình 3.1. Sơ đồ tóm tắt quy trình nghiên cứu 3.4.2.2. Qui trình thực hiện nội dung 3 Với nội dung 3, phương pháp thực nghiệm bao gồm một số vấn đề sau: a) Chế phẩm, nồng độ nghiên cứu và hom giống - Chế phẩm và nồng độ: + IAA với 3 công thức nồng độ: 100ppm; 200ppm;300 ppm. + IBA với 3 công thức nồng độ: 100ppm; 200ppm; 300ppm. + NAA với 3 công thức nồng độ: 100ppm; 200ppm; 300ppm. - Hom giống: + Hom giống được lấy trên cùng một cành có độ tuổi từ 12 – 18 tháng tuổi. + Loại hom: Non (ngọn), trung bình (áp ngọn) và hom già. Mẫu: Chồi non Khử trùng bằng HgCl2 0,1% trong 15 phút trong box cấy Môi trường nhân nhanh chồi (pH= 5,8) Môi trường tái sinh chồi ( pH= 5,8) TN 1 Mẫu cấy TN 2,3 (chồi) (3.3)
  • 37. + Phân chia loại hom dựa vào trực quan (màu sắc và vị trí của hom trên cành). b) Sơ đồ bố trí thí nghiệm theo 3 khối ngẫu nhiên - Với loại chế phẩm IAA. Khối 1 Khối 2 Khối 3 A3B2 A1B1 A2B3 A2B1 A1B2 A2B2 A1B3 A3B3 A3B1 A3B1 A3B3 A1B3 A1B2 A3B2 A2B1 A2B3 A2B2 A1B1 A1B1 A1B3 A2B3 A3B2 A2B1 A2B2 A1B2 A3B1 A3B3 Với loại chế phẩm IBA. Khối 1 Khối 2 Khối 3 A3B2 A1B1 A2B3 A2B1 A1B2 A2B2 A1B3 A3B3 A3B1 A3B1 A3B3 A1B3 A1B2 A3B2 A2B1 A2B3 A2B2 A1B1 A1B1 A1B3 A2B3 A3B2 A2B1 A2B2 A1B2 A3B1 A3B3
  • 38. - Với loại chế phẩm NAA. Khối 1 Khối 2 Khối 3 A3B2 A1B1 A2B3 A2B1 A1B2 A2B2 A1B3 A3B3 A3B1 A3B1 A3B3 A1B3 A1B2 A3B2 A2B1 A2B3 A2B2 A1B1 A1B1 A1B3 A2B3 A3B2 A2B1 A2B2 A1B2 A3B1 A3B3 Ghi chú: + A1, A2, A3 lần lượt nồng độ là 100ppm, 200ppm và 300ppm. + B1, B2, B3 lần lượt là loại hom non, trung bình và già. + Khối 1, 2 và 3 tương đương với 3 lần lặp. - Số hom trên 1 công thức thí nghiệm là: 36 hom. c) Vật liệu phục vụ nghiên cứu - Số lượng hom giống: 2.916 hom/27 ô. + Loại hom già: 972 hom. + Loại hom trung bình: 972 hom. + Loại hom non: 972 hom. - Thuốc khử trùng hom giống và giá thể: Benlat, nồng độ: 0.3% - 1%. - Giá thể: Cát vàng có đường kính 1 – 1,5 mm; Khối lượng: 1.5 – 1.8 m3 . - 27 hộp xốp; kích thước: 25 × 45 × 30 cm . - Các vật liệu làm giàn che: nilon, sắt Φ 8 mm, dây buộc v.v… - Ngoài ra: Kéo cắt cành, bình phun sương, túi đựng hom, thước đo, kính lúp…. d) Chỉ tiêu và thời gian đánh giá - Tỷ lệ ra rễ. - Số lượng rễ trung bình (cái).
  • 39. - Chiều dài rễ trung bình (cm). - Thời gian đánh giá: sau 75 - 90 ngày sau giâm. e) Tiêu chuẩn hom giống, cách giâm hom và chăm sóc hom sau cấy - Thời gian cắt hom vào buổi sáng; hom không bị sâu bệnh, sinh trưởng tốt. - Độ dài hom cắt từ 10 – 15 cm; mỗi hom có từ 2 – 3 lá và 1 – 2 mầm ngủ. - Đầu cắm của hom được cắt vát 450 , không để dập nát; cắt bỏ 3/2 – 1/2 diện tích phiến lá. - Hom cắt được xử lý bằng Benlat 0.3%, sau đó được ngâm trong các chế phẩm kích thích theo nồng độ định sẵn. Thời gian xử lý mỗi công đoạn là 1h. - Giá thể (cát) được xử lý bằng cách phơi năng khoảng 4 -5 giờ; nhặt hết rác và các vật phẩm lẫn khác; trước khi cấy hom, giá thể được khử trùng bằng Benlat 0.3% - 1%. - Trước khi cấy, giá thể được tưới thật ẩm; hom cấy vuông góc với bề mặt giá thể; độ sâu cấy hom từ 3 – 4 cm; khoảng cách cấy: 2 × 7 cm. Thời gian cắm hom trong ngày, không để qua đêm. - Hom sau khi cắm được che bằng giàn nilon (dưới tán lưới tản quang) và tưới ẩm thường xuyên; độ ẩm tưới duy trì từ 80% - 90%; tưới dưới dạng sương mù; thời gian giữa hai lần tưới phụ thuộc vào độ ẩm không khí thường từ 30 phút đến 1 giờ và thời gian phun mỗi lần tưới 6 – 10 giây. - Ngoài ra, cần chú ý nhặt vệ sinh phần lá rụng của hom thường xuyên. 3.4.2.3. Qui trình thực hiện nội 4 - Tiêu chuẩn cây mẹ: Chọn cây mẹ có độ tuổi từ 8 – 10 tuổi để lấy hạt, cây không bị sâu bệnh hại, sức sinh trưởng và phát triển tốt. - Thời gian thu hái quả: khi quả có dấu hiệu chuyển từ màu vàng cam đến vàng lửa ta tiến hành thu hái (thời gian quả chín thường từ tháng 7 – 8). - Quả sau khi được thu hái, đem trà xát và đãi sạch hết lớp vỏ bên ngoài, hạt thu được xử lý theo 3 công thức thí nghiệm:
  • 40. + Ngâm hạt trong nước nóng từ 75 – 900 C, sau đó dần để nước nguội đến 25 – 300 C, duy trì nhiệt độ này trong 2 ngày. Vớt ra đem ủ trong cát, trong thời gian ủ tiến hành tưởi ẩm ngày 1 lần (trong điều kiện có phủ bát nilon trắng). Theo dõi số lượng hạt nảy mầm và thời gian nảy. + Ủ hạt trong cát với độ ẩm bình thường, theo dõi số lượng hạt nảy mầm và thời gian nảy + Đem hạt gieo thẳng trong hiện trường nghiên cứu. Theo dõi số lượng hạt nảy mầm và thời gian nảy. - Số lượng hạt nghiên cứu cho mỗi công thức thí nghiệm: 100 hạt. Mỗi công thức nhắc lại 3 lần. - Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ nảy mầm và thời gian nảy mầm. + Tỷ lệ hạt nảy mầm: Σ số hạt nảy mầm * Tỷ lệ hạt nảy mầm (%) = Σ số hạt đem cấy x 100 (3.4) + Thời gian nảy mầm được tính từ ngày bắt đầu ủ và gieo. - Bảng biểu theo dõi thí nghiệm: Bảng 3.1. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu số hạt nảy mầm, tỷ lệ hạt nảy mầm và thời gian nảy mầm cho 3 công thức thí nghiệm: Xử lý nhiệt độ + ủ; ủ cát; gieo ngoài thực địa Nhiệt độ + Ủ Ủ Gieo thực địaCT LL Số hạt nảy mầm (hạt) Tỷ lệ hạt nảy mầm (%) Thời gian nảy mầm (ngày) Số hạt nảy mầm (hạt) Tỷ lệ hạt nảy mầm (%) Thời gian nảy mầm (ngày) Số hạt nảy mầm (hạt) Tỷ lệ hạt nảy mầm (%) Thời gian nảy mầm (ngày) 1 2 3 TB