SlideShare a Scribd company logo
1 of 236
Download to read offline
QT?Q 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
yỌ C THÁI NGUYÊN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TS. HOÀNG THỊ HỢI
S - ' ! -Ị s ■ í._ ẽ^ ■
. ẵ |_
í s j i é ì D
CổN TRÙNG
NÔNG NGHIỆP
N H À XUẤT BẢN N Ô N G N G H IỆ P
ĐẠI HỌC THÁI NGUYỄN
■ B
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TS. HOÀNG THỊ HỢI
Giáo trình
CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP
■
TẬP I
CỒN TRÙNG ĐẠI CƯONG
■
lẦ*
•'MON1
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
HÂ NỘI - 2001
■
MỤC LỰC
Lời nói đầu
Mở đầu
I. Khái niệm về côn trùng học và côn trùng
II. Vai trò của côn trùng đối với đời sống cây trồng, con người và xã hội
III. Nhiệm vụ và nội dung của môn côn trùng học nông nghiệp
IV. Sơ lược tình hình nghiên cứu côn trùng học nói chung và côn trùng học
nông nghiệp nói riêng
Chương 1: Hình thái học côn trùng
1.1. Nhiệm vụ
1.2. Khái quát về cấu tạo cơ thể côn trùng
1.3. Cấu tạo chi tiết của từng phần cơ thể côn trùng
1.3.1. Đầu và chi phụ của đầu
1.3.2. Ngực và chi phụ của ngực
1.3.3. Bụng và chi phụ của bụng
1.3.4. Da và vật phụ của da côn trùng
1.4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu hình thái học côn trùng
Chương 2 : Sinh lý giải phẫu côn trùng
2.1. Khái niệm và nhiệm vụ
2.2. Thể xoang côn trùng và vị trí các bộ máy bên trong
2.3. Cấu tạo và hoạt động sinh lý của các bộ máy bên trong cơ thể côn trùng
2.3.1. Cấu tạo của hệ cơ
2.3.2. Bộ máy tiêu hoá
2.3.3. Bộ máy hô hấp
2.3.4. Bộ máy tuần hoàn
2.3.5. Bộ máy bài tiết
2.3.6. Bộ máy thần kinh
2.3.7Ỗ
Bộ máy sinh dục
Chương 3 : Sinh vật học côn trùng
3.1. Khái niệm và nhiệm vụ
3.2. Phương thức sinh sản của côn trùng
3.2.1. Hiện tượng đực cái cùng cơ thế
3.2.2. Sinh sản lưỡng tính và sinh sản đon tính
3.2.3. Sinh sản thời kỳ sâu non
3.2.4. Sinh sản nhiều phôi
3.2.5. Hiện tượng thai sinh
3.3. Trứng và phát dục của trứng côn trùng
3.3.1. Cấu tạo cơ bản của trứng và các dạng trứng 100
3.3.2. Sự phát dục của trứng 102
3.4. Đặc điểm sinh học của côn trùng ở giai đoạn sâu non 107
3.4.1. Trứng nở 107
3.4.2. Sâụ non lột xác và sinh trưởng 108
3.4.3. Các loại hình sâu non 109
3.4.4. Hoạt động sống của sâu non 110
3.5. Giai đoạn nhộng của côn trùng 113
3.5.1. Các loại hình nhộng 113
3.5.2. Sự biến hoá của giai đoạn nhộng 114
3.6. Biến thái của côn trùng 115
3.6.1. Biến thái không hoàn toàn 115
3.6.2. Biến thái hoàn toàn 117
3.7. Đặc điểm sinh vật học của côn trùng ở giai đoạn trưởng thành 118
3.7.1. Hoá trưởng thành 118
3.7.2. Giao phối, thụ tinh và đẻ trứng của côn trùng trưởng thành 119
3.7.3. Tính ăn thêm của côn trùng trưởng thành 120
3.8. Các đặc điểm sinh vật học khác của côri trùng 120
3.8.1. Các biện pháp tự vệ (sự tự vệ) 120
3.8.2. Đặc tính tập thể của côn trùng 121
3.8.3. Hiện tượng ngừng phát dục của côn trùng 122
3.9. Hiện tượng dị hình trong côn trùng 124
3.10. Khái niệm về chu kỳ sống của côn trùng 126
Chương 4 : Sinh thái học côn trùng 128
4.1. Khái niệm 128
4.1.1. Khái niệm và nhiệm vụ 128
4.1.2. Những khái niệm cơ bản về sinh thái cá thể của côn trùng 129
4.1.3. Những khái niệm cơ bản về sinh thái chủng quần côn trùng 130
4.2. Vai trò của các nhân tố sinh thái đối với đời sống côn trùng 133
4.2.1. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái vô sinh đến côn trùng 133
4.2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh vật đến đời sống côn trùng 152
4.2.3. Ảnh hưởng các hoạt động của con người đến côn trùng 156
Chương 5 : Phân loại côn trùng 158
5.1. Khái niệm chung và nguyên tắc trong phương pháp phân loại 158
5.2. Hệ thống phân loại các bộ côn trùng 160
5.3. Bảng tra phân loại các bộ côn trùng 161
5.4. Khái quát các bộ, họ côn trùng chủ yếu trong nông nghiệp 172
Tài liệu tham khảo 230
4
LÒI NÓI ĐẦU
Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII (1/ 1993) về việc tiếp tục đổi mới sự nghiệp
giáo dục và đào tạo có nêu “Cần bồi dưỡng cho người học năng lực tư duy sáng
tạo, năng lực giấi quyết vấn để
Tại Trường Đại học Thuỷ lợi ngày 27/11/1998 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo cũng nói “Đã đến lúc Trường Đại học Thuỷ lợi cũng như các trường Đại học
nước ta nói chung cần tập trung vào việc cải tiến phương pháp dạy và học theo
hai phương hướng : tăng cường các phương pháp sư phạm tích cực, lấy người học
làm trung tàm”, đồng thời tận dụng tối đa những công cụ và công nghệ mới mà các
thành tựu to lớn của khoa học và công nghệ mang lại.
Đế thực hiện những nhiệm vụ trên, việc cung cấp các giáo trình, những tài liệu
phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập là hết sức quan trọng.
Năm 1982, dưới sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp, Vụ đào tạo đã tổ chức biên
soạn và xuất bản cuốn giáo trình “Cỏn trùng nóng nghiệp” (Nhà xuất bản Nông
nghiệp - Hà Nội) và từ đó đến nay chưa có cuốn giáo trình nào ra đợi đê bổ sung
những vấn đề mới. Trong khi đó, từ 1982 đến nay các ngành khoa học nói chung và
ngành bảo vệ thực vật nói riêng đã có những bước tiến đáng kể, mặt khác côn trùng
nông nghiệp và đặc biệt là các loài sâu hại cây trồng ngày càng phong phú và đa
dạng, quan điểm về phương pháp phòng trừ chúng ngày càng hoàn thiện hơn.
“Giáo trình côn trùng nông nghiệp” này gồm 2 tập ra đời giúp các bạn bổ
sung những thành tựu mới về côn trùng nông nghiệp và gạn lọc phần nào những kiến
thức đã lỗi thời (như các loại thuốc trừ sâu đã hạn chế và cấm sử dụng ở nước ta)
nhằm phục vụ công tác giảng dạy và học tập.
Côn trùng nông nghiệp rất phong phú và phức tạp, vì vậy cuốn giáo trình này
không thể đề cập đến một cách đầy đủ và trọn vẹn mọi vấn đề và mọi khía cạnh của
lĩnh vực côn trùng nông nghiệp.
Rất mong được sự thông cảm và góp ý của các nhà khoa học, của đồng nghiệp
và các bạn.
TÁC GIẢ
5
MỎ ĐẦU
I. KHÁI NIỆM VỀ CÔN TRÙNG HỌC VÀ CÔN TRỪNG
- Côn trùng học là một môn khoa học sinh vật chuyên nghiên cứu về những côn
trùng.
- Côn trùng (còn gọi là sâu bọ) là những động vật thuộc ngành chân có đốt
hoặc gọi là tiết túc (ARTHROPODA) có những đặc điểm cơ bản như sau :
+ Cơ thể chia ra ba phần : Đầu, ngực, bụng.
+ Trên đầu có một đôi râu đầu, miệng, một đôi mắt kép, 2 - 3 mắt đơn (một
số loài không có).
+ Ngực chia ba đốt mang ba đôi chân (vì thế còn gọi là lớp động vật sáu chân
Hexapodư). Thời kỳ sâu trưởng thành có hai đôi cánh (có loại chỉ có một đôi hoặc
hoàn toàn thoái hoá), không có chân bụng.
+ Lỗ sinh dục và hậu môn ở phía cuối bụng.
+ Hô hấp bằng hệ thống khí quản.
+ Trong quá trình sinh trưởng phát dục thường có biến thái bên trong và bên
ngoài.
Trong hệ thống phân loại động vật nói chung và ngành động vật chân có đốt
nói riêng thì côn trùng được xếp vào ngành phụ khí quản (Tracheatu). về nguồn gốc
tổ tiên của côn trùng có nhiều ý kiến khác nhau, Handlirsh cho rằng : nhóm côn
trùng cổ xưa (Pulaeodicìyopteru) là từ lớp tam diệp (Tribolita) tiến hoá trực tiếp lên.
Nhận định này nhiều học giả côn trùng không tiếp thu và họ đã cho rằng : côn trùng
lớp phụ không cánh (Apterygota) là từ lớp phụ có cánh (Pterygota) tiến hoá thànhệ
Hancea, Carpenter, Cramplton, nhận định rằng : côn trùng là từ lớp giáp xác
(Crustacea) tiến hoá lên. Thuyết này cho đến đầu thế kỷ XX vẫn thịnh hành, nhưng
gần đây thuyết này đã không chứng minh được nguyên nhân của sự khác nhau về hệ
thống cơ quan bên trong của lớp giáp xác và lớp côn trùng, cho nên không được
nhiều người đồng ý.
Brauer, Packard, Tillygard, Imms cho rằng : côn trùng bắt nguồn từ lớp đa túc
(Myriapoda). Nhiều ý kiến còn phân tích rõ côn trùng bắt nguồn từ bộ kết hợp
(Syniphyla) của lớp đa túc. Trong bộ này có loài Scolopeiulrelld rất giống côn trùng
loài Anajapy (bộ Diplura) mà đã được Imms xác định.
Côn trùng học ngày nay, tuỳ theo mục đích yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau có
thể chia thành từng môn hẹp như : côn trùng hình thái học, côn trùng sinh lý học
côn trùng bệnh lý học, côn trùng phân loại học, côn trùng sinh thái học, côn trùng
nông nghiệp, côn trùng lâm nghiệp, côn trùng y học, côn trùng thú y học v.v...
II. VAI TRÒ CỦA CÔN TRỪNG Đ ối VÓI ĐỜI SỐNG CÂY TRồNG, CON
NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
- Điểm nổi bật của lớp côn trùng gồm có nhiều loài. Số loài côn trùng đã biêt
chiếm 2/3 - 3/4 toàn bộ sô loài của giới động vật. Sô lượng về loài của côn trùng theo
sự thống kê ước tính của các nhà côn trùng học cho biết có từ 60 vạn - 150 vạn loài.
Sự thực số lượng những côn trùng chưa xác định tên hoặc chưa phát hiện hay chưa
thu thập được còn có thể vượt xa con số nêu trên. Hàng năm, người ta còn tiêp tục
ghi thêm được hàng trăm loài côn trùng mới. Số lượng cá thể của mỗi loài côn trùng
cũng rất lớn.
Thí dụ, một tổ kiến giống Atlas có tới 50 vạn con, một tổ ong lớn có thể có 6 -
8 vạn con. Số lượng cá thê đạt tới những con số to lớn khủng khiếp khi loài côn trùng
đó phát sinh thành dịch và di chuyên thành đàn. Thí dụ : Ở Trung Quốc năm 1941 đã
xảy ra nạn dịch châu chấu; theo số liệu thống kê, chỉ tính ở 10 huyện đã tiêu diệt
được 9.175.000kg châu chấu. Nếu giả thiết tính toán rằng : Cứ mỗi quả trứng của
châu chấu và mỗi con châu chấu non đều trở thành châu chấu trưởng thành thì số
lượng châu chấu có thể đạt trên 12 tỷ con. Nạn dịch châu chấu tương tự cũng đã xảy
ra ở Ai Cập, Tây Ban Nha, Liên Xô. Với số lượng khổng lồ như vậy, chúng có thể
bay che khuất ánh mạt trời, thậm chí trở ngại cho giao thông đường thuỷ, đường bộ,
hàng không và gây tác hại nghiêm trọng đối với cây trồng. Ớ nước ta đã có những
năm xảy ra dịch sâu cắn gié, sâu keo, sâu khoang, bọ rầy, bọ xít, bọ que v.v... với
mật độ sâu từ 400 - 1000con/rrr.
- Côn trùng không những đông về số lượng loài và số lượng cá thể, mà chúng còn
phân bố rộng khắp mọi nơi trên trái đất từ dưới đất cho tới không trung, từ biên cả, sông
ngòi, ao hồ cho đến sa mạc, núi rừng. Trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt như độ nhiệt
thấp -50°c hoặc độ nhiệt cao + 40°c vẫn có côn trùng phân bố và sinh sống, thậm chí
trong dầu mỏ cũng có côn trùng, thí dụ loài ruổi nước (Psilopiu peírolei) và ngay cá trên
thân thể bạn nữa cũng có nếu bạn không chú ý giữ vệ sinh.
Ổ các miền nhiệt đới ẩm, cây cối bốn mùa xanh tươi, thức ăn phong phú khí
hậu thích hợp cho nhiều loài côn trùng, do đó số lượng loài và số lượng cá thể của
mỗi loài tương đối nhiều. Thí dụ, ở Braxin côn trùng thuộc họ ngài trời
(Sphinghiilưe) có 90 loài, còn ở Châu Âu có 30 loài.
Sở dĩ côn trùng có sô' lượng loài và cá thể nhiều, đồng thời phân bố rộng là do
bản thân côn trùng có những đặc điếm cơ bản ưu thế hơn so với các loài động vật
khác như sau :
+ Cơ thể được bao bọc bằng inột lớp da có cấu tạo phức tạp, thích nghi với điều
kiện bất lợi của ngoại cảnh để sinh sản và duy trì nòi giống.
8
+ Côn trùng có thể bay được, nhờ đó mà phân bô rộng, kiêm ăn, giao phối,
trốn tránh kẻ thù. Trong động vật không xương sống, chỉ riêng côn trùng có đặc điểm
như vậyằ
+ Do cơ thể bé nhỏ nên côn trùng có thể sinh sống ẩn náu ở mọi nơi mà động
vật có xương sống cơ thể to lớn không thế tới gần hoặc ẩn náu. Mặt khác do cơ thể
bé nhỏ cho nên côn trùng với một lượng thức ăn rất ít cũng đủ nuôi sống chúng đê
sinh sôi nảy nở sang thế hệ sau. Thí dụ, một hạt gạo có thể cung cấp cho vài con
mọt gạo (Sitophilus ovyiaè) sinh sống.
+ Sức sinh sản của côn trùng khá nhanh và mạnh. Nói chung loài côn trùng nào
thời gian hoàn thành một thế hệ tương đối ngắn thì đồng thời sức sinh sản mạnh.
Theo Perkins, một cặp bọ rầy trong một năm sinh sản 6 lứa được 500 triệu con; một
mối chúa (Macrotermes siỉvestri) mỗi ngày đẻ 2949 quả trứng mà mỗi con mối chúa
có thể sống từ vài năm đến 19 năm; hoặc một cặp ruồi trong vụ xuân hè có thê sinh
sản được 500 ngàn triệu con (tính theo lý thuyết).
+ Sức sống và tính thích nghi tương đối mạnh. Cãn cứ vào kết quả khảo sát của
địa chất học cho thấy rằng : Lịch sử của côn tfùng xuất hiện trên trái đất ít nhất đã
qua 300 triệu 5 ngàn vạn năm. Vì vậy trước khi xuất hiện loài người thì côn trùng đã
có một quan hệ lịch sử lâu đời với giới động vật và thực vật. Khi đã có mối quan hệ
giữa người, thực vật và động vật thì tất nhiên có s.ự liên quan giữa côn trùng với con
người.
Như trên đã đề cập, mặc dù số lượng côn trùng nhiều nhưng thực ra số loài sâu
hại (tính toán một cách rộng rãi) chỉ chiếm 10% tổng số các loài côn trùng và các
loài sâu hại nghiêm trọng chiếm không quá 1%.
Thí dụ, ở Mỹ trong 100 nghìn loài sâu được phát hiện, có 10 nghìn loài được
xếp là sâu hại nhưng hiện nay chỉ có 100 loài là sâu hại nguy hiểm. Trong số 100
loài này cũng chỉ có 20 loài là sâu hại nguy hiểm nhất. Ớ Liên Xô trong 8.000 loài
sâu hại có 20 - 22 loài là nguy hiểm nhất cho nông nghiệp.
Trong số loài côn trùng, trên dưới 90% các loài không hề gây hại cho động vật
và thực vật thậm chí còn có ích, chúng giữ những nhiệm vụ rất quan trọng như hạn
chế sâu hại sinh sản, thụ phấn cho cây, tham gia vào quá trình tạo thêm độ màu mỡ
cho đất, tăng tính bền vững cho hệ thống sinh thái, v.v...
Vai trò,của côn trùng với động vật và con người thường được đề cập các mặt
sau đây :
1. Tác hại của côn trùng
• Đối với cây trồng.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức lương thực và nônẹ nghiệp của Liên hiệp
quốc (1954) cho biết, những mất mát về lương thực hàng năm do sâu bệnh phá hại
trên thế giới 83 triệu tấn (trong đó trên đồng ruộng khoảng 6% tổng sản lượng, còn
9
trong kho tàng khoảng 10% tổng sản lượng). Số lượng lương thực và thực phẩm tổn
thất kể trên có thể nuôi sống 400 triệu người trong một năm.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp đối ngoại Mỹ công bố nãm 1954 về những
mất mát do các yếu tố thì trung bình mỗi năm mất 8.300 triệu đôla, trong số đó có
2.000 triệu đôla mất đi do sâu hại.
Theo Lebedep (1919) cho biết, ở Liên Xô dưới thời kỳ Nga hoàng thiệt hại
hàng nãm do côn trùng gây ra mất tới 2 tỷ 430 triệu rúp, trong đó rau quả bị hại nặng
nhất. Ở Đức, trước chiến tranh, hàng năm thường bị động vật phá hại tới 400 triệu
đồng Mac, trong đó rau chiếm khoảng 15 - 20%, quả chiêm 10%. Hội nghị Bảo vệ
thực vật Trung Quốc (1955) cho biết : Lương thực bị tổn thất 10 - 20%, rau 30 -
40%, cây ăn quả 40 - 50%. Gần đây, Kulacôp (1968) đánh giá thiệt hại hàng năm do
côn trùng gây ra trên thế giới là 29 tỷ đôla, trong đó lúa mì thiệt hại 1,2 tỷ đôla (17
triệu tấn), lúa 9,7 tỷ đôla (120,7 triệu tấn), ngô 2,2 tỷ đốla (44 triệu tấn), khoai tây 1
tỷ đôla (23,8 triệu tấn), rau 2 tỷ đôla (23,4 triệu tấn), cây ăn quả 1,2 tỷ đôla (11,3
triệu tấn)...
Ổ nước ta, sự thiệt hại do côn trùng gây nên đối với sản xuất cũng rất lớn.
Phạm vi và mức độ thiệt hại tuỳ thuộc từng năm, từng vùng sản xuất mà có sự khác
nhau (xem phần chuyên khoa). Nói chung sơ bộ đánh giá thiệt hại hàng năm trên
đồng ruộng ở nước ta do sâu bệnh gây ra từ 10 - 15%.
• Đối với cây rừng, côn trùng có thể phá hại tàn lụi các khu rừng và các vườn
ươm cây rừng. Hiện nay, ở nước ta hàng năm có một số diện tích lớn rừng thông bị
sâu róm thông phá hại nghiêm trọng. Một số khu rừng lim (1968 ở Hà Bắc) bị sâu
đo phá trụi 3.000 ha, giẻ (1969 ở Cao Bằng) bị bọ que phá hại lOkrrr rừng.
Trong nhiều thập kỷ qua sâu róm thông liên tục phát sinh thành dịch gây
“cháy” thông ở nhiều tỉnh phía Bắc nước ta. Sâu ăn trụi lá làm cho một số cây thông
bị chết.
• Đối với cây cảnh, vườn hoa trong thành phố cũng bị côn trùng gây hại. Thí
dụ: Quất.bị sâu xanh (bướm phượng), rệp sáp phá hại, đào bị sâu đục nõn phá hại.
• Đối với nông sản phẩm bảo quản trong kho tàng. Sự phá hại của côn trùng đối
với các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp rất lớn. Côn trùng phá hại có
trên 300 loài, trong đó khoảng 50 loài gây tác hại đáng kể. Chủ yếu là côn trùng bộ
cánh vảy (Lepicloptera) và bộ cánh cứng (Coìeoptera). Trong điều kiện bảo quản
kém, cấu trúc kho sơ sài, độ nhiệt, độ ẩm cao thì sự thiệt hại thông thường có thể từ
5 đến 15%.
Thí dụ, năm 1969 điều tra kho ngô ở Đồng Đăng (Lạng Sơn) cho thấy có 3.300
đến 9.000 con mọt/kg ngô, đã làm thiệt hại mất 30 - 40%. Một số mặt hàng khác như
đỗ tương, lạc, dược liệu, tôm he, tre nan, mây cói, cũng thường xuyên bị sâu mọt phá
hại nặng.
10
• Đối với các công cụ giao thông và các công trình xây dựng bằng gỗ, tre,
nứa v.v... thường không tránh khỏi sự phá hại của các loài côn trùng như mối,
mọt, xén tóc.
• Đối với các động vật nuôi (trâu, bò, ngựa, cừu, gà, vịt) thường bị nhiều loài
côn trùng (và mạt) ký sinh làm giảm sức khoẻ ; giảm lượng sữa, nhất là loài ruồi ký
sinh Hypodermu trên da trâu, bò làm cho chất lượng da sút kém.
• Đối với người, nhiều loài côn trùng như chấy, rận, ruồi, muỗi, bọ chét rệp
giường, là những môi giới truyền bệnh hiểm nghèo. Chúng có thể gây nên các bệnh
như sốt rét, thương hàn, kiết lị, thổ tả, dịch hạch, xuất huyết.
Lịch sử thế giới đã cho thấy : năm 1947 tại Mông cổ bệnh dịch hạch (do bọ
chét truyền bệnh) đã làm chết 4 vạn người. Năm 1918 ở vùng Đông bắc Trung Quốc
dịch này đã chết 50 vạn người. Ở Liên Xô, trong những ngày đầu của Cách mạng
tháng 10, bệnh sốt rét do muỗi Anôfen đã àm cho 12 triệu rưởi người bị bệnh. Ở
nước ta trong những năm trước đây, bệnh sốt rét rất phổ biến, đến nay căn bản đã
được loại trừ.
2. Lọi ích của côn trùng
• Hạn chế vù tiêu diệt côn trùng hại. Trong quá trình đấu tranh sinh tồn của
côn trùng với ký sinh vật khác nói chung và côn trùng hại nói riêng, nhiều loài côn
trùng có ích đã tỏ ra có vai trò giúp ích đắc lực cho con người. Trong quần thể côn
trùng nói chung thường tồn tại nhiều loài côn trùng chuyên đi sãn bắt hay ký sinh
các côn trùng khác. Nhờ sự hiểu biết này mà từ lâu ông cha ta đã sử dụng “sâu diệt
sâu” như dùng tổ kiến để trừ sâu hại cây ăn quả. ở Mỹ, từ cuối thê kỷ XIX đã nhập
một loài bọ rùa (Rodoìia cardinalis) để diệt trừ rệp sáp hại cam (ỉcerya puì'íế
hasi)
trong nước. Hiện nay biện pháp dùng côn trùng diệt côn trùng đã trở thành một vấn
đề nghiên cứu sâu rộng và đã có nhiều công trình ứng dụng có kết quả trong thực
tiễn sản xuất.
• Truyền thụ phấn hoa tăng năng suất cây trồng. Nhiều loại cây phải dựa vào
gió, nước và các động vật khác (chủ yếu là côn trùng) làm môi giới cho sự thụ phấn
kết quả. Các giống cây chỉ có 10% nhờ gió làm môi giới, 5% tự hoa thụ phấn, còn
85% là nhờ côn trùng như các loài ong, bướm, ruồi. Vấn đề này ở nhiều nơi đã
nghiên cứu và kết luận rằng : Sử dụng ong mật thụ phấn hoa có thể nâng cao được
sản lượng, cải tạo được giống và nâng cao sức sống cho cây trồng đời sau trên đồng
ruộng và vườn cây ãn quả.
• Sử dụng côn trùng ìủrn thuốc cho người - có trên dưới 30 loài. Người ta đã
dùng các chất trong nọc châm của ong mật đê điều trị bệnh thấp khớp. Trong đại
chiến thế giới lần thứ I, người ta đã dùng giòi của ruồi xanh (Liicilia sericuta và
Phormia regina) để trị các vết thương thối rữa. Chất cantharidin thực ra là một chất
tổng hợp được phỏng chế theo chất nội tiết của côn trùng. Chất này dùng trị bệnh
tiểu tiện và kích thích cơ quan sinh dục.
11
• Cung tắ
ứp dinh dưỡng cho người. Mật ong, sữa ong chúa là những sản phẩm
được côn trùng (ong mật) tạo ra có giá trị dinh dưỡng khá cao. Chính vì vậy mà hầu
hết các nước đều phát triển nghề nuôi ong. Hiện nay trên thế giới có khoảng 50 triệu
đàn ong và sản lượng mật đạt tới 600.000tấn/ năm. Nước sản xuất mật ong nhiều
nhất là Liên Xô cũ (200.000 tấn/năm), năng suất mật cao (15 - 40kg/đàn/năm). Ở các
nước Australia, Mỹ, Canađa, Achentina. Nước nhập số lượng mật ong nhiều nhất là
Tây Đức (48.000 tấn/năm). Ngoài ra một số loài côn trùng có thể cung cấp chất đạm,
lipit cho người, thí dụ nhộng tằm, châu chấu.
Rệp bọc đường, mối chiên, bánh kẹp ruổi hoặc cho hương liệu gia vị như cà
cuống, v.v... Hiện tại có gần 500 loài côn trùng được tiêu thụ khắp thế giới, nhưng
có lẽ hàng vạn loài khác cũng ăn được . Hiện nay, nhiều nước như Mỹ, Trung Quốc,
Thái Lan, Campuchia... cũng như các nhà sinh thái nghĩ rằng : Côn trùng là thực
phẩm của tương lai.
• Cung cấp sản phẩm cho công nghiệp. Sản phẩm côn trùng tạo ra nguồn cung
cấp nguyên liệu cho công nghiệp nổi bật nhất là tơ tằm, ong mật, cánh kiến ...
Tơ là sản phẩm do tằm dâu (Bomby.x mori) tạo ra. Hiện nay nhiều nước ở vùng
Đông Nam Á đang phát triển nghề nuôi tằm lấy tơ. Sáp ong là sản phẩm do ong mật
tạo ra được sử dụng rộng rãi trong ngành y cũng như dùng để chế tạo giấy nến.
Cánh kiến là sản phẩm do loài rệp sáp (Lacciýer sp.) tạo ra. Chất cánh kiến này
được dùng nhiều trong công nghiệp chế tạo vecni, sơn dầu, mực in, chất cách điện.
• Tạo chất dinh dưỡng cho cây cối. Phần lớn côn trùng có vai trò to lớn
trong sự tuần hoàn vật chất. Chúng có thể phân hoá các chất mục nát của động
thực vật phối hợp với sự hoạt động của vi sinh vật tạo ra các chất dinh dưỡng cung
cấp cho cây.
• Cung cấp tài liệu cho các môn khoa học khúc. Một số loài côn trùng như ruồi
dấm (Drosophilu) được sử dụng trong việc nghiên cứu di truyền học, hoặc việc
nghiên cứu khu hệ côn trùng phân bố trên các vùng địa lý đất đai khác nhau có thể
giúp ích cho nhà thổ nhưỡng địa chất làm tài liệu chỉ thị sinh học, v.v...
Tóm lại, hiểu được vai trò của côn trùng đối với đời sống con người thì càng có
điều kiện để phát huy vai trò tích cực của chúng đồng thời hạn chế được mặt tiêu
cực, có hại của chúng đến mức tối đa.
III. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CỦA MÔN CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP
1. Nhiệm vụ của môn côn trùng nông nghiệp
Môn côn trùng nống nghiệp có nhiệm vụ :
- Nắm được thành phần côn trùng trên từng loại cây trồng ở từng vùng sản xuất
chính theo từng chế độ và kỹ thuật trồng trọt trong từng thời gian.
12
- Nắm được các đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh gây hại của từng loài
sâu hại phổ biến quan trọng trong từng điều kiện ngoại cảnh nhất định.
- Biết được các phương pháp phòng trừ thích hợp.
2. Nội dung của môn côiTtrùng nông nghiệp
Nội dung gồm hai phần : phần thứ nhất là côn trùng đại cương, phần thứ hai là
côn trùng chuyên khoa.
+ Phần côn trùng đại cương gồm có các chương :
Chương 1- Hình thái học côn trùng : Nói về cấu tạo và chức năng các bộ phận
bên ngoài của cơ thể côn trùng.
Chương 2- Sinh lý giải phẫu côn trùng : Nói về cấu tạo giải phẫu và các hoạt
động sinh lý bên trong của cơ thể côn trùng.
Chương 3- Sinh vật học côn trùng : Nói về các đặc trưng sinh sống (sinh sản,
tập tính v.v...) của côn trùng.
Chương 4- Sinh thái học côn trùng : Nói về cân bằng sinh học trong tự nhiên và
mối quan hệ giữa côn trùng với các điều kiện bên ngoài
Chương 5- Phân loại côn trùng : trình bày hệ thống phân loại của côn trùng và
khái quát các bộ họ côn trùng chính trong nông nghiệp.
+ Phần côn trùng chuyên khoa gồm có các chương là :
Chương 1- Nguyên lý và phương pháp phòng trừ : Nói về các cơ sở lý luận và
nội dung của từng biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại trong nông nghiệp.
Chương 2- Sâu hại cây lương thực
Chương 3- Sâu hại cây thực phẩm.
Chương 4- Sâu hại cây công nghiệp.
Chương 5- Sâu hại cây ăn quả.
Nội dung của các chương phần chuyên khoa chủ yếu đề cập các mặt hình thái
học, đặc điểm sinh vật học, quy luật phát sinh gây hại và biện pháp phòng trừ cụ thế
cho từng loài trên từng loại cây trồng.
IV. Sơ LƯỢC TÌNH HÌNH NGHIÊN c ú u CÔN TRÙNG HỌC NÓI CHƯNG
VÀ CÔN TRÙNG HỌC NÔNG NGHIỆP NÓI RIÊNG
1. Trong nước
+ Thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám -1945
Cuối thế kỷ XIX, trước khi thực dân Pháp đánh chiếm nước ta, một đoàn
nghiên cứu tổng hợp của Pháp mang tên “Mission Pavie” đã tiến hành cuộc viễn du ở
Đông Dương trong 26 năm (1879 - 1905) và bước đầu tìm hiếu hệ côn trùng Đông
13
Dương trong đó có Việt Nam. Tổng số loài côn trùng đã điều tra thu thập là 1.020
loài thuộc các bộ côn trùng. Các mẫu vật côn trùng này hiện lưu trữ tại các Viện Bảo
tàng Pari, Luânđôn, Giơnevơ, Stôckhôm (mẫu vật chủ yếu thu thập ở Lào,
Campuchia, ở Việt Nam có rất ít).
Sau đoàn này, người Pháp thiết lập những trạm và phòng nghiên cứu về côn
trùng, như Trạm nghiên cứu Chợ Ghềnh ở Ninh Bình phục vụ ở Nông trường Đồng
Giao, Phòng nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu khoa học ở Sài Gòn, phòng nghiên
cứu côn trùng thuộc Viện khảo cứu Nông Lâm ở Hà Nội.
Từ năm 1889 cho tới năm 1932 - 1934 có những thông báo về công trình
nghiên cứu côn trùng ở Đông Dương của một số tác giả như :
Côn trùng hại chè của Du Pasquier.
Mối, xén tóc và côn trùng hại mía, đậu của Fleutiaux 1901, 1912, 1925.
Lepidopteres heteroceres du Tonkin của Joannis.
Les Chrysomelinae du Sud de la Chine et du Nord Tonkin của Trần Thế Tương.
Faune entomologique de rind - Chine (1901) do Salvaza chủ biên.
Trong thời kỳ đại chiến thế giới thứ hai có xuất bản tập Scarabaeidae (họ bọ
hung) của R.Paulian và tập Lepidoptera (bộ cánh vảy) của A.Lemee.
Trước năm 1945 không xa lắm có những người Việt Nam đã đi bắt mẫu côn
trùng đê bán cho Trường khoa học Hà Nội, có những người đã điều tra về muỗi sốt
rét như cụ Hoàng Tích Trí (nguyên là Bộ trưởng Bộ Y tế).
Về côn trùng nông nghiệp đã có những bộ phận nghiên cứu côn trùng ở Viện
Nồng học Hà Nội, Viện Nông học Sài Gòn và một số trại thí nghiệm có phòng
nghiên cứu về tằm và những trạm sản xuất trứng tằm. Ở những cơ sở này, những
người thực sự bắt tay vào công việc hầu hết là công lihân viên chức người Việt có
trình độ khoa học kỹ thuật nhất định về côn trùng. J
Tinh hình công tác nghiên cứu côn trùng trong khoảng thời gian từ năm 1945
về trước có thể tóm tắt một số nét chính như sau :
- Cán bộ chuyên nghiên cứu côn trùng ở nước ta có rất ít.
- Các tài liệu thành văn về các công trình điều tra thí nghiệm để lại ít thấy có
những công trình về côn trùng liên quan trực tiếp đến những cây trồng nông nghiệp
và những công trình phục vụ sản xuất lại càng ít.
- Kết quả điều tra thí nghiệm chưa thể-hiện rõ trong sản xuất, chưa nói tới
những công trình phổ biến trong sản xuất đại trà ở các vùng lúa, ngô, khoai rau và
ngay cả những cây trồng có trọng tâm khai thác ở những đồn điền thực dân như đồn
điền cà phê miền bắc, miền trung, miền nam trưóc Cách mạng tháng Tám. Chúng ta
cũng chưa thấy được kinh nghiệm và kết quả đáng kể về phòng trừ côn trùng hại
trong sản xuất đại trà.
14
+ Thời kỳ sau cách mạng tháng Tám đến nay.
Từ ngày Cách mạng tháng 8/ 1945 đến nay, công tác bảo vệ thực vật nói
chung và về côn trùng học nói riêng có những bước tiến đáng kể.
♦ Về mặt tổ chức và cán bộ.
Từ nãm 1953 bắt đầu thành lập phòng côn trùng thuộc Viện trồng trọt. Với
phương hướng kỹ thuật và tổ chức lực lượng tốt đã dập tắt dịch sâu keo, sâu cắn lá
ngô v.v... Đề cao cảnh giác đối với âm mưu và hành động của giặc dùng chiến tranh
sinh học, chúng ta đã đào tạo được một số cán bộ (khoảng 50 người) để đảm nhiệm
công tác này.
Từ năm 1954 đến nay, các tổ chức về bảo vệ thực vật (BVTV) từ Trung ương
đến địa phương phát triển không ngừng, ở Trung ương có Cục Bảo vệ thực vật, Viện
bảo vệ thực vật, Trạm bảo vệ thực vật vùng. Phòng kiểm dịch thực vật ở các cửa khẩu
biên giới trực thuộc Cục Bảo vệ thực vật. Tại các trường Đại học nông nghiệp có
Khoa Bảo vệ thực vật hoặc bộ môn Bảo vệ thực vật. ở địa phương, mỗi tỉnh có một
hoặc hai, ba trạm BVTV trực thuộc Ty Nông nghiệp. Ở huyện có trạm BVTV và ở xã
hoặc hợp tác xã có tổ đội BVTV.
Lực lượng cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách BVTV đã và đang phát
triển mạnh từ trung ương cho tới địa phương. Đội ngũ cán bộ BVTV có trình độ Đại
học, trên Đại học đã được đào tạo tai các trường Đại học nông nghiệp trong và ngoài
nước. Cán bộ có trình độ trung học công nhân kỹ thuật được các trường Trung học
nông nghiệp hoặc Cục Bảo vệ thực vật trực tiếp đào tạo.
♦ Về mặt nghiên cứu thí nghiệm và kết quả chỉ đạo phòng trừ sâu hại.
Tháng 9 - 10/ 1961, Cục BVTV và kiểm dịch thực vật Bộ Nông nghiệp với sự
phối hợp của các trường Đại học Tổng hợp, Đại học Sư phạm. Trường Trung cấp
Nông Lâm Trung ương, Học viện Nông Lâm Trung ương (nay là Trưởng Đại học
nông nghiệp I), Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước đã tiến hành điều tra ở 32
tỉnh thành và khu tự trị Tây Bắc. Kết quả điều tra trên 30 loại cây trồng đã thu thập
286 loài sâu hại chính.
Trong năm 1965 Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước đã chủ trì tổ chúp,
những đợt định loại tên khoa học các tiêu bản côn trùng đã thu thập được ở các nông
trường quốc doanh với sự tham gia đóng góp của cán bộ côn trùng học một số ngành
liên quan (Nông nghiệp, Nông trường, Tổng hợp, Sư phạm).
Tháng 5 - 6/ 1966 Viện sốt rét ký sinh trùng (Bộ Y tế) đã tiến hành điều tra cơ
bản côn trùng ở Chi Nê - Hoà Bình và thu được nhiều tiêu bản côn trùng tự nhiên.
Từ 1966 - 1968, Bộ Nông nghiệp đã tiến hành điều tra cơ bản côn trùng lần thứ
2 trên khắp miền Bắc với quy mô tổ chức rộng và thời gian liên tục trong 2 năm đã
tập hợp được một khối lượng mẫu vật côn trùng khá lớn. Từ 1969 cho đến 1974,
nhiều cơ sở và cơ quan vẫn tiếp tục công tác điều tra cơ bản côn trùng ở miền Bắc và
ở những tỉnh phía Nam.
Song song với cổng tác điều tra cơ bản côn trùng, các cơ quan, trường học,
trạm BVTV đã và đang tiến hành nghiên cứu thí nghiệm khoa học và áp dụng những
tiến bộ kỹ thuật về côn trùng vào thực tiễn sản xuất.
Kết quả nghiên cứu đối với một số loài như các loài sâu đục thân lúa, sâu đục
thân ngô, bọ phấn hại cà chua, sâu đục thân cà phê, v.v... đã được xây dựng là
chương trình tiến bộ kỹ thuật.
Năm 1975 đất nước hoàn toàn thống nhất. Chúng ta tiếp thu các tổ chức và hoạt
động sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam. Công tác bảo vệ thực vật cũng mở
trên địa bàn cả nước. Hệ thống quản lý và chí đạo công tác bảo vệ thực vật có thêm
Trạm bảo vệ thực vật vùng duyên hải Nam Trung Bộ đóng ở Quảng Ngãi, Trạm vùng
đổng bằng Sông Cửu Long đóng ở Tiền Giang, Trạm kiểm dịch thực vật Đà Nẵng,
Trạm kiểm dịch thực vật thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động nghiên cứu khoa học và
tiến bộ kỹ thuật được thực hiện cho các tỉnh phía Nam ở Bộ môn bảo vệ thực vật
Viện khoa học nông nghiệp miền Nam, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, Viện
nghiên cứu cà phê ở Đắc Lắc, Trung tâm nghiên cứu bông Nha Hố (Ninh Thuận).
Cống tác đào tạo cán bộ đại học chuyên ngành bảo vệ thực vật được tiến hành ở
Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hổ Chí Minh và Trường Đại học Cần Thơ.
Ở giai đoạn này công tác bảo vệ thực vật đã trở thành một hoạt động được triển
khai toàn diện trên các mặt nghiên cứu khoa học, xây dựng tổ chức, đào tạo cán bộ
hình thành hệ thống hoạt động nhịp nhàng vừa đảm bảo tính chất quần chúng, tính
chất pháp lý và thể chế, tính chất chuyên môn, kỹ thuật trên cơ sở khoa học khá đầy
đủ.
Nhận thức, hiểu biết của người nông dân về đối tượng gây hại, về quy luật gây
hại và hình thành dịch, về các biện pháp phòng trừ về máy móc, công cụ và vật tư kỹ
thuật trong bảo vệ thực vật được nâng lên rõ rệt. Các hiện tượng mê tín dị đoan bị
đẩy lùi từng bước và cho đến nay việc cúng bái đuổi trừ tà ma hầu như không còn
nữa, ngay cả ở những vùng xa xôi hẻo lánh. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp ở
nhiều vùng, nông dân đã có ý thức làm công tác phòng trừ sâu bệnh ngay từ trước khi
gieo trồng cây. Các hoạt động luân canh, cày ải, dọn sạch tàn dư cây trên đổng được
áp dụng với ý thức ngăn ngừa sự lan truyền của sâu bệnh từ vụ này sang vụ khác.
Nông dân đã biết chọn các giống lúa, ngô, thuốc lá, bông, mía chống chịu sâu bệnh
để gieo trồng. Hạt giống lúa, giống ngô được xử lý nước nóng hoặc hoá chất trước
khi gieo. Nông dân nhiều nơi đã biết cách điều tra phát hiện sâu bệnh và tự giải
quyết bước đầu bằng những biện pháp phòng trừ tại chỗ và chí chờ đến các đội bảo
vệ thực vật chuyên trách khi sâu bệnh đã phát sinh thành dịch.
Hệ thống tổ chức chuyên trách công tác bảo vệ được hình thành từ cơ sở đến
trung ương, bắt đầu là các tổ bảo vệ thực vật ở xóm xã, thôn bản. Các tổ đội bảo vệ
thực vật làm nhiệm vụ điều tra, phát hiện sâu bệnh, hướng dẫn nông dân thực hiên
các biện pháp phòng trừ, mua sắm quản lý các loại vật tư, hoá chất bảo vệ thực vât
giữ mối liên lạc thường xuyên với các tổ chức chuyên trách bảo vệ thực vật của Nhà
16
nước. Các tổ, đội này thực sự là cầu nối giữa nông dân với các tổ chức bảo vệ thực
vật, giữa sản xuất với các hoạt động khoa học và công nghệ, giữa cơ sở với các tổ
chức quản lý cấp trên.
Ở cấp huyện, một số nơi đã thành lập các trạm bảo vệ thực vậtỗTrạm chịu sự
quản lý của phòng nông nghiệp huyện và chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn của trạm
(sau này là chi cục) bảo vệ thực vật tỉnh. Trạm huyện có nhiệm vụ hướng dẫn và
quản lý hoạt động các tổ đội bảo vệ thực vật ở cơ sở sản xuất, tiến hành việc nắm
tình hình sâu bệnh trên đồng ruộng, thực hiện các dự tính, dự báo ngắn hạn, mua sắm
và cung cấp các trang thiết bị hoá chất bảo vệ thực vật để cung cấp cho cơ sở sản
xuất, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tập huấn kỹ thuật cho các kỹ thuật viên bảo
vệ thực vật ở cơ sở sản xuất.
• • •
Ở tất cả các tỉnh đều thành lập trạm bảo vệ thực vật tỉnh, một số tỉnh còn có
thêm phòng hoặc tổ bảo vệ thực vật thuộc Sở nông nghiệp. Những năm gần đây trên
cơ sở trạm và phòng này đã chuyển thành các chi cục bảo vệ thực vật tỉnh. Chi cục
có nhiệm yụ điều tra, phát hiện nắm tình hình sâu bệnh trên đồng ruộng, tiến hành dự
tính dự báo thông báo tình hình diễn biến sâu bệnh cho các huyện mua sắm cung ứng
vật tư kỹ thuật cho các trạm huyện, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện chuyên môn
nghiệp vụ cho các cán bộ kỹ thuật bảo vệ thực vật trong tỉnh, báo cáo thông báo tình
hình diễn biến của sâu bệnh, các hoạt động bảo vệ thực vật, tình trạng thiết bị vật tư
lên Cục bảo vệ thực vật, thực hiện một khâu quan trọng hệ thống tổ chức bảo vệ thực
vật cả nước.
Từ những năm 80 thế kỷ 20 trở lại đây, do có những thay đổi trong tình hình
sản xuất nông nghiệp, nên tổ chức mạng lưới bảo vệ thực vật ở cấp vùng và trung
ương cũng có những thay đổi. Một số trạm bảo vệ thực vạt vùng ngừng hoạt động,
một số phòng kiểm dịch thực vật cửa khẩu cũng chấm dứt tồn tại. Trong cả nước chỉ
còn lại 3 trạm bảo vệ thực vật vùng : Bắc Bộ (đóng ở Hải Hưng), Trung Bộ (đóng ở
Quảng Ngãi), và Nam Bộ (đóng ở Tiền Giang). Các phòng kiểm dịch thực vật còn lại
ở cảng Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.
Các hoạt động bảo vệ thực vật ở giai đoạn này được đánh dấu với phong trào
cắt dảnh lúa héo và nhổ bông bạc để phòng trừ sâu đục thân lúa, xử lý hạt giống lúa
bằng nước nóng 3 sôi, 2 lạnh. Trong sản xuất chỉ riêng ở các tỉnh phía Bắc đã có
hàng nghìn lò xử lý giống lúa được xây dựng ở các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.
Đầu những năm 60, chúng ta nhập nhiều thuốc hoá học từ Liên Xô (cũ) và các
nước Đông Âu. Các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp quen dần với việc sử dụng
thuốc bơm trong việc phòng trừ sâu bệnh và hoạt động này tiếp tục mở rộng cho đến
ngày nay. Việc dùng thuốc hoá học đã có kết quả tốt trong việc dập tắt những trận
dịch sâu bệnh, đặc biệt đối với các loại thường phát sinh thành dịch như rầy nâu, sâu
cuốn lá, bọ xít, sâu đục thân lúa, bệnh đạo ôn, rầy xanh đuôi đen, sâu xám, sâu cắn
lá ngô, bệnh gỉ sắt cà phê, v.v... Tuy nhiên, thuốc trừ sâu bệnh cũng đã để lại những
hậu quả tiêu cực. Những năm có dịch, phải sử dụng nhiều thuốc hoá học, số người bị
17
ngộ độc vì thuốc tăng lên, một số sâu tăng dần tính chống thuốc như rầy nâu, sâu tơ
hại rau, nhiều nơi các loại côn trùng có ích bị tiêu diệt nhiều, không làm được vai trò
hạn chế sâu hại như trên các cánh đồng bông.
Cuối những năm 60, những nghiên cứu để sử dụng các biện pháp sinh học để
phòng trừ sâu bệnh được bắt đầu. Thuốc trừ sâu vi sinh vật trên cơ sở Bacillus
thuringiensis được nhập nội, nghiên cứu sản xuất ở trong nước và sử dụng ở một số
vùng trồng rau. Đi đôi với việc nghiên cứu thuốc vi sinh vật, những công trình
nghiên cứu về nuôi và sử dụng ong mắt đỏ cũng được tiến hành. Thời gian này, ong
mắt đỏ được dùng để trừ sâu đay, một số sâu hại lúa và sâu hại rau. Nhiều công trình
nghiên cứu được tiến hành để phát hiện và ghi chép các loại thiên địch ở nước ta
được thực hiện. Trong lâm nghiệp đã sử dụng nấm Beauveria để trừ sâu róm thông.
Các hoạt động sử dụng biện pháp sinh học vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.
Công tác điều tra phát hiện dự tính dự báo sâu bệnh có bước phát triển mạnh
mẽ vào cuối những năm 60, trong những năm đầu của thập kỷ 70. Hoạt động điều tra
phát hiện sâu bệnh định kỳ được thực hiện ở khắp các Trạm bảo vệ thực vật huyện,
tỉnh, vùng. Một số hợp tác xã cũng đã có kỹ thuật viên thực hiện điều tra định kỳ.
Trên cơ sở những tài liệu của điều tra định kỳ đã thực hiện dự tính dự báo ngắn hạn.
Từ giữa những năm 70, khái niệm tổng hợp bảo vệ cây được đưa vào nội dung
công tác phòng trừ sâu bệnh. Một số nghiên cứu được triển khai theo hướng này.
Những khảo sát về đặc tính chống chịu sâu bệnh của các giống cây được đẩy mạnh.
Nhiều khảo nghiệm và tổng kết về các biện pháp kỹ thuật canh tác phòng trừ sâu
bệnh được tiến hành. Những nghiên cứu về biến động quần thể sâu hại, về biến động
số lượng và quy luật hình thành các trận dịch, về các mối quan hệ sinh thái được xúc
tiến.
Trong những rtãm 80 của thế kỷ 20, các hoạt động phòng trừ sâu bệnh chuyển
dần sang hướng tổng hợp bảo vệ cây. Hướng hoạt động này đi sâu vào tất cả mọi
khía cạnh của công tác bảo vệ thực vật từ phòng trừ sâu bệnh trên đồng ruộng, đến
nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ. Tổng hợp bảo vệ cây trở thành chủ trương
chung của cả nước trong những năm 90.
Ở giai đoạn này công tác nghiên cứu khoa học bảo vệ thực vật có bước phát
triển mới. Viện bảo vệ thực vật được thành lập năm 1968 trên cơ sở phòng bảo vệ
thực vật của Viện nghiên cứu khoa học nông nghiệp. Viện là cơ quan đầu ngành trực
thuộc Bộ Nông nghiệp có nhiệm vụ tiến hành các công tác nghiên cứu và triển khai
các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên các lĩnh vực phòng chống sâu hại, bệnh hại , cỏ dại
và sử dụng thuốc hoá học trong bảo vệ thực vật. Bên cạnh Viện, công tác nghiên cứu
khoa học bảo vệ thực vật còn được tiến hành ở Trường Đại học Nông nghiệp Viện
khoa học Việt Nam, Trường Đại học Tổng hợp, Trường Đại học Sư Phạm Trại
nghiên cứu Chè Phú Hộ, Trạm nghiên cứu Cây nhiệt đới Phủ Quỳ, Cây ăn quả Xuân
Mai. Từ năm 1975 trở đi, sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, hoạt động nghiên
cứu khoa học bảo vệ thực vật còn được tiến hành ở Viện khoa học kỹ thuật nông
18
nghiệp miền Nam, Trường Đại học nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại
học Cần Thơ, Viện lúa đồng bằng Sông Cửu Long, Trung tâm bông Nha Hố, Trung
tâm nghiên cứu cà phê Eakmat, Viện nghiên cứu cao su Bến Cát.
Do tính chất chuyên dùng của các loại thuốc BVTV và các phương tiện máy
móc khác, cho nên hệ thống dịch vụ vật tư bảo vệ thực vật được tách khỏi vật tư nông
nghiệp từ đầu những năm 70 và xây dựng thành hệ thống riêng. Hiện nay đang hoạt
động có Công ty thuốc và vật tư bảo vệ thực vật I ở phía Bắc, Công ty thuốc bảo vệ
thực vật II ở thành phô' Hồ Chí Minh, Công ty thuốc sát trùng Việt Nam, Công ty khử
trùng. Các công ty này có một số chi nhánh, cửa hàng và đại lý ở nhiều địa phương.
Hoạt động bảo vệ thực vật ngày càng mở rộng, có liên quan và tác động mạnh
mẽ đến nhiều hoạt động sản xuất, đời sống và sức khoẻ nhân dân, cho nên Nhà nước
ta đã ban hành từng bước các văn bản dưới luật và luật. Điều lệ kiểm dịch thực vật
được ban hành từ những năm 60 là cơ sở pháp lý cho công tác kiểm dịch thực vật.
Trong những năm 70 và 80 có nhiều văn bản quy định về cách sử dụng và bảo quản
thuốc bảo vệ thực vật, về sản xuất và lưu thông các loại thuốc bơm, về vệ sinh thực
phẩm có liên quan đến sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Năm 1993, Chủ tịch nưóc
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Những tiến bộ kỹ thuật bảo vệ thực vật của thế giới đã được áp dụng vào Việt
Nam :
♦Giống lúa CR203 : Được tuyển chọn từ giống IR 8423 - 132-6-22 nhập nội từ
IRRI và được công nhận là giống quốc gia 1985. Giống có khả năng kháng rầy trong
những năm gần đây là giống CR203 được gieo cấy với diện tích 40 vạn ha vụ chiêm
xuân và 60 vạn ha vụ mùa.
♦Giống lúa RSB - 13 cũng là giống được tuyển chọn từ tập đoàn giống lúa
quốc tế và đang được tiến hành khu vực hoá với mục đích chống sâu đục thân lúa.
Diện tích hàng năm khoảng 20.000ha.
♦Tính đến nay (năm 1999) danh lục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở
Việt Nam gồm 87 hoạt chất với 270 tên thương mại.
♦Công nghệ nuôi nhân những côn trùng ký sinh và ăn thịt để trừ sâu cùng được
quan tâm.
Việc nghiên cứù về ong mắt đỏ được tiến hành từ năm 1973 đến nay. Những
cán bộ nghiên cứu và tiến hành đề tài này được đào tạo hoặc tập huấn từ Liên Xô
cũ, Pháp, Ân Độ, Trung Quốc, Thái Lan và Philippin. Kết quả đã xây dựng được
công nghệ sản xuất ong mắt đỏ với lượng nhỏ, tỷ xuất nhân trung bình 1/14 - 15
và cao nhất 1/27. Hiệu quả ký sinh trên sâu hại đạt 60 - 70%. Đã thả ong để trừ
các loài sâu đo xanh, sâu xanh hại bông, sâu cuốn lá loại nhỏ, sâu đục thân mía
và sâu róm thông. Tổn tại của đề tài : Hiệu quả còn bấp bênh do chất lượng ong”và
các yếu tố trong quá trình nhân thả, vì vậy, chưa có sức thuyết phục và diện sử dụng
còn hẹp chưa mở rộng được.
19
Việc nghiên cứu một số côn trùng ký sinh và côn trùng ăn thịt khác cũng được
tiến hành như : Ong vàng Habrobracon trừ sâu non cánh vảy, ong đen kén trắng
Cotesia pỉutelỉae, ong đen Diaderma trừ sâu tơ, bọ mắt vàng Crysopu trừ rệp, bọ rùa,
bọ xít ăn sâu và nhện nhỏ ăn thịt, các loài ký sinh ăn thịt cũng đang được nghiên cứu
trong phòng để tìm hiểu khả năng ứng dụng của chúng.
Công nghệ sử dụng vi sinh vật trừ sâu cũng được tiến hành từ 1972 đên nay.
Sử dụng các chế phẩm BT nhập nội từ Liên Xô cũ, Pháp, đã sử dụng để trừ sâu
tơ hại rau thuộc họ hoa thập tự, sâu xanh hai bông, sâu cuốn lá lúa, sâu đục quả đậu
và một số sâu cánh phấn khác. Hiệu quả trừ sâu tốt và đặc biệt đối với sâu tơ hại
rau sau 22 ngày sâu chết 80 - 100%.
Chế phẩm BT : Ngoài việc nhập nội BT, nhiều cơ quan trong nước tham gia sản
xuất chế phẩm này, đó là :
Công ty hoá chất Bộ công nghiệp,
Liên hiệp khoa học sản xuất hoá chất thành phố Hồ Chí Minh,
Viện công nghiệp thực phẩm,
Ban khoa học thành phố Hà Nội.
Các đơn vị này đã sản xuất và bán ra thị trường một khối lượng lớn chế phẩm BT
để trừ sâu tơ hại rau ở các vùng Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt.
Song chất lượng và hiệu qủa chưa ổn định vì chưa tiêu chuẩn hoá được sản phẩm.
Nghiên cứu sử dụng nấm có ích : Đã nghiên cứu hai loại nấm trừ sâu Beauveria
và Metarrhiiium dưới dạng bột thô để trừ rầy nâu, sâu đo xanh, câu cấu xanh, mối,
bọ hung đục dứa, châu chấu, sâu róm thông.
Nghiên cứu chế phẩm virus trừ sâu (NPV).
Nghiên cứu sản xuất NPV của sâu xanh, sâu đo xanh, sâu khoang, sâu keo da
láng, sâu róm thông theo hai hướng : Công nghệ nuôi nhân và sản xuất trong phòng,
thu thập và sản xuất nguồn NPV tự nhiên.
Đã sử dụng những loại chế phẩm trên hai dạng bột và nước để trừ 5 loài sâu
trên bông, thuốc lá, cà chua, sâu khoang trên lạc, bắp cải, sâu keo. Hiệu quả sau khi
phun 5 - 1 0 ngày sau chết 50 - 70%. Diện tích cây trổng được sử dụng nhiều là cây
bông. Hạn chế của những loại chế phẩm này là chưa mở rộng ra sản xuất được vì giá
thành còn quá cao, thời gian diệt sâu chậm. Hướng đang có nhiều triển vọng là
hướng sử dụng nguồn virus tự nhiên giá thành hạ và dễ làm.
Các cơ quan nghiên cứu chế phẩm NPV là Viện bảo vệ thực vật, Trung tâm
nghiên cứu cây bông Nha hố và trạm Lâm nghiệp Thanh Hoá.
Để có nguyên liệu sản xuất chế phẩm NPV, Viện Bảo vệ thực vật đã áp dụng
công nghệ nuối sáu nhân t£0 để nuôi hàng loạt các loài sâu xanh, sâu khoang, sâu
keo da láng, sâu cấn gié, sâu đục thân ngô trên môi trường thức ăn nhân tạo có cải
tiến phủ'hợp với điều kiện Việt Nam. Đối với dây chuyền nuôi sâu xanh có 10 người
20
làm việc có thể sản xuất khoảng 50.000 sâu/ tháng đảm bảo cho việc sản xuất chê
phẩm làm thí nghiệm, song giá thành còn cao.
Nghiên cứu một số tác nhân khác trừ sâu. Viện Bảo vệ thực vật kết hợp với một
số cơ quan khác tiến hành nghiên cứu một số biện pháp như :
- Diệt sản bằng hoá học : Tepa Thiotepa đối với sâu cắn gié và một số sâu cánh
phấn khác.
- Diệt sản bẳng vật lý phóng xạ.
- Pheromon sinh dục - dùng làm bẫy dự tính, dự báo và phòng trừ một số sâu hại.
Những công việc này còn đang ở bước đầu nghiên cứu.
Nghiên cứu thiên địch và nâng cao hiệu quả của nó trong phòng trừ sâu hại. Đã
thu thập được trên 500 loài ký sinh ăn thịt sâu hại và nhện hại trên 10 loại cây trồng
chính. Nuôi và theo dõi đặc điểm sinh học của một số loài thiên địch chính và nghiên
cứu chúng trong phòng trừ sâu hại.
Tóm lại, thời gian từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay chúng ta đã xây dựng
được tổ chức, tăng cường lựQ lượng cán bộ, đồng thời đã tích luỹ được nhiều tài liệu
cơ bản giúp cho việc xác định tương đối chắc chắn về tầm quan trọng của các đối
tượng sâu hại cây trổng chủ yếu, mặt khác chúng ta đã áp dụng các kết quả nghiên
cứu kịp thời vào sản xuất, do đó trong một phạm vi nhất định, chúng ta đã hạn chế
mức tối đa sự thiệt hại của dịch sâu hại.
2. Ngoài nước
Ngay thời xưa đã có sự hấp dẫn nghiên cứu về côn trùng do những hiện tượng
hàng ngày trong tự nhiên như sự phá hại của sâu bọ - kẻ thù của gia súc và cây
trồng xảy ra liên tiếp. Từ đó đã xuất hiện những ngành khoa học thực nghiệm như
nghề nuôi ong, nuôi tằm. Thí dụ : 3.000 năm trước công nguyên, Trung Quốc đã
biết nuôi tằm.
Trong sách cổ của Xiri (3000 năm trước Công nguyên) đã nói tới các cuộc bay
khổng lồ và tàn phá khủng khiếp của những đàn châu chấu sa mạc. Một học giả Hy
Lạp Arixtôt (384 - 322 trước Công nguyên) đã nói tới 60 loài côn trùng trong tác
phẩm của ông. Thực ra, cho đến nay trong 15 thế kỷ đầu Công nguyên chưa phát
hiện được đóng góp nào rõ ràng vào khoa học côn trùng. Đến thế kỷ thứ 17, người ta
ghi nhận công trình về giải phẫu tằm của Nhà bác học Manpighi (1628 - 1694) người
Italia. Ở thế kỷ thứ 18, có những công trình nổi tiếng của Nhà bác học Thuỵ Điển
Linnê (1707 - 1778) như tác phẩm “Hệ thống tự nhiên" trong đó côn trùng học được
dành vị trí đáng kê với việc xây dựng hệ thống 7 bộ côn trùng. Cùng thế kỷ này
Reaumur (1683 - 1757) nghiên cứu về sinh vật học và hình thái học côn trùng với 6
tập “Hồi ký vê lịch sử côn trùng" (1734 - 1742). Cuối thế kỷ thứ 18, nhà tự nhiên
học nổi tiếng người Nga là Viện sĩ Pallas (1741 - 1811) đã nghiên cứu nhiều về
thành phần côn trùng.
21
Đến thế kỷ thứ XIX, do các ngành khoa học nói chung phát triển và cây trồng
cũng phát triển đã tạo điều kiện để côn trùng học thực sự trở thành một khoa học .
Khi ấy nhiều nước đã thành lập Hội côn trùng học, sớm nhất là Hội côn trùng học
Pháp (1832), Anh (1833), Nga (1859). Các hội này giữ vai trò chỉ đạo trong việc phát
triển côn trùng học ở mỗi nước, ở thê kỷ thứ 19, các công trình nghiên cứu côn
trùng học phát triển mạnh mẽ về hình thái học, sinh vật học, phân loại và côn trùng
học thực nghiệm, đặc biệt là côn trùng học nông nghiệp.
Ở Nga, giáo sư Viện sĩ Brandt (1879 - 1891) nghiên cứu về cấu tạo hệ thần
kinh. Nhà bác học nổi tiếng Keppen (1833 - 1908) đã công bố 3 tập côn trùng có hại
(1881 - 1883). Ngoài ra, các nhà côn trùng học ưu tú khác như Covalepxki (1840 -
1901), Metnhicốp (1845 - 1916). ở Pháp, J.A.Fabre (1823 - 1915) chú ý nghiên cứu
sinh vật học và hoạt động của côn trùng. Tác phẩm nổi tiếng của ông Hồi ký vẽ côn
trùng" (1879 - 1903) đã được dịch ra nhiều tiếng trên thế giới.
Ở thê kỷ XX, ngành côn trùng học thực nghiệm được ra đời, mà hàng đầu là
côn trùng nông nghiệp và lâm nghiệp. Ở thế kỷ này, sự phát triển nhảy vọt của côn
trùng học trên tất cả các lĩnh vực làm cho côn trùng học phân ra hàng loạt những lĩnh
vực độc lập nhau. Thí dụ như cơ sở phân loại học đã nghiên cứu rộng rãi về sinh thái,
phòng trừ những côn trùng có hại bằng thuốc hoá học đã thu được hiệu quả.
Các nhà côn trùng học đóng góp nhiều trong việc nghiên cứu khu hệ động vật
đất là giáo sư A.P.Xeenzimova Chiansanxki (1866 - 1942) và giáo sư Iacôpxon (1871
- 1908). Cũng khoảng thời gian này có các nhà côn trùng học A.K.Moocvincô (1867
- 1938) và N.Iakuzơnhetxôp (1873 - 1948) với các công trình nghiên cứu về phân
loại học và sinh vật học, rệp muội và bướm nổi tiếng thế giới. Cơ sở phân loại học
hiện đại về côn trùng thượng đẳng đã được các nhà Bác học A.Handlirsch (1865 -
1935). A.B.Mactinôp (1878 - 1938), B.N.Schvanvich (1889 - 1957) nghiên cứu. Vẽ
hình thái học côn trùng có giáo sư H.Weber (1899 - 1956) và tiến sĩ R.E.Snodgrass
(1875 - 1962). Weber là tác giả cuốn ' Cẩm nang về côn trùng học đại cương" trên
cơ sở hình thái học. Còn Snodgrass là tác giả của nhiều tác phẩm về hình thái học đã
được tổng kết trong tác phẩm có giá trị là “Cơ sở hình thái học côn trùng”
(Principles of Insect morphology, 1935).
Trong lĩnh vực sinh lý học côn trùng, giáo sư người Anh V.B.Wigglesworth và
giáo sư người Pháp R.Chauvin rất nổi tiếng với những tác phẩm lớn về sinh lý học
côn trùng. Tiến sĩ người Anh nổi tiếng A.D.Imms (1880 - 1949) là tác giả của một
trong những tác phẩm có giá trị nhất về côn trùng học (A.general texbook of
Entomology 1925 * 1957).
Nhà khoa học nổi tiếng, tiến sĩ B.P.Uvarôp đã có nhiều đóng góp trong viêc
nghiên cứu côn trùng bộ cánh thẳng (Orthoptera) và là người đã tổ chức ra Trung
tâm nghiên cứu phòng trừ châu chấu đàn di cư ở Luân Đôn.
Giáo sư nổi tiếng người Ixraen F.S.Bodenheimer (1897 - 1959) đã đóng góp
nhiều trong việc nghiên cứu khu hệ động vật, về sinh vật học và côn trùng có hại ở
22
vùng Cận Đông và đã công bô nhiều công trình về hình thái học và lịch sử côn trùng
học. Giáo sư người Italia F.Silvestri (1873 - 1949) là một nhà khoa học và phòng trừ
sâu hại bằng sinh vật học, đồng thời đã phát hiện hai bộ côn trùng mới là Proturu
và Zoruptera.
Ngày nay, côn trùng học hiện đại là một lĩnh vực hoạt động khoa học và thực
tiễn quan trọng của nhiều cơ quan nghiên cứu, trường học và cơ sở sản xuất. Các
thành tựu to lớn về côn trùng đã và đang được tổng kết và thông báo tại các hội nghị
Quốc tế Bảo thực vật.
Về nghiên cứu côn trùng, các nội dung đã và đang được đề cập là :
+ Vấn đề kinh tế bảo vệ thực vật nói chung và côn trùng học nói riêng. Người
ta chú ý nhiều đến các thí nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu tác hại của côn trùng,
phản ứng của cây đối với các biện pháp được áp dụng để phòng trừ sâu hại, xây dựng
và áp dụng có chất lượng các phương pháp tính toán số lượng sâu hại và mối tương
quan với mùa màng bị tổn thất.
+ Các phương pháp phòng trừ sâu hại :
♦Biện pháp canh tác : Xem phần nguyên lý và phương pháp phòng trừ sâu hại
(phần chuyên khoa).
♦Biện pháp hoá học. Biện pháp hoá học để bảo vệ cây trồng đưa năng suất lên
cao hiện nay vẫn giữ vai trò quan trọng, có ưu điểm là đơn giản, dễ cơ giới hoá, tác
dụng nhanh, hiệu lực cao. Tuy nhiên sau thời gian sử dụng dài và rộng rãi đã biểu
hiện nhiều nhược điểm như : diệt cả loài côn trùng có ích truyền thụ phấn hoa, bắt ăn
hay kí sinh trên sâu hại, các loại ong mật ; số lượng sâu hại phục hồi nhanh chóng
sau khi quen thuốc. Một số loài trước kia gây hại thuộc loại thứ yếu, thì nay trở nên
phát triển mạnh mẽ, lượng dư thuốc gây nhiễm bẩn môi trường sống và tích tụ lại
trong thức ăn của động vật và con người v:v...
Mặc dù có nhiều nhược điểm như đã nêu, song hiện tại và trong tương lai biện
pháp hoá học vẫn là một bộ phận quan trọng trong hệ thống phòng trừ tổng hợp để
bảo vệ cây trồng. Sở dĩ như vậy vì các phương pháp tối ưu khác còn đang nghiên cứu,
chưa áp dụng rộng rãi ngay được. Người ta đang nghiên cứu các phương pháp sinh
vật học và sinh kỹ thuật để thay thế phương pháp hoá học, nhưng chưa hoàn chỉnh về
lý thuyết và còn ít được nghiên cứu trong việc ứng dụng vào thực tiễn.
Để phát huy ưu điểm và khắc phục các nhược điểm của việc sử dụng thuốc hoá
học phòng trừ sâu hại cần hoàn thiện dần các mặt sau đây :
- Thay thế chế phẩm bền vững bằng những chất ít bền vững hơn, dễ bị phân giải
trong thời kỳ sinh dưỡng của cây và không tổn dư trên cây, ở độ an toàn cao hơn.
- Điều chế và sử dụng thuốc an toàn đối với các sinh vật khác nhau.
- Thay thế dần các chất có độ độc cao bằng các chất ít độc đối với động vật có vú.
- Giảm sử dụng tối đa đối với các nguyên tố As, Pb, v.v.ắ.
23
- Tạo thành nhiều chủng loại thuốc với nhiều dạng chế phẩm có thể thay thê
lẫn nhau.
- Cải tiến dạng sử dụng với mục đích giảm giá sử dụng và giảm tiếp xúc khi
làm việc với thuốc.
♦Biện pháp sinh vật học và hoá học hiện đại.
Qua kinh nghiệm nhiều năm đã chứng tỏ rằng : Con người có thể sử dụng biện
pháp sinh vạt học để trừ sâu hại một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, việc áp dụng biện
pháp này vào thực tế sản xuất nông nghiệp rất phức tạp. Từ những năm 1960, người
ta đã nghiên cứu sử dụng kẻ thù tự nhiên của sâu hại : các loài côn trùng ăn sâu hay
sinh trên sâu hại, các vi sinh vật gây bệnh cho sâu hại.
Phương hướng của biện pháp sinh vật học hiện nay chủ yêu là :
- Bảo vệ quần thể sinh vật có ích (kẻ thù tự nhiên của sâu hại) bằng cách phối
hợp chặt chẽ giữa biện pháp hoá học và kỹ thuật trổng trọt một cách hài hoà có hiệu
quả.
- Nuôi cấy và nhân thả trên đồng ruộng các sinh vật có ích qua quá trình thuần
hoà lai tạo và nhập nội trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ các quy luật sinh học, sinh thái
học và dự tính dự báo đúng với kí chủ và sinh vật có ích.
Trong những năm gần đây, các công trình nghiên cứu nổi bật có triển vọng tốt
đẹp cho việc phòng trừ sâu hại, đó là biện pháp sinh kỹ thuật. Nói một cách cụ thế
hơn là hoá học hiện đại và biện pháp sinh học phổ biến đã hỗ trợ nhau tạo nên những
kết quả đáng kể. Thí dụ : Phương pháp trừ sâu bằng chất ngoại tiết sinh dục
(Pheromon) của côn trùng. Các chất tổng hợp tương tự với lượng dùng 20 - 30kg/ha
kết hợp với 0,5 - 2 gam thuốc trừ sâu có thể diệt một loài hay vài loài sâu cùng họ.
Người ta cũng có thể dùng Pheromon làm thành bả hấp dẫn sinh dục và dùng thêm cả
bẫy bả hấp dẫn thức ăn, tất cả có hỗn hợp với thuốc trừ sâu.
Người ta đã phát hiện được nhiều hợp chất yêu cầu gây tác dụng giống như tia
phóng xạ đối với sâu hại. Đã tìm ra được mối liên quan giữa tác dụng ngăn cản sự
phân chia tế bào của một số hợp chất hoá học với sự tuyệt sinh ở sâu hại do các chất
đó gây nên. Từ đó nảy ra phương pháp tuyệt sinh hoá học (Chemosterilants).
Một phương hướng mới khác trong việc phòng trừ sâu hại là ứng dụng các chất
nội tiết của sâu nhất là các chất điều khiển quá trình biến thái của sâu (chất nội tiết
sâu non - Juvenil hormon). Hiện nay người ta đã chế tạo được các chất nội tiết có thể
tiêu diệt hoàn toàn một số loài sâu. Các thuốc này được gọi là thuốc trừ sâu thế hê
thứ 3.
Ngoài các phương hướng nêu trên, một số hướng nghiên cứu khác như : Nghiên
cứu chất xua đuổi, chất điều hoà sinh trưởng cây, chất gây ngán (anti - feedants)
năng lượng điện từ, âm học, v.v... để phòng trừ sâu hại đã và đang được nghiên cứu ở
nhiều nước trên thế giới.
24
Chương 1
HÌNH THÁI HỌC CÔN TRÙNG
■
1.1. NHIỆM VỤ
Hình thái học côn trùng là môn khoa học nghiên cứu cấu tạo bên ngoài cơ thể
côn trùng.
Côn trùng giống như các sinh vật khác, do tính chất thích ứng rất phức tạp với
ngoại cảnh và trải qua nhiều thế kỷ chọn lọc tự nhiên mà cấu tạo cơ thể côn trùng trả
nên muôn hình muôn vẻ. Nhiệm vụ hình thái học không chỉ đơn thuần nghiên cứu
bản thân các cấu tạo của cơ thể mà đồng thời phải nghiên cứu nguyên nhân hình
thành các cấu tạo ấy, nghiên cứu mối tương quan giữa các cấu tạo với nhau và giữa
các cấu tạo ấy với hoạt động của những cơ quan bên trong, nghiên cứu mối tương
quan giữa cấu tạo với hoàn cảnh sống và những đặc tính sinh học của từng loài.
Thông qua những nghiên cứu nói trên, mặc dù biến đổi hình thái cấu tạo của côn
trùng rất phức tạp, song người ta đã tìm ra được tính quy luật của sự thích ứng, hiểu
rõ hơn được những đặc điểm chung nhất và đặc điểm cá biệt của cấu tạo hình thái
côn trùng. Chính nhờ đó đã đặt cơ sở cho công tác phân loại côn trùng, nhận biết côn
trùng hại cây trồng nông nghiệp và phòng trừ chúng.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ CẤU TẠO c ơ THỂ CÔN TRÙNG
Côn trùng là động vật không xương sống, chúng không có bộ xương trong như
các động vật có xương sống. Để giữ cho cơ thể côn trùng có một hình dạng nhất định
và để cho các hệ cơ có chỗ bám, côn trùng trưởng thành đều có một lớp da tương đối
cứng bao bọc bên ngoài tạo thành “bộ xương ngoài” (Hình 1).
Hình 1 ể
- So sánh bộ xương trong và bộ xưong ngoài
A - Bộ xương trong của động vật có xương sống.
B - Bộ xương ngoài của côn trùng (vẽ theo Snodgrass)
25
Cơ thể côn trùng không phải là một vỏ xác cứng chắc mà bản thân nó do những
vòng hẹp chất màng thường gọi là màng giữa đốt cắt chia cơ thể thành những đốt
vòng lớn hơn thường gọi là đốt cơ thể. Chính vậy, cơ thể côn trùng được chia đốt và
có thể cử động dễ dàng.
Cơ thể côn trùng do 18-20 đốt nguyên thuỷ tạo nên, chúng tập hợp lại chia cơ
thể thành 3 phần đầu, ngực và bụng. Các đốt ở phần đầu đã kết lại với nhau rất khít
chặt, nhìn ngoài rất khó phân rõ số đốt, nhưng trong thời kỳ phát dục phôi thai, có
thể thấy được vết tích chia đốt. Vì vậy, phần đầu do bao nhiêu đốt tạo nên là rất khó
xác định. Có nhiều người nghiên cứu và có nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho
đầu là do 6 đốt tạo nên (Heymons và Viallanes), có người cho là đầu có 4 đốt
(Holmgren, Hanstrom, Snodgrass), có người cho là đầu có 7 đốt (Folsom, Hansen,
Weismaur), có người cho là đầu có 5 đốt (Schvvanvitch). Nhiều ý kiến cho là đầu có
4 đốt. Ngực chia 3 đốt, đốt ngực trước, đốt ngực giữa, đốt ngực sau. Mỗi đốt ngực có
một đôi chân. Phần bụng do 11 đốt cấu tạo nên, nhưng ở côn trùng trưởng thành chỉ
thấy được 9 - 1 0 đốt hoặc ít hơn. Cuối bụng của côn trùng trưởng thành có loài còn
có lông đuôi và bộ phận sinh dục bên ngoài (Hình 2), còn các chi phụ khác đều đã
tiêu biến. I 1
Hình 2 .ểCấu tạo cơ thể châu chấu
1. Đầu ; 2.Ngực ; 3.Bụng ; 4. Râu ; 5. Mắt kép ; 6. Ngực trước ; 7.Ngực giữa ; 8. Cánh trước •
9. Cánh sau ; 10. Ngực sau ; 11. Lỗ thính giác ; 12. Lông đuôi ; 13. Bộ phận sinh dục n«oài •
14. Chân trước ; 15. Chân giữa ; 16. Chân sau (Tlieo Grost)
1.3. CẤU TẠO CHI TIẾT CỦA TÙNG PHAN c ơ t h ể c ô n t r ù n g
1.3.1. Đầu và chi phụ của đầu
Đầu là phần thứ nhất của cơ thể được cấu tạo bằng một vỏ đầu cứng cùnơ với 4
chi phụ đó là một đôi ràu đầu và ba đôi chi phụ miệng. Đầu là trung tâm của sư cảm
giác và lấy thức ăn. Cơ quan cảm giác có đôi râu đầu, có mắt kép và mắt đơn cơ
quan lấy ăn chủ yếu là miệng.
26
1.3.1.1. Cấu tạo cơ bản của đầu
Đầu côn trùng được phân chia thành các khu vực và các mảnh nhờ có đường
ngấn lột xác và các ngấn khác. Ngấn lột xác thồng thường là một đường màu nhạt có
hình chữ Y. Ở giai đoạn sâu non, mỗi khi lột xác thì ngấn này tách ra giúp cơ thể côn
trùng có thể thoát khỏi lớp da cũ. ở giai đoạn trưởng thành của côn trùng, nói chung
ngấn này không nhìn thấy. Ngấn là đường lõm xuống của da tạo nên, phần lõm vào
trong đó được gọi là sống nổi trong. Phần sống nổi này chủ yếu để cho cơ bám và
tăng thêm độ cứng cho vỏ đầuẵSố ngấn và vị trí của ngấn thay đổi nhiều ít tuỳ theo
các loài côn trùng. Tuy vậy cũng có một số ngấn tương đối ổn định, các ngấn đó
chia đầu thành những khu vực chủ yếu sau đây :
+ Khu trán - chân môi. Khu này tạo thành mặt trước của vỏ đầu gồm có hai bộ
phận : khu trán và chân môi (Hình 3A). Giữa hai bộ phận này là ngấn trán - chân môi
(còn gọi là ngấn trên miệng). Phần trên của ngấn này là trán. Mắt đơn thường ở khu
trán. Nếu có 3 mắt đơn thì thường xếp thành hình tam giác. Phần dưới của ngấn này
là chân môi. Chân môi gắn lên mép trước của ngấn.
•+Khu cạnh - đỉnh đầu. Khu này được tạo thành bởi mặt bên của vỏ đầu và đỉnh
đầu (Hình 3B). Giới hạn ra phía sau của khu này là ngấn ót. Mắt kép ở trong khu
này. Vị trí nằm khoảng giữa hai mắt kép về đỉnh gọi là đỉnh đầu, phần phía dưới mắt
kép ở hai bên đầu là má.
Hình 3 .ế Cấu tạo của côn trùng
A - Đầu nhìn mặt trước :
l ễ Đính đầu ; 2ẻ Ngấn lột xác ; 3. Mát I J r
đơn Ệ
, 4. Mắt kép ; 5ẺTrán ; 6. Ngấn
trán má ; 7. Má ; 8. Ngấn dưới má ; 9.
Hàm trên ; 10ẽMôi trên ; 11. Chân môi;
12. Ngấn trên miệng ; 13. Râu đáu.
1. Đính đầu Ế
, 2. Ngấn lột xác ệ
, 3. Ô chân
râu ; 4. Mắt kép ; 5 Trán ; 6. Ngấn trán
má; 7. Má ề
, 8. Ngấn dưới má ; 9. Hàm
trên ; 10. Môi trên ; 11. Chân môi ; 12ể
Ngấn trên miệng ; 13. Ngấn ót ; 14ề ót ;
15. Ngấn ót sau ; 16. ót sau ; 17. Màng
cổ; 18. Má sau ; 19. Khu cạnh miệng ;
2QẵMôi dưới ; 21. Hàm dưới.
c - Đầu nhìn mặt sau :
1. Đỉnh đầu ; 2. Ngấn lột xác ; 3ắNgấn ót; 4.
Ót ; 5. Ngấn ót sau ; 6. Ót sau ; 7. Má sau ;
8. Lổ sọ (lỗ chấm)ễ9. Khu cạnh miệng ; 10. 1
1
Mỏi dưới ; 1l ẵMá ; 12. Mắl kép.
D - Đầu nhìn mặt bụng :
l ề Chân môi ; 2. môi trên ; 3. Miệng ;
4. Lưỡi ; 5. Mỏi dưới ; 6ềxoang hàm dưới;
7. Xoang hàm trên
(Vềtheo Quản Chí Hoà v.v..ẵ.).
27
+ Khu ót vù khu ót sau. Khu này được tạo thành bởi hai phiến cứng (Hình 3C)
hình vòng cung vây quanh lấy lỗ sọ (hoặc gọi là lỗ chẩm) nơi nối tiếp giữa phần đầu
và ngực. Hai phiến này rất hẹp, phiến gần lỗ sọ gọi là ót sau (hoặc gọi là gáy sau) ;
phiến trước đó gọi là ót (hoặc gọi là gáy). Thông thường phần cuối của phiên này về
phía sau má được gọi là má sau :
+ Khu dưới má. Mép dưới của mặt bên má có lúc có một ngấn (ngấn dưới má)
đem chỗ này phân thành một đai hẹp được gọi là khu dưới má (còn gọi là khu cạnh
miệng). Mép của khu này có mấu nối với phần phụ miệng (hàm trên, hàm dưới)
(Hình 3B, 3C).
+ Môi trên : Môi trên là một phiến hình nắp cử động được đính lên mép dưới
của chân môi, mặt ngoài của môi trên cứng, mặt trong mềm (Hình 3A).
+ Lưỡi : Có cấu tạo hình túi gắn ở phía mặt bụng của vỏ đầu do da nhô ra
cấu tạo nên. :
/.3ế/.2ỄCác kiểu đầu côn trùng :
Căn cứ vị trí của miệng ở trên đầu, chia ra 3 kiểu :
- Đầu miệng trước : Miệng, thường nhô rầ phía trước đầu, trục dọc của đầu
cùng thẳng hàng hoặc song song trên mặt phẳng nằm ngang với trục dọc của mình
sâu. Đầu miệng trước thường gặp ở một số loài côn trùng có tính ăn thịt thuộc họ
Carubidue (chân bò) và một sô loài hại cây trổng như họ Curculionidue (vòi voi),
mối lính (Bộ ỉsopterà) {Hình 4A)
- Đầu miệng dưới : Miệng nằm phía mặt dưới của đầu. Trục dọc của đầu hầu
như thẳng góc với trục dọc của mình sâu. Đầu miệng dưới thường gặp nhiều ở côn
trùng ăn hại cây như châu chấu, dế mèn (Bộ Orthoptera) (Hình 4B)
- Đấu miệng sau : Miệng kéo dài ra phía sau đầu về phía mặt bụng. Trục dọc
của đầu cùng với trục dọc mình sâu tạo thành một góc nhọn. Đầu miệng sau thường
gặp ở côn trùng miệng chích hút như ve sầu (họ Cicadidae), bọ xít (họ
Pentatonùdae), bọ rầy (họ Jassiílae), rệp muội (Họ Aphiíliílae) (Hình 4C).
c
Hìnli 4 : Các kiểu đầu
A - Đầu miệng trước : B - Đầu miệng dưới ; c - Đầu miện" sau
(Vẽ tlieo A.L.Zelicman)
28
/.3ễi.3 ẳChi phụ của đầu
1.3.1.3.1- Râu đầu và các dạng râu
Trừ một số ít loài côn trùng, hầu hết các loài đều có, một đôi râu đầu mọc trên ổ
chân râu nằm ở vị trí khoảng giữa 2 mắt kép thuộc khu trán.
Cấu tạo cơ bản của râu đầu chia 3 phần :
+ Chân râu là đốt gốc của râu đầu thường ngắn và thô hơn còn đốt kia mọc từ ổ
chân râu, phía trong có cơ điều khiển sự hoạt động của râu.
+ Cuống râu là đốt thứ 2 của râu thường ngấn và có cơ điều khiển sự hoạt động
của râu.
+ Roi râu là phần tiếp sau cuống râu. Phần này thay đổi rất lớn, thường chia
thành nhiều đốt.
Chức nãng chủ yếu của râu đầu của hầu hết côn trùng là cơ quan xúc giác và
khứu giác. Thí dụ: Râu đầu là cơ quan khứu giác như râu đầu của ngài sâu róm hại
chè, bọ hung, ruồi. Có một số loài côn trùng, râu đầu có cơ quan thính giác (muỗi
đực). Có một số loài côn trùng như ban miêu đực, râu đầu có tác dụng ôm quặp con
cái khi giao phối. Ở một số loài côn trùng, râu đầu còn có chức năng khác, thí dụ
muỗi Chaoborus, bọ niễng có kìm (Hydrophiỉus) râu đầu có thể dùng bắt thức ăn.
Râu đầu của Hydrous có thể lấy không khí trên mặt nước hoặc râu đầu bọ bơi ngửa
(Notonecta) có tác dụng cân bằng.
Tuỳ loài côn trùng và tuỳ con cái,
con đực cùng một loài mà hình dạng và
kích thước râu đầu có khác nhau.
Nhiều loài ngài, muỗi và một số loài
côn trùng cánh cứng, tổng diện tích râu
đầu của con đực thường phát triển rõ
rệt hơn con cái, điều đó cũng chứng tỏ
mức độ phát triển của cơ quan khứu
giác của con cái và đực có khác nhau. Hình 5 .ể Cấu tạo của râu đầu
Dưa vào đăc điểm này cũng giúp ích 1•Ôchân râu ;2Chân râu ; 3Cuống râu ;4.Roi râu
A . V V (Vẽ theo hình Snodvrass)
cho công tác phân loại nói chung và 5
phân biệt con cái và con đực nói riêng.
Hình dạng của râu đầu thay đổi rất nhiều. Có thể phân chia ra các dạng hình
râu đầu chính như sau :
- Râu sợi chỉ : Dài mảnh, hình ống, trừ phần chân râu có 1 - 2 đốt hơi to còn
lại các đốt khác to nhỏ gần như đều nhau, càng về cuối râu nhỏ dần : râu đầu châu
chấu, gián (Hình 6A).
- Râu lông-cứng : Râu thường ngắn, 1 - 2 đốt phía chân râu tương đối lớn hơn
các đốt sau. Các đốt sau mảnh, nhỏ tựa một sợi lông cứng : râu của chuồn chuồn ve
sầu, bộ rầy xanh (Hình 6B).
29
- Râu chuỗi hạt . ế Gồm những đốt hình hạt tròn nhỏ nối tiếp nhau giống như
chuỗi hạt : râu đầu mối thợ, họ chân dệt (Hình 6C).
- Rảu rủng lược kép ( hoặc lông chim) : Trừ 1 - 2 đốt chân râu còn các đốt kháo
kéo dài 2 bên trông như chiếc lược kép hoặc dạng lông chim, râu của ngài đực sâu
róm hại chè (Hình 6E).
- Râu đầu gối : Đốt chân râu dài cùng với các đốt roi râu tạo thành hình cong
gấp tựa đầu gối : râu đầu con ong vàng, ong mật (Hình ÓF)Ề
- Râu cấu lông : Trừ một hai đốt ở chân râu, xung quanh các đốt khác có
lông mọc dài mịn, càng phía cuối râu lông thưa dần : râu đầu của con muỗi đực
(Hình 6G).
Hình 6 ễ
ệCác dạng râu đáu
A - Râu sợi chỉ (châu chấu) ;
B - Râu lông cứng (chuồn chuồn);
c - Râu chuỗi hạt (mối);
D - Râu răng cưa (ban miêu);
E - Râu rãng lược kép (ngài độc);
F - Râu đầu gối (râu ong mật),
G - Râu cầu lông (muồi),
H - Râu dùi đục (bướm trắng),
I - Râu dùi trống (bọ cứng
Tri-drodes Sinae),
J - Râu hình chuỳ (ve sầu bướm),
K - Râu lá lợp (bọ dừa Polyphylla
lacticollis),
L - Râu ruổi (ruồi xanh Calliphora
erythrocephala)
(Vẽ theo Quản Chí Hoà r.v...)
- RủII dùi đục : Hình ống nhỏ dài, riêng các đốt cuối phình to dần lên như dùi
đục : râu đầu của bướm (Hìnli 6H).
- Râu dùi trống : Các đốt cuối phình to rõ rệt như hình cầu ằ
. râu đầu của chuồn
chuồn râu dài (Bộ cánh mạch) (Hình 61).
30
- Râu hình tẺ
huỳ : Các đốt chân râu và cuống râu phình to như quả chuỳ : râu
đầu ve sầu bướm, muội nâu (Hình 6J).
- Rún hình lá lợp : Các đốt phần roi râu phát triển thành những mảnh và có thể
xoè ra hoặc xếp lại được : râu đầu của côn trùng họ bọ hung (Hình 6K).
- Râu ruồi : Râu đầu thường ngắn, 2 - 3 đốt, phần gốc râu phình to hình cầu,
còn các đốt khác hình thành dạng lông cứng. Trên lông cứng có những lông mịn nhỏ:
râu ruồi (Hình 6L).
1.3.1.3.2. Miệng vù chi phụ miệng :
Miệng của côn trùng là công cụ để lấy thức ăn, nếm thức ăn. Do tính ăn
của côn trùng rất phức tạp cho nên miệng của côn trùng cũng có nhiều thay đổi.
Miệng côn trùng có thể quy nạp thành hai loại hình căn bản là miệng gặm nhai
và miệng hút. Qua nghiên cứu hình thái học đã chứng minh rằng : Miệng gặm
nhai là loại hình miệng nguyên thuỷ nhất, còn các kiểu miệng khác là từ miệng
gặm nhai biến hoá thành.
• Miệng gặm nhai (Hình 7) là loại miệng ăn các thức ăn động vật, thực vật
dạng thể rằn, thí dụ miệng côn trùng bộ cánh thẳng (Orthoplera) bộ cánh cứng
(Coìeoptera), sâu non bộ cánh vảy (Lepiiìoptera).
Cấu tạo miệng’nhai gồm 5 phần: môi trên, lưỡi và 3 đôi chi phụ là : hàm trên,
hàm dưới và môi dưới.
Hình 7 : Cấu tạo miệng
gặm nhai
A - Môi trên ;
B - Hàm trên ;
c - Hàm dưói (1. Lá trong hàm ;
2. Lá ngoài hàm ; 3. Thân
hàm; 4. Chân hàm ; 5. Râu
hàm dưới).
D - Môi dưới (1. Lágiữa môi ; 2.
Lá ngoài môi ; 3. Râu môi
dưới ; 4. cằm trước ; 5. Cằm
sau) (Vẽtheo Boiằ
đanôp,
Katxcôp).
31
Hàm trên (Hình 7B) là rrột đôi “xương” cứng nằm phía dưới môi trên. Mỗi một
hàm trên được đính lên phía mép dưới cạnh vỏ đầu bằng hai mấu. Hàm trên có cấu
tạo đơn giản, mặt trong hàm là những khía nhọn dạng răng - nhưng khía phía trước
hàm là răng cắn, phía sau là răng nhai. Răng nhai to và thô hơn răng cắn.
Hàm dưới (Hình 7C) là một “xương” nằm phía sau hàm trên. Mỗi một hàm
dưới được đính ở phía dưới vỏ đậu. Hàm dưới chia 5 phần, đốt chân hàm, đốt thân
hàm, lá ngoài hàm, lá trong hàm và râu hàm dưới. Đốt chân híàm là một phiến cứríg
hình tam giác. Đốt thân hàm là một phiến cứng nối tiếp với chân hàm. Cuối thân hàm
là hai lá trong và ngoài hàm. Lá trong hàm ở phía trong cứng và cuối có khía răng
nhọn có thể dùng đế cắt nghiền thức ăn. Lá ngoài hàm ở phía dưới hình thìa, không
cứng lắm, có thể cử động được. Đoạn giữa thân hàm còn có râu hàm dưới được chia
5 đốt. Râu hàm dưới dùng để nếm hoặc ngửi thức ăn.
Môi dưới (Hình 7D) là một đôi chi phụ hợp nhất của miệng nằm phía dưới
hàm dưới đính ở phía dưới của lỗ sọ. Môi dưới có 5 phần tương ứng như hàm dưới:
cằm sau, cằm trước, lá giữa môi, lá cạnh môi và râu môi dưới.
Chia ra cằm phụ và cằm chính. Cằm trước có 3 bộ phận : 2 lá giữa môi, 2 lá
ngoài môi và 2 râu môi dưới. Cằm sau thường không cử động mà phần cử động được
là cằm trước và các bộ phận trên đó.
• Miệng hút là loại miệng từ miệng
nhai biến hoá thành. Đặc điểm chung
của loại hình miệng này là các chi phụ
đều kéo dài để thích nghi cho việc lấy
thức ăn ở dạng lỏng của động vật hoặc
thực vật. Loại hình miệng này có nhiều
kiểu biến dạng, có thể chia thành những
kiểu miệng như sau :
* Miệng gặm hút (Hình 8). Thường
gặp ở côn trùng cấp cao trong bộ cánh
màng (Hymenoptera) như ong mật.
Tuy loại hình miệng này đã biến đổi đê
thích nghi với các loại thức ăn lỏng,
nhưng biến đổi đó chưa đến mức như ở
côn trùng bọ cánh vảy cLepidoptera), bộ
hai cánh (Diptera), bộ cánh đều
(.Homoptera), bộ cánh nửa (Hemiptera).
Đặc điểm cơ bản của kiểu miệng này là
hàm trên, môi trên còn giữ theo kiểu Hìtèh8: Cấu tạo miệng gặm hút
miệng nhai ; hàm dưới, môi dưới kéo dài J. MÔ
Ẽtrên . 2 Hàm trên' ;
Ế
3 Lá ng^éị hàm
ra, râu hàm dưới ngắn nhỏ. Lá ngoài hàm dưới: A Râu hàm dưới; 5. Lá giữa môi dưới
dưới kéo dài thành hình lưỡi kiếm có tác (vò‘) ; 6-Râu môi dướ>
-
(Vẽ theo Manolache)
32
dụng tách lật cánh hoa khi hút mật, lá giữa môi kéo dài thành vôi, phía cuối phình to
hình cầu gọi là đĩa vòi. Khi lấy thức ăn, hàm dưới và râu môi dưới hợp lại thành thực
quản rỗng, đĩa vòi lấy mật hoa, dựa vào sự co giãn lên xuống của lá giữa môi mà mật
hoa được hút vào. Hàm trên của ong có tác dụng xây dựng tổ ong.
* Miệng chích hút. Thường gặp ở côn trùng bộ cánh đều như bọ rầy, muội, rệp
muội hay côn trùng bộ cánh nửa, như các loài bọ xít hoặc côn trùng bộ hai cánh như
các loài muỗi.
Loại hình miệng này có thể chích vào cơ thể động vật hay trong các mô tế bào
cây để hút dịch. Đặc điểm cơ bản của kiểu miệng này là các phần miệng đều kéo dài,
môi dưới thành vòi có tác dụng bảo vệ miệng. Xoang miệng và cuống họng đã hợp
lại thành bộ phận bơm hút. Sau đây là hai kiểu miệng chích hút :
- Miệng chích hút của bọ xít, bọ rầy (Hình 9). Râu hàm dưới, râu nuôi dưới đã
tiêu biến. Môi dưới kéo dài thành vòi chia đốt, phía trước có rãnh lõm, trong rãnh
chứa 4 ngòi châm nhỏ như sợi tóc do hai hàm trên và hai hàm dưới kéo dài hình
thành. Bên trong hai hàm dưới hợp lại có ống dẫn thức ăn và ống tiết nước bọt. Khi
bọ xít hoặc rầy thích hút dịch cây trước hết dùng hai ngòi châm hàm trên thay nhau
chọc vào chọn nơi có thức ăn, sau đó mới cắm hai ngòi châm hàm dưới cùng vào,
còn vòi thì bẻ cụp ra sau nằm ở phía ngoài. Trước khi hút dịch thì bọ xít hoặc bọ rầy
tiết nước bọt để tiêu hoá hoặc phân giải một phần thức ăn.
- Miệng muỗi ('Hình 10) cấu tạo gần giống miệng bọ xít hoặc bọ rầy, chí có
khác lá có 6 ngòi châm. Ngoài 4 ngòi do hai hàm trên và dưới tạo thành, còn có một
ngòi do môi trên, một ngòi do lưỡi. Hai ngòi sau hợp thành ống dẫn thức ăn và máng
ống dẫn nước bọt.
Hình 9 : Câu tạo miệng chích hút
(bọ xít)
1. Môi trên ; 2. Ngòi châm ; 3. Môi dưới
(vòi) ; 4. Mắt kcp ; 5. Râu đầu
{Vẽ (heo Bocdanôp, Katxcôp)
Hình 10 : Miẹng chích hút (muỗi)
1. Mắt kép ; 2.Môi trôn ; 3.Râu đầu ; 4.Môi
dưới ; 5.Ngòi châm (hàm irên) ; 6.Ngòi
châm (hàm dưới) ; 7.Râu hàm dưới ; 8.Lưỡi.
(Vẽ theo Manolaclie)
33
* Miệng hút (bướm ngài) (Hình 11). Thứờng gặp ở các loài bướm hoặc ngài bộ
cánh vảy. Đặc điểm cơ bản của loại hình miệng này hút mật hoa hoặc thức ăn lỏng.
Môi trên, hàm trên và môi dưới đã thơái hoá chỉ còn một dấu vết nhỏ hình tam giác.
Râu môi dưới phát triển. Hai hàm dưới đã kéo dài khi hợp lại thành một vòi dài và
giữa tạo thành một ống dẫn thức ãn. Bình thường khi không ăn, vòi được cuốn cong
lại thành nhiều vòng trôn ốc. Khi ăn thì duỗi ra và cử động được các hướng.
* Miệng giũa hút (Hình 12). Thường gặp ở côn trùng bộ cánh tơ (Thysa -
noptera). Đặc điểm cơ bản của loại hình miệng này là hút nhựa cây hoặc dịch cơ thể
các côn trùng mình mềm, một số ít có thể hút máu người. Đầu những côn trùng
miệng giũa hút thường cụp xuống phía dưới tạo thành một vòi ngắn đó là do môi
trên, một phần hàm dưới và mòi dưới cấu tạo thành. Giữa vòi có lưỡi và 3 ngòi nhọn.
Hai ngòi nhọn do hai hàm dưới, một ngòi do hàm bên trái kéo dài hình thành, còn
hàm bên phải thoái hoá. Khi ăn, hàm trên giũa rách biểu bì cây trổng, ba ngòi châm
co giãn lên xuống để hút dịch qua vòi. ống dẫn thức ăn là do hai hàm dưới hình
thành, lưỡi và lá trong môi dưới hợp thành ống dẫn nước bọt.
* Miệng liếm hút (Hình 13). Thường gập ở côn trùng nhóm râu ngắn bộ hai
cánh như ruồi nhà. Đặc điểm cơ bản của kiểu miệng này là hàm trên hàm dưới đã
thoái hoá. Môi dưới kéo dài thành một vòi ngắn, thô. Vòi thường mềm có thể co giãn
được. Mặt trong của vòi là dạng lòng máng được che bởi một phiến môi trên đang
hình kiếm. Trong lòng máng còn có lưỡi dẹt dài. Môi trên và lưỡi hợp lại tạo thành
ống dẫn thức ăn, trong lưỡi có ống nước bọt. Đầu mút môi dưới phình to thành hai
34
Hình 11 ,ỀMiệng hút (bướm)
1. Môi trên ; 2.Hàm dưới (vòi)
3.Râu hàm dưới ; 4.Môi dưới ;
5.Râu môi dưới
(Vè theo Pôtxpêlôp)
Hình 12 : Miệng giũa hút (bọ trĩ) Heliothrips (A) và
Cephalothrips (B)
1. Hàm trên bên trái ; 2.Hàm trên bên phải ; 3.Ngòi châm
(hàm dưới); 4.Mảnh hàm dưới ; 5.Râu hàm dưới ; 6.Gốc
râu đầu ; 7.Mắt kép ; 8.Trán ; 9.cằmphụ ; 10. Cằm ;
1l.Râu môi dưới ; 12.Chân môi
(Vẽ theo PetecỆ
xon)
đĩa môi (còn gọi là đĩa vòi) hình quả thận có tính đàn hồi. Mật bụng của đĩa vòi được
sắp xếp ngang, có nhiều vòng máng bé nhỏ. Các vòng máng này thông với cửa rãnh
của vòi giúp cho ruồi có thể dùng đĩa vòi liếm và hút các thức ăn dạng lỏng hoặc
nhão hoặc các hạt rắn bé nhỏ trên bề mặt thức ăn.
* Miệng cứa liếm (Hình 14). Thường gặp ở nhóm côn trùng râu ngắn bộ hai
cánh như ruồi trâu. Đặc điểm cơ bản của miệng ruồi trâu là đoạn cuối môi dưới
phình to hình thành dĩa môi để liếm và hút chất lỏng. Môi trên nhọn giống như ngòi
châm, mặt trong có rãnh cùng với lưỡi tạo thành ống dẫn thức ăn, trong lưỡi có ống
dẫn nước bọt. Hai hàm trên và hai hàm dưới phát triển hoạt động theo chiều ngang để
cứa rách da động vật cho chảy máu rồi dùng đĩa vòi liếm và hút.
Hình 13 : Miệng liếm hút (ruồi)
(Vẽ rhet) Manoìache)
Hình 14 : Miệng cứa liếm (của mòng Chrysops)
A - Đầu và miệng nhìn phía trước.
B - Miệrig nhìn phía sau.
Mắt kép ; 2.Mắt đơn ; 3.Râu đầu ; 4.Cliân môi ; 5.Môi trên ;
6.Râu hàm dưới ; 7.MÔÍ trện ; 8.Môi trên ; 9. Hàm dưới ;
10. Cằm sau ; 11. Cằm trước ; 12.Đĩa môi
(Vẽ theo Snodgrass)
Các loại hình miệng cơ bản đề cập trên phần lớn ở các loài côn trùng ở giai
đoạn trưởng thành nói chung và những loài côn trùng ở nhóm biến thái không hoàn
toàn ở giai đoạn sâu non nói riêng. Nhưng do tập quán phá hại và hoàn cảnh sinh
sống khác nhau cho nên ngay trong cùng một loài, miệng của sâu non và sâu trưởng
thành cũng có cấu tạo khác nhau. Thí dụ : ,Sâu non bọ cánh vảy có cấu tạo miệng
nhai để ăn thức ăn rắn, còn trưởng thành (bướm hoặc ngài) thì ăn thức ăn lỏng. Bộ
hai cánh, bộ chuồn chuồn cũng có những nét tương tự.
Ngoài ra còn cố ntiệng của sâu non.
+ Miệng sâu non bộ cánh vảy (Hình 15) thuộc kiểu miệng nhai. Đôi hàm trên
phát triển dùng đé ãn thức ăn rắn (lá, thân, mô cây). Còn hàm dưới, lưỡi, môi dưới
hợp lại thành một mảnh tổng hợp. Hai bên của mảnh này là hàm dưới, còn lưỡi và
môi dưới kết hợp với nhau, cuối phần kết hợp này có một núm nhọn lồi lên - đó là
ống nhả tơ.
35
Hình 15 : Miệng sâu non bộ cánh vảy
A - Đầu nhìn mặt trước, B - Đầu nhìn mặt sau
1. Môi trên ; 2. Hàm trên ; 3. Râu đầu ; 4. Râu môi dưói ; 5. Bộ phận ống nhả tơ ;
6. Cằm ; 7.Cằm trước ; 8. Hàm dưới ; 9. Lỗ nhả tơ ;
(Vẽ theo Quàn Chí Hoà)
+ Miệng giòi (Hình 16) là kiểu miệng
của giai đoạn sâu non các loài ruồi cấp cao
thuộc bộ 2 cánh như : ruồi đục quả, ruồi đục
lá, ruồi đục thân, ruồi nhà. Đặc điểm cơ bản
của kiểu miệng này là đầu không phát triển,
hầu như hoàn toàn thụt vào trong ngực
trước. Miệng đã thoái hoá cao độ chỉ còn có
một đôi móc miệng do hàm trên biến hoá
thành, dùng để khuấy và hút thức ăn. Dịch
hoặc những hạt bé nhỏ của thức ăn được hút
vào qua rãnh thức ăn (được tạo thành bởi hai
móc miệng) đi vào ruột.
1.3.2. Ngực và chi phụ của ngực
/.3.2ẳ/ ẻCấu tạo cơ bản của ngực (Hình 17)
Ngực côn trùng là trung tâm của sự vận động. Đây là phần thứ hai của cơ thể
được nối liền với đầu bằng một đoạn rất ngắn, hẹp, chất màng đó là cổ. cổ thường
thụt dưới da phía trong ngực trước, khó nhìn thấy. Ngực chia 3 đốt : đốt ngực trước
đốt ngực giữa và đốt ngực sau. Hai bên về gần phía dưới mỗi đốt ngực có một chân
đôi. Đôi chân ở ngực trước gọi là chân ngực trước, đôi chân ở ngực giữa gọi là chân
ngực giữa và đôi chân ở ngực sau gọi là chân ngực sau. Hai bên về phía lưng của đốt
ngực giữa và ngực sau còn có hai đôi cánh.
Đôi cánh ở trên ngực giữa gọi là cánh trước, đôi cánh ở trên ngực sau gọi là
cánh sau. Bộ phận ngực nói chung có độ hoá cứng tương đối cao, sự liên kết giữa ba
đốt ngực tương đối khít, đặc biệt là giữa đốt ngực giữa và đốt ngực sau. Mức độ phát
36
Hình 16 ,ẾMiệng giòi (ruồi)
l ệMóc miệng (Vẽtheo Matheson)
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf
Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf

More Related Content

Similar to Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf

Khai but dau_xuan_mon_sinh
Khai but dau_xuan_mon_sinhKhai but dau_xuan_mon_sinh
Khai but dau_xuan_mon_sinhdolethu
 
Giáo trình công nghệ sinh sản vật nuôi - TS. Đào Đức Thà;TS. Nguyễn Đức Hùng;...
Giáo trình công nghệ sinh sản vật nuôi - TS. Đào Đức Thà;TS. Nguyễn Đức Hùng;...Giáo trình công nghệ sinh sản vật nuôi - TS. Đào Đức Thà;TS. Nguyễn Đức Hùng;...
Giáo trình công nghệ sinh sản vật nuôi - TS. Đào Đức Thà;TS. Nguyễn Đức Hùng;...Man_Ebook
 
Giáo trình hình thái giải phẫu thực vật - Nguyễn Khoa Lân (Chủ biên);Nguyễn N...
Giáo trình hình thái giải phẫu thực vật - Nguyễn Khoa Lân (Chủ biên);Nguyễn N...Giáo trình hình thái giải phẫu thực vật - Nguyễn Khoa Lân (Chủ biên);Nguyễn N...
Giáo trình hình thái giải phẫu thực vật - Nguyễn Khoa Lân (Chủ biên);Nguyễn N...Man_Ebook
 
Giáo trình Bệnh truyền nhiễm thú y (Phần đại cương), Phạm Hồng Sơn.pdf
Giáo trình Bệnh truyền nhiễm thú y (Phần đại cương), Phạm Hồng Sơn.pdfGiáo trình Bệnh truyền nhiễm thú y (Phần đại cương), Phạm Hồng Sơn.pdf
Giáo trình Bệnh truyền nhiễm thú y (Phần đại cương), Phạm Hồng Sơn.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình di truyền học - Luân Thị Đẹp;Trần Đình Hà;Trần Văn Điền.pdf
Giáo trình di truyền học - Luân Thị Đẹp;Trần Đình Hà;Trần Văn Điền.pdfGiáo trình di truyền học - Luân Thị Đẹp;Trần Đình Hà;Trần Văn Điền.pdf
Giáo trình di truyền học - Luân Thị Đẹp;Trần Đình Hà;Trần Văn Điền.pdfMan_Ebook
 
Giới Thiệu Tổng Quan Về Đông Trùng Hạ Thảo và Tác Dụng Đối Với Sức Khỏe Người...
Giới Thiệu Tổng Quan Về Đông Trùng Hạ Thảo và Tác Dụng Đối Với Sức Khỏe Người...Giới Thiệu Tổng Quan Về Đông Trùng Hạ Thảo và Tác Dụng Đối Với Sức Khỏe Người...
Giới Thiệu Tổng Quan Về Đông Trùng Hạ Thảo và Tác Dụng Đối Với Sức Khỏe Người...Đông Trùng Hạ Thảo DKM Agri
 
Giáo trình trồng nấm mộc nhĩ nghề Trồng và nhân giống nấm - Huỳnh Thị Kim Cúc...
Giáo trình trồng nấm mộc nhĩ nghề Trồng và nhân giống nấm - Huỳnh Thị Kim Cúc...Giáo trình trồng nấm mộc nhĩ nghề Trồng và nhân giống nấm - Huỳnh Thị Kim Cúc...
Giáo trình trồng nấm mộc nhĩ nghề Trồng và nhân giống nấm - Huỳnh Thị Kim Cúc...Man_Ebook
 
Bai giang sinh hoc dai cuong
Bai giang sinh hoc dai cuongBai giang sinh hoc dai cuong
Bai giang sinh hoc dai cuongHóm Hỉnh Hoà
 
Nghiên cứu thành phần các loài sâu hại và đề xuất các biện pháp quản lý sâu h...
Nghiên cứu thành phần các loài sâu hại và đề xuất các biện pháp quản lý sâu h...Nghiên cứu thành phần các loài sâu hại và đề xuất các biện pháp quản lý sâu h...
Nghiên cứu thành phần các loài sâu hại và đề xuất các biện pháp quản lý sâu h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giao trinh sinh ly thuc vat
Giao trinh sinh ly thuc vatGiao trinh sinh ly thuc vat
Giao trinh sinh ly thuc vatHuu Tho Nguyen
 
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệpCác quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệpHoai Hoang
 
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp dinhhienck
 
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệpCác quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệpdinhhienck
 

Similar to Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf (20)

Khai but dau_xuan_mon_sinh
Khai but dau_xuan_mon_sinhKhai but dau_xuan_mon_sinh
Khai but dau_xuan_mon_sinh
 
Giáo trình công nghệ sinh sản vật nuôi - TS. Đào Đức Thà;TS. Nguyễn Đức Hùng;...
Giáo trình công nghệ sinh sản vật nuôi - TS. Đào Đức Thà;TS. Nguyễn Đức Hùng;...Giáo trình công nghệ sinh sản vật nuôi - TS. Đào Đức Thà;TS. Nguyễn Đức Hùng;...
Giáo trình công nghệ sinh sản vật nuôi - TS. Đào Đức Thà;TS. Nguyễn Đức Hùng;...
 
Giáo trình hình thái giải phẫu thực vật - Nguyễn Khoa Lân (Chủ biên);Nguyễn N...
Giáo trình hình thái giải phẫu thực vật - Nguyễn Khoa Lân (Chủ biên);Nguyễn N...Giáo trình hình thái giải phẫu thực vật - Nguyễn Khoa Lân (Chủ biên);Nguyễn N...
Giáo trình hình thái giải phẫu thực vật - Nguyễn Khoa Lân (Chủ biên);Nguyễn N...
 
Nghiên cứu và thu nhận enzym protease từ các chủng nấm sợi ở rừng ngập mặn Cầ...
Nghiên cứu và thu nhận enzym protease từ các chủng nấm sợi ở rừng ngập mặn Cầ...Nghiên cứu và thu nhận enzym protease từ các chủng nấm sợi ở rừng ngập mặn Cầ...
Nghiên cứu và thu nhận enzym protease từ các chủng nấm sợi ở rừng ngập mặn Cầ...
 
Luận án: Nghiên cứu rươi trong hệ sinh thái đất vùng ven biển
Luận án: Nghiên cứu rươi trong hệ sinh thái đất vùng ven biểnLuận án: Nghiên cứu rươi trong hệ sinh thái đất vùng ven biển
Luận án: Nghiên cứu rươi trong hệ sinh thái đất vùng ven biển
 
Đề tài: Thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera ở Côn Đảo
Đề tài: Thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera ở Côn ĐảoĐề tài: Thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera ở Côn Đảo
Đề tài: Thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera ở Côn Đảo
 
Giáo trình Bệnh truyền nhiễm thú y (Phần đại cương), Phạm Hồng Sơn.pdf
Giáo trình Bệnh truyền nhiễm thú y (Phần đại cương), Phạm Hồng Sơn.pdfGiáo trình Bệnh truyền nhiễm thú y (Phần đại cương), Phạm Hồng Sơn.pdf
Giáo trình Bệnh truyền nhiễm thú y (Phần đại cương), Phạm Hồng Sơn.pdf
 
Luận án: Thành phần và độc tính cấp của họ nấm Amanitaceae
Luận án: Thành phần và độc tính cấp của họ nấm AmanitaceaeLuận án: Thành phần và độc tính cấp của họ nấm Amanitaceae
Luận án: Thành phần và độc tính cấp của họ nấm Amanitaceae
 
Giáo trình di truyền học - Luân Thị Đẹp;Trần Đình Hà;Trần Văn Điền.pdf
Giáo trình di truyền học - Luân Thị Đẹp;Trần Đình Hà;Trần Văn Điền.pdfGiáo trình di truyền học - Luân Thị Đẹp;Trần Đình Hà;Trần Văn Điền.pdf
Giáo trình di truyền học - Luân Thị Đẹp;Trần Đình Hà;Trần Văn Điền.pdf
 
Giới Thiệu Tổng Quan Về Đông Trùng Hạ Thảo và Tác Dụng Đối Với Sức Khỏe Người...
Giới Thiệu Tổng Quan Về Đông Trùng Hạ Thảo và Tác Dụng Đối Với Sức Khỏe Người...Giới Thiệu Tổng Quan Về Đông Trùng Hạ Thảo và Tác Dụng Đối Với Sức Khỏe Người...
Giới Thiệu Tổng Quan Về Đông Trùng Hạ Thảo và Tác Dụng Đối Với Sức Khỏe Người...
 
Giáo trình trồng nấm mộc nhĩ nghề Trồng và nhân giống nấm - Huỳnh Thị Kim Cúc...
Giáo trình trồng nấm mộc nhĩ nghề Trồng và nhân giống nấm - Huỳnh Thị Kim Cúc...Giáo trình trồng nấm mộc nhĩ nghề Trồng và nhân giống nấm - Huỳnh Thị Kim Cúc...
Giáo trình trồng nấm mộc nhĩ nghề Trồng và nhân giống nấm - Huỳnh Thị Kim Cúc...
 
Bai giang sinh hoc dai cuong
Bai giang sinh hoc dai cuongBai giang sinh hoc dai cuong
Bai giang sinh hoc dai cuong
 
[Noitiethoc.com]giao trinh vi sinh vat
[Noitiethoc.com]giao trinh vi sinh vat[Noitiethoc.com]giao trinh vi sinh vat
[Noitiethoc.com]giao trinh vi sinh vat
 
Nghiên cứu thành phần các loài sâu hại và đề xuất các biện pháp quản lý sâu h...
Nghiên cứu thành phần các loài sâu hại và đề xuất các biện pháp quản lý sâu h...Nghiên cứu thành phần các loài sâu hại và đề xuất các biện pháp quản lý sâu h...
Nghiên cứu thành phần các loài sâu hại và đề xuất các biện pháp quản lý sâu h...
 
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành công nghệ sinh học, HAY
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành công nghệ sinh học, HAYBÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành công nghệ sinh học, HAY
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành công nghệ sinh học, HAY
 
Giao trinh sinh ly thuc vat
Giao trinh sinh ly thuc vatGiao trinh sinh ly thuc vat
Giao trinh sinh ly thuc vat
 
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệpCác quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp
 
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp
 
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệpCác quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp
 
Luận Văn Nghiên Cứu Thành Phần Loài Mối (Insecta Isoptera) Và Đề Xuất Biện P...
Luận Văn Nghiên Cứu Thành Phần Loài Mối (Insecta Isoptera) Và Đề Xuất Biện P...Luận Văn Nghiên Cứu Thành Phần Loài Mối (Insecta Isoptera) Và Đề Xuất Biện P...
Luận Văn Nghiên Cứu Thành Phần Loài Mối (Insecta Isoptera) Và Đề Xuất Biện P...
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần I Côn trùng đại cương - Hoàng Thị Hợi.pdf

  • 1. QT?Q 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO yỌ C THÁI NGUYÊN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TS. HOÀNG THỊ HỢI S - ' ! -Ị s ■ í._ ẽ^ ■ . ẵ |_ í s j i é ì D CổN TRÙNG NÔNG NGHIỆP N H À XUẤT BẢN N Ô N G N G H IỆ P
  • 2.
  • 3. ĐẠI HỌC THÁI NGUYỄN ■ B TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TS. HOÀNG THỊ HỢI Giáo trình CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP ■ TẬP I CỒN TRÙNG ĐẠI CƯONG ■ lẦ* •'MON1 NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP HÂ NỘI - 2001 ■
  • 4.
  • 5. MỤC LỰC Lời nói đầu Mở đầu I. Khái niệm về côn trùng học và côn trùng II. Vai trò của côn trùng đối với đời sống cây trồng, con người và xã hội III. Nhiệm vụ và nội dung của môn côn trùng học nông nghiệp IV. Sơ lược tình hình nghiên cứu côn trùng học nói chung và côn trùng học nông nghiệp nói riêng Chương 1: Hình thái học côn trùng 1.1. Nhiệm vụ 1.2. Khái quát về cấu tạo cơ thể côn trùng 1.3. Cấu tạo chi tiết của từng phần cơ thể côn trùng 1.3.1. Đầu và chi phụ của đầu 1.3.2. Ngực và chi phụ của ngực 1.3.3. Bụng và chi phụ của bụng 1.3.4. Da và vật phụ của da côn trùng 1.4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu hình thái học côn trùng Chương 2 : Sinh lý giải phẫu côn trùng 2.1. Khái niệm và nhiệm vụ 2.2. Thể xoang côn trùng và vị trí các bộ máy bên trong 2.3. Cấu tạo và hoạt động sinh lý của các bộ máy bên trong cơ thể côn trùng 2.3.1. Cấu tạo của hệ cơ 2.3.2. Bộ máy tiêu hoá 2.3.3. Bộ máy hô hấp 2.3.4. Bộ máy tuần hoàn 2.3.5. Bộ máy bài tiết 2.3.6. Bộ máy thần kinh 2.3.7Ỗ Bộ máy sinh dục Chương 3 : Sinh vật học côn trùng 3.1. Khái niệm và nhiệm vụ 3.2. Phương thức sinh sản của côn trùng 3.2.1. Hiện tượng đực cái cùng cơ thế 3.2.2. Sinh sản lưỡng tính và sinh sản đon tính 3.2.3. Sinh sản thời kỳ sâu non 3.2.4. Sinh sản nhiều phôi 3.2.5. Hiện tượng thai sinh 3.3. Trứng và phát dục của trứng côn trùng
  • 6. 3.3.1. Cấu tạo cơ bản của trứng và các dạng trứng 100 3.3.2. Sự phát dục của trứng 102 3.4. Đặc điểm sinh học của côn trùng ở giai đoạn sâu non 107 3.4.1. Trứng nở 107 3.4.2. Sâụ non lột xác và sinh trưởng 108 3.4.3. Các loại hình sâu non 109 3.4.4. Hoạt động sống của sâu non 110 3.5. Giai đoạn nhộng của côn trùng 113 3.5.1. Các loại hình nhộng 113 3.5.2. Sự biến hoá của giai đoạn nhộng 114 3.6. Biến thái của côn trùng 115 3.6.1. Biến thái không hoàn toàn 115 3.6.2. Biến thái hoàn toàn 117 3.7. Đặc điểm sinh vật học của côn trùng ở giai đoạn trưởng thành 118 3.7.1. Hoá trưởng thành 118 3.7.2. Giao phối, thụ tinh và đẻ trứng của côn trùng trưởng thành 119 3.7.3. Tính ăn thêm của côn trùng trưởng thành 120 3.8. Các đặc điểm sinh vật học khác của côri trùng 120 3.8.1. Các biện pháp tự vệ (sự tự vệ) 120 3.8.2. Đặc tính tập thể của côn trùng 121 3.8.3. Hiện tượng ngừng phát dục của côn trùng 122 3.9. Hiện tượng dị hình trong côn trùng 124 3.10. Khái niệm về chu kỳ sống của côn trùng 126 Chương 4 : Sinh thái học côn trùng 128 4.1. Khái niệm 128 4.1.1. Khái niệm và nhiệm vụ 128 4.1.2. Những khái niệm cơ bản về sinh thái cá thể của côn trùng 129 4.1.3. Những khái niệm cơ bản về sinh thái chủng quần côn trùng 130 4.2. Vai trò của các nhân tố sinh thái đối với đời sống côn trùng 133 4.2.1. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái vô sinh đến côn trùng 133 4.2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh vật đến đời sống côn trùng 152 4.2.3. Ảnh hưởng các hoạt động của con người đến côn trùng 156 Chương 5 : Phân loại côn trùng 158 5.1. Khái niệm chung và nguyên tắc trong phương pháp phân loại 158 5.2. Hệ thống phân loại các bộ côn trùng 160 5.3. Bảng tra phân loại các bộ côn trùng 161 5.4. Khái quát các bộ, họ côn trùng chủ yếu trong nông nghiệp 172 Tài liệu tham khảo 230 4
  • 7. LÒI NÓI ĐẦU Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII (1/ 1993) về việc tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo có nêu “Cần bồi dưỡng cho người học năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giấi quyết vấn để Tại Trường Đại học Thuỷ lợi ngày 27/11/1998 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nói “Đã đến lúc Trường Đại học Thuỷ lợi cũng như các trường Đại học nước ta nói chung cần tập trung vào việc cải tiến phương pháp dạy và học theo hai phương hướng : tăng cường các phương pháp sư phạm tích cực, lấy người học làm trung tàm”, đồng thời tận dụng tối đa những công cụ và công nghệ mới mà các thành tựu to lớn của khoa học và công nghệ mang lại. Đế thực hiện những nhiệm vụ trên, việc cung cấp các giáo trình, những tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập là hết sức quan trọng. Năm 1982, dưới sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp, Vụ đào tạo đã tổ chức biên soạn và xuất bản cuốn giáo trình “Cỏn trùng nóng nghiệp” (Nhà xuất bản Nông nghiệp - Hà Nội) và từ đó đến nay chưa có cuốn giáo trình nào ra đợi đê bổ sung những vấn đề mới. Trong khi đó, từ 1982 đến nay các ngành khoa học nói chung và ngành bảo vệ thực vật nói riêng đã có những bước tiến đáng kể, mặt khác côn trùng nông nghiệp và đặc biệt là các loài sâu hại cây trồng ngày càng phong phú và đa dạng, quan điểm về phương pháp phòng trừ chúng ngày càng hoàn thiện hơn. “Giáo trình côn trùng nông nghiệp” này gồm 2 tập ra đời giúp các bạn bổ sung những thành tựu mới về côn trùng nông nghiệp và gạn lọc phần nào những kiến thức đã lỗi thời (như các loại thuốc trừ sâu đã hạn chế và cấm sử dụng ở nước ta) nhằm phục vụ công tác giảng dạy và học tập. Côn trùng nông nghiệp rất phong phú và phức tạp, vì vậy cuốn giáo trình này không thể đề cập đến một cách đầy đủ và trọn vẹn mọi vấn đề và mọi khía cạnh của lĩnh vực côn trùng nông nghiệp. Rất mong được sự thông cảm và góp ý của các nhà khoa học, của đồng nghiệp và các bạn. TÁC GIẢ 5
  • 8.
  • 9. MỎ ĐẦU I. KHÁI NIỆM VỀ CÔN TRÙNG HỌC VÀ CÔN TRỪNG - Côn trùng học là một môn khoa học sinh vật chuyên nghiên cứu về những côn trùng. - Côn trùng (còn gọi là sâu bọ) là những động vật thuộc ngành chân có đốt hoặc gọi là tiết túc (ARTHROPODA) có những đặc điểm cơ bản như sau : + Cơ thể chia ra ba phần : Đầu, ngực, bụng. + Trên đầu có một đôi râu đầu, miệng, một đôi mắt kép, 2 - 3 mắt đơn (một số loài không có). + Ngực chia ba đốt mang ba đôi chân (vì thế còn gọi là lớp động vật sáu chân Hexapodư). Thời kỳ sâu trưởng thành có hai đôi cánh (có loại chỉ có một đôi hoặc hoàn toàn thoái hoá), không có chân bụng. + Lỗ sinh dục và hậu môn ở phía cuối bụng. + Hô hấp bằng hệ thống khí quản. + Trong quá trình sinh trưởng phát dục thường có biến thái bên trong và bên ngoài. Trong hệ thống phân loại động vật nói chung và ngành động vật chân có đốt nói riêng thì côn trùng được xếp vào ngành phụ khí quản (Tracheatu). về nguồn gốc tổ tiên của côn trùng có nhiều ý kiến khác nhau, Handlirsh cho rằng : nhóm côn trùng cổ xưa (Pulaeodicìyopteru) là từ lớp tam diệp (Tribolita) tiến hoá trực tiếp lên. Nhận định này nhiều học giả côn trùng không tiếp thu và họ đã cho rằng : côn trùng lớp phụ không cánh (Apterygota) là từ lớp phụ có cánh (Pterygota) tiến hoá thànhệ Hancea, Carpenter, Cramplton, nhận định rằng : côn trùng là từ lớp giáp xác (Crustacea) tiến hoá lên. Thuyết này cho đến đầu thế kỷ XX vẫn thịnh hành, nhưng gần đây thuyết này đã không chứng minh được nguyên nhân của sự khác nhau về hệ thống cơ quan bên trong của lớp giáp xác và lớp côn trùng, cho nên không được nhiều người đồng ý. Brauer, Packard, Tillygard, Imms cho rằng : côn trùng bắt nguồn từ lớp đa túc (Myriapoda). Nhiều ý kiến còn phân tích rõ côn trùng bắt nguồn từ bộ kết hợp (Syniphyla) của lớp đa túc. Trong bộ này có loài Scolopeiulrelld rất giống côn trùng loài Anajapy (bộ Diplura) mà đã được Imms xác định. Côn trùng học ngày nay, tuỳ theo mục đích yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau có thể chia thành từng môn hẹp như : côn trùng hình thái học, côn trùng sinh lý học
  • 10. côn trùng bệnh lý học, côn trùng phân loại học, côn trùng sinh thái học, côn trùng nông nghiệp, côn trùng lâm nghiệp, côn trùng y học, côn trùng thú y học v.v... II. VAI TRÒ CỦA CÔN TRỪNG Đ ối VÓI ĐỜI SỐNG CÂY TRồNG, CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI - Điểm nổi bật của lớp côn trùng gồm có nhiều loài. Số loài côn trùng đã biêt chiếm 2/3 - 3/4 toàn bộ sô loài của giới động vật. Sô lượng về loài của côn trùng theo sự thống kê ước tính của các nhà côn trùng học cho biết có từ 60 vạn - 150 vạn loài. Sự thực số lượng những côn trùng chưa xác định tên hoặc chưa phát hiện hay chưa thu thập được còn có thể vượt xa con số nêu trên. Hàng năm, người ta còn tiêp tục ghi thêm được hàng trăm loài côn trùng mới. Số lượng cá thể của mỗi loài côn trùng cũng rất lớn. Thí dụ, một tổ kiến giống Atlas có tới 50 vạn con, một tổ ong lớn có thể có 6 - 8 vạn con. Số lượng cá thê đạt tới những con số to lớn khủng khiếp khi loài côn trùng đó phát sinh thành dịch và di chuyên thành đàn. Thí dụ : Ở Trung Quốc năm 1941 đã xảy ra nạn dịch châu chấu; theo số liệu thống kê, chỉ tính ở 10 huyện đã tiêu diệt được 9.175.000kg châu chấu. Nếu giả thiết tính toán rằng : Cứ mỗi quả trứng của châu chấu và mỗi con châu chấu non đều trở thành châu chấu trưởng thành thì số lượng châu chấu có thể đạt trên 12 tỷ con. Nạn dịch châu chấu tương tự cũng đã xảy ra ở Ai Cập, Tây Ban Nha, Liên Xô. Với số lượng khổng lồ như vậy, chúng có thể bay che khuất ánh mạt trời, thậm chí trở ngại cho giao thông đường thuỷ, đường bộ, hàng không và gây tác hại nghiêm trọng đối với cây trồng. Ớ nước ta đã có những năm xảy ra dịch sâu cắn gié, sâu keo, sâu khoang, bọ rầy, bọ xít, bọ que v.v... với mật độ sâu từ 400 - 1000con/rrr. - Côn trùng không những đông về số lượng loài và số lượng cá thể, mà chúng còn phân bố rộng khắp mọi nơi trên trái đất từ dưới đất cho tới không trung, từ biên cả, sông ngòi, ao hồ cho đến sa mạc, núi rừng. Trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt như độ nhiệt thấp -50°c hoặc độ nhiệt cao + 40°c vẫn có côn trùng phân bố và sinh sống, thậm chí trong dầu mỏ cũng có côn trùng, thí dụ loài ruổi nước (Psilopiu peírolei) và ngay cá trên thân thể bạn nữa cũng có nếu bạn không chú ý giữ vệ sinh. Ổ các miền nhiệt đới ẩm, cây cối bốn mùa xanh tươi, thức ăn phong phú khí hậu thích hợp cho nhiều loài côn trùng, do đó số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài tương đối nhiều. Thí dụ, ở Braxin côn trùng thuộc họ ngài trời (Sphinghiilưe) có 90 loài, còn ở Châu Âu có 30 loài. Sở dĩ côn trùng có sô' lượng loài và cá thể nhiều, đồng thời phân bố rộng là do bản thân côn trùng có những đặc điếm cơ bản ưu thế hơn so với các loài động vật khác như sau : + Cơ thể được bao bọc bằng inột lớp da có cấu tạo phức tạp, thích nghi với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh để sinh sản và duy trì nòi giống. 8
  • 11. + Côn trùng có thể bay được, nhờ đó mà phân bô rộng, kiêm ăn, giao phối, trốn tránh kẻ thù. Trong động vật không xương sống, chỉ riêng côn trùng có đặc điểm như vậyằ + Do cơ thể bé nhỏ nên côn trùng có thể sinh sống ẩn náu ở mọi nơi mà động vật có xương sống cơ thể to lớn không thế tới gần hoặc ẩn náu. Mặt khác do cơ thể bé nhỏ cho nên côn trùng với một lượng thức ăn rất ít cũng đủ nuôi sống chúng đê sinh sôi nảy nở sang thế hệ sau. Thí dụ, một hạt gạo có thể cung cấp cho vài con mọt gạo (Sitophilus ovyiaè) sinh sống. + Sức sinh sản của côn trùng khá nhanh và mạnh. Nói chung loài côn trùng nào thời gian hoàn thành một thế hệ tương đối ngắn thì đồng thời sức sinh sản mạnh. Theo Perkins, một cặp bọ rầy trong một năm sinh sản 6 lứa được 500 triệu con; một mối chúa (Macrotermes siỉvestri) mỗi ngày đẻ 2949 quả trứng mà mỗi con mối chúa có thể sống từ vài năm đến 19 năm; hoặc một cặp ruồi trong vụ xuân hè có thê sinh sản được 500 ngàn triệu con (tính theo lý thuyết). + Sức sống và tính thích nghi tương đối mạnh. Cãn cứ vào kết quả khảo sát của địa chất học cho thấy rằng : Lịch sử của côn tfùng xuất hiện trên trái đất ít nhất đã qua 300 triệu 5 ngàn vạn năm. Vì vậy trước khi xuất hiện loài người thì côn trùng đã có một quan hệ lịch sử lâu đời với giới động vật và thực vật. Khi đã có mối quan hệ giữa người, thực vật và động vật thì tất nhiên có s.ự liên quan giữa côn trùng với con người. Như trên đã đề cập, mặc dù số lượng côn trùng nhiều nhưng thực ra số loài sâu hại (tính toán một cách rộng rãi) chỉ chiếm 10% tổng số các loài côn trùng và các loài sâu hại nghiêm trọng chiếm không quá 1%. Thí dụ, ở Mỹ trong 100 nghìn loài sâu được phát hiện, có 10 nghìn loài được xếp là sâu hại nhưng hiện nay chỉ có 100 loài là sâu hại nguy hiểm. Trong số 100 loài này cũng chỉ có 20 loài là sâu hại nguy hiểm nhất. Ớ Liên Xô trong 8.000 loài sâu hại có 20 - 22 loài là nguy hiểm nhất cho nông nghiệp. Trong số loài côn trùng, trên dưới 90% các loài không hề gây hại cho động vật và thực vật thậm chí còn có ích, chúng giữ những nhiệm vụ rất quan trọng như hạn chế sâu hại sinh sản, thụ phấn cho cây, tham gia vào quá trình tạo thêm độ màu mỡ cho đất, tăng tính bền vững cho hệ thống sinh thái, v.v... Vai trò,của côn trùng với động vật và con người thường được đề cập các mặt sau đây : 1. Tác hại của côn trùng • Đối với cây trồng. Theo số liệu thống kê của Tổ chức lương thực và nônẹ nghiệp của Liên hiệp quốc (1954) cho biết, những mất mát về lương thực hàng năm do sâu bệnh phá hại trên thế giới 83 triệu tấn (trong đó trên đồng ruộng khoảng 6% tổng sản lượng, còn 9
  • 12. trong kho tàng khoảng 10% tổng sản lượng). Số lượng lương thực và thực phẩm tổn thất kể trên có thể nuôi sống 400 triệu người trong một năm. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp đối ngoại Mỹ công bố nãm 1954 về những mất mát do các yếu tố thì trung bình mỗi năm mất 8.300 triệu đôla, trong số đó có 2.000 triệu đôla mất đi do sâu hại. Theo Lebedep (1919) cho biết, ở Liên Xô dưới thời kỳ Nga hoàng thiệt hại hàng nãm do côn trùng gây ra mất tới 2 tỷ 430 triệu rúp, trong đó rau quả bị hại nặng nhất. Ở Đức, trước chiến tranh, hàng năm thường bị động vật phá hại tới 400 triệu đồng Mac, trong đó rau chiếm khoảng 15 - 20%, quả chiêm 10%. Hội nghị Bảo vệ thực vật Trung Quốc (1955) cho biết : Lương thực bị tổn thất 10 - 20%, rau 30 - 40%, cây ăn quả 40 - 50%. Gần đây, Kulacôp (1968) đánh giá thiệt hại hàng năm do côn trùng gây ra trên thế giới là 29 tỷ đôla, trong đó lúa mì thiệt hại 1,2 tỷ đôla (17 triệu tấn), lúa 9,7 tỷ đôla (120,7 triệu tấn), ngô 2,2 tỷ đốla (44 triệu tấn), khoai tây 1 tỷ đôla (23,8 triệu tấn), rau 2 tỷ đôla (23,4 triệu tấn), cây ăn quả 1,2 tỷ đôla (11,3 triệu tấn)... Ổ nước ta, sự thiệt hại do côn trùng gây nên đối với sản xuất cũng rất lớn. Phạm vi và mức độ thiệt hại tuỳ thuộc từng năm, từng vùng sản xuất mà có sự khác nhau (xem phần chuyên khoa). Nói chung sơ bộ đánh giá thiệt hại hàng năm trên đồng ruộng ở nước ta do sâu bệnh gây ra từ 10 - 15%. • Đối với cây rừng, côn trùng có thể phá hại tàn lụi các khu rừng và các vườn ươm cây rừng. Hiện nay, ở nước ta hàng năm có một số diện tích lớn rừng thông bị sâu róm thông phá hại nghiêm trọng. Một số khu rừng lim (1968 ở Hà Bắc) bị sâu đo phá trụi 3.000 ha, giẻ (1969 ở Cao Bằng) bị bọ que phá hại lOkrrr rừng. Trong nhiều thập kỷ qua sâu róm thông liên tục phát sinh thành dịch gây “cháy” thông ở nhiều tỉnh phía Bắc nước ta. Sâu ăn trụi lá làm cho một số cây thông bị chết. • Đối với cây cảnh, vườn hoa trong thành phố cũng bị côn trùng gây hại. Thí dụ: Quất.bị sâu xanh (bướm phượng), rệp sáp phá hại, đào bị sâu đục nõn phá hại. • Đối với nông sản phẩm bảo quản trong kho tàng. Sự phá hại của côn trùng đối với các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp rất lớn. Côn trùng phá hại có trên 300 loài, trong đó khoảng 50 loài gây tác hại đáng kể. Chủ yếu là côn trùng bộ cánh vảy (Lepicloptera) và bộ cánh cứng (Coìeoptera). Trong điều kiện bảo quản kém, cấu trúc kho sơ sài, độ nhiệt, độ ẩm cao thì sự thiệt hại thông thường có thể từ 5 đến 15%. Thí dụ, năm 1969 điều tra kho ngô ở Đồng Đăng (Lạng Sơn) cho thấy có 3.300 đến 9.000 con mọt/kg ngô, đã làm thiệt hại mất 30 - 40%. Một số mặt hàng khác như đỗ tương, lạc, dược liệu, tôm he, tre nan, mây cói, cũng thường xuyên bị sâu mọt phá hại nặng. 10
  • 13. • Đối với các công cụ giao thông và các công trình xây dựng bằng gỗ, tre, nứa v.v... thường không tránh khỏi sự phá hại của các loài côn trùng như mối, mọt, xén tóc. • Đối với các động vật nuôi (trâu, bò, ngựa, cừu, gà, vịt) thường bị nhiều loài côn trùng (và mạt) ký sinh làm giảm sức khoẻ ; giảm lượng sữa, nhất là loài ruồi ký sinh Hypodermu trên da trâu, bò làm cho chất lượng da sút kém. • Đối với người, nhiều loài côn trùng như chấy, rận, ruồi, muỗi, bọ chét rệp giường, là những môi giới truyền bệnh hiểm nghèo. Chúng có thể gây nên các bệnh như sốt rét, thương hàn, kiết lị, thổ tả, dịch hạch, xuất huyết. Lịch sử thế giới đã cho thấy : năm 1947 tại Mông cổ bệnh dịch hạch (do bọ chét truyền bệnh) đã làm chết 4 vạn người. Năm 1918 ở vùng Đông bắc Trung Quốc dịch này đã chết 50 vạn người. Ở Liên Xô, trong những ngày đầu của Cách mạng tháng 10, bệnh sốt rét do muỗi Anôfen đã àm cho 12 triệu rưởi người bị bệnh. Ở nước ta trong những năm trước đây, bệnh sốt rét rất phổ biến, đến nay căn bản đã được loại trừ. 2. Lọi ích của côn trùng • Hạn chế vù tiêu diệt côn trùng hại. Trong quá trình đấu tranh sinh tồn của côn trùng với ký sinh vật khác nói chung và côn trùng hại nói riêng, nhiều loài côn trùng có ích đã tỏ ra có vai trò giúp ích đắc lực cho con người. Trong quần thể côn trùng nói chung thường tồn tại nhiều loài côn trùng chuyên đi sãn bắt hay ký sinh các côn trùng khác. Nhờ sự hiểu biết này mà từ lâu ông cha ta đã sử dụng “sâu diệt sâu” như dùng tổ kiến để trừ sâu hại cây ăn quả. ở Mỹ, từ cuối thê kỷ XIX đã nhập một loài bọ rùa (Rodoìia cardinalis) để diệt trừ rệp sáp hại cam (ỉcerya puì'íế hasi) trong nước. Hiện nay biện pháp dùng côn trùng diệt côn trùng đã trở thành một vấn đề nghiên cứu sâu rộng và đã có nhiều công trình ứng dụng có kết quả trong thực tiễn sản xuất. • Truyền thụ phấn hoa tăng năng suất cây trồng. Nhiều loại cây phải dựa vào gió, nước và các động vật khác (chủ yếu là côn trùng) làm môi giới cho sự thụ phấn kết quả. Các giống cây chỉ có 10% nhờ gió làm môi giới, 5% tự hoa thụ phấn, còn 85% là nhờ côn trùng như các loài ong, bướm, ruồi. Vấn đề này ở nhiều nơi đã nghiên cứu và kết luận rằng : Sử dụng ong mật thụ phấn hoa có thể nâng cao được sản lượng, cải tạo được giống và nâng cao sức sống cho cây trồng đời sau trên đồng ruộng và vườn cây ãn quả. • Sử dụng côn trùng ìủrn thuốc cho người - có trên dưới 30 loài. Người ta đã dùng các chất trong nọc châm của ong mật đê điều trị bệnh thấp khớp. Trong đại chiến thế giới lần thứ I, người ta đã dùng giòi của ruồi xanh (Liicilia sericuta và Phormia regina) để trị các vết thương thối rữa. Chất cantharidin thực ra là một chất tổng hợp được phỏng chế theo chất nội tiết của côn trùng. Chất này dùng trị bệnh tiểu tiện và kích thích cơ quan sinh dục. 11
  • 14. • Cung tắ ứp dinh dưỡng cho người. Mật ong, sữa ong chúa là những sản phẩm được côn trùng (ong mật) tạo ra có giá trị dinh dưỡng khá cao. Chính vì vậy mà hầu hết các nước đều phát triển nghề nuôi ong. Hiện nay trên thế giới có khoảng 50 triệu đàn ong và sản lượng mật đạt tới 600.000tấn/ năm. Nước sản xuất mật ong nhiều nhất là Liên Xô cũ (200.000 tấn/năm), năng suất mật cao (15 - 40kg/đàn/năm). Ở các nước Australia, Mỹ, Canađa, Achentina. Nước nhập số lượng mật ong nhiều nhất là Tây Đức (48.000 tấn/năm). Ngoài ra một số loài côn trùng có thể cung cấp chất đạm, lipit cho người, thí dụ nhộng tằm, châu chấu. Rệp bọc đường, mối chiên, bánh kẹp ruổi hoặc cho hương liệu gia vị như cà cuống, v.v... Hiện tại có gần 500 loài côn trùng được tiêu thụ khắp thế giới, nhưng có lẽ hàng vạn loài khác cũng ăn được . Hiện nay, nhiều nước như Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia... cũng như các nhà sinh thái nghĩ rằng : Côn trùng là thực phẩm của tương lai. • Cung cấp sản phẩm cho công nghiệp. Sản phẩm côn trùng tạo ra nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nổi bật nhất là tơ tằm, ong mật, cánh kiến ... Tơ là sản phẩm do tằm dâu (Bomby.x mori) tạo ra. Hiện nay nhiều nước ở vùng Đông Nam Á đang phát triển nghề nuôi tằm lấy tơ. Sáp ong là sản phẩm do ong mật tạo ra được sử dụng rộng rãi trong ngành y cũng như dùng để chế tạo giấy nến. Cánh kiến là sản phẩm do loài rệp sáp (Lacciýer sp.) tạo ra. Chất cánh kiến này được dùng nhiều trong công nghiệp chế tạo vecni, sơn dầu, mực in, chất cách điện. • Tạo chất dinh dưỡng cho cây cối. Phần lớn côn trùng có vai trò to lớn trong sự tuần hoàn vật chất. Chúng có thể phân hoá các chất mục nát của động thực vật phối hợp với sự hoạt động của vi sinh vật tạo ra các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. • Cung cấp tài liệu cho các môn khoa học khúc. Một số loài côn trùng như ruồi dấm (Drosophilu) được sử dụng trong việc nghiên cứu di truyền học, hoặc việc nghiên cứu khu hệ côn trùng phân bố trên các vùng địa lý đất đai khác nhau có thể giúp ích cho nhà thổ nhưỡng địa chất làm tài liệu chỉ thị sinh học, v.v... Tóm lại, hiểu được vai trò của côn trùng đối với đời sống con người thì càng có điều kiện để phát huy vai trò tích cực của chúng đồng thời hạn chế được mặt tiêu cực, có hại của chúng đến mức tối đa. III. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CỦA MÔN CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP 1. Nhiệm vụ của môn côn trùng nông nghiệp Môn côn trùng nống nghiệp có nhiệm vụ : - Nắm được thành phần côn trùng trên từng loại cây trồng ở từng vùng sản xuất chính theo từng chế độ và kỹ thuật trồng trọt trong từng thời gian. 12
  • 15. - Nắm được các đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh gây hại của từng loài sâu hại phổ biến quan trọng trong từng điều kiện ngoại cảnh nhất định. - Biết được các phương pháp phòng trừ thích hợp. 2. Nội dung của môn côiTtrùng nông nghiệp Nội dung gồm hai phần : phần thứ nhất là côn trùng đại cương, phần thứ hai là côn trùng chuyên khoa. + Phần côn trùng đại cương gồm có các chương : Chương 1- Hình thái học côn trùng : Nói về cấu tạo và chức năng các bộ phận bên ngoài của cơ thể côn trùng. Chương 2- Sinh lý giải phẫu côn trùng : Nói về cấu tạo giải phẫu và các hoạt động sinh lý bên trong của cơ thể côn trùng. Chương 3- Sinh vật học côn trùng : Nói về các đặc trưng sinh sống (sinh sản, tập tính v.v...) của côn trùng. Chương 4- Sinh thái học côn trùng : Nói về cân bằng sinh học trong tự nhiên và mối quan hệ giữa côn trùng với các điều kiện bên ngoài Chương 5- Phân loại côn trùng : trình bày hệ thống phân loại của côn trùng và khái quát các bộ họ côn trùng chính trong nông nghiệp. + Phần côn trùng chuyên khoa gồm có các chương là : Chương 1- Nguyên lý và phương pháp phòng trừ : Nói về các cơ sở lý luận và nội dung của từng biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại trong nông nghiệp. Chương 2- Sâu hại cây lương thực Chương 3- Sâu hại cây thực phẩm. Chương 4- Sâu hại cây công nghiệp. Chương 5- Sâu hại cây ăn quả. Nội dung của các chương phần chuyên khoa chủ yếu đề cập các mặt hình thái học, đặc điểm sinh vật học, quy luật phát sinh gây hại và biện pháp phòng trừ cụ thế cho từng loài trên từng loại cây trồng. IV. Sơ LƯỢC TÌNH HÌNH NGHIÊN c ú u CÔN TRÙNG HỌC NÓI CHƯNG VÀ CÔN TRÙNG HỌC NÔNG NGHIỆP NÓI RIÊNG 1. Trong nước + Thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám -1945 Cuối thế kỷ XIX, trước khi thực dân Pháp đánh chiếm nước ta, một đoàn nghiên cứu tổng hợp của Pháp mang tên “Mission Pavie” đã tiến hành cuộc viễn du ở Đông Dương trong 26 năm (1879 - 1905) và bước đầu tìm hiếu hệ côn trùng Đông 13
  • 16. Dương trong đó có Việt Nam. Tổng số loài côn trùng đã điều tra thu thập là 1.020 loài thuộc các bộ côn trùng. Các mẫu vật côn trùng này hiện lưu trữ tại các Viện Bảo tàng Pari, Luânđôn, Giơnevơ, Stôckhôm (mẫu vật chủ yếu thu thập ở Lào, Campuchia, ở Việt Nam có rất ít). Sau đoàn này, người Pháp thiết lập những trạm và phòng nghiên cứu về côn trùng, như Trạm nghiên cứu Chợ Ghềnh ở Ninh Bình phục vụ ở Nông trường Đồng Giao, Phòng nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu khoa học ở Sài Gòn, phòng nghiên cứu côn trùng thuộc Viện khảo cứu Nông Lâm ở Hà Nội. Từ năm 1889 cho tới năm 1932 - 1934 có những thông báo về công trình nghiên cứu côn trùng ở Đông Dương của một số tác giả như : Côn trùng hại chè của Du Pasquier. Mối, xén tóc và côn trùng hại mía, đậu của Fleutiaux 1901, 1912, 1925. Lepidopteres heteroceres du Tonkin của Joannis. Les Chrysomelinae du Sud de la Chine et du Nord Tonkin của Trần Thế Tương. Faune entomologique de rind - Chine (1901) do Salvaza chủ biên. Trong thời kỳ đại chiến thế giới thứ hai có xuất bản tập Scarabaeidae (họ bọ hung) của R.Paulian và tập Lepidoptera (bộ cánh vảy) của A.Lemee. Trước năm 1945 không xa lắm có những người Việt Nam đã đi bắt mẫu côn trùng đê bán cho Trường khoa học Hà Nội, có những người đã điều tra về muỗi sốt rét như cụ Hoàng Tích Trí (nguyên là Bộ trưởng Bộ Y tế). Về côn trùng nông nghiệp đã có những bộ phận nghiên cứu côn trùng ở Viện Nồng học Hà Nội, Viện Nông học Sài Gòn và một số trại thí nghiệm có phòng nghiên cứu về tằm và những trạm sản xuất trứng tằm. Ở những cơ sở này, những người thực sự bắt tay vào công việc hầu hết là công lihân viên chức người Việt có trình độ khoa học kỹ thuật nhất định về côn trùng. J Tinh hình công tác nghiên cứu côn trùng trong khoảng thời gian từ năm 1945 về trước có thể tóm tắt một số nét chính như sau : - Cán bộ chuyên nghiên cứu côn trùng ở nước ta có rất ít. - Các tài liệu thành văn về các công trình điều tra thí nghiệm để lại ít thấy có những công trình về côn trùng liên quan trực tiếp đến những cây trồng nông nghiệp và những công trình phục vụ sản xuất lại càng ít. - Kết quả điều tra thí nghiệm chưa thể-hiện rõ trong sản xuất, chưa nói tới những công trình phổ biến trong sản xuất đại trà ở các vùng lúa, ngô, khoai rau và ngay cả những cây trồng có trọng tâm khai thác ở những đồn điền thực dân như đồn điền cà phê miền bắc, miền trung, miền nam trưóc Cách mạng tháng Tám. Chúng ta cũng chưa thấy được kinh nghiệm và kết quả đáng kể về phòng trừ côn trùng hại trong sản xuất đại trà. 14
  • 17. + Thời kỳ sau cách mạng tháng Tám đến nay. Từ ngày Cách mạng tháng 8/ 1945 đến nay, công tác bảo vệ thực vật nói chung và về côn trùng học nói riêng có những bước tiến đáng kể. ♦ Về mặt tổ chức và cán bộ. Từ nãm 1953 bắt đầu thành lập phòng côn trùng thuộc Viện trồng trọt. Với phương hướng kỹ thuật và tổ chức lực lượng tốt đã dập tắt dịch sâu keo, sâu cắn lá ngô v.v... Đề cao cảnh giác đối với âm mưu và hành động của giặc dùng chiến tranh sinh học, chúng ta đã đào tạo được một số cán bộ (khoảng 50 người) để đảm nhiệm công tác này. Từ năm 1954 đến nay, các tổ chức về bảo vệ thực vật (BVTV) từ Trung ương đến địa phương phát triển không ngừng, ở Trung ương có Cục Bảo vệ thực vật, Viện bảo vệ thực vật, Trạm bảo vệ thực vật vùng. Phòng kiểm dịch thực vật ở các cửa khẩu biên giới trực thuộc Cục Bảo vệ thực vật. Tại các trường Đại học nông nghiệp có Khoa Bảo vệ thực vật hoặc bộ môn Bảo vệ thực vật. ở địa phương, mỗi tỉnh có một hoặc hai, ba trạm BVTV trực thuộc Ty Nông nghiệp. Ở huyện có trạm BVTV và ở xã hoặc hợp tác xã có tổ đội BVTV. Lực lượng cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách BVTV đã và đang phát triển mạnh từ trung ương cho tới địa phương. Đội ngũ cán bộ BVTV có trình độ Đại học, trên Đại học đã được đào tạo tai các trường Đại học nông nghiệp trong và ngoài nước. Cán bộ có trình độ trung học công nhân kỹ thuật được các trường Trung học nông nghiệp hoặc Cục Bảo vệ thực vật trực tiếp đào tạo. ♦ Về mặt nghiên cứu thí nghiệm và kết quả chỉ đạo phòng trừ sâu hại. Tháng 9 - 10/ 1961, Cục BVTV và kiểm dịch thực vật Bộ Nông nghiệp với sự phối hợp của các trường Đại học Tổng hợp, Đại học Sư phạm. Trường Trung cấp Nông Lâm Trung ương, Học viện Nông Lâm Trung ương (nay là Trưởng Đại học nông nghiệp I), Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước đã tiến hành điều tra ở 32 tỉnh thành và khu tự trị Tây Bắc. Kết quả điều tra trên 30 loại cây trồng đã thu thập 286 loài sâu hại chính. Trong năm 1965 Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước đã chủ trì tổ chúp, những đợt định loại tên khoa học các tiêu bản côn trùng đã thu thập được ở các nông trường quốc doanh với sự tham gia đóng góp của cán bộ côn trùng học một số ngành liên quan (Nông nghiệp, Nông trường, Tổng hợp, Sư phạm). Tháng 5 - 6/ 1966 Viện sốt rét ký sinh trùng (Bộ Y tế) đã tiến hành điều tra cơ bản côn trùng ở Chi Nê - Hoà Bình và thu được nhiều tiêu bản côn trùng tự nhiên. Từ 1966 - 1968, Bộ Nông nghiệp đã tiến hành điều tra cơ bản côn trùng lần thứ 2 trên khắp miền Bắc với quy mô tổ chức rộng và thời gian liên tục trong 2 năm đã tập hợp được một khối lượng mẫu vật côn trùng khá lớn. Từ 1969 cho đến 1974, nhiều cơ sở và cơ quan vẫn tiếp tục công tác điều tra cơ bản côn trùng ở miền Bắc và ở những tỉnh phía Nam.
  • 18. Song song với cổng tác điều tra cơ bản côn trùng, các cơ quan, trường học, trạm BVTV đã và đang tiến hành nghiên cứu thí nghiệm khoa học và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật về côn trùng vào thực tiễn sản xuất. Kết quả nghiên cứu đối với một số loài như các loài sâu đục thân lúa, sâu đục thân ngô, bọ phấn hại cà chua, sâu đục thân cà phê, v.v... đã được xây dựng là chương trình tiến bộ kỹ thuật. Năm 1975 đất nước hoàn toàn thống nhất. Chúng ta tiếp thu các tổ chức và hoạt động sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam. Công tác bảo vệ thực vật cũng mở trên địa bàn cả nước. Hệ thống quản lý và chí đạo công tác bảo vệ thực vật có thêm Trạm bảo vệ thực vật vùng duyên hải Nam Trung Bộ đóng ở Quảng Ngãi, Trạm vùng đổng bằng Sông Cửu Long đóng ở Tiền Giang, Trạm kiểm dịch thực vật Đà Nẵng, Trạm kiểm dịch thực vật thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động nghiên cứu khoa học và tiến bộ kỹ thuật được thực hiện cho các tỉnh phía Nam ở Bộ môn bảo vệ thực vật Viện khoa học nông nghiệp miền Nam, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, Viện nghiên cứu cà phê ở Đắc Lắc, Trung tâm nghiên cứu bông Nha Hố (Ninh Thuận). Cống tác đào tạo cán bộ đại học chuyên ngành bảo vệ thực vật được tiến hành ở Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hổ Chí Minh và Trường Đại học Cần Thơ. Ở giai đoạn này công tác bảo vệ thực vật đã trở thành một hoạt động được triển khai toàn diện trên các mặt nghiên cứu khoa học, xây dựng tổ chức, đào tạo cán bộ hình thành hệ thống hoạt động nhịp nhàng vừa đảm bảo tính chất quần chúng, tính chất pháp lý và thể chế, tính chất chuyên môn, kỹ thuật trên cơ sở khoa học khá đầy đủ. Nhận thức, hiểu biết của người nông dân về đối tượng gây hại, về quy luật gây hại và hình thành dịch, về các biện pháp phòng trừ về máy móc, công cụ và vật tư kỹ thuật trong bảo vệ thực vật được nâng lên rõ rệt. Các hiện tượng mê tín dị đoan bị đẩy lùi từng bước và cho đến nay việc cúng bái đuổi trừ tà ma hầu như không còn nữa, ngay cả ở những vùng xa xôi hẻo lánh. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp ở nhiều vùng, nông dân đã có ý thức làm công tác phòng trừ sâu bệnh ngay từ trước khi gieo trồng cây. Các hoạt động luân canh, cày ải, dọn sạch tàn dư cây trên đổng được áp dụng với ý thức ngăn ngừa sự lan truyền của sâu bệnh từ vụ này sang vụ khác. Nông dân đã biết chọn các giống lúa, ngô, thuốc lá, bông, mía chống chịu sâu bệnh để gieo trồng. Hạt giống lúa, giống ngô được xử lý nước nóng hoặc hoá chất trước khi gieo. Nông dân nhiều nơi đã biết cách điều tra phát hiện sâu bệnh và tự giải quyết bước đầu bằng những biện pháp phòng trừ tại chỗ và chí chờ đến các đội bảo vệ thực vật chuyên trách khi sâu bệnh đã phát sinh thành dịch. Hệ thống tổ chức chuyên trách công tác bảo vệ được hình thành từ cơ sở đến trung ương, bắt đầu là các tổ bảo vệ thực vật ở xóm xã, thôn bản. Các tổ đội bảo vệ thực vật làm nhiệm vụ điều tra, phát hiện sâu bệnh, hướng dẫn nông dân thực hiên các biện pháp phòng trừ, mua sắm quản lý các loại vật tư, hoá chất bảo vệ thực vât giữ mối liên lạc thường xuyên với các tổ chức chuyên trách bảo vệ thực vật của Nhà 16
  • 19. nước. Các tổ, đội này thực sự là cầu nối giữa nông dân với các tổ chức bảo vệ thực vật, giữa sản xuất với các hoạt động khoa học và công nghệ, giữa cơ sở với các tổ chức quản lý cấp trên. Ở cấp huyện, một số nơi đã thành lập các trạm bảo vệ thực vậtỗTrạm chịu sự quản lý của phòng nông nghiệp huyện và chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn của trạm (sau này là chi cục) bảo vệ thực vật tỉnh. Trạm huyện có nhiệm vụ hướng dẫn và quản lý hoạt động các tổ đội bảo vệ thực vật ở cơ sở sản xuất, tiến hành việc nắm tình hình sâu bệnh trên đồng ruộng, thực hiện các dự tính, dự báo ngắn hạn, mua sắm và cung cấp các trang thiết bị hoá chất bảo vệ thực vật để cung cấp cho cơ sở sản xuất, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tập huấn kỹ thuật cho các kỹ thuật viên bảo vệ thực vật ở cơ sở sản xuất. • • • Ở tất cả các tỉnh đều thành lập trạm bảo vệ thực vật tỉnh, một số tỉnh còn có thêm phòng hoặc tổ bảo vệ thực vật thuộc Sở nông nghiệp. Những năm gần đây trên cơ sở trạm và phòng này đã chuyển thành các chi cục bảo vệ thực vật tỉnh. Chi cục có nhiệm yụ điều tra, phát hiện nắm tình hình sâu bệnh trên đồng ruộng, tiến hành dự tính dự báo thông báo tình hình diễn biến sâu bệnh cho các huyện mua sắm cung ứng vật tư kỹ thuật cho các trạm huyện, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ kỹ thuật bảo vệ thực vật trong tỉnh, báo cáo thông báo tình hình diễn biến của sâu bệnh, các hoạt động bảo vệ thực vật, tình trạng thiết bị vật tư lên Cục bảo vệ thực vật, thực hiện một khâu quan trọng hệ thống tổ chức bảo vệ thực vật cả nước. Từ những năm 80 thế kỷ 20 trở lại đây, do có những thay đổi trong tình hình sản xuất nông nghiệp, nên tổ chức mạng lưới bảo vệ thực vật ở cấp vùng và trung ương cũng có những thay đổi. Một số trạm bảo vệ thực vạt vùng ngừng hoạt động, một số phòng kiểm dịch thực vật cửa khẩu cũng chấm dứt tồn tại. Trong cả nước chỉ còn lại 3 trạm bảo vệ thực vật vùng : Bắc Bộ (đóng ở Hải Hưng), Trung Bộ (đóng ở Quảng Ngãi), và Nam Bộ (đóng ở Tiền Giang). Các phòng kiểm dịch thực vật còn lại ở cảng Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Các hoạt động bảo vệ thực vật ở giai đoạn này được đánh dấu với phong trào cắt dảnh lúa héo và nhổ bông bạc để phòng trừ sâu đục thân lúa, xử lý hạt giống lúa bằng nước nóng 3 sôi, 2 lạnh. Trong sản xuất chỉ riêng ở các tỉnh phía Bắc đã có hàng nghìn lò xử lý giống lúa được xây dựng ở các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Đầu những năm 60, chúng ta nhập nhiều thuốc hoá học từ Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu. Các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp quen dần với việc sử dụng thuốc bơm trong việc phòng trừ sâu bệnh và hoạt động này tiếp tục mở rộng cho đến ngày nay. Việc dùng thuốc hoá học đã có kết quả tốt trong việc dập tắt những trận dịch sâu bệnh, đặc biệt đối với các loại thường phát sinh thành dịch như rầy nâu, sâu cuốn lá, bọ xít, sâu đục thân lúa, bệnh đạo ôn, rầy xanh đuôi đen, sâu xám, sâu cắn lá ngô, bệnh gỉ sắt cà phê, v.v... Tuy nhiên, thuốc trừ sâu bệnh cũng đã để lại những hậu quả tiêu cực. Những năm có dịch, phải sử dụng nhiều thuốc hoá học, số người bị 17
  • 20. ngộ độc vì thuốc tăng lên, một số sâu tăng dần tính chống thuốc như rầy nâu, sâu tơ hại rau, nhiều nơi các loại côn trùng có ích bị tiêu diệt nhiều, không làm được vai trò hạn chế sâu hại như trên các cánh đồng bông. Cuối những năm 60, những nghiên cứu để sử dụng các biện pháp sinh học để phòng trừ sâu bệnh được bắt đầu. Thuốc trừ sâu vi sinh vật trên cơ sở Bacillus thuringiensis được nhập nội, nghiên cứu sản xuất ở trong nước và sử dụng ở một số vùng trồng rau. Đi đôi với việc nghiên cứu thuốc vi sinh vật, những công trình nghiên cứu về nuôi và sử dụng ong mắt đỏ cũng được tiến hành. Thời gian này, ong mắt đỏ được dùng để trừ sâu đay, một số sâu hại lúa và sâu hại rau. Nhiều công trình nghiên cứu được tiến hành để phát hiện và ghi chép các loại thiên địch ở nước ta được thực hiện. Trong lâm nghiệp đã sử dụng nấm Beauveria để trừ sâu róm thông. Các hoạt động sử dụng biện pháp sinh học vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Công tác điều tra phát hiện dự tính dự báo sâu bệnh có bước phát triển mạnh mẽ vào cuối những năm 60, trong những năm đầu của thập kỷ 70. Hoạt động điều tra phát hiện sâu bệnh định kỳ được thực hiện ở khắp các Trạm bảo vệ thực vật huyện, tỉnh, vùng. Một số hợp tác xã cũng đã có kỹ thuật viên thực hiện điều tra định kỳ. Trên cơ sở những tài liệu của điều tra định kỳ đã thực hiện dự tính dự báo ngắn hạn. Từ giữa những năm 70, khái niệm tổng hợp bảo vệ cây được đưa vào nội dung công tác phòng trừ sâu bệnh. Một số nghiên cứu được triển khai theo hướng này. Những khảo sát về đặc tính chống chịu sâu bệnh của các giống cây được đẩy mạnh. Nhiều khảo nghiệm và tổng kết về các biện pháp kỹ thuật canh tác phòng trừ sâu bệnh được tiến hành. Những nghiên cứu về biến động quần thể sâu hại, về biến động số lượng và quy luật hình thành các trận dịch, về các mối quan hệ sinh thái được xúc tiến. Trong những rtãm 80 của thế kỷ 20, các hoạt động phòng trừ sâu bệnh chuyển dần sang hướng tổng hợp bảo vệ cây. Hướng hoạt động này đi sâu vào tất cả mọi khía cạnh của công tác bảo vệ thực vật từ phòng trừ sâu bệnh trên đồng ruộng, đến nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ. Tổng hợp bảo vệ cây trở thành chủ trương chung của cả nước trong những năm 90. Ở giai đoạn này công tác nghiên cứu khoa học bảo vệ thực vật có bước phát triển mới. Viện bảo vệ thực vật được thành lập năm 1968 trên cơ sở phòng bảo vệ thực vật của Viện nghiên cứu khoa học nông nghiệp. Viện là cơ quan đầu ngành trực thuộc Bộ Nông nghiệp có nhiệm vụ tiến hành các công tác nghiên cứu và triển khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên các lĩnh vực phòng chống sâu hại, bệnh hại , cỏ dại và sử dụng thuốc hoá học trong bảo vệ thực vật. Bên cạnh Viện, công tác nghiên cứu khoa học bảo vệ thực vật còn được tiến hành ở Trường Đại học Nông nghiệp Viện khoa học Việt Nam, Trường Đại học Tổng hợp, Trường Đại học Sư Phạm Trại nghiên cứu Chè Phú Hộ, Trạm nghiên cứu Cây nhiệt đới Phủ Quỳ, Cây ăn quả Xuân Mai. Từ năm 1975 trở đi, sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, hoạt động nghiên cứu khoa học bảo vệ thực vật còn được tiến hành ở Viện khoa học kỹ thuật nông 18
  • 21. nghiệp miền Nam, Trường Đại học nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Cần Thơ, Viện lúa đồng bằng Sông Cửu Long, Trung tâm bông Nha Hố, Trung tâm nghiên cứu cà phê Eakmat, Viện nghiên cứu cao su Bến Cát. Do tính chất chuyên dùng của các loại thuốc BVTV và các phương tiện máy móc khác, cho nên hệ thống dịch vụ vật tư bảo vệ thực vật được tách khỏi vật tư nông nghiệp từ đầu những năm 70 và xây dựng thành hệ thống riêng. Hiện nay đang hoạt động có Công ty thuốc và vật tư bảo vệ thực vật I ở phía Bắc, Công ty thuốc bảo vệ thực vật II ở thành phô' Hồ Chí Minh, Công ty thuốc sát trùng Việt Nam, Công ty khử trùng. Các công ty này có một số chi nhánh, cửa hàng và đại lý ở nhiều địa phương. Hoạt động bảo vệ thực vật ngày càng mở rộng, có liên quan và tác động mạnh mẽ đến nhiều hoạt động sản xuất, đời sống và sức khoẻ nhân dân, cho nên Nhà nước ta đã ban hành từng bước các văn bản dưới luật và luật. Điều lệ kiểm dịch thực vật được ban hành từ những năm 60 là cơ sở pháp lý cho công tác kiểm dịch thực vật. Trong những năm 70 và 80 có nhiều văn bản quy định về cách sử dụng và bảo quản thuốc bảo vệ thực vật, về sản xuất và lưu thông các loại thuốc bơm, về vệ sinh thực phẩm có liên quan đến sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Năm 1993, Chủ tịch nưóc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Những tiến bộ kỹ thuật bảo vệ thực vật của thế giới đã được áp dụng vào Việt Nam : ♦Giống lúa CR203 : Được tuyển chọn từ giống IR 8423 - 132-6-22 nhập nội từ IRRI và được công nhận là giống quốc gia 1985. Giống có khả năng kháng rầy trong những năm gần đây là giống CR203 được gieo cấy với diện tích 40 vạn ha vụ chiêm xuân và 60 vạn ha vụ mùa. ♦Giống lúa RSB - 13 cũng là giống được tuyển chọn từ tập đoàn giống lúa quốc tế và đang được tiến hành khu vực hoá với mục đích chống sâu đục thân lúa. Diện tích hàng năm khoảng 20.000ha. ♦Tính đến nay (năm 1999) danh lục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam gồm 87 hoạt chất với 270 tên thương mại. ♦Công nghệ nuôi nhân những côn trùng ký sinh và ăn thịt để trừ sâu cùng được quan tâm. Việc nghiên cứù về ong mắt đỏ được tiến hành từ năm 1973 đến nay. Những cán bộ nghiên cứu và tiến hành đề tài này được đào tạo hoặc tập huấn từ Liên Xô cũ, Pháp, Ân Độ, Trung Quốc, Thái Lan và Philippin. Kết quả đã xây dựng được công nghệ sản xuất ong mắt đỏ với lượng nhỏ, tỷ xuất nhân trung bình 1/14 - 15 và cao nhất 1/27. Hiệu quả ký sinh trên sâu hại đạt 60 - 70%. Đã thả ong để trừ các loài sâu đo xanh, sâu xanh hại bông, sâu cuốn lá loại nhỏ, sâu đục thân mía và sâu róm thông. Tổn tại của đề tài : Hiệu quả còn bấp bênh do chất lượng ong”và các yếu tố trong quá trình nhân thả, vì vậy, chưa có sức thuyết phục và diện sử dụng còn hẹp chưa mở rộng được. 19
  • 22. Việc nghiên cứu một số côn trùng ký sinh và côn trùng ăn thịt khác cũng được tiến hành như : Ong vàng Habrobracon trừ sâu non cánh vảy, ong đen kén trắng Cotesia pỉutelỉae, ong đen Diaderma trừ sâu tơ, bọ mắt vàng Crysopu trừ rệp, bọ rùa, bọ xít ăn sâu và nhện nhỏ ăn thịt, các loài ký sinh ăn thịt cũng đang được nghiên cứu trong phòng để tìm hiểu khả năng ứng dụng của chúng. Công nghệ sử dụng vi sinh vật trừ sâu cũng được tiến hành từ 1972 đên nay. Sử dụng các chế phẩm BT nhập nội từ Liên Xô cũ, Pháp, đã sử dụng để trừ sâu tơ hại rau thuộc họ hoa thập tự, sâu xanh hai bông, sâu cuốn lá lúa, sâu đục quả đậu và một số sâu cánh phấn khác. Hiệu quả trừ sâu tốt và đặc biệt đối với sâu tơ hại rau sau 22 ngày sâu chết 80 - 100%. Chế phẩm BT : Ngoài việc nhập nội BT, nhiều cơ quan trong nước tham gia sản xuất chế phẩm này, đó là : Công ty hoá chất Bộ công nghiệp, Liên hiệp khoa học sản xuất hoá chất thành phố Hồ Chí Minh, Viện công nghiệp thực phẩm, Ban khoa học thành phố Hà Nội. Các đơn vị này đã sản xuất và bán ra thị trường một khối lượng lớn chế phẩm BT để trừ sâu tơ hại rau ở các vùng Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt. Song chất lượng và hiệu qủa chưa ổn định vì chưa tiêu chuẩn hoá được sản phẩm. Nghiên cứu sử dụng nấm có ích : Đã nghiên cứu hai loại nấm trừ sâu Beauveria và Metarrhiiium dưới dạng bột thô để trừ rầy nâu, sâu đo xanh, câu cấu xanh, mối, bọ hung đục dứa, châu chấu, sâu róm thông. Nghiên cứu chế phẩm virus trừ sâu (NPV). Nghiên cứu sản xuất NPV của sâu xanh, sâu đo xanh, sâu khoang, sâu keo da láng, sâu róm thông theo hai hướng : Công nghệ nuôi nhân và sản xuất trong phòng, thu thập và sản xuất nguồn NPV tự nhiên. Đã sử dụng những loại chế phẩm trên hai dạng bột và nước để trừ 5 loài sâu trên bông, thuốc lá, cà chua, sâu khoang trên lạc, bắp cải, sâu keo. Hiệu quả sau khi phun 5 - 1 0 ngày sau chết 50 - 70%. Diện tích cây trổng được sử dụng nhiều là cây bông. Hạn chế của những loại chế phẩm này là chưa mở rộng ra sản xuất được vì giá thành còn quá cao, thời gian diệt sâu chậm. Hướng đang có nhiều triển vọng là hướng sử dụng nguồn virus tự nhiên giá thành hạ và dễ làm. Các cơ quan nghiên cứu chế phẩm NPV là Viện bảo vệ thực vật, Trung tâm nghiên cứu cây bông Nha hố và trạm Lâm nghiệp Thanh Hoá. Để có nguyên liệu sản xuất chế phẩm NPV, Viện Bảo vệ thực vật đã áp dụng công nghệ nuối sáu nhân t£0 để nuôi hàng loạt các loài sâu xanh, sâu khoang, sâu keo da láng, sâu cấn gié, sâu đục thân ngô trên môi trường thức ăn nhân tạo có cải tiến phủ'hợp với điều kiện Việt Nam. Đối với dây chuyền nuôi sâu xanh có 10 người 20
  • 23. làm việc có thể sản xuất khoảng 50.000 sâu/ tháng đảm bảo cho việc sản xuất chê phẩm làm thí nghiệm, song giá thành còn cao. Nghiên cứu một số tác nhân khác trừ sâu. Viện Bảo vệ thực vật kết hợp với một số cơ quan khác tiến hành nghiên cứu một số biện pháp như : - Diệt sản bằng hoá học : Tepa Thiotepa đối với sâu cắn gié và một số sâu cánh phấn khác. - Diệt sản bẳng vật lý phóng xạ. - Pheromon sinh dục - dùng làm bẫy dự tính, dự báo và phòng trừ một số sâu hại. Những công việc này còn đang ở bước đầu nghiên cứu. Nghiên cứu thiên địch và nâng cao hiệu quả của nó trong phòng trừ sâu hại. Đã thu thập được trên 500 loài ký sinh ăn thịt sâu hại và nhện hại trên 10 loại cây trồng chính. Nuôi và theo dõi đặc điểm sinh học của một số loài thiên địch chính và nghiên cứu chúng trong phòng trừ sâu hại. Tóm lại, thời gian từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay chúng ta đã xây dựng được tổ chức, tăng cường lựQ lượng cán bộ, đồng thời đã tích luỹ được nhiều tài liệu cơ bản giúp cho việc xác định tương đối chắc chắn về tầm quan trọng của các đối tượng sâu hại cây trổng chủ yếu, mặt khác chúng ta đã áp dụng các kết quả nghiên cứu kịp thời vào sản xuất, do đó trong một phạm vi nhất định, chúng ta đã hạn chế mức tối đa sự thiệt hại của dịch sâu hại. 2. Ngoài nước Ngay thời xưa đã có sự hấp dẫn nghiên cứu về côn trùng do những hiện tượng hàng ngày trong tự nhiên như sự phá hại của sâu bọ - kẻ thù của gia súc và cây trồng xảy ra liên tiếp. Từ đó đã xuất hiện những ngành khoa học thực nghiệm như nghề nuôi ong, nuôi tằm. Thí dụ : 3.000 năm trước công nguyên, Trung Quốc đã biết nuôi tằm. Trong sách cổ của Xiri (3000 năm trước Công nguyên) đã nói tới các cuộc bay khổng lồ và tàn phá khủng khiếp của những đàn châu chấu sa mạc. Một học giả Hy Lạp Arixtôt (384 - 322 trước Công nguyên) đã nói tới 60 loài côn trùng trong tác phẩm của ông. Thực ra, cho đến nay trong 15 thế kỷ đầu Công nguyên chưa phát hiện được đóng góp nào rõ ràng vào khoa học côn trùng. Đến thế kỷ thứ 17, người ta ghi nhận công trình về giải phẫu tằm của Nhà bác học Manpighi (1628 - 1694) người Italia. Ở thế kỷ thứ 18, có những công trình nổi tiếng của Nhà bác học Thuỵ Điển Linnê (1707 - 1778) như tác phẩm “Hệ thống tự nhiên" trong đó côn trùng học được dành vị trí đáng kê với việc xây dựng hệ thống 7 bộ côn trùng. Cùng thế kỷ này Reaumur (1683 - 1757) nghiên cứu về sinh vật học và hình thái học côn trùng với 6 tập “Hồi ký vê lịch sử côn trùng" (1734 - 1742). Cuối thế kỷ thứ 18, nhà tự nhiên học nổi tiếng người Nga là Viện sĩ Pallas (1741 - 1811) đã nghiên cứu nhiều về thành phần côn trùng. 21
  • 24. Đến thế kỷ thứ XIX, do các ngành khoa học nói chung phát triển và cây trồng cũng phát triển đã tạo điều kiện để côn trùng học thực sự trở thành một khoa học . Khi ấy nhiều nước đã thành lập Hội côn trùng học, sớm nhất là Hội côn trùng học Pháp (1832), Anh (1833), Nga (1859). Các hội này giữ vai trò chỉ đạo trong việc phát triển côn trùng học ở mỗi nước, ở thê kỷ thứ 19, các công trình nghiên cứu côn trùng học phát triển mạnh mẽ về hình thái học, sinh vật học, phân loại và côn trùng học thực nghiệm, đặc biệt là côn trùng học nông nghiệp. Ở Nga, giáo sư Viện sĩ Brandt (1879 - 1891) nghiên cứu về cấu tạo hệ thần kinh. Nhà bác học nổi tiếng Keppen (1833 - 1908) đã công bố 3 tập côn trùng có hại (1881 - 1883). Ngoài ra, các nhà côn trùng học ưu tú khác như Covalepxki (1840 - 1901), Metnhicốp (1845 - 1916). ở Pháp, J.A.Fabre (1823 - 1915) chú ý nghiên cứu sinh vật học và hoạt động của côn trùng. Tác phẩm nổi tiếng của ông Hồi ký vẽ côn trùng" (1879 - 1903) đã được dịch ra nhiều tiếng trên thế giới. Ở thê kỷ XX, ngành côn trùng học thực nghiệm được ra đời, mà hàng đầu là côn trùng nông nghiệp và lâm nghiệp. Ở thế kỷ này, sự phát triển nhảy vọt của côn trùng học trên tất cả các lĩnh vực làm cho côn trùng học phân ra hàng loạt những lĩnh vực độc lập nhau. Thí dụ như cơ sở phân loại học đã nghiên cứu rộng rãi về sinh thái, phòng trừ những côn trùng có hại bằng thuốc hoá học đã thu được hiệu quả. Các nhà côn trùng học đóng góp nhiều trong việc nghiên cứu khu hệ động vật đất là giáo sư A.P.Xeenzimova Chiansanxki (1866 - 1942) và giáo sư Iacôpxon (1871 - 1908). Cũng khoảng thời gian này có các nhà côn trùng học A.K.Moocvincô (1867 - 1938) và N.Iakuzơnhetxôp (1873 - 1948) với các công trình nghiên cứu về phân loại học và sinh vật học, rệp muội và bướm nổi tiếng thế giới. Cơ sở phân loại học hiện đại về côn trùng thượng đẳng đã được các nhà Bác học A.Handlirsch (1865 - 1935). A.B.Mactinôp (1878 - 1938), B.N.Schvanvich (1889 - 1957) nghiên cứu. Vẽ hình thái học côn trùng có giáo sư H.Weber (1899 - 1956) và tiến sĩ R.E.Snodgrass (1875 - 1962). Weber là tác giả cuốn ' Cẩm nang về côn trùng học đại cương" trên cơ sở hình thái học. Còn Snodgrass là tác giả của nhiều tác phẩm về hình thái học đã được tổng kết trong tác phẩm có giá trị là “Cơ sở hình thái học côn trùng” (Principles of Insect morphology, 1935). Trong lĩnh vực sinh lý học côn trùng, giáo sư người Anh V.B.Wigglesworth và giáo sư người Pháp R.Chauvin rất nổi tiếng với những tác phẩm lớn về sinh lý học côn trùng. Tiến sĩ người Anh nổi tiếng A.D.Imms (1880 - 1949) là tác giả của một trong những tác phẩm có giá trị nhất về côn trùng học (A.general texbook of Entomology 1925 * 1957). Nhà khoa học nổi tiếng, tiến sĩ B.P.Uvarôp đã có nhiều đóng góp trong viêc nghiên cứu côn trùng bộ cánh thẳng (Orthoptera) và là người đã tổ chức ra Trung tâm nghiên cứu phòng trừ châu chấu đàn di cư ở Luân Đôn. Giáo sư nổi tiếng người Ixraen F.S.Bodenheimer (1897 - 1959) đã đóng góp nhiều trong việc nghiên cứu khu hệ động vật, về sinh vật học và côn trùng có hại ở 22
  • 25. vùng Cận Đông và đã công bô nhiều công trình về hình thái học và lịch sử côn trùng học. Giáo sư người Italia F.Silvestri (1873 - 1949) là một nhà khoa học và phòng trừ sâu hại bằng sinh vật học, đồng thời đã phát hiện hai bộ côn trùng mới là Proturu và Zoruptera. Ngày nay, côn trùng học hiện đại là một lĩnh vực hoạt động khoa học và thực tiễn quan trọng của nhiều cơ quan nghiên cứu, trường học và cơ sở sản xuất. Các thành tựu to lớn về côn trùng đã và đang được tổng kết và thông báo tại các hội nghị Quốc tế Bảo thực vật. Về nghiên cứu côn trùng, các nội dung đã và đang được đề cập là : + Vấn đề kinh tế bảo vệ thực vật nói chung và côn trùng học nói riêng. Người ta chú ý nhiều đến các thí nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu tác hại của côn trùng, phản ứng của cây đối với các biện pháp được áp dụng để phòng trừ sâu hại, xây dựng và áp dụng có chất lượng các phương pháp tính toán số lượng sâu hại và mối tương quan với mùa màng bị tổn thất. + Các phương pháp phòng trừ sâu hại : ♦Biện pháp canh tác : Xem phần nguyên lý và phương pháp phòng trừ sâu hại (phần chuyên khoa). ♦Biện pháp hoá học. Biện pháp hoá học để bảo vệ cây trồng đưa năng suất lên cao hiện nay vẫn giữ vai trò quan trọng, có ưu điểm là đơn giản, dễ cơ giới hoá, tác dụng nhanh, hiệu lực cao. Tuy nhiên sau thời gian sử dụng dài và rộng rãi đã biểu hiện nhiều nhược điểm như : diệt cả loài côn trùng có ích truyền thụ phấn hoa, bắt ăn hay kí sinh trên sâu hại, các loại ong mật ; số lượng sâu hại phục hồi nhanh chóng sau khi quen thuốc. Một số loài trước kia gây hại thuộc loại thứ yếu, thì nay trở nên phát triển mạnh mẽ, lượng dư thuốc gây nhiễm bẩn môi trường sống và tích tụ lại trong thức ăn của động vật và con người v:v... Mặc dù có nhiều nhược điểm như đã nêu, song hiện tại và trong tương lai biện pháp hoá học vẫn là một bộ phận quan trọng trong hệ thống phòng trừ tổng hợp để bảo vệ cây trồng. Sở dĩ như vậy vì các phương pháp tối ưu khác còn đang nghiên cứu, chưa áp dụng rộng rãi ngay được. Người ta đang nghiên cứu các phương pháp sinh vật học và sinh kỹ thuật để thay thế phương pháp hoá học, nhưng chưa hoàn chỉnh về lý thuyết và còn ít được nghiên cứu trong việc ứng dụng vào thực tiễn. Để phát huy ưu điểm và khắc phục các nhược điểm của việc sử dụng thuốc hoá học phòng trừ sâu hại cần hoàn thiện dần các mặt sau đây : - Thay thế chế phẩm bền vững bằng những chất ít bền vững hơn, dễ bị phân giải trong thời kỳ sinh dưỡng của cây và không tổn dư trên cây, ở độ an toàn cao hơn. - Điều chế và sử dụng thuốc an toàn đối với các sinh vật khác nhau. - Thay thế dần các chất có độ độc cao bằng các chất ít độc đối với động vật có vú. - Giảm sử dụng tối đa đối với các nguyên tố As, Pb, v.v.ắ. 23
  • 26. - Tạo thành nhiều chủng loại thuốc với nhiều dạng chế phẩm có thể thay thê lẫn nhau. - Cải tiến dạng sử dụng với mục đích giảm giá sử dụng và giảm tiếp xúc khi làm việc với thuốc. ♦Biện pháp sinh vật học và hoá học hiện đại. Qua kinh nghiệm nhiều năm đã chứng tỏ rằng : Con người có thể sử dụng biện pháp sinh vạt học để trừ sâu hại một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp này vào thực tế sản xuất nông nghiệp rất phức tạp. Từ những năm 1960, người ta đã nghiên cứu sử dụng kẻ thù tự nhiên của sâu hại : các loài côn trùng ăn sâu hay sinh trên sâu hại, các vi sinh vật gây bệnh cho sâu hại. Phương hướng của biện pháp sinh vật học hiện nay chủ yêu là : - Bảo vệ quần thể sinh vật có ích (kẻ thù tự nhiên của sâu hại) bằng cách phối hợp chặt chẽ giữa biện pháp hoá học và kỹ thuật trổng trọt một cách hài hoà có hiệu quả. - Nuôi cấy và nhân thả trên đồng ruộng các sinh vật có ích qua quá trình thuần hoà lai tạo và nhập nội trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ các quy luật sinh học, sinh thái học và dự tính dự báo đúng với kí chủ và sinh vật có ích. Trong những năm gần đây, các công trình nghiên cứu nổi bật có triển vọng tốt đẹp cho việc phòng trừ sâu hại, đó là biện pháp sinh kỹ thuật. Nói một cách cụ thế hơn là hoá học hiện đại và biện pháp sinh học phổ biến đã hỗ trợ nhau tạo nên những kết quả đáng kể. Thí dụ : Phương pháp trừ sâu bằng chất ngoại tiết sinh dục (Pheromon) của côn trùng. Các chất tổng hợp tương tự với lượng dùng 20 - 30kg/ha kết hợp với 0,5 - 2 gam thuốc trừ sâu có thể diệt một loài hay vài loài sâu cùng họ. Người ta cũng có thể dùng Pheromon làm thành bả hấp dẫn sinh dục và dùng thêm cả bẫy bả hấp dẫn thức ăn, tất cả có hỗn hợp với thuốc trừ sâu. Người ta đã phát hiện được nhiều hợp chất yêu cầu gây tác dụng giống như tia phóng xạ đối với sâu hại. Đã tìm ra được mối liên quan giữa tác dụng ngăn cản sự phân chia tế bào của một số hợp chất hoá học với sự tuyệt sinh ở sâu hại do các chất đó gây nên. Từ đó nảy ra phương pháp tuyệt sinh hoá học (Chemosterilants). Một phương hướng mới khác trong việc phòng trừ sâu hại là ứng dụng các chất nội tiết của sâu nhất là các chất điều khiển quá trình biến thái của sâu (chất nội tiết sâu non - Juvenil hormon). Hiện nay người ta đã chế tạo được các chất nội tiết có thể tiêu diệt hoàn toàn một số loài sâu. Các thuốc này được gọi là thuốc trừ sâu thế hê thứ 3. Ngoài các phương hướng nêu trên, một số hướng nghiên cứu khác như : Nghiên cứu chất xua đuổi, chất điều hoà sinh trưởng cây, chất gây ngán (anti - feedants) năng lượng điện từ, âm học, v.v... để phòng trừ sâu hại đã và đang được nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới. 24
  • 27. Chương 1 HÌNH THÁI HỌC CÔN TRÙNG ■ 1.1. NHIỆM VỤ Hình thái học côn trùng là môn khoa học nghiên cứu cấu tạo bên ngoài cơ thể côn trùng. Côn trùng giống như các sinh vật khác, do tính chất thích ứng rất phức tạp với ngoại cảnh và trải qua nhiều thế kỷ chọn lọc tự nhiên mà cấu tạo cơ thể côn trùng trả nên muôn hình muôn vẻ. Nhiệm vụ hình thái học không chỉ đơn thuần nghiên cứu bản thân các cấu tạo của cơ thể mà đồng thời phải nghiên cứu nguyên nhân hình thành các cấu tạo ấy, nghiên cứu mối tương quan giữa các cấu tạo với nhau và giữa các cấu tạo ấy với hoạt động của những cơ quan bên trong, nghiên cứu mối tương quan giữa cấu tạo với hoàn cảnh sống và những đặc tính sinh học của từng loài. Thông qua những nghiên cứu nói trên, mặc dù biến đổi hình thái cấu tạo của côn trùng rất phức tạp, song người ta đã tìm ra được tính quy luật của sự thích ứng, hiểu rõ hơn được những đặc điểm chung nhất và đặc điểm cá biệt của cấu tạo hình thái côn trùng. Chính nhờ đó đã đặt cơ sở cho công tác phân loại côn trùng, nhận biết côn trùng hại cây trồng nông nghiệp và phòng trừ chúng. 1.2. KHÁI QUÁT VỀ CẤU TẠO c ơ THỂ CÔN TRÙNG Côn trùng là động vật không xương sống, chúng không có bộ xương trong như các động vật có xương sống. Để giữ cho cơ thể côn trùng có một hình dạng nhất định và để cho các hệ cơ có chỗ bám, côn trùng trưởng thành đều có một lớp da tương đối cứng bao bọc bên ngoài tạo thành “bộ xương ngoài” (Hình 1). Hình 1 ể - So sánh bộ xương trong và bộ xưong ngoài A - Bộ xương trong của động vật có xương sống. B - Bộ xương ngoài của côn trùng (vẽ theo Snodgrass) 25
  • 28. Cơ thể côn trùng không phải là một vỏ xác cứng chắc mà bản thân nó do những vòng hẹp chất màng thường gọi là màng giữa đốt cắt chia cơ thể thành những đốt vòng lớn hơn thường gọi là đốt cơ thể. Chính vậy, cơ thể côn trùng được chia đốt và có thể cử động dễ dàng. Cơ thể côn trùng do 18-20 đốt nguyên thuỷ tạo nên, chúng tập hợp lại chia cơ thể thành 3 phần đầu, ngực và bụng. Các đốt ở phần đầu đã kết lại với nhau rất khít chặt, nhìn ngoài rất khó phân rõ số đốt, nhưng trong thời kỳ phát dục phôi thai, có thể thấy được vết tích chia đốt. Vì vậy, phần đầu do bao nhiêu đốt tạo nên là rất khó xác định. Có nhiều người nghiên cứu và có nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho đầu là do 6 đốt tạo nên (Heymons và Viallanes), có người cho là đầu có 4 đốt (Holmgren, Hanstrom, Snodgrass), có người cho là đầu có 7 đốt (Folsom, Hansen, Weismaur), có người cho là đầu có 5 đốt (Schvvanvitch). Nhiều ý kiến cho là đầu có 4 đốt. Ngực chia 3 đốt, đốt ngực trước, đốt ngực giữa, đốt ngực sau. Mỗi đốt ngực có một đôi chân. Phần bụng do 11 đốt cấu tạo nên, nhưng ở côn trùng trưởng thành chỉ thấy được 9 - 1 0 đốt hoặc ít hơn. Cuối bụng của côn trùng trưởng thành có loài còn có lông đuôi và bộ phận sinh dục bên ngoài (Hình 2), còn các chi phụ khác đều đã tiêu biến. I 1 Hình 2 .ểCấu tạo cơ thể châu chấu 1. Đầu ; 2.Ngực ; 3.Bụng ; 4. Râu ; 5. Mắt kép ; 6. Ngực trước ; 7.Ngực giữa ; 8. Cánh trước • 9. Cánh sau ; 10. Ngực sau ; 11. Lỗ thính giác ; 12. Lông đuôi ; 13. Bộ phận sinh dục n«oài • 14. Chân trước ; 15. Chân giữa ; 16. Chân sau (Tlieo Grost) 1.3. CẤU TẠO CHI TIẾT CỦA TÙNG PHAN c ơ t h ể c ô n t r ù n g 1.3.1. Đầu và chi phụ của đầu Đầu là phần thứ nhất của cơ thể được cấu tạo bằng một vỏ đầu cứng cùnơ với 4 chi phụ đó là một đôi ràu đầu và ba đôi chi phụ miệng. Đầu là trung tâm của sư cảm giác và lấy thức ăn. Cơ quan cảm giác có đôi râu đầu, có mắt kép và mắt đơn cơ quan lấy ăn chủ yếu là miệng. 26
  • 29. 1.3.1.1. Cấu tạo cơ bản của đầu Đầu côn trùng được phân chia thành các khu vực và các mảnh nhờ có đường ngấn lột xác và các ngấn khác. Ngấn lột xác thồng thường là một đường màu nhạt có hình chữ Y. Ở giai đoạn sâu non, mỗi khi lột xác thì ngấn này tách ra giúp cơ thể côn trùng có thể thoát khỏi lớp da cũ. ở giai đoạn trưởng thành của côn trùng, nói chung ngấn này không nhìn thấy. Ngấn là đường lõm xuống của da tạo nên, phần lõm vào trong đó được gọi là sống nổi trong. Phần sống nổi này chủ yếu để cho cơ bám và tăng thêm độ cứng cho vỏ đầuẵSố ngấn và vị trí của ngấn thay đổi nhiều ít tuỳ theo các loài côn trùng. Tuy vậy cũng có một số ngấn tương đối ổn định, các ngấn đó chia đầu thành những khu vực chủ yếu sau đây : + Khu trán - chân môi. Khu này tạo thành mặt trước của vỏ đầu gồm có hai bộ phận : khu trán và chân môi (Hình 3A). Giữa hai bộ phận này là ngấn trán - chân môi (còn gọi là ngấn trên miệng). Phần trên của ngấn này là trán. Mắt đơn thường ở khu trán. Nếu có 3 mắt đơn thì thường xếp thành hình tam giác. Phần dưới của ngấn này là chân môi. Chân môi gắn lên mép trước của ngấn. •+Khu cạnh - đỉnh đầu. Khu này được tạo thành bởi mặt bên của vỏ đầu và đỉnh đầu (Hình 3B). Giới hạn ra phía sau của khu này là ngấn ót. Mắt kép ở trong khu này. Vị trí nằm khoảng giữa hai mắt kép về đỉnh gọi là đỉnh đầu, phần phía dưới mắt kép ở hai bên đầu là má. Hình 3 .ế Cấu tạo của côn trùng A - Đầu nhìn mặt trước : l ễ Đính đầu ; 2ẻ Ngấn lột xác ; 3. Mát I J r đơn Ệ , 4. Mắt kép ; 5ẺTrán ; 6. Ngấn trán má ; 7. Má ; 8. Ngấn dưới má ; 9. Hàm trên ; 10ẽMôi trên ; 11. Chân môi; 12. Ngấn trên miệng ; 13. Râu đáu. 1. Đính đầu Ế , 2. Ngấn lột xác ệ , 3. Ô chân râu ; 4. Mắt kép ; 5 Trán ; 6. Ngấn trán má; 7. Má ề , 8. Ngấn dưới má ; 9. Hàm trên ; 10. Môi trên ; 11. Chân môi ; 12ể Ngấn trên miệng ; 13. Ngấn ót ; 14ề ót ; 15. Ngấn ót sau ; 16. ót sau ; 17. Màng cổ; 18. Má sau ; 19. Khu cạnh miệng ; 2QẵMôi dưới ; 21. Hàm dưới. c - Đầu nhìn mặt sau : 1. Đỉnh đầu ; 2. Ngấn lột xác ; 3ắNgấn ót; 4. Ót ; 5. Ngấn ót sau ; 6. Ót sau ; 7. Má sau ; 8. Lổ sọ (lỗ chấm)ễ9. Khu cạnh miệng ; 10. 1 1 Mỏi dưới ; 1l ẵMá ; 12. Mắl kép. D - Đầu nhìn mặt bụng : l ề Chân môi ; 2. môi trên ; 3. Miệng ; 4. Lưỡi ; 5. Mỏi dưới ; 6ềxoang hàm dưới; 7. Xoang hàm trên (Vềtheo Quản Chí Hoà v.v..ẵ.). 27
  • 30. + Khu ót vù khu ót sau. Khu này được tạo thành bởi hai phiến cứng (Hình 3C) hình vòng cung vây quanh lấy lỗ sọ (hoặc gọi là lỗ chẩm) nơi nối tiếp giữa phần đầu và ngực. Hai phiến này rất hẹp, phiến gần lỗ sọ gọi là ót sau (hoặc gọi là gáy sau) ; phiến trước đó gọi là ót (hoặc gọi là gáy). Thông thường phần cuối của phiên này về phía sau má được gọi là má sau : + Khu dưới má. Mép dưới của mặt bên má có lúc có một ngấn (ngấn dưới má) đem chỗ này phân thành một đai hẹp được gọi là khu dưới má (còn gọi là khu cạnh miệng). Mép của khu này có mấu nối với phần phụ miệng (hàm trên, hàm dưới) (Hình 3B, 3C). + Môi trên : Môi trên là một phiến hình nắp cử động được đính lên mép dưới của chân môi, mặt ngoài của môi trên cứng, mặt trong mềm (Hình 3A). + Lưỡi : Có cấu tạo hình túi gắn ở phía mặt bụng của vỏ đầu do da nhô ra cấu tạo nên. : /.3ế/.2ỄCác kiểu đầu côn trùng : Căn cứ vị trí của miệng ở trên đầu, chia ra 3 kiểu : - Đầu miệng trước : Miệng, thường nhô rầ phía trước đầu, trục dọc của đầu cùng thẳng hàng hoặc song song trên mặt phẳng nằm ngang với trục dọc của mình sâu. Đầu miệng trước thường gặp ở một số loài côn trùng có tính ăn thịt thuộc họ Carubidue (chân bò) và một sô loài hại cây trổng như họ Curculionidue (vòi voi), mối lính (Bộ ỉsopterà) {Hình 4A) - Đầu miệng dưới : Miệng nằm phía mặt dưới của đầu. Trục dọc của đầu hầu như thẳng góc với trục dọc của mình sâu. Đầu miệng dưới thường gặp nhiều ở côn trùng ăn hại cây như châu chấu, dế mèn (Bộ Orthoptera) (Hình 4B) - Đấu miệng sau : Miệng kéo dài ra phía sau đầu về phía mặt bụng. Trục dọc của đầu cùng với trục dọc mình sâu tạo thành một góc nhọn. Đầu miệng sau thường gặp ở côn trùng miệng chích hút như ve sầu (họ Cicadidae), bọ xít (họ Pentatonùdae), bọ rầy (họ Jassiílae), rệp muội (Họ Aphiíliílae) (Hình 4C). c Hìnli 4 : Các kiểu đầu A - Đầu miệng trước : B - Đầu miệng dưới ; c - Đầu miện" sau (Vẽ tlieo A.L.Zelicman) 28
  • 31. /.3ễi.3 ẳChi phụ của đầu 1.3.1.3.1- Râu đầu và các dạng râu Trừ một số ít loài côn trùng, hầu hết các loài đều có, một đôi râu đầu mọc trên ổ chân râu nằm ở vị trí khoảng giữa 2 mắt kép thuộc khu trán. Cấu tạo cơ bản của râu đầu chia 3 phần : + Chân râu là đốt gốc của râu đầu thường ngắn và thô hơn còn đốt kia mọc từ ổ chân râu, phía trong có cơ điều khiển sự hoạt động của râu. + Cuống râu là đốt thứ 2 của râu thường ngấn và có cơ điều khiển sự hoạt động của râu. + Roi râu là phần tiếp sau cuống râu. Phần này thay đổi rất lớn, thường chia thành nhiều đốt. Chức nãng chủ yếu của râu đầu của hầu hết côn trùng là cơ quan xúc giác và khứu giác. Thí dụ: Râu đầu là cơ quan khứu giác như râu đầu của ngài sâu róm hại chè, bọ hung, ruồi. Có một số loài côn trùng, râu đầu có cơ quan thính giác (muỗi đực). Có một số loài côn trùng như ban miêu đực, râu đầu có tác dụng ôm quặp con cái khi giao phối. Ở một số loài côn trùng, râu đầu còn có chức năng khác, thí dụ muỗi Chaoborus, bọ niễng có kìm (Hydrophiỉus) râu đầu có thể dùng bắt thức ăn. Râu đầu của Hydrous có thể lấy không khí trên mặt nước hoặc râu đầu bọ bơi ngửa (Notonecta) có tác dụng cân bằng. Tuỳ loài côn trùng và tuỳ con cái, con đực cùng một loài mà hình dạng và kích thước râu đầu có khác nhau. Nhiều loài ngài, muỗi và một số loài côn trùng cánh cứng, tổng diện tích râu đầu của con đực thường phát triển rõ rệt hơn con cái, điều đó cũng chứng tỏ mức độ phát triển của cơ quan khứu giác của con cái và đực có khác nhau. Hình 5 .ể Cấu tạo của râu đầu Dưa vào đăc điểm này cũng giúp ích 1•Ôchân râu ;2Chân râu ; 3Cuống râu ;4.Roi râu A . V V (Vẽ theo hình Snodvrass) cho công tác phân loại nói chung và 5 phân biệt con cái và con đực nói riêng. Hình dạng của râu đầu thay đổi rất nhiều. Có thể phân chia ra các dạng hình râu đầu chính như sau : - Râu sợi chỉ : Dài mảnh, hình ống, trừ phần chân râu có 1 - 2 đốt hơi to còn lại các đốt khác to nhỏ gần như đều nhau, càng về cuối râu nhỏ dần : râu đầu châu chấu, gián (Hình 6A). - Râu lông-cứng : Râu thường ngắn, 1 - 2 đốt phía chân râu tương đối lớn hơn các đốt sau. Các đốt sau mảnh, nhỏ tựa một sợi lông cứng : râu của chuồn chuồn ve sầu, bộ rầy xanh (Hình 6B). 29
  • 32. - Râu chuỗi hạt . ế Gồm những đốt hình hạt tròn nhỏ nối tiếp nhau giống như chuỗi hạt : râu đầu mối thợ, họ chân dệt (Hình 6C). - Rảu rủng lược kép ( hoặc lông chim) : Trừ 1 - 2 đốt chân râu còn các đốt kháo kéo dài 2 bên trông như chiếc lược kép hoặc dạng lông chim, râu của ngài đực sâu róm hại chè (Hình 6E). - Râu đầu gối : Đốt chân râu dài cùng với các đốt roi râu tạo thành hình cong gấp tựa đầu gối : râu đầu con ong vàng, ong mật (Hình ÓF)Ề - Râu cấu lông : Trừ một hai đốt ở chân râu, xung quanh các đốt khác có lông mọc dài mịn, càng phía cuối râu lông thưa dần : râu đầu của con muỗi đực (Hình 6G). Hình 6 ễ ệCác dạng râu đáu A - Râu sợi chỉ (châu chấu) ; B - Râu lông cứng (chuồn chuồn); c - Râu chuỗi hạt (mối); D - Râu răng cưa (ban miêu); E - Râu rãng lược kép (ngài độc); F - Râu đầu gối (râu ong mật), G - Râu cầu lông (muồi), H - Râu dùi đục (bướm trắng), I - Râu dùi trống (bọ cứng Tri-drodes Sinae), J - Râu hình chuỳ (ve sầu bướm), K - Râu lá lợp (bọ dừa Polyphylla lacticollis), L - Râu ruổi (ruồi xanh Calliphora erythrocephala) (Vẽ theo Quản Chí Hoà r.v...) - RủII dùi đục : Hình ống nhỏ dài, riêng các đốt cuối phình to dần lên như dùi đục : râu đầu của bướm (Hìnli 6H). - Râu dùi trống : Các đốt cuối phình to rõ rệt như hình cầu ằ . râu đầu của chuồn chuồn râu dài (Bộ cánh mạch) (Hình 61). 30
  • 33. - Râu hình tẺ huỳ : Các đốt chân râu và cuống râu phình to như quả chuỳ : râu đầu ve sầu bướm, muội nâu (Hình 6J). - Rún hình lá lợp : Các đốt phần roi râu phát triển thành những mảnh và có thể xoè ra hoặc xếp lại được : râu đầu của côn trùng họ bọ hung (Hình 6K). - Râu ruồi : Râu đầu thường ngắn, 2 - 3 đốt, phần gốc râu phình to hình cầu, còn các đốt khác hình thành dạng lông cứng. Trên lông cứng có những lông mịn nhỏ: râu ruồi (Hình 6L). 1.3.1.3.2. Miệng vù chi phụ miệng : Miệng của côn trùng là công cụ để lấy thức ăn, nếm thức ăn. Do tính ăn của côn trùng rất phức tạp cho nên miệng của côn trùng cũng có nhiều thay đổi. Miệng côn trùng có thể quy nạp thành hai loại hình căn bản là miệng gặm nhai và miệng hút. Qua nghiên cứu hình thái học đã chứng minh rằng : Miệng gặm nhai là loại hình miệng nguyên thuỷ nhất, còn các kiểu miệng khác là từ miệng gặm nhai biến hoá thành. • Miệng gặm nhai (Hình 7) là loại miệng ăn các thức ăn động vật, thực vật dạng thể rằn, thí dụ miệng côn trùng bộ cánh thẳng (Orthoplera) bộ cánh cứng (Coìeoptera), sâu non bộ cánh vảy (Lepiiìoptera). Cấu tạo miệng’nhai gồm 5 phần: môi trên, lưỡi và 3 đôi chi phụ là : hàm trên, hàm dưới và môi dưới. Hình 7 : Cấu tạo miệng gặm nhai A - Môi trên ; B - Hàm trên ; c - Hàm dưói (1. Lá trong hàm ; 2. Lá ngoài hàm ; 3. Thân hàm; 4. Chân hàm ; 5. Râu hàm dưới). D - Môi dưới (1. Lágiữa môi ; 2. Lá ngoài môi ; 3. Râu môi dưới ; 4. cằm trước ; 5. Cằm sau) (Vẽtheo Boiằ đanôp, Katxcôp). 31
  • 34. Hàm trên (Hình 7B) là rrột đôi “xương” cứng nằm phía dưới môi trên. Mỗi một hàm trên được đính lên phía mép dưới cạnh vỏ đầu bằng hai mấu. Hàm trên có cấu tạo đơn giản, mặt trong hàm là những khía nhọn dạng răng - nhưng khía phía trước hàm là răng cắn, phía sau là răng nhai. Răng nhai to và thô hơn răng cắn. Hàm dưới (Hình 7C) là một “xương” nằm phía sau hàm trên. Mỗi một hàm dưới được đính ở phía dưới vỏ đậu. Hàm dưới chia 5 phần, đốt chân hàm, đốt thân hàm, lá ngoài hàm, lá trong hàm và râu hàm dưới. Đốt chân híàm là một phiến cứríg hình tam giác. Đốt thân hàm là một phiến cứng nối tiếp với chân hàm. Cuối thân hàm là hai lá trong và ngoài hàm. Lá trong hàm ở phía trong cứng và cuối có khía răng nhọn có thể dùng đế cắt nghiền thức ăn. Lá ngoài hàm ở phía dưới hình thìa, không cứng lắm, có thể cử động được. Đoạn giữa thân hàm còn có râu hàm dưới được chia 5 đốt. Râu hàm dưới dùng để nếm hoặc ngửi thức ăn. Môi dưới (Hình 7D) là một đôi chi phụ hợp nhất của miệng nằm phía dưới hàm dưới đính ở phía dưới của lỗ sọ. Môi dưới có 5 phần tương ứng như hàm dưới: cằm sau, cằm trước, lá giữa môi, lá cạnh môi và râu môi dưới. Chia ra cằm phụ và cằm chính. Cằm trước có 3 bộ phận : 2 lá giữa môi, 2 lá ngoài môi và 2 râu môi dưới. Cằm sau thường không cử động mà phần cử động được là cằm trước và các bộ phận trên đó. • Miệng hút là loại miệng từ miệng nhai biến hoá thành. Đặc điểm chung của loại hình miệng này là các chi phụ đều kéo dài để thích nghi cho việc lấy thức ăn ở dạng lỏng của động vật hoặc thực vật. Loại hình miệng này có nhiều kiểu biến dạng, có thể chia thành những kiểu miệng như sau : * Miệng gặm hút (Hình 8). Thường gặp ở côn trùng cấp cao trong bộ cánh màng (Hymenoptera) như ong mật. Tuy loại hình miệng này đã biến đổi đê thích nghi với các loại thức ăn lỏng, nhưng biến đổi đó chưa đến mức như ở côn trùng bọ cánh vảy cLepidoptera), bộ hai cánh (Diptera), bộ cánh đều (.Homoptera), bộ cánh nửa (Hemiptera). Đặc điểm cơ bản của kiểu miệng này là hàm trên, môi trên còn giữ theo kiểu Hìtèh8: Cấu tạo miệng gặm hút miệng nhai ; hàm dưới, môi dưới kéo dài J. MÔ Ẽtrên . 2 Hàm trên' ; Ế 3 Lá ng^éị hàm ra, râu hàm dưới ngắn nhỏ. Lá ngoài hàm dưới: A Râu hàm dưới; 5. Lá giữa môi dưới dưới kéo dài thành hình lưỡi kiếm có tác (vò‘) ; 6-Râu môi dướ> - (Vẽ theo Manolache) 32
  • 35. dụng tách lật cánh hoa khi hút mật, lá giữa môi kéo dài thành vôi, phía cuối phình to hình cầu gọi là đĩa vòi. Khi lấy thức ăn, hàm dưới và râu môi dưới hợp lại thành thực quản rỗng, đĩa vòi lấy mật hoa, dựa vào sự co giãn lên xuống của lá giữa môi mà mật hoa được hút vào. Hàm trên của ong có tác dụng xây dựng tổ ong. * Miệng chích hút. Thường gặp ở côn trùng bộ cánh đều như bọ rầy, muội, rệp muội hay côn trùng bộ cánh nửa, như các loài bọ xít hoặc côn trùng bộ hai cánh như các loài muỗi. Loại hình miệng này có thể chích vào cơ thể động vật hay trong các mô tế bào cây để hút dịch. Đặc điểm cơ bản của kiểu miệng này là các phần miệng đều kéo dài, môi dưới thành vòi có tác dụng bảo vệ miệng. Xoang miệng và cuống họng đã hợp lại thành bộ phận bơm hút. Sau đây là hai kiểu miệng chích hút : - Miệng chích hút của bọ xít, bọ rầy (Hình 9). Râu hàm dưới, râu nuôi dưới đã tiêu biến. Môi dưới kéo dài thành vòi chia đốt, phía trước có rãnh lõm, trong rãnh chứa 4 ngòi châm nhỏ như sợi tóc do hai hàm trên và hai hàm dưới kéo dài hình thành. Bên trong hai hàm dưới hợp lại có ống dẫn thức ăn và ống tiết nước bọt. Khi bọ xít hoặc rầy thích hút dịch cây trước hết dùng hai ngòi châm hàm trên thay nhau chọc vào chọn nơi có thức ăn, sau đó mới cắm hai ngòi châm hàm dưới cùng vào, còn vòi thì bẻ cụp ra sau nằm ở phía ngoài. Trước khi hút dịch thì bọ xít hoặc bọ rầy tiết nước bọt để tiêu hoá hoặc phân giải một phần thức ăn. - Miệng muỗi ('Hình 10) cấu tạo gần giống miệng bọ xít hoặc bọ rầy, chí có khác lá có 6 ngòi châm. Ngoài 4 ngòi do hai hàm trên và dưới tạo thành, còn có một ngòi do môi trên, một ngòi do lưỡi. Hai ngòi sau hợp thành ống dẫn thức ăn và máng ống dẫn nước bọt. Hình 9 : Câu tạo miệng chích hút (bọ xít) 1. Môi trên ; 2. Ngòi châm ; 3. Môi dưới (vòi) ; 4. Mắt kcp ; 5. Râu đầu {Vẽ (heo Bocdanôp, Katxcôp) Hình 10 : Miẹng chích hút (muỗi) 1. Mắt kép ; 2.Môi trôn ; 3.Râu đầu ; 4.Môi dưới ; 5.Ngòi châm (hàm irên) ; 6.Ngòi châm (hàm dưới) ; 7.Râu hàm dưới ; 8.Lưỡi. (Vẽ theo Manolaclie) 33
  • 36. * Miệng hút (bướm ngài) (Hình 11). Thứờng gặp ở các loài bướm hoặc ngài bộ cánh vảy. Đặc điểm cơ bản của loại hình miệng này hút mật hoa hoặc thức ăn lỏng. Môi trên, hàm trên và môi dưới đã thơái hoá chỉ còn một dấu vết nhỏ hình tam giác. Râu môi dưới phát triển. Hai hàm dưới đã kéo dài khi hợp lại thành một vòi dài và giữa tạo thành một ống dẫn thức ãn. Bình thường khi không ăn, vòi được cuốn cong lại thành nhiều vòng trôn ốc. Khi ăn thì duỗi ra và cử động được các hướng. * Miệng giũa hút (Hình 12). Thường gặp ở côn trùng bộ cánh tơ (Thysa - noptera). Đặc điểm cơ bản của loại hình miệng này là hút nhựa cây hoặc dịch cơ thể các côn trùng mình mềm, một số ít có thể hút máu người. Đầu những côn trùng miệng giũa hút thường cụp xuống phía dưới tạo thành một vòi ngắn đó là do môi trên, một phần hàm dưới và mòi dưới cấu tạo thành. Giữa vòi có lưỡi và 3 ngòi nhọn. Hai ngòi nhọn do hai hàm dưới, một ngòi do hàm bên trái kéo dài hình thành, còn hàm bên phải thoái hoá. Khi ăn, hàm trên giũa rách biểu bì cây trổng, ba ngòi châm co giãn lên xuống để hút dịch qua vòi. ống dẫn thức ăn là do hai hàm dưới hình thành, lưỡi và lá trong môi dưới hợp thành ống dẫn nước bọt. * Miệng liếm hút (Hình 13). Thường gập ở côn trùng nhóm râu ngắn bộ hai cánh như ruồi nhà. Đặc điểm cơ bản của kiểu miệng này là hàm trên hàm dưới đã thoái hoá. Môi dưới kéo dài thành một vòi ngắn, thô. Vòi thường mềm có thể co giãn được. Mặt trong của vòi là dạng lòng máng được che bởi một phiến môi trên đang hình kiếm. Trong lòng máng còn có lưỡi dẹt dài. Môi trên và lưỡi hợp lại tạo thành ống dẫn thức ăn, trong lưỡi có ống nước bọt. Đầu mút môi dưới phình to thành hai 34 Hình 11 ,ỀMiệng hút (bướm) 1. Môi trên ; 2.Hàm dưới (vòi) 3.Râu hàm dưới ; 4.Môi dưới ; 5.Râu môi dưới (Vè theo Pôtxpêlôp) Hình 12 : Miệng giũa hút (bọ trĩ) Heliothrips (A) và Cephalothrips (B) 1. Hàm trên bên trái ; 2.Hàm trên bên phải ; 3.Ngòi châm (hàm dưới); 4.Mảnh hàm dưới ; 5.Râu hàm dưới ; 6.Gốc râu đầu ; 7.Mắt kép ; 8.Trán ; 9.cằmphụ ; 10. Cằm ; 1l.Râu môi dưới ; 12.Chân môi (Vẽ theo PetecỆ xon)
  • 37. đĩa môi (còn gọi là đĩa vòi) hình quả thận có tính đàn hồi. Mật bụng của đĩa vòi được sắp xếp ngang, có nhiều vòng máng bé nhỏ. Các vòng máng này thông với cửa rãnh của vòi giúp cho ruồi có thể dùng đĩa vòi liếm và hút các thức ăn dạng lỏng hoặc nhão hoặc các hạt rắn bé nhỏ trên bề mặt thức ăn. * Miệng cứa liếm (Hình 14). Thường gặp ở nhóm côn trùng râu ngắn bộ hai cánh như ruồi trâu. Đặc điểm cơ bản của miệng ruồi trâu là đoạn cuối môi dưới phình to hình thành dĩa môi để liếm và hút chất lỏng. Môi trên nhọn giống như ngòi châm, mặt trong có rãnh cùng với lưỡi tạo thành ống dẫn thức ăn, trong lưỡi có ống dẫn nước bọt. Hai hàm trên và hai hàm dưới phát triển hoạt động theo chiều ngang để cứa rách da động vật cho chảy máu rồi dùng đĩa vòi liếm và hút. Hình 13 : Miệng liếm hút (ruồi) (Vẽ rhet) Manoìache) Hình 14 : Miệng cứa liếm (của mòng Chrysops) A - Đầu và miệng nhìn phía trước. B - Miệrig nhìn phía sau. Mắt kép ; 2.Mắt đơn ; 3.Râu đầu ; 4.Cliân môi ; 5.Môi trên ; 6.Râu hàm dưới ; 7.MÔÍ trện ; 8.Môi trên ; 9. Hàm dưới ; 10. Cằm sau ; 11. Cằm trước ; 12.Đĩa môi (Vẽ theo Snodgrass) Các loại hình miệng cơ bản đề cập trên phần lớn ở các loài côn trùng ở giai đoạn trưởng thành nói chung và những loài côn trùng ở nhóm biến thái không hoàn toàn ở giai đoạn sâu non nói riêng. Nhưng do tập quán phá hại và hoàn cảnh sinh sống khác nhau cho nên ngay trong cùng một loài, miệng của sâu non và sâu trưởng thành cũng có cấu tạo khác nhau. Thí dụ : ,Sâu non bọ cánh vảy có cấu tạo miệng nhai để ăn thức ăn rắn, còn trưởng thành (bướm hoặc ngài) thì ăn thức ăn lỏng. Bộ hai cánh, bộ chuồn chuồn cũng có những nét tương tự. Ngoài ra còn cố ntiệng của sâu non. + Miệng sâu non bộ cánh vảy (Hình 15) thuộc kiểu miệng nhai. Đôi hàm trên phát triển dùng đé ãn thức ăn rắn (lá, thân, mô cây). Còn hàm dưới, lưỡi, môi dưới hợp lại thành một mảnh tổng hợp. Hai bên của mảnh này là hàm dưới, còn lưỡi và môi dưới kết hợp với nhau, cuối phần kết hợp này có một núm nhọn lồi lên - đó là ống nhả tơ. 35
  • 38. Hình 15 : Miệng sâu non bộ cánh vảy A - Đầu nhìn mặt trước, B - Đầu nhìn mặt sau 1. Môi trên ; 2. Hàm trên ; 3. Râu đầu ; 4. Râu môi dưói ; 5. Bộ phận ống nhả tơ ; 6. Cằm ; 7.Cằm trước ; 8. Hàm dưới ; 9. Lỗ nhả tơ ; (Vẽ theo Quàn Chí Hoà) + Miệng giòi (Hình 16) là kiểu miệng của giai đoạn sâu non các loài ruồi cấp cao thuộc bộ 2 cánh như : ruồi đục quả, ruồi đục lá, ruồi đục thân, ruồi nhà. Đặc điểm cơ bản của kiểu miệng này là đầu không phát triển, hầu như hoàn toàn thụt vào trong ngực trước. Miệng đã thoái hoá cao độ chỉ còn có một đôi móc miệng do hàm trên biến hoá thành, dùng để khuấy và hút thức ăn. Dịch hoặc những hạt bé nhỏ của thức ăn được hút vào qua rãnh thức ăn (được tạo thành bởi hai móc miệng) đi vào ruột. 1.3.2. Ngực và chi phụ của ngực /.3.2ẳ/ ẻCấu tạo cơ bản của ngực (Hình 17) Ngực côn trùng là trung tâm của sự vận động. Đây là phần thứ hai của cơ thể được nối liền với đầu bằng một đoạn rất ngắn, hẹp, chất màng đó là cổ. cổ thường thụt dưới da phía trong ngực trước, khó nhìn thấy. Ngực chia 3 đốt : đốt ngực trước đốt ngực giữa và đốt ngực sau. Hai bên về gần phía dưới mỗi đốt ngực có một chân đôi. Đôi chân ở ngực trước gọi là chân ngực trước, đôi chân ở ngực giữa gọi là chân ngực giữa và đôi chân ở ngực sau gọi là chân ngực sau. Hai bên về phía lưng của đốt ngực giữa và ngực sau còn có hai đôi cánh. Đôi cánh ở trên ngực giữa gọi là cánh trước, đôi cánh ở trên ngực sau gọi là cánh sau. Bộ phận ngực nói chung có độ hoá cứng tương đối cao, sự liên kết giữa ba đốt ngực tương đối khít, đặc biệt là giữa đốt ngực giữa và đốt ngực sau. Mức độ phát 36 Hình 16 ,ẾMiệng giòi (ruồi) l ệMóc miệng (Vẽtheo Matheson)