SlideShare a Scribd company logo
1 of 91
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN
LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
TOYOTA THĂNG LONG
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN PHƯƠNG DUNG
MÃ SINH VIÊN : A16599
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH
HÀ NỘI – 2014
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN
LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
TOYOTA THĂNG LONG
Giáo viên hướng dẫn : Th.s Vũ Lệ Hằng
Sinh Viên Thực Hiện : Nguyễn Phương Dung
Mã Sinh Viên : A16599
Chuyên Ngành : Tài Chính
HÀ NỘI – 2014
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến quý thầy, cô giáo khoa Kinh Tế - Quản Lý trường Đại Học Thăng Long đã
tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu. Đặc biệt, em xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến Cô giáo Th.s Vũ Lệ Hằng đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt
thời gian làm khóa luận. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các anh chị, Ban giám
đốc Công ty Cổ phần Toyota Thăng Long nói chung cũng như các anh, chị ở phòng
kế toán nói riêng đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ dẫn và tạo điều kiện cho em để hoàn thành
khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 7 tháng 7 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Phương Dung
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện
có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên
cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có
nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
Nguyễn Phương Dung
Thang Long University Library
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP ...................................1
1.1. Vốn lưu động trong doanh nghiệp......................................................................1
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động...............................................................1
1.1.2. Phân loại vốn lưu động....................................................................................3
1.1.3. Vai trò của vốn lưu động..................................................................................5
1.1.4. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động...5
1.1.5.Nhu cầu vốn lưu động và các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động
....................................................................................................................................7
1.2. Nội dung quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp .......................................10
1.2.1. Chính sách quản lý vốn lưu động ..................................................................10
1.2.2. Quản trị vốn bằng tiền ...................................................................................11
1.2.3. Quản lý khoản phải thu .................................................................................15
1.2.4. Quản lý hàng tồn kho dự trữ..........................................................................17
1.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp ......................................19
1.3.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động....................................................19
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp ......................................................................19
1.3.3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành VLĐ
..................................................................................................................................22
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ .......................................25
1.4.1. Các nhân tố khách quan ................................................................................25
1.4.2. Các nhân tố chủ quan....................................................................................26
1.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh
nghiệp.......................................................................................................................27
1.5.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động .........................27
1.5.2. Một số giải pháp nhằm nângcaohiệu quảsử dụng vốn lưu độngtrong doanh nghiệp28
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN TOYOTA THĂNG LONG ................................................31
2.1. Tổng quan về công ty Cổ Phần Toyota Thăng Long .......................................31
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.............................................31
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Toyota Thăng Long............................32
2.1.3. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty CP Toyota Thăng Long ......34
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Toyota Thăng Long
..................................................................................................................................36
2.2.1. Tình hình cơ cấu tài sản – nguồn vốn của Công ty .......................................36
2.2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ....................................................39
2.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá tổng hợp..................................................................42
2.3. Thực trạng sử dụng vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công
ty CP Toyota Thăng Long .......................................................................................46
2.3.1. Chính sách quản lý vốn lưu động ..................................................................46
2.3.2. Vốn lưu động ròng tại Công ty Cổ phần Toyota Thăng Long .......................47
2.3.3. Phân tích kết cấu vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Toyota Thăng Long....48
2.3.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ
phần Toyota Thăng Long .........................................................................................55
2.4. Đánh giá chung hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ
phần Toyota Thăng Long ........................................................................................63
2.4.1. Những kết quả đạt được.................................................................................63
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân....................................................................64
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TOYOTA THĂNG LONG.........66
3.1. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Toyota Thăng Long.................66
3.1.1. Môi trường kinh doanh của Công ty..............................................................66
3.1.2. Những ưu điểm, tồn tại của Công ty CP Toyota Thăng Long .......................67
3.1.3. Định hướng phát triển của Công ty CP Toyota Thăng Long.........................69
3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty
Cổ phần Toyota Thăng Long ..................................................................................70
3.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động.....................................................................70
3.2.2. Quản lý tiền mặt.............................................................................................72
3.2.3. Quản lý các khoản phải thu khách hàng.......................................................73
3.2.4. Sử dụng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn..............................................75
3.2.5. Quản lý hàng tồn kho.....................................................................................76
3.2.6. Một số biện pháp khác ...................................................................................76
Thang Long University Library
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
CP Cổ phần
DN Doanh nghiệp
ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
HĐQT Hội đồng quản trị
KPT Khoản phải thu
NVNH Nguồn vốn ngắn hạn
NVDH Nguồn vốn dài hạn
PTNH Phải thu ngắn hạn
PTKH Phải thu khách hàng
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TMV Công ty Toyota Việt Nam
TGNH Tiền gửi ngân hàng
TSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lưu động
VLĐ Vốn lưu động
SXKD Sản xuất kinh doanh
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Chính sách vốn lưu động cấp tiến, thận trọng, dung hòa...........................................10
Hình 1.2. Mô hình Miller Orr.......................................................................................................14
Hình 1.3. Mô hình EQQ...............................................................................................................17
Hình 1.4. Mô hình ABC...............................................................................................................18
Hình 2.1. Chính sách quản lý vốn lưu động................................................................................47
Bảng 1.1. Cấp tín dụng và không cấp tín dụng...........................................................................16
Bảng 1.2.Sử dụng và không sử dụng thông tin rủi ro tín dụng..................................................17
Bảng 2.1. Bảng cân đối kế toán so sánh giữa năm 2011, 2012, 2013.......................................36
Bảng 2.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .............................................................40
Bảng 2.3. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán .......................................................................43
Bảng 2.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản................................................................44
Bảng 2.5. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời.............................................................................45
Bảng 2.6. Mối quan hệ giữa ROE và ROS.................................................................................46
Bảng 2.7. Vốn lưu động ròng trong giai đoạn 2011 – 2013.......................................................47
Bảng 2.8. Cơ cấu tài sản lưu động tại Công ty CP Toyota Thăng Long...................................48
Bảng 2.9. Cơ cấu vốn bằng tiền của Công ty CP Toyota Thăng Long.....................................50
Bảng 2.10. Cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty CP.............................................51
Bảng 2.11. Cơ cấu hàng tồn kho của Công ty CP Toyota Thăng Long....................................53
Bảng 2.12. Cơ cấu nợ ngắn hạn của Công ty Cổ phần Toyota Thăng Long............................54
Bảng 2.13. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty.......................................................56
Bảng 2.14. Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động.............................................................................58
Bảng 2.15. Chỉ tiêu đánh giá các khoản phải thu của Công ty ..................................................59
Bảng 2.16. Chỉ tiêu đánh giá các khoản phải trả của Công ty ...................................................60
Bảng 2.17. Chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho của Công ty............................................................61
Bảng 2.18. Chỉ tiêu thời gian quay vòng tiền của Công ty.........................................................62
Bảng 3.1. Số dư bình quân cuối năm 2013.................................................................................71
Bảng 3.2. Tỷ lệ phần trăm các khoản mục có quan hệ chặt chẽ với doanh thu........................72
Đồ thị 1.1. Mô hình mức dự trữ tiền mặt tối ưu..........................................................................13
Thang Long University Library
Sơ đồ 1.1. Quá trình tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động...................................................2
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty CP Toyota Thăng Long ..............................................32
Sơ đồ 2.2. Quy trình hoạt động kinh doanh chung.....................................................................34
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tổng nguồn vốn của Công ty Cổ phần Toyota Thăng Long năm 2011,
2012, 2013.....................................................................................................................................38
Biểu đồ 2.2. Quy mô tài sản lưu động của Công ty CP Toyota Thăng Long trong ba năm
2011, 2012, 2013...........................................................................................................................49
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu tài sản lưu động của Công ty CP Toyota Thăng Long trong năm 2011,
2012, 2013.....................................................................................................................................49
Biểu đồ 2.4. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của Công ty ........................................................58
Biểu đồ 2.5. Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu của Công ty............................................59
Biểu đồ 2.6. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của Công ty.....................................................62
LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Vốn là một phạm trù kinh tế hàng hóa, là một yếu tố quan trọng quyết định đến
sản xuất và lưu thông hàng hóa. Vậy nên bất ký một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và
phát triển đều phải quan tâm đến vấn đề quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả,
nhằm đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là mục tiêu phấn đấu lâu dài của mỗi
doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói
riêng gắn liền với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, vấn đề sử dụng vốn
lưu động một cách có hiệu quả luôn được coi là một vấn đề thời sự đặt ra cho các nhà
quản trị doanh nghiệp.
Nhận thấy đây là vấn đề có ý nghĩa quan trong đối với sự tồn tại và phát triển của
công ty, đảm bảo cho công ty có thể đứng trên thị trường cạnh tranh dưới tác động
ngày càng mạnh mẽ của cơ chế thị trường. Qua thời gian thực tập tại công ty Cổ Phần
Toyota Thăng Long đề tài: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả
quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ Phần Toyota Thăng Long” được
lựa chọn.
2.Mục đích nghiên cứu của đề tài
Một là hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng
vốn lưu động của doanh nghiệp.
Hai là phân tích thực trạng hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty
Cổ Phần Toyota Thăng Long.
Ba là dựa trên cơ sở những kết quả mà công ty đạt được và những hạn chế còn
tồn tại nhằm đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại
công ty Cổ Phần Toyota Thăng Long.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động và
nâng cao hiệu quả quản lý
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian nghiên cứu:Công ty Cổ Phần Toyota Thăng Long.
+ Về thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu dựa trên các dữ liệu thu thập
trong thời gian từ 2011 – 2013.
Thang Long University Library
4.Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong khóa luận là phương pháp phân tích,
phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ…
5.Kết cấu của khóa luận
Kết cấu của khóa luận ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận bao gồm ba chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu
động trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần
Toyota Thăng Long.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu
động tại công ty Cổ phần Toyota Thăng Long.
1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Vốn lưu động trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động
Khái niệm
Trong nền kinh tế quốc dân, mỗi doanh nghiệp được coi như một tế bào của nền
kinh tế với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo
ra các sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ cung cấp cho xã hội. Doanh nghiệp có thể
thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu
thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ trên thị trường nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải đối có đối
tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Những đối tượng lao động nói trên
xét về hình thái vật chất được gọi là các tài sản lưu động, còn về hình thái giá trị được
gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Vốn lưu động của doanh nghiệp được biểu hiện
thông qua TSLĐ. TSLĐ của doanh nghiệp dịch vụ nói chung bao gồm: tài sản lưu
động sản xuất và tài sản lưu thông. Quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn gắn liền
với quá trình lưu thông. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh
doanh TSLĐ sản xuất và tài sản lưu thông luôn chuyển hóa lẫn nhau, vận động không
ngừng làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Để hình thành nên TSLĐ
sản xuất và tài sản lưu thông doanh nghiệp cần phải có một số vốn thích ứng để đầu tư
vào các tài sản ấy, số tiền ứng trước về những tài sản ấy được gọi là vốn lưu động của
doanh nghiệp. Như vậy, có thể định nghĩa vốn lưu động như sau:
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản
lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được
thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong
một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng tuần hoàn luân chuyển khi kết
thúc một chu kỳ kinh doanh. [4, trang 85]
Vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn.
Chỉ số cân bằng này thể hiện cách thức sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Đây
là chỉ số để đo lường hiệu quả hoạt động cũng như năng lực tài chính trong ngắn hạn
của Công ty.
Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Thang Long University Library
2
Vốn lưu động là tiền đề trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy,
để đảm bảo cho chu kì kinh doanh được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục thì
trong quản lý cần xác định đúng vốn lưu động và các biện pháp để nhanh chóng thu
hồi vốn.
Đặc điểm
Như đã định nghĩa ở trên, vốn lưu động là số vốn ứng ra để hình thành nên tài
sản lưu động, hay nói cách khác, vốn lưu động chính là biểu hiện bằng tiền của tài sản
lưu động. Vì vậy, đặc điểm của vốn lưu động sẽ chịu sự chi phối bởi đặc điểm của các
tài sản lưu động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu
thông. Quá trình này được diễn ra liên tục, thường xuyên lặp lại theo chu kỳ và được
gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động. Qua mỗi giai đoạn của chu
kỳ kinh doanh, vốn lưu động lại thay đổi hình thái biểu hiện: từ hình thái vốn tiền tệ
ban đầu chuyển sang hình thái vốn vật tư hàng hóa dự trữ và vốn sản xuất, rồi cuối
cùng lại trở về hình thái vốn tiền tệ. Tương ứng với một chu kỳ kinh doanh thì vốn lưu
động cũng hình thành một vòng chu chuyển.
Sơ đồ 1.1. Quá trình tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động
Mua vật tư S Sản xuất
Hàng hóa Sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm
Như vậy, vốn lưu động có những đặc điểm chính phân biệt so với vốn cố định
như sau:
- Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện.
- Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị của sản phẩm ngay
trong một lần và được hoàn lại sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
- Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.
Chu kỳ vận động của vốn lưu động là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả sử
dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.
Vốn bằng tiền Vốn dự trữ
sản xuất
Vốn trong
sản xuất
3
1.1.2. Phân loại vốn lưu động
Trong doanh nghiệp, vấn đề tổ chức và quản lý vốn lưu động có một vai trò rất
quan trọng. Có thể nói quản lý vốn lưu động là bộ phận trọng yếu của công tác quản lý
hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Quản lý vốn lưu động nhằm đảm bảo sử dụng
vốn lưu động hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Vốn lưu động có rất nhiều loại mà lại
tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và thường xuyên thay đổi hình thái vật
chất. Do đó, muốn quản lý tốt vốn lưu động, người ta tiến hành phân loại vốn lưu động
theo các tiêu thức khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại chủ yếu.
1.1.2.1. Căn cứ vào hình thái biểu hiện của vốn lưu động
Vốn bằng tiền: Bao gồm tiền mặt hiện có trong két, tiền gửi ngân hàng và các
khoản tiền đang chuyển. Nó được sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngay lập tức
của doanh nghiệp. Tiền bản thân nó là loại tài sản không sinh lãi. Do vậy, trong công
tác quản lý tiền thì việc tối thiểu hóa lượng tiền phải giữ là mục tiêu quan trọng nhất.
Tuy nhiên, việc giữ tiền trong kinh doanh cũng hết sức cần thiết bởi những lý do sau.
- Giữ đủ tiền mặt giúp doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội trong kinh
doanh, chủ động trong các hoạt động thanh toán chi trả.
- Khi mua hàng hóa dịch vụ, nếu có đủ tiền mặt, doanh nghiệp có thể được
hưởng lợi thế chiết khấu.
- Khi có đủ tiền mặt doanh nghiệp có thể đối phó với những tình huống khẩn
cấp như hỏa hoạn, đình công…
Các khoản phải thu: Đây là một trong những bộ phận quan trọng của vốn lưu
động. Khi doanh nghiệp bán hàng hóa của mình cho doanh nghiệp khác, thông thường
người mua sẽ không trả tiền ngay lúc giao hàng. Các hóa đơn chưa được trả tiền này
thể hiện quan hệ tín dụng thương mại và chúng tạo nên những khoản phải thu khách
hàng. Các khoản phải thu khách hàng có tính “lỏng” ở mức trung bình, thường được
chuyển thành tiền từ 30 – 60 ngày. Tuy nhiên cũng có những trường hợp rủi ro do
khách hàng không trả tiền. Do vậy khi xem xét thực hiện chính sách tín dụng thương
mại, doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ. Ngoài ra còn có một số khoản phải thu khác như
thu nội bộ, tiền ứng trước cho người bán, tiền thế chấp…
Vốn về hàng tồn kho: Trong doanh nghiệp sản xuất, vốn vật tư hàng hóa gồm:
vật tư dự trữ, vốn sản phẩm dở dang, vốn thành phẩm. Các loại này được gọi chung là
vốn về hàng tồn kho. Xem xét chi tiết hơn cho thấy, vốn về hàng tồn kho của doanh
nghiệp bao gồm: vốn nguyên vật liệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ
tùng thay thế, vốn vật tư đóng gói, vốn công cụ dụng cụ,…Trong doanh nghiệp thương
mại, vốn về hàng tồn kho chủ yếu là giá trị các loại hàng hóa dự trữ. Đây là loại tài sản
Thang Long University Library
4
có tính “lỏng” thấp nhưng rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Do vậy, doanh
nghiệp cần có phương pháp quản lý hiệu quả để tránh thiếu hay tồn đọng quá lớn gây
khó khăn cho sản xuất.
Vốn lưu động khác: Đây là những khoản tồn tại của vốn lưu động mà người ta
khó có thể phân loại chúng vào một nhóm nào đó. Nó bao gồm: tạm ứng, chi phí trả
trước, chi phí chờ kết chuyển, tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản ký quỹ, ký cược…
Việc phân loại vốn theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét, đánh
giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Mặt khác, thông qua
cách phân loại này có thể tìm các biện pháp phát huy chức năng các thành phần vốn và
biết được kết cấu vốn lưu động theo hình thái biểu hiện để định hướng điều chỉnh hợp
lý và hiệu quả.
1.1.2.2.Căn cứ theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh
Dựa vào căn cứ trên, vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chia thành các loại
chủ yếu sau đây.
Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm các khoản vốn nguyên vật
liệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật tư đóng gói
và vốn công cụ dụng cụ nhỏ.
Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất: Bao gồm các khoản vốn sản phẩm
đang chế tạo và vốn về chi phí trả trước.
Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm vốn thành phẩm, vốn bằng tiền,
vốn trong thanh toán (gồm những khoản phải thu và các khoản tiền tạm ứng trước phát
sinh trong quá trình mua vật tư hàng hóa hoặc thanh toán nội bộ) và các khoản vốn đầu
tư ngắn hạn về chứng khoán, cho vay ngắn hạn.
Phương pháp phân loại này cho biết được kết cấu vốn lưu động theo vai trò. Từ
đó giúp cho việc đánh giá tình hình phân bổ vốn lưu động trong các khâu của quá trình
luân chuyển vốn, thấy được vai trò của từng thành phần vốn đối với quá trình kinh
doanh. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp tổ chức quản lý thích hợp nhằm tạo ra một
kết cấu vốn lưu động hợp lý, tăng được tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
1.1.2.3.Căn cứ theo nguồn hình thành
Nếu xét theo nguồn hình thành, vốn lưu động có thể chia thành các nguồn như sau.
Nguồn vốn điều lệ: Là số vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốn điều lệ
ban đầu khi thành lập hoặc nguồn vốn điều lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này cũng có sự khác biệt giữa các loại hình
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
5
Nguồn vốn tự bổ sung: Là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trong quá trình
sản xuất kinh doanh như từ lợi nhuận của doanh nghiệp được tái đầu tư.
Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Là số vốn lưu động được hình thành từ vốn góp liên
doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh. Vốn góp liên doanh có thể bằng tiền
mặt hoặc bằng hiện vật là vật tư, hàng hóa…theo thỏa thuận của các bên liên doanh.
Nguồn vốn đi vay: Vốn vay của các ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín
dụng, vốn vay của người lao động trong doanh nghiệp, vay các doanh nghiệp khác.
Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn: Bằng việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
Việc phân chia vốn lưu động theo nguồn hình thành giúp cho doanh nghiệp thấy được
cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong kinh doanh của mình. Từ góc độ
quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó. Do đó doanh nghiệp cần
xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm thấp chi phí sử dụng vốn của mình.
1.1.3. Vai trò của vốn lưu động
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, vai trò của vốn lưu động ngày càng
được đề cao đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn lưu động
trong các doanh nghiệp có vai trò quyết định đến việc thành lập, hoạt động và phát
triển của doanh nghiệp. Nó là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất trong sự ra đời, tồn
tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Vốn lưu động giúp cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh một cách liên tục có hiệu quả. Nếu vốn lưu động bị thiếu hay luân chuyển chậm
sẽ hạn chế việc thực hiện mua bán hàng hóa, làm cho các doanh nghiệp không thể mở
rộng được thị trường hay có thể gián đoạn sản xuất dẫn đến giảm sút lợi nhuận gây ảnh
hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn lưu động là một công cụ quan trọng, nó kiểm tra, kiểm soát, phản ánh tính
chất khách quan của hoạt động tài chính thông qua đó giúp các nhà quản trị doanh
nghiệp đánh giá được những mặt mạnh, mặt yếu trong kinh doanh như khả năng thanh
toán, tình hình luân chuyển vật tư, hàng hóa, tiền vốn…Từ đó có thể đưa ra những
quyết định đúng đắn đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Tóm lại vốn lưu động có một vị trí rất quan trọng trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc sử dụng vốn lưu động như thế nào cho
có hiệu quả sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu chung của doanh nghiệp.
1.1.4. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động
Kết cấu vốn lưu động phản ánh các thành phần và mối quan hệ tỷ lệ giữa các
thành phần trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp.
Thang Long University Library
6
Việc nghiên cứu kết cấu vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản
lý tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong quản lý và sử dụng vốn lưu động
cần nghiên cứu xây dựng một kết cấu vốn lưu động hợp lý và có những biện pháp sử
dụng hiệu quả từng thành phần vốn lưu động đó để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động và vốn kinh doanh nói chung của doanh nghiệp. Thông qua việc thay đổi kết cấu
lưu động trong những thời kỳ khác nhau, doanh nghiệp có thể thấy được những biến
đổi tích cực hoặc hạn chế về mặt chất lượng trong công tác quản lý, sử dụng vốn lưu
động của mình.
Do vốn lưu động được phân bổ trong cả ba khâu của quá trình sản xuất kinh
doanh nên các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động có nhiều loại, có thể chia
thành ba loại chính:
Nhóm nhân tố về mặt sản xuất
Chu kỳ sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ trọng vốn sản phẩm dở dang. Chu
kỳ sản xuất dài hay ngắn sẽ chi phối lượng vốn nhiều hay ít. Nếu chu kỳ sản xuất càng
dài thì lượng vốn ứng ra sản phẩm dở dang sẽ càng nhiều và ngược lại.
Đặc điểm quy trình công nghệ của doanh nghiệp. Nếu ứng dụng công nghệ vào
mà vốn bỏ ra ít sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất và sản phẩm càng phức tạp thì lượng vốn
ứng ra sẽ càng cao.
Đặc điểm tổ chức sản xuất có ảnh hưởng đến sự khác nhau về tỷ trọng vốn lưu
động bỏ vào khâu sản xuất và khâu dự trữ. Nếu doanh nghiệp có tổ chức sản xuất đồng
bộ, phối hợp được khâu cung cấp và khâu sản xuất một cách hợp lý sẽ giảm bớt được
một lượng dữ trữ vật tư sản phẩm dở dang.
Nhóm nhân tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm
Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với đơn vị cung ứng vật tư, giữa doanh nghiệp và
đơn vị mua hàng. Mối quan hệ này mà lỏng lẻo thì việc dự trữ vật tư, thành phẩm càng lớn.
Điều kiện và phương tiện giao thông vận tải cũng có ảnh hưởng đến vật tư, thành
phẩm dự trữ nếu thuận lợi thì dự trữ ít và ngược lại.
Khả năng cung cấp thị trường: nếu là loại vật tư khan hiếm, theo mùa vụ thì cần
phải dự trữ nhiều và ngược lại.
Hợp đồng cung cấp hoặc hợp đồng về tiêu thụ sản phẩm: tùy thuộc vào thời hạn cung cấp
và giao hàng, số lượng vật tư nhập và xuất, nếu việc cung cấp thường xuyên thì dự trữ ít hơn.
Nhóm nhân tố về mặt thanh toán
Phương thức thanh toán hợp lý, giải quyết nhanh kịp thời thì sẽ làm giảm tỷ trọng
vốn phải thu.
7
Tình hình quản lý khoản phải thu của doanh nghiệp và việc chấp hành kỷ luật
thanh toán của khách hàng. Nếu kỷ luật thanh toán chặt chẽ, nghiêm khắc sẽ giúp
doanh nghiệp đỡ bị thiếu vốn và làm cho khách hàng có ý thức trách nhiệm cao về
khoản nợ của mình.
Ngoài các nhân tố kể trên, kết cấu vốn lưu động còn chịu ảnh hưởng bởi tính chất
thời vụ của sản xuất trình độ tổ chức và quản lý.
1.1.5. Nhu cầu vốn lưu động và các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động
1.1.5.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động
Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn lưu động thường xuyên cần
thiết để quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục theo một
quy mô kinh doanh đã được xác định trước.
Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết cho hoạt động sản
xuất kinh doanh. Đây là một trong những biện pháp rất quan trọng để nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn lưu động. Nếu xác định nhu cầu vốn lưu động quá thấp sẽ dẫn đến
tình trạng thiếu vốn, sản xuất bị trì trệ, doanh nghiệp không đạt được các hợp đồng đã
ký…ngược lại nếu xác định nhu cầu vốn lưu động quá cao dễ dẫn đến tình trạng thừa
vốn, vốn luân chuyển chậm làm phát sinh nhiều chi phí không cần thiết.
Việc xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên có ý nghĩa quan trọng đối với
doanh nghiệp. Nó là cơ sở để huy động vốn lưu động đáp ứng nhu cầu vốn lưu động
của doanh nghiệp, đồng thời là cơ sở để tổ chức sử dụng vốn lưu động, điều hòa vốn
lưu động giữa các khâu tránh tình trạng căng thẳng giả về vốn và kiểm tra, giám sát
tình hình huy động và sự dụng vốn trong hoạt động kinh doanh.
Để xác định nhu cầu vốn lưu động, các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp cần
phải căn cứ vào các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động để từ đó có quyết
định hợp lí.
Nhu cầu vốn lưu động thay đổi do tác động của nhiều nhân tố như sự biến động
của thị trường, giá cả, nhất là giá cả của vật tư hàng hóa; sự thay đổi của chế độ chính
sách về tiền lương của người lao động; sự biến đổi của quy mô sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp trong kỳ; sự thay đổi phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp; trình độ tổ chức quản lí, sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp;
đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (tính chất mùa vụ).
1.1.5.2.Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động
Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động
Nội dung của phương pháp này là căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến
nhu cầu vốn lưu động trong từng khâu như: khâu sản xuất, khâu dự trữ và khâu lưu
Thang Long University Library
8
thông để xác định được vốn lưu động cần thiết trong mỗi khâu của quá trình chu
chuyển vốn lưu động. Trên cơ sở đó xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết của
doanh nghiệp trong kỳ bằng cách tập hợp nhu cầu vốn lưu động trong các khâu.
Việc xác định nhu cầu vốn lưu động theo phương pháp này có thể được thực hiện
theo trình tự sau:
- Xác định nhu cầu vốn để dự trữ hàng tồn kho cần thiết cho hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và khoản tín dụng cung cấp cho khách hàng.
- Xác định các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp.
- Tổng hợp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
Trên cơ sở tính toán nhu cầu vốn dự trữ hàng tồn kho, dự kiến khoản phải thu và
khoản phải trả. Có thể xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết năm kế
hoạch của doanh nghiệp theo công thức sau:
Nhu cầu vốn
lưu động
= Mức dự trữ
hàng tồn kho
+ Khoản phải thu
khách hàng
+ Khoản phải trả
nhà cung cấp
Nhu cầu vốn lưu động xác định theo phương pháp này tương đối sát và phù hợp
với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Tuy vậy, nó có hạn chế là việc tính
toán tương đối phức tạp, khối lượng tính toán nhiều và mất nhiều thời gian.
Phương pháp gián tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động
Phương pháp này dựa vào thống kê kinh nghiệm để xác định nhu cầu vốn. Ở đây
có thể chia làm hai trường hợp:
- Trường hợp thứ nhất: Là dựa vào kinh nghiệm thực tế của các doanh nghiệp
cùng loại trong ngành để xác định nhu cầu vốn cho doanh nghiệp.
Việc xác định nhu cầu vốn theo cách này là dựa vào hệ số vốn lưu động tính theo
doanh thu được rút từ thực tế hoạt động của các doanh nghiệp cùng loại trong ngành.
Trên cơ sở đó xem xét quy mô kinh doanh dự kiến theo doanh thu của doanh nghiệp
mình để tính ra nhu cầu vốn lưu động cần thiết.
Phương pháp này tương đối đơn giản, tuy nhiên mức độ chính xác bị hạn chế. Nó
thích hợp với việc xác định nhu cầu vốn lưu động khi thành lập doanh nghiệp với quy
mô nhỏ.
- Trường hợp thứ hai: Dựa vào tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động ở thời kỳ
vừa qua của doanh nghiệp để xác định nhu cầu chuẩn về vốn lưu động cho các
thời kỳ tiếp theo.
9
Nội dung chủ yếu của phương pháp này là dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố
hợp thành nhu cầu vốn lưu động gồm: Hàng tồn kho, nợ phải thu từ khách hàng và nợ
phải trả nhà cung cấp (số nợ phải trả phát sinh có tính chất tự động và có tính chất chu
kỳ) với doanh thu thuần của kỳ vừa qua để xác định tỷ lệ chuẩn nhu cầu vốn lưu động
tính theo doanh thu và sử dụng tỷ lệ này để xác định nhu cầu vốn lưu động cho các kỳ
tiếp theo.
Phương pháp này thực hiện theo trình tự sau:
- Xác định số dư bình quân các khoản hợp thành nhu cầu vốn lưu động trong
năm báo cáo. Khi xác định số dư bình quân các khoản phải phân tích tình hình
để loại trừ số liệu không hợp lý.
- Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong năm báo cáo. Trên
cơ sở đó xác định tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu thuần.
- Xác định nhu cầu vốn lưu động cho kỳ kế hoạch.
Công thức xác định như sau:
V1 = V0 x x (1+t)
Trong đó:
V1: Nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch
V0: Số dư bình quân vốn lưu động năm báo cáo
F1,F0: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch và năm báo cáo
t: Tỉ lệ giảm (hoặc tăng) số ngày luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch so với
năm báo cáo
Tổng mức luân chuyển vốn lưu động phản ánh tổng giá trị luân chuyển vốn của
doanh nghiệp thực hiện trong kỳ, được xác định bằng tổng doanh thu trừ đi các khoản
thuế gián thu (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu) và các khoản chiết khấu, giảm
giá, hàng bán bị trả lại,…
Tỷ lệ giảm (hoặc tăng) số ngày luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch so với
năm báo cáo được tính theo công thức:
t =
( K1 – K0) x 100
K0
Trong đó:
K1,K0: Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch và năm báo cáo
Thang Long University Library
10
Tuy nhiên, trên thực tế, để đơn giản, các doanh nghiệp thường sử dụng phương
pháp tính nhu cầu vốn lưu động dựa trên tổng mức luân chuyển vốn và số vòng quay
vốn lưu động dự tính cho năm kế hoạch theo công thức:
Nhu cầu VLĐ =
Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch
Số vòng quay vốn lưu động năm kế hoạch
Ngoài ra để dự đoán nhu cầu vốn lưu động còn một phương pháp đó là phương
pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu. Nội dung phương pháp này như sau:
Bước 1: Tính số dư các khoản mục trong bảng cân đối kế toán năm thực hiện.
Bước 2: Chọn các khoản mục chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ
với doanh thu. Tính tỷ lệ phần trăm các khoản đó so với doanh thu năm báo cáo.
Bước 3: Dùng tỷ lệ phần trăm đã tính được ở bước 2 để ước tính nhu cầu vốn
năm kế hoạch, dựa vào chỉ tiêu doanh thu dự tính cần đạt được ở năm sau.
Bước 4: Định hướng nguồn trang trải nhu cầu tăng vốn kinh doanh trên cơ sở kết
quả kinh doanh kỳ kế hoạch.
1.2. Nội dung quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp
1.2.1. Chính sách quản lý vốn lưu động
Chính sách quản lý vốn lưu động là mô hình tài trợ cho vốn lưu động mà doanh
nghiệp theo đuổi. Trước khi xem xét chính sách quản lý vốn lưu động của doanh
nghiệp, chúng ta tìm hiểu các mô hình quản lí tài sản lưu động và quản lý nợ ngắn hạn.
Sự kết hợp giữa chúng sẽ tạo nên những chính sách quản lý vốn lưu động khác nhau
Chính sách vốn lưu động của DN có thể được nhận biết thông qua mô hình quản
lý TSLĐ và mô hình quản lý nợ ngắn hạn của DN. Khi kết hợp hai mô hình này, ta có
thể có 3 kiểu chính sách: chính sách cấp tiến, chính sách thận trọng và chính sách dung hòa
Hình 1.1. Chính sách vốn lưu động cấp tiến, thận trọng, dung hòa
Cấp tiến Thận trọng Dung hòa
[2, trang 54]
TSLĐ
TSCĐ
NV
ngắn
hạn
NV
dài hạn
TSLĐ
TSCĐ
NV
ngắn hạn
NV
dài hạn
TSLĐ
TSCĐ
NV
ngắn
hạn
NV
dài hạn
11
Chính sách quản lí cấp tiến
Chính sách này là sự hợp giữa mô hình quản lí tài sản lưu động cấp tiến và nợ
ngắn hạn cấp tiến tạo nên chính sách vốn lưu động cấp tiến. Với chính sách quản lí cấp
tiến, DN đã sử dụng một phần vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản cố định. Ưu điểm
của chính sách này là chi phí hoạt động vốn thấp hơn, tuy nhiên sự ổn định của nguồn
không cao do nguồn ngắn hạn được sử dụng nhiều, khả năng thanh toán ngắn hạn cũng
không được đảm bảo. Tóm lại, chính sách này đem lại thu nhập cao và rủi ro cao.
Chính sách quản lí thận trọng
Chính sách này là sự kết hợp giữa mô hình quản lí TSLĐ thận trọng và nợ ngắn
hạn thận trọng. DN đã sử dụng một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản lưu
động. Chính sách này mang lại khá nhiều ưu điểm như khả năng thanh toán được đảm
bảo, tính ổn định của nguồn cao và hạn chế các rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên,
DN lại mất chi phí huy động vốn cao hơn do lãi suất dài hạn thường cao hơn lãi suất
ngắn hạn. Tóm lại, chính sách này, DN có mức thu nhập thấp và rủi ro thấp.
Chính sách quản lí dung hòa
Với hai kiểu chính sách trên, DN chỉ có thể đạt được thu nhập cao với mức rủi ro
cao (chính sách cấp tiến) hoặc mức rủi ro thấp nhưng thu nhập lại thấp (chính sách
thận trọng). Để dung hòa giữa hai phương án, DN có thể lựa chọn chính sách dung
hòa: kết hợp quản lí tài sản thận trọng với nợ cấp tiến hoặc kết hợp quản lí tài sản cấp
tiến với nợ thận trọng. Chính sách này dựa trên cơ sở nguyên tắc tương thích: TSLĐ
được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn ngắn hạn và TSCĐ được tài trợ bằng nguồn dài
hạn. Tuy nhiên, trên thực tế, để đạt được trang thái tương thích không hề đơn giản do
vấp phải những vấn đề như sự tương thích kì hạn, luồng tiền hay khoảng thời gian, do
vậy chính sách này chỉ cố gắng tiến tới trạng thái tương thích, duy hòa rủi ro và tạo ra
mức thu nhập trung bình.
Trên đây là các mô hình cơ bản về chính sách quản lí vốn lưu động trong doanh
nghiệp. Mỗi DN có thể lựa chọn một chính sách vốn lưu động riêng và việc quản lí
vốn lưu động tại mỗi DN sẽ mang những đặc điểm rất khác nhau. Tuy nhiên, về cơ
bản, nội dung chính của quản lí vốn lưu động vẫn quản lí các bộ phận cấu thành nên
vốn lưu động.
1.2.2. Quản trị vốn bằng tiền
Tiền mặt tại quỹ, tiền đang chuyển và tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tư chứng
khoán ngắn hạn là một bộ phận quan trọng cấu thành vốn bằng tiền của doanh nghiệp.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn có nhu cầu dự trữ vốn tiền
mặt ở một quy mô nhất định. Việc duy trì một mức dự trữ vốn tiền mặt đủ lớn sẽ tạo
Thang Long University Library
12
điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội thu được chiết khấu trên hàng mua trả đúng kỳ
hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp.
Mức dự trữ vốn tiền mặt hợp lý cần được xác định sao cho doanh nghiệp có thể
tránh được các rủi ro do không có khả năng thanh toán ngay, phải gia hạn thanh toán
nên bị phạt hoặc phải trả lãi cao hơn, không làm mất khả năng mua chịu của nhà cung
cấp, tận dụng các cơ hội kinh doanh có lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Mô hình Baumol
Để xác định lượng tiền mặt tối ưu cần dự trữ trong doanh nghiệp, chúng ta có thể
áp dụng mô hình Baumol. Mô hình này xác định mức tiền mặt mà tại đó, tổng chi phí
là nhỏ nhất. Các giả định đối với mô hình là: nhu cầu về tiền trong doanh nghiệp là ổn
định; không có dự trữ tiền mặt cho mục đích an toàn; doanh nghiệp có hai hình thức
dự trữ là tiền mặt và chứng khoán khả thị; không có rủi ro trong hoạt động đầu tư
chứng khoán.
Mô hình này xác định mức tiền mặt mà tại đó, tổng chi phí của việc giữ tiền là
nhỏ nhất. Tổng chi phí (TC) bao gồm chi phí giao dịch (TrC) và chi phí cơ hội (OC)
Chi phí giao dịch (TrC) là chi phí chuyển chứng khoán thành tiền mặt để đáp ứng
nhu cầu chi tiêu một năm
Trong đó:
T: Tổng nhu cầu về tiền trong năm
C: Quy mô một lần bán chứng khoán
F: Chi phí cố định của một lần bán chứng khoán
Chi phí cơ hội (OC) là chi phí mất đi khi tiền mặt không đầu tư được vào chứng
khoán khả thị
Trong đó:
C/2: Mức dự trữ tiền mặt trung bình
K: Lãi suất đầu tư chứng khoán
Tổng chi phí (TC)
TC = TrC + OC
TrC =
T x F
C
OC =
C x K
2
13
Đồ thị 1.1. Mô hình mức dự trữ tiền mặt tối ưu
Tiền mặt đầu kỳ
(C)
C/2
Tiền mặt cuối kỳ
(0) Bán CK Thời gian
1 2
Để tổng chi phí là nhỏ nhất thì đạo hàm cấp một của TC phải bằng 0 và mức dự
trữ tiền mặt tối ưu là:
C*=
C* chính là mức dự trữ tiền mặt tại đó chi phí cơ hội bằng phí giao dịch và tổng
chi phí cực tiểu.
Theo mô hình Baumol, khi vốn bằng tiền xuống thấp, doanh nghiệp bán chứng
khoán để thu tiền về, từ đó doanh nghiệp phải mất chi phí giao dịch cho mỗi lần bán
chứng khoán. Ngược lại, khi doanh nghiệp dự trữ vốn bằng tiền thì doanh nghiệp mất
khoản tiền thu được do không đầu tư chứng khoán hay gửi tiết kiệm.
Ngoài mô hình Baumol thì chúng ta có thể áp dụng mô hình Miller Orr để xác
định mức dự trữ tiền tối ưu.
Mô hình Miller Orr, với các giả định của mô hình Miller Orr là:
- Thu chi tiền mặt tại doanh nghiệp là ngẫu nhiên.
- Luồng tiền mặt ròng biến động theo phân phối chuẩn.
Thang Long University Library
14
Hình 1.2. Mô hình Miller Orr
Trong đó, chênh lệch giữa giới hạn trên và giới hạn dưới phụ thuộc ba yếu tố: sự
biến động của dòng tiền hàng ngày tại công ty; phí giao dịch trên thị trường tài chính;
lãi suất của các nguồn huy động vốn.
Việc sử dụng mô hình Miller Orr giúp công ty có cơ sở để xác định được mức dự
trữ tiền mặt tối ưu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với điều kiện phát triển
thông qua hoạt động tính toán mức dự trữ theo công thức:
- Tổng quỹ tiền mặt mục tiêu
Z*
= (3Fσ² / 4K + L)1/3
Trong đó:
Z*: Số dư tiền mặt tối ưu
F: Chi phí cố định phát sinh khi giao dịch trên thị trường tài chính
Fσ²: Phương sai của dòng tiền mặt hàng ngày
K: Chi phí cơ hội giữ tiền mặt
L: Tồn quỹ tiền mặt tối thiểu (giới hạn dưới)
- Tổng quỹ tiền mặt tối đa
H*
= 3Z*
- 2L
Trong đó:
H*: Số dư tiền mặt tối đa
- Tổng quỹ tiền mặt trung bình
Ctrung bình =
4Z*
- L
3
Trong đó:
Ctrung bình: Tồn quỹ tiền mặt trung bình
15
1.2.3. Quản lý khoản phải thu
Trong số các khoản mục phải thu của doanh nghiệp, phải thu khách hàng đóng
vai trò quan trọng nhất. Phải thu khách hàng là khoản mục xuất hiện trong quan hệ
mua bán trả chậm giữa các doanh nghiệp, hay còn gọi là khoản tín dụng thương mại.
Khi doanh nghiệp bán hàng trả chậm cho khách hàng của mình nghĩa là doanh nghiệp
cấp tín dụng thương mại cho khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường, các khoản tín
dụng thương mại ngày càng trở nên phổ biến và cũng thể hiện mối quan hệ ràng buộc
giữa các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.
Chính sách tín dụng thương mại
Việc lựa chọn chính sách tín dụng thương mại là hết sức quan trọng vì quyết định
bán hàng trả chậm có thể cùng một lúc gây nhiều tác động. Chúng ta hãy xem xét
những ảnh hưởng của quyết định cấp tín dụng (bán hàng trả chậm).
Việc cấp tín dụng thương mại cho khách hàng có thể giúp tăng lợi nhuận do tăng
doanh thu, nhưng cũng gây ra những chi phí cơ hội đầu tư vào các khoản phải thu, chi
phí quản lí khoản phải thu hay các chi phí dự phòng nợ phải thu khi khách hàng không
trả. Do vậy, nguyên tắc cơ bản để đưa ra chính sách tín dụng đó là:
- Khi lợi ích gia tăng lớn hơn chi phí gia tăng thì doanh nghiệp nên cấp tín dụng
- Khi lợi ích gia tăng nhỏ hơn chi phí gia tăng thì DN nên thắt chặt tín dụng
- Trường hợp cả lợi ích và chi phí đều giảm thì doanh nghiệp cần xem xét phần
chi phí tiết kiệm được có đủ bù đắp cho phần lợi ích bị giảm đi không.
Phân tích năng lực tín dụng của khách hàng
Để thực hiện việc cấp tín dụng cho khách hàng thì điều đầu tiên doanh nghiệp
phải phân tích được năng lực tín dụng của khách hàng dựa trên các tiêu chuẩn sau:
phẩm chất; tư cách tín dụng; năng lực trả nợ; vốn của khách hàng; tình hình chung của
nền kinh tế và ngành; tài sản thế chấp, cầm cố. Sau khi đã phân tích năng lực tín dụng
của khách hàng, doanh nghiệp sẽ xem xét các khoản tín dụng mà khách hàng đề nghị
dựa vào chỉ tiêu NPV
Quyết định tín dụng khi xem xét một phương án cấp tín dụng
Mô hình cơ bản:
NPV= CFt/k – CF0
CF0 = VC x S x ACP/365
CFt = [S x (1 – VC) – S x BD – CD] x (1 – T)
Thang Long University Library
16
Trong đó:
CFt : Dòng tiền sau thuế mỗi giai đoạn
CF0 : Giá trị doanh nghiệp đầu tư vào khoản phải thu khách hàng
VC : Tỷ lệ chi phí biến đổi trên doanh thu
S : Doanh thu dự kiến mỗi kì
ACP: Thời gian thu tiền bình quân tính theo ngày
BD : Tỷ lệ nợ xấu trên dòng tiền từ bán hàng
CD : Luồng tiền ra tăng thêm của bộ phận tín dụng
T : Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
K : Tỷ lệ thu nhập yêu cầu sau thuế
Sau khi tính toán NPV, doanh nghiệp quyết định dựa trên cơ sở:
NPV > 0: cấp tín dụng
NPV = 0: bàng quan
NPV < 0: không cấp tín dụng
Quyết định tín dụng khi xem xét cả hai phương án tín dụng
Bảng 1.1. Cấp tín dụng và không cấp tín dụng
Chỉ tiêu Không cấp tín dụng Cấp tín dụng
Số lượng bán (Q) Q0 Q1 (Q1 > Q0)
Giá bán (P) P0 P1 (P1 > P0)
Chi phí SX bình quân (AC) AC0 AC1 (AC1 > AC0)
Xác suất thanh toán 100% h (h ≤ 100%)
Thời hạn nợ 0 T
Tỷ suất chiết khấu 0 R
Phương án 1: Không cấp tín dụng
NPV = P0Q0 – AC0Q0
Phương án 2: Cấp tín dụng
NPV1 = P1Q1h/(1+R) – AC1Q1
Doanh nghiệp đưa ra quyết định dựa trên cơ sở so sánh NPV và NPV1
NPV > NPV1: Không cấp tín dụng
NPV = NPV1: Bàng quan
NPV < NPV1: Cấp tín dụng
17
Quyết định tín dụng kết hợp sử dụng thông tin rủi ro tín dụng
Bảng 1.2.Sử dụng và không sử dụng thông tin rủi ro tín dụng
Chỉ tiêu
Không sử dụng thông tin
rủi ro tín dụng
Sử dụng thông tin rủi ro
tín dụng
Số lượng bán (Q) Q1 Q1h
Giá bán (P) P1 P1
Chi phí SX bình quân (AC) AC1 AC1
Chi phí thông tin rủi ro 0 C
Xác suất thanh toán h 100%
Thời hạn nợ T T
Tỷ suất chiết khấu R R
Phương án 1: Không sử dụng thông tin rủi ro
NPV1 = P1Q1h/(1+R) – AC1Q1
Phương án 2: Sử dụng thông tin rủi ro
NPV2 = P1Q1h/(1+R) – AC1Q1h – C
Doanh nghiệp đưa ra quyết định dựa trên cơ sở so sánh NPV1 và NPV2
NPV1 > NPV2: Không cấp tín dụng sử dụng thông tin rủi ro tín dụng
NPV1 = NPV2: Bàng quan
NPV1 < NPV2: Cấp tín dụng sử dụng thông tin rủi ro tín dụng
1.2.4. Quản lý hàng tồn kho dự trữ
Việc quản lý tồn khho dự trữ trong các doanh nghiệp là rất quan trọng, không phải
chỉ vì trong doanh nghiệp tồn kho dự trữ thường chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng giá trị
tài sản của doanh nghiệp. Điều quan trọng hơn là nhờ có dự trữ tồn kho đúng mức, hợp
lý sẽ giúp cho doanh nghiệp không bị gián đoạn sản xuất, không bị thiếu sản phẩm
hàng hóa để bán, đồng thời lại sử dụng tiết kiệm và hợp lý vốn lưu động.
Mô hình quản lý hàng tồn kho hiệu quả - mô hình EQQ
Hình 1.3. Mô hình EQQ
Thang Long University Library
18
Mô hình EQQ hay mô hình đặt hàng kinh tế là mô hình xác định lượng đặt hàng
tối ưu (Q*) sao cho tổng chi phí là thấp nhất.
Ta có công thức sau:
Chi phí đặt hàng = Chi phí đặt hàng/ lần x Số lần đặt hàng
Chi phí lưu kho = Chi phí lưu kho đơn vị x Số lượng hàng tồn kho bình quân
Mô hình EQQ được xây dựng trên các giải định cơ bản: Nhu cầu về hàng tồn kho
là ổn định; không có biến động giá, hao hụt, mất mát trong khâu dự trữ; thời gian từ
khi đặt hàng đến khi nhận hàng là không đổi; chỉ có duy nhất hai loại chi phí là chi phí
đặt hàng và chi phí dự trữ; không xảy ra thiếu hụt hàng tồn kho nếu đơn đặt hàng được
thực hiện đúng hạn.
Mô hình quản lý hàng tồn kho ABC
Đây là mô hình quản lý hàng tồn kho dựa trên cơ sở áp dụng mức độ quản lý
khác nhau với các nhóm khác nhau
Theo phương pháp này, các loại vật tư chia thành ba nhóm chính
Nhóm A chiếm 10% về mặt số lượng trong danh mục nhưng lại chiếm đến 50%
giá trị tiền đầu tư vào hàng lưu kho.
Nhóm B chiếm 30% về mặt số lượng danh mục và chiếm 35% giá trị tiền đầu tư
vào hàng tồn kho.
Nhóm C chiếm 60% về mặt số lượng trong danh mục nhưng chỉ chiếm 15% giá
trị tiền đầu tư vào hàng lưu kho.
Hình 1.4. Mô hình ABC
A
B
C
Tỷ lệ
hàng
tồn kho
(%)
15%
35%
50%
10% 30% 60%
Giá trị tích lũy ($)
19
Phương pháp phân tích ABC cho phép ra những quyết định quan trọng liên quan
đến dự trữ, mua hàng, nhà cung cấp và kiểm tra dữ liệu hàng tồn kho.
1.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp
1.3.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một vấn đề phức tạp có mối quan hệ với toàn
bộ các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (lao động, tư liệu
lao động). Trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp có rất nhiều quan điểm về
hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp và có rất nhiều phương pháp phân
tích, nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Nếu đi sâu vào bản chất, nhìn chung các quan điểm đều cho rằng: hiệu quả sử
dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp phải gắn kết chặt chẽ với hiệu quả sử dụng các
nguồn lực khác của doanh nghiệp như hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng
vốn cố định. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động nằm trong mối quan hệ với hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp.
Vậy có thể hiểu hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là tiêu chí phản
ánh kết quả hoạt động SXKD, được thể hiện bằng mối quan hệ so sánh giữa kết quả
kinh doanh với số VLĐ mà mỗi doanh nghiệp đã đầu tư cho hoạt động SXKD. Kết
quả thu được càng cao so với chi phí bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao.[3, trang 214]
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp
1.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Chỉ tiêu này đo lường khả năng đáp ứng các ràng buộc pháp lý về tài chính của
doanh nghiệp (nghĩa là thanh toán các khoản nợ ngắn hạn). Khi DN có đủ tiền, doanh
nghiệp sẽ tránh được việc vi phạm các ràng buộc pháp lí về tài chính, từ đó tránh được
nguy cơ chịu các áp lực về tài chính.
Để tính toán khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp người ta thường
sử dụng ba chỉ tiêu: khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh và khả
năng thanh toán bằng tiền.
Khả năng thanh toán ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi trong ngắn hạn các tài sản lưu động
thành tiền để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn và được xác định
Khả năng thanh toán ngắn hạn =
Tổng TS ngắn hạn
Tổng nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cao phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh
nghiệp là tốt. Nhưng nếu hệ số này cao quá sẽ gây cho doanh nghiệp tình trạng ứ đọng
Thang Long University Library
20
vốn và tạo ra chi phí cơ hội không cần thiết khi dự trữ tài sản lưu động quá nhiều thay
vì đầu tư sinh lời. Do đó tính hợp lí của khả năng thanh toán hiện hành còn phụ thuộc
vào từng ngành nghề hay góc độ phân tích doanh nghiệp.
Khả năng thanh toán nhanh
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng nhanh chóng đáp ứng của vốn lưu động trước các
khoản nợ ngắn hạn, vì vậy mà hàng tồn kho được loại trừ do đây là khoản mục có tính
thanh toán thấp nhất trong số các tài sản lưu động.
Khả năng thanh toán nhanh =
Tổng TSNH - Kho
Tổng nợ ngắn hạn
Độ lớn, nhỏ của hệ số này còn tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh. Hệ số này
càng cao thì càng tốt do doanh nghiệp nhanh chóng thanh toán được những khoản nợ.
Nhưng nếu hệ số này quá nhỏ thì doanh nghiệp sẽ gặp phải khó khăn trong việc thanh
toán nợ.
Khả năng thanh toán tức thời
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng nợ của Công ty được đảm bảo bằng bao nhiêu
đồng tiền mặt và các khoản tương đương tiền.
Khả năng thanh toán tức thời =
Tiền và các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Độ lớn nhỏ của chỉ tiêu này còn tùy thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực kinh
doanh của DN. Nếu chỉ tiêu nay quá nhỏ sẽ dẫn đến việc khó khăn trong thanh toán
của DN.
1.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra
bao nhiêu đồng doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =
Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân
Hiệu suất sử dụng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công
ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả. Tuy nhiên muốn có kết
luận chính xác về mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của một công ty chúng ta
cần so sánh hiệu suất sử dụng tài sản của công ty đó với hiệu suất sử dụng tài sản bình
quân của ngành.
21
Tổng tài sản bình quân =
Số dư đầu kì + Số dư cuối kì
2
1.3.2.3. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sinh lời
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)
Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thuần của doanh nghiệp tạo ra được
bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số này thế hiện được lợi nhuận chiếm bao nhiêu
phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là Công ty kinh doanh
có lãi và ngược lại
Tỷ suất sinh lời trên
doanh thu
=
Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản của doanh nghiệp tao ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận ròng, đồng thời tỷ số này cũng thể hiện hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản
để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. Nếu tỷ suất này lớn hơn 0 thì có nghĩa doanh
nghiệp làm ăn có lãi và ngược lại
Tỷ suất sinh lời trên
tổng tài sản
=
Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản
Đẳng thức Dupont thứ nhất: ROA = ROS x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Có hai xu hướng cần phải tăng lãi ròng bằng cách tiết kiệm chi phí và tăng giá
bán. Việc tăng giá bán phải được thị trường chấp nhận, có nghĩa là giá bán tăng thì
chất lượng sản phẩm cũng phải tăng. Muốn tăng vòng quay tài sản cần phải tăng doanh
thu bằng cách giảm giá bán nhưng giảm giá sẽ làm cho ROS giảm, vì vậy ta có thể vẫn
tăng giá bán những chất lượng sản phẩm cũng phải tăng, sự tăng lên này được người
tiêu dùng chấp nhận. Như vậy, đảm bảo doanh thu vẫn tăng bên cạnh đó doanh nghiệp
tăng cường hoạt động xúc tiến bán hàng như: áp dụng các dịch vụ chăm sóc khách
hàng, dịch vụ bảo hành, chiết khấu thương mại…
Tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần (ROE)
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận ròng, đồng thời chỉ số này để đo khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn
cổ phần. Nếu tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là Công ty làm ăn có lãi và ngược lại
Tỷ suất sinh lời trên
vốn chủ sở hữu
=
Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu
Thang Long University Library
22
Đẳng thức Dupont 2: ROE = ROS x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x (Tổng Tài
Sản/VCSH)
Có 2 xu hướng để tăng ROE đó là tăng ROA, ROS hoặc là tăng hệ số đòn bẩy tài
chính. Vì vậy, khi muốn tăng tỷ số này thì doanh nghiệp phải xem xét và đánh giá khả
năng trả nợ của mình để đưa ra quyết định có vay thêm hay không
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu hay được đem so sánh với tỷ suất sinh lợi
trên tài sản (ROA). Nếu tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu lớn hơn ROA thì có nghĩ
là đòn bẩy tài chính của Công ty đã có tác dụng tích cực. Cho nên hệ số ROE càng cao
thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành VLĐ
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
Đây là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn trong kỳ, nó phản ánh một đồng
vốn doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinh doanh mang lại mấy đồng doanh thu.
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
(Vòng quay vốn lưu động)
=
Doanh thu thuần
VLĐ bình quân trong kỳ
Vòng quay vốn lưu động càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh
nghiệp càng cao và ngược lại.
Kỳ luân chuyển vốn lưu động
Kỳ luân chuyển vốn lưu động phản ánh số ngày để thực hiệ một vòng quay vốn
lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ, tốc độ thu hồi lưu động của doanh nghiệp cang cao
và ngược lại. Công thức tính như sau:
K =
365
Vòng quay vốn lưu động trong kỳ
Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động
Hệ số sinh lời của vốn lưu động phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ta
bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lời của vốn
lưu động
=
Lợi nhuận sau thuế
VLĐ bình quân trong kỳ
Hệ số sinh lời vốn lưu động càng cao thì việc sử dụng vốn lưu động càng hiệu quả.
Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động
Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt được
một đồng doanh thu thuần trong kỳ. Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu
động càng cao. Công thức xác định
23
Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động =
VLĐ bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần
Mức tiết kiệm vốn lưu động
Mức tiết kiệm vốn lưu động là lượng vốn lưu động của doanh nghiệp tiết kiệm
được do tăng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, bao gồm
Mức tiết kiệm tuyệt đối: Nếu quy mô kinh doanh không thay đổi, việc tăng tốc
độ luân chuyển vốn lưu động đã giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được một lượng vốn
lưu động có thể rút ra khỏi luân chuyển dùng vào việc khác. Công thức xác định:
VLĐTK1 =
M0
V1
-
M0
V0
Mức tiết kiệm tương đối: Nếu quy mô kinh doanh được mở rộng, việc tăng tốc
độ luân chuyển vốn lưu động đã giúp doanh nghiệp không cần tăng thêm vốn lưu động
hoặc bỏ ra số vốn lưu động ít hơn so với trước
VLĐTK2 =
M1
V1
-
M1
V0
Trong đó:
VLĐTK: Vốn lưu động tiết kiệm tương đối/ tuyệt đối
M0, M1: Doanh thu thuần kỳ trước và kỳ này (M1 > M0)
V0, V1: Vòng quay vốn lưu động kỳ trước và kỳ này (V1 > V0)
Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu của doanh nghiệp
thành tiền mặt của doanh nghiệp và được xác định bằng công thức:
Hệ số thu nợ =
Doanh thu thuần
Các khoản phải thu TB
Hệ số thu nợ các khoản càng lớn cho thấy doanh nghiệp thu hồi càng nhanh các
khoản vốn bị chiếm dụng
Thời gian thu nợ trung bình
Thời gian thu nợ trung bình =
365
Vòng quay các khoản phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân để doanh nghiệp thu hồi được các
khoản nợ phải thu. Kỳ thu tiền bình quân càng ngắn thể hiện chính sách thu hồi công
Thang Long University Library
24
nợ của doanh nghiệp có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu thu tiền bình quân quá ngắn có thể
gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, do khách hàng sẽ giảm mua
hàng của doanh nghiệp dẫn đến giảm doanh thu.
Hệ số trả nợ
Hệ số trả nợ là chỉ tiêu đo lường tốc độ thu nợ của doanh nghiệp và được xác
định bằng công thức:
Hệ số trả nợ =
365
Thời gian trả nợ trung bình
Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy tốc độ thu nợ của doanh nghiệp càng cao và
ngược lại.
Thời gian trả nợ trung bình
Chỉ tiêu này cho biết số ngày bình quân mà doanh nghiệp chiếm dụng vốn của
nhà cung cấp thông qua mua hàng hóa trả chậm trước khi thanh toán nơ, được tính
toán bằng công thức:
Thời gian trả nợ trung bình =
365
Hệ số trả nợ
Hệ số lưu kho
Chỉ tiêu cho phép đánh giá khả năng quản lý hàng tồn kho. Hệ số này là số lần
mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số lưu kho được xác định bằng
Hệ số lưu kho =
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho TB
Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng
nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro
hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm.
Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ
trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh
nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ
nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền
sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm
bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
25
Thời gian luân chuyển hàng tồn kho trung bình
Thời gian quay vòng hàng tồn kho phản ánh số ngày trung bình của một vòng
quay hàng tồn kho. Chỉ tiêu này càng nhò, số vòng quay hàng tồn kho càng lớn, việc
kinh doanh của doanh nghiệp càng hiệu quả và được tính bằng công thức
Thời gian luân chuyển hàng tồn
kho trung bình
=
365
Hệ số lưu kho
Thời gian quay vòng hàng tồn kho càng ngắn thì việc kinh doanh được đánh giá
càng tốt vì doanh nghiệp chỉ cần đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt được
doanh số cao.
Thời gian quay vòng tiền mặt
Thời gian quay vòng tiền phản ánh khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp
thanh toán tiền mua hàng hóa đầu vào cho tới khi doanh nghiệp thu được tiền về
Thời gian quay
vòng tiền mặt
=
Thời gian
thu nợ TB
+
Thời gian luân chuyển
kho TB
-
Thời gian trả
nợ TB
Doanh nghiệp luôn mong muốn có thời gian quay vòng tiền mặt ngắn do chỉ khi
nào dòng tiền thực sự quay trở lại DN, kinh doanh mới thật sự đạt hiệu quả trên thực tế
và thời gian quay vòng tiền càng ngắn, doanh nghiệp thu hồi vốn càng nhanh. Tuy
nhiên, để làm được điều đó các doanh nghiệp buộc phải cung cấp chính sách tín dụng
thương mại thắt chặt, đồng thời tăng khả năng chiếm dụng vốn của khách hàng. Điều
này làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ
1.4.1. Các nhân tố khách quan
Các chính sách vĩ mô
Trên cơ sở luật pháp, các chính sách kinh tê, Nhà nước luôn tạo ra môi trường
cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Sự thay đổi trong chế độ chính
sách dều có tác dụng tốt hoặc xấu đối vối doanh nghiệp. Đối với hiệu quả sử dụng vốn
lưu động thì các chính sách thuế, chính sách tín dụng của Nhà nước sẽ có tác động rất
lớn. Lãi suất và thuế suất thay đổi sẽ có thể làm tăng hay giảm hiệu quả sử dụng vốn
lưu động của doanh nghiệp.
Nhu cầu tiêu dùng
Thị trường đầu ra là mục tiêu sống còn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường,
nó có tác động trực tiếp lên hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nếu nhu cầu tiêu dùng
lớn, doanh thu tiêu thụ cao, doanh nghiệp sẽ tận dụng được tối đa công suất của vốn
lưu động, giảm tối thiểu thời gian ứ đọng vốn. Ngược lại, những biến động bất lợi về
Thang Long University Library
26
nhu cầu sẽ gây nên ứ đọng vốn lớn, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động
của doanh nghiệp. Do vậy, để có hoạt động tốt, doanh nghiệp cần tiến hành nắm bắt thị
trường thông qua nghiên cứu. Có như vậy doanh nghiệp mới tạo lập được kế hoạch sử
dụng vốn lưu động có hiệu quả nhất.
Tình hình cung ứng đầu vào
Biến động thị trường đầu vào về lượng, về giá đều làm hiệu quả sử dụng vốn lưu
động tăng hay giảm. Giá cả nguyên vật liệu tăng, cung về nguyên vật liệu giảm đều sẽ
có những tác động nhất định đến lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp, từ đó ảnh
hưởng đến công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vấn đề của doanh
nghiệp là phải nắm bắt kĩ tình hình thị trường đầu vào để có kế hoạch mua sắm phù hợp.
Tiến bộ khoa học công nghệ
Ngày nay, khoa học đang tiến bộ không ngừng, nhiều phát minh mới ra đời thay
thế những cái cũ, lạc hậu. Công nghệ có tác động rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn lưu
động. Công nghệ mới sẽ làm rút ngắn thời gian vốn lưu động bị ứ đọng trong sản xuất,
tăng thêm vòng quay cho nó. Do đó, doanh nghiệp cần phải thường xuyên câp nhật
những công nghệ mới để cải tiến quy trình sản xuất của mình thì mới nâng cao được
hiệu quả hoạt động quản lý vốn lưu động.
1.4.2. Các nhân tố chủ quan
Một nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
doanh nghiệp là kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay nói cách khác là
doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu và lợi nhuận cao hay thấp phản ánh vốn lưu động
sủ dụng hiệu quả hay không hiệu quả. Do đó vấn đề mấu chốt đối với doanh nghiệp là
phải tìm mọi cách để nâng cao doanh thu và lợi nhuận.
Khi doanh nghiệp xác định một nhu cầu vốn lưu động không chính xác và một cơ
cấu vốn không hợp lý cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn.
Việc lựa chọn dự án và thời điểm đầu tư cũng có một vai trò quan trọng đối với
hiệu quả sử dụng vốn. Nếu doanh nghiệp biết lựa chọn một dự án khả thi và thời điểm
đầu tư đúng lúc thì sẽ tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận qua đó góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng.
Chất lượng công tác quản lý vốn lưu động cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu
quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Bởi vì, công tác quản lý vốn lưu động sẽ
giúp cho doanh nghiệp dự trữ được một lượng tiền mặt tốt vừa đảm bảo được khả năng
thanh toán vừa tránh được tình trạng thiếu tiền mặt tạm thời hoặc lãng phí do giữ quá
nhiều tiền mặt, đồng thời cũng xác định được một lượng dự trữ hợp lý giúp cho quá
trình sản xuất kinh doanh được liên tục mà không bị dư thừa gây ứ đọng vốn. Ngoài ra
27
công tác quản lý vốn lưu động còn làm tăng được số lượng sản phẩm tiêu thụ chiếm
lĩnh thị trường thông qua chính sách thương mại.
Một nhân tố khác ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh
nghiệp là khả năng thanh toán. Nếu đảm bảo tốt khả năng thanh toán doanh nghiệp sẽ
không bị mất tín nhiệm trong quan hệ mua bán và không có nợ quá hạn.
1.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong
doanh nghiệp
1.5.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Dù là loại hình doanh nghiệp nào thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động bao giờ cũng là một biện pháp quan trọng giúp các doanh nghiệp đạt được mục
tiêu lợi nhuận và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Điều này xuất phát từ các lý
do sau:
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh
diễn ra thường xuyên liên tục:
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào công tác quản lý và
sử dụng vốn lưu động. Nếu doanh nghiệp không đảm bảo đủ lượng vốn lưu động đáp
ứng kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh thì quá trình này sẽ bị gián đoạn, ảnh
hưởng đến việc quay vòng vốn.
Ngược lại nếu doanh nghiệp tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
lưu động sẽ làm cho vốn quay vòng nhanh, chớp được cơ hội đầu tư, thu được nhiều
lợi nhuận.
Thường xuyên nâng cao sử dụng hiệu quả vốn lưu động sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận luôn là mối quan tâm và là mục tiêu
hàng đầu của các doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó thì một trong các biện pháp
mà bất kì doanh nghiệp nào cũng cần đó là không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn lưu động. Đó chính là chìa khóa, là con đường ngắn nhất giúp doanh nghiệp có
được kết quả kinh doanh tốt nhất cho mình.
Sự vận chuyển của vốn lưu động phản ánh sự vận động của vật tư, hàng hóa, vốn
bằng tiền… vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm phản ánh số lượng vật tư sử
dụng tiết kiệm hay lãng phí, tốc độ thu hồi các khoản phải thu như thế nào. Từ đó,
doanh nghiệp có các biện pháp thích hợp nhằm kiểm tra giám sát một cách toàn diện
đối với các khoản mục trong cơ cấu vốn lưu động, đảm bảo vốn lưu động không bị ứ
đọng ở các khâu. Sử dụng vốn lưu động hợp lý không những giúp hạ chi phí giảm giá
thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường mà còn giúp doanh nghiệp khai
Thang Long University Library
28
thác tối đa năng lực làm việc của tài sản cố định, làm tăng lợi nhuận, góp phần vào
công tác bảo toàn và phát triển vốn lưu động.
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn đáp ứng yêu cầu bảo toàn vốn
lưu động với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là thu được lợi nhuận và lợi ích
xã hội chung, nhưng bên cạnh đó một vấn đề quan trọng đặt ra cho các doanh nghiệp
là bảo toàn vốn lưu động. Do đặc điểm của vốn lưu động là chu chuyển một lần, toàn
bộ vào giá trị sản phẩm, hình thái vốn lưu động thường xuyên biến đổi nên việc bảo
toàn vốn lưu động thực chất là đảm bảo cho số vốn cuối chu kỳ đủ mua một lượng vật
tư, hàng hóa tương đương với đầu kỳ khi giá cả hàng hóa tăng lên.
Như vậy, có thể nói nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn lưu động luôn là
mối quan tâm hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Nó gắn liền với sự tồn tại và phát triển
của mỗi doanh nghiệp, là tiêu chí để đo hiệu quả kinh doanh giữa các kỳ. Do vậy phải
không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh
doanh nhằm đem lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất, đảm bảo mục tiêu kinh
doanh của các doanh nghiệp.
1.5.2. Mộtsố giải phápnhằm nângcao hiệu quảsử dụngvốn lưuđộngtrong doanh nghiệp
Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp nhà nước cũng như mọi doanh nghiệp
khác đều bình đẳng trước pháp luật, phải đối mặt với cạnh tranh, hoạt động vì mục tiêu
lợi nhuận, tự chủ về vốn. Do đó, việc nâng cao sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói
chung và vốn lưu động nói riêng là vấn đề quan trọng và cần thiết. Để sử dụng vốn lưu
động có hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt một số biện pháp sau:
Thứ nhất, phải xác định chính xác số VLĐ cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra kế hoạch tổ chức huy động VLĐ đáp ứng cho
hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi, đồng thời tránh tình trạng ứ đọng vốn,
thúc đẩy VLĐ luân chuyển nhanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Thứ hai, lựa chọn hình thức thu hút VLĐ. Tích cực tổ chức khai thác triệt để các
nguồn VLĐ bên trong doanh nghiệp, vừa đáp ứng kịp thời vốn cho nhu cầu VLĐ tối
thiểu cần thiết một cách chủ động, vừa giảm được một khoản chi phí sử dụng vốn cho
doanh nghiệp. Tránh tình trạng vốn tồn tại dưới hình thức tài sản không cần sử dụng,
vật tư hàng hóa kém phẩm chất…mà doanh nghiệp lại phải đi vay để duy trì sản xuất
với lãi suất cao, chịu sự giám sát của chủ nợ làm giảm hiệu quả SXKD.
Thứ ba, trước khi quyết định đầu tư doanh nghiệp cần phải cân nhắc kĩ nguồn tài
trợ vốn đầu tư, quy trình công nghê, tình hình cung ứng nguyên vật liệu và thị trường
tiêu thụ sản phẩm. Để đảm bảo chi phí sử dụng vốn đầu tư là thấp nhất doanh nghiệp
29
phải xem xét sự quyết định đầu tư ảnh hưởng như thế nào đến kết cấu vốn SXKD của
doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tốt hay xấu đến công tác tổ chức và sử dụng VLĐ của
doanh nghiệp.
Thứ tư, tăng tốc độ luân chuyển VLĐ: tốc độ luân chuyển VLĐ thể hiện bằng hai
chỉ tiêu là số vòng quay VLĐ và kỳ luân chuyển bình quân của VLĐ. Số vòng quay
VLĐ trong kỳ được tính toán trên cơ sở mức luân chuyển VLĐ và số VLĐ bình quân.
Vì vậy phương hướng chung để tăng tốc độ luân chuyển VLĐ là trên cơ sở mở rộng
quy mô sản xuất kinh doanh tạo điều kiện tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm, sẽ dẫn
tăng tổng mức luân chuyển VLĐ.
Để tăng tốc độ luân chuyển VLĐ, sử dụng vốn tiết kiệm cần phải thực hiện tốt
những biện pháp về các mặt mua sắm dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thanh toán
với người mua và người bán hay nói cách khác, doanh nghiệp cần phải sử dụng hợp lý,
tiết kiệm VLĐ ở tất cả các khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông. Cụ thể:
Trong lĩnh vực lưu thông cần có các biện pháp cụ thể trong việc tổ chức hoạt
động tiêu thụ và mua sắm, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường và khả năng sản
xuất tối đa của doanh nghiệp, từ đó dự đoán về vốn thành phẩm để đưa ra kế hoạch sản
xuất thích hợp cả về số lượng, chất lượng sản phẩm cũng như chủng loại sản phẩm. Có
như vậy vốn thành phẩm trong khâu lưu thông mới đúng kế hoạch theo ý muốn của
doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực sản xuất cần rút ngắn chu kỳ sản xuất, doanh nghiệp cần có biện
pháp rút ngắn thời gian làm việc trong quy trình công nghệ ở mức cho phép và hạn chế
tới mức thấp nhất thời gian ngừng việc do các nguyên nhân khác nhau.
Thứ năm, làm tốt công tác thanh toán công nợ, chủ động phòng ngừa rủi ro trong
kinh doanh. Doanh nghiệp cần chủ động trong công tác thanh toán công nợ, chủ động
thanh toán tiền hàng, hạn chế tình trạng bán hàng không thu được tiền, vốn bị chiếm
dụng làm phát sinh nhu cầu vốn cho sản xuất dẫn đến doanh nghiệp phải đi vay ngoài
kế hoạch làm phát sinh chi phí sử dụng vốn lẽ ra không có (nếu như thanh toán tốt),
đồng thời vốn bị chiếm dụng còn là một rủi ro khi trở thành nợ khó đòi làm thất thoát
VLĐ của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường thì mọi rủi ro đều có thể xảy ra
đối với mỗi doanh nghiệp, để chủ động phòng ngừa rủi ro các doanh nghiệp cần phải
mua bảo hiểm, lập quỹ dự phòng tài chính để có nguồn bù đắp khi rủi ro xảy ra, cần đề
phòng các rủi ro như hỏa hoạn, lũ lụt…
Thứ sáu, tăng cường bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý,
nhất là đội ngũ cán bộ quản lý tài chính. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp có hiệu quả cao, tình hình sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm thì
bên cạnh những điều kiện về trình độ công nghệ của máy móc thiết bị, về cơ cấu sản
Thang Long University Library
30
phẩm được thị trường chấp nhận…còn phải kể đến một vấn đề quan trọng trình độ
nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý tài chính. Nếu có đủ các điều
kiện khác mà không làm tốt công tác quản lý thì việc sử dụng VLĐ cũng không mang
lại hiệu quả cao. Cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý tài chính phải năng động nhạy bén
với thị trường, huy động linh hoạt các nguồn vốn có lợi nhất, quản lý vốn huy động
được một cách uyển chuyển nhất, phù hợp nhất với điều kiện của doanh nghiệp để
càng ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.
Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng
VLĐ của các doanh nghiệp. Trong thực tế, do các doanh nghiệp thuộc những ngành
nghề kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh khác nhau nên mỗi doanh nghiệp cần phải căn
cứ vào những giải pháp chung để từ đó đề ra cho doanh nghiệp mình những biện pháp
cụ thể, có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả vốn lưu động của doanh nghiệp mình.
Kết luận chương 1:
Trong chương một, nội dung được nói tới là những cơ sở lý luận cơ bản về vốn
lưu động cùng với việc phân tích sự cần thiết của việc sử dụng vốn lưu động của
doanh nghiệp. Phần đầu chương là làm rõ khái niệm vốn lưu động thông qua việc tìm
hiểu về đặc điểm, phân loại. Đến cuối chương là xoay quanh vấn đề sự cần thiết của
việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cùng với một số chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả sử dụng vốn lưu động và những nhân tố ảnh hưởng đến vốn lưu động trong doanh nghiệp.
31
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN TOYOTA THĂNG LONG
2.1. Tổng quan về công ty Cổ Phần Toyota Thăng Long
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
- Tên công ty: Công ty Cổ Phần Toyota Thăng Long.
- Địa chỉ: 316 đường Cầu Giấy – Phường Dịch Vọng – Quận Cầu Giấy – Hà
Nội.
- Điện thoại: 043.8338888
- Fax: 043.8331111
- Website: http://toyotathanglong.vn/
- Loại hình: Công ty Cổ Phần.
- Mã số thuế: 0101434765
- Vốn điều lệ: 61.552.576.750 đồng (Sáu mươi mốt tỷ năm trăm năm hai triệu
năm trăm bảy mươi sáu nghìn bảy trăm năm mươi đồng).
Công ty Cổ phần Toyota Thăng Long được thành lập ngày 07 tháng 05 năm 2001
và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 05 tháng 06 năm 2001 theo quyết định số 4567
của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội. Hoạt động kinh doanh của Công ty được
quản lý bởi cơ quan chủ quản là Sở Kế Hoạch và Đầu tư Hà Nội. Công ty là đại lý
chính thức của Công ty ôtô Toyota Việt nam, hoạt động kết hợp ba chức năng: bán
hàng, bảo dưỡng, sửa chữa và cung cấp phụ tùng chính hãng thành một hệ thống thống
nhất. Mục đích kinh doanh của công ty là “Phát triển mang định hướng khách hàng”
được gắn liền với phương châm hành động “Vì lợi ích lâu dài của khách hàng”.
Với nền tảng vững chắc trong lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ sửa chữa ôtô, công
ty đã thiết lập được mối quan hệ rộng rãi với các đối tác kinh doanh ôtô và nhiều
khách hàng lớn trên toàn quốc. Từ khi thành lập cho tới nay, công ty đã thu hút được
một lượng lớn khách hàng làm dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa và mua xe.
Với thành tích phục vụ khách hàng xuất sắc, Công ty CP Toyota Thăng Long đã
được Nhà sản xuất – Công ty Toyota Việt Nam ghi nhận và trao tặng danh hiệu “Đại
lý bán hàng xuất sắc nhất” trong bốn năm liên tiếp 2008, 2009, 2010 và 2011. Công ty
CP Toyota Thăng Long hiện đang là một trong hai đại lý kinh doanh xuất sắc nhất của
Công ty ô tô Toyota Việt Nam.
Thang Long University Library
32
Với tất cả sự nhiệt huyết, sự năng động và sáng tạo của đội ngũ nhân viên giàu
kinh nghiệm, thừa sự nhiệt tình và bên cạnh đó cùng sự phát triển của ngành Công
nghiệp ôtô tại Việt Nam Toyota Thăng Long luôn mong muốn đem lại sự “Hài lòng,
tin tưởng và sự phục vụ chuyên nghiệp nhất”
2.1.2.Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Toyota Thăng Long
Cơ cấu tổ chức bộ máy có vai trò rất quan trọng đối với mỗi hoạt động của doanh
nghiệp. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Toyota Thăng Long được xây dựng theo
mô hình cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến chức năng. Mô hình này là mô hình phù
hợp với hoạt động kinh doanh, với cơ cấu này giám đốc và các phòng ban có thể trực
tiếp trao đổi với nhau, tạo ra sự nhịp nhàng trong công việc, sự trao đổi thông tin được
nhanh chóng. Các phòng chuyên môn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo chức
năng, nhiệm vụ được giao để phục vụ cho mục tiêu hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Mô hình này được thể hiện thông qua sơ đồ 2.1 dưới đây:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty CP Toyota Thăng Long
(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự)
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG
KẾ
TOÁN
TÀI
CHÍNH
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH
NHÂN
SỰ
XƯỞNG
BẢO
HÀNH
PHÒNG
KINH
DOANH
PHÒNG
KHÁCH
HÀNG
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần sông...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần sông...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần sông...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần sông...
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần h pec ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần h pec ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần h pec ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần h pec ...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty tnhh xây dựng thương m...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty tnhh xây dựng thương m...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty tnhh xây dựng thương m...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty tnhh xây dựng thương m...
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty Vận tải, RẤT HAY 2018
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty Vận tải, RẤT HAY 2018Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty Vận tải, RẤT HAY 2018
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty Vận tải, RẤT HAY 2018
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tảiĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần bidecons
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần bideconsNâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần bidecons
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần bidecons
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
 
Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần habada thực trạng và g...
Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần habada   thực trạng và g...Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần habada   thực trạng và g...
Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần habada thực trạng và g...
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty TNHH, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty TNHH, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty TNHH, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty TNHH, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xây ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xây ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xây ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xây ...
 
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩmĐề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần may thăng long
Phân tích tình hình  tài chính tại công ty cổ phần may thăng longPhân tích tình hình  tài chính tại công ty cổ phần may thăng long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần may thăng long
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao th...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao th...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao th...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao th...
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng, ĐIỂM 8Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng, ĐIỂM 8
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
 

Viewers also liked

JosephWheelerReadingWritingProgramDesignA1
JosephWheelerReadingWritingProgramDesignA1JosephWheelerReadingWritingProgramDesignA1
JosephWheelerReadingWritingProgramDesignA1
JOSEPH C. WHEELER
 

Viewers also liked (8)

JosephWheelerReadingWritingProgramDesignA1
JosephWheelerReadingWritingProgramDesignA1JosephWheelerReadingWritingProgramDesignA1
JosephWheelerReadingWritingProgramDesignA1
 
Engineering graphic ii my work
Engineering graphic ii my workEngineering graphic ii my work
Engineering graphic ii my work
 
Jeevan Prithvi _Offer
Jeevan Prithvi _OfferJeevan Prithvi _Offer
Jeevan Prithvi _Offer
 
Normas de etiqueta en internet
Normas de etiqueta en internetNormas de etiqueta en internet
Normas de etiqueta en internet
 
THE PRINCIPLES OF 3Fs_teachers
THE PRINCIPLES OF 3Fs_teachersTHE PRINCIPLES OF 3Fs_teachers
THE PRINCIPLES OF 3Fs_teachers
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
 
ΠΟΛ. 1196/16
ΠΟΛ. 1196/16ΠΟΛ. 1196/16
ΠΟΛ. 1196/16
 
ΥΠΕΚΑΚΑ 2763
ΥΠΕΚΑΚΑ 2763ΥΠΕΚΑΚΑ 2763
ΥΠΕΚΑΚΑ 2763
 

Similar to Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long

Similar to Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long (20)

Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty Toyota, HOT 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty Toyota, HOT 2018Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty Toyota, HOT 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty Toyota, HOT 2018
 
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biên
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biênGiải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biên
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biên
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải ô tô số 8
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải ô tô số 8Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải ô tô số 8
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải ô tô số 8
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp tư nhân, 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp tư nhân, 2018Đề tài hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp tư nhân, 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp tư nhân, 2018
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAYĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động tại cô...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động tại cô...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động tại cô...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động tại cô...
 
Đề tài hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động công ty TNHH,, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động công ty TNHH,, RẤT HAYĐề tài hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động công ty TNHH,, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động công ty TNHH,, RẤT HAY
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cường Đạt, HAY
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cường Đạt, HAYĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cường Đạt, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cường Đạt, HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty trách nhiệm hữu ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty trách nhiệm hữu ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty trách nhiệm hữu ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty trách nhiệm hữu ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8 Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOT
 
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh sả...
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh sả...Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh sả...
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh sả...
 
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh sả...
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh sả...Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh sả...
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh sả...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TOYOTA THĂNG LONG SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN PHƯƠNG DUNG MÃ SINH VIÊN : A16599 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH HÀ NỘI – 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TOYOTA THĂNG LONG Giáo viên hướng dẫn : Th.s Vũ Lệ Hằng Sinh Viên Thực Hiện : Nguyễn Phương Dung Mã Sinh Viên : A16599 Chuyên Ngành : Tài Chính HÀ NỘI – 2014 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy, cô giáo khoa Kinh Tế - Quản Lý trường Đại Học Thăng Long đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô giáo Th.s Vũ Lệ Hằng đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian làm khóa luận. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các anh chị, Ban giám đốc Công ty Cổ phần Toyota Thăng Long nói chung cũng như các anh, chị ở phòng kế toán nói riêng đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ dẫn và tạo điều kiện cho em để hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 7 tháng 7 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Phương Dung
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Nguyễn Phương Dung Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP ...................................1 1.1. Vốn lưu động trong doanh nghiệp......................................................................1 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động...............................................................1 1.1.2. Phân loại vốn lưu động....................................................................................3 1.1.3. Vai trò của vốn lưu động..................................................................................5 1.1.4. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động...5 1.1.5.Nhu cầu vốn lưu động và các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động ....................................................................................................................................7 1.2. Nội dung quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp .......................................10 1.2.1. Chính sách quản lý vốn lưu động ..................................................................10 1.2.2. Quản trị vốn bằng tiền ...................................................................................11 1.2.3. Quản lý khoản phải thu .................................................................................15 1.2.4. Quản lý hàng tồn kho dự trữ..........................................................................17 1.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp ......................................19 1.3.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động....................................................19 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp ......................................................................19 1.3.3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành VLĐ ..................................................................................................................................22 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ .......................................25 1.4.1. Các nhân tố khách quan ................................................................................25 1.4.2. Các nhân tố chủ quan....................................................................................26 1.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.......................................................................................................................27 1.5.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động .........................27 1.5.2. Một số giải pháp nhằm nângcaohiệu quảsử dụng vốn lưu độngtrong doanh nghiệp28 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TOYOTA THĂNG LONG ................................................31 2.1. Tổng quan về công ty Cổ Phần Toyota Thăng Long .......................................31 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.............................................31 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Toyota Thăng Long............................32 2.1.3. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty CP Toyota Thăng Long ......34 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Toyota Thăng Long ..................................................................................................................................36
  • 6. 2.2.1. Tình hình cơ cấu tài sản – nguồn vốn của Công ty .......................................36 2.2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ....................................................39 2.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá tổng hợp..................................................................42 2.3. Thực trạng sử dụng vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty CP Toyota Thăng Long .......................................................................................46 2.3.1. Chính sách quản lý vốn lưu động ..................................................................46 2.3.2. Vốn lưu động ròng tại Công ty Cổ phần Toyota Thăng Long .......................47 2.3.3. Phân tích kết cấu vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Toyota Thăng Long....48 2.3.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Toyota Thăng Long .........................................................................................55 2.4. Đánh giá chung hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Toyota Thăng Long ........................................................................................63 2.4.1. Những kết quả đạt được.................................................................................63 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân....................................................................64 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TOYOTA THĂNG LONG.........66 3.1. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Toyota Thăng Long.................66 3.1.1. Môi trường kinh doanh của Công ty..............................................................66 3.1.2. Những ưu điểm, tồn tại của Công ty CP Toyota Thăng Long .......................67 3.1.3. Định hướng phát triển của Công ty CP Toyota Thăng Long.........................69 3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Toyota Thăng Long ..................................................................................70 3.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động.....................................................................70 3.2.2. Quản lý tiền mặt.............................................................................................72 3.2.3. Quản lý các khoản phải thu khách hàng.......................................................73 3.2.4. Sử dụng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn..............................................75 3.2.5. Quản lý hàng tồn kho.....................................................................................76 3.2.6. Một số biện pháp khác ...................................................................................76 Thang Long University Library
  • 7. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ CP Cổ phần DN Doanh nghiệp ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông HĐQT Hội đồng quản trị KPT Khoản phải thu NVNH Nguồn vốn ngắn hạn NVDH Nguồn vốn dài hạn PTNH Phải thu ngắn hạn PTKH Phải thu khách hàng TNDN Thu nhập doanh nghiệp TMV Công ty Toyota Việt Nam TGNH Tiền gửi ngân hàng TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động VLĐ Vốn lưu động SXKD Sản xuất kinh doanh
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Chính sách vốn lưu động cấp tiến, thận trọng, dung hòa...........................................10 Hình 1.2. Mô hình Miller Orr.......................................................................................................14 Hình 1.3. Mô hình EQQ...............................................................................................................17 Hình 1.4. Mô hình ABC...............................................................................................................18 Hình 2.1. Chính sách quản lý vốn lưu động................................................................................47 Bảng 1.1. Cấp tín dụng và không cấp tín dụng...........................................................................16 Bảng 1.2.Sử dụng và không sử dụng thông tin rủi ro tín dụng..................................................17 Bảng 2.1. Bảng cân đối kế toán so sánh giữa năm 2011, 2012, 2013.......................................36 Bảng 2.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .............................................................40 Bảng 2.3. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán .......................................................................43 Bảng 2.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản................................................................44 Bảng 2.5. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời.............................................................................45 Bảng 2.6. Mối quan hệ giữa ROE và ROS.................................................................................46 Bảng 2.7. Vốn lưu động ròng trong giai đoạn 2011 – 2013.......................................................47 Bảng 2.8. Cơ cấu tài sản lưu động tại Công ty CP Toyota Thăng Long...................................48 Bảng 2.9. Cơ cấu vốn bằng tiền của Công ty CP Toyota Thăng Long.....................................50 Bảng 2.10. Cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty CP.............................................51 Bảng 2.11. Cơ cấu hàng tồn kho của Công ty CP Toyota Thăng Long....................................53 Bảng 2.12. Cơ cấu nợ ngắn hạn của Công ty Cổ phần Toyota Thăng Long............................54 Bảng 2.13. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty.......................................................56 Bảng 2.14. Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động.............................................................................58 Bảng 2.15. Chỉ tiêu đánh giá các khoản phải thu của Công ty ..................................................59 Bảng 2.16. Chỉ tiêu đánh giá các khoản phải trả của Công ty ...................................................60 Bảng 2.17. Chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho của Công ty............................................................61 Bảng 2.18. Chỉ tiêu thời gian quay vòng tiền của Công ty.........................................................62 Bảng 3.1. Số dư bình quân cuối năm 2013.................................................................................71 Bảng 3.2. Tỷ lệ phần trăm các khoản mục có quan hệ chặt chẽ với doanh thu........................72 Đồ thị 1.1. Mô hình mức dự trữ tiền mặt tối ưu..........................................................................13 Thang Long University Library
  • 9. Sơ đồ 1.1. Quá trình tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động...................................................2 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty CP Toyota Thăng Long ..............................................32 Sơ đồ 2.2. Quy trình hoạt động kinh doanh chung.....................................................................34 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tổng nguồn vốn của Công ty Cổ phần Toyota Thăng Long năm 2011, 2012, 2013.....................................................................................................................................38 Biểu đồ 2.2. Quy mô tài sản lưu động của Công ty CP Toyota Thăng Long trong ba năm 2011, 2012, 2013...........................................................................................................................49 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu tài sản lưu động của Công ty CP Toyota Thăng Long trong năm 2011, 2012, 2013.....................................................................................................................................49 Biểu đồ 2.4. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của Công ty ........................................................58 Biểu đồ 2.5. Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu của Công ty............................................59 Biểu đồ 2.6. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của Công ty.....................................................62
  • 10. LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Vốn là một phạm trù kinh tế hàng hóa, là một yếu tố quan trọng quyết định đến sản xuất và lưu thông hàng hóa. Vậy nên bất ký một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm đến vấn đề quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả, nhằm đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là mục tiêu phấn đấu lâu dài của mỗi doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng gắn liền với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, vấn đề sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả luôn được coi là một vấn đề thời sự đặt ra cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Nhận thấy đây là vấn đề có ý nghĩa quan trong đối với sự tồn tại và phát triển của công ty, đảm bảo cho công ty có thể đứng trên thị trường cạnh tranh dưới tác động ngày càng mạnh mẽ của cơ chế thị trường. Qua thời gian thực tập tại công ty Cổ Phần Toyota Thăng Long đề tài: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ Phần Toyota Thăng Long” được lựa chọn. 2.Mục đích nghiên cứu của đề tài Một là hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Hai là phân tích thực trạng hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ Phần Toyota Thăng Long. Ba là dựa trên cơ sở những kết quả mà công ty đạt được và những hạn chế còn tồn tại nhằm đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ Phần Toyota Thăng Long. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động và nâng cao hiệu quả quản lý - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian nghiên cứu:Công ty Cổ Phần Toyota Thăng Long. + Về thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu dựa trên các dữ liệu thu thập trong thời gian từ 2011 – 2013. Thang Long University Library
  • 11. 4.Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng trong khóa luận là phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ… 5.Kết cấu của khóa luận Kết cấu của khóa luận ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận bao gồm ba chương. Chương 1: Cơ sở lý luận chung về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Toyota Thăng Long. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Toyota Thăng Long.
  • 12. 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Vốn lưu động trong doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động Khái niệm Trong nền kinh tế quốc dân, mỗi doanh nghiệp được coi như một tế bào của nền kinh tế với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ cung cấp cho xã hội. Doanh nghiệp có thể thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ trên thị trường nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải đối có đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Những đối tượng lao động nói trên xét về hình thái vật chất được gọi là các tài sản lưu động, còn về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Vốn lưu động của doanh nghiệp được biểu hiện thông qua TSLĐ. TSLĐ của doanh nghiệp dịch vụ nói chung bao gồm: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông. Quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trình lưu thông. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh TSLĐ sản xuất và tài sản lưu thông luôn chuyển hóa lẫn nhau, vận động không ngừng làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Để hình thành nên TSLĐ sản xuất và tài sản lưu thông doanh nghiệp cần phải có một số vốn thích ứng để đầu tư vào các tài sản ấy, số tiền ứng trước về những tài sản ấy được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Như vậy, có thể định nghĩa vốn lưu động như sau: Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng tuần hoàn luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh. [4, trang 85] Vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Chỉ số cân bằng này thể hiện cách thức sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Đây là chỉ số để đo lường hiệu quả hoạt động cũng như năng lực tài chính trong ngắn hạn của Công ty. Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn Thang Long University Library
  • 13. 2 Vốn lưu động là tiền đề trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, để đảm bảo cho chu kì kinh doanh được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục thì trong quản lý cần xác định đúng vốn lưu động và các biện pháp để nhanh chóng thu hồi vốn. Đặc điểm Như đã định nghĩa ở trên, vốn lưu động là số vốn ứng ra để hình thành nên tài sản lưu động, hay nói cách khác, vốn lưu động chính là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động. Vì vậy, đặc điểm của vốn lưu động sẽ chịu sự chi phối bởi đặc điểm của các tài sản lưu động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông. Quá trình này được diễn ra liên tục, thường xuyên lặp lại theo chu kỳ và được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động. Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, vốn lưu động lại thay đổi hình thái biểu hiện: từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang hình thái vốn vật tư hàng hóa dự trữ và vốn sản xuất, rồi cuối cùng lại trở về hình thái vốn tiền tệ. Tương ứng với một chu kỳ kinh doanh thì vốn lưu động cũng hình thành một vòng chu chuyển. Sơ đồ 1.1. Quá trình tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động Mua vật tư S Sản xuất Hàng hóa Sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm Như vậy, vốn lưu động có những đặc điểm chính phân biệt so với vốn cố định như sau: - Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện. - Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị của sản phẩm ngay trong một lần và được hoàn lại sau mỗi chu kỳ kinh doanh. - Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh. Chu kỳ vận động của vốn lưu động là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Vốn bằng tiền Vốn dự trữ sản xuất Vốn trong sản xuất
  • 14. 3 1.1.2. Phân loại vốn lưu động Trong doanh nghiệp, vấn đề tổ chức và quản lý vốn lưu động có một vai trò rất quan trọng. Có thể nói quản lý vốn lưu động là bộ phận trọng yếu của công tác quản lý hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Quản lý vốn lưu động nhằm đảm bảo sử dụng vốn lưu động hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Vốn lưu động có rất nhiều loại mà lại tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và thường xuyên thay đổi hình thái vật chất. Do đó, muốn quản lý tốt vốn lưu động, người ta tiến hành phân loại vốn lưu động theo các tiêu thức khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại chủ yếu. 1.1.2.1. Căn cứ vào hình thái biểu hiện của vốn lưu động Vốn bằng tiền: Bao gồm tiền mặt hiện có trong két, tiền gửi ngân hàng và các khoản tiền đang chuyển. Nó được sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngay lập tức của doanh nghiệp. Tiền bản thân nó là loại tài sản không sinh lãi. Do vậy, trong công tác quản lý tiền thì việc tối thiểu hóa lượng tiền phải giữ là mục tiêu quan trọng nhất. Tuy nhiên, việc giữ tiền trong kinh doanh cũng hết sức cần thiết bởi những lý do sau. - Giữ đủ tiền mặt giúp doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội trong kinh doanh, chủ động trong các hoạt động thanh toán chi trả. - Khi mua hàng hóa dịch vụ, nếu có đủ tiền mặt, doanh nghiệp có thể được hưởng lợi thế chiết khấu. - Khi có đủ tiền mặt doanh nghiệp có thể đối phó với những tình huống khẩn cấp như hỏa hoạn, đình công… Các khoản phải thu: Đây là một trong những bộ phận quan trọng của vốn lưu động. Khi doanh nghiệp bán hàng hóa của mình cho doanh nghiệp khác, thông thường người mua sẽ không trả tiền ngay lúc giao hàng. Các hóa đơn chưa được trả tiền này thể hiện quan hệ tín dụng thương mại và chúng tạo nên những khoản phải thu khách hàng. Các khoản phải thu khách hàng có tính “lỏng” ở mức trung bình, thường được chuyển thành tiền từ 30 – 60 ngày. Tuy nhiên cũng có những trường hợp rủi ro do khách hàng không trả tiền. Do vậy khi xem xét thực hiện chính sách tín dụng thương mại, doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ. Ngoài ra còn có một số khoản phải thu khác như thu nội bộ, tiền ứng trước cho người bán, tiền thế chấp… Vốn về hàng tồn kho: Trong doanh nghiệp sản xuất, vốn vật tư hàng hóa gồm: vật tư dự trữ, vốn sản phẩm dở dang, vốn thành phẩm. Các loại này được gọi chung là vốn về hàng tồn kho. Xem xét chi tiết hơn cho thấy, vốn về hàng tồn kho của doanh nghiệp bao gồm: vốn nguyên vật liệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật tư đóng gói, vốn công cụ dụng cụ,…Trong doanh nghiệp thương mại, vốn về hàng tồn kho chủ yếu là giá trị các loại hàng hóa dự trữ. Đây là loại tài sản Thang Long University Library
  • 15. 4 có tính “lỏng” thấp nhưng rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Do vậy, doanh nghiệp cần có phương pháp quản lý hiệu quả để tránh thiếu hay tồn đọng quá lớn gây khó khăn cho sản xuất. Vốn lưu động khác: Đây là những khoản tồn tại của vốn lưu động mà người ta khó có thể phân loại chúng vào một nhóm nào đó. Nó bao gồm: tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản ký quỹ, ký cược… Việc phân loại vốn theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét, đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Mặt khác, thông qua cách phân loại này có thể tìm các biện pháp phát huy chức năng các thành phần vốn và biết được kết cấu vốn lưu động theo hình thái biểu hiện để định hướng điều chỉnh hợp lý và hiệu quả. 1.1.2.2.Căn cứ theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh Dựa vào căn cứ trên, vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chia thành các loại chủ yếu sau đây. Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm các khoản vốn nguyên vật liệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật tư đóng gói và vốn công cụ dụng cụ nhỏ. Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất: Bao gồm các khoản vốn sản phẩm đang chế tạo và vốn về chi phí trả trước. Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm vốn thành phẩm, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán (gồm những khoản phải thu và các khoản tiền tạm ứng trước phát sinh trong quá trình mua vật tư hàng hóa hoặc thanh toán nội bộ) và các khoản vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, cho vay ngắn hạn. Phương pháp phân loại này cho biết được kết cấu vốn lưu động theo vai trò. Từ đó giúp cho việc đánh giá tình hình phân bổ vốn lưu động trong các khâu của quá trình luân chuyển vốn, thấy được vai trò của từng thành phần vốn đối với quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp tổ chức quản lý thích hợp nhằm tạo ra một kết cấu vốn lưu động hợp lý, tăng được tốc độ luân chuyển vốn lưu động. 1.1.2.3.Căn cứ theo nguồn hình thành Nếu xét theo nguồn hình thành, vốn lưu động có thể chia thành các nguồn như sau. Nguồn vốn điều lệ: Là số vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốn điều lệ ban đầu khi thành lập hoặc nguồn vốn điều lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này cũng có sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
  • 16. 5 Nguồn vốn tự bổ sung: Là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh như từ lợi nhuận của doanh nghiệp được tái đầu tư. Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Là số vốn lưu động được hình thành từ vốn góp liên doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh. Vốn góp liên doanh có thể bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật là vật tư, hàng hóa…theo thỏa thuận của các bên liên doanh. Nguồn vốn đi vay: Vốn vay của các ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng, vốn vay của người lao động trong doanh nghiệp, vay các doanh nghiệp khác. Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn: Bằng việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Việc phân chia vốn lưu động theo nguồn hình thành giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong kinh doanh của mình. Từ góc độ quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó. Do đó doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm thấp chi phí sử dụng vốn của mình. 1.1.3. Vai trò của vốn lưu động Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, vai trò của vốn lưu động ngày càng được đề cao đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn lưu động trong các doanh nghiệp có vai trò quyết định đến việc thành lập, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Nó là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất trong sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Vốn lưu động giúp cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh một cách liên tục có hiệu quả. Nếu vốn lưu động bị thiếu hay luân chuyển chậm sẽ hạn chế việc thực hiện mua bán hàng hóa, làm cho các doanh nghiệp không thể mở rộng được thị trường hay có thể gián đoạn sản xuất dẫn đến giảm sút lợi nhuận gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn lưu động là một công cụ quan trọng, nó kiểm tra, kiểm soát, phản ánh tính chất khách quan của hoạt động tài chính thông qua đó giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được những mặt mạnh, mặt yếu trong kinh doanh như khả năng thanh toán, tình hình luân chuyển vật tư, hàng hóa, tiền vốn…Từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Tóm lại vốn lưu động có một vị trí rất quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc sử dụng vốn lưu động như thế nào cho có hiệu quả sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu chung của doanh nghiệp. 1.1.4. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động Kết cấu vốn lưu động phản ánh các thành phần và mối quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp. Thang Long University Library
  • 17. 6 Việc nghiên cứu kết cấu vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong quản lý và sử dụng vốn lưu động cần nghiên cứu xây dựng một kết cấu vốn lưu động hợp lý và có những biện pháp sử dụng hiệu quả từng thành phần vốn lưu động đó để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn kinh doanh nói chung của doanh nghiệp. Thông qua việc thay đổi kết cấu lưu động trong những thời kỳ khác nhau, doanh nghiệp có thể thấy được những biến đổi tích cực hoặc hạn chế về mặt chất lượng trong công tác quản lý, sử dụng vốn lưu động của mình. Do vốn lưu động được phân bổ trong cả ba khâu của quá trình sản xuất kinh doanh nên các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động có nhiều loại, có thể chia thành ba loại chính: Nhóm nhân tố về mặt sản xuất Chu kỳ sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ trọng vốn sản phẩm dở dang. Chu kỳ sản xuất dài hay ngắn sẽ chi phối lượng vốn nhiều hay ít. Nếu chu kỳ sản xuất càng dài thì lượng vốn ứng ra sản phẩm dở dang sẽ càng nhiều và ngược lại. Đặc điểm quy trình công nghệ của doanh nghiệp. Nếu ứng dụng công nghệ vào mà vốn bỏ ra ít sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất và sản phẩm càng phức tạp thì lượng vốn ứng ra sẽ càng cao. Đặc điểm tổ chức sản xuất có ảnh hưởng đến sự khác nhau về tỷ trọng vốn lưu động bỏ vào khâu sản xuất và khâu dự trữ. Nếu doanh nghiệp có tổ chức sản xuất đồng bộ, phối hợp được khâu cung cấp và khâu sản xuất một cách hợp lý sẽ giảm bớt được một lượng dữ trữ vật tư sản phẩm dở dang. Nhóm nhân tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với đơn vị cung ứng vật tư, giữa doanh nghiệp và đơn vị mua hàng. Mối quan hệ này mà lỏng lẻo thì việc dự trữ vật tư, thành phẩm càng lớn. Điều kiện và phương tiện giao thông vận tải cũng có ảnh hưởng đến vật tư, thành phẩm dự trữ nếu thuận lợi thì dự trữ ít và ngược lại. Khả năng cung cấp thị trường: nếu là loại vật tư khan hiếm, theo mùa vụ thì cần phải dự trữ nhiều và ngược lại. Hợp đồng cung cấp hoặc hợp đồng về tiêu thụ sản phẩm: tùy thuộc vào thời hạn cung cấp và giao hàng, số lượng vật tư nhập và xuất, nếu việc cung cấp thường xuyên thì dự trữ ít hơn. Nhóm nhân tố về mặt thanh toán Phương thức thanh toán hợp lý, giải quyết nhanh kịp thời thì sẽ làm giảm tỷ trọng vốn phải thu.
  • 18. 7 Tình hình quản lý khoản phải thu của doanh nghiệp và việc chấp hành kỷ luật thanh toán của khách hàng. Nếu kỷ luật thanh toán chặt chẽ, nghiêm khắc sẽ giúp doanh nghiệp đỡ bị thiếu vốn và làm cho khách hàng có ý thức trách nhiệm cao về khoản nợ của mình. Ngoài các nhân tố kể trên, kết cấu vốn lưu động còn chịu ảnh hưởng bởi tính chất thời vụ của sản xuất trình độ tổ chức và quản lý. 1.1.5. Nhu cầu vốn lưu động và các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động 1.1.5.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn lưu động thường xuyên cần thiết để quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục theo một quy mô kinh doanh đã được xác định trước. Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là một trong những biện pháp rất quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nếu xác định nhu cầu vốn lưu động quá thấp sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vốn, sản xuất bị trì trệ, doanh nghiệp không đạt được các hợp đồng đã ký…ngược lại nếu xác định nhu cầu vốn lưu động quá cao dễ dẫn đến tình trạng thừa vốn, vốn luân chuyển chậm làm phát sinh nhiều chi phí không cần thiết. Việc xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó là cơ sở để huy động vốn lưu động đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp, đồng thời là cơ sở để tổ chức sử dụng vốn lưu động, điều hòa vốn lưu động giữa các khâu tránh tình trạng căng thẳng giả về vốn và kiểm tra, giám sát tình hình huy động và sự dụng vốn trong hoạt động kinh doanh. Để xác định nhu cầu vốn lưu động, các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp cần phải căn cứ vào các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động để từ đó có quyết định hợp lí. Nhu cầu vốn lưu động thay đổi do tác động của nhiều nhân tố như sự biến động của thị trường, giá cả, nhất là giá cả của vật tư hàng hóa; sự thay đổi của chế độ chính sách về tiền lương của người lao động; sự biến đổi của quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ; sự thay đổi phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; trình độ tổ chức quản lí, sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp; đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (tính chất mùa vụ). 1.1.5.2.Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động Nội dung của phương pháp này là căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn lưu động trong từng khâu như: khâu sản xuất, khâu dự trữ và khâu lưu Thang Long University Library
  • 19. 8 thông để xác định được vốn lưu động cần thiết trong mỗi khâu của quá trình chu chuyển vốn lưu động. Trên cơ sở đó xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết của doanh nghiệp trong kỳ bằng cách tập hợp nhu cầu vốn lưu động trong các khâu. Việc xác định nhu cầu vốn lưu động theo phương pháp này có thể được thực hiện theo trình tự sau: - Xác định nhu cầu vốn để dự trữ hàng tồn kho cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và khoản tín dụng cung cấp cho khách hàng. - Xác định các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp. - Tổng hợp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Trên cơ sở tính toán nhu cầu vốn dự trữ hàng tồn kho, dự kiến khoản phải thu và khoản phải trả. Có thể xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết năm kế hoạch của doanh nghiệp theo công thức sau: Nhu cầu vốn lưu động = Mức dự trữ hàng tồn kho + Khoản phải thu khách hàng + Khoản phải trả nhà cung cấp Nhu cầu vốn lưu động xác định theo phương pháp này tương đối sát và phù hợp với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Tuy vậy, nó có hạn chế là việc tính toán tương đối phức tạp, khối lượng tính toán nhiều và mất nhiều thời gian. Phương pháp gián tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động Phương pháp này dựa vào thống kê kinh nghiệm để xác định nhu cầu vốn. Ở đây có thể chia làm hai trường hợp: - Trường hợp thứ nhất: Là dựa vào kinh nghiệm thực tế của các doanh nghiệp cùng loại trong ngành để xác định nhu cầu vốn cho doanh nghiệp. Việc xác định nhu cầu vốn theo cách này là dựa vào hệ số vốn lưu động tính theo doanh thu được rút từ thực tế hoạt động của các doanh nghiệp cùng loại trong ngành. Trên cơ sở đó xem xét quy mô kinh doanh dự kiến theo doanh thu của doanh nghiệp mình để tính ra nhu cầu vốn lưu động cần thiết. Phương pháp này tương đối đơn giản, tuy nhiên mức độ chính xác bị hạn chế. Nó thích hợp với việc xác định nhu cầu vốn lưu động khi thành lập doanh nghiệp với quy mô nhỏ. - Trường hợp thứ hai: Dựa vào tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động ở thời kỳ vừa qua của doanh nghiệp để xác định nhu cầu chuẩn về vốn lưu động cho các thời kỳ tiếp theo.
  • 20. 9 Nội dung chủ yếu của phương pháp này là dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố hợp thành nhu cầu vốn lưu động gồm: Hàng tồn kho, nợ phải thu từ khách hàng và nợ phải trả nhà cung cấp (số nợ phải trả phát sinh có tính chất tự động và có tính chất chu kỳ) với doanh thu thuần của kỳ vừa qua để xác định tỷ lệ chuẩn nhu cầu vốn lưu động tính theo doanh thu và sử dụng tỷ lệ này để xác định nhu cầu vốn lưu động cho các kỳ tiếp theo. Phương pháp này thực hiện theo trình tự sau: - Xác định số dư bình quân các khoản hợp thành nhu cầu vốn lưu động trong năm báo cáo. Khi xác định số dư bình quân các khoản phải phân tích tình hình để loại trừ số liệu không hợp lý. - Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong năm báo cáo. Trên cơ sở đó xác định tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu thuần. - Xác định nhu cầu vốn lưu động cho kỳ kế hoạch. Công thức xác định như sau: V1 = V0 x x (1+t) Trong đó: V1: Nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch V0: Số dư bình quân vốn lưu động năm báo cáo F1,F0: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch và năm báo cáo t: Tỉ lệ giảm (hoặc tăng) số ngày luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch so với năm báo cáo Tổng mức luân chuyển vốn lưu động phản ánh tổng giá trị luân chuyển vốn của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ, được xác định bằng tổng doanh thu trừ đi các khoản thuế gián thu (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu) và các khoản chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại,… Tỷ lệ giảm (hoặc tăng) số ngày luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch so với năm báo cáo được tính theo công thức: t = ( K1 – K0) x 100 K0 Trong đó: K1,K0: Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch và năm báo cáo Thang Long University Library
  • 21. 10 Tuy nhiên, trên thực tế, để đơn giản, các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp tính nhu cầu vốn lưu động dựa trên tổng mức luân chuyển vốn và số vòng quay vốn lưu động dự tính cho năm kế hoạch theo công thức: Nhu cầu VLĐ = Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch Số vòng quay vốn lưu động năm kế hoạch Ngoài ra để dự đoán nhu cầu vốn lưu động còn một phương pháp đó là phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu. Nội dung phương pháp này như sau: Bước 1: Tính số dư các khoản mục trong bảng cân đối kế toán năm thực hiện. Bước 2: Chọn các khoản mục chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu. Tính tỷ lệ phần trăm các khoản đó so với doanh thu năm báo cáo. Bước 3: Dùng tỷ lệ phần trăm đã tính được ở bước 2 để ước tính nhu cầu vốn năm kế hoạch, dựa vào chỉ tiêu doanh thu dự tính cần đạt được ở năm sau. Bước 4: Định hướng nguồn trang trải nhu cầu tăng vốn kinh doanh trên cơ sở kết quả kinh doanh kỳ kế hoạch. 1.2. Nội dung quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp 1.2.1. Chính sách quản lý vốn lưu động Chính sách quản lý vốn lưu động là mô hình tài trợ cho vốn lưu động mà doanh nghiệp theo đuổi. Trước khi xem xét chính sách quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp, chúng ta tìm hiểu các mô hình quản lí tài sản lưu động và quản lý nợ ngắn hạn. Sự kết hợp giữa chúng sẽ tạo nên những chính sách quản lý vốn lưu động khác nhau Chính sách vốn lưu động của DN có thể được nhận biết thông qua mô hình quản lý TSLĐ và mô hình quản lý nợ ngắn hạn của DN. Khi kết hợp hai mô hình này, ta có thể có 3 kiểu chính sách: chính sách cấp tiến, chính sách thận trọng và chính sách dung hòa Hình 1.1. Chính sách vốn lưu động cấp tiến, thận trọng, dung hòa Cấp tiến Thận trọng Dung hòa [2, trang 54] TSLĐ TSCĐ NV ngắn hạn NV dài hạn TSLĐ TSCĐ NV ngắn hạn NV dài hạn TSLĐ TSCĐ NV ngắn hạn NV dài hạn
  • 22. 11 Chính sách quản lí cấp tiến Chính sách này là sự hợp giữa mô hình quản lí tài sản lưu động cấp tiến và nợ ngắn hạn cấp tiến tạo nên chính sách vốn lưu động cấp tiến. Với chính sách quản lí cấp tiến, DN đã sử dụng một phần vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản cố định. Ưu điểm của chính sách này là chi phí hoạt động vốn thấp hơn, tuy nhiên sự ổn định của nguồn không cao do nguồn ngắn hạn được sử dụng nhiều, khả năng thanh toán ngắn hạn cũng không được đảm bảo. Tóm lại, chính sách này đem lại thu nhập cao và rủi ro cao. Chính sách quản lí thận trọng Chính sách này là sự kết hợp giữa mô hình quản lí TSLĐ thận trọng và nợ ngắn hạn thận trọng. DN đã sử dụng một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản lưu động. Chính sách này mang lại khá nhiều ưu điểm như khả năng thanh toán được đảm bảo, tính ổn định của nguồn cao và hạn chế các rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên, DN lại mất chi phí huy động vốn cao hơn do lãi suất dài hạn thường cao hơn lãi suất ngắn hạn. Tóm lại, chính sách này, DN có mức thu nhập thấp và rủi ro thấp. Chính sách quản lí dung hòa Với hai kiểu chính sách trên, DN chỉ có thể đạt được thu nhập cao với mức rủi ro cao (chính sách cấp tiến) hoặc mức rủi ro thấp nhưng thu nhập lại thấp (chính sách thận trọng). Để dung hòa giữa hai phương án, DN có thể lựa chọn chính sách dung hòa: kết hợp quản lí tài sản thận trọng với nợ cấp tiến hoặc kết hợp quản lí tài sản cấp tiến với nợ thận trọng. Chính sách này dựa trên cơ sở nguyên tắc tương thích: TSLĐ được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn ngắn hạn và TSCĐ được tài trợ bằng nguồn dài hạn. Tuy nhiên, trên thực tế, để đạt được trang thái tương thích không hề đơn giản do vấp phải những vấn đề như sự tương thích kì hạn, luồng tiền hay khoảng thời gian, do vậy chính sách này chỉ cố gắng tiến tới trạng thái tương thích, duy hòa rủi ro và tạo ra mức thu nhập trung bình. Trên đây là các mô hình cơ bản về chính sách quản lí vốn lưu động trong doanh nghiệp. Mỗi DN có thể lựa chọn một chính sách vốn lưu động riêng và việc quản lí vốn lưu động tại mỗi DN sẽ mang những đặc điểm rất khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, nội dung chính của quản lí vốn lưu động vẫn quản lí các bộ phận cấu thành nên vốn lưu động. 1.2.2. Quản trị vốn bằng tiền Tiền mặt tại quỹ, tiền đang chuyển và tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn là một bộ phận quan trọng cấu thành vốn bằng tiền của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn có nhu cầu dự trữ vốn tiền mặt ở một quy mô nhất định. Việc duy trì một mức dự trữ vốn tiền mặt đủ lớn sẽ tạo Thang Long University Library
  • 23. 12 điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội thu được chiết khấu trên hàng mua trả đúng kỳ hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Mức dự trữ vốn tiền mặt hợp lý cần được xác định sao cho doanh nghiệp có thể tránh được các rủi ro do không có khả năng thanh toán ngay, phải gia hạn thanh toán nên bị phạt hoặc phải trả lãi cao hơn, không làm mất khả năng mua chịu của nhà cung cấp, tận dụng các cơ hội kinh doanh có lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Mô hình Baumol Để xác định lượng tiền mặt tối ưu cần dự trữ trong doanh nghiệp, chúng ta có thể áp dụng mô hình Baumol. Mô hình này xác định mức tiền mặt mà tại đó, tổng chi phí là nhỏ nhất. Các giả định đối với mô hình là: nhu cầu về tiền trong doanh nghiệp là ổn định; không có dự trữ tiền mặt cho mục đích an toàn; doanh nghiệp có hai hình thức dự trữ là tiền mặt và chứng khoán khả thị; không có rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán. Mô hình này xác định mức tiền mặt mà tại đó, tổng chi phí của việc giữ tiền là nhỏ nhất. Tổng chi phí (TC) bao gồm chi phí giao dịch (TrC) và chi phí cơ hội (OC) Chi phí giao dịch (TrC) là chi phí chuyển chứng khoán thành tiền mặt để đáp ứng nhu cầu chi tiêu một năm Trong đó: T: Tổng nhu cầu về tiền trong năm C: Quy mô một lần bán chứng khoán F: Chi phí cố định của một lần bán chứng khoán Chi phí cơ hội (OC) là chi phí mất đi khi tiền mặt không đầu tư được vào chứng khoán khả thị Trong đó: C/2: Mức dự trữ tiền mặt trung bình K: Lãi suất đầu tư chứng khoán Tổng chi phí (TC) TC = TrC + OC TrC = T x F C OC = C x K 2
  • 24. 13 Đồ thị 1.1. Mô hình mức dự trữ tiền mặt tối ưu Tiền mặt đầu kỳ (C) C/2 Tiền mặt cuối kỳ (0) Bán CK Thời gian 1 2 Để tổng chi phí là nhỏ nhất thì đạo hàm cấp một của TC phải bằng 0 và mức dự trữ tiền mặt tối ưu là: C*= C* chính là mức dự trữ tiền mặt tại đó chi phí cơ hội bằng phí giao dịch và tổng chi phí cực tiểu. Theo mô hình Baumol, khi vốn bằng tiền xuống thấp, doanh nghiệp bán chứng khoán để thu tiền về, từ đó doanh nghiệp phải mất chi phí giao dịch cho mỗi lần bán chứng khoán. Ngược lại, khi doanh nghiệp dự trữ vốn bằng tiền thì doanh nghiệp mất khoản tiền thu được do không đầu tư chứng khoán hay gửi tiết kiệm. Ngoài mô hình Baumol thì chúng ta có thể áp dụng mô hình Miller Orr để xác định mức dự trữ tiền tối ưu. Mô hình Miller Orr, với các giả định của mô hình Miller Orr là: - Thu chi tiền mặt tại doanh nghiệp là ngẫu nhiên. - Luồng tiền mặt ròng biến động theo phân phối chuẩn. Thang Long University Library
  • 25. 14 Hình 1.2. Mô hình Miller Orr Trong đó, chênh lệch giữa giới hạn trên và giới hạn dưới phụ thuộc ba yếu tố: sự biến động của dòng tiền hàng ngày tại công ty; phí giao dịch trên thị trường tài chính; lãi suất của các nguồn huy động vốn. Việc sử dụng mô hình Miller Orr giúp công ty có cơ sở để xác định được mức dự trữ tiền mặt tối ưu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với điều kiện phát triển thông qua hoạt động tính toán mức dự trữ theo công thức: - Tổng quỹ tiền mặt mục tiêu Z* = (3Fσ² / 4K + L)1/3 Trong đó: Z*: Số dư tiền mặt tối ưu F: Chi phí cố định phát sinh khi giao dịch trên thị trường tài chính Fσ²: Phương sai của dòng tiền mặt hàng ngày K: Chi phí cơ hội giữ tiền mặt L: Tồn quỹ tiền mặt tối thiểu (giới hạn dưới) - Tổng quỹ tiền mặt tối đa H* = 3Z* - 2L Trong đó: H*: Số dư tiền mặt tối đa - Tổng quỹ tiền mặt trung bình Ctrung bình = 4Z* - L 3 Trong đó: Ctrung bình: Tồn quỹ tiền mặt trung bình
  • 26. 15 1.2.3. Quản lý khoản phải thu Trong số các khoản mục phải thu của doanh nghiệp, phải thu khách hàng đóng vai trò quan trọng nhất. Phải thu khách hàng là khoản mục xuất hiện trong quan hệ mua bán trả chậm giữa các doanh nghiệp, hay còn gọi là khoản tín dụng thương mại. Khi doanh nghiệp bán hàng trả chậm cho khách hàng của mình nghĩa là doanh nghiệp cấp tín dụng thương mại cho khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường, các khoản tín dụng thương mại ngày càng trở nên phổ biến và cũng thể hiện mối quan hệ ràng buộc giữa các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Chính sách tín dụng thương mại Việc lựa chọn chính sách tín dụng thương mại là hết sức quan trọng vì quyết định bán hàng trả chậm có thể cùng một lúc gây nhiều tác động. Chúng ta hãy xem xét những ảnh hưởng của quyết định cấp tín dụng (bán hàng trả chậm). Việc cấp tín dụng thương mại cho khách hàng có thể giúp tăng lợi nhuận do tăng doanh thu, nhưng cũng gây ra những chi phí cơ hội đầu tư vào các khoản phải thu, chi phí quản lí khoản phải thu hay các chi phí dự phòng nợ phải thu khi khách hàng không trả. Do vậy, nguyên tắc cơ bản để đưa ra chính sách tín dụng đó là: - Khi lợi ích gia tăng lớn hơn chi phí gia tăng thì doanh nghiệp nên cấp tín dụng - Khi lợi ích gia tăng nhỏ hơn chi phí gia tăng thì DN nên thắt chặt tín dụng - Trường hợp cả lợi ích và chi phí đều giảm thì doanh nghiệp cần xem xét phần chi phí tiết kiệm được có đủ bù đắp cho phần lợi ích bị giảm đi không. Phân tích năng lực tín dụng của khách hàng Để thực hiện việc cấp tín dụng cho khách hàng thì điều đầu tiên doanh nghiệp phải phân tích được năng lực tín dụng của khách hàng dựa trên các tiêu chuẩn sau: phẩm chất; tư cách tín dụng; năng lực trả nợ; vốn của khách hàng; tình hình chung của nền kinh tế và ngành; tài sản thế chấp, cầm cố. Sau khi đã phân tích năng lực tín dụng của khách hàng, doanh nghiệp sẽ xem xét các khoản tín dụng mà khách hàng đề nghị dựa vào chỉ tiêu NPV Quyết định tín dụng khi xem xét một phương án cấp tín dụng Mô hình cơ bản: NPV= CFt/k – CF0 CF0 = VC x S x ACP/365 CFt = [S x (1 – VC) – S x BD – CD] x (1 – T) Thang Long University Library
  • 27. 16 Trong đó: CFt : Dòng tiền sau thuế mỗi giai đoạn CF0 : Giá trị doanh nghiệp đầu tư vào khoản phải thu khách hàng VC : Tỷ lệ chi phí biến đổi trên doanh thu S : Doanh thu dự kiến mỗi kì ACP: Thời gian thu tiền bình quân tính theo ngày BD : Tỷ lệ nợ xấu trên dòng tiền từ bán hàng CD : Luồng tiền ra tăng thêm của bộ phận tín dụng T : Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp K : Tỷ lệ thu nhập yêu cầu sau thuế Sau khi tính toán NPV, doanh nghiệp quyết định dựa trên cơ sở: NPV > 0: cấp tín dụng NPV = 0: bàng quan NPV < 0: không cấp tín dụng Quyết định tín dụng khi xem xét cả hai phương án tín dụng Bảng 1.1. Cấp tín dụng và không cấp tín dụng Chỉ tiêu Không cấp tín dụng Cấp tín dụng Số lượng bán (Q) Q0 Q1 (Q1 > Q0) Giá bán (P) P0 P1 (P1 > P0) Chi phí SX bình quân (AC) AC0 AC1 (AC1 > AC0) Xác suất thanh toán 100% h (h ≤ 100%) Thời hạn nợ 0 T Tỷ suất chiết khấu 0 R Phương án 1: Không cấp tín dụng NPV = P0Q0 – AC0Q0 Phương án 2: Cấp tín dụng NPV1 = P1Q1h/(1+R) – AC1Q1 Doanh nghiệp đưa ra quyết định dựa trên cơ sở so sánh NPV và NPV1 NPV > NPV1: Không cấp tín dụng NPV = NPV1: Bàng quan NPV < NPV1: Cấp tín dụng
  • 28. 17 Quyết định tín dụng kết hợp sử dụng thông tin rủi ro tín dụng Bảng 1.2.Sử dụng và không sử dụng thông tin rủi ro tín dụng Chỉ tiêu Không sử dụng thông tin rủi ro tín dụng Sử dụng thông tin rủi ro tín dụng Số lượng bán (Q) Q1 Q1h Giá bán (P) P1 P1 Chi phí SX bình quân (AC) AC1 AC1 Chi phí thông tin rủi ro 0 C Xác suất thanh toán h 100% Thời hạn nợ T T Tỷ suất chiết khấu R R Phương án 1: Không sử dụng thông tin rủi ro NPV1 = P1Q1h/(1+R) – AC1Q1 Phương án 2: Sử dụng thông tin rủi ro NPV2 = P1Q1h/(1+R) – AC1Q1h – C Doanh nghiệp đưa ra quyết định dựa trên cơ sở so sánh NPV1 và NPV2 NPV1 > NPV2: Không cấp tín dụng sử dụng thông tin rủi ro tín dụng NPV1 = NPV2: Bàng quan NPV1 < NPV2: Cấp tín dụng sử dụng thông tin rủi ro tín dụng 1.2.4. Quản lý hàng tồn kho dự trữ Việc quản lý tồn khho dự trữ trong các doanh nghiệp là rất quan trọng, không phải chỉ vì trong doanh nghiệp tồn kho dự trữ thường chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Điều quan trọng hơn là nhờ có dự trữ tồn kho đúng mức, hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp không bị gián đoạn sản xuất, không bị thiếu sản phẩm hàng hóa để bán, đồng thời lại sử dụng tiết kiệm và hợp lý vốn lưu động. Mô hình quản lý hàng tồn kho hiệu quả - mô hình EQQ Hình 1.3. Mô hình EQQ Thang Long University Library
  • 29. 18 Mô hình EQQ hay mô hình đặt hàng kinh tế là mô hình xác định lượng đặt hàng tối ưu (Q*) sao cho tổng chi phí là thấp nhất. Ta có công thức sau: Chi phí đặt hàng = Chi phí đặt hàng/ lần x Số lần đặt hàng Chi phí lưu kho = Chi phí lưu kho đơn vị x Số lượng hàng tồn kho bình quân Mô hình EQQ được xây dựng trên các giải định cơ bản: Nhu cầu về hàng tồn kho là ổn định; không có biến động giá, hao hụt, mất mát trong khâu dự trữ; thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận hàng là không đổi; chỉ có duy nhất hai loại chi phí là chi phí đặt hàng và chi phí dự trữ; không xảy ra thiếu hụt hàng tồn kho nếu đơn đặt hàng được thực hiện đúng hạn. Mô hình quản lý hàng tồn kho ABC Đây là mô hình quản lý hàng tồn kho dựa trên cơ sở áp dụng mức độ quản lý khác nhau với các nhóm khác nhau Theo phương pháp này, các loại vật tư chia thành ba nhóm chính Nhóm A chiếm 10% về mặt số lượng trong danh mục nhưng lại chiếm đến 50% giá trị tiền đầu tư vào hàng lưu kho. Nhóm B chiếm 30% về mặt số lượng danh mục và chiếm 35% giá trị tiền đầu tư vào hàng tồn kho. Nhóm C chiếm 60% về mặt số lượng trong danh mục nhưng chỉ chiếm 15% giá trị tiền đầu tư vào hàng lưu kho. Hình 1.4. Mô hình ABC A B C Tỷ lệ hàng tồn kho (%) 15% 35% 50% 10% 30% 60% Giá trị tích lũy ($)
  • 30. 19 Phương pháp phân tích ABC cho phép ra những quyết định quan trọng liên quan đến dự trữ, mua hàng, nhà cung cấp và kiểm tra dữ liệu hàng tồn kho. 1.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 1.3.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một vấn đề phức tạp có mối quan hệ với toàn bộ các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (lao động, tư liệu lao động). Trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp có rất nhiều quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp và có rất nhiều phương pháp phân tích, nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nếu đi sâu vào bản chất, nhìn chung các quan điểm đều cho rằng: hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp phải gắn kết chặt chẽ với hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác của doanh nghiệp như hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng vốn cố định. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động nằm trong mối quan hệ với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp. Vậy có thể hiểu hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là tiêu chí phản ánh kết quả hoạt động SXKD, được thể hiện bằng mối quan hệ so sánh giữa kết quả kinh doanh với số VLĐ mà mỗi doanh nghiệp đã đầu tư cho hoạt động SXKD. Kết quả thu được càng cao so với chi phí bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao.[3, trang 214] 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp 1.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán Chỉ tiêu này đo lường khả năng đáp ứng các ràng buộc pháp lý về tài chính của doanh nghiệp (nghĩa là thanh toán các khoản nợ ngắn hạn). Khi DN có đủ tiền, doanh nghiệp sẽ tránh được việc vi phạm các ràng buộc pháp lí về tài chính, từ đó tránh được nguy cơ chịu các áp lực về tài chính. Để tính toán khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp người ta thường sử dụng ba chỉ tiêu: khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán bằng tiền. Khả năng thanh toán ngắn hạn Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi trong ngắn hạn các tài sản lưu động thành tiền để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn và được xác định Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tổng TS ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cao phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp là tốt. Nhưng nếu hệ số này cao quá sẽ gây cho doanh nghiệp tình trạng ứ đọng Thang Long University Library
  • 31. 20 vốn và tạo ra chi phí cơ hội không cần thiết khi dự trữ tài sản lưu động quá nhiều thay vì đầu tư sinh lời. Do đó tính hợp lí của khả năng thanh toán hiện hành còn phụ thuộc vào từng ngành nghề hay góc độ phân tích doanh nghiệp. Khả năng thanh toán nhanh Chỉ tiêu này phản ánh khả năng nhanh chóng đáp ứng của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn, vì vậy mà hàng tồn kho được loại trừ do đây là khoản mục có tính thanh toán thấp nhất trong số các tài sản lưu động. Khả năng thanh toán nhanh = Tổng TSNH - Kho Tổng nợ ngắn hạn Độ lớn, nhỏ của hệ số này còn tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh. Hệ số này càng cao thì càng tốt do doanh nghiệp nhanh chóng thanh toán được những khoản nợ. Nhưng nếu hệ số này quá nhỏ thì doanh nghiệp sẽ gặp phải khó khăn trong việc thanh toán nợ. Khả năng thanh toán tức thời Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng nợ của Công ty được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tiền mặt và các khoản tương đương tiền. Khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn Độ lớn nhỏ của chỉ tiêu này còn tùy thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của DN. Nếu chỉ tiêu nay quá nhỏ sẽ dẫn đến việc khó khăn trong thanh toán của DN. 1.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Hiệu suất sử dụng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả. Tuy nhiên muốn có kết luận chính xác về mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của một công ty chúng ta cần so sánh hiệu suất sử dụng tài sản của công ty đó với hiệu suất sử dụng tài sản bình quân của ngành.
  • 32. 21 Tổng tài sản bình quân = Số dư đầu kì + Số dư cuối kì 2 1.3.2.3. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sinh lời Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thuần của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số này thế hiện được lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là Công ty kinh doanh có lãi và ngược lại Tỷ suất sinh lời trên doanh thu = Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản của doanh nghiệp tao ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, đồng thời tỷ số này cũng thể hiện hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. Nếu tỷ suất này lớn hơn 0 thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi và ngược lại Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản = Lợi nhuận ròng Tổng tài sản Đẳng thức Dupont thứ nhất: ROA = ROS x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Có hai xu hướng cần phải tăng lãi ròng bằng cách tiết kiệm chi phí và tăng giá bán. Việc tăng giá bán phải được thị trường chấp nhận, có nghĩa là giá bán tăng thì chất lượng sản phẩm cũng phải tăng. Muốn tăng vòng quay tài sản cần phải tăng doanh thu bằng cách giảm giá bán nhưng giảm giá sẽ làm cho ROS giảm, vì vậy ta có thể vẫn tăng giá bán những chất lượng sản phẩm cũng phải tăng, sự tăng lên này được người tiêu dùng chấp nhận. Như vậy, đảm bảo doanh thu vẫn tăng bên cạnh đó doanh nghiệp tăng cường hoạt động xúc tiến bán hàng như: áp dụng các dịch vụ chăm sóc khách hàng, dịch vụ bảo hành, chiết khấu thương mại… Tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần (ROE) Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, đồng thời chỉ số này để đo khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần. Nếu tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là Công ty làm ăn có lãi và ngược lại Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu Thang Long University Library
  • 33. 22 Đẳng thức Dupont 2: ROE = ROS x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x (Tổng Tài Sản/VCSH) Có 2 xu hướng để tăng ROE đó là tăng ROA, ROS hoặc là tăng hệ số đòn bẩy tài chính. Vì vậy, khi muốn tăng tỷ số này thì doanh nghiệp phải xem xét và đánh giá khả năng trả nợ của mình để đưa ra quyết định có vay thêm hay không Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu hay được đem so sánh với tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA). Nếu tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu lớn hơn ROA thì có nghĩ là đòn bẩy tài chính của Công ty đã có tác dụng tích cực. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. 1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành VLĐ Hiệu suất sử dụng vốn lưu động Đây là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn trong kỳ, nó phản ánh một đồng vốn doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinh doanh mang lại mấy đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động (Vòng quay vốn lưu động) = Doanh thu thuần VLĐ bình quân trong kỳ Vòng quay vốn lưu động càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Kỳ luân chuyển vốn lưu động Kỳ luân chuyển vốn lưu động phản ánh số ngày để thực hiệ một vòng quay vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ, tốc độ thu hồi lưu động của doanh nghiệp cang cao và ngược lại. Công thức tính như sau: K = 365 Vòng quay vốn lưu động trong kỳ Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động Hệ số sinh lời của vốn lưu động phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ta bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp. Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động = Lợi nhuận sau thuế VLĐ bình quân trong kỳ Hệ số sinh lời vốn lưu động càng cao thì việc sử dụng vốn lưu động càng hiệu quả. Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thu thuần trong kỳ. Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. Công thức xác định
  • 34. 23 Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động = VLĐ bình quân trong kỳ Doanh thu thuần Mức tiết kiệm vốn lưu động Mức tiết kiệm vốn lưu động là lượng vốn lưu động của doanh nghiệp tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, bao gồm Mức tiết kiệm tuyệt đối: Nếu quy mô kinh doanh không thay đổi, việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động đã giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được một lượng vốn lưu động có thể rút ra khỏi luân chuyển dùng vào việc khác. Công thức xác định: VLĐTK1 = M0 V1 - M0 V0 Mức tiết kiệm tương đối: Nếu quy mô kinh doanh được mở rộng, việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động đã giúp doanh nghiệp không cần tăng thêm vốn lưu động hoặc bỏ ra số vốn lưu động ít hơn so với trước VLĐTK2 = M1 V1 - M1 V0 Trong đó: VLĐTK: Vốn lưu động tiết kiệm tương đối/ tuyệt đối M0, M1: Doanh thu thuần kỳ trước và kỳ này (M1 > M0) V0, V1: Vòng quay vốn lưu động kỳ trước và kỳ này (V1 > V0) Hệ số thu nợ Hệ số thu nợ phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu của doanh nghiệp thành tiền mặt của doanh nghiệp và được xác định bằng công thức: Hệ số thu nợ = Doanh thu thuần Các khoản phải thu TB Hệ số thu nợ các khoản càng lớn cho thấy doanh nghiệp thu hồi càng nhanh các khoản vốn bị chiếm dụng Thời gian thu nợ trung bình Thời gian thu nợ trung bình = 365 Vòng quay các khoản phải thu Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân để doanh nghiệp thu hồi được các khoản nợ phải thu. Kỳ thu tiền bình quân càng ngắn thể hiện chính sách thu hồi công Thang Long University Library
  • 35. 24 nợ của doanh nghiệp có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu thu tiền bình quân quá ngắn có thể gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, do khách hàng sẽ giảm mua hàng của doanh nghiệp dẫn đến giảm doanh thu. Hệ số trả nợ Hệ số trả nợ là chỉ tiêu đo lường tốc độ thu nợ của doanh nghiệp và được xác định bằng công thức: Hệ số trả nợ = 365 Thời gian trả nợ trung bình Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy tốc độ thu nợ của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Thời gian trả nợ trung bình Chỉ tiêu này cho biết số ngày bình quân mà doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhà cung cấp thông qua mua hàng hóa trả chậm trước khi thanh toán nơ, được tính toán bằng công thức: Thời gian trả nợ trung bình = 365 Hệ số trả nợ Hệ số lưu kho Chỉ tiêu cho phép đánh giá khả năng quản lý hàng tồn kho. Hệ số này là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số lưu kho được xác định bằng Hệ số lưu kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho TB Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
  • 36. 25 Thời gian luân chuyển hàng tồn kho trung bình Thời gian quay vòng hàng tồn kho phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho. Chỉ tiêu này càng nhò, số vòng quay hàng tồn kho càng lớn, việc kinh doanh của doanh nghiệp càng hiệu quả và được tính bằng công thức Thời gian luân chuyển hàng tồn kho trung bình = 365 Hệ số lưu kho Thời gian quay vòng hàng tồn kho càng ngắn thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt vì doanh nghiệp chỉ cần đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt được doanh số cao. Thời gian quay vòng tiền mặt Thời gian quay vòng tiền phản ánh khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp thanh toán tiền mua hàng hóa đầu vào cho tới khi doanh nghiệp thu được tiền về Thời gian quay vòng tiền mặt = Thời gian thu nợ TB + Thời gian luân chuyển kho TB - Thời gian trả nợ TB Doanh nghiệp luôn mong muốn có thời gian quay vòng tiền mặt ngắn do chỉ khi nào dòng tiền thực sự quay trở lại DN, kinh doanh mới thật sự đạt hiệu quả trên thực tế và thời gian quay vòng tiền càng ngắn, doanh nghiệp thu hồi vốn càng nhanh. Tuy nhiên, để làm được điều đó các doanh nghiệp buộc phải cung cấp chính sách tín dụng thương mại thắt chặt, đồng thời tăng khả năng chiếm dụng vốn của khách hàng. Điều này làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ 1.4.1. Các nhân tố khách quan Các chính sách vĩ mô Trên cơ sở luật pháp, các chính sách kinh tê, Nhà nước luôn tạo ra môi trường cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Sự thay đổi trong chế độ chính sách dều có tác dụng tốt hoặc xấu đối vối doanh nghiệp. Đối với hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì các chính sách thuế, chính sách tín dụng của Nhà nước sẽ có tác động rất lớn. Lãi suất và thuế suất thay đổi sẽ có thể làm tăng hay giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Nhu cầu tiêu dùng Thị trường đầu ra là mục tiêu sống còn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, nó có tác động trực tiếp lên hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nếu nhu cầu tiêu dùng lớn, doanh thu tiêu thụ cao, doanh nghiệp sẽ tận dụng được tối đa công suất của vốn lưu động, giảm tối thiểu thời gian ứ đọng vốn. Ngược lại, những biến động bất lợi về Thang Long University Library
  • 37. 26 nhu cầu sẽ gây nên ứ đọng vốn lớn, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Do vậy, để có hoạt động tốt, doanh nghiệp cần tiến hành nắm bắt thị trường thông qua nghiên cứu. Có như vậy doanh nghiệp mới tạo lập được kế hoạch sử dụng vốn lưu động có hiệu quả nhất. Tình hình cung ứng đầu vào Biến động thị trường đầu vào về lượng, về giá đều làm hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng hay giảm. Giá cả nguyên vật liệu tăng, cung về nguyên vật liệu giảm đều sẽ có những tác động nhất định đến lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vấn đề của doanh nghiệp là phải nắm bắt kĩ tình hình thị trường đầu vào để có kế hoạch mua sắm phù hợp. Tiến bộ khoa học công nghệ Ngày nay, khoa học đang tiến bộ không ngừng, nhiều phát minh mới ra đời thay thế những cái cũ, lạc hậu. Công nghệ có tác động rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Công nghệ mới sẽ làm rút ngắn thời gian vốn lưu động bị ứ đọng trong sản xuất, tăng thêm vòng quay cho nó. Do đó, doanh nghiệp cần phải thường xuyên câp nhật những công nghệ mới để cải tiến quy trình sản xuất của mình thì mới nâng cao được hiệu quả hoạt động quản lý vốn lưu động. 1.4.2. Các nhân tố chủ quan Một nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay nói cách khác là doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu và lợi nhuận cao hay thấp phản ánh vốn lưu động sủ dụng hiệu quả hay không hiệu quả. Do đó vấn đề mấu chốt đối với doanh nghiệp là phải tìm mọi cách để nâng cao doanh thu và lợi nhuận. Khi doanh nghiệp xác định một nhu cầu vốn lưu động không chính xác và một cơ cấu vốn không hợp lý cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn. Việc lựa chọn dự án và thời điểm đầu tư cũng có một vai trò quan trọng đối với hiệu quả sử dụng vốn. Nếu doanh nghiệp biết lựa chọn một dự án khả thi và thời điểm đầu tư đúng lúc thì sẽ tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng. Chất lượng công tác quản lý vốn lưu động cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Bởi vì, công tác quản lý vốn lưu động sẽ giúp cho doanh nghiệp dự trữ được một lượng tiền mặt tốt vừa đảm bảo được khả năng thanh toán vừa tránh được tình trạng thiếu tiền mặt tạm thời hoặc lãng phí do giữ quá nhiều tiền mặt, đồng thời cũng xác định được một lượng dự trữ hợp lý giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục mà không bị dư thừa gây ứ đọng vốn. Ngoài ra
  • 38. 27 công tác quản lý vốn lưu động còn làm tăng được số lượng sản phẩm tiêu thụ chiếm lĩnh thị trường thông qua chính sách thương mại. Một nhân tố khác ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là khả năng thanh toán. Nếu đảm bảo tốt khả năng thanh toán doanh nghiệp sẽ không bị mất tín nhiệm trong quan hệ mua bán và không có nợ quá hạn. 1.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 1.5.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Dù là loại hình doanh nghiệp nào thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động bao giờ cũng là một biện pháp quan trọng giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu lợi nhuận và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Điều này xuất phát từ các lý do sau: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục: Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động. Nếu doanh nghiệp không đảm bảo đủ lượng vốn lưu động đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh thì quá trình này sẽ bị gián đoạn, ảnh hưởng đến việc quay vòng vốn. Ngược lại nếu doanh nghiệp tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ làm cho vốn quay vòng nhanh, chớp được cơ hội đầu tư, thu được nhiều lợi nhuận. Thường xuyên nâng cao sử dụng hiệu quả vốn lưu động sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp: Hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận luôn là mối quan tâm và là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó thì một trong các biện pháp mà bất kì doanh nghiệp nào cũng cần đó là không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Đó chính là chìa khóa, là con đường ngắn nhất giúp doanh nghiệp có được kết quả kinh doanh tốt nhất cho mình. Sự vận chuyển của vốn lưu động phản ánh sự vận động của vật tư, hàng hóa, vốn bằng tiền… vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay lãng phí, tốc độ thu hồi các khoản phải thu như thế nào. Từ đó, doanh nghiệp có các biện pháp thích hợp nhằm kiểm tra giám sát một cách toàn diện đối với các khoản mục trong cơ cấu vốn lưu động, đảm bảo vốn lưu động không bị ứ đọng ở các khâu. Sử dụng vốn lưu động hợp lý không những giúp hạ chi phí giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường mà còn giúp doanh nghiệp khai Thang Long University Library
  • 39. 28 thác tối đa năng lực làm việc của tài sản cố định, làm tăng lợi nhuận, góp phần vào công tác bảo toàn và phát triển vốn lưu động. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn đáp ứng yêu cầu bảo toàn vốn lưu động với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là thu được lợi nhuận và lợi ích xã hội chung, nhưng bên cạnh đó một vấn đề quan trọng đặt ra cho các doanh nghiệp là bảo toàn vốn lưu động. Do đặc điểm của vốn lưu động là chu chuyển một lần, toàn bộ vào giá trị sản phẩm, hình thái vốn lưu động thường xuyên biến đổi nên việc bảo toàn vốn lưu động thực chất là đảm bảo cho số vốn cuối chu kỳ đủ mua một lượng vật tư, hàng hóa tương đương với đầu kỳ khi giá cả hàng hóa tăng lên. Như vậy, có thể nói nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn lưu động luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Nó gắn liền với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, là tiêu chí để đo hiệu quả kinh doanh giữa các kỳ. Do vậy phải không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất, đảm bảo mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp. 1.5.2. Mộtsố giải phápnhằm nângcao hiệu quảsử dụngvốn lưuđộngtrong doanh nghiệp Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp nhà nước cũng như mọi doanh nghiệp khác đều bình đẳng trước pháp luật, phải đối mặt với cạnh tranh, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, tự chủ về vốn. Do đó, việc nâng cao sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng là vấn đề quan trọng và cần thiết. Để sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt một số biện pháp sau: Thứ nhất, phải xác định chính xác số VLĐ cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra kế hoạch tổ chức huy động VLĐ đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi, đồng thời tránh tình trạng ứ đọng vốn, thúc đẩy VLĐ luân chuyển nhanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thứ hai, lựa chọn hình thức thu hút VLĐ. Tích cực tổ chức khai thác triệt để các nguồn VLĐ bên trong doanh nghiệp, vừa đáp ứng kịp thời vốn cho nhu cầu VLĐ tối thiểu cần thiết một cách chủ động, vừa giảm được một khoản chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Tránh tình trạng vốn tồn tại dưới hình thức tài sản không cần sử dụng, vật tư hàng hóa kém phẩm chất…mà doanh nghiệp lại phải đi vay để duy trì sản xuất với lãi suất cao, chịu sự giám sát của chủ nợ làm giảm hiệu quả SXKD. Thứ ba, trước khi quyết định đầu tư doanh nghiệp cần phải cân nhắc kĩ nguồn tài trợ vốn đầu tư, quy trình công nghê, tình hình cung ứng nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để đảm bảo chi phí sử dụng vốn đầu tư là thấp nhất doanh nghiệp
  • 40. 29 phải xem xét sự quyết định đầu tư ảnh hưởng như thế nào đến kết cấu vốn SXKD của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tốt hay xấu đến công tác tổ chức và sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Thứ tư, tăng tốc độ luân chuyển VLĐ: tốc độ luân chuyển VLĐ thể hiện bằng hai chỉ tiêu là số vòng quay VLĐ và kỳ luân chuyển bình quân của VLĐ. Số vòng quay VLĐ trong kỳ được tính toán trên cơ sở mức luân chuyển VLĐ và số VLĐ bình quân. Vì vậy phương hướng chung để tăng tốc độ luân chuyển VLĐ là trên cơ sở mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh tạo điều kiện tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm, sẽ dẫn tăng tổng mức luân chuyển VLĐ. Để tăng tốc độ luân chuyển VLĐ, sử dụng vốn tiết kiệm cần phải thực hiện tốt những biện pháp về các mặt mua sắm dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thanh toán với người mua và người bán hay nói cách khác, doanh nghiệp cần phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm VLĐ ở tất cả các khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông. Cụ thể: Trong lĩnh vực lưu thông cần có các biện pháp cụ thể trong việc tổ chức hoạt động tiêu thụ và mua sắm, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường và khả năng sản xuất tối đa của doanh nghiệp, từ đó dự đoán về vốn thành phẩm để đưa ra kế hoạch sản xuất thích hợp cả về số lượng, chất lượng sản phẩm cũng như chủng loại sản phẩm. Có như vậy vốn thành phẩm trong khâu lưu thông mới đúng kế hoạch theo ý muốn của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực sản xuất cần rút ngắn chu kỳ sản xuất, doanh nghiệp cần có biện pháp rút ngắn thời gian làm việc trong quy trình công nghệ ở mức cho phép và hạn chế tới mức thấp nhất thời gian ngừng việc do các nguyên nhân khác nhau. Thứ năm, làm tốt công tác thanh toán công nợ, chủ động phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh. Doanh nghiệp cần chủ động trong công tác thanh toán công nợ, chủ động thanh toán tiền hàng, hạn chế tình trạng bán hàng không thu được tiền, vốn bị chiếm dụng làm phát sinh nhu cầu vốn cho sản xuất dẫn đến doanh nghiệp phải đi vay ngoài kế hoạch làm phát sinh chi phí sử dụng vốn lẽ ra không có (nếu như thanh toán tốt), đồng thời vốn bị chiếm dụng còn là một rủi ro khi trở thành nợ khó đòi làm thất thoát VLĐ của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường thì mọi rủi ro đều có thể xảy ra đối với mỗi doanh nghiệp, để chủ động phòng ngừa rủi ro các doanh nghiệp cần phải mua bảo hiểm, lập quỹ dự phòng tài chính để có nguồn bù đắp khi rủi ro xảy ra, cần đề phòng các rủi ro như hỏa hoạn, lũ lụt… Thứ sáu, tăng cường bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý tài chính. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả cao, tình hình sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm thì bên cạnh những điều kiện về trình độ công nghệ của máy móc thiết bị, về cơ cấu sản Thang Long University Library
  • 41. 30 phẩm được thị trường chấp nhận…còn phải kể đến một vấn đề quan trọng trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý tài chính. Nếu có đủ các điều kiện khác mà không làm tốt công tác quản lý thì việc sử dụng VLĐ cũng không mang lại hiệu quả cao. Cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý tài chính phải năng động nhạy bén với thị trường, huy động linh hoạt các nguồn vốn có lợi nhất, quản lý vốn huy động được một cách uyển chuyển nhất, phù hợp nhất với điều kiện của doanh nghiệp để càng ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của các doanh nghiệp. Trong thực tế, do các doanh nghiệp thuộc những ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh khác nhau nên mỗi doanh nghiệp cần phải căn cứ vào những giải pháp chung để từ đó đề ra cho doanh nghiệp mình những biện pháp cụ thể, có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả vốn lưu động của doanh nghiệp mình. Kết luận chương 1: Trong chương một, nội dung được nói tới là những cơ sở lý luận cơ bản về vốn lưu động cùng với việc phân tích sự cần thiết của việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Phần đầu chương là làm rõ khái niệm vốn lưu động thông qua việc tìm hiểu về đặc điểm, phân loại. Đến cuối chương là xoay quanh vấn đề sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cùng với một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động và những nhân tố ảnh hưởng đến vốn lưu động trong doanh nghiệp.
  • 42. 31 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TOYOTA THĂNG LONG 2.1. Tổng quan về công ty Cổ Phần Toyota Thăng Long 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty - Tên công ty: Công ty Cổ Phần Toyota Thăng Long. - Địa chỉ: 316 đường Cầu Giấy – Phường Dịch Vọng – Quận Cầu Giấy – Hà Nội. - Điện thoại: 043.8338888 - Fax: 043.8331111 - Website: http://toyotathanglong.vn/ - Loại hình: Công ty Cổ Phần. - Mã số thuế: 0101434765 - Vốn điều lệ: 61.552.576.750 đồng (Sáu mươi mốt tỷ năm trăm năm hai triệu năm trăm bảy mươi sáu nghìn bảy trăm năm mươi đồng). Công ty Cổ phần Toyota Thăng Long được thành lập ngày 07 tháng 05 năm 2001 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 05 tháng 06 năm 2001 theo quyết định số 4567 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội. Hoạt động kinh doanh của Công ty được quản lý bởi cơ quan chủ quản là Sở Kế Hoạch và Đầu tư Hà Nội. Công ty là đại lý chính thức của Công ty ôtô Toyota Việt nam, hoạt động kết hợp ba chức năng: bán hàng, bảo dưỡng, sửa chữa và cung cấp phụ tùng chính hãng thành một hệ thống thống nhất. Mục đích kinh doanh của công ty là “Phát triển mang định hướng khách hàng” được gắn liền với phương châm hành động “Vì lợi ích lâu dài của khách hàng”. Với nền tảng vững chắc trong lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ sửa chữa ôtô, công ty đã thiết lập được mối quan hệ rộng rãi với các đối tác kinh doanh ôtô và nhiều khách hàng lớn trên toàn quốc. Từ khi thành lập cho tới nay, công ty đã thu hút được một lượng lớn khách hàng làm dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa và mua xe. Với thành tích phục vụ khách hàng xuất sắc, Công ty CP Toyota Thăng Long đã được Nhà sản xuất – Công ty Toyota Việt Nam ghi nhận và trao tặng danh hiệu “Đại lý bán hàng xuất sắc nhất” trong bốn năm liên tiếp 2008, 2009, 2010 và 2011. Công ty CP Toyota Thăng Long hiện đang là một trong hai đại lý kinh doanh xuất sắc nhất của Công ty ô tô Toyota Việt Nam. Thang Long University Library
  • 43. 32 Với tất cả sự nhiệt huyết, sự năng động và sáng tạo của đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, thừa sự nhiệt tình và bên cạnh đó cùng sự phát triển của ngành Công nghiệp ôtô tại Việt Nam Toyota Thăng Long luôn mong muốn đem lại sự “Hài lòng, tin tưởng và sự phục vụ chuyên nghiệp nhất” 2.1.2.Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Toyota Thăng Long Cơ cấu tổ chức bộ máy có vai trò rất quan trọng đối với mỗi hoạt động của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Toyota Thăng Long được xây dựng theo mô hình cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến chức năng. Mô hình này là mô hình phù hợp với hoạt động kinh doanh, với cơ cấu này giám đốc và các phòng ban có thể trực tiếp trao đổi với nhau, tạo ra sự nhịp nhàng trong công việc, sự trao đổi thông tin được nhanh chóng. Các phòng chuyên môn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo chức năng, nhiệm vụ được giao để phục vụ cho mục tiêu hiệu quả kinh doanh của Công ty. Mô hình này được thể hiện thông qua sơ đồ 2.1 dưới đây: Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty CP Toyota Thăng Long (Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự) ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT BAN TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ XƯỞNG BẢO HÀNH PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KHÁCH HÀNG