SlideShare a Scribd company logo
1 of 80
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
VŨ VĂN HIỆP
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
ĐẮK LẮK - 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
----- 


 -----
VŨ VĂN HIỆP
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
CHUYÊN NGÀNH : KÝ SINH TRÙNG – CÔN TRÙNG
MÃ SỐ: 607265
Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THÀNH ĐỒNG
ĐẮK LẮK - 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa ñược ai công bố trong bất kỳ một
công trình nào khác.
VŨ VĂN HIỆP
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn:
Trường Đại học Tây Nguyên, Ban lãnh ñạo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng -
Côn trùng TP. HCM, Khoa Y Dược Trường Đại học Tây Nguyên, Phòng Đào tạo
Sau Đại học Trường Đại học Tây Nguyên ñã tạo ñiều kiện cho em trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
TS. Lê Thành Đồng, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng
TP. HCM, là người Thầy trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành luận văn.
PGS.TS. Nguyễn Xuân Thao, GS.TS. Đặng Tuấn Đạt, PGS.TS. Triệu
Nguyên Trung, TS. Hồ Văn Hoàng, TS. Phan Văn Trọng, TS. Đào Mai Luyến, TS.
Thân Trọng Quang ñã ñóng góp những ý kiến quí báu giúp em hoàn thành luận văn
này.
Các anh chị ñồng nghiệp Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP. HCM,
Bộ môn Ký sinh trùng Khoa Y Dược Trường Đại học Tây Nguyên, Trung tâm
Phòng chống sốt rét tỉnh Bình Phước, Trung tâm Y tế huyện Bù Đăng, Trạm Y tế xã
Đak Nhau huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước cùng bạn bè, gia ñình ñã nhiệt tình giúp
ñỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
VŨ VĂN HIỆP
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
An. Anopheles
BNSR Bệnh nhân sốt rét
c/ñ/ñ Con/ ñèn/ ñêm
c/g/n Con/ giờ/ người
c/n/ñ Con/người/ ñêm
CBVC Cán bộ viên chức
CS Cộng sự
DSC Dân số chung
DTSR Dịch tễ sốt rét
ĐNB Đông Nam Bộ
KAP
Kiến thức, thái ñộ và thực hành
(K: knowledge, A: attitude, P: practice)
KSTSR Ký sinh trùng sốt rét
KTV Kỹ thuật viên
NXB Nhà xuất bản
PCSR Phòng chống sốt rét
SR Sốt rét
SRLH Sốt rét lưu hành
SRLS Sốt rét lâm sàng
TB Trung bình
TVSR Tử vong sốt rét
TTSR Thanh toán sốt rét
TDSR Tiêu diệt sốt rét
WHO World Health Organiration (Tổ chức Y tế thế giới)
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Diễn biến sốt rét và phòng chống bệnh SR trên thế giới. 3
1.1.1. Tình hình bệnh sốt rét trên thế giới. 3
1.1.2. Chương trình tiêu diệt và phòng chống bệnh SR trên thế giới. 3
1.2. Tình hình sốt rét và PCSR ở Việt Nam. 5
1.2.1. Giai ñoạn 1958-1975. 5
1.2.2. Giai ñoạn 1976 – 1990. 5
1.2.3. Giai ñoạn 1991 – 2000. 5
1.2.4. Giai ñoạn 2001 – 2005. 6
1.2.5. Mục tiêu chung PCSR 2006 – 2010. 6
1.3. Tình hình sốt rét ở Bình Phước. 7
1.4. Yếu tố nguy cơ trong bệnh sốt rét. 8
1.4.1. Đối tượng nguy cơ. 9
1.4.2. Yếu tố nguy cơ. 9
1.5. Các nghiên cứu liên quan ñến ñề tài. 10
1.5.1. Nghiên cứu về dịch tễ sốt rét. 10
1.5.2. Nghiên cứu vector truyền bệnh sốt rét. 11
1.5.3. Nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ trong bệnh sốt rét. 12
1.5.4. Nghiên cứu về kiến thức, thái ñộ, thực hành phòng chống bệnh SR. 12
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. Địa ñiểm, ñối tượng, thời gian nghiên cứu. 15
2.1.1. Địa ñiểm nghiên cứu. 15
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu. 17
2.1.3. Thời gian nghiên cứu. 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu. 17
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu . 17
2.2.2. Cỡ mẫu. 17
2.3. Các kỹ thuật dùng trong nghiên cứu. 18
2.3.1. Kỹ thuật và phương pháp ñiều tra KSTSR. 18
2.3.2. Kỹ thuật ñiều tra và ñịnh loại muỗi Anopheles. 20
2.3.3. Khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân có sốt và lách to 20
2.3.4. Điều tra KAP và một số quy ñịnh về thuật ngữ. 20
2.3.5. Khái niệm biết ñúng, thái ñộ ñúng và hành vi ñúng trong ñiều tra KAP. 21
2.4. Các chỉ số ñánh giá. 22
2.4.1. Sốt rét lâm sàng. 22
2.4.2. Ký sinh trùng sốt rét. 22
2.4.3. Muỗi truyền bệnh sốt rét. 23
2.5. Các biến số và phương pháp thu thập. 24
2.6. Công cụ thu thập số liệu. 25
2.7. Phân tích, xử lý số liệu. 25
2.8. Sai số có thể gặp và cách hạn chế. 25
2.9. Y ñức trong nghiên cứu. 26
2.10. Liệt kê và ñịnh nghĩa biến số. 26
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
3.1. Tỷ lệ mắc sốt rét của cộng ñồng dân cư tại xã Đak Nhau. 30
3.1.1. Đặc ñiểm của ñối tượng nghiên cứu. 30
3.1.2. Tỷ lệ mắc sốt rét. 31
3.2. Kết quả ñiều tra KAP. 36
3.2.1. Đặc ñiểm ñối tượng ñiều tra KAP. 36
3.2.2. Hiểu biết về bệnh sốt rét. 38
3.2.3. Thái ñộ của người dân về bệnh sốt rét. 41
3.2.4. Thực hành phòng chống sốt rét. 44
3.3. Một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng ñến mắc sốt rét. 48
3.3.1. Yếu tố nguy cơ ñi rừng, ngủ rẫy và mắc sốt rét. 48
3.3.2. Yếu tố nguy cơ ngủ màn và mắc sốt rét. 48
3.3.3. Vector truyền bệnh sốt rét. 49
Chương 4: BÀN LUẬN 50
4.1. Tỷ lệ mắc sốt rét. 50
4.2. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng ñến mắc sốt rét. 51
4.2.1. Vector truyền bệnh sốt rét. 51
4.2.2. Yếu tố nguy cơ mắc sốt rét ñối với người ñi rừng, rẫy và ngủ lại. 51
4.2.3. Yếu tố nguy cơ mắc sốt rét ñối với ngủ màn không thường xuyên. 52
4.2.4. Những yếu tố sinh ñịa cảnh. 52
4.3. Kiến thức, thái ñộ và thực hành phòng chống sốt rét. 53
4.3.1. Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh sốt rét. 53
4.3.2. Kiến thức về triệu chứng bệnh sốt rét. 53
4.3.3. Kiến thức về phòng chống bệnh sốt rét. 53
4.3.4. Thái ñộ phòng chống sốt rét của người dân. 54
4.3.5. Thực hành về phòng chống sốt rét. 54
KẾT LUẬN
1. Tỷ lệ mắc sốt rét ở người dân tại xã nghiên cứu. 56
2. Một số yếu tố nguy cơ ñến mắc sốt rét ở xã nghiên cứu. 56
KHUYẾN NGHỊ 58
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Nội dung Trang
Bảng 3.1. Giới tính của ñối tượng nghiên cứu 30
Bảng 3.2. Thành phần dân tộc của ñối tượng nghiên cứu 30
Bảng 3.3. Bệnh nhân sốt rét tại xã nghiên cứu 31
Bảng 3.4. Độ tuổi bệnh nhân sốt rét nghiên cứu 31
Bảng 3.5. Giới tính của bệnh nhân sốt rét nghiên cứu 32
Bảng 3.6. Nghề nghiệp của bệnh nhân sốt rét 32
Bảng 3.7. Thành phần dân tộc của bệnh nhân sốt rét 33
Bảng 3.8. Tỷ lệ KSTSR/lam chung và theo dân tộc 33
Bảng 3.9. Cơ cấu ký sinh trùng sốt rét nghiên cứu 34
Bảng 3.10. Tỷ lệ lách to ở các dân tộc nghiên cứu 34
Bảng 3.11. Diễn biến sốt rét ở xã Đak Nhau trong các năm gần ñây 35
Bảng 3.12. Tình hình bệnh sốt rét tại huyện Bù Đăng 35
Bảng 3.13. Đối tượng ñiều tra KAP theo giới tính và dân tộc 36
Bảng 3.14. Trình ñộ học vấn của ñối tượng ñiều tra KAP 36
Bảng 3.15. Kết quả nguồn thông tin mà người dân tiếp nhận ñược 37
Bảng 3.16. Hình thức truyền thông người dân ưa thích nhất 38
Bảng 3.17. Tỷ lệ biết ñúng về nguyên nhân gây bệnh sốt rét 38
Bảng 3.18. Tỷ lệ người biết bệnh sốt rét có lây truyền 39
Bảng 3.19. Tỷ lệ biết ñúng triệu chứng bệnh sốt rét trong nghiên cứu 39
Bảng 3.20. Tỷ lệ biết ñúng về thuốc ñiều trị bệnh sốt rét 40
Bảng 3.21. Tỷ lệ biết ñúng về các biện pháp phòng chống sốt rét 40
Bảng 3.22. Tỷ lệ biết ñúng cần phải xét nghiệm máu khi mắc sốt rét 41
Bảng 3.23.
Tỷ lệ người có thái ñộ ñúng về sự nguy hiểm của bệnh
sốt rét 41
Bảng 3.24. Tỷ lệ người có thái ñộ ñúng về bệnh sốt rét ñiều trị khỏi 42
Bảng 3.25. Tỷ lệ người có thái ñộ ñúng về nơi ñiều trị khi mắc sốt rét 42
Bảng 3.26.
Tỷ lệ người có thái ñộ ñúng về việc phòng bệnh khi mắc
sốt rét 43
Bảng 3.27.
Tỷ lệ người có thái ñộ ñúng về việc ngủ màn phòng bệnh
sốt rét 43
Bảng 3.28. Dịch vụ y tế ñược người dân tiếp cận khi mắc sốt rét 44
Bảng 3.29. Tỷ lệ người dân có hành vi ñúng ñến nơi ñiều trị sốt rét 45
Bảng 3.30. Loại thuốc người dân sử dụng ñể ñiều trị sốt rét 46
Bảng 3.31. Tỷ lệ ngủ màn thường xuyên 47
Bảng 3.32. Tỷ lệ ñi rừng, rẫy; ngủ lại trong rừng, rẫy 47
Bảng 3.33.
Nguy cơ mắc sốt rét của người có hoạt ñộng ñi rừng, ngủ
rẫy 48
Bảng 3.34.
Yếu tố nguy cơ mắc sốt rét ñối với người ngủ màn và
không ngủ màn thường xuyên 48
Bảng 3.35. Thành phần và mật ñộ loài Anopheles xã Đak Nhau 49
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình Nội dung Trang
Hình 2.1. Bản ñồ hành chính tỉnh Bình Phước 16
Hình 3.1. Tỷ lệ trình ñộ học vấn của ñối tượng ñiều tra KAP 37
Hình 3.2. Tỷ lệ tiếp cận các dịch vụ y tế khi mắc sốt rét 44
Hình 3.3. Tỷ lệ người dân sử dụng thuốc khi mắc sốt rét 46
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sốt rét (SR) là một bệnh truyền nhiễm, do ký sinh trùng sốt rét
(KSTSR) gây nên và muỗi Anopheles (An.) là véc tơ truyền bệnh, hậu quả của nó
gây nên những thiệt hại to lớn về sức khỏe và tính mạng của con người, là yếu tố
kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội của một ñất nước. Sự lan truyền bệnh SR
phụ thuộc vào 3 yếu tố: KSTSR, muỗi truyền bệnh và con người, diễn ra trong
một môi trường phù hợp, quan hệ tương hỗ với các ñiều kiện của môi trường và
ñược mô tả là một hệ sinh thái tự nhiên [41].
Theo số liệu thống kê, sau giai ñoạn bùng nổ SR (1991-1992) ñến nay,
tình hình SR ở Việt Nam ñã ñược cải thiện ñáng kể. Năm 2010, cả nước có 21
người chết do SR, giảm 48,7% so với năm 2006; tỷ lệ mắc SR năm 2010 giảm
42,6% và số người có KSTSR giảm 22,63% so với năm 2006. Trong 5 năm
(2006 - 2010) cả nước ñã có 59 tỉnh, thành phố không có dịch SR; 39 tỉnh, thành
phố không có người chết do SR [37].
Trong chương trình Phòng chống sốt rét (PCSR) ở Việt Nam hiện nay,
biện pháp chính PCSR là “ñi hai chân” diệt véc tơ và ñiều trị diệt KSTSR, phối
hợp với biện pháp “bền vững” khác như truyền thông giáo dục sức khỏe, ñã
mang lại nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, diễn biến bệnh SR ở các ñịa bàn
vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng rừng núi có nhiều nhóm dân ñến khai
thác lâm sản, làm rừng, rẫy ngủ lại qua ñêm vẫn còn là vấn ñề dai dẳng, phức
tạp. Do ñó, việc PCSR ngoài những khó khăn về ñịa bàn, về chuyên môn kỹ
thuật như KSTSR kháng thuốc ñiều trị, muỗi kháng hoá chất diệt, thì PCSR cho
các ñối tượng ñi rừng, rẫy ngủ lại qua ñêm hiện nay là vấn ñề nan giải, thách
thức.
Xã Đak Nhau là một xã miền núi thuộc vùng sốt rét lưu hành (SRLH)
nặng của tỉnh Bình Phước, hội ñủ các ñặc trưng về tình hình SR, về ñịa bàn và
2
về di biến ñộng dân vào vùng SR, hơn nữa ñây là ñiểm lần ñầu tiên phát hiện
KSTSR kháng thuốc ñiều trị ñặc hiệu hiện nay [36].
Với mong muốn ñược tìm hiểu tất cả các thông tin về tình hình bệnh sốt
rét (BNSR, KSTSR, muỗi SR…) và các yếu tố kinh tế, xã hội, hiểu biết và tham
gia PCSR của cộng ñồng… về PCSR, ñồng thời qua ñó ñóng góp thêm ý kiến có
cơ sở khoa học cho ñịa phương, cho chương trình PCSR một cách thực tế, cụ thể
hơn, chúng tôi ñề xuất tiến hành ñề tài: “Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố
liên quan ñến mắc sốt rét tại xã Đak Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình
Phước”.
Mục tiêu:
1) Xác ñịnh tỷ lệ mắc SR của cộng ñồng dân cư tại xã Đak Nhau, huyện
Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
2) Mô tả một số yếu tố liên quan ñến mắc SR của người dân tại xã nghiên
cứu.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Diễn biến SR và phòng chống bệnh SR trên thế giới.
1.1.1. Tình hình bệnh SR trên thế giới
Trên thế giới, bệnh SR phân bố từ 640
vĩ ñộ bắc ñến 320
vĩ ñộ nam. Bệnh
SR ñã gây nhiều vụ dịch làm thiệt hại lớn về kinh tế và giết hại nhiều người của
nhiều quốc gia trên thế giới. Những vụ dịch lớn ñã xảy ra trong những năm qua ñã
ñược ghi nhận:
Vụ dịch tại Pengiáp Ấn Độ (1898) giết hại 307.000 người.
Vụ dịch ở Srilanka và Ceylon (1934 - 1935) giết hại 82.000 người.
Vụ dịch ở Brazil (1938) số BNSR là 100.000 người, số chết do SR là
14.000 người.
Những năm 1950, trên thế giới số người mắc SR hàng năm khoảng 150
triệu người, chết vì SR khoảng 2,5 triệu người. Năm 1960 WHO cho biết: Trên
thế giới có trên 2 tỷ người ñang sống trong vùng SR bao gồm 133 nước, hàng năm
có trên 200 triệu người mắc SR, hàng triệu người chết vì SR. Năm 1991 WHO
công bố: Sau 36 năm tiến hành TDSR và PCSR từ 1955 ñến 1991, trên toàn thế
giới vẫn còn trên 2 tỷ người sống trong vùng SR (gần 50% dân số thế giới) ở 100
nước, tử vong do SR hàng năm từ 1 ñến 2 triệu người, số mắc SR mới hàng năm
110 triệu người. Trong 2 năm 1995-1996 ở 7 nước gồm Thailand, Indonesia, Ấn
Độ, Bangladesh, Srilanca, Nepal, Myanmar có 776.008 người mang KSTSR và
chết 3.387 người [44].
1.1.2. Chương trình tiêu diệt và phòng chống bệnh SR trên thế giới.
1.1.2.1. Chương trình PCSR trên thế giới 1955-1968
Nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật, những năm 1950 con người ñã hiểu
biết cơ bản về bệnh SR. Năm 1955 cuộc họp lần thứ XIV của Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) ñã ñề ra chương trình TDSR trên toàn thế giới có thời hạn (10 - 12
năm) với 4 giai ñoạn:
4
- Chuẩn bị: 2 năm;
- Tấn công: 4 năm;
- Củng cố: 3 năm;
- Bảo vệ: nhiều năm [13].
1.1.2.2. Chương trình PCSR trên thế giới từ 1969 ñến nay
Ở kỳ họp lần 22 (1969) WHO ñã xét lại tình hình và ñưa ra chiến lược
mới, một chương trình chống SR không có hạn ñịnh về thời gian và mục tiêu lâu
dài là tiến tới tiêu diệt SR trên phạm vi toàn thế giới. Tuỳ theo từng bước ñề ra
chương trình phòng chống hay thanh toán SR cho phù hợp.
Từ 1969-1979, mỗi nước có chiến lược khác nhau, nhưng thực tế khách
quan ñã chứng minh là những nước ở vùng nhiệt ñới (Đông Nam Á, châu Phi,
Nam Mỹ) việc tiêu diệt bệnh SR trong thời gian có hạn ñịnh là không thực hiện
ñược [42].
Từ 1979 WHO ñã chuyển sang chiến lược mới xác ñịnh 4 loại hình mục
tiêu:
- Loại hình mục tiêu 1: Giảm và ñề phòng tử vong do SR.
- Loại hình mục tiêu 2: Giảm và ñề phòng tử vong và giảm mắc ở những
tập thể bị ñe doạ (trẻ em, phụ nữ có thai, khách du lịch...).
- Loại hình mục tiêu 3: Giống như mục tiêu 2, thêm giảm mức nhiễm SR
ở từng thời ñiểm.
- Loại hình mục tiêu 4: Có chương trình PCSR trong cả nước với mục tiêu
cuối cùng là thanh toán từng bước bệnh SR.
Từ năm 1979 trở ñi tình hình SR trên thế giới ñã thay ñổi rất ít, những khó
khăn trên vẫn còn là trở ngại lớn ñối với chương trình PCSR.
Từ 1985, WHO ñưa chương trình PCSR vào nội dung chăm sóc sức khoẻ
ban ñầu.
Trước tình hình SR trên thế giới có xu hướng tăng lên, tại hội nghị Bộ
trưởng Y tế các nước SR họp tại Amsterdam tháng 10/1992 ñã khẳng ñịnh lại
5
chiến lược PCSR trên toàn cầu trước kia với mục tiêu: Giảm chết, giảm mắc và
giảm thiệt hại do SR [43].
1.2. Tình hình SR và PCSR ở Việt Nam
1.2.1. Giai ñoạn 1958 - 1975
Cả nước chia làm hai miền (miền Bắc và miền Nam) vì vậy Chương trình
TDSR thực hiện riêng biệt ở hai miền:
- Miền Bắc ñến năm 1975 bệnh SR ñã giảm thấp, tỷ lệ KSTSR chỉ còn
5/100.000 dân số chung.
- Miền Nam tình hình SR tăng ở nhiều nơi.
1.2.2. Giai ñoạn 1976 - 1990
Chương trình TDSR chuyển sang thanh toán sốt rét (TTSR) trên phạm vi
cả nước. Tuy nhiên do hậu quả của chiến tranh và khó khăn về nguồn lực, từ
năm 1987 bệnh SR quay trở lại trên phạm vi cả nước với tốc ñộ nhanh và ngày
càng nghiêm trọng, ñặc biệt vào năm 1981 có 144 vụ dịch SR, làm 4.646 người
chết và hơn 1 triệu người mắc SR. Bệnh SR hoành hành ở hầu hết các vùng rừng
núi và ven biển nước ta, chiếm gần 80% dân số cả nước (57/67 triệu dân) [13].
1.2.3. Giai ñoạn 1991 - 2000
Trước tình hình SR nghiêm trọng như ñã nêu ở trên, với sự quan tâm ñầu
tư chỉ ñạo của Chính phủ, Chương trình TTSR ñã chuyển thành chương trình
Quốc gia PCSR. Chương trình ñã ñề ra mục tiêu: Khống chế tốc ñộ tăng, giảm tỷ
lệ chết, giảm dịch SR, tiến tới ổn ñịnh tình hình SR và bắt ñầu giảm SR trở lại
vào năm 2000.
Kết quả PCSR giai ñoạn này ñã ñạt ñược các mục tiêu nêu trên: năm 2000
so với năm 1991:
Tỷ lệ chết SR/100.000 dân giảm 97%.
Tỷ lệ chết SR/10.000 dân giảm 77%.
Tỷ lệ chết SR/1.000 dân giảm 64,9%.
Số vụ dịch SR giảm 98,6% [37].
6
1.2.4. Giai ñoạn 2001 - 2005
Đến năm 2005:
- Tỷ lệ chết SR/100.000 dân là 0,02 (mục tiêu là ñề ra dưới 0,17) và giảm
89,5% so với năm 2000.
- Tỷ lệ mắc SR/1000 dân là 1,19 (mục tiêu ñề ra dưới 3,5) và giảm 69% so
với năm 2000.
- Số KSTSR giảm 73,8% và tỷ lệ KSTSR/1000 dân giảm 76,3% so với
những năm có dịch SR nhỏ ( 2001: 1 vụ; 2003: 2 vụ; 2005: 5 vụ ) quy mô dịch ở
phạm vi thôn bản, ñã ñược dập tắt kịp thời, không có bệnh nhân chết SR trong
các vụ dịch [37].
Tình hình SR từ 2000 - 2005
Chỉ số 2000 2001 2002 2003 2004 2005
% giảm
so 2000
Số chết SR 148 91 50 50 24 18 - 87,8
Chết
SR/100.000
0,19 0,12 0,06 0,06 0,03 0,02 - 89,5
Số BNSR 293.016 257.793 185.529 164.706 128.622 99.275 - 66,1
Mắc SR/1000 3,84 3,27 2,32 2,04 1,57 1,19 - 69,0
Số KSTSR 74.329 68.699 47.807 38.79 24.909 19.496 - 73,8
KSTSR/1000 0,97 0,87 0,60 0,48 0,30 0,23 - 76,3
Vụ dịch SR 2 1 0 2 0 5
Tăng 3
vụ
1.2.5. Giai ñoạn từ năm 2006 ñến năm 2010
Mục tiêu chung.
- Tiếp tục ñẩy lùi SR và phát triển các yếu tố bền vững trong PCSR.
- Phấn ñấu ñến năm 2010 bệnh SR không còn là một vấn ñề sức khoẻ quan
trọng trong cộng ñồng, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể.
- Đến năm 2010 giảm mắc SR 30%, tỷ lệ mắc SR/1.000 dân dưới
0,8/1.000 (Năm 2005: l,19/1.000), không còn tỉnh có tỷ lệ mắc SR trên 4/1.000
dân.
- Đến năm 2010 giảm chết SR 25%, tỷ lệ chết SR 11000.000 dân dưới
0,015 (Năm 2005 = 0,02/100.000), không còn tỉnh có tỷ lệ chết SR trên
7
0,3/100.000 dân.
- Không có dịch SR lớn xẩy ra [38].
1.3. Tình hình sốt rét ở Bình Phước:
Bình Phước là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Tây của vùng Đông
Nam bộ, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây
Ninh và Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương, phía Bắc giáp tỉnh Đắk
Nông và Campuchia. Là tỉnh nằm trong vùng mang ñặc trưng khí hậu nhiệt ñới
cận xích ñạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Bình Phước ñược
tái lập từ năm 1997. Đến nay, toàn tỉnh có 10 ñơn vị hành chính cấp huyện (có
07 huyện, 03 thị xã), 111 ñơn vị hành chính cấp xã. Đến 31/12/2009 toàn tỉnh
Bình Phước có khoảng 220.540 hộ dân với 887.441 khẩu. Trong ñó, khoảng
18% là dân tộc thiểu số, chiếm ña số là dân tộc S’tiêng, Nùng, Tày, Khơ me
…[40].
Theo thông báo của Trung tâm PCSR tỉnh Bình Phước thì tình hình bệnh
SR trong 5 năm qua có xu hướng gia tăng, mặc dù chỉ số BNSR giảm nhưng các
chỉ số về KSTSR, SRAT, tử vong do SR ñều không ổn ñịnh và có xu hướng gia
tăng; trong năm 2010 tình hình SR tại tỉnh Bình Phước có nhiều diễn biến phức
tạp; mặc dù số trường hợp mắc SR giảm 1,3%, tử vong sốt rét (TVSR) giảm 1
trường hợp, nhưng số trường hợp mắc SR lại chiếm 42,8%; trong 6 tháng ñầu
năm 2011, trên ñịa bàn tỉnh có số người mắc SR là 2.040 người, tăng 26,94% so
với cùng kỳ. Ngoài ra SR tập trung chủ yếu thuộc 3 xã có số người mắc SR tăng
cao như xã Đak Ơ (huyện Bù Gia Mập) với 496 trường hợp và 1 cas tử vong, xã
Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập) là 158 trường hợp và xã Đak Nhau (huyện Bù
Đăng) là 101 người mắc SR [35].
Đặc ñiểm tình hình của xã Đak Nhau.
Đak Nhau là một xã nằm ở phía Bắc huyện Bù Đăng, có 8 thôn và 11.295
nhân khẩu với 17 dân tộc khác nhau bao gồm: Dân tộc Kinh, bản ñịa (S′
tiêng) và
dân tộc khác như M’nông, Tày, Dao, Nùng, Mường...
8
Dân sống bằng nghề nông nghiệp là chủ yếu: 60% sống nhờ vào thu
hoạch ñiều, 10% cây cao su và 15% cây củ (sắn..). Xã có ñường giao thông
thuận tiện ñặc biệt là ñường liên huyện chạy qua.
Di biến ñộng dân: Rất phức tạp về giao lưu và di biến ñộng, ñặc biệt là
nhóm dân khai thác gỗ, lâm sản, nương rẫy [39].
Dịch vụ y tế của xã Đak Nhau.
Trạm Y tế xã: 8 nhân viên: 1 BS, 2 YS, 2 nữ HS, 2 ñiều dưỡng và 1 Dược
trung cấp.
Có 1 KHV, có 2 cán bộ soi kính.
Xã có 8 thôn và 8 y tế thôn. Trong ñó có 5 nhân viên ñược ñào tạo, 3 nhân
viên là người có uy tín trong thôn hoặc ñã tham gia công tác xã.
Nhân viên y tế thôn ñược hưởng trợ cấp 0,5 lương cơ bản của ngân sách
(từ 1/7/2009).
Có 11 cửa hàng thuốc tư nhân (8 cửa hàng ở 2 thôn trung tâm là Đak
Xuyên và Thống Nhất), có bán thuốc SR.
1.4. Yếu tố nguy cơ trong bệnh sốt rét.
Một số yếu tố nguy cơ nhiễm KSTSR
Sự lưu hành của bệnh SR có tính chất ñịa phương và biến ñổi theo thời
gian. Đó là tác ñộng tương tác của KSTSR, muỗi truyền bệnh, con người và yếu
tố ngoại cảnh ñịa phương như môi trường tự nhiên, môi trường xã hội cũng góp
phần trong sự chi phối lưu hành bệnh. Chính vì vậy mà giữa các thời ñiểm, giữa
các cộng ñồng dân cư, giữa các nhóm người kể cả các cá thể khác nhau cũng có
những mức ñộ mắc bệnh khác nhau. Trong một cộng ñồng lại có những nguy cơ,
yếu tố nguy cơ và ñối tượng nguy cơ khác nhau, ñó là lý do chính gây khó khăn
cho việc áp dụng biện pháp PCSR [7].
9
1.4.1. Đối tượng nguy cơ:
Đối tượng nguy cơ mắc SR
- Người sống trong vùng SR lưu hành, người giao lưu giữa các vùng SR.
- Di biến ñộng dân (từ nơi khác ñến, di chuyển ñi nơi khác, làm rẫy xa nhà
có chòi nhà rẫy ...), du canh, du cư, khai thác gỗ, tre, nứa, lâm thổ sản.
- Công nhân các lâm trường như công nhân cao su, các lực lượng lao ñộng
làm việc ban ñêm trong các lều tạm, quân lính các ñồn biên phòng dọc theo biên
giới, giao lưu dân số giữa các nước qua biên giới [15].
Đối tượng nguy cơ sốt rét ác tính (SRAT)
- Người không có miễn dịch SR, như những người ñào ñãi vàng, ñá quý vì
ñối tượng này không chỉ ñi vào vùng SR lưu hành mà còn tạo ra nhiều ổ bọ gậy
mới của muỗi, từ những hố ñào ñể ñãi quặng.
- Trẻ em, người già yếu, phụ nữ có thai và cho con bú [14].
1.4.2. Yếu tố nguy cơ:
1.4.2.1. Theo góc ñộ khách quan và chủ quan
Các yếu tố môi trường tự nhiên như sinh ñịa cảnh, thời tiết; các yếu tố do
con người như thói quen, tập quán, hoạt ñộng kinh tế - xã hội; các yếu tố nội
sinh, di truyền, nhóm máu, chủng loại KSTSR.
1.4.2.2. Theo khả năng can thiệp
Có thể can thiệp ñược gồm yếu tố sinh cảnh, tập quán, thói quen, hoạt
ñộng kinh tế - xã hội; không thể can thiệp gồm yếu tố thời tiết, yếu tố nội sinh, di
truyền, nhóm máu, chủng loại KSTSR.
1.4.2.3. Theo nguyên nhân gây bệnh:
P.falciparum tuy chưa có những á chủng rõ rệt nhưng khi phân lập ở
những khu vực khác nhau thì có những ñặc ñiểm rất khác nhau. P. vivax có một
vài á chủng ñã ñược ghi nhận, phân biệt rõ ràng: Chủng Chesson ở xứ nóng, á
chủng Elisabeth, á chủng Hibernans (Nicolaev), á chủng Bắc Triều Tiên.
Việt Nam có ñủ 4 loại KSTSR, có cơ cấu như sau:
10
+ P. falciparum chiếm 70-80%, thường gây SR nặng có ñến 90% tử vong
SR do P. falciparum, các vụ dịch SR do P. falciparum thường rầm rộ.
+ P. vivax chiếm 20-30%, dịch SR do P. Vivax thường không nặng nhưng
kéo dài do có thể ngủ trong gan.
+ P. malariae chiếm 1-3%.
+ P. ovale có rất ít.
1.4.2.4. Vai trò truyền bệnh của muỗi Anopheles:
Ở Việt Nam hiện nay ñã phát hiện trên 60 loài Anopheles. Những loài
truyền bệnh SR chủ yếu là: An. minimus, An. dirus truyền bệnh SR ở miền núi.
An. subpictus, An. sundaicus (An. epiroticus) truyền bệnh SR ở ven biển. Những
loài truyền bệnh SR thứ yếu là: An. vagus, An. aconitus, An. jeyporiensis [23].
1.5. Các nghiên cứu liên quan ñến ñề tài
1.5.1. Nghiên cứu về dịch tễ SR:
Năm 1997, ñiều tra 90 xã trên toàn quốc cho thấy tỷ lệ SR chung cả nước:
7,1%, trong ñó Tây Nguyên 12%, Bắc miền Trung 9,7%, ñồng bằng sông Cửu
Long 2%; tỷ lệ lách to chung cả nước 2,65%, trong ñó Tây Nguyên 9,1%, miền
Bắc 3,6%, miền Trung 3,2%, ñồng bằng Nam bộ 0%; tỷ lệ KSTSR(+)/ lam máu
chung cả nước 1,45%, trong ñó MT-TN 3,44%, núi phía Bắc 1% [2].
Năm 1998, ñiều tra, giám sát KSTSR trên toàn quốc với kết quả: tỷ lệ
KSTSR(+)/ lam máu chung cả nước là 2,72%, trong ñó miền Bắc 0,52%, MT-
TN 5,32%, miền Nam 2,56%. Cơ cấu KSTSR: miền Bắc: P. falciparum 51,1%,
P. vivax 48,4%, phối hợp 0,5% ; MT-TN P. falciparum: 62,45%, P. vivax
16,28%, phối hợp: 1,14% ; miền Nam P. falciparum 62,45%, P. vivax 36,67%,
phối hợp 0,38% [15].
Năm 1999, một ñiều tra cắt ngang tại cộng ñồng di biến ñộng dân ở Cư
Jut, Krông Năng, Krông Bông tỉnh Đắk Lắk cho kết quả: tỷ lệ SRLS: 6,6%, tỷ lệ
KSTSR(+)/ lam máu 4,19%, lách sưng 7,56% [21].
11
Năm 1999, tại một xã ở Quảng Bình, một xã ở Bình Thuận, Lê Khánh
Thuận và CS khi nghiên cứu can thiệp về PCSR cho thấy Tại Sơn Trạch có tỷ lệ
SRLS 3,3%, KSTSR là 4,8%; tại Bình Tân có tỷ lệ SRLS 6,8%, KSTSR là 8,0%
[26].
Năm 2001, nghiên cứu tại Tây Nguyên cho thấy: Tỷ lệ BNSR chung
5,06%; trong ñó Ê ñê ở Đắk Lắk 1,5%, Xê Đăng ở Kon Tum là 1,95%, Ba na ở
Gia Lai là 11,96% [28].
Năm 2002, nghiên cứu tại 27 xã, huyện Di Linh và Đạ Huoai (Lâm Đồng)
cho kết quả: Tỷ lệ mắc SR ở người Kinh là 61,3%, tỷ lệ mắc SR ở người K’ Ho
là 16,2%, tỷ lệ mắc SR ở người Mạ, Ya Chill, Churu là 22,5%. có sự khác biệt
về tỷ lệ mắc bệnh SR giữa 2 giới nam và nữ (p  0,01) người Kinh có nguy cơ
mắc bệnh SR gấp 2,1 lần các dân tộc tại chỗ là K’ho, Mạ, Ya Chill, Chu Ru [9].
Năm 2003, nghiên cứu tình hình SR tại cộng ñồng dân di cư tự do tại Ea
Soúp tỉnh Đắk Lắk cho kết quả tỷ lệ SRLS 7,02%. xét nghiệm 114 lam máu có
16 KSTSR(+) chiếm tỷ lệ 14,06%. Trong ñó P.falciparum 87,5%, P.vivax 12,5%
[8].
1.5.2. Nghiên cứu vector truyền bệnh SR:
Sau khi nghiên cứu một số ñặc ñiểm dịch SR khu vực miền Trung - Tây
Nguyên từ 1976 – 1996, Lê Khánh Thuận và CS ñã kết luận: Ở khu vực miền
Trung - Tây Nguyên dịch xảy ra chủ yếu từ tháng 5 ñến tháng 9 và xảy ra quanh
năm; mầm bệnh trong các vụ dịch là P.falciparum; côn trùng truyền bệnh chủ
yếu trong các vụ dịch là An.minimus và An.dirus [27].
Năm 1999, nghiên cứu ở huyện Ea H’leo tỉnh Đắk Lắk cho kết quả: Có 7
thành phần loài Anopheles, không phát hiện vector truyền bệnh chính (An.
minimus, An. dirus); mật ñộ từ 0,04 con/ giờ/ người ñến 0,1 con/ giờ/ người [18].
Năm 2003, nghiên cứu ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cho thấy vùng sinh
cảnh rừng tự nhiên có 21 loài, vùng sinh cảnh cây cà phê có 19 loài vùng sinh
cảnh cây cao su có 18 loài; mật ñộ An. dirus vùng sinh cảnh rừng tự nhiên 0,178
12
con/ người/ ñêm, vùng sinh cảnh cây cà phê 0,046 con/ người/ ñêm, vùng sinh
cảnh cây cao su 0,026 con/ người/ ñêm. mật ñộ An. minimus vùng sinh cảnh
rừng tự nhiên 1,164 con/ người/ ñêm, vùng sinh cảnh cây cà phê 0,178 con/
người/ ñêm, vùng sinh cảnh cây cao su 0,007 con/ người/ ñêm [19].
1.5.3. Nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ trong bệnh SR
Năm 1962, Đặng Văn Ngữ và CS ñã nghiên cứu và phân vùng SR ở miền
Bắc và phân thành 7 vùng. Năm 1987, Vũ Thị Phan ñã phân vùng SR Việt Nam
thành 5 vùng [16].
- Các yếu tố thời tiết: Điều kiện thời tiết có ảnh hưởng lớn ñến sự tồn tại
và phát triển của các vector SR và ngay cả của KSTSR. Ba yếu tố: nhiệt ñộ, ñộ
ẩm, và lượng mưa thường có mối liên quan trực tiếp ñến sự phát triển vector và
gián tiếp chi phối bệnh SR [17].
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñối với sự phát triển của muỗi An.
dirus, Trần Thị Dung, Nguyễn Thị Duyên và CS cho thấy muỗi An. dirus có khả
năng hoàn thành vòng ñời trong khoảng nhiệt ñộ 17,2°C - 32°C [4].
Năm 2000, nghiên cứu tại Vân Canh, Bình Định. Cho thấy An. minimus
phát triển quanh năm; An. dirus phát triển vào mùa mưa [29].
Những thay ñổi về sinh thái môi trường, sinh thái người, cùng các yếu tố
xã hội, kinh tế, văn hóa, y tế có tác ñộng dến bệnh SR do ñó có tác ñộng ñến
mùa truyền bệnh.
1.5.4. Nghiên cứu về kiến thức, thái ñộ, thực hành phòng chống bệnh SR
Năm 1997, nghiên cứu ở 5 xã trên toàn quốc của Lê Đình Công cho biết
tỷ lệ: Tỷ lệ người biết ñúng nguyên nhân gây bệnh SR 83,5%, hành vi ñúng khi
bị SR 97,7%, người dân PCSR bằng ngủ màn 92,7% [3].
Năm 1998, khi tiến hành ñiều tra KAP tại A Lưới, Thừa Thiên – Huế,
Trần Bá Nghĩa và CS cho biết tỷ lệ: Biết ñúng nguyên nhân gây bệnh SR
88,68%, biết cách PCSR 96,29%, biết tác hại của bệnh SR 94,90% [12].
13
Năm 1998, khi tiến hành ñiều tra KAP tại Đắk Lắk, Nguyễn Văn Trung
và CS cho biết tỷ lệ: biết ñúng nguyên nhân gây bệnh SR ở dân tộc Ê Đê,
M’nông, Kinh lần lượt là 38%, 33,33%, 85%; biết ñược ñường lây truyền bệnh
SR ở dân tộc Ê ñê, M’nông, Kinh lần lượt là 34,5%, 26,67%, 82,5%; biết cách
PCSR ñúng của dân tộc Ê ñê, M’nông, Kinh lần lượt là 53,5%, 33,33%, 89%
[31].
Năm 1998, khi ñiều tra 6255 mẫu KAP về hiệu quả truyền thông giáo dục
trong PCSR trên 7 dân tộc ñịnh cư ở Tây Nguyên, Nguyễn Xuân Thao và CS cho
thấy: Sau một năm ñược truyền thông giáo dục, sự hiểu biết và thực hành PCSR
của nhân dân ñều tăng có ý nghĩa. Tỷ lệ người biết ñúng nguyên nhân bệnh SR
là 48,8%, tỷ lệ biết ñúng phương thức lan truyền bệnh SR 66,9%; tỷ lệ người biết
nằm màn PCSR 72,5% [25].
Năm 1999, khi ñiều tra KAP 500 người ở tỉnh Đắk Lắk, Nguyễn Tân và
CS cho biết tỷ lệ: biết nguyên nhân bệnh SR 16 - 89%, biết ñúng về cách lây
truyền SR 9 - 85%, biết ñúng về tác hại của bệnh SR 16 - 98%, biết cách sử dụng
các biện pháp PCSR 20 - 92% [21].
Năm 2000, ñiều tra KAP tại làng k3, Vĩnh Kim, Vĩnh Thạnh, Bình Định, Võ
Văn Lãnh và CS cho biết tỷ lệ: biết nguyên nhân gây bệnh SR 30,6%, biết cách
PCSR 33,1%, người dân ngủ rẫy, chòi chăn nuôi: 68,9% [11].
Năm 2001, nghiên cứu tại Tây Nguyên cho thấy: Hiểu biết về bệnh SR
của các nhóm người dân tộc tại chỗ như Ê ñê ở Đắk Lắk, Xê Đăng ở Kon Tum,
Bana ở Gia Lai nhìn chung vẫn còn thấp. Có 19,2% số người trả lời ñúng về
nguyên nhân gây bệnh SR; khi bị SR thì có 52,6% ñến trạm y tế, 13,5% ñến
bệnh viện [28].
Năm 2002, nghiên cứu tại 27 trạm y tế của 27 xã thuộc hai huyện Di Linh
và Đạ Huoai, Lâm Đồng cho biết tỷ lệ: biết ñúng về bệnh SR 85,8% số bệnh
nhân; nguy cơ của những người không ngủ màn thường xuyên cao gấp 2,4 lần so
với người ngủ màn thường xuyên; nguy cơ mắc SR của người ngủ rẫy gấp 10 lần
người chỉ ngủ ở nhà [9].
14
Năm 2002, nghiên cứu ở huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng, Ngô Văn Toàn và
CS cho biết tỷ lệ: biết nguyên nhân gây bệnh SR 71,1%, biết triệu chứng của bệnh
SR 95,1%, biết các biện pháp PCSR 99% [30].
Năm 2002, khi tiến hành ñiều tra 580 mẫu KAP tại huyện Ea Suop tỉnh
Đắk Lắk, Nguyễn Xuân Thao và CS cho biết tỷ lệ: biết ñúng nguyên nhân bệnh
SR là 52,41%; biết ñúng phương thức lây truyền bệnh 79,66%; người Kinh có tỷ
lệ biết ñúng cao hơn người dân tộc. Có 73,1% người ñược phỏng vấn cho rằng
ngủ màn có thể phòng ñược bệnh SR, không có sự khác biệt giữa người Kinh và
dân tộc thiểu số. Về thực hành PCSR; có 99,31% số người có màn; 87,76%
người nằm màn thường xuyên; 79,48% người sử dụng màn tẩm hoá chất diệt
muỗi và 48,87% người ñến cơ sở y tế khám chữa bệnh [24].
Năm 2003, khi tiến hành ñiều tra 300 mẫu KAP tại Đắk Lắk, Ngô La Sơn
và CS cho biết tỷ lệ: biết nguyên nhân gây bệnh SR do KSTSR 13,3%, cho rằng
nguyên nhân gây bệnh SR là thời tiết, uống nước: 23,3%, biết tác nhân lây
truyền SR là muỗi, cách phòng muỗi ñốt là nằm màn 50%; nếu bị bệnh thì
53,3% ñến trạm y tế; 46,6% ñến y tế tư nhân ñể khám; 46,6% tự ñi mua thuốc
uống [20].
15
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa ñiểm, ñối tượng, thời gian nghiên cứu
2.1.1 Địa ñiểm nghiên cứu
Đak Nhau là một xã nằm ở phía Bắc huyện Bù Đăng, có 8 thôn và 11.295
nhân khẩu với 17 dân tộc khác nhau bao gồm: Dân tộc Kinh, bản ñịa (S′
tiêng) và
dân tộc khác như M’nông, Tày, Dao, Nùng, Mường...
Dân sống bằng nghề nông nghiệp là chủ yếu: 60% sống nhờ vào thu
hoạch ñiều, 10% cây cao su và 15% cây củ (sắn). Xã có ñường giao thông thuận
tiện ñặc biệt là ñường liên huyện chạy qua.
Di biến ñộng dân: Rất phức tạp về giao lưu và di biến ñộng, ñặc biệt là
nhóm dân khai thác gỗ, lâm sản, nương rẫy.
Hàng tháng có khoảng 800 người (tháng cao ñiểm mùa khô từ tháng 12
ñến tháng 2 năm sau, có khoảng 4.000 người) trong ñó 60% là người ở các tỉnh
khác như Nghệ An, Hà Tĩnh, Đồng Nai, miền Tây Nam bộ... ñến làm nghề khai
thác, vận chuyển và khai thác lâm sản, thu hoạch sắn ñiều (ước tính xã Đak
Nhau có 45 xe tải cải tiến chở gỗ, 300 xe trâu chở gỗ chuyên nghiệp, 50 xe chở
gỗ bán chuyên nghiệp).
Địa bàn xã có 5 cây xăng phục vụ các xe trong xã hoạt ñộng.
Xã Đak Nhau có tỉnh lộ (ñường 750) chạy qua trung tâm xã, hàng ngày có
một số chuyến xe khách chạy qua xã, mỗi tháng có ít nhất 2 chuyến xe khách ñi
từ Đồng Nai ñến, một năm có 1 - 3 chuyến xe từ Lạng Sơn, Cao Bằng ñưa bà
con ñến xã Đak Nhau làm ăn.
Theo thông báo của chính quyền ñịa phương, năm 2010 có khoảng 323 hộ
dân của xã Đak Nhau ñang ñi chặt rừng làm rẫy tại huyện Tuy Đức tỉnh Đắk
Nông [39].
16
Hình 2.1. Bản ñồ hành chính tỉnh Bình Phước
17
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu
- Cộng ñồng dân cư xã Đak Nhau, huyện Bù Đăng.
- Quần thể muỗi Anopheles.
2.1.3 Thời gian nghiên cứu:
Tháng 6/2010 ñến tháng 6/2011.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
- Mô tả tỷ lệ hiện mắc sốt rét (BNSR, KSTSR).
- Mô tả kiến thức, thái ñộ, thực hành của người dân về PCSR.
- Xác ñịnh loài muỗi Anophelles truyền bệnh SR.
2.2.2. Cỡ mẫu
2.2.2.1. Cỡ mẫu cho nghiên cứu tỷ lệ nhiễm KSTSR
Cỡ mẫu ñược tính theo công thức.
n = 2
2
2
1 1
d
p
P
Z )
(
)
/
( −
−α
(2.1)
Trong ñó:
n: Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu phải có.
p: Tỷ lệ nhiễm KSTSR nghiên cứu ở một cộng ñồng tương tự ( Để có
ñược cỡ mẫu lớn nhất P= 0,5 ).
d: Mức sai số cho phép (%) giữa tỷ lệ thu ñược từ mẫu và tỷ lệ của quần
thể (d = 0,05).
α = 0,05 (ñộ tin cậy 95%), thì Z(1-α/2) = 1,96.
Thế các giá trị vào công thức (2.1) ta tính ñược cỡ mẫu nghiên cứu tối
thiểu là 384 người.
18
2.2.2.2. Mẫu cho nghiên cứu các yếu tố nguy cơ nhiễm KSTSR
Tiến hành phỏng vấn về nhận thức, thái ñộ và thực hành bệnh SR ñối với
các ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ngay tại mẫu nghiên cứu tỷ lệ nhiễm KSTSR
(trong số 384 người).
2.2.3. Cách chọn mẫu
2.2.3.1 Chọn mẫu ñiều tra tỷ lệ hiện mắc SR và chọn mẫu ñiều tra KAP
Tiêu chuẩn chọn mẫu là các thành viên trong hộ gia ñình.
Điều tra tỷ lệ mắc:
Chọn ngẫu nhiên 4 thôn trong xã. Tại mỗi thôn, lập danh sách hộ gia ñình
và chọn ngẫu nhiên một gia ñình trong danh sách và bắt ñầu tiến hành ñiều tra
khám bệnh, lấy lam xét nghiệm máu rồi tiếp tục ñiều tra ở hộ liền kề theo quy tắc
cổng liền cổng cho ñến khi ñủ cỡ mẫu ñiều tra.
Điều tra KAP: Số người ñủ 15 tuổi trở lên trong tổng số 384 người thuộc
mẫu ñiều tra tỷ lệ mắc SR.
2.2.3.2 Tiêu chí loại trừ
Số hộ từ chối trả lời phỏng vấn.
Vắng mặt trong thời gian nghiên cứu.
2.3. Các kỹ thuật dùng trong nghiên cứu
2.3.1. Kỹ thuật và phương pháp ñiều tra KSTSR
Xác ñịnh mẫu theo kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống từng hộ gia
ñình, sau ñó thu nhập ñủ cỡ mẫu theo qui trình. Khám phát hiện bệnh nhân
SRLS, lấy lam máu xét nghiệm tìm KST.
- Tất cả các ñối tượng nghiên cứu về KSTSR tiến hành lấy máu ngoại vi
làm tiêu bản giọt dày, nhuộm giêm - sa, soi dưới kính hiển vi, phân loại KSTSR
theo quy trình thường qui của Viện Sốt rét, ký sinh trùng  Côn trùng Trung
Ương và WHO.
- Kỹ thuật lấy lam máu: máu ñược lấy ở ñầu ngón tay trỏ; ở trẻ em nên lấy
ở ngón chân cái. Lau sạch bằng cồn, ñể khô, dùng kim trích máu, ñể máu ñầu
19
ngón tay nhỏ xuống lam kính 1-2 giọt ñủ kích thước 1,5cm ñường kính ñể làm
giọt dày; ngoài ra còn lấy máu ở ñường tĩnh mạch hoặc lấy máu trong da.
- Kỹ thuật nhuộm lam máu giọt dày [1]:
+ Giọt máu ñể khô;
+ Dung dịch giêm - sa ñã pha (3%) phủ kín giọt máu dày ñể 30 phút;
+ Rửa lam nhẹ nhàng bằng nước sạch ñể tránh bong giọt máu, ñể khô lam
ở nhiệt phòng.
Soi dưới kính hiển vi ñể phát hiện KSTSR
Có thể ñánh giá số lượng KST theo kí hiệu từ 1- 4 (+):
+ = 1 – 10 KST/100 vi trường
++ = 11 – 100 KST/100 vi trường giọt dày
+++ = 1 – 10 KST/1 vi trường giọt dày
++++ =  10 KST/1 vi trường giọt dày
Công thức tính mật ñộ KSTSR:
Mật ñộ KSTSR / µl máu =
Số thể vô tính ñếm ñược x 8000
Số bạch cầu ñếm ñược
- Một số qui ñịnh về lam máu ñạt tiêu chuẩn:
+ Lam máu giọt ñàn (mỏng):
Nền lam phải sạch, không cặn bẩn, hồng cầu có màu xanh nhạt;
Bạch cầu trung tính có màu tím ñỏ và các hạt ñặc hiệu rõ ràng;
Nhân bắt màu ñỏ và nguyên sinh chất bắt màu xanh da trời;
Có những hạt Schuffner trong hồng cầu nhiễm P.vivax, về có những vết
thô như vết Maurer trong hồng cầu nhiễm P.falciparum [42] [43] [45].
+ Lam máu giọt ñặc:
Hồng cầu phải ñược dung giải hết.
Bạch cầu màu tím ñỏ và có các hạt ñặc hiệu rõ.
Nhân của KSTSR có màu ñỏ, nguyên sinh chất bắt màu xanh da trời [42].
20
2.3.2. Kỹ thuật ñiều tra và ñịnh loại muỗi Anopheles
Tại mỗi ñiểm ñiều tra thực hiện các qui trình thường qui của Viện Sốt rét,
ký sinh trùng  Côn trùng Trung Ương, WHO (1994). Muỗi ñược ñịnh loại dựa
trên ñặc ñiểm hình thể theo khoá ñịnh loại của Viện Sốt rét, ký sinh trùng  Côn
trùng Trung Ương (1987).
- Định loại, xác ñịnh thành phần loài Anopheles.
- Xác ñịnh mật ñộ muỗi.
- Mồi người trong nhà và ngoài nhà ñêm: Được tiến hành từ 18 giờ tối
hôm trước ñến 6 giờ sáng hôm sau.
- Bẫy ñèn trong nhà và ngoài nhà ñêm: Đèn treo cách mặt ñất 1,5m; từ 18
giờ tối hôm trước ñến 6 giờ sáng hôm sau.
- Soi muỗi trong nhà ban ngày: Soi 10 nhà ñược chọn ngẫu nhiên; mỗi nhà
soi 15 phút; soi từ 7 giờ – 11 giờ sáng; thực hiện 2 lần trong 2 ngày.
- Soi muỗi chuồng gia súc ñêm: Từ 19giờ – 23 giờ tối. Mỗi giờ 2 người
soi 15 phút. Thực hiện 1 ñêm.
2.3.3. Khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân có sốt và lách to
Cặp nhiệt ñộ hố lách khoảng 15 phút, nếu nhiệt ñộ cơ thể ñối tượng
nghiên cứu lớn hơn 37,5 ñộ ñược chẩn ñoán là có sốt.
Khám lâm sàng xác ñịnh lách to ñược chia thành 4 ñộ:
- Lách số 1: Bờ dưới lách ñến gần ¼ ñường từ mạng sườn trái tới rốn.
- Lách số 2: Bờ dưới lách nằm ở ¼ ñến ½ ñường từ mạng sườn trái tới rốn.
- Lách số 3: Bờ dưới lách nằm quá ½ ñường từ mạng sườn trái tới rốn.
- Lách số 4: Bờ dưới lách nằm ngang hoặc quá rốn
2.3.4. Điều tra KAP và một số quy ñịnh về thuật ngữ
Phỏng vấn trực tiếp các ñối tượng nghiên cứu từ 15 tuổi trở lên với bộ câu
hỏi (phụ lục kèm theo) gồm các câu hỏi dạng ñóng, ñơn giản, dễ hiểu, câu hỏi
ñược thử nghiệm trước và các cán bộ tham gia ñều ñược tập huấn trước.
21
2.3.4.1. Trình ñộ văn hoá:
Theo quy ñịnh Bộ giáo dục và ñào tạo:
- Mù chữ:
+ Không ñược ñi học ở trường, lớp.
+ Không biết ñọc viết tiếng Việt.
- Biết chữ:
+ Đã ñược học ở trường, lớp theo hệ bậc học của Bộ giáo dục và ñào tạo
quy ñịnh.
+ Đọc và viết ñược chữ Việt.
2.3.4.2. Rẫy
Là những mảnh ñất ở bìa rừng, hay trong rừng, cũng có thể ở ñỉnh ñồi
(ñối với ñồi thấp) hay ở lưng chừng ñồi, chân ñồi (ñối với ñồi cao), cách buôn
làng khoảng 1-2 km trở lên, ñược dùng ñể trồng các loại cây lương thực. Sau khi
canh tác 2-3 năm ñất ñã bạc màu, người dân lại chuyển sang khai phá mảnh ñất
khác ñể làm rẫy.
2.3.4.3. Nhà rẫy:
Là những ngôi nhà ñược làm tại rẫy, có kích thước nhỏ hơn nhà ở trong
thôn, buôn. Cấu trúc ñơn giản, ñược làm chủ yếu bằng tre nứa.
2.3.4.4. Ngủ rẫy:
Là hoạt ñộng của người dân làm rẫy, không về nhà mà ngủ lại qua ñêm tại
rẫy, có thể ngủ theo mùa gieo trồng, làm cỏ, mùa thu hoạch.
2.3.4.5. Nằm màn thường xuyên:
Là hoạt ñộng hay thói quen của người dân về việc sử dụng màn ñể ngủ
hàng ñêm cho tất cả các ngày, tháng trong năm ñể chống côn trùng ñốt ñề phòng
một số bệnh.
2.3.5. Khái niệm biết ñúng, thái ñộ ñúng và hành vi ñúng trong ñiều tra KAP
- Biết ñúng về ñường lây truyền bệnh SR: Do muỗi ñốt.
- Biết ñúng về tính chất lây truyền bệnh SR: Bệnh SR có lây.
22
- Biết ñúng về triệu chứng bệnh SR: Có sốt hoặc có sốt và rét run, vã mồ
hôi.
- Biết ñúng về xét nghiệm máu khi SR: cần phải xét nghiệm.
- Biết ñúng về thuốc ñiều trị sốt rét: Thuốc SR.
- Biết ñúng về các biện pháp PCSR: Một trong các biện pháp ngủ màn,
uống thuốc phòng, phát quang bụi rậm, phun tẩm hoá cất hoặc hun khói xua
muỗi.
- Biết ñúng về nơi ñiều trị bệnh SR: Trạm y tế.
- Thái ñộ ñúng ñối với bệnh SR: Bệnh SR nguy hiểm.
- Thái ñộ ñúng ñối với ñiều trị bệnh SR: Bệnh SR ñiều trị ñược.
- Thái ñộ ñúng về phòng chống bệnh SR: Bệnh SR phòng ñược.
- Thái ñộ ñúng về ngủ màn phòng chống bệnh SR: Ngủ màn phòng ñược
bệnh SR.
- Hành vi người dân ñến nơi ñiều trị ñúng: Trạm Y tế, Bệnh viện huyện
hoặc Y tế tư nhân.
- Hành vi ñúng khi sử dụng thuốc ñể ñiều trị SR: Dùng thuốc SR.
- Hành vi ñúng phòng chống muỗi ñốt khi ngủ: Ngủ màn thường xuyên.
- Hành vi ñúng phòng chống muỗi môi trường nhà ở: Vệ sinh môi trường
trong và ngoài nhà ở, khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm.
2.4. Các chỉ số ñánh giá
2.4.1 Sốt rét lâm sàng
Tỷ lệ sốt rét lâm sàng (%) =
2.4.2 Ký sinh trùng sốt rét
- Tỷ lệ KST SR (%) =
Số mắc sốt rét lâm Sàng
Tổng số người nghiên cứu x 100
Số lam có KST SR (+)
Tổng số lam ñiều tra
x 100
23
- Tỷ lệ P. falciparum (%) =
- Tỷ lệ P.vivax (%) =
- Tỷ lệ nhiễm PH (%) =
2.4.3. Muỗi truyền bệnh sốt rét:
Mật ñộ (con/ giờ/ người ) =
Số muỗi bắt ñược của một loài Anophenles
Số người bắt x Số giờ bắt
Mật ñộ (con/ ñèn/ ñêm ) =
Tổng số muỗi cái thu thập
Số bẫy ñèn
Số lượng tăng hoặc giảm của muỗi ñược tính bằng (% ) hay số lần.
Tỷ lệ muỗi ñẻ =
Tổng số muỗi ñẻ
Số muỗi ñẻ + số muỗi chưa ñẻ
Số lam P. falciparum (+) P. vivax (+)
Tổng số lam có KST SR (+)
Số lam P.vivax (+)
Tổng số lam có KST SR
(+)
x 100
x 100
x 100
x 100
Số lam P.falciparum (+)
Tổng số lam có KST SR
(+)
24
2.5. Các biến số và phương pháp thu thập
Nhóm biến Tên biến PP thu thập
Nhóm biến cơ bản
- Giới tính
- Nhóm tuổi
- Nghề nghiệp
- Trình ñộ học vấn
- Thành phần dân tộc
- Phỏng vấn
- Phỏng vấn
- Phỏng vấn
- Phỏng vấn
- Phỏng vấn
Nhóm biến số BNSR và
KSTSR
- BNSR
- KSTSR (+)
- Khám lâm sàng
- XN máu tìm KSTSR
Nhóm biến số ñiều tra dịch
tễ BNSR và KSTSR
- BNSR
- KSTSR (+)
- Hồi cứu
- Hồi cứu
Nhóm biến số kiến thức,
thái ñộ, thực hành
- Nguyên nhân gây bệnh
- Biểu hiện của bệnh
- Cách phòng bệnh SR
- Thực hành khi bị SR
- Phỏng vấn
- Phỏng vấn
- Phỏng vấn
- Phỏng vấn
Nhóm biến số xã hội
- Ngủ màn
- Không ngủ màn
- Ngủ rẫy
- Không ngủ rẫy
- Phỏng vấn
- Phỏng vấn
- Phỏng vấn
- Phỏng vấn
Nhóm biến số côn trùng
truyền bệnh SR
- Mật ñộ muỗi Anopheles
- Thành phần loài Anopheles
- Đếm
- Định loại
25
2.6. Công cụ thu thập số liệu
Tỷ lệ mắc SR
Nhiệt kế ño nhiệt ñộ ở nách, thuốc SR và thuốc cứu ñau.
Lam kính, kim chích máu máu vô trùng, kính hiển vi.
Cồn Methanol 70%, bông thấm nước, bút chì, bút dạ, dung dịch giêm - sa
3%, phiếu ghi kết quả xét nghiệm.
Thu thập số liệu muỗi SR
Bẫy ñèn CDC, tuýp bắt muỗi, kính lúp, Ê-te, pin ñèn, ñèn pin.
Bảng ñịnh loại muỗi.
Điều tra KAP
Bộ câu hỏi soạn sẵn dựa theo mẫu “ Phỏng vấn hộ gia ñình về kiến thức,
thái ñộ, thực hành trong PCSR” của Viện Sốt rét, ký sinh trùng  Côn trùng
TP.HCM và tham khảo các mẫu ñiều tra của các nghiên cứu trước gồm:
+ 07 câu về nguyên nhân bệnh SR.
+ 05 câu về thái ñộ và cách phòng chống bệnh SR.
+ 06 câu về thực hành của người dân.
2.7. Phân tích, xử lý số liệu
Số liệu ñược quản lý và phân tích trên phần mềm EPI INFO 6.04.
2.8. Sai số có thể gặp và cách hạn chếz
Để hạn chế sai sót, tất cả các cán bộ tham gia nghiên cứu ñều ñược tập
huấn, giao nhiệm vụ cụ thể và ñược giám sát khi thực hiện các cuộc ñiều tra. Các
lam máu ñược soi bởi các kỹ thuật viên có kinh nghiệm của khoa xét nghiệm
Viện Sốt rét, ký sinh trùng  Côn trùng TP. HCM.
Sai số có thể gặp trong phỏng vấn KAP do ngôn ngữ bất ñồng giữa người
phỏng vấn và người ñược phỏng vấn. Hạn chế sai số bằng cách chọn người ñịa
phương là cán bộ Y tế xã hoặc cán bộ xã hoặc Y tế thôn bản cùng ñi phỏng vấn và
làm phiên dịch.
26
2.9. Y ñức trong nghiên cứu
Các ñối tượng nghiên cứu ñược giải thích cặn kẽ về mục ñích của nghiên
cứu, cũng như các bước tiến hành, nếu có bệnh sẽ ñược hướng dẫn ñiều trị.
Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu tại thực ñịa tuân thủ theo các quy
ñịnh về khám chữa bệnh do Bộ Y tế, Chương trình Quốc gia Phòng chống sốt rét
ban hành.
2.10. Liệt kê và ñịnh nghĩa biến số
2.10.1. Các biến số nền
Tuổi: Đối với xác ñịnh tỷ lệ bệnh SR, tuổi ñược chia làm 2 nhóm tuổi: 0-
15 tuổi và từ 15 tuổi trở lên.
Giới: Gồm nam và nữ.
Trình ñộ học vấn: Được chia làm 4 cấp ñộ: Mù chữ, tiểu học, trung học cơ
sở, trung học phổ thông.
Nghề nghiệp: Được chia làm 3 nghề chính:
+ Nông - Lâm nghiệp: Trồng lúa, hoa màu, làm nương rẫy, ñi rừng, khai
thác lâm sản, săn bắt thú rừng.
+ Công nhân cao su, cà phê.
+ Nghề khác: Gồm các ñối tượng là học sinh, cán bộ ñang làm việc trong
các cơ quan nhà nước, tổ chức tư nhân hoặc ñã về hưu, buôn bán, nghề tự do.
2.10.2. Các biến số liên quan ñến mắc SR
KSTSR: Là biến nhị giá gồm 2 giá trị: dương tính (+) và âm tính (-).
+ Dương tính (+): Là những người có KSTSR trong máu ngoại vi khi xét
nghiệm KSTSR, có thể có hoặc không có triệu chứng lâm sàng.
+ Âm tính (-): Là những người không tìm thấy KSTSR trong máu ngoại vi
khi xét nghiệm KSTSR.
27
BNSR: Là biến nhị giá gồm 2 giá trị: BNSR và không phải BNSR. Dựa
vào ñịnh nghĩa ca bệnh của Dự án Quốc gia PCSR và Bộ Y tế 26/7/2003:
+ Bệnh nhân xác ñịnh là SR: Có KSTSR trong máu bằng nhuộm giêm sa
hay que thử.
+ Bệnh nhân nghi là SR (SRLS).
Trường hợp không có xét nghiệm máu, xét nghiệm máu âm tính hoặc
chưa có kết quả xét nghiệm và có 3 tiêu chuẩn:
Hiện ñang sốt ( ≥ 37°C) hoặc có sốt trong 3 ngày gần ñây.
Không giải thích ñược các nguyên nhân gây sốt.
Đang sống hoặc ñã có mặt ở vùng SR trong 6 tháng gần ñây.
Tỉ lệ KSTSR: Là % tổng số KSTSR trên tổng số người ñược lấy lam.
Tỷ lệ BNSR/1000 dân:
000
.
1
DS
BNSR
SRLS +
=
2.10.3. Các biến số liên quan ñến muỗi SR
Loài muỗi SR: Là biến số ñịnh danh, ñược phân loại theo khóa ñịnh loại
Viện Sốt rét, ký sinh trùng  Côn trùng Trung Ương (1987).
Mật ñộ: Là biến ñịnh lượng liên tục ñược tính như sau:
Tổng số muỗi bắt ñược của một loài Anopheles
Mật ñộ =
(Con/giờ/người) Số người bắt × Số giờ bắt
Tổng số muỗi bắt ñược của một loài Anopheles
Mật ñộ =
(Con/ñèn/ñêm) Số bẫy ñèn × Số ñêm
28
2.10.4. Biến số về Kiến thức - Thái ñộ - Thực hành, nguồn thông tin về
PCSR.
2.10.4.1. Biến số về kiến thức
Kiến thức về nguyên nhân: là biến số nhị giá ñúng và không ñúng. Một
người có kiến thức ñúng về nguyên nhân gây bệnh SR khi trả lời là do KSTSR
gây nên, trả lời khác hoặc không biết là người có kiến thức sai.
Kiến thức về triệu chứng: Là biến số nhị giá ñúng và không ñúng. Một
người có kiến thức ñúng về triệu chứng của bệnh SR khi biết ñầy ñủ 3 triệu
chứng: rét run, sốt cao và ñổ mồ hôi; không biết ñầy ñủ 3 triệu chứng trên hoặc
không biết gì cả là người có kiến thức không ñúng.
Kiến thức về bệnh lây truyền: Là biến số nhị giá ñúng và không ñúng.
Một người có kiến thức ñúng về ñường lây truyền bệnh SR khi biết là do muỗi
ñốt. Một người không biết khi trả lời ngoài nguyên nhân là do muỗi còn có
nguyên nhân khác hoặc không biết gì cả.
Kiến thức phòng chống bệnh SR: Là biến số nhị giá ñúng và không ñúng.
Một người có kiến thức ñúng về phòng chống bệnh SR khi biết 1 trong 3 cách
phòng chống chính là: Ngủ màn tẩm, phun hóa chất diệt muỗi, uống thuốc
phòng. Không biết 1 trong 3 cách phòng chống hoặc không biết gì cả là người có
kiến thức không ñúng trong phòng chống bệnh.
2.10.4.2. Biến số về thái ñộ trong PCSR
Thái ñộ về sự nguy hiểm của bệnh: Là biến số nhị giá gồm có 2 giá trị:
cho là bệnh SR có nguy hiểm và cho là không nguy hiểm. Một người có thái ñộ
ñúng khi cho là bệnh SR có nguy hiểm và không chấp nhận khi trả lời là không
nguy hiểm.
Thái ñộ ñúng về bệnh SR ñiều trị khỏi: Là biến số nhị giá gồm có 2 giá
trị: cho là ñiều trị khỏi và cho là ñiều trị sẽ không khỏi. Một người có thái ñộ
ñúng khi cho rằng bệnh SR sẽ ñiều trị khỏi và có thái ñộ không ñúng khi trả lời
là sẽ không ñiều trị khỏi ñược.
29
Thái ñộ ñúng về ngủ màn phòng bệnh SR: Là biến số nhị giá gồm có 2 giá
trị: chấp nhận và không chấp nhận. Một người có thái ñộ ñúng khi ñồng ý ngủ
màn sẽ phòng ñược bệnh SR và ngược lại.
2.10.4.3. Các biến số về thực hành các biện pháp PCSR
Thực hành ngủ màn thường xuyên: Là biến số nhị giá gồm có 2 giá trị:
thực hành ñúng và thực hành chưa ñúng. Một người có thực hành ñúng khi trả
lời có ngủ màn thường xuyên khi ở nhà và thực hành chưa ñúng khi trả lời không
ngủ màn, ngủ màn không thường xuyên.
Thực hành về ngủ màn khi ñi rẫy: Là biến số nhị giá gồm có 2 giá trị: thực
hành ñúng và thực hành chưa ñúng. Một người có thực hành ñúng khi trả lời có
ngủ màn thường xuyên khi ñi rẫy và thực hành chưa ñúng khi trả lời không ngủ
màn, ngủ màn không thường xuyên.
Thực hành về việc ñến cơ sở y tế khi bị SR: Là biến số nhị giá gồm có 2
giá trị: thực hành ñúng và thực hành chưa ñúng. Một người có thực hành ñúng
khi trả lời ñến cơ sở y tế khi bị SR và thực hành chưa ñúng khi trả lời ñến những
nơi khác hoặc không biết làm gì.
1.10.4.4. Biến số về nguồn thông tin
Thông tin về bệnh SR và cách phòng chống: Là biến số nhị giá gồm có 2
giá trị: Có biết và không biết. Một người có biết nguồn thông tin trên khi có nghe
thông tin từ một trong các nguồn sau: Nhân viên y tế, loa truyền thanh/Radio, tờ
rơi, TV/Video…Một người không biết các nguồn thông tin khi không biết hoặc
chưa nghe từ các nguồn trên.
Kênh truyền thông ưa thích: Là biến danh ñịnh bao gồm các biến số: trực
tiếp, tranh ảnh/áp phích/tờ rơi, loa truyền thanh/Radio/cổ ñộng, TV/Video.
30
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tỷ lệ mắc SR của cộng ñồng dân cư tại xã Đak Nhau, huyện Bù Đăng,
tỉnh Bình Phước.
3.1.1. Đặc ñiểm của ñối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Giới tính của ñối tượng nghiên cứu
Giới tính
Ấp
Nam Nữ Cộng
Đak Úy 25 27 52
Bù Ghe 23 26 49
Đak Xuyên 23 19 42
Thống Nhất 30 24 54
Đak Nung 23 15 38
Đak La 31 25 56
Đăng Lang 22 28 50
Đak Liên 24 19 43
Tổng 201 183 384
Bảng 3.2. Thành phần dân tộc của ñối tượng nghiên cứu
Giới tính
Dân tộc
Nam Nữ Cộng
Kinh 85 79 164
S’tiêng 72 62 134
Dân tộc khác 44 42 86
Tổng 201 183 384
31
3.1.2. Tỷ lệ mắc SR
3.1.2.1. Bệnh nhân SR
Bảng 3.3. Bệnh nhân SR tại xã nghiên cứu
Ấp n Mắc SR Tỷ lệ%
Đak Úy 52 2 3,84%
Bù Ghe 49 2 4,08%
Đak Xuyên 42 1 2,38%
Thống Nhất 54 3 5,55%
Đak Nung 38 0 0,00%
Đak La 56 2 3,57%
Đăng Lang 50 1 2,00%
Đak Liên 43 1 2,32%
Tổng 384 12 3,12%
Bảng 3.4. Độ tuổi bệnh nhân SR nghiên cứu
Độ tuổi n Mắc SR Tỷ lệ % p
 15 tuổi 164 3 1,82%
p  0,05
≥ 15 tuổi 220 9 4,09%
Tổng 384 12 3,12%
Nhận xét: Người dân có tuổi dưới 15 tuổi có tỷ lệ mắc SR là 1,82%. Từ 15 tuổi
trở lên có tỷ lệ mắc SR là 4,09%. Sự khác biệt về số bệnh nhân mắc SR giữa
hai nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê (p  0,05).
32
Bảng 3.5. Giới tính của bệnh nhân SR nghiên cứu
Giới tính n Mắc SR Tỷ lệ % p
Nam 201 7 3,48%
p  0,05
Nữ 183 5 2,73%
Tổng 384 12 3,12%
Nhận xét: Nam giới mắc SR chiếm tỷ lệ 3,48%, nữ giới mắc SR chiếm tỷ lệ
2,73%. Sự khác biệt về mắc SR giữa nam và nữ không có ý nghĩa thống kê (p 
0,05).
Bảng 3.6. Nghề nghiệp của bệnh nhân SR nghiên cứu
Nghề nghiệp n Mắc SR Tỷ lệ % p
Nông - Lâm nghiệp 274 9 3,28%
p  0,05
Công nhân cao su, cà phê… 38 1 2,63%
Nghề khác 72 2 2,77%
Tổng 384 12 3,12%
Nhận xét: Người dân làm nông - lâm nghiệp mắc SR có tỷ lệ 3,28%; người dân
làm công nhân cao su, cà phê mắc SR có tỷ lệ 2,63%; người dân làm các nghề
khác như buôn bán, lao ñộng tạm thời mắc SR có tỷ lệ 2,77%. Sự khác biệt về
nghề nghiệp của bệnh nhân SR có ý nghĩa thống kê (p  0,05).
33
Bảng 3.7. Thành phần dân tộc của bệnh nhân SR nghiên cứu
Dân tộc n Mắc SR
Tỷ lệ
%
p
Kinh (1) 164 3 1,82%
p(1),(2),(3)  0,05
p(1),(2)  0,05
p(1),(3)  0,05
p(2),(3)  0,05
S’tiêng (2) 134 5 3,73%
Khác (3) 86 4 4,65%
Tổng 384 12 3,12%
Nhận xét: Người thuộc nhóm dân tộc khác mắc SR cao nhất với tỷ lệ 4,65%,
người S’tiêng có tỷ lệ là 3,73%, người kinh có tỷ lệ mắc SR là 1,82%. Tỷ lệ mắc
SR giữa 3 nhóm dân tộc khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p  0,05).
3.1.2.2. Tỷ lệ KSTSR
Bảng 3.8. Tỷ lệ KSTSR/ lam chung và theo dân tộc
Dân tộc n KSTSR Tỷ lệ (%) p
Kinh (1) 164 2 1,22% p(1),(2),(3)  0,05
p(1),(2)  0,05
p(1),(3)  0,05
p(2),(3)  0,05
S’tiêng (2) 134 4 2,98%
Khác (3) 86 3 3,48%
Tổng 384 9 2,34%
Nhận xét: Tỷ lệ KSTSR/lam là 2,34%. Tỷ lệ KSTSR/ lam giữa 3 nhóm dân tộc
khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p  0,05). Sự khác biệt tỷ lệ KSTSR/ lam
giữa người Kinh với người S’tiêng và giữa người S’tiêng với nhóm dân tộc khác
không có ý nghĩa thống kê (p  0,05).
34
Bảng 3.9. Cơ cấu KSTSR nghiên cứu
Loài KSTSR Số lượng Tỷ lệ %
P.falciparum 8 88,9%
P.vivax 1 11,1%
Tổng 9 100%
Nhận xét: Có 9 KSTSR ñược phát hiện trong tổng số 384 người ñiều tra. Tỷ lệ
P.falciparum chiếm 88,9% và P.vivax chiếm 11,1% không phát hiện P. malariae
và P.ovale, không có nhiễm phối hợp hai loại P.falciparum và P.vivax.
3.1.2.3. Tỷ lệ lách to
Bảng 3.10. Tỷ lệ lách to ở các dân tộc nghiên cứu
Dân tộc n Số lượng Tỷ lệ (%) p
Kinh (1) 164 1 0,61%
p(1),(2),(3)  0,05
p(1),(2)  0,05
p(1),(3)  0,05
p(2),(3)  0,05
S’tiêng (2) 134 2 1,49%
Khác (3) 86 2 2,32%
Tổng 384 5 1,30%
Nhận xét: Tỷ lệ lách to chung của 3 nhóm dân tộc là 1,30%. Người Kinh có tỷ
lệ lách to là 0,61%, người S’tiêng có tỷ lệ lách to là 1,49%, người thuộc nhóm
dân tộc khác có tỷ lệ lách to là 2,32%. Sự khác biệt về tỷ lệ lách to giữa 3 nhóm
dân tộc không có ý nghĩa thống kê (p  0,05).
35
3.1.2.4. Dịch tễ học BNSR, KSTSR
Bảng 3.11. Diễn biến SR ở xã Đak Nhau, huyện Bù Đăng,
tỉnh Bình Phước trong các năm gần ñây.
Năm
Bệnh
nhân SR
Chết do
SR
Ký sinh trùng
Tổng số P.Falci
(tỷ lệ)
P.vivax PH
2007 195 0 155
118
(76,1%)
37 0
2008 145 0 115
87
(75,6%)
28 0
2009 194 0 176
110
(62,5%)
64 2
2010 223 0 215
136
(63,25%)
79 0
Nhận xét: Năm 2009 chiếm 43,6% và năm 2010 chiếm 41,8% tổng KST toàn
huyện. Cơ cấu KST: P.falciparum luôn chiếm một tỷ lệ cao từ 62,5% - 76,1%.
Bảng 3.12. Tình hình bệnh SR tại huyện Bù Đăng
Năm
Bệnh
nhân SR
Chết do
SR
Ký sinh trùng
Tổng
số
P.Falci
(tỷ lệ)
P.vivax PH
2008 468 1 389 326(83,8%) 62 1
2009 435 0 404 288(71,3%) 113 3
2010 452 0 443 304(68,6%) 139 0
Nhận xét: KST của huyện chiếm tỷ lệ tương ñối cao so với toàn tỉnh: 22,2%
năm 2008; 20,9% năm 2009; 19,6% năm 2010. Tỷ lệ P.falciparum chiếm ña số
trong cơ cấu KST.
36
3.2. Kết quả ñiều tra KAP
3.2.1. Đặc ñiểm ñối tượng ñiều tra KAP
Bảng 3.13. Đối tượng ñiều tra KAP theo giới tính và dân tộc nghiên cứu
Dân tộc
Nam Nữ Tổng số
Tỷ lệ %
n1 Tỷ lệ % n2 Tỷ lệ %
Kinh 50 42,02% 44 43,56% 94 42,73%
S’tiêng 43 36,13% 34 33,66% 76 35,54%
Khác 26 21,85% 23 22,78% 50 21,73%
Tổng 119 54,09% 101 45,91% 220 100%
Nhận xét: Đối tượng ñiều tra KAP là nam chiếm tỷ lệ 54,09%, nữ chiếm tỷ lệ
45,91%. Người Kinh chiếm tỷ lệ 42,73%, người S’tiêng chiếm tỷ lệ 35,54% và
người thuộc dân tộc khác chiếm tỷ lệ 21,73%.
Bảng 3.14. Trình ñộ học vấn của ñối tượng ñiều tra KAP trong nghiên cứu
Dân tộc
Không
biết chữ
Tiểu học
Trung học
cơ sở
Trung học
phổ thông
Cộng
Kinh 12 26 45 11 94
S’tiêng 41 24 9 2 76
Khác 23 18 7 2 50
Tổng 76 68 61 15 220
Tỷ lệ% 34,54% 30,90% 27,73% 6,83% 100%
37
Trung học phổ Không biết
thông 6.83% chữ 34.54%
Trung học
cơ sở 27.73%
Tiểu học
30.90%
Hình 3.1. Tỷ lệ trình ñộ học vấn của ñối tượng ñiều tra KAP
Nhận xét: Chỉ có 6,83% ñối tượng ñược ñiều tra KAP có trình ñộ học vấn Trung
học phổ thông, có 27,73% ñạt trình ñộ Trung học cơ sở, còn lại 30,90% có trình
ñộ Tiểu học và tỷ lệ không biết chữ khá cao 34,54%.
Bảng 3.15. Kết quả nguồn thông tin mà người dân xã
Đak Nhau tiếp nhận ñược.
Nguồn thông tin Tần số Tỷ lệ %
CB Y tế 173 78,60%
Tranh ảnh/áp phích/tờ rơi 93 42,33%
Loa truyền thanh/Radio 82 37,21%
TV/Video 43 19,53%
CB xã/thôn/giáo viên 31 14,19%
Nguồn khác 17 7,61%
Nhận xét: Khi ñược hỏi về nguồn thông tin bệnh SR mà họ nhận ñược là từ ñâu,
kết quả cho thấy: từ cán bộ xã, thôn, giáo viên là 14,19%; từ tivi hoặc video là
19,53%; loa truyền thanh hoặc Radio là 37,21%; từ tranh ảnh, tờ rơi là 42,33%
và cao nhất là từ cán bộ y tế qua nói chuyện và tiếp xúc là 78,60%.
Không biết chữ
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
38
Bảng 3.16. Hình thức truyền thông người dân ưa thích nhất
Hình thức truyền thông Số người Tỷ lệ %
Trực tiếp 93 42,27%
Tranh ảnh/áp phích 26 11,81%
Loa truyền thanh/Radio 14 6,36%
TV/Video 79 35,91%
Tờ rơi 8 3,65%
Cộng 220 100%
Nhận xét: Nhằm tìm kiếm một hình thức truyền thông thích hợp ñược người dân
ñịa phương chấp nhận, chúng tôi ñã hỏi người dân hình thức truyền thông mà họ
ưa thích nhất là hình thức nào?. Kết quả cho thấy các hình thức truyền thông
ñược người dân lựa chọn như sau: tranh ảnh/áp phích chiếm 11,81%, loa truyền
thanh/Radio 6,36% ñều chiếm tỷ lệ thấp. Hai hình thức mà người dân ñịa
phương ưa thích nhất là trực tiếp qua tiếp xúc, hội họp chiếm 42,27% và qua
Tivi/Video là 35,91%.
3.2.2. Hiểu biết về bệnh SR
Bảng 3.17. Tỷ lệ biết ñúng về nguyên nhân gây bệnh SR trong nghiên cứu
Dân tộc n Số người biết ñúng Tỷ lệ % p
Kinh (1) 94 74 78,72% p(1),(2),(3)  0,01
p(1),(2)  0,01
p(1),(3)  0,01
p(2),(3)  0,01
S’tiêng (2) 76 27 35,52%
Khác (3) 50 10 20,00%
Tổng 220 111 50,45%
Nhận xét: Người Kinh biết ñúng về nguyên nhân gây bệnh SR có tỷ lệ cao nhất
trong 3 nhóm chiếm tỷ lệ 78,72%, người S’tiêng biết ñúng về nguyên nhân gây
bệnh SR là 35,52% và người thuộc dân tộc khác có tỷ lệ thấp nhất chỉ có
39
20,00%. Sự khác biệt về tỷ lệ biết ñúng nguyên nhân gây bệnh SR giữa 3 nhóm
dân tộc có ý nghĩa thống kê (p  0,01).
Bảng 3.18. Tỷ lệ người biết bệnh SR có lây truyền trong nghiên cứu
Dân tộc n
Số người
biết ñúng
Tỷ lệ % p
Kinh (1) 94 66 70,21% p(1),(2),(3)  0,05
p(1),(2)  0,01
p(1),(3)  0,01
p(2),(3)  0,05
S’tiêng (2) 76 23 30,26%
Khác (3) 50 9 18,00%
Tổng 220 98 44,54%
Nhận xét: Người Kinh biết ñúng về tính chất lây truyền SR chiếm tỷ lệ 70,21%.
Người S’tiêng biết ñúng về tính chất lây truyền SR chiếm tỷ lệ 30,26% và người
thuộc dân tộc khác có tỷ lệ 18,00%. Sự khác biệt giữa các nhóm về biết ñúng
tính chất lây truyền SR có ý nghĩa thống kê (p  0,05).
Bảng 3.19. Tỷ lệ biết ñúng triệu chứng bệnh SR trong nghiên cứu
Dân tộc n
Số người
biết ñúng
Tỷ lệ % p
Kinh (1) 94 78 82,97% p(1),(2),(3)  0,05
p(1),(2)  0,01
p(1),(3)  0,05
p(2),(3)  0,05
S’tiêng (2) 76 28 36,84%
Khác (3) 50 30 60,00%
Tổng 220 136 61,81%
Nhận xét: Người kinh biết ñúng triệu chứng bệnh SR chiếm tỷ lệ 82,97%.
Người S’tiêng biết ñúng triệu chứng bệnh SR chiếm tỷ lệ 36,84% và người thuộc
nhóm các dân tộc khác có tỷ lệ 60,00%. Sự khác biệt về biết ñúng triệu chứng
bệnh SR giữa 3 nhóm dân tộc có ý nghĩa thống kê (p  0,05).
40
Bảng 3.20. Tỷ lệ biết ñúng về thuốc ñiều trị bệnh SR trong nghiên cứu
Dân tộc n
Số người
biết ñúng
Tỷ lệ % p
Kinh (1) 94 71 75,53% p(1),(2),(3)  0,01
p(1),(2)  0,01
p(1),(3)  0,01
p(2),(3)  0,05
S’tiêng (2) 76 18 23,68%
Khác (3) 50 14 28,00%
Tổng 220 103 46,81%
Nhận xét: Người Kinh hiểu biết ñúng thuốc ñiều trị SR chiếm tỷ lệ 75,53%.
Người S’tiêng hiểu biết ñúng thuốc ñiều trị SR có tỷ lệ 23,68% và người thuộc
nhóm dân tộc khác có tỷ lệ 28,00%. Sự khác biệt về hiểu biết ñúng thuốc ñiều trị
SR giữa dân tộc S’tiêng và nhóm dân tộc khác không có ý nghĩa thống kê. Sự
khác biệt về hiểu biết ñúng thuốc ñiều trị SR giữa 3 nhóm dân tộc có ý nghĩa
thống kê (p  0,01).
Bảng 3.21. Tỷ lệ biết ñúng về các biện pháp PCSR trong nghiên cứu
Dân tộc n
Biết ñúng các
biện pháp PCSR
Tỷ lệ % p
Kinh (1) 94 80 85,10%
p(1),(2),(3)  0,01
p(1),(2)  0,01
p(1),(3)  0,01
p(2),(3)  0,05
S’tiêng (2) 76 24 31,58%
Khác (3) 50 20 40,00%
Tổng 220 124 56,36%
Nhận xét: Người Kinh biết ñúng các biện pháp PCSR chiếm tỷ lệ 85,10%.
Người S’tiêng biết ñúng các biện pháp PCSR có tỷ lệ 31,58% và người thuộc
nhóm các dân tộc khác có tỷ lệ 40,00%. Sự khác biệt về tỷ lệ biết ñúng các biện
pháp PCSR giữa người S’tiêng và người thuộc nhóm dân tộc khác không có ý
nghĩa thống kê. Sự khác biệt về tỷ lệ biết ñúng các biện pháp PCSR giữa 3 nhóm
dân tộc có ý nghĩa thống kê (p  0,01).
41
Bảng 3.22. Tỷ lệ biết ñúng cần phải xét nghiệm máu
khi mắc SR trong nghiên cứu
Dân tộc n
Số người biết
ñúng cần XN
Tỷ lệ % p
Kinh (1) 94 80 85,10% p(1),(2),(3)  0,01
p(1),(2)  0,01
p(1),(3)  0,01
p(2),(3)  0,05
S’tiêng (2) 76 24 31,58%
Khác (3) 50 20 40,00%
Tổng 220 124 56,36%
Nhận xét: Người Kinh biết ñúng cần phải xét nghiệm máu khi mắc SR chiếm tỷ
lệ 85,10%. Người S’tiêng biết ñúng cần phải xét nghiệm máu khi mắc SR có tỷ
lệ 31,58% và người thuộc nhóm các dân tộc khác có tỷ lệ 40,00%. Sự khác biệt
về tỷ lệ biết ñúng cần phải xét nghiệm máu khi mắc SR giữa người S’tiêng và
người thuộc nhóm dân tộc khác không có ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt về tỷ lệ
biết ñúng phải xét nghiệm máu khi mắc SR giữa 3 nhóm dân tộc có ý nghĩa
thống kê (p  0,01).
3.2.3. Thái ñộ của người dân về bệnh SR
Bảng 3.23. Tỷ lệ người có thái ñộ ñúng về sự nguy hiểm của bệnh SR
Dân tộc n
Số người có
thái ñộ ñúng
Tỷ lệ % p
Kinh (1) 94 87 92,55% p(1),(2),(3)  0,05
p(1),(2)  0,01
p(1),(3)  0,05
p(2),(3)  0,05
S’tiêng (2) 76 56 73,68%
Khác (3) 50 39 78,00%
Tổng 220 182 82,72%
Nhận xét: Người Kinh có thái ñộ ñúng về sự nguy hiểm của bệnh SR chiếm tỷ
lệ 92,55%. Người S’tiêng có thái ñộ ñúng về sự nguy hiểm của bệnh SR chiếm
tỷ lệ 73,68% và người thuộc nhóm các dân tộc khác có tỷ lệ 78,00%. Sự khác
biệt về tỷ lệ người có thái ñộ ñúng về sự nguy hiểm của bệnh SR giữa người
42
S’tiêng và người thuộc nhóm dân tộc khác không có ý nghĩa thống kê. Sự khác
biệt về thái ñộ ñúng sự nguy hiểm của bệnh SR giữa các nhóm dân tộc có ý
nghĩa thống kê (p  0,05).
Bảng 3.24. Tỷ lệ người có thái ñộ ñúng về bệnh SR ñiều trị khỏi
Dân tộc n
Số người có
thái ñộ ñúng
Tỷ lệ % p
Kinh (1) 94 90 95,74% p(1),(2),(3)  0,05
p(1),(2)  0,05
p(1),(3)  0,05
p(2),(3)  0,05
S’tiêng (2) 76 70 92,10%
Khác (3) 50 41 82,00%
Tổng 220 201 91,36%
Nhận xét: Người Kinh có thái ñộ ñúng về bệnh SR ñiều trị khỏi chiếm tỷ lệ
95,74%. Người S’tiêng có thái ñộ ñúng về bệnh SR ñiều trị khỏi chiếm tỷ lệ
92,10% và người thuộc nhóm các dân tộc khác có tỷ lệ 82,00%. Sự khác biệt về
thái ñộ ñúng việc ñiều trị khỏi bệnh SR giữa các nhóm dân tộc không có ý nghĩa
thống kê (p  0,05).
Bảng 3.25. Tỷ lệ người có thái ñộ ñúng về nơi ñiều trị khi mắc SR
Dân tộc n
Số người có
thái ñộ ñúng
Tỷ lệ % p
Kinh (1) 94 90 95,74% p(1),(2),(3)  0,05
p(1),(2)  0,05
p(1),(3)  0,05
p(2),(3)  0,05
S’tiêng (2) 76 72 94,73%
Khác (3) 50 42 84,00%
Tổng 220 204 92,72%
Nhận xét: Người Kinh có thái ñộ ñúng về nơi ñiều trị SR chiếm tỷ lệ 95,74%.
Người S’tiêng có thái ñộ ñúng về nơi ñiều trị SR chiếm tỷ lệ 94,73% và người
43
thuộc nhóm các dân tộc khác có tỷ lệ 84,00%. Sự khác biệt về thái ñộ ñúng nơi
ñiều trị SR của 3 nhóm dân tộc không có ý nghĩa thống kê (p  0,05).
Bảng 3.26. Tỷ lệ người có thái ñộ ñúng về việc phòng bệnh SR
Dân tộc n
Số người có
thái ñộ ñúng
Tỷ lệ % p
Kinh (1) 94 89 94,68 p(1),(2),(3)  0,05
p(1),(2)  0,05
p(1),(3)  0,01
p(2),(3)  0,05
S’tiêng (2) 76 69 90,78
Khác (3) 50 38 76,00
Tổng 220 196 89,09
Nhận xét: Người Kinh có thái ñộ ñúng về việc phòng bệnh SR chiếm tỷ lệ
94,68%. Người S’tiêng có thái ñộ ñúng về việc phòng bệnh SR chiếm tỷ lệ
90,78% và người thuộc nhóm các dân tộc khác có tỷ lệ 76,00%. Sự khác biệt về
thái ñộ ñúng phòng bệnh SR giữa người Kinh và người S’tiêng không có ý nghĩa
thống kê. Sự khác biệt về thái ñộ ñúng phòng bệnh SR giữa 3 nhóm dân tộc có ý
nghĩa thống kê (p  0,05).
Bảng 3.27. Tỷ lệ người có thái ñộ ñúng về việc ngủ màn phòng bệnh SR
Dân tộc n
Số người có
thái ñộ ñúng
Tỷ lệ % p
Kinh (1) 94 91 96,80%
p(1),(2),(3)  0,05
p(1),(2)  0,05
p(1),(3)  0,05
p(2),(3)  0,05
S’tiêng (2) 76 71 93,42%
Khác (3) 50 42 84,00%
Tổng 220 204 92,72%
Nhận xét: Người Kinh có thái ñộ ñúng về ngủ màn phòng bệnh SR chiếm tỷ lệ
96,80%. Người S’tiêng có tỷ lệ 93,40% và người thuộc nhóm các dân tộc khác
có tỷ lệ 84,00%. Sự khác biệt về thái ñộ ñúng ngủ màn phòng bệnh SR giữa 3
nhóm dân tộc không có ý nghĩa thống kê (p  0,05).
44
3.2.4.Thực hành phòng chống sốt rét
Bảng 3.28. Các ñiểm dịch vụ y tế ñược người dân tiếp cận khi mắc SR
Dân tộc
Trạm
Y tế
Bệnh
viện
huyện
Y tế tư
nhân
Tự mua
thuốc
Không
làm gì
Tổng
Kinh (1) 39 45 6 4 0 94
S’tiêng (2) 32 25 9 6 4 76
Khác (3) 25 19 3 2 1 50
Tổng 96 89 18 12 5 220
Tỷ lệ% 43,63% 40,45% 8,18% 5,45% 2,29% 100%
Y tế tư Tự mua thuốc Không làm gì Trạm y tế
nhân 8.18% 5.45% 2.29% 43.63%
Trạm y tế
BV huyện
Y tế tư nhân
Tự mua thuốc
Không làm gì
BV huyện
40.45%
Hình 3.2. Tỷ lệ tiếp cận các dịch vụ y tế khi mắc sốt rét
Nhận xét: Khi mắc SR người dân ñến Trạm Y tế xã ñể ñiều trị chiếm tỷ lệ
43,63%; Bệnh viện ña khoa huyện 40,45 %; Y tế tư nhân 8,18%; tự mua thuốc
ñiều trị 5,45% và không làm gì chiếm tỷ lệ 2,29%.
45
Bảng 3.29. Tỷ lệ người dân có hành vi ñúng ñến nơi ñiều trị khi mắc SR
Dân tộc n
Số người ñến
nơi ñiều trị
ñúng
Tỷ lệ % p
Kinh (1) 94 90 95,74% p(1),(2),(3)  0,05
p(1),(2)  0,05
p(1),(3)  0,05
p(2),(3)  0,05
S’tiêng (2) 76 66 86,84%
Khác (3) 50 47 94,00%
Tổng 220 203 92,27%
Nhận xét: Người Kinh ñến nơi ñiều trị ñúng khi mắc SR chiếm tỷ lệ 95,74%.
Người S’tiêng ñến nơi ñiều trị ñúng khi mắc SR chiếm tỷ lệ 86,84% và người
thuộc nhóm các dân tộc khác có tỷ lệ 94,00%. Sự khác biệt về tỷ lệ người dân có
hành vi ñúng ñến nơi ñiều trị khi mắc SR giữa 3 nhóm dân tộc không có ý nghĩa
thống kê (p  0,05).
46
Bảng 3.30. Loại thuốc người dân sử dụng ñể ñiều trị SR
Dân tộc Thuốc SR Thuốc khác Không nhớ Cộng
Kinh (1) 72 7 15 94
S’tiêng (2) 53 11 12 76
Khác (3) 30 5 15 50
Tổng 155 23 42 220
Tỷ lệ% 70,45% 10,45% 19,10% 100%
Thuốc khác 10.45% Không nhớ 19.10% Thuốc sốt rét 70.45%
Thuốc sốt rét
Thuốc khác
Không nhớ
Hình 3.3. Tỷ lệ người dân sử dụng thuốc khi mắc sốt rét
Nhận xét: Khi mắc SR người dân dùng thuốc SR chiếm tỷ lệ 70,45%, thuốc
khác chiếm tỷ lệ 10,45% và không nhớ dùng thuốc gì chiếm tỷ lệ 19,10%.
47
Bảng 3.31. Tỷ lệ ngủ màn thường xuyên
Dân tộc n
Số người ngủ màn
thường xuyên
Tỷ lệ % p
Kinh (1) 94 58 61,70% p(1),(2),(3)  0,05
p(1),(2)  0,05
p(1),(3)  0,05
p(2),(3)  0,05
S’tiêng (2) 76 34 44,73%
Khác (3) 50 27 54,00%
Tổng 220 119 54,09%
Nhận xét: Người Kinh thường xuyên ngủ màn chiếm tỷ lệ 61,70%. Người
S’tiêng thường xuyên ngủ màn chiếm tỷ lệ 44,73% và người thuộc nhóm các dân
tộc khác có tỷ lệ 54,00%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thường xuyên
ngủ màn giữa các nhóm dân tộc (p  0,05).
Bảng 3.32. Tỷ lệ ñi rừng, ñi rẫy, ngủ lại trong rừng, trong rẫy
Dân tộc n
Số người ñi vào và
ngủ trong rừng, rẫy
Tỷ lệ % p
Kinh (1) 94 14 14,89% p(1),(2),(3)  0,05
p(1),(2)  0,05
p(1),(3)  0,01
p(2),(3)  0,05
S’tiêng (2) 76 27 35,52%
Khác (3) 50 31 62,00%
Tổng 220 72 32,72%
Nhận xét: Người Kinh ñi rừng, ñi rẫy, ngủ lại trong rừng, trong rẫy chiếm tỷ lệ
14,89 %. Người S’tiêng chiếm tỷ lệ 35,52% và người thuộc nhóm các dân tộc
khác có tỷ lệ 62,00%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ ñi rừng, ñi rẫy,
ngủ lại trong rừng, trong rẫy giữa các nhóm dân tộc (p  0,05).
48
3.3. Một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng ñến mắc SR.
3.3.1 Yếu tố nguy cơ ñi rừng, ngủ rẫy và mắc SR
Bảng 3.33. Nguy cơ mắc SR của người có hoạt ñộng ñi rừng, ngủ rẫy
Yếu tố Mắc SR
Không
mắc SR
OR
Đi rừng, ñi rẫy, ngủ lại trong
rừng, trong rẫy
8 64 OR = 4,5
p  0,05
Không ngủ lại trong rừng,
trong rẫy
4 144
Cộng 12 208
Nhận xét: Người có hoạt ñộng ñi rừng, ngủ rẫy có nguy cơ mắc SR cao gấp 4,5
lần so với người không ñi rừng, ngủ rẫy. Sự khác biệt yếu tố có hoạt ñộng ñi
rừng, ngủ rẫy với không có ñi rừng, ngủ rẫy có ý nghĩa thống kê (p  0,05).
3.3.2. Yếu tố nguy cơ ngủ màn và mắc SR
Bảng 3.34. Yếu tố nguy cơ mắc SR ñối với người ngủ màn
và không ngủ màn thường xuyên
Yếu tố Mắc SR
Không
mắc SR
OR
Ngủ màn không thường xuyên 9 92
OR = 3,78
p  0,05
Ngủ màn thường xuyên 3 116
Cộng 12 208
Nhận xét: Người ngủ màn không thường xuyên có nguy cơ mắc SR cao gấp
3,78 lần so với người ngủ màn thường xuyên. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
về mắc SR giữa nhóm người có ngủ màn và không ngủ màn thường xuyên (p 
0,05).
49
3.3.3. Vector truyền bệnh SR
Bảng 3.35. Thành phần và mật ñộ loài Anopheles xã Đak Nhau
STT
chỉ số
loài
Mật ñộ ban ñêm
Mật ñộ
ban
ngày
Tổng
số
muỗi
Bẫy
ñèn
trong
nhà
Bẫy
ñèn
ngoài
nhà
Soi
chuồng
gia súc
Mồi
người
trong
nhà
Mồi
người
ngoài
nhà
Soi
trong
nhà
1 An.jeyporiensis 2 0 0 0 0 0 2
2 An.vagus 1 1 0 0 0 0 2
3 An.dirus 2 0 0 1 1 0 4
4 An.minimus 0 1 0 2 0 0 3
5 An.splendidus 1 0 0 0 0 0 1
Tổng số muỗi 6 2 0 3 1 0 12
Nhận xét: Qua các phương pháp ñiều tra côn trùng thường quy chúng tôi thu
thập ñược 05 loài, chiếm 8,33% tổng số 60 loài của cả nước [23]. Trong 05 loài
nói trên, có mặt cả 02 loài truyền bệnh chính ở khu vực miền Đông Nam Bộ là
An.minimus và An.dirus. Mặt khác qua ñiều tra cũng thu thập ñược 03 loài
truyền bệnh phụ là An.vagus, An.jeyporiensis và An.splendidus.
Tuy nhiên qua phương pháp soi nhà ngày chúng tôi chưa thu thập ñược cá
thể Anopheles nào cả.
Vector truyền bệnh SR chính An.dirus thu thập có tỷ lệ cao 33,33%,
An.minimus có tỷ lệ 25%.
Các vector truyền bệnh phụ: An.jeyporiensis chiếm tỷ lệ 16,66%;
An.vagus là 16,66%; An.splendidus là 8,33%.
50
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. Tỷ lệ mắc SR.
Kết quả ñiều tra cho thấy tỷ lệ mắc SR trung bình là 3,12%. Tỷ lệ mắc SR
giữa 3 nhóm dân tộc nghiên cứu, theo thứ tự từ thấp ñến cao là: Kinh 1,82%,
S’tiêng 3,73%, dân tộc khác 4,65%. Kết quả nghiên cứu này thấp hơn so với kết
quả ñiều tra cắt ngang tỷ lệ mắc SR tại xã Ea Tir và Ea Nam, huyện Ea H'
leo,
tỉnh Đắk Lắk năm 2009 là 6,14% [32].
Theo thông báo của chính quyền ñịa phương trong năm 2010, tại thời
ñiểm nghiên cứu có nhiều hộ dân của xã Đak Nhau ñang ñi chặt rừng làm rẫy tại
huyện Tuy Đức tỉnh Đắk Nông. Trong khi ñó thời ñiểm ñiều tra trùng hợp với
mùa thu hoạch của người dân lên ña số ñối tượng nguy cơ cao (lao ñộng chính
và thường ñi rừng, rẫy) tập trung tại rẫy không tham gia xét nghiệm máu? Có
phải lý do trên mà tỷ lệ bệnh trong dân qua ñiều tra và tại trạm y tế không cao?
Trong phạm vi ñề tài chúng tôi chưa thể trả lời câu hỏi này và ñề xuất có một
nghiên cứu sâu hơn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ KSTSR/lam là 2,34%. Cao nhất ở
nhóm dân tộc khác là 3,48%, kế ñến là nhóm dân tộc S’tiêng là 2,98% và nhóm
dân tộc kinh là 1,22%. Kết quả này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Lê
Ngọc Trọng, Lê Đình Công, Đoàn Hạnh Nhân, Lê Văn Tới, Nông Thị Tiến,
Nguyễn Văn Hường và CS trong nghiên cứu tại Bình Thuận [33] có tỷ lệ
KSTSR/lam là 4,5%. Sự khác biệt này ñược giải thích vào thời ñiểm nghiên cứu
và ñịa ñiểm nghiên cứu khác nhau. Nếu so với tỷ lệ nhiễm KSTSR của tỉnh Bình
Phước năm 2007 là 2,65%, năm 2008 là 1,92%; năm 2009 là 2,09% [39]; thì tỷ
lệ nhiễm KSTSR tại thời ñiểm nghiên cứu của xã này cao hơn.
Qua kết quả ñiều tra cho thấy có hai loài KST là P. falciparum và P. vivax
trong thành phần KSTSR, không phát hiện các loài P.malariae và P.ovale. Tỷ lệ
51
P.falciparum chiếm ưu thế 88,9%, ñiều này cho thấy khả năng gây nên SR nặng
hoặc SRAT là cao.
4.2. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng ñến mắc SR.
4.2.1 Vector truyền bệnh SR
Với 05 loài ñiều tra ñược chiếm 8,33% thành phần loài cả nước thì thành
phần loài ở ñây không ñược phong phú. Như ñã ñề cập ở trên, thời ñiểm ñiều tra
ñang vào mùa khô và nắng nóng, chỉ tồn tại một số thủy vực thích hợp cho một
số loài phát triển mà thôi. Tuy nhiên, qua ñiều tra chúng tôi cũng thu thập ñược
02 vector truyền bệnh chính là An.dirus, An.minimus và 03 loài truyền bệnh phụ
là An.vagus, An.jeyporiensis và An.splendidus.
Trong các phương pháp ñiều tra thì bẫy ñèn trong nhà chiếm thành phần loài
cao nhất 04 loài, bẫy ñèn ngoài nhà và mồi người trong nhà thu thập ñược 02 loài,
mồi người ngoài nhà 01 loài và soi nhà ngày chưa phát hiện cá thể Anopheles nào
trú ñậu trong nhà.
Trong số 04 cá thể An.dirus có ñến 01 cá thể bắt ñược bằng mồi người
trong nhà, 01 cá thể bắt ñược bằng mồi người ngoài nhà và 02 cá thể thu thập
ñược bằng bẫy ñèn trong nhà (vào nhà tìm mồi ñốt máu) chiếm tỷ lệ 33,33%
trong khi ñó không có cá thể nào thu thập ñược ở chuồng gia súc. Điều này cho
thấy rằng An.dirus có xu hướng ñốt người cao hơn ñốt gia súc một cách rõ rệt.
Kết quả này tương tự như nhận ñịnh của Nguyễn Đức Mạnh (1992); Trương Văn
Có (1996) về ái tính của An.dirus ñối với vật chủ.
4.2.2. Yếu tố nguy cơ mắc SR ñối với người ñi rừng, ñi rẫy ngủ lại
trong rừng hoặc ngủ rẫy
Kết quả nghiên cứu về việc ñi rừng, ngủ lại trong rừng hoặc ngủ trong rẫy
cho thấy có mối nguy cơ liên quan giữa ñi rừng, ngủ lại trong rừng với mắc bệnh
SR ở cả 3 nhóm dân tộc là rất cao. Người ñi rừng, ñi rẫy và ngủ lại trong rừng,
trong rẫy có nguy cơ mắc bệnh SR gấp 4,5 lần so với người không ngủ lại trong
rừng, trong rẫy. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Lê Thành Đồng,
Nguyễn Tân, Nguyễn Xuân Thiện, Nguyễn Thị Lệ Huyền, Hoàng Truyền và CS
52
[5] là người ñi rừng, ñi rẫy và ngủ lại trong rừng, trong rẫy có nguy cơ mắc bệnh
SR gấp 3,2 lần so với người không ngủ lại trong rừng, trong rẫy
4.2.3. Yếu tố nguy cơ mắc SR ñối với ngủ màn không thường xuyên
Người Kinh thường xuyên ngủ màn chiếm tỷ lệ 61,70%. Người S’tiêng
thường xuyên ngủ màn chiếm tỷ lệ 44,73% và người thuộc nhóm các dân tộc
khác có tỷ lệ 54,0%. Trong nghiên cứu của Lê Thành Đồng, Nguyễn Tân,
Nguyễn Xuân Thiện, Nguyễn Thị Lệ Huyền, Hoàng Truyền và CS [5] tỷ lệ nằm
màn thường xuyên khi ở nhà là: người Kinh 87,1%; người Banar 86,6%; người
Chăm 85,4%; người Hre 88,3%.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thiếu màn ngủ là một trong những yếu tố
nguy cơ cao mắc SR, người không thường xuyên ngủ màn có nguy cơ cao mắc
bệnh SR gấp 3,78 lần so với người thường xuyên ngủ màn.
4.2.4. Những yếu tố sinh ñịa cảnh ñối với vector truyền bệnh SR
Nhiệt ñộ bình quân trong năm cao ñều và ổn ñịnh từ 25,8 - 26,2°C . Nhiệt
ñộ bình quân thấp nhất 21,5 - 22°C. Nhiệt ñộ bình quân cao nhất từ 31,7 -
32,2°C. Nhìn chung sự thay ñổi nhiệt ñộ qua các tháng không lớn, song chênh
lệch nhiệt ñộ giữa ngày và ñêm thì khá lớn, khoảng 7 ñến 9° C nhất là vào các
tháng mùa khô. Nhiệt ñộ cao nhất vào các tháng 3, 4, 5 (từ 37-37,2°C) và thấp
nhất vào tháng 12 là 19°C. Nằm trong vùng dồi dào nắng. Tổng số giờ nắng
trong năm từ 2400 - 2500 giờ. Số giờ nắng bình quân trong ngày từ 6,2 - 6,6 giờ.
Thời gian nắng nhiều nhất vào tháng 1, 2, 3, 4 và thời gian ít nắng nhất vào
tháng 7, 8, 9. Lượng mưa bình quân hàng năm biến ñộng từ 2.045 – 2.325 mm.
Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 - 11, chiếm 85 - 90% tổng lượng mưa cả năm, tháng
có lượng mưa lớn nhất 376 mm (tháng 7). Mùa khô từ cuối tháng 11 ñến ñầu
tháng 5 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 10 - 15% tổng lượng mưa cả năm, tháng
có lượng mưa ít nhất là tháng 2, 3. [40]. Những yếu tố thời tiết này là ñiều kiện
thuận lợi cho muỗi Anophelles phát triển quanh năm.
53
4.3. Kiến thức, thái ñộ và thực hành PCSR của người dân.
4.3.1. Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh SR
Trong số 220 người ñược hỏi có 50,45% trả lời ñúng nguyên nhân gây lên
bệnh SR là do KSTSR. So sánh với kết quả ñiều tra của Đào Hường (1999) tại
xã Cầu Bà, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa [10] thì tỷ lệ người dân trả lời
ñúng về nguyên nhân gây bệnh SR là 75,37%, kết quả nghiên cứu về tỷ lệ người
dân trả lời ñúng nguyên nhân gây bệnh SR của Đào Hường cao hơn so với
nghiên cứu này.
Người Kinh biết ñúng về nguyên nhân gây bệnh SR là 78,72%, người
S’tiêng là 35,52% và nhóm người thuộc dân tộc khác là 20%. Lê Khánh Thuận,
Trương Văn Có (2003) [28] khi nghiên cứu “Tác ñộng các yếu tố kinh tế - xã hội
ñến phòng chống bệnh sốt rét” cho kết quả kiến thức ñúng về nguyên nhân gây
bệnh SR của các cộng ñồng dân tộc trong ñó những dân tộc chính ở Tây Nguyên
như Ê ñê ñạt 56,9%; Ba na ñạt 61,1%; Giẻ - Triêng ñạt 67,9%. Như vậy kiến
thức về nguyên nhân gây bệnh SR có sự khác nhau tương ñối giữa các nhóm dân
tộc tại xã nghiên cứu.
Ngoài muỗi là nguyên nhân truyền bệnh SR còn có ñường lan truyền khác
là mẹ truyền sang con hoặc truyền máu. Nhưng với phạm vi ñề tài và ñối tượng
ñược hỏi là người dân tộc ít người nên chúng tôi ñã không ñặt tình huống này
trong câu hỏi.
4.3.2 Kiến thức về triệu chứng bệnh SR
Số người biết ñúng triệu chứng của bệnh SR ñược người dân nêu ra với tỷ
lệ 61,81%. Đây là vùng SRLH nặng, ña số người trưởng thành ở ñây ñã bị nhiễm
KSTSR, do ñó ít nhiều ñã có miễn dịch SR, những cơn sốt ñiển hình (triệu
chứng chính) ít khi gặp ở những ñối tượng này. Do ñó tỷ lệ người dân trả lời
ñúng các triệu chứng chính của bệnh SR không cao.
4.3.3 Kiến thức về phòng chống bệnh SR
Tỷ lệ biết ñúng các biện pháp PCSR của người dân là 56,36%. Người dân
biết cách phòng chống SR chủ yếu qua 2 biện pháp: dùng màn tẩm thuốc, phun
54
thuốc diệt muỗi và biện pháp uống thuốc phòng. Theo tài liệu truyền thông
PCSR của Chương trình Phòng chống sốt rét Quốc gia (2004) thì nằm màn tẩm
hóa chất, phun thuốc ñều ñược coi là những biện pháp PCSR, do ñó người dân
biết 1 trong 3 biện pháp trên ñều ñược coi là có kiến thức ñúng về phòng chống
bệnh SR. Nghiên cứu của Trịnh Tường (tháng 07/2002) [34] thì tỷ lệ nhóm dân
Mông của huyện Bảo Yên hiểu biết về cách phòng chống bệnh SR còn rất thấp
54%.
4.3.4. Thái ñộ phòng chống SR của người dân
Chúng tôi sử dụng 05 câu hỏi ñể ñiều tra về thái ñộ của người dân chấp
nhận biện pháp PCSR. Tỷ lệ ñiều tra cho thấy người dân ủng hộ các biện pháp
PCSR rất cao: 82,72% số người có thái ñộ ñúng về sự nguy hiểm của bệnh SR;
91,36% số người có thái ñộ ñúng về ñiều trị khỏi bệnh SR; 92,72% số người có
thái ñộ ñúng về nơi ñiều trị mắc SR; 89,09% số người có thái ñộ ñúng về phòng
bệnh SR; 92,72% số người có thái ñộ ñúng về việc ngủ màn phòng bệnh.
Người dân ủng hộ việc tẩm màn và phun thuốc là một yếu tố quan trọng
cho chương trình PCSR các tuyến. Đặc biệt người dân ñồng ý lấy lam máu tìm
KSTSR là một thuận lợi lớn trong các cuộc ñiều tra toàn dân nhằm ñánh giá hiệu
quả các biện pháp can thiệp. Điều này phần nào nói lên ñược những nỗ lực của
tuyến cơ sở trong công tác truyền thông giáo dục PCSR những năm qua.
4.3.5. Thực hành phòng chống SR
Việc giặt màn sau tẩm là yếu tố làm giảm hiệu lực diệt tồn lưu và hiệu quả
phòng chống muỗi của hóa chất diệt. Khắc phục tình trạng này là một khó khăn
lớn cho chương trình PCSR. Hiện nay ñã có nhiều nghiên cứu và ứng dụng thành
công các hóa chất bền vững, ít tác ñộng bởi chất tẩy rửa và tồn lưu dài như màn
Olyset và Permanet. Tuy nhiên, vì giá thành sản phẩm này cao nên chương trình
PCSR Quốc gia chưa có khả năng ứng dụng rộng rãi cho người dân sống trong
các vùng lưu hành SR.
Khi mắc SR người dân ñến Trạm Y tế xã ñể ñiều trị chiếm tỷ lệ 43,63%;
Bệnh viện ña khoa huyện 40,45 %; Y tế tư nhân 8,18%; tự mua thuốc ñiều trị
55
5,45% và không làm gì chiếm tỷ lệ 2,29%. Tỷ lệ này gần giống với nghiên cứu
của Trương Văn Tấn và cộng sự (2000) [22] về dịch tễ bệnh SR và yếu tố liên
quan ñến cộng ñồng dân tộc Sê Đăng tỉnh Quảng Nam: Khi mắc SR ñến cơ sở y
tế là 88,89%.
56
KẾT LUẬN
1. Tỷ lệ mắc SR ở người dân tại xã nghiên cứu:
Xã Đak Nhau, huyện Bù Đăng là vùng SR lưu hành nặng của tỉnh Bình
Phước, Tỷ lệ mắc SR chung là 3,12%; trong ñó người Kinh mắc SR có tỷ lệ
1,82%, người S’tiêng là 3,73% và người thuộc nhóm các dân tộc khác cao nhất
là 4,65%. Trẻ em dưới 15 tuổi có tỷ lệ mắc SR là 1,82%. Nam giới mắc SR tỷ lệ
3,48%, nữ giới mắc SR chiếm tỷ lệ 2,73%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về tỷ lệ mắc SR giữa nam và nữ.
Tỷ lệ lách to tại nghiên cứu này là 1,30%; gặp ở cả 3 nhóm dân tộc và tất
cả ñều là lách số 1.
Tỷ lệ KSTSR/lam là 2,34%. Chỉ có P.falciparum và P.vivax trong thành
phần KSTSR, không phát hiện ñược P. malariae, P.ovale. tại ñiểm nghiên cứu.
Tỷ lệ KSTSR P.falciparum chiếm ưu thế 88,9%, và P.vivax chiếm 11,1%.
2. Một số yếu tố nguy cơ ñến mắc SR ở xã nghiên cứu
Trung gian truyền bệnh
Phát hiện 12 cá thể gồm 5 loài Anophelles, vector truyền bệnh SR chính
An.dirus thu thập có tỷ lệ cao 33,33%, An.minimus có tỷ lệ 25%.
Các vector truyền bệnh phụ: An.jeyporiensis chiếm tỷ lệ 16,66%;
An.vagus là 16,66%; An.splendidus là 8,33%.
Kiến thức - Thái ñộ - Thực hành PCSR của người dân xã Đak Nhau
Tỷ lệ người dân có kiến thức ñúng về bệnh SR như sau: 50,45% biết
nguyên nhân gây bệnh, 44,54% biết muỗi là trung gian truyền bệnh, 61,81%
người dân biết các triệu chứng chính của bệnh SR, 56,36% người dân biết các
biện pháp PCSR.
Tỷ lệ người dân có thái ñộ ủng hộ và chấp nhận các biện pháp PCSR:
82,72% số người có thái ñộ ñúng về sự nguy hiểm của bệnh SR; 91,36% số
người có thái ñộ ñúng về ñiều trị khỏi bệnh SR; 92,72% số người có thái ñộ
Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau, huyện bù đăng, tỉnh bình phước
Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau, huyện bù đăng, tỉnh bình phước
Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau, huyện bù đăng, tỉnh bình phước
Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau, huyện bù đăng, tỉnh bình phước
Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau, huyện bù đăng, tỉnh bình phước
Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau, huyện bù đăng, tỉnh bình phước
Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau, huyện bù đăng, tỉnh bình phước
Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau, huyện bù đăng, tỉnh bình phước
Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau, huyện bù đăng, tỉnh bình phước
Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau, huyện bù đăng, tỉnh bình phước
Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau, huyện bù đăng, tỉnh bình phước
Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau, huyện bù đăng, tỉnh bình phước
Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau, huyện bù đăng, tỉnh bình phước

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, ...
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, ...Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, ...
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người la...
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người la...Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người la...
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người la...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ não
Nồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ nãoNồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ não
Nồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ nãoTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nhận xét đặc điểm lâm sàng xquang bệnh viêm quanh răng ở lứa tuổi trên 45 v...
Nhận xét đặc điểm lâm sàng   xquang bệnh viêm quanh răng ở lứa tuổi trên 45 v...Nhận xét đặc điểm lâm sàng   xquang bệnh viêm quanh răng ở lứa tuổi trên 45 v...
Nhận xét đặc điểm lâm sàng xquang bệnh viêm quanh răng ở lứa tuổi trên 45 v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan
Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư ganNghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan
Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư ganTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng hoạt động các điểm kính hiển vi phục vụ chương trình phòng chống s...
Thực trạng hoạt động các điểm kính hiển vi phục vụ chương trình phòng chống s...Thực trạng hoạt động các điểm kính hiển vi phục vụ chương trình phòng chống s...
Thực trạng hoạt động các điểm kính hiển vi phục vụ chương trình phòng chống s...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong ...
Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong ...Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong ...
Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét ở đồng bào d...
Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét ở đồng bào d...Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét ở đồng bào d...
Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét ở đồng bào d...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghiên cứu hình thái, chức năng động mạch cảnh bằng siêu âm doppler ở bệnh nh...
Nghiên cứu hình thái, chức năng động mạch cảnh bằng siêu âm doppler ở bệnh nh...Nghiên cứu hình thái, chức năng động mạch cảnh bằng siêu âm doppler ở bệnh nh...
Nghiên cứu hình thái, chức năng động mạch cảnh bằng siêu âm doppler ở bệnh nh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2Nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
 
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, ...
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, ...Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, ...
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, ...
 
Luận án: Tạo kháng thể đặc hiệu kháng nguyên ung thư tuyến tiền liệt
Luận án: Tạo kháng thể đặc hiệu kháng nguyên ung thư tuyến tiền liệtLuận án: Tạo kháng thể đặc hiệu kháng nguyên ung thư tuyến tiền liệt
Luận án: Tạo kháng thể đặc hiệu kháng nguyên ung thư tuyến tiền liệt
 
Luận án: Tình trạng đông cầm máu ở bệnh đái tháo đường type 2
Luận án: Tình trạng đông cầm máu ở bệnh đái tháo đường type 2Luận án: Tình trạng đông cầm máu ở bệnh đái tháo đường type 2
Luận án: Tình trạng đông cầm máu ở bệnh đái tháo đường type 2
 
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người la...
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người la...Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người la...
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người la...
 
Nồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ não
Nồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ nãoNồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ não
Nồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ não
 
Nhận xét đặc điểm lâm sàng xquang bệnh viêm quanh răng ở lứa tuổi trên 45 v...
Nhận xét đặc điểm lâm sàng   xquang bệnh viêm quanh răng ở lứa tuổi trên 45 v...Nhận xét đặc điểm lâm sàng   xquang bệnh viêm quanh răng ở lứa tuổi trên 45 v...
Nhận xét đặc điểm lâm sàng xquang bệnh viêm quanh răng ở lứa tuổi trên 45 v...
 
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAYLuận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
 
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình ĐịnhLuận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
 
Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan
Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư ganNghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan
Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan
 
Thực trạng hoạt động các điểm kính hiển vi phục vụ chương trình phòng chống s...
Thực trạng hoạt động các điểm kính hiển vi phục vụ chương trình phòng chống s...Thực trạng hoạt động các điểm kính hiển vi phục vụ chương trình phòng chống s...
Thực trạng hoạt động các điểm kính hiển vi phục vụ chương trình phòng chống s...
 
Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong ...
Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong ...Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong ...
Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong ...
 
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...
 
Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét ở đồng bào d...
Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét ở đồng bào d...Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét ở đồng bào d...
Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét ở đồng bào d...
 
Nghiên cứu hình thái, chức năng động mạch cảnh bằng siêu âm doppler ở bệnh nh...
Nghiên cứu hình thái, chức năng động mạch cảnh bằng siêu âm doppler ở bệnh nh...Nghiên cứu hình thái, chức năng động mạch cảnh bằng siêu âm doppler ở bệnh nh...
Nghiên cứu hình thái, chức năng động mạch cảnh bằng siêu âm doppler ở bệnh nh...
 
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
 
Nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2Nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
 
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
 
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...
 

Similar to Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau, huyện bù đăng, tỉnh bình phước

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đế...
Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đế...Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đế...
Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đế...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đặC điểm dịch tễ học sốt rét và một số biện pháp can thiệp cộng đồng cho nhóm...
đặC điểm dịch tễ học sốt rét và một số biện pháp can thiệp cộng đồng cho nhóm...đặC điểm dịch tễ học sốt rét và một số biện pháp can thiệp cộng đồng cho nhóm...
đặC điểm dịch tễ học sốt rét và một số biện pháp can thiệp cộng đồng cho nhóm...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu thực trạng bệnh sốt rét của 3 xã thuộc huyện Nam Trà My tỉnh Quảng...
Nghiên cứu thực trạng bệnh sốt rét của 3 xã thuộc huyện Nam Trà My tỉnh Quảng...Nghiên cứu thực trạng bệnh sốt rét của 3 xã thuộc huyện Nam Trà My tỉnh Quảng...
Nghiên cứu thực trạng bệnh sốt rét của 3 xã thuộc huyện Nam Trà My tỉnh Quảng...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan ...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan ...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan ...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá thực trạng phát hiện và quản lý bệnh nhân sốt rét của mạng lưới y tế...
đáNh giá thực trạng phát hiện và quản lý bệnh nhân sốt rét của mạng lưới y tế...đáNh giá thực trạng phát hiện và quản lý bệnh nhân sốt rét của mạng lưới y tế...
đáNh giá thực trạng phát hiện và quản lý bệnh nhân sốt rét của mạng lưới y tế...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghien cuu thuc trang nhiem ky sinh trung sot ret va bien phap ket hop quan d...
Nghien cuu thuc trang nhiem ky sinh trung sot ret va bien phap ket hop quan d...Nghien cuu thuc trang nhiem ky sinh trung sot ret va bien phap ket hop quan d...
Nghien cuu thuc trang nhiem ky sinh trung sot ret va bien phap ket hop quan d...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghien cuu thuc trang, mot so yeu to lien quan den nhiem giun luon strongyloides
Nghien cuu thuc trang, mot so yeu to lien quan den nhiem giun luon strongyloidesNghien cuu thuc trang, mot so yeu to lien quan den nhiem giun luon strongyloides
Nghien cuu thuc trang, mot so yeu to lien quan den nhiem giun luon strongyloidesLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt...
Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt...Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt...
Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thai do va thuc hanh phong chong sot xuat huyet cua nguoi dan xa thach kim
Thai do va thuc hanh phong chong sot xuat huyet cua nguoi dan xa thach kimThai do va thuc hanh phong chong sot xuat huyet cua nguoi dan xa thach kim
Thai do va thuc hanh phong chong sot xuat huyet cua nguoi dan xa thach kimLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri tieu co van
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri tieu co vanNghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri tieu co van
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri tieu co vanLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với serotyp dengu...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với serotyp dengu...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với serotyp dengu...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với serotyp dengu...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghien cuu thanh phan loai, phan bo, tap tinh, vai tro truyen sot ret cua muo...
Nghien cuu thanh phan loai, phan bo, tap tinh, vai tro truyen sot ret cua muo...Nghien cuu thanh phan loai, phan bo, tap tinh, vai tro truyen sot ret cua muo...
Nghien cuu thanh phan loai, phan bo, tap tinh, vai tro truyen sot ret cua muo...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Dac diem lam sang, can lam sang va tinh hinh vi khuan khang thuoc o benh nhan...
Dac diem lam sang, can lam sang va tinh hinh vi khuan khang thuoc o benh nhan...Dac diem lam sang, can lam sang va tinh hinh vi khuan khang thuoc o benh nhan...
Dac diem lam sang, can lam sang va tinh hinh vi khuan khang thuoc o benh nhan...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Benh nhan mac tay chan mieng tu vong tai benh vien nhi dong i nam 2011
Benh nhan mac tay chan mieng tu vong tai benh vien nhi dong i  nam 2011Benh nhan mac tay chan mieng tu vong tai benh vien nhi dong i  nam 2011
Benh nhan mac tay chan mieng tu vong tai benh vien nhi dong i nam 2011Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghien cuu ty le nhiem helicobacter pylori o benh nhan may day man va hieu qu...
Nghien cuu ty le nhiem helicobacter pylori o benh nhan may day man va hieu qu...Nghien cuu ty le nhiem helicobacter pylori o benh nhan may day man va hieu qu...
Nghien cuu ty le nhiem helicobacter pylori o benh nhan may day man va hieu qu...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CÁC TRƯỜNG HỢP TỬ VONG DO SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI VIỆT...
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CÁC TRƯỜNG HỢP TỬ VONG DO SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI VIỆT...ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CÁC TRƯỜNG HỢP TỬ VONG DO SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI VIỆT...
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CÁC TRƯỜNG HỢP TỬ VONG DO SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI VIỆT...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Dieu tri nhoi mau nao giai doan cap tren thuc nghiem va lam sang cua che pham...
Dieu tri nhoi mau nao giai doan cap tren thuc nghiem va lam sang cua che pham...Dieu tri nhoi mau nao giai doan cap tren thuc nghiem va lam sang cua che pham...
Dieu tri nhoi mau nao giai doan cap tren thuc nghiem va lam sang cua che pham...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại ...
Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại ...Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại ...
Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghien cuu sieu khang nguyen cua tu cau vang va hieu qua dieu tri viem da co dia
Nghien cuu sieu khang nguyen cua tu cau vang va hieu qua dieu tri viem da co diaNghien cuu sieu khang nguyen cua tu cau vang va hieu qua dieu tri viem da co dia
Nghien cuu sieu khang nguyen cua tu cau vang va hieu qua dieu tri viem da co diaLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

Similar to Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau, huyện bù đăng, tỉnh bình phước (20)

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đế...
Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đế...Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đế...
Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đế...
 
đặC điểm dịch tễ học sốt rét và một số biện pháp can thiệp cộng đồng cho nhóm...
đặC điểm dịch tễ học sốt rét và một số biện pháp can thiệp cộng đồng cho nhóm...đặC điểm dịch tễ học sốt rét và một số biện pháp can thiệp cộng đồng cho nhóm...
đặC điểm dịch tễ học sốt rét và một số biện pháp can thiệp cộng đồng cho nhóm...
 
Nghiên cứu thực trạng bệnh sốt rét của 3 xã thuộc huyện Nam Trà My tỉnh Quảng...
Nghiên cứu thực trạng bệnh sốt rét của 3 xã thuộc huyện Nam Trà My tỉnh Quảng...Nghiên cứu thực trạng bệnh sốt rét của 3 xã thuộc huyện Nam Trà My tỉnh Quảng...
Nghiên cứu thực trạng bệnh sốt rét của 3 xã thuộc huyện Nam Trà My tỉnh Quảng...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan ...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan ...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan ...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan ...
 
đáNh giá thực trạng phát hiện và quản lý bệnh nhân sốt rét của mạng lưới y tế...
đáNh giá thực trạng phát hiện và quản lý bệnh nhân sốt rét của mạng lưới y tế...đáNh giá thực trạng phát hiện và quản lý bệnh nhân sốt rét của mạng lưới y tế...
đáNh giá thực trạng phát hiện và quản lý bệnh nhân sốt rét của mạng lưới y tế...
 
Nghien cuu thuc trang nhiem ky sinh trung sot ret va bien phap ket hop quan d...
Nghien cuu thuc trang nhiem ky sinh trung sot ret va bien phap ket hop quan d...Nghien cuu thuc trang nhiem ky sinh trung sot ret va bien phap ket hop quan d...
Nghien cuu thuc trang nhiem ky sinh trung sot ret va bien phap ket hop quan d...
 
Nghien cuu thuc trang, mot so yeu to lien quan den nhiem giun luon strongyloides
Nghien cuu thuc trang, mot so yeu to lien quan den nhiem giun luon strongyloidesNghien cuu thuc trang, mot so yeu to lien quan den nhiem giun luon strongyloides
Nghien cuu thuc trang, mot so yeu to lien quan den nhiem giun luon strongyloides
 
Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt...
Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt...Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt...
Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt...
 
Thai do va thuc hanh phong chong sot xuat huyet cua nguoi dan xa thach kim
Thai do va thuc hanh phong chong sot xuat huyet cua nguoi dan xa thach kimThai do va thuc hanh phong chong sot xuat huyet cua nguoi dan xa thach kim
Thai do va thuc hanh phong chong sot xuat huyet cua nguoi dan xa thach kim
 
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri tieu co van
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri tieu co vanNghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri tieu co van
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri tieu co van
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với serotyp dengu...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với serotyp dengu...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với serotyp dengu...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với serotyp dengu...
 
Nghien cuu thanh phan loai, phan bo, tap tinh, vai tro truyen sot ret cua muo...
Nghien cuu thanh phan loai, phan bo, tap tinh, vai tro truyen sot ret cua muo...Nghien cuu thanh phan loai, phan bo, tap tinh, vai tro truyen sot ret cua muo...
Nghien cuu thanh phan loai, phan bo, tap tinh, vai tro truyen sot ret cua muo...
 
1 tong quan dth dhct
1 tong quan dth dhct1 tong quan dth dhct
1 tong quan dth dhct
 
Dac diem lam sang, can lam sang va tinh hinh vi khuan khang thuoc o benh nhan...
Dac diem lam sang, can lam sang va tinh hinh vi khuan khang thuoc o benh nhan...Dac diem lam sang, can lam sang va tinh hinh vi khuan khang thuoc o benh nhan...
Dac diem lam sang, can lam sang va tinh hinh vi khuan khang thuoc o benh nhan...
 
Benh nhan mac tay chan mieng tu vong tai benh vien nhi dong i nam 2011
Benh nhan mac tay chan mieng tu vong tai benh vien nhi dong i  nam 2011Benh nhan mac tay chan mieng tu vong tai benh vien nhi dong i  nam 2011
Benh nhan mac tay chan mieng tu vong tai benh vien nhi dong i nam 2011
 
Nghien cuu ty le nhiem helicobacter pylori o benh nhan may day man va hieu qu...
Nghien cuu ty le nhiem helicobacter pylori o benh nhan may day man va hieu qu...Nghien cuu ty le nhiem helicobacter pylori o benh nhan may day man va hieu qu...
Nghien cuu ty le nhiem helicobacter pylori o benh nhan may day man va hieu qu...
 
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CÁC TRƯỜNG HỢP TỬ VONG DO SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI VIỆT...
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CÁC TRƯỜNG HỢP TỬ VONG DO SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI VIỆT...ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CÁC TRƯỜNG HỢP TỬ VONG DO SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI VIỆT...
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CÁC TRƯỜNG HỢP TỬ VONG DO SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI VIỆT...
 
Dieu tri nhoi mau nao giai doan cap tren thuc nghiem va lam sang cua che pham...
Dieu tri nhoi mau nao giai doan cap tren thuc nghiem va lam sang cua che pham...Dieu tri nhoi mau nao giai doan cap tren thuc nghiem va lam sang cua che pham...
Dieu tri nhoi mau nao giai doan cap tren thuc nghiem va lam sang cua che pham...
 
Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại ...
Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại ...Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại ...
Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại ...
 
Nghien cuu sieu khang nguyen cua tu cau vang va hieu qua dieu tri viem da co dia
Nghien cuu sieu khang nguyen cua tu cau vang va hieu qua dieu tri viem da co diaNghien cuu sieu khang nguyen cua tu cau vang va hieu qua dieu tri viem da co dia
Nghien cuu sieu khang nguyen cua tu cau vang va hieu qua dieu tri viem da co dia
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 

Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau, huyện bù đăng, tỉnh bình phước

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN VŨ VĂN HIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC ĐẮK LẮK - 2011
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN ----- ----- VŨ VĂN HIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC CHUYÊN NGÀNH : KÝ SINH TRÙNG – CÔN TRÙNG MÃ SỐ: 607265 Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THÀNH ĐỒNG ĐẮK LẮK - 2011
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa ñược ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. VŨ VĂN HIỆP
  • 4. LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn: Trường Đại học Tây Nguyên, Ban lãnh ñạo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP. HCM, Khoa Y Dược Trường Đại học Tây Nguyên, Phòng Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Tây Nguyên ñã tạo ñiều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: TS. Lê Thành Đồng, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP. HCM, là người Thầy trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành luận văn. PGS.TS. Nguyễn Xuân Thao, GS.TS. Đặng Tuấn Đạt, PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, TS. Hồ Văn Hoàng, TS. Phan Văn Trọng, TS. Đào Mai Luyến, TS. Thân Trọng Quang ñã ñóng góp những ý kiến quí báu giúp em hoàn thành luận văn này. Các anh chị ñồng nghiệp Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP. HCM, Bộ môn Ký sinh trùng Khoa Y Dược Trường Đại học Tây Nguyên, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh Bình Phước, Trung tâm Y tế huyện Bù Đăng, Trạm Y tế xã Đak Nhau huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước cùng bạn bè, gia ñình ñã nhiệt tình giúp ñỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. VŨ VĂN HIỆP
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT An. Anopheles BNSR Bệnh nhân sốt rét c/ñ/ñ Con/ ñèn/ ñêm c/g/n Con/ giờ/ người c/n/ñ Con/người/ ñêm CBVC Cán bộ viên chức CS Cộng sự DSC Dân số chung DTSR Dịch tễ sốt rét ĐNB Đông Nam Bộ KAP Kiến thức, thái ñộ và thực hành (K: knowledge, A: attitude, P: practice) KSTSR Ký sinh trùng sốt rét KTV Kỹ thuật viên NXB Nhà xuất bản PCSR Phòng chống sốt rét SR Sốt rét SRLH Sốt rét lưu hành SRLS Sốt rét lâm sàng TB Trung bình TVSR Tử vong sốt rét TTSR Thanh toán sốt rét TDSR Tiêu diệt sốt rét WHO World Health Organiration (Tổ chức Y tế thế giới)
  • 6. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Diễn biến sốt rét và phòng chống bệnh SR trên thế giới. 3 1.1.1. Tình hình bệnh sốt rét trên thế giới. 3 1.1.2. Chương trình tiêu diệt và phòng chống bệnh SR trên thế giới. 3 1.2. Tình hình sốt rét và PCSR ở Việt Nam. 5 1.2.1. Giai ñoạn 1958-1975. 5 1.2.2. Giai ñoạn 1976 – 1990. 5 1.2.3. Giai ñoạn 1991 – 2000. 5 1.2.4. Giai ñoạn 2001 – 2005. 6 1.2.5. Mục tiêu chung PCSR 2006 – 2010. 6 1.3. Tình hình sốt rét ở Bình Phước. 7 1.4. Yếu tố nguy cơ trong bệnh sốt rét. 8 1.4.1. Đối tượng nguy cơ. 9 1.4.2. Yếu tố nguy cơ. 9 1.5. Các nghiên cứu liên quan ñến ñề tài. 10 1.5.1. Nghiên cứu về dịch tễ sốt rét. 10 1.5.2. Nghiên cứu vector truyền bệnh sốt rét. 11 1.5.3. Nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ trong bệnh sốt rét. 12 1.5.4. Nghiên cứu về kiến thức, thái ñộ, thực hành phòng chống bệnh SR. 12 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 2.1. Địa ñiểm, ñối tượng, thời gian nghiên cứu. 15 2.1.1. Địa ñiểm nghiên cứu. 15 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu. 17 2.1.3. Thời gian nghiên cứu. 17 2.2. Phương pháp nghiên cứu. 17
  • 7. 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu . 17 2.2.2. Cỡ mẫu. 17 2.3. Các kỹ thuật dùng trong nghiên cứu. 18 2.3.1. Kỹ thuật và phương pháp ñiều tra KSTSR. 18 2.3.2. Kỹ thuật ñiều tra và ñịnh loại muỗi Anopheles. 20 2.3.3. Khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân có sốt và lách to 20 2.3.4. Điều tra KAP và một số quy ñịnh về thuật ngữ. 20 2.3.5. Khái niệm biết ñúng, thái ñộ ñúng và hành vi ñúng trong ñiều tra KAP. 21 2.4. Các chỉ số ñánh giá. 22 2.4.1. Sốt rét lâm sàng. 22 2.4.2. Ký sinh trùng sốt rét. 22 2.4.3. Muỗi truyền bệnh sốt rét. 23 2.5. Các biến số và phương pháp thu thập. 24 2.6. Công cụ thu thập số liệu. 25 2.7. Phân tích, xử lý số liệu. 25 2.8. Sai số có thể gặp và cách hạn chế. 25 2.9. Y ñức trong nghiên cứu. 26 2.10. Liệt kê và ñịnh nghĩa biến số. 26 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30 3.1. Tỷ lệ mắc sốt rét của cộng ñồng dân cư tại xã Đak Nhau. 30 3.1.1. Đặc ñiểm của ñối tượng nghiên cứu. 30 3.1.2. Tỷ lệ mắc sốt rét. 31 3.2. Kết quả ñiều tra KAP. 36 3.2.1. Đặc ñiểm ñối tượng ñiều tra KAP. 36 3.2.2. Hiểu biết về bệnh sốt rét. 38 3.2.3. Thái ñộ của người dân về bệnh sốt rét. 41 3.2.4. Thực hành phòng chống sốt rét. 44 3.3. Một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng ñến mắc sốt rét. 48
  • 8. 3.3.1. Yếu tố nguy cơ ñi rừng, ngủ rẫy và mắc sốt rét. 48 3.3.2. Yếu tố nguy cơ ngủ màn và mắc sốt rét. 48 3.3.3. Vector truyền bệnh sốt rét. 49 Chương 4: BÀN LUẬN 50 4.1. Tỷ lệ mắc sốt rét. 50 4.2. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng ñến mắc sốt rét. 51 4.2.1. Vector truyền bệnh sốt rét. 51 4.2.2. Yếu tố nguy cơ mắc sốt rét ñối với người ñi rừng, rẫy và ngủ lại. 51 4.2.3. Yếu tố nguy cơ mắc sốt rét ñối với ngủ màn không thường xuyên. 52 4.2.4. Những yếu tố sinh ñịa cảnh. 52 4.3. Kiến thức, thái ñộ và thực hành phòng chống sốt rét. 53 4.3.1. Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh sốt rét. 53 4.3.2. Kiến thức về triệu chứng bệnh sốt rét. 53 4.3.3. Kiến thức về phòng chống bệnh sốt rét. 53 4.3.4. Thái ñộ phòng chống sốt rét của người dân. 54 4.3.5. Thực hành về phòng chống sốt rét. 54 KẾT LUẬN 1. Tỷ lệ mắc sốt rét ở người dân tại xã nghiên cứu. 56 2. Một số yếu tố nguy cơ ñến mắc sốt rét ở xã nghiên cứu. 56 KHUYẾN NGHỊ 58 Tài liệu tham khảo. Phụ lục.
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội dung Trang Bảng 3.1. Giới tính của ñối tượng nghiên cứu 30 Bảng 3.2. Thành phần dân tộc của ñối tượng nghiên cứu 30 Bảng 3.3. Bệnh nhân sốt rét tại xã nghiên cứu 31 Bảng 3.4. Độ tuổi bệnh nhân sốt rét nghiên cứu 31 Bảng 3.5. Giới tính của bệnh nhân sốt rét nghiên cứu 32 Bảng 3.6. Nghề nghiệp của bệnh nhân sốt rét 32 Bảng 3.7. Thành phần dân tộc của bệnh nhân sốt rét 33 Bảng 3.8. Tỷ lệ KSTSR/lam chung và theo dân tộc 33 Bảng 3.9. Cơ cấu ký sinh trùng sốt rét nghiên cứu 34 Bảng 3.10. Tỷ lệ lách to ở các dân tộc nghiên cứu 34 Bảng 3.11. Diễn biến sốt rét ở xã Đak Nhau trong các năm gần ñây 35 Bảng 3.12. Tình hình bệnh sốt rét tại huyện Bù Đăng 35 Bảng 3.13. Đối tượng ñiều tra KAP theo giới tính và dân tộc 36 Bảng 3.14. Trình ñộ học vấn của ñối tượng ñiều tra KAP 36 Bảng 3.15. Kết quả nguồn thông tin mà người dân tiếp nhận ñược 37 Bảng 3.16. Hình thức truyền thông người dân ưa thích nhất 38 Bảng 3.17. Tỷ lệ biết ñúng về nguyên nhân gây bệnh sốt rét 38 Bảng 3.18. Tỷ lệ người biết bệnh sốt rét có lây truyền 39 Bảng 3.19. Tỷ lệ biết ñúng triệu chứng bệnh sốt rét trong nghiên cứu 39 Bảng 3.20. Tỷ lệ biết ñúng về thuốc ñiều trị bệnh sốt rét 40 Bảng 3.21. Tỷ lệ biết ñúng về các biện pháp phòng chống sốt rét 40 Bảng 3.22. Tỷ lệ biết ñúng cần phải xét nghiệm máu khi mắc sốt rét 41 Bảng 3.23. Tỷ lệ người có thái ñộ ñúng về sự nguy hiểm của bệnh sốt rét 41 Bảng 3.24. Tỷ lệ người có thái ñộ ñúng về bệnh sốt rét ñiều trị khỏi 42 Bảng 3.25. Tỷ lệ người có thái ñộ ñúng về nơi ñiều trị khi mắc sốt rét 42 Bảng 3.26. Tỷ lệ người có thái ñộ ñúng về việc phòng bệnh khi mắc sốt rét 43 Bảng 3.27. Tỷ lệ người có thái ñộ ñúng về việc ngủ màn phòng bệnh sốt rét 43 Bảng 3.28. Dịch vụ y tế ñược người dân tiếp cận khi mắc sốt rét 44 Bảng 3.29. Tỷ lệ người dân có hành vi ñúng ñến nơi ñiều trị sốt rét 45 Bảng 3.30. Loại thuốc người dân sử dụng ñể ñiều trị sốt rét 46
  • 10. Bảng 3.31. Tỷ lệ ngủ màn thường xuyên 47 Bảng 3.32. Tỷ lệ ñi rừng, rẫy; ngủ lại trong rừng, rẫy 47 Bảng 3.33. Nguy cơ mắc sốt rét của người có hoạt ñộng ñi rừng, ngủ rẫy 48 Bảng 3.34. Yếu tố nguy cơ mắc sốt rét ñối với người ngủ màn và không ngủ màn thường xuyên 48 Bảng 3.35. Thành phần và mật ñộ loài Anopheles xã Đak Nhau 49
  • 11. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Nội dung Trang Hình 2.1. Bản ñồ hành chính tỉnh Bình Phước 16 Hình 3.1. Tỷ lệ trình ñộ học vấn của ñối tượng ñiều tra KAP 37 Hình 3.2. Tỷ lệ tiếp cận các dịch vụ y tế khi mắc sốt rét 44 Hình 3.3. Tỷ lệ người dân sử dụng thuốc khi mắc sốt rét 46
  • 12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh sốt rét (SR) là một bệnh truyền nhiễm, do ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) gây nên và muỗi Anopheles (An.) là véc tơ truyền bệnh, hậu quả của nó gây nên những thiệt hại to lớn về sức khỏe và tính mạng của con người, là yếu tố kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội của một ñất nước. Sự lan truyền bệnh SR phụ thuộc vào 3 yếu tố: KSTSR, muỗi truyền bệnh và con người, diễn ra trong một môi trường phù hợp, quan hệ tương hỗ với các ñiều kiện của môi trường và ñược mô tả là một hệ sinh thái tự nhiên [41]. Theo số liệu thống kê, sau giai ñoạn bùng nổ SR (1991-1992) ñến nay, tình hình SR ở Việt Nam ñã ñược cải thiện ñáng kể. Năm 2010, cả nước có 21 người chết do SR, giảm 48,7% so với năm 2006; tỷ lệ mắc SR năm 2010 giảm 42,6% và số người có KSTSR giảm 22,63% so với năm 2006. Trong 5 năm (2006 - 2010) cả nước ñã có 59 tỉnh, thành phố không có dịch SR; 39 tỉnh, thành phố không có người chết do SR [37]. Trong chương trình Phòng chống sốt rét (PCSR) ở Việt Nam hiện nay, biện pháp chính PCSR là “ñi hai chân” diệt véc tơ và ñiều trị diệt KSTSR, phối hợp với biện pháp “bền vững” khác như truyền thông giáo dục sức khỏe, ñã mang lại nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, diễn biến bệnh SR ở các ñịa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng rừng núi có nhiều nhóm dân ñến khai thác lâm sản, làm rừng, rẫy ngủ lại qua ñêm vẫn còn là vấn ñề dai dẳng, phức tạp. Do ñó, việc PCSR ngoài những khó khăn về ñịa bàn, về chuyên môn kỹ thuật như KSTSR kháng thuốc ñiều trị, muỗi kháng hoá chất diệt, thì PCSR cho các ñối tượng ñi rừng, rẫy ngủ lại qua ñêm hiện nay là vấn ñề nan giải, thách thức. Xã Đak Nhau là một xã miền núi thuộc vùng sốt rét lưu hành (SRLH) nặng của tỉnh Bình Phước, hội ñủ các ñặc trưng về tình hình SR, về ñịa bàn và
  • 13. 2 về di biến ñộng dân vào vùng SR, hơn nữa ñây là ñiểm lần ñầu tiên phát hiện KSTSR kháng thuốc ñiều trị ñặc hiệu hiện nay [36]. Với mong muốn ñược tìm hiểu tất cả các thông tin về tình hình bệnh sốt rét (BNSR, KSTSR, muỗi SR…) và các yếu tố kinh tế, xã hội, hiểu biết và tham gia PCSR của cộng ñồng… về PCSR, ñồng thời qua ñó ñóng góp thêm ý kiến có cơ sở khoa học cho ñịa phương, cho chương trình PCSR một cách thực tế, cụ thể hơn, chúng tôi ñề xuất tiến hành ñề tài: “Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan ñến mắc sốt rét tại xã Đak Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước”. Mục tiêu: 1) Xác ñịnh tỷ lệ mắc SR của cộng ñồng dân cư tại xã Đak Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. 2) Mô tả một số yếu tố liên quan ñến mắc SR của người dân tại xã nghiên cứu.
  • 14. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Diễn biến SR và phòng chống bệnh SR trên thế giới. 1.1.1. Tình hình bệnh SR trên thế giới Trên thế giới, bệnh SR phân bố từ 640 vĩ ñộ bắc ñến 320 vĩ ñộ nam. Bệnh SR ñã gây nhiều vụ dịch làm thiệt hại lớn về kinh tế và giết hại nhiều người của nhiều quốc gia trên thế giới. Những vụ dịch lớn ñã xảy ra trong những năm qua ñã ñược ghi nhận: Vụ dịch tại Pengiáp Ấn Độ (1898) giết hại 307.000 người. Vụ dịch ở Srilanka và Ceylon (1934 - 1935) giết hại 82.000 người. Vụ dịch ở Brazil (1938) số BNSR là 100.000 người, số chết do SR là 14.000 người. Những năm 1950, trên thế giới số người mắc SR hàng năm khoảng 150 triệu người, chết vì SR khoảng 2,5 triệu người. Năm 1960 WHO cho biết: Trên thế giới có trên 2 tỷ người ñang sống trong vùng SR bao gồm 133 nước, hàng năm có trên 200 triệu người mắc SR, hàng triệu người chết vì SR. Năm 1991 WHO công bố: Sau 36 năm tiến hành TDSR và PCSR từ 1955 ñến 1991, trên toàn thế giới vẫn còn trên 2 tỷ người sống trong vùng SR (gần 50% dân số thế giới) ở 100 nước, tử vong do SR hàng năm từ 1 ñến 2 triệu người, số mắc SR mới hàng năm 110 triệu người. Trong 2 năm 1995-1996 ở 7 nước gồm Thailand, Indonesia, Ấn Độ, Bangladesh, Srilanca, Nepal, Myanmar có 776.008 người mang KSTSR và chết 3.387 người [44]. 1.1.2. Chương trình tiêu diệt và phòng chống bệnh SR trên thế giới. 1.1.2.1. Chương trình PCSR trên thế giới 1955-1968 Nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật, những năm 1950 con người ñã hiểu biết cơ bản về bệnh SR. Năm 1955 cuộc họp lần thứ XIV của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ñã ñề ra chương trình TDSR trên toàn thế giới có thời hạn (10 - 12 năm) với 4 giai ñoạn:
  • 15. 4 - Chuẩn bị: 2 năm; - Tấn công: 4 năm; - Củng cố: 3 năm; - Bảo vệ: nhiều năm [13]. 1.1.2.2. Chương trình PCSR trên thế giới từ 1969 ñến nay Ở kỳ họp lần 22 (1969) WHO ñã xét lại tình hình và ñưa ra chiến lược mới, một chương trình chống SR không có hạn ñịnh về thời gian và mục tiêu lâu dài là tiến tới tiêu diệt SR trên phạm vi toàn thế giới. Tuỳ theo từng bước ñề ra chương trình phòng chống hay thanh toán SR cho phù hợp. Từ 1969-1979, mỗi nước có chiến lược khác nhau, nhưng thực tế khách quan ñã chứng minh là những nước ở vùng nhiệt ñới (Đông Nam Á, châu Phi, Nam Mỹ) việc tiêu diệt bệnh SR trong thời gian có hạn ñịnh là không thực hiện ñược [42]. Từ 1979 WHO ñã chuyển sang chiến lược mới xác ñịnh 4 loại hình mục tiêu: - Loại hình mục tiêu 1: Giảm và ñề phòng tử vong do SR. - Loại hình mục tiêu 2: Giảm và ñề phòng tử vong và giảm mắc ở những tập thể bị ñe doạ (trẻ em, phụ nữ có thai, khách du lịch...). - Loại hình mục tiêu 3: Giống như mục tiêu 2, thêm giảm mức nhiễm SR ở từng thời ñiểm. - Loại hình mục tiêu 4: Có chương trình PCSR trong cả nước với mục tiêu cuối cùng là thanh toán từng bước bệnh SR. Từ năm 1979 trở ñi tình hình SR trên thế giới ñã thay ñổi rất ít, những khó khăn trên vẫn còn là trở ngại lớn ñối với chương trình PCSR. Từ 1985, WHO ñưa chương trình PCSR vào nội dung chăm sóc sức khoẻ ban ñầu. Trước tình hình SR trên thế giới có xu hướng tăng lên, tại hội nghị Bộ trưởng Y tế các nước SR họp tại Amsterdam tháng 10/1992 ñã khẳng ñịnh lại
  • 16. 5 chiến lược PCSR trên toàn cầu trước kia với mục tiêu: Giảm chết, giảm mắc và giảm thiệt hại do SR [43]. 1.2. Tình hình SR và PCSR ở Việt Nam 1.2.1. Giai ñoạn 1958 - 1975 Cả nước chia làm hai miền (miền Bắc và miền Nam) vì vậy Chương trình TDSR thực hiện riêng biệt ở hai miền: - Miền Bắc ñến năm 1975 bệnh SR ñã giảm thấp, tỷ lệ KSTSR chỉ còn 5/100.000 dân số chung. - Miền Nam tình hình SR tăng ở nhiều nơi. 1.2.2. Giai ñoạn 1976 - 1990 Chương trình TDSR chuyển sang thanh toán sốt rét (TTSR) trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên do hậu quả của chiến tranh và khó khăn về nguồn lực, từ năm 1987 bệnh SR quay trở lại trên phạm vi cả nước với tốc ñộ nhanh và ngày càng nghiêm trọng, ñặc biệt vào năm 1981 có 144 vụ dịch SR, làm 4.646 người chết và hơn 1 triệu người mắc SR. Bệnh SR hoành hành ở hầu hết các vùng rừng núi và ven biển nước ta, chiếm gần 80% dân số cả nước (57/67 triệu dân) [13]. 1.2.3. Giai ñoạn 1991 - 2000 Trước tình hình SR nghiêm trọng như ñã nêu ở trên, với sự quan tâm ñầu tư chỉ ñạo của Chính phủ, Chương trình TTSR ñã chuyển thành chương trình Quốc gia PCSR. Chương trình ñã ñề ra mục tiêu: Khống chế tốc ñộ tăng, giảm tỷ lệ chết, giảm dịch SR, tiến tới ổn ñịnh tình hình SR và bắt ñầu giảm SR trở lại vào năm 2000. Kết quả PCSR giai ñoạn này ñã ñạt ñược các mục tiêu nêu trên: năm 2000 so với năm 1991: Tỷ lệ chết SR/100.000 dân giảm 97%. Tỷ lệ chết SR/10.000 dân giảm 77%. Tỷ lệ chết SR/1.000 dân giảm 64,9%. Số vụ dịch SR giảm 98,6% [37].
  • 17. 6 1.2.4. Giai ñoạn 2001 - 2005 Đến năm 2005: - Tỷ lệ chết SR/100.000 dân là 0,02 (mục tiêu là ñề ra dưới 0,17) và giảm 89,5% so với năm 2000. - Tỷ lệ mắc SR/1000 dân là 1,19 (mục tiêu ñề ra dưới 3,5) và giảm 69% so với năm 2000. - Số KSTSR giảm 73,8% và tỷ lệ KSTSR/1000 dân giảm 76,3% so với những năm có dịch SR nhỏ ( 2001: 1 vụ; 2003: 2 vụ; 2005: 5 vụ ) quy mô dịch ở phạm vi thôn bản, ñã ñược dập tắt kịp thời, không có bệnh nhân chết SR trong các vụ dịch [37]. Tình hình SR từ 2000 - 2005 Chỉ số 2000 2001 2002 2003 2004 2005 % giảm so 2000 Số chết SR 148 91 50 50 24 18 - 87,8 Chết SR/100.000 0,19 0,12 0,06 0,06 0,03 0,02 - 89,5 Số BNSR 293.016 257.793 185.529 164.706 128.622 99.275 - 66,1 Mắc SR/1000 3,84 3,27 2,32 2,04 1,57 1,19 - 69,0 Số KSTSR 74.329 68.699 47.807 38.79 24.909 19.496 - 73,8 KSTSR/1000 0,97 0,87 0,60 0,48 0,30 0,23 - 76,3 Vụ dịch SR 2 1 0 2 0 5 Tăng 3 vụ 1.2.5. Giai ñoạn từ năm 2006 ñến năm 2010 Mục tiêu chung. - Tiếp tục ñẩy lùi SR và phát triển các yếu tố bền vững trong PCSR. - Phấn ñấu ñến năm 2010 bệnh SR không còn là một vấn ñề sức khoẻ quan trọng trong cộng ñồng, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Mục tiêu cụ thể. - Đến năm 2010 giảm mắc SR 30%, tỷ lệ mắc SR/1.000 dân dưới 0,8/1.000 (Năm 2005: l,19/1.000), không còn tỉnh có tỷ lệ mắc SR trên 4/1.000 dân. - Đến năm 2010 giảm chết SR 25%, tỷ lệ chết SR 11000.000 dân dưới 0,015 (Năm 2005 = 0,02/100.000), không còn tỉnh có tỷ lệ chết SR trên
  • 18. 7 0,3/100.000 dân. - Không có dịch SR lớn xẩy ra [38]. 1.3. Tình hình sốt rét ở Bình Phước: Bình Phước là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Tây của vùng Đông Nam bộ, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương, phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông và Campuchia. Là tỉnh nằm trong vùng mang ñặc trưng khí hậu nhiệt ñới cận xích ñạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Bình Phước ñược tái lập từ năm 1997. Đến nay, toàn tỉnh có 10 ñơn vị hành chính cấp huyện (có 07 huyện, 03 thị xã), 111 ñơn vị hành chính cấp xã. Đến 31/12/2009 toàn tỉnh Bình Phước có khoảng 220.540 hộ dân với 887.441 khẩu. Trong ñó, khoảng 18% là dân tộc thiểu số, chiếm ña số là dân tộc S’tiêng, Nùng, Tày, Khơ me …[40]. Theo thông báo của Trung tâm PCSR tỉnh Bình Phước thì tình hình bệnh SR trong 5 năm qua có xu hướng gia tăng, mặc dù chỉ số BNSR giảm nhưng các chỉ số về KSTSR, SRAT, tử vong do SR ñều không ổn ñịnh và có xu hướng gia tăng; trong năm 2010 tình hình SR tại tỉnh Bình Phước có nhiều diễn biến phức tạp; mặc dù số trường hợp mắc SR giảm 1,3%, tử vong sốt rét (TVSR) giảm 1 trường hợp, nhưng số trường hợp mắc SR lại chiếm 42,8%; trong 6 tháng ñầu năm 2011, trên ñịa bàn tỉnh có số người mắc SR là 2.040 người, tăng 26,94% so với cùng kỳ. Ngoài ra SR tập trung chủ yếu thuộc 3 xã có số người mắc SR tăng cao như xã Đak Ơ (huyện Bù Gia Mập) với 496 trường hợp và 1 cas tử vong, xã Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập) là 158 trường hợp và xã Đak Nhau (huyện Bù Đăng) là 101 người mắc SR [35]. Đặc ñiểm tình hình của xã Đak Nhau. Đak Nhau là một xã nằm ở phía Bắc huyện Bù Đăng, có 8 thôn và 11.295 nhân khẩu với 17 dân tộc khác nhau bao gồm: Dân tộc Kinh, bản ñịa (S′ tiêng) và dân tộc khác như M’nông, Tày, Dao, Nùng, Mường...
  • 19. 8 Dân sống bằng nghề nông nghiệp là chủ yếu: 60% sống nhờ vào thu hoạch ñiều, 10% cây cao su và 15% cây củ (sắn..). Xã có ñường giao thông thuận tiện ñặc biệt là ñường liên huyện chạy qua. Di biến ñộng dân: Rất phức tạp về giao lưu và di biến ñộng, ñặc biệt là nhóm dân khai thác gỗ, lâm sản, nương rẫy [39]. Dịch vụ y tế của xã Đak Nhau. Trạm Y tế xã: 8 nhân viên: 1 BS, 2 YS, 2 nữ HS, 2 ñiều dưỡng và 1 Dược trung cấp. Có 1 KHV, có 2 cán bộ soi kính. Xã có 8 thôn và 8 y tế thôn. Trong ñó có 5 nhân viên ñược ñào tạo, 3 nhân viên là người có uy tín trong thôn hoặc ñã tham gia công tác xã. Nhân viên y tế thôn ñược hưởng trợ cấp 0,5 lương cơ bản của ngân sách (từ 1/7/2009). Có 11 cửa hàng thuốc tư nhân (8 cửa hàng ở 2 thôn trung tâm là Đak Xuyên và Thống Nhất), có bán thuốc SR. 1.4. Yếu tố nguy cơ trong bệnh sốt rét. Một số yếu tố nguy cơ nhiễm KSTSR Sự lưu hành của bệnh SR có tính chất ñịa phương và biến ñổi theo thời gian. Đó là tác ñộng tương tác của KSTSR, muỗi truyền bệnh, con người và yếu tố ngoại cảnh ñịa phương như môi trường tự nhiên, môi trường xã hội cũng góp phần trong sự chi phối lưu hành bệnh. Chính vì vậy mà giữa các thời ñiểm, giữa các cộng ñồng dân cư, giữa các nhóm người kể cả các cá thể khác nhau cũng có những mức ñộ mắc bệnh khác nhau. Trong một cộng ñồng lại có những nguy cơ, yếu tố nguy cơ và ñối tượng nguy cơ khác nhau, ñó là lý do chính gây khó khăn cho việc áp dụng biện pháp PCSR [7].
  • 20. 9 1.4.1. Đối tượng nguy cơ: Đối tượng nguy cơ mắc SR - Người sống trong vùng SR lưu hành, người giao lưu giữa các vùng SR. - Di biến ñộng dân (từ nơi khác ñến, di chuyển ñi nơi khác, làm rẫy xa nhà có chòi nhà rẫy ...), du canh, du cư, khai thác gỗ, tre, nứa, lâm thổ sản. - Công nhân các lâm trường như công nhân cao su, các lực lượng lao ñộng làm việc ban ñêm trong các lều tạm, quân lính các ñồn biên phòng dọc theo biên giới, giao lưu dân số giữa các nước qua biên giới [15]. Đối tượng nguy cơ sốt rét ác tính (SRAT) - Người không có miễn dịch SR, như những người ñào ñãi vàng, ñá quý vì ñối tượng này không chỉ ñi vào vùng SR lưu hành mà còn tạo ra nhiều ổ bọ gậy mới của muỗi, từ những hố ñào ñể ñãi quặng. - Trẻ em, người già yếu, phụ nữ có thai và cho con bú [14]. 1.4.2. Yếu tố nguy cơ: 1.4.2.1. Theo góc ñộ khách quan và chủ quan Các yếu tố môi trường tự nhiên như sinh ñịa cảnh, thời tiết; các yếu tố do con người như thói quen, tập quán, hoạt ñộng kinh tế - xã hội; các yếu tố nội sinh, di truyền, nhóm máu, chủng loại KSTSR. 1.4.2.2. Theo khả năng can thiệp Có thể can thiệp ñược gồm yếu tố sinh cảnh, tập quán, thói quen, hoạt ñộng kinh tế - xã hội; không thể can thiệp gồm yếu tố thời tiết, yếu tố nội sinh, di truyền, nhóm máu, chủng loại KSTSR. 1.4.2.3. Theo nguyên nhân gây bệnh: P.falciparum tuy chưa có những á chủng rõ rệt nhưng khi phân lập ở những khu vực khác nhau thì có những ñặc ñiểm rất khác nhau. P. vivax có một vài á chủng ñã ñược ghi nhận, phân biệt rõ ràng: Chủng Chesson ở xứ nóng, á chủng Elisabeth, á chủng Hibernans (Nicolaev), á chủng Bắc Triều Tiên. Việt Nam có ñủ 4 loại KSTSR, có cơ cấu như sau:
  • 21. 10 + P. falciparum chiếm 70-80%, thường gây SR nặng có ñến 90% tử vong SR do P. falciparum, các vụ dịch SR do P. falciparum thường rầm rộ. + P. vivax chiếm 20-30%, dịch SR do P. Vivax thường không nặng nhưng kéo dài do có thể ngủ trong gan. + P. malariae chiếm 1-3%. + P. ovale có rất ít. 1.4.2.4. Vai trò truyền bệnh của muỗi Anopheles: Ở Việt Nam hiện nay ñã phát hiện trên 60 loài Anopheles. Những loài truyền bệnh SR chủ yếu là: An. minimus, An. dirus truyền bệnh SR ở miền núi. An. subpictus, An. sundaicus (An. epiroticus) truyền bệnh SR ở ven biển. Những loài truyền bệnh SR thứ yếu là: An. vagus, An. aconitus, An. jeyporiensis [23]. 1.5. Các nghiên cứu liên quan ñến ñề tài 1.5.1. Nghiên cứu về dịch tễ SR: Năm 1997, ñiều tra 90 xã trên toàn quốc cho thấy tỷ lệ SR chung cả nước: 7,1%, trong ñó Tây Nguyên 12%, Bắc miền Trung 9,7%, ñồng bằng sông Cửu Long 2%; tỷ lệ lách to chung cả nước 2,65%, trong ñó Tây Nguyên 9,1%, miền Bắc 3,6%, miền Trung 3,2%, ñồng bằng Nam bộ 0%; tỷ lệ KSTSR(+)/ lam máu chung cả nước 1,45%, trong ñó MT-TN 3,44%, núi phía Bắc 1% [2]. Năm 1998, ñiều tra, giám sát KSTSR trên toàn quốc với kết quả: tỷ lệ KSTSR(+)/ lam máu chung cả nước là 2,72%, trong ñó miền Bắc 0,52%, MT- TN 5,32%, miền Nam 2,56%. Cơ cấu KSTSR: miền Bắc: P. falciparum 51,1%, P. vivax 48,4%, phối hợp 0,5% ; MT-TN P. falciparum: 62,45%, P. vivax 16,28%, phối hợp: 1,14% ; miền Nam P. falciparum 62,45%, P. vivax 36,67%, phối hợp 0,38% [15]. Năm 1999, một ñiều tra cắt ngang tại cộng ñồng di biến ñộng dân ở Cư Jut, Krông Năng, Krông Bông tỉnh Đắk Lắk cho kết quả: tỷ lệ SRLS: 6,6%, tỷ lệ KSTSR(+)/ lam máu 4,19%, lách sưng 7,56% [21].
  • 22. 11 Năm 1999, tại một xã ở Quảng Bình, một xã ở Bình Thuận, Lê Khánh Thuận và CS khi nghiên cứu can thiệp về PCSR cho thấy Tại Sơn Trạch có tỷ lệ SRLS 3,3%, KSTSR là 4,8%; tại Bình Tân có tỷ lệ SRLS 6,8%, KSTSR là 8,0% [26]. Năm 2001, nghiên cứu tại Tây Nguyên cho thấy: Tỷ lệ BNSR chung 5,06%; trong ñó Ê ñê ở Đắk Lắk 1,5%, Xê Đăng ở Kon Tum là 1,95%, Ba na ở Gia Lai là 11,96% [28]. Năm 2002, nghiên cứu tại 27 xã, huyện Di Linh và Đạ Huoai (Lâm Đồng) cho kết quả: Tỷ lệ mắc SR ở người Kinh là 61,3%, tỷ lệ mắc SR ở người K’ Ho là 16,2%, tỷ lệ mắc SR ở người Mạ, Ya Chill, Churu là 22,5%. có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh SR giữa 2 giới nam và nữ (p 0,01) người Kinh có nguy cơ mắc bệnh SR gấp 2,1 lần các dân tộc tại chỗ là K’ho, Mạ, Ya Chill, Chu Ru [9]. Năm 2003, nghiên cứu tình hình SR tại cộng ñồng dân di cư tự do tại Ea Soúp tỉnh Đắk Lắk cho kết quả tỷ lệ SRLS 7,02%. xét nghiệm 114 lam máu có 16 KSTSR(+) chiếm tỷ lệ 14,06%. Trong ñó P.falciparum 87,5%, P.vivax 12,5% [8]. 1.5.2. Nghiên cứu vector truyền bệnh SR: Sau khi nghiên cứu một số ñặc ñiểm dịch SR khu vực miền Trung - Tây Nguyên từ 1976 – 1996, Lê Khánh Thuận và CS ñã kết luận: Ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên dịch xảy ra chủ yếu từ tháng 5 ñến tháng 9 và xảy ra quanh năm; mầm bệnh trong các vụ dịch là P.falciparum; côn trùng truyền bệnh chủ yếu trong các vụ dịch là An.minimus và An.dirus [27]. Năm 1999, nghiên cứu ở huyện Ea H’leo tỉnh Đắk Lắk cho kết quả: Có 7 thành phần loài Anopheles, không phát hiện vector truyền bệnh chính (An. minimus, An. dirus); mật ñộ từ 0,04 con/ giờ/ người ñến 0,1 con/ giờ/ người [18]. Năm 2003, nghiên cứu ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cho thấy vùng sinh cảnh rừng tự nhiên có 21 loài, vùng sinh cảnh cây cà phê có 19 loài vùng sinh cảnh cây cao su có 18 loài; mật ñộ An. dirus vùng sinh cảnh rừng tự nhiên 0,178
  • 23. 12 con/ người/ ñêm, vùng sinh cảnh cây cà phê 0,046 con/ người/ ñêm, vùng sinh cảnh cây cao su 0,026 con/ người/ ñêm. mật ñộ An. minimus vùng sinh cảnh rừng tự nhiên 1,164 con/ người/ ñêm, vùng sinh cảnh cây cà phê 0,178 con/ người/ ñêm, vùng sinh cảnh cây cao su 0,007 con/ người/ ñêm [19]. 1.5.3. Nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ trong bệnh SR Năm 1962, Đặng Văn Ngữ và CS ñã nghiên cứu và phân vùng SR ở miền Bắc và phân thành 7 vùng. Năm 1987, Vũ Thị Phan ñã phân vùng SR Việt Nam thành 5 vùng [16]. - Các yếu tố thời tiết: Điều kiện thời tiết có ảnh hưởng lớn ñến sự tồn tại và phát triển của các vector SR và ngay cả của KSTSR. Ba yếu tố: nhiệt ñộ, ñộ ẩm, và lượng mưa thường có mối liên quan trực tiếp ñến sự phát triển vector và gián tiếp chi phối bệnh SR [17]. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñối với sự phát triển của muỗi An. dirus, Trần Thị Dung, Nguyễn Thị Duyên và CS cho thấy muỗi An. dirus có khả năng hoàn thành vòng ñời trong khoảng nhiệt ñộ 17,2°C - 32°C [4]. Năm 2000, nghiên cứu tại Vân Canh, Bình Định. Cho thấy An. minimus phát triển quanh năm; An. dirus phát triển vào mùa mưa [29]. Những thay ñổi về sinh thái môi trường, sinh thái người, cùng các yếu tố xã hội, kinh tế, văn hóa, y tế có tác ñộng dến bệnh SR do ñó có tác ñộng ñến mùa truyền bệnh. 1.5.4. Nghiên cứu về kiến thức, thái ñộ, thực hành phòng chống bệnh SR Năm 1997, nghiên cứu ở 5 xã trên toàn quốc của Lê Đình Công cho biết tỷ lệ: Tỷ lệ người biết ñúng nguyên nhân gây bệnh SR 83,5%, hành vi ñúng khi bị SR 97,7%, người dân PCSR bằng ngủ màn 92,7% [3]. Năm 1998, khi tiến hành ñiều tra KAP tại A Lưới, Thừa Thiên – Huế, Trần Bá Nghĩa và CS cho biết tỷ lệ: Biết ñúng nguyên nhân gây bệnh SR 88,68%, biết cách PCSR 96,29%, biết tác hại của bệnh SR 94,90% [12].
  • 24. 13 Năm 1998, khi tiến hành ñiều tra KAP tại Đắk Lắk, Nguyễn Văn Trung và CS cho biết tỷ lệ: biết ñúng nguyên nhân gây bệnh SR ở dân tộc Ê Đê, M’nông, Kinh lần lượt là 38%, 33,33%, 85%; biết ñược ñường lây truyền bệnh SR ở dân tộc Ê ñê, M’nông, Kinh lần lượt là 34,5%, 26,67%, 82,5%; biết cách PCSR ñúng của dân tộc Ê ñê, M’nông, Kinh lần lượt là 53,5%, 33,33%, 89% [31]. Năm 1998, khi ñiều tra 6255 mẫu KAP về hiệu quả truyền thông giáo dục trong PCSR trên 7 dân tộc ñịnh cư ở Tây Nguyên, Nguyễn Xuân Thao và CS cho thấy: Sau một năm ñược truyền thông giáo dục, sự hiểu biết và thực hành PCSR của nhân dân ñều tăng có ý nghĩa. Tỷ lệ người biết ñúng nguyên nhân bệnh SR là 48,8%, tỷ lệ biết ñúng phương thức lan truyền bệnh SR 66,9%; tỷ lệ người biết nằm màn PCSR 72,5% [25]. Năm 1999, khi ñiều tra KAP 500 người ở tỉnh Đắk Lắk, Nguyễn Tân và CS cho biết tỷ lệ: biết nguyên nhân bệnh SR 16 - 89%, biết ñúng về cách lây truyền SR 9 - 85%, biết ñúng về tác hại của bệnh SR 16 - 98%, biết cách sử dụng các biện pháp PCSR 20 - 92% [21]. Năm 2000, ñiều tra KAP tại làng k3, Vĩnh Kim, Vĩnh Thạnh, Bình Định, Võ Văn Lãnh và CS cho biết tỷ lệ: biết nguyên nhân gây bệnh SR 30,6%, biết cách PCSR 33,1%, người dân ngủ rẫy, chòi chăn nuôi: 68,9% [11]. Năm 2001, nghiên cứu tại Tây Nguyên cho thấy: Hiểu biết về bệnh SR của các nhóm người dân tộc tại chỗ như Ê ñê ở Đắk Lắk, Xê Đăng ở Kon Tum, Bana ở Gia Lai nhìn chung vẫn còn thấp. Có 19,2% số người trả lời ñúng về nguyên nhân gây bệnh SR; khi bị SR thì có 52,6% ñến trạm y tế, 13,5% ñến bệnh viện [28]. Năm 2002, nghiên cứu tại 27 trạm y tế của 27 xã thuộc hai huyện Di Linh và Đạ Huoai, Lâm Đồng cho biết tỷ lệ: biết ñúng về bệnh SR 85,8% số bệnh nhân; nguy cơ của những người không ngủ màn thường xuyên cao gấp 2,4 lần so với người ngủ màn thường xuyên; nguy cơ mắc SR của người ngủ rẫy gấp 10 lần người chỉ ngủ ở nhà [9].
  • 25. 14 Năm 2002, nghiên cứu ở huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng, Ngô Văn Toàn và CS cho biết tỷ lệ: biết nguyên nhân gây bệnh SR 71,1%, biết triệu chứng của bệnh SR 95,1%, biết các biện pháp PCSR 99% [30]. Năm 2002, khi tiến hành ñiều tra 580 mẫu KAP tại huyện Ea Suop tỉnh Đắk Lắk, Nguyễn Xuân Thao và CS cho biết tỷ lệ: biết ñúng nguyên nhân bệnh SR là 52,41%; biết ñúng phương thức lây truyền bệnh 79,66%; người Kinh có tỷ lệ biết ñúng cao hơn người dân tộc. Có 73,1% người ñược phỏng vấn cho rằng ngủ màn có thể phòng ñược bệnh SR, không có sự khác biệt giữa người Kinh và dân tộc thiểu số. Về thực hành PCSR; có 99,31% số người có màn; 87,76% người nằm màn thường xuyên; 79,48% người sử dụng màn tẩm hoá chất diệt muỗi và 48,87% người ñến cơ sở y tế khám chữa bệnh [24]. Năm 2003, khi tiến hành ñiều tra 300 mẫu KAP tại Đắk Lắk, Ngô La Sơn và CS cho biết tỷ lệ: biết nguyên nhân gây bệnh SR do KSTSR 13,3%, cho rằng nguyên nhân gây bệnh SR là thời tiết, uống nước: 23,3%, biết tác nhân lây truyền SR là muỗi, cách phòng muỗi ñốt là nằm màn 50%; nếu bị bệnh thì 53,3% ñến trạm y tế; 46,6% ñến y tế tư nhân ñể khám; 46,6% tự ñi mua thuốc uống [20].
  • 26. 15 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa ñiểm, ñối tượng, thời gian nghiên cứu 2.1.1 Địa ñiểm nghiên cứu Đak Nhau là một xã nằm ở phía Bắc huyện Bù Đăng, có 8 thôn và 11.295 nhân khẩu với 17 dân tộc khác nhau bao gồm: Dân tộc Kinh, bản ñịa (S′ tiêng) và dân tộc khác như M’nông, Tày, Dao, Nùng, Mường... Dân sống bằng nghề nông nghiệp là chủ yếu: 60% sống nhờ vào thu hoạch ñiều, 10% cây cao su và 15% cây củ (sắn). Xã có ñường giao thông thuận tiện ñặc biệt là ñường liên huyện chạy qua. Di biến ñộng dân: Rất phức tạp về giao lưu và di biến ñộng, ñặc biệt là nhóm dân khai thác gỗ, lâm sản, nương rẫy. Hàng tháng có khoảng 800 người (tháng cao ñiểm mùa khô từ tháng 12 ñến tháng 2 năm sau, có khoảng 4.000 người) trong ñó 60% là người ở các tỉnh khác như Nghệ An, Hà Tĩnh, Đồng Nai, miền Tây Nam bộ... ñến làm nghề khai thác, vận chuyển và khai thác lâm sản, thu hoạch sắn ñiều (ước tính xã Đak Nhau có 45 xe tải cải tiến chở gỗ, 300 xe trâu chở gỗ chuyên nghiệp, 50 xe chở gỗ bán chuyên nghiệp). Địa bàn xã có 5 cây xăng phục vụ các xe trong xã hoạt ñộng. Xã Đak Nhau có tỉnh lộ (ñường 750) chạy qua trung tâm xã, hàng ngày có một số chuyến xe khách chạy qua xã, mỗi tháng có ít nhất 2 chuyến xe khách ñi từ Đồng Nai ñến, một năm có 1 - 3 chuyến xe từ Lạng Sơn, Cao Bằng ñưa bà con ñến xã Đak Nhau làm ăn. Theo thông báo của chính quyền ñịa phương, năm 2010 có khoảng 323 hộ dân của xã Đak Nhau ñang ñi chặt rừng làm rẫy tại huyện Tuy Đức tỉnh Đắk Nông [39].
  • 27. 16 Hình 2.1. Bản ñồ hành chính tỉnh Bình Phước
  • 28. 17 2.1.2 Đối tượng nghiên cứu - Cộng ñồng dân cư xã Đak Nhau, huyện Bù Đăng. - Quần thể muỗi Anopheles. 2.1.3 Thời gian nghiên cứu: Tháng 6/2010 ñến tháng 6/2011. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. - Mô tả tỷ lệ hiện mắc sốt rét (BNSR, KSTSR). - Mô tả kiến thức, thái ñộ, thực hành của người dân về PCSR. - Xác ñịnh loài muỗi Anophelles truyền bệnh SR. 2.2.2. Cỡ mẫu 2.2.2.1. Cỡ mẫu cho nghiên cứu tỷ lệ nhiễm KSTSR Cỡ mẫu ñược tính theo công thức. n = 2 2 2 1 1 d p P Z ) ( ) / ( − −α (2.1) Trong ñó: n: Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu phải có. p: Tỷ lệ nhiễm KSTSR nghiên cứu ở một cộng ñồng tương tự ( Để có ñược cỡ mẫu lớn nhất P= 0,5 ). d: Mức sai số cho phép (%) giữa tỷ lệ thu ñược từ mẫu và tỷ lệ của quần thể (d = 0,05). α = 0,05 (ñộ tin cậy 95%), thì Z(1-α/2) = 1,96. Thế các giá trị vào công thức (2.1) ta tính ñược cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu là 384 người.
  • 29. 18 2.2.2.2. Mẫu cho nghiên cứu các yếu tố nguy cơ nhiễm KSTSR Tiến hành phỏng vấn về nhận thức, thái ñộ và thực hành bệnh SR ñối với các ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ngay tại mẫu nghiên cứu tỷ lệ nhiễm KSTSR (trong số 384 người). 2.2.3. Cách chọn mẫu 2.2.3.1 Chọn mẫu ñiều tra tỷ lệ hiện mắc SR và chọn mẫu ñiều tra KAP Tiêu chuẩn chọn mẫu là các thành viên trong hộ gia ñình. Điều tra tỷ lệ mắc: Chọn ngẫu nhiên 4 thôn trong xã. Tại mỗi thôn, lập danh sách hộ gia ñình và chọn ngẫu nhiên một gia ñình trong danh sách và bắt ñầu tiến hành ñiều tra khám bệnh, lấy lam xét nghiệm máu rồi tiếp tục ñiều tra ở hộ liền kề theo quy tắc cổng liền cổng cho ñến khi ñủ cỡ mẫu ñiều tra. Điều tra KAP: Số người ñủ 15 tuổi trở lên trong tổng số 384 người thuộc mẫu ñiều tra tỷ lệ mắc SR. 2.2.3.2 Tiêu chí loại trừ Số hộ từ chối trả lời phỏng vấn. Vắng mặt trong thời gian nghiên cứu. 2.3. Các kỹ thuật dùng trong nghiên cứu 2.3.1. Kỹ thuật và phương pháp ñiều tra KSTSR Xác ñịnh mẫu theo kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống từng hộ gia ñình, sau ñó thu nhập ñủ cỡ mẫu theo qui trình. Khám phát hiện bệnh nhân SRLS, lấy lam máu xét nghiệm tìm KST. - Tất cả các ñối tượng nghiên cứu về KSTSR tiến hành lấy máu ngoại vi làm tiêu bản giọt dày, nhuộm giêm - sa, soi dưới kính hiển vi, phân loại KSTSR theo quy trình thường qui của Viện Sốt rét, ký sinh trùng Côn trùng Trung Ương và WHO. - Kỹ thuật lấy lam máu: máu ñược lấy ở ñầu ngón tay trỏ; ở trẻ em nên lấy ở ngón chân cái. Lau sạch bằng cồn, ñể khô, dùng kim trích máu, ñể máu ñầu
  • 30. 19 ngón tay nhỏ xuống lam kính 1-2 giọt ñủ kích thước 1,5cm ñường kính ñể làm giọt dày; ngoài ra còn lấy máu ở ñường tĩnh mạch hoặc lấy máu trong da. - Kỹ thuật nhuộm lam máu giọt dày [1]: + Giọt máu ñể khô; + Dung dịch giêm - sa ñã pha (3%) phủ kín giọt máu dày ñể 30 phút; + Rửa lam nhẹ nhàng bằng nước sạch ñể tránh bong giọt máu, ñể khô lam ở nhiệt phòng. Soi dưới kính hiển vi ñể phát hiện KSTSR Có thể ñánh giá số lượng KST theo kí hiệu từ 1- 4 (+): + = 1 – 10 KST/100 vi trường ++ = 11 – 100 KST/100 vi trường giọt dày +++ = 1 – 10 KST/1 vi trường giọt dày ++++ = 10 KST/1 vi trường giọt dày Công thức tính mật ñộ KSTSR: Mật ñộ KSTSR / µl máu = Số thể vô tính ñếm ñược x 8000 Số bạch cầu ñếm ñược - Một số qui ñịnh về lam máu ñạt tiêu chuẩn: + Lam máu giọt ñàn (mỏng): Nền lam phải sạch, không cặn bẩn, hồng cầu có màu xanh nhạt; Bạch cầu trung tính có màu tím ñỏ và các hạt ñặc hiệu rõ ràng; Nhân bắt màu ñỏ và nguyên sinh chất bắt màu xanh da trời; Có những hạt Schuffner trong hồng cầu nhiễm P.vivax, về có những vết thô như vết Maurer trong hồng cầu nhiễm P.falciparum [42] [43] [45]. + Lam máu giọt ñặc: Hồng cầu phải ñược dung giải hết. Bạch cầu màu tím ñỏ và có các hạt ñặc hiệu rõ. Nhân của KSTSR có màu ñỏ, nguyên sinh chất bắt màu xanh da trời [42].
  • 31. 20 2.3.2. Kỹ thuật ñiều tra và ñịnh loại muỗi Anopheles Tại mỗi ñiểm ñiều tra thực hiện các qui trình thường qui của Viện Sốt rét, ký sinh trùng Côn trùng Trung Ương, WHO (1994). Muỗi ñược ñịnh loại dựa trên ñặc ñiểm hình thể theo khoá ñịnh loại của Viện Sốt rét, ký sinh trùng Côn trùng Trung Ương (1987). - Định loại, xác ñịnh thành phần loài Anopheles. - Xác ñịnh mật ñộ muỗi. - Mồi người trong nhà và ngoài nhà ñêm: Được tiến hành từ 18 giờ tối hôm trước ñến 6 giờ sáng hôm sau. - Bẫy ñèn trong nhà và ngoài nhà ñêm: Đèn treo cách mặt ñất 1,5m; từ 18 giờ tối hôm trước ñến 6 giờ sáng hôm sau. - Soi muỗi trong nhà ban ngày: Soi 10 nhà ñược chọn ngẫu nhiên; mỗi nhà soi 15 phút; soi từ 7 giờ – 11 giờ sáng; thực hiện 2 lần trong 2 ngày. - Soi muỗi chuồng gia súc ñêm: Từ 19giờ – 23 giờ tối. Mỗi giờ 2 người soi 15 phút. Thực hiện 1 ñêm. 2.3.3. Khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân có sốt và lách to Cặp nhiệt ñộ hố lách khoảng 15 phút, nếu nhiệt ñộ cơ thể ñối tượng nghiên cứu lớn hơn 37,5 ñộ ñược chẩn ñoán là có sốt. Khám lâm sàng xác ñịnh lách to ñược chia thành 4 ñộ: - Lách số 1: Bờ dưới lách ñến gần ¼ ñường từ mạng sườn trái tới rốn. - Lách số 2: Bờ dưới lách nằm ở ¼ ñến ½ ñường từ mạng sườn trái tới rốn. - Lách số 3: Bờ dưới lách nằm quá ½ ñường từ mạng sườn trái tới rốn. - Lách số 4: Bờ dưới lách nằm ngang hoặc quá rốn 2.3.4. Điều tra KAP và một số quy ñịnh về thuật ngữ Phỏng vấn trực tiếp các ñối tượng nghiên cứu từ 15 tuổi trở lên với bộ câu hỏi (phụ lục kèm theo) gồm các câu hỏi dạng ñóng, ñơn giản, dễ hiểu, câu hỏi ñược thử nghiệm trước và các cán bộ tham gia ñều ñược tập huấn trước.
  • 32. 21 2.3.4.1. Trình ñộ văn hoá: Theo quy ñịnh Bộ giáo dục và ñào tạo: - Mù chữ: + Không ñược ñi học ở trường, lớp. + Không biết ñọc viết tiếng Việt. - Biết chữ: + Đã ñược học ở trường, lớp theo hệ bậc học của Bộ giáo dục và ñào tạo quy ñịnh. + Đọc và viết ñược chữ Việt. 2.3.4.2. Rẫy Là những mảnh ñất ở bìa rừng, hay trong rừng, cũng có thể ở ñỉnh ñồi (ñối với ñồi thấp) hay ở lưng chừng ñồi, chân ñồi (ñối với ñồi cao), cách buôn làng khoảng 1-2 km trở lên, ñược dùng ñể trồng các loại cây lương thực. Sau khi canh tác 2-3 năm ñất ñã bạc màu, người dân lại chuyển sang khai phá mảnh ñất khác ñể làm rẫy. 2.3.4.3. Nhà rẫy: Là những ngôi nhà ñược làm tại rẫy, có kích thước nhỏ hơn nhà ở trong thôn, buôn. Cấu trúc ñơn giản, ñược làm chủ yếu bằng tre nứa. 2.3.4.4. Ngủ rẫy: Là hoạt ñộng của người dân làm rẫy, không về nhà mà ngủ lại qua ñêm tại rẫy, có thể ngủ theo mùa gieo trồng, làm cỏ, mùa thu hoạch. 2.3.4.5. Nằm màn thường xuyên: Là hoạt ñộng hay thói quen của người dân về việc sử dụng màn ñể ngủ hàng ñêm cho tất cả các ngày, tháng trong năm ñể chống côn trùng ñốt ñề phòng một số bệnh. 2.3.5. Khái niệm biết ñúng, thái ñộ ñúng và hành vi ñúng trong ñiều tra KAP - Biết ñúng về ñường lây truyền bệnh SR: Do muỗi ñốt. - Biết ñúng về tính chất lây truyền bệnh SR: Bệnh SR có lây.
  • 33. 22 - Biết ñúng về triệu chứng bệnh SR: Có sốt hoặc có sốt và rét run, vã mồ hôi. - Biết ñúng về xét nghiệm máu khi SR: cần phải xét nghiệm. - Biết ñúng về thuốc ñiều trị sốt rét: Thuốc SR. - Biết ñúng về các biện pháp PCSR: Một trong các biện pháp ngủ màn, uống thuốc phòng, phát quang bụi rậm, phun tẩm hoá cất hoặc hun khói xua muỗi. - Biết ñúng về nơi ñiều trị bệnh SR: Trạm y tế. - Thái ñộ ñúng ñối với bệnh SR: Bệnh SR nguy hiểm. - Thái ñộ ñúng ñối với ñiều trị bệnh SR: Bệnh SR ñiều trị ñược. - Thái ñộ ñúng về phòng chống bệnh SR: Bệnh SR phòng ñược. - Thái ñộ ñúng về ngủ màn phòng chống bệnh SR: Ngủ màn phòng ñược bệnh SR. - Hành vi người dân ñến nơi ñiều trị ñúng: Trạm Y tế, Bệnh viện huyện hoặc Y tế tư nhân. - Hành vi ñúng khi sử dụng thuốc ñể ñiều trị SR: Dùng thuốc SR. - Hành vi ñúng phòng chống muỗi ñốt khi ngủ: Ngủ màn thường xuyên. - Hành vi ñúng phòng chống muỗi môi trường nhà ở: Vệ sinh môi trường trong và ngoài nhà ở, khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm. 2.4. Các chỉ số ñánh giá 2.4.1 Sốt rét lâm sàng Tỷ lệ sốt rét lâm sàng (%) = 2.4.2 Ký sinh trùng sốt rét - Tỷ lệ KST SR (%) = Số mắc sốt rét lâm Sàng Tổng số người nghiên cứu x 100 Số lam có KST SR (+) Tổng số lam ñiều tra x 100
  • 34. 23 - Tỷ lệ P. falciparum (%) = - Tỷ lệ P.vivax (%) = - Tỷ lệ nhiễm PH (%) = 2.4.3. Muỗi truyền bệnh sốt rét: Mật ñộ (con/ giờ/ người ) = Số muỗi bắt ñược của một loài Anophenles Số người bắt x Số giờ bắt Mật ñộ (con/ ñèn/ ñêm ) = Tổng số muỗi cái thu thập Số bẫy ñèn Số lượng tăng hoặc giảm của muỗi ñược tính bằng (% ) hay số lần. Tỷ lệ muỗi ñẻ = Tổng số muỗi ñẻ Số muỗi ñẻ + số muỗi chưa ñẻ Số lam P. falciparum (+) P. vivax (+) Tổng số lam có KST SR (+) Số lam P.vivax (+) Tổng số lam có KST SR (+) x 100 x 100 x 100 x 100 Số lam P.falciparum (+) Tổng số lam có KST SR (+)
  • 35. 24 2.5. Các biến số và phương pháp thu thập Nhóm biến Tên biến PP thu thập Nhóm biến cơ bản - Giới tính - Nhóm tuổi - Nghề nghiệp - Trình ñộ học vấn - Thành phần dân tộc - Phỏng vấn - Phỏng vấn - Phỏng vấn - Phỏng vấn - Phỏng vấn Nhóm biến số BNSR và KSTSR - BNSR - KSTSR (+) - Khám lâm sàng - XN máu tìm KSTSR Nhóm biến số ñiều tra dịch tễ BNSR và KSTSR - BNSR - KSTSR (+) - Hồi cứu - Hồi cứu Nhóm biến số kiến thức, thái ñộ, thực hành - Nguyên nhân gây bệnh - Biểu hiện của bệnh - Cách phòng bệnh SR - Thực hành khi bị SR - Phỏng vấn - Phỏng vấn - Phỏng vấn - Phỏng vấn Nhóm biến số xã hội - Ngủ màn - Không ngủ màn - Ngủ rẫy - Không ngủ rẫy - Phỏng vấn - Phỏng vấn - Phỏng vấn - Phỏng vấn Nhóm biến số côn trùng truyền bệnh SR - Mật ñộ muỗi Anopheles - Thành phần loài Anopheles - Đếm - Định loại
  • 36. 25 2.6. Công cụ thu thập số liệu Tỷ lệ mắc SR Nhiệt kế ño nhiệt ñộ ở nách, thuốc SR và thuốc cứu ñau. Lam kính, kim chích máu máu vô trùng, kính hiển vi. Cồn Methanol 70%, bông thấm nước, bút chì, bút dạ, dung dịch giêm - sa 3%, phiếu ghi kết quả xét nghiệm. Thu thập số liệu muỗi SR Bẫy ñèn CDC, tuýp bắt muỗi, kính lúp, Ê-te, pin ñèn, ñèn pin. Bảng ñịnh loại muỗi. Điều tra KAP Bộ câu hỏi soạn sẵn dựa theo mẫu “ Phỏng vấn hộ gia ñình về kiến thức, thái ñộ, thực hành trong PCSR” của Viện Sốt rét, ký sinh trùng Côn trùng TP.HCM và tham khảo các mẫu ñiều tra của các nghiên cứu trước gồm: + 07 câu về nguyên nhân bệnh SR. + 05 câu về thái ñộ và cách phòng chống bệnh SR. + 06 câu về thực hành của người dân. 2.7. Phân tích, xử lý số liệu Số liệu ñược quản lý và phân tích trên phần mềm EPI INFO 6.04. 2.8. Sai số có thể gặp và cách hạn chếz Để hạn chế sai sót, tất cả các cán bộ tham gia nghiên cứu ñều ñược tập huấn, giao nhiệm vụ cụ thể và ñược giám sát khi thực hiện các cuộc ñiều tra. Các lam máu ñược soi bởi các kỹ thuật viên có kinh nghiệm của khoa xét nghiệm Viện Sốt rét, ký sinh trùng Côn trùng TP. HCM. Sai số có thể gặp trong phỏng vấn KAP do ngôn ngữ bất ñồng giữa người phỏng vấn và người ñược phỏng vấn. Hạn chế sai số bằng cách chọn người ñịa phương là cán bộ Y tế xã hoặc cán bộ xã hoặc Y tế thôn bản cùng ñi phỏng vấn và làm phiên dịch.
  • 37. 26 2.9. Y ñức trong nghiên cứu Các ñối tượng nghiên cứu ñược giải thích cặn kẽ về mục ñích của nghiên cứu, cũng như các bước tiến hành, nếu có bệnh sẽ ñược hướng dẫn ñiều trị. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu tại thực ñịa tuân thủ theo các quy ñịnh về khám chữa bệnh do Bộ Y tế, Chương trình Quốc gia Phòng chống sốt rét ban hành. 2.10. Liệt kê và ñịnh nghĩa biến số 2.10.1. Các biến số nền Tuổi: Đối với xác ñịnh tỷ lệ bệnh SR, tuổi ñược chia làm 2 nhóm tuổi: 0- 15 tuổi và từ 15 tuổi trở lên. Giới: Gồm nam và nữ. Trình ñộ học vấn: Được chia làm 4 cấp ñộ: Mù chữ, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Nghề nghiệp: Được chia làm 3 nghề chính: + Nông - Lâm nghiệp: Trồng lúa, hoa màu, làm nương rẫy, ñi rừng, khai thác lâm sản, săn bắt thú rừng. + Công nhân cao su, cà phê. + Nghề khác: Gồm các ñối tượng là học sinh, cán bộ ñang làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức tư nhân hoặc ñã về hưu, buôn bán, nghề tự do. 2.10.2. Các biến số liên quan ñến mắc SR KSTSR: Là biến nhị giá gồm 2 giá trị: dương tính (+) và âm tính (-). + Dương tính (+): Là những người có KSTSR trong máu ngoại vi khi xét nghiệm KSTSR, có thể có hoặc không có triệu chứng lâm sàng. + Âm tính (-): Là những người không tìm thấy KSTSR trong máu ngoại vi khi xét nghiệm KSTSR.
  • 38. 27 BNSR: Là biến nhị giá gồm 2 giá trị: BNSR và không phải BNSR. Dựa vào ñịnh nghĩa ca bệnh của Dự án Quốc gia PCSR và Bộ Y tế 26/7/2003: + Bệnh nhân xác ñịnh là SR: Có KSTSR trong máu bằng nhuộm giêm sa hay que thử. + Bệnh nhân nghi là SR (SRLS). Trường hợp không có xét nghiệm máu, xét nghiệm máu âm tính hoặc chưa có kết quả xét nghiệm và có 3 tiêu chuẩn: Hiện ñang sốt ( ≥ 37°C) hoặc có sốt trong 3 ngày gần ñây. Không giải thích ñược các nguyên nhân gây sốt. Đang sống hoặc ñã có mặt ở vùng SR trong 6 tháng gần ñây. Tỉ lệ KSTSR: Là % tổng số KSTSR trên tổng số người ñược lấy lam. Tỷ lệ BNSR/1000 dân: 000 . 1 DS BNSR SRLS + = 2.10.3. Các biến số liên quan ñến muỗi SR Loài muỗi SR: Là biến số ñịnh danh, ñược phân loại theo khóa ñịnh loại Viện Sốt rét, ký sinh trùng Côn trùng Trung Ương (1987). Mật ñộ: Là biến ñịnh lượng liên tục ñược tính như sau: Tổng số muỗi bắt ñược của một loài Anopheles Mật ñộ = (Con/giờ/người) Số người bắt × Số giờ bắt Tổng số muỗi bắt ñược của một loài Anopheles Mật ñộ = (Con/ñèn/ñêm) Số bẫy ñèn × Số ñêm
  • 39. 28 2.10.4. Biến số về Kiến thức - Thái ñộ - Thực hành, nguồn thông tin về PCSR. 2.10.4.1. Biến số về kiến thức Kiến thức về nguyên nhân: là biến số nhị giá ñúng và không ñúng. Một người có kiến thức ñúng về nguyên nhân gây bệnh SR khi trả lời là do KSTSR gây nên, trả lời khác hoặc không biết là người có kiến thức sai. Kiến thức về triệu chứng: Là biến số nhị giá ñúng và không ñúng. Một người có kiến thức ñúng về triệu chứng của bệnh SR khi biết ñầy ñủ 3 triệu chứng: rét run, sốt cao và ñổ mồ hôi; không biết ñầy ñủ 3 triệu chứng trên hoặc không biết gì cả là người có kiến thức không ñúng. Kiến thức về bệnh lây truyền: Là biến số nhị giá ñúng và không ñúng. Một người có kiến thức ñúng về ñường lây truyền bệnh SR khi biết là do muỗi ñốt. Một người không biết khi trả lời ngoài nguyên nhân là do muỗi còn có nguyên nhân khác hoặc không biết gì cả. Kiến thức phòng chống bệnh SR: Là biến số nhị giá ñúng và không ñúng. Một người có kiến thức ñúng về phòng chống bệnh SR khi biết 1 trong 3 cách phòng chống chính là: Ngủ màn tẩm, phun hóa chất diệt muỗi, uống thuốc phòng. Không biết 1 trong 3 cách phòng chống hoặc không biết gì cả là người có kiến thức không ñúng trong phòng chống bệnh. 2.10.4.2. Biến số về thái ñộ trong PCSR Thái ñộ về sự nguy hiểm của bệnh: Là biến số nhị giá gồm có 2 giá trị: cho là bệnh SR có nguy hiểm và cho là không nguy hiểm. Một người có thái ñộ ñúng khi cho là bệnh SR có nguy hiểm và không chấp nhận khi trả lời là không nguy hiểm. Thái ñộ ñúng về bệnh SR ñiều trị khỏi: Là biến số nhị giá gồm có 2 giá trị: cho là ñiều trị khỏi và cho là ñiều trị sẽ không khỏi. Một người có thái ñộ ñúng khi cho rằng bệnh SR sẽ ñiều trị khỏi và có thái ñộ không ñúng khi trả lời là sẽ không ñiều trị khỏi ñược.
  • 40. 29 Thái ñộ ñúng về ngủ màn phòng bệnh SR: Là biến số nhị giá gồm có 2 giá trị: chấp nhận và không chấp nhận. Một người có thái ñộ ñúng khi ñồng ý ngủ màn sẽ phòng ñược bệnh SR và ngược lại. 2.10.4.3. Các biến số về thực hành các biện pháp PCSR Thực hành ngủ màn thường xuyên: Là biến số nhị giá gồm có 2 giá trị: thực hành ñúng và thực hành chưa ñúng. Một người có thực hành ñúng khi trả lời có ngủ màn thường xuyên khi ở nhà và thực hành chưa ñúng khi trả lời không ngủ màn, ngủ màn không thường xuyên. Thực hành về ngủ màn khi ñi rẫy: Là biến số nhị giá gồm có 2 giá trị: thực hành ñúng và thực hành chưa ñúng. Một người có thực hành ñúng khi trả lời có ngủ màn thường xuyên khi ñi rẫy và thực hành chưa ñúng khi trả lời không ngủ màn, ngủ màn không thường xuyên. Thực hành về việc ñến cơ sở y tế khi bị SR: Là biến số nhị giá gồm có 2 giá trị: thực hành ñúng và thực hành chưa ñúng. Một người có thực hành ñúng khi trả lời ñến cơ sở y tế khi bị SR và thực hành chưa ñúng khi trả lời ñến những nơi khác hoặc không biết làm gì. 1.10.4.4. Biến số về nguồn thông tin Thông tin về bệnh SR và cách phòng chống: Là biến số nhị giá gồm có 2 giá trị: Có biết và không biết. Một người có biết nguồn thông tin trên khi có nghe thông tin từ một trong các nguồn sau: Nhân viên y tế, loa truyền thanh/Radio, tờ rơi, TV/Video…Một người không biết các nguồn thông tin khi không biết hoặc chưa nghe từ các nguồn trên. Kênh truyền thông ưa thích: Là biến danh ñịnh bao gồm các biến số: trực tiếp, tranh ảnh/áp phích/tờ rơi, loa truyền thanh/Radio/cổ ñộng, TV/Video.
  • 41. 30 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tỷ lệ mắc SR của cộng ñồng dân cư tại xã Đak Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. 3.1.1. Đặc ñiểm của ñối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Giới tính của ñối tượng nghiên cứu Giới tính Ấp Nam Nữ Cộng Đak Úy 25 27 52 Bù Ghe 23 26 49 Đak Xuyên 23 19 42 Thống Nhất 30 24 54 Đak Nung 23 15 38 Đak La 31 25 56 Đăng Lang 22 28 50 Đak Liên 24 19 43 Tổng 201 183 384 Bảng 3.2. Thành phần dân tộc của ñối tượng nghiên cứu Giới tính Dân tộc Nam Nữ Cộng Kinh 85 79 164 S’tiêng 72 62 134 Dân tộc khác 44 42 86 Tổng 201 183 384
  • 42. 31 3.1.2. Tỷ lệ mắc SR 3.1.2.1. Bệnh nhân SR Bảng 3.3. Bệnh nhân SR tại xã nghiên cứu Ấp n Mắc SR Tỷ lệ% Đak Úy 52 2 3,84% Bù Ghe 49 2 4,08% Đak Xuyên 42 1 2,38% Thống Nhất 54 3 5,55% Đak Nung 38 0 0,00% Đak La 56 2 3,57% Đăng Lang 50 1 2,00% Đak Liên 43 1 2,32% Tổng 384 12 3,12% Bảng 3.4. Độ tuổi bệnh nhân SR nghiên cứu Độ tuổi n Mắc SR Tỷ lệ % p 15 tuổi 164 3 1,82% p 0,05 ≥ 15 tuổi 220 9 4,09% Tổng 384 12 3,12% Nhận xét: Người dân có tuổi dưới 15 tuổi có tỷ lệ mắc SR là 1,82%. Từ 15 tuổi trở lên có tỷ lệ mắc SR là 4,09%. Sự khác biệt về số bệnh nhân mắc SR giữa hai nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê (p 0,05).
  • 43. 32 Bảng 3.5. Giới tính của bệnh nhân SR nghiên cứu Giới tính n Mắc SR Tỷ lệ % p Nam 201 7 3,48% p 0,05 Nữ 183 5 2,73% Tổng 384 12 3,12% Nhận xét: Nam giới mắc SR chiếm tỷ lệ 3,48%, nữ giới mắc SR chiếm tỷ lệ 2,73%. Sự khác biệt về mắc SR giữa nam và nữ không có ý nghĩa thống kê (p 0,05). Bảng 3.6. Nghề nghiệp của bệnh nhân SR nghiên cứu Nghề nghiệp n Mắc SR Tỷ lệ % p Nông - Lâm nghiệp 274 9 3,28% p 0,05 Công nhân cao su, cà phê… 38 1 2,63% Nghề khác 72 2 2,77% Tổng 384 12 3,12% Nhận xét: Người dân làm nông - lâm nghiệp mắc SR có tỷ lệ 3,28%; người dân làm công nhân cao su, cà phê mắc SR có tỷ lệ 2,63%; người dân làm các nghề khác như buôn bán, lao ñộng tạm thời mắc SR có tỷ lệ 2,77%. Sự khác biệt về nghề nghiệp của bệnh nhân SR có ý nghĩa thống kê (p 0,05).
  • 44. 33 Bảng 3.7. Thành phần dân tộc của bệnh nhân SR nghiên cứu Dân tộc n Mắc SR Tỷ lệ % p Kinh (1) 164 3 1,82% p(1),(2),(3) 0,05 p(1),(2) 0,05 p(1),(3) 0,05 p(2),(3) 0,05 S’tiêng (2) 134 5 3,73% Khác (3) 86 4 4,65% Tổng 384 12 3,12% Nhận xét: Người thuộc nhóm dân tộc khác mắc SR cao nhất với tỷ lệ 4,65%, người S’tiêng có tỷ lệ là 3,73%, người kinh có tỷ lệ mắc SR là 1,82%. Tỷ lệ mắc SR giữa 3 nhóm dân tộc khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p 0,05). 3.1.2.2. Tỷ lệ KSTSR Bảng 3.8. Tỷ lệ KSTSR/ lam chung và theo dân tộc Dân tộc n KSTSR Tỷ lệ (%) p Kinh (1) 164 2 1,22% p(1),(2),(3) 0,05 p(1),(2) 0,05 p(1),(3) 0,05 p(2),(3) 0,05 S’tiêng (2) 134 4 2,98% Khác (3) 86 3 3,48% Tổng 384 9 2,34% Nhận xét: Tỷ lệ KSTSR/lam là 2,34%. Tỷ lệ KSTSR/ lam giữa 3 nhóm dân tộc khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p 0,05). Sự khác biệt tỷ lệ KSTSR/ lam giữa người Kinh với người S’tiêng và giữa người S’tiêng với nhóm dân tộc khác không có ý nghĩa thống kê (p 0,05).
  • 45. 34 Bảng 3.9. Cơ cấu KSTSR nghiên cứu Loài KSTSR Số lượng Tỷ lệ % P.falciparum 8 88,9% P.vivax 1 11,1% Tổng 9 100% Nhận xét: Có 9 KSTSR ñược phát hiện trong tổng số 384 người ñiều tra. Tỷ lệ P.falciparum chiếm 88,9% và P.vivax chiếm 11,1% không phát hiện P. malariae và P.ovale, không có nhiễm phối hợp hai loại P.falciparum và P.vivax. 3.1.2.3. Tỷ lệ lách to Bảng 3.10. Tỷ lệ lách to ở các dân tộc nghiên cứu Dân tộc n Số lượng Tỷ lệ (%) p Kinh (1) 164 1 0,61% p(1),(2),(3) 0,05 p(1),(2) 0,05 p(1),(3) 0,05 p(2),(3) 0,05 S’tiêng (2) 134 2 1,49% Khác (3) 86 2 2,32% Tổng 384 5 1,30% Nhận xét: Tỷ lệ lách to chung của 3 nhóm dân tộc là 1,30%. Người Kinh có tỷ lệ lách to là 0,61%, người S’tiêng có tỷ lệ lách to là 1,49%, người thuộc nhóm dân tộc khác có tỷ lệ lách to là 2,32%. Sự khác biệt về tỷ lệ lách to giữa 3 nhóm dân tộc không có ý nghĩa thống kê (p 0,05).
  • 46. 35 3.1.2.4. Dịch tễ học BNSR, KSTSR Bảng 3.11. Diễn biến SR ở xã Đak Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước trong các năm gần ñây. Năm Bệnh nhân SR Chết do SR Ký sinh trùng Tổng số P.Falci (tỷ lệ) P.vivax PH 2007 195 0 155 118 (76,1%) 37 0 2008 145 0 115 87 (75,6%) 28 0 2009 194 0 176 110 (62,5%) 64 2 2010 223 0 215 136 (63,25%) 79 0 Nhận xét: Năm 2009 chiếm 43,6% và năm 2010 chiếm 41,8% tổng KST toàn huyện. Cơ cấu KST: P.falciparum luôn chiếm một tỷ lệ cao từ 62,5% - 76,1%. Bảng 3.12. Tình hình bệnh SR tại huyện Bù Đăng Năm Bệnh nhân SR Chết do SR Ký sinh trùng Tổng số P.Falci (tỷ lệ) P.vivax PH 2008 468 1 389 326(83,8%) 62 1 2009 435 0 404 288(71,3%) 113 3 2010 452 0 443 304(68,6%) 139 0 Nhận xét: KST của huyện chiếm tỷ lệ tương ñối cao so với toàn tỉnh: 22,2% năm 2008; 20,9% năm 2009; 19,6% năm 2010. Tỷ lệ P.falciparum chiếm ña số trong cơ cấu KST.
  • 47. 36 3.2. Kết quả ñiều tra KAP 3.2.1. Đặc ñiểm ñối tượng ñiều tra KAP Bảng 3.13. Đối tượng ñiều tra KAP theo giới tính và dân tộc nghiên cứu Dân tộc Nam Nữ Tổng số Tỷ lệ % n1 Tỷ lệ % n2 Tỷ lệ % Kinh 50 42,02% 44 43,56% 94 42,73% S’tiêng 43 36,13% 34 33,66% 76 35,54% Khác 26 21,85% 23 22,78% 50 21,73% Tổng 119 54,09% 101 45,91% 220 100% Nhận xét: Đối tượng ñiều tra KAP là nam chiếm tỷ lệ 54,09%, nữ chiếm tỷ lệ 45,91%. Người Kinh chiếm tỷ lệ 42,73%, người S’tiêng chiếm tỷ lệ 35,54% và người thuộc dân tộc khác chiếm tỷ lệ 21,73%. Bảng 3.14. Trình ñộ học vấn của ñối tượng ñiều tra KAP trong nghiên cứu Dân tộc Không biết chữ Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Cộng Kinh 12 26 45 11 94 S’tiêng 41 24 9 2 76 Khác 23 18 7 2 50 Tổng 76 68 61 15 220 Tỷ lệ% 34,54% 30,90% 27,73% 6,83% 100%
  • 48. 37 Trung học phổ Không biết thông 6.83% chữ 34.54% Trung học cơ sở 27.73% Tiểu học 30.90% Hình 3.1. Tỷ lệ trình ñộ học vấn của ñối tượng ñiều tra KAP Nhận xét: Chỉ có 6,83% ñối tượng ñược ñiều tra KAP có trình ñộ học vấn Trung học phổ thông, có 27,73% ñạt trình ñộ Trung học cơ sở, còn lại 30,90% có trình ñộ Tiểu học và tỷ lệ không biết chữ khá cao 34,54%. Bảng 3.15. Kết quả nguồn thông tin mà người dân xã Đak Nhau tiếp nhận ñược. Nguồn thông tin Tần số Tỷ lệ % CB Y tế 173 78,60% Tranh ảnh/áp phích/tờ rơi 93 42,33% Loa truyền thanh/Radio 82 37,21% TV/Video 43 19,53% CB xã/thôn/giáo viên 31 14,19% Nguồn khác 17 7,61% Nhận xét: Khi ñược hỏi về nguồn thông tin bệnh SR mà họ nhận ñược là từ ñâu, kết quả cho thấy: từ cán bộ xã, thôn, giáo viên là 14,19%; từ tivi hoặc video là 19,53%; loa truyền thanh hoặc Radio là 37,21%; từ tranh ảnh, tờ rơi là 42,33% và cao nhất là từ cán bộ y tế qua nói chuyện và tiếp xúc là 78,60%. Không biết chữ Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông
  • 49. 38 Bảng 3.16. Hình thức truyền thông người dân ưa thích nhất Hình thức truyền thông Số người Tỷ lệ % Trực tiếp 93 42,27% Tranh ảnh/áp phích 26 11,81% Loa truyền thanh/Radio 14 6,36% TV/Video 79 35,91% Tờ rơi 8 3,65% Cộng 220 100% Nhận xét: Nhằm tìm kiếm một hình thức truyền thông thích hợp ñược người dân ñịa phương chấp nhận, chúng tôi ñã hỏi người dân hình thức truyền thông mà họ ưa thích nhất là hình thức nào?. Kết quả cho thấy các hình thức truyền thông ñược người dân lựa chọn như sau: tranh ảnh/áp phích chiếm 11,81%, loa truyền thanh/Radio 6,36% ñều chiếm tỷ lệ thấp. Hai hình thức mà người dân ñịa phương ưa thích nhất là trực tiếp qua tiếp xúc, hội họp chiếm 42,27% và qua Tivi/Video là 35,91%. 3.2.2. Hiểu biết về bệnh SR Bảng 3.17. Tỷ lệ biết ñúng về nguyên nhân gây bệnh SR trong nghiên cứu Dân tộc n Số người biết ñúng Tỷ lệ % p Kinh (1) 94 74 78,72% p(1),(2),(3) 0,01 p(1),(2) 0,01 p(1),(3) 0,01 p(2),(3) 0,01 S’tiêng (2) 76 27 35,52% Khác (3) 50 10 20,00% Tổng 220 111 50,45% Nhận xét: Người Kinh biết ñúng về nguyên nhân gây bệnh SR có tỷ lệ cao nhất trong 3 nhóm chiếm tỷ lệ 78,72%, người S’tiêng biết ñúng về nguyên nhân gây bệnh SR là 35,52% và người thuộc dân tộc khác có tỷ lệ thấp nhất chỉ có
  • 50. 39 20,00%. Sự khác biệt về tỷ lệ biết ñúng nguyên nhân gây bệnh SR giữa 3 nhóm dân tộc có ý nghĩa thống kê (p 0,01). Bảng 3.18. Tỷ lệ người biết bệnh SR có lây truyền trong nghiên cứu Dân tộc n Số người biết ñúng Tỷ lệ % p Kinh (1) 94 66 70,21% p(1),(2),(3) 0,05 p(1),(2) 0,01 p(1),(3) 0,01 p(2),(3) 0,05 S’tiêng (2) 76 23 30,26% Khác (3) 50 9 18,00% Tổng 220 98 44,54% Nhận xét: Người Kinh biết ñúng về tính chất lây truyền SR chiếm tỷ lệ 70,21%. Người S’tiêng biết ñúng về tính chất lây truyền SR chiếm tỷ lệ 30,26% và người thuộc dân tộc khác có tỷ lệ 18,00%. Sự khác biệt giữa các nhóm về biết ñúng tính chất lây truyền SR có ý nghĩa thống kê (p 0,05). Bảng 3.19. Tỷ lệ biết ñúng triệu chứng bệnh SR trong nghiên cứu Dân tộc n Số người biết ñúng Tỷ lệ % p Kinh (1) 94 78 82,97% p(1),(2),(3) 0,05 p(1),(2) 0,01 p(1),(3) 0,05 p(2),(3) 0,05 S’tiêng (2) 76 28 36,84% Khác (3) 50 30 60,00% Tổng 220 136 61,81% Nhận xét: Người kinh biết ñúng triệu chứng bệnh SR chiếm tỷ lệ 82,97%. Người S’tiêng biết ñúng triệu chứng bệnh SR chiếm tỷ lệ 36,84% và người thuộc nhóm các dân tộc khác có tỷ lệ 60,00%. Sự khác biệt về biết ñúng triệu chứng bệnh SR giữa 3 nhóm dân tộc có ý nghĩa thống kê (p 0,05).
  • 51. 40 Bảng 3.20. Tỷ lệ biết ñúng về thuốc ñiều trị bệnh SR trong nghiên cứu Dân tộc n Số người biết ñúng Tỷ lệ % p Kinh (1) 94 71 75,53% p(1),(2),(3) 0,01 p(1),(2) 0,01 p(1),(3) 0,01 p(2),(3) 0,05 S’tiêng (2) 76 18 23,68% Khác (3) 50 14 28,00% Tổng 220 103 46,81% Nhận xét: Người Kinh hiểu biết ñúng thuốc ñiều trị SR chiếm tỷ lệ 75,53%. Người S’tiêng hiểu biết ñúng thuốc ñiều trị SR có tỷ lệ 23,68% và người thuộc nhóm dân tộc khác có tỷ lệ 28,00%. Sự khác biệt về hiểu biết ñúng thuốc ñiều trị SR giữa dân tộc S’tiêng và nhóm dân tộc khác không có ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt về hiểu biết ñúng thuốc ñiều trị SR giữa 3 nhóm dân tộc có ý nghĩa thống kê (p 0,01). Bảng 3.21. Tỷ lệ biết ñúng về các biện pháp PCSR trong nghiên cứu Dân tộc n Biết ñúng các biện pháp PCSR Tỷ lệ % p Kinh (1) 94 80 85,10% p(1),(2),(3) 0,01 p(1),(2) 0,01 p(1),(3) 0,01 p(2),(3) 0,05 S’tiêng (2) 76 24 31,58% Khác (3) 50 20 40,00% Tổng 220 124 56,36% Nhận xét: Người Kinh biết ñúng các biện pháp PCSR chiếm tỷ lệ 85,10%. Người S’tiêng biết ñúng các biện pháp PCSR có tỷ lệ 31,58% và người thuộc nhóm các dân tộc khác có tỷ lệ 40,00%. Sự khác biệt về tỷ lệ biết ñúng các biện pháp PCSR giữa người S’tiêng và người thuộc nhóm dân tộc khác không có ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt về tỷ lệ biết ñúng các biện pháp PCSR giữa 3 nhóm dân tộc có ý nghĩa thống kê (p 0,01).
  • 52. 41 Bảng 3.22. Tỷ lệ biết ñúng cần phải xét nghiệm máu khi mắc SR trong nghiên cứu Dân tộc n Số người biết ñúng cần XN Tỷ lệ % p Kinh (1) 94 80 85,10% p(1),(2),(3) 0,01 p(1),(2) 0,01 p(1),(3) 0,01 p(2),(3) 0,05 S’tiêng (2) 76 24 31,58% Khác (3) 50 20 40,00% Tổng 220 124 56,36% Nhận xét: Người Kinh biết ñúng cần phải xét nghiệm máu khi mắc SR chiếm tỷ lệ 85,10%. Người S’tiêng biết ñúng cần phải xét nghiệm máu khi mắc SR có tỷ lệ 31,58% và người thuộc nhóm các dân tộc khác có tỷ lệ 40,00%. Sự khác biệt về tỷ lệ biết ñúng cần phải xét nghiệm máu khi mắc SR giữa người S’tiêng và người thuộc nhóm dân tộc khác không có ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt về tỷ lệ biết ñúng phải xét nghiệm máu khi mắc SR giữa 3 nhóm dân tộc có ý nghĩa thống kê (p 0,01). 3.2.3. Thái ñộ của người dân về bệnh SR Bảng 3.23. Tỷ lệ người có thái ñộ ñúng về sự nguy hiểm của bệnh SR Dân tộc n Số người có thái ñộ ñúng Tỷ lệ % p Kinh (1) 94 87 92,55% p(1),(2),(3) 0,05 p(1),(2) 0,01 p(1),(3) 0,05 p(2),(3) 0,05 S’tiêng (2) 76 56 73,68% Khác (3) 50 39 78,00% Tổng 220 182 82,72% Nhận xét: Người Kinh có thái ñộ ñúng về sự nguy hiểm của bệnh SR chiếm tỷ lệ 92,55%. Người S’tiêng có thái ñộ ñúng về sự nguy hiểm của bệnh SR chiếm tỷ lệ 73,68% và người thuộc nhóm các dân tộc khác có tỷ lệ 78,00%. Sự khác biệt về tỷ lệ người có thái ñộ ñúng về sự nguy hiểm của bệnh SR giữa người
  • 53. 42 S’tiêng và người thuộc nhóm dân tộc khác không có ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt về thái ñộ ñúng sự nguy hiểm của bệnh SR giữa các nhóm dân tộc có ý nghĩa thống kê (p 0,05). Bảng 3.24. Tỷ lệ người có thái ñộ ñúng về bệnh SR ñiều trị khỏi Dân tộc n Số người có thái ñộ ñúng Tỷ lệ % p Kinh (1) 94 90 95,74% p(1),(2),(3) 0,05 p(1),(2) 0,05 p(1),(3) 0,05 p(2),(3) 0,05 S’tiêng (2) 76 70 92,10% Khác (3) 50 41 82,00% Tổng 220 201 91,36% Nhận xét: Người Kinh có thái ñộ ñúng về bệnh SR ñiều trị khỏi chiếm tỷ lệ 95,74%. Người S’tiêng có thái ñộ ñúng về bệnh SR ñiều trị khỏi chiếm tỷ lệ 92,10% và người thuộc nhóm các dân tộc khác có tỷ lệ 82,00%. Sự khác biệt về thái ñộ ñúng việc ñiều trị khỏi bệnh SR giữa các nhóm dân tộc không có ý nghĩa thống kê (p 0,05). Bảng 3.25. Tỷ lệ người có thái ñộ ñúng về nơi ñiều trị khi mắc SR Dân tộc n Số người có thái ñộ ñúng Tỷ lệ % p Kinh (1) 94 90 95,74% p(1),(2),(3) 0,05 p(1),(2) 0,05 p(1),(3) 0,05 p(2),(3) 0,05 S’tiêng (2) 76 72 94,73% Khác (3) 50 42 84,00% Tổng 220 204 92,72% Nhận xét: Người Kinh có thái ñộ ñúng về nơi ñiều trị SR chiếm tỷ lệ 95,74%. Người S’tiêng có thái ñộ ñúng về nơi ñiều trị SR chiếm tỷ lệ 94,73% và người
  • 54. 43 thuộc nhóm các dân tộc khác có tỷ lệ 84,00%. Sự khác biệt về thái ñộ ñúng nơi ñiều trị SR của 3 nhóm dân tộc không có ý nghĩa thống kê (p 0,05). Bảng 3.26. Tỷ lệ người có thái ñộ ñúng về việc phòng bệnh SR Dân tộc n Số người có thái ñộ ñúng Tỷ lệ % p Kinh (1) 94 89 94,68 p(1),(2),(3) 0,05 p(1),(2) 0,05 p(1),(3) 0,01 p(2),(3) 0,05 S’tiêng (2) 76 69 90,78 Khác (3) 50 38 76,00 Tổng 220 196 89,09 Nhận xét: Người Kinh có thái ñộ ñúng về việc phòng bệnh SR chiếm tỷ lệ 94,68%. Người S’tiêng có thái ñộ ñúng về việc phòng bệnh SR chiếm tỷ lệ 90,78% và người thuộc nhóm các dân tộc khác có tỷ lệ 76,00%. Sự khác biệt về thái ñộ ñúng phòng bệnh SR giữa người Kinh và người S’tiêng không có ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt về thái ñộ ñúng phòng bệnh SR giữa 3 nhóm dân tộc có ý nghĩa thống kê (p 0,05). Bảng 3.27. Tỷ lệ người có thái ñộ ñúng về việc ngủ màn phòng bệnh SR Dân tộc n Số người có thái ñộ ñúng Tỷ lệ % p Kinh (1) 94 91 96,80% p(1),(2),(3) 0,05 p(1),(2) 0,05 p(1),(3) 0,05 p(2),(3) 0,05 S’tiêng (2) 76 71 93,42% Khác (3) 50 42 84,00% Tổng 220 204 92,72% Nhận xét: Người Kinh có thái ñộ ñúng về ngủ màn phòng bệnh SR chiếm tỷ lệ 96,80%. Người S’tiêng có tỷ lệ 93,40% và người thuộc nhóm các dân tộc khác có tỷ lệ 84,00%. Sự khác biệt về thái ñộ ñúng ngủ màn phòng bệnh SR giữa 3 nhóm dân tộc không có ý nghĩa thống kê (p 0,05).
  • 55. 44 3.2.4.Thực hành phòng chống sốt rét Bảng 3.28. Các ñiểm dịch vụ y tế ñược người dân tiếp cận khi mắc SR Dân tộc Trạm Y tế Bệnh viện huyện Y tế tư nhân Tự mua thuốc Không làm gì Tổng Kinh (1) 39 45 6 4 0 94 S’tiêng (2) 32 25 9 6 4 76 Khác (3) 25 19 3 2 1 50 Tổng 96 89 18 12 5 220 Tỷ lệ% 43,63% 40,45% 8,18% 5,45% 2,29% 100% Y tế tư Tự mua thuốc Không làm gì Trạm y tế nhân 8.18% 5.45% 2.29% 43.63% Trạm y tế BV huyện Y tế tư nhân Tự mua thuốc Không làm gì BV huyện 40.45% Hình 3.2. Tỷ lệ tiếp cận các dịch vụ y tế khi mắc sốt rét Nhận xét: Khi mắc SR người dân ñến Trạm Y tế xã ñể ñiều trị chiếm tỷ lệ 43,63%; Bệnh viện ña khoa huyện 40,45 %; Y tế tư nhân 8,18%; tự mua thuốc ñiều trị 5,45% và không làm gì chiếm tỷ lệ 2,29%.
  • 56. 45 Bảng 3.29. Tỷ lệ người dân có hành vi ñúng ñến nơi ñiều trị khi mắc SR Dân tộc n Số người ñến nơi ñiều trị ñúng Tỷ lệ % p Kinh (1) 94 90 95,74% p(1),(2),(3) 0,05 p(1),(2) 0,05 p(1),(3) 0,05 p(2),(3) 0,05 S’tiêng (2) 76 66 86,84% Khác (3) 50 47 94,00% Tổng 220 203 92,27% Nhận xét: Người Kinh ñến nơi ñiều trị ñúng khi mắc SR chiếm tỷ lệ 95,74%. Người S’tiêng ñến nơi ñiều trị ñúng khi mắc SR chiếm tỷ lệ 86,84% và người thuộc nhóm các dân tộc khác có tỷ lệ 94,00%. Sự khác biệt về tỷ lệ người dân có hành vi ñúng ñến nơi ñiều trị khi mắc SR giữa 3 nhóm dân tộc không có ý nghĩa thống kê (p 0,05).
  • 57. 46 Bảng 3.30. Loại thuốc người dân sử dụng ñể ñiều trị SR Dân tộc Thuốc SR Thuốc khác Không nhớ Cộng Kinh (1) 72 7 15 94 S’tiêng (2) 53 11 12 76 Khác (3) 30 5 15 50 Tổng 155 23 42 220 Tỷ lệ% 70,45% 10,45% 19,10% 100% Thuốc khác 10.45% Không nhớ 19.10% Thuốc sốt rét 70.45% Thuốc sốt rét Thuốc khác Không nhớ Hình 3.3. Tỷ lệ người dân sử dụng thuốc khi mắc sốt rét Nhận xét: Khi mắc SR người dân dùng thuốc SR chiếm tỷ lệ 70,45%, thuốc khác chiếm tỷ lệ 10,45% và không nhớ dùng thuốc gì chiếm tỷ lệ 19,10%.
  • 58. 47 Bảng 3.31. Tỷ lệ ngủ màn thường xuyên Dân tộc n Số người ngủ màn thường xuyên Tỷ lệ % p Kinh (1) 94 58 61,70% p(1),(2),(3) 0,05 p(1),(2) 0,05 p(1),(3) 0,05 p(2),(3) 0,05 S’tiêng (2) 76 34 44,73% Khác (3) 50 27 54,00% Tổng 220 119 54,09% Nhận xét: Người Kinh thường xuyên ngủ màn chiếm tỷ lệ 61,70%. Người S’tiêng thường xuyên ngủ màn chiếm tỷ lệ 44,73% và người thuộc nhóm các dân tộc khác có tỷ lệ 54,00%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thường xuyên ngủ màn giữa các nhóm dân tộc (p 0,05). Bảng 3.32. Tỷ lệ ñi rừng, ñi rẫy, ngủ lại trong rừng, trong rẫy Dân tộc n Số người ñi vào và ngủ trong rừng, rẫy Tỷ lệ % p Kinh (1) 94 14 14,89% p(1),(2),(3) 0,05 p(1),(2) 0,05 p(1),(3) 0,01 p(2),(3) 0,05 S’tiêng (2) 76 27 35,52% Khác (3) 50 31 62,00% Tổng 220 72 32,72% Nhận xét: Người Kinh ñi rừng, ñi rẫy, ngủ lại trong rừng, trong rẫy chiếm tỷ lệ 14,89 %. Người S’tiêng chiếm tỷ lệ 35,52% và người thuộc nhóm các dân tộc khác có tỷ lệ 62,00%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ ñi rừng, ñi rẫy, ngủ lại trong rừng, trong rẫy giữa các nhóm dân tộc (p 0,05).
  • 59. 48 3.3. Một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng ñến mắc SR. 3.3.1 Yếu tố nguy cơ ñi rừng, ngủ rẫy và mắc SR Bảng 3.33. Nguy cơ mắc SR của người có hoạt ñộng ñi rừng, ngủ rẫy Yếu tố Mắc SR Không mắc SR OR Đi rừng, ñi rẫy, ngủ lại trong rừng, trong rẫy 8 64 OR = 4,5 p 0,05 Không ngủ lại trong rừng, trong rẫy 4 144 Cộng 12 208 Nhận xét: Người có hoạt ñộng ñi rừng, ngủ rẫy có nguy cơ mắc SR cao gấp 4,5 lần so với người không ñi rừng, ngủ rẫy. Sự khác biệt yếu tố có hoạt ñộng ñi rừng, ngủ rẫy với không có ñi rừng, ngủ rẫy có ý nghĩa thống kê (p 0,05). 3.3.2. Yếu tố nguy cơ ngủ màn và mắc SR Bảng 3.34. Yếu tố nguy cơ mắc SR ñối với người ngủ màn và không ngủ màn thường xuyên Yếu tố Mắc SR Không mắc SR OR Ngủ màn không thường xuyên 9 92 OR = 3,78 p 0,05 Ngủ màn thường xuyên 3 116 Cộng 12 208 Nhận xét: Người ngủ màn không thường xuyên có nguy cơ mắc SR cao gấp 3,78 lần so với người ngủ màn thường xuyên. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mắc SR giữa nhóm người có ngủ màn và không ngủ màn thường xuyên (p 0,05).
  • 60. 49 3.3.3. Vector truyền bệnh SR Bảng 3.35. Thành phần và mật ñộ loài Anopheles xã Đak Nhau STT chỉ số loài Mật ñộ ban ñêm Mật ñộ ban ngày Tổng số muỗi Bẫy ñèn trong nhà Bẫy ñèn ngoài nhà Soi chuồng gia súc Mồi người trong nhà Mồi người ngoài nhà Soi trong nhà 1 An.jeyporiensis 2 0 0 0 0 0 2 2 An.vagus 1 1 0 0 0 0 2 3 An.dirus 2 0 0 1 1 0 4 4 An.minimus 0 1 0 2 0 0 3 5 An.splendidus 1 0 0 0 0 0 1 Tổng số muỗi 6 2 0 3 1 0 12 Nhận xét: Qua các phương pháp ñiều tra côn trùng thường quy chúng tôi thu thập ñược 05 loài, chiếm 8,33% tổng số 60 loài của cả nước [23]. Trong 05 loài nói trên, có mặt cả 02 loài truyền bệnh chính ở khu vực miền Đông Nam Bộ là An.minimus và An.dirus. Mặt khác qua ñiều tra cũng thu thập ñược 03 loài truyền bệnh phụ là An.vagus, An.jeyporiensis và An.splendidus. Tuy nhiên qua phương pháp soi nhà ngày chúng tôi chưa thu thập ñược cá thể Anopheles nào cả. Vector truyền bệnh SR chính An.dirus thu thập có tỷ lệ cao 33,33%, An.minimus có tỷ lệ 25%. Các vector truyền bệnh phụ: An.jeyporiensis chiếm tỷ lệ 16,66%; An.vagus là 16,66%; An.splendidus là 8,33%.
  • 61. 50 Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Tỷ lệ mắc SR. Kết quả ñiều tra cho thấy tỷ lệ mắc SR trung bình là 3,12%. Tỷ lệ mắc SR giữa 3 nhóm dân tộc nghiên cứu, theo thứ tự từ thấp ñến cao là: Kinh 1,82%, S’tiêng 3,73%, dân tộc khác 4,65%. Kết quả nghiên cứu này thấp hơn so với kết quả ñiều tra cắt ngang tỷ lệ mắc SR tại xã Ea Tir và Ea Nam, huyện Ea H' leo, tỉnh Đắk Lắk năm 2009 là 6,14% [32]. Theo thông báo của chính quyền ñịa phương trong năm 2010, tại thời ñiểm nghiên cứu có nhiều hộ dân của xã Đak Nhau ñang ñi chặt rừng làm rẫy tại huyện Tuy Đức tỉnh Đắk Nông. Trong khi ñó thời ñiểm ñiều tra trùng hợp với mùa thu hoạch của người dân lên ña số ñối tượng nguy cơ cao (lao ñộng chính và thường ñi rừng, rẫy) tập trung tại rẫy không tham gia xét nghiệm máu? Có phải lý do trên mà tỷ lệ bệnh trong dân qua ñiều tra và tại trạm y tế không cao? Trong phạm vi ñề tài chúng tôi chưa thể trả lời câu hỏi này và ñề xuất có một nghiên cứu sâu hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ KSTSR/lam là 2,34%. Cao nhất ở nhóm dân tộc khác là 3,48%, kế ñến là nhóm dân tộc S’tiêng là 2,98% và nhóm dân tộc kinh là 1,22%. Kết quả này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Lê Ngọc Trọng, Lê Đình Công, Đoàn Hạnh Nhân, Lê Văn Tới, Nông Thị Tiến, Nguyễn Văn Hường và CS trong nghiên cứu tại Bình Thuận [33] có tỷ lệ KSTSR/lam là 4,5%. Sự khác biệt này ñược giải thích vào thời ñiểm nghiên cứu và ñịa ñiểm nghiên cứu khác nhau. Nếu so với tỷ lệ nhiễm KSTSR của tỉnh Bình Phước năm 2007 là 2,65%, năm 2008 là 1,92%; năm 2009 là 2,09% [39]; thì tỷ lệ nhiễm KSTSR tại thời ñiểm nghiên cứu của xã này cao hơn. Qua kết quả ñiều tra cho thấy có hai loài KST là P. falciparum và P. vivax trong thành phần KSTSR, không phát hiện các loài P.malariae và P.ovale. Tỷ lệ
  • 62. 51 P.falciparum chiếm ưu thế 88,9%, ñiều này cho thấy khả năng gây nên SR nặng hoặc SRAT là cao. 4.2. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng ñến mắc SR. 4.2.1 Vector truyền bệnh SR Với 05 loài ñiều tra ñược chiếm 8,33% thành phần loài cả nước thì thành phần loài ở ñây không ñược phong phú. Như ñã ñề cập ở trên, thời ñiểm ñiều tra ñang vào mùa khô và nắng nóng, chỉ tồn tại một số thủy vực thích hợp cho một số loài phát triển mà thôi. Tuy nhiên, qua ñiều tra chúng tôi cũng thu thập ñược 02 vector truyền bệnh chính là An.dirus, An.minimus và 03 loài truyền bệnh phụ là An.vagus, An.jeyporiensis và An.splendidus. Trong các phương pháp ñiều tra thì bẫy ñèn trong nhà chiếm thành phần loài cao nhất 04 loài, bẫy ñèn ngoài nhà và mồi người trong nhà thu thập ñược 02 loài, mồi người ngoài nhà 01 loài và soi nhà ngày chưa phát hiện cá thể Anopheles nào trú ñậu trong nhà. Trong số 04 cá thể An.dirus có ñến 01 cá thể bắt ñược bằng mồi người trong nhà, 01 cá thể bắt ñược bằng mồi người ngoài nhà và 02 cá thể thu thập ñược bằng bẫy ñèn trong nhà (vào nhà tìm mồi ñốt máu) chiếm tỷ lệ 33,33% trong khi ñó không có cá thể nào thu thập ñược ở chuồng gia súc. Điều này cho thấy rằng An.dirus có xu hướng ñốt người cao hơn ñốt gia súc một cách rõ rệt. Kết quả này tương tự như nhận ñịnh của Nguyễn Đức Mạnh (1992); Trương Văn Có (1996) về ái tính của An.dirus ñối với vật chủ. 4.2.2. Yếu tố nguy cơ mắc SR ñối với người ñi rừng, ñi rẫy ngủ lại trong rừng hoặc ngủ rẫy Kết quả nghiên cứu về việc ñi rừng, ngủ lại trong rừng hoặc ngủ trong rẫy cho thấy có mối nguy cơ liên quan giữa ñi rừng, ngủ lại trong rừng với mắc bệnh SR ở cả 3 nhóm dân tộc là rất cao. Người ñi rừng, ñi rẫy và ngủ lại trong rừng, trong rẫy có nguy cơ mắc bệnh SR gấp 4,5 lần so với người không ngủ lại trong rừng, trong rẫy. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Lê Thành Đồng, Nguyễn Tân, Nguyễn Xuân Thiện, Nguyễn Thị Lệ Huyền, Hoàng Truyền và CS
  • 63. 52 [5] là người ñi rừng, ñi rẫy và ngủ lại trong rừng, trong rẫy có nguy cơ mắc bệnh SR gấp 3,2 lần so với người không ngủ lại trong rừng, trong rẫy 4.2.3. Yếu tố nguy cơ mắc SR ñối với ngủ màn không thường xuyên Người Kinh thường xuyên ngủ màn chiếm tỷ lệ 61,70%. Người S’tiêng thường xuyên ngủ màn chiếm tỷ lệ 44,73% và người thuộc nhóm các dân tộc khác có tỷ lệ 54,0%. Trong nghiên cứu của Lê Thành Đồng, Nguyễn Tân, Nguyễn Xuân Thiện, Nguyễn Thị Lệ Huyền, Hoàng Truyền và CS [5] tỷ lệ nằm màn thường xuyên khi ở nhà là: người Kinh 87,1%; người Banar 86,6%; người Chăm 85,4%; người Hre 88,3%. Kết quả nghiên cứu cho thấy thiếu màn ngủ là một trong những yếu tố nguy cơ cao mắc SR, người không thường xuyên ngủ màn có nguy cơ cao mắc bệnh SR gấp 3,78 lần so với người thường xuyên ngủ màn. 4.2.4. Những yếu tố sinh ñịa cảnh ñối với vector truyền bệnh SR Nhiệt ñộ bình quân trong năm cao ñều và ổn ñịnh từ 25,8 - 26,2°C . Nhiệt ñộ bình quân thấp nhất 21,5 - 22°C. Nhiệt ñộ bình quân cao nhất từ 31,7 - 32,2°C. Nhìn chung sự thay ñổi nhiệt ñộ qua các tháng không lớn, song chênh lệch nhiệt ñộ giữa ngày và ñêm thì khá lớn, khoảng 7 ñến 9° C nhất là vào các tháng mùa khô. Nhiệt ñộ cao nhất vào các tháng 3, 4, 5 (từ 37-37,2°C) và thấp nhất vào tháng 12 là 19°C. Nằm trong vùng dồi dào nắng. Tổng số giờ nắng trong năm từ 2400 - 2500 giờ. Số giờ nắng bình quân trong ngày từ 6,2 - 6,6 giờ. Thời gian nắng nhiều nhất vào tháng 1, 2, 3, 4 và thời gian ít nắng nhất vào tháng 7, 8, 9. Lượng mưa bình quân hàng năm biến ñộng từ 2.045 – 2.325 mm. Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 - 11, chiếm 85 - 90% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn nhất 376 mm (tháng 7). Mùa khô từ cuối tháng 11 ñến ñầu tháng 5 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 10 - 15% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 2, 3. [40]. Những yếu tố thời tiết này là ñiều kiện thuận lợi cho muỗi Anophelles phát triển quanh năm.
  • 64. 53 4.3. Kiến thức, thái ñộ và thực hành PCSR của người dân. 4.3.1. Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh SR Trong số 220 người ñược hỏi có 50,45% trả lời ñúng nguyên nhân gây lên bệnh SR là do KSTSR. So sánh với kết quả ñiều tra của Đào Hường (1999) tại xã Cầu Bà, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa [10] thì tỷ lệ người dân trả lời ñúng về nguyên nhân gây bệnh SR là 75,37%, kết quả nghiên cứu về tỷ lệ người dân trả lời ñúng nguyên nhân gây bệnh SR của Đào Hường cao hơn so với nghiên cứu này. Người Kinh biết ñúng về nguyên nhân gây bệnh SR là 78,72%, người S’tiêng là 35,52% và nhóm người thuộc dân tộc khác là 20%. Lê Khánh Thuận, Trương Văn Có (2003) [28] khi nghiên cứu “Tác ñộng các yếu tố kinh tế - xã hội ñến phòng chống bệnh sốt rét” cho kết quả kiến thức ñúng về nguyên nhân gây bệnh SR của các cộng ñồng dân tộc trong ñó những dân tộc chính ở Tây Nguyên như Ê ñê ñạt 56,9%; Ba na ñạt 61,1%; Giẻ - Triêng ñạt 67,9%. Như vậy kiến thức về nguyên nhân gây bệnh SR có sự khác nhau tương ñối giữa các nhóm dân tộc tại xã nghiên cứu. Ngoài muỗi là nguyên nhân truyền bệnh SR còn có ñường lan truyền khác là mẹ truyền sang con hoặc truyền máu. Nhưng với phạm vi ñề tài và ñối tượng ñược hỏi là người dân tộc ít người nên chúng tôi ñã không ñặt tình huống này trong câu hỏi. 4.3.2 Kiến thức về triệu chứng bệnh SR Số người biết ñúng triệu chứng của bệnh SR ñược người dân nêu ra với tỷ lệ 61,81%. Đây là vùng SRLH nặng, ña số người trưởng thành ở ñây ñã bị nhiễm KSTSR, do ñó ít nhiều ñã có miễn dịch SR, những cơn sốt ñiển hình (triệu chứng chính) ít khi gặp ở những ñối tượng này. Do ñó tỷ lệ người dân trả lời ñúng các triệu chứng chính của bệnh SR không cao. 4.3.3 Kiến thức về phòng chống bệnh SR Tỷ lệ biết ñúng các biện pháp PCSR của người dân là 56,36%. Người dân biết cách phòng chống SR chủ yếu qua 2 biện pháp: dùng màn tẩm thuốc, phun
  • 65. 54 thuốc diệt muỗi và biện pháp uống thuốc phòng. Theo tài liệu truyền thông PCSR của Chương trình Phòng chống sốt rét Quốc gia (2004) thì nằm màn tẩm hóa chất, phun thuốc ñều ñược coi là những biện pháp PCSR, do ñó người dân biết 1 trong 3 biện pháp trên ñều ñược coi là có kiến thức ñúng về phòng chống bệnh SR. Nghiên cứu của Trịnh Tường (tháng 07/2002) [34] thì tỷ lệ nhóm dân Mông của huyện Bảo Yên hiểu biết về cách phòng chống bệnh SR còn rất thấp 54%. 4.3.4. Thái ñộ phòng chống SR của người dân Chúng tôi sử dụng 05 câu hỏi ñể ñiều tra về thái ñộ của người dân chấp nhận biện pháp PCSR. Tỷ lệ ñiều tra cho thấy người dân ủng hộ các biện pháp PCSR rất cao: 82,72% số người có thái ñộ ñúng về sự nguy hiểm của bệnh SR; 91,36% số người có thái ñộ ñúng về ñiều trị khỏi bệnh SR; 92,72% số người có thái ñộ ñúng về nơi ñiều trị mắc SR; 89,09% số người có thái ñộ ñúng về phòng bệnh SR; 92,72% số người có thái ñộ ñúng về việc ngủ màn phòng bệnh. Người dân ủng hộ việc tẩm màn và phun thuốc là một yếu tố quan trọng cho chương trình PCSR các tuyến. Đặc biệt người dân ñồng ý lấy lam máu tìm KSTSR là một thuận lợi lớn trong các cuộc ñiều tra toàn dân nhằm ñánh giá hiệu quả các biện pháp can thiệp. Điều này phần nào nói lên ñược những nỗ lực của tuyến cơ sở trong công tác truyền thông giáo dục PCSR những năm qua. 4.3.5. Thực hành phòng chống SR Việc giặt màn sau tẩm là yếu tố làm giảm hiệu lực diệt tồn lưu và hiệu quả phòng chống muỗi của hóa chất diệt. Khắc phục tình trạng này là một khó khăn lớn cho chương trình PCSR. Hiện nay ñã có nhiều nghiên cứu và ứng dụng thành công các hóa chất bền vững, ít tác ñộng bởi chất tẩy rửa và tồn lưu dài như màn Olyset và Permanet. Tuy nhiên, vì giá thành sản phẩm này cao nên chương trình PCSR Quốc gia chưa có khả năng ứng dụng rộng rãi cho người dân sống trong các vùng lưu hành SR. Khi mắc SR người dân ñến Trạm Y tế xã ñể ñiều trị chiếm tỷ lệ 43,63%; Bệnh viện ña khoa huyện 40,45 %; Y tế tư nhân 8,18%; tự mua thuốc ñiều trị
  • 66. 55 5,45% và không làm gì chiếm tỷ lệ 2,29%. Tỷ lệ này gần giống với nghiên cứu của Trương Văn Tấn và cộng sự (2000) [22] về dịch tễ bệnh SR và yếu tố liên quan ñến cộng ñồng dân tộc Sê Đăng tỉnh Quảng Nam: Khi mắc SR ñến cơ sở y tế là 88,89%.
  • 67. 56 KẾT LUẬN 1. Tỷ lệ mắc SR ở người dân tại xã nghiên cứu: Xã Đak Nhau, huyện Bù Đăng là vùng SR lưu hành nặng của tỉnh Bình Phước, Tỷ lệ mắc SR chung là 3,12%; trong ñó người Kinh mắc SR có tỷ lệ 1,82%, người S’tiêng là 3,73% và người thuộc nhóm các dân tộc khác cao nhất là 4,65%. Trẻ em dưới 15 tuổi có tỷ lệ mắc SR là 1,82%. Nam giới mắc SR tỷ lệ 3,48%, nữ giới mắc SR chiếm tỷ lệ 2,73%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ mắc SR giữa nam và nữ. Tỷ lệ lách to tại nghiên cứu này là 1,30%; gặp ở cả 3 nhóm dân tộc và tất cả ñều là lách số 1. Tỷ lệ KSTSR/lam là 2,34%. Chỉ có P.falciparum và P.vivax trong thành phần KSTSR, không phát hiện ñược P. malariae, P.ovale. tại ñiểm nghiên cứu. Tỷ lệ KSTSR P.falciparum chiếm ưu thế 88,9%, và P.vivax chiếm 11,1%. 2. Một số yếu tố nguy cơ ñến mắc SR ở xã nghiên cứu Trung gian truyền bệnh Phát hiện 12 cá thể gồm 5 loài Anophelles, vector truyền bệnh SR chính An.dirus thu thập có tỷ lệ cao 33,33%, An.minimus có tỷ lệ 25%. Các vector truyền bệnh phụ: An.jeyporiensis chiếm tỷ lệ 16,66%; An.vagus là 16,66%; An.splendidus là 8,33%. Kiến thức - Thái ñộ - Thực hành PCSR của người dân xã Đak Nhau Tỷ lệ người dân có kiến thức ñúng về bệnh SR như sau: 50,45% biết nguyên nhân gây bệnh, 44,54% biết muỗi là trung gian truyền bệnh, 61,81% người dân biết các triệu chứng chính của bệnh SR, 56,36% người dân biết các biện pháp PCSR. Tỷ lệ người dân có thái ñộ ủng hộ và chấp nhận các biện pháp PCSR: 82,72% số người có thái ñộ ñúng về sự nguy hiểm của bệnh SR; 91,36% số người có thái ñộ ñúng về ñiều trị khỏi bệnh SR; 92,72% số người có thái ñộ