SlideShare a Scribd company logo
1 of 80
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
--------------
ĐOÀN THỊ MỸ HƯƠNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI
CỦA MUỖI AEDES AEGYPTI VÀ MỐI LIÊN QUAN
ĐẾN SỐT DENGUE/ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
TẠI TỈNH ĐẮC LẮC, (2004 - 2008)
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
BUÔN MA THUỘT – 2009
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
--------------
ĐOÀN THỊ MỸ HƯƠNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI
CỦA MUỖI AEDES AEGYPTI VÀ MỐI LIÊN QUAN
ĐẾN SỐT DENGUE/ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
TẠI TỈNH ĐẮC LẮC, (2004 - 2008)
Chuyên ngành : Ký sinh trùng - Côn trùng
Mã số : 607265
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN BÌNH
GS TS. ĐẶNG TUẤN ĐẠT
BUÔN MA THUỘT - 2009
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, ñược các ñồng tác giả
cho phép sử dụng và chưa từng ñược công bố trong bất kỳ một công trình nào
4
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành ñề tài này, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến:
- Ban Giám hiệu, phòng Sau ñại học, bộ môn Ký sinh trùng Côn trùng,
Trường Đại học Tây Nguyên và các thầy cô giáo ñã tận tình giảng dạy, hướng
dẫn, giúp ñỡ tôi trong qua trình học tập, nghiên cứu.
- Ban Giám ñốc Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, Phòng Kế hoạch tổng
hợp và Quản lý Khoa học, Khoa Côn trùng- Kiểm dịch ñã tạo ñiều kiện, giúp
ñỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu.
- Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Đắc Lắc ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi
trong thời gian ñiều tra, thu thập số liệu.
- Đặc biệt tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến TS Nguyễn Văn Bình, GS TS
Đặng Tuấn Đạt, TS Phạm Văn Hậu ñã tận tình trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn
và giúp ñỡ tôi hoàn thành luận văn.
- Kính tặng những người thân trong gia ñình, ñồng nghiệp và bạn bè ñã
ñộng viên, giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Buôn Ma Thuột, tháng 9 năm 2009
Đoàn Thị Mỹ Hương
5
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Lịch sử bệnh và ñặc ñiểm sinh thái của véc tơ truyền bệnh
sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue
3
1.1.1. Vài nét về lịch sử bệnh 3
1.1.2. Đặc ñiểm sinh thái của véc tơ truyền bệnh sốt
dengue/ sốt xuất huyết dengue
4
1.2. Tình hình Sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue và mối liên
quan với các chỉ số muỗi Ae. aegypti
7
1.2.1. Tình hình sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue trên thế
giới và trong nước
7
1.2.2. Đặc ñiểm về vi rút gây bệnh và vật chủ 11
1.2.3. Mối liên quan của các chỉ số muỗi và bọ gậy Aedes
aegypti với Sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue
12
Chương 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu 17
2.2. Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu 17
2.3. Thiết kế nghiên cứu 18
2.4. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu 18
2.4.1. Phương tiện, vật liệu, kỹ thuật ñiều tra muỗi và bọ
gậy Ae. aegypti .
18
2.4.2. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu bệnh nhân 20
2.4.3. Phương tiện và vật liệu phân lập vi rút Dengue 21
2.4.4. Phương tiện nghiên cứu các yếu tố khí hậu 21
2.5. Phương pháp xử lý số liệu 21
2.6. Giới hạn của nghiên cứu 23
6
Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
3.1. Đặc ñiểm sinh thái của muỗi Aedes aegypti tại Đắc Lắc,
(2004-2008).
24
3.1.1. Phân bố muỗi và bọ gậy Ae. aegypti, theo không gian
và thời gian
24
3.1.2. Mối liên quan của chỉ số muỗi và bọ gậy Ae. aegypti
với yếu tố khí hậu
34
3.2. Mối liên quan của sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue
các chỉ số muỗi, bọ gậy Ae. aegypti
45
3.2.1. Tình hình sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue
tỉnh Đắc Lắc, (2004-2008)
45
3.2.2. Mối liên quan của chỉ số muỗi, bọ gậy Ae. aegypti
với số mắc Sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue
47
Chương 4 - BÀN LUẬN 50
4.1. Đặc ñiểm sinh thái của muỗi, bọ gậy Ae. aegypti tại tỉnh
Đắc Lắc (2004-2008).
50
4.1.1. Phân bố muỗi và bọ gậy Ae. aegypti theo không gian
và thời gian
50
4.1.2. Mối liên quan của chỉ số muỗi và bọ gậy Ae. aegypti
với yếu tố khí hậu
54
4.2. Mối liên quan của sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue với
các chỉ số muỗi, bọ gậy Ae. aegypti
58
4.2.1. Tình hình sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue
tại tỉnh Đắc Lắc, (2004-2008)
58
4.2.2. Mối liên quan của chỉ số muỗi, bọ gậy Ae. aegypti
với Sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue
59
KẾT LUẬN 62
KIẾN NGHỊ 64
7
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
1.1. Tình hình SXH toàn cầu, (1956-1995) 7
1.2. Số liệu mắc chết do SD/SXHD trên toàn cầu, (1999-2001) 8
1.3. Số mắc và chết do SD/SXHD ở Đông Nam Á, (1990-1997) 8
1.4. Số mắc và chết SD/SXHD/100.000 dân ở Việt Nam, 9
(1998 – 2004)
1.5. Số mắc và chết do SD/SXHD tại các tỉnh Tây Nguyên, 10
(1998-2003)
3.1. Chỉ số mật ñộ muỗi (con/nhà) tại các ñiểm ñiều tra, (2004-2008) 24
3.2. Chỉ số nhà có muỗi (%) tại các ñiểm ñiều tra, (2004-2008) 25
3.3. Chỉ số nhà có bọ gậy (%) tại các ñiểm ñiều tra, (2004-2008) 26
3.4. Chỉ số dụng cụ có bọ gậy (%) tại các ñiểm ñiều tra, (2004 -2008) 27
3.5. Chỉ số Breteau tại các ñiểm ñiều tra theo năm, (2004-2008) 28
3.6. Diễn biến các chỉ số muỗi, bọ gậy và các yếu tố khí hậu 34
theo tháng tại tỉnh Đắc Lắc, (2004-2008)
3.7. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số mật ñộ muỗi, 35
phân tích ñơn biến
3.8. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số mật ñộ muỗi, 36
phân tích ña biến
3.9. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số nhà có muỗi, 37
phân tích ñơn biến
3.10. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số nhà có muỗi, 38
phân tích ña biến
3.11. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số nhà có bọ gậy, 39
8
phân tích ñơn biến
3.12. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số nhà có bọ gậy, 40
phân tích ña biến
3.13. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số dụng cụ 41
có bọ gậy, phân tích ñơn biến
3.14. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số dụng cụ 42
có bọ gậy, phân tích ña biến
3.15. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số Breteau, 43
phân tích ñơn biến
3.16. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số Breteau, 44
phân tích ña biến
3.17. Phân bố số mắc SD/SXHD theo năm, (2004-2008) 45
3.18. Kết quả phân lập vi rút Dengue theo năm tại tỉnh Đắc Lắc, 46
(2004-2008)
3.19. Diễn biến số mắc SD/SXHD, chỉ số muỗi Ae. aegypti 47
theo tháng tỉnh Đắc Lắc, (2004-2008)
3.20. Tỷ số nguy cơ của chỉ số muỗi với số mắc SD/SXHD 47
3.21. Diễn biến số mắc, các chỉ bọ gậy theo tháng tại tỉnh Đắc Lắc, 48
(2004-2008)
3.22. Tỷ số nguy cơ của chỉ số bọ gậy với số mắc SD/SXHD 48
9
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình/ Tên hình/ biểu ñồ Trang
Biểu ñồ
2.1. Bản ñồ hành chính tỉnh Đắc Lắc, năm 2006 18
3.1. Diễn biến chỉ số mật ñộ muỗi trung bình (con/nhà) 30
tại các ñiểm ñiều tra theo tháng, (2004 - 2008)
3.2. Diễn biến CSNCM trung bình tại các ñiểm ñiều tra 31
theo tháng, (2004 - 2008)
3.3. Diễn biến CSNBG trung bình tại các ñiểm ñiều tra 32
theo tháng, (2004 - 2008)
3.4. Diễn biến CSDCBG (%) trung bình tại các ñiểm ñiều tra 33
theo tháng, (2004 - 2008)
3.5. Diễn biến chỉ số Breteau trung bình tại các ñiểm ñiều tra 34
theo tháng, (2004 -2008)
3.6. Diễn biến tỷ lệ mắc SD/SXHD trên 100.000 dân ở tỉnh 46
Đắc Lắc theo năm, (2004 - 2008)
3.7. Diễn biến tổng số mắc SD/SXHD theo tháng 47
ở tỉnh Đắc Lắc, ( 2004 - 2008)
10
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ae : Aedes
BI : Chỉ số Breteau
BN : Bệnh nhân
BMT : Buôn Ma Thuột
CS : Cộng sự
CSMĐM : Chỉ số mật ñộ muỗi
CSNCM : Chỉ số nhà có muỗi
CSNBG : Chỉ số nhà có bọ gậy
CSDCBG : Chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy
RR : Tỷ số nguy cơ (Risk Ratio)
SD : Sốt Dengue
SXHD : Sốt xuất huyết Dengue
TP : Thành phố
TTYTDP : Trung tâm y tế dự phòng
VSDT : Vệ sinh Dịch tễ
WHO : Tổ chức Y tế Thế giới
(World Health Organization)
11
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt Dengue/ Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi
rút Dengue gây ra. Bệnh lây truyền qua trung gian là muỗi Aedes, thuộc phân
giống Stegomyia, trong ñó Aedes aegypti là véc tơ gây dịch quan trọng nhất.
Lâm sàng của bệnh ñặc trưng bởi sốt, xuất huyết và thoát huyết tương dẫn ñến
sốc giảm thể tích tuần hoàn và rối loạn ñông máu, nếu không ñược chẩn ñoán
sớm và ñiều trị kịp thời sẽ dẫn ñến tử vong [1], [25].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính hàng năm trên thế giới có khoảng
2,5- 3 tỷ người có nguy cơ mắc bệnh. Trong 50-100 triệu trường hợp mắc sốt
Dengue, khoảng 500.000 trường hợp sốt xuất huyết Dengue phải nhập viện
ñiều trị, trong ñó 90% là trẻ em dưới 15 tuổi. Tỷ lệ tử vong trung bình của sốt
xuất huyết dengue là 5%. Bệnh lưu hành trên 100 nước thuộc các khu vực khí
hậu nhiệt ñới, á nhiệt ñới. Châu Mỹ có số nước mắc cao nhất là 42 nước, kế
ñến là Châu Phi 20 nước, khu vực Tây Thái Bình Dương 29 nước, Đông Nam
Á 7 nước và Địa Trung Hải 4 nước [25].
Việt Nam là một trong những nước có bệnh dịch lưu hành và ñây cũng
là vấn ñề y tế quan tâm của nước ta. Từ năm 1960 ñến nay dịch có xu hướng
lan rộng và phát triển với số mắc và chết mỗi năm một tăng. Bệnh chiếm tỷ lệ
cao trong các bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam, là một trong những nguyên
nhân hàng ñầu gây tử vong cho trẻ và tình trạng quá tải tại các bệnh viện
trong mùa dịch. Ở Tây Nguyên những năm có dịch lớn là 1983, 1987, 1988,
1991, 1995, 1998 và 2004 với số mắc từ 54,80- 553,38/100.000 dân, số chết
từ 0,08 -1,34/100.000 dân. Dịch không có chu kỳ rõ rệt, giữa các dịch lớn này
hàng năm bệnh xảy ra rải rác, dịch bệnh chỉ khu trú và phát triển mạnh ở các
thị xã, thị trấn ñông dân. [7],[28],[29],[30].
12
Đến nay, vẫn chưa có thuốc ñiều trị ñặc hiệu và vắc xin phòng bệnh sốt
Dengue/ sốt xuất huyết Dengue, nên việc phòng chống bệnh chủ yếu dựa vào
việc phòng và diệt muỗi truyền bệnh. Vai trò và khả năng truyền bệnh của
một số loài muỗi thuộc giống Aedes mà chủ yếu là Aedes aegypti ñã ñược biết
từ lâu, song mỗi vùng, mỗi ñịa phương với những phong tục tập quán và hoạt
ñộng của người dân, nhất là ñiều kiện tự nhiên khác nhau ảnh hưởng ñến véc
tơ truyền bệnh. Để góp phần trong nghiên cứu ñặc ñiểm dịch tễ học sốt
Dengue/ sốt xuất huyết Dengue, nhất là dự báo dịch bệnh ñể chủ ñộng trong
phòng chống, ñề tài “Một số ñặc ñiểm sinh thái của muỗi Aedes aegypti và
mối liên quan ñến sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Đắc Lắc,
2004-2008” ñược triển khai với hai mục tiêu:
1. Mô tả một số ñặc ñiểm sinh thái của muỗi Aedes aegypti tại tỉnh
Đắc Lắc.
2. Xác ñịnh mối liên quan của các chỉ số muỗi với sốt Dengue/ sốt
xuất huyết Dengue tại tỉnh Đắc Lắc.
13
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử bệnh và ñặc ñiểm sinh thái của véc tơ truyền bệnh sốt
Dengue/ sốt xuất huyết Dengue
1.1.1 Vài nét về lịch sử bệnh
Sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue (SD/SXHD) là bệnh lây do muỗi
truyền. Lâm sàng SD/SXHD ñược biết từ trên 200 năm nay. Đầu tiên là 2 vụ
dịch ở Cario và Batavia- Indonesia năm 1779 và Philadenphia năm 1780.
Năm 1906, Bancroft ñã chứng minh véc tơ truyền bệnh là Aedes aegypti.Từ
năm 1920 nhiều dịch lớn không gây tử vong xảy ra ở Hy Lạp, Nam Phi,
Châu Úc, Nhật, Mỹ. Năm 1944-1945, Sabin phân lập ra vi rút ở Hawai và
New Guinea (type 1 và 2). Năm 1954 Florancis Quintos và cộng sự mô tả
bệnh Philippines, là bệnh ở thành phố, ña số trường hợp mắc là ở khu người
nghèo, bệnh chỉ xảy ra vài tháng trong 1 năm. Năm 1956, dịch lớn xảy ra ở
Mannila, Philippines trẻ em mắc nhiều, bắt ñầu bằng sốt, có hội chứng xuất
huyết và suy sụp về tuần hoàn, tỷ lệ tử vong khoảng 10%. Ở Thái Lan dịch
xảy ra nặng ở Băng Cốc. Cũng năm này Hammon và Sather phân lập 2 type
mới- type 3 và 4. Từ 1953-1964 dịch phát triển ở vùng Đông Nam Á:
Philippines, Thái Lan (năm 1958, chết 8,3%); Malaysia (chết 8,2%), Việt
Nam, Singapore, Miến Điện, CamPuchia, Lào, Ấn Độ, Indonesia và các ñảo
ở ven Thái Bình Dương.
Từ thập kỷ 1980 ñến nay, dịch tăng dần lên ở khu vực Đông Nam Á
nhiệt ñới, bao gồm bán ñảo Đông Dương và Ấn Độ Dương, Trung và Nam
Mỹ, các ñảo Thái Bình Dương và các ñảo Caribê (ñặc biệt là Cuba). Ngày nay
14
SD/SXHD là một trong 10 nguyên nhân chính phải nhập viện và tử vong ở trẻ
em ở phần lớn các nước nhiệt ñới Đông Nam Á và Tây Thái Bình dương [10].
1.1.2. Đặc ñiểm sinh thái của véc tơ truyền bệnh sốt Dengue/ sốt xuất
huyết Dengue
1.1.2.1. Sơ lược về véc tơ truyền bệnh
Ở Việt Nam, nghiên cứu về véc tơ truyền bệnh SD/SXHD ñã ñược tiến
hành trong nhiều năm bởi Russel và cộng sự năm 1969; Vũ Thị Phan và cộng
sự, năm 1970; Nguyễn Trung Thành, Lê Diên Hồng, năm 1971; Vũ Sinh
Nam, năm 1990; Đỗ Quang Hà năm 1992. Các tác giả ñều khẳng ñịnh Aedes
aegypti là véc tơ chính gây bệnh dịch SD/SXHD ở Việt Nam. Muỗi Aedes
albopictus chỉ có mặt trong số rất ít các vụ dịch với chỉ số mật ñộ rất thấp.
Như vậy ñến nay Aedes aegypti vẫn là véc tơ chính truyền vi rút Dengue ở
Việt Nam trong các vụ dịch SD/SXHD [9], [18], [22], [24], [38], [42].
Muỗi Aedes aegypti có vòng ñời biến thoái hoàn toàn với ấu trùng sống
trong nước, chu kỳ phát triển gồm 4 giai ñoạn: trứng, bọ gậy, quăng và muỗi
trưởng thành, trong ñó muỗi cái trưởng thành liên quan trực tiếp ñến việc
truyền bệnh.
Muỗi ñẻ trứng riêng rẽ ở thành, sát phía trên mực nước của các dụng cụ
chứa nước. Trứng nở sau khi ngập nước tự nhiên (do mưa) hoặc nhân tạo (do
người ñổ nước vào ñể dự trữ). Khi bị rơi vào tình trạng khô hạn tự nhiên,
trứng có thể duy trì ñược sự sống tới 6 tháng hoặc lâu hơn. Các nghiên cứu
trên thực ñịa và trong phòng thí nghiệm cho thấy muỗi Aedes aegypti chủ yếu
thích ñẻ trứng vào nơi nền tối có màu ñặc biệt yêu thích như ñỏ và ñen hơn
màu sáng. Bọ gậy Aedes nhìn chung sống ở nơi nước sạch và không bị ô
nhiễm. Giai ñoạn trước trưởng thành của muỗi vào khoảng 7 ngày trong ñiều
kiện nhiệt ñới [26], trong ñiều kiện phòng thí nghiệm nhiệt ñộ ở 25,2 -25,5o
C
và ñộ ẩm 88% là 17,1 ± 0,56 ngày [20].
15
Muỗi Aedes cái hút máu chủ yếu ban ngày với 2 thời ñiểm hoạt ñộng
hút máu mạnh nhất là sáng sớm và ngay sau khi mặt trời lặn. Chúng thích ñậu
nghỉ ở những nơi tối trong nhà. Muỗi trưởng thành có thể tìm thấy 50 mét
xung quanh ổ, với khoảng cách bay tối ña khoảng 200 mét từ ổ bọ gậy/ lăng
quăng [26].
Sự phân bố của Ae. aegypti chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu, khí hậu
và thời tiết thuận lợi cho sự sinh sản và phát của véc tơ truyền bệnh và dịch
phát triển là: Lượng mưa trung bình từ 200-300mm, nhiệt ñộ không khí trung
bình 20-300
C và ñộ ẩm 80-90% [12].
1.1.2.2. Những nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh thái của véc tơ truyền bệnh
Mỗi ñịa phương với ñặc ñiểm ñịa lý và phong tục tập quán khác nhau
ảnh hưởng ñến sự sinh sản của muỗi Ae. aegypti [1]. Đã có một số công trình
nghiên cứu khoa học về sự biến ñộng của muỗi và các chỉ số bọ gậy Aedes
aegypti theo không gian và thời gian. Song các nghiên cứu này hầu hết là mô
tả diễn biến theo thời gian tại các ñịa phương khác nhau, chưa tìm hiểu sâu về
sinh thái của muỗi, nhất là mối liên hệ với các yếu tố của môi trường. Trước
tình trạng thay ñổi khí hậu toàn cầu việc tìm hiểu ñặc ñiểm sinh thái của muỗi
là rất quan trọng trong công tác dự báo tình tình dịch bệnh SD/SXHD.
Nghiên cứu tình hình dịch Dengue ở Maracay, Venezuela từ 1993 -
2001 và phân tích mối liên quan của số mắc bệnh và các chỉ số (Breteau, bọ
gậy/nhà) với các biến số thời tiết cho thấy: SD/SXHD liên quan chặt chẽ với
lượng mưa và ñộ ẩm. Đỉnh cao của số mắc trùng với ñỉnh cao của mùa mưa.
Hệ số tương quan của số mắc SD với lượng mưa là 0,43 (P < 0,05), hệ số
tương quan của số mắc SD với ñộ ẩm tương ñối là 0,40 (P < 0,05) và hệ số
tương quan của số mắc SD/SXHD với lượng mưa là 0,26 (P < 0,05) [ 39].
Trần Vũ Phong và Vũ Sinh Nam khảo sát 6357 vật chứa nước tại một
số ñiểm ở miền Bắc ghi nhận về sự phân bố, mật ñộ của Aedes aegypti theo
16
không gian và thời gian rõ rệt. Nghiên cứu cho thấy bọ gậy sinh sản gia tăng
có ý nghĩa vào mùa mưa [42].
Nghiên cứu biến ñộng số lượng của muỗi Aedes aegypti tại thị xã Kon
Tum, TP. Pleiku và TP. Buôn Ma Thuột trong thời gian 1994 - 1998 của
Đặng Tuấn Đạt, Phan Duy Thanh và Cs cho thấy chỉ số muỗi Aedes aegypti
tại TP. PleiKu, cao trong tất cả các tháng, cao nhất là các tháng 8-10. Tại
thành phố Buôn Ma Thuột, các chỉ số muỗi Aedes aegypti thấp, cao nhất vào
tháng 5,6 [3].
Tại TP. Buôn Ma Thuột, nghiên cứu của Hoàng Anh Vường, Võ Thị
Hường và cs về dịch tễ SD/SXHD tại Buôn Ma Thuột năm 1998 cho thấy
muỗi Aedes aegypti phát triển quanh năm, nhưng số lượng tăng vào những
tháng ñầu mùa mưa tháng 5-6, ñặc biệt tháng 6 [31]. Lý Thị Vi Hương, Lê
Thị Kim Cúc tìm hiểu thành phần, biến ñộng của muỗi Aedes ở Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đắc Lắc cho thấy có sự liên quan giữa biến ñộng số lượng của
trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết với ñiều kiện vi khí hậu của ñịa
phương [15].
Lý Thị Vi Hương, Đặng Tuấn Đạt, cs tìm hiểu về phân bố của Aedes
aegypti trung gian truyền bệnh SXHD ở Tây Nguyên cho thấy vùng phân bố
muỗi Aedes aegypti ở Tây Nguyên chủ yếu ở các khu ñông dân cư như thị xã,
thị trấn. Các chỉ số muỗi Aedes aegypti biến ñộng theo thời gian, chủ yếu cao
vào mùa mưa, những năm có dịch cao hơn những năm không có dịch và tỷ số
này tương quan thuận với lượng mưa [14].
Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước nói chung và tại Tây Nguyên
nói riêng của nhiều tác giả Vũ Sinh Nam, Đặng Tuấn Đạt, Nguyễn Ái
Phương, Hoàng Anh Vường ... tại vùng Tây Nguyên trong thời gian trước về
muỗi Aedes aegypti và vai trò truyền bệnh SD/SXHD cho thấy loài Aedes
aegypti có mặt hầu hết ở các ñiểm ñiều tra, nhưng gặp chủ yếu ở thị trấn và
17
thành phố. Muỗi phát triển quanh năm với ñỉnh cao vào mùa mưa ở vùng Tây
Nguyên. Từ các nghiên cứu này, có thể nói rằng rõ ràng các chỉ số vectơ này
liên quan với ñiều kiện khí hậu.
1.2. Tình hình SD/SXHD và mối liên quan với các chỉ số muỗi, bọ gậy
Ae. aegypti.
1.2.1. Tình hình mắc bệnh SD/SXHD trên thế giới và trong nước
Gần 3 tỷ người trên hành tinh hiện ñang sống trong vùng có vi rút lưu
hành, phần lớn là nơi có khí hậu nhiệt ñới và cận nhiệt ñới.
Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ 1975 ñến 1995 về sự
phân bố SD/SXHD trên toàn cầu ghi nhận 102 nước thuộc 5 khu vực của
WHO ghi nhận có bệnh nhân (BN). Trong ñó Châu Mỹ có 42 nước có dịch
SD/SXHD lưu hành và là khu vực có SD/SXHD lưu hành thường xuyên, tiếp
ñến là khu vực Tây Thái Bình (29 nước), Châu Phi (20 nước), Đông Nam Á
(7 nước) và Phía Đông Địa Trung Hải (4 nước) [24].
Khu vực Đông Nam Châu Á và Tây Thái Bình Dương, 3 nước có dịch
lưu hành nặng nề là Thái Lan, Malaysia và Việt Nam, gần ñây những vùng
mới cũng báo cáo dịch SD/SXHD như Bu Tan và Đông Ti Mo [6],[37],[42].
Bệnh SD/SXHD trước kia ñược xem là bệnh ở khu vực ñô thị, nhưng
ngày nay bệnh xảy ra ở khu vực nông thôn, ven biển và miền núi.
Bảng 1.1. Tình hình SXH toàn cầu, (1956-1995) [43]
Giai ñoạn Số năm Số trường hợp Số trường hợp trung bình
hàng năm
1956- 1980 25 1.547.760 61.910
1981- 1985 5 1.304.305 260.861
1986- 1990 5 1.776.140 355.228
1991- 1995 5 1.704.050 340.810
18
Bảng 1.2. Số liệu mắc chết do SD/SXHD trên toàn cầu, (1999-2001) [2]
Khu vực
của WHO
1999 2000 2001
Mắc chết Mắc chết Mắc chết
Tây Thái
Bình dương
64.006 112 45.603 167
Không báo
cáo
Không báo
cáo
Đông Nam
Á
55.405 471 57.997 542 119.707 452
Châu Mỹ 322.256 98 400.514 92 406.206 44
Bảng 1.3. Số mắc và chết do SD/SXHD ở Đông Nam Á , (1990-1997)
Năm Tổng số mắc Tổng số chết Tỷ lệ C/M(%)
1990 121.401 1.468 1,21
1991 78.742 1.031 1,31
1992 63.769 709 1,11
1993 98.589 750 0,76
1994 90.194 1083 1,20
1995 105.777 1142 1,08
1996 102.229 1923 1,88
1997 136.030 1307 0,76
“Nguồn: từ WHO” [25]
19
Ở Việt Nam, bệnh SD/SXHD xuất hiện lần ñầu tiên vào năm 1958 ở
miền Bắc và 1960 ở miền Nam [11]. Vụ dịch lớn ñầu tiên xảy ra ở 5 tỉnh miền
Nam vào tháng 8/1963 và ở 19 tỉnh miền Bắc vào năm 1969 [19]. Dịch
SD/SXHD ñã lan rộng tới hầu hết các tỉnh trong cả nước. Từ năm 1970-1974
dịch xảy ra lẻ tẻ ở một số ñiểm trong nội thành Hà Nội với số BN từ vài chục
tới hàng trăm trường hợp vào ñiều trị tại các bệnh viện. Trong thời gian ñó
dịch cũng lan ra các thành phố, thị xã, thị trấn và các vùng nông thôn [17]. Từ
năm 1975-1983 dịch xuất hiện hầu như hàng năm với số BN ngày càng tăng
[11]. Những vụ dịch Sốt xuất huyết nặng ñã xuất hiện hầu như trong cả nước
vào những năm 1975, 1977, 1978, 1980, 1983, 1987, 1991, 1998. Từ năm
1956 ñến 1995, tổng số người mắc SXHD ở Việt Nam lên tới 1.518.808 trong
ñó 14.133 trường hợp tử vong [2]
Bảng 1.4. Số mắc và chết sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue/100.000 dân
ở Việt Nam, (1998 – 2004) [6].
Năm Số mắc Tỷ lệ /100.000 Số chết Tỷ lệ /100.000
1998 234917 399,50 377 0,50
1999 35.868 46,99 66 0,09
2000 24.060 43,52 52 0,22
2001 42.878 61,45 82 0,19
2002 32.147 40,32 51 0,06
2003 49.691 61,42 72 0,09
2004 77637 94,67 114 0,14
Các tỉnh Tây Nguyên (Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum), từ năm 1983 -
1988, các năm có dịch SD/SXHD là 1983, 1987, 1988 với số mắc từ 94,55-
20
129,67/100.000 dân, số chết từ 0,89- 1,34/100.000 dân. Giữa các dịch lớn này
hàng năm bệnh xảy ra rải rác, nơi tập trung nhiều nhất là thành phố Buôn Ma
Thuột, rồi ñến thị xã Pleiku, nơi tập trung ñông dân nhất [27].
Từ 1989- 2000, bệnh xảy ra hàng năm và những năm có dịch lớn là:
1991, 1995, 1997, 1998. Dịch không có quy luật thành chu kỳ rõ rệt, lớn nhất
là năm 1998, dịch xảy ra với số mắc 553,38/100.000 dân, tỷ lệ chết /mắc:
0,07. Tỉnh Đắc Lắc là tỉnh có số mắc cao nhất, chỉ tính trong 8 năm từ 1991-
1998 số mắc là 155,80/100.000 dân, chết 0,18/100.000 dân, tỷ lệ chết/ mắc là
0,11. Năm 1998 dịch phát triển ra nhiều huyện, thị nhưng cũng tập trung ở
những nơi ñông dân cư như thành phố, thị xã, thị trấn.
Bảng 1.5. Số mắc và chết do sốt Dengue/Sốt xuất huyết Dengue tại các
tỉnh Tây Nguyên từ năm 1998-2003 [27]
Năm Số mắc Mắc/100.000 Số chết chết/100.000 % chết/mắc
1998 14.652 553,38 10 0,38 0,07
1999 888 29,75 0 0,00 0,00
2000 479 15,79 1 0,03 0,21
2001 1.089 29,75 2 0,06 0,18
2002 1655 52,76 2 0,06 0,12
2003 908 26,36 2 0,06 0,22
Tỉnh Đắc Lắc là một trong bốn tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, với
mật ñộ dân số 134,05 người/km2
, ñộ cao trung bình khoảng 500-800m, nhìn
chung thời tiết chia làm 2 mùa khá rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 ñến tháng 10
Mùa khô từ tháng 11 ñến tháng 4 năm sau, các tháng có lượng mưa lớn nhất
là tháng 7,8,9, lượng mưa chiếm 80-90% lượng mưa năm. Nhiệt ñộ trung bình
giao ñộng từ 22 -230
C, những vùng có ñộ cao thấp như Buôn Ma Thuột nhiệt
21
ñộ trung bình 23,70
C. Với ñiều kiện khí hậu rất thuận lợi cho bệnh dịch Sốt
xuất huyết xảy ra. Năm 1999 ñược sự ñầu tư kinh phí, chỉ ñạo giám sát trực
tiếp và phòng chống bệnh chủ ñộng của Dự án Phòng chống SD/SXHD khu
vực Tây Nguyên, bệnh giảm nhiều, song vẫn còn một số vụ dịch xảy ra, ñặc
biệt các vụ dịch năm 2004 gây ảnh hưởng ñến ñời sống của người dân nơi ñây
và cũng là nguyên nhân gây quá tải tại các bệnh viện trong mùa dịch.
1.2.2. Đặc ñiểm về vi rút gây bệnh và vật chủ
1.2.2.1. Đặc ñiểm về vi rút gây bệnh
Vi rút Dengue thuộc họ Flavivirridae, giống Flavivius, bao gồm 4 típ
DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN- 4. Ổ chứa vi rút Dengue là ở người và khỉ
mang vi rút Dengue. Vi rút truyền qua người lành do muỗi ñốt. Muỗi truyền
bệnh chủ yếu là Ae. eegypti và thứ yếu là Ae. albopictus [25].
Muỗi véc tơ bị nhiễm vi rút khi ñốt người ñang trong giai ñoạn nhiễm
vi rút huyết. Với SD/ SXHD, giai ñoạn này có thể xảy ra 1-2 ngày trước khi
khởi phát sốt và kéo dài khoảng 5 ngày sau khi bắt ñầu có sốt. Sau giai ñoạn ủ
bệnh 10-12 ngày, vi rút phát triển, xâm nhập từ dạ dày sang các tổ chức khác
và tuyến nước bọt của muỗi. Muỗi này sẽ truyền vi rút Dengue sang người
mẫn cảm với vi rút theo tuyến nước bọt của chúng qua vết ñốt [25].
1.2.2.2. Đặc ñiểm về vật chủ
Ở người, một trong bốn típ vi rút ñều có thể gây ra SXHD. Một số
chủng gây bệnh với biểu hiện rất nhẹ ở người lớn và trẻ em và như vậy những
trường hợp này thường không ñược phát hiện, trở thành người lưu hành vi rút
thầm lặng trong cộng ñồng.
Nhiễm dengue thứ phát là một yếu tố nguy cơ dẫn ñến SXHD, kể cả
các kháng thể thụ ñộng ở trẻ sơ sinh. Chủng vi rút cũng là một yếu tố nguy cơ
ñể xảy ra SXHD, nhưng không phải tất cả các chủng vi rút trong tự nhiên ñều
có khả năng gây thành dịch hay gây bệnh với tình trạng nặng. Yếu tố kể ñến
22
sau cùng là tuổi bệnh nhân và di truyền của vật chủ cũng có thể dẫn ñến
SXHD. Mặc dù SXHD có thể xảy ra ở người lớn dưới 15 tuổi, và kết quả của
các nghiên cứu mô tả cho thấy rằng một số nhóm người dễ bị hội chứng thoát
dịch hơn nhóm người khác [25]
1.2.3. Mối liên quan của các chỉ số muỗi và bọ gậy Ae. aegypti với
SD/SXHD
Mối liên quan của các chỉ số muỗi, bọ gậy với số mắc SD/SXHD ñã
ñược nhiều tác giả quan sát và nêu ra. Thường mùa mưa, số mắc SD/SXHD
nhiều hơn và cũng thời gian này, chỉ số muỗi và bọ gậy cũng tăng cao. Điều
này gần như trở thành lý thuyết kinh ñiển của SD/SXHD nói riêng cũng như
các bệnh lây truyền qua trung gian muỗi ñốt.
Nghiên cứu của Barrera R, Delgado N, Jiménez M và Silvio Valero về
mối liên quan SD/SXHD với các yếu tố tự nhiên, chỉ số muỗi và chỉ số bọ
gậy ghi nhận bệnh xảy ra quanh năm ở Maracay, Venezuela. Từ 1993, ñỉnh
cao của dịch thay ñổi rất nhiều trong mùa ẩm. Bệnh dịch có chu kỳ 3 năm,
thấp nhất vào năm 1996 và 1999, rồi bùng phát dịch lớn vào năm sau ñó là
1997 và 2000. Vụ dịch lớn vào năm 2001 là do serotype 3 và có liên quan
ñến sự thay ñổi nhiệt ñộ. Nghiên cứu cũng ghi nhận ñỉnh cao của số mắc
SD/SXHD gần trùng với ñỉnh cao của mùa mưa và mối tương quan này có ý
nghĩa thống kê. Cụ thể hệ số tương quan của số mắc SD/SXHD với lượng
mưa là 0,43/ 0,26 (P<0,05) [39].
Su GL khảo sát sự liên quan về mối liên quan của yếu tố thời tiết là
lượng mưa và nhiệt ñộ với số mắc SD tại Phillippines, kết quả dữ liệu từ năm
1996 – 2005 cho thấy sự tương quan chặt chẽ của lượng mưa với số mắc
Dengue (r2
=0,38, p< 0,05), còn sự liên quan của nhiệt ñộ với số mắc không có
ý nghĩa thống kê [40].
23
Hạ Bá Khiêm, Trần Khánh Tiên và Đỗ Quang Hà nghiên cứu tình hình
sốt xuất huyết Dengue và biện pháp phòng chống cho thấy SXH phát triển
theo mùa rõ rệt, tính tần số mắc trung bình hàng tháng trong 5 năm (1991-
1995) cho thấy bệnh xảy ra quanh năm, nhưng dịch thường bùng phát mạnh
vào mùa mưa từ tháng 6-10, ñỉnh cao của dịch thường tháng 7,8,9, Giám sát
biến ñộng mật ñộ muỗi Aedes aegypti cho thấy sự tăng các ca bệnh trong mùa
mưa phù hợp với sự gia tăng mật ñộ muỗi Aedes aegypti [17]
Một số nghiên cứu khác tại các tỉnh thành ở miền Bắc, Việt Nam về
dịch sốt xuất huyết tại Việt Nam 1975-1983 cho thấy ở miền Bắc bệnh mang
tính chất mùa rõ rệt, thường xuất hiện từ tháng 4-11, cao ñiểm tháng 8,9,10
[8]. Trương Uyên Ninh và CS giám sát bệnh SD/SXHD tại một số tỉnh thành
miền bắc Việt Nam 1990-1996 cho kết quả: Bệnh SD/SXHD có từ tháng 2
ñến tháng 11 hàng năm. Cao nhất là vào tháng 6,7,8, lúc này ñộ ẩm cao, nhiệt
ñộ cao tạo ñiều kiện thuận lợi cho muỗi Aedes aegypti phát triển [21]. Tại
Nam Hà, nghiên cứu của Trần Đắc Phu và cs về một số ñặc ñiểm dịch tễ bệnh
SD/SXHD từ năm 1991 ñến 2000 cho thấy dịch mang tính chất mùa rõ rệt bắt
ñầu từ tháng 4 ñến tháng 11, tập trung chủ yếu vào các tháng nóng và mưa
nhiều ( 7,8, 9, 10) [23].
Tại các ñiểm nghiên cứu ở Tây Nguyên, nhiều tác giả ñã nghiên cứu về
dịch tễ học SD/SXHD như Đặng Tuấn Đạt, Nguyễn Ái Phương, Phan Duy
Thanh, Hoàng Anh Vường, Võ Thị Hường … cho thấy tình hình bệnh
SD/SXHD phát triển tập trung các tháng 7-10, tương ứng các tháng có lượng
mưa lớn trong năm, cũng là mùa sinh sản của muỗi Ae. aegypti. Dịch bệnh
SD/SXH dengue xảy ra hàng năm, dịch liên quan chặt chẽ với mùa mưa, là
ñiều kiện khí hậu thuận lợi cho quần thể muỗi Ae. aegypti, véc tơ truyền bệnh
SD/SXHD [4], [5], [32], [33].
24
Sự lây truyền SD/SXHD bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác ñộng như
tuổi thọ của muỗi, tình trạng miễn dịch của quần thể dân cư. Tại Singapore
sự lan truyền bệnh SD/SXHD vẫn xảy ra ngay cả khi chỉ số nhà có muỗi dưới
2% [25]. Nghiên cứu về huyết thanh học của James S. Koopman, D. Rebecca
Prevots và cs tiến hành khảo sát 3408 nhà thuộc 70 ñiểm khác nhau tại
Mexico vào năm 1986 cho thấy rằng nhiệt ñộ trung bình trong mùa mưa là
yếu tố tiên ñoán nhiễm Dengue có giá trị nhất, ở nhiệt ñộ 300
C thì nguy cơ
cao gấp 4 lần so với 170
C. Về ñiều này, các tác giả cho rằng nhiệt ñộ cao làm
gia tăng hiệu quả truyền bệnh vì thời gian nhân lên của vi rút trong muỗi
ngắn lại [36].
Các nghiên cứu trên cho thấy có mối liên quan giữa số mắc bệnh
SD/SXHD với các chỉ số muỗi Aedes aegypti và bọ gậy cũng như liên quan
ñến ñiều kiện khí hậu. Tuy nhiên, các nghiên cứu về mối liên quan này chỉ
dừng lại ở mức mô tả mối liên quan chứ chưa ñưa ra mô hình tối ưu ñể có thể
dựa vài chỉ số giám sát véc tơ cũng như ñiều kiện thời tiết ñể dự báo dịch
bệnh SD/SXHD cho tỉnh Đắc Lắc nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung.
Trên thế giới ñã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố liên quan ñến
SD/SXHD, hy vọng có thể tìm một mô hình tiên ñoán dịch bệnh này. Mô hình
phức tạp ñã ñược phát triển bởi Focks và cs, năm 1993 ñể tiên ñoán các thông
số của chu kỳ lan truyền SD/SXHD. Mô hình bao gồm các thông số mô
phỏng về thói quen sống của muỗi, số mắc SD/SXHD, ước tính mật ñộ muỗi
và tỷ lệ hiện hành cũng như tỷ lệ mắc mới trong một cộng ñồng cùng với các
yếu tố vi khí hậu. Mô hình này ñã mô tả rất tốt sự thay ñổi ñộng lực của quần
thể muỗi ở Bang Kok và New Orleans cũng như mô hình theo mùa về sự lan
truyền trong vụ dịch ở Honduras (Focks và cs năm 1993 và 1995). Mô hình
này trình bày một xu hướng ñầy ñủ về sinh học trong hệ thống cảnh báo sớm
và yêu cầu một số thông tin ñặc hiệu về thông số như sự sinh sản của muỗi,
25
mật ñộ dân trong vùng, kiểu huyết thanh của vi rút Dengue và vật chủ là các
loài có xương sống. Mô hình theo dõi như vậy có thể mang lại nhiều lợi ích
về kinh tế, thời gian ở các nước ñang phát triển. Cho ñến nay vẫn chưa có
nhiều nổ lực trong tiên ñoán các vụ dịch xảy ra không theo mùa [45].
Một mô hình khác giải thích theo sự thay ñổi của nhiệt ñộ bề mặt nước
biển như chỉ số dao ñộng ở phía Nam trong hiện tượng El- Ninô và số mắc
SD/SXHD ñược nêu ra dùng ñể tiên ñoán dịch ở Indonesia và Việt Nam cho
ñến nay vẫn chưa ñược kết luận [45].
Hai nghiên cứu cố gắng giới thiệu hệ thống cảnh báo sớm nhưng rõ
ràng hệ thống này chỉ phù hợp với ñộ chính xác khi chúng tích hợp cả yếu tố
thời tiết và yếu tố khác bao gồm thời gian dịch lan truyền từ vùng này ñến
vùng khác cũng như tính miễn dịch của cộng ñồng (Gubler và cs, 2001) [45].
Dữ liệu giám sát SD/SXHD ñược sử dụng ñể phát triển hệ thống cảnh
báo sớm, trong một số trường hợp hệ thống này tích hợp cả thông tin về khí
hậu. Hệ thống cảnh báo sớm SD/SXHD là hệ thống khá cơ bản dựa trên hệ
thống cảnh báo sớm của bệnh sốt rét. Ở ñây, sự so sánh ñơn giản số quan sát
hàng tháng và ngưỡng cảnh báo dịch (trung bình ± 2 ñộ lệnh chuẩn) cung cấp
thông tin về khởi phát của một vụ dịch (Cullen và cs, 1984). Hệ thống cảnh
báo sớm SD/SXHD sử dụng dữ liệu ở Băng Kok và 4 vùng chính của Thái
Lan trong việc phối hợp với dữ liệu môi trường ñể xác ñịnh vùng dễ có nguy
cơ xảy ra dịch. Dự báo dựa trên cơ sở của phân tích theo thời gian số mắc
trong quá khứ mặc dù mô tả chính xác các vụ dịch trước ñây nhưng không thể
mô tả chu kỳ của các vụ dịch (Myers và cs, 2000) [45].
Schreiber năm 2001 sử dụng cơ sở dữ liệu lớn từ Puerto Rico,
Schreiber ñã phát triển mô hình ñể tiên ñoán số mắc SD/SXHD liên quan ñến
nhiệt ñộ hàng ngày, lượng mưa và nguồn nước ñể tiên ñoán. Mô hình ghi
nhận số mắc SD/SXHD tăng hay giảm sau khi có biến ñộng tăng hay giảm về
26
yếu tố khí hậu khoảng 3 tuần. Mô hình này hứa hẹn về tính hợp lý và tiên
ñoán chính xác về số mắc SD/SXHD ở vùng dịch lưu hành nhưng lại thiếu ñộ
chính xác trong những năm dịch bùng phát. Thêm vào ñó, nghiên cứu không
chỉ ra ñược cách ñánh giá về biến số không ñưa vào mô hình [45].
Brunkard JM, Cifuentes E và Rothenberg SJ nghiên cứu về mối liên
kết của khí hậu với bệnh nhân dengue cho thấy khi nhiệt ñộ tăng 10
C thì số
mắc dengue 1 tuần sau tăng 2,6% và khi lượng mưa hàng tuần tăng 1 mm thì
số mắc dengue tăng 1,9% [35].
Bang MJ, Larasati RP, Corwin AL và cs nghiên cứu ở Palembang,
Indonesia không ghi nhận rõ ràng về nguy cơ gia tăng số mắc dengue với gia
tăng HI [34].
James S. Koopman, D. Rebecca Prevots và cs tiến hành khảo sát 3408
nhà thuộc 70 ñiểm khác nhau tại Mexico vào năm 1986 cho thấy chỉ số nhà
có bọ gậy liên quan có ý nghĩa với tỷ lệ bệnh trong cộng ñồng [36].
Theo WHO các chỉ số: Chỉ số nhà có bọ gậy lớn hơn 5% và chỉ số
Breteau (BI) lớn hơn 20 là dấu hiệu cho biết vùng có nguy cơ xảy ra dịch [26]
Trần Vũ Phong và Vũ Sinh Nam khảo sát 6357 vật chứa nước ở 4 quận
tại Hà Nội từ 1994 ñến 1997 cho thấy bọ gậy sinh sản gia tăng vào mùa mưa.
Nghiên cứu tìm hiểu mối liên quan của BN SD/SXHD và chỉ số Breteau, ghi
nhận hệ số tương quan r =0,288/ 0,140 [41].
27
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Muỗi cái Aedes aegypti trưởng thành, bọ gậy Aedes aegypti giám sát
theo thường quy của Bộ Y tế [1].
BN ñược chẩn ñoán là SD/ SXHD theo tiêu chuẩn chẩn ñoán
SD/SXHD của Bộ Y tế [1].
Vi rút Dengue ñược phân lập từ huyết thanh bệnh nhân SD/SXHD tại
Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên.
2.2. Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu
Thời gian: 2004 - 2008
Hồi cứu: 2004 - 2007
Tiến cứu: 2008.
Địa ñiểm:
- Điều tra muỗi và bọ gậy tại:
Thành Phố Buôn Ma Thuột: 2 ñiểm (Phường Tân Tiến và Tân Lợi)
Các huyện Cư Mgar, Krông Ana, Krông Pắc, Ea Kar, Lăk, Krông Buk
và Ea Hleo, mỗi huyện một ñiểm tại thị trấn.
- Giám sát bệnh nhân SD/SXHD trên toàn tỉnh Đắc Lắc. Trong thời
gian nghiên cứu bao gồm 13 ñơn vị hành chính cấp huyện. Huyện Cư Kuin
tách ra từ huyện Krông Ana năm 2007. Để thống nhất số liệu trong thời gian
nghiên cứu, chúng tôi bao gồm số liệu của huyện Cư Kuin sau khi tách ra ở
trong huyện Krông Ana.
28
Hình 2.1. Bản ñồ hành chính tỉnh Đắc Lắc, năm 2006
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Mô tả
2.4. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu
2.4.1. Phương tiện, vật liệu, kỹ thuật ñiều tra muỗi và bọ gậy Ae. aegypti
Dụng cụ ñiều tra: Đèn pin, vợt, bông thấm nước, ống thủy tinh bắt
muỗi, bút chì, giấy ghi nhãn.
Giám sát muỗi trưởng thành bằng phương pháp soi bắt muỗi ñậu nghỉ
trong nhà, dùng ñể ñánh giá quần thể muỗi. Người ñiều tra chia thành hai
nhóm, mỗi nhóm hai người soi bắt muỗi cái ñậu nghỉ trên quần áo, chăn màn,
các ñồ vật trong nhà vào buổi sáng, mỗi nhà soi bắt muỗi trong 15 phút. Sau
khi bắt muỗi, tiến hành ñiều tra bọ gậy/ lăng quăng bằng quan sát, ghi nhận ở
toàn bộ dụng cụ chứa nước trong và quanh nhà.
29
Số nhà ñiều tra cho một ñiểm là 50, ñiều tra một lần/tháng
Định loại muỗi, bọ gậy Ae. aegypti dựa theo tài liệu hướng dẫn của Vũ
Đức Hương Viện Sốt rét Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương [16] và hướng
dẫn giám sát của WHO [26].
Các chỉ số muỗi, bọ gậy Ae. aegypti thu thập ñược tính như sau:
* Các chỉ số theo dõi muỗi Aedes aegyti [1]
- Chỉ số mật ñộ muỗi Aedes aegyti (CSMĐM) là số muỗi cái Aedes
aegyti trung bình trong một gia ñình ñiều tra
CSMĐM (con/nhà) =
Số muỗi cái Aedes aegyti bắt ñược
Số nhà ñiều tra
- Chỉ số nhà có muỗi (CSNCM) Aedes aegyti là tỷ lệ phần trăm nhà có
muỗi cái Aedes aegyti trưởng thành
CSNCM (%) =
Số nhà có muỗi cái Aedes aegyti
x 100
Số nhà ñiều tra
* Các chỉ số theo dõi bọ gậy Aedes aegyti [1]
- Chỉ số nhà (CSNBG) là tỷ lệ phần trăm nhà có bọ gậy Aedes
CSNBG (%) =
Số nhà có bọ gậy Aedes
x 100
Số nhà ñiều tra
- Chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy (CSDCBG) là tỷ lệ phần trăm
dụng cụ chứa nước (DCCN) có bọ gậy Aedes trên tổng số dụng cụ chứa nước
ñiều tra.
CSDCBG (%) =
Số DCCN có bọ gậy Aedes
x 100
Tổng số DCCN ñiều tra
30
- Chỉ số Breteau (BI) là số dụng cụ chứa nước (DCCN) có bọ gậy
Aedes trong 100 nhà ñiều tra.
BI =
Số DCCN có bọ gậy Aedes
x 100
Số nhà ñiều tra
2.4.2. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu bệnh nhân
Ghi nhận thông tin về BN SD/SXHD hàng tháng từ hệ thống giám sát,
thống kê và báo cáo bệnh truyền nhiễm gây dịch của hệ thống tế Dự phòng
tỉnh Đắc Lắc, theo qui ñịnh số 4880/2002/QĐ-BYT, ngày 06 tháng 12 năm
2002 của Bộ Y tế.
Thông tin ñiều tra BN SD/SXHD từ các cuộc ñiều tra và giám sát thực
ñịa của Viện VSDT Tây Nguyên và TTYTDP tỉnh Đắc Lắc.
2.4.2.1. Tiêu chuẩn chẩn ñoán sốt Dengue [1]
Lâm sàng
- Sốt: cao ñột ngột, liên tục từ 2 ñến 7 ngày.
- Nhức ñầu, mệt mỏi, chán ăn, ñau cơ, ñau khớp, nhức 2 hố mắt.
- Da sung huyết, phát ban, nổi hạch nhiều nơi.
- Xuất huyết dưới da hoặc chảy máu cam, nghiệm pháp dây thắt dương
tính
Cận lâm sàng
- Haematocrit bình thường
- Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc hơi giảm
- Số lượng bạch cầu thường giảm.
2.4.2.2. Tiêu chuẩn chẩn ñoán Sốt xuất huyết Dengue [1]:
Lâm sàng
- Sốt cao ñột ngột, liên tục từ 2 ñến 7 ngày.
31
- Biểu hiện xuất huyết: Dấu hiệu dây thắt dương tính, xuất huyết tự
nhiên ở da hoặc niêm mạc, hoặc vết bầm tím ở quanh nơi tiêm chích, hoặc
chảy máu cam, tiểu ra máu, nôn ra máu, ñại tiện ra máu, kinh nguyệt kéo dài
hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn.
- Gan to
- Có biểu hiện thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch; tràn
dịch màng phổi, màng bụng… trường hợp nặng có thể suy tuần hoàn cấp biểu
hiện bởi các triệu chứng: vật vã, bứt rứt, lạnh ñầu chi, mạch nhanh nhỏ, huyết
áp hạ hoặc kẹp, tiểu ít.
Cận lâm sàng:
- Haematocrit tăng ≥ 20% giá trị bình thường
- Số lượng tiểu cầu giảm ≤ 100.000 tế bào/mm3
- Số lượng bạch cầu giảm
2.4.3. Phương tiện và vật liệu phân lập vi rút Dengue
Kỹ thuật phân lập vi rút Dengue trên tế bào muỗi Ae. albopictus dòng
C6/36, môi trường phát triển MEM có 10% huyết thanh bê, theo thường qui
của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh.
2.4.4. Phương tiện nghiên cứu các yếu tố khí hậu
Thu thập số liệu về yếu tố khí hậu như: nhiệt ñộ (ñộ C), ñộ ẩm (%),
lượng mưa (mm), số giờ nắng (giờ) theo số liệu của Cục thống kê tỉnh Đắc
Lắc.
Số liệu này ñược thực hiện theo thường quy của Tổng Cục Thống kê
Quốc gia, ñược xuất bản và công bố hàng năm trong các tài liệu “niên giám
thống kê”.
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Mô tả các chỉ số muỗi Aedes aegypti và bọ gậy theo các thuật toán
thường ñược sử dụng trong dịch tễ học mô tả.
32
Đánh giá mối liên quan các chỉ số muỗi Aedes aegypti với ñiều kiện tự
nhiên (nhiệt ñộ, số giờ nắng, ñộ ẩm, lượng mưa) và mối liên quan các chỉ số
muỗi, bọ gậy Aedes aegypti với số mắc bệnh SD/SXHD bằng phân tích hồi
quy và tính tỷ số nguy cơ (RR = Risk Ratio).
- Mô hình hồi quy ñơn biến thể hiện mối liên hệ giữa 2 biến x và y là:
i i i
y x
α β ε
= + + hoặc i
i
i x
y ε
β
α +
+
=
)
log(
- Trong trường hợp biến phụ thuộc liên hệ với 2 hoặc nhiều biến ñộc
lập thì phương trình tuyến tính ña biến là:
i
ki
k
i
i
i x
x
x
y ε
β
β
β
α +
+
+
+
+
= ...
2
2
1
1 hoặc
i
ki
k
i
i
i x
x
x
y ε
β
β
β
α +
+
+
+
+
= ...
)
log( 2
2
1
1
Trong ñó: α : là giá trị chặn (intercept), tức giá trị xi = 0.
β : là ñộ dốc.
εi : biến số tuân theo luật phân phối chuẩn với trung
bình bằng 0 và phương sai σ2
.
- Cách ước tính RR và khoảng tin cậy 95% dựa vào β và sai số chuẩn
(standard error hay SE) như sau:
Tính 95% của β
Giới hạn dưới (L) = β - 1,96.SE
Giới hạn trên (U) = β + 1,96.SE
Hoán chuyển sang RR
RR = exp(β)
Giới hạn dưới 95% của RR = exp(L)
Giới hạn trên 95% của RR = exp(U)
Trong phân tích hồi quy ña biến sẽ có nhiều mô hình, thì trong trường
hợp này, tiêu chuẩn thống kê ñể chọn mô hình tối ưu dựa vào tiêu chuẩn
33
thông tin Akaike (Akaike Information Criterion: AIC) hoặc phương sai phần
dư (Residual deviance: RD).
Trong phân tích mối liên quan của các chỉ số muỗi, bọ gậy với yếu tố tự
nhiên:
- Biến số ñộc lập là các yếu tố thời tiết
- Biến phụ thuộc là chỉ số muỗi và chỉ số bọ gậy
Trong phân tích mối liên quan của số mắc SD/SXHD và các chỉ số
muỗi, bọ gậy:
- Biến số ñộc lập là các chỉ số muỗi và chỉ số bọ gậy
- Biến phụ thuộc là số mắc SD/SXHD
Đơn vị ñể tính khoảng tin cậy 95% của RR là một ñộ lệch chuẩn của
biến số ñộc lập.
Số liệu ñược xử lý trên máy vi tính dựa trên ngôn ngữ for
Windows, sử dụng trong phân tích số liệu và tạo biểu ñồ, phiên bản R-2.6.1,
năm 2007 (http://www.r-project.org/).
2.6. Giới hạn của nghiên cứu
Số liệu về số mắc bệnh chỉ ghi nhận theo hệ thống y tế nhà nước nên
không bao gồm các trường hợp bệnh ñến khám và chữa bệnh tại cơ sở y tế tư
nhân, mua thuốc về nhà ñiều trị ...
Điểm giám sát muỗi và bọ gậy còn bị ñộng vì thực hiện theo kế hoạch
chung của Dự án phòng chống sốt xuất huyết.
Hạn chế chung về “phân tích sinh thái trong dịch tễ học” khi phân tích
mối liên quan của số mắc các bệnh truyền nhiễm gây dịch với yếu tố khí hậu
và mối liên quan của số mắc với các chỉ số muỗi, bọ gậy cũng như trong
nghiên cứu hồi cứu.
34
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc ñiểm sinh thái của muỗi Aedes aegypti tại Đắc Lắc, (2004-2008)
3.1.1. Phân bố muỗi và bọ gậy Ae. aegypti, theo không gian và thời gian
3.1.1.1. Phân bố CSMĐM tại các ñiểm ñiều tra theo năm
Bảng 3.1. Chỉ số mật ñộ muỗi (con/nhà) tại các ñiểm ñiều tra, (2004-2008)
Địa phương
CSMĐM trung bình/ năm
2004 2005 2006 2007 2008
Buôn Ma Thuột 0,59 0,41 0,32 0,27 0,15
Cư Mgar 0,65 0,35 0,40 0,22 0,06
Krông Ana 0,11 0,03 0,08 0,08 0,06
Krông Pắc 0,08 0,19 0,16 0,12 0,11
Ea Kar 0,10 0,07 0,05 0,06 0,01
Lăk 0,19 0,10 0,08 0,07 0,04
Krông Buk 0,16 0,12 0,07 0,03 0,02
Ea Hleo 0,05 0,04 0,02 0,02 0,01
Nhận xét:
CSMĐM trung bình tại 2 ñiểm ñiều tra của TP. BMT là 0,35 ± 0,21 so
với số trung bình của các ñiểm ñiều tra ở huyện là 0,11 ± 0,15. Sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p < 0,00001).
Mô hình hồi qui cho thấy sự thay CSMĐM tại các ñiểm ñiều tra có
chiều hướng giảm mỗi năm 27%, tuy nhiên xu hướng giảm này không có ý
nghĩa thống kê.
35
3.1.1.2. Phân bố CSNCM tại các ñiểm ñiều tra theo năm
Bảng 3.2. Chỉ số nhà có muỗi (%) tại các ñiểm ñiều tra, (2004-2008)
Địa phương
CSNCM trung bình/ năm
2004 2005 2006 2007 2008
Buôn Ma Thuột 28,4 22,4 20,6 19,7 10,5
Cư Mgar 39,3 18,8 20,2 12,9 3,8
Krông Ana 7,2 1,5 4,0 5,3 3,0
Krông Pắc 4,0 9,3 8,7 6,7 5,8
Ea Kar 8,4 4,2 3,3 3,6 0,8
Lăk 18,0 9,1 5,0 4,4 2,5
Krông Buk 8,4 7,0 5,6 2,8 1,2
Ea Hleo 4,4 3,2 1,3 1,3 0,8
Nhận xét:
Muỗi Ae. aegypti lưu hành hàng năm và có mặt ở tất cả các ñiểm ñiều
tra. CSNCM trung bình tại 2 ñiểm ñiều tra của TP. BMT là 20,2 ± 8,9 % so
với số trung bình của các ñiểm ñiều tra ở huyện là 6,9 ± 9,5%. Sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê (p < 0,00001).
Sự thay ñổi của CSNCM tại các ñiểm theo năm có chiều hướng giảm,
Buôn Ma thuột giảm 18% và trung bình tại các huyện là 30%. Tuy nhiên xu
hướng giảm này không có ý nghĩa thống kê.
36
3.1.1.3. Phân bố CSNBG tại các ñiểm ñiều tra theo năm
Bảng 3.3. Chỉ số nhà có bọ gậy (%) tại các ñiểm ñiều tra, (2004-2008)
Địa phương
CSNBG trung bình/ năm
2004 2005 2006 2007 2008
Buôn Ma Thuột 18,2 15,7 13,1 19,3 8,4
Cư Mgar 5,8 7,5 9,0 9,6 3,0
Krông Ana 5,7 2,7 2,5 4,7 1,1
Krông Pắc 3,3 8,2 8,5 11,5 6,8
Ea Kar 4,2 4,2 4,8 4,0 1,2
Lăk 6,1 2,9 1,3 0,2 0,0
Krông Buk 6,9 5,8 4,0 3,3 1,2
Ea Hleo 3,8 4,7 2,3 2,0 1,8
Nhận xét:
Từ 2004 ñến 2008, CSNBG trung bình tại 2 ñiểm nghiên cứu của TP.
BMT là 14,8 ± 7,1 % so với trung bình các ñiểm của huyện là 4,4 ± 4,5 %. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,00001).
CSNBG trung bình tại 2 ñiểm nghiên cứu ở TP. Buôn Ma Thuột và ở
các huyện thay ñổi theo xu hướng giảm mỗi năm lần lượt là 10% và 14%. Tuy
nhiên xu hướng giảm không có ý nghĩa thống kê.
37
3.1.1.4. Phân bố CSDCBG tại các ñiểm ñiều tra theo năm
Bảng 3.4. Chỉ số dụng cụ có bọ gậy (%) tại các ñiểm ñiều tra, (2004 -2008)
Địa phương
CSDCBG trung bình/ năm
2004 2005 2006 2007 2008
Buôn Ma Thuột 14,5 11,4 9,7 9,04 4,4
Cư Mgar 4,0 2,8 3,5 3,1 0,8
Krông Ana 6,5 3,3 2,7 5,1 1,5
Krông Pắc 3,9 8,6 6,6 10,6 5,5
Ea Kar 4,0 6,7 5,9 5,0 1,5
Lăk 4,1 1,6 1,5 0,1 0,0
Krông Buk 6,6 5,2 3,6 4,2 1,3
Ea Hleo 1,5 1,6 2,1 0,8 0,7
Nhận xét:
CSDCBG trung bình năm tại 2 ñiểm của TP. BMT là 9,8 ± 4,9% so với
số trung bình các ñiểm của huyện là 3,6 ± 4,3%. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,00001).
Số liệu ở bảng 3.2 cũng cho thấy CSNBG trung bình tại 2 ñiểm nghiên
cứu ở TP. Buôn Ma Thuột thay ñổi theo xu hướng giảm mỗi năm 21% và ở
các huyện cũng thay ñổi theo xu hướng giảm mỗi năm 17%. Tuy nhiên xu
hướng giảm không có ý nghĩa thống kê.
38
3.1.1.5. Phân bố chỉ số BI tại các ñiểm ñiều tra theo năm
Bảng 3.5. Chỉ số Breteau tại các ñiểm ñiều tra theo năm, (2004-2008)
Địa phương
Chỉ số BI trung bình/ năm
2004 2005 2006 2007 2008
Buôn Ma Thuột 23,0 21,6 18,9 22,4 11,0
Cư Mgar 9,5 10,2 12,7 14,6 3,8
Krông Ana 7,2 3,5 2,8 6,0 1,5
Krông Pắc 5,5 12,7 10,8 18,9 9,8
Ea Kar 5,3 4,7 6,5 5,1 1,5
Lăk 8,3 3,3 2,0 0,2 0,0
Krông Buk 7,3 6,0 4,0 4,3 1,3
Ea Hleo 5,2 6,2 3,2 2,7 2,0
Nhận xét:
BI trung bình năm tại 2 ñiểm ñiều tra của TP. BMT là 19,3 ± 8,1 so với
số trung bình của các ñiểm ở huyện là 5,9 ± 6,6. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,00001).
Sự thay ñổi của BI tại các ñiểm theo năm có chiều hướng giảm, tại TP.
Buôn Ma Thuột xu hướng giảm 11,3% và trung bình ở các huyện là 12,4%.
Tuy nhiên mức ñộ giảm này không có ý nghĩa thống kê.
39
3.1.1.6. Phân bố CSMĐM trung bình (con/nhà) tại các ñiểm ñiều tra theo
tháng
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Toàn tỉnh TP. BMT Các huyện
Biểu ñồ 3.1. Diễn biến chỉ số mật ñộ muỗi trung bình (con/nhà) tại các ñiểm
ñiều tra theo tháng, (2004-2008)
Nhận xét:
CSMĐM trung bình tháng tại các ñiểm nghiên cứu ở tỉnh Đắc Lắc
trong thời gian nghiên cứu là 0,23. Chỉ số trung bình từ tháng 5 – 10 (0,25 ±
0,009) cao hơn từ tháng 11 ñến tháng 4 năm sau (0,20 ± 0,03). Sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p < 0,00001).
CSMĐM
(con/nhà)
Tháng
40
3.1.1.7. Phân bố CSNCM trung bình (%) tại các ñiểm ñiều tra theo tháng
0
3
6
9
12
15
18
21
24
27
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Toàn tỉnh TP. BMT Các huyện
Biểu ñồ 3.2. Diễn biến CSNCM trung bình tại các ñiểm ñiều tra theo tháng,
(2004-2008)
Nhận xét:
Tại các ñiểm nghiên cứu của tỉnh Đắc Lắc, CSNCM trung bình tháng
là 13,6%. Chỉ số trung bình từ tháng 5 – 10 (13,5% ±1,19 ) cao hơn từ tháng
11 ñến tháng 4 năm sau (11,8% ± 0,57). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <
0,00001).
CSNCM (%)
Tháng
41
3.1.1.8. Phân bố CSNBG trung bình (%) tại các ñiểm ñiều tra theo tháng.
0
4
8
12
16
20
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Toàn tỉnh TP. BMT Các huyện
Biểu ñồ 3.3. Diễn biến CSNBG trung bình tại các ñiểm ñiều tra theo tháng,
(2004-2008)
Nhận xét:
Nhìn chung, CSNBG trung bình tháng tại các ñiểm nghiên cứu là 9,6%.
Chỉ số trung bình từ tháng 5 – 10 là 10,8% ± 0,48 cao hơn từ tháng 11 ñến
tháng 4 năm sau là 8,5% ± 1,6. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <
0,00001).
CSNBG trung bình tại các ñiểm nghiên cứu ở TP. BMT dao ñộng theo
tháng mạnh, rõ nét so với các ñiểm ở huyện.
CSNBG (%)
Tháng
42
3.1.1.9. Phân bố CSDCBG trung bình (%) tại các ñiểm ñiều tra theo tháng.
0
3
6
9
12
15
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Toàn tỉnh TP. BMT Các huyện
Biểu ñồ 3.4. Diễn biến CSDCBG (%) trung bình tại các ñiểm ñiều tra theo
tháng, (2004-2008)
Nhận xét:
Nhìn chung, CSDCBG trung bình tháng tại các ñiểm nghiên cứu ở tỉnh
Đắc Lắc là 6,7%. Chỉ số trung bình từ tháng 5 – 10 là 7,5% ± 0,69, cao hơn từ
tháng 11 ñến tháng 4 năm sau là 5,8% ± 0,61. Sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p < 0,00001).
Diễn biến CSDCBG trung bình tại các ñiểm nghiên cứu ở TP. BMT
dao ñộng theo tháng nhiều hơn so với các ñiểm ở huyện.
CSDCBG (%)
Tháng
43
3.1.1.10. Phân bố chỉ số BI trung bình tại các ñiểm ñiều tra theo tháng
0
4
8
12
16
20
24
28
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Toàn tỉnh TP. BMT Các huyện
Biểu ñồ 3.5. Diễn biến chỉ số Breteau trung bình tại các ñiểm ñiều tra theo
tháng, (2004-2008)
Nhận xét:
BI trung bình tháng tại các ñiểm nghiên cứu của tỉnh Đắc Lắc là 12,6.
Chỉ số trung bình từ tháng 5 – 10 là 14,5 ± 1,11 cao hơn từ tháng 11 ñến
tháng 4 năm sau 10,7 ± 1,6. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,00001).
Diễn biến BI trung bình tại các ñiểm nghiên cứu ở TP. BMT dao ñộng
theo tháng khó dự báo hơn so với các ñiểm ở huyện.
BI
Tháng
44
3.1.2. Liên quan của chỉ số muỗi và bọ gậy Ae. aegypti với yếu tố khí hậu
Bảng 3.6. Diễn biến các chỉ số muỗi, bọ gậy và các yếu tố khí hậu theo tháng
tại tỉnh Đắc Lắc, (2004-2008)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
CSMĐM
trung bình (con/nhà)
0,19 0,19 0,22 0,23 0,25 0,24 0,25 0,26 0,26 0,24 0,25 0,17
CSNCM
Trung bình (%)
11,4 10,9 12,5 11,9 14,4 16,0 15,3 15,5 17,2 13,8 12,2 12,2
CSNBG
trung bình (%)
6,1 7,9 10,4 9,0 10,2 11,2 10,8 10,4 10,6 11,4 10,0 7,7
CSDCBG (%)
Trung bình
5,0 5,8 6,8 6,2 6,3 7,7 8,0 7,5 7,9 8,3 5,9 5,5
BI
Trung bình
8,4 10,0 12,6 11,6 12,6 14,5 15,5 15,3 13,9 15,3 11,9 9,6
Nhiệt ñộ
Trung bình (0
C)
21,2 22,7 24,3 26,0 25,7 25,2 24,4 24,0 24,1 23,7 22,8 21,3
Giờ nắng
Trung bình (giờ)
239 256 270 257 215 203 166 144 148 169 177 160
Lượng mưa
Trung bình (mm)
3 1 47 78 195 165 236 371 434 135 72 23
Độ ẩm
Trung bình (%)
79 74 73 74 81 84 87 88 89 86 85 84
45
3.1.2.1. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số mật ñộ muỗi
Bảng 3.7. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số mật ñộ muỗi, phân tích
ñơn biến
Biến số
Tỷ số nguy cơ (khoảng tin cậy 95%)
Phân tích
ñơn biến
Điều chỉnh
theo
thời gian
Điều chỉnh
theo
huyện
Điều chỉnh
theo thời gian
và huyện
Nhiệt ñộ
(1,50
C)
1,13
(0,89 - 1,43)
1,14
(0,89 - 1,46)
1,13
(0,89 - 1,430
1,15
(0,89 - 1,47)
Giờ nắng
(50 giờ)
0,92
(0,75 - 1,14)
0,92
(0,70 - 1,20)
0,92
(0,74 - 1,13)
0,91
(0,69 - 1,19)
Lượng mưa
(150 mm)
1,14
(0,92 - 1,41)
1,16
(0,93 - 1,45)
1,15
(0,93 - 1,42)
1,17
(0,94 - 1,47)
Độ ẩm
(6 %)
1,04
(0,82- 1,32)
1,17
(0,84 - 1,64)
1,05
(0,83 - 1,34)
1,20
(0,86 - 1,68)
Phân tích ñơn biến sự liên quan của 4 yếu tố khí hậu với CSMĐM, sau
ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian ghi nhận:
- Nhiệt ñộ, lượng mưa và ñộ ẩm làm tăng CSMĐM
- Ngược lại yếu tố số giờ nắng trong tháng làm giảm CSMĐM.
Tuy nhiên, những tác ñộng này không có ý nghĩa thống kê.
46
Bảng 3.8. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số mật ñộ muỗi, phân tích
ña biến
Biến số
Tỷ số nguy cơ (khoảng tin cậy 95%)
Phân tích
ña biến
Điều chỉnh
theo
thời gian
Điều chỉnh
theo
huyện
Điều chỉnh
theo thời gian
và huyện
Nhiệt ñộ
(1,50
C)
1,11
(0,83 – 1,49)
1,10
(0,82 – 1,48)
1,12
(0,83 – 1,49)
1,11
(0,80 – 1,48)
Giờ nắng
(50 giờ)
0,81
(0,54 – 1,23)
1,01
(0,66 – 1,54)
1,12
(0,84 – 1,49)
1,01
(0,66 – 1,54)
Lượng mưa
(150 mm)
1,12
(0,81 – 1,55)
1,08
(0,76 – 1,53)
1,12
(0,81 – 1,55)
1,08
(0,76 – 1,53)
Độ ẩm
(6 %)
0,80
(0,49 – 1,30)
1,10
(0,61 – 1,97)
0,81
(0,50 – 1,33)
1,12
(0,62 – 2,01)
Nhận xét:
Phân tích ña biến sự liên quan của 4 yếu tố khí hậu với CSMĐM và sau
ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian ghi nhận cả 4 yếu tố khí
hậu là nhiệt ñộ, số giờ nắng, lượng mưa và ñộ ẩm có liên quan với CSMĐM,
không có ý nghĩa thống kê.
47
3.1.2.2. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số nhà có muỗi
Bảng 3.9. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số nhà có muỗi, phân tích
ñơn biến
Biến số
Tỷ số nguy cơ (khoảng tin cậy 95%)
Phân tích
ñơn biến
Điều chỉnh
theo
thời gian
Điều chỉnh
theo
huyện
Điều chỉnh
theo thời gian
và huyện
Nhiệt ñộ
(1,50
C)
1,07
(1,04 - 1,10)
1,08
(1,05 - 1,11)
1,07
(1,04 - 1,11)
1,09
(1,02 - 1,16)
Giờ nắng
(50 giờ)
0,91
(0,82 - 0,99)
0,90
(0,81 - 0,99)
0,90
(0,84 - 0,96)
0,88
(0,83 - 0,95)
Lượng mưa
(150 mm)
1,15
(1,05 - 1,27)
1,17
(1,07 - 1,28)
1,16
(1,09 - 1,24)
1,18
(1,12 - 1,25)
Độ ẩm
(6 %)
1,07
(1,04 - 1,11)
1,21
(1,06 - 1,39)
1,08
(1,00 - 1,17)
1,24
(1,14 - 1,35)
Nhận xét:
Phân tích ñơn biến sự liên quan của 4 yếu tố khí hậu với CSNCM, sau
ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian ghi nhận:
Nhiệt ñộ làm tăng CSNCM với RR = 1,09 (1,02 – 1,16). Khi nhiệt ñộ
tăng 1,50
C, nguy cơ CSNCM tăng 9% (p < 0,01).
Lượng mưa làm tăng CSNCM với RR = 1,18 (1,12 – 1,25). Khi lượng mưa
trung bình hàng tháng tăng 150 mm, nguy cơ CSNCM tăng 18% (p < 0,001).
Độ ẩm làm tăng CSNCM với RR = 1,24 (1,14 – 1,35). Khi ñộ ẩm trung
bình hàng tháng tăng 6%, nguy cơ CSNCM tăng 24% (p < 0,00001).
Số giờ nắng làm giảm CSNCM với RR = 0,88 (0,83 – 0,95). Khi số giờ
nắng trung bình hàng tháng tăng 50 giờ, nguy cơ CSNCM giảm 12% (p <
0,00001).
48
Bảng 3.10. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số nhà có muỗi, phân
tích ña biến
Biến số
Tỷ số nguy cơ (khoảng tin cậy 95%)
Phân tích
ña biến
Điều chỉnh
theo
thời gian
Điều chỉnh
theo
huyện
Điều chỉnh
theo thời gian
và huyện
Nhiệt ñộ
(1,50
C)
1,04
(1,01 - 1,08)
1,03
(0,99 – 1,07)
1,05
(1,01 – 1,09)
1,04
1,00 – 1,08
Giờ nắng
(50 giờ)
0,84
(0,79 - 0,88)
1,02
(0,96 – 1,07)
0,84
(0,80 – 0,88)
1,02
(0,96 – 1,07)
Lượng mưa
(150 mm)
1,16
(1,11 - 1,20 )
1,11
(1,06 – 1,16)
1,16
(1,11 - 1.20)
1,11
(1,06 – 1,16)
Độ ẩm
(6 %)
0,82
(0,77 – 0,87)
1,12
(1,03 – 1,20)
0,83
(0,78 – 0,89)
1,14
(1,06 – 1,23)
Nhận xét:
Phân tích ña biến sự liên quan của 4 yếu tố khí hậu với CSNCM và sau
ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian ghi nhận:
Nhiệt ñộ làm tăng CSNCM với RR = 1,04 (1,00 – 1,08). Khi nhiệt ñộ
tăng 1,50
C, có khả năng làm tăng CSNCM lên 4% (p < 0,05).
Lượng mưa làm tăng CSNCM với RR = 1,11 (1,06 – 1,16). Khi lượng
mưa trung bình hàng tháng tăng 150 mm, có khả năng làm tăng CSNCM lên
11% (p < 0,00005).
Độ ẩm làm tăng CSNCM với RR = 1,14 (1,06 – 1,23). Khi ñộ ẩm trung
bình hàng tháng tăng 6%, có khả năng làm tăng CSNCM lên 14% (p < 0,001).
49
3.1.2.3. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với CSNBG
Bảng 3.11. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số nhà có bọ gậy, phân
tích ñơn biến
Biến số
Tỷ số nguy cơ (khoảng tin cậy 95%)
Phân tích
ñơn biến
Điều chỉnh
theo
thời gian
Điều chỉnh
theo
huyện
Điều chỉnh
theo thời gian
và huyện
Nhiệt ñộ
(1,50
C)
1,11
(1,06 - 1,15)
1,14
(1,09 - 1,19)
1,11
(1,07 - 1,15)
1,15
(1,10 - 1,19)
Giờ nắng
(50 giờ)
0,90
(0,87 - 0,93)
0,94
(0,90 - 0,98)
0,90
(0,86 - 0,92)
0,93
(0,89 - 0,97)
Lượng mưa
(150 mm)
1,18
(1,14 - 1,22)
1,16
(1,12 - 1,20)
1,19
(1,15 - 1,23)
1,17
(1,13 - 1,22)
Độ ẩm
(6 %)
1,14
(1,10 - 1,19)
1,18
(1,11 - 1,24)
1,15
(1,11 - 1,20)
1,19
(1,13 - 1,26)
Nhận xét:
Phân tích ñơn biến sự liên quan của 4 yếu tố khí hậu với CSNBG, sau
ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian, ghi nhận:
Nhiệt ñộ làm tăng CSNBG với RR = 1,15 (1,10 – 1,19). Khi nhiệt ñộ
tăng 1,50
C, nguy cơ CSNBG tăng 15% (p < 0,00001).
Lượng mưa làm tăng CSNBG với RR = 1,17 (1,13 – 1,22). Khi lượng
mưa trung bình tăng 150 mm, nguy cơ CSNBG tăng 17% (p < 0,00001).
Độ ẩm làm tăng CSNBG với RR = 1,19 (1,13 – 1,26). Khi ñộ ẩm trung
bình hàng tháng tăng 6%, nguy cơ CSNBG tăng 19% (p < 0,00001).
Số giờ nắng làm giảm CSNBG với RR = 0,93 (0,89 – 0,97). Khi số giờ
nắng trung bình tăng 50 giờ, nguy cơ CSNBG giảm 7% (p < 0,00001).
50
Bảng 3.12. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số nhà có bọ gậy, phân
tích ña biến
Biến số
Tỷ số nguy cơ (khoảng tin cậy 95%)
Phân tích
ña biến
Điều chỉnh
theo
thời gian
Điều chỉnh
theo
huyện
Điều chỉnh
theo thời gian
và huyện
Nhiệt ñộ
(1,50
C)
1,09
(1,04 – 1,14)
1,09
(1,04 – 1,14)
1,10
(1,05 – 1,15)
1,09
(1,04 – 1,14)
Giờ nắng
(50 giờ)
0,93
(0,87 – 0,99)
1,05
(0,98 – 1,12)
0,93
(0,87 – 0,99)
1,05
(0,98 - 1.12)
Lượng mưa
(150 mm)
1,11
(1,06 – 1.17)
1,10
(1,05 – 1,16)
1,12
(1,06 – 1,17)
1,11
(1,05 – 1,17)
Độ ẩm
(6 %)
1,00
(0,98 – 1,08)
1,11
(1,01 – 1,22)
1,01
(0,93 – 1,09)
1,12
(1,02 – 1,23)
Nhận xét:
Phân tích ña biến mối liên quan của bốn yếu tố khí hậu ảnh hưởng ñến
CSNBG, sau ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian ghi nhận:
Nhiệt ñộ làm tăng CSNBG với RR = 1,09 (1,04 – 1,14). Khi nhiệt ñộ
tăng 1,50
C có khả năng làm tăng CSNBG 9% (p < 0,0005).
Lượng mưa làm tăng CSNBG với RR = 1,11 (1,05 – 1,17). Khi lượng
mưa trung bình hàng tháng tăng 150 mm, có khả năng làm tăng CSNBG 11%
(p < 0,0005).
Độ ẩm làm tăng CSNBG với RR = 1,12 (1,02 – 1,23). Khi ñộ ẩm trung
bình hàng tháng tăng 6%, có khả năng làm tăng CSNBG 12% (p < 0,05).
51
3.1.2.4. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với CSDCBG
Bảng 3.13. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số dụng cụ có bọ gậy,
phân tích ñơn biến
Biến số
Tỷ số nguy cơ (khoảng tin cậy 95%)
Phân tích
ñơn biến
Điều chỉnh
theo
thời gian
Điều chỉnh
theo
huyện
Điều chỉnh
theo thời gian
và huyện
Nhiệt ñộ
(1,50
C)
1,10
(1,05 – 1,15)
1,13
(1,08 – 1,19)
1,10
(1,06 – 1,15)
1,14
(1,09 – 1,19)
Giờ nắng
(50 giờ)
0,88
(0,84 – 0,91)
0,90
(0,86 – 0,95)
0,87
(0,84 – 0,91)
0,90
(0,86 – 0,95)
Lượng mưa
(150 mm)
1,19
(1,14 – 1,23)
1,18
(1,13 – 1,22)
1,19
(1,15 – 1,24)
1,18
(1,14 – 1,23)
Độ ẩm
(6 %)
1,15
(1,10 – 1,20)
1,22
(1,14 – 1,29)
1,16
(1,10 – 1,21)
1,22
(1,15 – 1,30)
Phân tích ñơn biến sự liên quan của 4 yếu tố khí hậu với CSDCBG, sau
ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian ghi nhận:
Nhiệt ñộ làm tăng CSDCBG với RR = 1,14 (1,09 – 1,19). Khi nhiệt ñộ
tăng 1,50
C, nguy cơ CSDCBG tăng 14% (p < 0,00001).
Lượng mưa làm tăng CSDCBG với RR = 1,18 (1,14 – 1,23). Khi lượng
mưa trung bình hàng tháng tăng 150 mm, nguy cơ CSNBG tăng 18% (p <
0,00001).
Độ ẩm làm tăng CSDCBG với RR = 1,22 (1,15 – 1,30). Khi ñộ ẩm
trung bình hàng tháng tăng 22%, nguy cơ CSNBG tăng 12% (p < 0,00001).
Số giờ nắng làm giảm CSDCBG với RR = 0,90 (0,86 – 0,95). Khi số
giờ nắng trung bình hàng tháng tăng 50 giờ, nguy cơ CSNBG giảm 10% (p <
0,00001).
52
Bảng 3.14. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số dụng cụ có bọ gậy,
phân tích ña biến
Biến số
Tỷ số nguy cơ (khoảng tin cậy 95%)
Phân tích
ña biến
Điều chỉnh
theo
thời gian
Điều chỉnh
theo
huyện
Điều chỉnh
theo thời gian
và huyện
Nhiệt ñộ
(1,50
C)
1,10
(1,04 - 1,16)
1,09
(1,03 – 1,15)
1,10
(1,04 – 1,16)
1,09
(1,03 – 1,15)
Giờ nắng
(50 giờ)
0,87
(0,81 – 0,93)
1,01
(0,94 – 1,09)
0,87
(0,81 – 0,94)
1,01
(0,93 – 1,09)
Lượng mưa
(150 mm)
1,11
(1,05 – 1,18)
1,09
(1,03 – 1,16)
1,12
(1,05 – 1,18)
1,10
(1,03 – 1,17 )
Độ ẩm
(6 %)
0,94
(0,86 – 1,02)
1,12
(1,01 – 1,24)
0,94
(0,87 – 1,03)
1,12
(1,01 – 1,25)
Nhận xét:
Phân tích ña biến sự liên quan của 4 yếu tố khí hậu với CSDCBG, sau
ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian ghi nhận:
Nhiệt ñộ làm tăng CSDCBG với RR = 1,09 (1,03 – 1,15). Khi nhiệt ñộ
tăng 1,50
C có khả năng làm CSDCBG tăng 9% (p < 0,005).
Lượng mưa làm tăng CSDCBG với RR = 1,10 (1,03 – 1,17). Khi lượng
mưa trung bình hàng tháng tăng 150 mm, có khả năng làm CSNBG tăng 10%
(p < 0,005).
Độ ẩm làm tăng CSDCBG với RR = 1,12 (1,01 – 1,25). Khi ñộ ẩm
trung bình hàng tháng tăng 6%, có khả năng làm CSDCBG tăng 12% (p <
0,05).
53
3.1.2.5. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số Breteau
Bảng 3.15. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số Breteau, phân tích
ñơn biến
Biến số
Tỷ số nguy cơ (khoảng tin cậy 95%)
Phân tích
ñơn biến
Điều chỉnh
theo
thời gian
Điều chỉnh
theo
huyện
Điều chỉnh
theo thời gian
và huyện
Nhiệt ñộ
(1,50
C)
1,11
(1,07 - 1,14)
1,15
(1,11 - 1,19)
1,11
(1,08 - 1,15)
1,15
(1,11 - 1,20)
Giờ nắng
(50 giờ)
0,87
(0,84 - 0,89)
0,89
(0,86 - 0,92)
0,86
(0,84 - 0,89)
0,88
(0,85 - 0,92)
Lượng mưa
(150 mm)
1,21
(1,18 - 1,25)
1,19
(1,16 - 1,23)
1,22
(1,19 - 1,26)
1,21
(1,17 - 1,24)
Độ ẩm
(6 %)
1,19
(1,15 - 1,23)
1,25
(1,19 - 1,31)
1,20
(1,16 - 1,24)
1,27
(1,21 - 1,34)
Nhận xét:
Phân tích ñơn biến sự liên quan của 4 yếu tố khí hậu với BI, sau ñiều
chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian ghi nhận:
Nhiệt ñộ làm tăng BI với RR = 1,15 (1,11 – 1,20). Khi nhiệt ñộ tăng
1,50
C, nguy cơ BI tăng 15% (p < 0,00001).
Lượng mưa làm tăng BI với RR = 1,21 (1,17 – 1,24). Khi lượng mưa
trung bình hàng tháng tăng 150 mm, nguy cơ BI tăng 21% (p < 0,00001).
Độ ẩm làm tăng BI với RR = 1,27 (1,21 – 1,34). Khi ñộ ẩm trung bình
hàng tháng tăng 6%, nguy cơ BI tăng 27%(p < 0,00001).
Số giờ nắng làm giảm BI với RR = 0,88 (0,85 – 0,92). Khi số giờ nắng
trung bình hàng tháng tăng 50 giờ, nguy cơ BI giảm 12% (p < 0,00001).
54
Bảng 3.16. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số Breteau, phân tích ña
biến
Biến số
Tỷ số nguy cơ (khoảng tin cậy 95%)
Phân tích
ña biến
Điều chỉnh
theo
thời gian
Điều chỉnh
theo
huyện
Điều chỉnh
theo thời gian
và huyện
Nhiệt ñộ
(1,50
C)
1,10
(1,06 – 1,15)
1,10
(1,05 – 1,14)
1,11
(1,07 – 1,15
1,10
(1,06 – 1,15)
Giờ nắng
(50 giờ)
0,90
(0,86 – 0,95)
1,01
(0,96 – 1,07)
0,90
(0,86 – 0,96)
1,01
(0,95 – 1,07)
Lượng mưa
(150 mm)
1,12
(1,07 – 1,17)
1,10
(1,05 – 1,15)
1,12
(1,07 – 1,17)
1,10
(1,06 – 1,16)
Độ ẩm
(6 %)
1,01
(0,94 – 1,08)
1,15
(1,06 – 1,25)
1,02
(0,95 – 1,09)
1,16
(1,07 – 1,26)
Nhận xét:
Phân tích ña biến sự liên quan của 4 yếu tố khí hậu với chỉ số Breteau
và sau ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian, ghi nhận:
Nhiệt ñộ làm tăng BI với RR = 1,10 (1,06 – 1,15). Khi nhiệt ñộ tăng
1,50
C có khả năng làm tăng BI lên 10% (p < 0,00001).
Lượng mưa làm tăng BI với RR = 1,10 (1,06 – 1,16). Khi lượng mưa
trung bình hàng tháng tăng 150 mm, có khả năng làm tăng BI lên 10% (p <
0,00005).
Độ ẩm làm tăng BI với RR = 1,16 (1,07 – 1,26). Khi ñộ ẩm trung bình
hàng tháng tăng 6%, có khả năng làm tăng BI lên 16% (p < 0,0005).
55
3.2. Mối liên quan của SD/SXHD với các chỉ số muỗi, bọ gậy Ae. aegypti
3.2.1. Tình hình SD/SXHD tại tỉnh Đắc Lắc, 2004-2008
3.2.1.1. Phân bố bệnh nhân SD/SXHD theo năm tại Đắc Lắc
Bảng 3.17. Phân bố số mắc SD/SXHD theo năm, (2004-2008)
Chỉ số
Năm
2004 2005 2006 2007 2008
Số mắc 2501 297 128 157 419
Tỷ lệ mắc
/100.000 dân
148,0 17,3 7,4 8,9 23,6
0
40
80
120
160
2004 2005 2006 2007 2008
Biểu ñồ 3.6. Diễn biến tỷ lệ mắc SD/SXHD trên 100.000 dân ở tỉnh Đắc Lắc
theo năm, (2004 - 2008)
Nhận xét:
Tỷ lệ mắc trên 100.000 dân/ năm ở tỉnh Đắc Lắc, từ năm 2005 - 2008,
là 14,3. Năm 2004, số mắc cao hơn khoảng 10 lần so với những năm tiếp
theo.
Tỷ lệ mắc/100.000 dân
Năm
56
Bảng 3.18. Kết quả phân lập vi rút Dengue theo năm tại tỉnh Đắc Lắc,
(2004-2008)
Năm Số bệnh phẩm Số dương tính Tỷ lệ % dương tính
2004 128 45 35,2
2005 213 4 1,9
2006 9 1 11,11
2007 41 7 17,07
2008 23 12 52,17
Nhận xét:
Kết quả bảng 3.19 cho thấy vi rút Dengue lưu hành hàng năm tại tỉnh
Đắc Lắc với tỷ lệ dương tính cao nhất vào năm 2005 và thấp nhất vào năm
2008.
3.2.1.2. Phân bố bệnh nhân SD/SXHD tại Đắc Lắc theo tháng
0
300
600
900
1200
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Biểu ñồ 3.7. Diễn biến tổng số mắc SD/SXHD theo tháng
ở tỉnh Đắc Lắc, ( 2004 – 2008)
Tháng
57
Nhận xét:
Số mắc SD/SXHD tại tỉnh Đắc Lắc ghi nhận quanh năm. Số mắc vào
những tháng mùa mưa (tháng 6 – 11) là 103 ± 53,36 cao hơn số mắc trong
mùa khô (tháng 12 ñến tháng 5 năm sau) 13,73 ± 13,37. Sự khác biệt về số
mắc theo mùa có ý nghĩa thống kê với p < 0,00001
3.2.2. Mối liên quan của chỉ số muỗi, bọ gậy Ae. aegypti với số mắc
SD/SXHD
3.2.2.1. Mối liên quan của số mắc với chỉ số muỗi
Bảng 3.19. Diễn biến số mắc SD/SXHD, chỉ số muỗi Ae. aegypti theo tháng
tỉnh Đắc Lắc, (2004-2008)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tổng số Mắc 27 20 22 43 183 302 448 593 1007 459 281 117
Số Mắc
trung bình
5,4 4,0 4,4 8,6 36,6 60,4 89,6 118,6 201,4 91,8 56,2 23,4
CSMĐM
trung bình (con/nhà)
0,19 0,19 0,22 0,23 0,25 0,24 0,25 0,26 0,26 0,24 0,25 0,17
CSNCM
Trung bình (%)
11,4 10,9 12,5 11,9 14,4 16,0 15,3 15,5 17,2 13,8 12,2 12,2
Bảng 3.20. Tỷ số nguy cơ của chỉ số muỗi với số mắc SD/SXHD
Biến số
Tỷ số nguy cơ (khoảng tin cậy 95%)
Phân tích
ña biến
Điều chỉnh
theo
thời gian
Điều chỉnh
theo
huyện
Điều chỉnh
theo thời gian
và huyện
Mật ñộ muỗi
0,15 (con/nhà)
1,51
(1,31 – 1,74)
1,31
(1,15 – 1,50)
1,27
(1,12 – 1,45)
0,92
(0,79 – 1,07)
Chỉ số nhà
có muỗi (%)
1,62
(1,34 – 1,96)
1,34
(1,14 – 1,57)
1,64
(1,29 – 2,07)
0,92
(0,75 – 1,13)
58
Nhận xét:
Phân tích ña biến sự liên quan của 2 chỉ số muỗi với số mắc SD/SXHD
ghi nhận CSMĐM và CSNCM liên quan và làm tăng số mắc SD/SXHD. Tuy
nhiên sau ñiều chỉnh cho sự khác nhau theo thời gian và không gian ghi nhận
mối liên quan này không có ý nghĩa thống kê.
3.2.2.2. Mối liên quan của số mắc với chỉ số bọ gậy
Bảng 3.21. Diễn biến số mắc, các chỉ bọ gậy theo tháng tại tỉnh Đắc Lắc,
(2004-2008)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tổng số Mắc 27 20 22 43 183 302 448 593 1007 459 281 117
Số Mắc
trung bình
5,4 4,0 4,4 8,6 36,6 60,4 89,6 118,6 201,4 91,8 56,2 23,4
CSNBG
trung bình (%)
6,1 8,0 10,4 9,0 10,2 11,2 10,8 10,4 10,6 11,4 10,0 7,7
CSDCBG (%)
Trung bình
5,0 5,8 6,8 6,2 6,3 7,5 8,0 7,5 7,9 8,3 5,9 5,5
BI
Trung bình
8,4 10,0 12,6 11,6 12,6 14,5 15,5 15,3 13,9 15,3 11,9 9,6
Bảng 3.22. Tỷ số nguy cơ của chỉ số bọ gậy với số mắc SD/SXHD
Biến số
Tỷ số nguy cơ (khoảng tin cậy 95%)
Phân tích
ña biến
Điều chỉnh
theo
thời gian
Điều chỉnh
theo
huyện
Điều chỉnh
theo thời gian
và huyện
Breteau (8) 0,73
(0,38 – 1,40)
1,42
(1,29 – 1,56)
0,99
(0,49 – 1,99)
1,23
(1,08 – 1,40)
Nhà có bọ
gậy (6%)
1,93
(1,12 – 3,35)
1,39
(1,28 – 1,50)
1,05
(0,61 – 1,80)
1,01
(0,91 – 1,11)
Chỉ số vật
chứa (5%)
1,48
(1,10 – 1,98)
1,01
(0,96 – 1,06)
1,80
(1,37 – 2,36)
1,02
(0,97 – 1,08)
59
Nhận xét:
Phân tích ña biến sự liên quan của 3 chỉ số bọ gậy với số mắc
SD/SXHD và sau ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian ghi
nhận:
Chỉ có chỉ số Breteau có liên quan và làm tăng số mắc SD/SXHD với
RR = 1,23 (1,08 – 1,40). Khi chỉ số Breteau tăng 8 có nguy cơ làm tăng số
mắc Dengue lên 23% (p < 0,005).
60
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. Đặc ñiểm sinh thái của muỗi và bọ gậy Aedes aegypti tại tỉnh Đắc Lắc
4.1.1. Phân bố muỗi và bọ gậy Ae. aegypti, theo không gian và thời gian
4.1.1.1 Phân bố muỗi và bọ gậy Ae. aegypti, theo không gian (huyện) và
thời gian (năm)
Số liệu bảng 3.1 cho thấy CSMĐM trung bình tại 2 ñiểm ñiều tra của
TP. BMT là 0,35 ± 0,21 (con/nhà) so với số trung bình của các ñiểm ñiều
tra ở huyện là 0,11 ± 0,15 (con/nhà). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <
0,00001). Sự thay ñổi của CSMĐM tại các ñiểm ở TP. Buôn Ma Thuột và
các huyện theo năm có chiều hướng giảm 27%. Tuy nhiên mức ñộ giảm
này không có ý nghĩa thống kê.
CSNCM trung bình tại 2 ñiểm ñiều tra của TP. BMT là 20,2 ± 8,9%
so với số trung bình của các ñiểm tra ở huyện là 6,9 ± 9,5% . Sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p < 0,00001) (số liệu bảng 3.2). Sự thay ñổi của
CSNCM tại các ñiểm theo năm có chiều hướng giảm, tại TP. Buôn Ma
thuột giảm 18% và trung bình tại các huyện là 30%. Tuy nhiên xu hướng
giảm này không có ý nghĩa thống kê.
CSNBG trung bình tại 2 ñiểm nghiên cứu của TP. BMT là 14,8 ± 7,1
% so với trung bình các ñiểm của huyện là 4,4 ± 4,5 %. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p < 0,00001). Số liệu ở bảng 3.3 cũng cho thấy CSNBG
trung bình tại 2 ñiểm nghiên cứu ở TP. Buôn Ma Thuột thay ñổi theo xu
hướng giảm mỗi năm 10% và ở các huyện cũng thay ñổi theo xu hướng
giảm mỗi năm 14%. Tuy nhiên xu hướng giảm không có ý nghĩa thống kê.
61
CSDCBG trung bình năm tại 2 ñiểm của TP. BMT là 9,8 ± 4,9% so
với số trung bình các ñiểm của huyện là 3,6 ± 4,3%. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p < 0,00001). Số liệu ở bảng 3.4 cũng cho thấy CSNBG
trung bình tại 2 ñiểm nghiên cứu ở TP. Buôn Ma Thuột thay ñổi theo xu
hướng giảm mỗi năm 21% và ở các huyện cũng thay ñổi theo xu hướng
giảm mỗi năm 17%. Tuy nhiên xu hướng giảm không có ý nghĩa thống kê.
BI trung bình năm tại 2 ñiểm ñiều tra của TP. BMT là 19,3 ± 8,1 so
với số trung bình của các ñiểm tra ở huyện là 5,9 ± 6,6. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p < 0,00001) (bảng 3.5). Sự thay ñổi của BI tại các ñiểm
theo năm có chiều hướng giảm, tại TP. Buôn Ma Thuột xu hướng giảm
11,3% và trung bình ở các huyện là 12,4%. Tuy nhiên mức ñộ giảm này
không có ý nghĩa thống kê.
Như vậy muỗi và bọ gậy Ae. aegypti có mặt ở tất cả các ñiểm ñiều
tra, tương tự các nghiên cứu của Đặng Tuấn Đạt, Phan Duy Thanh [4],
Đặng Tuấn Đạt, Lý Thị Vi Hương [14], Đào Kim Nghiệp [20] , song kết
quả nghiên cứu trên cho thấy ở TP. BMT các chỉ số muỗi bọ gậy cao hơn
các huyện. Diễn biến của 2 chỉ số muỗi và 3 bọ gậy Ae. aegypti theo năm
tương tự nhau. Xu hướng giảm theo thời gian là năm nhưng mức ñộ giảm
không có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể giải thích bởi chu kỳ của
SD/SXHD như nhiều nghiên cứu nói ñến là bệnh lưu hành liên tục và chu
kỳ không rõ rệt. Sau 3, 5 năm hoặc lâu hơn thì bùng phát thành dịch lớn
hơn như ở Tây Nguyên những năm có dịch lớn là 1983, 1987, 1995, 1998
và 2004. Nhìn chung ở toàn quốc cũng như các nghiên cứu về số mắc
SD/SXHD cũng có những năm bùng phát lớn xen kẻ thời kỳ bệnh có số
mắc và tử vong không cao [7], [28], [29], [30].
62
4.1.1.2. Phân bố muỗi và bọ gậy Ae. aegypti, theo tháng
CSMĐM trung bình tháng tại các ñiểm nghiên cứu ở tỉnh Đắc Lắc
trong thời gian nghiên cứu là 0,23 (con/nhà). Chỉ số trung bình từ tháng 5 –
10 (0,25) cao hơn từ tháng 11 ñến tháng 4 năm sau (0,20). Sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê (p < 0,00001).
CSNCM trung bình tháng là 13,6%. Chỉ số trung bình từ tháng 5 –
10 (13,5%) cao hơn từ tháng 11 ñến tháng 4 năm sau (11,8%). Sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p < 0,00001).
CSNBG trung bình tháng tại các ñiểm nghiên cứu ở tỉnh Đắc Lắc là
9,6%. Chỉ số trung bình từ tháng 5 – 10 là 10,8% cao hơn từ tháng 11 ñến
tháng 4 năm sau là 8,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,00001).
CSNBG trung bình tại các ñiểm nghiên cứu ở TP. BMT dao ñộng theo
tháng phức tạp hơn so với các ñiểm ở huyện.
CSDCBG trung bình tháng tại các ñiểm nghiên cứu ở tỉnh Đắc Lắc là
6,7%. Chỉ số trung bình từ tháng 5 – 10 là 7,5%, cao hơn từ tháng 11 ñến
tháng 4 năm sau là 5,8%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,00001).
Diễn biến CSDCBG trung bình tại các ñiểm nghiên cứu ở TP. BMT dao
ñộng theo tháng nhiều hơn so với các ñiểm ở huyện.
BI trung bình tháng tại các ñiểm nghiên cứu của tỉnh Đắc Lắc là
12,6. Chỉ số trung bình từ tháng 5 – 10 (14,5) cao hơn từ tháng 11 ñến
tháng 4 năm sau (10,7). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,00001).
Diễn biến BI trung bình tại các ñiểm nghiên cứu ở TP. BMT dao ñộng theo
tháng khó dự báo hơn so với các ñiểm ở huyện.
Như vậy, nghiên cứu cho thấy phân bố rõ rệt theo mùa của các chỉ số
muỗi và bọ gậy Ae. aegypti ở Đắc Lắc như nhiều nghiên cứu khác trong và
ngoài nước ñã ñề cập ñến và có thể nói ñây là một trong những ñặc ñiểm
63
dịch tễ học của bệnh truyền nhiễm nói chung và SD/SXHD nói riêng là
bệnh phân bố có tính thời gian. Đỗ Quang Hà, Trần Văn Tiến nghiên cứu
Dịch sốt xuất huyết tại Việt Nam 1975-1983 cho thấy ở miền Bắc bệnh
mang tính chất mùa rõ rệt, thường xuất hiện từ tháng 4-11, cao ñiểm tháng
8,9,10 [8]. Trương Uyên Ninh và CS giám sát bệnh SD/SXHD tại một số
tỉnh thành miền bắc Việt Nam 1990-1996 cho kết quả: Bệnh SD/SXHD có
từ tháng 2 ñến tháng 11 hàng năm. Cao nhất là vào tháng 6,7,8, lúc này ñộ
ẩm cao, nhiệt ñộ cao tạo ñiều kiện thuận lợi cho muỗi Ae. aegypti phát triển
[21]. Tại Nam Hà, nghiên cứu của Trần Đắc Phu và cs về một số ñặc ñiểm
dịch tễ bệnh SD/SXHD từ năm 1991 ñến 2000 cho thấy dịch mang tính
chất mùa rõ rệt bắt ñầu từ tháng 4 ñến tháng 11, tập trung chủ yếu vào các
tháng nóng và mưa nhiều (7,8, 9, 10) [23]. Trần Vũ Phong và Vũ Sinh Nam
khảo sát 6357 vật chứa nước tại một số ñiểm ở miền Bắc ghi nhận về sự
phân bố, mật ñộ của Ae. aegypti theo không gian và thời gian rõ rệt.
Nghiên cứu cho thấy bọ gậy sinh sản gia tăng có ý nghĩa vào mùa mưa
[41]. Nghiên cứu biến ñộng số lượng của muỗi Ae. aegypti tại thị xã Kon
Tum, TP. Pleiku và TP. Buôn Ma Thuột trong thời gian 1994 - 1998 của
Đặng Tuấn Đạt, Phan Duy Thanh và cs cho thấy chỉ số muỗi Ae. aegypti tại
TP. PleiKu, cao trong tất cả các tháng, cao nhất là các tháng 8-10. Tại
thành phố Buôn Ma Thuột, các chỉ số muỗi Ae. aegypti thấp, cao nhất vào
tháng 5,6 [3]. Tại TP. Buôn Ma Thuột, nghiên cứu của Hoàng Anh Vường,
Võ Thị Hường và cs về dịch tễ SD/SXHD tại Buôn Ma Thuột năm 1998
cho thấy muỗi Aedes aegypti phát triển quanh năm, nhưng số lượng tăng
vào những tháng ñầu mùa mưa tháng 5-6, ñặc biệt tháng 6 [31].
64
4.1.2. Mối liên quan của chỉ số muỗi và bọ gậy Ae. aegypti với yếu tố khí
hậu
Số liệu về các chỉ số muỗi, bọ gậy Ae. aegypti và các yếu tố tự nhiên
như nhiệt ñộ trung bình hàng tháng, số giờ nắng trung bình trong tháng,
lượng mưa trung bình trong tháng và ñộ ẩm tương ñối trong tháng ñã ñược
mô tả trong bảng 3.6. Phân tích ñơn biến sự liên quan của 4 yếu tố khí hậu
với CSMĐM (bảng 3.7), sau ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và
không gian ghi nhận nhiệt ñộ, lượng mưa và ñộ ẩm làm tăng CSMĐM và
ngược lại yếu tố số giờ nắng trong tháng làm giảm CSMĐM. Tuy nhiên,
những tác ñộng này không có ý nghĩa thống kê. Hơn nữa, sau khi phân tích
ña biến sự liên quan của 4 yếu tố khí hậu với CSMĐM (bảng 3.8) sau ñiều
chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian ghi nhận cả 4 yếu tố khí
hậu là nhiệt ñộ, số giờ nắng, lượng mưa và ñộ ẩm liên quan với CSMĐM
không có ý nghĩa thống kê.
Mối liên quan của 4 yếu tố khí hậu với CSNCM (bảng 3.9) qua phân
tích ñơn biến và sau ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian
ghi nhận nhiệt ñộ làm tăng CSNCM với RR = 1,09 (1,02 – 1,16), khi nhiệt
ñộ tăng 1,50
C, nguy cơ CSNCM tăng 9% (p < 0,01). Lượng mưa làm tăng
CSNCM với RR = 1,18 (1,12 – 1,25), khi lượng mưa trung bình hàng tháng
tăng 150 mm, nguy cơ CSNCM tăng 18% (p < 0,001). Độ ẩm làm tăng
CSNCM với RR = 1,24 (1,14 – 1,35), khi ñộ ẩm trung bình hàng tháng
tăng 6%, nguy cơ CSNCM tăng 24% (p < 0,00001). Còn số giờ nắng làm
giảm CSNCM với RR = 0,88 (0,83 – 0,95), khi số giờ nắng trung bình hàng
tháng tăng 50 giờ, nguy cơ CSNCM giảm 12% (p < 0,00001). Trong phân
tích ña biến sự liên quan của 4 yếu tố khí hậu với CSNCM (bảng 3.10) sau
ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian ghi nhận nhiệt ñộ
làm tăng CSNCM với RR = 1,04 (1,00 – 1,08), Khi nhiệt ñộ tăng 1,50
C có
65
khả năng làm tăng CSNCM lên 4% (p < 0,05). Lượng mưa làm tăng
CSNCM với RR = 1,11 (1,06 – 1,16), Khi lượng mưa trung bình hàng
tháng tăng 150 mm, có khả năng làm tăng CSNCM lên 11% (p < 0,00005)
và ñộ ẩm làm tăng CSNCM với RR = 1,14 (1,06 – 1,23), khi ñộ ẩm trung
bình hàng tháng tăng 6%, có khả năng làm tăng CSNCM lên 14 % (p <
0,001).
Phân tích ñơn biến sự liên quan của 4 yếu tố khí hậu với CSNBG
(bảng 3.11), sau ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian ghi
nhận có 3 yếu tố thời tiết có liên quan và làm tăng chỉ số muỗi và bọ gậy là
nhiệt ñộ làm tăng CSNBG với RR = 1,15 (1,10 – 1,19). Khi nhiệt ñộ tăng
1,50
C, nguy cơ CSNBG tăng 15% (p < 0,00001). Lượng mưa làm tăng
CSNBG với RR = 1,17 (1,13 – 1,22). Khi lượng mưa trung bình tăng 150
mm, nguy cơ CSNBG tăng 17% (p < 0,00001). Độ ẩm làm tăng CSNBG
với RR = 1,19 (1,13 – 1,26). Khi ñộ ẩm trung bình hàng tháng tăng 6%,
nguy cơ CSNBG tăng 19% (p < 0,00001). Ngược lại số giờ nắng làm giảm
CSNBG với RR = 0,93 (0,89 – 0,97). Khi số giờ nắng trung bình tăng 50
giờ, nguy cơ CSNBG giảm 10% (p < 0,00001). Tuy nhiên khi phân tích ña
biến mối liên quan của cả bốn yếu tố khí hậu ảnh hưởng ñến CSNBG (bảng
3.12), sau ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian ghi nhận
chỉ còn 3 yếu tố liên quan là nhiệt ñộ làm tăng CSNBG với RR = 1,09
(1,04 – 1,14). Khi nhiệt ñộ tăng 1,50
C có khả năng làm tăng CSNBG tăng
9% (p < 0,0005). Lượng mưa làm tăng CSNBG với RR = 1,11 (1,05 –
1,17). Khi lượng mưa trung bình hàng tháng tăng 150 mm, có khả năng làm
tăng CSNBG tăng 11% (p < 0,0005) và ñộ ẩm làm tăng CSNBG với RR =
1,12 (1,02 – 1,23). Khi ñộ ẩm trung bình hàng tháng tăng 6%, có khả năng
làm tăng CSNBG tăng 12% (p < 0,05). Yếu tố giờ nắng liên quan có ý
66
nghĩa thống kê khi phân tích ñơn biến nhưng không có ý nghĩa trong phân
tích ña biến.
Mối liên quan của 4 yếu tố khí hậu với CSDCBG (bảng 3.13) trong
phân tích ñơn biến có ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian
ghi nhận nhiệt ñộ làm tăng CSDCBG với RR = 1,14 (1,09 – 1,19), khi nhiệt
ñộ tăng 1,50
C, nguy cơ CSDCBG tăng 14% (p < 0,00001). Lượng mưa làm
tăng CSDCBG với RR = 1,18 (1,14 – 1,23), khi lượng mưa trung bình hàng
tháng tăng 150 mm, nguy cơ CSNBG tăng 18% (p < 0,00001). Độ ẩm làm
tăng CSDCBG với RR = 1,22 (1,15 – 1,30), khi ñộ ẩm trung bình hàng
tháng tăng 22%, nguy cơ CSNBG tăng 12% (p < 0,00001) và số giờ nắng
làm giảm CSDCBG với RR = 0,90 (0,86 – 0,95), khi số giờ nắng trung
bình hàng tháng tăng 50 giờ, nguy cơ CSNBG giảm 10% (p < 0,00001).
Tuy nhiên, phân tích ña biến sự liên quan của 4 yếu tố khí hậu với
CSDCBG (bảng 3.14), sau ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và
không gian ghi nhận chỉ có 3 yếu tố là nhiệt ñộ làm tăng CSDCBG với RR
= 1,09 (1,03 – 1,15), khi nhiệt ñộ tăng 1,5% có khả năng làm CSDCBG
tăng 9% (p < 0,005). Lượng mưa làm tăng CSDCBG với RR = 1,10 (1,03 –
1,17), khi lượng mưa trung bình hàng tháng tăng 150 mm, có khả năng làm
CSNBG tăng 10% (p < 0,005) còn ñộ ẩm làm tăng CSDCBG với RR =
1,12 (1,01 – 1,25), khi ñộ ẩm trung bình hàng tháng tăng 6%, có khả năng
làm CSDCBG tăng 12% (p < 0,05).
Phân tích ñơn biến sự liên quan của 4 yếu tố khí hậu với BI (bảng
3.15) sau ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian ghi nhận
nhiệt ñộ làm tăng BI với RR = 1,15 (1,11 – 1,20), khi nhiệt ñộ tăng 1,50
C,
nguy cơ BI tăng 15 % (p< 0,00001). Lượng mưa làm tăng BI với RR = 1,21
(1,17 – 1,24), khi lượng mưa trung bình hàng tháng tăng 150 mm, nguy cơ
BI tăng 21% (p < 0,00001). Độ ẩm làm tăng BI với RR = 1,27 (1,21 –
67
1,34), khi ñộ ẩm trung bình hàng tháng tăng 6%, nguy cơ BI tăng 27% (p <
0,00001) còn số giờ nắng làm giảm BI với RR = 0,88 (0,85 – 0,92), khi số
giờ nắng trung bình hàng tháng tăng 50 giờ, nguy cơ BI giảm 12 % (p <
0,00001). Tuy nhiên, phân tích ña biến sự liên quan của 4 yếu tố khí hậu
với chỉ số Breteau (bảng 3.16) sau ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian
và không gian ghi nhận nhiệt ñộ làm tăng BI với RR = 1,10 (1,06 – 1,15),
khi nhiệt ñộ tăng 1,50
C có khả năng làm tăng BI lên 10% (p < 0,00001).
Lượng mưa làm tăng BI với RR = 1,10 (1,06 – 1,16), khi lượng mưa trung
bình hàng tháng tăng 150 mm, có khả năng làm tăng BI lên 10% (p <
0,00005) còn ñộ ẩm làm tăng BI với RR = 1,16 (1,07 – 1,26). Khi ñộ ẩm
trung bình hàng tháng tăng 6%, có khả năng làm tăng BI lên 16 % (p <
0,0005).
Muỗi Ae. aegypti chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu, khí hậu và thời
tiết thuận lợi cho sự sinh sản và phát của véc tơ truyền bệnh và dịch phát
triển là: Lượng mưa trung bình từ 200-300mm, nhiệt ñộ không khí trung
bình 20-300
C và ñộ ẩm 80-90% [12]. Nhìn chung trên thế giới, trong nước
chưa có nhiều nghiên cứu tương tương tự ñề cập ñến các mối liên quan
này, nghiên cứu chủ yếu trong phòng thí nghiệm, Đào Kim Nghiệp cho
thấy trong ñiều kiện phòng thí nghiệm nhiệt ñộ ở 25,2 -25,5o
C và ñộ ẩm
88% thời gian trước trưởng thành của muỗi Ae. aegypti là 17,1 ± 0,56 ngày
[20], Vũ Sinh Nam thời gian phát triển này là 13,3 ngày, trong ñiều kiện
nhiệt ñộ 280
C và ñộ ẩm 85% [18]. Với chỉ số quan tâm là số mắc
SD/SXHD thì tập trung phân tích mối liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp của
SD/SXHD ñến lượng mưa cũng như tăng nhiệt ñộ và ñộ ẩm (Gubler et al.,
2001), ảnh hưởng lên sinh học của trung gian truyền bệnh và tác nhân gây
bệnh. Hales và cs (1999) gợi ý mối liên quan dương tính của tỷ suất mắc
mới SD/SXHD hàng tháng với nhiệt ñộ và lượng mưa trung bình hàng
68
tháng ở Nam Thái Bình Dương. Nghiên cứu của Hay và cs năm 2000 phân
tích theo thời gian số mắc SXHD hàng tháng ở Băng Kok với nhiệt ñộ và
lượng mưa hàng tháng ghi nhận tính chu kỳ theo năm của SD/SXHD không
giống như chu kỳ của nhiệt ñộ và lượng mưa [45].
4.2. Mối liên quan của SD/SXHD với các chỉ số muỗi, bọ gậy Ae.
aegypti
4.2.1. Tình hình SD/SXHD tại tỉnh Đắc Lắc, 2004-2008
Qua Kết quả phân lập vi rút Dengue tại tỉnh Đắc Lắc (bảng 3.18)
chứng minh sự hiện diện của vi rút này liên tục hàng năm và là cơ sở cho
việc chẩn ñoán sốt dengue/ sốt xuất dengue ở Đắc Lắc.
Tỷ lệ mắc trên 100.000 dân/ năm ở tỉnh Đắc Lắc, từ năm 2005 –
2008, là 14,3. Năm 2004, số mắc tăng vọt lên khoảng 10 lần so với những
năm tiếp theo (biểu ñồ 3.6). Mặc dù xét về khía cạnh thống kê thì mô hình
hồi quy Poissson của số mắc theo năm thì số mắc giảm mỗi năm 53%. Tuy
nhiên, thời quan là ngắn so với chu kỳ dịch SD/SXHD bùng phát lớn thì
việc giảm này chỉ có giá trị về mặt toán học, không có ý nghĩa về khía cạnh
dịch tễ học. Số mắc SD/SXHD tại tỉnh Đắc Lắc ghi nhận quanh năm. Số
mắc vào những tháng mùa mưa (tháng 6 – 11) cao hơn số mắc trong mùa
khô (tháng 12 ñến tháng 5 năm sau. Sự khác biệt về số mắc theo mùa có ý
nghĩa thống kê với p < 0,00001. So sánh thời gian số mắc SD/SXHDS tăng
với các chỉ số muỗi và bọ gậy cho thấy số mắc tăng muộn hơn một tháng.
Hạ Bá Khiêm, Trần Khánh Tiên và Đỗ Quang Hà nghiên cứu tình
hình sốt xuất huyết Dengue và biện pháp phòng chống cho thấy SXH phát
triển theo mùa rõ rệt, tính tần số mắc trung bình hàng tháng trong 5 năm
(1991-1995) cho thấy bệnh xảy ra quanh năm, nhưng dịch thường bùng
phát mạnh vào mùa mưa từ tháng 6-10, ñỉnh cao của dịch thường tháng
7,8,9, Giám sát biến ñộng mật ñộ muỗi Aedes aegypti cho thấy sự tăng các
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan đến sốt dengue sốt xuất huyết dengue
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan đến sốt dengue sốt xuất huyết dengue
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan đến sốt dengue sốt xuất huyết dengue
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan đến sốt dengue sốt xuất huyết dengue
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan đến sốt dengue sốt xuất huyết dengue
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan đến sốt dengue sốt xuất huyết dengue
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan đến sốt dengue sốt xuất huyết dengue
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan đến sốt dengue sốt xuất huyết dengue
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan đến sốt dengue sốt xuất huyết dengue
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan đến sốt dengue sốt xuất huyết dengue
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan đến sốt dengue sốt xuất huyết dengue
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan đến sốt dengue sốt xuất huyết dengue

More Related Content

What's hot

Trắc nghiiệm KST DHY (ĐA)
Trắc nghiiệm KST DHY (ĐA)Trắc nghiiệm KST DHY (ĐA)
Trắc nghiiệm KST DHY (ĐA)Nguyễn Phượng
 
Hanh Vi Suc Khoe Va Qua Trinh Thay Doi Hanh Vi [Compatibility Mode]
Hanh Vi Suc Khoe Va Qua Trinh Thay Doi Hanh Vi [Compatibility Mode]Hanh Vi Suc Khoe Va Qua Trinh Thay Doi Hanh Vi [Compatibility Mode]
Hanh Vi Suc Khoe Va Qua Trinh Thay Doi Hanh Vi [Compatibility Mode]foreman
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ TIẾT NIỆU TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TIẾT NIỆU TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ TIẾT NIỆU TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TIẾT NIỆU TRẺ EMSoM
 
TỔNG-HỢP ĐỀ THI-NỘI.docx
TỔNG-HỢP ĐỀ THI-NỘI.docxTỔNG-HỢP ĐỀ THI-NỘI.docx
TỔNG-HỢP ĐỀ THI-NỘI.docxSoM
 
TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI
TRÀN DỊCH MÀNG PHỔITRÀN DỊCH MÀNG PHỔI
TRÀN DỊCH MÀNG PHỔISoM
 
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NẤM PHỔI
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NẤM PHỔITIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NẤM PHỔI
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NẤM PHỔISoM
 
KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂNKỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂNSoM
 
1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án)
1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án) 1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án)
1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án) nataliej4
 
SINH LÝ BỆNH TIÊU HÓA
SINH LÝ BỆNH TIÊU HÓASINH LÝ BỆNH TIÊU HÓA
SINH LÝ BỆNH TIÊU HÓASoM
 
Kỹ thuật điều dưỡng
Kỹ thuật điều dưỡngKỹ thuật điều dưỡng
Kỹ thuật điều dưỡngTS DUOC
 
giáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa
giáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoagiáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa
giáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoaanhtai11
 
VIÊM PHỔI _ ÁP XE PHỔI
VIÊM PHỔI _ ÁP XE PHỔIVIÊM PHỔI _ ÁP XE PHỔI
VIÊM PHỔI _ ÁP XE PHỔISoM
 
Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...
Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...
Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...VuKirikou
 
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN THỞ MÁY
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN THỞ MÁY KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN THỞ MÁY
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN THỞ MÁY nataliej4
 
EBOOK BỆNH HỌC NỘI KHOA - ĐH Y DƯỢC - P1
EBOOK BỆNH HỌC NỘI KHOA - ĐH Y DƯỢC - P1EBOOK BỆNH HỌC NỘI KHOA - ĐH Y DƯỢC - P1
EBOOK BỆNH HỌC NỘI KHOA - ĐH Y DƯỢC - P1SoM
 
câu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bản
câu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bảncâu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bản
câu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bảnnataliej4
 

What's hot (20)

Trắc nghiiệm KST DHY (ĐA)
Trắc nghiiệm KST DHY (ĐA)Trắc nghiiệm KST DHY (ĐA)
Trắc nghiiệm KST DHY (ĐA)
 
Hanh Vi Suc Khoe Va Qua Trinh Thay Doi Hanh Vi [Compatibility Mode]
Hanh Vi Suc Khoe Va Qua Trinh Thay Doi Hanh Vi [Compatibility Mode]Hanh Vi Suc Khoe Va Qua Trinh Thay Doi Hanh Vi [Compatibility Mode]
Hanh Vi Suc Khoe Va Qua Trinh Thay Doi Hanh Vi [Compatibility Mode]
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ TIẾT NIỆU TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TIẾT NIỆU TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ TIẾT NIỆU TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TIẾT NIỆU TRẺ EM
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC
 
TỔNG-HỢP ĐỀ THI-NỘI.docx
TỔNG-HỢP ĐỀ THI-NỘI.docxTỔNG-HỢP ĐỀ THI-NỘI.docx
TỔNG-HỢP ĐỀ THI-NỘI.docx
 
TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI
TRÀN DỊCH MÀNG PHỔITRÀN DỊCH MÀNG PHỔI
TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI
 
Yersinia
Yersinia Yersinia
Yersinia
 
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NẤM PHỔI
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NẤM PHỔITIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NẤM PHỔI
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NẤM PHỔI
 
KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂNKỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂN
 
1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án)
1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án) 1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án)
1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án)
 
Hồng cầu
Hồng cầuHồng cầu
Hồng cầu
 
SINH LÝ BỆNH TIÊU HÓA
SINH LÝ BỆNH TIÊU HÓASINH LÝ BỆNH TIÊU HÓA
SINH LÝ BỆNH TIÊU HÓA
 
Bai 8 he tuan hoan
Bai 8 he tuan hoanBai 8 he tuan hoan
Bai 8 he tuan hoan
 
Kỹ thuật điều dưỡng
Kỹ thuật điều dưỡngKỹ thuật điều dưỡng
Kỹ thuật điều dưỡng
 
giáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa
giáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoagiáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa
giáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa
 
VIÊM PHỔI _ ÁP XE PHỔI
VIÊM PHỔI _ ÁP XE PHỔIVIÊM PHỔI _ ÁP XE PHỔI
VIÊM PHỔI _ ÁP XE PHỔI
 
Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...
Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...
Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...
 
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN THỞ MÁY
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN THỞ MÁY KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN THỞ MÁY
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN THỞ MÁY
 
EBOOK BỆNH HỌC NỘI KHOA - ĐH Y DƯỢC - P1
EBOOK BỆNH HỌC NỘI KHOA - ĐH Y DƯỢC - P1EBOOK BỆNH HỌC NỘI KHOA - ĐH Y DƯỢC - P1
EBOOK BỆNH HỌC NỘI KHOA - ĐH Y DƯỢC - P1
 
câu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bản
câu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bảncâu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bản
câu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bản
 

Similar to Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan đến sốt dengue sốt xuất huyết dengue

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đế...
Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đế...Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đế...
Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đế...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau...
Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau...Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau...
Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu thực trạng bệnh sốt rét của 3 xã thuộc huyện Nam Trà My tỉnh Quảng...
Nghiên cứu thực trạng bệnh sốt rét của 3 xã thuộc huyện Nam Trà My tỉnh Quảng...Nghiên cứu thực trạng bệnh sốt rét của 3 xã thuộc huyện Nam Trà My tỉnh Quảng...
Nghiên cứu thực trạng bệnh sốt rét của 3 xã thuộc huyện Nam Trà My tỉnh Quảng...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CÁC TRƯỜNG HỢP TỬ VONG DO SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI VIỆT...
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CÁC TRƯỜNG HỢP TỬ VONG DO SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI VIỆT...ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CÁC TRƯỜNG HỢP TỬ VONG DO SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI VIỆT...
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CÁC TRƯỜNG HỢP TỬ VONG DO SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI VIỆT...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người ê đê
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người ê đêThực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người ê đê
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người ê đêhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng số rét và một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình dịch tễ số...
Thực trạng số rét và một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình dịch tễ số...Thực trạng số rét và một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình dịch tễ số...
Thực trạng số rét và một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình dịch tễ số...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, ...
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, ...Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, ...
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với serotyp dengu...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với serotyp dengu...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với serotyp dengu...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với serotyp dengu...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét ở đồng bào d...
Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét ở đồng bào d...Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét ở đồng bào d...
Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét ở đồng bào d...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Dac diem dich te cua benh sot xuat huyet dengue tai huyen long thanh
Dac diem dich te cua benh sot xuat huyet dengue tai huyen long thanhDac diem dich te cua benh sot xuat huyet dengue tai huyen long thanh
Dac diem dich te cua benh sot xuat huyet dengue tai huyen long thanhLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghien cuu tinh trang suy dinh duong va nong do leptin huyet thanh o benh nha...
Nghien cuu tinh trang suy dinh duong va nong do leptin huyet thanh o benh nha...Nghien cuu tinh trang suy dinh duong va nong do leptin huyet thanh o benh nha...
Nghien cuu tinh trang suy dinh duong va nong do leptin huyet thanh o benh nha...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thai do va thuc hanh phong chong sot xuat huyet cua nguoi dan xa thach kim
Thai do va thuc hanh phong chong sot xuat huyet cua nguoi dan xa thach kimThai do va thuc hanh phong chong sot xuat huyet cua nguoi dan xa thach kim
Thai do va thuc hanh phong chong sot xuat huyet cua nguoi dan xa thach kimLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghien cuu thuc trang, mot so yeu to lien quan den nhiem giun luon strongyloides
Nghien cuu thuc trang, mot so yeu to lien quan den nhiem giun luon strongyloidesNghien cuu thuc trang, mot so yeu to lien quan den nhiem giun luon strongyloides
Nghien cuu thuc trang, mot so yeu to lien quan den nhiem giun luon strongyloidesLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Mot so dac diem dich te benh thuy dau tai mien bac viet nam giai doan 2008 2018
Mot so dac diem dich te benh thuy dau tai mien bac viet nam giai doan 2008 2018Mot so dac diem dich te benh thuy dau tai mien bac viet nam giai doan 2008 2018
Mot so dac diem dich te benh thuy dau tai mien bac viet nam giai doan 2008 2018Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
đáNh giá thực trạng phát hiện và quản lý bệnh nhân sốt rét của mạng lưới y tế...
đáNh giá thực trạng phát hiện và quản lý bệnh nhân sốt rét của mạng lưới y tế...đáNh giá thực trạng phát hiện và quản lý bệnh nhân sốt rét của mạng lưới y tế...
đáNh giá thực trạng phát hiện và quản lý bệnh nhân sốt rét của mạng lưới y tế...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE GIAI ĐOẠN 2007 – 2014 T...
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ  BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE  GIAI ĐOẠN 2007 – 2014  T...MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ  BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE  GIAI ĐOẠN 2007 – 2014  T...
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE GIAI ĐOẠN 2007 – 2014 T...taimienphi
 
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH RUBELLA TẠI VIỆT NAM CÁC NĂM 2008-2012
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH RUBELLA TẠI VIỆT NAM CÁC NĂM 2008-2012ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH RUBELLA TẠI VIỆT NAM CÁC NĂM 2008-2012
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH RUBELLA TẠI VIỆT NAM CÁC NĂM 2008-2012taimienphi
 
Nghien cuu thuc trang nhiem ky sinh trung sot ret va bien phap ket hop quan d...
Nghien cuu thuc trang nhiem ky sinh trung sot ret va bien phap ket hop quan d...Nghien cuu thuc trang nhiem ky sinh trung sot ret va bien phap ket hop quan d...
Nghien cuu thuc trang nhiem ky sinh trung sot ret va bien phap ket hop quan d...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
đặC điểm dịch tễ học sốt rét và một số biện pháp can thiệp cộng đồng cho nhóm...
đặC điểm dịch tễ học sốt rét và một số biện pháp can thiệp cộng đồng cho nhóm...đặC điểm dịch tễ học sốt rét và một số biện pháp can thiệp cộng đồng cho nhóm...
đặC điểm dịch tễ học sốt rét và một số biện pháp can thiệp cộng đồng cho nhóm...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghien cuu giai phap can thiep nham giam nguy co sot xuat huyet dengue tai hu...
Nghien cuu giai phap can thiep nham giam nguy co sot xuat huyet dengue tai hu...Nghien cuu giai phap can thiep nham giam nguy co sot xuat huyet dengue tai hu...
Nghien cuu giai phap can thiep nham giam nguy co sot xuat huyet dengue tai hu...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

Similar to Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan đến sốt dengue sốt xuất huyết dengue (20)

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đế...
Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đế...Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đế...
Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đế...
 
Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau...
Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau...Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau...
Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau...
 
Nghiên cứu thực trạng bệnh sốt rét của 3 xã thuộc huyện Nam Trà My tỉnh Quảng...
Nghiên cứu thực trạng bệnh sốt rét của 3 xã thuộc huyện Nam Trà My tỉnh Quảng...Nghiên cứu thực trạng bệnh sốt rét của 3 xã thuộc huyện Nam Trà My tỉnh Quảng...
Nghiên cứu thực trạng bệnh sốt rét của 3 xã thuộc huyện Nam Trà My tỉnh Quảng...
 
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CÁC TRƯỜNG HỢP TỬ VONG DO SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI VIỆT...
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CÁC TRƯỜNG HỢP TỬ VONG DO SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI VIỆT...ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CÁC TRƯỜNG HỢP TỬ VONG DO SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI VIỆT...
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CÁC TRƯỜNG HỢP TỬ VONG DO SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI VIỆT...
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người ê đê
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người ê đêThực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người ê đê
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người ê đê
 
Thực trạng số rét và một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình dịch tễ số...
Thực trạng số rét và một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình dịch tễ số...Thực trạng số rét và một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình dịch tễ số...
Thực trạng số rét và một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình dịch tễ số...
 
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, ...
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, ...Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, ...
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, ...
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với serotyp dengu...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với serotyp dengu...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với serotyp dengu...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với serotyp dengu...
 
Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét ở đồng bào d...
Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét ở đồng bào d...Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét ở đồng bào d...
Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét ở đồng bào d...
 
Dac diem dich te cua benh sot xuat huyet dengue tai huyen long thanh
Dac diem dich te cua benh sot xuat huyet dengue tai huyen long thanhDac diem dich te cua benh sot xuat huyet dengue tai huyen long thanh
Dac diem dich te cua benh sot xuat huyet dengue tai huyen long thanh
 
Nghien cuu tinh trang suy dinh duong va nong do leptin huyet thanh o benh nha...
Nghien cuu tinh trang suy dinh duong va nong do leptin huyet thanh o benh nha...Nghien cuu tinh trang suy dinh duong va nong do leptin huyet thanh o benh nha...
Nghien cuu tinh trang suy dinh duong va nong do leptin huyet thanh o benh nha...
 
Thai do va thuc hanh phong chong sot xuat huyet cua nguoi dan xa thach kim
Thai do va thuc hanh phong chong sot xuat huyet cua nguoi dan xa thach kimThai do va thuc hanh phong chong sot xuat huyet cua nguoi dan xa thach kim
Thai do va thuc hanh phong chong sot xuat huyet cua nguoi dan xa thach kim
 
Nghien cuu thuc trang, mot so yeu to lien quan den nhiem giun luon strongyloides
Nghien cuu thuc trang, mot so yeu to lien quan den nhiem giun luon strongyloidesNghien cuu thuc trang, mot so yeu to lien quan den nhiem giun luon strongyloides
Nghien cuu thuc trang, mot so yeu to lien quan den nhiem giun luon strongyloides
 
Mot so dac diem dich te benh thuy dau tai mien bac viet nam giai doan 2008 2018
Mot so dac diem dich te benh thuy dau tai mien bac viet nam giai doan 2008 2018Mot so dac diem dich te benh thuy dau tai mien bac viet nam giai doan 2008 2018
Mot so dac diem dich te benh thuy dau tai mien bac viet nam giai doan 2008 2018
 
đáNh giá thực trạng phát hiện và quản lý bệnh nhân sốt rét của mạng lưới y tế...
đáNh giá thực trạng phát hiện và quản lý bệnh nhân sốt rét của mạng lưới y tế...đáNh giá thực trạng phát hiện và quản lý bệnh nhân sốt rét của mạng lưới y tế...
đáNh giá thực trạng phát hiện và quản lý bệnh nhân sốt rét của mạng lưới y tế...
 
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE GIAI ĐOẠN 2007 – 2014 T...
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ  BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE  GIAI ĐOẠN 2007 – 2014  T...MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ  BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE  GIAI ĐOẠN 2007 – 2014  T...
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE GIAI ĐOẠN 2007 – 2014 T...
 
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH RUBELLA TẠI VIỆT NAM CÁC NĂM 2008-2012
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH RUBELLA TẠI VIỆT NAM CÁC NĂM 2008-2012ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH RUBELLA TẠI VIỆT NAM CÁC NĂM 2008-2012
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH RUBELLA TẠI VIỆT NAM CÁC NĂM 2008-2012
 
Nghien cuu thuc trang nhiem ky sinh trung sot ret va bien phap ket hop quan d...
Nghien cuu thuc trang nhiem ky sinh trung sot ret va bien phap ket hop quan d...Nghien cuu thuc trang nhiem ky sinh trung sot ret va bien phap ket hop quan d...
Nghien cuu thuc trang nhiem ky sinh trung sot ret va bien phap ket hop quan d...
 
đặC điểm dịch tễ học sốt rét và một số biện pháp can thiệp cộng đồng cho nhóm...
đặC điểm dịch tễ học sốt rét và một số biện pháp can thiệp cộng đồng cho nhóm...đặC điểm dịch tễ học sốt rét và một số biện pháp can thiệp cộng đồng cho nhóm...
đặC điểm dịch tễ học sốt rét và một số biện pháp can thiệp cộng đồng cho nhóm...
 
Nghien cuu giai phap can thiep nham giam nguy co sot xuat huyet dengue tai hu...
Nghien cuu giai phap can thiep nham giam nguy co sot xuat huyet dengue tai hu...Nghien cuu giai phap can thiep nham giam nguy co sot xuat huyet dengue tai hu...
Nghien cuu giai phap can thiep nham giam nguy co sot xuat huyet dengue tai hu...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan đến sốt dengue sốt xuất huyết dengue

  • 1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN -------------- ĐOÀN THỊ MỸ HƯƠNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA MUỖI AEDES AEGYPTI VÀ MỐI LIÊN QUAN ĐẾN SỐT DENGUE/ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI TỈNH ĐẮC LẮC, (2004 - 2008) LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC BUÔN MA THUỘT – 2009
  • 2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN -------------- ĐOÀN THỊ MỸ HƯƠNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA MUỖI AEDES AEGYPTI VÀ MỐI LIÊN QUAN ĐẾN SỐT DENGUE/ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI TỈNH ĐẮC LẮC, (2004 - 2008) Chuyên ngành : Ký sinh trùng - Côn trùng Mã số : 607265 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN BÌNH GS TS. ĐẶNG TUẤN ĐẠT BUÔN MA THUỘT - 2009
  • 3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, ñược các ñồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng ñược công bố trong bất kỳ một công trình nào
  • 4. 4 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành ñề tài này, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến: - Ban Giám hiệu, phòng Sau ñại học, bộ môn Ký sinh trùng Côn trùng, Trường Đại học Tây Nguyên và các thầy cô giáo ñã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp ñỡ tôi trong qua trình học tập, nghiên cứu. - Ban Giám ñốc Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, Phòng Kế hoạch tổng hợp và Quản lý Khoa học, Khoa Côn trùng- Kiểm dịch ñã tạo ñiều kiện, giúp ñỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu. - Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Đắc Lắc ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian ñiều tra, thu thập số liệu. - Đặc biệt tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến TS Nguyễn Văn Bình, GS TS Đặng Tuấn Đạt, TS Phạm Văn Hậu ñã tận tình trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và giúp ñỡ tôi hoàn thành luận văn. - Kính tặng những người thân trong gia ñình, ñồng nghiệp và bạn bè ñã ñộng viên, giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Buôn Ma Thuột, tháng 9 năm 2009 Đoàn Thị Mỹ Hương
  • 5. 5 MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Lịch sử bệnh và ñặc ñiểm sinh thái của véc tơ truyền bệnh sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue 3 1.1.1. Vài nét về lịch sử bệnh 3 1.1.2. Đặc ñiểm sinh thái của véc tơ truyền bệnh sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue 4 1.2. Tình hình Sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue và mối liên quan với các chỉ số muỗi Ae. aegypti 7 1.2.1. Tình hình sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue trên thế giới và trong nước 7 1.2.2. Đặc ñiểm về vi rút gây bệnh và vật chủ 11 1.2.3. Mối liên quan của các chỉ số muỗi và bọ gậy Aedes aegypti với Sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue 12 Chương 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 2.1. Đối tượng nghiên cứu 17 2.2. Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu 17 2.3. Thiết kế nghiên cứu 18 2.4. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu 18 2.4.1. Phương tiện, vật liệu, kỹ thuật ñiều tra muỗi và bọ gậy Ae. aegypti . 18 2.4.2. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu bệnh nhân 20 2.4.3. Phương tiện và vật liệu phân lập vi rút Dengue 21 2.4.4. Phương tiện nghiên cứu các yếu tố khí hậu 21 2.5. Phương pháp xử lý số liệu 21 2.6. Giới hạn của nghiên cứu 23
  • 6. 6 Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24 3.1. Đặc ñiểm sinh thái của muỗi Aedes aegypti tại Đắc Lắc, (2004-2008). 24 3.1.1. Phân bố muỗi và bọ gậy Ae. aegypti, theo không gian và thời gian 24 3.1.2. Mối liên quan của chỉ số muỗi và bọ gậy Ae. aegypti với yếu tố khí hậu 34 3.2. Mối liên quan của sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue các chỉ số muỗi, bọ gậy Ae. aegypti 45 3.2.1. Tình hình sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue tỉnh Đắc Lắc, (2004-2008) 45 3.2.2. Mối liên quan của chỉ số muỗi, bọ gậy Ae. aegypti với số mắc Sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue 47 Chương 4 - BÀN LUẬN 50 4.1. Đặc ñiểm sinh thái của muỗi, bọ gậy Ae. aegypti tại tỉnh Đắc Lắc (2004-2008). 50 4.1.1. Phân bố muỗi và bọ gậy Ae. aegypti theo không gian và thời gian 50 4.1.2. Mối liên quan của chỉ số muỗi và bọ gậy Ae. aegypti với yếu tố khí hậu 54 4.2. Mối liên quan của sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue với các chỉ số muỗi, bọ gậy Ae. aegypti 58 4.2.1. Tình hình sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue tại tỉnh Đắc Lắc, (2004-2008) 58 4.2.2. Mối liên quan của chỉ số muỗi, bọ gậy Ae. aegypti với Sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue 59 KẾT LUẬN 62 KIẾN NGHỊ 64
  • 7. 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1. Tình hình SXH toàn cầu, (1956-1995) 7 1.2. Số liệu mắc chết do SD/SXHD trên toàn cầu, (1999-2001) 8 1.3. Số mắc và chết do SD/SXHD ở Đông Nam Á, (1990-1997) 8 1.4. Số mắc và chết SD/SXHD/100.000 dân ở Việt Nam, 9 (1998 – 2004) 1.5. Số mắc và chết do SD/SXHD tại các tỉnh Tây Nguyên, 10 (1998-2003) 3.1. Chỉ số mật ñộ muỗi (con/nhà) tại các ñiểm ñiều tra, (2004-2008) 24 3.2. Chỉ số nhà có muỗi (%) tại các ñiểm ñiều tra, (2004-2008) 25 3.3. Chỉ số nhà có bọ gậy (%) tại các ñiểm ñiều tra, (2004-2008) 26 3.4. Chỉ số dụng cụ có bọ gậy (%) tại các ñiểm ñiều tra, (2004 -2008) 27 3.5. Chỉ số Breteau tại các ñiểm ñiều tra theo năm, (2004-2008) 28 3.6. Diễn biến các chỉ số muỗi, bọ gậy và các yếu tố khí hậu 34 theo tháng tại tỉnh Đắc Lắc, (2004-2008) 3.7. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số mật ñộ muỗi, 35 phân tích ñơn biến 3.8. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số mật ñộ muỗi, 36 phân tích ña biến 3.9. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số nhà có muỗi, 37 phân tích ñơn biến 3.10. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số nhà có muỗi, 38 phân tích ña biến 3.11. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số nhà có bọ gậy, 39
  • 8. 8 phân tích ñơn biến 3.12. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số nhà có bọ gậy, 40 phân tích ña biến 3.13. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số dụng cụ 41 có bọ gậy, phân tích ñơn biến 3.14. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số dụng cụ 42 có bọ gậy, phân tích ña biến 3.15. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số Breteau, 43 phân tích ñơn biến 3.16. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số Breteau, 44 phân tích ña biến 3.17. Phân bố số mắc SD/SXHD theo năm, (2004-2008) 45 3.18. Kết quả phân lập vi rút Dengue theo năm tại tỉnh Đắc Lắc, 46 (2004-2008) 3.19. Diễn biến số mắc SD/SXHD, chỉ số muỗi Ae. aegypti 47 theo tháng tỉnh Đắc Lắc, (2004-2008) 3.20. Tỷ số nguy cơ của chỉ số muỗi với số mắc SD/SXHD 47 3.21. Diễn biến số mắc, các chỉ bọ gậy theo tháng tại tỉnh Đắc Lắc, 48 (2004-2008) 3.22. Tỷ số nguy cơ của chỉ số bọ gậy với số mắc SD/SXHD 48
  • 9. 9 DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình/ Tên hình/ biểu ñồ Trang Biểu ñồ 2.1. Bản ñồ hành chính tỉnh Đắc Lắc, năm 2006 18 3.1. Diễn biến chỉ số mật ñộ muỗi trung bình (con/nhà) 30 tại các ñiểm ñiều tra theo tháng, (2004 - 2008) 3.2. Diễn biến CSNCM trung bình tại các ñiểm ñiều tra 31 theo tháng, (2004 - 2008) 3.3. Diễn biến CSNBG trung bình tại các ñiểm ñiều tra 32 theo tháng, (2004 - 2008) 3.4. Diễn biến CSDCBG (%) trung bình tại các ñiểm ñiều tra 33 theo tháng, (2004 - 2008) 3.5. Diễn biến chỉ số Breteau trung bình tại các ñiểm ñiều tra 34 theo tháng, (2004 -2008) 3.6. Diễn biến tỷ lệ mắc SD/SXHD trên 100.000 dân ở tỉnh 46 Đắc Lắc theo năm, (2004 - 2008) 3.7. Diễn biến tổng số mắc SD/SXHD theo tháng 47 ở tỉnh Đắc Lắc, ( 2004 - 2008)
  • 10. 10 KÝ HIỆU VIẾT TẮT Ae : Aedes BI : Chỉ số Breteau BN : Bệnh nhân BMT : Buôn Ma Thuột CS : Cộng sự CSMĐM : Chỉ số mật ñộ muỗi CSNCM : Chỉ số nhà có muỗi CSNBG : Chỉ số nhà có bọ gậy CSDCBG : Chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy RR : Tỷ số nguy cơ (Risk Ratio) SD : Sốt Dengue SXHD : Sốt xuất huyết Dengue TP : Thành phố TTYTDP : Trung tâm y tế dự phòng VSDT : Vệ sinh Dịch tễ WHO : Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)
  • 11. 11 ĐẶT VẤN ĐỀ Sốt Dengue/ Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra. Bệnh lây truyền qua trung gian là muỗi Aedes, thuộc phân giống Stegomyia, trong ñó Aedes aegypti là véc tơ gây dịch quan trọng nhất. Lâm sàng của bệnh ñặc trưng bởi sốt, xuất huyết và thoát huyết tương dẫn ñến sốc giảm thể tích tuần hoàn và rối loạn ñông máu, nếu không ñược chẩn ñoán sớm và ñiều trị kịp thời sẽ dẫn ñến tử vong [1], [25]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính hàng năm trên thế giới có khoảng 2,5- 3 tỷ người có nguy cơ mắc bệnh. Trong 50-100 triệu trường hợp mắc sốt Dengue, khoảng 500.000 trường hợp sốt xuất huyết Dengue phải nhập viện ñiều trị, trong ñó 90% là trẻ em dưới 15 tuổi. Tỷ lệ tử vong trung bình của sốt xuất huyết dengue là 5%. Bệnh lưu hành trên 100 nước thuộc các khu vực khí hậu nhiệt ñới, á nhiệt ñới. Châu Mỹ có số nước mắc cao nhất là 42 nước, kế ñến là Châu Phi 20 nước, khu vực Tây Thái Bình Dương 29 nước, Đông Nam Á 7 nước và Địa Trung Hải 4 nước [25]. Việt Nam là một trong những nước có bệnh dịch lưu hành và ñây cũng là vấn ñề y tế quan tâm của nước ta. Từ năm 1960 ñến nay dịch có xu hướng lan rộng và phát triển với số mắc và chết mỗi năm một tăng. Bệnh chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam, là một trong những nguyên nhân hàng ñầu gây tử vong cho trẻ và tình trạng quá tải tại các bệnh viện trong mùa dịch. Ở Tây Nguyên những năm có dịch lớn là 1983, 1987, 1988, 1991, 1995, 1998 và 2004 với số mắc từ 54,80- 553,38/100.000 dân, số chết từ 0,08 -1,34/100.000 dân. Dịch không có chu kỳ rõ rệt, giữa các dịch lớn này hàng năm bệnh xảy ra rải rác, dịch bệnh chỉ khu trú và phát triển mạnh ở các thị xã, thị trấn ñông dân. [7],[28],[29],[30].
  • 12. 12 Đến nay, vẫn chưa có thuốc ñiều trị ñặc hiệu và vắc xin phòng bệnh sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue, nên việc phòng chống bệnh chủ yếu dựa vào việc phòng và diệt muỗi truyền bệnh. Vai trò và khả năng truyền bệnh của một số loài muỗi thuộc giống Aedes mà chủ yếu là Aedes aegypti ñã ñược biết từ lâu, song mỗi vùng, mỗi ñịa phương với những phong tục tập quán và hoạt ñộng của người dân, nhất là ñiều kiện tự nhiên khác nhau ảnh hưởng ñến véc tơ truyền bệnh. Để góp phần trong nghiên cứu ñặc ñiểm dịch tễ học sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue, nhất là dự báo dịch bệnh ñể chủ ñộng trong phòng chống, ñề tài “Một số ñặc ñiểm sinh thái của muỗi Aedes aegypti và mối liên quan ñến sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Đắc Lắc, 2004-2008” ñược triển khai với hai mục tiêu: 1. Mô tả một số ñặc ñiểm sinh thái của muỗi Aedes aegypti tại tỉnh Đắc Lắc. 2. Xác ñịnh mối liên quan của các chỉ số muỗi với sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Đắc Lắc.
  • 13. 13 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Lịch sử bệnh và ñặc ñiểm sinh thái của véc tơ truyền bệnh sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue 1.1.1 Vài nét về lịch sử bệnh Sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue (SD/SXHD) là bệnh lây do muỗi truyền. Lâm sàng SD/SXHD ñược biết từ trên 200 năm nay. Đầu tiên là 2 vụ dịch ở Cario và Batavia- Indonesia năm 1779 và Philadenphia năm 1780. Năm 1906, Bancroft ñã chứng minh véc tơ truyền bệnh là Aedes aegypti.Từ năm 1920 nhiều dịch lớn không gây tử vong xảy ra ở Hy Lạp, Nam Phi, Châu Úc, Nhật, Mỹ. Năm 1944-1945, Sabin phân lập ra vi rút ở Hawai và New Guinea (type 1 và 2). Năm 1954 Florancis Quintos và cộng sự mô tả bệnh Philippines, là bệnh ở thành phố, ña số trường hợp mắc là ở khu người nghèo, bệnh chỉ xảy ra vài tháng trong 1 năm. Năm 1956, dịch lớn xảy ra ở Mannila, Philippines trẻ em mắc nhiều, bắt ñầu bằng sốt, có hội chứng xuất huyết và suy sụp về tuần hoàn, tỷ lệ tử vong khoảng 10%. Ở Thái Lan dịch xảy ra nặng ở Băng Cốc. Cũng năm này Hammon và Sather phân lập 2 type mới- type 3 và 4. Từ 1953-1964 dịch phát triển ở vùng Đông Nam Á: Philippines, Thái Lan (năm 1958, chết 8,3%); Malaysia (chết 8,2%), Việt Nam, Singapore, Miến Điện, CamPuchia, Lào, Ấn Độ, Indonesia và các ñảo ở ven Thái Bình Dương. Từ thập kỷ 1980 ñến nay, dịch tăng dần lên ở khu vực Đông Nam Á nhiệt ñới, bao gồm bán ñảo Đông Dương và Ấn Độ Dương, Trung và Nam Mỹ, các ñảo Thái Bình Dương và các ñảo Caribê (ñặc biệt là Cuba). Ngày nay
  • 14. 14 SD/SXHD là một trong 10 nguyên nhân chính phải nhập viện và tử vong ở trẻ em ở phần lớn các nước nhiệt ñới Đông Nam Á và Tây Thái Bình dương [10]. 1.1.2. Đặc ñiểm sinh thái của véc tơ truyền bệnh sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue 1.1.2.1. Sơ lược về véc tơ truyền bệnh Ở Việt Nam, nghiên cứu về véc tơ truyền bệnh SD/SXHD ñã ñược tiến hành trong nhiều năm bởi Russel và cộng sự năm 1969; Vũ Thị Phan và cộng sự, năm 1970; Nguyễn Trung Thành, Lê Diên Hồng, năm 1971; Vũ Sinh Nam, năm 1990; Đỗ Quang Hà năm 1992. Các tác giả ñều khẳng ñịnh Aedes aegypti là véc tơ chính gây bệnh dịch SD/SXHD ở Việt Nam. Muỗi Aedes albopictus chỉ có mặt trong số rất ít các vụ dịch với chỉ số mật ñộ rất thấp. Như vậy ñến nay Aedes aegypti vẫn là véc tơ chính truyền vi rút Dengue ở Việt Nam trong các vụ dịch SD/SXHD [9], [18], [22], [24], [38], [42]. Muỗi Aedes aegypti có vòng ñời biến thoái hoàn toàn với ấu trùng sống trong nước, chu kỳ phát triển gồm 4 giai ñoạn: trứng, bọ gậy, quăng và muỗi trưởng thành, trong ñó muỗi cái trưởng thành liên quan trực tiếp ñến việc truyền bệnh. Muỗi ñẻ trứng riêng rẽ ở thành, sát phía trên mực nước của các dụng cụ chứa nước. Trứng nở sau khi ngập nước tự nhiên (do mưa) hoặc nhân tạo (do người ñổ nước vào ñể dự trữ). Khi bị rơi vào tình trạng khô hạn tự nhiên, trứng có thể duy trì ñược sự sống tới 6 tháng hoặc lâu hơn. Các nghiên cứu trên thực ñịa và trong phòng thí nghiệm cho thấy muỗi Aedes aegypti chủ yếu thích ñẻ trứng vào nơi nền tối có màu ñặc biệt yêu thích như ñỏ và ñen hơn màu sáng. Bọ gậy Aedes nhìn chung sống ở nơi nước sạch và không bị ô nhiễm. Giai ñoạn trước trưởng thành của muỗi vào khoảng 7 ngày trong ñiều kiện nhiệt ñới [26], trong ñiều kiện phòng thí nghiệm nhiệt ñộ ở 25,2 -25,5o C và ñộ ẩm 88% là 17,1 ± 0,56 ngày [20].
  • 15. 15 Muỗi Aedes cái hút máu chủ yếu ban ngày với 2 thời ñiểm hoạt ñộng hút máu mạnh nhất là sáng sớm và ngay sau khi mặt trời lặn. Chúng thích ñậu nghỉ ở những nơi tối trong nhà. Muỗi trưởng thành có thể tìm thấy 50 mét xung quanh ổ, với khoảng cách bay tối ña khoảng 200 mét từ ổ bọ gậy/ lăng quăng [26]. Sự phân bố của Ae. aegypti chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu, khí hậu và thời tiết thuận lợi cho sự sinh sản và phát của véc tơ truyền bệnh và dịch phát triển là: Lượng mưa trung bình từ 200-300mm, nhiệt ñộ không khí trung bình 20-300 C và ñộ ẩm 80-90% [12]. 1.1.2.2. Những nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh thái của véc tơ truyền bệnh Mỗi ñịa phương với ñặc ñiểm ñịa lý và phong tục tập quán khác nhau ảnh hưởng ñến sự sinh sản của muỗi Ae. aegypti [1]. Đã có một số công trình nghiên cứu khoa học về sự biến ñộng của muỗi và các chỉ số bọ gậy Aedes aegypti theo không gian và thời gian. Song các nghiên cứu này hầu hết là mô tả diễn biến theo thời gian tại các ñịa phương khác nhau, chưa tìm hiểu sâu về sinh thái của muỗi, nhất là mối liên hệ với các yếu tố của môi trường. Trước tình trạng thay ñổi khí hậu toàn cầu việc tìm hiểu ñặc ñiểm sinh thái của muỗi là rất quan trọng trong công tác dự báo tình tình dịch bệnh SD/SXHD. Nghiên cứu tình hình dịch Dengue ở Maracay, Venezuela từ 1993 - 2001 và phân tích mối liên quan của số mắc bệnh và các chỉ số (Breteau, bọ gậy/nhà) với các biến số thời tiết cho thấy: SD/SXHD liên quan chặt chẽ với lượng mưa và ñộ ẩm. Đỉnh cao của số mắc trùng với ñỉnh cao của mùa mưa. Hệ số tương quan của số mắc SD với lượng mưa là 0,43 (P < 0,05), hệ số tương quan của số mắc SD với ñộ ẩm tương ñối là 0,40 (P < 0,05) và hệ số tương quan của số mắc SD/SXHD với lượng mưa là 0,26 (P < 0,05) [ 39]. Trần Vũ Phong và Vũ Sinh Nam khảo sát 6357 vật chứa nước tại một số ñiểm ở miền Bắc ghi nhận về sự phân bố, mật ñộ của Aedes aegypti theo
  • 16. 16 không gian và thời gian rõ rệt. Nghiên cứu cho thấy bọ gậy sinh sản gia tăng có ý nghĩa vào mùa mưa [42]. Nghiên cứu biến ñộng số lượng của muỗi Aedes aegypti tại thị xã Kon Tum, TP. Pleiku và TP. Buôn Ma Thuột trong thời gian 1994 - 1998 của Đặng Tuấn Đạt, Phan Duy Thanh và Cs cho thấy chỉ số muỗi Aedes aegypti tại TP. PleiKu, cao trong tất cả các tháng, cao nhất là các tháng 8-10. Tại thành phố Buôn Ma Thuột, các chỉ số muỗi Aedes aegypti thấp, cao nhất vào tháng 5,6 [3]. Tại TP. Buôn Ma Thuột, nghiên cứu của Hoàng Anh Vường, Võ Thị Hường và cs về dịch tễ SD/SXHD tại Buôn Ma Thuột năm 1998 cho thấy muỗi Aedes aegypti phát triển quanh năm, nhưng số lượng tăng vào những tháng ñầu mùa mưa tháng 5-6, ñặc biệt tháng 6 [31]. Lý Thị Vi Hương, Lê Thị Kim Cúc tìm hiểu thành phần, biến ñộng của muỗi Aedes ở Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc cho thấy có sự liên quan giữa biến ñộng số lượng của trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết với ñiều kiện vi khí hậu của ñịa phương [15]. Lý Thị Vi Hương, Đặng Tuấn Đạt, cs tìm hiểu về phân bố của Aedes aegypti trung gian truyền bệnh SXHD ở Tây Nguyên cho thấy vùng phân bố muỗi Aedes aegypti ở Tây Nguyên chủ yếu ở các khu ñông dân cư như thị xã, thị trấn. Các chỉ số muỗi Aedes aegypti biến ñộng theo thời gian, chủ yếu cao vào mùa mưa, những năm có dịch cao hơn những năm không có dịch và tỷ số này tương quan thuận với lượng mưa [14]. Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước nói chung và tại Tây Nguyên nói riêng của nhiều tác giả Vũ Sinh Nam, Đặng Tuấn Đạt, Nguyễn Ái Phương, Hoàng Anh Vường ... tại vùng Tây Nguyên trong thời gian trước về muỗi Aedes aegypti và vai trò truyền bệnh SD/SXHD cho thấy loài Aedes aegypti có mặt hầu hết ở các ñiểm ñiều tra, nhưng gặp chủ yếu ở thị trấn và
  • 17. 17 thành phố. Muỗi phát triển quanh năm với ñỉnh cao vào mùa mưa ở vùng Tây Nguyên. Từ các nghiên cứu này, có thể nói rằng rõ ràng các chỉ số vectơ này liên quan với ñiều kiện khí hậu. 1.2. Tình hình SD/SXHD và mối liên quan với các chỉ số muỗi, bọ gậy Ae. aegypti. 1.2.1. Tình hình mắc bệnh SD/SXHD trên thế giới và trong nước Gần 3 tỷ người trên hành tinh hiện ñang sống trong vùng có vi rút lưu hành, phần lớn là nơi có khí hậu nhiệt ñới và cận nhiệt ñới. Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ 1975 ñến 1995 về sự phân bố SD/SXHD trên toàn cầu ghi nhận 102 nước thuộc 5 khu vực của WHO ghi nhận có bệnh nhân (BN). Trong ñó Châu Mỹ có 42 nước có dịch SD/SXHD lưu hành và là khu vực có SD/SXHD lưu hành thường xuyên, tiếp ñến là khu vực Tây Thái Bình (29 nước), Châu Phi (20 nước), Đông Nam Á (7 nước) và Phía Đông Địa Trung Hải (4 nước) [24]. Khu vực Đông Nam Châu Á và Tây Thái Bình Dương, 3 nước có dịch lưu hành nặng nề là Thái Lan, Malaysia và Việt Nam, gần ñây những vùng mới cũng báo cáo dịch SD/SXHD như Bu Tan và Đông Ti Mo [6],[37],[42]. Bệnh SD/SXHD trước kia ñược xem là bệnh ở khu vực ñô thị, nhưng ngày nay bệnh xảy ra ở khu vực nông thôn, ven biển và miền núi. Bảng 1.1. Tình hình SXH toàn cầu, (1956-1995) [43] Giai ñoạn Số năm Số trường hợp Số trường hợp trung bình hàng năm 1956- 1980 25 1.547.760 61.910 1981- 1985 5 1.304.305 260.861 1986- 1990 5 1.776.140 355.228 1991- 1995 5 1.704.050 340.810
  • 18. 18 Bảng 1.2. Số liệu mắc chết do SD/SXHD trên toàn cầu, (1999-2001) [2] Khu vực của WHO 1999 2000 2001 Mắc chết Mắc chết Mắc chết Tây Thái Bình dương 64.006 112 45.603 167 Không báo cáo Không báo cáo Đông Nam Á 55.405 471 57.997 542 119.707 452 Châu Mỹ 322.256 98 400.514 92 406.206 44 Bảng 1.3. Số mắc và chết do SD/SXHD ở Đông Nam Á , (1990-1997) Năm Tổng số mắc Tổng số chết Tỷ lệ C/M(%) 1990 121.401 1.468 1,21 1991 78.742 1.031 1,31 1992 63.769 709 1,11 1993 98.589 750 0,76 1994 90.194 1083 1,20 1995 105.777 1142 1,08 1996 102.229 1923 1,88 1997 136.030 1307 0,76 “Nguồn: từ WHO” [25]
  • 19. 19 Ở Việt Nam, bệnh SD/SXHD xuất hiện lần ñầu tiên vào năm 1958 ở miền Bắc và 1960 ở miền Nam [11]. Vụ dịch lớn ñầu tiên xảy ra ở 5 tỉnh miền Nam vào tháng 8/1963 và ở 19 tỉnh miền Bắc vào năm 1969 [19]. Dịch SD/SXHD ñã lan rộng tới hầu hết các tỉnh trong cả nước. Từ năm 1970-1974 dịch xảy ra lẻ tẻ ở một số ñiểm trong nội thành Hà Nội với số BN từ vài chục tới hàng trăm trường hợp vào ñiều trị tại các bệnh viện. Trong thời gian ñó dịch cũng lan ra các thành phố, thị xã, thị trấn và các vùng nông thôn [17]. Từ năm 1975-1983 dịch xuất hiện hầu như hàng năm với số BN ngày càng tăng [11]. Những vụ dịch Sốt xuất huyết nặng ñã xuất hiện hầu như trong cả nước vào những năm 1975, 1977, 1978, 1980, 1983, 1987, 1991, 1998. Từ năm 1956 ñến 1995, tổng số người mắc SXHD ở Việt Nam lên tới 1.518.808 trong ñó 14.133 trường hợp tử vong [2] Bảng 1.4. Số mắc và chết sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue/100.000 dân ở Việt Nam, (1998 – 2004) [6]. Năm Số mắc Tỷ lệ /100.000 Số chết Tỷ lệ /100.000 1998 234917 399,50 377 0,50 1999 35.868 46,99 66 0,09 2000 24.060 43,52 52 0,22 2001 42.878 61,45 82 0,19 2002 32.147 40,32 51 0,06 2003 49.691 61,42 72 0,09 2004 77637 94,67 114 0,14 Các tỉnh Tây Nguyên (Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum), từ năm 1983 - 1988, các năm có dịch SD/SXHD là 1983, 1987, 1988 với số mắc từ 94,55-
  • 20. 20 129,67/100.000 dân, số chết từ 0,89- 1,34/100.000 dân. Giữa các dịch lớn này hàng năm bệnh xảy ra rải rác, nơi tập trung nhiều nhất là thành phố Buôn Ma Thuột, rồi ñến thị xã Pleiku, nơi tập trung ñông dân nhất [27]. Từ 1989- 2000, bệnh xảy ra hàng năm và những năm có dịch lớn là: 1991, 1995, 1997, 1998. Dịch không có quy luật thành chu kỳ rõ rệt, lớn nhất là năm 1998, dịch xảy ra với số mắc 553,38/100.000 dân, tỷ lệ chết /mắc: 0,07. Tỉnh Đắc Lắc là tỉnh có số mắc cao nhất, chỉ tính trong 8 năm từ 1991- 1998 số mắc là 155,80/100.000 dân, chết 0,18/100.000 dân, tỷ lệ chết/ mắc là 0,11. Năm 1998 dịch phát triển ra nhiều huyện, thị nhưng cũng tập trung ở những nơi ñông dân cư như thành phố, thị xã, thị trấn. Bảng 1.5. Số mắc và chết do sốt Dengue/Sốt xuất huyết Dengue tại các tỉnh Tây Nguyên từ năm 1998-2003 [27] Năm Số mắc Mắc/100.000 Số chết chết/100.000 % chết/mắc 1998 14.652 553,38 10 0,38 0,07 1999 888 29,75 0 0,00 0,00 2000 479 15,79 1 0,03 0,21 2001 1.089 29,75 2 0,06 0,18 2002 1655 52,76 2 0,06 0,12 2003 908 26,36 2 0,06 0,22 Tỉnh Đắc Lắc là một trong bốn tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, với mật ñộ dân số 134,05 người/km2 , ñộ cao trung bình khoảng 500-800m, nhìn chung thời tiết chia làm 2 mùa khá rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 ñến tháng 10 Mùa khô từ tháng 11 ñến tháng 4 năm sau, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7,8,9, lượng mưa chiếm 80-90% lượng mưa năm. Nhiệt ñộ trung bình giao ñộng từ 22 -230 C, những vùng có ñộ cao thấp như Buôn Ma Thuột nhiệt
  • 21. 21 ñộ trung bình 23,70 C. Với ñiều kiện khí hậu rất thuận lợi cho bệnh dịch Sốt xuất huyết xảy ra. Năm 1999 ñược sự ñầu tư kinh phí, chỉ ñạo giám sát trực tiếp và phòng chống bệnh chủ ñộng của Dự án Phòng chống SD/SXHD khu vực Tây Nguyên, bệnh giảm nhiều, song vẫn còn một số vụ dịch xảy ra, ñặc biệt các vụ dịch năm 2004 gây ảnh hưởng ñến ñời sống của người dân nơi ñây và cũng là nguyên nhân gây quá tải tại các bệnh viện trong mùa dịch. 1.2.2. Đặc ñiểm về vi rút gây bệnh và vật chủ 1.2.2.1. Đặc ñiểm về vi rút gây bệnh Vi rút Dengue thuộc họ Flavivirridae, giống Flavivius, bao gồm 4 típ DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN- 4. Ổ chứa vi rút Dengue là ở người và khỉ mang vi rút Dengue. Vi rút truyền qua người lành do muỗi ñốt. Muỗi truyền bệnh chủ yếu là Ae. eegypti và thứ yếu là Ae. albopictus [25]. Muỗi véc tơ bị nhiễm vi rút khi ñốt người ñang trong giai ñoạn nhiễm vi rút huyết. Với SD/ SXHD, giai ñoạn này có thể xảy ra 1-2 ngày trước khi khởi phát sốt và kéo dài khoảng 5 ngày sau khi bắt ñầu có sốt. Sau giai ñoạn ủ bệnh 10-12 ngày, vi rút phát triển, xâm nhập từ dạ dày sang các tổ chức khác và tuyến nước bọt của muỗi. Muỗi này sẽ truyền vi rút Dengue sang người mẫn cảm với vi rút theo tuyến nước bọt của chúng qua vết ñốt [25]. 1.2.2.2. Đặc ñiểm về vật chủ Ở người, một trong bốn típ vi rút ñều có thể gây ra SXHD. Một số chủng gây bệnh với biểu hiện rất nhẹ ở người lớn và trẻ em và như vậy những trường hợp này thường không ñược phát hiện, trở thành người lưu hành vi rút thầm lặng trong cộng ñồng. Nhiễm dengue thứ phát là một yếu tố nguy cơ dẫn ñến SXHD, kể cả các kháng thể thụ ñộng ở trẻ sơ sinh. Chủng vi rút cũng là một yếu tố nguy cơ ñể xảy ra SXHD, nhưng không phải tất cả các chủng vi rút trong tự nhiên ñều có khả năng gây thành dịch hay gây bệnh với tình trạng nặng. Yếu tố kể ñến
  • 22. 22 sau cùng là tuổi bệnh nhân và di truyền của vật chủ cũng có thể dẫn ñến SXHD. Mặc dù SXHD có thể xảy ra ở người lớn dưới 15 tuổi, và kết quả của các nghiên cứu mô tả cho thấy rằng một số nhóm người dễ bị hội chứng thoát dịch hơn nhóm người khác [25] 1.2.3. Mối liên quan của các chỉ số muỗi và bọ gậy Ae. aegypti với SD/SXHD Mối liên quan của các chỉ số muỗi, bọ gậy với số mắc SD/SXHD ñã ñược nhiều tác giả quan sát và nêu ra. Thường mùa mưa, số mắc SD/SXHD nhiều hơn và cũng thời gian này, chỉ số muỗi và bọ gậy cũng tăng cao. Điều này gần như trở thành lý thuyết kinh ñiển của SD/SXHD nói riêng cũng như các bệnh lây truyền qua trung gian muỗi ñốt. Nghiên cứu của Barrera R, Delgado N, Jiménez M và Silvio Valero về mối liên quan SD/SXHD với các yếu tố tự nhiên, chỉ số muỗi và chỉ số bọ gậy ghi nhận bệnh xảy ra quanh năm ở Maracay, Venezuela. Từ 1993, ñỉnh cao của dịch thay ñổi rất nhiều trong mùa ẩm. Bệnh dịch có chu kỳ 3 năm, thấp nhất vào năm 1996 và 1999, rồi bùng phát dịch lớn vào năm sau ñó là 1997 và 2000. Vụ dịch lớn vào năm 2001 là do serotype 3 và có liên quan ñến sự thay ñổi nhiệt ñộ. Nghiên cứu cũng ghi nhận ñỉnh cao của số mắc SD/SXHD gần trùng với ñỉnh cao của mùa mưa và mối tương quan này có ý nghĩa thống kê. Cụ thể hệ số tương quan của số mắc SD/SXHD với lượng mưa là 0,43/ 0,26 (P<0,05) [39]. Su GL khảo sát sự liên quan về mối liên quan của yếu tố thời tiết là lượng mưa và nhiệt ñộ với số mắc SD tại Phillippines, kết quả dữ liệu từ năm 1996 – 2005 cho thấy sự tương quan chặt chẽ của lượng mưa với số mắc Dengue (r2 =0,38, p< 0,05), còn sự liên quan của nhiệt ñộ với số mắc không có ý nghĩa thống kê [40].
  • 23. 23 Hạ Bá Khiêm, Trần Khánh Tiên và Đỗ Quang Hà nghiên cứu tình hình sốt xuất huyết Dengue và biện pháp phòng chống cho thấy SXH phát triển theo mùa rõ rệt, tính tần số mắc trung bình hàng tháng trong 5 năm (1991- 1995) cho thấy bệnh xảy ra quanh năm, nhưng dịch thường bùng phát mạnh vào mùa mưa từ tháng 6-10, ñỉnh cao của dịch thường tháng 7,8,9, Giám sát biến ñộng mật ñộ muỗi Aedes aegypti cho thấy sự tăng các ca bệnh trong mùa mưa phù hợp với sự gia tăng mật ñộ muỗi Aedes aegypti [17] Một số nghiên cứu khác tại các tỉnh thành ở miền Bắc, Việt Nam về dịch sốt xuất huyết tại Việt Nam 1975-1983 cho thấy ở miền Bắc bệnh mang tính chất mùa rõ rệt, thường xuất hiện từ tháng 4-11, cao ñiểm tháng 8,9,10 [8]. Trương Uyên Ninh và CS giám sát bệnh SD/SXHD tại một số tỉnh thành miền bắc Việt Nam 1990-1996 cho kết quả: Bệnh SD/SXHD có từ tháng 2 ñến tháng 11 hàng năm. Cao nhất là vào tháng 6,7,8, lúc này ñộ ẩm cao, nhiệt ñộ cao tạo ñiều kiện thuận lợi cho muỗi Aedes aegypti phát triển [21]. Tại Nam Hà, nghiên cứu của Trần Đắc Phu và cs về một số ñặc ñiểm dịch tễ bệnh SD/SXHD từ năm 1991 ñến 2000 cho thấy dịch mang tính chất mùa rõ rệt bắt ñầu từ tháng 4 ñến tháng 11, tập trung chủ yếu vào các tháng nóng và mưa nhiều ( 7,8, 9, 10) [23]. Tại các ñiểm nghiên cứu ở Tây Nguyên, nhiều tác giả ñã nghiên cứu về dịch tễ học SD/SXHD như Đặng Tuấn Đạt, Nguyễn Ái Phương, Phan Duy Thanh, Hoàng Anh Vường, Võ Thị Hường … cho thấy tình hình bệnh SD/SXHD phát triển tập trung các tháng 7-10, tương ứng các tháng có lượng mưa lớn trong năm, cũng là mùa sinh sản của muỗi Ae. aegypti. Dịch bệnh SD/SXH dengue xảy ra hàng năm, dịch liên quan chặt chẽ với mùa mưa, là ñiều kiện khí hậu thuận lợi cho quần thể muỗi Ae. aegypti, véc tơ truyền bệnh SD/SXHD [4], [5], [32], [33].
  • 24. 24 Sự lây truyền SD/SXHD bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác ñộng như tuổi thọ của muỗi, tình trạng miễn dịch của quần thể dân cư. Tại Singapore sự lan truyền bệnh SD/SXHD vẫn xảy ra ngay cả khi chỉ số nhà có muỗi dưới 2% [25]. Nghiên cứu về huyết thanh học của James S. Koopman, D. Rebecca Prevots và cs tiến hành khảo sát 3408 nhà thuộc 70 ñiểm khác nhau tại Mexico vào năm 1986 cho thấy rằng nhiệt ñộ trung bình trong mùa mưa là yếu tố tiên ñoán nhiễm Dengue có giá trị nhất, ở nhiệt ñộ 300 C thì nguy cơ cao gấp 4 lần so với 170 C. Về ñiều này, các tác giả cho rằng nhiệt ñộ cao làm gia tăng hiệu quả truyền bệnh vì thời gian nhân lên của vi rút trong muỗi ngắn lại [36]. Các nghiên cứu trên cho thấy có mối liên quan giữa số mắc bệnh SD/SXHD với các chỉ số muỗi Aedes aegypti và bọ gậy cũng như liên quan ñến ñiều kiện khí hậu. Tuy nhiên, các nghiên cứu về mối liên quan này chỉ dừng lại ở mức mô tả mối liên quan chứ chưa ñưa ra mô hình tối ưu ñể có thể dựa vài chỉ số giám sát véc tơ cũng như ñiều kiện thời tiết ñể dự báo dịch bệnh SD/SXHD cho tỉnh Đắc Lắc nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung. Trên thế giới ñã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố liên quan ñến SD/SXHD, hy vọng có thể tìm một mô hình tiên ñoán dịch bệnh này. Mô hình phức tạp ñã ñược phát triển bởi Focks và cs, năm 1993 ñể tiên ñoán các thông số của chu kỳ lan truyền SD/SXHD. Mô hình bao gồm các thông số mô phỏng về thói quen sống của muỗi, số mắc SD/SXHD, ước tính mật ñộ muỗi và tỷ lệ hiện hành cũng như tỷ lệ mắc mới trong một cộng ñồng cùng với các yếu tố vi khí hậu. Mô hình này ñã mô tả rất tốt sự thay ñổi ñộng lực của quần thể muỗi ở Bang Kok và New Orleans cũng như mô hình theo mùa về sự lan truyền trong vụ dịch ở Honduras (Focks và cs năm 1993 và 1995). Mô hình này trình bày một xu hướng ñầy ñủ về sinh học trong hệ thống cảnh báo sớm và yêu cầu một số thông tin ñặc hiệu về thông số như sự sinh sản của muỗi,
  • 25. 25 mật ñộ dân trong vùng, kiểu huyết thanh của vi rút Dengue và vật chủ là các loài có xương sống. Mô hình theo dõi như vậy có thể mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, thời gian ở các nước ñang phát triển. Cho ñến nay vẫn chưa có nhiều nổ lực trong tiên ñoán các vụ dịch xảy ra không theo mùa [45]. Một mô hình khác giải thích theo sự thay ñổi của nhiệt ñộ bề mặt nước biển như chỉ số dao ñộng ở phía Nam trong hiện tượng El- Ninô và số mắc SD/SXHD ñược nêu ra dùng ñể tiên ñoán dịch ở Indonesia và Việt Nam cho ñến nay vẫn chưa ñược kết luận [45]. Hai nghiên cứu cố gắng giới thiệu hệ thống cảnh báo sớm nhưng rõ ràng hệ thống này chỉ phù hợp với ñộ chính xác khi chúng tích hợp cả yếu tố thời tiết và yếu tố khác bao gồm thời gian dịch lan truyền từ vùng này ñến vùng khác cũng như tính miễn dịch của cộng ñồng (Gubler và cs, 2001) [45]. Dữ liệu giám sát SD/SXHD ñược sử dụng ñể phát triển hệ thống cảnh báo sớm, trong một số trường hợp hệ thống này tích hợp cả thông tin về khí hậu. Hệ thống cảnh báo sớm SD/SXHD là hệ thống khá cơ bản dựa trên hệ thống cảnh báo sớm của bệnh sốt rét. Ở ñây, sự so sánh ñơn giản số quan sát hàng tháng và ngưỡng cảnh báo dịch (trung bình ± 2 ñộ lệnh chuẩn) cung cấp thông tin về khởi phát của một vụ dịch (Cullen và cs, 1984). Hệ thống cảnh báo sớm SD/SXHD sử dụng dữ liệu ở Băng Kok và 4 vùng chính của Thái Lan trong việc phối hợp với dữ liệu môi trường ñể xác ñịnh vùng dễ có nguy cơ xảy ra dịch. Dự báo dựa trên cơ sở của phân tích theo thời gian số mắc trong quá khứ mặc dù mô tả chính xác các vụ dịch trước ñây nhưng không thể mô tả chu kỳ của các vụ dịch (Myers và cs, 2000) [45]. Schreiber năm 2001 sử dụng cơ sở dữ liệu lớn từ Puerto Rico, Schreiber ñã phát triển mô hình ñể tiên ñoán số mắc SD/SXHD liên quan ñến nhiệt ñộ hàng ngày, lượng mưa và nguồn nước ñể tiên ñoán. Mô hình ghi nhận số mắc SD/SXHD tăng hay giảm sau khi có biến ñộng tăng hay giảm về
  • 26. 26 yếu tố khí hậu khoảng 3 tuần. Mô hình này hứa hẹn về tính hợp lý và tiên ñoán chính xác về số mắc SD/SXHD ở vùng dịch lưu hành nhưng lại thiếu ñộ chính xác trong những năm dịch bùng phát. Thêm vào ñó, nghiên cứu không chỉ ra ñược cách ñánh giá về biến số không ñưa vào mô hình [45]. Brunkard JM, Cifuentes E và Rothenberg SJ nghiên cứu về mối liên kết của khí hậu với bệnh nhân dengue cho thấy khi nhiệt ñộ tăng 10 C thì số mắc dengue 1 tuần sau tăng 2,6% và khi lượng mưa hàng tuần tăng 1 mm thì số mắc dengue tăng 1,9% [35]. Bang MJ, Larasati RP, Corwin AL và cs nghiên cứu ở Palembang, Indonesia không ghi nhận rõ ràng về nguy cơ gia tăng số mắc dengue với gia tăng HI [34]. James S. Koopman, D. Rebecca Prevots và cs tiến hành khảo sát 3408 nhà thuộc 70 ñiểm khác nhau tại Mexico vào năm 1986 cho thấy chỉ số nhà có bọ gậy liên quan có ý nghĩa với tỷ lệ bệnh trong cộng ñồng [36]. Theo WHO các chỉ số: Chỉ số nhà có bọ gậy lớn hơn 5% và chỉ số Breteau (BI) lớn hơn 20 là dấu hiệu cho biết vùng có nguy cơ xảy ra dịch [26] Trần Vũ Phong và Vũ Sinh Nam khảo sát 6357 vật chứa nước ở 4 quận tại Hà Nội từ 1994 ñến 1997 cho thấy bọ gậy sinh sản gia tăng vào mùa mưa. Nghiên cứu tìm hiểu mối liên quan của BN SD/SXHD và chỉ số Breteau, ghi nhận hệ số tương quan r =0,288/ 0,140 [41].
  • 27. 27 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Muỗi cái Aedes aegypti trưởng thành, bọ gậy Aedes aegypti giám sát theo thường quy của Bộ Y tế [1]. BN ñược chẩn ñoán là SD/ SXHD theo tiêu chuẩn chẩn ñoán SD/SXHD của Bộ Y tế [1]. Vi rút Dengue ñược phân lập từ huyết thanh bệnh nhân SD/SXHD tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên. 2.2. Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu Thời gian: 2004 - 2008 Hồi cứu: 2004 - 2007 Tiến cứu: 2008. Địa ñiểm: - Điều tra muỗi và bọ gậy tại: Thành Phố Buôn Ma Thuột: 2 ñiểm (Phường Tân Tiến và Tân Lợi) Các huyện Cư Mgar, Krông Ana, Krông Pắc, Ea Kar, Lăk, Krông Buk và Ea Hleo, mỗi huyện một ñiểm tại thị trấn. - Giám sát bệnh nhân SD/SXHD trên toàn tỉnh Đắc Lắc. Trong thời gian nghiên cứu bao gồm 13 ñơn vị hành chính cấp huyện. Huyện Cư Kuin tách ra từ huyện Krông Ana năm 2007. Để thống nhất số liệu trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi bao gồm số liệu của huyện Cư Kuin sau khi tách ra ở trong huyện Krông Ana.
  • 28. 28 Hình 2.1. Bản ñồ hành chính tỉnh Đắc Lắc, năm 2006 2.3. Thiết kế nghiên cứu Mô tả 2.4. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu 2.4.1. Phương tiện, vật liệu, kỹ thuật ñiều tra muỗi và bọ gậy Ae. aegypti Dụng cụ ñiều tra: Đèn pin, vợt, bông thấm nước, ống thủy tinh bắt muỗi, bút chì, giấy ghi nhãn. Giám sát muỗi trưởng thành bằng phương pháp soi bắt muỗi ñậu nghỉ trong nhà, dùng ñể ñánh giá quần thể muỗi. Người ñiều tra chia thành hai nhóm, mỗi nhóm hai người soi bắt muỗi cái ñậu nghỉ trên quần áo, chăn màn, các ñồ vật trong nhà vào buổi sáng, mỗi nhà soi bắt muỗi trong 15 phút. Sau khi bắt muỗi, tiến hành ñiều tra bọ gậy/ lăng quăng bằng quan sát, ghi nhận ở toàn bộ dụng cụ chứa nước trong và quanh nhà.
  • 29. 29 Số nhà ñiều tra cho một ñiểm là 50, ñiều tra một lần/tháng Định loại muỗi, bọ gậy Ae. aegypti dựa theo tài liệu hướng dẫn của Vũ Đức Hương Viện Sốt rét Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương [16] và hướng dẫn giám sát của WHO [26]. Các chỉ số muỗi, bọ gậy Ae. aegypti thu thập ñược tính như sau: * Các chỉ số theo dõi muỗi Aedes aegyti [1] - Chỉ số mật ñộ muỗi Aedes aegyti (CSMĐM) là số muỗi cái Aedes aegyti trung bình trong một gia ñình ñiều tra CSMĐM (con/nhà) = Số muỗi cái Aedes aegyti bắt ñược Số nhà ñiều tra - Chỉ số nhà có muỗi (CSNCM) Aedes aegyti là tỷ lệ phần trăm nhà có muỗi cái Aedes aegyti trưởng thành CSNCM (%) = Số nhà có muỗi cái Aedes aegyti x 100 Số nhà ñiều tra * Các chỉ số theo dõi bọ gậy Aedes aegyti [1] - Chỉ số nhà (CSNBG) là tỷ lệ phần trăm nhà có bọ gậy Aedes CSNBG (%) = Số nhà có bọ gậy Aedes x 100 Số nhà ñiều tra - Chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy (CSDCBG) là tỷ lệ phần trăm dụng cụ chứa nước (DCCN) có bọ gậy Aedes trên tổng số dụng cụ chứa nước ñiều tra. CSDCBG (%) = Số DCCN có bọ gậy Aedes x 100 Tổng số DCCN ñiều tra
  • 30. 30 - Chỉ số Breteau (BI) là số dụng cụ chứa nước (DCCN) có bọ gậy Aedes trong 100 nhà ñiều tra. BI = Số DCCN có bọ gậy Aedes x 100 Số nhà ñiều tra 2.4.2. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu bệnh nhân Ghi nhận thông tin về BN SD/SXHD hàng tháng từ hệ thống giám sát, thống kê và báo cáo bệnh truyền nhiễm gây dịch của hệ thống tế Dự phòng tỉnh Đắc Lắc, theo qui ñịnh số 4880/2002/QĐ-BYT, ngày 06 tháng 12 năm 2002 của Bộ Y tế. Thông tin ñiều tra BN SD/SXHD từ các cuộc ñiều tra và giám sát thực ñịa của Viện VSDT Tây Nguyên và TTYTDP tỉnh Đắc Lắc. 2.4.2.1. Tiêu chuẩn chẩn ñoán sốt Dengue [1] Lâm sàng - Sốt: cao ñột ngột, liên tục từ 2 ñến 7 ngày. - Nhức ñầu, mệt mỏi, chán ăn, ñau cơ, ñau khớp, nhức 2 hố mắt. - Da sung huyết, phát ban, nổi hạch nhiều nơi. - Xuất huyết dưới da hoặc chảy máu cam, nghiệm pháp dây thắt dương tính Cận lâm sàng - Haematocrit bình thường - Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc hơi giảm - Số lượng bạch cầu thường giảm. 2.4.2.2. Tiêu chuẩn chẩn ñoán Sốt xuất huyết Dengue [1]: Lâm sàng - Sốt cao ñột ngột, liên tục từ 2 ñến 7 ngày.
  • 31. 31 - Biểu hiện xuất huyết: Dấu hiệu dây thắt dương tính, xuất huyết tự nhiên ở da hoặc niêm mạc, hoặc vết bầm tím ở quanh nơi tiêm chích, hoặc chảy máu cam, tiểu ra máu, nôn ra máu, ñại tiện ra máu, kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn. - Gan to - Có biểu hiện thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch; tràn dịch màng phổi, màng bụng… trường hợp nặng có thể suy tuần hoàn cấp biểu hiện bởi các triệu chứng: vật vã, bứt rứt, lạnh ñầu chi, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ hoặc kẹp, tiểu ít. Cận lâm sàng: - Haematocrit tăng ≥ 20% giá trị bình thường - Số lượng tiểu cầu giảm ≤ 100.000 tế bào/mm3 - Số lượng bạch cầu giảm 2.4.3. Phương tiện và vật liệu phân lập vi rút Dengue Kỹ thuật phân lập vi rút Dengue trên tế bào muỗi Ae. albopictus dòng C6/36, môi trường phát triển MEM có 10% huyết thanh bê, theo thường qui của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh. 2.4.4. Phương tiện nghiên cứu các yếu tố khí hậu Thu thập số liệu về yếu tố khí hậu như: nhiệt ñộ (ñộ C), ñộ ẩm (%), lượng mưa (mm), số giờ nắng (giờ) theo số liệu của Cục thống kê tỉnh Đắc Lắc. Số liệu này ñược thực hiện theo thường quy của Tổng Cục Thống kê Quốc gia, ñược xuất bản và công bố hàng năm trong các tài liệu “niên giám thống kê”. 2.5. Phương pháp xử lý số liệu Mô tả các chỉ số muỗi Aedes aegypti và bọ gậy theo các thuật toán thường ñược sử dụng trong dịch tễ học mô tả.
  • 32. 32 Đánh giá mối liên quan các chỉ số muỗi Aedes aegypti với ñiều kiện tự nhiên (nhiệt ñộ, số giờ nắng, ñộ ẩm, lượng mưa) và mối liên quan các chỉ số muỗi, bọ gậy Aedes aegypti với số mắc bệnh SD/SXHD bằng phân tích hồi quy và tính tỷ số nguy cơ (RR = Risk Ratio). - Mô hình hồi quy ñơn biến thể hiện mối liên hệ giữa 2 biến x và y là: i i i y x α β ε = + + hoặc i i i x y ε β α + + = ) log( - Trong trường hợp biến phụ thuộc liên hệ với 2 hoặc nhiều biến ñộc lập thì phương trình tuyến tính ña biến là: i ki k i i i x x x y ε β β β α + + + + + = ... 2 2 1 1 hoặc i ki k i i i x x x y ε β β β α + + + + + = ... ) log( 2 2 1 1 Trong ñó: α : là giá trị chặn (intercept), tức giá trị xi = 0. β : là ñộ dốc. εi : biến số tuân theo luật phân phối chuẩn với trung bình bằng 0 và phương sai σ2 . - Cách ước tính RR và khoảng tin cậy 95% dựa vào β và sai số chuẩn (standard error hay SE) như sau: Tính 95% của β Giới hạn dưới (L) = β - 1,96.SE Giới hạn trên (U) = β + 1,96.SE Hoán chuyển sang RR RR = exp(β) Giới hạn dưới 95% của RR = exp(L) Giới hạn trên 95% của RR = exp(U) Trong phân tích hồi quy ña biến sẽ có nhiều mô hình, thì trong trường hợp này, tiêu chuẩn thống kê ñể chọn mô hình tối ưu dựa vào tiêu chuẩn
  • 33. 33 thông tin Akaike (Akaike Information Criterion: AIC) hoặc phương sai phần dư (Residual deviance: RD). Trong phân tích mối liên quan của các chỉ số muỗi, bọ gậy với yếu tố tự nhiên: - Biến số ñộc lập là các yếu tố thời tiết - Biến phụ thuộc là chỉ số muỗi và chỉ số bọ gậy Trong phân tích mối liên quan của số mắc SD/SXHD và các chỉ số muỗi, bọ gậy: - Biến số ñộc lập là các chỉ số muỗi và chỉ số bọ gậy - Biến phụ thuộc là số mắc SD/SXHD Đơn vị ñể tính khoảng tin cậy 95% của RR là một ñộ lệch chuẩn của biến số ñộc lập. Số liệu ñược xử lý trên máy vi tính dựa trên ngôn ngữ for Windows, sử dụng trong phân tích số liệu và tạo biểu ñồ, phiên bản R-2.6.1, năm 2007 (http://www.r-project.org/). 2.6. Giới hạn của nghiên cứu Số liệu về số mắc bệnh chỉ ghi nhận theo hệ thống y tế nhà nước nên không bao gồm các trường hợp bệnh ñến khám và chữa bệnh tại cơ sở y tế tư nhân, mua thuốc về nhà ñiều trị ... Điểm giám sát muỗi và bọ gậy còn bị ñộng vì thực hiện theo kế hoạch chung của Dự án phòng chống sốt xuất huyết. Hạn chế chung về “phân tích sinh thái trong dịch tễ học” khi phân tích mối liên quan của số mắc các bệnh truyền nhiễm gây dịch với yếu tố khí hậu và mối liên quan của số mắc với các chỉ số muỗi, bọ gậy cũng như trong nghiên cứu hồi cứu.
  • 34. 34 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc ñiểm sinh thái của muỗi Aedes aegypti tại Đắc Lắc, (2004-2008) 3.1.1. Phân bố muỗi và bọ gậy Ae. aegypti, theo không gian và thời gian 3.1.1.1. Phân bố CSMĐM tại các ñiểm ñiều tra theo năm Bảng 3.1. Chỉ số mật ñộ muỗi (con/nhà) tại các ñiểm ñiều tra, (2004-2008) Địa phương CSMĐM trung bình/ năm 2004 2005 2006 2007 2008 Buôn Ma Thuột 0,59 0,41 0,32 0,27 0,15 Cư Mgar 0,65 0,35 0,40 0,22 0,06 Krông Ana 0,11 0,03 0,08 0,08 0,06 Krông Pắc 0,08 0,19 0,16 0,12 0,11 Ea Kar 0,10 0,07 0,05 0,06 0,01 Lăk 0,19 0,10 0,08 0,07 0,04 Krông Buk 0,16 0,12 0,07 0,03 0,02 Ea Hleo 0,05 0,04 0,02 0,02 0,01 Nhận xét: CSMĐM trung bình tại 2 ñiểm ñiều tra của TP. BMT là 0,35 ± 0,21 so với số trung bình của các ñiểm ñiều tra ở huyện là 0,11 ± 0,15. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,00001). Mô hình hồi qui cho thấy sự thay CSMĐM tại các ñiểm ñiều tra có chiều hướng giảm mỗi năm 27%, tuy nhiên xu hướng giảm này không có ý nghĩa thống kê.
  • 35. 35 3.1.1.2. Phân bố CSNCM tại các ñiểm ñiều tra theo năm Bảng 3.2. Chỉ số nhà có muỗi (%) tại các ñiểm ñiều tra, (2004-2008) Địa phương CSNCM trung bình/ năm 2004 2005 2006 2007 2008 Buôn Ma Thuột 28,4 22,4 20,6 19,7 10,5 Cư Mgar 39,3 18,8 20,2 12,9 3,8 Krông Ana 7,2 1,5 4,0 5,3 3,0 Krông Pắc 4,0 9,3 8,7 6,7 5,8 Ea Kar 8,4 4,2 3,3 3,6 0,8 Lăk 18,0 9,1 5,0 4,4 2,5 Krông Buk 8,4 7,0 5,6 2,8 1,2 Ea Hleo 4,4 3,2 1,3 1,3 0,8 Nhận xét: Muỗi Ae. aegypti lưu hành hàng năm và có mặt ở tất cả các ñiểm ñiều tra. CSNCM trung bình tại 2 ñiểm ñiều tra của TP. BMT là 20,2 ± 8,9 % so với số trung bình của các ñiểm ñiều tra ở huyện là 6,9 ± 9,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,00001). Sự thay ñổi của CSNCM tại các ñiểm theo năm có chiều hướng giảm, Buôn Ma thuột giảm 18% và trung bình tại các huyện là 30%. Tuy nhiên xu hướng giảm này không có ý nghĩa thống kê.
  • 36. 36 3.1.1.3. Phân bố CSNBG tại các ñiểm ñiều tra theo năm Bảng 3.3. Chỉ số nhà có bọ gậy (%) tại các ñiểm ñiều tra, (2004-2008) Địa phương CSNBG trung bình/ năm 2004 2005 2006 2007 2008 Buôn Ma Thuột 18,2 15,7 13,1 19,3 8,4 Cư Mgar 5,8 7,5 9,0 9,6 3,0 Krông Ana 5,7 2,7 2,5 4,7 1,1 Krông Pắc 3,3 8,2 8,5 11,5 6,8 Ea Kar 4,2 4,2 4,8 4,0 1,2 Lăk 6,1 2,9 1,3 0,2 0,0 Krông Buk 6,9 5,8 4,0 3,3 1,2 Ea Hleo 3,8 4,7 2,3 2,0 1,8 Nhận xét: Từ 2004 ñến 2008, CSNBG trung bình tại 2 ñiểm nghiên cứu của TP. BMT là 14,8 ± 7,1 % so với trung bình các ñiểm của huyện là 4,4 ± 4,5 %. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,00001). CSNBG trung bình tại 2 ñiểm nghiên cứu ở TP. Buôn Ma Thuột và ở các huyện thay ñổi theo xu hướng giảm mỗi năm lần lượt là 10% và 14%. Tuy nhiên xu hướng giảm không có ý nghĩa thống kê.
  • 37. 37 3.1.1.4. Phân bố CSDCBG tại các ñiểm ñiều tra theo năm Bảng 3.4. Chỉ số dụng cụ có bọ gậy (%) tại các ñiểm ñiều tra, (2004 -2008) Địa phương CSDCBG trung bình/ năm 2004 2005 2006 2007 2008 Buôn Ma Thuột 14,5 11,4 9,7 9,04 4,4 Cư Mgar 4,0 2,8 3,5 3,1 0,8 Krông Ana 6,5 3,3 2,7 5,1 1,5 Krông Pắc 3,9 8,6 6,6 10,6 5,5 Ea Kar 4,0 6,7 5,9 5,0 1,5 Lăk 4,1 1,6 1,5 0,1 0,0 Krông Buk 6,6 5,2 3,6 4,2 1,3 Ea Hleo 1,5 1,6 2,1 0,8 0,7 Nhận xét: CSDCBG trung bình năm tại 2 ñiểm của TP. BMT là 9,8 ± 4,9% so với số trung bình các ñiểm của huyện là 3,6 ± 4,3%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,00001). Số liệu ở bảng 3.2 cũng cho thấy CSNBG trung bình tại 2 ñiểm nghiên cứu ở TP. Buôn Ma Thuột thay ñổi theo xu hướng giảm mỗi năm 21% và ở các huyện cũng thay ñổi theo xu hướng giảm mỗi năm 17%. Tuy nhiên xu hướng giảm không có ý nghĩa thống kê.
  • 38. 38 3.1.1.5. Phân bố chỉ số BI tại các ñiểm ñiều tra theo năm Bảng 3.5. Chỉ số Breteau tại các ñiểm ñiều tra theo năm, (2004-2008) Địa phương Chỉ số BI trung bình/ năm 2004 2005 2006 2007 2008 Buôn Ma Thuột 23,0 21,6 18,9 22,4 11,0 Cư Mgar 9,5 10,2 12,7 14,6 3,8 Krông Ana 7,2 3,5 2,8 6,0 1,5 Krông Pắc 5,5 12,7 10,8 18,9 9,8 Ea Kar 5,3 4,7 6,5 5,1 1,5 Lăk 8,3 3,3 2,0 0,2 0,0 Krông Buk 7,3 6,0 4,0 4,3 1,3 Ea Hleo 5,2 6,2 3,2 2,7 2,0 Nhận xét: BI trung bình năm tại 2 ñiểm ñiều tra của TP. BMT là 19,3 ± 8,1 so với số trung bình của các ñiểm ở huyện là 5,9 ± 6,6. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,00001). Sự thay ñổi của BI tại các ñiểm theo năm có chiều hướng giảm, tại TP. Buôn Ma Thuột xu hướng giảm 11,3% và trung bình ở các huyện là 12,4%. Tuy nhiên mức ñộ giảm này không có ý nghĩa thống kê.
  • 39. 39 3.1.1.6. Phân bố CSMĐM trung bình (con/nhà) tại các ñiểm ñiều tra theo tháng 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Toàn tỉnh TP. BMT Các huyện Biểu ñồ 3.1. Diễn biến chỉ số mật ñộ muỗi trung bình (con/nhà) tại các ñiểm ñiều tra theo tháng, (2004-2008) Nhận xét: CSMĐM trung bình tháng tại các ñiểm nghiên cứu ở tỉnh Đắc Lắc trong thời gian nghiên cứu là 0,23. Chỉ số trung bình từ tháng 5 – 10 (0,25 ± 0,009) cao hơn từ tháng 11 ñến tháng 4 năm sau (0,20 ± 0,03). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,00001). CSMĐM (con/nhà) Tháng
  • 40. 40 3.1.1.7. Phân bố CSNCM trung bình (%) tại các ñiểm ñiều tra theo tháng 0 3 6 9 12 15 18 21 24 27 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Toàn tỉnh TP. BMT Các huyện Biểu ñồ 3.2. Diễn biến CSNCM trung bình tại các ñiểm ñiều tra theo tháng, (2004-2008) Nhận xét: Tại các ñiểm nghiên cứu của tỉnh Đắc Lắc, CSNCM trung bình tháng là 13,6%. Chỉ số trung bình từ tháng 5 – 10 (13,5% ±1,19 ) cao hơn từ tháng 11 ñến tháng 4 năm sau (11,8% ± 0,57). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,00001). CSNCM (%) Tháng
  • 41. 41 3.1.1.8. Phân bố CSNBG trung bình (%) tại các ñiểm ñiều tra theo tháng. 0 4 8 12 16 20 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Toàn tỉnh TP. BMT Các huyện Biểu ñồ 3.3. Diễn biến CSNBG trung bình tại các ñiểm ñiều tra theo tháng, (2004-2008) Nhận xét: Nhìn chung, CSNBG trung bình tháng tại các ñiểm nghiên cứu là 9,6%. Chỉ số trung bình từ tháng 5 – 10 là 10,8% ± 0,48 cao hơn từ tháng 11 ñến tháng 4 năm sau là 8,5% ± 1,6. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,00001). CSNBG trung bình tại các ñiểm nghiên cứu ở TP. BMT dao ñộng theo tháng mạnh, rõ nét so với các ñiểm ở huyện. CSNBG (%) Tháng
  • 42. 42 3.1.1.9. Phân bố CSDCBG trung bình (%) tại các ñiểm ñiều tra theo tháng. 0 3 6 9 12 15 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Toàn tỉnh TP. BMT Các huyện Biểu ñồ 3.4. Diễn biến CSDCBG (%) trung bình tại các ñiểm ñiều tra theo tháng, (2004-2008) Nhận xét: Nhìn chung, CSDCBG trung bình tháng tại các ñiểm nghiên cứu ở tỉnh Đắc Lắc là 6,7%. Chỉ số trung bình từ tháng 5 – 10 là 7,5% ± 0,69, cao hơn từ tháng 11 ñến tháng 4 năm sau là 5,8% ± 0,61. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,00001). Diễn biến CSDCBG trung bình tại các ñiểm nghiên cứu ở TP. BMT dao ñộng theo tháng nhiều hơn so với các ñiểm ở huyện. CSDCBG (%) Tháng
  • 43. 43 3.1.1.10. Phân bố chỉ số BI trung bình tại các ñiểm ñiều tra theo tháng 0 4 8 12 16 20 24 28 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Toàn tỉnh TP. BMT Các huyện Biểu ñồ 3.5. Diễn biến chỉ số Breteau trung bình tại các ñiểm ñiều tra theo tháng, (2004-2008) Nhận xét: BI trung bình tháng tại các ñiểm nghiên cứu của tỉnh Đắc Lắc là 12,6. Chỉ số trung bình từ tháng 5 – 10 là 14,5 ± 1,11 cao hơn từ tháng 11 ñến tháng 4 năm sau 10,7 ± 1,6. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,00001). Diễn biến BI trung bình tại các ñiểm nghiên cứu ở TP. BMT dao ñộng theo tháng khó dự báo hơn so với các ñiểm ở huyện. BI Tháng
  • 44. 44 3.1.2. Liên quan của chỉ số muỗi và bọ gậy Ae. aegypti với yếu tố khí hậu Bảng 3.6. Diễn biến các chỉ số muỗi, bọ gậy và các yếu tố khí hậu theo tháng tại tỉnh Đắc Lắc, (2004-2008) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 CSMĐM trung bình (con/nhà) 0,19 0,19 0,22 0,23 0,25 0,24 0,25 0,26 0,26 0,24 0,25 0,17 CSNCM Trung bình (%) 11,4 10,9 12,5 11,9 14,4 16,0 15,3 15,5 17,2 13,8 12,2 12,2 CSNBG trung bình (%) 6,1 7,9 10,4 9,0 10,2 11,2 10,8 10,4 10,6 11,4 10,0 7,7 CSDCBG (%) Trung bình 5,0 5,8 6,8 6,2 6,3 7,7 8,0 7,5 7,9 8,3 5,9 5,5 BI Trung bình 8,4 10,0 12,6 11,6 12,6 14,5 15,5 15,3 13,9 15,3 11,9 9,6 Nhiệt ñộ Trung bình (0 C) 21,2 22,7 24,3 26,0 25,7 25,2 24,4 24,0 24,1 23,7 22,8 21,3 Giờ nắng Trung bình (giờ) 239 256 270 257 215 203 166 144 148 169 177 160 Lượng mưa Trung bình (mm) 3 1 47 78 195 165 236 371 434 135 72 23 Độ ẩm Trung bình (%) 79 74 73 74 81 84 87 88 89 86 85 84
  • 45. 45 3.1.2.1. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số mật ñộ muỗi Bảng 3.7. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số mật ñộ muỗi, phân tích ñơn biến Biến số Tỷ số nguy cơ (khoảng tin cậy 95%) Phân tích ñơn biến Điều chỉnh theo thời gian Điều chỉnh theo huyện Điều chỉnh theo thời gian và huyện Nhiệt ñộ (1,50 C) 1,13 (0,89 - 1,43) 1,14 (0,89 - 1,46) 1,13 (0,89 - 1,430 1,15 (0,89 - 1,47) Giờ nắng (50 giờ) 0,92 (0,75 - 1,14) 0,92 (0,70 - 1,20) 0,92 (0,74 - 1,13) 0,91 (0,69 - 1,19) Lượng mưa (150 mm) 1,14 (0,92 - 1,41) 1,16 (0,93 - 1,45) 1,15 (0,93 - 1,42) 1,17 (0,94 - 1,47) Độ ẩm (6 %) 1,04 (0,82- 1,32) 1,17 (0,84 - 1,64) 1,05 (0,83 - 1,34) 1,20 (0,86 - 1,68) Phân tích ñơn biến sự liên quan của 4 yếu tố khí hậu với CSMĐM, sau ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian ghi nhận: - Nhiệt ñộ, lượng mưa và ñộ ẩm làm tăng CSMĐM - Ngược lại yếu tố số giờ nắng trong tháng làm giảm CSMĐM. Tuy nhiên, những tác ñộng này không có ý nghĩa thống kê.
  • 46. 46 Bảng 3.8. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số mật ñộ muỗi, phân tích ña biến Biến số Tỷ số nguy cơ (khoảng tin cậy 95%) Phân tích ña biến Điều chỉnh theo thời gian Điều chỉnh theo huyện Điều chỉnh theo thời gian và huyện Nhiệt ñộ (1,50 C) 1,11 (0,83 – 1,49) 1,10 (0,82 – 1,48) 1,12 (0,83 – 1,49) 1,11 (0,80 – 1,48) Giờ nắng (50 giờ) 0,81 (0,54 – 1,23) 1,01 (0,66 – 1,54) 1,12 (0,84 – 1,49) 1,01 (0,66 – 1,54) Lượng mưa (150 mm) 1,12 (0,81 – 1,55) 1,08 (0,76 – 1,53) 1,12 (0,81 – 1,55) 1,08 (0,76 – 1,53) Độ ẩm (6 %) 0,80 (0,49 – 1,30) 1,10 (0,61 – 1,97) 0,81 (0,50 – 1,33) 1,12 (0,62 – 2,01) Nhận xét: Phân tích ña biến sự liên quan của 4 yếu tố khí hậu với CSMĐM và sau ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian ghi nhận cả 4 yếu tố khí hậu là nhiệt ñộ, số giờ nắng, lượng mưa và ñộ ẩm có liên quan với CSMĐM, không có ý nghĩa thống kê.
  • 47. 47 3.1.2.2. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số nhà có muỗi Bảng 3.9. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số nhà có muỗi, phân tích ñơn biến Biến số Tỷ số nguy cơ (khoảng tin cậy 95%) Phân tích ñơn biến Điều chỉnh theo thời gian Điều chỉnh theo huyện Điều chỉnh theo thời gian và huyện Nhiệt ñộ (1,50 C) 1,07 (1,04 - 1,10) 1,08 (1,05 - 1,11) 1,07 (1,04 - 1,11) 1,09 (1,02 - 1,16) Giờ nắng (50 giờ) 0,91 (0,82 - 0,99) 0,90 (0,81 - 0,99) 0,90 (0,84 - 0,96) 0,88 (0,83 - 0,95) Lượng mưa (150 mm) 1,15 (1,05 - 1,27) 1,17 (1,07 - 1,28) 1,16 (1,09 - 1,24) 1,18 (1,12 - 1,25) Độ ẩm (6 %) 1,07 (1,04 - 1,11) 1,21 (1,06 - 1,39) 1,08 (1,00 - 1,17) 1,24 (1,14 - 1,35) Nhận xét: Phân tích ñơn biến sự liên quan của 4 yếu tố khí hậu với CSNCM, sau ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian ghi nhận: Nhiệt ñộ làm tăng CSNCM với RR = 1,09 (1,02 – 1,16). Khi nhiệt ñộ tăng 1,50 C, nguy cơ CSNCM tăng 9% (p < 0,01). Lượng mưa làm tăng CSNCM với RR = 1,18 (1,12 – 1,25). Khi lượng mưa trung bình hàng tháng tăng 150 mm, nguy cơ CSNCM tăng 18% (p < 0,001). Độ ẩm làm tăng CSNCM với RR = 1,24 (1,14 – 1,35). Khi ñộ ẩm trung bình hàng tháng tăng 6%, nguy cơ CSNCM tăng 24% (p < 0,00001). Số giờ nắng làm giảm CSNCM với RR = 0,88 (0,83 – 0,95). Khi số giờ nắng trung bình hàng tháng tăng 50 giờ, nguy cơ CSNCM giảm 12% (p < 0,00001).
  • 48. 48 Bảng 3.10. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số nhà có muỗi, phân tích ña biến Biến số Tỷ số nguy cơ (khoảng tin cậy 95%) Phân tích ña biến Điều chỉnh theo thời gian Điều chỉnh theo huyện Điều chỉnh theo thời gian và huyện Nhiệt ñộ (1,50 C) 1,04 (1,01 - 1,08) 1,03 (0,99 – 1,07) 1,05 (1,01 – 1,09) 1,04 1,00 – 1,08 Giờ nắng (50 giờ) 0,84 (0,79 - 0,88) 1,02 (0,96 – 1,07) 0,84 (0,80 – 0,88) 1,02 (0,96 – 1,07) Lượng mưa (150 mm) 1,16 (1,11 - 1,20 ) 1,11 (1,06 – 1,16) 1,16 (1,11 - 1.20) 1,11 (1,06 – 1,16) Độ ẩm (6 %) 0,82 (0,77 – 0,87) 1,12 (1,03 – 1,20) 0,83 (0,78 – 0,89) 1,14 (1,06 – 1,23) Nhận xét: Phân tích ña biến sự liên quan của 4 yếu tố khí hậu với CSNCM và sau ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian ghi nhận: Nhiệt ñộ làm tăng CSNCM với RR = 1,04 (1,00 – 1,08). Khi nhiệt ñộ tăng 1,50 C, có khả năng làm tăng CSNCM lên 4% (p < 0,05). Lượng mưa làm tăng CSNCM với RR = 1,11 (1,06 – 1,16). Khi lượng mưa trung bình hàng tháng tăng 150 mm, có khả năng làm tăng CSNCM lên 11% (p < 0,00005). Độ ẩm làm tăng CSNCM với RR = 1,14 (1,06 – 1,23). Khi ñộ ẩm trung bình hàng tháng tăng 6%, có khả năng làm tăng CSNCM lên 14% (p < 0,001).
  • 49. 49 3.1.2.3. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với CSNBG Bảng 3.11. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số nhà có bọ gậy, phân tích ñơn biến Biến số Tỷ số nguy cơ (khoảng tin cậy 95%) Phân tích ñơn biến Điều chỉnh theo thời gian Điều chỉnh theo huyện Điều chỉnh theo thời gian và huyện Nhiệt ñộ (1,50 C) 1,11 (1,06 - 1,15) 1,14 (1,09 - 1,19) 1,11 (1,07 - 1,15) 1,15 (1,10 - 1,19) Giờ nắng (50 giờ) 0,90 (0,87 - 0,93) 0,94 (0,90 - 0,98) 0,90 (0,86 - 0,92) 0,93 (0,89 - 0,97) Lượng mưa (150 mm) 1,18 (1,14 - 1,22) 1,16 (1,12 - 1,20) 1,19 (1,15 - 1,23) 1,17 (1,13 - 1,22) Độ ẩm (6 %) 1,14 (1,10 - 1,19) 1,18 (1,11 - 1,24) 1,15 (1,11 - 1,20) 1,19 (1,13 - 1,26) Nhận xét: Phân tích ñơn biến sự liên quan của 4 yếu tố khí hậu với CSNBG, sau ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian, ghi nhận: Nhiệt ñộ làm tăng CSNBG với RR = 1,15 (1,10 – 1,19). Khi nhiệt ñộ tăng 1,50 C, nguy cơ CSNBG tăng 15% (p < 0,00001). Lượng mưa làm tăng CSNBG với RR = 1,17 (1,13 – 1,22). Khi lượng mưa trung bình tăng 150 mm, nguy cơ CSNBG tăng 17% (p < 0,00001). Độ ẩm làm tăng CSNBG với RR = 1,19 (1,13 – 1,26). Khi ñộ ẩm trung bình hàng tháng tăng 6%, nguy cơ CSNBG tăng 19% (p < 0,00001). Số giờ nắng làm giảm CSNBG với RR = 0,93 (0,89 – 0,97). Khi số giờ nắng trung bình tăng 50 giờ, nguy cơ CSNBG giảm 7% (p < 0,00001).
  • 50. 50 Bảng 3.12. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số nhà có bọ gậy, phân tích ña biến Biến số Tỷ số nguy cơ (khoảng tin cậy 95%) Phân tích ña biến Điều chỉnh theo thời gian Điều chỉnh theo huyện Điều chỉnh theo thời gian và huyện Nhiệt ñộ (1,50 C) 1,09 (1,04 – 1,14) 1,09 (1,04 – 1,14) 1,10 (1,05 – 1,15) 1,09 (1,04 – 1,14) Giờ nắng (50 giờ) 0,93 (0,87 – 0,99) 1,05 (0,98 – 1,12) 0,93 (0,87 – 0,99) 1,05 (0,98 - 1.12) Lượng mưa (150 mm) 1,11 (1,06 – 1.17) 1,10 (1,05 – 1,16) 1,12 (1,06 – 1,17) 1,11 (1,05 – 1,17) Độ ẩm (6 %) 1,00 (0,98 – 1,08) 1,11 (1,01 – 1,22) 1,01 (0,93 – 1,09) 1,12 (1,02 – 1,23) Nhận xét: Phân tích ña biến mối liên quan của bốn yếu tố khí hậu ảnh hưởng ñến CSNBG, sau ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian ghi nhận: Nhiệt ñộ làm tăng CSNBG với RR = 1,09 (1,04 – 1,14). Khi nhiệt ñộ tăng 1,50 C có khả năng làm tăng CSNBG 9% (p < 0,0005). Lượng mưa làm tăng CSNBG với RR = 1,11 (1,05 – 1,17). Khi lượng mưa trung bình hàng tháng tăng 150 mm, có khả năng làm tăng CSNBG 11% (p < 0,0005). Độ ẩm làm tăng CSNBG với RR = 1,12 (1,02 – 1,23). Khi ñộ ẩm trung bình hàng tháng tăng 6%, có khả năng làm tăng CSNBG 12% (p < 0,05).
  • 51. 51 3.1.2.4. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với CSDCBG Bảng 3.13. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số dụng cụ có bọ gậy, phân tích ñơn biến Biến số Tỷ số nguy cơ (khoảng tin cậy 95%) Phân tích ñơn biến Điều chỉnh theo thời gian Điều chỉnh theo huyện Điều chỉnh theo thời gian và huyện Nhiệt ñộ (1,50 C) 1,10 (1,05 – 1,15) 1,13 (1,08 – 1,19) 1,10 (1,06 – 1,15) 1,14 (1,09 – 1,19) Giờ nắng (50 giờ) 0,88 (0,84 – 0,91) 0,90 (0,86 – 0,95) 0,87 (0,84 – 0,91) 0,90 (0,86 – 0,95) Lượng mưa (150 mm) 1,19 (1,14 – 1,23) 1,18 (1,13 – 1,22) 1,19 (1,15 – 1,24) 1,18 (1,14 – 1,23) Độ ẩm (6 %) 1,15 (1,10 – 1,20) 1,22 (1,14 – 1,29) 1,16 (1,10 – 1,21) 1,22 (1,15 – 1,30) Phân tích ñơn biến sự liên quan của 4 yếu tố khí hậu với CSDCBG, sau ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian ghi nhận: Nhiệt ñộ làm tăng CSDCBG với RR = 1,14 (1,09 – 1,19). Khi nhiệt ñộ tăng 1,50 C, nguy cơ CSDCBG tăng 14% (p < 0,00001). Lượng mưa làm tăng CSDCBG với RR = 1,18 (1,14 – 1,23). Khi lượng mưa trung bình hàng tháng tăng 150 mm, nguy cơ CSNBG tăng 18% (p < 0,00001). Độ ẩm làm tăng CSDCBG với RR = 1,22 (1,15 – 1,30). Khi ñộ ẩm trung bình hàng tháng tăng 22%, nguy cơ CSNBG tăng 12% (p < 0,00001). Số giờ nắng làm giảm CSDCBG với RR = 0,90 (0,86 – 0,95). Khi số giờ nắng trung bình hàng tháng tăng 50 giờ, nguy cơ CSNBG giảm 10% (p < 0,00001).
  • 52. 52 Bảng 3.14. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số dụng cụ có bọ gậy, phân tích ña biến Biến số Tỷ số nguy cơ (khoảng tin cậy 95%) Phân tích ña biến Điều chỉnh theo thời gian Điều chỉnh theo huyện Điều chỉnh theo thời gian và huyện Nhiệt ñộ (1,50 C) 1,10 (1,04 - 1,16) 1,09 (1,03 – 1,15) 1,10 (1,04 – 1,16) 1,09 (1,03 – 1,15) Giờ nắng (50 giờ) 0,87 (0,81 – 0,93) 1,01 (0,94 – 1,09) 0,87 (0,81 – 0,94) 1,01 (0,93 – 1,09) Lượng mưa (150 mm) 1,11 (1,05 – 1,18) 1,09 (1,03 – 1,16) 1,12 (1,05 – 1,18) 1,10 (1,03 – 1,17 ) Độ ẩm (6 %) 0,94 (0,86 – 1,02) 1,12 (1,01 – 1,24) 0,94 (0,87 – 1,03) 1,12 (1,01 – 1,25) Nhận xét: Phân tích ña biến sự liên quan của 4 yếu tố khí hậu với CSDCBG, sau ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian ghi nhận: Nhiệt ñộ làm tăng CSDCBG với RR = 1,09 (1,03 – 1,15). Khi nhiệt ñộ tăng 1,50 C có khả năng làm CSDCBG tăng 9% (p < 0,005). Lượng mưa làm tăng CSDCBG với RR = 1,10 (1,03 – 1,17). Khi lượng mưa trung bình hàng tháng tăng 150 mm, có khả năng làm CSNBG tăng 10% (p < 0,005). Độ ẩm làm tăng CSDCBG với RR = 1,12 (1,01 – 1,25). Khi ñộ ẩm trung bình hàng tháng tăng 6%, có khả năng làm CSDCBG tăng 12% (p < 0,05).
  • 53. 53 3.1.2.5. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số Breteau Bảng 3.15. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số Breteau, phân tích ñơn biến Biến số Tỷ số nguy cơ (khoảng tin cậy 95%) Phân tích ñơn biến Điều chỉnh theo thời gian Điều chỉnh theo huyện Điều chỉnh theo thời gian và huyện Nhiệt ñộ (1,50 C) 1,11 (1,07 - 1,14) 1,15 (1,11 - 1,19) 1,11 (1,08 - 1,15) 1,15 (1,11 - 1,20) Giờ nắng (50 giờ) 0,87 (0,84 - 0,89) 0,89 (0,86 - 0,92) 0,86 (0,84 - 0,89) 0,88 (0,85 - 0,92) Lượng mưa (150 mm) 1,21 (1,18 - 1,25) 1,19 (1,16 - 1,23) 1,22 (1,19 - 1,26) 1,21 (1,17 - 1,24) Độ ẩm (6 %) 1,19 (1,15 - 1,23) 1,25 (1,19 - 1,31) 1,20 (1,16 - 1,24) 1,27 (1,21 - 1,34) Nhận xét: Phân tích ñơn biến sự liên quan của 4 yếu tố khí hậu với BI, sau ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian ghi nhận: Nhiệt ñộ làm tăng BI với RR = 1,15 (1,11 – 1,20). Khi nhiệt ñộ tăng 1,50 C, nguy cơ BI tăng 15% (p < 0,00001). Lượng mưa làm tăng BI với RR = 1,21 (1,17 – 1,24). Khi lượng mưa trung bình hàng tháng tăng 150 mm, nguy cơ BI tăng 21% (p < 0,00001). Độ ẩm làm tăng BI với RR = 1,27 (1,21 – 1,34). Khi ñộ ẩm trung bình hàng tháng tăng 6%, nguy cơ BI tăng 27%(p < 0,00001). Số giờ nắng làm giảm BI với RR = 0,88 (0,85 – 0,92). Khi số giờ nắng trung bình hàng tháng tăng 50 giờ, nguy cơ BI giảm 12% (p < 0,00001).
  • 54. 54 Bảng 3.16. Tỷ số nguy cơ của yếu tố khí hậu với chỉ số Breteau, phân tích ña biến Biến số Tỷ số nguy cơ (khoảng tin cậy 95%) Phân tích ña biến Điều chỉnh theo thời gian Điều chỉnh theo huyện Điều chỉnh theo thời gian và huyện Nhiệt ñộ (1,50 C) 1,10 (1,06 – 1,15) 1,10 (1,05 – 1,14) 1,11 (1,07 – 1,15 1,10 (1,06 – 1,15) Giờ nắng (50 giờ) 0,90 (0,86 – 0,95) 1,01 (0,96 – 1,07) 0,90 (0,86 – 0,96) 1,01 (0,95 – 1,07) Lượng mưa (150 mm) 1,12 (1,07 – 1,17) 1,10 (1,05 – 1,15) 1,12 (1,07 – 1,17) 1,10 (1,06 – 1,16) Độ ẩm (6 %) 1,01 (0,94 – 1,08) 1,15 (1,06 – 1,25) 1,02 (0,95 – 1,09) 1,16 (1,07 – 1,26) Nhận xét: Phân tích ña biến sự liên quan của 4 yếu tố khí hậu với chỉ số Breteau và sau ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian, ghi nhận: Nhiệt ñộ làm tăng BI với RR = 1,10 (1,06 – 1,15). Khi nhiệt ñộ tăng 1,50 C có khả năng làm tăng BI lên 10% (p < 0,00001). Lượng mưa làm tăng BI với RR = 1,10 (1,06 – 1,16). Khi lượng mưa trung bình hàng tháng tăng 150 mm, có khả năng làm tăng BI lên 10% (p < 0,00005). Độ ẩm làm tăng BI với RR = 1,16 (1,07 – 1,26). Khi ñộ ẩm trung bình hàng tháng tăng 6%, có khả năng làm tăng BI lên 16% (p < 0,0005).
  • 55. 55 3.2. Mối liên quan của SD/SXHD với các chỉ số muỗi, bọ gậy Ae. aegypti 3.2.1. Tình hình SD/SXHD tại tỉnh Đắc Lắc, 2004-2008 3.2.1.1. Phân bố bệnh nhân SD/SXHD theo năm tại Đắc Lắc Bảng 3.17. Phân bố số mắc SD/SXHD theo năm, (2004-2008) Chỉ số Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Số mắc 2501 297 128 157 419 Tỷ lệ mắc /100.000 dân 148,0 17,3 7,4 8,9 23,6 0 40 80 120 160 2004 2005 2006 2007 2008 Biểu ñồ 3.6. Diễn biến tỷ lệ mắc SD/SXHD trên 100.000 dân ở tỉnh Đắc Lắc theo năm, (2004 - 2008) Nhận xét: Tỷ lệ mắc trên 100.000 dân/ năm ở tỉnh Đắc Lắc, từ năm 2005 - 2008, là 14,3. Năm 2004, số mắc cao hơn khoảng 10 lần so với những năm tiếp theo. Tỷ lệ mắc/100.000 dân Năm
  • 56. 56 Bảng 3.18. Kết quả phân lập vi rút Dengue theo năm tại tỉnh Đắc Lắc, (2004-2008) Năm Số bệnh phẩm Số dương tính Tỷ lệ % dương tính 2004 128 45 35,2 2005 213 4 1,9 2006 9 1 11,11 2007 41 7 17,07 2008 23 12 52,17 Nhận xét: Kết quả bảng 3.19 cho thấy vi rút Dengue lưu hành hàng năm tại tỉnh Đắc Lắc với tỷ lệ dương tính cao nhất vào năm 2005 và thấp nhất vào năm 2008. 3.2.1.2. Phân bố bệnh nhân SD/SXHD tại Đắc Lắc theo tháng 0 300 600 900 1200 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Biểu ñồ 3.7. Diễn biến tổng số mắc SD/SXHD theo tháng ở tỉnh Đắc Lắc, ( 2004 – 2008) Tháng
  • 57. 57 Nhận xét: Số mắc SD/SXHD tại tỉnh Đắc Lắc ghi nhận quanh năm. Số mắc vào những tháng mùa mưa (tháng 6 – 11) là 103 ± 53,36 cao hơn số mắc trong mùa khô (tháng 12 ñến tháng 5 năm sau) 13,73 ± 13,37. Sự khác biệt về số mắc theo mùa có ý nghĩa thống kê với p < 0,00001 3.2.2. Mối liên quan của chỉ số muỗi, bọ gậy Ae. aegypti với số mắc SD/SXHD 3.2.2.1. Mối liên quan của số mắc với chỉ số muỗi Bảng 3.19. Diễn biến số mắc SD/SXHD, chỉ số muỗi Ae. aegypti theo tháng tỉnh Đắc Lắc, (2004-2008) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng số Mắc 27 20 22 43 183 302 448 593 1007 459 281 117 Số Mắc trung bình 5,4 4,0 4,4 8,6 36,6 60,4 89,6 118,6 201,4 91,8 56,2 23,4 CSMĐM trung bình (con/nhà) 0,19 0,19 0,22 0,23 0,25 0,24 0,25 0,26 0,26 0,24 0,25 0,17 CSNCM Trung bình (%) 11,4 10,9 12,5 11,9 14,4 16,0 15,3 15,5 17,2 13,8 12,2 12,2 Bảng 3.20. Tỷ số nguy cơ của chỉ số muỗi với số mắc SD/SXHD Biến số Tỷ số nguy cơ (khoảng tin cậy 95%) Phân tích ña biến Điều chỉnh theo thời gian Điều chỉnh theo huyện Điều chỉnh theo thời gian và huyện Mật ñộ muỗi 0,15 (con/nhà) 1,51 (1,31 – 1,74) 1,31 (1,15 – 1,50) 1,27 (1,12 – 1,45) 0,92 (0,79 – 1,07) Chỉ số nhà có muỗi (%) 1,62 (1,34 – 1,96) 1,34 (1,14 – 1,57) 1,64 (1,29 – 2,07) 0,92 (0,75 – 1,13)
  • 58. 58 Nhận xét: Phân tích ña biến sự liên quan của 2 chỉ số muỗi với số mắc SD/SXHD ghi nhận CSMĐM và CSNCM liên quan và làm tăng số mắc SD/SXHD. Tuy nhiên sau ñiều chỉnh cho sự khác nhau theo thời gian và không gian ghi nhận mối liên quan này không có ý nghĩa thống kê. 3.2.2.2. Mối liên quan của số mắc với chỉ số bọ gậy Bảng 3.21. Diễn biến số mắc, các chỉ bọ gậy theo tháng tại tỉnh Đắc Lắc, (2004-2008) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng số Mắc 27 20 22 43 183 302 448 593 1007 459 281 117 Số Mắc trung bình 5,4 4,0 4,4 8,6 36,6 60,4 89,6 118,6 201,4 91,8 56,2 23,4 CSNBG trung bình (%) 6,1 8,0 10,4 9,0 10,2 11,2 10,8 10,4 10,6 11,4 10,0 7,7 CSDCBG (%) Trung bình 5,0 5,8 6,8 6,2 6,3 7,5 8,0 7,5 7,9 8,3 5,9 5,5 BI Trung bình 8,4 10,0 12,6 11,6 12,6 14,5 15,5 15,3 13,9 15,3 11,9 9,6 Bảng 3.22. Tỷ số nguy cơ của chỉ số bọ gậy với số mắc SD/SXHD Biến số Tỷ số nguy cơ (khoảng tin cậy 95%) Phân tích ña biến Điều chỉnh theo thời gian Điều chỉnh theo huyện Điều chỉnh theo thời gian và huyện Breteau (8) 0,73 (0,38 – 1,40) 1,42 (1,29 – 1,56) 0,99 (0,49 – 1,99) 1,23 (1,08 – 1,40) Nhà có bọ gậy (6%) 1,93 (1,12 – 3,35) 1,39 (1,28 – 1,50) 1,05 (0,61 – 1,80) 1,01 (0,91 – 1,11) Chỉ số vật chứa (5%) 1,48 (1,10 – 1,98) 1,01 (0,96 – 1,06) 1,80 (1,37 – 2,36) 1,02 (0,97 – 1,08)
  • 59. 59 Nhận xét: Phân tích ña biến sự liên quan của 3 chỉ số bọ gậy với số mắc SD/SXHD và sau ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian ghi nhận: Chỉ có chỉ số Breteau có liên quan và làm tăng số mắc SD/SXHD với RR = 1,23 (1,08 – 1,40). Khi chỉ số Breteau tăng 8 có nguy cơ làm tăng số mắc Dengue lên 23% (p < 0,005).
  • 60. 60 Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc ñiểm sinh thái của muỗi và bọ gậy Aedes aegypti tại tỉnh Đắc Lắc 4.1.1. Phân bố muỗi và bọ gậy Ae. aegypti, theo không gian và thời gian 4.1.1.1 Phân bố muỗi và bọ gậy Ae. aegypti, theo không gian (huyện) và thời gian (năm) Số liệu bảng 3.1 cho thấy CSMĐM trung bình tại 2 ñiểm ñiều tra của TP. BMT là 0,35 ± 0,21 (con/nhà) so với số trung bình của các ñiểm ñiều tra ở huyện là 0,11 ± 0,15 (con/nhà). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,00001). Sự thay ñổi của CSMĐM tại các ñiểm ở TP. Buôn Ma Thuột và các huyện theo năm có chiều hướng giảm 27%. Tuy nhiên mức ñộ giảm này không có ý nghĩa thống kê. CSNCM trung bình tại 2 ñiểm ñiều tra của TP. BMT là 20,2 ± 8,9% so với số trung bình của các ñiểm tra ở huyện là 6,9 ± 9,5% . Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,00001) (số liệu bảng 3.2). Sự thay ñổi của CSNCM tại các ñiểm theo năm có chiều hướng giảm, tại TP. Buôn Ma thuột giảm 18% và trung bình tại các huyện là 30%. Tuy nhiên xu hướng giảm này không có ý nghĩa thống kê. CSNBG trung bình tại 2 ñiểm nghiên cứu của TP. BMT là 14,8 ± 7,1 % so với trung bình các ñiểm của huyện là 4,4 ± 4,5 %. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,00001). Số liệu ở bảng 3.3 cũng cho thấy CSNBG trung bình tại 2 ñiểm nghiên cứu ở TP. Buôn Ma Thuột thay ñổi theo xu hướng giảm mỗi năm 10% và ở các huyện cũng thay ñổi theo xu hướng giảm mỗi năm 14%. Tuy nhiên xu hướng giảm không có ý nghĩa thống kê.
  • 61. 61 CSDCBG trung bình năm tại 2 ñiểm của TP. BMT là 9,8 ± 4,9% so với số trung bình các ñiểm của huyện là 3,6 ± 4,3%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,00001). Số liệu ở bảng 3.4 cũng cho thấy CSNBG trung bình tại 2 ñiểm nghiên cứu ở TP. Buôn Ma Thuột thay ñổi theo xu hướng giảm mỗi năm 21% và ở các huyện cũng thay ñổi theo xu hướng giảm mỗi năm 17%. Tuy nhiên xu hướng giảm không có ý nghĩa thống kê. BI trung bình năm tại 2 ñiểm ñiều tra của TP. BMT là 19,3 ± 8,1 so với số trung bình của các ñiểm tra ở huyện là 5,9 ± 6,6. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,00001) (bảng 3.5). Sự thay ñổi của BI tại các ñiểm theo năm có chiều hướng giảm, tại TP. Buôn Ma Thuột xu hướng giảm 11,3% và trung bình ở các huyện là 12,4%. Tuy nhiên mức ñộ giảm này không có ý nghĩa thống kê. Như vậy muỗi và bọ gậy Ae. aegypti có mặt ở tất cả các ñiểm ñiều tra, tương tự các nghiên cứu của Đặng Tuấn Đạt, Phan Duy Thanh [4], Đặng Tuấn Đạt, Lý Thị Vi Hương [14], Đào Kim Nghiệp [20] , song kết quả nghiên cứu trên cho thấy ở TP. BMT các chỉ số muỗi bọ gậy cao hơn các huyện. Diễn biến của 2 chỉ số muỗi và 3 bọ gậy Ae. aegypti theo năm tương tự nhau. Xu hướng giảm theo thời gian là năm nhưng mức ñộ giảm không có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể giải thích bởi chu kỳ của SD/SXHD như nhiều nghiên cứu nói ñến là bệnh lưu hành liên tục và chu kỳ không rõ rệt. Sau 3, 5 năm hoặc lâu hơn thì bùng phát thành dịch lớn hơn như ở Tây Nguyên những năm có dịch lớn là 1983, 1987, 1995, 1998 và 2004. Nhìn chung ở toàn quốc cũng như các nghiên cứu về số mắc SD/SXHD cũng có những năm bùng phát lớn xen kẻ thời kỳ bệnh có số mắc và tử vong không cao [7], [28], [29], [30].
  • 62. 62 4.1.1.2. Phân bố muỗi và bọ gậy Ae. aegypti, theo tháng CSMĐM trung bình tháng tại các ñiểm nghiên cứu ở tỉnh Đắc Lắc trong thời gian nghiên cứu là 0,23 (con/nhà). Chỉ số trung bình từ tháng 5 – 10 (0,25) cao hơn từ tháng 11 ñến tháng 4 năm sau (0,20). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,00001). CSNCM trung bình tháng là 13,6%. Chỉ số trung bình từ tháng 5 – 10 (13,5%) cao hơn từ tháng 11 ñến tháng 4 năm sau (11,8%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,00001). CSNBG trung bình tháng tại các ñiểm nghiên cứu ở tỉnh Đắc Lắc là 9,6%. Chỉ số trung bình từ tháng 5 – 10 là 10,8% cao hơn từ tháng 11 ñến tháng 4 năm sau là 8,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,00001). CSNBG trung bình tại các ñiểm nghiên cứu ở TP. BMT dao ñộng theo tháng phức tạp hơn so với các ñiểm ở huyện. CSDCBG trung bình tháng tại các ñiểm nghiên cứu ở tỉnh Đắc Lắc là 6,7%. Chỉ số trung bình từ tháng 5 – 10 là 7,5%, cao hơn từ tháng 11 ñến tháng 4 năm sau là 5,8%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,00001). Diễn biến CSDCBG trung bình tại các ñiểm nghiên cứu ở TP. BMT dao ñộng theo tháng nhiều hơn so với các ñiểm ở huyện. BI trung bình tháng tại các ñiểm nghiên cứu của tỉnh Đắc Lắc là 12,6. Chỉ số trung bình từ tháng 5 – 10 (14,5) cao hơn từ tháng 11 ñến tháng 4 năm sau (10,7). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,00001). Diễn biến BI trung bình tại các ñiểm nghiên cứu ở TP. BMT dao ñộng theo tháng khó dự báo hơn so với các ñiểm ở huyện. Như vậy, nghiên cứu cho thấy phân bố rõ rệt theo mùa của các chỉ số muỗi và bọ gậy Ae. aegypti ở Đắc Lắc như nhiều nghiên cứu khác trong và ngoài nước ñã ñề cập ñến và có thể nói ñây là một trong những ñặc ñiểm
  • 63. 63 dịch tễ học của bệnh truyền nhiễm nói chung và SD/SXHD nói riêng là bệnh phân bố có tính thời gian. Đỗ Quang Hà, Trần Văn Tiến nghiên cứu Dịch sốt xuất huyết tại Việt Nam 1975-1983 cho thấy ở miền Bắc bệnh mang tính chất mùa rõ rệt, thường xuất hiện từ tháng 4-11, cao ñiểm tháng 8,9,10 [8]. Trương Uyên Ninh và CS giám sát bệnh SD/SXHD tại một số tỉnh thành miền bắc Việt Nam 1990-1996 cho kết quả: Bệnh SD/SXHD có từ tháng 2 ñến tháng 11 hàng năm. Cao nhất là vào tháng 6,7,8, lúc này ñộ ẩm cao, nhiệt ñộ cao tạo ñiều kiện thuận lợi cho muỗi Ae. aegypti phát triển [21]. Tại Nam Hà, nghiên cứu của Trần Đắc Phu và cs về một số ñặc ñiểm dịch tễ bệnh SD/SXHD từ năm 1991 ñến 2000 cho thấy dịch mang tính chất mùa rõ rệt bắt ñầu từ tháng 4 ñến tháng 11, tập trung chủ yếu vào các tháng nóng và mưa nhiều (7,8, 9, 10) [23]. Trần Vũ Phong và Vũ Sinh Nam khảo sát 6357 vật chứa nước tại một số ñiểm ở miền Bắc ghi nhận về sự phân bố, mật ñộ của Ae. aegypti theo không gian và thời gian rõ rệt. Nghiên cứu cho thấy bọ gậy sinh sản gia tăng có ý nghĩa vào mùa mưa [41]. Nghiên cứu biến ñộng số lượng của muỗi Ae. aegypti tại thị xã Kon Tum, TP. Pleiku và TP. Buôn Ma Thuột trong thời gian 1994 - 1998 của Đặng Tuấn Đạt, Phan Duy Thanh và cs cho thấy chỉ số muỗi Ae. aegypti tại TP. PleiKu, cao trong tất cả các tháng, cao nhất là các tháng 8-10. Tại thành phố Buôn Ma Thuột, các chỉ số muỗi Ae. aegypti thấp, cao nhất vào tháng 5,6 [3]. Tại TP. Buôn Ma Thuột, nghiên cứu của Hoàng Anh Vường, Võ Thị Hường và cs về dịch tễ SD/SXHD tại Buôn Ma Thuột năm 1998 cho thấy muỗi Aedes aegypti phát triển quanh năm, nhưng số lượng tăng vào những tháng ñầu mùa mưa tháng 5-6, ñặc biệt tháng 6 [31].
  • 64. 64 4.1.2. Mối liên quan của chỉ số muỗi và bọ gậy Ae. aegypti với yếu tố khí hậu Số liệu về các chỉ số muỗi, bọ gậy Ae. aegypti và các yếu tố tự nhiên như nhiệt ñộ trung bình hàng tháng, số giờ nắng trung bình trong tháng, lượng mưa trung bình trong tháng và ñộ ẩm tương ñối trong tháng ñã ñược mô tả trong bảng 3.6. Phân tích ñơn biến sự liên quan của 4 yếu tố khí hậu với CSMĐM (bảng 3.7), sau ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian ghi nhận nhiệt ñộ, lượng mưa và ñộ ẩm làm tăng CSMĐM và ngược lại yếu tố số giờ nắng trong tháng làm giảm CSMĐM. Tuy nhiên, những tác ñộng này không có ý nghĩa thống kê. Hơn nữa, sau khi phân tích ña biến sự liên quan của 4 yếu tố khí hậu với CSMĐM (bảng 3.8) sau ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian ghi nhận cả 4 yếu tố khí hậu là nhiệt ñộ, số giờ nắng, lượng mưa và ñộ ẩm liên quan với CSMĐM không có ý nghĩa thống kê. Mối liên quan của 4 yếu tố khí hậu với CSNCM (bảng 3.9) qua phân tích ñơn biến và sau ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian ghi nhận nhiệt ñộ làm tăng CSNCM với RR = 1,09 (1,02 – 1,16), khi nhiệt ñộ tăng 1,50 C, nguy cơ CSNCM tăng 9% (p < 0,01). Lượng mưa làm tăng CSNCM với RR = 1,18 (1,12 – 1,25), khi lượng mưa trung bình hàng tháng tăng 150 mm, nguy cơ CSNCM tăng 18% (p < 0,001). Độ ẩm làm tăng CSNCM với RR = 1,24 (1,14 – 1,35), khi ñộ ẩm trung bình hàng tháng tăng 6%, nguy cơ CSNCM tăng 24% (p < 0,00001). Còn số giờ nắng làm giảm CSNCM với RR = 0,88 (0,83 – 0,95), khi số giờ nắng trung bình hàng tháng tăng 50 giờ, nguy cơ CSNCM giảm 12% (p < 0,00001). Trong phân tích ña biến sự liên quan của 4 yếu tố khí hậu với CSNCM (bảng 3.10) sau ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian ghi nhận nhiệt ñộ làm tăng CSNCM với RR = 1,04 (1,00 – 1,08), Khi nhiệt ñộ tăng 1,50 C có
  • 65. 65 khả năng làm tăng CSNCM lên 4% (p < 0,05). Lượng mưa làm tăng CSNCM với RR = 1,11 (1,06 – 1,16), Khi lượng mưa trung bình hàng tháng tăng 150 mm, có khả năng làm tăng CSNCM lên 11% (p < 0,00005) và ñộ ẩm làm tăng CSNCM với RR = 1,14 (1,06 – 1,23), khi ñộ ẩm trung bình hàng tháng tăng 6%, có khả năng làm tăng CSNCM lên 14 % (p < 0,001). Phân tích ñơn biến sự liên quan của 4 yếu tố khí hậu với CSNBG (bảng 3.11), sau ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian ghi nhận có 3 yếu tố thời tiết có liên quan và làm tăng chỉ số muỗi và bọ gậy là nhiệt ñộ làm tăng CSNBG với RR = 1,15 (1,10 – 1,19). Khi nhiệt ñộ tăng 1,50 C, nguy cơ CSNBG tăng 15% (p < 0,00001). Lượng mưa làm tăng CSNBG với RR = 1,17 (1,13 – 1,22). Khi lượng mưa trung bình tăng 150 mm, nguy cơ CSNBG tăng 17% (p < 0,00001). Độ ẩm làm tăng CSNBG với RR = 1,19 (1,13 – 1,26). Khi ñộ ẩm trung bình hàng tháng tăng 6%, nguy cơ CSNBG tăng 19% (p < 0,00001). Ngược lại số giờ nắng làm giảm CSNBG với RR = 0,93 (0,89 – 0,97). Khi số giờ nắng trung bình tăng 50 giờ, nguy cơ CSNBG giảm 10% (p < 0,00001). Tuy nhiên khi phân tích ña biến mối liên quan của cả bốn yếu tố khí hậu ảnh hưởng ñến CSNBG (bảng 3.12), sau ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian ghi nhận chỉ còn 3 yếu tố liên quan là nhiệt ñộ làm tăng CSNBG với RR = 1,09 (1,04 – 1,14). Khi nhiệt ñộ tăng 1,50 C có khả năng làm tăng CSNBG tăng 9% (p < 0,0005). Lượng mưa làm tăng CSNBG với RR = 1,11 (1,05 – 1,17). Khi lượng mưa trung bình hàng tháng tăng 150 mm, có khả năng làm tăng CSNBG tăng 11% (p < 0,0005) và ñộ ẩm làm tăng CSNBG với RR = 1,12 (1,02 – 1,23). Khi ñộ ẩm trung bình hàng tháng tăng 6%, có khả năng làm tăng CSNBG tăng 12% (p < 0,05). Yếu tố giờ nắng liên quan có ý
  • 66. 66 nghĩa thống kê khi phân tích ñơn biến nhưng không có ý nghĩa trong phân tích ña biến. Mối liên quan của 4 yếu tố khí hậu với CSDCBG (bảng 3.13) trong phân tích ñơn biến có ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian ghi nhận nhiệt ñộ làm tăng CSDCBG với RR = 1,14 (1,09 – 1,19), khi nhiệt ñộ tăng 1,50 C, nguy cơ CSDCBG tăng 14% (p < 0,00001). Lượng mưa làm tăng CSDCBG với RR = 1,18 (1,14 – 1,23), khi lượng mưa trung bình hàng tháng tăng 150 mm, nguy cơ CSNBG tăng 18% (p < 0,00001). Độ ẩm làm tăng CSDCBG với RR = 1,22 (1,15 – 1,30), khi ñộ ẩm trung bình hàng tháng tăng 22%, nguy cơ CSNBG tăng 12% (p < 0,00001) và số giờ nắng làm giảm CSDCBG với RR = 0,90 (0,86 – 0,95), khi số giờ nắng trung bình hàng tháng tăng 50 giờ, nguy cơ CSNBG giảm 10% (p < 0,00001). Tuy nhiên, phân tích ña biến sự liên quan của 4 yếu tố khí hậu với CSDCBG (bảng 3.14), sau ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian ghi nhận chỉ có 3 yếu tố là nhiệt ñộ làm tăng CSDCBG với RR = 1,09 (1,03 – 1,15), khi nhiệt ñộ tăng 1,5% có khả năng làm CSDCBG tăng 9% (p < 0,005). Lượng mưa làm tăng CSDCBG với RR = 1,10 (1,03 – 1,17), khi lượng mưa trung bình hàng tháng tăng 150 mm, có khả năng làm CSNBG tăng 10% (p < 0,005) còn ñộ ẩm làm tăng CSDCBG với RR = 1,12 (1,01 – 1,25), khi ñộ ẩm trung bình hàng tháng tăng 6%, có khả năng làm CSDCBG tăng 12% (p < 0,05). Phân tích ñơn biến sự liên quan của 4 yếu tố khí hậu với BI (bảng 3.15) sau ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian ghi nhận nhiệt ñộ làm tăng BI với RR = 1,15 (1,11 – 1,20), khi nhiệt ñộ tăng 1,50 C, nguy cơ BI tăng 15 % (p< 0,00001). Lượng mưa làm tăng BI với RR = 1,21 (1,17 – 1,24), khi lượng mưa trung bình hàng tháng tăng 150 mm, nguy cơ BI tăng 21% (p < 0,00001). Độ ẩm làm tăng BI với RR = 1,27 (1,21 –
  • 67. 67 1,34), khi ñộ ẩm trung bình hàng tháng tăng 6%, nguy cơ BI tăng 27% (p < 0,00001) còn số giờ nắng làm giảm BI với RR = 0,88 (0,85 – 0,92), khi số giờ nắng trung bình hàng tháng tăng 50 giờ, nguy cơ BI giảm 12 % (p < 0,00001). Tuy nhiên, phân tích ña biến sự liên quan của 4 yếu tố khí hậu với chỉ số Breteau (bảng 3.16) sau ñiều chỉnh sự khác nhau theo thời gian và không gian ghi nhận nhiệt ñộ làm tăng BI với RR = 1,10 (1,06 – 1,15), khi nhiệt ñộ tăng 1,50 C có khả năng làm tăng BI lên 10% (p < 0,00001). Lượng mưa làm tăng BI với RR = 1,10 (1,06 – 1,16), khi lượng mưa trung bình hàng tháng tăng 150 mm, có khả năng làm tăng BI lên 10% (p < 0,00005) còn ñộ ẩm làm tăng BI với RR = 1,16 (1,07 – 1,26). Khi ñộ ẩm trung bình hàng tháng tăng 6%, có khả năng làm tăng BI lên 16 % (p < 0,0005). Muỗi Ae. aegypti chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu, khí hậu và thời tiết thuận lợi cho sự sinh sản và phát của véc tơ truyền bệnh và dịch phát triển là: Lượng mưa trung bình từ 200-300mm, nhiệt ñộ không khí trung bình 20-300 C và ñộ ẩm 80-90% [12]. Nhìn chung trên thế giới, trong nước chưa có nhiều nghiên cứu tương tương tự ñề cập ñến các mối liên quan này, nghiên cứu chủ yếu trong phòng thí nghiệm, Đào Kim Nghiệp cho thấy trong ñiều kiện phòng thí nghiệm nhiệt ñộ ở 25,2 -25,5o C và ñộ ẩm 88% thời gian trước trưởng thành của muỗi Ae. aegypti là 17,1 ± 0,56 ngày [20], Vũ Sinh Nam thời gian phát triển này là 13,3 ngày, trong ñiều kiện nhiệt ñộ 280 C và ñộ ẩm 85% [18]. Với chỉ số quan tâm là số mắc SD/SXHD thì tập trung phân tích mối liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp của SD/SXHD ñến lượng mưa cũng như tăng nhiệt ñộ và ñộ ẩm (Gubler et al., 2001), ảnh hưởng lên sinh học của trung gian truyền bệnh và tác nhân gây bệnh. Hales và cs (1999) gợi ý mối liên quan dương tính của tỷ suất mắc mới SD/SXHD hàng tháng với nhiệt ñộ và lượng mưa trung bình hàng
  • 68. 68 tháng ở Nam Thái Bình Dương. Nghiên cứu của Hay và cs năm 2000 phân tích theo thời gian số mắc SXHD hàng tháng ở Băng Kok với nhiệt ñộ và lượng mưa hàng tháng ghi nhận tính chu kỳ theo năm của SD/SXHD không giống như chu kỳ của nhiệt ñộ và lượng mưa [45]. 4.2. Mối liên quan của SD/SXHD với các chỉ số muỗi, bọ gậy Ae. aegypti 4.2.1. Tình hình SD/SXHD tại tỉnh Đắc Lắc, 2004-2008 Qua Kết quả phân lập vi rút Dengue tại tỉnh Đắc Lắc (bảng 3.18) chứng minh sự hiện diện của vi rút này liên tục hàng năm và là cơ sở cho việc chẩn ñoán sốt dengue/ sốt xuất dengue ở Đắc Lắc. Tỷ lệ mắc trên 100.000 dân/ năm ở tỉnh Đắc Lắc, từ năm 2005 – 2008, là 14,3. Năm 2004, số mắc tăng vọt lên khoảng 10 lần so với những năm tiếp theo (biểu ñồ 3.6). Mặc dù xét về khía cạnh thống kê thì mô hình hồi quy Poissson của số mắc theo năm thì số mắc giảm mỗi năm 53%. Tuy nhiên, thời quan là ngắn so với chu kỳ dịch SD/SXHD bùng phát lớn thì việc giảm này chỉ có giá trị về mặt toán học, không có ý nghĩa về khía cạnh dịch tễ học. Số mắc SD/SXHD tại tỉnh Đắc Lắc ghi nhận quanh năm. Số mắc vào những tháng mùa mưa (tháng 6 – 11) cao hơn số mắc trong mùa khô (tháng 12 ñến tháng 5 năm sau. Sự khác biệt về số mắc theo mùa có ý nghĩa thống kê với p < 0,00001. So sánh thời gian số mắc SD/SXHDS tăng với các chỉ số muỗi và bọ gậy cho thấy số mắc tăng muộn hơn một tháng. Hạ Bá Khiêm, Trần Khánh Tiên và Đỗ Quang Hà nghiên cứu tình hình sốt xuất huyết Dengue và biện pháp phòng chống cho thấy SXH phát triển theo mùa rõ rệt, tính tần số mắc trung bình hàng tháng trong 5 năm (1991-1995) cho thấy bệnh xảy ra quanh năm, nhưng dịch thường bùng phát mạnh vào mùa mưa từ tháng 6-10, ñỉnh cao của dịch thường tháng 7,8,9, Giám sát biến ñộng mật ñộ muỗi Aedes aegypti cho thấy sự tăng các