SlideShare a Scribd company logo
1 of 73
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
-----------------------------
YBLIU ARUL
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ
NHIỄM GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT Ở NGƯỜI Ê ĐÊ
BUÔN BUÔR VÀ EARANG TỈNH ĐẮKLẮK
NĂM 2007 - 2008
Chuyên nghành : Ký sinh trùng – Côn trùng
Mã Số :607265
LUẬN VĂN THẠC SĨ KÝ SINH TRÙNG – CÔN TRÙNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN XUÂN THAO
Buôn Ma Thuột, năm 2009
i
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam ñoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
i
ii
iii
iv
vi
vii
ix
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương I: Tổng quan tài liệu 3
1.1. Lịch sử về bệnh giun truyền qua ñất 3
1.2. Tác hại của giun truyền qua ñất 6
1.3. Chu kỳ phát triển của giun truyền qua ñất 10
1.4. Những yếu ảnh hưởng tới tình trạng nhiễm giun sán truyền qua ñất 15
1.5 Tình hình nhiễm giun truyền qua ñất trên thế giới và trong nước 16
Chương II: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 23
2.1.Đối tượng nghiên cứu 23
2.2.Địa ñiểm và thời gian nghiên cứu 23
2.3.Phương pháp nghiên cứu 23
2.4.Các biến số và chỉ số nghiên cứu 26
2.5 Phân tích và xử lý số liệu 30
2.6 Các sai số có thể gặp và cách hạn chế 31
2.7 Vấn ñề ñạo ñức trong nghiên cứu 32
Chương III: Kết quả nghiên cứu 33
3.1.Tỷ lệ, cường ñộ nhiễm giun truyền qua ñất ở người Êñê tại buôn
Buôr và buôn Earang
33
3.2.Các yếu tố ảnh hưởng ñến nhiễm giun 39
iv
Chương IV: Bàn luận 48
4.1.Tỷ lệ, cường ñộ nhiễm giun truyền qua ñất ở người Êñê tại buôn
Buôr và buôn Earang
48
4.2.Thực trạng các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng ñến nhiễm giun tại cộng
ñồng Ê ñê tại hai buôn nghiên cứu
51
KẾ LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
v
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành ñề tài này, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến:
- Ban giám hiệu trường Đại Học Tây Nguyên
- Phòng Sau Đại học trường Đại Học Tây Nguyên
- Khoa Y Dược , trường Đại Học Tây Nguyên
- Bộ môn Ký sinh trùng- Côn trùng
- Đặc biệt tôi bày tỏ long biết ơn sâu sắc ñến PGS.TS Nguyễn Xuân Thao
ñã tận tình trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và giúp ñỡ tôi hoàn thành ñề tài
này.
- Xin cảm ơn gia ñình và bạn bè, ñồng nghiệp ñã chia sẻ, ñộng viên tôi
trong suốt thời gian học tập.
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
BHLĐ : Bảo hộ lao ñộng (sử dụng găng tay)
Cs : Cộng sự
HGĐ : Hộ gia ñình
HS : Học sinh
GTQĐ : Giun truyền qua ñất
HX : Hố xí
HXHVS : Hố xí hợp vệ sinh
NXB : Nhà xuất bản
SR-KST & CT : Sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng
TB : Trung bình
TQPUXQN : Thói quen phóng uế xung quanh nhà
XN : Xét nghiệm
VSMT : Vệ sinh môi trường
YTNC : Yếu tố nguy cơ
Tiếng Anh
CDC : The Centers for Disease Control and Prevention
EPG : Egg per gram (số trứng trung bình trên 1 gram phân)
KAP
: Knowledge - Attitude - Practice ( kiến thức - Thái ñộ -
Thực hành)
WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Trứng và giun tóc trưởng thành 7
Hình 1.2. Chu kỳ của giun móc theo nhóm tuổi 8
Hình 1.3. Ấu trùng của giun móc chui qua da và giun móc 9
Hình 1.4. Chu kỳ phát triển của giun Tóc 11
Hình 1.5. Chu kỳ phát triển của giun móc/mỏ 15
Hình 1.6. Bản ñồ phân bố và tỷ lệ nhiễm giun 16
Hình 1.7. Phân bố tỷ lệ nhiễm giun ở Việt Nam 17
Hình 3.1. Biểu diễn tỷ lệ nhiễm giun ñũa, giun tóc, giun móc tại hai buôn
nghiên cứu
33
Hình 3.2. Biểu diễn tỷ lệ nhiễm giun ñũa, giun tóc, giun móc/mỏ theo
nhóm tuổi tại hai buôn nghiên cứu
34
Hình 3.3. Biểu diễn tỷ lệ nhiễm giun ñũa, giun tóc, giun móc/mỏ phân
theo giới tại hai buôn nghiên cứu
35
Hình 3.4. Biểu diễn tỷ lệ nhiễm giun ñũa, giun tóc, giun móc/mỏ phân
theo ñơn nhiễm và ña nhiễm tại hai buôn nghiên cứu
36
Hình 3.5. Biểu diễn tỷ lệ nhiễm giun ñũa, giun tóc, giun móc/mỏ phân
theo ñơn nhiễm, ña nhiễm theo nhóm tuổi tại hai buôn nghiên
cứu
37
Hình 3.6. Hình biểu diễn số trứng trung bình / 1gram phân của giun ñũa,
giun móc/mỏ, giun tóc ở hai xã nghiên cứu
38
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Nhóm biến số phụ thuộc 26
Bảng 2.2. Nhóm biến số ñộc lập 26
Bảng 2.3. Các biến số về kiến thức, thái ñộ, thực hành về vệ sinh cá nhân và
tác hại của giun
27
Bảng 2.4. Phân loại cường ñộ nhiễm: giun ñũa, giun tóc, giun móc/mỏ 29
Bảng 2.5. Sự kết hợp yếu tố nguy cơ và nhiễm giun 30
Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm giun ñũa, giun tóc và giun móc/mỏ tại ñịa ñiểm nghiên cứu 33
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm giun ñũa, giun tóc và giun móc/mỏ theo nhóm tuổi 34
Bảng 3.3: Tỷ lệ nhiễm giun Đũa, giun Tóc và giun móc/mỏ theo giới 35
Bảng 3.4. Tỷ lệ ñơn nhiễm và ña nhiễm các loại giun 36
Bảng 3.5. Tỷ lệ ñơn nhiễm và nhiễm phối hợp các loại giun theo nhóm tuổi 37
Bảng 3.6. Cường ñộ nhiễm giun ñũa, giun tóc và giun móc/mỏ ở hai buôn 38
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa Dùng găng tay tiếp xúc phân, rác và hành vi
nhiễm giun ñũa
39
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa ñi giày hoặc dép phân, rác và hành vi nhiễm
giun ñũa
39
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa Uống nước lã và hành vi nhiễm giun ñũa 40
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau ñại
tiện và hành vi nhiễm giun ñũa
40
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa có và không sử dụng hố xí hợp vệ sinh ảnh
hưởng ñến tỷ lệ nhiễm giun ñũa
40
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa có và không tẩy giun ñịnh kỳ ảnh hưởng ñến
tỷ lệ nhiễm giun ñũa
41
Bảng 3.13. Phân tích ña biến mối liên quan giữa nhiễm giun ñũa và các yếu tố
nguy cơ
41
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa không và có dùng găng tay tiếp xúc phân, rác
ảnh hưởng ñến nhiễm giun tóc
42
vii
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa không và có thường xuyên ñi giày hoặc dép
ảnh hưởng ñến nhiễm giun tóc
42
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa có và không thường xuyên uống nước lã ảnh
hưởng ñến nhiễm giun tóc
42
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa không và có thường xuyên rửa tay trước khi
ăn, sau ñại tiện ảnh hưởng ñến nhiễm giun tóc
43
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa không và có tẩy giun ñịnh kỳ ảnh hưởng ñến
nhiễm giun tóc
43
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa không và có sử dụng hố xí hợp vệ sinh ảnh
hưởng ñến nhiễm giun tóc
43
Bảng 3.20. Phân tích ña biến mối liên quan giữa nhiễm giun tóc và các yếu tố
nguy cơ
44
Bảng 3.21. Mối tương quan giữa có và không dùng găng tay ảnh hưởng ñến
tình trạng nhiễm giun
44
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa không và có dùng găng tay khi tiếp xúc ñất ô
nhiễm ảnh hưởng ñến tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ
45
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa không và có thường xuyên ñi dày hoặc dép
ảnh hưởng ñến tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ
45
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa có và không thường xuyên uống nước lã ảnh
hưởng ñến tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ
46
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa không và có thường xuyên rửa tay trước khi
ăn, sau ñại tiện ảnh hưởng ñến tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ
46
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa không và có tẩy giun ñịnh kỳ ảnh hưởng ñến
tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ
46
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa không và có sử dụng hố xí hợp vệ sinhảnh
hưởng ñến tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ
47
Bảng 3.28. Phân tích ña biến mối liên quan giữa nhiễm giun móc/mỏ và các
yếu tố nguy cơ
47
viii
KIẾN NGHỊ
Qua kết quả nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm
GTQĐ ở người Êñê buôn Buôr và Earang tỉnh Đắk Lắk, tỷ lệ nhiễm GTQĐ
khá cao. Các nhà quản lý y tế cần phải có các biện pháp tuyên truyền giáo dục
sức khỏe ñể nâng cao kiến thức của người dân phòng chống các bệnh giun sán
nói chung và GTQĐ nói riêng cho ñồng bào ở các vùng sâu vùng xa, ñặc biệt
cần quan tâm ñến ñồng bào dân tộc thiểu số. Tuyên truyền vận ñộng nhân dân
VSMT sạch sẽ, sử dụng hố xí hợp lý. Cần phải ñiều trị sổ giun ñịnh kỳ cho
nhân dân trong tỉnh, ñặc biệt chú trọng ñến các ñồng bào dân tộc vùng sâu
vùng xa ở tỉnh ĐắkLắk.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
[1]. Trương Quang ánh và Cs (2004), Đánh giá tình hình nhiễm giun tròn
ñường ruột ở học sinh tiểu học huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa”, Tạp chí
Y học thực hành (477), Bộ Y Tế xb, tr.83-87.
[2]. Bộ môn ký sinh trùng trường Đại học Y Hà Nội (2001), Ký sinh trùng
Y Học, Nxb Y Học Hà Nội, tr. 131-151.
[3]. Nguyễn Văn Chương và Cs (2004), “Nghiên cứu ñặc ñiểm dịch tễ học
nhiễm giun sán ñường ruột ở tỉnh Gia Lai thử nghiệm giải pháp can thiệp ở
một số trường tiểu học”, Tạp chí Y học thực hành (477), Bộ Y Tế xb, tr.43-49.
[4]. Hoàng Tân Dân, Trương Kim Phượng (1996), “Tìm hiểu tình trạng
nhiễm giun ñường ruột liên quan tới môi trường sống của nhân dân 2 xã Nhật
Tân, Hoàng Tây huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam”, Tập san nghiên cứu khoa
học, 2, (chuyên ñề), tr. 16 - 23.
[5]. Phạm Ngọc Danh (2007), “So sánh 2 phương pháp ñiều trị giun Móc
bằng Albendazol liều duy nhất và Pyrantel liều 3 ngày, ở làng Sơmei xã Đăk
sơmei”, Tập san nghiên cứu khoa học bệnh viện huyện Đăk Đoa, 2007.
[6]. Đào Văn Dũng (2004), Thiết kế nghiên cứu hệ thống Y tế, tái bản lần
thứ nhất, Nhà xuất bản Y Học- 2004.
[7]. Nguyễn Văn Dũng và Cs (2007) “Bước ñầu tìm hiểu mầm bệnh giun
ñường ruột ở ngoại cảnh của thành phố Pleiku và thị xã Kontum 2000-2001”
Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 2001-2006, Bộ Y tế Viện Sốt rét-Ký
sinh trùng-Công trùng Quy Nhơn, Nxb Y học, tr 550-556.
[8]. Trần Trọng Duy và Cs (2006), “ Thực trạng nhiễm ký sinh trùng ñường
ruột và nhận thức, thái ñộ, thực hành ở sinh viên 2 khối Y1 và y3 năm học 2005
tại trường Đại học y Thái Bình”, Tạp chí Y học thực hành (477), Bộ Y Tế xb, tr.92
- 98.
[9]. Dự án phòng chống giun sán (1998), Tài liệu tập huấn ñặc ñiểm dịch
tễ, bệnh học, ñiều trị và kỹ thuật chẩn ñoán trong phòng chống một số bệnh
giun sán chính ở Việt Nam (tài liệu dành cho cán bộ Y tế tuyến tỉnh), Bộ Y tế,
Hà Nội.
[10]. Nguyễn Văn Đề (1995), Nghiên cứu tình trạng nhiễm giun Móc và hiệu
quả của một số thuốc ñiều trị giun Móc ở ba vùng canh tác thuộc ñồng bằng
miền Bắc Việt Nam, Luận án PTS khoa học y dược, Trường Đại học Y Hà
Nội, Hà Nội.
[11]. Lương Văn Định, Nguyễn Võ Hinh, Bùi Thị Lộc (2006), “Nghiên cứu
tình trạng nhiễm GTQĐ và ñánh giá sự tái nhiễm sau can thiệp bằng
mebendazole ở trẻ em xã Hồng Vân, huyện A lưới, Tỉnh Thừa Thiên Huế,
2005-2006”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 2001-2006, Viện Sốt rét-
Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn, Nxb Y học -2007, tr.497-505.
[12]. Nguyễn Công Hoà (2006), Thực trạng, nhiễm giun truyền qua ñất ở
học sinh dân tộc nội trú A Ma Trang Long, tỉnh Đắk Lắk, Đề tài cấp cơ sở,
Trường Đại học Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột.
[13]. Nguyễn Thị Việt Hòa, Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Thu Hương, Cs
(2004), “Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình tẩy giun hàng loạt ñến sự phát
triển thể lực ở học sinh tiểu học (6-11 tuổi)”, Tạp chí Phòng chống bệnh sốt
rét và các bệnh ký sinh trùng(1), Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng trung
ương, tr.89-98.
[14]. Trần Minh Hoàng, Nguyễn Thị Phương Nga, Trần Thị Hồng (2001),
“Nhiễm ký sinh trùng ñường ruột tại xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi, thành
phố Hồ Chí Minh”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1996 - 2000, Nxb
Y học Hà Nội, tr.609 - 614.
[15]. Nguyễn Võ Hinh, Bùi Thị Lộc, Lương Văn Định (2005), “Tình
hình nhiễm giun ñường ruột ở trẻ em và vấn ñề sử dụng nhà vệ sinh,
nguồn nước sinh hoạt tại huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế năm 2004-
2005”, Công trình nghiên cứu khoa học, báo cáo hội nghị toàn quốc,
chuyên ngành sốt rét-ký sinh trùng-công trùng giai ñoạn 2001-2005, Tập
II, Viện Sốt rét-KST-CT-TW, Nxb Y học, Hà Nội, tr.172-179.
[16]. Trần Thị Hồng (2007), VietNamNet - Rau sống chứa nhung nhúc giun
sán.htm- 08:59' 06/04/2007 (GMT+7)
[17]. Nguyễn Văn Khá (2004), “Nghiên cứu ñặc ñiểm dịch tễ học nhiễm
giun sán ñường ruột ở 3 tỉnh Tây Nguyên, thử nghiệm giải pháp can thiệp ở
một số ñịa bàn”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 2001-2006, Viện Sốt
rét-Ký sinh trùng-Công trùng Quy Nhơn, Nxb Y học, tr.424-432.
[18]. Hoàng Thị Kim (1998), “Tình hình nhiễm giun truyền qua ñất ở Việt
Nam và nghiên cứu hiệu quả của một số biện pháp phòng chống” Tài liệu tập
huấn ñánh giá dịch tễ học và phòng chống các bệnh giun sán, Viện sốt rét -
KST-CT TW, tr26-30.
[19]. Lê lợi (2006), “Nhận xét tình hình nhiễm giun truyển qua ñất ở học sinh
tiểu học tỉnh Nam Định từ năm 2000 - 2005”, Tạp chí Y học thực hành (477),
Bộ Y Tế xb, tr.51 - 54.
[20]. Nguyễn Thị Quỳnh Lưu và Cs (2004), “Tình hình nhiễm giun ký sinh
trùng ñường ruột lây truyền qua ñất tại xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi thành
phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học thực hành (477), Bộ Y Tế xb, tr.103- 107.
[21]. Đinh Thị Thanh Mai và Cs (2006), “ Thực trạng nhiễm giun ñường ruột
và hiệu quả ñiều trị bằng albendazol 400mg liều duy nhất tại trường tiểu học xã
Dũng Tiến, huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng”, Tạp chí Y học thực hành (477), Bộ Y Tế
xb, tr. 55- 59.
[22]. Trần Xuân Mai, Nguyễn Vĩnh Niên, Nguyễn Long Giang (1994), Ký
sinh trùng y học, Trung tâm ñào tạo bồi dưỡng cán bộ Y tế thành phố Hồ Chí
Minh. tr.125 - 143.
[23]. Trần Xuân Mai, Trần Thị Kim Dung, Ngô Hùng Dũng, Lê Thị
Xuân, Phan Anh Tuấn (2007), Ký sinh trùng y học, Trường ñại học Y Dược
thành phố Hồ Chí Minh. tr.192 - 278.
[24]. Hoàng Văn Miêng và Cs ( 2006), “ ñánh giá tình hình nhiễm giun tròn
ñường ruột, sự xuất tán trứng giun xung quanh các loại hình nhà tiêu”, Tạp
chí Y học thực hành (477), Bộ Y Tế xb, tr. 31 - 32.
[25]. Lê Hoàng Ninh, Nguyễn Văn Truyền và Cs (1995), Dịch tễ học cơ
bản, Nxb Y học, Thành phố Hồ Chí Minh.
[26]. Trần Đình Oanh (2003), “Nghiên cứu tình trạng nhiễm giun truyền qua
ñất và ñánh giá kết quả can thiệp ở học sinh lớp 3, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa
Thiên Huế, năm 2003”,Luận văn thạc sỹ Y học, Trường ñại học Y khoa Huế
[27]. Z.S.Pawlowski, G.A.Schad, C.J.Stott (1991), Lây nhiễm và thiếu máu
do giun móc, phương pháp học phòng chống, Nxb Y học và Viện tim mạch
Hà Nội xuất bản.
[28]. Nguyễn Xuân Phách (1995), Toán thống kê và tin học ứng dụng trong
Sinh - Y - Dược, Nxb Quân ñội Nhân dân, Học viện Quân y.
[29]. Đào Ngọc Phong (1997), Thống kê Y học, Nxb Y học, Hà Nội.
[30]. Trương Thị Kim Phượng, Phạm Văn Thân, Phạm Trí Tuệ (2002)
“Đánh giá tình trạng nhiễm giun ñường ruột và kiến thức thái ñộ thưc hành
của người dân và bệnh giun ñường ruột tại một số xã thuộc huyện Đông Anh
Hà Nội“, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học chuyên ñề Ký sinh trùng,
Nxb Y học Hà Nội (1) tr162-168.
[31]. Huỳnh Hồng Quang (2008), Chương trình Quốc gia phòng chống giun
sán. Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn.
[32]. Lê Duy Sáu, Nguyễn Văn Phòng, Triệu kim Đang và Cs (2001),
“Đánh giá tình hình nhiễm giun sán ñường ruột ở vùng hồ Thác Bà tỉnh Yên
Bái “, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1996 - 2000, Nxb Y học Hà
Nội, tr.622 - 626.
[33]. Phạm Song, Đào Ngọc Phong, Ngô Văn Toàn (2001), Nghiên cứu hệ
thống y tế - Phương pháp nghiên cứu y học, Nxb Y học Hà Nội.
[34]. Ngô Thị Tâm (2005), “Tỷ lệ nhiễm giun Đũa, giun Tóc, giun móc ở
cộng ñồng dân tộc huyện Lăk, tỉnh ĐắkLắk”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu
khoa học 2001-2006, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Công trùng Quy Nhơn, Nxb
Y học, tr.517- 524.
[35]. Đỗ Dương Thái và Cs (1974), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ở
người, Nxb Y học Hà Nội, (1), tr.84 - 86.
[36]. Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh (1976), Công trình nghiên cứu Ký
sinh trừng ở Việt Nam, Nxb KH&KT ,( 1), tr.12-59, 113 - 161.
[37]. Đặng Thị Cẩm Thạch (2006), VietNamNet - 60 triệu người Việt Nam
ñang mang giun sán trong bụng!.htm 26/09/2006 (GMT+7)
[38]. Nguyễn Xuân Thao và Cs (2006), Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ
và ñánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp các bệnh GTQĐ , ñề tài cấp
Bộ, Mã số: B2002-30-07
[39]. Dương Đình Thiện (1993), Dịch tễ học Y học, Nxb Y học, Hà Nội.
[40]. Dương Đình Thiện (1997), Dịch tễ học lâm sàng, Nxb Y học, Hà Nội.
[41]. Lê Khánh Thuận, Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Văn Khá (2001),
“Nghiên cứu sự phân bố bệnh giun sán ở 10 tỉnh ven biển miền Trung, Việt
Nam ”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1996 - 2000, Nxb Y học Hà
Nội, tr.601-607.
[42]. Nguyễn Duy Toàn (2003) “Kết quả giữa kỳ hoạt ñộng dự án phòng
chống giun sán trong trường tiểu học do Tổ chức Y tế Thế giới hỗ trợ giai
ñoạn 2002-2003” Các bệnh giun sán chủ yếu hiện nay và các hoạt ñộng phòng
chống giun sán của Viện Sốt rét-KST-CT TƯ”,Thông tin phòng chống bệnh
Sốt rét và các bệnh Ký sinh trừng , Viện SR-KST&CT Hà Nội (1), Tr.82-88.
[43]. Tổ chức Y tế Thế giới (2000), Hướng dẫn công tác phòng chống các
bệnh GTQĐ và thiếu máu do giun, Nxb Y học, Hà Nội.
[44]. Tổ chức Y tế Thế giới (2006) bản ñồ dich tễ giun WHO website 2006:
www.who.int
[45]. Trường Đại học y Hà Nội (1998), Phương pháp nghiên cứu khoa học y
học, Nxb Y học, Hà Nội.
[46]. Trường Đại học y Hà Nội (2002), Dịch tễ học và thống kê trong nghiên
cứu khoa học, Nxb Y học, Hà Nội.
[47]. Phan Văn Trọng (2000) “Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng
ñến nhiễm GTQĐ ở dân cư phường Tân Tiến, thành phố Buôn Ma Thuột và
xã Cưsuê Huyện CưM’Nga tỉnh ĐắkLắk”, Tạp chí Y học thực hành (5), Bộ Y
Tế xb,tr.28-30.
[48]. Phan Văn Trọng (2002), Nghiên cứu một số ñặc ñiểm nhiễm giun
móc/mỏ ở ĐắkLắk và ñánh giá hiệu quả biện pháp ñiều trị ñặc hiệu, Luận án
Tiến sĩ Y học.
[49]. Trịnh Đình Tuấn, Trịnh Tường (2003) ”Tình hình nhiễm giun ñường
ruột ở dân tộc M’Nông Huyện Lăk tỉnh ĐắkLắk” Thông tin phòng chống
bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, Viện SR-KST&CT Hà Nội, (3), tr.92 -
98.
[50]. Lê Thị Tuyết (2001), Nghiên cứu tình trạng nhiễm giun Đũa, giun Tóc,
giun móc/mỏ và hiệu quả của biện pháp can thiệp ở một số xã tỉnh Thái Bình,
Luận án Tiến sĩ Y học
[51]. Lê Thị Tuyết (2006), “Thực trạng nhiễm ký sinh trùng ñường ruột ở
sinh viên khối Y1 năm học 2005 tại trường ñại học Y Thái Bình”, Tạp chí
Phòng chống bệnh Sốt rét và các bệnh ký sinh trúng số 3, Viện sốt rét-Ký
sinh trùng-Công trùng Trung ương, tr.61-87.
TIẾNG ANH
[52]. Albonico M, Bickle Q, Ramsan M, et al. (2003), “Efficacy of
mebendazole and levamisole alone or in combination against intestinal
infections after reeated targeted mebendazole treatment in Zanzibar”, Bulletin
of the World Health Organization ,81, pp 343-51.
[53]. Albright JW; Basaric-Keys J. (2006), “Instruction in behavior
modification can significantly alter soil-transmitted helminth (STH) re-infection
following therapeutic de-worming”, Southeast Asian J Trop Med Public Health,
37 (1), pp. 48-57.
[54]. Bartoloni-A, Guglielmetti-P et al.(1993), “Comparative efficacy of a
single 400mg dose of albendazole or mebendazole in the treatment of
nematode infections in children”, Trop-Geogr-Med, 45 (3),pp.114-116.
[55]. Belding D. L. (1942), “The Nemathelminthes or roundworm”, Text
Book of Clinical Parasitology, pp. 228 - 232, 281 - 290.
Belding D. L. (1965), “The superfamilies strongyloidea, Trichostrongyloidea
and metastrongyloidea”, Text Book of Parasitology, pp. 423 - 447.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giun truyền qua ñất (GTQĐ) có ba loại chủ yếu ở người, ñó là giun ñũa,
giun tóc và giun móc/mỏ [9].
Giun truyền qua ñất rất phổ biến, theo Tổ Chức Y tế thế giới ước tính
mỗi năm trên toàn thế giới có 130 quốc gia và khoảng 2 tỷ người nhiễm
truyền qua ñất, 135.000 người chết và 800 triệu học sinh bị nhiễm .
Giun truyền qua ñất gây thiệt hại lớn về kinh tế và sức khỏe cho người
dân, mỗi năm trên thế giới ñược ước tính nhiễm giun ñũa ký sinh trong cơ thể
người trung bình có thể tiêu thụ tới 28.616 tấn gạo; 31,8 tấn thịt; số máu bị mất
do giun móc/mỏ gây ra lên tới 27.798.400 lít và do giun tóc là 1.461.460 lít.
Việt Nam là nước nhiệt ñới, có ñịa lý phức tạp, có nhiệt ñộ, ñộ ẩm và
các yếu tố khác rất phù hợp cho bệnh giun sán phát triển quanh năm. Hơn nữa,
nước ta có nền kinh tế, chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp với tập quán bón
phân cho cây trồng càng làm cho nguy cơ cao mắc các bệnh Ký sinh trùng
ñường ruột trong ñó chủ yếu là các loại giun truyền qua ñất. Ở Việt Nam tỷ lệ
giun truyền qua ñất cao có liên quan chặt chẽ với ñói nghèo, vệ sinh môi
trường kém, dịch vụ y tế thiếu thốn; toàn quốc có 60 triệu người nhiễm giun
ñũa, 40 triệu người nhiễm giun tóc, 20 triệu người nhiễm giun móc/mỏ. Theo
Viện Sốt rét- Ký sinh trùng- Côn trùng ước tính ở Việt Nam, cứ 10 người thì có
tới 7-8 người có nhiễm giun sán ñường ruột .
ĐắkLắk là một tỉnh nằm trên Cao Nguyên phía Tây Nam của nước ta,
có ñầy ñủ các yếu tố tự nhiên và xã hội thích hợp cho sự tồn tại và phát triển
không những cho bệnh ký sinh trùng nói chung mà còn cho cả bệnh Giun
truyền qua ñất. Kết quả nghiên cứu của Ngô Thị Tâm (2005) [34 ] cho thấy tỷ
lệ nhiễm giun truyền qua ñất ở cộng ñồng dân cư Kinh, M’Nông, H’Mông,
Tày và Êñê còn rất cao ( 75.16%), trong ñó, nhiễm giun móc/mỏ là (52,70%)
cao nhất ở nhóm M’Nông, Tày rồi ñến nhóm ÊĐê và Kinh, nhiễm giun ñũa là
24,72%, cao nhất ở nhóm ÊĐê, Kinh, ñến M’Nông và Tày, nhiễm giun tóc là
2
14,84%, cao nhất ở nhóm ÊĐê, Kinh ñến M’Nông và Tày. Cả 4 nhóm dân tộc
chủ yếu nhiễm 1 loại (79,5%).
Theo Nguyễn Công Hòa (2007) [12 ] tỷ lệ nhiễm giun truyền qua ñất ở
học sinh trường dân tộc nội trú AmaTrang Long là rất cao (71,76%), trong ñó
nhiễm giun móc/mỏ chiếm tỷ lệ cao nhất ( 68,42) kế ñến là giun ñũa (13,16%
và thấp nhất là nhiễm giun tóc (2,3%).
Vấn ñề giảm tỷ lệ, cường ñộ nhiễm giun sán nói chung và các loại giun
truyền qua ñất nói riêng ở khu vực Tây Nguyên, ñặc biệt những vùng sinh
sống của ñồng bào dân tộc thiểu số bản ñịa Tây Nguyên là việc làm rất cần
thiết và cấp bách. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài:
“Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua ñất ở
người Êñê buôn Buôr và Earang tỉnh Đắk Lắk năm 2007 - 2008”.
Với các mục tiêu sau:
1. Xác ñịnh tỷ lệ, cường ñộ nhiễm giun truyền qua ñất ở người Êñê buôn
Buôr và Earang thành phố Buôn Ma Thuột.
2. Mô tả một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng ñến nhiễm giun truyền qua ñất
của người dân Ê ñê tại ñịa ñiểm nghiên cứu.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Lịch sử về bệnh giun truyền qua ñất
Trên thế giới, bệnh giun ñũa, giun tóc và giun móc/mỏ ñã ñược nói ñến
trong các tài liệu y học cổ. Cho ñến thế kỷ 17 các tác giả ñã mô tả và ñặt tên
giun ñũa là Ascaris lumbricoides (Linné, 1758), giun tóc là Trichuris
trichiura (Linné, 1771), giun móc/mỏ là Ancylostoma duodenale (Dubini,
1843) và giun mỏ là Necator americanus (Stiles, 1902). Trong chu kỳ phát
triển chúng ñều có giai ñoạn phát triển ở ngoại cảnh (trích từ: [30]). Các nhà
khoa học ñã phân loại GTQĐ như Goeze phân loại giun tóc, Owen phân loại
giun móc, Zedes nêu cách viết và ñặt tên giun sán [55 ].[56]
Jakob de Bondt (1629), Pison và Margraff (1648) mô tả ñầy ñủ hơn về bệnh
giun móc. Triệu chứng lâm sàng của bệnh giun móc ñã ñược mô tả ở Ý, Ả
Rập và Brazil từ thời kỳ Ai Cập cổ ñại. Năm 1838, Dubini phát hiện giun móc
trên một tử thi của một bệnh nhân ở Milan. Trước ñó giun móc ñã ñược mô tả
ở ñộng vật và ñược ñặt tên là “Hookworm”, có nghĩa là loài giun có móc.
Năm 1843, Dubini ñã mô tả ký sinh trùng này kỹ hơn và ñặt tên là
A.duodenale. Sau ñó một số tác giả khác như Prunez (1847), Bilharz (1852),
Criesinger (1854) cũng phát hiện tương tự và mô tả thêm. Năm 1866,
Wucherer ñã phát hiện giun móc trưởng thành ở tử thi của một bệnh nhân
thiếu máu nhiệt ñới, là một bệnh rất phổ biến và trầm trọng vào thời ñó ở
Brazil. Năm 1878, Grassi và Parona ñã xác minh những cá thể nhiễm giun
móc bằng cách tìm trứng trong phân [55].[56]
Từ năm 1877 - 1880, qua các cuộc ñiều tra cơ bản ở Ý, Grassi, Maggi,
Pavesi và anh em Parona ñã xác ñịnh căn nguyên bệnh và phương pháp chẩn
ñoán bệnh giun móc (A.duodenale). Năm 1880, khi xây dựng ñường hầm
St. Gotthard qua Alps ở Thụy Sỹ, lần ñầu tiên người ta thấy giun móc
(A.duodenale) gây ra thiếu máu nặng và phổ biến trên một phạm vi rộng.
4
Hàng ngàn công nhân ñã bị nhiễm bệnh với tỷ lệ tử vong cao. Nhiễm giun
móc (A.duodenale) ñược chứng minh là nguyên nhân gây thiếu máu của công
nhân hầm mỏ. Họ có tỷ lệ mắc bệnh cao ở nhiều nước Châu Âu thời ñó [55].
Năm 1879 - 1881, Concato, Perroncito, Bozzolo, và Graziadei ñã xác ñịnh
triệu chứng lâm sàng và biện pháp ñiều trị bệnh giun móc (A.duodenale) [56].
Perroncito (1880) lần ñầu tiên ñã mô tả quá trình phát triển của ấu trùng
giun móc (A.duodenale) có thực quản hình củ (Rhabditiform larva) sống tự do
trong ñất trở thành ấu trùng giun móc (A.duodenale) có thực quản hình trụ
(Filariform larva). Leichtenstern ñã chứng minh: Ấu trùng giun móc
(A.duodenale) có thực quản hình trụ phát triển thành giun móc trưởng thành ở
ruột non [55], [56].
Năm 1896 - 1897, Looss ñã ñể bàn tay của ông ta tiếp xúc với dịch cấy
ấu trùng giun móc do tai biến thí nghiệm. Ông ta quan sát và nhận thấy có
viêm da phát triển tại ñiểm tiếp xúc, sau ñó tìm thấy trứng giun móc trong
phân của ông và ông ñã kết luận: "người nhiễm ấu trùng giun móc
(A.duodenale) là do nó chui qua da". Năm 1911, một số tác giả khác ñã gây
nhiễm qua da trên chó với Ancylostoma caninum (giun móc ký sinh ở chó), và
họ ñã xác ñịnh ấu trùng Ancylostoma caninum có thể chui qua da, sau ñó lên
phổi, khí quản, qua hầu, rồi xuống ruột non [55], [56].
Bệnh giun móc ñã ñược ghi nhận ở Hoa Kỳ vào năm 1845, mãi ñến năm
1893 loài giun móc này mới ñược mô tả, nhưng không phân biệt ñược với
giun móc (A.duodenale, Dubini, 1843) trước ñó. Năm 1902, Stiles ñã mô tả
và ñặt tên cho loài này là N.americanus, cũng ký sinh ở người và có thể phổ
biến hơn A.duodenale ở một số nơi. Hầu như tỷ lệ thiếu máu do giun móc ở
dân cư miền Nam Hoa Kỳ thời ñó ñều do loài N.americanus [55]. Ngoài hai
loài giun A.duodenale và N.americanus, ở một số nước khác có thể có giun
móc (Ancylostoma ceylanicum, Ancylostoma braziliense, Ancylostoma
caninum) tuy không phổ biến, nhưng rất ñáng quan tâm ở một số nơi: Đài
Loan, Trung Quốc, Đông Nam Á, Surinam... Những giun Ancylostoma này
5
thường gây bệnh ở chó mèo, chu kỳ sinh học gần giống như giun móc
(A.duodenale). Chúng xâm nhập và phát triển với những mức ñộ khác nhau,
nhưng không thể hoàn thành chu kỳ sinh học, mà chỉ gây ra những tổn thương
ở vị trí ấu trùng xâm nhập (hội chứng ấu trùng di chuyển ngoài da: cutaneous
larva migrans)[55].[56]
Năm 1909, Ủy ban vệ sinh Rockefeller ñã ñược thành lập ñể phòng
chống bệnh và từ ñó các quốc gia trên thế giới ñã hợp tác lại, ñề ra chiến lược
phòng chống bệnh giun móc/mỏ (A.duodenale/N.americanus ) [56].
Đầu thế kỷ XIX những hiểu biết về bệnh GTQĐ ngày càng ñược hoàn
thiện hơn với những tài liệu khoa học ngày càng trở nên phong phú. Từ thế kỷ
XX ñến nay, có những tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật ñã giúp
con người ngày càng am hiểu sâu sắc hơn về hình thể, cấu tạo các loài GTQĐ.
Đó là tiền ñề ñể thực hiện chiến lược phòng chống các bệnh giun lây truyền
qua ñất. Tổ Chức Y tế Thế Giới (1949) ñã ñề xuất những biện pháp nhằm hạn
chế tỷ lệ nhiễm bệnh và từ ñó không ngừng ñề ra các chiến lược và chương
trình khống chế bệnh giun sán toàn cầu. Ở Việt Nam từ thời Tuệ Tĩnh, Hải
Thượng Lãn Ông ñã ñưa ra nhiều phương pháp phòng bệnh và các bài thuốc
chữa trị về bệnh GTQĐ ở người [56]. Vào thế kỷ XIV, thời Tuệ Tĩnh bệnh giun
sán cũng như các bài thuốc chữa giun sán ñã ñược ñề cập trong “Nam dược thần
hiệu” (trích từ [35])
Cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX, ñã có các cuộc ñiều tra giun sán ñầu
tiên ở Việt Nam của các tác giả: Séguin (1905), Mouzels (1907), Braur
(1910), ñặc biệt là công trình nghiên cứu của Leger và Mathis (1911) tương
ñối toàn diện về giun sán ñường ruột. Đến năm 1936, ñiều tra cơ bản của
Đặng Văn Ngữ và cộng sự về các loài giun sán y học ở Việt Nam cho thấy
tình hình nhiễm giun sán nghiêm trọng ở người (trích từ:[35], [36]).
Cho ñến năm 1954 những ñiều tra cơ bản, những nghiên cứu về dịch tễ
học, nghiên cứu về hình thể, bệnh học, ñặc ñiểm sinh học, về miễn dịch học và
biện pháp phòng chống các bệnh giun sán ñã ñược triển khai trên diện rộng ; từ
6
ñó ñến nay ở Việt Nam ñã có hàng ngàn công trình nghiên cứu về giun sán nói
chung cũng như về các loại giun truyền qua ñất chủ yêú như giun ñũa, giun tóc
và giun móc/mỏ, kết quả những nghiên cứu cho thấy ñây là những loài giun phổ
biến và có tỷ lệ nhiễm cao ở nước ta, gây nhiều tác hại ảnh hưởng tới sức khoẻ
cộng ñồng, [23].
1.2. Tác hại của giun truyền qua ñất
1.2.1. Tác hại của giun ñũa
Các biểu hiện lâm sàng ở người bị nhiễm giun ñũa rất mờ nhạt, thường
chỉ ñược phát hiện dựa trên kết quả xét nghiệm phân, hoặc giun trưởng thành
ra ngoài cùng với phân. Tỷ lệ nôn và ñại tiện ra giun chỉ khoảng 0,5% người
lây nhiễm trứng giun ñũa theo ñường ăn uống [19],
Khi ấu trùng giun ñũa ra khỏi trứng và xuyên qua niêm mạc ruột thì
không gây tổn thương gì, sau ñó tới giai ñoạn chu du, ấu trùng giun ñũa gây
tổn thương những cơ quan, tổ chức mà ấu trùng ñi qua; ñặc biệt ở phổi gây
hội chứng Loeffler. Do ấu trùng tương ñối lớn nên làm chảy máu các huyết
quản phổi gây xung huyết, ho, ñau ngực, xét nghiệm thấy bạch cầu ái toan
tăng cao, chụp X Quang thấy hình ảnh thâm nhiễm phổi, giống phế quản phế
viêm, từ ngày thứ 18, triệu chứng bắt ñầu giảm và mất ñi hoàn toàn sau 22-28
ngày. Ngoài ra ấu trùng giun ñũa có thể cư trú ở não, tuỷ sống gây ra các ổ áp
xe Ký sinh trùng. Giun ñũa trưởng thành trực tiếp chiếm chất dinh dưỡng gây
rối loạn chuyển hoá làm suy yếu cơ thể. Khi số lượng giun nhiều ở ruột chúng
tập trung lại với nhau gây ra các búi giun gây tắc cơ học với hội chứng tắc
ruột ñiển hình: ñau bụng, nôn ói, bí trung ñại tiện, chướng bụng; trong trường
hợp này phải can thiệp ngoại khoa mổ ñể lấy búi giun tại chỗ tắc ruột ra.
Ngoài ra, khi giun ñũa chui lên ống mật gây ra triệu chứng cơn ñau hạ sườn
phải dữ dội và nhiều biến chứng như viêm ñường mật, áp xe gan…. Giun ñũa
có thể chui lên ruột thừa gây viêm ruột thừa, gây lồng ruột , thủng ruột. Giun
trưởng thành gây tắc ruột chiếm tỷ lệ 38-87,5%; số giun ñếm ñược trong
những trường hợp này lên ñến trên 60 con. Mỗi ngày cứ 26 con giun ñũa
7
trong ruột có thể ăn hết 4g ñạm trong tổng số 35-50g ñạm ñược ñưa vào cơ
thể. Đối với trẻ em bị nhiễm giun ñũa, cơ thể sẽ giảm hấp thu ñường từ gạo.
Nếu nhiễm khoảng 15 con giun ñũa, cơ thể sẽ mất ñi 13,4% chất mỡ, 7,2%
chất ñạm trong khẩu phần ăn hằng ngày, nên rất ảnh hưởng ñến sự phát triển
cả thể chất và tinh thần của trẻ .
Trẻ nhiễm GTQĐ sẽ làm suy giảm thành tích học tập, theo Ngô Hùng
Dũng, trường Đại học Y dược Tp.HCM, cho rằng: “Giun ñường ruột ký sinh
sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều ñến sự phát triển về thể chất cũng như trí tuệ, nhất
là ñối với trẻ em”. Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm giun ñũa tại các tỉnh phía Bắc từ
60-95%, tại các tỉnh phía nam có tỷ lệ từ 13-46% và bình quân mỗi người có
14,3 ± 8,4 giun ñũa trong ruột .
1.2.2. Tác hại của giun Tóc
Nếu số lượng nhiễm ít, sẽ không có biểu hiện lâm sàng. Trường hợp
nhiễm nhiều, niêm mạc ruột sẽ bị tổn thương nặng và luôn bị kích thích gây
nên các triệu chứng buồn nôn, ñau bụng, tiêu chảy, hay một hội chứng giống
lỵ (ñi ngoài nhiều lần, phân có lẫn nhầy máu mũi). Chỗ trực tràng bị viêm và
trực tràng bị sa thường phủ ñầy giun.
Hình 1.1. Trứng và giun tóc trưởng thành [55]
8
Nhiễm giun tóc nhiều sẽ dẫn ñến hội chứng thiếu máu. Ở trẻ nhỏ sẽ gây chậm
lớn, chậm phát triển trí tuệ. Giun tóc ký sinh trong ruột thừa, hoặc chính
chúng là tác nhân dẫn vi trùng vào gây nên tình trạng viêm ruột thừa
1.2.3. Tác hại của giun móc/mỏ
Giun này xâm nhập vào cơ thể qua da, mô, biểu bì, hoặc nhiễm theo
ñường tiêu hóa, xuyên qua thực quản tới phổi. Người bị lây nhiễm lần ñầu, ở
vùng da ấu trùng chui qua có phản ứng viêm da dị ứng tại chỗ gây hiện tượng
“ñất ăn chân”. Giun trưởng thành ngoạm sâu dưới lớp niêm mạc ruột gây ra
những vết loét, khi bị bội nhiễm vi khuẩn vết loét sẽ sùi như hạt ổi. Trong
ruột, giun móc/mỏ thường xuyên hút chất dinh dưỡng, làm cơ thể mất sắt,
giảm huyết sắc tố, giảm một số loại vitamin A, B1, B2, C..., ion sắt[27].
Hình 1.2. Chu kỳ của giun móc [2].
Các biểu hiện lâm sàng thường là rối loạn tiêu hóa, rối loạn vị giác (người
bệnh ăn dở), buồn nôn, ăn mất ngon, ñau bụng vùng quanh rốn hay ở vùng
thượng vị như trong bệnh loét dạ dày - tá tràng, ñại tiện phân ñen...
9
.Người bệnh thấy mệt mỏi, làm việc uể oải, chán ăn, nặng chi dưới khi ñi
lại. Một triệu chứng nổi bật ở những người bệnh giun móc/mỏ là thiếu máu.
Hình 1.3. Ấu trùng của giun móc chui qua da và giun móc [31].
Thiếu máu ngày một nặng, ở trẻ em và phụ nữ có thai, tình trạng thiếu
máu còn có thể phát triển rầm rộ dẫn ñến tử vong. Vừa hút máu, giun còn tiết
ra chất làm chậm ñông máu nên dẫn ñến mất máu kéo dài. Các ñộc chất này
còn hủy hoại các loại thức ăn giàu ñạm, mỡ, ñường khiến người bệnh mất hết
sinh lực và khả năng lao ñộng. Trẻ em bị còi cọc, chậm lớn, phụ nữ có thai dễ
bị sảy thai hoặc thai chết lưu. Giun móc/mỏ ký sinh chủ yếu ở người nhưng
cũng có nhiều báo cáo ñã gặp ở khỉ
10
1.3. Chu kỳ phát triễn của giun truyền qua ñất
1.3.1. Chu kỳ phát triễn của giun ñũa
Giun ñũa sống chủ yếu ở ruột non. Lây lan chủ yếu qua thức ăn vấy bẩn,
có chứa trứng giun. Khi ăn phải trứng có ấu trùng vào ñường tiêu hoá, nhờ tác
dụng co bóp của dạ dầy, ruột và dịch vị, dịch ruột, dịch tiêu hoá sẽ làm tan vỏ
trứng và ấu trùng ñược giải phóng xuyên qua thành ruột non, theo ñường máu
ñến gan, lưu lại ở ñó 3-4 ngày rồi sau ñó theo tĩnh mạch trên gan ñến tim rồi
ñến phổi. Ở ñây nó lột xác hai lần rồi ñi dần lên cuống phổi, sang hầu, sau ñó
ñược nuốt trở xuống ống tiêu hoá, ñịnh vị ở ruột non và trưởng thành ở ñó.
Thời gian diễn biến của chu kỳ trong cơ thể con người kể từ khi người ăn phải
trứng có ấu trùng ñến khi giun trưởng thành phải mất khoảng 60 ngày. Giun
ñũa có thể sống ñến một năm.
1.3.2. Chu kỳ phát triễn của giun Tóc
Giun tóc trưởng thành dài khoảng 4cm, ký sinh ở manh tràng và ruột kết,;
giun tóc cái bắt ñầu ñẻ trứng 60-70 ngày sau khi nhiễm. Giun tóc cái ở manh
tràng ñẻ trứng 3.000-20.000 trứng/ ngày. Trứng chưa có phôi bài xuất theo
phân ra ngoài, ở ngoài ñất, trứng sẽ phát triển thành trứng giai ñoạn 2 tế bào,
rồi trứng ở giai ñoạn phôi dâu; sau ñó trứng phát triển thành trứng có ấu trùng
bên trong, trở thành trứng có khả năng gây nhiễm; sau khi người ăn phải
trứng này qua tay bẩn hoặc qua thức ăn, các ấu trùng thoát vỏ trong ruột non;
ấu trùng trưởng thành và ký sinh ở manh tràng, giun tóc trưởng thành sống
khoảng 5-10 năm trong ñường tiêu hóa của người
11
Hình 1.4. Chu kỳ phát triển của giun Tóc
1.3.3. Chu kỳ phát triển của giun móc/mỏ
Chu kỳ của 2 loài giun N.americanus và A.duodenale không hoàn toàn
giống nhau. Có những ñiểm khác biệt quan trọng. Giun N.americanus chỉ lây
nhiễm qua ñường da. Giun A.duodenale lây nhiễm cả qua ñường tiêu hóa cả
qua ñường da. Chu kỳ sinh học của giun A.duodenale lây qua ñường da giống
như giun N.americanus [22], [45].
12
1.3.3.1. Chu kỳ sinh học giun móc/mỏ lây qua ñường da
- Vị trí kí sinh: Giun móc/mỏ ký sinh ở tá tràng, nếu số lượng giun nhiều
có thể thấy giun móc/mỏ ký sinh cả ở phần ñầu và phần giữa của ruột non.
Giun móc/mỏ ngoạm vào niêm mạc ruột ñể chiếm thức ăn [35], [45].
- Dinh dưỡng: Cả giun ñực và cái trưởng thành ñều sống ký sinh.
Phương thức ăn của giun móc/mỏ: Wel, (1931), quan sát giun móc chó,
thấy giun móc ngoạm vào niêm mạc hút máu và thải ra hậu môn giun sau 1 -
4 phút. Theo báo cáo kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới (1982) một giun
móc A.duodenale hút 0,16 - 0,34ml máu/1 ngày. Một giun N.americanus hút
0,03 - 0,05ml máu/1 ngày , ( trích từ: [27], [50]), [51].
Giun móc/mỏ ăn máu, ăn hồng cầu, hemoglobin , ăn sắt trong hồng cầu
và cả sắt huyết thanh, acid folic, protein huyết thanh... Giun móc/mỏ có nhu
cầu sử dụng protein huyết thanh nhiều hơn hồng cầu. Những chất dinh dưỡng
giun móc/mỏ chiếm của vật chủ là những chất ñã ñồng hóa [45].
- Chu kỳ sinh học của giun móc/mỏ
Sau khi giao phối, giun cái ñẻ trứng ở ruột non, một giun A.duodenale ñẻ
khoảng 20.000 trứng mỗi ngày và N.americanus ñẻ khoảng 10.000 trứng mỗi
ngày. Số lượng trứng ñẻ hàng ngày của giun móc/mỏ thay ñổi khác nhau, tùy
thuộc nhiều yếu tố như: tuổi nhiễm giun, tình trạng dinh dưỡng của vật chủ,
ñáp ứng miễn dịch cục bộ tại ruột của vật chủ. Trứng theo phân ra ngoại cảnh
gặp ñiều kiện thuận lợi: ấm, ẩm ướt, có ñủ oxy, ñộ ẩm cao, pH trung tính và
nhiệt ñộ thích hợp (25 O
C - 35O
C), sự phôi hóa và nở ấu trùng trong vòng 24
giờ. Trứng của A.duodenale không thể nở ở nhiệt ñộ ≥ 450
C, còn trứng của
N. americanus không thể nở ở nhiệt ñộ ≥ 400
C [2], [22], [27].
Ấu trùng không thể phát triển trong nước mặn, khi bị khô ấu trùng sẽ bị
chết nhanh trong 24 giờ. Cũng vì vậy việc lan truyền bệnh thường bị hạn chế
trong mùa khô của năm [27].
Lúc ñầu ấu trùng có kích thước dài khoảng 0,2mm - 0,3mm, ñầu hơi tày,
ñuôi nhỏ, thực quản có ụ phình. Ấu trùng giai ñoạn I sống trong ñất, lớn
13
nhanh, ăn các chất hữu cơ ở ñất. Sau khoảng 3 ngày, lột vỏ thành ấu trùng giai
ñoạn II, chiều dài ≥ 0,5 mm, thực quản phần trên hình trụ, phần dưới hình củ.
Ấu trùng giai ñoạn II phát triển chừng 5 ngày, thực quản chuyển thành hình
trụ mất ụ phình, lột vỏ lần thứ hai ñể chuyển thành ấu trùng giai ñoạn III
(larva filariform), có chiều dài 0,5 - 0,7mm, có khả năng chui qua da vật
chủ vào cơ thể. Ấu trùng giai ñoạn III có hướng ñộng ñặc biệt ñể tìm vật chủ,
có thể sống tới 6 tuần ở ñất, ấu trùng giai ñoạn III không ăn uống gì, di
chuyển bằng năng lượng dự trữ, ấu trùng ưa nơi ñất cát, nhiệt ñộ thích hợp 28
- 320
C [2], [22], [27].
Sau khi chui qua da xâm nhập vào cơ thể vật chủ, ấu trùng theo ñường
tĩnh mạch tới tim phải rồi tới phổi, ấu trùng chọc thủng mao mạch vào phế
nang, theo khí quản lên họng, ñến thực quản, xuống dạ dày, ruột, phát triển
thành giun trưởng thành, ký sinh ở tá tràng hoặc ruột non. Từ ấu trùng giai
ñoạn III phát triển thành giun trưởng thành phải qua hai lần lột vỏ thành ấu
trùng giai ñoạn IV (cần 3 - 7 ngày), thành ấu trùng giai ñoạn V (cần khoảng
13 ngày), ấu trùng giai ñoạn V cần 3 - 4 tuần mới phát triển thành giun trưởng
thành. Cả chu kỳ giun móc/mỏ gồm hai giai ñoạn phát triển: Giai ñoạn phát
triển ở ngoại cảnh và giai ñoạn ký sinh, ấu trùng qua 5 lần lột vỏ. Thời gian
hoàn thành chu kỳ cần 6 - 8 tuần lễ, có giai ñoạn ấu trùng chu du trong cơ thể
như giun ñũa [2], [23],[27].
Gần ñây người ta ñã chứng minh: Trong chu kỳ sinh học của giun móc
(A.duodenale) lây nhiễm qua ñường da, ấu trùng có giai ñoạn ngủ (thời kỳ
nằm yên) ở tổ chức của vật chủ. Giai ñoạn ngủ có thể kéo dài tới 8 tháng, ñây
là một tiến bộ trong lĩnh vực nghiên cứu sinh học giun móc, có tầm quan
trọng trong dịch tễ học cũng như kiểm soát, ñiều trị bệnh giun móc. Tới nay
vẫn chưa hiểu biết hết những biến ñổi của ấu trùng giun móc trong giai ñoạn
ngủ, ấu trùng giun móc ở giai ñoạn ngủ kháng lại hầu hết các loại thuốc, các
hóa chất ñặc hiệu ñiều trị giun móc. Sau thời gian ngủ ấu trùng lại tiếp tục
phát triển ñể hoàn thành chu kỳ. Hiện tượng ngủ của ấu trùng giun móc cũng
14
có thể xảy ra ở cơ của các ñộng vật có vú khác, do vậy gợi ý có thể nhiễm
giun móc do ăn thịt sống chưa nấu chín. Người ta ñã chứng minh bằng thí
nghiệm gây nhiễm ấu trùng giun móc vào ñộng vật mồi, rồi cho chó ăn ñộng
vật mồi, ấu trùng giun móc tiếp tục phát triển thành giun trưởng thành ở chó.
Qua nhiều nghiên cứu gây nhiễm thực nghiệm, người ta thấy không phải tất
cả các ấu trùng giun móc A.duodenale ñều có giai ñoạn ngủ. Có những ấu
trùng giun móc A.duodenale sau khi chu du trong cơ thể, ñến thẳng ruột, phát
triển thành giun móc trưởng thành. Nhưng một số ấu trùng có giai ñoạn ngủ ở
tổ chức trước khi di chuyển tới phổi và ruột [2], [22],[27].
Tuổi thọ của giun N.americanus 10 - 15 năm, giun A.duodenale 4 - 5 năm.
1.3.3.2. Chu kỳ sinh học của giun móc lây qua ñường tiêu hóa
Chu kỳ sinh học giun móc lây qua ñường tiêu hóa có nhiều ñiểm khác
biệt quan trọng so với chu kỳ giun móc lây qua da, ấu trùng thực quản có hình
trụ A.duodenale có thể theo các thực phẩm tươi sống, rau quả... nhiễm qua
ñường ăn uống. Tuy nhiên trên thực tế ñiều tra ở Việt Nam và một số nước
trên thế giới cho thấy: Hiện tượng nhiễm qua ñường tiêu hóa nếu có thì cũng
không ñáng kể, vì tỷ lệ nhiễm giun móc ở trẻ em nói chung rất thấp, trong khi
trẻ em nhiễm rất nhiều loài giun khác qua ñường tiêu hóa [27], [55], [56].
Khi nhiễm qua ñường tiêu hoá, ấu trùng không có giai ñoạn chu du trong
cơ thể. Ấu trùng xuống thẳng ruột non chui vào niêm mạc ruột, phát triển ở ñó
rồi chui ra lòng ruột, phát triển thành giun trưởng thành [27], [55], [56].
Ngoài ra ấu trùng A.duodenale có thể truyền qua nhau thai gây nhiễm
cho bào thai ở tử cung. Có khoảng 100 trường hợp trẻ em dưới 5 tuổi ở Trung
Quốc bị bệnh giun móc ñược mô tả từ những năm 1960, kết quả xét nghiệm
ñều do A.duodenale [27],[43],[44].
Foster (1932) ñã gây nhiễm giun móc trên chó có thai và thấy chó con ñẻ
ra ñã có giun A.duodenale ngay. Nhiều trẻ sơ sinh dưới 30 ngày tuổi ñã nhiễm
A.duodenale, trong khi ñó thời gian ủ bệnh ngắn nhất do A.duodenale là (42 -
52 ngày), do ñó những trẻ sơ sinh này chắc chắn phải nhiễm trước khi sinh ở
15
tử cung. Người ta cho rằng: A.duodenale trong các tổ chức có thể là nguồn lây
nhiễm truyền qua vú, gây nên bệnh giun móc ở trẻ sơ
Hình 1.5. Chu kỳ phát triển của giun móc/mỏ [2].
1.4. Những yếu ảnh hưởng tới tình trạng nhiễm giun sán truyền qua ñất
1.4.1. Yếu tố tự nhiên
Các ñiều kiện thích hợp ñể trứng và ấu trùng GTQĐ phát triển là phải có
ñủ oxy, ấm, ẩm ướt, ñộ ẩm cao, nhiệt ñộ từ 200
C - 300
C, râm mát, lượng mưa
cần phải ñạt 100mm ñối với bất kỳ tháng nào, tức là 9 - 10 ngày mưa/1 tháng,
pH ñất trung tính, ñộ mùn của ñất cao và các ñiều kiện kinh tế - xã hội khác
phải phù hợp. Mật ñộ dân số cao ở những thành phố, thị trấn, ñồng bằng, tạo
ñiều kiện thuận lợi lan truyền bệnh GTQĐ [2],[27],[55].
Nếu một nơi nào ñó, lượng mưa trung bình hằng năm ñủ cho trứng và ấu
trùng GTQĐ phát triển, nhưng mưa chỉ tập trung theo mùa và chỉ kéo dài vài
tháng thì sự lây nhiễm ở ñó rất nhẹ. Nhiễm GTQĐ nặng có thể xảy ra ở vùng
khô cằn, nếu như việc tưới nước cho cây trồng ở ñó ñủ tạo ra ñộ ẩm thích hợp
16
(Bắc Phi, Đông Địa Trung Hải, Tây Bắc Ấn ñộ). Sự nhiễm giun móc/mỏ cũng
có thể xảy ra ở những vùng hầm mỏ, ñường hầm [27], [55],[56].
1.4.2. Yếu tố xã hội
Kinh tế nước ta chủ yếu là nền nông nghiệp, có tập quán dùng phân tươi
ñể bón ruộng và hoa màu không qua giai ñoạn xử lý. Mặt khác không sử dụng
bảo hộ lao ñộng, thói quen ñi chân ñất, ăn rau sống, uống nước chưa ñun sôi,
thói quen phóng uế bừa bãi, không rửa tay trước khi ăn và sau khi ñi vệ sinh,
việc sử dụng hố xí không hợp vệ sinh…tạo ñiệu kiện thuận lợi cho sự sinh
trưởng, phát triễn và lan truyền của bệnh GTQĐ .
1.5. Tình hình nhiễm giun truyền qua ñất trên thế giới và trong nước
1.5.1. Tình hình nhiễm giun trên thế giới
Giun Trên thế giới, theo tổ chức CDC (The Centers for Disease Control
and Prevention) 2005, ước tính tỷ lệ nhiễm GTQĐ: ở Trung Quốc 86 triệu
người, Đông Nam châu Á-Thái bình dương 204 triệu người, Cận Sahara Châu
Phi 173 triệu, Châu Mỹ La tinh và vùng Caribe 84 triệu người và vùng Trung
Đông và Bắc Phi là 23 triệu người.
Hình 1.6. Bản ñồ phân bố và tỷ lệ nhiễm giun
17
Theo thống kê của chuyên gia Tổ chức Y Tế Thế Giới Dr.Carlo Urabani
(1998) Năm 1987, trên thế giới có 900 - 1000 triệu người nhiễm giun ñũa, 500
- 700 triệu người nhiễm giun móc. Năm 1997, trên thế giới ước tính có khoảng
hơn 1 tỷ người nhiễm giun ñũa, 800 - 900 triệu người nhiễm giun móc. Số liệu
trên phân theo khu vực cho thấy: 685 triệu người Đông Nam Á, 132 triệu người
ở Châu Phi, 104 triệu người ở Trung Nam Mỹ. Năm 1998 của Tổ chức Y tế
Thế giới ñánh giá rằng trên toàn cầu có: 1,4 tỷ người nhiễm giun ñũa; 1,3 tỷ
người nhiễm giun móc. Ngày nay, các nước ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ tỷ
lệ nhiễm GTQĐ vẫn còn cao: giun Đũa 96%, giun tóc 98% và giun móc 41%
(Stephenson LS; Latham MC; Adams EJ; Kinoti SN; Pertet A, 1993).
Trên thế giới có khoảng 900 triệu người mắc bệnh giun móc và khoảng
60.000 người chết hàng năm. Bệnh giun móc khu trú ở các vùng nhiệt ñới và
cận nhiệt ñới, Châu Á, Nam và Trung Mỹ, Phi châu. Các nước có tỷ lệ nhiễm
cao như Ấn Độ, Philippines, Úc, Trung Quốc, Thái Lan, lào, Campuchia và
Việt Nam. Ở Việt Nam tỷ lệ nhiễm giun móc khác nhau và phân vùng theo
ñiều kiện thổ nhưỡng, miền cao hay miền sông nước, nghề nghiệp. Tỷ lệ
nhiễm ở phía Bắc khoảng 30-40%, phía Nam khoảng 10-20% .
1.5.2. Tình hình nhiễm giun ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng Đông Nam Châu Á, có khí hậu nhiệt ñới nóng
ẩm, mặt khác có nền kinh tế chưa phát triển, có nhiều phong tục, tập quán lạc
Hình 1.7. Phân bố tỷ lệ nhiễm giun ở Việt Nam [44]
18
hậu…Tất cả những yếu tố ñó tạo ñiều kiện cho bệnh GTQĐ tồn tại và phát
triển. Theo kết quả nghiên cứu 500.000 người trên toàn quốc của Hoàng Thị
Kim (1998)cho thấy: Nhiễm giun Đũa (Ascaris lumbricoides): Vùng ñồng
bằng phía Bắc 80-95%; vùng ñồng bằng miền Trung 70,5%; vùng Tây
Nguyên 10-25%; vùng ñồng bằng miền Nam 45-60%. Tuy tỷ lệ nhiễm rất
cao, nhưng cường ñộ nhiễm không cao, số trứng trung bình / 1 g phân <
10.000 trứng (khoảng 5-10 con giun/ người). Lứa tuổi nhiễm cao nhất là trẻ
em và tuổi học ñường. Tỷ lệ nhiễm giun ñũa có sự biến ñộng lớn về khu vục,
khuynh hướng gia tăng ở miền núi và miền Nam do sự di dân từ miền xuôi
ñến các vùng kinh tế mới mang theo cả tập quán dùng phân tươi ñể bón hoa
màu…
Nhiễm giun móc: Ở Việt Nam chủ yếu là loài Necator americanus (95%),
còn loài Ancylostoma duodenale (5%). Tỷ lệ nhiễm này ñứng hàng thứ hai sau
giun ñũa (trên phạm vi cả nước): Vùng ñồng bằng phía Bắc nhiễm từ 3-60 %;
vùng ñồng bằng miền Trung 66-69 %; vùng Tây Nguyên 47 % và vùng ñồng
bằng miền Nam 52-68 %. Nhiễm giun móc chủ yếu tập trung ở những người
trồng hoa màu, trồng cây ăn trái, vườn cà phê, công nhân cạo mủ cao su, công
nhân nông trường mía. Các tỉnh thuộc vùng ñồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ
nhiễm thấp. Các tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ tỷ lệ nhiễm cao, có nơi ñến
50% người ñược ñiều tra phát hiện có mang giun móc/mỏ trong người.
Nguyên nhân gây ra tỷ lệ nhiễm khác nhau là do tính chất thổ nhưỡng và
ñiều kiện canh tác, tuổi, giới và nghề nghiệp của từng vùng. Cường ñộ nhiễm
chung không cao, ña số là ở mức ñộ trung bình (khoảng <1000 trứng / 1g
phân và khoảng dưới 25 con giun/ người) [9], Nhiễm giun tóc (Trichuris
trichiura): Phân bố không ñều, có sự chênh lệch rất rõ giữa các vùng: Vùng
ñồng bằng phía Bắc 58-89 %; vùng ñồng bằng miền Trung 27-47 %; vùng
Tây Nguyên 1,7 % và vùng ñồng bằng miền Nam 0,5-1,2 %. Sự khác nhau
trên có thể là: Nhân dân ở niềm Nam không có tập quán dùng phân tươi ñể
19
bón cây trồng, mặt khác ở miền Nam cường ñộ nắng và số giờ nắng trung
bình cao hơn ở miền Bắc, trứng giun ở trong ñất có thể dễ bị phá huỷ hơn.
Theo Nguyễn Võ Hinh và cộng sự (2005), nghiên cứu tình hình nhiễm
giun tại 3 xã vùng xa của huyện A Lưới tỉnh Thừa thiên Huế cho thấy tình
hình nhiễm giun rất nặng: Đặc biệt là dân tộc thiểu số người Pa Kô (nhiễm
chung 90,65%, giun ñũa 84,17%; giun tóc 25,90 và giun móc 55,40% )
Trứng giun tóc có sức ñề kháng ở ngoại cảnh khá cao. Trứng ñã có ấu
trùng vẫn có thể tồn tại ñến 5 năm. Miền Bắc: tỷ lệ nhiễm rất cao, chỉ ñứng
sau bệnh giun ñũa, tỷ lệ nhiễm ở vùng ñồng bằng khoảng 58-89%, trung du là
38-41%, vùng núi 29-52% và ven biển là 28-75%. Miền Trung: tỷ lệ nhiễm có
phần thấp hơn, vùng ñồng bằng là 27-47%, vùng núi: 4-10%, ven biển: 12.7%
và Tây Nguyên là 1.7%. Miền Nam: tỷ lệ nhiễm thấp nhất so với cả nước,
vùng ñồng bằng có tỷ lệ nhiễm chỉ 0.5-1.5% (nguyên do có thể miền Nam,
người dân không có tập quán dùng phân tươi ñể bón, mặt khác số giờ nắng,
cường ñộ nắng và nhiệt ñộ cao hơn miền Bắc, nên trứng giun vì thế khó tồn
tại và không sống ñược). Nhiễm giun ñũa thường ñồng nhiễm với giun tóc,
liên quan giữa nhiễm giun tóc với ñộ tuổi và giới tương tự như giun ñũa;
cường ñộ nhiễm giun tóc ở mức ñộ nhẹ ở ña số các vùng ñiều tra,số trứng
trung bình trên 1 gam phân < 1.000 trứng; tỷ lệ tái nhiễm sau ñiều trị 6 tháng
bằng Albendazole liều 400 mg x 3 ngày là 51% và cường ñộ tái nhiễm thấp.
1.5.3. Tình hình nhiễm giun ở Tây nguyên
Khu vực Tây Nguyên có khí hậu và ñiều kiện môi trường rất thuận lợi
cho các bệnh ký sinh trùng phát triển, ñặc biệt là các bệnh giun sán. Trong
những năm qua, khoa Ký sinh trùng – Viện sốt rét KST - CT Quy Nhơn ñã
ñiều tra cơ bản ở 14 tỉnh: Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hoà, Phú Yên,
Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị,
Quảng Bình, Gia Lai, Kon Tum, ĐắkLắk. Kết quả ñiều tra xét nghiệm 35.651
mẫu phân ở người thuộc 14 tỉnh cho thấy: tỷ lệ nhiễm giun ñũa là 30, 28%,
giun tóc 4,83%, giun móc 35,12%. Khu vực miền Trung-Tây Nguyên, tập
20
quán sử dụng phân tươi rất ít, nhưng thói quen phóng uế ra các bãi cát, bãi
biển, cánh rừng… lại phổ biến,[41],[48].
Thời tiết của khu vực miền Trung-Tây Nguyên có mưa và nắng kéo dài
ít nhiều ñã làm hỏng trứng giun móc/mỏ không phát triển thành ấu trùng nên
khả năng lây nhiễm hạn chế. Điều tra của khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét-
KST-CT Quy Nhơn ñầu năm 2008 tại một số ñiểm thuộc 4 tỉnh Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Gia Lai và ĐắkLắk qua 1623 người xét nghiệm, phát hiện 339
ca nhiễm giun móc/mỏ, chiếm tỷ lệ chung là 20,88%; trong ñó cao nhất tại
ñiểm Eakênh (ĐắkLắk) 27,31%, có lẽ do ấu trùng giun móc/mỏ phát triển
thuận lợi ở vùng cà phê ñất xốp, ẩm thấp cộng với người dân ñi chân ñất
chăm bón cây cà phê, cao su sẽ tạo thuận lợi cho ấu trùng tiếp cận qua da. Về
cường ñộ nhiễm giun móc/mỏ chung qua số trứng trung bình/1 gam phân là
186,33, trong ñó cường ñộ nhiễm cao cũng ở Eakênh (ĐắkLắk) 243,22 và
Yang Bắc (Gia Lai) 214,23. Kết quả này so với tiêu chuẩn phân loại cường ñộ
nhiễm các bệnh GTQĐ của Tổ chức Y tế thế giới thì cường ñộ nhiễm giun
móc/mỏ ở các ñiểm nghiên cứu này ở mức ñộ nhẹ .
Tây Nguyên có tỷ lệ nhiễm giun truyền qua ñất khá cao, nhiễm giun
móc/mỏ cao nhất kế ñến giun ñũa, giun tóc tỷ lệ nhiễm thấp nhất khác hẳn với
các vùng khu vực phía Bắc: Nhiễm cao nhất là giun ñũa ñến giun tóc giun
móc/mỏ thấp nhất [12],[34],[49].
Nguyễn Xuân Thao và cộng sự (2006) nghiên cứu nhiễm giun TQĐ
ở hai xã tỉnh Đắk Lắk thấy tỷ lệ nhiễm giun TQĐ là 72,51%, trong ñó người
Kinh nhiễm giun ñũa 4,48% giun móc/mỏ 66,50%, giun tóc thấp 0,75%;
người ÊĐê nhiễm giun ñũa 33,51% giun móc/mỏ 64,49%, giun tóc thấp
0,51% [38] .
Phan Văn Trọng (2000) ñiều tra trên người dân ở các vùng canh tác
khác nhau cho thấy: tỷ lệ nhiễm giun TQĐ 51,82-71,87% trong ñó giun ñũa
25,13%; giun tóc 3,77%; giun móc/mỏ 61,84% [47]. Một nhiên cứu khác của
cùng tác giả cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ 44,5%-85,3% tùy vùng ñất
21
canh tác, cao nhất ở vùng trồng rau màu [48]. Theo kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Xuân Thao và CS (2006) [ 38] cho thấy tỷ lệ nhiễm giun truyền qua
ñất tại xã Hòa thắng thành phố Buôn Ma Thuột (38,4%), xã ÊaKnuêk huyện
Krông Pắk (58,5%) và xã Êayông huyện Krông Pắk (71,2%).
WHO ñã ñưa ra chiến lược phòng chống các bệnh giun truyền qua ñất từ
năm 1963. Năm 1967 tổ chức phòng chống ký sinh trùng Châu Á ñược thành
lập và Việt Nam là thành viên từ năm 1992 [43], [44].
WHO ñã có ñường lối rõ ràng với công tác phòng chống các bệnh giun
truyền qua ñất. Kết quả là nhiều chương trình phòng chống qui mô lớn và
“Hiệp hội vì sự phát triển của trẻ em” ñã ra ñời. Hiệp hội này ñã tập hợp các
nhà tài trợ, các tổ chức, các viện nghiên cứu ñể tìm cách nâng cao sức khỏe và
học tập cho trẻ em lứa tuổi ñi học ở các nước ñang phát triển qua việc phòng
chống các bệnh giun truyền qua ñất.
Theo WHO có 3 chiến lược sử dụng hoá liệu pháp trong ñiều trị các bệnh
giun TQĐ ở cộng ñồng: [43], [44].
- Điều trị toàn dân: Khi hơn 50% số người thuộc cộng ñồng có kết quả
xét nghiệm dương tính với các loại giun truyền qua ñất hoặc trong những
vùng mà bệnh giun móc/mỏ lưu hành chỉ cần tỷ lệ nhiễm hơn 20-30% và có
thiếu máu thì cộng ñồng ñó cũng ñược ñiều trị toàn dân. Toàn thể nhân dân
trong cộng ñồng không phân biệt tuổi, giới tính, mức ñộ nhiễm hoặc các ñặc
ñiểm xã hội khác ñều ñược uống thuốc [43],[44].
- Điều trị nhóm ñối tượng: Chọn nhóm ñối tượng nguy cơ cao nhiễm các
loại giun truyền qua ñất, có thể xác ñịnh theo tuổi, giới tính hoặc các ñặc ñiểm
xã hội khác ñể ñiều trị không phân biệt tình trạng nhiễm [43],[44]
- Điều trị chọn lọc: Điều trị cho những người ñang bị nhiễm dựa vào kết
quả xét nghiệm [43].
Qua các kết quả nghiên cứu trên cho thấy tình hình nhiễm giun truyền
qua ñất ở trong nước và khu vực miền Trung - Tây Nguyên là rất khác nhau.
Đặc biệt là các nghiên cứu về tình hình nhiễm giun truyền qua ñất và các yếu
22
tố nguy cơ ở ñồng bào dân tộc thiểu số còn ít. Việc tiếp tục nghiên cứu về tình
hình nhiễm giun truyền qua ñất ở ñồng bào dân tộc thiểu số và các yếu tố
nguy cơ tới nhiễm giun là cần thiết.
23
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ người dân ở hai buôn nghiên cứu
Các công trình vệ sinh của từng HGĐ
- Tiêu chuẩn chọn ñối tượng
+ Toàn bộ cộng ñồng dân tộc Êñê ≥ 2 tuổi, tại buôn Buôr và Eagrang.
+ Đồng ý tham gia nghiên cứu
- Tiêu chuẩn loại trừ
+ Những người không ñồng ý tham gia nghiên cứu
+ Trẻ em < 2 tuổi, phụ nữ ñang có thai.
2.2. Địa ñiểm và thời gian nghiên cứu
- Địa ñiểm nghiên cứu:
Buôn Buôr thuộc xã Hòa Xuân và buôn Earang thuộc xã Khánh Xuân
ñều ở thành phố Buôn Ma Thuột. Hai buôn này có trên 95% là người dân tộc
Êñê, có ñiều kiện kinh tế, văn hoá, mật ñộ dân số và tình hình VSMT tương
tự nhau, nhân dân ở ñây chủ yếu sống bằng nghề trồng cà phê, ngoài ra có xen
kẽ trồng lúa nước.
- Thời gian nghiên cứu 2007-2008.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.3.2 Cỡ mẫu.
Z2
(1-α/2) p (1-p)
Tính theo công thức: n =
E2
Vì chưa có tài liệu tham khảo về nhiễm GTQĐ ở 2 buôn Buôr và Earang
nên chọn p = 0,5 ñể có cỡ mẫu lớn nhất
24
Z2
(1-α/2) = 1,96 ; E = 0,05
Tính ñược cỡ mẫu: n = 384.
2.3.3 Chọn mẫu :
- Chọn mẫu ñiều tra tỷ lệ nhiễm và cường ñộ nhiễm giun, lấy toàn bộ
người dân ở hai buôn là 929 người.
- Chọn mẫu ñiều tra Kiến thức - Thái ñộ - Thực hành (KAP) của các chủ
HGĐ về phòng chống nhiễm giun, là toàn bộ các chủ HGĐ trên 18 tuổi của
hai buôn là 482 chủ hộ.
2.3.4. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu
2.3.4.1. Nghiên cứu tỷ lệ và cường ñộ nhiễm giun
- Kỹ thuật xét nghiệm phân
+ Hiện nay theo Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo kỹ thuật Kato-Katz (theo
qui trình của WHO) có những ưu ñiểm:
+ Thuận lợi hơn, ñơn giản hơn, nhanh hơn so với các kỹ thuật khác.
+ Kỹ thuật này có ñộ chính xác cao, có thể áp dụng tại cộng ñồng.
+ Định lượng ñược trứng giun trong phân.
+ Qui trình xét nghiệm tiến hành như sau:
+ Dùng que tre lấy phân khoảng 150mg phân, ñặt lên giấy thấm hoặc giấy báo.
+ Đặt lưới lọc lên trên mẫu phân (mục ñích lọc phân), dùng que tre ñầu
bằng, ấn nhẹ ñể phân ñùn lên trên lưới, rồi gạt lấy phân cho vào lỗ tấm
nhựa ñặt sẵn trên lam kính (ñong phân). Sau khi cho phân ñầy lỗ ñong, gạt
bằng lỗ ñong, cẩn thận nhấc tấm nhựa ra khỏi lam kính.
+ Đặt một mảnh giấy cellophan ñã ngâm trong dung dịch Kato lên phân,
dùng nút cao su ấn nhẹ cho phân dàn ñều ra rìa của mảnh cellophan.
+ Để khô, soi dưới kính hiển vi quang học có ñộ phóng ñại 100 lần, tìm trứng
giun ñũa, giun tóc và giun móc/mỏ và ñếm toàn bộ số trứng giun của từng
loại giun trên mỗi tiêu bản. Chú ý ở nhiệt ñộ phòng thí nghiệm, ñể khô sau
10- 30 phút, nếu nhiệt ñộ 250
C, ñộ ẩm 70% thì ñể 20-30 phút rồi soi.
+ Xét nghiệm phân tìm trứng giun ở ñối tượng nghiên cứu ñể xác ñịnh:
25
+ Tỷ lệ và cường ñộ nhiễm giun ñũa.
+ Tỷ lệ và cường ñộ nhiễm giun tóc.
+ Tỷ lệ và cường ñộ nhiễm giun móc/mỏ.
+ Tỷ lệ nhiễm 2 loại giun.
+ Tỷ lệ nhiễm 3 loại giun.
- Cách lấy bệnh phẩm phân:
+ Phân ñựng vào lọ sạch, có dán nhãn ñể ghi tên, tuổi, mã số (cộng tác viên
phải ghi ñầy ñủ các thông tin trước khi phát cho từng người trong hộ, vào
mỗi buổi tối) .
+ Cộng tác viên hướng dẫn tỷ mỷ cho người dân cách lấy phân (không ñược
dính ñất cát, lấy ở nhiều vị trí trên rìa khuôn phân, khối lượng phân cần lấy
khoảng 5g (bằng 2 hạt lạc) và thanh tre lấy phân kèm theo,[56].
+ Hẹn người dân nộp lại mẫu bệnh phẩm phân vào ngay sáng hôm sau, cộng
tác viên kiểm tra số lượng phân của mỗi lọ bệnh phẩm, mã số của từng
người, thu lại và bàn giao cho nhóm xét nghiệm ngay buổi sáng hôm ñó.
- Vật liệu xét nghiệm phân
+ Kính hiển vi quang học.
+ Lọ ñựng bệnh phẩm phân có nhãn, que tre lấy phân, khay men, giá ñựng
tiêu bản, panh, kẹp, giấy thấm, nút cao su, găng tay y khoa, lưới lọc phân,
tấm nhựa bộ Kato - Katz (Vestergaard Frandsen có lỗ ñong là 41,7 mg
phân, từ ñó suy ra: Số lượng trứng/ 1gram phân = số lượng trứng/ 1 lam
xét nghiệm x 24)[2],[27],[31].
+ Mảnh cellophane (dày 40 µm cắt thành từng mảnh kích thước 26mm
+ x 28mm) ñã ñược ngâm 24 giờ trong dung dịch có (100% nước cất, 100%
glyxerin, 1/4 dung dịch malachit 3%)
+ 2.3.4.2. Nghiên cứu Kiến thức – Thái ñộ - Thực hành (KAP) của người
dân về phòng chống nhiễm giun
26
Phỏng vấn chủ hộ qua bộ câu hỏi về kiến thức, thái ñộ, thực hành
phòng nhiễm giun từng chủ HGĐ tại hai buôn nghiên cứu qua bộ câu hỏi ñiều
tra ñược in sẵn (phụ lục 1).
2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu
2.4.1. Các biến số:
Bảng 2.1. Nhóm biến số phụ thuộc
Nhóm
biến số
Tên
biến số
Định nghĩa
phân loại
Loại
Biến số
Kỹ thuật
Thu thập
Nhóm
biến
số
phụ
thuộc
Nhiễm giun ñũa Có/không Danh ñịnh Xét nghiệm phân
Nhiễm giun tóc Có/không Danh ñịnh Xét nghiệm phân
Nhiễm giun móc/mỏ Có/không Danh ñịnh Xét nghiệm phân
Nhiễm 2 loại giun Có/không Danh ñịnh Xét nghiệm phân
Nhiễm 3 loại giun Có/không Danh ñịnh Xét nghiệm phân
Bảng 2.2. Nhóm biến số ñộc lập
Nhóm
biến số
Tên biến số
Định nghĩa
phân loại
Loại biến
số
Kỹ thuật thu thập
Nhóm
biến
số
ñộc
lập
Tuổi
Được tính theo
năm dương lịch
Liên tục
Phỏng vấn theo bộ
câu hỏi
Giới Nam hoặc nữ Nhị phân
Phỏng vấn theo bộ
câu hỏi
Nghề nghiệp
Hiện tại của ñối
tượng
Danh ñịnh
Phỏng vấn theo bộ
câu hỏi
Trình ñộ học
vấn
Trình ñộ học
vấn cao nhất
của ñối tượng
Danh ñịnh
Phỏng vấn theo bộ
câu hỏi
Ăn rau sống
Thực hành của
ñối tượng
Phân loại
Phỏng vấn theo bộ
câu hỏi
27
Uống nước lã
Thực hành của
ñối tượng
Phân loại
Phỏng vấn theo bộ
câu hỏi
Rửa tay trước
khi ăn
Thực hành của
ñối tượng
Phân loại
Phỏng vấn theo bộ
câu hỏi
Rửa tay sau ñại
tiện
Thực hành của
ñối tượng
Phân loại
Phỏng vấn theo bộ
câu hỏi
Đi chân ñất
Thực hành của
ñối tượng
Danh ñịnh
Phỏng vấn theo bộ
câu hỏi
Sử dụng hố xí
Thực hành của
ñối tượng
Danh ñịnh
Theo bảng kiểm hố
xí
Dùng phân tươi
bón cây trồng
Thực hành của
ñối tượng
Danh ñịnh
Phỏng vấn theo bộ
câu hỏi
Bảng 2.3. Các biến số về kiến thức, thái ñộ, thực hành về vệ sinh cá nhân và
tác hại của giun
Tên biến Định nghĩa Phân loại
Phương pháp thu
thập số liệu
Biết ñường lây
truyền của giun
Kiến thức của ñối tượng
nghiên cứu
Phân loại
Phỏng vấn theo bộ
câu hỏi
Biết tác hại của
giun
Kiến thức của ñối tượng
nghiên cứu
Phân loại
Phỏng vấn theo bộ
câu hỏi
Rửa tay trước khi
ăn
Thực hành của ñối tượng
nghiên cứu
Phân loại
Phỏng vấn theo bộ
câu hỏi
Rửa tay sau khi
ñại tiện
Thực hành của ñối tượng
nghiên cứu
Phân loại
Phỏng vấn theo bộ
câu hỏi
Đi chân ñất Thực hành của ñối tượng Phân loại
Phỏng vấn theo bộ
câu hỏi
Uống nước lã Thực hành của ñối tượng Phân loại
Phỏng vấn theo bộ
câu hỏi
28
Sử dụng BHLĐ
Thực hành của ñối tượng
nghiên cứu
Phân loại
Phỏng vấn theo bộ
câu hỏi
2.4.2. Các chỉ số nghiên cứu.
- Các chỉ số thông qua xét nghiệm phân
Xác ñịnh tỷ lệ nhiễm giun
Tỷ lệ nhiễm giun chung =
Tổng số người XN dương tính
(1 loại hoặc 2 loại hoặc 3 loại)
x 100
Tổng số người ñược XN
Tỷ lệ nhiễm giun ñũa
(hoặc tóc hoặc móc/mỏ)
=
Tổng số người nhiễm giun ñũa
(hoặc tóc hoặc móc/mỏ)
x 100
Tổng số người ñược XN
Tỷ lệ ñơn nhiễm =
Tổng số người nhiễm 1 loại giun
(ñũa hoặc tóc hoặc móc/mỏ)
x 100
Tổng số người nhiễm giun
Tỷ lệ nhiễm 2 loại =
Tổng số người nhiễm 2 loại giun (ñũa+tóc)
hoặc(móc+tóc) hoặc(ñũa +móc)
x 100
Tổng số người nhiễm giun
Tỷ lệ nhiễm
3 loại
=
Tổng số người nhiễm 3 loại giun (ñũa + tóc + móc)
x 100
Tổng số người nhiễm giun
Xác ñịnh cường ñộ nhiễm giun
Số trứng/1g phân = toàn bộ số trứng giun ñếm ñược/1 lam xét nghiệm x 24
Cường ñộ nhiễm trùng bình
(Số trứng TB/1 g phân)
=
Tổng số trứng/1g phân của các cá thể
Tổng số người ñược xét nghiệm phân
29
Tiêu chuẩn ñánh giá cường ñộ nhiễm giun của WHO [43],[44] như sau:
Bảng 2.4. Phân loại cường ñộ nhiễm: giun ñũa, giun tóc, giun móc/mỏ
Loại giun
Cường ñộ
nhiễm nhẹ
Cường ñộ nhiễm
trung bình
Cường ñộ nhiễm
Nặng
Giun ñũa 1 – 4.999 EPG 5.000 – 49.999 EPG ≥ 50.000 EPG
Giun tóc 1 – 999 EPG 1.000 – 9.999 EPG ≥ 10.000 EPG
Giun
móc/mỏ
1 – 1.999 EPG 2.000 – 3.999 EPG ≥ 4.000 EPG
- Các chỉ số ñánh giá Kiến thức - Thái ñộ - Thực hành của các chủ hộ
[28],[29],[40].
Tỷ lệ người trả lời
Đúng từng hỏi
=
Tổng số người trả lời câu hỏi ñúng
x 100
Tổng số người ñược phỏng vấn
Tỷ lệ HGĐ
có hố xí (HX)
= Tổng số HGĐ có HX
x 100
Tổng số hộ GĐ ñược ñiều tra
Tỷ lệ HGĐ (GĐ)
có hố xí hợp vệ sinh
(NTHVS)
=
Tổng số hộ GĐ có (HXHVS)
x 100
Tổng số hộ GĐ ñược ñiều tra
Tỷ lệ người dân có thói
quen ñại tiện ngoài hố xí
(TQĐTNHX)
=
Tổng số người dân có
(TQĐTNHX)
x 100
Tổng số người ñược ñiều tra
Tỷ lệ người dân có sử
dụng bảo hộ lao ñộng =
Tổng số người dân có sử dụng BHLĐ
X 100
Tổng số người ñược ñiều tra
30
Tỷ lệ người dân biết ñúng
tác hại/ ñường lây của giun
=
Tổng số người dân biết ñúng
Tác hại/ ñường lây của giun
x 100
Tổng số người ñược ñiều tra
Tỷ lệ HGĐ có tẩy giun
ñịnh kỳ
=
Tổng số hộ GĐ có tẩy giun ñịnh kỳ
x 100
Tổng số GĐ ñược ñiều tra
- Nhóm chỉ số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng ñến nhiễm giun
Tỷ lệ người dân phơi
nhiễm với yếu tố nguy cơ
=
Số người dân phơi nhiễm với YTNC
x 100
Tổng số người dân tham gia vào mẫu
Bảng 2.5. Sự kết hợp yếu tố nguy cơ và nhiễm giun
Nhiễm giun
Tổng
Có Không
Nguy cơ
Có a b a + b
Không c d c + d
Tổng a + c b + d a + b + c + d
Trong ñó: a: Số có nhiễm giun và có phơi nhiễm yếu tố nguy cơ.
b: Số không nhiễm giun và có phơi nhiễm yếu tố nguy cơ.
c: Số có nhiễm giun và không phơi nhiễm yếu tố nguy cơ.
a: Số không nhiễm giun và không phơi nhiễm yếu tố nguy cơ.
Tỷ suất chênh (OR) =
ad
bc
Tiêu chuẩn ñánh giá: OR >1, khoảng tin cậy 95% không chứa 1, p<0,05,
sự kết hợp có ý nghĩa thống kê dương tính.
2.5. Phân tích và xử lý số liệu
Các số liệu thu thập, ñược xử lý theo phương pháp thống kê sinh học và
sử dụng phần mềm EpiData v 3.1, thực hiện tại bộ môn Ký sinh trùng, khoa
Y-Dược trường Đại học Tây Nguyên.
31
- Kết quả nghiên cứu ñược trình bày theo tỷ lệ % của các biến số, xác
ñịnh tỷ lệ nhiễm giun ñũa, giun tóc và giun móc/mỏ.
- Mối liên quan giữa một số yếu tố tác ñộng ñến tỷ lệ nhiễm giun ñược
phân tích theo bảng “2x2”, mối liên quan ñược tính toán theo test χ2
và test t
(tính giá trị p).
- Phân tích hồi qui ña biến (Multi-variate regression) ñược sử dụng ñể
loại bỏ các yếu tố nhiễu có ảnh hưởng ñến mối liên quan giữa các yếu tố nguy
cơ và sự nhiễm giun ñũa, giun tóc, giun móc/mỏ
2.6. Các sai số có thể gặp và cách hạn chế
2.6.1. Sai số do xét nghiệm và cách hạn chế
- Cách lấy phân, số lượng phân, thời gian gửi mẫu phân, thông số ghi
số mã lọ phân. Ví dụ: Nhân dân lấy phân không ñúng qui ñịnh. Để hạn chế,
cộng tác viên hướng dẫn tỷ mỉ trực tiếp tại nhà cho các thành viên trong gia
ñình ñều biết rõ cách lấy bệnh phẩm phân.
- Sai số do làm xét nghiệm, hạn chế bằng cách sử dụng những người có
kinh nghiệm trong xét nghiệm phân ñể ñịnh tính và ñịnh lượng. Phải kiểm tra
lượng phân trong lọ và các thông số về mã mỗi lọ trước khi làm xét nghiệm phân.
2.6.2. Sai số do ngôn ngữ trong quá trình phỏng vấn
- Sai số có thể gặp trong phỏng vấn kiến thức, thái ñộ, thực hành do
ngôn ngữ bất ñồng giữa người phỏng vấn và người ñược phỏng vấn.
- Hạn chế sai số bằng cách chọn người ñịa phương là cán bộ y tế thôn,
buôn hoặc cán bộ buôn hoặc xã cùng ñi phỏng vấn làm phiên dịch khi cần.
- Tập huấn thành thạo các kỹ năng phỏng vấn và dùng từ ngữ ñơn giản,
dễ hiểu.
2.6.3. Hạn chế của nghiên cứu mô tả cắt ngang và biện pháp khắc phục
- Hạn chế của nghiên cứu ngang chỉ xác ñịnh ñược tỷ lệ tại thời ñiểm
nghiên cứu. Đối tượng phỏng vấn có thể nhớ lại không chính xác (sai số nhớ
lại). Bảng kiểm quan sát hố xí và nguồn nước chỉ ñánh giá ñược về mặt vệ
sinh một cách tương ñối.
32
- Biện pháp khắc phục và khống chế sai số bao gồm:
+ Giải thích rõ mục ñích, ý nghĩa, lợi ích của nghiên cứu ñể ñối tượng
nghiên cứu hợp tác.
+ Với sai số nhớ lại cần gợi lại những mốc chính ñể ñối tượng dễ nhớ
nhất, câu hỏi thiết kế ñơn giản, dễ hiểu tránh dùng từ chuyên môn. Trước khi
thu thập số liệu phải thử nghiệm bộ câu hỏi.
+ Giải thích rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia nghiên cứu ñể
họ nhiệt tình tham gia.
+ Sử dụng cán bộ chuyên sâu và tập huấn chuyên môn, tập huấn kỹ năng
cho ñiều tra viên và người tuyên truyền viên trước khi tiến hành ñiều tra ñể họ
có thể khai thác ñúng thông tin theo mục tiêu của ñề tài.
2.7. Vấn ñề ñạo ñức trong nghiên cứu
- Chỉ nghiên cứu trên những người ñồng ý
- Những người nhiễm giun ñược giải thích và hướng dẫn ñến trạm Y tế
xã ñể ñiều trị. Các kết quả xét nghiệm phân có trứng giun ñược gửi lại trạm Y
tế ñể có kế hoạch ñiều trị bằng những thuốc ñặc hiệu.
33
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tỷ lệ, cường ñộ nhiễm giun truyền qua ñất ở người Êñê tại buôn Buôr và
buôn Earang
Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm giun ñũa, giun tóc và giun móc/mỏ tại ñịa ñiểm
nghiên cứu.
Buôn
Nghiên
cứu
Số
mẫu
XN
Nhiễm
chung (a)
Giun ñũa
(b)
Giun tóc
(c)
Giun
móc/mỏ (d)
Số
(+)
%
Số
(+)
%
Số
(+)
%
Số
(+)
%
Buôr (1) 511 401 78.5 344 67.3 29 5.7 164 32.1
Earang
(2)
418 321 76.8 261 62.4 16 3.8 123 29.4
Tổng (3) 929 722 77.7 605 65.1 45 4.8 287 30.9
p(3b,3c,3d)<0,05 p(1,2) >0,05
Buôr, 67.3
Buôr, 5.7
Buôr, 32.1
Earang, 62.4
Earang, 3.8
Earang, 29.4
0
10
20
30
40
50
60
70
80
G.Đũa G.Tóc G.Móc/mỏ
Hình 3.1. Biểu diễn tỷ lệ nhiễm giun ñũa, giun tóc, giun móc tại hai buôn
nghiên cứu.
Nhận xét: Từ bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy tỷ lệ nhiễm giun chung khá cao
77,7%, trong ñó có giun ñũa 65,1% cao nhất, kế tiếp là giun móc/mỏ 30,9%
và thấp nhất là giun tóc 4,8%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với
34
p<0,05. Nhiễm giun ñũa, giun tóc, giun móc/mỏ ở hai buôn không có sự khác
biệt, với p> 0,05
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm giun ñũa, giun tóc và giun móc/mỏ theo nhóm tuổi
Buôn
nghiên
cứu
Lứa tuổi
Nhiễm
chung (a)
Giun ñũa (b) Giun tóc (c) Giun móc (d)
Số (+) % Số (+) % Số (+) % Số (+) %
Buôr
<15 (1) 147 69.0 182 85.4 9 4.2 59 27.7
≥15 (2) 254 85.2 162 54.4 20 6.7 105 35.2
Earang
<15 (3) 131 68.6 136 71.2 7 3.7 37 19.4
≥15 (4) 190 83.7 125 55.1 9 4.0 86 37.9
Tổng
<15 (5) 278 68.8 318 78.7 16 4.0 96 23.8
≥15 (6) 444 84.6 287 54.7 61 11.6 191 36.4
p(1a,2a)<0,05; p(1b,2b)<0,05; p(1c,2c)>0,05; p(1d,2d)<0,05
p(3a,4a)<0,05; p(3b,4b)<0,05; p(3c,4c)>0,05; p(3d,4d)<0,05
p(5a,6a)<0,05; p(5b,6b)<0,05; p(5c,6c)>0,05; p(5d,6d)>0,05
85.4
71.2
54.4 55.1
4
3.7
6.7
4.2
27.7
35.2
19.4
37.9
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
<15 >15 <15 >15
Buôr Earang
G.Đũa G.Tóc G.Móc/mỏ
Hình 3.2. Biểu diễn tỷ lệ nhiễm giun ñũa, giun tóc, giun móc/mỏ theo nhóm
tuổi tại hai buôn nghiên cứu
35
Nhận xét: Qua bảng 3.2 và hình 3.2 cho thấy tỷ lệ giun ñũa cao nhất ở nhóm
tuổi <15 và tỷ lệ này giảm ở nhóm tuổi ≥15. Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở
nhóm tuổi < 15 thấp hơn nhóm tuổi ≥ 15. Tỷ lệ nhiễm giun tóc không có sự
khác biệt giữa nhóm tuổi < 15 và nhóm tuổi ≥ 15.
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm giun Đũa, giun Tóc và giun móc/mỏ theo giới
Buôn
nghiên
cứu
Giới
Nhiễm
chung (a)
Giun ñũa
(b)
Giun tóc (c)
Giun móc
(d)
Số (+) %
Số
(+)
%
Số
(+)
%
Số
(+)
%
Buôr
Nam (1) 231 86.8 156 58.6 11 4.1 98 36.8
Nữ (2) 170 69.4 188 76.7 18 7.3 66 26.9
Earang
Nam (3) 187 85.4 108 49.3 5 2.3 73 33.3
Nữ (4) 134 67.3 153 76.9 11 5.5 50 25.1
Tổng
Nam (5) 418 86.2 264 54.4 16 3.3 171 35.3
Nữ (6) 304 68.5 341 76.8 29 6.5 116 26.1
p(1a,2a)<0,05; p(1b,2b)<0,05; p(1c,2c)<0,05; p(1d,2d)<0,05
p(3a,4a)<0,05; p(3b,4b)<0,05; p(3c,4c)<0,05; p(3d,4d)<0,05
p(5a,6a)<0,05; p(5b,6b)<0,05; p(5c,6c)>0,05; p(5d,6d)>0,05
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Nam Nữ Nam Nữ
Buôr Earang
58.6
76.7
49.3
76.9
4.1
7.3
2.3
5.5
36.8
26.9
33.3
25.1
G.Đũa G.Tóc G.Móc/mỏ
Hình 3.3. Biểu diễn tỷ lệ nhiễm giun ñũa, giun tóc, giun móc/mỏ phân theo
giới tại hai buôn nghiên cứu
36
Nhận xét: Theo kết quả bảng 3.3 và hình 3.3 cho thấy tỷ lệ nhiễm giun ñũa và
giun tóc ở nam thấp hơn so với nữ giới, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê,
với p<0,05. Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở nam lại cao hơn nữ, có sự khác biệt
với p<0,05.
Bảng 3.4. Tỷ lệ ñơn nhiễm và ña nhiễm các loại giun
Buôn nghiên cứu
Nhiễm
Chung (a)
Đơn
nhiễm giun
(b)
Nhiễm hai
loại giun
(c)
Nhiễm ba
loại giun (d)
Số (+) % Số (+) %
Số
(+)
%
Số
(+)
%
Buor (1) 401 78.5 275 68.6 107 26.7 19 4.7
Earang (2) 321 76.8 213 66.4 95 29.6 13 4.0
Tổng (3) 722 77.7 488 67.6 202 28.0 32 4.4
P(1,2)>0,05 p(3b,3c,3d)<0,05
68.6 66.4 67.6
26.7
29.6
28
4.7 4 4.4
0
10
20
30
40
50
60
70
Đơn nhiễm Hai loại Ba loại
Buor Earang Tổng
Hình 3.4. Biểu diễn tỷ lệ nhiễm giun ñũa, giun tóc, giun móc/mỏ phân theo
ñơn nhiễm và ña nhiễm tại hai buôn nghiên cứu
37
Nhận xét: Từ kết quả bảng 3.4 và hình 3.4 cho biết tỷ lệ nhiễm chủ yếu là ñơn
nhiễm, kế tiếp là nhiễm 2 loại và thấp nhất là nhiễm 3 loại giun. Tỷ lệ này giữa hai
xã không có sự khác biệt, với p>0,05.
Bảng 3.5. Tỷ lệ ñơn nhiễm và nhiễm phối hợp các loại giun theo nhóm tuổi
Buôn
nghiên
cứu
Nhóm tuổi
Nhiễm
chung (a)
Đơn nhiễm
giun (b)
Hai loại giun
(c)
Ba loại
giun (d)
Số
(+)
%
Số
(+)
%
Số
(+)
%
Số
(+)
%
Buôn
Buor
<15 (1) 147 69 124 84.4 18 12.2 5 3.4
≥15(2) 254 85.2 151 59.4 89 35.0 14 5.5
Tổng 401 78.5 275 68.6 107 26.7 19 4.7
Buôn
Earang
<15(3) 131 68.6 108 82.4 21 16.0 2 1.5
≥15(4) 190 83.7 105 55.3 74 38.9 11 5.8
Tổng 321 152 213 66.4 95 29.6 13 4.0
p(1a,2a)<0,05; p(1b,2b)<0,05; p(1c,2c)<0,05; p(1d,2d)<0,05
p(3a,4a)<0,05; p(3b,4b)<0,05; p(3c,4c)<0,05; p(3d,4d)<0,05
84.4
12.2
3.4
59.4
35
5.5
82.4
16
1.5
55.3
38.9
5.8
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
<15 >15 <15 >15
Buôn Buôr Buôn Earang
Đơn nhiễm Hai loai Ba loại
Hình 3.5. Biểu diễn tỷ lệ nhiễm giun ñũa, giun tóc, giun móc/mỏ phân theo
ñơn nhiễm, ña nhiễm theo nhóm tuổi tại hai buôn nghiên cứu
38
Nhận xét: Với kết quả của bảng 3.5 và hình 3.5 cho biết tỷ lệ ñơn nhiễm ở
nhóm < 15 tuổi cao hơn nhóm ≥ 15 tuổi, không có sự khác này giữa hai xã
với p>0,05. Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ và giun tóc có sự khác biệt giữa nhóm
≥ 15 tuổi cao hơn nhóm < 15 tuổi, với p<0,05.
Bảng 3.6. Cường ñộ nhiễm giun ñũa, giun tóc và giun móc/mỏ ở hai buôn
Cường ñộ Chỉ số Buôn Buôr Buôn Earang
Cả hai
buôn P
Số trứng
trung
bình/gram
phân
Số mẫu XN 511 418 929
Giun ñũa 423 437 430 >0,05
Giun
móc/mỏ
79 83 81 >0,05
Giun tóc 2,7 3,1 2.9 >0,05
423
437
79
83
2.7 3.1
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
G.ñũa G.móc/mỏ G.tóc
Buor Earang
Hình 3.6. Hình biểu diễn số trứng trung bình / 1gram phân của giun ñũa, giun
móc/mỏ, giun tóc ở hai xã nghiên cứu
39
Nhận xét: Qua kết quả Bảng 3.6 và Hình 3.6 cho thấy: Cường ñộ nhiễm 3 loại
giun tại ñịa bàn nghiên cứu, theo bảng phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới
thuộc vào cường ñộ nhiễm nhẹ. Cường ñộ nhiễm trứng trung bình/ 1gram
phân của giun ñũa cao nhất là 423-437, tiếp ñến giun móc/mỏ 79-83 và
giun tóc thấp nhất là 2,7-3,1 trứng giun/ 1gram phân, cường ñộ này giữa 2
xã không có sự khác biệt với p>0,05.
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng ñến nhiễm giun
3.2.1. Yếu tố ảnh hưởng ñến nhiễm giun ñũa
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa Dùng găng tay tiếp xúc phân, rác và tỷ lệnhiễm
giun ñũa (n=481)
Dùng găng tay tiếp
xúc phân, rác
Nhiễm
Không
nhiễm OR 95% CI
SL % SL %
- Không
- Có
198
89
80.2
38.0
49
145
19.8
62.0
1
6.58 4.37- 9.91
Nhận xét: Những người không sử dụng bảo hộ lao ñộng có tỷ lệ nhiễm giun
ñũa cao hơn so với nhóm người dùng bảo hộ lao ñộng (80,2% so với 38,0%),
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95%, CI dao ñộng từ 4,37-9,91.
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa ñi giày hoặc dép phân, rác và tỷ lệ nhiễm giun
ñũa (n=481)
Đi giày hoặc dép
Nhiễm Không nhiễm
OR 95% CI
SL % SL %
- Không thường xuyên
- Thường xuyên
169
118
64.5
53.9
93
101
35.5
46.1
1
1.56 1.08-2.24
Nhận xét: Những người không thường xuyên ñi giầy hoặc dép có tỷ lệ
nhiễm giun ñũa cao hơn những người thường xuyên ñi giầy hoặc dép (64,5%
so với 53,9 %). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95%, CI dao ñộng từ
1,08 - 2,24.
40
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa Uống nước lã và tỷ lệ nhiễm giun ñũa (n=481)
Uống nước lã
Nhiễm
Không
nhiễm OR 95% CI
SL % SL %
-Thường xuyên
-Khôngthường xuyên
205
82
86.5
33.6
32
162
13.5
66.4
1
12.66 8.01-20.00
Nhận xét: Những người thường xuyên uống nước lã có tỷ lệ nhiễm giun
ñũa cao hơn những người không uống nước lã (80,2% so với 38,0%). Sự khác
biệt này mang ý nghĩa thống kê với 95%, CI dao ñộng từ 4.37- 9.91.
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau ñại
tiện và tỷ lệ nhiễm giun ñũa (n=212)
Rửa tay trước khi
ăn, sau ñại tiện
Nhiễm
Không
nhiễm OR 95% CI
SL % SL %
- Không
thường xuyên
- Thường xuyên
212
75
82.2
33.6
46
148
17.8
66.4
1
9.09 5.96-13.88
Nhận xét: Những người không rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau ñại
tiện có tỷ lệ nhiễm giun ñũa cao hơn những người thường xuyên rửa tay trước
khi ăn và sau ñại tiện (82,2% so với 33,6%). Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với 95%, CI dao ñộng từ 5,96-13,88.
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa có và không sử dụng hố xí hợp vệ sinh ảnh
hưởng ñến tỷ lệ nhiễm giun ñũa.
Sử dụng hố xí hợp
vệ sinh
Nhiễm Không nhiễm
OR 95% CI
SL % SL %
- Không
- Có
168
119
64.9
53.6
91
103
35.1
46.4
1
1.60 1.11-2.31
41
Nhận xét: Những người có sử dụng hố xí hợp vệ sinh có tỷ lệ nhiễm giun thấp
hơn những người không sử dụng hố xí hợp vệ sinh (53,6% so với 64,9%). Sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95%, CI dao ñộng từ 1.11-2.31.
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa có và không tẩy giun ñịnh kỳ ảnh hưởng ñến
tỷ lệ nhiễm giun ñũa.
Tẩy giun ñịnh kỳ
Nhiễm
Không
nhiễm OR 95% CI
SL % SL %
- Không
- Có
209
78
87.8
32.1
29
165
12.2
67.9
1
15.25
9.50-24.46
Nhận xét: Những người thường xuyên uống thuốc tẩy giun ñịnh kỳ có tỷ
lệ nhiễm giun thấp hơn những người không uống thuốc tẩy giun ñịnh kỳ
(32,1% so với 87,8%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95%, CI dao
ñộng từ 9.50-24.46
Bảng 3.13. Phân tích ña biến mối liên quan giữa nhiễm giun ñũa và các yếu
tố nguy cơ (ñặc trưng hành vi vệ sinh cá nhân các chủ hộ gia ñình (n=481)
STT Các yếu tố nguy cơ p
1 Dùng găng tay tiếp xúc phân, rác (có/không) >0,05
2 Đi giày hoặc dép trong lao ñộng (có/không) >0,05
3 Uống nước lã (có/không) <0,05
4 Rửa tay trước khi ăn, sau ñại tiện (có/không) <0,05
5 Tẩy giun ñịnh kỳ (có/không) <0,05
6 Sử dụng hố xí hợp vệ sinh (có/không) >0,05
Nhận xét: Theo kết quả Bảng 3.13 khi phân tích ña biến về mối liên quan
nhiễm giun ñũa và một số yếu tố nguy cơ (ñặc trưng vệ sinh cá nhân của các
chủ HGĐ), có 6 yếu tố ñược ñưa vào phương trình hồi qui ña biến, 3 yếu tố
liên quan có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ nhiễm giun ñũa (với p<0,05). Uống
42
nước lã, không rửa tay trước khi ăn, không rửa tay sau ñại tiện và không tẩy
giun ñịnh kỳ có nguy cơ nhiễm giun ñũa cao hơn những người khác.
3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng ñến nhiễm giun tóc
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa không và có dùng găng tay tiếp xúc phân, rác
ảnh hưởng ñến nhiễm giun tóc (n=481)
Dùng găng tay tiếp xúc
phân, rác
Nhiễm
Không
nhiễm OR 95% CI
SL % SL %
- Không
- Có
21
40
8.8
16.6
219
201
91.3
83.4
1
0.48 0.27-0.85
Nhận xét: Không dùng găng tay khi tiếp xúc với phân hoặc rác, OR<1
(có yếu tố bảo vệ).
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa không và có thường xuyên ñi giày hoặc dép
ảnh hưởng ñến nhiễm giun tóc (n=481)
Đi giày hoặc dép
Nhiễm
Không
nhiễm OR 95% CI
SL % SL %
- Không thường xuyên
- Thường xuyên
18
43
7.8
17.2
213
207
92.2
82.8
1
0.41 0.23-0.73
Nhận xét: Không ñi giày hoặc dép khi tiếp xúc với ñất, OR<1 (có yếu tố
bảo vệ).
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa có và không thường xuyên uống nước lã ảnh
hưởng ñến nhiễm giun tóc (n=481)
Uống nước lã
Nhiễm
Không
nhiễm OR 95% CI
SL % SL %
- Thường xuyên
- Không thường xuyên
26
35
12.6
12.7
180
240
87.4
87.3
1
0.99 0.58-1.70
43
Nhận xét: Không có mối liên quan giữa nhóm người có và không uống
nước lã thường xuyên với tỷ lệ nhiễm giun tóc.
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa không và có thường xuyên rửa tay trước
khi ăn, sau ñại tiện ảnh hưởng ñến nhiễm giun tóc (n=481)
Rửa tay trước khi ăn,
sau ñại tiện
Nhiễm
Không
nhiễm OR 95% CI
SL % SL %
- Không thường xuyên
- Thường xuyên
38
23
18.9
8.2
163
257
81.1
91.8
1
2.60
1.50-4.53
Nhận xét: Khi phân tích kết quả tại Bảng 3.17 cho thấy những người không
rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi ñi ñại tiện có tỷ lệ nhiễm giun
tóc cao hơn so với những người thường xuyên có rửa tay trước khi ăn và sau
ñại tiện (18,9% so với 8,2%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95%,
CI dao ñộng từ 1.50- 4.53.
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa không và có tẩy giun ñịnh kỳ ảnh hưởng
ñến nhiễm giun tóc (n=481)
Tẩy giun ñịnh kỳ
Nhiễm
Không
nhiễm OR 95% CI
SL % SL %
- Không
- Có
19
42
6.0
25.3
296
124
94.0
74.7
1
0.19 0.11-0.34
Nhận xét: Kết quả tại Bảng 3.18 cho thấy những người có uống thuốc tẩy giun
ñịnh kỳ cho kết quả OR<1 (có yếu tố bảo vệ).
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa không và có sử dụng hố xí hợp vệ sinh
ảnh hưởng ñến nhiễm giun tóc (n=481)
Sử dụng hố xí hợp vệ
sinh
Nhiễm Không nhiễm
OR 95% CI
SL % SL %
44
- Không
- Có
21
40
11.1
13.7
168
252
88.9
86.3
1
0.79 0.45-1.38
Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nhiễm giun tóc
giữa nhóm người có và không thường xuyên sử dụng hố xí hợp vệ sinh, với
95%, CI dao ñộng từ 0.45-1.38.
Bảng 3.20. Phân tích ña biến mối liên quan giữa nhiễm giun tóc và các
yếu tố nguy cơ (hành vi vệ sinh cá nhân các chủ hộ gia ñình (n=481)
STT Các yếu tố nguy cơ P
1 Dùng gang tay tiếp xúc phân, rác (có/không) >0,05
2 Đi giày hoặc dép trong lao ñộng (có/không) >0,05
3 Uống nước lã (có/không) <0,05
4 Rửa tay trước khi ăn, sau ñại tiện (có/không) >0,05
5 Tẩy giun ñịnh kỳ (có/không) >0,05
6 Sử dụng hố xí hợp vệ sinh (có/không) >0,05
Nhận xét: Bảng 3.20 cho biết khi phân tích ña biến về mối liên quan giữa nhiễm
giun tóc và một số yếu tố nguy cơ (ñặc trưng vệ sinh cá nhân các chủ HGĐ) ñã
chỉ ra 2 trong 6 yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ hiện nhiễm giun
tóc với, (p<0,05). Yếu tố uống nước lã và yếu tố không rửa tay trước khi ăn; sau
ñại tiện có nguy cơ nhiễm giun tóc cao hơn những người khác.
Bảng 3.21. Mối tương quan giữa có và không dùng găng tay ảnh hưởng ñến
tình trạng nhiễm giun.
Nhiễm giun
Dùng
găng tay
Có Không Tổng
n % N % n %
Không dùng 198 80,16 49 19,84 247 51,35
Có dùng 89 38,03 145 61,97 234 48,65
Tổng 287 59,67 194 40,33 481 100
OR=6,58; p<0,01
45
Nhận xét: Qua Bảng 3.21 cho thấy tỉ lệ nhiễm giun ở nhóm không dùng găng
tay 80,16% cao hơn có ý nghĩa so với tỉ lệ nhiễm giun ở nhóm có dùng găng
tay 38,03% (p<0,01). Nguy cơ nhiễm giun ở nhóm không dùng găng tay cao
gấp 6,58 lần so với nhóm có dùng găng tay (OR=6,58).
3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng ñến nhiễm giun móc/mỏ
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa không và có dùng găng tay khi tiếp xúc ñất ô
nhiễm ảnh hưởng ñến tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ (n=481)
Dùng găng tay tiếp
xúc phân, rác
Nhiễm
Không
nhiễm OR 95% CI
SL % SL %
- Không
- Có
114
77
56.2
27.7
89
201
43.8
72.3
1
3.34 2.28-4.90
Nhận xét: Kết quả bảng 3.22 cho thấy những người không dùng găng tay tiếp
xúc phân hoặc rác có tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ cao hơn so với những người
có dùng (56,2% so với 27,7%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với
95%, CI dao ñộng từ 2,28-4,90.
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa không và có thường xuyên ñi dày hoặc dép
ảnh hưởng ñến tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ (n=481)
Đi giày hoặc dép
Nhiễm
Không
nhiễm OR 95% CI
SL % SL %
- Không thường xuyên
- Thường xuyên
121
70
66.5
23.4
61
229
33.5
76.6
1
6.49 4.32-9.76
Nhận xét: Nhóm người không ñi giày dép thường xuyên có tỷ lệ nhiễm giun
móc/mỏ cao hơn nhóm người thường xuyên ñi giày dép (66,5% so với
23,4%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95%, CI dao ñộng từ 4,32-
9,76.
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người ê đê
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người ê đê
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người ê đê
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người ê đê
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người ê đê
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người ê đê
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người ê đê
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người ê đê
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người ê đê
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người ê đê
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người ê đê
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người ê đê

More Related Content

What's hot

Tuong tac thuoc bệnh viện E
Tuong tac thuoc bệnh viện ETuong tac thuoc bệnh viện E
Tuong tac thuoc bệnh viện EDr_MinhHiep
 
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Nguyen Khue
 
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYTTài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYTHA VO THI
 
Phục hồi chức năng - Y sĩ
Phục hồi chức năng - Y sĩPhục hồi chức năng - Y sĩ
Phục hồi chức năng - Y sĩTS DUOC
 
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh việnBáo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh việnYenPhuong16
 
CHĂM SÓC SỨC KHỎE PHỤ NỮ, BÀ MẸ VÀ GIA ĐÌNH NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG
CHĂM SÓC SỨC KHỎE PHỤ NỮ, BÀ MẸ VÀ GIA ĐÌNH  NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNGCHĂM SÓC SỨC KHỎE PHỤ NỮ, BÀ MẸ VÀ GIA ĐÌNH  NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG
CHĂM SÓC SỨC KHỎE PHỤ NỮ, BÀ MẸ VÀ GIA ĐÌNH NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNGOnTimeVitThu
 
Chuyển hóa glucid
Chuyển hóa glucidChuyển hóa glucid
Chuyển hóa glucidLunar-duong
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện Đa Khoa Bắc Giang
Báo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện Đa Khoa Bắc GiangBáo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện Đa Khoa Bắc Giang
Báo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện Đa Khoa Bắc GiangDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khao sat hoat dong cung ung thuoc tai benh vien da khoa huyen an lao
Khao sat hoat dong cung ung thuoc tai benh vien da khoa huyen an laoKhao sat hoat dong cung ung thuoc tai benh vien da khoa huyen an lao
Khao sat hoat dong cung ung thuoc tai benh vien da khoa huyen an laoLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa họcCLBSVHTTCNCKH
 
luận văn báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện quận thủ đức
luận văn báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện quận thủ đức luận văn báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện quận thủ đức
luận văn báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện quận thủ đức anh hieu
 

What's hot (20)

Tuong tac thuoc bệnh viện E
Tuong tac thuoc bệnh viện ETuong tac thuoc bệnh viện E
Tuong tac thuoc bệnh viện E
 
Đề tài: Báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện Hóc Môn
Đề tài: Báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện Hóc MônĐề tài: Báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện Hóc Môn
Đề tài: Báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện Hóc Môn
 
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
 
Thuoc dat
Thuoc datThuoc dat
Thuoc dat
 
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYTTài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
 
Phục hồi chức năng - Y sĩ
Phục hồi chức năng - Y sĩPhục hồi chức năng - Y sĩ
Phục hồi chức năng - Y sĩ
 
Đề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đ
Đề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đĐề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đ
Đề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đ
 
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh việnBáo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
 
CHĂM SÓC SỨC KHỎE PHỤ NỮ, BÀ MẸ VÀ GIA ĐÌNH NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG
CHĂM SÓC SỨC KHỎE PHỤ NỮ, BÀ MẸ VÀ GIA ĐÌNH  NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNGCHĂM SÓC SỨC KHỎE PHỤ NỮ, BÀ MẸ VÀ GIA ĐÌNH  NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG
CHĂM SÓC SỨC KHỎE PHỤ NỮ, BÀ MẸ VÀ GIA ĐÌNH NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG
 
Chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ
Chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹChăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ
Chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ dược lý dược lâm sàng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ dược lý dược lâm sàng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ dược lý dược lâm sàng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ dược lý dược lâm sàng, 9 điểm
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
 
Chuyển hóa glucid
Chuyển hóa glucidChuyển hóa glucid
Chuyển hóa glucid
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
 
Báo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện Đa Khoa Bắc Giang
Báo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện Đa Khoa Bắc GiangBáo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện Đa Khoa Bắc Giang
Báo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện Đa Khoa Bắc Giang
 
Khao sat hoat dong cung ung thuoc tai benh vien da khoa huyen an lao
Khao sat hoat dong cung ung thuoc tai benh vien da khoa huyen an laoKhao sat hoat dong cung ung thuoc tai benh vien da khoa huyen an lao
Khao sat hoat dong cung ung thuoc tai benh vien da khoa huyen an lao
 
Lá Cây
Lá CâyLá Cây
Lá Cây
 
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
 
luận văn báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện quận thủ đức
luận văn báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện quận thủ đức luận văn báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện quận thủ đức
luận văn báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện quận thủ đức
 
Dịch tễ học
Dịch tễ họcDịch tễ học
Dịch tễ học
 

Similar to Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người ê đê

Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...
Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...
Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan ...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan ...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan ...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau...
Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau...Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau...
Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ảnh hưởng của chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè
Ảnh hưởng của chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chèẢnh hưởng của chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè
Ảnh hưởng của chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chèDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Xac dinh kieu cach cu tru va gen doc luc cua staphylococcus aureus o nhom ngu...
Xac dinh kieu cach cu tru va gen doc luc cua staphylococcus aureus o nhom ngu...Xac dinh kieu cach cu tru va gen doc luc cua staphylococcus aureus o nhom ngu...
Xac dinh kieu cach cu tru va gen doc luc cua staphylococcus aureus o nhom ngu...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đế...
Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đế...Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đế...
Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đế...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng số rét và một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình dịch tễ số...
Thực trạng số rét và một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình dịch tễ số...Thực trạng số rét và một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình dịch tễ số...
Thực trạng số rét và một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình dịch tễ số...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại ...
Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại ...Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại ...
Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
An toàn sinh học pxn
An toàn sinh học pxnAn toàn sinh học pxn
An toàn sinh học pxnvisinhyhoc
 
Nghien cuu mot so yeu to moi truong xa hoi lien quan toi ung thu co tu cung t...
Nghien cuu mot so yeu to moi truong xa hoi lien quan toi ung thu co tu cung t...Nghien cuu mot so yeu to moi truong xa hoi lien quan toi ung thu co tu cung t...
Nghien cuu mot so yeu to moi truong xa hoi lien quan toi ung thu co tu cung t...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Dac diem lam sang, can lam sang va tinh hinh vi khuan khang thuoc o benh nhan...
Dac diem lam sang, can lam sang va tinh hinh vi khuan khang thuoc o benh nhan...Dac diem lam sang, can lam sang va tinh hinh vi khuan khang thuoc o benh nhan...
Dac diem lam sang, can lam sang va tinh hinh vi khuan khang thuoc o benh nhan...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Tinh khang thuoc oseltamivir cua vi rut cum a luu hanh tai mien bac viet nam
Tinh khang thuoc oseltamivir cua vi rut cum a luu hanh tai mien bac viet namTinh khang thuoc oseltamivir cua vi rut cum a luu hanh tai mien bac viet nam
Tinh khang thuoc oseltamivir cua vi rut cum a luu hanh tai mien bac viet namLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Quá trình đổi mới tư duy lý luận của đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con người...
Quá trình đổi mới tư duy lý luận của đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con người...Quá trình đổi mới tư duy lý luận của đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con người...
Quá trình đổi mới tư duy lý luận của đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con người...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Phân tích nguy cơ trong an toàn thực phẩm
Phân tích nguy cơ trong an toàn thực phẩmPhân tích nguy cơ trong an toàn thực phẩm
Phân tích nguy cơ trong an toàn thực phẩmThanhTNDoan
 

Similar to Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người ê đê (20)

Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...
Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...
Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan ...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan ...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan ...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan ...
 
Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau...
Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau...Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau...
Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau...
 
Ảnh hưởng của chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè
Ảnh hưởng của chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chèẢnh hưởng của chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè
Ảnh hưởng của chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè
 
Xac dinh kieu cach cu tru va gen doc luc cua staphylococcus aureus o nhom ngu...
Xac dinh kieu cach cu tru va gen doc luc cua staphylococcus aureus o nhom ngu...Xac dinh kieu cach cu tru va gen doc luc cua staphylococcus aureus o nhom ngu...
Xac dinh kieu cach cu tru va gen doc luc cua staphylococcus aureus o nhom ngu...
 
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đế...
Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đế...Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đế...
Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đế...
 
Thực trạng số rét và một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình dịch tễ số...
Thực trạng số rét và một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình dịch tễ số...Thực trạng số rét và một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình dịch tễ số...
Thực trạng số rét và một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình dịch tễ số...
 
Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại ...
Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại ...Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại ...
Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại ...
 
An toàn sinh học pxn
An toàn sinh học pxnAn toàn sinh học pxn
An toàn sinh học pxn
 
Luận án: Mối quan hệ của côn trùng bắt mồi với sâu hại cây chè
Luận án: Mối quan hệ của côn trùng bắt mồi với sâu hại cây chè Luận án: Mối quan hệ của côn trùng bắt mồi với sâu hại cây chè
Luận án: Mối quan hệ của côn trùng bắt mồi với sâu hại cây chè
 
Thành phần, mối quan hệ của côn trùng bắt mồi với sâu hại cây chè
Thành phần, mối quan hệ của côn trùng bắt mồi với sâu hại cây chèThành phần, mối quan hệ của côn trùng bắt mồi với sâu hại cây chè
Thành phần, mối quan hệ của côn trùng bắt mồi với sâu hại cây chè
 
Tai lieu tham khao nhiem giun o hoc sinh
Tai lieu tham khao nhiem giun o hoc sinhTai lieu tham khao nhiem giun o hoc sinh
Tai lieu tham khao nhiem giun o hoc sinh
 
Nghien cuu mot so yeu to moi truong xa hoi lien quan toi ung thu co tu cung t...
Nghien cuu mot so yeu to moi truong xa hoi lien quan toi ung thu co tu cung t...Nghien cuu mot so yeu to moi truong xa hoi lien quan toi ung thu co tu cung t...
Nghien cuu mot so yeu to moi truong xa hoi lien quan toi ung thu co tu cung t...
 
Dac diem lam sang, can lam sang va tinh hinh vi khuan khang thuoc o benh nhan...
Dac diem lam sang, can lam sang va tinh hinh vi khuan khang thuoc o benh nhan...Dac diem lam sang, can lam sang va tinh hinh vi khuan khang thuoc o benh nhan...
Dac diem lam sang, can lam sang va tinh hinh vi khuan khang thuoc o benh nhan...
 
Tinh khang thuoc oseltamivir cua vi rut cum a luu hanh tai mien bac viet nam
Tinh khang thuoc oseltamivir cua vi rut cum a luu hanh tai mien bac viet namTinh khang thuoc oseltamivir cua vi rut cum a luu hanh tai mien bac viet nam
Tinh khang thuoc oseltamivir cua vi rut cum a luu hanh tai mien bac viet nam
 
Tình Trạng Kháng Sinh Của Một Số Vi Khuẩn Gây Nhiễm Khuẩn Vết Mổ
Tình Trạng Kháng Sinh Của Một Số Vi Khuẩn Gây Nhiễm Khuẩn Vết MổTình Trạng Kháng Sinh Của Một Số Vi Khuẩn Gây Nhiễm Khuẩn Vết Mổ
Tình Trạng Kháng Sinh Của Một Số Vi Khuẩn Gây Nhiễm Khuẩn Vết Mổ
 
Quá trình đổi mới tư duy lý luận của đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con người...
Quá trình đổi mới tư duy lý luận của đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con người...Quá trình đổi mới tư duy lý luận của đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con người...
Quá trình đổi mới tư duy lý luận của đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con người...
 
Phân tích nguy cơ trong an toàn thực phẩm
Phân tích nguy cơ trong an toàn thực phẩmPhân tích nguy cơ trong an toàn thực phẩm
Phân tích nguy cơ trong an toàn thực phẩm
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 

Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người ê đê

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN ----------------------------- YBLIU ARUL THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ NHIỄM GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT Ở NGƯỜI Ê ĐÊ BUÔN BUÔR VÀ EARANG TỈNH ĐẮKLẮK NĂM 2007 - 2008 Chuyên nghành : Ký sinh trùng – Côn trùng Mã Số :607265 LUẬN VĂN THẠC SĨ KÝ SINH TRÙNG – CÔN TRÙNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN XUÂN THAO Buôn Ma Thuột, năm 2009 i
  • 2. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam ñoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình i ii iii iv vi vii ix ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương I: Tổng quan tài liệu 3 1.1. Lịch sử về bệnh giun truyền qua ñất 3 1.2. Tác hại của giun truyền qua ñất 6 1.3. Chu kỳ phát triển của giun truyền qua ñất 10 1.4. Những yếu ảnh hưởng tới tình trạng nhiễm giun sán truyền qua ñất 15 1.5 Tình hình nhiễm giun truyền qua ñất trên thế giới và trong nước 16 Chương II: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 23 2.1.Đối tượng nghiên cứu 23 2.2.Địa ñiểm và thời gian nghiên cứu 23 2.3.Phương pháp nghiên cứu 23 2.4.Các biến số và chỉ số nghiên cứu 26 2.5 Phân tích và xử lý số liệu 30 2.6 Các sai số có thể gặp và cách hạn chế 31 2.7 Vấn ñề ñạo ñức trong nghiên cứu 32 Chương III: Kết quả nghiên cứu 33 3.1.Tỷ lệ, cường ñộ nhiễm giun truyền qua ñất ở người Êñê tại buôn Buôr và buôn Earang 33 3.2.Các yếu tố ảnh hưởng ñến nhiễm giun 39 iv
  • 3. Chương IV: Bàn luận 48 4.1.Tỷ lệ, cường ñộ nhiễm giun truyền qua ñất ở người Êñê tại buôn Buôr và buôn Earang 48 4.2.Thực trạng các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng ñến nhiễm giun tại cộng ñồng Ê ñê tại hai buôn nghiên cứu 51 KẾ LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành ñề tài này, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến: - Ban giám hiệu trường Đại Học Tây Nguyên - Phòng Sau Đại học trường Đại Học Tây Nguyên - Khoa Y Dược , trường Đại Học Tây Nguyên - Bộ môn Ký sinh trùng- Côn trùng - Đặc biệt tôi bày tỏ long biết ơn sâu sắc ñến PGS.TS Nguyễn Xuân Thao ñã tận tình trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và giúp ñỡ tôi hoàn thành ñề tài này. - Xin cảm ơn gia ñình và bạn bè, ñồng nghiệp ñã chia sẻ, ñộng viên tôi trong suốt thời gian học tập. iii
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt BHLĐ : Bảo hộ lao ñộng (sử dụng găng tay) Cs : Cộng sự HGĐ : Hộ gia ñình HS : Học sinh GTQĐ : Giun truyền qua ñất HX : Hố xí HXHVS : Hố xí hợp vệ sinh NXB : Nhà xuất bản SR-KST & CT : Sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng TB : Trung bình TQPUXQN : Thói quen phóng uế xung quanh nhà XN : Xét nghiệm VSMT : Vệ sinh môi trường YTNC : Yếu tố nguy cơ Tiếng Anh CDC : The Centers for Disease Control and Prevention EPG : Egg per gram (số trứng trung bình trên 1 gram phân) KAP : Knowledge - Attitude - Practice ( kiến thức - Thái ñộ - Thực hành) WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) vi
  • 6. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Trứng và giun tóc trưởng thành 7 Hình 1.2. Chu kỳ của giun móc theo nhóm tuổi 8 Hình 1.3. Ấu trùng của giun móc chui qua da và giun móc 9 Hình 1.4. Chu kỳ phát triển của giun Tóc 11 Hình 1.5. Chu kỳ phát triển của giun móc/mỏ 15 Hình 1.6. Bản ñồ phân bố và tỷ lệ nhiễm giun 16 Hình 1.7. Phân bố tỷ lệ nhiễm giun ở Việt Nam 17 Hình 3.1. Biểu diễn tỷ lệ nhiễm giun ñũa, giun tóc, giun móc tại hai buôn nghiên cứu 33 Hình 3.2. Biểu diễn tỷ lệ nhiễm giun ñũa, giun tóc, giun móc/mỏ theo nhóm tuổi tại hai buôn nghiên cứu 34 Hình 3.3. Biểu diễn tỷ lệ nhiễm giun ñũa, giun tóc, giun móc/mỏ phân theo giới tại hai buôn nghiên cứu 35 Hình 3.4. Biểu diễn tỷ lệ nhiễm giun ñũa, giun tóc, giun móc/mỏ phân theo ñơn nhiễm và ña nhiễm tại hai buôn nghiên cứu 36 Hình 3.5. Biểu diễn tỷ lệ nhiễm giun ñũa, giun tóc, giun móc/mỏ phân theo ñơn nhiễm, ña nhiễm theo nhóm tuổi tại hai buôn nghiên cứu 37 Hình 3.6. Hình biểu diễn số trứng trung bình / 1gram phân của giun ñũa, giun móc/mỏ, giun tóc ở hai xã nghiên cứu 38 ix
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Nhóm biến số phụ thuộc 26 Bảng 2.2. Nhóm biến số ñộc lập 26 Bảng 2.3. Các biến số về kiến thức, thái ñộ, thực hành về vệ sinh cá nhân và tác hại của giun 27 Bảng 2.4. Phân loại cường ñộ nhiễm: giun ñũa, giun tóc, giun móc/mỏ 29 Bảng 2.5. Sự kết hợp yếu tố nguy cơ và nhiễm giun 30 Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm giun ñũa, giun tóc và giun móc/mỏ tại ñịa ñiểm nghiên cứu 33 Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm giun ñũa, giun tóc và giun móc/mỏ theo nhóm tuổi 34 Bảng 3.3: Tỷ lệ nhiễm giun Đũa, giun Tóc và giun móc/mỏ theo giới 35 Bảng 3.4. Tỷ lệ ñơn nhiễm và ña nhiễm các loại giun 36 Bảng 3.5. Tỷ lệ ñơn nhiễm và nhiễm phối hợp các loại giun theo nhóm tuổi 37 Bảng 3.6. Cường ñộ nhiễm giun ñũa, giun tóc và giun móc/mỏ ở hai buôn 38 Bảng 3.7. Mối liên quan giữa Dùng găng tay tiếp xúc phân, rác và hành vi nhiễm giun ñũa 39 Bảng 3.8. Mối liên quan giữa ñi giày hoặc dép phân, rác và hành vi nhiễm giun ñũa 39 Bảng 3.9. Mối liên quan giữa Uống nước lã và hành vi nhiễm giun ñũa 40 Bảng 3.10. Mối liên quan giữa rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau ñại tiện và hành vi nhiễm giun ñũa 40 Bảng 3.11. Mối liên quan giữa có và không sử dụng hố xí hợp vệ sinh ảnh hưởng ñến tỷ lệ nhiễm giun ñũa 40 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa có và không tẩy giun ñịnh kỳ ảnh hưởng ñến tỷ lệ nhiễm giun ñũa 41 Bảng 3.13. Phân tích ña biến mối liên quan giữa nhiễm giun ñũa và các yếu tố nguy cơ 41 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa không và có dùng găng tay tiếp xúc phân, rác ảnh hưởng ñến nhiễm giun tóc 42 vii
  • 8. Bảng 3.15. Mối liên quan giữa không và có thường xuyên ñi giày hoặc dép ảnh hưởng ñến nhiễm giun tóc 42 Bảng 3.16. Mối liên quan giữa có và không thường xuyên uống nước lã ảnh hưởng ñến nhiễm giun tóc 42 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa không và có thường xuyên rửa tay trước khi ăn, sau ñại tiện ảnh hưởng ñến nhiễm giun tóc 43 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa không và có tẩy giun ñịnh kỳ ảnh hưởng ñến nhiễm giun tóc 43 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa không và có sử dụng hố xí hợp vệ sinh ảnh hưởng ñến nhiễm giun tóc 43 Bảng 3.20. Phân tích ña biến mối liên quan giữa nhiễm giun tóc và các yếu tố nguy cơ 44 Bảng 3.21. Mối tương quan giữa có và không dùng găng tay ảnh hưởng ñến tình trạng nhiễm giun 44 Bảng 3.22. Mối liên quan giữa không và có dùng găng tay khi tiếp xúc ñất ô nhiễm ảnh hưởng ñến tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ 45 Bảng 3.23. Mối liên quan giữa không và có thường xuyên ñi dày hoặc dép ảnh hưởng ñến tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ 45 Bảng 3.24. Mối liên quan giữa có và không thường xuyên uống nước lã ảnh hưởng ñến tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ 46 Bảng 3.25. Mối liên quan giữa không và có thường xuyên rửa tay trước khi ăn, sau ñại tiện ảnh hưởng ñến tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ 46 Bảng 3.26. Mối liên quan giữa không và có tẩy giun ñịnh kỳ ảnh hưởng ñến tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ 46 Bảng 3.27. Mối liên quan giữa không và có sử dụng hố xí hợp vệ sinhảnh hưởng ñến tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ 47 Bảng 3.28. Phân tích ña biến mối liên quan giữa nhiễm giun móc/mỏ và các yếu tố nguy cơ 47 viii
  • 9. KIẾN NGHỊ Qua kết quả nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm GTQĐ ở người Êñê buôn Buôr và Earang tỉnh Đắk Lắk, tỷ lệ nhiễm GTQĐ khá cao. Các nhà quản lý y tế cần phải có các biện pháp tuyên truyền giáo dục sức khỏe ñể nâng cao kiến thức của người dân phòng chống các bệnh giun sán nói chung và GTQĐ nói riêng cho ñồng bào ở các vùng sâu vùng xa, ñặc biệt cần quan tâm ñến ñồng bào dân tộc thiểu số. Tuyên truyền vận ñộng nhân dân VSMT sạch sẽ, sử dụng hố xí hợp lý. Cần phải ñiều trị sổ giun ñịnh kỳ cho nhân dân trong tỉnh, ñặc biệt chú trọng ñến các ñồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa ở tỉnh ĐắkLắk.
  • 10. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT [1]. Trương Quang ánh và Cs (2004), Đánh giá tình hình nhiễm giun tròn ñường ruột ở học sinh tiểu học huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa”, Tạp chí Y học thực hành (477), Bộ Y Tế xb, tr.83-87. [2]. Bộ môn ký sinh trùng trường Đại học Y Hà Nội (2001), Ký sinh trùng Y Học, Nxb Y Học Hà Nội, tr. 131-151. [3]. Nguyễn Văn Chương và Cs (2004), “Nghiên cứu ñặc ñiểm dịch tễ học nhiễm giun sán ñường ruột ở tỉnh Gia Lai thử nghiệm giải pháp can thiệp ở một số trường tiểu học”, Tạp chí Y học thực hành (477), Bộ Y Tế xb, tr.43-49. [4]. Hoàng Tân Dân, Trương Kim Phượng (1996), “Tìm hiểu tình trạng nhiễm giun ñường ruột liên quan tới môi trường sống của nhân dân 2 xã Nhật Tân, Hoàng Tây huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam”, Tập san nghiên cứu khoa học, 2, (chuyên ñề), tr. 16 - 23. [5]. Phạm Ngọc Danh (2007), “So sánh 2 phương pháp ñiều trị giun Móc bằng Albendazol liều duy nhất và Pyrantel liều 3 ngày, ở làng Sơmei xã Đăk sơmei”, Tập san nghiên cứu khoa học bệnh viện huyện Đăk Đoa, 2007. [6]. Đào Văn Dũng (2004), Thiết kế nghiên cứu hệ thống Y tế, tái bản lần thứ nhất, Nhà xuất bản Y Học- 2004. [7]. Nguyễn Văn Dũng và Cs (2007) “Bước ñầu tìm hiểu mầm bệnh giun ñường ruột ở ngoại cảnh của thành phố Pleiku và thị xã Kontum 2000-2001” Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 2001-2006, Bộ Y tế Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Công trùng Quy Nhơn, Nxb Y học, tr 550-556. [8]. Trần Trọng Duy và Cs (2006), “ Thực trạng nhiễm ký sinh trùng ñường ruột và nhận thức, thái ñộ, thực hành ở sinh viên 2 khối Y1 và y3 năm học 2005 tại trường Đại học y Thái Bình”, Tạp chí Y học thực hành (477), Bộ Y Tế xb, tr.92 - 98. [9]. Dự án phòng chống giun sán (1998), Tài liệu tập huấn ñặc ñiểm dịch tễ, bệnh học, ñiều trị và kỹ thuật chẩn ñoán trong phòng chống một số bệnh
  • 11. giun sán chính ở Việt Nam (tài liệu dành cho cán bộ Y tế tuyến tỉnh), Bộ Y tế, Hà Nội. [10]. Nguyễn Văn Đề (1995), Nghiên cứu tình trạng nhiễm giun Móc và hiệu quả của một số thuốc ñiều trị giun Móc ở ba vùng canh tác thuộc ñồng bằng miền Bắc Việt Nam, Luận án PTS khoa học y dược, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. [11]. Lương Văn Định, Nguyễn Võ Hinh, Bùi Thị Lộc (2006), “Nghiên cứu tình trạng nhiễm GTQĐ và ñánh giá sự tái nhiễm sau can thiệp bằng mebendazole ở trẻ em xã Hồng Vân, huyện A lưới, Tỉnh Thừa Thiên Huế, 2005-2006”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 2001-2006, Viện Sốt rét- Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn, Nxb Y học -2007, tr.497-505. [12]. Nguyễn Công Hoà (2006), Thực trạng, nhiễm giun truyền qua ñất ở học sinh dân tộc nội trú A Ma Trang Long, tỉnh Đắk Lắk, Đề tài cấp cơ sở, Trường Đại học Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột. [13]. Nguyễn Thị Việt Hòa, Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Thu Hương, Cs (2004), “Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình tẩy giun hàng loạt ñến sự phát triển thể lực ở học sinh tiểu học (6-11 tuổi)”, Tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng(1), Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng trung ương, tr.89-98. [14]. Trần Minh Hoàng, Nguyễn Thị Phương Nga, Trần Thị Hồng (2001), “Nhiễm ký sinh trùng ñường ruột tại xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1996 - 2000, Nxb Y học Hà Nội, tr.609 - 614. [15]. Nguyễn Võ Hinh, Bùi Thị Lộc, Lương Văn Định (2005), “Tình hình nhiễm giun ñường ruột ở trẻ em và vấn ñề sử dụng nhà vệ sinh, nguồn nước sinh hoạt tại huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế năm 2004- 2005”, Công trình nghiên cứu khoa học, báo cáo hội nghị toàn quốc, chuyên ngành sốt rét-ký sinh trùng-công trùng giai ñoạn 2001-2005, Tập II, Viện Sốt rét-KST-CT-TW, Nxb Y học, Hà Nội, tr.172-179.
  • 12. [16]. Trần Thị Hồng (2007), VietNamNet - Rau sống chứa nhung nhúc giun sán.htm- 08:59' 06/04/2007 (GMT+7) [17]. Nguyễn Văn Khá (2004), “Nghiên cứu ñặc ñiểm dịch tễ học nhiễm giun sán ñường ruột ở 3 tỉnh Tây Nguyên, thử nghiệm giải pháp can thiệp ở một số ñịa bàn”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 2001-2006, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Công trùng Quy Nhơn, Nxb Y học, tr.424-432. [18]. Hoàng Thị Kim (1998), “Tình hình nhiễm giun truyền qua ñất ở Việt Nam và nghiên cứu hiệu quả của một số biện pháp phòng chống” Tài liệu tập huấn ñánh giá dịch tễ học và phòng chống các bệnh giun sán, Viện sốt rét - KST-CT TW, tr26-30. [19]. Lê lợi (2006), “Nhận xét tình hình nhiễm giun truyển qua ñất ở học sinh tiểu học tỉnh Nam Định từ năm 2000 - 2005”, Tạp chí Y học thực hành (477), Bộ Y Tế xb, tr.51 - 54. [20]. Nguyễn Thị Quỳnh Lưu và Cs (2004), “Tình hình nhiễm giun ký sinh trùng ñường ruột lây truyền qua ñất tại xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học thực hành (477), Bộ Y Tế xb, tr.103- 107. [21]. Đinh Thị Thanh Mai và Cs (2006), “ Thực trạng nhiễm giun ñường ruột và hiệu quả ñiều trị bằng albendazol 400mg liều duy nhất tại trường tiểu học xã Dũng Tiến, huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng”, Tạp chí Y học thực hành (477), Bộ Y Tế xb, tr. 55- 59. [22]. Trần Xuân Mai, Nguyễn Vĩnh Niên, Nguyễn Long Giang (1994), Ký sinh trùng y học, Trung tâm ñào tạo bồi dưỡng cán bộ Y tế thành phố Hồ Chí Minh. tr.125 - 143. [23]. Trần Xuân Mai, Trần Thị Kim Dung, Ngô Hùng Dũng, Lê Thị Xuân, Phan Anh Tuấn (2007), Ký sinh trùng y học, Trường ñại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. tr.192 - 278. [24]. Hoàng Văn Miêng và Cs ( 2006), “ ñánh giá tình hình nhiễm giun tròn ñường ruột, sự xuất tán trứng giun xung quanh các loại hình nhà tiêu”, Tạp chí Y học thực hành (477), Bộ Y Tế xb, tr. 31 - 32.
  • 13. [25]. Lê Hoàng Ninh, Nguyễn Văn Truyền và Cs (1995), Dịch tễ học cơ bản, Nxb Y học, Thành phố Hồ Chí Minh. [26]. Trần Đình Oanh (2003), “Nghiên cứu tình trạng nhiễm giun truyền qua ñất và ñánh giá kết quả can thiệp ở học sinh lớp 3, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2003”,Luận văn thạc sỹ Y học, Trường ñại học Y khoa Huế [27]. Z.S.Pawlowski, G.A.Schad, C.J.Stott (1991), Lây nhiễm và thiếu máu do giun móc, phương pháp học phòng chống, Nxb Y học và Viện tim mạch Hà Nội xuất bản. [28]. Nguyễn Xuân Phách (1995), Toán thống kê và tin học ứng dụng trong Sinh - Y - Dược, Nxb Quân ñội Nhân dân, Học viện Quân y. [29]. Đào Ngọc Phong (1997), Thống kê Y học, Nxb Y học, Hà Nội. [30]. Trương Thị Kim Phượng, Phạm Văn Thân, Phạm Trí Tuệ (2002) “Đánh giá tình trạng nhiễm giun ñường ruột và kiến thức thái ñộ thưc hành của người dân và bệnh giun ñường ruột tại một số xã thuộc huyện Đông Anh Hà Nội“, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học chuyên ñề Ký sinh trùng, Nxb Y học Hà Nội (1) tr162-168. [31]. Huỳnh Hồng Quang (2008), Chương trình Quốc gia phòng chống giun sán. Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn. [32]. Lê Duy Sáu, Nguyễn Văn Phòng, Triệu kim Đang và Cs (2001), “Đánh giá tình hình nhiễm giun sán ñường ruột ở vùng hồ Thác Bà tỉnh Yên Bái “, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1996 - 2000, Nxb Y học Hà Nội, tr.622 - 626. [33]. Phạm Song, Đào Ngọc Phong, Ngô Văn Toàn (2001), Nghiên cứu hệ thống y tế - Phương pháp nghiên cứu y học, Nxb Y học Hà Nội. [34]. Ngô Thị Tâm (2005), “Tỷ lệ nhiễm giun Đũa, giun Tóc, giun móc ở cộng ñồng dân tộc huyện Lăk, tỉnh ĐắkLắk”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 2001-2006, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Công trùng Quy Nhơn, Nxb Y học, tr.517- 524.
  • 14. [35]. Đỗ Dương Thái và Cs (1974), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ở người, Nxb Y học Hà Nội, (1), tr.84 - 86. [36]. Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh (1976), Công trình nghiên cứu Ký sinh trừng ở Việt Nam, Nxb KH&KT ,( 1), tr.12-59, 113 - 161. [37]. Đặng Thị Cẩm Thạch (2006), VietNamNet - 60 triệu người Việt Nam ñang mang giun sán trong bụng!.htm 26/09/2006 (GMT+7) [38]. Nguyễn Xuân Thao và Cs (2006), Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và ñánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp các bệnh GTQĐ , ñề tài cấp Bộ, Mã số: B2002-30-07 [39]. Dương Đình Thiện (1993), Dịch tễ học Y học, Nxb Y học, Hà Nội. [40]. Dương Đình Thiện (1997), Dịch tễ học lâm sàng, Nxb Y học, Hà Nội. [41]. Lê Khánh Thuận, Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Văn Khá (2001), “Nghiên cứu sự phân bố bệnh giun sán ở 10 tỉnh ven biển miền Trung, Việt Nam ”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1996 - 2000, Nxb Y học Hà Nội, tr.601-607. [42]. Nguyễn Duy Toàn (2003) “Kết quả giữa kỳ hoạt ñộng dự án phòng chống giun sán trong trường tiểu học do Tổ chức Y tế Thế giới hỗ trợ giai ñoạn 2002-2003” Các bệnh giun sán chủ yếu hiện nay và các hoạt ñộng phòng chống giun sán của Viện Sốt rét-KST-CT TƯ”,Thông tin phòng chống bệnh Sốt rét và các bệnh Ký sinh trừng , Viện SR-KST&CT Hà Nội (1), Tr.82-88. [43]. Tổ chức Y tế Thế giới (2000), Hướng dẫn công tác phòng chống các bệnh GTQĐ và thiếu máu do giun, Nxb Y học, Hà Nội. [44]. Tổ chức Y tế Thế giới (2006) bản ñồ dich tễ giun WHO website 2006: www.who.int [45]. Trường Đại học y Hà Nội (1998), Phương pháp nghiên cứu khoa học y học, Nxb Y học, Hà Nội. [46]. Trường Đại học y Hà Nội (2002), Dịch tễ học và thống kê trong nghiên cứu khoa học, Nxb Y học, Hà Nội.
  • 15. [47]. Phan Văn Trọng (2000) “Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng ñến nhiễm GTQĐ ở dân cư phường Tân Tiến, thành phố Buôn Ma Thuột và xã Cưsuê Huyện CưM’Nga tỉnh ĐắkLắk”, Tạp chí Y học thực hành (5), Bộ Y Tế xb,tr.28-30. [48]. Phan Văn Trọng (2002), Nghiên cứu một số ñặc ñiểm nhiễm giun móc/mỏ ở ĐắkLắk và ñánh giá hiệu quả biện pháp ñiều trị ñặc hiệu, Luận án Tiến sĩ Y học. [49]. Trịnh Đình Tuấn, Trịnh Tường (2003) ”Tình hình nhiễm giun ñường ruột ở dân tộc M’Nông Huyện Lăk tỉnh ĐắkLắk” Thông tin phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, Viện SR-KST&CT Hà Nội, (3), tr.92 - 98. [50]. Lê Thị Tuyết (2001), Nghiên cứu tình trạng nhiễm giun Đũa, giun Tóc, giun móc/mỏ và hiệu quả của biện pháp can thiệp ở một số xã tỉnh Thái Bình, Luận án Tiến sĩ Y học [51]. Lê Thị Tuyết (2006), “Thực trạng nhiễm ký sinh trùng ñường ruột ở sinh viên khối Y1 năm học 2005 tại trường ñại học Y Thái Bình”, Tạp chí Phòng chống bệnh Sốt rét và các bệnh ký sinh trúng số 3, Viện sốt rét-Ký sinh trùng-Công trùng Trung ương, tr.61-87. TIẾNG ANH [52]. Albonico M, Bickle Q, Ramsan M, et al. (2003), “Efficacy of mebendazole and levamisole alone or in combination against intestinal infections after reeated targeted mebendazole treatment in Zanzibar”, Bulletin of the World Health Organization ,81, pp 343-51. [53]. Albright JW; Basaric-Keys J. (2006), “Instruction in behavior modification can significantly alter soil-transmitted helminth (STH) re-infection following therapeutic de-worming”, Southeast Asian J Trop Med Public Health, 37 (1), pp. 48-57.
  • 16. [54]. Bartoloni-A, Guglielmetti-P et al.(1993), “Comparative efficacy of a single 400mg dose of albendazole or mebendazole in the treatment of nematode infections in children”, Trop-Geogr-Med, 45 (3),pp.114-116. [55]. Belding D. L. (1942), “The Nemathelminthes or roundworm”, Text Book of Clinical Parasitology, pp. 228 - 232, 281 - 290. Belding D. L. (1965), “The superfamilies strongyloidea, Trichostrongyloidea and metastrongyloidea”, Text Book of Parasitology, pp. 423 - 447.
  • 17. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Giun truyền qua ñất (GTQĐ) có ba loại chủ yếu ở người, ñó là giun ñũa, giun tóc và giun móc/mỏ [9]. Giun truyền qua ñất rất phổ biến, theo Tổ Chức Y tế thế giới ước tính mỗi năm trên toàn thế giới có 130 quốc gia và khoảng 2 tỷ người nhiễm truyền qua ñất, 135.000 người chết và 800 triệu học sinh bị nhiễm . Giun truyền qua ñất gây thiệt hại lớn về kinh tế và sức khỏe cho người dân, mỗi năm trên thế giới ñược ước tính nhiễm giun ñũa ký sinh trong cơ thể người trung bình có thể tiêu thụ tới 28.616 tấn gạo; 31,8 tấn thịt; số máu bị mất do giun móc/mỏ gây ra lên tới 27.798.400 lít và do giun tóc là 1.461.460 lít. Việt Nam là nước nhiệt ñới, có ñịa lý phức tạp, có nhiệt ñộ, ñộ ẩm và các yếu tố khác rất phù hợp cho bệnh giun sán phát triển quanh năm. Hơn nữa, nước ta có nền kinh tế, chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp với tập quán bón phân cho cây trồng càng làm cho nguy cơ cao mắc các bệnh Ký sinh trùng ñường ruột trong ñó chủ yếu là các loại giun truyền qua ñất. Ở Việt Nam tỷ lệ giun truyền qua ñất cao có liên quan chặt chẽ với ñói nghèo, vệ sinh môi trường kém, dịch vụ y tế thiếu thốn; toàn quốc có 60 triệu người nhiễm giun ñũa, 40 triệu người nhiễm giun tóc, 20 triệu người nhiễm giun móc/mỏ. Theo Viện Sốt rét- Ký sinh trùng- Côn trùng ước tính ở Việt Nam, cứ 10 người thì có tới 7-8 người có nhiễm giun sán ñường ruột . ĐắkLắk là một tỉnh nằm trên Cao Nguyên phía Tây Nam của nước ta, có ñầy ñủ các yếu tố tự nhiên và xã hội thích hợp cho sự tồn tại và phát triển không những cho bệnh ký sinh trùng nói chung mà còn cho cả bệnh Giun truyền qua ñất. Kết quả nghiên cứu của Ngô Thị Tâm (2005) [34 ] cho thấy tỷ lệ nhiễm giun truyền qua ñất ở cộng ñồng dân cư Kinh, M’Nông, H’Mông, Tày và Êñê còn rất cao ( 75.16%), trong ñó, nhiễm giun móc/mỏ là (52,70%) cao nhất ở nhóm M’Nông, Tày rồi ñến nhóm ÊĐê và Kinh, nhiễm giun ñũa là 24,72%, cao nhất ở nhóm ÊĐê, Kinh, ñến M’Nông và Tày, nhiễm giun tóc là
  • 18. 2 14,84%, cao nhất ở nhóm ÊĐê, Kinh ñến M’Nông và Tày. Cả 4 nhóm dân tộc chủ yếu nhiễm 1 loại (79,5%). Theo Nguyễn Công Hòa (2007) [12 ] tỷ lệ nhiễm giun truyền qua ñất ở học sinh trường dân tộc nội trú AmaTrang Long là rất cao (71,76%), trong ñó nhiễm giun móc/mỏ chiếm tỷ lệ cao nhất ( 68,42) kế ñến là giun ñũa (13,16% và thấp nhất là nhiễm giun tóc (2,3%). Vấn ñề giảm tỷ lệ, cường ñộ nhiễm giun sán nói chung và các loại giun truyền qua ñất nói riêng ở khu vực Tây Nguyên, ñặc biệt những vùng sinh sống của ñồng bào dân tộc thiểu số bản ñịa Tây Nguyên là việc làm rất cần thiết và cấp bách. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua ñất ở người Êñê buôn Buôr và Earang tỉnh Đắk Lắk năm 2007 - 2008”. Với các mục tiêu sau: 1. Xác ñịnh tỷ lệ, cường ñộ nhiễm giun truyền qua ñất ở người Êñê buôn Buôr và Earang thành phố Buôn Ma Thuột. 2. Mô tả một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng ñến nhiễm giun truyền qua ñất của người dân Ê ñê tại ñịa ñiểm nghiên cứu.
  • 19. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Lịch sử về bệnh giun truyền qua ñất Trên thế giới, bệnh giun ñũa, giun tóc và giun móc/mỏ ñã ñược nói ñến trong các tài liệu y học cổ. Cho ñến thế kỷ 17 các tác giả ñã mô tả và ñặt tên giun ñũa là Ascaris lumbricoides (Linné, 1758), giun tóc là Trichuris trichiura (Linné, 1771), giun móc/mỏ là Ancylostoma duodenale (Dubini, 1843) và giun mỏ là Necator americanus (Stiles, 1902). Trong chu kỳ phát triển chúng ñều có giai ñoạn phát triển ở ngoại cảnh (trích từ: [30]). Các nhà khoa học ñã phân loại GTQĐ như Goeze phân loại giun tóc, Owen phân loại giun móc, Zedes nêu cách viết và ñặt tên giun sán [55 ].[56] Jakob de Bondt (1629), Pison và Margraff (1648) mô tả ñầy ñủ hơn về bệnh giun móc. Triệu chứng lâm sàng của bệnh giun móc ñã ñược mô tả ở Ý, Ả Rập và Brazil từ thời kỳ Ai Cập cổ ñại. Năm 1838, Dubini phát hiện giun móc trên một tử thi của một bệnh nhân ở Milan. Trước ñó giun móc ñã ñược mô tả ở ñộng vật và ñược ñặt tên là “Hookworm”, có nghĩa là loài giun có móc. Năm 1843, Dubini ñã mô tả ký sinh trùng này kỹ hơn và ñặt tên là A.duodenale. Sau ñó một số tác giả khác như Prunez (1847), Bilharz (1852), Criesinger (1854) cũng phát hiện tương tự và mô tả thêm. Năm 1866, Wucherer ñã phát hiện giun móc trưởng thành ở tử thi của một bệnh nhân thiếu máu nhiệt ñới, là một bệnh rất phổ biến và trầm trọng vào thời ñó ở Brazil. Năm 1878, Grassi và Parona ñã xác minh những cá thể nhiễm giun móc bằng cách tìm trứng trong phân [55].[56] Từ năm 1877 - 1880, qua các cuộc ñiều tra cơ bản ở Ý, Grassi, Maggi, Pavesi và anh em Parona ñã xác ñịnh căn nguyên bệnh và phương pháp chẩn ñoán bệnh giun móc (A.duodenale). Năm 1880, khi xây dựng ñường hầm St. Gotthard qua Alps ở Thụy Sỹ, lần ñầu tiên người ta thấy giun móc (A.duodenale) gây ra thiếu máu nặng và phổ biến trên một phạm vi rộng.
  • 20. 4 Hàng ngàn công nhân ñã bị nhiễm bệnh với tỷ lệ tử vong cao. Nhiễm giun móc (A.duodenale) ñược chứng minh là nguyên nhân gây thiếu máu của công nhân hầm mỏ. Họ có tỷ lệ mắc bệnh cao ở nhiều nước Châu Âu thời ñó [55]. Năm 1879 - 1881, Concato, Perroncito, Bozzolo, và Graziadei ñã xác ñịnh triệu chứng lâm sàng và biện pháp ñiều trị bệnh giun móc (A.duodenale) [56]. Perroncito (1880) lần ñầu tiên ñã mô tả quá trình phát triển của ấu trùng giun móc (A.duodenale) có thực quản hình củ (Rhabditiform larva) sống tự do trong ñất trở thành ấu trùng giun móc (A.duodenale) có thực quản hình trụ (Filariform larva). Leichtenstern ñã chứng minh: Ấu trùng giun móc (A.duodenale) có thực quản hình trụ phát triển thành giun móc trưởng thành ở ruột non [55], [56]. Năm 1896 - 1897, Looss ñã ñể bàn tay của ông ta tiếp xúc với dịch cấy ấu trùng giun móc do tai biến thí nghiệm. Ông ta quan sát và nhận thấy có viêm da phát triển tại ñiểm tiếp xúc, sau ñó tìm thấy trứng giun móc trong phân của ông và ông ñã kết luận: "người nhiễm ấu trùng giun móc (A.duodenale) là do nó chui qua da". Năm 1911, một số tác giả khác ñã gây nhiễm qua da trên chó với Ancylostoma caninum (giun móc ký sinh ở chó), và họ ñã xác ñịnh ấu trùng Ancylostoma caninum có thể chui qua da, sau ñó lên phổi, khí quản, qua hầu, rồi xuống ruột non [55], [56]. Bệnh giun móc ñã ñược ghi nhận ở Hoa Kỳ vào năm 1845, mãi ñến năm 1893 loài giun móc này mới ñược mô tả, nhưng không phân biệt ñược với giun móc (A.duodenale, Dubini, 1843) trước ñó. Năm 1902, Stiles ñã mô tả và ñặt tên cho loài này là N.americanus, cũng ký sinh ở người và có thể phổ biến hơn A.duodenale ở một số nơi. Hầu như tỷ lệ thiếu máu do giun móc ở dân cư miền Nam Hoa Kỳ thời ñó ñều do loài N.americanus [55]. Ngoài hai loài giun A.duodenale và N.americanus, ở một số nước khác có thể có giun móc (Ancylostoma ceylanicum, Ancylostoma braziliense, Ancylostoma caninum) tuy không phổ biến, nhưng rất ñáng quan tâm ở một số nơi: Đài Loan, Trung Quốc, Đông Nam Á, Surinam... Những giun Ancylostoma này
  • 21. 5 thường gây bệnh ở chó mèo, chu kỳ sinh học gần giống như giun móc (A.duodenale). Chúng xâm nhập và phát triển với những mức ñộ khác nhau, nhưng không thể hoàn thành chu kỳ sinh học, mà chỉ gây ra những tổn thương ở vị trí ấu trùng xâm nhập (hội chứng ấu trùng di chuyển ngoài da: cutaneous larva migrans)[55].[56] Năm 1909, Ủy ban vệ sinh Rockefeller ñã ñược thành lập ñể phòng chống bệnh và từ ñó các quốc gia trên thế giới ñã hợp tác lại, ñề ra chiến lược phòng chống bệnh giun móc/mỏ (A.duodenale/N.americanus ) [56]. Đầu thế kỷ XIX những hiểu biết về bệnh GTQĐ ngày càng ñược hoàn thiện hơn với những tài liệu khoa học ngày càng trở nên phong phú. Từ thế kỷ XX ñến nay, có những tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật ñã giúp con người ngày càng am hiểu sâu sắc hơn về hình thể, cấu tạo các loài GTQĐ. Đó là tiền ñề ñể thực hiện chiến lược phòng chống các bệnh giun lây truyền qua ñất. Tổ Chức Y tế Thế Giới (1949) ñã ñề xuất những biện pháp nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm bệnh và từ ñó không ngừng ñề ra các chiến lược và chương trình khống chế bệnh giun sán toàn cầu. Ở Việt Nam từ thời Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông ñã ñưa ra nhiều phương pháp phòng bệnh và các bài thuốc chữa trị về bệnh GTQĐ ở người [56]. Vào thế kỷ XIV, thời Tuệ Tĩnh bệnh giun sán cũng như các bài thuốc chữa giun sán ñã ñược ñề cập trong “Nam dược thần hiệu” (trích từ [35]) Cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX, ñã có các cuộc ñiều tra giun sán ñầu tiên ở Việt Nam của các tác giả: Séguin (1905), Mouzels (1907), Braur (1910), ñặc biệt là công trình nghiên cứu của Leger và Mathis (1911) tương ñối toàn diện về giun sán ñường ruột. Đến năm 1936, ñiều tra cơ bản của Đặng Văn Ngữ và cộng sự về các loài giun sán y học ở Việt Nam cho thấy tình hình nhiễm giun sán nghiêm trọng ở người (trích từ:[35], [36]). Cho ñến năm 1954 những ñiều tra cơ bản, những nghiên cứu về dịch tễ học, nghiên cứu về hình thể, bệnh học, ñặc ñiểm sinh học, về miễn dịch học và biện pháp phòng chống các bệnh giun sán ñã ñược triển khai trên diện rộng ; từ
  • 22. 6 ñó ñến nay ở Việt Nam ñã có hàng ngàn công trình nghiên cứu về giun sán nói chung cũng như về các loại giun truyền qua ñất chủ yêú như giun ñũa, giun tóc và giun móc/mỏ, kết quả những nghiên cứu cho thấy ñây là những loài giun phổ biến và có tỷ lệ nhiễm cao ở nước ta, gây nhiều tác hại ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng ñồng, [23]. 1.2. Tác hại của giun truyền qua ñất 1.2.1. Tác hại của giun ñũa Các biểu hiện lâm sàng ở người bị nhiễm giun ñũa rất mờ nhạt, thường chỉ ñược phát hiện dựa trên kết quả xét nghiệm phân, hoặc giun trưởng thành ra ngoài cùng với phân. Tỷ lệ nôn và ñại tiện ra giun chỉ khoảng 0,5% người lây nhiễm trứng giun ñũa theo ñường ăn uống [19], Khi ấu trùng giun ñũa ra khỏi trứng và xuyên qua niêm mạc ruột thì không gây tổn thương gì, sau ñó tới giai ñoạn chu du, ấu trùng giun ñũa gây tổn thương những cơ quan, tổ chức mà ấu trùng ñi qua; ñặc biệt ở phổi gây hội chứng Loeffler. Do ấu trùng tương ñối lớn nên làm chảy máu các huyết quản phổi gây xung huyết, ho, ñau ngực, xét nghiệm thấy bạch cầu ái toan tăng cao, chụp X Quang thấy hình ảnh thâm nhiễm phổi, giống phế quản phế viêm, từ ngày thứ 18, triệu chứng bắt ñầu giảm và mất ñi hoàn toàn sau 22-28 ngày. Ngoài ra ấu trùng giun ñũa có thể cư trú ở não, tuỷ sống gây ra các ổ áp xe Ký sinh trùng. Giun ñũa trưởng thành trực tiếp chiếm chất dinh dưỡng gây rối loạn chuyển hoá làm suy yếu cơ thể. Khi số lượng giun nhiều ở ruột chúng tập trung lại với nhau gây ra các búi giun gây tắc cơ học với hội chứng tắc ruột ñiển hình: ñau bụng, nôn ói, bí trung ñại tiện, chướng bụng; trong trường hợp này phải can thiệp ngoại khoa mổ ñể lấy búi giun tại chỗ tắc ruột ra. Ngoài ra, khi giun ñũa chui lên ống mật gây ra triệu chứng cơn ñau hạ sườn phải dữ dội và nhiều biến chứng như viêm ñường mật, áp xe gan…. Giun ñũa có thể chui lên ruột thừa gây viêm ruột thừa, gây lồng ruột , thủng ruột. Giun trưởng thành gây tắc ruột chiếm tỷ lệ 38-87,5%; số giun ñếm ñược trong những trường hợp này lên ñến trên 60 con. Mỗi ngày cứ 26 con giun ñũa
  • 23. 7 trong ruột có thể ăn hết 4g ñạm trong tổng số 35-50g ñạm ñược ñưa vào cơ thể. Đối với trẻ em bị nhiễm giun ñũa, cơ thể sẽ giảm hấp thu ñường từ gạo. Nếu nhiễm khoảng 15 con giun ñũa, cơ thể sẽ mất ñi 13,4% chất mỡ, 7,2% chất ñạm trong khẩu phần ăn hằng ngày, nên rất ảnh hưởng ñến sự phát triển cả thể chất và tinh thần của trẻ . Trẻ nhiễm GTQĐ sẽ làm suy giảm thành tích học tập, theo Ngô Hùng Dũng, trường Đại học Y dược Tp.HCM, cho rằng: “Giun ñường ruột ký sinh sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều ñến sự phát triển về thể chất cũng như trí tuệ, nhất là ñối với trẻ em”. Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm giun ñũa tại các tỉnh phía Bắc từ 60-95%, tại các tỉnh phía nam có tỷ lệ từ 13-46% và bình quân mỗi người có 14,3 ± 8,4 giun ñũa trong ruột . 1.2.2. Tác hại của giun Tóc Nếu số lượng nhiễm ít, sẽ không có biểu hiện lâm sàng. Trường hợp nhiễm nhiều, niêm mạc ruột sẽ bị tổn thương nặng và luôn bị kích thích gây nên các triệu chứng buồn nôn, ñau bụng, tiêu chảy, hay một hội chứng giống lỵ (ñi ngoài nhiều lần, phân có lẫn nhầy máu mũi). Chỗ trực tràng bị viêm và trực tràng bị sa thường phủ ñầy giun. Hình 1.1. Trứng và giun tóc trưởng thành [55]
  • 24. 8 Nhiễm giun tóc nhiều sẽ dẫn ñến hội chứng thiếu máu. Ở trẻ nhỏ sẽ gây chậm lớn, chậm phát triển trí tuệ. Giun tóc ký sinh trong ruột thừa, hoặc chính chúng là tác nhân dẫn vi trùng vào gây nên tình trạng viêm ruột thừa 1.2.3. Tác hại của giun móc/mỏ Giun này xâm nhập vào cơ thể qua da, mô, biểu bì, hoặc nhiễm theo ñường tiêu hóa, xuyên qua thực quản tới phổi. Người bị lây nhiễm lần ñầu, ở vùng da ấu trùng chui qua có phản ứng viêm da dị ứng tại chỗ gây hiện tượng “ñất ăn chân”. Giun trưởng thành ngoạm sâu dưới lớp niêm mạc ruột gây ra những vết loét, khi bị bội nhiễm vi khuẩn vết loét sẽ sùi như hạt ổi. Trong ruột, giun móc/mỏ thường xuyên hút chất dinh dưỡng, làm cơ thể mất sắt, giảm huyết sắc tố, giảm một số loại vitamin A, B1, B2, C..., ion sắt[27]. Hình 1.2. Chu kỳ của giun móc [2]. Các biểu hiện lâm sàng thường là rối loạn tiêu hóa, rối loạn vị giác (người bệnh ăn dở), buồn nôn, ăn mất ngon, ñau bụng vùng quanh rốn hay ở vùng thượng vị như trong bệnh loét dạ dày - tá tràng, ñại tiện phân ñen...
  • 25. 9 .Người bệnh thấy mệt mỏi, làm việc uể oải, chán ăn, nặng chi dưới khi ñi lại. Một triệu chứng nổi bật ở những người bệnh giun móc/mỏ là thiếu máu. Hình 1.3. Ấu trùng của giun móc chui qua da và giun móc [31]. Thiếu máu ngày một nặng, ở trẻ em và phụ nữ có thai, tình trạng thiếu máu còn có thể phát triển rầm rộ dẫn ñến tử vong. Vừa hút máu, giun còn tiết ra chất làm chậm ñông máu nên dẫn ñến mất máu kéo dài. Các ñộc chất này còn hủy hoại các loại thức ăn giàu ñạm, mỡ, ñường khiến người bệnh mất hết sinh lực và khả năng lao ñộng. Trẻ em bị còi cọc, chậm lớn, phụ nữ có thai dễ bị sảy thai hoặc thai chết lưu. Giun móc/mỏ ký sinh chủ yếu ở người nhưng cũng có nhiều báo cáo ñã gặp ở khỉ
  • 26. 10 1.3. Chu kỳ phát triễn của giun truyền qua ñất 1.3.1. Chu kỳ phát triễn của giun ñũa Giun ñũa sống chủ yếu ở ruột non. Lây lan chủ yếu qua thức ăn vấy bẩn, có chứa trứng giun. Khi ăn phải trứng có ấu trùng vào ñường tiêu hoá, nhờ tác dụng co bóp của dạ dầy, ruột và dịch vị, dịch ruột, dịch tiêu hoá sẽ làm tan vỏ trứng và ấu trùng ñược giải phóng xuyên qua thành ruột non, theo ñường máu ñến gan, lưu lại ở ñó 3-4 ngày rồi sau ñó theo tĩnh mạch trên gan ñến tim rồi ñến phổi. Ở ñây nó lột xác hai lần rồi ñi dần lên cuống phổi, sang hầu, sau ñó ñược nuốt trở xuống ống tiêu hoá, ñịnh vị ở ruột non và trưởng thành ở ñó. Thời gian diễn biến của chu kỳ trong cơ thể con người kể từ khi người ăn phải trứng có ấu trùng ñến khi giun trưởng thành phải mất khoảng 60 ngày. Giun ñũa có thể sống ñến một năm. 1.3.2. Chu kỳ phát triễn của giun Tóc Giun tóc trưởng thành dài khoảng 4cm, ký sinh ở manh tràng và ruột kết,; giun tóc cái bắt ñầu ñẻ trứng 60-70 ngày sau khi nhiễm. Giun tóc cái ở manh tràng ñẻ trứng 3.000-20.000 trứng/ ngày. Trứng chưa có phôi bài xuất theo phân ra ngoài, ở ngoài ñất, trứng sẽ phát triển thành trứng giai ñoạn 2 tế bào, rồi trứng ở giai ñoạn phôi dâu; sau ñó trứng phát triển thành trứng có ấu trùng bên trong, trở thành trứng có khả năng gây nhiễm; sau khi người ăn phải trứng này qua tay bẩn hoặc qua thức ăn, các ấu trùng thoát vỏ trong ruột non; ấu trùng trưởng thành và ký sinh ở manh tràng, giun tóc trưởng thành sống khoảng 5-10 năm trong ñường tiêu hóa của người
  • 27. 11 Hình 1.4. Chu kỳ phát triển của giun Tóc 1.3.3. Chu kỳ phát triển của giun móc/mỏ Chu kỳ của 2 loài giun N.americanus và A.duodenale không hoàn toàn giống nhau. Có những ñiểm khác biệt quan trọng. Giun N.americanus chỉ lây nhiễm qua ñường da. Giun A.duodenale lây nhiễm cả qua ñường tiêu hóa cả qua ñường da. Chu kỳ sinh học của giun A.duodenale lây qua ñường da giống như giun N.americanus [22], [45].
  • 28. 12 1.3.3.1. Chu kỳ sinh học giun móc/mỏ lây qua ñường da - Vị trí kí sinh: Giun móc/mỏ ký sinh ở tá tràng, nếu số lượng giun nhiều có thể thấy giun móc/mỏ ký sinh cả ở phần ñầu và phần giữa của ruột non. Giun móc/mỏ ngoạm vào niêm mạc ruột ñể chiếm thức ăn [35], [45]. - Dinh dưỡng: Cả giun ñực và cái trưởng thành ñều sống ký sinh. Phương thức ăn của giun móc/mỏ: Wel, (1931), quan sát giun móc chó, thấy giun móc ngoạm vào niêm mạc hút máu và thải ra hậu môn giun sau 1 - 4 phút. Theo báo cáo kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới (1982) một giun móc A.duodenale hút 0,16 - 0,34ml máu/1 ngày. Một giun N.americanus hút 0,03 - 0,05ml máu/1 ngày , ( trích từ: [27], [50]), [51]. Giun móc/mỏ ăn máu, ăn hồng cầu, hemoglobin , ăn sắt trong hồng cầu và cả sắt huyết thanh, acid folic, protein huyết thanh... Giun móc/mỏ có nhu cầu sử dụng protein huyết thanh nhiều hơn hồng cầu. Những chất dinh dưỡng giun móc/mỏ chiếm của vật chủ là những chất ñã ñồng hóa [45]. - Chu kỳ sinh học của giun móc/mỏ Sau khi giao phối, giun cái ñẻ trứng ở ruột non, một giun A.duodenale ñẻ khoảng 20.000 trứng mỗi ngày và N.americanus ñẻ khoảng 10.000 trứng mỗi ngày. Số lượng trứng ñẻ hàng ngày của giun móc/mỏ thay ñổi khác nhau, tùy thuộc nhiều yếu tố như: tuổi nhiễm giun, tình trạng dinh dưỡng của vật chủ, ñáp ứng miễn dịch cục bộ tại ruột của vật chủ. Trứng theo phân ra ngoại cảnh gặp ñiều kiện thuận lợi: ấm, ẩm ướt, có ñủ oxy, ñộ ẩm cao, pH trung tính và nhiệt ñộ thích hợp (25 O C - 35O C), sự phôi hóa và nở ấu trùng trong vòng 24 giờ. Trứng của A.duodenale không thể nở ở nhiệt ñộ ≥ 450 C, còn trứng của N. americanus không thể nở ở nhiệt ñộ ≥ 400 C [2], [22], [27]. Ấu trùng không thể phát triển trong nước mặn, khi bị khô ấu trùng sẽ bị chết nhanh trong 24 giờ. Cũng vì vậy việc lan truyền bệnh thường bị hạn chế trong mùa khô của năm [27]. Lúc ñầu ấu trùng có kích thước dài khoảng 0,2mm - 0,3mm, ñầu hơi tày, ñuôi nhỏ, thực quản có ụ phình. Ấu trùng giai ñoạn I sống trong ñất, lớn
  • 29. 13 nhanh, ăn các chất hữu cơ ở ñất. Sau khoảng 3 ngày, lột vỏ thành ấu trùng giai ñoạn II, chiều dài ≥ 0,5 mm, thực quản phần trên hình trụ, phần dưới hình củ. Ấu trùng giai ñoạn II phát triển chừng 5 ngày, thực quản chuyển thành hình trụ mất ụ phình, lột vỏ lần thứ hai ñể chuyển thành ấu trùng giai ñoạn III (larva filariform), có chiều dài 0,5 - 0,7mm, có khả năng chui qua da vật chủ vào cơ thể. Ấu trùng giai ñoạn III có hướng ñộng ñặc biệt ñể tìm vật chủ, có thể sống tới 6 tuần ở ñất, ấu trùng giai ñoạn III không ăn uống gì, di chuyển bằng năng lượng dự trữ, ấu trùng ưa nơi ñất cát, nhiệt ñộ thích hợp 28 - 320 C [2], [22], [27]. Sau khi chui qua da xâm nhập vào cơ thể vật chủ, ấu trùng theo ñường tĩnh mạch tới tim phải rồi tới phổi, ấu trùng chọc thủng mao mạch vào phế nang, theo khí quản lên họng, ñến thực quản, xuống dạ dày, ruột, phát triển thành giun trưởng thành, ký sinh ở tá tràng hoặc ruột non. Từ ấu trùng giai ñoạn III phát triển thành giun trưởng thành phải qua hai lần lột vỏ thành ấu trùng giai ñoạn IV (cần 3 - 7 ngày), thành ấu trùng giai ñoạn V (cần khoảng 13 ngày), ấu trùng giai ñoạn V cần 3 - 4 tuần mới phát triển thành giun trưởng thành. Cả chu kỳ giun móc/mỏ gồm hai giai ñoạn phát triển: Giai ñoạn phát triển ở ngoại cảnh và giai ñoạn ký sinh, ấu trùng qua 5 lần lột vỏ. Thời gian hoàn thành chu kỳ cần 6 - 8 tuần lễ, có giai ñoạn ấu trùng chu du trong cơ thể như giun ñũa [2], [23],[27]. Gần ñây người ta ñã chứng minh: Trong chu kỳ sinh học của giun móc (A.duodenale) lây nhiễm qua ñường da, ấu trùng có giai ñoạn ngủ (thời kỳ nằm yên) ở tổ chức của vật chủ. Giai ñoạn ngủ có thể kéo dài tới 8 tháng, ñây là một tiến bộ trong lĩnh vực nghiên cứu sinh học giun móc, có tầm quan trọng trong dịch tễ học cũng như kiểm soát, ñiều trị bệnh giun móc. Tới nay vẫn chưa hiểu biết hết những biến ñổi của ấu trùng giun móc trong giai ñoạn ngủ, ấu trùng giun móc ở giai ñoạn ngủ kháng lại hầu hết các loại thuốc, các hóa chất ñặc hiệu ñiều trị giun móc. Sau thời gian ngủ ấu trùng lại tiếp tục phát triển ñể hoàn thành chu kỳ. Hiện tượng ngủ của ấu trùng giun móc cũng
  • 30. 14 có thể xảy ra ở cơ của các ñộng vật có vú khác, do vậy gợi ý có thể nhiễm giun móc do ăn thịt sống chưa nấu chín. Người ta ñã chứng minh bằng thí nghiệm gây nhiễm ấu trùng giun móc vào ñộng vật mồi, rồi cho chó ăn ñộng vật mồi, ấu trùng giun móc tiếp tục phát triển thành giun trưởng thành ở chó. Qua nhiều nghiên cứu gây nhiễm thực nghiệm, người ta thấy không phải tất cả các ấu trùng giun móc A.duodenale ñều có giai ñoạn ngủ. Có những ấu trùng giun móc A.duodenale sau khi chu du trong cơ thể, ñến thẳng ruột, phát triển thành giun móc trưởng thành. Nhưng một số ấu trùng có giai ñoạn ngủ ở tổ chức trước khi di chuyển tới phổi và ruột [2], [22],[27]. Tuổi thọ của giun N.americanus 10 - 15 năm, giun A.duodenale 4 - 5 năm. 1.3.3.2. Chu kỳ sinh học của giun móc lây qua ñường tiêu hóa Chu kỳ sinh học giun móc lây qua ñường tiêu hóa có nhiều ñiểm khác biệt quan trọng so với chu kỳ giun móc lây qua da, ấu trùng thực quản có hình trụ A.duodenale có thể theo các thực phẩm tươi sống, rau quả... nhiễm qua ñường ăn uống. Tuy nhiên trên thực tế ñiều tra ở Việt Nam và một số nước trên thế giới cho thấy: Hiện tượng nhiễm qua ñường tiêu hóa nếu có thì cũng không ñáng kể, vì tỷ lệ nhiễm giun móc ở trẻ em nói chung rất thấp, trong khi trẻ em nhiễm rất nhiều loài giun khác qua ñường tiêu hóa [27], [55], [56]. Khi nhiễm qua ñường tiêu hoá, ấu trùng không có giai ñoạn chu du trong cơ thể. Ấu trùng xuống thẳng ruột non chui vào niêm mạc ruột, phát triển ở ñó rồi chui ra lòng ruột, phát triển thành giun trưởng thành [27], [55], [56]. Ngoài ra ấu trùng A.duodenale có thể truyền qua nhau thai gây nhiễm cho bào thai ở tử cung. Có khoảng 100 trường hợp trẻ em dưới 5 tuổi ở Trung Quốc bị bệnh giun móc ñược mô tả từ những năm 1960, kết quả xét nghiệm ñều do A.duodenale [27],[43],[44]. Foster (1932) ñã gây nhiễm giun móc trên chó có thai và thấy chó con ñẻ ra ñã có giun A.duodenale ngay. Nhiều trẻ sơ sinh dưới 30 ngày tuổi ñã nhiễm A.duodenale, trong khi ñó thời gian ủ bệnh ngắn nhất do A.duodenale là (42 - 52 ngày), do ñó những trẻ sơ sinh này chắc chắn phải nhiễm trước khi sinh ở
  • 31. 15 tử cung. Người ta cho rằng: A.duodenale trong các tổ chức có thể là nguồn lây nhiễm truyền qua vú, gây nên bệnh giun móc ở trẻ sơ Hình 1.5. Chu kỳ phát triển của giun móc/mỏ [2]. 1.4. Những yếu ảnh hưởng tới tình trạng nhiễm giun sán truyền qua ñất 1.4.1. Yếu tố tự nhiên Các ñiều kiện thích hợp ñể trứng và ấu trùng GTQĐ phát triển là phải có ñủ oxy, ấm, ẩm ướt, ñộ ẩm cao, nhiệt ñộ từ 200 C - 300 C, râm mát, lượng mưa cần phải ñạt 100mm ñối với bất kỳ tháng nào, tức là 9 - 10 ngày mưa/1 tháng, pH ñất trung tính, ñộ mùn của ñất cao và các ñiều kiện kinh tế - xã hội khác phải phù hợp. Mật ñộ dân số cao ở những thành phố, thị trấn, ñồng bằng, tạo ñiều kiện thuận lợi lan truyền bệnh GTQĐ [2],[27],[55]. Nếu một nơi nào ñó, lượng mưa trung bình hằng năm ñủ cho trứng và ấu trùng GTQĐ phát triển, nhưng mưa chỉ tập trung theo mùa và chỉ kéo dài vài tháng thì sự lây nhiễm ở ñó rất nhẹ. Nhiễm GTQĐ nặng có thể xảy ra ở vùng khô cằn, nếu như việc tưới nước cho cây trồng ở ñó ñủ tạo ra ñộ ẩm thích hợp
  • 32. 16 (Bắc Phi, Đông Địa Trung Hải, Tây Bắc Ấn ñộ). Sự nhiễm giun móc/mỏ cũng có thể xảy ra ở những vùng hầm mỏ, ñường hầm [27], [55],[56]. 1.4.2. Yếu tố xã hội Kinh tế nước ta chủ yếu là nền nông nghiệp, có tập quán dùng phân tươi ñể bón ruộng và hoa màu không qua giai ñoạn xử lý. Mặt khác không sử dụng bảo hộ lao ñộng, thói quen ñi chân ñất, ăn rau sống, uống nước chưa ñun sôi, thói quen phóng uế bừa bãi, không rửa tay trước khi ăn và sau khi ñi vệ sinh, việc sử dụng hố xí không hợp vệ sinh…tạo ñiệu kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triễn và lan truyền của bệnh GTQĐ . 1.5. Tình hình nhiễm giun truyền qua ñất trên thế giới và trong nước 1.5.1. Tình hình nhiễm giun trên thế giới Giun Trên thế giới, theo tổ chức CDC (The Centers for Disease Control and Prevention) 2005, ước tính tỷ lệ nhiễm GTQĐ: ở Trung Quốc 86 triệu người, Đông Nam châu Á-Thái bình dương 204 triệu người, Cận Sahara Châu Phi 173 triệu, Châu Mỹ La tinh và vùng Caribe 84 triệu người và vùng Trung Đông và Bắc Phi là 23 triệu người. Hình 1.6. Bản ñồ phân bố và tỷ lệ nhiễm giun
  • 33. 17 Theo thống kê của chuyên gia Tổ chức Y Tế Thế Giới Dr.Carlo Urabani (1998) Năm 1987, trên thế giới có 900 - 1000 triệu người nhiễm giun ñũa, 500 - 700 triệu người nhiễm giun móc. Năm 1997, trên thế giới ước tính có khoảng hơn 1 tỷ người nhiễm giun ñũa, 800 - 900 triệu người nhiễm giun móc. Số liệu trên phân theo khu vực cho thấy: 685 triệu người Đông Nam Á, 132 triệu người ở Châu Phi, 104 triệu người ở Trung Nam Mỹ. Năm 1998 của Tổ chức Y tế Thế giới ñánh giá rằng trên toàn cầu có: 1,4 tỷ người nhiễm giun ñũa; 1,3 tỷ người nhiễm giun móc. Ngày nay, các nước ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ tỷ lệ nhiễm GTQĐ vẫn còn cao: giun Đũa 96%, giun tóc 98% và giun móc 41% (Stephenson LS; Latham MC; Adams EJ; Kinoti SN; Pertet A, 1993). Trên thế giới có khoảng 900 triệu người mắc bệnh giun móc và khoảng 60.000 người chết hàng năm. Bệnh giun móc khu trú ở các vùng nhiệt ñới và cận nhiệt ñới, Châu Á, Nam và Trung Mỹ, Phi châu. Các nước có tỷ lệ nhiễm cao như Ấn Độ, Philippines, Úc, Trung Quốc, Thái Lan, lào, Campuchia và Việt Nam. Ở Việt Nam tỷ lệ nhiễm giun móc khác nhau và phân vùng theo ñiều kiện thổ nhưỡng, miền cao hay miền sông nước, nghề nghiệp. Tỷ lệ nhiễm ở phía Bắc khoảng 30-40%, phía Nam khoảng 10-20% . 1.5.2. Tình hình nhiễm giun ở Việt Nam Việt Nam nằm trong vùng Đông Nam Châu Á, có khí hậu nhiệt ñới nóng ẩm, mặt khác có nền kinh tế chưa phát triển, có nhiều phong tục, tập quán lạc Hình 1.7. Phân bố tỷ lệ nhiễm giun ở Việt Nam [44]
  • 34. 18 hậu…Tất cả những yếu tố ñó tạo ñiều kiện cho bệnh GTQĐ tồn tại và phát triển. Theo kết quả nghiên cứu 500.000 người trên toàn quốc của Hoàng Thị Kim (1998)cho thấy: Nhiễm giun Đũa (Ascaris lumbricoides): Vùng ñồng bằng phía Bắc 80-95%; vùng ñồng bằng miền Trung 70,5%; vùng Tây Nguyên 10-25%; vùng ñồng bằng miền Nam 45-60%. Tuy tỷ lệ nhiễm rất cao, nhưng cường ñộ nhiễm không cao, số trứng trung bình / 1 g phân < 10.000 trứng (khoảng 5-10 con giun/ người). Lứa tuổi nhiễm cao nhất là trẻ em và tuổi học ñường. Tỷ lệ nhiễm giun ñũa có sự biến ñộng lớn về khu vục, khuynh hướng gia tăng ở miền núi và miền Nam do sự di dân từ miền xuôi ñến các vùng kinh tế mới mang theo cả tập quán dùng phân tươi ñể bón hoa màu… Nhiễm giun móc: Ở Việt Nam chủ yếu là loài Necator americanus (95%), còn loài Ancylostoma duodenale (5%). Tỷ lệ nhiễm này ñứng hàng thứ hai sau giun ñũa (trên phạm vi cả nước): Vùng ñồng bằng phía Bắc nhiễm từ 3-60 %; vùng ñồng bằng miền Trung 66-69 %; vùng Tây Nguyên 47 % và vùng ñồng bằng miền Nam 52-68 %. Nhiễm giun móc chủ yếu tập trung ở những người trồng hoa màu, trồng cây ăn trái, vườn cà phê, công nhân cạo mủ cao su, công nhân nông trường mía. Các tỉnh thuộc vùng ñồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ nhiễm thấp. Các tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ tỷ lệ nhiễm cao, có nơi ñến 50% người ñược ñiều tra phát hiện có mang giun móc/mỏ trong người. Nguyên nhân gây ra tỷ lệ nhiễm khác nhau là do tính chất thổ nhưỡng và ñiều kiện canh tác, tuổi, giới và nghề nghiệp của từng vùng. Cường ñộ nhiễm chung không cao, ña số là ở mức ñộ trung bình (khoảng <1000 trứng / 1g phân và khoảng dưới 25 con giun/ người) [9], Nhiễm giun tóc (Trichuris trichiura): Phân bố không ñều, có sự chênh lệch rất rõ giữa các vùng: Vùng ñồng bằng phía Bắc 58-89 %; vùng ñồng bằng miền Trung 27-47 %; vùng Tây Nguyên 1,7 % và vùng ñồng bằng miền Nam 0,5-1,2 %. Sự khác nhau trên có thể là: Nhân dân ở niềm Nam không có tập quán dùng phân tươi ñể
  • 35. 19 bón cây trồng, mặt khác ở miền Nam cường ñộ nắng và số giờ nắng trung bình cao hơn ở miền Bắc, trứng giun ở trong ñất có thể dễ bị phá huỷ hơn. Theo Nguyễn Võ Hinh và cộng sự (2005), nghiên cứu tình hình nhiễm giun tại 3 xã vùng xa của huyện A Lưới tỉnh Thừa thiên Huế cho thấy tình hình nhiễm giun rất nặng: Đặc biệt là dân tộc thiểu số người Pa Kô (nhiễm chung 90,65%, giun ñũa 84,17%; giun tóc 25,90 và giun móc 55,40% ) Trứng giun tóc có sức ñề kháng ở ngoại cảnh khá cao. Trứng ñã có ấu trùng vẫn có thể tồn tại ñến 5 năm. Miền Bắc: tỷ lệ nhiễm rất cao, chỉ ñứng sau bệnh giun ñũa, tỷ lệ nhiễm ở vùng ñồng bằng khoảng 58-89%, trung du là 38-41%, vùng núi 29-52% và ven biển là 28-75%. Miền Trung: tỷ lệ nhiễm có phần thấp hơn, vùng ñồng bằng là 27-47%, vùng núi: 4-10%, ven biển: 12.7% và Tây Nguyên là 1.7%. Miền Nam: tỷ lệ nhiễm thấp nhất so với cả nước, vùng ñồng bằng có tỷ lệ nhiễm chỉ 0.5-1.5% (nguyên do có thể miền Nam, người dân không có tập quán dùng phân tươi ñể bón, mặt khác số giờ nắng, cường ñộ nắng và nhiệt ñộ cao hơn miền Bắc, nên trứng giun vì thế khó tồn tại và không sống ñược). Nhiễm giun ñũa thường ñồng nhiễm với giun tóc, liên quan giữa nhiễm giun tóc với ñộ tuổi và giới tương tự như giun ñũa; cường ñộ nhiễm giun tóc ở mức ñộ nhẹ ở ña số các vùng ñiều tra,số trứng trung bình trên 1 gam phân < 1.000 trứng; tỷ lệ tái nhiễm sau ñiều trị 6 tháng bằng Albendazole liều 400 mg x 3 ngày là 51% và cường ñộ tái nhiễm thấp. 1.5.3. Tình hình nhiễm giun ở Tây nguyên Khu vực Tây Nguyên có khí hậu và ñiều kiện môi trường rất thuận lợi cho các bệnh ký sinh trùng phát triển, ñặc biệt là các bệnh giun sán. Trong những năm qua, khoa Ký sinh trùng – Viện sốt rét KST - CT Quy Nhơn ñã ñiều tra cơ bản ở 14 tỉnh: Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hoà, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Gia Lai, Kon Tum, ĐắkLắk. Kết quả ñiều tra xét nghiệm 35.651 mẫu phân ở người thuộc 14 tỉnh cho thấy: tỷ lệ nhiễm giun ñũa là 30, 28%, giun tóc 4,83%, giun móc 35,12%. Khu vực miền Trung-Tây Nguyên, tập
  • 36. 20 quán sử dụng phân tươi rất ít, nhưng thói quen phóng uế ra các bãi cát, bãi biển, cánh rừng… lại phổ biến,[41],[48]. Thời tiết của khu vực miền Trung-Tây Nguyên có mưa và nắng kéo dài ít nhiều ñã làm hỏng trứng giun móc/mỏ không phát triển thành ấu trùng nên khả năng lây nhiễm hạn chế. Điều tra của khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét- KST-CT Quy Nhơn ñầu năm 2008 tại một số ñiểm thuộc 4 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai và ĐắkLắk qua 1623 người xét nghiệm, phát hiện 339 ca nhiễm giun móc/mỏ, chiếm tỷ lệ chung là 20,88%; trong ñó cao nhất tại ñiểm Eakênh (ĐắkLắk) 27,31%, có lẽ do ấu trùng giun móc/mỏ phát triển thuận lợi ở vùng cà phê ñất xốp, ẩm thấp cộng với người dân ñi chân ñất chăm bón cây cà phê, cao su sẽ tạo thuận lợi cho ấu trùng tiếp cận qua da. Về cường ñộ nhiễm giun móc/mỏ chung qua số trứng trung bình/1 gam phân là 186,33, trong ñó cường ñộ nhiễm cao cũng ở Eakênh (ĐắkLắk) 243,22 và Yang Bắc (Gia Lai) 214,23. Kết quả này so với tiêu chuẩn phân loại cường ñộ nhiễm các bệnh GTQĐ của Tổ chức Y tế thế giới thì cường ñộ nhiễm giun móc/mỏ ở các ñiểm nghiên cứu này ở mức ñộ nhẹ . Tây Nguyên có tỷ lệ nhiễm giun truyền qua ñất khá cao, nhiễm giun móc/mỏ cao nhất kế ñến giun ñũa, giun tóc tỷ lệ nhiễm thấp nhất khác hẳn với các vùng khu vực phía Bắc: Nhiễm cao nhất là giun ñũa ñến giun tóc giun móc/mỏ thấp nhất [12],[34],[49]. Nguyễn Xuân Thao và cộng sự (2006) nghiên cứu nhiễm giun TQĐ ở hai xã tỉnh Đắk Lắk thấy tỷ lệ nhiễm giun TQĐ là 72,51%, trong ñó người Kinh nhiễm giun ñũa 4,48% giun móc/mỏ 66,50%, giun tóc thấp 0,75%; người ÊĐê nhiễm giun ñũa 33,51% giun móc/mỏ 64,49%, giun tóc thấp 0,51% [38] . Phan Văn Trọng (2000) ñiều tra trên người dân ở các vùng canh tác khác nhau cho thấy: tỷ lệ nhiễm giun TQĐ 51,82-71,87% trong ñó giun ñũa 25,13%; giun tóc 3,77%; giun móc/mỏ 61,84% [47]. Một nhiên cứu khác của cùng tác giả cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ 44,5%-85,3% tùy vùng ñất
  • 37. 21 canh tác, cao nhất ở vùng trồng rau màu [48]. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thao và CS (2006) [ 38] cho thấy tỷ lệ nhiễm giun truyền qua ñất tại xã Hòa thắng thành phố Buôn Ma Thuột (38,4%), xã ÊaKnuêk huyện Krông Pắk (58,5%) và xã Êayông huyện Krông Pắk (71,2%). WHO ñã ñưa ra chiến lược phòng chống các bệnh giun truyền qua ñất từ năm 1963. Năm 1967 tổ chức phòng chống ký sinh trùng Châu Á ñược thành lập và Việt Nam là thành viên từ năm 1992 [43], [44]. WHO ñã có ñường lối rõ ràng với công tác phòng chống các bệnh giun truyền qua ñất. Kết quả là nhiều chương trình phòng chống qui mô lớn và “Hiệp hội vì sự phát triển của trẻ em” ñã ra ñời. Hiệp hội này ñã tập hợp các nhà tài trợ, các tổ chức, các viện nghiên cứu ñể tìm cách nâng cao sức khỏe và học tập cho trẻ em lứa tuổi ñi học ở các nước ñang phát triển qua việc phòng chống các bệnh giun truyền qua ñất. Theo WHO có 3 chiến lược sử dụng hoá liệu pháp trong ñiều trị các bệnh giun TQĐ ở cộng ñồng: [43], [44]. - Điều trị toàn dân: Khi hơn 50% số người thuộc cộng ñồng có kết quả xét nghiệm dương tính với các loại giun truyền qua ñất hoặc trong những vùng mà bệnh giun móc/mỏ lưu hành chỉ cần tỷ lệ nhiễm hơn 20-30% và có thiếu máu thì cộng ñồng ñó cũng ñược ñiều trị toàn dân. Toàn thể nhân dân trong cộng ñồng không phân biệt tuổi, giới tính, mức ñộ nhiễm hoặc các ñặc ñiểm xã hội khác ñều ñược uống thuốc [43],[44]. - Điều trị nhóm ñối tượng: Chọn nhóm ñối tượng nguy cơ cao nhiễm các loại giun truyền qua ñất, có thể xác ñịnh theo tuổi, giới tính hoặc các ñặc ñiểm xã hội khác ñể ñiều trị không phân biệt tình trạng nhiễm [43],[44] - Điều trị chọn lọc: Điều trị cho những người ñang bị nhiễm dựa vào kết quả xét nghiệm [43]. Qua các kết quả nghiên cứu trên cho thấy tình hình nhiễm giun truyền qua ñất ở trong nước và khu vực miền Trung - Tây Nguyên là rất khác nhau. Đặc biệt là các nghiên cứu về tình hình nhiễm giun truyền qua ñất và các yếu
  • 38. 22 tố nguy cơ ở ñồng bào dân tộc thiểu số còn ít. Việc tiếp tục nghiên cứu về tình hình nhiễm giun truyền qua ñất ở ñồng bào dân tộc thiểu số và các yếu tố nguy cơ tới nhiễm giun là cần thiết.
  • 39. 23 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Toàn bộ người dân ở hai buôn nghiên cứu Các công trình vệ sinh của từng HGĐ - Tiêu chuẩn chọn ñối tượng + Toàn bộ cộng ñồng dân tộc Êñê ≥ 2 tuổi, tại buôn Buôr và Eagrang. + Đồng ý tham gia nghiên cứu - Tiêu chuẩn loại trừ + Những người không ñồng ý tham gia nghiên cứu + Trẻ em < 2 tuổi, phụ nữ ñang có thai. 2.2. Địa ñiểm và thời gian nghiên cứu - Địa ñiểm nghiên cứu: Buôn Buôr thuộc xã Hòa Xuân và buôn Earang thuộc xã Khánh Xuân ñều ở thành phố Buôn Ma Thuột. Hai buôn này có trên 95% là người dân tộc Êñê, có ñiều kiện kinh tế, văn hoá, mật ñộ dân số và tình hình VSMT tương tự nhau, nhân dân ở ñây chủ yếu sống bằng nghề trồng cà phê, ngoài ra có xen kẽ trồng lúa nước. - Thời gian nghiên cứu 2007-2008. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang 2.3.2 Cỡ mẫu. Z2 (1-α/2) p (1-p) Tính theo công thức: n = E2 Vì chưa có tài liệu tham khảo về nhiễm GTQĐ ở 2 buôn Buôr và Earang nên chọn p = 0,5 ñể có cỡ mẫu lớn nhất
  • 40. 24 Z2 (1-α/2) = 1,96 ; E = 0,05 Tính ñược cỡ mẫu: n = 384. 2.3.3 Chọn mẫu : - Chọn mẫu ñiều tra tỷ lệ nhiễm và cường ñộ nhiễm giun, lấy toàn bộ người dân ở hai buôn là 929 người. - Chọn mẫu ñiều tra Kiến thức - Thái ñộ - Thực hành (KAP) của các chủ HGĐ về phòng chống nhiễm giun, là toàn bộ các chủ HGĐ trên 18 tuổi của hai buôn là 482 chủ hộ. 2.3.4. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu 2.3.4.1. Nghiên cứu tỷ lệ và cường ñộ nhiễm giun - Kỹ thuật xét nghiệm phân + Hiện nay theo Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo kỹ thuật Kato-Katz (theo qui trình của WHO) có những ưu ñiểm: + Thuận lợi hơn, ñơn giản hơn, nhanh hơn so với các kỹ thuật khác. + Kỹ thuật này có ñộ chính xác cao, có thể áp dụng tại cộng ñồng. + Định lượng ñược trứng giun trong phân. + Qui trình xét nghiệm tiến hành như sau: + Dùng que tre lấy phân khoảng 150mg phân, ñặt lên giấy thấm hoặc giấy báo. + Đặt lưới lọc lên trên mẫu phân (mục ñích lọc phân), dùng que tre ñầu bằng, ấn nhẹ ñể phân ñùn lên trên lưới, rồi gạt lấy phân cho vào lỗ tấm nhựa ñặt sẵn trên lam kính (ñong phân). Sau khi cho phân ñầy lỗ ñong, gạt bằng lỗ ñong, cẩn thận nhấc tấm nhựa ra khỏi lam kính. + Đặt một mảnh giấy cellophan ñã ngâm trong dung dịch Kato lên phân, dùng nút cao su ấn nhẹ cho phân dàn ñều ra rìa của mảnh cellophan. + Để khô, soi dưới kính hiển vi quang học có ñộ phóng ñại 100 lần, tìm trứng giun ñũa, giun tóc và giun móc/mỏ và ñếm toàn bộ số trứng giun của từng loại giun trên mỗi tiêu bản. Chú ý ở nhiệt ñộ phòng thí nghiệm, ñể khô sau 10- 30 phút, nếu nhiệt ñộ 250 C, ñộ ẩm 70% thì ñể 20-30 phút rồi soi. + Xét nghiệm phân tìm trứng giun ở ñối tượng nghiên cứu ñể xác ñịnh:
  • 41. 25 + Tỷ lệ và cường ñộ nhiễm giun ñũa. + Tỷ lệ và cường ñộ nhiễm giun tóc. + Tỷ lệ và cường ñộ nhiễm giun móc/mỏ. + Tỷ lệ nhiễm 2 loại giun. + Tỷ lệ nhiễm 3 loại giun. - Cách lấy bệnh phẩm phân: + Phân ñựng vào lọ sạch, có dán nhãn ñể ghi tên, tuổi, mã số (cộng tác viên phải ghi ñầy ñủ các thông tin trước khi phát cho từng người trong hộ, vào mỗi buổi tối) . + Cộng tác viên hướng dẫn tỷ mỷ cho người dân cách lấy phân (không ñược dính ñất cát, lấy ở nhiều vị trí trên rìa khuôn phân, khối lượng phân cần lấy khoảng 5g (bằng 2 hạt lạc) và thanh tre lấy phân kèm theo,[56]. + Hẹn người dân nộp lại mẫu bệnh phẩm phân vào ngay sáng hôm sau, cộng tác viên kiểm tra số lượng phân của mỗi lọ bệnh phẩm, mã số của từng người, thu lại và bàn giao cho nhóm xét nghiệm ngay buổi sáng hôm ñó. - Vật liệu xét nghiệm phân + Kính hiển vi quang học. + Lọ ñựng bệnh phẩm phân có nhãn, que tre lấy phân, khay men, giá ñựng tiêu bản, panh, kẹp, giấy thấm, nút cao su, găng tay y khoa, lưới lọc phân, tấm nhựa bộ Kato - Katz (Vestergaard Frandsen có lỗ ñong là 41,7 mg phân, từ ñó suy ra: Số lượng trứng/ 1gram phân = số lượng trứng/ 1 lam xét nghiệm x 24)[2],[27],[31]. + Mảnh cellophane (dày 40 µm cắt thành từng mảnh kích thước 26mm + x 28mm) ñã ñược ngâm 24 giờ trong dung dịch có (100% nước cất, 100% glyxerin, 1/4 dung dịch malachit 3%) + 2.3.4.2. Nghiên cứu Kiến thức – Thái ñộ - Thực hành (KAP) của người dân về phòng chống nhiễm giun
  • 42. 26 Phỏng vấn chủ hộ qua bộ câu hỏi về kiến thức, thái ñộ, thực hành phòng nhiễm giun từng chủ HGĐ tại hai buôn nghiên cứu qua bộ câu hỏi ñiều tra ñược in sẵn (phụ lục 1). 2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu 2.4.1. Các biến số: Bảng 2.1. Nhóm biến số phụ thuộc Nhóm biến số Tên biến số Định nghĩa phân loại Loại Biến số Kỹ thuật Thu thập Nhóm biến số phụ thuộc Nhiễm giun ñũa Có/không Danh ñịnh Xét nghiệm phân Nhiễm giun tóc Có/không Danh ñịnh Xét nghiệm phân Nhiễm giun móc/mỏ Có/không Danh ñịnh Xét nghiệm phân Nhiễm 2 loại giun Có/không Danh ñịnh Xét nghiệm phân Nhiễm 3 loại giun Có/không Danh ñịnh Xét nghiệm phân Bảng 2.2. Nhóm biến số ñộc lập Nhóm biến số Tên biến số Định nghĩa phân loại Loại biến số Kỹ thuật thu thập Nhóm biến số ñộc lập Tuổi Được tính theo năm dương lịch Liên tục Phỏng vấn theo bộ câu hỏi Giới Nam hoặc nữ Nhị phân Phỏng vấn theo bộ câu hỏi Nghề nghiệp Hiện tại của ñối tượng Danh ñịnh Phỏng vấn theo bộ câu hỏi Trình ñộ học vấn Trình ñộ học vấn cao nhất của ñối tượng Danh ñịnh Phỏng vấn theo bộ câu hỏi Ăn rau sống Thực hành của ñối tượng Phân loại Phỏng vấn theo bộ câu hỏi
  • 43. 27 Uống nước lã Thực hành của ñối tượng Phân loại Phỏng vấn theo bộ câu hỏi Rửa tay trước khi ăn Thực hành của ñối tượng Phân loại Phỏng vấn theo bộ câu hỏi Rửa tay sau ñại tiện Thực hành của ñối tượng Phân loại Phỏng vấn theo bộ câu hỏi Đi chân ñất Thực hành của ñối tượng Danh ñịnh Phỏng vấn theo bộ câu hỏi Sử dụng hố xí Thực hành của ñối tượng Danh ñịnh Theo bảng kiểm hố xí Dùng phân tươi bón cây trồng Thực hành của ñối tượng Danh ñịnh Phỏng vấn theo bộ câu hỏi Bảng 2.3. Các biến số về kiến thức, thái ñộ, thực hành về vệ sinh cá nhân và tác hại của giun Tên biến Định nghĩa Phân loại Phương pháp thu thập số liệu Biết ñường lây truyền của giun Kiến thức của ñối tượng nghiên cứu Phân loại Phỏng vấn theo bộ câu hỏi Biết tác hại của giun Kiến thức của ñối tượng nghiên cứu Phân loại Phỏng vấn theo bộ câu hỏi Rửa tay trước khi ăn Thực hành của ñối tượng nghiên cứu Phân loại Phỏng vấn theo bộ câu hỏi Rửa tay sau khi ñại tiện Thực hành của ñối tượng nghiên cứu Phân loại Phỏng vấn theo bộ câu hỏi Đi chân ñất Thực hành của ñối tượng Phân loại Phỏng vấn theo bộ câu hỏi Uống nước lã Thực hành của ñối tượng Phân loại Phỏng vấn theo bộ câu hỏi
  • 44. 28 Sử dụng BHLĐ Thực hành của ñối tượng nghiên cứu Phân loại Phỏng vấn theo bộ câu hỏi 2.4.2. Các chỉ số nghiên cứu. - Các chỉ số thông qua xét nghiệm phân Xác ñịnh tỷ lệ nhiễm giun Tỷ lệ nhiễm giun chung = Tổng số người XN dương tính (1 loại hoặc 2 loại hoặc 3 loại) x 100 Tổng số người ñược XN Tỷ lệ nhiễm giun ñũa (hoặc tóc hoặc móc/mỏ) = Tổng số người nhiễm giun ñũa (hoặc tóc hoặc móc/mỏ) x 100 Tổng số người ñược XN Tỷ lệ ñơn nhiễm = Tổng số người nhiễm 1 loại giun (ñũa hoặc tóc hoặc móc/mỏ) x 100 Tổng số người nhiễm giun Tỷ lệ nhiễm 2 loại = Tổng số người nhiễm 2 loại giun (ñũa+tóc) hoặc(móc+tóc) hoặc(ñũa +móc) x 100 Tổng số người nhiễm giun Tỷ lệ nhiễm 3 loại = Tổng số người nhiễm 3 loại giun (ñũa + tóc + móc) x 100 Tổng số người nhiễm giun Xác ñịnh cường ñộ nhiễm giun Số trứng/1g phân = toàn bộ số trứng giun ñếm ñược/1 lam xét nghiệm x 24 Cường ñộ nhiễm trùng bình (Số trứng TB/1 g phân) = Tổng số trứng/1g phân của các cá thể Tổng số người ñược xét nghiệm phân
  • 45. 29 Tiêu chuẩn ñánh giá cường ñộ nhiễm giun của WHO [43],[44] như sau: Bảng 2.4. Phân loại cường ñộ nhiễm: giun ñũa, giun tóc, giun móc/mỏ Loại giun Cường ñộ nhiễm nhẹ Cường ñộ nhiễm trung bình Cường ñộ nhiễm Nặng Giun ñũa 1 – 4.999 EPG 5.000 – 49.999 EPG ≥ 50.000 EPG Giun tóc 1 – 999 EPG 1.000 – 9.999 EPG ≥ 10.000 EPG Giun móc/mỏ 1 – 1.999 EPG 2.000 – 3.999 EPG ≥ 4.000 EPG - Các chỉ số ñánh giá Kiến thức - Thái ñộ - Thực hành của các chủ hộ [28],[29],[40]. Tỷ lệ người trả lời Đúng từng hỏi = Tổng số người trả lời câu hỏi ñúng x 100 Tổng số người ñược phỏng vấn Tỷ lệ HGĐ có hố xí (HX) = Tổng số HGĐ có HX x 100 Tổng số hộ GĐ ñược ñiều tra Tỷ lệ HGĐ (GĐ) có hố xí hợp vệ sinh (NTHVS) = Tổng số hộ GĐ có (HXHVS) x 100 Tổng số hộ GĐ ñược ñiều tra Tỷ lệ người dân có thói quen ñại tiện ngoài hố xí (TQĐTNHX) = Tổng số người dân có (TQĐTNHX) x 100 Tổng số người ñược ñiều tra Tỷ lệ người dân có sử dụng bảo hộ lao ñộng = Tổng số người dân có sử dụng BHLĐ X 100 Tổng số người ñược ñiều tra
  • 46. 30 Tỷ lệ người dân biết ñúng tác hại/ ñường lây của giun = Tổng số người dân biết ñúng Tác hại/ ñường lây của giun x 100 Tổng số người ñược ñiều tra Tỷ lệ HGĐ có tẩy giun ñịnh kỳ = Tổng số hộ GĐ có tẩy giun ñịnh kỳ x 100 Tổng số GĐ ñược ñiều tra - Nhóm chỉ số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng ñến nhiễm giun Tỷ lệ người dân phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ = Số người dân phơi nhiễm với YTNC x 100 Tổng số người dân tham gia vào mẫu Bảng 2.5. Sự kết hợp yếu tố nguy cơ và nhiễm giun Nhiễm giun Tổng Có Không Nguy cơ Có a b a + b Không c d c + d Tổng a + c b + d a + b + c + d Trong ñó: a: Số có nhiễm giun và có phơi nhiễm yếu tố nguy cơ. b: Số không nhiễm giun và có phơi nhiễm yếu tố nguy cơ. c: Số có nhiễm giun và không phơi nhiễm yếu tố nguy cơ. a: Số không nhiễm giun và không phơi nhiễm yếu tố nguy cơ. Tỷ suất chênh (OR) = ad bc Tiêu chuẩn ñánh giá: OR >1, khoảng tin cậy 95% không chứa 1, p<0,05, sự kết hợp có ý nghĩa thống kê dương tính. 2.5. Phân tích và xử lý số liệu Các số liệu thu thập, ñược xử lý theo phương pháp thống kê sinh học và sử dụng phần mềm EpiData v 3.1, thực hiện tại bộ môn Ký sinh trùng, khoa Y-Dược trường Đại học Tây Nguyên.
  • 47. 31 - Kết quả nghiên cứu ñược trình bày theo tỷ lệ % của các biến số, xác ñịnh tỷ lệ nhiễm giun ñũa, giun tóc và giun móc/mỏ. - Mối liên quan giữa một số yếu tố tác ñộng ñến tỷ lệ nhiễm giun ñược phân tích theo bảng “2x2”, mối liên quan ñược tính toán theo test χ2 và test t (tính giá trị p). - Phân tích hồi qui ña biến (Multi-variate regression) ñược sử dụng ñể loại bỏ các yếu tố nhiễu có ảnh hưởng ñến mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và sự nhiễm giun ñũa, giun tóc, giun móc/mỏ 2.6. Các sai số có thể gặp và cách hạn chế 2.6.1. Sai số do xét nghiệm và cách hạn chế - Cách lấy phân, số lượng phân, thời gian gửi mẫu phân, thông số ghi số mã lọ phân. Ví dụ: Nhân dân lấy phân không ñúng qui ñịnh. Để hạn chế, cộng tác viên hướng dẫn tỷ mỉ trực tiếp tại nhà cho các thành viên trong gia ñình ñều biết rõ cách lấy bệnh phẩm phân. - Sai số do làm xét nghiệm, hạn chế bằng cách sử dụng những người có kinh nghiệm trong xét nghiệm phân ñể ñịnh tính và ñịnh lượng. Phải kiểm tra lượng phân trong lọ và các thông số về mã mỗi lọ trước khi làm xét nghiệm phân. 2.6.2. Sai số do ngôn ngữ trong quá trình phỏng vấn - Sai số có thể gặp trong phỏng vấn kiến thức, thái ñộ, thực hành do ngôn ngữ bất ñồng giữa người phỏng vấn và người ñược phỏng vấn. - Hạn chế sai số bằng cách chọn người ñịa phương là cán bộ y tế thôn, buôn hoặc cán bộ buôn hoặc xã cùng ñi phỏng vấn làm phiên dịch khi cần. - Tập huấn thành thạo các kỹ năng phỏng vấn và dùng từ ngữ ñơn giản, dễ hiểu. 2.6.3. Hạn chế của nghiên cứu mô tả cắt ngang và biện pháp khắc phục - Hạn chế của nghiên cứu ngang chỉ xác ñịnh ñược tỷ lệ tại thời ñiểm nghiên cứu. Đối tượng phỏng vấn có thể nhớ lại không chính xác (sai số nhớ lại). Bảng kiểm quan sát hố xí và nguồn nước chỉ ñánh giá ñược về mặt vệ sinh một cách tương ñối.
  • 48. 32 - Biện pháp khắc phục và khống chế sai số bao gồm: + Giải thích rõ mục ñích, ý nghĩa, lợi ích của nghiên cứu ñể ñối tượng nghiên cứu hợp tác. + Với sai số nhớ lại cần gợi lại những mốc chính ñể ñối tượng dễ nhớ nhất, câu hỏi thiết kế ñơn giản, dễ hiểu tránh dùng từ chuyên môn. Trước khi thu thập số liệu phải thử nghiệm bộ câu hỏi. + Giải thích rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia nghiên cứu ñể họ nhiệt tình tham gia. + Sử dụng cán bộ chuyên sâu và tập huấn chuyên môn, tập huấn kỹ năng cho ñiều tra viên và người tuyên truyền viên trước khi tiến hành ñiều tra ñể họ có thể khai thác ñúng thông tin theo mục tiêu của ñề tài. 2.7. Vấn ñề ñạo ñức trong nghiên cứu - Chỉ nghiên cứu trên những người ñồng ý - Những người nhiễm giun ñược giải thích và hướng dẫn ñến trạm Y tế xã ñể ñiều trị. Các kết quả xét nghiệm phân có trứng giun ñược gửi lại trạm Y tế ñể có kế hoạch ñiều trị bằng những thuốc ñặc hiệu.
  • 49. 33 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tỷ lệ, cường ñộ nhiễm giun truyền qua ñất ở người Êñê tại buôn Buôr và buôn Earang Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm giun ñũa, giun tóc và giun móc/mỏ tại ñịa ñiểm nghiên cứu. Buôn Nghiên cứu Số mẫu XN Nhiễm chung (a) Giun ñũa (b) Giun tóc (c) Giun móc/mỏ (d) Số (+) % Số (+) % Số (+) % Số (+) % Buôr (1) 511 401 78.5 344 67.3 29 5.7 164 32.1 Earang (2) 418 321 76.8 261 62.4 16 3.8 123 29.4 Tổng (3) 929 722 77.7 605 65.1 45 4.8 287 30.9 p(3b,3c,3d)<0,05 p(1,2) >0,05 Buôr, 67.3 Buôr, 5.7 Buôr, 32.1 Earang, 62.4 Earang, 3.8 Earang, 29.4 0 10 20 30 40 50 60 70 80 G.Đũa G.Tóc G.Móc/mỏ Hình 3.1. Biểu diễn tỷ lệ nhiễm giun ñũa, giun tóc, giun móc tại hai buôn nghiên cứu. Nhận xét: Từ bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy tỷ lệ nhiễm giun chung khá cao 77,7%, trong ñó có giun ñũa 65,1% cao nhất, kế tiếp là giun móc/mỏ 30,9% và thấp nhất là giun tóc 4,8%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với
  • 50. 34 p<0,05. Nhiễm giun ñũa, giun tóc, giun móc/mỏ ở hai buôn không có sự khác biệt, với p> 0,05 Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm giun ñũa, giun tóc và giun móc/mỏ theo nhóm tuổi Buôn nghiên cứu Lứa tuổi Nhiễm chung (a) Giun ñũa (b) Giun tóc (c) Giun móc (d) Số (+) % Số (+) % Số (+) % Số (+) % Buôr <15 (1) 147 69.0 182 85.4 9 4.2 59 27.7 ≥15 (2) 254 85.2 162 54.4 20 6.7 105 35.2 Earang <15 (3) 131 68.6 136 71.2 7 3.7 37 19.4 ≥15 (4) 190 83.7 125 55.1 9 4.0 86 37.9 Tổng <15 (5) 278 68.8 318 78.7 16 4.0 96 23.8 ≥15 (6) 444 84.6 287 54.7 61 11.6 191 36.4 p(1a,2a)<0,05; p(1b,2b)<0,05; p(1c,2c)>0,05; p(1d,2d)<0,05 p(3a,4a)<0,05; p(3b,4b)<0,05; p(3c,4c)>0,05; p(3d,4d)<0,05 p(5a,6a)<0,05; p(5b,6b)<0,05; p(5c,6c)>0,05; p(5d,6d)>0,05 85.4 71.2 54.4 55.1 4 3.7 6.7 4.2 27.7 35.2 19.4 37.9 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 <15 >15 <15 >15 Buôr Earang G.Đũa G.Tóc G.Móc/mỏ Hình 3.2. Biểu diễn tỷ lệ nhiễm giun ñũa, giun tóc, giun móc/mỏ theo nhóm tuổi tại hai buôn nghiên cứu
  • 51. 35 Nhận xét: Qua bảng 3.2 và hình 3.2 cho thấy tỷ lệ giun ñũa cao nhất ở nhóm tuổi <15 và tỷ lệ này giảm ở nhóm tuổi ≥15. Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở nhóm tuổi < 15 thấp hơn nhóm tuổi ≥ 15. Tỷ lệ nhiễm giun tóc không có sự khác biệt giữa nhóm tuổi < 15 và nhóm tuổi ≥ 15. Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm giun Đũa, giun Tóc và giun móc/mỏ theo giới Buôn nghiên cứu Giới Nhiễm chung (a) Giun ñũa (b) Giun tóc (c) Giun móc (d) Số (+) % Số (+) % Số (+) % Số (+) % Buôr Nam (1) 231 86.8 156 58.6 11 4.1 98 36.8 Nữ (2) 170 69.4 188 76.7 18 7.3 66 26.9 Earang Nam (3) 187 85.4 108 49.3 5 2.3 73 33.3 Nữ (4) 134 67.3 153 76.9 11 5.5 50 25.1 Tổng Nam (5) 418 86.2 264 54.4 16 3.3 171 35.3 Nữ (6) 304 68.5 341 76.8 29 6.5 116 26.1 p(1a,2a)<0,05; p(1b,2b)<0,05; p(1c,2c)<0,05; p(1d,2d)<0,05 p(3a,4a)<0,05; p(3b,4b)<0,05; p(3c,4c)<0,05; p(3d,4d)<0,05 p(5a,6a)<0,05; p(5b,6b)<0,05; p(5c,6c)>0,05; p(5d,6d)>0,05 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Nam Nữ Nam Nữ Buôr Earang 58.6 76.7 49.3 76.9 4.1 7.3 2.3 5.5 36.8 26.9 33.3 25.1 G.Đũa G.Tóc G.Móc/mỏ Hình 3.3. Biểu diễn tỷ lệ nhiễm giun ñũa, giun tóc, giun móc/mỏ phân theo giới tại hai buôn nghiên cứu
  • 52. 36 Nhận xét: Theo kết quả bảng 3.3 và hình 3.3 cho thấy tỷ lệ nhiễm giun ñũa và giun tóc ở nam thấp hơn so với nữ giới, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, với p<0,05. Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở nam lại cao hơn nữ, có sự khác biệt với p<0,05. Bảng 3.4. Tỷ lệ ñơn nhiễm và ña nhiễm các loại giun Buôn nghiên cứu Nhiễm Chung (a) Đơn nhiễm giun (b) Nhiễm hai loại giun (c) Nhiễm ba loại giun (d) Số (+) % Số (+) % Số (+) % Số (+) % Buor (1) 401 78.5 275 68.6 107 26.7 19 4.7 Earang (2) 321 76.8 213 66.4 95 29.6 13 4.0 Tổng (3) 722 77.7 488 67.6 202 28.0 32 4.4 P(1,2)>0,05 p(3b,3c,3d)<0,05 68.6 66.4 67.6 26.7 29.6 28 4.7 4 4.4 0 10 20 30 40 50 60 70 Đơn nhiễm Hai loại Ba loại Buor Earang Tổng Hình 3.4. Biểu diễn tỷ lệ nhiễm giun ñũa, giun tóc, giun móc/mỏ phân theo ñơn nhiễm và ña nhiễm tại hai buôn nghiên cứu
  • 53. 37 Nhận xét: Từ kết quả bảng 3.4 và hình 3.4 cho biết tỷ lệ nhiễm chủ yếu là ñơn nhiễm, kế tiếp là nhiễm 2 loại và thấp nhất là nhiễm 3 loại giun. Tỷ lệ này giữa hai xã không có sự khác biệt, với p>0,05. Bảng 3.5. Tỷ lệ ñơn nhiễm và nhiễm phối hợp các loại giun theo nhóm tuổi Buôn nghiên cứu Nhóm tuổi Nhiễm chung (a) Đơn nhiễm giun (b) Hai loại giun (c) Ba loại giun (d) Số (+) % Số (+) % Số (+) % Số (+) % Buôn Buor <15 (1) 147 69 124 84.4 18 12.2 5 3.4 ≥15(2) 254 85.2 151 59.4 89 35.0 14 5.5 Tổng 401 78.5 275 68.6 107 26.7 19 4.7 Buôn Earang <15(3) 131 68.6 108 82.4 21 16.0 2 1.5 ≥15(4) 190 83.7 105 55.3 74 38.9 11 5.8 Tổng 321 152 213 66.4 95 29.6 13 4.0 p(1a,2a)<0,05; p(1b,2b)<0,05; p(1c,2c)<0,05; p(1d,2d)<0,05 p(3a,4a)<0,05; p(3b,4b)<0,05; p(3c,4c)<0,05; p(3d,4d)<0,05 84.4 12.2 3.4 59.4 35 5.5 82.4 16 1.5 55.3 38.9 5.8 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 <15 >15 <15 >15 Buôn Buôr Buôn Earang Đơn nhiễm Hai loai Ba loại Hình 3.5. Biểu diễn tỷ lệ nhiễm giun ñũa, giun tóc, giun móc/mỏ phân theo ñơn nhiễm, ña nhiễm theo nhóm tuổi tại hai buôn nghiên cứu
  • 54. 38 Nhận xét: Với kết quả của bảng 3.5 và hình 3.5 cho biết tỷ lệ ñơn nhiễm ở nhóm < 15 tuổi cao hơn nhóm ≥ 15 tuổi, không có sự khác này giữa hai xã với p>0,05. Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ và giun tóc có sự khác biệt giữa nhóm ≥ 15 tuổi cao hơn nhóm < 15 tuổi, với p<0,05. Bảng 3.6. Cường ñộ nhiễm giun ñũa, giun tóc và giun móc/mỏ ở hai buôn Cường ñộ Chỉ số Buôn Buôr Buôn Earang Cả hai buôn P Số trứng trung bình/gram phân Số mẫu XN 511 418 929 Giun ñũa 423 437 430 >0,05 Giun móc/mỏ 79 83 81 >0,05 Giun tóc 2,7 3,1 2.9 >0,05 423 437 79 83 2.7 3.1 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 G.ñũa G.móc/mỏ G.tóc Buor Earang Hình 3.6. Hình biểu diễn số trứng trung bình / 1gram phân của giun ñũa, giun móc/mỏ, giun tóc ở hai xã nghiên cứu
  • 55. 39 Nhận xét: Qua kết quả Bảng 3.6 và Hình 3.6 cho thấy: Cường ñộ nhiễm 3 loại giun tại ñịa bàn nghiên cứu, theo bảng phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới thuộc vào cường ñộ nhiễm nhẹ. Cường ñộ nhiễm trứng trung bình/ 1gram phân của giun ñũa cao nhất là 423-437, tiếp ñến giun móc/mỏ 79-83 và giun tóc thấp nhất là 2,7-3,1 trứng giun/ 1gram phân, cường ñộ này giữa 2 xã không có sự khác biệt với p>0,05. 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng ñến nhiễm giun 3.2.1. Yếu tố ảnh hưởng ñến nhiễm giun ñũa Bảng 3.7. Mối liên quan giữa Dùng găng tay tiếp xúc phân, rác và tỷ lệnhiễm giun ñũa (n=481) Dùng găng tay tiếp xúc phân, rác Nhiễm Không nhiễm OR 95% CI SL % SL % - Không - Có 198 89 80.2 38.0 49 145 19.8 62.0 1 6.58 4.37- 9.91 Nhận xét: Những người không sử dụng bảo hộ lao ñộng có tỷ lệ nhiễm giun ñũa cao hơn so với nhóm người dùng bảo hộ lao ñộng (80,2% so với 38,0%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95%, CI dao ñộng từ 4,37-9,91. Bảng 3.8. Mối liên quan giữa ñi giày hoặc dép phân, rác và tỷ lệ nhiễm giun ñũa (n=481) Đi giày hoặc dép Nhiễm Không nhiễm OR 95% CI SL % SL % - Không thường xuyên - Thường xuyên 169 118 64.5 53.9 93 101 35.5 46.1 1 1.56 1.08-2.24 Nhận xét: Những người không thường xuyên ñi giầy hoặc dép có tỷ lệ nhiễm giun ñũa cao hơn những người thường xuyên ñi giầy hoặc dép (64,5% so với 53,9 %). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95%, CI dao ñộng từ 1,08 - 2,24.
  • 56. 40 Bảng 3.9. Mối liên quan giữa Uống nước lã và tỷ lệ nhiễm giun ñũa (n=481) Uống nước lã Nhiễm Không nhiễm OR 95% CI SL % SL % -Thường xuyên -Khôngthường xuyên 205 82 86.5 33.6 32 162 13.5 66.4 1 12.66 8.01-20.00 Nhận xét: Những người thường xuyên uống nước lã có tỷ lệ nhiễm giun ñũa cao hơn những người không uống nước lã (80,2% so với 38,0%). Sự khác biệt này mang ý nghĩa thống kê với 95%, CI dao ñộng từ 4.37- 9.91. Bảng 3.10. Mối liên quan giữa rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau ñại tiện và tỷ lệ nhiễm giun ñũa (n=212) Rửa tay trước khi ăn, sau ñại tiện Nhiễm Không nhiễm OR 95% CI SL % SL % - Không thường xuyên - Thường xuyên 212 75 82.2 33.6 46 148 17.8 66.4 1 9.09 5.96-13.88 Nhận xét: Những người không rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau ñại tiện có tỷ lệ nhiễm giun ñũa cao hơn những người thường xuyên rửa tay trước khi ăn và sau ñại tiện (82,2% so với 33,6%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95%, CI dao ñộng từ 5,96-13,88. Bảng 3.11. Mối liên quan giữa có và không sử dụng hố xí hợp vệ sinh ảnh hưởng ñến tỷ lệ nhiễm giun ñũa. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh Nhiễm Không nhiễm OR 95% CI SL % SL % - Không - Có 168 119 64.9 53.6 91 103 35.1 46.4 1 1.60 1.11-2.31
  • 57. 41 Nhận xét: Những người có sử dụng hố xí hợp vệ sinh có tỷ lệ nhiễm giun thấp hơn những người không sử dụng hố xí hợp vệ sinh (53,6% so với 64,9%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95%, CI dao ñộng từ 1.11-2.31. Bảng 3.12. Mối liên quan giữa có và không tẩy giun ñịnh kỳ ảnh hưởng ñến tỷ lệ nhiễm giun ñũa. Tẩy giun ñịnh kỳ Nhiễm Không nhiễm OR 95% CI SL % SL % - Không - Có 209 78 87.8 32.1 29 165 12.2 67.9 1 15.25 9.50-24.46 Nhận xét: Những người thường xuyên uống thuốc tẩy giun ñịnh kỳ có tỷ lệ nhiễm giun thấp hơn những người không uống thuốc tẩy giun ñịnh kỳ (32,1% so với 87,8%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95%, CI dao ñộng từ 9.50-24.46 Bảng 3.13. Phân tích ña biến mối liên quan giữa nhiễm giun ñũa và các yếu tố nguy cơ (ñặc trưng hành vi vệ sinh cá nhân các chủ hộ gia ñình (n=481) STT Các yếu tố nguy cơ p 1 Dùng găng tay tiếp xúc phân, rác (có/không) >0,05 2 Đi giày hoặc dép trong lao ñộng (có/không) >0,05 3 Uống nước lã (có/không) <0,05 4 Rửa tay trước khi ăn, sau ñại tiện (có/không) <0,05 5 Tẩy giun ñịnh kỳ (có/không) <0,05 6 Sử dụng hố xí hợp vệ sinh (có/không) >0,05 Nhận xét: Theo kết quả Bảng 3.13 khi phân tích ña biến về mối liên quan nhiễm giun ñũa và một số yếu tố nguy cơ (ñặc trưng vệ sinh cá nhân của các chủ HGĐ), có 6 yếu tố ñược ñưa vào phương trình hồi qui ña biến, 3 yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ nhiễm giun ñũa (với p<0,05). Uống
  • 58. 42 nước lã, không rửa tay trước khi ăn, không rửa tay sau ñại tiện và không tẩy giun ñịnh kỳ có nguy cơ nhiễm giun ñũa cao hơn những người khác. 3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng ñến nhiễm giun tóc Bảng 3.14. Mối liên quan giữa không và có dùng găng tay tiếp xúc phân, rác ảnh hưởng ñến nhiễm giun tóc (n=481) Dùng găng tay tiếp xúc phân, rác Nhiễm Không nhiễm OR 95% CI SL % SL % - Không - Có 21 40 8.8 16.6 219 201 91.3 83.4 1 0.48 0.27-0.85 Nhận xét: Không dùng găng tay khi tiếp xúc với phân hoặc rác, OR<1 (có yếu tố bảo vệ). Bảng 3.15. Mối liên quan giữa không và có thường xuyên ñi giày hoặc dép ảnh hưởng ñến nhiễm giun tóc (n=481) Đi giày hoặc dép Nhiễm Không nhiễm OR 95% CI SL % SL % - Không thường xuyên - Thường xuyên 18 43 7.8 17.2 213 207 92.2 82.8 1 0.41 0.23-0.73 Nhận xét: Không ñi giày hoặc dép khi tiếp xúc với ñất, OR<1 (có yếu tố bảo vệ). Bảng 3.16. Mối liên quan giữa có và không thường xuyên uống nước lã ảnh hưởng ñến nhiễm giun tóc (n=481) Uống nước lã Nhiễm Không nhiễm OR 95% CI SL % SL % - Thường xuyên - Không thường xuyên 26 35 12.6 12.7 180 240 87.4 87.3 1 0.99 0.58-1.70
  • 59. 43 Nhận xét: Không có mối liên quan giữa nhóm người có và không uống nước lã thường xuyên với tỷ lệ nhiễm giun tóc. Bảng 3.17. Mối liên quan giữa không và có thường xuyên rửa tay trước khi ăn, sau ñại tiện ảnh hưởng ñến nhiễm giun tóc (n=481) Rửa tay trước khi ăn, sau ñại tiện Nhiễm Không nhiễm OR 95% CI SL % SL % - Không thường xuyên - Thường xuyên 38 23 18.9 8.2 163 257 81.1 91.8 1 2.60 1.50-4.53 Nhận xét: Khi phân tích kết quả tại Bảng 3.17 cho thấy những người không rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi ñi ñại tiện có tỷ lệ nhiễm giun tóc cao hơn so với những người thường xuyên có rửa tay trước khi ăn và sau ñại tiện (18,9% so với 8,2%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95%, CI dao ñộng từ 1.50- 4.53. Bảng 3.18. Mối liên quan giữa không và có tẩy giun ñịnh kỳ ảnh hưởng ñến nhiễm giun tóc (n=481) Tẩy giun ñịnh kỳ Nhiễm Không nhiễm OR 95% CI SL % SL % - Không - Có 19 42 6.0 25.3 296 124 94.0 74.7 1 0.19 0.11-0.34 Nhận xét: Kết quả tại Bảng 3.18 cho thấy những người có uống thuốc tẩy giun ñịnh kỳ cho kết quả OR<1 (có yếu tố bảo vệ). Bảng 3.19. Mối liên quan giữa không và có sử dụng hố xí hợp vệ sinh ảnh hưởng ñến nhiễm giun tóc (n=481) Sử dụng hố xí hợp vệ sinh Nhiễm Không nhiễm OR 95% CI SL % SL %
  • 60. 44 - Không - Có 21 40 11.1 13.7 168 252 88.9 86.3 1 0.79 0.45-1.38 Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nhiễm giun tóc giữa nhóm người có và không thường xuyên sử dụng hố xí hợp vệ sinh, với 95%, CI dao ñộng từ 0.45-1.38. Bảng 3.20. Phân tích ña biến mối liên quan giữa nhiễm giun tóc và các yếu tố nguy cơ (hành vi vệ sinh cá nhân các chủ hộ gia ñình (n=481) STT Các yếu tố nguy cơ P 1 Dùng gang tay tiếp xúc phân, rác (có/không) >0,05 2 Đi giày hoặc dép trong lao ñộng (có/không) >0,05 3 Uống nước lã (có/không) <0,05 4 Rửa tay trước khi ăn, sau ñại tiện (có/không) >0,05 5 Tẩy giun ñịnh kỳ (có/không) >0,05 6 Sử dụng hố xí hợp vệ sinh (có/không) >0,05 Nhận xét: Bảng 3.20 cho biết khi phân tích ña biến về mối liên quan giữa nhiễm giun tóc và một số yếu tố nguy cơ (ñặc trưng vệ sinh cá nhân các chủ HGĐ) ñã chỉ ra 2 trong 6 yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ hiện nhiễm giun tóc với, (p<0,05). Yếu tố uống nước lã và yếu tố không rửa tay trước khi ăn; sau ñại tiện có nguy cơ nhiễm giun tóc cao hơn những người khác. Bảng 3.21. Mối tương quan giữa có và không dùng găng tay ảnh hưởng ñến tình trạng nhiễm giun. Nhiễm giun Dùng găng tay Có Không Tổng n % N % n % Không dùng 198 80,16 49 19,84 247 51,35 Có dùng 89 38,03 145 61,97 234 48,65 Tổng 287 59,67 194 40,33 481 100 OR=6,58; p<0,01
  • 61. 45 Nhận xét: Qua Bảng 3.21 cho thấy tỉ lệ nhiễm giun ở nhóm không dùng găng tay 80,16% cao hơn có ý nghĩa so với tỉ lệ nhiễm giun ở nhóm có dùng găng tay 38,03% (p<0,01). Nguy cơ nhiễm giun ở nhóm không dùng găng tay cao gấp 6,58 lần so với nhóm có dùng găng tay (OR=6,58). 3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng ñến nhiễm giun móc/mỏ Bảng 3.22. Mối liên quan giữa không và có dùng găng tay khi tiếp xúc ñất ô nhiễm ảnh hưởng ñến tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ (n=481) Dùng găng tay tiếp xúc phân, rác Nhiễm Không nhiễm OR 95% CI SL % SL % - Không - Có 114 77 56.2 27.7 89 201 43.8 72.3 1 3.34 2.28-4.90 Nhận xét: Kết quả bảng 3.22 cho thấy những người không dùng găng tay tiếp xúc phân hoặc rác có tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ cao hơn so với những người có dùng (56,2% so với 27,7%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95%, CI dao ñộng từ 2,28-4,90. Bảng 3.23. Mối liên quan giữa không và có thường xuyên ñi dày hoặc dép ảnh hưởng ñến tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ (n=481) Đi giày hoặc dép Nhiễm Không nhiễm OR 95% CI SL % SL % - Không thường xuyên - Thường xuyên 121 70 66.5 23.4 61 229 33.5 76.6 1 6.49 4.32-9.76 Nhận xét: Nhóm người không ñi giày dép thường xuyên có tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ cao hơn nhóm người thường xuyên ñi giày dép (66,5% so với 23,4%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95%, CI dao ñộng từ 4,32- 9,76.