SlideShare a Scribd company logo
1 of 98
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THỊ BÍCH HẠNH
TéI GIAO CÊU VíI TRÎ EM
TRONG LUËT H×NH Sù VIÖT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THỊ BÍCH HẠNH
TéI GIAO CÊU VíI TRÎ EM
TRONG LUËT H×NH Sù VIÖT NAM
Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. TRƯƠNG QUANG VINH
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Lê Thị Bích Hạnh
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
Chương 1: MỘT SỐ VẦN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI GIAO CẤU VỚI TRẺ........6
1.1. Khái niệm tội giao cấu với trẻ em......................................................6
1.2. Lịch sử lập pháp về tội giao cấu với trẻ em trong pháp luật
hình sự Việt Nam ...........................................................................15
1.2.1. Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước
pháp điển hóa lần thứ nhất- Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1985.... 15
1.2.2. Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 cho đến
trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự 1986.............................. 18
1.2.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 cho đến
trước khi ban hành Bộ luật Hình sự 1999......................................... 21
1.2.4. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự 1999 đến nay ................22
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
NĂM 1999 VỀ TỘI GIAO CẤU VỚI TRẺ EM........................... 24
2.1. Dấu hiệu pháp lý của tội giao cấu với trẻ em ...............................24
2.1.1. Khách thể của tội giao cấu với trẻ em .............................................. 24
2.1.2. Mặt khách quan của tội giao cấu với trẻ em.....................................27
2.1.3. Chủ thể của tội giao cấu với trẻ em..................................................32
2.1.4. Mặt chủ quan của tội giao cấu với trẻ em......................................... 34
2.2. Đường lối xử lý đối với người phạm tội giao cấu với trẻ em ....... 42
2.2.1. Đường lối xử lý đối với người phạm tội giao cấu với trẻ em theo
quy định tại Khoản 1 Điều 115 ........................................................42
2.2.2. Đường lối xử lý đối với người phạm tội giao cấu với trẻ em theo
quy định tại Khoản 2 Điều 115 ........................................................45
2.2.3. Đường lối xử lý đối với người phạm tội giao cấu với trẻ em theo
quy định tại Khoản 3 Điều 115 ........................................................49
2.3. Phân biệt tội giao cấu với trẻ em với các tội xâm phạm tình
dục trẻ em khác.............................................................................. 50
2.3.1. Tội hiếp dâm trẻ em......................................................................... 51
2.3.2. Tội Cưỡng dâm trẻ em.....................................................................55
2.3.3. Tội dâm ô đối với trẻ em.................................................................. 60
Chương 3: MỘT SỐ BẤT CẬP VỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN ÁP
DỤNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CŨNG NHƯ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TỘI GIAO CẤU VỚI TRẺ EM............ 68
3.1. Một số bất cập về lý luận và thực tiễn áp dụng đối với tội
giao cấu với trẻ em......................................................................... 68
3.1.1. Một số bất cập về lý luận ................................................................. 68
3.1.2. Một số bất cập về thực tiễn áp dụng đối với tội giao cấu với trẻ em ......73
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật
hình sự và nâng cao hiệu quả áp dụng đối với tội Giao cấu
với trẻ em........................................................................................83
3.2.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hình
sự đối với tội giao cấu với trẻ em.....................................................83
3.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình
sự đối với tội giao cấu với trẻ em.....................................................85
KẾT LUẬN................................................................................................. 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................90
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự
CQĐT: Cơ quan điều tra
ĐH: Đại học
HĐXX: Hội đồng xét xử
TAND: Tòa án nhân dân
THCS: Trung học cơ sở
TNHS: Trách nhiệm hình sự
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh
VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo vệ trẻ em luôn luôn là trách nhiệm hàng đầu của cả xã hội. Tư
tưởng đó cũng xuyên suốt trong hệ thống pháp luật Hình sự nước ta từ trước
tới nay thể hiện ở việc coi trẻ em là khách thể cần được bảo vệ đặc biệt mà
nếu bị xâm phạm đến thì hình phạt dành cho chủ thể tội phạm là nghiêm khắc
hơn rất nhiều so với tội phạm có khách thể là người đã thành niên.
Tuy nhiên hiện nay có một thực trạng đáng lo ngại là sự gia tăng của tội
phạm xâm hại tình dục trẻ em trên cả nước. Đặc biệt là trên địa bàn thành phố
Hà Nội, tuy là khu vực thành thị có dân trí cao so với mặt bằng của cả nước
nhưng lại là nơi mà tội phạm xâm hại tình dục đang có chiều hướng gia tăng
về số lượng và nghiêm trọng về tính chất vụ việc.
Trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu tội giao
cấu với trẻ em trên toàn quốc song song với việc đi sâu phân tích địa bàn
thành phố Hà Nội. Tội giao cấu với trẻ em được quy định tại Điều 115 - Bộ
luật Hình sự 1999, thuộc chương XII – các tội xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Điểm khác biệt của tội giao cấu với
trẻ em so với các tội xâm phạm tình dục khác được quy định trong cùng
chương này là hành vi giao cấu được sự thuận tình từ phía bị hại. Như vậy có
thể hiểu các nhà lập pháp quy định điều luật này nhằm bảo vệ người bị hại là
trẻ em khi các em còn chưa phát triển đầy đủ về tâm sinh lý để quyết định về
hành vi tình dục của mình. Cũng chính vì đặc trưng trên của tội danh này mà
trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các vụ án giao cấu với trẻ em còn
nhiều vướng mắc. Nhiều vụ án giao cấu với trẻ em rất khó chứng minh trên
thực tế cũng như có những vụ án trong quá trình tố tụng đã phải đình chỉ hoặc
thay đổi tội danh do những biến chuyển xuất phát từ chính lời khai của các
bên đương sự, do sự xung đột kết quả giám định…
2
Chính vì những nguyên nhân trên, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề
tài “Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam” bằng cách phân
tích sâu những dấu hiệu pháp lý cũng như thực tiễn áp dụng khi tiến hành
điều tra, truy tố, xét xử tội giao cấu với trẻ em, trên cơ sở đó tìm ra những vấn
đề còn vướng mắc, bất cập cả về lý luận và thực tiễn, để từ đó đề xuất một số
kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định của Bộ luật hình sự về tội giao cấu
với trẻ em và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với loại tội
phạm này trên thực tế.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con
người là nhóm tội phạm được quan tâm nghiên cứu rất nhiều vì đây là nhóm tội
gây nguy hại cao cho xã hội, nó xâm hại trực tiếp đến con người là khách thể
được pháp luật hình sự đặc biệt bảo vệ. Vì vậy cho tới nay đã có nhiều công
trình khoa học nghiên cứu về nhóm tội danh này như: công trình khoa học
“Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm danh dự của con người”
do tác giả Trần Văn Luyện biên soạn (2000, Các tội xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội); đề
tài “Tìm hiểu các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của
con người” của hai tác giả Bùi Anh Tuấn và Hồ Thị Nệ; (2010, Tìm hiểu các
tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự con người, NXB
Phụ nữ, Hà Nội) các bài viết đăng trên tạp chí Luật học: “Một số điểm mới
trong chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của
con người trong Bộ luật hình sự năm 1999” của tác giả Lê Đăng Doanh (Tạp
chí Luật học số 4/2000); “ Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm
danh dự của con người – so sánh Bộ luật hình sự năm 1999 và Bộ luật hình sự
năm 1985” của giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Ngọc Hòa (Tạp chí Luật học số
1/2001); Luận văn thạc sỹ của tác giả Trần Thùy Chi trường Đại học Luật Hà
3
Nội năm 2011 “Tội giao cấu với trẻ em theo quy định của Bộ luật hình sự hiện
hành” cũng đã nghiên cứu một cách khá toàn diện và cơ bản về tội Giao cấu
với trẻ em theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trước tình hình tăng lên nhanh chóng về số lượng và diễn biến phức tạp
về tính chất của các vụ án liên quan đến nhóm tội phạm xâm hại tình dục trẻ
em trong đó đặc biệt là tội Giao cấu với trẻ em trong mấy năm gần đây, chúng
tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự
Việt Nam”. Mục đích nghiên cứu mà chúng tôi mong muốn đạt được là phân
tích bao quát về toàn bộ lịch sử lập pháp của tội danh này trong pháp luật Việt
Nam qua đó rút ra sự kế thừa, phát triển của việc pháp điển hóa điều luật này
qua các thời kỳ lịch sử; bên cạnh đó chúng tôi cũng phân tích chuyên sâu
những dấu hiệu pháp lý cũng như thực tiễn áp dụng trong quá trình điều tra,
truy tố và xét xử. Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi phát hiện ra những quan
điểm còn mâu thuẫn, chưa thống nhất cả trên phương diện lý luận và thực tiễn
áp dụng pháp luật về tội danh này từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn
thiện những quy định của Bộ luật hình sự về tội giao cấu với trẻ em.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ thực tiễn công việc cùng với việc nghiên cứu, tham khảo các thông
tin, tài liệu trên báo chí và các phương tiện truyền thông khác, tôi nhận thấy
tình hình tội giao cấu với trẻ em đang diễn biến phức tạp. Tuy nhiên vẫn còn
tồn tại một số vấn đề bất cập trong công tác điều tra, truy tố và xét xử đối với
tội danh này. Vì vậy với những nghiên cứu và kết quả thu thập được, chúng tôi
hy vọng làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với tội giao cấu với
trẻ em. Trên cơ sở phân tích một số vụ án điển hình, chúng tôi tìm ra những
điểm bất cập và vướng mắc xuất phát từ các quy định của Bộ luật hình sự từ đó
4
đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về tội
giao cấu với trẻ em theo điều 115 Bộ luật hình sự. Đồng thời, chúng tôi cũng
đưa ra một số giải pháp cho công tác phòng ngừa và xử lý tội phạm này.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi nghiên cứu tội giao cấu với
trẻ em dưới góc độ khoa học pháp lý hình sự, trong đó đi sâu nghiên cứu các
vấn đề: Khái niệm và lịch sử lập pháp của nước ta về tội giao cấu với trẻ em;
các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội giao cấu với trẻ em được thể hiện trong
bốn yếu tố cấu thành tội phạm; đường lối xử lý đối với người phạm tội giao
cấu với trẻ em theo pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nghiên
cứu một số vụ án giao cấu với trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm
minh họa cho các vấn đề được đưa ra đồng thời phân tích những vướng mắc
trong quá trình tố tụng của các vụ án từ giai đoạn điều tra, truy tố đến xét xử.
Từ đó, đề xuất những vấn đề cần điều chỉnh nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy
định của pháp luật Việt Nam về tội giao cấu với trẻ em.
4. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng Mác – Lê nin, đồng thời chúng tôi cũng sử dụng những
phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân tích, so sánh, thống kê xã hội
học kết hợp với tâm lý học và giải phẫu học nhằm làm rõ các vấn đề cần
nghiên cứu. Người viết cũng sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu với các
quy định về vấn đề tương tự trong pháp luật Việt Nam với pháp luật một số
nước trên thế giới, từ đó phân tích, tổng hợp và đưa ra kiến nghị để hoàn thiện
những quy định của Bộ luật hình sự đối với tội giao cấu với trẻ em.
5. Những điểm mới và đóng góp của luận văn
- Phân tích chuyên sâu về khái niệm “trẻ em”, đưa ra các quan điểm
trong và ngoài nước về khái niệm này.
5
- Phân tích chuyên sâu về khái niệm “giao cấu”, đưa ra các quan điểm
trong và ngoài nước về khái niệm này và những bất cập trong luật hình sự
Việt Nam liên quan đến khái niệm này.
- Nêu và phân tích một số quan điểm về mặt “lỗi” trong cấu thành tội
phạm tội Giao cấu với trẻ em theo Điều 115 Bộ luật hình sự.
- Phân tích những bất cập còn tồn tại về lý luận và thực tiễn áp dụng
pháp luật liên quan đến tội Giao cấu với trẻ em theo Điều 115 Bộ luật hình sự.
- Kiến nghị giải pháp hoàn thiện thiện quy định của pháp luật hình sự
cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng đối với tội giao cấu với trẻ em.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục,
luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tội giao cấu với trẻ em.
Chương 2: Quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 về tội
giao cấu với trẻ em.
Chương 3: Một số bất cập về lý luận, thực tiễn áp dụng và giải pháp
nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự cũng như
nâng cao hiệu quả áp dụng đối với tội giao cấu với trẻ em.
6
Chương 1
MỘT SỐ VẦN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI GIAO CẤU VỚI TRẺ
1.1. Khái niệm tội giao cấu với trẻ em
Trong lịch sử lập pháp của Việt Nam cũng như trên thế giới, tội giao
cấu với trẻ em là loại tội được quy định từ rất sớm. Tuy nhiên tại mỗi thời kỳ
các quy định cụ thể về loại tội này là khác nhau.
Trước hết cần làm rõ về khái niệm “trẻ em”. Trong pháp luật quốc tế,
độ tuổi trẻ em được hiểu tương đối thống nhất là người dưới 18 tuổi. Tuy
nhiên, trong các Công ước quốc tế như Tuyên bố của Hội quốc liên về quyền
trẻ em năm 1924, Tuyên bố của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1959,
Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1968, Công ước 138 của tổ
chức Lao động quốc tế (ILO) năm 1976 về tuổi tối thiểu được làm việc, Công
ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989… đã khẳng định việc áp dụng
độ tuổi trẻ em của mỗi quốc gia có thể khác nhau, tùy thuộc tình hình thực tế
của của mỗi nước có thể áp dụng về độ tuổi trẻ em trong nội luật.
Ở Việt Nam, pháp luật quy định về độ tuổi trẻ em chính thức được đề
cập trong một văn bản pháp quy sau khi Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành
Pháp lệnh về Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 14 tháng 11 năm 1979,
trong đó quy định: “Trẻ em nói trong Pháp lệnh này gồm các em từ mới sinh
đến 15 tuổi” (Điều 1). Đến năm 1991, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em được ban hành tại Điều 1 đã nâng độ tuổi trẻ em lên đến dưới 16 tuổi: “Trẻ
em quy định trong luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi” [19]. Độ
tuổi này cũng được khẳng định lại tại Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em ban hành năm 2004. Như vậy trong pháp luật chuyên ngành, Việt
Nam thừa nhận độ tuổi trẻ em được xã hội, pháp luật bảo vệ và chăm sóc là
những công dân dưới 16 tuổi. Mặc dù quy định độ tuổi thấp hơn so với Công
7
ước quốc tế nhưng quy định về độ tuổi trẻ em của nước ta vẫn được coi là phù
hợp với quy định mở của Công ước.
Bên cạnh văn bản luật chuyên ngành, trong hệ thống pháp luật Việt
Nam còn có nhiều ngành luật khác cũng đề cập tới vấn đề trẻ em như Bộ luật
Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật
Thanh niên, Luật Quốc tịch, Luật Giáo dục, Luật Phổ cập giáo dục tiểu học…
Tuy nhiên mỗi ngành luật đều tiếp cận khái niệm trẻ em ở một khía cạnh khác
nhau. Đặc biệt, một số văn bản luật đã có các chế định quy định về quyền tự
định đoạt của trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên đối với các vấn đề liên quan trực
tiếp tới mình như: nhận nuôi con nuôi; thay đổi họ, tên của con nuôi; quyết
định ở với cha hay mẹ trong trường hợp cha mẹ ly hôn…(Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2000). Trẻ em từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài
sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý (Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000).
Trẻ em từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được lấy ý kiến bằng văn bản khi
thay đổi quốc tịch (Luật Quốc tịch năm 1998)…
Trong thực tế có nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau khi xem xét,
giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em. Người
ta thường sử dụng cụm từ “trẻ em”, “trẻ con” hay “trẻ thơ” để chỉ những
người ở một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của con người. Ở góc độ
khoa học, trẻ em được định nghĩa tùy theo góc độ tiếp cận của từng khoa học
cụ thể. Trong triết học, trẻ em được xem xét trong mối quan hệ biện chứng
với sự phát triển xã hội nên ở mọi thời đại, tương lai của quốc gia, dân tộc đều
tùy thuộc vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đối với chuyên
ngành xã hội học, trẻ em được xác định là người có vị thế, vai trò xã hội khác
với người lớn, do đó cần được toàn xã hội quan tâm, tạo điều kiện sinh thành,
nuôi dưỡng, bảo vệ và chăm sóc để trẻ em phát triển tốt nhất. Trong tâm lý
học, khái niệm trẻ em được dùng để chỉ giai đoạn đầu của sự phát triển tâm
8
lý, nhân cách con người. Dưới khía cạnh pháp lý, khái niệm trẻ em thường
được tiếp cận theo độ tuổi. Điều này có nghĩa là một cá nhân có thể được coi
là người lớn hay trẻ em phụ thuộc vào tuổi của người đó tại thời điểm xác
định. Theo từ điển bách khoa Wikipedia thì trẻ em là một con người phát triển
ở giai đoạn từ lúc sinh ra cho đến tuổi dậy thì. Mặc dù còn nhiều cách gọi tên
hay vận dụng khác nhau nhưng tổng hợp lại chúng ta có thể thống nhất khái
niệm về trẻ em như sau: Trẻ em là một thuật ngữ nhằm chỉ một nhóm xã hội
thuộc về một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của sự phát triển con
người. Từ cách tiếp cận này, chúng ta có thể hiểu khái niệm về độ tuổi của trẻ
em là con người trong khoảng thời từ khi được sinh ra cho đến năm 16 tuổi
(theo pháp luật Việt Nam) hoặc năm 18 tuổi (theo Công ước quốc tế về quyền
trẻ em của Liên hiệp quốc).
Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 không đưa ra định nghĩa về trẻ em
một cách cụ thể mà lại mô tả ngay trong các điều luật về độ tuổi của trẻ em.
Ví dụ: Tội Hiếp dâm trẻ em quy định “Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ mười
ba tuổi đến dưới mười sáu tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm”
[18, Điều 112], tội Cưỡng dâm trẻ em quy định “người nào cưỡng dâm trẻ em
từ đủ mười ba tuổi đến dưới mười sáu tuổi thì bị phạt tù từ năm năm đến
mười lăm năm” [18, Điều 114]. Bộ luật hình sự Việt Nam cũng quy định về
tội giao cấu với trẻ em - Điều 115 “Người nào giao cấu với trẻ em từ đủ mười
ba tuổi đến dưới mười sáu tuổi”. Như vậy, “trẻ em” được quy định ở trong
các điều luật trên là người dưới mười sáu tuổi và trẻ em là đối tượng của tội
“Giao cấu với trẻ em” là người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi. Có người hiểu rằng
trẻ em theo các điều luật trên là người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi.Cách hiểu
như vậy là chưa xác đáng bởi trẻ em từ đủ 13 đến dưới 16 là đối tượng của tội
phạm được quy định tại các điều luật trên không đồng nghĩa với khái niệm trẻ
em theo pháp luật hình sự Việt Nam nói chung. Có sự tách biệt giữa trẻ em từ
9
đủ 13 đến dưới 16 tuổi với trẻ em dưới 13 tuổi bởi đối tượng trẻ em dưới 13
tuổi được xác định về sinh học và xã hội học là lứa tuổi hết sức non nớt và
cần sự bảo về đặc biệt từ xã hội. Do vậy, đối với các tội phạm xâm phạm đến
trẻ em dưới 13 tuổi pháp luật sẽ điều chỉnh trong những quy phạm riêng, với
sức răn đe đặc biệt. Ví dụ tại khoản 4 Điều 112 quy định “Mọi trường hợp
giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người
phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử
hình”. Vậy việc giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi cho dù nhận được sự đồng
tình từ phía nạn nhân thì vẫn bị coi là “hiếp dâm”, nó khác với việc giao cấu
thuận tình với trẻ em từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi được quy định tại điều 115
“Giao cấu với trẻ em”.
Khái niệm trẻ em và khái niệm người chưa thành niên cũng cần được
phân biệt rõ, tránh cách hiểu đồng nhất cũng như cách hiểu tách bạch khiên
cưỡng đối với hai khái niệm này. Khi nghiên cứu vấn đề này, ta cần phân biệt
rõ người chưa thành niên và trẻ em khác nhau như thế nào. Người chưa thành
niên là những người chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ về nhân cách, chưa có
đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân. Pháp luật ở mỗi quốc gia quy
định độ tuổi cụ thể của người chưa thành niên. Tham khảo thêm các văn bản
pháp luật quốc tế liên quan đến người chưa thành niên gồm: Công ước về
Quyền trẻ em (United Nations Convention on the Rights of the Child) được Đại
hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20-11-1989; Quy tắc tiêu chuẩn tối
thiểu của Liên hợp quốc về áp dụng pháp luật với người chưa thành niên
(United Nations Standard Minimum Rules for the Administration of Juvenile
Justice /Beijing Rules) ngày 29-11-1985; Hướng dẫn của Liên hợp quốc về
phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên (United Nations Guidelines
for the Prevention of Juvenile delinquency/ Riyadh Guidelines) ngày 14-12-
1990. Theo quan niệm quốc tế thì trẻ em (Child) là người dưới 18 tuổi, người
10
chưa thành niên (Juvenile) là người từ 15 đến 18 tuổi, thanh niên (Youth) là
người từ 15 đến 24 tuổi, người trẻ tuổi (Young persons) bao gồm trẻ em, người
chưa thành niên và thanh niên. Tại điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em
được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989 có ghi: “Trong
phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp
luật pháp áp dụng đối với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn” [8].
Ở Việt Nam, độ tuổi người chưa thành niên được xác định thống nhất
trong Hiến Pháp năm 1992, Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Tố tụng hình
sự năm 2003, Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh Xử lý vi phạm
hành chính và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Tất cả các văn bản
pháp luật đó đều quy định tuổi của người chưa thành niên là dưới 18 tuổi và
quy định riêng những chế định pháp luật đối với người chưa thành niên trong
từng lĩnh vực cụ thể. Cụ thể, Tại Điều 68 Bộ luật Hình sự năm 1999 thì
“Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu
trách nhiệm hình sự theo những quy định của chương này, đồng thời theo
những quy định khác của Phần chung Bộ luật…” [18]. Như vậy, độ tuổi của
người chưa thành niên là dưới 18 tuổi còn trẻ em là dưới 16 tuổi. Hai khái
niệm “Trẻ em” và “người chưa thành niên” có sự giao thoa với nhau, trong
đó, khái niệm “người chưa thành niên” rộng hơn khái niệm “trẻ em”. Khái
niệm người chưa thành niên được xây dựng dựa trên sự phát triển về mặt thể
chất và tinh thần của con người và được cụ thể hoá bằng giới hạn độ tuổi
trong các văn bản pháp luật của từng quốc gia. Theo đó, người ta quy định
những quyền và nghĩa vụ cụ thể của người chưa thành niên. Như vậy, có thể
khái quát về khái niệm “Người chưa thành niên”: là người dưới 18 tuổi, chưa
phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và
nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên.
Thứ hai, về chủ thể của tội giao cấu với trẻ em. Dựa vào khái niệm “trẻ
11
em” và người chưa thành niên” như đã phân tích ở trên thì “người đã thành
niên” là người đủ 18 tuổi trở lên. Nhưng người đã thành niên có phải là chủ
thể của tội giao cấu với trẻ em không? Câu trả lời là không phải người đã
thành niên nào cũng là chủ thể của tội giao cấu với trẻ em được vì người này
còn phải thỏa mãn những quy định của Bộ luật hình sự, theo đó người đã
thành niên nhưng phải không thuộc các trường hợp không có năng lực trách
nhiệm hình sự theo quy định tại điều 13 - Bộ luật hình sự là: “Người thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc
một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi
của mình”. Vậy, năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng của một người khi
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được tính nguy hiểm cho
xã hội của hành vi của mình và điều khiển được hành vi ấy. Nếu một người
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng họ không nhận thức được
hành vi đó là nguy hiểm cho xã hội hoặc nhận thức được nhưng không điều
khiển được hành vi đó là người không có năng lực trách nhiệm hình sự. Theo
quy định tại khoản 1 điều 13 Bộ luật hình sự, thì tình trạng không có năng lực
trách nhiệm hình sự là tình trạng của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả
năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Tiêu chuẩn (dấu
hiệu) để xác định một người không có năng lực trách nhiệm hình sự là mắc
bệnh (tiêu chuẩn y học) và tâm lý (mất khả năng nhận thức hoặc khả năng
điều khiển). Cả hai dấu hiệu này có mối liên quan chặt chẽ với nhau, cái này
là tiền đề của cái kia và ngược lại. Một người vì mắc bệnh nên mất khả năng
điều khiển và bị mất khả năng điều khiển vì họ mắc bệnh. Theo quy định tại
khoản 1 Điều 13 Bộ luật Hình sự thì người bị mắc bệnh là bệnh tâm thần hoặc
bệnh khác. Cho đến nay chưa có giải thích chính thức nào về trường hợp
không có năng lực trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 13 bộ luật hình
12
sự. Tuy nhiên, về lý luận cũng như thực tiễn xét xử đã thừa nhận một người
không có năng lực trách nhiệm hình sự khi họ mắc một trong các bệnh sau:
bệnh tâm thần kinh niên, bệnh loạn thần, bệnh si ngốc, các bệnh gây rối loạn
tinh thần tạm thời. Thực tiễn xét xử cho thấy có trường hợp một người bị mắc
bệnh tâm thần nhưng họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự bởi vì khi thực
hiện hành vi phạm tội họ không mắc bệnh. Pháp luật nước ta cũng như một số
nước trên thế giới đều quy định: chỉ người nào thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội trong tình trạng họ đang bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm
mất khả năng nhận thức thì mới không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (loại
trừ trách nhiệm hình sự). Chỉ khi nào người mắc bệnh tâm thần tới mức làm
mất khả năng nhận thức hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra
mới được coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự. Nếu bệnh của họ
chưa tới mức làm mất khả năng nhận thức tính nguy hiểm cho xã hội của
hành vi của mình thì tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, họ phải chịu toàn
bộ hoặc một phần trách nhiệm hình sự. Luật hình sự nước ta cũng như nhiều
nước trên thế giới không loại trừ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội do
say rượu hoặc do dùng chất kích thích mạnh khác. Bởi vì họ là người có năng
lực trách nhiệm hình sự và khi họ uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích là
tự họ đặt mình vào tình trạng “ say” nên đó chính là lỗi của họ. Say rượu là
một hiện tượng không bình thường trong xã hội, là một thói xấu trong sinh
hoạt, việc bắt người say rượu phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm
tội do họ gây ra còn là biểu thị thái độ nghiêm khắc của xã hội đối với tệ nạn
say rượu. Về lý luận cũng như thực tiễn xét xử, ở nước ta không thừa nhận
tình trạng say rượu dù đó là say rượu bệnh lý cũng không được loại trừ trách
nhiệm hình sự. ở một số nước, trong đó có các nước cộng hoà thuộc Liên Xô
cũ coi trường hợp say rượu bệnh lý được loại trừ trách nhiệm hình sự.
Người phạm tội cũng được loại trừ trách nhiệm hình sự nếu khi thực
13
hiện hành vi phạm tội họ mắc một bệnh nào đó và bệnh đó đã làm mất khả
năng điều khiển hành vi của mình. Đây là trường hợp người phạm tội vẫn
nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vì bị bệnh
nên họ không điều khiển được hành vi của mình theo ý muốn nên đã gây ra
hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Thông thường những người ở trong tình trạng
này là trường hợp theo quy định của pháp luật buộc họ phải hành động, nhưng
vì bị bệnh nên họ không thể hành động theo ý muốn nên đã gây hậu quả nguy
hiểm cho xã hội. Một người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất
khả năng nhận thực hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình phải được hội
đồng giám định pháp y kết luận, nhưng nguyên nhân làm cho người bị mắc
bệnh lại rất đa dạng. ở nước ta do hậu quả của nhiều cuộc chiến tranh để lại
cho nên những người mắc bệnh tâm thần còn do hậu quả của chiến tranh như:
bị thương, bị nhiễm chất độc màu da cam, bị sốt rét ác tính hoặc các bệnh
khác làm mất khả năng nhận thực hoặc khả năng điều khiển hành vi.
Như vậy, người phạm tội - chủ thể của tội giao cấu với trẻ em phải là
người từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Thứ ba, ta cần làm rõ về hành vi giao cấu. Có một số định nghĩa khác
nhau về giao cấu được phổ biến trong các sách từ điển hiện nay ở nước ta:
Giao cấu là từ Hán Việt, được Đào Duy Anh định nghĩa là âm và dương giao
hợp với nhau = trai gái làm tính giao với nhau (relations sexuelles). Lê Văn
Đức định nghĩa giao hợp = giao cấu và giao cấu là ăn nằm, đi lại, lấy nhau
giữa một nam một nữ hay một đực một cái. Nguyễn Kim Thản định nghĩa
giao cấu là giao nhau giữa bộ phận sinh dục ngoài của giống đực và của giống
cái (ở động vật). Giao hợp là giao cấu (chỉ nói về người). Theo Đại từ điển
tiếng Việt thì giao cấu là “cùng thực hiện chức năng sinh sản” [28]. Theo Bản
tổng kết 329/HS2 ngày 11/5/1967 của Tòa án nhân dân tối cao thì khái niệm
về thuật ngữ “Giao cấu” hiện nay vẫn được hiểu là “sự cọ sát dương vật vào
14
bộ phận sinh dục người phụ nữ…”. Tức là, chủ thể phạm tội giao cấu chỉ có
thể thuộc giới tính nam và nạn nhân thuộc giới tính nữ. Điều này đối với thực
tiễn hiện nay nên chăng cần có phạm vi rộng hơn. Bởi, thực tế trong xã hội
phát triển, hiện đại hôm nay, sự xuất hiện tràn lan của “sex toys” (đồ chơi tình
dục: với những công cụ, thiết bị, đồ vật được sản xuất có kết cấu giống bộ
phận sinh dục nam hoặc nữ nhằm kích thích khoái cảm về tình dục), thuốc
kích dục, quan hệ đồng giới (đồng giới nam hoặc đồng giới nữ)...khiến cho
việc quan điểm như nói trên trở nên không bao quát được hết phạm vi của tội
danh này, dẫn đến bỏ lọt tội phạm.
Vụ việc sau đây là một ví dụ cho sự bối rối của cơ quan chức năng khi
gặp phải vấn đề này trên thực tế: Anh T. là Việt kiều (28 tuổi) có quan hệ
quen biết với cháu H. là trẻ em chưa đủ 16 tuổi. Hai bên cũng đã nhắn tin qua
lại và có nảy sinh tình cảm yêu đương. Ngày 2-8, Cảnh sát Quản lý hành
chính Công an TP C. tiến hành kiểm tra hành chính một khách sạn trong
thành phố phát hiện anh T. và cháu H. đang ở chung phòng trong khách sạn.
T. khai nhận trong khi ở chung phòng cả hai đã ba lần “quan hệ”. Ngay sau đó
T. bị tạm giữ hình sự để điều tra hành vi dâm ô đối với trẻ em. Trong quá
trình điều tra, xuất hiện một tình tiết mới đó là: T. là đối tượng chuyển giới,
không có bộ phận sinh dục nam. Việc chuyển giới của T. cũng đã được chính
quyền nơi T. sinh sống cho phép và công nhận đương sự là đàn ông trên giấy
tờ nhân thân. T. cũng khẳng định không có bộ phận sinh dục nam mà đó chỉ là
đồ giả làm bằng silicon. Cơ quan điều tra cũng trưng cầu giám định pháp y về
tình dục đối với T. Kết luận của Trung tâm pháp y cho rằng: “T. là nữ giới đã
phẫu thuật chuyển giới tính nhưng bộ phận sinh dục vẫn là nữ nên không thể
quan hệ tình dục với nữ được”. Trong vụ án này, cháu H. và gia đình cháu
không có đơn yêu cầu khởi tố T. Căn cứ vào những tình tiết trên cơ quan điều
tra đã ra quyết định không khởi tố T. do chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm
15
dâm ô với trẻ em cũng như Giao cấu với trẻ em và do phía bị hại không có
đơn yêu cầu khởi tố đối tượng. Quyết định này cũng đã được Viện kiểm sát
nhân dân cùng cấp phê chuẩn. Tuy nhiên việc Cơ quan điều tra và Viện kiểm
sát cho rằng T không phạm tội đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều cũng như
sự không đồng tình của dư luận.
Hành vi giao cấu được quy định trong tội giao cấu với trẻ em phải được
sự đồng ý của người bị hại, vì nếu người bị hại không muốn hoặc miễn cưỡng
thực hiện hành vi giao cấu thì lại cấu thành tội hiếp dâm trẻ em hoặc tội
cưỡng dâm trẻ em chứ không phải tội giao cấu với trẻ em. Theo lý luận về cấu
thành tội phạm trong khoa học pháp lý hình sự, những cấu thành tội phạm
không mô tả dấu hiệu hậu quả thì được coi như thực hiện với lỗi cố ý, như
vậy, tội phạm trong tội giao cấu với trẻ em - Điều 115 Bộ luật hình sự được
coi như thực hiện với lỗi cố ý.
Từ ba điểm cần làm rõ ở trên, có thể đưa ra khái niệm chung về tội giao
cấu với trẻ em là “Tội giao cấu với trẻ em là hành vi giao cấu do người có
năng lực trách nhiệm hình sự từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện một cách cố ý
nhằm thỏa mãn nhu cầu về sinh lý với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
với sự hoàn toàn đồng ý của họ, xâm hại quyền được bảo vệ về sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm của trẻ em”.
1.2. Lịch sử lập pháp về tội giao cấu với trẻ em trong pháp luật
hình sự Việt Nam
1.2.1. Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước
pháp điển hóa lần thứ nhất- Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1985
Pháp luật là một bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội. Các
bộ luật của nhà nước phong kiến ra đời trên cơ sở kinh tế và kết cấu giai tầng
của xã hội này. Vì thế, pháp luật phong kiến là phương tiện để bảo vệ trật tự
xã hội phong kiến mà trước hết là quan hệ sản xuất phong kiến. Trong lịch sử
16
tồn tại và phát triển hàng nghìn năm, các nhà nước quân chủ và phong kiến ở
Việt Nam đã nhận thức được vai trò của luật pháp và quan tâm, đầu tư cho
việc ban hành pháp luật. Hệ thống pháp luật Việt Nam thời kỳ này gồm các
bộ luật tổng hợp và các văn bản pháp luật khác như: Chiếu, Chỉ, Lệ, Lệnh,
Dụ, Sắc… Trong đó, các bộ luật: Hình thư (thời Lý), Quốc triều Hình luật
(còn gọi là bộ luật Hồng Đức - thời Lê), và Hoàng Việt Luật lệ (gòn gọi là bộ
luật Gia Long - Thời Nguyễn) [1] là những bộ luật cổ tiêu biểu nhất được xây
dựng và ban hành trong lịch sử pháp luật xã hội phong kiến (từ thế kỷ XI đến
thế kỷ XIX). Mặc dù như đã nói ở trên, việc xây dựng hệ thống luật lệ nói
chung được quan tâm từ rất sớm nhưng chỉ tới thế kỉ XV thì các nhà lập pháp
mới sớm xem xét về hành vi giao cấu với trẻ em.
Bộ luật Hồng Đức trong chương “Thông gian” quy định “việc gian
dâm với con gái nhỏ từ 12 tuổi trở xuống, dù người con gái có thuận tình
cũng xử như tội hiếp dâm” [1]. Như vậy, đối tượng được pháp luật bảo vệ
trong điều luật này là “người con gái” dưới 12 tuổi, dù “người con gái” đó có
thuận tình thì vẫn xử như tội hiếp dâm vì ở tuổi này con gái vẫn chưa trưởng
thành, dễ bị lừa gạt, khống chế. Bộ luật Hồng Đức do đó đã quy định tuổi
được phép quan hệ tình dục với người nữ là trên 12 tuổi. Ra đời vào giữa thế
kỷ XV, nhưng bộ “Quốc triều hình luật” đã đạt được giá trị và thành tựu nổi
bật, có những đặc điểm tiến bộ và ưu thế hơn hẳn các bộ luật trước và cả sau
nó. Thậm chí, nhiều yếu tố còn có ý nghĩa lớn trong việc xây dựng và hoàn
chỉnh hệ thống luật của nước ta hiện nay. Điều tiến bộ nổi bật nhất mà chúng
ta thường đề cập đến chính là sự quan tâm nhiều đến địa vị của người phụ nữ,
quan tâm đến quyền lợi của họ, cho họ một sự bình đẳng tương đối với đàn
ông trong xã hội và người chồng trong gia đình. Đó chính là yếu tố góp phần
làm nên sự đặc biệt và ở chừng mực nào đó là sự đi trước thời đại của Bộ luật
này. Trong bộ luật đã có nhiều điều luật quy định trực tiếp hoặc liên quan đến
17
địa vị pháp lý của người phụ nữ - một điều ít thấy trong các bộ luật phong
kiến. Trong chế độ phong kiến thế kỉ 15 nơi tư tưởng “trọng nam khinh nữ”
phổ biến trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội thì có thể thấy đây là một điều luật
rất tiến bộ nhằm bảo vệ sức khỏe và sự phát triển bình thường của người phụ
nữ. Tuy nhiên Quốc triều hình luật – một bộ luật có kĩ thuật lập pháp cao, nội
dung phong phú, toàn diện với nhiều giá trị nổi bật trong lịch sử pháp luật
Việt Nam thời kỳ phong kiến không đề cập đến tuổi được phép quan hệ tình
dục của nam giới. Điểm đặc biệt nhất chúng ta có thể nhìn thấy đấy là sự quan
tâm nhiều đến địa vị của người phụ nữ, bảo vệ trẻ em gái được thể hiện cụ thể
qua điều luật trên.
Tư tưởng đặc biệt và tiến bộ đi trước thời đại của bộ luật này cũng
được các nhà cầm quyền phong kiến sau đó tiếp thu và áp dụng trong các bộ
luật như Bộ luật Gia Long năm 1815 (Hoàng Việt luật lệ), Hình luật An Nam.
Cả Bộ luật Hồng Đức [1] và Bộ luật Gia Long đều xử rất nặng tội gian dâm,
đặc biệt là tội thông dâm đối với trẻ em gái (Điều 404 - Bộ luật Hồng Đức và
Điều 1, quyển 18 – Bộ luật Gia Long).Có thể nói, bên cạnh những quy định
quá khắt khe đối với người phụ nữ, thì việc nghiêm cấm và trừng phạt nặng
đối với các tội thông dâm, cưỡng dâm đã phần nào gián tiếp bảo vệ thân thể
và nhân phẩm của người phụ nữ.
Dưới thời Pháp thuộc, thực dân Pháp đã chia nước ta làm 3 xứ là Bắc
Kì, Trung Kì, Nam Kì với chế độ chính trị cũng như pháp luật khác nhau để
dễ bề cai trị. Về góc độ pháp luật, luật hình sự được áp dụng tại Bắc Kì là Bộ
hình luật Bắc Kì 1918, tại Trung Kì là Hoàng Việt hình luật 1933, tại Nam kì
là Hình luật Canh cải 1912. Chính quyền ở Nam Kì áp dụng bộ Hình luật
Canh cải trong đó quy định về “sự xâm phạm tiết hạnh không có bạo hành” có
chứa đựng nội dung cấm quan hệ tình dục với người dưới 13 tuổi (Điều 333 –
Hình luật Canh cải, thuộc quyển 3 (từ Điều 75 đến Điều 463) quy định các
18
trọng tội, khinh tội xâm phạm tới tài sản, an ninh công cộng, xâm phạm tới
thân thể và tài sản của công dân.
Cho đến nay, hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng:
trong những quy định của các bộ luật cổ thời quân chủ, địa vị của người phụ
nữ về cơ bản là thấp kém. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, nhân phẩm của
người phụ nữ vẫn được các bộ luật cổ đề cao và tôn trọng. Có thể nói, bên
cạnh những quy định quá khắt khe đối với người phụ nữ, thì việc nghiêm cấm
và trừng phạt nặng đối với các tội thông dâm, cưỡng dâm đã phần nào gián
tiếp bảo vệ thân thể và nhân phẩm của người phụ nữ.
1.2.2. Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 cho đến
trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự 1986
Trong thời kỳ áp dụng luật hình sự giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi
ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản
pháp luật hình sự quy định về các tội xâm phạm tình dục như tội hiếp dâm, tội
dâm ô, tội cưỡng dâm... bên cạnh các tội phạm khác. Tuy nhiên, để củng cố
và bảo vệ Nhà nước trong những ngày mới thành lập nên chính quyền cách
mạng chủ yếu tập trung vào việc xét xử những tội phạm phản cách mạng,
chống phá chính quyền nhân dân tại các Tòa án quân sự và một số tội đặc biệt
nguy hiểm khác như: tội đầu cơ, tội tích trữ... Vì vậy, các văn bản hướng dẫn
còn chưa thống nhất, quy định về các tội xâm phạm tình dục, các tội xâm
phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nói chung cũng như tội giao cấu
với người chưa thành niên nói riêng chưa được đề cập cụ thể.
Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa. Trong thời kì này chính quyền non trẻ mới ra đời gặp rất nhiều khó
khăn về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, thù trong giặc ngoài do bị chiến
tranh tàn phá nặng nề vì thế nhà nước ta chưa đủ điều kiện để xây dựng một
19
hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Trước tình hình hết sức khẩn trương, xã hội
cần có pháp luật mà lại không thể ban hành kịp các văn bản quy phạm pháp
luật nói chung, văn bản quy phạm pháp luật hình sự cần thiết nói riêng trong
đó có những quy định về tội giao cấu với trẻ em, ngày 10/10/1945, Nhà nước
ta đã ban hành sắc lệnh số 47 –SL quy định cho tạm thời giữ các luật lệ cũ,
trong đó có Bộ “Luật hình An Nam”, Bộ “Hoàng Việt hình luật”, Bộ “Hình
luật pháp tu chính” với điều kiện “không trái với nguyên tắc độc lập của nước
Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa”.
Trong cuộc chiến chống thực dân Pháp, các tòa án vẫn xử theo Luật
hình cũ được tạm thời giữ lại. Tuy nhiên, sau chiến thắng Điện Biên Phủ,
miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng và đi lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam còn
tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ nên các điều kiện về kinh tế,
chính trị, xã hội, văn hóa ở miền Bắc đã có sự thay đổi mạnh mẽ, các luật lệ
của chế độ cũ không còn phù hợp. Để phù hợp với tình hình mới từ năm
1955, toàn bộ các luật lệ cũ không còn được áp dụng nữa và các tòa án bắt
đầu xử theo án lệ, theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước nên tới
thời điểm này Nhà nước ta vẫn chưa ban hành một văn bản pháp luật hình sự
mới quy định về tội giao cấu với trẻ em.
Để cho các quy định của pháp luật được đầy đủ và toàn diện hơn đồng
thời giúp cho việc xét xử trên thực tế được dễ dàng và thuận lợi, năm 1976,
trên cơ sở kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn xét xử, Tòa án nhân dân tối cao đã
thông qua bản tổng kết 329/HS2 ngày 11/5/1967 hướng dẫn đường lối xét xử
tội giao cấu với trẻ em và các tội phạm khác xâm hại về tình dục.
Bản tổng kết này đã đề cập một cách toàn diện đến bốn hình thức phạm
tội: giao cấu với người dưới 16 tuổi, cưỡng dâm (trong đó có cưỡng dâm trẻ
em), hiếp dâm (bao gồm cả hiếp dâm trẻ em), dâm ô (trong đó có dâm ô với
trẻ em). Như vậy, giao cấu với trẻ em được ghi nhận là thuộc nhóm tội xâm
phạm tình dục trẻ em.
20
Các đặc điểm riêng của hành vi giao cấu với trẻ em được nhấn mạnh
trong phần khái niệm của tội giao cấu với trẻ em.
Bản hướng dẫn cũng đưa ra hướng dẫn về cách định tội danh, phân biệt
tội giao cấu với trẻ em với hiếp dâm trẻ em. Cụ thể là:
Các hành vi giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi nói chung, không kể các
em có sự thỏa thuận hay không thỏa thuận đều phải coi là hiếp dâm vì trí óc
non nớt của các em, phải coi các em ở trong tình trạng không thể tự vệ và
biểu lộ ý chí đúng đắn. Riêng đối với các em từ đủ 13 tuổi đến 14 tuổi, trong
một số trường hợp cá biệt, có em đã dậy thì thì có thể thực sự thuận tình giao
cấu. Cho nên, khi có sự thuận tình giao cấu với các em đó, cần căn cứ vào
mọi tình tiết của vụ án (tính tình, thân hình, thái độ của các em) để nhận định
xem có phải là tội hiếp dâm trẻ em hay tội giao cấu với người dưới 16 tuổi.
Trong khi chờ pháp luật có quy định đầy đủ và toàn diện hơn thì bản
tổng kết có ý nghĩa rất lớn, nó đã tổng kết kinh nghiệm những năm qua, rút ra
và chỉ thêm một số điểm để hướng dẫn công tác xét xử một số loại tội phạm
về mặt tình dục được tốt hơn, đồng thời sơ bộ dùng làm cơ sở cho công tác
tuyên truyền, phổ biến pháp luật góp phần đấu tranh ngăn ngừa tội phạm. Bản
tổng kết 329 – HS2 ngày 11/5/1967 này đã được sử dụng cho đến khi BLHS
1985 ra đời và có hiệu lực.
Ngoài ra, trong thời kì trước hiệu lực của BLHS năm 1985, tại miền
Nam cũng ban hành một số các quy định của pháp luật hình sự trong đó có đề
cập đến hành vi giao cấu với trẻ em.
Tiêu biểu nhất là Bộ hình Luật ngày 20/12/1972 do Chính quyền Sài
Gòn ban hành. Bộ hình luật có nhiều điều khoản quy định việc trừng trị các tội
xâm phạm tình dục, đặc biệt là quy định về các tội xâm phạm tình dục trẻ em.
Ngay sau khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng thì Hội đồng Chính phủ
lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cũng ban hành Sắc luật 03/SL ngày
21
15/3/1976 quy định các tội phạm và hình phạt làm cơ sở pháp lý để xử lý các
hành vi xâm phạm chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, tài sản công cộng, thân thể
và các quyền lợi khác của công dân. Sắc luật số 03/SL quy định về tội phạm
và hình phạt trong đó không quy định cụ thể tội danh giao cấu với người dưới
16 tuổi. Tuy nhiên điểm d của Điều 5 Sắc lệnh này quy định “Phạm các tội
xâm phạm thân thể và nhân phẩm của công dân…” cho phép các Tòa án áp
dụng nguyên tắc tương tự trong việc định tội. Do đó thực tiễn xét xử quy định
thêm ba tội về tình dục khác là tội cưỡng dâm, tội giao cấu với người chưa đủ
16 tuổi và tội dâm ô.
1.2.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 cho đến
trước khi ban hành Bộ luật Hình sự 1999
Bộ luật Hình sự 1985 ra đời khi nước ta đang chuẩn bị tiến hành công
cuộc đổi mới toàn diện về mọi mặt của đời sống xã hội đã góp phần thúc đẩy
kinh tế xã hội phát triển. Cùng với thành tựu của công cuộc đổi mới, các vấn
đề xã hội và nhu cầu của cuộc sống ngày càng phức tạp. Vì vậy, để phù hợp
với yêu cầu của thực tiễn trong cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội
phạm, Bộ luật Hình sự năm 1985 đã được sửa đổi, bổ sung bốn lần vào các
năm 1989, 1991, 1992 và năm 1997.
Trong Bộ luật hình sự năm 1985, tội giao cấu với trẻ dưới 16 tuổi được
quy định tại Điều 114 – chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự của con người với một cấu thành cơ bản. Điều 114 quy định
“Tội giao cấu với người dưới 16 tuổi: Người nào đã thành niên mà giao cấu
với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt cải tạo không giam giữ
đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm” [15].
Bộ luật Hình sự năm 1985 đã qua bốn lần sửa đổi, các quy định trong
Bộ luật hình sự nói chung và tội giao cấu với trẻ em nói riêng cũng dần dần
được hoàn thiện. Sau khi được ban hành, Luật sửa đổi bổ sung thêm khoản 2
22
“giao cấu với nhiều người hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai
năm đến bảy năm” và tới năm 1997 lại tiếp tục sửa đổi bổ sung, “tội giao cấu
với người dưới 16 tuổi” được sửa đổi thành “Tội giao cấu với trẻ em”, hình
phạt ở khoản 1 được sửa đổi theo chiều hướng tăng nặng từ “ba tháng đến ba
năm” thành “từ một năm đến năm năm”; khoản 2 “giao cấu với nhiều người
hoặc gây hậu quả nghiêm trọng” được sửa đổi thành “Phạm tội thuộc một
trong những trường hợp sau đây: a) Phạm tội nhiều lần; b) Có tính chất loạn
luân; c) Làm nạn nhân có thai; d) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân”;
hình phạt “tù từ hai năm đến bảy năm” được sửa đổi thành “tù từ năm năm
đến mười năm” và bổ sung thêm khoản 3 “Phạm tội trong trường hợp có
nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 điều này thì bị phạt tù từ mười năm đến
mười lăm năm”.
1.2.4. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự 1999 đến nay
Qua gần 15 năm thi hành, Bộ luật Hình sự năm 1985 đã giữ một vai trò
quan trọng, đặc biệt tích cực trong đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm
của nước ta. Tuy nhiên, để phù hợp với tình hình đổi mới đất nước, Quốc hội
khóa X, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Bộ luật Hình sự năm 1999, có hiệu lực thi
hành trên cả nước từ ngày 01/07/2000. Kế thừa và phát triển các quy định của
Bộ luật Hình sự năm 1985, tội giao cấu với trẻ em tại Điều 115 được quy định
trong Bộ luật hình sự năm 1999 và được quy định bổ sung tình tiết khung
tăng nặng tại điểm d – khoản 2 là “gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà
tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%”; tại điểm a – khoản 3 là “Gây tổn hại cho
sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên” và điểm b – khoản
3 là “Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội” [18].
Như vậy, trong Bộ luật hình sự năm 1999, tội giao cấu với trẻ em sau
nhiều lần sửa đổi, bổ sung, kĩ thuật lập pháp đã có những tiến bộ tích cực,
thể hiện qua việc thay đổi tên tội danh từ “Giao cấu với người dưới 16
23
tuổi” thành “Tội giao cấu với trẻ em”; chi tiết hóa từ một khung cơ bản đã
bổ sung thêm hai khung tăng nặng với các tình tiết định khung chi tiết.
Việc quy định này đã tạo điều kiện để phân hóa trách nhiệm hình sự trong
luật tốt hơn, qua đó cá thể hóa trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội
trong thực tế chính xác hơn.
Có thể thấy rằng việc tăng mức hình phạt từ 3 năm lên 5 năm và bổ
sung thêm hai khung tăng nặng với mức cao nhất của khung hình phạt lên tới
15 năm thể hiện chính sách hình sự của nhà nước đó là phải xử lý nghiêm
khắc đối với người phạm loại tội này.
Như vậy, trải qua lịch sử lập pháp hàng trăm năm, chúng ta có thể nhận
thấy ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử, tội phạm xâm hại tình dục trẻ em
nói chung và tội giao cấu với trẻ em nói riêng được quy định không hoàn toàn
đồng nhất. Sự không đồng nhất đó xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử, đặc trưng
của các chế độ nhà nước và trình độ nhà lập pháp. Tuy nhiên có một điểm
xuyên suốt đó là thái độ nghiêm khắc của pháp luật đối với tội phạm này.
Điều này một mặt phản ánh tư tưởng thống nhất của người Việt chúng ta luôn
coi trọng thuần phong mỹ tục, bảo vệ trẻ em(đặc biệt là trẻ em gái), mặt khác
cũng thể hiện sự tiến bộ trong lịch sử lập pháp. Đây chính là nền tảng quan
trọng cho các nhà làm luật hiện nay phát huy, hoàn thiện các quy định pháp
luật tội giao cấu với trẻ em và các điều luật, các quy định liên quan.
24
Chương 2
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999
VỀ TỘI GIAO CẤU VỚI TRẺ EM
2.1. Dấu hiệu pháp lý của tội giao cấu với trẻ em
Theo lý luận khoa học của pháp luật hình sự thì cấu trúc tội phạm “có
đặc điểm chung là đều được hợp thành bởi những yếu tố nhất định tồn tại
không tách rời nhau nhưng có thể phân chia được trong tư duy và do vậy có
thể cho phép nghiên cứu độc lập với nhau” [5]. Cấu trúc đó bao gồm: khách
thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan.
2.1.1. Khách thể của tội giao cấu với trẻ em
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và
bị tội phạm xâm hại. Theo Luật hình sự Việt Nam, những quan hệ xã hội
được coi là khách thể bảo vệ của Luật hình sự là những quan hệ xã hội được
nêu trong Điều 8 của BLHS 1999 bao gồm: độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa,
quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền,
lợi ích hợp pháp khác của công dân, những lĩnh vực khác của trật tự pháp
luật xã hội chủ nghĩa.
Bản chất của quan hệ xã hội là tồn tại khách quan giữa con người với
con người. Xâm phạm vào một trong những yếu tố cấu thành của quan hệ xã
hội và làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội
phạm là gây thiệt hại cho quan hệ xã hội đó.
Tội giao cấu với trẻ em xâm hại đến quan hệ xã hội được luật hình sự
bảo vệ là quyền được phát triển bình thường về thể chất và sinh lý của trẻ em.
Vậy khách thể của tội giao cấu với trẻ em theo Điều 115 – Bộ luật Hình sự
25
1999 là quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của
trẻ em. Xâm phạm khách thể của tội giao cấu với trẻ em chính là sự xâm hại
đến sức khỏe, nhận phẩm, danh dự của trẻ em. Đối tượng tác động của tội
phạm là một yếu tố quan trọng không thể thiếu được khi tìm hiểu về khách
thể của tội phạm. Đó chính là bộ phận khách thể của tội phạm bị hành vi
phạm tội tác động đến gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan
hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
Đối tượng tác động của tội giao cấu với trẻ em có đặc điểm bắt buộc về
độ tuổi. Nạn nhân của tội giao cấu với trẻ em là trẻ em từ đủ mười ba đến
dưới mười sáu tuổi. Quy định này phù hợp với quy định tại Điều 1 Luật bảo
vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 1991 “Trẻ em quy định trong luật này là
công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” [16, Điều 1].
Trẻ em được hiểu ở trong tội giao cấu với trẻ em theo Điều 115 – Bộ
luật hình sự năm 1999 là không phân biệt là trẻ em trai hay gái, điều kiện duy
nhất là độ tuổi: từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Nếu đủ hoặc trên 16 tuổi thì
hành vi không cấu thành tội phạm vì nó không xâm phạm khách thể được
pháp luật hình sự bảo vệ.
Ví dụ: Nguyễn Ngọc Tường K và Trần Minh N (sinh năm 1978, là bạn
của bố Nguyễn Ngọc Tường K) có quan hệ tình cảm yêu đương. Ngày
6/6/2013 hàng xóm của Tường K là ông Trần Văn V đến nhà Tường K chơi
bắt gặp Tường K và Trần Minh N đang quan hệ tình dục. Ông Trần Văn V
gọi cho một người hàng xóm là anh Vi Văn A dẫn giải Trần Minh N lên công
an xã vì cho rằng Trần Minh N đã dụ dỗ quan hệ trái pháp luật với cháu
Nguyễn Ngọc Tường K. Tại đây qua lời khai cả Tường K và Trần Minh N
xác nhận đây là lần đầu tiên hai người có quan hệ tình dục. Tiến hành xác
minh tuổi của Tường K qua giấy khai sinh và lý lịch tại trường học và Ủy ban
xã đều cho thấy Nguyễn Ngọc Tường K là học sinh lớp 9 trường Trung học
26
cơ sở xã Ngọc Trạc, tuy nhiên do bị lưu ban 02 năm nên tuổi thực của Tường
K là 17 tuổi (sinh ngày 2/4/1996). Vì vậy, Trần Minh N không phạm tội giao
cấu với trẻ em. Vậy đối tượng trẻ em được bảo vệ trong quy phạm pháp luật
này phải là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu trẻ đủ hoặc trên 16 tuổi
tự nguyện quan hệ tình dục với người đã thành niên thì không cấu thành tội
phạm này; ngược lại nếu trẻ em dưới 13 tuổi thuận tình giao cấu với đối
tượng thành niên cũng không cấu thành tội phạm Giao cấu với trẻ em mà cấu
thành tội Hiếp dâm trẻ em.
Ví dụ [24]: Ngày 22/2/2014, Nguyễn Tuấn Anh (sinh năm 1988) lấy
nickname là “Boynhagiau” trên mạng xã hội để làm quen với Mai Thùy L
(sinh năm 2002) nickname là “hothotchick”. Cả hai đã hẹn gặp và có quan hệ
tình dục tại nhà của Nguyễn Tuấn Anh. Đến 2h sáng ngày 23/2/2014, Mai
Thùy L về nhà của mình. Bố mẹ Thùy L thấy con gái về muộn đã gặng hỏi sự
việc và Thùy L đã kể lại chuyện có quan hệ tình dục với Tuấn Anh. Cùng
ngày, bố mẹ Mai Thùy L trình báo sự việc tại Công an quận Đống Đa. Ngày
26/2/2014 cơ quan cảnh sát điều tra công an quận Đống Đa đã ra quyết định
khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Tuấn Anh về tội danh “Hiếp dâm
trẻ em” quy định tại khoản 4 điều 112 BLHS 1999. Như vậy, ở trường hợp
này ta thấy rằng Nguyễn Tuấn Anh giao cấu với Mai Thùy L là thuận tình tuy
nhiên nạn nhân Mai Thùy L tính đến ngày 22/2/2014 là dưới 13 tuổi nên
không thể truy cứu Tuấn Anh theo tội danh Giao cấu với trẻ em mà phải xử lý
ở tội danh nặng hơn là “Hiếp dâm trẻ em” theo khoản 4 điều 112 BLHS “Mọi
trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em
và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung
thân hoặc tử hình”.
Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về
quyền trẻ em ngay từ năm 1990, sau đó là việc ban hành Luật bảo vệ, chăm
27
sóc và giáo dục trẻ em đã thể hiện sự quan tâm, chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
Các quyền được chăm sóc sức khỏe, học tập, vui chơi, giải trí của trẻ em
được đảm bảo và cụ thể hóa trong luật. Hành vi giao cấu của người đã thành
niên đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là sự xâm hại đến sự phát
triển bình thường của trẻ em vì theo quan điểm khoa học nếu tâm sinh lý của
trẻ em còn chưa phát triển đầy đủ thì việc quan hệ tình dục sớm sẽ gây ra
những hậu quả xấu đối với trẻ em về cả thể xác lẫn chấn thương về tâm lý.
Ngoài ra do thiếu kiến thức nên việc quan hệ tình dục sớm sẽ là một trong
những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ nạo phá thai và lây nhiễm các bệnh xã
hội, trẻ em còn non nớt về mọi mặt nên dễ bị lợi dụng, dụ dỗ, lôi kéo mà
chưa biết tự bảo vệ mình.
2.1.2. Mặt khách quan của tội giao cấu với trẻ em
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm
những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách
quan. Không phải tất cả các biểu hiện của mặt khách quan đều được phản ánh
trong cấu thành tội phạm cơ bản mà chỉ có dấu hiệu hành vi khách quan nguy
hiểm cho xã hội là bắt buộc trong mọi cấu thành tội phạm cơ bản.
Người phạm tội có hành vi giao cấu (thuận tình) với trẻ em từ đủ 13
tuổi đến dưới 16 tuổi. Hành vi giao cấu trong tội phạm này đạt được hoàn
toàn không do dùng vũ lực, thủ đoạn nào mà do sự đồng thuận hoặc thậm chí
chủ động từ phía nạn nhân (do yêu đương, chơi bời, khám phá…).
Ví dụ [24]: Khoảng tháng 03/2012, qua bạn gần nhà là Nguyễn Xuân
Tùng (Sinh 1995, Trú tại: H4, tập thể Thành Công, P.Thành Công, Đống Đa,
Hà Nội, Lê Ngọc Phú quen với Trần Ngọc Quỳnh Anh (Sinh: 17/02/1998,
Trú tại: Phòng B 1002, Tòa nhà Sông Hồng, 165 Thái Hà, P.Láng Hạ, Đống
Đa, Hà Nội), sau đó khoảng 4 tháng đến tháng 7/2012 giữa Phú và Quỳnh
Anh có quan hệ tình cảm yêu đương nhau. Khi được khoảng 15 ngày thì Phú
28
biết Quỳnh Anh sinh năm 1998 và đang học lớp 9 trường THCS Thành Công.
Quá trình quen biết đến khoảng giữa tháng 4/2013, Phú và Quỳnh Anh có
quan hệ tình dục với nhau, tiếp sau đó 1 ngày cả hai quan hệ tình dục với
nhau thêm một lần nữa. Hai lần quan hệ tình dục này, cả hai quan hệ tình dục
với nhau tại nhà của Quỳnh Anh tại địa chỉ B2, tập thể Thành Công, P.Thành
Công, Đống Đa, Hà Nội. Sau đó Phú không liên lạc với Quỳnh Anh nữa. Đến
đầu tháng 9/2013, Quỳnh Anh chủ động liên lạc với Phú và rủ Phú đến nhà
mới của mình chơi tại địa chỉ Phòng B 1002, Tòa nhà Sông Hồng, 165 Thái
Hà, P.Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Vào khoảng 20 giờ 30 ngày 06/09/2013,
Phú đến nhà Quỳnh Anh chơi, khi đến Phú đi một mình, mặc áo phông đỏ,
quần bò đen. Lúc đó tại Phòng B 1002, Tòa nhà Sông Hồng, 165 Thái Hà,
P.Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội có Quỳnh Anh và chị gái ở nhà. Sau khi vào
nhà Quỳnh Anh dẫn Phú vào phòng của mình nói chuyện và khóa cửa phòng
lại. Đến 21 giờ 30 thì Phú và Quỳnh Anh ôm hôn nhau và nằm trên giường
của Quỳnh Anh. Khi đó Quỳnh Anh mặc váy kẻ đen trắng, Phú kéo váy của
Quỳnh Anh lên và dùng day cởi quần lót màu trắng của Quỳnh Anh ra và sờ
vào ngực của Quỳnh Anh. Quỳnh Anh cũng dùng tay cởi quần áo của Phú ra.
Sau đó Phú dùng tay phải sờ vào âm đạo của Quỳnh Anh còn Quỳnh Anh
dùng tay sờ vào dương vật của Phú. Khi dương vật cương cứng Phú nằm đè
nên người Quỳnh Anh và cho dương vật của mình vào âm đạo của Quỳnh
Anh để quan hệ tình dục. Sau đó cả hai mặc quần áo, Quỳnh Anh đưa Phú
xuống dưới tầng hầm để Phú về. Đến ngày 08/09/2013, gia đình Quỳnh Anh
phát hiện ra việc Phú và Quỳnh Anh có tình cảm với nhau đã yêu cầu Quỳnh
Anh gọi Phú đến để hỏi rõ sự việc. Khi đó Phú không có phương tiện đi lại đã
nhờ bạn mình là Nguyễn Trọng Hoàng Nam (Sinh 1994, Trú tại B1 tập thể
Thành Công, P.Thành Công, Ba Đình, Hà Nội) đưa đến. Khi đến nhà có mặt
cô chú và chị của Quỳnh Anh cùng bạn mình là Nam, Phú đã thừa nhận hành
29
vi quan hệ tình dục với Quỳnh Anh như đã nêu trên và xin chịu trách nhiệm
nếu Quỳnh Anh có thai.
Tại Cơ quan Công an, Lê Ngọc Phú đã thành khẩn khai nhận hành vi vi
phạm của mình phù hợp với tài liệu có trong hồ sơ. Cơ quan Cảnh sát điều tra
– Công an quận Đống Đa đã dẫn giải Phú đi xác định nơi đã quan hệ tình dục
với Quỳnh Anh, Phú đã xác định chính xác căn phòng nơi quan hệ tình dục
với Quỳnh Anh tại địa chỉ Phòng B 1002, Tòa nhà Sông Hồng, 165 Thái Hà,
P.Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
Vớ dụ: Khoảng giữa tháng 02/2013, trên đường đi học về Đỗ Ngọc
Anh (Sinh 11/11/1999, trú tại: 80, tổ 20 Đầm Bầu, P.Ngọc Khánh, Ba Đình,
Hà Nội) có quen với Nguyễn Hải Quân là nhân viên quán bia Hằng ở ngã tư
Đê La Thành, Kim Mã. Quá trình quen biết cả hai trao đổi số điện thoại và đã
nảy sinh tình cảm yêu đương với nhau. Vào ngày 22/02/2013, Quân rủ và
Ngọc Anh đồng ý đi chơi, như đã hẹn khoảng 14 giờ cùng ngày, Quân đi xe
máy BKS: 29U1 - 084.08 đến đón Ngọc Anh ở chân cầu vượt trước cổng
trường ĐH Giao thông vận tải và đưa về phòng trọ của mình tại địa chỉ số 6
ngách 1132 đường Láng, P.Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội chơi. Khi vào
trong nhà Ngọc Anh đi lên tầng hai của căn nhà trước còn Quân cất xe và
khóa cửa lên sau. Sau đó Quân lên đi về phía Ngọc Anh đang ngồi ở chiếu
giáp ban công bên phía trái cửa ra vào, lúc đó trên chiếu có con gấu trúc mặc
áo kẻ trắng đen. Quân ôm hôn và bảo cho quan hệ tình dục thì Ngọc Anh
không nói gì, Quân liền dùng tay cởi chiếc áo khoác xanh Ngọc Anh đang
mặc và tiếp tục ôm hôn. Sau đó cả hai tự cởi quần áo và tiếp tục nằm ôm hôn
nhau, Ngọc Anh nằm bên phải Quân. Ôm hôn nhau được khoảng 05 phút thì
Quân tiếp tục dùng tay trỏ phải sờ vào âm đạo của Ngọc Anh, được khoảng
05 phút Quân liền trườn xuống hôn và dùng răng cắn nhẹ vào vú không thấy
Ngọc Anh phản ứng gì Quân liền bò xuống và hôn vào âm đạo của Ngọc Anh
30
khoảng 03 phút. Khi đó dương vật của Quân đã cương cứng và thấy dịch
trong âm đạo của Ngọc Anh tiết ra Quân trườn lên nằm đè nên người và cho
dương vật của mình vào trong âm đạo của Ngọc Anh, do dương vật bị trượt ra
ngoài nên Quân bảo Ngọc Anh cầm dương vật của mình cho vào âm đạo để
quan hệ tình dục. Sau đó Quân xuất tinh ra chiếu chỗ ngay chỗ mình nằm. Do
biết người ở cùng chỗ trọ có thuốc tránh thai để trong ba lô nên Quân đã lấy
và cho Ngọc Anh uống. Sau đó do phải đi làm nên cả hai đã mặc quần áo và
Quân chở Ngọc Anh ra cổng trường ĐH Giao thông vận tải để đi về còn mình
đi ra quán bia làm. Sáng hôm sau ngày 23/02/2013, thấy Ngọc Anh mặc đồng
phục học sinh đi qua chỗ làm, Quân nhắn tin hỏi và biết Ngọc Anh sinh năm
1999. Đến khoảng 23 giờ ngày 23/02/2013, khi Ngọc Anh đang trông nhà cho
bác tại địa chỉ số 12 ngách 199/2 Hồ Tùng Mậu, Thị trấn Cầu Diễn, Từ Liêm,
Hà Nội gọi và ra đón Quân vào ngủ cùng tại phòng ngủ nhà bác mình. Tại
đây, cả hai đã quan hệ tình dục với nhau thêm 03 lần nữa cho đến sáng ngày
24/02/2013 thì Quân đưa Ngọc Anh về nhà và mình tiếp tục đi làm. Sau đó cả
hai vẫn thường xuyên nói chuyện với nhau. Tiếp tục đến 14 giờ ngày
04/03/2013, Quân đón Ngọc Anh và đưa về phòng trọ của mình để quan hệ
tình dục thêm một lần nữa. Đến ngày 05/03/2013, gia đình Ngọc Anh đã phát
hiện ra sự việc trên và ra Công an phường Láng Thượng trình báo.
Gia đình người bị hại Đỗ Ngọc Anh có đơn đề nghị xử lý đối tượng
Nguyễn Hải Quân theo quy định pháp luật và yêu cầu Quân bồi thường
phần dân sự về danh dự, nhân phẩm cho Ngọc Anh và gia đình theo quy
định của pháp luật.
Hành vi quan hệ tình dục với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi nếu
sử dụng vũ lực cũng không cấu thành tội phạm này mà cấu thành tội Hiếp
dâm trẻ em theo điều 112 BLHS.
Ví dụ [26]: 13h ngày 12/6/2011 Trần Văn Xính (sinh năm 1967) đi ăn
31
đám cưới về qua đoạn đường vắng gặp cháu Vũ Thị Phương N (sinh năm
2000) đang đi một mình. Trần Văn Xính đã dùng tay bịt miệng cháu N, kéo
vào bụi chuối gần đó rồi nhanh chóng thực hiện hành vi giao cấu với cháu.
Theo kết luận giám định của Viện khoa học kỹ thuật hình sự - Bộ Công an:
tinh trùng trên chiếc quần thu được của cháu Vũ Thị Phương N là của Trần
Văn Xính. Theo giấy chứng nhận của bệnh viện phụ sản Trung ương nơi
khám cho cháu Vũ Thị Phương N kết luận: rách màng trinh,vết rách mới. Cơ
quan cảnh sát điều tra công an huyện Quốc Oai đã bắt giữ Trần Văn Xính về
hành vi hiếp dâm trẻ em theo khoản 1 điều 112 BLHS.
Hành vi giao cấu với trẻ em từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi nếu không nhận
được sự đồng thuận của trẻ tuy không có dấu hiệu vũ lực nhưng nếu chứng
minh được việc giao cấu là do các thủ đoạn của người đã thành niên mà trẻ
miễn cưỡng giao cấu thì cũng không cấu thành tội Giao cấu với trẻ em theo
điều 115 hay tội Hiếp dâm trẻ em theo điều 112 mà là cấu thành của tội
Cưỡng dâm trẻ em theo điều 114 BLHS.
Ví dụ [26]: Lê Quốc Thắng là giáo viên sinh học của một trường THCS
trên địa bàn huyện Ba Vì, Hà Nội. Lợi dụng vị trí của mình Thắng đã nhiều lần
gọi em Lê Thị H là học sinh lớp 8A mà Thắng là giáo viên dạy môn sinh học
lên nói chuyện riêng. Trong các buổi nói chuyện này Thắng đã dọa dẫm em H
nếu không quan hệ tình dục với Thắng thì cuối năm học em H sẽ không đủ
điểm môn sinh học để lên lớp 9. Do quá lo sợ về kết quả học tập nên Lê Thị H
đã miễn cưỡng quan hệ tình dục với thầy giáo Lê Quốc Thắng. Hành vi trên
của Lê Quốc Thắng đã phạm vào tội Cưỡng dâm trẻ em theo điều 114 BLHS.
Như phần khái niệm đã được đề cập, hành vi giao cấu với trẻ em theo
Điều 155 – Bộ luật hình sự năm 1999 là hành vi đưa bộ phận sinh dục nam
vào trong bộ phận sinh dục nữ. Điều luật rõ ràng không miêu tả hành vi giao
cấu được diễn ra như thế nào, đã thực hiện xong về mặt sinh lý hay chưa, có
32
thể xem rằng tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện được hành vi
giao cấu, không cần việc giao cấu kết thúc về mặt sinh lý cũng như phát sinh
hậu quả. Các hành vi tình dục đối với trẻ em mà không phải là hành vi giao
cấu thì cũng không cấu thành tội Giao cấu với trẻ em theo điều 115 BLHS.
Ví dụ [26]: Khoảng 9h30 ngày 30/7/2013 Dương Văn Tiến (sinh năm
1974) sang nhà bạn chơi nhưng nhà chỉ có cháu Đặng Trần Mỹ L ở nhà.
Dương Văn Tiến đã bảo cháu L nằm xuống giường rồi tụt quần cháu xuống
đầu gối đồng thời tự cởi quần của mình ra, đưa dương vật cọ sát phía ngoài cơ
quan sinh dục của cháu L, sau đó Tiến bảo cháu L đứng dậy mặc quần vào và
ra về. Dương Văn Tiến sau đó đã bị Viện kiểm sát nhân dân quận Long Biên
truy tố về tội Dâm ô trẻ em theo điều 116 BLHS.
2.1.3. Chủ thể của tội giao cấu với trẻ em
Lý luận Luật hình sự khẳng định chủ thể của tội phạm, trong đó có chủ
thể của Tội giao cấu với trẻ em chỉ có thể là con người cụ thể. Quan niệm như
vậy phù hợp với nguyên tắc có lỗi, nguyên tắc chịu trách nhiệm cá nhân của
Luật hình sự cũng như mới phù hợp với mục đích giáo dục, cải tạo của việc
áp dụng các biện pháp trách nhiệm hình sự.
Chủ thể của tội phạm phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội được quy định trong luật hình sự và phải thỏa mãn hai điều kiện, đó là
năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi. Đây là những dấu hiệu pháp lý bắt
buộc của chủ thể của tội phạm. Trong giáo trình Luật hình sự Việt Nam,
Trường đại học Luật Hà Nội năm 2001 đã định nghĩa “Chủ thể của tội phạm
là người có năng lực TNHS, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi
phạm tội cụ thể” [21].
Khi thực hiện hành vi giao cấu với trẻ em, người phạm tội nhận thức
được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi này mặc dù có sự đồng thuận
nhưng người phạm tội vẫn thực hiện hành vi giao cấu, người phạm tội có đủ
33
khả năng để lựa chọn một xử sự khác vì người phạm tội là người trưởng thành
đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Do điều luật không quy định người phạm tội
là nam hoặc nữ nên vẫn có thể hiểu là chủ thể của tội danh này có thể là nam
hoặc nữ. Tuy nhiên, trên thực tế chủ thể là nữ rất hiếm khi xảy ra. Bởi vì theo
câu chữ ghi trong điều khoản cơ bản (khoản 1 Điều 155 BLHS) thì bất cứ đàn
ông hay đàn bà đã là người thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) mà giao cấu với
trẻ em ở tuổi từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đều phạm tội. Nhưng theo cách
hiểu về hành vi giao cấu từ trước đến thì chỉ có nam giới mới thực hiện được
hành vi giao cấu và nạn nhân cũng chỉ có có thể là nữ. Nữ giới chỉ có thể
tham gia trong vụ đồng phạm với vai trò xúi giục, giúp sức hay tổ chức.
Như vậy, chủ thể của tội Giao cấu với trẻ em quy định tại Điều 155
BLHS năm 1999 không phân biệt là nam hay nữ và nếu đủ điều kiện quy định
của điều luật thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Về độ tuổi, chủ thể của tội Giao cấu với trẻ em phải là người “đã thành
niên” tức là phải từ đủ 18 tuổi trở lên. Theo hướng dẫn tại phần IX Nghị
quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự thì đối
với việc xác định tuổi của bị cáo thực hiện như sau: “Cách tính tuổi do luật
quy định là “đủ mười bốn tuổi”, hoặc “đủ mười sáu tuổi”, tức là tính theo
tuổi tròn” [10]. Tương tự như vậy, người đã thành niên là người đủ 18 tuổi
trở lên cũng được tính theo tuổi tròn.
Ví dụ: Trần Văn A sinh ngày 01/01/2000 thì đến ngày 01/01/2018 Trần
Văn A mới đủ 18 tuổi,tức là từ ngày 01/01/2018 A mới “thành niên”. Trong
trường hợp không thể xác định được chính xác ngày sinh của Trần Văn A thì
tính ngày sinh của theo ngày cuối cùng của tháng sinh tức ngày 31/01/2000 và
nếu không xác định được chính xác tháng sinh thì xác định ngày sinh là ngày
31/12/2000 (tức ngày cuối cùng của tháng cuối cùng năm sinh). Việc quy
34
định dấu hiệu bắt buộc “đã thành niên” nhằm mục đích giới hạn phạm vi chủ
thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Quy định này của nhà làm luật thể hiện
tính nhân văn và khoa học của luật hình sự Việt Nam. Vì theo những nghiên
cứu khoa học về con người thì người dưới 18 tuổi trong một số trường hợp
chưa phát triển đầy đủ về khả năng nhận thức đối với hành vi mà mình thực
hiện, đặc biệt là trong lĩnh vực tình dục, sinh lý.
Ví dụ: Nguyễn Mạnh C (sinh năm 1999) và Trần Thị Thủy T (sinh năm
2000) có quan hệ tình cảm yêu đương. Ngày 2/6/2014 mẹ của Trần Thị Thủy T
đi làm về sớm bắt gặp C và T đang quan hệ tình dục tại phòng của T. Do con
gái mới học cấp II nên mẹ Thủy T đã dẫn Nguyễn Mạnh C ra công an phường
trình báo. Tuy nhiên qua việc xác minh lý lịch Nguyễn Mạnh C mới 15 tuổi
nên không cấu thành tội Giao cấu với trẻ em hay nói cách khác C không phải là
chủ thể của tội phạm này và không bị xử lý hình sự về hành vi này.
Như vậy, chủ thể của tội Giao cấu với trẻ em theo điều 115 BLHS 1999
là có thể là nam hoặc nữ, đã thành niên (tròn hoặc trên 18 tuổi) và có năng lực
trách nhiệm hình đầy đủ (không thuộc các trường hợp không có năng lực
trách nhiệm hình sự quy định tại điều 13 BLHS 1999).
2.1.4. Mặt chủ quan của tội giao cấu với trẻ em
Mặt chủ quan của tội phạm là hoạt động tâm lý bên trong của người
phạm tội bao gồm lỗi, động cơ phạm tội, mục đích phạm tội. Tuy nhiên lỗi
luôn là yếu tố cơ bản và bắt buộc trong mọi loại tội phạm nói chung và trong
tội Giao cấu với trẻ em nói riêng, trong khi động cơ và mục đích phạm tội
đóng vai trò thứ yếu trong mặt chủ quan của tội phạm này. Động cơ phạm tội
là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội quyết tâm thực hiện việc phạm
tội. Còn mục đích phạm tội là kết quả sẽ có trong tương lai mà người phạm
tội dự tính và mong muốn đạt được bằng việc thực hiện hành vi phạm tội.
Theo Tiến sỹ khoa học Lê Cảm thì:
35
Động cơ và mục đích không phải là những dấu hiệu được
xếp ngang hàng với lỗi trong mặt chủ quan của tội phạm, vì tự
bản thân mình lỗi là toàn bộ mặt chủ quan của tội phạm, còn
động cơ và mục đích suy cho cùng chẳng qua cũng chỉ là các yếu
tố của lỗi mà thôi [3].
Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm này của ông trong nghiên
cứu và áp dụng luật hình sự nói chung và trong trường hợp nghiên cứu tội
Giao cấu với trẻ em nói riêng. Đối với tội danh này động cơ mục đích phạm
tội thường là vì ham muốn tình dục, để thỏa mãn nhu cầu sinh lý của người
phạm tội và các yếu tố này thường không được đề cập đến trong các tài liệu
điều tra, truy tố, xét xử.
Vấn đề quan trọng là lỗi được đặt ra trong cấu thành tội phạm tội Giao cấu
với trẻ em như thế nào vì cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm không
đồng nhất thậm chí là trái chiều khi phân tích mặt “lỗi” trong tội phạm này.
Theo giáo trình của trường Đại học Luật Hà Nội “Người thực hiện
hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của
sự tự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để
lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội” [22].
Bàn về vấn đề lỗi của người phạm tội giao cấu với trẻ em thì có rất
nhiều luồng ý kiến được đưa ra.
Trường hợp 1. Nếu người phạm tội biết được đối tượng bị xâm hại là
trẻ em thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp 2. Nếu người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội mà
không quan tâm đến đối tượng bị xâm hại là trẻ em hay không nhưng thực tế
nạn nhân lại là trẻ em thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp 3. Nếu người phạm tội có ý thức chủ quan rằng đối tượng
bị xâm hại là trẻ em, nhưng trên thực tế nạn nhân lại không phải là trẻ em thì
người phạm tội cũng phải chịu trách nhiệm hình sự.
36
Trường hợp 4. Nếu người phạm tội có ý thức chủ quan cho rằng đối
tượng bị xâm hại không phải là trẻ em, mặc dù trên thực tế đối tượng đó là trẻ
em thì người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ở trường hợp 1 và 2: Dễ dàng xác định được lỗi cố ý của người phạm tội.
Trường hợp 3: Nếu người phạm tội có ý thức chủ quan rằng đối tượng bị
xâm hại là trẻ em, nhưng trên thực tế thì nạn nhân lại không phải là trẻ em thì
người phạm tội cũng phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ở trường hợp này chúng tôi muốn minh họa bằng một ví dụ: Trần Minh
Long (sinh năm 1983) là một thương gia. Liên tiếp trong hai năm 2010 và
2011 công việc của L không suôn sẻ. Để “giải đen” Trần Minh Long muốn
tìm bé gái khoảng 14,15 tuổi để quan hệ tình dục. Ngày 2/2/2012 Trần Minh
Long bị công an bắt quả tang đang thực hiện hành vi giao cấu đối với cháu
Nguyễn Thị T. là cô gái mà Long tán tỉnh dụ dỗ vì Long thấy T đang là học
sinh lớp 9 tại một trường THCS trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên bị hại của vụ
án là Nguyễn Thị T lại một mực khẳng định rằng mình đã 16 tuổi 6 tháng.
Qua xác minh của cơ quan công an, có đủ cơ sở để kết luận Nguyễn Thị T
hơn 16 tuổi. Vậy Trần Minh Long có phạm tội giao cấu với trẻ em hay
không? Nếu căn cứ vào ý thức của người phạm tội để truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với họ thì Trần Minh Long phạm tội bởi lẽ Long mong muốn và
đã có hành vi giao cấu với người mà Long cho là trẻ em, việc Nguyễn Thị T
hơn 16 tuổi là nằm ngoài mong muốn của Long và Long hoàn toàn không biết
điều đó. Vậy nếu không xử lý Trần Minh Long về tội Giao cấu với trẻ em
phải chăng sẽ bỏ lọt tội phạm? Tuy nhiên có kiến lại cho rằng truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với Trần Minh Long là đi ngược lại lý luận về cấu thành tội
phạm trong khoa học luật hình sự bởi hành vi của Long không hề gây ra nguy
hiểm cho xã hội, không xâm phạm khách thể cần được bảo vệ trong Luật hình
sự quy định. Đây là trường hợp sai lầm về khách thể. Sai lầm về khách thể là
37
sai lầm của chủ thể về tính chất của quan hệ xã hội là đối tượng hành vi của
mình. Cụ thể: Người phạm tội có hành vi nhằm xâm hại khách thể nhất định
được luật hình sự bảo vệ nhưng đã không xâm hại được vì đã tác động nhầm
vào đối tượng không thuộc khách thể đó. Theo chúng tôi, ở trường hợp này
người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm cố ý mà họ định
phạm. Điều đó cũng đồng nghĩa là ở ví dụ trên Long phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội định phạm là tội giao cấu với trẻ em. Vậy, trong trường hợp này
cần phải có sự thống nhất về quan điểm lý luận và hướng dẫn cụ thể để tránh
sự bối rối của các cơ quan tư pháp khi xử lý vụ việc trên thực tế.
Đối với trường hợp 4: Nếu người phạm tội có ý thức chủ quan cho rằng
đối tượng bị xâm hại không phải là trẻ em, mặc dù trên thực tế đối tượng đó là
trẻ em thì người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ sau đây sẽ minh họa cụ thể hơn về trường hợp này: Lê
Quang Nhựt là con trai út trong gia đình có 4 anh, chị em. Trong khi các anh
chị đều đã “yên bề gia thất” thì Nhựt vẫn “lông bông”, lúc thì đi làm bảo vệ ở
Bình Dương, khi lại về Sài Gòn làm công nhân… Tuổi thanh niên mới lớn,
chưa từng biết thế nào là “tiếng sét của ái tình”, tối tối Nhật đi tìm “một nửa”.
Thay vì đến nhà các cô gái chơi, Nhựt lấy điện thoại bấm số linh tinh. Nếu
“trúng” con gái thì giở chiêu kết bạn bốn phương làm quen, “trật” là con trai
thì Nhựt cúp máy. Khoảng tháng 8/2011, Nhựt bấm số 01676xxx thì trúng số
của Thị Cẩm Thiền (SN 1997, ngụ xã Thạnh Yên, huyện U Minh Thượng,
tỉnh Kiên Giang). Hai người làm quen rồi nhanh chóng có tình cảm với nhau.
Vì xa xôi nên gần một năm, hai bên chỉ chuyện trò qua điện thoại. Đến tháng
8/2012, Nhựt đã xuống nhà bạn gái để hai người chính thức được “mặt kề
mặt, tay nắm tay”. Một tháng sau, dịp Tết Trung thu 2012, Thiền đã nhảy xe
đò lên Vĩnh Long cho biết nhà bạn trai. Khi đi, Thiền còn có ý định lên thành
phố đi tìm việc làm nên đã có “sáng kiến” mang theo chứng minh thư của chị
38
gái Thị Cẩm Tiền (SN 1993) để đủ tuổi xin việc. Cô gái còn “sáng tạo” thêm
một bậc là gỡ hình chị ra rồi thế hình mình vào cho “danh chính ngôn thuận”.
Đến nhà Nhựt, Thiền đưa chứng minh thư cho người yêu và gia đình
bạn trai xem. Mặc dù trên đó viết tên khác nhưng ở miền Tây chuyện tên
ngoài đời và tên trên giấy khác nhau là hết sức bình thường nên không ai để ý.
Điều Nhựt cũng như cha mẹ cậu đọc kỹ nhất là trên thẻ căn cước ghi bạn gái
sinh năm 1993, tính đến thời điểm đó đã đủ tuổi kết hôn. Cách đó chưa lâu,
cũng ở ấp Đông Bình nhà Nhựt có một thanh niên “yêu”… cô bé lớp 9 nên
phải đi tù. Cái án đó vẫn còn nóng khắp làng trên xóm dưới nên Nhựt và cả
gia đình hết sức đề cao cảnh giác.
“Hơn nữa, dòm con nhỏ cũng thấy bự con, cứng người lắm. Thấy vậy,
không ai nghĩ là nó còn trẻ con”, ông Nguyễn Thanh Tú (Trưởng ban nhân
dân ấp Đông Bình, xã Đông Hậu) cho hay. Trong gần hai tháng, Thiền lưu lại
ở nhà Nhựt, đôi trẻ đã không kiềm chế được “sóng tình”, nhiều lần vượt quá
giới hạn. Phải đến khi cha mẹ ráo riết đi tìm thì Thiền mới chịu trở về Kiên
Giang. Nhưng cũng chỉ được vài ngày, cô đã lại bỏ nhà theo tiếng gọi của tình
yêu lên TP.Hồ Chí Minh làm thuê và tiếp tục sống như vợ chồng với Nhựt.
Khoảng tháng 8/2013, Nhựt dẫn Thiền về Vĩnh Long. “Hai đứa nói
rằng làm thuê ở vất vả quá mà thu nhập không đủ sống nên muốn về quê kiếm
việc gì làm và được gần gũi cha mẹ. Nghe chúng nói vậy vợ chồng tui cũng
mừng. Tuy nhiên, chỉ được vài ngày thì con Thiền có biểu hiện đau bụng nên
cả nhà đưa nó sang Cần Thơ điều trị. Tại đây bác sĩ nói nó mang thai 20 tuần
nhưng thai bị chết lưu, tình trạng sức khỏe kém cần đưa lên Bệnh viện Từ Dũ
(TP.Hồ Chí Minh) tiếp tục điều trị”, cha của Nhựt nhớ lại.Theo yêu cầu của
bệnh viện khi tiến hành phẫu thuật phải có cha mẹ ruột xác nhận nên Thiền
mới gọi điện cho người nhà. Nhận tin dữ, cha mẹ cô gái vừa giận con gái bỏ
nhà đi lang thang, vừa giận kẻ đã “hại đời” cô út. Bà Thị Thu (mẹ Thiền) làm
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự
Luận văn: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sựLuận văn: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự
Luận văn: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự
 
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân, HOTLuận văn: Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân, HOT
 
Đề tài: Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự, HOT
Đề tài: Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự, HOTĐề tài: Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự, HOT
Đề tài: Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự, HOT
 
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luậtHình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật
 
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAYLuận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
 
Luận văn: Phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự mà bị cáo dưới 18 tuổi
Luận văn: Phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự mà bị cáo dưới 18 tuổiLuận văn: Phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự mà bị cáo dưới 18 tuổi
Luận văn: Phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự mà bị cáo dưới 18 tuổi
 
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCMLuận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
 
Luận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của luật hình sự, HOTLuận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí MinhLuận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
 
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
 
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOTLuận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự, 9đ
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự, 9đLuận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự, 9đ
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự, 9đ
 
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo Luật hình sự, HOT
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo Luật hình sự, HOTTội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo Luật hình sự, HOT
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo Luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Tội mua bán người theo luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội mua bán người theo luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tội mua bán người theo luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội mua bán người theo luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội, HAY
Luận văn: Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội, HAYLuận văn: Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội, HAY
Luận văn: Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội, HAY
 
Luận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đ
Luận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đLuận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đ
Luận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đ
 
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Tội giết con mới đẻ trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội giết con mới đẻ trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội giết con mới đẻ trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội giết con mới đẻ trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 

Similar to Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam

Similar to Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam (20)

luanvancactoihiepdamtheoquydinhcualuathinhsu-190517085817.doc
luanvancactoihiepdamtheoquydinhcualuathinhsu-190517085817.docluanvancactoihiepdamtheoquydinhcualuathinhsu-190517085817.doc
luanvancactoihiepdamtheoquydinhcualuathinhsu-190517085817.doc
 
Bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện Kiểm sát nhân dân
Bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện Kiểm sát nhân dânBảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện Kiểm sát nhân dân
Bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện Kiểm sát nhân dân
 
Luận văn: Phạm tội đối với trẻ em trong pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Phạm tội đối với trẻ em trong pháp luật hình sự, HOTLuận văn: Phạm tội đối với trẻ em trong pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Phạm tội đối với trẻ em trong pháp luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Tình tiết “Phạm tội đối với trẻ em” trong pháp luật hình sự
Luận văn: Tình tiết “Phạm tội đối với trẻ em” trong pháp luật hình sựLuận văn: Tình tiết “Phạm tội đối với trẻ em” trong pháp luật hình sự
Luận văn: Tình tiết “Phạm tội đối với trẻ em” trong pháp luật hình sự
 
Luận văn: Tội phạm về mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội phạm về mại dâm theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội phạm về mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội phạm về mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tội giết con mới đẻ trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội giết con mới đẻ trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội giết con mới đẻ trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội giết con mới đẻ trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tại Vĩnh Phúc
Luận văn: Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tại Vĩnh PhúcLuận văn: Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tại Vĩnh Phúc
Luận văn: Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tại Vĩnh Phúc
 
Đề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOTĐề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOT
 
Luận án: Bảo đảm quyền con người của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hì...
Luận án: Bảo đảm quyền con người của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hì...Luận án: Bảo đảm quyền con người của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hì...
Luận án: Bảo đảm quyền con người của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hì...
 
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAY
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAYLuận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAY
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAY
 
Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại Tuyên Quang, HAY
Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại Tuyên Quang, HAYPháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại Tuyên Quang, HAY
Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại Tuyên Quang, HAY
 
Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại Tuyên Quang, HAY
Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại Tuyên Quang, HAYPháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại Tuyên Quang, HAY
Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại Tuyên Quang, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOTLuận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
 
Luận văn: Phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Tuyên Quang, 9đ
Luận văn: Phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Tuyên Quang, 9đLuận văn: Phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Tuyên Quang, 9đ
Luận văn: Phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Tuyên Quang, 9đ
 
Luận văn: Phòng, chống buôn bán người ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Phòng, chống buôn bán người ở Việt Nam, HOTLuận văn: Phòng, chống buôn bán người ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Phòng, chống buôn bán người ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Các tội xâm phạm nhân phẩm của trẻ em tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Các tội xâm phạm nhân phẩm của trẻ em tỉnh Quảng NamLuận văn: Các tội xâm phạm nhân phẩm của trẻ em tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Các tội xâm phạm nhân phẩm của trẻ em tỉnh Quảng Nam
 
Quyền con người của người chưa thành niên trong điều tra, HOT
Quyền con người của người chưa thành niên trong điều tra, HOTQuyền con người của người chưa thành niên trong điều tra, HOT
Quyền con người của người chưa thành niên trong điều tra, HOT
 
Luận văn: Tội vu khống theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Tội vu khống theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Tội vu khống theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Tội vu khống theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY, 9đ
 
Luận án: Người bị hại chưa thành niên trong các vụ án hình sự
Luận án: Người bị hại chưa thành niên trong các vụ án hình sựLuận án: Người bị hại chưa thành niên trong các vụ án hình sự
Luận án: Người bị hại chưa thành niên trong các vụ án hình sự
 
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luậtLuận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 

Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ BÍCH HẠNH TéI GIAO CÊU VíI TRÎ EM TRONG LUËT H×NH Sù VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ BÍCH HẠNH TéI GIAO CÊU VíI TRÎ EM TRONG LUËT H×NH Sù VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. TRƯƠNG QUANG VINH HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Lê Thị Bích Hạnh
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU.......................................................................................................1 Chương 1: MỘT SỐ VẦN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI GIAO CẤU VỚI TRẺ........6 1.1. Khái niệm tội giao cấu với trẻ em......................................................6 1.2. Lịch sử lập pháp về tội giao cấu với trẻ em trong pháp luật hình sự Việt Nam ...........................................................................15 1.2.1. Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước pháp điển hóa lần thứ nhất- Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1985.... 15 1.2.2. Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 cho đến trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự 1986.............................. 18 1.2.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 cho đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự 1999......................................... 21 1.2.4. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự 1999 đến nay ................22 Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 VỀ TỘI GIAO CẤU VỚI TRẺ EM........................... 24 2.1. Dấu hiệu pháp lý của tội giao cấu với trẻ em ...............................24 2.1.1. Khách thể của tội giao cấu với trẻ em .............................................. 24 2.1.2. Mặt khách quan của tội giao cấu với trẻ em.....................................27 2.1.3. Chủ thể của tội giao cấu với trẻ em..................................................32 2.1.4. Mặt chủ quan của tội giao cấu với trẻ em......................................... 34 2.2. Đường lối xử lý đối với người phạm tội giao cấu với trẻ em ....... 42 2.2.1. Đường lối xử lý đối với người phạm tội giao cấu với trẻ em theo quy định tại Khoản 1 Điều 115 ........................................................42
  • 5. 2.2.2. Đường lối xử lý đối với người phạm tội giao cấu với trẻ em theo quy định tại Khoản 2 Điều 115 ........................................................45 2.2.3. Đường lối xử lý đối với người phạm tội giao cấu với trẻ em theo quy định tại Khoản 3 Điều 115 ........................................................49 2.3. Phân biệt tội giao cấu với trẻ em với các tội xâm phạm tình dục trẻ em khác.............................................................................. 50 2.3.1. Tội hiếp dâm trẻ em......................................................................... 51 2.3.2. Tội Cưỡng dâm trẻ em.....................................................................55 2.3.3. Tội dâm ô đối với trẻ em.................................................................. 60 Chương 3: MỘT SỐ BẤT CẬP VỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CŨNG NHƯ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TỘI GIAO CẤU VỚI TRẺ EM............ 68 3.1. Một số bất cập về lý luận và thực tiễn áp dụng đối với tội giao cấu với trẻ em......................................................................... 68 3.1.1. Một số bất cập về lý luận ................................................................. 68 3.1.2. Một số bất cập về thực tiễn áp dụng đối với tội giao cấu với trẻ em ......73 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự và nâng cao hiệu quả áp dụng đối với tội Giao cấu với trẻ em........................................................................................83 3.2.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự đối với tội giao cấu với trẻ em.....................................................83 3.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với tội giao cấu với trẻ em.....................................................85 KẾT LUẬN................................................................................................. 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................90
  • 6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS: Bộ luật hình sự CQĐT: Cơ quan điều tra ĐH: Đại học HĐXX: Hội đồng xét xử TAND: Tòa án nhân dân THCS: Trung học cơ sở TNHS: Trách nhiệm hình sự TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo vệ trẻ em luôn luôn là trách nhiệm hàng đầu của cả xã hội. Tư tưởng đó cũng xuyên suốt trong hệ thống pháp luật Hình sự nước ta từ trước tới nay thể hiện ở việc coi trẻ em là khách thể cần được bảo vệ đặc biệt mà nếu bị xâm phạm đến thì hình phạt dành cho chủ thể tội phạm là nghiêm khắc hơn rất nhiều so với tội phạm có khách thể là người đã thành niên. Tuy nhiên hiện nay có một thực trạng đáng lo ngại là sự gia tăng của tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên cả nước. Đặc biệt là trên địa bàn thành phố Hà Nội, tuy là khu vực thành thị có dân trí cao so với mặt bằng của cả nước nhưng lại là nơi mà tội phạm xâm hại tình dục đang có chiều hướng gia tăng về số lượng và nghiêm trọng về tính chất vụ việc. Trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu tội giao cấu với trẻ em trên toàn quốc song song với việc đi sâu phân tích địa bàn thành phố Hà Nội. Tội giao cấu với trẻ em được quy định tại Điều 115 - Bộ luật Hình sự 1999, thuộc chương XII – các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Điểm khác biệt của tội giao cấu với trẻ em so với các tội xâm phạm tình dục khác được quy định trong cùng chương này là hành vi giao cấu được sự thuận tình từ phía bị hại. Như vậy có thể hiểu các nhà lập pháp quy định điều luật này nhằm bảo vệ người bị hại là trẻ em khi các em còn chưa phát triển đầy đủ về tâm sinh lý để quyết định về hành vi tình dục của mình. Cũng chính vì đặc trưng trên của tội danh này mà trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các vụ án giao cấu với trẻ em còn nhiều vướng mắc. Nhiều vụ án giao cấu với trẻ em rất khó chứng minh trên thực tế cũng như có những vụ án trong quá trình tố tụng đã phải đình chỉ hoặc thay đổi tội danh do những biến chuyển xuất phát từ chính lời khai của các bên đương sự, do sự xung đột kết quả giám định…
  • 8. 2 Chính vì những nguyên nhân trên, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam” bằng cách phân tích sâu những dấu hiệu pháp lý cũng như thực tiễn áp dụng khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử tội giao cấu với trẻ em, trên cơ sở đó tìm ra những vấn đề còn vướng mắc, bất cập cả về lý luận và thực tiễn, để từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định của Bộ luật hình sự về tội giao cấu với trẻ em và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với loại tội phạm này trên thực tế. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người là nhóm tội phạm được quan tâm nghiên cứu rất nhiều vì đây là nhóm tội gây nguy hại cao cho xã hội, nó xâm hại trực tiếp đến con người là khách thể được pháp luật hình sự đặc biệt bảo vệ. Vì vậy cho tới nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về nhóm tội danh này như: công trình khoa học “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm danh dự của con người” do tác giả Trần Văn Luyện biên soạn (2000, Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội); đề tài “Tìm hiểu các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người” của hai tác giả Bùi Anh Tuấn và Hồ Thị Nệ; (2010, Tìm hiểu các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự con người, NXB Phụ nữ, Hà Nội) các bài viết đăng trên tạp chí Luật học: “Một số điểm mới trong chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trong Bộ luật hình sự năm 1999” của tác giả Lê Đăng Doanh (Tạp chí Luật học số 4/2000); “ Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm danh dự của con người – so sánh Bộ luật hình sự năm 1999 và Bộ luật hình sự năm 1985” của giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Ngọc Hòa (Tạp chí Luật học số 1/2001); Luận văn thạc sỹ của tác giả Trần Thùy Chi trường Đại học Luật Hà
  • 9. 3 Nội năm 2011 “Tội giao cấu với trẻ em theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành” cũng đã nghiên cứu một cách khá toàn diện và cơ bản về tội Giao cấu với trẻ em theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Trước tình hình tăng lên nhanh chóng về số lượng và diễn biến phức tạp về tính chất của các vụ án liên quan đến nhóm tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong đó đặc biệt là tội Giao cấu với trẻ em trong mấy năm gần đây, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam”. Mục đích nghiên cứu mà chúng tôi mong muốn đạt được là phân tích bao quát về toàn bộ lịch sử lập pháp của tội danh này trong pháp luật Việt Nam qua đó rút ra sự kế thừa, phát triển của việc pháp điển hóa điều luật này qua các thời kỳ lịch sử; bên cạnh đó chúng tôi cũng phân tích chuyên sâu những dấu hiệu pháp lý cũng như thực tiễn áp dụng trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử. Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi phát hiện ra những quan điểm còn mâu thuẫn, chưa thống nhất cả trên phương diện lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về tội danh này từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định của Bộ luật hình sự về tội giao cấu với trẻ em. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ thực tiễn công việc cùng với việc nghiên cứu, tham khảo các thông tin, tài liệu trên báo chí và các phương tiện truyền thông khác, tôi nhận thấy tình hình tội giao cấu với trẻ em đang diễn biến phức tạp. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập trong công tác điều tra, truy tố và xét xử đối với tội danh này. Vì vậy với những nghiên cứu và kết quả thu thập được, chúng tôi hy vọng làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với tội giao cấu với trẻ em. Trên cơ sở phân tích một số vụ án điển hình, chúng tôi tìm ra những điểm bất cập và vướng mắc xuất phát từ các quy định của Bộ luật hình sự từ đó
  • 10. 4 đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về tội giao cấu với trẻ em theo điều 115 Bộ luật hình sự. Đồng thời, chúng tôi cũng đưa ra một số giải pháp cho công tác phòng ngừa và xử lý tội phạm này. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi nghiên cứu tội giao cấu với trẻ em dưới góc độ khoa học pháp lý hình sự, trong đó đi sâu nghiên cứu các vấn đề: Khái niệm và lịch sử lập pháp của nước ta về tội giao cấu với trẻ em; các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội giao cấu với trẻ em được thể hiện trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm; đường lối xử lý đối với người phạm tội giao cấu với trẻ em theo pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nghiên cứu một số vụ án giao cấu với trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm minh họa cho các vấn đề được đưa ra đồng thời phân tích những vướng mắc trong quá trình tố tụng của các vụ án từ giai đoạn điều tra, truy tố đến xét xử. Từ đó, đề xuất những vấn đề cần điều chỉnh nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật Việt Nam về tội giao cấu với trẻ em. 4. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác – Lê nin, đồng thời chúng tôi cũng sử dụng những phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân tích, so sánh, thống kê xã hội học kết hợp với tâm lý học và giải phẫu học nhằm làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu. Người viết cũng sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu với các quy định về vấn đề tương tự trong pháp luật Việt Nam với pháp luật một số nước trên thế giới, từ đó phân tích, tổng hợp và đưa ra kiến nghị để hoàn thiện những quy định của Bộ luật hình sự đối với tội giao cấu với trẻ em. 5. Những điểm mới và đóng góp của luận văn - Phân tích chuyên sâu về khái niệm “trẻ em”, đưa ra các quan điểm trong và ngoài nước về khái niệm này.
  • 11. 5 - Phân tích chuyên sâu về khái niệm “giao cấu”, đưa ra các quan điểm trong và ngoài nước về khái niệm này và những bất cập trong luật hình sự Việt Nam liên quan đến khái niệm này. - Nêu và phân tích một số quan điểm về mặt “lỗi” trong cấu thành tội phạm tội Giao cấu với trẻ em theo Điều 115 Bộ luật hình sự. - Phân tích những bất cập còn tồn tại về lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan đến tội Giao cấu với trẻ em theo Điều 115 Bộ luật hình sự. - Kiến nghị giải pháp hoàn thiện thiện quy định của pháp luật hình sự cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng đối với tội giao cấu với trẻ em. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, luận văn bao gồm ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tội giao cấu với trẻ em. Chương 2: Quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 về tội giao cấu với trẻ em. Chương 3: Một số bất cập về lý luận, thực tiễn áp dụng và giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng đối với tội giao cấu với trẻ em.
  • 12. 6 Chương 1 MỘT SỐ VẦN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI GIAO CẤU VỚI TRẺ 1.1. Khái niệm tội giao cấu với trẻ em Trong lịch sử lập pháp của Việt Nam cũng như trên thế giới, tội giao cấu với trẻ em là loại tội được quy định từ rất sớm. Tuy nhiên tại mỗi thời kỳ các quy định cụ thể về loại tội này là khác nhau. Trước hết cần làm rõ về khái niệm “trẻ em”. Trong pháp luật quốc tế, độ tuổi trẻ em được hiểu tương đối thống nhất là người dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, trong các Công ước quốc tế như Tuyên bố của Hội quốc liên về quyền trẻ em năm 1924, Tuyên bố của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1959, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1968, Công ước 138 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) năm 1976 về tuổi tối thiểu được làm việc, Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989… đã khẳng định việc áp dụng độ tuổi trẻ em của mỗi quốc gia có thể khác nhau, tùy thuộc tình hình thực tế của của mỗi nước có thể áp dụng về độ tuổi trẻ em trong nội luật. Ở Việt Nam, pháp luật quy định về độ tuổi trẻ em chính thức được đề cập trong một văn bản pháp quy sau khi Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành Pháp lệnh về Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 14 tháng 11 năm 1979, trong đó quy định: “Trẻ em nói trong Pháp lệnh này gồm các em từ mới sinh đến 15 tuổi” (Điều 1). Đến năm 1991, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được ban hành tại Điều 1 đã nâng độ tuổi trẻ em lên đến dưới 16 tuổi: “Trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi” [19]. Độ tuổi này cũng được khẳng định lại tại Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ban hành năm 2004. Như vậy trong pháp luật chuyên ngành, Việt Nam thừa nhận độ tuổi trẻ em được xã hội, pháp luật bảo vệ và chăm sóc là những công dân dưới 16 tuổi. Mặc dù quy định độ tuổi thấp hơn so với Công
  • 13. 7 ước quốc tế nhưng quy định về độ tuổi trẻ em của nước ta vẫn được coi là phù hợp với quy định mở của Công ước. Bên cạnh văn bản luật chuyên ngành, trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn có nhiều ngành luật khác cũng đề cập tới vấn đề trẻ em như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Thanh niên, Luật Quốc tịch, Luật Giáo dục, Luật Phổ cập giáo dục tiểu học… Tuy nhiên mỗi ngành luật đều tiếp cận khái niệm trẻ em ở một khía cạnh khác nhau. Đặc biệt, một số văn bản luật đã có các chế định quy định về quyền tự định đoạt của trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên đối với các vấn đề liên quan trực tiếp tới mình như: nhận nuôi con nuôi; thay đổi họ, tên của con nuôi; quyết định ở với cha hay mẹ trong trường hợp cha mẹ ly hôn…(Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000). Trẻ em từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý (Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000). Trẻ em từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được lấy ý kiến bằng văn bản khi thay đổi quốc tịch (Luật Quốc tịch năm 1998)… Trong thực tế có nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau khi xem xét, giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em. Người ta thường sử dụng cụm từ “trẻ em”, “trẻ con” hay “trẻ thơ” để chỉ những người ở một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của con người. Ở góc độ khoa học, trẻ em được định nghĩa tùy theo góc độ tiếp cận của từng khoa học cụ thể. Trong triết học, trẻ em được xem xét trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển xã hội nên ở mọi thời đại, tương lai của quốc gia, dân tộc đều tùy thuộc vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đối với chuyên ngành xã hội học, trẻ em được xác định là người có vị thế, vai trò xã hội khác với người lớn, do đó cần được toàn xã hội quan tâm, tạo điều kiện sinh thành, nuôi dưỡng, bảo vệ và chăm sóc để trẻ em phát triển tốt nhất. Trong tâm lý học, khái niệm trẻ em được dùng để chỉ giai đoạn đầu của sự phát triển tâm
  • 14. 8 lý, nhân cách con người. Dưới khía cạnh pháp lý, khái niệm trẻ em thường được tiếp cận theo độ tuổi. Điều này có nghĩa là một cá nhân có thể được coi là người lớn hay trẻ em phụ thuộc vào tuổi của người đó tại thời điểm xác định. Theo từ điển bách khoa Wikipedia thì trẻ em là một con người phát triển ở giai đoạn từ lúc sinh ra cho đến tuổi dậy thì. Mặc dù còn nhiều cách gọi tên hay vận dụng khác nhau nhưng tổng hợp lại chúng ta có thể thống nhất khái niệm về trẻ em như sau: Trẻ em là một thuật ngữ nhằm chỉ một nhóm xã hội thuộc về một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của sự phát triển con người. Từ cách tiếp cận này, chúng ta có thể hiểu khái niệm về độ tuổi của trẻ em là con người trong khoảng thời từ khi được sinh ra cho đến năm 16 tuổi (theo pháp luật Việt Nam) hoặc năm 18 tuổi (theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em của Liên hiệp quốc). Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 không đưa ra định nghĩa về trẻ em một cách cụ thể mà lại mô tả ngay trong các điều luật về độ tuổi của trẻ em. Ví dụ: Tội Hiếp dâm trẻ em quy định “Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ mười ba tuổi đến dưới mười sáu tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm” [18, Điều 112], tội Cưỡng dâm trẻ em quy định “người nào cưỡng dâm trẻ em từ đủ mười ba tuổi đến dưới mười sáu tuổi thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm” [18, Điều 114]. Bộ luật hình sự Việt Nam cũng quy định về tội giao cấu với trẻ em - Điều 115 “Người nào giao cấu với trẻ em từ đủ mười ba tuổi đến dưới mười sáu tuổi”. Như vậy, “trẻ em” được quy định ở trong các điều luật trên là người dưới mười sáu tuổi và trẻ em là đối tượng của tội “Giao cấu với trẻ em” là người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi. Có người hiểu rằng trẻ em theo các điều luật trên là người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi.Cách hiểu như vậy là chưa xác đáng bởi trẻ em từ đủ 13 đến dưới 16 là đối tượng của tội phạm được quy định tại các điều luật trên không đồng nghĩa với khái niệm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam nói chung. Có sự tách biệt giữa trẻ em từ
  • 15. 9 đủ 13 đến dưới 16 tuổi với trẻ em dưới 13 tuổi bởi đối tượng trẻ em dưới 13 tuổi được xác định về sinh học và xã hội học là lứa tuổi hết sức non nớt và cần sự bảo về đặc biệt từ xã hội. Do vậy, đối với các tội phạm xâm phạm đến trẻ em dưới 13 tuổi pháp luật sẽ điều chỉnh trong những quy phạm riêng, với sức răn đe đặc biệt. Ví dụ tại khoản 4 Điều 112 quy định “Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”. Vậy việc giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi cho dù nhận được sự đồng tình từ phía nạn nhân thì vẫn bị coi là “hiếp dâm”, nó khác với việc giao cấu thuận tình với trẻ em từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi được quy định tại điều 115 “Giao cấu với trẻ em”. Khái niệm trẻ em và khái niệm người chưa thành niên cũng cần được phân biệt rõ, tránh cách hiểu đồng nhất cũng như cách hiểu tách bạch khiên cưỡng đối với hai khái niệm này. Khi nghiên cứu vấn đề này, ta cần phân biệt rõ người chưa thành niên và trẻ em khác nhau như thế nào. Người chưa thành niên là những người chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ về nhân cách, chưa có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân. Pháp luật ở mỗi quốc gia quy định độ tuổi cụ thể của người chưa thành niên. Tham khảo thêm các văn bản pháp luật quốc tế liên quan đến người chưa thành niên gồm: Công ước về Quyền trẻ em (United Nations Convention on the Rights of the Child) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20-11-1989; Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về áp dụng pháp luật với người chưa thành niên (United Nations Standard Minimum Rules for the Administration of Juvenile Justice /Beijing Rules) ngày 29-11-1985; Hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên (United Nations Guidelines for the Prevention of Juvenile delinquency/ Riyadh Guidelines) ngày 14-12- 1990. Theo quan niệm quốc tế thì trẻ em (Child) là người dưới 18 tuổi, người
  • 16. 10 chưa thành niên (Juvenile) là người từ 15 đến 18 tuổi, thanh niên (Youth) là người từ 15 đến 24 tuổi, người trẻ tuổi (Young persons) bao gồm trẻ em, người chưa thành niên và thanh niên. Tại điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989 có ghi: “Trong phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn” [8]. Ở Việt Nam, độ tuổi người chưa thành niên được xác định thống nhất trong Hiến Pháp năm 1992, Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Tất cả các văn bản pháp luật đó đều quy định tuổi của người chưa thành niên là dưới 18 tuổi và quy định riêng những chế định pháp luật đối với người chưa thành niên trong từng lĩnh vực cụ thể. Cụ thể, Tại Điều 68 Bộ luật Hình sự năm 1999 thì “Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của chương này, đồng thời theo những quy định khác của Phần chung Bộ luật…” [18]. Như vậy, độ tuổi của người chưa thành niên là dưới 18 tuổi còn trẻ em là dưới 16 tuổi. Hai khái niệm “Trẻ em” và “người chưa thành niên” có sự giao thoa với nhau, trong đó, khái niệm “người chưa thành niên” rộng hơn khái niệm “trẻ em”. Khái niệm người chưa thành niên được xây dựng dựa trên sự phát triển về mặt thể chất và tinh thần của con người và được cụ thể hoá bằng giới hạn độ tuổi trong các văn bản pháp luật của từng quốc gia. Theo đó, người ta quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của người chưa thành niên. Như vậy, có thể khái quát về khái niệm “Người chưa thành niên”: là người dưới 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên. Thứ hai, về chủ thể của tội giao cấu với trẻ em. Dựa vào khái niệm “trẻ
  • 17. 11 em” và người chưa thành niên” như đã phân tích ở trên thì “người đã thành niên” là người đủ 18 tuổi trở lên. Nhưng người đã thành niên có phải là chủ thể của tội giao cấu với trẻ em không? Câu trả lời là không phải người đã thành niên nào cũng là chủ thể của tội giao cấu với trẻ em được vì người này còn phải thỏa mãn những quy định của Bộ luật hình sự, theo đó người đã thành niên nhưng phải không thuộc các trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 13 - Bộ luật hình sự là: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình”. Vậy, năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và điều khiển được hành vi ấy. Nếu một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng họ không nhận thức được hành vi đó là nguy hiểm cho xã hội hoặc nhận thức được nhưng không điều khiển được hành vi đó là người không có năng lực trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại khoản 1 điều 13 Bộ luật hình sự, thì tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là tình trạng của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Tiêu chuẩn (dấu hiệu) để xác định một người không có năng lực trách nhiệm hình sự là mắc bệnh (tiêu chuẩn y học) và tâm lý (mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển). Cả hai dấu hiệu này có mối liên quan chặt chẽ với nhau, cái này là tiền đề của cái kia và ngược lại. Một người vì mắc bệnh nên mất khả năng điều khiển và bị mất khả năng điều khiển vì họ mắc bệnh. Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Bộ luật Hình sự thì người bị mắc bệnh là bệnh tâm thần hoặc bệnh khác. Cho đến nay chưa có giải thích chính thức nào về trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 13 bộ luật hình
  • 18. 12 sự. Tuy nhiên, về lý luận cũng như thực tiễn xét xử đã thừa nhận một người không có năng lực trách nhiệm hình sự khi họ mắc một trong các bệnh sau: bệnh tâm thần kinh niên, bệnh loạn thần, bệnh si ngốc, các bệnh gây rối loạn tinh thần tạm thời. Thực tiễn xét xử cho thấy có trường hợp một người bị mắc bệnh tâm thần nhưng họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự bởi vì khi thực hiện hành vi phạm tội họ không mắc bệnh. Pháp luật nước ta cũng như một số nước trên thế giới đều quy định: chỉ người nào thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng họ đang bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức thì mới không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (loại trừ trách nhiệm hình sự). Chỉ khi nào người mắc bệnh tâm thần tới mức làm mất khả năng nhận thức hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra mới được coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự. Nếu bệnh của họ chưa tới mức làm mất khả năng nhận thức tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình thì tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, họ phải chịu toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm hình sự. Luật hình sự nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới không loại trừ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội do say rượu hoặc do dùng chất kích thích mạnh khác. Bởi vì họ là người có năng lực trách nhiệm hình sự và khi họ uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích là tự họ đặt mình vào tình trạng “ say” nên đó chính là lỗi của họ. Say rượu là một hiện tượng không bình thường trong xã hội, là một thói xấu trong sinh hoạt, việc bắt người say rượu phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội do họ gây ra còn là biểu thị thái độ nghiêm khắc của xã hội đối với tệ nạn say rượu. Về lý luận cũng như thực tiễn xét xử, ở nước ta không thừa nhận tình trạng say rượu dù đó là say rượu bệnh lý cũng không được loại trừ trách nhiệm hình sự. ở một số nước, trong đó có các nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ coi trường hợp say rượu bệnh lý được loại trừ trách nhiệm hình sự. Người phạm tội cũng được loại trừ trách nhiệm hình sự nếu khi thực
  • 19. 13 hiện hành vi phạm tội họ mắc một bệnh nào đó và bệnh đó đã làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình. Đây là trường hợp người phạm tội vẫn nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vì bị bệnh nên họ không điều khiển được hành vi của mình theo ý muốn nên đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Thông thường những người ở trong tình trạng này là trường hợp theo quy định của pháp luật buộc họ phải hành động, nhưng vì bị bệnh nên họ không thể hành động theo ý muốn nên đã gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Một người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thực hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình phải được hội đồng giám định pháp y kết luận, nhưng nguyên nhân làm cho người bị mắc bệnh lại rất đa dạng. ở nước ta do hậu quả của nhiều cuộc chiến tranh để lại cho nên những người mắc bệnh tâm thần còn do hậu quả của chiến tranh như: bị thương, bị nhiễm chất độc màu da cam, bị sốt rét ác tính hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thực hoặc khả năng điều khiển hành vi. Như vậy, người phạm tội - chủ thể của tội giao cấu với trẻ em phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự. Thứ ba, ta cần làm rõ về hành vi giao cấu. Có một số định nghĩa khác nhau về giao cấu được phổ biến trong các sách từ điển hiện nay ở nước ta: Giao cấu là từ Hán Việt, được Đào Duy Anh định nghĩa là âm và dương giao hợp với nhau = trai gái làm tính giao với nhau (relations sexuelles). Lê Văn Đức định nghĩa giao hợp = giao cấu và giao cấu là ăn nằm, đi lại, lấy nhau giữa một nam một nữ hay một đực một cái. Nguyễn Kim Thản định nghĩa giao cấu là giao nhau giữa bộ phận sinh dục ngoài của giống đực và của giống cái (ở động vật). Giao hợp là giao cấu (chỉ nói về người). Theo Đại từ điển tiếng Việt thì giao cấu là “cùng thực hiện chức năng sinh sản” [28]. Theo Bản tổng kết 329/HS2 ngày 11/5/1967 của Tòa án nhân dân tối cao thì khái niệm về thuật ngữ “Giao cấu” hiện nay vẫn được hiểu là “sự cọ sát dương vật vào
  • 20. 14 bộ phận sinh dục người phụ nữ…”. Tức là, chủ thể phạm tội giao cấu chỉ có thể thuộc giới tính nam và nạn nhân thuộc giới tính nữ. Điều này đối với thực tiễn hiện nay nên chăng cần có phạm vi rộng hơn. Bởi, thực tế trong xã hội phát triển, hiện đại hôm nay, sự xuất hiện tràn lan của “sex toys” (đồ chơi tình dục: với những công cụ, thiết bị, đồ vật được sản xuất có kết cấu giống bộ phận sinh dục nam hoặc nữ nhằm kích thích khoái cảm về tình dục), thuốc kích dục, quan hệ đồng giới (đồng giới nam hoặc đồng giới nữ)...khiến cho việc quan điểm như nói trên trở nên không bao quát được hết phạm vi của tội danh này, dẫn đến bỏ lọt tội phạm. Vụ việc sau đây là một ví dụ cho sự bối rối của cơ quan chức năng khi gặp phải vấn đề này trên thực tế: Anh T. là Việt kiều (28 tuổi) có quan hệ quen biết với cháu H. là trẻ em chưa đủ 16 tuổi. Hai bên cũng đã nhắn tin qua lại và có nảy sinh tình cảm yêu đương. Ngày 2-8, Cảnh sát Quản lý hành chính Công an TP C. tiến hành kiểm tra hành chính một khách sạn trong thành phố phát hiện anh T. và cháu H. đang ở chung phòng trong khách sạn. T. khai nhận trong khi ở chung phòng cả hai đã ba lần “quan hệ”. Ngay sau đó T. bị tạm giữ hình sự để điều tra hành vi dâm ô đối với trẻ em. Trong quá trình điều tra, xuất hiện một tình tiết mới đó là: T. là đối tượng chuyển giới, không có bộ phận sinh dục nam. Việc chuyển giới của T. cũng đã được chính quyền nơi T. sinh sống cho phép và công nhận đương sự là đàn ông trên giấy tờ nhân thân. T. cũng khẳng định không có bộ phận sinh dục nam mà đó chỉ là đồ giả làm bằng silicon. Cơ quan điều tra cũng trưng cầu giám định pháp y về tình dục đối với T. Kết luận của Trung tâm pháp y cho rằng: “T. là nữ giới đã phẫu thuật chuyển giới tính nhưng bộ phận sinh dục vẫn là nữ nên không thể quan hệ tình dục với nữ được”. Trong vụ án này, cháu H. và gia đình cháu không có đơn yêu cầu khởi tố T. Căn cứ vào những tình tiết trên cơ quan điều tra đã ra quyết định không khởi tố T. do chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm
  • 21. 15 dâm ô với trẻ em cũng như Giao cấu với trẻ em và do phía bị hại không có đơn yêu cầu khởi tố đối tượng. Quyết định này cũng đã được Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn. Tuy nhiên việc Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cho rằng T không phạm tội đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều cũng như sự không đồng tình của dư luận. Hành vi giao cấu được quy định trong tội giao cấu với trẻ em phải được sự đồng ý của người bị hại, vì nếu người bị hại không muốn hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi giao cấu thì lại cấu thành tội hiếp dâm trẻ em hoặc tội cưỡng dâm trẻ em chứ không phải tội giao cấu với trẻ em. Theo lý luận về cấu thành tội phạm trong khoa học pháp lý hình sự, những cấu thành tội phạm không mô tả dấu hiệu hậu quả thì được coi như thực hiện với lỗi cố ý, như vậy, tội phạm trong tội giao cấu với trẻ em - Điều 115 Bộ luật hình sự được coi như thực hiện với lỗi cố ý. Từ ba điểm cần làm rõ ở trên, có thể đưa ra khái niệm chung về tội giao cấu với trẻ em là “Tội giao cấu với trẻ em là hành vi giao cấu do người có năng lực trách nhiệm hình sự từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện một cách cố ý nhằm thỏa mãn nhu cầu về sinh lý với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi với sự hoàn toàn đồng ý của họ, xâm hại quyền được bảo vệ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của trẻ em”. 1.2. Lịch sử lập pháp về tội giao cấu với trẻ em trong pháp luật hình sự Việt Nam 1.2.1. Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước pháp điển hóa lần thứ nhất- Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1985 Pháp luật là một bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội. Các bộ luật của nhà nước phong kiến ra đời trên cơ sở kinh tế và kết cấu giai tầng của xã hội này. Vì thế, pháp luật phong kiến là phương tiện để bảo vệ trật tự xã hội phong kiến mà trước hết là quan hệ sản xuất phong kiến. Trong lịch sử
  • 22. 16 tồn tại và phát triển hàng nghìn năm, các nhà nước quân chủ và phong kiến ở Việt Nam đã nhận thức được vai trò của luật pháp và quan tâm, đầu tư cho việc ban hành pháp luật. Hệ thống pháp luật Việt Nam thời kỳ này gồm các bộ luật tổng hợp và các văn bản pháp luật khác như: Chiếu, Chỉ, Lệ, Lệnh, Dụ, Sắc… Trong đó, các bộ luật: Hình thư (thời Lý), Quốc triều Hình luật (còn gọi là bộ luật Hồng Đức - thời Lê), và Hoàng Việt Luật lệ (gòn gọi là bộ luật Gia Long - Thời Nguyễn) [1] là những bộ luật cổ tiêu biểu nhất được xây dựng và ban hành trong lịch sử pháp luật xã hội phong kiến (từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX). Mặc dù như đã nói ở trên, việc xây dựng hệ thống luật lệ nói chung được quan tâm từ rất sớm nhưng chỉ tới thế kỉ XV thì các nhà lập pháp mới sớm xem xét về hành vi giao cấu với trẻ em. Bộ luật Hồng Đức trong chương “Thông gian” quy định “việc gian dâm với con gái nhỏ từ 12 tuổi trở xuống, dù người con gái có thuận tình cũng xử như tội hiếp dâm” [1]. Như vậy, đối tượng được pháp luật bảo vệ trong điều luật này là “người con gái” dưới 12 tuổi, dù “người con gái” đó có thuận tình thì vẫn xử như tội hiếp dâm vì ở tuổi này con gái vẫn chưa trưởng thành, dễ bị lừa gạt, khống chế. Bộ luật Hồng Đức do đó đã quy định tuổi được phép quan hệ tình dục với người nữ là trên 12 tuổi. Ra đời vào giữa thế kỷ XV, nhưng bộ “Quốc triều hình luật” đã đạt được giá trị và thành tựu nổi bật, có những đặc điểm tiến bộ và ưu thế hơn hẳn các bộ luật trước và cả sau nó. Thậm chí, nhiều yếu tố còn có ý nghĩa lớn trong việc xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống luật của nước ta hiện nay. Điều tiến bộ nổi bật nhất mà chúng ta thường đề cập đến chính là sự quan tâm nhiều đến địa vị của người phụ nữ, quan tâm đến quyền lợi của họ, cho họ một sự bình đẳng tương đối với đàn ông trong xã hội và người chồng trong gia đình. Đó chính là yếu tố góp phần làm nên sự đặc biệt và ở chừng mực nào đó là sự đi trước thời đại của Bộ luật này. Trong bộ luật đã có nhiều điều luật quy định trực tiếp hoặc liên quan đến
  • 23. 17 địa vị pháp lý của người phụ nữ - một điều ít thấy trong các bộ luật phong kiến. Trong chế độ phong kiến thế kỉ 15 nơi tư tưởng “trọng nam khinh nữ” phổ biến trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội thì có thể thấy đây là một điều luật rất tiến bộ nhằm bảo vệ sức khỏe và sự phát triển bình thường của người phụ nữ. Tuy nhiên Quốc triều hình luật – một bộ luật có kĩ thuật lập pháp cao, nội dung phong phú, toàn diện với nhiều giá trị nổi bật trong lịch sử pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến không đề cập đến tuổi được phép quan hệ tình dục của nam giới. Điểm đặc biệt nhất chúng ta có thể nhìn thấy đấy là sự quan tâm nhiều đến địa vị của người phụ nữ, bảo vệ trẻ em gái được thể hiện cụ thể qua điều luật trên. Tư tưởng đặc biệt và tiến bộ đi trước thời đại của bộ luật này cũng được các nhà cầm quyền phong kiến sau đó tiếp thu và áp dụng trong các bộ luật như Bộ luật Gia Long năm 1815 (Hoàng Việt luật lệ), Hình luật An Nam. Cả Bộ luật Hồng Đức [1] và Bộ luật Gia Long đều xử rất nặng tội gian dâm, đặc biệt là tội thông dâm đối với trẻ em gái (Điều 404 - Bộ luật Hồng Đức và Điều 1, quyển 18 – Bộ luật Gia Long).Có thể nói, bên cạnh những quy định quá khắt khe đối với người phụ nữ, thì việc nghiêm cấm và trừng phạt nặng đối với các tội thông dâm, cưỡng dâm đã phần nào gián tiếp bảo vệ thân thể và nhân phẩm của người phụ nữ. Dưới thời Pháp thuộc, thực dân Pháp đã chia nước ta làm 3 xứ là Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì với chế độ chính trị cũng như pháp luật khác nhau để dễ bề cai trị. Về góc độ pháp luật, luật hình sự được áp dụng tại Bắc Kì là Bộ hình luật Bắc Kì 1918, tại Trung Kì là Hoàng Việt hình luật 1933, tại Nam kì là Hình luật Canh cải 1912. Chính quyền ở Nam Kì áp dụng bộ Hình luật Canh cải trong đó quy định về “sự xâm phạm tiết hạnh không có bạo hành” có chứa đựng nội dung cấm quan hệ tình dục với người dưới 13 tuổi (Điều 333 – Hình luật Canh cải, thuộc quyển 3 (từ Điều 75 đến Điều 463) quy định các
  • 24. 18 trọng tội, khinh tội xâm phạm tới tài sản, an ninh công cộng, xâm phạm tới thân thể và tài sản của công dân. Cho đến nay, hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng: trong những quy định của các bộ luật cổ thời quân chủ, địa vị của người phụ nữ về cơ bản là thấp kém. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, nhân phẩm của người phụ nữ vẫn được các bộ luật cổ đề cao và tôn trọng. Có thể nói, bên cạnh những quy định quá khắt khe đối với người phụ nữ, thì việc nghiêm cấm và trừng phạt nặng đối với các tội thông dâm, cưỡng dâm đã phần nào gián tiếp bảo vệ thân thể và nhân phẩm của người phụ nữ. 1.2.2. Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 cho đến trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự 1986 Trong thời kỳ áp dụng luật hình sự giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật hình sự quy định về các tội xâm phạm tình dục như tội hiếp dâm, tội dâm ô, tội cưỡng dâm... bên cạnh các tội phạm khác. Tuy nhiên, để củng cố và bảo vệ Nhà nước trong những ngày mới thành lập nên chính quyền cách mạng chủ yếu tập trung vào việc xét xử những tội phạm phản cách mạng, chống phá chính quyền nhân dân tại các Tòa án quân sự và một số tội đặc biệt nguy hiểm khác như: tội đầu cơ, tội tích trữ... Vì vậy, các văn bản hướng dẫn còn chưa thống nhất, quy định về các tội xâm phạm tình dục, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nói chung cũng như tội giao cấu với người chưa thành niên nói riêng chưa được đề cập cụ thể. Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong thời kì này chính quyền non trẻ mới ra đời gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, thù trong giặc ngoài do bị chiến tranh tàn phá nặng nề vì thế nhà nước ta chưa đủ điều kiện để xây dựng một
  • 25. 19 hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Trước tình hình hết sức khẩn trương, xã hội cần có pháp luật mà lại không thể ban hành kịp các văn bản quy phạm pháp luật nói chung, văn bản quy phạm pháp luật hình sự cần thiết nói riêng trong đó có những quy định về tội giao cấu với trẻ em, ngày 10/10/1945, Nhà nước ta đã ban hành sắc lệnh số 47 –SL quy định cho tạm thời giữ các luật lệ cũ, trong đó có Bộ “Luật hình An Nam”, Bộ “Hoàng Việt hình luật”, Bộ “Hình luật pháp tu chính” với điều kiện “không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa”. Trong cuộc chiến chống thực dân Pháp, các tòa án vẫn xử theo Luật hình cũ được tạm thời giữ lại. Tuy nhiên, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng và đi lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam còn tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ nên các điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa ở miền Bắc đã có sự thay đổi mạnh mẽ, các luật lệ của chế độ cũ không còn phù hợp. Để phù hợp với tình hình mới từ năm 1955, toàn bộ các luật lệ cũ không còn được áp dụng nữa và các tòa án bắt đầu xử theo án lệ, theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước nên tới thời điểm này Nhà nước ta vẫn chưa ban hành một văn bản pháp luật hình sự mới quy định về tội giao cấu với trẻ em. Để cho các quy định của pháp luật được đầy đủ và toàn diện hơn đồng thời giúp cho việc xét xử trên thực tế được dễ dàng và thuận lợi, năm 1976, trên cơ sở kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn xét xử, Tòa án nhân dân tối cao đã thông qua bản tổng kết 329/HS2 ngày 11/5/1967 hướng dẫn đường lối xét xử tội giao cấu với trẻ em và các tội phạm khác xâm hại về tình dục. Bản tổng kết này đã đề cập một cách toàn diện đến bốn hình thức phạm tội: giao cấu với người dưới 16 tuổi, cưỡng dâm (trong đó có cưỡng dâm trẻ em), hiếp dâm (bao gồm cả hiếp dâm trẻ em), dâm ô (trong đó có dâm ô với trẻ em). Như vậy, giao cấu với trẻ em được ghi nhận là thuộc nhóm tội xâm phạm tình dục trẻ em.
  • 26. 20 Các đặc điểm riêng của hành vi giao cấu với trẻ em được nhấn mạnh trong phần khái niệm của tội giao cấu với trẻ em. Bản hướng dẫn cũng đưa ra hướng dẫn về cách định tội danh, phân biệt tội giao cấu với trẻ em với hiếp dâm trẻ em. Cụ thể là: Các hành vi giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi nói chung, không kể các em có sự thỏa thuận hay không thỏa thuận đều phải coi là hiếp dâm vì trí óc non nớt của các em, phải coi các em ở trong tình trạng không thể tự vệ và biểu lộ ý chí đúng đắn. Riêng đối với các em từ đủ 13 tuổi đến 14 tuổi, trong một số trường hợp cá biệt, có em đã dậy thì thì có thể thực sự thuận tình giao cấu. Cho nên, khi có sự thuận tình giao cấu với các em đó, cần căn cứ vào mọi tình tiết của vụ án (tính tình, thân hình, thái độ của các em) để nhận định xem có phải là tội hiếp dâm trẻ em hay tội giao cấu với người dưới 16 tuổi. Trong khi chờ pháp luật có quy định đầy đủ và toàn diện hơn thì bản tổng kết có ý nghĩa rất lớn, nó đã tổng kết kinh nghiệm những năm qua, rút ra và chỉ thêm một số điểm để hướng dẫn công tác xét xử một số loại tội phạm về mặt tình dục được tốt hơn, đồng thời sơ bộ dùng làm cơ sở cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật góp phần đấu tranh ngăn ngừa tội phạm. Bản tổng kết 329 – HS2 ngày 11/5/1967 này đã được sử dụng cho đến khi BLHS 1985 ra đời và có hiệu lực. Ngoài ra, trong thời kì trước hiệu lực của BLHS năm 1985, tại miền Nam cũng ban hành một số các quy định của pháp luật hình sự trong đó có đề cập đến hành vi giao cấu với trẻ em. Tiêu biểu nhất là Bộ hình Luật ngày 20/12/1972 do Chính quyền Sài Gòn ban hành. Bộ hình luật có nhiều điều khoản quy định việc trừng trị các tội xâm phạm tình dục, đặc biệt là quy định về các tội xâm phạm tình dục trẻ em. Ngay sau khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng thì Hội đồng Chính phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cũng ban hành Sắc luật 03/SL ngày
  • 27. 21 15/3/1976 quy định các tội phạm và hình phạt làm cơ sở pháp lý để xử lý các hành vi xâm phạm chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, tài sản công cộng, thân thể và các quyền lợi khác của công dân. Sắc luật số 03/SL quy định về tội phạm và hình phạt trong đó không quy định cụ thể tội danh giao cấu với người dưới 16 tuổi. Tuy nhiên điểm d của Điều 5 Sắc lệnh này quy định “Phạm các tội xâm phạm thân thể và nhân phẩm của công dân…” cho phép các Tòa án áp dụng nguyên tắc tương tự trong việc định tội. Do đó thực tiễn xét xử quy định thêm ba tội về tình dục khác là tội cưỡng dâm, tội giao cấu với người chưa đủ 16 tuổi và tội dâm ô. 1.2.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 cho đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự 1999 Bộ luật Hình sự 1985 ra đời khi nước ta đang chuẩn bị tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện về mọi mặt của đời sống xã hội đã góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Cùng với thành tựu của công cuộc đổi mới, các vấn đề xã hội và nhu cầu của cuộc sống ngày càng phức tạp. Vì vậy, để phù hợp với yêu cầu của thực tiễn trong cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, Bộ luật Hình sự năm 1985 đã được sửa đổi, bổ sung bốn lần vào các năm 1989, 1991, 1992 và năm 1997. Trong Bộ luật hình sự năm 1985, tội giao cấu với trẻ dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 114 – chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người với một cấu thành cơ bản. Điều 114 quy định “Tội giao cấu với người dưới 16 tuổi: Người nào đã thành niên mà giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm” [15]. Bộ luật Hình sự năm 1985 đã qua bốn lần sửa đổi, các quy định trong Bộ luật hình sự nói chung và tội giao cấu với trẻ em nói riêng cũng dần dần được hoàn thiện. Sau khi được ban hành, Luật sửa đổi bổ sung thêm khoản 2
  • 28. 22 “giao cấu với nhiều người hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm” và tới năm 1997 lại tiếp tục sửa đổi bổ sung, “tội giao cấu với người dưới 16 tuổi” được sửa đổi thành “Tội giao cấu với trẻ em”, hình phạt ở khoản 1 được sửa đổi theo chiều hướng tăng nặng từ “ba tháng đến ba năm” thành “từ một năm đến năm năm”; khoản 2 “giao cấu với nhiều người hoặc gây hậu quả nghiêm trọng” được sửa đổi thành “Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây: a) Phạm tội nhiều lần; b) Có tính chất loạn luân; c) Làm nạn nhân có thai; d) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân”; hình phạt “tù từ hai năm đến bảy năm” được sửa đổi thành “tù từ năm năm đến mười năm” và bổ sung thêm khoản 3 “Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 điều này thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm”. 1.2.4. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự 1999 đến nay Qua gần 15 năm thi hành, Bộ luật Hình sự năm 1985 đã giữ một vai trò quan trọng, đặc biệt tích cực trong đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm của nước ta. Tuy nhiên, để phù hợp với tình hình đổi mới đất nước, Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Bộ luật Hình sự năm 1999, có hiệu lực thi hành trên cả nước từ ngày 01/07/2000. Kế thừa và phát triển các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985, tội giao cấu với trẻ em tại Điều 115 được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 và được quy định bổ sung tình tiết khung tăng nặng tại điểm d – khoản 2 là “gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%”; tại điểm a – khoản 3 là “Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên” và điểm b – khoản 3 là “Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội” [18]. Như vậy, trong Bộ luật hình sự năm 1999, tội giao cấu với trẻ em sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, kĩ thuật lập pháp đã có những tiến bộ tích cực, thể hiện qua việc thay đổi tên tội danh từ “Giao cấu với người dưới 16
  • 29. 23 tuổi” thành “Tội giao cấu với trẻ em”; chi tiết hóa từ một khung cơ bản đã bổ sung thêm hai khung tăng nặng với các tình tiết định khung chi tiết. Việc quy định này đã tạo điều kiện để phân hóa trách nhiệm hình sự trong luật tốt hơn, qua đó cá thể hóa trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong thực tế chính xác hơn. Có thể thấy rằng việc tăng mức hình phạt từ 3 năm lên 5 năm và bổ sung thêm hai khung tăng nặng với mức cao nhất của khung hình phạt lên tới 15 năm thể hiện chính sách hình sự của nhà nước đó là phải xử lý nghiêm khắc đối với người phạm loại tội này. Như vậy, trải qua lịch sử lập pháp hàng trăm năm, chúng ta có thể nhận thấy ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử, tội phạm xâm hại tình dục trẻ em nói chung và tội giao cấu với trẻ em nói riêng được quy định không hoàn toàn đồng nhất. Sự không đồng nhất đó xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử, đặc trưng của các chế độ nhà nước và trình độ nhà lập pháp. Tuy nhiên có một điểm xuyên suốt đó là thái độ nghiêm khắc của pháp luật đối với tội phạm này. Điều này một mặt phản ánh tư tưởng thống nhất của người Việt chúng ta luôn coi trọng thuần phong mỹ tục, bảo vệ trẻ em(đặc biệt là trẻ em gái), mặt khác cũng thể hiện sự tiến bộ trong lịch sử lập pháp. Đây chính là nền tảng quan trọng cho các nhà làm luật hiện nay phát huy, hoàn thiện các quy định pháp luật tội giao cấu với trẻ em và các điều luật, các quy định liên quan.
  • 30. 24 Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 VỀ TỘI GIAO CẤU VỚI TRẺ EM 2.1. Dấu hiệu pháp lý của tội giao cấu với trẻ em Theo lý luận khoa học của pháp luật hình sự thì cấu trúc tội phạm “có đặc điểm chung là đều được hợp thành bởi những yếu tố nhất định tồn tại không tách rời nhau nhưng có thể phân chia được trong tư duy và do vậy có thể cho phép nghiên cứu độc lập với nhau” [5]. Cấu trúc đó bao gồm: khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan. 2.1.1. Khách thể của tội giao cấu với trẻ em Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Theo Luật hình sự Việt Nam, những quan hệ xã hội được coi là khách thể bảo vệ của Luật hình sự là những quan hệ xã hội được nêu trong Điều 8 của BLHS 1999 bao gồm: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Bản chất của quan hệ xã hội là tồn tại khách quan giữa con người với con người. Xâm phạm vào một trong những yếu tố cấu thành của quan hệ xã hội và làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm là gây thiệt hại cho quan hệ xã hội đó. Tội giao cấu với trẻ em xâm hại đến quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ là quyền được phát triển bình thường về thể chất và sinh lý của trẻ em. Vậy khách thể của tội giao cấu với trẻ em theo Điều 115 – Bộ luật Hình sự
  • 31. 25 1999 là quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của trẻ em. Xâm phạm khách thể của tội giao cấu với trẻ em chính là sự xâm hại đến sức khỏe, nhận phẩm, danh dự của trẻ em. Đối tượng tác động của tội phạm là một yếu tố quan trọng không thể thiếu được khi tìm hiểu về khách thể của tội phạm. Đó chính là bộ phận khách thể của tội phạm bị hành vi phạm tội tác động đến gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Đối tượng tác động của tội giao cấu với trẻ em có đặc điểm bắt buộc về độ tuổi. Nạn nhân của tội giao cấu với trẻ em là trẻ em từ đủ mười ba đến dưới mười sáu tuổi. Quy định này phù hợp với quy định tại Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 1991 “Trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” [16, Điều 1]. Trẻ em được hiểu ở trong tội giao cấu với trẻ em theo Điều 115 – Bộ luật hình sự năm 1999 là không phân biệt là trẻ em trai hay gái, điều kiện duy nhất là độ tuổi: từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Nếu đủ hoặc trên 16 tuổi thì hành vi không cấu thành tội phạm vì nó không xâm phạm khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ. Ví dụ: Nguyễn Ngọc Tường K và Trần Minh N (sinh năm 1978, là bạn của bố Nguyễn Ngọc Tường K) có quan hệ tình cảm yêu đương. Ngày 6/6/2013 hàng xóm của Tường K là ông Trần Văn V đến nhà Tường K chơi bắt gặp Tường K và Trần Minh N đang quan hệ tình dục. Ông Trần Văn V gọi cho một người hàng xóm là anh Vi Văn A dẫn giải Trần Minh N lên công an xã vì cho rằng Trần Minh N đã dụ dỗ quan hệ trái pháp luật với cháu Nguyễn Ngọc Tường K. Tại đây qua lời khai cả Tường K và Trần Minh N xác nhận đây là lần đầu tiên hai người có quan hệ tình dục. Tiến hành xác minh tuổi của Tường K qua giấy khai sinh và lý lịch tại trường học và Ủy ban xã đều cho thấy Nguyễn Ngọc Tường K là học sinh lớp 9 trường Trung học
  • 32. 26 cơ sở xã Ngọc Trạc, tuy nhiên do bị lưu ban 02 năm nên tuổi thực của Tường K là 17 tuổi (sinh ngày 2/4/1996). Vì vậy, Trần Minh N không phạm tội giao cấu với trẻ em. Vậy đối tượng trẻ em được bảo vệ trong quy phạm pháp luật này phải là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu trẻ đủ hoặc trên 16 tuổi tự nguyện quan hệ tình dục với người đã thành niên thì không cấu thành tội phạm này; ngược lại nếu trẻ em dưới 13 tuổi thuận tình giao cấu với đối tượng thành niên cũng không cấu thành tội phạm Giao cấu với trẻ em mà cấu thành tội Hiếp dâm trẻ em. Ví dụ [24]: Ngày 22/2/2014, Nguyễn Tuấn Anh (sinh năm 1988) lấy nickname là “Boynhagiau” trên mạng xã hội để làm quen với Mai Thùy L (sinh năm 2002) nickname là “hothotchick”. Cả hai đã hẹn gặp và có quan hệ tình dục tại nhà của Nguyễn Tuấn Anh. Đến 2h sáng ngày 23/2/2014, Mai Thùy L về nhà của mình. Bố mẹ Thùy L thấy con gái về muộn đã gặng hỏi sự việc và Thùy L đã kể lại chuyện có quan hệ tình dục với Tuấn Anh. Cùng ngày, bố mẹ Mai Thùy L trình báo sự việc tại Công an quận Đống Đa. Ngày 26/2/2014 cơ quan cảnh sát điều tra công an quận Đống Đa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Tuấn Anh về tội danh “Hiếp dâm trẻ em” quy định tại khoản 4 điều 112 BLHS 1999. Như vậy, ở trường hợp này ta thấy rằng Nguyễn Tuấn Anh giao cấu với Mai Thùy L là thuận tình tuy nhiên nạn nhân Mai Thùy L tính đến ngày 22/2/2014 là dưới 13 tuổi nên không thể truy cứu Tuấn Anh theo tội danh Giao cấu với trẻ em mà phải xử lý ở tội danh nặng hơn là “Hiếp dâm trẻ em” theo khoản 4 điều 112 BLHS “Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em ngay từ năm 1990, sau đó là việc ban hành Luật bảo vệ, chăm
  • 33. 27 sóc và giáo dục trẻ em đã thể hiện sự quan tâm, chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Các quyền được chăm sóc sức khỏe, học tập, vui chơi, giải trí của trẻ em được đảm bảo và cụ thể hóa trong luật. Hành vi giao cấu của người đã thành niên đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là sự xâm hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em vì theo quan điểm khoa học nếu tâm sinh lý của trẻ em còn chưa phát triển đầy đủ thì việc quan hệ tình dục sớm sẽ gây ra những hậu quả xấu đối với trẻ em về cả thể xác lẫn chấn thương về tâm lý. Ngoài ra do thiếu kiến thức nên việc quan hệ tình dục sớm sẽ là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ nạo phá thai và lây nhiễm các bệnh xã hội, trẻ em còn non nớt về mọi mặt nên dễ bị lợi dụng, dụ dỗ, lôi kéo mà chưa biết tự bảo vệ mình. 2.1.2. Mặt khách quan của tội giao cấu với trẻ em Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Không phải tất cả các biểu hiện của mặt khách quan đều được phản ánh trong cấu thành tội phạm cơ bản mà chỉ có dấu hiệu hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội là bắt buộc trong mọi cấu thành tội phạm cơ bản. Người phạm tội có hành vi giao cấu (thuận tình) với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Hành vi giao cấu trong tội phạm này đạt được hoàn toàn không do dùng vũ lực, thủ đoạn nào mà do sự đồng thuận hoặc thậm chí chủ động từ phía nạn nhân (do yêu đương, chơi bời, khám phá…). Ví dụ [24]: Khoảng tháng 03/2012, qua bạn gần nhà là Nguyễn Xuân Tùng (Sinh 1995, Trú tại: H4, tập thể Thành Công, P.Thành Công, Đống Đa, Hà Nội, Lê Ngọc Phú quen với Trần Ngọc Quỳnh Anh (Sinh: 17/02/1998, Trú tại: Phòng B 1002, Tòa nhà Sông Hồng, 165 Thái Hà, P.Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội), sau đó khoảng 4 tháng đến tháng 7/2012 giữa Phú và Quỳnh Anh có quan hệ tình cảm yêu đương nhau. Khi được khoảng 15 ngày thì Phú
  • 34. 28 biết Quỳnh Anh sinh năm 1998 và đang học lớp 9 trường THCS Thành Công. Quá trình quen biết đến khoảng giữa tháng 4/2013, Phú và Quỳnh Anh có quan hệ tình dục với nhau, tiếp sau đó 1 ngày cả hai quan hệ tình dục với nhau thêm một lần nữa. Hai lần quan hệ tình dục này, cả hai quan hệ tình dục với nhau tại nhà của Quỳnh Anh tại địa chỉ B2, tập thể Thành Công, P.Thành Công, Đống Đa, Hà Nội. Sau đó Phú không liên lạc với Quỳnh Anh nữa. Đến đầu tháng 9/2013, Quỳnh Anh chủ động liên lạc với Phú và rủ Phú đến nhà mới của mình chơi tại địa chỉ Phòng B 1002, Tòa nhà Sông Hồng, 165 Thái Hà, P.Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Vào khoảng 20 giờ 30 ngày 06/09/2013, Phú đến nhà Quỳnh Anh chơi, khi đến Phú đi một mình, mặc áo phông đỏ, quần bò đen. Lúc đó tại Phòng B 1002, Tòa nhà Sông Hồng, 165 Thái Hà, P.Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội có Quỳnh Anh và chị gái ở nhà. Sau khi vào nhà Quỳnh Anh dẫn Phú vào phòng của mình nói chuyện và khóa cửa phòng lại. Đến 21 giờ 30 thì Phú và Quỳnh Anh ôm hôn nhau và nằm trên giường của Quỳnh Anh. Khi đó Quỳnh Anh mặc váy kẻ đen trắng, Phú kéo váy của Quỳnh Anh lên và dùng day cởi quần lót màu trắng của Quỳnh Anh ra và sờ vào ngực của Quỳnh Anh. Quỳnh Anh cũng dùng tay cởi quần áo của Phú ra. Sau đó Phú dùng tay phải sờ vào âm đạo của Quỳnh Anh còn Quỳnh Anh dùng tay sờ vào dương vật của Phú. Khi dương vật cương cứng Phú nằm đè nên người Quỳnh Anh và cho dương vật của mình vào âm đạo của Quỳnh Anh để quan hệ tình dục. Sau đó cả hai mặc quần áo, Quỳnh Anh đưa Phú xuống dưới tầng hầm để Phú về. Đến ngày 08/09/2013, gia đình Quỳnh Anh phát hiện ra việc Phú và Quỳnh Anh có tình cảm với nhau đã yêu cầu Quỳnh Anh gọi Phú đến để hỏi rõ sự việc. Khi đó Phú không có phương tiện đi lại đã nhờ bạn mình là Nguyễn Trọng Hoàng Nam (Sinh 1994, Trú tại B1 tập thể Thành Công, P.Thành Công, Ba Đình, Hà Nội) đưa đến. Khi đến nhà có mặt cô chú và chị của Quỳnh Anh cùng bạn mình là Nam, Phú đã thừa nhận hành
  • 35. 29 vi quan hệ tình dục với Quỳnh Anh như đã nêu trên và xin chịu trách nhiệm nếu Quỳnh Anh có thai. Tại Cơ quan Công an, Lê Ngọc Phú đã thành khẩn khai nhận hành vi vi phạm của mình phù hợp với tài liệu có trong hồ sơ. Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an quận Đống Đa đã dẫn giải Phú đi xác định nơi đã quan hệ tình dục với Quỳnh Anh, Phú đã xác định chính xác căn phòng nơi quan hệ tình dục với Quỳnh Anh tại địa chỉ Phòng B 1002, Tòa nhà Sông Hồng, 165 Thái Hà, P.Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Vớ dụ: Khoảng giữa tháng 02/2013, trên đường đi học về Đỗ Ngọc Anh (Sinh 11/11/1999, trú tại: 80, tổ 20 Đầm Bầu, P.Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội) có quen với Nguyễn Hải Quân là nhân viên quán bia Hằng ở ngã tư Đê La Thành, Kim Mã. Quá trình quen biết cả hai trao đổi số điện thoại và đã nảy sinh tình cảm yêu đương với nhau. Vào ngày 22/02/2013, Quân rủ và Ngọc Anh đồng ý đi chơi, như đã hẹn khoảng 14 giờ cùng ngày, Quân đi xe máy BKS: 29U1 - 084.08 đến đón Ngọc Anh ở chân cầu vượt trước cổng trường ĐH Giao thông vận tải và đưa về phòng trọ của mình tại địa chỉ số 6 ngách 1132 đường Láng, P.Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội chơi. Khi vào trong nhà Ngọc Anh đi lên tầng hai của căn nhà trước còn Quân cất xe và khóa cửa lên sau. Sau đó Quân lên đi về phía Ngọc Anh đang ngồi ở chiếu giáp ban công bên phía trái cửa ra vào, lúc đó trên chiếu có con gấu trúc mặc áo kẻ trắng đen. Quân ôm hôn và bảo cho quan hệ tình dục thì Ngọc Anh không nói gì, Quân liền dùng tay cởi chiếc áo khoác xanh Ngọc Anh đang mặc và tiếp tục ôm hôn. Sau đó cả hai tự cởi quần áo và tiếp tục nằm ôm hôn nhau, Ngọc Anh nằm bên phải Quân. Ôm hôn nhau được khoảng 05 phút thì Quân tiếp tục dùng tay trỏ phải sờ vào âm đạo của Ngọc Anh, được khoảng 05 phút Quân liền trườn xuống hôn và dùng răng cắn nhẹ vào vú không thấy Ngọc Anh phản ứng gì Quân liền bò xuống và hôn vào âm đạo của Ngọc Anh
  • 36. 30 khoảng 03 phút. Khi đó dương vật của Quân đã cương cứng và thấy dịch trong âm đạo của Ngọc Anh tiết ra Quân trườn lên nằm đè nên người và cho dương vật của mình vào trong âm đạo của Ngọc Anh, do dương vật bị trượt ra ngoài nên Quân bảo Ngọc Anh cầm dương vật của mình cho vào âm đạo để quan hệ tình dục. Sau đó Quân xuất tinh ra chiếu chỗ ngay chỗ mình nằm. Do biết người ở cùng chỗ trọ có thuốc tránh thai để trong ba lô nên Quân đã lấy và cho Ngọc Anh uống. Sau đó do phải đi làm nên cả hai đã mặc quần áo và Quân chở Ngọc Anh ra cổng trường ĐH Giao thông vận tải để đi về còn mình đi ra quán bia làm. Sáng hôm sau ngày 23/02/2013, thấy Ngọc Anh mặc đồng phục học sinh đi qua chỗ làm, Quân nhắn tin hỏi và biết Ngọc Anh sinh năm 1999. Đến khoảng 23 giờ ngày 23/02/2013, khi Ngọc Anh đang trông nhà cho bác tại địa chỉ số 12 ngách 199/2 Hồ Tùng Mậu, Thị trấn Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội gọi và ra đón Quân vào ngủ cùng tại phòng ngủ nhà bác mình. Tại đây, cả hai đã quan hệ tình dục với nhau thêm 03 lần nữa cho đến sáng ngày 24/02/2013 thì Quân đưa Ngọc Anh về nhà và mình tiếp tục đi làm. Sau đó cả hai vẫn thường xuyên nói chuyện với nhau. Tiếp tục đến 14 giờ ngày 04/03/2013, Quân đón Ngọc Anh và đưa về phòng trọ của mình để quan hệ tình dục thêm một lần nữa. Đến ngày 05/03/2013, gia đình Ngọc Anh đã phát hiện ra sự việc trên và ra Công an phường Láng Thượng trình báo. Gia đình người bị hại Đỗ Ngọc Anh có đơn đề nghị xử lý đối tượng Nguyễn Hải Quân theo quy định pháp luật và yêu cầu Quân bồi thường phần dân sự về danh dự, nhân phẩm cho Ngọc Anh và gia đình theo quy định của pháp luật. Hành vi quan hệ tình dục với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi nếu sử dụng vũ lực cũng không cấu thành tội phạm này mà cấu thành tội Hiếp dâm trẻ em theo điều 112 BLHS. Ví dụ [26]: 13h ngày 12/6/2011 Trần Văn Xính (sinh năm 1967) đi ăn
  • 37. 31 đám cưới về qua đoạn đường vắng gặp cháu Vũ Thị Phương N (sinh năm 2000) đang đi một mình. Trần Văn Xính đã dùng tay bịt miệng cháu N, kéo vào bụi chuối gần đó rồi nhanh chóng thực hiện hành vi giao cấu với cháu. Theo kết luận giám định của Viện khoa học kỹ thuật hình sự - Bộ Công an: tinh trùng trên chiếc quần thu được của cháu Vũ Thị Phương N là của Trần Văn Xính. Theo giấy chứng nhận của bệnh viện phụ sản Trung ương nơi khám cho cháu Vũ Thị Phương N kết luận: rách màng trinh,vết rách mới. Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Quốc Oai đã bắt giữ Trần Văn Xính về hành vi hiếp dâm trẻ em theo khoản 1 điều 112 BLHS. Hành vi giao cấu với trẻ em từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi nếu không nhận được sự đồng thuận của trẻ tuy không có dấu hiệu vũ lực nhưng nếu chứng minh được việc giao cấu là do các thủ đoạn của người đã thành niên mà trẻ miễn cưỡng giao cấu thì cũng không cấu thành tội Giao cấu với trẻ em theo điều 115 hay tội Hiếp dâm trẻ em theo điều 112 mà là cấu thành của tội Cưỡng dâm trẻ em theo điều 114 BLHS. Ví dụ [26]: Lê Quốc Thắng là giáo viên sinh học của một trường THCS trên địa bàn huyện Ba Vì, Hà Nội. Lợi dụng vị trí của mình Thắng đã nhiều lần gọi em Lê Thị H là học sinh lớp 8A mà Thắng là giáo viên dạy môn sinh học lên nói chuyện riêng. Trong các buổi nói chuyện này Thắng đã dọa dẫm em H nếu không quan hệ tình dục với Thắng thì cuối năm học em H sẽ không đủ điểm môn sinh học để lên lớp 9. Do quá lo sợ về kết quả học tập nên Lê Thị H đã miễn cưỡng quan hệ tình dục với thầy giáo Lê Quốc Thắng. Hành vi trên của Lê Quốc Thắng đã phạm vào tội Cưỡng dâm trẻ em theo điều 114 BLHS. Như phần khái niệm đã được đề cập, hành vi giao cấu với trẻ em theo Điều 155 – Bộ luật hình sự năm 1999 là hành vi đưa bộ phận sinh dục nam vào trong bộ phận sinh dục nữ. Điều luật rõ ràng không miêu tả hành vi giao cấu được diễn ra như thế nào, đã thực hiện xong về mặt sinh lý hay chưa, có
  • 38. 32 thể xem rằng tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện được hành vi giao cấu, không cần việc giao cấu kết thúc về mặt sinh lý cũng như phát sinh hậu quả. Các hành vi tình dục đối với trẻ em mà không phải là hành vi giao cấu thì cũng không cấu thành tội Giao cấu với trẻ em theo điều 115 BLHS. Ví dụ [26]: Khoảng 9h30 ngày 30/7/2013 Dương Văn Tiến (sinh năm 1974) sang nhà bạn chơi nhưng nhà chỉ có cháu Đặng Trần Mỹ L ở nhà. Dương Văn Tiến đã bảo cháu L nằm xuống giường rồi tụt quần cháu xuống đầu gối đồng thời tự cởi quần của mình ra, đưa dương vật cọ sát phía ngoài cơ quan sinh dục của cháu L, sau đó Tiến bảo cháu L đứng dậy mặc quần vào và ra về. Dương Văn Tiến sau đó đã bị Viện kiểm sát nhân dân quận Long Biên truy tố về tội Dâm ô trẻ em theo điều 116 BLHS. 2.1.3. Chủ thể của tội giao cấu với trẻ em Lý luận Luật hình sự khẳng định chủ thể của tội phạm, trong đó có chủ thể của Tội giao cấu với trẻ em chỉ có thể là con người cụ thể. Quan niệm như vậy phù hợp với nguyên tắc có lỗi, nguyên tắc chịu trách nhiệm cá nhân của Luật hình sự cũng như mới phù hợp với mục đích giáo dục, cải tạo của việc áp dụng các biện pháp trách nhiệm hình sự. Chủ thể của tội phạm phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong luật hình sự và phải thỏa mãn hai điều kiện, đó là năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi. Đây là những dấu hiệu pháp lý bắt buộc của chủ thể của tội phạm. Trong giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Trường đại học Luật Hà Nội năm 2001 đã định nghĩa “Chủ thể của tội phạm là người có năng lực TNHS, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể” [21]. Khi thực hiện hành vi giao cấu với trẻ em, người phạm tội nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi này mặc dù có sự đồng thuận nhưng người phạm tội vẫn thực hiện hành vi giao cấu, người phạm tội có đủ
  • 39. 33 khả năng để lựa chọn một xử sự khác vì người phạm tội là người trưởng thành đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Do điều luật không quy định người phạm tội là nam hoặc nữ nên vẫn có thể hiểu là chủ thể của tội danh này có thể là nam hoặc nữ. Tuy nhiên, trên thực tế chủ thể là nữ rất hiếm khi xảy ra. Bởi vì theo câu chữ ghi trong điều khoản cơ bản (khoản 1 Điều 155 BLHS) thì bất cứ đàn ông hay đàn bà đã là người thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) mà giao cấu với trẻ em ở tuổi từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đều phạm tội. Nhưng theo cách hiểu về hành vi giao cấu từ trước đến thì chỉ có nam giới mới thực hiện được hành vi giao cấu và nạn nhân cũng chỉ có có thể là nữ. Nữ giới chỉ có thể tham gia trong vụ đồng phạm với vai trò xúi giục, giúp sức hay tổ chức. Như vậy, chủ thể của tội Giao cấu với trẻ em quy định tại Điều 155 BLHS năm 1999 không phân biệt là nam hay nữ và nếu đủ điều kiện quy định của điều luật thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Về độ tuổi, chủ thể của tội Giao cấu với trẻ em phải là người “đã thành niên” tức là phải từ đủ 18 tuổi trở lên. Theo hướng dẫn tại phần IX Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự thì đối với việc xác định tuổi của bị cáo thực hiện như sau: “Cách tính tuổi do luật quy định là “đủ mười bốn tuổi”, hoặc “đủ mười sáu tuổi”, tức là tính theo tuổi tròn” [10]. Tương tự như vậy, người đã thành niên là người đủ 18 tuổi trở lên cũng được tính theo tuổi tròn. Ví dụ: Trần Văn A sinh ngày 01/01/2000 thì đến ngày 01/01/2018 Trần Văn A mới đủ 18 tuổi,tức là từ ngày 01/01/2018 A mới “thành niên”. Trong trường hợp không thể xác định được chính xác ngày sinh của Trần Văn A thì tính ngày sinh của theo ngày cuối cùng của tháng sinh tức ngày 31/01/2000 và nếu không xác định được chính xác tháng sinh thì xác định ngày sinh là ngày 31/12/2000 (tức ngày cuối cùng của tháng cuối cùng năm sinh). Việc quy
  • 40. 34 định dấu hiệu bắt buộc “đã thành niên” nhằm mục đích giới hạn phạm vi chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Quy định này của nhà làm luật thể hiện tính nhân văn và khoa học của luật hình sự Việt Nam. Vì theo những nghiên cứu khoa học về con người thì người dưới 18 tuổi trong một số trường hợp chưa phát triển đầy đủ về khả năng nhận thức đối với hành vi mà mình thực hiện, đặc biệt là trong lĩnh vực tình dục, sinh lý. Ví dụ: Nguyễn Mạnh C (sinh năm 1999) và Trần Thị Thủy T (sinh năm 2000) có quan hệ tình cảm yêu đương. Ngày 2/6/2014 mẹ của Trần Thị Thủy T đi làm về sớm bắt gặp C và T đang quan hệ tình dục tại phòng của T. Do con gái mới học cấp II nên mẹ Thủy T đã dẫn Nguyễn Mạnh C ra công an phường trình báo. Tuy nhiên qua việc xác minh lý lịch Nguyễn Mạnh C mới 15 tuổi nên không cấu thành tội Giao cấu với trẻ em hay nói cách khác C không phải là chủ thể của tội phạm này và không bị xử lý hình sự về hành vi này. Như vậy, chủ thể của tội Giao cấu với trẻ em theo điều 115 BLHS 1999 là có thể là nam hoặc nữ, đã thành niên (tròn hoặc trên 18 tuổi) và có năng lực trách nhiệm hình đầy đủ (không thuộc các trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại điều 13 BLHS 1999). 2.1.4. Mặt chủ quan của tội giao cấu với trẻ em Mặt chủ quan của tội phạm là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội bao gồm lỗi, động cơ phạm tội, mục đích phạm tội. Tuy nhiên lỗi luôn là yếu tố cơ bản và bắt buộc trong mọi loại tội phạm nói chung và trong tội Giao cấu với trẻ em nói riêng, trong khi động cơ và mục đích phạm tội đóng vai trò thứ yếu trong mặt chủ quan của tội phạm này. Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội quyết tâm thực hiện việc phạm tội. Còn mục đích phạm tội là kết quả sẽ có trong tương lai mà người phạm tội dự tính và mong muốn đạt được bằng việc thực hiện hành vi phạm tội. Theo Tiến sỹ khoa học Lê Cảm thì:
  • 41. 35 Động cơ và mục đích không phải là những dấu hiệu được xếp ngang hàng với lỗi trong mặt chủ quan của tội phạm, vì tự bản thân mình lỗi là toàn bộ mặt chủ quan của tội phạm, còn động cơ và mục đích suy cho cùng chẳng qua cũng chỉ là các yếu tố của lỗi mà thôi [3]. Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm này của ông trong nghiên cứu và áp dụng luật hình sự nói chung và trong trường hợp nghiên cứu tội Giao cấu với trẻ em nói riêng. Đối với tội danh này động cơ mục đích phạm tội thường là vì ham muốn tình dục, để thỏa mãn nhu cầu sinh lý của người phạm tội và các yếu tố này thường không được đề cập đến trong các tài liệu điều tra, truy tố, xét xử. Vấn đề quan trọng là lỗi được đặt ra trong cấu thành tội phạm tội Giao cấu với trẻ em như thế nào vì cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm không đồng nhất thậm chí là trái chiều khi phân tích mặt “lỗi” trong tội phạm này. Theo giáo trình của trường Đại học Luật Hà Nội “Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội” [22]. Bàn về vấn đề lỗi của người phạm tội giao cấu với trẻ em thì có rất nhiều luồng ý kiến được đưa ra. Trường hợp 1. Nếu người phạm tội biết được đối tượng bị xâm hại là trẻ em thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự. Trường hợp 2. Nếu người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội mà không quan tâm đến đối tượng bị xâm hại là trẻ em hay không nhưng thực tế nạn nhân lại là trẻ em thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Trường hợp 3. Nếu người phạm tội có ý thức chủ quan rằng đối tượng bị xâm hại là trẻ em, nhưng trên thực tế nạn nhân lại không phải là trẻ em thì người phạm tội cũng phải chịu trách nhiệm hình sự.
  • 42. 36 Trường hợp 4. Nếu người phạm tội có ý thức chủ quan cho rằng đối tượng bị xâm hại không phải là trẻ em, mặc dù trên thực tế đối tượng đó là trẻ em thì người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự. Ở trường hợp 1 và 2: Dễ dàng xác định được lỗi cố ý của người phạm tội. Trường hợp 3: Nếu người phạm tội có ý thức chủ quan rằng đối tượng bị xâm hại là trẻ em, nhưng trên thực tế thì nạn nhân lại không phải là trẻ em thì người phạm tội cũng phải chịu trách nhiệm hình sự. Ở trường hợp này chúng tôi muốn minh họa bằng một ví dụ: Trần Minh Long (sinh năm 1983) là một thương gia. Liên tiếp trong hai năm 2010 và 2011 công việc của L không suôn sẻ. Để “giải đen” Trần Minh Long muốn tìm bé gái khoảng 14,15 tuổi để quan hệ tình dục. Ngày 2/2/2012 Trần Minh Long bị công an bắt quả tang đang thực hiện hành vi giao cấu đối với cháu Nguyễn Thị T. là cô gái mà Long tán tỉnh dụ dỗ vì Long thấy T đang là học sinh lớp 9 tại một trường THCS trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên bị hại của vụ án là Nguyễn Thị T lại một mực khẳng định rằng mình đã 16 tuổi 6 tháng. Qua xác minh của cơ quan công an, có đủ cơ sở để kết luận Nguyễn Thị T hơn 16 tuổi. Vậy Trần Minh Long có phạm tội giao cấu với trẻ em hay không? Nếu căn cứ vào ý thức của người phạm tội để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ thì Trần Minh Long phạm tội bởi lẽ Long mong muốn và đã có hành vi giao cấu với người mà Long cho là trẻ em, việc Nguyễn Thị T hơn 16 tuổi là nằm ngoài mong muốn của Long và Long hoàn toàn không biết điều đó. Vậy nếu không xử lý Trần Minh Long về tội Giao cấu với trẻ em phải chăng sẽ bỏ lọt tội phạm? Tuy nhiên có kiến lại cho rằng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Trần Minh Long là đi ngược lại lý luận về cấu thành tội phạm trong khoa học luật hình sự bởi hành vi của Long không hề gây ra nguy hiểm cho xã hội, không xâm phạm khách thể cần được bảo vệ trong Luật hình sự quy định. Đây là trường hợp sai lầm về khách thể. Sai lầm về khách thể là
  • 43. 37 sai lầm của chủ thể về tính chất của quan hệ xã hội là đối tượng hành vi của mình. Cụ thể: Người phạm tội có hành vi nhằm xâm hại khách thể nhất định được luật hình sự bảo vệ nhưng đã không xâm hại được vì đã tác động nhầm vào đối tượng không thuộc khách thể đó. Theo chúng tôi, ở trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm cố ý mà họ định phạm. Điều đó cũng đồng nghĩa là ở ví dụ trên Long phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định phạm là tội giao cấu với trẻ em. Vậy, trong trường hợp này cần phải có sự thống nhất về quan điểm lý luận và hướng dẫn cụ thể để tránh sự bối rối của các cơ quan tư pháp khi xử lý vụ việc trên thực tế. Đối với trường hợp 4: Nếu người phạm tội có ý thức chủ quan cho rằng đối tượng bị xâm hại không phải là trẻ em, mặc dù trên thực tế đối tượng đó là trẻ em thì người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự. Ví dụ sau đây sẽ minh họa cụ thể hơn về trường hợp này: Lê Quang Nhựt là con trai út trong gia đình có 4 anh, chị em. Trong khi các anh chị đều đã “yên bề gia thất” thì Nhựt vẫn “lông bông”, lúc thì đi làm bảo vệ ở Bình Dương, khi lại về Sài Gòn làm công nhân… Tuổi thanh niên mới lớn, chưa từng biết thế nào là “tiếng sét của ái tình”, tối tối Nhật đi tìm “một nửa”. Thay vì đến nhà các cô gái chơi, Nhựt lấy điện thoại bấm số linh tinh. Nếu “trúng” con gái thì giở chiêu kết bạn bốn phương làm quen, “trật” là con trai thì Nhựt cúp máy. Khoảng tháng 8/2011, Nhựt bấm số 01676xxx thì trúng số của Thị Cẩm Thiền (SN 1997, ngụ xã Thạnh Yên, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang). Hai người làm quen rồi nhanh chóng có tình cảm với nhau. Vì xa xôi nên gần một năm, hai bên chỉ chuyện trò qua điện thoại. Đến tháng 8/2012, Nhựt đã xuống nhà bạn gái để hai người chính thức được “mặt kề mặt, tay nắm tay”. Một tháng sau, dịp Tết Trung thu 2012, Thiền đã nhảy xe đò lên Vĩnh Long cho biết nhà bạn trai. Khi đi, Thiền còn có ý định lên thành phố đi tìm việc làm nên đã có “sáng kiến” mang theo chứng minh thư của chị
  • 44. 38 gái Thị Cẩm Tiền (SN 1993) để đủ tuổi xin việc. Cô gái còn “sáng tạo” thêm một bậc là gỡ hình chị ra rồi thế hình mình vào cho “danh chính ngôn thuận”. Đến nhà Nhựt, Thiền đưa chứng minh thư cho người yêu và gia đình bạn trai xem. Mặc dù trên đó viết tên khác nhưng ở miền Tây chuyện tên ngoài đời và tên trên giấy khác nhau là hết sức bình thường nên không ai để ý. Điều Nhựt cũng như cha mẹ cậu đọc kỹ nhất là trên thẻ căn cước ghi bạn gái sinh năm 1993, tính đến thời điểm đó đã đủ tuổi kết hôn. Cách đó chưa lâu, cũng ở ấp Đông Bình nhà Nhựt có một thanh niên “yêu”… cô bé lớp 9 nên phải đi tù. Cái án đó vẫn còn nóng khắp làng trên xóm dưới nên Nhựt và cả gia đình hết sức đề cao cảnh giác. “Hơn nữa, dòm con nhỏ cũng thấy bự con, cứng người lắm. Thấy vậy, không ai nghĩ là nó còn trẻ con”, ông Nguyễn Thanh Tú (Trưởng ban nhân dân ấp Đông Bình, xã Đông Hậu) cho hay. Trong gần hai tháng, Thiền lưu lại ở nhà Nhựt, đôi trẻ đã không kiềm chế được “sóng tình”, nhiều lần vượt quá giới hạn. Phải đến khi cha mẹ ráo riết đi tìm thì Thiền mới chịu trở về Kiên Giang. Nhưng cũng chỉ được vài ngày, cô đã lại bỏ nhà theo tiếng gọi của tình yêu lên TP.Hồ Chí Minh làm thuê và tiếp tục sống như vợ chồng với Nhựt. Khoảng tháng 8/2013, Nhựt dẫn Thiền về Vĩnh Long. “Hai đứa nói rằng làm thuê ở vất vả quá mà thu nhập không đủ sống nên muốn về quê kiếm việc gì làm và được gần gũi cha mẹ. Nghe chúng nói vậy vợ chồng tui cũng mừng. Tuy nhiên, chỉ được vài ngày thì con Thiền có biểu hiện đau bụng nên cả nhà đưa nó sang Cần Thơ điều trị. Tại đây bác sĩ nói nó mang thai 20 tuần nhưng thai bị chết lưu, tình trạng sức khỏe kém cần đưa lên Bệnh viện Từ Dũ (TP.Hồ Chí Minh) tiếp tục điều trị”, cha của Nhựt nhớ lại.Theo yêu cầu của bệnh viện khi tiến hành phẫu thuật phải có cha mẹ ruột xác nhận nên Thiền mới gọi điện cho người nhà. Nhận tin dữ, cha mẹ cô gái vừa giận con gái bỏ nhà đi lang thang, vừa giận kẻ đã “hại đời” cô út. Bà Thị Thu (mẹ Thiền) làm