SlideShare a Scribd company logo
1 of 170
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHAN THỊ LAN PHƢƠNG
QUYÒN TRÎ EM TRONG GIAI §O¹N
X¢Y DùNG NHµ n-íc ph¸p quyÒn viÖt nam-
Nh÷ng ®¶m b¶o ph¸p lý
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHAN THỊ LAN PHƢƠNG
QUYÒN TRÎ EM TRONG GIAI §O¹N
X¢Y DùNG NHµ n-íc ph¸p quyÒn viÖt nam-
Nh÷ng ®¶m b¶o ph¸p lý
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật
Mã số: 62 38 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. HOÀNG THỊ KIM QUẾ
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những
kết luận khoa học của luận án chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Phan Thị Lan Phƣơng
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................6
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU................................................6
1.1.1. Tình hình nghiên cứu của đề tài ở Việt Nam ................................................6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ở một số nƣớc trên thế giới .....................13
1.1.3. Nhận xét tình hình nghiên cứu của các đề tài .............................................20
1.1.4. Những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết .............................................21
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................22
1.2.1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................22
1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................23
1.2.3. Hƣớng tiếp cận của đề tài............................................................................23
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................23
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHỮNG BẢO ĐẢM PHÁP LÝ ĐỐI
VỚI QUYỀN TRẺ EM TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ
NƢỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM ........................................................25
2.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUYỀN TRẺ EM.........................................25
2.1.1. Khái niệm quyền trẻ em ..............................................................................25
2.1.2. Đặc điểm, nội dung quyền trẻ em ...............................................................28
2.2. NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ BẢO ĐẢM PHÁP LÝ ĐỐI VỚI
QUYỀN TRẺ EM .......................................................................................34
2.2.1. Khái niệm bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em..............................................34
2.2.2. Một số đặc thù cơ bản của bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em ....................35
2.2.3. Các phƣơng thức bảo đảm thực hiện quyền trẻ em.....................................37
2.2.4. Mối quan hệ giữa bảo đảm pháp lý với các bảo đảm chung về quyền
trẻ em...........................................................................................................38
2.2.5. Hệ thống các bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em .........................................40
2.3. XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN VÀ NHỮNG YÊU CẦU
ĐẶT RA ĐỐI VỚI BẢO ĐẢM PHÁP LÝ VỀ QUYỀN TRẺ EM ...........58
2.4. BẢO ĐẢM PHÁP LÝ VỀ QUYỀN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CÁC
QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG GỢI Ý CHO VIỆT NAM ...64
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................72
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM PHÁP LÝ VỀ QUYỀN TRẺ EM Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY............................................................................73
3.1. TỔNG QUAN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT
VỀ QUYỀN TRẺEMỞVIỆTNAM ...........................................................73
3.1.1. Pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em thời kỳ trƣớc đổi mới ............................73
3.1.2. Pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em từ đổi mới đến năm 2004 ......................75
3.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ
QUYỀN TRẺ EM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...........................................84
3.2.1. Những thành tựu đã đạt đƣợc......................................................................84
3.2.2. Một số tồn tại cần khắc phục.......................................................................99
3.3. THỰC TRẠNG VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN
TRẺ EM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY........................................................102
3.3.1. Bảo vệ các quyền trẻ em theo nhóm quyền...............................................102
3.3.2. Thực trạng các thiết chế bảo đảm về quyền trẻ em...................................108
3.3.3. Thực trạng hoạt động giám sát đối với việc bảo vệ quyền trẻ em ................116
3.4. NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN CHẾ CỦA BẢO ĐẢM PHÁP LÝ VỀ
QUYỀN TRẺ EM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...........................................121
3.4.1. Hệ thống pháp luật về quyền trẻ em..........................................................121
3.4.2. Các thiết chế bảo vệ quyền trẻ em.............................................................122
3.4.3. Một số nguyên nhân khác..........................................................................123
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................127
Chƣơng 4: CÁC QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP VỀ BẢO ĐẢM PHÁP LÝ
VỀ QUYỀN TRẺ EM TRONG BỐI CẢNH XÂY DỰNG NHÀ
NƢỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM..................................................128
4.1. CÁC QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ BẢO ĐẢM PHÁP LÝ VỀ QUYỀN
TRẺ EM ....................................................................................................128
4.2. GIẢI PHÁP VỀ BẢO ĐẢM PHÁP LÝ VỀ QUYỀN TRẺ EM ..............129
4.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật....................................131
4.2.2. Nhóm tăng cƣờng năng lực của các thiết chế bảo vệ quyền trẻ em..........133
4.2.3. Nhóm kiểm tra, giám sát các hoạt động thực hiện quyền trẻ em..............136
4.2.4. Nhóm tăng cƣờng các giải pháp phòng ngừa và xử lý vi phạm pháp
luật về bảo vệ quyền trẻ em.......................................................................142
4.2.5. Nhóm giải pháp kết hợp các hình thức bảo đảm pháp lý và xã hội ..........143
4.2.6. Nhóm giải pháp về giáo dục pháp luật......................................................144
4.2.7. Nhóm giải pháp về dịch vụ pháp lý ..........................................................146
4.2.8. Nhóm giải pháp thành lập các thiết chế mới trong hệ thống bảo đảm
pháp lý về quyền trẻ em ............................................................................148
4.2.9. Nhóm giải pháp tăng cƣờng hoạt động hợp tác quốc tế............................150
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4........................................................................................150
KẾT LUẬN............................................................................................................151
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN CỦA NGHIÊN CỨU SINH...............................................................152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................153
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐPL: Bảo đảm pháp lý
BVCS&GDTE: Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
HĐND: Hội đồng Nhân dân
LHN&GĐ: Luật hôn nhân và gia đình
MTTQVN: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
NCTN: Ngƣời chƣa thành niên
QTE: Quyền trẻ em
TAND: Tòa Án nhân dân
VPPL: Vi phạm pháp luật
XHTD: Xâm hại tình dục
TGPL: Trợ giúp pháp lý
QCN: Quyền con ngƣời
LĐTE: Lao động trẻ em
ĐTNCSHCM: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
HLHPNVN: Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 3.1: Thống kê số liệu tình hình bạo lực xâm hại trẻ em từ năm
2009 – 2013 105
Bảng 3.2: Số liệu tình hình trẻ em phạm tội từ năm 2009 – 2013 106
Bảng 3.3: Số liệu thống kê báo cáo công tác xét xử của tòa án nhân
dân tối cao về xâm hại trẻ em từ năm 2009 – 2013 107
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em là những ngƣời chƣa trƣởng thành, còn non nớt về thể chất và tinh
thần, thƣờng dễ bị tổn thƣơng và xâm hại về các quyền tự do và lợi ích hợp pháp
của mình; trẻ em cũng là lớp công dân đặc biệt, nguồn nhân lực cho tƣơng lai, nhân
tố quyết định đến sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nƣớc; vì vậy trẻ
em là đối tƣợng cần đƣợc đặc biệt ƣu tiên trong xã hội.
Luật quốc tế về nhân quyền đã dành sự quan tâm đặc biệt đến quyền trẻ em và
qui định các thiết chế pháp lý để đảm quyền trẻ em đƣợc thực thi trong đời sống; các
văn bản pháp lý quốc tế quan trọng về quyền trẻ em đã đƣợc ban hành, bao gồm:
Tuyên bố về quyền trẻ em của Hội quốc liên năm 1923; Tuyên bố về quyền trẻ em
của Liên hợp quốc năm 1959; Công ƣớc về quyền trẻ em của Liên hợp quốc năm
1989; Công ƣớc 182 về các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất do Tổ chức lao động
quốc tế thông qua năm 2000; Các nghị định thƣ về sự tham gia của trẻ em trong xung
đột quân sự năm 2000 và nạn buôn bán trẻ em, mãi dâm trẻ em năm 2002.
Việt Nam là một quốc gia còn nhiều khó khăn nhƣng là một trong những nƣớc
đầu tiên tham gia phê chuẩn Công ƣớc quốc tế về QTE, đồng thời đã nội luật hóa Công
ƣớc quốc tế về QTE trong Hiến pháp của nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và các văn bản pháp luật chuyên ngành nhƣ: Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục
trẻ em năm 2004, luật hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình…
Từ những nỗ lực nêu trên quyền trẻ em ở Việt Nam đã đƣợc tôn trọng, bảo
đảm phát triển trẻ em về thể chất và tinh thần, quyền tham gia, quyền phát triển,
quyền bảo vệ và quyền sống còn.
Tuy nhiên trên thực tế quyền trẻ em còn bị xâm phạm, chƣa đƣợc đảm bảo:
vẫn còn tình trạng trẻ em bị mù chữ, trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực về thể
chất và tinh thần, tình trạng lao động trẻ em còn diễn ra...
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những hạn chế nói trên nhƣ: các nguyên nhân
về gia đình, nhà trƣờng, xã hội; trong đó bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em là một
trong những nguyên nhân quan trọng nhất; cụ thể:
Hiện nay các tiêu chí quốc tế về quyền trẻ em vẫn chƣa đƣợc nội luật hóa
một cách đầy đủ, một số quy định chƣa chi tiết, chƣa thực sự tƣơng thích với quy
định của Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em, chƣa cụ thể hóa để thực hiện các quyền
trẻ em trong đời sống;
2
Bên cạnh đó các biện pháp thực thi các quyền trẻ em còn ít, chƣa thực sự phù
hợp với thực tiễn, một số biện pháp còn cứng nhắc thiếu tính linh hoạt;
Hoạt động kiểm soát đối với việc thực thi các QTE còn thiếu đồng bộ;
Hoạt động giáo dục, nâng cao nhận thức các quyền trẻ em còn hạn chế vì vậy
việc tiếp cận quyền trẻ em còn hạn chế với các cán bộ công chức, gia đình, nhà
trƣờng và với chính bản thân trẻ em.
Do nhu cầu phát triển đất nƣớc và việc từng bƣớc hội nhập quốc tế và khu
vực, quyền con ngƣời, quyền trẻ em ngày càng đƣợc nâng cao; theo quy định của Hiến
pháp năm 2013, tại điều 37 khoản 1 “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo
vệ, chăm sóc, giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại,
hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi
phạm quyền trẻ em”; vì vậy bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em cần phải đƣợc tăng
cƣờng góp phần tôn trọng bảo đảm quyền trẻ em.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn vấn đề “ Quyền trẻ em trong giai
đoạn xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam – những đảm bảo pháp lý” làm đề
tài luận án Tiến sĩ Luật học của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là dựa trên sự nghiên cứu lý luận, pháp lý
của quốc tế và thực tiễn Việt Nam về những bảo đảm pháp lý bảo vệ quyền trẻ em;
tìm ra những điểm hạn chế của vấn đề này; hình thành các quan điểm và giải pháp
nâng cao hiệu quả thực thi quyền trẻ em. Thông qua bảo đảm pháp lý; hình thành hệ
thống lý luận về quyền trẻ em và bảo đảm pháp lý về quyền trẻ…
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể
Thứ nhất, nghiên cứu, xây dựng lý luận bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em, phân
tích, đánh giá các tiêu chí quốc tế về quyền trẻ em và những điều kiện để nội luật hóa ở
Việt Nam.
Thứ hai, phân tích, đánh giá quy định pháp luật Việt Nam về quyền trẻ em và các
bảo đảm pháp lý trên các bình diện lập pháp, thực thi và kiểm soát, bảo vệ quyền trẻ em
trong giai đoạn xây dựng nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam.
Thứ ba, đánh giá thực trạng những bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em từ đó tìm ra
các hạn chế, tồn tại của bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em
Thứ tƣ, đề xuất các giải pháp đối với các bảo đảm pháp lý nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả của hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu chính sách, pháp luật về quyền và BĐPL về quyền trẻ em
- Nghiên cứu hoạt động BĐPL về quyền trẻ em trong thực tiễn xây dựng và
thực thi pháp luật, kiểm soát về quyền trẻ em.
Phạm vi nghiên cứu
- Trong quá trình nghiên cứu và viết tổng quan về tình hình nghiên cứu các
vấn đề liên quan đến đề tài luận án, nghiên cứu sinh đƣợc biết hầu nhƣ không có tài
liệu nào sử dụng thuật ngữ “đảm bảo pháp lý”. Thiết nghĩ, việc chỉnh sửa tên đề tài
thành: Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam -
những bảo đảm pháp lý là cần thiết. Tuy nhiên, thời hạn chỉnh sửa tên đề tài theo
quy định chung không còn. Do vậy, trong nội dung của Luận án, nghiên cứu sinh
xin phép đƣợc sử dụng thuật ngữ “bảo đảm pháp lý” thay “đảm bảo pháp lý” cho
thống nhất với các công trình nghiên cứu khoa học khác có liên quan, đồng thời để
bảo đảm tính hợp lý về mặt học thuật. Có thể thấy, đây là đề tài có phạm vi nghiên
cứu rộng, song tác giả đã không nghiên cứu tất cả các vấn đề lý luận và thực tiễn
bảo đảm pháp lý ở Việt Nam và tất cả các quốc gia trên thế giới mà xác định phạm
vi nghiên cứu của đề tài nhƣ sau:
- Vấn đề lý luận cơ bản về bảo đảm pháp lý đối với quyền trẻ em.
- Nghiên cứu bảo đảm pháp lý đối với quyền trẻ em của một số nƣớc trên thế
giới, để rút ra yếu tố hợp lý vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.
- Nghiên cứu khảo sát chính sách pháp pháp luật Việt Nam, quốc tế và một
số quốc gia trên thế giới về quyền trẻ em.
- Những hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong khoảng 10
năm; từ năm 2005 - 2014 (sau khi Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm
2004 ra đời).
- Một số những tồn tại trong thực hiện bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em ở Việt Nam
- Trên cơ sở nghiên cứu những nội dung trên, luận án kiến nghị những giải
pháp cơ bản của bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng nhà
nƣớc pháp quyền Việt Nam.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu.
Phương pháp luận
Trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lê Nin và tƣ tƣởng Hồ Chí
4
Minh và đƣờng lối chính sách của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam về con ngƣời về nhà
nƣớc và pháp quyền.
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phƣơng pháp hệ thống; kết
hợp lý luận với thực tiễn; biện chứng, phân tích và tổng hợp; luật học so sánh; lịch
sử; thống kê; các phƣơng pháp nghiên cứu này đƣợc sử dụng trong từng chƣơng của
luận án cụ thể nhƣ sau:
Phương pháp hệ thống: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng xuyên suốt toàn bộ
luận án nhằm trình bày các vấn đề, nội dung của luận án theo trình tự, bố cục hợp
lý, chặt chẽ, có sự gắn kết, kế thừa, phát triển các vấn đề để đạt đƣợc mục đích, yêu
cầu đã đƣợc xác định cho luận án.
- Phương pháp luật học so sánh: Phƣơng pháp này chủ yếu đƣợc sử dụng tại
chƣơng 2. Cụ thể là đƣợc vận dụng trong việc tham khảo kinh nghiệm bảo đảm
pháp lý về quyền trẻ em ở một số nƣớc.
- Phương pháp lịch sử: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhiều tại chƣơng 3
nhằm đƣa ra những cứ liệu lịch sử để trình bày về bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em
trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
- Phương pháp thống kê: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để nghiên cứu bảo
đảm pháp lý về quyền trẻ em của một số nƣớc trên thế giới (chƣơng 2), thực tiễn
bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em ở Việt Nam (chƣơng 3, 4).
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong
các chƣơng của luận án. Cụ thể là đƣợc sử dụng để đi sâu vào tìm tòi, trình bày các
hiện tƣợng, quan điểm, quy định và thực tiễn của bảo đảm pháp lý; phân tích và
tổng hợp để rút ra bản chất của vấn đề (chƣơng 1, 2, 3); từ đó đƣa ra các đánh giá,
kết luận và kiến nghị phù hợp nhằm tiếp tục hoàn thiện những bảo đảm pháp lý về
quyền trẻ em ở Việt Nam (chƣơng 4).
5. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu của bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em ở
Việt Nam làm sáng tỏ các vấn đề đã đƣợc giải quyết và cần tiếp tục nghiên cứu.
Thứ hai, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về bảo đảm pháp lý về quyền trẻ
em nhƣ: khái niệm, đặc điểm quyền trẻ em; khái niệm và những đặc thù của bảo
đảm pháp lý về quyền trẻ em, hệ thống các bảo đảm, mối quan hệ của bảo đảm pháp
lý với các bảo đảm xã hội khác và những giải pháp hoàn thiện.
Thứ ba, khái quát quá trình hình thành của hệ thống pháp luật và tình hình
5
thực hiện pháp luật về quyền trẻ em; cung cấp một số kinh nghiệm bảo đảm pháp lý
về quyền trẻ em của một số nƣớc.
Thứ tƣ, đề xuất một số các giải pháp của bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em,
đề xuất thành lập một số thiết chế mới bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam:
Ombudsman trẻ em của Quốc hội; Tòa án trẻ em.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học, luận án là công trình nghiên cứu trực tiếp và toàn diện về
những bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em, góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực
tiễn của các bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc
pháp quyền Việt Nam. Sau khi hoàn thành, luận án sẽ là công trình khoa học có giá
trị tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập về các bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em.
Ý nghĩa thực tiễn, luận án là tài liệu nghiên cứu có ý nghĩa tham khảo, phục
vụ trực tiếp cho các cơ quan lập pháp, thực thi và bảo vệ pháp luật quyền trẻ em
cũng nhƣ giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức chăm sóc, giáo dục, bảo vệ quyền
trẻ em của xã hội.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục và tài liệu tham khảo, phần
nội dung đƣợc chia làm bốn chƣơng.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu của luận án, cơ sở lý thuyết và
phƣơng pháp nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận về những bảo đảm pháp lý đối với quyền trẻ em
trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam.
Chương 3: Bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay.
Chương 4: Các quan điểm và giải pháp về bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em
trong bối cảnh xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Tình hình nghiên cứu của đề tài ở Việt Nam
Nhóm tài liệu nghiên cứu về quyền con ngƣời
“Các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người”của trung tâm nghiên cứu
về quyền con ngƣời và quyền công dân thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, năm 2002, dài 660 trang, nội dung cuốn sách giới thiệu các tuyên ngôn, tuyên
bố, các điều ƣớc chủ yếu về nhân quyền đƣợc Đại hội đồng Liên hợp quốc thông
qua; và giới thiệu các văn kiện quan trọng do một số tổ chuyên môn của Liên hợp
quốc ban hành hoặc đƣợc thông qua tại các hội nghị quốc tế lớn do Liên hợp quốc
bảo trợ; nhằm mục đích giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về những vấn đề quốc
tế về quyền con ngƣời, từ đó chọn lọc và tiếp thu những tiến bộ của nhân loại, đấu
tranh chống lại những âm mƣu và hành động lợi dụng các vấn đề về quyền con
ngƣời để chống phá nhà nƣớc, bên cạnh đó còn giúp lựa chọn hành động phù hợp
với việc giải quyết các vấn đề pháp lý có liên quan nhƣ việc tham gia vào các điều
ƣớc quốc tế, khu vực và xử lý những phức tạp phát sinh trong vấn đề nhân quyền.
“Quyền con người, quyền Công dân trong Hiến pháp Việt Nam”, tác giả
Nguyễn văn Động, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2005, dày 253 trang, sách gồm
4 chƣơng, có nội dung bao quát toàn diện về quyền con ngƣời, quyền công dân và vai
trò của pháp luật đối với việc bảo đảm các quyền con ngƣời, quyền công dân ở nƣớc ta.
“Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam”,tác giả Trần Ngọc Đƣờng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm
2004, dài 356 trang; nội dung của cuốn sách trình bày về các quan niệm về quyền
con ngƣời, quyền công dân, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong Nhà nƣớc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; sự phát triển về mặt pháp lý cũng nhƣ thực tiễn
về quyền con ngƣời, quyền công dân qua các Hiến pháp 1946, 1959, 1980. Cuốn
sách chia làm năm phần: Phần I về quan niệm về quyền con ngƣời, quyền công dân;
phần II về quan niệm về nghĩa vụ cá nhân công dân; phần III về Quyền con ngƣời,
quyền công dân trong Hiến pháp 1992 và chỉ ra bƣớc phát triển mới so với các bản
Hiến pháp 1946, 1959, 1980; phần IV về Những bảo đảm pháp lý về việc thực hiện
7
quyền con ngƣời, quyền và nghĩa vụ công dân trong Nhà nƣớc pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam; phần V tiếp tục xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam vì con ngƣời, coi con ngƣời là giá trị và mục tiêu cao nhất.
Luận án tiến sĩ Luật học năm 2013, “Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ
quyền con người ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Đặng Công Cƣờng nội dung của
Luận án phân tích và chứng minh các phƣơng diện lý luận thể hiện vai trò của Tòa
án trong việc bảo vệ quyền con ngƣời. Trên cơ sở lý luận đã đƣợc chứng minh, luận
án đánh giá thực trạng bảo vệ quyền con ngƣời bằng hoạt động xét xử ở Việt Nam
hiện nay trên cơ sở các tiêu chí nhất định và đề xuất các một số các giải pháp khoa
học nhằm nâng cao vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con ngƣời ở Việt
nam: phân tích và chứng minh những phƣơng diện cơ bản thể hiện vai trò của tòa án
trong việc bảo vệ quyền con ngƣời; phân tích và làm rõ thực trạng của bảo vệ quyền
con ngƣời bằng Tòa án, đặc biệt là những tồn tại hạn chế của hoạt động này; nghiên
cứu và làm rõ nguyên nhân ảnh hƣởng tiêu cực đến vai trò của tòa án trong việc bảo
vệ quyền con ngƣời ở Việt Nam hiện nay - xây dựng phƣơng hƣớng và đề xuất giải
pháp nâng cao vai trò của Tòa án Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con ngƣời.
Nhóm nghiên cứu về quyền trẻ em, qua nghiên cứu cho thấy đã có các công
trình khoa học chuyên khảo nghiên cứu nhƣ sau:
“Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật về quốc tịch và đăng ký hộ tịch ở
Việt Nam”- Tác giả Hoàng Thế Liên, do Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, xuất bản
năm 2000, sách dài 127 trang, nội dung của sách trình bày về những nguyên tắc cơ
bản và quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam về quốc tịch và việc đăng ký hộ
tịch liên quan đến trẻ em; đồng thời cũng chỉ ra những hƣớng dẫn cụ thể về thủ
tục, trình tự đăng ký khai sinh và đăng kí nuôi con nuôi; đăng kí nhận cha mẹ,
con; đăng kí giám hộ, cải chính hộ tịch đối với trẻ em theo những quy định của
các văn bản pháp luật hiện hành.
Tác giả Vũ Ngọc Bình với cuốn “Quyền trẻ em trong pháp luật quốc gia và
quốc tế” của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 1995 đã đề cập đến vấn đề
quyền trẻ em trong hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam và quốc tế nhƣ
Pháp lệnh Hôn nhân và gia đình, Luật Quốc tịch, Bộ luật hình sự… và các văn bản
quốc tế nhƣ: Công ƣớc La Hay về bảo vệ trẻ em, Công ƣớc của Liên hợp quốc,
Công ƣớc của tổ chức lao động quốc tế.
“Quyền trẻ em trong các văn bản pháp lý quốc tế và pháp luật Việt Nam” -
tác giả Hoàng Công Phƣơng chủ biên, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2003,
8
nội dung cuốn sách nhằm nêu lên khái quát về các vấn đề quyền con ngƣời của phụ
nữ và trẻ em trong các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam và quốc tế, đồng
thời nhằm cung cấp thêm tài liệu tham khảo về vấn đề quyền con ngƣời nói chung,
quyền phụ nữ và trẻ em nói riêng trong pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế cho
các cán bộ công tác trong lĩnh vực này, đặc biệt cho các đại biểu Quốc hội là những
ngƣời hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực lập pháp.
Công trình nghiên cứu về các bảo đảm chung về quyền trẻ em.
“Trẻ em gia đình xã hội”, tác giả Mai Quỳnh Nam (chủ biên), Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia năm 2004; nội dung gồm ba phần: Phần I trẻ em Việt Nam: sự
quan tâm của xã hội đối với việc chăm sóc và giáo dục trẻ em, ở phần này tác giả đi
vào nghiên cứu về đặc điểm của vị thành niên ở Việt Nam và việc định hƣớng chính
sách; nhu cầu về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản của học sinh phổ thông
trung học; vấn đề lao động trẻ em trong các gia đình sản xuất thủ công; Lao động
trẻ em dân tộc thiểu số - trách nhiệm của gia đình và xã hội. Phần II cuốn sách trình
bày về vai trò của gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em bao gồm các nội
dung cụ thể nhƣ sau: vấn đề nghề nghiệp của cha mẹ và việc giáo dục con cái trong
gia đình; hành vi có vấn đề của trẻ vị thành niên: Những ảnh hƣởng của bố mẹ; Bạo
lực gia đình và ảnh hƣởng của nó đến tâm lý và việc hình thành nhân cách của trẻ
em. Phần III, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt - những khó khăn và giải pháp gồm có
các nội dung: Các khía cạnh xã hội của việc giáo dục nghệ thuật cho trẻ khuyết tật;
trẻ khuyết tật và các thể chế trợ giúp trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay; một vài
khía cạnh giới của lao động trẻ em giúp việc cho các gia đình ở Hà Nội; một số đặc
điểm xã hội và kinh tế của trẻ đƣờng phố và trẻ lao động; những ảnh hƣởng của tệ
nạn xã hội đến trẻ đƣờng phố; các nhận xét về hiện tƣợng thiếu niên phạm pháp;
quan hệ xã hội và tội phạm chƣa đến tuổi thành niên.
Công trình nghiên cứu về bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em
Giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng (2004), của tác giả Nguyễn Đặng Đình
Lục, Nhà xuất bản giáo dục; đây là công trình nghiên cứu toàn diện về vấn đề đổi
mới và nâng cao chất lƣợng giáo dục pháp luật trong các trƣờng phổ thông; tác giả
đã đi sâu phân tích và luận giải một cách khoa học về những vấn đề chính yếu nhằm
nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng
hiện nay. Đây là công trình vừa mang tính lý luận, vừa có ý nghĩa hƣớng dẫn thực
hành, không những cần thiết cho những ngƣời làm công tác giáo dục mà còn cho
bất kỳ ai quan tâm đến thế hệ công dân tƣơng lai của đất nƣớc.
9
Một số bài báo khoa học đăng trên các tạp chí và hội thảo khoa học trong
nước và quốc tế
“Quyền con người trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”,
tác giả Phan Thị Lan Phƣơng, Lƣơng Văn Tuấn, tạp chí pháp lý số 11/2010, nội
dung bài viết đã đề cập đến các nội dung nhƣ sau: Xây dựng và hoàn thiện pháp luật
về quyền con ngƣời quyền công dân; xây dựng chế độ trách nhiệm của cơ quan nhà
nƣớc; Tính độc lập của cơ quan tƣ pháp trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp
pháp của cá nhân, công dân; Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan Tƣ
pháp; Xây dựng cơ chế và đề cao vai trò của các tổ chức xã hội dân sự.
“Giáo dục quyền con người cho trẻ em trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn
diện, giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Lê Thị Phƣơng Nga,Tạp chí
Khoa học Đại học Quốc gia, Luật học, số 4 (2013); Bài viết của tác giả phân tích
vai trò của giáo dục quyền con ngƣời cho trẻ em trong bối cảnh Việt nam sẽ thực
hiện đổi mới toàn diện, căn bản giáo dục và đào tạo. Tác giả đã đề xuất việc tích
hợp, lồng ghép bốn chƣơng trình giáo dục cho trẻ em, bao gồm: giáo dục quyền con
ngƣời, giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật và kỹ năng sống. Việc tích hợp này cần
đƣợc thể hiện trong chƣơng trình, bài học cho các em ở nhà trƣờng, trong các cộng
đồng. Đây là cách làm sẽ mang lại hiệu quả xã hội, tiết kiệm thời gian và tạo sự hấp
dẫn, thuyết phục trẻ em, học sinh. Mục đích, nhiệm vụ của giáo dục quyền con
ngƣời là nhằm cung cấp cho các em hiểu biết cơ bản về quyền, bổn phận của mình
và sự tôn trọng, bảo vệ quyền của những ngƣời khác, hình thành phẩm chất đạo đức
nhân văn, kỹ năng sống cho trẻ em.
“Đăng ký khai sinh cho trẻ em, thực trạng và giải pháp”, bài viết của Nguyễn
Văn Đoàn đăng trên báo điện tử của Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình số
6/2012; Dựa trên kết quả khảo sát của các địa phƣơng Lai Châu, Quảng Trị, An
Giang nội dung bài viết đã đề cập đến các vấn đề về đăng ký khai sinh cho trẻ em
bao gồm, những kết quả đã đạt đƣợc đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế tồn tại
của đăng kí khai sinh cho trẻ em và giải thích rõ các nguyên nhân; nội dung bài viết
cũng đƣa ra các giải pháp thúc đẩy việc thực hiện đăng kí khai sinh cho trẻ em nhƣ:
đẩy mạnh việc truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về đăng kí khai sinh; bồi
dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác hộ tịch; giải quyết tồn đọng
về đăng kí khai sinh; hỗ trợ thủ tục pháp lý và cơ sở vật chất cho các địa bàn gặp
khó khăn trong công tác khai sinh; huy động sự tham gia của các tổ chức quốc tế,
kiểm tra, đánh giá, giám sát chặt chẽ hoạt động đăng kí khai sinh; điều chỉnh cơ chế
chính sách trong việc đăng kí khai sinh cho trẻ em.
10
“Quyền trẻ em và yếu tố văn hóa” - Tác giả Mai Huy Bích, tạp chí nghiên
cứu con ngƣời số 4(49), năm 2010, bài viết tiếp cận, tìm hiểu quyền trẻ em dƣới góc
độ văn hóa, tiếp cận công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em dƣới góc độ là sản phẩm của
một nền văn hóa phƣơng tây hiện đại; việc phổ biến toàn cầu công ƣớc liên hiệp
quốc và sự va chạm văn hóa khi thực thi quyền trẻ em, trong nội dung bài viết còn
đi sâu nghiên cứu về lịch sử hình thành quyền trẻ em và sự phát triển quyền trẻ em
từ trƣớc khi Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em ra đời.
“Giám sát việc bảo vệ quyền trẻ em” - Tác giả Trƣơng Thị Mai, tạp chí
nghiên cứu lập pháp số 2/2005, bài viết đề cập đến yêu cầu thực thi hiệu quả luật
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, gắn liền với trách nhiệm giám sát của đại biểu
Quốc hội, đại biểu của Hội đồng nhân dân, góp phần quan trọng vào việc thực hiện
công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em và luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở
nƣớc ta; cụ thể nội dung bài viết đề cập đến thành quả của việc thực hiện Công ƣớc
quốc tế về quyền trẻ em, bài viết cũng chỉ ra nội dung của luật bảo vệ chăm sóc và
giáo dục trẻ em (sửa đổi). Đặc biệt, đề cập đến vai trò, nội dung giám sát của Quốc
hội và Hội đồng nhân dân là rất quan trọng vì thông qua hoạt động giám sát để xem
xét, đánh giá việc thực hiện luật trong đời sống xã hội và cách thức tổ chức thực
hiện của các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đƣợc trao trách nhiệm trong công tác
BVCS&GDTE; Từ đó, rút ra những đề xuất, kiến nghị liên quan đến hoạt động bảo
vệ quyền trẻ em. Bên cạnh đó, bài viết cũng đề cập đến phƣơng thức giám sát nhằm
đảm bảo hiệu quả giám sát thể hiện thông qua: giám sát chuyên đề; giám sát qua
chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội và Hội đồng nhân dân; xây dựng chƣơng trình, kế
hoạch, nội dung giám sát cho phù hợp; phối hợp chặt chẽ trong hoạt động giám sát
của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
“Sự cần thiết và hướng hoàn thiện các quy định của luật hình sự về bảo vệ
trẻ em” - Tác giả Nguyễn Văn Hƣơng, tạp chí Luật học số 2/2005; nội dung của bài
viết bao gồm: sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của luật hình sự về bảo vệ
trẻ em vì có một số các quy định luật hình sự không còn phù hợp với diễn biến thực
tế của tình hình tội phạm, nhiều hành vi của tội phạm xâm hại quyền trẻ em diễn ra
phức tạp và nghiêm trọng hơn. Vì vậy việc sửa đổi các quy định luật hình sự bảo vệ
quyền trẻ em là cần thiết; Đồng thời, bài viết chỉ ra hƣớng hoàn thiện các quy định
luật hình sự về bảo vệ trẻ em, bao gồm: bổ sung tội danh mới – tội danh bắt cóc trẻ
em làm con tin; bổ sung dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng “phạm tội đối với
trẻ em”; cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản hƣớng dẫn, giải thích và sửa
11
đổi những hƣớng dẫn không phù hợp để các quy định luật hình sự Việt Nam về bảo
vệ trẻ em có tính khả thi.
“Hệ thống pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em - Chặng đường
hình thành và phát triển”, tác giả Hoàng Thị Kim Quế, tạp chí nghiên cứu lập pháp
số 6/2005, nội dung bài viết trình bày một số nội dung cơ bản nhƣ sau: thứ nhất, khái
quát về chính sách pháp luật quốc gia và các điều ƣớc quốc tế về quyền trẻ em, thứ
hai, hệ thống pháp luật về trẻ em: sự phát triển và đặc thù, bao gồm các nội dung sự
hình thành và phát triển pháp luật về trẻ em và đặc thù của pháp luật về trẻ em nhƣ
liên quan bảo vệ quyền trẻ em liên quan đến bảo vệ quyền của phụ nữ; liên quan giữa
pháp luật với đạo đức; pháp luật về quyền trẻ em liên quan đến nhiều ngành pháp
luật; thứ ba, đạo luật chuyên về trẻ em; thứ tư, bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em
trong một số lĩnh vực pháp luật: quyền có quốc tịch, quyền hộ tịch, pháp luật dân sự,
hôn nhân và gia đình, pháp luật hình sự, pháp luật xử lý vi phạm hành chính, pháp
luật lao động; thứ năm, bài viết cũng đã chỉ ra những thành tựu và những bất cập của
hệ thống pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở nƣớc ta trong giai đoạn này.
Sách chuyên khảo,"Văn hóa pháp luật - Những vấn đề lý luận cơ bản và ứng
dụng chuyên ngành", Đại học quốc gia Hà Nội, 2011. Chủ biên: GS.TS. Hoàng Thị
Kim Quế, TS. Ngô Huy Cƣơng, tác giả Phan Thị Lan Phƣơng viết chƣơng: “Bảo vệ
quyền trẻ em ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập văn hóa pháp lý”; Bài viết tập
trung làm rõ các nội dung nhƣ sau: thứ nhất, đi sâu vào việc nghiên cứu để nhận
thức về văn hóa pháp luật; Thứ hai, bài viết cũng chỉ ra việc bảo vệ quyền trẻ em là
truyền thống pháp luật của dân tộc Việt Nam thể hiện bởi việc bảo vệ trẻ em trong
Quốc triều hình luật, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về bảo vệ quyền trẻ em, bảo vệ quyền
trẻ em trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay. Thứ ba, bài viết đề cập đến
quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay, trong đó chỉ ra một số thành tựu đã đạt đƣợc
những hạn chế cần khắc phục, nguyên nhân của những hạn chế đó và đƣa ra các giải
pháp khắc phục.
Phan Thị Lan Phƣơng, “Bạo lực, xâm hại trẻ em - thực trạng và một số giải
pháp kiến nghị”, tạp chí Tòa Án số 23, năm 2014, nội dung bài viết đề cập đến khái
niệm về bạo lực, xâm hại trẻ em, đồng thời phân tích các quy định của pháp luật
Việt Nam hiện hành về bạo lực, xâm hại trẻ em và thực trạng thực thi các quy định
đó trong thực tiễn thông qua việc phân tích thực trạng về bạo lực và xâm hại trẻ.
Ngoài ra, bài viết còn chỉ ra một số nguyên nhân của xâm hại trẻ em giải pháp cơ
bản nhằm khắc phục tình trạng bạo lực và xâm hại trẻ em ở Việt Nam hiện nay.
12
Phan Thị Lan Phƣơng, “Phòng, chống lạm dụng lao động trẻ em góp phần
thúc đẩy việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam”, tạp chí Khoa Học Đại học Quốc
gia Hà Nội Số 4, năm 2014. Bài viết tập trung làm rõ các khá i niê ̣m trẻ em , quyền
trẻ em và lao động trẻ em , đồng thời phân tích các quy đi ̣nh pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam
hiê ̣n hành về lao động trẻ em và nhƣ̃ng vƣớng mắc trong quá trình thƣ̣c thi các quy
đi ̣nh đó trong thƣ̣c tiễn . Bên ca ̣nh đó , bài viết cũng chỉ ra một số nguyên nhân và
nhƣ̃ng giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiê ̣u quả công tác đấu tranh phòng , chống
lạm dụng lao động trẻ em.
Lê Thị Phƣơng Nga, “Tình hình thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em
ở nước ta hiện nay”, tạp chí nhịp cầu trí thức số 8/2010. Bài viết đề cập đến một số
đặc trƣng về pháp luật bảo vệ quyền trẻ em: phạm vi rộng, liên quan nhiều lĩnh vực
xã hội và nhiều ngành luật khác nhau, mỗi ngành luật điều chỉnh về việc bảo vệ
quyền trẻ em có những đặc thù riêng nhƣ luật Hiến pháp điều chỉnh quan hệ về trẻ
em trên quan điểm mang tính nguyên tắc, Luật hình sự điều chỉnh quyền trẻ em
trong trƣờng hợp bị xâm hại và cả trƣờng hợp trẻ em vi phạm pháp luật, ngoài ra
nội dung còn đề cập đến các ngành luật khác nhƣ lao động, tố tụng hình sự, hôn
nhân gia đình…. Bên cạnh đó, tác giả có đề cập đến một số thành tựu đạt đƣợc
trong đó có vai trò của hệ thống pháp luật trong việc bảo vệ quyền trẻ em thể hiện
đầy đủ các cam kết và nguyên tắc của Công ƣớc quốc tế về bảo vệ trẻ em, điều này
đƣợc chỉ rõ trong từng lĩnh vực pháp luật khác nhau. Đồng thời bài viết cũng chỉ ra
những bất cập, tồn tại trong việc bảo vệ quyền trẻ em nhƣ: các quyền của trẻ em bị
xâm hại còn nhiều, trẻ em đƣờng phố, lao động trẻ em.
“Pháp luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong tiến trình hội nhập quốc
tế vì mục tiêu phát triển bền vững”, tác giả Phan Thị Lan Phƣơng, kỷ yếu Hội thảo
quốc tế Việt Nam học lần IV tháng 11/2012; nội dung bài viết nghiên cứu những ảnh
hƣởng của hội nhập quốc tế với pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ đó
tìm ra các giải pháp khắc phục; cụ thể bài viết đã tập trung làm rõ ba nội dung cơ bản:
Nội dung thứ nhất, chỉ ra một số đặc điểm khái quát về trẻ em trong tiến
trình hội nhập, nhận thức rõ các đặc điểm về trẻ em có những thay đổi lớn, sự phân
hóa giàu nghèo trong xã hội làm phân chia các nhóm trẻ em khác nhau đặc biệt là
các nhóm trẻ em yếu thế, dễ bị tổn thƣơng khẩn cấp cần đƣợc bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục nhƣ: trẻ em lang thang cơ nhỡ, trẻ em mồ côi, trẻ em nghèo.
Nội dung thứ hai, không đi sâu vào các thành quả đạt đƣợc, tập trung chỉ ra
những thay đổi của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cần khắc phục
13
Nội dung thứ ba, nêu ra một số giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những tồn
tại đã nêu: Cần nghiên cứu một cách sâu, rộng về sự tác động của việc hội nhập
Quốc tế đối với các quy định pháp luật cũng nhƣ việc thực hiện pháp luật về bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em ở Việt Nam; phải rà soát để kịp thời sửa đổi, bổ sung
các quy định pháp luật cho phù hợp với Công ƣớc Quốc tế và tiêu chuẩn quốc tế về
bảo vệ trẻ em nhƣ: quy định về độ tuổi, về việc thành lập hệ thống tƣ pháp thân
thiện với trẻ em, nghĩa vụ của các cá nhân, gia đình tổ chức trong việc bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em; Tạo điều kiện cho các cá nhân tổ chức nƣớc ngoài tham gia
vào hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ở một số nƣớc trên thế giới
Nhóm những công trình nghiên cứu về quyền trẻ em
Qua nghiên cứu một số công trình của các tác giả ở một số nƣớc đã cho thấy
quyền trẻ em đƣợc tiếp cận nhƣ sau:
Một tài liệu về quyền trẻ em mang tên Quyền trẻ em theo luật của tác giả
Samuel Davis, dài 474 trang, xuất bản năm 2011 (Children's Rights Under the Law,
Samuel Davis, Oxford University press, 2011); sách có nội dung nghiên cứu về
quyền của trẻ em theo luật, xem xét cách thức quy định của pháp luật về các quyền
của trẻ em ở trong cả hai lĩnh vực luật Công và luật Tƣ gồm các quyền về cải thiện
đầu tiên ở trƣờng học của trẻ em, quyền về tài sản, lao động trẻ em, kỷ luật nhà
trƣờng, giáo dục pháp luật… Đồng thời cũng nghiên cứu về các quyết định của Tòa
án Tối cao liên quan đến mối quan hệ của cha - con - nhà nƣớc. Trong nội dung
cuốn sách cũng mô tả các chế độ về y tế đối với trẻ em, các quyền tự do cá nhân của
trẻ em, các quyền lợi tài sản của trẻ em và giải quyết các vấn đề phát sinh trong môi
trƣờng giáo dục hay luật trƣờng học; các vấn đề bỏ rơi và lạm dụng trẻ em, vấn đề
về tƣ pháp vị thành niên và thẩm quyền của tòa án vị thành niên, việc bắt giữ, tìm
kiếm và thu giữ khi áp dụng cho trẻ em, thẩm vấn của cảnh sát đối với trẻ em.
Trong một công trình nghiên cứu khác dày 840 trang của tác giả Robert C.
Fellmeth, xuất bản năm 2011 mang tên Quyền trẻ em và biện pháp thực hiện (Child
Rights and Remedies, Oxford University press, 2011); nội dung tài liệu đã phân tích
toàn diện dựa trên quyền của trẻ em trong hệ thống pháp luật Hoa kỳ ở cả hai khía
cạnh chính trị và pháp lý, điều này làm ảnh hƣởng đến trẻ em Mỹ.
Nội dung tài liệu đi xem xét các rào cản đối với chính sách công về các vấn
đề mang tính nhạy cảm và về tình trạng pháp lý của trẻ em liên quan đến đói nghèo,
giáo dục, y tế, trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt, trẻ em bị lạm dụng, tội phạm vị
thành niên và bị giam giữ, các quyền tự do dân sự. Đây là một tài liệu khảo sát hơn
14
190 trƣờng hợp và đƣa ra số liệu thống kê từ đó phản ánh đƣợc tình hình hình thực
hiện quyền trẻ em; nhằm thúc đẩy các quyền của trẻ em.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu về quyền trẻ em bằng tiếng Anh còn có
các công trình nghiên cứu bằng tiếng Nga nhƣ sau:
Tác giả Gaisinna đã trình G.I. đã trình bày những nghiên cứu của mình trong
cuốn sách chuyên khảo “Xây dựng mái ấm gia đình cho trẻ em mồ côi, trẻ em bị cha
mẹ bỏ mặc: kinh nghiệm nước Nga và thế giới” đƣợc xuất bản năm 2013 dƣới sự trợ
giúp của Quĩ nghiên cứu khoa học xã hội trong khuôn khổ chƣơng trình (Гайсина
Г.И. Семейное устройство детей-сирот и детей, оставшихся без попечения
родителей: российский и зарубежный опыт, 2013).
Trong công trình dày 150 trang này, tác giả đã phân tích kinh nghiệm của
nƣớc Nga qua các thời kỳ trong việc chăm sóc trẻ em mồ côi và trẻ em bị bố mẹ bỏ
rơi: từ mô hình ngôi nhà giáo dƣỡng vào năm 1775 đến mô hình chuyển giao trẻ em
vào các gia đình nuôi dƣỡng dƣới sự giám sát của một ủy ban thuộc Ủy ban nhân
dân và mô hình giám hộ và bảo trợ theo qui định của pháp luật Liên bang hiện đại
cũng nhƣ các mô hình chăm sóc trẻ em do Ủy ban chăm sóc trẻ em, mô hình nhận
trẻ về nuôi, mô hình vƣờn trẻ và các ngân hàng dữ liệu về trẻ em mồ côi trên toàn
Liên bang. Cũng trong công trình này, tác giả đã phân tích hệ thống pháp luật Liên
bang hiện tại liên quan đến chăm sóc, giáo dục trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi trên
toàn Liên bang Nga. Trong công trình này tác giả cũng phân tích các mô hình cũng
nhƣ các biện pháp pháp lý của Mỹ, các nƣớc Tây Âu về chăm sóc, bảo đảm quyền
của trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi…
Cũng liên quan đến các nghiên cứu về trẻ em và QTE của nhóm trẻ đặc biệt,
Quĩ bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn Liên bang Nga vào năm 2012 đã xuất bản
nghiên cứu về “Trẻ em trong các hoàn cảnh khó khăn: loại trừ những sự khác biệt
xã hội đối với trẻ em mồ côi”. Trong công trình này, ngoài những công bố về tình
trạng trẻ em bị bỏ rơi, bị phân biệt theo số liệu ở các khu vực, các tác giả còn đƣa ra
những đánh giá về các nghiên cứu gần đây nhất về tình trạng này của các nhà
nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu của Nga từ đó đƣa ra những lập luận về tính
khả thi của các biện pháp bảo vệ quyền của nhóm trẻ em mồ côi, bị cha mẹ bỏ rơi
nhƣng bị phân biệt đối xử.
Cũng trong khuôn khổ nghiên cứu về các quyền và các biện pháp bảo đảm
quyền của trẻ em thuộc nhóm dễ bị tổn thƣơng còn có hai công trình nghiên cứu khá
tiêu biểu. Trƣớc hết đó là cuốn sách chuyên khảo của nhóm tác giả Zagainova
15
L.Yu., Afonina L.Yu., Voronin E.E. Epoyan A.I. (Chủ biên: Zagainova L.Yu) “Trẻ
em dương tính với HIV/AIDS” NXB. BESt-Print,. M-2010 dƣới sự bảo trợ của
UNISEF (Дети со знаком «плюс»: Книга для настоящих и будущих родителей
(информационное пособие для родителей и опекунов детей, затронутых
эпидемией ВИЧ-инфекции) / А.И. Загайнова, Л.Ю. Афонина, Е.Е. Воронин,
Т.А. Епоян; Под ред. А.И. Загайновой. – М., 2010). Đây là một trong những công
trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về việc bảo vệ quyền và lợi ích cơ bản của
nhóm trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS.
Khác với những nghiên cứu về bảo đảm quyền của trẻ em nhiễm HIV/AIDS,
Trung tâm nghiên cứu “Memoral” đã công bố bản Báo cáo nghiên cứu về địa vị, vị
trí pháp lý của trẻ em thuộc nhóm dễ bị tổn thƣơng “Địa vị của trẻ em thuộc nhóm
dễ bị tổn thƣơng ở Liên bang Nga”/Báo cáo định kỳ năm 2014 (АДЦ «Мемориал»:
Положение детей из уязвимых групп в РФ» (2014)). Trong báo cáo này, trung
tâm đã nghiên cứu về những thiệt thòi, sự phân biệt đối xử, sự bất công trong ứng
xử đối với các trẻ em thuộc nhóm dân tộc Di-gan, trẻ em của những ngƣời nhập cƣ
vào Liên bang Nga qua đó đề xuất các biện pháp ngăn ngừa sự phân biệt đối xử đối
với các trẻ em thuộc nhóm đó.
Ngoài những nghiên cứu trên, ở Nga có nhiều nghiên cứu về bảo vệ QTE nói
chung. Chẳng hạn, trong tuyển tập công trình với tiêu đề “Bảo vệ gia đình, bảo vệ trẻ
em – giữ gìn tương lai của chúng ta” đƣợc xuất bản dƣới sự bảo trợ của Quĩ “Quyền
trẻ em” Chủ biên S. Pronina, 2012 (С.Пронина, «Защитим семью и ребенка -
сохраним будущее!» Сборник методических материалов по профилактике
семейного нeблагополучия - Москва, 2012. - 200 с.). Trong công trình này, đã
công bố rất nhiều các nghiên cứu liên quan đến bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em
cũng nhƣ các quyền của trẻ em, các nhóm quyền của trẻ em thƣờng bị vi phạm và các
giải pháp phòng ngừa.
Một nghiên cứu khác liên quan đến bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình là sách
chuyên khảo của nhóm tác giả Ziurina A.I và Indeikina T.L. (Зырина А.И.; Индейкина
Т.Л.) về “Loại bỏ đối xử tàn bạo với trẻ em trong gia đình” (Предотвращение
жестокого обращения с ребенком в семье, Перми, 2009) xuất bản tại TP.
Perm, 2009. Trong công trình này, nhóm tác giả đã chỉ ra các dạng bạo lực phổ
biến trong gia đình nhƣ bạo lực về thể xác, về tình dục, về tâm lý hay thậm chí
không đoái hoài đến nhu cầu thiết yếu của trẻ cũng là một loại bạo lực. Các tác
giả nhận định đây là các loại bạo lực, đối xử phổ biến ảnh hƣởng nghiêm trọng
16
đến quyền của trẻ và đƣa ra các giải pháp loại trừ bạo lực và đối xử tàn bạo với
trẻ em từ phía gia đình.
Một trong những công trình nghiên cứu đáng chú ý liên quan đến QTE,
chính là nghiên cứu về Quyền giáo dục của trẻ em. Có rất nhiều công trình về lĩnh
vực này, tuy nhiên, trong số đó đáng chú ý nhất là cuốn sách chuyên khảo của tác
giả Sinkareva E.Yu. “Các quyền của trẻ em trong lĩnh vực giáo dục” xuất bản tại
Tomsk, 2007 (Шинкарева Е. Ю. Права детей в сфере образования: В помощь
родителям детей, имеющих особенности в физическом и психическом
здоровье и развитии. - Томск: Дельтаплан, 2007). Trong công trình này, tác giả
đi sâu vào phân tích các quyền đặc thù của những trẻ em đặc thù trong hoạt động
giáo dục nhƣ: quyền giáo dục của trẻ em hạn chế về năng lực (khiếm khuyết) hay
các quyền của trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo. Đây là những nghiên cứu khá toàn diện và
mới mẻ về các quyền của trẻ em đặc biệt này. Từ những phân tích, tác giả đã đề
xuất đƣa vào luật những qui định chặt chẽ về quyền đƣợc chăm sóc về sức khỏe tâm
lý, về y tế, thể chất... trong hoạt động giáo dục và thay đổi hệ thống giáo dục,
phƣơng thức giáo dục để phù hợp với các quyền này của trẻ.
Nhóm công trình nghiên cứu về các bảo đảm chung về quyền trẻ em
Sách Hệ thống bảo vệ trẻ em xu hướng quốc tế và định hướng của các tác
giả: Neil Gilbert, Nigel Parton, Marit skivenes, Nhà xuất bản Đại học Oxford năm
2011, dài 273 trang (Child protection systems: international Trend and Orientations,
Neil Gilbert, Nigel Parton, Marit skivenes, Oxford University press, 2011 – 273p).
Nội dung của sách viết về hệ thống bảo vệ trẻ em thông qua việc nghiên cứu
so sánh các chính sách xã hội, thực thi pháp luật và sự phản ứng của xã hội đối với
vấn đề ngƣợc đãi trẻ em trong một số các quốc gia nhƣ Mỹ, Canada, Anh, Thụy
Điển, Đan Mạch...Nội dung tập trung vào những phát triển trong chính sách và thực
tiễn từ năm 1990, phân tích những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong các hệ thống
bảo vệ trẻ em và kết quả hoạt động. Từ đó chỉ ra các tiêu chí mới liên quan đến việc
định nghĩa về ngƣợc đãi trẻ em, các xu hƣớng ngƣợc đãi, các cáo buộc ngƣợc đãi trẻ
em, trách nhiệm của nhà nƣớc trong việc bảo vệ trẻ em và các phúc lợi gia đình làm
nâng cao nhận thức về quyền của trẻ em và quyền của cha mẹ. tác nhân sự thay đổi
của hệ thống bảo vệ trẻ em trên toàn thế giới phản ánh việc thay đổi trong việc ban
hành chính sách, tổ chức thực hiện, và thay đổi về khung pháp lý; mở rộng hệ thống
phúc lợi trẻ em và gia tăng các thủ tục pháp lý các sáng kiến thực tiễn; các thách
thức đặt ra phụ thuộc vào yếu tố dân tộc và mức độ các nƣớc đang áp dụng hệ thống
17
bảo vệ quyền trẻ em có thể là cách tiếp cận dịch vụ gia đình bảo vệ trẻ em khỏi lạm
dụng. Các chƣơng đi phân tích sự phát triển và các hƣớng dẫn về hệ thống bảo vệ
trẻ em, sự chuyển hƣớng của hệ thống bảo vệ trẻ em theo hƣớng tƣ nhân hóa các
dịch vụ bảo vệ trẻ em. Nội dung sách đã góp phần nâng cao hiểu biết về việc thiết
lập các chính sách trong việc thiết kế các hệ thống bảo vệ trẻ em và phúc lợi gia
đình, phúc lợi cho trẻ em.
Một tài liệu khác nghiên cứu về cơ quan của trẻ em trong sách Cơ quan của
trẻ em từ gia đình đến nhân quyền toàn cầu do tác giả David Oswell, xuất bản năm
2012 (The Agency of Children: from family to Global Human Right, David Oswell
Oxford University press, 2012); cuốn sách có nội dung đƣa ra ý tƣởng thiết lập cơ
quan của trẻ em là trung tâm của lĩnh vực nghiên cứu về QTE; sử dụng các ý tƣởng
của cơ quan của trẻ em để khảo sát các vấn đề chính trong các nghiên cứu ở trẻ em,
bao gồm gia đình, trƣờng học, tội phạm, y tế, văn hóa tiêu dùng, việc làm và các
quyền trẻ em.
Куликова, А. А. Защита прав ребенка / А. А. Куликова – М: Эксмо, 2005
– 192 с. – (Защити свои права) (Kulikova, A.A. Bảo vệ quyền trẻ em/ sách chuyên
khảo, Nxb, Exmo, Moscow - 2005, 192 trang); nội dung của cuốn sách đã trình bày
về việc bảo vệ trẻ em ở Liên bang Nga, tác giả đã chỉ ra rằng bảo vệ trẻ em luôn
đƣợc coi là vấn đề cấp bách, quan trọng và khẳng định kiến thức pháp luật trong
lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ là rất cần thiết với trẻ em và của cha mẹ
trẻ em và những ngƣời có liên quan, đặc biệt là giáo viên của các trƣờng học, các
trung tâm chăm sóc trẻ mầm non, các bác sĩ của trẻ em đối với việc bảo vệ quyền
lợi của trẻ em. Bên cạnh đó, tác giả cũng đi xem xét các vấn đề liên quan đến các vị
trí của trẻ em không có cha mẹ chăm sóc, bảo vệ các quyền của trẻ em khi tham gia
các phiên tòa, trình bày về các nghĩa vụ của cha mẹ đối với việc bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục con cái. Nội dung cuốn sách còn đề cập đến trách nhiệm của cộng đồng
và xã hội trong việc thực hiện các QTE. Cuốn sách dành cho cha mẹ, các cơ quan
nhà nƣớc và các nhóm dân cƣ nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng trong việc bảo
vệ các quyền của trẻ em.
Nhóm công trình nghiên cứu về bảo đảm pháp lý
Đầu tiên phải kể đến công trình Bảo vệ trẻ em ở vương quốc Anh một nghiên
cứu so sánh, Nxb Đại học Oxford – 2012 (Child protection in the United Kingdom:
Acomparative Annalysis by Anne stafford, Sharonvincent, Nigel Parton, Connie
Smith, Oxford University Press, 2012; đây là công trình nghiên cứu về hệ thống bảo
18
vệ trẻ em khác nhau giữa bốn quốc gia của Vƣơng quốc Anh, tìm ra các điểm khác
biệt. Đồng thời trong nội dung còn đi nghiên cứu hệ thống bảo vệ trẻ em ở Anh với
các hệ thống khác trên toàn thế giới; xem xét và so sánh các hệ thống trong các
phần khác nhau của Vƣơng quốc Anh. Tác giả đi sâu nghiên cứu, phân tích các hệ
thống bảo vệ trẻ em và thực tiễn áp dụng tại Anh, Wales, Scotland và Bắc Ireland;
hệ thống bảo vệ trẻ em gồm: khung chính sách, vai trò của Hội đồng bảo vệ trẻ em
địa phƣơng và Ủy ban bảo vệ trẻ em.
Ngoài ra còn có cuốn sách chuyên khảo Quyền trẻ em chính sách và thực
tiễn, NXB Đại học Oxford, 2012 (Children's Rights: Policy and Practice, by Jonh T.
Pardeck, Oxford University Press, 2012), trong nội dung cuốn sách tác giả đã có
phần nghiên cứu về vai trò và chức năng của các dịch vụ bảo vệ trẻ em và hệ thống
tƣ pháp vị thành niên đối với việc bảo vệ quyền trẻ em.
Nghiên cứu về tiêu chuẩn quốc tế về quyền trẻ em
Đầu tiên phải kể đến công trình nghiên cứu về quyền sức khỏe trẻ em Quyền
được bảo vệ sức khỏe của trẻ em: phân tích điều tra theo chuẩn quốc tế tại Nxb
Intersentia, 2014 của tác giả Sarah Ida Spronk- van dermeer, dày 336 trang (The
Right to Health of the Child: An analytical exploration of the international
normative framework, by Sarah Ida Spronk- van dermeer, Interssentia, 2014). Nội
dung đề cập đến những khung quy chuẩn quốc tế về quyền sức khỏe của trẻ em, dựa
trên khuôn khổ quốc tế các quyền của trẻ em về y tế và pháp luật về quyền con
ngƣời; thông qua việc đối chiếu với các quy định pháp luật có liên quan trong khu
vực Châu Âu trong đó có cả các quy định của EU và Hội đồng Châu Âu, bao gồm
các các hƣớng dẫn về y tế thân thiện đối với trẻ em. Bên cạnh đó tài liệu còn giải
thích các quyền đối với sức khỏe của Ủy ban Liên hợp quốc về quyền trẻ em căn cứ
trên kết quả phân tích của 35 quốc gia với các cấp độ phát triển khác nhau; trên cơ
sở đó xác định các tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe trẻ em và quá trình thực hiện.
Tài liệu cũng đã đƣa ra định nghĩa của tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe của đứa trẻ
và xác định theo các giai đoạn tuổi khác nhau.
Thực trạng thực hiện quyền trẻ em
Trong các công trình nghiên cứu đều chỉ ra những thành tựu đã đạt đƣợc
trong việc bảo vệ quyền trẻ em, nhƣng đồng thời cũng chỉ ra những tồn tại cụ thể:
Đối với công trình nghiên cứu về khảo Quyền trẻ em chính sách và thực tiễn,
Nxb Đại học Oxford, 2012, của tác giả Jonh T. Pardeck (Children's Rights: Policy
and Practice, by Jonh T. Pardeck, Oxford University Press, 2012); nội dung tài liệu
19
nghiên cứu về thực trạng thực hiện quyền trẻ em, đi vào nghiên cứu thực trạng
chăm sóc trẻ em tại nhà, ở trƣờng và các cơ sở tƣ nhân; nghiên cứu những nguyên
nhân lạm dụng, bỏ bê và cung cấp giúp cho các gia đình có nguy cơ.
Ở khía cạnh khác, trong công trình nghiên cứu mang tên Lao động trẻ em
ngày nay: Một vấn đề của quyền con người, Nxb Đại học Oxford, 2012 của tác giả
Wendy Herumin (Child Labor Today: A human Rihgts Issue, by Wendy Herumin,
Oxford University Press, 2012) đã trình bày khái quát về lao động trẻ em trên toàn
thế giới mô tả các công việc trẻ em đang bị bắt buộc phải làm, đồng thời cũng chỉ ra
hậu quả của lao động trẻ em.
Cũng liên quan đến các nghiên cứu về thực trạng thực hiện QTE đặc biệt là
đối với QTE của nhóm trẻ đặc biệt, Quĩ bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn Liên
bang Nga vào năm 2012 đã xuất bản nghiên cứu về “Trẻ em trong các hoàn cảnh
khó khăn: Loại trừ những sự khác biệt xã hội đối với trẻ em mồ côi”. Trong công
trình này, ngoài những công bố về tình trạng trẻ em bị bỏ rơi, bị phân biệt theo số
liệu ở các khu vực, các tác giả còn đƣa ra những đánh giá về các nghiên cứu gần
đây nhất về tình trạng này của các nhà nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu của
Nga từ đó đƣa ra những lập luận về tính khả thi của các biện pháp bảo vệ quyền của
nhóm trẻ em mồ côi, bị cha mẹ bỏ rơi nhƣng bị phân biệt đối xử.
Nhóm công trình nghiên cứu về các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm
pháp lý về quyền trẻ em
Công trình nghiên cứu của Jonh T. Pardeck năm 2012, Quyền trẻ em chính
sách và thực tiễn, (Children's Rights: Policy and Practice, by Jonh T. Pardeck,
Oxford University Press, 2012), trong nội dung cuốn sách tác giả nghiên cứu về vai
trò và chức năng của các dịch vụ bảo vệ trẻ em và hệ thống tƣ pháp vị thành niên
đối với việc nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền trẻ em.
Chỉ ra rằng nhà nƣớc cần phải xem xét đƣa ra các chính sách xã hội có hiệu
quả để bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Giáo dục về quyền trẻ em là một trong những biện pháp nâng cao hiệu quả
bảo vệ QTE. Một trong những công trình nghiên cứu đáng chú ý liên quan đến
QTE, chính là nghiên cứu về Quyền giáo dục của trẻ em. Có rất nhiều công trình về
lĩnh vực này, tuy nhiên, trong số đó đáng chú ý nhất là cuốn sách chuyên khảo của
tác giả Sinkareva E.Yu. “Các quyền của trẻ em trong lĩnh vực giáo dục” xuất bản
tại Tomsk, 2007 (Шинкарева Е. Ю. Права детей в сфере образования: В
помощь родителям детей, имеющих особенности в физическом и психическом
20
здоровье и развитии. - Томск: Дельтаплан, 2007.). Trong công trình này, tác giả
đi sâu vào phân tích các quyền đặc thù của những trẻ em đặc thù trong hoạt động
giáo dục nhƣ: quyền giáo dục của trẻ em hạn chế về năng lực (khiếm khuyết) hay
các quyền của trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo. Đây là những nghiên cứu khá toàn diện và
mới mẻ về các quyền của trẻ em đặc biệt này. Từ những phân tích, tác giả đã đề
xuất đƣa vào luật những qui định chặt chẽ về quyền đƣợc chăm sóc về sức khỏe tâm
lý, về y tế, thể chất... trong hoạt động giáo dục và thay đổi hệ thống giáo dục,
phƣơng thức giáo dục để phù hợp với các quyền này của trẻ.
Hiến pháp là phƣơng thức bảo vệ quyền trẻ em một cách hữu hiệu nhất, điều
này đã đƣợc chỉ rõ trong công trình nghiên cứu: Конституционно-правовые средства
защиты прав ребенка в условиях чрезвычайных ситуаций. Кантемирова, Замира
Эвриковна Диссертация на соискание ученой степени кандидата юр.наук, 2010
Москва - 213c. (Các phƣơng thức pháp luật hiến pháp bảo vệ quyền trẻ em trong
các trƣờng hợp ban bố tình trạng khẩn cấp. Tác giả: Kantemirova, Z.E. Luận án tiến
sĩ luật học, Moscow, 2010 - 213 trang): Phần nội dung của Luận án gồm hai
chƣơng, chƣơng một tác giả trình bày về các đặc điểm chung của quyền trẻ em
trong xã hội Nga, đi vào làm rõ các nội dung nhƣ sau: quyền trẻ em trong hệ thống
các quyền con ngƣời và công dân đồng thời nêu lên ý nghĩa của Hiến pháp và pháp
luật của Liên bang Nga trong việc bảo vệ các quyền trẻ em; các hành vi vi phạm QTE
cơ bản trong xã hội Nga; các hành vi vi phạm các QTE trong những trƣờng hợp ban
bố tình trạng khẩn cấp là trƣờng hợp đặc biệt mang tính nguy hiểm của hành vi vi
phạm về QTE. Chƣơng hai, tác giả đi vào nghiên cứu về các phƣơng thức pháp luật
Hiến pháp bảo vệ QTE trong trƣờng hợp ban bố tình trạng khẩn cấp, gồm các nội
dung: khái niệm và bản chất của của các phƣơng thức Hiến pháp và pháp luật về bảo
vệ QTE trong những trƣờng hợp ban bố tình trạng khẩn cấp; đặc điểm của phƣơng
thức bảo vệ QTE trong những trƣờng hợp ban bố tình trạng khẩn cấp; cuối cùng tác
giả đi vào trình bày về các giải pháp nhằm cải thiện các quyền trong hiến pháp và
pháp luật về bảo vệ QTE trong những trƣờng hợp ban bố tình trạng khẩn cấp.
1.1.3. Nhận xét tình hình nghiên cứu của các đề tài
Các công trình nghiên cứu trong nước
Qua nghiên cứu nội dung của từng nhóm đề tài nghiên cứu trong nƣớc đã
cho thấy các công trình mới chỉ dừng lại ở việc tiếp cận BĐPL về QTE ở từng khía
cạnh riêng biệt nhƣ:
Nhóm công trình nghiên cứu về quyền con ngƣời, chủ yếu tập trung làm rõ nội
21
dung của các Công ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời, trình bày về các quan niệm về
quyền con ngƣời, quyền công dân, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong Nhà nƣớc
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đánh giá thực trạng bảo vệ quyền con ngƣời
bằng hoạt động xét xử ở Việt Nam hiện nay, đề xuất các một số các giải pháp khoa học
nhằm nâng cao vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con ngƣời ở Việt Nam: phân
tích và chứng minh những phƣơng diện cơ bản thể hiện vai trò của tòa án trong việc
bảo vệ quyền con ngƣời; phân tích và làm rõ thực trạng của bảo vệ quyền con ngƣời
bằng Tòa án, đặc biệt là những tồn tại hạn chế của hoạt động này; nghiên cứu và làm rõ
nguyên nhân ảnh hƣởng tiêu cực đến vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con
ngƣời ở Việt Nam hiện nay - xây dựng phƣơng hƣớng và đề xuất giải pháp nâng cao
vai trò của Tòa án Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con ngƣời
Nhóm công trình nghiên cứu về QTE, chủ yếu tập trung vào làm rõ thế nào
là QTE, nội dung các quy định pháp luật quốc tế và trong nƣớc về QTE sự quan tâm
của xã hội đối với việc BVCS&GDTE, đi vào nghiên cứu về đặc điểm của vị thành
niên ở Việt Nam và việc định hƣớng chính sách;
Nhóm công trình nghiên cứu về giáo dục pháp luật cho trẻ em tập trung
nghiên cứu về các phƣơng pháp, hình thức giáo dục pháp luật đối với trẻ em, tùy
từng địa phƣơng mà hình thức giáo dục pháp luật phải có sự thay đổi cho phù hợp
Nghiên cứu các công trình ở một số các quốc gia
Qua việc nghiên cứu nội dung các công trình ở một số quốc gia chúng ta thấy
rằng: các công trình này mới chỉ tập trung nghiên cứu về một số nội dung cấu thành
của bảo đảm pháp lý mang những đặc trƣng riêng gắn liền với chế độ chính trị và
văn hóa pháp lý của các quốc gia đó. Thông qua việc nghiên cứu các công trình này
cũng giúp cho chúng ta rút ra những kinh nghiệm quý báu về bảo đảm thực hiện
QTE; nhận thức về vai trò của cha mẹ, nhà trƣờng đối với việc bảo vệ QTE; Hiến
pháp là cơ sở pháp lý đặc biệt quan trọng đối với việc bảo vệ các QTE; giáo dục
pháp luật cho trẻ em. Ngoài ra các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài cũng chỉ ra
rằng để bảo vệ QTE một cách hữu hiệu thực sự cần thiết phải thành lập các thiết chế
bảo vệ QTE mà hiện nay Việt Nam chƣa thực hiện nhƣ: Thanh tra trẻ em (Child
Ombudsman); thành lập Tòa án vị thành niên
1.1.4. Những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết
Kế thừa, phát triển hoàn thiện các cơ sở lý luận BĐPL về QTE ở Việt Nam
Tiếp thu có chọn lọc các quan điểm, các kinh nghiệm xây dựng và thực thi
BĐPL về QTE của các nƣớc trên thế giới, từ đó vận dụng một cách phù hợp với thực
22
tiễn Việt Nam nhằm hoàn thiện các BĐPL về QTE trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đề xuất và luận chứng các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện hơn các
BĐPL về QTE đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện nhà nƣớc pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, đặc biệt đề xuất thành lập các thiết chế mới bảo vệ QTE mà hiện
nay Việt Nam chƣa có, đó là: Thanh tra trẻ em (Child Ombudsman) do Quốc hội bổ
nhiệm và mô hình tòa án chuyên biệt cho trẻ em bên cạnh hệ thống tòa án hiện nay.
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2.1. Cơ sở lý thuyết
Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đề ra, trên cơ sở tình hình nghiên cứu đề
tài, luận án này đặt ra một số câu hỏi cơ bản nhƣ sau:
Thứ nhất, Bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em là gì và vai trò đối với việc bảo
đảm thực hiện quyền trẻ em nhƣ thế nào?
Thứ hai, ở nƣớc ta hiện nay BĐPL về quyền trẻ em trên thực tế nhƣ thế nào,
đã đạt đƣợc những kết quả và hạn chế gì?
Thứ ba, những yêu cầu nào đặt ra đối với việc tiếp tục hoàn thiện các bảo
đảm pháp lý về quyền trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng NNPQ? Phƣơng
hƣớng và giải pháp hoàn thiện?
Lý thuyết nghiên cứu
Luận án đƣợc thực hiện trên cơ sở học thuyết Mác - Lê nin và tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh về nhà nƣớc và pháp luật và về bảo vệ các quyền con ngƣời - quyền trẻ
em; Các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ quyền con ngƣời -
quyền trẻ em, về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc theo yêu cầu xây dựng
NNPQ vì mục đích bảo vệ quyền con ngƣời, quyền trẻ em.
Luận án cũng đƣợc thực hiện trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc một số lý thuyết
nhƣ: học thuyết về “quyền tự nhiên của con người” vào thế kỷ thứ XVI, XVII của
các tác giả tiêu biểu nhƣ Jonh locke, B. Spinoza, E.kant, S. Montesque, J.J.
Rousseau; học thuyết về “quyền pháp lý của con người” của Emund Burke(1729-
1797) và Jeremy Bentham (1748-1832); học thuyết về “nhà nước pháp quyền”.
Theo đó quyền trẻ em chính là quyền con ngƣời cần đƣợc bảo đảm thực hiện.
Các giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở nền tảng các nghiên cứu về BĐPL về quyền trẻ em hiện nay cũng nhƣ
thực tiễn bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em trong thời gian qua, chúng tôi xác định
luận án cần phải hƣớng vào trình bày và luận cứ cho một số giả thuyết khoa học sau:
23
Một là, BĐPL về QTE thể hiện tính nhân văn sâu sắc, coi trọng con ngƣời đặc biệt
là coi trọng trẻ em, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc bảo vệ các quyền trẻ em.
Hai là, trong thực tiễn BĐPL về QTE ở Việt Nam những năm qua mặc dù đã
đạt đƣợc những thành quả nhất định, nhƣng vẫn còn nhiều hạn chế. Do vậy BĐPL
về QTE ở Việt Nam trong thời gian qua chƣa thực sự phát huy hết vai trò và ý nghĩa
to lớn của mình, làm ảnh hƣởng tiêu cực đến chất lƣợng và hiệu quả của bảo đảm
thực hiện các quyền trẻ em.
Ba là, muốn nâng cao hơn nữa chất lƣợng, hiệu quả của việc bảo vệ QTE cần
phải đổi mới, hoàn thiện mạnh mẽ BĐPL về QTE theo hƣớng: Bảo vệ QTE đáp ứng
yêu cầu xây dựng NNPQ Việt Nam với mục tiêu vì con ngƣời; bảo đảm trẻ em đƣợc
phát triển toàn diện; giáo dục QTE; tƣơng thích với BĐPL về quyền trẻ em quốc tế.
1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp kết hợp lý luận với thực tiễn
- Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp
- Phƣơng pháp hệ thống
- Phƣơng pháp luật học so sánh
1.2.3. Hƣớng tiếp cận của đề tài
Luận án kế thừa (có chọn lọc, phân tích và bình luận) các kết quả nghiên cứu
đã đƣợc công bố trƣớc đề tài này trên cơ sở tập hợp, hệ thống ở mức đầy đủ nhất có
thể đối với các công trình khoa học có liên quan đến BĐPL về QTE.
Bên cạnh việc nghiên cứu trực tiếp về BĐPL về QTE ở Việt Nam, luận án sẽ
tập trung hƣớng nghiên cứu vào thực tiễn BĐPL về QTE ở nƣớc ta trong khoảng
thời gian 10 năm (từ năm 2004 - 2014), đánh giá những thuận lợi, khó khăn cùng
với những ƣu điểm, hạn chế trong lĩnh vực này từ đó rút ra các kiến nghị nhằm phát
huy hơn nữa những ƣu điểm, khắc phục và hạn chế tối đa các hạn chế đó.
Trên cơ sở rút ra những đặc điểm chung của BĐPL về QTE, trên cơ sở tập
hợp và tổng hợp kinh nghiệm của các nƣớc, luận án sẽ đƣa ra những giải pháp nhằm
tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm phù hợp của các nƣớc góp phần hoàn thiện
BĐPL về quyền trẻ em ở nƣớc ta.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trẻ em là đối tƣợng quan tâm đặc biệt của các quốc gia; Việt Nam cũng là
quốc gia nằm trong quy luật chung đó; xuất phát từ tinh thần nhân văn, nhân đạo và
sự coi trọng con ngƣời, đặc biệt coi trọng trẻ em.
Nhiều công trình chuyên khảo, các bài tạp chí khoa học chuyên ngành, bài
24
tạp chí trong nƣớc nghiên cứu về về quyền con ngƣời, QTE; các BĐPL về QTE ở
Việt Nam nhƣ: giáo dục pháp luật về QTE, tòa án Việt Nam bảo vệ quyền con
ngƣời.v..v…; mỗi tài liệu tiếp cận BĐPL về QTE ở những góc độ khác nhau.
Qua nghiên cứu các công trình ở một số quốc gia đã cho thấy: các công trình
này mới chỉ tập trung nghiên cứu về một số nội dung cấu thành của BĐPL mang
những đặc trƣng riêng gắn liền với chế độ chính trị và văn hóa pháp lý của các quốc
gia đó. Tuy nhiên chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn
diện và sâu sắc về về BĐPL về QTE ở Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, với những phƣơng pháp nghiên cứu khác
nhau nhƣ: Phƣơng pháp kết hợp lý luận với thực tiễn; Phƣơng pháp phân tích và
tổng hợp; Phƣơng pháp hệ thống; Phƣơng pháp luật học so sánh về thực tiễn tình
hình nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới về bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em đã
chỉ ra rằng Việt Nam cần phải tiếp thu có chọn lọc các quan điểm, các kinh nghiệm
xây dựng và thực thi BĐPL về quyền trẻ em của các nƣớc trên thế giới, từ đó vận dụng
một cách phù hợp với thực tiễn Việt Nam nhằm hoàn thiện các BĐPL về QTE trong
điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
25
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHỮNG BẢO ĐẢM PHÁP LÝ ĐỐI VỚI
QUYỀN TRẺ EM TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC
PHÁP QUYỀN VIỆT NAM
2.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUYỀN TRẺ EM
2.1.1. Khái niệm quyền trẻ em
Khái niệm trẻ em
Để nghiên cứu về QTE, trƣớc tiên cần làm rõ khái niệm về “trẻ em”; trong
khoa học trẻ em đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy theo góc độ tiếp cận cụ
thể của khoa học đó.
Từ góc độ xã hội học, trẻ em đƣợc xác định là ngƣời có vị thế và vai trò xã
hội khác với ngƣời lớn vì trẻ em là giai đoạn con ngƣời đang học cách tiếp nhận
những chuẩn mực xã hội và đóng vai trò xã hội của mình [119 – tr556].
Dƣới góc độ tâm lý học, khái niệm trẻ em đƣợc dùng để chỉ giai đoạn đầu
của sự phát triển tâm lý - nhân cách con ngƣời [20- tr367].
Từ góc độ sinh học, trẻ em là con ngƣời ở giai đoạn phát triển, từ khi còn
trong trứng nƣớc đến tuổi trƣởng thành [92 - tr61].
Còn dƣới góc độ pháp lý, trẻ em đƣợc xác định theo độ tuổi và ở mỗi quốc
gia, mỗi lĩnh vực điều chỉnh cụ thể độ tuổi của trẻ em quy định khác nhau; khái
niệm trẻ em đã đƣợc đề cập trong tuyên bố Giơ ne vơ (1924) và tuyên bố của LHQ
về quyền trẻ em (1959), tuyên ngôn thế giới về quyền con ngƣời 1968, công ƣớc
quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1966), Công ƣớc của LHQ về
quyền trẻ em (1989); trẻ em là những ngƣời chƣa trƣởng thành còn non nớt về mặt
thể chất và trí tuệ, dễ bị tổn thƣơng cần đƣợc bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự
bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trƣớc và sau khi ra đời.
Theo Công ƣớc quốc tế về QTE năm 1989 quy định tại Điều 1 “trẻ em là bất
kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể áp dụng với trẻ em đó
quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Nhƣ vậy Công ƣớc đã xác định trẻ em là ngƣời
dƣới 18 tuổi.
Ở một số các văn bản, văn kiện khác của các tổ chức thuộc LHQ nhƣ: Quỹ
dân số LHQ (VNFPA), tổ chức lao động quốc tế (ILO) và tổ chức giáo dục khoa
học và văn hóa của LHQ thì quy định trẻ em là những ngƣời dƣới 15 tuổi.
26
Tuy nhiên đối với các văn bản pháp luật trong nƣớc có các quy định nhằm
xác định thế nào là trẻ em; tại điều 1, Luật BVCS&GDTE (2004) quy định “trẻ em
quy định trong luật này là công dân Việt Nam và dƣới 16 tuổi”.
Ngoài ra còn các luật khác bao gồm: BLDS (1995), BLHS (1999), Luật quốc
tịch (2000), Luật HN&GĐ (2014) của nƣớc ta đều có các quy định liên quan đến
việc xác định đối tƣợng trẻ em, xuất phát từ đặc thù của từng ngành luật và căn cứ
vào quyền lợi và nghĩa vụ tốt nhất cho trẻ em; cụ thể, tại điều 20 BLDS (1995) quy
định: “Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên” và tại điều 22 quy định“trẻ
em chưa đủ 6 tuổi thì không thể là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự; trẻ em từ
đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự hạn chế”. Còn theo quy định
của BLHS quy định ngƣời đủ 14 tuổi nhƣng chƣa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự về những tội nghiêm trọng do cố ý và ngƣời đủ 16 tuổi trở lên phải chịu
trách nhiệm về mọi tội phạm; Điều 19 BLLĐ quy định “Người lao động chưa thành
niên là người dưới 18 tuổi”.
Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về trẻ em, nhƣng có thể thống nhất
khái niệm về trẻ em nhƣ sau: “Trẻ em là một thuật ngữ nhằm chỉ một nhóm xã hội
thuộc về một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của sự phát triển của con
người”. Từ đây có thể hiểu khái niệm về độ tuổi trẻ em là khoảng thời gian từ khi
chào đời cho đến khi tròn 16 tuổi (theo quy định của pháp luật Việt Nam) hoặc tròn
18 tuổi (theo quy định của pháp luật quốc tế).
Khái niệm Quyền trẻ em
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về quyền trẻ em, mỗi cách tiếp cận sẽ làm
ảnh hƣởng đến chính sách đối với trẻ em.
Thứ nhất, coi trẻ em là vật sở hữu của các bậc cha mẹ, từ quan niệm này cho
thấy trẻ em đƣợc coi nhƣ một phần tài sản vì vậy phải tuân theo các quy tắc do cha
mẹ đặt ra cho nên quyền của trẻ em không đƣợc coi trọng [103, tr.52].
Thứ hai, coi trẻ em là đối tƣợng của lòng thƣơng hại, nhƣ vậy trẻ em đƣợc
coi là sinh linh yếu đuối cần phải đƣợc hỗ trợ từ ngƣời lớn, không đƣợc coi là con
ngƣời có quyền hạn và luôn bị ngƣời lớn đàn áp. Nhƣng thực chất trẻ em là con
ngƣời [103, tr.52].
Thứ ba, trẻ em đƣợc bình đẳng với ngƣời lớn trong việc hƣởng tất cả các
quyền và tự do cơ bản đƣợc ghi nhận trong luật quốc tế về quyền con ngƣời, cách tiếp
cận này đƣợc thể hiện cụ thể trong các văn bản pháp lý quốc tế: tuyên ngôn toàn thế
giới về quyền con ngƣời, và hai công cƣớc về các quyền dân sự chính trị và các
27
quyền kinh tế, văn hóa năm 1966, “mọi người hoặc bất cứ người nào đều có quyền”.
Theo cách tiếp cận này chính là sự cào bằng vị thế chủ quyền giữa ngƣời lớn và trẻ
em và chƣa phù hợp do trẻ em và ngƣời lớn có những đặc điểm khác nhau, trẻ em
yếu thế, non nớt dễ bị tổn thƣơng, cần đƣợc bảo vệ và che chở [18, tr.330].
Thứ tư, trẻ em là những con ngƣời, là chủ thể đặc biệt của quyền con ngƣời nhƣ
vậy trẻ em cần phải đƣợc ghi nhận các quyền đặc thù, nhƣ quyền đƣợc chăm sóc,
quyền đƣợc giáo dƣỡng và đƣợc bảo vệ đặc biệt, cách tiếp cận này thể hiện trong tuyên
bố liên hợp quốc về QTE năm 1959; Công ƣớc quốc tế về QTE năm 1989 [103, tr.52]
Trong luận án, tác giả tiếp cận về QTE theo cách thứ tƣ, tức là khi đứa trẻ
đƣợc coi là chủ thể của quyền thì các hành động liên quan đến trẻ em không còn đặt
thuần túy trên nền tảng của tình thƣơng, lòng nhân đạo hay sự che chở nữa, mà đó
chính là nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan, kể cả các bậc cha mẹ [103, tr.52], từ
quan điểm này đã cho thấy khi xem xét từ phƣơng diện quyền con ngƣời, QTE đƣợc
coi là một bộ phận hợp thành quyền con ngƣời, nhƣng quyền con ngƣời là quyền
mang tính chung, tính phổ biến còn QTE vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính
đặc thù chỉ giành riêng cho loại chủ thể đặc biệt - chủ thể chƣa phát triển đầy đủ về
mặt thể chất, chƣa hoàn thiện về mặt tinh thần rất cần sự quan tâm chăm sóc, bảo vệ
và giáo dục từ gia đình, cộng đồng và xã hội.
Việc tiếp cận QTE từ góc độ quyền con ngƣời cho thấy, QTE là những đặc
quyền tự nhiên mà trẻ em đƣợc hƣởng, đƣợc làm, đƣợc tôn trọng và thực hiện nhằm
đảm bảo sự sống còn, tham gia và phát triển toàn diện. Quyền trẻ em chính là biện
pháp bảo đảm cho trẻ em không chỉ là những ngƣời đƣợc tiếp thu thụ động tình
thƣơng hay lòng tốt của bất kỳ ai mà còn là chủ thể của quyền.
Hiểu theo Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em, QTE đƣợc thể hiện dƣới bốn
dạng quyền đó là: quyền đƣợc sống, quyền đƣợc bảo vệ, quyền đƣợc phát triển và
quyền đƣợc tham gia.
Theo cách định nghĩa của luật BVCS&GDTE của Việt Nam về QTE đƣợc
hiểu là các quyền gắn liền với sự tồn tại và phát triển của trẻ em, bao gồm: quyền
đƣợc khai sinh và có quốc tịch; quyền đƣợc chăm sóc, nuôi dƣỡng; quyền đƣợc
sống chung với cha mẹ; quyền đƣợc tôn trọng, bảo vệ tính mạng thân thể, danh dự
và nhân phẩm; quyền đƣợc chăm sóc sức khoẻ và quyền đƣợc học tập; quyền đƣợc
vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá nghệ thuật, thể dục, thể thao du lịch; quyền
đƣợc phát triển năng khiếu; quyền có tài sản; quyền đƣợc tiếp cận thông tin bày tỏ ý
kiến và tham gia xã hội trong đó đặc biệt là các thông tin có liên quan đến quyền và
28
lợi ích hợp pháp của trẻ em. Nhƣ vậy, khái niệm QTE đƣợc hiểu là những đặc
quyền tự nhiên mà trẻ em được hưởng, được làm, được tôn trọng và thực hiện
nhằm đảm bảo sự sống còn, sự tham gia và phát triển toàn diện.
2.1.2. Đặc điểm, nội dung quyền trẻ em
Đặc điểm cơ bản về quyền trẻ em
Quyền trẻ em đƣợc coi là bộ phận của quyền con ngƣời, vì vậy mang đầy đủ
các đặc điểm của quyền con ngƣời; Nhƣng quyền trẻ em lại có các nét đặc thù so
với quyền con ngƣời nói chung ở chỗ: do còn non nớt về thể chất và tinh thần, nên
trẻ em đƣợc trao riêng một số quyền, trẻ em đƣợc ƣu tiên một số quyền và trẻ em
cũng chƣa có đủ khả năng để thực hiện một số các quyền khác:
Thứ nhất, quyền trẻ em đƣợc ƣu tiên thể hiện thông qua việc trẻ em đƣợc bảo
vệ bằng một quy chế riêng, đặc biệt; ví dụ đối với trẻ em thực hiện hành vi phạm tội
dù trong bất kì trƣờng hợp nào cũng không bị áp dụng các hình phạt: tử hình, tù
chung thân hoặc quy định trẻ em không bị buộc phải lao động sớm; trên thực tế, để
đảm bảo quyền phát triển của trẻ em thì bất kì trẻ em nào cũng đều đƣợc tạo mọi
điều kiện đến trƣờng, điều này thể hiện thông qua việc trẻ em ở bậc tiểu học đƣợc
học tập miễn phí, nhà nƣớc và xã hội có nghĩa vụ ƣu tiên, chăm sóc, giáo dục và
bảo vệ các quyền trẻ em.
Thứ hai, có một số quyền trẻ em chƣa đƣợc thực hiện: quyền bầu cử, quyền ứng
cử, chƣa có quyền kết hôn, quyền đại diện, quyền ký kết các hợp đồng kinh tế. Do tính
chất đặc thù của các quyền này là chỉ đƣợc thực hiện khi đạt đến độ tuổi luật định.
Thứ ba, bản thân trẻ em do non nớt về thể chất và tinh thần, rất dễ bị tổn thƣơng
vì vậy sự tồn tại, phát triển của trẻ em phụ thuộc vào cơ chế bảo đảm việc thực hiện các
QTE; bên cạnh đó còn gắn liền với sự chăm sóc của gia đình, nhà trƣờng và xã hội; đặc
biệt trẻ em luôn gắn liền với sự chăm sóc của ngƣời mẹ, cho nên khi ngƣời mẹ đƣợc
tôn trọng và bảo vệ đầy đủ các quyền con ngƣời thì đó sẽ là tiền đề để bảo đảm thực
hiện đầy đủ các QTE ngay từ khi còn nhỏ, ví dụ: khi bảo vệ quyền con ngƣời của phụ
nữ trong thời kì mang thai, sinh sản, nuôi dƣỡng em bé cũng đồng nghĩa với việc bảo
vệ các quyền con ngƣời của trẻ em.
Thứ tư, trẻ em có các quyền đặc thù, tức là những quyền này chỉ riêng trẻ em
mới có bao gồm: quyền khai sinh, quyền đƣợc chung sống cùng cha mẹ, quyền đƣợc
nhận làm con nuôi. Đối với quyền khai sinh của trẻ em đƣợc thực hiện từ khi mới
sinh ra, điều này chính là cơ sở pháp lý để xác nhận trẻ em là công dân của nhà nƣớc;
vì vậy đƣợc nhà nƣớc bảo vệ và bảo đảm thực hiện các quyền con ngƣời của trẻ em.
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền

More Related Content

What's hot

What's hot (16)

Đề tài: Bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam, HOTĐề tài: Bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Trị, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Trị, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Trị, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Trị, HAY
 
Luận văn: Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động, 9đ
Luận văn: Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động, 9đLuận văn: Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động, 9đ
Luận văn: Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, HOT
 
Bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ theo luật lao động, 9đ
Bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ theo luật lao động, 9đBảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ theo luật lao động, 9đ
Bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ theo luật lao động, 9đ
 
Luận văn: Giáo dục nhân quyền trong hệ thống các trường đại học
Luận văn: Giáo dục nhân quyền trong hệ thống các trường đại họcLuận văn: Giáo dục nhân quyền trong hệ thống các trường đại học
Luận văn: Giáo dục nhân quyền trong hệ thống các trường đại học
 
Luận văn: Quy định của pháp luật về tội xâm hại tình dục trẻ em, 9đ
Luận văn: Quy định của pháp luật về tội xâm hại tình dục trẻ em, 9đLuận văn: Quy định của pháp luật về tội xâm hại tình dục trẻ em, 9đ
Luận văn: Quy định của pháp luật về tội xâm hại tình dục trẻ em, 9đ
 
Luận văn: Bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOT
Luận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOTLuận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOT
Luận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOT
 
Luận văn: Tư tưởng về quyền con người, HOT, HAY
Luận văn: Tư tưởng về quyền con người, HOT, HAYLuận văn: Tư tưởng về quyền con người, HOT, HAY
Luận văn: Tư tưởng về quyền con người, HOT, HAY
 
Luận văn: Giải pháp xây dựng văn hoá nhân quyền ở Việt Nam
Luận văn: Giải pháp xây dựng văn hoá nhân quyền ở Việt NamLuận văn: Giải pháp xây dựng văn hoá nhân quyền ở Việt Nam
Luận văn: Giải pháp xây dựng văn hoá nhân quyền ở Việt Nam
 
Đề tài: Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự, HOT
Đề tài: Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự, HOTĐề tài: Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự, HOT
Đề tài: Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về lao động là người khuyết tật ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về lao động là người khuyết tật ở Việt NamLuận văn: Pháp luật về lao động là người khuyết tật ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về lao động là người khuyết tật ở Việt Nam
 
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạtBảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
 
Luận văn: Pháp luật bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ, HOT
Luận văn: Pháp luật  bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ, HOTLuận văn: Pháp luật  bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ, HOT
Luận văn: Pháp luật bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ, HOT
 
Luận văn: Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền khu vực Asean
Luận văn: Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền khu vực AseanLuận văn: Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền khu vực Asean
Luận văn: Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền khu vực Asean
 

Similar to Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền

Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực Trạng Và Quan Điểm, Giải Pháp Giáo Dục Quyền Con Người Ở Việt Nam Hiện N...
Thực Trạng Và Quan Điểm, Giải Pháp Giáo Dục Quyền Con Người Ở Việt Nam Hiện N...Thực Trạng Và Quan Điểm, Giải Pháp Giáo Dục Quyền Con Người Ở Việt Nam Hiện N...
Thực Trạng Và Quan Điểm, Giải Pháp Giáo Dục Quyền Con Người Ở Việt Nam Hiện N...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Bảo Đảm Quyền Con Ngƣời Trong Quá Trình Áp Dụng Các Biện Pháp Xử Lý Hành Chín...
Bảo Đảm Quyền Con Ngƣời Trong Quá Trình Áp Dụng Các Biện Pháp Xử Lý Hành Chín...Bảo Đảm Quyền Con Ngƣời Trong Quá Trình Áp Dụng Các Biện Pháp Xử Lý Hành Chín...
Bảo Đảm Quyền Con Ngƣời Trong Quá Trình Áp Dụng Các Biện Pháp Xử Lý Hành Chín...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền (20)

Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...
 
BÀI MẪU khóa luận quyền con người, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận quyền con người, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU khóa luận quyền con người, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận quyền con người, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tộiLuận văn: Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội
 
BÀI MẪU Khóa luận Luật tố tụng hình sự, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận Luật tố tụng hình sự, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận Luật tố tụng hình sự, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận Luật tố tụng hình sự, HAY, 9 ĐIỂM
 
Bảo vệ quyền lợi trẻ em
Bảo vệ quyền lợi trẻ emBảo vệ quyền lợi trẻ em
Bảo vệ quyền lợi trẻ em
 
Luận án: Thực hiện quyền chăm sóc sức khỏe trẻ em ở Việt Nam
Luận án: Thực hiện quyền chăm sóc sức khỏe trẻ em ở Việt NamLuận án: Thực hiện quyền chăm sóc sức khỏe trẻ em ở Việt Nam
Luận án: Thực hiện quyền chăm sóc sức khỏe trẻ em ở Việt Nam
 
Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt NamCác tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOTLuận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
 
Bảo vệ quyền con người của người chưa thành niên bị tước tự do
Bảo vệ quyền con người của người chưa thành niên bị tước tự doBảo vệ quyền con người của người chưa thành niên bị tước tự do
Bảo vệ quyền con người của người chưa thành niên bị tước tự do
 
Luận Văn Ngành Luật Học Về Quyền Trẻ Em Việt Nam
Luận Văn Ngành Luật Học Về Quyền Trẻ Em Việt NamLuận Văn Ngành Luật Học Về Quyền Trẻ Em Việt Nam
Luận Văn Ngành Luật Học Về Quyền Trẻ Em Việt Nam
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
 
Quyền con người của người chưa thành niên trong điều tra, HOT
Quyền con người của người chưa thành niên trong điều tra, HOTQuyền con người của người chưa thành niên trong điều tra, HOT
Quyền con người của người chưa thành niên trong điều tra, HOT
 
Đề tài: Địa vị pháp lý của người chưa thành niên theo luật, HOT
Đề tài: Địa vị pháp lý của người chưa thành niên theo luật, HOTĐề tài: Địa vị pháp lý của người chưa thành niên theo luật, HOT
Đề tài: Địa vị pháp lý của người chưa thành niên theo luật, HOT
 
Khoá Luận Luật Hôn Nhân Và Gia Đình về Bảo Vệ Trẻ em
Khoá Luận Luật Hôn Nhân Và Gia Đình về Bảo Vệ Trẻ emKhoá Luận Luật Hôn Nhân Và Gia Đình về Bảo Vệ Trẻ em
Khoá Luận Luật Hôn Nhân Và Gia Đình về Bảo Vệ Trẻ em
 
Luận văn: Bảo đảm quyền học tập của trẻ em ở Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền học tập của trẻ em ở Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Bảo đảm quyền học tập của trẻ em ở Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền học tập của trẻ em ở Việt Nam, HAY, 9đ
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 
Thực Trạng Và Quan Điểm, Giải Pháp Giáo Dục Quyền Con Người Ở Việt Nam Hiện N...
Thực Trạng Và Quan Điểm, Giải Pháp Giáo Dục Quyền Con Người Ở Việt Nam Hiện N...Thực Trạng Và Quan Điểm, Giải Pháp Giáo Dục Quyền Con Người Ở Việt Nam Hiện N...
Thực Trạng Và Quan Điểm, Giải Pháp Giáo Dục Quyền Con Người Ở Việt Nam Hiện N...
 
Quyền con người qua biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do
Quyền con người qua biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự doQuyền con người qua biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do
Quyền con người qua biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do
 
Bảo Đảm Quyền Con Ngƣời Trong Quá Trình Áp Dụng Các Biện Pháp Xử Lý Hành Chín...
Bảo Đảm Quyền Con Ngƣời Trong Quá Trình Áp Dụng Các Biện Pháp Xử Lý Hành Chín...Bảo Đảm Quyền Con Ngƣời Trong Quá Trình Áp Dụng Các Biện Pháp Xử Lý Hành Chín...
Bảo Đảm Quyền Con Ngƣời Trong Quá Trình Áp Dụng Các Biện Pháp Xử Lý Hành Chín...
 
Đề tài: Bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự của người khuyết tật, HOT
Đề tài: Bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự của người khuyết tật, HOTĐề tài: Bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự của người khuyết tật, HOT
Đề tài: Bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự của người khuyết tật, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 

Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHAN THỊ LAN PHƢƠNG QUYÒN TRÎ EM TRONG GIAI §O¹N X¢Y DùNG NHµ n-íc ph¸p quyÒn viÖt nam- Nh÷ng ®¶m b¶o ph¸p lý LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHAN THỊ LAN PHƢƠNG QUYÒN TRÎ EM TRONG GIAI §O¹N X¢Y DùNG NHµ n-íc ph¸p quyÒn viÖt nam- Nh÷ng ®¶m b¶o ph¸p lý Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật Mã số: 62 38 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. HOÀNG THỊ KIM QUẾ HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phan Thị Lan Phƣơng
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................6 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU................................................6 1.1.1. Tình hình nghiên cứu của đề tài ở Việt Nam ................................................6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ở một số nƣớc trên thế giới .....................13 1.1.3. Nhận xét tình hình nghiên cứu của các đề tài .............................................20 1.1.4. Những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết .............................................21 1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................22 1.2.1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................22 1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................23 1.2.3. Hƣớng tiếp cận của đề tài............................................................................23 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................23 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHỮNG BẢO ĐẢM PHÁP LÝ ĐỐI VỚI QUYỀN TRẺ EM TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM ........................................................25 2.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUYỀN TRẺ EM.........................................25 2.1.1. Khái niệm quyền trẻ em ..............................................................................25 2.1.2. Đặc điểm, nội dung quyền trẻ em ...............................................................28 2.2. NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ BẢO ĐẢM PHÁP LÝ ĐỐI VỚI QUYỀN TRẺ EM .......................................................................................34 2.2.1. Khái niệm bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em..............................................34 2.2.2. Một số đặc thù cơ bản của bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em ....................35 2.2.3. Các phƣơng thức bảo đảm thực hiện quyền trẻ em.....................................37 2.2.4. Mối quan hệ giữa bảo đảm pháp lý với các bảo đảm chung về quyền trẻ em...........................................................................................................38
  • 5. 2.2.5. Hệ thống các bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em .........................................40 2.3. XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI BẢO ĐẢM PHÁP LÝ VỀ QUYỀN TRẺ EM ...........58 2.4. BẢO ĐẢM PHÁP LÝ VỀ QUYỀN TRẺ EM Ở MỘT SỐ CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG GỢI Ý CHO VIỆT NAM ...64 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................72 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM PHÁP LÝ VỀ QUYỀN TRẺ EM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY............................................................................73 3.1. TỔNG QUAN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TRẺEMỞVIỆTNAM ...........................................................73 3.1.1. Pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em thời kỳ trƣớc đổi mới ............................73 3.1.2. Pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em từ đổi mới đến năm 2004 ......................75 3.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TRẺ EM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...........................................84 3.2.1. Những thành tựu đã đạt đƣợc......................................................................84 3.2.2. Một số tồn tại cần khắc phục.......................................................................99 3.3. THỰC TRẠNG VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY........................................................102 3.3.1. Bảo vệ các quyền trẻ em theo nhóm quyền...............................................102 3.3.2. Thực trạng các thiết chế bảo đảm về quyền trẻ em...................................108 3.3.3. Thực trạng hoạt động giám sát đối với việc bảo vệ quyền trẻ em ................116 3.4. NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN CHẾ CỦA BẢO ĐẢM PHÁP LÝ VỀ QUYỀN TRẺ EM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...........................................121 3.4.1. Hệ thống pháp luật về quyền trẻ em..........................................................121 3.4.2. Các thiết chế bảo vệ quyền trẻ em.............................................................122 3.4.3. Một số nguyên nhân khác..........................................................................123 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................127 Chƣơng 4: CÁC QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP VỀ BẢO ĐẢM PHÁP LÝ VỀ QUYỀN TRẺ EM TRONG BỐI CẢNH XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM..................................................128 4.1. CÁC QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ BẢO ĐẢM PHÁP LÝ VỀ QUYỀN TRẺ EM ....................................................................................................128 4.2. GIẢI PHÁP VỀ BẢO ĐẢM PHÁP LÝ VỀ QUYỀN TRẺ EM ..............129 4.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật....................................131
  • 6. 4.2.2. Nhóm tăng cƣờng năng lực của các thiết chế bảo vệ quyền trẻ em..........133 4.2.3. Nhóm kiểm tra, giám sát các hoạt động thực hiện quyền trẻ em..............136 4.2.4. Nhóm tăng cƣờng các giải pháp phòng ngừa và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em.......................................................................142 4.2.5. Nhóm giải pháp kết hợp các hình thức bảo đảm pháp lý và xã hội ..........143 4.2.6. Nhóm giải pháp về giáo dục pháp luật......................................................144 4.2.7. Nhóm giải pháp về dịch vụ pháp lý ..........................................................146 4.2.8. Nhóm giải pháp thành lập các thiết chế mới trong hệ thống bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em ............................................................................148 4.2.9. Nhóm giải pháp tăng cƣờng hoạt động hợp tác quốc tế............................150 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4........................................................................................150 KẾT LUẬN............................................................................................................151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN CỦA NGHIÊN CỨU SINH...............................................................152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................153
  • 7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BĐPL: Bảo đảm pháp lý BVCS&GDTE: Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em HĐND: Hội đồng Nhân dân LHN&GĐ: Luật hôn nhân và gia đình MTTQVN: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam NCTN: Ngƣời chƣa thành niên QTE: Quyền trẻ em TAND: Tòa Án nhân dân VPPL: Vi phạm pháp luật XHTD: Xâm hại tình dục TGPL: Trợ giúp pháp lý QCN: Quyền con ngƣời LĐTE: Lao động trẻ em ĐTNCSHCM: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh HLHPNVN: Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 3.1: Thống kê số liệu tình hình bạo lực xâm hại trẻ em từ năm 2009 – 2013 105 Bảng 3.2: Số liệu tình hình trẻ em phạm tội từ năm 2009 – 2013 106 Bảng 3.3: Số liệu thống kê báo cáo công tác xét xử của tòa án nhân dân tối cao về xâm hại trẻ em từ năm 2009 – 2013 107
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trẻ em là những ngƣời chƣa trƣởng thành, còn non nớt về thể chất và tinh thần, thƣờng dễ bị tổn thƣơng và xâm hại về các quyền tự do và lợi ích hợp pháp của mình; trẻ em cũng là lớp công dân đặc biệt, nguồn nhân lực cho tƣơng lai, nhân tố quyết định đến sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nƣớc; vì vậy trẻ em là đối tƣợng cần đƣợc đặc biệt ƣu tiên trong xã hội. Luật quốc tế về nhân quyền đã dành sự quan tâm đặc biệt đến quyền trẻ em và qui định các thiết chế pháp lý để đảm quyền trẻ em đƣợc thực thi trong đời sống; các văn bản pháp lý quốc tế quan trọng về quyền trẻ em đã đƣợc ban hành, bao gồm: Tuyên bố về quyền trẻ em của Hội quốc liên năm 1923; Tuyên bố về quyền trẻ em của Liên hợp quốc năm 1959; Công ƣớc về quyền trẻ em của Liên hợp quốc năm 1989; Công ƣớc 182 về các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất do Tổ chức lao động quốc tế thông qua năm 2000; Các nghị định thƣ về sự tham gia của trẻ em trong xung đột quân sự năm 2000 và nạn buôn bán trẻ em, mãi dâm trẻ em năm 2002. Việt Nam là một quốc gia còn nhiều khó khăn nhƣng là một trong những nƣớc đầu tiên tham gia phê chuẩn Công ƣớc quốc tế về QTE, đồng thời đã nội luật hóa Công ƣớc quốc tế về QTE trong Hiến pháp của nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản pháp luật chuyên ngành nhƣ: Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, luật hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình… Từ những nỗ lực nêu trên quyền trẻ em ở Việt Nam đã đƣợc tôn trọng, bảo đảm phát triển trẻ em về thể chất và tinh thần, quyền tham gia, quyền phát triển, quyền bảo vệ và quyền sống còn. Tuy nhiên trên thực tế quyền trẻ em còn bị xâm phạm, chƣa đƣợc đảm bảo: vẫn còn tình trạng trẻ em bị mù chữ, trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực về thể chất và tinh thần, tình trạng lao động trẻ em còn diễn ra... Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những hạn chế nói trên nhƣ: các nguyên nhân về gia đình, nhà trƣờng, xã hội; trong đó bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất; cụ thể: Hiện nay các tiêu chí quốc tế về quyền trẻ em vẫn chƣa đƣợc nội luật hóa một cách đầy đủ, một số quy định chƣa chi tiết, chƣa thực sự tƣơng thích với quy định của Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em, chƣa cụ thể hóa để thực hiện các quyền trẻ em trong đời sống;
  • 10. 2 Bên cạnh đó các biện pháp thực thi các quyền trẻ em còn ít, chƣa thực sự phù hợp với thực tiễn, một số biện pháp còn cứng nhắc thiếu tính linh hoạt; Hoạt động kiểm soát đối với việc thực thi các QTE còn thiếu đồng bộ; Hoạt động giáo dục, nâng cao nhận thức các quyền trẻ em còn hạn chế vì vậy việc tiếp cận quyền trẻ em còn hạn chế với các cán bộ công chức, gia đình, nhà trƣờng và với chính bản thân trẻ em. Do nhu cầu phát triển đất nƣớc và việc từng bƣớc hội nhập quốc tế và khu vực, quyền con ngƣời, quyền trẻ em ngày càng đƣợc nâng cao; theo quy định của Hiến pháp năm 2013, tại điều 37 khoản 1 “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc, giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”; vì vậy bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em cần phải đƣợc tăng cƣờng góp phần tôn trọng bảo đảm quyền trẻ em. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn vấn đề “ Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam – những đảm bảo pháp lý” làm đề tài luận án Tiến sĩ Luật học của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là dựa trên sự nghiên cứu lý luận, pháp lý của quốc tế và thực tiễn Việt Nam về những bảo đảm pháp lý bảo vệ quyền trẻ em; tìm ra những điểm hạn chế của vấn đề này; hình thành các quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi quyền trẻ em. Thông qua bảo đảm pháp lý; hình thành hệ thống lý luận về quyền trẻ em và bảo đảm pháp lý về quyền trẻ… 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể Thứ nhất, nghiên cứu, xây dựng lý luận bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em, phân tích, đánh giá các tiêu chí quốc tế về quyền trẻ em và những điều kiện để nội luật hóa ở Việt Nam. Thứ hai, phân tích, đánh giá quy định pháp luật Việt Nam về quyền trẻ em và các bảo đảm pháp lý trên các bình diện lập pháp, thực thi và kiểm soát, bảo vệ quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam. Thứ ba, đánh giá thực trạng những bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em từ đó tìm ra các hạn chế, tồn tại của bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em Thứ tƣ, đề xuất các giải pháp đối với các bảo đảm pháp lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
  • 11. 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: - Nghiên cứu chính sách, pháp luật về quyền và BĐPL về quyền trẻ em - Nghiên cứu hoạt động BĐPL về quyền trẻ em trong thực tiễn xây dựng và thực thi pháp luật, kiểm soát về quyền trẻ em. Phạm vi nghiên cứu - Trong quá trình nghiên cứu và viết tổng quan về tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài luận án, nghiên cứu sinh đƣợc biết hầu nhƣ không có tài liệu nào sử dụng thuật ngữ “đảm bảo pháp lý”. Thiết nghĩ, việc chỉnh sửa tên đề tài thành: Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam - những bảo đảm pháp lý là cần thiết. Tuy nhiên, thời hạn chỉnh sửa tên đề tài theo quy định chung không còn. Do vậy, trong nội dung của Luận án, nghiên cứu sinh xin phép đƣợc sử dụng thuật ngữ “bảo đảm pháp lý” thay “đảm bảo pháp lý” cho thống nhất với các công trình nghiên cứu khoa học khác có liên quan, đồng thời để bảo đảm tính hợp lý về mặt học thuật. Có thể thấy, đây là đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng, song tác giả đã không nghiên cứu tất cả các vấn đề lý luận và thực tiễn bảo đảm pháp lý ở Việt Nam và tất cả các quốc gia trên thế giới mà xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài nhƣ sau: - Vấn đề lý luận cơ bản về bảo đảm pháp lý đối với quyền trẻ em. - Nghiên cứu bảo đảm pháp lý đối với quyền trẻ em của một số nƣớc trên thế giới, để rút ra yếu tố hợp lý vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. - Nghiên cứu khảo sát chính sách pháp pháp luật Việt Nam, quốc tế và một số quốc gia trên thế giới về quyền trẻ em. - Những hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong khoảng 10 năm; từ năm 2005 - 2014 (sau khi Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 ra đời). - Một số những tồn tại trong thực hiện bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em ở Việt Nam - Trên cơ sở nghiên cứu những nội dung trên, luận án kiến nghị những giải pháp cơ bản của bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu. Phương pháp luận Trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lê Nin và tƣ tƣởng Hồ Chí
  • 12. 4 Minh và đƣờng lối chính sách của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam về con ngƣời về nhà nƣớc và pháp quyền. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phƣơng pháp hệ thống; kết hợp lý luận với thực tiễn; biện chứng, phân tích và tổng hợp; luật học so sánh; lịch sử; thống kê; các phƣơng pháp nghiên cứu này đƣợc sử dụng trong từng chƣơng của luận án cụ thể nhƣ sau: Phương pháp hệ thống: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng xuyên suốt toàn bộ luận án nhằm trình bày các vấn đề, nội dung của luận án theo trình tự, bố cục hợp lý, chặt chẽ, có sự gắn kết, kế thừa, phát triển các vấn đề để đạt đƣợc mục đích, yêu cầu đã đƣợc xác định cho luận án. - Phương pháp luật học so sánh: Phƣơng pháp này chủ yếu đƣợc sử dụng tại chƣơng 2. Cụ thể là đƣợc vận dụng trong việc tham khảo kinh nghiệm bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em ở một số nƣớc. - Phương pháp lịch sử: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhiều tại chƣơng 3 nhằm đƣa ra những cứ liệu lịch sử để trình bày về bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. - Phương pháp thống kê: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để nghiên cứu bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em của một số nƣớc trên thế giới (chƣơng 2), thực tiễn bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em ở Việt Nam (chƣơng 3, 4). - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong các chƣơng của luận án. Cụ thể là đƣợc sử dụng để đi sâu vào tìm tòi, trình bày các hiện tƣợng, quan điểm, quy định và thực tiễn của bảo đảm pháp lý; phân tích và tổng hợp để rút ra bản chất của vấn đề (chƣơng 1, 2, 3); từ đó đƣa ra các đánh giá, kết luận và kiến nghị phù hợp nhằm tiếp tục hoàn thiện những bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em ở Việt Nam (chƣơng 4). 5. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu của bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em ở Việt Nam làm sáng tỏ các vấn đề đã đƣợc giải quyết và cần tiếp tục nghiên cứu. Thứ hai, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em nhƣ: khái niệm, đặc điểm quyền trẻ em; khái niệm và những đặc thù của bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em, hệ thống các bảo đảm, mối quan hệ của bảo đảm pháp lý với các bảo đảm xã hội khác và những giải pháp hoàn thiện. Thứ ba, khái quát quá trình hình thành của hệ thống pháp luật và tình hình
  • 13. 5 thực hiện pháp luật về quyền trẻ em; cung cấp một số kinh nghiệm bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em của một số nƣớc. Thứ tƣ, đề xuất một số các giải pháp của bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em, đề xuất thành lập một số thiết chế mới bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam: Ombudsman trẻ em của Quốc hội; Tòa án trẻ em. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Ý nghĩa khoa học, luận án là công trình nghiên cứu trực tiếp và toàn diện về những bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em, góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn của các bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam. Sau khi hoàn thành, luận án sẽ là công trình khoa học có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập về các bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em. Ý nghĩa thực tiễn, luận án là tài liệu nghiên cứu có ý nghĩa tham khảo, phục vụ trực tiếp cho các cơ quan lập pháp, thực thi và bảo vệ pháp luật quyền trẻ em cũng nhƣ giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức chăm sóc, giáo dục, bảo vệ quyền trẻ em của xã hội. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục và tài liệu tham khảo, phần nội dung đƣợc chia làm bốn chƣơng. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu của luận án, cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận về những bảo đảm pháp lý đối với quyền trẻ em trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam. Chương 3: Bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay. Chương 4: Các quan điểm và giải pháp về bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em trong bối cảnh xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam.
  • 14. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Tình hình nghiên cứu của đề tài ở Việt Nam Nhóm tài liệu nghiên cứu về quyền con ngƣời “Các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người”của trung tâm nghiên cứu về quyền con ngƣời và quyền công dân thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2002, dài 660 trang, nội dung cuốn sách giới thiệu các tuyên ngôn, tuyên bố, các điều ƣớc chủ yếu về nhân quyền đƣợc Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua; và giới thiệu các văn kiện quan trọng do một số tổ chuyên môn của Liên hợp quốc ban hành hoặc đƣợc thông qua tại các hội nghị quốc tế lớn do Liên hợp quốc bảo trợ; nhằm mục đích giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về những vấn đề quốc tế về quyền con ngƣời, từ đó chọn lọc và tiếp thu những tiến bộ của nhân loại, đấu tranh chống lại những âm mƣu và hành động lợi dụng các vấn đề về quyền con ngƣời để chống phá nhà nƣớc, bên cạnh đó còn giúp lựa chọn hành động phù hợp với việc giải quyết các vấn đề pháp lý có liên quan nhƣ việc tham gia vào các điều ƣớc quốc tế, khu vực và xử lý những phức tạp phát sinh trong vấn đề nhân quyền. “Quyền con người, quyền Công dân trong Hiến pháp Việt Nam”, tác giả Nguyễn văn Động, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2005, dày 253 trang, sách gồm 4 chƣơng, có nội dung bao quát toàn diện về quyền con ngƣời, quyền công dân và vai trò của pháp luật đối với việc bảo đảm các quyền con ngƣời, quyền công dân ở nƣớc ta. “Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”,tác giả Trần Ngọc Đƣờng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2004, dài 356 trang; nội dung của cuốn sách trình bày về các quan niệm về quyền con ngƣời, quyền công dân, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; sự phát triển về mặt pháp lý cũng nhƣ thực tiễn về quyền con ngƣời, quyền công dân qua các Hiến pháp 1946, 1959, 1980. Cuốn sách chia làm năm phần: Phần I về quan niệm về quyền con ngƣời, quyền công dân; phần II về quan niệm về nghĩa vụ cá nhân công dân; phần III về Quyền con ngƣời, quyền công dân trong Hiến pháp 1992 và chỉ ra bƣớc phát triển mới so với các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980; phần IV về Những bảo đảm pháp lý về việc thực hiện
  • 15. 7 quyền con ngƣời, quyền và nghĩa vụ công dân trong Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phần V tiếp tục xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì con ngƣời, coi con ngƣời là giá trị và mục tiêu cao nhất. Luận án tiến sĩ Luật học năm 2013, “Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Đặng Công Cƣờng nội dung của Luận án phân tích và chứng minh các phƣơng diện lý luận thể hiện vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con ngƣời. Trên cơ sở lý luận đã đƣợc chứng minh, luận án đánh giá thực trạng bảo vệ quyền con ngƣời bằng hoạt động xét xử ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở các tiêu chí nhất định và đề xuất các một số các giải pháp khoa học nhằm nâng cao vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con ngƣời ở Việt nam: phân tích và chứng minh những phƣơng diện cơ bản thể hiện vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con ngƣời; phân tích và làm rõ thực trạng của bảo vệ quyền con ngƣời bằng Tòa án, đặc biệt là những tồn tại hạn chế của hoạt động này; nghiên cứu và làm rõ nguyên nhân ảnh hƣởng tiêu cực đến vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con ngƣời ở Việt Nam hiện nay - xây dựng phƣơng hƣớng và đề xuất giải pháp nâng cao vai trò của Tòa án Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con ngƣời. Nhóm nghiên cứu về quyền trẻ em, qua nghiên cứu cho thấy đã có các công trình khoa học chuyên khảo nghiên cứu nhƣ sau: “Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật về quốc tịch và đăng ký hộ tịch ở Việt Nam”- Tác giả Hoàng Thế Liên, do Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, xuất bản năm 2000, sách dài 127 trang, nội dung của sách trình bày về những nguyên tắc cơ bản và quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam về quốc tịch và việc đăng ký hộ tịch liên quan đến trẻ em; đồng thời cũng chỉ ra những hƣớng dẫn cụ thể về thủ tục, trình tự đăng ký khai sinh và đăng kí nuôi con nuôi; đăng kí nhận cha mẹ, con; đăng kí giám hộ, cải chính hộ tịch đối với trẻ em theo những quy định của các văn bản pháp luật hiện hành. Tác giả Vũ Ngọc Bình với cuốn “Quyền trẻ em trong pháp luật quốc gia và quốc tế” của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 1995 đã đề cập đến vấn đề quyền trẻ em trong hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam và quốc tế nhƣ Pháp lệnh Hôn nhân và gia đình, Luật Quốc tịch, Bộ luật hình sự… và các văn bản quốc tế nhƣ: Công ƣớc La Hay về bảo vệ trẻ em, Công ƣớc của Liên hợp quốc, Công ƣớc của tổ chức lao động quốc tế. “Quyền trẻ em trong các văn bản pháp lý quốc tế và pháp luật Việt Nam” - tác giả Hoàng Công Phƣơng chủ biên, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2003,
  • 16. 8 nội dung cuốn sách nhằm nêu lên khái quát về các vấn đề quyền con ngƣời của phụ nữ và trẻ em trong các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam và quốc tế, đồng thời nhằm cung cấp thêm tài liệu tham khảo về vấn đề quyền con ngƣời nói chung, quyền phụ nữ và trẻ em nói riêng trong pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế cho các cán bộ công tác trong lĩnh vực này, đặc biệt cho các đại biểu Quốc hội là những ngƣời hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực lập pháp. Công trình nghiên cứu về các bảo đảm chung về quyền trẻ em. “Trẻ em gia đình xã hội”, tác giả Mai Quỳnh Nam (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2004; nội dung gồm ba phần: Phần I trẻ em Việt Nam: sự quan tâm của xã hội đối với việc chăm sóc và giáo dục trẻ em, ở phần này tác giả đi vào nghiên cứu về đặc điểm của vị thành niên ở Việt Nam và việc định hƣớng chính sách; nhu cầu về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản của học sinh phổ thông trung học; vấn đề lao động trẻ em trong các gia đình sản xuất thủ công; Lao động trẻ em dân tộc thiểu số - trách nhiệm của gia đình và xã hội. Phần II cuốn sách trình bày về vai trò của gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em bao gồm các nội dung cụ thể nhƣ sau: vấn đề nghề nghiệp của cha mẹ và việc giáo dục con cái trong gia đình; hành vi có vấn đề của trẻ vị thành niên: Những ảnh hƣởng của bố mẹ; Bạo lực gia đình và ảnh hƣởng của nó đến tâm lý và việc hình thành nhân cách của trẻ em. Phần III, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt - những khó khăn và giải pháp gồm có các nội dung: Các khía cạnh xã hội của việc giáo dục nghệ thuật cho trẻ khuyết tật; trẻ khuyết tật và các thể chế trợ giúp trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay; một vài khía cạnh giới của lao động trẻ em giúp việc cho các gia đình ở Hà Nội; một số đặc điểm xã hội và kinh tế của trẻ đƣờng phố và trẻ lao động; những ảnh hƣởng của tệ nạn xã hội đến trẻ đƣờng phố; các nhận xét về hiện tƣợng thiếu niên phạm pháp; quan hệ xã hội và tội phạm chƣa đến tuổi thành niên. Công trình nghiên cứu về bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em Giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng (2004), của tác giả Nguyễn Đặng Đình Lục, Nhà xuất bản giáo dục; đây là công trình nghiên cứu toàn diện về vấn đề đổi mới và nâng cao chất lƣợng giáo dục pháp luật trong các trƣờng phổ thông; tác giả đã đi sâu phân tích và luận giải một cách khoa học về những vấn đề chính yếu nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng hiện nay. Đây là công trình vừa mang tính lý luận, vừa có ý nghĩa hƣớng dẫn thực hành, không những cần thiết cho những ngƣời làm công tác giáo dục mà còn cho bất kỳ ai quan tâm đến thế hệ công dân tƣơng lai của đất nƣớc.
  • 17. 9 Một số bài báo khoa học đăng trên các tạp chí và hội thảo khoa học trong nước và quốc tế “Quyền con người trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, tác giả Phan Thị Lan Phƣơng, Lƣơng Văn Tuấn, tạp chí pháp lý số 11/2010, nội dung bài viết đã đề cập đến các nội dung nhƣ sau: Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền con ngƣời quyền công dân; xây dựng chế độ trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc; Tính độc lập của cơ quan tƣ pháp trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, công dân; Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan Tƣ pháp; Xây dựng cơ chế và đề cao vai trò của các tổ chức xã hội dân sự. “Giáo dục quyền con người cho trẻ em trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện, giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Lê Thị Phƣơng Nga,Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia, Luật học, số 4 (2013); Bài viết của tác giả phân tích vai trò của giáo dục quyền con ngƣời cho trẻ em trong bối cảnh Việt nam sẽ thực hiện đổi mới toàn diện, căn bản giáo dục và đào tạo. Tác giả đã đề xuất việc tích hợp, lồng ghép bốn chƣơng trình giáo dục cho trẻ em, bao gồm: giáo dục quyền con ngƣời, giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật và kỹ năng sống. Việc tích hợp này cần đƣợc thể hiện trong chƣơng trình, bài học cho các em ở nhà trƣờng, trong các cộng đồng. Đây là cách làm sẽ mang lại hiệu quả xã hội, tiết kiệm thời gian và tạo sự hấp dẫn, thuyết phục trẻ em, học sinh. Mục đích, nhiệm vụ của giáo dục quyền con ngƣời là nhằm cung cấp cho các em hiểu biết cơ bản về quyền, bổn phận của mình và sự tôn trọng, bảo vệ quyền của những ngƣời khác, hình thành phẩm chất đạo đức nhân văn, kỹ năng sống cho trẻ em. “Đăng ký khai sinh cho trẻ em, thực trạng và giải pháp”, bài viết của Nguyễn Văn Đoàn đăng trên báo điện tử của Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình số 6/2012; Dựa trên kết quả khảo sát của các địa phƣơng Lai Châu, Quảng Trị, An Giang nội dung bài viết đã đề cập đến các vấn đề về đăng ký khai sinh cho trẻ em bao gồm, những kết quả đã đạt đƣợc đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế tồn tại của đăng kí khai sinh cho trẻ em và giải thích rõ các nguyên nhân; nội dung bài viết cũng đƣa ra các giải pháp thúc đẩy việc thực hiện đăng kí khai sinh cho trẻ em nhƣ: đẩy mạnh việc truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về đăng kí khai sinh; bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác hộ tịch; giải quyết tồn đọng về đăng kí khai sinh; hỗ trợ thủ tục pháp lý và cơ sở vật chất cho các địa bàn gặp khó khăn trong công tác khai sinh; huy động sự tham gia của các tổ chức quốc tế, kiểm tra, đánh giá, giám sát chặt chẽ hoạt động đăng kí khai sinh; điều chỉnh cơ chế chính sách trong việc đăng kí khai sinh cho trẻ em.
  • 18. 10 “Quyền trẻ em và yếu tố văn hóa” - Tác giả Mai Huy Bích, tạp chí nghiên cứu con ngƣời số 4(49), năm 2010, bài viết tiếp cận, tìm hiểu quyền trẻ em dƣới góc độ văn hóa, tiếp cận công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em dƣới góc độ là sản phẩm của một nền văn hóa phƣơng tây hiện đại; việc phổ biến toàn cầu công ƣớc liên hiệp quốc và sự va chạm văn hóa khi thực thi quyền trẻ em, trong nội dung bài viết còn đi sâu nghiên cứu về lịch sử hình thành quyền trẻ em và sự phát triển quyền trẻ em từ trƣớc khi Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em ra đời. “Giám sát việc bảo vệ quyền trẻ em” - Tác giả Trƣơng Thị Mai, tạp chí nghiên cứu lập pháp số 2/2005, bài viết đề cập đến yêu cầu thực thi hiệu quả luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, gắn liền với trách nhiệm giám sát của đại biểu Quốc hội, đại biểu của Hội đồng nhân dân, góp phần quan trọng vào việc thực hiện công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em và luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nƣớc ta; cụ thể nội dung bài viết đề cập đến thành quả của việc thực hiện Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em, bài viết cũng chỉ ra nội dung của luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi). Đặc biệt, đề cập đến vai trò, nội dung giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất quan trọng vì thông qua hoạt động giám sát để xem xét, đánh giá việc thực hiện luật trong đời sống xã hội và cách thức tổ chức thực hiện của các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đƣợc trao trách nhiệm trong công tác BVCS&GDTE; Từ đó, rút ra những đề xuất, kiến nghị liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền trẻ em. Bên cạnh đó, bài viết cũng đề cập đến phƣơng thức giám sát nhằm đảm bảo hiệu quả giám sát thể hiện thông qua: giám sát chuyên đề; giám sát qua chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội và Hội đồng nhân dân; xây dựng chƣơng trình, kế hoạch, nội dung giám sát cho phù hợp; phối hợp chặt chẽ trong hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. “Sự cần thiết và hướng hoàn thiện các quy định của luật hình sự về bảo vệ trẻ em” - Tác giả Nguyễn Văn Hƣơng, tạp chí Luật học số 2/2005; nội dung của bài viết bao gồm: sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của luật hình sự về bảo vệ trẻ em vì có một số các quy định luật hình sự không còn phù hợp với diễn biến thực tế của tình hình tội phạm, nhiều hành vi của tội phạm xâm hại quyền trẻ em diễn ra phức tạp và nghiêm trọng hơn. Vì vậy việc sửa đổi các quy định luật hình sự bảo vệ quyền trẻ em là cần thiết; Đồng thời, bài viết chỉ ra hƣớng hoàn thiện các quy định luật hình sự về bảo vệ trẻ em, bao gồm: bổ sung tội danh mới – tội danh bắt cóc trẻ em làm con tin; bổ sung dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng “phạm tội đối với trẻ em”; cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản hƣớng dẫn, giải thích và sửa
  • 19. 11 đổi những hƣớng dẫn không phù hợp để các quy định luật hình sự Việt Nam về bảo vệ trẻ em có tính khả thi. “Hệ thống pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em - Chặng đường hình thành và phát triển”, tác giả Hoàng Thị Kim Quế, tạp chí nghiên cứu lập pháp số 6/2005, nội dung bài viết trình bày một số nội dung cơ bản nhƣ sau: thứ nhất, khái quát về chính sách pháp luật quốc gia và các điều ƣớc quốc tế về quyền trẻ em, thứ hai, hệ thống pháp luật về trẻ em: sự phát triển và đặc thù, bao gồm các nội dung sự hình thành và phát triển pháp luật về trẻ em và đặc thù của pháp luật về trẻ em nhƣ liên quan bảo vệ quyền trẻ em liên quan đến bảo vệ quyền của phụ nữ; liên quan giữa pháp luật với đạo đức; pháp luật về quyền trẻ em liên quan đến nhiều ngành pháp luật; thứ ba, đạo luật chuyên về trẻ em; thứ tư, bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em trong một số lĩnh vực pháp luật: quyền có quốc tịch, quyền hộ tịch, pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, pháp luật hình sự, pháp luật xử lý vi phạm hành chính, pháp luật lao động; thứ năm, bài viết cũng đã chỉ ra những thành tựu và những bất cập của hệ thống pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở nƣớc ta trong giai đoạn này. Sách chuyên khảo,"Văn hóa pháp luật - Những vấn đề lý luận cơ bản và ứng dụng chuyên ngành", Đại học quốc gia Hà Nội, 2011. Chủ biên: GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế, TS. Ngô Huy Cƣơng, tác giả Phan Thị Lan Phƣơng viết chƣơng: “Bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập văn hóa pháp lý”; Bài viết tập trung làm rõ các nội dung nhƣ sau: thứ nhất, đi sâu vào việc nghiên cứu để nhận thức về văn hóa pháp luật; Thứ hai, bài viết cũng chỉ ra việc bảo vệ quyền trẻ em là truyền thống pháp luật của dân tộc Việt Nam thể hiện bởi việc bảo vệ trẻ em trong Quốc triều hình luật, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về bảo vệ quyền trẻ em, bảo vệ quyền trẻ em trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay. Thứ ba, bài viết đề cập đến quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay, trong đó chỉ ra một số thành tựu đã đạt đƣợc những hạn chế cần khắc phục, nguyên nhân của những hạn chế đó và đƣa ra các giải pháp khắc phục. Phan Thị Lan Phƣơng, “Bạo lực, xâm hại trẻ em - thực trạng và một số giải pháp kiến nghị”, tạp chí Tòa Án số 23, năm 2014, nội dung bài viết đề cập đến khái niệm về bạo lực, xâm hại trẻ em, đồng thời phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bạo lực, xâm hại trẻ em và thực trạng thực thi các quy định đó trong thực tiễn thông qua việc phân tích thực trạng về bạo lực và xâm hại trẻ. Ngoài ra, bài viết còn chỉ ra một số nguyên nhân của xâm hại trẻ em giải pháp cơ bản nhằm khắc phục tình trạng bạo lực và xâm hại trẻ em ở Việt Nam hiện nay.
  • 20. 12 Phan Thị Lan Phƣơng, “Phòng, chống lạm dụng lao động trẻ em góp phần thúc đẩy việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam”, tạp chí Khoa Học Đại học Quốc gia Hà Nội Số 4, năm 2014. Bài viết tập trung làm rõ các khá i niê ̣m trẻ em , quyền trẻ em và lao động trẻ em , đồng thời phân tích các quy đi ̣nh pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam hiê ̣n hành về lao động trẻ em và nhƣ̃ng vƣớng mắc trong quá trình thƣ̣c thi các quy đi ̣nh đó trong thƣ̣c tiễn . Bên ca ̣nh đó , bài viết cũng chỉ ra một số nguyên nhân và nhƣ̃ng giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiê ̣u quả công tác đấu tranh phòng , chống lạm dụng lao động trẻ em. Lê Thị Phƣơng Nga, “Tình hình thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở nước ta hiện nay”, tạp chí nhịp cầu trí thức số 8/2010. Bài viết đề cập đến một số đặc trƣng về pháp luật bảo vệ quyền trẻ em: phạm vi rộng, liên quan nhiều lĩnh vực xã hội và nhiều ngành luật khác nhau, mỗi ngành luật điều chỉnh về việc bảo vệ quyền trẻ em có những đặc thù riêng nhƣ luật Hiến pháp điều chỉnh quan hệ về trẻ em trên quan điểm mang tính nguyên tắc, Luật hình sự điều chỉnh quyền trẻ em trong trƣờng hợp bị xâm hại và cả trƣờng hợp trẻ em vi phạm pháp luật, ngoài ra nội dung còn đề cập đến các ngành luật khác nhƣ lao động, tố tụng hình sự, hôn nhân gia đình…. Bên cạnh đó, tác giả có đề cập đến một số thành tựu đạt đƣợc trong đó có vai trò của hệ thống pháp luật trong việc bảo vệ quyền trẻ em thể hiện đầy đủ các cam kết và nguyên tắc của Công ƣớc quốc tế về bảo vệ trẻ em, điều này đƣợc chỉ rõ trong từng lĩnh vực pháp luật khác nhau. Đồng thời bài viết cũng chỉ ra những bất cập, tồn tại trong việc bảo vệ quyền trẻ em nhƣ: các quyền của trẻ em bị xâm hại còn nhiều, trẻ em đƣờng phố, lao động trẻ em. “Pháp luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong tiến trình hội nhập quốc tế vì mục tiêu phát triển bền vững”, tác giả Phan Thị Lan Phƣơng, kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần IV tháng 11/2012; nội dung bài viết nghiên cứu những ảnh hƣởng của hội nhập quốc tế với pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ đó tìm ra các giải pháp khắc phục; cụ thể bài viết đã tập trung làm rõ ba nội dung cơ bản: Nội dung thứ nhất, chỉ ra một số đặc điểm khái quát về trẻ em trong tiến trình hội nhập, nhận thức rõ các đặc điểm về trẻ em có những thay đổi lớn, sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội làm phân chia các nhóm trẻ em khác nhau đặc biệt là các nhóm trẻ em yếu thế, dễ bị tổn thƣơng khẩn cấp cần đƣợc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục nhƣ: trẻ em lang thang cơ nhỡ, trẻ em mồ côi, trẻ em nghèo. Nội dung thứ hai, không đi sâu vào các thành quả đạt đƣợc, tập trung chỉ ra những thay đổi của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cần khắc phục
  • 21. 13 Nội dung thứ ba, nêu ra một số giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những tồn tại đã nêu: Cần nghiên cứu một cách sâu, rộng về sự tác động của việc hội nhập Quốc tế đối với các quy định pháp luật cũng nhƣ việc thực hiện pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở Việt Nam; phải rà soát để kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật cho phù hợp với Công ƣớc Quốc tế và tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ trẻ em nhƣ: quy định về độ tuổi, về việc thành lập hệ thống tƣ pháp thân thiện với trẻ em, nghĩa vụ của các cá nhân, gia đình tổ chức trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Tạo điều kiện cho các cá nhân tổ chức nƣớc ngoài tham gia vào hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ở một số nƣớc trên thế giới Nhóm những công trình nghiên cứu về quyền trẻ em Qua nghiên cứu một số công trình của các tác giả ở một số nƣớc đã cho thấy quyền trẻ em đƣợc tiếp cận nhƣ sau: Một tài liệu về quyền trẻ em mang tên Quyền trẻ em theo luật của tác giả Samuel Davis, dài 474 trang, xuất bản năm 2011 (Children's Rights Under the Law, Samuel Davis, Oxford University press, 2011); sách có nội dung nghiên cứu về quyền của trẻ em theo luật, xem xét cách thức quy định của pháp luật về các quyền của trẻ em ở trong cả hai lĩnh vực luật Công và luật Tƣ gồm các quyền về cải thiện đầu tiên ở trƣờng học của trẻ em, quyền về tài sản, lao động trẻ em, kỷ luật nhà trƣờng, giáo dục pháp luật… Đồng thời cũng nghiên cứu về các quyết định của Tòa án Tối cao liên quan đến mối quan hệ của cha - con - nhà nƣớc. Trong nội dung cuốn sách cũng mô tả các chế độ về y tế đối với trẻ em, các quyền tự do cá nhân của trẻ em, các quyền lợi tài sản của trẻ em và giải quyết các vấn đề phát sinh trong môi trƣờng giáo dục hay luật trƣờng học; các vấn đề bỏ rơi và lạm dụng trẻ em, vấn đề về tƣ pháp vị thành niên và thẩm quyền của tòa án vị thành niên, việc bắt giữ, tìm kiếm và thu giữ khi áp dụng cho trẻ em, thẩm vấn của cảnh sát đối với trẻ em. Trong một công trình nghiên cứu khác dày 840 trang của tác giả Robert C. Fellmeth, xuất bản năm 2011 mang tên Quyền trẻ em và biện pháp thực hiện (Child Rights and Remedies, Oxford University press, 2011); nội dung tài liệu đã phân tích toàn diện dựa trên quyền của trẻ em trong hệ thống pháp luật Hoa kỳ ở cả hai khía cạnh chính trị và pháp lý, điều này làm ảnh hƣởng đến trẻ em Mỹ. Nội dung tài liệu đi xem xét các rào cản đối với chính sách công về các vấn đề mang tính nhạy cảm và về tình trạng pháp lý của trẻ em liên quan đến đói nghèo, giáo dục, y tế, trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt, trẻ em bị lạm dụng, tội phạm vị thành niên và bị giam giữ, các quyền tự do dân sự. Đây là một tài liệu khảo sát hơn
  • 22. 14 190 trƣờng hợp và đƣa ra số liệu thống kê từ đó phản ánh đƣợc tình hình hình thực hiện quyền trẻ em; nhằm thúc đẩy các quyền của trẻ em. Bên cạnh các công trình nghiên cứu về quyền trẻ em bằng tiếng Anh còn có các công trình nghiên cứu bằng tiếng Nga nhƣ sau: Tác giả Gaisinna đã trình G.I. đã trình bày những nghiên cứu của mình trong cuốn sách chuyên khảo “Xây dựng mái ấm gia đình cho trẻ em mồ côi, trẻ em bị cha mẹ bỏ mặc: kinh nghiệm nước Nga và thế giới” đƣợc xuất bản năm 2013 dƣới sự trợ giúp của Quĩ nghiên cứu khoa học xã hội trong khuôn khổ chƣơng trình (Гайсина Г.И. Семейное устройство детей-сирот и детей, оставшихся без попечения родителей: российский и зарубежный опыт, 2013). Trong công trình dày 150 trang này, tác giả đã phân tích kinh nghiệm của nƣớc Nga qua các thời kỳ trong việc chăm sóc trẻ em mồ côi và trẻ em bị bố mẹ bỏ rơi: từ mô hình ngôi nhà giáo dƣỡng vào năm 1775 đến mô hình chuyển giao trẻ em vào các gia đình nuôi dƣỡng dƣới sự giám sát của một ủy ban thuộc Ủy ban nhân dân và mô hình giám hộ và bảo trợ theo qui định của pháp luật Liên bang hiện đại cũng nhƣ các mô hình chăm sóc trẻ em do Ủy ban chăm sóc trẻ em, mô hình nhận trẻ về nuôi, mô hình vƣờn trẻ và các ngân hàng dữ liệu về trẻ em mồ côi trên toàn Liên bang. Cũng trong công trình này, tác giả đã phân tích hệ thống pháp luật Liên bang hiện tại liên quan đến chăm sóc, giáo dục trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi trên toàn Liên bang Nga. Trong công trình này tác giả cũng phân tích các mô hình cũng nhƣ các biện pháp pháp lý của Mỹ, các nƣớc Tây Âu về chăm sóc, bảo đảm quyền của trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi… Cũng liên quan đến các nghiên cứu về trẻ em và QTE của nhóm trẻ đặc biệt, Quĩ bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn Liên bang Nga vào năm 2012 đã xuất bản nghiên cứu về “Trẻ em trong các hoàn cảnh khó khăn: loại trừ những sự khác biệt xã hội đối với trẻ em mồ côi”. Trong công trình này, ngoài những công bố về tình trạng trẻ em bị bỏ rơi, bị phân biệt theo số liệu ở các khu vực, các tác giả còn đƣa ra những đánh giá về các nghiên cứu gần đây nhất về tình trạng này của các nhà nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu của Nga từ đó đƣa ra những lập luận về tính khả thi của các biện pháp bảo vệ quyền của nhóm trẻ em mồ côi, bị cha mẹ bỏ rơi nhƣng bị phân biệt đối xử. Cũng trong khuôn khổ nghiên cứu về các quyền và các biện pháp bảo đảm quyền của trẻ em thuộc nhóm dễ bị tổn thƣơng còn có hai công trình nghiên cứu khá tiêu biểu. Trƣớc hết đó là cuốn sách chuyên khảo của nhóm tác giả Zagainova
  • 23. 15 L.Yu., Afonina L.Yu., Voronin E.E. Epoyan A.I. (Chủ biên: Zagainova L.Yu) “Trẻ em dương tính với HIV/AIDS” NXB. BESt-Print,. M-2010 dƣới sự bảo trợ của UNISEF (Дети со знаком «плюс»: Книга для настоящих и будущих родителей (информационное пособие для родителей и опекунов детей, затронутых эпидемией ВИЧ-инфекции) / А.И. Загайнова, Л.Ю. Афонина, Е.Е. Воронин, Т.А. Епоян; Под ред. А.И. Загайновой. – М., 2010). Đây là một trong những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về việc bảo vệ quyền và lợi ích cơ bản của nhóm trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS. Khác với những nghiên cứu về bảo đảm quyền của trẻ em nhiễm HIV/AIDS, Trung tâm nghiên cứu “Memoral” đã công bố bản Báo cáo nghiên cứu về địa vị, vị trí pháp lý của trẻ em thuộc nhóm dễ bị tổn thƣơng “Địa vị của trẻ em thuộc nhóm dễ bị tổn thƣơng ở Liên bang Nga”/Báo cáo định kỳ năm 2014 (АДЦ «Мемориал»: Положение детей из уязвимых групп в РФ» (2014)). Trong báo cáo này, trung tâm đã nghiên cứu về những thiệt thòi, sự phân biệt đối xử, sự bất công trong ứng xử đối với các trẻ em thuộc nhóm dân tộc Di-gan, trẻ em của những ngƣời nhập cƣ vào Liên bang Nga qua đó đề xuất các biện pháp ngăn ngừa sự phân biệt đối xử đối với các trẻ em thuộc nhóm đó. Ngoài những nghiên cứu trên, ở Nga có nhiều nghiên cứu về bảo vệ QTE nói chung. Chẳng hạn, trong tuyển tập công trình với tiêu đề “Bảo vệ gia đình, bảo vệ trẻ em – giữ gìn tương lai của chúng ta” đƣợc xuất bản dƣới sự bảo trợ của Quĩ “Quyền trẻ em” Chủ biên S. Pronina, 2012 (С.Пронина, «Защитим семью и ребенка - сохраним будущее!» Сборник методических материалов по профилактике семейного нeблагополучия - Москва, 2012. - 200 с.). Trong công trình này, đã công bố rất nhiều các nghiên cứu liên quan đến bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em cũng nhƣ các quyền của trẻ em, các nhóm quyền của trẻ em thƣờng bị vi phạm và các giải pháp phòng ngừa. Một nghiên cứu khác liên quan đến bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình là sách chuyên khảo của nhóm tác giả Ziurina A.I và Indeikina T.L. (Зырина А.И.; Индейкина Т.Л.) về “Loại bỏ đối xử tàn bạo với trẻ em trong gia đình” (Предотвращение жестокого обращения с ребенком в семье, Перми, 2009) xuất bản tại TP. Perm, 2009. Trong công trình này, nhóm tác giả đã chỉ ra các dạng bạo lực phổ biến trong gia đình nhƣ bạo lực về thể xác, về tình dục, về tâm lý hay thậm chí không đoái hoài đến nhu cầu thiết yếu của trẻ cũng là một loại bạo lực. Các tác giả nhận định đây là các loại bạo lực, đối xử phổ biến ảnh hƣởng nghiêm trọng
  • 24. 16 đến quyền của trẻ và đƣa ra các giải pháp loại trừ bạo lực và đối xử tàn bạo với trẻ em từ phía gia đình. Một trong những công trình nghiên cứu đáng chú ý liên quan đến QTE, chính là nghiên cứu về Quyền giáo dục của trẻ em. Có rất nhiều công trình về lĩnh vực này, tuy nhiên, trong số đó đáng chú ý nhất là cuốn sách chuyên khảo của tác giả Sinkareva E.Yu. “Các quyền của trẻ em trong lĩnh vực giáo dục” xuất bản tại Tomsk, 2007 (Шинкарева Е. Ю. Права детей в сфере образования: В помощь родителям детей, имеющих особенности в физическом и психическом здоровье и развитии. - Томск: Дельтаплан, 2007). Trong công trình này, tác giả đi sâu vào phân tích các quyền đặc thù của những trẻ em đặc thù trong hoạt động giáo dục nhƣ: quyền giáo dục của trẻ em hạn chế về năng lực (khiếm khuyết) hay các quyền của trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo. Đây là những nghiên cứu khá toàn diện và mới mẻ về các quyền của trẻ em đặc biệt này. Từ những phân tích, tác giả đã đề xuất đƣa vào luật những qui định chặt chẽ về quyền đƣợc chăm sóc về sức khỏe tâm lý, về y tế, thể chất... trong hoạt động giáo dục và thay đổi hệ thống giáo dục, phƣơng thức giáo dục để phù hợp với các quyền này của trẻ. Nhóm công trình nghiên cứu về các bảo đảm chung về quyền trẻ em Sách Hệ thống bảo vệ trẻ em xu hướng quốc tế và định hướng của các tác giả: Neil Gilbert, Nigel Parton, Marit skivenes, Nhà xuất bản Đại học Oxford năm 2011, dài 273 trang (Child protection systems: international Trend and Orientations, Neil Gilbert, Nigel Parton, Marit skivenes, Oxford University press, 2011 – 273p). Nội dung của sách viết về hệ thống bảo vệ trẻ em thông qua việc nghiên cứu so sánh các chính sách xã hội, thực thi pháp luật và sự phản ứng của xã hội đối với vấn đề ngƣợc đãi trẻ em trong một số các quốc gia nhƣ Mỹ, Canada, Anh, Thụy Điển, Đan Mạch...Nội dung tập trung vào những phát triển trong chính sách và thực tiễn từ năm 1990, phân tích những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong các hệ thống bảo vệ trẻ em và kết quả hoạt động. Từ đó chỉ ra các tiêu chí mới liên quan đến việc định nghĩa về ngƣợc đãi trẻ em, các xu hƣớng ngƣợc đãi, các cáo buộc ngƣợc đãi trẻ em, trách nhiệm của nhà nƣớc trong việc bảo vệ trẻ em và các phúc lợi gia đình làm nâng cao nhận thức về quyền của trẻ em và quyền của cha mẹ. tác nhân sự thay đổi của hệ thống bảo vệ trẻ em trên toàn thế giới phản ánh việc thay đổi trong việc ban hành chính sách, tổ chức thực hiện, và thay đổi về khung pháp lý; mở rộng hệ thống phúc lợi trẻ em và gia tăng các thủ tục pháp lý các sáng kiến thực tiễn; các thách thức đặt ra phụ thuộc vào yếu tố dân tộc và mức độ các nƣớc đang áp dụng hệ thống
  • 25. 17 bảo vệ quyền trẻ em có thể là cách tiếp cận dịch vụ gia đình bảo vệ trẻ em khỏi lạm dụng. Các chƣơng đi phân tích sự phát triển và các hƣớng dẫn về hệ thống bảo vệ trẻ em, sự chuyển hƣớng của hệ thống bảo vệ trẻ em theo hƣớng tƣ nhân hóa các dịch vụ bảo vệ trẻ em. Nội dung sách đã góp phần nâng cao hiểu biết về việc thiết lập các chính sách trong việc thiết kế các hệ thống bảo vệ trẻ em và phúc lợi gia đình, phúc lợi cho trẻ em. Một tài liệu khác nghiên cứu về cơ quan của trẻ em trong sách Cơ quan của trẻ em từ gia đình đến nhân quyền toàn cầu do tác giả David Oswell, xuất bản năm 2012 (The Agency of Children: from family to Global Human Right, David Oswell Oxford University press, 2012); cuốn sách có nội dung đƣa ra ý tƣởng thiết lập cơ quan của trẻ em là trung tâm của lĩnh vực nghiên cứu về QTE; sử dụng các ý tƣởng của cơ quan của trẻ em để khảo sát các vấn đề chính trong các nghiên cứu ở trẻ em, bao gồm gia đình, trƣờng học, tội phạm, y tế, văn hóa tiêu dùng, việc làm và các quyền trẻ em. Куликова, А. А. Защита прав ребенка / А. А. Куликова – М: Эксмо, 2005 – 192 с. – (Защити свои права) (Kulikova, A.A. Bảo vệ quyền trẻ em/ sách chuyên khảo, Nxb, Exmo, Moscow - 2005, 192 trang); nội dung của cuốn sách đã trình bày về việc bảo vệ trẻ em ở Liên bang Nga, tác giả đã chỉ ra rằng bảo vệ trẻ em luôn đƣợc coi là vấn đề cấp bách, quan trọng và khẳng định kiến thức pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ là rất cần thiết với trẻ em và của cha mẹ trẻ em và những ngƣời có liên quan, đặc biệt là giáo viên của các trƣờng học, các trung tâm chăm sóc trẻ mầm non, các bác sĩ của trẻ em đối với việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Bên cạnh đó, tác giả cũng đi xem xét các vấn đề liên quan đến các vị trí của trẻ em không có cha mẹ chăm sóc, bảo vệ các quyền của trẻ em khi tham gia các phiên tòa, trình bày về các nghĩa vụ của cha mẹ đối với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục con cái. Nội dung cuốn sách còn đề cập đến trách nhiệm của cộng đồng và xã hội trong việc thực hiện các QTE. Cuốn sách dành cho cha mẹ, các cơ quan nhà nƣớc và các nhóm dân cƣ nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng trong việc bảo vệ các quyền của trẻ em. Nhóm công trình nghiên cứu về bảo đảm pháp lý Đầu tiên phải kể đến công trình Bảo vệ trẻ em ở vương quốc Anh một nghiên cứu so sánh, Nxb Đại học Oxford – 2012 (Child protection in the United Kingdom: Acomparative Annalysis by Anne stafford, Sharonvincent, Nigel Parton, Connie Smith, Oxford University Press, 2012; đây là công trình nghiên cứu về hệ thống bảo
  • 26. 18 vệ trẻ em khác nhau giữa bốn quốc gia của Vƣơng quốc Anh, tìm ra các điểm khác biệt. Đồng thời trong nội dung còn đi nghiên cứu hệ thống bảo vệ trẻ em ở Anh với các hệ thống khác trên toàn thế giới; xem xét và so sánh các hệ thống trong các phần khác nhau của Vƣơng quốc Anh. Tác giả đi sâu nghiên cứu, phân tích các hệ thống bảo vệ trẻ em và thực tiễn áp dụng tại Anh, Wales, Scotland và Bắc Ireland; hệ thống bảo vệ trẻ em gồm: khung chính sách, vai trò của Hội đồng bảo vệ trẻ em địa phƣơng và Ủy ban bảo vệ trẻ em. Ngoài ra còn có cuốn sách chuyên khảo Quyền trẻ em chính sách và thực tiễn, NXB Đại học Oxford, 2012 (Children's Rights: Policy and Practice, by Jonh T. Pardeck, Oxford University Press, 2012), trong nội dung cuốn sách tác giả đã có phần nghiên cứu về vai trò và chức năng của các dịch vụ bảo vệ trẻ em và hệ thống tƣ pháp vị thành niên đối với việc bảo vệ quyền trẻ em. Nghiên cứu về tiêu chuẩn quốc tế về quyền trẻ em Đầu tiên phải kể đến công trình nghiên cứu về quyền sức khỏe trẻ em Quyền được bảo vệ sức khỏe của trẻ em: phân tích điều tra theo chuẩn quốc tế tại Nxb Intersentia, 2014 của tác giả Sarah Ida Spronk- van dermeer, dày 336 trang (The Right to Health of the Child: An analytical exploration of the international normative framework, by Sarah Ida Spronk- van dermeer, Interssentia, 2014). Nội dung đề cập đến những khung quy chuẩn quốc tế về quyền sức khỏe của trẻ em, dựa trên khuôn khổ quốc tế các quyền của trẻ em về y tế và pháp luật về quyền con ngƣời; thông qua việc đối chiếu với các quy định pháp luật có liên quan trong khu vực Châu Âu trong đó có cả các quy định của EU và Hội đồng Châu Âu, bao gồm các các hƣớng dẫn về y tế thân thiện đối với trẻ em. Bên cạnh đó tài liệu còn giải thích các quyền đối với sức khỏe của Ủy ban Liên hợp quốc về quyền trẻ em căn cứ trên kết quả phân tích của 35 quốc gia với các cấp độ phát triển khác nhau; trên cơ sở đó xác định các tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe trẻ em và quá trình thực hiện. Tài liệu cũng đã đƣa ra định nghĩa của tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe của đứa trẻ và xác định theo các giai đoạn tuổi khác nhau. Thực trạng thực hiện quyền trẻ em Trong các công trình nghiên cứu đều chỉ ra những thành tựu đã đạt đƣợc trong việc bảo vệ quyền trẻ em, nhƣng đồng thời cũng chỉ ra những tồn tại cụ thể: Đối với công trình nghiên cứu về khảo Quyền trẻ em chính sách và thực tiễn, Nxb Đại học Oxford, 2012, của tác giả Jonh T. Pardeck (Children's Rights: Policy and Practice, by Jonh T. Pardeck, Oxford University Press, 2012); nội dung tài liệu
  • 27. 19 nghiên cứu về thực trạng thực hiện quyền trẻ em, đi vào nghiên cứu thực trạng chăm sóc trẻ em tại nhà, ở trƣờng và các cơ sở tƣ nhân; nghiên cứu những nguyên nhân lạm dụng, bỏ bê và cung cấp giúp cho các gia đình có nguy cơ. Ở khía cạnh khác, trong công trình nghiên cứu mang tên Lao động trẻ em ngày nay: Một vấn đề của quyền con người, Nxb Đại học Oxford, 2012 của tác giả Wendy Herumin (Child Labor Today: A human Rihgts Issue, by Wendy Herumin, Oxford University Press, 2012) đã trình bày khái quát về lao động trẻ em trên toàn thế giới mô tả các công việc trẻ em đang bị bắt buộc phải làm, đồng thời cũng chỉ ra hậu quả của lao động trẻ em. Cũng liên quan đến các nghiên cứu về thực trạng thực hiện QTE đặc biệt là đối với QTE của nhóm trẻ đặc biệt, Quĩ bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn Liên bang Nga vào năm 2012 đã xuất bản nghiên cứu về “Trẻ em trong các hoàn cảnh khó khăn: Loại trừ những sự khác biệt xã hội đối với trẻ em mồ côi”. Trong công trình này, ngoài những công bố về tình trạng trẻ em bị bỏ rơi, bị phân biệt theo số liệu ở các khu vực, các tác giả còn đƣa ra những đánh giá về các nghiên cứu gần đây nhất về tình trạng này của các nhà nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu của Nga từ đó đƣa ra những lập luận về tính khả thi của các biện pháp bảo vệ quyền của nhóm trẻ em mồ côi, bị cha mẹ bỏ rơi nhƣng bị phân biệt đối xử. Nhóm công trình nghiên cứu về các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em Công trình nghiên cứu của Jonh T. Pardeck năm 2012, Quyền trẻ em chính sách và thực tiễn, (Children's Rights: Policy and Practice, by Jonh T. Pardeck, Oxford University Press, 2012), trong nội dung cuốn sách tác giả nghiên cứu về vai trò và chức năng của các dịch vụ bảo vệ trẻ em và hệ thống tƣ pháp vị thành niên đối với việc nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền trẻ em. Chỉ ra rằng nhà nƣớc cần phải xem xét đƣa ra các chính sách xã hội có hiệu quả để bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Giáo dục về quyền trẻ em là một trong những biện pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ QTE. Một trong những công trình nghiên cứu đáng chú ý liên quan đến QTE, chính là nghiên cứu về Quyền giáo dục của trẻ em. Có rất nhiều công trình về lĩnh vực này, tuy nhiên, trong số đó đáng chú ý nhất là cuốn sách chuyên khảo của tác giả Sinkareva E.Yu. “Các quyền của trẻ em trong lĩnh vực giáo dục” xuất bản tại Tomsk, 2007 (Шинкарева Е. Ю. Права детей в сфере образования: В помощь родителям детей, имеющих особенности в физическом и психическом
  • 28. 20 здоровье и развитии. - Томск: Дельтаплан, 2007.). Trong công trình này, tác giả đi sâu vào phân tích các quyền đặc thù của những trẻ em đặc thù trong hoạt động giáo dục nhƣ: quyền giáo dục của trẻ em hạn chế về năng lực (khiếm khuyết) hay các quyền của trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo. Đây là những nghiên cứu khá toàn diện và mới mẻ về các quyền của trẻ em đặc biệt này. Từ những phân tích, tác giả đã đề xuất đƣa vào luật những qui định chặt chẽ về quyền đƣợc chăm sóc về sức khỏe tâm lý, về y tế, thể chất... trong hoạt động giáo dục và thay đổi hệ thống giáo dục, phƣơng thức giáo dục để phù hợp với các quyền này của trẻ. Hiến pháp là phƣơng thức bảo vệ quyền trẻ em một cách hữu hiệu nhất, điều này đã đƣợc chỉ rõ trong công trình nghiên cứu: Конституционно-правовые средства защиты прав ребенка в условиях чрезвычайных ситуаций. Кантемирова, Замира Эвриковна Диссертация на соискание ученой степени кандидата юр.наук, 2010 Москва - 213c. (Các phƣơng thức pháp luật hiến pháp bảo vệ quyền trẻ em trong các trƣờng hợp ban bố tình trạng khẩn cấp. Tác giả: Kantemirova, Z.E. Luận án tiến sĩ luật học, Moscow, 2010 - 213 trang): Phần nội dung của Luận án gồm hai chƣơng, chƣơng một tác giả trình bày về các đặc điểm chung của quyền trẻ em trong xã hội Nga, đi vào làm rõ các nội dung nhƣ sau: quyền trẻ em trong hệ thống các quyền con ngƣời và công dân đồng thời nêu lên ý nghĩa của Hiến pháp và pháp luật của Liên bang Nga trong việc bảo vệ các quyền trẻ em; các hành vi vi phạm QTE cơ bản trong xã hội Nga; các hành vi vi phạm các QTE trong những trƣờng hợp ban bố tình trạng khẩn cấp là trƣờng hợp đặc biệt mang tính nguy hiểm của hành vi vi phạm về QTE. Chƣơng hai, tác giả đi vào nghiên cứu về các phƣơng thức pháp luật Hiến pháp bảo vệ QTE trong trƣờng hợp ban bố tình trạng khẩn cấp, gồm các nội dung: khái niệm và bản chất của của các phƣơng thức Hiến pháp và pháp luật về bảo vệ QTE trong những trƣờng hợp ban bố tình trạng khẩn cấp; đặc điểm của phƣơng thức bảo vệ QTE trong những trƣờng hợp ban bố tình trạng khẩn cấp; cuối cùng tác giả đi vào trình bày về các giải pháp nhằm cải thiện các quyền trong hiến pháp và pháp luật về bảo vệ QTE trong những trƣờng hợp ban bố tình trạng khẩn cấp. 1.1.3. Nhận xét tình hình nghiên cứu của các đề tài Các công trình nghiên cứu trong nước Qua nghiên cứu nội dung của từng nhóm đề tài nghiên cứu trong nƣớc đã cho thấy các công trình mới chỉ dừng lại ở việc tiếp cận BĐPL về QTE ở từng khía cạnh riêng biệt nhƣ: Nhóm công trình nghiên cứu về quyền con ngƣời, chủ yếu tập trung làm rõ nội
  • 29. 21 dung của các Công ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời, trình bày về các quan niệm về quyền con ngƣời, quyền công dân, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đánh giá thực trạng bảo vệ quyền con ngƣời bằng hoạt động xét xử ở Việt Nam hiện nay, đề xuất các một số các giải pháp khoa học nhằm nâng cao vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con ngƣời ở Việt Nam: phân tích và chứng minh những phƣơng diện cơ bản thể hiện vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con ngƣời; phân tích và làm rõ thực trạng của bảo vệ quyền con ngƣời bằng Tòa án, đặc biệt là những tồn tại hạn chế của hoạt động này; nghiên cứu và làm rõ nguyên nhân ảnh hƣởng tiêu cực đến vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con ngƣời ở Việt Nam hiện nay - xây dựng phƣơng hƣớng và đề xuất giải pháp nâng cao vai trò của Tòa án Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con ngƣời Nhóm công trình nghiên cứu về QTE, chủ yếu tập trung vào làm rõ thế nào là QTE, nội dung các quy định pháp luật quốc tế và trong nƣớc về QTE sự quan tâm của xã hội đối với việc BVCS&GDTE, đi vào nghiên cứu về đặc điểm của vị thành niên ở Việt Nam và việc định hƣớng chính sách; Nhóm công trình nghiên cứu về giáo dục pháp luật cho trẻ em tập trung nghiên cứu về các phƣơng pháp, hình thức giáo dục pháp luật đối với trẻ em, tùy từng địa phƣơng mà hình thức giáo dục pháp luật phải có sự thay đổi cho phù hợp Nghiên cứu các công trình ở một số các quốc gia Qua việc nghiên cứu nội dung các công trình ở một số quốc gia chúng ta thấy rằng: các công trình này mới chỉ tập trung nghiên cứu về một số nội dung cấu thành của bảo đảm pháp lý mang những đặc trƣng riêng gắn liền với chế độ chính trị và văn hóa pháp lý của các quốc gia đó. Thông qua việc nghiên cứu các công trình này cũng giúp cho chúng ta rút ra những kinh nghiệm quý báu về bảo đảm thực hiện QTE; nhận thức về vai trò của cha mẹ, nhà trƣờng đối với việc bảo vệ QTE; Hiến pháp là cơ sở pháp lý đặc biệt quan trọng đối với việc bảo vệ các QTE; giáo dục pháp luật cho trẻ em. Ngoài ra các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài cũng chỉ ra rằng để bảo vệ QTE một cách hữu hiệu thực sự cần thiết phải thành lập các thiết chế bảo vệ QTE mà hiện nay Việt Nam chƣa thực hiện nhƣ: Thanh tra trẻ em (Child Ombudsman); thành lập Tòa án vị thành niên 1.1.4. Những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết Kế thừa, phát triển hoàn thiện các cơ sở lý luận BĐPL về QTE ở Việt Nam Tiếp thu có chọn lọc các quan điểm, các kinh nghiệm xây dựng và thực thi BĐPL về QTE của các nƣớc trên thế giới, từ đó vận dụng một cách phù hợp với thực
  • 30. 22 tiễn Việt Nam nhằm hoàn thiện các BĐPL về QTE trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đề xuất và luận chứng các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện hơn các BĐPL về QTE đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặc biệt đề xuất thành lập các thiết chế mới bảo vệ QTE mà hiện nay Việt Nam chƣa có, đó là: Thanh tra trẻ em (Child Ombudsman) do Quốc hội bổ nhiệm và mô hình tòa án chuyên biệt cho trẻ em bên cạnh hệ thống tòa án hiện nay. 1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.2.1. Cơ sở lý thuyết Câu hỏi nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đề ra, trên cơ sở tình hình nghiên cứu đề tài, luận án này đặt ra một số câu hỏi cơ bản nhƣ sau: Thứ nhất, Bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em là gì và vai trò đối với việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em nhƣ thế nào? Thứ hai, ở nƣớc ta hiện nay BĐPL về quyền trẻ em trên thực tế nhƣ thế nào, đã đạt đƣợc những kết quả và hạn chế gì? Thứ ba, những yêu cầu nào đặt ra đối với việc tiếp tục hoàn thiện các bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng NNPQ? Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện? Lý thuyết nghiên cứu Luận án đƣợc thực hiện trên cơ sở học thuyết Mác - Lê nin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc và pháp luật và về bảo vệ các quyền con ngƣời - quyền trẻ em; Các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ quyền con ngƣời - quyền trẻ em, về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc theo yêu cầu xây dựng NNPQ vì mục đích bảo vệ quyền con ngƣời, quyền trẻ em. Luận án cũng đƣợc thực hiện trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc một số lý thuyết nhƣ: học thuyết về “quyền tự nhiên của con người” vào thế kỷ thứ XVI, XVII của các tác giả tiêu biểu nhƣ Jonh locke, B. Spinoza, E.kant, S. Montesque, J.J. Rousseau; học thuyết về “quyền pháp lý của con người” của Emund Burke(1729- 1797) và Jeremy Bentham (1748-1832); học thuyết về “nhà nước pháp quyền”. Theo đó quyền trẻ em chính là quyền con ngƣời cần đƣợc bảo đảm thực hiện. Các giả thuyết nghiên cứu Trên cơ sở nền tảng các nghiên cứu về BĐPL về quyền trẻ em hiện nay cũng nhƣ thực tiễn bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em trong thời gian qua, chúng tôi xác định luận án cần phải hƣớng vào trình bày và luận cứ cho một số giả thuyết khoa học sau:
  • 31. 23 Một là, BĐPL về QTE thể hiện tính nhân văn sâu sắc, coi trọng con ngƣời đặc biệt là coi trọng trẻ em, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc bảo vệ các quyền trẻ em. Hai là, trong thực tiễn BĐPL về QTE ở Việt Nam những năm qua mặc dù đã đạt đƣợc những thành quả nhất định, nhƣng vẫn còn nhiều hạn chế. Do vậy BĐPL về QTE ở Việt Nam trong thời gian qua chƣa thực sự phát huy hết vai trò và ý nghĩa to lớn của mình, làm ảnh hƣởng tiêu cực đến chất lƣợng và hiệu quả của bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em. Ba là, muốn nâng cao hơn nữa chất lƣợng, hiệu quả của việc bảo vệ QTE cần phải đổi mới, hoàn thiện mạnh mẽ BĐPL về QTE theo hƣớng: Bảo vệ QTE đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ Việt Nam với mục tiêu vì con ngƣời; bảo đảm trẻ em đƣợc phát triển toàn diện; giáo dục QTE; tƣơng thích với BĐPL về quyền trẻ em quốc tế. 1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp kết hợp lý luận với thực tiễn - Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp - Phƣơng pháp hệ thống - Phƣơng pháp luật học so sánh 1.2.3. Hƣớng tiếp cận của đề tài Luận án kế thừa (có chọn lọc, phân tích và bình luận) các kết quả nghiên cứu đã đƣợc công bố trƣớc đề tài này trên cơ sở tập hợp, hệ thống ở mức đầy đủ nhất có thể đối với các công trình khoa học có liên quan đến BĐPL về QTE. Bên cạnh việc nghiên cứu trực tiếp về BĐPL về QTE ở Việt Nam, luận án sẽ tập trung hƣớng nghiên cứu vào thực tiễn BĐPL về QTE ở nƣớc ta trong khoảng thời gian 10 năm (từ năm 2004 - 2014), đánh giá những thuận lợi, khó khăn cùng với những ƣu điểm, hạn chế trong lĩnh vực này từ đó rút ra các kiến nghị nhằm phát huy hơn nữa những ƣu điểm, khắc phục và hạn chế tối đa các hạn chế đó. Trên cơ sở rút ra những đặc điểm chung của BĐPL về QTE, trên cơ sở tập hợp và tổng hợp kinh nghiệm của các nƣớc, luận án sẽ đƣa ra những giải pháp nhằm tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm phù hợp của các nƣớc góp phần hoàn thiện BĐPL về quyền trẻ em ở nƣớc ta. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trẻ em là đối tƣợng quan tâm đặc biệt của các quốc gia; Việt Nam cũng là quốc gia nằm trong quy luật chung đó; xuất phát từ tinh thần nhân văn, nhân đạo và sự coi trọng con ngƣời, đặc biệt coi trọng trẻ em. Nhiều công trình chuyên khảo, các bài tạp chí khoa học chuyên ngành, bài
  • 32. 24 tạp chí trong nƣớc nghiên cứu về về quyền con ngƣời, QTE; các BĐPL về QTE ở Việt Nam nhƣ: giáo dục pháp luật về QTE, tòa án Việt Nam bảo vệ quyền con ngƣời.v..v…; mỗi tài liệu tiếp cận BĐPL về QTE ở những góc độ khác nhau. Qua nghiên cứu các công trình ở một số quốc gia đã cho thấy: các công trình này mới chỉ tập trung nghiên cứu về một số nội dung cấu thành của BĐPL mang những đặc trƣng riêng gắn liền với chế độ chính trị và văn hóa pháp lý của các quốc gia đó. Tuy nhiên chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện và sâu sắc về về BĐPL về QTE ở Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, với những phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau nhƣ: Phƣơng pháp kết hợp lý luận với thực tiễn; Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp; Phƣơng pháp hệ thống; Phƣơng pháp luật học so sánh về thực tiễn tình hình nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới về bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em đã chỉ ra rằng Việt Nam cần phải tiếp thu có chọn lọc các quan điểm, các kinh nghiệm xây dựng và thực thi BĐPL về quyền trẻ em của các nƣớc trên thế giới, từ đó vận dụng một cách phù hợp với thực tiễn Việt Nam nhằm hoàn thiện các BĐPL về QTE trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • 33. 25 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHỮNG BẢO ĐẢM PHÁP LÝ ĐỐI VỚI QUYỀN TRẺ EM TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM 2.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUYỀN TRẺ EM 2.1.1. Khái niệm quyền trẻ em Khái niệm trẻ em Để nghiên cứu về QTE, trƣớc tiên cần làm rõ khái niệm về “trẻ em”; trong khoa học trẻ em đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy theo góc độ tiếp cận cụ thể của khoa học đó. Từ góc độ xã hội học, trẻ em đƣợc xác định là ngƣời có vị thế và vai trò xã hội khác với ngƣời lớn vì trẻ em là giai đoạn con ngƣời đang học cách tiếp nhận những chuẩn mực xã hội và đóng vai trò xã hội của mình [119 – tr556]. Dƣới góc độ tâm lý học, khái niệm trẻ em đƣợc dùng để chỉ giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý - nhân cách con ngƣời [20- tr367]. Từ góc độ sinh học, trẻ em là con ngƣời ở giai đoạn phát triển, từ khi còn trong trứng nƣớc đến tuổi trƣởng thành [92 - tr61]. Còn dƣới góc độ pháp lý, trẻ em đƣợc xác định theo độ tuổi và ở mỗi quốc gia, mỗi lĩnh vực điều chỉnh cụ thể độ tuổi của trẻ em quy định khác nhau; khái niệm trẻ em đã đƣợc đề cập trong tuyên bố Giơ ne vơ (1924) và tuyên bố của LHQ về quyền trẻ em (1959), tuyên ngôn thế giới về quyền con ngƣời 1968, công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1966), Công ƣớc của LHQ về quyền trẻ em (1989); trẻ em là những ngƣời chƣa trƣởng thành còn non nớt về mặt thể chất và trí tuệ, dễ bị tổn thƣơng cần đƣợc bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trƣớc và sau khi ra đời. Theo Công ƣớc quốc tế về QTE năm 1989 quy định tại Điều 1 “trẻ em là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Nhƣ vậy Công ƣớc đã xác định trẻ em là ngƣời dƣới 18 tuổi. Ở một số các văn bản, văn kiện khác của các tổ chức thuộc LHQ nhƣ: Quỹ dân số LHQ (VNFPA), tổ chức lao động quốc tế (ILO) và tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa của LHQ thì quy định trẻ em là những ngƣời dƣới 15 tuổi.
  • 34. 26 Tuy nhiên đối với các văn bản pháp luật trong nƣớc có các quy định nhằm xác định thế nào là trẻ em; tại điều 1, Luật BVCS&GDTE (2004) quy định “trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt Nam và dƣới 16 tuổi”. Ngoài ra còn các luật khác bao gồm: BLDS (1995), BLHS (1999), Luật quốc tịch (2000), Luật HN&GĐ (2014) của nƣớc ta đều có các quy định liên quan đến việc xác định đối tƣợng trẻ em, xuất phát từ đặc thù của từng ngành luật và căn cứ vào quyền lợi và nghĩa vụ tốt nhất cho trẻ em; cụ thể, tại điều 20 BLDS (1995) quy định: “Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên” và tại điều 22 quy định“trẻ em chưa đủ 6 tuổi thì không thể là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự; trẻ em từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự hạn chế”. Còn theo quy định của BLHS quy định ngƣời đủ 14 tuổi nhƣng chƣa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội nghiêm trọng do cố ý và ngƣời đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm; Điều 19 BLLĐ quy định “Người lao động chưa thành niên là người dưới 18 tuổi”. Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về trẻ em, nhƣng có thể thống nhất khái niệm về trẻ em nhƣ sau: “Trẻ em là một thuật ngữ nhằm chỉ một nhóm xã hội thuộc về một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của sự phát triển của con người”. Từ đây có thể hiểu khái niệm về độ tuổi trẻ em là khoảng thời gian từ khi chào đời cho đến khi tròn 16 tuổi (theo quy định của pháp luật Việt Nam) hoặc tròn 18 tuổi (theo quy định của pháp luật quốc tế). Khái niệm Quyền trẻ em Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về quyền trẻ em, mỗi cách tiếp cận sẽ làm ảnh hƣởng đến chính sách đối với trẻ em. Thứ nhất, coi trẻ em là vật sở hữu của các bậc cha mẹ, từ quan niệm này cho thấy trẻ em đƣợc coi nhƣ một phần tài sản vì vậy phải tuân theo các quy tắc do cha mẹ đặt ra cho nên quyền của trẻ em không đƣợc coi trọng [103, tr.52]. Thứ hai, coi trẻ em là đối tƣợng của lòng thƣơng hại, nhƣ vậy trẻ em đƣợc coi là sinh linh yếu đuối cần phải đƣợc hỗ trợ từ ngƣời lớn, không đƣợc coi là con ngƣời có quyền hạn và luôn bị ngƣời lớn đàn áp. Nhƣng thực chất trẻ em là con ngƣời [103, tr.52]. Thứ ba, trẻ em đƣợc bình đẳng với ngƣời lớn trong việc hƣởng tất cả các quyền và tự do cơ bản đƣợc ghi nhận trong luật quốc tế về quyền con ngƣời, cách tiếp cận này đƣợc thể hiện cụ thể trong các văn bản pháp lý quốc tế: tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con ngƣời, và hai công cƣớc về các quyền dân sự chính trị và các
  • 35. 27 quyền kinh tế, văn hóa năm 1966, “mọi người hoặc bất cứ người nào đều có quyền”. Theo cách tiếp cận này chính là sự cào bằng vị thế chủ quyền giữa ngƣời lớn và trẻ em và chƣa phù hợp do trẻ em và ngƣời lớn có những đặc điểm khác nhau, trẻ em yếu thế, non nớt dễ bị tổn thƣơng, cần đƣợc bảo vệ và che chở [18, tr.330]. Thứ tư, trẻ em là những con ngƣời, là chủ thể đặc biệt của quyền con ngƣời nhƣ vậy trẻ em cần phải đƣợc ghi nhận các quyền đặc thù, nhƣ quyền đƣợc chăm sóc, quyền đƣợc giáo dƣỡng và đƣợc bảo vệ đặc biệt, cách tiếp cận này thể hiện trong tuyên bố liên hợp quốc về QTE năm 1959; Công ƣớc quốc tế về QTE năm 1989 [103, tr.52] Trong luận án, tác giả tiếp cận về QTE theo cách thứ tƣ, tức là khi đứa trẻ đƣợc coi là chủ thể của quyền thì các hành động liên quan đến trẻ em không còn đặt thuần túy trên nền tảng của tình thƣơng, lòng nhân đạo hay sự che chở nữa, mà đó chính là nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan, kể cả các bậc cha mẹ [103, tr.52], từ quan điểm này đã cho thấy khi xem xét từ phƣơng diện quyền con ngƣời, QTE đƣợc coi là một bộ phận hợp thành quyền con ngƣời, nhƣng quyền con ngƣời là quyền mang tính chung, tính phổ biến còn QTE vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù chỉ giành riêng cho loại chủ thể đặc biệt - chủ thể chƣa phát triển đầy đủ về mặt thể chất, chƣa hoàn thiện về mặt tinh thần rất cần sự quan tâm chăm sóc, bảo vệ và giáo dục từ gia đình, cộng đồng và xã hội. Việc tiếp cận QTE từ góc độ quyền con ngƣời cho thấy, QTE là những đặc quyền tự nhiên mà trẻ em đƣợc hƣởng, đƣợc làm, đƣợc tôn trọng và thực hiện nhằm đảm bảo sự sống còn, tham gia và phát triển toàn diện. Quyền trẻ em chính là biện pháp bảo đảm cho trẻ em không chỉ là những ngƣời đƣợc tiếp thu thụ động tình thƣơng hay lòng tốt của bất kỳ ai mà còn là chủ thể của quyền. Hiểu theo Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em, QTE đƣợc thể hiện dƣới bốn dạng quyền đó là: quyền đƣợc sống, quyền đƣợc bảo vệ, quyền đƣợc phát triển và quyền đƣợc tham gia. Theo cách định nghĩa của luật BVCS&GDTE của Việt Nam về QTE đƣợc hiểu là các quyền gắn liền với sự tồn tại và phát triển của trẻ em, bao gồm: quyền đƣợc khai sinh và có quốc tịch; quyền đƣợc chăm sóc, nuôi dƣỡng; quyền đƣợc sống chung với cha mẹ; quyền đƣợc tôn trọng, bảo vệ tính mạng thân thể, danh dự và nhân phẩm; quyền đƣợc chăm sóc sức khoẻ và quyền đƣợc học tập; quyền đƣợc vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá nghệ thuật, thể dục, thể thao du lịch; quyền đƣợc phát triển năng khiếu; quyền có tài sản; quyền đƣợc tiếp cận thông tin bày tỏ ý kiến và tham gia xã hội trong đó đặc biệt là các thông tin có liên quan đến quyền và
  • 36. 28 lợi ích hợp pháp của trẻ em. Nhƣ vậy, khái niệm QTE đƣợc hiểu là những đặc quyền tự nhiên mà trẻ em được hưởng, được làm, được tôn trọng và thực hiện nhằm đảm bảo sự sống còn, sự tham gia và phát triển toàn diện. 2.1.2. Đặc điểm, nội dung quyền trẻ em Đặc điểm cơ bản về quyền trẻ em Quyền trẻ em đƣợc coi là bộ phận của quyền con ngƣời, vì vậy mang đầy đủ các đặc điểm của quyền con ngƣời; Nhƣng quyền trẻ em lại có các nét đặc thù so với quyền con ngƣời nói chung ở chỗ: do còn non nớt về thể chất và tinh thần, nên trẻ em đƣợc trao riêng một số quyền, trẻ em đƣợc ƣu tiên một số quyền và trẻ em cũng chƣa có đủ khả năng để thực hiện một số các quyền khác: Thứ nhất, quyền trẻ em đƣợc ƣu tiên thể hiện thông qua việc trẻ em đƣợc bảo vệ bằng một quy chế riêng, đặc biệt; ví dụ đối với trẻ em thực hiện hành vi phạm tội dù trong bất kì trƣờng hợp nào cũng không bị áp dụng các hình phạt: tử hình, tù chung thân hoặc quy định trẻ em không bị buộc phải lao động sớm; trên thực tế, để đảm bảo quyền phát triển của trẻ em thì bất kì trẻ em nào cũng đều đƣợc tạo mọi điều kiện đến trƣờng, điều này thể hiện thông qua việc trẻ em ở bậc tiểu học đƣợc học tập miễn phí, nhà nƣớc và xã hội có nghĩa vụ ƣu tiên, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ các quyền trẻ em. Thứ hai, có một số quyền trẻ em chƣa đƣợc thực hiện: quyền bầu cử, quyền ứng cử, chƣa có quyền kết hôn, quyền đại diện, quyền ký kết các hợp đồng kinh tế. Do tính chất đặc thù của các quyền này là chỉ đƣợc thực hiện khi đạt đến độ tuổi luật định. Thứ ba, bản thân trẻ em do non nớt về thể chất và tinh thần, rất dễ bị tổn thƣơng vì vậy sự tồn tại, phát triển của trẻ em phụ thuộc vào cơ chế bảo đảm việc thực hiện các QTE; bên cạnh đó còn gắn liền với sự chăm sóc của gia đình, nhà trƣờng và xã hội; đặc biệt trẻ em luôn gắn liền với sự chăm sóc của ngƣời mẹ, cho nên khi ngƣời mẹ đƣợc tôn trọng và bảo vệ đầy đủ các quyền con ngƣời thì đó sẽ là tiền đề để bảo đảm thực hiện đầy đủ các QTE ngay từ khi còn nhỏ, ví dụ: khi bảo vệ quyền con ngƣời của phụ nữ trong thời kì mang thai, sinh sản, nuôi dƣỡng em bé cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ các quyền con ngƣời của trẻ em. Thứ tư, trẻ em có các quyền đặc thù, tức là những quyền này chỉ riêng trẻ em mới có bao gồm: quyền khai sinh, quyền đƣợc chung sống cùng cha mẹ, quyền đƣợc nhận làm con nuôi. Đối với quyền khai sinh của trẻ em đƣợc thực hiện từ khi mới sinh ra, điều này chính là cơ sở pháp lý để xác nhận trẻ em là công dân của nhà nƣớc; vì vậy đƣợc nhà nƣớc bảo vệ và bảo đảm thực hiện các quyền con ngƣời của trẻ em.