SlideShare a Scribd company logo
1 of 56
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
TPHCM - 2023
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
MỤC LỤC
Chương 1. Tổng quan về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ....................... 3
1.1. Khái quát về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt................................. 3
1.1.1. Lịch sử ra đời của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt..................... 3
1.1.2. Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt.................................................. 4
1.1.3. Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt............................................. 4
1.1.4. Vai trò của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt................................. 5
1.1.5. Điều kiện để khách hàng tham gia và hoạt động thanh toán không dùng tiền
mặt tại ngân hàng thương mại .................................................................................... 6
1.1.5.1. Những yêu cầu đối với các chủ thể khi mở tài khoản thanh toán ............. 6
1.1.5.2. Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng và khách hàng sử dụng dịch vụ thanh
toán 8
1.2. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại..... 9
1.2.1. Thanh toán bằng séc...................................................................................... 9
1.2.2. Thanh toán bằng thẻ.................................................................................... 10
1.2.3. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu.................................................................... 11
1.2.4. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi.................................................................... 11
1.2.5. Thanh toán bằng thư tín dụng L/C.............................................................. 12
1.3. Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại các NHTM............ 12
1.3.1. Khái niệm về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt........................... 12
1.3.2. Các tiêu chí phản ánh sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng
tiền mặt13
1.3.2.1. Chỉ tiêu định tính ..................................................................................... 13
1.3.2.2. Chỉ tiêu định lượng.................................................................................. 14
1.3.2.3. Cơ cấu thanh toán không dùng tiền mặt.................................................. 15
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền
mặt tại Ngân hàng thương mại ................................................................................. 16
1.4.1. Các nhân tố chủ quan.................................................................................. 16
1.4.1.1. Công nghệ ngân hàng .............................................................................. 17
1.4.1.2. Mạng lưới thanh toán............................................................................... 17
1.4.1.3. Nhân tố con người ................................................................................... 17
1.4.1.4. Chính sách, chiến lược kinh doanh của Ngân hàng ................................ 17
1.4.1.5. Môi trường Marketing ............................................................................. 18
1.4.2. Các nhân tố khách quan.............................................................................. 18
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
1.4.2.1. Môi trường kinh tế - xã hội...................................................................... 18
1.4.2.2. Môi trường pháp lý.................................................................................. 19
1.4.2.3. Môi trường khoa học công nghệ.............................................................. 19
Chương 2: Thực trạng về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)............................................................... 22
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín....................................... 22
2.1.1 Đôi nét về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín........................................ 22
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
.................................................................................................................................. 23
2.1.3 Khát quát tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín............................................................................................................... 26
2.1.3.1 Tình hình huy động vốn ............................................................................... 26
2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn.................................................................................. 27
2.1.3.3 Kết quả kinh doanh....................................................................................... 28
2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đang được áp dụng tại
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín .................................................................. 30
2.2.1 Phương thức và các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đang được áp
dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín .................................................... 30
2.2.2 Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín..................................................................................... 32
2.2.2.1 Thanh toán bằng séc ..................................................................................... 32
2.2.2.2 Thanh toán bằng UNC.................................................................................. 33
2.2.2.3 Thanh toán bằng thư tín dụng L/C ............................................................... 33
2.2.2.4 Thanh toán bằng UNT.................................................................................. 34
2.2.2.5 Thanh toán bằng thẻ ngân hàng.................................................................... 35
2.2.2.6 Thanh toán bằng ví điện tử........................................................................... 35
2.2.2.7 Thu nhập của ngân hàng............................................................................... 36
2.3 Đánh giá thực trạng chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín..................................................................................... 36
2.3.1 Kết quả đạt được.............................................................................................. 36
2.3.2 Một số tồn tại................................................................................................... 38
2.3.3 Nguyên nhân của những khó khăn và tồn tại .................................................. 40
2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan ................................................................................. 40
2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan ............................................................................. 42
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
Chương 3. Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền
mặt tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ...................................................... 43
3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong 10
năm ........................................................................................................................... 43
3.1.1. Mục tiêu cụ thể của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. ........... 43
3.1.2.Định hướng phát triển cụ thể.................................................................... 43
3.2 Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín..................................................................................... 44
3.2.1.Đẩy mạnh marketing ngân hàng. ............................................................. 44
3.2.2. Hiện đại hoá cơ sở hạ tầng và công nghệ xử lý. ..................................... 45
3.2.3. Mở rộng mạng lưới thanh toán. .............................................................. 46
3.2.4. Phát triển thêm các dịch vụ mới.............................................................. 46
3.2.5. Nâng cao chất lượng đào tạo và tuyển dụng cán bộ, nhân viên.............. 46
3.2.6. Đơn giản hoá thủ tục............................................................................... 47
3.3.1 Với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín .................................................. 48
3.3.2 Với Ngân hàng nhà nước................................................................................. 49
3.3.3 Kiến nghị với Chính phủ và ban ngành có liên quan ...................................... 50
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
1
LỜI NÓI ĐẦU
Trải qua hơn 20 năm đổi mới, hoà chung vào nhịp độ tăng trưởng và phát triển
của đất nước, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã từng bước đổi mới và phát triển nhanh
chóng. Chúng ta đã từng bước tạo lập được hệ thống Ngân hàng lớn mạnh cả về năng
lực hoạch định chính sách, năng lực quản lý, năng lực điều hành kinh doanh, mạnh
cả về trình độ công nghệ, kỹ thuật hiện đại để tạo điều kiện cho hoạt động của Ngân
hàng bắt kịp với tốc độ phát triển của cơ chế thị trường. Trong sự hình thành của các
hoạt độn g Ngân hàng nói chung, chúng ta không thể phủ nhận vai trò to lớn của hoạt
động thanh toán qua Ngân hàng đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt
(TTKDTM). Kết quả của hoạt động này không chỉ thúc đẩy tăng trưởng cho hầu hết
mọi lĩnh vực kinh tế mà còn góp phần đẩy nhanh qua trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
Trong cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước thì tổ chức TTKDTM với
nhiều hình thức thanh toán thích hợp thuận tiện, đa dạng, an toàn chính xác đem lại
hiệu quả cao không chỉ phục vụ tốt cho việc tăng tôc độ chu chuyển vốn trong nêng
kinh tế quốc dân, đẩy mạnh tốc độ phát triển lưu thông hàng hoá mà còn trực tiếp làm
thay đổi khối lượng tiền mặt lưu thông. Đây là yếu tố cần thiết căn bẳn để ổn định
tiền tệ, chống và kiền chế lạm phát. Vì vậy hệ thống Ngân hàng luôn tìm những biện
pháp hữu hiệu nhất để mở rộng và phát triển các hình thức TTKDTM trong nền kinh
tế.
Thanh toán không dùng tiền mặt đã trở nên phổ biến tại nhiều quốc gia, nhưng
tại Việt Nam phương thức này vẫn còn khá mới. Để cải thiện tình hình, hoà nhập với
xu thế chung cùng thế giới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã xây dựng và phát triển
đề án "Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn
đến 2025". Tuy nhiên, muốn cuộc cách mạng "thanh toán không dùng tiền mặt" thực
sự thành công, đi vào cuộc sống lại là điều không phải chuyện một sớm một chiều có
thể thực hiện được.
Hiện nay, hoạt động TTKDTM tại các Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại
hình dịch vụ có nguồn thu, không chứ đựng rủi ro như các hình thức đầu tư và cho
vay khác, tuy nhiên đối với các NHTM Việt Nam, nguồn thu này còn rất thấp. Cần
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
2
phải cải thiện hoạt động TTKDTM, từ đó làm tăng nguồn thu. Đây là việc làm cần
thiết đối với hệ thống NHTM nói chung và đối với Ngân hàng thương mại cổ phần
Sài Gòn thương tín.
Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động TTKDTM, trong mấy năm qua,
ngành Ngân hàng đã thật sự quan tâm đến nghiệp vụ thanh toán nên cũng đã đạt được
những kết quả nhất định. Các hình thức TTKDTM hiện nay rất phong phú và phức
tạp và việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào thanh toán ở nước ta vẫn còn yếu kém.
Bởi vậy mà hoạt động TTKDTM ở các NHTM Việt Nam hiện nay còn nhiều khó
khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ.
Em hy vọng rằng, khi nghiên cứu đề tài : “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP
SÀI GÒN THƯƠNG TÍN” sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về thực trạng thanh
toán không dùng tiền mặt tại địa bàn mà Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Thương Tín quản lý nói riêng và tại địa bàn các NHTM nói chung đang quản lý
hiện nay. Từ đó phân tích nguyên nhân đồng thời đề ra giải pháp phát triển dịch vụ
này.
Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
Chương 2: Thực trạng về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
Chương 3. Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền
mặt tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
3
Chương 1. Tổng quan về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
1.1. Khái quát về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
1.1.1. Lịch sử ra đời của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
Trong xã hội loài người, nếu còn sản xuất hàng hoá và lưu thông hàng hoá, thì
sự tồn tại của mối quan hệ Tiền – Hàng là một tất yếu khách quan. Đó là mối
quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau.
Theo tiến trình lịch sử hình thành tiền tệ, đồng tiền đã có những bước phát
triển từ thấp đến cao. Trong nền kinh tế tự cung tự cấp, do nhu cầu còn rất đơn
giản, con người tự sản xuất được những gì mình cần và do đó họ không có nhu cầu
trao đổi. Khi xã hội phát triển và mở rộng hơn, họ thấy rằng mình không thể tự sản
xuất mọi thứ mà mình cần do nhiều lý do, lúc này nhu cầu trao đổi xuất hiện và
vấn đề là trao đổi như thế nào. Vấn đề trùng lặp nhu cầu xuất hiện. Nhưng không
phải lúc nào và ở đâu cũng có sự trùng lặp nhu cầu. Muốn trao đổi được hàng hoá
người ta nghĩ tới một hàng hoá mà nhiều người cùng cần, đó là vật đứng ra làm vật
ngang giá chung – hình thức đầu tiên của tiền tệ. Lúc đầu vật ngang giá chung rất
đơn giản, nó có thể là vỏ sò, vỏ hến hay con bò, miếng đồng…Do yêu cầu thuận
tiện trong trao đổi người ta thấy rằng cần phải có vật ngang giá chung dễ vận chuyển,
dễ chia nhỏ, không hao mòn và có thể tích trữ dùng cho sau này. Con người đã
chuyển sang dùng vàng là phương tiện thanh toán.
Sản suất hàng hoá ngày càng phát triển, hàng hoá đưa vào lưu thông càng
nhiều, đòi hỏi phải có thêm lượng tiền đưa vào thêm đáp ứng nhu cầu của hàng
hoá đưa vào lưu thông. Hơn nữa người ta thấy rằng trong mua bán chịu, tờ giấy ghi
nợ cũng có giá trị như tiền vậy. Tiền giấy ra đời và nó đã giúp cho việc trao đổi
hàng hoá diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều.
Nhưng sản xuất không ngừng phát triển, khối lượng tiền đưa vào lưu thông
ngay một lớn, đặc biệt là khi có lạm phát. Tiền giấy bộc lộ những hạn chế nhất định
như: chi phí in ấn, bảo quản, tiền giả, kiểm đếm…Hơn nữa trong nền kinh tế
phát triển như ngày nay khối lượng tiền trong một giao dịch là rất lớn, nếu thanh
toán bằng tiền mặt thì rõ ràng là bất tiện. Như vậy đòi hỏi phải có phương thức
thanh toán mới ưu việt hơn khắc phục được những hạn chế trên, phù hợp với một
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
4
giai đoạn phát triển kinh tế mới. Thanh toán không dùng tiền mặt xuất hiện như
một tất yếu, thể hiện bước phát triển và hoàn thiện ở đỉnh cao của lịch sử phát triển
của tiền tệ.
1.1.2. Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán không dùng tiền mặt là cách thức thanh toán trong đó không có sự
xuất hiện của tiền mặt mà việc thanh toán được thực hiện bằng cách trích chuyển trên
các tài khoản của các chủ thể liên quan đến số tiền phải thanh toán.
Thanh toán không dùng tiền mặt còn được định nghĩa là phương thức thanh toán
không trực tiếp dùng tiền mặt mà dựa vào các chứng từ hợp pháp như giấy nhờ thu,
giấy ủy nhiệm chi, séc… để trích chuyển vốn tiền tệ từ tài khoản của đơn vị này sang
tài khoản của đơn vị khác ở ngân hàng. Thanh toán không dùng tiền mặt gắn với sự
ra đời của đồng tiền ghi sổ.
Như vậy TTKDTM là nghiệp vụ trung gian của Ngân hàng, ngân hàng chỉ thực
hiện thanh toán khi có lệnh của chủ tài khoản (chủ tài khoản bao gồm các TCKT, đơn
vị cá nhân mở tài khoản tại ngân hàng).
TTKDTM thường bao gồm 4 bên :
- Bên mua hàng (bên nhận dịch vụ cung ứng).
- Ngân hàng phục vụ bên mua (ngân hàng nơi đơn vị mua mở tài khoản giao
dịch).
- Bên bán (bên cung ứng hàng hóa và dịch vụ).
- Ngân hàng phục vụ bên bán (ngân hàng nơi đơn vị bán mở tài khoản giao
dịch).
1.1.3. Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt
TTKDTM có một số đặc điểm sau:
- Trong TTKDTM, sự vận động của tiền tệ độc lập với sự vận động của hàng
hóa kể cả về thời gian lẫn không gian và thường không có sự ăn khớp nhau. Đây là
đặc điểm quan trọng và nổi bật nhất của hình thức thanh toán này.
- Trong TTKDTM, vật trung gian trao đổi không xuất hiện như trong hình thức
thanh toán dùng tiền mặt theo kiểu H-T-H mà chỉ xuất hiện dưới dạng tiền kế toán
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
5
hay tiền ghi sổ và được ghi chép trên các chứng từ sổ sách kế toán. Đây là đặc điểm
riêng của TTKDTM.
- Trong TTKDTM, ngân hàng vừa là người tổ chức vừa là người thực hiện các
khoản thanh toán. Chỉ có ngân hàng, người quản lý tài khoản tiền gửi của các khách
hàng mới được quyền trích chuyển những tài khoản này theo các nguyên tắc chuyên
môn đặc thù như là một nghiệp vụ riêng của mình. Với nghiệp vụ này, ngân hàng trở
thành trung tâm thanh toán đối với các khách hàng của mình.
1.1.4. Vai trò của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
TTKDTM ra đời do sự đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế. Sản xuất hàng
hoá phát triển qua nhiều giai đoạn từ thấp tới cao, nhưng ở giai đoạn nào tiền tệ cũng
đóng một vai trò là một công cụ thanh toán quan trọng, có độ nhạy cảm cao. Vấn đề
đặt ra là sử dụng công cụ tiền tệ như thế nào để có hiệu quả kinh tế cao nhất.
Khi nền kinh tế phát triển, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế nhiều thành phần
như nước ta hiện nay, các quan hệ kinh tế ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp vì số
lượng và khối lượng thanh toán khong ngừng gia tăng. Nếu chỉ thanh toán bằng tiền
mặt sẽ không còn đáp ứng được nhu cầu thanh toán trong nền kinh tế và ngày càng
bộc lộ nhiều nhược điểm.
Khi nền kinh tế phát triển đến một giai đoạn nhất định , đòi hỏi phải có một
phương thức thanh toán nhanh chóng, chính xác, thuận tiện hơn mới đáp ứng được
nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Như vậy, chính sự phát triển của sản
xuất và lưu thông hàng hoá đã cho ra đời một phương thức thanh toán mới có tính ưu
việt hơn, đó là phương thức TTKDTM.
Ngày nay TTKDTM trở thành một phương thức thanh toán không thể thiếu và
có vai trò to lớn trong nền kinh tế:
- Đối với các cá nhân, đơn vị và các tổ chức kinh tế.
Ngân hàng nhận tiền của họ thông qua TTKDTM mở tại Ngân hàng hoặc Ngân
hàng nhận giữ hộ các tài sản quý, các giấy tờ có giá… nhờ vậy mà tiết kiệm được các
chi phí cất giữ, bảo quản tiền tệ. Bên cạnh đó, cũng trên cơ sở số tiền gửi của khách
hàng, Ngân hàng còn thực hiện dác dịch vụ thanh toán, chuyển tiền… làm giảm chi
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
6
phí lưu thông tiền tệ mà vẫn đảm bảo an toàn thuận tiện và lợi ích cho các chủ thể nói
trên.
- Đối với lĩnh vực tái sản xuất xã hội
Ngân hàng tập trung huy động một khối lượng vốn tạm thời nhàn rỗi của mọi
tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế và thông qua nghiệp vụ tín dụng, Ngân hàng sử
dụng nguồn vốn huy động được để đầu tư, cho vay đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu
thiếu vốn của các thành phân kinh tế trong xã hội. Nhờ đó mà các doanh nghiệp, các
tổ chức kinh tế và các cá nhân có điều kiện để mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc
thiết bị, nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩy quá trình tái sản xuất phát triển.
- Đối với lĩnh vực lưu thông tiền tệ.
Ngân hàng giữ vau trò là cơ quan tổ chức điều hòa lưu thông tiền tệ (hạn chế
tăng cường khối lường tiền cần thiết trong lưu thông). Vai trò này được thể hiện thông
qua mức lãi suất tiền gửi và tiền vay.
- Đối với Nhà nước.
Ngân hàng là công cụ trực tiếp của Nhà nước dể thực hiện các chính sách tiền
tệ, tín dụng và thanh toán. Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế thông qua Ngân hàng.
Đồng thời ngân hàng còn thực hiện quan hệ tín dụng với Ngân hàng thông qua việc
cho Ngân sách Nhà nước vay trong những trường hợp cần thiết, hay bảo quản dự trữ
cho Nhà nước một số vàng và ngoại tệ.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của ngành Ngân hàng nói
riêng, những vai trò kể trên ngày càng được khẳng định thông qua những lĩnh vực
hoạt động cơ bản của Ngân hàng là tiền tệ, tín dụng và thanh toán.
1.1.5. Điều kiện để khách hàng tham gia và hoạt động thanh toán không dùng
tiền mặt tại ngân hàng thương mại
1.1.5.1. Những yêu cầu đối với các chủ thể khi mở tài khoản thanh toán
Trước hết, các chủ thể tham gia giao dịch mở tài khoản thanh toán phải có
năng lực hành vi dân sự. Họ phải chứng minh năng lực pháp luật và năng lực hành vi
của mình thông qua quyết định thành lập và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,
quyết định bổ nhiệm chủ tài khoản và kế toán trưởng (đối với tổ chức) hoặc chứng
minh thư nhân dân (đối với cá nhân)… Cụ thể là:
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
7
Đối với khách hàng là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể
Đối với các khách hàng là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể, các đơn
vị vũ trang phải gửi cho ngân hàng, nơi mở tài khoản những giấy tờ sau:
Giấy đăng kí mở tài khoản do chủ tài khoản kí tên, đóng dấu trong đó ghi rõ
các nội dung sau:
• Tên đơn vị
• Họ và tên chủ tài khoản
• Địa chỉ giao dịch của đơn vị
• Số, ngày, tháng, năm, nơi cấp Chứng minh thư nhân dân của chủ tài khoản
• Tên ngân hàng nơi mở tài khoản
Bản đăng kí mẫu dấu và chữ kí để giao dịch với ngân hàng bao gồm:
• Chữ kí của chủ tài khoản và những người được ủy quyền kí thay chủ tài
khoản trên các giấy tờ thanh toán giao dịch với ngân hàng (chữ kí thứ nhất)
• Chữ kí của kế toán trưởng và những người được ủy quyền kí thay kế toán
trưởng (chữ kí thứ 2)
• Mẫu dấu của đơn vị
Các văn bản chứng minh tư cách pháp nhân của đơn vị cũng như quyết định
thành lập đơn vị, giấy phép thành lập doanh nghiệp, quyết định bổ nhiệm tổng giám
đốc, giám đốc, thủ trưởng đơn vị…(nếu là bản sao phải có chứng nhận của công
chức nhà nước).
Đối với khách hàng là cá nhân
Đối với khách hàng là cá nhân do người xin mở tài khoản kí tên, trong đó ghi rõ:
Họ và tên chủ tài khoản
Địa chỉ giao dịch của chủ tài khoản
 Số, ngày, tháng, năm, nơi cấp Chứng minh thư nhân dân của chủ tài khoản
 Tên ngân hàng nơi mở tài khoản
 Bản đăng kí mẫu chữ kí của chủ tài khoản để giao dịch với ngân hàng
nơi mở tài khoản
Khi nhận được giấy tờ đăng kí, xác minh điều kiện mở tài khoản, ngân
hàng sẽ trả lời đồng ý hoặc từ chối mở tài khoản bằng văn bản. Trong trường
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
8
hợp ngân hàng đồng ý mở tài khoản, hồ sơ đăng kí mở tài khoản của khách hàng
sẽ được chuyển cho bộ phận chức năng của ngân hàng làm thủ tục và tài khoản
và thông báo số hiệu tài khoản cũng như thời gian bắt đầu có hiệu lực của tài
khoản cho khách hàng biết để giao dịch. Kể từ thời điểm tài khoản thanh toán bắt
đầu có hiệu lực, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan sẽ phát sinh. Trên cơ
sở hợp đồng tài khoản thanh toán mà các bên đã giao kết, các bên có trách
nhiệm thực nghiêm chỉnh quyền và nghĩa vụ của mình như cam kết.
1.1.5.2. Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng và khách hàng sử dụng dịch vụ
thanh toán
a. Khách hàng bên trả tiền
Người sử dụng dịch vụ thanh toán được lựa chọn và sử dụng các dịch vụ thanh toán
do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp phù hợp với qui định của pháp luật.
Chủ tài khoản phải đảm bảo có đủ tiền trên tài khoản thanh toán tại thời điểm mà giao
dịch thanh toán phải được thực hiện thanh toán mà chủ tài khoản đã lập, hoặc theo
thỏa thuận giữa chủ tài khoản và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc chi trả số tiền trên tài khoản
tiền gửi của mình. Nếu không thực hiện đúng theo nguyên tắc qui định thì chủ tài
khoản phải chịu phạt theo qui định của NHNN, TCTD. Thực hiện đầy đủ, đúng các
qui định về mở và sử dụng tài khoản, giấy tờ thanh toán theo mẫu do ngân hàng qui
định. Các chứng từ nộp vào ngân hàng đều phải lập theo mẫu in sẵn do ngân hàng in
ấn nhượng bán. Khi lập chứng từ phải ghi chép đầy đủ các yếu tố, chữ kí và con dấu
đóng trên chứng từ phải đúng với chữ kí và con dấu đã đăng kí tại ngân hàng.
Mọi trường hợp vi phạm kỉ luật thanh toán, quản lí giấy tờ thanh toán không chặt chẽ
bị kẻ gian lợi dụng, chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi thiệt hại
do đơn vị gây ra.
Khi thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, người sử dụng dịch vụ thanh
toán (gọi là khách hàng) phải tuân thủ theo những qui định và hướng dẫn của tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán về việc lập chứng từ thanh toán, phương thức nộp, lĩnh
tiền ở tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
b. Đơn vị bên bán (bên thụ hưởng)
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
9
Thông thường chỉ áp dụng với trường hợp sử dụng hình thức UNT. Bên thụ hưởng
phải giao hàng đầy đủ theo qui định của hợp đồng đã kí kết, lập giấy đòi tiền theo
đúng thể thức đã thỏa thuận ghi trong hợp đồng, kiểm soát chặt chẽ các chứng từ và
nộp chứng từ thanh toán vào ngân hàng phục vụ mình đúng thời gian qui định. Nếu
vi phạm một trong các điều khoản ghi trong hợp đồng về chứng từ đều không có giá
trị thanh toán.
c. Đối với ngân hàng
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (gọi tắt là ngân hàng) phải kiểm soát các chứng
từ thanh toán của khách hàng trước khi hạch toán và thanh toán, bảo đảm lập đúng
thủ tục qui định, dấu (nếu có đăng kí mẫu) và chữ kí trên chứng từ thanh toán đúng
với mẫu đã đăng kí tại ngân hàng (nếu là chữ kí tay) hoặc đúng với chữ kí điện tử do
ngân hàng cung cấp (nếu là chữ kí điện tử); khả năng thanh toán của khách hàng còn
đủ để chi trả số tiền trên chứng từ.
Đối với chứng từ thanh toán hợp lệ, được đảm bảo khả năng thanh toán ngân hàng có
trách nhiệm xử lí chính xác, an toàn, thuận tiện; sử dụng tài khoản để hạch toán các
giao dịch thanh toán và giữ bí mật về số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng theo
đúng qui định của pháp luật. Khi phát sinh giao dịch hạch toán trên tài khoản tiền gửi
của khách hàng, ngân hàng phải gửi đầy đủ, kịp thời giấy báo Nợ hoặc giấy báo Có
và cuối tháng gửi bản sao sổ tài khoản tiền gửi hay giấy báo số dư tài khoản tiền gửi
cho chủ tài khoản biết.
Ngân hàng được từ chối thanh toán đối với chứng từ thanh toán không hợp lệ, không
được đảm bảo khả năng thanh toán, đồng thời không chịu trách nhiệm về những nội
dung liên đới giữa hai bên khách hàng.
Nếu do thiếu sót trong quá trình thanh toán gây thiệt hại cho khách hàng thì ngân
hàng phải bồi thường thiệt hại và tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo pháp
luật.
1.2. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương
mại
1.2.1. Thanh toán bằng séc
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
10
Sức là lệnh chi trả tiền vô điều kiện của người phát hành lập trên mẫu in sẵn do
NHNN Việt Nam quy định, yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trích một
số tiền từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc
hoặc trả cho người cầm séc. Séc là công cụ lưu thông tín dụng được sử dụng rộng rãi
ở tất cả các nước trên thế giới, quy tắc sử dụng séc đã được chuẩn hóa trên luật thương
mại quốc gia và trên công ước quốc tế.
Nghị định 30/CP của Chính phủ ban hành về quy chế phát hành và sử dụng Séc
do Thủ tướng Chính Phủ ký ngày 09/05/1996 và tiếp đến là nghị định 159/CP quy
định rõ ở Việt Nam được phép lưu hành lại séc vô danh và séc ký danh, trong đó séc
vô danh được chuyển nhượng tự do, còn séc ký danh được phép chuyển nhượng thông
qua thủ tục ký hậu chuyển nhượng. Trừ trường hợp người phát hành séc đã ghi cụm
từ “không được phép chuyển nhượng” hoặc trên tờ séc ghi “không tiếp tục chuyển
nhượng”. Nghị định 30/CP và nghị định 159/CP ra đời đã đánh dấu một bước chuyển
biến có ý nghĩa kinh tế lớn trong việc sử dụng séc ở Việt Nam. Theo nghị định này
Séc không còn là một công cụ chuyển khoản đơn thuần mà còn phát huy được vai trò
là công cụ lưu thông.
1.2.2. Thanh toán bằng thẻ
Thẻ thanh toán là một công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành và bán cho
khách hàng sử dụng để trả tiền hàng, dịch vụ, các khoản thanh toán khác và rút tiền
mặt tại các ngân hàng đại lý thanh toán hay các máy trả tiền mặt tự động (ATM).
Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán hiện đại vì nó gắn với kỹ thuật
tin học ứng dụng trong ngân hàng.
Thẻ thanh toán có nhiều loại, những có một số loại thẻ được sử dụng phổ biến
ở Việt Nam :
- Thẻ ghi nợ : căn cứ để thanh toán thẻ là số dư tài khoản tiền gửi của chủ sở
hữu thẻ tại ngân hàng phát hành thẻ.
- Thẻ ký quỹ thanh toán : để sử dụng thẻ, khách hàng phải lưu ký một số tiền
nhất định vào tài khoản đảm bảo thanh toán thẻ thông qua việc trích tài khoản tiền
gửi hoặc nộp tiền mặt.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
11
- Thẻ tín dụng : Khách hàng có đủ điều kiện được ngân hàng đồng ý cho vay,
sẽ được cấp hạn mức tín dụng và được ghi vào bộ nhớ của thẻ, khách hàng chỉ được
thanh toán số tiền trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được Ngân hàng chấp thuận.
1.2.3. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu
Ủy nhiệm thu là giấy ủy nhiệm đòi tiền do người thụ hưởng lập và gửi vào ngân
hàng phục vụ mình để nhờ thu hộ số tiền theo lượng hàng hóa đã giao, dịch vụ đã
cung ứng cho người mua.
UNT được áp dụng thanh toán tiền hàng, dịch vụ giữa các chủ thể mở tải khoản
trong cùng một chi nhánh ngân hàng hoặc các chi nhành ngân hàng cùng hệ thống
hay khách hệ thống. Các chủ thể thanh toán phải thỏa thuận thống nhất dùng hình
thức thanh toán UNT với những điều kiện thanh toán cụ thể đã ghi trong hợp đồng
kinh tế hay đơn đặt hàng, đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho ngân hàng phục
vụ chủ thể thanh toán biết để làm căn cứ thực hiện UNT.
Sau khi đã giao hàng hoặc hoàn tất dịch vụ cung ứng, bên thụ hưởng lập 4 liên
UNT kèm theo hóa đơn giao hàng, cung ứng dịch vụ nộp vào ngân hàng phục vụ
mình hay nộp trực tiếp cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền để yêu cầu thu hộ tiền.
Bên thụ hưởng phải ghi đầy đủ các yếu tố quy định và ký tên, đóng dấu đơn vị lên tất
cả các liên UNT. Để thu nhanh tiền hàng, dịch vụ, bên thụ hưởng có thể ghi rõ trên
UNT yêu cầu ngân hàng phục vụ bên trả tiền chuyển tiền bằng điện hay Fax và bên
thụ hưởn chịu phí tổn.
Khi nhận được giấy UNT, trong vòng một ngày làm việc, ngân hàng phục vụ
bên trả tiền phải trích tài khoản tiền gửi của bên trả để trả ngay cho bên thụ hưởng để
hoàn tất việc thanh toán.
1.2.4. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi
UNC là lệnh của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của Ngân hàng yêu
cầu ngân hàng phục vụ mình (mơi mở tài khoản tiền gửi) trích tài khoản của mình để
trả cho người thụ hưởng.
UNC được dùng để thanh toán các khoản tiền hàng, dịch vụ hoặc chuyển tiền
trong cùng hệ thống hay khác hệ thống ngân hàng.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
12
Trong hình thức thanh toán UNC, người trả tiền chủ động khởi xướng việc thanh
toán bằng cách lập 4 liên UNC nộp vào ngân hàng phục vụ mình để trích tài khoản
tiền gửi của mình chuyển trả cho bên phụ thụ hưởng. Trên UNC, bên trả tiền phải ghi
đầy đủ, chính xác các yếu tố khớp đúng với nội dung giữa các bên liên quan UNC và
ký tên đóng dấu lên tắt cả các liên UNC (phần chữ ký chủ tài khoản và kế toán
trưởng).
Khi nhận được UNC, trong vòng một ngày làm việc, Ngân hàng phục vụ người
trả tiền phải hoàn tất lệnh chi hoặc từ chối thực hiện nếu tài khoản của khách hàng
không đủ tiền hoặc lệnh chi không hợp lệ.
1.2.5. Thanh toán bằng thư tín dụng L/C
Thư tín dụng là lệnh của người trả tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trả cho
người thụ hưởng một số tiền nhất định theo đúng những điều khoản đã ghi trên thư
tín dụng.
So với các chứng từ thanh toán khác như séc, UNC, UNT… các điều kiện ghi
trên thư tín dụng tương đối chặt chẽ hầu như phản ánh đầy đủ những cam kết thanh
toán trong hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng đã ký.
Thư tín dụng được dùng để thanh toán tiền hàng dịch vụ giữa hai bên mua bán
mở tài khoản tại hai ngân hàng cùng hệ thống trong trường hợp thiếu tín nhiệm lẫn
nhau về mặt tài chính, hoặc việc mua bán không xảy ra một cách thường xuyên.
Trường hợp các chủ thể thanh toán mở tài khoản ở hai ngân hàng khác hệ thống
thì thư tín dụng chỉ được thực hiện trong trường hợp trên địa bàn người thụ hưởng có
ngân hàng cùng hệ thống với ngân hàng mở thư tín dụng và các ngân hàng này có
tham gia thanh toán bù trừ với nhau.
1.3. Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại các NHTM
1.3.1. Khái niệm về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt
Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ được hiểu là sự tăng lên về
doanh số thanh toán, về khối lượng khách hàng, về các phương thức, hình thức thanh
toán được sử dụng mà còn là sự thay đổi trong quy trình, công nghệ thanh toán sao
cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại phát triển của ngân
hàng.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
13
Như vậy, phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt là một tập hợp các chỉ
tiêu, phản ánh sự thích nghi của của NHTM và sự thay đổi của môi trường bên ngoài,
thể hiện được sự cạnh tranh của NHTM trong quá trình hội nhập.
Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt được thể hiện qua nhiều yếu tố: thu hút
được khách hàng, thủ tục đơn giản, thuận tiện, an toàn, nhanh chóng, tiền phí thấp…
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt là một quá trình nỗ lực, là sự
phối hợp hoạt động giữa con người trong cùng một tổ chức, giữa các đơn vị với nhau
vì mục đích chung.
1.3.2. Các tiêu chí phản ánh sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng
tiền mặt
1.3.2.1. Chỉ tiêu định tính
a. Đánh giá qua quá trình thanh toán
Tính an toàn và chính xác: đó là hai yêu cầu đối với hoạt động thanh
toán không dùng tiền mặt. Do đặc thù của nghiệp vụ này là hoạt động trong môi
trường có rủi ro cao, đối tượng chính của nó là tiền tệ, một hàng hóa được coi
như là sự nhạy cảm lớn đối với sự biến động của môi trường. Rủi ro xuất phát từ
nhiều nguyên nhân: có thể do cán bộ ngân hàng, do sự không hiểu biết tình
hình tài chính của khách hàng… Khách hàng đến với ngân hàng là mong muốn
giảm đi những rủi ro của thanh toán dùng tiền mặt, tăng tốc độ an toàn trong thanh
toán.
Giảm thiểu rủi ro trong thanh toán: các rủi ro trong hoạt động thanh toán có
thể xảy ra như rủi ro về mặt pháp lý, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh toán và các rủi
ro khác về kinh tế xảy ra khi người thanh toán không có khả năng trả nợ do hoạt
động kinh doanh kém hiệu quả hoặc bị phá sản trước khi kết thúc quá trình thanh
toán. Để đảm bảo sự ổn định và phát triển của hoạt động thanh toán, đảm bảo cho
các ngân hàng mà quan trọng nhất đảm bảo cho người tham gia thanh toán, việc giảm
rủi ro liên quan đến hoạt động thanh toán qua ngân hàng là điều đặc biệt có ý nghĩa
quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng.
Đảm bảo nhanh chóng và kịp thời: thời gian thực hiện một món thanh toán
và chuyển tiền là khoảng thời gian kể từ khi chỉ định thanh toán được khách hàng
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
14
(bên trả tiền) đưa ra cho đến khi khách hàng (bên nhận tiền) nhận được đủ số
tiền trên tài khoản. Thời gian thanh toán được các chủ thể tham gia thanh toán đặc
biệt quan tâm vì nó tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đến khả
năng quản lý và sử dụng vốn của các doanh nghiệp, tổ chức, dân cư.
b. Đánh giá qua sự hài lòng của khách hàng
Khách hàng là đối tượng chủ yếu tạo doanh thu cho mọi hoạt động của
ngân hàng. Khó có thể đánh giá được chính xác mức độ hài lòng của khách hàng vì
mức độ hài lòng của mỗi quý khách hàng là khác nhau. Tuy nhiên, trong khả năng
có thể, mỗi ngân hàng phải cố gắng nỗ lực hết sức để thỏa mãn nhu cầu ngày càng
cao của khách hàng. Nếu mức độ hài lòng của khách hàng càng cao, khách hàng
sẽ tín nhiệm ngân hàng và tiếp tục hợp tác với ngân hàng. Khi đó, uy tín của ngân
hàng sẽ tăng lên và thu hút được thêm nhiều khách khách hàng mới.
1.3.2.2. Chỉ tiêu định lượng
a. Số lượng khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng
Thông qua số lượng khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng để sử dụng dịch
vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua các năm chúng ta có thể nhận thấy phương
thức thanh toán không dùng tiền mặt trong ngân hàng diễn biến theo chiều hướng
nào, tăng hay giảm. Chính phủ luôn để ra phương án “đẩy mạnh thanh toán không
dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015” cùng kì vọng sẽ nâng cao tỉ lệ
người dân có tài khoản tại ngân hàng lên tới 35-40% dân số vào năm 2015. Chú
trọng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn để đáp ứng tốt hơn
nhu cầu thanh toán của nền kinh tế. Đồng thời, để án giúp giảm chi phí xã hội
liên quan đến tiền mặt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt về thói quen cũng như
tập quán thanh toán trong xã hội.
b. Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt
Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt là số tiền mà ngân hàng đã thực
hiện qua dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng của mình. Doanh
số thanh toán không dùng tiền mặt đánh giá sự phát triển của hoạt động thanh toán
không dùng tiền mặt là con số tuyệt đối, phản ánh tổng giá trị thanh toán trong một
kỳ (thường là 1 năm). Khi xem xét chỉ tiêu này, ta không xem xét trong từng thời
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
15
kì riêng rẽ mà xem xét trong một quá trình, xem xét so sánh với các ngân hàng
khác trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động bên ngoài để chỉ số này phản ánh một
cách tốt nhất thực tế sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
Nếu doanh số thanh toán không dùng tiền mặt thấp cho thấy hoạt động thanh toán
không dùng tiền mặt của ngân hàng không phát triển và chỉ ra rằng ngân hàng ít
có khả năng phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và ngược lại.
Số món thanh toán: đây cũng là một chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển của
hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, nó phần nào phản ánh được số lượng
khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng. Số món thanh toán
nhiều thì tốt nhưng giá trị thanh toán trên mỗi món là nhỏ thì cũng không phản
ánh được sự phát triển của hoạt động này.
c. Chỉ tiêu về phí (thu nhập của ngân hàng) từ hoạt động thanh toán không dùng tiền
mặt
Ngân hàng hoạt động với mục tiêu quan trọng là tối đa hóa lợi nhuận nhưng
đối với hoạt động dịch vụ thì đó là tối đa hóa tổng số phí thu được. Tổng số phí
thu được cũng chính là thu nhập của ngân hàng, nó cũng được dùng để phản ánh
sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, số món
thanh toán càng nhiều, số phí thu được càng lớn.
Đó là đối với ngân hàng, còn đối với khách hàng sẽ sử dụng chỉ tiêu phí suất. Phí
suất là số tiền mà khách hàng phải trả trên mỗi món thanh toán. Để thu hút khách
hàng thì phí suất phải thấp. Khi mà điều kiện thanh toán tại các ngân hàng là như
nhau thì phí suất của ngân hàng nào thấp hơn sẽ thu hút được khách hàng nhiều hơn.
1.3.2.3. Cơ cấu thanh toán không dùng tiền mặt
Cơ cấu thanh toán không dùng tiền mặt là tỷ trọng của các hình thức thanh toán
không dùng tiền mặt trong tổng thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng như:
tỷ trọng thanh toán bằng séc; tỷ trọng thanh toán bằng UNT, UNC; tỷ trọng thanh
toán bằng L/C…
a. Tỷ trọng thanh toán bằng séc
Doanh số thanh toán bằng sec (%)
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
16
Tổng thanh toán không dùng tiền mặt
Hệ số này cho ta biết trong 100 đồng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt
có bao nhiêu đồng là doanh số thanh toán bằng séc. Hệ số này càng cao chứng tỏ
khách hàng sử dụng công cụ thanh toán bằng séc càng lớn và ngược lại
b. Tỷ trọng thanh toán bằng UNT
Thanh toán bằng UNT
(%)
Tổng thanh toán không dùng tiền mặt
Hệ số này cho biết có bao nhiêu đồng là doanh số thanh toán bằng UNT trong
100 đồng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt. Hệ số này càng cao càng tốt.
Hệ số này cao chứng tỏ phương thức thanh toán bằng UNT khá phát triển, khách
hàng ưa chuộng sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt này và ngược lại.
Tỷ trọng thanh toán bằng UNC
Thanh toán bằng UNC
(%)
Tổng thanh toán không dùng tiền mặt
Hệ số này cho biết trong 100 đồng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt,
có bao nhiêu đồng là doanh số thanh toán bằng UNC. Hệ số này thấp cho thấy hoạt
động thanh toán bằng UNC không được ưa chuộng hoặc thanh toán bằng UNC
không đem lại hiệu quả cũng như sự hài lòng cho khách hàng. Ngược lại, thanh
toán bằng UNC chiếm tỷ trọng càng lớn thì hiệu quả sử dụng phương thức thanh toán
này càng cao.
c. Tỷ trọng thanh toán bằng thư tín dụng L/C
Thanh toán bằng thư tín dụng L/C
(%)
Tổng thanh toán không dùng tiền mặt
Cũng giống như ý nghĩa của hệ số thanh toán bằng séc, thanh toán bằng UNT
và UNC, hệ số này cũng cho biết trong 100 đồng doanh số thanh toán không dùng
tiền mặt, có bao nhiêu đồng là doanh số thanh toán bằng thư tín dụng L/C. Hệ số này
càng cao thì hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng càng phát triển và ngược lại.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động thanh toán không
dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại
1.4.1. Các nhân tố chủ quan
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
17
1.4.1.1. Công nghệ ngân hàng
Công nghệ ngân hàng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động
kinh doanh nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng của các ngân
hàng hiện nay. Việc ứng dụng thành tựu công nghệ tin học và tự động hóa thanh
toán sẽ đáp ứng được yêu cầu nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiết kiệm
được chi phí trong thanh toán.
1.4.1.2. Mạng lưới thanh toán
Mạng lưới thanh toán của ngân hàng ảnh hưởng đến khả năng lựa chọn
ngân hàng của khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng
tiền mặt. Mạng lưới thanh toán càng rộng lớn càng tạo điều kiện thuận lợi cho
khách hàng. Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ của ngân hàng ở nhiều nơi khác
nhau.
1.4.1.3. Nhân tố con người
Các ngân hàng với xu hướng ứng dụng khoa học kỹ thuật cao vào lĩnh vực
hoạt động của mình thì yếu tố con người không mất đi vai trò của mình mà ngược
lại ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn. Công nghệ cao cho phép giảm số lượng
cán bộ hoạt động trong hệ thống ngân hàng, nhưng đòi hỏi rất cao về trình độ
nghiệp vụ và kỹ năng công tác của mỗi cán bộ. Bởi vì, một công nghệ có hiện đại
nhất cũng không thể thay thế con người trong tất cả các hoạt động, đặc biệt là trong
những vấn đề cần tới tư duy sáng tạo của con người mà không máy móc nào có được.
Ứng dụng công nghệ cao thì các vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động càng
phức tạp và hậu quả của những sai sót càng lớn đòi hỏi phải có sự can thiệp một
cách sáng tạo và linh hoạt của con người. Sự kết hợp tốt giữa con người và máy
móc là điều kiện tiên quyết để một ngân hàng hoạt động mạnh và có hiệu quả. Yếu
tố con người là điều kiện để các máy móc phát huy hết hiệu quả hoạt động của
mình.
Thanh toán không dùng tiền mặt là một mặt hoạt động của ngân hàng trong
đó ứng dụng các công nghệ cao nhất trong các công nghệ ngân hàng do đó yếu
tố con người tỏ ra vô cùng quan trọng.
1.4.1.4. Chính sách, chiến lược kinh doanh của Ngân hàng
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
18
Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự nghiệp phát triển nghiệp vụ kinh tế
đối ngoại của ngân hàng. Chiến lược đúng đắn sẽ phát triển, ngược lại nó sẽ ảnh
hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đối với dịch vụ thanh toán
không dùng tiền mặt, chính sách của ngân hàng thể hiện qua: chính sách phí và
chính sách chăm sóc ngân hàng, thủ tục đăng kí tài khoản.
1.4.1.5. Môi trường Marketing
Hoạt động Marketing ngân hàng, đặc biệt là Marketing trong hoạt động
thanh toán không dùng tiền mặt cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết
định sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Đối với dịch vụ
thanh toán không dùng tiền mặt, Marketing ngân hàng thể hiện qua việc giới thiệu
các sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt hiện có của ngân hàng. Để
thu hút được khách hàng sử dụng các công cụ thanh toán hiện đại và mới mẻ thì
ngân hàng phải có giải pháp tuyên truyền, khuyến mại thích hợp.
1.4.2. Các nhân tố khách quan
1.4.2.1. Môi trường kinh tế - xã hội
Môi trường văn hóa xã hội được hình thành từ những tổ chức và nguồn lực
khác nhau có ảnh hưởng đến giá trị của xã hội như cách nhận thức, trình độ dân
trí, trình độ văn hóa, lối sống, thói quen sử dụng cất trữ tiền tệ và sự hiểu biết
của dân chúng về các hoạt động thanh toán không qua ngân hàng. Trình độ văn
hóa cao sẽ giúp cho hoạt động thanh toán của ngân hàng phát triển mạnh và ngược
lại.
Mặt khác, ngân hàng là TCTD khá “nhạy cảm” với nền kinh tế. Những biến
động lớn của nền kinh tế có thể dẫn tới sự sụp đổ của nhiều ngân hàng và ảnh
hưởng thường mang tính hệ thống. Khi môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định,
một mặt tác động trực tiếp tới hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, mặt
khác ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng nhưng nó lại tác
động gián tiếp tới thanh toán không dùng tiền mặt.
Một nền kinh tế phát triển ổn định sẽ là môi trường thuận lợi cho sự phát
triển của thanh toán không dùng tiền mặt. Nền kinh tế phát triển mạnh, hàng hóa
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
19
được sản xuất ra và tiêu thụ với khối lượng lớn mọi người sẽ có khuynh hướng
ưa chuộng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng như
là một người trung gian thanh toán bởi vì ngân hàng cung cấp các tiện ích cho
phép các khách hàng tham gia thanh toán có thể giảm được các chi phí vận
chuyển, bảo quản, kiểm đếm khi sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt,
đồng thời làm cho quá trình thanh toán được nhanh chóng, chính xác và an toàn
hơn.
1.4.2.2. Môi trường pháp lý
Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, có vai trò cực
kỳ quan trọng trong nền kinh tế được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao từ Chính
phủ nên ảnh hưởng trực tiếp của pháp luật. Trong điều kiện hiện nay ngành ngân
hàng đã có các luật riêng như luật Ngân hàng Nhà nước, luật tổ chức tín dụng… do
đó đã tạo hành lang pháp lý cơ bản cho hệ thống ngân hàng hoạt động và phát triển.
Hiện nay mọi hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng đều bị chi phối
của pháp luật, một sự thay đổi nhỏ của pháp luật sẽ tạo cơ hội và thách thức mới
cho các ngân hàng. Thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những nghiệp vụ
cơ bản của ngân hàng nên cũng phải chịu ảnh hưởng lớn của pháp luật. Trong
một nền kinh tế phát triển, mọi giao dịch thanh toán của các tổ chức kinh tế và
dân cư đều được thực hiện qua ngân hàng, khi đó mọi trục trặc sẽ ảnh hưởng tới
toàn hệ thống. Do đó một sự thay về pháp luật sẽ làm cho ngân hàng phải có thời
gian để thích ứng và chi phí để thích ứng nhiều khi rất lớn, nếu không giải quyết
tốt ngân hàng dễ mất uy tín với khách hàng, hoạt động kinh doanh của ngân hàng
cũng bị ảnh hưởng và kém hiệu quả.
Trong điều kiện tình hình chính trị, pháp luật ổn định các tổ chức kinh tế và
dân cư có điều kiện phát triển kinh tế do đó tiền gửi thanh toán tại ngân hàng và
tỷ trọng thanh toán qua ngân hàng tăng lên tạo điều kiện cho ngân hàng thu hút được
lượng tiền mặt ngoài xã hội . Từ đó, ngân hàng có thêm nguồn vốn để đầu tư vào các
lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế và mở rộng các sản phẩm dịch vụ
của ngân hàng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng.
1.4.2.3. Môi trường khoa học công nghệ
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
20
Công nghệ ngân hàng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn tới hoạt động
kinh doanh nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng của các ngân
hàng hiện nay. Công nghệ ngân hàng tiên tiến sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá
trình chu chuyển vốn xã hội, thu hút được nhiều hơn vốn nhàn rỗi trong dân cư
phục vụ cho việc đầu tư phát triển kinh tế, để đất nước tiến nhanh trên con đường
công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Việc ứng dụng các thành tựu công nghệ tin học và tự động hóa vào thanh
toán sẽ đáp ứng được yêu cầu nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiết kiệm được
chi phí trong thanh toán. Các hoạt động huy động, chi trả tiền gửi cho khách hàng
và thanh toán có thể được thực hiện trên các máy vi tính, vừa chính xác, an toàn
lại vừa nhanh chóng, tiện lợi. Các ngân hàng cũng có thể mở rộng các dịch vụ
của mình qua các mạng máy vi tính, đây là một cách tiếp cận, quảng bá và cung
cấp các dịch vụ ngân hàng tới hàng triệu người với chi phí rất thấp. Để mở rộng
thanh toán không dùng tiền mặt, các ngân hàng có thể đưa vào sử dụng hệ thống
máy rút tiền tự động, tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng…
Công nghệ hiện đại cho phép các ngân hàng vươn xa hơn ngoài trụ sở ngân
hàng, liên kết với nhau để cùng sử dụng mạng công nghệ,… Điều này tạo cơ
hội cho các ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động của mình và ảnh hưởng lẫn
nhau nhiều hơn trong thanh toán không dùng tiền mặt và cả trong những mặt hoạt
động khác của ngân hàng.
Theo xu thế phát triển hiện nay, các thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất
luôn được ưu tiên ứng dụng vào lĩnh vực ngân hàng để sáng chế và đưa vào sử
dụng các phương tiện thanh toán hiện đại nhất, vừa đảm bảo thanh toán tức thì,
vừa đảm bảo chính xác, an toàn và bí mật.
Hiện nay, công nghệ ngân hàng đang được xem là một thứ vũ khí cực
mạnh trong cạnh tranh. Với chức năng trung gian thanh toán của mình các ngân
hàng luôn coi trọng cải tiến đổi mới công nghệ để hoàn thiện hệ thống thanh toán
của mình, bởi vì ai cũng ý thức được rằng, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt
hiện nay, công nghệ lạc hậu sẽ dẫn tới chỗ diệt vong.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
21
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
22
Chương 2: Thực trạng về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân
hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
2.1.1 Đôi nét về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (SACOMBANK) được
thành lập ngày 18/09/1997 theo Quyết định số 769/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
SACOMBANK được chuẩn y Điều lệ về tổ chức và hoạt động theo Quyết định số
408/1997/QĐ-NHNN5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày
08/12/1997 với thời gian hoạt động là 99 năm kể từ ngày 18/09/1997.
Nếu so với các ngân hàng ngoài quốc doanh khác được hình thành trên sự cho
phép từ Ngân hàng Nhà nước, có sẵn mạng lưới chi nhánh, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật
chất, thì SACOMBANK là ngân hàng quốc doanh ra đời sau, chỉ có quyết định thành
lập, không có mạng lưới, thị phần, khách hàng. Toàn bộ quy trình nghiệp vụ, quản
lý, cơ sở vật chất, sản phẩm, dịch vụ phải xây dựng từ đầu.
Hoạt động chủ yếu của SACOMBANK là thực hiện các giao dịch ngân hàng
bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức, cá
nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ
sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ,
các dịch vụ tài chính thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các
giấy tờ có giá khác; cung cấp dịch vụ trung gian môi giới, và các dịch vụ ngân hàng
khác được NHNN cho phép.
Ngày 23/10/2001 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án cơ cấu lại
SACOMBANK nhằm xây dựng SACOMBANK thành một ngân hàng thương mại
hoạt động đa năng, có uy tín trong và ngoài nước, đủ sức cạnh tranh và hội nhập.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc
xắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, năm 2003 SACOMBANK đã tiếp nhận 12 công
ty Vàng bạc đá quý trực thuộc Tổng công ty Vàng bạc Đá quý Việt nam vào hệ thống
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
23
Mặc dù gặp nhiều khó khăn về đội ngũ cán bộ, hoạt động trong môi trường hoạt
động ngân hàng cạnh tranh gay gắt, nhưng SACOMBANK đã có định hướng chiến
lược phát triển và buớc đi phù hợp nên chỉ trong một thời gian ngắn SACOMBANK
đã đạt được tốc độ phát triển cao về mọi mặt. Tuy tốc độ tăng trưởng nhanh, nhưng
xét về mức độ rủi ro trong hoạt động thì SACOMBANK là ngân hàng an toàn nhất
trong cả nước theo đánh giá của các đơn vị kiểm toán quốc tế, dựa trên các tiêu chí
quốc tế về an toàn hoạt động ngân hàng.
Năm 2003: Vốn điều lệ 750 tỷ đồng. Tiếp nhận tổng công ty vàng bạc đá quý
Việt Nam, nâng tổng số chi nhánh và PGD lên 64.
Mô hình thiết kế điểm giao dịch chuẩn ra đời. Đây là bản thiết kế điểm nhận
diện mới nâng cấp SACOMBANK lên 1 vị thế mới. Mô hình này cho phép khách
hàng nhận diện được thương hiệu SACOMBANK ở khắp mọi nơi tại bất cứ điểm
giao dịch nào trên toàn quốc
 Năm 2010: Năng lực tài chính của SACOMBANK được củng cố với việc
tăng bổ sung vốn điều lệ từ trên 1000 tỷ lên hơn 3000 tỷ đồng.
 SACOMBANK tiếp tục vinh dự nhận giải thưởng Thương Hiệu Mạnh năm
thứ 4 liên tiếp do Thời báo kinh tế Việt nam bình chọn.
 Tổng tài sản của SACOMBANK đạt gần 51.400 tỷ đồng (tương đương 2,5 tỉ
USD), tăng 171 lần so với ngày đầu thành lập.
 Trở thành Top 7 ngân hàng có mạng lưới rộng nhất tại Việt Nam với gần 230
chi nhánh và phòng giao dịch trải rộng trên 40 tỉnh thành trên khắp cả nước.
 Ngày 31/3/2011: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký quyết định
chuyển đổi Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín thành loại hình công ty
trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương
Tín
SACOMBANK được tổ chức và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng số
/1997/QH102 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua
ngày 12 tháng 12 năm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
24
dụng số 20/2004/QH11 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 15 tháng 06 năm 2004.
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
 Hội đồng Thành viên:
Hội đồng thành viên là cơ quan quản lý cao nhất của SACOMBANK. Hội đồng
thành viên quản lý SACOMBANK theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng,
Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM và các quy định khác
có liên quan của pháp luật.
Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên là 05 năm. Các thành viên của
Hội đồng thành viên có thể được bổ nhiệm lại. Hội đồng thành viên có 04 thành viên
chuyên trách, trong đó có Chủ tịch Hội đồng thành viên, 01 thành viên kiêm Tổng
Giám đốc, 01 thành viên Hội đồng thành viên kiêm Trưởng Ban kiểm soát.
Hình 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy tại Hội sở SACOMBANK
 Ban Kiểm soát: Ban Kiểm soát SACOMBANK thực thi chức năng
kiểm soát/kiểm toán nội bộ theo quy định hiện hành và Điều lệ SACOMBANK.
 Tổng Giám đốc và bộ máy điều hành tác nghiệp: Tổng Giám đốc
SACOMBANK là đại diện theo pháp luật của SACOMBANK, là người chịu trách
nhiệm trước Hội đồng thành viên, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
25
ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó
Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ
và bộ máy kiểm tra nội bộ.
 Ủy Ban Nhân Sự: Ủy ban có nhiệm vụ tham mưu cho HĐQT về quy
mô và cơ cấu HĐQT,tham mưu cho HĐQT xử lý các vấn đề nhân sự phát sinh trong
quá trình tiến hành các thủ tục bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên
HĐQT, Ban kiểm soát tham mưu, đề xuất mức lương thưởng và các lợi ích khác của
các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc. Xem xét kế hoạch ngân sách
hàng năm chi cho nhân viên trình HĐQT phê duyệt, tư vấn cho HĐQT và quyết định
theo thẩm quyền đối với các nhân sự cấp cao của Ngân hàng, các quyết định về chính
sách, chế độ đối với nhân sự, các dự án về đào tạo, chiến lược nhân sự, các quy trình
đánh giá nhân sự, tuyển dụng…; quyết định các vấn đề liên quan đến các kế hoạch
phân chia cổ phiếu dành cho cán bộ nhân viên của Ngân hàng. Ủy ban nhân sự họp
định kỳ hàng tháng.
 Ủy Ban Quản Trị Rủi Ro: Ủy ban có nhiệm vụ tham mưu cho HĐQT
trong việc ban hành các chiến lược, quy trình, chính sách liên quan đến quản trị rủi
ro trong hoạt động của Ngân hàng. Ủy ban Quản lý rủi ro cũng có nhiệm vụ phân tích
và đưa ra những cảnh báo về mức độ an toàn của SACOMBANK trước những nguy
cơ tiềm ẩn rủi ro và đề xuất những biện pháp phòng ngừa; phân tích quyết định mức
độ rủi ro chung của Ngân hàng, thiết lập khẩu vị rủi ro và mức chịu đựng rủi ro của
cho các mảng nghiệp vụ cũng như tổng thể hoạt động của Ngân hàng, đồng thời giám
sát việc thực thi chính sách này trong Ngân hàng.Ủy ban Quản lý rủi ro chịu trách
nhiệm xem xét, quyết định việc thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro của Ngân hàng
để phù hợp với các yêu cầu về quản trị rủi ro của các cơ quan quản lý; phổ biến kiến
thức và văn hóa quản lý rủi ro trong toàn bộ hệ thống ngân hàng… Ủy ban Quản lý
rủi ro tổ chức họp định kỳ 1- 2 lần/quý hoặc khi có vấn đề phát sinh thuộc phạm vi
chức năng nhiệm vụ của Ủy ban cần phải xem xét.
 Ủy ban Tín dụng: Có chức năng xét cấp tín dụng, phê duyệt hạn mức
tín dụng vượt hạn mức quyết định của các Ban tín dụng tại chi nhánh, xem xét tái cấu
trúc lại khoản nợ theo đề xuất của các bộ phận chuyên môn; xem xét việc miễn giảm
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
26
lãi, phí liên quan đến tín dụng theo Quy chế miễn giảm lãi, phí của SACOMBANK;
khuyến nghị HĐQT thay đổi chính sách tín dụng cho phù hợp với tình hình thực tế…
và các nhiệm vụ khác liên quan đến các hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
 Ban Đầu tư: Có chức năng xem xét, phê duyệt các dự án đầu tư của
Ngân hàng và các công ty con của Ngân hàng có giá trị vượt hạn mức của Tổng Giám
đốc. Ban Đầu tư cũng có vai trò quyết định các hạn mức kinh doanh đối với các tổ
chức tín dụng và các đề xuất kinh doanh kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá
khác.
 Ban Quản lý Tài sản Nợ - Có: Có chức năng nghiên cứu và đề ra các
chiến lược đối với cơ cấu bảng tổng kết tài sản, quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản
của Ngân hàng nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro đối với Ngân hàng;
xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh
doanh của Ngân hàng; quản lý thanh khoản và rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất do
sự chênh lệch giữa Tài sản có và Tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất; quản lý rủi ro thị
trường đối với các biến động về tỷ giá và lãi suất; chỉ đạo việc xây dựng, phê duyệt
và triển khai các chính sách, quy trình và hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ
đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho các đơn vị; quản lý vốn chủ sở hữu đảm bảo sự
tăng trưởng bền vững của Ngân hàng. Ban Quản lý Tài sản Nợ - Có đã tiến hành họp
định kỳ hàng tháng, thường xuyên đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô, hoạt động của
ngành ngân hàng, đưa ra các quyết định phù hợp đảm bảo thanh khoản của Ngân
hàng, các mức lãi suất và số lượng tương ứng cho các chương trình huy động vốn và
sử dụng vốn; đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của pháp luật.
2.1.3 Khát quát tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín
2.1.3.1 Tình hình huy động vốn
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
(đvt: tỷ đồng)
Năm 2015 2016 2017
2016/2015 2017/2016
Tương đối
Tuyệt đối
(%)
Tương đối
Tuyệt đối
(%)
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
27
huy động
vốn
256,255 296,049 327,068 39,794 15.53 31,019 10.5
(Nguồn: báo cáo kinh doanh tại Sacombank)
Nhìn vào bảng trên ta thấy được số dư huy động tăng đều qua các năm, cụ thể đến
2016 là 296,049 tỷ đồng, tăng 39,794 tỷ, tương đương tỷ lệ tăng 15,53% so với 2015.
Đến năm 2017, tổng nguồn vốn huy động được của Sacombank là 327,068 tỷ đồng,
tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2016. Sở dĩ tốc độ tăng trưởng không mạnh vì năm
2017 là năm đầu tiên Sacombank hoạt động theo Đề án tái cơ cấu đã được Chính phủ
và Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách
thức nhưng Sacombank đã đạt được những kết quả khả quan và tăng trưởng tích cực.
2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn
Cũng như các Ngân Hàng khác, sau khi huy động vốn Sacombank nhanh
chóng tìm các biện pháp để sử dụng nguồn vốn đó một cách có hiệu quả, nhằm
mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng cũng như đáp ứng được nhu cầu về vốn cho nền
kinh tế. Sacombank luôn coi trọng công tác huy động vốn đi đôi với việc từng bước
mở rộng quy mô tín dụng, gắn nhiệm vụ cho vay với sự tồn tại và phát triển của
Ngân hàng, do hiệu quả cho vay ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng nói chung và chất lượng nghiệp vụ tín dụng nói riêng. Hoạt
động tín dụng của Ngân hàng trong những năm qua diễn ra khá tốt.
Doanh số cho vay là tổng số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân dưới hình
thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một thời gian nhất định. Sự tăng trưởng
của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng. Nếu
Ngân hàng có nguồn vốn mạnh thì doanh số cho vay có thể cao hơn nhiều lần so
với các Ngân hàng có nguồn vốn nhỏ. Do bản chất của hoạt động tín dụng Ngân
hàng là đi vay để cho vay, vì thế với nguồn vốn huy động được trong mỗi năm.
Ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn đó thật
hiệu quả nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn. Trong những năm qua hoạt động cho
vay của Ngân hàng đã có những bước chuyển biến tích cực và được thể hiện như
sau:
Bảng 2.2: Tình hình cho vay của ngân hàng
Đvt: Tỷ đồng
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
28
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
2010/2009 2011/2010
Số tiền % Số tiền %
DOANH SỐ CV 83,660 196,428 220,198 12,768 6.95 23,770 12.1
-Ngắn hạn 132,749 144,151 156,177 11,402 8.59 12,026 8.3
-Trung hạn&dài hạn 50,911 52,277 64,020 1,366 2.68 11,743 22.5
(Nguồn: Tổng hợp bảng cân đối kế toán của Sacombank)
Qua số liệu cho ta thấy doanh số cho vay của NH tăng mạnh qua các năm.
Cụ thể, trong năm 2016 doanh số cho vay tăng 12,768 tỷ đồng hay tăng 6.95% so
với năm 2015. Đến năm 2017, doanh số cho vay tăng thêm là 23,770 tỷ đồng so
với năm 2016.
Trong cơ cấu cho vay của NH thì hoạt động cho vay trung và dài hạn
chiếm tỷ trọng nhỏ. Còn cho vay ngắn hạn thì chiếm tỷ trọng cao. Việc cơ cấu
cho vay có sự chênh lệch cao này là do định hướng của NH và công tác tín dụng
cấp trên ban hành.
2.1.3.3 Kết quả kinh doanh
KẾT QUẢ KINH
DOANH 2015 2016 2017
2016/2015 2017/2016
+/- % +/- %
Thu nhập lãi thuần 6,575,107 4,020,697 5,278,035 -2,554,410 -38.85 1,257,338 31.3
Lãi/lỗ thuần từ hoạt
động dịch vụ 1,171,263 1,430,044 2,623,831 258,781 22.09 1,193,787 83.5
Lãi/lỗ thuần từ hoạt
động kinh doanh ngoại
hối và vàng 158,842 265,028 343,879 106,186 66.85 78,851 29.8
Lãi/lỗ thuần từ mua
bán chứng khoán kinh
doanh 11,455 -753 13,965 -12,208
-
106.57 14,718 -1954.6
Lãi/lỗ thuần từ mua
bán chứng khoán đầu
tư -99,478 45,835 157,524 145,313
-
146.08 111,689 243.7
Lãi/lỗ thuần từ hoạt
động khác 458,852 736,964 315,207 278,112 60.61 -421,757 -57.2
Thu nhập từ góp vốn,
mua cổ phần 12,675 32,342 -87,155 19,667 155.16 -119,497 -369.5
Chi phí hoạt động 5,154,547 5,678,323 6,336,893 523,776 10.16 658,570 11.6
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
trước chi phí dự
phòng rủi ro tín dụng 3,134,169 851,834 2,308,393 -2,282,335 -72.82 1,456,559 171.0
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
29
Chi phí dự phòng rủi ro
tín dụng 2,256,014 696,243 816,589 -1,559,771 -69.14 120,346 17.3
Tổng lợi nhuận trước
thuế 878,155 155,591 1,491,804 -722,564 -82.28 1,336,213 858.8
Lợi nhuận sau thuế 647,919 88,609 1,181,560 -559,310 -86.32 1,092,951 1233.5
Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động
của cả chi nhánh. Năm 2016, lợi nhuận giảm mạnh, giảm 559,310 tỷ đồng, tương
ứng giảm 86,32%. Nguyên nhân khiến lợi nhuận của Sacombank năm 2016 sụt giảm
mạnh do yếu tố quan trọng nhất đó là lãi từ hoạt động cho vay năm 2016 của nhà
băng giảm gần 23%, chỉ đạt 5.119 tỷ đồng, so với 6.614 tỷ đồng năm 2015.
Trong khi đó chi phí hoạt động kinh doanh tăng gần 20% và đạt 5.820 tỷ đồng, so
với năm 2015 là 4.862 tỷ đồng. Do đó, hệ số chi phí trên thu nhập (CIR) khá cao tới
gần 83%.
Về nợ xấu, theo một báo cáo trước đó, tỷ lệ nợ xấu của ở mức 5,4% vào cuối năm
2016. Đây là mức cao nhất trong số các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán,
và cao hơn mức nợ xấu trung bình của toàn ngành (2,46% tính đến tháng
30/11/2016).
Sang năm 2017, tổng tài sản của Sacombank đạt gần 369.000 tỷ đồng, tăng 11% so
với đầu năm, cấu trúc danh mục tài sản có sự chuyển biến tích cực; tổng vốn huy
động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt hơn 325.000 tỷ đồng, tăng 11,5%; cho vay
khách hàng gần 223.000 tỷ đồng, tăng 12,1%, cơ cấu tín dụng cải thiện theo hướng
giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn; tổng thu nhập đạt gần 8.650 tỷ đồng, tăng 32,4%
so với năm trước, trong đó nguồn thu của khối cá nhân chiếm gần 2/3, tạo nguồn lực
tài chính để xử lý các tồn đọng. Ngoài ra, Sacombank đã xử lý được hơn 19.660 tỷ
đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng trong năm 2017 mà hơn 15.000 tỷ đồng trong số đó
là thuộc Đề án tái cơ cấu. Tỷ lệ nợ xấu đầu năm 2017 là 6,68% tổng dư nợ, cuối năm
2017 đã giảm xuống còn 4,28% và dự kiến sẽ giảm về 3% trong năm 2018.
Bên cạnh công tác xử lý nợ xấu, Sacombank vẫn tiếp tục tập trung mở rộng hoạt
động ngân hàng bán lẻ. Công tác chăm sóc, tiếp thị khách hàng được chú trọng thông
qua cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhờ đó số lượng khách hàng
giao dịch đã tăng 20,6% so với năm trước, hiện đạt 4,3 triệu khách hàng trên toàn hệ
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
30
thống. Thu dịch vụ năm 2017 của Sacombank tăng trưởng rất tốt, đạt 2.625 tỷ đồng,
trong đó thu dịch vụ truyền thống tăng gần 28% so với năm trước.
Sacombank là một trong những ngân hàng cổ phần có thế mạnh về mạng lưới với
566 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn hệ thống tại Việt Nam, Lào và
Campuchia. Ngoài việc nâng cấp 11 Quỹ tiết kiệm lên Phòng giao dịch, tái bố trí
sắp xếp 86 điểm giao dịch trong nước để khai thác tiềm năng tại các địa bàn, mở
thêm 2 Chi nhánh tại Lào và Campuchia; Sacombank đã xây dựng Đề án tổng thể
Tái cơ cấu mạng lưới hoạt động đến năm 2022.
2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đang được áp dụng
tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
2.2.1 Phương thức và các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đang
được áp dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Hiện nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín sử dụng hình thức thanh
toán chuyển tiền điện tử giữa các ngân hàng cùng hệ thống thanh toán với các NHTM
khác, các tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn Hà Nội và thanh toán qua tiền gửi
NHNN và hiện nay đã sử dụng hình thức thanh toán điện tử liên ngân hàng với
các ngân hàng khác cùng hệ thống.
Xét về cơ cấu thanh toán không dùng tiền mặt, chủ yếu khách hàng vẫn sử
dụng công nghệ truyền thống như Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, các loại séc…đối
với hình thức thanh toán thư tín dụng trong nước ít được áp dụng. Tuy nhiên, riêng
đối với thẻ thanh toán thì tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín khá phát triển
và là loại hình khá phổ biến đối với các NHTM tại Việt Nam. Căn cứ chủ yếu mà
khách hàng lựa chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt là:
 Qui định cụ thể của mỗi hình thức thanh toán
 Điều kiện sản xuất kinh doanh của mỗi đơn vụ hoặc cá nhân tham gia
thanh toán
 Mức độ tín nhiệm bạn hàng
 Thói quen sử dụng hình thức thanh toán
 Trình độ cán bộ và trang thiết bị thanh toán của ngân hàng
Như đã thấy trong thời gian qua, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
31
có xu hướng tăng cả về số món và số tiền trong tổng số thanh toán chung, được
thể hiện qua việc sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín qua giai đoạn 2015-2017 như sau:
Cơ cấu về doanh số TTKDTM trong tổng thanh toán của SACOMBANK phát
triển qua những các năm như sau.
Bảng 2.3: Cơ cấu doanh số TTKDTM trong tổng thanh toán của SACOMBANK
giai đoạn 2013 - 2017 (Đơn vị: tỷ VND)
TIÊU CHÍ
Năm
2013
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng doanh số
TTKDTM
2.525.012 2.955.304 3.553.739 4.054.672 4.271.798
Tổng doanh số thanh
toán
9.986.594 10.700.574 11.050.124 11.605.175 11.620.517
Tỷ trọng Tổng doanh
số TTKDTM/Tổng
doanh số thanh toán
(%)
25,28 27,62 32,16 34,94 36,76
(Nguồn: Trung tâm thanh toán SACOMBANK)
Tốc độ tăng doanh số TTKDTM phản ánh quy mô mở rộng và phát triển
TTKDTM của ngân hàng, doanh số này càng cao thì thể hiện việc quy mô mở rộng
dịch vụ TTKDTM của ngân hàng được mở rộng.
Tỷ trọng doanh số TTKDTM/Tổng doanh số TT phản ánh quy mô về việc sử
dụng các hình thức TTKDTM trong các hình thức thanh toán. Tỷ trọng này cao phản
ánh hình thức TTKDTM được sử dụng rộng rãi trong việc thanh toán hàng hóa.
Về tốc độ tăng trưởng doanh số không dùng tiền mặt giai đoạn 2013-2017, năm
2013 doanh số TTKDTM của SACOMBANK đạt tỷ trọng 25,28% so với tổng doanh
số thanh toán; đến năm 2017, doanh số TTKDTM của SACOMBANK đã đạt tỷ trọng
36,76%. Điều đó phản ánh tốc độ tăng trưởng doanh số TTKDTM ngày càng được
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
32
phát triển và xu hướng sử dụng công cụ thanh toán không dùng tiền mặt qua các
phương tiện thanh toán ngày càng càng được sử dụng rộng rãi tại SACOMBANK.
2.2.2 Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân
hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Để đánh giá chất lượng của từng loại hình thanh toán ta phải đưa được số liệu
bình quân trên mỗi giao dịch của loại hình đó. Từ bảng số liệu trên ta đưa ra được
bảng Bình quân số tiền thanh toán theo từng loại hình thanh toán như sau.
Bảng 2.4: Lượng tiền TTKDTM bình quân theo từng hình thức tại SACOMBANK
giai đoạn 2013-2017 (Đơn vị: triệu VND)
Loại
thanh
toán
2013 2014 2015 2016 2017
Số món
Doanh
số BQ
Số món
Doanh
số BQ
Số món
Doanh
số BQ
Số món
Doanh
số BQ
Số món
Doanh
số BQ
SÉC 256 1,375 223 1,148 196 949 65 2,323 55 2,273
Thẻ
thanh
toán
505,203 1 756,935 1,1 954,101 1,5 982,121 2
1,140,17
4
3,3
UNC
1,182,04
7
143
1,210,20
2
167
1,213,51
4
195
1,342,1
58
241
1,399,39
0
275
UNT 90,510 33 125,970 45 105,990 46 134,284 35 135,322 36
L/C 19,020 190 19,515 216 20,105 239 21,101 237 23,304 270
(Nguồn: Trung tâm thanh toán SACOMBANK)
Doanh số BQ phản ánh chất lượng tiền thanh toán trên một món thanh toán, Số
dư BQ tăng phản ánh dịch vụ thanh toán này được khách hàng thấy an toàn khi sử
dụng dịch vụ và ngược lại.
2.2.2.1 Thanh toán bằng séc
 Năm 2013 có 256 món thanh toán, bình quân lượng tiền thanh toán trên một
món thanh toán là 1.375 triệu đồng, năm 2017 chỉ có 55 món thanh toán bằng Séc và
số tiền bình quân trên một món thanh toán là 2.272 triệu đồng. Như vậy, số khách
hàng sử dụng thanh toán bằng Séc giảm rất mạnh, tuy nhiên, các món thanh toán bằng
Séc lại có số dư thanh toán bình quân lớn.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
33
Nguyên nhân số lượng thanh toán thông qua hình thức thanh toán bằng Séc có
xu hướng giảm dần là do quy định của Séc còn rườm rà, tính thuận tiện và nhanh
chóng của các hình thức thanh toán khác hơn hẳn so với thanh toán bằng SÉC, phạm
vi ứng dụng hẹp, thời gian thanh toán chậm hơn so với các phương thức khác. Số
khách hàng sử dụng thanh toán bằng Séc giảm, tuy nhiên các món thanh toán bằng
SÉC lại có số dư thanh toán bình quân lớn.
2.2.2.2 Thanh toán bằng UNC
 Trong giai đoạn năm 2013-2017, Thanh toán bằng UNC ngày càng tăng cả về
số lượng món thanh toán và số dư thanh toán bình quân trên một món thanh toán.
Năm 2013, số món thanh toán đạt 1,182,047 món, số dư QB là 143 triệu đồng, đến
năm 2017, số món thanh toán đạt 1.399,390 món, tăng so với năm 2017 là 217,343
món; số dư BQ tăng 275 triệu đồng/1 món số với năm 2013.
UNC chiếm tỷ lệ cao trong tổng số doanh số TTKDTM tại SACOMBANK là
do hình thức thanh toán bằng UNC có thủ tục đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện, đảm
bảo an toàn và chính xác. Người mua chỉ cần viết bộ UNC gửi tới ngân hàng có mở
tài khoản, ngân hàng sẽ tự động làm thủ tục thanh toán cho người bán trong khi người
bán không cần đến ngân hàng làm thủ tục thanh toán như các hình thức khác. Hình
thức này đảm bảo quyền lợi cho bên mua, bên bán có thể kiểm soát đựoc số lượng
cũng như chất lượng hàng hoá trước khi trả tiền. Mặt khác hình thức này được áp
dụng trên phạm vi rộng rãi trong phạm vi khắp cả nước trên cùng hệ thống và khách
hệ thống ngân hàng. Do đó hình thức thanh toán này được khách hàng ưa chuộng và
sử dụng phổ biến.
Giai đoạn năm 2013-2017, UNC vẫn là công cụ thanh toán phổ biến nhất và
hữu hiệu nhất. Thanh toán bằng hình thức UNC đạt yêu cầu nhanh chóng, chính xác,
an toàn và tiện lợi. Do vậy loại hình dịch vụ thanh toán bằng UNC ngày càng chiếm
ưu thế và là loại hình chi phối trong dịch vụ thanh toán của SACOMBANK hiện nay.
2.2.2.3 Thanh toán bằng thư tín dụng L/C
 Đối với dịch vụ thanh toán qua Thư tín dụng, khách hàng sử dụng chủ yếu
trong việc thanh toán xuất nhập khẩu. Mức độ tăng doanh số không thực sự cao và
xét về tỷ trọng của nó vẫn còn rất nhỏ so với tổng giá trị thanh toán KDTM của ngân
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
34
hàng tuy nhiên các món thanh toán bằng Séc lại có số dư thanh toán bình quân lớn.
Một phần đối với hoạt động này SACOMBANK vẫn còn non trẻ, thị trường chưa
thực sự nhiều, thêm vào đó những năm gần đây do ảnh hưởng không nhỏ trong bối
cảnh thị trường khó khăn, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu phá sản hoặc ngưng
sản xuất đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thủy sản, hoạt động thanh
toán quốc tế của SACOMBANK tuy không đạt được kỳ vọng như mong muốn nhưng
nhìn chung vẫn đa số giữ chân được khách hàng và do đó vẫn duy trì được mức tăng
trưởng về doanh số. Nguyên nhân của sự giảm đó, do sự suy thoái kinh tế trong các
năm gần đây cộng với việc hội nhập kinh tế và có nhiều ngân hàng nước ngoài có
dịch vụ thanh toán quốc tế tốt và nhanh hấp dẫn được khách hàng và là các đối thủ
cạnh tranh của SACOMBANK trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.
Mặc dù không phải là loại hình thanh toán có doanh số cao nhưng về chất lượng
vẫn ổn định và phát triển qua cá thời kỳ, mặc dù năm 2014 có sụt giảm nhưng là do
ảnh hưởng của nền kinh tế. Nhưng nhìn chung tốc độ tăng trưởng của kênh TTQT là
rất ổn định, năm 2017 đã đạt được doanh số rất khả quan trong đó TTQT đạt 147 triệu
USD và thanh toán biên mậu đạt doanh số 341 triệu USD. Mạng lưới TTQT rộng lớn
với hơn 300 ngân hàng đại lý tại hơn 50 quốc gia trên thế giới, đó là một lợi thể cho
SACOMBANK trong lĩnh vực TTQT. Do đó, ngân hàng cần phải hoàn thiện và phát
triển dịch vụ TTQT và TTBM.
2.2.2.4 Thanh toán bằng UNT
 Trong những năm gần đây, hình thức thanh toán bằng UNT, các doanh nghiệp
có xu hướng sử dụng nhiều hơn: năm 2013 có 90,510 món thanh toán với số dư BQ
là 33 triệu, đến năm 2017 só món thanh toán đạt 135322 món, tăng so với năm 2013,
số dư BQ tăng 3 triệu đồng/1 món so với năm 2013.
Mặc dù thanh toán bằng UNT có ưu điểm lớn đó là phạm vi thanh toán rộng rãi
giống UNC, song tỷ lệ thanh toán bằng UNT trong tổng thanh toán không dùng tiền
mặt vẫn còn rất thấp. Điều đó chứng tỏ khách hàng dùng hình thức thanh toán này rất
ít, do thanh toán bằng UNT còn nhiều bất cập nhất là đối với người bán quyền lợi của
họ không được đảm bảo.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM
35
Thanh toán bằng UNT thường sử dụng cho các món thanh toán có giá trị nhỏ
như những món thanh toán có tính chất định kỳ, thường xuyên. Hình thức thanh toán
bằng UNT tương lai sẽ có xu hướng tăng do hệ thống CNTT của ngân hàng được
hoàn thiện và phát triển đảm bảo được tính an toàn cho khách hàng khi thanh toán.
2.2.2.5 Thanh toán bằng thẻ ngân hàng
 Ta thấy đây là một kênh thanh toán phổ biến nhất hiện nay của các ngân hàng
bên cạnh kênh thanh toán truyền thống là quầy giao dịch. Theo đó, khách hàng có thể
thực hiện các giao dịch với ngân hàng thông qua máy ATM như: rút tiền, chuyển
khoản, tra cứu số dư, thanh toán hóa đơn...và nó là một công cụ quan trọng trong việc
phát triển các sản phẩm dịch vụ nhằm đa dạng hóa kênh thanh toán, phục vụ khách
hàng mà SACOMBANK cần chú trọng đầu tư và phát triển trong tương lai.
Mặc dù so với các hình thức thanh toán khác không cao, nhưng đối với riêng
thanh toán thẻ vẫn tăng trưởng đều hàng năm từ doanh số 1552 tỷ VNĐ vào năm
2013, đến năm 2017 đã đạt được doanh số 3215 tỷ VNĐ. Bên canh việc tăng số lượng
thẻ phát hành các năm sau thường xuyên cao hơn năm thì chất lượng thẻ cũng được
đánh giá là tốt hơn thể hiện ở số dư bình quân cũng tăng.Ví dụ: năm 2014 thì số lượng
thẻ phát hành: tăng 109,6% so với năm 2013. Tổng số dư bình quân một ngày trên
toàn hệ thống: tăng 136% so với năm 2013. Tổng số lượng giao dịch thẻ tại ATM của
SACOMBANK: tăng 130% so với năm 2013.
2.2.2.6 Thanh toán bằng ví điện tử
Hiện nay, tại Sacombank đã xuất hiện hình thức thanh toán bằng ví điện tử
Payoo. Đây là dịch vụ giúp quý khách hàng cá nhân nạp tiền cho Ví điện tử Payoo
(để mua hàng trực tuyến) từ tài khoản của mình tại Sacombank bằng cách gửi tin
nhắn SMS từ điện thoại di động. Payoo là mô hình thẻ trả trước đồng thương hiệu
được Payoo và các doanh nghiệp bán hàng cùng liên kết phát hành. Quý khách hàng
dùng thẻ trả trước Payoo có thể dùng thẻ này để thực hiện thanh toán trực tuyến khi
mua sắm các loại hàng hóa trên website của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, với hình thức này, tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
vẫn còn chưa phát triển nhiều, chưa được nhiều người biết đến nên tỷ trọng của nó
là con số 0 trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và không được đưa vào
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng.
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng.
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng.
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng.
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng.
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng.
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng.
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng.
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng.
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng.
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng.
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng.
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng.
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng.
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng.
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng.
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng.

More Related Content

Similar to Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng.

Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại sở giao dịch ngân hàng liên d...
Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại sở giao dịch ngân hàng liên d...Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại sở giao dịch ngân hàng liên d...
Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại sở giao dịch ngân hàng liên d...https://www.facebook.com/garmentspace
 
luan van tot nghiep ke toan (52).pdf
luan van tot nghiep ke toan (52).pdfluan van tot nghiep ke toan (52).pdf
luan van tot nghiep ke toan (52).pdfNguyễn Công Huy
 
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam nataliej4
 
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920nataliej4
 
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín...
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín...Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín...
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín...NOT
 
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín...
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín...Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín...
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín...https://www.facebook.com/garmentspace
 
luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdfluan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdfNguyễn Công Huy
 
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng. (20)

Đề tài dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng Liên Doanh, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng Liên Doanh, HAY, ĐIỂM 8Đề tài dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng Liên Doanh, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng Liên Doanh, HAY, ĐIỂM 8
 
Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại sở giao dịch ngân hàng liên d...
Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại sở giao dịch ngân hàng liên d...Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại sở giao dịch ngân hàng liên d...
Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại sở giao dịch ngân hàng liên d...
 
19134
1913419134
19134
 
luan van tot nghiep ke toan (52).pdf
luan van tot nghiep ke toan (52).pdfluan van tot nghiep ke toan (52).pdf
luan van tot nghiep ke toan (52).pdf
 
Đề tài: Hoàn thiện Quy trình Mô giới bất động sản tại công ty, HAY, 9đ!
Đề tài: Hoàn thiện Quy trình Mô giới bất động sản tại công ty, HAY, 9đ!Đề tài: Hoàn thiện Quy trình Mô giới bất động sản tại công ty, HAY, 9đ!
Đề tài: Hoàn thiện Quy trình Mô giới bất động sản tại công ty, HAY, 9đ!
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác Tiếp thị BẤT ĐỘNG SẢN tại công ty, HAY!
Đề tài: Hoàn thiện công tác Tiếp thị BẤT ĐỘNG SẢN tại công ty, HAY!Đề tài: Hoàn thiện công tác Tiếp thị BẤT ĐỘNG SẢN tại công ty, HAY!
Đề tài: Hoàn thiện công tác Tiếp thị BẤT ĐỘNG SẢN tại công ty, HAY!
 
Nâng cao hiệu quả Quy trình mô giới, tiếp thị bất động sản tại công ty, HAY!
Nâng cao hiệu quả Quy trình mô giới, tiếp thị bất động sản tại công ty, HAY!Nâng cao hiệu quả Quy trình mô giới, tiếp thị bất động sản tại công ty, HAY!
Nâng cao hiệu quả Quy trình mô giới, tiếp thị bất động sản tại công ty, HAY!
 
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNGTHANH TOÁN BẰNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG HSB...
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNGTHANH TOÁN BẰNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG HSB...GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNGTHANH TOÁN BẰNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG HSB...
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNGTHANH TOÁN BẰNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG HSB...
 
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
 
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, FREE, HAY
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, FREE, HAYĐề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, FREE, HAY
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, FREE, HAY
 
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín...
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín...Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín...
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín...
 
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín...
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín...Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín...
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín...
 
luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdfluan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
 
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
 
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
 
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Đông Nam á, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Đông Nam á, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại Ngân hàng Đông Nam á, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Đông Nam á, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng, ĐIỂM CAO
Đề tài hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng, ĐIỂM CAOĐề tài hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng, ĐIỂM CAO
Đề tài hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng, ĐIỂM CAO
 
Đề tài giải pháp quản trị rủi ro tín dụng, HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài giải pháp quản trị rủi ro tín dụng, HAY, ĐIỂM CAOĐề tài giải pháp quản trị rủi ro tín dụng, HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài giải pháp quản trị rủi ro tín dụng, HAY, ĐIỂM CAO
 
Đề tài: Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đại Á
Đề tài: Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đại ÁĐề tài: Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đại Á
Đề tài: Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đại Á
 

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Zalo: 0934.573.149

Các Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Vận Tải
Các Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Vận TảiCác Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Vận Tải
Các Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Vận TảiNhận Viết Thuê Đề Tài Zalo: 0934.573.149
 
Giải Pháp Mở Rộng Và Phát Triển Hoạt Động Dịch Vụ Thanh Toán Thẻ Tại Ngân Hàn...
Giải Pháp Mở Rộng Và Phát Triển Hoạt Động Dịch Vụ Thanh Toán Thẻ Tại Ngân Hàn...Giải Pháp Mở Rộng Và Phát Triển Hoạt Động Dịch Vụ Thanh Toán Thẻ Tại Ngân Hàn...
Giải Pháp Mở Rộng Và Phát Triển Hoạt Động Dịch Vụ Thanh Toán Thẻ Tại Ngân Hàn...Nhận Viết Thuê Đề Tài Zalo: 0934.573.149
 
Hoàn Thiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty.
Hoàn Thiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty.Hoàn Thiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty.
Hoàn Thiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty.Nhận Viết Thuê Đề Tài Zalo: 0934.573.149
 
Một Số Ý Kiến Và Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Của Bộ Phận Buồng Tại Khách Sạn
Một Số Ý Kiến Và Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Của Bộ Phận Buồng Tại Khách SạnMột Số Ý Kiến Và Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Của Bộ Phận Buồng Tại Khách Sạn
Một Số Ý Kiến Và Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Của Bộ Phận Buồng Tại Khách SạnNhận Viết Thuê Đề Tài Zalo: 0934.573.149
 

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Zalo: 0934.573.149 (20)

Các Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Vận Tải
Các Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Vận TảiCác Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Vận Tải
Các Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Vận Tải
 
Chuyên Đề Thực Tập Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty
Chuyên Đề Thực Tập Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Công TyChuyên Đề Thực Tập Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty
Chuyên Đề Thực Tập Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty
 
Đề Án Môn Học Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Sang Thị Trường Eu
Đề Án Môn Học Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Sang Thị Trường EuĐề Án Môn Học Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Sang Thị Trường Eu
Đề Án Môn Học Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Sang Thị Trường Eu
 
Đề Tài Chuyên Đề Thực Tập Phân Tích Và Thiết Kế Hệ Thống
Đề Tài Chuyên Đề Thực Tập Phân Tích Và Thiết Kế Hệ ThốngĐề Tài Chuyên Đề Thực Tập Phân Tích Và Thiết Kế Hệ Thống
Đề Tài Chuyên Đề Thực Tập Phân Tích Và Thiết Kế Hệ Thống
 
Phân Tích Thực Trạng Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Gà Rán
Phân Tích Thực Trạng Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Gà RánPhân Tích Thực Trạng Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Gà Rán
Phân Tích Thực Trạng Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Gà Rán
 
Giải Pháp Nâng Cao Chiến Lược Cạnh Tranh Tại Doanh Nghiệp.
Giải Pháp Nâng Cao Chiến Lược Cạnh Tranh Tại Doanh Nghiệp.Giải Pháp Nâng Cao Chiến Lược Cạnh Tranh Tại Doanh Nghiệp.
Giải Pháp Nâng Cao Chiến Lược Cạnh Tranh Tại Doanh Nghiệp.
 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng VietinBank.
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng VietinBank.Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng VietinBank.
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng VietinBank.
 
Đồ Án Kỹ Thuật Thực Phẩm Chưng Cất Benzen-Toluen.
Đồ Án Kỹ Thuật Thực Phẩm Chưng Cất Benzen-Toluen.Đồ Án Kỹ Thuật Thực Phẩm Chưng Cất Benzen-Toluen.
Đồ Án Kỹ Thuật Thực Phẩm Chưng Cất Benzen-Toluen.
 
Giải Pháp Mở Rộng Và Phát Triển Hoạt Động Dịch Vụ Thanh Toán Thẻ Tại Ngân Hàn...
Giải Pháp Mở Rộng Và Phát Triển Hoạt Động Dịch Vụ Thanh Toán Thẻ Tại Ngân Hàn...Giải Pháp Mở Rộng Và Phát Triển Hoạt Động Dịch Vụ Thanh Toán Thẻ Tại Ngân Hàn...
Giải Pháp Mở Rộng Và Phát Triển Hoạt Động Dịch Vụ Thanh Toán Thẻ Tại Ngân Hàn...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty.
Hoàn Thiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty.Hoàn Thiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty.
Hoàn Thiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty.
 
Đề Án Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Quần Áo May
Đề Án Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Quần Áo MayĐề Án Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Quần Áo May
Đề Án Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Quần Áo May
 
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Xưởng In Của Công Ty Kinh Doanh.
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Xưởng In Của Công Ty Kinh Doanh.Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Xưởng In Của Công Ty Kinh Doanh.
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Xưởng In Của Công Ty Kinh Doanh.
 
Chuyên Đề Thực Trạng Quyền Tự Do Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Theo Pháp Luậ...
Chuyên Đề Thực Trạng Quyền Tự Do Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Theo Pháp Luậ...Chuyên Đề Thực Trạng Quyền Tự Do Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Theo Pháp Luậ...
Chuyên Đề Thực Trạng Quyền Tự Do Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Theo Pháp Luậ...
 
Một Số Ý Kiến Và Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Của Bộ Phận Buồng Tại Khách Sạn
Một Số Ý Kiến Và Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Của Bộ Phận Buồng Tại Khách SạnMột Số Ý Kiến Và Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Của Bộ Phận Buồng Tại Khách Sạn
Một Số Ý Kiến Và Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Của Bộ Phận Buồng Tại Khách Sạn
 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Hộ Tịch
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Hộ TịchChuyên Đề Tốt Nghiệp Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Hộ Tịch
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Hộ Tịch
 
Hướng Dẫn Viết Chuyên Đề Tốt Nghiệp - [Chuẩn Nhất]
Hướng Dẫn Viết Chuyên Đề Tốt Nghiệp - [Chuẩn Nhất]Hướng Dẫn Viết Chuyên Đề Tốt Nghiệp - [Chuẩn Nhất]
Hướng Dẫn Viết Chuyên Đề Tốt Nghiệp - [Chuẩn Nhất]
 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty.
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty.Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty.
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty.
 
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Bảo Lãnh Ngân Hàng Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Bảo Lãnh Ngân Hàng Tại Ngân HàngGiải Pháp Phát Triển Hoạt Động Bảo Lãnh Ngân Hàng Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Bảo Lãnh Ngân Hàng Tại Ngân Hàng
 
Phân Tích Hoạt Động Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Trung Tâm Cà Phê.
Phân Tích Hoạt Động Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Trung Tâm Cà Phê.Phân Tích Hoạt Động Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Trung Tâm Cà Phê.
Phân Tích Hoạt Động Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Trung Tâm Cà Phê.
 
Xây Dựng Dự Án Kinh Doanh Linh Kiện Xe Ô Tô Tại Công Ty
Xây Dựng Dự Án Kinh Doanh Linh Kiện Xe Ô Tô Tại Công TyXây Dựng Dự Án Kinh Doanh Linh Kiện Xe Ô Tô Tại Công Ty
Xây Dựng Dự Án Kinh Doanh Linh Kiện Xe Ô Tô Tại Công Ty
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 

Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng.

  • 1. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG TPHCM - 2023
  • 2. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM MỤC LỤC Chương 1. Tổng quan về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ....................... 3 1.1. Khái quát về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt................................. 3 1.1.1. Lịch sử ra đời của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt..................... 3 1.1.2. Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt.................................................. 4 1.1.3. Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt............................................. 4 1.1.4. Vai trò của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt................................. 5 1.1.5. Điều kiện để khách hàng tham gia và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại .................................................................................... 6 1.1.5.1. Những yêu cầu đối với các chủ thể khi mở tài khoản thanh toán ............. 6 1.1.5.2. Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng và khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán 8 1.2. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại..... 9 1.2.1. Thanh toán bằng séc...................................................................................... 9 1.2.2. Thanh toán bằng thẻ.................................................................................... 10 1.2.3. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu.................................................................... 11 1.2.4. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi.................................................................... 11 1.2.5. Thanh toán bằng thư tín dụng L/C.............................................................. 12 1.3. Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại các NHTM............ 12 1.3.1. Khái niệm về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt........................... 12 1.3.2. Các tiêu chí phản ánh sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt13 1.3.2.1. Chỉ tiêu định tính ..................................................................................... 13 1.3.2.2. Chỉ tiêu định lượng.................................................................................. 14 1.3.2.3. Cơ cấu thanh toán không dùng tiền mặt.................................................. 15 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại ................................................................................. 16 1.4.1. Các nhân tố chủ quan.................................................................................. 16 1.4.1.1. Công nghệ ngân hàng .............................................................................. 17 1.4.1.2. Mạng lưới thanh toán............................................................................... 17 1.4.1.3. Nhân tố con người ................................................................................... 17 1.4.1.4. Chính sách, chiến lược kinh doanh của Ngân hàng ................................ 17 1.4.1.5. Môi trường Marketing ............................................................................. 18 1.4.2. Các nhân tố khách quan.............................................................................. 18
  • 3. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 1.4.2.1. Môi trường kinh tế - xã hội...................................................................... 18 1.4.2.2. Môi trường pháp lý.................................................................................. 19 1.4.2.3. Môi trường khoa học công nghệ.............................................................. 19 Chương 2: Thực trạng về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)............................................................... 22 2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín....................................... 22 2.1.1 Đôi nét về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín........................................ 22 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín .................................................................................................................................. 23 2.1.3 Khát quát tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín............................................................................................................... 26 2.1.3.1 Tình hình huy động vốn ............................................................................... 26 2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn.................................................................................. 27 2.1.3.3 Kết quả kinh doanh....................................................................................... 28 2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đang được áp dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín .................................................................. 30 2.2.1 Phương thức và các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đang được áp dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín .................................................... 30 2.2.2 Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín..................................................................................... 32 2.2.2.1 Thanh toán bằng séc ..................................................................................... 32 2.2.2.2 Thanh toán bằng UNC.................................................................................. 33 2.2.2.3 Thanh toán bằng thư tín dụng L/C ............................................................... 33 2.2.2.4 Thanh toán bằng UNT.................................................................................. 34 2.2.2.5 Thanh toán bằng thẻ ngân hàng.................................................................... 35 2.2.2.6 Thanh toán bằng ví điện tử........................................................................... 35 2.2.2.7 Thu nhập của ngân hàng............................................................................... 36 2.3 Đánh giá thực trạng chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín..................................................................................... 36 2.3.1 Kết quả đạt được.............................................................................................. 36 2.3.2 Một số tồn tại................................................................................................... 38 2.3.3 Nguyên nhân của những khó khăn và tồn tại .................................................. 40 2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan ................................................................................. 40 2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan ............................................................................. 42
  • 4. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM Chương 3. Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ...................................................... 43 3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong 10 năm ........................................................................................................................... 43 3.1.1. Mục tiêu cụ thể của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. ........... 43 3.1.2.Định hướng phát triển cụ thể.................................................................... 43 3.2 Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín..................................................................................... 44 3.2.1.Đẩy mạnh marketing ngân hàng. ............................................................. 44 3.2.2. Hiện đại hoá cơ sở hạ tầng và công nghệ xử lý. ..................................... 45 3.2.3. Mở rộng mạng lưới thanh toán. .............................................................. 46 3.2.4. Phát triển thêm các dịch vụ mới.............................................................. 46 3.2.5. Nâng cao chất lượng đào tạo và tuyển dụng cán bộ, nhân viên.............. 46 3.2.6. Đơn giản hoá thủ tục............................................................................... 47 3.3.1 Với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín .................................................. 48 3.3.2 Với Ngân hàng nhà nước................................................................................. 49 3.3.3 Kiến nghị với Chính phủ và ban ngành có liên quan ...................................... 50
  • 5. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 1 LỜI NÓI ĐẦU Trải qua hơn 20 năm đổi mới, hoà chung vào nhịp độ tăng trưởng và phát triển của đất nước, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã từng bước đổi mới và phát triển nhanh chóng. Chúng ta đã từng bước tạo lập được hệ thống Ngân hàng lớn mạnh cả về năng lực hoạch định chính sách, năng lực quản lý, năng lực điều hành kinh doanh, mạnh cả về trình độ công nghệ, kỹ thuật hiện đại để tạo điều kiện cho hoạt động của Ngân hàng bắt kịp với tốc độ phát triển của cơ chế thị trường. Trong sự hình thành của các hoạt độn g Ngân hàng nói chung, chúng ta không thể phủ nhận vai trò to lớn của hoạt động thanh toán qua Ngân hàng đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). Kết quả của hoạt động này không chỉ thúc đẩy tăng trưởng cho hầu hết mọi lĩnh vực kinh tế mà còn góp phần đẩy nhanh qua trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước thì tổ chức TTKDTM với nhiều hình thức thanh toán thích hợp thuận tiện, đa dạng, an toàn chính xác đem lại hiệu quả cao không chỉ phục vụ tốt cho việc tăng tôc độ chu chuyển vốn trong nêng kinh tế quốc dân, đẩy mạnh tốc độ phát triển lưu thông hàng hoá mà còn trực tiếp làm thay đổi khối lượng tiền mặt lưu thông. Đây là yếu tố cần thiết căn bẳn để ổn định tiền tệ, chống và kiền chế lạm phát. Vì vậy hệ thống Ngân hàng luôn tìm những biện pháp hữu hiệu nhất để mở rộng và phát triển các hình thức TTKDTM trong nền kinh tế. Thanh toán không dùng tiền mặt đã trở nên phổ biến tại nhiều quốc gia, nhưng tại Việt Nam phương thức này vẫn còn khá mới. Để cải thiện tình hình, hoà nhập với xu thế chung cùng thế giới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã xây dựng và phát triển đề án "Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến 2025". Tuy nhiên, muốn cuộc cách mạng "thanh toán không dùng tiền mặt" thực sự thành công, đi vào cuộc sống lại là điều không phải chuyện một sớm một chiều có thể thực hiện được. Hiện nay, hoạt động TTKDTM tại các Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại hình dịch vụ có nguồn thu, không chứ đựng rủi ro như các hình thức đầu tư và cho vay khác, tuy nhiên đối với các NHTM Việt Nam, nguồn thu này còn rất thấp. Cần
  • 6. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 2 phải cải thiện hoạt động TTKDTM, từ đó làm tăng nguồn thu. Đây là việc làm cần thiết đối với hệ thống NHTM nói chung và đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín. Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động TTKDTM, trong mấy năm qua, ngành Ngân hàng đã thật sự quan tâm đến nghiệp vụ thanh toán nên cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Các hình thức TTKDTM hiện nay rất phong phú và phức tạp và việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào thanh toán ở nước ta vẫn còn yếu kém. Bởi vậy mà hoạt động TTKDTM ở các NHTM Việt Nam hiện nay còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ. Em hy vọng rằng, khi nghiên cứu đề tài : “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN” sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại địa bàn mà Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín quản lý nói riêng và tại địa bàn các NHTM nói chung đang quản lý hiện nay. Từ đó phân tích nguyên nhân đồng thời đề ra giải pháp phát triển dịch vụ này. Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt Chương 2: Thực trạng về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) Chương 3. Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
  • 7. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 3 Chương 1. Tổng quan về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt 1.1. Khái quát về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt 1.1.1. Lịch sử ra đời của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt Trong xã hội loài người, nếu còn sản xuất hàng hoá và lưu thông hàng hoá, thì sự tồn tại của mối quan hệ Tiền – Hàng là một tất yếu khách quan. Đó là mối quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau. Theo tiến trình lịch sử hình thành tiền tệ, đồng tiền đã có những bước phát triển từ thấp đến cao. Trong nền kinh tế tự cung tự cấp, do nhu cầu còn rất đơn giản, con người tự sản xuất được những gì mình cần và do đó họ không có nhu cầu trao đổi. Khi xã hội phát triển và mở rộng hơn, họ thấy rằng mình không thể tự sản xuất mọi thứ mà mình cần do nhiều lý do, lúc này nhu cầu trao đổi xuất hiện và vấn đề là trao đổi như thế nào. Vấn đề trùng lặp nhu cầu xuất hiện. Nhưng không phải lúc nào và ở đâu cũng có sự trùng lặp nhu cầu. Muốn trao đổi được hàng hoá người ta nghĩ tới một hàng hoá mà nhiều người cùng cần, đó là vật đứng ra làm vật ngang giá chung – hình thức đầu tiên của tiền tệ. Lúc đầu vật ngang giá chung rất đơn giản, nó có thể là vỏ sò, vỏ hến hay con bò, miếng đồng…Do yêu cầu thuận tiện trong trao đổi người ta thấy rằng cần phải có vật ngang giá chung dễ vận chuyển, dễ chia nhỏ, không hao mòn và có thể tích trữ dùng cho sau này. Con người đã chuyển sang dùng vàng là phương tiện thanh toán. Sản suất hàng hoá ngày càng phát triển, hàng hoá đưa vào lưu thông càng nhiều, đòi hỏi phải có thêm lượng tiền đưa vào thêm đáp ứng nhu cầu của hàng hoá đưa vào lưu thông. Hơn nữa người ta thấy rằng trong mua bán chịu, tờ giấy ghi nợ cũng có giá trị như tiền vậy. Tiền giấy ra đời và nó đã giúp cho việc trao đổi hàng hoá diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều. Nhưng sản xuất không ngừng phát triển, khối lượng tiền đưa vào lưu thông ngay một lớn, đặc biệt là khi có lạm phát. Tiền giấy bộc lộ những hạn chế nhất định như: chi phí in ấn, bảo quản, tiền giả, kiểm đếm…Hơn nữa trong nền kinh tế phát triển như ngày nay khối lượng tiền trong một giao dịch là rất lớn, nếu thanh toán bằng tiền mặt thì rõ ràng là bất tiện. Như vậy đòi hỏi phải có phương thức thanh toán mới ưu việt hơn khắc phục được những hạn chế trên, phù hợp với một
  • 8. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 4 giai đoạn phát triển kinh tế mới. Thanh toán không dùng tiền mặt xuất hiện như một tất yếu, thể hiện bước phát triển và hoàn thiện ở đỉnh cao của lịch sử phát triển của tiền tệ. 1.1.2. Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt Thanh toán không dùng tiền mặt là cách thức thanh toán trong đó không có sự xuất hiện của tiền mặt mà việc thanh toán được thực hiện bằng cách trích chuyển trên các tài khoản của các chủ thể liên quan đến số tiền phải thanh toán. Thanh toán không dùng tiền mặt còn được định nghĩa là phương thức thanh toán không trực tiếp dùng tiền mặt mà dựa vào các chứng từ hợp pháp như giấy nhờ thu, giấy ủy nhiệm chi, séc… để trích chuyển vốn tiền tệ từ tài khoản của đơn vị này sang tài khoản của đơn vị khác ở ngân hàng. Thanh toán không dùng tiền mặt gắn với sự ra đời của đồng tiền ghi sổ. Như vậy TTKDTM là nghiệp vụ trung gian của Ngân hàng, ngân hàng chỉ thực hiện thanh toán khi có lệnh của chủ tài khoản (chủ tài khoản bao gồm các TCKT, đơn vị cá nhân mở tài khoản tại ngân hàng). TTKDTM thường bao gồm 4 bên : - Bên mua hàng (bên nhận dịch vụ cung ứng). - Ngân hàng phục vụ bên mua (ngân hàng nơi đơn vị mua mở tài khoản giao dịch). - Bên bán (bên cung ứng hàng hóa và dịch vụ). - Ngân hàng phục vụ bên bán (ngân hàng nơi đơn vị bán mở tài khoản giao dịch). 1.1.3. Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt TTKDTM có một số đặc điểm sau: - Trong TTKDTM, sự vận động của tiền tệ độc lập với sự vận động của hàng hóa kể cả về thời gian lẫn không gian và thường không có sự ăn khớp nhau. Đây là đặc điểm quan trọng và nổi bật nhất của hình thức thanh toán này. - Trong TTKDTM, vật trung gian trao đổi không xuất hiện như trong hình thức thanh toán dùng tiền mặt theo kiểu H-T-H mà chỉ xuất hiện dưới dạng tiền kế toán
  • 9. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 5 hay tiền ghi sổ và được ghi chép trên các chứng từ sổ sách kế toán. Đây là đặc điểm riêng của TTKDTM. - Trong TTKDTM, ngân hàng vừa là người tổ chức vừa là người thực hiện các khoản thanh toán. Chỉ có ngân hàng, người quản lý tài khoản tiền gửi của các khách hàng mới được quyền trích chuyển những tài khoản này theo các nguyên tắc chuyên môn đặc thù như là một nghiệp vụ riêng của mình. Với nghiệp vụ này, ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán đối với các khách hàng của mình. 1.1.4. Vai trò của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt TTKDTM ra đời do sự đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế. Sản xuất hàng hoá phát triển qua nhiều giai đoạn từ thấp tới cao, nhưng ở giai đoạn nào tiền tệ cũng đóng một vai trò là một công cụ thanh toán quan trọng, có độ nhạy cảm cao. Vấn đề đặt ra là sử dụng công cụ tiền tệ như thế nào để có hiệu quả kinh tế cao nhất. Khi nền kinh tế phát triển, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế nhiều thành phần như nước ta hiện nay, các quan hệ kinh tế ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp vì số lượng và khối lượng thanh toán khong ngừng gia tăng. Nếu chỉ thanh toán bằng tiền mặt sẽ không còn đáp ứng được nhu cầu thanh toán trong nền kinh tế và ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm. Khi nền kinh tế phát triển đến một giai đoạn nhất định , đòi hỏi phải có một phương thức thanh toán nhanh chóng, chính xác, thuận tiện hơn mới đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Như vậy, chính sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá đã cho ra đời một phương thức thanh toán mới có tính ưu việt hơn, đó là phương thức TTKDTM. Ngày nay TTKDTM trở thành một phương thức thanh toán không thể thiếu và có vai trò to lớn trong nền kinh tế: - Đối với các cá nhân, đơn vị và các tổ chức kinh tế. Ngân hàng nhận tiền của họ thông qua TTKDTM mở tại Ngân hàng hoặc Ngân hàng nhận giữ hộ các tài sản quý, các giấy tờ có giá… nhờ vậy mà tiết kiệm được các chi phí cất giữ, bảo quản tiền tệ. Bên cạnh đó, cũng trên cơ sở số tiền gửi của khách hàng, Ngân hàng còn thực hiện dác dịch vụ thanh toán, chuyển tiền… làm giảm chi
  • 10. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 6 phí lưu thông tiền tệ mà vẫn đảm bảo an toàn thuận tiện và lợi ích cho các chủ thể nói trên. - Đối với lĩnh vực tái sản xuất xã hội Ngân hàng tập trung huy động một khối lượng vốn tạm thời nhàn rỗi của mọi tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế và thông qua nghiệp vụ tín dụng, Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động được để đầu tư, cho vay đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu thiếu vốn của các thành phân kinh tế trong xã hội. Nhờ đó mà các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và các cá nhân có điều kiện để mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc thiết bị, nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩy quá trình tái sản xuất phát triển. - Đối với lĩnh vực lưu thông tiền tệ. Ngân hàng giữ vau trò là cơ quan tổ chức điều hòa lưu thông tiền tệ (hạn chế tăng cường khối lường tiền cần thiết trong lưu thông). Vai trò này được thể hiện thông qua mức lãi suất tiền gửi và tiền vay. - Đối với Nhà nước. Ngân hàng là công cụ trực tiếp của Nhà nước dể thực hiện các chính sách tiền tệ, tín dụng và thanh toán. Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế thông qua Ngân hàng. Đồng thời ngân hàng còn thực hiện quan hệ tín dụng với Ngân hàng thông qua việc cho Ngân sách Nhà nước vay trong những trường hợp cần thiết, hay bảo quản dự trữ cho Nhà nước một số vàng và ngoại tệ. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của ngành Ngân hàng nói riêng, những vai trò kể trên ngày càng được khẳng định thông qua những lĩnh vực hoạt động cơ bản của Ngân hàng là tiền tệ, tín dụng và thanh toán. 1.1.5. Điều kiện để khách hàng tham gia và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại 1.1.5.1. Những yêu cầu đối với các chủ thể khi mở tài khoản thanh toán Trước hết, các chủ thể tham gia giao dịch mở tài khoản thanh toán phải có năng lực hành vi dân sự. Họ phải chứng minh năng lực pháp luật và năng lực hành vi của mình thông qua quyết định thành lập và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định bổ nhiệm chủ tài khoản và kế toán trưởng (đối với tổ chức) hoặc chứng minh thư nhân dân (đối với cá nhân)… Cụ thể là:
  • 11. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 7 Đối với khách hàng là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể Đối với các khách hàng là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể, các đơn vị vũ trang phải gửi cho ngân hàng, nơi mở tài khoản những giấy tờ sau: Giấy đăng kí mở tài khoản do chủ tài khoản kí tên, đóng dấu trong đó ghi rõ các nội dung sau: • Tên đơn vị • Họ và tên chủ tài khoản • Địa chỉ giao dịch của đơn vị • Số, ngày, tháng, năm, nơi cấp Chứng minh thư nhân dân của chủ tài khoản • Tên ngân hàng nơi mở tài khoản Bản đăng kí mẫu dấu và chữ kí để giao dịch với ngân hàng bao gồm: • Chữ kí của chủ tài khoản và những người được ủy quyền kí thay chủ tài khoản trên các giấy tờ thanh toán giao dịch với ngân hàng (chữ kí thứ nhất) • Chữ kí của kế toán trưởng và những người được ủy quyền kí thay kế toán trưởng (chữ kí thứ 2) • Mẫu dấu của đơn vị Các văn bản chứng minh tư cách pháp nhân của đơn vị cũng như quyết định thành lập đơn vị, giấy phép thành lập doanh nghiệp, quyết định bổ nhiệm tổng giám đốc, giám đốc, thủ trưởng đơn vị…(nếu là bản sao phải có chứng nhận của công chức nhà nước). Đối với khách hàng là cá nhân Đối với khách hàng là cá nhân do người xin mở tài khoản kí tên, trong đó ghi rõ: Họ và tên chủ tài khoản Địa chỉ giao dịch của chủ tài khoản  Số, ngày, tháng, năm, nơi cấp Chứng minh thư nhân dân của chủ tài khoản  Tên ngân hàng nơi mở tài khoản  Bản đăng kí mẫu chữ kí của chủ tài khoản để giao dịch với ngân hàng nơi mở tài khoản Khi nhận được giấy tờ đăng kí, xác minh điều kiện mở tài khoản, ngân hàng sẽ trả lời đồng ý hoặc từ chối mở tài khoản bằng văn bản. Trong trường
  • 12. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 8 hợp ngân hàng đồng ý mở tài khoản, hồ sơ đăng kí mở tài khoản của khách hàng sẽ được chuyển cho bộ phận chức năng của ngân hàng làm thủ tục và tài khoản và thông báo số hiệu tài khoản cũng như thời gian bắt đầu có hiệu lực của tài khoản cho khách hàng biết để giao dịch. Kể từ thời điểm tài khoản thanh toán bắt đầu có hiệu lực, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan sẽ phát sinh. Trên cơ sở hợp đồng tài khoản thanh toán mà các bên đã giao kết, các bên có trách nhiệm thực nghiêm chỉnh quyền và nghĩa vụ của mình như cam kết. 1.1.5.2. Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng và khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán a. Khách hàng bên trả tiền Người sử dụng dịch vụ thanh toán được lựa chọn và sử dụng các dịch vụ thanh toán do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp phù hợp với qui định của pháp luật. Chủ tài khoản phải đảm bảo có đủ tiền trên tài khoản thanh toán tại thời điểm mà giao dịch thanh toán phải được thực hiện thanh toán mà chủ tài khoản đã lập, hoặc theo thỏa thuận giữa chủ tài khoản và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc chi trả số tiền trên tài khoản tiền gửi của mình. Nếu không thực hiện đúng theo nguyên tắc qui định thì chủ tài khoản phải chịu phạt theo qui định của NHNN, TCTD. Thực hiện đầy đủ, đúng các qui định về mở và sử dụng tài khoản, giấy tờ thanh toán theo mẫu do ngân hàng qui định. Các chứng từ nộp vào ngân hàng đều phải lập theo mẫu in sẵn do ngân hàng in ấn nhượng bán. Khi lập chứng từ phải ghi chép đầy đủ các yếu tố, chữ kí và con dấu đóng trên chứng từ phải đúng với chữ kí và con dấu đã đăng kí tại ngân hàng. Mọi trường hợp vi phạm kỉ luật thanh toán, quản lí giấy tờ thanh toán không chặt chẽ bị kẻ gian lợi dụng, chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi thiệt hại do đơn vị gây ra. Khi thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, người sử dụng dịch vụ thanh toán (gọi là khách hàng) phải tuân thủ theo những qui định và hướng dẫn của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán về việc lập chứng từ thanh toán, phương thức nộp, lĩnh tiền ở tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. b. Đơn vị bên bán (bên thụ hưởng)
  • 13. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 9 Thông thường chỉ áp dụng với trường hợp sử dụng hình thức UNT. Bên thụ hưởng phải giao hàng đầy đủ theo qui định của hợp đồng đã kí kết, lập giấy đòi tiền theo đúng thể thức đã thỏa thuận ghi trong hợp đồng, kiểm soát chặt chẽ các chứng từ và nộp chứng từ thanh toán vào ngân hàng phục vụ mình đúng thời gian qui định. Nếu vi phạm một trong các điều khoản ghi trong hợp đồng về chứng từ đều không có giá trị thanh toán. c. Đối với ngân hàng Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (gọi tắt là ngân hàng) phải kiểm soát các chứng từ thanh toán của khách hàng trước khi hạch toán và thanh toán, bảo đảm lập đúng thủ tục qui định, dấu (nếu có đăng kí mẫu) và chữ kí trên chứng từ thanh toán đúng với mẫu đã đăng kí tại ngân hàng (nếu là chữ kí tay) hoặc đúng với chữ kí điện tử do ngân hàng cung cấp (nếu là chữ kí điện tử); khả năng thanh toán của khách hàng còn đủ để chi trả số tiền trên chứng từ. Đối với chứng từ thanh toán hợp lệ, được đảm bảo khả năng thanh toán ngân hàng có trách nhiệm xử lí chính xác, an toàn, thuận tiện; sử dụng tài khoản để hạch toán các giao dịch thanh toán và giữ bí mật về số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng theo đúng qui định của pháp luật. Khi phát sinh giao dịch hạch toán trên tài khoản tiền gửi của khách hàng, ngân hàng phải gửi đầy đủ, kịp thời giấy báo Nợ hoặc giấy báo Có và cuối tháng gửi bản sao sổ tài khoản tiền gửi hay giấy báo số dư tài khoản tiền gửi cho chủ tài khoản biết. Ngân hàng được từ chối thanh toán đối với chứng từ thanh toán không hợp lệ, không được đảm bảo khả năng thanh toán, đồng thời không chịu trách nhiệm về những nội dung liên đới giữa hai bên khách hàng. Nếu do thiếu sót trong quá trình thanh toán gây thiệt hại cho khách hàng thì ngân hàng phải bồi thường thiệt hại và tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo pháp luật. 1.2. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại 1.2.1. Thanh toán bằng séc
  • 14. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 10 Sức là lệnh chi trả tiền vô điều kiện của người phát hành lập trên mẫu in sẵn do NHNN Việt Nam quy định, yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc trả cho người cầm séc. Séc là công cụ lưu thông tín dụng được sử dụng rộng rãi ở tất cả các nước trên thế giới, quy tắc sử dụng séc đã được chuẩn hóa trên luật thương mại quốc gia và trên công ước quốc tế. Nghị định 30/CP của Chính phủ ban hành về quy chế phát hành và sử dụng Séc do Thủ tướng Chính Phủ ký ngày 09/05/1996 và tiếp đến là nghị định 159/CP quy định rõ ở Việt Nam được phép lưu hành lại séc vô danh và séc ký danh, trong đó séc vô danh được chuyển nhượng tự do, còn séc ký danh được phép chuyển nhượng thông qua thủ tục ký hậu chuyển nhượng. Trừ trường hợp người phát hành séc đã ghi cụm từ “không được phép chuyển nhượng” hoặc trên tờ séc ghi “không tiếp tục chuyển nhượng”. Nghị định 30/CP và nghị định 159/CP ra đời đã đánh dấu một bước chuyển biến có ý nghĩa kinh tế lớn trong việc sử dụng séc ở Việt Nam. Theo nghị định này Séc không còn là một công cụ chuyển khoản đơn thuần mà còn phát huy được vai trò là công cụ lưu thông. 1.2.2. Thanh toán bằng thẻ Thẻ thanh toán là một công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng, dịch vụ, các khoản thanh toán khác và rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý thanh toán hay các máy trả tiền mặt tự động (ATM). Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán hiện đại vì nó gắn với kỹ thuật tin học ứng dụng trong ngân hàng. Thẻ thanh toán có nhiều loại, những có một số loại thẻ được sử dụng phổ biến ở Việt Nam : - Thẻ ghi nợ : căn cứ để thanh toán thẻ là số dư tài khoản tiền gửi của chủ sở hữu thẻ tại ngân hàng phát hành thẻ. - Thẻ ký quỹ thanh toán : để sử dụng thẻ, khách hàng phải lưu ký một số tiền nhất định vào tài khoản đảm bảo thanh toán thẻ thông qua việc trích tài khoản tiền gửi hoặc nộp tiền mặt.
  • 15. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 11 - Thẻ tín dụng : Khách hàng có đủ điều kiện được ngân hàng đồng ý cho vay, sẽ được cấp hạn mức tín dụng và được ghi vào bộ nhớ của thẻ, khách hàng chỉ được thanh toán số tiền trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được Ngân hàng chấp thuận. 1.2.3. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu Ủy nhiệm thu là giấy ủy nhiệm đòi tiền do người thụ hưởng lập và gửi vào ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu hộ số tiền theo lượng hàng hóa đã giao, dịch vụ đã cung ứng cho người mua. UNT được áp dụng thanh toán tiền hàng, dịch vụ giữa các chủ thể mở tải khoản trong cùng một chi nhánh ngân hàng hoặc các chi nhành ngân hàng cùng hệ thống hay khách hệ thống. Các chủ thể thanh toán phải thỏa thuận thống nhất dùng hình thức thanh toán UNT với những điều kiện thanh toán cụ thể đã ghi trong hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng, đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho ngân hàng phục vụ chủ thể thanh toán biết để làm căn cứ thực hiện UNT. Sau khi đã giao hàng hoặc hoàn tất dịch vụ cung ứng, bên thụ hưởng lập 4 liên UNT kèm theo hóa đơn giao hàng, cung ứng dịch vụ nộp vào ngân hàng phục vụ mình hay nộp trực tiếp cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền để yêu cầu thu hộ tiền. Bên thụ hưởng phải ghi đầy đủ các yếu tố quy định và ký tên, đóng dấu đơn vị lên tất cả các liên UNT. Để thu nhanh tiền hàng, dịch vụ, bên thụ hưởng có thể ghi rõ trên UNT yêu cầu ngân hàng phục vụ bên trả tiền chuyển tiền bằng điện hay Fax và bên thụ hưởn chịu phí tổn. Khi nhận được giấy UNT, trong vòng một ngày làm việc, ngân hàng phục vụ bên trả tiền phải trích tài khoản tiền gửi của bên trả để trả ngay cho bên thụ hưởng để hoàn tất việc thanh toán. 1.2.4. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi UNC là lệnh của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của Ngân hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình (mơi mở tài khoản tiền gửi) trích tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng. UNC được dùng để thanh toán các khoản tiền hàng, dịch vụ hoặc chuyển tiền trong cùng hệ thống hay khác hệ thống ngân hàng.
  • 16. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 12 Trong hình thức thanh toán UNC, người trả tiền chủ động khởi xướng việc thanh toán bằng cách lập 4 liên UNC nộp vào ngân hàng phục vụ mình để trích tài khoản tiền gửi của mình chuyển trả cho bên phụ thụ hưởng. Trên UNC, bên trả tiền phải ghi đầy đủ, chính xác các yếu tố khớp đúng với nội dung giữa các bên liên quan UNC và ký tên đóng dấu lên tắt cả các liên UNC (phần chữ ký chủ tài khoản và kế toán trưởng). Khi nhận được UNC, trong vòng một ngày làm việc, Ngân hàng phục vụ người trả tiền phải hoàn tất lệnh chi hoặc từ chối thực hiện nếu tài khoản của khách hàng không đủ tiền hoặc lệnh chi không hợp lệ. 1.2.5. Thanh toán bằng thư tín dụng L/C Thư tín dụng là lệnh của người trả tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trả cho người thụ hưởng một số tiền nhất định theo đúng những điều khoản đã ghi trên thư tín dụng. So với các chứng từ thanh toán khác như séc, UNC, UNT… các điều kiện ghi trên thư tín dụng tương đối chặt chẽ hầu như phản ánh đầy đủ những cam kết thanh toán trong hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng đã ký. Thư tín dụng được dùng để thanh toán tiền hàng dịch vụ giữa hai bên mua bán mở tài khoản tại hai ngân hàng cùng hệ thống trong trường hợp thiếu tín nhiệm lẫn nhau về mặt tài chính, hoặc việc mua bán không xảy ra một cách thường xuyên. Trường hợp các chủ thể thanh toán mở tài khoản ở hai ngân hàng khác hệ thống thì thư tín dụng chỉ được thực hiện trong trường hợp trên địa bàn người thụ hưởng có ngân hàng cùng hệ thống với ngân hàng mở thư tín dụng và các ngân hàng này có tham gia thanh toán bù trừ với nhau. 1.3. Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại các NHTM 1.3.1. Khái niệm về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ được hiểu là sự tăng lên về doanh số thanh toán, về khối lượng khách hàng, về các phương thức, hình thức thanh toán được sử dụng mà còn là sự thay đổi trong quy trình, công nghệ thanh toán sao cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại phát triển của ngân hàng.
  • 17. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 13 Như vậy, phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt là một tập hợp các chỉ tiêu, phản ánh sự thích nghi của của NHTM và sự thay đổi của môi trường bên ngoài, thể hiện được sự cạnh tranh của NHTM trong quá trình hội nhập. Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt được thể hiện qua nhiều yếu tố: thu hút được khách hàng, thủ tục đơn giản, thuận tiện, an toàn, nhanh chóng, tiền phí thấp… Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt là một quá trình nỗ lực, là sự phối hợp hoạt động giữa con người trong cùng một tổ chức, giữa các đơn vị với nhau vì mục đích chung. 1.3.2. Các tiêu chí phản ánh sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt 1.3.2.1. Chỉ tiêu định tính a. Đánh giá qua quá trình thanh toán Tính an toàn và chính xác: đó là hai yêu cầu đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Do đặc thù của nghiệp vụ này là hoạt động trong môi trường có rủi ro cao, đối tượng chính của nó là tiền tệ, một hàng hóa được coi như là sự nhạy cảm lớn đối với sự biến động của môi trường. Rủi ro xuất phát từ nhiều nguyên nhân: có thể do cán bộ ngân hàng, do sự không hiểu biết tình hình tài chính của khách hàng… Khách hàng đến với ngân hàng là mong muốn giảm đi những rủi ro của thanh toán dùng tiền mặt, tăng tốc độ an toàn trong thanh toán. Giảm thiểu rủi ro trong thanh toán: các rủi ro trong hoạt động thanh toán có thể xảy ra như rủi ro về mặt pháp lý, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh toán và các rủi ro khác về kinh tế xảy ra khi người thanh toán không có khả năng trả nợ do hoạt động kinh doanh kém hiệu quả hoặc bị phá sản trước khi kết thúc quá trình thanh toán. Để đảm bảo sự ổn định và phát triển của hoạt động thanh toán, đảm bảo cho các ngân hàng mà quan trọng nhất đảm bảo cho người tham gia thanh toán, việc giảm rủi ro liên quan đến hoạt động thanh toán qua ngân hàng là điều đặc biệt có ý nghĩa quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng. Đảm bảo nhanh chóng và kịp thời: thời gian thực hiện một món thanh toán và chuyển tiền là khoảng thời gian kể từ khi chỉ định thanh toán được khách hàng
  • 18. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 14 (bên trả tiền) đưa ra cho đến khi khách hàng (bên nhận tiền) nhận được đủ số tiền trên tài khoản. Thời gian thanh toán được các chủ thể tham gia thanh toán đặc biệt quan tâm vì nó tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đến khả năng quản lý và sử dụng vốn của các doanh nghiệp, tổ chức, dân cư. b. Đánh giá qua sự hài lòng của khách hàng Khách hàng là đối tượng chủ yếu tạo doanh thu cho mọi hoạt động của ngân hàng. Khó có thể đánh giá được chính xác mức độ hài lòng của khách hàng vì mức độ hài lòng của mỗi quý khách hàng là khác nhau. Tuy nhiên, trong khả năng có thể, mỗi ngân hàng phải cố gắng nỗ lực hết sức để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Nếu mức độ hài lòng của khách hàng càng cao, khách hàng sẽ tín nhiệm ngân hàng và tiếp tục hợp tác với ngân hàng. Khi đó, uy tín của ngân hàng sẽ tăng lên và thu hút được thêm nhiều khách khách hàng mới. 1.3.2.2. Chỉ tiêu định lượng a. Số lượng khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng Thông qua số lượng khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng để sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua các năm chúng ta có thể nhận thấy phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong ngân hàng diễn biến theo chiều hướng nào, tăng hay giảm. Chính phủ luôn để ra phương án “đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015” cùng kì vọng sẽ nâng cao tỉ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng lên tới 35-40% dân số vào năm 2015. Chú trọng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của nền kinh tế. Đồng thời, để án giúp giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt về thói quen cũng như tập quán thanh toán trong xã hội. b. Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt là số tiền mà ngân hàng đã thực hiện qua dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng của mình. Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt đánh giá sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt là con số tuyệt đối, phản ánh tổng giá trị thanh toán trong một kỳ (thường là 1 năm). Khi xem xét chỉ tiêu này, ta không xem xét trong từng thời
  • 19. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 15 kì riêng rẽ mà xem xét trong một quá trình, xem xét so sánh với các ngân hàng khác trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động bên ngoài để chỉ số này phản ánh một cách tốt nhất thực tế sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Nếu doanh số thanh toán không dùng tiền mặt thấp cho thấy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng không phát triển và chỉ ra rằng ngân hàng ít có khả năng phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và ngược lại. Số món thanh toán: đây cũng là một chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, nó phần nào phản ánh được số lượng khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng. Số món thanh toán nhiều thì tốt nhưng giá trị thanh toán trên mỗi món là nhỏ thì cũng không phản ánh được sự phát triển của hoạt động này. c. Chỉ tiêu về phí (thu nhập của ngân hàng) từ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt Ngân hàng hoạt động với mục tiêu quan trọng là tối đa hóa lợi nhuận nhưng đối với hoạt động dịch vụ thì đó là tối đa hóa tổng số phí thu được. Tổng số phí thu được cũng chính là thu nhập của ngân hàng, nó cũng được dùng để phản ánh sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, số món thanh toán càng nhiều, số phí thu được càng lớn. Đó là đối với ngân hàng, còn đối với khách hàng sẽ sử dụng chỉ tiêu phí suất. Phí suất là số tiền mà khách hàng phải trả trên mỗi món thanh toán. Để thu hút khách hàng thì phí suất phải thấp. Khi mà điều kiện thanh toán tại các ngân hàng là như nhau thì phí suất của ngân hàng nào thấp hơn sẽ thu hút được khách hàng nhiều hơn. 1.3.2.3. Cơ cấu thanh toán không dùng tiền mặt Cơ cấu thanh toán không dùng tiền mặt là tỷ trọng của các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong tổng thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng như: tỷ trọng thanh toán bằng séc; tỷ trọng thanh toán bằng UNT, UNC; tỷ trọng thanh toán bằng L/C… a. Tỷ trọng thanh toán bằng séc Doanh số thanh toán bằng sec (%)
  • 20. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 16 Tổng thanh toán không dùng tiền mặt Hệ số này cho ta biết trong 100 đồng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt có bao nhiêu đồng là doanh số thanh toán bằng séc. Hệ số này càng cao chứng tỏ khách hàng sử dụng công cụ thanh toán bằng séc càng lớn và ngược lại b. Tỷ trọng thanh toán bằng UNT Thanh toán bằng UNT (%) Tổng thanh toán không dùng tiền mặt Hệ số này cho biết có bao nhiêu đồng là doanh số thanh toán bằng UNT trong 100 đồng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt. Hệ số này càng cao càng tốt. Hệ số này cao chứng tỏ phương thức thanh toán bằng UNT khá phát triển, khách hàng ưa chuộng sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt này và ngược lại. Tỷ trọng thanh toán bằng UNC Thanh toán bằng UNC (%) Tổng thanh toán không dùng tiền mặt Hệ số này cho biết trong 100 đồng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt, có bao nhiêu đồng là doanh số thanh toán bằng UNC. Hệ số này thấp cho thấy hoạt động thanh toán bằng UNC không được ưa chuộng hoặc thanh toán bằng UNC không đem lại hiệu quả cũng như sự hài lòng cho khách hàng. Ngược lại, thanh toán bằng UNC chiếm tỷ trọng càng lớn thì hiệu quả sử dụng phương thức thanh toán này càng cao. c. Tỷ trọng thanh toán bằng thư tín dụng L/C Thanh toán bằng thư tín dụng L/C (%) Tổng thanh toán không dùng tiền mặt Cũng giống như ý nghĩa của hệ số thanh toán bằng séc, thanh toán bằng UNT và UNC, hệ số này cũng cho biết trong 100 đồng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt, có bao nhiêu đồng là doanh số thanh toán bằng thư tín dụng L/C. Hệ số này càng cao thì hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng càng phát triển và ngược lại. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại 1.4.1. Các nhân tố chủ quan
  • 21. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 17 1.4.1.1. Công nghệ ngân hàng Công nghệ ngân hàng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng của các ngân hàng hiện nay. Việc ứng dụng thành tựu công nghệ tin học và tự động hóa thanh toán sẽ đáp ứng được yêu cầu nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiết kiệm được chi phí trong thanh toán. 1.4.1.2. Mạng lưới thanh toán Mạng lưới thanh toán của ngân hàng ảnh hưởng đến khả năng lựa chọn ngân hàng của khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Mạng lưới thanh toán càng rộng lớn càng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ của ngân hàng ở nhiều nơi khác nhau. 1.4.1.3. Nhân tố con người Các ngân hàng với xu hướng ứng dụng khoa học kỹ thuật cao vào lĩnh vực hoạt động của mình thì yếu tố con người không mất đi vai trò của mình mà ngược lại ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn. Công nghệ cao cho phép giảm số lượng cán bộ hoạt động trong hệ thống ngân hàng, nhưng đòi hỏi rất cao về trình độ nghiệp vụ và kỹ năng công tác của mỗi cán bộ. Bởi vì, một công nghệ có hiện đại nhất cũng không thể thay thế con người trong tất cả các hoạt động, đặc biệt là trong những vấn đề cần tới tư duy sáng tạo của con người mà không máy móc nào có được. Ứng dụng công nghệ cao thì các vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động càng phức tạp và hậu quả của những sai sót càng lớn đòi hỏi phải có sự can thiệp một cách sáng tạo và linh hoạt của con người. Sự kết hợp tốt giữa con người và máy móc là điều kiện tiên quyết để một ngân hàng hoạt động mạnh và có hiệu quả. Yếu tố con người là điều kiện để các máy móc phát huy hết hiệu quả hoạt động của mình. Thanh toán không dùng tiền mặt là một mặt hoạt động của ngân hàng trong đó ứng dụng các công nghệ cao nhất trong các công nghệ ngân hàng do đó yếu tố con người tỏ ra vô cùng quan trọng. 1.4.1.4. Chính sách, chiến lược kinh doanh của Ngân hàng
  • 22. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 18 Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự nghiệp phát triển nghiệp vụ kinh tế đối ngoại của ngân hàng. Chiến lược đúng đắn sẽ phát triển, ngược lại nó sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, chính sách của ngân hàng thể hiện qua: chính sách phí và chính sách chăm sóc ngân hàng, thủ tục đăng kí tài khoản. 1.4.1.5. Môi trường Marketing Hoạt động Marketing ngân hàng, đặc biệt là Marketing trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, Marketing ngân hàng thể hiện qua việc giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt hiện có của ngân hàng. Để thu hút được khách hàng sử dụng các công cụ thanh toán hiện đại và mới mẻ thì ngân hàng phải có giải pháp tuyên truyền, khuyến mại thích hợp. 1.4.2. Các nhân tố khách quan 1.4.2.1. Môi trường kinh tế - xã hội Môi trường văn hóa xã hội được hình thành từ những tổ chức và nguồn lực khác nhau có ảnh hưởng đến giá trị của xã hội như cách nhận thức, trình độ dân trí, trình độ văn hóa, lối sống, thói quen sử dụng cất trữ tiền tệ và sự hiểu biết của dân chúng về các hoạt động thanh toán không qua ngân hàng. Trình độ văn hóa cao sẽ giúp cho hoạt động thanh toán của ngân hàng phát triển mạnh và ngược lại. Mặt khác, ngân hàng là TCTD khá “nhạy cảm” với nền kinh tế. Những biến động lớn của nền kinh tế có thể dẫn tới sự sụp đổ của nhiều ngân hàng và ảnh hưởng thường mang tính hệ thống. Khi môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định, một mặt tác động trực tiếp tới hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, mặt khác ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng nhưng nó lại tác động gián tiếp tới thanh toán không dùng tiền mặt. Một nền kinh tế phát triển ổn định sẽ là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt. Nền kinh tế phát triển mạnh, hàng hóa
  • 23. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 19 được sản xuất ra và tiêu thụ với khối lượng lớn mọi người sẽ có khuynh hướng ưa chuộng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng như là một người trung gian thanh toán bởi vì ngân hàng cung cấp các tiện ích cho phép các khách hàng tham gia thanh toán có thể giảm được các chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm khi sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt, đồng thời làm cho quá trình thanh toán được nhanh chóng, chính xác và an toàn hơn. 1.4.2.2. Môi trường pháp lý Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, có vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao từ Chính phủ nên ảnh hưởng trực tiếp của pháp luật. Trong điều kiện hiện nay ngành ngân hàng đã có các luật riêng như luật Ngân hàng Nhà nước, luật tổ chức tín dụng… do đó đã tạo hành lang pháp lý cơ bản cho hệ thống ngân hàng hoạt động và phát triển. Hiện nay mọi hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng đều bị chi phối của pháp luật, một sự thay đổi nhỏ của pháp luật sẽ tạo cơ hội và thách thức mới cho các ngân hàng. Thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng nên cũng phải chịu ảnh hưởng lớn của pháp luật. Trong một nền kinh tế phát triển, mọi giao dịch thanh toán của các tổ chức kinh tế và dân cư đều được thực hiện qua ngân hàng, khi đó mọi trục trặc sẽ ảnh hưởng tới toàn hệ thống. Do đó một sự thay về pháp luật sẽ làm cho ngân hàng phải có thời gian để thích ứng và chi phí để thích ứng nhiều khi rất lớn, nếu không giải quyết tốt ngân hàng dễ mất uy tín với khách hàng, hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng và kém hiệu quả. Trong điều kiện tình hình chính trị, pháp luật ổn định các tổ chức kinh tế và dân cư có điều kiện phát triển kinh tế do đó tiền gửi thanh toán tại ngân hàng và tỷ trọng thanh toán qua ngân hàng tăng lên tạo điều kiện cho ngân hàng thu hút được lượng tiền mặt ngoài xã hội . Từ đó, ngân hàng có thêm nguồn vốn để đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế và mở rộng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. 1.4.2.3. Môi trường khoa học công nghệ
  • 24. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 20 Công nghệ ngân hàng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng của các ngân hàng hiện nay. Công nghệ ngân hàng tiên tiến sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chu chuyển vốn xã hội, thu hút được nhiều hơn vốn nhàn rỗi trong dân cư phục vụ cho việc đầu tư phát triển kinh tế, để đất nước tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá. Việc ứng dụng các thành tựu công nghệ tin học và tự động hóa vào thanh toán sẽ đáp ứng được yêu cầu nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiết kiệm được chi phí trong thanh toán. Các hoạt động huy động, chi trả tiền gửi cho khách hàng và thanh toán có thể được thực hiện trên các máy vi tính, vừa chính xác, an toàn lại vừa nhanh chóng, tiện lợi. Các ngân hàng cũng có thể mở rộng các dịch vụ của mình qua các mạng máy vi tính, đây là một cách tiếp cận, quảng bá và cung cấp các dịch vụ ngân hàng tới hàng triệu người với chi phí rất thấp. Để mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, các ngân hàng có thể đưa vào sử dụng hệ thống máy rút tiền tự động, tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng… Công nghệ hiện đại cho phép các ngân hàng vươn xa hơn ngoài trụ sở ngân hàng, liên kết với nhau để cùng sử dụng mạng công nghệ,… Điều này tạo cơ hội cho các ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động của mình và ảnh hưởng lẫn nhau nhiều hơn trong thanh toán không dùng tiền mặt và cả trong những mặt hoạt động khác của ngân hàng. Theo xu thế phát triển hiện nay, các thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất luôn được ưu tiên ứng dụng vào lĩnh vực ngân hàng để sáng chế và đưa vào sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại nhất, vừa đảm bảo thanh toán tức thì, vừa đảm bảo chính xác, an toàn và bí mật. Hiện nay, công nghệ ngân hàng đang được xem là một thứ vũ khí cực mạnh trong cạnh tranh. Với chức năng trung gian thanh toán của mình các ngân hàng luôn coi trọng cải tiến đổi mới công nghệ để hoàn thiện hệ thống thanh toán của mình, bởi vì ai cũng ý thức được rằng, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, công nghệ lạc hậu sẽ dẫn tới chỗ diệt vong.
  • 25. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 21
  • 26. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 22 Chương 2: Thực trạng về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 2.1.1 Đôi nét về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (SACOMBANK) được thành lập ngày 18/09/1997 theo Quyết định số 769/TTg của Thủ tướng Chính phủ. SACOMBANK được chuẩn y Điều lệ về tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 408/1997/QĐ-NHNN5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 08/12/1997 với thời gian hoạt động là 99 năm kể từ ngày 18/09/1997. Nếu so với các ngân hàng ngoài quốc doanh khác được hình thành trên sự cho phép từ Ngân hàng Nhà nước, có sẵn mạng lưới chi nhánh, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, thì SACOMBANK là ngân hàng quốc doanh ra đời sau, chỉ có quyết định thành lập, không có mạng lưới, thị phần, khách hàng. Toàn bộ quy trình nghiệp vụ, quản lý, cơ sở vật chất, sản phẩm, dịch vụ phải xây dựng từ đầu. Hoạt động chủ yếu của SACOMBANK là thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài chính thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; cung cấp dịch vụ trung gian môi giới, và các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN cho phép. Ngày 23/10/2001 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án cơ cấu lại SACOMBANK nhằm xây dựng SACOMBANK thành một ngân hàng thương mại hoạt động đa năng, có uy tín trong và ngoài nước, đủ sức cạnh tranh và hội nhập. Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc xắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, năm 2003 SACOMBANK đã tiếp nhận 12 công ty Vàng bạc đá quý trực thuộc Tổng công ty Vàng bạc Đá quý Việt nam vào hệ thống Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.
  • 27. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 23 Mặc dù gặp nhiều khó khăn về đội ngũ cán bộ, hoạt động trong môi trường hoạt động ngân hàng cạnh tranh gay gắt, nhưng SACOMBANK đã có định hướng chiến lược phát triển và buớc đi phù hợp nên chỉ trong một thời gian ngắn SACOMBANK đã đạt được tốc độ phát triển cao về mọi mặt. Tuy tốc độ tăng trưởng nhanh, nhưng xét về mức độ rủi ro trong hoạt động thì SACOMBANK là ngân hàng an toàn nhất trong cả nước theo đánh giá của các đơn vị kiểm toán quốc tế, dựa trên các tiêu chí quốc tế về an toàn hoạt động ngân hàng. Năm 2003: Vốn điều lệ 750 tỷ đồng. Tiếp nhận tổng công ty vàng bạc đá quý Việt Nam, nâng tổng số chi nhánh và PGD lên 64. Mô hình thiết kế điểm giao dịch chuẩn ra đời. Đây là bản thiết kế điểm nhận diện mới nâng cấp SACOMBANK lên 1 vị thế mới. Mô hình này cho phép khách hàng nhận diện được thương hiệu SACOMBANK ở khắp mọi nơi tại bất cứ điểm giao dịch nào trên toàn quốc  Năm 2010: Năng lực tài chính của SACOMBANK được củng cố với việc tăng bổ sung vốn điều lệ từ trên 1000 tỷ lên hơn 3000 tỷ đồng.  SACOMBANK tiếp tục vinh dự nhận giải thưởng Thương Hiệu Mạnh năm thứ 4 liên tiếp do Thời báo kinh tế Việt nam bình chọn.  Tổng tài sản của SACOMBANK đạt gần 51.400 tỷ đồng (tương đương 2,5 tỉ USD), tăng 171 lần so với ngày đầu thành lập.  Trở thành Top 7 ngân hàng có mạng lưới rộng nhất tại Việt Nam với gần 230 chi nhánh và phòng giao dịch trải rộng trên 40 tỉnh thành trên khắp cả nước.  Ngày 31/3/2011: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký quyết định chuyển đổi Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín thành loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín SACOMBANK được tổ chức và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng số /1997/QH102 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12 tháng 12 năm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín
  • 28. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 24 dụng số 20/2004/QH11 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 15 tháng 06 năm 2004. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận  Hội đồng Thành viên: Hội đồng thành viên là cơ quan quản lý cao nhất của SACOMBANK. Hội đồng thành viên quản lý SACOMBANK theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM và các quy định khác có liên quan của pháp luật. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên là 05 năm. Các thành viên của Hội đồng thành viên có thể được bổ nhiệm lại. Hội đồng thành viên có 04 thành viên chuyên trách, trong đó có Chủ tịch Hội đồng thành viên, 01 thành viên kiêm Tổng Giám đốc, 01 thành viên Hội đồng thành viên kiêm Trưởng Ban kiểm soát. Hình 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy tại Hội sở SACOMBANK  Ban Kiểm soát: Ban Kiểm soát SACOMBANK thực thi chức năng kiểm soát/kiểm toán nội bộ theo quy định hiện hành và Điều lệ SACOMBANK.  Tổng Giám đốc và bộ máy điều hành tác nghiệp: Tổng Giám đốc SACOMBANK là đại diện theo pháp luật của SACOMBANK, là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng
  • 29. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 25 ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ và bộ máy kiểm tra nội bộ.  Ủy Ban Nhân Sự: Ủy ban có nhiệm vụ tham mưu cho HĐQT về quy mô và cơ cấu HĐQT,tham mưu cho HĐQT xử lý các vấn đề nhân sự phát sinh trong quá trình tiến hành các thủ tục bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát tham mưu, đề xuất mức lương thưởng và các lợi ích khác của các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc. Xem xét kế hoạch ngân sách hàng năm chi cho nhân viên trình HĐQT phê duyệt, tư vấn cho HĐQT và quyết định theo thẩm quyền đối với các nhân sự cấp cao của Ngân hàng, các quyết định về chính sách, chế độ đối với nhân sự, các dự án về đào tạo, chiến lược nhân sự, các quy trình đánh giá nhân sự, tuyển dụng…; quyết định các vấn đề liên quan đến các kế hoạch phân chia cổ phiếu dành cho cán bộ nhân viên của Ngân hàng. Ủy ban nhân sự họp định kỳ hàng tháng.  Ủy Ban Quản Trị Rủi Ro: Ủy ban có nhiệm vụ tham mưu cho HĐQT trong việc ban hành các chiến lược, quy trình, chính sách liên quan đến quản trị rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng. Ủy ban Quản lý rủi ro cũng có nhiệm vụ phân tích và đưa ra những cảnh báo về mức độ an toàn của SACOMBANK trước những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro và đề xuất những biện pháp phòng ngừa; phân tích quyết định mức độ rủi ro chung của Ngân hàng, thiết lập khẩu vị rủi ro và mức chịu đựng rủi ro của cho các mảng nghiệp vụ cũng như tổng thể hoạt động của Ngân hàng, đồng thời giám sát việc thực thi chính sách này trong Ngân hàng.Ủy ban Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm xem xét, quyết định việc thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro của Ngân hàng để phù hợp với các yêu cầu về quản trị rủi ro của các cơ quan quản lý; phổ biến kiến thức và văn hóa quản lý rủi ro trong toàn bộ hệ thống ngân hàng… Ủy ban Quản lý rủi ro tổ chức họp định kỳ 1- 2 lần/quý hoặc khi có vấn đề phát sinh thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ của Ủy ban cần phải xem xét.  Ủy ban Tín dụng: Có chức năng xét cấp tín dụng, phê duyệt hạn mức tín dụng vượt hạn mức quyết định của các Ban tín dụng tại chi nhánh, xem xét tái cấu trúc lại khoản nợ theo đề xuất của các bộ phận chuyên môn; xem xét việc miễn giảm
  • 30. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 26 lãi, phí liên quan đến tín dụng theo Quy chế miễn giảm lãi, phí của SACOMBANK; khuyến nghị HĐQT thay đổi chính sách tín dụng cho phù hợp với tình hình thực tế… và các nhiệm vụ khác liên quan đến các hoạt động tín dụng của Ngân hàng.  Ban Đầu tư: Có chức năng xem xét, phê duyệt các dự án đầu tư của Ngân hàng và các công ty con của Ngân hàng có giá trị vượt hạn mức của Tổng Giám đốc. Ban Đầu tư cũng có vai trò quyết định các hạn mức kinh doanh đối với các tổ chức tín dụng và các đề xuất kinh doanh kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác.  Ban Quản lý Tài sản Nợ - Có: Có chức năng nghiên cứu và đề ra các chiến lược đối với cơ cấu bảng tổng kết tài sản, quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro đối với Ngân hàng; xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng; quản lý thanh khoản và rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất do sự chênh lệch giữa Tài sản có và Tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất; quản lý rủi ro thị trường đối với các biến động về tỷ giá và lãi suất; chỉ đạo việc xây dựng, phê duyệt và triển khai các chính sách, quy trình và hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho các đơn vị; quản lý vốn chủ sở hữu đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của Ngân hàng. Ban Quản lý Tài sản Nợ - Có đã tiến hành họp định kỳ hàng tháng, thường xuyên đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô, hoạt động của ngành ngân hàng, đưa ra các quyết định phù hợp đảm bảo thanh khoản của Ngân hàng, các mức lãi suất và số lượng tương ứng cho các chương trình huy động vốn và sử dụng vốn; đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của pháp luật. 2.1.3 Khát quát tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 2.1.3.1 Tình hình huy động vốn Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (đvt: tỷ đồng) Năm 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Tương đối Tuyệt đối (%) Tương đối Tuyệt đối (%)
  • 31. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 27 huy động vốn 256,255 296,049 327,068 39,794 15.53 31,019 10.5 (Nguồn: báo cáo kinh doanh tại Sacombank) Nhìn vào bảng trên ta thấy được số dư huy động tăng đều qua các năm, cụ thể đến 2016 là 296,049 tỷ đồng, tăng 39,794 tỷ, tương đương tỷ lệ tăng 15,53% so với 2015. Đến năm 2017, tổng nguồn vốn huy động được của Sacombank là 327,068 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2016. Sở dĩ tốc độ tăng trưởng không mạnh vì năm 2017 là năm đầu tiên Sacombank hoạt động theo Đề án tái cơ cấu đã được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức nhưng Sacombank đã đạt được những kết quả khả quan và tăng trưởng tích cực. 2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn Cũng như các Ngân Hàng khác, sau khi huy động vốn Sacombank nhanh chóng tìm các biện pháp để sử dụng nguồn vốn đó một cách có hiệu quả, nhằm mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng cũng như đáp ứng được nhu cầu về vốn cho nền kinh tế. Sacombank luôn coi trọng công tác huy động vốn đi đôi với việc từng bước mở rộng quy mô tín dụng, gắn nhiệm vụ cho vay với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng, do hiệu quả cho vay ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và chất lượng nghiệp vụ tín dụng nói riêng. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong những năm qua diễn ra khá tốt. Doanh số cho vay là tổng số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng. Nếu Ngân hàng có nguồn vốn mạnh thì doanh số cho vay có thể cao hơn nhiều lần so với các Ngân hàng có nguồn vốn nhỏ. Do bản chất của hoạt động tín dụng Ngân hàng là đi vay để cho vay, vì thế với nguồn vốn huy động được trong mỗi năm. Ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn. Trong những năm qua hoạt động cho vay của Ngân hàng đã có những bước chuyển biến tích cực và được thể hiện như sau: Bảng 2.2: Tình hình cho vay của ngân hàng Đvt: Tỷ đồng
  • 32. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 28 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % DOANH SỐ CV 83,660 196,428 220,198 12,768 6.95 23,770 12.1 -Ngắn hạn 132,749 144,151 156,177 11,402 8.59 12,026 8.3 -Trung hạn&dài hạn 50,911 52,277 64,020 1,366 2.68 11,743 22.5 (Nguồn: Tổng hợp bảng cân đối kế toán của Sacombank) Qua số liệu cho ta thấy doanh số cho vay của NH tăng mạnh qua các năm. Cụ thể, trong năm 2016 doanh số cho vay tăng 12,768 tỷ đồng hay tăng 6.95% so với năm 2015. Đến năm 2017, doanh số cho vay tăng thêm là 23,770 tỷ đồng so với năm 2016. Trong cơ cấu cho vay của NH thì hoạt động cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ. Còn cho vay ngắn hạn thì chiếm tỷ trọng cao. Việc cơ cấu cho vay có sự chênh lệch cao này là do định hướng của NH và công tác tín dụng cấp trên ban hành. 2.1.3.3 Kết quả kinh doanh KẾT QUẢ KINH DOANH 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 +/- % +/- % Thu nhập lãi thuần 6,575,107 4,020,697 5,278,035 -2,554,410 -38.85 1,257,338 31.3 Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 1,171,263 1,430,044 2,623,831 258,781 22.09 1,193,787 83.5 Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng 158,842 265,028 343,879 106,186 66.85 78,851 29.8 Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh 11,455 -753 13,965 -12,208 - 106.57 14,718 -1954.6 Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư -99,478 45,835 157,524 145,313 - 146.08 111,689 243.7 Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác 458,852 736,964 315,207 278,112 60.61 -421,757 -57.2 Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 12,675 32,342 -87,155 19,667 155.16 -119,497 -369.5 Chi phí hoạt động 5,154,547 5,678,323 6,336,893 523,776 10.16 658,570 11.6 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 3,134,169 851,834 2,308,393 -2,282,335 -72.82 1,456,559 171.0
  • 33. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 29 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 2,256,014 696,243 816,589 -1,559,771 -69.14 120,346 17.3 Tổng lợi nhuận trước thuế 878,155 155,591 1,491,804 -722,564 -82.28 1,336,213 858.8 Lợi nhuận sau thuế 647,919 88,609 1,181,560 -559,310 -86.32 1,092,951 1233.5 Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của cả chi nhánh. Năm 2016, lợi nhuận giảm mạnh, giảm 559,310 tỷ đồng, tương ứng giảm 86,32%. Nguyên nhân khiến lợi nhuận của Sacombank năm 2016 sụt giảm mạnh do yếu tố quan trọng nhất đó là lãi từ hoạt động cho vay năm 2016 của nhà băng giảm gần 23%, chỉ đạt 5.119 tỷ đồng, so với 6.614 tỷ đồng năm 2015. Trong khi đó chi phí hoạt động kinh doanh tăng gần 20% và đạt 5.820 tỷ đồng, so với năm 2015 là 4.862 tỷ đồng. Do đó, hệ số chi phí trên thu nhập (CIR) khá cao tới gần 83%. Về nợ xấu, theo một báo cáo trước đó, tỷ lệ nợ xấu của ở mức 5,4% vào cuối năm 2016. Đây là mức cao nhất trong số các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán, và cao hơn mức nợ xấu trung bình của toàn ngành (2,46% tính đến tháng 30/11/2016). Sang năm 2017, tổng tài sản của Sacombank đạt gần 369.000 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm, cấu trúc danh mục tài sản có sự chuyển biến tích cực; tổng vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt hơn 325.000 tỷ đồng, tăng 11,5%; cho vay khách hàng gần 223.000 tỷ đồng, tăng 12,1%, cơ cấu tín dụng cải thiện theo hướng giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn; tổng thu nhập đạt gần 8.650 tỷ đồng, tăng 32,4% so với năm trước, trong đó nguồn thu của khối cá nhân chiếm gần 2/3, tạo nguồn lực tài chính để xử lý các tồn đọng. Ngoài ra, Sacombank đã xử lý được hơn 19.660 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng trong năm 2017 mà hơn 15.000 tỷ đồng trong số đó là thuộc Đề án tái cơ cấu. Tỷ lệ nợ xấu đầu năm 2017 là 6,68% tổng dư nợ, cuối năm 2017 đã giảm xuống còn 4,28% và dự kiến sẽ giảm về 3% trong năm 2018. Bên cạnh công tác xử lý nợ xấu, Sacombank vẫn tiếp tục tập trung mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ. Công tác chăm sóc, tiếp thị khách hàng được chú trọng thông qua cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhờ đó số lượng khách hàng giao dịch đã tăng 20,6% so với năm trước, hiện đạt 4,3 triệu khách hàng trên toàn hệ
  • 34. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 30 thống. Thu dịch vụ năm 2017 của Sacombank tăng trưởng rất tốt, đạt 2.625 tỷ đồng, trong đó thu dịch vụ truyền thống tăng gần 28% so với năm trước. Sacombank là một trong những ngân hàng cổ phần có thế mạnh về mạng lưới với 566 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn hệ thống tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Ngoài việc nâng cấp 11 Quỹ tiết kiệm lên Phòng giao dịch, tái bố trí sắp xếp 86 điểm giao dịch trong nước để khai thác tiềm năng tại các địa bàn, mở thêm 2 Chi nhánh tại Lào và Campuchia; Sacombank đã xây dựng Đề án tổng thể Tái cơ cấu mạng lưới hoạt động đến năm 2022. 2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đang được áp dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 2.2.1 Phương thức và các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đang được áp dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Hiện nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín sử dụng hình thức thanh toán chuyển tiền điện tử giữa các ngân hàng cùng hệ thống thanh toán với các NHTM khác, các tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn Hà Nội và thanh toán qua tiền gửi NHNN và hiện nay đã sử dụng hình thức thanh toán điện tử liên ngân hàng với các ngân hàng khác cùng hệ thống. Xét về cơ cấu thanh toán không dùng tiền mặt, chủ yếu khách hàng vẫn sử dụng công nghệ truyền thống như Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, các loại séc…đối với hình thức thanh toán thư tín dụng trong nước ít được áp dụng. Tuy nhiên, riêng đối với thẻ thanh toán thì tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín khá phát triển và là loại hình khá phổ biến đối với các NHTM tại Việt Nam. Căn cứ chủ yếu mà khách hàng lựa chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt là:  Qui định cụ thể của mỗi hình thức thanh toán  Điều kiện sản xuất kinh doanh của mỗi đơn vụ hoặc cá nhân tham gia thanh toán  Mức độ tín nhiệm bạn hàng  Thói quen sử dụng hình thức thanh toán  Trình độ cán bộ và trang thiết bị thanh toán của ngân hàng Như đã thấy trong thời gian qua, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
  • 35. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 31 có xu hướng tăng cả về số món và số tiền trong tổng số thanh toán chung, được thể hiện qua việc sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín qua giai đoạn 2015-2017 như sau: Cơ cấu về doanh số TTKDTM trong tổng thanh toán của SACOMBANK phát triển qua những các năm như sau. Bảng 2.3: Cơ cấu doanh số TTKDTM trong tổng thanh toán của SACOMBANK giai đoạn 2013 - 2017 (Đơn vị: tỷ VND) TIÊU CHÍ Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng doanh số TTKDTM 2.525.012 2.955.304 3.553.739 4.054.672 4.271.798 Tổng doanh số thanh toán 9.986.594 10.700.574 11.050.124 11.605.175 11.620.517 Tỷ trọng Tổng doanh số TTKDTM/Tổng doanh số thanh toán (%) 25,28 27,62 32,16 34,94 36,76 (Nguồn: Trung tâm thanh toán SACOMBANK) Tốc độ tăng doanh số TTKDTM phản ánh quy mô mở rộng và phát triển TTKDTM của ngân hàng, doanh số này càng cao thì thể hiện việc quy mô mở rộng dịch vụ TTKDTM của ngân hàng được mở rộng. Tỷ trọng doanh số TTKDTM/Tổng doanh số TT phản ánh quy mô về việc sử dụng các hình thức TTKDTM trong các hình thức thanh toán. Tỷ trọng này cao phản ánh hình thức TTKDTM được sử dụng rộng rãi trong việc thanh toán hàng hóa. Về tốc độ tăng trưởng doanh số không dùng tiền mặt giai đoạn 2013-2017, năm 2013 doanh số TTKDTM của SACOMBANK đạt tỷ trọng 25,28% so với tổng doanh số thanh toán; đến năm 2017, doanh số TTKDTM của SACOMBANK đã đạt tỷ trọng 36,76%. Điều đó phản ánh tốc độ tăng trưởng doanh số TTKDTM ngày càng được
  • 36. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 32 phát triển và xu hướng sử dụng công cụ thanh toán không dùng tiền mặt qua các phương tiện thanh toán ngày càng càng được sử dụng rộng rãi tại SACOMBANK. 2.2.2 Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Để đánh giá chất lượng của từng loại hình thanh toán ta phải đưa được số liệu bình quân trên mỗi giao dịch của loại hình đó. Từ bảng số liệu trên ta đưa ra được bảng Bình quân số tiền thanh toán theo từng loại hình thanh toán như sau. Bảng 2.4: Lượng tiền TTKDTM bình quân theo từng hình thức tại SACOMBANK giai đoạn 2013-2017 (Đơn vị: triệu VND) Loại thanh toán 2013 2014 2015 2016 2017 Số món Doanh số BQ Số món Doanh số BQ Số món Doanh số BQ Số món Doanh số BQ Số món Doanh số BQ SÉC 256 1,375 223 1,148 196 949 65 2,323 55 2,273 Thẻ thanh toán 505,203 1 756,935 1,1 954,101 1,5 982,121 2 1,140,17 4 3,3 UNC 1,182,04 7 143 1,210,20 2 167 1,213,51 4 195 1,342,1 58 241 1,399,39 0 275 UNT 90,510 33 125,970 45 105,990 46 134,284 35 135,322 36 L/C 19,020 190 19,515 216 20,105 239 21,101 237 23,304 270 (Nguồn: Trung tâm thanh toán SACOMBANK) Doanh số BQ phản ánh chất lượng tiền thanh toán trên một món thanh toán, Số dư BQ tăng phản ánh dịch vụ thanh toán này được khách hàng thấy an toàn khi sử dụng dịch vụ và ngược lại. 2.2.2.1 Thanh toán bằng séc  Năm 2013 có 256 món thanh toán, bình quân lượng tiền thanh toán trên một món thanh toán là 1.375 triệu đồng, năm 2017 chỉ có 55 món thanh toán bằng Séc và số tiền bình quân trên một món thanh toán là 2.272 triệu đồng. Như vậy, số khách hàng sử dụng thanh toán bằng Séc giảm rất mạnh, tuy nhiên, các món thanh toán bằng Séc lại có số dư thanh toán bình quân lớn.
  • 37. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 33 Nguyên nhân số lượng thanh toán thông qua hình thức thanh toán bằng Séc có xu hướng giảm dần là do quy định của Séc còn rườm rà, tính thuận tiện và nhanh chóng của các hình thức thanh toán khác hơn hẳn so với thanh toán bằng SÉC, phạm vi ứng dụng hẹp, thời gian thanh toán chậm hơn so với các phương thức khác. Số khách hàng sử dụng thanh toán bằng Séc giảm, tuy nhiên các món thanh toán bằng SÉC lại có số dư thanh toán bình quân lớn. 2.2.2.2 Thanh toán bằng UNC  Trong giai đoạn năm 2013-2017, Thanh toán bằng UNC ngày càng tăng cả về số lượng món thanh toán và số dư thanh toán bình quân trên một món thanh toán. Năm 2013, số món thanh toán đạt 1,182,047 món, số dư QB là 143 triệu đồng, đến năm 2017, số món thanh toán đạt 1.399,390 món, tăng so với năm 2017 là 217,343 món; số dư BQ tăng 275 triệu đồng/1 món số với năm 2013. UNC chiếm tỷ lệ cao trong tổng số doanh số TTKDTM tại SACOMBANK là do hình thức thanh toán bằng UNC có thủ tục đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện, đảm bảo an toàn và chính xác. Người mua chỉ cần viết bộ UNC gửi tới ngân hàng có mở tài khoản, ngân hàng sẽ tự động làm thủ tục thanh toán cho người bán trong khi người bán không cần đến ngân hàng làm thủ tục thanh toán như các hình thức khác. Hình thức này đảm bảo quyền lợi cho bên mua, bên bán có thể kiểm soát đựoc số lượng cũng như chất lượng hàng hoá trước khi trả tiền. Mặt khác hình thức này được áp dụng trên phạm vi rộng rãi trong phạm vi khắp cả nước trên cùng hệ thống và khách hệ thống ngân hàng. Do đó hình thức thanh toán này được khách hàng ưa chuộng và sử dụng phổ biến. Giai đoạn năm 2013-2017, UNC vẫn là công cụ thanh toán phổ biến nhất và hữu hiệu nhất. Thanh toán bằng hình thức UNC đạt yêu cầu nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiện lợi. Do vậy loại hình dịch vụ thanh toán bằng UNC ngày càng chiếm ưu thế và là loại hình chi phối trong dịch vụ thanh toán của SACOMBANK hiện nay. 2.2.2.3 Thanh toán bằng thư tín dụng L/C  Đối với dịch vụ thanh toán qua Thư tín dụng, khách hàng sử dụng chủ yếu trong việc thanh toán xuất nhập khẩu. Mức độ tăng doanh số không thực sự cao và xét về tỷ trọng của nó vẫn còn rất nhỏ so với tổng giá trị thanh toán KDTM của ngân
  • 38. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 34 hàng tuy nhiên các món thanh toán bằng Séc lại có số dư thanh toán bình quân lớn. Một phần đối với hoạt động này SACOMBANK vẫn còn non trẻ, thị trường chưa thực sự nhiều, thêm vào đó những năm gần đây do ảnh hưởng không nhỏ trong bối cảnh thị trường khó khăn, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu phá sản hoặc ngưng sản xuất đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thủy sản, hoạt động thanh toán quốc tế của SACOMBANK tuy không đạt được kỳ vọng như mong muốn nhưng nhìn chung vẫn đa số giữ chân được khách hàng và do đó vẫn duy trì được mức tăng trưởng về doanh số. Nguyên nhân của sự giảm đó, do sự suy thoái kinh tế trong các năm gần đây cộng với việc hội nhập kinh tế và có nhiều ngân hàng nước ngoài có dịch vụ thanh toán quốc tế tốt và nhanh hấp dẫn được khách hàng và là các đối thủ cạnh tranh của SACOMBANK trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Mặc dù không phải là loại hình thanh toán có doanh số cao nhưng về chất lượng vẫn ổn định và phát triển qua cá thời kỳ, mặc dù năm 2014 có sụt giảm nhưng là do ảnh hưởng của nền kinh tế. Nhưng nhìn chung tốc độ tăng trưởng của kênh TTQT là rất ổn định, năm 2017 đã đạt được doanh số rất khả quan trong đó TTQT đạt 147 triệu USD và thanh toán biên mậu đạt doanh số 341 triệu USD. Mạng lưới TTQT rộng lớn với hơn 300 ngân hàng đại lý tại hơn 50 quốc gia trên thế giới, đó là một lợi thể cho SACOMBANK trong lĩnh vực TTQT. Do đó, ngân hàng cần phải hoàn thiện và phát triển dịch vụ TTQT và TTBM. 2.2.2.4 Thanh toán bằng UNT  Trong những năm gần đây, hình thức thanh toán bằng UNT, các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nhiều hơn: năm 2013 có 90,510 món thanh toán với số dư BQ là 33 triệu, đến năm 2017 só món thanh toán đạt 135322 món, tăng so với năm 2013, số dư BQ tăng 3 triệu đồng/1 món so với năm 2013. Mặc dù thanh toán bằng UNT có ưu điểm lớn đó là phạm vi thanh toán rộng rãi giống UNC, song tỷ lệ thanh toán bằng UNT trong tổng thanh toán không dùng tiền mặt vẫn còn rất thấp. Điều đó chứng tỏ khách hàng dùng hình thức thanh toán này rất ít, do thanh toán bằng UNT còn nhiều bất cập nhất là đối với người bán quyền lợi của họ không được đảm bảo.
  • 39. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 573 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – HOTROTHUCTAP.COM 35 Thanh toán bằng UNT thường sử dụng cho các món thanh toán có giá trị nhỏ như những món thanh toán có tính chất định kỳ, thường xuyên. Hình thức thanh toán bằng UNT tương lai sẽ có xu hướng tăng do hệ thống CNTT của ngân hàng được hoàn thiện và phát triển đảm bảo được tính an toàn cho khách hàng khi thanh toán. 2.2.2.5 Thanh toán bằng thẻ ngân hàng  Ta thấy đây là một kênh thanh toán phổ biến nhất hiện nay của các ngân hàng bên cạnh kênh thanh toán truyền thống là quầy giao dịch. Theo đó, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch với ngân hàng thông qua máy ATM như: rút tiền, chuyển khoản, tra cứu số dư, thanh toán hóa đơn...và nó là một công cụ quan trọng trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ nhằm đa dạng hóa kênh thanh toán, phục vụ khách hàng mà SACOMBANK cần chú trọng đầu tư và phát triển trong tương lai. Mặc dù so với các hình thức thanh toán khác không cao, nhưng đối với riêng thanh toán thẻ vẫn tăng trưởng đều hàng năm từ doanh số 1552 tỷ VNĐ vào năm 2013, đến năm 2017 đã đạt được doanh số 3215 tỷ VNĐ. Bên canh việc tăng số lượng thẻ phát hành các năm sau thường xuyên cao hơn năm thì chất lượng thẻ cũng được đánh giá là tốt hơn thể hiện ở số dư bình quân cũng tăng.Ví dụ: năm 2014 thì số lượng thẻ phát hành: tăng 109,6% so với năm 2013. Tổng số dư bình quân một ngày trên toàn hệ thống: tăng 136% so với năm 2013. Tổng số lượng giao dịch thẻ tại ATM của SACOMBANK: tăng 130% so với năm 2013. 2.2.2.6 Thanh toán bằng ví điện tử Hiện nay, tại Sacombank đã xuất hiện hình thức thanh toán bằng ví điện tử Payoo. Đây là dịch vụ giúp quý khách hàng cá nhân nạp tiền cho Ví điện tử Payoo (để mua hàng trực tuyến) từ tài khoản của mình tại Sacombank bằng cách gửi tin nhắn SMS từ điện thoại di động. Payoo là mô hình thẻ trả trước đồng thương hiệu được Payoo và các doanh nghiệp bán hàng cùng liên kết phát hành. Quý khách hàng dùng thẻ trả trước Payoo có thể dùng thẻ này để thực hiện thanh toán trực tuyến khi mua sắm các loại hàng hóa trên website của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, với hình thức này, tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín vẫn còn chưa phát triển nhiều, chưa được nhiều người biết đến nên tỷ trọng của nó là con số 0 trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và không được đưa vào