SlideShare a Scribd company logo
1 of 117
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG
THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC
TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI
Giáo viên hướng dẫn : Th.s Phan Huệ Minh
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Lan Hương
Mã sinh viên : A11390
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
HÀ NỘI – 2011
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO
TIỀM ẨN TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI....................................................................1
1.1. Hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại............................. 1
1.1.1. Khái niệm, chức năng, vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế...........1
1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại. ...................................................................1
1.1.1.2. Chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại.................................................1
1.1.1.3. Vai trò của ngân hàng thương mại...................................................................1
1.1.2. Hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại................................. 2
1.1.2.1. Khái niệm thanh toán quốc tế...........................................................................2
1.1.2.2. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế.........................................................3
1.1.2.3. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu...................................................3
1.2. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. ......................................................... 9
1.2.1. Khái niệm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ......................................9
1.2.2. Cơ sở pháp lý của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. ............................. 10
1.2.2.1. Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Bản sửa đổi 2006,
số xuất bản 600 - Phòng thương mại quốc tế Paris). ..................................................10
1.2.2.2. Một số quy định và chính sách khác...............................................................11
1.2.3. Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ. ..................................................... 13
1.2.3.1. Phương thức tín dụng chứng từ được thực hiện theo UCP 600.......................13
1.2.3.2. Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận.........................................................13
1.2.3.3. Tín dụng chứng từ dựa trên chứng từ.............................................................13
1.2.4. Nội dung của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. .................................... 14
1.2.4.1. Nội dung chủ yếu của thư tín dụng.................................................................14
1.2.4.2. Quy trình tiến hành thanh toán tín dụng chứng từ..........................................16
Quy trình nghiệp vụ thanh toán bằng L/C...................................................................18
1.2.4.3. Phân loại tín dụng thư....................................................................................20
1.2.5. Thuận lợi và khó khăn đối với các bên tham gia................................................... 24
1.2.5.1. Đối với người nhập khẩu................................................................................25
1.2.5.2. Đối với người xuất khẩu.................................................................................25
1.2.5.3. Đối với ngân hàng. ........................................................................................26
1.3. Rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ.............. 27
1.3.1. Khái niệm rủi ro................................................................................................... 27
1.3.2. Các rủi ro đặc thù thường gặp trong phương thức thanh toán TDCT. ................... 28
1.3.2.1. Rủi ro tín dụng...............................................................................................28
Thang Long University Library
1.3.2.2. Rủi ro kỹ thuật. ..............................................................................................29
1.3.2.3. Rủi ro đạo đức. ..............................................................................................34
1.3.2.4. Rủi ro ngoại hối.............................................................................................35
1.3.2.5. Rủi ro chính trị...............................................................................................36
1.3.2.6. Rủi ro pháp lý. ...............................................................................................36
1.3.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng
chứng từ......................................................................................................................... 37
1.3.3.1. Đối với rủi ro tín dụng. ..................................................................................37
1.3.3.2. Đối với rủi ro kỹ thuật....................................................................................37
1.3.3.3. Đối với rủi ro đạo đức. ..................................................................................37
1.3.3.4. Đối với rủi ro ngoại hối. ................................................................................38
1.3.3.5. Đối với rủi ro chính trị...................................................................................38
1.3.3.6. Đối với rủi ro pháp lý.....................................................................................39
1.3.4. Chỉ tiêu phản ánh rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ................................. 39
1.3.4.1. Chỉ tiêu về định mức ký quỹ. ..........................................................................40
1.3.4.2. Chỉ tiêu về cho vay bắt buộc. .........................................................................40
1.3.4.3. Chỉ tiêu về nợ quá hạn. ..................................................................................41
1.3.5. Nhân tố ảnh hưởng tới việc hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương
tín dụng chứng từ........................................................................................................... 42
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI. .......... 43
2.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội......................................................... 43
2.1.1. Sự ra đời và quá trình phát triển. .......................................................................... 43
2.1.2. Mô hình, bộ máy tổ chức quản lý......................................................................... 44
2.1.3. Tình hình hoạt động của NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội qua các năm
(2008-2010)................................................................................................................... 48
2.1.1.1. Huy động vốn.................................................................................................48
2.1.1.2. Dư nợ cho vay................................................................................................52
2.1.1.3. Đánh giá về chất lượng tín dụng....................................................................55
2.2. Khái quát về hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT - Chi nhánh
Nam Hà Nội.................................................................................................................. 56
2.2.1. Quy trình nghiệp vụ thanh toán thư tín dụng nhập khẩu. ...................................... 59
2.2.1.1. Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu trả ngay................................................60
2.2.1.2. Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu trả chậm...............................................62
2.2.2. Quy trình nghiệp vụ thanh toán thư tín dụng xuất khẩu. ....................................... 63
2.2.3. Kết quả thực hiện hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại NHNo&PTNT -
Chi nhánh Nam Hà Nội (2008 - 2010). .......................................................................... 66
2.3. Thực trạng về rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội (2008– 2010)......................................... 68
2.3.1. Rủi ro tín dụng..................................................................................................... 69
2.3.2. Rủi ro kỹ thuật. .................................................................................................... 74
2.3.3. Rủi ro đạo đức...................................................................................................... 78
2.3.4. Rủi ro ngoại hối. .................................................................................................. 79
2.3.5. Rủi ro kinh tế, chính trị, pháp lý........................................................................... 80
2.4. Đánh giá về thực trạng rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại
NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội (2008 – 2010)............................................. 81
2.4.1. Kết quả đạt được.................................................................................................. 81
2.4.2. Hạn chế................................................................................................................ 82
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC
TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN-CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI. 84
3.1. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT - Chi
nhánh Nam Hà Nội...................................................................................................... 84
3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT - Chi nhánh
Nam Hà Nội................................................................................................................... 84
3.1.1.1. Mục tiêu kinh doanh.......................................................................................84
3.1.1.2. Nhiệm vụ kinh doanh......................................................................................84
3.1.3. Định hướng phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT của
NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội. ...................................................................... 87
3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng
chứng từ tại NHNo&PTNT – Chi nhánh Nam Hà Nội.............................................. 88
3.2.1. Giải pháp hạn chế rủi ro khách quan. ................................................................... 89
3.2.1.1. Đẩy mạnh công tác tư vấn cho khách hàng....................................................89
3.2.1.2. Mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài..................................90
3.2.1.3. Tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ TTQT. .....................91
3.2.2. Giải pháp hạn chế rủi ro chủ quan........................................................................ 92
3.2.2.1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đánh giá, phân loại khách hàng....92
3.2.2.2. Tăng cường giám sát các khoản cho vay, bảo lãnh cho khách hàng...............93
3.2.2.3. Hoàn thiện, chuẩn hóa quy trình thanh toán TDCT........................................93
3.2.2.4. Thành lập bộ phận quản lý và phòng ngừa rủi ro...........................................96
3.2.2.5. Hiện đại hóa công nghệ thanh toán qua ngân hàng........................................97
3.2.2.6. Xây dựng các chiến lược Marketing phù hợp. ................................................97
Thang Long University Library
3.3. Một số kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại
NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội.................................................................... 99
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước, Chính phủ và các bộ nghành liên quan.................... 99
3.3.1.1. Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ.......................................99
3.3.1.2. Tăng cường vai trò trong việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối.........100
3.3.1.3. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. ..........................................................100
3.3.1.4. Hoàn thiện chính sách thương mại...............................................................100
3.3.1.5. Mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại. ...........................101
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước. ............................................................ 101
3.3.2.1. Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng........................101
3.3.2.2. Xây dựng chế độ tỷ giá linh hoạt, phù hợp với từng thời kỳ cụ thể................102
3.3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác thanh tra ngân hàng.....................................102
3.3.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu........................................... 103
3.3.3.1. Thận trọng trong việc lựa chọn đối tác. .......................................................103
3.3.3.2. Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách về xuất nhập khẩu..............................103
3.3.3.3. Giữ uy tín trong hoạt động kinh doanh.........................................................103
3.3.3.4. Một số kinh nghiệm rút ra từ thực tế ............................................................104
KẾT LUẬN................................................................................................................ 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI NÓI ĐẦU
Xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế đã mở ra cho nhân loại cánh cửa giao lưu đầy triển
vọng. Lịch sử đã chứng minh rằng không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự tách
biệt với thế giới bên ngoài, các nước đang xích lại gần nhau thông qua chiếc cầu nối
thương mại quốc tế.
Những luồng chu chuyển hàng hoá, dịch vụ và tiền tệ đã tạo ra sự gắn kết vững bền
giữa cung và cầu ở những nước có trình độ kinh tế khác nhau và ngày càng trở nên
phong phú, đa dạng kéo theo sự phức tạp ngày càng lớn trong mắt xích cuối cùng của
quá trình trao đổi - thanh toán quốc tế. Được xem là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự
phát triển của thương mại quốc tế, hoạt động thanh toán quốc tế đã không ngừng được
đổi mới và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn, thuận tiện và nhanh chóng của các
giao dịch thương mại.
Công tác thanh toán là khâu cuối cùng của một quá trình sản xuất và lưu thông
hàng hoá. Thanh toán làm được tốt thì giá trị hàng hoá mới được thực hiện. Công tác
thanh toán quốc tế được hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển ngoại thương của
một nước. Đến nay, thanh toán quốc tế đã trở thành một trong những chức năng quan
trọng nhất của các ngân hàng thương mại. Nếu được làm tốt, nó sẽ góp phần thúc đẩy
ngoại thương phát triển, ngược lại sẽ làm kìm hãm sự phát triển của thương mại quốc
tế.
Cùng với xu hướng hội nhập ngày càng tăng, các mối giao lưu thương mại cũng
ngày càng được mở rộng. Điều đó đặt ra cho các ngân hàng thương mại phải phát triển
các dịch vụ kinh tế đối ngoại một cách tương ứng, trong đó không thể không kể đến hoạt
động thanh toán quốc tế với nhiều phương thức thanh toán đa dạng và phong phú. Trong
các phương thức thanh toán này, tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử
dụng phổ biến nhất do những ưu việt của nó, do cân bằng được lợi ích của hai bên xuất
khẩu và nhập khẩu. Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ đem lại sự thành
công cho các hợp đồng ngoại thương, tạo điều kiện cho hoạt động XNK phát triển.
Song tín dụng chứng từ không phải là nghiệp vụ đơn giản, trong thực tế công tác này
đã gặp phải không ít những rủi ro gây thiệt hại cả về tài chính lẫn uy tín cho các Ngân
hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp Việt Nam. Thậm chí những đơn vị, tổ
chức này đã phải nhận lấy những bài học kinh nghiệm đắt giá.
Thực trạng trên cho thấy việc phát hiện, phòng ngừa những rủi ro trong thanh toán
quốc tế đặc biệt là thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ là một việc làm cần
thiết mà các ngân hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp Việt Nam cần quan
tâm chú trọng.
Thang Long University Library
Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào công tác phòng ngừa rủi ro tín
dụng chứng từ, nên em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh
toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội” làm nội dung nghiên cứu của khóa luận tốt
nghiệp.
Trên cơ sở kiến thức lý luận và thực tiễn cùng những phân tích, dẫn chứng cụ thể,
người viết hy vọng khóa luận vừa đảm bảo tính xác thực, vừa mang tính hữu ích khả
thi.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kết cấu của khóa luận gồm 3 chương sau:
Chương 1: Lý luận chung về tín dụng chứng từ và rủi ro tiềm ẩn trong phương thức
thanh toán tín dụng chứng từ.
Chương 2: Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng
chứng từ tại NHNNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội.
Chương 3: Một số kiến nghị, giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo
phương thức tín dụng chứng từ tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà
Nội.
Phạm vi đề tài: Chủ yếu tìm hiểu tình hình, kinh nghiệm thực tế, những vấn đề
thực trạng còn tồn tại trong công tác thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng
chứng từ tại NHNNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội. Từ thực tế đó, nêu ra một số ý
kiến đóng góp nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán toán quốc tế theo
phương thức tín dụng chứng từ của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung.
Rủi ro trong trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ mang
tính chất tiềm ẩn và hết sức phức tạp. Với thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thực tế
không nhiều, trình độ người viết còn hạn chế nên khóa luận chắc chắn không tránh
khỏi những thiếu sót và chưa đáp ứng được hết yêu cầu của người đọc. Người viết rất
mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, bạn đọc và những người có cùng mối
quan tâm tới vấn đề này.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới cô giáo Th.S Phan Huệ Minh đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn em trong quá trình hoàn thành khóa luận. Cảm ơn các anh, chị làm
việc tại phòng Thanh toán Quốc tế, NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội đã giúp
đỡ em trong quá trình thực tập. Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quản lý -
trường Đại học Thăng Long đã giảng dạy và giúp đỡ em trong thời gian học tập tại
trường.
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
C.L Chênh lệch
L/C Letter of credit - Thư tín dụng
NH Ngân hàng
NHđCĐ Ngân hàng được chỉ định
NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NHPH Ngân hàng phát hành
NHTB Ngân hàng thông báo
NHTM Ngân hàng thương mại
NHXN Ngân hàng xác nhận
NK Nhập khẩu
TDCT Tín dụng chứng từ
TTQT Thanh toán quốc tế
UCP
Uniform customs and pratice for documentary – Qui tắc và
thực hành thống nhất về tín dụng thư.
USD Đô la Mỹ
VND Việt Nam đồng
XK Xuất khẩu
XNK Xuất nhập khẩu
Thang Long University Library
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Quy trình thanh toán chuyển tiền. ...............................................................5
Sơ đồ 1.2. Quy trình thanh toán nhờ thu phiếu trơn......................................................7
Sơ đồ 1.3. Quy trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ. ...............................................7
Sơ đồ 1.4. Quy trình nghiệp vụ L/C ...........................................................................18
(Trường hợp L/C có giá trị thanh toán tại NHPH)......................................................18
Sơ đồ 1.5. Quy trình nghiệp vụ L/C ...........................................................................19
(Trường hợp L/C có giá trị thanh toán tại NHđCĐ)....................................................19
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Nguồn vốn huy động cơ cấu theo thành phần kinh tế. ............................49
Biểu đồ 2.2. Nguồn vốn huy động theo cơ cấu đồng tiền huy động............................50
Biểu đồ 2.3. Nguồn vốn huy động cơ cấu theo kỳ hạn................................................51
Biểu đồ 2.4. Dư nợ cho vay cơ cấu theo thành phần kinh tế.......................................53
Biểu đồ 2.5. Dư nợ cho vay cơ cấu theo đồng tiền cho vay. .......................................54
Biểu đồ 2.6. Dư nợ cho vay cơ cấu theo kỳ hạn. ........................................................54
Bảng 2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn của NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội..................56
Biểu đồ 2.7. Doanh số thanh toán XNK (2008 - 2010)...............................................58
Biểu đồ 2.8. Tỷ trọng L/C trong thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT - Chi nhánh
Nam Hà Nội (2008 – 2010)........................................................................................68
Biểu đồ 2.9. Doanh số L/C chưa thanh toán tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà
Nội (2008 - 2010). .....................................................................................................71
Biểu đồ 2.10. Nợ quá hạn và Cho vay bắt buộc trong thanh toán L/C nhập tại
NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội (2008 - 2010).............................................73
Thang Long University Library
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội. 49
Bảng 2.2. Tình hình dư nợ cho vay tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội. ......52
Bảng 2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn của NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội..................56
Bảng 2.4. Doanh số thanh toán quốc tế (2008 - 2010) tại NHNo&PTNT ...................57
Bảng 2.5. Tỷ trọng các phương thức TTQT tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà
Nội (2008-2010). .......................................................................................................59
Bảng 2.6. Doanh số TTQT theo phương thức TDCT tại NHNo&PTNT - Chi nhánh
Nam Hà Nội (2008 - 2010). .......................................................................................66
Bảng 2.7. Tỷ trọng thanh toán các loại L/C trong TTQT (2008 - 2010)......................67
Bảng 2.8. Doanh số L/C chưa thanh toán tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội.
(2008 - 2010).............................................................................................................69
Bảng 2.9. Tình hình nợ quá hạn thanh toán L/C nhập tại NHNo&PTNT - Chi nhánh
Nam Hà Nội (2008-2010). .........................................................................................71
Bảng 2.10. Tình hình cho vay bắt buộc thanh toán L/C nhập tại NHNo&PTNT - Chi
nhánh Nam Hà Nội (2008-2010)................................................................................72
Bảng 2.11. Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay tài trợ xuất khẩu......................................74
1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO
TIỀM ẨN TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại.
1.1.1. Khái niệm, chức năng, vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại.
Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của
nền kinh tế sản xuất hàng hóa. Quá trình phát triển kinh tế là điều kiện cho sự ra đời và
phát triển của ngân hàng. Đến lượt mình, sự phát triển của hệ thống ngân hàng lại trở
thành động lực phát triển của nền kinh tế.
Ngân hàng là một loại hình tổ chức tài chính quan trọng đối với nền kinh tế. Các N
có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện
trong nền kinh tế.
Theo Luật các tổ chức tín dụng của nước CHXHCN Việt Nam 2010 (Luật số
47/2010/QH12): “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả
các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
Nếu căn cứ trên phương diện những loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp thì
“Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa
dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán - và thực hiện nhiều
chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.
1.1.1.2. Chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại.
Hiện nay, hoạt động của các NHTM đã rất phong phú và đa dạng, thể hiện ở các
loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho công chúng và các doanh nghiệp. Có thể
nói, thành công của mỗi ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ tài
chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách hiệu quả.
Tầm quan trọng của các NHTM được thể hiện qua các chức năng chủ yếu sau:
- Chức năng trung gian tín dụng
- Chức năng trung gian thanh toán
- Chức năng tạo tiền
1.1.1.3. Vai trò của ngân hàng thương mại.
- NHTM góp phần nâng cao hiệu quả và phát triển sản xuất kinh doanh.
- NHTM góp phần thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- NHTM vừa là nơi tạo môi trường vừa là nơi thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.
- NHTM là cầu nối giữa kinh tế quốc dân với kinh tế quốc tế.
Thang Long University Library
2
1.1.2. Hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại.
1.1.2.1. Khái niệm thanh toán quốc tế.
Quan hệ quốc tế giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh vực, như: kinh tế, chính trị,
ngoại giao, văn hóa, khoa học kỹ thuật… trong đó quan hệ kinh tế (chủ yếu là quan hệ
ngoại thương) chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác tồn tại và
phát triển. Quá trình tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn đến những nhu cầu chi trả,
thanh toán giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau, từ đó hình thành và phát triển
hoạt động TTQT, trong đó, ngân hàng là cầu nối trung gian giữa các bên.
Như vậy, Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền
hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các
tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với
tổ chức kinh tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.
Người ta thường phân hoạt động TTQT thành hai lĩnh vực rõ ràng là:
TThhaannhh ttooáánn qquuốốcc ttếế ttrroonngg nnggooạạii tthhưươơnngg ((tthhaannhh ttooáánn mmậậuu ddịịcchh)):: là việc thực hiện
thanh toán trên cơ sở hàng hóa XNK và các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước
ngoài theo giá cả thị trường quốc tế. Cơ sở để tiến hành mua bán và thanh toán cho
nhau là hợp đồng ngoại thương.
TThhaannhh ttooáánn pphhii nnggooạạii tthhưươơnngg ((tthhaannhh ttooáánn pphhii mmậậuu ddịịcchh)):: là việc thực hiện thanh
toán không liên quan đến hàng hóa XNK, thanh toán cho các hoạt động không mang
tính thương mại.
Dưới giác độ kinh tế, TTQT là sự vận dụng tổng hợp các điều kiện TTQT trong
quan hệ thanh toán giữa các nước. Trong quan hệ đó, các vấn đề có liên quan đến
quyền lợi và nghĩa vụ mà các bên phải đề ra để giải quyết và thực hiện được quy định
lại thành những điều kiện gọi là các điều kiện TTQT sau:
- Điều kiện về tiền tệ
- Điều kiện về địa điểm
- Điều kiện về thời gian
- Điều kiện về phương thức thanh toán
- Điều kiện về đảm bảo hối đoái
Những điều kiện này được thể hiện trong các điều khoản thanh toán của hiệp định
trả tiền ký kết giữa các nước, các hiệp định thương mại, các hợp đồng mua bán ngoại
thương ký kết giữa người XK và người NK.
Trong quan hệ mua bán với các nước, người làm công tác thanh toán phải nghiên
cứu kỹ các điều kiện TTQT để có thể vận dụng chúng một cách tốt nhất trong việc ký
kết và thi hành các hợp đồng mua bán ngoại thương nhằm phục vụ các yêu cầu chính
sách kinh tế đối ngoại của quốc gia cũng như đem lại lợi ích cho mỗi doanh nghiệp.
3
1.1.2.2. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế.
Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng có vị trí quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế đất nước, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập, mở rộng giao thương với thế
giới. Thông qua hoạt động TTQT, có thể giúp tận dụng được vốn, công nghệ nước
ngoài để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, rút ngắn khoảng cách tụt
hậu và đưa nền kinh tế đất nước hoà nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Hoạt động TTQT là khâu quan trọng trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa
dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Hoạt động TTQT của
các ngân hàng ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng, nó là công cụ, là cấu nối trong
quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước trên thế giới.
Đối với doanh nghiệp, hoạt động TTQT giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro trong
quá trình thực hiện hợp đồng XNK. Do giữa các bạn hàng có sự cách xa về địa lý nên
hạn chế việc tìm hiểu khả năng tài chính, khả năng của các bên. Đồng thời trong điều
kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay, tình trạng lừa đảo ngày càng tăng, nên rủi ro
trong việc thực hiện hợp đồng XNK ngày càng nhiều. Tổ chức tốt hoạt động TTQT sẽ
giúp các nhà XK hạn chế được rủi ro trong quá trình kinh doanh quốc tế, nhờ đó sẽ
thúc đẩy hoạt động XNK phát triển.
Đối với NHTM, việc mở rộng hoạt động TTQT có vị trí và vai trò hết sức quan
trọng. Đây không chỉ là một dịch vụ thuần tuý mà còn được coi là một nghiệp vụ
không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bổ sung và hỗ trợ
cho các hoạt động khác phát triển. Hoạt động TTQT giúp cho ngân hàng thu hút thêm
khách hàng có nhu cầu giao dịch kinh doanh quốc tế, trên cơ sở đó ngân hàng phát
triển được các nghiệp vụ như huy động vốn ngoại tệ, đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài
trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ khác, nhờ đó quy mô hoạt động của ngân hàng ngày
càng lớn. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh đối ngoại giúp cho ngân hàng nâng cao
uy tín và tạo dựng niềm tin vững chắc cho ngân hàng.
Tóm lại, trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt và trong xu thế toàn cầu hóa
như hiện nay, hoạt động TTQT có vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần tăng
thu nhập, uy tín và khả năng cạnh tranh cho ngân hàng.
1.1.2.3. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu.
Phương thức TTQT là việc tổ chức quá trình trả tiền hàng trong giao dịch mua bán
ngoại thương giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Thực chất phương thức thanh
toán là cách thức người bán thu tiền còn người mua trả tiền.
Trong buôn bán quốc tế có thể lựa chọn nhiều phương thức thanh toán khác nhau.
Tuy vậy, việc lựa chọn các phương thức đều phải xuất phát từ nhu cầu của người bán,
Thang Long University Library
4
thu tiền nhanh, đầy đủ và từ yêu cầu của người mua là nhập hàng đúng số lượng, chất
lượng và đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng…Tùy theo từng điều kiện, hoàn cảnh cụ
thể, các bên đối tác trong quan hệ thương mại quốc tế sẽ lựa chọn và thỏa thuận với
nhau cùng sử dụng một phương thức thanh toán thích hợp trên nguyên tắc cùng có lợi.
TTrroonngg nnggooạạii tthhưươơnngg ccóó 44 pphhưươơnngg tthhứứcc tthhaannhh ttooáánn ssaauu tthhưườờnngg đđưượợcc áápp ddụụnngg bbaaoo ggồồmm::
PPhhưươơnngg tthhứứcc gghhii ssổổ ((OOppeenn aaccccoouunntt))..
-- KKhhááii nniiệệmm:: Phương thức ghi sổ là phương thức mà người xuất khẩu khi đã hoàn
thành việc giao hàng hoặc cung ứng xong dịch vụ, thì ghi Nợ tài khoản cho bên nhập
khẩu vào một cuốn sổ theo dõi và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện
thông thường theo định kỳ đã thỏa thuận trước.
-- ĐĐặặcc đđiiểểmm::
+ Đây là một phương thức thanh toán không có sự tham gia của các ngân hàng với
chức năng mở tài khoản và thực thi thanh toán.
+ Chỉ có hai bên tham gia thanh toán là nhà XK và nhà NK.
+ Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên.
+ Nếu người nhập khẩu mở tài khoản để ghi thì tài khoản này chỉ là tài khoản theo
dõi, không có giá trị thanh quyết toán.
+ Hai bên mua bán phải thực sự tin tưởng lẫn nhau.
+ Dùng chủ yếu trong mua bán hàng đổi hàng, hay cho một loạt các chuyến hàng
thường xuyên, định kỳ trong thời gian nhất định.
+ Giá hàng trong phương thức ghi sổ thường cao hơn giá hàng bán trả tiền ngay
(do yếu tố lãi suất và rủi ro tín dụng).
PPhhưươơnngg tthhứứcc cchhuuyyểểnn ttiiềềnn ((RReemmiittttaannccee))..
- Khái niệm: Thanh toán bằng chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó
khách hàng (người trả tiền) yêu cầu NH phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định
cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện
chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.
CCóó hhaaii hhììnnhh tthhứứcc cchhuuyyểểnn ttiiềềnn::
+ Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T): Là hình thức chuyển tiền, trong đó
lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được chuyển bằng thư cho NH trả tiền.
+ Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T): Là hình thức chuyển tiền,
trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một
bức điện gửi cho ngân hàng trả tiền bằng telex hay mạng swift.
5
-- ĐĐặặcc đđiiểểmm::
+ Là phương thức thanh toán đơn giản.
+ Người chuyển tiền và người nhận tiền tiến hành thanh toán trực tiếp với nhau.
+ Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán theo ủy nhiệm để hưởng hoa
hồng và không bị ràng buộc bất cứ trách nhiệm gì đối với người chuyển tiền và
người thụ hưởng.
+ Việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của người mua.
+ Thường áp dụng cho các bên mua bán có uy tín và tin cậy lẫn nhau.
-- QQuuyy ttrrììnnhh tthhaannhh ttooáánn cchhuuyyểểnn ttiiềềnn
+ Các bên tham gia thanh toán:
NNggưườờii yyêêuu ccầầuu cchhuuyyểểnn ttiiềềnn ((RReemmiitttteerr)):: là người yêu cầu ngân hàng thay mình thực hiện
chuyển tiền ra nước ngoài, thường là người mua, người trả nợ, hoặc nhà đầu tư yêu
cầu chuyển vốn, kinh phí ra nước ngoài.
NNggưườờii tthhụụ hhưưởởnngg ((BBeenneeffiicciiaarryy)):: là người được nhận số tiền chuyển tới thông qua ngân
hàng, thường là người XK, chủ nợ hoặc người tiếp nhận đầu tư do người chuyển tiền
chỉ định.
NNggâânn hhàànngg nnhhậậnn ủủyy nnhhiiệệmm cchhuuyyểểnn ttiiềềnn ((RReemmiittttiinngg BBaannkk)):: là ngân hàng phục vụ người
chuyển tiền, ở nước người yêu cầu chuyển tiền.
NNggâânn hhàànngg ttrrảả ttiiềềnn ((PPaayyiinngg BBaannkk)):: là NH trực tiếp trả tiền cho người thụ hưởng, thông
thường là NH đại lý hay Chi nhánh của NH chuyển tiền ở nước người thụ hưởng.
Sơ đồ 1.1. Quy trình thanh toán chuyển tiền.
(4)
+ Các bước tiến hành:
Bước 1: Nhà XK thực hiện việc giao hàng, đồng thời chuyển giao bộ chứng từ như:
hóa đơn, vận đơn, bảo hiểm đơn… cho nhà NK.
Bước 2: Sau khi kiểm tra bộ chứng từ (hoặc hàng hóa), nếu quyết định trả tiền thì nhà
NK viết lệnh chuyển tiền (bằng M/T hay T/T) cùng với ủy nhiệm chi (nếu có tài
khoản) gửi ngân hàng phục vụ mình.
(5)
(1)
NH trả tiền NH nhận ủy nhiệm chuyển
tiền
Người thụ hưởng Người yêu cầu chuyển tiền
(3) (2)
Thang Long University Library
6
Bước 3: Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền theo quy định, nếu
thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiện trích tài khoản để chuyển
tiền và giấy báo Nợ cho nhà NK.
Bước 4: Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng M/T hay T/T theo yêu cầu của người
chuyển tiền) cho NH đại lý (NH trả tiền) để chuyển trả cho người thụ hưởng.
Bước 5: Ngân hàng trả tiền ghi Có vào tài khoản của người thụ hưởng, đồng thời gửi
giấy báo có cho người hưởng lợi.
PPhhưươơnngg tthhứứcc nnhhờờ tthhuu ((CCoolllleeccttiioonn ooff ppaayymmeenntt))..
- Khái niệm: Là phương thức thanh toán mà người XK sau khi giao hàng hoặc cung
ứng một dịch vụ nào đó cho nhà nhập khẩu thì tiến hành ủy thác cho ngân hàng thu hộ
tiền trên cơ sở hối phiếu hoặc chứng từ do người XK lập.
CCóó 22 hhììnnhh tthhứứcc nnhhờờ tthhuu::
++ PPhhưươơnngg tthhứứcc nnhhờờ tthhuu pphhiiếếuu ttrrơơnn:: Là phương thức thanh toán trong đó bên bán ủy
thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ người mua căn cứ vào hối phiếu do chính
người bán lập. Các chứng từ thương mại có có liên quan đến giao dịch đã được bên bán
chuyển giao trực tiếp cho bên mua, không qua ngân hàng.
++ PPhhưươơnngg tthhứứcc nnhhờờ tthhuu kkèèmm cchhứứnngg ttừừ:: Là phương thức thanh toán trong đó bên bán
ủy nhiệm cho NH thu hộ tiền từ người mua không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn
căn cứ vào bộ chứng từ gửi kèm với điều kiện nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận
trả tiền (đối với hối phiếu có kỳ hạn) sẽ trao bộ chứng từ cho người mua nhận hàng.
CCáácc đđiiềềuu kkiiệệnn ttrraaoo cchhứứnngg ttừừ::
D/P: Trao chứng từ khi được thanh toán (Documents against Payment)
D/A: Trao chứng từ khi được chấp nhận (Documents against Acceptance)
D/OT (D/TC): Trao chứng từ khi chấp nhận các điều kiện khác (Documents
against Other Term and Conditions)
QQuuyy ttrrììnnhh tthhaannhh ttooáánn::
+ Các bên tham gia thanh toán:
NNggưườờii ccóó yyêêuu ccầầuu ủủyy nnhhiiệệmm tthhuu:: là người cung ứng dịch vụ (bên xuất khẩu).
NNggâânn hhàànngg nnhhậậnn ủủyy tthháácc tthhuu:: là ngân hàng phục vụ bên xuất khẩu.
NNggâânn hhàànngg xxuuấấtt ttrrììnnhh:: là ngân hàng thu hộ, thường là ngân hàng đại lý hoặc Chi
nhánh của ngân hàng nhận ủy nhiệm thu (ở nước người nhập khẩu).
NNggưườờii ttrrảả ttiiềềnn:: người sử dụng dịch vụ được cung ứng (bên nhập khẩu).
+ Các bước tiến hành
7
Sơ đồ 1.2. Quy trình thanh toán nhờ thu phiếu trơn.
BBưướớcc 00:: Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng
phương thức “Nhờ thu phiếu trơn”.
BBưướớcc 11:: Người có yêu cầu ủy thác gửi hàng hóa và bộ chứng từ thương mại trực tiếp
cho người trả tiền.
BBưướớcc 22:: Nhà xuất khẩu gửi đơn yêu cầu nhờ thu cùng chứng từ tài chính cho NH thu
hộ để thu tiền từ nhà nhập khẩu.
BBưướớcc 33:: NH nhận ủy thác thu lập và gửi lệnh nhờ thu cùng chứng từ tài chính tới NH thu
hộ để thu tiền từ nhà nhập khẩu.
BBưướớcc 44:: NH thu hộ thông báo lệnh nhờ thu để nhà nhập khẩu trả tiền ngay, hoặc ký
chấp nhận trả tiền…
BBưướớcc 55:: Nhà nhập khẩu trả tiền ngay, hoặc chấp nhận trả tiền.
BBưướớcc 66:: NH thu hộ chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu kỳ hạn đã chấp nhận cho NH
nhận ủy thác thu.
BBưướớcc 77:: NH nhận ủy thác thu chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu kỳ hạn đã chấp nhận
cho nhà xuất khẩu.
Sơ đồ 1.3. Quy trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ.
(5) (4)(6)
(7)
(8)(2)
(3)
(1)
(0)
NH nhận ủy thác thu
Người có yêu cầu ủy
nhiệm thu
Người trả tiền
Ngân hàng thu hộ
(2) (7)
(3)
(6)
(5) (4)
(1)
(0)
NH nhận ủy thác thu
Người có yêu cầu ủy
nhiệm thu
Người trả tiền
Ngân hàng thu hộ
Thang Long University Library
8
BBưướớcc 00:: Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng
phương thức “Nhờ thu kèm chứng từ”.
BBưướớcc 11:: Nhà xuất khẩu gửi hàng hóa cho nhà nhập khẩu.
BBưướớcc 22:: Nhà xuất khẩu gửi đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ (bao gồm chứng
từ thương mại, chứng từ tài chính, nếu có) tới ngân hàng thu hộ.
BBưướớcc 33:: NH nhận ủy thác thu lập và gửi cùng bộ chứng từ tài chính tới NH thu hộ.
BBưướớcc 44:: NH thu hộ thông báo lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ cho nhà NK.
BBưướớcc 55:: Nhà nhập khẩu chấp hành lệnh nhờ thu bằng cách:
- Thanh toán ngay (hối phiếu trả ngay, séc hoặc kỳ phiếu);
- Hoặc: chấp nhận hối phiếu (hối phiếu kỳ hạn);
- Hay: ký phát hành kỳ phiếu hoặc giấy nhận nợ.
BBưướớcc 66:: NH thu hộ trao bộ chứng từ thương mại cho nhà nhập khẩu.
BBưướớcc 77:: NH thu hộ chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay
giấy nhận nợ cho NH nhận ủy thác thu.
BBưướớcc 88:: NH nhận ủy thác thu chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ
hạn hay giấy nhận nợ cho nhà XK.
PPhhưươơnngg tthhứứcc ttíínn ddụụnngg cchhứứnngg ttừừ ((DDooccuummeennttaarryy ccrreeddiitt))..
Có thể thấy rằng, trong quan hệ thanh toán thì người mua và người bán luôn có
quyền lợi ngược nhau, bởi người bán luôn muốn thu được tiền hàng càng sớm càng tốt
để tránh tồn đọng vốn trong lưu thông, còn người mua bao giờ cũng muốn nhận được
hàng đúng như yêu cầu trước khi trả tiền.
Hơn nữa, việc mua bán hàng hóa dịch vụ không chỉ diễn ra trong phạm vi một
quốc gia mà còn được tiến hành giữa các thương nhân ở các nước khác nhau với ngôn
ngữ, luật pháp, tập quán thương mại… khác nhau, bên nào cũng muốn giành ưu thế
nên cần có bên thứ ba độc lập, có đủ uy tín cũng như tiềm lực tài chính đứng ra làm
trung gian cho việc thanh toán, đó chính là ngân hàng.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (TDCT) ra đời như một cách thức nhất
định để người bán thu được tiền nhanh nhất, an toàn nhất, và người mua trả được tiền,
nhận được hàng đủ về số lượng, đúng về chất lượng, đúng thời hạn như hợp đồng đã ký.
Do vậy, mặc dù còn nhiều hạn chế và gây khó khăn cho cả hai bên nhưng tín dụng
chứng từ ngày càng trở nên phổ biến và trở thành phương thức TTQT chủ yếu hiện nay.
Đây cũng là nội dung chính được đề cập trong khóa luận này.
9
1.2. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
1.2.1. Khái niệm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
Hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển mạnh mẽ, thị trường được mở rộng
toàn cầu, đối tác mới rất phong phú và đa dạng. Để đảm bảo an toàn trong khâu thanh
toán thì phương thức TDCT tỏ ra rất hiệu quả và phù hợp với bối cảnh hiện nay. Việc
thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán theo phương thức TDCT được điều chỉnh bởi
văn bản “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ số 600, bản sửa đổi
năm 2007” (gọi tắt là UCP 600) của Phòng thương mại quốc tế Paris (ICC).
Theo điều 2, UCP 600, thuật ngữ “Tín dụng chứng từ” (documentary credit) và
“tín dụng dự phòng” (letter of credit hay L/C) có nghĩa là bất cứ một sự thỏa thuận
nào, dù cho được gọi hoặc mô tả như thế nào, theo đó một ngân hàng (Ngân hàng phát
hành) hành động theo yêu cầu và chỉ thị của khách hàng (người yêu cầu phát hành thư
tín dụng) nhân danh chính mình:
- Phải thực hiện việc trả tiền theo lệnh của người thứ ba (người thụ hưởng) hoặc
phải chấp nhận và trả tiền hối phiếu do người thụ hưởng phát hành.
- Hoặc: ủy quyền cho ngân hàng khác thực hiện việc trả tiền như vậy, hoặc chấp
nhận trả tiền hối phiếu đó.
- Hay: ủy quyền cho ngân hàng khác chiết khấu, dựa vào những chứng từ đã được
quy định, đảm bảo rằng các điều kiện và điều khoản của tín dụng phải phù hợp.
Tín dụng chứng từ (hay thư tín dụng) đóng một vai trò rất quan trọng, nó được
hình thành trên cơ sở của hợp đồng mua bán, tức là phải căn cứ vào nội dung và yêu
cầu của hợp đồng để người nhập khẩu làm đơn yêu cầu mở L/C. Nhưng sau khi được
thiết lập, nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Ngân hàng mở L/C chỉ căn
cứ vào L/C mà thôi. Điều này được quy định rất rõ trong UCP 600 là:
“Điều 4: Về bản chất tín dụng chứng từ là một giao dịch độc lập với các hợp đồng
mua bán hoặc các hợp đồng khác mà các hợp đồng này có thể làm cơ sở hình thành tín
dụng. Trong mọi trường hợp, các ngân hàng không liên can đến hoặc bị ràng buộc vào
các hợp đồng như thế, thậm chí ngay cả trong tín dụng có bất kỳ sự dẫn chiếu nào đến
các hợp đồng đó.”
“Điều 5: Trong các nghiệp vụ tín dụng chứng từ, các ngân hàng chỉ giao dịch căn cứ
vào chứng từ chứ không căn cứ vào hàng hóa, dịch vụ và/hoặc các thực hiện khác mà
các chứng từ có thể liên quan đến”.
Đặc trưng này cũng thể hiện nghĩa vụ của ngân hàng không thay đổi. Khi hợp
đồng ngoại thương thay đổi mà không sửa đổi thư tín dụng thì ngân hàng vẫn căn cứ
vào thư tín dụng để thanh toán mà không cần biết đến sự thay đổi của hợp đồng.
Ngược lại, khi thư tín dụng đã được sửa đổi mà không sửa đổi hợp đồng thì khi xuất
Thang Long University Library
10
trình bộ chứng từ thanh toán, tuy phù hợp với hợp đồng nhưng trái với thư tín dụng thì
NHPH vẫn có quyền từ chối thanh toán.
Nói một cách khác, “Thanh toán bằng thư tín dụng là một sự thỏa thuận, trong
đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người
yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho người khác (người hưởng lợi
số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm
vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù
hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng”.
1.2.2. Cơ sở pháp lý của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
Ngày nay, thương mại quốc tế phát triển rộng khắp trên toàn cầu, các quốc gia
tham gia giao dịch, mua bán trên thị trường quốc tế rất lớn. Với lịch sử phát triển, nền
văn hóa mang bản sắc riêng, hệ thống pháp luật, thể chế chính trị khác biệt…, các bên
tham gia luôn gặp phải những khó khăn trở ngại trong giao dịch thương mại với nhau.
Vì vậy, cần thiết phải có những quy định, luật lệ mang tính thống nhất cho tất cả các
quốc gia tham gia thương mại quốc tế, do các tổ chức có trách nhiệm, uy tín trên thế
giới soạn thảo và ban hành nhằm ngăn ngừa, giải quyết những khó khăn và trở ngại
trong thương mại quốc tế.
1.2.2.1. Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Bản sửa đổi 2006,
số xuất bản 600 - Phòng thương mại quốc tế Paris).
Để thống nhất các quy tắc trong TDCT, tránh cho các bên tham gia gặp phải khó
khăn và hạn chế được những tranh chấp, kiện tụng có thể xảy ra do luật lệ các nước
khác nhau, phòng thương mại quốc tế (The International Chamber of Commerce- ICC)
đã biên soạn “Quy tắc và thực hành thống nhất về TDCT”. Kể từ khi được phát hành
năm 1933, UCP đã qua các 06 lần sửa đổi. UCP được sửa đổi lần thứ nhất năm 1951;
sửa đổi lần thứ hai năm 1962 (UCP 222); sửa đổi lần thứ ba năm 1974 (UCP 290); sửa
đổi lần thứ tư năm 1983 (UCP 400); sửa đổi lần thứ năm 1993 (UCP 500), và sửa đổi
lần thứ sáu vào năm 2006 (UCP 600).
Phiên bản mới nhất là UCP 600, hiệu lực 1/7/2007, cho đến nay là phiên bản UCP
hoàn thiện và sâu sắc nhất, đáp ứng được yêu cầu của các bên tham gia, và được thừa
nhận là một bộ quy tắc điều chỉnh việc thực hiện TDCT trên phạm vi toàn thế giới.
Hiện nay, các hiệp hội ngân hàng và các ngân hàng riêng lẻ trên 160 nước trên thế giới
đã công nhận và áp dụng.
Về cơ bản, UCP 600 đã có nhiều điểm mới được bổ sung, sửa đổi nhằm xác định
rõ và giải quyết những xung đột trong thanh toán XNK bằng phương thức TDCT mà
UCP 500 chưa thực hiện được, đáp ứng sự phát triển không ngừng của thực tiễn. Tất
nhiên, bên cạnh những thành tựu, UCP 600 vẫn chưa giải quyết được tất cả các vấn đề
11
thực tiễn đầy phong phú và phức tạp, đòi hỏi ICC sẽ tiếp tục nghiên cứu và sửa đổi để
có thể đáp ứng được sự thay đổi liên tục trong thương mại quốc tế.
Cho đến nay UCP 600 đã tỏ rõ vai trò không thể thiếu của nó trong việc hướng
dẫn và thực hành thống nhất TDCT tạo điều kiện cho phương thức thanh toán TDCT
ngày càng phát triển hoàn thiện cũng như giảm thiểu những rủi ro phát sinh trong
phương thức này.
Thông lệ và tập quán quốc tế là những văn bản quy phạm pháp luật tùy ý. Do đó,
UCP không mang tính chất pháp lý bắt buộc đối với các hội viên, các bên liên quan.
Tính chất pháp lý tùy ý của UCP được thể hiện ở các điểm chính:
Thứ nhất, các phiên bản UCP sau không phủ nhận phiên bản trước đó. Do đó, khi dẫn
chiếu UCP phải nói rõ áp dụng UCP nào.
Thứ hai, chỉ khi trong L/C có dẫn chiếu áp dụng UCP, thì nó mới trở nên có hiệu lực
pháp lý bắt buộc điều chỉnh các bên tham gia.
Thứ ba, các bên có thể thỏa thuận trong L/C: không thực hiện, hoặc thực hiện khác đi
một hoặc một số điều khoản quy định trong UCP, bổ sung thêm những điều khoản vào
L/C mà UCP không đề cập.
Thứ tư, nếu nội dung UCP có xung đột với luật quốc gia, thì luật quốc gia được vượt
lên trên về mặt pháp lý. Điều này hàm ý, phán quyết của toàn án địa phương có thể
phủ nhận nội dung giao dịch bằng L/C.
Thứ năm, trong giao dịch L/C, các bên trước hết phải tuân thủ các điều khoản của L/C,
sau đó là các điều khoản cảu UCP được áp dụng.
Do là văn bản pháp lý tùy ý nên ICC sẽ được miễn trách khi có sai sót, tổn thất
phát sinh trong quá trình áp dụng. Các bên liên quan khi áp dụng UCP cần phải hiểu
thấu đáo nội dung, sử dụng thành thạo kỹ thuật nghiệp vụ có liên quan.
1.2.2.2. Một số quy định và chính sách khác.
- Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế trong kiểm tra chứng từ theo L/C
(International Standard Banking Practice Under Documentary Credit - ICC
Publication No.681 – viết tắt là ISBP 681).
ISBP là văn bản do ICC soạn thảo ra nhằm hướng dẫn kiểm tra chứng từ xuất trình
theo các L/C có áp dụng UCP. Để tương thích với các điều khoản của UCP 600, ICC
đã phê chuẩn bản ISBP 681, văn bản này có hiệu lực từ ngày 01/07/2007. ISBP là sự
bổ sung mang tính thực tiễn cho UCP, nó không sửa đổi UCP mà chỉ giải thích chi tiết
và rõ ràng hơn cách áp dụng các quy tắc của UCP trong giao dịch L/C. Nhờ đó, ISBP
đã làm cho những nguyên tắc chung quy định trong UCP và việc thực hiện nghiệp vụ
thanh toán L/C trên toàn thế giới trở nên thống nhất với nhau.
Thang Long University Library
12
- Bản phụ trương UCP về xuất trình chứng từ điện tử - bản diễn giải số 1.1, hiệu lực
năm 2007 (Supplement To The Uniform Customs And Practice For Documentary
Credit For Electronic Presentation Version 1.1- viết tắt là eUCP 1.1).
Phiên bản mới nhất là eUCP 1.1, eUCP giải quyết các vấn đề liên quan đến xuất trình
chứng từ điện tử, không đề cập đến vấn đề phát hành và gửi thư tín dụng điện tử.
Tương tự như đối với UCP, thư tín dụng sẽ không chịu sự điều chỉnh của eUCP trừ khi
trong nội dung của thư tín dụng quy định rõ. Bản thân eUCP không thể đứng độc lập
và vì vậy cần kết hợp với UCP.
- Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng theo L/C, ấn bản số 725 (Uniform Rules
For Bank - To Bank Reimbursements Under Documentary Credit - URR 725).
Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng ấn bản ICC số 525 gọi tắt là URR
525 được ICC xuất bản vào tháng 11/1995 và có hiệu lực áp dụng vào ngày 1/7/1996.
Hiện nay, ấn bản mới nhất là URR 725, bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/10/2008. URR
725 không nên được xem là bản sửa đổi của URR 525, mà đó chỉ là một tiến trình cập
nhật theo cách đã từng áp dụng đối với eUCP, tức là chỉ thay đổi văn phong để phù
hợp với UCP 600. Trong đó, UCP là văn bản chính, còn các văn bản khác có tính chất
giải thích và làm rõ việc áp dụng và thực hiện UCP.
- Bộ Luật Thương mại Mĩ (Uniform Commercial Code): Bộ luật thương mại Mĩ ra
đời từ năm 1965 nhằm đơn giản và hiện đại hóa các luật điều chỉnh các giao dịch
thương mại, cho phép các bên trong giao dịch thương mại được mở rộng giao dịch dựa
trên những thỏa thuận tập quán thực hành và nhằm thống nhất các quan điểm khác
nhau về luật điều chỉnh. Bộ luật thương mại Mĩ dành hẳn một chương - Article
V.UCC- Letter of Credit để điều chỉnh những vấn đề về giao dịch thư tín dụng nói
chung và những quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ thư tín dụng. Như vậy, khi
tiến hành các giao dịch bằng phương thức TDCT nói chung và giao dịch tín dụng thư
dự phòng nói riêng trên đất Mĩ hoặc với một bên là người Mĩ thì ngoài UCP 600 các
bên có thể dùng UCC để điều chỉnh các vấn đề có liên quan tới giao dịch. UCC được
sử dụng rộng rãi tại đa số các bang của Mĩ vì không có sự mâu thuẫn nhiều với UCP
600. Hơn nữa, nếu có sự mâu thuẫn giữa UCP và UCC, thì UCC sẽ loại trừ UCP trong
các quy định về giao dịch thư tín dụng.
UCC còn có quy định khá rõ ràng về những rủi ro gian lận và lừa gạt trong giao
dịch thư tín dụng (Điều 5-109). Điều này cho thấy sự khá chặt chẽ của bộ luật này vì
vấn đề này không được đề cập trong UCP.
- Các văn bản quy định của ngành, quy chế, văn bản hướng dẫn của các NHTM: tại
Việt Nam hiện nay, các NH tiến hành hoạt động TTQT căn cứ vào những văn bản quy
định chung của ngành cũng như những văn bản hướng dẫn cụ thể của NHTM đó.
13
1.2.3. Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ.
1.2.3.1. Phương thức tín dụng chứng từ được thực hiện theo UCP 600.
Trong TTQT nói chung, hình thức thanh toán bằng L/C được sử dụng phổ biến và
an toàn nhất. Tuy nhiên, thực tiễn thương mại quốc tế cho thấy việc áp dụng phương
thức TDCT tại các quốc gia khác nhau cũng có sự khác biệt. Chính vì thế, UCP 600 có
những chỉ dẫn cụ thể chi tiết về nội dung giao dịch của phương thức này. Tư tưởng cơ
bản của UCP 600 là:
- Ngân hàng và các bên tham gia liên quan chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ, không
dựa trên hàng hóa hoặc dịch vụ.
- Theo UCP 600 thì L/C là không thể hủy ngang.
- Chứng từ được coi như không phù hợp với các điều khoản quy định trong L/C nếu
chứng từ mâu thuẫn với các điều khoản quy định của L/C hay các chứng từ mâu
thuẫn lẫn nhau.
- NHPH có một khoảng thời gian hợp lý không quá 05 ngày làm việc sau khi nhận
được chứng từ để kiểm tra và xác định chứng từ có phù hợp hay không phù hợp,
nếu quá thời gian, NHPH không có quyền thông báo sai sót.
- NH không chịu trách nhiệm kiểm tra các chứng từ không quy định trong L/C.
- NH không chịu trách nhiệm về sự chậm trễ do truyền tin, về lỗi chính tả phát sinh
trong quá trình chuyển giao hoặc truyền tin.
1.2.3.2. Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận.
Bản UCP 600 mang tính chất pháp lý tùy ý, có nghĩa là khi áp dụng nó, các bên
tham gia phải thỏa thuận ghi vào văn bản của hợp đồng và có dẫn chiếu trong L/C.
TDCT là một thỏa thuận, có nghĩa là một cam kết trả tiền có điều kiện: người hưởng
lợi phải xuất trình bộ chứng từ đúng hạn và các nội dung trong bộ chứng từ phải phù
hợp với các điều kiện trong L/C. Sự cam kết trả tiền của ngân hàng căn cứ vào bộ
chứng từ chứ không dựa vào thực tế giao hàng.
1.2.3.3. Tín dụng chứng từ dựa trên chứng từ.
Trong phương thức thanh toán TDCT, ngân hàng chỉ căn cứ vào đơn yêu cầu mở
thư tín dụng của người mua gửi đến để lập thư tín dụng cam kết trả tiền cho người bán
chứ không căn cứ vào hợp đồng thương mại. Sau khi người bán cam kết giao hàng,
nếu xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản, điều kiện quy định
trong thư tín dụng thì ngân hàng phát hành sẽ trả tiền mà không căn cứ vào việc bộ
chứng từ đó có phù hợp với hợp đồng hay không. Điều đó có nghĩa là việc chi trả của
ngân hàng có liên quan mật thiết với việc thể hiện chứng từ mà không xét đến thực
Thang Long University Library
14
trạng của hàng hóa. Nguyên tắc này được quy định trong Điều 4 của UCP 600: "Các
nguyên tắc và cách sử dụng thích hợp liên quan tới tín dụng thư kèm chứng từ".
Nhưng dù được thực hiện dưới hình thức nào, có những chủ thể nào tham gia hay
bản chất của nó là gì thì một yếu tố không thể không nhắc đến trong phương thức này
là thư tín dụng. Đây chính là xương sống cho việc xác lập cũng như thực hiện thanh
toán theo phương thức TDCT.
1.2.4. Nội dung của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
1.2.4.1. Nội dung chủ yếu của thư tín dụng.
-- SSốố hhiiệệuu LL//CC:: Tất cả các thư tín dụng đều phải có số hiệu riêng để thuận lợi trong việc
trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện thư tín dụng, hoặc để ghi vào
các chứng từ có liên quan như hối phiếu hay các chứng từ cần thiết khác.
-- ĐĐịịaa đđiiểểmm pphháátt hhàànnhh LL//CC:: là nơi NH mở L/C viết cam kết thanh toán tiền cho nhà XK.
Địa điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc chọn pháp luật áp dụng khi giải quyết
những tranh chấp về L/C.
-- NNggààyy pphháátt hhàànnhh LL//CC:: là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở L/C với
người XK, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C, là căn cứ để người XK kiểm
tra xem người NK thực hiện mở L/C có đúng hạn như hợp đồng đã quy định không.
-- TTêênn,, đđịịaa cchhỉỉ ccủủaa nnhhữữnngg nnggưườờii ccóó lliiêênn qquuaann đđếếnn LL//CC..
+ Các thương nhân: bao gồm người NK là người yêu cầu mở L/C, người XK là
người hưởng lợi L/C.
+ Các ngân hàng tham gia: bao gồm NH mở L/C, ngân hàng thông báo, ngân
hàng trả tiền, ngân hàng xác nhận và các ngân hàng khác (nếu có).
+ Các cơ quan tổ chức: những tổ chức cấp chứng từ liên quan như Bộ thương
mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp, cơ quan hải quan, tổ chức kiểm định hàng
hóa, người chuyên chở, Công ty bảo hiểm…
-- SSốố ttiiềềnn ccủủaa tthhưư ttíínn ddụụnngg:: Số tiền này vừa được ghi bằng số, vừa được ghi bằng chữ
và thống nhất với nhau, tên của đơn vị tiền tệ phải ghi rõ ràng.
-- TThhờờii hhạạnn hhiiệệuu llựựcc ccủủaa tthhưư ttíínn ddụụnngg:: là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả
tiền cho nhà xuất khẩu nếu người này xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù
hợp với những quy định trong L/C. Thời hạn này được tính từ ngày mở L/C đến hết
ngày hiệu lực của L/C.
-- TThhờờii hhạạnn ttrrảả ttiiềềnn ccủủaa LL//CC:: là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền về sau, tùy thuộc theo
quy định trong hợp đồng ngoại thương.
-- TThhờờii hhạạnn ggiiaaoo hhàànngg:: được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán quy định. Thời hạn
giao hàng có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C.
15
-- NNhhữữnngg nnộộii dduunngg vvềề hhàànngg hhóóaa:: Bao gồm tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy
cách phẩm chất, bao bì, mã ký hiệu…
-- NNhhữữnngg nnộộii dduunngg vvềề vvậậnn ttảảii,, ggiiaaoo nnhhậậnn hhàànngg hhóóaa:: bao gồm điều kiện cơ sở giao hàng,
nơi gửi, nơi giao hàng, cách vận chuyển, cách giao hàng…
-- NNhhữữnngg cchhứứnngg ttừừ nnggưườờii xxuuấấtt kkhhẩẩuu pphhảảii xxuuấấtt ttrrììnnhh:: được coi là nội dung then chốt
trong thư tín dụng, bộ chứng từ quy định trong thư tín dụng là một bằng chứng của
người XK chứng minh rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng
những điều quy định trong thư tín dụng. Nếu bộ chứng từ phù hợp với những quy định
trong thư tín dụng, ngân hàng mở L/C sẽ tiến hành trả tiền cho người XK.
Bộ chứng từ theo L/C là nhiều hay ít phụ thuộc vào tính chất hàng háo, yêu cầu của
nước nhập khẩu, đặc biệt là yêu cầu của người mua. Điểm chung nhất là đều theo yêu
cầu của L/C. Bộ chứng từ thường bao gồm:
+ Chứng từ vận tải.
+ Chứng từ bảo hiểm (nếu người XK chịu trách nhiệm mua).
+ Hóa đơn thương mại.
+ Hối phiếu.
+ Phiếu đóng gói/phân loại (bản kê chi tiết).
+ Giấy chứng nhận số lượng/chất lượng/trọng lượng.
+ Giấy chứng nhận kiểm định.
+ Giấy chứng nhận xuất xứ.
+ Và một số giấy tờ khác theo yêu cầu của người NK.
-- CCaamm kkếếtt ttrrảả ttiiềềnn ccủủaa nnggâânn hhàànngg mmởở LL//CC:: đây là nội dung cuối cùng của thư tín dụng
và nó ràng buộc trách nhiệm của NH mở L/C cam kết trả tiền bằng uy tín và trách
nhiệm của mình đối với khách hàng. NH chỉ thực hiện cam kết với điều kiện người
XK phải trình được bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản quy định trong L/C.
-- NNhhữữnngg đđiiềềuu kkhhooảảnn đđặặcc bbiiệệtt kkhháácc:: ngoài những nội dung kể trên, NH mở L/C nhập
khẩu có thể thêm những nội dung khác, ví dụ như có thể hoàn trả tiền bằng điện T/T…
-- CChhữữ kkýý ccủủaa nnggâânn hhàànngg mmởở LL//CC..
Trên đây là những nội dung quan trọng tất yếu phải có trong bất kỳ một thư tín
dụng nào. Đây đồng thời cũng là những nội dung mà các ngân hàng cũng như hai bên
mua bán thường tiến hành kiểm tra rất kỹ trước khi tiến hành thanh toán.
Thang Long University Library
16
1.2.4.2. Quy trình tiến hành thanh toán tín dụng chứng từ.
Các bên tham gia trong thanh toán bằng L/C.
Trong TTQT theo phương thức TDCT thường có các bên tham gia như sau:
NNggưườờii yyêêuu ccầầuu mmởở tthhưư ttíínn ddụụnngg ((TThhee AApppplliiccaanntt ffoorr tthhee ccrreeddiitt))..
Người yêu cầu mở thư tín dụng là người mua, người NK hàng hóa, hoặc là người
mua ủy thác cho người khác. Khi tiến hành giao dịch thanh toán, người NK căn cứ vào
các điều khoản trong hợp đồng lập đơn xin mở thư tín dụng rồi gửi đến một NH đã
được chỉ định hoặc tự chọn để yêu cầu mở L/C cho người được hưởng. Đây thường là
NH mà người yêu cầu mở L/C có tài khoản hoặc quan hệ tín dụng. Người mua phải trả
một khoản thủ tục phí cho NH mở L/C và thường phải ký quỹ giá trị kim ngạch của
L/C tại NH. Người mua có quyền từ chối hay không hoàn trả toàn bộ hay một phần số
tiền của L/C nếu xét thấy bộ chứng từ không phù hợp với điều kiện đã nêu trong L/C.
NNggưườờii tthhụụ hhưưởởnngg tthhưư ttíínn ddụụnngg ((TThhee bbeenneeffiicciiaarryy))..
Người hưởng lợi của L/C là người bán, người XK hay bất cứ người nào khác mà
người bán chỉ định. Quyền lợi và nghĩa vụ của người hưởng lợi là kiểm tra L/C do
người NK mở xem có phù hợp với quy định trong hợp đồng hay không; nếu đồng ý thì
tiến hành giao hàng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng đồng thời lập bộ chứng từ
gửi cho người mua thông qua NH trung gian.
NNggâânn hhàànngg pphháátt hhàànnhh tthhưư ttíínn ddụụnngg ((OOppeenniinngg BBaannkk// IIssssuuiinngg BBaannkk))..
Ngân hàng phát hành (NHPH), hay còn được gọi là NH mở thư tín dụng là NH đại
diện cho người NK. Trước tiên, NHPH đứng ra mở L/C theo yêu cầu của người NK.
NHPH có trách nhiệm thanh toán tiền cho người XK khi người XK xuất trình được bộ
chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C. NH mở L/C thường được
hai bên mua bán thỏa thuận lựa chọn và quy định trong hợp đồng, nếu chưa có sự quy
định trước, người NK có quyền lựa chọn.
Quyền và nghĩa vụ chủ yếu của ngân hàng này như sau:
- Căn cứ vào đơn xin mở L/C của người NK để phát hành L/C và tìm cách thông báo
L/C đó cùng với việc gửi bản gốc L/C cho người XK.
- Thông thường việc thông báo và gửi L/C cho người XK phải thông qua một NH đại
lý của nó ở nước người XK.
- Sửa đổi, bổ sung những yêu cầu của người xin mở L/C của người XK đối với L/C đã
được mở nếu có sự đồng ý của họ.
- Kiểm tra chứng từ của người XK gửi đến, nếu xét thấy những chứng từ đó phù hợp
với những điều quy định trong L/C và không mâu thuẫn lẫn nhau thì trả tiền cho người
XK và đòi lại tiền người NK, ngược lại thì từ chối thanh toán.
17
- Ngân hàng được miễn trách trong các trường hợp bất khả kháng như chiến tranh,
đình công, nổi loạn, khởi nghĩa, lụt lội, động đất, hoả hoạn... Nếu L/C hết hạn giữa lúc
đó, NH cũng không chịu trách nhiệm thanh toán những bộ chứng từ gửi đến vào dịp
đó, trừ khi đã có những quy định dự phòng.
- Mọi hậu quả sinh ra do lỗi của mình, NH mở L/C phải chịu trách nhiệm.
- NH được thu phí từ phát hành L/C và các khoản phí khác liên quan đến L/C, các
khoản thu nhập liên quan đến chuyển đổi tiền tệ.
NNggâânn hhàànngg tthhôônngg bbááoo tthhưư ttíínn ddụụnngg ((AAddvviissiinngg BBaannkk))..
Ngân hàng thông báo thư tín dụng thường là NH đại lý cho NHPH tại nước của
người XK. Ngân hàng thông báo có trách nhiệm thông báo L/C nhận được từ NHPH
cho người XK sau khi xác định được tính chân thực của L/C.
Ngân hàng thông báo có quyền lợi và nghĩa vụ chủ yếu như sau:
- Khi nhận được điện thông báo L/C của NH mở L/C, ngân hàng này sẽ chuyển toàn
bộ nội dung L/C đã nhận được cho người XK dưới hình thức văn bản.
- Ngân hàng thông báo chỉ chịu trách nhiệm chuyển nguyên văn bức điện đó, chứ
không chịu trách nhiệm phải dịch, diễn giải các từ chuyên môn ra tiếng địa phương.
- Ngân hàng phải chịu trách nhiệm nếu thông báo sai những nội dung điện đã nhận.
- Khi nhận được bộ chứng từ của người XK chuyển tới, NH phải chuyển ngay và
nguyên vẹn bộ chứng từ đó tới NH mở L/C.
- Ngân hàng không chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh ra do chậm trễ hoặc
mất mát chứng từ trên đường đi đến NH mở L/C, miễn là chứng minh rằng mình đã
gửi nguyên vẹn và đúng hạn bộ chứng từ đó qua bưu điện. NH thông báo thường được
NH mở L/C ủy nhiệm làm nhiệm vụ của NH trả tiền.
NNggâânn hhàànngg xxáácc nnhhậậnn ((CCoonnffiirrmmiinngg BBaannkk))..
Là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của mình vào L/C theo yêu cầu hoặc theo sự ủy
quyền của NHPH.
NNggâânn hhàànngg đđưượợcc cchhỉỉ đđịịnnhh ((NNoommiinnaatteedd BBaannkk))..
Ngân hàng được chỉ định (NHđCĐ) là NH mà tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc
chiết khấu. Đối với L/C có giá trị tự do, thì bất kỳ NH nào đều có thể trở thành
NHđCĐ. Trách nhiệm kiểm tra chứng từ của NHđCĐ là giống như NHPH khi nhận
được bộ chứng từ.
NHđCĐ có thể là NH xác nhận (Confirming Bank), NH trả tiền (Paying Bank),
NH chiết khấu (Negotiating Bank), NH chấp nhận (Accepting Bank), NH trả chậm
(Deferred undertaking Bank).
Thang Long University Library
18
Quy trình nghiệp vụ thanh toán bằng L/C.
Sơ đồ 1.4. Quy trình nghiệp vụ L/C
(Trường hợp L/C có giá trị thanh toán tại NHPH)
Bước 1: Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán
theo phương thức L/C.
Bước 2: Căn cứ vào các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương, nhà NK
làm đơn gửi đến ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu ngân hàng phát hành một L/C cho
nhà XK hưởng.
Bước 3: Căn cứ vào đơn mở L/C, nếu đồng ý, NHPH lập L/C và thông qua NH đại lý
hoặc chi nhánh của mình ở nước nhà xuất khẩu để thông báo L/C cho nhà xuất khẩu.
Bước 4: Khi nhận được L/C, NHTB kiểm tra, nếu L/C là chân thật thì thông báo báo
nhà XK, nếu không chân thật thì trả lại NHPH.
Bước 5: Nhà xuất khẩu kiểm tra L/C, nếu phù hợp với hợp đồng đã ký thì tiến hành
giao hàng, nếu không phù hợp thì đề nghị sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp
đồng ngoại thương.
Bước 6 và bước 6’: Sau khi giao hàng, nhà XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C
và xuất trình cho NHPH để được thanh toán.
Bước 7: NHPH sau khi kiểm tra chứng từ, nếu thấy xuất trình phù hợp thì tiến hành
thanh toán, nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại nguyên vẹn bộ
chứng từ cho nhà XK.
Bước 8: Nhà NK hoàn trả tiền cho NHPH.
Bước 9: NHPH trao bộ chứng từ cho nhà NK.
(5)
(1)
(9) (8) (2)
(7’) (6) (4)
(7)
(3)
Ngân hàng
phát hành
Người nhập khẩu Người xuất khẩu
Ngân hàng
thông báo(6’)
19
Sơ đồ 1.5. Quy trình nghiệp vụ L/C
(Trường hợp L/C có giá trị thanh toán tại NHđCĐ)
Bước 1: Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán
theo phương thức L/C.
Bước 2: Căn cứ vào các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương, nhà NK
làm đơn gửi đến ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu ngân hàng phát hành một L/C cho
nhà XK hưởng.
Bước 3: Căn cứ vào đơn mở L/C, nếu đồng ý, NHPH lập L/C và thông qua NH đại lý
hoặc chi nhánh của mình ở nước nhà xuất khẩu để thông báo L/C cho nhà xuất khẩu.
Bước 4: Khi nhận được L/C, NHTB kiểm tra, nếu L/C là chân thật thì thông báo báo
nhà XK, nếu không chân thật thì trả lại NHPH.
Bước 5: Nhà xuất khẩu kiểm tra L/C, nếu phù hợp với hợp đồng đã ký thì tiến hành
giao hàng, nếu không phù hợp thì đề nghị sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp
đồng ngoại thương.
Bước 6: Sau khi giao hàng, nhà XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình
cho NHđCĐ để thanh toán.
Bước 7: NHđCĐ sau khi kiểm tra chứng từ, nếu thấy xuất trình phù hợp thì tiến hành
thanh toán, nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại nguyên vẹn bộ
chứng từ cho nhà XK.
Bước 8: NHđCĐ gửi bộ chứng từ cho NHPH để được hoàn trả.
Bước 9: NHPH kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L.C thì tiến hành thanh
toán cho NHđCĐ, nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại nguyên
vẹn bộ chứng từ cho NHđCĐ.
Bước 10: NHPH đòi tiền nhà NK và chuyển bộ chứng từ cho nhà NK sau khi đã nhận
được tiền hoặc chấp nhận thanh toán.
Bước 11: Nhà NK kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì trả tiền hoặc
chấp nhận hối phiếu, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền.
Người nhập khẩu
(11) (10) (2)
(3)
(9)
(7) (6) (4)
(1)
(5)
Ngân hàng
phát hành
Người xuất khẩu
NH thông báo
& NHđCĐ
(8)
Thang Long University Library
20
1.2.4.3. Phân loại tín dụng thư.
Trong thanh toán quốc tế thường có các loại thư tín dụng chủ yếu sau:
PPhhâânn tthheeoo llooạạii hhììnnhh::
TTíínn ddụụnngg tthhưư hhủủyy nnggaanngg ((RReevvooccaabbllee LL//CC))..
(Loại L/C này đã bị bỏ theo UCP 600 và tất cả các thư tín dụng là không thể hủy
ngang trong trường hợp dẫn chiếu theo UCP 600).
Là loại thư tín dụng mà NH mở L/C và người NK có thể sửa đổi, bổ sung hoặc
có thể hủy bỏ L/C bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người thụ hưởng L/C.
Tín dụng thư hủy ngang chứa đựng rủi ro đối với người bán vì việc sửa đổi hay
hủy thư tín dụng có thể xảy ra khi hàng hóa đang trên đường vận chuyển hoặc trước
khi việc thanh toán được thực hiện.
Thư tín dụng hủy ngang chỉ được sử dụng trong các trường hợp:
- Việc giao hàng được thực hiện giữa công ty mẹ và công ty con.
- Giữa người mua và người bán có quan hệ tín dụng rất tốt.
TTíínn ddụụnngg tthhưư kkhhôônngg tthhểể hhủủyy nnggaanngg ((IIrrrreevvooccaabbllee LL//CC))..
Là loại thư tín dụng sau khi đã được mở ra và người XK thừa nhận thì NH mở
L/C không được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu
không có sự đồng thuận của người thụ hưởng và ngân hàng xác nhận (nếu có), do đó
quyền lợi của người bán được đảm bảo hơn.
Do đảm bảo tính an toàn và cân bằng được quyền lợi của các bên tham gia nên
loại tín dụng thư này được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong thương mại quốc tế.
PPhhâânn tthheeoo pphhưươơnngg tthhứứcc ssửử ddụụnngg::
TTíínn ddụụnngg tthhưư kkhhôônngg hhủủyy nnggaanngg ccóó ggiiáá ttrrịị ttrrựựcc ttiiếếpp ((IIrrrreevvooccaabbllee ssttrraaiigghhtt ddooccuummeenntt
ccrreeddiitt))..
Là loại tín dụng thư mà chứng từ được yêu cầu xuất trình trực tiếp để thanh toán
tại NHPH. Do vậy thời hạn hiệu lực sẽ kết thúc tại NHPH. Loại tín dụng thư này
thường có cam kết của NHPH.
TTíínn ddụụnngg tthhưư kkhhôônngg tthhểể hhủủyy nnggaanngg ccóó xxáácc nnhhậậnn ((CCoonnffiirrmmeedd IIrrrreevvooccaabbllee LLeetttteerr ooff
CCrreeddiitt))..
Là loại L/C không thể hủy bỏ, được một NH khác xác nhận đảm bảo trả tiền theo
yêu cầu của NH mở L/C. Với loại L/C này người XK ký phát hối phiếu đòi tiền NH
mở L/C nhưng gửi thẳng cho NH xác nhận để thanh toán. NH xác nhận chịu trách
nhiệm thanh toán tiền cho người XK nếu như NH mở L/C không trả tiền được cho
người XK.
21
Như vậy, trách nhiệm của ngân hàng xác nhận giống như NH mở L/C, do đó NH
mở L/C phải trả thủ tục phí xác nhận, có khi còn phải ký quỹ tại ngân hàng xác nhận
Tỷ lệ ký quỹ có khi lên tới 100% trị giá L/C tại ngân hàng xác nhận.
Nguyên nhân có loại L/C này là do người XK không hoàn toàn tin tưởng vào NH
mở L/C và giá trị của L/C tương đối lớn.
Do có hai NH cùng đứng ra cam kết trả tiền cho người XK nên L/C loại này là
loại đảm bảo nhất cho người XK nhưng có thể làm giảm uy tín của NH mở L/C.
TTíínn ddụụnngg tthhưư kkhhôônngg tthhểể hhủủyy nnggaanngg,, mmiiễễnn ttrruuyy đđòòii ((IIrrrreevvooccaabbllee wwiitthhoouutt rreeccoouurrssee LLeetttteerr
ooff CCrreeddiitt))..
Là loại L/C mà sau khi người XK đã được trả tiền thì NH mở L/C không còn
quyền đòi lại tiền người XK trong bất cứ trường hợp nào. Khi dùng loại L/C này,
người XK khi ký phát hối phiếu phải ghi câu “miễn truy đòi lại người ký phát”
(without recourse to drawers) đồng thời trong L/C này cũng phải ghi như vậy. Đây
cũng là loại L/C được sử dụng phổ biến trong TTQT.
TTíínn ddụụnngg tthhưư cchhuuyyểểnn nnhhưượợnngg ((TTrraannssffeerraabbllee LLeetttteerr ooff CCrreeddiitt))..
Là loại L/C không thể hủy ngang, quy định quyền của người hưởng lợi thứ nhất
có thể yêu cầu NH mở L/C chuyển nhượng toàn bộ hay một phần giá trị L/C cho một
hay nhiều người khác nhưng chỉ được chuyển nhượng một lần. Chi phí chuyển
nhượng do người hưởng lợi đầu tiên chịu. Việc chuyển nhượng L/C không có nghĩa
là hợp đồng mua bán cũng được chuyển nhượng. Người thụ hưởng đầu tiên là người
chịu trách nhiệm chính với người NK.
TTíínn ddụụnngg tthhưư ttuuầầnn hhooàànn ((RReevvoollvviinngg LLeetttteerr ooff CCrreeddiitt))..
Là loại L/C không thể hủy bỏ, sau khi sử dụng xong đã hết thời hạn hiệu lực thì nó
lại tự động có giá trị như cũ, và cứ như vậy nó tuần hoàn cho đến khi nào tổng giá trị
hợp đồng được thực hiện. Quy trình nghiệp vụ giống L/C không thể hủy ngang.
L/C tuần hoàn có thể khống chế việc thực hiện tuần hoàn theo hai cách:
-- TThheeoo tthhờờii ggiiaann:: là khống chế thời hạn hiệu lực của L/C trong mỗi lần tuần hoàn và
tổng giá trị L/C. Theo cách này có thể là L/C tích lũy (Cummulative revolving Letter
of Credit) hoặc không tích lũy (No cummulative revolving Letter of Credit)
+ Loại L/C tuần hoàn có tích lũy: Là loại L/C cho phép chuyển phần trị giá L/C
trước chưa dùng hết vào trị giá L/C sau và cứ như vậy cho đến L/C cuối cùng.Trong
thời gian hiệu lực của L/C, người XK vì một lý do nào đó mà không thực hiện đầy đủ
trị giá trên L/C thì qua L/C kế tiếp người XK có thể tiếp tục thực hiện trị giá của kỳ
trước chưa thực hiện được cộng với trị giá thực hiện trong kỳ này.
Thang Long University Library
22
+ Loại L/C tuần hoàn không tích lũy: là loại L/C không cho phép chuyển giá trị
của L/C trước để tăng trị giá của L/C sau nếu L/C trước chưa sử dụng hết.
-- TThheeoo ggiiáá ttrrịị:: là L/C được phép khôi phục lại giá trị ngay khi giá trị cũ đã được sử
dụng. Loại L/C này ít được sử dụng vì nó tạo ra một cam kết vô hạn của NHPH. Do đó
thông thường khi phát sinh nhu cầu thanh toán L/C tuần hoàn, các NH thường phát
hành L/C khống chế theo thời gian hoặc khống chế cả số tiền và thời gian.
Có ba cách tuần hoàn:
-- TTuuầầnn hhooàànn ttựự đđộộnngg:: nghĩa là L/C tiếp sau tự động có giá trị, không cần sự thông
báo của NHPH L/C.
-- TTuuầầnn hhooàànn kkhhôônngg ttựự đđộộnngg:: nghĩa là chỉ khi nào NHPH L/C thông báo cho người
bán thì L/C mới có giá trị hiệu lực.
-- TTuuầầnn hhooàànn hhạạnn cchhếế (bán tự động): nghĩa là nếu sau vài ngày kể từ ngày L/C cũ hết
hạn hiệu lực hoặc đã sử dụng hết mà không có ý kiến gì của NHPH thì L/C kế tiếp tự
động có giá trị hiệu lực.
Trong thanh toán L/C tuần hoàn với khoảng thời gian dài như vậy thì tình hình tài
chính của người NK có thể xấu đi, hoặc có những biến động trên thị trường tiêu thụ,
hàng hóa bị ứ đọng mà người NK vẫn phải tiếp tục nhập hàng về, không hủy bỏ được
L/C. Tất cả những rủi ro đó của nhà NK sẽ dẫn đến những rủi ro cho NHPH. Vì vậy,
loại L/C này chỉ được sử dụng trong việc mua bán những hàng hóa với số lượng đều
đặn và nhiều lần trong năm. Để giảm bớt rủi ro cho mình, NHPH thường chỉ định L/C
tuần hoàn hạn chế hoặc không tự động hơn là tuần hoàn tự động.
Loại L/C này thường được dùng khi các bên tin cậy lẫn nhau, mua hàng thường
xuyên, định kỳ, khối lượng lớn và trong thời gian dài.
TTíínn ddụụnngg tthhưư ggiiáápp llưưnngg ((BBaacckk ttoo bbaacckk LLeetttteerr ooff CCrreeddiitt))..
Khi người hưởng nhận được một L/C (L/C gốc), không phải L/C chuyển nhượng,
song không thể tự mình cung cấp hàng hóa, khi đó họ có thể thỏa thuận với ngân hàng
của mình phát hành một L/C thứ hai (L/C giáp lưng) với nội dung tương tự cho người
cung cấp hàng hóa.
Như vậy, điều khác biệt cơ bản nhất so với nghiệp vụ L/C chuyển nhượng là L/C
gốc và L/C giáp lưng hoàn toàn độc lập với nhau. Vì vậy, người cung cấp hàng hóa
(người hưởng lợi L/C giáp lưng) có thể yên tâm về mặt thanh toán. Về nguyên tắc, L/C
gốc sẽ là vật thế chấp hoặc sự đảm bảo cho việc thanh toán L/C giáp lưng, song việc
thanh toán cho nhà cung cấp sẽ được thực hiện trước khi NHPH L/C giáp lưng nhận
được thanh toán từ L/C gốc, đây cũng là một rủi ro đối với NHPH L/C giáp lưng nếu
NHPH L/C gốc từ chối thanh toán, vì vậy không phải lúc nào NH cũng coi L/C gốc là
vật đảm bảo để phát hành L/C giáp lưng. Để đảm bảo an toàn cho mình, NHPH L/C
23
giáp lưng phải kiểm tra chặt chẽ chứng từ của L/C giáp lưng, phối hợp với khách hàng
để hoàn thiện các chứng từ thanh toán L/C gốc hoặc phải thực hiện nghiêm ngặt chế
độ ký quỹ và thế chấp đối với người hưởng lợi thứ nhất (người trung gian).
TTíínn ddụụnngg tthhưư vvớớii đđiiềềuu kkhhooảảnn đđỏỏ ((RReedd ccllaauussee LLeetttteerr ooff CCrreeddiitt))..
Là loại L/C đặc biệt, trong đó có một điều khoản ghi rõ NHPH sẽ chuyển tiền hoặc
ủy quyền cho NHTB (hay NH xác nhận, NH chiết khấu) để thực hiện ứng trước cho
người hưởng lợi một số tiền nhất định, thông thường tính theo tỷ lệ phần trăm so với
giá trị L/C. Người hưởng lợi phải xuất trình chứng từ tại NH mà họ đã nhận tiền ứng
trước và phải bồi hoàn lại số tiền này nếu không xuất trình đủ chứng từ hợp lệ trong
thời hạn quy định. Số tiền ứng trước được thực hiện theo yêu cầu của người mở L/C.
Đối với khoản ứng trước này, người ta thường quy định vào một điều khoản đặc
biệt nhằm tạo điều kiện cho các bên liên quan trong L/C.
Rủi ro trong thanh toán loại L/C này là tiền ứng trước có thể bị sử dụng không
đúng mục đích, chứng từ do nhà XK xuất trình có thể không phù hợp hoặc người XK
không hoàn thành được việc sản xuất hàng hóa mà cũng không hoàn lại được tiền ứng
trước cho NH.
TTíínn ddụụnngg tthhưư ddựự pphhòònngg ((SSttaanndd--bbyy LLeetttteerr ooff CCrreeddiitt))..
Để đảm bảo quyền lợi của nhà nhập khẩu trong trong trường hợp nhà xuất khẩu đã
nhận được L/C, tiền đặt cọc và tiền ứng trước, nhưng không có khả năng giao hàng,
hoặc không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng như đã quy định trong L/C, đòi hỏi ngân
hàng phục vụ nhà xuất khẩu phát hành một L/C, trong đó cam kết với người nhập khẩu
là sẽ hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc, tiền ứng trước và chi phí mở L/C cho nhà nhập khẩu.
Một L/C như vậy gọi là L/C dự phòng.
TTíínn ddụụnngg tthhưư đđốốii ứứnngg ((RReecciipprrooccaall LLeetttteerr ooff CCrreeddiitt))..
Trong phương thức mua bán hàng đổi hàng, hai bên chỉ phải ký với nhau một hợp
đồng mua bán có tổng giá trị hàng hóa trao đổi với nhau bằng nhau. Mục đích của giao
dịch hàng đổi hàng là giá trị sử dụng của hàng chứ không phải là tiền tệ mặc dù phần
chênh lệch của trao đổi có thể thanh toán bằng tiền. Do không thể loại trừ khả năng
xảy ra sau khi một trong hai bên không hoàn thành đúng nghĩa vụ giao hàng như đã
quy định của hợp đồng, hơn nữa việc giao hàng khó có thể tiến hành đồng thời. Để
đảm bảo việc thanh toán, hai bên thống nhất sử dụng thư tín dụng đối ứng cho nhau
hưởng. L/C đối ứng là loại L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C kia đối ứng với nó đã
mở ra. Nghĩa là nhà XK khi nhận được L/C do nhà NK mở thì phải mở lại L/C tương
ứng thì mới có giá trị.
Thang Long University Library
24
PPhhâânn tthheeoo pphhưươơnngg tthhứứcc tthhaannhh ttooáánn::
TTíínn ddụụnngg tthhưư ttrrảả nnggaayy ((SSiigghhtt LL//CC))..
Là loại L/C không thể hủy ngang trong đó quy định về nghĩa vụ trả tiền ngay sau
khi nhận được bộ chứng từ thanh toán của người bán/Ngân hàng phát hành. Có nghĩa
là L/C phải được thanh toán theo yêu cầu của người thụ hưởng.
Rủi ro trong loại thư tín dụng này là thường phải thanh toán trước khi nhận hàng,
vì hối phiếu và bộ chứng từ thường đến trước khi hàng nhập cảng.
TTíínn ddụụnngg tthhưư ttrrảả cchhậậmm ((DDeeffeerrrreedd LL//CC))..
Là loại L/C không thể hủy bỏ, trong đó NH mở L/C hay là NH xác nhận L/C cam
kết cam kết thanh toán cho người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng một số ngày sau
khi bộ chứng từ hoàn hảo được xuất trình hoặc sau ngày giao hàng.
Loại thư tín dụng này có hai dạng:
-- LL//CC ccóó kkỳỳ hhạạnn:: Là loại L/C không hủy ngang trong đó NHPH sẽ chấp nhận hối
phiếu có kỳ hạn do người hưởng lợi ký phát khi họ xuất trình được bộ chứng từ hoàn
hảo. Những hối phiếu này nhà XK có thể giữ cho đến thời hạn thanh toán và lúc ấy
trình nộp NH để nhận tiền hoặc bán/chuyển nhượng trên thị trường. Các NHPH có thể
mua hối phiếu hoặc chấp nhận thanh toán cho chính mình.
-- LL//CC ttrrảả ddầầnn:: Là loại L/C không thể hủy ngang trong đó quy định người hưởng
sẽ được thanh toán dần toàn bộ số tiền của L/C theo những thời hạn đã quy định rõ
trong L/C đó. Khác với loại thư tín dụng có kỳ hạn, loại L/C này không đòi hỏi hối
phiếu do người bán ký phát. Do đó, người bán không có quyền lợi pháp lý đối với hối
phiếu và quyền truy đòi liên quan đến hối phiếu đó.
1.2.5. Thuận lợi và khó khăn đối với các bên tham gia.
Trong giao dịch thương mại quốc tế hiện đại, các bên đối tác thường lựa chọn
TDCT làm phương thức thanh toán. Sở dĩ TDCT được ưa chuộng và sử dụng phổ biến
như vậy là do nó có những đặc điểm nổi bật so với các phương thức thanh toán khác.
Nếu như phương thức chuyển tiền, nhờ thu gây bất lợi cho một bên người mua
hoặc một bên người bán, cũng có khi là cả hai bên thì phương thức thanh toán TDCT
tỏ ra ưu việt hơn, nó không những mang lại một số quyền lợi nhất định cho NH mà nó
còn đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên tham gia xuất - nhập khẩu: Người bán đảm bảo
được thanh toán nếu xuất trình được bộ chứng từ hoàn chỉnh, hợp lệ, còn người mua
cũng đảm bảo nhận được hàng đúng thời hạn, đúng như quy định trong hợp đồng.
Cụ thể, phương thức thanh toán TDCT có những ý nghĩa nhất định như sau:
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội

More Related Content

What's hot

Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận
Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luậnBộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận
Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luậnkudos21
 
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdf
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdfGiáo trình thanh toán quốc tế.pdf
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdfMan_Ebook
 
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...Dương Hà
 

What's hot (20)

Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOTLuận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOT
 
Dap an-mon-quan-tri-ngan-hang-thuong-mai
Dap an-mon-quan-tri-ngan-hang-thuong-maiDap an-mon-quan-tri-ngan-hang-thuong-mai
Dap an-mon-quan-tri-ngan-hang-thuong-mai
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
 
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
 
Giải pháp hoàn thiện thanh toán quốc tế tại Ngân hàng BIDV, HAY
Giải pháp hoàn thiện thanh toán quốc tế tại Ngân hàng BIDV, HAYGiải pháp hoàn thiện thanh toán quốc tế tại Ngân hàng BIDV, HAY
Giải pháp hoàn thiện thanh toán quốc tế tại Ngân hàng BIDV, HAY
 
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
 
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại VietcombankĐề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agribank, 9đ
Luận văn: Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agribank, 9đLuận văn: Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agribank, 9đ
Luận văn: Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agribank, 9đ
 
Đề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
Đề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietinbank, HAYĐề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
Đề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
 
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOTĐề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng VPBank, 9đ
Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng VPBank, 9đHoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng VPBank, 9đ
Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng VPBank, 9đ
 
Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận
Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luậnBộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận
Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdf
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdfGiáo trình thanh toán quốc tế.pdf
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdf
 
Luận văn: Phân tích tình hình cho vay tại Công ty Tài chính, 9đ
Luận văn: Phân tích tình hình cho vay tại Công ty Tài chính, 9đLuận văn: Phân tích tình hình cho vay tại Công ty Tài chính, 9đ
Luận văn: Phân tích tình hình cho vay tại Công ty Tài chính, 9đ
 
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN - TẢI FREE QUA ZALO: 09...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN - TẢI FREE QUA ZALO: 09...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN - TẢI FREE QUA ZALO: 09...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN - TẢI FREE QUA ZALO: 09...
 

Similar to Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội

Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...NOT
 
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việ...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việ...Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việ...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chauCac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chauMan_Ebook
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẢI MIỄ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẢI MIỄ...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẢI MIỄ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẢI MIỄ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...NOT
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội (20)

Báo cáo phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty xuất nhập khẩu
Đề tài: Công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty xuất nhập khẩuĐề tài: Công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty xuất nhập khẩu
Đề tài: Công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty xuất nhập khẩu
 
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế 2018
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế 2018Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế 2018
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế 2018
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...
 
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TNHH MỘT THÀN...
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TNHH MỘT THÀN...GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TNHH MỘT THÀN...
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TNHH MỘT THÀN...
 
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việ...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việ...Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việ...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việ...
 
Đề tài chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO, HOT
 
Đề tài chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần, HAY
Đề tài chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần, HAYĐề tài chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần, HAY
Đề tài chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần, HAY
 
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chauCac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
 
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàngĐề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng
 
Đề tài rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM CAO
Đề tài rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM CAOĐề tài rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM CAO
Đề tài rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM CAO
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẢI MIỄ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẢI MIỄ...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẢI MIỄ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẢI MIỄ...
 
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
 
Đề tài phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, 2018
Đề tài  phương thức thanh toán tín dụng chứng từ,  2018Đề tài  phương thức thanh toán tín dụng chứng từ,  2018
Đề tài phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, 2018
 
Đề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng công thương 2018, HAY
Đề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng công thương 2018, HAYĐề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng công thương 2018, HAY
Đề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng công thương 2018, HAY
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
 

More from NOT

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...NOT
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...NOT
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namNOT
 
Một số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinMột số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinNOT
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...NOT
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...NOT
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...NOT
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...NOT
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...NOT
 
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...NOT
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...NOT
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...NOT
 
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...NOT
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...NOT
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...NOT
 

More from NOT (20)

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
 
Một số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinMột số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artin
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
 
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
 
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
 

Recently uploaded

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 

Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI Giáo viên hướng dẫn : Th.s Phan Huệ Minh Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Lan Hương Mã sinh viên : A11390 Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng HÀ NỘI – 2011
  • 2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO TIỀM ẨN TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI....................................................................1 1.1. Hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại............................. 1 1.1.1. Khái niệm, chức năng, vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế...........1 1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại. ...................................................................1 1.1.1.2. Chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại.................................................1 1.1.1.3. Vai trò của ngân hàng thương mại...................................................................1 1.1.2. Hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại................................. 2 1.1.2.1. Khái niệm thanh toán quốc tế...........................................................................2 1.1.2.2. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế.........................................................3 1.1.2.3. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu...................................................3 1.2. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. ......................................................... 9 1.2.1. Khái niệm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ......................................9 1.2.2. Cơ sở pháp lý của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. ............................. 10 1.2.2.1. Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Bản sửa đổi 2006, số xuất bản 600 - Phòng thương mại quốc tế Paris). ..................................................10 1.2.2.2. Một số quy định và chính sách khác...............................................................11 1.2.3. Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ. ..................................................... 13 1.2.3.1. Phương thức tín dụng chứng từ được thực hiện theo UCP 600.......................13 1.2.3.2. Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận.........................................................13 1.2.3.3. Tín dụng chứng từ dựa trên chứng từ.............................................................13 1.2.4. Nội dung của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. .................................... 14 1.2.4.1. Nội dung chủ yếu của thư tín dụng.................................................................14 1.2.4.2. Quy trình tiến hành thanh toán tín dụng chứng từ..........................................16 Quy trình nghiệp vụ thanh toán bằng L/C...................................................................18 1.2.4.3. Phân loại tín dụng thư....................................................................................20 1.2.5. Thuận lợi và khó khăn đối với các bên tham gia................................................... 24 1.2.5.1. Đối với người nhập khẩu................................................................................25 1.2.5.2. Đối với người xuất khẩu.................................................................................25 1.2.5.3. Đối với ngân hàng. ........................................................................................26 1.3. Rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ.............. 27 1.3.1. Khái niệm rủi ro................................................................................................... 27 1.3.2. Các rủi ro đặc thù thường gặp trong phương thức thanh toán TDCT. ................... 28 1.3.2.1. Rủi ro tín dụng...............................................................................................28 Thang Long University Library
  • 3. 1.3.2.2. Rủi ro kỹ thuật. ..............................................................................................29 1.3.2.3. Rủi ro đạo đức. ..............................................................................................34 1.3.2.4. Rủi ro ngoại hối.............................................................................................35 1.3.2.5. Rủi ro chính trị...............................................................................................36 1.3.2.6. Rủi ro pháp lý. ...............................................................................................36 1.3.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ......................................................................................................................... 37 1.3.3.1. Đối với rủi ro tín dụng. ..................................................................................37 1.3.3.2. Đối với rủi ro kỹ thuật....................................................................................37 1.3.3.3. Đối với rủi ro đạo đức. ..................................................................................37 1.3.3.4. Đối với rủi ro ngoại hối. ................................................................................38 1.3.3.5. Đối với rủi ro chính trị...................................................................................38 1.3.3.6. Đối với rủi ro pháp lý.....................................................................................39 1.3.4. Chỉ tiêu phản ánh rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ................................. 39 1.3.4.1. Chỉ tiêu về định mức ký quỹ. ..........................................................................40 1.3.4.2. Chỉ tiêu về cho vay bắt buộc. .........................................................................40 1.3.4.3. Chỉ tiêu về nợ quá hạn. ..................................................................................41 1.3.5. Nhân tố ảnh hưởng tới việc hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương tín dụng chứng từ........................................................................................................... 42 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI. .......... 43 2.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội......................................................... 43 2.1.1. Sự ra đời và quá trình phát triển. .......................................................................... 43 2.1.2. Mô hình, bộ máy tổ chức quản lý......................................................................... 44 2.1.3. Tình hình hoạt động của NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội qua các năm (2008-2010)................................................................................................................... 48 2.1.1.1. Huy động vốn.................................................................................................48 2.1.1.2. Dư nợ cho vay................................................................................................52 2.1.1.3. Đánh giá về chất lượng tín dụng....................................................................55 2.2. Khái quát về hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội.................................................................................................................. 56 2.2.1. Quy trình nghiệp vụ thanh toán thư tín dụng nhập khẩu. ...................................... 59 2.2.1.1. Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu trả ngay................................................60 2.2.1.2. Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu trả chậm...............................................62 2.2.2. Quy trình nghiệp vụ thanh toán thư tín dụng xuất khẩu. ....................................... 63
  • 4. 2.2.3. Kết quả thực hiện hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội (2008 - 2010). .......................................................................... 66 2.3. Thực trạng về rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội (2008– 2010)......................................... 68 2.3.1. Rủi ro tín dụng..................................................................................................... 69 2.3.2. Rủi ro kỹ thuật. .................................................................................................... 74 2.3.3. Rủi ro đạo đức...................................................................................................... 78 2.3.4. Rủi ro ngoại hối. .................................................................................................. 79 2.3.5. Rủi ro kinh tế, chính trị, pháp lý........................................................................... 80 2.4. Đánh giá về thực trạng rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội (2008 – 2010)............................................. 81 2.4.1. Kết quả đạt được.................................................................................................. 81 2.4.2. Hạn chế................................................................................................................ 82 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN-CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI. 84 3.1. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội...................................................................................................... 84 3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội................................................................................................................... 84 3.1.1.1. Mục tiêu kinh doanh.......................................................................................84 3.1.1.2. Nhiệm vụ kinh doanh......................................................................................84 3.1.3. Định hướng phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT của NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội. ...................................................................... 87 3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNo&PTNT – Chi nhánh Nam Hà Nội.............................................. 88 3.2.1. Giải pháp hạn chế rủi ro khách quan. ................................................................... 89 3.2.1.1. Đẩy mạnh công tác tư vấn cho khách hàng....................................................89 3.2.1.2. Mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài..................................90 3.2.1.3. Tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ TTQT. .....................91 3.2.2. Giải pháp hạn chế rủi ro chủ quan........................................................................ 92 3.2.2.1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đánh giá, phân loại khách hàng....92 3.2.2.2. Tăng cường giám sát các khoản cho vay, bảo lãnh cho khách hàng...............93 3.2.2.3. Hoàn thiện, chuẩn hóa quy trình thanh toán TDCT........................................93 3.2.2.4. Thành lập bộ phận quản lý và phòng ngừa rủi ro...........................................96 3.2.2.5. Hiện đại hóa công nghệ thanh toán qua ngân hàng........................................97 3.2.2.6. Xây dựng các chiến lược Marketing phù hợp. ................................................97 Thang Long University Library
  • 5. 3.3. Một số kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội.................................................................... 99 3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước, Chính phủ và các bộ nghành liên quan.................... 99 3.3.1.1. Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ.......................................99 3.3.1.2. Tăng cường vai trò trong việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối.........100 3.3.1.3. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. ..........................................................100 3.3.1.4. Hoàn thiện chính sách thương mại...............................................................100 3.3.1.5. Mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại. ...........................101 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước. ............................................................ 101 3.3.2.1. Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng........................101 3.3.2.2. Xây dựng chế độ tỷ giá linh hoạt, phù hợp với từng thời kỳ cụ thể................102 3.3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác thanh tra ngân hàng.....................................102 3.3.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu........................................... 103 3.3.3.1. Thận trọng trong việc lựa chọn đối tác. .......................................................103 3.3.3.2. Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách về xuất nhập khẩu..............................103 3.3.3.3. Giữ uy tín trong hoạt động kinh doanh.........................................................103 3.3.3.4. Một số kinh nghiệm rút ra từ thực tế ............................................................104 KẾT LUẬN................................................................................................................ 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 6. LỜI NÓI ĐẦU Xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế đã mở ra cho nhân loại cánh cửa giao lưu đầy triển vọng. Lịch sử đã chứng minh rằng không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới bên ngoài, các nước đang xích lại gần nhau thông qua chiếc cầu nối thương mại quốc tế. Những luồng chu chuyển hàng hoá, dịch vụ và tiền tệ đã tạo ra sự gắn kết vững bền giữa cung và cầu ở những nước có trình độ kinh tế khác nhau và ngày càng trở nên phong phú, đa dạng kéo theo sự phức tạp ngày càng lớn trong mắt xích cuối cùng của quá trình trao đổi - thanh toán quốc tế. Được xem là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế, hoạt động thanh toán quốc tế đã không ngừng được đổi mới và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn, thuận tiện và nhanh chóng của các giao dịch thương mại. Công tác thanh toán là khâu cuối cùng của một quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Thanh toán làm được tốt thì giá trị hàng hoá mới được thực hiện. Công tác thanh toán quốc tế được hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển ngoại thương của một nước. Đến nay, thanh toán quốc tế đã trở thành một trong những chức năng quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại. Nếu được làm tốt, nó sẽ góp phần thúc đẩy ngoại thương phát triển, ngược lại sẽ làm kìm hãm sự phát triển của thương mại quốc tế. Cùng với xu hướng hội nhập ngày càng tăng, các mối giao lưu thương mại cũng ngày càng được mở rộng. Điều đó đặt ra cho các ngân hàng thương mại phải phát triển các dịch vụ kinh tế đối ngoại một cách tương ứng, trong đó không thể không kể đến hoạt động thanh toán quốc tế với nhiều phương thức thanh toán đa dạng và phong phú. Trong các phương thức thanh toán này, tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất do những ưu việt của nó, do cân bằng được lợi ích của hai bên xuất khẩu và nhập khẩu. Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ đem lại sự thành công cho các hợp đồng ngoại thương, tạo điều kiện cho hoạt động XNK phát triển. Song tín dụng chứng từ không phải là nghiệp vụ đơn giản, trong thực tế công tác này đã gặp phải không ít những rủi ro gây thiệt hại cả về tài chính lẫn uy tín cho các Ngân hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp Việt Nam. Thậm chí những đơn vị, tổ chức này đã phải nhận lấy những bài học kinh nghiệm đắt giá. Thực trạng trên cho thấy việc phát hiện, phòng ngừa những rủi ro trong thanh toán quốc tế đặc biệt là thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ là một việc làm cần thiết mà các ngân hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm chú trọng. Thang Long University Library
  • 7. Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng chứng từ, nên em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội” làm nội dung nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp. Trên cơ sở kiến thức lý luận và thực tiễn cùng những phân tích, dẫn chứng cụ thể, người viết hy vọng khóa luận vừa đảm bảo tính xác thực, vừa mang tính hữu ích khả thi. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kết cấu của khóa luận gồm 3 chương sau: Chương 1: Lý luận chung về tín dụng chứng từ và rủi ro tiềm ẩn trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Chương 2: Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội. Chương 3: Một số kiến nghị, giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội. Phạm vi đề tài: Chủ yếu tìm hiểu tình hình, kinh nghiệm thực tế, những vấn đề thực trạng còn tồn tại trong công tác thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội. Từ thực tế đó, nêu ra một số ý kiến đóng góp nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung. Rủi ro trong trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ mang tính chất tiềm ẩn và hết sức phức tạp. Với thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thực tế không nhiều, trình độ người viết còn hạn chế nên khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và chưa đáp ứng được hết yêu cầu của người đọc. Người viết rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, bạn đọc và những người có cùng mối quan tâm tới vấn đề này. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới cô giáo Th.S Phan Huệ Minh đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong quá trình hoàn thành khóa luận. Cảm ơn các anh, chị làm việc tại phòng Thanh toán Quốc tế, NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quản lý - trường Đại học Thăng Long đã giảng dạy và giúp đỡ em trong thời gian học tập tại trường.
  • 8. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ C.L Chênh lệch L/C Letter of credit - Thư tín dụng NH Ngân hàng NHđCĐ Ngân hàng được chỉ định NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NHPH Ngân hàng phát hành NHTB Ngân hàng thông báo NHTM Ngân hàng thương mại NHXN Ngân hàng xác nhận NK Nhập khẩu TDCT Tín dụng chứng từ TTQT Thanh toán quốc tế UCP Uniform customs and pratice for documentary – Qui tắc và thực hành thống nhất về tín dụng thư. USD Đô la Mỹ VND Việt Nam đồng XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu Thang Long University Library
  • 9. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Quy trình thanh toán chuyển tiền. ...............................................................5 Sơ đồ 1.2. Quy trình thanh toán nhờ thu phiếu trơn......................................................7 Sơ đồ 1.3. Quy trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ. ...............................................7 Sơ đồ 1.4. Quy trình nghiệp vụ L/C ...........................................................................18 (Trường hợp L/C có giá trị thanh toán tại NHPH)......................................................18 Sơ đồ 1.5. Quy trình nghiệp vụ L/C ...........................................................................19 (Trường hợp L/C có giá trị thanh toán tại NHđCĐ)....................................................19
  • 10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Nguồn vốn huy động cơ cấu theo thành phần kinh tế. ............................49 Biểu đồ 2.2. Nguồn vốn huy động theo cơ cấu đồng tiền huy động............................50 Biểu đồ 2.3. Nguồn vốn huy động cơ cấu theo kỳ hạn................................................51 Biểu đồ 2.4. Dư nợ cho vay cơ cấu theo thành phần kinh tế.......................................53 Biểu đồ 2.5. Dư nợ cho vay cơ cấu theo đồng tiền cho vay. .......................................54 Biểu đồ 2.6. Dư nợ cho vay cơ cấu theo kỳ hạn. ........................................................54 Bảng 2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn của NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội..................56 Biểu đồ 2.7. Doanh số thanh toán XNK (2008 - 2010)...............................................58 Biểu đồ 2.8. Tỷ trọng L/C trong thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội (2008 – 2010)........................................................................................68 Biểu đồ 2.9. Doanh số L/C chưa thanh toán tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội (2008 - 2010). .....................................................................................................71 Biểu đồ 2.10. Nợ quá hạn và Cho vay bắt buộc trong thanh toán L/C nhập tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội (2008 - 2010).............................................73 Thang Long University Library
  • 11. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội. 49 Bảng 2.2. Tình hình dư nợ cho vay tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội. ......52 Bảng 2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn của NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội..................56 Bảng 2.4. Doanh số thanh toán quốc tế (2008 - 2010) tại NHNo&PTNT ...................57 Bảng 2.5. Tỷ trọng các phương thức TTQT tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội (2008-2010). .......................................................................................................59 Bảng 2.6. Doanh số TTQT theo phương thức TDCT tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội (2008 - 2010). .......................................................................................66 Bảng 2.7. Tỷ trọng thanh toán các loại L/C trong TTQT (2008 - 2010)......................67 Bảng 2.8. Doanh số L/C chưa thanh toán tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội. (2008 - 2010).............................................................................................................69 Bảng 2.9. Tình hình nợ quá hạn thanh toán L/C nhập tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội (2008-2010). .........................................................................................71 Bảng 2.10. Tình hình cho vay bắt buộc thanh toán L/C nhập tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Nam Hà Nội (2008-2010)................................................................................72 Bảng 2.11. Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay tài trợ xuất khẩu......................................74
  • 12. 1 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO TIỀM ẨN TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại. 1.1.1. Khái niệm, chức năng, vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế 1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hóa. Quá trình phát triển kinh tế là điều kiện cho sự ra đời và phát triển của ngân hàng. Đến lượt mình, sự phát triển của hệ thống ngân hàng lại trở thành động lực phát triển của nền kinh tế. Ngân hàng là một loại hình tổ chức tài chính quan trọng đối với nền kinh tế. Các N có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. Theo Luật các tổ chức tín dụng của nước CHXHCN Việt Nam 2010 (Luật số 47/2010/QH12): “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Nếu căn cứ trên phương diện những loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp thì “Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán - và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. 1.1.1.2. Chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại. Hiện nay, hoạt động của các NHTM đã rất phong phú và đa dạng, thể hiện ở các loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho công chúng và các doanh nghiệp. Có thể nói, thành công của mỗi ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách hiệu quả. Tầm quan trọng của các NHTM được thể hiện qua các chức năng chủ yếu sau: - Chức năng trung gian tín dụng - Chức năng trung gian thanh toán - Chức năng tạo tiền 1.1.1.3. Vai trò của ngân hàng thương mại. - NHTM góp phần nâng cao hiệu quả và phát triển sản xuất kinh doanh. - NHTM góp phần thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - NHTM vừa là nơi tạo môi trường vừa là nơi thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. - NHTM là cầu nối giữa kinh tế quốc dân với kinh tế quốc tế. Thang Long University Library
  • 13. 2 1.1.2. Hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại. 1.1.2.1. Khái niệm thanh toán quốc tế. Quan hệ quốc tế giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh vực, như: kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, khoa học kỹ thuật… trong đó quan hệ kinh tế (chủ yếu là quan hệ ngoại thương) chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác tồn tại và phát triển. Quá trình tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn đến những nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau, từ đó hình thành và phát triển hoạt động TTQT, trong đó, ngân hàng là cầu nối trung gian giữa các bên. Như vậy, Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức kinh tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan. Người ta thường phân hoạt động TTQT thành hai lĩnh vực rõ ràng là: TThhaannhh ttooáánn qquuốốcc ttếế ttrroonngg nnggooạạii tthhưươơnngg ((tthhaannhh ttooáánn mmậậuu ddịịcchh)):: là việc thực hiện thanh toán trên cơ sở hàng hóa XNK và các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế. Cơ sở để tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại thương. TThhaannhh ttooáánn pphhii nnggooạạii tthhưươơnngg ((tthhaannhh ttooáánn pphhii mmậậuu ddịịcchh)):: là việc thực hiện thanh toán không liên quan đến hàng hóa XNK, thanh toán cho các hoạt động không mang tính thương mại. Dưới giác độ kinh tế, TTQT là sự vận dụng tổng hợp các điều kiện TTQT trong quan hệ thanh toán giữa các nước. Trong quan hệ đó, các vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ mà các bên phải đề ra để giải quyết và thực hiện được quy định lại thành những điều kiện gọi là các điều kiện TTQT sau: - Điều kiện về tiền tệ - Điều kiện về địa điểm - Điều kiện về thời gian - Điều kiện về phương thức thanh toán - Điều kiện về đảm bảo hối đoái Những điều kiện này được thể hiện trong các điều khoản thanh toán của hiệp định trả tiền ký kết giữa các nước, các hiệp định thương mại, các hợp đồng mua bán ngoại thương ký kết giữa người XK và người NK. Trong quan hệ mua bán với các nước, người làm công tác thanh toán phải nghiên cứu kỹ các điều kiện TTQT để có thể vận dụng chúng một cách tốt nhất trong việc ký kết và thi hành các hợp đồng mua bán ngoại thương nhằm phục vụ các yêu cầu chính sách kinh tế đối ngoại của quốc gia cũng như đem lại lợi ích cho mỗi doanh nghiệp.
  • 14. 3 1.1.2.2. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế. Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập, mở rộng giao thương với thế giới. Thông qua hoạt động TTQT, có thể giúp tận dụng được vốn, công nghệ nước ngoài để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, rút ngắn khoảng cách tụt hậu và đưa nền kinh tế đất nước hoà nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Hoạt động TTQT là khâu quan trọng trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Hoạt động TTQT của các ngân hàng ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng, nó là công cụ, là cấu nối trong quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước trên thế giới. Đối với doanh nghiệp, hoạt động TTQT giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK. Do giữa các bạn hàng có sự cách xa về địa lý nên hạn chế việc tìm hiểu khả năng tài chính, khả năng của các bên. Đồng thời trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay, tình trạng lừa đảo ngày càng tăng, nên rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng XNK ngày càng nhiều. Tổ chức tốt hoạt động TTQT sẽ giúp các nhà XK hạn chế được rủi ro trong quá trình kinh doanh quốc tế, nhờ đó sẽ thúc đẩy hoạt động XNK phát triển. Đối với NHTM, việc mở rộng hoạt động TTQT có vị trí và vai trò hết sức quan trọng. Đây không chỉ là một dịch vụ thuần tuý mà còn được coi là một nghiệp vụ không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động khác phát triển. Hoạt động TTQT giúp cho ngân hàng thu hút thêm khách hàng có nhu cầu giao dịch kinh doanh quốc tế, trên cơ sở đó ngân hàng phát triển được các nghiệp vụ như huy động vốn ngoại tệ, đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ khác, nhờ đó quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng lớn. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh đối ngoại giúp cho ngân hàng nâng cao uy tín và tạo dựng niềm tin vững chắc cho ngân hàng. Tóm lại, trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt và trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, hoạt động TTQT có vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần tăng thu nhập, uy tín và khả năng cạnh tranh cho ngân hàng. 1.1.2.3. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu. Phương thức TTQT là việc tổ chức quá trình trả tiền hàng trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Thực chất phương thức thanh toán là cách thức người bán thu tiền còn người mua trả tiền. Trong buôn bán quốc tế có thể lựa chọn nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Tuy vậy, việc lựa chọn các phương thức đều phải xuất phát từ nhu cầu của người bán, Thang Long University Library
  • 15. 4 thu tiền nhanh, đầy đủ và từ yêu cầu của người mua là nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng…Tùy theo từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, các bên đối tác trong quan hệ thương mại quốc tế sẽ lựa chọn và thỏa thuận với nhau cùng sử dụng một phương thức thanh toán thích hợp trên nguyên tắc cùng có lợi. TTrroonngg nnggooạạii tthhưươơnngg ccóó 44 pphhưươơnngg tthhứứcc tthhaannhh ttooáánn ssaauu tthhưườờnngg đđưượợcc áápp ddụụnngg bbaaoo ggồồmm:: PPhhưươơnngg tthhứứcc gghhii ssổổ ((OOppeenn aaccccoouunntt)).. -- KKhhááii nniiệệmm:: Phương thức ghi sổ là phương thức mà người xuất khẩu khi đã hoàn thành việc giao hàng hoặc cung ứng xong dịch vụ, thì ghi Nợ tài khoản cho bên nhập khẩu vào một cuốn sổ theo dõi và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện thông thường theo định kỳ đã thỏa thuận trước. -- ĐĐặặcc đđiiểểmm:: + Đây là một phương thức thanh toán không có sự tham gia của các ngân hàng với chức năng mở tài khoản và thực thi thanh toán. + Chỉ có hai bên tham gia thanh toán là nhà XK và nhà NK. + Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên. + Nếu người nhập khẩu mở tài khoản để ghi thì tài khoản này chỉ là tài khoản theo dõi, không có giá trị thanh quyết toán. + Hai bên mua bán phải thực sự tin tưởng lẫn nhau. + Dùng chủ yếu trong mua bán hàng đổi hàng, hay cho một loạt các chuyến hàng thường xuyên, định kỳ trong thời gian nhất định. + Giá hàng trong phương thức ghi sổ thường cao hơn giá hàng bán trả tiền ngay (do yếu tố lãi suất và rủi ro tín dụng). PPhhưươơnngg tthhứứcc cchhuuyyểểnn ttiiềềnn ((RReemmiittttaannccee)).. - Khái niệm: Thanh toán bằng chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó khách hàng (người trả tiền) yêu cầu NH phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. CCóó hhaaii hhììnnhh tthhứứcc cchhuuyyểểnn ttiiềềnn:: + Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T): Là hình thức chuyển tiền, trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được chuyển bằng thư cho NH trả tiền. + Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T): Là hình thức chuyển tiền, trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện gửi cho ngân hàng trả tiền bằng telex hay mạng swift.
  • 16. 5 -- ĐĐặặcc đđiiểểmm:: + Là phương thức thanh toán đơn giản. + Người chuyển tiền và người nhận tiền tiến hành thanh toán trực tiếp với nhau. + Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán theo ủy nhiệm để hưởng hoa hồng và không bị ràng buộc bất cứ trách nhiệm gì đối với người chuyển tiền và người thụ hưởng. + Việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của người mua. + Thường áp dụng cho các bên mua bán có uy tín và tin cậy lẫn nhau. -- QQuuyy ttrrììnnhh tthhaannhh ttooáánn cchhuuyyểểnn ttiiềềnn + Các bên tham gia thanh toán: NNggưườờii yyêêuu ccầầuu cchhuuyyểểnn ttiiềềnn ((RReemmiitttteerr)):: là người yêu cầu ngân hàng thay mình thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài, thường là người mua, người trả nợ, hoặc nhà đầu tư yêu cầu chuyển vốn, kinh phí ra nước ngoài. NNggưườờii tthhụụ hhưưởởnngg ((BBeenneeffiicciiaarryy)):: là người được nhận số tiền chuyển tới thông qua ngân hàng, thường là người XK, chủ nợ hoặc người tiếp nhận đầu tư do người chuyển tiền chỉ định. NNggâânn hhàànngg nnhhậậnn ủủyy nnhhiiệệmm cchhuuyyểểnn ttiiềềnn ((RReemmiittttiinngg BBaannkk)):: là ngân hàng phục vụ người chuyển tiền, ở nước người yêu cầu chuyển tiền. NNggâânn hhàànngg ttrrảả ttiiềềnn ((PPaayyiinngg BBaannkk)):: là NH trực tiếp trả tiền cho người thụ hưởng, thông thường là NH đại lý hay Chi nhánh của NH chuyển tiền ở nước người thụ hưởng. Sơ đồ 1.1. Quy trình thanh toán chuyển tiền. (4) + Các bước tiến hành: Bước 1: Nhà XK thực hiện việc giao hàng, đồng thời chuyển giao bộ chứng từ như: hóa đơn, vận đơn, bảo hiểm đơn… cho nhà NK. Bước 2: Sau khi kiểm tra bộ chứng từ (hoặc hàng hóa), nếu quyết định trả tiền thì nhà NK viết lệnh chuyển tiền (bằng M/T hay T/T) cùng với ủy nhiệm chi (nếu có tài khoản) gửi ngân hàng phục vụ mình. (5) (1) NH trả tiền NH nhận ủy nhiệm chuyển tiền Người thụ hưởng Người yêu cầu chuyển tiền (3) (2) Thang Long University Library
  • 17. 6 Bước 3: Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền theo quy định, nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiện trích tài khoản để chuyển tiền và giấy báo Nợ cho nhà NK. Bước 4: Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng M/T hay T/T theo yêu cầu của người chuyển tiền) cho NH đại lý (NH trả tiền) để chuyển trả cho người thụ hưởng. Bước 5: Ngân hàng trả tiền ghi Có vào tài khoản của người thụ hưởng, đồng thời gửi giấy báo có cho người hưởng lợi. PPhhưươơnngg tthhứứcc nnhhờờ tthhuu ((CCoolllleeccttiioonn ooff ppaayymmeenntt)).. - Khái niệm: Là phương thức thanh toán mà người XK sau khi giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ nào đó cho nhà nhập khẩu thì tiến hành ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu hoặc chứng từ do người XK lập. CCóó 22 hhììnnhh tthhứứcc nnhhờờ tthhuu:: ++ PPhhưươơnngg tthhứứcc nnhhờờ tthhuu pphhiiếếuu ttrrơơnn:: Là phương thức thanh toán trong đó bên bán ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ người mua căn cứ vào hối phiếu do chính người bán lập. Các chứng từ thương mại có có liên quan đến giao dịch đã được bên bán chuyển giao trực tiếp cho bên mua, không qua ngân hàng. ++ PPhhưươơnngg tthhứứcc nnhhờờ tthhuu kkèèmm cchhứứnngg ttừừ:: Là phương thức thanh toán trong đó bên bán ủy nhiệm cho NH thu hộ tiền từ người mua không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi kèm với điều kiện nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền (đối với hối phiếu có kỳ hạn) sẽ trao bộ chứng từ cho người mua nhận hàng. CCáácc đđiiềềuu kkiiệệnn ttrraaoo cchhứứnngg ttừừ:: D/P: Trao chứng từ khi được thanh toán (Documents against Payment) D/A: Trao chứng từ khi được chấp nhận (Documents against Acceptance) D/OT (D/TC): Trao chứng từ khi chấp nhận các điều kiện khác (Documents against Other Term and Conditions) QQuuyy ttrrììnnhh tthhaannhh ttooáánn:: + Các bên tham gia thanh toán: NNggưườờii ccóó yyêêuu ccầầuu ủủyy nnhhiiệệmm tthhuu:: là người cung ứng dịch vụ (bên xuất khẩu). NNggâânn hhàànngg nnhhậậnn ủủyy tthháácc tthhuu:: là ngân hàng phục vụ bên xuất khẩu. NNggâânn hhàànngg xxuuấấtt ttrrììnnhh:: là ngân hàng thu hộ, thường là ngân hàng đại lý hoặc Chi nhánh của ngân hàng nhận ủy nhiệm thu (ở nước người nhập khẩu). NNggưườờii ttrrảả ttiiềềnn:: người sử dụng dịch vụ được cung ứng (bên nhập khẩu). + Các bước tiến hành
  • 18. 7 Sơ đồ 1.2. Quy trình thanh toán nhờ thu phiếu trơn. BBưướớcc 00:: Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức “Nhờ thu phiếu trơn”. BBưướớcc 11:: Người có yêu cầu ủy thác gửi hàng hóa và bộ chứng từ thương mại trực tiếp cho người trả tiền. BBưướớcc 22:: Nhà xuất khẩu gửi đơn yêu cầu nhờ thu cùng chứng từ tài chính cho NH thu hộ để thu tiền từ nhà nhập khẩu. BBưướớcc 33:: NH nhận ủy thác thu lập và gửi lệnh nhờ thu cùng chứng từ tài chính tới NH thu hộ để thu tiền từ nhà nhập khẩu. BBưướớcc 44:: NH thu hộ thông báo lệnh nhờ thu để nhà nhập khẩu trả tiền ngay, hoặc ký chấp nhận trả tiền… BBưướớcc 55:: Nhà nhập khẩu trả tiền ngay, hoặc chấp nhận trả tiền. BBưướớcc 66:: NH thu hộ chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu kỳ hạn đã chấp nhận cho NH nhận ủy thác thu. BBưướớcc 77:: NH nhận ủy thác thu chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu kỳ hạn đã chấp nhận cho nhà xuất khẩu. Sơ đồ 1.3. Quy trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ. (5) (4)(6) (7) (8)(2) (3) (1) (0) NH nhận ủy thác thu Người có yêu cầu ủy nhiệm thu Người trả tiền Ngân hàng thu hộ (2) (7) (3) (6) (5) (4) (1) (0) NH nhận ủy thác thu Người có yêu cầu ủy nhiệm thu Người trả tiền Ngân hàng thu hộ Thang Long University Library
  • 19. 8 BBưướớcc 00:: Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức “Nhờ thu kèm chứng từ”. BBưướớcc 11:: Nhà xuất khẩu gửi hàng hóa cho nhà nhập khẩu. BBưướớcc 22:: Nhà xuất khẩu gửi đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ (bao gồm chứng từ thương mại, chứng từ tài chính, nếu có) tới ngân hàng thu hộ. BBưướớcc 33:: NH nhận ủy thác thu lập và gửi cùng bộ chứng từ tài chính tới NH thu hộ. BBưướớcc 44:: NH thu hộ thông báo lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ cho nhà NK. BBưướớcc 55:: Nhà nhập khẩu chấp hành lệnh nhờ thu bằng cách: - Thanh toán ngay (hối phiếu trả ngay, séc hoặc kỳ phiếu); - Hoặc: chấp nhận hối phiếu (hối phiếu kỳ hạn); - Hay: ký phát hành kỳ phiếu hoặc giấy nhận nợ. BBưướớcc 66:: NH thu hộ trao bộ chứng từ thương mại cho nhà nhập khẩu. BBưướớcc 77:: NH thu hộ chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho NH nhận ủy thác thu. BBưướớcc 88:: NH nhận ủy thác thu chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ hạn hay giấy nhận nợ cho nhà XK. PPhhưươơnngg tthhứứcc ttíínn ddụụnngg cchhứứnngg ttừừ ((DDooccuummeennttaarryy ccrreeddiitt)).. Có thể thấy rằng, trong quan hệ thanh toán thì người mua và người bán luôn có quyền lợi ngược nhau, bởi người bán luôn muốn thu được tiền hàng càng sớm càng tốt để tránh tồn đọng vốn trong lưu thông, còn người mua bao giờ cũng muốn nhận được hàng đúng như yêu cầu trước khi trả tiền. Hơn nữa, việc mua bán hàng hóa dịch vụ không chỉ diễn ra trong phạm vi một quốc gia mà còn được tiến hành giữa các thương nhân ở các nước khác nhau với ngôn ngữ, luật pháp, tập quán thương mại… khác nhau, bên nào cũng muốn giành ưu thế nên cần có bên thứ ba độc lập, có đủ uy tín cũng như tiềm lực tài chính đứng ra làm trung gian cho việc thanh toán, đó chính là ngân hàng. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (TDCT) ra đời như một cách thức nhất định để người bán thu được tiền nhanh nhất, an toàn nhất, và người mua trả được tiền, nhận được hàng đủ về số lượng, đúng về chất lượng, đúng thời hạn như hợp đồng đã ký. Do vậy, mặc dù còn nhiều hạn chế và gây khó khăn cho cả hai bên nhưng tín dụng chứng từ ngày càng trở nên phổ biến và trở thành phương thức TTQT chủ yếu hiện nay. Đây cũng là nội dung chính được đề cập trong khóa luận này.
  • 20. 9 1.2. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. 1.2.1. Khái niệm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển mạnh mẽ, thị trường được mở rộng toàn cầu, đối tác mới rất phong phú và đa dạng. Để đảm bảo an toàn trong khâu thanh toán thì phương thức TDCT tỏ ra rất hiệu quả và phù hợp với bối cảnh hiện nay. Việc thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán theo phương thức TDCT được điều chỉnh bởi văn bản “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ số 600, bản sửa đổi năm 2007” (gọi tắt là UCP 600) của Phòng thương mại quốc tế Paris (ICC). Theo điều 2, UCP 600, thuật ngữ “Tín dụng chứng từ” (documentary credit) và “tín dụng dự phòng” (letter of credit hay L/C) có nghĩa là bất cứ một sự thỏa thuận nào, dù cho được gọi hoặc mô tả như thế nào, theo đó một ngân hàng (Ngân hàng phát hành) hành động theo yêu cầu và chỉ thị của khách hàng (người yêu cầu phát hành thư tín dụng) nhân danh chính mình: - Phải thực hiện việc trả tiền theo lệnh của người thứ ba (người thụ hưởng) hoặc phải chấp nhận và trả tiền hối phiếu do người thụ hưởng phát hành. - Hoặc: ủy quyền cho ngân hàng khác thực hiện việc trả tiền như vậy, hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu đó. - Hay: ủy quyền cho ngân hàng khác chiết khấu, dựa vào những chứng từ đã được quy định, đảm bảo rằng các điều kiện và điều khoản của tín dụng phải phù hợp. Tín dụng chứng từ (hay thư tín dụng) đóng một vai trò rất quan trọng, nó được hình thành trên cơ sở của hợp đồng mua bán, tức là phải căn cứ vào nội dung và yêu cầu của hợp đồng để người nhập khẩu làm đơn yêu cầu mở L/C. Nhưng sau khi được thiết lập, nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Ngân hàng mở L/C chỉ căn cứ vào L/C mà thôi. Điều này được quy định rất rõ trong UCP 600 là: “Điều 4: Về bản chất tín dụng chứng từ là một giao dịch độc lập với các hợp đồng mua bán hoặc các hợp đồng khác mà các hợp đồng này có thể làm cơ sở hình thành tín dụng. Trong mọi trường hợp, các ngân hàng không liên can đến hoặc bị ràng buộc vào các hợp đồng như thế, thậm chí ngay cả trong tín dụng có bất kỳ sự dẫn chiếu nào đến các hợp đồng đó.” “Điều 5: Trong các nghiệp vụ tín dụng chứng từ, các ngân hàng chỉ giao dịch căn cứ vào chứng từ chứ không căn cứ vào hàng hóa, dịch vụ và/hoặc các thực hiện khác mà các chứng từ có thể liên quan đến”. Đặc trưng này cũng thể hiện nghĩa vụ của ngân hàng không thay đổi. Khi hợp đồng ngoại thương thay đổi mà không sửa đổi thư tín dụng thì ngân hàng vẫn căn cứ vào thư tín dụng để thanh toán mà không cần biết đến sự thay đổi của hợp đồng. Ngược lại, khi thư tín dụng đã được sửa đổi mà không sửa đổi hợp đồng thì khi xuất Thang Long University Library
  • 21. 10 trình bộ chứng từ thanh toán, tuy phù hợp với hợp đồng nhưng trái với thư tín dụng thì NHPH vẫn có quyền từ chối thanh toán. Nói một cách khác, “Thanh toán bằng thư tín dụng là một sự thỏa thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng”. 1.2.2. Cơ sở pháp lý của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Ngày nay, thương mại quốc tế phát triển rộng khắp trên toàn cầu, các quốc gia tham gia giao dịch, mua bán trên thị trường quốc tế rất lớn. Với lịch sử phát triển, nền văn hóa mang bản sắc riêng, hệ thống pháp luật, thể chế chính trị khác biệt…, các bên tham gia luôn gặp phải những khó khăn trở ngại trong giao dịch thương mại với nhau. Vì vậy, cần thiết phải có những quy định, luật lệ mang tính thống nhất cho tất cả các quốc gia tham gia thương mại quốc tế, do các tổ chức có trách nhiệm, uy tín trên thế giới soạn thảo và ban hành nhằm ngăn ngừa, giải quyết những khó khăn và trở ngại trong thương mại quốc tế. 1.2.2.1. Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Bản sửa đổi 2006, số xuất bản 600 - Phòng thương mại quốc tế Paris). Để thống nhất các quy tắc trong TDCT, tránh cho các bên tham gia gặp phải khó khăn và hạn chế được những tranh chấp, kiện tụng có thể xảy ra do luật lệ các nước khác nhau, phòng thương mại quốc tế (The International Chamber of Commerce- ICC) đã biên soạn “Quy tắc và thực hành thống nhất về TDCT”. Kể từ khi được phát hành năm 1933, UCP đã qua các 06 lần sửa đổi. UCP được sửa đổi lần thứ nhất năm 1951; sửa đổi lần thứ hai năm 1962 (UCP 222); sửa đổi lần thứ ba năm 1974 (UCP 290); sửa đổi lần thứ tư năm 1983 (UCP 400); sửa đổi lần thứ năm 1993 (UCP 500), và sửa đổi lần thứ sáu vào năm 2006 (UCP 600). Phiên bản mới nhất là UCP 600, hiệu lực 1/7/2007, cho đến nay là phiên bản UCP hoàn thiện và sâu sắc nhất, đáp ứng được yêu cầu của các bên tham gia, và được thừa nhận là một bộ quy tắc điều chỉnh việc thực hiện TDCT trên phạm vi toàn thế giới. Hiện nay, các hiệp hội ngân hàng và các ngân hàng riêng lẻ trên 160 nước trên thế giới đã công nhận và áp dụng. Về cơ bản, UCP 600 đã có nhiều điểm mới được bổ sung, sửa đổi nhằm xác định rõ và giải quyết những xung đột trong thanh toán XNK bằng phương thức TDCT mà UCP 500 chưa thực hiện được, đáp ứng sự phát triển không ngừng của thực tiễn. Tất nhiên, bên cạnh những thành tựu, UCP 600 vẫn chưa giải quyết được tất cả các vấn đề
  • 22. 11 thực tiễn đầy phong phú và phức tạp, đòi hỏi ICC sẽ tiếp tục nghiên cứu và sửa đổi để có thể đáp ứng được sự thay đổi liên tục trong thương mại quốc tế. Cho đến nay UCP 600 đã tỏ rõ vai trò không thể thiếu của nó trong việc hướng dẫn và thực hành thống nhất TDCT tạo điều kiện cho phương thức thanh toán TDCT ngày càng phát triển hoàn thiện cũng như giảm thiểu những rủi ro phát sinh trong phương thức này. Thông lệ và tập quán quốc tế là những văn bản quy phạm pháp luật tùy ý. Do đó, UCP không mang tính chất pháp lý bắt buộc đối với các hội viên, các bên liên quan. Tính chất pháp lý tùy ý của UCP được thể hiện ở các điểm chính: Thứ nhất, các phiên bản UCP sau không phủ nhận phiên bản trước đó. Do đó, khi dẫn chiếu UCP phải nói rõ áp dụng UCP nào. Thứ hai, chỉ khi trong L/C có dẫn chiếu áp dụng UCP, thì nó mới trở nên có hiệu lực pháp lý bắt buộc điều chỉnh các bên tham gia. Thứ ba, các bên có thể thỏa thuận trong L/C: không thực hiện, hoặc thực hiện khác đi một hoặc một số điều khoản quy định trong UCP, bổ sung thêm những điều khoản vào L/C mà UCP không đề cập. Thứ tư, nếu nội dung UCP có xung đột với luật quốc gia, thì luật quốc gia được vượt lên trên về mặt pháp lý. Điều này hàm ý, phán quyết của toàn án địa phương có thể phủ nhận nội dung giao dịch bằng L/C. Thứ năm, trong giao dịch L/C, các bên trước hết phải tuân thủ các điều khoản của L/C, sau đó là các điều khoản cảu UCP được áp dụng. Do là văn bản pháp lý tùy ý nên ICC sẽ được miễn trách khi có sai sót, tổn thất phát sinh trong quá trình áp dụng. Các bên liên quan khi áp dụng UCP cần phải hiểu thấu đáo nội dung, sử dụng thành thạo kỹ thuật nghiệp vụ có liên quan. 1.2.2.2. Một số quy định và chính sách khác. - Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế trong kiểm tra chứng từ theo L/C (International Standard Banking Practice Under Documentary Credit - ICC Publication No.681 – viết tắt là ISBP 681). ISBP là văn bản do ICC soạn thảo ra nhằm hướng dẫn kiểm tra chứng từ xuất trình theo các L/C có áp dụng UCP. Để tương thích với các điều khoản của UCP 600, ICC đã phê chuẩn bản ISBP 681, văn bản này có hiệu lực từ ngày 01/07/2007. ISBP là sự bổ sung mang tính thực tiễn cho UCP, nó không sửa đổi UCP mà chỉ giải thích chi tiết và rõ ràng hơn cách áp dụng các quy tắc của UCP trong giao dịch L/C. Nhờ đó, ISBP đã làm cho những nguyên tắc chung quy định trong UCP và việc thực hiện nghiệp vụ thanh toán L/C trên toàn thế giới trở nên thống nhất với nhau. Thang Long University Library
  • 23. 12 - Bản phụ trương UCP về xuất trình chứng từ điện tử - bản diễn giải số 1.1, hiệu lực năm 2007 (Supplement To The Uniform Customs And Practice For Documentary Credit For Electronic Presentation Version 1.1- viết tắt là eUCP 1.1). Phiên bản mới nhất là eUCP 1.1, eUCP giải quyết các vấn đề liên quan đến xuất trình chứng từ điện tử, không đề cập đến vấn đề phát hành và gửi thư tín dụng điện tử. Tương tự như đối với UCP, thư tín dụng sẽ không chịu sự điều chỉnh của eUCP trừ khi trong nội dung của thư tín dụng quy định rõ. Bản thân eUCP không thể đứng độc lập và vì vậy cần kết hợp với UCP. - Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng theo L/C, ấn bản số 725 (Uniform Rules For Bank - To Bank Reimbursements Under Documentary Credit - URR 725). Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng ấn bản ICC số 525 gọi tắt là URR 525 được ICC xuất bản vào tháng 11/1995 và có hiệu lực áp dụng vào ngày 1/7/1996. Hiện nay, ấn bản mới nhất là URR 725, bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/10/2008. URR 725 không nên được xem là bản sửa đổi của URR 525, mà đó chỉ là một tiến trình cập nhật theo cách đã từng áp dụng đối với eUCP, tức là chỉ thay đổi văn phong để phù hợp với UCP 600. Trong đó, UCP là văn bản chính, còn các văn bản khác có tính chất giải thích và làm rõ việc áp dụng và thực hiện UCP. - Bộ Luật Thương mại Mĩ (Uniform Commercial Code): Bộ luật thương mại Mĩ ra đời từ năm 1965 nhằm đơn giản và hiện đại hóa các luật điều chỉnh các giao dịch thương mại, cho phép các bên trong giao dịch thương mại được mở rộng giao dịch dựa trên những thỏa thuận tập quán thực hành và nhằm thống nhất các quan điểm khác nhau về luật điều chỉnh. Bộ luật thương mại Mĩ dành hẳn một chương - Article V.UCC- Letter of Credit để điều chỉnh những vấn đề về giao dịch thư tín dụng nói chung và những quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ thư tín dụng. Như vậy, khi tiến hành các giao dịch bằng phương thức TDCT nói chung và giao dịch tín dụng thư dự phòng nói riêng trên đất Mĩ hoặc với một bên là người Mĩ thì ngoài UCP 600 các bên có thể dùng UCC để điều chỉnh các vấn đề có liên quan tới giao dịch. UCC được sử dụng rộng rãi tại đa số các bang của Mĩ vì không có sự mâu thuẫn nhiều với UCP 600. Hơn nữa, nếu có sự mâu thuẫn giữa UCP và UCC, thì UCC sẽ loại trừ UCP trong các quy định về giao dịch thư tín dụng. UCC còn có quy định khá rõ ràng về những rủi ro gian lận và lừa gạt trong giao dịch thư tín dụng (Điều 5-109). Điều này cho thấy sự khá chặt chẽ của bộ luật này vì vấn đề này không được đề cập trong UCP. - Các văn bản quy định của ngành, quy chế, văn bản hướng dẫn của các NHTM: tại Việt Nam hiện nay, các NH tiến hành hoạt động TTQT căn cứ vào những văn bản quy định chung của ngành cũng như những văn bản hướng dẫn cụ thể của NHTM đó.
  • 24. 13 1.2.3. Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ. 1.2.3.1. Phương thức tín dụng chứng từ được thực hiện theo UCP 600. Trong TTQT nói chung, hình thức thanh toán bằng L/C được sử dụng phổ biến và an toàn nhất. Tuy nhiên, thực tiễn thương mại quốc tế cho thấy việc áp dụng phương thức TDCT tại các quốc gia khác nhau cũng có sự khác biệt. Chính vì thế, UCP 600 có những chỉ dẫn cụ thể chi tiết về nội dung giao dịch của phương thức này. Tư tưởng cơ bản của UCP 600 là: - Ngân hàng và các bên tham gia liên quan chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ, không dựa trên hàng hóa hoặc dịch vụ. - Theo UCP 600 thì L/C là không thể hủy ngang. - Chứng từ được coi như không phù hợp với các điều khoản quy định trong L/C nếu chứng từ mâu thuẫn với các điều khoản quy định của L/C hay các chứng từ mâu thuẫn lẫn nhau. - NHPH có một khoảng thời gian hợp lý không quá 05 ngày làm việc sau khi nhận được chứng từ để kiểm tra và xác định chứng từ có phù hợp hay không phù hợp, nếu quá thời gian, NHPH không có quyền thông báo sai sót. - NH không chịu trách nhiệm kiểm tra các chứng từ không quy định trong L/C. - NH không chịu trách nhiệm về sự chậm trễ do truyền tin, về lỗi chính tả phát sinh trong quá trình chuyển giao hoặc truyền tin. 1.2.3.2. Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận. Bản UCP 600 mang tính chất pháp lý tùy ý, có nghĩa là khi áp dụng nó, các bên tham gia phải thỏa thuận ghi vào văn bản của hợp đồng và có dẫn chiếu trong L/C. TDCT là một thỏa thuận, có nghĩa là một cam kết trả tiền có điều kiện: người hưởng lợi phải xuất trình bộ chứng từ đúng hạn và các nội dung trong bộ chứng từ phải phù hợp với các điều kiện trong L/C. Sự cam kết trả tiền của ngân hàng căn cứ vào bộ chứng từ chứ không dựa vào thực tế giao hàng. 1.2.3.3. Tín dụng chứng từ dựa trên chứng từ. Trong phương thức thanh toán TDCT, ngân hàng chỉ căn cứ vào đơn yêu cầu mở thư tín dụng của người mua gửi đến để lập thư tín dụng cam kết trả tiền cho người bán chứ không căn cứ vào hợp đồng thương mại. Sau khi người bán cam kết giao hàng, nếu xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản, điều kiện quy định trong thư tín dụng thì ngân hàng phát hành sẽ trả tiền mà không căn cứ vào việc bộ chứng từ đó có phù hợp với hợp đồng hay không. Điều đó có nghĩa là việc chi trả của ngân hàng có liên quan mật thiết với việc thể hiện chứng từ mà không xét đến thực Thang Long University Library
  • 25. 14 trạng của hàng hóa. Nguyên tắc này được quy định trong Điều 4 của UCP 600: "Các nguyên tắc và cách sử dụng thích hợp liên quan tới tín dụng thư kèm chứng từ". Nhưng dù được thực hiện dưới hình thức nào, có những chủ thể nào tham gia hay bản chất của nó là gì thì một yếu tố không thể không nhắc đến trong phương thức này là thư tín dụng. Đây chính là xương sống cho việc xác lập cũng như thực hiện thanh toán theo phương thức TDCT. 1.2.4. Nội dung của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. 1.2.4.1. Nội dung chủ yếu của thư tín dụng. -- SSốố hhiiệệuu LL//CC:: Tất cả các thư tín dụng đều phải có số hiệu riêng để thuận lợi trong việc trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện thư tín dụng, hoặc để ghi vào các chứng từ có liên quan như hối phiếu hay các chứng từ cần thiết khác. -- ĐĐịịaa đđiiểểmm pphháátt hhàànnhh LL//CC:: là nơi NH mở L/C viết cam kết thanh toán tiền cho nhà XK. Địa điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc chọn pháp luật áp dụng khi giải quyết những tranh chấp về L/C. -- NNggààyy pphháátt hhàànnhh LL//CC:: là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở L/C với người XK, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C, là căn cứ để người XK kiểm tra xem người NK thực hiện mở L/C có đúng hạn như hợp đồng đã quy định không. -- TTêênn,, đđịịaa cchhỉỉ ccủủaa nnhhữữnngg nnggưườờii ccóó lliiêênn qquuaann đđếếnn LL//CC.. + Các thương nhân: bao gồm người NK là người yêu cầu mở L/C, người XK là người hưởng lợi L/C. + Các ngân hàng tham gia: bao gồm NH mở L/C, ngân hàng thông báo, ngân hàng trả tiền, ngân hàng xác nhận và các ngân hàng khác (nếu có). + Các cơ quan tổ chức: những tổ chức cấp chứng từ liên quan như Bộ thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp, cơ quan hải quan, tổ chức kiểm định hàng hóa, người chuyên chở, Công ty bảo hiểm… -- SSốố ttiiềềnn ccủủaa tthhưư ttíínn ddụụnngg:: Số tiền này vừa được ghi bằng số, vừa được ghi bằng chữ và thống nhất với nhau, tên của đơn vị tiền tệ phải ghi rõ ràng. -- TThhờờii hhạạnn hhiiệệuu llựựcc ccủủaa tthhưư ttíínn ddụụnngg:: là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu người này xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với những quy định trong L/C. Thời hạn này được tính từ ngày mở L/C đến hết ngày hiệu lực của L/C. -- TThhờờii hhạạnn ttrrảả ttiiềềnn ccủủaa LL//CC:: là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền về sau, tùy thuộc theo quy định trong hợp đồng ngoại thương. -- TThhờờii hhạạnn ggiiaaoo hhàànngg:: được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán quy định. Thời hạn giao hàng có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C.
  • 26. 15 -- NNhhữữnngg nnộộii dduunngg vvềề hhàànngg hhóóaa:: Bao gồm tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, mã ký hiệu… -- NNhhữữnngg nnộộii dduunngg vvềề vvậậnn ttảảii,, ggiiaaoo nnhhậậnn hhàànngg hhóóaa:: bao gồm điều kiện cơ sở giao hàng, nơi gửi, nơi giao hàng, cách vận chuyển, cách giao hàng… -- NNhhữữnngg cchhứứnngg ttừừ nnggưườờii xxuuấấtt kkhhẩẩuu pphhảảii xxuuấấtt ttrrììnnhh:: được coi là nội dung then chốt trong thư tín dụng, bộ chứng từ quy định trong thư tín dụng là một bằng chứng của người XK chứng minh rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những điều quy định trong thư tín dụng. Nếu bộ chứng từ phù hợp với những quy định trong thư tín dụng, ngân hàng mở L/C sẽ tiến hành trả tiền cho người XK. Bộ chứng từ theo L/C là nhiều hay ít phụ thuộc vào tính chất hàng háo, yêu cầu của nước nhập khẩu, đặc biệt là yêu cầu của người mua. Điểm chung nhất là đều theo yêu cầu của L/C. Bộ chứng từ thường bao gồm: + Chứng từ vận tải. + Chứng từ bảo hiểm (nếu người XK chịu trách nhiệm mua). + Hóa đơn thương mại. + Hối phiếu. + Phiếu đóng gói/phân loại (bản kê chi tiết). + Giấy chứng nhận số lượng/chất lượng/trọng lượng. + Giấy chứng nhận kiểm định. + Giấy chứng nhận xuất xứ. + Và một số giấy tờ khác theo yêu cầu của người NK. -- CCaamm kkếếtt ttrrảả ttiiềềnn ccủủaa nnggâânn hhàànngg mmởở LL//CC:: đây là nội dung cuối cùng của thư tín dụng và nó ràng buộc trách nhiệm của NH mở L/C cam kết trả tiền bằng uy tín và trách nhiệm của mình đối với khách hàng. NH chỉ thực hiện cam kết với điều kiện người XK phải trình được bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản quy định trong L/C. -- NNhhữữnngg đđiiềềuu kkhhooảảnn đđặặcc bbiiệệtt kkhháácc:: ngoài những nội dung kể trên, NH mở L/C nhập khẩu có thể thêm những nội dung khác, ví dụ như có thể hoàn trả tiền bằng điện T/T… -- CChhữữ kkýý ccủủaa nnggâânn hhàànngg mmởở LL//CC.. Trên đây là những nội dung quan trọng tất yếu phải có trong bất kỳ một thư tín dụng nào. Đây đồng thời cũng là những nội dung mà các ngân hàng cũng như hai bên mua bán thường tiến hành kiểm tra rất kỹ trước khi tiến hành thanh toán. Thang Long University Library
  • 27. 16 1.2.4.2. Quy trình tiến hành thanh toán tín dụng chứng từ. Các bên tham gia trong thanh toán bằng L/C. Trong TTQT theo phương thức TDCT thường có các bên tham gia như sau: NNggưườờii yyêêuu ccầầuu mmởở tthhưư ttíínn ddụụnngg ((TThhee AApppplliiccaanntt ffoorr tthhee ccrreeddiitt)).. Người yêu cầu mở thư tín dụng là người mua, người NK hàng hóa, hoặc là người mua ủy thác cho người khác. Khi tiến hành giao dịch thanh toán, người NK căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng lập đơn xin mở thư tín dụng rồi gửi đến một NH đã được chỉ định hoặc tự chọn để yêu cầu mở L/C cho người được hưởng. Đây thường là NH mà người yêu cầu mở L/C có tài khoản hoặc quan hệ tín dụng. Người mua phải trả một khoản thủ tục phí cho NH mở L/C và thường phải ký quỹ giá trị kim ngạch của L/C tại NH. Người mua có quyền từ chối hay không hoàn trả toàn bộ hay một phần số tiền của L/C nếu xét thấy bộ chứng từ không phù hợp với điều kiện đã nêu trong L/C. NNggưườờii tthhụụ hhưưởởnngg tthhưư ttíínn ddụụnngg ((TThhee bbeenneeffiicciiaarryy)).. Người hưởng lợi của L/C là người bán, người XK hay bất cứ người nào khác mà người bán chỉ định. Quyền lợi và nghĩa vụ của người hưởng lợi là kiểm tra L/C do người NK mở xem có phù hợp với quy định trong hợp đồng hay không; nếu đồng ý thì tiến hành giao hàng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng đồng thời lập bộ chứng từ gửi cho người mua thông qua NH trung gian. NNggâânn hhàànngg pphháátt hhàànnhh tthhưư ttíínn ddụụnngg ((OOppeenniinngg BBaannkk// IIssssuuiinngg BBaannkk)).. Ngân hàng phát hành (NHPH), hay còn được gọi là NH mở thư tín dụng là NH đại diện cho người NK. Trước tiên, NHPH đứng ra mở L/C theo yêu cầu của người NK. NHPH có trách nhiệm thanh toán tiền cho người XK khi người XK xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C. NH mở L/C thường được hai bên mua bán thỏa thuận lựa chọn và quy định trong hợp đồng, nếu chưa có sự quy định trước, người NK có quyền lựa chọn. Quyền và nghĩa vụ chủ yếu của ngân hàng này như sau: - Căn cứ vào đơn xin mở L/C của người NK để phát hành L/C và tìm cách thông báo L/C đó cùng với việc gửi bản gốc L/C cho người XK. - Thông thường việc thông báo và gửi L/C cho người XK phải thông qua một NH đại lý của nó ở nước người XK. - Sửa đổi, bổ sung những yêu cầu của người xin mở L/C của người XK đối với L/C đã được mở nếu có sự đồng ý của họ. - Kiểm tra chứng từ của người XK gửi đến, nếu xét thấy những chứng từ đó phù hợp với những điều quy định trong L/C và không mâu thuẫn lẫn nhau thì trả tiền cho người XK và đòi lại tiền người NK, ngược lại thì từ chối thanh toán.
  • 28. 17 - Ngân hàng được miễn trách trong các trường hợp bất khả kháng như chiến tranh, đình công, nổi loạn, khởi nghĩa, lụt lội, động đất, hoả hoạn... Nếu L/C hết hạn giữa lúc đó, NH cũng không chịu trách nhiệm thanh toán những bộ chứng từ gửi đến vào dịp đó, trừ khi đã có những quy định dự phòng. - Mọi hậu quả sinh ra do lỗi của mình, NH mở L/C phải chịu trách nhiệm. - NH được thu phí từ phát hành L/C và các khoản phí khác liên quan đến L/C, các khoản thu nhập liên quan đến chuyển đổi tiền tệ. NNggâânn hhàànngg tthhôônngg bbááoo tthhưư ttíínn ddụụnngg ((AAddvviissiinngg BBaannkk)).. Ngân hàng thông báo thư tín dụng thường là NH đại lý cho NHPH tại nước của người XK. Ngân hàng thông báo có trách nhiệm thông báo L/C nhận được từ NHPH cho người XK sau khi xác định được tính chân thực của L/C. Ngân hàng thông báo có quyền lợi và nghĩa vụ chủ yếu như sau: - Khi nhận được điện thông báo L/C của NH mở L/C, ngân hàng này sẽ chuyển toàn bộ nội dung L/C đã nhận được cho người XK dưới hình thức văn bản. - Ngân hàng thông báo chỉ chịu trách nhiệm chuyển nguyên văn bức điện đó, chứ không chịu trách nhiệm phải dịch, diễn giải các từ chuyên môn ra tiếng địa phương. - Ngân hàng phải chịu trách nhiệm nếu thông báo sai những nội dung điện đã nhận. - Khi nhận được bộ chứng từ của người XK chuyển tới, NH phải chuyển ngay và nguyên vẹn bộ chứng từ đó tới NH mở L/C. - Ngân hàng không chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh ra do chậm trễ hoặc mất mát chứng từ trên đường đi đến NH mở L/C, miễn là chứng minh rằng mình đã gửi nguyên vẹn và đúng hạn bộ chứng từ đó qua bưu điện. NH thông báo thường được NH mở L/C ủy nhiệm làm nhiệm vụ của NH trả tiền. NNggâânn hhàànngg xxáácc nnhhậậnn ((CCoonnffiirrmmiinngg BBaannkk)).. Là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của mình vào L/C theo yêu cầu hoặc theo sự ủy quyền của NHPH. NNggâânn hhàànngg đđưượợcc cchhỉỉ đđịịnnhh ((NNoommiinnaatteedd BBaannkk)).. Ngân hàng được chỉ định (NHđCĐ) là NH mà tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu. Đối với L/C có giá trị tự do, thì bất kỳ NH nào đều có thể trở thành NHđCĐ. Trách nhiệm kiểm tra chứng từ của NHđCĐ là giống như NHPH khi nhận được bộ chứng từ. NHđCĐ có thể là NH xác nhận (Confirming Bank), NH trả tiền (Paying Bank), NH chiết khấu (Negotiating Bank), NH chấp nhận (Accepting Bank), NH trả chậm (Deferred undertaking Bank). Thang Long University Library
  • 29. 18 Quy trình nghiệp vụ thanh toán bằng L/C. Sơ đồ 1.4. Quy trình nghiệp vụ L/C (Trường hợp L/C có giá trị thanh toán tại NHPH) Bước 1: Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán theo phương thức L/C. Bước 2: Căn cứ vào các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương, nhà NK làm đơn gửi đến ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu ngân hàng phát hành một L/C cho nhà XK hưởng. Bước 3: Căn cứ vào đơn mở L/C, nếu đồng ý, NHPH lập L/C và thông qua NH đại lý hoặc chi nhánh của mình ở nước nhà xuất khẩu để thông báo L/C cho nhà xuất khẩu. Bước 4: Khi nhận được L/C, NHTB kiểm tra, nếu L/C là chân thật thì thông báo báo nhà XK, nếu không chân thật thì trả lại NHPH. Bước 5: Nhà xuất khẩu kiểm tra L/C, nếu phù hợp với hợp đồng đã ký thì tiến hành giao hàng, nếu không phù hợp thì đề nghị sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng ngoại thương. Bước 6 và bước 6’: Sau khi giao hàng, nhà XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình cho NHPH để được thanh toán. Bước 7: NHPH sau khi kiểm tra chứng từ, nếu thấy xuất trình phù hợp thì tiến hành thanh toán, nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại nguyên vẹn bộ chứng từ cho nhà XK. Bước 8: Nhà NK hoàn trả tiền cho NHPH. Bước 9: NHPH trao bộ chứng từ cho nhà NK. (5) (1) (9) (8) (2) (7’) (6) (4) (7) (3) Ngân hàng phát hành Người nhập khẩu Người xuất khẩu Ngân hàng thông báo(6’)
  • 30. 19 Sơ đồ 1.5. Quy trình nghiệp vụ L/C (Trường hợp L/C có giá trị thanh toán tại NHđCĐ) Bước 1: Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán theo phương thức L/C. Bước 2: Căn cứ vào các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương, nhà NK làm đơn gửi đến ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu ngân hàng phát hành một L/C cho nhà XK hưởng. Bước 3: Căn cứ vào đơn mở L/C, nếu đồng ý, NHPH lập L/C và thông qua NH đại lý hoặc chi nhánh của mình ở nước nhà xuất khẩu để thông báo L/C cho nhà xuất khẩu. Bước 4: Khi nhận được L/C, NHTB kiểm tra, nếu L/C là chân thật thì thông báo báo nhà XK, nếu không chân thật thì trả lại NHPH. Bước 5: Nhà xuất khẩu kiểm tra L/C, nếu phù hợp với hợp đồng đã ký thì tiến hành giao hàng, nếu không phù hợp thì đề nghị sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng ngoại thương. Bước 6: Sau khi giao hàng, nhà XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình cho NHđCĐ để thanh toán. Bước 7: NHđCĐ sau khi kiểm tra chứng từ, nếu thấy xuất trình phù hợp thì tiến hành thanh toán, nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại nguyên vẹn bộ chứng từ cho nhà XK. Bước 8: NHđCĐ gửi bộ chứng từ cho NHPH để được hoàn trả. Bước 9: NHPH kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L.C thì tiến hành thanh toán cho NHđCĐ, nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại nguyên vẹn bộ chứng từ cho NHđCĐ. Bước 10: NHPH đòi tiền nhà NK và chuyển bộ chứng từ cho nhà NK sau khi đã nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán. Bước 11: Nhà NK kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền. Người nhập khẩu (11) (10) (2) (3) (9) (7) (6) (4) (1) (5) Ngân hàng phát hành Người xuất khẩu NH thông báo & NHđCĐ (8) Thang Long University Library
  • 31. 20 1.2.4.3. Phân loại tín dụng thư. Trong thanh toán quốc tế thường có các loại thư tín dụng chủ yếu sau: PPhhâânn tthheeoo llooạạii hhììnnhh:: TTíínn ddụụnngg tthhưư hhủủyy nnggaanngg ((RReevvooccaabbllee LL//CC)).. (Loại L/C này đã bị bỏ theo UCP 600 và tất cả các thư tín dụng là không thể hủy ngang trong trường hợp dẫn chiếu theo UCP 600). Là loại thư tín dụng mà NH mở L/C và người NK có thể sửa đổi, bổ sung hoặc có thể hủy bỏ L/C bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người thụ hưởng L/C. Tín dụng thư hủy ngang chứa đựng rủi ro đối với người bán vì việc sửa đổi hay hủy thư tín dụng có thể xảy ra khi hàng hóa đang trên đường vận chuyển hoặc trước khi việc thanh toán được thực hiện. Thư tín dụng hủy ngang chỉ được sử dụng trong các trường hợp: - Việc giao hàng được thực hiện giữa công ty mẹ và công ty con. - Giữa người mua và người bán có quan hệ tín dụng rất tốt. TTíínn ddụụnngg tthhưư kkhhôônngg tthhểể hhủủyy nnggaanngg ((IIrrrreevvooccaabbllee LL//CC)).. Là loại thư tín dụng sau khi đã được mở ra và người XK thừa nhận thì NH mở L/C không được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu không có sự đồng thuận của người thụ hưởng và ngân hàng xác nhận (nếu có), do đó quyền lợi của người bán được đảm bảo hơn. Do đảm bảo tính an toàn và cân bằng được quyền lợi của các bên tham gia nên loại tín dụng thư này được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong thương mại quốc tế. PPhhâânn tthheeoo pphhưươơnngg tthhứứcc ssửử ddụụnngg:: TTíínn ddụụnngg tthhưư kkhhôônngg hhủủyy nnggaanngg ccóó ggiiáá ttrrịị ttrrựựcc ttiiếếpp ((IIrrrreevvooccaabbllee ssttrraaiigghhtt ddooccuummeenntt ccrreeddiitt)).. Là loại tín dụng thư mà chứng từ được yêu cầu xuất trình trực tiếp để thanh toán tại NHPH. Do vậy thời hạn hiệu lực sẽ kết thúc tại NHPH. Loại tín dụng thư này thường có cam kết của NHPH. TTíínn ddụụnngg tthhưư kkhhôônngg tthhểể hhủủyy nnggaanngg ccóó xxáácc nnhhậậnn ((CCoonnffiirrmmeedd IIrrrreevvooccaabbllee LLeetttteerr ooff CCrreeddiitt)).. Là loại L/C không thể hủy bỏ, được một NH khác xác nhận đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của NH mở L/C. Với loại L/C này người XK ký phát hối phiếu đòi tiền NH mở L/C nhưng gửi thẳng cho NH xác nhận để thanh toán. NH xác nhận chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho người XK nếu như NH mở L/C không trả tiền được cho người XK.
  • 32. 21 Như vậy, trách nhiệm của ngân hàng xác nhận giống như NH mở L/C, do đó NH mở L/C phải trả thủ tục phí xác nhận, có khi còn phải ký quỹ tại ngân hàng xác nhận Tỷ lệ ký quỹ có khi lên tới 100% trị giá L/C tại ngân hàng xác nhận. Nguyên nhân có loại L/C này là do người XK không hoàn toàn tin tưởng vào NH mở L/C và giá trị của L/C tương đối lớn. Do có hai NH cùng đứng ra cam kết trả tiền cho người XK nên L/C loại này là loại đảm bảo nhất cho người XK nhưng có thể làm giảm uy tín của NH mở L/C. TTíínn ddụụnngg tthhưư kkhhôônngg tthhểể hhủủyy nnggaanngg,, mmiiễễnn ttrruuyy đđòòii ((IIrrrreevvooccaabbllee wwiitthhoouutt rreeccoouurrssee LLeetttteerr ooff CCrreeddiitt)).. Là loại L/C mà sau khi người XK đã được trả tiền thì NH mở L/C không còn quyền đòi lại tiền người XK trong bất cứ trường hợp nào. Khi dùng loại L/C này, người XK khi ký phát hối phiếu phải ghi câu “miễn truy đòi lại người ký phát” (without recourse to drawers) đồng thời trong L/C này cũng phải ghi như vậy. Đây cũng là loại L/C được sử dụng phổ biến trong TTQT. TTíínn ddụụnngg tthhưư cchhuuyyểểnn nnhhưượợnngg ((TTrraannssffeerraabbllee LLeetttteerr ooff CCrreeddiitt)).. Là loại L/C không thể hủy ngang, quy định quyền của người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu NH mở L/C chuyển nhượng toàn bộ hay một phần giá trị L/C cho một hay nhiều người khác nhưng chỉ được chuyển nhượng một lần. Chi phí chuyển nhượng do người hưởng lợi đầu tiên chịu. Việc chuyển nhượng L/C không có nghĩa là hợp đồng mua bán cũng được chuyển nhượng. Người thụ hưởng đầu tiên là người chịu trách nhiệm chính với người NK. TTíínn ddụụnngg tthhưư ttuuầầnn hhooàànn ((RReevvoollvviinngg LLeetttteerr ooff CCrreeddiitt)).. Là loại L/C không thể hủy bỏ, sau khi sử dụng xong đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ, và cứ như vậy nó tuần hoàn cho đến khi nào tổng giá trị hợp đồng được thực hiện. Quy trình nghiệp vụ giống L/C không thể hủy ngang. L/C tuần hoàn có thể khống chế việc thực hiện tuần hoàn theo hai cách: -- TThheeoo tthhờờii ggiiaann:: là khống chế thời hạn hiệu lực của L/C trong mỗi lần tuần hoàn và tổng giá trị L/C. Theo cách này có thể là L/C tích lũy (Cummulative revolving Letter of Credit) hoặc không tích lũy (No cummulative revolving Letter of Credit) + Loại L/C tuần hoàn có tích lũy: Là loại L/C cho phép chuyển phần trị giá L/C trước chưa dùng hết vào trị giá L/C sau và cứ như vậy cho đến L/C cuối cùng.Trong thời gian hiệu lực của L/C, người XK vì một lý do nào đó mà không thực hiện đầy đủ trị giá trên L/C thì qua L/C kế tiếp người XK có thể tiếp tục thực hiện trị giá của kỳ trước chưa thực hiện được cộng với trị giá thực hiện trong kỳ này. Thang Long University Library
  • 33. 22 + Loại L/C tuần hoàn không tích lũy: là loại L/C không cho phép chuyển giá trị của L/C trước để tăng trị giá của L/C sau nếu L/C trước chưa sử dụng hết. -- TThheeoo ggiiáá ttrrịị:: là L/C được phép khôi phục lại giá trị ngay khi giá trị cũ đã được sử dụng. Loại L/C này ít được sử dụng vì nó tạo ra một cam kết vô hạn của NHPH. Do đó thông thường khi phát sinh nhu cầu thanh toán L/C tuần hoàn, các NH thường phát hành L/C khống chế theo thời gian hoặc khống chế cả số tiền và thời gian. Có ba cách tuần hoàn: -- TTuuầầnn hhooàànn ttựự đđộộnngg:: nghĩa là L/C tiếp sau tự động có giá trị, không cần sự thông báo của NHPH L/C. -- TTuuầầnn hhooàànn kkhhôônngg ttựự đđộộnngg:: nghĩa là chỉ khi nào NHPH L/C thông báo cho người bán thì L/C mới có giá trị hiệu lực. -- TTuuầầnn hhooàànn hhạạnn cchhếế (bán tự động): nghĩa là nếu sau vài ngày kể từ ngày L/C cũ hết hạn hiệu lực hoặc đã sử dụng hết mà không có ý kiến gì của NHPH thì L/C kế tiếp tự động có giá trị hiệu lực. Trong thanh toán L/C tuần hoàn với khoảng thời gian dài như vậy thì tình hình tài chính của người NK có thể xấu đi, hoặc có những biến động trên thị trường tiêu thụ, hàng hóa bị ứ đọng mà người NK vẫn phải tiếp tục nhập hàng về, không hủy bỏ được L/C. Tất cả những rủi ro đó của nhà NK sẽ dẫn đến những rủi ro cho NHPH. Vì vậy, loại L/C này chỉ được sử dụng trong việc mua bán những hàng hóa với số lượng đều đặn và nhiều lần trong năm. Để giảm bớt rủi ro cho mình, NHPH thường chỉ định L/C tuần hoàn hạn chế hoặc không tự động hơn là tuần hoàn tự động. Loại L/C này thường được dùng khi các bên tin cậy lẫn nhau, mua hàng thường xuyên, định kỳ, khối lượng lớn và trong thời gian dài. TTíínn ddụụnngg tthhưư ggiiáápp llưưnngg ((BBaacckk ttoo bbaacckk LLeetttteerr ooff CCrreeddiitt)).. Khi người hưởng nhận được một L/C (L/C gốc), không phải L/C chuyển nhượng, song không thể tự mình cung cấp hàng hóa, khi đó họ có thể thỏa thuận với ngân hàng của mình phát hành một L/C thứ hai (L/C giáp lưng) với nội dung tương tự cho người cung cấp hàng hóa. Như vậy, điều khác biệt cơ bản nhất so với nghiệp vụ L/C chuyển nhượng là L/C gốc và L/C giáp lưng hoàn toàn độc lập với nhau. Vì vậy, người cung cấp hàng hóa (người hưởng lợi L/C giáp lưng) có thể yên tâm về mặt thanh toán. Về nguyên tắc, L/C gốc sẽ là vật thế chấp hoặc sự đảm bảo cho việc thanh toán L/C giáp lưng, song việc thanh toán cho nhà cung cấp sẽ được thực hiện trước khi NHPH L/C giáp lưng nhận được thanh toán từ L/C gốc, đây cũng là một rủi ro đối với NHPH L/C giáp lưng nếu NHPH L/C gốc từ chối thanh toán, vì vậy không phải lúc nào NH cũng coi L/C gốc là vật đảm bảo để phát hành L/C giáp lưng. Để đảm bảo an toàn cho mình, NHPH L/C
  • 34. 23 giáp lưng phải kiểm tra chặt chẽ chứng từ của L/C giáp lưng, phối hợp với khách hàng để hoàn thiện các chứng từ thanh toán L/C gốc hoặc phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ ký quỹ và thế chấp đối với người hưởng lợi thứ nhất (người trung gian). TTíínn ddụụnngg tthhưư vvớớii đđiiềềuu kkhhooảảnn đđỏỏ ((RReedd ccllaauussee LLeetttteerr ooff CCrreeddiitt)).. Là loại L/C đặc biệt, trong đó có một điều khoản ghi rõ NHPH sẽ chuyển tiền hoặc ủy quyền cho NHTB (hay NH xác nhận, NH chiết khấu) để thực hiện ứng trước cho người hưởng lợi một số tiền nhất định, thông thường tính theo tỷ lệ phần trăm so với giá trị L/C. Người hưởng lợi phải xuất trình chứng từ tại NH mà họ đã nhận tiền ứng trước và phải bồi hoàn lại số tiền này nếu không xuất trình đủ chứng từ hợp lệ trong thời hạn quy định. Số tiền ứng trước được thực hiện theo yêu cầu của người mở L/C. Đối với khoản ứng trước này, người ta thường quy định vào một điều khoản đặc biệt nhằm tạo điều kiện cho các bên liên quan trong L/C. Rủi ro trong thanh toán loại L/C này là tiền ứng trước có thể bị sử dụng không đúng mục đích, chứng từ do nhà XK xuất trình có thể không phù hợp hoặc người XK không hoàn thành được việc sản xuất hàng hóa mà cũng không hoàn lại được tiền ứng trước cho NH. TTíínn ddụụnngg tthhưư ddựự pphhòònngg ((SSttaanndd--bbyy LLeetttteerr ooff CCrreeddiitt)).. Để đảm bảo quyền lợi của nhà nhập khẩu trong trong trường hợp nhà xuất khẩu đã nhận được L/C, tiền đặt cọc và tiền ứng trước, nhưng không có khả năng giao hàng, hoặc không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng như đã quy định trong L/C, đòi hỏi ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu phát hành một L/C, trong đó cam kết với người nhập khẩu là sẽ hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc, tiền ứng trước và chi phí mở L/C cho nhà nhập khẩu. Một L/C như vậy gọi là L/C dự phòng. TTíínn ddụụnngg tthhưư đđốốii ứứnngg ((RReecciipprrooccaall LLeetttteerr ooff CCrreeddiitt)).. Trong phương thức mua bán hàng đổi hàng, hai bên chỉ phải ký với nhau một hợp đồng mua bán có tổng giá trị hàng hóa trao đổi với nhau bằng nhau. Mục đích của giao dịch hàng đổi hàng là giá trị sử dụng của hàng chứ không phải là tiền tệ mặc dù phần chênh lệch của trao đổi có thể thanh toán bằng tiền. Do không thể loại trừ khả năng xảy ra sau khi một trong hai bên không hoàn thành đúng nghĩa vụ giao hàng như đã quy định của hợp đồng, hơn nữa việc giao hàng khó có thể tiến hành đồng thời. Để đảm bảo việc thanh toán, hai bên thống nhất sử dụng thư tín dụng đối ứng cho nhau hưởng. L/C đối ứng là loại L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C kia đối ứng với nó đã mở ra. Nghĩa là nhà XK khi nhận được L/C do nhà NK mở thì phải mở lại L/C tương ứng thì mới có giá trị. Thang Long University Library
  • 35. 24 PPhhâânn tthheeoo pphhưươơnngg tthhứứcc tthhaannhh ttooáánn:: TTíínn ddụụnngg tthhưư ttrrảả nnggaayy ((SSiigghhtt LL//CC)).. Là loại L/C không thể hủy ngang trong đó quy định về nghĩa vụ trả tiền ngay sau khi nhận được bộ chứng từ thanh toán của người bán/Ngân hàng phát hành. Có nghĩa là L/C phải được thanh toán theo yêu cầu của người thụ hưởng. Rủi ro trong loại thư tín dụng này là thường phải thanh toán trước khi nhận hàng, vì hối phiếu và bộ chứng từ thường đến trước khi hàng nhập cảng. TTíínn ddụụnngg tthhưư ttrrảả cchhậậmm ((DDeeffeerrrreedd LL//CC)).. Là loại L/C không thể hủy bỏ, trong đó NH mở L/C hay là NH xác nhận L/C cam kết cam kết thanh toán cho người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng một số ngày sau khi bộ chứng từ hoàn hảo được xuất trình hoặc sau ngày giao hàng. Loại thư tín dụng này có hai dạng: -- LL//CC ccóó kkỳỳ hhạạnn:: Là loại L/C không hủy ngang trong đó NHPH sẽ chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn do người hưởng lợi ký phát khi họ xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo. Những hối phiếu này nhà XK có thể giữ cho đến thời hạn thanh toán và lúc ấy trình nộp NH để nhận tiền hoặc bán/chuyển nhượng trên thị trường. Các NHPH có thể mua hối phiếu hoặc chấp nhận thanh toán cho chính mình. -- LL//CC ttrrảả ddầầnn:: Là loại L/C không thể hủy ngang trong đó quy định người hưởng sẽ được thanh toán dần toàn bộ số tiền của L/C theo những thời hạn đã quy định rõ trong L/C đó. Khác với loại thư tín dụng có kỳ hạn, loại L/C này không đòi hỏi hối phiếu do người bán ký phát. Do đó, người bán không có quyền lợi pháp lý đối với hối phiếu và quyền truy đòi liên quan đến hối phiếu đó. 1.2.5. Thuận lợi và khó khăn đối với các bên tham gia. Trong giao dịch thương mại quốc tế hiện đại, các bên đối tác thường lựa chọn TDCT làm phương thức thanh toán. Sở dĩ TDCT được ưa chuộng và sử dụng phổ biến như vậy là do nó có những đặc điểm nổi bật so với các phương thức thanh toán khác. Nếu như phương thức chuyển tiền, nhờ thu gây bất lợi cho một bên người mua hoặc một bên người bán, cũng có khi là cả hai bên thì phương thức thanh toán TDCT tỏ ra ưu việt hơn, nó không những mang lại một số quyền lợi nhất định cho NH mà nó còn đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên tham gia xuất - nhập khẩu: Người bán đảm bảo được thanh toán nếu xuất trình được bộ chứng từ hoàn chỉnh, hợp lệ, còn người mua cũng đảm bảo nhận được hàng đúng thời hạn, đúng như quy định trong hợp đồng. Cụ thể, phương thức thanh toán TDCT có những ý nghĩa nhất định như sau: