SlideShare a Scribd company logo
1 of 306
1
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2
LỜI NÓI ĐẦU
Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (HEF) là sự kiện quốc tế thường
niên do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì tổ chức, nhằm mục tiêu tiếp
nhận các ý kiến đóng góp của các diễn giả, chuyên gia trong nước và quốc tế về các
lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội; các đề án, mục tiêu, chương trình trọng điểm của
Thành phố.
Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 4 năm 2023 (HEF 2023) là
sự kiện quốc tế lớn với chủ đề “Tăng trưởng xanh: Hành trình hướng tới giảm
phát thải ròng bằng không” dự kiến có sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ, Lãnh
đạo các Bộ ngành Việt Nam; 1,200 đại biểu gồm: Bộ ngành, địa phương quốc tế, các
định chế tài chính quốc tế (World Bank, IMF, IFC, ADB...), các tổ chức Quốc tế
(WEF, UNDP,…), các nhà quản lý và Lãnh đạo các địa phương quốc tế đến từ các
quốc gia, đại diện các cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự, các doanh nghiệp, các
chuyên gia trong nước và quốc tế tại các quốc gia thành công trong việc áp dụng tăng
trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.
Tập tài liệu HEF 2023 là ấn phẩm của Ban Tổ chức tập hợp thông tin, bài thuyết
trình và bài viết của các Bộ ngành, địa phương quốc tế, định chế tài chính, tổ chức,
chuyên gia trong nước và quốc tế xoay quanh các nhóm nội dung: (i) Xu hướng phát
triển tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn đối với các siêu đô thị; (ii) Xây dựng hệ
sinh thái của mô hình kinh tế tuần hoàn trong bối cảnh hướng tới mục tiêu giảm phát
thải bằng không; (iii) Chính sách trong xây dựng tăng trưởng xanh hướng tới mục tiêu
giảm phát thải bằng không và sứ mệnh của doanh nghiệp; (iv) Nguồn lực trong phát
triển kinh tế tuần hoàn hướng tới mục tiêu giảm phát thải bằng không và sứ mệnh của
doanh nghiệp; (v) Bài học, kinh nghiệm quốc tế thúc đẩy tăng trưởng xanh và kinh tế
tuần hoàn; (vi) Thực trạng của Thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp trong quá trình
áp dụng mô hình tăng trưởng xanh.
Ban Tổ chức HEF 2023 trân trọng cảm ơn và tri ân tất cả diễn giả, chuyên gia,
khách mời đã dành thời gian tham gia Diễn đàn, đồng thời mang đến những ý kiến,
nhận định, kinh nghiệm quý báu của mình đóng góp cho Diễn đàn năm nay nói riêng,
cũng như mục tiêu tăng trưởng xanh của Thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Tất cả ý
kiến đóng góp và bài viết trong Tài liệu này sẽ là kho thông tin quan trọng, có giá trị
tham khảo quý giá đối với Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình hoạch định chính
sách và tổ chức thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra của Thành phố.
Trân trọng./.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2023
Ban Tổ chức
Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 2023.
3
CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2023
Chủ đề: “Tăng trưởng xanh - Hành trình hướng tới giảm phát thải ròng bằng không”
Thời gian: Ngày 13 - 17 tháng 9 năm 2023
Thời gian Nội dung Chương trình chi tiết
Thứ Tư, ngày 13/9/2023
Cả ngày Đón khách VIP quốc tế và chuyên gia tham dự Diễn đàn.
16:00 – 17:30 Khai mạc triển lãm các sản phẩm, dịch vụ tăng trưởng xanh và tham quan
triển lãm tại phố đi bộ Nguyễn Huệ.
17:30 – 20:30 Lễ trao danh hiệu “Doanh Nghiệp Xanh” cho các doanh nghiệp Thành phố và
tiệc chiêu đãi tại Khách sạn REX.
Thứ Năm, ngày 14/9/2023
Buổi sáng
Chương trình Talkshow ghi hình cho các chuyên gia, diễn giả trong nước và
quốc tế tại Đài truyền hình Thành phố.
Giao lưu chuyên gia quốc tế với sinh viên tại Đại học Quốc gia Thành phố:
13:30-17:30
Gặp gỡ giữa Lãnh đạo Thành phố và các đoàn VIP quốc tế, các chuyên
gia trong nước và quốc tế, các tổ chức tài chính và chương trình gặp gỡ
100 CEO của các tập đoàn áp dụng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
13:30 - 14:00: Chương trình nhạc cụ dân tộc chào đón khách.
14:00 - 14:10: Tea Connect - biểu diễn nghệ thuật “Mời trà” và giới thiệu về
trà Việt.
14:10 - 14:20: Phục vụ trà cho khách mời.
14:20 - 14:25: MC tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu.
14:25 - 14:40: Ông Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư
Thường trực Thành Ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phát biểu chào
mừng.
14:40-17:30: Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố
điều phối phần phát biểu và thảo luận, trao đổi giữa lãnh đạo thành phố và các
chuyên gia, CEO trong nước và quốc tế.
17:30 - 17:45: Kết luận của Ông Phan Văn Mãi, Uỷ viên Trung ương Đảng,
Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
17:45 - 18:00: MC dẫn chương trình kết thúc buổi gặp gỡ. Chụp hình lưu niệm.
18:00 - 20:00 Tiệc tối.
Thứ Sáu, ngày 15/9/2023
I. Phiên khai mạc
7:30 - 8:00 Tiếp đón đại biểu.
8:00 - 8:20 Trình chiếu clip Diễn đàn và giới thiệu đại biểu
8:20 - 8:50 Phát biểu khai mạc Diễn đàn của Thủ tướng Chính phủ.
4
8:50 – 9:05 Phát biểu của Ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy
Thành phố Hồ Chí Minh.
9:05 – 9:10 Phát biểu của ông Jan Jambon, Bộ trưởng-Thủ hiến Chính phủ, kiêm Bộ trưởng
Bộ Ngoại giao, Văn hóa, Công nghệ Thông tin và Quản lý cơ sở vật chất Vùng
Flanders, Bỉ.
Các báo cáo chính: (6 báo cáo, mỗi báo cáo 10 phút)
9:10 - 9:20 Báo cáo 1: Xu hướng phát triển tăng trưởng xanh và
kinh tế tuần hoàn đối với các siêu đô thị.
Ông Jeremy Jurgens,
Giám đốc điều hành
Diễn đàn Kinh tế Thế
giới (WEF).
9:20 - 9:30 Báo cáo 2: Xây dựng hệ sinh thái của mô hình kinh
tế tuần hoàn trong bối cảnh hướng tới mục tiêu giảm
phát thải ròng bằng không.
Ông Yasuo Takahashi,
Nguyên Thứ trưởng Bộ
Môi trường Nhật Bản,
Giám đốc điều hành
Viện chiến lược môi
trường toàn cầu (IGES).
9:30 - 9:40 Báo cáo 3: Chính sách trong xây dựng tăng trưởng
xanh hướng tới mục tiêu giảm phát thải rồng bằng
không và sứ mệnh của doanh nghiệp.
Bà Tôn Minh, Phó Chủ
tịch thường trực Nhân
Đại Thành phố Thượng
Hải.
9:40 - 9:50 Báo cáo 4: Nguồn lực trong phát triển kinh tế tuần
hoàn hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng bằng
không và sứ mệnh của doanh nghiệp.
Ông Sebastain Eckardt,
Giám đốc Khối Kinh tế
Vĩ mô, Thương mại và
Đầu tư, Ngân hàng Thế
giới (WB), Khu vực
Châu Á - Thái Bình
Dương.
9:50 – 10:00 Báo cáo 5: Bài học, kinh nghiệm quốc tế thúc đẩy
tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn.
Ông Herlevi Kari,
Trưởng phòng hợp tác
toàn cầu về các giải pháp
bền vững, Quỹ Đổi mới
Phần Lan (SITRA).
10:00 – 10:10 Báo cáo 6: Thực trạng của Thành phố Hồ Chí Minh
và giải pháp trong quá trình áp dụng mô hình tăng
trưởng xanh.
Ông Phạm Bình An, Phó
Viện trưởng Viện
nghiên cứu phát triển
Thành phố.
10:10 – 10:25 Giải lao và chụp hình lưu niệm
10:25 - 11:25 Phát biểu của Lãnh đạo Bộ ngành Trung ương Việt Nam.
11:25 – 11:35 Nghi thức công bố và trao Tuyên bố chung về hợp tác giữa Tp. Hồ Chí Minh
và Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).
11:35 - 12:05 Phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
12:05 - 12:20 Phát biểu tiếp thu và định hướng thảo luận cho các phiên buổi chiều của Ông
Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành Ủy,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
12:20 - 13:30 Tiệc trưa.
5
II. Các phiên thảo luận song song
Hội trường lầu 1
(chủ đề 1)
Hội trường lầu 2
(chủ đề 2)
Hội trường
lầu 3
(chủ đề 3)
- Lãnh đạo chủ trì: Phó Chủ
tịch UBND thành phố Võ
Văn Hoan.
- Đơn vị chủ trì: Viện nghiên
cứu phát triển
- Đơn vị phối hợp:
+ Sở Ngoại vụ;.
+ Sở Khoa học và Công
nghệ;
+ Sở Tài nguyên và Môi
trường.
- Lãnh đạo chủ trì: Phó Chủ
tịch UBND thành phố Bùi
Xuân Cường.
- Đơn vị chủ trì: Hiệp hội
Doanh nghiệp Thành phố
- Đơn vị phối hợp:
+ Sở Ngoại vụ;
+ Đại học Quốc gia Thành
phố;
+ Công ty Đầu tư Tài chính
nhà nước Thành phố
(HFIC).
- Lãnh đạo chủ
trì: Phó Chủ
tịch UBND
thành phố
Dương Anh
Đức.
- Đơn vị chủ
trì: Đại học
quốc gia
Thành phố Hồ
Chí Minh.
13:30 - 16:30 Chủ đề 1: Hệ sinh thái của mô
hình kinh tế tuần hoàn, tăng
trưởng xanh - Kinh nghiệm
trong nước và quốc tế nhằm
hướng tới mục tiêu giảm phát
thải ròng bằng không.
Chủ đề 2: Giải pháp thúc đẩy
doanh nghiệp tăng trưởng
xanh, áp dụng mô hình kinh
tế tuần hoàn hướng tới phát
triển bền vững cho một siêu
đô thị.
Chủ đề 3: Hợp
tác KTTH khu
vực châu Á –
Thái Bình
Dương.
14:30 – 15:50 III.Chương trình “Hợp tác kinh tế song phương Việt Nam và
Flanders,Vuơng quốc Bỉ về xây dựng thành phố bền vững , thích ứng
điều kiện khí hậu” tại khách sạn REX
IV. Gặp gỡ báo chí
16:30 – 17:00 Gặp gỡ báo chí công bố kết quả của Diễn đàn tại Hội trường Thành phố.
V. Phiên Tổng kết và Gala
1. Phiên Tổng kết
17:00 – 17:10 Chiếu clip Tổng kết quá trình chuẩn bị, tổ chức và kết quả Diễn đàn.
17:10 – 17:30 Phát biểu đánh giá Diễn đàn và chỉ đạo định hướng của Ông Phan Văn Mãi,
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành Ủy, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Gala dinner
17:30 - 17:50 Tiết mục văn nghệ chào mừng
17:50 - 17:52 Phát biểu của Ông Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư
Thường trực Thành Ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
17:52 - 20:00 Tiệc Gala.
VI. Hoạt động bên lề tại Diễn đàn
Cả ngày Lãnh đạo Chính phủ, Lãnh đạo Thành phố tiếp xúc với các đoàn VIP, chuyên
gia, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
6
Thứ Bảy, ngày 16/9/2023
Chương trình lãnh đạo Thành phố gặp gỡ Hội đồng tư vấn triển khai Nghị
quyết 98 lần 2.
Buổi sáng
Chương trình tham quan các khu công nghiệp, doanh nghiệp áp dụng mô hình
kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh
tại Thành phố Hồ Chí Minh (Đại biểu chọn 1 trong 2 chương trình).
Chương trình 1: Tham quan khu chế
xuất Tân Thuận
Chương trình 2: Tham quan khu
công nghiệp Hiệp Phước và công
ty TNHH giấy Xuân Mai
8:00 – 8:15: Khách mời tập trung
tại sảnh Khách sạn REX.
8:15 – 9:00: Khởi hành đến khu
công nghiệp Hiệp Phước.
9:00 – 10:00: Tham quan, khảo sát
thực tế và trao đổi với Ban quản lý
khu công nghiệp Hiệp Phước.
10:00 – 11:00: Tham quan, khảo
sát thực tế và trao đổi với Ban
Giám đốc Công ty TNHH Giấy
Xuân Mai.
11:00 – 11:45: Đoàn di chuyển trở
về khách sạn REX. Kết thúc
chương trình tham quan.
8:15 – 8:30: Khách mời tập trung tại sảnh
Khách sạn REX.
8:30 – 8:45: Khởi hành đến khu chế xuất
Tân Thuận.
8:45 – 9:45: Tham quan, khảo sát thực tế
và trao đổi với Ban quản lý khu chế xuất
Tân Thuận.
9:45 – 10:45: Tham quan, khảo sát thực
tế và trao đổi với Ban Giám đốc doanh
nghiệp tiêu biểu trong khu chế xuất Tân
Thuận.
10:45 – 11:00: Đoàn di chuyển trở về
khách sạn REX. Kết thúc chương trình
tham quan.
Buổi chiều Tham quan quanh trung tâm Thành phố (nếu đoàn có nhu cầu).
Chủ Nhật, ngày 17/9/2023
Tiễn khách quốc tế
7
PHẦN 1
THÔNG TIN DIỄN GIẢ
8
TIẾN SĨ PHILIPP RÖSLER
Chủ tịch và là Người sáng lập (Công ty Consessor
AG)
 Tiến sĩ Philipp Rösler nắm giữ các chức vụ tư
vấn quản lý cũng như thành viên ban giám sát tại các
công ty nổi tiếng của Thụy Sĩ và quốc tế.
 Philipp bắt đầu sự nghiệp của mình với tư
cách là một bác sĩ y khoa tại Lực lượng Vũ trang Đức
nhưng rời Quân đội Đức với quân hàm Đại uý để tham
gia chính trị vào năm 2003. Ông từng là chủ tịch Đảng
Dân chủ Tự do ở bang Lower-Saxony Đức mà ông là
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Lao động và
Giao thông vận tải. Năm 2009, ông gia nhập Chính phủ
Liên bang Đức với tư cách là Bộ trưởng Bộ Y tế trong nội các thứ hai của Thủ tướng Liên
bang Merkel. Năm 2011, Philipp Rösler được bầu làm Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do ở Đức
và thay đổi hồ sơ của mình thành Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ Liên bang. Ông cũng trở
thành Phó Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức.
 Nằm 2013, Tiến sĩ Rösler rời bỏ chính trường và tham gia Ban quản lý Diễn đàn
Kinh tế Thế giới ở Geneva trong bốn năm.
 Vì vậy, ông đã tìm đường đến Thụy Sĩ, nơi ông định cư cùng gia đình ở Zurich và
có được những khách hàng trung thành và là một thành viên hội đồng quản trị kể từ đó.
TRENT DAVIES
Quyền Phó Ủy viên Phòng Thương mại và Đầu
tư của Chính phủ Victoria khu vực Đông Nam Á
 Ông có nhiều kinh nghiệm làm việc tại
Đông Nam Á, đã sống tại Việt Nam hơn 10 năm. Hiện
ông Là Phó giám đốc điều hành, Đông Nam Á
Thương mại và Đầu tư Chính phủ bang Victoria
(VGTI). Ông đang thúc đẩy các sáng kiến thương
mại, giáo dục và đầu tư trên khắp khu vực Đông Nam
Á.
 Ông có kinh nghiệm sâu rộng trong việc tạo
ra các liên kết kinh doanh và đầu tư giữa ASEAN và
Úc, với trọng tâm là Việt Nam nơi anh đang sinh sống.
 Trước khi gia nhập VGTI, Trent đã tư vấn cho các khách hàng quốc tế về những
phức tạp của việc đầu tư và kinh doanh tại Đông Nam Á. Kiến thức và dịch vụ tư vấn của
anh bao gồm nhiều chủ đề khác nhau bao gồm nhưng không giới hạn ở nghiên cứu thị
trường và nhập khẩu, đánh giá chuỗi cung ứng, cấu trúc doanh nghiệp, thỏa thuận thương
mại và các vấn đề pháp lý, thuế, kế toán và nhân sự.
9
SEBASTIAN ECKARDT
Giám đốc phụ trách Kinh tế vĩ mô,
Thương mại và Đầu tư, Ngân hàng
Thế giới (WB) khu vực Đông Á – Thái
Bình, Kinh tế vĩ mô, Thương mại và
Đầu tư Khu vực Đông Á và Thái Bình
Dương.
 Sebastian Eckardt Giám đốc phụ
trách Kinh tế vĩ mô, Thương mại và Đầu tư,
Ngân hàng Thế giới (WB) khu vực Đông Á
– Thái Bình, ông lãnh đạo một nhóm các nhà kinh tế làm việc về Campuchia, Lào, Myanmar,
Trung Quốc, Mông Cổ, Hàn Quốc và Việt Nam. Trước khi đảm nhiệm vị trí này, ông là
chuyên gia kinh tế trưởng ở Trung Quốc, Mông Cổ, Hàn Quốc và trước đó là Việt Nam.
 Kể từ khi gia nhập Ngân hàng Thế giới vào năm 2008, ông đã lãnh đạo các hoạt
động cho vay phức tạp và công việc phân tích sáng tạo trên hơn một chục quốc gia chủ yếu
ở châu Âu và châu Á, hỗ trợ khách hàng trong các lĩnh vực cải cách kinh tế vĩ mô, tài chính
và cơ cấu.
 Trước khi gia nhập Ngân hàng, Sebastian là một nhà kinh tế làm việc cho Chính
phủ Đức. Là công dân Đức, ông có bằng Thạc sĩ của Đại học Birmingham, Vương quốc Anh
và Tiến sĩ Tài chính Công của Đại học Potsdam, Đức.
NÔNG NGỌC DUY
PGS.TS Nông Ngọc Duy, giảng viên, nghiên
cứu viên cao cấp cơ quan nghiên cứu khoa
học và công nghiệp Liên bang Úc (CSIRO),
Đại học Griffith.
 Được vinh danh là một trong những nhà
khoa học trẻ xuất sắc nhất tại Australia năm 2020.
 Tập trung nghiên cứu vào việc giúp các
nước đang phát triển thích ứng với biến đổi khí
hậu và hướng đến phát triển bền vững, nhất là cho
các gia đình nông thôn.
 Là nhà nghiên cứu khoa học trong lĩnh
vực kinh tế nông nghiệp tại CSIRO - cơ quan
nghiên cứu khoa học quốc gia của Australia.
 Giảng dạy tại Đại học Griffith.
 Có hơn 30 bài báo khoa học được công bố trên tạp chí nổi tiếng thế giới và nhiều
công bố quốc tế có ảnh hưởng lớn trong khoa học về lĩnh vực môi trường. Trong số đó, có
1/3 nghiên cứu của anh liên quan đến những vấn đề tại Việt Nam.
10
LÊ THỊ THANH NHÀN
Giảng viên Cao cấp, Trường Kinh tế và
Kinh doanh Đại học Quốc gia Úc.
 Chuyên môn: Tài chính doanh
nghiệp, Địa lý kinh tế, Kinh tế học hành vi và
Ngân hàng.
 Hiện là Giảng viên cao cấp, Đại học
Quốc gia Australia.
 Các dự án nghiên cứu đã xuất bản nổi
bật:
 Rủi ro kiện tụng cổ đông có khiến các
công ty đại chúng hủy niêm yết không? Bằng
chứng từ các vụ kiện tập thể về chứng khoán
(với Jonathan Brogaard, Louis Nguyễn và
Vathunyoo Sila), Tạp chí Phân tích Tài chính
và Định lượng (Sắp xuất bản)
 Tác động lan tỏa nội ngành: Bằng chứng từ hồ sơ phá sản (với Phong Ngô), Tạp
chí Kinh doanh, Tài chính và Kế toán (2022)
 Môi trường thông tin địa phương và gian lận kế toán (với Jens Hagendorff và
Nguyễn Duy Đức), Tạp chí Tiền tệ, Tín dụng và Ngân hàng (2020)
 Phá sản địa phương và sự lây lan theo địa lý trong thị trường cho vay ngân hàng
(với Jawad Addoum, Alok Kumar và Alexandra Niessen-Ruenzi), Review of Finance
(2020)
RAMLA KHALIDI
Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên
hợp Quốc tại Việt Nam UNDP
 Có hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc trong
lĩnh vực phát triển và nghiên cứu chính sách ở cấp quốc
gia và khu vực, trong đó có 25 năm công tác tại UNDP
và Ban Thư kí Liên Hợp Quốc.
 Ở cấp khu vực, giữ vai trò lãnh đạo trong các
nỗ lực lập kế hoạch chiến lược và liên ngành của Ủy
ban Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc về Tây Á cho
Chương trình Nghị sự 2030 và các Mục tiêu Phát triển
Bền vững (SDGs), đồng thời quản lý các chương trình hợp tác kỹ thuật và dịch vụ tư vấn
chính sách của tổ chức cho 18 quốc gia thành viên.
 Luôn cố gắng tăng cường quan hệ đối tác của Ủy ban này với các nhà tài trợ, các
cơ quan của Liên Hợp Quốc và các đối tác xã hội dân sự.
 Tập trung vào nghiên cứu giảm nghèo, phát triển xã hội toàn diện, bình đẳng giới
và quản trị.
 Từng làm việc với tư cách một nhà báo, một nhà nghiên cứu và một nhà quản lý
chương trình ở nhiều bối cảnh quốc gia khác nhau.
 Gần đây nhất, bà là Trưởng Đại diện Thường trú của UNDP tại Syria từ năm 2019
đến 2022.
11
Jonathan Berkshire Miller
Một chuyên gia về các vấn đề quốc tế có chuyên môn về
các vấn đề an ninh, quốc phòng và địa kinh tế ở Ấn Độ
Dương-Thái Bình Dương.
 Ông từng giữ nhiều vị trí khác nhau trong khu vực
tư nhân và công cộng. Hiện tại, ông là Giám đốc phụ trách
các vấn đề đối ngoại, an ninh và quốc phòng quốc gia của
Viện MacDonald-Laurier, có trụ sở tại Ottawa.
 Ông cũng đồng thời là thành viên cao cấp của Viện
Quan hệ Quốc tế Nhật Bản (JIIA) và thành viên cao cấp về
Đông Á cho Diễn đàn Châu Á Nhật Bản có trụ sở tại Tokyo.
 Miller cũng là Giám đốc và nhà đồng sáng lập của
Hội đồng Chính sách Quốc tế. Ông cũng là đại diện của Canada trong Nhóm các Chuyên
gia và Nhân vật nổi tiếng của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF EEPs) và là Nhà lãnh đạo
có trách nhiệm cho Quỹ BMW.
Kế toán và Kinh tế Đương đại.
DƯƠNG THỊ HỒNG LIÊN
Giảng viên cao cấp khoa Kinh tế và Luật trường
Đại học Curtin, Úc
 Kế toán Công chứng và Giảng viên Cao
cấp tại Trường Kế toán, Kinh tế và Tài chính (Đại học
Curtin)
 Nghiên cứu của bà đã được đăng trên các
tạp chí quốc tế như Tạp chí Tài chính & Kế toán
Doanh nghiệp , Chiến lược Kinh doanh và Môi
trường, Kế toán và Tài chính , Tạp chí Tài chính
Pacific-Basin, Tạp chí Thị trường Mới nổi và Tạp chí
 Được mời đóng góp ý kiến chuyên môn trên nhiều nguồn truyền thông khác nhau,
bao gồm C hannel 9 News (TV) , ABC News Tonight (TV) , ABC News , 10 Daily News,
The New Daily, The Farmer, Community Radio Networks (RTRFM 92.1, 2SER 107.3FM,
và The Wire – Đài cộng đồng và bản địa).
 Nhận được một số giải thưởng nổi bật: Giải thưởng Định vị toàn cầu năm 2022,
Giải thưởng Tham gia của Nhà nghiên cứu cho năm 2022; Giải Silver Shield (Hạng mục
Nghiên cứu tốt nhất), Viện Kế toán Công chứng Ấn Độ (ICAI)…
12
CURT GARRIGAN
Trưởng Phòng Phát triển Đô thị Bền vững Ủy ban
Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc cho Châu Á và
Thái Bình Dương (UN-ESCAP)
 Trong vai trò Trưởng Phòng Phát triển Đô
thị Bền vững của UN-ESCAP, ông đã đóng góp vào
những nỗ lực của ESCAP để thúc đẩy các giải pháp đô
thị bền vững ở các thành phố trên khắp các khu vực.
 Ông đã làm việc bảy năm tại UN
Environment ở Paris, Pháp, với tư cách là Điều phối
viên của Sáng kiến Xây dựng và Khí hậu Bền vững và
là Quản lý Chương trình Thành phố và Xây dựng. Trước khi gia nhập hệ thống Liên hợp
quốc, ông Garrigan đã phục vụ hơn 22 năm trong các vai trò hoạt động và quản lý cho
Thành phố Nashville, Tennessee, Hoa Kỳ, bao gồm Phó Thị trưởng, Giám đốc Công viên
và Điều phối viên Hạ tầng và Kế hoạch cho Đội Phục hồi sau Lũ lụt của thành phố.
 Ông Garrigan tốt nghiệp Cử nhân Khoa học Kiến trúc tại Đại học Temple ở
Philadelphia, và có Chứng chỉ Nghiên cứu Cao cấp về Ngoại giao Môi trường từ Đại học
Geneva1.
MACKY ZHANG
ZHANG FENG (TRƯƠNG PHONG)
Tổng giám đốc Huawei Việt Nam
 Năm 2000, sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ Đại học
Trung Nam chuyên ngành Nhân sự và Quản trị Kinh doanh,
ông Macky Zhang gia nhập Huawei và hiện là Tổng giám
đốc Huawei Việt Nam.
 Từ tháng 7 năm 2021 đến tháng 3 năm 2023: ông
Macky Zhang làm việc tại Huawei Philippines với vị trí
Giám đốc Bộ phận kinh doanh Năng lượng số (Digital
Power Business)
 Từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 7 năm 2021, ông giữ chức vụ Giám đốc Bộ phận
Kinh doanh Năng lượng số (Digital Power Business) tại Trung Quốc.
 Từ tháng 4 năm 2013 đến tháng 1 năm 2019, ông là Giám đốc Bộ phận Nhóm Kinh
doanh Giải pháp Doanh nghiệp tại Tây An, Trung Quốc.
 Từ tháng 5 năm 2000 đến tháng 4 năm 2013, ông giữ chức Giám đốc Bộ phận
Quản lý Bán hàng của Phòng China Unicom (China Unicom Account).
Với 23 năm làm việc tại Huawei, ông Macky Zhang có kinh nghiệm phong phú trong
nhiều mảng khác nhau như Hạ tầng các Nhà mạng, Giải pháp Doanh nghiệp và Năng
lượng số.
13
KLAUS TYRKKO
Trưởng Cố vấn Kỹ thuật cho Chương trình Khu Công
nghiệp Sinh thái Toàn cầu (GEIPP), Tổ chức Phát triển
Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO).
 Chương trình Khu Công nghiệp Sinh thái Toàn
cầu GEIPP là một chương trình của 7 quốc gia nhằm thúc
đẩy việc tiếp thu các hoạt động của Khu công nghiệp sinh
thái và tạo ra một môi trường chính sách thuận lợi cho EIP
 Klaus trước đây từng là trưởng bộ phận tại
UNIDO, vai trò cố vấn chính sách tại UNDP và Ủy ban
Châu Âu. Klaus bắt đầu sự nghiệp của mình trong ngành sản xuất và cũng đã từng là cố
vấn tại hơn 20 quốc gia. Klaus có bằng sau đại học về Kỹ thuật, Chính sách Môi trường
và Quản trị Kinh doanh từ quê hương Phần Lan, Bỉ và Vương quốc Anh.
DR. QUY VO REINHARD
Đồng sáng lập | Giám đốc tại Health Foundation
 Tiến sĩ Quy Vo-Reinhard là doanh nhân sở hữu
bằng Tiến sĩ Công nghệ thông tin sinh học, giám đốc giàu
kinh nghiệm với lịch sử đã được chứng minh về Khoa học
Đời sống, R&D, Chăm sóc sức khỏe, Đổi mới và Chuyển
đổi Kỹ thuật số, hiện đang tập trung vào
Blockchain4Healthcare.
 Đã làm việc ở Thụy Sĩ, Đức, Ý, Canada, Ấn Độ,
Việt Nam và là diễn giả di chuyển khắp nơi trên thế giới.
 Bà hiện đang là Đồng sáng lập và Giám đốc dữ
liệu tại Tổ chức dHealth; Giám đốc điều hành / Đối tác sáng
lập (Pro Bono) của Global V-Space, mạng lưới đáng tin
cậy hàng đầu để kết hợp các Tài năng trong Đổi mới.
 Ngoài ra, Tiến sĩ Quy Vo-Reinhard hiện còn là Giảng viên tại Berner
Fachhochschule BFH; thành viên Hội đồng quản trị (Pro Bono) tại Mạng lưới học thuật
Việt Nam quốc tế toàn cầu và Hội Trí thức và Chuyên gia Việt Nam tại Thụy Sĩ; và đồng
sáng lập, thành viên hội đồng quản trị tại Centiva Health.
14
THOMAS KRAUSE
Chuyên gia phát triển của Cơ quan phát triển quốc tế
Đức – GIZ
 13 năm kinh nghiệm hợp tác phát triển tại Việt
Nam thông qua các nhiệm vụ trong lĩnh vực phát triển tổ
chức và xây dựng năng lực cho các tổ chức đối tác từ kinh
doanh, khoa học, giáo dục và xã hội dân sự
 Kiến thức chuyên đề rộng và áp dụng về các chủ
đề hợp tác phát triển về môi trường và khí hậu, tính bền
vững, tăng trưởng kinh tế xanh, bình đẳng giới, phát triển
nông thôn, y tế và di cư.
 Trưởng nhóm và huấn luyện/đào tạo nhân viên,
điều phối các nhiệm vụ của chuyên gia quốc tế và phát
triển quan hệ hợp tác và mạng lưới với các chủ thể trong nước và quốc tế
 Kinh nghiệm lâu năm trong làm việc với chủ đề hợp tác với xã hội dân sự và hợp
tác và ngoại giao công tư với các đại diện chính trị và Quản lý chu kỳ dự án (PCM)
 Tư vấn viên cho các tổ chức và cơ quan bảo trợ về định hướng chiến lược của
danh mục dịch vụ cho khách hàng và cải thiện các điều kiện khuôn khổ chính trị cho các
thành viên của họ.
LUDWIG GRAF WESTARP
Đại diện tại Việt Nam & Moldavia của Hiệp hội
Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức (BVMW)
 Ludwig Graf Westarp có nhiều năm kinh
nghiệm quản lý ở châu Âu và Đông Nam Á.
 Tại Hiệp hội Quốc gia Đức cho Doanh
nghiệp Nhỏ và Vừa (BVMW), ông quản lý văn phòng
tại Việt Nam và là người sáng lập công ty SKARO,
hoạt động ở Đức và Việt Nam.
 Ludwig đã từng quản lý các công ty quốc tế
nổi tiếng trong khu vực. Ông đã làm việc cho các
công ty hàng đầu về Bất động sản và Quản lý Cơ sở
hạ tầng tích hợp từ Đức, Đan Mạch, Hoa Kỳ và
Pháp/Trung Quốc về các chủ đề Nhà thông minh và Xanh cũng như quản lý cơ sở hạ tầng
dựa trên dữ liệu.
 Là Trưởng dự án làm việc với Quỹ Hanns Seidel, Ludwig hỗ trợ việc phát triển
và công bố Chiến lược Quốc gia bảo vệ môi trường của Việt Nam đến năm 2020 và Tầm
nhìn đến năm 2030.
 Ông tốt nghiệp từ Trường Cao đẳng Kinh tế và Luật Berlin với bằng thạc sĩ Quản
trị Kinh doanh (MBA) có tầm nhìn quốc tế và tập trung đặc biệt vào Quản lý Châu Á và
giảng dạy tại các trường đại học Quản lý Chiến lược, Quản trị Công ty Bền vững và Quản
trị Quốc tế.
15
ALEXANDER ZIEHE
Giám đốc điều hành Đông Nam Á & Châu Đại
Dương của Viessmann Việt Nam
 Đại diện cho Viessmann, nhà cung cấp
công nghệ hàng đầu của Đức về các giải pháp khí
hậu và năng lượng ở Châu Á Thái Bình Dương.
 Ông quản lý các hoạt động bán hàng khu
vực ở Đông Nam Á và Úc, tập trung vào Việt Nam.
 Trước đây ông làm việc cho Viessmann ở
Bắc Kinh, Thượng Hải và Singapore.
 Trong sự nghiệp của mình ở châu Á, ông
Ziehe đã tích cực tham gia AHK Trung Quốc,
Singapore và Châu Úc. Là thành viên hội đồng sáng
lập của Young Leaders Circle ở Bắc Kinh và tham
gia Cụm năng lượng AHK ở Australia.
 Ông Alexander Ziehe học Ngành Kinh tế và Lịch sử tại Jena, Göttingen,
Phần Lan và Mỹ, và còn là thành viên của chương trình lãnh đạo của Viện Quản lý
St. Gallen.
GIDEON BEHAR
Đại sứ tại Đặc phái viên về Biến đổi khí hậu và
Tính bền vững tại Bộ Ngoại giao Israel
 Trước đó, ông giữ chức Vụ trưởng Vụ
Châu Phi tại Bộ Ngoại giao và chức vụ Đặc phái
viên về các vấn đề Châu Phi.
 2011-2016, ông là Giám đốc Cục Chống
bài Do Thái và Tưởng niệm Holocaust. Ông từng là
Đại sứ Israel tại Senegal 2006-2011 và là Phó Vụ
trưởng Vụ Jordan, Syria và Liban 2002-2006.
 Ông hiện đang giảng dạy tại trường đại
học một khóa học về “Tác động của biến đổi khí hậu đối với quan hệ quốc tế”.
 Ông đã được Tổng thống Wade của Senegal trao tặng danh hiệu "Grand Officier
de l'Ordre National du Lion" vì đóng góp đặc biệt của ông cho Senegal, cũng như giải
thưởng đặc biệt từ tổ chức bảo trợ NGO của Senegal, CONGAD, vì công việc nhân đạo của
ông ở Senegal.
 Ông cùng với nhóm của mình đã được Bộ Ngoại giao trao giải thưởng “Đội ngũ
xuất sắc nhất năm 2015” vì đã tổ chức và chủ trì Diễn đàn toàn cầu về chống chủ nghĩa bài
thị Do Thái.
16
ALEXANDER OBERFELD
Thành viên Hội đồng Thành phố, Thành viên
Ủy ban Chất lượng Môi trường Thành phố
Ashdod, Israel.
 Đang sở hữu một công ty luật độc lập tại
thành phố Asdod.
 Là người khởi xướng ý tưởng thúc đẩy sự
trao đổi giữa các địa phương của Israel và Việt
Nam, góp phần đưa mối quan hệ song phương trở
thành hiện thực.
 Có quan điểm rằng nếu các doanh nghiệp
của thành phố và Việt Nam được kết nối và hợp tác
trên cơ sở thế mạnh của mỗi bên và điều đó sẽ góp phần thúc đẩy thương mại hai chiều
trong thời gian tới.
 Ông cũng bày tỏ niềm tin rằng Ashdod, là một trong những cảng biển lớn nhất của
Israel, sẽ thiết lập mối quan hệ hữu nghị với các địa phương Việt Nam.
MARIO JORIZZO – Tiến sĩ tại Italian National Agency for New Technologies, Energy
and Sustainable Economic Development thuộc Quốc gia Ý.
 Ông làm việc và quản lý một nhóm gồm mười nhà nghiên cứu có kinh nghiệm, hiện
tại đơn vị có ngân sách dự án là năm triệu euro.
FRANCESCO MONTALTI
 Cố vấn cho các công ty Eagle Projects, FAIT, New
Font và Tratos Cavi
 Thư ký của CEI (công ty mẹ của IEC ở Ý) CT86
(Sợi quang) và Chủ tịch của SC86A.
17
NGUYEN MAILY ANNA
MARIA
Chủ tịch Quỹ Ý –Việt
 Chuyên gia về quốc tế hóa kinh doanh và phát
triển kinh doanh.
 Cộng tác với các Đại sứ Việt Nam tại Italia tại
một số môi trường như thể chế, kinh doanh, đầu tư trực
tiếp nước ngoài, giáo dục, v.v.
 Tổ chức hơn 100 hội thảo/hội thảo, hỗ trợ Đại
sứ quán Việt Nam tổ chức các chuyến thăm cấp cao.
 Về hoạt động tại Châu Âu, năm 2013 tham gia
phái đoàn Châu Âu do của Phó Chủ tịch Ủy ban Châu
Âu Tajani tới Việt Nam với vai trò cầu nối giữa Châu Âu và Việt Nam.
 Năm 2017, tham gia Phái đoàn của Eurocham tới Ủy ban Châu Âu để tạo thuận
lợi cho việc ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Châu Âu-Việt Nam tư cách là Đại diện
của Becamex IDC tại Châu Âu, Anh và Thụy Sĩ.
 Năm 2022, ra mắt sách “Việt Nam một thế giới của cơ hội. Hướng tới Xã hội 5.0.”
được xuất bản bởi Albastros Editor.
 Năm 2023 được trao tặng Huân chương Hiệp sĩ của Cộng hòa Ý. Thành lập Quỹ
Ý Việt Nam với mục đích hỗ trợ công cuộc hiện đại hóa và công nghiệp hóa của Việt Nam
và cô đã được bổ nhiệm làm Chủ tịch.
TAKAHASHI YASUO
Giám đốc điều hành Viện chiến lược môi trường
toàn cầu (IGES)
 Ông TAKAHASHI Yasuo tốt nghiệp Cao
học Kỹ thuật, Đại học Tokyo.
 Năm 1983, ông gia nhập Cơ quan Môi
trường Nhật Bản (Bộ Môi trường hiện nay).
 Ông từng giữ các vị trí quan trọng tại Bộ bao
gồm Vụ trưởng Vụ Chính sách Khí hậu, Vụ trưởng
Vụ Phục hồi Môi trường tại Fukushima, Vụ trưởng
Vụ Quản lý Môi trường và Thứ trưởng phụ trách các
vấn đề môi trường toàn cầu.
 Sau khi nghỉ hưu tại Bộ vào năm 2019, ông
được bổ nhiệm làm Cố vấn cấp cao cho Bộ và gia nhập IGES vào tháng 1 năm 2020 với tư
cách là Cố vấn chính sách đặc biệt.
 Ông đã từng là Giám đốc điều hành của IGES kể từ tháng 11 năm 2020.
18
YASUHIKO HOTTA
Giám đốc sản xuất và tiêu dùng bền vững tại IGES
 Giám sát các hoạt động nghiên cứu của IGES về
tiêu dùng bền vững, quản lý chất thải, kinh tế tuần hoàn và
các vấn đề về nhựa biển.
 Phó Chủ tịch của Hội nghị Bàn tròn Châu Á Thái
Bình Dương về Sản xuất và Tiêu dùng Bền vững (APRSCP).
 Trước khi gia nhập IGES vào tháng 9 năm 2005,
là trợ lý dự án của UNU/Sáng kiến Nghiên cứu Không phát
thải tại Đại học Liên hợp quốc/Viện Nghiên cứu Cao cấp,
Nhà nghiên cứu theo Hợp đồng (Lĩnh vực Chính sách Công
nghiệp), Viện Nghiên cứu Mitsubishi, Inc.
 Ông đã tham gia vào cả các sáng kiến chính sách và dự án nghiên cứu liên quan
đến lưu thông tài nguyên bền vững như Sáng kiến 3R của G8 và Nhóm công tác về Chính
sách 3R cho Đông Nam và Đông Á tại Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á
(ERIA), và Ban Công tác của OECD về Năng suất Tài nguyên và Lãng phí.
 Từ năm 2016 đến năm 2021, Hotta là trưởng nhóm chủ đề của Dự án S-16 của
Quỹ Nghiên cứu Môi trường và Phát triển Công nghệ Nhật Bản về Thiết kế và Đánh giá
Chính sách để Đảm bảo Mô hình Sản xuất và Tiêu dùng Bền vững ở Khu vực Châu Á
(PECoP- Asia) với tiêu đề Hợp phần Thiết kế Chính sách của dự án kéo dài 5 năm liên quan
đến Đại học Tokyo, IGES, NIES và Đại học Keio.
TIẾN SĨ PHẠM NGỌC BẢO
Phó Giám đốc Lĩnh vực Thích ứng và Nước
(Adaptation and Water Area) tại IGES
 Nhận bằng Tiến sĩ tại Khoa Kỹ thuật Đô thị, Đại
học Tokyo, Nhật Bản.
 Có hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc trong việc
thực hiện và lãnh đạo các dự án hỗ trợ kỹ thuật và nghiên
cứu liên ngành theo định hướng chính sách ở châu Á, đặc
biệt liên quan đến cấp nước & vệ sinh môi trường ở các nước
đang phát triển, quản lý nước thải sinh hoạt và phân bùn phi
tập trung, quan điểm kinh tế tuần hoàn đối với chất thải nhựa và chất thải rắn quản lý, sản
xuất và tiêu dùng bền vững, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, đặc biệt trong lĩnh vực
nước.
 Ông hiện là Phó Giám đốc Lĩnh vực Thích ứng và Nước (Adaptation and Water
Area) tại IGES. Tiến sĩ Bảo cũng là thành viên của Ban Thư ký Đối tác Môi trường Nước
Châu Á (WEPA) do Bộ Môi trường Nhật Bản tài trợ.
19
PARK BONG GYU
Chủ tịch Hội nghị CEO Hàn Quốc (Korea CEO Summit),
Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh chuỗi khối thế giới
Marvels
 Ngành: Đô thị, Văn hóa, Hội tụ, Mạng toàn cầu,
Chuỗi khối toàn cầu
 Tổng Giám đốc Park Bong Gyu đã chủ trì nhiều
diễn đàn và hội nghị quốc tế với tư cách là Tổng Giám đốc
Korea CEO Summit, dẫn dắt 8.000 CEO từ lĩnh vực khác nhau
chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa.
 Năm 2004, ông tổ chức Diễn đàn mời Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Diễn đàn các
nhà khoa học thế giới (người đoạt giải Nobel Hòa bình).
 2005-2006 tổ chức Diễn đàn kinh tế Hàn-Trung (Đại lễ đường Nhân dân, Bắc
Kinh). 2010 Diễn đàn thương nhân Trung Quốc trên thế giới tại Hàn Quốc, 2010 Diễn đàn
các doanh nhân Hoa Kiều trên thế giới tại Hàn Quốc (Seoul), 2014 Đại hội Đô thị văn hóa
sáng tạo Hàn-Trung (Seoul DDP), 2015 – 2017 đã thu hút sự chú ý khi tổ chức thành công
Diễn đàn Trí tuệ Phương Đông tạiĐường Sơn, Tây An, Thanh Đảo của Trung Quốc.
JOO YOUNG SUP
Giáo sư đặc biệt của Đại học Quốc gia Seoul/Quản trị
doanh nghiệp vừa và nhỏ cũ/Chủ tịch Mạng hội tụ
CNTT-TT Hàn Quốc
 Ngành: Đô thị, Văn hóa, Hội tụ, Mạng toàn cầu,
Chuỗi khối toàn cầu
 Tốt nghiệp bằng Cử nhân khoa Cơ khí tại Đại học
Quốc gia Seoul, Tốt nghiệp Thạc sĩ công nghệ sản xuất tại
VIện khoa học HQ
 Tiến sĩ Kỹ thuật công nghiệp tại Trường Đại học
thuộc Bang Pennsylvania. Ông từng là Giám đốc điều hành
và Tổng giám đốc khu vực Châu Á Thái Bình Dương của GE Thermometrics Hàn Quốc,
và từng là Giám đốc điều hành của công ty Vontech, Hyundai Autonet.
 Sau đó, ông giữ chức vụ MD ngành công nghiệp chủ lực của Ban kế hoạch chiến
lược R&D Bộ Kinh tế tri thức, thành viên Ủy ban đặc biệt về Động lực tăng trưởng tương
lai Ban thanh tra khoa học công nghệ quốc gia, Ủy viên nghiên cứu hội tụ Hội nghiên cứu
khoa học công nghệ quốc gia, Ủy viên Hội tư vấn kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống
và Giám đốc Cục doanh nghiệp vừa và nhỏ.
20
SONG JAERYOUNG
Giám đốc Trung tâm Đối ngoại và Hợp tác Chính sách,
Viện Công nghệ Xanh Quốc gia Hàn Quốc.
 Từ năm 2019 đến năm 2022: Thành viên chính
sách tại Hội đồng Quốc gia về Khí hậu và Chất lượng
Không khí (NCCA) thuộc Văn phòng Tổng thống của Hàn
Quốc để xây dựng các chương trình khoa học và công nghệ
quốc tế với các cơ quan của Liên Hợp Quốc.
 Từ năm 2014 đến năm 2016: Hội đồng Nghiên
cứu Khoa học & Công nghệ với vai trò là trưởng phòng
hợp tác quốc tế và phòng chiến lược nghiên cứu và phát
triển (R&D).
 Chủ tịch Ủy ban Biến đổi Khí hậu tại Hiệp hội Đổi mới và Chính sách Châu Á,
chuyên gia tư vấn của Ủy ban Công dân Seoul Xanh tại Chính quyền Thủ đô Seoul, và là
giáo sư phụ trách khoa Truyền thông & Nội dung tại Đại học Sungkonghoe ở Hàn Quốc.
HAN SANG DEOG
Phó Tổng Giám Đốc điều hành Samsung
Engineering Co, Ltd.
 Lĩnh vực phụ trách/Sector: Công nghệ môi
trường và công nghiệp
 Trong hơn 30 năm làm việc tại Tập đoàn
Samsung, ông Han Sang Deog trực tiếp dẫn dắt, quản
lý các dự án quy mô lớn, phức tạp của Samsung
Engineering tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng
thời đảm nhiệm qua nhiều vị trí, chức vụ ở cấp độ toàn
cầu
 Từ năm 2016, lĩnh vực trọng điểm của tập
đoàn trong bối cảnh biến đổi khí hậu và các vấn đề ESG
(environment – social – governance)
 Trong quá trình công tác, ông Han Sang Deog đóng vai trò lớn trong việc kiến tạo
mô hình hợp tác công-tư giữa chính phủ các quốc gia Trung Đông và Samsung Engineering
liên quan đến lĩnh vực môi trường.
21
HWANG KI SIK
Tổng thư ký Quỹ hợp tác quốc tế thành phố Busan
 Thạc sĩ Chính trị Quốc tế, Khoa Cao học Đại
học Korea (1997),
 Thạc sĩ Chính trị Quốc tế, Trường Kinh tế và
Chính trị Khoa học Luân Đôn (LSE)(2004),
 Tiến sĩ Chính trị Quốc tế, Đại học London
(2007)
 Giáo sư tại Khoa Nghiên cứu Quốc tế Sau Đại
học, Đại học Dong-A (2008-2023)
 Chánh Thư ký Hiệu trưởng Đại học Dong-A
(2012-2016)
 Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đa văn hóa Đông Á (2020-2022)
 Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Châu Âu Đương Hàn Quốc (Tập đoàn) (2020)
 Đồng chủ tịch Hội nghị bàn tròn G-Busan của Thành phố đô thị Busan (2022-nay)
 Thành viên của Ủy ban Cố vấn Quan hệ Công chúng của Quốc hội Đại hội Hàn
Quốc (2015-2016)
 Thành viên của Ủy ban Tư vấn Ngoại giao Địa phương của Thống đốc Hiệp hội
Hàn Quốc (Đại diện Busan)
TIẾN SĨ KIM TAE KUN
Trung tâm Công nghệ xanh, Trung tâm Công nghệ Khí
hậu Quốc gia, Hàn Quốc
 08/2011 - 01/2014: Thành viên/Trưởng nhóm,
KIST Châu Âu.
 10/2006 - 04/2012: Tiến sĩ Xã hội học,
Westfälische Wilhelms-Universität Münster 10.2000-
09/2006; Thạc sĩ Xã hội học, Westfälische Wilhelms-
Universität Münster.
Hiện nay:
 Nghiên cứu viên chính, nguyên Giám đốc bộ phận
và Trưởng nhóm Viện Công nghệ Xanh Quốc gia (Trung
tâm Công nghệ Xanh trước đây).
 Chuyên gia Hợp tác Quốc tế, Ủy ban Tổng thống về Carbon Trung lập và Tăng
trưởng xanh (CNC).
 Thành viên, Quỹ Hợp tác Phát triển Kinh tế (EDCF) Môi trường và Hội đồng tư
vấn xã hội.
 Phó Tổng biên tập Ban biên tập, Hội học thuật phù hợp Công nghệ (ASAT).
 Thành viên chuyên gia, Hội đồng Cố vấn của Tổng thống về Khoa học và Công
nghệ. Ủy ban Giám định Khoa học Cơ bản của (PACST).
22
BRIAN KIM
CEO của Công ty TNHH Kim Ventures (Climate
Tech Investment)
 Thạc sĩ nguyên ngành Khoa học máy tính Đại
học Sejong, Seoul, Hàn Quốc
 Tốt nghiệp chuyên ngành Văn học Anh &
dịch thuật Đại học toàn cầu Handong, Pohang, Hàn
Quốc
 Từ 2018 – 2021: Giám đốc điều hành, Tập
đoàn YOZMA Hàn Quốc. Giám đốc Bộ phận Tăng tốc
– Tư vấn, giáo dục và đầu tư cho các công ty khởi
nghiệp.
 Từ 2005. 5 – 2018: Quỹ R&D công nghiệp
Hàn Quốc- Israel Quản lý cấp cao của Nhóm Lập kế hoạch & Phát triển Chiến lược - Chịu
trách nhiệm quản lý chương trình hợp tác R&D chung giữa Doanh nghiệp vừa và nhỏ của
Hàn Quốc và Israel.
 Hỗ trợ Bộ Công nghiệp Hàn Quốc, Thương mại và Năng lượng để phát triển
chính sách R&D quốc tế và chương trình. Quản lý chuyển giao công nghệ giữa Hàn Quốc
và Israel.
 Quản lý nhóm của Tổ chức Mạng lưới Công nghệ Quốc tế Chương trình - Chịu
trách nhiệm quản lý mạng lưới các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc phát triển tại
Mỹ, Canada, Anh, Đức, Pháp, Ý, Hà Lan, Ba Lan, Hungary, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ,
Israel, UAE, Trung Quốc, và Việt Nam.
JAEWON PETER CHUN
Chủ tịch kiêm CEO Diễn đàn Thành phố Thông minh
Thế giới WSCS
 Kể từ tháng 11 năm 2019; là Chủ tịch Diễn đàn
Thành phố Thông minh Thế giới, Giám đốc Điều hành, ARK-
i Labs Jaewon cũng là Giám đốc điều hành, XnTREE.
 Kể từ tháng 3 năm 2011: Giám đốc Điều hành
Phòng Thương mại Hàn Quốc-Israel (KICC)
 Kể từ tháng 1 năm 2005: Đối tác của Công ty &
Đầu tư APEX, ARK-i Labs, công ty của Jaewon, đóng vai trò
then chốt trong việc dẫn dắt các dự án thành phố thông minh
bằng cách lập kế hoạch tổng thể cho thành phố thông minh và
huy động vốn từ khu vực tư nhân.
 Hiện tại, ARK-I Labs đang tham gia vào các dự án
thành phố thông minh tại hơn 7 thành phố trên khắp thế giới.
23
EELKO BREVOORD
Chuyên viên phối hợp lĩnh vực năng lượng tại PUM
Hà Lan các chuyên gia cấp cao
 Tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ sư Hoá học tại Đại học
Twente ở Enschede. Trong suốt thời gian hoạt động và
làm việc, ông đã phát hành hơn 30 công trình nghiên
cứu, sở hữu 5 bằng sáng chế. Ông cũng từng đảm nhận
hàng loạt các công việc như:
 Chuyên viên cấp cao phối hợp lĩnh vực năng
lượng tại PUM Hà Lan
 Tư vấn viên Hydroprocessing & FCC
 Giữ hàng loạt vị trí tại tập đoàn Albemarle qua
các năm như: Giám đốc ứng dụng (2018-2020); Giám
đốc R&D (8/2012 - 8/2018); Giám đốc Dịch vụ Kỹ thuật
Châu Âu/Châu Phi (2010- 8/2012); Giám đốc Công
nghệ Thương mại Liên minh UOP (1/2009- 9/2010);
Giám đốc Dịch vụ Kỹ thuật FCC & HPC; Chuyên gia hydrocracking (1/ 1997 - 1/2001)
NATHAN SCHMIDT
Trưởng khu vực – Châu Á của Climate Fund
Managers Nathan Schmidt chịu trách nhiệm về
hoạt động đầu tư ở châu Á
 Nathan là một chuyên gia trong thị trường cơ
sở hạ tầng châu Á, với kinh nghiệm về cả hai bên mua
và bán các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng và năng lượng
với tổng trị giá hơn 6tỷ USD.
 Năm 2010, Nathan là thành viên sáng lập và
giám đốc của Equis, một quỹ đầu tư tư nhân trị giá hàng
tỷ đô la đầu tư vào châu Á.
 Trước đó, ông là Trưởng phòng của
Macquarie Korea Opportunity Management (MKOM),
quản lý tại Shinhan Macquarie Financial Advisory và
là giám đốc điều hành của Macquarie Securities Inc. tại Hoa Kỳ.
 Ông đã làm việc về phát triển và triển khai các dự án năng lượng tái tạo có công
suất lên tới 700 MW trên khắp châu Á.
24
PGS.TS VŨ MINH
KHƯƠNG
Chuyên gia về chính sách và kinh tế, giảng viên
cao cấp trường Chính sách công Lý Quang
Diệu, Singapore
 Năm 2005, ông hoàn thành xuất sắc
luận án và nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Harvard,
được tên được khắc trên bảng vàng của trường
Hành chính Kennedy.
 Hiện là giảng viên Trường Chính sách
công Lý Quang Diệu (Đại học Quốc gia
Singapore), thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân
Phúc nhiệm kì 2016-2021.
 Nghiên cứu của ông tập trung vào tăng trưởng kinh tế, năng suất, tính cạnh tranh
và các vấn đề liên quan tới tác động của CNTT, chính phủ điện tử và hội nhập kinh tế.
 Đăng nhiều bài viết trên các tạp chí quốc tế như Scandinavian Journal of
Economics, German Economics Review, Energy Policy và Journal of Policy Modeling.
 Từng làm tư vấn cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Công ty Tài chính
Quốc tế, USAID, KPMG, Ngân hàng Trung ương Singapore và Cơ quan Truyền thông
Singapore.
 Từng dạy tại Đại học Suffolk (Boston) và Đại học Keio (Tokyo về phân tích chính
sách công, quản lý tài chính và phát triển kinh tế.
MICHELE WEE
Tổng giám đốc ngân hàng Standard Chartered
Việt Nam
 Có 28 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực
ngân hàng,phát huy thế mạnh trong việc đưa ra các
chiến lược.
 Trước khi làm việc tại Standard Chartered
bà đảm nhận các vai trò chủ chốt về Thị trường Tài
chính tại Deutsche Bank, tổ chức Bloomberg và
Astley & Pearce tại Sing từ 2001 đến 2011.
 Được bổ nhiệm làm Chủ tịch Nhóm công
tác Ngân hàng (BWG) vào tháng 3 năm 2022 và tiếp tục thêm một nhiệm kỳ từ tháng 3 năm
2023 đến tháng 3 năm 2024 theo khuyến nghị của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
25
TRACY HARRIS WONG
Giám đốc Tài chính Bền vững Châu Á tại Ngân hàng
Standard Chartered
 Tập trung vào sự phát triển bền vững của Ngân
hàng chiến lược tài chính, bằng cách phát triển các sản phẩm
và giải pháp mới.
 Tracy là đồng thời là Phó Chủ tịch kiêm Phó Tổng
thư ký của Hồng Hiệp hội Tài chính Xanh Kong (HKGFA),
Chính sách bổ nhiệm Thành viên Ủy ban Nghiên cứu Phát
triển Dịch vụ Tài chính Hội đồng (FSDC) và Cố vấn cao cấp
cho Dự án Công trình Xanh..
 Bà thúc đẩy sự phát triển tài chính xanh và bền
vững ở Hong Kong và có hơn 20 năm kinh nghiệm về thị
trường tài chính đối với các sản phẩm có cấu trúc phức hợp
và thu nhập cố dịnh khác nhau ở JPMorgan, Mizuho International, Barclays Capital và BNP
Paribas có trụ sở tại London và Hong Kong.
 Nhận bằng thạc sỹ và cử nhân tài chính quốc tế và thị trường vốn tại Anh và tốt
nghiệp Oxford said về chương trình tài chính xã hội.
WINSTON TSEON LOONG CHOW
Phó Giáo sư về Khí hậu Đô thị và Nghiên cứu viên Lee
Kong Chian tại Cao đẳng Nghiên cứu Tích hợp của Đại
học Quản lý Singapore
 Tiến sĩ Winston Chow nghiên cứu và công bố rộng
rãi về khí hậu đô thị thích ứng và giảm thiểu các tác động và
rủi ro do khí hậu, đặc biệt là nhiệt thái cực ở các thành phố
nhiệt đới.
 Từ năm 2017, ông là Nghiên cứu viên chính của
Sáng kiến Cooling Singapore, chuyên phát triển các giải pháp
để giải quyết thách thức về nhiệt đô thị ở Singapore có thể áp
dụng cho các thành phố khác.
 Vào tháng 7 năm 2023, ông được các chính phủ bầu làm Đồng Chủ tịch, Nhóm
công tác II của IPCC sau khi được Chính phủ Cộng hòa Singapore đề cử.
 Tiến sĩ Chow nằm trong ban biên tập của một số tờ báo về khí hậu đô thị và tính
bền vững của tạp chí học thuật, và cố vấn cho một số dự án nghiên cứu khí hậu quốc tế
trong Singapore, Úc và Hà Lan.
 Tại Đại học Quản lý Singapore, TS. Chow dạy các lớp đại học về biến đổi khí hậu
và các vấn đề bền vững, và các khóa điều hành về biến đổi khí hậu, tài chính và quản trị với
Singapore Trung tâm Tài chính Xanh
26
SHANMUGA RETNAM
Thành viên ban quản trị của i-Forum của Smart
City (SCiF), đối tác của MARA (Market Acess &
Regulatory Affairs) tại Việt Nam.
 Shanmuga Retnam là một nhà kết nối kinh
doanh.
 Ông hiện là đồng chủ tịch điều hành của
Vietnam Smart City Consortium, một sáng kiến đa quốc
gia ba bên và là Đồng sáng lập của Doanh nghiệp Việt
Nam Sàn giao dịch ( VBEx ); một nền tảng kết nối kinh
doanh để đẩy nhanh quá trình hội nhập của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam với khu vực
và Đối tác của MARA ( Tiếp cận thị trường & các vấn đề pháp lý ) Việt Nam, tư vấn thương
mại cửa hàng nhỏ thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương cấp tỉnh và tạo thuận lợi cho trao
đổi thương mại trong khối ASEAN.
 Từng là Phó Chủ tịch, Châu Á Thái Bình Dương cho một mối quan tâm thực hiện
toàn cầu G3 Toàn cầu, quản lý các thị trường mới nổi trong khu vực Châu Á Thái Bình
Dương.
 Từng làm việc tại Văn phòng Thủ tướng (Singapore) vào năm 2007.
Thành tựu nổi bật:
 Được mời vào ban lãnh đạo CETA Ventures xuất khẩu công nghệ EU sang
ASEAN ( 2022 )
 Ban điều hành Liên minh các nhà lãnh đạo thành phố thông minh Việt Nam
BRIAN HO
Đối tác và Lãnh đạo Đảm bảo Khí hậu và Bền
vững cho Châu Á - Thái Bình Dương và Đông
Nam Á tại Deloitte.
 Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát
triển bền vững, ông cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp
cho khách hàng và chịu trách nhiệm thúc đẩy các dịch
vụ ESG của Deloitte tại khu vực Châu Á Thái Bình
Dương. Ông giữ nhiều vị trí khác nhau trong lĩnh vực
bền vững, bao gồm là thành viên của Ban Cố Vấn Công
nghiệp Báo cáo Bền vững tại Singapore và Ủy ban Bền
vững của REITAS tại Singapore, tích cực thúc đẩy phát
triển khí hậu và bền vững. Trước khi gia nhập Deloitte, ông là một đối tác trong tám năm
trong Bộ phận Trung Quốc của một công ty chuyên nghiệp quốc tế và từng là Giám đốc khu
vực Trung Quốc cho một công ty tư vấn phát triển bền vững ở khu vực Châu Á Thái Bình
Dương trong mười năm.
 Ngoài ra, ông tích cực tham gia vào các sáng kiến giáo dục bền vững trong khu
vực và hợp tác với các tổ chức giáo dục để thúc đẩy các dự án phát triển. Ông là thành viên
của Ủy ban Cố vấn Công nghiệp về Giáo dục Bền vững của Viện Công nghệ Singapore và
là thành viên của Ủy ban Tư vấn cho Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục ESG Toàn cầu tại
Hồng Kông
27
DINH NGUYEN PHAN
Giám đốc quốc gia Công ty EDPR Sunseap Việt
Nam.
 Tháng 9/2002 Thạc sĩ Khoa học Quản lý.
 Tháng 12/2015 Giám đốc” “Đầu tư
Cursus” tại Académie des Métiers Finance - EDF.
 Tháng 3 – tháng 6 năm 2016 Institut de
Relations Internationales et Stratégiques de Paris
(IRIS – Pháp): « Enjeux Géostratégiques de l’Energie
».
 Từ 03/2023: là Giám đốc Quốc gia EDPR
tại Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh – Việt Nam.
Dẫn dắt các hoạt động phát triển kinh doanh cho các
dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam, xây dựng danh mục các dự án năng lượng tái tạo.
 Là Giám đốc Phát triển Kinh doanh SEA / Singapore.
 Là đại biểu, đại diện cho Hội đồng thanh niên nói tiếng Pháp ( www.cjef.be ),
thành viên phái đoàn Chính phủ Bỉ dự Hội nghị của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu tại
Poznan – Ba Lan – tháng 12/2008.
JEFFREY BALL
Thành viên cấp cao không thường trực Chính sách
đối ngoại, An ninh năng lượng và Sáng kiến khí hậu
Viện Brookings, Hoa Kỳ
 Tốt nghiệp Đại học Yale và là một nhà văn có
tác phẩm tập trung vào năng lượng và môi trường.
 Còn là học giả nội trú tại Trung tâm Tài chính
và Chính sách Năng lượng Steyer-Taylor của Stanford;
giảng viên tại Trường Luật Stanford.
 Thành viên cấp cao không thường trú trong
Sáng kiến Khí hậu và An ninh Năng lượng tại
Brookings.
 Bài viết của Ball đã xuất hiện trên The Atlantic, Fortune, the New Republic,
Foreign Affairs, The Wall Street Journal, The New York Times, và Slate, trong số các ấn
phẩm khác.
 Được giải thưởng viết về năng lượng hàng đầu của Hiệp hội các Biên tập viên và
Nhà văn Doanh nghiệp Hoa Kỳ năm 2015.
 Các bài tiểu luận của ông đề cập đến các chủ đề như tại sao giá carbon không thể
kiềm chế biến đổi khí hậu, tài trợ cho quá trình khử cacbon toàn cầu, ý nghĩa của kỷ nguyên
dồi dào năng lượng và nhu cầu về cách tiếp cận năng lượng tái tạo hiệu quả hơn về mặt kinh
tế.
28
Đặng Thành Tâm
Chủ tịch HĐQT Công ty Phát triển Đô thị
Kinh Bắc - CTCP (KBC).
 Trình độ chuyên môn: Kỹ sư Hàng hải, Cử
nhân Quản trị kinh doanh, Cử nhân Luật, Bằng
Diploma of Business Management của Trường
Henley - Anh Quốc.
 Quá trình công tác:
- 1999 đến 2004: Đại biểu Hội đồng nhân
dân huyện Bình Chánh (thành phố Hồ Chí Minh)
nhiệm kỳ 1999 – 2004
- 2004 đến 2009: Đại biểu Hội đồng nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2004 – 2009
- 2002 đến nay: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ
phầnPhát triển Đô thị Kinh Bắc, nay là Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP.
Ngày 22/11/2012 thôi là Tổng giám đốc Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP
- 2007 đến nay: Được Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam chuẩn y bổ
nhiệm làm Thành viên chính thức Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC); Thành viên
Hội đồng Tư vấn cao cấp Chương trình Hành động hậu WTO của Chính phủ.
- 2011 đến 2016: Đại biểu quốc hội khóa XIII
Nguyễn Quang Thuân
Chủ tịch FiinGroup và FiinRatings
 Là Đơn vị đứng đầu Việt Nam về các giải pháp
thông tin và phân tích nhằm phục vụ các nhà đầu tư
trong và ngoài nước tại Việt Nam.
 FiinGroup là đơn vị chuyên cung cấp các nền
tảng phân tích thông tin tài chính,
 Thông tin kinh doanh và nghiên cứu thị trường
nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư trên thị trường Việt Nam và
các doanh nghiệp trong việc phát triển và mở rộng kinh doanh tại Việt Nam.
 Công ty Cổ phần FiinRatings, là một thành viên của FiinGroup và là đối tác hợp
tác chiến lược với S&P Global Ratings. FiinRatings hoạt động trong lĩnh vực xếp hạng tín
nhiệm, được cấp phép bởi Bộ Tài chính, cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm và các hoạt
động liên quan cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư và bên cho vay trên thị trường vốn.
FiinRatings cũng là đơn vị được ủy quyền xác nhận trái phiếu xanh theo chuẩn quốc tế của
Tổ chức Khí Hậu Thế giới (Climate Bonds Initiative) tại Việt Nam.
29
Tiến Sĩ Lê Võ Phương Nga
Giám Đốc Tài Chính và Đối tác
Tổ chức Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu –
AVSE Global
 Tiến sĩ Lê Võ Phương Nga hiện là Giám đốc quản
trị tài chính tại Ngân hàng đầu tư quốc tế Credit Agricole
Corporate & Investment Bank tập đoàn ngân hàng hàng đầu
của Pháp, với gần 700 nghìn nhân viên có mặt trên hơn 70
quốc gia. TS Phương Nga đồng thời đảm nhận cương vị
Giám đốc tài Chính và Đối tác của Tổ chức Khoa học và
Chuyên gia Việt Nam Toàn cầu - AVSE Global.
 Là lãnh đạo của các dự án trọng điểm mang tính
ảnh hưởng xã hội của AVSE Global tại Việt Nam : dự án
Tái thiết Miền Trung, các dự án tư vấn chiến lược phát triển tỉnh thành; dự án Quỹ tương hỗ
cho người nghèo; Dự án Quy tụ những người Việt có tầm ảnh hưởng để huy động các nguồn
lực phát triển Việt Nam... Bà Phương Nga không ngừng nỗ lực đóng góp rất nhiều cho các
dự án mang tính ảnh hưởng xã hội vì sự phát triển của Việt Nam.
 Tiến sĩ Phương Nga có kinh nghiệm sâu sắc trong việc xây dựng và quản lý thành
công các đội ngũ; có niềm tin mạnh mẽ vào công việc, vào hiệu quả tổ chức, vào sự tích cực
hết mình; thấu hiểu tầm quan trọng của sức mạnh tri thức, TS Phương Nga rất tâm huyết với
các hoạt động kết nối nguồn lực phục vụ cho sự phát triển của Việt Nam.
Đinh Hồng Kỳ
Chủ tịch Hệ thống Secoin
 Kỹ sư điều khiển tự động tại Trường Đại học Bách khoa
Hà nội
 Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Griggs
(Hoa Kỳ) và Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
 1990-1995: Chuyên viên Cơ quan Thương vụ thuộc Đại
sứ quán Việt Nam tại Ba Lan
 Từ năm 1995: Trở về Việt Nam và tập trung vào các
hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng không nung
của Công ty Secoin - nhà sản xuất hàng đầu Đông Nam Á đối với sản phẩm gạch ngói nghệ
thuật không nung cao cấp với hệ thống 9 nhà máy và 3 showroom lớn tại ba miền Bắc -
Trung - Nam Việt Nam, Doanh nhân góp phần tích cực vào sứ mệnh “phát triển bền vững”
, hướng tới “kinh tế tuần hoàn” và “net-zero” của Việt Nam.
30
Tiến sĩ Lê Thái Hà
Giám đốc điều hành của Giải thưởng
VinFuture, Quỹ VinFuture.
 Tiến sĩ Thái Hà có gần 3 năm kinh
nghiệm làm Giám đốc Nghiên cứu và Giảng
viên Cao cấp tại Trường Chính sách Công và
Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam
và 7 năm kinh nghiệm làm Giảng viên Cao cấp
tại Đại học RMIT Việt Nam. Chuyên ngành
nghiên cứu của Bà gồm kinh tế năng lượng, kinh tế môi trường và kinh tế ứng dụng.
 Theo xếp hạng của các chuyên gia thuộc Đại học Stanford được đăng trên tạp chí
khoa học PLoS Biology vào năm 2021, Tiến sĩ Thái Hà có tên trong top 1% các nhà khoa
học có tầm ảnh hưởng nhất thế giới trong tất cả lĩnh vực khoa học và là nhà nghiên cứu nữ
người Việt duy nhất ở trong xếp hạng này.
 Tư vấn cho Ngân hàng Thế giới (World Bank), UNDP, Ngân hàng Phát triển Châu
Á (ADB), Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA).
Colin James Barrow
Colin Barrow là Giáo sư và Chủ tịch Công nghệ
sinh học tại Đại học Deakin.
 Nghiên cứu của ông tập trung vào công nghệ
sinh học công nghiệp và biển. Ông là Giám đốc Trung
tâm Sản phẩm sinh học bền vững và là Trưởng chương
trình CRC Sản phẩm sinh học biển. Ông có hơn 300
ấn phẩm được bình duyệt với hơn 24.000 trích dẫn.
Ông hiện là thành viên của Trường Cao đẳng Chuyên
gia ARC và là thành viên của Ủy ban Cố vấn TGA về
Thuốc bổ sung. Giáo sư Barrow có tham gia các phòng this nghiệm chung ở Trung Quốc,
Ấn Độ và New Zealand.
31
TS. Trần Thị Hồng Minh
TS. Trần Thị Hồng Minh là Viện trưởng Viện Nghiên cứu
quản lý kinh tế Trung ương.
 TS. Trần Thị Hồng Minh có hiểu biết sâu rộng và
nhiều nghiên cứu về các chủ đề cải cách kinh tế thị trường, hội
nhập kinh tế quốc tế và các mô hình kinh tế mới.
 TS. Trần Thị Hồng Minh đang tham mưu cho Chính
phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về các nội dung chính sách kinh
tế vĩ mô, cải cách thể chế kinh tế, các mô hình kinh tế mới và
hội nhập kinh tế quốc tế.
 TS. Trần Thị Hồng Minh đã chủ trì nhiều sáng kiến
chính sách, trong đó có Chiến lược quốc gia về Cách mạng
Công nghiệp 4.0, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế, Đề án Thể chế liên kết vùng ở Việt Nam,
Đề án Phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam, Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.
Hiện tại, TS. Trần Thị Hồng Minh đang chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định về cơ chế thử
nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn.
 TS. Trần Thị Hồng Minh có bằng Thạc sỹ về Kinh tế và thương mại quốc tế tại
Đại học Flinders, Australia, và Tiến sỹ về Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế tại
Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam (trao bằng năm 2013).
MELISSA MACEWEN
Giám đốc ESG phụ trách chức năng kinh tế tuần hoàn
ở New Zealand và khu vực APAC, chuyên gia của PwC
Châu Á Thái Bình Dương.
 Với nền tảng kinh nghiệm về quy định năng lượng
và công nghiệp và các vấn đề công cộng, Melissa sau đó đã
dành bốn trong số năm năm qua để quản lý chương trình Môi
trường và Xã hội của viện chính sách quốc tế Chatham
House có trụ sở tại London (bao gồm các lĩnh vực chủ đề về
thực phẩm, đất đai và nông nghiệp, biến đổi khí hậu, quản
trị tài nguyên, năng lượng và nền kinh tế tuần hoàn). Ở đó,
bà đã lãnh đạo sự phát triển của lĩnh vực chủ đề kinh tế tuần
hoàn, đưa ra nghiên cứu và phân tích và đưa ra các khuyến nghị cho các chính phủ quốc tế,
các tổ chức đa phương, ngân hàng phát triển, tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp trong
các lĩnh vực tài chính, hệ thống thực phẩm, chất thải điện tử và nguyên liệu thô quan trọng,
năng lượng tái tạo, sản xuất và xây dựng.
 Melissa có kinh nghiệm trong việc xác định lợi ích và sự đánh đổi của việc chuyển
đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, Các khuyến nghị của bà đã được đưa vào chiến lược kinh tế
tuần hoàn của Ủy ban châu Âu và bà được coi là đối tác tri thức chính cho các tổ chức tư
nhân và công cộng trên toàn thế giới khi nền kinh tế tuần hoàn đạt được chỗ đứng.
32
Christopher Phillip Howe
 Kinh nghiệm
- Tháng 7, 2021 – nay: Trưởng nhóm WWF
Đồng bằng châu Á, Đồng bằng sông Cửu Long
- Tháng 2, 2019 – Tháng 7, 2021: Trưởng nhóm
Thực phẩm và Cảnh quan, WWF-Vương quốc Anh
- Tháng 1, 2017 – Tháng 1, 2019: IUCN văn
phòng khu vực châu Á, Giám đốc Dự án
- Tháng 1, 2007 – Tháng 12, 2016: Giám đốc
Điều hành WWF-New Zealand
 Bằng cấp:
- 2022: Bảo tồn bao trùm WWF
- 2011: Thạc sĩ Viết sáng tạo, trường Đại học Wellington, Victoria
- 2007-2013: WWF Leading at the Top, IMD International, Lausanne
 Hiệp hội
- 1985-nay: Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Anh Quốc
- 1997-nay: IUCN, Ủy ban quản lý hệ sinh thái
- 2007-nay: IUCN, Ủy ban quốc tế Các khu vực được bảo vệ
Jochen M. Schmittmann
Trưởng đại diện thường trú khu vực của
IMF tại Việt Nam, Campuchia và Lào.
 Trước đó, ông là Phó Giám đốc Văn
phòng Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương của
IMF tại Tokyo, chuyên gia Kinh tế của Phái đoàn
IMF làm việc về Nhật Bản và Trưởng đoàn của
đoàn IMF làm việc về Liên bang Micronesia.
 Trước đây, ông là Đại diện thường trú
của IMF tại Singapore, phụ trách các thị trường
tài chính Singapore, Malaysia và châu Á.
 Trước khi đến Singapore, Jochen đã làm việc tại Vụ Châu Á – Thái Bình
Dương (và là chuyên gia Kinh tế chính cao cấp của Phái đoàn IMF làm việc về Việt
Nam từ năm 2014 đến 2017), Vụ Các nước Tây Bán cầu, Vụ Tài chính, và Vụ Tiền
tệ và Thị trường vốn. Ông cũng từng là thành viên của nhóm quản lý các khoản đầu
tư của IMF
 Ông đã xuất bản nhiều ấn phẩm về các chủ đề trong lĩnh vực tài chính và
kinh tế vĩ mô, bao gồm tài chính hành vi, tài chính khí hậu, phòng ngừa rủi ro tiền tệ,
thị trường lao động và tác động kinh tế của thay đổi nhân khẩu học ở châu Á.
Jochen có bằng Tiến sĩ Kinh tế Tài chính tại Đại học Goethe Frankfurt
33
PHẦN 2
BÀI THAM LUẬN
34
Khai phá tiềm năng:
Hài hòa các tiêu chí ESG toàn cầu thông qua sự lãnh
đạo của Liên hợp quốc vì một tương lai bền vững
Tóm tắt
Các tiêu chí về Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) đã phát triển thành một khuôn khổ
quan trọng để đánh giá các hậu quả lâu dài và đạo đức của các hoạt động đầu tư và kinh
doanh. Trong khi khái niệm về tiêu chí ESG đang ngày càng có chỗ đứng thì việc thiếu các
tiêu chuẩn toàn cầu chắc chắn khiến việc triển khai rộng rãi và hiệu quả trở nên khó khăn.
Bài viết này ủng hộ Liên hợp quốc (LHQ) dẫn đầu nỗ lực hài hòa các tiêu chí ESG toàn cầu,
tạo ra một khuôn khổ rõ ràng và đầy đủ có thể thúc đẩy sự phát triển bền vững và các hoạt
động kinh doanh có trách nhiệm xuyên biên giới. Bài viết này nhấn mạnh tầm quan trọng
của các nỗ lực hợp tác quốc tế nhằm khai thác toàn bộ tiềm năng của các tiêu chí ESG cho
một tương lai bền vững bằng cách đi sâu vào hiện trạng của các tiêu chí ESG, phân tích lợi
ích tiềm tàng của việc tiêu chuẩn hóa và khám phá vai trò của Liên hợp quốc trong việc thúc
đẩy quá trình này.
Từ khóa: ESG, sự bền vững, hài hòa, toàn cầu, lãnh đạo, Liên Hợp Quốc
1. Giới thiệu
Các yếu tố Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) gần đây đã trở nên nổi bật như một mô
hình quan trọng để đánh giá hiệu quả phi tài chính của các tổ chức và đầu tư (Escrig-Olmedo
và cộng sự, 2019; Friede và cộng sự, 2015; Pedersen và cộng sự cộng sự, 2021; Tien và
cộng sự, 2020; Townsend, 2020). Bộ tiêu chí toàn diện này bao gồm nhiều mối quan tâm, từ
đo lường tác động môi trường của các hoạt động và tuân thủ các cam kết trách nhiệm xã hội
cho đến kiểm tra tính hiệu quả của các thủ tục quản trị doanh nghiệp. Trong thời đại được
đánh dấu bởi những mối lo ngại toàn cầu nghiêm trọng như biến đổi khí hậu, bất công xã
hội và nhu cầu về hành vi đạo đức của doanh nghiệp, tầm quan trọng của tiêu chí ESG trong
việc xác định quy trình ra quyết định và củng cố các sáng kiến bền vững đã tăng lên rất
nhiều.
Thế giới hiện đại đang ở ngã ba đường, phải vật lộn với những mối quan tâm phức tạp và đa
chiều đòi hỏi các giải pháp hợp tác và sáng tạo. Trong bối cảnh này, các tiêu chí ESG nổi
lên như một tia hy vọng, cung cấp một khuôn khổ có cấu trúc để các doanh nghiệp và nhà
đầu tư quản lý hoạt động và quyết định của họ thông qua một lăng kính vượt ra ngoài những
cân nhắc về tài chính. Các tiêu chí này vận hành như một bộ công cụ năng động khuyến
khích sự xem xét từ bên trong, trách nhiệm giải trình và sự phù hợp với những lý tưởng vượt
xa tỷ suất lợi nhuận. Tuy nhiên, để các tiêu chí ESG phát huy hết tiềm năng của chúng với
tư cách là động lực thúc đẩy sự thay đổi tích cực, cần phải có một khuôn khổ vững chắc và
35
được thống nhất trên toàn cầu (Escrig-Olmedo và cộng sự, 2019; Gibson Brandon và cộng
sự, 2021; Khan, 2022; Li và cộng sự cộng sự, 2021).
Mặc dù có được sự thừa nhận ngày càng tăng về tầm quan trọng của các vấn đề ESG, một
thách thức dai dẳng đã che mờ tác động của chúng trên toàn thế giới: thiếu một khuôn khổ
được xác lập chắc chắn và được chấp nhận rộng rãi để phân tích và báo cáo hiệu suất ESG.
Môi trường ESG đương đại được phân biệt bởi rất nhiều lý thuyết, kỹ thuật và hệ thống đánh
giá (Dimson và cộng sự, 2020). Kết quả là, các công ty, nhà đầu tư và các bên liên quan khác
thường xuyên bị buộc phải xoay xở trong một mê cung phức tạp gồm các thước đo, chỉ số
và tiêu chuẩn khác nhau. Mặc dù sự đa dạng này phản ánh sự chú trọng ngày càng tăng vào
tính bền vững nhưng nó cũng mang lại những thách thức riêng (Van & Long, 2022).
Việc thiếu một khuôn khổ xác định sẽ cản trở khả năng so sánh dữ liệu ESG, làm phức tạp
quá trình ra quyết định và ảnh hưởng đến độ tin cậy của các thông tin ESG (Avramov và
cộng sự, 2022; Dimson và cộng sự, 2020). Kết quả là, mục tiêu tăng trưởng bền vững bị cản
trở bởi sự thiếu nhất quán trong giải thích dữ liệu, khó khăn trong việc so sánh hiệu quả hoạt
động và các vấn đề để phân biệt những nỗ lực bền vững thực sự với những cử chỉ hời hợt,
thường được gọi là “tẩy xanh” (Delmas & Burbano, 2011; Freitas Netto và cộng sự, 2020).
Sự thiếu nhất quán trong các tiêu chí ESG đặt ra những thách thức trong việc huy động nguồn
lực cho các hoạt động bền vững quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu hóa, nơi vốn chảy
xuyên biên giới và đầu tư vượt qua ranh giới địa lý (Dimson và cộng sự, 2020; Friede và
cộng sự, 2015; Shakil, 2021).
Với những vấn đề này, nhu cầu cấp thiết là phải chuẩn hóa các tiêu chí ESG. Một khuôn khổ
thống nhất sẽ thúc đẩy sự cởi mở, cho phép đưa ra quyết định sáng suốt và tạo sân chơi bình
đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh dựa trên các biện pháp bền vững thực sự (Escrig-
Olmedo và cộng sự, 2019). Sự hài hòa như vậy sẽ mang lại lợi ích không chỉ cho các nhà
đầu tư muốn sử dụng nguồn lực một cách có đạo đức mà còn cho phép các doanh nghiệp coi
tính bền vững như một thành phần vốn có trong kế hoạch hoạt động của họ (Drempetic và
cộng sự, 2020). Con đường hướng tới tiêu chuẩn hóa các tiêu chuẩn ESG toàn cầu có tiềm
năng mở ra một kỷ nguyên mới về ứng xử kinh doanh có trách nhiệm, cho phép các công ty
đóng góp thực sự cho một tương lai bền vững, đồng thời tạo ra giá trị cho các cổ đông và
các bên liên quan (Adams & Abhayawansa, 2022).
2. Bối cảnh tiêu chí ESG hiện tại
Từ các cơ quan xếp hạng quan trọng và các hiệp hội ngành cho đến các tổ chức tài chính nổi
tiếng, rất nhiều khuôn khổ, phương pháp và hệ thống tính điểm đã xuất hiện. Nói chung,
những sáng kiến này đã bổ sung thêm vào tấm thảm phong phú tạo nên bối cảnh ESG
(Dimson và cộng sự, 2020; Shakil, 2021). Chúng rất quan trọng trong việc nâng cao nhận
thức về sự cần thiết của việc kết hợp các cân nhắc về môi trường, xã hội và quản trị bên cạnh
các chỉ số tài chính truyền thống khi đánh giá hiệu suất và hiệu quả của công ty
(Mervelskemper & Streit, 2017). Hơn nữa, những chương trình này rất cần thiết trong việc
vận hành kinh doanh có trách nhiệm ngoài mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, đòi hỏi các tập
đoàn có ý thức hơn về ảnh hưởng xã hội và môi trường của mình (Văn & Long, 2022).
36
Mặc dù các hướng dẫn và quy trình ESG này rõ ràng đã hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang các
hoạt động kinh doanh bền vững hơn, nhưng chúng cũng đã vô tình góp phần tạo ra bức tranh
phân mảnh định hình nên sân khấu ESG đương đại. Do không có cách tiếp cận thống nhất
nên mỗi khuôn khổ nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau của hoạt động ESG, áp dụng các
quy trình đánh giá khác nhau và đo lường các tiêu chí khác nhau. Do đó, các tổ chức thường
được đánh giá bằng cách sử dụng các số liệu riêng biệt mang lại kết quả khác nhau, khiến
việc so sánh chéo vốn có ý nghĩa quan trọng lại trở nên khó khăn (Berg và cộng sự, 2022;
Billio và cộng sự, 2021).
Sự không nhất quán trong phương pháp đánh giá ESG này có những hậu quả sâu rộng. Một
khó khăn trước mắt là khả năng xảy ra sự không nhất quán trong cách mô tả hiệu quả hoạt
động bền vững của công ty (Alsayegh và cộng sự, 2020; Khan, 2022). Các công ty có thể
nhấn mạnh các lĩnh vực hoạt động của họ tương ứng với các khuôn khổ ESG cụ thể trong
khi có thể xem nhẹ các lĩnh vực khác, được thúc đẩy bởi sức hấp dẫn của thương hiệu thuận
lợi và danh tiếng ngày càng tăng (Arvidsson & Dumay, 2022). Sự nhấn mạnh có chọn lọc
này, được gọi là "tẩy xanh", có thể dẫn đến sự miêu tả sai lệch các cam kết bền vững của
công ty, làm suy yếu niềm tin mà các nhà đầu tư, người tiêu dùng và các bên liên quan khác
đặt vào các công bố ESG (Delmas & Burbano, 2011; Freitas Netto và cộng sự , 2020).
Hơn nữa, sự thiếu nhất quán trong việc đánh giá và báo cáo hiệu quả hoạt động ESG có ý
nghĩa mang tính hệ thống rộng hơn đối với những người ra quyết định ở mọi cấp độ. Do sự
không nhất quán trong dữ liệu có thể truy cập được, các nhà đầu tư, những người đóng vai
trò quan trọng trong việc phân bổ tiền cho các công ty bền vững, gặp khó khăn trong việc
đánh giá đầy đủ hiệu suất ESG của các khoản đầu tư tiềm năng (Avramov và cộng sự, 2022;
Caplan và cộng sự, 2013). Tương tự, các công ty cố gắng kết nối chiến lược của mình với
các mục tiêu dài hạn sẽ gặp khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của mình so
với các công ty cùng ngành và xác định tính hiệu quả của các chương trình bền vững của họ
(Pedersen và cộng sự, 2021).
Việc thiếu khả năng so sánh và báo cáo chuẩn hóa cũng là trở ngại chính cho các nhà hoạch
định chính sách và cơ quan quản lý trong việc thiết lập các khuôn khổ bền vững hiệu quả và
khuyến khích hành vi có trách nhiệm trong phạm vi quyền hạn của họ. Việc xây dựng các
chính sách thành công trở thành một nhiệm vụ khó khăn hơn khi không có một tiêu chuẩn
và một cách thức giám sát hiệu quả ESG được chấp nhận trên toàn cầu, có khả năng dẫn đến
các quy tắc rời rạc và không đồng đều trên các thị trường khác nhau (Adams & Abhayawansa,
2022; Arvidsson & Dumay, 2022).
Về bản chất, sự thiếu nhất quán trong đánh giá và báo cáo ESG làm suy yếu khả năng so
sánh và độ tin cậy của dữ liệu ESG, hạn chế khả năng của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và
chính phủ trong việc đưa ra quyết định có hiểu biết và có ảnh hưởng. Để nhận ra đầy đủ tiềm
năng của các tiêu chí ESG với tư cách là động lực thay đổi tích cực, cộng đồng toàn cầu phải
hợp tác để tạo ra một khuôn khổ tiêu chuẩn hóa nhằm thống nhất những nỗ lực khác nhau
này và mở đường cho việc đánh giá toàn diện, minh bạch và nhất quán hơn về hiệu quả hoạt
động bền vững.
37
3. Lập luận về sự hài hòa
Để bắt đầu, việc thiết lập một từ vựng thống nhất và khuôn khổ được thừa nhận trên toàn
cầu để đánh giá ESG là một bước quan trọng nhằm tăng cường tính minh bạch và độ tin cậy
trong báo cáo ESG. Sự rõ ràng mới được phát hiện này sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư và
các bên liên quan một nền tảng vững chắc để đưa ra quyết định. Một khuôn khổ ESG thống
nhất đảm bảo rằng thông tin được sử dụng để ra quyết định là đáng tin cậy và không có sự
mơ hồ trong một thế giới nơi những cân nhắc về đạo đức và sự bền vững ngày càng được
coi trọng (Adams & Abhayawansa, 2022). Sự khả tín này tạo ra niềm tin cao hơn giữa các
tổ chức và các bên liên quan của họ, mở đường cho sự tham gia và hợp tác có ý nghĩa hơn
trong tương lai (Berg và cộng sự, 2022).
Ngoài tính minh bạch, lợi ích của việc hài hòa các tiêu chí ESG còn mở rộng sang đầu tư
xuyên biên giới (Escrig-Olmedo và cộng sự, 2017). Việc giảm bớt những trở ngại gây ra bởi
sự khác biệt trong tiêu chuẩn báo cáo ESG giữa các khu vực pháp lý có khả năng giải phóng
dòng vốn quốc tế đổ vào các sáng kiến bền vững. Bằng cách thiết lập một sân chơi bình đẳng
trong đó thông tin ESG được tổ chức và đánh giá thống nhất, các nhà đầu tư có thể tự tin
theo đuổi các khả năng trên thị trường toàn cầu mà không phải đối mặt với những khó khăn
do các thủ tục báo cáo khác nhau gây ra. Sự hội tụ này phù hợp với cấu trúc toàn cầu của
nền kinh tế ngày nay, trong đó các khoản đầu tư xuyên lục địa và những nỗ lực bền vững
đáng được ủng hộ, không kể vị trí ở đâu (Amel-Zadeh & Serafeim, 2018; Halbritter &
Dorfleitner, 2015).
Tác động của tiêu chuẩn hóa tiếp tục vang dội khắp môi trường doanh nghiệp, truyền cảm
hứng cho sự đổi mới và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh. Các công ty được cung cấp một
bộ tiêu chí nhất quán để đánh giá hiệu quả hoạt động của họ so với các công ty cùng ngành
và các tiêu chuẩn của ngành khi có một khuôn khổ thống nhất. Môi trường năng động này
thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và phát triển các cách thức cải thiện đáng kể hiệu suất
ESG của họ (Billio và cộng sự, 2021; Khan, 2022). Các công ty cạnh tranh để thành công
trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn ESG đã được xác định cụ thể có thể mang lại những đột
phá mang tính thay đổi cuộc chơi trong chiến lược bền vững. Cuộc đua cạnh tranh hướng tới
các tiêu chuẩn ESG cao hơn này có thể đóng vai trò là động lực thúc đẩy nghiên cứu mới,
công nghệ biến đổi và các mô hình kinh doanh có trách nhiệm hơn, cùng nhau thúc đẩy con
đường hướng tới một tương lai bền vững (Alsayegh và cộng sự, 2020; Billio và cộng sự,
2021).
Tóm lại, việc xác định tiêu chí ESG toàn cầu là một bước chủ động hướng tới cải thiện cách
thức hoạt động của tổ chức, cách thức đầu tư và cách thức phát triển xã hội. Nó tạo dựng
niềm tin và tạo điều kiện cho các phán đoán sáng suốt bằng cách mang lại sự rõ ràng và độ
tin cậy cho báo cáo ESG. Việc xóa bỏ rào cản xuyên biên giới khuyến khích đầu tư quốc tế
vào các sáng kiến bền vững, thúc đẩy chương trình nghị sự về bền vững toàn cầu. Hơn nữa,
áp lực cạnh tranh mà nó tạo ra giữa các doanh nghiệp sẽ khuyến khích sự đổi mới, mang lại
những lợi ích cụ thể trong thực tiễn phát triển bền vững. Những lợi thế này kết hợp với tác
38
động của những cân nhắc về ESG sẽ thúc đẩy tiến trình hướng tới một thế giới có đạo đức,
có trách nhiệm và bền vững hơn.
4. Vai trò của Liên hợp quốc
Liên Hợp Quốc (LHQ) là ngọn hải đăng của hợp tác và cộng tác quốc tế, có vị trí hoàn hảo
để đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu chuẩn hóa các tiêu chí ESG toàn cầu. Phạm vi tiếp
cận rộng rãi, độ tin cậy và khả năng triệu tập vô song của nó mang lại mảnh đất màu mỡ cho
việc sắp xếp một khuôn khổ thống nhất vượt qua biên giới địa lý, chính trị và ngành (Kim &
Yoon, 2023).
Khi xem xét vai trò của Liên hợp quốc trong nỗ lực này, người ta có thể hình dung ra một
cách tiếp cận toàn diện, tập hợp nhiều bên khác nhau. Khả năng nội tại của LHQ trong việc
tập hợp các bên lại với nhau trên một nền tảng chung, chẳng hạn như chính phủ, các tập đoàn
đa quốc gia, các tổ chức phi chính phủ (NGO) và các tổ chức tài chính, có rất nhiều hứa hẹn.
Sự hội tụ các quan điểm này nhờ danh tiếng của Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy đối thoại
mang tính xây dựng, làm gia tăng sự trao đổi hiệu quả về ý tưởng, hiểu biết và các thực hành
tối ưu (Ortas và cộng sự, 2015). Thông qua những tương tác này, có thể phát triển được một
khuôn khổ hoàn chỉnh bao phủ các thách thức quan trọng nhất của ESG, đưa ra các lời
khuyên về đánh giá và báo cáo.
Sứ mệnh của LHQ không chỉ đơn thuần là tạo điều kiện thuận lợi mà còn là chủ đích tạo
dựng sự đồng thuận. Liên hợp quốc, với cam kết lâu dài về phát triển bền vững, đóng vai trò
là một diễn đàn trung lập, nơi các lợi ích đa dạng có thể được cân bằng và hài hòa. LHQ có
khả năng thu hẹp khoảng cách và phát triển sự hiểu biết chung giữa các bên liên quan thông
qua việc khởi xướng các cuộc thảo luận, tiến hành nghiên cứu và triệu tập các nhóm làm
việc gồm các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực. Kinh nghiệm sâu rộng của mạng lưới toàn cầu
LHQ giúp tổ chức này có khả năng điều tra các khía cạnh tinh tế của việc cân nhắc ESG
trong khi tính đến hoàn cảnh khu vực, những thách thức theo ngành cụ thể và các quan điểm
khác nhau của các bên liên quan (Sethi & Schepers, 2014).
Trong môi trường này, một trong những tài sản quý giá nhất của LHQ là tính hợp pháp của
tổ chức này. Sự tham gia của Liên hợp quốc trong việc tiêu chuẩn hóa các tiêu chí ESG mang
lại sự tin cậy cho khuôn khổ sau cùng với tư cách là một tổ chức toàn cầu đáng tin cậy (Kim
& Yoon, 2023). Tính trung lập và không đảng phái của nó thiết lập một môi trường trong đó
sự lựa chọn được thực hiện dựa trên lợi ích tập thể hơn là lợi ích cá thể. Điều này mang lại
tính hợp pháp cho các nguyên tắc ESG tiêu chuẩn hóa được phát triển nhờ nỗ lực hợp tác
này, xây dựng niềm tin trong tâm trí các nhà đầu tư, doanh nghiệp và xã hội.
Hơn nữa, sự chuyên nghiệp của Liên hợp quốc trong việc đàm phán những khó khăn toàn
cầu phức tạp khiến tổ chức này trở thành ứng cử viên hoàn hảo không chỉ để mở đầu các
cuộc đối thoại mà còn thúc đẩy nỗ lực lâu dài nhằm hài hòa các tiêu chí ESG. Thành tích
của tổ chức trong việc đoàn kết các quốc gia và các bên liên quan xung quanh các mục tiêu
chung, chẳng hạn như Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), đóng vai trò là hình mẫu cho
tiềm năng mang lại kết quả mang tính cách mạng của tổ chức (Pradhan và cộng sự, 2017).
39
Tóm lại, sự tham gia của Liên hợp quốc vào việc tiêu chuẩn hóa các tiêu chí ESG toàn cầu
không phải là một gợi ý mà là một nhu cầu. Vị thế trên toàn thế giới, thái độ trung lập, nền
tảng hợp tác và sự chuyên nghiệp của nó thúc đẩy một bầu không khí phù hợp để bắt đầu,
tạo điều kiện và dẫn dắt quá trình phát triển khuôn khổ ESG được công nhận rộng rãi. Thông
qua các nguyên tắc ESG đã được thiết lập vượt qua các ranh giới và mở đường cho sự thành
công hợp tác toàn cầu, LHQ có thể quản lý sự phức tạp của các lợi ích khác nhau của các
bên liên quan, thúc đẩy thỏa thuận và giúp thiết kế một tương lai bền vững hơn.
5. Vượt qua khó khăn và tiến về phía trước
Lộ trình hướng tới sự hài hòa hóa các tiêu chuẩn ESG trên toàn thế giới là một hoạt động
phức tạp và đa chiều, đòi hỏi sự cân bằng tốt giữa nhiều khía cạnh (Cornell, 2021; Eccles &
Stroehle, 2018). Mặc dù tồn tại những rào cản nhưng không phải là không thể vượt qua và
với việc lập kế hoạch cẩn thận, phối hợp nhóm và cống hiến cho các mục tiêu phát triển bền
vững tổng thể, những trở ngại này có thể được giải quyết bằng cách tiếp cận chủ động và
toàn diện (Arvidsson & Dumay, 2022; Pradhan và cộng sự, 2017).
Lợi ích khác nhau của các bên liên quan trong quá trình hài hòa hóa gây ra trở ngại đáng kể.
Các chính phủ, tập đoàn, tổ chức phi chính phủ (NGO) và các tổ chức tài chính đều đưa ra
quan điểm, mục tiêu và mối lo lắng của riêng mình (Berg và cộng sự, 2022; Dimson và cộng
sự, 2020). Việc cân bằng những lợi ích khác nhau này đòi hỏi một cách tiếp cận khéo léo và
toàn diện để đảm bảo mọi tiếng nói đều được lắng nghe. Thảo luận có sự tham gia của các
bên là cần thiết vì chúng tạo ra một diễn đàn để trao đổi cởi mở, thúc đẩy kiến thức được
chia sẻ về những vấn đề phức tạp liên quan. Việc trao đổi ý tưởng cởi mở này rất quan trọng
để đạt được giải pháp dựa trên sự đồng thuận, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của tất cả
các bên liên quan.
Hơn nữa, việc đưa vào những sắc thái riêng biệt của ngành là một điều quan trọng cần cân
nhắc. Từ công nghệ, nông nghiệp đến năng lượng, mỗi ngành đều có những đặc điểm riêng
ảnh hưởng đến các vấn đề ESG của họ (Berg và cộng sự, 2022). Việc nhận biết những khác
biệt này đòi hỏi cách tiếp cận đa sắc thái — một cách tiếp cận cho phép tùy chỉnh khuôn khổ
tiêu chuẩn hóa để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng ngành. Quá trình tiêu chuẩn hóa có thể
luôn năng động và linh hoạt bằng cách sử dụng chiến lược lặp lại bao gồm các vòng phản
hồi liên tục và hiểu biết sâu sắc của chuyên gia, đảm bảo rằng khuôn khổ đạt được có tính
mạnh mẽ và có thể được sử dụng trong các lĩnh vực (Billio và cộng sự, 2021).
Các biến thể văn hóa, tuy đa dạng nhưng lại thường có thể cản trở quá trình hài hòa (Dimson
và cộng sự, 2020). Các giá trị và thông lệ khác nhau rất nhiều giữa các địa điểm và những
khác biệt về văn hóa này có thể ảnh hưởng đến cách giải thích và sử dụng các tiêu chuẩn
ESG thông thường. Điều quan trọng là phải vượt qua khó khăn này bằng cách nhấn mạnh
tính toàn diện và tôn trọng nền tảng văn hóa đa dạng. Nó đòi hỏi phải thúc đẩy một diễn
ngôn trong đó các biến thể văn hóa được coi là điểm mạnh chứ không phải là trở ngại, đồng
thời thừa nhận rằng có thể cần phải có những thay đổi cục bộ để đảm bảo sự thành công và
phù hợp của khuôn khổ ở nhiều nơi khác nhau (Khan, 2022).
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf

More Related Content

What's hot

PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG ...
 PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG ... PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG ...
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG ...hieu anh
 
Modelo de plano de contas
Modelo de plano de contasModelo de plano de contas
Modelo de plano de contasOsmar Siqueira
 
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...PinkHandmade
 
Holding patrimonial familiar
Holding patrimonial familiarHolding patrimonial familiar
Holding patrimonial familiarFatima Garcia
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Các Hoạt Động Văn Hóa Tại Khu Du Lịch Bản Lác
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Các Hoạt Động Văn Hóa Tại Khu Du Lịch Bản LácLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Các Hoạt Động Văn Hóa Tại Khu Du Lịch Bản Lác
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Các Hoạt Động Văn Hóa Tại Khu Du Lịch Bản LácDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Guia do Faturista 2ª ed. | IOB e-Store
Guia do Faturista 2ª ed. | IOB e-StoreGuia do Faturista 2ª ed. | IOB e-Store
Guia do Faturista 2ª ed. | IOB e-StoreIOB News
 
Dự án mở rộng quy mô trường đại học
Dự án mở rộng quy mô trường đại họcDự án mở rộng quy mô trường đại học
Dự án mở rộng quy mô trường đại họcThaoNguyenXanh2
 
Guis de control de calidad pequeñas y medianas firmas de auditoria
Guis de control de calidad pequeñas y medianas firmas de auditoriaGuis de control de calidad pequeñas y medianas firmas de auditoria
Guis de control de calidad pequeñas y medianas firmas de auditoriaEsteban Uyarra Encalado
 
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý rác thành phẩm phân vi sinh compost - Long An...
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý rác thành phẩm phân vi sinh compost - Long An...Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý rác thành phẩm phân vi sinh compost - Long An...
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý rác thành phẩm phân vi sinh compost - Long An...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập qu...
Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập qu...Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập qu...
Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập qu...nataliej4
 

What's hot (20)

Đánh giá tác động môi trường Khách sạn đường Tôn Thất Đạm Quận 1, TPHCM 09187...
Đánh giá tác động môi trường Khách sạn đường Tôn Thất Đạm Quận 1, TPHCM 09187...Đánh giá tác động môi trường Khách sạn đường Tôn Thất Đạm Quận 1, TPHCM 09187...
Đánh giá tác động môi trường Khách sạn đường Tôn Thất Đạm Quận 1, TPHCM 09187...
 
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG ...
 PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG ... PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG ...
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG ...
 
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đSử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đLuận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đ
 
Modelo de plano de contas
Modelo de plano de contasModelo de plano de contas
Modelo de plano de contas
 
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...
 
Đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình phục vụ tại nhà hàng Marke...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình phục vụ tại nhà hàng Marke...Đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình phục vụ tại nhà hàng Marke...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình phục vụ tại nhà hàng Marke...
 
Holding patrimonial familiar
Holding patrimonial familiarHolding patrimonial familiar
Holding patrimonial familiar
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Các Hoạt Động Văn Hóa Tại Khu Du Lịch Bản Lác
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Các Hoạt Động Văn Hóa Tại Khu Du Lịch Bản LácLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Các Hoạt Động Văn Hóa Tại Khu Du Lịch Bản Lác
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Các Hoạt Động Văn Hóa Tại Khu Du Lịch Bản Lác
 
Luận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng NinhLuận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng Ninh
 
Giải Pháp Thu Hút Khách Hàng Đến Khách Sạn Northern Saigon Hotel
Giải Pháp Thu Hút Khách Hàng Đến Khách Sạn Northern Saigon HotelGiải Pháp Thu Hút Khách Hàng Đến Khách Sạn Northern Saigon Hotel
Giải Pháp Thu Hút Khách Hàng Đến Khách Sạn Northern Saigon Hotel
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty Du lịch Hà Hải, 9đ
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty Du lịch Hà Hải, 9đLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty Du lịch Hà Hải, 9đ
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty Du lịch Hà Hải, 9đ
 
Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Tại Khách Sạn Liberty.docx
Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Tại Khách Sạn Liberty.docxBáo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Tại Khách Sạn Liberty.docx
Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Tại Khách Sạn Liberty.docx
 
Guia do Faturista 2ª ed. | IOB e-Store
Guia do Faturista 2ª ed. | IOB e-StoreGuia do Faturista 2ª ed. | IOB e-Store
Guia do Faturista 2ª ed. | IOB e-Store
 
Dự án mở rộng quy mô trường đại học
Dự án mở rộng quy mô trường đại họcDự án mở rộng quy mô trường đại học
Dự án mở rộng quy mô trường đại học
 
Guis de control de calidad pequeñas y medianas firmas de auditoria
Guis de control de calidad pequeñas y medianas firmas de auditoriaGuis de control de calidad pequeñas y medianas firmas de auditoria
Guis de control de calidad pequeñas y medianas firmas de auditoria
 
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý rác thành phẩm phân vi sinh compost - Long An...
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý rác thành phẩm phân vi sinh compost - Long An...Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý rác thành phẩm phân vi sinh compost - Long An...
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý rác thành phẩm phân vi sinh compost - Long An...
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập qu...
Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập qu...Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập qu...
Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập qu...
 
Luận văn: Quản lí hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên, 9đ
Luận văn: Quản lí hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên, 9đLuận văn: Quản lí hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên, 9đ
Luận văn: Quản lí hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên, 9đ
 
luan van thac si khai thac gia tri van hoa lich su phat trien du lich binh dinh
luan van thac si khai thac gia tri van hoa lich su phat trien du lich binh dinhluan van thac si khai thac gia tri van hoa lich su phat trien du lich binh dinh
luan van thac si khai thac gia tri van hoa lich su phat trien du lich binh dinh
 

Similar to DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf

So 146 chuyen in
So 146 chuyen inSo 146 chuyen in
So 146 chuyen inHán Nhung
 
Post show report www.i40summit.vn | Hà Nội 2018
Post show report www.i40summit.vn | Hà Nội 2018Post show report www.i40summit.vn | Hà Nội 2018
Post show report www.i40summit.vn | Hà Nội 2018IEC Group
 
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚ...
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚ...ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚ...
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚ...jackjohn45
 
Bc dau tu nut hv ql10
Bc dau  tu nut hv ql10Bc dau  tu nut hv ql10
Bc dau tu nut hv ql10Nguyen Tuan
 
Dự án khu du lịch sinh thái
Dự án khu du lịch sinh tháiDự án khu du lịch sinh thái
Dự án khu du lịch sinh tháiduan viet
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vnPham Long
 

Similar to DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf (20)

169 in
169 in169 in
169 in
 
171
171171
171
 
So 146 chuyen in
So 146 chuyen inSo 146 chuyen in
So 146 chuyen in
 
Post show report www.i40summit.vn | Hà Nội 2018
Post show report www.i40summit.vn | Hà Nội 2018Post show report www.i40summit.vn | Hà Nội 2018
Post show report www.i40summit.vn | Hà Nội 2018
 
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAYĐề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
 
130
130130
130
 
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong gia...
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong gia...Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong gia...
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong gia...
 
Cơ sở lý luận về quy hoạch đô thị.docx
Cơ sở lý luận về quy hoạch đô thị.docxCơ sở lý luận về quy hoạch đô thị.docx
Cơ sở lý luận về quy hoạch đô thị.docx
 
Luận án: Đảng bộ lãnh đạo vận động người Việt Nam ở nước ngoài
Luận án: Đảng bộ lãnh đạo vận động người Việt Nam ở nước ngoàiLuận án: Đảng bộ lãnh đạo vận động người Việt Nam ở nước ngoài
Luận án: Đảng bộ lãnh đạo vận động người Việt Nam ở nước ngoài
 
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚ...
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚ...ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚ...
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚ...
 
Tong quan ve tour du lich phan thiet 2024
Tong quan ve tour du lich phan thiet 2024Tong quan ve tour du lich phan thiet 2024
Tong quan ve tour du lich phan thiet 2024
 
Bc dau tu nut hv ql10
Bc dau  tu nut hv ql10Bc dau  tu nut hv ql10
Bc dau tu nut hv ql10
 
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAYLuận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
 
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vữngLuận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững
 
Luận văn: Trung tâm thương mại ngã năm sân bay Cát Bi, HAY
Luận văn: Trung tâm thương mại ngã năm sân bay Cát Bi, HAYLuận văn: Trung tâm thương mại ngã năm sân bay Cát Bi, HAY
Luận văn: Trung tâm thương mại ngã năm sân bay Cát Bi, HAY
 
Tiểu Luận Ảnh Hưởng Toàn Cầu Hóa Tác Động Đến Du Lịch Việt Nam.docx
Tiểu Luận Ảnh Hưởng Toàn Cầu Hóa Tác Động Đến Du Lịch Việt Nam.docxTiểu Luận Ảnh Hưởng Toàn Cầu Hóa Tác Động Đến Du Lịch Việt Nam.docx
Tiểu Luận Ảnh Hưởng Toàn Cầu Hóa Tác Động Đến Du Lịch Việt Nam.docx
 
Dự án Khu du lịch sinh thái cộng đồng Tân Thuận Đông - duanviet.com.vn
Dự án Khu du lịch sinh thái cộng đồng Tân Thuận Đông - duanviet.com.vnDự án Khu du lịch sinh thái cộng đồng Tân Thuận Đông - duanviet.com.vn
Dự án Khu du lịch sinh thái cộng đồng Tân Thuận Đông - duanviet.com.vn
 
Dự án khu du lịch sinh thái
Dự án khu du lịch sinh tháiDự án khu du lịch sinh thái
Dự án khu du lịch sinh thái
 
Xây dựng công viên lịch sử văn hóa dân tộc TPHCM - duanviet.com.vn - 0918755356
Xây dựng công viên lịch sử văn hóa dân tộc TPHCM - duanviet.com.vn - 0918755356Xây dựng công viên lịch sử văn hóa dân tộc TPHCM - duanviet.com.vn - 0918755356
Xây dựng công viên lịch sử văn hóa dân tộc TPHCM - duanviet.com.vn - 0918755356
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
 

More from Chuong Nguyen

2. THAM LUAN 02 - BO KH_CN Đánh giá sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghi...
2. THAM LUAN 02 - BO KH_CN  Đánh giá sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghi...2. THAM LUAN 02 - BO KH_CN  Đánh giá sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghi...
2. THAM LUAN 02 - BO KH_CN Đánh giá sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghi...Chuong Nguyen
 
2. THAM LUAN 02 - BO KH_CN EN - Đánh giá sự phát triển của hệ sinh thái khởi ...
2. THAM LUAN 02 - BO KH_CN EN - Đánh giá sự phát triển của hệ sinh thái khởi ...2. THAM LUAN 02 - BO KH_CN EN - Đánh giá sự phát triển của hệ sinh thái khởi ...
2. THAM LUAN 02 - BO KH_CN EN - Đánh giá sự phát triển của hệ sinh thái khởi ...Chuong Nguyen
 
1. SO KHCN - VIE Xây dựng Đà nẵng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo - Viet...
1. SO KHCN - VIE Xây dựng Đà nẵng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo - Viet...1. SO KHCN - VIE Xây dựng Đà nẵng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo - Viet...
1. SO KHCN - VIE Xây dựng Đà nẵng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo - Viet...Chuong Nguyen
 
03.THAM LUAN - Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Queensland, Úc English
03.THAM LUAN - Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Queensland, Úc English03.THAM LUAN - Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Queensland, Úc English
03.THAM LUAN - Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Queensland, Úc EnglishChuong Nguyen
 
4.THAM LUAN - HAN QUOC-VN Kinh nghiệm từ Hàn Quốc VI
4.THAM LUAN - HAN QUOC-VN Kinh nghiệm từ Hàn Quốc VI4.THAM LUAN - HAN QUOC-VN Kinh nghiệm từ Hàn Quốc VI
4.THAM LUAN - HAN QUOC-VN Kinh nghiệm từ Hàn Quốc VIChuong Nguyen
 
4. THAM LUAN - HAN QUOC - Kinh nghiệm từ Hàn Quốc EN
4. THAM LUAN - HAN QUOC - Kinh nghiệm từ Hàn Quốc EN4. THAM LUAN - HAN QUOC - Kinh nghiệm từ Hàn Quốc EN
4. THAM LUAN - HAN QUOC - Kinh nghiệm từ Hàn Quốc ENChuong Nguyen
 
1. SO KHCN - ENG - Xây dựng Đà nẵng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo - EN...
1. SO KHCN - ENG - Xây dựng Đà nẵng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo - EN...1. SO KHCN - ENG - Xây dựng Đà nẵng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo - EN...
1. SO KHCN - ENG - Xây dựng Đà nẵng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo - EN...Chuong Nguyen
 
The role of Innovation Ecosystem in supporting Startups go global [Mr. Yi Cha...
The role of Innovation Ecosystem in supporting Startups go global [Mr. Yi Cha...The role of Innovation Ecosystem in supporting Startups go global [Mr. Yi Cha...
The role of Innovation Ecosystem in supporting Startups go global [Mr. Yi Cha...Chuong Nguyen
 
DNES Google IO ext 2022 Báo cáo Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việ...
DNES Google IO ext 2022 Báo cáo Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việ...DNES Google IO ext 2022 Báo cáo Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việ...
DNES Google IO ext 2022 Báo cáo Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việ...Chuong Nguyen
 
DNES - Thành đoàn - Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tại TP Đà Nẵng 2022
DNES - Thành đoàn - Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tại TP Đà Nẵng 2022DNES - Thành đoàn - Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tại TP Đà Nẵng 2022
DNES - Thành đoàn - Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tại TP Đà Nẵng 2022Chuong Nguyen
 
Z0gravity Giải pháp quản lý dự án và quản lý danh mục dự án đầu tư - 2021
Z0gravity Giải pháp quản lý dự án và quản lý danh mục dự án đầu tư - 2021Z0gravity Giải pháp quản lý dự án và quản lý danh mục dự án đầu tư - 2021
Z0gravity Giải pháp quản lý dự án và quản lý danh mục dự án đầu tư - 2021Chuong Nguyen
 
Dnes introduction Vietnam version 2021
Dnes introduction Vietnam version 2021Dnes introduction Vietnam version 2021
Dnes introduction Vietnam version 2021Chuong Nguyen
 
DNES profile - introduction 2021 English version
DNES profile - introduction 2021 English versionDNES profile - introduction 2021 English version
DNES profile - introduction 2021 English versionChuong Nguyen
 
INVIETNAM - DANANG - HOI AN - TRAVEL GUIDE
INVIETNAM - DANANG - HOI AN - TRAVEL GUIDEINVIETNAM - DANANG - HOI AN - TRAVEL GUIDE
INVIETNAM - DANANG - HOI AN - TRAVEL GUIDEChuong Nguyen
 
Kiên tâm qua khủng hoảng - Chiến đấu và chiến thắng COVID-19
Kiên tâm qua khủng hoảng - Chiến đấu và chiến thắng COVID-19Kiên tâm qua khủng hoảng - Chiến đấu và chiến thắng COVID-19
Kiên tâm qua khủng hoảng - Chiến đấu và chiến thắng COVID-19Chuong Nguyen
 
Vietnam in the digital era 2020
Vietnam in the digital era 2020Vietnam in the digital era 2020
Vietnam in the digital era 2020Chuong Nguyen
 
Customer experience and loyalty
Customer experience and loyaltyCustomer experience and loyalty
Customer experience and loyaltyChuong Nguyen
 
Quan ly trai nghiem khach hang nielsen
Quan ly trai nghiem khach hang  nielsenQuan ly trai nghiem khach hang  nielsen
Quan ly trai nghiem khach hang nielsenChuong Nguyen
 
3.4. Smart city - nguyen quang vinh viettel
3.4. Smart city - nguyen quang vinh  viettel3.4. Smart city - nguyen quang vinh  viettel
3.4. Smart city - nguyen quang vinh viettelChuong Nguyen
 
3.3. Smart city - dalbir singh cisco
3.3. Smart city - dalbir singh cisco3.3. Smart city - dalbir singh cisco
3.3. Smart city - dalbir singh ciscoChuong Nguyen
 

More from Chuong Nguyen (20)

2. THAM LUAN 02 - BO KH_CN Đánh giá sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghi...
2. THAM LUAN 02 - BO KH_CN  Đánh giá sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghi...2. THAM LUAN 02 - BO KH_CN  Đánh giá sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghi...
2. THAM LUAN 02 - BO KH_CN Đánh giá sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghi...
 
2. THAM LUAN 02 - BO KH_CN EN - Đánh giá sự phát triển của hệ sinh thái khởi ...
2. THAM LUAN 02 - BO KH_CN EN - Đánh giá sự phát triển của hệ sinh thái khởi ...2. THAM LUAN 02 - BO KH_CN EN - Đánh giá sự phát triển của hệ sinh thái khởi ...
2. THAM LUAN 02 - BO KH_CN EN - Đánh giá sự phát triển của hệ sinh thái khởi ...
 
1. SO KHCN - VIE Xây dựng Đà nẵng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo - Viet...
1. SO KHCN - VIE Xây dựng Đà nẵng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo - Viet...1. SO KHCN - VIE Xây dựng Đà nẵng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo - Viet...
1. SO KHCN - VIE Xây dựng Đà nẵng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo - Viet...
 
03.THAM LUAN - Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Queensland, Úc English
03.THAM LUAN - Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Queensland, Úc English03.THAM LUAN - Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Queensland, Úc English
03.THAM LUAN - Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Queensland, Úc English
 
4.THAM LUAN - HAN QUOC-VN Kinh nghiệm từ Hàn Quốc VI
4.THAM LUAN - HAN QUOC-VN Kinh nghiệm từ Hàn Quốc VI4.THAM LUAN - HAN QUOC-VN Kinh nghiệm từ Hàn Quốc VI
4.THAM LUAN - HAN QUOC-VN Kinh nghiệm từ Hàn Quốc VI
 
4. THAM LUAN - HAN QUOC - Kinh nghiệm từ Hàn Quốc EN
4. THAM LUAN - HAN QUOC - Kinh nghiệm từ Hàn Quốc EN4. THAM LUAN - HAN QUOC - Kinh nghiệm từ Hàn Quốc EN
4. THAM LUAN - HAN QUOC - Kinh nghiệm từ Hàn Quốc EN
 
1. SO KHCN - ENG - Xây dựng Đà nẵng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo - EN...
1. SO KHCN - ENG - Xây dựng Đà nẵng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo - EN...1. SO KHCN - ENG - Xây dựng Đà nẵng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo - EN...
1. SO KHCN - ENG - Xây dựng Đà nẵng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo - EN...
 
The role of Innovation Ecosystem in supporting Startups go global [Mr. Yi Cha...
The role of Innovation Ecosystem in supporting Startups go global [Mr. Yi Cha...The role of Innovation Ecosystem in supporting Startups go global [Mr. Yi Cha...
The role of Innovation Ecosystem in supporting Startups go global [Mr. Yi Cha...
 
DNES Google IO ext 2022 Báo cáo Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việ...
DNES Google IO ext 2022 Báo cáo Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việ...DNES Google IO ext 2022 Báo cáo Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việ...
DNES Google IO ext 2022 Báo cáo Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việ...
 
DNES - Thành đoàn - Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tại TP Đà Nẵng 2022
DNES - Thành đoàn - Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tại TP Đà Nẵng 2022DNES - Thành đoàn - Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tại TP Đà Nẵng 2022
DNES - Thành đoàn - Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tại TP Đà Nẵng 2022
 
Z0gravity Giải pháp quản lý dự án và quản lý danh mục dự án đầu tư - 2021
Z0gravity Giải pháp quản lý dự án và quản lý danh mục dự án đầu tư - 2021Z0gravity Giải pháp quản lý dự án và quản lý danh mục dự án đầu tư - 2021
Z0gravity Giải pháp quản lý dự án và quản lý danh mục dự án đầu tư - 2021
 
Dnes introduction Vietnam version 2021
Dnes introduction Vietnam version 2021Dnes introduction Vietnam version 2021
Dnes introduction Vietnam version 2021
 
DNES profile - introduction 2021 English version
DNES profile - introduction 2021 English versionDNES profile - introduction 2021 English version
DNES profile - introduction 2021 English version
 
INVIETNAM - DANANG - HOI AN - TRAVEL GUIDE
INVIETNAM - DANANG - HOI AN - TRAVEL GUIDEINVIETNAM - DANANG - HOI AN - TRAVEL GUIDE
INVIETNAM - DANANG - HOI AN - TRAVEL GUIDE
 
Kiên tâm qua khủng hoảng - Chiến đấu và chiến thắng COVID-19
Kiên tâm qua khủng hoảng - Chiến đấu và chiến thắng COVID-19Kiên tâm qua khủng hoảng - Chiến đấu và chiến thắng COVID-19
Kiên tâm qua khủng hoảng - Chiến đấu và chiến thắng COVID-19
 
Vietnam in the digital era 2020
Vietnam in the digital era 2020Vietnam in the digital era 2020
Vietnam in the digital era 2020
 
Customer experience and loyalty
Customer experience and loyaltyCustomer experience and loyalty
Customer experience and loyalty
 
Quan ly trai nghiem khach hang nielsen
Quan ly trai nghiem khach hang  nielsenQuan ly trai nghiem khach hang  nielsen
Quan ly trai nghiem khach hang nielsen
 
3.4. Smart city - nguyen quang vinh viettel
3.4. Smart city - nguyen quang vinh  viettel3.4. Smart city - nguyen quang vinh  viettel
3.4. Smart city - nguyen quang vinh viettel
 
3.3. Smart city - dalbir singh cisco
3.3. Smart city - dalbir singh cisco3.3. Smart city - dalbir singh cisco
3.3. Smart city - dalbir singh cisco
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 

DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf

  • 1. 1 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • 2. 2 LỜI NÓI ĐẦU Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (HEF) là sự kiện quốc tế thường niên do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì tổ chức, nhằm mục tiêu tiếp nhận các ý kiến đóng góp của các diễn giả, chuyên gia trong nước và quốc tế về các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội; các đề án, mục tiêu, chương trình trọng điểm của Thành phố. Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 4 năm 2023 (HEF 2023) là sự kiện quốc tế lớn với chủ đề “Tăng trưởng xanh: Hành trình hướng tới giảm phát thải ròng bằng không” dự kiến có sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo các Bộ ngành Việt Nam; 1,200 đại biểu gồm: Bộ ngành, địa phương quốc tế, các định chế tài chính quốc tế (World Bank, IMF, IFC, ADB...), các tổ chức Quốc tế (WEF, UNDP,…), các nhà quản lý và Lãnh đạo các địa phương quốc tế đến từ các quốc gia, đại diện các cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự, các doanh nghiệp, các chuyên gia trong nước và quốc tế tại các quốc gia thành công trong việc áp dụng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn. Tập tài liệu HEF 2023 là ấn phẩm của Ban Tổ chức tập hợp thông tin, bài thuyết trình và bài viết của các Bộ ngành, địa phương quốc tế, định chế tài chính, tổ chức, chuyên gia trong nước và quốc tế xoay quanh các nhóm nội dung: (i) Xu hướng phát triển tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn đối với các siêu đô thị; (ii) Xây dựng hệ sinh thái của mô hình kinh tế tuần hoàn trong bối cảnh hướng tới mục tiêu giảm phát thải bằng không; (iii) Chính sách trong xây dựng tăng trưởng xanh hướng tới mục tiêu giảm phát thải bằng không và sứ mệnh của doanh nghiệp; (iv) Nguồn lực trong phát triển kinh tế tuần hoàn hướng tới mục tiêu giảm phát thải bằng không và sứ mệnh của doanh nghiệp; (v) Bài học, kinh nghiệm quốc tế thúc đẩy tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn; (vi) Thực trạng của Thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp trong quá trình áp dụng mô hình tăng trưởng xanh. Ban Tổ chức HEF 2023 trân trọng cảm ơn và tri ân tất cả diễn giả, chuyên gia, khách mời đã dành thời gian tham gia Diễn đàn, đồng thời mang đến những ý kiến, nhận định, kinh nghiệm quý báu của mình đóng góp cho Diễn đàn năm nay nói riêng, cũng như mục tiêu tăng trưởng xanh của Thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Tất cả ý kiến đóng góp và bài viết trong Tài liệu này sẽ là kho thông tin quan trọng, có giá trị tham khảo quý giá đối với Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra của Thành phố. Trân trọng./. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2023 Ban Tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 2023.
  • 3. 3 CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2023 Chủ đề: “Tăng trưởng xanh - Hành trình hướng tới giảm phát thải ròng bằng không” Thời gian: Ngày 13 - 17 tháng 9 năm 2023 Thời gian Nội dung Chương trình chi tiết Thứ Tư, ngày 13/9/2023 Cả ngày Đón khách VIP quốc tế và chuyên gia tham dự Diễn đàn. 16:00 – 17:30 Khai mạc triển lãm các sản phẩm, dịch vụ tăng trưởng xanh và tham quan triển lãm tại phố đi bộ Nguyễn Huệ. 17:30 – 20:30 Lễ trao danh hiệu “Doanh Nghiệp Xanh” cho các doanh nghiệp Thành phố và tiệc chiêu đãi tại Khách sạn REX. Thứ Năm, ngày 14/9/2023 Buổi sáng Chương trình Talkshow ghi hình cho các chuyên gia, diễn giả trong nước và quốc tế tại Đài truyền hình Thành phố. Giao lưu chuyên gia quốc tế với sinh viên tại Đại học Quốc gia Thành phố: 13:30-17:30 Gặp gỡ giữa Lãnh đạo Thành phố và các đoàn VIP quốc tế, các chuyên gia trong nước và quốc tế, các tổ chức tài chính và chương trình gặp gỡ 100 CEO của các tập đoàn áp dụng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. 13:30 - 14:00: Chương trình nhạc cụ dân tộc chào đón khách. 14:00 - 14:10: Tea Connect - biểu diễn nghệ thuật “Mời trà” và giới thiệu về trà Việt. 14:10 - 14:20: Phục vụ trà cho khách mời. 14:20 - 14:25: MC tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu. 14:25 - 14:40: Ông Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành Ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phát biểu chào mừng. 14:40-17:30: Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố điều phối phần phát biểu và thảo luận, trao đổi giữa lãnh đạo thành phố và các chuyên gia, CEO trong nước và quốc tế. 17:30 - 17:45: Kết luận của Ông Phan Văn Mãi, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố. 17:45 - 18:00: MC dẫn chương trình kết thúc buổi gặp gỡ. Chụp hình lưu niệm. 18:00 - 20:00 Tiệc tối. Thứ Sáu, ngày 15/9/2023 I. Phiên khai mạc 7:30 - 8:00 Tiếp đón đại biểu. 8:00 - 8:20 Trình chiếu clip Diễn đàn và giới thiệu đại biểu 8:20 - 8:50 Phát biểu khai mạc Diễn đàn của Thủ tướng Chính phủ.
  • 4. 4 8:50 – 9:05 Phát biểu của Ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. 9:05 – 9:10 Phát biểu của ông Jan Jambon, Bộ trưởng-Thủ hiến Chính phủ, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Văn hóa, Công nghệ Thông tin và Quản lý cơ sở vật chất Vùng Flanders, Bỉ. Các báo cáo chính: (6 báo cáo, mỗi báo cáo 10 phút) 9:10 - 9:20 Báo cáo 1: Xu hướng phát triển tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn đối với các siêu đô thị. Ông Jeremy Jurgens, Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). 9:20 - 9:30 Báo cáo 2: Xây dựng hệ sinh thái của mô hình kinh tế tuần hoàn trong bối cảnh hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng bằng không. Ông Yasuo Takahashi, Nguyên Thứ trưởng Bộ Môi trường Nhật Bản, Giám đốc điều hành Viện chiến lược môi trường toàn cầu (IGES). 9:30 - 9:40 Báo cáo 3: Chính sách trong xây dựng tăng trưởng xanh hướng tới mục tiêu giảm phát thải rồng bằng không và sứ mệnh của doanh nghiệp. Bà Tôn Minh, Phó Chủ tịch thường trực Nhân Đại Thành phố Thượng Hải. 9:40 - 9:50 Báo cáo 4: Nguồn lực trong phát triển kinh tế tuần hoàn hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng bằng không và sứ mệnh của doanh nghiệp. Ông Sebastain Eckardt, Giám đốc Khối Kinh tế Vĩ mô, Thương mại và Đầu tư, Ngân hàng Thế giới (WB), Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. 9:50 – 10:00 Báo cáo 5: Bài học, kinh nghiệm quốc tế thúc đẩy tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn. Ông Herlevi Kari, Trưởng phòng hợp tác toàn cầu về các giải pháp bền vững, Quỹ Đổi mới Phần Lan (SITRA). 10:00 – 10:10 Báo cáo 6: Thực trạng của Thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp trong quá trình áp dụng mô hình tăng trưởng xanh. Ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Thành phố. 10:10 – 10:25 Giải lao và chụp hình lưu niệm 10:25 - 11:25 Phát biểu của Lãnh đạo Bộ ngành Trung ương Việt Nam. 11:25 – 11:35 Nghi thức công bố và trao Tuyên bố chung về hợp tác giữa Tp. Hồ Chí Minh và Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). 11:35 - 12:05 Phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. 12:05 - 12:20 Phát biểu tiếp thu và định hướng thảo luận cho các phiên buổi chiều của Ông Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành Ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. 12:20 - 13:30 Tiệc trưa.
  • 5. 5 II. Các phiên thảo luận song song Hội trường lầu 1 (chủ đề 1) Hội trường lầu 2 (chủ đề 2) Hội trường lầu 3 (chủ đề 3) - Lãnh đạo chủ trì: Phó Chủ tịch UBND thành phố Võ Văn Hoan. - Đơn vị chủ trì: Viện nghiên cứu phát triển - Đơn vị phối hợp: + Sở Ngoại vụ;. + Sở Khoa học và Công nghệ; + Sở Tài nguyên và Môi trường. - Lãnh đạo chủ trì: Phó Chủ tịch UBND thành phố Bùi Xuân Cường. - Đơn vị chủ trì: Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố - Đơn vị phối hợp: + Sở Ngoại vụ; + Đại học Quốc gia Thành phố; + Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước Thành phố (HFIC). - Lãnh đạo chủ trì: Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Anh Đức. - Đơn vị chủ trì: Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 13:30 - 16:30 Chủ đề 1: Hệ sinh thái của mô hình kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh - Kinh nghiệm trong nước và quốc tế nhằm hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng bằng không. Chủ đề 2: Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng xanh, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển bền vững cho một siêu đô thị. Chủ đề 3: Hợp tác KTTH khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 14:30 – 15:50 III.Chương trình “Hợp tác kinh tế song phương Việt Nam và Flanders,Vuơng quốc Bỉ về xây dựng thành phố bền vững , thích ứng điều kiện khí hậu” tại khách sạn REX IV. Gặp gỡ báo chí 16:30 – 17:00 Gặp gỡ báo chí công bố kết quả của Diễn đàn tại Hội trường Thành phố. V. Phiên Tổng kết và Gala 1. Phiên Tổng kết 17:00 – 17:10 Chiếu clip Tổng kết quá trình chuẩn bị, tổ chức và kết quả Diễn đàn. 17:10 – 17:30 Phát biểu đánh giá Diễn đàn và chỉ đạo định hướng của Ông Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành Ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Gala dinner 17:30 - 17:50 Tiết mục văn nghệ chào mừng 17:50 - 17:52 Phát biểu của Ông Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành Ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. 17:52 - 20:00 Tiệc Gala. VI. Hoạt động bên lề tại Diễn đàn Cả ngày Lãnh đạo Chính phủ, Lãnh đạo Thành phố tiếp xúc với các đoàn VIP, chuyên gia, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
  • 6. 6 Thứ Bảy, ngày 16/9/2023 Chương trình lãnh đạo Thành phố gặp gỡ Hội đồng tư vấn triển khai Nghị quyết 98 lần 2. Buổi sáng Chương trình tham quan các khu công nghiệp, doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh (Đại biểu chọn 1 trong 2 chương trình). Chương trình 1: Tham quan khu chế xuất Tân Thuận Chương trình 2: Tham quan khu công nghiệp Hiệp Phước và công ty TNHH giấy Xuân Mai 8:00 – 8:15: Khách mời tập trung tại sảnh Khách sạn REX. 8:15 – 9:00: Khởi hành đến khu công nghiệp Hiệp Phước. 9:00 – 10:00: Tham quan, khảo sát thực tế và trao đổi với Ban quản lý khu công nghiệp Hiệp Phước. 10:00 – 11:00: Tham quan, khảo sát thực tế và trao đổi với Ban Giám đốc Công ty TNHH Giấy Xuân Mai. 11:00 – 11:45: Đoàn di chuyển trở về khách sạn REX. Kết thúc chương trình tham quan. 8:15 – 8:30: Khách mời tập trung tại sảnh Khách sạn REX. 8:30 – 8:45: Khởi hành đến khu chế xuất Tân Thuận. 8:45 – 9:45: Tham quan, khảo sát thực tế và trao đổi với Ban quản lý khu chế xuất Tân Thuận. 9:45 – 10:45: Tham quan, khảo sát thực tế và trao đổi với Ban Giám đốc doanh nghiệp tiêu biểu trong khu chế xuất Tân Thuận. 10:45 – 11:00: Đoàn di chuyển trở về khách sạn REX. Kết thúc chương trình tham quan. Buổi chiều Tham quan quanh trung tâm Thành phố (nếu đoàn có nhu cầu). Chủ Nhật, ngày 17/9/2023 Tiễn khách quốc tế
  • 7. 7 PHẦN 1 THÔNG TIN DIỄN GIẢ
  • 8. 8 TIẾN SĨ PHILIPP RÖSLER Chủ tịch và là Người sáng lập (Công ty Consessor AG)  Tiến sĩ Philipp Rösler nắm giữ các chức vụ tư vấn quản lý cũng như thành viên ban giám sát tại các công ty nổi tiếng của Thụy Sĩ và quốc tế.  Philipp bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một bác sĩ y khoa tại Lực lượng Vũ trang Đức nhưng rời Quân đội Đức với quân hàm Đại uý để tham gia chính trị vào năm 2003. Ông từng là chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do ở bang Lower-Saxony Đức mà ông là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Lao động và Giao thông vận tải. Năm 2009, ông gia nhập Chính phủ Liên bang Đức với tư cách là Bộ trưởng Bộ Y tế trong nội các thứ hai của Thủ tướng Liên bang Merkel. Năm 2011, Philipp Rösler được bầu làm Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do ở Đức và thay đổi hồ sơ của mình thành Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ Liên bang. Ông cũng trở thành Phó Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức.  Nằm 2013, Tiến sĩ Rösler rời bỏ chính trường và tham gia Ban quản lý Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Geneva trong bốn năm.  Vì vậy, ông đã tìm đường đến Thụy Sĩ, nơi ông định cư cùng gia đình ở Zurich và có được những khách hàng trung thành và là một thành viên hội đồng quản trị kể từ đó. TRENT DAVIES Quyền Phó Ủy viên Phòng Thương mại và Đầu tư của Chính phủ Victoria khu vực Đông Nam Á  Ông có nhiều kinh nghiệm làm việc tại Đông Nam Á, đã sống tại Việt Nam hơn 10 năm. Hiện ông Là Phó giám đốc điều hành, Đông Nam Á Thương mại và Đầu tư Chính phủ bang Victoria (VGTI). Ông đang thúc đẩy các sáng kiến thương mại, giáo dục và đầu tư trên khắp khu vực Đông Nam Á.  Ông có kinh nghiệm sâu rộng trong việc tạo ra các liên kết kinh doanh và đầu tư giữa ASEAN và Úc, với trọng tâm là Việt Nam nơi anh đang sinh sống.  Trước khi gia nhập VGTI, Trent đã tư vấn cho các khách hàng quốc tế về những phức tạp của việc đầu tư và kinh doanh tại Đông Nam Á. Kiến thức và dịch vụ tư vấn của anh bao gồm nhiều chủ đề khác nhau bao gồm nhưng không giới hạn ở nghiên cứu thị trường và nhập khẩu, đánh giá chuỗi cung ứng, cấu trúc doanh nghiệp, thỏa thuận thương mại và các vấn đề pháp lý, thuế, kế toán và nhân sự.
  • 9. 9 SEBASTIAN ECKARDT Giám đốc phụ trách Kinh tế vĩ mô, Thương mại và Đầu tư, Ngân hàng Thế giới (WB) khu vực Đông Á – Thái Bình, Kinh tế vĩ mô, Thương mại và Đầu tư Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.  Sebastian Eckardt Giám đốc phụ trách Kinh tế vĩ mô, Thương mại và Đầu tư, Ngân hàng Thế giới (WB) khu vực Đông Á – Thái Bình, ông lãnh đạo một nhóm các nhà kinh tế làm việc về Campuchia, Lào, Myanmar, Trung Quốc, Mông Cổ, Hàn Quốc và Việt Nam. Trước khi đảm nhiệm vị trí này, ông là chuyên gia kinh tế trưởng ở Trung Quốc, Mông Cổ, Hàn Quốc và trước đó là Việt Nam.  Kể từ khi gia nhập Ngân hàng Thế giới vào năm 2008, ông đã lãnh đạo các hoạt động cho vay phức tạp và công việc phân tích sáng tạo trên hơn một chục quốc gia chủ yếu ở châu Âu và châu Á, hỗ trợ khách hàng trong các lĩnh vực cải cách kinh tế vĩ mô, tài chính và cơ cấu.  Trước khi gia nhập Ngân hàng, Sebastian là một nhà kinh tế làm việc cho Chính phủ Đức. Là công dân Đức, ông có bằng Thạc sĩ của Đại học Birmingham, Vương quốc Anh và Tiến sĩ Tài chính Công của Đại học Potsdam, Đức. NÔNG NGỌC DUY PGS.TS Nông Ngọc Duy, giảng viên, nghiên cứu viên cao cấp cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghiệp Liên bang Úc (CSIRO), Đại học Griffith.  Được vinh danh là một trong những nhà khoa học trẻ xuất sắc nhất tại Australia năm 2020.  Tập trung nghiên cứu vào việc giúp các nước đang phát triển thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng đến phát triển bền vững, nhất là cho các gia đình nông thôn.  Là nhà nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp tại CSIRO - cơ quan nghiên cứu khoa học quốc gia của Australia.  Giảng dạy tại Đại học Griffith.  Có hơn 30 bài báo khoa học được công bố trên tạp chí nổi tiếng thế giới và nhiều công bố quốc tế có ảnh hưởng lớn trong khoa học về lĩnh vực môi trường. Trong số đó, có 1/3 nghiên cứu của anh liên quan đến những vấn đề tại Việt Nam.
  • 10. 10 LÊ THỊ THANH NHÀN Giảng viên Cao cấp, Trường Kinh tế và Kinh doanh Đại học Quốc gia Úc.  Chuyên môn: Tài chính doanh nghiệp, Địa lý kinh tế, Kinh tế học hành vi và Ngân hàng.  Hiện là Giảng viên cao cấp, Đại học Quốc gia Australia.  Các dự án nghiên cứu đã xuất bản nổi bật:  Rủi ro kiện tụng cổ đông có khiến các công ty đại chúng hủy niêm yết không? Bằng chứng từ các vụ kiện tập thể về chứng khoán (với Jonathan Brogaard, Louis Nguyễn và Vathunyoo Sila), Tạp chí Phân tích Tài chính và Định lượng (Sắp xuất bản)  Tác động lan tỏa nội ngành: Bằng chứng từ hồ sơ phá sản (với Phong Ngô), Tạp chí Kinh doanh, Tài chính và Kế toán (2022)  Môi trường thông tin địa phương và gian lận kế toán (với Jens Hagendorff và Nguyễn Duy Đức), Tạp chí Tiền tệ, Tín dụng và Ngân hàng (2020)  Phá sản địa phương và sự lây lan theo địa lý trong thị trường cho vay ngân hàng (với Jawad Addoum, Alok Kumar và Alexandra Niessen-Ruenzi), Review of Finance (2020) RAMLA KHALIDI Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp Quốc tại Việt Nam UNDP  Có hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực phát triển và nghiên cứu chính sách ở cấp quốc gia và khu vực, trong đó có 25 năm công tác tại UNDP và Ban Thư kí Liên Hợp Quốc.  Ở cấp khu vực, giữ vai trò lãnh đạo trong các nỗ lực lập kế hoạch chiến lược và liên ngành của Ủy ban Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc về Tây Á cho Chương trình Nghị sự 2030 và các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), đồng thời quản lý các chương trình hợp tác kỹ thuật và dịch vụ tư vấn chính sách của tổ chức cho 18 quốc gia thành viên.  Luôn cố gắng tăng cường quan hệ đối tác của Ủy ban này với các nhà tài trợ, các cơ quan của Liên Hợp Quốc và các đối tác xã hội dân sự.  Tập trung vào nghiên cứu giảm nghèo, phát triển xã hội toàn diện, bình đẳng giới và quản trị.  Từng làm việc với tư cách một nhà báo, một nhà nghiên cứu và một nhà quản lý chương trình ở nhiều bối cảnh quốc gia khác nhau.  Gần đây nhất, bà là Trưởng Đại diện Thường trú của UNDP tại Syria từ năm 2019 đến 2022.
  • 11. 11 Jonathan Berkshire Miller Một chuyên gia về các vấn đề quốc tế có chuyên môn về các vấn đề an ninh, quốc phòng và địa kinh tế ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.  Ông từng giữ nhiều vị trí khác nhau trong khu vực tư nhân và công cộng. Hiện tại, ông là Giám đốc phụ trách các vấn đề đối ngoại, an ninh và quốc phòng quốc gia của Viện MacDonald-Laurier, có trụ sở tại Ottawa.  Ông cũng đồng thời là thành viên cao cấp của Viện Quan hệ Quốc tế Nhật Bản (JIIA) và thành viên cao cấp về Đông Á cho Diễn đàn Châu Á Nhật Bản có trụ sở tại Tokyo.  Miller cũng là Giám đốc và nhà đồng sáng lập của Hội đồng Chính sách Quốc tế. Ông cũng là đại diện của Canada trong Nhóm các Chuyên gia và Nhân vật nổi tiếng của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF EEPs) và là Nhà lãnh đạo có trách nhiệm cho Quỹ BMW. Kế toán và Kinh tế Đương đại. DƯƠNG THỊ HỒNG LIÊN Giảng viên cao cấp khoa Kinh tế và Luật trường Đại học Curtin, Úc  Kế toán Công chứng và Giảng viên Cao cấp tại Trường Kế toán, Kinh tế và Tài chính (Đại học Curtin)  Nghiên cứu của bà đã được đăng trên các tạp chí quốc tế như Tạp chí Tài chính & Kế toán Doanh nghiệp , Chiến lược Kinh doanh và Môi trường, Kế toán và Tài chính , Tạp chí Tài chính Pacific-Basin, Tạp chí Thị trường Mới nổi và Tạp chí  Được mời đóng góp ý kiến chuyên môn trên nhiều nguồn truyền thông khác nhau, bao gồm C hannel 9 News (TV) , ABC News Tonight (TV) , ABC News , 10 Daily News, The New Daily, The Farmer, Community Radio Networks (RTRFM 92.1, 2SER 107.3FM, và The Wire – Đài cộng đồng và bản địa).  Nhận được một số giải thưởng nổi bật: Giải thưởng Định vị toàn cầu năm 2022, Giải thưởng Tham gia của Nhà nghiên cứu cho năm 2022; Giải Silver Shield (Hạng mục Nghiên cứu tốt nhất), Viện Kế toán Công chứng Ấn Độ (ICAI)…
  • 12. 12 CURT GARRIGAN Trưởng Phòng Phát triển Đô thị Bền vững Ủy ban Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc cho Châu Á và Thái Bình Dương (UN-ESCAP)  Trong vai trò Trưởng Phòng Phát triển Đô thị Bền vững của UN-ESCAP, ông đã đóng góp vào những nỗ lực của ESCAP để thúc đẩy các giải pháp đô thị bền vững ở các thành phố trên khắp các khu vực.  Ông đã làm việc bảy năm tại UN Environment ở Paris, Pháp, với tư cách là Điều phối viên của Sáng kiến Xây dựng và Khí hậu Bền vững và là Quản lý Chương trình Thành phố và Xây dựng. Trước khi gia nhập hệ thống Liên hợp quốc, ông Garrigan đã phục vụ hơn 22 năm trong các vai trò hoạt động và quản lý cho Thành phố Nashville, Tennessee, Hoa Kỳ, bao gồm Phó Thị trưởng, Giám đốc Công viên và Điều phối viên Hạ tầng và Kế hoạch cho Đội Phục hồi sau Lũ lụt của thành phố.  Ông Garrigan tốt nghiệp Cử nhân Khoa học Kiến trúc tại Đại học Temple ở Philadelphia, và có Chứng chỉ Nghiên cứu Cao cấp về Ngoại giao Môi trường từ Đại học Geneva1. MACKY ZHANG ZHANG FENG (TRƯƠNG PHONG) Tổng giám đốc Huawei Việt Nam  Năm 2000, sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ Đại học Trung Nam chuyên ngành Nhân sự và Quản trị Kinh doanh, ông Macky Zhang gia nhập Huawei và hiện là Tổng giám đốc Huawei Việt Nam.  Từ tháng 7 năm 2021 đến tháng 3 năm 2023: ông Macky Zhang làm việc tại Huawei Philippines với vị trí Giám đốc Bộ phận kinh doanh Năng lượng số (Digital Power Business)  Từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 7 năm 2021, ông giữ chức vụ Giám đốc Bộ phận Kinh doanh Năng lượng số (Digital Power Business) tại Trung Quốc.  Từ tháng 4 năm 2013 đến tháng 1 năm 2019, ông là Giám đốc Bộ phận Nhóm Kinh doanh Giải pháp Doanh nghiệp tại Tây An, Trung Quốc.  Từ tháng 5 năm 2000 đến tháng 4 năm 2013, ông giữ chức Giám đốc Bộ phận Quản lý Bán hàng của Phòng China Unicom (China Unicom Account). Với 23 năm làm việc tại Huawei, ông Macky Zhang có kinh nghiệm phong phú trong nhiều mảng khác nhau như Hạ tầng các Nhà mạng, Giải pháp Doanh nghiệp và Năng lượng số.
  • 13. 13 KLAUS TYRKKO Trưởng Cố vấn Kỹ thuật cho Chương trình Khu Công nghiệp Sinh thái Toàn cầu (GEIPP), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO).  Chương trình Khu Công nghiệp Sinh thái Toàn cầu GEIPP là một chương trình của 7 quốc gia nhằm thúc đẩy việc tiếp thu các hoạt động của Khu công nghiệp sinh thái và tạo ra một môi trường chính sách thuận lợi cho EIP  Klaus trước đây từng là trưởng bộ phận tại UNIDO, vai trò cố vấn chính sách tại UNDP và Ủy ban Châu Âu. Klaus bắt đầu sự nghiệp của mình trong ngành sản xuất và cũng đã từng là cố vấn tại hơn 20 quốc gia. Klaus có bằng sau đại học về Kỹ thuật, Chính sách Môi trường và Quản trị Kinh doanh từ quê hương Phần Lan, Bỉ và Vương quốc Anh. DR. QUY VO REINHARD Đồng sáng lập | Giám đốc tại Health Foundation  Tiến sĩ Quy Vo-Reinhard là doanh nhân sở hữu bằng Tiến sĩ Công nghệ thông tin sinh học, giám đốc giàu kinh nghiệm với lịch sử đã được chứng minh về Khoa học Đời sống, R&D, Chăm sóc sức khỏe, Đổi mới và Chuyển đổi Kỹ thuật số, hiện đang tập trung vào Blockchain4Healthcare.  Đã làm việc ở Thụy Sĩ, Đức, Ý, Canada, Ấn Độ, Việt Nam và là diễn giả di chuyển khắp nơi trên thế giới.  Bà hiện đang là Đồng sáng lập và Giám đốc dữ liệu tại Tổ chức dHealth; Giám đốc điều hành / Đối tác sáng lập (Pro Bono) của Global V-Space, mạng lưới đáng tin cậy hàng đầu để kết hợp các Tài năng trong Đổi mới.  Ngoài ra, Tiến sĩ Quy Vo-Reinhard hiện còn là Giảng viên tại Berner Fachhochschule BFH; thành viên Hội đồng quản trị (Pro Bono) tại Mạng lưới học thuật Việt Nam quốc tế toàn cầu và Hội Trí thức và Chuyên gia Việt Nam tại Thụy Sĩ; và đồng sáng lập, thành viên hội đồng quản trị tại Centiva Health.
  • 14. 14 THOMAS KRAUSE Chuyên gia phát triển của Cơ quan phát triển quốc tế Đức – GIZ  13 năm kinh nghiệm hợp tác phát triển tại Việt Nam thông qua các nhiệm vụ trong lĩnh vực phát triển tổ chức và xây dựng năng lực cho các tổ chức đối tác từ kinh doanh, khoa học, giáo dục và xã hội dân sự  Kiến thức chuyên đề rộng và áp dụng về các chủ đề hợp tác phát triển về môi trường và khí hậu, tính bền vững, tăng trưởng kinh tế xanh, bình đẳng giới, phát triển nông thôn, y tế và di cư.  Trưởng nhóm và huấn luyện/đào tạo nhân viên, điều phối các nhiệm vụ của chuyên gia quốc tế và phát triển quan hệ hợp tác và mạng lưới với các chủ thể trong nước và quốc tế  Kinh nghiệm lâu năm trong làm việc với chủ đề hợp tác với xã hội dân sự và hợp tác và ngoại giao công tư với các đại diện chính trị và Quản lý chu kỳ dự án (PCM)  Tư vấn viên cho các tổ chức và cơ quan bảo trợ về định hướng chiến lược của danh mục dịch vụ cho khách hàng và cải thiện các điều kiện khuôn khổ chính trị cho các thành viên của họ. LUDWIG GRAF WESTARP Đại diện tại Việt Nam & Moldavia của Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức (BVMW)  Ludwig Graf Westarp có nhiều năm kinh nghiệm quản lý ở châu Âu và Đông Nam Á.  Tại Hiệp hội Quốc gia Đức cho Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (BVMW), ông quản lý văn phòng tại Việt Nam và là người sáng lập công ty SKARO, hoạt động ở Đức và Việt Nam.  Ludwig đã từng quản lý các công ty quốc tế nổi tiếng trong khu vực. Ông đã làm việc cho các công ty hàng đầu về Bất động sản và Quản lý Cơ sở hạ tầng tích hợp từ Đức, Đan Mạch, Hoa Kỳ và Pháp/Trung Quốc về các chủ đề Nhà thông minh và Xanh cũng như quản lý cơ sở hạ tầng dựa trên dữ liệu.  Là Trưởng dự án làm việc với Quỹ Hanns Seidel, Ludwig hỗ trợ việc phát triển và công bố Chiến lược Quốc gia bảo vệ môi trường của Việt Nam đến năm 2020 và Tầm nhìn đến năm 2030.  Ông tốt nghiệp từ Trường Cao đẳng Kinh tế và Luật Berlin với bằng thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) có tầm nhìn quốc tế và tập trung đặc biệt vào Quản lý Châu Á và giảng dạy tại các trường đại học Quản lý Chiến lược, Quản trị Công ty Bền vững và Quản trị Quốc tế.
  • 15. 15 ALEXANDER ZIEHE Giám đốc điều hành Đông Nam Á & Châu Đại Dương của Viessmann Việt Nam  Đại diện cho Viessmann, nhà cung cấp công nghệ hàng đầu của Đức về các giải pháp khí hậu và năng lượng ở Châu Á Thái Bình Dương.  Ông quản lý các hoạt động bán hàng khu vực ở Đông Nam Á và Úc, tập trung vào Việt Nam.  Trước đây ông làm việc cho Viessmann ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Singapore.  Trong sự nghiệp của mình ở châu Á, ông Ziehe đã tích cực tham gia AHK Trung Quốc, Singapore và Châu Úc. Là thành viên hội đồng sáng lập của Young Leaders Circle ở Bắc Kinh và tham gia Cụm năng lượng AHK ở Australia.  Ông Alexander Ziehe học Ngành Kinh tế và Lịch sử tại Jena, Göttingen, Phần Lan và Mỹ, và còn là thành viên của chương trình lãnh đạo của Viện Quản lý St. Gallen. GIDEON BEHAR Đại sứ tại Đặc phái viên về Biến đổi khí hậu và Tính bền vững tại Bộ Ngoại giao Israel  Trước đó, ông giữ chức Vụ trưởng Vụ Châu Phi tại Bộ Ngoại giao và chức vụ Đặc phái viên về các vấn đề Châu Phi.  2011-2016, ông là Giám đốc Cục Chống bài Do Thái và Tưởng niệm Holocaust. Ông từng là Đại sứ Israel tại Senegal 2006-2011 và là Phó Vụ trưởng Vụ Jordan, Syria và Liban 2002-2006.  Ông hiện đang giảng dạy tại trường đại học một khóa học về “Tác động của biến đổi khí hậu đối với quan hệ quốc tế”.  Ông đã được Tổng thống Wade của Senegal trao tặng danh hiệu "Grand Officier de l'Ordre National du Lion" vì đóng góp đặc biệt của ông cho Senegal, cũng như giải thưởng đặc biệt từ tổ chức bảo trợ NGO của Senegal, CONGAD, vì công việc nhân đạo của ông ở Senegal.  Ông cùng với nhóm của mình đã được Bộ Ngoại giao trao giải thưởng “Đội ngũ xuất sắc nhất năm 2015” vì đã tổ chức và chủ trì Diễn đàn toàn cầu về chống chủ nghĩa bài thị Do Thái.
  • 16. 16 ALEXANDER OBERFELD Thành viên Hội đồng Thành phố, Thành viên Ủy ban Chất lượng Môi trường Thành phố Ashdod, Israel.  Đang sở hữu một công ty luật độc lập tại thành phố Asdod.  Là người khởi xướng ý tưởng thúc đẩy sự trao đổi giữa các địa phương của Israel và Việt Nam, góp phần đưa mối quan hệ song phương trở thành hiện thực.  Có quan điểm rằng nếu các doanh nghiệp của thành phố và Việt Nam được kết nối và hợp tác trên cơ sở thế mạnh của mỗi bên và điều đó sẽ góp phần thúc đẩy thương mại hai chiều trong thời gian tới.  Ông cũng bày tỏ niềm tin rằng Ashdod, là một trong những cảng biển lớn nhất của Israel, sẽ thiết lập mối quan hệ hữu nghị với các địa phương Việt Nam. MARIO JORIZZO – Tiến sĩ tại Italian National Agency for New Technologies, Energy and Sustainable Economic Development thuộc Quốc gia Ý.  Ông làm việc và quản lý một nhóm gồm mười nhà nghiên cứu có kinh nghiệm, hiện tại đơn vị có ngân sách dự án là năm triệu euro. FRANCESCO MONTALTI  Cố vấn cho các công ty Eagle Projects, FAIT, New Font và Tratos Cavi  Thư ký của CEI (công ty mẹ của IEC ở Ý) CT86 (Sợi quang) và Chủ tịch của SC86A.
  • 17. 17 NGUYEN MAILY ANNA MARIA Chủ tịch Quỹ Ý –Việt  Chuyên gia về quốc tế hóa kinh doanh và phát triển kinh doanh.  Cộng tác với các Đại sứ Việt Nam tại Italia tại một số môi trường như thể chế, kinh doanh, đầu tư trực tiếp nước ngoài, giáo dục, v.v.  Tổ chức hơn 100 hội thảo/hội thảo, hỗ trợ Đại sứ quán Việt Nam tổ chức các chuyến thăm cấp cao.  Về hoạt động tại Châu Âu, năm 2013 tham gia phái đoàn Châu Âu do của Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Tajani tới Việt Nam với vai trò cầu nối giữa Châu Âu và Việt Nam.  Năm 2017, tham gia Phái đoàn của Eurocham tới Ủy ban Châu Âu để tạo thuận lợi cho việc ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Châu Âu-Việt Nam tư cách là Đại diện của Becamex IDC tại Châu Âu, Anh và Thụy Sĩ.  Năm 2022, ra mắt sách “Việt Nam một thế giới của cơ hội. Hướng tới Xã hội 5.0.” được xuất bản bởi Albastros Editor.  Năm 2023 được trao tặng Huân chương Hiệp sĩ của Cộng hòa Ý. Thành lập Quỹ Ý Việt Nam với mục đích hỗ trợ công cuộc hiện đại hóa và công nghiệp hóa của Việt Nam và cô đã được bổ nhiệm làm Chủ tịch. TAKAHASHI YASUO Giám đốc điều hành Viện chiến lược môi trường toàn cầu (IGES)  Ông TAKAHASHI Yasuo tốt nghiệp Cao học Kỹ thuật, Đại học Tokyo.  Năm 1983, ông gia nhập Cơ quan Môi trường Nhật Bản (Bộ Môi trường hiện nay).  Ông từng giữ các vị trí quan trọng tại Bộ bao gồm Vụ trưởng Vụ Chính sách Khí hậu, Vụ trưởng Vụ Phục hồi Môi trường tại Fukushima, Vụ trưởng Vụ Quản lý Môi trường và Thứ trưởng phụ trách các vấn đề môi trường toàn cầu.  Sau khi nghỉ hưu tại Bộ vào năm 2019, ông được bổ nhiệm làm Cố vấn cấp cao cho Bộ và gia nhập IGES vào tháng 1 năm 2020 với tư cách là Cố vấn chính sách đặc biệt.  Ông đã từng là Giám đốc điều hành của IGES kể từ tháng 11 năm 2020.
  • 18. 18 YASUHIKO HOTTA Giám đốc sản xuất và tiêu dùng bền vững tại IGES  Giám sát các hoạt động nghiên cứu của IGES về tiêu dùng bền vững, quản lý chất thải, kinh tế tuần hoàn và các vấn đề về nhựa biển.  Phó Chủ tịch của Hội nghị Bàn tròn Châu Á Thái Bình Dương về Sản xuất và Tiêu dùng Bền vững (APRSCP).  Trước khi gia nhập IGES vào tháng 9 năm 2005, là trợ lý dự án của UNU/Sáng kiến Nghiên cứu Không phát thải tại Đại học Liên hợp quốc/Viện Nghiên cứu Cao cấp, Nhà nghiên cứu theo Hợp đồng (Lĩnh vực Chính sách Công nghiệp), Viện Nghiên cứu Mitsubishi, Inc.  Ông đã tham gia vào cả các sáng kiến chính sách và dự án nghiên cứu liên quan đến lưu thông tài nguyên bền vững như Sáng kiến 3R của G8 và Nhóm công tác về Chính sách 3R cho Đông Nam và Đông Á tại Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA), và Ban Công tác của OECD về Năng suất Tài nguyên và Lãng phí.  Từ năm 2016 đến năm 2021, Hotta là trưởng nhóm chủ đề của Dự án S-16 của Quỹ Nghiên cứu Môi trường và Phát triển Công nghệ Nhật Bản về Thiết kế và Đánh giá Chính sách để Đảm bảo Mô hình Sản xuất và Tiêu dùng Bền vững ở Khu vực Châu Á (PECoP- Asia) với tiêu đề Hợp phần Thiết kế Chính sách của dự án kéo dài 5 năm liên quan đến Đại học Tokyo, IGES, NIES và Đại học Keio. TIẾN SĨ PHẠM NGỌC BẢO Phó Giám đốc Lĩnh vực Thích ứng và Nước (Adaptation and Water Area) tại IGES  Nhận bằng Tiến sĩ tại Khoa Kỹ thuật Đô thị, Đại học Tokyo, Nhật Bản.  Có hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc trong việc thực hiện và lãnh đạo các dự án hỗ trợ kỹ thuật và nghiên cứu liên ngành theo định hướng chính sách ở châu Á, đặc biệt liên quan đến cấp nước & vệ sinh môi trường ở các nước đang phát triển, quản lý nước thải sinh hoạt và phân bùn phi tập trung, quan điểm kinh tế tuần hoàn đối với chất thải nhựa và chất thải rắn quản lý, sản xuất và tiêu dùng bền vững, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, đặc biệt trong lĩnh vực nước.  Ông hiện là Phó Giám đốc Lĩnh vực Thích ứng và Nước (Adaptation and Water Area) tại IGES. Tiến sĩ Bảo cũng là thành viên của Ban Thư ký Đối tác Môi trường Nước Châu Á (WEPA) do Bộ Môi trường Nhật Bản tài trợ.
  • 19. 19 PARK BONG GYU Chủ tịch Hội nghị CEO Hàn Quốc (Korea CEO Summit), Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh chuỗi khối thế giới Marvels  Ngành: Đô thị, Văn hóa, Hội tụ, Mạng toàn cầu, Chuỗi khối toàn cầu  Tổng Giám đốc Park Bong Gyu đã chủ trì nhiều diễn đàn và hội nghị quốc tế với tư cách là Tổng Giám đốc Korea CEO Summit, dẫn dắt 8.000 CEO từ lĩnh vực khác nhau chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa.  Năm 2004, ông tổ chức Diễn đàn mời Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Diễn đàn các nhà khoa học thế giới (người đoạt giải Nobel Hòa bình).  2005-2006 tổ chức Diễn đàn kinh tế Hàn-Trung (Đại lễ đường Nhân dân, Bắc Kinh). 2010 Diễn đàn thương nhân Trung Quốc trên thế giới tại Hàn Quốc, 2010 Diễn đàn các doanh nhân Hoa Kiều trên thế giới tại Hàn Quốc (Seoul), 2014 Đại hội Đô thị văn hóa sáng tạo Hàn-Trung (Seoul DDP), 2015 – 2017 đã thu hút sự chú ý khi tổ chức thành công Diễn đàn Trí tuệ Phương Đông tạiĐường Sơn, Tây An, Thanh Đảo của Trung Quốc. JOO YOUNG SUP Giáo sư đặc biệt của Đại học Quốc gia Seoul/Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ cũ/Chủ tịch Mạng hội tụ CNTT-TT Hàn Quốc  Ngành: Đô thị, Văn hóa, Hội tụ, Mạng toàn cầu, Chuỗi khối toàn cầu  Tốt nghiệp bằng Cử nhân khoa Cơ khí tại Đại học Quốc gia Seoul, Tốt nghiệp Thạc sĩ công nghệ sản xuất tại VIện khoa học HQ  Tiến sĩ Kỹ thuật công nghiệp tại Trường Đại học thuộc Bang Pennsylvania. Ông từng là Giám đốc điều hành và Tổng giám đốc khu vực Châu Á Thái Bình Dương của GE Thermometrics Hàn Quốc, và từng là Giám đốc điều hành của công ty Vontech, Hyundai Autonet.  Sau đó, ông giữ chức vụ MD ngành công nghiệp chủ lực của Ban kế hoạch chiến lược R&D Bộ Kinh tế tri thức, thành viên Ủy ban đặc biệt về Động lực tăng trưởng tương lai Ban thanh tra khoa học công nghệ quốc gia, Ủy viên nghiên cứu hội tụ Hội nghiên cứu khoa học công nghệ quốc gia, Ủy viên Hội tư vấn kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống và Giám đốc Cục doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • 20. 20 SONG JAERYOUNG Giám đốc Trung tâm Đối ngoại và Hợp tác Chính sách, Viện Công nghệ Xanh Quốc gia Hàn Quốc.  Từ năm 2019 đến năm 2022: Thành viên chính sách tại Hội đồng Quốc gia về Khí hậu và Chất lượng Không khí (NCCA) thuộc Văn phòng Tổng thống của Hàn Quốc để xây dựng các chương trình khoa học và công nghệ quốc tế với các cơ quan của Liên Hợp Quốc.  Từ năm 2014 đến năm 2016: Hội đồng Nghiên cứu Khoa học & Công nghệ với vai trò là trưởng phòng hợp tác quốc tế và phòng chiến lược nghiên cứu và phát triển (R&D).  Chủ tịch Ủy ban Biến đổi Khí hậu tại Hiệp hội Đổi mới và Chính sách Châu Á, chuyên gia tư vấn của Ủy ban Công dân Seoul Xanh tại Chính quyền Thủ đô Seoul, và là giáo sư phụ trách khoa Truyền thông & Nội dung tại Đại học Sungkonghoe ở Hàn Quốc. HAN SANG DEOG Phó Tổng Giám Đốc điều hành Samsung Engineering Co, Ltd.  Lĩnh vực phụ trách/Sector: Công nghệ môi trường và công nghiệp  Trong hơn 30 năm làm việc tại Tập đoàn Samsung, ông Han Sang Deog trực tiếp dẫn dắt, quản lý các dự án quy mô lớn, phức tạp của Samsung Engineering tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng thời đảm nhiệm qua nhiều vị trí, chức vụ ở cấp độ toàn cầu  Từ năm 2016, lĩnh vực trọng điểm của tập đoàn trong bối cảnh biến đổi khí hậu và các vấn đề ESG (environment – social – governance)  Trong quá trình công tác, ông Han Sang Deog đóng vai trò lớn trong việc kiến tạo mô hình hợp tác công-tư giữa chính phủ các quốc gia Trung Đông và Samsung Engineering liên quan đến lĩnh vực môi trường.
  • 21. 21 HWANG KI SIK Tổng thư ký Quỹ hợp tác quốc tế thành phố Busan  Thạc sĩ Chính trị Quốc tế, Khoa Cao học Đại học Korea (1997),  Thạc sĩ Chính trị Quốc tế, Trường Kinh tế và Chính trị Khoa học Luân Đôn (LSE)(2004),  Tiến sĩ Chính trị Quốc tế, Đại học London (2007)  Giáo sư tại Khoa Nghiên cứu Quốc tế Sau Đại học, Đại học Dong-A (2008-2023)  Chánh Thư ký Hiệu trưởng Đại học Dong-A (2012-2016)  Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đa văn hóa Đông Á (2020-2022)  Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Châu Âu Đương Hàn Quốc (Tập đoàn) (2020)  Đồng chủ tịch Hội nghị bàn tròn G-Busan của Thành phố đô thị Busan (2022-nay)  Thành viên của Ủy ban Cố vấn Quan hệ Công chúng của Quốc hội Đại hội Hàn Quốc (2015-2016)  Thành viên của Ủy ban Tư vấn Ngoại giao Địa phương của Thống đốc Hiệp hội Hàn Quốc (Đại diện Busan) TIẾN SĨ KIM TAE KUN Trung tâm Công nghệ xanh, Trung tâm Công nghệ Khí hậu Quốc gia, Hàn Quốc  08/2011 - 01/2014: Thành viên/Trưởng nhóm, KIST Châu Âu.  10/2006 - 04/2012: Tiến sĩ Xã hội học, Westfälische Wilhelms-Universität Münster 10.2000- 09/2006; Thạc sĩ Xã hội học, Westfälische Wilhelms- Universität Münster. Hiện nay:  Nghiên cứu viên chính, nguyên Giám đốc bộ phận và Trưởng nhóm Viện Công nghệ Xanh Quốc gia (Trung tâm Công nghệ Xanh trước đây).  Chuyên gia Hợp tác Quốc tế, Ủy ban Tổng thống về Carbon Trung lập và Tăng trưởng xanh (CNC).  Thành viên, Quỹ Hợp tác Phát triển Kinh tế (EDCF) Môi trường và Hội đồng tư vấn xã hội.  Phó Tổng biên tập Ban biên tập, Hội học thuật phù hợp Công nghệ (ASAT).  Thành viên chuyên gia, Hội đồng Cố vấn của Tổng thống về Khoa học và Công nghệ. Ủy ban Giám định Khoa học Cơ bản của (PACST).
  • 22. 22 BRIAN KIM CEO của Công ty TNHH Kim Ventures (Climate Tech Investment)  Thạc sĩ nguyên ngành Khoa học máy tính Đại học Sejong, Seoul, Hàn Quốc  Tốt nghiệp chuyên ngành Văn học Anh & dịch thuật Đại học toàn cầu Handong, Pohang, Hàn Quốc  Từ 2018 – 2021: Giám đốc điều hành, Tập đoàn YOZMA Hàn Quốc. Giám đốc Bộ phận Tăng tốc – Tư vấn, giáo dục và đầu tư cho các công ty khởi nghiệp.  Từ 2005. 5 – 2018: Quỹ R&D công nghiệp Hàn Quốc- Israel Quản lý cấp cao của Nhóm Lập kế hoạch & Phát triển Chiến lược - Chịu trách nhiệm quản lý chương trình hợp tác R&D chung giữa Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc và Israel.  Hỗ trợ Bộ Công nghiệp Hàn Quốc, Thương mại và Năng lượng để phát triển chính sách R&D quốc tế và chương trình. Quản lý chuyển giao công nghệ giữa Hàn Quốc và Israel.  Quản lý nhóm của Tổ chức Mạng lưới Công nghệ Quốc tế Chương trình - Chịu trách nhiệm quản lý mạng lưới các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc phát triển tại Mỹ, Canada, Anh, Đức, Pháp, Ý, Hà Lan, Ba Lan, Hungary, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, UAE, Trung Quốc, và Việt Nam. JAEWON PETER CHUN Chủ tịch kiêm CEO Diễn đàn Thành phố Thông minh Thế giới WSCS  Kể từ tháng 11 năm 2019; là Chủ tịch Diễn đàn Thành phố Thông minh Thế giới, Giám đốc Điều hành, ARK- i Labs Jaewon cũng là Giám đốc điều hành, XnTREE.  Kể từ tháng 3 năm 2011: Giám đốc Điều hành Phòng Thương mại Hàn Quốc-Israel (KICC)  Kể từ tháng 1 năm 2005: Đối tác của Công ty & Đầu tư APEX, ARK-i Labs, công ty của Jaewon, đóng vai trò then chốt trong việc dẫn dắt các dự án thành phố thông minh bằng cách lập kế hoạch tổng thể cho thành phố thông minh và huy động vốn từ khu vực tư nhân.  Hiện tại, ARK-I Labs đang tham gia vào các dự án thành phố thông minh tại hơn 7 thành phố trên khắp thế giới.
  • 23. 23 EELKO BREVOORD Chuyên viên phối hợp lĩnh vực năng lượng tại PUM Hà Lan các chuyên gia cấp cao  Tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ sư Hoá học tại Đại học Twente ở Enschede. Trong suốt thời gian hoạt động và làm việc, ông đã phát hành hơn 30 công trình nghiên cứu, sở hữu 5 bằng sáng chế. Ông cũng từng đảm nhận hàng loạt các công việc như:  Chuyên viên cấp cao phối hợp lĩnh vực năng lượng tại PUM Hà Lan  Tư vấn viên Hydroprocessing & FCC  Giữ hàng loạt vị trí tại tập đoàn Albemarle qua các năm như: Giám đốc ứng dụng (2018-2020); Giám đốc R&D (8/2012 - 8/2018); Giám đốc Dịch vụ Kỹ thuật Châu Âu/Châu Phi (2010- 8/2012); Giám đốc Công nghệ Thương mại Liên minh UOP (1/2009- 9/2010); Giám đốc Dịch vụ Kỹ thuật FCC & HPC; Chuyên gia hydrocracking (1/ 1997 - 1/2001) NATHAN SCHMIDT Trưởng khu vực – Châu Á của Climate Fund Managers Nathan Schmidt chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư ở châu Á  Nathan là một chuyên gia trong thị trường cơ sở hạ tầng châu Á, với kinh nghiệm về cả hai bên mua và bán các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng và năng lượng với tổng trị giá hơn 6tỷ USD.  Năm 2010, Nathan là thành viên sáng lập và giám đốc của Equis, một quỹ đầu tư tư nhân trị giá hàng tỷ đô la đầu tư vào châu Á.  Trước đó, ông là Trưởng phòng của Macquarie Korea Opportunity Management (MKOM), quản lý tại Shinhan Macquarie Financial Advisory và là giám đốc điều hành của Macquarie Securities Inc. tại Hoa Kỳ.  Ông đã làm việc về phát triển và triển khai các dự án năng lượng tái tạo có công suất lên tới 700 MW trên khắp châu Á.
  • 24. 24 PGS.TS VŨ MINH KHƯƠNG Chuyên gia về chính sách và kinh tế, giảng viên cao cấp trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Singapore  Năm 2005, ông hoàn thành xuất sắc luận án và nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Harvard, được tên được khắc trên bảng vàng của trường Hành chính Kennedy.  Hiện là giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Đại học Quốc gia Singapore), thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc nhiệm kì 2016-2021.  Nghiên cứu của ông tập trung vào tăng trưởng kinh tế, năng suất, tính cạnh tranh và các vấn đề liên quan tới tác động của CNTT, chính phủ điện tử và hội nhập kinh tế.  Đăng nhiều bài viết trên các tạp chí quốc tế như Scandinavian Journal of Economics, German Economics Review, Energy Policy và Journal of Policy Modeling.  Từng làm tư vấn cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Công ty Tài chính Quốc tế, USAID, KPMG, Ngân hàng Trung ương Singapore và Cơ quan Truyền thông Singapore.  Từng dạy tại Đại học Suffolk (Boston) và Đại học Keio (Tokyo về phân tích chính sách công, quản lý tài chính và phát triển kinh tế. MICHELE WEE Tổng giám đốc ngân hàng Standard Chartered Việt Nam  Có 28 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng,phát huy thế mạnh trong việc đưa ra các chiến lược.  Trước khi làm việc tại Standard Chartered bà đảm nhận các vai trò chủ chốt về Thị trường Tài chính tại Deutsche Bank, tổ chức Bloomberg và Astley & Pearce tại Sing từ 2001 đến 2011.  Được bổ nhiệm làm Chủ tịch Nhóm công tác Ngân hàng (BWG) vào tháng 3 năm 2022 và tiếp tục thêm một nhiệm kỳ từ tháng 3 năm 2023 đến tháng 3 năm 2024 theo khuyến nghị của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
  • 25. 25 TRACY HARRIS WONG Giám đốc Tài chính Bền vững Châu Á tại Ngân hàng Standard Chartered  Tập trung vào sự phát triển bền vững của Ngân hàng chiến lược tài chính, bằng cách phát triển các sản phẩm và giải pháp mới.  Tracy là đồng thời là Phó Chủ tịch kiêm Phó Tổng thư ký của Hồng Hiệp hội Tài chính Xanh Kong (HKGFA), Chính sách bổ nhiệm Thành viên Ủy ban Nghiên cứu Phát triển Dịch vụ Tài chính Hội đồng (FSDC) và Cố vấn cao cấp cho Dự án Công trình Xanh..  Bà thúc đẩy sự phát triển tài chính xanh và bền vững ở Hong Kong và có hơn 20 năm kinh nghiệm về thị trường tài chính đối với các sản phẩm có cấu trúc phức hợp và thu nhập cố dịnh khác nhau ở JPMorgan, Mizuho International, Barclays Capital và BNP Paribas có trụ sở tại London và Hong Kong.  Nhận bằng thạc sỹ và cử nhân tài chính quốc tế và thị trường vốn tại Anh và tốt nghiệp Oxford said về chương trình tài chính xã hội. WINSTON TSEON LOONG CHOW Phó Giáo sư về Khí hậu Đô thị và Nghiên cứu viên Lee Kong Chian tại Cao đẳng Nghiên cứu Tích hợp của Đại học Quản lý Singapore  Tiến sĩ Winston Chow nghiên cứu và công bố rộng rãi về khí hậu đô thị thích ứng và giảm thiểu các tác động và rủi ro do khí hậu, đặc biệt là nhiệt thái cực ở các thành phố nhiệt đới.  Từ năm 2017, ông là Nghiên cứu viên chính của Sáng kiến Cooling Singapore, chuyên phát triển các giải pháp để giải quyết thách thức về nhiệt đô thị ở Singapore có thể áp dụng cho các thành phố khác.  Vào tháng 7 năm 2023, ông được các chính phủ bầu làm Đồng Chủ tịch, Nhóm công tác II của IPCC sau khi được Chính phủ Cộng hòa Singapore đề cử.  Tiến sĩ Chow nằm trong ban biên tập của một số tờ báo về khí hậu đô thị và tính bền vững của tạp chí học thuật, và cố vấn cho một số dự án nghiên cứu khí hậu quốc tế trong Singapore, Úc và Hà Lan.  Tại Đại học Quản lý Singapore, TS. Chow dạy các lớp đại học về biến đổi khí hậu và các vấn đề bền vững, và các khóa điều hành về biến đổi khí hậu, tài chính và quản trị với Singapore Trung tâm Tài chính Xanh
  • 26. 26 SHANMUGA RETNAM Thành viên ban quản trị của i-Forum của Smart City (SCiF), đối tác của MARA (Market Acess & Regulatory Affairs) tại Việt Nam.  Shanmuga Retnam là một nhà kết nối kinh doanh.  Ông hiện là đồng chủ tịch điều hành của Vietnam Smart City Consortium, một sáng kiến đa quốc gia ba bên và là Đồng sáng lập của Doanh nghiệp Việt Nam Sàn giao dịch ( VBEx ); một nền tảng kết nối kinh doanh để đẩy nhanh quá trình hội nhập của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam với khu vực và Đối tác của MARA ( Tiếp cận thị trường & các vấn đề pháp lý ) Việt Nam, tư vấn thương mại cửa hàng nhỏ thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương cấp tỉnh và tạo thuận lợi cho trao đổi thương mại trong khối ASEAN.  Từng là Phó Chủ tịch, Châu Á Thái Bình Dương cho một mối quan tâm thực hiện toàn cầu G3 Toàn cầu, quản lý các thị trường mới nổi trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.  Từng làm việc tại Văn phòng Thủ tướng (Singapore) vào năm 2007. Thành tựu nổi bật:  Được mời vào ban lãnh đạo CETA Ventures xuất khẩu công nghệ EU sang ASEAN ( 2022 )  Ban điều hành Liên minh các nhà lãnh đạo thành phố thông minh Việt Nam BRIAN HO Đối tác và Lãnh đạo Đảm bảo Khí hậu và Bền vững cho Châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á tại Deloitte.  Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển bền vững, ông cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp cho khách hàng và chịu trách nhiệm thúc đẩy các dịch vụ ESG của Deloitte tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Ông giữ nhiều vị trí khác nhau trong lĩnh vực bền vững, bao gồm là thành viên của Ban Cố Vấn Công nghiệp Báo cáo Bền vững tại Singapore và Ủy ban Bền vững của REITAS tại Singapore, tích cực thúc đẩy phát triển khí hậu và bền vững. Trước khi gia nhập Deloitte, ông là một đối tác trong tám năm trong Bộ phận Trung Quốc của một công ty chuyên nghiệp quốc tế và từng là Giám đốc khu vực Trung Quốc cho một công ty tư vấn phát triển bền vững ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong mười năm.  Ngoài ra, ông tích cực tham gia vào các sáng kiến giáo dục bền vững trong khu vực và hợp tác với các tổ chức giáo dục để thúc đẩy các dự án phát triển. Ông là thành viên của Ủy ban Cố vấn Công nghiệp về Giáo dục Bền vững của Viện Công nghệ Singapore và là thành viên của Ủy ban Tư vấn cho Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục ESG Toàn cầu tại Hồng Kông
  • 27. 27 DINH NGUYEN PHAN Giám đốc quốc gia Công ty EDPR Sunseap Việt Nam.  Tháng 9/2002 Thạc sĩ Khoa học Quản lý.  Tháng 12/2015 Giám đốc” “Đầu tư Cursus” tại Académie des Métiers Finance - EDF.  Tháng 3 – tháng 6 năm 2016 Institut de Relations Internationales et Stratégiques de Paris (IRIS – Pháp): « Enjeux Géostratégiques de l’Energie ».  Từ 03/2023: là Giám đốc Quốc gia EDPR tại Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh – Việt Nam. Dẫn dắt các hoạt động phát triển kinh doanh cho các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam, xây dựng danh mục các dự án năng lượng tái tạo.  Là Giám đốc Phát triển Kinh doanh SEA / Singapore.  Là đại biểu, đại diện cho Hội đồng thanh niên nói tiếng Pháp ( www.cjef.be ), thành viên phái đoàn Chính phủ Bỉ dự Hội nghị của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu tại Poznan – Ba Lan – tháng 12/2008. JEFFREY BALL Thành viên cấp cao không thường trực Chính sách đối ngoại, An ninh năng lượng và Sáng kiến khí hậu Viện Brookings, Hoa Kỳ  Tốt nghiệp Đại học Yale và là một nhà văn có tác phẩm tập trung vào năng lượng và môi trường.  Còn là học giả nội trú tại Trung tâm Tài chính và Chính sách Năng lượng Steyer-Taylor của Stanford; giảng viên tại Trường Luật Stanford.  Thành viên cấp cao không thường trú trong Sáng kiến Khí hậu và An ninh Năng lượng tại Brookings.  Bài viết của Ball đã xuất hiện trên The Atlantic, Fortune, the New Republic, Foreign Affairs, The Wall Street Journal, The New York Times, và Slate, trong số các ấn phẩm khác.  Được giải thưởng viết về năng lượng hàng đầu của Hiệp hội các Biên tập viên và Nhà văn Doanh nghiệp Hoa Kỳ năm 2015.  Các bài tiểu luận của ông đề cập đến các chủ đề như tại sao giá carbon không thể kiềm chế biến đổi khí hậu, tài trợ cho quá trình khử cacbon toàn cầu, ý nghĩa của kỷ nguyên dồi dào năng lượng và nhu cầu về cách tiếp cận năng lượng tái tạo hiệu quả hơn về mặt kinh tế.
  • 28. 28 Đặng Thành Tâm Chủ tịch HĐQT Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (KBC).  Trình độ chuyên môn: Kỹ sư Hàng hải, Cử nhân Quản trị kinh doanh, Cử nhân Luật, Bằng Diploma of Business Management của Trường Henley - Anh Quốc.  Quá trình công tác: - 1999 đến 2004: Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Bình Chánh (thành phố Hồ Chí Minh) nhiệm kỳ 1999 – 2004 - 2004 đến 2009: Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2004 – 2009 - 2002 đến nay: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phầnPhát triển Đô thị Kinh Bắc, nay là Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP. Ngày 22/11/2012 thôi là Tổng giám đốc Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP - 2007 đến nay: Được Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam chuẩn y bổ nhiệm làm Thành viên chính thức Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC); Thành viên Hội đồng Tư vấn cao cấp Chương trình Hành động hậu WTO của Chính phủ. - 2011 đến 2016: Đại biểu quốc hội khóa XIII Nguyễn Quang Thuân Chủ tịch FiinGroup và FiinRatings  Là Đơn vị đứng đầu Việt Nam về các giải pháp thông tin và phân tích nhằm phục vụ các nhà đầu tư trong và ngoài nước tại Việt Nam.  FiinGroup là đơn vị chuyên cung cấp các nền tảng phân tích thông tin tài chính,  Thông tin kinh doanh và nghiên cứu thị trường nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư trên thị trường Việt Nam và các doanh nghiệp trong việc phát triển và mở rộng kinh doanh tại Việt Nam.  Công ty Cổ phần FiinRatings, là một thành viên của FiinGroup và là đối tác hợp tác chiến lược với S&P Global Ratings. FiinRatings hoạt động trong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm, được cấp phép bởi Bộ Tài chính, cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm và các hoạt động liên quan cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư và bên cho vay trên thị trường vốn. FiinRatings cũng là đơn vị được ủy quyền xác nhận trái phiếu xanh theo chuẩn quốc tế của Tổ chức Khí Hậu Thế giới (Climate Bonds Initiative) tại Việt Nam.
  • 29. 29 Tiến Sĩ Lê Võ Phương Nga Giám Đốc Tài Chính và Đối tác Tổ chức Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu – AVSE Global  Tiến sĩ Lê Võ Phương Nga hiện là Giám đốc quản trị tài chính tại Ngân hàng đầu tư quốc tế Credit Agricole Corporate & Investment Bank tập đoàn ngân hàng hàng đầu của Pháp, với gần 700 nghìn nhân viên có mặt trên hơn 70 quốc gia. TS Phương Nga đồng thời đảm nhận cương vị Giám đốc tài Chính và Đối tác của Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam Toàn cầu - AVSE Global.  Là lãnh đạo của các dự án trọng điểm mang tính ảnh hưởng xã hội của AVSE Global tại Việt Nam : dự án Tái thiết Miền Trung, các dự án tư vấn chiến lược phát triển tỉnh thành; dự án Quỹ tương hỗ cho người nghèo; Dự án Quy tụ những người Việt có tầm ảnh hưởng để huy động các nguồn lực phát triển Việt Nam... Bà Phương Nga không ngừng nỗ lực đóng góp rất nhiều cho các dự án mang tính ảnh hưởng xã hội vì sự phát triển của Việt Nam.  Tiến sĩ Phương Nga có kinh nghiệm sâu sắc trong việc xây dựng và quản lý thành công các đội ngũ; có niềm tin mạnh mẽ vào công việc, vào hiệu quả tổ chức, vào sự tích cực hết mình; thấu hiểu tầm quan trọng của sức mạnh tri thức, TS Phương Nga rất tâm huyết với các hoạt động kết nối nguồn lực phục vụ cho sự phát triển của Việt Nam. Đinh Hồng Kỳ Chủ tịch Hệ thống Secoin  Kỹ sư điều khiển tự động tại Trường Đại học Bách khoa Hà nội  Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Griggs (Hoa Kỳ) và Trường Đại học Quốc gia Hà Nội  1990-1995: Chuyên viên Cơ quan Thương vụ thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan  Từ năm 1995: Trở về Việt Nam và tập trung vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng không nung của Công ty Secoin - nhà sản xuất hàng đầu Đông Nam Á đối với sản phẩm gạch ngói nghệ thuật không nung cao cấp với hệ thống 9 nhà máy và 3 showroom lớn tại ba miền Bắc - Trung - Nam Việt Nam, Doanh nhân góp phần tích cực vào sứ mệnh “phát triển bền vững” , hướng tới “kinh tế tuần hoàn” và “net-zero” của Việt Nam.
  • 30. 30 Tiến sĩ Lê Thái Hà Giám đốc điều hành của Giải thưởng VinFuture, Quỹ VinFuture.  Tiến sĩ Thái Hà có gần 3 năm kinh nghiệm làm Giám đốc Nghiên cứu và Giảng viên Cao cấp tại Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam và 7 năm kinh nghiệm làm Giảng viên Cao cấp tại Đại học RMIT Việt Nam. Chuyên ngành nghiên cứu của Bà gồm kinh tế năng lượng, kinh tế môi trường và kinh tế ứng dụng.  Theo xếp hạng của các chuyên gia thuộc Đại học Stanford được đăng trên tạp chí khoa học PLoS Biology vào năm 2021, Tiến sĩ Thái Hà có tên trong top 1% các nhà khoa học có tầm ảnh hưởng nhất thế giới trong tất cả lĩnh vực khoa học và là nhà nghiên cứu nữ người Việt duy nhất ở trong xếp hạng này.  Tư vấn cho Ngân hàng Thế giới (World Bank), UNDP, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA). Colin James Barrow Colin Barrow là Giáo sư và Chủ tịch Công nghệ sinh học tại Đại học Deakin.  Nghiên cứu của ông tập trung vào công nghệ sinh học công nghiệp và biển. Ông là Giám đốc Trung tâm Sản phẩm sinh học bền vững và là Trưởng chương trình CRC Sản phẩm sinh học biển. Ông có hơn 300 ấn phẩm được bình duyệt với hơn 24.000 trích dẫn. Ông hiện là thành viên của Trường Cao đẳng Chuyên gia ARC và là thành viên của Ủy ban Cố vấn TGA về Thuốc bổ sung. Giáo sư Barrow có tham gia các phòng this nghiệm chung ở Trung Quốc, Ấn Độ và New Zealand.
  • 31. 31 TS. Trần Thị Hồng Minh TS. Trần Thị Hồng Minh là Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.  TS. Trần Thị Hồng Minh có hiểu biết sâu rộng và nhiều nghiên cứu về các chủ đề cải cách kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế và các mô hình kinh tế mới.  TS. Trần Thị Hồng Minh đang tham mưu cho Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về các nội dung chính sách kinh tế vĩ mô, cải cách thể chế kinh tế, các mô hình kinh tế mới và hội nhập kinh tế quốc tế.  TS. Trần Thị Hồng Minh đã chủ trì nhiều sáng kiến chính sách, trong đó có Chiến lược quốc gia về Cách mạng Công nghiệp 4.0, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế, Đề án Thể chế liên kết vùng ở Việt Nam, Đề án Phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam, Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Hiện tại, TS. Trần Thị Hồng Minh đang chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn.  TS. Trần Thị Hồng Minh có bằng Thạc sỹ về Kinh tế và thương mại quốc tế tại Đại học Flinders, Australia, và Tiến sỹ về Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế tại Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam (trao bằng năm 2013). MELISSA MACEWEN Giám đốc ESG phụ trách chức năng kinh tế tuần hoàn ở New Zealand và khu vực APAC, chuyên gia của PwC Châu Á Thái Bình Dương.  Với nền tảng kinh nghiệm về quy định năng lượng và công nghiệp và các vấn đề công cộng, Melissa sau đó đã dành bốn trong số năm năm qua để quản lý chương trình Môi trường và Xã hội của viện chính sách quốc tế Chatham House có trụ sở tại London (bao gồm các lĩnh vực chủ đề về thực phẩm, đất đai và nông nghiệp, biến đổi khí hậu, quản trị tài nguyên, năng lượng và nền kinh tế tuần hoàn). Ở đó, bà đã lãnh đạo sự phát triển của lĩnh vực chủ đề kinh tế tuần hoàn, đưa ra nghiên cứu và phân tích và đưa ra các khuyến nghị cho các chính phủ quốc tế, các tổ chức đa phương, ngân hàng phát triển, tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp trong các lĩnh vực tài chính, hệ thống thực phẩm, chất thải điện tử và nguyên liệu thô quan trọng, năng lượng tái tạo, sản xuất và xây dựng.  Melissa có kinh nghiệm trong việc xác định lợi ích và sự đánh đổi của việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, Các khuyến nghị của bà đã được đưa vào chiến lược kinh tế tuần hoàn của Ủy ban châu Âu và bà được coi là đối tác tri thức chính cho các tổ chức tư nhân và công cộng trên toàn thế giới khi nền kinh tế tuần hoàn đạt được chỗ đứng.
  • 32. 32 Christopher Phillip Howe  Kinh nghiệm - Tháng 7, 2021 – nay: Trưởng nhóm WWF Đồng bằng châu Á, Đồng bằng sông Cửu Long - Tháng 2, 2019 – Tháng 7, 2021: Trưởng nhóm Thực phẩm và Cảnh quan, WWF-Vương quốc Anh - Tháng 1, 2017 – Tháng 1, 2019: IUCN văn phòng khu vực châu Á, Giám đốc Dự án - Tháng 1, 2007 – Tháng 12, 2016: Giám đốc Điều hành WWF-New Zealand  Bằng cấp: - 2022: Bảo tồn bao trùm WWF - 2011: Thạc sĩ Viết sáng tạo, trường Đại học Wellington, Victoria - 2007-2013: WWF Leading at the Top, IMD International, Lausanne  Hiệp hội - 1985-nay: Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Anh Quốc - 1997-nay: IUCN, Ủy ban quản lý hệ sinh thái - 2007-nay: IUCN, Ủy ban quốc tế Các khu vực được bảo vệ Jochen M. Schmittmann Trưởng đại diện thường trú khu vực của IMF tại Việt Nam, Campuchia và Lào.  Trước đó, ông là Phó Giám đốc Văn phòng Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương của IMF tại Tokyo, chuyên gia Kinh tế của Phái đoàn IMF làm việc về Nhật Bản và Trưởng đoàn của đoàn IMF làm việc về Liên bang Micronesia.  Trước đây, ông là Đại diện thường trú của IMF tại Singapore, phụ trách các thị trường tài chính Singapore, Malaysia và châu Á.  Trước khi đến Singapore, Jochen đã làm việc tại Vụ Châu Á – Thái Bình Dương (và là chuyên gia Kinh tế chính cao cấp của Phái đoàn IMF làm việc về Việt Nam từ năm 2014 đến 2017), Vụ Các nước Tây Bán cầu, Vụ Tài chính, và Vụ Tiền tệ và Thị trường vốn. Ông cũng từng là thành viên của nhóm quản lý các khoản đầu tư của IMF  Ông đã xuất bản nhiều ấn phẩm về các chủ đề trong lĩnh vực tài chính và kinh tế vĩ mô, bao gồm tài chính hành vi, tài chính khí hậu, phòng ngừa rủi ro tiền tệ, thị trường lao động và tác động kinh tế của thay đổi nhân khẩu học ở châu Á. Jochen có bằng Tiến sĩ Kinh tế Tài chính tại Đại học Goethe Frankfurt
  • 34. 34 Khai phá tiềm năng: Hài hòa các tiêu chí ESG toàn cầu thông qua sự lãnh đạo của Liên hợp quốc vì một tương lai bền vững Tóm tắt Các tiêu chí về Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) đã phát triển thành một khuôn khổ quan trọng để đánh giá các hậu quả lâu dài và đạo đức của các hoạt động đầu tư và kinh doanh. Trong khi khái niệm về tiêu chí ESG đang ngày càng có chỗ đứng thì việc thiếu các tiêu chuẩn toàn cầu chắc chắn khiến việc triển khai rộng rãi và hiệu quả trở nên khó khăn. Bài viết này ủng hộ Liên hợp quốc (LHQ) dẫn đầu nỗ lực hài hòa các tiêu chí ESG toàn cầu, tạo ra một khuôn khổ rõ ràng và đầy đủ có thể thúc đẩy sự phát triển bền vững và các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm xuyên biên giới. Bài viết này nhấn mạnh tầm quan trọng của các nỗ lực hợp tác quốc tế nhằm khai thác toàn bộ tiềm năng của các tiêu chí ESG cho một tương lai bền vững bằng cách đi sâu vào hiện trạng của các tiêu chí ESG, phân tích lợi ích tiềm tàng của việc tiêu chuẩn hóa và khám phá vai trò của Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy quá trình này. Từ khóa: ESG, sự bền vững, hài hòa, toàn cầu, lãnh đạo, Liên Hợp Quốc 1. Giới thiệu Các yếu tố Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) gần đây đã trở nên nổi bật như một mô hình quan trọng để đánh giá hiệu quả phi tài chính của các tổ chức và đầu tư (Escrig-Olmedo và cộng sự, 2019; Friede và cộng sự, 2015; Pedersen và cộng sự cộng sự, 2021; Tien và cộng sự, 2020; Townsend, 2020). Bộ tiêu chí toàn diện này bao gồm nhiều mối quan tâm, từ đo lường tác động môi trường của các hoạt động và tuân thủ các cam kết trách nhiệm xã hội cho đến kiểm tra tính hiệu quả của các thủ tục quản trị doanh nghiệp. Trong thời đại được đánh dấu bởi những mối lo ngại toàn cầu nghiêm trọng như biến đổi khí hậu, bất công xã hội và nhu cầu về hành vi đạo đức của doanh nghiệp, tầm quan trọng của tiêu chí ESG trong việc xác định quy trình ra quyết định và củng cố các sáng kiến bền vững đã tăng lên rất nhiều. Thế giới hiện đại đang ở ngã ba đường, phải vật lộn với những mối quan tâm phức tạp và đa chiều đòi hỏi các giải pháp hợp tác và sáng tạo. Trong bối cảnh này, các tiêu chí ESG nổi lên như một tia hy vọng, cung cấp một khuôn khổ có cấu trúc để các doanh nghiệp và nhà đầu tư quản lý hoạt động và quyết định của họ thông qua một lăng kính vượt ra ngoài những cân nhắc về tài chính. Các tiêu chí này vận hành như một bộ công cụ năng động khuyến khích sự xem xét từ bên trong, trách nhiệm giải trình và sự phù hợp với những lý tưởng vượt xa tỷ suất lợi nhuận. Tuy nhiên, để các tiêu chí ESG phát huy hết tiềm năng của chúng với tư cách là động lực thúc đẩy sự thay đổi tích cực, cần phải có một khuôn khổ vững chắc và
  • 35. 35 được thống nhất trên toàn cầu (Escrig-Olmedo và cộng sự, 2019; Gibson Brandon và cộng sự, 2021; Khan, 2022; Li và cộng sự cộng sự, 2021). Mặc dù có được sự thừa nhận ngày càng tăng về tầm quan trọng của các vấn đề ESG, một thách thức dai dẳng đã che mờ tác động của chúng trên toàn thế giới: thiếu một khuôn khổ được xác lập chắc chắn và được chấp nhận rộng rãi để phân tích và báo cáo hiệu suất ESG. Môi trường ESG đương đại được phân biệt bởi rất nhiều lý thuyết, kỹ thuật và hệ thống đánh giá (Dimson và cộng sự, 2020). Kết quả là, các công ty, nhà đầu tư và các bên liên quan khác thường xuyên bị buộc phải xoay xở trong một mê cung phức tạp gồm các thước đo, chỉ số và tiêu chuẩn khác nhau. Mặc dù sự đa dạng này phản ánh sự chú trọng ngày càng tăng vào tính bền vững nhưng nó cũng mang lại những thách thức riêng (Van & Long, 2022). Việc thiếu một khuôn khổ xác định sẽ cản trở khả năng so sánh dữ liệu ESG, làm phức tạp quá trình ra quyết định và ảnh hưởng đến độ tin cậy của các thông tin ESG (Avramov và cộng sự, 2022; Dimson và cộng sự, 2020). Kết quả là, mục tiêu tăng trưởng bền vững bị cản trở bởi sự thiếu nhất quán trong giải thích dữ liệu, khó khăn trong việc so sánh hiệu quả hoạt động và các vấn đề để phân biệt những nỗ lực bền vững thực sự với những cử chỉ hời hợt, thường được gọi là “tẩy xanh” (Delmas & Burbano, 2011; Freitas Netto và cộng sự, 2020). Sự thiếu nhất quán trong các tiêu chí ESG đặt ra những thách thức trong việc huy động nguồn lực cho các hoạt động bền vững quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu hóa, nơi vốn chảy xuyên biên giới và đầu tư vượt qua ranh giới địa lý (Dimson và cộng sự, 2020; Friede và cộng sự, 2015; Shakil, 2021). Với những vấn đề này, nhu cầu cấp thiết là phải chuẩn hóa các tiêu chí ESG. Một khuôn khổ thống nhất sẽ thúc đẩy sự cởi mở, cho phép đưa ra quyết định sáng suốt và tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh dựa trên các biện pháp bền vững thực sự (Escrig- Olmedo và cộng sự, 2019). Sự hài hòa như vậy sẽ mang lại lợi ích không chỉ cho các nhà đầu tư muốn sử dụng nguồn lực một cách có đạo đức mà còn cho phép các doanh nghiệp coi tính bền vững như một thành phần vốn có trong kế hoạch hoạt động của họ (Drempetic và cộng sự, 2020). Con đường hướng tới tiêu chuẩn hóa các tiêu chuẩn ESG toàn cầu có tiềm năng mở ra một kỷ nguyên mới về ứng xử kinh doanh có trách nhiệm, cho phép các công ty đóng góp thực sự cho một tương lai bền vững, đồng thời tạo ra giá trị cho các cổ đông và các bên liên quan (Adams & Abhayawansa, 2022). 2. Bối cảnh tiêu chí ESG hiện tại Từ các cơ quan xếp hạng quan trọng và các hiệp hội ngành cho đến các tổ chức tài chính nổi tiếng, rất nhiều khuôn khổ, phương pháp và hệ thống tính điểm đã xuất hiện. Nói chung, những sáng kiến này đã bổ sung thêm vào tấm thảm phong phú tạo nên bối cảnh ESG (Dimson và cộng sự, 2020; Shakil, 2021). Chúng rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về sự cần thiết của việc kết hợp các cân nhắc về môi trường, xã hội và quản trị bên cạnh các chỉ số tài chính truyền thống khi đánh giá hiệu suất và hiệu quả của công ty (Mervelskemper & Streit, 2017). Hơn nữa, những chương trình này rất cần thiết trong việc vận hành kinh doanh có trách nhiệm ngoài mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, đòi hỏi các tập đoàn có ý thức hơn về ảnh hưởng xã hội và môi trường của mình (Văn & Long, 2022).
  • 36. 36 Mặc dù các hướng dẫn và quy trình ESG này rõ ràng đã hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang các hoạt động kinh doanh bền vững hơn, nhưng chúng cũng đã vô tình góp phần tạo ra bức tranh phân mảnh định hình nên sân khấu ESG đương đại. Do không có cách tiếp cận thống nhất nên mỗi khuôn khổ nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau của hoạt động ESG, áp dụng các quy trình đánh giá khác nhau và đo lường các tiêu chí khác nhau. Do đó, các tổ chức thường được đánh giá bằng cách sử dụng các số liệu riêng biệt mang lại kết quả khác nhau, khiến việc so sánh chéo vốn có ý nghĩa quan trọng lại trở nên khó khăn (Berg và cộng sự, 2022; Billio và cộng sự, 2021). Sự không nhất quán trong phương pháp đánh giá ESG này có những hậu quả sâu rộng. Một khó khăn trước mắt là khả năng xảy ra sự không nhất quán trong cách mô tả hiệu quả hoạt động bền vững của công ty (Alsayegh và cộng sự, 2020; Khan, 2022). Các công ty có thể nhấn mạnh các lĩnh vực hoạt động của họ tương ứng với các khuôn khổ ESG cụ thể trong khi có thể xem nhẹ các lĩnh vực khác, được thúc đẩy bởi sức hấp dẫn của thương hiệu thuận lợi và danh tiếng ngày càng tăng (Arvidsson & Dumay, 2022). Sự nhấn mạnh có chọn lọc này, được gọi là "tẩy xanh", có thể dẫn đến sự miêu tả sai lệch các cam kết bền vững của công ty, làm suy yếu niềm tin mà các nhà đầu tư, người tiêu dùng và các bên liên quan khác đặt vào các công bố ESG (Delmas & Burbano, 2011; Freitas Netto và cộng sự , 2020). Hơn nữa, sự thiếu nhất quán trong việc đánh giá và báo cáo hiệu quả hoạt động ESG có ý nghĩa mang tính hệ thống rộng hơn đối với những người ra quyết định ở mọi cấp độ. Do sự không nhất quán trong dữ liệu có thể truy cập được, các nhà đầu tư, những người đóng vai trò quan trọng trong việc phân bổ tiền cho các công ty bền vững, gặp khó khăn trong việc đánh giá đầy đủ hiệu suất ESG của các khoản đầu tư tiềm năng (Avramov và cộng sự, 2022; Caplan và cộng sự, 2013). Tương tự, các công ty cố gắng kết nối chiến lược của mình với các mục tiêu dài hạn sẽ gặp khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của mình so với các công ty cùng ngành và xác định tính hiệu quả của các chương trình bền vững của họ (Pedersen và cộng sự, 2021). Việc thiếu khả năng so sánh và báo cáo chuẩn hóa cũng là trở ngại chính cho các nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý trong việc thiết lập các khuôn khổ bền vững hiệu quả và khuyến khích hành vi có trách nhiệm trong phạm vi quyền hạn của họ. Việc xây dựng các chính sách thành công trở thành một nhiệm vụ khó khăn hơn khi không có một tiêu chuẩn và một cách thức giám sát hiệu quả ESG được chấp nhận trên toàn cầu, có khả năng dẫn đến các quy tắc rời rạc và không đồng đều trên các thị trường khác nhau (Adams & Abhayawansa, 2022; Arvidsson & Dumay, 2022). Về bản chất, sự thiếu nhất quán trong đánh giá và báo cáo ESG làm suy yếu khả năng so sánh và độ tin cậy của dữ liệu ESG, hạn chế khả năng của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và chính phủ trong việc đưa ra quyết định có hiểu biết và có ảnh hưởng. Để nhận ra đầy đủ tiềm năng của các tiêu chí ESG với tư cách là động lực thay đổi tích cực, cộng đồng toàn cầu phải hợp tác để tạo ra một khuôn khổ tiêu chuẩn hóa nhằm thống nhất những nỗ lực khác nhau này và mở đường cho việc đánh giá toàn diện, minh bạch và nhất quán hơn về hiệu quả hoạt động bền vững.
  • 37. 37 3. Lập luận về sự hài hòa Để bắt đầu, việc thiết lập một từ vựng thống nhất và khuôn khổ được thừa nhận trên toàn cầu để đánh giá ESG là một bước quan trọng nhằm tăng cường tính minh bạch và độ tin cậy trong báo cáo ESG. Sự rõ ràng mới được phát hiện này sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư và các bên liên quan một nền tảng vững chắc để đưa ra quyết định. Một khuôn khổ ESG thống nhất đảm bảo rằng thông tin được sử dụng để ra quyết định là đáng tin cậy và không có sự mơ hồ trong một thế giới nơi những cân nhắc về đạo đức và sự bền vững ngày càng được coi trọng (Adams & Abhayawansa, 2022). Sự khả tín này tạo ra niềm tin cao hơn giữa các tổ chức và các bên liên quan của họ, mở đường cho sự tham gia và hợp tác có ý nghĩa hơn trong tương lai (Berg và cộng sự, 2022). Ngoài tính minh bạch, lợi ích của việc hài hòa các tiêu chí ESG còn mở rộng sang đầu tư xuyên biên giới (Escrig-Olmedo và cộng sự, 2017). Việc giảm bớt những trở ngại gây ra bởi sự khác biệt trong tiêu chuẩn báo cáo ESG giữa các khu vực pháp lý có khả năng giải phóng dòng vốn quốc tế đổ vào các sáng kiến bền vững. Bằng cách thiết lập một sân chơi bình đẳng trong đó thông tin ESG được tổ chức và đánh giá thống nhất, các nhà đầu tư có thể tự tin theo đuổi các khả năng trên thị trường toàn cầu mà không phải đối mặt với những khó khăn do các thủ tục báo cáo khác nhau gây ra. Sự hội tụ này phù hợp với cấu trúc toàn cầu của nền kinh tế ngày nay, trong đó các khoản đầu tư xuyên lục địa và những nỗ lực bền vững đáng được ủng hộ, không kể vị trí ở đâu (Amel-Zadeh & Serafeim, 2018; Halbritter & Dorfleitner, 2015). Tác động của tiêu chuẩn hóa tiếp tục vang dội khắp môi trường doanh nghiệp, truyền cảm hứng cho sự đổi mới và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh. Các công ty được cung cấp một bộ tiêu chí nhất quán để đánh giá hiệu quả hoạt động của họ so với các công ty cùng ngành và các tiêu chuẩn của ngành khi có một khuôn khổ thống nhất. Môi trường năng động này thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và phát triển các cách thức cải thiện đáng kể hiệu suất ESG của họ (Billio và cộng sự, 2021; Khan, 2022). Các công ty cạnh tranh để thành công trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn ESG đã được xác định cụ thể có thể mang lại những đột phá mang tính thay đổi cuộc chơi trong chiến lược bền vững. Cuộc đua cạnh tranh hướng tới các tiêu chuẩn ESG cao hơn này có thể đóng vai trò là động lực thúc đẩy nghiên cứu mới, công nghệ biến đổi và các mô hình kinh doanh có trách nhiệm hơn, cùng nhau thúc đẩy con đường hướng tới một tương lai bền vững (Alsayegh và cộng sự, 2020; Billio và cộng sự, 2021). Tóm lại, việc xác định tiêu chí ESG toàn cầu là một bước chủ động hướng tới cải thiện cách thức hoạt động của tổ chức, cách thức đầu tư và cách thức phát triển xã hội. Nó tạo dựng niềm tin và tạo điều kiện cho các phán đoán sáng suốt bằng cách mang lại sự rõ ràng và độ tin cậy cho báo cáo ESG. Việc xóa bỏ rào cản xuyên biên giới khuyến khích đầu tư quốc tế vào các sáng kiến bền vững, thúc đẩy chương trình nghị sự về bền vững toàn cầu. Hơn nữa, áp lực cạnh tranh mà nó tạo ra giữa các doanh nghiệp sẽ khuyến khích sự đổi mới, mang lại những lợi ích cụ thể trong thực tiễn phát triển bền vững. Những lợi thế này kết hợp với tác
  • 38. 38 động của những cân nhắc về ESG sẽ thúc đẩy tiến trình hướng tới một thế giới có đạo đức, có trách nhiệm và bền vững hơn. 4. Vai trò của Liên hợp quốc Liên Hợp Quốc (LHQ) là ngọn hải đăng của hợp tác và cộng tác quốc tế, có vị trí hoàn hảo để đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu chuẩn hóa các tiêu chí ESG toàn cầu. Phạm vi tiếp cận rộng rãi, độ tin cậy và khả năng triệu tập vô song của nó mang lại mảnh đất màu mỡ cho việc sắp xếp một khuôn khổ thống nhất vượt qua biên giới địa lý, chính trị và ngành (Kim & Yoon, 2023). Khi xem xét vai trò của Liên hợp quốc trong nỗ lực này, người ta có thể hình dung ra một cách tiếp cận toàn diện, tập hợp nhiều bên khác nhau. Khả năng nội tại của LHQ trong việc tập hợp các bên lại với nhau trên một nền tảng chung, chẳng hạn như chính phủ, các tập đoàn đa quốc gia, các tổ chức phi chính phủ (NGO) và các tổ chức tài chính, có rất nhiều hứa hẹn. Sự hội tụ các quan điểm này nhờ danh tiếng của Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy đối thoại mang tính xây dựng, làm gia tăng sự trao đổi hiệu quả về ý tưởng, hiểu biết và các thực hành tối ưu (Ortas và cộng sự, 2015). Thông qua những tương tác này, có thể phát triển được một khuôn khổ hoàn chỉnh bao phủ các thách thức quan trọng nhất của ESG, đưa ra các lời khuyên về đánh giá và báo cáo. Sứ mệnh của LHQ không chỉ đơn thuần là tạo điều kiện thuận lợi mà còn là chủ đích tạo dựng sự đồng thuận. Liên hợp quốc, với cam kết lâu dài về phát triển bền vững, đóng vai trò là một diễn đàn trung lập, nơi các lợi ích đa dạng có thể được cân bằng và hài hòa. LHQ có khả năng thu hẹp khoảng cách và phát triển sự hiểu biết chung giữa các bên liên quan thông qua việc khởi xướng các cuộc thảo luận, tiến hành nghiên cứu và triệu tập các nhóm làm việc gồm các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực. Kinh nghiệm sâu rộng của mạng lưới toàn cầu LHQ giúp tổ chức này có khả năng điều tra các khía cạnh tinh tế của việc cân nhắc ESG trong khi tính đến hoàn cảnh khu vực, những thách thức theo ngành cụ thể và các quan điểm khác nhau của các bên liên quan (Sethi & Schepers, 2014). Trong môi trường này, một trong những tài sản quý giá nhất của LHQ là tính hợp pháp của tổ chức này. Sự tham gia của Liên hợp quốc trong việc tiêu chuẩn hóa các tiêu chí ESG mang lại sự tin cậy cho khuôn khổ sau cùng với tư cách là một tổ chức toàn cầu đáng tin cậy (Kim & Yoon, 2023). Tính trung lập và không đảng phái của nó thiết lập một môi trường trong đó sự lựa chọn được thực hiện dựa trên lợi ích tập thể hơn là lợi ích cá thể. Điều này mang lại tính hợp pháp cho các nguyên tắc ESG tiêu chuẩn hóa được phát triển nhờ nỗ lực hợp tác này, xây dựng niềm tin trong tâm trí các nhà đầu tư, doanh nghiệp và xã hội. Hơn nữa, sự chuyên nghiệp của Liên hợp quốc trong việc đàm phán những khó khăn toàn cầu phức tạp khiến tổ chức này trở thành ứng cử viên hoàn hảo không chỉ để mở đầu các cuộc đối thoại mà còn thúc đẩy nỗ lực lâu dài nhằm hài hòa các tiêu chí ESG. Thành tích của tổ chức trong việc đoàn kết các quốc gia và các bên liên quan xung quanh các mục tiêu chung, chẳng hạn như Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), đóng vai trò là hình mẫu cho tiềm năng mang lại kết quả mang tính cách mạng của tổ chức (Pradhan và cộng sự, 2017).
  • 39. 39 Tóm lại, sự tham gia của Liên hợp quốc vào việc tiêu chuẩn hóa các tiêu chí ESG toàn cầu không phải là một gợi ý mà là một nhu cầu. Vị thế trên toàn thế giới, thái độ trung lập, nền tảng hợp tác và sự chuyên nghiệp của nó thúc đẩy một bầu không khí phù hợp để bắt đầu, tạo điều kiện và dẫn dắt quá trình phát triển khuôn khổ ESG được công nhận rộng rãi. Thông qua các nguyên tắc ESG đã được thiết lập vượt qua các ranh giới và mở đường cho sự thành công hợp tác toàn cầu, LHQ có thể quản lý sự phức tạp của các lợi ích khác nhau của các bên liên quan, thúc đẩy thỏa thuận và giúp thiết kế một tương lai bền vững hơn. 5. Vượt qua khó khăn và tiến về phía trước Lộ trình hướng tới sự hài hòa hóa các tiêu chuẩn ESG trên toàn thế giới là một hoạt động phức tạp và đa chiều, đòi hỏi sự cân bằng tốt giữa nhiều khía cạnh (Cornell, 2021; Eccles & Stroehle, 2018). Mặc dù tồn tại những rào cản nhưng không phải là không thể vượt qua và với việc lập kế hoạch cẩn thận, phối hợp nhóm và cống hiến cho các mục tiêu phát triển bền vững tổng thể, những trở ngại này có thể được giải quyết bằng cách tiếp cận chủ động và toàn diện (Arvidsson & Dumay, 2022; Pradhan và cộng sự, 2017). Lợi ích khác nhau của các bên liên quan trong quá trình hài hòa hóa gây ra trở ngại đáng kể. Các chính phủ, tập đoàn, tổ chức phi chính phủ (NGO) và các tổ chức tài chính đều đưa ra quan điểm, mục tiêu và mối lo lắng của riêng mình (Berg và cộng sự, 2022; Dimson và cộng sự, 2020). Việc cân bằng những lợi ích khác nhau này đòi hỏi một cách tiếp cận khéo léo và toàn diện để đảm bảo mọi tiếng nói đều được lắng nghe. Thảo luận có sự tham gia của các bên là cần thiết vì chúng tạo ra một diễn đàn để trao đổi cởi mở, thúc đẩy kiến thức được chia sẻ về những vấn đề phức tạp liên quan. Việc trao đổi ý tưởng cởi mở này rất quan trọng để đạt được giải pháp dựa trên sự đồng thuận, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của tất cả các bên liên quan. Hơn nữa, việc đưa vào những sắc thái riêng biệt của ngành là một điều quan trọng cần cân nhắc. Từ công nghệ, nông nghiệp đến năng lượng, mỗi ngành đều có những đặc điểm riêng ảnh hưởng đến các vấn đề ESG của họ (Berg và cộng sự, 2022). Việc nhận biết những khác biệt này đòi hỏi cách tiếp cận đa sắc thái — một cách tiếp cận cho phép tùy chỉnh khuôn khổ tiêu chuẩn hóa để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng ngành. Quá trình tiêu chuẩn hóa có thể luôn năng động và linh hoạt bằng cách sử dụng chiến lược lặp lại bao gồm các vòng phản hồi liên tục và hiểu biết sâu sắc của chuyên gia, đảm bảo rằng khuôn khổ đạt được có tính mạnh mẽ và có thể được sử dụng trong các lĩnh vực (Billio và cộng sự, 2021). Các biến thể văn hóa, tuy đa dạng nhưng lại thường có thể cản trở quá trình hài hòa (Dimson và cộng sự, 2020). Các giá trị và thông lệ khác nhau rất nhiều giữa các địa điểm và những khác biệt về văn hóa này có thể ảnh hưởng đến cách giải thích và sử dụng các tiêu chuẩn ESG thông thường. Điều quan trọng là phải vượt qua khó khăn này bằng cách nhấn mạnh tính toàn diện và tôn trọng nền tảng văn hóa đa dạng. Nó đòi hỏi phải thúc đẩy một diễn ngôn trong đó các biến thể văn hóa được coi là điểm mạnh chứ không phải là trở ngại, đồng thời thừa nhận rằng có thể cần phải có những thay đổi cục bộ để đảm bảo sự thành công và phù hợp của khuôn khổ ở nhiều nơi khác nhau (Khan, 2022).