SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Download to read offline
T.24
Du lịch miền Trung:
độc đáo - đột phá
thị trường
Số 169 tháng05/2017
thbmekong@gmail.com
tbmekong@yahoo.com
www.vilacaed.org.vn
Phát hành thứ 5 hàng tuần - từ ngày 17-23/5
Hotline: 091 4851538
	 090 9933888
098 7612850
Những
tiếtlộvề
nhàtìnhbáoVũNgọcNhạ
vàmạnglướiđiệpbáo
H10 - A22
Kỳ3:Mạohiểm
càiđiệpviênvàonộicác
NguyễnVănThiệu
T.18
Cáchmạng
côngnghiệp
4.0
vàcơhộicủa
doanhnghiệpViệt
Đồng Tháp:
Cấp bách
tìm giải pháp
ngăn chặn
sạt lở đất
T.08 T.12
T.13
02 Số 169 - Tháng 05/2017Theo dòng thời sự
Giá bán tại Việt Nam: 4.800đ
Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Hồ Minh Sơn
Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468
Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ.
Văn phòng đại diện tại đà nẵng: 329 NGuyễn Hữu Thọ, P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Văn phòng đại diện tại Tây Nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak.
Tài khoản: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội.
Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011
In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công An
Đơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001
Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội
(Bộ Kế hoạch & Đầu tư)
Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc
Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm -
Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ vừa
phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch
chung thành phố Vũng Tàu đến năm 2035
(tỷ lệ 1/10.000). Phạm vi lập quy hoạch gồm
toàn bộ địa giới hành chính thành phố Vũng
Tàu, tổng diện tích đất tự nhiên là 15.000 ha.
Theo đó, sẽ xây dựng Vũng Tàu thành một
thành phố dịch vụ du lịch, tài chính, thương mại,
mang tầm vóc quốc gia, khu vực và quốc tế; phát
triển mạnh về kinh tế biển và phấn đấu trở thành
thành phố xanh, sạch, đẹp, văn minh, thân thiện.
Yêucầutrọngtâmnghiêncứutrongnộidung
điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vũng Tàu
gồm:  Rà soát định hướng phát triển các khu đô
thị, quỹ đất phát triển đô thị, quy hoạch sử dụng
đất, quy mô các khu vực chức năng, đánh giá tính
phù hợp với xu thế và vận hội phát triển thực tế
của thành phố Vũng Tàu.
Bổ sung các nội dung mới về thiết kế đô thị,
đánh giá môi trường chiến lược, ứng phó biến đổi
khí hậu và nước biển dâng, hệ thống giao thông
công cộng, hệ thống không gian ngầm đô thị,
chiếu sáng trang trí đô thị.
Nghiên cứu đề xuất các chỉ tiêu kiểm soát
phát triển đô thị dựa trên hệ thống các phương
pháp khoa học và cơ sở hiểu biết toàn diện về bảo
tồn cảnh quan đô thị, khả năng cung ứng về hạ
tầng kỹ thuật.
Đảm bảo tính toàn diện, sáng tỏ và gợi mở
về bức tranh phát triển để triển khai các công tác
tiếp theo về lập Quy chế quản lý quy hoạch - kiến
trúc đô thị thành phố Vũng Tàu; xây dựng các
kế hoạch, chương trình phát triển đô thị; cải tạo,
chỉnh trang các khu vực hiện hữu, điều chỉnh các
quy hoạch phân khu, chi tiết trên địa bàn thành
phố, nâng cấp xã Long Sơn lên phường, hấp dẫn
đầu tư, tập trung nguồn lực phát triển vào những
mục tiêu ưu tiên.
Rà soát, định hướng phát triển đáp ứng các
tiêu chí đô thị loại I; nghiên cứu đề xuất định
hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, công
nghệ cao trong đô thị. Nội dung hồ sơ điều chỉnh
quy hoạch chung thành phố Vũng Tàu cần phân
tích các lợi thế và hạn chế do vị trí tạo ra. Phân
tích mức độ khai thác lợi thế vị trí mà Thành phố
đã và chưa đạt được; phân tích bối cảnh quốc tế,
khu vực, trong nước, vùng TP.HCM, vùng tỉnh và
những ảnh hưởng qua lại của nó đối với vận hội
phát triển đô thị tại Vũng Tàu.
Bên cạnh đó, phân tích, đánh giá điều kiện
tự nhiên và hiện trạng, trong đó thống kê, tổng
hợp, phân tích, đánh giá về hiện trạng sử dụng
đất đai; phân tích đánh giá vấn đề nhà ở và hệ
thống hạ tầng xã hội; xác định các vùng bảo vệ
cảnh quan, môi trường, di tích văn hóa lịch sử có
giá trị, hành lang kỹ thuật quốc gia, vùng khoáng
sản; nhận diện các vấn đề tồn tại về khai thác, sử
dụng đất; lựa chọn quỹ đất phát triển đô thị.
LiênminhNghịviệnthếgiới
bàncáchứngphóbiếnđổikhíhậu Hoàng Đức
Hội nghị chuyên đề khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương
về ứng phó với biến đổi khí hậu
do Liên minh nghị viện thế giới
(IPU) phối hợp Quốc hội Việt
Nam tổ chức khai mạc sáng 11/5,
tại TP.HCM. Với chủ đề “Hành
động của các nhà lập pháp
nhằm đạt được các mục tiêu
phát triển bền vững”, sự kiện
quy tụ nhiều đại diện quốc hội
các nước trong khu vực. 
Tham dự hội nghị, nước chủ
nhà Việt Nam có Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ
tịchQuốchội TòngThịPhóng,Bíthư
Thành ủy  TP.HCM Nguyễn Thiện
Nhân, lãnh đạo các ủy  ban thuộc
Quốc hội và các bộ ngành liên quan.
Phát biểu khai mạc hội nghị,
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim
Ngân cho biết: Việt Nam là một
trong những nước chịu ảnh hưởng
nặng nề nhất của biến đổi khí hậu
với khoảng 40% diện tích ĐBSCL,
11% diện tích Đồng bằng sông Hồng
và 3% diện tích các địa phương khác
thuộc khu vực ven biển sẽ bị ngập.
Theo dự báo, sẽ có khoảng 10-
12% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng
trực tiếp với tổn thất GDP khoảng
10%. Riêng TP.HCM sẽ có khoảng
20% diện tích bị ngập.
Ông Nguyễn Thiện Nhân - Bí
thư Thành ủy TP.HCM - cho biết:
TP.HCM là đô thị đặc biệt đóng góp
khoảng 23% GDP, 30% tổng thu
ngân sách, 25% kim ngạch xuất
khẩu và thu hút trên 40% tổng dự
án đầu tư cả nước.  “Trên 1km2
  ở
TP.HCM có 4.773 người dân, gấp
17 lần bình quân cả nước. Trên
1km2
  của TP.HCM, sản phẩm nội
địa được tạo ra gấp 36 lần, số thuế
thu được gấp 45 lần bình quân cả
nước. Tuy nhiên, chất thải sinh
hoạt, nhu cầu nước sinh hoạt và
mật độ giao thông cao gấp 17 lần
cả nước. Đây là những thách thức
rất lớn cho việc đảm bảo môi trường
sống tốt cho người dân và làm cho
TP nhạy cảm hơn đối với tác động
của biến đổi khí hậu” - ông Nhân
thông tin.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân cho
biết, Quốc hội Việt Nam và IPU đã
thống nhất nội dung của hội nghị
chuyên đề lần này là thảo luận các
mục tiêu phát triển bền vững, tập
trung vào mục tiêu về bình đẳng
giới và sức khỏe trong bối cảnh ứng
phó với biến đổi khí hậu.
10tácphẩmđạtgiảisángtáccakhúc
vềmốiquanhệhữunghịViệtNam-Lào P/V
Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch vừa quyết định tặng
giải thưởng tại “Cuộc thi sáng
tác ca khúc ca ngợi mối quan
hệ hữu nghị truyền thống, tình
đoàn kết đặc biệt và hợp tác
toàn diện Việt Nam - Lào” cho
10 tác phẩm.
Theo đó, 03 Giải Nhì thuộc về
các tác phẩm: Việt - Lào biên giới
Xa-Ma-Khi của tác giả Phan Văn
Minh (Quảng Nam), Thắm tình
Việt Lào của tác giả Thái Dương
(Thái Bình), Mãi xanh tươi tình
hữu nghị Việt Lào của tác giả Văn
Thành Nho (Thành phố Hồ Chí
Minh).
03 Giải Ba thuộc về các tác
phẩm: Cùng múa Lăm Vông của
tác giả Lê Xuân Hòa (Nghệ An),
Việt - Lào chung một bài ca của tác
giả Hình Phước Liên (Khánh Hòa),
Bài ca hữu nghị Việt Lào của tác
giả Việt Trung (Trà Vinh).
04 Giải Khuyến khích gồm:
Điệu Lăm Vông thắm tình Lào -
Việt của tác giả Trương Quốc Đính
(Hà Tĩnh), Thắm tình Việt - Lào
(nhạc Nguyễn Hữu Đào, thơ Kao
Hữu, tỉnh Nghệ An), Tình yêu Việt
- Lào của tác giả Hồ Thu Trang
(Nghệ An), Gửi em gái Lào của tác
giả Võ Thiên Lan (Thành phố Hồ
Chí Minh).
Cuộc thi là hoạt động kỷ niệm
55 năm Ngày thiết lập quan hệ
ngoại giao và 40 năm Ngày ký
Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác
toàn diện Việt Nam - Lào, qua đó
góp phần thắt chặt tình hữu nghị,
gắn bó, tăng cường mối quan hệ
hợp tác, giao lưu văn hóa giữa hai
quốc gia.
Điều chỉnh quy hoạch chung
thành phố Vũng Tàu Ngọc Danh
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên
Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc Hội phát biểu
tại Hội nghị
3Số 169 - Tháng 05/2017 0Theo dòng thời sự
Chiều 12/5/2017, Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp
cao Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc
thành công tham dự Diễn đàn Kinh tế thế
giới về ASEAN lần thứ 26 (Hội nghị WEF
ASEAN 2017) tại Campuchia theo lời mời
của Chủ tịch WEF, ông Klaus Schwab.
Trong thời gian Hội nghị từ ngày 11 - 12/5,
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự và phát
biểu tại: Phiên khai mạc toàn thể “ASEAN 50
năm tuổi trẻ”; Phiên đối thoại giữa các nhà lãnh
đạo (IGWEL) “ASEAN tuổi 50”; Phiên thảo luận
“Đầu tư cơ sở hạ tầng thông minh”; Nghe báo cáo
của Nhóm Chiến lược khu vực ASEAN (RSG);
Phiên chuyên đề Tọa đàm về Việt Nam; Phiên
bế mạc và lễ chuyển giao Chủ nhà Hội nghị WEF
ASEAN 2018 cho Việt Nam.
Với chủ đề “Thanh niên, Công nghệ và Tăng
trưởng: Bảo đảm lợi ích số và nhân khẩu học của
ASEAN”, Hội nghị WEF ASEAN năm nay diễn
ra trong bối cảnh ASEAN kỷ niệm 50 năm thành
lập, thu hút hơn 600 đại biểu và có nhiều Lãnh
đạo cấp cao tham dự. Đây cũng là diễn đàn để
cộng đồng doanh nghiệp đánh giá tiến trình phát
triển, nhận diện những thuận lợi, khó khăn của
ASEAN trước những biến chuyển mạnh mẽ về
kinh tế, khoa học công nghệ, Cách mạng công
nghệ 4.0 đang diễn ra trên thế giới và khu vực.
Bên lề Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc đã tiếp và đối thoại với lãnh đạo các tổ chức,
tập đoàn lớn của khu vực và thế giới như Giám
đốc điều hành WEF Philipp Roesler, Chủ tịch
Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB)
Kim Lập Quần, Giám đốc toàn cầu Tập đoàn Cis-
co Goh Seow Hiong, Chủ tịch phụ trách khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương của Tập đoàn P&G
Magesvaran Surajan, Giám đốc khu vực Ngân
hàng HSBC Doreen Steidle, Phó Chủ tịch Tập
đoàn Shire Linda Seah, Phó Chủ tịch Tập đoàn
GE Christian Bennett…
Phát biểu tại các phiên làm việc, Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ với các nhà lãnh đạo
các nước ASEAN về những thành tựu phát triển
và hội nhập khu vực mà ASEAN đã đạt được
trong 50 năm qua, đó là cơ sở để ASEAN vững
tin tiến lên vượt qua thách thức, tranh thủ thời cơ
thuận lợi cho phát triển nhanh, bền vững trong
thời gian tới.
Thủ tướng nhấn mạnh sự phát triển năng
động của ASEAN đang mở ra nhiều cơ hội
thuận lợi cho các doanh nghiệp, trong đó Việt
Nam là một trong những nền kinh tế năng động
nhất với GDP tăng bình quân 6% trong 30 năm
qua và dự kiến tăng 6,5-7% trong 2017 - 2020.
Thủ tướng đánh giá cũng như các nước ASEAN
khác, Việt Nam có thị trường tiềm năng lớn về
đổi mới sáng tạo với dân số trẻ dồi dào, trong
đó 60% dân số dưới 35 tuổi và khoảng 52% dân
số sử dụng internet; đang tiếp tục đẩy mạnh
hội nhập quốc tế thông qua ký nhiều Hiệp định
thương mại tự do FTA, trong đó có FTA tiêu
chuẩn cao và cùng các nước ASEAN tiến tới thị
trường ASEAN thống nhất…
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ rõ các thách
thức với ASEAN là làm sao phát huy hiệu quả
tiềm năng của lực lượng lao động trẻ dồi dào trong
bối cảnh đổi mới công nghệ và Cách mạng công
nghiệp 4.0 đang diễn ra rất nhanh. Để duy trì sự
phát triển năng động và sức cạnh tranh, ASEAN
không thể chỉ dựa vào tài nguyên và lao động trẻ
kỹ năng thấp và phải tạo ra động lực tăng trưởng
mới mạnh mẽ hơn đến từ đổi mới sáng tạo.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng đã nêu sáng
kiến Diễn đàn WEF - ASEAN cần xem xét thành
lập Nhóm công tác để nghiên cứu, khuyến nghị
chính sách giáo dục, đào tạo nghề, thúc đẩy hình
thành thị trường ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
(start-up) và khuyến khích các doanh nghiệp
đầu tư phát triển hoặc mua các ý tưởng start-up
của các tài năng trẻ ASEAN.
Cùng với các Nhà lãnh đạo ASEAN, Thủ
tướng lạc quan về tương lai phát triển mạnh
mẽ của ASEAN vì hòa bình, ổn định, hướng đến
người dân, không để ai bị bỏ lại sau, thượng tôn
pháp luật và cùng phát triển thịnh vượng. “Việt
Nam sẽ làm hết sức mình cùng ASEAN và các
đối tác thực hiện thành công mục tiêu cao cả này”
- Thủ tướng khẳng định.
Bế mạc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc đã nhận bàn giao vai trò nước chủ nhà của
WEF ASEAN năm 2018. Cho rằng việc WEF một
lần nữa chọn Việt Nam để tổ chức hội nghị WEF
khu vực là minh chứng cho sự phát triển mạnh
mẽ của quan hệ đối tác Việt Nam và WEF cũng
như giữa Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp,
Thủ tướng khẳng định sẽ hợp tác với WEF và
các quốc gia đối tác tổ chức thành công Hội nghị
WEF - ASEAN năm 2018 tại Việt Nam.
THỦTƯỚNGNGUYỄNXUÂNPHÚCKẾTTHÚCTHAMDỰ
DIỄNĐÀNKINHTẾTHẾGIỚIVỀASEANNĂM2017 Phước Lập
Trung tuần tháng 5, BHXH
huyệnLaiVungphốihợpvớiHội
Nông dân và Hội Liên hiệp Phụ
nữ huyện tổ chức tuyên truyền
về chính sách BHXH, BHYT tại
6 xã: Định Hòa, Tân Hòa, thị
trấn Lai Vung, Long Hậu, Vĩnh
Thới, Hòa Thành, nhằm phấn
đấu đạt chỉ tiêu đến cuối năm
2017 có 85% hội viên nông dân,
phụ nữ và người dân tham gia
BHYT theo diện hộ gia đình.
Tại Hội trường UBND xã Định
Hòa, các đơn vị phối hợp tuyên
truyền, vận động cho trên 100 cán
bộ, hội viên ở 5 ấp về tình hình thực
hiện chính sách BHXH, BHYT trên
địa bàn huyện; Luật sửa đổi bổ sung
một số điều Luật BHYT có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/01/2015 và các
nội dung cơ bản của Luật BHXH về
những điểm mới của Luật sửa đổi
bổ sung một số điều có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/01/2016; cung cấp
những thông tin về quyền lợi, nghĩa
vụ, phương thức và thủ tục đối với
người tham gia BHXH tự nguyện,
tham gia BHYT theo hộ gia đình.
Đặc biệt lưu ý cho người dân thời
gian có hiệu lực từ ngày 01/06/2017
mức giá khám bệnh đã tăng gấp 4
lần ở phòng khám đa khoa khu vực,
trạm y tế xã; tăng 2 lần ở bệnh viện
hạng I và hạng II. Cụ thể theo quy
định mới, tiền khám tối đa (bao gồm
chi phí trực tiếp và tiền lương) ở
bệnh viên hạng đặc biệt và hạng I là
39.000 đồng/lượt; hạng II là 35.000
đồng/lượt; hạng III là 31.000 đồng/
lượt và bệnh viện hạng IV/PKĐK
(phòng khám đa khoa) khu vực,
trạm y tế xã là 29.000 đồng/lượt.
Trong phần đối thoại về BHXH,
BHYT; đại diện của Ngành BHXH,
Ngành Y tế đã giải đáp cụ thể, thỏa
đáng những vướng mắc cho người
dân trong quá trình triển khai
thực hiện, tham gia BHXH, BHYT,
xoay quanh mức đóng khi tham gia
BHYT theo hộ gia đình, xác định đối
tượng, cách thanh toán chi phí, mức
giảm theo tỷ lệ khi tham gia BHYT,
vấn đề thông tuyến xã, huyện khi
khám chữa bệnh BHYT; mức đóng,
độ tuổi, chế độ được hưởng khi tham
gia BHXH tự nguyện....
Thông qua tuyên truyền các hội
viên và người dân đã nắm rõ trách
nhiệm trong việc thực hiện chính
sách BHXH, BHYT và quyền lợi
được hưởng khi tham gia, đồng thời
tiếp tục tăng cường công tác tuyên
truyền sâu rộng cho nhân dân đặc
biệt là BHXH tự nguyện, BHYT
theo hộ gia đình để toàn thể hội viên
và nhân dân tại các Tổ, Ấp được tiếp
cận các chính sách BHXH, BHYT
và tự giác tham. Người dân cần và
nên tham gia bảo hiểm y tế để được
chia sẻ khó khăn về chi phí.
Chuyên viên BHXH huyện giới thiệu khái quát về chế độ chính sách
khi tham gia BHXH, BHYT
Lai Vung - Đồng Tháp:
Làmtốtcôngtáctuyêntruyền
vềchínhsáchBHXH,BHYTchongườidân Tạ Văn Phùng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận
chuông nước chủ nhà Hội nghị WEF ASEAN 2018
từ Thủ tướng Campuchia Hun Sen
04 Số 169 - Tháng 05/2017Theo dòng thời sự
Vừaqua,ĐoàncôngtáccủaBộNN&PTNT
do ông Trần Quang Hoài, Phó Tổng Cục
trưởng Tổng Cục Thủy lợi làm Trưởng đoàn
đã đến khảo sát tình trạng sạt lở bờ sông, bờ
kè đê biển trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
*Đê kè Gành Hào và Nhà Mát diễn biến khá phức tạp
Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc
Liêu Dương Thành Trung đã báo cáo với đoàn
công tác về tình hình sạt lở trên địa bàn trong
thời gian qua. Theo Chủ tịch UBND tỉnh, Bạc
Liêu là tỉnh có tiềm năng rất lớn về kinh tế biển,
với bờ biển dài 56km, với khoảng 100 nghìn người
dân sinh sống ven biển. Song, nơi đây cũng là
khu vực chịu nhiều biến đổi của khí hậu, nước
biển dâng, xâm nhập mặn; đặc biệt là hiện tượng
xói lở bờ biển, sạt lở đê biển, và kè cửa sông do
thay đổi dòng chảy và sóng to, gió lớn gây thiệt
hại nặng nề. Trong những năm vừa qua, rừng
ngập mặn (rừng phòng hộ) ven biển tỉnh Bạc
Liêu đang chịu tác động rất lớn của hiện tượng
biến đổi khí hậu. Thảm rừng ngập mặn đang có
khuynh hướng sạt lở và bồi tụ.
Từ giữa tháng 1/2017 đến nay, tình hình thời
tiết trên biển và ven biển tỉnh Bạc Liêu diễn biến
rất phức tạp, nước biển dâng cao kết hợp với gió
biển mạnh, gây biển động, sóng lớn đánh trực
tiếp vào các đoạn đê kè ven biển gây thiệt hại
nặng nề.
Đặc biệt, tại tuyến kè đê biển Gành Hào (thị
trấn Gành Hào, huyện Đông Hải) sóng lớn đánh
gây sạt lở làm một số đoạn kè gần như hư hỏng
hoàn toàn. Tính đến thời điểm hiện nay, kè Gành
Hào đã bị sạt lở với chiều dài 94km, diện tích sạt
lở 940m2, hành lang sau tường kè bị sụp 393m2,
dầm đỉnh kè bị gãy hoàn toàn với chiều dài gần
47m, gây nguy cơ vỡ đê kè rất cao đe dọa đến cuộc
sống, tính mạng của hàng nghìn hộ dân nơi đây.
Riêng kè Nhà Mát (phường Nhà Mát, TP.Bạc
Liêu) sóng biển cũng gây hư hỏng đoạn kè phía
Tây nơi tiếp giáp với Đồn Biên phòng. Ngoài ra,
đoạn tiếp giáp với chân cầu chiêu Túp 1 hai bên
mố cầu bị sụp lún đường dẫn vào cầu.
Theo đánh giá của ngành chức năng, nguyên
nhân dẫn đến sạt lở là do tác động của dòng chảy
ven bờ biển; những biến động của dòng hải lưu,
biến động của hàm lượng phù sa sông MeKong
khi đổ ra biển Đông. Ngoài ra, do tác động của
thủy triều; hiện tượng triều cường dâng cao bất
thường trong những năm gần đây cũng là nguyên
nhân góp phần vào sự sạt lở. Đặc biệt nghiêm
trọng hơn là tác động của sóng to, gió lớn; vào
mùa gió chướng, sóng biển từ ngoài khơi tiến vào
bờ sẽ vỡ trên vùng bãi bồi làm biến dạng phần
nền. Ngoài ra, ở những khu vực không có rừng
phòng hộ hoặc ở những nơi có rừng phòng hộ ít
sẽ không đủ thảm rừng để tiêu hao năng lượng
sóng. Từ đó, sóng có điều kiện tác động trực tiếp
gây sạt lở.
*Cần 340 tỷ đồng để khắc phục
Để sớm khắc phục tình trạng trên, UBND
tỉnh Bạc Liêu đã mời các nhà khoa học, các Viện
nghiên cứu, trường Đại học đến tìm hiểu, nhằm
tìm ra giải pháp trước mắt cũng như lâu dài để
xử lý vấn đề này. Trong đó, công tác khắc phục
trước mắt là phá sóng gần bờ, khắc phục vị trí sạt
lở nhằm trả lại vị trí ban đầu, với vốn đầu tư bước
đầu khoảng 150 tỷ đồng.
Về lâu dài, UBND tỉnh đã thống nhất chọn
Liên doanh Công ty TNHH Một thành viên
Trường Đại học Thủy lợi và Viện Khoa học thủy
lợi miền Nam là đơn vị tư vấn khảo sát, lập dự
án, thiết kế bản vẽ thi công cho dự án công trình
giảm sóng từ xa, gây bồi tạo bãi để trồng rừng.
Phương án công trình được chọn là đê ngầm và
kè mỏ hàn hình chữ “T”, với vốn đầu tư khoảng
190 tỷ đồng.
Để sớm có điều kiện khắc phục sạt lở trước
mắt, cũng như đầu tư xây dựng mới mang tính
lâu dài, UBND tỉnh Bạc Liêu đã đề xuất với
Đoàn công tác và các Bộ, ngành có liên quan hỗ
trợ kinh phí cho Bạc Liêu với mức hỗ trợ là 340
tỷ đồng.
Theo ông Hoài, tuy bước đầu địa phương đã
làm tốt công tác khắc phục sạt lở, nhưng tỉnh cần
đề phòng, theo dõi và có biện pháp ứng phó, nhất
là hiện nay chuẩn bị vào mùa mưa bão; đồng thời
ghi nhận những ý kiến đề xuất, kiến nghị của
UBND tỉnh Bạc Liêu.
Đồngthời,ChủtịchUBNDtỉnhBạcLiêucũng
đề nghị Bộ NN&PTNT là cơ quan đầu mối trong
việc khảo sát, đánh giá, nghiên cứu tình hình tổng
thể về sạt lở bờ biển, bờ sông ở khu vực ĐBSCL nói
chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng để địa phương
nắm và có giải pháp chủ động ứng phó. Để từ đó,
phân tích, đánh giá tình trạng sạt lở bờ, tìm ra
nguyên nhân sạt lở và đưa ra các giải pháp công
trình lâu dài hợp lý, nhằm bảo vệ bờ, phòng chống
sạt lở công trình kè Gành Hào và kè Nhà Mát trên
địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Qua buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo đoàn
công tác, ông Trần Quang Hoài, Phó Tổng Cục
trưởng Tổng Cục Thủy lợi đánh giá cao tinh thần,
trách nhiệm của lãnh đạo các Ban, Ngành tỉnh
Bạc Liêu trong công tác khắc phục sạt lở kè đê
biển trong thời gian qua.
Khảosát,đánhgiátìnhhìnhsạtlởtạiBạcLiêu Nhật Tân
Đoạn đê kè Gành Hào bị sạt lở vừa qua
Ngày12/5,UBNDtỉnhQuảng
Nam tổ chức Hội nghị tập huấn
triển khai thực hiện Nghị định
09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017
của Chính phủ quy định chi
tiết việc phát ngôn và cung cấp
thông tin cho báo chí của các
cơ quan hành chính Nhà nước
cho Người phát ngôn của UBND
tỉnh, các sở ban ngành, hội đoàn
thể trên địa bàn tỉnh, chủ tịch
UBND các huyện, thị xã, thành
phố và cập nhật nhiệm vụ thông
tin đối ngoại trong tình hình
mới.
Tại Hội nghị, TS.Lê Hải Bình -
Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao,
đã giới thiệu Chương trình hành
động của Chính phủ về thông tin
đối ngoại; chương trình, kế hoạch
công tác thông tin đối ngoại năm
2017 - những vấn đề đặt ra đối
với địa phương; tình hình thế giới,
khu vực và hoạt động đối ngoại của
Đảng và Nhà nước ta; vai trò của
thông tin và công tác thông tin đối
ngoại. Đồng thời, trao đổi kỹ năng
phát ngôn và cung cấp thông tin cho
báo chí với các Người phát ngôn của
các sở ban ngành, chủ tịch UBND
các huyện, thị xã, thành phố trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam.
TS.Lê Hải Bình lưu ý những
điểm mới trong Nghị định 09 quy
định chi tiết việc phát ngôn và cung
cấp thông tin cho báo chí của các cơ
quan hành chính nhà nước. Một số
kỹ năng cơ bản trong công tác phát
ngôn và tiếp xúc báo chí. Các bước
tiến hành giải quyết “khủng hoảng
truyền thông”…
Ông Lê Văn Thanh, Phó Chủ
tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho
biết: Trong những năm qua, việc
thực hiện quy chế phát ngôn và
cung cấp thông tin cho báo chí được
cácsở,ban,ngành,địaphươngtrong
tỉnh thực hiện tốt theo quy định của
pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi
cho các nhà báo, phóng viên, tác
nghiệp, tiếp nhận được nguồn thông
tin chính thống từ các cơ quan,
đơn vị, các cấp, các ngành trên địa
bàn tỉnh. Tuy nhiên, việc cung cấp
thông tin cho báo chí có lúc, có nơi
còn chưa thường xuyên và chưa kịp
thời, một số người phát ngôn của cơ
quan hành chính nhà nước còn hạn
chế về kỹ năng phát ngôn, nghiệp
vụ tiếp xúc với báo chí. Có những
cơ quan, đơn vị chưa hiểu đúng quy
định về người phát ngôn, lãnh đạo
cơ quan cử người phát ngôn chưa
đúng đối tượng, do vậy người phát
ngôn chưa hiểu hết về vai trò, trách
nhiệm nên còn tình trạng né tránh
báo chí, hoặc trả lời chung chung...
làm ảnh hưởng đến việc tiếp nhận
thông tin chính thống của các cơ
quan báo chí và người dân.
Ông Thanh nhấn mạnh, thông
tin đối ngoại là bộ phận quan trọng
của công tác đối ngoại; là hoạt động
thông tin nhằm vào nhiều đối tượng,
chủ yếu là ở bên ngoài nhằm tạo ra
sự hiểu biết về Việt Nam, xây dựng
hình ảnh Việt Nam trong con mắt
người nước ngoài theo cách chúng
ta mong muốn; là thông tin quảng
bá hình ảnh quốc gia, đất nước,
con người, lịch sử, văn hóa dân tộc
Việt Nam; thông tin về chủ trương,
đường lối của Đảng, pháp luật,
chính sách của Nhà nước Việt Nam
ra thế giới, thông tin về bảo vệ chủ
quyền biển, đảo và thông tin thế giới
vào Việt Nam… Vai trò của thông tin
là thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, nhu
cầu giải trí, phục vụ công tác tuyên
truyền, là nguồn lực vô cùng to lớn
của xã hội, tạo ra cơ hội to lớn và
thách thức lớn cho mỗi người, mỗi
doanh nghiệp, mỗi quốc gia; ai biết
chớp lấy, tận dụng được cơ hội, vượt
qua thách thức sẽ thành công…
Quảng Nam:
Triểnkhainghịquyếtvềphátngôn,
cungcấpthôngtinchobáochí Trọng Tâm
Tiến sĩ Lê Hải Bình phát biểu tại hội nghị
05Số 169 - Tháng 05/2017 Theo dòng thời sự
Việt Nam là một trong số ít
quốc gia chịu tác động nặng nề
của biến đổi khí hậu; diễn biến
thiên tai ngày càng cực đoan,
bất thường, nhiều thách thức
đã và đang đặt ra cho công tác
phòng chống thiên tai. Để tăng
tính chủ động, tiếp tục làm tốt
hơn nữa công tác phòng, chống
và giảm nhẹ thiệt hại do thiên
tai cần có sự vào cuộc của cả hệ
thống chính trị, người dân và
doanh nghiệp, với phương châm
lấy phòng ngừa là chính.
Đây là nội dung tại Thông báo ý
kiến kết luận của Thủ tướng Chính
phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị
tổng kết công tác phòng, chống thiên
tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2016,
triển khai nhiệm vụ năm 2017.         
Thủ tướng Chính phủ giao
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng,
chống thiên tai, Bộ NN&PTNT đôn
đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa
phương rà soát, xây dựng phương
án, nhiệm vụ ứng phó thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn năm 2017 sát
với thực tiễn, phát huy tốt vai trò,
chức năng thường trực công tác tìm
kiếm cứu nạn của cơ quan quân sự
các cấp; tiếp thu ý kiến các cơ quan,
hoàn thiện phương án ứng phó với
siêu bão, báo cáo Thủ tướng Chính
phủ trong tháng 6 năm 2017.
Chỉ đạo các bộ, ngành, địa
phương rà soát, kiểm tra, đầu tư sửa
chữa, nâng cấp hệ thống đê điều, hồ
đập, đồng thời có phương án đảm
bảo an toàn đê điều, hồ đập, công
trình phòng chống thiên tai, cơ sở hạ
tầng, khu dân cư, khu vực sản xuất.
Trong năm 2017, tập trung
hoàn thiện Chiến lược quốc gia
phòng chống, giảm nhẹ thiên tai,
Kế hoạch phòng chống thiên tai cấp
quốc gia trên cơ sở cập nhật kịch
bản biến đổi khí hậu và tình hình
thiên tai 2016, trong đó lấy phòng
ngừa là chính, xác định nhiệm vụ
phòng chống thiên tai không chỉ của
hệ thống chính trị, chính quyền các
cấp mà phải dựa vào người dân, do-
anh nghiệp. Tiếp tục nâng cao nhận
thức cộng đồng về rủi ro và giảm
nhẹ rủi ro thiên tai.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu
Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn
chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên
quan rà soát, bổ sung phương tiện,
trang thiết bị phục vụ công tác tìm
kiếm cứu nạn; tiếp tục nâng cao
năng lực, tính chuyên nghiệp của
lực lượng tìm kiếm cứu nạn. Tổ chức
huấn luyện, diễn tập cứu hộ, cứu
nạn với các tình huống thiên tai.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an rà
soát phương án điều động, chi viện
lực lượng, phương tiện ứng phó các
tình huống thiên tai, nhất là bão
mạnh, siêu bão, động đất, sóng
thần; phương án bố trí lực lượng,
phương tiện tại những khu vực
trọng điểm để huy động kịp thời khi
có yêu cầu. Chỉ đạo lực lượng công
an các địa phương phối hợp với các
đơn vị chức năng xử lý nghiêm các
vi phạm pháp luật trong các lĩnh
vực đê điều, phòng chống thiên tai,
tài nguyên nước, đặc biệt là tập
trung xử lý, ngăn chặn tình trạng
khai thác cát trái phép, lấn chiếm
lòng sông, bãi sông.
Bộ Tài nguyên và Môi trường
nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo
thiên tai, có phương án cụ thể huy
động các nguồn lực, đẩy mạnh xã
hội hóa nhằm tập trung đầu tư bổ
sung tăng mật độ trạm quan trắc
khí tượng thủy văn, nhất là trạm đo
mưa tự động; rà soát, đề xuất điều
chỉnh các bất cập của quy trình vận
hành liên hồ chứa trên các lưu vực
sông. Tập trung nguồn lực, phối hợp
với các địa phương, bộ, ngành liên
quan đẩy nhanh tiến độ xây dựng
bản đồ cảnh báo khu vực có nguy cơ
sạt lở, lũ quét làm cơ sở cho việc quy
hoạch phân bố lại dân cư gắn phòng
chống thiên tai.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu
Bộ Công Thương chỉ đạo tổng kết,
đánh giá, rút kinh nghiệm công tác
vận hành các hồ chứa thủy điện,
đề xuất các giải pháp quản lý, vận
hành an toàn và kiến nghị điều
chỉnh các bất cập đối với các quy
trình vận hành đã được phê duyệt
nhằm bảo đảm an toàn công trình,
góp phần chống lũ, chống hạn.
Bộ Xây dựng rà soát quy chuẩn,
tiêu chuẩn về thoát nước của các đô
thị, khu dân cư trong điều kiện tác
động của biến đổi khí hậu; chỉ đạo
các địa phương rà soát quy hoạch
hệ thống tiêu thoát nước tại các đô
thị và triển khai các phương án, giải
pháp khắc phục tình trạng ngập
úng khi mưa lớn. Hướng dẫn chi
tiết phân loại nhà an toàn với bão
mạnh, siêu bão. Đẩy nhanh tiến độ
thực hiện dự án nhà ở chống bão lũ
ở các tỉnh ven biển miền trung.
Ủybannhândâncáctỉnh,thành
phố trực thuộc trung ương khẩn
trương xây dựng, triển khai thực
hiệnkếhoạchPCTTcáccấptheoquy
định của Luật phòng chống thiên tai;
rà soát phương án, nhiệm vụ PCTT,
tìm kiếm cứu nạn phù hợp thực tế
địa phương, xây dựng phương án
ứng phó các loại hình thiên tai trên
địa bàn theo cấp độ rủi ro thiên tai;
thành lập, thu và quản lý, sử dụng
quỹ phòng chống thiên tai đúng mục
đích, đúng quy định của pháp luật;
kiểm tra, đôn đốc chủ các công trình
trên địa bàn đẩy nhanh tiến độ xây
dựng các trạm quan trắc khí tượng
thủy văn chuyên dùng theo quy định
của Luật khí tượng thủy văn, nhất
là các trạm quan trắc phục vụ vận
hành các hồ chứa nước.
Triển khai lồng ghép nội dung
PCTT vào quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội của địa phương,
nhất là phòng chống bão, lũ, hạn
hán, xâm nhập mặn. Rà soát quy
hoạch, chuyển đổi sản xuất phù hợp
với điều kiện từng vùng, giảm thiểu
tác động của thiên tai; rà soát, chủ
độngdidờicáchộdânởvùngcónguy
cơ cao rủi ro thiên tai, có phương án
sơ tán đảm bảo an toàn đối với các hộ
chưa có điều kiện di dời.
Đầutư3côngtrìnhgiaothôngtạiThànhphốHồChíMinh Hải Yến
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã đồng
ý bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông
vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn
sau năm 2020.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung
cầu thay thế phà Cát Lái. Cầu này được xây dựng
tại quận 2, TP.HCM và huyện Nhơn Trạch, tỉnh
Đồng Nai, vượt sông Đồng Nai với tổng chiều dài
cầuvàđườngdẫnkhoảng4,5km.Đâylàcôngtrình
đường phố chính đô thị chủ yếu, vận tốc 80km/h;
mặt cắt ngang đường 60m, đảm bảo 6 làn cơ giới
và 2 làn hỗn hợp; mặt cắt ngang cầu phù hợp với
quy mô tuyến. Cầu được xây từ năm 2017 - 2020.
Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý
bổ sung Cầu Cần Giờ thay thế phà Bình Khánh.
Cầu này được xây dựng tại huyện Nhà Bè và
huyện Cần Giờ, vượt sông Soài Rạp. Tổng chiều
dài cầu và đường dẫn khoảng 7,3km. Đây là loại
đường trục đô thị thứ yếu, vận tốc 60km/h. Mặt
cắt ngang đường 40m đảm bảo 4 làn cơ giới và 2
làn hỗn hợp; mặt cắt ngang cầu phù hợp với quy
môtuyến.Cầuđượcthựchiệntừnăm2017-2020.
Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý từ năm
2017 - 2020 thực hiện xây dựng đường song song
với Quốc lộ 50 từ huyện Nhà Bè, TP.HCM đến
huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An với chiều dài
tuyến khoảng 8,6km. Đây là loại đường phố chính
đô thị chủ yếu, vận tốc 80km/h. Mặt cắt ngang
đường40mđảmbảo6lànxecơgiới;mặtcắtngang
cầu trên tuyến phù hợp với quy mô tuyến.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND
TP.HCM cập nhật các công trình trên vào các
quy hoạch có liên quan và triển khai đầu tư theo
đúng quy định của pháp luật.
Phòng chống thiên tai
vớiphươngchâmlấyphòngngừalàchính Minh Sơn
Diễn tập phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn tổ chức
tại xã Quế Xuân 2, huyện Quế Sơn, vào tháng 3.2017
06 Số 169 - Tháng 05/2017sự kiện - tiêu điểm
Trước đêm pháo hoa thứ
hai với chủ đề Thổ (20/5) trong
khuôn khổ Lễ hội pháo hoa
quốc tế Đà Nẵng, ông Joe Ghaz-
zal - Giám đốc công ty Global
2000, đơn vị phụ trách các đội
pháo hoa - đã hé lộ nhiều điều
đặc biệt sẽ được các đội pháo
hoa Nhật Bản và Thụy Sỹ trình
diễn vào tối 20/5 này.
-Ông Joe Ghazzal: Đêm thi
đầu tiên đã khép lại với nhiều ấn
tượng trong lòng khán giả. Mọi sự
chuẩn bị và nỗ lực của tất cả mọi
người, các bên tham gia đã được
đền đáp khi đêm Hỏa diễn ra thành
công hơn cả mong đợi. Chúng tôi
cảm nhận được điều đó từ sự cổ vũ
của khán giả, khán đài chật kín chỗ
ngồi và những tràng pháo tay. Đặc
biệt, phần trình diễn của hai đội
Việt Nam và Áo rất hấp dẫn, mỗi
đội có một phong cách trình diễn
khác nhau. Chính điều này đã cuốn
hút khán giả ngay từ đêm đầu tiên,
và chúng tôi nghĩ là đây mới chỉ là
những bất ngờ đầu tiên thôi, hãy
chờ đợi những đêm tiếp theo.
*PV: Hiện tại việc chuẩn bị cho
đêm thứ hai được tiến hành đến đâu
rồi, thưa ông?
-Ông Joe Ghazzal: Đến thời
điểm này thì công tác chuẩn bị đã gần
như hoàn tất rồi. Vì là đêm pháo hoa
thứ hai nên việc chuẩn bị cũng không
vấtvảnhưđêmđầutiên.Chúngtôichỉ
cần hoàn thiện thêm một số hạng mục
nữa. Còn phần chuẩn bị của hai đội
Nhật Bản và Thụy Sỹ cũng đang được
triểnkhai,mọithứdiễnrakhásuônsẻ.
*PV: Thụy Sỹ và Nhật Bản là hai
đội có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh
vực pháo hoa. Theo ông, đâu là thế
mạnh của họ?
-Ông Joe Ghazzal: Hai đội
Nhật Bản và Thụy Sỹ khá khác biệt.
Đội Nhật Bản có phong cách rất đặc
biệt, rất rõ ràng cụ thể trong mọi vấn
đề. Về kỹ thuật, họ dùng ít pháo hoa
hơnnhưngkháchútrọngtrongthông
điệp và câu chuyện kể khi trình diễn
pháo hoa. Còn đội Thụy Sỹ thì lại cho
thấy sự hiện đại, mới mẻ. Họ sử dụng
hệ thống bệ phóng pháo hoa rất hiện
đại chưa từng có từ trước tới nay. Về
âm nhạc, đội Nhật Bản sử dụng nhạc
Pop còn đội Thụy Sỹ thì theo đuổi
phong cách âm nhạc dân gian đương
đại. Đây cũng là lý do chúng tôi lựa
chọn 2 đội Nhật Bản và Thụy Sỹ cho
đêm thứ 2. Sự bất ngờ và đổi mới sẽ
là điều lôi cuốn khán giả tiếp tục đến
vớiđêmthứ2,đếnvớilễhộipháohoa.
*PV: Chủ đề của đêm thứ 2 là
Thổ. Vậy Global 2000 và hai đội Thụy
Sỹ - Nhật Bản đã có những thống
nhất như thế nào để thể hiện chủ đề
này một cách tốt nhất?
-Ông Joe Ghazzal: Đêm Thổ
sẽ là sự bùng nổ của những điều
mới mẻ. Với chủ đề này, chúng tôi
mong muốn mỗi đội tự tìm tòi cách
thể hiện riêng biệt. Đó là sự sáng
tạo trong cách thể hiện, cách sử
dụng công nghệ hay âm thanh ánh
sáng. Và tôi tin là cả hai đội đang
có những kịch bản pháo hoa rất độc
đáo liên quan đến chủ đề này.
*PV: Gắn bó với pháo hoa Đà
Nẵng nhiều năm rồi, sau khi chứng
kiến đêm đầu tiên, ông đánh giá thế
nào về quy mô của DIFF 2017?
-Ông Joe Ghazzal: Tôi gắn
bó với lễ hội pháo hoa Đà Nẵng đến
nay là 8 năm rồi. Nhưng có thể nói
năm nay quy mô lớn hơn hẳn, điều
này cũng khiến tôi hứng thú hơn với
những mong muốn đem lại cho công
chúng trong những đêm pháo hoa.
*PV: Việc phối hợp giữa G2000
với các bên tổ chức lễ hội đã diễn ra
như thế nào trong đêm đầu tiên? Ông
có kiến nghị gì với Ban tổ chức cho
các đêm tiếp theo của DIFF 2017?
-Ông Joe Ghazzal: Về quy
trình làm việc, tôi cảm thấy các bên
phối hợp với nhau rất tốt, từ chính
quyền địa phương đến Tập đoàn
Sun Group và các thành viên khác
trong Ban tổ chức. Cho đến thời
điểm này, chúng tôi rất vui vì mọi
chuyện diễn ra tốt đẹp, hy vọng là
những đêm sắp tới sẽ đem lại nhiều
điều hấp dẫn hơn cho du khách và
người dân Đà Nẵng.
Còn về những đóng góp ý kiến
của riêng tôi, tôi nghĩ chúng ta cần
phải nỗ lực nhiều hơn để nâng cao
nhận thức của tất cả mọi người dân
về lễ hội pháo hoa cũng như những
gì mà lễ hội mang lại. Và để cảm
nhận rõ hơn thì tôi nghĩ mọi người
đừng bỏ lỡ những điều hấp dẫn sẽ có
trong đêm Thổ sắp tới nhé.
Trân trọng cảm ơn ông!
Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng:
Chủđề“Thổ”sẽmangđếnnhiềubấtngờ Trọng Tâm
Đồng Tháp nổi tiếng không
chỉ bởi những ao sen Tháp
Mười đẹp ngây ngất lòng người,
những cánh đồng lúa thẳng
cánh cò bay, những cây trái đặc
sản như xoài Cao Lãnh, nhãn
Châu Thành, quýt Lai Vung,
bưởi Phong Hòa… mà vùng đất
này còn được biết với những đôi
chiếu dệt rất công phu, cùng
nhiều câu chuyện hấp dẫn về
phiênchợcómộtkhônghai-chợ
“ma” ở xã Định Yên, huyện Lấp
Vò. Dọc bên đường là những bó
lác được nhuộm vàng, đỏ, xanh;
xa xa là hình ảnh các chị đang
phơi lác tạo nên một bức tranh
sinh động đầy sắc màu hút hồn
bao khách lãng du…
Định Yên là một xã nông thôn
ven tả ngạn sông Hậu, nằm về
hướng Đông Nam, cách trung tâm
huyện Lấp Vò khoảng 7km. Đến
nay, chưa có một tài liệu nào xác
định được cụ thể thời điểm xuất
hiện nghề dệt chiếu ở Định Yên. Tuy
nhiên, theo các cụ cao niên trong xã
thì nghề dệt chiếu đã có từ hơn 100
năm và đến nay nó vẫn còn tồn tại
với nhiều giai đoạn thăng trầm.
“Định Yên có vựa chiếu to/ Lấy
chồng xứ Định khỏi lo chiếu nằm”.
Câu ca dao được truyền tụng từ
bao đời ở xóm chiếu, đã phần nào
cho thấy sự hưng thịnh một thời
của làng chiếu trăm tuổi nằm bên
nhánh sông quê yên ả.
Để chiếu Định Yên có được chỗ
đứng nhất định trên thị trường, bà
con làng chiếu luôn cẩn trọng từ
khâu tuyển lựa sợi lác nguyên liệu,
nhuộm, phơi cho đến công đoạn dệt.
Bên cạnh đó, họ cũng không ngừng
cập nhật, sáng tạo trong phối màu
để có được những mẫu họa tiết tinh
tế, đẹp mắt.
Chiếu Định Yên có khá nhiều
mẫu mã: Chiếu trắng thường, chiếu
bông,chiếucổ,chiếuconcờ,chiếutrà
niên, chiếu dảy ốc, chiếu bông gấm…
với  3 mẫu kích cỡ thông thường:
chiếu 1,6m, dài 2m; chiếu 0,8m, dài
1m (còn gọi là chiếu manh, được tận
dụng số lát ngắn, vụn dùng để trải
ngồi chơi trong nhà), chiếu cổ 0,6m,
dài 1,8m (được sử dụng để bày mâm
cỗ trên bộ ngựa (phản) đặt ở gian
nhà chính khi có tiệc tùng quan
trọng). Ngoài ra, chiếu cũng có thể
sản xuất các loại kích cỡ khác theo
yêu cầu của khách hàng.
Cảnh mua bán ở chợ chiếu khá
đặc biệt vì nó diễn ra từ lúc khuya
cho tới độ 3 giờ sáng, thậm chí sớm
hơn. Người mua kẻ bán tuy đông,
nhưng rất im ắng. Ông Chính Tàu
(83 tuổi) kể, người mua thường cầm
đèn dầu mù u soi từng bó chiếu,
trong khi người bán, có người có đèn
có người không. Cuộc mua bán diễn
ra bên bến sông mà nếu giàu trí
tưởng tượng, bạn có thể hình dung
ra những dáng người lặng lẽ, u tịch
di chuyển trên bến vắng. Có lẽ cũng
từ sự đặc biệt này mà người ta gọi
chợ chiếu Định Yên là “chợ ma”,
“chợ âm phủ”.
Cuộc sống bên những khung
dệt rồi buôn bán chiếu, cứ như thế
diễn ra theo vòng tuần hoàn riết
cũng thành nếp. Cho đến khi không
còn chế độ áp bức nữa thì dân làng
Định Yên vẫn nửa khuya, giật mình
thức giấc, vác chiếu ra bến sông chờ
thương lái đến mua hàng.
Thếnhưng,làngchiếunứctiếng
một thời, cùng khu “chợ ma” độc đáo
thuở nào giờ đã lùi về quá khứ. Khi
giờ đây, cảnh người ngồi dệt chiếu
bên những khung dệt truyền thống
không còn nhiều, thay vào đó là
máy móc tiên tiến, hình thức giao
thương hàng hóa cũng được chuyển
đổi thành ban ngày.
Theo nhiều người có thâm niên
trong làng, cách đây hơn chục năm,
do nhu cầu của thị trường tăng cao,
nên đa phần các hộ làm chiếu trong
làng đều chuyển qua dệt bằng máy.
Bởi dệt máy cho năng suất cao, chất
lượng mẫu mã đa dạng, chắc và đều
hơn so với cách dệt thủ công.
Hiện nay, hầu hết các hộ gia
đình làm chiếu đều nhập lác từ
những vùng lân cận như Vũng
Liêm - Long Hồ (Vĩnh Long), vùng
Tứ giác Long Xuyên… nhưng ở xã
Định Yên vẫn còn một người trồng
lác và cũng là người đã dành trọn
đời cho nghề chiếu. Đó là ông Hai
Gu, 65 tuổi, đã gắn bó hơn 40 năm
với nghề trồng lác dệt chiếu.
Theo ông Mai Thành Lập - Chủ
tịch UBND xã Định Yên, cho biết:
Trước thực tế trên, chính quyền địa
phương xã Định Yên đã xây dựng
kế hoạch phát triển, bảo tồn làng
nghề truyền thống trên trăm tuổi
này thông qua phát triển du lịch.
“Chúng tôi rất mong muốn được
đầu tư, hỗ trợ để có thể phát triển
du lịch ở làng chiếu. Khi đó, du
khách đến với Định Yên sẽ được tận
mắt xem qua các công đoạn làm ra
chiếc chiếu. Ngoài chiếu mình dệt
ra thì còn nhiều sản phẩm khác để
phục vụ khách du lịch. Bên cạnh đó,
chúng tôi dự định sẽ cho dựng lại
“chợ ma” vào mỗi cuối tuần”.
Tuy trước mắt còn nhiều khó
khăn nhưng hy vọng, với sự quan
tâm của chính quyền địa phương,
sự chung tay của các doanh nghiệp
sản xuất cũng như người dân, chúng
ta hoàn toàn có thể tin tưởng về sự
thay đổi tích cực ở làng chiếu.
Đồng Tháp: Gìn giữ hồn chiếu Định Yên  Hải Yến - Ngọc Danh
Ông Joe Ghazzal - Giám đốc công ty
Global 2000
07Số 169 - Tháng 05/2017 sự kiện - tiêu điểm
Thời gian qua, tình trạng
khai thác cát trái phép trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang diễn biến
phức tạp, gây sạt lở nhiều đoạn
bờ sông, đe dọa đến công trình
đê điều, làm mất đất sản xuất
khu vực bãi sông. Trước tình
hình đó, Chủ tịch UBND tỉnh
Bắc Giang đã trực tiếp chỉ đạo
các sở, ngành và địa phương
liên quan thực hiện đồng bộ các
biện pháp, siết chặt hoạt động
khai thác cát sỏi trái phép trên
địa bàn.
Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi
trường đã tổ chức cho 16/18 doanh
nghiệp được phép khai thác cát sỏi
thực hiện ký cam kết chấp hành ng-
hiêm các quy định của Luật Khoáng
sản, Luật Bảo vệ môi trường, theo
cấp phép khai thác. Đồng thời đôn
đốc, hướng dẫn các huyện, thành
phố kiểm tra các bến bãi tập kết,
kinh doanh vật liệu cát sỏi trên địa
bàn; phối hợp với Thanh tra Bộ Tài
nguyên và Môi trường tổ chức thanh
tra các doanh nghiệp được cấp phép
khai thác cát sỏi trên địa bàn.
Tuy nhiên, việc quản lý, khai
thác cát còn nhiều bất cập: tình
trạng khai thác, mua bán cát sông
trái phép, không rõ nguồn gốc vẫn
còn diễn ra ở nhiều nơi; chính quyền
một số xã cho các tổ chức, cá nhân
thuê đất để khai thác cát, đất, làm
bến bãi tập kết cát không đúng
thẩm quyền, sự phối kết hợp giữa
các cấp, các ngành, các địa phương
chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, chưa
thường xuyên... dẫn đến tình trạng
khai thác cát trái phép tràn lan,
lãng phí, bừa bãi không hiệu quả,
gây thiệt hại về kinh tế, hệ lụy xấu
về xã hội.
Thời gian tới, UBND tỉnh Bắc
Giang sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ
quan,lựclượngchứcnăngtiếnhành
kiểm tra, đôn đốc các ngành, các
cấp tập trung triển khai các nhiệm
vụ cần thiết. Trong đó, hoàn thành
việc giải tỏa, xóa bỏ các bến bãi tập
kết, kinh doanh cát sỏi ven sông
tại các huyện, thành phố không
nằm trong quy hoạch đã được phê
duyệt xong trước ngày 30/6/2017.
Tăng cường công tác tuyên truyền,
phổ biến sâu rộng pháp luật về
khoáng sản tới các tầng lớp nhân
dân, thông qua nhiều hình thức,
kênh thông tin đại chúng. Tiếp tục
đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm
tra hoạt động khai thác khoáng
sản, đặc biệt là công tác “hậu” cấp
phép; hoạt động khai thác cát sỏi
trái phép và kiên quyết xử lý các
tổ chức, cá nhân vi phạm quy định
của pháp luật; bố trí lực lượng tuần
tra tại các điểm nóng khai thác cát
sỏi trái phép, kịp thời ngăn chặn,
xử lý vi phạm bảo đảm an ninh trật
tự trên địa bàn. Nâng cao vai trò,
trách nhiệm người đứng đầu cấp
ủy, chính quyền địa phương trong
quản lý, bảo vệ tài nguyên cát sỏi
chưa khai thác trên địa bàn.
Bắc Giang:
Siếtchặthoạtđộngkhaitháccátsỏitráiphép P/V
Quảng Ninh:
TăngtốcthicôngcaotốcHạLong-VânĐồn Liên Minh
Được triển khai từ tháng 9/2015, cao tốc Hạ
Long - Vân Đồn là Dự án đầu tư xây dựng tuyến
đường mới theo hình thức BOT, do Công ty CP
BOT Biên Cương làm chủ đầu tư, có tổng mức
hơn 12.000 tỷ đồng. Đường quy mô 4 làn xe, vận
tốc thiết kế 100km/h, có chiều dài gần 60km. Tuy
nhiên, trước đây, Dự án đã gặp phải những khó
khăn do công tác GPMB tại các địa phương chưa
đảm bảo theo kế hoạch; các phương án thi công
chưa hợp lý; một số vị trí phải thay đổi thiết kế
do địa chất phức tạp... Điều này đã khiến tiến độ
thực hiện Dự án chưa được như mong muốn, có
thể ảnh hưởng đến kế hoạch hoàn thành vào cuối
năm 2017.
VớiquyếttâmđưacaotốcHạLong-VânĐồn
vào sử dụng cuối năm 2017, đồng thời động viên
các nhà thầu thi công, ngày 7/5, Công ty CP BOT
Biên Cương đã phát động thi đua cao điểm hoàn
thành Dự án. Chủ đầu tư và các nhà thầu cùng
ký cam kết tăng ca, tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ
các hạng mục. Ngay sau lễ phát động, không khí
thi đua mới đã diễn ra trên công trường thi công
cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, hàng trăm thiết bị
được huy động, đồng loạt tăng tốc tại nhiều mũi.
Trước yêu cầu cấp bách hoàn thành Dự án
vào cuối năm 2017, chủ đầu tư đã tổ chức họp
kiểm điểm, ký cam kết, phát động thi đua tăng
tốc thi công đối với các nhà thầu. Từ đó, 15 gói
thầu (9 gói thầu đường và 6 gói thầu cầu) đều đã
xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng hạng mục,
phần việc phù hợp với tiến độ tổng thể Dự án.
Trong đó, sẽ tập trung tăng ca, tăng kíp, bổ sung
thiết bị, nhân lực, chủ động ký hợp đồng cung
ứng đủ nguyên vật liệu phục vụ thi công theo
đúng kế hoạch đã xây dựng. Chủ đầu tư Dự án
đã tổ chức kiểm soát chặt chẽ tiến độ của từng
nhà thầu theo ngày, kịp thời có phương án điều
chuyển khối lượng hoặc tăng cường thêm nhà
thầu tại các gói thầu năng lực chưa đảm bảo.
Sau phát động thi đua, liên danh Công ty CP 484
và Công ty CP Hường Lan tăng cường thêm thiết bị,
tập trung thi công nền đường tại gói thầu số 2, Dự án
cao tốc Hạ Long - Vân Đồn
Văn phòng Chính phủ vừa
có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu
chấn chỉnh công tác thanh tra,
kiểm tra doanh nghiệp và giải
quyết trùng lắp trong hoạt động
thanh tra, kiểm toán.
Để khắc phục những tồn tại,
hạn chế trong công tác thanh tra,
kiểm tra đối với doanh nghiệp; giải
quyết việc chồng chéo, trùng lắp
trong hoạt động thanh tra, kiểm
toán; tiếp tục thực hiện nghiêm
chỉnh Nghị quyết số 35/NQ-CP
ngày 16/5/2016 của Chính phủ về
hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp
đến năm 2020; Thủ tướng Chính
phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Thanh
tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với
các Bộ, ngành, địa phương có liên
quan khẩn trương nghiên cứu, xây
dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng
Chính phủ về chấn chỉnh công tác
thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp
để kịp thời giải quyết các phản ánh,
kiến nghị của doanh nghiệp; tạo
điều kiện hỗ trợ, phát triển và bảo
vệ quyền lợi chính đáng của do-
anh nghiệp; báo cáo lên Thủ tướng
Chính phủ trước ngày 17/5/2017.
Thủ tướng Chính phủ giao
Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối
hợp với Bộ Tư pháp, Kiểm toán Nhà
nước rà soát để sửa đổi hoặc kiến
nghị sửa đổi các quy định trong hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật
về thanh tra, kiểm toán; không để
xảyrasựchồngchéo,trùnglắptrong
hoạt động thanh tra, kiểm toán gây
phiền hà, khó khăn cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp; báo cáo kết quả lên Thủ
tướng Chính phủ trong quý II/2017.
Thủtướng:Chấnchỉnhcôngtác
thanhtra,kiểmtradoanhnghiệp
P/V
Ông Nguyễn Hữu Việt, Giám
đốc Sở Văn hóa và Thể thao
TP.HCM, nguyên Bí thư quận 9
được bổ nhiệm về công tác tại
Ban Tuyên giáo TW phía Nam.
Theo quyết định trao sáng 16/5,
Ban Tuyên giáo TW tiếp nhận và
bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Việt, Bí
thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Văn hóa
và Thể thao TP.HCM về công tác tại
Ban Tuyên giáo TW.
Ông Việt được bổ nhiệm chức
vụ Phó Vụ trưởng Cơ quan Thường
trựcBantuyêngiáoTWtạiTP.HCM
từ ngày 5/5.
Trước đó, ông Việt đã trải qua
nhiều chức vụ công tác Bí thư
Đảng ủy, Giám đốc Sở Văn hóa và
Thể thao TP.HCM, nguyên Bí thư
quận 9.
theo Vietnamnet
Bổnhiệmnhânsự
BanTuyêngiáoTW
TạiThànhphốHồChíMinh P/V
Ông Võ Văn Phuông, Ủy viên TW Đảng,
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo TW
trao quyết định cho ông Nguyễn Hữu Việt
Số 169 - Tháng 05/2017sự kiện - tiêu điểm08
Gần đây, đoạn bờ sông Tiền
qua địa phận xã Bình Thành,
huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng
Tháp, xảy ra sạt lở liên tục
khiến nhiều hộ dân phải di dời
khẩn cấp. Nhiều đoạn sạt lở chỉ
còn cách tuyến QL30 khoảng 15
đến 20m.
*Công bố tình trạng khẩn cấp 	
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa
tiếp tục công bố tình trạng khẩn
cấp sạt lở đất bờ sông Tiền, đoạn
qua khu vực ấp Bình Hòa (xã Bình
Thành, huyện Thanh Bình). Theo
công bố tình trạng sạt lở tại khu
vực xã Bình Thành diễn biến phức
tạp từ đầu tháng 4/2017 đến nay và
ngày càng phức tạp, với chiều dài
khoảng 210m, từ mương Cả Lách
về phía chợ Bình Thành 150m và
từ mương Cả Lách về cầu Phong
Mỹ (huyện Cao Lãnh) 60m. Nhiều
đoạn sạt lở chỉ còn cách quốc lộ 30
chỉ từ 15 đến 25m, đã đe dọa trực
tiếp đến đời sống hơn chục hộ dân
tại ấp Bình Hòa. Trong đó, có 5 căn
nhà cách mép sông Tiền từ 1-10m
nằm trong khu vực nguy hiểm, cần
di dời khẩn cấp.
Trước tình trạng này, UBND
tỉnh Đồng Tháp yêu cầu UBND
huyện Thanh Bình, Sở NN&PTNT,
Sở GTVT, Công an tỉnh cùng các
ban ngành liên quan thực hiện các
biện pháp cứu hộ, tăng cường bảo
vệ công trình kết cấu hạ tầng, cơ sở
sản xuất kinh doanh trong khu vực
đang bị sự cố sạt lở. Đồng thời, cấm
biển báo vành đai sạt lở, cảnh báo
sạt lở; thông báo rộng rãi trên các
phương tiện truyền thông về tình
trạng khẩn cấp sạt lở ở khu vực
này. Theo dõi sát diễn biết sạt lở,
sẵn sàng ứng cứu, hỗ trợ người dân
di dời khi có sạt lở xảy ra. Đảm bảo
tuyệt đối an toàn tính mạng và tài
sản của người dân.
Tình trạng sạt lở chưa có dấu
hiệu dừng lại, khu vực sạt lở đang
xuất hiện nhiều vết nứt lớn ăn sâu
vào nhà dân. Ông Nguyễn Văn
Khảm, hộ dân ở ấp Bình Hòa, xã
Bình Thành, bị ảnh hưởng cho biết:
“Trước đây, gia đình có hơn 600m2
đất, cách bờ sông Tiền hơn 40m.
Qua nhiều lần sạt lở, diện tích đất
ngày càng bị thu hẹp. Đến ngày
8/4, sạt đã kéo sụp căn nhà của gia
đình cùng diện tích đất vườn”. Hiện
tại, gia đình ông Khảm phải sang ở
nhờ tại trường học của xã gần đó.
Chung cảnh ngộ với gia đình ông
Khảm, nhiều hộ dân lân cận cũng
bị ảnh hưởng, buộc phải di dời đến
nơi khác.
Ông Nguyễn Thanh Phong,
Chủ tịch UBND xã Bình Thành cho
biết, địa phương đã xem xét di dời
những hộ dân chịu ảnh hưởng đến
khu vực an toàn. Riêng 3 trường
hợp ảnh hưởng trực tiếp như hộ
ông Khảm, hộ anh Điền và hộ chị
Hằng, xã đề xuất chuyển đến tuyến
dân cư Bình Thuận nhằm ổn định
cuộc sống. Tuy nhiên, cả 3 hộ dân
này chưa đồng ý vì nơi ở mới cách
xa Quốc lộ, ảnh hưởng đến kế sinh
nhai. Cũng theo ông Phong, trước
đó, chính quyền địa phương đã vận
động những hộ dân nằm trong vùng
có nguy cơ sạt lở thuộc các ấp như:
Bình Chánh, Bình Định, Bình Hòa
về các tuyến dân cư sinh sống. Hiện
nay, vẫn còn nhiều hộ chưa chịu tái
định cư, chính quyền địa phương
mới vận động được 44 hộ chuyển
đến tuyến dân cư Bình Thuận.
*Sạt lở liên quan đến khai thác cát
Sáng ngày 11/5, đoàn khảo sát
của Bộ NN&PTNT do ông Trần
Quang Hoài - Phó tổng Cục trưởng
tổng Cục thủy lợi làm trưởng đoàn
đã đến khảo sát tuyến sạt lở ng-
hiêm trọng tại xã Bình Thành. Từ
chuyến khảo sát thực tế, ông Hoài
thông tin, có một hố xoáy, tâm hố
xoáy cách bờ 80m với độ là 36,8m.
Theo ghi nhận, đoạn sạt lở tại địa
phương này dài 210m (nằm trong
đoạn sạt lở 2.300m, ảnh hưởng 227
hộ dân, với 851 nhân khẩu). Diện
tích sạt lở 3.250m2, cách Quốc lộ
30 (tuyến Cao Lãnh đi Hồng Ngự,
Campuchia và chiều ngược lại) từ
15 đến 25m. Hiện có 6 hộ đã tự di
dời đến nơi an toàn, còn lại 30 hộ
dân, một nhà kho, một trụ sở HTX
Nông nghiệp Bình Hòa, một đài
nước cần tiếp tục di dời. Tính đến
thời điểm hiện tại, Đồng Tháp có
45 xã, phường, thị trấn, thành phố
liên tiếp xảy ra sạt lở.
Ông Đỗ Hoài Nam - Giám đốc
Trung tâm Nghiên cứu công trình
biển cho biết: “Khai thác cát quá
mức đang diễn ra trên dòng sông
Cửu Long (1998 - 2008), lòng sông
Tiền đã bị hạ thấp từ 1 đến 1,8m,
còn trên sông Hậu bị hạ thấp từ 1,33
đến 1,46m dẫn đến sạt lở, nên cần
phải có quy hoạch, quan tâm, xem
xét kỹ vấn đề này. Ngoài nguyên
nhân trên, sạt lở tại địa phương
này là do mặt cắt ngang sông Tiền
thu hẹp dần và uốn cong về phía xã
Bình Thành, chủ lưu dòng chảy ép
sát đâm thẳng vào bờ, kết hợp nền
đất yếu gây sạt lở. Đặc biệt, trong
mùa mưa lũ, sạt lở sẽ càng trở nên
nghiêm trọng và phức tạp hơn”.
Để đảm bảo tuyến giao thông
huyết mạch trên Quốc lộ 30, Ban
Chỉ đạo Ứng phó với Biến đổi khí
hậu - Phòng chống thiên tai và tìm
kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Tháp kiến
nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ
72 tỷ đồng xử lý khẩn cấp chống sạt
lở giai đoạn 1, với chiều dài 600m
(điểm đầu từ mương Cả Lách về
phía chợ Bình Thành và từ Cả Lách
về phí cầu Phong Mỹ). Tiếp tục hỗ
trợ 172 tỷ đồng giai đoạn 2, xử lý
đoạn còn lại khoảng 1.700m từ chân
kè Bình Thành đến vàm Phong
Mỹ. Trước tình hình trên, ông Trần
Quang Hoài tiếp nhận kiến nghị
của tỉnh, đồng thời sẽ ra soát lại để
có biện pháp xử lý triệt để, để tránh
tình trạng khắc phục sạt lở xong lại
tiếp tục sạt lở.
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện,
chuyên gia nghiên cứu độc lập về
sinh thái ĐBSCL nhận định, thiếu
phù sa, mất cát do bị các đập thủy
điện ở đầu nguồn chặn lại sẽ dẫn
đến thực trạng sạt lở bờ biển, đê
biển ngày càng dữ dội hơn. “Tình
trạng khai thác cát tràn lan ở
ĐBSCL đã làm mất đi khoảng 200
triệu tấn cát ở sông Tiền, sông Hậu.
Đồng thời hạ thấp 2 lòng sông này
xuống khoảng 1,3m. Chính những
điều này là nguyên nhân gây ra
tình trạng sạt lở hiện nay” - Thạc
sĩ Thiện thông tin. 
Liên quan đến sạt lở này, Tiến
sĩ Dương Văn Ni, Khoa Môi trường
và Tài nguyên thiên nhiên (Trường
Đại học Cần Thơ) đã có những phân
tích, đánh giá về việc khai thác cát
“vô tội vạ” hiện nay trên các tuyến
sông.  “Lớp cát dưới đáy sông như
phần xương sống của cơ thể, nếu
không có lớp cát thì hai bên bờ sông
sẽ lở khủng khiếp” - Tiến sĩ Ni cảnh
báo.
Cát ở ĐBSCL được lắng đọng
lâu dài, từ vài chục năm đến cả trăm
năm trước, mới tạo ra nền của đáy
sông, cù lao và các tầng lưu trữ nước
ngọt trong đất. Cát là yếu tố quan
trọng thiết kế địa hình đáy sông,
điều tiết dòng chảy, vận tốc dòng
chảy và độ xoáy dòng chảy. Nếu
múc cát thì sẽ thay đổi địa hình, tạo
địa hình lòng sông mới, ảnh hưởng
tới lưu lượng, vận tốc dòng chảy.
Trong mùa khô, nếu múc cát dưới
đáy sông thì sẽ làm cho đáy sông có
kiểu địa hình khác như nó vốn có.
Vì vậy, khi nước đổ về sẽ cạp vào hai
bên bờ sông lấy vật liệu bù vào, gây
sạt lở. Hiện nay lượng cát về không
đủ và lượng cát hàng năm biển kéo
đi quá nhiều nên bờ biển của đồng
bằng đang bị xói lở.
Theo Sở TN&MT tỉnh Đồng
Tháp, tính đến tháng 3/2017, tổng
các phương tiện đang khai thác và
thi công nạo vét trên sông Tiền, sông
Hậu qua địa phận tỉnh Đồng Tháp
là 85 phương tiện. Trên sông Tiền
là 77 phương tiện trải dài khoảng
120km (từ biên giới Campuchia đến
xã An Nhơn, huyện Châu Thành,
chưa tính các nhánh cù lao sông
Tiền). Trên sông Hậu có 8 phương
tiện, trải dài khoảng 30km, từ xã
Định An (huyện Lấp Vò) đến xã
Phong Hoà (huyện Lai Vung). Ngoài
các giấy phép do UBND tỉnh cấp,
trên địa bàn có 3 dự án nạo nét của
Cục đường thủy nội địa Việt Nam.
Hiện nay chỉ còn một dự án đang thi
công, một dự án đã dừng và dự án
còn lại thì bị người dân phản ứng và
tỉnh cũng không đồng tình vì đang
xảy ra sạt lở.
Ông Võ Minh Tâm - Phó
Giám đốc Sở TN&MT Đồng
Tháp cho biết, do phù sa từ
thượng nguồn không có, bờ
sông đói nên gây sạt lở. Tại
các khu vực sạt lở, tốc độ
dòng chảy tăng lên nên sạt
lở xảy ra nhiều. Trong đó,
cũng có do hoạt động khai
thác cát. Hiện nay, trên địa
bàn Đồng Tháp, tỉnh cấp cho
4 doanh nghiệp, với 18 giấp
phép khai thác, với tổng
công suất 8,9 triệu m3/năm.
Ngoài ra, còn có 3 dự án nạo
vét tuyến đường thuỷ nội
địa do Cục Đường thuỷ nội
địa Việt Nam cho phép và 2
dự án nạo vét khu vực đậu
tàu thuyền của khẩu quốc
tế Thường Phước, dự án nạo
vét thí điểm cồn Linh do tỉnh
cho phép.
Đồng Tháp:
CấpbáchtìmgiảiphápngănchặnsạtlởđấtĐức Thọ - Trung Lương - Quốc An
Tình trạng sạt lở tại Đồng Tháp khiến các hộ dân phải di dời đến nơi an toàn
Số 169 - Tháng 05/2017 Kinh tế - Phát triển & Hội nhập 09
Năm nay, tỉnh Bến Tre
đang phấn đấu thu hút 1,2 triệu
lượt khách du lịch, trong đó có
550.000 khách quốc tế; doanh
thu từ các hoạt động du lịch
đạt khoảng 1.000 tỷ đồng. Để
làm được điều đó, địa phương
đã đầu tư đa dạng hóa và nâng
cao chất lượng các mô hình, sản
phẩm du lịch.
 Bến Tre là một trong 13 tỉnh,
thành thuộc vùng ĐBSCL, có diện
tích khoảng 2.360km2 và hơn 1,3
triệu dân sống dựa trên nền kinh
tế nông nghiệp, được biết đến như
là quê hương xứ dừa, vương quốc
hoa kiểng, trái cây. Bến Tre không
những có điều kiện để phát triển
loại hình du lịch sinh thái mà còn
thuận tiện cho du khách lưu lại và
trải nghiệm với xứ sở sông nước
miệt vườn cùng người dân mộc mạc,
phóng khoáng, hiền hòa và hiếu
khách. 
Bến Tre và vùng ĐBSCL với
đặc trưng là những tour du lịch
bằng thuyền, xuồng trên sông,
khám phá những vườn cây trái
quanh năm, trải nghiệm cuộc sống
của miền sông nước, nghe đờn ca tài
tử… hấp dẫn với du khách trong và
ngoài nước.
Bến Tre được hình thành từ
sự bồi đắp của 4 nhánh sông: Sông
Tiền, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ
Chiên của hệ thống sông Mê Kông
với kênh rạch chằng chịt đổ ra biển
Đông (65km bờ biển) hình thành
3 vùng sinh thái tự nhiên mặn, lợ
và ngọt, tạo nên những cảnh quan
đa dạng, độc đáo và hấp dẫn. Tiềm
năng du lịch mang đậm nét văn hóa
miệt vườn Nam Bộ với rừng dừa (63
nghìn ha cho hơn 5 triệu trái dừa/
năm) bao phủ; vườn cây ăn trái xum
xuê (hơn 33 nghìn ha), nhiều vườn
hoa kiểng rực rỡ sắc màu, các loại
cây giống nổi tiếng.
Vào ngày 11/5 vừa qua, Trung
tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu
tư TP.HCM (ITPC), Sở Du lịch
TP.HCM phối hợp với Sở Văn hoá
Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre
tổ chức Hội thảo “Xúc tiến thương
mại - du lịch tỉnh Bến Tre gắn với
vùng ĐBSCL”. Tại Hội thảo, nhiều
ý kiến cho rằng, do có sự tương đồng
về văn hóa, lối sống, cảnh quan
thiên nhiên, nên sản phẩm du lịch
giữa các địa phương trong vùng khá
giống nhau. Bên cạnh đó, việc phát
triển sản phẩm du lịch không thể
phân bố đều cho các địa phương mà
phải căn cứ vào lợi thế, đặc điểm nổi
trội của từng điểm đến, từ đó tập
trung đầu tư, tạo sự khác biệt thu
hút khách, có tính đến các điểm đến
ở địa phương lân cận, làm cho sản
phẩm du lịch toàn vùng có sức hấp
dẫn cao.
Bà Trần Thị Việt Hương - Giám
đốc Ban Tiếp thị, Công ty Du lịch
Vietravel cho biết, hiện tại, Viet-
ravel đã xây dựng nhiều sản phẩm
du lịch kết nối liên tỉnh, liên vùng ở
ĐBSCL. Bến Tre chưa đủ hấp dẫn
khách du lịch lưu trú lại, bởi những
tuyến điểm du lịch ở tỉnh này khá
giống với Tiền Giang, Vĩnh Long.
Theo ông Nguyễn Minh Quyền
- Giám đốc phát triển Công ty cổ
phần du lịch Bến Thành cho rằng,
tỉnh Bến Tre phải làm sao chọn
được các doanh nghiệp và các điểm
du lịch của địa phương phù hợp
với khách quốc tế để liệt kê thành
một nhóm; các điểm du lịch phù
hợp khách nội địa liệt kê thành
một nhóm. Sau đó, tổ chức từng sự
kiện, từng điểm phù hợp với khách
quốc tế (cũng như sự kiện cho khách
trong nước) để thu hút du khách về
với địa phương nhiều hơn.
Hiện nay, trên địa bàn toàn
tỉnh Bến Tre có khoảng 20 điểm
homestay với khoảng 160 phòng,
được đầu tư tương đối đầy đủ tiện
nghi như: Homestay Năm Hiền,
Homestay Mai Thanh Vân, Jardin
du Mekong Homestay, Đại Lộc... đó
là những ngôi nhà hiện có của người
dân được xây dựng, chuyển đổi công
năng, thoáng mát, tiện nghi gắn
liền với cảnh làng quê miệt vườn
rất đẹp, không khí trong lành. Tuy
nhiên, một điểm hạn chế của loại
hình này hiện nay đó là phần lớn
các homestay đều phát triển theo
hướng tự phát của chủ hộ nên việc
phục vụ còn đơn giản, thiếu tính
chuyên nghiệp, dịch vụ bổ sung cho
khách chưa nhiều, đội ngũ lao động
chưa được đào tạo qua trường lớp,
yếu về trình độ ngoại ngữ...
Ông Trần Duy Phương - Phó
Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và
Du lịch tỉnh Bến Tre, cho biết: Mục
tiêu dài hạn của địa phương trong
cả giai đoạn 2016 - 2020, tổng do-
anh thu từ hoạt động du lịch tăng
trưởng bình quân hơn 22%/năm và
lượng khách du lịch đến địa phương
tăng hơn 12%/năm. Để khắc phục
được những nhược điểm này, cần
có sự định hướng và hỗ trợ từ các
cơ quan chức năng của tỉnh để loại
hình du lịch homestay ngày càng
chuyên nghiệp và bền vững. Ngoài
ra, địa phương sẽ cơ cấu lại ngành
du lịch để bảo đảm tính chuyên
nghiệp, hiện đại và phát triển bền
vững theo quy luật của kinh tế thị
trường và hội nhập quốc tế; áp dụng
các chính sách ưu đãi cao nhất cho
du lịch, nhất là du lịch biển và du
lịch trên các cồn; phát triển nguồn
nhân lực du lịch…
Mởrộngbảohộsảnphẩmnôngsảnraquốctế
Mạnh Cường
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, thời
gian qua, Bộ này đã cấp bằng bảo hộ nước
ngoài đối với nhiều sản phẩm của tỉnh Bắc
Giang, trong đó sản phẩm Vải thiều Lục
Ngạn được bảo hộ tại 7 quốc gia.
Vải thiều Lục Ngạn là một thương hiệu nổi
tiếng của tỉnh Bắc Giang. Để sản phẩm có thể
xuất khẩu ra nhiều quốc gia, giai đoạn 2014 -
2017, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp văn
bằng bảo hộ tại nước ngoài đối với sản phẩm này
tại 7 quốc gia gồm Lào, Campuchia, Hàn Quốc,
Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore và Australia.
Cùng với vải thiều, một sản phẩm nổi tiếng
khác của Bắc Giang cũng được bảo hộ tại nước
ngoài là gà đồi Yên Thế. Sản phẩm này được
đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp tại bốn quốc
gia gồm Campuchia, Lào, Trung Quốc và Singa-
pore. Đến nay đã cấp văn bằng bảo hộ tại 2 quốc
gia là Lào và Trung Quốc. Từ nay đến 2020, Bộ
Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục hỗ trợ UBND
tỉnh Bắc Giang nghiên cứu đánh giá mức độ
đa dạng nguồn gene, chọn lọc và xây dựng mô
hình sản xuất gà giống Yên Thế, nhằm nâng cao
thương hiệu gà đồi Yên Thế.
Sản phẩm mỳ Chũ, mỳ Kế đã được cấp văn
bằng bảo hộ tại 3 quốc gia là Lào, Hàn Quốc và
Nhật Bản. Việc có văn bằng bảo hộ đã giúp các
sản phẩm có cơ hội nâng cao giá trị xuất khẩu,
nâng cao đời sống người dân và góp phần phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang. Ngoài
ra, Bộ Khoa học và Công nghệ còn thực hiện
dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu
chứng nhận “miến dong Sơn Động”. Dự án đã
khẳng định được nguồn gốc, xuất xứ, chỉ tiêu
chất lượng của sản phẩm.
Bắc Giang:
Thuhútđầutưtrong
vàngoàinướctăngcao
Mạnh Cường
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang,
4 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh đã có 50 dự án
đầu tư được cấp mới, trong đó có 32 dự án đầu tư
trong nước, với số vốn đăng ký gần 26 nghìn tỷ
đồng, tăng gấp 24,4 lần so với cùng kỳ năm 2016.
Có 18 dự án đầu tư nước ngoài, tăng 6% so với
cùng kỳ năm 2016, với vốn đăng ký trên 181 triệu
USD. Có 359 doanh nghiệp được thành lập mới,
tăng 41%.
Tính chung toàn tỉnh Bắc Giang, thu hút
đầu tư từ trước đến nay là 1.710 dự án. Việc thu
hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp được đẩy
mạnh đã làm cho chỉ số sản xuất công nghiệp và
giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Giang
tăng khá. Kết quả nêu trên có yếu tố chính là do
tỉnh Bắc Giang đã có nhiều nỗ lực để cải thiện môi
trường đầu tư kinh doanh. UBND tỉnh đã chỉ đạo
các ngành; các cấp chính quyền địa phương, cơ sở
tập trung thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ khó
khăn cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh.
Vải thiều Lục Ngạn là một thương hiệu nổi tiếng
của tỉnh Bắc Giang
ĐánhThứcTiềmNăngDuLịchXứDừa  Công Trình
Du khách thưởng ngoạn trái cây tại huyện Châu Thành, Bến Tre
10 Số 169 - Tháng 05/2017Kinh tế - Phát triển & Hội nhập
Sáng ngày 10/5, tại TP.HCM,
Công ty TNHH Dịch vụ quảng
cáo và triển lãm Minh Vi đã tổ
chức cuộc họp báo giới thiệu ba
triển lãm chuyên ngành về sản
xuất Giấy và bột giấy, triển lãm
thương mại quốc tế về chuyên
ngành Cao su và sơn, triển lãm
quốc tế chuyên ngành Công
nghiệp sơn phủ - mực in.
Tham dự họp báo có đại diện
của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt
Nam, Hiệp hội Sơn và Mực in Việt
Nam, Hiệp hội Cao su Việt Nam,
Hiệp hội Công nghiệp hóa chất
Trung Quốc, Hiệp hội Nông nghiệp
và Nhà máy tái chế Ấn Độ… Ban tổ
chức cho biết, triển lãm thu hút gần
200 công ty đến từ các quốc gia: Việt
Nam, Ấn Độ, Nhật Bản, Hà Lan,
Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốc…
Đây cũng là cơ hội hợp tác mở rộng
thị trường cho các doanh nghiệp
tham gia triển lãm.
Các doanh nghiệp khi tham gia
triển lãm sẽ được hưởng các ưu đãi
như: Chương trình gặp gỡ kết nối
doanh nghiệp tại triển lãm, chương
trìnhhộithảocậpnhậtcácgiảipháp
công nghệ mới nhất và xu hướng thị
trường… Triển lãm được tổ chức tại
Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài
Gòn, quận 7, TP.HCM, từ ngày 13
đến ngày 15/5.
Chi hơn 100 tỷ đồng
Nângcaonănglựccạnhtranhngànhthủysản  Thanh Vũ
Theo kế hoạch này, Bộ
NN&PTNT sẽ x tổ chức rà soát,
bổ sung các văn bản quy phạm
pháp luật cùng các quy định
chặt chẽ về sản xuất từ nuôi
trồng thủy sản, đến chế biến
xuất khẩu; bổ sung vào hệ thống
tiêu chuẩn thủy sản các quy
định về truy xuất nguồn gốc,
quy định trách nhiệm bảo quản,
chế biến và tiêu thụ xuất khẩu,
quản lý một cửa chuyên nghiệp
được chấp nhận trong các hiệp
định FTA trên nền tảng tiêu
chuẩn quốc tế.
Vừa qua, Bộ NN&PTNT vừa
quyết định phê duyệt “Đề án nâng
cao năng lực cạnh tranh ngành
thủy sản trong bối cảnh Việt Nam
hội nhập kinh tế” với tổng kinh phí
102,2 tỷ đồng.
Trong đó, ngân sách nhà nước
40 tỷ đồng, huy động từ các doanh
nghiệp và tổ chức quốc tế 62,2 tỷ
đồng. Mục tiêu chung của Đề án là
nâng cao khả năng cạnh tranh của
ngành thủy sản trong bối cảnh Việt
Nam hội nhập kinh tế quốc tế và
triển khai các Hiệp định Thương mại
tư do (FTA) phục vụ tái cơ cấu ngành
thủy sản theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng và phát triển bền vững gắn
với xây dựng nông thôn mới.
Nội dung chính của Đề án là rà
soát, bổ sung các văn bản quy phạm
pháp luật cùng với các quy định chặt
chẽ về sản xuất từ nuôi trồng thủy
sản (giống, thức ăn, thuốc phòng
trừ bệnh…) đến chế biến xuất khẩu
ra thị trường (nguyên liệu vào nhà
máy, chế biến, đóng gói bao bì…).
Ngoài ra, tận dụng lợi thế về
thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu
các mặt hàng chủ lực, tiềm năng
theo lộ trình giảm thuế tại các thị
trường có FTA với Việt Nam và mở
rộng các thị trường tiềm năng. Đồng
thời, nâng cao năng lực giải quyết các
rào cản kỹ thuật trong thương mại
thủy sản quốc tế. Phát triển ngành
công nghiệp phụ trợ phục vụ cho
khai thác xa bờ như: sản xuất các
loại ngư cụ khai thác có chọn lọc một
số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao
phục vụ xuất khẩu; sửa chữa, cải tạo
và đóng mới tàu khai thác xa bờ với
trang thiết bị và ngư cụ phù hợp hơn.
Việt Nam cũng tăng cường hợp
tác quốc tế với các nước trong khu vực
và thế giới nhằm nâng cao năng lực
quản lý và khả năng hội nhập của
ngành thủy sản. Bên cạnh đó, chúng
ta cũng thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài FDI phục vụ phát triển thủy
sản ở cả 3 vùng nước ngọt, lợ và mặn;
chủ động sản xuất các loại giống thủy
sản có giá trị kinh tế cao, các chế
phẩm vi sinh để xử lý nước trong môi
trường thủy sản, các loại thức ăn đặc
thù cho từng loại thủy sản nuôi…
Xây dựng thương hiệu quốc
gia đối với sản phẩm thủy sản xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam. Trước
mắt, tập trung xây dựng thương
hiệu tôm Việt Nam, thương hiệu cá
tra Việt Nam và thương hiệu cá ngừ
Việt Nam đảm bảo các yêu cầu theo
tiêu chuẩn quốc tế, gắn với chỉ dẫn
xuất xứ địa lý của Việt Nam…
Đồng Tháp:
ĐưavàosửdụngNhàmáyđiệnmặttrờilớnnhấtViệtNam Phước Lập
Ngày 12/5, tại Cụm công nghiệp Vàm
Cống, huyện Lấp Vò, Tập đoàn Sao Mai đã
long trọng tổ chức lễ đóng điện Nhà máy
điện mặt trời Sao Mai 1 với sự tham dự của
lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Tháp;
lãnh đạo một số tỉnh, thành phía Nam và
hơn 300 khách mời…
Nhà máy có công suất 1,06MW, được lắp đặt
thiết bị bởi Tập đoàn Koyo - Nhật Bản (đối tác
chiến lược của Sao Mai) với tổng mức đầu tư gần
2 triệu USD. Đây là nhà máy điện mặt trời lớn
nhất Việt Nam hiện nay. Nhà máy đưa vào hoạt
động góp phần làm giảm chi phí 20% điện năng
tiêu thụ mà Công ty IDI - thành viên của Tập
đoàn Sao Mai phải trả mỗi năm.
Công trình hoàn thành đã có tác dụng rất
lớn trong việc quảng bá, góp phần quan trọng cho
chương trình phân phối sản phẩm năng lượng
mặt trời, góp phần bảo vệ môi trường và chống
biến đổi khí hậu, giảm thải hiệu ứng phát thải
khí nhà kính cho sự phát triển bền vững.
Phát biểu tại buổi lễ, Ông Nguyễn Tôn
Hoàng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng
Tháp, nhấn mạnh: “Đồng Tháp đánh giá cao
sự tiên phong của Tập đoàn Sao Mai trong lĩnh
vực năng lượng sạch và kỳ vọng Tập đoàn sẽ
tiếp tục đầu tư mạnh mẽ, góp phần giải quyết
bài toán thiếu hụt nguồn cung ứng điện của
Việt Nam cũng như giảm thải gây hiệu ứng
nhà kính, bảo vệ môi trường sống. Đồng Tháp
sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp
thuộc Tập đoàn Sao Mai hoạt động và phát
triển tại địa phương…”.
Theo lãnh đạo Tập đoàn Sao Mai, Dự án này
chỉ là bước khởi đầu trong kế hoạch phát triển
chuỗi các nhà máy điện mặt trời của Tập đoàn, có
tổng công suất phát điện trong 10 năm tới là 2,5
tỷ KWh/năm vào lưới điện quốc gia, tương đương
với tổng mức tiêu thụ điện cả năm của tỉnh An
Giang hiện nay.
Thực hiện chương trình Xúc
tiến thương mại của tỉnh Bình Định
năm 2017, hưởng ứng cuộc vận động
“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng
Việt Nam”; Trung tâm Xúc tiến
thương mại thuộc Sở Công thương
Bình Định phối hợp cùng đơn vị tổ
chức sự kiện tổ chức Hội chợ Đồ gỗ,
Lâm sản và Thương mại Bình Định
2017 tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh
Bình Định từ ngày 12/05/2017 đến
hết ngày 18/05/2017. 
Vào chiều 12/5 vừa qua, tại
khu vực Quảng trường Trung tâm
Thương mại (đường Nguyễn Tất
Thành - TP.Quy Nhơn) đã diễn ra
Lễ khai mạc Hội chợ Đồ gỗ - Lâm
sản (G-LS) và Thương mại Bình
Định 2017. Hội chợ do UBND tỉnh,
Sở Công Thương chỉ đạo và Trung
tâm Xúc tiến thương mại (XTTM)
phối hợp với Công ty CP Nam Việt
Galaxy tổ chức. Tham gia Hội chợ
có trên 450 gian hàng của gần 120
DN(DN), cơ sở sản xuất trong và
ngoài tỉnh. 
Với chủ đề “Lâm sản Bình
Định hội nhập và phát triển”, Hội
chợ trưng bày, giới thiệu các ngành
hàng như: đồ gỗ nội thất trang trí,
đồ gỗ thủ công mỹ nghệ, dệt may, da
giày, hàng tiêu dùng, đồ gia dụng.
Bên cạnh đó, Hội chợ giới thiệu
những thành tựu đạt được về khoa
học công nghệ, sản xuất kinh doanh
trong lĩnh vực G-LS; tạo cơ hội để
DN học tập kinh nghiệm, công nghệ
và thiết bị mới trong sản xuất, chế
biến G-LS.
BìnhĐịnh:KhaimạcHộichợĐồgỗ-
LâmsảnvàThươngmại Trọng Tâm
ThànhphốHồChíMinh:
Họpbáogiớithiệu3triểnlãm
Nguyễn Thịnh
Lễ đóng điện nhà máy năng lượng điện mặt trời công suất
1,06MW tại huyện Lấp Vò, Đồng Tháp
11Số 169 - Tháng 05/2017 Kinh tế - Phát triển & Hội nhập
Từ khi áp dụng thành công
hệ thống tưới nước và phun
thuốc tự động thông qua điện
thoại điều khiển từ xa do chính
mình nghiên cứu và đưa vào áp
dụng, anh Cao Phát Triển (ngụ
tại KV Thới Xương 1, P.Thới
Long, Q.Ô Môn, TP.Cần Thơ) đã
nâng cao sản lượng cây ăn trái
lên hàng chục tấn, thu nhập lên
đến nửa tỷ đồng mỗi năm.
*Ý tưởng từ những khó khăn
Sinh ra trong một gia đình
thuần nông, anh Cao Phát Triển (42
tuổi) luôn ấp ủ trong đầu những ý
tưởng muốn phát triển kinh tế dựa
vào chính khu vườn của mình. Thấy
được sự vất vả của nhà vườn, cộng
với những tìm hiểu về nhu cầu và
cách thức để phát triển vườn trái
cây, anh nhận ra rằng việc cung cấp
nước cho cây trồng là rất quan trọng
và cũng là khâu khó khăn nhất
trong chăm sóc cây.
Một lần, anh vô tình thấy hệ
thống dẫn và phun nước ở công viên,
khiến anh nảy ra ý tưởng cho việc tự
động tưới nước cho cây trồng. Nghĩ là
làm, anh Triển bắt đầu lên kế hoạch
mua những ống nước, thiết bị cần
thiết về thi công. Những bước đầu,
dù đã có kết quả nhưng vẫn chưa
hoàn toàn thay thế cho sức tưới của
con người khi vẫn phải vận hành hệ
thống một cách thủ công. Chưa chịu
đầu hàng sau nhiều lần thất bại, anh
Triển đã phát minh ra một sáng kiến
là tưới tự động dựa trên nguyên lý
điều khiển chíp kích hoạt bằng điện
thoại di động. Sau một thời gian dài
nghiên cứu và thực hiện, đến giữa
năm 2013, anh đã hoàn thành công
trình tưới nước tự động của mình.
Kể về ý tưởng hình thành hệ
thống phun nước tự động, anh Cao
Phát Triển nói: "Với diện tích hơn
8.000m2 vườn cây ăn trái, tôi phải
mất cả ngày mới bơm tưới nước xong,
còn phun xịt hay bón phân phải thuê
từ 2-3 nhân công làm mới xuể. Như
vậy vừa làm tăng chi phí mà hiệu
quả lại không cao, vừa phải tốn nhiều
công lao động. Nhất là vào mùa khô,
ngày nào tôi cũng phải vất vả lội
mương vác từng ống nước tưới cây cơ
cựclắm”.Từthựctếđó,anhCaoPhát
Triển đã nung nấu ý tưởng cần phải
áp dụng kỹ thuật hiện đại thay thế
cáchlàmthủcôngđểnhàvườnkhông
còn lệ thuộc thời tiết hay nhân công
lao động khi vào vụ sản xuất chính.
Không dừng lại ở đó, vào năm
2014, anh Triển còn sáng chế ra
cách phun thuốc, tưới phân tự động
cho vườn cây. Anh cho biết: “Cách
phun thuốc cũng dựa trên nguyên
lý của hệ thống tưới nước, thông qua
bộ điều khiển ứng dụng trên điện
thoại thông minh. Qua đó nó không
những làm giảm sức lao động, chi
phí mà chúng ta cũng tránh được
sự độc hại trục tiếp của việc phun
thuốc.
Anh Triển chia sẻ: Trước đây, khi
chưa ứng dụng các hệ thống phun
xịt tự động này, với diện tích hơn
8.000m2 vườn cây trái, ngoài chi phí
xăng, dầu phun xịt phân và thuốc,
tiền thuê nhân công phun xịt cho
cây mất khoảng 500.000 đồng/lần.
Ngoàira,mỗilầnphunnướcthủ công
bằng máy nổ, nhà vườn tốn từ 3-4 lít
xăng, còn tưới dầu tốn trên 2 lít. Khi
áp dụng hệ thống phun tưới tự động,
nhà vườn chỉ cần bật hệ thống điều
khiểntrênđiệnthoạidiđộng,cảvườn
cây sẽ được tưới nước đồng loạt trong
vòng 10 phút và phun xịt phân, thuốc
trong khoảng 6 phút.
*Nhân rộng mô hình tự động
Với việc nghiên cứu và áp dụng
thành công hệ thống phun nước tự
động của mình, hiện tại sản lượng
thu hoạch của anh cũng tăng 3-4
tấn mỗi năm. Không những vậy, anh
Triển còn mạnh dạn đầu tư mở rộng
diện tích cây trồng từ 8.000m2 lên
14.000m2. Tuy mở rộng thêm diện
tích nhưng công việc đã dễ dàng và
nhẹ nhàng hơn rất nhiều, không còn
phải hàng ngày cầm máy bơm vất vả
đi quanh vườn như trước đây nữa.
Nhờ vào hệ thống tự động, mỗi khi
muốntướichovườncây,dùđangởnơi
đâu hay đang ăn cơm, uống cà phê,
chỉ cần có sóng điện thoại, chủ vườn
sẽ thao tác trên điện thoại để điều
khiển hệ thống phun nước.
Tiếng lành đồn xa, nhiều nông
dân đến tham quan vườn cây của anh
Triểnvànhờanhhướngdẫncáchlàm.
Đếnnay,anhđãgiúplắpráphệthống
tưới và phun thuốc tự động trên mấy
chục hécta ở khắp các tỉnh ĐBSCL.
Anh cho biết, trong thời gian tới sẽ
mở rộng diện tích đầu tư. Đồng thời,
hỗ trợ nông dân trong vùng lắp ráp hệ
thống phun, tưới tự động khi có nhu
cầu. Theo đó, anh cũng trực tiếp nhận
những hợp đồng thi công, lắp đặt.
Theo anh Triển, tùy theo điều
kiện tự nhiên và hạ tầng sẵn có của
chủ vườn, chi phí đầu tư cho một hệ
thống tưới phun tự động mất từ 70
- 90 triệu đồng/ha. Dù chi phí đầu
tư ban đầu cho hệ thống phun xịt
tự động là khá lớn đối với nhà vườn,
nhưng lợi ích của hệ thống phun xịt
tự động giúp tiết kiệm thời gian và
công sức, chi phí sản xuất, góp phần
đảm bảo sức khỏe cho nhà vườn khi
không phải tiếp xúc trực tiếp hóa
chất khi phun xịt phân, thuốc. Do đó,
nếu mạnh dạn đầu tư và ứng dụng
hiệu quả các mô hình phun xịt tự
động, nông dân không chỉ tiết kiệm
chi phí sản xuất mà còn có thể thu
hồi vốn đầu tư trong vòng 1 năm...
Cần Thơ:
Hệthốngtướinướcđiềukhiểnbằngđiệnthoạidiđộng Thảo Nguyên
Anh Triển bên hệ thống điều khiển
tưới nước bằng điện thoại di động
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ
tịch Hiệp hội Bất động sản
TP.HCM (viết tắt là HoREA) cho
biết đã gửi nhiều văn bản kiến
nghị nhiều giải pháp quản lý
bất động sản cho Chính phủ.
Theo đó, ngày 11/5, Hiệp hội
này ra Công văn số 46/CV-HoREA,
gửi cho Bộ Xây dựng, Thành ủy
TP.HCM, HĐND TP.HCM, UBND
TP.HCM, Cục Quản lý nhà và thị
trường bất động sản, Sở Xây dựng…
đề xuất các giải pháp để hạ nhiệt
“sốt giá ảo” đất nền hiện nay. Hiệp
hội đề nghị Lãnh đạo TP công bố
chưa có chủ trương chuyển đổi
huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn
thành quận, hoặc thành lập tổ chức
hành chính trong TP ở khu Đông,
khu Nam, khu Tây.
Thay mặt Hiệp hội, ông Châu
đề nghị Lãnh đạo TP.HCM chỉ đạo
các nhà đầu tư khẩn trương trình
các dự án đầu tư “Đại lộ ven sông
Sài Gòn”; “Thành phố mới Củ Chi”;
“Thành phố ven biển (Marina City)
Cần Giờ”... để được xét duyệt theo
quy định và sớm công bố kết quả xét
duyệt để người dân hiểu rõ thông
tin, tránh bị giới đầu nậu và cò đất
lợi dụng thổi giá, đẩy giá đất nền ở
các khu vực này.
Hiệp hội cũng đề nghị UBND
TP.HCM ban hành Quyết định
thay thế Quyết định số 33/2014/
QĐ-UBND ngày 15/10/2014 của
UBND TP quy định về diện tích
đất ở tối thiểu được tách thửa, tạo
điều kiện cho các hộ gia đình đông
người có nhu cầu tách thửa ra riêng.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội này, cần
có cơ chế quản lý chặt chẽ để tránh
trường hợp bị giới đầu nậu và cò đất
lợi dụng thực hiện tách thửa, phân
lô bán nền tràn lan, làm ảnh hưởng
đến sự phát triển bền vững của
đô thị và tác động tiêu cực đến thị
trường bất động sản.
Ông Châu cho biết, Hiệp hội
còn đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo
nghiên cứu cơ chế, chính sách để
quản lý hoạt động kinh doanh bất
động sản của giới đầu nậu, cò đất
hiện đang hoạt động với tư cách cá
nhân không có đăng ký kinh doanh.
Đây là hành vi trái luật. Vì theo quy
định của Luật Kinh doanh bất động
sản 2014 thì hoạt động mua bán đất
nền cũng là hoạt động kinh doanh
bất động sản phải có đăng ký kinh
doanh, phải có vốn pháp định.
Ngoài ra, theo ông Châu, cùng
ngày 11/5, Hiệp hội này cũng có văn
bản 47/CV-HoREA kiến nghị với
Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành
Quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc
Quyết định thay thế Quyết định số
09/2007/QĐ-TTg ngày 19/1/2007,
Quyếtđịnhsố140/2008/QĐ-TTgngày
21/10/2008, Quyết định số 86/2010/
QĐ-TTg ngày 22/12/2010 của Thủ
tướng Chính phủ, để tạo hành lang
pháp lý minh bạch, bình đẳng, cạnh
tranh, chặt chẽ. Từ đó sắp xếp lại, xử
lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước, di
dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
vàcáccơsởphảididờitheoquyhoạch
xây dựng đô thị.
Hiệp hội cũng kiến nghị Thủ
tướng Chính phủ chỉ đạo sửa đổi
Luật Đất đai về chế định đấu giá
quyền sử dụng đất; sửa đổi Luật
Đấu thầu về chế định đấu thầu dự
án có sử dụng đất để đảm bảo tính
công khai, minh bạch, bình đẳng,
cạnh tranh lành mạnh, khắc phục
hiện tượng đấu giá, đấu thầu có dấu
hiệu có chân gỗ, quân xanh, quân
đỏ. Thủ tướng Chính phủ cần cho
phép các chủ đầu tư được tiếp tục
triển khai thi công dự án, sau khi
đã có kết luận thanh tra, kiểm tra
của cơ quan có thẩm quyền, nếu chủ
đầu tư dự án có văn bản cam kết
thực hiện nghĩa vụ tài chính phát
sinh (nếu có) đối với dự án. Điều này
giúp hoàn thành dự án đưa vào sử
dụng, tránh lãng phí thời gian và
của cải xã hội, và đảm bảo quyền lợi
của người mua nhà trong dự án.
HiệphộiBấtđộngsảnTP.HCMkiếnnghị
Kiềmchế“cơnsốtđất” Nguyễn Thịnh
Để tránh sốt đất ảo, Hiệp hội BĐS TP.HCM
đã kiến nghị nhiều giải pháp.
Ảnh internet
169 in
169 in
169 in
169 in
169 in
169 in
169 in
169 in
169 in
169 in
169 in
169 in
169 in

More Related Content

What's hot (20)

184
184184
184
 
151 chuyen in
151 chuyen in151 chuyen in
151 chuyen in
 
Mk so 116
Mk so 116 Mk so 116
Mk so 116
 
Thời báo Mekong số 118
Thời báo Mekong số 118Thời báo Mekong số 118
Thời báo Mekong số 118
 
So 146 chuyen in
So 146 chuyen inSo 146 chuyen in
So 146 chuyen in
 
181a
181a181a
181a
 
Mekong 110
Mekong 110Mekong 110
Mekong 110
 
Mekong 115
Mekong 115Mekong 115
Mekong 115
 
150 chuyen in
150 chuyen in150 chuyen in
150 chuyen in
 
131
131131
131
 
178
178178
178
 
C huyen in so 123
C huyen in so 123C huyen in so 123
C huyen in so 123
 
Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3
 
So 122 chuan in
So 122 chuan inSo 122 chuan in
So 122 chuan in
 
130
130130
130
 
144 chuyen in
144 chuyen in144 chuyen in
144 chuyen in
 
Mk so 119 chuyen in
Mk so 119 chuyen inMk so 119 chuyen in
Mk so 119 chuyen in
 
160 chuyen in
160 chuyen in160 chuyen in
160 chuyen in
 
172
172172
172
 
173
173173
173
 

Similar to 169 in

DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdfDIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdfChuong Nguyen
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Quy Hoạch Đô Thị Sinh Thái Thượng Lý Hải Hòng.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Quy Hoạch Đô Thị Sinh Thái Thượng Lý Hải Hòng.docxĐồ Án Tốt Nghiệp Quy Hoạch Đô Thị Sinh Thái Thượng Lý Hải Hòng.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Quy Hoạch Đô Thị Sinh Thái Thượng Lý Hải Hòng.docxsividocz
 
Đề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầng
Đề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầngĐề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầng
Đề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầngluongthuykhe
 
NHIỆM VỤ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2035, TẦM NHÌ...
NHIỆM VỤ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2035, TẦM NHÌ...NHIỆM VỤ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2035, TẦM NHÌ...
NHIỆM VỤ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2035, TẦM NHÌ...nataliej4
 
NHIỆM VỤ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2035, TẦM NHÌ...
NHIỆM VỤ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2035, TẦM NHÌ...NHIỆM VỤ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2035, TẦM NHÌ...
NHIỆM VỤ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2035, TẦM NHÌ...nataliej4
 
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014Mekong tet 2014
Mekong tet 2014Hán Nhung
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnPham Long
 
[123doc] bai-thu-hoa-ch-nghien-cuu-thuc-te-lop-trung-cap-ly-luan-chinh-tri-...
[123doc]   bai-thu-hoa-ch-nghien-cuu-thuc-te-lop-trung-cap-ly-luan-chinh-tri-...[123doc]   bai-thu-hoa-ch-nghien-cuu-thuc-te-lop-trung-cap-ly-luan-chinh-tri-...
[123doc] bai-thu-hoa-ch-nghien-cuu-thuc-te-lop-trung-cap-ly-luan-chinh-tri-...NguynHuKhnh3
 
So 124 chuyen in
So 124 chuyen inSo 124 chuyen in
So 124 chuyen inHán Nhung
 
Bc dau tu nut hv ql10
Bc dau  tu nut hv ql10Bc dau  tu nut hv ql10
Bc dau tu nut hv ql10Nguyen Tuan
 
Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013duyenbc
 
Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015Hán Nhung
 

Similar to 169 in (20)

DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdfDIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
 
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAYĐề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
 
Mekong 9 2015
Mekong 9 2015Mekong 9 2015
Mekong 9 2015
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Quy Hoạch Đô Thị Sinh Thái Thượng Lý Hải Hòng.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Quy Hoạch Đô Thị Sinh Thái Thượng Lý Hải Hòng.docxĐồ Án Tốt Nghiệp Quy Hoạch Đô Thị Sinh Thái Thượng Lý Hải Hòng.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Quy Hoạch Đô Thị Sinh Thái Thượng Lý Hải Hòng.docx
 
Đề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầng
Đề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầngĐề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầng
Đề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầng
 
162
162162
162
 
NHIỆM VỤ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2035, TẦM NHÌ...
NHIỆM VỤ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2035, TẦM NHÌ...NHIỆM VỤ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2035, TẦM NHÌ...
NHIỆM VỤ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2035, TẦM NHÌ...
 
NHIỆM VỤ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2035, TẦM NHÌ...
NHIỆM VỤ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2035, TẦM NHÌ...NHIỆM VỤ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2035, TẦM NHÌ...
NHIỆM VỤ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2035, TẦM NHÌ...
 
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
 
171
171171
171
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
 
Cơ sở lý luận về quy hoạch đô thị.docx
Cơ sở lý luận về quy hoạch đô thị.docxCơ sở lý luận về quy hoạch đô thị.docx
Cơ sở lý luận về quy hoạch đô thị.docx
 
[123doc] bai-thu-hoa-ch-nghien-cuu-thuc-te-lop-trung-cap-ly-luan-chinh-tri-...
[123doc]   bai-thu-hoa-ch-nghien-cuu-thuc-te-lop-trung-cap-ly-luan-chinh-tri-...[123doc]   bai-thu-hoa-ch-nghien-cuu-thuc-te-lop-trung-cap-ly-luan-chinh-tri-...
[123doc] bai-thu-hoa-ch-nghien-cuu-thuc-te-lop-trung-cap-ly-luan-chinh-tri-...
 
So 124 chuyen in
So 124 chuyen inSo 124 chuyen in
So 124 chuyen in
 
Bc dau tu nut hv ql10
Bc dau  tu nut hv ql10Bc dau  tu nut hv ql10
Bc dau tu nut hv ql10
 
Tong quan ve tour du lich phan thiet 2024
Tong quan ve tour du lich phan thiet 2024Tong quan ve tour du lich phan thiet 2024
Tong quan ve tour du lich phan thiet 2024
 
Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013
 
Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015
 
Mekong 7 2015
Mekong 7 2015Mekong 7 2015
Mekong 7 2015
 
Luận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất
Luận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đấtLuận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất
Luận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất
 

More from Hán Nhung (12)

183 in
183 in183 in
183 in
 
Chương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâmChương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâm
 
180
180180
180
 
177
177177
177
 
174
174174
174
 
167
167167
167
 
163 chuyen in
163 chuyen in163 chuyen in
163 chuyen in
 
161
161161
161
 
Tan xuan
Tan xuanTan xuan
Tan xuan
 
143
143143
143
 
135p
135p135p
135p
 
134
134134
134
 

169 in

  • 1. T.24 Du lịch miền Trung: độc đáo - đột phá thị trường Số 169 tháng05/2017 thbmekong@gmail.com tbmekong@yahoo.com www.vilacaed.org.vn Phát hành thứ 5 hàng tuần - từ ngày 17-23/5 Hotline: 091 4851538 090 9933888 098 7612850 Những tiếtlộvề nhàtìnhbáoVũNgọcNhạ vàmạnglướiđiệpbáo H10 - A22 Kỳ3:Mạohiểm càiđiệpviênvàonộicác NguyễnVănThiệu T.18 Cáchmạng côngnghiệp 4.0 vàcơhộicủa doanhnghiệpViệt Đồng Tháp: Cấp bách tìm giải pháp ngăn chặn sạt lở đất T.08 T.12 T.13
  • 2. 02 Số 169 - Tháng 05/2017Theo dòng thời sự Giá bán tại Việt Nam: 4.800đ Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Hồ Minh Sơn Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468 Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ. Văn phòng đại diện tại đà nẵng: 329 NGuyễn Hữu Thọ, P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng Văn phòng đại diện tại Tây Nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak. Tài khoản: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội. Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011 In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công An Đơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001 Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm - Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575 Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vũng Tàu đến năm 2035 (tỷ lệ 1/10.000). Phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ địa giới hành chính thành phố Vũng Tàu, tổng diện tích đất tự nhiên là 15.000 ha. Theo đó, sẽ xây dựng Vũng Tàu thành một thành phố dịch vụ du lịch, tài chính, thương mại, mang tầm vóc quốc gia, khu vực và quốc tế; phát triển mạnh về kinh tế biển và phấn đấu trở thành thành phố xanh, sạch, đẹp, văn minh, thân thiện. Yêucầutrọngtâmnghiêncứutrongnộidung điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vũng Tàu gồm:  Rà soát định hướng phát triển các khu đô thị, quỹ đất phát triển đô thị, quy hoạch sử dụng đất, quy mô các khu vực chức năng, đánh giá tính phù hợp với xu thế và vận hội phát triển thực tế của thành phố Vũng Tàu. Bổ sung các nội dung mới về thiết kế đô thị, đánh giá môi trường chiến lược, ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng, hệ thống giao thông công cộng, hệ thống không gian ngầm đô thị, chiếu sáng trang trí đô thị. Nghiên cứu đề xuất các chỉ tiêu kiểm soát phát triển đô thị dựa trên hệ thống các phương pháp khoa học và cơ sở hiểu biết toàn diện về bảo tồn cảnh quan đô thị, khả năng cung ứng về hạ tầng kỹ thuật. Đảm bảo tính toàn diện, sáng tỏ và gợi mở về bức tranh phát triển để triển khai các công tác tiếp theo về lập Quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc đô thị thành phố Vũng Tàu; xây dựng các kế hoạch, chương trình phát triển đô thị; cải tạo, chỉnh trang các khu vực hiện hữu, điều chỉnh các quy hoạch phân khu, chi tiết trên địa bàn thành phố, nâng cấp xã Long Sơn lên phường, hấp dẫn đầu tư, tập trung nguồn lực phát triển vào những mục tiêu ưu tiên. Rà soát, định hướng phát triển đáp ứng các tiêu chí đô thị loại I; nghiên cứu đề xuất định hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao trong đô thị. Nội dung hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vũng Tàu cần phân tích các lợi thế và hạn chế do vị trí tạo ra. Phân tích mức độ khai thác lợi thế vị trí mà Thành phố đã và chưa đạt được; phân tích bối cảnh quốc tế, khu vực, trong nước, vùng TP.HCM, vùng tỉnh và những ảnh hưởng qua lại của nó đối với vận hội phát triển đô thị tại Vũng Tàu. Bên cạnh đó, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng, trong đó thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá về hiện trạng sử dụng đất đai; phân tích đánh giá vấn đề nhà ở và hệ thống hạ tầng xã hội; xác định các vùng bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích văn hóa lịch sử có giá trị, hành lang kỹ thuật quốc gia, vùng khoáng sản; nhận diện các vấn đề tồn tại về khai thác, sử dụng đất; lựa chọn quỹ đất phát triển đô thị. LiênminhNghịviệnthếgiới bàncáchứngphóbiếnđổikhíhậu Hoàng Đức Hội nghị chuyên đề khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về ứng phó với biến đổi khí hậu do Liên minh nghị viện thế giới (IPU) phối hợp Quốc hội Việt Nam tổ chức khai mạc sáng 11/5, tại TP.HCM. Với chủ đề “Hành động của các nhà lập pháp nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững”, sự kiện quy tụ nhiều đại diện quốc hội các nước trong khu vực.  Tham dự hội nghị, nước chủ nhà Việt Nam có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịchQuốchội TòngThịPhóng,Bíthư Thành ủy  TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, lãnh đạo các ủy  ban thuộc Quốc hội và các bộ ngành liên quan. Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết: Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu với khoảng 40% diện tích ĐBSCL, 11% diện tích Đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích các địa phương khác thuộc khu vực ven biển sẽ bị ngập. Theo dự báo, sẽ có khoảng 10- 12% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp với tổn thất GDP khoảng 10%. Riêng TP.HCM sẽ có khoảng 20% diện tích bị ngập. Ông Nguyễn Thiện Nhân - Bí thư Thành ủy TP.HCM - cho biết: TP.HCM là đô thị đặc biệt đóng góp khoảng 23% GDP, 30% tổng thu ngân sách, 25% kim ngạch xuất khẩu và thu hút trên 40% tổng dự án đầu tư cả nước.  “Trên 1km2   ở TP.HCM có 4.773 người dân, gấp 17 lần bình quân cả nước. Trên 1km2   của TP.HCM, sản phẩm nội địa được tạo ra gấp 36 lần, số thuế thu được gấp 45 lần bình quân cả nước. Tuy nhiên, chất thải sinh hoạt, nhu cầu nước sinh hoạt và mật độ giao thông cao gấp 17 lần cả nước. Đây là những thách thức rất lớn cho việc đảm bảo môi trường sống tốt cho người dân và làm cho TP nhạy cảm hơn đối với tác động của biến đổi khí hậu” - ông Nhân thông tin. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, Quốc hội Việt Nam và IPU đã thống nhất nội dung của hội nghị chuyên đề lần này là thảo luận các mục tiêu phát triển bền vững, tập trung vào mục tiêu về bình đẳng giới và sức khỏe trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu. 10tácphẩmđạtgiảisángtáccakhúc vềmốiquanhệhữunghịViệtNam-Lào P/V Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa quyết định tặng giải thưởng tại “Cuộc thi sáng tác ca khúc ca ngợi mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào” cho 10 tác phẩm. Theo đó, 03 Giải Nhì thuộc về các tác phẩm: Việt - Lào biên giới Xa-Ma-Khi của tác giả Phan Văn Minh (Quảng Nam), Thắm tình Việt Lào của tác giả Thái Dương (Thái Bình), Mãi xanh tươi tình hữu nghị Việt Lào của tác giả Văn Thành Nho (Thành phố Hồ Chí Minh). 03 Giải Ba thuộc về các tác phẩm: Cùng múa Lăm Vông của tác giả Lê Xuân Hòa (Nghệ An), Việt - Lào chung một bài ca của tác giả Hình Phước Liên (Khánh Hòa), Bài ca hữu nghị Việt Lào của tác giả Việt Trung (Trà Vinh). 04 Giải Khuyến khích gồm: Điệu Lăm Vông thắm tình Lào - Việt của tác giả Trương Quốc Đính (Hà Tĩnh), Thắm tình Việt - Lào (nhạc Nguyễn Hữu Đào, thơ Kao Hữu, tỉnh Nghệ An), Tình yêu Việt - Lào của tác giả Hồ Thu Trang (Nghệ An), Gửi em gái Lào của tác giả Võ Thiên Lan (Thành phố Hồ Chí Minh). Cuộc thi là hoạt động kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 40 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, qua đó góp phần thắt chặt tình hữu nghị, gắn bó, tăng cường mối quan hệ hợp tác, giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia. Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vũng Tàu Ngọc Danh Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc Hội phát biểu tại Hội nghị
  • 3. 3Số 169 - Tháng 05/2017 0Theo dòng thời sự Chiều 12/5/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc thành công tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN lần thứ 26 (Hội nghị WEF ASEAN 2017) tại Campuchia theo lời mời của Chủ tịch WEF, ông Klaus Schwab. Trong thời gian Hội nghị từ ngày 11 - 12/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự và phát biểu tại: Phiên khai mạc toàn thể “ASEAN 50 năm tuổi trẻ”; Phiên đối thoại giữa các nhà lãnh đạo (IGWEL) “ASEAN tuổi 50”; Phiên thảo luận “Đầu tư cơ sở hạ tầng thông minh”; Nghe báo cáo của Nhóm Chiến lược khu vực ASEAN (RSG); Phiên chuyên đề Tọa đàm về Việt Nam; Phiên bế mạc và lễ chuyển giao Chủ nhà Hội nghị WEF ASEAN 2018 cho Việt Nam. Với chủ đề “Thanh niên, Công nghệ và Tăng trưởng: Bảo đảm lợi ích số và nhân khẩu học của ASEAN”, Hội nghị WEF ASEAN năm nay diễn ra trong bối cảnh ASEAN kỷ niệm 50 năm thành lập, thu hút hơn 600 đại biểu và có nhiều Lãnh đạo cấp cao tham dự. Đây cũng là diễn đàn để cộng đồng doanh nghiệp đánh giá tiến trình phát triển, nhận diện những thuận lợi, khó khăn của ASEAN trước những biến chuyển mạnh mẽ về kinh tế, khoa học công nghệ, Cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra trên thế giới và khu vực. Bên lề Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp và đối thoại với lãnh đạo các tổ chức, tập đoàn lớn của khu vực và thế giới như Giám đốc điều hành WEF Philipp Roesler, Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) Kim Lập Quần, Giám đốc toàn cầu Tập đoàn Cis- co Goh Seow Hiong, Chủ tịch phụ trách khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Tập đoàn P&G Magesvaran Surajan, Giám đốc khu vực Ngân hàng HSBC Doreen Steidle, Phó Chủ tịch Tập đoàn Shire Linda Seah, Phó Chủ tịch Tập đoàn GE Christian Bennett… Phát biểu tại các phiên làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ với các nhà lãnh đạo các nước ASEAN về những thành tựu phát triển và hội nhập khu vực mà ASEAN đã đạt được trong 50 năm qua, đó là cơ sở để ASEAN vững tin tiến lên vượt qua thách thức, tranh thủ thời cơ thuận lợi cho phát triển nhanh, bền vững trong thời gian tới. Thủ tướng nhấn mạnh sự phát triển năng động của ASEAN đang mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp, trong đó Việt Nam là một trong những nền kinh tế năng động nhất với GDP tăng bình quân 6% trong 30 năm qua và dự kiến tăng 6,5-7% trong 2017 - 2020. Thủ tướng đánh giá cũng như các nước ASEAN khác, Việt Nam có thị trường tiềm năng lớn về đổi mới sáng tạo với dân số trẻ dồi dào, trong đó 60% dân số dưới 35 tuổi và khoảng 52% dân số sử dụng internet; đang tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế thông qua ký nhiều Hiệp định thương mại tự do FTA, trong đó có FTA tiêu chuẩn cao và cùng các nước ASEAN tiến tới thị trường ASEAN thống nhất… Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ rõ các thách thức với ASEAN là làm sao phát huy hiệu quả tiềm năng của lực lượng lao động trẻ dồi dào trong bối cảnh đổi mới công nghệ và Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra rất nhanh. Để duy trì sự phát triển năng động và sức cạnh tranh, ASEAN không thể chỉ dựa vào tài nguyên và lao động trẻ kỹ năng thấp và phải tạo ra động lực tăng trưởng mới mạnh mẽ hơn đến từ đổi mới sáng tạo. Trên tinh thần đó, Thủ tướng đã nêu sáng kiến Diễn đàn WEF - ASEAN cần xem xét thành lập Nhóm công tác để nghiên cứu, khuyến nghị chính sách giáo dục, đào tạo nghề, thúc đẩy hình thành thị trường ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo (start-up) và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển hoặc mua các ý tưởng start-up của các tài năng trẻ ASEAN. Cùng với các Nhà lãnh đạo ASEAN, Thủ tướng lạc quan về tương lai phát triển mạnh mẽ của ASEAN vì hòa bình, ổn định, hướng đến người dân, không để ai bị bỏ lại sau, thượng tôn pháp luật và cùng phát triển thịnh vượng. “Việt Nam sẽ làm hết sức mình cùng ASEAN và các đối tác thực hiện thành công mục tiêu cao cả này” - Thủ tướng khẳng định. Bế mạc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhận bàn giao vai trò nước chủ nhà của WEF ASEAN năm 2018. Cho rằng việc WEF một lần nữa chọn Việt Nam để tổ chức hội nghị WEF khu vực là minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ đối tác Việt Nam và WEF cũng như giữa Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp, Thủ tướng khẳng định sẽ hợp tác với WEF và các quốc gia đối tác tổ chức thành công Hội nghị WEF - ASEAN năm 2018 tại Việt Nam. THỦTƯỚNGNGUYỄNXUÂNPHÚCKẾTTHÚCTHAMDỰ DIỄNĐÀNKINHTẾTHẾGIỚIVỀASEANNĂM2017 Phước Lập Trung tuần tháng 5, BHXH huyệnLaiVungphốihợpvớiHội Nông dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện tổ chức tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT tại 6 xã: Định Hòa, Tân Hòa, thị trấn Lai Vung, Long Hậu, Vĩnh Thới, Hòa Thành, nhằm phấn đấu đạt chỉ tiêu đến cuối năm 2017 có 85% hội viên nông dân, phụ nữ và người dân tham gia BHYT theo diện hộ gia đình. Tại Hội trường UBND xã Định Hòa, các đơn vị phối hợp tuyên truyền, vận động cho trên 100 cán bộ, hội viên ở 5 ấp về tình hình thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn huyện; Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật BHYT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 và các nội dung cơ bản của Luật BHXH về những điểm mới của Luật sửa đổi bổ sung một số điều có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016; cung cấp những thông tin về quyền lợi, nghĩa vụ, phương thức và thủ tục đối với người tham gia BHXH tự nguyện, tham gia BHYT theo hộ gia đình. Đặc biệt lưu ý cho người dân thời gian có hiệu lực từ ngày 01/06/2017 mức giá khám bệnh đã tăng gấp 4 lần ở phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã; tăng 2 lần ở bệnh viện hạng I và hạng II. Cụ thể theo quy định mới, tiền khám tối đa (bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương) ở bệnh viên hạng đặc biệt và hạng I là 39.000 đồng/lượt; hạng II là 35.000 đồng/lượt; hạng III là 31.000 đồng/ lượt và bệnh viện hạng IV/PKĐK (phòng khám đa khoa) khu vực, trạm y tế xã là 29.000 đồng/lượt. Trong phần đối thoại về BHXH, BHYT; đại diện của Ngành BHXH, Ngành Y tế đã giải đáp cụ thể, thỏa đáng những vướng mắc cho người dân trong quá trình triển khai thực hiện, tham gia BHXH, BHYT, xoay quanh mức đóng khi tham gia BHYT theo hộ gia đình, xác định đối tượng, cách thanh toán chi phí, mức giảm theo tỷ lệ khi tham gia BHYT, vấn đề thông tuyến xã, huyện khi khám chữa bệnh BHYT; mức đóng, độ tuổi, chế độ được hưởng khi tham gia BHXH tự nguyện.... Thông qua tuyên truyền các hội viên và người dân đã nắm rõ trách nhiệm trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT và quyền lợi được hưởng khi tham gia, đồng thời tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân đặc biệt là BHXH tự nguyện, BHYT theo hộ gia đình để toàn thể hội viên và nhân dân tại các Tổ, Ấp được tiếp cận các chính sách BHXH, BHYT và tự giác tham. Người dân cần và nên tham gia bảo hiểm y tế để được chia sẻ khó khăn về chi phí. Chuyên viên BHXH huyện giới thiệu khái quát về chế độ chính sách khi tham gia BHXH, BHYT Lai Vung - Đồng Tháp: Làmtốtcôngtáctuyêntruyền vềchínhsáchBHXH,BHYTchongườidân Tạ Văn Phùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận chuông nước chủ nhà Hội nghị WEF ASEAN 2018 từ Thủ tướng Campuchia Hun Sen
  • 4. 04 Số 169 - Tháng 05/2017Theo dòng thời sự Vừaqua,ĐoàncôngtáccủaBộNN&PTNT do ông Trần Quang Hoài, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thủy lợi làm Trưởng đoàn đã đến khảo sát tình trạng sạt lở bờ sông, bờ kè đê biển trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. *Đê kè Gành Hào và Nhà Mát diễn biến khá phức tạp Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung đã báo cáo với đoàn công tác về tình hình sạt lở trên địa bàn trong thời gian qua. Theo Chủ tịch UBND tỉnh, Bạc Liêu là tỉnh có tiềm năng rất lớn về kinh tế biển, với bờ biển dài 56km, với khoảng 100 nghìn người dân sinh sống ven biển. Song, nơi đây cũng là khu vực chịu nhiều biến đổi của khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn; đặc biệt là hiện tượng xói lở bờ biển, sạt lở đê biển, và kè cửa sông do thay đổi dòng chảy và sóng to, gió lớn gây thiệt hại nặng nề. Trong những năm vừa qua, rừng ngập mặn (rừng phòng hộ) ven biển tỉnh Bạc Liêu đang chịu tác động rất lớn của hiện tượng biến đổi khí hậu. Thảm rừng ngập mặn đang có khuynh hướng sạt lở và bồi tụ. Từ giữa tháng 1/2017 đến nay, tình hình thời tiết trên biển và ven biển tỉnh Bạc Liêu diễn biến rất phức tạp, nước biển dâng cao kết hợp với gió biển mạnh, gây biển động, sóng lớn đánh trực tiếp vào các đoạn đê kè ven biển gây thiệt hại nặng nề. Đặc biệt, tại tuyến kè đê biển Gành Hào (thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải) sóng lớn đánh gây sạt lở làm một số đoạn kè gần như hư hỏng hoàn toàn. Tính đến thời điểm hiện nay, kè Gành Hào đã bị sạt lở với chiều dài 94km, diện tích sạt lở 940m2, hành lang sau tường kè bị sụp 393m2, dầm đỉnh kè bị gãy hoàn toàn với chiều dài gần 47m, gây nguy cơ vỡ đê kè rất cao đe dọa đến cuộc sống, tính mạng của hàng nghìn hộ dân nơi đây. Riêng kè Nhà Mát (phường Nhà Mát, TP.Bạc Liêu) sóng biển cũng gây hư hỏng đoạn kè phía Tây nơi tiếp giáp với Đồn Biên phòng. Ngoài ra, đoạn tiếp giáp với chân cầu chiêu Túp 1 hai bên mố cầu bị sụp lún đường dẫn vào cầu. Theo đánh giá của ngành chức năng, nguyên nhân dẫn đến sạt lở là do tác động của dòng chảy ven bờ biển; những biến động của dòng hải lưu, biến động của hàm lượng phù sa sông MeKong khi đổ ra biển Đông. Ngoài ra, do tác động của thủy triều; hiện tượng triều cường dâng cao bất thường trong những năm gần đây cũng là nguyên nhân góp phần vào sự sạt lở. Đặc biệt nghiêm trọng hơn là tác động của sóng to, gió lớn; vào mùa gió chướng, sóng biển từ ngoài khơi tiến vào bờ sẽ vỡ trên vùng bãi bồi làm biến dạng phần nền. Ngoài ra, ở những khu vực không có rừng phòng hộ hoặc ở những nơi có rừng phòng hộ ít sẽ không đủ thảm rừng để tiêu hao năng lượng sóng. Từ đó, sóng có điều kiện tác động trực tiếp gây sạt lở. *Cần 340 tỷ đồng để khắc phục Để sớm khắc phục tình trạng trên, UBND tỉnh Bạc Liêu đã mời các nhà khoa học, các Viện nghiên cứu, trường Đại học đến tìm hiểu, nhằm tìm ra giải pháp trước mắt cũng như lâu dài để xử lý vấn đề này. Trong đó, công tác khắc phục trước mắt là phá sóng gần bờ, khắc phục vị trí sạt lở nhằm trả lại vị trí ban đầu, với vốn đầu tư bước đầu khoảng 150 tỷ đồng. Về lâu dài, UBND tỉnh đã thống nhất chọn Liên doanh Công ty TNHH Một thành viên Trường Đại học Thủy lợi và Viện Khoa học thủy lợi miền Nam là đơn vị tư vấn khảo sát, lập dự án, thiết kế bản vẽ thi công cho dự án công trình giảm sóng từ xa, gây bồi tạo bãi để trồng rừng. Phương án công trình được chọn là đê ngầm và kè mỏ hàn hình chữ “T”, với vốn đầu tư khoảng 190 tỷ đồng. Để sớm có điều kiện khắc phục sạt lở trước mắt, cũng như đầu tư xây dựng mới mang tính lâu dài, UBND tỉnh Bạc Liêu đã đề xuất với Đoàn công tác và các Bộ, ngành có liên quan hỗ trợ kinh phí cho Bạc Liêu với mức hỗ trợ là 340 tỷ đồng. Theo ông Hoài, tuy bước đầu địa phương đã làm tốt công tác khắc phục sạt lở, nhưng tỉnh cần đề phòng, theo dõi và có biện pháp ứng phó, nhất là hiện nay chuẩn bị vào mùa mưa bão; đồng thời ghi nhận những ý kiến đề xuất, kiến nghị của UBND tỉnh Bạc Liêu. Đồngthời,ChủtịchUBNDtỉnhBạcLiêucũng đề nghị Bộ NN&PTNT là cơ quan đầu mối trong việc khảo sát, đánh giá, nghiên cứu tình hình tổng thể về sạt lở bờ biển, bờ sông ở khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng để địa phương nắm và có giải pháp chủ động ứng phó. Để từ đó, phân tích, đánh giá tình trạng sạt lở bờ, tìm ra nguyên nhân sạt lở và đưa ra các giải pháp công trình lâu dài hợp lý, nhằm bảo vệ bờ, phòng chống sạt lở công trình kè Gành Hào và kè Nhà Mát trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Qua buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo đoàn công tác, ông Trần Quang Hoài, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thủy lợi đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm của lãnh đạo các Ban, Ngành tỉnh Bạc Liêu trong công tác khắc phục sạt lở kè đê biển trong thời gian qua. Khảosát,đánhgiátìnhhìnhsạtlởtạiBạcLiêu Nhật Tân Đoạn đê kè Gành Hào bị sạt lở vừa qua Ngày12/5,UBNDtỉnhQuảng Nam tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai thực hiện Nghị định 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính Nhà nước cho Người phát ngôn của UBND tỉnh, các sở ban ngành, hội đoàn thể trên địa bàn tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và cập nhật nhiệm vụ thông tin đối ngoại trong tình hình mới. Tại Hội nghị, TS.Lê Hải Bình - Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao, đã giới thiệu Chương trình hành động của Chính phủ về thông tin đối ngoại; chương trình, kế hoạch công tác thông tin đối ngoại năm 2017 - những vấn đề đặt ra đối với địa phương; tình hình thế giới, khu vực và hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta; vai trò của thông tin và công tác thông tin đối ngoại. Đồng thời, trao đổi kỹ năng phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí với các Người phát ngôn của các sở ban ngành, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. TS.Lê Hải Bình lưu ý những điểm mới trong Nghị định 09 quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước. Một số kỹ năng cơ bản trong công tác phát ngôn và tiếp xúc báo chí. Các bước tiến hành giải quyết “khủng hoảng truyền thông”… Ông Lê Văn Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết: Trong những năm qua, việc thực hiện quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí được cácsở,ban,ngành,địaphươngtrong tỉnh thực hiện tốt theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà báo, phóng viên, tác nghiệp, tiếp nhận được nguồn thông tin chính thống từ các cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, việc cung cấp thông tin cho báo chí có lúc, có nơi còn chưa thường xuyên và chưa kịp thời, một số người phát ngôn của cơ quan hành chính nhà nước còn hạn chế về kỹ năng phát ngôn, nghiệp vụ tiếp xúc với báo chí. Có những cơ quan, đơn vị chưa hiểu đúng quy định về người phát ngôn, lãnh đạo cơ quan cử người phát ngôn chưa đúng đối tượng, do vậy người phát ngôn chưa hiểu hết về vai trò, trách nhiệm nên còn tình trạng né tránh báo chí, hoặc trả lời chung chung... làm ảnh hưởng đến việc tiếp nhận thông tin chính thống của các cơ quan báo chí và người dân. Ông Thanh nhấn mạnh, thông tin đối ngoại là bộ phận quan trọng của công tác đối ngoại; là hoạt động thông tin nhằm vào nhiều đối tượng, chủ yếu là ở bên ngoài nhằm tạo ra sự hiểu biết về Việt Nam, xây dựng hình ảnh Việt Nam trong con mắt người nước ngoài theo cách chúng ta mong muốn; là thông tin quảng bá hình ảnh quốc gia, đất nước, con người, lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam; thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước Việt Nam ra thế giới, thông tin về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và thông tin thế giới vào Việt Nam… Vai trò của thông tin là thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, nhu cầu giải trí, phục vụ công tác tuyên truyền, là nguồn lực vô cùng to lớn của xã hội, tạo ra cơ hội to lớn và thách thức lớn cho mỗi người, mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia; ai biết chớp lấy, tận dụng được cơ hội, vượt qua thách thức sẽ thành công… Quảng Nam: Triểnkhainghịquyếtvềphátngôn, cungcấpthôngtinchobáochí Trọng Tâm Tiến sĩ Lê Hải Bình phát biểu tại hội nghị
  • 5. 05Số 169 - Tháng 05/2017 Theo dòng thời sự Việt Nam là một trong số ít quốc gia chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu; diễn biến thiên tai ngày càng cực đoan, bất thường, nhiều thách thức đã và đang đặt ra cho công tác phòng chống thiên tai. Để tăng tính chủ động, tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp, với phương châm lấy phòng ngừa là chính. Đây là nội dung tại Thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017.          Thủ tướng Chính phủ giao Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Bộ NN&PTNT đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương rà soát, xây dựng phương án, nhiệm vụ ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2017 sát với thực tiễn, phát huy tốt vai trò, chức năng thường trực công tác tìm kiếm cứu nạn của cơ quan quân sự các cấp; tiếp thu ý kiến các cơ quan, hoàn thiện phương án ứng phó với siêu bão, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6 năm 2017. Chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát, kiểm tra, đầu tư sửa chữa, nâng cấp hệ thống đê điều, hồ đập, đồng thời có phương án đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, công trình phòng chống thiên tai, cơ sở hạ tầng, khu dân cư, khu vực sản xuất. Trong năm 2017, tập trung hoàn thiện Chiến lược quốc gia phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, Kế hoạch phòng chống thiên tai cấp quốc gia trên cơ sở cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu và tình hình thiên tai 2016, trong đó lấy phòng ngừa là chính, xác định nhiệm vụ phòng chống thiên tai không chỉ của hệ thống chính trị, chính quyền các cấp mà phải dựa vào người dân, do- anh nghiệp. Tiếp tục nâng cao nhận thức cộng đồng về rủi ro và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, bổ sung phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn; tiếp tục nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp của lực lượng tìm kiếm cứu nạn. Tổ chức huấn luyện, diễn tập cứu hộ, cứu nạn với các tình huống thiên tai. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an rà soát phương án điều động, chi viện lực lượng, phương tiện ứng phó các tình huống thiên tai, nhất là bão mạnh, siêu bão, động đất, sóng thần; phương án bố trí lực lượng, phương tiện tại những khu vực trọng điểm để huy động kịp thời khi có yêu cầu. Chỉ đạo lực lượng công an các địa phương phối hợp với các đơn vị chức năng xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực đê điều, phòng chống thiên tai, tài nguyên nước, đặc biệt là tập trung xử lý, ngăn chặn tình trạng khai thác cát trái phép, lấn chiếm lòng sông, bãi sông. Bộ Tài nguyên và Môi trường nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, có phương án cụ thể huy động các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa nhằm tập trung đầu tư bổ sung tăng mật độ trạm quan trắc khí tượng thủy văn, nhất là trạm đo mưa tự động; rà soát, đề xuất điều chỉnh các bất cập của quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông. Tập trung nguồn lực, phối hợp với các địa phương, bộ, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ xây dựng bản đồ cảnh báo khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét làm cơ sở cho việc quy hoạch phân bố lại dân cư gắn phòng chống thiên tai. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác vận hành các hồ chứa thủy điện, đề xuất các giải pháp quản lý, vận hành an toàn và kiến nghị điều chỉnh các bất cập đối với các quy trình vận hành đã được phê duyệt nhằm bảo đảm an toàn công trình, góp phần chống lũ, chống hạn. Bộ Xây dựng rà soát quy chuẩn, tiêu chuẩn về thoát nước của các đô thị, khu dân cư trong điều kiện tác động của biến đổi khí hậu; chỉ đạo các địa phương rà soát quy hoạch hệ thống tiêu thoát nước tại các đô thị và triển khai các phương án, giải pháp khắc phục tình trạng ngập úng khi mưa lớn. Hướng dẫn chi tiết phân loại nhà an toàn với bão mạnh, siêu bão. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án nhà ở chống bão lũ ở các tỉnh ven biển miền trung. Ủybannhândâncáctỉnh,thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương xây dựng, triển khai thực hiệnkếhoạchPCTTcáccấptheoquy định của Luật phòng chống thiên tai; rà soát phương án, nhiệm vụ PCTT, tìm kiếm cứu nạn phù hợp thực tế địa phương, xây dựng phương án ứng phó các loại hình thiên tai trên địa bàn theo cấp độ rủi ro thiên tai; thành lập, thu và quản lý, sử dụng quỹ phòng chống thiên tai đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật; kiểm tra, đôn đốc chủ các công trình trên địa bàn đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trạm quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng theo quy định của Luật khí tượng thủy văn, nhất là các trạm quan trắc phục vụ vận hành các hồ chứa nước. Triển khai lồng ghép nội dung PCTT vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhất là phòng chống bão, lũ, hạn hán, xâm nhập mặn. Rà soát quy hoạch, chuyển đổi sản xuất phù hợp với điều kiện từng vùng, giảm thiểu tác động của thiên tai; rà soát, chủ độngdidờicáchộdânởvùngcónguy cơ cao rủi ro thiên tai, có phương án sơ tán đảm bảo an toàn đối với các hộ chưa có điều kiện di dời. Đầutư3côngtrìnhgiaothôngtạiThànhphốHồChíMinh Hải Yến Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung cầu thay thế phà Cát Lái. Cầu này được xây dựng tại quận 2, TP.HCM và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, vượt sông Đồng Nai với tổng chiều dài cầuvàđườngdẫnkhoảng4,5km.Đâylàcôngtrình đường phố chính đô thị chủ yếu, vận tốc 80km/h; mặt cắt ngang đường 60m, đảm bảo 6 làn cơ giới và 2 làn hỗn hợp; mặt cắt ngang cầu phù hợp với quy mô tuyến. Cầu được xây từ năm 2017 - 2020. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý bổ sung Cầu Cần Giờ thay thế phà Bình Khánh. Cầu này được xây dựng tại huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ, vượt sông Soài Rạp. Tổng chiều dài cầu và đường dẫn khoảng 7,3km. Đây là loại đường trục đô thị thứ yếu, vận tốc 60km/h. Mặt cắt ngang đường 40m đảm bảo 4 làn cơ giới và 2 làn hỗn hợp; mặt cắt ngang cầu phù hợp với quy môtuyến.Cầuđượcthựchiệntừnăm2017-2020. Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý từ năm 2017 - 2020 thực hiện xây dựng đường song song với Quốc lộ 50 từ huyện Nhà Bè, TP.HCM đến huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An với chiều dài tuyến khoảng 8,6km. Đây là loại đường phố chính đô thị chủ yếu, vận tốc 80km/h. Mặt cắt ngang đường40mđảmbảo6lànxecơgiới;mặtcắtngang cầu trên tuyến phù hợp với quy mô tuyến. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND TP.HCM cập nhật các công trình trên vào các quy hoạch có liên quan và triển khai đầu tư theo đúng quy định của pháp luật. Phòng chống thiên tai vớiphươngchâmlấyphòngngừalàchính Minh Sơn Diễn tập phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn tổ chức tại xã Quế Xuân 2, huyện Quế Sơn, vào tháng 3.2017
  • 6. 06 Số 169 - Tháng 05/2017sự kiện - tiêu điểm Trước đêm pháo hoa thứ hai với chủ đề Thổ (20/5) trong khuôn khổ Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, ông Joe Ghaz- zal - Giám đốc công ty Global 2000, đơn vị phụ trách các đội pháo hoa - đã hé lộ nhiều điều đặc biệt sẽ được các đội pháo hoa Nhật Bản và Thụy Sỹ trình diễn vào tối 20/5 này. -Ông Joe Ghazzal: Đêm thi đầu tiên đã khép lại với nhiều ấn tượng trong lòng khán giả. Mọi sự chuẩn bị và nỗ lực của tất cả mọi người, các bên tham gia đã được đền đáp khi đêm Hỏa diễn ra thành công hơn cả mong đợi. Chúng tôi cảm nhận được điều đó từ sự cổ vũ của khán giả, khán đài chật kín chỗ ngồi và những tràng pháo tay. Đặc biệt, phần trình diễn của hai đội Việt Nam và Áo rất hấp dẫn, mỗi đội có một phong cách trình diễn khác nhau. Chính điều này đã cuốn hút khán giả ngay từ đêm đầu tiên, và chúng tôi nghĩ là đây mới chỉ là những bất ngờ đầu tiên thôi, hãy chờ đợi những đêm tiếp theo. *PV: Hiện tại việc chuẩn bị cho đêm thứ hai được tiến hành đến đâu rồi, thưa ông? -Ông Joe Ghazzal: Đến thời điểm này thì công tác chuẩn bị đã gần như hoàn tất rồi. Vì là đêm pháo hoa thứ hai nên việc chuẩn bị cũng không vấtvảnhưđêmđầutiên.Chúngtôichỉ cần hoàn thiện thêm một số hạng mục nữa. Còn phần chuẩn bị của hai đội Nhật Bản và Thụy Sỹ cũng đang được triểnkhai,mọithứdiễnrakhásuônsẻ. *PV: Thụy Sỹ và Nhật Bản là hai đội có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực pháo hoa. Theo ông, đâu là thế mạnh của họ? -Ông Joe Ghazzal: Hai đội Nhật Bản và Thụy Sỹ khá khác biệt. Đội Nhật Bản có phong cách rất đặc biệt, rất rõ ràng cụ thể trong mọi vấn đề. Về kỹ thuật, họ dùng ít pháo hoa hơnnhưngkháchútrọngtrongthông điệp và câu chuyện kể khi trình diễn pháo hoa. Còn đội Thụy Sỹ thì lại cho thấy sự hiện đại, mới mẻ. Họ sử dụng hệ thống bệ phóng pháo hoa rất hiện đại chưa từng có từ trước tới nay. Về âm nhạc, đội Nhật Bản sử dụng nhạc Pop còn đội Thụy Sỹ thì theo đuổi phong cách âm nhạc dân gian đương đại. Đây cũng là lý do chúng tôi lựa chọn 2 đội Nhật Bản và Thụy Sỹ cho đêm thứ 2. Sự bất ngờ và đổi mới sẽ là điều lôi cuốn khán giả tiếp tục đến vớiđêmthứ2,đếnvớilễhộipháohoa. *PV: Chủ đề của đêm thứ 2 là Thổ. Vậy Global 2000 và hai đội Thụy Sỹ - Nhật Bản đã có những thống nhất như thế nào để thể hiện chủ đề này một cách tốt nhất? -Ông Joe Ghazzal: Đêm Thổ sẽ là sự bùng nổ của những điều mới mẻ. Với chủ đề này, chúng tôi mong muốn mỗi đội tự tìm tòi cách thể hiện riêng biệt. Đó là sự sáng tạo trong cách thể hiện, cách sử dụng công nghệ hay âm thanh ánh sáng. Và tôi tin là cả hai đội đang có những kịch bản pháo hoa rất độc đáo liên quan đến chủ đề này. *PV: Gắn bó với pháo hoa Đà Nẵng nhiều năm rồi, sau khi chứng kiến đêm đầu tiên, ông đánh giá thế nào về quy mô của DIFF 2017? -Ông Joe Ghazzal: Tôi gắn bó với lễ hội pháo hoa Đà Nẵng đến nay là 8 năm rồi. Nhưng có thể nói năm nay quy mô lớn hơn hẳn, điều này cũng khiến tôi hứng thú hơn với những mong muốn đem lại cho công chúng trong những đêm pháo hoa. *PV: Việc phối hợp giữa G2000 với các bên tổ chức lễ hội đã diễn ra như thế nào trong đêm đầu tiên? Ông có kiến nghị gì với Ban tổ chức cho các đêm tiếp theo của DIFF 2017? -Ông Joe Ghazzal: Về quy trình làm việc, tôi cảm thấy các bên phối hợp với nhau rất tốt, từ chính quyền địa phương đến Tập đoàn Sun Group và các thành viên khác trong Ban tổ chức. Cho đến thời điểm này, chúng tôi rất vui vì mọi chuyện diễn ra tốt đẹp, hy vọng là những đêm sắp tới sẽ đem lại nhiều điều hấp dẫn hơn cho du khách và người dân Đà Nẵng. Còn về những đóng góp ý kiến của riêng tôi, tôi nghĩ chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn để nâng cao nhận thức của tất cả mọi người dân về lễ hội pháo hoa cũng như những gì mà lễ hội mang lại. Và để cảm nhận rõ hơn thì tôi nghĩ mọi người đừng bỏ lỡ những điều hấp dẫn sẽ có trong đêm Thổ sắp tới nhé. Trân trọng cảm ơn ông! Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng: Chủđề“Thổ”sẽmangđếnnhiềubấtngờ Trọng Tâm Đồng Tháp nổi tiếng không chỉ bởi những ao sen Tháp Mười đẹp ngây ngất lòng người, những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, những cây trái đặc sản như xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, quýt Lai Vung, bưởi Phong Hòa… mà vùng đất này còn được biết với những đôi chiếu dệt rất công phu, cùng nhiều câu chuyện hấp dẫn về phiênchợcómộtkhônghai-chợ “ma” ở xã Định Yên, huyện Lấp Vò. Dọc bên đường là những bó lác được nhuộm vàng, đỏ, xanh; xa xa là hình ảnh các chị đang phơi lác tạo nên một bức tranh sinh động đầy sắc màu hút hồn bao khách lãng du… Định Yên là một xã nông thôn ven tả ngạn sông Hậu, nằm về hướng Đông Nam, cách trung tâm huyện Lấp Vò khoảng 7km. Đến nay, chưa có một tài liệu nào xác định được cụ thể thời điểm xuất hiện nghề dệt chiếu ở Định Yên. Tuy nhiên, theo các cụ cao niên trong xã thì nghề dệt chiếu đã có từ hơn 100 năm và đến nay nó vẫn còn tồn tại với nhiều giai đoạn thăng trầm. “Định Yên có vựa chiếu to/ Lấy chồng xứ Định khỏi lo chiếu nằm”. Câu ca dao được truyền tụng từ bao đời ở xóm chiếu, đã phần nào cho thấy sự hưng thịnh một thời của làng chiếu trăm tuổi nằm bên nhánh sông quê yên ả. Để chiếu Định Yên có được chỗ đứng nhất định trên thị trường, bà con làng chiếu luôn cẩn trọng từ khâu tuyển lựa sợi lác nguyên liệu, nhuộm, phơi cho đến công đoạn dệt. Bên cạnh đó, họ cũng không ngừng cập nhật, sáng tạo trong phối màu để có được những mẫu họa tiết tinh tế, đẹp mắt. Chiếu Định Yên có khá nhiều mẫu mã: Chiếu trắng thường, chiếu bông,chiếucổ,chiếuconcờ,chiếutrà niên, chiếu dảy ốc, chiếu bông gấm… với  3 mẫu kích cỡ thông thường: chiếu 1,6m, dài 2m; chiếu 0,8m, dài 1m (còn gọi là chiếu manh, được tận dụng số lát ngắn, vụn dùng để trải ngồi chơi trong nhà), chiếu cổ 0,6m, dài 1,8m (được sử dụng để bày mâm cỗ trên bộ ngựa (phản) đặt ở gian nhà chính khi có tiệc tùng quan trọng). Ngoài ra, chiếu cũng có thể sản xuất các loại kích cỡ khác theo yêu cầu của khách hàng. Cảnh mua bán ở chợ chiếu khá đặc biệt vì nó diễn ra từ lúc khuya cho tới độ 3 giờ sáng, thậm chí sớm hơn. Người mua kẻ bán tuy đông, nhưng rất im ắng. Ông Chính Tàu (83 tuổi) kể, người mua thường cầm đèn dầu mù u soi từng bó chiếu, trong khi người bán, có người có đèn có người không. Cuộc mua bán diễn ra bên bến sông mà nếu giàu trí tưởng tượng, bạn có thể hình dung ra những dáng người lặng lẽ, u tịch di chuyển trên bến vắng. Có lẽ cũng từ sự đặc biệt này mà người ta gọi chợ chiếu Định Yên là “chợ ma”, “chợ âm phủ”. Cuộc sống bên những khung dệt rồi buôn bán chiếu, cứ như thế diễn ra theo vòng tuần hoàn riết cũng thành nếp. Cho đến khi không còn chế độ áp bức nữa thì dân làng Định Yên vẫn nửa khuya, giật mình thức giấc, vác chiếu ra bến sông chờ thương lái đến mua hàng. Thếnhưng,làngchiếunứctiếng một thời, cùng khu “chợ ma” độc đáo thuở nào giờ đã lùi về quá khứ. Khi giờ đây, cảnh người ngồi dệt chiếu bên những khung dệt truyền thống không còn nhiều, thay vào đó là máy móc tiên tiến, hình thức giao thương hàng hóa cũng được chuyển đổi thành ban ngày. Theo nhiều người có thâm niên trong làng, cách đây hơn chục năm, do nhu cầu của thị trường tăng cao, nên đa phần các hộ làm chiếu trong làng đều chuyển qua dệt bằng máy. Bởi dệt máy cho năng suất cao, chất lượng mẫu mã đa dạng, chắc và đều hơn so với cách dệt thủ công. Hiện nay, hầu hết các hộ gia đình làm chiếu đều nhập lác từ những vùng lân cận như Vũng Liêm - Long Hồ (Vĩnh Long), vùng Tứ giác Long Xuyên… nhưng ở xã Định Yên vẫn còn một người trồng lác và cũng là người đã dành trọn đời cho nghề chiếu. Đó là ông Hai Gu, 65 tuổi, đã gắn bó hơn 40 năm với nghề trồng lác dệt chiếu. Theo ông Mai Thành Lập - Chủ tịch UBND xã Định Yên, cho biết: Trước thực tế trên, chính quyền địa phương xã Định Yên đã xây dựng kế hoạch phát triển, bảo tồn làng nghề truyền thống trên trăm tuổi này thông qua phát triển du lịch. “Chúng tôi rất mong muốn được đầu tư, hỗ trợ để có thể phát triển du lịch ở làng chiếu. Khi đó, du khách đến với Định Yên sẽ được tận mắt xem qua các công đoạn làm ra chiếc chiếu. Ngoài chiếu mình dệt ra thì còn nhiều sản phẩm khác để phục vụ khách du lịch. Bên cạnh đó, chúng tôi dự định sẽ cho dựng lại “chợ ma” vào mỗi cuối tuần”. Tuy trước mắt còn nhiều khó khăn nhưng hy vọng, với sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự chung tay của các doanh nghiệp sản xuất cũng như người dân, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng về sự thay đổi tích cực ở làng chiếu. Đồng Tháp: Gìn giữ hồn chiếu Định Yên  Hải Yến - Ngọc Danh Ông Joe Ghazzal - Giám đốc công ty Global 2000
  • 7. 07Số 169 - Tháng 05/2017 sự kiện - tiêu điểm Thời gian qua, tình trạng khai thác cát trái phép trên địa bàn tỉnh Bắc Giang diễn biến phức tạp, gây sạt lở nhiều đoạn bờ sông, đe dọa đến công trình đê điều, làm mất đất sản xuất khu vực bãi sông. Trước tình hình đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã trực tiếp chỉ đạo các sở, ngành và địa phương liên quan thực hiện đồng bộ các biện pháp, siết chặt hoạt động khai thác cát sỏi trái phép trên địa bàn. Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức cho 16/18 doanh nghiệp được phép khai thác cát sỏi thực hiện ký cam kết chấp hành ng- hiêm các quy định của Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường, theo cấp phép khai thác. Đồng thời đôn đốc, hướng dẫn các huyện, thành phố kiểm tra các bến bãi tập kết, kinh doanh vật liệu cát sỏi trên địa bàn; phối hợp với Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thanh tra các doanh nghiệp được cấp phép khai thác cát sỏi trên địa bàn. Tuy nhiên, việc quản lý, khai thác cát còn nhiều bất cập: tình trạng khai thác, mua bán cát sông trái phép, không rõ nguồn gốc vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi; chính quyền một số xã cho các tổ chức, cá nhân thuê đất để khai thác cát, đất, làm bến bãi tập kết cát không đúng thẩm quyền, sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, chưa thường xuyên... dẫn đến tình trạng khai thác cát trái phép tràn lan, lãng phí, bừa bãi không hiệu quả, gây thiệt hại về kinh tế, hệ lụy xấu về xã hội. Thời gian tới, UBND tỉnh Bắc Giang sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan,lựclượngchứcnăngtiếnhành kiểm tra, đôn đốc các ngành, các cấp tập trung triển khai các nhiệm vụ cần thiết. Trong đó, hoàn thành việc giải tỏa, xóa bỏ các bến bãi tập kết, kinh doanh cát sỏi ven sông tại các huyện, thành phố không nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt xong trước ngày 30/6/2017. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng pháp luật về khoáng sản tới các tầng lớp nhân dân, thông qua nhiều hình thức, kênh thông tin đại chúng. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là công tác “hậu” cấp phép; hoạt động khai thác cát sỏi trái phép và kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật; bố trí lực lượng tuần tra tại các điểm nóng khai thác cát sỏi trái phép, kịp thời ngăn chặn, xử lý vi phạm bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn. Nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ tài nguyên cát sỏi chưa khai thác trên địa bàn. Bắc Giang: Siếtchặthoạtđộngkhaitháccátsỏitráiphép P/V Quảng Ninh: TăngtốcthicôngcaotốcHạLong-VânĐồn Liên Minh Được triển khai từ tháng 9/2015, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn là Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường mới theo hình thức BOT, do Công ty CP BOT Biên Cương làm chủ đầu tư, có tổng mức hơn 12.000 tỷ đồng. Đường quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100km/h, có chiều dài gần 60km. Tuy nhiên, trước đây, Dự án đã gặp phải những khó khăn do công tác GPMB tại các địa phương chưa đảm bảo theo kế hoạch; các phương án thi công chưa hợp lý; một số vị trí phải thay đổi thiết kế do địa chất phức tạp... Điều này đã khiến tiến độ thực hiện Dự án chưa được như mong muốn, có thể ảnh hưởng đến kế hoạch hoàn thành vào cuối năm 2017. VớiquyếttâmđưacaotốcHạLong-VânĐồn vào sử dụng cuối năm 2017, đồng thời động viên các nhà thầu thi công, ngày 7/5, Công ty CP BOT Biên Cương đã phát động thi đua cao điểm hoàn thành Dự án. Chủ đầu tư và các nhà thầu cùng ký cam kết tăng ca, tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ các hạng mục. Ngay sau lễ phát động, không khí thi đua mới đã diễn ra trên công trường thi công cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, hàng trăm thiết bị được huy động, đồng loạt tăng tốc tại nhiều mũi. Trước yêu cầu cấp bách hoàn thành Dự án vào cuối năm 2017, chủ đầu tư đã tổ chức họp kiểm điểm, ký cam kết, phát động thi đua tăng tốc thi công đối với các nhà thầu. Từ đó, 15 gói thầu (9 gói thầu đường và 6 gói thầu cầu) đều đã xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng hạng mục, phần việc phù hợp với tiến độ tổng thể Dự án. Trong đó, sẽ tập trung tăng ca, tăng kíp, bổ sung thiết bị, nhân lực, chủ động ký hợp đồng cung ứng đủ nguyên vật liệu phục vụ thi công theo đúng kế hoạch đã xây dựng. Chủ đầu tư Dự án đã tổ chức kiểm soát chặt chẽ tiến độ của từng nhà thầu theo ngày, kịp thời có phương án điều chuyển khối lượng hoặc tăng cường thêm nhà thầu tại các gói thầu năng lực chưa đảm bảo. Sau phát động thi đua, liên danh Công ty CP 484 và Công ty CP Hường Lan tăng cường thêm thiết bị, tập trung thi công nền đường tại gói thầu số 2, Dự án cao tốc Hạ Long - Vân Đồn Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp và giải quyết trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp; giải quyết việc chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan khẩn trương nghiên cứu, xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp để kịp thời giải quyết các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp; tạo điều kiện hỗ trợ, phát triển và bảo vệ quyền lợi chính đáng của do- anh nghiệp; báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 17/5/2017. Thủ tướng Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Kiểm toán Nhà nước rà soát để sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi các quy định trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, kiểm toán; không để xảyrasựchồngchéo,trùnglắptrong hoạt động thanh tra, kiểm toán gây phiền hà, khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trong quý II/2017. Thủtướng:Chấnchỉnhcôngtác thanhtra,kiểmtradoanhnghiệp P/V Ông Nguyễn Hữu Việt, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, nguyên Bí thư quận 9 được bổ nhiệm về công tác tại Ban Tuyên giáo TW phía Nam. Theo quyết định trao sáng 16/5, Ban Tuyên giáo TW tiếp nhận và bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Việt, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM về công tác tại Ban Tuyên giáo TW. Ông Việt được bổ nhiệm chức vụ Phó Vụ trưởng Cơ quan Thường trựcBantuyêngiáoTWtạiTP.HCM từ ngày 5/5. Trước đó, ông Việt đã trải qua nhiều chức vụ công tác Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, nguyên Bí thư quận 9. theo Vietnamnet Bổnhiệmnhânsự BanTuyêngiáoTW TạiThànhphốHồChíMinh P/V Ông Võ Văn Phuông, Ủy viên TW Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo TW trao quyết định cho ông Nguyễn Hữu Việt
  • 8. Số 169 - Tháng 05/2017sự kiện - tiêu điểm08 Gần đây, đoạn bờ sông Tiền qua địa phận xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, xảy ra sạt lở liên tục khiến nhiều hộ dân phải di dời khẩn cấp. Nhiều đoạn sạt lở chỉ còn cách tuyến QL30 khoảng 15 đến 20m. *Công bố tình trạng khẩn cấp UBND tỉnh Đồng Tháp vừa tiếp tục công bố tình trạng khẩn cấp sạt lở đất bờ sông Tiền, đoạn qua khu vực ấp Bình Hòa (xã Bình Thành, huyện Thanh Bình). Theo công bố tình trạng sạt lở tại khu vực xã Bình Thành diễn biến phức tạp từ đầu tháng 4/2017 đến nay và ngày càng phức tạp, với chiều dài khoảng 210m, từ mương Cả Lách về phía chợ Bình Thành 150m và từ mương Cả Lách về cầu Phong Mỹ (huyện Cao Lãnh) 60m. Nhiều đoạn sạt lở chỉ còn cách quốc lộ 30 chỉ từ 15 đến 25m, đã đe dọa trực tiếp đến đời sống hơn chục hộ dân tại ấp Bình Hòa. Trong đó, có 5 căn nhà cách mép sông Tiền từ 1-10m nằm trong khu vực nguy hiểm, cần di dời khẩn cấp. Trước tình trạng này, UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu UBND huyện Thanh Bình, Sở NN&PTNT, Sở GTVT, Công an tỉnh cùng các ban ngành liên quan thực hiện các biện pháp cứu hộ, tăng cường bảo vệ công trình kết cấu hạ tầng, cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu vực đang bị sự cố sạt lở. Đồng thời, cấm biển báo vành đai sạt lở, cảnh báo sạt lở; thông báo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông về tình trạng khẩn cấp sạt lở ở khu vực này. Theo dõi sát diễn biết sạt lở, sẵn sàng ứng cứu, hỗ trợ người dân di dời khi có sạt lở xảy ra. Đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng và tài sản của người dân. Tình trạng sạt lở chưa có dấu hiệu dừng lại, khu vực sạt lở đang xuất hiện nhiều vết nứt lớn ăn sâu vào nhà dân. Ông Nguyễn Văn Khảm, hộ dân ở ấp Bình Hòa, xã Bình Thành, bị ảnh hưởng cho biết: “Trước đây, gia đình có hơn 600m2 đất, cách bờ sông Tiền hơn 40m. Qua nhiều lần sạt lở, diện tích đất ngày càng bị thu hẹp. Đến ngày 8/4, sạt đã kéo sụp căn nhà của gia đình cùng diện tích đất vườn”. Hiện tại, gia đình ông Khảm phải sang ở nhờ tại trường học của xã gần đó. Chung cảnh ngộ với gia đình ông Khảm, nhiều hộ dân lân cận cũng bị ảnh hưởng, buộc phải di dời đến nơi khác. Ông Nguyễn Thanh Phong, Chủ tịch UBND xã Bình Thành cho biết, địa phương đã xem xét di dời những hộ dân chịu ảnh hưởng đến khu vực an toàn. Riêng 3 trường hợp ảnh hưởng trực tiếp như hộ ông Khảm, hộ anh Điền và hộ chị Hằng, xã đề xuất chuyển đến tuyến dân cư Bình Thuận nhằm ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, cả 3 hộ dân này chưa đồng ý vì nơi ở mới cách xa Quốc lộ, ảnh hưởng đến kế sinh nhai. Cũng theo ông Phong, trước đó, chính quyền địa phương đã vận động những hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở thuộc các ấp như: Bình Chánh, Bình Định, Bình Hòa về các tuyến dân cư sinh sống. Hiện nay, vẫn còn nhiều hộ chưa chịu tái định cư, chính quyền địa phương mới vận động được 44 hộ chuyển đến tuyến dân cư Bình Thuận. *Sạt lở liên quan đến khai thác cát Sáng ngày 11/5, đoàn khảo sát của Bộ NN&PTNT do ông Trần Quang Hoài - Phó tổng Cục trưởng tổng Cục thủy lợi làm trưởng đoàn đã đến khảo sát tuyến sạt lở ng- hiêm trọng tại xã Bình Thành. Từ chuyến khảo sát thực tế, ông Hoài thông tin, có một hố xoáy, tâm hố xoáy cách bờ 80m với độ là 36,8m. Theo ghi nhận, đoạn sạt lở tại địa phương này dài 210m (nằm trong đoạn sạt lở 2.300m, ảnh hưởng 227 hộ dân, với 851 nhân khẩu). Diện tích sạt lở 3.250m2, cách Quốc lộ 30 (tuyến Cao Lãnh đi Hồng Ngự, Campuchia và chiều ngược lại) từ 15 đến 25m. Hiện có 6 hộ đã tự di dời đến nơi an toàn, còn lại 30 hộ dân, một nhà kho, một trụ sở HTX Nông nghiệp Bình Hòa, một đài nước cần tiếp tục di dời. Tính đến thời điểm hiện tại, Đồng Tháp có 45 xã, phường, thị trấn, thành phố liên tiếp xảy ra sạt lở. Ông Đỗ Hoài Nam - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu công trình biển cho biết: “Khai thác cát quá mức đang diễn ra trên dòng sông Cửu Long (1998 - 2008), lòng sông Tiền đã bị hạ thấp từ 1 đến 1,8m, còn trên sông Hậu bị hạ thấp từ 1,33 đến 1,46m dẫn đến sạt lở, nên cần phải có quy hoạch, quan tâm, xem xét kỹ vấn đề này. Ngoài nguyên nhân trên, sạt lở tại địa phương này là do mặt cắt ngang sông Tiền thu hẹp dần và uốn cong về phía xã Bình Thành, chủ lưu dòng chảy ép sát đâm thẳng vào bờ, kết hợp nền đất yếu gây sạt lở. Đặc biệt, trong mùa mưa lũ, sạt lở sẽ càng trở nên nghiêm trọng và phức tạp hơn”. Để đảm bảo tuyến giao thông huyết mạch trên Quốc lộ 30, Ban Chỉ đạo Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Tháp kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ 72 tỷ đồng xử lý khẩn cấp chống sạt lở giai đoạn 1, với chiều dài 600m (điểm đầu từ mương Cả Lách về phía chợ Bình Thành và từ Cả Lách về phí cầu Phong Mỹ). Tiếp tục hỗ trợ 172 tỷ đồng giai đoạn 2, xử lý đoạn còn lại khoảng 1.700m từ chân kè Bình Thành đến vàm Phong Mỹ. Trước tình hình trên, ông Trần Quang Hoài tiếp nhận kiến nghị của tỉnh, đồng thời sẽ ra soát lại để có biện pháp xử lý triệt để, để tránh tình trạng khắc phục sạt lở xong lại tiếp tục sạt lở. Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái ĐBSCL nhận định, thiếu phù sa, mất cát do bị các đập thủy điện ở đầu nguồn chặn lại sẽ dẫn đến thực trạng sạt lở bờ biển, đê biển ngày càng dữ dội hơn. “Tình trạng khai thác cát tràn lan ở ĐBSCL đã làm mất đi khoảng 200 triệu tấn cát ở sông Tiền, sông Hậu. Đồng thời hạ thấp 2 lòng sông này xuống khoảng 1,3m. Chính những điều này là nguyên nhân gây ra tình trạng sạt lở hiện nay” - Thạc sĩ Thiện thông tin.  Liên quan đến sạt lở này, Tiến sĩ Dương Văn Ni, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên (Trường Đại học Cần Thơ) đã có những phân tích, đánh giá về việc khai thác cát “vô tội vạ” hiện nay trên các tuyến sông.  “Lớp cát dưới đáy sông như phần xương sống của cơ thể, nếu không có lớp cát thì hai bên bờ sông sẽ lở khủng khiếp” - Tiến sĩ Ni cảnh báo. Cát ở ĐBSCL được lắng đọng lâu dài, từ vài chục năm đến cả trăm năm trước, mới tạo ra nền của đáy sông, cù lao và các tầng lưu trữ nước ngọt trong đất. Cát là yếu tố quan trọng thiết kế địa hình đáy sông, điều tiết dòng chảy, vận tốc dòng chảy và độ xoáy dòng chảy. Nếu múc cát thì sẽ thay đổi địa hình, tạo địa hình lòng sông mới, ảnh hưởng tới lưu lượng, vận tốc dòng chảy. Trong mùa khô, nếu múc cát dưới đáy sông thì sẽ làm cho đáy sông có kiểu địa hình khác như nó vốn có. Vì vậy, khi nước đổ về sẽ cạp vào hai bên bờ sông lấy vật liệu bù vào, gây sạt lở. Hiện nay lượng cát về không đủ và lượng cát hàng năm biển kéo đi quá nhiều nên bờ biển của đồng bằng đang bị xói lở. Theo Sở TN&MT tỉnh Đồng Tháp, tính đến tháng 3/2017, tổng các phương tiện đang khai thác và thi công nạo vét trên sông Tiền, sông Hậu qua địa phận tỉnh Đồng Tháp là 85 phương tiện. Trên sông Tiền là 77 phương tiện trải dài khoảng 120km (từ biên giới Campuchia đến xã An Nhơn, huyện Châu Thành, chưa tính các nhánh cù lao sông Tiền). Trên sông Hậu có 8 phương tiện, trải dài khoảng 30km, từ xã Định An (huyện Lấp Vò) đến xã Phong Hoà (huyện Lai Vung). Ngoài các giấy phép do UBND tỉnh cấp, trên địa bàn có 3 dự án nạo nét của Cục đường thủy nội địa Việt Nam. Hiện nay chỉ còn một dự án đang thi công, một dự án đã dừng và dự án còn lại thì bị người dân phản ứng và tỉnh cũng không đồng tình vì đang xảy ra sạt lở. Ông Võ Minh Tâm - Phó Giám đốc Sở TN&MT Đồng Tháp cho biết, do phù sa từ thượng nguồn không có, bờ sông đói nên gây sạt lở. Tại các khu vực sạt lở, tốc độ dòng chảy tăng lên nên sạt lở xảy ra nhiều. Trong đó, cũng có do hoạt động khai thác cát. Hiện nay, trên địa bàn Đồng Tháp, tỉnh cấp cho 4 doanh nghiệp, với 18 giấp phép khai thác, với tổng công suất 8,9 triệu m3/năm. Ngoài ra, còn có 3 dự án nạo vét tuyến đường thuỷ nội địa do Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam cho phép và 2 dự án nạo vét khu vực đậu tàu thuyền của khẩu quốc tế Thường Phước, dự án nạo vét thí điểm cồn Linh do tỉnh cho phép. Đồng Tháp: CấpbáchtìmgiảiphápngănchặnsạtlởđấtĐức Thọ - Trung Lương - Quốc An Tình trạng sạt lở tại Đồng Tháp khiến các hộ dân phải di dời đến nơi an toàn
  • 9. Số 169 - Tháng 05/2017 Kinh tế - Phát triển & Hội nhập 09 Năm nay, tỉnh Bến Tre đang phấn đấu thu hút 1,2 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 550.000 khách quốc tế; doanh thu từ các hoạt động du lịch đạt khoảng 1.000 tỷ đồng. Để làm được điều đó, địa phương đã đầu tư đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các mô hình, sản phẩm du lịch.  Bến Tre là một trong 13 tỉnh, thành thuộc vùng ĐBSCL, có diện tích khoảng 2.360km2 và hơn 1,3 triệu dân sống dựa trên nền kinh tế nông nghiệp, được biết đến như là quê hương xứ dừa, vương quốc hoa kiểng, trái cây. Bến Tre không những có điều kiện để phát triển loại hình du lịch sinh thái mà còn thuận tiện cho du khách lưu lại và trải nghiệm với xứ sở sông nước miệt vườn cùng người dân mộc mạc, phóng khoáng, hiền hòa và hiếu khách.  Bến Tre và vùng ĐBSCL với đặc trưng là những tour du lịch bằng thuyền, xuồng trên sông, khám phá những vườn cây trái quanh năm, trải nghiệm cuộc sống của miền sông nước, nghe đờn ca tài tử… hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Bến Tre được hình thành từ sự bồi đắp của 4 nhánh sông: Sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên của hệ thống sông Mê Kông với kênh rạch chằng chịt đổ ra biển Đông (65km bờ biển) hình thành 3 vùng sinh thái tự nhiên mặn, lợ và ngọt, tạo nên những cảnh quan đa dạng, độc đáo và hấp dẫn. Tiềm năng du lịch mang đậm nét văn hóa miệt vườn Nam Bộ với rừng dừa (63 nghìn ha cho hơn 5 triệu trái dừa/ năm) bao phủ; vườn cây ăn trái xum xuê (hơn 33 nghìn ha), nhiều vườn hoa kiểng rực rỡ sắc màu, các loại cây giống nổi tiếng. Vào ngày 11/5 vừa qua, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC), Sở Du lịch TP.HCM phối hợp với Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre tổ chức Hội thảo “Xúc tiến thương mại - du lịch tỉnh Bến Tre gắn với vùng ĐBSCL”. Tại Hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, do có sự tương đồng về văn hóa, lối sống, cảnh quan thiên nhiên, nên sản phẩm du lịch giữa các địa phương trong vùng khá giống nhau. Bên cạnh đó, việc phát triển sản phẩm du lịch không thể phân bố đều cho các địa phương mà phải căn cứ vào lợi thế, đặc điểm nổi trội của từng điểm đến, từ đó tập trung đầu tư, tạo sự khác biệt thu hút khách, có tính đến các điểm đến ở địa phương lân cận, làm cho sản phẩm du lịch toàn vùng có sức hấp dẫn cao. Bà Trần Thị Việt Hương - Giám đốc Ban Tiếp thị, Công ty Du lịch Vietravel cho biết, hiện tại, Viet- ravel đã xây dựng nhiều sản phẩm du lịch kết nối liên tỉnh, liên vùng ở ĐBSCL. Bến Tre chưa đủ hấp dẫn khách du lịch lưu trú lại, bởi những tuyến điểm du lịch ở tỉnh này khá giống với Tiền Giang, Vĩnh Long. Theo ông Nguyễn Minh Quyền - Giám đốc phát triển Công ty cổ phần du lịch Bến Thành cho rằng, tỉnh Bến Tre phải làm sao chọn được các doanh nghiệp và các điểm du lịch của địa phương phù hợp với khách quốc tế để liệt kê thành một nhóm; các điểm du lịch phù hợp khách nội địa liệt kê thành một nhóm. Sau đó, tổ chức từng sự kiện, từng điểm phù hợp với khách quốc tế (cũng như sự kiện cho khách trong nước) để thu hút du khách về với địa phương nhiều hơn. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh Bến Tre có khoảng 20 điểm homestay với khoảng 160 phòng, được đầu tư tương đối đầy đủ tiện nghi như: Homestay Năm Hiền, Homestay Mai Thanh Vân, Jardin du Mekong Homestay, Đại Lộc... đó là những ngôi nhà hiện có của người dân được xây dựng, chuyển đổi công năng, thoáng mát, tiện nghi gắn liền với cảnh làng quê miệt vườn rất đẹp, không khí trong lành. Tuy nhiên, một điểm hạn chế của loại hình này hiện nay đó là phần lớn các homestay đều phát triển theo hướng tự phát của chủ hộ nên việc phục vụ còn đơn giản, thiếu tính chuyên nghiệp, dịch vụ bổ sung cho khách chưa nhiều, đội ngũ lao động chưa được đào tạo qua trường lớp, yếu về trình độ ngoại ngữ... Ông Trần Duy Phương - Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre, cho biết: Mục tiêu dài hạn của địa phương trong cả giai đoạn 2016 - 2020, tổng do- anh thu từ hoạt động du lịch tăng trưởng bình quân hơn 22%/năm và lượng khách du lịch đến địa phương tăng hơn 12%/năm. Để khắc phục được những nhược điểm này, cần có sự định hướng và hỗ trợ từ các cơ quan chức năng của tỉnh để loại hình du lịch homestay ngày càng chuyên nghiệp và bền vững. Ngoài ra, địa phương sẽ cơ cấu lại ngành du lịch để bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững theo quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; áp dụng các chính sách ưu đãi cao nhất cho du lịch, nhất là du lịch biển và du lịch trên các cồn; phát triển nguồn nhân lực du lịch… Mởrộngbảohộsảnphẩmnôngsảnraquốctế Mạnh Cường Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, thời gian qua, Bộ này đã cấp bằng bảo hộ nước ngoài đối với nhiều sản phẩm của tỉnh Bắc Giang, trong đó sản phẩm Vải thiều Lục Ngạn được bảo hộ tại 7 quốc gia. Vải thiều Lục Ngạn là một thương hiệu nổi tiếng của tỉnh Bắc Giang. Để sản phẩm có thể xuất khẩu ra nhiều quốc gia, giai đoạn 2014 - 2017, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp văn bằng bảo hộ tại nước ngoài đối với sản phẩm này tại 7 quốc gia gồm Lào, Campuchia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore và Australia. Cùng với vải thiều, một sản phẩm nổi tiếng khác của Bắc Giang cũng được bảo hộ tại nước ngoài là gà đồi Yên Thế. Sản phẩm này được đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp tại bốn quốc gia gồm Campuchia, Lào, Trung Quốc và Singa- pore. Đến nay đã cấp văn bằng bảo hộ tại 2 quốc gia là Lào và Trung Quốc. Từ nay đến 2020, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục hỗ trợ UBND tỉnh Bắc Giang nghiên cứu đánh giá mức độ đa dạng nguồn gene, chọn lọc và xây dựng mô hình sản xuất gà giống Yên Thế, nhằm nâng cao thương hiệu gà đồi Yên Thế. Sản phẩm mỳ Chũ, mỳ Kế đã được cấp văn bằng bảo hộ tại 3 quốc gia là Lào, Hàn Quốc và Nhật Bản. Việc có văn bằng bảo hộ đã giúp các sản phẩm có cơ hội nâng cao giá trị xuất khẩu, nâng cao đời sống người dân và góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra, Bộ Khoa học và Công nghệ còn thực hiện dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “miến dong Sơn Động”. Dự án đã khẳng định được nguồn gốc, xuất xứ, chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm. Bắc Giang: Thuhútđầutưtrong vàngoàinướctăngcao Mạnh Cường Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang, 4 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh đã có 50 dự án đầu tư được cấp mới, trong đó có 32 dự án đầu tư trong nước, với số vốn đăng ký gần 26 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 24,4 lần so với cùng kỳ năm 2016. Có 18 dự án đầu tư nước ngoài, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2016, với vốn đăng ký trên 181 triệu USD. Có 359 doanh nghiệp được thành lập mới, tăng 41%. Tính chung toàn tỉnh Bắc Giang, thu hút đầu tư từ trước đến nay là 1.710 dự án. Việc thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp được đẩy mạnh đã làm cho chỉ số sản xuất công nghiệp và giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Giang tăng khá. Kết quả nêu trên có yếu tố chính là do tỉnh Bắc Giang đã có nhiều nỗ lực để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành; các cấp chính quyền địa phương, cơ sở tập trung thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Vải thiều Lục Ngạn là một thương hiệu nổi tiếng của tỉnh Bắc Giang ĐánhThứcTiềmNăngDuLịchXứDừa  Công Trình Du khách thưởng ngoạn trái cây tại huyện Châu Thành, Bến Tre
  • 10. 10 Số 169 - Tháng 05/2017Kinh tế - Phát triển & Hội nhập Sáng ngày 10/5, tại TP.HCM, Công ty TNHH Dịch vụ quảng cáo và triển lãm Minh Vi đã tổ chức cuộc họp báo giới thiệu ba triển lãm chuyên ngành về sản xuất Giấy và bột giấy, triển lãm thương mại quốc tế về chuyên ngành Cao su và sơn, triển lãm quốc tế chuyên ngành Công nghiệp sơn phủ - mực in. Tham dự họp báo có đại diện của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, Hiệp hội Sơn và Mực in Việt Nam, Hiệp hội Cao su Việt Nam, Hiệp hội Công nghiệp hóa chất Trung Quốc, Hiệp hội Nông nghiệp và Nhà máy tái chế Ấn Độ… Ban tổ chức cho biết, triển lãm thu hút gần 200 công ty đến từ các quốc gia: Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản, Hà Lan, Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốc… Đây cũng là cơ hội hợp tác mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp tham gia triển lãm. Các doanh nghiệp khi tham gia triển lãm sẽ được hưởng các ưu đãi như: Chương trình gặp gỡ kết nối doanh nghiệp tại triển lãm, chương trìnhhộithảocậpnhậtcácgiảipháp công nghệ mới nhất và xu hướng thị trường… Triển lãm được tổ chức tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn, quận 7, TP.HCM, từ ngày 13 đến ngày 15/5. Chi hơn 100 tỷ đồng Nângcaonănglựccạnhtranhngànhthủysản  Thanh Vũ Theo kế hoạch này, Bộ NN&PTNT sẽ x tổ chức rà soát, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật cùng các quy định chặt chẽ về sản xuất từ nuôi trồng thủy sản, đến chế biến xuất khẩu; bổ sung vào hệ thống tiêu chuẩn thủy sản các quy định về truy xuất nguồn gốc, quy định trách nhiệm bảo quản, chế biến và tiêu thụ xuất khẩu, quản lý một cửa chuyên nghiệp được chấp nhận trong các hiệp định FTA trên nền tảng tiêu chuẩn quốc tế. Vừa qua, Bộ NN&PTNT vừa quyết định phê duyệt “Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh ngành thủy sản trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế” với tổng kinh phí 102,2 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước 40 tỷ đồng, huy động từ các doanh nghiệp và tổ chức quốc tế 62,2 tỷ đồng. Mục tiêu chung của Đề án là nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành thủy sản trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế và triển khai các Hiệp định Thương mại tư do (FTA) phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Nội dung chính của Đề án là rà soát, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật cùng với các quy định chặt chẽ về sản xuất từ nuôi trồng thủy sản (giống, thức ăn, thuốc phòng trừ bệnh…) đến chế biến xuất khẩu ra thị trường (nguyên liệu vào nhà máy, chế biến, đóng gói bao bì…). Ngoài ra, tận dụng lợi thế về thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, tiềm năng theo lộ trình giảm thuế tại các thị trường có FTA với Việt Nam và mở rộng các thị trường tiềm năng. Đồng thời, nâng cao năng lực giải quyết các rào cản kỹ thuật trong thương mại thủy sản quốc tế. Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho khai thác xa bờ như: sản xuất các loại ngư cụ khai thác có chọn lọc một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao phục vụ xuất khẩu; sửa chữa, cải tạo và đóng mới tàu khai thác xa bờ với trang thiết bị và ngư cụ phù hợp hơn. Việt Nam cũng tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực và thế giới nhằm nâng cao năng lực quản lý và khả năng hội nhập của ngành thủy sản. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI phục vụ phát triển thủy sản ở cả 3 vùng nước ngọt, lợ và mặn; chủ động sản xuất các loại giống thủy sản có giá trị kinh tế cao, các chế phẩm vi sinh để xử lý nước trong môi trường thủy sản, các loại thức ăn đặc thù cho từng loại thủy sản nuôi… Xây dựng thương hiệu quốc gia đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trước mắt, tập trung xây dựng thương hiệu tôm Việt Nam, thương hiệu cá tra Việt Nam và thương hiệu cá ngừ Việt Nam đảm bảo các yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế, gắn với chỉ dẫn xuất xứ địa lý của Việt Nam… Đồng Tháp: ĐưavàosửdụngNhàmáyđiệnmặttrờilớnnhấtViệtNam Phước Lập Ngày 12/5, tại Cụm công nghiệp Vàm Cống, huyện Lấp Vò, Tập đoàn Sao Mai đã long trọng tổ chức lễ đóng điện Nhà máy điện mặt trời Sao Mai 1 với sự tham dự của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Tháp; lãnh đạo một số tỉnh, thành phía Nam và hơn 300 khách mời… Nhà máy có công suất 1,06MW, được lắp đặt thiết bị bởi Tập đoàn Koyo - Nhật Bản (đối tác chiến lược của Sao Mai) với tổng mức đầu tư gần 2 triệu USD. Đây là nhà máy điện mặt trời lớn nhất Việt Nam hiện nay. Nhà máy đưa vào hoạt động góp phần làm giảm chi phí 20% điện năng tiêu thụ mà Công ty IDI - thành viên của Tập đoàn Sao Mai phải trả mỗi năm. Công trình hoàn thành đã có tác dụng rất lớn trong việc quảng bá, góp phần quan trọng cho chương trình phân phối sản phẩm năng lượng mặt trời, góp phần bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu, giảm thải hiệu ứng phát thải khí nhà kính cho sự phát triển bền vững. Phát biểu tại buổi lễ, Ông Nguyễn Tôn Hoàng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Tháp, nhấn mạnh: “Đồng Tháp đánh giá cao sự tiên phong của Tập đoàn Sao Mai trong lĩnh vực năng lượng sạch và kỳ vọng Tập đoàn sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ, góp phần giải quyết bài toán thiếu hụt nguồn cung ứng điện của Việt Nam cũng như giảm thải gây hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường sống. Đồng Tháp sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Sao Mai hoạt động và phát triển tại địa phương…”. Theo lãnh đạo Tập đoàn Sao Mai, Dự án này chỉ là bước khởi đầu trong kế hoạch phát triển chuỗi các nhà máy điện mặt trời của Tập đoàn, có tổng công suất phát điện trong 10 năm tới là 2,5 tỷ KWh/năm vào lưới điện quốc gia, tương đương với tổng mức tiêu thụ điện cả năm của tỉnh An Giang hiện nay. Thực hiện chương trình Xúc tiến thương mại của tỉnh Bình Định năm 2017, hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Trung tâm Xúc tiến thương mại thuộc Sở Công thương Bình Định phối hợp cùng đơn vị tổ chức sự kiện tổ chức Hội chợ Đồ gỗ, Lâm sản và Thương mại Bình Định 2017 tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định từ ngày 12/05/2017 đến hết ngày 18/05/2017.  Vào chiều 12/5 vừa qua, tại khu vực Quảng trường Trung tâm Thương mại (đường Nguyễn Tất Thành - TP.Quy Nhơn) đã diễn ra Lễ khai mạc Hội chợ Đồ gỗ - Lâm sản (G-LS) và Thương mại Bình Định 2017. Hội chợ do UBND tỉnh, Sở Công Thương chỉ đạo và Trung tâm Xúc tiến thương mại (XTTM) phối hợp với Công ty CP Nam Việt Galaxy tổ chức. Tham gia Hội chợ có trên 450 gian hàng của gần 120 DN(DN), cơ sở sản xuất trong và ngoài tỉnh.  Với chủ đề “Lâm sản Bình Định hội nhập và phát triển”, Hội chợ trưng bày, giới thiệu các ngành hàng như: đồ gỗ nội thất trang trí, đồ gỗ thủ công mỹ nghệ, dệt may, da giày, hàng tiêu dùng, đồ gia dụng. Bên cạnh đó, Hội chợ giới thiệu những thành tựu đạt được về khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực G-LS; tạo cơ hội để DN học tập kinh nghiệm, công nghệ và thiết bị mới trong sản xuất, chế biến G-LS. BìnhĐịnh:KhaimạcHộichợĐồgỗ- LâmsảnvàThươngmại Trọng Tâm ThànhphốHồChíMinh: Họpbáogiớithiệu3triểnlãm Nguyễn Thịnh Lễ đóng điện nhà máy năng lượng điện mặt trời công suất 1,06MW tại huyện Lấp Vò, Đồng Tháp
  • 11. 11Số 169 - Tháng 05/2017 Kinh tế - Phát triển & Hội nhập Từ khi áp dụng thành công hệ thống tưới nước và phun thuốc tự động thông qua điện thoại điều khiển từ xa do chính mình nghiên cứu và đưa vào áp dụng, anh Cao Phát Triển (ngụ tại KV Thới Xương 1, P.Thới Long, Q.Ô Môn, TP.Cần Thơ) đã nâng cao sản lượng cây ăn trái lên hàng chục tấn, thu nhập lên đến nửa tỷ đồng mỗi năm. *Ý tưởng từ những khó khăn Sinh ra trong một gia đình thuần nông, anh Cao Phát Triển (42 tuổi) luôn ấp ủ trong đầu những ý tưởng muốn phát triển kinh tế dựa vào chính khu vườn của mình. Thấy được sự vất vả của nhà vườn, cộng với những tìm hiểu về nhu cầu và cách thức để phát triển vườn trái cây, anh nhận ra rằng việc cung cấp nước cho cây trồng là rất quan trọng và cũng là khâu khó khăn nhất trong chăm sóc cây. Một lần, anh vô tình thấy hệ thống dẫn và phun nước ở công viên, khiến anh nảy ra ý tưởng cho việc tự động tưới nước cho cây trồng. Nghĩ là làm, anh Triển bắt đầu lên kế hoạch mua những ống nước, thiết bị cần thiết về thi công. Những bước đầu, dù đã có kết quả nhưng vẫn chưa hoàn toàn thay thế cho sức tưới của con người khi vẫn phải vận hành hệ thống một cách thủ công. Chưa chịu đầu hàng sau nhiều lần thất bại, anh Triển đã phát minh ra một sáng kiến là tưới tự động dựa trên nguyên lý điều khiển chíp kích hoạt bằng điện thoại di động. Sau một thời gian dài nghiên cứu và thực hiện, đến giữa năm 2013, anh đã hoàn thành công trình tưới nước tự động của mình. Kể về ý tưởng hình thành hệ thống phun nước tự động, anh Cao Phát Triển nói: "Với diện tích hơn 8.000m2 vườn cây ăn trái, tôi phải mất cả ngày mới bơm tưới nước xong, còn phun xịt hay bón phân phải thuê từ 2-3 nhân công làm mới xuể. Như vậy vừa làm tăng chi phí mà hiệu quả lại không cao, vừa phải tốn nhiều công lao động. Nhất là vào mùa khô, ngày nào tôi cũng phải vất vả lội mương vác từng ống nước tưới cây cơ cựclắm”.Từthựctếđó,anhCaoPhát Triển đã nung nấu ý tưởng cần phải áp dụng kỹ thuật hiện đại thay thế cáchlàmthủcôngđểnhàvườnkhông còn lệ thuộc thời tiết hay nhân công lao động khi vào vụ sản xuất chính. Không dừng lại ở đó, vào năm 2014, anh Triển còn sáng chế ra cách phun thuốc, tưới phân tự động cho vườn cây. Anh cho biết: “Cách phun thuốc cũng dựa trên nguyên lý của hệ thống tưới nước, thông qua bộ điều khiển ứng dụng trên điện thoại thông minh. Qua đó nó không những làm giảm sức lao động, chi phí mà chúng ta cũng tránh được sự độc hại trục tiếp của việc phun thuốc. Anh Triển chia sẻ: Trước đây, khi chưa ứng dụng các hệ thống phun xịt tự động này, với diện tích hơn 8.000m2 vườn cây trái, ngoài chi phí xăng, dầu phun xịt phân và thuốc, tiền thuê nhân công phun xịt cho cây mất khoảng 500.000 đồng/lần. Ngoàira,mỗilầnphunnướcthủ công bằng máy nổ, nhà vườn tốn từ 3-4 lít xăng, còn tưới dầu tốn trên 2 lít. Khi áp dụng hệ thống phun tưới tự động, nhà vườn chỉ cần bật hệ thống điều khiểntrênđiệnthoạidiđộng,cảvườn cây sẽ được tưới nước đồng loạt trong vòng 10 phút và phun xịt phân, thuốc trong khoảng 6 phút. *Nhân rộng mô hình tự động Với việc nghiên cứu và áp dụng thành công hệ thống phun nước tự động của mình, hiện tại sản lượng thu hoạch của anh cũng tăng 3-4 tấn mỗi năm. Không những vậy, anh Triển còn mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích cây trồng từ 8.000m2 lên 14.000m2. Tuy mở rộng thêm diện tích nhưng công việc đã dễ dàng và nhẹ nhàng hơn rất nhiều, không còn phải hàng ngày cầm máy bơm vất vả đi quanh vườn như trước đây nữa. Nhờ vào hệ thống tự động, mỗi khi muốntướichovườncây,dùđangởnơi đâu hay đang ăn cơm, uống cà phê, chỉ cần có sóng điện thoại, chủ vườn sẽ thao tác trên điện thoại để điều khiển hệ thống phun nước. Tiếng lành đồn xa, nhiều nông dân đến tham quan vườn cây của anh Triểnvànhờanhhướngdẫncáchlàm. Đếnnay,anhđãgiúplắpráphệthống tưới và phun thuốc tự động trên mấy chục hécta ở khắp các tỉnh ĐBSCL. Anh cho biết, trong thời gian tới sẽ mở rộng diện tích đầu tư. Đồng thời, hỗ trợ nông dân trong vùng lắp ráp hệ thống phun, tưới tự động khi có nhu cầu. Theo đó, anh cũng trực tiếp nhận những hợp đồng thi công, lắp đặt. Theo anh Triển, tùy theo điều kiện tự nhiên và hạ tầng sẵn có của chủ vườn, chi phí đầu tư cho một hệ thống tưới phun tự động mất từ 70 - 90 triệu đồng/ha. Dù chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống phun xịt tự động là khá lớn đối với nhà vườn, nhưng lợi ích của hệ thống phun xịt tự động giúp tiết kiệm thời gian và công sức, chi phí sản xuất, góp phần đảm bảo sức khỏe cho nhà vườn khi không phải tiếp xúc trực tiếp hóa chất khi phun xịt phân, thuốc. Do đó, nếu mạnh dạn đầu tư và ứng dụng hiệu quả các mô hình phun xịt tự động, nông dân không chỉ tiết kiệm chi phí sản xuất mà còn có thể thu hồi vốn đầu tư trong vòng 1 năm... Cần Thơ: Hệthốngtướinướcđiềukhiểnbằngđiệnthoạidiđộng Thảo Nguyên Anh Triển bên hệ thống điều khiển tưới nước bằng điện thoại di động Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (viết tắt là HoREA) cho biết đã gửi nhiều văn bản kiến nghị nhiều giải pháp quản lý bất động sản cho Chính phủ. Theo đó, ngày 11/5, Hiệp hội này ra Công văn số 46/CV-HoREA, gửi cho Bộ Xây dựng, Thành ủy TP.HCM, HĐND TP.HCM, UBND TP.HCM, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Sở Xây dựng… đề xuất các giải pháp để hạ nhiệt “sốt giá ảo” đất nền hiện nay. Hiệp hội đề nghị Lãnh đạo TP công bố chưa có chủ trương chuyển đổi huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn thành quận, hoặc thành lập tổ chức hành chính trong TP ở khu Đông, khu Nam, khu Tây. Thay mặt Hiệp hội, ông Châu đề nghị Lãnh đạo TP.HCM chỉ đạo các nhà đầu tư khẩn trương trình các dự án đầu tư “Đại lộ ven sông Sài Gòn”; “Thành phố mới Củ Chi”; “Thành phố ven biển (Marina City) Cần Giờ”... để được xét duyệt theo quy định và sớm công bố kết quả xét duyệt để người dân hiểu rõ thông tin, tránh bị giới đầu nậu và cò đất lợi dụng thổi giá, đẩy giá đất nền ở các khu vực này. Hiệp hội cũng đề nghị UBND TP.HCM ban hành Quyết định thay thế Quyết định số 33/2014/ QĐ-UBND ngày 15/10/2014 của UBND TP quy định về diện tích đất ở tối thiểu được tách thửa, tạo điều kiện cho các hộ gia đình đông người có nhu cầu tách thửa ra riêng. Tuy nhiên, theo Hiệp hội này, cần có cơ chế quản lý chặt chẽ để tránh trường hợp bị giới đầu nậu và cò đất lợi dụng thực hiện tách thửa, phân lô bán nền tràn lan, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đô thị và tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản. Ông Châu cho biết, Hiệp hội còn đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo nghiên cứu cơ chế, chính sách để quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản của giới đầu nậu, cò đất hiện đang hoạt động với tư cách cá nhân không có đăng ký kinh doanh. Đây là hành vi trái luật. Vì theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản 2014 thì hoạt động mua bán đất nền cũng là hoạt động kinh doanh bất động sản phải có đăng ký kinh doanh, phải có vốn pháp định. Ngoài ra, theo ông Châu, cùng ngày 11/5, Hiệp hội này cũng có văn bản 47/CV-HoREA kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc Quyết định thay thế Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/1/2007, Quyếtđịnhsố140/2008/QĐ-TTgngày 21/10/2008, Quyết định số 86/2010/ QĐ-TTg ngày 22/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ, để tạo hành lang pháp lý minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh, chặt chẽ. Từ đó sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước, di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường vàcáccơsởphảididờitheoquyhoạch xây dựng đô thị. Hiệp hội cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sửa đổi Luật Đất đai về chế định đấu giá quyền sử dụng đất; sửa đổi Luật Đấu thầu về chế định đấu thầu dự án có sử dụng đất để đảm bảo tính công khai, minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, khắc phục hiện tượng đấu giá, đấu thầu có dấu hiệu có chân gỗ, quân xanh, quân đỏ. Thủ tướng Chính phủ cần cho phép các chủ đầu tư được tiếp tục triển khai thi công dự án, sau khi đã có kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền, nếu chủ đầu tư dự án có văn bản cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính phát sinh (nếu có) đối với dự án. Điều này giúp hoàn thành dự án đưa vào sử dụng, tránh lãng phí thời gian và của cải xã hội, và đảm bảo quyền lợi của người mua nhà trong dự án. HiệphộiBấtđộngsảnTP.HCMkiếnnghị Kiềmchế“cơnsốtđất” Nguyễn Thịnh Để tránh sốt đất ảo, Hiệp hội BĐS TP.HCM đã kiến nghị nhiều giải pháp. Ảnh internet