SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
------------------------
PHẠM HỒ ĐIỆP
ph¸t triÓn doanh nghiÖp nhá vµ
võa
trªn ®Þa bµn thµnh phè H¶i
Phßng
trong giai ®o¹n hiÖn nay
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Mã số : 60 34 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI VĂN HUYỀN
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
HÀ NỘI - 2010
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, tư liệu trong luận văn là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn
Phạm Hồ Điệp
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 9
1.1. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa 9
1.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa 27
1.3. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số
nước trên thế giới và ở một số tỉnh, thành phố 40
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 53
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng ảnh
hưởng tới sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 53
2.2. Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn thành phố 58
2.3. Đánh giá chung về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 65
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG 84
3.1. Phương hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
thành phố Hải Phòng 84
3.2. Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 88
3.3. Kiến nghị 110
KẾT LUẬN 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
PHỤ LỤC 121
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT VIẾT TẮT NỘI DUNG
1 CCN Cụm công nghiệp
2 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
3 CTCP Công ty cổ phần
4 CTTNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn
5 DN Doanh nghiệp
6 DNNN Doanh nghiệp nhà nước
7 DNTN Doanh nghiệp tư nhân
8 DNNVV Doanh nghiệp vừa và nhỏ
9 ĐKKD Đăng kí kinh doanh
10 GTGT Giá trị gia tăng
11 HTX Hợp tác xã
12 KTXH Kinh tế - xã hội
13 ISO International Organization for Standardization
14 QLNN Quản lý nhà nước
15 SBA Small Business Administration
16 SMEFP Small & Medium Enterprise Finance Program
17 SXKD Sản xuất kinh doanh
18 UBND Ủy ban nhân dân
19 VCCI Vietnam Chamber Of Commerce and Industry
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở EU 10
Bảng 1.2: Tiêu chuẩn DNNVV của Nhật Bản 11
Bảng 1.3: Tiêu chuẩn về DNNVV theo giá trị tổng tài sản ở Thái Lan 12
Bảng 1.4: Một số tiêu chí xác định DN nhỏ và vừa đã được áp
dụng ở Việt Nam 16
Bảng 2.1: Tổng sản phẩm quốc nội theo giá so sánh phân theo
thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng
giai đoạn 2005- 2009 55
Bảng 2.2: Tổng sản phẩm quốc nội theo giá so sánh phân theo
nhóm ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng
giai đoạn 2005- 2009 56
Bảng 2.3: Dân số trung bình thành phố Hải Phòng phân theo giới tính
và phân theo thành thị, nông thôn giai đoạn 2000 - 2009 58
Bảng 2.4: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa
bàn thành phố Hải Phòng tại thời điểm 31/12 phân theo
quận, huyện 59
Bảng 2.5: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa bàn
thành phố Hải Phòng tại thời điểm 31/12 phân theo loại
hình doanh nghiệp 61
Bảng 2.6: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa
bàn thành phố Hải Phòng tại thời điểm 31/12 phân theo
ngành kinh tế giai đoạn 2006-2009 62
Bảng 2.7: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải
Phòng phân theo quy mô lao động thời điểm 31/12 63
Bảng 2.8: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải
Phòng phân theo quy mô nguồn vốn thời điểm 31/12 63
Bảng 2.9: Trình độ chuyên môn của lao động trong doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2009 64
Bảng 2.10: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên 65
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2004-2009
Bảng 2.11: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp thành phố Hải
Phòng giai đoạn 2004-2009 (Giá thực tế) 66
Bảng 2.12: Thuế và các khoản nộp ngân sách của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố
Hải Phòng giai đoạn 2004-2009 68
Bảng 2.13: Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện
trong năm trên địa bàn thành phố Hải Phòng chia theo
nguồn vốn giai đoạn 2004-2009 69
Bảng 2.14: Lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn thành phố Hải Phòng thời điểm 31/12 phân theo
khu vực kinh tế 70
Bảng 2.15: Thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn
2004-2009 71
Biểu đồ 2.1: Số lượng DNNVV và DN lớn trên địa bàn thành phố
Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2009 60
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế của các nước trên thế giới, các doanh nghiệp nhỏ và
vừa (SMEs-Small and medium enterprises) chiếm tới hơn 90% số lượng các
doanh nghiệp và đóng góp 40-50% GDP, góp phần đáng kể vào việc phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia. Tại khu vực APEC, số lượng doanh nghiệp
nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm hơn 80% và sử dụng khoảng 60% lực lượng lao
động. Hiện nay, theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy ở Việt Nam,
trong số hơn 300.000 DN thì có tới 94% là các DNNVV, nộp 17,64% tổng
ngân sách thu từ các DN, đóng góp trên 30% GDP, giải quyết việc làm cho
trên 12 triệu lao động. Như vậy, chúng ta có thể thấy các DNNVV có vai trò
to lớn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đóng góp tích
cực vào quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng của các DNNVV, trong chính sách phát
huy các nguồn lực, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định “Nhà
nước định hướng, tạo môi trường để các doanh nghiệp phát triển và hoạt động
có hiệu quả theo cơ chế thị trường. Hỗ trợ sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa”. Trong những năm vừa qua, nhà nước đã có những chủ trương, chính
sách, biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích đầu tư, tạo môi trường thuận lợi
cho sự phát triển của các DNNVV.
Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền Duyên hải Bắc
Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km, với 7 quận, 8 huyện trong đó có 2 huyện đảo
(Cát Hải và Bạch Long Vỹ), có tổng diện tích tự nhiên là 152.318,49 ha (số
liệu thống kê năm 2001) chiếm 0,45% diện tích tự nhiên cả nước. Hải Phòng
có tài nguyên biển là một trong những nguồn tài nguyên quí hiếm, với gần
1.000 loài tôm, cá và hàng chục loài rong biển có giá trị kinh tế cao như tôm
rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, cá heo, ngọc trai, tu hài, bào ngư... là
những hải sản được thị trường thế giới ưa chuộng. Biển, bờ biển và hải đảo đã
tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của thành phố duyên hải. Đây cũng là
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2
một thế mạnh tiềm năng của nền kinh tế địa phương. Tài nguyên rừng Hải
Phòng phong phú và đa dạng, có rừng nước mặn, rừng cây lấy gỗ, cây ăn quả,
tre, mây... đặc biệt có khu rừng nguyên sinh Cát Bà với thảm thực vật đa dạng
và phong phú, trong đó có nhiều loại thảo mộc quí hiếm. Thú quí trên đảo có
khỉ mặt đỏ, khỉ mặt vàng, sơn dương, hoẵng, rái cá, sóc đuôi đỏ, sóc bụng đỏ,
mèo rừng, nhím..., đặc biệt là khỉ voọc đầu trắng sống từng đàn, là loại thú
quí hiếm trên thế giới chỉ mới thấy ở Cát Bà. Về ranh giới hành chính thì Hải
Phòng phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam
giáp tỉnh Thái Bình, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh. Hải Phòng nằm ở vị trí
giao thông thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế thông qua hệ thống giao
thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không.
Chính vì thế, Hải Phòng là một trong bốn trọng điểm kinh tế - công nghiệp lớn
nhất của cả nước, đầu mối quan trọng giao thương kinh tế quốc tế, cửa ngõ ra
vào của không chỉ các DN Hải Phòng mà cả khối DN các địa phương.
Với những lợi thế và thế mạnh như vậy, kinh tế thành phố Hải Phòng đã phát
triển nhanh trong thời gian dài, tốc độ tăng GDP bình quân 8 năm 2000 - 2007 đạt
11,17%, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1.300 triệu USD, tổng nguồn vốn đầu
tư khoảng 20.000 tỷ đồng, sản lượng hàng hoá thông qua cảng đạt 20 triệu
tấn, thu ngân sách nội địa trên 4.863 tỷ đồng; thu hút trên 2,2 triệu lượt khách
du lịch, tỷ lệ tăng dân số ở mức dưới 1%; giải quyết việc làm cho khoảng 4,2
vạn lượt người lao động; tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5,5%; tỷ lệ nhân dân nông
thôn được cấp nước sạch đạt 91-92%; tỷ lệ chất thải đô thị được thu gom và
quản lý hợp vệ sinh trên 90%. Có được những kết quả trên, có phần đóng góp
không nhỏ của các DNNVV. Hoạt động trên khắp các lĩnh vực kinh tế, các
DNNVV ở Hải Phòng đã phát huy được lợi thế, tiềm năng sẵn có như năng
lực vốn, công nghệ và quản lý. Sản xuất kinh doanh phát triển, các DN đã tạo
việc làm cho hàng vạn lao động, tỉ lệ đóng góp vào thu ngân sách và GDP
không nhỏ. Năm 2007, DNNVV chiếm trên 95% tổng số 4.460 DN đang hoạt
động tại Hải Phòng, đóng góp trên 51% GDP và giải quyết trên 106 nghìn lao
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3
động và tiếp tục có xu hướng tăng. Tuy nhiên, suy thoái và khủng hoảng kinh
tế quốc tế đã ảnh hưởng tới Việt Nam, làm cho các DN ở hầu hết các khu vực
kinh tế, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh phải đối mặt với những khó khăn
hết sức quyết liệt, trong đó có các DNNVV Hải Phòng. Các DNNVV của Hải
Phòng đang đứng trước những khó khăn như thiếu thông tin về thị trường,
thiếu lao động, thiếu vốn đầu tư, khả năng tự thiết kế mẫu mã sản phẩm kém,
vướng mắc về chính sách đất đai, quy hoạch, thủ tục hành chính, hỗ trợ lãi
suất, điều kiện kinh tế, hạ tầng dịch vụ còn nhiều hạn chế. Trước bối cảnh đó,
thành phố Hải Phòng cần phải đưa ra một hệ thống các giải pháp nhằm thúc
đẩy phát triển DNNVV. Chính vì vậy, đề tài “Phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay” đã
được chọn để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
DNNVV có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, do vậy đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu, tài liệu, bài viết về DNNVV trong những năm gần đây.
Một số công trình đã công bố như:
-Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, GS. TS
Nguyễn Đình Hương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2002). Cuốn sách
trình bày thực trạng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta trong
thời gian qua, kinh nghiệm phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số
nước và phương hướng, giải pháp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
nước ta trong thời gian tới.
-Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế, TS. Lê Xuân Bá - TS. Trần Kim Hào - TS. Nguyễn Hữu Thắng,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2006). Cuốn sách trình bày những tác động
của hội nhập kinh tế quốc tế và cơ hội, thách thức đối với các doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở Việt Nam, thực trạng môi trường kinh doanh đối với các doanh
nghiệp, từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4
-Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
hiện nay, TS. Phạm Thuý Hồng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2004).
Cuốn sách hệ thống hoá vấn đề lý luận phát triển chiến lược cạnh tranh của
doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế;
thực trạng phát triển chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; một số giải pháp và
kiến nghị nhằm phát triển chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
-Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở Việt Nam đến năm 2005, PGS. TS. Nguyễn Cúc, Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia (2004). Cuốn sách nêu lên quan điểm của Đảng và nhà nước về
chính sách hỗ trợ phát triển, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta.
-Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam, Nguyễn Hải Hữu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
(1995). Cuốn sách trình bày vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ, về quá
trình hình thành, phát triển và quản lý các doanh nghiệp ở Việt Nam, những
kinh nghiệm quốc tế áp dụng ở Việt Nam.
-Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội
nhập quốc tế, Phạm Văn Hồng, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế
Quốc dân Hà Nội (2007). Luận án nghiên cứu phát triển DNNVV ở Việt
Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
-Tác động của các chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ đến sự phát
triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Trần Thị Vân Hoa, Luận
án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2003).
-Phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt
Nam, Nguyễn Minh Tuấn, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc
dân (2008).
-Quá trình phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh ở
Tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1997-2003 - Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp,
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5
Mẫn Bá Đạt, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2009).
-Xây dựng chính sách cho thuê tài chính của Ngân hàng nông nghiệp đối
với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Tạ Thành, Luận văn Thạc sỹ
kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2004).
-Vai trò Nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt
Nam, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế
Quốc dân (2006).
-Đa dạng hoá dịch vụ tài chính cho xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Việt Nam, Lê Anh Tú, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2007).
-Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Tạ
Thị Minh Nguyệt, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2008).
-Vai trò nhà nước trong tạo lập môi trường cạnh tranh doanh nghiệp ở
Việt Nam, Đinh Thị Thu Hạnh, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế
Quốc dân (2008).
-Phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng XHCN, Nguyễn Văn Thành, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học
Kinh tế Quốc dân (2006).
-Một số vấn đề về huy động vốn tín dụng nhằm phát triển các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Thừa Thiên Huế, Trần Bình Thám, Luận văn Thạc sỹ
kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (1998).
-Thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở Việt Nam qua việc tham gia siêu thị ảo, Trịnh Nhật Tân, Luận văn Thạc
sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc (2007).
-Nâng cao năng lực hỗ trợ kỹ thuật của TAC đối với các doanh nghiệp
nhỏ và vừa, Bùi Thị Hoàng Mai, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế
Quốc dân (2007).
-Nâng cao hiệu quả dịch vụ hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ từ nguồn tài trợ nước ngoài, Nguyễn Thị Thu Huyền, Luận văn Thạc
sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2007).
-Quản lý các dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nguyễn Khắc Huy, Luận văn Thạc sỹ kinh tế,
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
6
Đại học Kinh tế Quốc dân (2008).
-Kinh nghiệm lựa chọn chính sách hỗ trợ phát triển của doanh nghiệp
vừa và nhỏ của Đài Loan và khả năng vận dụng vào VN, Phạm Văn Hồng,
Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (1999).
-Giải pháp tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ Doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam,
Phan Hồng Giang, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2002).
-Quá trình phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Hải Phòng từ
1990 đến nay: Thực trạng và Giải pháp, Hà Văn Thuỷ, Luận văn Thạc sỹ
kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2006).
-Quá trình phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực ngoài quốc
doanh ở Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000: Thực trạng và giải pháp, Lê
Tâm Minh, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2003).
-Mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng, Bùi Trọng Nghĩa, Luận văn Thạc sỹ
kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2008).
-Phát triển dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi
nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Hải Phòng, Luận văn Thạc sỹ
kinh tế, Phan Văn Hưng, Đại học Kinh tế Quốc dân (2008).
-Giải pháp tài chính - tín dụng nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa
và nhỏ ở nông thôn Việt Nam hiện nay, Vũ Thị Xuân, Luận văn Thạc sỹ kinh
tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2001) .
-Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Phan Thị Hoàng Liên, Luận văn Thạc sỹ
kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2005).
-Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân
hàng NN&PTNT Hà Nội, Nguyễn Thị Thương Hiếu, Luận văn Thạc sỹ kinh
tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2007).
-Nâng cao khả năng cung cấp tín dụng tới doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa, Nguyễn Mỹ Hạnh, Luận văn
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
7
Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2008).
Ngoài ra, còn có nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí, các bài tham
luận tại hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế để cập đến sự phát triển của
các DNNVV với nhiều nội dung khác nhau.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đưa ra cách nhìn tổng quát về
vai trò của DNNVV, kinh nghiệm về phát triển DNNVV của một số nước trên
thế giới, các giải pháp phát triển DNNVV ở nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, hiện
nay chưa có công trình nào nghiên cứu về tình hình phát triển DNNVV trên
địa bàn thành phố Hải Phòng, vấn đề có ý nghĩa cấp thiết đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của thành phố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hoá cơ sở lý luận, qua đánh giá thực trạng DNNVV
trên địa bàn thành phố Hải Phòng, luận văn đề xuất các giải pháp và kiến nghị
nhằm tiếp tục phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Hệ thống hoá các vấn đề lý luận liên quan đến DNNVV. Tổng kết
kinh nghiệm phát triển DNNVV của một số nước trên thế giới, một số tỉnh
thành phố ở Việt Nam. Rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển DNNVV trên
địa bàn thành phố Hải Phòng.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn thành
phố Hải Phòng để thấy được những thành công, hạn chế của phát triển
DNNVV, đồng thời tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó.
+ Đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm tiếp tục phát triển
DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Kiến nghị với Trung ương một số
nội dung cụ thể về phát triển DNNVV.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nội dung phát triển DNNVV
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
8
trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu DNNVV trên địa bàn thành
phố Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2010.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
- Phương pháp cụ thể:
+ Phương pháp hệ thống: Thông tin về DNNVV được thu thập từ nhiều
tài liệu khác nhau nhờ hệ thống hoá sẽ có cách nhìn toàn diện về DNNVV,
thấy được mối quan hệ hữu cơ đối với các thành tố khác của nền kinh tế.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân chia các DNNVV theo quận,
huyện, thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp, ngành kinh doanh…từ đó
tìm ra được quy luật vận động của quá trình phát triển DNNVV.
+ Một số phương pháp khác như: thống kê, điều tra mẫu, lấy ý kiến
chuyên gia…
6. Những đóng góp khoa học của luận văn
- Rút ra bài học cho Hải Phòng từ việc tổng kết kinh nghiệm phát triển
DNNVV của một số tỉnh thành phố ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn thành
phố Hải Phòng.
- Chỉ rõ những hạn chế của phát triển DNNVV và xác định nguyên nhân
của những hạn chế đó.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục phát triển DNNVV trên địa bàn
thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2020.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo và phần kết
luận, luận văn được trình bày trong 3 chương, 9 tiết:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DNNVV.
Chương 2: Thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển DNNVV trên địa bàn
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
9
thành phố Hải Phòng.
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
10
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HẢI
PHÒNG ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hải Phòng cách thủ đô Hà Nội 102 km, có tổng diện tích tự nhiên là trên
1.519,22 km2
, chiếm 0,46% diện tích tự nhiên cả nước (số liệu thống kê năm
2009). Về ranh giới hành chính: phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Tây
giáp tỉnh Hải Dương; phía Nam giáp tỉnh Thái Bình; phía Đông giáp biển
Đông. Hải Phòng nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và
quốc tế thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển,
đường sông và đường hàng không.
Hải Phòng bao gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 quận
(Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dương
Kinh), 8 huyện (An Dương, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thuỵ,
Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo). Dân số thành phố là trên 1.841,65
nghìn người, trong đó số dân thành thị là trên 849 nghìn người và số dân ở
nông thôn lên 992,65 nghìn người, mật độ dân số 1.212 người/km2
. Hải
Phòng có bờ biển dài trên 125 km. Ngoài khơi thuộc địa phận Hải Phòng
có nhiều đảo rải rác trên khắp mặt biển, lớn nhất có đảo Cát Bà, xa nhất là
đảo Bạch Long Vĩ. Biển, bờ biển và hải đảo đã tạo nên cảnh quan thiên
nhiên đặc sắc của thành phố duyên hải. Đây cũng là một thế mạnh tiềm
năng của nền kinh tế địa phương.
Do đặc điểm lịch sử địa chất, vị trí địa lý, Hải Phòng có nhiều nguồn lợi,
tiềm năng: có mỏ sắt ở Dương Quan (Thuỷ Nguyên), mỏ kẽm ở Cát Bà (tuy
trữ lượng nhỏ); có sa khoáng ven biển (Cát Hải và Tiên Lãng); mỏ cao lanh ở
Doãn Lại (Thuỷ Nguyên), mỏ sét ở Tiên Hội, Chiến Thắng (Tiên Lãng). Đá
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
11
vôi phân phối chủ yếu ở Cát Bà, Tràng Kênh, Phi Liệt, phà Đụn; nước khoáng
ở xã Bạch Đằng (Tiên Lãng). Muối và cát là hai nguồn tài nguyên quan trọng
của Hải Phòng, tập trung chủ yếu ở vùng bãi giữa sông và bãi biển, thuộc các
huyện Cát Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thuỵ, Đồ Sơn.
Tài nguyên biển là một trong những nguồn tài nguyên quí hiếm của
Hải Phòng với gần 1.000 loài tôm, cá và hàng chục loài rong biển có giá trị
kinh tế cao như tôm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, cá heo, ngọc
trai, tu hài, bào ngư... là những hải sản được thị trường thế giới ưa chuộng.
Biển Hải Phòng có nhiều bãi cá, lớn nhất là bãi cá quanh đảo Bạch Long Vĩ
với trữ lượng cao và ổn định. Tại các vùng triều ven bờ, ven đảo và các
vùng bãi triều ở các vùng cửa sông rộng tới trên 12.000 ha vừa có khả năng
khai thác, vừa có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn và nước lợ có giá
trị kinh tế cao.
Những điều kiện tự nhiên kể trên là tiềm năng lớn thuận lợi cho phát
triển các ngành kinh tế như nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp khai
thác, công nghiệp chế biến, du lịch, nghỉ dưỡng, hội thảo, hội nghị... mà các
DNNVV của thành phố có thể tranh thủ khai thác để phát triển.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Điều kiện kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng GDP: Tốc độ tăng trưởng bình quân của Hải Phòng
là khá cao so với mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước, bình quân
giai đoạn 2001- 2005 là 11,2%/năm, giai đoạn 2006-2009 là 11,04%/năm.
Tỷ trọng đóng góp GDP ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giảm dần qua các
năm, năm 2001 chiếm 16,6%, năm 2005 là 13,0 %, năm 2009 là 10,8%.
Trong khi đó, tỷ trọng đóng góp GDP của nhóm ngành công nghiệp-xây
dựng và dịch vụ ngày càng tăng, nhóm ngành công nghiệp năm 2001 là
35,4% năm 2009 là 36,6%, nhóm ngành dịch vụ năm 2001 là 48,0%, năm
2009 là 52,6%. Điều này cho thấy cơ cấu kinh tế của Hải Phòng có sự
chuyển dịch đúng hướng.
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
12
Bảng 2.1: Tổng sản phẩm quốc nội theo giá so sánh phân theo thành
phần kinh tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005- 2009
Đơn vị tính: Tỷ đồng
2005 2006 2007 2008 2009
Tổng số 14.043,1 15.801,4 17.814,6 20.111,0 21.634,0
Khu vực kinh tế trong nước 11.279,7 12.650,8 14.395,6 16.044,2 17.367,8
Kinh tế nhà nuớc 4.848,7 4.912,9 5.456,8 5.761,5 6.294,5
Kinh tế Trung ương 3.539,3 3.726,2 4.233,2 4.524,2 4.962,5
Kinh tế địa phương 1.309,4 1.186,7 1.223,6 1.237,3 1.331,9
Kinh tế ngoài nhà nước 6.431,0 7.737,9 8.938,7 10.282,6 11.073,3
Kinh tế tập thể 1.619,6 1.576,3 1.656,7 448,3 467,0
Kinh tế cá thể 2.591,0 2.770,1 3.022,8 4.510,7 4.898,8
Kinh tế tư nhân 2.220,4 3.391,4 4.259,2 5.323,6 5.707,4
Khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài
2.446,0 2.809,3 3.030,2 3.410,0 3.577,6
Thuế nhập khẩu hàng hoá và
dịch vụ
317,4 341,3 388,9 656,8 688,6
Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng.
Dự báo năm 2010 GDP đạt xấp xỉ 24.000 tỷ đồng, tăng gần 8 lần năm
1990, nâng tỷ trọng GDP của Hải Phòng so với cả nước từ xấp xỉ 3% lên
4,3%; thu nhập bình quân đầu người đạt 1.800 USD. Tỷ lệ hộ nghèo giảm
xuống dưới 4%, đời sống người dân được nâng lên đáng kể.
- Tăng trưởng công nghiệp: Tăng trưởng công nghiệp trên địa bàn được
duy trì ở tốc độ cao, bình quân hơn 18%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp cứ
5 năm tăng gấp 2 lần. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 gấp gần 40 lần
năm 1990. Cơ cấu sản phẩm, mặt hàng được thay đổi phù hợp với tiềm năng,
lợi thế của Hải Phòng, xu thế phát triển của thị trường trong nước và quốc tế.
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp gắn với tăng nguồn vốn đầu tư trong và
ngoài nước. Gần 300 dự án FDI, trong đó, khoảng 60% đầu tư vào công
nghiệp, tạo ra năng lực sản xuất mới, lớn, công nghệ, thiết bị khá tiên tiến và
sức cạnh tranh cao cho các sản phẩm…
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
13
Bảng 2.2: Tổng sản phẩm quốc nội theo giá so sánh phân theo nhóm
ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005- 2009
Đơn vị tính: Tỷ đồng
2005 2006 2007 2008 2009
Tổng số 14.043,1 15.801,4 17.814,6 20.111,0 21.634,3
Nhóm nông lâm thủy sản 1.615,5 1.681,6 1.749,0 1.836,4 1.920,4
Nông nghiệp và lâm nghiệp 1.250,9 1.278,8 1.310,4 1.364,7 1.418,0
Thủy sản 364,6 402,8 438,6 471,8 502,4
Nhóm công nghiệp - xây dựng 5.670,2 6.423,1 7.321,7 8.248,3 8.755,4
Công nghiệp 4.734,6 5.391,7 6.215,1 7.123,1 7.475,3
Xây dựng 935,6 1.031,4 1.106,6 1.125,2 1.280,1
Nhóm dịch vụ 6.757,4 7.696,6 8.743,9 10.026,3 10.958,2
Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng.
Hình thành mạng lưới khu, cụm công nghiệp với tổng số hơn 50 khu,
diện tích hơn 15.000 ha. Tháng 1-2008, Chính phủ cho phép Hải Phòng thành
lập khu kinh tế Đình Vũ- Cát Hải quy mô hơn 21.000 ha với hạt nhân chính là
cảng cửa ngõ quốc tế…
- Tăng trưởng dịch vụ: Với tiềm năng, lợi thế đô thị cảng biển, dịch vụ là
nhóm ngành quan trọng trong quá trình phát triển Hải Phòng thời kỳ đổi mới.
Từ năm 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân GDP nhóm dịch vụ luôn hơn
10%/năm và luôn cao hơn tốc độ tăng GDP chung; góp phần quan trọng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hải Phòng. Đến năm 2010, dự kiến dịch vụ
chiếm tỷ trọng khoảng 53% trong cơ cấu GDP.
Hoạt động xuất nhập khẩu khá sôi động và tăng trưởng nhanh. Năm 1990,
kim ngạch xuất khẩu của Hải Phòng đạt xấp xỉ 50 triệu USD, năm 2010 dự kiến
đạt 2.000 triệu USD, tăng gấp 40 lần. Cơ cấu mặt hàng, sản phẩm đa dạng,
phong phú. Hải Phòng có quan hệ với hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ…
- Giá trị sản xuất nông nghiệp: Mặc dù diện tích sản xuất nông nghiệp
trong thời kỳ đổi mới, mở cửa giảm nhiều do nhường lại diện tích cho phát
triển các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu vui chơi, giải trí…nhưng
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
14
năng suất và chất lượng trồng trọt vẫn tăng lên đáng kể. Tốc độ tăng giá trị
sản xuất nông nghiệp luôn đạt ở mức hơn 5%. Giá trị sản xuất nông nghiệp
năm 2009 tăng hơn 4 lần năm 1990.
- Thu ngân sách, huy động vốn đầu tư: Năm 1995, thu ngân sách của Hải
Phòng mới đạt 2.960 tỷ đồng, năm 2009, mặc dù gặp nhiều khó khăn do
khủng hoảng tài chính quốc tế, vẫn thu đạt 32.000 tỷ đồng, vượt xa kế hoạch
đặt ra là 18.000 tỷ đồng. Ước tính, thu ngân sách của Hải Phòng năm 2010
tăng gần 200 lần năm 1990.
Huy động vốn đầu tư cũng là điểm nổi bật và nhân tố quyết định mức
tăng trưởng cao trong thời kỳ đổi mới. Năm 1990, vốn đầu tư phát triển chỉ
hơn 500 tỷ đồng; đến đầu năm 2010 huy động được khoảng hơn 30.000 tỷ
đồng (gấp 60 lần). Cơ cấu vốn đa dạng. Tỷ trọng vốn Nhà nước giảm từ hơn
50% xuống 12- 15%. Vốn DN chiếm hơn 50% tổng vốn đầu tư phát triển, vốn
tín dụng hơn 30%...Riêng vốn FDI thu hút hơn 4,3 tỷ đồng…
2.1.2.2. Điều kiện xã hội
Năm 2009 dân số Hải Phòng 1.841,65 nghìn người, mật độ dân số là
1.212 người/km2
. Năm 2000 dân số thành thị là 576,3 nghìn người, dân số
nông thôn là 1.115,2 nghìn người, thì đến năm 2009 dân số thành thị là 849,0
nghìn người, dân số nông thôn là 992,7 nghìn người, có thể thấy dân số có xu
hướng tập trung về thành thị. Số người trong độ tuổi lao động là 1.453,43
nghìn người chiếm 78.925% trong tổng dân số, số người có khả năng lao
động là 1.426.03 nghìn, lao động đang làm việc là 975,06 nghìn người. Số lao
động có việc làm từ năm 2000 đến năm 2009 tăng thêm là 170 nghìn người.
Điều này cho thấy, thành phố Hải Phòng có nguồn nhân lực dồi dào về số
lượng. Hải Phòng đã hoàn thiện quy hoạch phát triển ngành giáo dục - đào tạo
thành phố. Trong đó, tập trung hoàn thành dự án đầu tư cơ sở vật chất, gắn
với việc nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Hải Phòng đủ khả
năng làm nòng cốt trong xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm giáo dục -
đào tạo của duyên hải Bắc Bộ. Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
15
Nghị quyết số 18-NQ/TƯ của Ban Thường vụ Thành uỷ và Nghị quyết của
Hội đồng nhân dân thành phố về đào tạo, phát triển nhân lực chất lượng cao.
Dân số Hải Phòng năm 2005 tăng 1,048 lần so với năm 2000, năm 2009
so với năm 2000 là 1,089 lần
Bảng 2.3: Dân số trung bình thành phố Hải Phòng phân theo giới tính và
phân theo thành thị, nông thôn giai đoạn 2000 - 2009
Đơn vị tính: Nghìn người
Năm Tổng số
Phân theo giới tính
Phân theo thành thị,
nông thôn
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
2000 1.691,5 840,1 851,4 576,3 1.115,2
2001 1.708,6 847,6 861,0 582,9 1.125,7
2002 1.725,3 860,6 864,7 590,2 1.135,1
2003 1.741,0 862,5 878,5 695,6 1.045,4
2004 1.757,8 874,0 883,7 708,9 1.048,9
2005 1.773,4 880,8 892,7 720,4 1.053,1
2006 1.789,1 886,8 902,2 732,7 1.056,4
2007 1.806,5 894,7 911,8 754,0 1.052,5
2008 1.824,1 904,0 920,1 833,5 990,7
2009 1.841,7 913,2 928,5 849,0 992,7
Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
2.2.1. Số lượng, cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa
Với mục tiêu đa dạng hóa sở hữu, phát huy mọi thành phần kinh tế, các
nguồn lực cho phát triển, đặc biệt từ khi có Luật DN, Hải Phòng hình thành
và phát triển được một số lượng lớn DN, trong đó DNNVV chiếm trên
95%. Theo số liệu Điều tra DN năm 2010 của Cục Thống kê Hải Phòng,
tính đến 31/12/2009, Hải Phòng có 5.647 DN trong đó có 5.489 DNNVV
thuộc các thành phần kinh tế. Các DN góp phần tạo ra xấp xỉ 80% GDP của
thành phố.
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16
- Phân loại theo quận, huyện
Qua số liệu thống kê cho thấy, DNNVV ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong
tổng số DN tại Hải Phòng. Năm 2001 mới chỉ chiếm 91,68%, thì đến năm
2009 đã chiếm 97,2%. Điều này chứng tỏ DNNVV chiếm một tỷ trọng rất lớn
trong số lượng các DN. Kể từ khi Luật DN năm 2005 được thi hành thì số
lượng DN phát triển với tốc độ mạnh, năm 2003 so với năm 2001 tăng 1,49
lần thì đến năm 2005 so với năm 2003 đã là 1,77 lần.
Bảng 2.4: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa bàn
thành phố Hải Phòng tại thời điểm 31/12 phân theo quận, huyện
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
2005 2006 2007 2008 2009
Tổng số 2.905 3.600 4.313 4.768 5.489
Quận Hồng Bàng 498 665 752 848 900
Quận Ngô Quyền 703 782 793 803 881
Quận Lê Chân 605 757 900 973 1.063
Quận Hải An 246 319 388 424 520
Quận Kiến An 209 244 283 318 375
Quận Đồ Sơn 23 25 59 74 70
Quận Dương Kinh 134 149 179
Huyện Thuỷ Nguyên 227 285 343 382 523
Huyện An Dương 224 295 343 445 527
Huyện An Lão 38 55 165 90 135
Huyện Kiến Thuỵ 52 75 22 69 76
Huyện Tiên Lãng 24 28 42 57 79
Huyện Vĩnh Bảo 28 38 51 87 99
Huyện Cát Hải 28 32 38 49 62
Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng.
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
17
Số lượng DNNVV phân bố không đồng đều ở các quận, huyện, tập trung
chủ yếu ở các quận nội thành và 2 huyện An Dương và Thuỷ Nguyên và có
xu hướng tăng qua các năm. Quận Lê Chân có số lượng DNNVV lớn nhất
qua nhiều năm, năm 2009 có số lượng DNNVV chiếm 18,27 %, huyện Cát
Hải có số lượng DNNVV ít nhất, năm 2009 chỉ chiếm 0,11%.
Biểu đồ 2.1: Số lượng DNNVV và DN lớn trên địa bàn thành phố
Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2009
1.168
106
1.459
129
1.641
261
2.444
150
2.905
143
3.600
136
4.313
184
4.768
148
5.489
158
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
Doanh nghiÖ
p
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
N¨ m
DNNVV DN lí n
Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng.
- Phân loại theo loại hình DN
Các DNNVV có ở các thành phần kinh tế và loại hình DN, ở loại hình
DNNN, với chủ trương cổ phần hoá nên số lượng DNNVV ở loại hình này
có xu hướng giảm dần. Trong khi đó, DNNVV ở các loại hình khác đều
có xu hướng tăng, tập trung chủ yếu ở hai loại hình CTTNHH và CTCP
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
18
không có vốn nhà nước. Năm 2004, số DNNVV loại hình CTTNHH là
1.217 DN thì đến năm 2009 đã là 2.906 DN, tăng 2,39 lần. DNNVV loại
hình CTCP không có vốn nhà nước còn có tốc độ tăng nhanh hơn, năm
2004 có 489 DN thuộc loại hình DN này, thì đến năm 2009 là 1.656 DN,
tăng gấp 3,39 lần.
Bảng 2.5: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa bàn thành
phố Hải Phòng tại thời điểm 31/12 phân theo loại hình doanh nghiệp
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
2004 2005 2006 2007 2008 2009
Tổng số 2.444 2.905 3.600 4.313 4.768 5.489
DN nhà nước Trung ương 34 37 47 54 60 53
DN nhà nước Địa phương 62 41 33 32 31 30
DN Tập thể 218 202 192 189 337 328
DN Tư nhân 286 314 332 340 305 297
Công ty Hợp doanh 2 2 7 5 1 1
CT TNHH tư nhân,CT TNHH có vốn
NN <=50%
1.217 1.462 1.818 2.295 2.417 2.906
CT cổ phần có vốn Nhà nước <=50 % 32 64 62 70 75 73
CT cổ phần không có vốn Nhà nước 489 677 988 1.199 1.407 1.656
DN 100 % vốn nước ngoài 54 59 74 80 87 100
DN liên doanh với nước ngoài 50 47 47 49 48 45
Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng.
- Phân loại theo ngành kinh doanh
Xét theo ngành kinh doanh thì DNNVV phát triển chủ yếu ở các ngành
công nghiệp chế biến, xây dựng, vận tải và thương mại. DNNVV ở ngành xây
có tốc độ tăng nhanh, năm 2009 tăng 1,7 lần so với năm 2006. Số lượng
DNNVV ở ngành giáo dục đào tạo và y tế cũng tăng dần qua các năm nhưng
có tốc độ chậm.
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
19
Bảng 2.6: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa bàn
thành phố Hải Phòng tại thời điểm 31/12 phân theo ngành kinh tế
giai đoạn 2006-2009
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
2006 2007 2008 2009
Tổng số 3.600 4.313 4.768 5.489
A.Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 37 36 155 148
B. Khai khoáng 22 25 20 30
C.Công nghiệp chế biến , chế tạo 727 839 874 957
D.Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng 8 12 50 59
E.Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải 7 20 15 21
F.Xây dựng 372 451 522 647
G.Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy 1.526 1.793 2.086 2.344
H.Vận tải kho bãi 536 672 567 667
I.Dịch vụ lưu trú và ăn uống 129 161 171 196
J.Thông tin và truyền thông 10 14 16 16
K.Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 34 39 34 31
L.Hoạt động kinh doanh bất động sản 19 31 22 39
M.Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 61 84 98 148
N.Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 65 93 89 121
P.Giáo dục và đào tạo 17 11 12 22
Q.Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 6 7 10 12
R.Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 3 5 4 7
S.Hoạt động dịch vụ khác 19 20 22 23
T.Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ
gia đình 2 1 1
Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng.
2.2.2. Qui mô doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Phân loại theo số lượng lao động
Nếu tính theo quy mô lao động thì số lượng DNNVV ở Hải Phòng có số
lao động từ 5 lao động đến 200 lao động là chủ yếu, năm 2009 chiếm tới
81,9%, DNNVV có số lao động từ 200 đến 299 chiếm tỉ lệ nhỏ. Năm 2004,
DN có quy mô lao động dưới 5 người, chiếm tỷ trọng là 10,23% thì đến năm
2009 là 16,54%, trong khi các DN có quy mô lao động từ 200 đến 299 người,
năm 2004 chiếm tỷ trọng là 2,29% và năm 2009 là 1,5%. Điều này chứng tỏ,
tỷ trọng của các DN có quy mô lao động nhỏ dưới 5 lao động có xu hướng
tăng, giảmtỷ trọng của các DN có quy mô lao động lớn từ 200 đến 299 lao
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
20
động có xu hướng giảm. Các DN có quy mô lao động từ 5 đến 50 người tập
trung chủ yếu ở các ngành cần ít lao động như du lịch, thương mại, vận tải.
Bảng 2.7: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
thành phố Hải Phòng phân theo quy mô lao động thời điểm 31/12
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
Năm Tổng số
Quy mô lao động
Dưới 5
người
Từ 5
đến 9
Từ 10
đến 49
Từ 50
đến 199
Từ 200
đến 299
2004 2.444 250 718 1.062 358 56
2005 2.905 273 866 1.319 386 61
2006 3.600 191 1.587 1.354 397 71
2007 4.313 483 1.799 1.517 437 77
2008 4.768 707 1.573 1.887 511 90
2009 5.489 908 1.833 2.116 547 85
Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng.
- Phân loại theo nguồn vốn
Quy mô nguồn vốn trong các DNNVV chủ yếu là từ 1 tỷ đồng đến dưới
5 tỷ, năm 2009 số DN với quy mô này chiếm 50,4%. Năm 2004 chỉ có 1.077
DN có quy mô từ 1 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng thì đến năm 2009 đã là 2.767
DN, bình quân mỗi năm tăng 338 DN, chứng tỏ các DN có xu hướng tăng vốn
đầu tư vào sản xuất và kinh doanh.
Bảng 2.8: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
thành phố Hải Phòng phân theo quy mô nguồn vốn thời điểm 31/12
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
Tổng
số
Chia theo qui mô nguồn vốn
Dưới
0,5 tỷ
Từ 0,5
đến
dưới
1 tỷ
Từ 1 tỷ
đến
dưới
5 tỷ
Từ 5 tỷ
đến
dưới
10 tỷ
Từ 10 tỷ
đến
dưới
50 tỷ
Từ 50
tỷ đến
dưới
200 tỷ
Từ 200
tỷ đến
dưới
500 tỷ
Từ
500 tỷ
trở lên
2004 2.444 392 403 1.077 228 275 54 11 4
2005 2.905 459 447 1.297 284 318 82 15 3
2006 3.600 298 516 1.899 300 449 114 19 5
2007 4.313 344 555 2.286 414 511 167 26 10
2008 4.768 398 620 2.446 475 564 211 37 17
2009 5.489 304 484 2.767 819 788 255 49 23
Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng.
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
21
- Trình độ chuyên môn của lao động
Bảng 2.9: Trình độ chuyên môn của lao động trong
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2009
Đơn vị tính: Người
Tổng
số
Phân theo trình độ chuyên môn
Tiến
sỹ
Thạc
sỹ
Đại học
Cao
đẳng
Trung
cấp
chuyên
nghiệp
Trung
cấp
nghề
Sơ cấp
nghề
Trình
độ khác
Tổng số 119.764 37 240 18.570 9.049 10.132 11.062 13.637 57.037
Chia theo loại hình doanh nghiệp
1. Khu vực kinh tế trong nước 107.485 32 198 16.498 8.206 9.393 10.323 12.379 50.456
a. Doanh nghiệp nhà nước 9.781 8 37 2.980 509 774 1.139 1.023 3.311
+ DN nhà nước Trung ương 6.441 5 27 2.060 410 478 948 327 2.186
+ DN nhà nước Địa phương 3.340 3 10 920 99 296 191 696 1.125
b. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 97.704 24 161 13.518 7.697 8.619 9.184 11.356 47.145
+ DN Tập thể 8.052 1 2 339 299 729 387 892 5.403
+ DN Tư nhân 3.001 2 1 258 233 263 420 263 1.561
+ Công ty Hợp doanh 25 14 11
+ CT TNHH tư nhân,CT TNHH có
vốn NN <=50% 40.303 8 39 5.148 3.856 3.604 4.157 5.197 18.294
+CTcổphầncóvốnNhànước<=50% 7.928 3 36 1.952 371 665 670 647 3.584
+ CT cổ phần không có vốn Nhà nước 38.395 10 83 5.807 2.927 3.358 3.550 4.357 18.303
2. Khu vực có vốn đầutư nuớc ngoài 12.279 5 42 2.072 843 739 739 1.258 6.581
+ 100 % vốn nước ngoài 8.668 13 1.006 415 447 514 752 5.521
+ DN liên doanh với nước ngoài 3.611 5 29 1.066 428 292 225 506 1.060
Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng.
Theo các số liệu ở trên thì trình độ chuyên môn của lao động trong
DNNVV chủ yếu là trình độ phổ thông, trong đó lao động quản lý và chuyên
môn cũng có trình độ thấp, năm 2009 lao động có trình độ đại học chỉ chiếm
15,5%, trình độ thạc sỹ là 0,2%, trình độ tiến sỹ là 0,03%. Một điều đáng chú
ý là, lao động có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ làm việc chủ yếu ở khu vực ngoài
quốc doanh, khu vực này có ưu đãi hơn đối với lao động có trình độ cao, hoặc
là chính là chủ DN. Lao động có trình độ cao tập trung ở các ngành công
nghiệp chế biến, xây dựng, vận tải kho bãi, khoa học công nghệ, giáo dục đào
tạo, y tế.
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
22
2.2.3. Hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp nhỏ và vừa
Qua số liệu thống kê DN hàng năm, cho thấy mức trang bị tài sản cố
định bình quân trên một lao động của DNNVV có xu hướng tăng qua các
năm, chứng tỏ máy móc dần được đưa vào sản xuất kinh doanh thay thế cho
người lao động, yếu tố đầu vào của sản xuất tăng lên, quy mô sản xuất được
mở rộng. Tuy nhiên, có thể thấy lợi nhuận bình quân trên một lao động có sự
thay đổi không đều qua các năm, năm 2007 lợi nhuận bình quân trên một lao
động là 8,1 triệu đồng thì đến năm 2008 lại giảm xuống 2,5 triệu đồng trên
một lao động, năm 2009 lại tăng lên 9,3 triệu đồng trên một lao động. Nếu
nhìn với tỷ suất lợi nhuận trên vốn thì thấy tỉ này cũng không tăng qua các
năm và có tăng thì với tốc độ rất chậm, năm 2004 cứ 1.000 đồng doanh thu
mới tạo ra được 9 đồng lợi nhuận thì đến năm 2009 với 1.000 đồng doanh thu
cũng chỉ tạo ra được 12 đồng lợi nhuận.
Bảng 2.10: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2004-2009
Năm
Trang bị
TSCĐ BQ 1
lao động Thời
điểm 31/12
(Triệu đồng)
Lợi nhuận
bình quân / 1
lao động
(Triệu đồng)
Lợi nhuận
bình quân / 1
đồng vốn
(Đồng)
Lợi nhuận
bình quân /
1 đồng
doanh thu
(Đồng)
Nộp ngân
sách BQ / 1
lao động
(Triệu
đồng)
Tỷ lệ nộp
ngân sách
so với
doanh thu
(%)
2004 147,9 3,4 0,012 0,009 18,1 4,6
2005 162,2 1,0 0,003 0,002 20,5 4,7
2006 178,5 3,3 0,008 0,006 18,2 3,4
2007 189,3 8,1 0,017 0,013 24,4 3,8
2008 213,7 2,5 0,004 0,003 30,8 3,6
2009 253,0 9,3 0,012 0,012 31,8 4,1
Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
2.3.1. Những kết quả đạt được
2.3.1.1. Đóng góp vào giá trị sản xuất
Số liệu thống kê đến năm 2009 cho thấy các DNNVV thành phố Hải
Phòng đã đóng góp 75,3% trong tổng GDP (giá thực tế) toàn thành phố và qui
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
23
mô GDP gấp 5,1 lần năm 2001; đóng góp 40,7% trong tổng vốn đầu tư thực
hiện toàn thành phố. Trong đó, đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp tăng
qua các năm, năm 2004 là 9.631,3 tỷ đồng thì năm 2009 là 25.677,5 tỷ đồng,
tăng 2,67 lần, chiếm trên 85% giá trị sản xuất của toàn thành phố. Đóng góp
của khu vực ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng cao,
trong đó phải kể đến khu vực có vốn đầu nước ngoài, tuy số luợng DN chiếm
tỷ lệ ít nhưng lại tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tới hơn 50% giá trị
sản xuất công nghiệp của các DNNVV.
Bảng 2.11: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp
thành phố Hải Phòng giai đoạn 2004-2009 (Giá thực tế)
Đơn vị tính: Triệu đồng
2004 2005 2006 2007 2008 2009
Tổng số 9.631.318 11.702.574 15.166.971 19.986.537 27.449.430 25.677.546
1. Khu vực kinh tế
trong nuớc
4.242.624 5.726.765 7.113.863 10.735.804 13.198.616 12.748.937
a. Doanh nghiệp nhà
nước
1.060.675 1.016.187 1.181.041 1.353.921 2.383.614 1.819.927
+ DN nhà nước Trung
ương
305.776 491.955 704.450 1.120.409 2.015.916 1.535.716
+ DN nhà nước Địa
phương
754.899 524.232 476.591 233.512 367.698 284.211
b. Doanh nghiệp ngoài
quốc doanh
3.181.949 4.710.578 5.932.822 9.381.883 10.815.002 10.929.010
+ DN Tập thể 333.959 382.175 295.426 413.061 619.933 631.471
+ DN Tư nhân 129.031 221.749 221.417 298.836 268.948 231.574
+ Công ty Hợp doanh 1.642 46.760
+ Công ty Trách
nhiệm hữu hạn tư nhân
1.483.121 1.904.153 2.792.291 3.962.081 3.935.534 4.587.756
+ CT cổ phần có vốn
Nhà nước <=50
398.594 575.312 282.873 532.459 613.761 744.259
+ CT cổ phần không
có vốn Nhà nước
837.244 1.627.189 2.339.173 4.128.686 5.376.826 4.733.950
2. Khu vực có vốn đầu
tư nuớc ngoài
5.388.694 5.975.809 8.053.108 9.250.733 14.250.814 12.928.609
+ 100 % vốn nước
ngoài
1.462.691 1.913.987 3.099.196 4.143.142 6.331.890 6.969.179
+ DN liên doanh với
nước ngoài
3.926.003 4.061.822 4.953.912 5.107.591 7.918.924 5.959.430
Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng.
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
24
2.3.1.2. Đóng góp vào giá trị xuất khẩu
Giá trị hàng hoá xuất khẩu của thành phố trong những năm qua, chủ yếu
do các DNNVV đóng góp. Tổng giá trị xuất khẩu năm sau cao hơn năm
trước, riêng năm 2009 đạt 1.010,2 triệu USD, đóng góp trên 60% tổng trị giá
xuất khẩu toàn thành phố. Xuất khẩu có sự tham gia của các ngành và thành
phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp
đến 70%. Một số mặt hàng chủ lực, đóng góp lớn cho tăng trưởng xuất khẩu
đã dần dần được khẳng định như giày dép, quần áo may sẵn, đồ gỗ, hoạt động
nhập khẩu của các DN đã hướng vào mục tiêu chủ yếu phục vụ yêu cầu mở
rộng hàng tư liệu sản xuất và máy móc thiết bị, giảm nhập khẩu hàng tiêu
dùng. Nhập khẩu đạt tốc độ bình quân hàng năm là 19,6%.
2.3.1.3. Đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế nói chung (Nông, lâm nghiệp và thủy sản; Công
nghiệp - xây dựng và dịch vụ) đang có những chuyển biến tích cực theo đúng
định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP
48,758% năm 2001 tăng lên 52,55% năm 2009, ước năm 2010 là 53,02%. Trong
khi đó, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 14,58% năm 2001
xuống 10,83% năm 2009, ước năm 2010 là 10,01%. Có sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế đúng hướng là do một phần đóng góp không nhỏ của DNNVV.
Các khu vực kinh tế đều có mức tăng trưởng khá cao. Trước năm 2005, thì
tốc độ tăng GDP ở khu vực nhà nước và đầu tư nước ngoài tăng cao hơn so với
khu vực ngoài nhà nước, sau năm 2005 thì khu vực kinh tế ngoài nhà nước lại
luôn có tốc độ tăng cao nhất. Theo số liệu thống kê tính toán về tốc độ tăng đóng
góp GDP của DNNVV, năm 2001 tốc độ tăng GDP khu vực dịch vụ toàn thành
phố là 9,31% thì DNNVV làm tăng GDP khu vực này là 6,9%, đến năm 2009
tốc độ tăng GDP khu vực dịch vụ là 9,29% thì DNNVV làm tăng GDP khu vực
này là 7,52%. Trong khi đó, tốc độ tăng bình quân của khu vực dịch vụ trong
tổng GDP luôn đạt cao nhất. Do vậy, tỷ lệ đóng góp vào tổng sản phẩm trong
thành phố của khối DNNVV ngày càng cao nên có thể khẳng định vai trò quyết
định của nó trong việc hình thành nên cơ cấu kinh tế trên. Hơn thế nữa, tỷ lệ đóng
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
25
góp vào tổng sản phẩm của các DN ngành dịch vụ cao nhất, sau đó là DN ngành
công nghiệp - xây dựng và sau cùng là ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Vì
vậy, nó càng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.
Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đẩy mạnh quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH là sự xuất hiện và phát triển với tốc
độ cao của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tỷ trọng giá trị tăng thêm cũng
như giá trị sản xuất của khu vực này càng tăng trong toàn ngành công nghiệp,
mà trong khu vực này thì chủ yếu là các DNNVV.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế kéo theo chuyển dịch cơ cấu lao động
trong các ngành kinh tế. Cơ cấu lao động, cơ cấu GDP của ngành kinh tế đã
và đang có cùng xu hướng chuyển dịch.
Số lượng các DNNVV tăng nhanh không những trong ngành công
nghiệp, xây dựng, dịch vụ… mà còn có mặt ở nhiều quận, huyện, đặc biệt là
ở những vùng thuần nông như: huyện Thủy Nguyên, An Dương trước đây
hoạt động sản xuất kinh doanh phổ biến là nông nghiệp.
2.3.1.4. Đóng góp vào thu ngân sách
Sự phát triển của các DNNVV thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước và
đầu tư nước ngoài đã đóng góp vào khoản thu ngày càng tăng của NSNN.
Tình hình nộp ngân sách của các DN này được phản ánh qua các số liệu của
Bảng 2.12 dưới đây:
Bảng 2.12: Thuế và các khoản nộp ngân sách của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng
giai đoạn 2004-2009
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Thuế và các khoản phát sinh phải nộp trong năm
Thuế và các
khoản đã nộp
trong năm
Tổng số
Trong đó:
Thuế GTGT hàng
bán nội địa
Thuế tiêu thụ
đặc biệt
2004 1.503.798 410.208 217.264 1.424.911
2005 1.691.099 505.660 162.988 1.746.066
2006 1.750.593 539.720 176.668 1.699.813
2007 2.701.445 825.863 512.690 2.590.043
2008 3.725.217 1.130.512 445.619 3.714.695
2009 4.516.908 1.156.256 639.119 4.137.952
Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng.
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
26
Theo các số liệu trên, đóng góp vào NSNN của các DNNVV trên địa
bàn thành phố không ngừng tăng lên qua các năm, năm 2009 bằng 3 lần so
với năm 2004. Kết quả trên một phần đạt được là do hiệu quả hoạt động của
DN tăng lên, phần khác là do các chế độ, chính sách về thuế và công tác của
bộ máy thu thuế ngày càng được củng cố và hoàn thiện.
Năm 2009, DNNVV nộp ngân sách là 4.516 tỷ đồng, chiếm 15% tổng
thu NSNN trên địa bàn thành phố.
2.3.1.5. Đóng góp vào huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế
thành phố
Tính đến 31/12/2009 tổng số vốn của các DNNVV đầu tư là 9.386,1 tỷ
đồng. Trong đó vốn vay và vốn tự có của DN có xu hướng tăng, vốn tự có
năm 2004 là 1.364,5 tỷ đồng thì đến năm 2009 đã là 4.626,6 tỷ đồng chiếm
16,81% vốn đầu tư thực hiện toàn thành phố. Vốn đầu tư bình quân một DN
cũng tăng, năm 2004 là 0,97 tỷ đồng một DN, năm 2009 là 1,71 tỷ đồng.
DNNVV là một kênh tốt thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, nhằm mở
rộng sản xuất và kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Bảng 2.13: Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện trong
năm trên địa bàn thành phố Hải Phòng chia theo nguồn vốn
giai đoạn 2004-2009
Tổng số
Chia ra:
Ngân sách Nhà nước cấp Vốn vay
Vốn tự có
Vốn huy
động từ
các nguồn
khác
Tổng số
Chia ra:
Tổng số
Chia ra:
Ngân
sách
Trung
ương
Ngân
sách
Địa
phươn
g
Vốn tín
dụng
ĐTPT
của Nhà
nước
Vốn vay
từ các
nguồn
khác
200
4
2.367.0
95 56.134 6.348
49.78
6 573.851 24.729 549.122
1.364.5
31 372.579
200
5
3.330.8
80 18.254 1.728
16.52
6 987.921 35.624 952.297
1.635.5
51 689.154
200
6
4.153.7
40
189.47
2
109.96
5
79.50
7
1.116.0
36 19.018
1.097.0
18
2.413.6
05 434.627
200
7
4.915.5
26 74.450 3.860
70.59
0
1.599.7
65 15.466
1.584.2
99
2.522.2
10 719.101
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
27
200
8
7.771.4
59 39.906 426
39.48
0
3.031.5
22
154.77
8
2.876.7
44
3.217.1
61
1.482.8
70
200
9
9.386.0
56 93.743 27.295
66.44
8
3.970.3
29 29.591
3.940.7
38
4.626.6
12 695.372
Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng.
2.3.1.6. Đóng góp giải quyết việc làm, tạo thu nhập
Giải quyết công ăn việc làm của các DNNVV là phương tiện hiệu quả
để giảm thiểu nạn thất nghiệp. Từ đó góp phần giải quyết các vấn đề xã hội
mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư. Mặc dù số lao động làm việc trong
một DNNVV không nhiều nhưng với số lượng lớn DNNVV trong nền kinh tế
đã tạo ra phần lớn công ăn việc làm cho lao động của thành phố. Theo số liệu
của Cục Thống kê thành phố Hải Phòng, năm 2009 các DNNVV thuộc khu vực
ngoài nhà nước đang thu hút khoảng 108 nghìn lao động. Đây là khu vực thu hút
số lao động nhiều nhất so với hai khu vực còn lại là khu vực nhà nước và khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài, tỉ lệ thu hút lao động ở khu vực ngoài nhà nước
cũng tăng nhanh qua các năm, năm 2004 là 72,5% thì năm 2009 là 83,04%.
Bảng 2.14: Lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
thành phố Hải Phòng thời điểm 31/12 phân theo khu vực kinh tế
Đơn vị tính: Người
Năm Tổng số
Khu vực DN Nhà nước
Khu vực
DN ngoài
Nhà nước
Khu vực DN có vốn đầu tư
nước ngoài
Tổng số
Chia ra
Tổng số
Chia ra
DN Nhà
nước
Trung
ương
DN Nhà
nước
Địa
phương
100%
vốn
nước
ngoài
Liên
doanh
2004 75.638 12.817 4.948 7.869 54.837 7.984 4.372 3.612
2005 85.018 10.190 5.031 5.159 66.302 8.526 5.126 3.400
2006 93.641 11.469 7.270 4.199 71.643 10.529 6.921 3.608
2007 105.995 11.627 7.736 3.891 82.587 11.781 7.996 3.785
2008 120.748 12.362 8.463 3.899 95.810 12.576 8.648 3.928
2009 130.099 9.781 6.441 3.340 108.039 12.279 8.668 3.611
Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng.
DNNVV tạo ra nhiều việc làm đã góp phần tăng nhanh thu nhập cho
người lao động, làm tăng tiết kiệm, tiêu dùng, đầu tư từ đó kích cầu nền kinh
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
28
tế, tăng nhanh thu nhập cho dân cư. Bên cạnh đó, mức sống của dân cư sẽ
được nâng cao, góp phần xoá đói giảm nghèo, giảm khoảng cách về thu nhập
giữa cá tầng lớp dân cư. Mặt khác, các DNNVV phát triển sẽ phát huy lợi thế
của từng vùng, giảm bớt khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Tổng thu
nhập của người lao động tăng lên đáng kể, sau 5 năm từ năm 2004 đến 2009
đã tăng lên gần 4 lần, trong đó thu nhập bình quân đầu người cũng tăng từ 1,3
triệu đồng/1 người/1 tháng năm 2004 lên 2,67 triệu đồng/1 người/1 tháng năm
2009 tức là tăng gấp 2,1 lần.
Bảng 2.15: Thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2004-2009
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Tổng quỹ thu nhập của người lao động
Thu nhập
bình quân 1
người / 1
tháng (1000
đồng)
Đóng góp
của chủ DN
tới BHXH,
BHYT, kinh
phí công
đoàn
Tổng số
Chia ra:
Tiền lương,
thưởng và
thu nhập
khác có tính
chất lương
Bảo
hiểm xã
hội trả
thay
lương
Các khoản
thu nhập
khác không
tính vào chi
phí SXKD
2004 1.112.912 1.102.609 5.718 4.585 1.291 50.912
2005 1.429.804 1.410.427 10.315 9.062 1.453 67.178
2006 1.774.491 1.752.315 12.739 9.437 1.608 89.784
2007 2.439.361 2.401.696 24.039 13.626 1.976 121.378
2008 3.317.040 3.282.359 18.575 16.106 2.345 161.437
2009 4.056.641 3.999.397 35.511 21.733 2.667 216.650
Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng
2.3.2. Những hạn chế
Các DNNVV của Hải Phòng đã khẳng định được vị trí vai trò to lớn
trong tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập kinh tế quốc
tế, nâng cao đời sống dân cư và giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội. Tuy
nhiên, các DNNVV còn có những hạn chế và trong quá trình hoạt động của
gặp phải một số khó khăn, vướng mắc cần khắc phục.
Một là, các DNNVV Hải Phòng phần lớn với qui mô nhỏ, phân bố
không đều. Số DNNVV có qui mô số lao động từ 1-50 người chiếm tới trên
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
29
85%, phân bố chủ yếu ở các quận nội thành đông dân cư, các khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu vực nông thôn có rất ít DN. Cơ cấu về ngành của
DNNVV tập trung nhiều ở ngành công nghiệp chế biến và thương nghiệp.
Tuy nhiên, ở một số ngành cụ thể như sản xuất hoá chất, sản xuất các nguyên
liệu thay thế nhập khẩu và một số ngành có hàm lượng công nghệ cao (sản
xuất máy móc thiết bị, kỹ thuật điện, điện tử, thiết bị chính xác...) rất cần để
tăng thêm năng lực sản xuất, nhưng lại chưa được chú ý đầu tư đúng mức.
Các ngành dịch vụ chất lượng cao (tư vấn quản lý kinh doanh, kiểm định chất
lượng, khoa học công nghệ...) hiện nay trên địa bàn còn có số luợng ít
Hai là, năng lực tài chính thấp: Các DNNVV trên địa bàn thành phố
Hải Phòng có tiềm lực tài chính nhỏ. Bình quân vốn chủ sở hữu của DNNVV
chỉ là 10,13 tỷ (năm 2009). Bên cạnh đó, việc tiếp cận với các nguồn tài chính
từ các tổ chức tín dụng của các DNNVV tuy đã được cải thiện nhưng còn
nhiều khó khăn. Tỷ lệ các DNNVV vay được vốn ngân hàng khoảng 67%, tuy
nhiên lượng vốn vay không nhiều và thời gian cũng như thủ tục vay vốn còn
phức tạp. Do tiềm lực tài chính yếu cho nên DNNVV không thể tiến hành các
dự án đầu tư lớn, các dự án đầu tư công cộng, không thể đầu tư công nghệ
thiết bị tiên tiến.
Ba là, công nghệ, máy móc, thiết bị lạc hậu, chậm được cải tiến
Các DNNVV thành phố Hải Phòng, phải đối mặt với tình trạng máy
móc cũ kỹ, lạc hậu, là tác nhân chủ yếu làm cho năng suất lao động không
cao, chất lượng sản phẩm thấp và giá thành cao. Phần lớn công nghệ mà các
DNNVV sử dụng là công nghệ lạc hậu do vốn đầu tư thấp, việc nhập khẩu
máy móc thiết bị có thuế suất cao. Mặt khác, các DNNVV khó tiếp cận với thị
trường công nghệ, máy móc thiết bị quốc tế do thiếu thông tin về thị trường
này. Một số các nguyên tắc, chính sách và thủ tục hiện hành làm cho việc
chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam khó khăn và tốn kém.
Hầu hết các DNNVV đều đã sử dụng máy vi tính trong kinh doanh, tuy nhiên
mục đích sử dụng mới dừng lại ở việc đánh máy, kế toán và soạn thảo văn
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
30
bản. Việc đổi mới quy trình công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ vào
hoạt động kinh doanh, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển của các DNNVV
cần được xem xét và đẩy mạnh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhằm
tạo ra các sản phẩm có mẫu mã đẹp, có tính cạnh tranh cao. Các DN đóng tàu
chưa áp dụng được công nghệ thông tin một cách hoàn chỉnh và bài bản trong
trong thiết kế và đóng tàu: vỏ tàu, hệ thống ống động lực, hệ thống điện và hệ
thống thông gió.
Bốn là, nhân lực của các DNNVV có trình độ thấp
Trình độ chuyên môn của người lao động trong các DNNVV chủ yếu là
tốt nghiệp phổ thông chiếm tới 47,62%, trong đó tập trung chủ yếu ở khu vực
ngoài nhà nước. Thành phố Hải Phòng có tiềm năng về du lịch nhưng số
lượng khách du lịch đến chưa nhiều, năm 2009 là 3,9 triệu lượt khách, số lượt
ngày sử dụng buồng là 803.590 ngày. Nguyên nhân chủ yếu khiến thời gian
lưu trú của khách du lịch ngắn, chi tiêu trong mua sắm của thấp là do cơ sở
vật chất kỹ thuật, đặc biệt là đội ngũ lao động trong ngành du lịch còn hạn chế
cả về số lượng và chất lượng. Mặc dù đội ngũ cán bộ QLNN, quản lý DN, đội
ngũ lao động trong các cơ sở kinh doanh du lịch được bổ sung và từng bước
trưởng thành, nhưng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học...
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Đồng thời, có sự chênh lệch về chất
lượng lao động giữa các điểm du lịch, các quận, huyện trong thành phố và các
cơ sở kinh doanh du lịch thuộc các thành phần kinh tế.
Năm là, trình độ marketing và bán hàng của các DNNVV còn hạn chế
Đây thực sự là một yếu điểm căn bản của các DNNVV. Việc chủ động
tìm kiếm thị trường, chủ động đưa ra các chương trình marketing cho sản
phẩm hàng hoá của mình chưa là thói quen của các DNNVV. Bên cạnh đó,
các kỹ năng kinh doanh khác như kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết trình và
thuyết phục của người lao động và các chủ DNNVV là rất yếu kém, không
thể hiện được tính chuyên nghiệp trong kinh doanh. Chính vì vậy, đây sẽ là
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
31
một yêu cầu bức xúc đối với các DNNVV về việc đào tạo nâng cao các kỹ
năng trong kinh doanh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Sáu là, hiệu quả kinh doanh chưa cao
Trong những năm qua, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNNVV
vẫn còn khiêm tốn. Các DNNVV khó tiếp cận được với cả thị trường trong
nước và thị trường quốc tế. Lợi nhuận bình quân trên một đồng vốn, lợi nhuận
bình quân trên một đồng doanh thu đều rất thấp. Năm 2007, lợi nhuận bình
quân trên một đồng vốn cao nhất là 0,017 tức là cứ 100 triệu đồng vốn bỏ ra
thì chỉ thu được 1,7 triệu đồng lợi nhuận. Năm 2007, doanh thu trên một đồng
doanh thu cao nhất là 0,013 tức là cứ 100 triệu đồng doanh thu thì chỉ có 1,3
triệu đồng lợi nhuận.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Sức ép cạnh tranh từ việc Việt Nam gia nhập WTO
Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các DNNVV
trong việc tận dụng công nghệ hiện đại, trình độ quản lý điều hành có bài bản,
mang tính chuyên nghiệp cao, mở rộng các cơ hội trở thành các nhà thầu phụ
cho các DN lớn nước ngoài. Thế nhưng DNNVV cũng có nhiều khó khăn, ví
dụ như hệ thống dịch vụ công của Chính phủ phải có kỹ năng,minh bạch phải
tôn trọng tuyệt đối quyền sở hữu trí tuệ, cắt giảm thuế quan, chuyển dần sang
hàng rào phi thuế quan và mở cửa các khu vực dịch vụ, giá nguyên vật liệu
nhập khẩu tăng, khả năng hiểu luật pháp quốc tế hạn chế, tỷ lệ nội địa hoá
thấp, tạo sự cạnh tranh quyết liệt của các DNNVV với các DN nước ngoài.
Những hàng hoá nước ngoài với chất lượng cao hơn với giá rẻ hơn sẽ tràn vào
thị trường Hải Phòng và trở thành những đối thủ cạnh tranh đáng gờm. Sự
cạnh tranh của các DN xuất khẩu cùng mặt hàng của Việt Nam và cũng như
của các quốc gia trong khu vực. Ngành đóng tàu Hải Phòng phải đối mặt với
các cường quốc đóng tàu trong khu vực Châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc,
Nhật Bản . Việc áp dụng hạn ngạch đối với ngành dệt may, da giày cũng gây
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
32
khó khăn đối với các DNNVV.Vì một số thị trường bị mất nên trong các
ngành công nghệ cao và giá trị lớn, không gian cạnh tranh đã trở nên rất hẹp,
cường độ cạnh tranh cao hơn. Trong khi đó, vì bản thân các DNNVV chưa ý
thức được những thách thức của việc gia nhập WTO, họ không nắm được
thông tin từ các cơ quan chức năng.
Việc Việt Nam gia nhập WTO muộn hơn các quốc gia khác là một bất
lợi lớn trong quan hệ với các khách hàng và chính quyền các quốc gia xuất
khẩu. Các rào cản thương mại dần dỡ bỏ, thuế đánh vào các sản phẩm nhập
khẩu giảm nên làm gia tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường nội địa. Trong
thời gian qua giá nguyên vật liệu liên tục tăng. Một số loại nguyên vật liệu
phục vụ sản xuất phải nhập khẩu, phụ thuộc sự biến động giá cả của thị
trường thế giới. Do giá dầu tăng nên chi phí vận tải gia tăng, đặc biệt cước phí
vận chuyển hàng xuất khẩu bằng đường biển tăng mạnh. Điều này có tác động
lớn đến sự phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố.
- Khủng hoảng kinh tế thế giới
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2008 đến nay đã làm sụp đổ
nhiều DN có bề dày kinh doanh hàng trăm năm, có vốn liếng hàng trăm tỉ
USD. Ngay ở Hải Phòng, không ít tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước
lao đao, có tập đoàn trên bờ vực phá sản mà điển hình là Tập đoàn Vinashin.
Theo số liệu khảo sát của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cùng
Viện Khoa học Lao động và Xã hội phối hợp với Khoa Kinh tế Đại học
Copenhaghen (Đan Mạch) thì trong tổng số 2.543 DNNVV được khảo sát, số
DN vừa chịu tác động nhiều nhất (tỉ lệ trả lời có là 83,4%), kế đó là DN nhỏ
78,4% và siêu nhỏ là 58%. Xét theo loại hình thì các công ty TNHH chịu ảnh
hưởng ít nhất (57,8%).Vì thế, 19,4% DN phải tạm ngưng hoạt động trong giai
đoạn khủng hoảng, có những DN phải ngưng vì giải phóng mặt bằng, vì
những quy định mới về môi trường…Trong khủng hoảng, tỉ lệ DNNVV tiếp
tục hoạt động là 91,6%, tuy nhiên hầu hết năng lực cạnh tranh bị suy giảm, thị
trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp do sức mua của thị trường giảm
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
33
- Tình hình chính trị tại nhiều khu vực đang diễn biến theo chiều
hướng phức tạp
Điều này đã tác động đến sự phát triển ổn định của nền kinh tế - xã hội
của một số quốc gia. Các quốc gia này là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng
hoá của DNNVV, do đó làm mất một số hợp đồng kinh tế có giá trị, làm giảm
khả năng sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Từ phía nhà nước
+ Môi trường pháp lý không ổn định
Tính không ổn định của chính sách, các quy định thường thay đổi và
không được báo trước đã tạo tâm lý thiếu yên tâm đầu tư trong các DNNVV,
từ đó làm giảm tính cạnh tranh của môi trường kinh doanh cũng như tính cạnh
tranh của bản thân các DNNVV. Quan hệ giữa các cơ quan và chính quyền
nhà nước ở địa phương đối với DNNVV chưa thực sự là quan hệ “hai chiều”,
việc chính quyền “nghe” DN, cùng DN tháo gỡ khó khăn chưa trở thành nề
nếp. Sự thiếu trong sạch của một bộ phận cán bộ nhà nước, sự thiếu nghiêm
minh của pháp luật lại càng gây thêm cho các DNNVV nhiều khó khăn hơn.
Nguyên nhân của vấn đề là do các văn bản pháp quy có sự không đồng
bộ và thiếu thống nhất. Số văn bản dưới luật quá nhiều, không nhất quán, do
nhiều cơ quan nhà nước ban hành và chậm phổ biến rộng rãi đã gây ra không
ít khó khăn cho các DNNVV trong việc tiếp cận và thực hiện chính sách, luật
pháp. Nhiều quy định còn chưa phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển
của các DNNVV. Hơn nữa, các quy định, luật pháp vừa có những khoảng
trống lớn, đòi hỏi phải xin hướng dẫn cụ thể và quy định tăng thêm ở các cấp,
gây mất nhiều thời gian và thiếu nhất quán. Ví dụ như trách nhiệm về chi phí
và chế độ cho việc giải toả, đền bù không thống nhất đã gây nhiều khó khăn
cho các DNNVV. Các DNNVV vẫn chưa hoàn toàn bình đẳng với các DN
thuộc thành phần kinh tế khác.
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
34
Chẳng hạn như, có sự không thống nhất trong quy định yêu cầu “giấy tờ
chứng minh hoàn tất chuyển nhượng có xác nhận của công ty” trong thành
phần hồ sơ chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên lên công ty TNHH 2
thành viên, giữa Nghị định 88/2006/NĐ-CP và Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ
tục hành chính. Tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP quy định:
Trường hợp thay đổi thành viên do chuyển nhượng phần vốn góp, trong thời
hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi, công ty gửi
thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký kinh doanh.
Trong đó, kèm theo thông báo phải có hợp đồng chuyển nhượng và các giấy
tờ chứng thực “đã hoàn tất việc chuyển nhượng có xác nhận của công ty”,
nhưng lại không cụ thể những tài liệu nào được coi là giấy tờ chứng thực đã
hoàn tất việc chuyển nhượng. Trong khi thủ tục hành chính đăng trên website
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về thủ tục thay đổi công ty TNHH 1 thành viên
thành công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên không còn quy định phải có giấy
tờ xác nhận đã hoàn tất việc chuyển nhượng. Sự thiếu thống nhất đã gây khó
cho cơ quan đăng ký kinh doanh tại Hải Phòng trong việc cấp phép.
Bên cạnh đó, chưa có quy định rõ về cơ quan có thẩm quyền thực hiện
thủ tục hành chính về chuyển nhượng vốn đối với công ty có vốn đầu tư nước
ngoài. Thực tế đã phát sinh vấn đề đối với công ty sau khi chuyển nhượng:
phần vốn góp của bên Việt Nam trong công ty giảm xuống dưới 49%; chưa
quy định rõ công ty sẽ phải đăng ký chuyển đổi ở cơ quan đăng ký kinh doanh
hay cơ quan quản lý đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Các biện pháp hỗ trợ DNNVV tuy được triển khai nhiều (Chính phủ đã ban
hành một số chính sách hỗ trợ DNNVV như chương trình đào tạo nguồn nhân
lực cho các DNNVV từ 2004 - 2008, chương trình xúc tiến thương mại…)
nhưng vẫn còn hình thức. Công tác dự báo, hướng dẫn đối với khu vực này còn
rất yếu. Hệ thống bộ máy quản lý của nhà nước ở cả trung ương và địa phương
chưa sát với sự phát triển của các DNNVV. Nền hành chính vẫn còn nhiều bất
cập, công cuộc cải cách hành chính ở Hải Phòng chưa đạt hiệu quả cao.
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
35
Mặc dù đã có những cải thiện đáng kể về hệ thống pháp lý, thủ tục hành
chính, song cho đến nay chi phí pháp lý cho hoạt động kinh doanh của các
DNNVV vẫn thuộc loại cao trên thế giới. Đây là một trong những nguyên
nhân quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của các
DNNVV tại Hải Phòng.
Trong bối cảnh môi trường kinh doanh toàn cầu đang thay đổi nhanh
chóng thì hiệu suất phục vụ DN của các cơ quan Nhà nước có ý nghĩa hết sức
quan trọng. Ngoài trách nhiệm xây dựng những chính sách phù hợp, các cơ
quan QLNN tại Hải Phòng còn có nghĩa vụ phổ biến thông tin pháp luật, thực
hiện chính sách theo tinh thần phục vụ, tạo điều kiện cho các DN không bỏ lỡ
cơ hội kinh doanh. Cải cách hành chính, do vậy, sẽ là một trong những hướng
quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNVV trên địa bàn
thành phố trong quá trình hội nhập.
Một trong những nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng nhiều vấn đề của
cơ quan nhà nước chậm giải quyết các vấn đề của DN là do hạn chế về số
lượng và phương tiện làm việc, dẫn đến tình trạng quá tải, phải trì hoãn giải
quyết những vướng mắc của DN. Một số sở, ban, ngành trên thành phố vẫn
chưa được trang bị mỗi cán bộ một máy tính, đó là chưa kể đến cơ quan
QLNN ở cấp huyện, quận, phường, xã thì số máy tính còn thiếu hơn.
+ Thực hiện các chính sách kinh tế liên quan như chính sách đất đai,
chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính sách khuyến khích đầu tư… còn
nhiều bất cập và trở ngại. Chẳng hạn, chính sách đất đai quy định không có
hạn mức sử dụng đất đối với các dự án phát triển sản xuất; giá thuê đất thấp,
trong khi cơ chế hoạt động ở các KCN tập trung còn nhiều hạn chế, không thu
hút được các DNNVV. Chính bởi vậy, tại Hải Phòng nhiều DN muốn có đất
riêng đã lập dự án xin giao đất với diện tích quá lớn, nhưng các cơ quan chức
năng và chính quyền thành phố không có cơ sở để hạn chế việc giao đất này.
Chính sách thuế GTGT hiện hành còn quá nhiều khe hở, quá nhiều bất
cập, không phù hợp với thực tại và yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Từ lý
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
36
do này đã tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi, bắt buộc các chủ thể kinh doanh phải
trốn thuế, lậu thuế, bóp méo hành vi kinh doanh chân chính. Bởi lẽ, nếu họ
kinh doanh chân chính thì họ sẽ bị thua thiệt, lợi nhuận thấp hoặc không thể
tồn tại trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. Thêm vào đó là
tư tưởng cải cách thuế vẫn còn mang nặng dấu ấn cơ chế cũ - cơ chế kế hoạch
hoá tập trung. Quá trình cải cách thuế chỉ mới tập trung nhiều đến khía cạnh
chính sách mà chưa có sự quan tâm thích đáng đến việc cải cách hành chính
thuế ngay từ đầu. Điều này đã dẫn đến năng lực quản lý hành chính thuế thấp,
hiệu quả chưa cao, làm xuất hiện nhiều tồn tại trong công tác hành thu. Việc
chưa chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện thuế
GTGT có hiệu quả.
+ Bộ máy cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng QLNN đối với
DNNVV còn nhiều hạn chế.
Đăng ký kinh doanh là thủ tục hành chính đầu tiên của DN gia nhập thị
trường. Tuy nhiên, hệ thống đăng ký kinh doanh hiện nay còn nhiều hạn chế.
Các phòng đăng ký kinh doanh mới chỉ tập trung thực hiện nhiệm vụ cấp giấy
phép; các nhiệm vụ khác như: xây dựng và quản lý hệ thống thông tin; thực hịên
kiểm tra và giám sát DN và hộ kinh doanh...gần như không thực hiện được.
Trung bình mỗi năm, Hải Phòng cấp mới hơn 3.000 giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh. Như vậy, tính đến đầu năm 2010, Hải Phòng đã có
17.640 DN. So với cách đây 10 năm, chỉ khoảng 9.000 DN thì con số này đủ
thấy tốc độ phát triển DN là khá nhanh, nhờ chính sách thông thoáng, tạo mọi
điều kiện để DN thành lập và hoạt động của TP Hải Phòng. Tuy nhiên, một số
DN đã lợi dụng việc thông thoáng này để vi phạm pháp luật mà biểu hiện là
sự xuất hiện một loạt những DN "ma" bị phát giác gần đây.
Năm 2009, khi thành phố triển khai công tác "hậu kiểm" đã phát hiện ra
bản chất lừa đảo, trá hình của những DN "ma" này thì đã muộn. Theo báo cáo
của Sở Kế hoạch và & Đầu tư Hải Phòng thì trong số 1.800 DN được rà soát,
Sở đã rút giấy phép chứng nhận ĐKKD của 518 DN vi phạm.
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
37
Số DN thành lập chỉ để móc ngoặc mua bán hoá đơn GTGT, lừa đảo
vay vốn ngân hàng và cá nhân rồi sau đó mất tích là không nhỏ, tuy nhiên không
hề thấy chính quyền hay cơ quan nào phát giác. Nguyên nhân là do vai trò QLNN
trong việc giám sát hoạt động của DN còn có những hạn chế và bất cập…
Điều 5 Nghị định 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số
điều của Luật Doanh nghiệp quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
và điều kiện kinh doanh, trong đó có quy định về vốn pháp định. Theo đó, có
khoảng 16 ngành nghề kinh doanh yêu cầu phải có vốn pháp định. Tuy nhiên,
Nghị định 139 không quy định rõ trình tự, thủ tục, cơ quan có thẩm quyền xác
định về vốn pháp định.
Trên thực tế, việc xác định vốn pháp định thường được thực hiện bởi
ngân hàng trên cơ sở một khoản tiền nhà đầu tư gửi vào. Luật Doanh nghiệp,
Nghị định 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, Nghị
định 88/2006/NĐ-CP hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh cũng không
hướng dẫn việc chứng minh vốn pháp định. Nội dung này quy định chung
chung “văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền”, nhưng cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền, văn bản xác nhận ra sao
thì không cụ thể. Do đó, nhiều nhà đầu tư cho rằng, việc xác nhận vốn pháp
định như hiện nay là hình thức, nhưng lại gây khó khăn cho DN. Các cơ quan
quản lý cũng không kiểm soát được việc xác nhận có thực chất và DN đó có
vốn pháp định hay không. Tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP
của Chính phủ về đăng ký kinh doanh quy định: “Bản sao hợp lệ chứng chỉ
hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) và cá nhân khác quy định tại khoản
13 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp đối với DN tư nhân kinh doanh các ngành,
nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề”.
Theo quy định hiện hành, hiện có khoảng 14 ngành nghề yêu cầu phải
có chứng chỉ. Một số ngành nghề yêu cầu giám đốc (hoặc người đứng đầu cơ
sở kinh doanh) phải có chứng chỉ hành nghề; ngành nghề khác thì chỉ yêu cầu
chứng chỉ của người trực tiếp hoặc phụ trách hoạt động đó. Quy định này
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
38
không phù hợp với thực tế, bởi Giám đốc là người quản lý chung, điều hành
hoạt động kinh doanh hàng ngày của DN. Đối với hoạt động chuyên môn, DN
có thể đi thuê nhân viên quản lý có đủ trình độ phụ trách và quản lý lĩnh vực
kinh doanh tương ứng. Mặt khác, trong trường hợp công ty kinh doanh nhiều
lĩnh vực thì một Giám đốc không thể có nhiều chứng chỉ hành nghề. Việc yêu
cầu này chỉ có ý nghĩa về mặt hình thức vì trên thực tế, khi thành lập DN hoặc
bổ sung ngành nghề kinh doanh theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề,
đa số chủ sở hữu “mượn” chứng chỉ để hợp pháp hóa về mặt thủ tục. Ngoài
ra, những cá nhân có chứng chỉ hành nghề xét về mặt pháp lý chỉ là người lao
động của DN, hợp đồng lao động với DN có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, cơ
quan đăng ký kinh doanh không thể kiểm soát được.
Thủ tục thuế phải là công cụ hỗ trợ DN. Nhiệm vụ tưởng chừng đơn
giản nhưng sau nhiều năm ngành thuế vẫn chưa thực hiện được. Đã có ý kiến
cho rằng, hiện nay, khi DN đang gặp rất nhiều khó khăn nhưng thay vì giúp
đỡ, tạo thuận lợi cho DN, các thủ tục thuế đôi khi lại trở thành những rào cản
đối với DN. Cơ quan thuế vừa giữ vai trò là cơ quan quản lý vừa có chức
năng cung ứng dịch vụ công. Nhưng trên thực tế, cơ quan này thường thực
hiện tốt vai trò quản lý nhưng lại chưa làm tốt nhiệm vụ của một cơ quan
phục vụ. Ngay cả ý thức trách nhiệm thực thi công vụ của nhiều cán bộ cũng
còn chưa nghiêm. Rất nhiều bất cập trong khi thực hiện chính sách thuế
không phải có nguyên nhân từ chính sách mà do nhân viên ngành thuế gây ra;
nhưng chính người nộp thuế lại phải gánh chịu hậu quả.
Thể chế quản lý ở Hải Phòng còn nhiều nhược điểm mà các DN thường
khái quát lại là “4 không”: không rõ ràng, minh bạch; không nhất quán (hay
thay đổi); không thông suốt (trên thông thoáng, dưới bó lại); và không được
thi hành nghiêm túc. Bộ máy vẫn còn cồng kềnh, trách nhiệm không rõ ràng,
kém hiệu lực và hiệu quả (có tình trạng “trên nói, dưới không nghe”), giải
quyết công việc thường trì trệ, kéo đài. Đội ngũ cán bộ, công chức còn những
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
39
người thoái hóa, biến chất, gây không ít phiền hà, nhũng nhiễu đối với người
dân và DN.
+ Kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật xuống cấp, không đáp ứng kịp tốc
độ phát triển của vận tải. Là cảng chính của miền Bắc, có thương hiệu lâu
năm cộng với nhu cầu tăng trưởng tự nhiên về xuất nhập khẩu hàng hóa, cảng
Hải Phòng có tốc độ tăng trưởng sản lượng khai thác cực lớn. Mặc dù, kết
thúc giai đoạn 2 dự án nâng cấp cảng Hải Phòng, luồng vào cảng đã từng đạt
độ sâu theo thiết kế là 7m, bảo đảm cho tàu lớn hơn 10 vạn tấn cập cảng làm
hàng. Nhưng suốt 3 năm qua, kể từ khi ngừng dự án, đồng nghĩa với việc
thiếu vốn không thể nạo vét, luồng lập tức bị bồi lắng, tàu ra vào gặp nhiều
khó khăn. Chính phủ đã bổ sung cho Hải Phòng 300 tỷ đồng, nhưng số tiền
này mới chỉ đủ để làm một nửa con đường 7 cây số từ ngã ba cảng Chùa Vẽ
đến đập Đình Vũ. Hiện Hải Phòng mỗi ngày có khoảng 12 nghìn lượt xe
container ra vào cảng để vận chuyển hàng hóa. Với đội ngũ xe siêu trường
siêu trọng như vậy đủ sức cày nát toàn bộ kết cấu hạ tầng giao thông từ "hậu
cần" cảng đến giao thông đô thị.
- Từ phía các doanh nghiệp
+ Thiếu tiếp cận thông tin
Các DNNVV đã bước đầu được quan tâm về đổi mới công nghệ nhưng
phần lớn thiếu tiếp cận thông tin về công nghệ, không được cung cấp đầy đủ
các dịch vụ về thí nghiệm, đo lường, chất lượng; việc chuyển giao công nghệ
vẫn phải qua nhiều khâu thẩm định, phê duyệt. Tiêu chí về công nghệ tiên
tiến, công nghệ sạch chưa được quan tâm và trở thành một tiêu chuẩn trong
các chính sách ưu đãi đầu tư. Chiến lược công nghệ cho DNNVV chưa có, do
đó đổi mới công nghệ diễn ra tự phát, cá biệt.
+ Các DNNVV còn có nhiều vướng mắc trong việc tiếp cận với các ưu
đãi về thuế, tính và nộp thuế. Mặc dù chính sách thuế đã được sửa đổi theo
hướng thuận lợi cho hoạt động của DN, nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc, hạn
chế gây bất lợi cho các DNNVV trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay.doc
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay.doc
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay.doc

More Related Content

Similar to Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay.doc

Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội hieu anh
 
Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Ngành Công Nghiệp Trên Địa Bàn Thành Phố Đ...
Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Ngành Công Nghiệp Trên Địa Bàn Thành Phố Đ...Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Ngành Công Nghiệp Trên Địa Bàn Thành Phố Đ...
Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Ngành Công Nghiệp Trên Địa Bàn Thành Phố Đ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Slide Lập phân tích dự án đầu tư
Slide Lập phân tích dự án đầu tưSlide Lập phân tích dự án đầu tư
Slide Lập phân tích dự án đầu tưCường Sol
 
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh.doc
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh.docLuận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh.doc
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh.docsividocz
 
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...NuioKila
 
Phát Triển Công Nghiệp Và Tiểu Thủ Công Nghiệp Của Huyện An Nhơn, Tỉnh Bình Đ...
Phát Triển Công Nghiệp Và Tiểu Thủ Công Nghiệp Của Huyện An Nhơn, Tỉnh Bình Đ...Phát Triển Công Nghiệp Và Tiểu Thủ Công Nghiệp Của Huyện An Nhơn, Tỉnh Bình Đ...
Phát Triển Công Nghiệp Và Tiểu Thủ Công Nghiệp Của Huyện An Nhơn, Tỉnh Bình Đ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Nhóm 17.docx
Nhóm 17.docxNhóm 17.docx
Nhóm 17.docxLuQuangH
 

Similar to Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay.doc (20)

Đề tài: Hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương
Đề tài: Hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Công ThươngĐề tài: Hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương
Đề tài: Hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội.doc
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội.docDoanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội.doc
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội.doc
 
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAYLuận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAY
 
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 
Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Ở Huyện Tuy Phước Tỉnh Bình Định.doc
Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Ở Huyện Tuy Phước Tỉnh Bình Định.docPhát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Ở Huyện Tuy Phước Tỉnh Bình Định.doc
Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Ở Huyện Tuy Phước Tỉnh Bình Định.doc
 
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAYLuận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
 
Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Ngành Công Nghiệp Trên Địa Bàn Thành Phố Đ...
Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Ngành Công Nghiệp Trên Địa Bàn Thành Phố Đ...Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Ngành Công Nghiệp Trên Địa Bàn Thành Phố Đ...
Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Ngành Công Nghiệp Trên Địa Bàn Thành Phố Đ...
 
Slide Lập phân tích dự án đầu tư
Slide Lập phân tích dự án đầu tưSlide Lập phân tích dự án đầu tư
Slide Lập phân tích dự án đầu tư
 
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh.doc
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh.docLuận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh.doc
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh.doc
 
Luận văn: Phát triển công nghiệp của huyện An Nhơn, Bình Đinh
Luận văn: Phát triển công nghiệp của huyện An Nhơn, Bình ĐinhLuận văn: Phát triển công nghiệp của huyện An Nhơn, Bình Đinh
Luận văn: Phát triển công nghiệp của huyện An Nhơn, Bình Đinh
 
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...
 
Phát Triển Công Nghiệp Và Tiểu Thủ Công Nghiệp Của Huyện An Nhơn, Tỉnh Bình Đ...
Phát Triển Công Nghiệp Và Tiểu Thủ Công Nghiệp Của Huyện An Nhơn, Tỉnh Bình Đ...Phát Triển Công Nghiệp Và Tiểu Thủ Công Nghiệp Của Huyện An Nhơn, Tỉnh Bình Đ...
Phát Triển Công Nghiệp Và Tiểu Thủ Công Nghiệp Của Huyện An Nhơn, Tỉnh Bình Đ...
 
Luận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAYLuận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAY
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà NộiDoanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
 
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà NộiLuận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
 
luan an phat trien doanh nghiep vua va nho tai lang nghe tinh bac ninh
luan an phat trien doanh nghiep vua va nho tai lang nghe tinh bac ninhluan an phat trien doanh nghiep vua va nho tai lang nghe tinh bac ninh
luan an phat trien doanh nghiep vua va nho tai lang nghe tinh bac ninh
 
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm, HAY
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm, HAYThu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm, HAY
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm, HAY
 
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền TrungThu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
 
Nhóm 17.docx
Nhóm 17.docxNhóm 17.docx
Nhóm 17.docx
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docxCơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docxCơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docxCơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
 
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docxCơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
 
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
 
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
 
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docxCơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
 
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
 
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
 
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
 
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docxCơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
 
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docxCơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
 
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
 
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docxCơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
 
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
 
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docxCơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
 

Recently uploaded

60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 

Recently uploaded (20)

60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 

Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ------------------------ PHẠM HỒ ĐIỆP ph¸t triÓn doanh nghiÖp nhá vµ võa trªn ®Þa bµn thµnh phè H¶i Phßng trong giai ®o¹n hiÖn nay Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI VĂN HUYỀN
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 HÀ NỘI - 2010
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Phạm Hồ Điệp
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 9 1.1. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa 9 1.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 27 1.3. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số nước trên thế giới và ở một số tỉnh, thành phố 40 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 53 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng ảnh hưởng tới sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 53 2.2. Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố 58 2.3. Đánh giá chung về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 65 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 84 3.1. Phương hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng 84 3.2. Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 88 3.3. Kiến nghị 110 KẾT LUẬN 114 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116 PHỤ LỤC 121
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT VIẾT TẮT NỘI DUNG 1 CCN Cụm công nghiệp 2 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 3 CTCP Công ty cổ phần 4 CTTNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn 5 DN Doanh nghiệp 6 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 7 DNTN Doanh nghiệp tư nhân 8 DNNVV Doanh nghiệp vừa và nhỏ 9 ĐKKD Đăng kí kinh doanh 10 GTGT Giá trị gia tăng 11 HTX Hợp tác xã 12 KTXH Kinh tế - xã hội 13 ISO International Organization for Standardization 14 QLNN Quản lý nhà nước 15 SBA Small Business Administration 16 SMEFP Small & Medium Enterprise Finance Program 17 SXKD Sản xuất kinh doanh 18 UBND Ủy ban nhân dân 19 VCCI Vietnam Chamber Of Commerce and Industry
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Trang Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở EU 10 Bảng 1.2: Tiêu chuẩn DNNVV của Nhật Bản 11 Bảng 1.3: Tiêu chuẩn về DNNVV theo giá trị tổng tài sản ở Thái Lan 12 Bảng 1.4: Một số tiêu chí xác định DN nhỏ và vừa đã được áp dụng ở Việt Nam 16 Bảng 2.1: Tổng sản phẩm quốc nội theo giá so sánh phân theo thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005- 2009 55 Bảng 2.2: Tổng sản phẩm quốc nội theo giá so sánh phân theo nhóm ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005- 2009 56 Bảng 2.3: Dân số trung bình thành phố Hải Phòng phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn giai đoạn 2000 - 2009 58 Bảng 2.4: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng tại thời điểm 31/12 phân theo quận, huyện 59 Bảng 2.5: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng tại thời điểm 31/12 phân theo loại hình doanh nghiệp 61 Bảng 2.6: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng tại thời điểm 31/12 phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2006-2009 62 Bảng 2.7: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng phân theo quy mô lao động thời điểm 31/12 63 Bảng 2.8: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng phân theo quy mô nguồn vốn thời điểm 31/12 63 Bảng 2.9: Trình độ chuyên môn của lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2009 64 Bảng 2.10: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên 65
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2004-2009 Bảng 2.11: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp thành phố Hải Phòng giai đoạn 2004-2009 (Giá thực tế) 66 Bảng 2.12: Thuế và các khoản nộp ngân sách của các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2004-2009 68 Bảng 2.13: Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện trong năm trên địa bàn thành phố Hải Phòng chia theo nguồn vốn giai đoạn 2004-2009 69 Bảng 2.14: Lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng thời điểm 31/12 phân theo khu vực kinh tế 70 Bảng 2.15: Thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2004-2009 71 Biểu đồ 2.1: Số lượng DNNVV và DN lớn trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2009 60
  • 9. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế của các nước trên thế giới, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs-Small and medium enterprises) chiếm tới hơn 90% số lượng các doanh nghiệp và đóng góp 40-50% GDP, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Tại khu vực APEC, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm hơn 80% và sử dụng khoảng 60% lực lượng lao động. Hiện nay, theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy ở Việt Nam, trong số hơn 300.000 DN thì có tới 94% là các DNNVV, nộp 17,64% tổng ngân sách thu từ các DN, đóng góp trên 30% GDP, giải quyết việc làm cho trên 12 triệu lao động. Như vậy, chúng ta có thể thấy các DNNVV có vai trò to lớn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đóng góp tích cực vào quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của các DNNVV, trong chính sách phát huy các nguồn lực, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định “Nhà nước định hướng, tạo môi trường để các doanh nghiệp phát triển và hoạt động có hiệu quả theo cơ chế thị trường. Hỗ trợ sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Trong những năm vừa qua, nhà nước đã có những chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các DNNVV. Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền Duyên hải Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km, với 7 quận, 8 huyện trong đó có 2 huyện đảo (Cát Hải và Bạch Long Vỹ), có tổng diện tích tự nhiên là 152.318,49 ha (số liệu thống kê năm 2001) chiếm 0,45% diện tích tự nhiên cả nước. Hải Phòng có tài nguyên biển là một trong những nguồn tài nguyên quí hiếm, với gần 1.000 loài tôm, cá và hàng chục loài rong biển có giá trị kinh tế cao như tôm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, cá heo, ngọc trai, tu hài, bào ngư... là những hải sản được thị trường thế giới ưa chuộng. Biển, bờ biển và hải đảo đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của thành phố duyên hải. Đây cũng là
  • 10. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2 một thế mạnh tiềm năng của nền kinh tế địa phương. Tài nguyên rừng Hải Phòng phong phú và đa dạng, có rừng nước mặn, rừng cây lấy gỗ, cây ăn quả, tre, mây... đặc biệt có khu rừng nguyên sinh Cát Bà với thảm thực vật đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loại thảo mộc quí hiếm. Thú quí trên đảo có khỉ mặt đỏ, khỉ mặt vàng, sơn dương, hoẵng, rái cá, sóc đuôi đỏ, sóc bụng đỏ, mèo rừng, nhím..., đặc biệt là khỉ voọc đầu trắng sống từng đàn, là loại thú quí hiếm trên thế giới chỉ mới thấy ở Cát Bà. Về ranh giới hành chính thì Hải Phòng phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh. Hải Phòng nằm ở vị trí giao thông thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không. Chính vì thế, Hải Phòng là một trong bốn trọng điểm kinh tế - công nghiệp lớn nhất của cả nước, đầu mối quan trọng giao thương kinh tế quốc tế, cửa ngõ ra vào của không chỉ các DN Hải Phòng mà cả khối DN các địa phương. Với những lợi thế và thế mạnh như vậy, kinh tế thành phố Hải Phòng đã phát triển nhanh trong thời gian dài, tốc độ tăng GDP bình quân 8 năm 2000 - 2007 đạt 11,17%, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1.300 triệu USD, tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng, sản lượng hàng hoá thông qua cảng đạt 20 triệu tấn, thu ngân sách nội địa trên 4.863 tỷ đồng; thu hút trên 2,2 triệu lượt khách du lịch, tỷ lệ tăng dân số ở mức dưới 1%; giải quyết việc làm cho khoảng 4,2 vạn lượt người lao động; tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5,5%; tỷ lệ nhân dân nông thôn được cấp nước sạch đạt 91-92%; tỷ lệ chất thải đô thị được thu gom và quản lý hợp vệ sinh trên 90%. Có được những kết quả trên, có phần đóng góp không nhỏ của các DNNVV. Hoạt động trên khắp các lĩnh vực kinh tế, các DNNVV ở Hải Phòng đã phát huy được lợi thế, tiềm năng sẵn có như năng lực vốn, công nghệ và quản lý. Sản xuất kinh doanh phát triển, các DN đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động, tỉ lệ đóng góp vào thu ngân sách và GDP không nhỏ. Năm 2007, DNNVV chiếm trên 95% tổng số 4.460 DN đang hoạt động tại Hải Phòng, đóng góp trên 51% GDP và giải quyết trên 106 nghìn lao
  • 11. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3 động và tiếp tục có xu hướng tăng. Tuy nhiên, suy thoái và khủng hoảng kinh tế quốc tế đã ảnh hưởng tới Việt Nam, làm cho các DN ở hầu hết các khu vực kinh tế, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh phải đối mặt với những khó khăn hết sức quyết liệt, trong đó có các DNNVV Hải Phòng. Các DNNVV của Hải Phòng đang đứng trước những khó khăn như thiếu thông tin về thị trường, thiếu lao động, thiếu vốn đầu tư, khả năng tự thiết kế mẫu mã sản phẩm kém, vướng mắc về chính sách đất đai, quy hoạch, thủ tục hành chính, hỗ trợ lãi suất, điều kiện kinh tế, hạ tầng dịch vụ còn nhiều hạn chế. Trước bối cảnh đó, thành phố Hải Phòng cần phải đưa ra một hệ thống các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển DNNVV. Chính vì vậy, đề tài “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay” đã được chọn để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu DNNVV có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, do vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu, bài viết về DNNVV trong những năm gần đây. Một số công trình đã công bố như: -Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, GS. TS Nguyễn Đình Hương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2002). Cuốn sách trình bày thực trạng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta trong thời gian qua, kinh nghiệm phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước và phương hướng, giải pháp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta trong thời gian tới. -Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, TS. Lê Xuân Bá - TS. Trần Kim Hào - TS. Nguyễn Hữu Thắng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2006). Cuốn sách trình bày những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế và cơ hội, thách thức đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, thực trạng môi trường kinh doanh đối với các doanh nghiệp, từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.
  • 12. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4 -Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay, TS. Phạm Thuý Hồng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2004). Cuốn sách hệ thống hoá vấn đề lý luận phát triển chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; thực trạng phát triển chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. -Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đến năm 2005, PGS. TS. Nguyễn Cúc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2004). Cuốn sách nêu lên quan điểm của Đảng và nhà nước về chính sách hỗ trợ phát triển, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta. -Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nguyễn Hải Hữu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (1995). Cuốn sách trình bày vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ, về quá trình hình thành, phát triển và quản lý các doanh nghiệp ở Việt Nam, những kinh nghiệm quốc tế áp dụng ở Việt Nam. -Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Phạm Văn Hồng, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (2007). Luận án nghiên cứu phát triển DNNVV ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. -Tác động của các chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ đến sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Trần Thị Vân Hoa, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2003). -Phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Nguyễn Minh Tuấn, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2008). -Quá trình phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh ở Tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1997-2003 - Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp,
  • 13. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5 Mẫn Bá Đạt, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2009). -Xây dựng chính sách cho thuê tài chính của Ngân hàng nông nghiệp đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Tạ Thành, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2004). -Vai trò Nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2006). -Đa dạng hoá dịch vụ tài chính cho xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Lê Anh Tú, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2007). -Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Tạ Thị Minh Nguyệt, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2008). -Vai trò nhà nước trong tạo lập môi trường cạnh tranh doanh nghiệp ở Việt Nam, Đinh Thị Thu Hạnh, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2008). -Phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nguyễn Văn Thành, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2006). -Một số vấn đề về huy động vốn tín dụng nhằm phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thừa Thiên Huế, Trần Bình Thám, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (1998). -Thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam qua việc tham gia siêu thị ảo, Trịnh Nhật Tân, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc (2007). -Nâng cao năng lực hỗ trợ kỹ thuật của TAC đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bùi Thị Hoàng Mai, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2007). -Nâng cao hiệu quả dịch vụ hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ nguồn tài trợ nước ngoài, Nguyễn Thị Thu Huyền, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2007). -Quản lý các dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nguyễn Khắc Huy, Luận văn Thạc sỹ kinh tế,
  • 14. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6 Đại học Kinh tế Quốc dân (2008). -Kinh nghiệm lựa chọn chính sách hỗ trợ phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan và khả năng vận dụng vào VN, Phạm Văn Hồng, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (1999). -Giải pháp tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Phan Hồng Giang, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2002). -Quá trình phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Hải Phòng từ 1990 đến nay: Thực trạng và Giải pháp, Hà Văn Thuỷ, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2006). -Quá trình phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực ngoài quốc doanh ở Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000: Thực trạng và giải pháp, Lê Tâm Minh, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2003). -Mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng, Bùi Trọng Nghĩa, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2008). -Phát triển dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Hải Phòng, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Phan Văn Hưng, Đại học Kinh tế Quốc dân (2008). -Giải pháp tài chính - tín dụng nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn Việt Nam hiện nay, Vũ Thị Xuân, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2001) . -Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Phan Thị Hoàng Liên, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2005). -Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Hà Nội, Nguyễn Thị Thương Hiếu, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2007). -Nâng cao khả năng cung cấp tín dụng tới doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa, Nguyễn Mỹ Hạnh, Luận văn
  • 15. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 7 Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2008). Ngoài ra, còn có nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí, các bài tham luận tại hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế để cập đến sự phát triển của các DNNVV với nhiều nội dung khác nhau. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đưa ra cách nhìn tổng quát về vai trò của DNNVV, kinh nghiệm về phát triển DNNVV của một số nước trên thế giới, các giải pháp phát triển DNNVV ở nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về tình hình phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng, vấn đề có ý nghĩa cấp thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hoá cơ sở lý luận, qua đánh giá thực trạng DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng, luận văn đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tiếp tục phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng. - Nhiệm vụ nghiên cứu + Hệ thống hoá các vấn đề lý luận liên quan đến DNNVV. Tổng kết kinh nghiệm phát triển DNNVV của một số nước trên thế giới, một số tỉnh thành phố ở Việt Nam. Rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng. + Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng để thấy được những thành công, hạn chế của phát triển DNNVV, đồng thời tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó. + Đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm tiếp tục phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Kiến nghị với Trung ương một số nội dung cụ thể về phát triển DNNVV. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nội dung phát triển DNNVV
  • 16. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 8 trên địa bàn thành phố Hải Phòng. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2010. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử - Phương pháp cụ thể: + Phương pháp hệ thống: Thông tin về DNNVV được thu thập từ nhiều tài liệu khác nhau nhờ hệ thống hoá sẽ có cách nhìn toàn diện về DNNVV, thấy được mối quan hệ hữu cơ đối với các thành tố khác của nền kinh tế. + Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân chia các DNNVV theo quận, huyện, thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp, ngành kinh doanh…từ đó tìm ra được quy luật vận động của quá trình phát triển DNNVV. + Một số phương pháp khác như: thống kê, điều tra mẫu, lấy ý kiến chuyên gia… 6. Những đóng góp khoa học của luận văn - Rút ra bài học cho Hải Phòng từ việc tổng kết kinh nghiệm phát triển DNNVV của một số tỉnh thành phố ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng. - Chỉ rõ những hạn chế của phát triển DNNVV và xác định nguyên nhân của những hạn chế đó. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2020. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo và phần kết luận, luận văn được trình bày trong 3 chương, 9 tiết: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DNNVV. Chương 2: Thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển DNNVV trên địa bàn
  • 17. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9 thành phố Hải Phòng.
  • 18. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 10 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Hải Phòng cách thủ đô Hà Nội 102 km, có tổng diện tích tự nhiên là trên 1.519,22 km2 , chiếm 0,46% diện tích tự nhiên cả nước (số liệu thống kê năm 2009). Về ranh giới hành chính: phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Tây giáp tỉnh Hải Dương; phía Nam giáp tỉnh Thái Bình; phía Đông giáp biển Đông. Hải Phòng nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không. Hải Phòng bao gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 quận (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dương Kinh), 8 huyện (An Dương, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo). Dân số thành phố là trên 1.841,65 nghìn người, trong đó số dân thành thị là trên 849 nghìn người và số dân ở nông thôn lên 992,65 nghìn người, mật độ dân số 1.212 người/km2 . Hải Phòng có bờ biển dài trên 125 km. Ngoài khơi thuộc địa phận Hải Phòng có nhiều đảo rải rác trên khắp mặt biển, lớn nhất có đảo Cát Bà, xa nhất là đảo Bạch Long Vĩ. Biển, bờ biển và hải đảo đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của thành phố duyên hải. Đây cũng là một thế mạnh tiềm năng của nền kinh tế địa phương. Do đặc điểm lịch sử địa chất, vị trí địa lý, Hải Phòng có nhiều nguồn lợi, tiềm năng: có mỏ sắt ở Dương Quan (Thuỷ Nguyên), mỏ kẽm ở Cát Bà (tuy trữ lượng nhỏ); có sa khoáng ven biển (Cát Hải và Tiên Lãng); mỏ cao lanh ở Doãn Lại (Thuỷ Nguyên), mỏ sét ở Tiên Hội, Chiến Thắng (Tiên Lãng). Đá
  • 19. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 11 vôi phân phối chủ yếu ở Cát Bà, Tràng Kênh, Phi Liệt, phà Đụn; nước khoáng ở xã Bạch Đằng (Tiên Lãng). Muối và cát là hai nguồn tài nguyên quan trọng của Hải Phòng, tập trung chủ yếu ở vùng bãi giữa sông và bãi biển, thuộc các huyện Cát Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thuỵ, Đồ Sơn. Tài nguyên biển là một trong những nguồn tài nguyên quí hiếm của Hải Phòng với gần 1.000 loài tôm, cá và hàng chục loài rong biển có giá trị kinh tế cao như tôm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, cá heo, ngọc trai, tu hài, bào ngư... là những hải sản được thị trường thế giới ưa chuộng. Biển Hải Phòng có nhiều bãi cá, lớn nhất là bãi cá quanh đảo Bạch Long Vĩ với trữ lượng cao và ổn định. Tại các vùng triều ven bờ, ven đảo và các vùng bãi triều ở các vùng cửa sông rộng tới trên 12.000 ha vừa có khả năng khai thác, vừa có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn và nước lợ có giá trị kinh tế cao. Những điều kiện tự nhiên kể trên là tiềm năng lớn thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế như nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, du lịch, nghỉ dưỡng, hội thảo, hội nghị... mà các DNNVV của thành phố có thể tranh thủ khai thác để phát triển. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Điều kiện kinh tế - Tốc độ tăng trưởng GDP: Tốc độ tăng trưởng bình quân của Hải Phòng là khá cao so với mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước, bình quân giai đoạn 2001- 2005 là 11,2%/năm, giai đoạn 2006-2009 là 11,04%/năm. Tỷ trọng đóng góp GDP ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giảm dần qua các năm, năm 2001 chiếm 16,6%, năm 2005 là 13,0 %, năm 2009 là 10,8%. Trong khi đó, tỷ trọng đóng góp GDP của nhóm ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng, nhóm ngành công nghiệp năm 2001 là 35,4% năm 2009 là 36,6%, nhóm ngành dịch vụ năm 2001 là 48,0%, năm 2009 là 52,6%. Điều này cho thấy cơ cấu kinh tế của Hải Phòng có sự chuyển dịch đúng hướng.
  • 20. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 12 Bảng 2.1: Tổng sản phẩm quốc nội theo giá so sánh phân theo thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005- 2009 Đơn vị tính: Tỷ đồng 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số 14.043,1 15.801,4 17.814,6 20.111,0 21.634,0 Khu vực kinh tế trong nước 11.279,7 12.650,8 14.395,6 16.044,2 17.367,8 Kinh tế nhà nuớc 4.848,7 4.912,9 5.456,8 5.761,5 6.294,5 Kinh tế Trung ương 3.539,3 3.726,2 4.233,2 4.524,2 4.962,5 Kinh tế địa phương 1.309,4 1.186,7 1.223,6 1.237,3 1.331,9 Kinh tế ngoài nhà nước 6.431,0 7.737,9 8.938,7 10.282,6 11.073,3 Kinh tế tập thể 1.619,6 1.576,3 1.656,7 448,3 467,0 Kinh tế cá thể 2.591,0 2.770,1 3.022,8 4.510,7 4.898,8 Kinh tế tư nhân 2.220,4 3.391,4 4.259,2 5.323,6 5.707,4 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 2.446,0 2.809,3 3.030,2 3.410,0 3.577,6 Thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ 317,4 341,3 388,9 656,8 688,6 Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng. Dự báo năm 2010 GDP đạt xấp xỉ 24.000 tỷ đồng, tăng gần 8 lần năm 1990, nâng tỷ trọng GDP của Hải Phòng so với cả nước từ xấp xỉ 3% lên 4,3%; thu nhập bình quân đầu người đạt 1.800 USD. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 4%, đời sống người dân được nâng lên đáng kể. - Tăng trưởng công nghiệp: Tăng trưởng công nghiệp trên địa bàn được duy trì ở tốc độ cao, bình quân hơn 18%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp cứ 5 năm tăng gấp 2 lần. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 gấp gần 40 lần năm 1990. Cơ cấu sản phẩm, mặt hàng được thay đổi phù hợp với tiềm năng, lợi thế của Hải Phòng, xu thế phát triển của thị trường trong nước và quốc tế. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp gắn với tăng nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Gần 300 dự án FDI, trong đó, khoảng 60% đầu tư vào công nghiệp, tạo ra năng lực sản xuất mới, lớn, công nghệ, thiết bị khá tiên tiến và sức cạnh tranh cao cho các sản phẩm…
  • 21. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 13 Bảng 2.2: Tổng sản phẩm quốc nội theo giá so sánh phân theo nhóm ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005- 2009 Đơn vị tính: Tỷ đồng 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số 14.043,1 15.801,4 17.814,6 20.111,0 21.634,3 Nhóm nông lâm thủy sản 1.615,5 1.681,6 1.749,0 1.836,4 1.920,4 Nông nghiệp và lâm nghiệp 1.250,9 1.278,8 1.310,4 1.364,7 1.418,0 Thủy sản 364,6 402,8 438,6 471,8 502,4 Nhóm công nghiệp - xây dựng 5.670,2 6.423,1 7.321,7 8.248,3 8.755,4 Công nghiệp 4.734,6 5.391,7 6.215,1 7.123,1 7.475,3 Xây dựng 935,6 1.031,4 1.106,6 1.125,2 1.280,1 Nhóm dịch vụ 6.757,4 7.696,6 8.743,9 10.026,3 10.958,2 Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng. Hình thành mạng lưới khu, cụm công nghiệp với tổng số hơn 50 khu, diện tích hơn 15.000 ha. Tháng 1-2008, Chính phủ cho phép Hải Phòng thành lập khu kinh tế Đình Vũ- Cát Hải quy mô hơn 21.000 ha với hạt nhân chính là cảng cửa ngõ quốc tế… - Tăng trưởng dịch vụ: Với tiềm năng, lợi thế đô thị cảng biển, dịch vụ là nhóm ngành quan trọng trong quá trình phát triển Hải Phòng thời kỳ đổi mới. Từ năm 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân GDP nhóm dịch vụ luôn hơn 10%/năm và luôn cao hơn tốc độ tăng GDP chung; góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hải Phòng. Đến năm 2010, dự kiến dịch vụ chiếm tỷ trọng khoảng 53% trong cơ cấu GDP. Hoạt động xuất nhập khẩu khá sôi động và tăng trưởng nhanh. Năm 1990, kim ngạch xuất khẩu của Hải Phòng đạt xấp xỉ 50 triệu USD, năm 2010 dự kiến đạt 2.000 triệu USD, tăng gấp 40 lần. Cơ cấu mặt hàng, sản phẩm đa dạng, phong phú. Hải Phòng có quan hệ với hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ… - Giá trị sản xuất nông nghiệp: Mặc dù diện tích sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới, mở cửa giảm nhiều do nhường lại diện tích cho phát triển các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu vui chơi, giải trí…nhưng
  • 22. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 14 năng suất và chất lượng trồng trọt vẫn tăng lên đáng kể. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp luôn đạt ở mức hơn 5%. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2009 tăng hơn 4 lần năm 1990. - Thu ngân sách, huy động vốn đầu tư: Năm 1995, thu ngân sách của Hải Phòng mới đạt 2.960 tỷ đồng, năm 2009, mặc dù gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính quốc tế, vẫn thu đạt 32.000 tỷ đồng, vượt xa kế hoạch đặt ra là 18.000 tỷ đồng. Ước tính, thu ngân sách của Hải Phòng năm 2010 tăng gần 200 lần năm 1990. Huy động vốn đầu tư cũng là điểm nổi bật và nhân tố quyết định mức tăng trưởng cao trong thời kỳ đổi mới. Năm 1990, vốn đầu tư phát triển chỉ hơn 500 tỷ đồng; đến đầu năm 2010 huy động được khoảng hơn 30.000 tỷ đồng (gấp 60 lần). Cơ cấu vốn đa dạng. Tỷ trọng vốn Nhà nước giảm từ hơn 50% xuống 12- 15%. Vốn DN chiếm hơn 50% tổng vốn đầu tư phát triển, vốn tín dụng hơn 30%...Riêng vốn FDI thu hút hơn 4,3 tỷ đồng… 2.1.2.2. Điều kiện xã hội Năm 2009 dân số Hải Phòng 1.841,65 nghìn người, mật độ dân số là 1.212 người/km2 . Năm 2000 dân số thành thị là 576,3 nghìn người, dân số nông thôn là 1.115,2 nghìn người, thì đến năm 2009 dân số thành thị là 849,0 nghìn người, dân số nông thôn là 992,7 nghìn người, có thể thấy dân số có xu hướng tập trung về thành thị. Số người trong độ tuổi lao động là 1.453,43 nghìn người chiếm 78.925% trong tổng dân số, số người có khả năng lao động là 1.426.03 nghìn, lao động đang làm việc là 975,06 nghìn người. Số lao động có việc làm từ năm 2000 đến năm 2009 tăng thêm là 170 nghìn người. Điều này cho thấy, thành phố Hải Phòng có nguồn nhân lực dồi dào về số lượng. Hải Phòng đã hoàn thiện quy hoạch phát triển ngành giáo dục - đào tạo thành phố. Trong đó, tập trung hoàn thành dự án đầu tư cơ sở vật chất, gắn với việc nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Hải Phòng đủ khả năng làm nòng cốt trong xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm giáo dục - đào tạo của duyên hải Bắc Bộ. Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả
  • 23. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 15 Nghị quyết số 18-NQ/TƯ của Ban Thường vụ Thành uỷ và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố về đào tạo, phát triển nhân lực chất lượng cao. Dân số Hải Phòng năm 2005 tăng 1,048 lần so với năm 2000, năm 2009 so với năm 2000 là 1,089 lần Bảng 2.3: Dân số trung bình thành phố Hải Phòng phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn giai đoạn 2000 - 2009 Đơn vị tính: Nghìn người Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn Nam Nữ Thành thị Nông thôn 2000 1.691,5 840,1 851,4 576,3 1.115,2 2001 1.708,6 847,6 861,0 582,9 1.125,7 2002 1.725,3 860,6 864,7 590,2 1.135,1 2003 1.741,0 862,5 878,5 695,6 1.045,4 2004 1.757,8 874,0 883,7 708,9 1.048,9 2005 1.773,4 880,8 892,7 720,4 1.053,1 2006 1.789,1 886,8 902,2 732,7 1.056,4 2007 1.806,5 894,7 911,8 754,0 1.052,5 2008 1.824,1 904,0 920,1 833,5 990,7 2009 1.841,7 913,2 928,5 849,0 992,7 Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng. 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ 2.2.1. Số lượng, cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa Với mục tiêu đa dạng hóa sở hữu, phát huy mọi thành phần kinh tế, các nguồn lực cho phát triển, đặc biệt từ khi có Luật DN, Hải Phòng hình thành và phát triển được một số lượng lớn DN, trong đó DNNVV chiếm trên 95%. Theo số liệu Điều tra DN năm 2010 của Cục Thống kê Hải Phòng, tính đến 31/12/2009, Hải Phòng có 5.647 DN trong đó có 5.489 DNNVV thuộc các thành phần kinh tế. Các DN góp phần tạo ra xấp xỉ 80% GDP của thành phố.
  • 24. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16 - Phân loại theo quận, huyện Qua số liệu thống kê cho thấy, DNNVV ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số DN tại Hải Phòng. Năm 2001 mới chỉ chiếm 91,68%, thì đến năm 2009 đã chiếm 97,2%. Điều này chứng tỏ DNNVV chiếm một tỷ trọng rất lớn trong số lượng các DN. Kể từ khi Luật DN năm 2005 được thi hành thì số lượng DN phát triển với tốc độ mạnh, năm 2003 so với năm 2001 tăng 1,49 lần thì đến năm 2005 so với năm 2003 đã là 1,77 lần. Bảng 2.4: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng tại thời điểm 31/12 phân theo quận, huyện Đơn vị tính: Doanh nghiệp 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số 2.905 3.600 4.313 4.768 5.489 Quận Hồng Bàng 498 665 752 848 900 Quận Ngô Quyền 703 782 793 803 881 Quận Lê Chân 605 757 900 973 1.063 Quận Hải An 246 319 388 424 520 Quận Kiến An 209 244 283 318 375 Quận Đồ Sơn 23 25 59 74 70 Quận Dương Kinh 134 149 179 Huyện Thuỷ Nguyên 227 285 343 382 523 Huyện An Dương 224 295 343 445 527 Huyện An Lão 38 55 165 90 135 Huyện Kiến Thuỵ 52 75 22 69 76 Huyện Tiên Lãng 24 28 42 57 79 Huyện Vĩnh Bảo 28 38 51 87 99 Huyện Cát Hải 28 32 38 49 62 Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng.
  • 25. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 17 Số lượng DNNVV phân bố không đồng đều ở các quận, huyện, tập trung chủ yếu ở các quận nội thành và 2 huyện An Dương và Thuỷ Nguyên và có xu hướng tăng qua các năm. Quận Lê Chân có số lượng DNNVV lớn nhất qua nhiều năm, năm 2009 có số lượng DNNVV chiếm 18,27 %, huyện Cát Hải có số lượng DNNVV ít nhất, năm 2009 chỉ chiếm 0,11%. Biểu đồ 2.1: Số lượng DNNVV và DN lớn trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2009 1.168 106 1.459 129 1.641 261 2.444 150 2.905 143 3.600 136 4.313 184 4.768 148 5.489 158 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 Doanh nghiÖ p 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 N¨ m DNNVV DN lí n Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng. - Phân loại theo loại hình DN Các DNNVV có ở các thành phần kinh tế và loại hình DN, ở loại hình DNNN, với chủ trương cổ phần hoá nên số lượng DNNVV ở loại hình này có xu hướng giảm dần. Trong khi đó, DNNVV ở các loại hình khác đều có xu hướng tăng, tập trung chủ yếu ở hai loại hình CTTNHH và CTCP
  • 26. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 18 không có vốn nhà nước. Năm 2004, số DNNVV loại hình CTTNHH là 1.217 DN thì đến năm 2009 đã là 2.906 DN, tăng 2,39 lần. DNNVV loại hình CTCP không có vốn nhà nước còn có tốc độ tăng nhanh hơn, năm 2004 có 489 DN thuộc loại hình DN này, thì đến năm 2009 là 1.656 DN, tăng gấp 3,39 lần. Bảng 2.5: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng tại thời điểm 31/12 phân theo loại hình doanh nghiệp Đơn vị tính: Doanh nghiệp 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số 2.444 2.905 3.600 4.313 4.768 5.489 DN nhà nước Trung ương 34 37 47 54 60 53 DN nhà nước Địa phương 62 41 33 32 31 30 DN Tập thể 218 202 192 189 337 328 DN Tư nhân 286 314 332 340 305 297 Công ty Hợp doanh 2 2 7 5 1 1 CT TNHH tư nhân,CT TNHH có vốn NN <=50% 1.217 1.462 1.818 2.295 2.417 2.906 CT cổ phần có vốn Nhà nước <=50 % 32 64 62 70 75 73 CT cổ phần không có vốn Nhà nước 489 677 988 1.199 1.407 1.656 DN 100 % vốn nước ngoài 54 59 74 80 87 100 DN liên doanh với nước ngoài 50 47 47 49 48 45 Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng. - Phân loại theo ngành kinh doanh Xét theo ngành kinh doanh thì DNNVV phát triển chủ yếu ở các ngành công nghiệp chế biến, xây dựng, vận tải và thương mại. DNNVV ở ngành xây có tốc độ tăng nhanh, năm 2009 tăng 1,7 lần so với năm 2006. Số lượng DNNVV ở ngành giáo dục đào tạo và y tế cũng tăng dần qua các năm nhưng có tốc độ chậm.
  • 27. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 19 Bảng 2.6: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng tại thời điểm 31/12 phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2006-2009 Đơn vị tính: Doanh nghiệp 2006 2007 2008 2009 Tổng số 3.600 4.313 4.768 5.489 A.Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 37 36 155 148 B. Khai khoáng 22 25 20 30 C.Công nghiệp chế biến , chế tạo 727 839 874 957 D.Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng 8 12 50 59 E.Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải 7 20 15 21 F.Xây dựng 372 451 522 647 G.Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy 1.526 1.793 2.086 2.344 H.Vận tải kho bãi 536 672 567 667 I.Dịch vụ lưu trú và ăn uống 129 161 171 196 J.Thông tin và truyền thông 10 14 16 16 K.Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 34 39 34 31 L.Hoạt động kinh doanh bất động sản 19 31 22 39 M.Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 61 84 98 148 N.Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 65 93 89 121 P.Giáo dục và đào tạo 17 11 12 22 Q.Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 6 7 10 12 R.Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 3 5 4 7 S.Hoạt động dịch vụ khác 19 20 22 23 T.Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình 2 1 1 Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng. 2.2.2. Qui mô doanh nghiệp nhỏ và vừa - Phân loại theo số lượng lao động Nếu tính theo quy mô lao động thì số lượng DNNVV ở Hải Phòng có số lao động từ 5 lao động đến 200 lao động là chủ yếu, năm 2009 chiếm tới 81,9%, DNNVV có số lao động từ 200 đến 299 chiếm tỉ lệ nhỏ. Năm 2004, DN có quy mô lao động dưới 5 người, chiếm tỷ trọng là 10,23% thì đến năm 2009 là 16,54%, trong khi các DN có quy mô lao động từ 200 đến 299 người, năm 2004 chiếm tỷ trọng là 2,29% và năm 2009 là 1,5%. Điều này chứng tỏ, tỷ trọng của các DN có quy mô lao động nhỏ dưới 5 lao động có xu hướng tăng, giảmtỷ trọng của các DN có quy mô lao động lớn từ 200 đến 299 lao
  • 28. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 20 động có xu hướng giảm. Các DN có quy mô lao động từ 5 đến 50 người tập trung chủ yếu ở các ngành cần ít lao động như du lịch, thương mại, vận tải. Bảng 2.7: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng phân theo quy mô lao động thời điểm 31/12 Đơn vị tính: Doanh nghiệp Năm Tổng số Quy mô lao động Dưới 5 người Từ 5 đến 9 Từ 10 đến 49 Từ 50 đến 199 Từ 200 đến 299 2004 2.444 250 718 1.062 358 56 2005 2.905 273 866 1.319 386 61 2006 3.600 191 1.587 1.354 397 71 2007 4.313 483 1.799 1.517 437 77 2008 4.768 707 1.573 1.887 511 90 2009 5.489 908 1.833 2.116 547 85 Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng. - Phân loại theo nguồn vốn Quy mô nguồn vốn trong các DNNVV chủ yếu là từ 1 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ, năm 2009 số DN với quy mô này chiếm 50,4%. Năm 2004 chỉ có 1.077 DN có quy mô từ 1 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng thì đến năm 2009 đã là 2.767 DN, bình quân mỗi năm tăng 338 DN, chứng tỏ các DN có xu hướng tăng vốn đầu tư vào sản xuất và kinh doanh. Bảng 2.8: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng phân theo quy mô nguồn vốn thời điểm 31/12 Đơn vị tính: Doanh nghiệp Tổng số Chia theo qui mô nguồn vốn Dưới 0,5 tỷ Từ 0,5 đến dưới 1 tỷ Từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ Từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ Từ 10 tỷ đến dưới 50 tỷ Từ 50 tỷ đến dưới 200 tỷ Từ 200 tỷ đến dưới 500 tỷ Từ 500 tỷ trở lên 2004 2.444 392 403 1.077 228 275 54 11 4 2005 2.905 459 447 1.297 284 318 82 15 3 2006 3.600 298 516 1.899 300 449 114 19 5 2007 4.313 344 555 2.286 414 511 167 26 10 2008 4.768 398 620 2.446 475 564 211 37 17 2009 5.489 304 484 2.767 819 788 255 49 23 Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng.
  • 29. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 21 - Trình độ chuyên môn của lao động Bảng 2.9: Trình độ chuyên môn của lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2009 Đơn vị tính: Người Tổng số Phân theo trình độ chuyên môn Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp chuyên nghiệp Trung cấp nghề Sơ cấp nghề Trình độ khác Tổng số 119.764 37 240 18.570 9.049 10.132 11.062 13.637 57.037 Chia theo loại hình doanh nghiệp 1. Khu vực kinh tế trong nước 107.485 32 198 16.498 8.206 9.393 10.323 12.379 50.456 a. Doanh nghiệp nhà nước 9.781 8 37 2.980 509 774 1.139 1.023 3.311 + DN nhà nước Trung ương 6.441 5 27 2.060 410 478 948 327 2.186 + DN nhà nước Địa phương 3.340 3 10 920 99 296 191 696 1.125 b. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 97.704 24 161 13.518 7.697 8.619 9.184 11.356 47.145 + DN Tập thể 8.052 1 2 339 299 729 387 892 5.403 + DN Tư nhân 3.001 2 1 258 233 263 420 263 1.561 + Công ty Hợp doanh 25 14 11 + CT TNHH tư nhân,CT TNHH có vốn NN <=50% 40.303 8 39 5.148 3.856 3.604 4.157 5.197 18.294 +CTcổphầncóvốnNhànước<=50% 7.928 3 36 1.952 371 665 670 647 3.584 + CT cổ phần không có vốn Nhà nước 38.395 10 83 5.807 2.927 3.358 3.550 4.357 18.303 2. Khu vực có vốn đầutư nuớc ngoài 12.279 5 42 2.072 843 739 739 1.258 6.581 + 100 % vốn nước ngoài 8.668 13 1.006 415 447 514 752 5.521 + DN liên doanh với nước ngoài 3.611 5 29 1.066 428 292 225 506 1.060 Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng. Theo các số liệu ở trên thì trình độ chuyên môn của lao động trong DNNVV chủ yếu là trình độ phổ thông, trong đó lao động quản lý và chuyên môn cũng có trình độ thấp, năm 2009 lao động có trình độ đại học chỉ chiếm 15,5%, trình độ thạc sỹ là 0,2%, trình độ tiến sỹ là 0,03%. Một điều đáng chú ý là, lao động có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ làm việc chủ yếu ở khu vực ngoài quốc doanh, khu vực này có ưu đãi hơn đối với lao động có trình độ cao, hoặc là chính là chủ DN. Lao động có trình độ cao tập trung ở các ngành công nghiệp chế biến, xây dựng, vận tải kho bãi, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế.
  • 30. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 22 2.2.3. Hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp nhỏ và vừa Qua số liệu thống kê DN hàng năm, cho thấy mức trang bị tài sản cố định bình quân trên một lao động của DNNVV có xu hướng tăng qua các năm, chứng tỏ máy móc dần được đưa vào sản xuất kinh doanh thay thế cho người lao động, yếu tố đầu vào của sản xuất tăng lên, quy mô sản xuất được mở rộng. Tuy nhiên, có thể thấy lợi nhuận bình quân trên một lao động có sự thay đổi không đều qua các năm, năm 2007 lợi nhuận bình quân trên một lao động là 8,1 triệu đồng thì đến năm 2008 lại giảm xuống 2,5 triệu đồng trên một lao động, năm 2009 lại tăng lên 9,3 triệu đồng trên một lao động. Nếu nhìn với tỷ suất lợi nhuận trên vốn thì thấy tỉ này cũng không tăng qua các năm và có tăng thì với tốc độ rất chậm, năm 2004 cứ 1.000 đồng doanh thu mới tạo ra được 9 đồng lợi nhuận thì đến năm 2009 với 1.000 đồng doanh thu cũng chỉ tạo ra được 12 đồng lợi nhuận. Bảng 2.10: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2004-2009 Năm Trang bị TSCĐ BQ 1 lao động Thời điểm 31/12 (Triệu đồng) Lợi nhuận bình quân / 1 lao động (Triệu đồng) Lợi nhuận bình quân / 1 đồng vốn (Đồng) Lợi nhuận bình quân / 1 đồng doanh thu (Đồng) Nộp ngân sách BQ / 1 lao động (Triệu đồng) Tỷ lệ nộp ngân sách so với doanh thu (%) 2004 147,9 3,4 0,012 0,009 18,1 4,6 2005 162,2 1,0 0,003 0,002 20,5 4,7 2006 178,5 3,3 0,008 0,006 18,2 3,4 2007 189,3 8,1 0,017 0,013 24,4 3,8 2008 213,7 2,5 0,004 0,003 30,8 3,6 2009 253,0 9,3 0,012 0,012 31,8 4,1 Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 2.3.1. Những kết quả đạt được 2.3.1.1. Đóng góp vào giá trị sản xuất Số liệu thống kê đến năm 2009 cho thấy các DNNVV thành phố Hải Phòng đã đóng góp 75,3% trong tổng GDP (giá thực tế) toàn thành phố và qui
  • 31. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 23 mô GDP gấp 5,1 lần năm 2001; đóng góp 40,7% trong tổng vốn đầu tư thực hiện toàn thành phố. Trong đó, đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp tăng qua các năm, năm 2004 là 9.631,3 tỷ đồng thì năm 2009 là 25.677,5 tỷ đồng, tăng 2,67 lần, chiếm trên 85% giá trị sản xuất của toàn thành phố. Đóng góp của khu vực ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng cao, trong đó phải kể đến khu vực có vốn đầu nước ngoài, tuy số luợng DN chiếm tỷ lệ ít nhưng lại tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tới hơn 50% giá trị sản xuất công nghiệp của các DNNVV. Bảng 2.11: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp thành phố Hải Phòng giai đoạn 2004-2009 (Giá thực tế) Đơn vị tính: Triệu đồng 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số 9.631.318 11.702.574 15.166.971 19.986.537 27.449.430 25.677.546 1. Khu vực kinh tế trong nuớc 4.242.624 5.726.765 7.113.863 10.735.804 13.198.616 12.748.937 a. Doanh nghiệp nhà nước 1.060.675 1.016.187 1.181.041 1.353.921 2.383.614 1.819.927 + DN nhà nước Trung ương 305.776 491.955 704.450 1.120.409 2.015.916 1.535.716 + DN nhà nước Địa phương 754.899 524.232 476.591 233.512 367.698 284.211 b. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 3.181.949 4.710.578 5.932.822 9.381.883 10.815.002 10.929.010 + DN Tập thể 333.959 382.175 295.426 413.061 619.933 631.471 + DN Tư nhân 129.031 221.749 221.417 298.836 268.948 231.574 + Công ty Hợp doanh 1.642 46.760 + Công ty Trách nhiệm hữu hạn tư nhân 1.483.121 1.904.153 2.792.291 3.962.081 3.935.534 4.587.756 + CT cổ phần có vốn Nhà nước <=50 398.594 575.312 282.873 532.459 613.761 744.259 + CT cổ phần không có vốn Nhà nước 837.244 1.627.189 2.339.173 4.128.686 5.376.826 4.733.950 2. Khu vực có vốn đầu tư nuớc ngoài 5.388.694 5.975.809 8.053.108 9.250.733 14.250.814 12.928.609 + 100 % vốn nước ngoài 1.462.691 1.913.987 3.099.196 4.143.142 6.331.890 6.969.179 + DN liên doanh với nước ngoài 3.926.003 4.061.822 4.953.912 5.107.591 7.918.924 5.959.430 Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng.
  • 32. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 24 2.3.1.2. Đóng góp vào giá trị xuất khẩu Giá trị hàng hoá xuất khẩu của thành phố trong những năm qua, chủ yếu do các DNNVV đóng góp. Tổng giá trị xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước, riêng năm 2009 đạt 1.010,2 triệu USD, đóng góp trên 60% tổng trị giá xuất khẩu toàn thành phố. Xuất khẩu có sự tham gia của các ngành và thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp đến 70%. Một số mặt hàng chủ lực, đóng góp lớn cho tăng trưởng xuất khẩu đã dần dần được khẳng định như giày dép, quần áo may sẵn, đồ gỗ, hoạt động nhập khẩu của các DN đã hướng vào mục tiêu chủ yếu phục vụ yêu cầu mở rộng hàng tư liệu sản xuất và máy móc thiết bị, giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng. Nhập khẩu đạt tốc độ bình quân hàng năm là 19,6%. 2.3.1.3. Đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu ngành kinh tế nói chung (Nông, lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp - xây dựng và dịch vụ) đang có những chuyển biến tích cực theo đúng định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP 48,758% năm 2001 tăng lên 52,55% năm 2009, ước năm 2010 là 53,02%. Trong khi đó, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 14,58% năm 2001 xuống 10,83% năm 2009, ước năm 2010 là 10,01%. Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng là do một phần đóng góp không nhỏ của DNNVV. Các khu vực kinh tế đều có mức tăng trưởng khá cao. Trước năm 2005, thì tốc độ tăng GDP ở khu vực nhà nước và đầu tư nước ngoài tăng cao hơn so với khu vực ngoài nhà nước, sau năm 2005 thì khu vực kinh tế ngoài nhà nước lại luôn có tốc độ tăng cao nhất. Theo số liệu thống kê tính toán về tốc độ tăng đóng góp GDP của DNNVV, năm 2001 tốc độ tăng GDP khu vực dịch vụ toàn thành phố là 9,31% thì DNNVV làm tăng GDP khu vực này là 6,9%, đến năm 2009 tốc độ tăng GDP khu vực dịch vụ là 9,29% thì DNNVV làm tăng GDP khu vực này là 7,52%. Trong khi đó, tốc độ tăng bình quân của khu vực dịch vụ trong tổng GDP luôn đạt cao nhất. Do vậy, tỷ lệ đóng góp vào tổng sản phẩm trong thành phố của khối DNNVV ngày càng cao nên có thể khẳng định vai trò quyết định của nó trong việc hình thành nên cơ cấu kinh tế trên. Hơn thế nữa, tỷ lệ đóng
  • 33. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 25 góp vào tổng sản phẩm của các DN ngành dịch vụ cao nhất, sau đó là DN ngành công nghiệp - xây dựng và sau cùng là ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Vì vậy, nó càng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH là sự xuất hiện và phát triển với tốc độ cao của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tỷ trọng giá trị tăng thêm cũng như giá trị sản xuất của khu vực này càng tăng trong toàn ngành công nghiệp, mà trong khu vực này thì chủ yếu là các DNNVV. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế kéo theo chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Cơ cấu lao động, cơ cấu GDP của ngành kinh tế đã và đang có cùng xu hướng chuyển dịch. Số lượng các DNNVV tăng nhanh không những trong ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ… mà còn có mặt ở nhiều quận, huyện, đặc biệt là ở những vùng thuần nông như: huyện Thủy Nguyên, An Dương trước đây hoạt động sản xuất kinh doanh phổ biến là nông nghiệp. 2.3.1.4. Đóng góp vào thu ngân sách Sự phát triển của các DNNVV thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước và đầu tư nước ngoài đã đóng góp vào khoản thu ngày càng tăng của NSNN. Tình hình nộp ngân sách của các DN này được phản ánh qua các số liệu của Bảng 2.12 dưới đây: Bảng 2.12: Thuế và các khoản nộp ngân sách của các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2004-2009 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Thuế và các khoản phát sinh phải nộp trong năm Thuế và các khoản đã nộp trong năm Tổng số Trong đó: Thuế GTGT hàng bán nội địa Thuế tiêu thụ đặc biệt 2004 1.503.798 410.208 217.264 1.424.911 2005 1.691.099 505.660 162.988 1.746.066 2006 1.750.593 539.720 176.668 1.699.813 2007 2.701.445 825.863 512.690 2.590.043 2008 3.725.217 1.130.512 445.619 3.714.695 2009 4.516.908 1.156.256 639.119 4.137.952 Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng.
  • 34. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 26 Theo các số liệu trên, đóng góp vào NSNN của các DNNVV trên địa bàn thành phố không ngừng tăng lên qua các năm, năm 2009 bằng 3 lần so với năm 2004. Kết quả trên một phần đạt được là do hiệu quả hoạt động của DN tăng lên, phần khác là do các chế độ, chính sách về thuế và công tác của bộ máy thu thuế ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Năm 2009, DNNVV nộp ngân sách là 4.516 tỷ đồng, chiếm 15% tổng thu NSNN trên địa bàn thành phố. 2.3.1.5. Đóng góp vào huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế thành phố Tính đến 31/12/2009 tổng số vốn của các DNNVV đầu tư là 9.386,1 tỷ đồng. Trong đó vốn vay và vốn tự có của DN có xu hướng tăng, vốn tự có năm 2004 là 1.364,5 tỷ đồng thì đến năm 2009 đã là 4.626,6 tỷ đồng chiếm 16,81% vốn đầu tư thực hiện toàn thành phố. Vốn đầu tư bình quân một DN cũng tăng, năm 2004 là 0,97 tỷ đồng một DN, năm 2009 là 1,71 tỷ đồng. DNNVV là một kênh tốt thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, nhằm mở rộng sản xuất và kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế. Bảng 2.13: Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện trong năm trên địa bàn thành phố Hải Phòng chia theo nguồn vốn giai đoạn 2004-2009 Tổng số Chia ra: Ngân sách Nhà nước cấp Vốn vay Vốn tự có Vốn huy động từ các nguồn khác Tổng số Chia ra: Tổng số Chia ra: Ngân sách Trung ương Ngân sách Địa phươn g Vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước Vốn vay từ các nguồn khác 200 4 2.367.0 95 56.134 6.348 49.78 6 573.851 24.729 549.122 1.364.5 31 372.579 200 5 3.330.8 80 18.254 1.728 16.52 6 987.921 35.624 952.297 1.635.5 51 689.154 200 6 4.153.7 40 189.47 2 109.96 5 79.50 7 1.116.0 36 19.018 1.097.0 18 2.413.6 05 434.627 200 7 4.915.5 26 74.450 3.860 70.59 0 1.599.7 65 15.466 1.584.2 99 2.522.2 10 719.101
  • 35. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 27 200 8 7.771.4 59 39.906 426 39.48 0 3.031.5 22 154.77 8 2.876.7 44 3.217.1 61 1.482.8 70 200 9 9.386.0 56 93.743 27.295 66.44 8 3.970.3 29 29.591 3.940.7 38 4.626.6 12 695.372 Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng. 2.3.1.6. Đóng góp giải quyết việc làm, tạo thu nhập Giải quyết công ăn việc làm của các DNNVV là phương tiện hiệu quả để giảm thiểu nạn thất nghiệp. Từ đó góp phần giải quyết các vấn đề xã hội mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư. Mặc dù số lao động làm việc trong một DNNVV không nhiều nhưng với số lượng lớn DNNVV trong nền kinh tế đã tạo ra phần lớn công ăn việc làm cho lao động của thành phố. Theo số liệu của Cục Thống kê thành phố Hải Phòng, năm 2009 các DNNVV thuộc khu vực ngoài nhà nước đang thu hút khoảng 108 nghìn lao động. Đây là khu vực thu hút số lao động nhiều nhất so với hai khu vực còn lại là khu vực nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, tỉ lệ thu hút lao động ở khu vực ngoài nhà nước cũng tăng nhanh qua các năm, năm 2004 là 72,5% thì năm 2009 là 83,04%. Bảng 2.14: Lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng thời điểm 31/12 phân theo khu vực kinh tế Đơn vị tính: Người Năm Tổng số Khu vực DN Nhà nước Khu vực DN ngoài Nhà nước Khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra DN Nhà nước Trung ương DN Nhà nước Địa phương 100% vốn nước ngoài Liên doanh 2004 75.638 12.817 4.948 7.869 54.837 7.984 4.372 3.612 2005 85.018 10.190 5.031 5.159 66.302 8.526 5.126 3.400 2006 93.641 11.469 7.270 4.199 71.643 10.529 6.921 3.608 2007 105.995 11.627 7.736 3.891 82.587 11.781 7.996 3.785 2008 120.748 12.362 8.463 3.899 95.810 12.576 8.648 3.928 2009 130.099 9.781 6.441 3.340 108.039 12.279 8.668 3.611 Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng. DNNVV tạo ra nhiều việc làm đã góp phần tăng nhanh thu nhập cho người lao động, làm tăng tiết kiệm, tiêu dùng, đầu tư từ đó kích cầu nền kinh
  • 36. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 28 tế, tăng nhanh thu nhập cho dân cư. Bên cạnh đó, mức sống của dân cư sẽ được nâng cao, góp phần xoá đói giảm nghèo, giảm khoảng cách về thu nhập giữa cá tầng lớp dân cư. Mặt khác, các DNNVV phát triển sẽ phát huy lợi thế của từng vùng, giảm bớt khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Tổng thu nhập của người lao động tăng lên đáng kể, sau 5 năm từ năm 2004 đến 2009 đã tăng lên gần 4 lần, trong đó thu nhập bình quân đầu người cũng tăng từ 1,3 triệu đồng/1 người/1 tháng năm 2004 lên 2,67 triệu đồng/1 người/1 tháng năm 2009 tức là tăng gấp 2,1 lần. Bảng 2.15: Thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2004-2009 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Tổng quỹ thu nhập của người lao động Thu nhập bình quân 1 người / 1 tháng (1000 đồng) Đóng góp của chủ DN tới BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn Tổng số Chia ra: Tiền lương, thưởng và thu nhập khác có tính chất lương Bảo hiểm xã hội trả thay lương Các khoản thu nhập khác không tính vào chi phí SXKD 2004 1.112.912 1.102.609 5.718 4.585 1.291 50.912 2005 1.429.804 1.410.427 10.315 9.062 1.453 67.178 2006 1.774.491 1.752.315 12.739 9.437 1.608 89.784 2007 2.439.361 2.401.696 24.039 13.626 1.976 121.378 2008 3.317.040 3.282.359 18.575 16.106 2.345 161.437 2009 4.056.641 3.999.397 35.511 21.733 2.667 216.650 Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng 2.3.2. Những hạn chế Các DNNVV của Hải Phòng đã khẳng định được vị trí vai trò to lớn trong tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao đời sống dân cư và giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội. Tuy nhiên, các DNNVV còn có những hạn chế và trong quá trình hoạt động của gặp phải một số khó khăn, vướng mắc cần khắc phục. Một là, các DNNVV Hải Phòng phần lớn với qui mô nhỏ, phân bố không đều. Số DNNVV có qui mô số lao động từ 1-50 người chiếm tới trên
  • 37. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 29 85%, phân bố chủ yếu ở các quận nội thành đông dân cư, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực nông thôn có rất ít DN. Cơ cấu về ngành của DNNVV tập trung nhiều ở ngành công nghiệp chế biến và thương nghiệp. Tuy nhiên, ở một số ngành cụ thể như sản xuất hoá chất, sản xuất các nguyên liệu thay thế nhập khẩu và một số ngành có hàm lượng công nghệ cao (sản xuất máy móc thiết bị, kỹ thuật điện, điện tử, thiết bị chính xác...) rất cần để tăng thêm năng lực sản xuất, nhưng lại chưa được chú ý đầu tư đúng mức. Các ngành dịch vụ chất lượng cao (tư vấn quản lý kinh doanh, kiểm định chất lượng, khoa học công nghệ...) hiện nay trên địa bàn còn có số luợng ít Hai là, năng lực tài chính thấp: Các DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng có tiềm lực tài chính nhỏ. Bình quân vốn chủ sở hữu của DNNVV chỉ là 10,13 tỷ (năm 2009). Bên cạnh đó, việc tiếp cận với các nguồn tài chính từ các tổ chức tín dụng của các DNNVV tuy đã được cải thiện nhưng còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ các DNNVV vay được vốn ngân hàng khoảng 67%, tuy nhiên lượng vốn vay không nhiều và thời gian cũng như thủ tục vay vốn còn phức tạp. Do tiềm lực tài chính yếu cho nên DNNVV không thể tiến hành các dự án đầu tư lớn, các dự án đầu tư công cộng, không thể đầu tư công nghệ thiết bị tiên tiến. Ba là, công nghệ, máy móc, thiết bị lạc hậu, chậm được cải tiến Các DNNVV thành phố Hải Phòng, phải đối mặt với tình trạng máy móc cũ kỹ, lạc hậu, là tác nhân chủ yếu làm cho năng suất lao động không cao, chất lượng sản phẩm thấp và giá thành cao. Phần lớn công nghệ mà các DNNVV sử dụng là công nghệ lạc hậu do vốn đầu tư thấp, việc nhập khẩu máy móc thiết bị có thuế suất cao. Mặt khác, các DNNVV khó tiếp cận với thị trường công nghệ, máy móc thiết bị quốc tế do thiếu thông tin về thị trường này. Một số các nguyên tắc, chính sách và thủ tục hiện hành làm cho việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam khó khăn và tốn kém. Hầu hết các DNNVV đều đã sử dụng máy vi tính trong kinh doanh, tuy nhiên mục đích sử dụng mới dừng lại ở việc đánh máy, kế toán và soạn thảo văn
  • 38. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 30 bản. Việc đổi mới quy trình công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển của các DNNVV cần được xem xét và đẩy mạnh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tạo ra các sản phẩm có mẫu mã đẹp, có tính cạnh tranh cao. Các DN đóng tàu chưa áp dụng được công nghệ thông tin một cách hoàn chỉnh và bài bản trong trong thiết kế và đóng tàu: vỏ tàu, hệ thống ống động lực, hệ thống điện và hệ thống thông gió. Bốn là, nhân lực của các DNNVV có trình độ thấp Trình độ chuyên môn của người lao động trong các DNNVV chủ yếu là tốt nghiệp phổ thông chiếm tới 47,62%, trong đó tập trung chủ yếu ở khu vực ngoài nhà nước. Thành phố Hải Phòng có tiềm năng về du lịch nhưng số lượng khách du lịch đến chưa nhiều, năm 2009 là 3,9 triệu lượt khách, số lượt ngày sử dụng buồng là 803.590 ngày. Nguyên nhân chủ yếu khiến thời gian lưu trú của khách du lịch ngắn, chi tiêu trong mua sắm của thấp là do cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là đội ngũ lao động trong ngành du lịch còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Mặc dù đội ngũ cán bộ QLNN, quản lý DN, đội ngũ lao động trong các cơ sở kinh doanh du lịch được bổ sung và từng bước trưởng thành, nhưng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học... chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Đồng thời, có sự chênh lệch về chất lượng lao động giữa các điểm du lịch, các quận, huyện trong thành phố và các cơ sở kinh doanh du lịch thuộc các thành phần kinh tế. Năm là, trình độ marketing và bán hàng của các DNNVV còn hạn chế Đây thực sự là một yếu điểm căn bản của các DNNVV. Việc chủ động tìm kiếm thị trường, chủ động đưa ra các chương trình marketing cho sản phẩm hàng hoá của mình chưa là thói quen của các DNNVV. Bên cạnh đó, các kỹ năng kinh doanh khác như kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết trình và thuyết phục của người lao động và các chủ DNNVV là rất yếu kém, không thể hiện được tính chuyên nghiệp trong kinh doanh. Chính vì vậy, đây sẽ là
  • 39. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 31 một yêu cầu bức xúc đối với các DNNVV về việc đào tạo nâng cao các kỹ năng trong kinh doanh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sáu là, hiệu quả kinh doanh chưa cao Trong những năm qua, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNNVV vẫn còn khiêm tốn. Các DNNVV khó tiếp cận được với cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Lợi nhuận bình quân trên một đồng vốn, lợi nhuận bình quân trên một đồng doanh thu đều rất thấp. Năm 2007, lợi nhuận bình quân trên một đồng vốn cao nhất là 0,017 tức là cứ 100 triệu đồng vốn bỏ ra thì chỉ thu được 1,7 triệu đồng lợi nhuận. Năm 2007, doanh thu trên một đồng doanh thu cao nhất là 0,013 tức là cứ 100 triệu đồng doanh thu thì chỉ có 1,3 triệu đồng lợi nhuận. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan - Sức ép cạnh tranh từ việc Việt Nam gia nhập WTO Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các DNNVV trong việc tận dụng công nghệ hiện đại, trình độ quản lý điều hành có bài bản, mang tính chuyên nghiệp cao, mở rộng các cơ hội trở thành các nhà thầu phụ cho các DN lớn nước ngoài. Thế nhưng DNNVV cũng có nhiều khó khăn, ví dụ như hệ thống dịch vụ công của Chính phủ phải có kỹ năng,minh bạch phải tôn trọng tuyệt đối quyền sở hữu trí tuệ, cắt giảm thuế quan, chuyển dần sang hàng rào phi thuế quan và mở cửa các khu vực dịch vụ, giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng, khả năng hiểu luật pháp quốc tế hạn chế, tỷ lệ nội địa hoá thấp, tạo sự cạnh tranh quyết liệt của các DNNVV với các DN nước ngoài. Những hàng hoá nước ngoài với chất lượng cao hơn với giá rẻ hơn sẽ tràn vào thị trường Hải Phòng và trở thành những đối thủ cạnh tranh đáng gờm. Sự cạnh tranh của các DN xuất khẩu cùng mặt hàng của Việt Nam và cũng như của các quốc gia trong khu vực. Ngành đóng tàu Hải Phòng phải đối mặt với các cường quốc đóng tàu trong khu vực Châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản . Việc áp dụng hạn ngạch đối với ngành dệt may, da giày cũng gây
  • 40. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 32 khó khăn đối với các DNNVV.Vì một số thị trường bị mất nên trong các ngành công nghệ cao và giá trị lớn, không gian cạnh tranh đã trở nên rất hẹp, cường độ cạnh tranh cao hơn. Trong khi đó, vì bản thân các DNNVV chưa ý thức được những thách thức của việc gia nhập WTO, họ không nắm được thông tin từ các cơ quan chức năng. Việc Việt Nam gia nhập WTO muộn hơn các quốc gia khác là một bất lợi lớn trong quan hệ với các khách hàng và chính quyền các quốc gia xuất khẩu. Các rào cản thương mại dần dỡ bỏ, thuế đánh vào các sản phẩm nhập khẩu giảm nên làm gia tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường nội địa. Trong thời gian qua giá nguyên vật liệu liên tục tăng. Một số loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất phải nhập khẩu, phụ thuộc sự biến động giá cả của thị trường thế giới. Do giá dầu tăng nên chi phí vận tải gia tăng, đặc biệt cước phí vận chuyển hàng xuất khẩu bằng đường biển tăng mạnh. Điều này có tác động lớn đến sự phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố. - Khủng hoảng kinh tế thế giới Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2008 đến nay đã làm sụp đổ nhiều DN có bề dày kinh doanh hàng trăm năm, có vốn liếng hàng trăm tỉ USD. Ngay ở Hải Phòng, không ít tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước lao đao, có tập đoàn trên bờ vực phá sản mà điển hình là Tập đoàn Vinashin. Theo số liệu khảo sát của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cùng Viện Khoa học Lao động và Xã hội phối hợp với Khoa Kinh tế Đại học Copenhaghen (Đan Mạch) thì trong tổng số 2.543 DNNVV được khảo sát, số DN vừa chịu tác động nhiều nhất (tỉ lệ trả lời có là 83,4%), kế đó là DN nhỏ 78,4% và siêu nhỏ là 58%. Xét theo loại hình thì các công ty TNHH chịu ảnh hưởng ít nhất (57,8%).Vì thế, 19,4% DN phải tạm ngưng hoạt động trong giai đoạn khủng hoảng, có những DN phải ngưng vì giải phóng mặt bằng, vì những quy định mới về môi trường…Trong khủng hoảng, tỉ lệ DNNVV tiếp tục hoạt động là 91,6%, tuy nhiên hầu hết năng lực cạnh tranh bị suy giảm, thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp do sức mua của thị trường giảm
  • 41. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 33 - Tình hình chính trị tại nhiều khu vực đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp Điều này đã tác động đến sự phát triển ổn định của nền kinh tế - xã hội của một số quốc gia. Các quốc gia này là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của DNNVV, do đó làm mất một số hợp đồng kinh tế có giá trị, làm giảm khả năng sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. 2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan - Từ phía nhà nước + Môi trường pháp lý không ổn định Tính không ổn định của chính sách, các quy định thường thay đổi và không được báo trước đã tạo tâm lý thiếu yên tâm đầu tư trong các DNNVV, từ đó làm giảm tính cạnh tranh của môi trường kinh doanh cũng như tính cạnh tranh của bản thân các DNNVV. Quan hệ giữa các cơ quan và chính quyền nhà nước ở địa phương đối với DNNVV chưa thực sự là quan hệ “hai chiều”, việc chính quyền “nghe” DN, cùng DN tháo gỡ khó khăn chưa trở thành nề nếp. Sự thiếu trong sạch của một bộ phận cán bộ nhà nước, sự thiếu nghiêm minh của pháp luật lại càng gây thêm cho các DNNVV nhiều khó khăn hơn. Nguyên nhân của vấn đề là do các văn bản pháp quy có sự không đồng bộ và thiếu thống nhất. Số văn bản dưới luật quá nhiều, không nhất quán, do nhiều cơ quan nhà nước ban hành và chậm phổ biến rộng rãi đã gây ra không ít khó khăn cho các DNNVV trong việc tiếp cận và thực hiện chính sách, luật pháp. Nhiều quy định còn chưa phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển của các DNNVV. Hơn nữa, các quy định, luật pháp vừa có những khoảng trống lớn, đòi hỏi phải xin hướng dẫn cụ thể và quy định tăng thêm ở các cấp, gây mất nhiều thời gian và thiếu nhất quán. Ví dụ như trách nhiệm về chi phí và chế độ cho việc giải toả, đền bù không thống nhất đã gây nhiều khó khăn cho các DNNVV. Các DNNVV vẫn chưa hoàn toàn bình đẳng với các DN thuộc thành phần kinh tế khác.
  • 42. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 34 Chẳng hạn như, có sự không thống nhất trong quy định yêu cầu “giấy tờ chứng minh hoàn tất chuyển nhượng có xác nhận của công ty” trong thành phần hồ sơ chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên lên công ty TNHH 2 thành viên, giữa Nghị định 88/2006/NĐ-CP và Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP quy định: Trường hợp thay đổi thành viên do chuyển nhượng phần vốn góp, trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi, công ty gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký kinh doanh. Trong đó, kèm theo thông báo phải có hợp đồng chuyển nhượng và các giấy tờ chứng thực “đã hoàn tất việc chuyển nhượng có xác nhận của công ty”, nhưng lại không cụ thể những tài liệu nào được coi là giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng. Trong khi thủ tục hành chính đăng trên website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về thủ tục thay đổi công ty TNHH 1 thành viên thành công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên không còn quy định phải có giấy tờ xác nhận đã hoàn tất việc chuyển nhượng. Sự thiếu thống nhất đã gây khó cho cơ quan đăng ký kinh doanh tại Hải Phòng trong việc cấp phép. Bên cạnh đó, chưa có quy định rõ về cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục hành chính về chuyển nhượng vốn đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Thực tế đã phát sinh vấn đề đối với công ty sau khi chuyển nhượng: phần vốn góp của bên Việt Nam trong công ty giảm xuống dưới 49%; chưa quy định rõ công ty sẽ phải đăng ký chuyển đổi ở cơ quan đăng ký kinh doanh hay cơ quan quản lý đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư. Các biện pháp hỗ trợ DNNVV tuy được triển khai nhiều (Chính phủ đã ban hành một số chính sách hỗ trợ DNNVV như chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho các DNNVV từ 2004 - 2008, chương trình xúc tiến thương mại…) nhưng vẫn còn hình thức. Công tác dự báo, hướng dẫn đối với khu vực này còn rất yếu. Hệ thống bộ máy quản lý của nhà nước ở cả trung ương và địa phương chưa sát với sự phát triển của các DNNVV. Nền hành chính vẫn còn nhiều bất cập, công cuộc cải cách hành chính ở Hải Phòng chưa đạt hiệu quả cao.
  • 43. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 35 Mặc dù đã có những cải thiện đáng kể về hệ thống pháp lý, thủ tục hành chính, song cho đến nay chi phí pháp lý cho hoạt động kinh doanh của các DNNVV vẫn thuộc loại cao trên thế giới. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của các DNNVV tại Hải Phòng. Trong bối cảnh môi trường kinh doanh toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng thì hiệu suất phục vụ DN của các cơ quan Nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng. Ngoài trách nhiệm xây dựng những chính sách phù hợp, các cơ quan QLNN tại Hải Phòng còn có nghĩa vụ phổ biến thông tin pháp luật, thực hiện chính sách theo tinh thần phục vụ, tạo điều kiện cho các DN không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Cải cách hành chính, do vậy, sẽ là một trong những hướng quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNVV trên địa bàn thành phố trong quá trình hội nhập. Một trong những nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng nhiều vấn đề của cơ quan nhà nước chậm giải quyết các vấn đề của DN là do hạn chế về số lượng và phương tiện làm việc, dẫn đến tình trạng quá tải, phải trì hoãn giải quyết những vướng mắc của DN. Một số sở, ban, ngành trên thành phố vẫn chưa được trang bị mỗi cán bộ một máy tính, đó là chưa kể đến cơ quan QLNN ở cấp huyện, quận, phường, xã thì số máy tính còn thiếu hơn. + Thực hiện các chính sách kinh tế liên quan như chính sách đất đai, chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính sách khuyến khích đầu tư… còn nhiều bất cập và trở ngại. Chẳng hạn, chính sách đất đai quy định không có hạn mức sử dụng đất đối với các dự án phát triển sản xuất; giá thuê đất thấp, trong khi cơ chế hoạt động ở các KCN tập trung còn nhiều hạn chế, không thu hút được các DNNVV. Chính bởi vậy, tại Hải Phòng nhiều DN muốn có đất riêng đã lập dự án xin giao đất với diện tích quá lớn, nhưng các cơ quan chức năng và chính quyền thành phố không có cơ sở để hạn chế việc giao đất này. Chính sách thuế GTGT hiện hành còn quá nhiều khe hở, quá nhiều bất cập, không phù hợp với thực tại và yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Từ lý
  • 44. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 36 do này đã tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi, bắt buộc các chủ thể kinh doanh phải trốn thuế, lậu thuế, bóp méo hành vi kinh doanh chân chính. Bởi lẽ, nếu họ kinh doanh chân chính thì họ sẽ bị thua thiệt, lợi nhuận thấp hoặc không thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. Thêm vào đó là tư tưởng cải cách thuế vẫn còn mang nặng dấu ấn cơ chế cũ - cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Quá trình cải cách thuế chỉ mới tập trung nhiều đến khía cạnh chính sách mà chưa có sự quan tâm thích đáng đến việc cải cách hành chính thuế ngay từ đầu. Điều này đã dẫn đến năng lực quản lý hành chính thuế thấp, hiệu quả chưa cao, làm xuất hiện nhiều tồn tại trong công tác hành thu. Việc chưa chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện thuế GTGT có hiệu quả. + Bộ máy cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng QLNN đối với DNNVV còn nhiều hạn chế. Đăng ký kinh doanh là thủ tục hành chính đầu tiên của DN gia nhập thị trường. Tuy nhiên, hệ thống đăng ký kinh doanh hiện nay còn nhiều hạn chế. Các phòng đăng ký kinh doanh mới chỉ tập trung thực hiện nhiệm vụ cấp giấy phép; các nhiệm vụ khác như: xây dựng và quản lý hệ thống thông tin; thực hịên kiểm tra và giám sát DN và hộ kinh doanh...gần như không thực hiện được. Trung bình mỗi năm, Hải Phòng cấp mới hơn 3.000 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Như vậy, tính đến đầu năm 2010, Hải Phòng đã có 17.640 DN. So với cách đây 10 năm, chỉ khoảng 9.000 DN thì con số này đủ thấy tốc độ phát triển DN là khá nhanh, nhờ chính sách thông thoáng, tạo mọi điều kiện để DN thành lập và hoạt động của TP Hải Phòng. Tuy nhiên, một số DN đã lợi dụng việc thông thoáng này để vi phạm pháp luật mà biểu hiện là sự xuất hiện một loạt những DN "ma" bị phát giác gần đây. Năm 2009, khi thành phố triển khai công tác "hậu kiểm" đã phát hiện ra bản chất lừa đảo, trá hình của những DN "ma" này thì đã muộn. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và & Đầu tư Hải Phòng thì trong số 1.800 DN được rà soát, Sở đã rút giấy phép chứng nhận ĐKKD của 518 DN vi phạm.
  • 45. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 37 Số DN thành lập chỉ để móc ngoặc mua bán hoá đơn GTGT, lừa đảo vay vốn ngân hàng và cá nhân rồi sau đó mất tích là không nhỏ, tuy nhiên không hề thấy chính quyền hay cơ quan nào phát giác. Nguyên nhân là do vai trò QLNN trong việc giám sát hoạt động của DN còn có những hạn chế và bất cập… Điều 5 Nghị định 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh, trong đó có quy định về vốn pháp định. Theo đó, có khoảng 16 ngành nghề kinh doanh yêu cầu phải có vốn pháp định. Tuy nhiên, Nghị định 139 không quy định rõ trình tự, thủ tục, cơ quan có thẩm quyền xác định về vốn pháp định. Trên thực tế, việc xác định vốn pháp định thường được thực hiện bởi ngân hàng trên cơ sở một khoản tiền nhà đầu tư gửi vào. Luật Doanh nghiệp, Nghị định 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, Nghị định 88/2006/NĐ-CP hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh cũng không hướng dẫn việc chứng minh vốn pháp định. Nội dung này quy định chung chung “văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”, nhưng cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền, văn bản xác nhận ra sao thì không cụ thể. Do đó, nhiều nhà đầu tư cho rằng, việc xác nhận vốn pháp định như hiện nay là hình thức, nhưng lại gây khó khăn cho DN. Các cơ quan quản lý cũng không kiểm soát được việc xác nhận có thực chất và DN đó có vốn pháp định hay không. Tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký kinh doanh quy định: “Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) và cá nhân khác quy định tại khoản 13 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp đối với DN tư nhân kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề”. Theo quy định hiện hành, hiện có khoảng 14 ngành nghề yêu cầu phải có chứng chỉ. Một số ngành nghề yêu cầu giám đốc (hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh) phải có chứng chỉ hành nghề; ngành nghề khác thì chỉ yêu cầu chứng chỉ của người trực tiếp hoặc phụ trách hoạt động đó. Quy định này
  • 46. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 38 không phù hợp với thực tế, bởi Giám đốc là người quản lý chung, điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của DN. Đối với hoạt động chuyên môn, DN có thể đi thuê nhân viên quản lý có đủ trình độ phụ trách và quản lý lĩnh vực kinh doanh tương ứng. Mặt khác, trong trường hợp công ty kinh doanh nhiều lĩnh vực thì một Giám đốc không thể có nhiều chứng chỉ hành nghề. Việc yêu cầu này chỉ có ý nghĩa về mặt hình thức vì trên thực tế, khi thành lập DN hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề, đa số chủ sở hữu “mượn” chứng chỉ để hợp pháp hóa về mặt thủ tục. Ngoài ra, những cá nhân có chứng chỉ hành nghề xét về mặt pháp lý chỉ là người lao động của DN, hợp đồng lao động với DN có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, cơ quan đăng ký kinh doanh không thể kiểm soát được. Thủ tục thuế phải là công cụ hỗ trợ DN. Nhiệm vụ tưởng chừng đơn giản nhưng sau nhiều năm ngành thuế vẫn chưa thực hiện được. Đã có ý kiến cho rằng, hiện nay, khi DN đang gặp rất nhiều khó khăn nhưng thay vì giúp đỡ, tạo thuận lợi cho DN, các thủ tục thuế đôi khi lại trở thành những rào cản đối với DN. Cơ quan thuế vừa giữ vai trò là cơ quan quản lý vừa có chức năng cung ứng dịch vụ công. Nhưng trên thực tế, cơ quan này thường thực hiện tốt vai trò quản lý nhưng lại chưa làm tốt nhiệm vụ của một cơ quan phục vụ. Ngay cả ý thức trách nhiệm thực thi công vụ của nhiều cán bộ cũng còn chưa nghiêm. Rất nhiều bất cập trong khi thực hiện chính sách thuế không phải có nguyên nhân từ chính sách mà do nhân viên ngành thuế gây ra; nhưng chính người nộp thuế lại phải gánh chịu hậu quả. Thể chế quản lý ở Hải Phòng còn nhiều nhược điểm mà các DN thường khái quát lại là “4 không”: không rõ ràng, minh bạch; không nhất quán (hay thay đổi); không thông suốt (trên thông thoáng, dưới bó lại); và không được thi hành nghiêm túc. Bộ máy vẫn còn cồng kềnh, trách nhiệm không rõ ràng, kém hiệu lực và hiệu quả (có tình trạng “trên nói, dưới không nghe”), giải quyết công việc thường trì trệ, kéo đài. Đội ngũ cán bộ, công chức còn những
  • 47. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 39 người thoái hóa, biến chất, gây không ít phiền hà, nhũng nhiễu đối với người dân và DN. + Kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật xuống cấp, không đáp ứng kịp tốc độ phát triển của vận tải. Là cảng chính của miền Bắc, có thương hiệu lâu năm cộng với nhu cầu tăng trưởng tự nhiên về xuất nhập khẩu hàng hóa, cảng Hải Phòng có tốc độ tăng trưởng sản lượng khai thác cực lớn. Mặc dù, kết thúc giai đoạn 2 dự án nâng cấp cảng Hải Phòng, luồng vào cảng đã từng đạt độ sâu theo thiết kế là 7m, bảo đảm cho tàu lớn hơn 10 vạn tấn cập cảng làm hàng. Nhưng suốt 3 năm qua, kể từ khi ngừng dự án, đồng nghĩa với việc thiếu vốn không thể nạo vét, luồng lập tức bị bồi lắng, tàu ra vào gặp nhiều khó khăn. Chính phủ đã bổ sung cho Hải Phòng 300 tỷ đồng, nhưng số tiền này mới chỉ đủ để làm một nửa con đường 7 cây số từ ngã ba cảng Chùa Vẽ đến đập Đình Vũ. Hiện Hải Phòng mỗi ngày có khoảng 12 nghìn lượt xe container ra vào cảng để vận chuyển hàng hóa. Với đội ngũ xe siêu trường siêu trọng như vậy đủ sức cày nát toàn bộ kết cấu hạ tầng giao thông từ "hậu cần" cảng đến giao thông đô thị. - Từ phía các doanh nghiệp + Thiếu tiếp cận thông tin Các DNNVV đã bước đầu được quan tâm về đổi mới công nghệ nhưng phần lớn thiếu tiếp cận thông tin về công nghệ, không được cung cấp đầy đủ các dịch vụ về thí nghiệm, đo lường, chất lượng; việc chuyển giao công nghệ vẫn phải qua nhiều khâu thẩm định, phê duyệt. Tiêu chí về công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch chưa được quan tâm và trở thành một tiêu chuẩn trong các chính sách ưu đãi đầu tư. Chiến lược công nghệ cho DNNVV chưa có, do đó đổi mới công nghệ diễn ra tự phát, cá biệt. + Các DNNVV còn có nhiều vướng mắc trong việc tiếp cận với các ưu đãi về thuế, tính và nộp thuế. Mặc dù chính sách thuế đã được sửa đổi theo hướng thuận lợi cho hoạt động của DN, nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc, hạn chế gây bất lợi cho các DNNVV trong hoạt động sản xuất kinh doanh.