SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Download to read offline
Số 146 tháng12/2016
thbmekong@gmail.com
tbmekong@yahoo.com
www.vilacaed.org.vn
Phát hành thứ 5 hàng tuần
Hotline: 091 4851538
	 090 9933888
098 7612850
T.08
CụcHànhchính-
QuảntrịII:
40NĂM
NỖLỰC
PHÁTTRIỂN
CơHộiChoPhátTriểnKinhTếĐàNẵng
MốiTình
SâuĐậmCủa
NhàVănNgườiÝ
VàDịchGiả
NổiTiếng
ViệtNam
Mởrộngđốitượng
thamgia
Bảohiểmxãhội:
CÒNNHIỀU
THÁCHTHỨC
PHÍATRƯỚC
ĐạiHọc
QuốcGiaHàNội:
TiênPhong
XâyDựng
ChươngTrình
KhởiNghiệp
Hội nghị cấp cao
APEC
2017:
GẶPNHỮNGNGƯỜI
chởLãnhtụ
PHIDELCASTRO
vàothămchiếntrườngmiềnNam
T.23
T.04T.24 T.16 T.19
02 Số 146 - Tháng 12/2016THEO DÒNG THỜI SỰ
Giá bán tại Việt Nam: 4.800đ
Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Hồ Minh Sơn
Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468
Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ.
Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 329 NGuyễn Hữu Thọ, P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Văn phòng đại diện tại Tây Nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak.
Tài khoản: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội.
Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011
In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công An
Đơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001
Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội
(Bộ Kế hoạch & Đầu tư)
Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc
Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm -
Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575
Vào ngày 24/11, Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Xuân Phúc và đoàn Đại biểu Chính
phủ Việt Nam đã rời Xiêm Riệp (Campu-
chia) về Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến
tham dự Hội nghị Cấp cao Khu vực Tam
giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam
(CLV) lần thứ 9.
Tại Hội nghị lần này, Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc, Thủ tướng Campuchia Xăm-đéc Tê-
chô Hun-xen và Thủ tướng Lào Thông-lun Xi-
xô-lít đã rà soát tình hình hợp tác CLV kể từ Hội
nghị Cấp cao CLV lần thứ 8 tại Viêng-chăn, cũng
như trao đổi về tình hình, triển vọng của Khu vực
Tam giác phát triển CLV và vai trò của hợp tác
CLV đối với sự phát triển của mỗi nước.
Các nhà Lãnh đạo một lần nữa khẳng định
tầm quan trọng của tình đoàn kết, mối quan hệ
gắn bó keo sơn của ba nước láng giềng anh em
Campuchia, Lào và Việt Nam, vì sự phát triển,
thịnh vượng của mỗi quốc gia và của Hiệp hội
ASEAN, vì hoà bình, ổn định của cả khu vực.
Đồng thời chia sẻ quan điểm chung là, ba nước
cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa để tận dụng cơ hội
phát triển mới, thu hẹp khoảng cách phát triển
trong ASEAN.
Các nhà Lãnh đạo nhất trí tăng cường kết
nối giữa ba nền kinh tế cả về hạ tầng cứng, hạ
tầng mềm. Thống nhất đẩy mạnh thực hiện “Kế
hoạch hành động về kết nối ba nền kinh tế”,
mở rộng quy mô thị trường, nâng cao sức cạnh
tranh, thu hút đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp
tham gia hiệu quả vào các chuỗi giá trị khu vực
và toàn cầu.
Bên cạnh việc phát huy tốt nội lực, cần phải
có môi trường đầu tư thuận lợi để kêu gọi các do-
anh nghiệp kinh doanh, đầu tư vào khu vực Tam
giác phát triển CLV và đẩy mạnh hợp tác, tranh
thủ các nguồn lực bên ngoài cho triển khai các dự
án, chương trình hợp tác cụ thể trên cơ sở phát
huy lợi thế của mỗi nước, bảo đảm hiệu quả kinh
tế và các bên cùng có lợi.
Ba nước tiếp tục phối hợp, bảo đảm môi
trường an ninh - chính trị hoà bình và ổn định.
Đồng thời thúc đẩy các hoạt động hợp tác về văn
hoá, giáo dục, du lịch và giao lưu nhân dân trong
thờigiantới;phốihợpchặtchẽđểthựchiệnthành
công các Mục tiêu phát triển bền vững 2030 của
Liên hợp quốc, tăng cường hợp tác bảo vệ môi
trường, quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước
và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
khẳng định, trong bối cảnh tình hình quốc tế
và khu vực có nhiều biến động, khó lường, cả 3
nước có quy mô nền kinh tế còn thấp, có nhiều
khó khăn càng phải tăng cường hợp tác, dựa
vào nhau, cùng thống nhất lập trường, tiếng nói
chung trong đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích
của mình, đẩy mạnh tranh thủ nguồn lực bên
ngoài cho hợp tác CLV trong xây dựng và triển
khai các chính sách phát triển kinh tế, đồng thời
bảo đảm an ninh, ổn định xã hội và sự ấm no,
hạnh phúc của người dân ba nước.
Đóng góp vào thành công của Hội nghị, Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh 7 đề xuất
mới của Việt Nam và được các đại biểu hoan ng-
hênh, đánh giá cao. Đó là: (i) Xây dựng cơ chế
để phương tiện đăng ký tại các tỉnh thuộc Khu
vực Tam giác phát triển CLV được đi lại thuận
tiện trong Khu vực không hạn chế về số lượng;
(ii) Thực hiện mô hình kiểm tra “một cửa, một
lần dừng” tại cặp cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Việt
Nam - Bà Vẹt, Campuchia trong năm 2017; (iii)
Thiết lập cơ chế đối thoại định kỳ giữa đại diện
các cơ quan của Chính phủ Campuchia, Lào, Việt
Nam với cộng đồng doanh nghiệp đầu tư vào ba
nước để kịp thời nắm bắt và giải quyết những vấn
đề vướng mắc của doanh nghiệp; (iv) Việt Nam
sẽ tăng số lượng học bổng đào tạo dạy nghề cho
hai nước Campuchia và Lào, huấn luyện tham
gia các cuộc thi tay nghề ASEAN, nâng mức học
bổng để tăng chất lượng cuộc sống của sinh viên
hai nước Campuchia và Lào; (v) Kêu gọi Lào,
Campuchia tham gia Công ước về Luật sử dụng
dòng nước quốc tế cho mục đích phi giao thông
thủy, đồng thời cùng Việt Nam nghiên cứu tham
gia Công ước về bảo vệ và sử dụng các dòng nước
xuyên biên giới và hồ quốc tế; (vi) phối hợp xây
dựng Chương trình của Chính phủ 3 nước cùng
vận động ODA của các quốc gia và đối tác phát
triển; xây dựng Chương trình chung xúc tiến đầu
tư và du lịch của ba nước; (vii) Tập đoàn Viễn
thông Viettel sẵn sàng đầu tư hiện đại hóa, nâng
cấp mạng viễn thông ba nước bằng công nghệ 4G,
hỗ trợ xây dựng Chính phủ điện tử và cam kết áp
dụng từ ngày 01/01/2017 mức cước gọi giữa các
thuê bao của Viettel tại ba nước rẻ tương đương
với mức cước trong nước.
Thủ tướng Campuchia Hun-xen đã thể hiện
sự nhất trí với các đề xuất của Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc và nhấn mạnh cần phát triển mạng
4G và đề nghị Viettel hợp tác với Unitel Lào và
Metphone Campuchia để triển khai xây dựng các
điểm cầu truyền hình họp trực tuyến qua mạng
giữa ba Thủ tướng và giữa các cơ quan ba nước
để tổ chức các hội nghị trực tuyến, tạo thuận lợi
trong việc trao đổi công việc, tiết kiệm thời gian
đi lại và ngân sách. Thủ tướng Lào Thông-lun
Xi-xô-lít cũng nhất trí với các đề xuất này.
Kết thúc Hội nghị, Thủ tướng ba nước đã ký
Tuyên bố chung của Hội nghị Cấp cao CLV-9,
thông qua danh sách 15 dự án ưu tiên của khu
vực Tam giác phát triển CLV để phối hợp vận
động đầu tư từ các đối tác phát triển, và chứng
kiến Lễ ký “Hiệp định xúc tiến và tạo thuận lợi
thương mại trong Khu vực Tam giác phát triển
CLV”. Các nhà Lãnh đạo nhất trí tổ chức Hội nghị
Cấp cao CLV-10 tại Việt Nam vào năm 2018.
Ngay sau khi kết thúc Hội nghị, Thủ
tướng ba nước đã chủ trì họp báo chung. Các
nhà Lãnh đạo đã dành khoảng 1 giờ đồng hồ
để thông báo kết quả Hội nghị và trực tiếp trả
lời các câu hỏi của báo chí. Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc nhấn mạnh đề xuất ba nước tiến
CAMPUCHIA - LÀO - VIỆT NAM
PhátHuyMọiNguồnLựcCùngNhauPhátTriển Minh Sơn
Thủ tướng ba nước chủ trì họp báo sau khi kết thúc Hội nghị
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị
Đọc tiếp trang 03
3Số 146 - Tháng 12/2016 0THEO DÒNG THỜI SỰ
Sáng ngày 26/11 (27/10 Âm
lịch), UBND tỉnh Đồng Tháp đã
tổ chức trọng thể Lễ Giỗ lần thứ
87 Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh
Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Đây là hoạt động văn
hóa có ý nghĩa sâu sắc, giáo dục
truyền thống Cách mạng cho
thế hệ trẻ hôm nay và mai sau
đối với công lao, đạo đức, nhân
cách cao cả của Cụ Nguyễn Sinh
Sắc trong sự nghiệp giải phóng
dân tộc và xây dựng đất nước.
Đ/c Lê Vĩnh Tân - Ủy viên TW
Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cùng các
vị nguyên là Lãnh đạo qua các thời
kỳ của các Bộ, Ban, Nghành TW;
Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng
Tháp cùng hàng ngàn người dân đã
về thắp hương tưởng nhớ đến công
ơn to lớn của Cụ Nguyễn Sinh Sắc.
Tại buổi lễ, Ông Đoàn Tấn Bửu
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng
Tháp - Trưởng Ban Tổ chức lễ giỗ
đã ôn lại lịch sử, ý nghĩa ngày giỗ
Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc với
lòng thành kính và tri ân, thể hiện
tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”
theo đạo lý ngàn đời của dân tộc.
Nhân dịp này, Đại diện Quỹ
Khuyến học Nguyễn Sinh Sắc đã
trao Bảng vàng tượng trưng cho các
cơ quan, đơn vị, cá nhân trong và
ngoài tỉnh ủng hộ Quỹ. Trong 6 năm
qua, Quỹ Khuyến học Nguyễn Sinh
Sắc đã trao hơn 23 ngàn suất học
bổng cho học sinh nghèo hiếu học và
hàng ngàn suất quà cho các trẻ em
khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn.
Theo Bà Đặng Thị Mai Yên -
Giám đốc Khu di tích Nguyễn Sinh
Sắc cho biết: “Kể từ ngày khánh
thành đến nay, KDT đã có trên 7,5
triệu lượt người thăm quan. Lượng
khách đến với KDT ngày một tăng,
năm sau cao hơn năm trước”.
Biển đảo và thềm lục địa
có vị trí chiến lược to lớn đối
với quốc phòng an ninh và sự
phát triển phồn vinh của đất
nước. Việc khai thác, sử dụng
bền vững tài nguyên, bảo vệ
môi trường biển đảo gắn liền
với bảo vệ chủ quyền biển đảo
cần được định hướng rõ ràng và
theo đuổi nhất quán.  
Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ký
Quyết định số 1092/QĐ-BTTTT ban
hành Kế hoạch tuyên truyền của Bộ
TT&TT về Chiến lược khai thác, sử
dụng bền vững tài nguyên và bảo
vệ môi trường biển đến năm 2020,
tầm nhìn 2030. Theo đó, Bộ TT&TT
chủ trì tổ chức 5 hội nghị “Tập huấn
tuyên truyền về biển, đảo, bảo vệ
chủ quyền Trường Sa và Hoàng Sa”
ở 5 khu vực trên toàn quốc.
Theo ông Đoàn Công Huynh,
Vụ trưởng Vụ Thông tin cơ sở (Bộ
TT&TT), hiện công tác tuyên truyền
bảo vệ chủ quyền biển, đảo còn thiếu
đồng bộ, chưa đồng đều ở các đơn
vị truyền thông và ở các lĩnh vực
truyền thông khác nhau. Điều này
đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hơn nữa
trong việc đẩy mạnh truyên truyền
về biển, đảo. Muốn đạt mục tiêu
trên,vaitròcủađộingũcánbộthông
tin cơ sở rất quan trọng. Thông qua
đội ngũ này có thể xây dựng các nội
dung thông tin tuyên truyền một
cách hiệu quả đến người dân trên cả
nước, nâng cao hơn nữa nhận thức
về cơ sở pháp lý, để qua đó nâng
cao trách nhiệm của cán bộ, Đảng
viên, công chức, viên chức, người lao
động về bảo vệ chủ quyền biển đảo,
trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa của Việt Nam.
ĐẩyMạnhTuyênTruyền
BiểnĐảoMộtCáchĐồngBộ
 Hoàng Thiên
Ông Đoàn Công Huynh - Vụ trưởng Vụ
Thông tin cơ sở phát biểu tại Hội nghị
Ngày 27/11, UBMTTQ Việt
Nam TP.HCM tổ chức Hội nghị
họp mặt tri ân các tập thể, cá
nhân tiêu biểu trong vận động,
chăm lo cho người nghèo.
Phát biểu tại buổi họp mặt, Chủ
tịch UBMTTQ Việt Nam TP.HCM
Nguyễn Hoàng Năng, cho biết:
Năm 2016, thực hiện Nghị quyết
của Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần
thứ X, với chương trình “Giảm ng-
hèo bền vững” giai đoạn 2016-2020,
gắn với phong trào thi đua “Cả nước
chungtayvìngườinghèo-Khôngđể
một ai bị bỏ lại phía sau” do Chính
phủ phát động; thực hiện cuộc vận
động “Toàn dân đoàn kết xây dựng
Nông thôn mới, đô thị văn minh”
do UBTW MTTQ Việt Nam phát
động, MTTQ các cấp đã tiếp tục duy
trì và phát huy các mô hình, cách
làm hiệu quả sáng tạo, linh hoạt,
đa dạng phù hợp với tình hình mới
của từng địa phương. Tiêu biểu như:
mô hình “Phòng khám từ thiện” của
PGS.TS Nguyễn Văn Thắng; mô
hình “Phòng khám từ thiện đông y”
của Chùa Khánh Vân Nam Viện;
mô hình “Tổ xe ôm tự quản vượt
nghèo” phường Long Phước… đã
chăm sóc tốt cho người nghèo tại
địa phương, khơi dậy truyền thống
đoàn kết, tương thân tương ái, yêu
thương đùm bọc lẫn nhau, tạo nên
sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân.
Ghi nhận những đóng góp tích
cực, UBMTTQ Việt Nam TP.HCM đã
tặng Biểu trưng và hoa cho 154 Tập
thể-Cánhântiêubiểutrongcôngtác
vận động, chăm lo người nghèo.
TP. Hồ Chí Minh:
TriânTậpthể-Cánhântiêubiểu
trongvậnđộng,chămlochongườinghèo
Quốc Định
Phó Bí thư Thành ủy Võ Thị Dung và Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam TP.HCM
Nguyễn Hoàng Năng trao Biểu trưng và hoa cho các đơn vị.
Trung tâm Điều phối Quốc
giavềghépbộphậncơthểngười
- Bộ Y tế đã phối hợp với Ban Trị
sự chùa Giác Ngộ - TP.HCM tổ
chức buổi lễ đăng ký hiến tặng
mô, tạng, cho các tầng lớp nhân
dân, tăng ni, phật tử đang tu tập
tại chùa.
Buổi lễ đăng ký hiến tặng mô,
tạng tại chùa Giác Ngộ là chương
trình tuyên truyền, vận động và
tiếp nhận đăng ký hiến tặng mô,
tạng đầu tiên được tổ chức với hình
thức sinh hoạt Phật giáo cho các
tầng lớp nhân dân, tăng ni, phật tử.
Buổi lễ vừa là nơi giao lưu, chia sẻ
của những tấm lòng vàng đã hiến
máu, đăng ký hiến xác, giác mạc
sau khi chết, vừa là nơi các tầng lớp
nhân dân, tăng ni, phật tử có thể
giãi bày những thắc mắc của mình
xung quanh vấn đề hiến tặng mô,
tạng cho y học và được các bác sĩ,
chuyên gia đầu ngành, các bậc tu
hành trả lời.
Kết thúc buổi lễ, Trung tâm
Điều phối Quốc gia về ghép bộ
phận cơ thể người đã tư vấn,
hướng dẫn và tiếp nhận được
449 người viết đơn đăng ký hiến
tặng mô, tạng và hiến xác sau
khi chết, chết não của nhân dân,
tăng ni, phật tử tham dự. Theo
thông tin từ Thượng tọa Thích
Nhật Từ, toàn bộ buổi Lễ đăng
ký hiến tặng mô, tạng tại chùa
Giác Ngộ ngày 27/11 đã ghi nhận
hơn 225,000 lượt truy cập và
cũng hơn 11.000 lượt người xem
trọn vẹn chương trình trên kênh
video phát trực tiếp của Thượng
tọa Thích Nhật Từ.
449ngườiđăngkýhiếnmô,
tạngtạichùaGiácNgộ Trí Đức
Đồng Tháp:
LễGiỗlầnthứ87CụNguyễnSinhSắc
Phước Lập
Ông Lê Vĩnh Tân - Bộ Trưởng Bộ Nội vụ
cùng Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp thắp hương
tưởng nhớ Cụ Nguyễn Sinh Sắc
tới các cuộc gọi từ Phnom Penh, Vientiane, Hà
Nội và các tỉnh khác của 3 nước đều có mức giá
cước như nhau và ở mức thấp để các nhà đầu
tư, người dân được hưởng lợi. Điều này có thể
hoàn toàn khả thi khi hiện nay, Viettel đã thiết
lập mạng di động ở cả 3 nước (trong đó có mạng
Metfone ở Campuchia, Unitel tại Lào) và các
mạng khác sẽ tham gia sau.
Việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân
PhúcdẫnđầuĐoànđạibiểuChínhphủViệtNam
tham dự Hội nghị lần này một lần nữa khẳng
định cam kết và vai trò, đóng góp tích cực, chủ
động của Việt Nam đẩy mạnh hợp tác toàn diện
giữa ba quốc gia trên các lĩnh vực, góp phần vào
hoà bình, ổn định và thịnh vượng chung của khu
vực Tiểu vùng Mekong cũng như đóng góp tích
cực vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Tiếp theo trang 02
04 Số 146 - Tháng 12/2016CHÍNH SÁCH & CUỘC SỐNG
Có hiệu lực chính thức kể từ
ngày 01/01/2016, sau gần 1 năm
thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội
2014 và 2 năm triển khai Nghị
quyết 19/NQ-CP về cải thiện
môi trường kinh doanh, nâng
cao năng lực cạnh tranh quốc
gia, nhiều thủ tục hành chính
đã được ngành BHXH đơn giản
hóa, tạo thuận lợi cho nhiều đối
tượng tham gia bảo hiểm. Một
số chuyên gia cho rằng, cùng
với giải pháp thu hút người dân
tham gia thì việc tăng cường
giám sát bảo vệ quyền lợi của
người lao động có ý nghĩa quan
trọng trong việc phát triển đối
tượng tham gia BHXH. Việc này
đòi hỏi các cấp, các ngành phải
quyết liệt vào cuộc.
Thực tế, Luật BHXH 2014 có
nhiều bổ sung, điều chỉnh về chính
sách nhằm bảo đảm an sinh xã hội.
Cụ thể, Luật đã bổ sung đối tượng
tham gia BHXH bắt buộc có hợp
đồng lao động từ 1 - 3 tháng; người
hoạt động không chuyên trách ở xã,
phường, thị trấn; người đi làm việc
ở nước ngoài; nhóm này được tham
gia BHXH cho chế độ hưu trí và tử
tuất. Luật cũng mở rộng đối tượng
tham gia BHXH tự nguyện thông
qua việc bỏ quy định khống chế
trần tuổi tham gia, quy định mức
sàn thu nhập tối thiểu đóng BHXH
tự nguyện bằng chuẩn hộ nghèo ở
khu vực nông thôn để phù hợp với
khả năng tham gia của người dân,
linh hoạt phương thức đóng. Tuy
nhiên, việc mở rộng đối tượng tham
gia BHXH hiện vẫn gặp rất nhiều
khó khăn. Hiện nay, số người tham
gia BHXH bắt buộc trên cả nước
mới có trên 12,4 triệu người, tương
đương 23,4% số người lao động;
hơn 192.000 người lao động tham
gia BHXH tự nguyện. Điều này
cho thấy, các giải pháp mở rộng đối
tượng tham gia BHXH chưa thực sự
hiệu quả.
Một số ý kiến cho rằng, việc
tuân thủ pháp luật về BHXH của
nhiều doanh nghiệp sử dụng lao
động chưa nghiêm, tình trạng
trốn đóng, nợ đọng bảo hiểm còn
nan giải. Đặc biệt, pháp luật về
BHXH chưa quy định cơ chế xử lý
nợ BHXH, khoản nợ không có khả
năng thu hồi của doanh nghiệp đã
phá sản, giải thể, người sử dụng lao
động bỏ trốn. Như vậy, mục tiêu đến
năm 2020 đạt 50% số lao động tham
gia BHXH sẽ còn nhiều thách thức.
Theo BHXH Việt Nam, mặc dù mục
tiêu bảo đảm quyền lợi cho người
tham gia BHXH được coi là sự tiến
bộ, tích cực của Luật BHXH 2014.
Nhưng với những bất cập như hiện
nay, để đạt được mục tiêu này cũng
là thách thức không hề nhỏ. Nhất
là khi cơ quan BHXH không còn
công cụ khởi kiện với những đơn vị,
doanh nghiệp nợ lớn. Nếu không có
những giải pháp hữu hiệu, những
tiến bộ quan trọng của Luật BHXH
rất khó đi vào thực tiễn.
Gần đây, Văn phòng Chính phủ
có Thông báo kết luận chỉ đạo của
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về phát
triển mạng lưới an sinh xã hội. Hiện
nay, tỷ lệ BHXH mới đạt khoảng
23-25%. Thực trạng này đòi hỏi
BHXH Việt Nam và các bộ, ngành
liên quan cần tập trung chỉ đạo, thực
hiện có hiệu quả hơn nữa các giải
pháp Chính phủ đã đề ra. Bộ LĐ-
TB&XH chủ trì, phối hợp với Bộ Tài
chính và BHXH Việt Nam xây dựng,
trình Thủ tướng Chính phủ các cơ
chế, giải pháp cụ thể nhằm quản
lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả và
bền vững quỹ BHXH, bảo đảm cân
bằng thu chi; đề xuất các giải pháp
cụ thể nhằm tăng số người tham gia
BHXH, trước hết là đối với số người
lao động có hợp đồng lao động, vận
động người không tham gia quan hệ
lao động tham gia BHXH.
Để thực hiện Luật BHXH 2014
thu hút đối tượng tham gia BHXH,
BộLĐ-TB&XHđãbanhànhcácvăn
bản hướng dẫn, phối hợp với BHXH
ViệtNamxửlýnhữngbấtcập,vướng
mắc phát sinh. Tuy nhiên, việc nắm
đầy đủ thông tin về người lao động
vẫn đang bất cập do thiếu cơ chế liên
thông dữ liệu giữa các cơ quan liên
quan. Hiện Bộ LĐ-TB&XH đang
tích cực tìm các giải pháp quản lý
lao động, đồng thời tăng cường tính
tuân thủ pháp luật của các doanh
nghiệp. Theo Vụ BHXH - Bộ LĐ-
TB&XH, hiện nay số người lao động
có quan hệ lao động chỉ chiếm 41%,
trong khi lao động thuộc khu vực
phi chính thức lên tới 59%, mỗi năm
cả nước chỉ có khoảng 2% lao động
được tuyển dụng vào khu vực chính
thức. Như vậy, đến năm 2020, số
lao động trong khu vực chính thức,
khối có tiền lương vẫn chưa đạt tỷ
lệ 50%, số lao động dừng tham gia
BHXH cũng rất lớn. Trong 7 tháng
năm 2016 đã có trên 47 nghìn người
nghỉ hưởng trợ cấp BHXH một lần;
ngành BHXH đã giải quyết chế độ
BHXH cho trên 5 triệu lượt người,
tăng hơn 685 nghìn lượt so với cùng
kỳ 2015.
Các chuyên gia cho biết, để tăng
độ bao phủ BHXH, trong thời gian
tới, Nhà nước cần có chính sách bảo
toàn, cân đối và tăng trưởng quỹ
BHXH nhằm tạo sự hấp dẫn cũng
như niềm tin của người dân. Đồng
thời,đẩymạnhcôngtáctuyêntruyền
và cải cách thủ tục hành chính nhằm
mở rộng nhiều đối tượng tham gia
BHXH. Đặc biệt, nhiệm vụ này cần
được quán triệt tới các ngành, cấp ủy
Đảng, chính quyền chung tay thực
hiện. Bởi đây là việc làm bảo đảm an
sinh xã hội và mang tính định hướng
về chủ trương, đường lối của Đảng,
Nhà nước.
MởrộngđốitượngthamgiaBảohiểmxãhội:
CÒN NHIỀU THÁCH THỨC PHÍA TRƯỚC		 Trí Bảo
Bảo hiểm xã hội (BHXH)
và bảo hiểm y tế (BHYT) là hai
chính sách lớn của Đảng và Nhà
nước, giữ vai trò trụ cột của hệ
thống an sinh xã hội. Sau khi
Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị
ban hành, Ban Thường vụ Tỉnh
ủy Bạc Liêu đã có Chỉ thị số 20,
UBND tỉnh có Kế hoạch số 24,
Chỉ thị số 03 để thực hiện Nghị
quyết số 21-NQ/TW về “Tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác BHXH, BHYT
giai đoạn 2012-2020”, đồng thời
quyết định thành lập Ban Chỉ
đạo thực hiện Nghị quyết 21 của
Bộ Chính trị, Chỉ thị 20 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy.
Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm
quan trọng của BHXH, BHYT, các
cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh
Bạc Liêu đã thực hiện tốt công tác
tuyên truyền, vận động bằng nhiều
hình thức như: tổ chức tọa đàm,
đối thoại, diễn đàn về chính sách
BHXH, BHYT tại các đơn vị và do-
anh nghiệp, tập huấn truyền thông,
tổ chức các hội thi; mở các chuyên
trang, chuyên mục “Hộp thư bạn
xem đài”, “Dân hỏi chính quyền trả
lời” trên Đài Phát thanh - Truyền
hình tỉnh, “Hỏi - Đáp” trên Báo Bạc
Liêu...  Bằng những phương thức
này, thông tin đã lan truyền rất sâu
rộng đến cán bộ, Đảng viên, các tầng
lớp nhân dân. Kết quả, người tham
gia các loại hình bảo hiểm hàng
năm đã tăng lên, năm 2014 độ bao
phủ BHYT so với dân số của tỉnh
đạt 53.15%, năm 2015 là 67.44%
và chín tháng đầu năm 2016 đạt
76.73%. Ngoài ra, tỉnh Bạc Liêu
còn có chính sách hỗ trợ BHYT cho
hộ cận nghèo bằng 30% mức đóng,
như vậy hộ cận nghèo cũng như hộ
nghèo được hỗ trợ 100% mức đóng
BHYT. Chủ trương này đã tạo tâm
lý phấn khởi, đồng tình trong nhân
dân, có tác động tích cực đến công
tác tuyên truyền về BHXH, BHYT
trong thời gian qua.
Bên cạnh những kết quả đạt
được, Bạc Liêu còn một số tồn tại:
một số cấp ủy, chính quyền chưa
thật sự quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo thực hiện các chính sách, chế
độ BHXH, BHYT; ngân sách Nhà
nước đầu tư cho y tế còn thấp; công
tác phối hợp tuyên truyền giữa
các ban, ngành, đoàn thể chưa
được thường xuyên; một số doanh
nghiệp cố tình nợ, trốn, lách đóng
BHXH, BHYT.
Để tiếp tục thực hiện Nghị
quyết 21 của Bộ Chính trị, tỉnh
Bạc Liêu đề ra một số nhiệm vụ,
giải pháp: tiếp tục đẩy mạnh công
tác phối hợp thực hiện chính sách
BHXH, BHYT; tuyên truyền nâng
cao nhận thức của người dân về
chính sách, pháp luật về BHXH,
BHYT; vận động các đối tượng tham
giaBHXHtựnguyện,BHYTtheohộ
gia đình; tăng cường tuyên truyền
trong các doanh nghiệp, nhất là
nhóm doanh nghiệp còn nợ, chậm,
có biểu hiện trốn, lách đóng BHXH,
BHYT,… bằng các hình thức tuyên
truyền trực quan, tuyên truyền qua
các phương tiện thông tin đại chúng
nhằm thực hiện tốt hơn mục tiêu
“BHXH cho mọi người lao động” và
“Lộ trình tiến tới BHYT toàn dân”
trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh.
Bạc Liêu:
TăngcườngsựlãnhđạocủaĐảngtrongcôngtácBHXH,BHYT Bảo Long
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với BHXH Việt Nam
05Số 146 - Tháng 12/2016
CHÍNH SÁCH & CUỘC SỐNG
Ngay từ khi triển khai thực
hiện Nghị quyết Trung ương 4
(khóa XI), huyện Kim Bôi đã tạo
được những chuyển biến tích
cực trong công tác lãnh đạo, chỉ
đạo, điều hành của cấp ủy, chính
quyền các cấp, từ đó tạo tiền đề
quan trọng góp phần nâng cao
hơn nữa vai trò lãnh đạo, sức
chiến đấu của tổ chức Đảng
và Đảng viên trong thực hiện
nhiệmvụchínhtrịởđịaphương.
Xác định thực hiện Nghị quyết
Trung ương 4 (khóa XI) là đợt sinh
hoạt chính trị sâu rộng trong toàn
Đảng bộ, Ban Thường vụ Huyện
ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các
tổ chức cơ sở Đảng và cán bộ, Đảng
viên tích cực triển khai đưa Nghị
quyết đi vào cuộc sống. Với tinh
thần thẳng thắn, nghiêm túc, Ban
Thường vụ Huyện ủy tiến hành
kiểm điểm tự phê bình và phê bình
nhằm chỉ rõ những hạn chế, khuyết
điểm của tập thể và cá nhân theo
tinh thần Nghị quyết TW4.
Huyện Kim Bôi có 17/28 xã
thuộc diện hưởng chế độ 135-CP
trong đó có 12 xã nằm trong vùng
CT-229, việc thu hút đầu tư rất khó
khăn đặc biệt các dự án có yếu tố
nước ngoài; Công tác quản lý đất
đai, tài nguyên khoáng sản, trật tự
an toàn xã hội còn tồn tại bức xúc,
một số bộ phận nhân dân còn mang
nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào
chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước, do vậy chưa phát huy hết
nội lực... Trên cơ sở kết quả kiểm
điểm tự phê bình và phê bình của
tập thể và cá nhân, Huyện ủy đã xây
dựng Kế hoạch về khắc phục sửa
chữa những hạn chế, khuyết điểm
theo tinh thần Nghị quyết Trung
ương 4 (khóa XI), phân công nhiệm
vụ cho các đồng chí Ủy viên Ban
thường vụ Huyện ủy phụ trách cơ
sở, theo dõi việc xây dựng kế hoạch
và triển khai thực hiện khắc phục
những hạn chế, khuyết điểm; lãnh
đạo các phòng, ban, ngành, Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể chính
trị - xã hội khắc phục, sửa chữa hạn
chế, khuyết điểm của cơ quan, đơn
vị mình. Song song với thực hiện
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI),
Huyện ủy Kim Bôi tập trung làm
tốt công tác giáo dục chính trị, tư
tưởng cho cán bộ, Đảng viên gắn với
thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ
Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc
học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh.
Công tác kiểm tra, giám sát
cũng được tăng cường góp phần giữ
nghiêm kỷ cương, kỷ luật Đảng,
nâng cao tinh thần trách nhiệm
của đội ngũ cán bộ, Đảng viên trong
thực hiện chức trách, nhiệm vụ
được giao; hoạt động của các đoàn
thể chính trị, xã hội được đẩy mạnh,
gắn với nhiệm vụ chính trị, thực tế
và sát với cơ sở.
Để khắc phục những thiếu sót,
khuyết điểm sau khi tự phê bình và
phê bình, BCH Đảng bộ huyện ban
hành các Nghị quyết, kế hoạch cụ
thể triển khai thực hiện. Với những
biện pháp tích cực, cụ thể, việc thực
hiện kế hoạch khắc phục, sửa chữa
những hạn chế, khuyết điểm theo
tinh thần Nghị quyết Trung ương 4
(khóa XI), đạt được những kết quả
tích cực: Ban Thường vụ Huyện ủy
lãnh đạo, chỉ đạo việc quán triệt, học
tập, triển khai thực hiện các Nghị
quyết, Kết luận của Trung ương, của
Tỉnh ủy theo hướng chất lượng, hiệu
quả, xây dựng chương trình hành
động sát với thực tế có tính khả thi;
tổ chức xây dựng chương trình kiểm
tra, giám sát của cấp ủy, UBKT của
cấp ủy, trong đó có kiểm tra việc
lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị
quyết Trung ương 4 (khóa XI), thực
hiện Chỉ thị số 10-CT/TW về nâng
cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; gắn
kết quả thực hiện Nghị quyết Trung
ương 4 với thực hiện Chỉ thị số 03-
CT/TW của Bộ Chính trị nhằm tiếp
tục nâng cao nhận thức, vai trò trách
nhiệm, tính tiên phong gương mẫu
của đội ngũ cán bộ, Đảng viên, nhất
là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp,
các cơ quan, đơn vị, từ đó góp phần
tạo niềm tin trong nhân dân và sự
đồng thuận xã hội.
Cũng từ việc thực hiện Nghị
quyết Trung ương 4 (khoá XI), Đảng
bộ, chính quyền từ huyện đến cơ sở
thường xuyên chỉnh đốn tác phong
lãnh đạo, đổi mới lề lối làm việc,
chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ.
Chuyển biến rõ nét là công tác cải
cách thủ tục hành chính với ý thức,
tác phong phục vụ Nhân dân của
cán bộ, công chức, viên chức nâng
lên; khắc phục tình trạng quan liêu,
gây phiền hà cho nhân dân trong
các cơ quan. Công tác phòng, chống
tham nhũng, thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí được thực hiện ng-
hiêm túc. Đặc biệt, việc thực hiện
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh ở nhiều nơi đã có chuyển biến
tích cực, gây được ấn tượng tốt trong
cán bộ, Đảng viên và nhân dân.
QuychếhoạtđộngcủaBanChỉđạoPPP Thuỳ Duyên
Phó Thủ tướng Trịnh Đình
Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo về
đầu tư theo hình thức đối tác
công - tư (PPP), vừa ký Quyết
định ban hành Quy chế hoạt
động của Ban Chỉ đạo này.
Theo đó, Ban Chỉ đạo về đầu
tư theo hình thức đối tác công - tư
(BCĐ)làtổchứcphốihợpliênngành
có chức năng giúp Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ
đạo, điều hành, phối hợp giải quyết
những công việc quan trọng, liên
ngành trong quá trình triển khai
thực hiện mô hình đầu tư theo hình
thức đối tác công - tư.
BCĐ có nhiệm vụ nghiên cứu,
đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ phương hướng, kế hoạch,
giải pháp chiến lược thực hiện hiệu
quả mô hình PPP; giúp Thủ tướng
Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc, điều
phối hoạt động giữa các Bộ, ngành
và địa phương trong việc thực hiện
mô hình PPP. Bên cạnh đó, chỉ đạo
các Bộ, ngành có liên quan xây
dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản
pháp luật về PPP trong đó có hướng
dẫn việc triển khai Nghị định số
15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 về
đầu tư theo hình thức đối tác công
tư và Nghị định số 30/2015/NĐ-CP
ngày 17/3/2015 quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Đấu
thầu về lựa chọn nhà đầu tư. Đồng
thời, chỉ đạo các Bộ, ngành, địa
phương trong việc lập, trình và phê
duyệt danh mục dự án PPP ưu tiên
và cơ chế hỗ trợ tài chính cho các dự
án này; chỉ đạo việc tổng kết, đánh
giá và đề xuất xây dựng chính sách
pháp luật về PPP.
BCĐ hoạt động theo nguyên
tắc tập thể bàn bạc và Trưởng Ban
quyết định trên cơ sở thống nhất
giữa các thành viên. Trong trường
hợp có ý kiến khác nhau giữa các
thành viên, Trưởng Ban quyết định
và chịu trách nhiệm trước Thủ
tướng Chính phủ về quyết định của
mình. Trưởng Ban, các Phó Trưởng
Ban và các Ủy viên BCĐ làm việc
theo chế độ kiêm nhiệm. Quy chế
cũng quy định rõ nhiệm vụ của cơ
quan thường trực của BCĐ; nhiệm
vụ, quyền hạn của các thành viên
BCĐ.
Hỗ trợ nhà ở cho người có công
với Cách mạng Thu Hoài
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến
chỉ đạo về việc thực hiện chính sách hỗ
trợ về nhà ở đối với người có công với
Cách mạng.
Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV,
kỳ họp thứ hai về Kế hoạch đầu tư công trung
hạn giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng Chính phủ
giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các
Bộ: Tài chính, Xây dựng và cơ quan liên quan
trình cấp có thẩm quyền giao vốn Kế hoạch đầu
tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 theo quy
định để thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với
người có công với Cách mạng tại Quyết định số
22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng
Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ
trì, phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức sơ kết,
đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 494/
NQ-UBTVQH13 ngày 18/5/2012 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội và Quyết định số 22/2013/
QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về việc hỗ trợ người có công với Cách mạng
về nhà ở. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
khẩn trương hoàn tất việc thẩm định số lượng
nhà ở đối với người có công với Cách mạng cần
hỗ trợ theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày
26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ giao UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương triển khai
thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày
26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ
trợ người có công với Cách mạng về nhà ở theo
đúng quy định và báo cáo đầy đủ, kịp thời, thường
xuyên về tình hình thực hiện chính sách với Bộ
Xây dựng và các Bộ, ngành có liên quan.
Kim Bôi - Hòa Bình:
ChuyểnbiếntừNghịquyếtTrungương4 Ly Sơn - Lê Huy
Vừa qua, Cục Xuất nhập
khẩu (Bộ Công thương) vừa giới
thiệu Vinamilk vào danh sách
doanh nghiệp được lựa chọn
tham gia chương trình tự chứng
nhận xuất xứ hàng hóa của các
nước thành viên. Bản ghi nhớ
thực hiện dự án tự chứng nhận
xuất xứ hàng hóa trong khuôn
khổ ASEAN, bao gồm: Lào, Indo-
nesia, Philippines, Thái Lan và
Việt Nam.
Vinamilk vinh dự được chọn
là doanh nghiệp đầu tiên của Việt
Nam được tự chứng nhận xuất xứ
hàng hóa trong ASEAN, với mã số
tự chứng nhận 0001/TCNXXHH.
Theo chứng nhận tự cấp xuất xứ
hàng hóa trong ASEAN này, Vina-
milk được quyền tự cấp chứng nhận
xuất xứ hàng hóa (Certificate of
Origin) cho các sản phẩm như sữa
bột, sữa nước, sữa chua ăn, sữa đặc,
nước giải khát, kem…
Doanh thu xuất khẩu của Vin-
amilk 10 tháng đầu năm 2016 đạt
4.662 nghìn tỷ đồng (tương đương
208 triệu đô la Mỹ). Vinamilk đã
và đang xuất khẩu đến 43 quốc gia
trên khắp 5 châu lục, trong đó khu
vực Châu Á hiện tại là thị trường
tập trung mạnh của Vinamilk.
Bên cạnh những sản phẩm xuất
khẩu chính như sữa bột và sữa đặc
sang các thị trường truyền thống,
những năm gần đây Vinamilk dần
chuyểnxuấtkhẩucácmặthàngkhác
như sữa chua ăn, sữa chua uống, các
sảnphẩmnướctráicây;nhằmhướng
tới đa dạng hóa sản phẩm Vinamilk
trên thị trường quốc tế, phù hợp với
các lứa tuổi, nhu cầu tiêu dùng khác
nhau, khai thác hiệu quả các cơ hội
từ các hiệp định thương mại mà Việt
Nam đã ký kết.
Song song đó, Vinamilk tiếp tục
củng cố sự hiện diện, và tập trung
hơn nữa tại các thị trường quốc tế
mới, đặc biệt là khu vực Châu Phi
với rất nhiều tiềm năng, bằng việc
đầu tư vào các hoạt động nghiên
cứu thị trường để phù hợp văn hóa
địa phương, tung các sản phẩm thế
mạnh (sữa bột, bột dinh dưỡng…),
mở rộng hệ thống phân phối và tăng
độ nhận biết thương hiệu. Đây là
bước đi khác biệt, đón đầu của Vina-
milk nhằm mở rộng sang những thị
trường mới, nằm ngoài các khu vực
Hiệp định. Gần đây nhất Vinamilk
đã chính thức ra mắt các sản phẩm
sữa chua ăn tại Thái Lan, những
sản phẩm được xây dựng mới hoàn
toàn về mặt khẩu vị, bao bì, tính
năng và hình ảnh để phù hợp với
người tiêu dùng Thái.
Tại thị trường trong nước, Vin-
amilk cũng vừa tiếp tục được bình
chọn đứng đầu trong top 10 Doanh
nghiệp niêm yết uy tín tại Việt Nam,
và vào top đầu trong Bảng xếp hạng
V1000 - 1000 Doanh nghiệp nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp lớn
nhất Việt Nam năm 2016.
Trong thời gian sắp tới, Vinamilk
sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động
xuất khẩu sang Thái Lan, Phillipines
và mở rộng ra các nước ASEAN, khai
thác các lợi ích từ việc được tự chứng
nhận xuất xứ hàng hóa của Bộ Công
thương. Việc Bộ Công thương cùng
các ban ngành đã tin tưởng và tạo
điều kiện, hỗ trợ tối đa để Vinamilk
trởthànhdoanhnghiệpđầutiênđược
thí điểm tự chứng nhận này, là bàn
đạp quan trọng giúp Vinamilk phát
triểnvàđẩymạnhcáchoạtđộngxuất
khẩu, xúc tiến thương mại, mở rộng
các thị trường trong khu vực Đông
Nam Á thời gian qua. Việc tự cấp
chứng nhận cũng giúp các sản phẩm
Vinamilk nhanh chóng hiện diện tại
các siêu thị, hệ thống bán lẻ tại Thái
Lan, Philippines, gây được tiếng vang
và chiếm được cảm tình của người
tiêu dùng.
Tự chứng nhận xuất xứ hàng
hóa là việc doanh nghiệp tự khai
báo xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu
trên hóa đơn thương mại thay cho
C/O mẫu D. Việc thí điểm này nhằm
giảm thủ tục hành chính, tạo thuận
lợi cho doanh nghiệp trong hoạt
động kinh doanh, xuất nhập khẩu
hàng hóa, đồng thời thực hiện cam
kết trong ASEAN. Theo Thông tư số
28/2015/TT-BCT quy định việc thực
hiện thí điểm tự chứng nhận xuất
xứ hàng hóa theo Hiệp định thương
mại hàng hóa ASEAN của Bộ Công
thương, các doanh nghiệp thay vì
phải đi xin cấp C/O, có thể tự chứng
nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu D
cho hàng hóa xuất khẩu của mình.
Bộ Công thương xác định các
tiêu chí khá cụ thể để lựa chọn do-
anh nghiệp tham gia thí điểm tự
chứng nhận xuất xứ. Cụ thể, đó phải
là nhà sản xuất đồng thời là người
xuất khẩu hàng hóa do chính thương
nhân sản xuất; không vi phạm quy
định về xuất xứ trong 2 năm gần
nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ
đăng ký; kim ngạch xuất khẩu đi
ASEAN được cấp C/O mẫu D năm
trước liền kề đạt tối thiểu 10 triệu
USD; có cán bộ được đào tạo, được
cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận về
xuất xứ hàng hóa do đơn vị đào tạo
được Bộ Công thương chỉ định cấp.
06 Số 146 - Tháng 12/2016KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHÂP
Ngày 24/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng
Vũ Đức Đam dự Diễn đàn Thanh toán điện
tử lần thứ 2 (VEPF 2016).
Phát biểu tại phiên khai mạc, Phó Thủ tướng
Vũ Đức Đam đánh giá những cam kết của Diễn
đàn trong năm 2015 đã được thực hiện rất ng-
hiêm túc qua các bước tiến trong lĩnh vực thuế,
khi 96% số doanh nghiệp (DN) đăng ký khai thuế
qua mạng cùng rất nhiều hộ kinh doanh, người
dân; kết nối hơn 10.000 cơ sở khám chữa bệnh
trong cả nước từ tuyến xã đến huyện, tỉnh, Trung
ương. Điều đó cho thấy Diễn đàn không chỉ có sức
sống, mà còn hứa hẹn tiếp tục phát triển.
Phó Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước,
Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản, chính
sách đặt nền móng cho phát triển thanh toán
điện tử như phát triển thương mại điện tử, tăng
cường tiếp cận dịch vụ ngân hàng của cả nền
kinh tế… Cùng với đó là nỗ lực của cả cộng đồng
công nghệ thông tin đã tạo ra những cải thiện về
Chính phủ điện tử được cộng đồng quốc tế ghi
nhận, tăng 10 bậc so với trước, đặc biệt là về cung
cấp dịch vụ công trực tuyến qua mạng.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh
giá, so với những gì đã đặt ra tại VEPF 2015, tiến
độ thực hiện còn rất chậm. Nhiều chương trình
về ứng dụng thanh toán điện tử, cung cấp dịch vụ
công qua mạng dù đã được khởi động nhưng còn
rất vướng mắc từ quy định pháp luật, thói quen
và hạn chế trong tiếp cận thị trường của các DN,
nhà cung cấp giải pháp dịch vụ. “Đến giờ phút
này, có khoảng 125.000 dịch vụ công mà Chính
phủ, cơ quan hành chính các cấp cung cấp cho
người dân, nhưng mới có chưa đầy 1.200 dịch vụ,
chưa đầy 1%, được cung cấp trực tuyến ở cấp độ
4. Đây là một con số hiểu theo nghĩa lạc quan thì
thị trường còn rất lớn nhưng cũng là con số rất
đáng suy nghĩ", Phó Thủ tướng nêu vấn đề.
Theo Phó Thủ tướng, năm nay diễn đàn lựa
chọn lĩnh vực giao thông và tiếp tục thúc đẩy các
dịch vụ thuế được xem là những lĩnh vực trọng
điểm và được Phó Thủ tướng kỳ vọng sẽ có những
giải pháp cụ thể, khả thi để phát triển thanh toán
điện tử nói chung và trong thanh toán ngân hàng
nói riêng ngày càng phát triển.
Tại phiên thảo luận đầu tiên của VEPF 2016,
các đại diện Bộ Công thương, Tài chính, Ngân
hàng Nhà nước, NAPAS chia sẻ tình hình triển
khai thu nộp thuế điện tử và phát triển thanh
toán điện tử trong thương mại điện tử hiện nay. Ở
góc độ quản lý, Bộ Công Thương đang triển khai
một loạt những giải pháp để thúc đẩy thanh toán
điện tử, như tổ chức sự kiện mang tính kích cầu,
phối hợp với ngân hàng, doanh nghiệp trung gian
thanh toán như Ngày mua sắm trực tuyến - On-
line Friday dự kiến tổ chức vào ngày 2/12/2016. 
Diễn Đàn Thanh Toán Điện Tử:
NềnMóngChoPhátTriểnThanhToánĐiệnTử Hoàng Uyển
Vinamilk-DoanhnghiệpđầutiêncủaViệtNam
đượcphéptựchứngnhậnxuấtxứhànghóatrongASEAN Hoàng Đức
Ảnh - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại VEPF 2016
Sản phẩm của Vinamilk đến với người
tiêu dùng tại thị trường Châu Phi
Sản phẩm của Vinamilk đến với người tiêu dùng Thái Lan
07Số 146 - Tháng 12/2016 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
Vừa qua tại trụ sở Chính
phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc đã làm việc với lãnh đạo
chủ chốt tỉnh Sóc Trăng về tình
hình phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương.
Phát biểu tại cuộc làm việc,
Thủ tướng cho rằng, mặc dù đối
diện không ít khó khăn như là tỉnh
nghèo, sản xuất nông nghiệp là chủ
yếu, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi
biến đổi khí hậu, nhưng Sóc Trăng
có những tiềm năng, thế mạnh rất
lớn mà chúng ta chưa thấy được hết.
Cụ thể là đất đai rộng lớn, giao
thông tương đối thuận lợi, văn hóa
đặc sắc, số lượng lao động đông.
Đảng bộ, chính quyền địa phương
cũng có ý chí vươn lên từ khó khăn
để không còn là tỉnh nghèo. “Gặp
khó khăn mà chùn bước, không có
ý chí thì không bao giờ thành công”,
Thủ tướng nhấn mạnh.
Đánh giá cao những nỗ lực của
tỉnh thời gian qua, Thủ tướng nêu
lên một số phương hướng, nhiệm vụ
thời gian tới đối với Sóc Trăng. Tỉnh
cần xem lại quy hoạch phát triển
gắn với ứng phó biến đổi khí hậu.
Là một tỉnh thuần nông, Sóc
Trăng cần tái cơ cấu nông nghiệp
mạnh mẽ hơn, nâng cao đời sống
nhân dân, giảm nghèo trong hoàn
cảnh biến đổi khí hậu. Tỉnh cũng
cần thúc đẩy công nghiệp chế biến
để gia tăng giá trị nông sản. Đưa các
doanh nghiệp công nghệ cao tham
gia sản xuất nông nghiệp.
Với số lượng lao động nông thôn
khá lớn, Sóc Trăng cần tính toán cơ
cấu lại lao động, giải quyết việc làm.
“Để người dân ly hương lên TP.HCM,
Bình Dương, Đồng Nai làm việc, đi
đi lại lại mấy trăm cây số, người già
không ai chăm sóc, ốm đau bệnh tật.
Vấn đề này các đồng chí phải trăn
trở”, Thủ tướng chia sẻ và cho rằng
tỉnh cần nghiên cứu dành khoản
kinh phí để giải tỏa mặt bằng, tạo
đất sạch, phát triển các khu công
nghiệp để thu hút đầu tư.
Sóc Trăng phải có một chương
trình khởi nghiệp mạnh mẽ, tạo
điều kiện để người dân, thanh niên,
đồng bào dân tộc đều có thể khởi
nghiệp, không phải chỉ mãi “chân
lấm tay bùn, con trâu đi trước cái
cày theo sau”. Muốn thúc đẩy khởi
nghiệp thì phải có môi trường đầu tư
kinh doanh tốt. Các cấp, các ngành
phải chuyển động, vào cuộc tích cực
trong lĩnh vực này. Thủ tướng yêu
cầu tỉnh coi xóa đói giảm nghèo là
nhiệm vụ chính trị quan trọng của
địa phương. “Tại sao nghèo phải là
câu hỏi đặt ra của từng Đảng bộ
huyện, xã”, Thủ tướng nhấn mạnh
và yêu cầu tỉnh giảm tỷ lệ nghèo
xuống ít nhất bằng mức bình quân
của ĐBSCL. Cán bộ phải lội thôn,
lội xóm, nắm bắt tình hình đời sống
của bà con để giải quyết kịp thời khó
khăn, nhất quyết không để người
dân nào thiếu đói. Đồng thời, phải
bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã
hội trong mọi tình huống.
Đồng bằng sông Cửu Long:
NôngNghiệpKhôngThểHộiNhậpTrongManhMún  Minh Sơn
Phát triển bền vững nông nghiệp vùng
ĐBSCL là xu thế chung mà toàn xã hội đang
nỗ lực hướng tới, là mục tiêu chiến lược
của Đảng, Nhà nước. Trong những thập kỷ
gần đây, nông nghiệp ĐBSCL đã có những
thành tựu nổi bật về năng suất và sản lượng,
đóng góp không nhỏ vào các mục tiêu liên
quan đến an ninh lương thực, xóa đói giảm
nghèo, ổn định xã hội. Tuy nhiên, tình trạng
thiếu đồng bộ và kém chuyên nghiệp vẫn là
những cản trở cần được giải quyết sớm nếu
muốn hội nhập.
 *Làm gì để đón hội nhập?
Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, biện
pháp phát triển nhanh các ngành kinh tế, trong
đó có phát triển nông nghiệp theo hướng bền
vững. Tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp đang
dần tăng cao liên tục trong nhiều năm. Phát
triển nông nghiệp đã đi liền với việc khai thác
có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường, gắn với giải quyết các vấn đề
xã hội như việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia;
một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên
thị trường thế giới.
Vớidiệntích3,8triệuhéc-tađấtnôngnghiệp,
thì ĐBSCL mỗi năm sản xuất ra khoảng 25 triệu
tấn lúa (tương đương 50% tổng sản lượng lương
thực cho cả nước), hàng triệu tấn thủy sản, hàng
triệu tấn trái cây và nhiều sản vật nông nghiệp
khác, đóng góp quan trọng trong việc đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia. Ngoài ra, 90% gạo, 70%
thủy sản, 60% trái cây xuất khẩu hàng năm đều
có xuất xứ từ vùng đất này với kim ngạch xuất
khẩu hơn 10 tỉ USD.
Theo Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ NN&PTNT,
một trong những cơ hội rõ nét mà hội nhập mang
lại cho ĐBSCL là sự mở rộng thị trường xuất
khẩu do việc cắt giảm thuế quan nhập khẩu của
các quốc gia thành viên TPP, Việt Nam - EU và
cộng đồng kinh tế ASEAN. Trong khuôn khổ
hiệp định TPP, các nước thành viên cắt giảm trên
48% số dòng thuế nông nghiệp về 0% ngay khi
hiệp định có hiệu lực và đạt mức trên 60% sau
10 năm, riêng Úc và Singapore thì hầu hết các
dòng thuế nông sản về 0% ngay năm đầu tiên.
Với thế mạnh là vùng xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam, ĐBSCL có nhiều tiềm năng để thúc đẩy
xuất khẩu nông sản sang các thị trường lớn như
Hoa Kỳ, Nhật Bản, Mexico và châu Âu.
Bên cạnh những tác động của quá trình hội
nhập, do đặc điểm về địa lý của ĐBSCL, biến đổi
khí hậu là thách thức không nhỏ cho nông nghiệp
của vùng. ĐBSCL gồm 13 tỉnh và thành phố,
trong đó có 11 tỉnh sát biển, hàng năm có 50%
diện tích vùng ĐBSCL bị ngập lụt từ 3-4 tháng,
40% diện tích bị ảnh hưởng xâm nhập mặn.
Hiện nay, đang phải chịu “tác động kép” của biến
đổi khí hậu và các hoạt động phát triển thượng
nguồn. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, các
hiện tượng khí hậu cực đoan như hạn hán, nắng
nóng, thủy triều cao, xâm nhập mặn… diễn ra
thường xuyên hơn, cùng với việc các chu kỳ khí
hậu El Nino và La Nina thay đổi kéo dài bất
thường gây nên những xáo trộn đối với thời tiết,
môi trường và tài nguyên tự nhiên tại ĐBSCL…
Theo GS.TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Đại
học Nam Cần Thơ, đáng lo ngại nhất là nhiều
nông dân và doanh nghiệp do chưa hiểu biết về
hội nhập quốc tế, chưa tin tưởng lẫn nhau nên
chưa hợp tác tốt trong sản xuất - tiêu thụ nông
sản. Còn theo TS. Nguyễn Quốc Dũng, Giám đốc
Học viện Chính trị khu vực IV, bày tỏ lo ngại trước
tình trạng phần lớn lao động nông nghiệp trong
vùng có trình độ học vấn thấp, chủ yếu sản xuất
bằng kinh nghiệm; chưa xây dựng được chuỗi
ngành hàng đồng bộ trên cơ sở chuỗi giá trị. Đó
là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng
sản lượng lúa và nhiều loại nông sản của vùng
tăng nhưng nông dân chưa giàu, doanh nghiệp
khó tạo vùng nguyên liệu ổn định, khó phát triển
thị trường tiêu thụ.
*Kinh nghiệm không thể thay thế công nghệ
Theo Bộ NN&PTNT, cần quy hoạch lại sản
xuất nông nghiệp theo hướng phát huy được lợi
thế cạnh tranh và lợi thế so sánh, thích ứng tốt
với biến đổi khí hậu. Hình thành chuỗi giá trị
nông sản có giá trị gia tăng cao là điểm mấu chốt
để tháo gỡ những yếu kém và thực hiện thành
công tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Để thực hiện
điều này, các địa phương trong vùng cần tạo môi
trường thuận lợi để thiết lập cũng như tăng cường
các mối liên kết giữa doanh nghiệp với người sản
xuất, giữa những người sản xuất nhằm tổ chức
và hình thành mối liên kết giữa sản xuất, chế
biến, bao tiêu sản phẩm. Trước mắt, cần quan
tâm xây dựng, nhân rộng mô hình cánh đồng lớn,
các vùng chuyên canh, nâng cao năng lực tổ chức
và quản lý của nông dân và mối liên kết “4 nhà”
theo những mô hình hợp tác kiểu mới.
Cần có định hướng chuyển các diện tích đất
lúa thâm canh bị thiếu nước hoặc nhiễm mặn
sang cây trồng cạn và thủy sản. Nghiên cứu xem
xét chuyển đổi các vùng nuôi tôm - lúa bị xâm
nhập mặn và không thể trồng lúa một vụ thành
vùng chuyên tôm nuôi với hình thức quảng canh
cải tiến. Tận dụng biến đổi khí hậu là cơ hội
để điều chỉnh cơ cấu toàn ngành và quy hoạch
vùng theo hướng bền vững, khai thác hiệu quả
tài nguyên tự nhiên, hướng tới một nền nông
nghiệp thông minh với khí hậu và giá trị cao… Để
làm được điều này, Nhà nước cần đầu tư nhiều
hơn cho hạ tầng giao thông, đào tạo nguồn nhân
lực để tạo tiền đề thu hút nguồn vốn đầu tư vào
lĩnh vực chế biến, xuất khẩu các mặt hàng là thế
mạnh của vùng. Ngoài ra, công tác xúc tiến đầu
tư cần tạo dựng một ĐBSCL với hình ảnh mới
của sự năng động, tích cực và những cam kết về
môi trường đầu tư thuận lợi khi doanh nghiệp
đến làm ăn ở vùng đất không chỉ là tiềm năng mà
đang trong xu hướng phát triển.
Sóc Trăng:
Pháttriểngắnkếtvớibiếnđổikhíhậu Thảo Nguyên
Thủ tướng bày tỏ tin tưởng tỉnh Sóc Trăng
sẽ có bước phát triển mới, chuyển biến mới
mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn trong
thời gian tới.
Số 146 - Tháng 12/201608 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
Tại Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác
kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
lần thứ 24 ở Peru, Chủ tịch nước Trần Đại
Quang đã tuyên bố Việt Nam sẽ đăng cai tổ
chức Năm APEC 2017 mà đỉnh cao là Tuần
lễ Cấp cao APEC tại thành phố Đà Nẵng. Sự
kiện này như một mốc son trong lịch sử phát
triển kinh tế - xã hội và góp phần định hình
tương lai của Đà Nẵng trong thời gian tới.
*Hội nghị APEC - Cú hích trong phát triển kinh tế
Trước thềm kỷ niệm 20 năm thành phố trực
thuộc Trung ương, việc Đà Nẵng được chọn là
thành phố đăng cai Tuần lễ Cấp cao APEC 2017
có thể được xem như “phần thưởng” hết sức ý
nghĩa cho những nỗ lực trong gần hai mươi năm
đổi mới và phát triển. Có thể thấy, Đà Nẵng đã
tạo dựng cho mình những thương hiệu riêng như
“thành phố đáng sống”, “thành phố môi trường”,
“thành phố phong cảnh châu Á”, “thành phố tổ
chức lễ hội, sự kiện” và từng bước định vị hình
ảnh của mình trên bản đồ quốc tế.
Đà Nẵng đã khởi động công tác chuẩn bị
cho vai trò là thành phố APEC 2017 từ cuối năm
2014 và đang tích cực hoàn thiện cơ sở vật chất hạ
tầng, chỉnh trang đô thị, triển khai công tác tuyên
truyền quảng bá, các kế hoạch đào tạo nguồn lực
con người và bảo đảm an ninh, y tế, lễ tân, hậu
cần... Không thể phủ nhận, APEC 2017 tạo ra một
“cú hích” trong phát triển kinh tế của Đà Nẵng.
Trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC
2017, tại Đà Nẵng cũng sẽ diễn ra Hội nghị
Thượng đỉnh doanh nghiệp, Đối thoại của lãnh
đạo Cấp cao với các nhà lãnh đạo ABAC và Hội
nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế. Việc lựa
chọn địa điểm tổ chức Tuần lễ Cấp cao của nền
kinh tế chủ nhà đăng cai APEC góp phần quyết
định sự thành công tuyệt đối của chuỗi sự kiện
trọng tâm này nói riêng và toàn bộ hoạt động của
Diễn đàn nói chung. Để đáp ứng các yêu cầu của
Tuần lễ Cấp cao, thành phố đăng cai phải bảo
đảm cơ sở hạ tầng hiện đại và phát triển, giao
thông thuận tiện, cơ sở lưu trú và dịch vụ phong
phú, đạt chuẩn, đồng thời đảm bảo an ninh an
toàn và nguồn nhân lực chất lượng cao.
*Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ APEC
Theo báo cáo của Sở VH-TT&DL Đà Nẵng,
thành phố hiện có hàng chục cơ sở lưu trú đạt tiêu
chuẩn 3-5 sao, với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Đà
Nẵng có sân bay quốc tế với 150 chuyến bay/ngày
để phục vụ APEC 2017, Đà Nẵng đã đầu tư xây
dựng nhà ga quốc tế mới tại sân bay quốc tế. Dự
kiến, dựán nàysẽchạythửvàotháng3/2017,đảm
bảokịptiếnđộphụcvụAPECnăm2017.Ngoàira,
để phục vụ sự kiện APEC 2017, Đà Nẵng đã đầu
tư 240 tỷ đồng nâng cấp một số tuyến đường chính
quan trọng của Thành phố như Lê Duẩn, Nguyễn
Văn Linh, Ngô Quyền, Nguyễn Hữu Thọ…
Với quy mô và tầm quan trọng của Tuần lễ
Cấp cao trong khuôn khổ Diễn đàn APEC, sự
kiện kinh tế lớn nhất khu vực châu Á - Thái Bình
Dương, có thể nói Đà Nẵng đang chạm tới một
cơ hội chiến lược để khẳng định vai trò và vị thế
của mình trong nước và quốc tế. Có một điều chắc
chắn rằng, cơ hội này không phải lẽ đương nhiên,
mà chính là thành quả từ những chính sách bứt
phá của thành phố trong hơn hai thập kỷ qua.
“Sự chú ý của cả thế giới sẽ đổ dồn về Đà
Nẵng trong tháng 11 năm 2017 khi các nhà lãnh
đạo, các Bộ trưởng và các CEO đến từ 21 nền kinh
tế APEC tụ họp tại thành phố này. Đây sẽ là một
cơ hội lớn để Đà Nẵng thể hiện cho thế giới thấy
tiềm năng của thành phố như một cửa ngõ trung
tâm quan trọng cho du lịch và đầu tư, nhằm xây
dựng Đà Nẵng trở thành "con rồng kinh tế mới"
của Việt Nam.
Hội nghị cấp cao APEC 2017:
CơHộiChoPhátTriểnKinhTếĐàNẵng  Trọng Tâm
Ngày25/11, nhândịpkỷniệm
5 năm thành lập thị xã, UBND
thị xã Quảng Yên đã tổ chức Hội
nghị công bố quy hoạch chung
thị xã Quảng Yên đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2050, đã được
UBND tỉnh Quảng Ninh phê
duyệt vào ngày 18/11/2016.
Quy hoạch chung thị xã Quảng
Yên đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2050 do đơn vị tư vấn Nihon
Sekkei của Nhật Bản lập, có phạm
vi địa giới hành chính gồm 11
phường và 08 xã của thị xã Quảng
Yên với tổng diện tích trên 31.000
héc-ta, không gian mở kết nối với
TP.Hạ Long, TP.Uông Bí và TP.Hải
Phòng.  Mục tiêu lớn nhất từ nay
đến năm 2020 của thị xã là phấn
đấu xây dựng Quảng Yên trở thành
đô thị loại III và đến năm 2030 trở
thành đô thị thông minh, đô thị sinh
thái phát triển.
Hồ sơ quy hoạch chung thị xã
Quảng Yên đã phê duyệt này, đã
được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng
Ninh - Nguyễn Đức Long trao cho
Chủ tịch UBND thị xã Quảng Yên.
Đồng thời, thị xã Quảng Yên cũng tổ
chức việc ký cam kết triển khai các
dự án của các doanh nghiệp đã được
cấp giấy chứng nhận đầu tư và các
dự án đang triển khai thực hiện các
thủ tục đầu tư vào những lĩnh vực
kinh tế - xã hội trên địa bàn, trước
sự chứng kiến của Chủ tịch UBND
tỉnh Quảng Ninh và lãnh đạo các sở
ngành liên quan.
Tại hội nghị, Chủ tịch UBND
tỉnh Quảng Ninh - Nguyễn Đức
Long đánh giá: Quy hoạch chung
Quảng Yên có phân khu rất rõ ràng,
rất hiếm quy hoạch nào phân khu
tiềm năng rõ từng vùng, từng khu
như quy hoạch chung thị xã Quảng
Yên. Để đồ án đi vào thực tế đời
sống xã hội, đồng chí yêu cầu các
sở, ngành và địa phương trong vùng
quy hoạch tiếp tục tuyên truyền,
phổ biến nội dung đồ án quy hoạch
đến mọi tầng lớp nhân dân, đồng
thời phát huy cao tinh thần trách
nhiệm, thực hiện tốt chức năng
nhiệm vụ quản lý nhà nước về quy
hoạch đảm bảo chặt chẽ, tuân thủ
quy chế quản lý kiến trúc, thiết kế
đô thị, quy hoạch chi tiết được duyệt.
Phát biểu chào mừng tại buổi
lễ công bố, Đ/c Nguyễn Văn Vinh,
Bí thư Thị ủy Quảng Yên nhấn
mạnh: Trong 5 năm qua, công tác
thu hút các doanh nghiệp chiến lược
đầu tư nước ngoài vào Quảng Yên
được tăng cường và đến nay, đã có
nhiều dự án lớn được cấp phép đầu
tư. Nổi bật là Dự án phát triển tổ
hợp cảng biển và KCN tại Đầm Nhà
Mạc của liên danh các nhà đầu tư
Công ty Tập đoàn Quốc tế CDC
(Đảo Cayman), Công ty TNHH
Tiện ích Trung Đông (Singapore)
và Công ty TNHH Đầu tư hạ tầng
Á Châu Hồng Kông với tổng diện
tích 1.100ha ở khu vực các xã Tiền
Phong, Liên Hoà, Liên Vị và Phong
Cốc. Cùng với đó, các tập đoàn lớn
như Vingroup, Sungroup cũng đang
nghiên cứu đầu tư vào Quảng Yên...
Phát biểu bế mạc hội nghị, Đ/c
Nguyễn Văn Hồi, Phó Bí thư Thị ủy,
Chủ tịch UBND thị xã khẳng định:
Hội nghị là sự kiện đặc biệt quan
trọng của thị xã Quảng Yên, đánh
dấu những bước đi đột phá trong
chiến lược phát triển mới với những
sáng kiến táo bạo và đầy tham vọng,
được thể hiện thông qua Quy hoạch
- Chiến lược của thị xã. Đồng thời
thị xã đang tập trung xây dựng cơ
chế, chính sách đồng bộ, phù hợp
với điều kiện thực tế để thu hút, huy
động nguồn lực đầu tư phát triển
thị xã, đảm bảo tính thống nhất,
bền vững và đạt hiệu quả cao. Đẩy
mạnh cải cách thủ tục hành chính,
xây dựng cơ chế, chính sách khuyến
khích thu hút đầu tư và thực hiện
các dự án đô thị; phân công, phân
cấp trách nhiệm cụ thể, rõ ràng, tạo
cơ chế quản lý đồng bộ và hiệu quả.
Chú trọng khuyến khích xã hội hóa
đầu tư kinh doanh các dịch vụ công
của đô thị. Tập trung làm tốt công
tác giải phóng mặt bằng các dự án
phát triển đô thị đảm bảo đúng tiến
độ, giải quyết việc làm, chuyển đổi
ngành nghề tại khu vực mới đô thị
hóa; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng; tạo
điều kiện thuận lợi khẩn trương thực
hiện các dự án. Phát triển du lịch,
dịch vụ, thương mại, công nghiệp
(chủ yếu là công nghiệp sạch), tiểu
thủ công nghiệp làm động lực cơ bản
thúc đẩy kinh tế phát triển.
Thị xã Quảng Yên - Quảng Ninh:
CôngBốQuyHoạchChungĐếnNăm2030,TầmNhìn2050 Bùi Cường
Toàn cảnh tp Đà Nẵng
Đồng chí Nguyễn Đức Long, Chủ tịch
UBND tỉnh trao hồ sơ quy hoạch cho
lãnh đạo TX Quảng Yên.
Số 146 - Tháng 12/2016 09KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
Ngày 24/11 tại TP.HCM,
Công ty Đổi mới len Úc (Austra-
lian Wool Innovation Limited
- AWI) cùng với The Woolmark
Compay (TWC) đã tổ chức buổi
Triển lãm về các sản phẩm len
cừu Úc lần 2. Triển lãm là cơ
hội để các nguồn hàng từ len
cừu Merino Úc của Việt Nam
nói riêng và ngành dệt may Việt
Nam nói chung được tiếp cận
gần hơn với các nhà bán lẻ, cũng
như là các thương hiệu quốc
tế chuyên khai thác dòng sản
phẩm cao cấp từ len.
*Ngành dệt may Việt Nam: Cơ hội và
thách thức
Ngành công nghiệp dệt may
đã có ở Việt Nam hơn một thế kỷ
nay, chưa kể đến các hoạt động thủ
công truyền thống khác. Với những
thành tựu đạt được nhất định, cùng
với cơ hội và thách thức khi Việt
Nam tham gia TPP, đã tạo nên
động lực vô cùng mạnh mẽ để các
doanh nghiệp trong ngành thúc đẩy
phát triển, nhằm đưa nguồn hàng
Việt ra nhiều quốc gia thế giới. Một
trong những thế mạnh của ngành
dệt may nước ta hiện nay, đó chính
là nguồn nhân lực dồi dào được qua
đào tạo. Mặt khác, nguồn nhân lực
Việt Nam có kinh nghiệm, tinh thần
kiên trì và chịu khó trong công việc.
Bên cạnh đó, máy móc trang thiết bị
phục vụ cho ngành dệt may đã được
đổi mới hơn 90% nhằm phát triển
thị trường trong và ngoài nước.
Từ 6/2012, ngành dệt may của
Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu khởi
sắc,khiAWIvàTheWoolmarkCom-
panyvậnhànhdựán“ViệtNamtrên
đường hội nhập”. Hơn 4 năm qua,
dự án đã góp phần trong việc khơi
gợi nguồn cảm hứng cho các doanh
nghiệp Việt Nam phát triển ngành
len. Và đó cũng chính là bước chuyển
dịch quan trọng trong ngành dệt
may của nước ta, từ các sản phẩm
tầm trung như cotton, polyeste sang
những sản phẩm mang tầm cao cấp
như len lông cừu, cashmere, lụa hay
những sản phẩm sợi pha từ các chất
liệu trên. Không những vậy, dự án
“Việt Nam trên đường hội nhập”
còn hỗ trợ các doanh nghiệp trong
Hội len Việt Nam xây dựng nguồn
nhân lực, dịch vụ kiểm định, nghiên
cứu phát triển về kéo sợi, nhuộm.
Thường xuyên tổ chức đưa các đoàn
chuyên gia từ Nhật, Hàn Quốc đến
Việt Nam để tìm hiểu thị trường,
triển lãm và làm việc với các doanh
nghiệp Việt Nam.
Có thể thấy, tiềm năng của
ngành dệt may Việt Nam, đặc biệt
là mặt hàng len là vô cùng lớn. Tuy
nhiên,vẫncònmộtsốkhókhănhiện
nay như: tỉ lệ tăng trưởng thấp, thị
trường cạnh tranh cao và yêu cầu
ngày càng khắc nghiệt. Còn về phía
các doanh nghiệp Việt, đa phần là
quy mô vừa và nhỏ nên cũng khó
khăn trong việc huy động vốn nếu
gặp rủi ro. Vì vậy, các doanh nghiệp
cần liên kết lại với nhau tạo thành
sức mạnh lớn để đưa hàng Việt Nam
đi xa hơn trên thị trường thế giới.
Với những tiềm năng cũng
như khó khăn trước mắt của do-
anh nghiệp Việt, cùng với xu thế thị
trường, buổi Triển Lãm được tổ chức
nhằm khuyến khích các nhà bán lẻ,
các thương hiệu quốc tế khai thác
sản phẩm từ len cừu được sản xuất
tại Việt Nam.
*Cầu nối thương mại cho các doanh
nghiệp
Trước 2012, hầu như các do-
anh nghiệp dệt may ở Việt Nam
chưa có nhiều kinh nghiệm trong
việc sản xuất ra sản phẩm từ lông
cừu. Nhưng sau đó, TWC đã chuyển
giao kỹ thuật, nguồn nhiên liệu,
máy móc và thiết bị đến các doanh
nghiệp của Việt Nam. Vì vậy, họ đã
biết sử dụng nguồn nguyên liệu này
để tạo ra những sản phẩm độc đáo
về kiểu dáng và vượt trội về chất
lượng. Bên cạnh đó, TWC còn tạo
cơ hội xúc tiến thương mại quốc tế
thông qua các hội chợ, triển lãm.
Triển lãm Nguồn hàng Len
Úc lần 2 với quy mô hơn 25 doanh
nghiệp tham gia trưng bày. Một số
tên tuổi trong ngành dệt may có
thể kể đến như Agtex, Vieba, Apex
Dalat... Những doanh nghiệp này
trưng bày nhiều sản phẩm, trong
đó chủ đạo nhất vẫn là áo len, khăn
choàng, mũ, tất... Các loại vải dệt
thoi và hàng may mặc dệt kim tròn
từ len cừu Merino Úc.
Tiếp nối sự kiện diễn ra vào
tháng 10/2015, sự kiện lần này
không chỉ là nơi giao lưu, học hỏi,
thể hiện đam mê trong ngành dệt
may. Mà trên hết, đây là cơ hội
tuyệt vời để các nhà bán lẻ, các đơn
vị xuất nhập khẩu xích lại gần nhau
hơn. Đồng thời, các doanh nghiệp
tìm kiếm cơ hội thương mại cũng
như đẩy mạnh sự hợp tác và phát
triển dòng sản phẩm cao cấp này.
Phátbiểutạibuổitriểnlãm,ông
Nguyễn Văn Thông, đại diện Hội
len Việt Nam bày tỏ niềm tự hào với
những thành quả mà Hội len Việt
Nam đạt được trong thời gian qua.
Không chỉ là nơi tư vấn, hỗ trợ đào
tạo nghiên cứu, kiểm định sản xuất,
mà Hội còn tạo ra cơ hội kinh do-
anh và khởi nghiệp ngành len. “Với
mục đích là cầu nối giữa các hội viên
với các nhà cung cấp, các nhà mua
hàng, nhằm từng bước hình thành
chuỗi cung ứng về các mặt hàng len
chất lượng cao, cho xuất khẩu. Đồng
thời đáp ứng thị trường nội địa và
thời trang len” - ông Thông chia sẻ.
Triển lãm nguồn hàng len Việt
Nam lần 2 cũng như dự án “Việt
Nam trên đường hội nhập” đã đang
mang lại cho ngành dệt may của
nước ta một thị trường xuất khẩu
đầy hứa hẹn và tươi sáng.
Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam:
NângCaoGiáTrị,SứcCạnhTranhCủaSảnPhẩm Anh Đức
Ngày 24/11, tại Bình Dương, làm việc với
Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam, Phó
Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, Chính
phủ sẽ có những điều chỉnh chính sách
nhằm khuyến khích phát triển ngành này.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng
định, ngành da, giày, túi xách là ngành công
nghiệp chủ lực, có vai trò rất quan trọng, đóng
góp lớn vào xuất khẩu, rất phù hợp với điều kiện,
khả năng của Việt Nam. Chính phủ sẽ tiếp tục
điều chỉnh chính sách phát triển ngành da, giày,
túi xách và các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ.
Đánh giá cao sự phát triển của ngành thời
gian qua, tuy nhiên Phó Thủ tướng cũng chỉ rõ,
hoạt động gia công để xuất khẩu vẫn chiếm tỉ
lệ lớn trong ngành, với trên 70% doanh nghiệp
tham gia. Nguồn cung nguyên, phụ liệu chủ yếu
là từ nước ngoài, dây chuyền, thiết bị còn chưa
đồng bộ. Những yếu tố này đẩy giá thành sản
phẩm lên cao, làm giảm tính cạnh tranh trên
thị trường. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho
rằng, để phát triển ngành da giày thành ngành có
giá trị sản xuất lớn, sức cạnh tranh cao trong bối
cảnh hội nhập kinh tế, phải phát triển một cách
mạnh mẽ các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành
da giày. “Trong quá trình đó, Hiệp hội có vai trò
rất quan trọng, là cầu nối giữa doanh nghiệp với
nhau, doanh nghiệp với Nhà nước. Hiệp hội phải
chủ động liên hệ với các Bộ, ngành Trung ương
để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn
trong sản xuất, kinh doanh”, Phó Thủ tướng nói.
Đồng thời, phải động viên, khuyến khích,
hướng dẫn các doanh nghiệp ưu tiên đầu tư cho
khâu nghiên cứu, phát triển. Các doanh nghiệp
có thể liên doanh, liên kết với nhau để tạo ra các
trung tâm R&D quy mô, hiện đại. Hiệp hội Da,
Giày, Túi xách cũng phải có một trung tâm R&D
lớn để hỗ trợ các doanh nghiệp quy mô nhỏ, chưa
đủ điều kiện. “Đây là yếu tố quyết định để có thể
nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm,
là cốt lõi của việc phát triển ngành da giày Việt
Nam”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng gợi ý
tỉnh Bình Dương và các địa phương nghiên cứu
xây dựng một số khu, cụm công nghiệp tập trung
ngành da giày để có thể phát huy tối đa hiệu quả
của cơ sở hạ tầng, công nghệ, trang thiết bị. Đối
với lĩnh vực đào tạo, Phó Thủ tướng Trịnh Đình
Dũng đề nghị Bộ Công Thương, Hiệp hội và các
doanh nghiệp da giày có sự phối hợp chặt chẽ để
xây dựng mới, phát triển, đổi mới các cơ sở đào
tạo, nghiên cứu hiện có. Trước mắt, có thể liên
kết, xây dựng mô hình mẫu, đưa những cơ sở ng-
hiên cứu của Nhà nước đến với doanh nghiệp.
Ảnh - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đi thăm Trung tâm
Nghiên cứu và Phát triển của Công ty Giày Thái Bình
Triển Lãm Len Việt Nam 2016:
ĐiểmSángChoCácDoanhNghiệpDệtMay Trần Trang
10 Số 146 - Tháng 12/2016KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
Sáng ngày 26/11 tại TP.HCM,
đã diễn ra Đại hội thành lập
chính thức Hội Đá cảnh - Đá
phong thủy TP.HCM. Việc thành
lập Hội Đá cảnh - Đá phong
thủy TP.HCM sẽ giúp đẩy mạnh
phong trào trưng dụng đá cảnh,
đá phong thủy vào cuộc sống,
góp phần gìn giữ nguồn tài
nguyên khoáng sản.
Đến tham dự Đại hội có: Đ/c
Lê Thanh Hải - nguyên Ủy viên Bộ
Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy
TP.HCM; Đ/c Bùi Hữu Dược - Vụ
trưởng Vụ Phật giáo - Ban Tôn giáo
Chính phủ; Đ/c Nguyễn Văn Mỹ -
Chủ tịch Hội Đá cảnh - Đá phong
thủy Việt Nam; đại diện UBND
TP.HCM cùng hơn 200 Đại biểu
trong cả nước.
Phát biểu tại Đại hội, Ông
Nguyễn Văn Mỹ - Chủ tịch Hội Đá
cảnh - Đá phong thủy Việt Nam, cho
biết: "Việt Nam là một trong những
nước có thú chơi đá quý và bán đá
quý sớm nhất thế giới. Qua khảo cổ
học, cách đây hơn 3.500 năm chúng
ta đã có 2 xưởng chế tác đá để làm
đồ trang sức. Vì vậy, chúng ta phải
tiếp tục phát huy những cái tốt đẹp
của ông cha để lại và để mọi người
dân hiểu được tác dụng của đá quý
tới đời sống con người. Có một điều
là hiện nay trên thị trường có đá
thật và đá giả, vì vậy, những cửa
hàng của Hội đều phải bán đá tốt,
đá thật và có chứng chỉ, chứng nhận
để người dân tin tưởng".
Ông Bùi Hữu Dược - Vụ trưởng
Vụ Phật giáo - Ban Tôn giáo Chính
phủ chia sẻ tại Đại hội: “Hiền tài
là sinh khí của Quốc gia, còn đá
cảnh, đá phong thủy là linh khí của
trời đất. Với việc thành lập Hội Đá
cảnh - Đá phong thủy TP.HCM, sẽ
đẩy mạnh phong trào trưng dụng
đá cảnh, đá phong thủy vào cuộc
sống, góp phần gìn giữ nguồn tài
nguyên khoáng sản, nâng cao trình
độ thưởng thức, nhận thức và cảm
nhận đúng đắn của cộng đồng về đá
cảnh - đá phong thủy, làm đẹp cảnh
quan môi trường đô thị trên địa bàn
thành phố”.
Hội Đá cảnh - Đá phong thủy
TP.HCM đặt trụ sở tại địa chỉ số
76 đường CMT8, phường 6, Quận
3, TP.HCM. Hội hoạt động với mục
đích tập hợp, đoàn kết rộng rãi
những cá nhân, tổ chức tại TP.HCM
hoạt động trong lĩnh vực khai thác,
nghiên cứu và ứng dụng đá cảnh,
đá phong thủy theo hướng thống
nhất, ổn định và phát triển bền
vững; hoạt động đúng theo khuôn
khổ pháp luật dưới sự quản lý của
Sở Tài nguyên & Môi trường và Sở
Nội vụ TP.HCM.
Đại hội đã bầu ra Ban Chấp
hành Hội nhiệm kỳ I gồm 27 người
và 5 Ủy viên Thường trực Hội. Ông
Huỳnh Kính (Thầy Thích Nhuận
Tâm) được bầu làm Chủ tịch Hội
nhiệm kỳ 2016-2020. Đại hội đã
lắng nghe ý kiến chỉ đạo của các cấp
quản lý Nhà nước, ý kiến đóng góp
của các Đại biểu về việc thông qua
Điều lệ Hội, báo cáo và thực hiện
các nhiệm vụ và phương hướng hoạt
động của Hội trong nhiệm kỳ mới.
Thành phố Hồ Chí Minh:
ThànhlậpHộiĐácảnh-ĐáphongthủyNhiệmkỳ1									 Phước Lập
Ngày 23/11 vừa qua, Hiệp hội Thương
mại Điện tử Việt Nam (VECOM) đã chính
thức cùng với IM GROUP - đơn vị đào tạo
Kinh doanh Online tại TP.HCM tổ chức
chuỗi Chương trình giải đáp và cập nhật
Pháp lý thương mại điện tử Việt Nam cho
người kinh doanh Online.
Trong sự phát triển mạnh mẽ của thị trường
Online tại Việt Nam, hàng ngàn người Kinh do-
anh đang chuyển qua Kinh doanh Online - một
lĩnh vực ít rào cản, một cách nhanh chóng và gần
như quá dễ dàng. Tuy nhiên, nhiều thông tin về
các quy định pháp lý khiến người kinh doanh
Online cảm thấy hoang mang và lo lắng. Đối với
những người kinh doanh vừa và nhỏ, kinh do-
anh tự phát trên Internet luôn gặp rắc rối, mất
nhiều thời gian về các thủ tục đăng ký giấy phép
kinh doanh và những bắt buộc pháp lý đối với các
website bán hàng. Như vậy bán hàng online đâu
là giải pháp và kinh doanh như thế nào là hợp
pháp?
Vì lẽ đó, Hiệp hội TM-ĐT Việt Nam đã phối
hợp với IM GROUP - đơn vị huấn luyện kinh
doanh Online tại TP.HCM đã tiến hành tổ chức
Workshop nhằm làm cầu nối cập nhật sớm và
chính xác nhất những thay đổi của nhà nước về
pháp lý thương mại điện tử đến với người kinh
doanh Việt Nam. Workshop hoàn toàn miễn phí,
tạo điều kiện tốt nhất giúp kinh doanh bền vững,
lâu dài và đúng luật.
Từ tháng 11/2016, VECOM và IM GROUP
chính thức thực hiện chuỗi Workshop Training
“Làm thương mại điện tử sao cho đúng Luật?”,
liên tục 1 tháng 1 lần, với quy mô 300 người trên
một chương trình. Tại Workshop, đại diện VE-
COM và người tham dự sẽ có cơ hội cùng nhau
trao đổi, tư vấn, giải đáp những thắc mắc về
pháp lý để kinh doanh thương mại điện tử như
thế nào cho đúng luật.
Ngày 29/11/2016 sẽ diễn ra Workshop đầu
tiên trong chuỗi, với sự đồng hành chia sẻ từ 2 đại
diện uy tín, giàu kinh nghiệm tư vấn pháp lý TM-
ĐT đến từ VECOM - Ông Nguyễn Ngọc Dũng
- Phó Chủ tịch kiêm Trưởng đại diện VECOM
tại TP.HCM và Ông Nguyễn Xuân Dũng - Phó
Trưởng Văn phòng miền Nam Hiệp hội Thương
mại Điện tử Việt Nam. Cả hai chuyên gia đều đã
tích cực tham gia phổ biến các quy định pháp lý
về thương mại điện tử, tuyên truyền về thương
mại điện tử cho người đang kinh doanh.
IM GROUP vinh dự là đơn vị đầu tiên được
VECOM hợp tác cùng thực hiện chuỗi Work-
shop mang ý nghĩa cộng đồng này. Ngoài ra,
IM GROUP cũng là đơn vị đào tạo Kinh doanh
Online duy nhất được VECOM chứng nhận giáo
trình đào tạo chuẩn. Theo đó, những bằng chứng
nhận hoàn thành khóa học Kinh doanh Online
cũng được chứng nhận đóng dấu bởi Hiệp hội
Thương mại Điện tử.
Với sứ mệnh “Giải phóng con người trong
kinh doanh từ đó đạt được tự do tài chính thật
sự và hạnh phúc thật sự”, IM GROUP đã liên
tục thực hiện lời hứa của mình với cộng đồng học
viên và người kinh doanh Online để mang đến
sự hỗ trợ trọn đời. Ngoài những hỗ trợ 1 kèm 1
thực hành ngay tại lớp học và sau lớp học, IM
GROUP liên tục tổ chức các chương trình Work-
shop, Offline miễn phí, các chương trình diễn đàn
quy tụ những chuyên gia thực chiến hàng đầu
trong ngành.
Đồng chí Lê Thanh Hải đến dự và trao bức
tranh kỷ niệm, đồng thời chúc mừng Đại
hội thành công tốt đẹp
KinhdoanhOnline-Nỗibănkhoăncủangườikhởinghiệp Thuỳ Duyên
Năm nay, diện tích bưởi ở
tỉnh Hậu Giang bị thu hẹp, do
bưởi bị lão hóa và thời tiết bất
lợi nên số bưởi tạo hình hồ lô
giảm đáng kể khiến nhiều nhà
vườn nơi đây cảm thấy lo lắng
cho việc chăm sóc và chuẩn bị
trái để cung ứng cho dịp Tết
Đinh Dậu sắp tới.
Theo những thành viên trong
CLB bưởi tạo hình ở ấp Phú Trí A
(xã Phú Tân, huyện Châu Thành)
cho biết, địa phương này chủ yếu
trồng bưởi Năm Roi để tạo hình hồ
lô bán trong dịp Tết. Do những cây
bưởi đã qua khai thác nhiều năm
liên tiếp, nên hiện tại đã lão hóa,
sâu bệnh. Cùng với thời tiết năm
nay diễn biến bất thường, vào đầu
tháng 4 âm lịch mưa, bão đến khiến
cây bưởi đang bị nắng hạn gặp mưa
dầm nhiều ngày nên ra bông sớm
hơn 1 tháng so với kế hoạch.
Nhà vườn phải tiếp tục xử lý
cho cây bưởi ra bông lần thứ hai để
có bưởi thu hoạch đúng dịp Tết. Tuy
nhiên, tỷ lệ cho bông, đậu trái rất ít.
Ông Võ Trung Thành - Chủ nhiệm
CLB khuyến nông Phú Trí A lo lắng
về tình hình trên, ông Thành tâm sự:
“Nếu năm rồi các thành viên trong
Câu lạc bộ sản xuất hơn 10 ngàn trái
bưởi tạo hình hồ lô thì năm nay số
lượng trái bưởi tạo hình hồ lô giảm
chỉ còn khoảng 3 ngàn trái”.
Ông Võ Hồng Quốc (ấp Phú Trí
A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành)
là một trong những người có kinh
nghiệm lâu năm về tạo hình bưởi
hồ lô cho biết: “Mùa năm nay, tháng
3-4 có những cơn mưa bất ngờ cho
nên bưởi ra bông hết, hơi sớm, do
bưởi hồ lô là bưởi Tết... Nhiều khả
năng thị trường Tết năm nay sẽ
khan hiếm mặt hàng này”. Bưởi
khan hiếm khiến nhà vườn lo lắng,
hy vọng các ngành chức năng tỉnh
có biện pháp hỗ trợ các nhà vườn, để
tình trạng này không còn xảy ra vào
những năm tới.
HậuGiang:BưởiHồLôLiệuKhanHiếmTrongDịpTết? Trần Trang
Ảnh: Ông Võ Trung Thành - Chủ nhiệm
CLB khuyến nông Phú Trí A bên vườn bưởi
tạo dáng hồ lô của mình.
11Số 146 - Tháng 12/2016
NHỊP CẦU ĐẦU TƯ
Trả lời Phóng viên Báo Thời báo Mê
Kông, Lãnh đạo Sở Tài nguyên & Môi trường
tỉnh Quảng Nam cho biết, UBND tỉnh này đã
ký Quyết định số 4048/QĐ-UBND đồng ý phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
(ĐTM) của dự án đầu tư Nhà máy luyện cán
thép Việt Pháp (tại thôn Hoa, thị trấn Thạnh
Mỹ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam).
Theo đó, tỉnh Quảng Nam thống nhất phê
duyệt hồ sơ ĐTM của dự án này, với tổng diện
tích 17,3ha, công suất là 180.000 tấn/ năm. Sau
khi báo cáo ĐTM của nhà máy thép Việt Pháp
được chỉnh sửa và trình cơ quan chức năng có ý
kiến tham mưu, sở TN-MT tỉnh đã có tờ trình gửi
UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt. Ngay sau đó,
UBND tỉnh đã quyết định phê duyệt ĐTM của dự
án đầu tư Nhà máy luyện cán thép Việt Pháp tại
thôn Hoa, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang,
tỉnh Quảng Nam do Công ty TNHH Thép Việt
Pháp làm chủ đầu tư với tổng diện tích 17,3ha,
công suất là 180.000 tấn/ năm. Việc cấp phép dự
án sẽ chờ thông qua một số bước đánh giá còn lại
về tính hiệu quả kinh tế, ý nghĩa xã hội cũng như
sự đồng thuận của người dân địa phương.
UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu chủ đầu
tư thực hiện đầy đủ chương trình giám sát môi
trường như đã nêu trong báo cáo ĐTM, báo cáo
cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để
theo dõi, quản lý. Số liệu giám sát phải được cập
nhật đầy đủ và lưu giữ để cơ quan quản lý nhà
nước kiểm tra, đánh giá diễn biến về chất lượng
môi trường của khu vực. Đồng thời tuân thủ các
yêu cầu về phòng ngừa, ứng cứu sự cố, vệ sinh
công nghiệp, phòng chống cháy, nổ, an toàn lao
động, an toàn hóa chất trong quá trình thực hiện
dự án theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Trong quá trình thực hiện Dự án, nếu để xảy
ra sự cố gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi
trường và sức khỏe cộng đồng, thì phải dừng ngay
các hoạt động của dự án gây ra sự cố; tổ chức ứng
cứu khắc phục sự cố; thông báo khẩn cấp cho Sở
TN-MT và Phòng TN-MT huyện Nam Giang để
được chỉ đạo và phối hợp xử lý; chịu trách nhiệm
khắc phục sự cố môi trường, bồi thường thiệt hại
theo quy định của pháp luật.
Quyết định phê duyệt Báo cáo ĐTM của Dự án
là căn cứ để các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết
định các bước tiếp theo của Dự án theo quy định tại
Điều25LuậtBảovệmôitrường.Tấtcảcácloạimáy
móc,thiếtbị,nguyênliệu,nhiênliệu,vậtliệuđượcsử
dụngtrongdựánđềukhôngthuộcdanhmụccấmsử
dụng ở Việt Nam theo quy định hiện hành.
Quảng Nam:
PhêDuyệtHồSơĐánhGiáTácĐộngMôiTrường
ChoNhàMáyLuyệnThépViệtPháp	 Trọng Tâm
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch
Quốc gia Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, khu vực quy hoạch phát triển Khu
du lịch Quốc gia (KDLQG) Hồ Núi Cốc thuộc
địa bàn: Thành phố Thái Nguyên (các xã: Phúc
Xuân, Phúc Trìu và Tân Cương), huyện Đại Từ
(các xã: Tân Thái, Bình Thuận, Lục Ba, Vạn
Thọ, Quân Chu và thị trấn Quân Chu), thị xã
Phổ Yên (xã Phúc Tân) và toàn bộ thắng cảnh Hồ
Núi Cốc. Diện tích vùng lõi tập trung phát triển
thành KDLQG là 1.200ha (không bao gồm diện
tích mặt nước).
Theo định hướng, sản phẩm du lịch chính của
KDLQG Hồ Núi Cốc là du lịch tham quan, nghỉ
dưỡng, vui chơi giải trí, hoạt động thể thao gắn
liền với tài nguyên hồ, đảo trên hồ; du lịch cộng
đồng gắn liền với văn hóa trà; du lịch sinh thái gắn
liền với tài nguyên rừng Vườn Quốc gia Tam Đảo
(khu vực xã Quân Chu), hệ sinh thái hồ, hệ sinh
thái chè. Các sản phẩm du lịch bổ trợ như: du lịch
văn hoá - tâm linh, cắm trại, dã ngoại, nghỉ dưỡng
cuối tuần; dịch vụ vui chơi giải trí và thể thao cao
cấp; mua sắm; văn hóa ẩm thực...
Tổ chức không gian phát triển du lịch trên
nguyên tắc: Khai thác hợp lý lợi thế tài nguyên du
lịch tự nhiên trên bờ và không gian mặt nước hồ;
hình thành mối liên hệ giữa các khu, phân khu
chức năng, giữa các điểm du lịch trong khu vực
nhằm tạo không gian kiến trúc, cảnh quan hấp
dẫn; liên kết với vùng lân cận; hạn chế tối đa tác
động đến môi trường nước Hồ Núi Cốc, chuyển
đổi đất nông nghiệp, đất rừng và di chuyển dân
trong khu du lịch.
Mục tiêu phấn đấu trước năm 2025, Khu du
lịch Hồ Núi Cốc đáp ứng các tiêu chí và được công
nhận là KDLQG. Đến năm 2030, KDLQG Hồ
Núi Cốc trở thành trung tâm du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng lớn của quốc gia với hệ thống cơ sở vật
chất đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng,
chất lượng cao gắn liền với thương hiệu văn hóa
Trà Thái Nguyên và có khả năng cạnh tranh với
các nước trong khu vực.
KDLQG Hồ Núi Cốc phấn đấu đến năm
2030 đón được 4 triệu lượt khách; đạt doanh thu
khoảng 2.000 tỷ đồng.
Các đại biểu tham dự buổi họp báo dự án nhà máy thép
Việt Pháp tại Quảng Nam.
Thủ tướng Chính phủ đồng
ý bổ sung khu công nghiệp
(KCN) Quán Ngang giai đoạn 3
với diện tích 116,74 ha vào Quy
hoạch phát triển KCN Việt Nam
đến năm 2020, nâng tổng diện
tích KCN Quán Ngang từ 205 ha
lên 321,74 ha.
Thủ tướng giao UBND tỉnh
Quảng Trị tiếp thu ý kiến các Bộ,
ngành, tổ chức thực hiện quy hoạch
đã được duyệt; chỉ đạo các cơ quan
liên quan và chủ đầu tư, lập quy
hoạch chi tiết, thực hiện thủ tục
quyết định chủ trương đầu tư, cấp
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư,
thành lập KCN theo từng giai đoạn
phù hợp với khả năng thu hút đầu
tư và trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ
các điều kiện và trình tự quy định
tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày
14/3/2008; Nghị định số 164/2013/
NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính
phủ và pháp luật về đầu tư.
Đồng thời, UBND tỉnh Quảng
Trị hướng dẫn chủ đầu tư lập và
trình thẩm định, phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường, thực
hiệncácthủtụcvềkhaithác,sửdụng
tài nguyên nước, xử lý nước thải theo
quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường; thực hiện đúng các quy định
khi chuyển đổi đất trồng lúa theo
Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày
13/4/2015 của Chính phủ về quản lý,
sử dụng đất trồng lúa.
UBND tỉnh Quảng Trị cũng
phải chỉ đạo đôn đốc các đơn vị liên
quan phối hợp với chủ đầu tư triển
khai các giải pháp liên quan đến
đời sống người lao động trong KCN;
trong đó có giải pháp bố trí quỹ đất
để xây dựng nhà ở cho người lao
động theo quy định tại khoản 10,
Điều 1 Nghị định số 164/2013/NĐ-
CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ
và pháp luật về nhà ở.
KCN Quán Ngang được xây
dựng tại xã Gio Quang, huyện Gio
Linh, tỉnh Quảng Trị. Việc mở rộng
diện tích, nhằm tạo điều kiện cho
KCN đẩy mạnh tăng trưởng, chuyển
dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, phát huy lợi
thế và tiềm năng của tỉnh, khai thác
và sử dụng tốt nguồn nguyên liệu tại
chỗ; từng bước mở rộng, liên doanh,
liên kết giải quyết việc làm, tăng thu
nhập cho người lao động.
Quảng Trị:
MởRộngKhuCôngNghiệpQuánNgang Trọng Tâm
Thái Nguyên:
QuyhoạchKhudulịchQuốcgiaHồNúiCốc Hà Trung
Một góc của Hồ Núi Cốc, Thái Nguyên
So 146 chuyen in
So 146 chuyen in
So 146 chuyen in
So 146 chuyen in
So 146 chuyen in
So 146 chuyen in
So 146 chuyen in
So 146 chuyen in
So 146 chuyen in
So 146 chuyen in
So 146 chuyen in
So 146 chuyen in
So 146 chuyen in

More Related Content

What's hot (20)

So 122 chuan in
So 122 chuan inSo 122 chuan in
So 122 chuan in
 
C huyen in so 123
C huyen in so 123C huyen in so 123
C huyen in so 123
 
Mekong 109 ban cuoi
Mekong 109 ban cuoiMekong 109 ban cuoi
Mekong 109 ban cuoi
 
Mekong 115
Mekong 115Mekong 115
Mekong 115
 
161
161161
161
 
162
162162
162
 
Mekong 110
Mekong 110Mekong 110
Mekong 110
 
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
 
136 p
136 p136 p
136 p
 
M ekong 137 in
M ekong 137 inM ekong 137 in
M ekong 137 in
 
Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3
 
So 108 tháng 3.2016
So 108 tháng 3.2016So 108 tháng 3.2016
So 108 tháng 3.2016
 
131
131131
131
 
173
173173
173
 
172
172172
172
 
135p
135p135p
135p
 
130
130130
130
 
So 124 chuyen in
So 124 chuyen inSo 124 chuyen in
So 124 chuyen in
 
Mekong 10 2015
Mekong 10 2015Mekong 10 2015
Mekong 10 2015
 
134
134134
134
 

Similar to So 146 chuyen in

Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3duyenbc
 
Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015Hán Nhung
 
Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013duyenbc
 
Thời báo Mekong 6 2015
Thời báo Mekong 6 2015Thời báo Mekong 6 2015
Thời báo Mekong 6 2015Hán Nhung
 
So 127 chuyen in
So 127 chuyen inSo 127 chuyen in
So 127 chuyen inHán Nhung
 
Thời báo Mekong
Thời báo MekongThời báo Mekong
Thời báo Mekongduyenbc
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vnPham Long
 
Mekong 11 2015
Mekong 11 2015Mekong 11 2015
Mekong 11 2015Hán Nhung
 
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014Mekong tet 2014
Mekong tet 2014Hán Nhung
 

Similar to So 146 chuyen in (20)

Mekong 7 2015
Mekong 7 2015Mekong 7 2015
Mekong 7 2015
 
171
171171
171
 
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
 
Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015
 
181a
181a181a
181a
 
169 in
169 in169 in
169 in
 
167
167167
167
 
Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013
 
174
174174
174
 
184
184184
184
 
129
129129
129
 
183 in
183 in183 in
183 in
 
Thời báo Mekong 6 2015
Thời báo Mekong 6 2015Thời báo Mekong 6 2015
Thời báo Mekong 6 2015
 
So 127 chuyen in
So 127 chuyen inSo 127 chuyen in
So 127 chuyen in
 
Thời báo Mekong
Thời báo MekongThời báo Mekong
Thời báo Mekong
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
 
Mekong 11 2015
Mekong 11 2015Mekong 11 2015
Mekong 11 2015
 
Mekong 3 2015
Mekong 3 2015Mekong 3 2015
Mekong 3 2015
 
Mekong 112
Mekong 112Mekong 112
Mekong 112
 
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
 

More from Hán Nhung

More from Hán Nhung (9)

Chương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâmChương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâm
 
180
180180
180
 
178
178178
178
 
177
177177
177
 
176
176176
176
 
170 (1)
170 (1)170 (1)
170 (1)
 
163 chuyen in
163 chuyen in163 chuyen in
163 chuyen in
 
160 chuyen in
160 chuyen in160 chuyen in
160 chuyen in
 
Tan xuan
Tan xuanTan xuan
Tan xuan
 

So 146 chuyen in

  • 1. Số 146 tháng12/2016 thbmekong@gmail.com tbmekong@yahoo.com www.vilacaed.org.vn Phát hành thứ 5 hàng tuần Hotline: 091 4851538 090 9933888 098 7612850 T.08 CụcHànhchính- QuảntrịII: 40NĂM NỖLỰC PHÁTTRIỂN CơHộiChoPhátTriểnKinhTếĐàNẵng MốiTình SâuĐậmCủa NhàVănNgườiÝ VàDịchGiả NổiTiếng ViệtNam Mởrộngđốitượng thamgia Bảohiểmxãhội: CÒNNHIỀU THÁCHTHỨC PHÍATRƯỚC ĐạiHọc QuốcGiaHàNội: TiênPhong XâyDựng ChươngTrình KhởiNghiệp Hội nghị cấp cao APEC 2017: GẶPNHỮNGNGƯỜI chởLãnhtụ PHIDELCASTRO vàothămchiếntrườngmiềnNam T.23 T.04T.24 T.16 T.19
  • 2. 02 Số 146 - Tháng 12/2016THEO DÒNG THỜI SỰ Giá bán tại Việt Nam: 4.800đ Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Hồ Minh Sơn Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468 Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ. Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 329 NGuyễn Hữu Thọ, P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng Văn phòng đại diện tại Tây Nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak. Tài khoản: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội. Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011 In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công An Đơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001 Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm - Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575 Vào ngày 24/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đoàn Đại biểu Chính phủ Việt Nam đã rời Xiêm Riệp (Campu- chia) về Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV) lần thứ 9. Tại Hội nghị lần này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Campuchia Xăm-đéc Tê- chô Hun-xen và Thủ tướng Lào Thông-lun Xi- xô-lít đã rà soát tình hình hợp tác CLV kể từ Hội nghị Cấp cao CLV lần thứ 8 tại Viêng-chăn, cũng như trao đổi về tình hình, triển vọng của Khu vực Tam giác phát triển CLV và vai trò của hợp tác CLV đối với sự phát triển của mỗi nước. Các nhà Lãnh đạo một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của tình đoàn kết, mối quan hệ gắn bó keo sơn của ba nước láng giềng anh em Campuchia, Lào và Việt Nam, vì sự phát triển, thịnh vượng của mỗi quốc gia và của Hiệp hội ASEAN, vì hoà bình, ổn định của cả khu vực. Đồng thời chia sẻ quan điểm chung là, ba nước cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa để tận dụng cơ hội phát triển mới, thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN. Các nhà Lãnh đạo nhất trí tăng cường kết nối giữa ba nền kinh tế cả về hạ tầng cứng, hạ tầng mềm. Thống nhất đẩy mạnh thực hiện “Kế hoạch hành động về kết nối ba nền kinh tế”, mở rộng quy mô thị trường, nâng cao sức cạnh tranh, thu hút đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hiệu quả vào các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Bên cạnh việc phát huy tốt nội lực, cần phải có môi trường đầu tư thuận lợi để kêu gọi các do- anh nghiệp kinh doanh, đầu tư vào khu vực Tam giác phát triển CLV và đẩy mạnh hợp tác, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài cho triển khai các dự án, chương trình hợp tác cụ thể trên cơ sở phát huy lợi thế của mỗi nước, bảo đảm hiệu quả kinh tế và các bên cùng có lợi. Ba nước tiếp tục phối hợp, bảo đảm môi trường an ninh - chính trị hoà bình và ổn định. Đồng thời thúc đẩy các hoạt động hợp tác về văn hoá, giáo dục, du lịch và giao lưu nhân dân trong thờigiantới;phốihợpchặtchẽđểthựchiệnthành công các Mục tiêu phát triển bền vững 2030 của Liên hợp quốc, tăng cường hợp tác bảo vệ môi trường, quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều biến động, khó lường, cả 3 nước có quy mô nền kinh tế còn thấp, có nhiều khó khăn càng phải tăng cường hợp tác, dựa vào nhau, cùng thống nhất lập trường, tiếng nói chung trong đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích của mình, đẩy mạnh tranh thủ nguồn lực bên ngoài cho hợp tác CLV trong xây dựng và triển khai các chính sách phát triển kinh tế, đồng thời bảo đảm an ninh, ổn định xã hội và sự ấm no, hạnh phúc của người dân ba nước. Đóng góp vào thành công của Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh 7 đề xuất mới của Việt Nam và được các đại biểu hoan ng- hênh, đánh giá cao. Đó là: (i) Xây dựng cơ chế để phương tiện đăng ký tại các tỉnh thuộc Khu vực Tam giác phát triển CLV được đi lại thuận tiện trong Khu vực không hạn chế về số lượng; (ii) Thực hiện mô hình kiểm tra “một cửa, một lần dừng” tại cặp cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Việt Nam - Bà Vẹt, Campuchia trong năm 2017; (iii) Thiết lập cơ chế đối thoại định kỳ giữa đại diện các cơ quan của Chính phủ Campuchia, Lào, Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp đầu tư vào ba nước để kịp thời nắm bắt và giải quyết những vấn đề vướng mắc của doanh nghiệp; (iv) Việt Nam sẽ tăng số lượng học bổng đào tạo dạy nghề cho hai nước Campuchia và Lào, huấn luyện tham gia các cuộc thi tay nghề ASEAN, nâng mức học bổng để tăng chất lượng cuộc sống của sinh viên hai nước Campuchia và Lào; (v) Kêu gọi Lào, Campuchia tham gia Công ước về Luật sử dụng dòng nước quốc tế cho mục đích phi giao thông thủy, đồng thời cùng Việt Nam nghiên cứu tham gia Công ước về bảo vệ và sử dụng các dòng nước xuyên biên giới và hồ quốc tế; (vi) phối hợp xây dựng Chương trình của Chính phủ 3 nước cùng vận động ODA của các quốc gia và đối tác phát triển; xây dựng Chương trình chung xúc tiến đầu tư và du lịch của ba nước; (vii) Tập đoàn Viễn thông Viettel sẵn sàng đầu tư hiện đại hóa, nâng cấp mạng viễn thông ba nước bằng công nghệ 4G, hỗ trợ xây dựng Chính phủ điện tử và cam kết áp dụng từ ngày 01/01/2017 mức cước gọi giữa các thuê bao của Viettel tại ba nước rẻ tương đương với mức cước trong nước. Thủ tướng Campuchia Hun-xen đã thể hiện sự nhất trí với các đề xuất của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và nhấn mạnh cần phát triển mạng 4G và đề nghị Viettel hợp tác với Unitel Lào và Metphone Campuchia để triển khai xây dựng các điểm cầu truyền hình họp trực tuyến qua mạng giữa ba Thủ tướng và giữa các cơ quan ba nước để tổ chức các hội nghị trực tuyến, tạo thuận lợi trong việc trao đổi công việc, tiết kiệm thời gian đi lại và ngân sách. Thủ tướng Lào Thông-lun Xi-xô-lít cũng nhất trí với các đề xuất này. Kết thúc Hội nghị, Thủ tướng ba nước đã ký Tuyên bố chung của Hội nghị Cấp cao CLV-9, thông qua danh sách 15 dự án ưu tiên của khu vực Tam giác phát triển CLV để phối hợp vận động đầu tư từ các đối tác phát triển, và chứng kiến Lễ ký “Hiệp định xúc tiến và tạo thuận lợi thương mại trong Khu vực Tam giác phát triển CLV”. Các nhà Lãnh đạo nhất trí tổ chức Hội nghị Cấp cao CLV-10 tại Việt Nam vào năm 2018. Ngay sau khi kết thúc Hội nghị, Thủ tướng ba nước đã chủ trì họp báo chung. Các nhà Lãnh đạo đã dành khoảng 1 giờ đồng hồ để thông báo kết quả Hội nghị và trực tiếp trả lời các câu hỏi của báo chí. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đề xuất ba nước tiến CAMPUCHIA - LÀO - VIỆT NAM PhátHuyMọiNguồnLựcCùngNhauPhátTriển Minh Sơn Thủ tướng ba nước chủ trì họp báo sau khi kết thúc Hội nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị Đọc tiếp trang 03
  • 3. 3Số 146 - Tháng 12/2016 0THEO DÒNG THỜI SỰ Sáng ngày 26/11 (27/10 Âm lịch), UBND tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức trọng thể Lễ Giỗ lần thứ 87 Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động văn hóa có ý nghĩa sâu sắc, giáo dục truyền thống Cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau đối với công lao, đạo đức, nhân cách cao cả của Cụ Nguyễn Sinh Sắc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Đ/c Lê Vĩnh Tân - Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cùng các vị nguyên là Lãnh đạo qua các thời kỳ của các Bộ, Ban, Nghành TW; Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Tháp cùng hàng ngàn người dân đã về thắp hương tưởng nhớ đến công ơn to lớn của Cụ Nguyễn Sinh Sắc. Tại buổi lễ, Ông Đoàn Tấn Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - Trưởng Ban Tổ chức lễ giỗ đã ôn lại lịch sử, ý nghĩa ngày giỗ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc với lòng thành kính và tri ân, thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” theo đạo lý ngàn đời của dân tộc. Nhân dịp này, Đại diện Quỹ Khuyến học Nguyễn Sinh Sắc đã trao Bảng vàng tượng trưng cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong và ngoài tỉnh ủng hộ Quỹ. Trong 6 năm qua, Quỹ Khuyến học Nguyễn Sinh Sắc đã trao hơn 23 ngàn suất học bổng cho học sinh nghèo hiếu học và hàng ngàn suất quà cho các trẻ em khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn. Theo Bà Đặng Thị Mai Yên - Giám đốc Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc cho biết: “Kể từ ngày khánh thành đến nay, KDT đã có trên 7,5 triệu lượt người thăm quan. Lượng khách đến với KDT ngày một tăng, năm sau cao hơn năm trước”. Biển đảo và thềm lục địa có vị trí chiến lược to lớn đối với quốc phòng an ninh và sự phát triển phồn vinh của đất nước. Việc khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo gắn liền với bảo vệ chủ quyền biển đảo cần được định hướng rõ ràng và theo đuổi nhất quán.   Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ký Quyết định số 1092/QĐ-BTTTT ban hành Kế hoạch tuyên truyền của Bộ TT&TT về Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Theo đó, Bộ TT&TT chủ trì tổ chức 5 hội nghị “Tập huấn tuyên truyền về biển, đảo, bảo vệ chủ quyền Trường Sa và Hoàng Sa” ở 5 khu vực trên toàn quốc. Theo ông Đoàn Công Huynh, Vụ trưởng Vụ Thông tin cơ sở (Bộ TT&TT), hiện công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo còn thiếu đồng bộ, chưa đồng đều ở các đơn vị truyền thông và ở các lĩnh vực truyền thông khác nhau. Điều này đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hơn nữa trong việc đẩy mạnh truyên truyền về biển, đảo. Muốn đạt mục tiêu trên,vaitròcủađộingũcánbộthông tin cơ sở rất quan trọng. Thông qua đội ngũ này có thể xây dựng các nội dung thông tin tuyên truyền một cách hiệu quả đến người dân trên cả nước, nâng cao hơn nữa nhận thức về cơ sở pháp lý, để qua đó nâng cao trách nhiệm của cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức, người lao động về bảo vệ chủ quyền biển đảo, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. ĐẩyMạnhTuyênTruyền BiểnĐảoMộtCáchĐồngBộ  Hoàng Thiên Ông Đoàn Công Huynh - Vụ trưởng Vụ Thông tin cơ sở phát biểu tại Hội nghị Ngày 27/11, UBMTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức Hội nghị họp mặt tri ân các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong vận động, chăm lo cho người nghèo. Phát biểu tại buổi họp mặt, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam TP.HCM Nguyễn Hoàng Năng, cho biết: Năm 2016, thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ X, với chương trình “Giảm ng- hèo bền vững” giai đoạn 2016-2020, gắn với phong trào thi đua “Cả nước chungtayvìngườinghèo-Khôngđể một ai bị bỏ lại phía sau” do Chính phủ phát động; thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh” do UBTW MTTQ Việt Nam phát động, MTTQ các cấp đã tiếp tục duy trì và phát huy các mô hình, cách làm hiệu quả sáng tạo, linh hoạt, đa dạng phù hợp với tình hình mới của từng địa phương. Tiêu biểu như: mô hình “Phòng khám từ thiện” của PGS.TS Nguyễn Văn Thắng; mô hình “Phòng khám từ thiện đông y” của Chùa Khánh Vân Nam Viện; mô hình “Tổ xe ôm tự quản vượt nghèo” phường Long Phước… đã chăm sóc tốt cho người nghèo tại địa phương, khơi dậy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, tạo nên sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân. Ghi nhận những đóng góp tích cực, UBMTTQ Việt Nam TP.HCM đã tặng Biểu trưng và hoa cho 154 Tập thể-Cánhântiêubiểutrongcôngtác vận động, chăm lo người nghèo. TP. Hồ Chí Minh: TriânTậpthể-Cánhântiêubiểu trongvậnđộng,chămlochongườinghèo Quốc Định Phó Bí thư Thành ủy Võ Thị Dung và Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam TP.HCM Nguyễn Hoàng Năng trao Biểu trưng và hoa cho các đơn vị. Trung tâm Điều phối Quốc giavềghépbộphậncơthểngười - Bộ Y tế đã phối hợp với Ban Trị sự chùa Giác Ngộ - TP.HCM tổ chức buổi lễ đăng ký hiến tặng mô, tạng, cho các tầng lớp nhân dân, tăng ni, phật tử đang tu tập tại chùa. Buổi lễ đăng ký hiến tặng mô, tạng tại chùa Giác Ngộ là chương trình tuyên truyền, vận động và tiếp nhận đăng ký hiến tặng mô, tạng đầu tiên được tổ chức với hình thức sinh hoạt Phật giáo cho các tầng lớp nhân dân, tăng ni, phật tử. Buổi lễ vừa là nơi giao lưu, chia sẻ của những tấm lòng vàng đã hiến máu, đăng ký hiến xác, giác mạc sau khi chết, vừa là nơi các tầng lớp nhân dân, tăng ni, phật tử có thể giãi bày những thắc mắc của mình xung quanh vấn đề hiến tặng mô, tạng cho y học và được các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành, các bậc tu hành trả lời. Kết thúc buổi lễ, Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người đã tư vấn, hướng dẫn và tiếp nhận được 449 người viết đơn đăng ký hiến tặng mô, tạng và hiến xác sau khi chết, chết não của nhân dân, tăng ni, phật tử tham dự. Theo thông tin từ Thượng tọa Thích Nhật Từ, toàn bộ buổi Lễ đăng ký hiến tặng mô, tạng tại chùa Giác Ngộ ngày 27/11 đã ghi nhận hơn 225,000 lượt truy cập và cũng hơn 11.000 lượt người xem trọn vẹn chương trình trên kênh video phát trực tiếp của Thượng tọa Thích Nhật Từ. 449ngườiđăngkýhiếnmô, tạngtạichùaGiácNgộ Trí Đức Đồng Tháp: LễGiỗlầnthứ87CụNguyễnSinhSắc Phước Lập Ông Lê Vĩnh Tân - Bộ Trưởng Bộ Nội vụ cùng Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp thắp hương tưởng nhớ Cụ Nguyễn Sinh Sắc tới các cuộc gọi từ Phnom Penh, Vientiane, Hà Nội và các tỉnh khác của 3 nước đều có mức giá cước như nhau và ở mức thấp để các nhà đầu tư, người dân được hưởng lợi. Điều này có thể hoàn toàn khả thi khi hiện nay, Viettel đã thiết lập mạng di động ở cả 3 nước (trong đó có mạng Metfone ở Campuchia, Unitel tại Lào) và các mạng khác sẽ tham gia sau. Việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân PhúcdẫnđầuĐoànđạibiểuChínhphủViệtNam tham dự Hội nghị lần này một lần nữa khẳng định cam kết và vai trò, đóng góp tích cực, chủ động của Việt Nam đẩy mạnh hợp tác toàn diện giữa ba quốc gia trên các lĩnh vực, góp phần vào hoà bình, ổn định và thịnh vượng chung của khu vực Tiểu vùng Mekong cũng như đóng góp tích cực vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Tiếp theo trang 02
  • 4. 04 Số 146 - Tháng 12/2016CHÍNH SÁCH & CUỘC SỐNG Có hiệu lực chính thức kể từ ngày 01/01/2016, sau gần 1 năm thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và 2 năm triển khai Nghị quyết 19/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nhiều thủ tục hành chính đã được ngành BHXH đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm. Một số chuyên gia cho rằng, cùng với giải pháp thu hút người dân tham gia thì việc tăng cường giám sát bảo vệ quyền lợi của người lao động có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển đối tượng tham gia BHXH. Việc này đòi hỏi các cấp, các ngành phải quyết liệt vào cuộc. Thực tế, Luật BHXH 2014 có nhiều bổ sung, điều chỉnh về chính sách nhằm bảo đảm an sinh xã hội. Cụ thể, Luật đã bổ sung đối tượng tham gia BHXH bắt buộc có hợp đồng lao động từ 1 - 3 tháng; người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; người đi làm việc ở nước ngoài; nhóm này được tham gia BHXH cho chế độ hưu trí và tử tuất. Luật cũng mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thông qua việc bỏ quy định khống chế trần tuổi tham gia, quy định mức sàn thu nhập tối thiểu đóng BHXH tự nguyện bằng chuẩn hộ nghèo ở khu vực nông thôn để phù hợp với khả năng tham gia của người dân, linh hoạt phương thức đóng. Tuy nhiên, việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH hiện vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, số người tham gia BHXH bắt buộc trên cả nước mới có trên 12,4 triệu người, tương đương 23,4% số người lao động; hơn 192.000 người lao động tham gia BHXH tự nguyện. Điều này cho thấy, các giải pháp mở rộng đối tượng tham gia BHXH chưa thực sự hiệu quả. Một số ý kiến cho rằng, việc tuân thủ pháp luật về BHXH của nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động chưa nghiêm, tình trạng trốn đóng, nợ đọng bảo hiểm còn nan giải. Đặc biệt, pháp luật về BHXH chưa quy định cơ chế xử lý nợ BHXH, khoản nợ không có khả năng thu hồi của doanh nghiệp đã phá sản, giải thể, người sử dụng lao động bỏ trốn. Như vậy, mục tiêu đến năm 2020 đạt 50% số lao động tham gia BHXH sẽ còn nhiều thách thức. Theo BHXH Việt Nam, mặc dù mục tiêu bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHXH được coi là sự tiến bộ, tích cực của Luật BHXH 2014. Nhưng với những bất cập như hiện nay, để đạt được mục tiêu này cũng là thách thức không hề nhỏ. Nhất là khi cơ quan BHXH không còn công cụ khởi kiện với những đơn vị, doanh nghiệp nợ lớn. Nếu không có những giải pháp hữu hiệu, những tiến bộ quan trọng của Luật BHXH rất khó đi vào thực tiễn. Gần đây, Văn phòng Chính phủ có Thông báo kết luận chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về phát triển mạng lưới an sinh xã hội. Hiện nay, tỷ lệ BHXH mới đạt khoảng 23-25%. Thực trạng này đòi hỏi BHXH Việt Nam và các bộ, ngành liên quan cần tập trung chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả hơn nữa các giải pháp Chính phủ đã đề ra. Bộ LĐ- TB&XH chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và BHXH Việt Nam xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ các cơ chế, giải pháp cụ thể nhằm quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả và bền vững quỹ BHXH, bảo đảm cân bằng thu chi; đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tăng số người tham gia BHXH, trước hết là đối với số người lao động có hợp đồng lao động, vận động người không tham gia quan hệ lao động tham gia BHXH. Để thực hiện Luật BHXH 2014 thu hút đối tượng tham gia BHXH, BộLĐ-TB&XHđãbanhànhcácvăn bản hướng dẫn, phối hợp với BHXH ViệtNamxửlýnhữngbấtcập,vướng mắc phát sinh. Tuy nhiên, việc nắm đầy đủ thông tin về người lao động vẫn đang bất cập do thiếu cơ chế liên thông dữ liệu giữa các cơ quan liên quan. Hiện Bộ LĐ-TB&XH đang tích cực tìm các giải pháp quản lý lao động, đồng thời tăng cường tính tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp. Theo Vụ BHXH - Bộ LĐ- TB&XH, hiện nay số người lao động có quan hệ lao động chỉ chiếm 41%, trong khi lao động thuộc khu vực phi chính thức lên tới 59%, mỗi năm cả nước chỉ có khoảng 2% lao động được tuyển dụng vào khu vực chính thức. Như vậy, đến năm 2020, số lao động trong khu vực chính thức, khối có tiền lương vẫn chưa đạt tỷ lệ 50%, số lao động dừng tham gia BHXH cũng rất lớn. Trong 7 tháng năm 2016 đã có trên 47 nghìn người nghỉ hưởng trợ cấp BHXH một lần; ngành BHXH đã giải quyết chế độ BHXH cho trên 5 triệu lượt người, tăng hơn 685 nghìn lượt so với cùng kỳ 2015. Các chuyên gia cho biết, để tăng độ bao phủ BHXH, trong thời gian tới, Nhà nước cần có chính sách bảo toàn, cân đối và tăng trưởng quỹ BHXH nhằm tạo sự hấp dẫn cũng như niềm tin của người dân. Đồng thời,đẩymạnhcôngtáctuyêntruyền và cải cách thủ tục hành chính nhằm mở rộng nhiều đối tượng tham gia BHXH. Đặc biệt, nhiệm vụ này cần được quán triệt tới các ngành, cấp ủy Đảng, chính quyền chung tay thực hiện. Bởi đây là việc làm bảo đảm an sinh xã hội và mang tính định hướng về chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước. MởrộngđốitượngthamgiaBảohiểmxãhội: CÒN NHIỀU THÁCH THỨC PHÍA TRƯỚC Trí Bảo Bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT) là hai chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, giữ vai trò trụ cột của hệ thống an sinh xã hội. Sau khi Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị ban hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bạc Liêu đã có Chỉ thị số 20, UBND tỉnh có Kế hoạch số 24, Chỉ thị số 03 để thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020”, đồng thời quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 20 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của BHXH, BHYT, các cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức như: tổ chức tọa đàm, đối thoại, diễn đàn về chính sách BHXH, BHYT tại các đơn vị và do- anh nghiệp, tập huấn truyền thông, tổ chức các hội thi; mở các chuyên trang, chuyên mục “Hộp thư bạn xem đài”, “Dân hỏi chính quyền trả lời” trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, “Hỏi - Đáp” trên Báo Bạc Liêu...  Bằng những phương thức này, thông tin đã lan truyền rất sâu rộng đến cán bộ, Đảng viên, các tầng lớp nhân dân. Kết quả, người tham gia các loại hình bảo hiểm hàng năm đã tăng lên, năm 2014 độ bao phủ BHYT so với dân số của tỉnh đạt 53.15%, năm 2015 là 67.44% và chín tháng đầu năm 2016 đạt 76.73%. Ngoài ra, tỉnh Bạc Liêu còn có chính sách hỗ trợ BHYT cho hộ cận nghèo bằng 30% mức đóng, như vậy hộ cận nghèo cũng như hộ nghèo được hỗ trợ 100% mức đóng BHYT. Chủ trương này đã tạo tâm lý phấn khởi, đồng tình trong nhân dân, có tác động tích cực đến công tác tuyên truyền về BHXH, BHYT trong thời gian qua. Bên cạnh những kết quả đạt được, Bạc Liêu còn một số tồn tại: một số cấp ủy, chính quyền chưa thật sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ BHXH, BHYT; ngân sách Nhà nước đầu tư cho y tế còn thấp; công tác phối hợp tuyên truyền giữa các ban, ngành, đoàn thể chưa được thường xuyên; một số doanh nghiệp cố tình nợ, trốn, lách đóng BHXH, BHYT. Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị, tỉnh Bạc Liêu đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp: tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp thực hiện chính sách BHXH, BHYT; tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; vận động các đối tượng tham giaBHXHtựnguyện,BHYTtheohộ gia đình; tăng cường tuyên truyền trong các doanh nghiệp, nhất là nhóm doanh nghiệp còn nợ, chậm, có biểu hiện trốn, lách đóng BHXH, BHYT,… bằng các hình thức tuyên truyền trực quan, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thực hiện tốt hơn mục tiêu “BHXH cho mọi người lao động” và “Lộ trình tiến tới BHYT toàn dân” trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh. Bạc Liêu: TăngcườngsựlãnhđạocủaĐảngtrongcôngtácBHXH,BHYT Bảo Long Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với BHXH Việt Nam
  • 5. 05Số 146 - Tháng 12/2016 CHÍNH SÁCH & CUỘC SỐNG Ngay từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), huyện Kim Bôi đã tạo được những chuyển biến tích cực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, từ đó tạo tiền đề quan trọng góp phần nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và Đảng viên trong thực hiện nhiệmvụchínhtrịởđịaphương. Xác định thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ, Ban Thường vụ Huyện ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đảng và cán bộ, Đảng viên tích cực triển khai đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống. Với tinh thần thẳng thắn, nghiêm túc, Ban Thường vụ Huyện ủy tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình nhằm chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm của tập thể và cá nhân theo tinh thần Nghị quyết TW4. Huyện Kim Bôi có 17/28 xã thuộc diện hưởng chế độ 135-CP trong đó có 12 xã nằm trong vùng CT-229, việc thu hút đầu tư rất khó khăn đặc biệt các dự án có yếu tố nước ngoài; Công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, trật tự an toàn xã hội còn tồn tại bức xúc, một số bộ phận nhân dân còn mang nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, do vậy chưa phát huy hết nội lực... Trên cơ sở kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình của tập thể và cá nhân, Huyện ủy đã xây dựng Kế hoạch về khắc phục sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), phân công nhiệm vụ cho các đồng chí Ủy viên Ban thường vụ Huyện ủy phụ trách cơ sở, theo dõi việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện khắc phục những hạn chế, khuyết điểm; lãnh đạo các phòng, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội khắc phục, sửa chữa hạn chế, khuyết điểm của cơ quan, đơn vị mình. Song song với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), Huyện ủy Kim Bôi tập trung làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, Đảng viên gắn với thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Công tác kiểm tra, giám sát cũng được tăng cường góp phần giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật Đảng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, Đảng viên trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; hoạt động của các đoàn thể chính trị, xã hội được đẩy mạnh, gắn với nhiệm vụ chính trị, thực tế và sát với cơ sở. Để khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm sau khi tự phê bình và phê bình, BCH Đảng bộ huyện ban hành các Nghị quyết, kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện. Với những biện pháp tích cực, cụ thể, việc thực hiện kế hoạch khắc phục, sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), đạt được những kết quả tích cực: Ban Thường vụ Huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo việc quán triệt, học tập, triển khai thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy theo hướng chất lượng, hiệu quả, xây dựng chương trình hành động sát với thực tế có tính khả thi; tổ chức xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát của cấp ủy, UBKT của cấp ủy, trong đó có kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; gắn kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 với thực hiện Chỉ thị số 03- CT/TW của Bộ Chính trị nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm, tính tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, Đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các cơ quan, đơn vị, từ đó góp phần tạo niềm tin trong nhân dân và sự đồng thuận xã hội. Cũng từ việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI), Đảng bộ, chính quyền từ huyện đến cơ sở thường xuyên chỉnh đốn tác phong lãnh đạo, đổi mới lề lối làm việc, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ. Chuyển biến rõ nét là công tác cải cách thủ tục hành chính với ý thức, tác phong phục vụ Nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức nâng lên; khắc phục tình trạng quan liêu, gây phiền hà cho nhân dân trong các cơ quan. Công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện ng- hiêm túc. Đặc biệt, việc thực hiện làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở nhiều nơi đã có chuyển biến tích cực, gây được ấn tượng tốt trong cán bộ, Đảng viên và nhân dân. QuychếhoạtđộngcủaBanChỉđạoPPP Thuỳ Duyên Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), vừa ký Quyết định ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo này. Theo đó, Ban Chỉ đạo về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (BCĐ)làtổchứcphốihợpliênngành có chức năng giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, điều hành, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành trong quá trình triển khai thực hiện mô hình đầu tư theo hình thức đối tác công - tư. BCĐ có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phương hướng, kế hoạch, giải pháp chiến lược thực hiện hiệu quả mô hình PPP; giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc, điều phối hoạt động giữa các Bộ, ngành và địa phương trong việc thực hiện mô hình PPP. Bên cạnh đó, chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về PPP trong đó có hướng dẫn việc triển khai Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư và Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư. Đồng thời, chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương trong việc lập, trình và phê duyệt danh mục dự án PPP ưu tiên và cơ chế hỗ trợ tài chính cho các dự án này; chỉ đạo việc tổng kết, đánh giá và đề xuất xây dựng chính sách pháp luật về PPP. BCĐ hoạt động theo nguyên tắc tập thể bàn bạc và Trưởng Ban quyết định trên cơ sở thống nhất giữa các thành viên. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa các thành viên, Trưởng Ban quyết định và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về quyết định của mình. Trưởng Ban, các Phó Trưởng Ban và các Ủy viên BCĐ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Quy chế cũng quy định rõ nhiệm vụ của cơ quan thường trực của BCĐ; nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên BCĐ. Hỗ trợ nhà ở cho người có công với Cách mạng Thu Hoài Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với người có công với Cách mạng. Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ hai về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các Bộ: Tài chính, Xây dựng và cơ quan liên quan trình cấp có thẩm quyền giao vốn Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 theo quy định để thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với Cách mạng tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 494/ NQ-UBTVQH13 ngày 18/5/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định số 22/2013/ QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với Cách mạng về nhà ở. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương hoàn tất việc thẩm định số lượng nhà ở đối với người có công với Cách mạng cần hỗ trợ theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với Cách mạng về nhà ở theo đúng quy định và báo cáo đầy đủ, kịp thời, thường xuyên về tình hình thực hiện chính sách với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành có liên quan. Kim Bôi - Hòa Bình: ChuyểnbiếntừNghịquyếtTrungương4 Ly Sơn - Lê Huy
  • 6. Vừa qua, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) vừa giới thiệu Vinamilk vào danh sách doanh nghiệp được lựa chọn tham gia chương trình tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của các nước thành viên. Bản ghi nhớ thực hiện dự án tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong khuôn khổ ASEAN, bao gồm: Lào, Indo- nesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Vinamilk vinh dự được chọn là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong ASEAN, với mã số tự chứng nhận 0001/TCNXXHH. Theo chứng nhận tự cấp xuất xứ hàng hóa trong ASEAN này, Vina- milk được quyền tự cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin) cho các sản phẩm như sữa bột, sữa nước, sữa chua ăn, sữa đặc, nước giải khát, kem… Doanh thu xuất khẩu của Vin- amilk 10 tháng đầu năm 2016 đạt 4.662 nghìn tỷ đồng (tương đương 208 triệu đô la Mỹ). Vinamilk đã và đang xuất khẩu đến 43 quốc gia trên khắp 5 châu lục, trong đó khu vực Châu Á hiện tại là thị trường tập trung mạnh của Vinamilk. Bên cạnh những sản phẩm xuất khẩu chính như sữa bột và sữa đặc sang các thị trường truyền thống, những năm gần đây Vinamilk dần chuyểnxuấtkhẩucácmặthàngkhác như sữa chua ăn, sữa chua uống, các sảnphẩmnướctráicây;nhằmhướng tới đa dạng hóa sản phẩm Vinamilk trên thị trường quốc tế, phù hợp với các lứa tuổi, nhu cầu tiêu dùng khác nhau, khai thác hiệu quả các cơ hội từ các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết. Song song đó, Vinamilk tiếp tục củng cố sự hiện diện, và tập trung hơn nữa tại các thị trường quốc tế mới, đặc biệt là khu vực Châu Phi với rất nhiều tiềm năng, bằng việc đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu thị trường để phù hợp văn hóa địa phương, tung các sản phẩm thế mạnh (sữa bột, bột dinh dưỡng…), mở rộng hệ thống phân phối và tăng độ nhận biết thương hiệu. Đây là bước đi khác biệt, đón đầu của Vina- milk nhằm mở rộng sang những thị trường mới, nằm ngoài các khu vực Hiệp định. Gần đây nhất Vinamilk đã chính thức ra mắt các sản phẩm sữa chua ăn tại Thái Lan, những sản phẩm được xây dựng mới hoàn toàn về mặt khẩu vị, bao bì, tính năng và hình ảnh để phù hợp với người tiêu dùng Thái. Tại thị trường trong nước, Vin- amilk cũng vừa tiếp tục được bình chọn đứng đầu trong top 10 Doanh nghiệp niêm yết uy tín tại Việt Nam, và vào top đầu trong Bảng xếp hạng V1000 - 1000 Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2016. Trong thời gian sắp tới, Vinamilk sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu sang Thái Lan, Phillipines và mở rộng ra các nước ASEAN, khai thác các lợi ích từ việc được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Bộ Công thương. Việc Bộ Công thương cùng các ban ngành đã tin tưởng và tạo điều kiện, hỗ trợ tối đa để Vinamilk trởthànhdoanhnghiệpđầutiênđược thí điểm tự chứng nhận này, là bàn đạp quan trọng giúp Vinamilk phát triểnvàđẩymạnhcáchoạtđộngxuất khẩu, xúc tiến thương mại, mở rộng các thị trường trong khu vực Đông Nam Á thời gian qua. Việc tự cấp chứng nhận cũng giúp các sản phẩm Vinamilk nhanh chóng hiện diện tại các siêu thị, hệ thống bán lẻ tại Thái Lan, Philippines, gây được tiếng vang và chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là việc doanh nghiệp tự khai báo xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu trên hóa đơn thương mại thay cho C/O mẫu D. Việc thí điểm này nhằm giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa, đồng thời thực hiện cam kết trong ASEAN. Theo Thông tư số 28/2015/TT-BCT quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN của Bộ Công thương, các doanh nghiệp thay vì phải đi xin cấp C/O, có thể tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu D cho hàng hóa xuất khẩu của mình. Bộ Công thương xác định các tiêu chí khá cụ thể để lựa chọn do- anh nghiệp tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ. Cụ thể, đó phải là nhà sản xuất đồng thời là người xuất khẩu hàng hóa do chính thương nhân sản xuất; không vi phạm quy định về xuất xứ trong 2 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký; kim ngạch xuất khẩu đi ASEAN được cấp C/O mẫu D năm trước liền kề đạt tối thiểu 10 triệu USD; có cán bộ được đào tạo, được cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận về xuất xứ hàng hóa do đơn vị đào tạo được Bộ Công thương chỉ định cấp. 06 Số 146 - Tháng 12/2016KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHÂP Ngày 24/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự Diễn đàn Thanh toán điện tử lần thứ 2 (VEPF 2016). Phát biểu tại phiên khai mạc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá những cam kết của Diễn đàn trong năm 2015 đã được thực hiện rất ng- hiêm túc qua các bước tiến trong lĩnh vực thuế, khi 96% số doanh nghiệp (DN) đăng ký khai thuế qua mạng cùng rất nhiều hộ kinh doanh, người dân; kết nối hơn 10.000 cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước từ tuyến xã đến huyện, tỉnh, Trung ương. Điều đó cho thấy Diễn đàn không chỉ có sức sống, mà còn hứa hẹn tiếp tục phát triển. Phó Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản, chính sách đặt nền móng cho phát triển thanh toán điện tử như phát triển thương mại điện tử, tăng cường tiếp cận dịch vụ ngân hàng của cả nền kinh tế… Cùng với đó là nỗ lực của cả cộng đồng công nghệ thông tin đã tạo ra những cải thiện về Chính phủ điện tử được cộng đồng quốc tế ghi nhận, tăng 10 bậc so với trước, đặc biệt là về cung cấp dịch vụ công trực tuyến qua mạng. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá, so với những gì đã đặt ra tại VEPF 2015, tiến độ thực hiện còn rất chậm. Nhiều chương trình về ứng dụng thanh toán điện tử, cung cấp dịch vụ công qua mạng dù đã được khởi động nhưng còn rất vướng mắc từ quy định pháp luật, thói quen và hạn chế trong tiếp cận thị trường của các DN, nhà cung cấp giải pháp dịch vụ. “Đến giờ phút này, có khoảng 125.000 dịch vụ công mà Chính phủ, cơ quan hành chính các cấp cung cấp cho người dân, nhưng mới có chưa đầy 1.200 dịch vụ, chưa đầy 1%, được cung cấp trực tuyến ở cấp độ 4. Đây là một con số hiểu theo nghĩa lạc quan thì thị trường còn rất lớn nhưng cũng là con số rất đáng suy nghĩ", Phó Thủ tướng nêu vấn đề. Theo Phó Thủ tướng, năm nay diễn đàn lựa chọn lĩnh vực giao thông và tiếp tục thúc đẩy các dịch vụ thuế được xem là những lĩnh vực trọng điểm và được Phó Thủ tướng kỳ vọng sẽ có những giải pháp cụ thể, khả thi để phát triển thanh toán điện tử nói chung và trong thanh toán ngân hàng nói riêng ngày càng phát triển. Tại phiên thảo luận đầu tiên của VEPF 2016, các đại diện Bộ Công thương, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, NAPAS chia sẻ tình hình triển khai thu nộp thuế điện tử và phát triển thanh toán điện tử trong thương mại điện tử hiện nay. Ở góc độ quản lý, Bộ Công Thương đang triển khai một loạt những giải pháp để thúc đẩy thanh toán điện tử, như tổ chức sự kiện mang tính kích cầu, phối hợp với ngân hàng, doanh nghiệp trung gian thanh toán như Ngày mua sắm trực tuyến - On- line Friday dự kiến tổ chức vào ngày 2/12/2016.  Diễn Đàn Thanh Toán Điện Tử: NềnMóngChoPhátTriểnThanhToánĐiệnTử Hoàng Uyển Vinamilk-DoanhnghiệpđầutiêncủaViệtNam đượcphéptựchứngnhậnxuấtxứhànghóatrongASEAN Hoàng Đức Ảnh - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại VEPF 2016 Sản phẩm của Vinamilk đến với người tiêu dùng tại thị trường Châu Phi Sản phẩm của Vinamilk đến với người tiêu dùng Thái Lan
  • 7. 07Số 146 - Tháng 12/2016 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Vừa qua tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Sóc Trăng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng cho rằng, mặc dù đối diện không ít khó khăn như là tỉnh nghèo, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, nhưng Sóc Trăng có những tiềm năng, thế mạnh rất lớn mà chúng ta chưa thấy được hết. Cụ thể là đất đai rộng lớn, giao thông tương đối thuận lợi, văn hóa đặc sắc, số lượng lao động đông. Đảng bộ, chính quyền địa phương cũng có ý chí vươn lên từ khó khăn để không còn là tỉnh nghèo. “Gặp khó khăn mà chùn bước, không có ý chí thì không bao giờ thành công”, Thủ tướng nhấn mạnh. Đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh thời gian qua, Thủ tướng nêu lên một số phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới đối với Sóc Trăng. Tỉnh cần xem lại quy hoạch phát triển gắn với ứng phó biến đổi khí hậu. Là một tỉnh thuần nông, Sóc Trăng cần tái cơ cấu nông nghiệp mạnh mẽ hơn, nâng cao đời sống nhân dân, giảm nghèo trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu. Tỉnh cũng cần thúc đẩy công nghiệp chế biến để gia tăng giá trị nông sản. Đưa các doanh nghiệp công nghệ cao tham gia sản xuất nông nghiệp. Với số lượng lao động nông thôn khá lớn, Sóc Trăng cần tính toán cơ cấu lại lao động, giải quyết việc làm. “Để người dân ly hương lên TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai làm việc, đi đi lại lại mấy trăm cây số, người già không ai chăm sóc, ốm đau bệnh tật. Vấn đề này các đồng chí phải trăn trở”, Thủ tướng chia sẻ và cho rằng tỉnh cần nghiên cứu dành khoản kinh phí để giải tỏa mặt bằng, tạo đất sạch, phát triển các khu công nghiệp để thu hút đầu tư. Sóc Trăng phải có một chương trình khởi nghiệp mạnh mẽ, tạo điều kiện để người dân, thanh niên, đồng bào dân tộc đều có thể khởi nghiệp, không phải chỉ mãi “chân lấm tay bùn, con trâu đi trước cái cày theo sau”. Muốn thúc đẩy khởi nghiệp thì phải có môi trường đầu tư kinh doanh tốt. Các cấp, các ngành phải chuyển động, vào cuộc tích cực trong lĩnh vực này. Thủ tướng yêu cầu tỉnh coi xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương. “Tại sao nghèo phải là câu hỏi đặt ra của từng Đảng bộ huyện, xã”, Thủ tướng nhấn mạnh và yêu cầu tỉnh giảm tỷ lệ nghèo xuống ít nhất bằng mức bình quân của ĐBSCL. Cán bộ phải lội thôn, lội xóm, nắm bắt tình hình đời sống của bà con để giải quyết kịp thời khó khăn, nhất quyết không để người dân nào thiếu đói. Đồng thời, phải bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống. Đồng bằng sông Cửu Long: NôngNghiệpKhôngThểHộiNhậpTrongManhMún  Minh Sơn Phát triển bền vững nông nghiệp vùng ĐBSCL là xu thế chung mà toàn xã hội đang nỗ lực hướng tới, là mục tiêu chiến lược của Đảng, Nhà nước. Trong những thập kỷ gần đây, nông nghiệp ĐBSCL đã có những thành tựu nổi bật về năng suất và sản lượng, đóng góp không nhỏ vào các mục tiêu liên quan đến an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Tuy nhiên, tình trạng thiếu đồng bộ và kém chuyên nghiệp vẫn là những cản trở cần được giải quyết sớm nếu muốn hội nhập.  *Làm gì để đón hội nhập? Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, biện pháp phát triển nhanh các ngành kinh tế, trong đó có phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp đang dần tăng cao liên tục trong nhiều năm. Phát triển nông nghiệp đã đi liền với việc khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, gắn với giải quyết các vấn đề xã hội như việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới. Vớidiệntích3,8triệuhéc-tađấtnôngnghiệp, thì ĐBSCL mỗi năm sản xuất ra khoảng 25 triệu tấn lúa (tương đương 50% tổng sản lượng lương thực cho cả nước), hàng triệu tấn thủy sản, hàng triệu tấn trái cây và nhiều sản vật nông nghiệp khác, đóng góp quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Ngoài ra, 90% gạo, 70% thủy sản, 60% trái cây xuất khẩu hàng năm đều có xuất xứ từ vùng đất này với kim ngạch xuất khẩu hơn 10 tỉ USD. Theo Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ NN&PTNT, một trong những cơ hội rõ nét mà hội nhập mang lại cho ĐBSCL là sự mở rộng thị trường xuất khẩu do việc cắt giảm thuế quan nhập khẩu của các quốc gia thành viên TPP, Việt Nam - EU và cộng đồng kinh tế ASEAN. Trong khuôn khổ hiệp định TPP, các nước thành viên cắt giảm trên 48% số dòng thuế nông nghiệp về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực và đạt mức trên 60% sau 10 năm, riêng Úc và Singapore thì hầu hết các dòng thuế nông sản về 0% ngay năm đầu tiên. Với thế mạnh là vùng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, ĐBSCL có nhiều tiềm năng để thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Mexico và châu Âu. Bên cạnh những tác động của quá trình hội nhập, do đặc điểm về địa lý của ĐBSCL, biến đổi khí hậu là thách thức không nhỏ cho nông nghiệp của vùng. ĐBSCL gồm 13 tỉnh và thành phố, trong đó có 11 tỉnh sát biển, hàng năm có 50% diện tích vùng ĐBSCL bị ngập lụt từ 3-4 tháng, 40% diện tích bị ảnh hưởng xâm nhập mặn. Hiện nay, đang phải chịu “tác động kép” của biến đổi khí hậu và các hoạt động phát triển thượng nguồn. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, các hiện tượng khí hậu cực đoan như hạn hán, nắng nóng, thủy triều cao, xâm nhập mặn… diễn ra thường xuyên hơn, cùng với việc các chu kỳ khí hậu El Nino và La Nina thay đổi kéo dài bất thường gây nên những xáo trộn đối với thời tiết, môi trường và tài nguyên tự nhiên tại ĐBSCL… Theo GS.TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ, đáng lo ngại nhất là nhiều nông dân và doanh nghiệp do chưa hiểu biết về hội nhập quốc tế, chưa tin tưởng lẫn nhau nên chưa hợp tác tốt trong sản xuất - tiêu thụ nông sản. Còn theo TS. Nguyễn Quốc Dũng, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV, bày tỏ lo ngại trước tình trạng phần lớn lao động nông nghiệp trong vùng có trình độ học vấn thấp, chủ yếu sản xuất bằng kinh nghiệm; chưa xây dựng được chuỗi ngành hàng đồng bộ trên cơ sở chuỗi giá trị. Đó là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sản lượng lúa và nhiều loại nông sản của vùng tăng nhưng nông dân chưa giàu, doanh nghiệp khó tạo vùng nguyên liệu ổn định, khó phát triển thị trường tiêu thụ. *Kinh nghiệm không thể thay thế công nghệ Theo Bộ NN&PTNT, cần quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp theo hướng phát huy được lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu. Hình thành chuỗi giá trị nông sản có giá trị gia tăng cao là điểm mấu chốt để tháo gỡ những yếu kém và thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Để thực hiện điều này, các địa phương trong vùng cần tạo môi trường thuận lợi để thiết lập cũng như tăng cường các mối liên kết giữa doanh nghiệp với người sản xuất, giữa những người sản xuất nhằm tổ chức và hình thành mối liên kết giữa sản xuất, chế biến, bao tiêu sản phẩm. Trước mắt, cần quan tâm xây dựng, nhân rộng mô hình cánh đồng lớn, các vùng chuyên canh, nâng cao năng lực tổ chức và quản lý của nông dân và mối liên kết “4 nhà” theo những mô hình hợp tác kiểu mới. Cần có định hướng chuyển các diện tích đất lúa thâm canh bị thiếu nước hoặc nhiễm mặn sang cây trồng cạn và thủy sản. Nghiên cứu xem xét chuyển đổi các vùng nuôi tôm - lúa bị xâm nhập mặn và không thể trồng lúa một vụ thành vùng chuyên tôm nuôi với hình thức quảng canh cải tiến. Tận dụng biến đổi khí hậu là cơ hội để điều chỉnh cơ cấu toàn ngành và quy hoạch vùng theo hướng bền vững, khai thác hiệu quả tài nguyên tự nhiên, hướng tới một nền nông nghiệp thông minh với khí hậu và giá trị cao… Để làm được điều này, Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn cho hạ tầng giao thông, đào tạo nguồn nhân lực để tạo tiền đề thu hút nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực chế biến, xuất khẩu các mặt hàng là thế mạnh của vùng. Ngoài ra, công tác xúc tiến đầu tư cần tạo dựng một ĐBSCL với hình ảnh mới của sự năng động, tích cực và những cam kết về môi trường đầu tư thuận lợi khi doanh nghiệp đến làm ăn ở vùng đất không chỉ là tiềm năng mà đang trong xu hướng phát triển. Sóc Trăng: Pháttriểngắnkếtvớibiếnđổikhíhậu Thảo Nguyên Thủ tướng bày tỏ tin tưởng tỉnh Sóc Trăng sẽ có bước phát triển mới, chuyển biến mới mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn trong thời gian tới.
  • 8. Số 146 - Tháng 12/201608 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Tại Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 24 ở Peru, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tuyên bố Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Năm APEC 2017 mà đỉnh cao là Tuần lễ Cấp cao APEC tại thành phố Đà Nẵng. Sự kiện này như một mốc son trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội và góp phần định hình tương lai của Đà Nẵng trong thời gian tới. *Hội nghị APEC - Cú hích trong phát triển kinh tế Trước thềm kỷ niệm 20 năm thành phố trực thuộc Trung ương, việc Đà Nẵng được chọn là thành phố đăng cai Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 có thể được xem như “phần thưởng” hết sức ý nghĩa cho những nỗ lực trong gần hai mươi năm đổi mới và phát triển. Có thể thấy, Đà Nẵng đã tạo dựng cho mình những thương hiệu riêng như “thành phố đáng sống”, “thành phố môi trường”, “thành phố phong cảnh châu Á”, “thành phố tổ chức lễ hội, sự kiện” và từng bước định vị hình ảnh của mình trên bản đồ quốc tế. Đà Nẵng đã khởi động công tác chuẩn bị cho vai trò là thành phố APEC 2017 từ cuối năm 2014 và đang tích cực hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng, chỉnh trang đô thị, triển khai công tác tuyên truyền quảng bá, các kế hoạch đào tạo nguồn lực con người và bảo đảm an ninh, y tế, lễ tân, hậu cần... Không thể phủ nhận, APEC 2017 tạo ra một “cú hích” trong phát triển kinh tế của Đà Nẵng. Trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, tại Đà Nẵng cũng sẽ diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp, Đối thoại của lãnh đạo Cấp cao với các nhà lãnh đạo ABAC và Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế. Việc lựa chọn địa điểm tổ chức Tuần lễ Cấp cao của nền kinh tế chủ nhà đăng cai APEC góp phần quyết định sự thành công tuyệt đối của chuỗi sự kiện trọng tâm này nói riêng và toàn bộ hoạt động của Diễn đàn nói chung. Để đáp ứng các yêu cầu của Tuần lễ Cấp cao, thành phố đăng cai phải bảo đảm cơ sở hạ tầng hiện đại và phát triển, giao thông thuận tiện, cơ sở lưu trú và dịch vụ phong phú, đạt chuẩn, đồng thời đảm bảo an ninh an toàn và nguồn nhân lực chất lượng cao. *Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ APEC Theo báo cáo của Sở VH-TT&DL Đà Nẵng, thành phố hiện có hàng chục cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 3-5 sao, với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Đà Nẵng có sân bay quốc tế với 150 chuyến bay/ngày để phục vụ APEC 2017, Đà Nẵng đã đầu tư xây dựng nhà ga quốc tế mới tại sân bay quốc tế. Dự kiến, dựán nàysẽchạythửvàotháng3/2017,đảm bảokịptiếnđộphụcvụAPECnăm2017.Ngoàira, để phục vụ sự kiện APEC 2017, Đà Nẵng đã đầu tư 240 tỷ đồng nâng cấp một số tuyến đường chính quan trọng của Thành phố như Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Ngô Quyền, Nguyễn Hữu Thọ… Với quy mô và tầm quan trọng của Tuần lễ Cấp cao trong khuôn khổ Diễn đàn APEC, sự kiện kinh tế lớn nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, có thể nói Đà Nẵng đang chạm tới một cơ hội chiến lược để khẳng định vai trò và vị thế của mình trong nước và quốc tế. Có một điều chắc chắn rằng, cơ hội này không phải lẽ đương nhiên, mà chính là thành quả từ những chính sách bứt phá của thành phố trong hơn hai thập kỷ qua. “Sự chú ý của cả thế giới sẽ đổ dồn về Đà Nẵng trong tháng 11 năm 2017 khi các nhà lãnh đạo, các Bộ trưởng và các CEO đến từ 21 nền kinh tế APEC tụ họp tại thành phố này. Đây sẽ là một cơ hội lớn để Đà Nẵng thể hiện cho thế giới thấy tiềm năng của thành phố như một cửa ngõ trung tâm quan trọng cho du lịch và đầu tư, nhằm xây dựng Đà Nẵng trở thành "con rồng kinh tế mới" của Việt Nam. Hội nghị cấp cao APEC 2017: CơHộiChoPhátTriểnKinhTếĐàNẵng  Trọng Tâm Ngày25/11, nhândịpkỷniệm 5 năm thành lập thị xã, UBND thị xã Quảng Yên đã tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch chung thị xã Quảng Yên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt vào ngày 18/11/2016. Quy hoạch chung thị xã Quảng Yên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do đơn vị tư vấn Nihon Sekkei của Nhật Bản lập, có phạm vi địa giới hành chính gồm 11 phường và 08 xã của thị xã Quảng Yên với tổng diện tích trên 31.000 héc-ta, không gian mở kết nối với TP.Hạ Long, TP.Uông Bí và TP.Hải Phòng.  Mục tiêu lớn nhất từ nay đến năm 2020 của thị xã là phấn đấu xây dựng Quảng Yên trở thành đô thị loại III và đến năm 2030 trở thành đô thị thông minh, đô thị sinh thái phát triển. Hồ sơ quy hoạch chung thị xã Quảng Yên đã phê duyệt này, đã được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh - Nguyễn Đức Long trao cho Chủ tịch UBND thị xã Quảng Yên. Đồng thời, thị xã Quảng Yên cũng tổ chức việc ký cam kết triển khai các dự án của các doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư và các dự án đang triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư vào những lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn, trước sự chứng kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh và lãnh đạo các sở ngành liên quan. Tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh - Nguyễn Đức Long đánh giá: Quy hoạch chung Quảng Yên có phân khu rất rõ ràng, rất hiếm quy hoạch nào phân khu tiềm năng rõ từng vùng, từng khu như quy hoạch chung thị xã Quảng Yên. Để đồ án đi vào thực tế đời sống xã hội, đồng chí yêu cầu các sở, ngành và địa phương trong vùng quy hoạch tiếp tục tuyên truyền, phổ biến nội dung đồ án quy hoạch đến mọi tầng lớp nhân dân, đồng thời phát huy cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về quy hoạch đảm bảo chặt chẽ, tuân thủ quy chế quản lý kiến trúc, thiết kế đô thị, quy hoạch chi tiết được duyệt. Phát biểu chào mừng tại buổi lễ công bố, Đ/c Nguyễn Văn Vinh, Bí thư Thị ủy Quảng Yên nhấn mạnh: Trong 5 năm qua, công tác thu hút các doanh nghiệp chiến lược đầu tư nước ngoài vào Quảng Yên được tăng cường và đến nay, đã có nhiều dự án lớn được cấp phép đầu tư. Nổi bật là Dự án phát triển tổ hợp cảng biển và KCN tại Đầm Nhà Mạc của liên danh các nhà đầu tư Công ty Tập đoàn Quốc tế CDC (Đảo Cayman), Công ty TNHH Tiện ích Trung Đông (Singapore) và Công ty TNHH Đầu tư hạ tầng Á Châu Hồng Kông với tổng diện tích 1.100ha ở khu vực các xã Tiền Phong, Liên Hoà, Liên Vị và Phong Cốc. Cùng với đó, các tập đoàn lớn như Vingroup, Sungroup cũng đang nghiên cứu đầu tư vào Quảng Yên... Phát biểu bế mạc hội nghị, Đ/c Nguyễn Văn Hồi, Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã khẳng định: Hội nghị là sự kiện đặc biệt quan trọng của thị xã Quảng Yên, đánh dấu những bước đi đột phá trong chiến lược phát triển mới với những sáng kiến táo bạo và đầy tham vọng, được thể hiện thông qua Quy hoạch - Chiến lược của thị xã. Đồng thời thị xã đang tập trung xây dựng cơ chế, chính sách đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế để thu hút, huy động nguồn lực đầu tư phát triển thị xã, đảm bảo tính thống nhất, bền vững và đạt hiệu quả cao. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư và thực hiện các dự án đô thị; phân công, phân cấp trách nhiệm cụ thể, rõ ràng, tạo cơ chế quản lý đồng bộ và hiệu quả. Chú trọng khuyến khích xã hội hóa đầu tư kinh doanh các dịch vụ công của đô thị. Tập trung làm tốt công tác giải phóng mặt bằng các dự án phát triển đô thị đảm bảo đúng tiến độ, giải quyết việc làm, chuyển đổi ngành nghề tại khu vực mới đô thị hóa; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng; tạo điều kiện thuận lợi khẩn trương thực hiện các dự án. Phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại, công nghiệp (chủ yếu là công nghiệp sạch), tiểu thủ công nghiệp làm động lực cơ bản thúc đẩy kinh tế phát triển. Thị xã Quảng Yên - Quảng Ninh: CôngBốQuyHoạchChungĐếnNăm2030,TầmNhìn2050 Bùi Cường Toàn cảnh tp Đà Nẵng Đồng chí Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh trao hồ sơ quy hoạch cho lãnh đạo TX Quảng Yên.
  • 9. Số 146 - Tháng 12/2016 09KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Ngày 24/11 tại TP.HCM, Công ty Đổi mới len Úc (Austra- lian Wool Innovation Limited - AWI) cùng với The Woolmark Compay (TWC) đã tổ chức buổi Triển lãm về các sản phẩm len cừu Úc lần 2. Triển lãm là cơ hội để các nguồn hàng từ len cừu Merino Úc của Việt Nam nói riêng và ngành dệt may Việt Nam nói chung được tiếp cận gần hơn với các nhà bán lẻ, cũng như là các thương hiệu quốc tế chuyên khai thác dòng sản phẩm cao cấp từ len. *Ngành dệt may Việt Nam: Cơ hội và thách thức Ngành công nghiệp dệt may đã có ở Việt Nam hơn một thế kỷ nay, chưa kể đến các hoạt động thủ công truyền thống khác. Với những thành tựu đạt được nhất định, cùng với cơ hội và thách thức khi Việt Nam tham gia TPP, đã tạo nên động lực vô cùng mạnh mẽ để các doanh nghiệp trong ngành thúc đẩy phát triển, nhằm đưa nguồn hàng Việt ra nhiều quốc gia thế giới. Một trong những thế mạnh của ngành dệt may nước ta hiện nay, đó chính là nguồn nhân lực dồi dào được qua đào tạo. Mặt khác, nguồn nhân lực Việt Nam có kinh nghiệm, tinh thần kiên trì và chịu khó trong công việc. Bên cạnh đó, máy móc trang thiết bị phục vụ cho ngành dệt may đã được đổi mới hơn 90% nhằm phát triển thị trường trong và ngoài nước. Từ 6/2012, ngành dệt may của Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc,khiAWIvàTheWoolmarkCom- panyvậnhànhdựán“ViệtNamtrên đường hội nhập”. Hơn 4 năm qua, dự án đã góp phần trong việc khơi gợi nguồn cảm hứng cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển ngành len. Và đó cũng chính là bước chuyển dịch quan trọng trong ngành dệt may của nước ta, từ các sản phẩm tầm trung như cotton, polyeste sang những sản phẩm mang tầm cao cấp như len lông cừu, cashmere, lụa hay những sản phẩm sợi pha từ các chất liệu trên. Không những vậy, dự án “Việt Nam trên đường hội nhập” còn hỗ trợ các doanh nghiệp trong Hội len Việt Nam xây dựng nguồn nhân lực, dịch vụ kiểm định, nghiên cứu phát triển về kéo sợi, nhuộm. Thường xuyên tổ chức đưa các đoàn chuyên gia từ Nhật, Hàn Quốc đến Việt Nam để tìm hiểu thị trường, triển lãm và làm việc với các doanh nghiệp Việt Nam. Có thể thấy, tiềm năng của ngành dệt may Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng len là vô cùng lớn. Tuy nhiên,vẫncònmộtsốkhókhănhiện nay như: tỉ lệ tăng trưởng thấp, thị trường cạnh tranh cao và yêu cầu ngày càng khắc nghiệt. Còn về phía các doanh nghiệp Việt, đa phần là quy mô vừa và nhỏ nên cũng khó khăn trong việc huy động vốn nếu gặp rủi ro. Vì vậy, các doanh nghiệp cần liên kết lại với nhau tạo thành sức mạnh lớn để đưa hàng Việt Nam đi xa hơn trên thị trường thế giới. Với những tiềm năng cũng như khó khăn trước mắt của do- anh nghiệp Việt, cùng với xu thế thị trường, buổi Triển Lãm được tổ chức nhằm khuyến khích các nhà bán lẻ, các thương hiệu quốc tế khai thác sản phẩm từ len cừu được sản xuất tại Việt Nam. *Cầu nối thương mại cho các doanh nghiệp Trước 2012, hầu như các do- anh nghiệp dệt may ở Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất ra sản phẩm từ lông cừu. Nhưng sau đó, TWC đã chuyển giao kỹ thuật, nguồn nhiên liệu, máy móc và thiết bị đến các doanh nghiệp của Việt Nam. Vì vậy, họ đã biết sử dụng nguồn nguyên liệu này để tạo ra những sản phẩm độc đáo về kiểu dáng và vượt trội về chất lượng. Bên cạnh đó, TWC còn tạo cơ hội xúc tiến thương mại quốc tế thông qua các hội chợ, triển lãm. Triển lãm Nguồn hàng Len Úc lần 2 với quy mô hơn 25 doanh nghiệp tham gia trưng bày. Một số tên tuổi trong ngành dệt may có thể kể đến như Agtex, Vieba, Apex Dalat... Những doanh nghiệp này trưng bày nhiều sản phẩm, trong đó chủ đạo nhất vẫn là áo len, khăn choàng, mũ, tất... Các loại vải dệt thoi và hàng may mặc dệt kim tròn từ len cừu Merino Úc. Tiếp nối sự kiện diễn ra vào tháng 10/2015, sự kiện lần này không chỉ là nơi giao lưu, học hỏi, thể hiện đam mê trong ngành dệt may. Mà trên hết, đây là cơ hội tuyệt vời để các nhà bán lẻ, các đơn vị xuất nhập khẩu xích lại gần nhau hơn. Đồng thời, các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội thương mại cũng như đẩy mạnh sự hợp tác và phát triển dòng sản phẩm cao cấp này. Phátbiểutạibuổitriểnlãm,ông Nguyễn Văn Thông, đại diện Hội len Việt Nam bày tỏ niềm tự hào với những thành quả mà Hội len Việt Nam đạt được trong thời gian qua. Không chỉ là nơi tư vấn, hỗ trợ đào tạo nghiên cứu, kiểm định sản xuất, mà Hội còn tạo ra cơ hội kinh do- anh và khởi nghiệp ngành len. “Với mục đích là cầu nối giữa các hội viên với các nhà cung cấp, các nhà mua hàng, nhằm từng bước hình thành chuỗi cung ứng về các mặt hàng len chất lượng cao, cho xuất khẩu. Đồng thời đáp ứng thị trường nội địa và thời trang len” - ông Thông chia sẻ. Triển lãm nguồn hàng len Việt Nam lần 2 cũng như dự án “Việt Nam trên đường hội nhập” đã đang mang lại cho ngành dệt may của nước ta một thị trường xuất khẩu đầy hứa hẹn và tươi sáng. Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam: NângCaoGiáTrị,SứcCạnhTranhCủaSảnPhẩm Anh Đức Ngày 24/11, tại Bình Dương, làm việc với Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, Chính phủ sẽ có những điều chỉnh chính sách nhằm khuyến khích phát triển ngành này. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, ngành da, giày, túi xách là ngành công nghiệp chủ lực, có vai trò rất quan trọng, đóng góp lớn vào xuất khẩu, rất phù hợp với điều kiện, khả năng của Việt Nam. Chính phủ sẽ tiếp tục điều chỉnh chính sách phát triển ngành da, giày, túi xách và các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ. Đánh giá cao sự phát triển của ngành thời gian qua, tuy nhiên Phó Thủ tướng cũng chỉ rõ, hoạt động gia công để xuất khẩu vẫn chiếm tỉ lệ lớn trong ngành, với trên 70% doanh nghiệp tham gia. Nguồn cung nguyên, phụ liệu chủ yếu là từ nước ngoài, dây chuyền, thiết bị còn chưa đồng bộ. Những yếu tố này đẩy giá thành sản phẩm lên cao, làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, để phát triển ngành da giày thành ngành có giá trị sản xuất lớn, sức cạnh tranh cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế, phải phát triển một cách mạnh mẽ các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành da giày. “Trong quá trình đó, Hiệp hội có vai trò rất quan trọng, là cầu nối giữa doanh nghiệp với nhau, doanh nghiệp với Nhà nước. Hiệp hội phải chủ động liên hệ với các Bộ, ngành Trung ương để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh”, Phó Thủ tướng nói. Đồng thời, phải động viên, khuyến khích, hướng dẫn các doanh nghiệp ưu tiên đầu tư cho khâu nghiên cứu, phát triển. Các doanh nghiệp có thể liên doanh, liên kết với nhau để tạo ra các trung tâm R&D quy mô, hiện đại. Hiệp hội Da, Giày, Túi xách cũng phải có một trung tâm R&D lớn để hỗ trợ các doanh nghiệp quy mô nhỏ, chưa đủ điều kiện. “Đây là yếu tố quyết định để có thể nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm, là cốt lõi của việc phát triển ngành da giày Việt Nam”, Phó Thủ tướng nói. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng gợi ý tỉnh Bình Dương và các địa phương nghiên cứu xây dựng một số khu, cụm công nghiệp tập trung ngành da giày để có thể phát huy tối đa hiệu quả của cơ sở hạ tầng, công nghệ, trang thiết bị. Đối với lĩnh vực đào tạo, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Bộ Công Thương, Hiệp hội và các doanh nghiệp da giày có sự phối hợp chặt chẽ để xây dựng mới, phát triển, đổi mới các cơ sở đào tạo, nghiên cứu hiện có. Trước mắt, có thể liên kết, xây dựng mô hình mẫu, đưa những cơ sở ng- hiên cứu của Nhà nước đến với doanh nghiệp. Ảnh - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đi thăm Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của Công ty Giày Thái Bình Triển Lãm Len Việt Nam 2016: ĐiểmSángChoCácDoanhNghiệpDệtMay Trần Trang
  • 10. 10 Số 146 - Tháng 12/2016KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Sáng ngày 26/11 tại TP.HCM, đã diễn ra Đại hội thành lập chính thức Hội Đá cảnh - Đá phong thủy TP.HCM. Việc thành lập Hội Đá cảnh - Đá phong thủy TP.HCM sẽ giúp đẩy mạnh phong trào trưng dụng đá cảnh, đá phong thủy vào cuộc sống, góp phần gìn giữ nguồn tài nguyên khoáng sản. Đến tham dự Đại hội có: Đ/c Lê Thanh Hải - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM; Đ/c Bùi Hữu Dược - Vụ trưởng Vụ Phật giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ; Đ/c Nguyễn Văn Mỹ - Chủ tịch Hội Đá cảnh - Đá phong thủy Việt Nam; đại diện UBND TP.HCM cùng hơn 200 Đại biểu trong cả nước. Phát biểu tại Đại hội, Ông Nguyễn Văn Mỹ - Chủ tịch Hội Đá cảnh - Đá phong thủy Việt Nam, cho biết: "Việt Nam là một trong những nước có thú chơi đá quý và bán đá quý sớm nhất thế giới. Qua khảo cổ học, cách đây hơn 3.500 năm chúng ta đã có 2 xưởng chế tác đá để làm đồ trang sức. Vì vậy, chúng ta phải tiếp tục phát huy những cái tốt đẹp của ông cha để lại và để mọi người dân hiểu được tác dụng của đá quý tới đời sống con người. Có một điều là hiện nay trên thị trường có đá thật và đá giả, vì vậy, những cửa hàng của Hội đều phải bán đá tốt, đá thật và có chứng chỉ, chứng nhận để người dân tin tưởng". Ông Bùi Hữu Dược - Vụ trưởng Vụ Phật giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ chia sẻ tại Đại hội: “Hiền tài là sinh khí của Quốc gia, còn đá cảnh, đá phong thủy là linh khí của trời đất. Với việc thành lập Hội Đá cảnh - Đá phong thủy TP.HCM, sẽ đẩy mạnh phong trào trưng dụng đá cảnh, đá phong thủy vào cuộc sống, góp phần gìn giữ nguồn tài nguyên khoáng sản, nâng cao trình độ thưởng thức, nhận thức và cảm nhận đúng đắn của cộng đồng về đá cảnh - đá phong thủy, làm đẹp cảnh quan môi trường đô thị trên địa bàn thành phố”. Hội Đá cảnh - Đá phong thủy TP.HCM đặt trụ sở tại địa chỉ số 76 đường CMT8, phường 6, Quận 3, TP.HCM. Hội hoạt động với mục đích tập hợp, đoàn kết rộng rãi những cá nhân, tổ chức tại TP.HCM hoạt động trong lĩnh vực khai thác, nghiên cứu và ứng dụng đá cảnh, đá phong thủy theo hướng thống nhất, ổn định và phát triển bền vững; hoạt động đúng theo khuôn khổ pháp luật dưới sự quản lý của Sở Tài nguyên & Môi trường và Sở Nội vụ TP.HCM. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Hội nhiệm kỳ I gồm 27 người và 5 Ủy viên Thường trực Hội. Ông Huỳnh Kính (Thầy Thích Nhuận Tâm) được bầu làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2016-2020. Đại hội đã lắng nghe ý kiến chỉ đạo của các cấp quản lý Nhà nước, ý kiến đóng góp của các Đại biểu về việc thông qua Điều lệ Hội, báo cáo và thực hiện các nhiệm vụ và phương hướng hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ mới. Thành phố Hồ Chí Minh: ThànhlậpHộiĐácảnh-ĐáphongthủyNhiệmkỳ1 Phước Lập Ngày 23/11 vừa qua, Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) đã chính thức cùng với IM GROUP - đơn vị đào tạo Kinh doanh Online tại TP.HCM tổ chức chuỗi Chương trình giải đáp và cập nhật Pháp lý thương mại điện tử Việt Nam cho người kinh doanh Online. Trong sự phát triển mạnh mẽ của thị trường Online tại Việt Nam, hàng ngàn người Kinh do- anh đang chuyển qua Kinh doanh Online - một lĩnh vực ít rào cản, một cách nhanh chóng và gần như quá dễ dàng. Tuy nhiên, nhiều thông tin về các quy định pháp lý khiến người kinh doanh Online cảm thấy hoang mang và lo lắng. Đối với những người kinh doanh vừa và nhỏ, kinh do- anh tự phát trên Internet luôn gặp rắc rối, mất nhiều thời gian về các thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh và những bắt buộc pháp lý đối với các website bán hàng. Như vậy bán hàng online đâu là giải pháp và kinh doanh như thế nào là hợp pháp? Vì lẽ đó, Hiệp hội TM-ĐT Việt Nam đã phối hợp với IM GROUP - đơn vị huấn luyện kinh doanh Online tại TP.HCM đã tiến hành tổ chức Workshop nhằm làm cầu nối cập nhật sớm và chính xác nhất những thay đổi của nhà nước về pháp lý thương mại điện tử đến với người kinh doanh Việt Nam. Workshop hoàn toàn miễn phí, tạo điều kiện tốt nhất giúp kinh doanh bền vững, lâu dài và đúng luật. Từ tháng 11/2016, VECOM và IM GROUP chính thức thực hiện chuỗi Workshop Training “Làm thương mại điện tử sao cho đúng Luật?”, liên tục 1 tháng 1 lần, với quy mô 300 người trên một chương trình. Tại Workshop, đại diện VE- COM và người tham dự sẽ có cơ hội cùng nhau trao đổi, tư vấn, giải đáp những thắc mắc về pháp lý để kinh doanh thương mại điện tử như thế nào cho đúng luật. Ngày 29/11/2016 sẽ diễn ra Workshop đầu tiên trong chuỗi, với sự đồng hành chia sẻ từ 2 đại diện uy tín, giàu kinh nghiệm tư vấn pháp lý TM- ĐT đến từ VECOM - Ông Nguyễn Ngọc Dũng - Phó Chủ tịch kiêm Trưởng đại diện VECOM tại TP.HCM và Ông Nguyễn Xuân Dũng - Phó Trưởng Văn phòng miền Nam Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam. Cả hai chuyên gia đều đã tích cực tham gia phổ biến các quy định pháp lý về thương mại điện tử, tuyên truyền về thương mại điện tử cho người đang kinh doanh. IM GROUP vinh dự là đơn vị đầu tiên được VECOM hợp tác cùng thực hiện chuỗi Work- shop mang ý nghĩa cộng đồng này. Ngoài ra, IM GROUP cũng là đơn vị đào tạo Kinh doanh Online duy nhất được VECOM chứng nhận giáo trình đào tạo chuẩn. Theo đó, những bằng chứng nhận hoàn thành khóa học Kinh doanh Online cũng được chứng nhận đóng dấu bởi Hiệp hội Thương mại Điện tử. Với sứ mệnh “Giải phóng con người trong kinh doanh từ đó đạt được tự do tài chính thật sự và hạnh phúc thật sự”, IM GROUP đã liên tục thực hiện lời hứa của mình với cộng đồng học viên và người kinh doanh Online để mang đến sự hỗ trợ trọn đời. Ngoài những hỗ trợ 1 kèm 1 thực hành ngay tại lớp học và sau lớp học, IM GROUP liên tục tổ chức các chương trình Work- shop, Offline miễn phí, các chương trình diễn đàn quy tụ những chuyên gia thực chiến hàng đầu trong ngành. Đồng chí Lê Thanh Hải đến dự và trao bức tranh kỷ niệm, đồng thời chúc mừng Đại hội thành công tốt đẹp KinhdoanhOnline-Nỗibănkhoăncủangườikhởinghiệp Thuỳ Duyên Năm nay, diện tích bưởi ở tỉnh Hậu Giang bị thu hẹp, do bưởi bị lão hóa và thời tiết bất lợi nên số bưởi tạo hình hồ lô giảm đáng kể khiến nhiều nhà vườn nơi đây cảm thấy lo lắng cho việc chăm sóc và chuẩn bị trái để cung ứng cho dịp Tết Đinh Dậu sắp tới. Theo những thành viên trong CLB bưởi tạo hình ở ấp Phú Trí A (xã Phú Tân, huyện Châu Thành) cho biết, địa phương này chủ yếu trồng bưởi Năm Roi để tạo hình hồ lô bán trong dịp Tết. Do những cây bưởi đã qua khai thác nhiều năm liên tiếp, nên hiện tại đã lão hóa, sâu bệnh. Cùng với thời tiết năm nay diễn biến bất thường, vào đầu tháng 4 âm lịch mưa, bão đến khiến cây bưởi đang bị nắng hạn gặp mưa dầm nhiều ngày nên ra bông sớm hơn 1 tháng so với kế hoạch. Nhà vườn phải tiếp tục xử lý cho cây bưởi ra bông lần thứ hai để có bưởi thu hoạch đúng dịp Tết. Tuy nhiên, tỷ lệ cho bông, đậu trái rất ít. Ông Võ Trung Thành - Chủ nhiệm CLB khuyến nông Phú Trí A lo lắng về tình hình trên, ông Thành tâm sự: “Nếu năm rồi các thành viên trong Câu lạc bộ sản xuất hơn 10 ngàn trái bưởi tạo hình hồ lô thì năm nay số lượng trái bưởi tạo hình hồ lô giảm chỉ còn khoảng 3 ngàn trái”. Ông Võ Hồng Quốc (ấp Phú Trí A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành) là một trong những người có kinh nghiệm lâu năm về tạo hình bưởi hồ lô cho biết: “Mùa năm nay, tháng 3-4 có những cơn mưa bất ngờ cho nên bưởi ra bông hết, hơi sớm, do bưởi hồ lô là bưởi Tết... Nhiều khả năng thị trường Tết năm nay sẽ khan hiếm mặt hàng này”. Bưởi khan hiếm khiến nhà vườn lo lắng, hy vọng các ngành chức năng tỉnh có biện pháp hỗ trợ các nhà vườn, để tình trạng này không còn xảy ra vào những năm tới. HậuGiang:BưởiHồLôLiệuKhanHiếmTrongDịpTết? Trần Trang Ảnh: Ông Võ Trung Thành - Chủ nhiệm CLB khuyến nông Phú Trí A bên vườn bưởi tạo dáng hồ lô của mình.
  • 11. 11Số 146 - Tháng 12/2016 NHỊP CẦU ĐẦU TƯ Trả lời Phóng viên Báo Thời báo Mê Kông, Lãnh đạo Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Quảng Nam cho biết, UBND tỉnh này đã ký Quyết định số 4048/QĐ-UBND đồng ý phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án đầu tư Nhà máy luyện cán thép Việt Pháp (tại thôn Hoa, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam). Theo đó, tỉnh Quảng Nam thống nhất phê duyệt hồ sơ ĐTM của dự án này, với tổng diện tích 17,3ha, công suất là 180.000 tấn/ năm. Sau khi báo cáo ĐTM của nhà máy thép Việt Pháp được chỉnh sửa và trình cơ quan chức năng có ý kiến tham mưu, sở TN-MT tỉnh đã có tờ trình gửi UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt. Ngay sau đó, UBND tỉnh đã quyết định phê duyệt ĐTM của dự án đầu tư Nhà máy luyện cán thép Việt Pháp tại thôn Hoa, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam do Công ty TNHH Thép Việt Pháp làm chủ đầu tư với tổng diện tích 17,3ha, công suất là 180.000 tấn/ năm. Việc cấp phép dự án sẽ chờ thông qua một số bước đánh giá còn lại về tính hiệu quả kinh tế, ý nghĩa xã hội cũng như sự đồng thuận của người dân địa phương. UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đầy đủ chương trình giám sát môi trường như đã nêu trong báo cáo ĐTM, báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để theo dõi, quản lý. Số liệu giám sát phải được cập nhật đầy đủ và lưu giữ để cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, đánh giá diễn biến về chất lượng môi trường của khu vực. Đồng thời tuân thủ các yêu cầu về phòng ngừa, ứng cứu sự cố, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy, nổ, an toàn lao động, an toàn hóa chất trong quá trình thực hiện dự án theo các quy định của pháp luật hiện hành. Trong quá trình thực hiện Dự án, nếu để xảy ra sự cố gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường và sức khỏe cộng đồng, thì phải dừng ngay các hoạt động của dự án gây ra sự cố; tổ chức ứng cứu khắc phục sự cố; thông báo khẩn cấp cho Sở TN-MT và Phòng TN-MT huyện Nam Giang để được chỉ đạo và phối hợp xử lý; chịu trách nhiệm khắc phục sự cố môi trường, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Quyết định phê duyệt Báo cáo ĐTM của Dự án là căn cứ để các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định các bước tiếp theo của Dự án theo quy định tại Điều25LuậtBảovệmôitrường.Tấtcảcácloạimáy móc,thiếtbị,nguyênliệu,nhiênliệu,vậtliệuđượcsử dụngtrongdựánđềukhôngthuộcdanhmụccấmsử dụng ở Việt Nam theo quy định hiện hành. Quảng Nam: PhêDuyệtHồSơĐánhGiáTácĐộngMôiTrường ChoNhàMáyLuyệnThépViệtPháp Trọng Tâm Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, khu vực quy hoạch phát triển Khu du lịch Quốc gia (KDLQG) Hồ Núi Cốc thuộc địa bàn: Thành phố Thái Nguyên (các xã: Phúc Xuân, Phúc Trìu và Tân Cương), huyện Đại Từ (các xã: Tân Thái, Bình Thuận, Lục Ba, Vạn Thọ, Quân Chu và thị trấn Quân Chu), thị xã Phổ Yên (xã Phúc Tân) và toàn bộ thắng cảnh Hồ Núi Cốc. Diện tích vùng lõi tập trung phát triển thành KDLQG là 1.200ha (không bao gồm diện tích mặt nước). Theo định hướng, sản phẩm du lịch chính của KDLQG Hồ Núi Cốc là du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, hoạt động thể thao gắn liền với tài nguyên hồ, đảo trên hồ; du lịch cộng đồng gắn liền với văn hóa trà; du lịch sinh thái gắn liền với tài nguyên rừng Vườn Quốc gia Tam Đảo (khu vực xã Quân Chu), hệ sinh thái hồ, hệ sinh thái chè. Các sản phẩm du lịch bổ trợ như: du lịch văn hoá - tâm linh, cắm trại, dã ngoại, nghỉ dưỡng cuối tuần; dịch vụ vui chơi giải trí và thể thao cao cấp; mua sắm; văn hóa ẩm thực... Tổ chức không gian phát triển du lịch trên nguyên tắc: Khai thác hợp lý lợi thế tài nguyên du lịch tự nhiên trên bờ và không gian mặt nước hồ; hình thành mối liên hệ giữa các khu, phân khu chức năng, giữa các điểm du lịch trong khu vực nhằm tạo không gian kiến trúc, cảnh quan hấp dẫn; liên kết với vùng lân cận; hạn chế tối đa tác động đến môi trường nước Hồ Núi Cốc, chuyển đổi đất nông nghiệp, đất rừng và di chuyển dân trong khu du lịch. Mục tiêu phấn đấu trước năm 2025, Khu du lịch Hồ Núi Cốc đáp ứng các tiêu chí và được công nhận là KDLQG. Đến năm 2030, KDLQG Hồ Núi Cốc trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng lớn của quốc gia với hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao gắn liền với thương hiệu văn hóa Trà Thái Nguyên và có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực. KDLQG Hồ Núi Cốc phấn đấu đến năm 2030 đón được 4 triệu lượt khách; đạt doanh thu khoảng 2.000 tỷ đồng. Các đại biểu tham dự buổi họp báo dự án nhà máy thép Việt Pháp tại Quảng Nam. Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung khu công nghiệp (KCN) Quán Ngang giai đoạn 3 với diện tích 116,74 ha vào Quy hoạch phát triển KCN Việt Nam đến năm 2020, nâng tổng diện tích KCN Quán Ngang từ 205 ha lên 321,74 ha. Thủ tướng giao UBND tỉnh Quảng Trị tiếp thu ý kiến các Bộ, ngành, tổ chức thực hiện quy hoạch đã được duyệt; chỉ đạo các cơ quan liên quan và chủ đầu tư, lập quy hoạch chi tiết, thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thành lập KCN theo từng giai đoạn phù hợp với khả năng thu hút đầu tư và trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ các điều kiện và trình tự quy định tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008; Nghị định số 164/2013/ NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ và pháp luật về đầu tư. Đồng thời, UBND tỉnh Quảng Trị hướng dẫn chủ đầu tư lập và trình thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, thực hiệncácthủtụcvềkhaithác,sửdụng tài nguyên nước, xử lý nước thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; thực hiện đúng các quy định khi chuyển đổi đất trồng lúa theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. UBND tỉnh Quảng Trị cũng phải chỉ đạo đôn đốc các đơn vị liên quan phối hợp với chủ đầu tư triển khai các giải pháp liên quan đến đời sống người lao động trong KCN; trong đó có giải pháp bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở cho người lao động theo quy định tại khoản 10, Điều 1 Nghị định số 164/2013/NĐ- CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ và pháp luật về nhà ở. KCN Quán Ngang được xây dựng tại xã Gio Quang, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Việc mở rộng diện tích, nhằm tạo điều kiện cho KCN đẩy mạnh tăng trưởng, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, phát huy lợi thế và tiềm năng của tỉnh, khai thác và sử dụng tốt nguồn nguyên liệu tại chỗ; từng bước mở rộng, liên doanh, liên kết giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Quảng Trị: MởRộngKhuCôngNghiệpQuánNgang Trọng Tâm Thái Nguyên: QuyhoạchKhudulịchQuốcgiaHồNúiCốc Hà Trung Một góc của Hồ Núi Cốc, Thái Nguyên