SlideShare a Scribd company logo
1 of 15
1
Câu hỏi ôn tập môn: Luật Ngân hàng
1. Phân biệt hoạt động kinh doanh ngân hàng với các hoạt động kinh doanh khác
trong nền kinh tế?
2. Những đặc điểm của hoạt động kinh doanh ngân hàng có ảnh hưởng gì tới việc
nhà nước sử dụng pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh
vực ngân hàng?
3. Nêu và phân tích ví dụ để chứng minh vai trò của nhà nước trong lĩnh vực
ngân hàng?
4. Tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa Luật ngân hàng và các ngành luật:
Luật tài chính, Luật thương mại, Luật hành chính, Luật dân sự?
5. Phân tích vị trí pháp lý của Ngân hàng nhà nước Việt Nam?
6.Tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa Ngân hàng Nhà nước Việt nam và
các Bộ quản lý chuyên ngành khác?
7. Bộ máy lãnh đạo, điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam? Vị trí pháp lý của
Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia?
8. Phân tích các chức năng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ?
9. Nội dung các hình thức tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?
10. Các công cụ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam để thực hiện chính sách tiền
tệ Quốc gia?
11. Phát hành tiền là gì? Phân tích thẩm quyền phát hành tiền của NHNNVN
theo pháp luật hiện hành?
12. Phân tích hoạt động thanh tra ngân hàng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
theo pháp luật hiện hành?
13. Những dấu hiệu để nhận dạng các loại tổ chức tín dụng? Các loại ngân hàng?
14. Các loại hình tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam?
15. So sánh sự giống và khác nhau giữa tổ chức tín dụng là ngân hàng với tổ chức
tín dụng phi ngân hàng?
16. Thẩm quyền cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động đối với các tổ
chức tín dụng?
17. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với tổ chức tín
dụng, giấy phép hoạt động ngân hàng đối với tổ chức khác?
2
18. Trình bày cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành của các tổ chức tín dụng?
19. Thế nào là kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng? Trình tự tiến hành
kiểm soát đặc biệt?
20. Các qui định pháp lý về giải thể, phá sản tổ chức tín dụng?
21. Tổ chức tín dụng bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động trong những
trường hợp nào?
22. Phân biệt các hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng với các hình thức
hoạt động tín dụng của các chủ thể khác?
23. Nội dung các chế độ cấp tín dụng của tổ chức tín dụng?
24. Tín dụng là gì? Phân biệt tín dụng ngân hàng với tín dụng thương mại?
25. Các nguyên tắc hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng?
26. Khái niệm hợp đồng tín dụng ngân hàng và thủ tục giao kết hợp đồng tín
dụng ngân hàng?
27. Chủ thể, điều kiện của chủ thể hợp đồng tín dụng ngân hàng?
28. Thế nào là bảo đảm tiền vay? Nêu khái quát về các biện pháp bảo đảm tiền
vay?
29. Qui định pháp lý về cho vay có bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba?
30. Bảo lãnh ngân hàng là gì? Bảo lãnh ngân hàng có phải là một nghiệp vụ tín
dụng hay không?
31. Cho thuê tài chính là gì ? So sánh với cho thuê tài sản trong pháp luật dân sự?
32. Quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ cho thuê tài chính?
3
Câu 1. Phân biệt hoạt động kinh doanh ngân hàng với các hoạt động kinh doanh
khác trong nền kinh tế?
Tiêu chí Hoạt động ngân hàng Hoạt động kinh doanh
Chủ thể Ngân hàng, các tổ chức tín dụng,
các tổ chức khác hoạt động ngân
hàng
Phải được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp giấy phép thành
lập và giấy phép hoạt động ngân
hàng
Chủ thể đa dạng, cá nhân tổ chức
thực hiện kinh doanh nói chung.
Không nhất thiết phải có giấy phép
kinh doanh như người kinh doanh
nhỏ lẻ, tổ hợp tác, hộ gia đình.
Đối tượng Tiền tệ và các giấy tờ có giá.
Đối tượng giao dịch có tính nhất
ngắn hạn.
Tha gia vơi tư cách là phương tiện
thanh toán hàng hóa, tiền chuyển
khoản hối phiếu
Phương
pháp điều
chỉnh
Chịu sự điều chỉnh của Luật Ngân
hàng, pháp luật có liên quan như
Luật doanh nghiệp, Luật Phá sản,
Luật cạnh tranh.
Tuân thủ các quy định của pháp
luật nói chung và Luật Thương
Mại. Luật Doanh nghiệp
Tính chất
hoạt động
Mục đích lợi nhuận hoặc phi lợi
nhuận
Có độ rủi ro cao hơn và có ảnh
hưởng sâu sắc, có tính dây chuyền
rõ nét đối với nền kinh tế nên là
loại hình kinh doanh có điều kiện.
Mục đích lợi nhuận là chủ yếu.
Độ rủi ro ít hơn và ít có ảnh hưởng
dây chuyền và không bắt buộc về
điều kiện.
Câu 2. Những đặc điểm của hoạt động kinh doanh ngân hàng có ảnh hưởng gì
tới việc nhà nước sử dụng pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong lĩnh vực ngân hàng?
Do độ rủi ro của hoạt động ngân hàng cao và đặc biệt luật có ảnh hưởng sâu sắc và có
tính dây chuyền đến kinh tế xã hội, liên quan đến lợi ích của nhiều chủ thể nên pháp
luật cũng đặc biệt lưu ý khi điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động
ngân hàng.
4
Để quản lý và duy trì trật tự cho các hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường,
nhà nước sử dụng công cụ pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực
ngân hàng, tạo lập những chuẩn mực cho việc tổ chức và hoạt động của hệ thống ngân
hàng, các tổ chức tín dụng. Sự điều chỉnh này theo những hướng sau:
- Quản lý, điều tiết và kiểm soát đối với các chủ thể thực hiện các hoạt động ngân hàng
và kinh doanh tiền tệ
-Tạo lập những tiền đề, cơ sở pháp lý cho việc thiết lập và vận hành mô hình tổ chức
và cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng, TCTD sao cho phù hợp với những điều
kiện của nền kinh tế thị trường tại từng thời điểm.
- Đề hạn chế rủi ro, pháp luật ngân hàng quy định những hạn chế, giới hạn an toàn cần
thiết cũng như biện pháp kiểm soát chặt chẽ cần thiết đối với các hoạt động kinh doanh
của ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
- Quy định các quy phạm thích hợp điều chỉnh các quan hệ giao dịch giữa các chủ thể
trong các hoạt động tín dụng, tiền tệ, ngân hàng.
Câu 3. Nêu và phân tích ví dụ để chứng minh vai trò của nhà nước trong lĩnh vực
ngân hàng?
Vai trò của NN trong lĩnh vực NH
1. Nhà nước xây dựng và tổ chức thực hiện chinh sách tiền tệ quốc gia
2. Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ quản lý và duy trì trật tự cho các hoạt
động Ngân hàng trong nền kinh tế
3. Nhà nước thanh lập và sử dụng hệ thống NH, TCTD Nhà nước giữ vai trò chủ
đạo trong nền kinh tế quốc dân.
4. Nhà nước kích thích sự phát triển của các hệ thống Ngân hàng, TCTD Nhà nước tạo
môi trường kinh tế, môi trường pháp lý.
Cụ thể:
1. Nhà nước xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Chính sách tiền tệ quốc gia có ảnh hưởng to lớn đối với quá trình và ổn định kinh tế -
xã hội. Do đo việc hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia phải
theo cơ chế và trật tự chặt chẽ. Ở Việt Nam quy định NHNNVN có nhiệm vụ quyền
hạng xây dựng chính sách tiền tệ quốc gia để trình chính phủ xem xét trình Quốc Hội
quy định và tổ chức thực hiện chính sách này. Theo Luật NHNNVN Chính sách tiền tệ
quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm
5
quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu
lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.
2. Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ quản lý và duy trì trật tự cho các hoạt
động Ngân hàng trong nền kinh tế
Lĩnh vực Ngân hàng la nơi tich tụ va điều hòa nhiều loại nguồn vốn, là nơi thực hiện
chính sách tiền tệ quốc gia. Lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao va liên quan đến nhiều lợi ich
của nhiều loại chủ thể trong nền kinh tế. Đảm bảo an toàn cho hoạt động NH va phát
huy vai trò tích cực đối với nền kinh tế và đời sống xa hội, đòi hỏi NN cũng đồng bộ
những biện pháp trong đó có sử dụng pháp luật. Thể hiện trên các mặt:
+ Ban hành các văn bản pháp luật quy định các điều kiện hoạt động Ngân hàng; điều
kiện trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép thành lập va hoạt động của TCTD và giấy
phép hoạt động Ngân hàng của các tổ chức khác quy định nhiệm vụ và quyền hạn
quản lý NN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
+ Nhà nước dùng pháp luật làm công cụ để xây dựng hệ thống Ngân hàng, TCTD phù
hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Chính sách của Nhà nước về
xây dựng các loại hinh TCTD.
+ Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ bảo đảm an toàn cho các hoạt động kinh
doanh Ngân hàng trong nền kinh tế vì hoạt động kinh doanh Ngân hàng còn tiềm ẩn
những rủi ro cao:
VD: Nhà nước ban hành cac quy định nhằm hạn chế va kiểm soát hoạt động kinh
doanh Ngân hàng
+ Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ ngăn ngừa, giải quyết các tranh chấp phát
sinh trong lĩnh vực Ngân hàng: Quy định về trình tự, thủ tục, cơ quan có thẩm quyền
giải quyết tranh chấp... góp phần trong việc bảo vệ quyền lợi của các tổ chức, cá nhân
tham gia các quan hệ xã hội trong lĩnh vực Ngân hàng trong nền kinh tế.
3. Nhà nước thanh lập và sử dụng hệ thống NH, TCTD Nhà nước giữ vai trò chủ
đạo trong nền kinh tế quốc dân.
Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng TMQD, Ngân hàng đầu tư phát triển, Ngân hàng
chính sách và các loại hình TCTD khác. Hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ Nha
nước giao nên các NH, TCTD Nhà nước đóng vai trò la công cụ của Nhà nước trong
việc thực hiện chính sách tiền tệ, tín dụng Ngân hàng của Nhà nước và giữ vai trò chủ
đạo trong nền kinh tế quốc dân
6
- Vai trò chủ đạo thể hiện: Hệ thống NH hoạt động trên tất cả các lĩnh vực Ngân hàng
với quy mô hoạt động rộng nên có ảnh hưởng sâu sắc đối với nền kinh tế và có tác
động chi phối đối với hoạt động Ngân hàng của các thanh phần kinh tế khác.
4. Nhà nước kích thích sự phát triển của các hệ thống Ngân hàng, TCTD Nhà nước
tạo môi trường kinh tế, môi trường pháp lý
- Nhà nước tạo môi trường kinh tế, môi trường pháp lý
- Thực hiện các tác động trực tiếp bằng chính sách thu hút đầu tư, chính sách ưu đãi.
Câu 4. Tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa Luật ngân hàng và các ngành
luật: Luật tài chính, Luật thương mại, Luật hành chính, Luật dân sự?
* Tương đồng: đều là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội
nói chung.
* Khác biệt:
Đối tượng điều chỉnh Phương pháp điều chỉnh
Luật N.Hàng Các quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình quản lý nhà nước,
các quan hệ giao dịch có liên quan
đến hoạt động tiền tệ tín dụng
ngân hàng, các hoạt động ngân
hàng và các dịch vụ ngân hàng,
các tổ chức phi ngân hàng và các
chủ thể khác trên lĩnh vực ngân
hàng và thị trường tiền tệ
Phương pháp bình đằng và
phương pháp thỏa thuận.
Luật T.Chính Các quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình tạo lập, phân phối
và sử dụng các quỹ và nguồn vốn
tiền tệ.
Phương pháp mệnh lệnh và
phương pháp thỏa thuận.
Luật T.Mại Quan hệ phát sinh giữa các
thương nhân với nhau hoặc giữa
các thương nhân với các chủ thể
khác hoặc giữa khác chủ thể khác
với nhau trong lĩnh vực thương
mại hoặc hành vi thương mại
Phương pháp chủ yếu là thỏa
thuận, đôi khi có sử dụng phương
pháp mệnh lệnh hành chính.
7
Luật H.Chính Các quan hệ phát sịnh trong lĩnh
vực quản lý nhà nước (tổ chức và
thực hiện các hoạt động chấp hành
và điều hành của cơ quan nhà
nước)
Phương pháp mệnh lệnh là chủ
yếu, đôi khi có phương pháp thỏa
thuận
Luật Dân sự Quan hệ nhân thân và tài sản Phương pháp thỏa thuận là chủ
yếu.
Câu 5. Phân tích vị trí pháp lý của Ngân hàng nhà nước Việt Nam?
Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định. “Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng Trung ương
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Theo quy định này, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam là một tổ chức vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và
hoạt động ngân hàng, vừa là Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
- Vị trí pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được xác định là cơ quan
của Chính phủ, là cơ quan ngang Bộ. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là
thành viên của Chính phủ, do Thủ tướng Chính phủ đề cử và Quốc hội phê chuẩn, là
cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được tổ chức theo mô hình Ngân
hàng Trung ương trực thuộc Chính phủ, theo đó các quyết định liên quan đến xây
dựng và thực thi chính sách tiền tệ đều chịu sự chi phối trực tiếp của Chính phủ, theo
đó Chính phủ dễ dàng sử dụng Ngân hàng Trung ương như một công cụ phục vụ cho
các mục tiêu cấp bách trước mắt của quốc gia, đồng thời chính sách tiền tệ cũng được
kiểm soát với mục đích sử dụng phối hợp đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô khác
nhằm bảo đảm mức độ tác động hiệu quả của tổng thể các chính sách đối với các mục
tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ.
- Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn được xác định với vị trí pháp
lý là Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một
pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, thực hiện chức năng của Ngân
hàng Trung ương là phát hành tiền và là ngân hàng của các tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được pháp luật quy định là Ngân hàng Trung
8
ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Pháp luật quy định Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất được phép phát hành tiền nhằm bảo đảm
thống nhất và an toàn cho hệ thống lưu thông tiền tệ của quốc gia. Chức năng độc
quyền phát hành tiền của Ngân hàng Nhà nước thể hiện cả quyền lực và nghĩa vụ của
Ngân hàng Nhà nước trong nghiệp vụ phát hành tiền cho toàn bộ nhu cầu chi tiêu của
nền kinh tế, vì vậy, việc phát hành tiền của Ngân hàng Nhà nước ra lưu thông phải
tuân thủ những nguyên tắc nhất định theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam có nghĩa vụ cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho Chính phủ
như quản lý tài khoản của Kho bạc nhà nước, làm đại lý và tư vấn cho Chính phủ, hỗ
trợ các mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế của Chính phủ để thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
Đồng thời với việc thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân
hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được pháp luật quy định chức năng ngân hàng
của các ngân hàng. Khi thực hiện chức năng này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ
cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho các tổ chức tín dụng bao gồm nhận tiền gửi, cho
vay và thanh toán. Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản và nhận tiền gửi của các tổ chức
tín dụng như: tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi thanh toán. Ngân hàng Nhà nước là
trung tâm thanh toán cho hệ thống các tổ chức tín dụng và thực hiện vai trò “người cho
vay cuối cùng” nhằm hạn chế nguy cơ đổ vỡ của các tổ chức tín dụng.
Vị trí pháp lý đặc thù này của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quyết định
bởi mục đích, tính chất và yêu cầu quản lý vĩ mô của nhà nước đối với hoạt động tiền
tệ, tín dụng và ngân hàng, phù hợp với mô hình quản lý nền kinh tế nước ta trong giai
đoạn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 6.Tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa Ngân hàng Nhà nước Việt nam
và các Bộ quản lý chuyên ngành khác?
* Sự tương đồng: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ quản lý chuyên ngành
khác đều được đặt trong cơ cấu tổ chức của Chính phủ, là cơ quan của Chính phủ, thay
mặt Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các hoạt động của mình.
* Sự khác biệt.
NHNNVN có sự khác biệt với các Bộ khác của Chính phủ, nó quản lý mọi hoạt động
tiền tệ, ngân hàng không đơn thuần bằng biện pháp hành chính mà chủ yếu bằng các
9
chính sách và công cụ kinh tế. Phần lớn, NHNNVN tác động vào kinh tế và tiền tệ
thông qua các nghiệp vụ sinh lời, bằng các công cụ vĩ mô gián tiếp gắn liền mật thiết
với thị trường tiền tệ. Quản lý NN gắn liền với hoạt động sinh lời, góp phần tạo nguồn
thu cho ngân sách, là nét đặc thù riêng có của Ngân hàng Nhà nước. Tuy vậy mục đích
của NHNN không phải là mưu doanh tìm lợi mà là “ổn định giá trị đồng tiền, góp phần
bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát
triển kinh tế- xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Các bộ sẽ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ tuỳ theo các lĩnh vực chuyên ngành mà
mình quản lý.
Câu 7. Bộ máy lãnh đạo, điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam? Vị trí pháp
lý của Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia?
Điều 8. Lãnh đạo, điều hành Ngân hàng Nhà nước
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là thành viên của Chính phủ, là người đứng đầu và
lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước
Quốc hội về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức và chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo thẩm quyền;
b) Tổ chức và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước theo
quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Đại diện pháp nhân của Ngân hàng Nhà nước.
Theo Quyết định số 58/2011/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Về việc thành
lập Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia
Điều 1. Thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia để tư vấn
cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc hoạch định và quyết định những
vấn đề quan trọng về chủ trương, chính sách tài chính, tiền tệ thuộc nhiệm vụ, quyền
hạn của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia có nhiệm vụ:
1. Thảo luận, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những chủ trương, chính
sách, đề án lớn và những vấn đề quan trọng trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ.
2. Tư vấn cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ quyết định các chính sách, kế hoạch
tài chính, tiền tệ trong từng thời kỳ; các biện pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ
10
và của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện có hiệu quả các chính sách, kế hoạch đã
được quyết định.
3. Tư vấn một số vấn đề khác liên quan đến việc thực hiện chính sách, kế hoạch tài
chính, tiền tệ khi được Thủ tướng Chính phủ giao.
Điều 3. Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia làm việc theo nguyên
tắc tư vấn và theo Quy chế làm việc của Hội đồng do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Câu 8. Phân tích các chức năng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ?
Câu 9. Nội dung các hình thức tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?
Câu 10. Các công cụ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam để thực hiện chính sách
tiền tệ Quốc gia?
Theo quy định của pháp luật, để thực hiện chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà
nước sử dụng cả các công cụ trực tiếp như lãi suất và tỷ giá hối đoái, đồng thời sử
dụng các các công cụ gián tiếp như tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ thị
trường mở.
+ Công cụ tái cấp vốn
“Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung
ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng”. [Điều 11, Luật
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010]
Tái cấp vốn là một công cụ gián tiếp, là một hình thức cấp tín dụng đối với các
tổ chức tín dụng trên cơ sở bù đắp thiếu hụt thanh toán, đáp ứng nhu cầu thiếu vốn cho
các tổ chức tín dụng để cho vay nền kinh tế, tạo ra kênh cung ứng vốn tín dụng có sự
kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc tái cấp vốn
cho các tổ chức tín dụng theo những hình thức sau đây:
- Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá;
- Chiết khấu giấy tờ có giá;
- Các hình thức tái cấp vốn khác.
+ Công cụ lãi suất
Công cụ lãi suất được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện dưới hình thức
xác định và công bố lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn.
“Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại
lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi.
Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà
11
nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín
dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác” [Điều 12, Luật Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010].
Sử dụng công cụ này, Ngân hàng Nhà nước điều tiết lượng tiền cung ứng cho
lưu thông bằng cách công bố lãi suất cơ bản, làm cơ sở để các tổ chức tín dụng ấn định
lãi suất huy động vốn và lãi suất cấp tín dụng của mình, hoặc công bố lãi suất tái cấp
vốn với tư cách là giá cả yếu tố đầu vào để từ đó các tổ chức tín dụng có thể tăng hoặc
giảm lãi suất cấp tín dụng.
Kể từ tháng 6 năm 2002, điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đã chuyển
từ cơ chế lãi suất cơ bản sang cơ chế lãi suất thoả thuận, do đó lãi suất cơ bản không
còn là công cụ để kiểm soát lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng mà đóng vai trò định
hướng lãi suất thị trường để phát tín hiệu về quan điểm chính sách tiền tệ trong từng
thời kỳ (thắt chặt hay nới lỏng), từ đó các tổ chức tín dụng xác định lãi suất kinh doanh
cho phù hợp. Như vậy, việc điều hành lãi suất về cơ bản đã gắn với các yếu tố thị
trường và trên thực tế, việc điều hành linh hoạt lãi suất và tỷ giá làm cho lãi suất trở
thành công cụ hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, cơ
chế điều hành bằng lãi suất cũng bộc lộ nhiều nhược điểm do thị trường tiền tệ ở Việt
Nam chưa thực sự phát triển, lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố chưa phát huy
được vai trò định hướng lãi suất thị trường và mối quan hệ giữa các lãi suất của Ngân
hàng Nhà nước và lãi suất thị trường chưa gắn kết chặt chẽ nên nó chỉ được xác định là
công cụ hỗ trợ cho việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.
+ Công cụ tỷ giá hối đoái
“Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài
tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam” [Điều 6, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
năm 2010]. Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu
ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ
giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá.
Tỷ giá hối đoái cũng là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
quan trọng nhằm hướng tới mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền. Khi muốn kiềm chế lạm
phát, Ngân hàng Nhà nước có thể sử dụng chính sách hạ tỷ giá hối đoái, làm cho giá trị
của nội tệ tăng và ngược lại khi muốn kích thích lạm phát, Ngân hàng Nhà nước có thể
nâng tỷ giá tăng lên làm giảm giá trị nội tệ để thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ
12
cho phù hợp trong từng thời kỳ.
Với cơ chế điều hành tỷ giá và việc can thiệp kịp thời của Ngân hàng Nhà nước
trên thị trường ngoại tệ, trong những năm qua, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và một số
ngoại tệ tương đối ổn định, góp phần thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, qua đó
cải thiện cán cân thanh toán và tăng dự trữ ngoại tệ cho đất nước.
+ Công cụ dự trữ bắt buộc
“Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà
nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia’’[Điều 14, Luật Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam năm 2010]. Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng
loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng nhằm thực hiện
chính sách tiền tệ quốc gia.
Dự trữ bắt buộc là một công cụ gián tiếp quan trọng để Ngân hàng Nhà nước
thực hiện chính sách tiền tệ. Việc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc tạo điều kiện để Ngân
hàng Nhà nước kiểm soát quá trình tạo tiền của các tổ chức tín dụng, đồng thời có thể
tác động đến mức cung tiền tệ cho nền kinh tế khi tăng hay giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Từ khi Ngân hàng Nhà nước sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để điều hành chính sách
tiền tệ đến nay, công cụ này đã không ngừng được hoàn thiện, nhờ đó, Ngân hàng Nhà
nước có thể dự đoán được tổng nhu cầu dự trữ của các tổ chức tín dụng và qua đó sẽ
có quyết định bơm tiền hay rút tiền về thông qua các công cụ khác như tái cấp vốn
hoặc nghiệp vụ thị trường mở.
+ Công cụ nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán ngắn hạn các giấy tờ có giá do
Ngân hàng Nhà nước thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền
tệ quốc gia.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua,
bán giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng.
Nghiệp vụ thị trường mở được đánh giá là công cụ có nhiều ưu thế nhất và là
công cụ quan trọng nhất để thực hiện chính sách tiền tệ của nhiều nước trên thế giới
cũng như ở Việt Nam. Đây là công cụ giúp cho Ngân hàng Nhà nước có thể chủ động
trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Sau một thời gian nghiên cứu kinh
nghiệm quốc tế, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết, từ tháng 7 năm 2000, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức đưa công cụ nghiệp vụ thị trường mở vào hoạt
13
động. Việc thực hiện nghiệp vụ này đánh dấu một sự chuyển biến quan trọng trong
điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, từ sử dụng các công cụ trực tiếp
sang sử dụng các công cụ gián tiếp theo tín hiệu của thị trường, phù hợp với thông lệ
quốc tế. Công cụ này cho phép Ngân hàng Nhà nước có thể điều chỉnh khối lượng tiền
cung ứng theo cả hai hướng: tăng lên hoặc giảm xuống một cách linh hoạt thông qua
nghiệp vụ mua hoặc bán các giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ. Thiếu cơ chế điều
tiết của nghiệp vụ thị trường mở, các công cụ gián tiếp khác như công cụ tái cấp vốn
và dự trữ bắt buộc sẽ không phát huy được hiệu quả.
Câu 11. Phát hành tiền là gì? Phân tích thẩm quyền phát hành tiền của
NHNNVN theo pháp luật hiện hành?
Câu 12. Phân tích hoạt động thanh tra ngân hàng của Ngân hàng nhà nước Việt
Nam theo pháp luật hiện hành?
Thanh tra Ngân hàng là bộ phận của hoạt động quản lý nhà nước về ngân hàng.
 Mục đích của hoạt động thanh tra ngân hàng
Thanh tra ngân hàng nhằm góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh
của hệ thống các tổ chức tín dụng và hệ thống tài chính; bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người gửi tiền và khách hàng của tổ chức tín dụng; duy trì và nâng cao lòng
tin của công chúng đối với hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm việc chấp hành
chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực
quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
 Nguyên tắc thanh tra ngân hàng
- Thanh tra ngân hàng phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan,
trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của
cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng.
- Kết hợp thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng
với thanh tra rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng.
- Thanh tra ngân hàng được thực hiện theo nguyên tắc thanh tra toàn bộ hoạt
động của tổ chức tín dụng.
 Đối tượng thanh tra ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước thanh tra các đối tượng sau đây:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ
chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. Trong
14
trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thanh tra hoặc phối hợp thanh tra công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng;
- Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức hoạt động
thông tin tín dụng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân
hàng;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại
Việt Nam trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
 Quyền, nghĩa vụ của đối tượng thanh tra ngân hàng
- Thực hiện kết luận thanh tra.
- Thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
 Căn cứ ra quyết định thanh tra
Việc ra quyết định thanh tra phải trên cơ sở một trong các căn cứ sau đây:
- Chương trình, kế hoạch thanh tra;
- Yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
- Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Khi có dấu hiệu rủi ro đe dọa sự an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng.
 Nội dung thanh tra ngân hàng
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, việc thực hiện các
quy định trong giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
- Xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính
của đối tượng thanh tra ngân hàng.
- Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc ban
hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân
hàng.
- Kiến nghị, yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng có biện pháp hạn chế, giảm
thiểu và xử lý rủi ro để bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và phòng ngừa, ngăn
chặn hành động dẫn đến vi phạm pháp luậ
15
Mã tài liệu : 600167
Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách :
- Link tải dưới bình luận .
- Nhắn tin zalo 0932091562

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất
Luận văn: Thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đấtLuận văn: Thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất
Luận văn: Thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
 
Quản trị công ty TNHH một thành viên theo Luật doanh nghiệp, 9đ
Quản trị công ty TNHH một thành viên theo Luật doanh nghiệp, 9đQuản trị công ty TNHH một thành viên theo Luật doanh nghiệp, 9đ
Quản trị công ty TNHH một thành viên theo Luật doanh nghiệp, 9đ
 
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Công Ty Luật, 9 Điểm
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Công Ty Luật, 9 ĐiểmLiệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Công Ty Luật, 9 Điểm
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Công Ty Luật, 9 Điểm
 
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOTLuận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
 
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt NamLuận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Luật Kinh Tế
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Luật Kinh TếDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Luật Kinh Tế
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Luật Kinh Tế
 
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển, HOT
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển, HOTLuận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển, HOT
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển, HOT
 
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức theo pháp luật
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức theo pháp luậtLuận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức theo pháp luật
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức theo pháp luật
 
Liệt Kê 200 Các Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Kinh Tế , Điểm Cao
Liệt Kê 200 Các Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Kinh Tế , Điểm CaoLiệt Kê 200 Các Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Kinh Tế , Điểm Cao
Liệt Kê 200 Các Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Kinh Tế , Điểm Cao
 
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAYĐề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
 
Luận án: Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng, HAY
Luận án: Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng, HAYLuận án: Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng, HAY
Luận án: Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng, HAY
 
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệuLuận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
 
Luận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAYLuận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOTĐề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo luật
Luận văn: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo luậtLuận văn: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo luật
Luận văn: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo luật
 
Luận văn: Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng, HAY
Đề tài: Biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng, HAYĐề tài: Biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng, HAY
Đề tài: Biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng, HAY
 
Luận văn: Thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo luật dân sự, HOT
Luận văn: Thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo luật dân sự, HOTLuận văn: Thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo luật dân sự, HOT
Luận văn: Thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo luật dân sự, HOT
 
Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
 

Similar to Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan an

Luật Ngân hàng Tiêu chí Hoạt động ngân hàng Hoạt động kinh doanh Chủ thê Ngâ...
Luật Ngân hàng Tiêu chí Hoạt động ngân hàng Hoạt động kinh doanh Chủ thê Ngâ...Luật Ngân hàng Tiêu chí Hoạt động ngân hàng Hoạt động kinh doanh Chủ thê Ngâ...
Luật Ngân hàng Tiêu chí Hoạt động ngân hàng Hoạt động kinh doanh Chủ thê Ngâ...hieu anh
 
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG T...
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH  VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG T...PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH  VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG T...
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG T...hieu anh
 
Taichinhtiente
TaichinhtienteTaichinhtiente
TaichinhtienteThư Anh
 

Similar to Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan an (20)

Luật Ngân hàng Tiêu chí Hoạt động ngân hàng Hoạt động kinh doanh Chủ thê Ngâ...
Luật Ngân hàng Tiêu chí Hoạt động ngân hàng Hoạt động kinh doanh Chủ thê Ngâ...Luật Ngân hàng Tiêu chí Hoạt động ngân hàng Hoạt động kinh doanh Chủ thê Ngâ...
Luật Ngân hàng Tiêu chí Hoạt động ngân hàng Hoạt động kinh doanh Chủ thê Ngâ...
 
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật tại các ngân hàng
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật tại các ngân hàngLuận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật tại các ngân hàng
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật tại các ngân hàng
 
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt NamLuận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi
Luận văn: Pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửiLuận văn: Pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi
Luận văn: Pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi
 
Đề tài: Quản trị tài chính của các ngân hàng thương mại, HAY
Đề tài: Quản trị tài chính của các ngân hàng thương mại, HAYĐề tài: Quản trị tài chính của các ngân hàng thương mại, HAY
Đề tài: Quản trị tài chính của các ngân hàng thương mại, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về quản lý sử dụng vốn của ngân hàng Agribank
Đề tài: Pháp luật về quản lý sử dụng vốn của ngân hàng AgribankĐề tài: Pháp luật về quản lý sử dụng vốn của ngân hàng Agribank
Đề tài: Pháp luật về quản lý sử dụng vốn của ngân hàng Agribank
 
Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng
Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụngTội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng
Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng
 
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG T...
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH  VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG T...PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH  VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG T...
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG T...
 
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOTPháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
 
Đề tài: Địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài theo pháp luật
Đề tài: Địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài theo pháp luậtĐề tài: Địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài theo pháp luật
Đề tài: Địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài theo pháp luật
 
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOTĐề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
 
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng AgribankHuy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
 
Luận văn: Pháp luật về giao dịch bảo đảm trong ngân hàng, HAY
Luận văn: Pháp luật về giao dịch bảo đảm trong ngân hàng, HAYLuận văn: Pháp luật về giao dịch bảo đảm trong ngân hàng, HAY
Luận văn: Pháp luật về giao dịch bảo đảm trong ngân hàng, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về cho vay và đảm bảo an toàn khi cho vay
Luận văn: Pháp luật về cho vay và đảm bảo an toàn khi cho vayLuận văn: Pháp luật về cho vay và đảm bảo an toàn khi cho vay
Luận văn: Pháp luật về cho vay và đảm bảo an toàn khi cho vay
 
Taichinhtiente
TaichinhtienteTaichinhtiente
Taichinhtiente
 
Pháp Luật Về Cho Vay Và Đảm Bảo An Toàn Khi Cho Vay.doc
Pháp Luật Về Cho Vay Và Đảm Bảo An Toàn Khi Cho Vay.docPháp Luật Về Cho Vay Và Đảm Bảo An Toàn Khi Cho Vay.doc
Pháp Luật Về Cho Vay Và Đảm Bảo An Toàn Khi Cho Vay.doc
 
Luận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng ở Việt NamLuận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam
 
Đề tài: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại, HOT
Đề tài: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại, HOTĐề tài: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại, HOT
Đề tài: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại, HOT
 
Luận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại
Luận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mạiLuận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại
Luận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại
 

More from anh hieu

Xây dựng hệ thống quản lý cửa hàng bán sách, đĩa nhạc, đĩa phim Media One
Xây dựng hệ thống quản lý cửa hàng bán sách, đĩa nhạc, đĩa phim Media OneXây dựng hệ thống quản lý cửa hàng bán sách, đĩa nhạc, đĩa phim Media One
Xây dựng hệ thống quản lý cửa hàng bán sách, đĩa nhạc, đĩa phim Media Oneanh hieu
 
THỰC TẬP CƠ SỞ CHUYÊN NGÀNH TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK API
THỰC TẬP CƠ SỞ CHUYÊN NGÀNH TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK APITHỰC TẬP CƠ SỞ CHUYÊN NGÀNH TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK API
THỰC TẬP CƠ SỞ CHUYÊN NGÀNH TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK APIanh hieu
 
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Tre
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến TreLập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Tre
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Treanh hieu
 
Đánh giá hiệu quả hoạt động Digital Marketing của công ty TNHH công nghệ VIHAT
Đánh giá hiệu quả hoạt động Digital Marketing của công ty TNHH công nghệ VIHATĐánh giá hiệu quả hoạt động Digital Marketing của công ty TNHH công nghệ VIHAT
Đánh giá hiệu quả hoạt động Digital Marketing của công ty TNHH công nghệ VIHATanh hieu
 
Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi...
 Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi... Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi...
Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi...anh hieu
 
một số biện pháp nâng cao chất lượng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hả...
 một số biện pháp nâng cao chất lượng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hả... một số biện pháp nâng cao chất lượng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hả...
một số biện pháp nâng cao chất lượng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hả...anh hieu
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu họ...
 Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu họ... Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu họ...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu họ...anh hieu
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NHÀ THUỐC NGÔ VY ĐẾN NĂM 2025
 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NHÀ THUỐC NGÔ VY ĐẾN NĂM 2025 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NHÀ THUỐC NGÔ VY ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NHÀ THUỐC NGÔ VY ĐẾN NĂM 2025anh hieu
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Định Tường
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Định TườngKế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Định Tường
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Định Tườnganh hieu
 
Phân tích thực trạng hoạt động marketing mix cho công ty TNHH Delfi Technolo...
 Phân tích thực trạng hoạt động marketing mix cho công ty TNHH Delfi Technolo... Phân tích thực trạng hoạt động marketing mix cho công ty TNHH Delfi Technolo...
Phân tích thực trạng hoạt động marketing mix cho công ty TNHH Delfi Technolo...anh hieu
 
Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023
Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023 Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023
Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023 anh hieu
 
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...anh hieu
 
Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...
Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...
Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...anh hieu
 
Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại thành phố Hồ ...
Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại thành phố Hồ ...Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại thành phố Hồ ...
Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại thành phố Hồ ...anh hieu
 
Quản trị rủi ro của Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
Quản trị rủi ro của Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt NamQuản trị rủi ro của Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
Quản trị rủi ro của Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Namanh hieu
 
Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng quận Gò Vấp về sản phẩm mì ăn li...
Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng quận Gò Vấp về sản phẩm mì ăn li...Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng quận Gò Vấp về sản phẩm mì ăn li...
Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng quận Gò Vấp về sản phẩm mì ăn li...anh hieu
 
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...anh hieu
 
Nâng cao chất lượng thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cả...
Nâng cao chất lượng thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cả...Nâng cao chất lượng thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cả...
Nâng cao chất lượng thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cả...anh hieu
 
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan chi nhánh Tr...
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan chi nhánh Tr...Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan chi nhánh Tr...
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan chi nhánh Tr...anh hieu
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...anh hieu
 

More from anh hieu (20)

Xây dựng hệ thống quản lý cửa hàng bán sách, đĩa nhạc, đĩa phim Media One
Xây dựng hệ thống quản lý cửa hàng bán sách, đĩa nhạc, đĩa phim Media OneXây dựng hệ thống quản lý cửa hàng bán sách, đĩa nhạc, đĩa phim Media One
Xây dựng hệ thống quản lý cửa hàng bán sách, đĩa nhạc, đĩa phim Media One
 
THỰC TẬP CƠ SỞ CHUYÊN NGÀNH TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK API
THỰC TẬP CƠ SỞ CHUYÊN NGÀNH TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK APITHỰC TẬP CƠ SỞ CHUYÊN NGÀNH TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK API
THỰC TẬP CƠ SỞ CHUYÊN NGÀNH TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK API
 
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Tre
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến TreLập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Tre
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Tre
 
Đánh giá hiệu quả hoạt động Digital Marketing của công ty TNHH công nghệ VIHAT
Đánh giá hiệu quả hoạt động Digital Marketing của công ty TNHH công nghệ VIHATĐánh giá hiệu quả hoạt động Digital Marketing của công ty TNHH công nghệ VIHAT
Đánh giá hiệu quả hoạt động Digital Marketing của công ty TNHH công nghệ VIHAT
 
Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi...
 Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi... Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi...
Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi...
 
một số biện pháp nâng cao chất lượng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hả...
 một số biện pháp nâng cao chất lượng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hả... một số biện pháp nâng cao chất lượng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hả...
một số biện pháp nâng cao chất lượng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hả...
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu họ...
 Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu họ... Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu họ...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu họ...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NHÀ THUỐC NGÔ VY ĐẾN NĂM 2025
 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NHÀ THUỐC NGÔ VY ĐẾN NĂM 2025 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NHÀ THUỐC NGÔ VY ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NHÀ THUỐC NGÔ VY ĐẾN NĂM 2025
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Định Tường
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Định TườngKế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Định Tường
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Định Tường
 
Phân tích thực trạng hoạt động marketing mix cho công ty TNHH Delfi Technolo...
 Phân tích thực trạng hoạt động marketing mix cho công ty TNHH Delfi Technolo... Phân tích thực trạng hoạt động marketing mix cho công ty TNHH Delfi Technolo...
Phân tích thực trạng hoạt động marketing mix cho công ty TNHH Delfi Technolo...
 
Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023
Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023 Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023
Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023
 
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
 
Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...
Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...
Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...
 
Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại thành phố Hồ ...
Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại thành phố Hồ ...Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại thành phố Hồ ...
Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại thành phố Hồ ...
 
Quản trị rủi ro của Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
Quản trị rủi ro của Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt NamQuản trị rủi ro của Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
Quản trị rủi ro của Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
 
Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng quận Gò Vấp về sản phẩm mì ăn li...
Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng quận Gò Vấp về sản phẩm mì ăn li...Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng quận Gò Vấp về sản phẩm mì ăn li...
Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng quận Gò Vấp về sản phẩm mì ăn li...
 
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...
 
Nâng cao chất lượng thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cả...
Nâng cao chất lượng thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cả...Nâng cao chất lượng thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cả...
Nâng cao chất lượng thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cả...
 
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan chi nhánh Tr...
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan chi nhánh Tr...Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan chi nhánh Tr...
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan chi nhánh Tr...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...
 

Recently uploaded

10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 

Recently uploaded (20)

10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 

Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan an

  • 1. 1 Câu hỏi ôn tập môn: Luật Ngân hàng 1. Phân biệt hoạt động kinh doanh ngân hàng với các hoạt động kinh doanh khác trong nền kinh tế? 2. Những đặc điểm của hoạt động kinh doanh ngân hàng có ảnh hưởng gì tới việc nhà nước sử dụng pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng? 3. Nêu và phân tích ví dụ để chứng minh vai trò của nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng? 4. Tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa Luật ngân hàng và các ngành luật: Luật tài chính, Luật thương mại, Luật hành chính, Luật dân sự? 5. Phân tích vị trí pháp lý của Ngân hàng nhà nước Việt Nam? 6.Tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa Ngân hàng Nhà nước Việt nam và các Bộ quản lý chuyên ngành khác? 7. Bộ máy lãnh đạo, điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam? Vị trí pháp lý của Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia? 8. Phân tích các chức năng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ? 9. Nội dung các hình thức tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam? 10. Các công cụ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam để thực hiện chính sách tiền tệ Quốc gia? 11. Phát hành tiền là gì? Phân tích thẩm quyền phát hành tiền của NHNNVN theo pháp luật hiện hành? 12. Phân tích hoạt động thanh tra ngân hàng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam theo pháp luật hiện hành? 13. Những dấu hiệu để nhận dạng các loại tổ chức tín dụng? Các loại ngân hàng? 14. Các loại hình tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam? 15. So sánh sự giống và khác nhau giữa tổ chức tín dụng là ngân hàng với tổ chức tín dụng phi ngân hàng? 16. Thẩm quyền cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động đối với các tổ chức tín dụng? 17. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với tổ chức tín dụng, giấy phép hoạt động ngân hàng đối với tổ chức khác?
  • 2. 2 18. Trình bày cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành của các tổ chức tín dụng? 19. Thế nào là kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng? Trình tự tiến hành kiểm soát đặc biệt? 20. Các qui định pháp lý về giải thể, phá sản tổ chức tín dụng? 21. Tổ chức tín dụng bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động trong những trường hợp nào? 22. Phân biệt các hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng với các hình thức hoạt động tín dụng của các chủ thể khác? 23. Nội dung các chế độ cấp tín dụng của tổ chức tín dụng? 24. Tín dụng là gì? Phân biệt tín dụng ngân hàng với tín dụng thương mại? 25. Các nguyên tắc hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng? 26. Khái niệm hợp đồng tín dụng ngân hàng và thủ tục giao kết hợp đồng tín dụng ngân hàng? 27. Chủ thể, điều kiện của chủ thể hợp đồng tín dụng ngân hàng? 28. Thế nào là bảo đảm tiền vay? Nêu khái quát về các biện pháp bảo đảm tiền vay? 29. Qui định pháp lý về cho vay có bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba? 30. Bảo lãnh ngân hàng là gì? Bảo lãnh ngân hàng có phải là một nghiệp vụ tín dụng hay không? 31. Cho thuê tài chính là gì ? So sánh với cho thuê tài sản trong pháp luật dân sự? 32. Quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ cho thuê tài chính?
  • 3. 3 Câu 1. Phân biệt hoạt động kinh doanh ngân hàng với các hoạt động kinh doanh khác trong nền kinh tế? Tiêu chí Hoạt động ngân hàng Hoạt động kinh doanh Chủ thể Ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác hoạt động ngân hàng Phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và giấy phép hoạt động ngân hàng Chủ thể đa dạng, cá nhân tổ chức thực hiện kinh doanh nói chung. Không nhất thiết phải có giấy phép kinh doanh như người kinh doanh nhỏ lẻ, tổ hợp tác, hộ gia đình. Đối tượng Tiền tệ và các giấy tờ có giá. Đối tượng giao dịch có tính nhất ngắn hạn. Tha gia vơi tư cách là phương tiện thanh toán hàng hóa, tiền chuyển khoản hối phiếu Phương pháp điều chỉnh Chịu sự điều chỉnh của Luật Ngân hàng, pháp luật có liên quan như Luật doanh nghiệp, Luật Phá sản, Luật cạnh tranh. Tuân thủ các quy định của pháp luật nói chung và Luật Thương Mại. Luật Doanh nghiệp Tính chất hoạt động Mục đích lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận Có độ rủi ro cao hơn và có ảnh hưởng sâu sắc, có tính dây chuyền rõ nét đối với nền kinh tế nên là loại hình kinh doanh có điều kiện. Mục đích lợi nhuận là chủ yếu. Độ rủi ro ít hơn và ít có ảnh hưởng dây chuyền và không bắt buộc về điều kiện. Câu 2. Những đặc điểm của hoạt động kinh doanh ngân hàng có ảnh hưởng gì tới việc nhà nước sử dụng pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng? Do độ rủi ro của hoạt động ngân hàng cao và đặc biệt luật có ảnh hưởng sâu sắc và có tính dây chuyền đến kinh tế xã hội, liên quan đến lợi ích của nhiều chủ thể nên pháp luật cũng đặc biệt lưu ý khi điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động ngân hàng.
  • 4. 4 Để quản lý và duy trì trật tự cho các hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, nhà nước sử dụng công cụ pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng, tạo lập những chuẩn mực cho việc tổ chức và hoạt động của hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Sự điều chỉnh này theo những hướng sau: - Quản lý, điều tiết và kiểm soát đối với các chủ thể thực hiện các hoạt động ngân hàng và kinh doanh tiền tệ -Tạo lập những tiền đề, cơ sở pháp lý cho việc thiết lập và vận hành mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng, TCTD sao cho phù hợp với những điều kiện của nền kinh tế thị trường tại từng thời điểm. - Đề hạn chế rủi ro, pháp luật ngân hàng quy định những hạn chế, giới hạn an toàn cần thiết cũng như biện pháp kiểm soát chặt chẽ cần thiết đối với các hoạt động kinh doanh của ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. - Quy định các quy phạm thích hợp điều chỉnh các quan hệ giao dịch giữa các chủ thể trong các hoạt động tín dụng, tiền tệ, ngân hàng. Câu 3. Nêu và phân tích ví dụ để chứng minh vai trò của nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng? Vai trò của NN trong lĩnh vực NH 1. Nhà nước xây dựng và tổ chức thực hiện chinh sách tiền tệ quốc gia 2. Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ quản lý và duy trì trật tự cho các hoạt động Ngân hàng trong nền kinh tế 3. Nhà nước thanh lập và sử dụng hệ thống NH, TCTD Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. 4. Nhà nước kích thích sự phát triển của các hệ thống Ngân hàng, TCTD Nhà nước tạo môi trường kinh tế, môi trường pháp lý. Cụ thể: 1. Nhà nước xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia Chính sách tiền tệ quốc gia có ảnh hưởng to lớn đối với quá trình và ổn định kinh tế - xã hội. Do đo việc hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia phải theo cơ chế và trật tự chặt chẽ. Ở Việt Nam quy định NHNNVN có nhiệm vụ quyền hạng xây dựng chính sách tiền tệ quốc gia để trình chính phủ xem xét trình Quốc Hội quy định và tổ chức thực hiện chính sách này. Theo Luật NHNNVN Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm
  • 5. 5 quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra. 2. Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ quản lý và duy trì trật tự cho các hoạt động Ngân hàng trong nền kinh tế Lĩnh vực Ngân hàng la nơi tich tụ va điều hòa nhiều loại nguồn vốn, là nơi thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao va liên quan đến nhiều lợi ich của nhiều loại chủ thể trong nền kinh tế. Đảm bảo an toàn cho hoạt động NH va phát huy vai trò tích cực đối với nền kinh tế và đời sống xa hội, đòi hỏi NN cũng đồng bộ những biện pháp trong đó có sử dụng pháp luật. Thể hiện trên các mặt: + Ban hành các văn bản pháp luật quy định các điều kiện hoạt động Ngân hàng; điều kiện trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép thành lập va hoạt động của TCTD và giấy phép hoạt động Ngân hàng của các tổ chức khác quy định nhiệm vụ và quyền hạn quản lý NN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. + Nhà nước dùng pháp luật làm công cụ để xây dựng hệ thống Ngân hàng, TCTD phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Chính sách của Nhà nước về xây dựng các loại hinh TCTD. + Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ bảo đảm an toàn cho các hoạt động kinh doanh Ngân hàng trong nền kinh tế vì hoạt động kinh doanh Ngân hàng còn tiềm ẩn những rủi ro cao: VD: Nhà nước ban hành cac quy định nhằm hạn chế va kiểm soát hoạt động kinh doanh Ngân hàng + Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ ngăn ngừa, giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực Ngân hàng: Quy định về trình tự, thủ tục, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp... góp phần trong việc bảo vệ quyền lợi của các tổ chức, cá nhân tham gia các quan hệ xã hội trong lĩnh vực Ngân hàng trong nền kinh tế. 3. Nhà nước thanh lập và sử dụng hệ thống NH, TCTD Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng TMQD, Ngân hàng đầu tư phát triển, Ngân hàng chính sách và các loại hình TCTD khác. Hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ Nha nước giao nên các NH, TCTD Nhà nước đóng vai trò la công cụ của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, tín dụng Ngân hàng của Nhà nước và giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân
  • 6. 6 - Vai trò chủ đạo thể hiện: Hệ thống NH hoạt động trên tất cả các lĩnh vực Ngân hàng với quy mô hoạt động rộng nên có ảnh hưởng sâu sắc đối với nền kinh tế và có tác động chi phối đối với hoạt động Ngân hàng của các thanh phần kinh tế khác. 4. Nhà nước kích thích sự phát triển của các hệ thống Ngân hàng, TCTD Nhà nước tạo môi trường kinh tế, môi trường pháp lý - Nhà nước tạo môi trường kinh tế, môi trường pháp lý - Thực hiện các tác động trực tiếp bằng chính sách thu hút đầu tư, chính sách ưu đãi. Câu 4. Tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa Luật ngân hàng và các ngành luật: Luật tài chính, Luật thương mại, Luật hành chính, Luật dân sự? * Tương đồng: đều là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung. * Khác biệt: Đối tượng điều chỉnh Phương pháp điều chỉnh Luật N.Hàng Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước, các quan hệ giao dịch có liên quan đến hoạt động tiền tệ tín dụng ngân hàng, các hoạt động ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng, các tổ chức phi ngân hàng và các chủ thể khác trên lĩnh vực ngân hàng và thị trường tiền tệ Phương pháp bình đằng và phương pháp thỏa thuận. Luật T.Chính Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ và nguồn vốn tiền tệ. Phương pháp mệnh lệnh và phương pháp thỏa thuận. Luật T.Mại Quan hệ phát sinh giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa các thương nhân với các chủ thể khác hoặc giữa khác chủ thể khác với nhau trong lĩnh vực thương mại hoặc hành vi thương mại Phương pháp chủ yếu là thỏa thuận, đôi khi có sử dụng phương pháp mệnh lệnh hành chính.
  • 7. 7 Luật H.Chính Các quan hệ phát sịnh trong lĩnh vực quản lý nhà nước (tổ chức và thực hiện các hoạt động chấp hành và điều hành của cơ quan nhà nước) Phương pháp mệnh lệnh là chủ yếu, đôi khi có phương pháp thỏa thuận Luật Dân sự Quan hệ nhân thân và tài sản Phương pháp thỏa thuận là chủ yếu. Câu 5. Phân tích vị trí pháp lý của Ngân hàng nhà nước Việt Nam? Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định. “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Theo quy định này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một tổ chức vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, vừa là Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Vị trí pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được xác định là cơ quan của Chính phủ, là cơ quan ngang Bộ. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là thành viên của Chính phủ, do Thủ tướng Chính phủ đề cử và Quốc hội phê chuẩn, là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Như vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được tổ chức theo mô hình Ngân hàng Trung ương trực thuộc Chính phủ, theo đó các quyết định liên quan đến xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ đều chịu sự chi phối trực tiếp của Chính phủ, theo đó Chính phủ dễ dàng sử dụng Ngân hàng Trung ương như một công cụ phục vụ cho các mục tiêu cấp bách trước mắt của quốc gia, đồng thời chính sách tiền tệ cũng được kiểm soát với mục đích sử dụng phối hợp đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm bảo đảm mức độ tác động hiệu quả của tổng thể các chính sách đối với các mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ. - Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn được xác định với vị trí pháp lý là Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương là phát hành tiền và là ngân hàng của các tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được pháp luật quy định là Ngân hàng Trung
  • 8. 8 ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Pháp luật quy định Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất được phép phát hành tiền nhằm bảo đảm thống nhất và an toàn cho hệ thống lưu thông tiền tệ của quốc gia. Chức năng độc quyền phát hành tiền của Ngân hàng Nhà nước thể hiện cả quyền lực và nghĩa vụ của Ngân hàng Nhà nước trong nghiệp vụ phát hành tiền cho toàn bộ nhu cầu chi tiêu của nền kinh tế, vì vậy, việc phát hành tiền của Ngân hàng Nhà nước ra lưu thông phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nghĩa vụ cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho Chính phủ như quản lý tài khoản của Kho bạc nhà nước, làm đại lý và tư vấn cho Chính phủ, hỗ trợ các mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế của Chính phủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời với việc thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được pháp luật quy định chức năng ngân hàng của các ngân hàng. Khi thực hiện chức năng này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho các tổ chức tín dụng bao gồm nhận tiền gửi, cho vay và thanh toán. Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản và nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng như: tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi thanh toán. Ngân hàng Nhà nước là trung tâm thanh toán cho hệ thống các tổ chức tín dụng và thực hiện vai trò “người cho vay cuối cùng” nhằm hạn chế nguy cơ đổ vỡ của các tổ chức tín dụng. Vị trí pháp lý đặc thù này của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quyết định bởi mục đích, tính chất và yêu cầu quản lý vĩ mô của nhà nước đối với hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, phù hợp với mô hình quản lý nền kinh tế nước ta trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Câu 6.Tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa Ngân hàng Nhà nước Việt nam và các Bộ quản lý chuyên ngành khác? * Sự tương đồng: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ quản lý chuyên ngành khác đều được đặt trong cơ cấu tổ chức của Chính phủ, là cơ quan của Chính phủ, thay mặt Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các hoạt động của mình. * Sự khác biệt. NHNNVN có sự khác biệt với các Bộ khác của Chính phủ, nó quản lý mọi hoạt động tiền tệ, ngân hàng không đơn thuần bằng biện pháp hành chính mà chủ yếu bằng các
  • 9. 9 chính sách và công cụ kinh tế. Phần lớn, NHNNVN tác động vào kinh tế và tiền tệ thông qua các nghiệp vụ sinh lời, bằng các công cụ vĩ mô gián tiếp gắn liền mật thiết với thị trường tiền tệ. Quản lý NN gắn liền với hoạt động sinh lời, góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách, là nét đặc thù riêng có của Ngân hàng Nhà nước. Tuy vậy mục đích của NHNN không phải là mưu doanh tìm lợi mà là “ổn định giá trị đồng tiền, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các bộ sẽ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ tuỳ theo các lĩnh vực chuyên ngành mà mình quản lý. Câu 7. Bộ máy lãnh đạo, điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam? Vị trí pháp lý của Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia? Điều 8. Lãnh đạo, điều hành Ngân hàng Nhà nước 1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là thành viên của Chính phủ, là người đứng đầu và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. 2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Tổ chức và chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo thẩm quyền; b) Tổ chức và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; c) Đại diện pháp nhân của Ngân hàng Nhà nước. Theo Quyết định số 58/2011/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Về việc thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia Điều 1. Thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia để tư vấn cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc hoạch định và quyết định những vấn đề quan trọng về chủ trương, chính sách tài chính, tiền tệ thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Điều 2. Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia có nhiệm vụ: 1. Thảo luận, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những chủ trương, chính sách, đề án lớn và những vấn đề quan trọng trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ. 2. Tư vấn cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ quyết định các chính sách, kế hoạch tài chính, tiền tệ trong từng thời kỳ; các biện pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ
  • 10. 10 và của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện có hiệu quả các chính sách, kế hoạch đã được quyết định. 3. Tư vấn một số vấn đề khác liên quan đến việc thực hiện chính sách, kế hoạch tài chính, tiền tệ khi được Thủ tướng Chính phủ giao. Điều 3. Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia làm việc theo nguyên tắc tư vấn và theo Quy chế làm việc của Hội đồng do Thủ tướng Chính phủ quy định. Câu 8. Phân tích các chức năng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ? Câu 9. Nội dung các hình thức tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam? Câu 10. Các công cụ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam để thực hiện chính sách tiền tệ Quốc gia? Theo quy định của pháp luật, để thực hiện chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước sử dụng cả các công cụ trực tiếp như lãi suất và tỷ giá hối đoái, đồng thời sử dụng các các công cụ gián tiếp như tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ thị trường mở. + Công cụ tái cấp vốn “Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng”. [Điều 11, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010] Tái cấp vốn là một công cụ gián tiếp, là một hình thức cấp tín dụng đối với các tổ chức tín dụng trên cơ sở bù đắp thiếu hụt thanh toán, đáp ứng nhu cầu thiếu vốn cho các tổ chức tín dụng để cho vay nền kinh tế, tạo ra kênh cung ứng vốn tín dụng có sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng theo những hình thức sau đây: - Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá; - Chiết khấu giấy tờ có giá; - Các hình thức tái cấp vốn khác. + Công cụ lãi suất Công cụ lãi suất được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện dưới hình thức xác định và công bố lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn. “Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi. Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà
  • 11. 11 nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác” [Điều 12, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010]. Sử dụng công cụ này, Ngân hàng Nhà nước điều tiết lượng tiền cung ứng cho lưu thông bằng cách công bố lãi suất cơ bản, làm cơ sở để các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động vốn và lãi suất cấp tín dụng của mình, hoặc công bố lãi suất tái cấp vốn với tư cách là giá cả yếu tố đầu vào để từ đó các tổ chức tín dụng có thể tăng hoặc giảm lãi suất cấp tín dụng. Kể từ tháng 6 năm 2002, điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đã chuyển từ cơ chế lãi suất cơ bản sang cơ chế lãi suất thoả thuận, do đó lãi suất cơ bản không còn là công cụ để kiểm soát lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng mà đóng vai trò định hướng lãi suất thị trường để phát tín hiệu về quan điểm chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ (thắt chặt hay nới lỏng), từ đó các tổ chức tín dụng xác định lãi suất kinh doanh cho phù hợp. Như vậy, việc điều hành lãi suất về cơ bản đã gắn với các yếu tố thị trường và trên thực tế, việc điều hành linh hoạt lãi suất và tỷ giá làm cho lãi suất trở thành công cụ hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, cơ chế điều hành bằng lãi suất cũng bộc lộ nhiều nhược điểm do thị trường tiền tệ ở Việt Nam chưa thực sự phát triển, lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố chưa phát huy được vai trò định hướng lãi suất thị trường và mối quan hệ giữa các lãi suất của Ngân hàng Nhà nước và lãi suất thị trường chưa gắn kết chặt chẽ nên nó chỉ được xác định là công cụ hỗ trợ cho việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. + Công cụ tỷ giá hối đoái “Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam” [Điều 6, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010]. Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá. Tỷ giá hối đoái cũng là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia quan trọng nhằm hướng tới mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền. Khi muốn kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước có thể sử dụng chính sách hạ tỷ giá hối đoái, làm cho giá trị của nội tệ tăng và ngược lại khi muốn kích thích lạm phát, Ngân hàng Nhà nước có thể nâng tỷ giá tăng lên làm giảm giá trị nội tệ để thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ
  • 12. 12 cho phù hợp trong từng thời kỳ. Với cơ chế điều hành tỷ giá và việc can thiệp kịp thời của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường ngoại tệ, trong những năm qua, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và một số ngoại tệ tương đối ổn định, góp phần thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, qua đó cải thiện cán cân thanh toán và tăng dự trữ ngoại tệ cho đất nước. + Công cụ dự trữ bắt buộc “Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia’’[Điều 14, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010]. Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Dự trữ bắt buộc là một công cụ gián tiếp quan trọng để Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ. Việc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc tạo điều kiện để Ngân hàng Nhà nước kiểm soát quá trình tạo tiền của các tổ chức tín dụng, đồng thời có thể tác động đến mức cung tiền tệ cho nền kinh tế khi tăng hay giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Từ khi Ngân hàng Nhà nước sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để điều hành chính sách tiền tệ đến nay, công cụ này đã không ngừng được hoàn thiện, nhờ đó, Ngân hàng Nhà nước có thể dự đoán được tổng nhu cầu dự trữ của các tổ chức tín dụng và qua đó sẽ có quyết định bơm tiền hay rút tiền về thông qua các công cụ khác như tái cấp vốn hoặc nghiệp vụ thị trường mở. + Công cụ nghiệp vụ thị trường mở Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán ngắn hạn các giấy tờ có giá do Ngân hàng Nhà nước thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng. Nghiệp vụ thị trường mở được đánh giá là công cụ có nhiều ưu thế nhất và là công cụ quan trọng nhất để thực hiện chính sách tiền tệ của nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đây là công cụ giúp cho Ngân hàng Nhà nước có thể chủ động trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Sau một thời gian nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết, từ tháng 7 năm 2000, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức đưa công cụ nghiệp vụ thị trường mở vào hoạt
  • 13. 13 động. Việc thực hiện nghiệp vụ này đánh dấu một sự chuyển biến quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, từ sử dụng các công cụ trực tiếp sang sử dụng các công cụ gián tiếp theo tín hiệu của thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế. Công cụ này cho phép Ngân hàng Nhà nước có thể điều chỉnh khối lượng tiền cung ứng theo cả hai hướng: tăng lên hoặc giảm xuống một cách linh hoạt thông qua nghiệp vụ mua hoặc bán các giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ. Thiếu cơ chế điều tiết của nghiệp vụ thị trường mở, các công cụ gián tiếp khác như công cụ tái cấp vốn và dự trữ bắt buộc sẽ không phát huy được hiệu quả. Câu 11. Phát hành tiền là gì? Phân tích thẩm quyền phát hành tiền của NHNNVN theo pháp luật hiện hành? Câu 12. Phân tích hoạt động thanh tra ngân hàng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam theo pháp luật hiện hành? Thanh tra Ngân hàng là bộ phận của hoạt động quản lý nhà nước về ngân hàng.  Mục đích của hoạt động thanh tra ngân hàng Thanh tra ngân hàng nhằm góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng và hệ thống tài chính; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của tổ chức tín dụng; duy trì và nâng cao lòng tin của công chúng đối với hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.  Nguyên tắc thanh tra ngân hàng - Thanh tra ngân hàng phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng. - Kết hợp thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với thanh tra rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng. - Thanh tra ngân hàng được thực hiện theo nguyên tắc thanh tra toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng.  Đối tượng thanh tra ngân hàng Ngân hàng Nhà nước thanh tra các đối tượng sau đây: - Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. Trong
  • 14. 14 trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra hoặc phối hợp thanh tra công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng; - Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng; - Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.  Quyền, nghĩa vụ của đối tượng thanh tra ngân hàng - Thực hiện kết luận thanh tra. - Thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.  Căn cứ ra quyết định thanh tra Việc ra quyết định thanh tra phải trên cơ sở một trong các căn cứ sau đây: - Chương trình, kế hoạch thanh tra; - Yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; - Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; - Khi có dấu hiệu rủi ro đe dọa sự an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng.  Nội dung thanh tra ngân hàng - Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, việc thực hiện các quy định trong giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp. - Xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của đối tượng thanh tra ngân hàng. - Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng. - Kiến nghị, yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng có biện pháp hạn chế, giảm thiểu và xử lý rủi ro để bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và phòng ngừa, ngăn chặn hành động dẫn đến vi phạm pháp luậ
  • 15. 15 Mã tài liệu : 600167 Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách : - Link tải dưới bình luận . - Nhắn tin zalo 0932091562