SlideShare a Scribd company logo
1 of 180
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN NGỌC LƯƠNG
PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI – 2017
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN NGỌC LƯƠNG
PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số : 62380107
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS PHẠM THỊ GIANG THU
2. TS NGUYỄN VĂN TUYẾN
HÀ NỘI - 2017
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa
học của riêng tôi. Các thông tin nêu trong luận án là
trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng
được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Ngọc Lương
2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT Chữ viết tắt Ý nghĩa
1. BLDS Bộ luật Dân sự
2. TCTD Tổ chức tín dụng
3. NHTM Ngân hàng thương mại
4. NHNN Ngân hàng Nhà nước
5. NHNNg Ngân hàng nước ngoài
1
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI............................ 8
1.1. Tình hình nghiên cứu pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân
hàng thương mại ở Việt Nam .............................................................................8
1.2. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án...........23
1.3. Cơ sở, giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.......................................26
Kết luận chương 1.....................................................................................................29
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẤP TÍN DỤNG VÀ PHÁP LUẬTVỀ
HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI................ 30
2.1. Những vấn đề chung về hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại 30
2.2. Khái quát pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương
mại ........................................................................................................................... 60
2.3. Kinh nghiệm pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại
ở một số nước trên thế giới ...............................................................................71
Kết luận chương 2.....................................................................................................78
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM.............................................. 80
3.1. Quy định của pháp luật về các nghiệp vụ cấp tín dụng ngân hàng thương mại
được phép thực hiện ..........................................................................................80
3.2. Quyđịnhcủaphápluậtvềthẩmquyềnquyếtđịnhcấptíndụngchokhách hàng......86
3.3. Quy định pháp luật về nội dung hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương
mại ở Việt Nam..................................................................................................94
3.4. Quy định pháp luật về giới hạn an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân
hàng thương mại..............................................................................................126
Kết luận chương 3...................................................................................................137
Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QỦA
THỰC THI PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM...............................................................138
4.1. Quan điểm, phương hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả pháp luật điều
chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại ở Việt Nam........138
4.2. Các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp
luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại ở Việt Nam...144
Kết luận chương 4..................................................................................................164
KẾT LUẬN LUẬN ÁN.................................................................................................165
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ................................................................................167
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................168
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài, lĩnh vực nghiên cứu
Hoạt động cấp tín dụng là một trong 3 hoạt động chủ yếu và truyền thống
của các tổ chức tín dụng (cùng với hoạt động huy động vốn và hoạt động dịch vụ
thanh toán và ngân quỹ). Đây là hoạt động kinh doanh có độ rủi ro cao, hậu quả của
rủi ro mang tính phản ứng dây truyền, vì vậy ở các quốc gia hoạt động tín dụng
được đặt trong một hành lang pháp lý chặt trẽ, liên tục được hoàn thiện với những
điều khoản đặc biệt nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro. Ở Việt Nam hiện
nay, hành lang pháp lý đã được xây dựng tương đối đầy đủ đảm bảo cho sự phát
triển hoạt động tín dụng của NHTM. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm pháp luật
về hoạt động cấp tín dụng của NHTM cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Đặc
biệt vấn đề dẫn đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại hiện nay ngày càng tăng
cao, các biện pháp xử lý nợ xấu kém hiệu quả, nhiều ngân hàng không đảm bảo quy
định về bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng. Các nguy cơ đó có thể dẫn tới
tình trạng ngân hàng phá sản thậm chí khủng hoảng ngân hàng.
Ngày 16/6/2010, Quốc hội đã thông qua Luật các TCTD mới thay thế Luật
các TCTD năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD
năm 2004. Tuy vậy, đến thời điểm này vẫn chưa có nghị định hướng dẫn thi hành
luật chi tiết, cụ thể. Do vậy, nhiều vấn đề pháp luật điều chỉnh vẫn còn bất cập,
vướng mắc trong thực tiễn trước sự thay đổi, phát sinh linh hoạt, liên tục của thị
trường tài chính ngân hàng ở Việt Nam, nhất là các văn bản dưới luật và các văn
bản pháp luật có liên quan.
Thực tiễn thi hành Luật các TCTD năm 2010 và các văn bản điều chỉnh về
hoạt động cấp tín dụng của các TCTD thời gian qua phát sinh nhiều vấn đề tồn tại,
vướng mắc cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Nguyên nhân cơ bản là do sự
vận động biến đổi liên tục của thực tiễn; quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam, đặc điểm đặc thù trong chính sách phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam;
bản thân pháp luật về TCTD nói chung và pháp luật về hoạt động của NHTM nói
riêngmang nhiều tính đặc thù và liên quan mật thiết với nhiều hệ thống pháp luật
khác.
Từ thực trạng các quy định pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của TCTD
3
còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế nên cần có thêm công trình khoa học chuyên sâu ở
cấp độ Luận án Tiến sỹ luật học, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
thiện quy định pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của NHTM, các văn bản
luật có liên quan nhằm đảm bảo cho hoạt động cấp tín dụng của các NHTM thuận
lợi, đa dạng, an toàn và hiệu quả trong điều kiện và tình hình mới.
Theo nghiên cứu của nghiên cứu sinh, thời gian qua, đã có nhiều bài viết, đề
tài, luận văn của các nhà khoa học dưới góc độ khác nhau phân tích về hoạt động
của ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng. Trong số
đó, những bài viết, công trình khoa học đề cập đến hoạt động cấp tín dụng của ngân
hàng thương mại chiếm tỷ lệ không nhỏ. Các bài viết này đã phần nào phản ánh
được bức tranh đa dạng về hoạt động cấp tín dụng của các NHTM ở Việt Nam. Tuy
nhiên, những bài viết này hoặc chủ yếu mang tính thông tin, cung cấp kiến thức cơ
sở, cơ bản hoặc một số bài tính lý luận và thực tiễn chưa bao quát toàn diện, chưa
có những đề xuất mang tính tổng thể, chỉ nghiên cứu một vấn đề, một mặt hoạt
động riêng biệt trong các hoạt động cấp tín dụng của NHTM. Một số công trình
khoa học là Luận án tiến sĩ luật học có nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên căn cứ
đánh giá, phân tích và đề xuất dựa trên điều kiện kinh tế xã hội, hệ thống quy định
pháp luật đã có rất nhiều thay đổi. Hiện chưa có công trình nào nghiên cứu riêng
biệt về quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM từ khi
Luật tổ chức tín dụng 2010 có hiệu lực cho đến nay. Do đó, tác giả lựa chọn Đề tài
“Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM ở Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu cho luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ một số nội dung cơ bản nhất
về hoạt động cấp tín dụng và pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của NHTM, cấu
trúc pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của NHTM; đánh giá khách quan về thực
trạng các nhóm quy định pháp luật hiện hành về hoạt động cấp tín dụng của NHTM;
trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp
luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của
NHTM ở Việt Nam hiện nay.
Với mục đích như trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là:
4
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về hoạt động cấp tín dụng và pháp luật về
hoạt động cấp tín dụng của NHTM; bản chất và các nguyên tắc hoạt động cấp tín
dụng; xác định cấu trúc pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của NHTM và đánh giá
từng nội dung cấu trúc pháp luật.
- Xác định cơ sở kinh tế xã hội và sự cần thiết điều chỉnh pháp luật với hoạt
động cấp tín dụng của NHTM; các yếu tố tác động đến pháp luật về hoạt động cấp
tín dụng của NHTM.
- Nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của NHTM ở
một số nước trên thế giới và rút ra một số nhận định, kinh nghiệm có thể áp dụng ở
Việt Nam.
- Đánh giá khách quan thực trạng các quy định pháp luật về hoạt động cấp
tín dụng của NHTM hiện hành theo các nhóm nội dung cấu trúc pháp luật; chỉ rõ
những ưu điểm và hạn chế của từng nội dung pháp luật hiện hành về hoạt động cấp
tín dụng của NHTM.
- Xác định phương hướng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện các quy định
pháp luật hiện hành và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hoạt động cấp tín
dụng của NHTM.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm hệ thống các quy định pháp luật
điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM bao gồm: Luật các tổ chức tín dụng
2010, các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản điều chỉnh từng hình thức cấp
tín dụng: cho vay, bảo lãnh, bao thanh toán, chiết khấu và các nghiệp vụ cấp tín
dụng khác và các quy định pháp luật có liên quan bao gồm Luật Doanh nghiệp, Luật
Ngân hàng Nhà nước, Bộ Luật Dân sự, Luật Thương mại,...
Với yêu cầu về dung lượng của luận án, đề tài xác định giới hạn nghiên cứu
như sau:
- Đối tượng nghiên cứu là hệ thống các quy định pháp luật về hoạt động cấp
tín dụng ở Việt Nam kể từ khi Luật các tổ chức tín dụng 2010 có hiệu lực đến nay
và các văn bản pháp luật hiện hành quy định về từng hình thức cấp tín dụng.
- Những nghiên cứu của đề tài tập trung nghiên cứu theo hệ thống các nhóm
quy định pháp luật điều chỉnh 4 nhóm nội dung chính: Nhóm quy định pháp luật về
các hình thức cấp tín dụng được phép thực hiện của NHTM; nhóm quy định về
5
thẩm quyền quyết định cấp tín dụng cho khách hàng; nhóm quy định về nội dung
các hình thức cấp tín dụng; nhóm quy định pháp luật về giới hạn an toàn trong hoạt
động cấp tín dụng của NHTM.
Riêng nhóm quy định pháp luật vi phạm và giải quyết tranh chấp mặc dù là
bộ phận nằm trong cấu cấu thành pháp luật điều chỉnh hoạt động, tuy nhiên đã có
nhiều công trình công bố về nội dung giải quyết tranh chấp hợp đồng, để giải quyết
theo các quy trình chung của tranh chấp thương mại, dân sự, hình sự... vì vậy, luận
án không nghiên cứu, phân tích bộ phận này.
- Về thời gian: luận án nghiên cứu đánh giá pháp luật trên cơ sở số liệu công
bố cho kết quả hoạt động của năm 2015. Lý do của việc xác định thời điểm này: các
kết quả tuân thủ pháp luật được ngân hàng thương mại thể hiện tại tài liệu Báo cáo
hợp nhất sau quyết toán (31.3 hàng năm). Cho đến thời điểm Luận án này được
công bố, chưa có Báo cáo tài chính hợp nhất của các ngân hàng thương mại 2016.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để thực hiện tốt đề tài và đạt được mục tiêu đã đề ra, trong quá trình nghiên
cứu, ngoài các phương pháp nghiên cứu cơ bản là phương pháp duy vật biện chứng,
phương pháp suy luận logic, đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu bằng cả một số phương
pháp nghiên cứu đặc thù khác như:
- Phương pháp lịch sử: Việc nghiên cứu sẽ được tiến hành trên cơ sở có
xem xét đến các yếu tố, khía cạnh lịch sử của quá trình hình thành phát triển của
NHTM nói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng. Việc sử dụng phương pháp
này chủ yếu dùng ở phần nghiên cứu lý luận chung và một phần ở nội dung đánh
giá thực trạng quy định nhằm đảm bảo việc nghiên cứu được toàn diện, có so sánh,
đối chiếu, đảm bảo tính kế thừa, đánh giá vấn đề khách quan, sâu sắc.
- Phương pháp phân tích: Phân tích các điều kiện khách quan chủ quan, vấn
đề kinh tế, xã hội của Việt nam, phân tích các quy định pháp luật có liên quan để
làm rõ cơ sở thực tiễn và khoa học lý luận để xây dựng và hoàn thiện pháp luật điều
chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Luận án sử
dụng phương pháp phân tích phổ biến tại phần đánh giá thực trạng pháp luật điều
chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại giúp chúng ta đánh giá
được tổng thể, sâu sắc. toàn diện và mang tính thuyết phục cao các vấn đề trên cơ sở
6
các lập luận, căn cứ khoa học từ đó rút ra các nhận định, đánh giá mang tính khoa
học cao.
- Phương pháp so sánh: Được sử dụng tương đối phổ biến trong quá trình
phân tích các luận điểm. Việc nghiên cứu so sánh, tham khảo kinh nghiệm của một
số nước trên thế giới đối với hoạt động cấp tín dụng nhằm đưa ra những đề xuất và
kiến nghị hoàn thiện cơ chế hiện hành tại Việt Nam. Việc này được sử dụng tại
phần lý luận cơ bản và phần thực trạng các quy định pháp luật về hoạt động cấp tín
dụng để từ đó đưa ra các luận cứ cho những đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
- Phương pháp tổng hợp: Được sử dụng để có kết quả tổng hợp, có được
các đánh giá, nêu ra các luận cứ khoa học trình bày trong báo cáo của đề tài.vTrên
cơ sở những nghiên cứu lý luận và thực tế, tổng hợp các kết quả thu được, đưa ra
những kiến nghị trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về cấp tín dụng của
ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
5. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài
Đề tài là công trình chuyên khảo nghiên cứu kỹ những vấn đề lý luận về
pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM, đánh giá toàn diện, tổng
quát về thực trạng pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của
NHTM. Do đó, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung tri thức trong lĩnh
vực khoa học pháp lý nói chung và chuyên ngành Luật kinh tế nói riêng về lĩnh vực
pháp luật tài chính ngân hàng.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có tính ứng dụng thực tiễn. Một là, nội dung
luận án đóng góp luận cứ khoa học cho việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hoạt
động cấp tín dụng của NHTM ở Việt Nam. Hai là, kết quả nghiên cứu đề tài góp
phần tăng cường kiến thức pháp lý để các cơ quan quản lý nhà nước, ngân hàng
thương mại và các chủ thể tham gia vào quan hệ tín dụng áp dụng các quy định
pháp luật một cách hiệu quả.
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án có 4 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề chung về cấp tín dụng và pháp luật về hoạt động
cấp tín dụng của NHTM.
7
Chương 3: Thực trạng pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của NHTM ở
Việt Nam.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp
luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM ở Việt Nam
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1.Tình hình nghiên cứu pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng
của ngân hàng thương mại ở Việt Nam
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu chung về hoạt động của ngân hàng
thương mại và pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng
Ở Việt Nam có khá nhiều công trình nghiên cứu chung về hoạt động của
NHTM. Các công trình tiêu biểu có thể kể đến như: Giáo trình Luật ngân hàng Việt
Nam của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2005); Giáo trình Luật ngân hàng
Việt Nam của Đại học Luật Hà Nội (2012); Giáo trình Tín dụng ngân hàng của Học
viện Ngân hàng (2001). Đây là các công trình nghiên cứu chung, tổng quát, mang
tính hệ thống hóa các nội dung về tổ chức và hoạt động của các TCTD nói chung,
cũng như của NHTM nói riêng; đây cũng là các giáo trình được sử dụng trong quá
giảng dạy tại các cơ sở đào tạo pháp luật kinh tế. Tuy nhiên, với mục đích chủ yếu
phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và giảng dạy cho bậc đào tạo đại học
nên các công trình này chủ yếu là giới thiệu, thống kê khái quát về các nội dung cơ
bản về tổ chức và hoạt động của các NHTM mà chưa tập trung phân tích, nghiên
cứu chuyên sâu về một chuyên đề, nội dung cụ thể hay một chế định pháp luật cụ
thể nào. Bên cạnh đó, các quy định pháp luật được dẫn chiếu, trích dẫn, phân tích,
đánh giá trong các công trình nghiên cứu này không còn bảo đảm về tính cập nhật
phù hợp với những thay đổi, điều chỉnh, sửa đổi của Luật các TCTD cũng như các
văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban
hành. Quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, nghiên cứu sinh có tiếp thu các quan
điểm của các tác giả về khoa học pháp lý, về những vấn đề mang tính lý luận chung
được các tác giả của các công trình nghiên cứu này đưa ra, phân tích, đánh giá có
liên quan đến hoạt động cấp tín dụng của các NHTM, cũng như các nội dung về tổ
chức và hoạt động của các NHTM.
Ngoài các công trình nêu trên, còn có một số các công trình nghiên cứu ở
cấp độ Luận án Tiến sĩ luật học về hoạt động của NHTM như: Luận án Tiến sĩ luật
học (2003) của Ngô Quốc Kỳ, Đại học Luật Hà Nội về Hoàn thiện pháp luật điều
9
chỉnh hoạt động của NHTM trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam đã nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản về
NHTM, làm sáng tỏ yêu cầu khách quan thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động
của NHTM ở Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta (cụ thể là lý luận cơ bản về NHTM và pháp
luật về NHTM; Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM ở Việt Nam
và Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM
ở Việt Nam). Tuy nhiên, công trình được hoàn thành vào năm 2003, do đó một số
các quy định pháp luật về NHTM cũng như thực tiễn hoạt động của các NHTM, bối
cảnh kinh tế - xã hội được phân tích, đánh giá trong luận án không còn bảo đảm
tính cập nhật, trong khi các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của các
NHTM nói riêng, các TCTD nói chung đã có nhiều thay đổi (thông qua sự ra đời
Luật các TCTD năm 2010 cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác), hệ
thống các NHTM cũng như thực tiễn nền kinh tế, hoạt động của các NHTM đã có
nhiều đổi thay để phù hợp với tình hình kinh tế trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế
quốc tế, toàn cầu hóa.
Luận án Tiến sĩ luật học (2004) của Nguyễn Văn Tuyến, Đại học Luật Hà
Nội về Các giao dịch thương mại chủ yếu của NHTM trong điều kiện kinh tế thị
trường ở Việt Nam đã đưa ra một số nhận thức mới về các vấn đề lý luận liên quan
đến giao dịch thương mại và giao dịch thương mại chủ yếu của NHTM; đánh giá
khách quan, toàn diện về thực trạng pháp luật điều chỉnh các giao dịch thương mại
chủ yếu của NHTM và đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý
cho việc xác lập và thực hiện các giao dịch thương mại của ngân hàng. Tuy nhiên,
thời điểm công trình được hoàn thành năm 2004 cách đây khá lâu, một số các quy
định pháp luật cũng như thực trạng được nêu, phân tích, đánh giá trong luận án
không còn bảo đảm tính cập nhật, phù hợp với tình hình hiện nay.
Nhìn chung, hai Luận án nêu trên là các công trình nghiên cứu tiêu biểu, tổng
quát về hoạt động của NHTM, trong đó tác giả đã nghiên cứu chung, toàn diện về
pháp luật điều chỉnh cũng như thực tiễn triển khai các hoạt động kinh doanh của
NHTM trong đó có hoạt động cấp tín dụng. Tuy nhiên, do nghiên cứu chung về hoạt
động chủ yếu của NHTM, phạm vi rộng, bao gồm: giao dịch thương mại trong lĩnh
vực huy động vốn, giao dịch thương mại trong lĩnh vực cấp tín dụng và giao dịch mở
10
tài khoản tiền gửi thanh toán và cung ứng dịch vụ thanh toán, nên tính chuyên sâu,
riêng biệt về hoạt động cấp tín dụng chỉ dừng lại mức độ nhất định, chưa có điều kiện
để tập trung phân tích, nhận định cũng như đưa ra những phản biện đối với các quy
định pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của các NHTM. Bên cạnh đó, như
đã nêu ở trên, hai Luận án trên đều nghiên cứu về các quy định pháp luật ở giai đoạn
trước đây (năm 2003-2004) nên không còn bảo đảm tính cập nhật, phù hợp với các
quy định pháp luật hiện hành, cũng như không còn phù hợp với điều kiện nền kinh tế
và thực tiễn hoạt động của hệ thống các NHTM hiện nay.
Trên đây là các công trình nghiên cứu chung tiêu biểu về hoạt động của NHTM
mà nghiên cứu sinh có cơ hội được tiếp cận và đây là nguồn tài liệu tham khảo quý giá,
quan trọng để nghiên cứu sinh có cơ hội được tham khảo, kế thừa, tiếp thu các quan
điểm, lý luận chung về pháp luật điều chỉnh hoạt động NHTM nói riêng, của các
TCTD nói chung để từ đó tiếp cận, có điều kiện tốt hơn để tiếp tục nghiên cứu chuyên
sâu về hoạt động cấp tín dụng của NHTM trong giai đoạn hiện nay.
1.1.1.2.Các công trình nghiên cứu về các hình thức cấp tín dụng và pháp luật
điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại
Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật các TCTD năm 1997 số 49/BC-
NHNN ngày 15/6/2009 của NHNN đã đánh giá thực trạng hệ thống các TCTD;
đánh giá tổng quát về Luật các TCTD, nhất là phân tích, đánh giá những tồn tại
vướng mắc chung và những vướng mắc cụ thể trong đó có những tồn tại, vướng
mắc liên quan đến hoạt động cấp tín dụng và an toàn trong hoạt động của các
TCTD. Về cơ bản, những tồn tại, vướng mắc này đã được giải quyết tương đối triệt
để khi Luật các TCTD năm 2010 được ban hành thay thế cho Luật các TCTD năm
1997. Tuy nhiên, những quy định điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của các
NHTM tại Luật các TCTD năm 2010 chỉ dừng lại ở những nội dung mang tính
nguyên tắc, định hướng chung mà thiếu vắng những quy định mang tính cụ thể,
hướng dẫn thực hiện. Do vậy, cần thiết phải có sự nghiên cứu mở rộng, cụ thể chi
tiết và chuyên sâu hơn và đánh giá, nhận định về tác động của các quy định này
thông qua thực trạng áp dụng các quy định pháp luật trong thực tiễn tổ chức và hoạt
động của các NHTM.
Các công trình nghiên cứu thường tiếp cận và làm rõ về một hình thức cấp
tín dụng cụ thể của NHTM (như: cho vay, bảo lãnh ngân hàng, chiết khấu, bao
11
thanh toán, phát hành thẻ tín dụng) thay vì nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn
diện về tất cả các hình thức cấp tín dụng của NHTM. Các công trình này nghiên
cứu có hệ thống, chi tiết về một hình thức cấp tín dụng cụ thể hoặc một vấn đề cụ
thể trong hoạt động cấp tín dụng của các NHTM. Có thể kể đến một số công trình
nghiên cứu tiêu biểu như sau:
Đề tài nghiên cứu cấp ngành “Việc áp dụng những tiêu chuẩn an toàn hoạt
động kinh doanh và quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế trong hệ thống ngân hàng
tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” (2012), chủ nhiệm đề tài TS. Hoàng Huy
Hà. Công trình nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro của hệ thống
NHTM Việt Nam hiện nay so với các hệ thống NHTM trong khu vực và thế giới;
khoảng cách và khả năng thích ứng của các NHTM Việt Nam đối với những điều
chỉnh mới đã được nhận diện. Đồng thời đề xuất các giải pháp và lộ trình nhằm rút
ngắn khoảng cách với khu vực và thế giới trong việc áp dụng những tiêu chuẩn an
toàn hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Tại nghiên cứu, một số vấn đề pháp luật được đánh giá ở mức độ nhất định, đặc biệt
các quy định về quản trị rủi ro.
Luận án Tiến sỹ kinh tế “Quản trị rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng
thương mại Việt Nam theo Hiệp ước Basel” (2012), của tác giả Nguyễn Anh Tuấn
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội. Luận án tập trung nghiên cứu và tìm hiểu
các nội dung trong Hiệp ước Basel với tư cách là chuẩn mực về quản trị rủi ro và
giám sát an toàn trong hoạt động của NHTM, đồng thời phân tích khả năng và
chứng minh sự cần thiết phải áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro theo Basel vào
hệ thống NHTM Việt Nam, đồng thời đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản
trị rủi ro cho các NHTM Việt Nam.
Luận án Tiến sỹ kinh tế “Hoạt động giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam đối với Ngân hàng thương mại” (2010), tác giả Nguyễn Thị Minh Huệ. Luận
án tập trung nghiên cứu, đánh giá và phân tích thực trạng hoạt động giám sát của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện. Trong quá trình
phân tích các đặc điểm kinh tế, nội dung pháp luật được đề cập ở mức độ nhất định.
Luận án Tiến sỹ kinh tế “Những giải pháp bảo đảm an toàn hệ thống cho
hoạt động ngân hàng Việt Nam trong điều kiện hội nhập” (2003), tác giả Lê Văn
Luyện. Luận án tập trung phân tích và đánh giá thực trạng vấn đề đảm bảo an toàn
12
hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua. Đề xuất một số
giải pháp chủ yếu để tăng cường khả năng an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động
cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trong điều kiện hội nhập với hệ thống tài chính,
tiền tệ quốc tế.
Ngoài ra còn có các đề tài nghiên cứu khoa học khác như: Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp ngành “Đánh giá mức độ hội nhập của hệ thống ngân hàng thương
mại Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO: Định hướng và giải pháp đến năm 2020”
do TS. Phạm Huy Hùng làm chủ nhiệm; Đề tài “Quan hệ sở hữu giữa tổ chức tín
dụng và các công ty con, công ty liên kết – thực trạng và giải pháp”, do TS. Trần
Dục Thức chủ nhiệm; Đề tài “Vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam: Thực trạng, hệ luy và giải phá” (2012), do TS. Hạ Thị Thiều
làm chủ biên cũng là các công trình có đề cập đến các khía cạnh trong pháp luật về
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh ngân hàng.
Luận án Tiến sĩ luật học (2015) của Nguyễn Thành Nam, Khoa Luật, Đại
học Quốc gia Hà Nội về Hoàn thiện pháp luật hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở Việt
Nam đã nghiên cứu một cách chi tiết, có hệ thống, chuyên sâu về hoạt động bảo
lãnh ngân hàng với tư cách là một hình thức cấp tín dụng của TCTD: làm rõ những
vấn đề luận về hoạt động bảo lãnh ngân hàng (như: khái niệm, đặc điểm, các loại
hình bảo lãnh ngân hàng; khái niệm, nội dung, vai trò của hoạt động bảo lãnh ngân
hàng), pháp luật về hoạt bảo lãnh ngân hàng và phân tích thực trạng pháp luật hiện
hành (tại thời điểm thực hiện nghiên cứu) của Việt Nam về hoạt động bảo lãnh
ngân hàng, (đặc biệt là nêu ra những ưu điểm và bất cập trong các quy định của
pháp luật hiện hành về bảo lãnh ngân hàng) đề xuất phương hướng và giải pháp
hoàn thiện pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam. Bên cạnh đó,
luận án cũng đưa ra những phân tích, so sánh, đánh giá các quy định pháp luật Việt
Nam điều chỉnh hoạt động bảo lãnh ngân hàng trong mối quan hệ với các quy định
pháp luật, thông lệ quốc tế được thừa nhận. Tuy nhiên, đúng với tính chất một công
trình nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động bảo lãnh ngân hàng nên Luận án đã
không đề cập một cách có hệ thống về hoạt động bảo lãnh ngân hàng với bản chất
là một hình thức cấp tín dụng của NHTM và do đó các lý luận chung và các quy
định pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng được đề cập tương đối sơ sài
trong Luận án. Ngoài ra, văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động
13
bảo lãnh ngân hàng được nghiên cứu trong Luận án (Thông tư số 28/2012/TT-
NHNN) cũng đã được thay thế bởi văn bản khác (Thông tư số 07/2015/TT-NHNN)
nên nhiều nội dung nghiên cứu, đánh giá của tác giả trong Luận án không còn bảo
đảm tính cập nhật, phù hợp với pháp luật cũng như thực tiễn hoạt động bảo lãnh
ngân hàng hiện hành. Tuy nhiên, các nội dung được tác giả nghiên cứu trong Luận
án là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng có giá trị.
Đề tài Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các TCTD của tác
giả Lê Thị Thu Thủy (2006) - Đề tài nghiên cứu đặc biệt cấp Đại học Quốc gia Hà
Nội. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đề cập một cách có hệ thống
những vấn đề lý luận cơ bản về các biện pháp bảo đảm mà cụ thể là các biện pháp
bảo đảm tiền vay bằng tài sản, xác định các nội dung cần thiết khi xác lập hợp đồng
bảo đảm tiền vay, đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo
đảm tiền vay. Cụ thể: đề tài đề cập những vấn đề lý luận cơ bản về bảo đảm tiền
vay và các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản; Bảo đảm tiền vay bằng tài sản
cầm cố của khách hàng vay; Bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của khách
hàng vay; Bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba; Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình
thành từ vốn vay; Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay; Xử lý tài sản bảo đảm tiền
vay; Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài
sản của các TCTD ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù vậy, công trình
nghiên cứu chỉ đề cập chủ yếu đến hoạt động cập tín dụng dưới hình thức cho vay,
cụ thể là các biện pháp bảo đảm tiền vay và do đó, các nội dung được phân tích,
đánh giá trong đề tài chưa cung cấp những lý luận cơ bản cũng như hệ thống hóa
được các quy định pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động cấp tín dụng của NHTM.
Luận văn Thạc sĩ luật học (2016) của Hoàng Thị Hải Yến về Pháp luật về
cho vay và các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của NHTM ở
Việt Nam đã làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan trực tiếp đến hoạt động
cho vay của các NHTM, về pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay của NHTM;
Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng phát hiện những
bất cập trong hoạt động cho vay của các NHTM để đưa ra các giải pháp hoàn thiện
pháp luật về hoạt động cho vay của các NHTM và các biện pháp bảo đảm an toàn.
Luận văn Thạc sĩ luật học (2014) của Tạ Hồng Hạnh về Pháp luật về hoạt
động chiết khấu hối phiếu của NHTM tại Việt Nam đã làm rõ một số vấn đề lý luận
14
cơ bản về chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại; đánh giá thực trạng các
quy định pháp luật hiện hành về hoạt động chiết khấu hối phiếu của NHTM Việt
Nam, phát hiện những điểm bất cập của pháp luật về chiết khấu hối phiếu để từ đó
nêu ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động này của ngân hàng
thương mại tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, công trình mới chỉ nghiên cứu hoạt
động chiết khấu đối với hối phiếu, chưa bao quát hết toàn bộ hoạt động chiết khấu
công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá của NHTM. Bên cạnh đó, cũng chưa nêu
bật được các nội dung của hoạt động chiết khấu với bản chất là một hình thức cấp
tín dụng của NHTM.
Luận văn Thạc sĩ luật học (2007) của Nguyễn Minh Thắng về Những quy
định chủ yếu của pháp luật về thẻ tín dụng và xu hướng hoàn thiện đã làm rõ vai trò
của thẻ tín dụng trong các giao dịch thanh toán phi tiền mặt, những khía cạnh pháp
lý nảy sinh giữa các chủ thể liên quan để trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp
nhằm tạo hành lang pháp lý an toàn cho sự phát triển của thẻ tín dụng trong nền
kinh tế ở nước ta. Tuy nhiên, các quy định pháp luật được dẫn chiếu, phân tích
trong Luận văn không còn bảo đảm tính cập nhật phù hợp với các quy định hiện
hành và Luận văn cũng chưa tập trung phân tích hoạt động phát hành thẻ tín dụng
của NHTM với bản chất là một hình thức cấp tín dụng cụ thể của NHTM.
Luận văn Thạc sĩ luật học (2014) của Phạm Thị Thu Trang về Pháp luật về
hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay đã nghiên cứu
làm rõ lý luận về hoạt động bao thanh toán cũng như các quy định pháp luật về bao
thanh toán để từ đó đưa ra những đánh giá về chính sách pháp luật điều chỉnh hoạt
động bao thanh toán ở nước ta, làm rõ những khó khăn, hạn chế và đề xuất những
giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động bao thanh toán và nâng
cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hoạt động bao thanh toán ở Việt Nam. Tuy
nhiên, giống như các công trình nghiên cứu khác, Luận văn chỉ tập trung phân tích
nội dung cụ thể của hoạt động bao thanh toán mà chưa đề cập đến hoạt động này
với bản chất là một hình thức cấp tín dụng của NHTM để từ đó phân tích, đánh giá
tổng quát về hoạt động này.
Ngoài một số công trình nghiên cứu trên còn có các công trình nghiên cứu
về các biện pháp bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM cũng
như của các TCTD như: Luận văn Thạc sĩ Luật học (2005) của Phạm Thanh Chung
15
về Pháp luật bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín
dụng ở Việt Nam; Luận văn Thạc sĩ Luật học (2010) của Trương Thị Anh Tú về
Pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của các TCTD; Luận văn Thạc
sĩ luật học (2010) của Đinh Thị Thúy Nga về Pháp luật về các biện pháp hạn chế
rủi ro trong hoạt động cho vay của các NHTM ở Việt Nam; Bài viết Các quy định
pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hoạt động cấp tín dụng ở Việt Nam
hiện nay của tác giả Viên Thế Giang đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số
02/2015, tr.50-55; Bài viết Thông tin tín dụng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động
cấp tín dụng của ngân hàng thương mại của tác giả Nguyễn Xuân Bang đăng trên
Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 2+3/2014, tr.90-96; Bài viết Một số vấn đề của
pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng
thương mại của tác giả Nguyễn Xuân Bang đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
số 02/2015, tr. 18 – 24.
Một số công trình, bài viết đề cập đến vấn đề này như: Bài viết Một số vấn
đề pháp lý về hoạt động cấp tín dụng dưới hình thức cho thuê tài chính của tác giả
Ngô Quốc Kỳ đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật Số 7/2002, tr. 22 – 25; Bài
viết Cầm cố giấy tờ có giá ngắn hạn – Một hình thức cấp tín dụng của các TCTD
của tác giả Mai Thanh Hưng đăng trên Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ số
1+2/2000, tr.16; Bài viết Cấp tín dụng dưới hình thức cầm cố thương phiếu và các
giấy tờ có giá ngắn hạn nên hiểu như thế nào của tác giả Vũ Văn Khánh đăng trên
Tạp chí Ngân hàng số 6/2000, tr.24-25; ...
Có thể nhận thấy, các công trình nghiên cứu, bài viết trên đã nghiên cứu khá
chi tiết, sâu sắc về các nội dung, vấn đề có liên quan đến hoạt động cấp tín dụng
của NHTM và của các TCTD. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu, bài viết chỉ
mới nghiên cứu, tiếp cận đối với một hình thức cấp tín dụng, một vấn đề cụ thể liên
quan đến hoạt động cấp tín dụng của NHTM và của TCTD. Hơn thế nữa, việc
nghiên cứu mới dừng lại cấp độ một bài viết mang tính trao đổi lại đánh giá ở giai
đoạn trước đây, do vậy cần sự phân tích, đánh giá, bình luận về nội dung lý luận
cũng như thực tiễn sâu hơn ở một công trình Luận án tiến sĩ.
Bên cạnh đó, có một số bài viết chung về NHTM và bình luận, đánh giá
chung về các hình thức cấp tín dụng như: “Địa vị pháp lý của NHTM quốc doanh”
– luận án tiến sỹ của Trần Đình Triển; “Địa vị pháp lý và việc nâng cao hiệu quả
16
hoạt động của NHTM nhà nước ở Việt Nam hiện nay” – luận văn thạc sỹ luật học
của Trần Thị Quỳnh Anh; “Những vấn đề pháp lý về bảo lãnh ngân hàng” – luận
văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Thành Long; “Bản chất pháp lý của hợp đồng tín
dụng ngân hàng” của TS. Lê Thị Thu Thủy – Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số
12/2002; “Mấy suy nghĩ về bản chất pháp lý của hợp đồng tín dụng ngân hàng”
của T.S Nguyễn Văn Vân – Tạp chí Khoa học pháp lý số 3/2000; “Về các biện
pháp bảo đảm hợp đồng tín dụng” của PGS.TS Lê Hồng Hạnh – Tạp chí Luật học
số 01/1996; “Một số vấn đề về quan hệ bảo lãnh ngân hàng ở nước ta hiện nay”
của TS Võ Đình Toàn – Tạp chí Luật học số 3/2002; “Bảo đảm tiền gửi và vấn đề
an toàn của hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng” của TS Đinh Dũng Sỹ; “Cầm
cố giấy tờ có giá ngắn hạn – một hình thức cấp tín dụng của các TCTD” – của tác
giả Mai Thanh Hưng – Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ (2001). Cũng như các
bài viết trên, các bài viết này cũng chỉ đề cập đến một hình thức cấp tín dụng của
NHTM hoặc các vấn đề có liên quan đến tín dụng, NHTM…
1.1.1.3.Công trình của nghiên cứu sinh liên quan đến luận án
Bài viết “Một số vấn đề cần quan tâm khi ban hành Luật các TCTD (sửa
đổi)” – đồng tác giả với TS. Phạm Thị Giang Thu đăng trên Tạp chí Nghiên cứu
Lập pháp (6/2010): Trong bài viết này, nghiên cứu sinh đã đánh giá, phân tích
những ưu điểm và các tồn tại, bất cập; đưa ra các nguyên tắc cơ bản cần chú ý khi
xây dựng Luật các TCTD mới; hoàn thiện quy định về tổ chức và hoạt động của
TCTD; về đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD; vấn đế phá sản, kinh doanh
bất động sản của TCTD;… qua đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện các
quy định pháp luật có liên quan.
Bài viết “Hoàn thiện pháp luật về phòng ngừa rủi ro tín dụng của các
TCTD” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (3/2011): Trong bài viết, nghiên
cứu sinh đã phân tích, đánh giá, xác định nguyên tắc xây dựng các quy định phòng
ngừa và xử lý rủi ro; tiêu chí xác lập mức dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro; tiêu chí
nhận diện khách hàng để thiết lập dự phòng và xử lý rủi ro; về các phương pháp
phân loại nợ; các giới hạn cụ thể và trường hợp không xác định giới hạn cấp tín
dụng; giới hạn chuyển vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn… qua đó đưa ra
các kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan.
Bài viết “Thực thi pháp luật về giao dịch bảo đảm trong hoạt động cấp tín
17
dụng của NHTM – một số vướng mắc pháp lí và đề xuất hoàn thiện” đồng tác giả
với TS. Phạm Thị Giang Thu đăng trên Tạp chí Luật học (10/2011): Trong bài viết,
nghiên cứu sinh đã xác định cơ sở pháp lý cho các giao dịch bảo đảm; vấn đề pháp
luật điều chỉnh hoạt động góp vốn bằng quyền sử dụng đất; về tài sản được sử dụng
để tham gia vào giao dịch bảo đảm; về xử lý tài sản bảo đảm; về kê biên tài sản
đang được cầm cố, thế chấp;…
Trong bài viết nghiên cứu của mình, nghiên cứu sinh nhận định đã có nhiều
văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoặc gián tiếp các giao dịch bảo đảm. Tuy
nhiên, trong quá trình áp dụng đã phát sinh nhiều vấn đề pháp lí cần sớm được xem
xét giải quyết, hoàn thiện góp phần đảm bảo cho hoạt động cấp tín dụng của các
TCTD vừa an toàn vừa hiệu quả cao nhất.
Bài viết “Quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại” đăng
trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 5, tháng 7/2014. Trong bài viết tác giả đề cập
đến một số vấn đề pháp lý đặt ra để quản trị rủi ro tín dụng cho các ngân hàng
thương mại và các yêu cầu pháp lý đặt ra: yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực
trong các ngân hàng thương mại; vấn đề ngân hàng nhà nước cần quy định tiêu chí
để phân khúc thị trường, phân khúc khách hàng cho các tổ chức tín dụng; pháp luật
cần quy định rõ về việc đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng với tất cả khách
hàng bao gồm cả tổ chức và cá nhân. Ngân hàng thương mại cần ban hành đồng
thời hệ thống xếp hạng tín dụng cho khách hàng là các loại hình doanh nghiệp và hệ
thống xếp hạng tín dụng cho khách hàng là cá nhân. Đối với khách hàng là cá nhân,
thay bằng hệ thống xếp hạng tín dụng là hệ thống chấm điểm tín dụng (điện tử) cho
từng phân khúc khách hàng; cần xây dựng các quy trình cụ thể, rõ ràng điều chỉnh
hoạt động cấp tín dụng; vấn đề cảnh báo sớm...
Bài viết “Những hạn chế của pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trái
phiếu doanh nghiệp và hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Thương
mại”đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số tháng 7/2014.
Trong bài viết của mình tác giả đã chỉ rõ các hạn chế của pháp luật điều chỉnh
hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của ngân
hàng thương mại qua đó gợi mở một số giải pháp hoàn thiện bộ phận pháp luật này. Các
nội dung này sẽ được xem xét, vận dụng hợp lý trong phần đánh giá thực trạng và kiến
nghị hoàn thiện của luận án.
18
Như vậy, có thể thấy rằng, tuy đã có nghiên cứu, đánh giá trực tiếp hoặc một số
vấn đề gián tiếp liên quan đến hoạt động cấp tín dụng của NHTM nhưng những nghiên
cứu của nghiên cứu sinh hoặc đề cập đến vấn đề chung quá rộng hoặc chỉ đề cập đến
một khía cạnh, gián tiếp của vấn đề cấp tín dụng mà chưa trực tiếp đề cập đến hình thức
cấp tín dụng của NHTM như là nội dung chính của bài viết và do đó, chưa nêu bật được
kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án này. Vì vậy, nghiên cứu sinh hi vọng
rằng, Luận án sẽ là công trình nghiên cứu đề cập một cách trực tiếp, đầy đủ, hệ thống về
hoạt động cấp tín dụng của NHTM như là một trong những hoạt động quan trọng, phổ
biến bậc nhất trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh của các NHTM.
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài về hoạt động cấp tín dụng
và pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại
Trong khả năng của mình, qua nghiên cứu, nghiên cứu sinh đề cập sơ bộ về
những nghiên cứu có liên quan đến hoạt động tín dụng được giới thiệu, đăng, hoặc
trích đăng trên tạp chí Đánh giá luật kinh doanh Havard (Havard Bussines law
review journal) và tạp chí Luật Cambridge (The Cambridge law journal) vì trên tạp
chí của các trường đại học thường là những quan điểm có tầm ảnh hưởng nhất định
trong nền luật học kiểu phương Tây.
Về tổng quan, các nghiên cứu ở các tạp chí thường đi theo hai định hướng
chính là phân tích các đạo luật và phân tích án lệ (dù án lệ trong hoạt động này
không phổ biến và nổi tiếng như các lĩnh vực khác). Hiếm có những nghiên cứu
giới thiệu tổng thể về pháp luật tín dụng vì đối tượng nghiên cứu của các luật gia
không phải là tổng thể việc kinh doanh tín dụng như các chuyên gia trong lĩnh vực
tài chính – ngân hàng.
Trên những số liệu của tạp chí Luật Cambridge, các nghiên cứu về tín dụng
– ngân hàng đã xuất hiện từ khá sớm, với những sách chuyên khảo có liên quan khá
nổi tiếng có thể kể tên như sau:
1.1.2.1. Về việc ghi nhận các nguyên tắc cấp tín dụng
- Mang tính chất nền tảng, không thể thiếu được các tác phẩm xác định
nguyên tắc pháp lý trong hoạt động ngân hàng. Đáng để nghiên cứu là cuốn
"Nguyên tắc pháp lý của Luật Ngân hàng" của tác giả Roos Cranstoon [119], đề
cập đến các vấn đề nền tảng của Luật ngân hàng, từ cấu trúc ngân hàng đến các
hoạt động ngân hàng cơ bản. Tác giả cũng đề cập đến các nguyên lý cơ bản trong
19
giao dịch ngân hàng hiện đại. Đây là cuốn sách viếttrên nền tảng "common law"
nên các nguyên lý được đề cập và đánh giá dưới dạng trích dẫn các quyết định phúc
thẩm.
- Ở góc độ mang tính chất chuyên sâu là cuốn "Nguyên tắc pháp lý trong
hoạt động cho vay" của tác giả Parker Hood [120]. Trọng tâm chính của cuốn sách
viết về trách nhiệm dân sự của người cho vay, trách nhiệm bồi thường khi có hành
vi sai trái của nhân viên ngân hàng. Cuốn sách đưa ra các nguyên tắc chung liên
quan, và tìm cách gắn chúng với các tình huống cụ thể. Về bản chất, nó là một cuốn
sách về nguyên nhân của hành động, và phòng thủ. Tuy nhiên, cuốn sách này cũng
xem xét các nguyên tắc liên quan nơi ứng xử của một người cho vay sẽ làm phát
sinh trách nhiệm hình sự hoặc trách nhiệm pháp lý, đặc biệt là sau này hiện đang
bắt đầu được đem đến cùng với tuyên bố thông luật. Trong một số trường hợp, một
số hành vi làm phát sinh trách nhiệm dân sự, cũng sẽ làm tăng trách nhiệm hình sự
hoặc trách nhiệm pháp lý nếu như gian lận.
1.1.2.2. Về việc ghi nhận các nghiệp vụ cấp tín dụng do ngân hàng thương
mại thực hiện
- Một trong những tác phẩm xuất hiện rất sớm là Luật về tín dụng của ngân
hàng thương mại (The law of Banker’s commercial credits) của H.C. Gutteridge,
xuất bản năm 1932 và 1955. Nghiên cứu này là một tác phẩm chuyên sâu về hệ
thống pháp luật theo truyền thống thông luật vốn phức tạp với nhiều án lệ. Trong
tác phẩm giáo sư Gutteridge giới thiệu những ý tưởng của ông trong quá trình làm
việc và cả những nội dung được ông sưu tầm, nghiên cứu, vì vậy tác phẩm được
đánh giá cao về tính hệ thống đã được tác giả nghiên cứu và xây dựng nên.
- Tác phẩm Luật liên quan đến thư tín dụng thương mại (The law relating to
commercial letter of credit) của A.G. Davis, xuất bản năm 1954 là một cuốn sách
được phát triển lên từ luận án tiến sĩ của tác giả. Trong tác phẩm giáo sư Davis đưa
ra quan điểm dẫn đến nơi tập trung các vấn đề phần lớn liên quan đến nhà kinh
doanh tầm trung. Hơn nữa, cách trình bày của ông khá rõ ràng và có trọng tâm, vì
vậy tác phẩm khá dễ hiểu đối với những người kinh doanh dịch vụ ngân hàng và
xuất nhập khẩu.
- Tín dụng trả góp (Instalment credit), chỉnh sửa bởi Aubrey L. Diamond,
xuất bản năm 1970. Đây là tác phẩm được tác giả điều chỉnh lại dựa trên trao đổi về
20
chủ đề tín dụng trả góp do Viện Luật quốc tế và so sánh Anh tổ chức vào tháng 7
năm 1968. Chương trình trao đổi về những vấn đề: (a) để luật gia, nhà kinh tế và
nhà kinh doanh trao đổi các ý tưởng về chính sách lập pháp về tín dụng trả góp; (b)
đểkiểm tra những khiếm khuyết cơ bản trong luật của Anh về tín dụng trả góp và
cho vay và (c) để đề xuất khung của hệ thống quy định hiện đại, riêng biệt từ kinh
nghiệm của các nước khác. Tác phẩm này có nội dung chủ yếu hướng đến vai trò
và giải pháp về lập pháp, vì vậy đối tượng trao đổi là các đạo luật chứ không phải là
các án lệ của truyền thống thông luật.
- Mua bán hàng hóa và tín dụng tiêu dùng (Sale of goods and consumer
credit) của A.P.Dobson, xuất bản năm 1975 gồm 02 nội dung, phần 1 là những luật
về mua bán, còn phần hai được đánh giá là mang đến một hướng dẫn rõ ràng, sáng
suốt và thông minh để vượt qua mê cung của Đạo luật tín dụng tiêu dùng 1974 với
những điều khoản phức tạp và những thuật ngữ lạ lùng của việc vay mượn và hình
thức tín dụng khác. Nội dung chính của nghiên cứu bao gồm cả các đạo luật và
ngoài ra là phân tích thêm một số án lệ có liên quan.
- Tín dụng diêu dùng (Consumer credit) chỉnh sửa bởi R.M. Goode, xuất bản
năm 1978, Luật thương mại (Commercial law) của R.M. Goode, xuất bản năm 1982
và Giới thiệu Luật về tín dụng và bảo vệ (An Introduction to the Law of Credit and
Security) của A.G. Guest, xuất bản năm 1978 được đánh giá trong cùng một bài viết
ở tập 38, phát hành tháng 11/1979. Sách thứ nhất phê bình và so sánh một số vấn đề
lớn của tín dụng tiêu dùng và những phản hồi của quyền lập pháp ở tám quốc gia ở
châu Âu, Bắc Mỹ và Úc, còn sách thứ hai là những phân tích ngắn gọn về luật của
Anh về tín dụng và bảo vệ đang tác động đến cả người tiêu dùng và những chủ thể
khác.
- Cũng như Việt Nam đôi khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài, Jacob S.
Ziegel và R.E. Olley viết sách Tín dụng tiêu dùng ở Canada (Consumer credit in
Canada), được xuất bản năm 1966. Nội dung của nghiên cứu là quá trình phát triển
và những vấn đề của sự đa dạng hóa tín dụng tiêu dùng ở Canada với sự phát triển
từ 835 triệu USD vào năm 1948 lên 7 tỷ USD vào năm 1964.
Ngoài các bài viết đánh giá, giới thiệu sơ bộ các tác phẩm lớn, một số bài là
những nghiên cứu được đăng trực tiếp trên tạp chí. Tại những bài viết này các tác
giả nêu một mặt của hoạt động tín dụng, ví dụ như Đạo luật tín dụng tiêu dùng 1974
21
(The Consumer Credit Act 1974) của R.M. Goode, phát hành tháng 4 năm 1975, Xử
lý hình sự trong Tín dụng tiêu dùng (Criminal Sanctions in Consumer Credit) của
W. A. Thornely, đăng trên tập 43, phát hành tháng 11 năm 1984 hoặc Sự hủy bỏ của
việc thanh toán bởi sai sót và không tiết lộ thông tin (Rescission of settlement for
mistake and non-disclosure) của Nicholas J. McBride đăng trên tập 58, phát hành
tháng 3 năm 1999.
Cuốn "Pháp luật ngân hàng và hoạt động giám sát: nghiên cứu so sánh từ
Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Nhật Bản" [104] của tác giả Maximilian J.B. Hall đề
cập đến việc so sánh quy định về giám sát Ngân hàng ở Anh, Mỹ và Nhật Bản. Nội
dung so sánh đề cập đến các chính sách làm căn cứ cho việc so sánh, áp dụng các
quy định BIS về đánh giá an toàn vốn cùng với các phương pháp tiếp cận an toàn
vốn ở Anh, Mỹ và Nhật Bản; sự tách biệt giữa ngân hàng và kinh doanh chứng
khoán thông qua nghiên cứu so sánh các phương pháp tiếp cận được thông qua ở
Mỹ và Nhật Bản. Như vậy, vấn đề cấp tín dụng được đề cập trong yêu cầu an toàn
vốn trong kinh doanh ngân hàng.
Cuốn "Áp dụng pháp luật ngân hàng quốc tế" [117] của tác giả Proctor,
Charles (Lawyer) viết về nhiều nội dung liên quan đến pháp luật điều chỉnh hoạt
động ngân hàng tại EU và Vương quốc Anh. Về vấn đề cấp tín dụng, tác giả đề cập
đến các nội dung về cho vay, cho vay hợp vốn, hợp đồng giữa ngân hàng với khách
hàng, các nghĩa vụ pháp lý được đặt ra cho cả hai bên. Luật được xem xét đánh giá
là Luật về bên đi vay của Anh 1974 (Consumer Credit Act 1974 of UK), Luật về
cho vay của Anh (Lending Code of UK) và các luật có liên quan. Đây là cuốn sách
mới được xuất bản (2015) và có rất nhiều nội dung có thể nghiên cứu để phục vụ
cho việc so sánh giữa thực tiễn áp dụng luật về tín dụng của Anh, của Cộng đồng
Châu Âu và Việt Nam.
Trên tạp chí Đánh giá luật kinh doanh Havard, đây là một tạp chí mới được
phát hành từ 2010 đến nay thì các bài viết hầu hết là các bài phân tích ngắn về một
lĩnh vực hoặc một hoạt động tín dụng ngân hàng ví dụ như Trái phiếu chuyển đổi
ngẫu nhiên và trách nhiệm bồi thường ngân hàng: Những xung đột tiềm tàng về lãi
suất? (Contingent Convertible Bonds and Banker Compensation: Potential
Conflicts of Interest?) của Gaurav Toshniwal, xuất bản năm 2011, Hoán đổi tín
dụng mặc định: công cụ đáng ngờ (Credit Default Swaps: Dubious Instruments) của
22
Charles W. Murdock, xuất bản năm 2013, Vì sao thiếu vắng lãi trong lãi? Góc nhìn
khác của chủ nợ ưu tiên và có bảo đảm (Why The Lack of Interest in Interest?
Another Look at Preferences and Secured Creditors) của Samuel D. Krawiecz, xuất
bản năm 2015. Có thể thấy rằng các nghiên cứu về lĩnh vực này ở Hoa Kỳ không có
những tác phẩm chuyên sâu như ở Anh, tuy nhiên điều này không có nghĩa là ở Hoa
Kỳ không nghiên cứu pháp luật chuyên sâu về tín dụng. Ở những nền luật học thông
luật như Hoa Kỳ, Canada, Singapore, Ấn Độ và nhiều nước Châu Phi nền luật học
hoàn toàn bị “Anh hóa”, vì vậy người học và nghiên cứu pháp luật được học trực
tiếp các công trình, tác phẩm của nền luật học Anh và đôi khi trích dẫn cả án lệ của
Anh để nghiên cứu. Vì vậy, có thể các luật gia Hoa Kỳ không có nhiều tác phẩm
tiêu biểu, đồ sộ về luật học nhưng họ vẫn nghiên cứu, giảng dạy và sử dụng các tác
phẩm của các luật gia Anh (bao gồm cả Anh, Scotland, Wales và Ai-len).
Về nội dung, hầu như không có các nghiên cứu nổi tiếng riêng về pháp luật
về cấp tín dụng một cách hoàn chỉnh và độc lập mà chỉ có những nghiên cứu tổng
thể có liên quan như về ngân hàng, mua bán hàng hóa và tín dụng hoặc nghiên cứu
về những đối tượng cụ thể như các đạo luật đơn lẻ, đánh giá về hoạt động trái phiếu,
thư tín dụng, thẻ tín dụng,… và đây thực sự chỉ có tác dụng tham khảo cho những
người đam mê nghiên cứu về tín dụng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng.
Về các quốc gia phương tây khác, mặc dù tác giả không thể đi sâu nghiên cứu nền
luật học của từng quốc gia nhưng các quy định pháp luật trong lĩnh vực cấp tín dụng
của các nước Đức, Pháp, Thụy Sĩ,… hầu hết là tương tự Anh và Hoa Kỳ vì các
nước này vẫn chưa pháp điển hóa ra những Bộ luật về Tín dụng ngân hàng, vì vậy
tác giả cho rằng các luật gia cũng chỉ có thể giảng dạy và nghiên cứu các Đạo luật
và các án lệ có liên quan.
1.1.2.3. Về thực trạng tiến hành cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại
Cuốn "Luật Ngân hàng - Lý thuyết và thực hành" Citation: 1 M. R. Emanuel
Banking Law Theory and Practice 2d ' 1929, tại chương VI có đề cập đến các nghĩa
vụ cụ thể của khách hàng đối với ngân hàng và ngược lại, khi thiết lập quan hệ vay
vốn. Các điều khoản về bên thứ ba, điều khoản bắt buộc, điều khoản về biện pháp
bảo đảm… đều được hướng dẫn cụ thể cho nhân viên ngân hàng cũng như khách
hàng vay vốn. Nếu so sánh với cách thức hướng dẫn lý thuyết và vận hành ở Việt
Nam, quy định chi tiết như vậy có thể tồn tại dưới dạng sổ tay tín dụng.
23
Cuốn "Luật Ngân hàng Đức và thực hành trong giao dịch quốc tế"[125] của
tác giả Norbert Horn, tại phần 2, từ chương 6 đến chương 11 đề cập đến mối quan
hệ giữa ngân hàng với khách hàng, khung về giá và chi phí liên quan đến giao dịch
tín dụng, quan hệ tín dụng nói chung cũng như quan hệ tín dụng cá nhân cùng với
thực tế áp dụng. Điểm đáng nói, cuốn sách này thể hiện những yêu cầu chung nhất
trong giao dịch tín dụng giữa nhân viên ngân hàng với khách hàng tại quốc gia có
truyền thống "luật thành văn" nên các thực tiễn áp dụng cùng với quy định pháp luật
luôn đi sát và thống nhất với nhau.
Có thể nói, nếu so sánh với các công trình mang tính lý thuyết hay phân tích
pháp luật cấp tín dụng nói chung thì các bài viết, chủ đề đánh giá thực trạng pháp
luật của mỗi quốc gia thường được xem xét, đánh giá từ từng vụ việc cụ thể.
1.2.Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.2.1. Những vấn đề liên quan đến đề tài luận án đã được giải quyết
Qua nghiên cứu, tham khảo các công trình, đề tài, bài viết đã được công bố,
nghiệm thu kết quả mà nghiên cứu sinh đã tiếp cận được cho thấy:
- Các tác giả chủ yếu tập trung đi sâu nghiên cứu pháp luật điều chỉnh hoạt
động của NHTM nói chung, nhất là các vấn đề mang tính lý luận đã được quan tâm
giải quyết tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh. Các giáo trình hay luận án tiến sĩ luật
học được nêu ở phần trên là minh chứng cho nhận định này khi các công trình, đề
tài nghiên cứu này được đánh giá cao về giá trị lý luận khoa học trong quá trình
được sử dụng làm học liệu cho các môn học pháp luật kinh tế cũng như là tài liệu
tham khảo có giá trị đối với các tác giả nghiên cứu các công trình nghiên cứu khoa
học có liên quan.
- Nhiều công trình nghiên cứu đã tiếp cận, phân tích chuyên sâu cụ thể đối
với một hình thức cấp tín dụng hoặc một nội dung, vấn đề cụ thể có liên quan trực
tiếp đến hoạt động cấp tín dụng của NHTM. Các công trình nghiên cứu này đã phân
tích, đánh giá về các đặc trưng cơ bản của từng hình thức cấp tín dụng cụ thể của
NHTM, qua đó đã đề xuất được các giải pháp để hoàn thiện các quy định pháp luật
điều chỉnh đối với hình thức cấp tín dụng này. Kết quả nghiên cứu của các công
trình này là nguồn tham khảo có giá trị cho các tác giả khi thực hiện các công trình
nghiên cứu chuyên sâu, riêng biệt về hình thức cấp tín dụng cụ thể cũng như đối với
các nghiên cứu khoa học tổng thể như đề tài luận án này.
24
Theo đó, có thể nhận thấy, các vấn đề liên quan đến đề tài luận án đã được
giải quyết bao gồm:
- Lý luận chung về hoạt động của NHTM nói riêng, của TCTD nói chung.
- Pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM (xét tại thời điểm các công trình
nghiên cứu được nghiệm thu).
- Các đặc trưng cơ bản về hoạt động cũng như pháp luật điều chỉnh đối với
một số hình thức cấp tín dụng cụ thể như: cho vay, bảo lãnh ngân hàng, phát hành
thẻ tín dụng... (tại thời điểm các công trình này được nghiệm thu).
- Đưa ra được những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hoạt động kinh doanh
của NHTM ở các giai đoạn khác nhau, trên các khía cạnh khác nhau.
Tuy nhiên, do xác định mục tiêu, mục đích nghiên cứu của các công trình
này không nhằm, không tập trung phân tích, nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động
cấp tín dụng của NHTM nên các công trình nói trên được nghiên cứu sinh đánh giá
là: i) Do phạm vi nghiên cứu quá rộng, các vấn đề nghiên cứu là những vấn đề
chung nhất được đánh giá, bình luận tổng quát nên chưa đi sâu nghiên cứu, đánh
giá chuyên biệt về pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM để từ đó
đưa ra các phương hướng và giải pháp chuyên biệt; nói cách khác, các tác giả chỉ
dành một mức độ nhất định (tương đối hạn chế) để đánh giá về pháp luật điều chỉnh
hoạt động cấp tín dụng của NHTM và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị bước đầu;
ii) Chưa tập trung nghiên cứu, đánh giá bao quát, toàn diện về hoạt động cấp tín
dụng của NHTM; iii) Các công trình nghiên cứu phần lớn chưa bảo đảm được tính
cập nhật, phù hợp với các quy định pháp luật hiện nay cũng như không còn phù hợp
với thực tiễn hoạt động của các NHTM; iv) các kiến nghị hoàn thiện pháp luật vì
vậy cũng không còn tính thời sự; chỉ mang đơn lẻ, gắn với từng nghiệp vụ cấp tín
dụng, chưa có tính kết nối và khái quát một cách tổng thể thành tất cả các hình thức
của hoạt động cấp tín dụng của NHTM. Như vậy, qua nghiên cứu các công trình
khoa học cho thấy, hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu, trực tiếp, đầy
đủ về các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín của NHTM ở Việt Nam,
cũng như bảo đảm tính cập nhật, thời sự của các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt
động cấp tín dụng của các NHTM.
1.2.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu và giải quyết
i) Nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động cấp tín
25
dụng của NHTM và pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của NHTM; bản chất và
nguyên tắc hoạt động cấp tín dụng; cấu trúc pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín
dụng; cơ sở kinh tế - xã hội và yêu cầu điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động cấp
tín dụng của NHTM; vai trò hoạt động cấp tín dụng của NHTM; kinh nghiệm pháp
luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM ở một số nước trên thế giới... .
ii) Xác định điều kiện của nền kinh tế, mục tiêu phát triển của Đảng và Nhà
nước trong hiện tại và giai đoạn tiếp theo, làm căn cứ đánh giá pháp luật và đề xuất
giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật cùng với biện pháp hỗ trợ thực hiện.
iii) Đánh giá khách quan thực trạng các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt
động cấp tín dụng của NHTM hiện hành đặt trong mối quan hệ với các yêu cầu đặt
ra trong tình hình mới. Trên cơ sở đó chỉ rõ những ưu điểm và bất cập, hạn chế của
từng nội dung pháp luật, khẳng định tính tất yếu khách quan của việc tiếp tục hoàn
thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM ở Việt Nam.
iv) Nghiên cứu, đề xuất phương hướng và các giải pháp cụ thể để hoàn thiện
hệ thống pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM một
cách tổng thể, toàn diện, phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam và bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế.
1.2.3. Luận án không nghiên cứu các vấn đề sau đây
i) Các vấn đề chung liên quan đến ngân hàng thương mại và vị trí pháp lý
của ngân hàng thương mại. Lý do của việc không nghiên cứu xuất phát từ mục tiêu
chính của đề tài là chỉ nghiên cứu vấn đề liên quan đến pháp luật điều chỉnh hoạt
động cấp tín dụng của chủ thể này. Vì vậy các vấn đề liên quan đến khái niệm, đặc
điểm của ngân hàng thương mại và pháp luật điều chỉnh không được nêu ra trong
luận án
ii) Hình thức cho thuê tài chính và pháp luật điều chỉnh hoạt động cho thuê
tài chính. Mặc dù cho thuê tài chính được pháp luật ghi nhận là một nghiệp vụ cấp
tín dụng [12] tuy nhiên đây không phải là nghiệp vụ mà ngân hàng thương mại
được trực tiếp thực hiện. Muốn thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính, ngân hàng
thương mại phải thực hiện thông qua phương thức gián tiếp. Điều 103 khoản 2
điểm b Luật Tổ chức tín dụng 2010 quy định: Ngân hàng thương mại phải thành lập
hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh cho
thuê tài chính. Nghiên cứu sinh đồng thuận với quan điểm của nhà lập pháp khi
26
không quy định nghiệp vụ cho thuê tài chính đối với ngân hàng thương mại nên đưa
nghiệp vụ này ra khỏi phạm vi nghiên cứu.
iii) Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng
của ngân hàng thương mại. Đây là bộ phận pháp luật nằm trong cấu thành pháp luật
điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại, tuy nhiên đã có nhiều
công trình công bố về nội dung giải quyết tranh chấp hợp đồng, để giải quyết theo
các quy trình chung của tranh chấp thương mại và giải quyết tranh chấp thông
thường. Vì vậy, Luận án này không nghiên cứu, phân tích bộ phận pháp luật về giải
quyết tranh chấp có thể phát sinh trong quan hệ cấp tín dụng của ngân hàng thương
mại với khách hàng.
1.3. Cơ sở, giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1. Cơ sở và giả thuyết nghiên cứu
1.3.1.1. Cơ sở nghiên cứu
Nghiên cứu pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại ở
Việt Nam, nghiên cứu sinh sử dụng một số lý thuyết như lý thuyết về người đại
diện, lý thuyết về hợp đồng, lý thuyết về quan hệ pháp luật. Các nguyên tắc được sử
dụng và đánh giá là nguyên tắc của hợp đồng, các nguyên tắc về tăng cường quản
trị ngân hàng thương mại của Ủy ban Basel.
Lý thuyết về người đại diện (agency theory) với nội dung cơ bản là thể hiện
mối quan hệ giữa người ủy quyền và người đại diện. Lý thuyết này được sử dụng
trong luận án khi đánh giá trách nhiệm của các chủ thể trong quan hệ cấp/nhận tín
dụng; xem xét việc thực thi nhiệm vụ của người đại diện để đưa ra đề xuất một cách
phù hợp.
Lý thuyết về hợp đồng thể hiện sự tự nguyện, tự do thiết lập quan hệ giữa
ngân hàng và khách hàng, theo đó các nguyên tắc khi thiết lập, thực hiện hợp đồng
được xem xét và đánh giá, đề xuất nếu cần thiết.
Các nguyên tắc về tăng cường quản trị ngân hàng thương mại của Ủy ban
Basel xuất phát từ đặc thù của hoạt động cấp tín dụng, nhu cầu giám sát để đảm bảo
an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Thêm nữa, chính vì pháp luật điều chỉnh hoạt
động cấp tín dụng được xem xét trong bối cảnh Việt Nam quyết tâm phấn đấu xây
dựng nền kinh tế có các yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập
kinh tế thì các chuẩn mực trong quản trị ngân hàng thương mại của Ủy ban Basel là
27
cơ sở quan trọng
1.3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu
Luận án được triển khai với các giả thuyết sau:
Một là, vấn đề nội hàm của hoạt động cấp tín dụng ở Việt Nam còn chưa
được phân tích đầy đủ. Một số nghiệp vụ chưa được xác định có phải là nghiệp vụ
cấp tín dụng hay không.
Hai là, chưa có nghiên cứu tổng quan về pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp
tín dụng của ngân hàng thương mại trong tình hình mới (từ những năm 2012 trở lại
đây) theo cách đặt vấn đề chung cho hoạt động cấp tín dụng nói chung mà không
xem xét theo hướng từng nghiệp vụ cụ thể. Hệ thống quy định pháp luật cũng như
điều kiện kinh tế xã hội, đòi hỏi xã hội của những năm 2011-2020.
Ba là, quy định về cấp tín dụng của ngân hàng thương mại hiểu theo nghĩa
đầy đủ còn nhiều hạn chế, bất cập dẫn đến khó khăn trong quá trình áp dụng, tuân
thủ cũng như xử lý vi phạm.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Với yêu cầu của đề tài, cơ sở và giả thuyết nghiên cứu đã được phân tích,
nghiên cứu sinh xác định luận án cần trả lời được những câu hỏi sau đây
1) Có những dấu hiệu nào để xác định một hoạt động do ngân hàng thương
mại thực hiện là hoạt động cấp tín dụng? Bản chất và các nguyên tắc của hoạt động
cấp tín dụng của NHTM là gì?
2) Cấp tín dụng có ảnh hưởng thế nào đến sự tồn tại của ngân hàng thương
mại và đối với đời sống xã hội?
3) Cấp tín dụng do ngân hàng thương mại thực hiện thì có những hình thức
biểu hiện cụ thể nào? Còn hình thức cấp tín dụng nào không do ngân hàng thương
mại thực hiện trực tiếp?
4) Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại
được nghiên cứu trong luận án này gồm những nội dung gì? Tại sao lại chỉ nghiên
cứu những nội dung đó mà không nghiên cứu tất cả các vấn đề về cấp tín dụng của
ngân hàng thương mại được pháp luật điều chỉnh?
5) Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại
các nước có gì đặc biệt không? Việt Nam tham khảo được gì, phải điều chỉnh pháp
luật thế nào trước những yêu cầu hội nhập quốc tế?
28
6) Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại ở
Việt Nam hiện nay đã đạt được những thành tựu gì, đặc biệt là còn những tồn tại
nào cần phải khắc phục, hoàn thiện?
7) Tiêu chí nào tác động đến việc đánh giá hệ thống pháp luật điều chỉnh
hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại cũng như cơ sở nào đề xuất hoàn
thiện pháp luật trong lĩnh vực này?
8) Cần những giải pháp gì để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực
thi pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại ở Việt
Nam trong giai đoạn tới?
29
Kết luận chương 1
Qua nghiên cứu các công trình nghiên cứu, bài viết chuyên ngành được công
bố, nghiệm thu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, nghiên cứu sinh nhận thấy
chưa có một công trình khoa học, bài nghiên cứu nào nghiên cứu toàn diện và đồng
bộ lĩnh vực pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM ở Việt Nam.
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng còn bị bỏ ngỏ hoặc có được đề cập
nhưng do phạm vi nghiên cứu quá rộng nên không được nghiên cứu sâu, toàn diện.
Đa phần các công trình đều tập trung phân tích các quy định của pháp luật
thực định, có nghiên cứu thực tiễn để tìm ra những bất cập, từ đó đưa ra những kiến
nghị, giải pháp trong việc hoàn thiện và áp dụng pháp luật. Nhìn chung, các công
trình này đều thành công, đáp ứng được mục đích và mục tiêu nghiên cứu của các
tác giả ở những giai đoạn và thời điểm nhất định. Tuy nhiên, ở góc độ nghiên cứu
pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của NHTM mà nghiên cứu sinh đang nghiên
cứu thì còn có nhiều vấn đề cần phải được tiếp tục làm sáng tỏ.
Ngoài ra, các công trình nghiên cứu đã thực hiện giai đoạn trước đây, chưa
nghiên cứu, đánh giá toàn bộ hoạt động cấp tín dụng với các hình thức đầy đủ mà
chỉ nghiên cứu đối với một hình thức hay một nội dung, vấn đề cụ thể của hoạt
động cấp tín dụng.
Từ những đánh giá về kết quả nghiên cứu, người viết xác định rõ những vấn
đề mà luận án cần giải quyết, từ đó xác định cụ thể những nhiệm vụ nghiên cứu về
lý luận và thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM cũng
như đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật. Những nhiệm vụ này sẽ được
giải quyết ở Chương 2, Chương 3 và Chương 4 của luận án.
30
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẤP TÍN DỤNG VÀ PHÁP LUẬT
VỀ HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. Những vấn đề chung về hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng
thương mại
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm hoạt động cấp tín dụng
Tín dụng NHTM là mối quan hệ tín dụng giữa một bên là NHTM với một
bên là các chủ thể khác trong nền kinh tế, trong đó NHTM đóng vai trò vừa là người
đi vay vừa là người cho vay. Nói cách khác, NHTM là một trung gian tài chính luân
chuyển vốn từ người tạm dư thừa vốn sang những người thiếu vốn. Lãi suất của
khoản vay do NHTM ấn định cho khách hàng vay là mức lợi tức mà khách hàng
phải trả trong suốt thời gian tồn tại của khoản vay.
Chủ thể tham gia trong quan hệ tín dụng NHTM là các NHTM, doanh
nghiệp, nhà nước, hộ dân. Đối tượng được sử dụng trong quan hệ tín dụng là tiền,
do đó, nó không chịu sự giới hạn theo hàng hoá, vận động đa phương đa chiều. Đây
chính là ưu điểm nổi bật và là đặc điểm khác biệt giữa tín dụng NH với các loại
hình tín dụng khác.
Cấp tín dụng là hoạt động cơ bản, quan trọng nhất của NHTM nói riêng, của
TCTD nói chung. Nếu hoạt động này được thực hiện tốt, hiệu quả thì mang lại
nhiều lợi nhuận, làm tăng thêm uy tín, hiệu quả hoạt động của TCTD; ngược lại, nó
sẽ mang lại rủi ro và thậm chí dẫn đến sự sụp đổ của TCTD. Hay nói cách khác,
trong điều kiện hiện nay hoạt động cấp tín dụng quyết định tới sự sống còn của
TCTD.
Hoạt động cấp tín dụng là hoạt động đa dạng, là một loại kinh doanh tiền tệ
phức tạp. Tính phức tạp của nó chính là đối tượng kinh doanh, tức là tiền tệ. Hoạt
động cấp tín dụng làm phát sinh quan hệ tín dụng giữa NHTM (người cho vay,
người chiết khấu, người bảo lãnh, người bao thanh toán, người phát hành thẻ tín
dụng)) và khách hàng (người đi vay, người xin chiết khấu, người được bảo lãnh,
người xin bao thanh toán, chủ thẻ tín dụng). Quan hệ tín dụng này là quan hệ kinh
tế, bình đẳng, là cam kết thỏa thuận bằng các điều khoản thi hành, được thể hiện
trong các hợp đồng tín dụng. Sự cam kết này chính là cơ sở pháp lý cơ bản để thực
31
hiện các nghĩa vụ của hai bên tham gia hoạt động tín dụng.
Xuất phát từ nhu cầu vốn trong nền kinh tế, cấp tín dụng đã xuất hiện từ lâu
và ngày càng đa dạng hơn về hình thái thực hiện.
Từ xa xưa, Montesquieu đề cập đến việc cho vay và trả nợ như lẽ tất nhiên
trong quan hệ thương mại. Cuốn "Tinh thần pháp luật" của ông xuất bản năm 1748
đã ghi nhận rằng hoạt động cho vay và thế chấp được nhà độc tài César cho phép
người vay được trả nợ cho chủ nợ bằng những ô đất tính theo giá trị trước ngày nội
chiến [102, trang 64].
Cho đến khi quan hệ cho vay qua hợp đồng và cho vay nặng lãi ở Roma
được hình thành và thay đổi liên tục thì hoạt cho vay trở nên phổ biến và các hình
thức pháp lý cũng đã định hình. Montesquieu viết "Ngoài món vay để buôn bán còn
có một loại cho vay theo hợp đồng dân sự. Ở Roma dân chúng có quyền lực ngày
càng tăng, nên các quan tư pháp tìm cách nịnh dân, làm ra những điều luật có lợi
cho dân" [102, trang 65]. Cho dù cách viết có khó hiểu, nhưng người đọc cũng có
thể thấy hoạt động cho vay - cách thức cơ bản của tín dụng đã hình thành từ lâu với
một lẽ tự nhiên. Cho đến nay, nội dung đó cũng không có thay đổi về bản chất mà
có chăng là sự đa dạng về cách thức thực hiện và chuyên môn hóa về chủ thể thực
hiện. Đó chính là hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại.
Ở góc độ kinh tế, theo tác giả Hàn Khánh Linh trong cuốn "Đại từ điển kinh
tế thị trường" của Trung Quốc thì "tín dụng là những hành động cho vay và bán
chịu hàng hóa và vốn giữa những người sở hữu khác nhau. Tín dụng không phải là
hành động vay tiền đơn giản mà là hoạt động vay tiền có điều kiện, tức là phải bồi
hoàn và thanh toán lợi tức. Tín dụng là hình thức đặc thù vận động giá trị, khác với
lưu thông hàng hóa thông thường." [59, trang 726]. Cũng theo tác giả Hàn Khánh
Linh “tín dụng ngân hàng là tín dụng do cơ quan ngân hàng cung cấp. Tín dụng
ngân hàng thuộc về tín dụng thương nghiệp, ngân hàng là trung gian của người vay,
để thỏa mãn các ngành các mặt của xã hội đối với nhu cầu về vốn, do đó trong
phạm vi xã hội có thể điều tiết chỗ thừa và chố thiếu vốn" [59, trang 727, 728]. Như
vậy, với góc độ kinh tế này, ngay trong xã hội hiện đại thì khái niệm về tín dụng
cũng không có gì khác biệt so với quan điểm về tín dụng đã xuất hiện từ những thời
kỳ xa xưa. Vẫn là sự chuyển dịch không đơn thuần một lượng tiền nhất định, và sau
32
đó là một lượng tài sản nhất định (liên quan đến hàng hóa) với điều kiện, phải trả lại
có lợi tức.
Theo Trần Phúc Linh, tại cuốn "Danh từ pháp luật lược giải" [88, trang 289]
thì "Tín dụng - Credit/Crédit là một nghiệp vụ của ngân hàng cho thuê, cho mượn
hoặc là tư bản hoặc là mãi lực. Tín dụng tức là cho vay, trao ngay hay sẽ trao, một
tài sản cho một người, người này hứa sẽ hoàn lại tài sản đó vào một kỳ hạn nào đó
đã định trước."
Như thế, Trần Phúc Linh chỉ ra các đặc điểm riêng có của "tín dụng". Một là,
tín dụng là hoạt động luôn gắn với ngân hàng. Nếu như nhận định này là đúng, sẽ
giải thích vì sao pháp luật của các quốc gia trên thế giới (những quốc gia mà tác giả
luận án có thể tiếp cận được về văn bản pháp luật) đều quy định tín dụng là nội
dung quan trọng/đặc trưng của ngân hàng. Hai là, đối tượng của tín dụng được đề
cập đến có thể là tiền hoặc một loại tài sản nhất định. Điều này cũng là thông lệ khi
hình thức tín dụng chuyển giao có thể là tiền hoặc hiện vật. Ba là, vệc chuyển giao
tín dụng có thể thực hiện ngay hoặc chuyển giao dưới dạng lời hứa (bảo lãnh ngân
hàng). Bốn là, người được chuyển giao (bên nhận tín dụng) phải hứa sẽ hoàn trả lại
tài sản vào một thời gian xác định.
Cũng vẫn theo tác giả Trần Phúc Linh, về kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng
(Opération de crédit) người ta phân biệt: Tín dụng bằng quỹ (Crédits par caisse),
chiết khấu (Escompte), thuận nhận (Crédits par acceptation), bảo chứng (Caution
bancaire). Điều này cũng có nghĩa cho dù tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh
ngân hàng nào thì các hình thức tín dụng như cho vay, bảo lãnh ngân hàng, chiết
khấu cũng đã được ghi nhận và đi vào đời sống từ lâu. Ở Việt Nam, thời kỳ Việt
Nam Cộng hòa ngay từ năm 1955 các nội dung nêu trên đã được thi hành bởi sắc
lệnh số 35-TC ngày 13.12.1955 của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa [88, trang 290].
Theo các nhà nghiên cứu luật pháp của trường Đại học tổng hợp Oxford,
"Tín dụng là sự thỏa thuận của việc trả một khoản nợ. Theo Luật tín dụng 1974, tín
dụng cũng bao gồm bất kỳ khoản vay bằng tiền mặt nào khác." [131, trang 127].
Cũng vẫn ở góc độ luật pháp, cuốn Black's Law Dictionary nổi tiếng ghi
nhận "Tín dụng/credit: 2. là một loại trách nhiệm pháp lý (ability) cho vay tiền tệ; là
"faith" trong một trách nhiệm pháp lý trả khoản nợ (khách hàng với khoản tín dụng
tốt); 3. Là khoảng thời gian mà người bán chuyển cho người mua một nghĩa vụ phải
33
trả." Đồng thời "tín dụng ngân hàng/bank credit là tín dụng mà ngân hàng tồn tại
với tư cách là bên cho vay" [120, trang 448].
Với các định nghĩa tại các tác phẩm có uy tín được đề cập trên, điểm chung
cho thấy tính thống nhất cao về khía cạnh pháp lý của tín dụng và sự ghi nhận bản
chất kinh tế của tín dụng.
Một là, tín dụng là quan hệ gắn với một lượng giá trị xác định (lượng tín
dụng thỏa thuận chuyển giao/hứa chuyển giao).
Hai là, tín dụng là kết quả của quan hệ giữa ít nhất hai nhóm chủ thể: chủ thể
cấp tín dụng (bán tín dụng) và chủ thể nhận tín dụng (mua tín dụng). Với mỗi nhóm
chủ thể, luật pháp mỗi quốc gia có thể đưa ra các tiêu chuẩn khác nhau nhưng
không thể hình thành một giao dịch đơn phương.
Ba là, tín dụng là một quan hệ song vụ, theo đó, mỗi bên đều có quyền và
nghĩa vụ tương ứng với vai trò đảm bảo lợi ích vật chất cho bên còn lại.
Theo quy định tại khoản 14, Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, cấp
tín dụng là “việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cho
phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay,
chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp
vụ cấp tín dụng khác”. Như vậy, cấp tín dụng chính là giao dịch về tài sản trên cơ
sở có hoàn trả giữa hai chủ thể là bên cấp tín dụng và khách hàng – những người có
nhu cầu được cấp tín dụng.
Cùng với sự ra đời và phát triển của hoạt động tín dụng, chủ thể thực hiện
hoạt động cấp tín dụng cũng ngày càng chuyên nghiệp hơn và được các quốc gia
quản lý bằng các quy định pháp luật chặt chẽ hơn, nghiêm minh hơn. Trong số các
chủ thể thực hiện hoạt động cấp tín dụng, NHTM được coi là chủ thể quan trọng
nhất, thực hiện các hình thức cấp tín dụng đa dạng và chuyên nghiệp nhất. Các
NHTM là tổ chức cấp tín dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia
đình với các khoản tín dụng phục vụ nhu cầu kinh doanh, đầu tư, hay tiêu dùng.
Theo khoản 3, Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, NHTM là “loại
hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động
kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
Qua nghiên cứu khái niệm về NHTM và hoạt động cấp tín dụng, có thể thấy
hoạt động cấp tín dụng của NHTM chính là việc “các NHTM thỏa thuận để tổ chức,
34
cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền
theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính,
bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.
Hoạt động cấp tín dụng của NHTM là hoạt động với mục đích tìm kiếm lợi
nhuận, theo đó NHTM chuyển tiền với nguyên tắc có hoàn trả cho khách hàng. Mục
đích chính của hoạt động này là lợi nhuận. Nhờ có hoạt dộng cấp tín dụng, NHTM
thu được lợi nhuận và sử dụng được khoản tiền gửi nhàn rỗi để đầu tư.
Nguồn vốn để NHTM thực hiện hoạt động cấp tín dụng gồm hai loại: nguồn
vốn tự có và nguồn vốn huy động. Vốn tự có của NHTM gồm giá trị thực của vốn
điều lệ của NHTM và các quỹ dự trữ, một số tài sản nợ khác của NHTM theo quy
định của pháp luật. Vốn huy động của NHTM bao gồm tiền gửi của tổ chức, cá
nhân, TCTD khác (có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi
khác); tiền vay của NHNN Việt Nam, của TCTD khác; tiền huy động được từ hoạt
động phát hành trái phiếu.
Khi cấp tín dụng cho khách hàng, NHTM chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy
động của các tổ chức, cá nhân thông qua hình thức nhận tiền gửi. Chính điều này đã
cho phép phân biệt hoạt động tín dụng của các NHTM với hoạt động tín dụng của
NHNN với đặc tính của nguồn vốn vay là vốn dự trữ phát hành.
Nếu như xem xét cẩn trọng, có thể thấy rằng Luật các tổ chức tín dụng Việt
Nam không giải nghĩa thuật ngữ "tín dụng" hay "tín dụng ngân hàng" mà lại giải
thích thế nào là "cấp tín dụng". Vậy câu hỏi đặt ra: tại sao pháp luật không đưa ra
định nghĩa về tín dụng mà lại đưa ra định nghĩa về "cấp tín dụng"? Giải thích về vấn
đề này, có thể xuất phát từ quan niệm cần thiết phải giải thích tín dụng không chỉ ở
góc độ kinh tế mà còn thể hiện một giao dịch kinh tế giữa tổ chức tín dụng với
khách hàng bằng các nghiệp vụ kinh doanh của mình, có sự dịch chuyển dòng
tiền/tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác với những điều kiện xác định trước.
Từ những dấu hiệu được rút ra qua các định nghĩa trên, có thể chỉ ra đặc điểm
cấp tín dụng của NHTM. Trước khi đề cập đến đặc điểm cụ thể, cũng cần lưu ý rằng
đây là những đặc điểm được xem xét với góc độ "cấp tín dụng do các ngân hàng
thương mại thực hiện" mà không phải đề cập đến khái niệm tín dụng chung chung.
Thứ nhất, cấp tín dụng là một giao dịch song vụ, trong đó cả hai nhóm chủ
thể (bên cấp tín dụng và bên nhận) đều gắn với những quyền và nghĩa vụ vật chất
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT

More Related Content

What's hot

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...Nguyễn Công Huy
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...Nam Hương
 
Luận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Luận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt NamLuận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Luận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt NamViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
 
Đề tài: Biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng, HAY
Đề tài: Biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng, HAYĐề tài: Biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng, HAY
Đề tài: Biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng, HAY
 
Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
 
Đề tài đảm bảo tín dụng tại ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài đảm bảo tín dụng tại ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài đảm bảo tín dụng tại ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài đảm bảo tín dụng tại ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Vietinbank
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại VietinbankLuận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Vietinbank
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Vietinbank
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
 
Luận văn: Pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi
Luận văn: Pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửiLuận văn: Pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi
Luận văn: Pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi
 
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụngĐề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
 
Luận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Luận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt NamLuận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Luận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
 
Luận văn: Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo luật, HOT
Luận văn: Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo luật, HOTLuận văn: Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo luật, HOT
Luận văn: Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo luật, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng, HAY
Luận văn: Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng, HAYLuận văn: Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng, HAY
Luận văn: Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng, HAY
 
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đ
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp phát sinh từ việc bảo lãnh ngân hàng
Đề tài: Giải quyết tranh chấp phát sinh từ việc bảo lãnh ngân hàngĐề tài: Giải quyết tranh chấp phát sinh từ việc bảo lãnh ngân hàng
Đề tài: Giải quyết tranh chấp phát sinh từ việc bảo lãnh ngân hàng
 
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAYLuận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
 
Luận văn: Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay theo pháp luật, HOT
Luận văn: Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay theo pháp luật, HOTLuận văn: Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay theo pháp luật, HOT
Luận văn: Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay theo pháp luật, HOT
 
Luận văn: Quy định về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng, HOT
Luận văn: Quy định về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng, HOTLuận văn: Quy định về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng, HOT
Luận văn: Quy định về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng, HOT
 
Luận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDVLuận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDV
 
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh VượngSơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
 

Similar to Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT

Pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở việt nam luận văn...
Pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở việt nam   luận văn...Pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở việt nam   luận văn...
Pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở việt nam luận văn...nataliej4
 
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG, THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ P...
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG, THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ P...PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG, THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ P...
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG, THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ P...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Pháp luật việt nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng sdt...
Pháp luật việt nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng  sdt...Pháp luật việt nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng  sdt...
Pháp luật việt nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng sdt...Thư viện Tài liệu mẫu
 

Similar to Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT (20)

Pháp Luật Về Cho Vay Và Đảm Bảo An Toàn Khi Cho Vay.doc
Pháp Luật Về Cho Vay Và Đảm Bảo An Toàn Khi Cho Vay.docPháp Luật Về Cho Vay Và Đảm Bảo An Toàn Khi Cho Vay.doc
Pháp Luật Về Cho Vay Và Đảm Bảo An Toàn Khi Cho Vay.doc
 
Pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở việt nam luận văn...
Pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở việt nam   luận văn...Pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở việt nam   luận văn...
Pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở việt nam luận văn...
 
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOTĐề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
 
Luận văn: Hoạt động thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng
Luận văn: Hoạt động thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàngLuận văn: Hoạt động thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng
Luận văn: Hoạt động thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng
 
Hoạt động thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng nhà nước
Hoạt động thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng nhà nướcHoạt động thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng nhà nước
Hoạt động thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng nhà nước
 
Đề tài: Pháp luật về quản lý sử dụng vốn của ngân hàng Agribank
Đề tài: Pháp luật về quản lý sử dụng vốn của ngân hàng AgribankĐề tài: Pháp luật về quản lý sử dụng vốn của ngân hàng Agribank
Đề tài: Pháp luật về quản lý sử dụng vốn của ngân hàng Agribank
 
Pháp luật về hạn cấp tín dụng đảm bảo an toàn ngân hàng Vietcombank
Pháp luật về hạn cấp tín dụng đảm bảo an toàn ngân hàng VietcombankPháp luật về hạn cấp tín dụng đảm bảo an toàn ngân hàng Vietcombank
Pháp luật về hạn cấp tín dụng đảm bảo an toàn ngân hàng Vietcombank
 
Luận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng ở Việt NamLuận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam
 
Đề tài: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại, HOT
Đề tài: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại, HOTĐề tài: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại, HOT
Đề tài: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại, HOT
 
Luận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại
Luận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mạiLuận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại
Luận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại
 
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG, THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ P...
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG, THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ P...PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG, THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ P...
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG, THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ P...
 
Đề tài: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng Vietcombank
 
Đề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAY
Đề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAYĐề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAY
Đề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAY
 
Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng
Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụngTội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng
Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng
 
Đề tài: Pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàngĐề tài: Pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng
 
Pháp luật việt nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng sdt...
Pháp luật việt nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng  sdt...Pháp luật việt nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng  sdt...
Pháp luật việt nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng sdt...
 
Đề tài: Quản trị tài chính của các ngân hàng thương mại, HAY
Đề tài: Quản trị tài chính của các ngân hàng thương mại, HAYĐề tài: Quản trị tài chính của các ngân hàng thương mại, HAY
Đề tài: Quản trị tài chính của các ngân hàng thương mại, HAY
 
Pháp luật về hoạt động tín dụng của công ty cho thuê tài chính, HAY
Pháp luật về hoạt động tín dụng của công ty cho thuê tài chính, HAYPháp luật về hoạt động tín dụng của công ty cho thuê tài chính, HAY
Pháp luật về hoạt động tín dụng của công ty cho thuê tài chính, HAY
 
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt NamLuận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
 
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật tại các ngân hàng
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật tại các ngân hàngLuận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật tại các ngân hàng
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật tại các ngân hàng
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 

Recently uploaded (20)

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT

  • 1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN NGỌC LƯƠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2017
  • 2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN NGỌC LƯƠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 62380107 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS PHẠM THỊ GIANG THU 2. TS NGUYỄN VĂN TUYẾN HÀ NỘI - 2017
  • 3. 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các thông tin nêu trong luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Ngọc Lương
  • 4. 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1. BLDS Bộ luật Dân sự 2. TCTD Tổ chức tín dụng 3. NHTM Ngân hàng thương mại 4. NHNN Ngân hàng Nhà nước 5. NHNNg Ngân hàng nước ngoài
  • 5. 1 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI............................ 8 1.1. Tình hình nghiên cứu pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại ở Việt Nam .............................................................................8 1.2. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án...........23 1.3. Cơ sở, giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.......................................26 Kết luận chương 1.....................................................................................................29 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẤP TÍN DỤNG VÀ PHÁP LUẬTVỀ HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI................ 30 2.1. Những vấn đề chung về hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại 30 2.2. Khái quát pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại ........................................................................................................................... 60 2.3. Kinh nghiệm pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại ở một số nước trên thế giới ...............................................................................71 Kết luận chương 2.....................................................................................................78 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM.............................................. 80 3.1. Quy định của pháp luật về các nghiệp vụ cấp tín dụng ngân hàng thương mại được phép thực hiện ..........................................................................................80 3.2. Quyđịnhcủaphápluậtvềthẩmquyềnquyếtđịnhcấptíndụngchokhách hàng......86 3.3. Quy định pháp luật về nội dung hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại ở Việt Nam..................................................................................................94 3.4. Quy định pháp luật về giới hạn an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại..............................................................................................126 Kết luận chương 3...................................................................................................137 Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QỦA THỰC THI PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM...............................................................138 4.1. Quan điểm, phương hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại ở Việt Nam........138 4.2. Các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại ở Việt Nam...144 Kết luận chương 4..................................................................................................164 KẾT LUẬN LUẬN ÁN.................................................................................................165 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ................................................................................167 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................168
  • 6. 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài, lĩnh vực nghiên cứu Hoạt động cấp tín dụng là một trong 3 hoạt động chủ yếu và truyền thống của các tổ chức tín dụng (cùng với hoạt động huy động vốn và hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ). Đây là hoạt động kinh doanh có độ rủi ro cao, hậu quả của rủi ro mang tính phản ứng dây truyền, vì vậy ở các quốc gia hoạt động tín dụng được đặt trong một hành lang pháp lý chặt trẽ, liên tục được hoàn thiện với những điều khoản đặc biệt nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro. Ở Việt Nam hiện nay, hành lang pháp lý đã được xây dựng tương đối đầy đủ đảm bảo cho sự phát triển hoạt động tín dụng của NHTM. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của NHTM cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Đặc biệt vấn đề dẫn đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại hiện nay ngày càng tăng cao, các biện pháp xử lý nợ xấu kém hiệu quả, nhiều ngân hàng không đảm bảo quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng. Các nguy cơ đó có thể dẫn tới tình trạng ngân hàng phá sản thậm chí khủng hoảng ngân hàng. Ngày 16/6/2010, Quốc hội đã thông qua Luật các TCTD mới thay thế Luật các TCTD năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD năm 2004. Tuy vậy, đến thời điểm này vẫn chưa có nghị định hướng dẫn thi hành luật chi tiết, cụ thể. Do vậy, nhiều vấn đề pháp luật điều chỉnh vẫn còn bất cập, vướng mắc trong thực tiễn trước sự thay đổi, phát sinh linh hoạt, liên tục của thị trường tài chính ngân hàng ở Việt Nam, nhất là các văn bản dưới luật và các văn bản pháp luật có liên quan. Thực tiễn thi hành Luật các TCTD năm 2010 và các văn bản điều chỉnh về hoạt động cấp tín dụng của các TCTD thời gian qua phát sinh nhiều vấn đề tồn tại, vướng mắc cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Nguyên nhân cơ bản là do sự vận động biến đổi liên tục của thực tiễn; quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đặc điểm đặc thù trong chính sách phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam; bản thân pháp luật về TCTD nói chung và pháp luật về hoạt động của NHTM nói riêngmang nhiều tính đặc thù và liên quan mật thiết với nhiều hệ thống pháp luật khác. Từ thực trạng các quy định pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của TCTD
  • 7. 3 còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế nên cần có thêm công trình khoa học chuyên sâu ở cấp độ Luận án Tiến sỹ luật học, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của NHTM, các văn bản luật có liên quan nhằm đảm bảo cho hoạt động cấp tín dụng của các NHTM thuận lợi, đa dạng, an toàn và hiệu quả trong điều kiện và tình hình mới. Theo nghiên cứu của nghiên cứu sinh, thời gian qua, đã có nhiều bài viết, đề tài, luận văn của các nhà khoa học dưới góc độ khác nhau phân tích về hoạt động của ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng. Trong số đó, những bài viết, công trình khoa học đề cập đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại chiếm tỷ lệ không nhỏ. Các bài viết này đã phần nào phản ánh được bức tranh đa dạng về hoạt động cấp tín dụng của các NHTM ở Việt Nam. Tuy nhiên, những bài viết này hoặc chủ yếu mang tính thông tin, cung cấp kiến thức cơ sở, cơ bản hoặc một số bài tính lý luận và thực tiễn chưa bao quát toàn diện, chưa có những đề xuất mang tính tổng thể, chỉ nghiên cứu một vấn đề, một mặt hoạt động riêng biệt trong các hoạt động cấp tín dụng của NHTM. Một số công trình khoa học là Luận án tiến sĩ luật học có nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên căn cứ đánh giá, phân tích và đề xuất dựa trên điều kiện kinh tế xã hội, hệ thống quy định pháp luật đã có rất nhiều thay đổi. Hiện chưa có công trình nào nghiên cứu riêng biệt về quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM từ khi Luật tổ chức tín dụng 2010 có hiệu lực cho đến nay. Do đó, tác giả lựa chọn Đề tài “Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ một số nội dung cơ bản nhất về hoạt động cấp tín dụng và pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của NHTM, cấu trúc pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của NHTM; đánh giá khách quan về thực trạng các nhóm quy định pháp luật hiện hành về hoạt động cấp tín dụng của NHTM; trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM ở Việt Nam hiện nay. Với mục đích như trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là:
  • 8. 4 - Làm rõ một số vấn đề lý luận về hoạt động cấp tín dụng và pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của NHTM; bản chất và các nguyên tắc hoạt động cấp tín dụng; xác định cấu trúc pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của NHTM và đánh giá từng nội dung cấu trúc pháp luật. - Xác định cơ sở kinh tế xã hội và sự cần thiết điều chỉnh pháp luật với hoạt động cấp tín dụng của NHTM; các yếu tố tác động đến pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của NHTM. - Nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của NHTM ở một số nước trên thế giới và rút ra một số nhận định, kinh nghiệm có thể áp dụng ở Việt Nam. - Đánh giá khách quan thực trạng các quy định pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của NHTM hiện hành theo các nhóm nội dung cấu trúc pháp luật; chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế của từng nội dung pháp luật hiện hành về hoạt động cấp tín dụng của NHTM. - Xác định phương hướng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của NHTM. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM bao gồm: Luật các tổ chức tín dụng 2010, các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản điều chỉnh từng hình thức cấp tín dụng: cho vay, bảo lãnh, bao thanh toán, chiết khấu và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác và các quy định pháp luật có liên quan bao gồm Luật Doanh nghiệp, Luật Ngân hàng Nhà nước, Bộ Luật Dân sự, Luật Thương mại,... Với yêu cầu về dung lượng của luận án, đề tài xác định giới hạn nghiên cứu như sau: - Đối tượng nghiên cứu là hệ thống các quy định pháp luật về hoạt động cấp tín dụng ở Việt Nam kể từ khi Luật các tổ chức tín dụng 2010 có hiệu lực đến nay và các văn bản pháp luật hiện hành quy định về từng hình thức cấp tín dụng. - Những nghiên cứu của đề tài tập trung nghiên cứu theo hệ thống các nhóm quy định pháp luật điều chỉnh 4 nhóm nội dung chính: Nhóm quy định pháp luật về các hình thức cấp tín dụng được phép thực hiện của NHTM; nhóm quy định về
  • 9. 5 thẩm quyền quyết định cấp tín dụng cho khách hàng; nhóm quy định về nội dung các hình thức cấp tín dụng; nhóm quy định pháp luật về giới hạn an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM. Riêng nhóm quy định pháp luật vi phạm và giải quyết tranh chấp mặc dù là bộ phận nằm trong cấu cấu thành pháp luật điều chỉnh hoạt động, tuy nhiên đã có nhiều công trình công bố về nội dung giải quyết tranh chấp hợp đồng, để giải quyết theo các quy trình chung của tranh chấp thương mại, dân sự, hình sự... vì vậy, luận án không nghiên cứu, phân tích bộ phận này. - Về thời gian: luận án nghiên cứu đánh giá pháp luật trên cơ sở số liệu công bố cho kết quả hoạt động của năm 2015. Lý do của việc xác định thời điểm này: các kết quả tuân thủ pháp luật được ngân hàng thương mại thể hiện tại tài liệu Báo cáo hợp nhất sau quyết toán (31.3 hàng năm). Cho đến thời điểm Luận án này được công bố, chưa có Báo cáo tài chính hợp nhất của các ngân hàng thương mại 2016. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài Để thực hiện tốt đề tài và đạt được mục tiêu đã đề ra, trong quá trình nghiên cứu, ngoài các phương pháp nghiên cứu cơ bản là phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp suy luận logic, đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu bằng cả một số phương pháp nghiên cứu đặc thù khác như: - Phương pháp lịch sử: Việc nghiên cứu sẽ được tiến hành trên cơ sở có xem xét đến các yếu tố, khía cạnh lịch sử của quá trình hình thành phát triển của NHTM nói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng. Việc sử dụng phương pháp này chủ yếu dùng ở phần nghiên cứu lý luận chung và một phần ở nội dung đánh giá thực trạng quy định nhằm đảm bảo việc nghiên cứu được toàn diện, có so sánh, đối chiếu, đảm bảo tính kế thừa, đánh giá vấn đề khách quan, sâu sắc. - Phương pháp phân tích: Phân tích các điều kiện khách quan chủ quan, vấn đề kinh tế, xã hội của Việt nam, phân tích các quy định pháp luật có liên quan để làm rõ cơ sở thực tiễn và khoa học lý luận để xây dựng và hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Luận án sử dụng phương pháp phân tích phổ biến tại phần đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại giúp chúng ta đánh giá được tổng thể, sâu sắc. toàn diện và mang tính thuyết phục cao các vấn đề trên cơ sở
  • 10. 6 các lập luận, căn cứ khoa học từ đó rút ra các nhận định, đánh giá mang tính khoa học cao. - Phương pháp so sánh: Được sử dụng tương đối phổ biến trong quá trình phân tích các luận điểm. Việc nghiên cứu so sánh, tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới đối với hoạt động cấp tín dụng nhằm đưa ra những đề xuất và kiến nghị hoàn thiện cơ chế hiện hành tại Việt Nam. Việc này được sử dụng tại phần lý luận cơ bản và phần thực trạng các quy định pháp luật về hoạt động cấp tín dụng để từ đó đưa ra các luận cứ cho những đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật. - Phương pháp tổng hợp: Được sử dụng để có kết quả tổng hợp, có được các đánh giá, nêu ra các luận cứ khoa học trình bày trong báo cáo của đề tài.vTrên cơ sở những nghiên cứu lý luận và thực tế, tổng hợp các kết quả thu được, đưa ra những kiến nghị trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về cấp tín dụng của ngân hàng thương mại ở Việt Nam. 5. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài Đề tài là công trình chuyên khảo nghiên cứu kỹ những vấn đề lý luận về pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM, đánh giá toàn diện, tổng quát về thực trạng pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM. Do đó, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung tri thức trong lĩnh vực khoa học pháp lý nói chung và chuyên ngành Luật kinh tế nói riêng về lĩnh vực pháp luật tài chính ngân hàng. Kết quả nghiên cứu của đề tài có tính ứng dụng thực tiễn. Một là, nội dung luận án đóng góp luận cứ khoa học cho việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của NHTM ở Việt Nam. Hai là, kết quả nghiên cứu đề tài góp phần tăng cường kiến thức pháp lý để các cơ quan quản lý nhà nước, ngân hàng thương mại và các chủ thể tham gia vào quan hệ tín dụng áp dụng các quy định pháp luật một cách hiệu quả. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án có 4 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Những vấn đề chung về cấp tín dụng và pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của NHTM.
  • 11. 7 Chương 3: Thực trạng pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của NHTM ở Việt Nam. Chương 4: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM ở Việt Nam
  • 12. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1.Tình hình nghiên cứu pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại ở Việt Nam 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu chung về hoạt động của ngân hàng thương mại và pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng Ở Việt Nam có khá nhiều công trình nghiên cứu chung về hoạt động của NHTM. Các công trình tiêu biểu có thể kể đến như: Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2005); Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam của Đại học Luật Hà Nội (2012); Giáo trình Tín dụng ngân hàng của Học viện Ngân hàng (2001). Đây là các công trình nghiên cứu chung, tổng quát, mang tính hệ thống hóa các nội dung về tổ chức và hoạt động của các TCTD nói chung, cũng như của NHTM nói riêng; đây cũng là các giáo trình được sử dụng trong quá giảng dạy tại các cơ sở đào tạo pháp luật kinh tế. Tuy nhiên, với mục đích chủ yếu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và giảng dạy cho bậc đào tạo đại học nên các công trình này chủ yếu là giới thiệu, thống kê khái quát về các nội dung cơ bản về tổ chức và hoạt động của các NHTM mà chưa tập trung phân tích, nghiên cứu chuyên sâu về một chuyên đề, nội dung cụ thể hay một chế định pháp luật cụ thể nào. Bên cạnh đó, các quy định pháp luật được dẫn chiếu, trích dẫn, phân tích, đánh giá trong các công trình nghiên cứu này không còn bảo đảm về tính cập nhật phù hợp với những thay đổi, điều chỉnh, sửa đổi của Luật các TCTD cũng như các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành. Quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, nghiên cứu sinh có tiếp thu các quan điểm của các tác giả về khoa học pháp lý, về những vấn đề mang tính lý luận chung được các tác giả của các công trình nghiên cứu này đưa ra, phân tích, đánh giá có liên quan đến hoạt động cấp tín dụng của các NHTM, cũng như các nội dung về tổ chức và hoạt động của các NHTM. Ngoài các công trình nêu trên, còn có một số các công trình nghiên cứu ở cấp độ Luận án Tiến sĩ luật học về hoạt động của NHTM như: Luận án Tiến sĩ luật học (2003) của Ngô Quốc Kỳ, Đại học Luật Hà Nội về Hoàn thiện pháp luật điều
  • 13. 9 chỉnh hoạt động của NHTM trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản về NHTM, làm sáng tỏ yêu cầu khách quan thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM ở Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta (cụ thể là lý luận cơ bản về NHTM và pháp luật về NHTM; Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM ở Việt Nam và Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM ở Việt Nam). Tuy nhiên, công trình được hoàn thành vào năm 2003, do đó một số các quy định pháp luật về NHTM cũng như thực tiễn hoạt động của các NHTM, bối cảnh kinh tế - xã hội được phân tích, đánh giá trong luận án không còn bảo đảm tính cập nhật, trong khi các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của các NHTM nói riêng, các TCTD nói chung đã có nhiều thay đổi (thông qua sự ra đời Luật các TCTD năm 2010 cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác), hệ thống các NHTM cũng như thực tiễn nền kinh tế, hoạt động của các NHTM đã có nhiều đổi thay để phù hợp với tình hình kinh tế trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa. Luận án Tiến sĩ luật học (2004) của Nguyễn Văn Tuyến, Đại học Luật Hà Nội về Các giao dịch thương mại chủ yếu của NHTM trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam đã đưa ra một số nhận thức mới về các vấn đề lý luận liên quan đến giao dịch thương mại và giao dịch thương mại chủ yếu của NHTM; đánh giá khách quan, toàn diện về thực trạng pháp luật điều chỉnh các giao dịch thương mại chủ yếu của NHTM và đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc xác lập và thực hiện các giao dịch thương mại của ngân hàng. Tuy nhiên, thời điểm công trình được hoàn thành năm 2004 cách đây khá lâu, một số các quy định pháp luật cũng như thực trạng được nêu, phân tích, đánh giá trong luận án không còn bảo đảm tính cập nhật, phù hợp với tình hình hiện nay. Nhìn chung, hai Luận án nêu trên là các công trình nghiên cứu tiêu biểu, tổng quát về hoạt động của NHTM, trong đó tác giả đã nghiên cứu chung, toàn diện về pháp luật điều chỉnh cũng như thực tiễn triển khai các hoạt động kinh doanh của NHTM trong đó có hoạt động cấp tín dụng. Tuy nhiên, do nghiên cứu chung về hoạt động chủ yếu của NHTM, phạm vi rộng, bao gồm: giao dịch thương mại trong lĩnh vực huy động vốn, giao dịch thương mại trong lĩnh vực cấp tín dụng và giao dịch mở
  • 14. 10 tài khoản tiền gửi thanh toán và cung ứng dịch vụ thanh toán, nên tính chuyên sâu, riêng biệt về hoạt động cấp tín dụng chỉ dừng lại mức độ nhất định, chưa có điều kiện để tập trung phân tích, nhận định cũng như đưa ra những phản biện đối với các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của các NHTM. Bên cạnh đó, như đã nêu ở trên, hai Luận án trên đều nghiên cứu về các quy định pháp luật ở giai đoạn trước đây (năm 2003-2004) nên không còn bảo đảm tính cập nhật, phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành, cũng như không còn phù hợp với điều kiện nền kinh tế và thực tiễn hoạt động của hệ thống các NHTM hiện nay. Trên đây là các công trình nghiên cứu chung tiêu biểu về hoạt động của NHTM mà nghiên cứu sinh có cơ hội được tiếp cận và đây là nguồn tài liệu tham khảo quý giá, quan trọng để nghiên cứu sinh có cơ hội được tham khảo, kế thừa, tiếp thu các quan điểm, lý luận chung về pháp luật điều chỉnh hoạt động NHTM nói riêng, của các TCTD nói chung để từ đó tiếp cận, có điều kiện tốt hơn để tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động cấp tín dụng của NHTM trong giai đoạn hiện nay. 1.1.1.2.Các công trình nghiên cứu về các hình thức cấp tín dụng và pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật các TCTD năm 1997 số 49/BC- NHNN ngày 15/6/2009 của NHNN đã đánh giá thực trạng hệ thống các TCTD; đánh giá tổng quát về Luật các TCTD, nhất là phân tích, đánh giá những tồn tại vướng mắc chung và những vướng mắc cụ thể trong đó có những tồn tại, vướng mắc liên quan đến hoạt động cấp tín dụng và an toàn trong hoạt động của các TCTD. Về cơ bản, những tồn tại, vướng mắc này đã được giải quyết tương đối triệt để khi Luật các TCTD năm 2010 được ban hành thay thế cho Luật các TCTD năm 1997. Tuy nhiên, những quy định điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của các NHTM tại Luật các TCTD năm 2010 chỉ dừng lại ở những nội dung mang tính nguyên tắc, định hướng chung mà thiếu vắng những quy định mang tính cụ thể, hướng dẫn thực hiện. Do vậy, cần thiết phải có sự nghiên cứu mở rộng, cụ thể chi tiết và chuyên sâu hơn và đánh giá, nhận định về tác động của các quy định này thông qua thực trạng áp dụng các quy định pháp luật trong thực tiễn tổ chức và hoạt động của các NHTM. Các công trình nghiên cứu thường tiếp cận và làm rõ về một hình thức cấp tín dụng cụ thể của NHTM (như: cho vay, bảo lãnh ngân hàng, chiết khấu, bao
  • 15. 11 thanh toán, phát hành thẻ tín dụng) thay vì nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về tất cả các hình thức cấp tín dụng của NHTM. Các công trình này nghiên cứu có hệ thống, chi tiết về một hình thức cấp tín dụng cụ thể hoặc một vấn đề cụ thể trong hoạt động cấp tín dụng của các NHTM. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau: Đề tài nghiên cứu cấp ngành “Việc áp dụng những tiêu chuẩn an toàn hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” (2012), chủ nhiệm đề tài TS. Hoàng Huy Hà. Công trình nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay so với các hệ thống NHTM trong khu vực và thế giới; khoảng cách và khả năng thích ứng của các NHTM Việt Nam đối với những điều chỉnh mới đã được nhận diện. Đồng thời đề xuất các giải pháp và lộ trình nhằm rút ngắn khoảng cách với khu vực và thế giới trong việc áp dụng những tiêu chuẩn an toàn hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tại nghiên cứu, một số vấn đề pháp luật được đánh giá ở mức độ nhất định, đặc biệt các quy định về quản trị rủi ro. Luận án Tiến sỹ kinh tế “Quản trị rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam theo Hiệp ước Basel” (2012), của tác giả Nguyễn Anh Tuấn Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội. Luận án tập trung nghiên cứu và tìm hiểu các nội dung trong Hiệp ước Basel với tư cách là chuẩn mực về quản trị rủi ro và giám sát an toàn trong hoạt động của NHTM, đồng thời phân tích khả năng và chứng minh sự cần thiết phải áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro theo Basel vào hệ thống NHTM Việt Nam, đồng thời đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản trị rủi ro cho các NHTM Việt Nam. Luận án Tiến sỹ kinh tế “Hoạt động giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với Ngân hàng thương mại” (2010), tác giả Nguyễn Thị Minh Huệ. Luận án tập trung nghiên cứu, đánh giá và phân tích thực trạng hoạt động giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện. Trong quá trình phân tích các đặc điểm kinh tế, nội dung pháp luật được đề cập ở mức độ nhất định. Luận án Tiến sỹ kinh tế “Những giải pháp bảo đảm an toàn hệ thống cho hoạt động ngân hàng Việt Nam trong điều kiện hội nhập” (2003), tác giả Lê Văn Luyện. Luận án tập trung phân tích và đánh giá thực trạng vấn đề đảm bảo an toàn
  • 16. 12 hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để tăng cường khả năng an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trong điều kiện hội nhập với hệ thống tài chính, tiền tệ quốc tế. Ngoài ra còn có các đề tài nghiên cứu khoa học khác như: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành “Đánh giá mức độ hội nhập của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO: Định hướng và giải pháp đến năm 2020” do TS. Phạm Huy Hùng làm chủ nhiệm; Đề tài “Quan hệ sở hữu giữa tổ chức tín dụng và các công ty con, công ty liên kết – thực trạng và giải pháp”, do TS. Trần Dục Thức chủ nhiệm; Đề tài “Vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam: Thực trạng, hệ luy và giải phá” (2012), do TS. Hạ Thị Thiều làm chủ biên cũng là các công trình có đề cập đến các khía cạnh trong pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh ngân hàng. Luận án Tiến sĩ luật học (2015) của Nguyễn Thành Nam, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội về Hoàn thiện pháp luật hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam đã nghiên cứu một cách chi tiết, có hệ thống, chuyên sâu về hoạt động bảo lãnh ngân hàng với tư cách là một hình thức cấp tín dụng của TCTD: làm rõ những vấn đề luận về hoạt động bảo lãnh ngân hàng (như: khái niệm, đặc điểm, các loại hình bảo lãnh ngân hàng; khái niệm, nội dung, vai trò của hoạt động bảo lãnh ngân hàng), pháp luật về hoạt bảo lãnh ngân hàng và phân tích thực trạng pháp luật hiện hành (tại thời điểm thực hiện nghiên cứu) của Việt Nam về hoạt động bảo lãnh ngân hàng, (đặc biệt là nêu ra những ưu điểm và bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành về bảo lãnh ngân hàng) đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án cũng đưa ra những phân tích, so sánh, đánh giá các quy định pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động bảo lãnh ngân hàng trong mối quan hệ với các quy định pháp luật, thông lệ quốc tế được thừa nhận. Tuy nhiên, đúng với tính chất một công trình nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động bảo lãnh ngân hàng nên Luận án đã không đề cập một cách có hệ thống về hoạt động bảo lãnh ngân hàng với bản chất là một hình thức cấp tín dụng của NHTM và do đó các lý luận chung và các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng được đề cập tương đối sơ sài trong Luận án. Ngoài ra, văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động
  • 17. 13 bảo lãnh ngân hàng được nghiên cứu trong Luận án (Thông tư số 28/2012/TT- NHNN) cũng đã được thay thế bởi văn bản khác (Thông tư số 07/2015/TT-NHNN) nên nhiều nội dung nghiên cứu, đánh giá của tác giả trong Luận án không còn bảo đảm tính cập nhật, phù hợp với pháp luật cũng như thực tiễn hoạt động bảo lãnh ngân hàng hiện hành. Tuy nhiên, các nội dung được tác giả nghiên cứu trong Luận án là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng có giá trị. Đề tài Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các TCTD của tác giả Lê Thị Thu Thủy (2006) - Đề tài nghiên cứu đặc biệt cấp Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đề cập một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về các biện pháp bảo đảm mà cụ thể là các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản, xác định các nội dung cần thiết khi xác lập hợp đồng bảo đảm tiền vay, đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay. Cụ thể: đề tài đề cập những vấn đề lý luận cơ bản về bảo đảm tiền vay và các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản; Bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố của khách hàng vay; Bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của khách hàng vay; Bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba; Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay; Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay; Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay; Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các TCTD ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù vậy, công trình nghiên cứu chỉ đề cập chủ yếu đến hoạt động cập tín dụng dưới hình thức cho vay, cụ thể là các biện pháp bảo đảm tiền vay và do đó, các nội dung được phân tích, đánh giá trong đề tài chưa cung cấp những lý luận cơ bản cũng như hệ thống hóa được các quy định pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động cấp tín dụng của NHTM. Luận văn Thạc sĩ luật học (2016) của Hoàng Thị Hải Yến về Pháp luật về cho vay và các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của NHTM ở Việt Nam đã làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan trực tiếp đến hoạt động cho vay của các NHTM, về pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay của NHTM; Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng phát hiện những bất cập trong hoạt động cho vay của các NHTM để đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động cho vay của các NHTM và các biện pháp bảo đảm an toàn. Luận văn Thạc sĩ luật học (2014) của Tạ Hồng Hạnh về Pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của NHTM tại Việt Nam đã làm rõ một số vấn đề lý luận
  • 18. 14 cơ bản về chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại; đánh giá thực trạng các quy định pháp luật hiện hành về hoạt động chiết khấu hối phiếu của NHTM Việt Nam, phát hiện những điểm bất cập của pháp luật về chiết khấu hối phiếu để từ đó nêu ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động này của ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, công trình mới chỉ nghiên cứu hoạt động chiết khấu đối với hối phiếu, chưa bao quát hết toàn bộ hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá của NHTM. Bên cạnh đó, cũng chưa nêu bật được các nội dung của hoạt động chiết khấu với bản chất là một hình thức cấp tín dụng của NHTM. Luận văn Thạc sĩ luật học (2007) của Nguyễn Minh Thắng về Những quy định chủ yếu của pháp luật về thẻ tín dụng và xu hướng hoàn thiện đã làm rõ vai trò của thẻ tín dụng trong các giao dịch thanh toán phi tiền mặt, những khía cạnh pháp lý nảy sinh giữa các chủ thể liên quan để trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm tạo hành lang pháp lý an toàn cho sự phát triển của thẻ tín dụng trong nền kinh tế ở nước ta. Tuy nhiên, các quy định pháp luật được dẫn chiếu, phân tích trong Luận văn không còn bảo đảm tính cập nhật phù hợp với các quy định hiện hành và Luận văn cũng chưa tập trung phân tích hoạt động phát hành thẻ tín dụng của NHTM với bản chất là một hình thức cấp tín dụng cụ thể của NHTM. Luận văn Thạc sĩ luật học (2014) của Phạm Thị Thu Trang về Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay đã nghiên cứu làm rõ lý luận về hoạt động bao thanh toán cũng như các quy định pháp luật về bao thanh toán để từ đó đưa ra những đánh giá về chính sách pháp luật điều chỉnh hoạt động bao thanh toán ở nước ta, làm rõ những khó khăn, hạn chế và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động bao thanh toán và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hoạt động bao thanh toán ở Việt Nam. Tuy nhiên, giống như các công trình nghiên cứu khác, Luận văn chỉ tập trung phân tích nội dung cụ thể của hoạt động bao thanh toán mà chưa đề cập đến hoạt động này với bản chất là một hình thức cấp tín dụng của NHTM để từ đó phân tích, đánh giá tổng quát về hoạt động này. Ngoài một số công trình nghiên cứu trên còn có các công trình nghiên cứu về các biện pháp bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM cũng như của các TCTD như: Luận văn Thạc sĩ Luật học (2005) của Phạm Thanh Chung
  • 19. 15 về Pháp luật bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam; Luận văn Thạc sĩ Luật học (2010) của Trương Thị Anh Tú về Pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của các TCTD; Luận văn Thạc sĩ luật học (2010) của Đinh Thị Thúy Nga về Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các NHTM ở Việt Nam; Bài viết Các quy định pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hoạt động cấp tín dụng ở Việt Nam hiện nay của tác giả Viên Thế Giang đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 02/2015, tr.50-55; Bài viết Thông tin tín dụng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại của tác giả Nguyễn Xuân Bang đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 2+3/2014, tr.90-96; Bài viết Một số vấn đề của pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại của tác giả Nguyễn Xuân Bang đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 02/2015, tr. 18 – 24. Một số công trình, bài viết đề cập đến vấn đề này như: Bài viết Một số vấn đề pháp lý về hoạt động cấp tín dụng dưới hình thức cho thuê tài chính của tác giả Ngô Quốc Kỳ đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật Số 7/2002, tr. 22 – 25; Bài viết Cầm cố giấy tờ có giá ngắn hạn – Một hình thức cấp tín dụng của các TCTD của tác giả Mai Thanh Hưng đăng trên Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ số 1+2/2000, tr.16; Bài viết Cấp tín dụng dưới hình thức cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn nên hiểu như thế nào của tác giả Vũ Văn Khánh đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 6/2000, tr.24-25; ... Có thể nhận thấy, các công trình nghiên cứu, bài viết trên đã nghiên cứu khá chi tiết, sâu sắc về các nội dung, vấn đề có liên quan đến hoạt động cấp tín dụng của NHTM và của các TCTD. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu, bài viết chỉ mới nghiên cứu, tiếp cận đối với một hình thức cấp tín dụng, một vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động cấp tín dụng của NHTM và của TCTD. Hơn thế nữa, việc nghiên cứu mới dừng lại cấp độ một bài viết mang tính trao đổi lại đánh giá ở giai đoạn trước đây, do vậy cần sự phân tích, đánh giá, bình luận về nội dung lý luận cũng như thực tiễn sâu hơn ở một công trình Luận án tiến sĩ. Bên cạnh đó, có một số bài viết chung về NHTM và bình luận, đánh giá chung về các hình thức cấp tín dụng như: “Địa vị pháp lý của NHTM quốc doanh” – luận án tiến sỹ của Trần Đình Triển; “Địa vị pháp lý và việc nâng cao hiệu quả
  • 20. 16 hoạt động của NHTM nhà nước ở Việt Nam hiện nay” – luận văn thạc sỹ luật học của Trần Thị Quỳnh Anh; “Những vấn đề pháp lý về bảo lãnh ngân hàng” – luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Thành Long; “Bản chất pháp lý của hợp đồng tín dụng ngân hàng” của TS. Lê Thị Thu Thủy – Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 12/2002; “Mấy suy nghĩ về bản chất pháp lý của hợp đồng tín dụng ngân hàng” của T.S Nguyễn Văn Vân – Tạp chí Khoa học pháp lý số 3/2000; “Về các biện pháp bảo đảm hợp đồng tín dụng” của PGS.TS Lê Hồng Hạnh – Tạp chí Luật học số 01/1996; “Một số vấn đề về quan hệ bảo lãnh ngân hàng ở nước ta hiện nay” của TS Võ Đình Toàn – Tạp chí Luật học số 3/2002; “Bảo đảm tiền gửi và vấn đề an toàn của hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng” của TS Đinh Dũng Sỹ; “Cầm cố giấy tờ có giá ngắn hạn – một hình thức cấp tín dụng của các TCTD” – của tác giả Mai Thanh Hưng – Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ (2001). Cũng như các bài viết trên, các bài viết này cũng chỉ đề cập đến một hình thức cấp tín dụng của NHTM hoặc các vấn đề có liên quan đến tín dụng, NHTM… 1.1.1.3.Công trình của nghiên cứu sinh liên quan đến luận án Bài viết “Một số vấn đề cần quan tâm khi ban hành Luật các TCTD (sửa đổi)” – đồng tác giả với TS. Phạm Thị Giang Thu đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (6/2010): Trong bài viết này, nghiên cứu sinh đã đánh giá, phân tích những ưu điểm và các tồn tại, bất cập; đưa ra các nguyên tắc cơ bản cần chú ý khi xây dựng Luật các TCTD mới; hoàn thiện quy định về tổ chức và hoạt động của TCTD; về đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD; vấn đế phá sản, kinh doanh bất động sản của TCTD;… qua đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan. Bài viết “Hoàn thiện pháp luật về phòng ngừa rủi ro tín dụng của các TCTD” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (3/2011): Trong bài viết, nghiên cứu sinh đã phân tích, đánh giá, xác định nguyên tắc xây dựng các quy định phòng ngừa và xử lý rủi ro; tiêu chí xác lập mức dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro; tiêu chí nhận diện khách hàng để thiết lập dự phòng và xử lý rủi ro; về các phương pháp phân loại nợ; các giới hạn cụ thể và trường hợp không xác định giới hạn cấp tín dụng; giới hạn chuyển vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn… qua đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan. Bài viết “Thực thi pháp luật về giao dịch bảo đảm trong hoạt động cấp tín
  • 21. 17 dụng của NHTM – một số vướng mắc pháp lí và đề xuất hoàn thiện” đồng tác giả với TS. Phạm Thị Giang Thu đăng trên Tạp chí Luật học (10/2011): Trong bài viết, nghiên cứu sinh đã xác định cơ sở pháp lý cho các giao dịch bảo đảm; vấn đề pháp luật điều chỉnh hoạt động góp vốn bằng quyền sử dụng đất; về tài sản được sử dụng để tham gia vào giao dịch bảo đảm; về xử lý tài sản bảo đảm; về kê biên tài sản đang được cầm cố, thế chấp;… Trong bài viết nghiên cứu của mình, nghiên cứu sinh nhận định đã có nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoặc gián tiếp các giao dịch bảo đảm. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng đã phát sinh nhiều vấn đề pháp lí cần sớm được xem xét giải quyết, hoàn thiện góp phần đảm bảo cho hoạt động cấp tín dụng của các TCTD vừa an toàn vừa hiệu quả cao nhất. Bài viết “Quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 5, tháng 7/2014. Trong bài viết tác giả đề cập đến một số vấn đề pháp lý đặt ra để quản trị rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại và các yêu cầu pháp lý đặt ra: yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực trong các ngân hàng thương mại; vấn đề ngân hàng nhà nước cần quy định tiêu chí để phân khúc thị trường, phân khúc khách hàng cho các tổ chức tín dụng; pháp luật cần quy định rõ về việc đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng với tất cả khách hàng bao gồm cả tổ chức và cá nhân. Ngân hàng thương mại cần ban hành đồng thời hệ thống xếp hạng tín dụng cho khách hàng là các loại hình doanh nghiệp và hệ thống xếp hạng tín dụng cho khách hàng là cá nhân. Đối với khách hàng là cá nhân, thay bằng hệ thống xếp hạng tín dụng là hệ thống chấm điểm tín dụng (điện tử) cho từng phân khúc khách hàng; cần xây dựng các quy trình cụ thể, rõ ràng điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng; vấn đề cảnh báo sớm... Bài viết “Những hạn chế của pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Thương mại”đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số tháng 7/2014. Trong bài viết của mình tác giả đã chỉ rõ các hạn chế của pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của ngân hàng thương mại qua đó gợi mở một số giải pháp hoàn thiện bộ phận pháp luật này. Các nội dung này sẽ được xem xét, vận dụng hợp lý trong phần đánh giá thực trạng và kiến nghị hoàn thiện của luận án.
  • 22. 18 Như vậy, có thể thấy rằng, tuy đã có nghiên cứu, đánh giá trực tiếp hoặc một số vấn đề gián tiếp liên quan đến hoạt động cấp tín dụng của NHTM nhưng những nghiên cứu của nghiên cứu sinh hoặc đề cập đến vấn đề chung quá rộng hoặc chỉ đề cập đến một khía cạnh, gián tiếp của vấn đề cấp tín dụng mà chưa trực tiếp đề cập đến hình thức cấp tín dụng của NHTM như là nội dung chính của bài viết và do đó, chưa nêu bật được kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án này. Vì vậy, nghiên cứu sinh hi vọng rằng, Luận án sẽ là công trình nghiên cứu đề cập một cách trực tiếp, đầy đủ, hệ thống về hoạt động cấp tín dụng của NHTM như là một trong những hoạt động quan trọng, phổ biến bậc nhất trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh của các NHTM. 1.1.2. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài về hoạt động cấp tín dụng và pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại Trong khả năng của mình, qua nghiên cứu, nghiên cứu sinh đề cập sơ bộ về những nghiên cứu có liên quan đến hoạt động tín dụng được giới thiệu, đăng, hoặc trích đăng trên tạp chí Đánh giá luật kinh doanh Havard (Havard Bussines law review journal) và tạp chí Luật Cambridge (The Cambridge law journal) vì trên tạp chí của các trường đại học thường là những quan điểm có tầm ảnh hưởng nhất định trong nền luật học kiểu phương Tây. Về tổng quan, các nghiên cứu ở các tạp chí thường đi theo hai định hướng chính là phân tích các đạo luật và phân tích án lệ (dù án lệ trong hoạt động này không phổ biến và nổi tiếng như các lĩnh vực khác). Hiếm có những nghiên cứu giới thiệu tổng thể về pháp luật tín dụng vì đối tượng nghiên cứu của các luật gia không phải là tổng thể việc kinh doanh tín dụng như các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Trên những số liệu của tạp chí Luật Cambridge, các nghiên cứu về tín dụng – ngân hàng đã xuất hiện từ khá sớm, với những sách chuyên khảo có liên quan khá nổi tiếng có thể kể tên như sau: 1.1.2.1. Về việc ghi nhận các nguyên tắc cấp tín dụng - Mang tính chất nền tảng, không thể thiếu được các tác phẩm xác định nguyên tắc pháp lý trong hoạt động ngân hàng. Đáng để nghiên cứu là cuốn "Nguyên tắc pháp lý của Luật Ngân hàng" của tác giả Roos Cranstoon [119], đề cập đến các vấn đề nền tảng của Luật ngân hàng, từ cấu trúc ngân hàng đến các hoạt động ngân hàng cơ bản. Tác giả cũng đề cập đến các nguyên lý cơ bản trong
  • 23. 19 giao dịch ngân hàng hiện đại. Đây là cuốn sách viếttrên nền tảng "common law" nên các nguyên lý được đề cập và đánh giá dưới dạng trích dẫn các quyết định phúc thẩm. - Ở góc độ mang tính chất chuyên sâu là cuốn "Nguyên tắc pháp lý trong hoạt động cho vay" của tác giả Parker Hood [120]. Trọng tâm chính của cuốn sách viết về trách nhiệm dân sự của người cho vay, trách nhiệm bồi thường khi có hành vi sai trái của nhân viên ngân hàng. Cuốn sách đưa ra các nguyên tắc chung liên quan, và tìm cách gắn chúng với các tình huống cụ thể. Về bản chất, nó là một cuốn sách về nguyên nhân của hành động, và phòng thủ. Tuy nhiên, cuốn sách này cũng xem xét các nguyên tắc liên quan nơi ứng xử của một người cho vay sẽ làm phát sinh trách nhiệm hình sự hoặc trách nhiệm pháp lý, đặc biệt là sau này hiện đang bắt đầu được đem đến cùng với tuyên bố thông luật. Trong một số trường hợp, một số hành vi làm phát sinh trách nhiệm dân sự, cũng sẽ làm tăng trách nhiệm hình sự hoặc trách nhiệm pháp lý nếu như gian lận. 1.1.2.2. Về việc ghi nhận các nghiệp vụ cấp tín dụng do ngân hàng thương mại thực hiện - Một trong những tác phẩm xuất hiện rất sớm là Luật về tín dụng của ngân hàng thương mại (The law of Banker’s commercial credits) của H.C. Gutteridge, xuất bản năm 1932 và 1955. Nghiên cứu này là một tác phẩm chuyên sâu về hệ thống pháp luật theo truyền thống thông luật vốn phức tạp với nhiều án lệ. Trong tác phẩm giáo sư Gutteridge giới thiệu những ý tưởng của ông trong quá trình làm việc và cả những nội dung được ông sưu tầm, nghiên cứu, vì vậy tác phẩm được đánh giá cao về tính hệ thống đã được tác giả nghiên cứu và xây dựng nên. - Tác phẩm Luật liên quan đến thư tín dụng thương mại (The law relating to commercial letter of credit) của A.G. Davis, xuất bản năm 1954 là một cuốn sách được phát triển lên từ luận án tiến sĩ của tác giả. Trong tác phẩm giáo sư Davis đưa ra quan điểm dẫn đến nơi tập trung các vấn đề phần lớn liên quan đến nhà kinh doanh tầm trung. Hơn nữa, cách trình bày của ông khá rõ ràng và có trọng tâm, vì vậy tác phẩm khá dễ hiểu đối với những người kinh doanh dịch vụ ngân hàng và xuất nhập khẩu. - Tín dụng trả góp (Instalment credit), chỉnh sửa bởi Aubrey L. Diamond, xuất bản năm 1970. Đây là tác phẩm được tác giả điều chỉnh lại dựa trên trao đổi về
  • 24. 20 chủ đề tín dụng trả góp do Viện Luật quốc tế và so sánh Anh tổ chức vào tháng 7 năm 1968. Chương trình trao đổi về những vấn đề: (a) để luật gia, nhà kinh tế và nhà kinh doanh trao đổi các ý tưởng về chính sách lập pháp về tín dụng trả góp; (b) đểkiểm tra những khiếm khuyết cơ bản trong luật của Anh về tín dụng trả góp và cho vay và (c) để đề xuất khung của hệ thống quy định hiện đại, riêng biệt từ kinh nghiệm của các nước khác. Tác phẩm này có nội dung chủ yếu hướng đến vai trò và giải pháp về lập pháp, vì vậy đối tượng trao đổi là các đạo luật chứ không phải là các án lệ của truyền thống thông luật. - Mua bán hàng hóa và tín dụng tiêu dùng (Sale of goods and consumer credit) của A.P.Dobson, xuất bản năm 1975 gồm 02 nội dung, phần 1 là những luật về mua bán, còn phần hai được đánh giá là mang đến một hướng dẫn rõ ràng, sáng suốt và thông minh để vượt qua mê cung của Đạo luật tín dụng tiêu dùng 1974 với những điều khoản phức tạp và những thuật ngữ lạ lùng của việc vay mượn và hình thức tín dụng khác. Nội dung chính của nghiên cứu bao gồm cả các đạo luật và ngoài ra là phân tích thêm một số án lệ có liên quan. - Tín dụng diêu dùng (Consumer credit) chỉnh sửa bởi R.M. Goode, xuất bản năm 1978, Luật thương mại (Commercial law) của R.M. Goode, xuất bản năm 1982 và Giới thiệu Luật về tín dụng và bảo vệ (An Introduction to the Law of Credit and Security) của A.G. Guest, xuất bản năm 1978 được đánh giá trong cùng một bài viết ở tập 38, phát hành tháng 11/1979. Sách thứ nhất phê bình và so sánh một số vấn đề lớn của tín dụng tiêu dùng và những phản hồi của quyền lập pháp ở tám quốc gia ở châu Âu, Bắc Mỹ và Úc, còn sách thứ hai là những phân tích ngắn gọn về luật của Anh về tín dụng và bảo vệ đang tác động đến cả người tiêu dùng và những chủ thể khác. - Cũng như Việt Nam đôi khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài, Jacob S. Ziegel và R.E. Olley viết sách Tín dụng tiêu dùng ở Canada (Consumer credit in Canada), được xuất bản năm 1966. Nội dung của nghiên cứu là quá trình phát triển và những vấn đề của sự đa dạng hóa tín dụng tiêu dùng ở Canada với sự phát triển từ 835 triệu USD vào năm 1948 lên 7 tỷ USD vào năm 1964. Ngoài các bài viết đánh giá, giới thiệu sơ bộ các tác phẩm lớn, một số bài là những nghiên cứu được đăng trực tiếp trên tạp chí. Tại những bài viết này các tác giả nêu một mặt của hoạt động tín dụng, ví dụ như Đạo luật tín dụng tiêu dùng 1974
  • 25. 21 (The Consumer Credit Act 1974) của R.M. Goode, phát hành tháng 4 năm 1975, Xử lý hình sự trong Tín dụng tiêu dùng (Criminal Sanctions in Consumer Credit) của W. A. Thornely, đăng trên tập 43, phát hành tháng 11 năm 1984 hoặc Sự hủy bỏ của việc thanh toán bởi sai sót và không tiết lộ thông tin (Rescission of settlement for mistake and non-disclosure) của Nicholas J. McBride đăng trên tập 58, phát hành tháng 3 năm 1999. Cuốn "Pháp luật ngân hàng và hoạt động giám sát: nghiên cứu so sánh từ Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Nhật Bản" [104] của tác giả Maximilian J.B. Hall đề cập đến việc so sánh quy định về giám sát Ngân hàng ở Anh, Mỹ và Nhật Bản. Nội dung so sánh đề cập đến các chính sách làm căn cứ cho việc so sánh, áp dụng các quy định BIS về đánh giá an toàn vốn cùng với các phương pháp tiếp cận an toàn vốn ở Anh, Mỹ và Nhật Bản; sự tách biệt giữa ngân hàng và kinh doanh chứng khoán thông qua nghiên cứu so sánh các phương pháp tiếp cận được thông qua ở Mỹ và Nhật Bản. Như vậy, vấn đề cấp tín dụng được đề cập trong yêu cầu an toàn vốn trong kinh doanh ngân hàng. Cuốn "Áp dụng pháp luật ngân hàng quốc tế" [117] của tác giả Proctor, Charles (Lawyer) viết về nhiều nội dung liên quan đến pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng tại EU và Vương quốc Anh. Về vấn đề cấp tín dụng, tác giả đề cập đến các nội dung về cho vay, cho vay hợp vốn, hợp đồng giữa ngân hàng với khách hàng, các nghĩa vụ pháp lý được đặt ra cho cả hai bên. Luật được xem xét đánh giá là Luật về bên đi vay của Anh 1974 (Consumer Credit Act 1974 of UK), Luật về cho vay của Anh (Lending Code of UK) và các luật có liên quan. Đây là cuốn sách mới được xuất bản (2015) và có rất nhiều nội dung có thể nghiên cứu để phục vụ cho việc so sánh giữa thực tiễn áp dụng luật về tín dụng của Anh, của Cộng đồng Châu Âu và Việt Nam. Trên tạp chí Đánh giá luật kinh doanh Havard, đây là một tạp chí mới được phát hành từ 2010 đến nay thì các bài viết hầu hết là các bài phân tích ngắn về một lĩnh vực hoặc một hoạt động tín dụng ngân hàng ví dụ như Trái phiếu chuyển đổi ngẫu nhiên và trách nhiệm bồi thường ngân hàng: Những xung đột tiềm tàng về lãi suất? (Contingent Convertible Bonds and Banker Compensation: Potential Conflicts of Interest?) của Gaurav Toshniwal, xuất bản năm 2011, Hoán đổi tín dụng mặc định: công cụ đáng ngờ (Credit Default Swaps: Dubious Instruments) của
  • 26. 22 Charles W. Murdock, xuất bản năm 2013, Vì sao thiếu vắng lãi trong lãi? Góc nhìn khác của chủ nợ ưu tiên và có bảo đảm (Why The Lack of Interest in Interest? Another Look at Preferences and Secured Creditors) của Samuel D. Krawiecz, xuất bản năm 2015. Có thể thấy rằng các nghiên cứu về lĩnh vực này ở Hoa Kỳ không có những tác phẩm chuyên sâu như ở Anh, tuy nhiên điều này không có nghĩa là ở Hoa Kỳ không nghiên cứu pháp luật chuyên sâu về tín dụng. Ở những nền luật học thông luật như Hoa Kỳ, Canada, Singapore, Ấn Độ và nhiều nước Châu Phi nền luật học hoàn toàn bị “Anh hóa”, vì vậy người học và nghiên cứu pháp luật được học trực tiếp các công trình, tác phẩm của nền luật học Anh và đôi khi trích dẫn cả án lệ của Anh để nghiên cứu. Vì vậy, có thể các luật gia Hoa Kỳ không có nhiều tác phẩm tiêu biểu, đồ sộ về luật học nhưng họ vẫn nghiên cứu, giảng dạy và sử dụng các tác phẩm của các luật gia Anh (bao gồm cả Anh, Scotland, Wales và Ai-len). Về nội dung, hầu như không có các nghiên cứu nổi tiếng riêng về pháp luật về cấp tín dụng một cách hoàn chỉnh và độc lập mà chỉ có những nghiên cứu tổng thể có liên quan như về ngân hàng, mua bán hàng hóa và tín dụng hoặc nghiên cứu về những đối tượng cụ thể như các đạo luật đơn lẻ, đánh giá về hoạt động trái phiếu, thư tín dụng, thẻ tín dụng,… và đây thực sự chỉ có tác dụng tham khảo cho những người đam mê nghiên cứu về tín dụng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng. Về các quốc gia phương tây khác, mặc dù tác giả không thể đi sâu nghiên cứu nền luật học của từng quốc gia nhưng các quy định pháp luật trong lĩnh vực cấp tín dụng của các nước Đức, Pháp, Thụy Sĩ,… hầu hết là tương tự Anh và Hoa Kỳ vì các nước này vẫn chưa pháp điển hóa ra những Bộ luật về Tín dụng ngân hàng, vì vậy tác giả cho rằng các luật gia cũng chỉ có thể giảng dạy và nghiên cứu các Đạo luật và các án lệ có liên quan. 1.1.2.3. Về thực trạng tiến hành cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại Cuốn "Luật Ngân hàng - Lý thuyết và thực hành" Citation: 1 M. R. Emanuel Banking Law Theory and Practice 2d ' 1929, tại chương VI có đề cập đến các nghĩa vụ cụ thể của khách hàng đối với ngân hàng và ngược lại, khi thiết lập quan hệ vay vốn. Các điều khoản về bên thứ ba, điều khoản bắt buộc, điều khoản về biện pháp bảo đảm… đều được hướng dẫn cụ thể cho nhân viên ngân hàng cũng như khách hàng vay vốn. Nếu so sánh với cách thức hướng dẫn lý thuyết và vận hành ở Việt Nam, quy định chi tiết như vậy có thể tồn tại dưới dạng sổ tay tín dụng.
  • 27. 23 Cuốn "Luật Ngân hàng Đức và thực hành trong giao dịch quốc tế"[125] của tác giả Norbert Horn, tại phần 2, từ chương 6 đến chương 11 đề cập đến mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng, khung về giá và chi phí liên quan đến giao dịch tín dụng, quan hệ tín dụng nói chung cũng như quan hệ tín dụng cá nhân cùng với thực tế áp dụng. Điểm đáng nói, cuốn sách này thể hiện những yêu cầu chung nhất trong giao dịch tín dụng giữa nhân viên ngân hàng với khách hàng tại quốc gia có truyền thống "luật thành văn" nên các thực tiễn áp dụng cùng với quy định pháp luật luôn đi sát và thống nhất với nhau. Có thể nói, nếu so sánh với các công trình mang tính lý thuyết hay phân tích pháp luật cấp tín dụng nói chung thì các bài viết, chủ đề đánh giá thực trạng pháp luật của mỗi quốc gia thường được xem xét, đánh giá từ từng vụ việc cụ thể. 1.2.Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.2.1. Những vấn đề liên quan đến đề tài luận án đã được giải quyết Qua nghiên cứu, tham khảo các công trình, đề tài, bài viết đã được công bố, nghiệm thu kết quả mà nghiên cứu sinh đã tiếp cận được cho thấy: - Các tác giả chủ yếu tập trung đi sâu nghiên cứu pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM nói chung, nhất là các vấn đề mang tính lý luận đã được quan tâm giải quyết tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh. Các giáo trình hay luận án tiến sĩ luật học được nêu ở phần trên là minh chứng cho nhận định này khi các công trình, đề tài nghiên cứu này được đánh giá cao về giá trị lý luận khoa học trong quá trình được sử dụng làm học liệu cho các môn học pháp luật kinh tế cũng như là tài liệu tham khảo có giá trị đối với các tác giả nghiên cứu các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan. - Nhiều công trình nghiên cứu đã tiếp cận, phân tích chuyên sâu cụ thể đối với một hình thức cấp tín dụng hoặc một nội dung, vấn đề cụ thể có liên quan trực tiếp đến hoạt động cấp tín dụng của NHTM. Các công trình nghiên cứu này đã phân tích, đánh giá về các đặc trưng cơ bản của từng hình thức cấp tín dụng cụ thể của NHTM, qua đó đã đề xuất được các giải pháp để hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh đối với hình thức cấp tín dụng này. Kết quả nghiên cứu của các công trình này là nguồn tham khảo có giá trị cho các tác giả khi thực hiện các công trình nghiên cứu chuyên sâu, riêng biệt về hình thức cấp tín dụng cụ thể cũng như đối với các nghiên cứu khoa học tổng thể như đề tài luận án này.
  • 28. 24 Theo đó, có thể nhận thấy, các vấn đề liên quan đến đề tài luận án đã được giải quyết bao gồm: - Lý luận chung về hoạt động của NHTM nói riêng, của TCTD nói chung. - Pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM (xét tại thời điểm các công trình nghiên cứu được nghiệm thu). - Các đặc trưng cơ bản về hoạt động cũng như pháp luật điều chỉnh đối với một số hình thức cấp tín dụng cụ thể như: cho vay, bảo lãnh ngân hàng, phát hành thẻ tín dụng... (tại thời điểm các công trình này được nghiệm thu). - Đưa ra được những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hoạt động kinh doanh của NHTM ở các giai đoạn khác nhau, trên các khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, do xác định mục tiêu, mục đích nghiên cứu của các công trình này không nhằm, không tập trung phân tích, nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động cấp tín dụng của NHTM nên các công trình nói trên được nghiên cứu sinh đánh giá là: i) Do phạm vi nghiên cứu quá rộng, các vấn đề nghiên cứu là những vấn đề chung nhất được đánh giá, bình luận tổng quát nên chưa đi sâu nghiên cứu, đánh giá chuyên biệt về pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM để từ đó đưa ra các phương hướng và giải pháp chuyên biệt; nói cách khác, các tác giả chỉ dành một mức độ nhất định (tương đối hạn chế) để đánh giá về pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị bước đầu; ii) Chưa tập trung nghiên cứu, đánh giá bao quát, toàn diện về hoạt động cấp tín dụng của NHTM; iii) Các công trình nghiên cứu phần lớn chưa bảo đảm được tính cập nhật, phù hợp với các quy định pháp luật hiện nay cũng như không còn phù hợp với thực tiễn hoạt động của các NHTM; iv) các kiến nghị hoàn thiện pháp luật vì vậy cũng không còn tính thời sự; chỉ mang đơn lẻ, gắn với từng nghiệp vụ cấp tín dụng, chưa có tính kết nối và khái quát một cách tổng thể thành tất cả các hình thức của hoạt động cấp tín dụng của NHTM. Như vậy, qua nghiên cứu các công trình khoa học cho thấy, hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu, trực tiếp, đầy đủ về các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín của NHTM ở Việt Nam, cũng như bảo đảm tính cập nhật, thời sự của các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của các NHTM. 1.2.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu và giải quyết i) Nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động cấp tín
  • 29. 25 dụng của NHTM và pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của NHTM; bản chất và nguyên tắc hoạt động cấp tín dụng; cấu trúc pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng; cơ sở kinh tế - xã hội và yêu cầu điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động cấp tín dụng của NHTM; vai trò hoạt động cấp tín dụng của NHTM; kinh nghiệm pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM ở một số nước trên thế giới... . ii) Xác định điều kiện của nền kinh tế, mục tiêu phát triển của Đảng và Nhà nước trong hiện tại và giai đoạn tiếp theo, làm căn cứ đánh giá pháp luật và đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật cùng với biện pháp hỗ trợ thực hiện. iii) Đánh giá khách quan thực trạng các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM hiện hành đặt trong mối quan hệ với các yêu cầu đặt ra trong tình hình mới. Trên cơ sở đó chỉ rõ những ưu điểm và bất cập, hạn chế của từng nội dung pháp luật, khẳng định tính tất yếu khách quan của việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM ở Việt Nam. iv) Nghiên cứu, đề xuất phương hướng và các giải pháp cụ thể để hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM một cách tổng thể, toàn diện, phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 1.2.3. Luận án không nghiên cứu các vấn đề sau đây i) Các vấn đề chung liên quan đến ngân hàng thương mại và vị trí pháp lý của ngân hàng thương mại. Lý do của việc không nghiên cứu xuất phát từ mục tiêu chính của đề tài là chỉ nghiên cứu vấn đề liên quan đến pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của chủ thể này. Vì vậy các vấn đề liên quan đến khái niệm, đặc điểm của ngân hàng thương mại và pháp luật điều chỉnh không được nêu ra trong luận án ii) Hình thức cho thuê tài chính và pháp luật điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính. Mặc dù cho thuê tài chính được pháp luật ghi nhận là một nghiệp vụ cấp tín dụng [12] tuy nhiên đây không phải là nghiệp vụ mà ngân hàng thương mại được trực tiếp thực hiện. Muốn thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính, ngân hàng thương mại phải thực hiện thông qua phương thức gián tiếp. Điều 103 khoản 2 điểm b Luật Tổ chức tín dụng 2010 quy định: Ngân hàng thương mại phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh cho thuê tài chính. Nghiên cứu sinh đồng thuận với quan điểm của nhà lập pháp khi
  • 30. 26 không quy định nghiệp vụ cho thuê tài chính đối với ngân hàng thương mại nên đưa nghiệp vụ này ra khỏi phạm vi nghiên cứu. iii) Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại. Đây là bộ phận pháp luật nằm trong cấu thành pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại, tuy nhiên đã có nhiều công trình công bố về nội dung giải quyết tranh chấp hợp đồng, để giải quyết theo các quy trình chung của tranh chấp thương mại và giải quyết tranh chấp thông thường. Vì vậy, Luận án này không nghiên cứu, phân tích bộ phận pháp luật về giải quyết tranh chấp có thể phát sinh trong quan hệ cấp tín dụng của ngân hàng thương mại với khách hàng. 1.3. Cơ sở, giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1. Cơ sở và giả thuyết nghiên cứu 1.3.1.1. Cơ sở nghiên cứu Nghiên cứu pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại ở Việt Nam, nghiên cứu sinh sử dụng một số lý thuyết như lý thuyết về người đại diện, lý thuyết về hợp đồng, lý thuyết về quan hệ pháp luật. Các nguyên tắc được sử dụng và đánh giá là nguyên tắc của hợp đồng, các nguyên tắc về tăng cường quản trị ngân hàng thương mại của Ủy ban Basel. Lý thuyết về người đại diện (agency theory) với nội dung cơ bản là thể hiện mối quan hệ giữa người ủy quyền và người đại diện. Lý thuyết này được sử dụng trong luận án khi đánh giá trách nhiệm của các chủ thể trong quan hệ cấp/nhận tín dụng; xem xét việc thực thi nhiệm vụ của người đại diện để đưa ra đề xuất một cách phù hợp. Lý thuyết về hợp đồng thể hiện sự tự nguyện, tự do thiết lập quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, theo đó các nguyên tắc khi thiết lập, thực hiện hợp đồng được xem xét và đánh giá, đề xuất nếu cần thiết. Các nguyên tắc về tăng cường quản trị ngân hàng thương mại của Ủy ban Basel xuất phát từ đặc thù của hoạt động cấp tín dụng, nhu cầu giám sát để đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Thêm nữa, chính vì pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng được xem xét trong bối cảnh Việt Nam quyết tâm phấn đấu xây dựng nền kinh tế có các yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập kinh tế thì các chuẩn mực trong quản trị ngân hàng thương mại của Ủy ban Basel là
  • 31. 27 cơ sở quan trọng 1.3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu Luận án được triển khai với các giả thuyết sau: Một là, vấn đề nội hàm của hoạt động cấp tín dụng ở Việt Nam còn chưa được phân tích đầy đủ. Một số nghiệp vụ chưa được xác định có phải là nghiệp vụ cấp tín dụng hay không. Hai là, chưa có nghiên cứu tổng quan về pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại trong tình hình mới (từ những năm 2012 trở lại đây) theo cách đặt vấn đề chung cho hoạt động cấp tín dụng nói chung mà không xem xét theo hướng từng nghiệp vụ cụ thể. Hệ thống quy định pháp luật cũng như điều kiện kinh tế xã hội, đòi hỏi xã hội của những năm 2011-2020. Ba là, quy định về cấp tín dụng của ngân hàng thương mại hiểu theo nghĩa đầy đủ còn nhiều hạn chế, bất cập dẫn đến khó khăn trong quá trình áp dụng, tuân thủ cũng như xử lý vi phạm. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu Với yêu cầu của đề tài, cơ sở và giả thuyết nghiên cứu đã được phân tích, nghiên cứu sinh xác định luận án cần trả lời được những câu hỏi sau đây 1) Có những dấu hiệu nào để xác định một hoạt động do ngân hàng thương mại thực hiện là hoạt động cấp tín dụng? Bản chất và các nguyên tắc của hoạt động cấp tín dụng của NHTM là gì? 2) Cấp tín dụng có ảnh hưởng thế nào đến sự tồn tại của ngân hàng thương mại và đối với đời sống xã hội? 3) Cấp tín dụng do ngân hàng thương mại thực hiện thì có những hình thức biểu hiện cụ thể nào? Còn hình thức cấp tín dụng nào không do ngân hàng thương mại thực hiện trực tiếp? 4) Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại được nghiên cứu trong luận án này gồm những nội dung gì? Tại sao lại chỉ nghiên cứu những nội dung đó mà không nghiên cứu tất cả các vấn đề về cấp tín dụng của ngân hàng thương mại được pháp luật điều chỉnh? 5) Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại các nước có gì đặc biệt không? Việt Nam tham khảo được gì, phải điều chỉnh pháp luật thế nào trước những yêu cầu hội nhập quốc tế?
  • 32. 28 6) Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay đã đạt được những thành tựu gì, đặc biệt là còn những tồn tại nào cần phải khắc phục, hoàn thiện? 7) Tiêu chí nào tác động đến việc đánh giá hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại cũng như cơ sở nào đề xuất hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này? 8) Cần những giải pháp gì để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn tới?
  • 33. 29 Kết luận chương 1 Qua nghiên cứu các công trình nghiên cứu, bài viết chuyên ngành được công bố, nghiệm thu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, nghiên cứu sinh nhận thấy chưa có một công trình khoa học, bài nghiên cứu nào nghiên cứu toàn diện và đồng bộ lĩnh vực pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM ở Việt Nam. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng còn bị bỏ ngỏ hoặc có được đề cập nhưng do phạm vi nghiên cứu quá rộng nên không được nghiên cứu sâu, toàn diện. Đa phần các công trình đều tập trung phân tích các quy định của pháp luật thực định, có nghiên cứu thực tiễn để tìm ra những bất cập, từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp trong việc hoàn thiện và áp dụng pháp luật. Nhìn chung, các công trình này đều thành công, đáp ứng được mục đích và mục tiêu nghiên cứu của các tác giả ở những giai đoạn và thời điểm nhất định. Tuy nhiên, ở góc độ nghiên cứu pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của NHTM mà nghiên cứu sinh đang nghiên cứu thì còn có nhiều vấn đề cần phải được tiếp tục làm sáng tỏ. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu đã thực hiện giai đoạn trước đây, chưa nghiên cứu, đánh giá toàn bộ hoạt động cấp tín dụng với các hình thức đầy đủ mà chỉ nghiên cứu đối với một hình thức hay một nội dung, vấn đề cụ thể của hoạt động cấp tín dụng. Từ những đánh giá về kết quả nghiên cứu, người viết xác định rõ những vấn đề mà luận án cần giải quyết, từ đó xác định cụ thể những nhiệm vụ nghiên cứu về lý luận và thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM cũng như đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật. Những nhiệm vụ này sẽ được giải quyết ở Chương 2, Chương 3 và Chương 4 của luận án.
  • 34. 30 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẤP TÍN DỤNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1. Những vấn đề chung về hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm hoạt động cấp tín dụng Tín dụng NHTM là mối quan hệ tín dụng giữa một bên là NHTM với một bên là các chủ thể khác trong nền kinh tế, trong đó NHTM đóng vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Nói cách khác, NHTM là một trung gian tài chính luân chuyển vốn từ người tạm dư thừa vốn sang những người thiếu vốn. Lãi suất của khoản vay do NHTM ấn định cho khách hàng vay là mức lợi tức mà khách hàng phải trả trong suốt thời gian tồn tại của khoản vay. Chủ thể tham gia trong quan hệ tín dụng NHTM là các NHTM, doanh nghiệp, nhà nước, hộ dân. Đối tượng được sử dụng trong quan hệ tín dụng là tiền, do đó, nó không chịu sự giới hạn theo hàng hoá, vận động đa phương đa chiều. Đây chính là ưu điểm nổi bật và là đặc điểm khác biệt giữa tín dụng NH với các loại hình tín dụng khác. Cấp tín dụng là hoạt động cơ bản, quan trọng nhất của NHTM nói riêng, của TCTD nói chung. Nếu hoạt động này được thực hiện tốt, hiệu quả thì mang lại nhiều lợi nhuận, làm tăng thêm uy tín, hiệu quả hoạt động của TCTD; ngược lại, nó sẽ mang lại rủi ro và thậm chí dẫn đến sự sụp đổ của TCTD. Hay nói cách khác, trong điều kiện hiện nay hoạt động cấp tín dụng quyết định tới sự sống còn của TCTD. Hoạt động cấp tín dụng là hoạt động đa dạng, là một loại kinh doanh tiền tệ phức tạp. Tính phức tạp của nó chính là đối tượng kinh doanh, tức là tiền tệ. Hoạt động cấp tín dụng làm phát sinh quan hệ tín dụng giữa NHTM (người cho vay, người chiết khấu, người bảo lãnh, người bao thanh toán, người phát hành thẻ tín dụng)) và khách hàng (người đi vay, người xin chiết khấu, người được bảo lãnh, người xin bao thanh toán, chủ thẻ tín dụng). Quan hệ tín dụng này là quan hệ kinh tế, bình đẳng, là cam kết thỏa thuận bằng các điều khoản thi hành, được thể hiện trong các hợp đồng tín dụng. Sự cam kết này chính là cơ sở pháp lý cơ bản để thực
  • 35. 31 hiện các nghĩa vụ của hai bên tham gia hoạt động tín dụng. Xuất phát từ nhu cầu vốn trong nền kinh tế, cấp tín dụng đã xuất hiện từ lâu và ngày càng đa dạng hơn về hình thái thực hiện. Từ xa xưa, Montesquieu đề cập đến việc cho vay và trả nợ như lẽ tất nhiên trong quan hệ thương mại. Cuốn "Tinh thần pháp luật" của ông xuất bản năm 1748 đã ghi nhận rằng hoạt động cho vay và thế chấp được nhà độc tài César cho phép người vay được trả nợ cho chủ nợ bằng những ô đất tính theo giá trị trước ngày nội chiến [102, trang 64]. Cho đến khi quan hệ cho vay qua hợp đồng và cho vay nặng lãi ở Roma được hình thành và thay đổi liên tục thì hoạt cho vay trở nên phổ biến và các hình thức pháp lý cũng đã định hình. Montesquieu viết "Ngoài món vay để buôn bán còn có một loại cho vay theo hợp đồng dân sự. Ở Roma dân chúng có quyền lực ngày càng tăng, nên các quan tư pháp tìm cách nịnh dân, làm ra những điều luật có lợi cho dân" [102, trang 65]. Cho dù cách viết có khó hiểu, nhưng người đọc cũng có thể thấy hoạt động cho vay - cách thức cơ bản của tín dụng đã hình thành từ lâu với một lẽ tự nhiên. Cho đến nay, nội dung đó cũng không có thay đổi về bản chất mà có chăng là sự đa dạng về cách thức thực hiện và chuyên môn hóa về chủ thể thực hiện. Đó chính là hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại. Ở góc độ kinh tế, theo tác giả Hàn Khánh Linh trong cuốn "Đại từ điển kinh tế thị trường" của Trung Quốc thì "tín dụng là những hành động cho vay và bán chịu hàng hóa và vốn giữa những người sở hữu khác nhau. Tín dụng không phải là hành động vay tiền đơn giản mà là hoạt động vay tiền có điều kiện, tức là phải bồi hoàn và thanh toán lợi tức. Tín dụng là hình thức đặc thù vận động giá trị, khác với lưu thông hàng hóa thông thường." [59, trang 726]. Cũng theo tác giả Hàn Khánh Linh “tín dụng ngân hàng là tín dụng do cơ quan ngân hàng cung cấp. Tín dụng ngân hàng thuộc về tín dụng thương nghiệp, ngân hàng là trung gian của người vay, để thỏa mãn các ngành các mặt của xã hội đối với nhu cầu về vốn, do đó trong phạm vi xã hội có thể điều tiết chỗ thừa và chố thiếu vốn" [59, trang 727, 728]. Như vậy, với góc độ kinh tế này, ngay trong xã hội hiện đại thì khái niệm về tín dụng cũng không có gì khác biệt so với quan điểm về tín dụng đã xuất hiện từ những thời kỳ xa xưa. Vẫn là sự chuyển dịch không đơn thuần một lượng tiền nhất định, và sau
  • 36. 32 đó là một lượng tài sản nhất định (liên quan đến hàng hóa) với điều kiện, phải trả lại có lợi tức. Theo Trần Phúc Linh, tại cuốn "Danh từ pháp luật lược giải" [88, trang 289] thì "Tín dụng - Credit/Crédit là một nghiệp vụ của ngân hàng cho thuê, cho mượn hoặc là tư bản hoặc là mãi lực. Tín dụng tức là cho vay, trao ngay hay sẽ trao, một tài sản cho một người, người này hứa sẽ hoàn lại tài sản đó vào một kỳ hạn nào đó đã định trước." Như thế, Trần Phúc Linh chỉ ra các đặc điểm riêng có của "tín dụng". Một là, tín dụng là hoạt động luôn gắn với ngân hàng. Nếu như nhận định này là đúng, sẽ giải thích vì sao pháp luật của các quốc gia trên thế giới (những quốc gia mà tác giả luận án có thể tiếp cận được về văn bản pháp luật) đều quy định tín dụng là nội dung quan trọng/đặc trưng của ngân hàng. Hai là, đối tượng của tín dụng được đề cập đến có thể là tiền hoặc một loại tài sản nhất định. Điều này cũng là thông lệ khi hình thức tín dụng chuyển giao có thể là tiền hoặc hiện vật. Ba là, vệc chuyển giao tín dụng có thể thực hiện ngay hoặc chuyển giao dưới dạng lời hứa (bảo lãnh ngân hàng). Bốn là, người được chuyển giao (bên nhận tín dụng) phải hứa sẽ hoàn trả lại tài sản vào một thời gian xác định. Cũng vẫn theo tác giả Trần Phúc Linh, về kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng (Opération de crédit) người ta phân biệt: Tín dụng bằng quỹ (Crédits par caisse), chiết khấu (Escompte), thuận nhận (Crédits par acceptation), bảo chứng (Caution bancaire). Điều này cũng có nghĩa cho dù tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh ngân hàng nào thì các hình thức tín dụng như cho vay, bảo lãnh ngân hàng, chiết khấu cũng đã được ghi nhận và đi vào đời sống từ lâu. Ở Việt Nam, thời kỳ Việt Nam Cộng hòa ngay từ năm 1955 các nội dung nêu trên đã được thi hành bởi sắc lệnh số 35-TC ngày 13.12.1955 của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa [88, trang 290]. Theo các nhà nghiên cứu luật pháp của trường Đại học tổng hợp Oxford, "Tín dụng là sự thỏa thuận của việc trả một khoản nợ. Theo Luật tín dụng 1974, tín dụng cũng bao gồm bất kỳ khoản vay bằng tiền mặt nào khác." [131, trang 127]. Cũng vẫn ở góc độ luật pháp, cuốn Black's Law Dictionary nổi tiếng ghi nhận "Tín dụng/credit: 2. là một loại trách nhiệm pháp lý (ability) cho vay tiền tệ; là "faith" trong một trách nhiệm pháp lý trả khoản nợ (khách hàng với khoản tín dụng tốt); 3. Là khoảng thời gian mà người bán chuyển cho người mua một nghĩa vụ phải
  • 37. 33 trả." Đồng thời "tín dụng ngân hàng/bank credit là tín dụng mà ngân hàng tồn tại với tư cách là bên cho vay" [120, trang 448]. Với các định nghĩa tại các tác phẩm có uy tín được đề cập trên, điểm chung cho thấy tính thống nhất cao về khía cạnh pháp lý của tín dụng và sự ghi nhận bản chất kinh tế của tín dụng. Một là, tín dụng là quan hệ gắn với một lượng giá trị xác định (lượng tín dụng thỏa thuận chuyển giao/hứa chuyển giao). Hai là, tín dụng là kết quả của quan hệ giữa ít nhất hai nhóm chủ thể: chủ thể cấp tín dụng (bán tín dụng) và chủ thể nhận tín dụng (mua tín dụng). Với mỗi nhóm chủ thể, luật pháp mỗi quốc gia có thể đưa ra các tiêu chuẩn khác nhau nhưng không thể hình thành một giao dịch đơn phương. Ba là, tín dụng là một quan hệ song vụ, theo đó, mỗi bên đều có quyền và nghĩa vụ tương ứng với vai trò đảm bảo lợi ích vật chất cho bên còn lại. Theo quy định tại khoản 14, Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, cấp tín dụng là “việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. Như vậy, cấp tín dụng chính là giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể là bên cấp tín dụng và khách hàng – những người có nhu cầu được cấp tín dụng. Cùng với sự ra đời và phát triển của hoạt động tín dụng, chủ thể thực hiện hoạt động cấp tín dụng cũng ngày càng chuyên nghiệp hơn và được các quốc gia quản lý bằng các quy định pháp luật chặt chẽ hơn, nghiêm minh hơn. Trong số các chủ thể thực hiện hoạt động cấp tín dụng, NHTM được coi là chủ thể quan trọng nhất, thực hiện các hình thức cấp tín dụng đa dạng và chuyên nghiệp nhất. Các NHTM là tổ chức cấp tín dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình với các khoản tín dụng phục vụ nhu cầu kinh doanh, đầu tư, hay tiêu dùng. Theo khoản 3, Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, NHTM là “loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Qua nghiên cứu khái niệm về NHTM và hoạt động cấp tín dụng, có thể thấy hoạt động cấp tín dụng của NHTM chính là việc “các NHTM thỏa thuận để tổ chức,
  • 38. 34 cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. Hoạt động cấp tín dụng của NHTM là hoạt động với mục đích tìm kiếm lợi nhuận, theo đó NHTM chuyển tiền với nguyên tắc có hoàn trả cho khách hàng. Mục đích chính của hoạt động này là lợi nhuận. Nhờ có hoạt dộng cấp tín dụng, NHTM thu được lợi nhuận và sử dụng được khoản tiền gửi nhàn rỗi để đầu tư. Nguồn vốn để NHTM thực hiện hoạt động cấp tín dụng gồm hai loại: nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động. Vốn tự có của NHTM gồm giá trị thực của vốn điều lệ của NHTM và các quỹ dự trữ, một số tài sản nợ khác của NHTM theo quy định của pháp luật. Vốn huy động của NHTM bao gồm tiền gửi của tổ chức, cá nhân, TCTD khác (có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác); tiền vay của NHNN Việt Nam, của TCTD khác; tiền huy động được từ hoạt động phát hành trái phiếu. Khi cấp tín dụng cho khách hàng, NHTM chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động của các tổ chức, cá nhân thông qua hình thức nhận tiền gửi. Chính điều này đã cho phép phân biệt hoạt động tín dụng của các NHTM với hoạt động tín dụng của NHNN với đặc tính của nguồn vốn vay là vốn dự trữ phát hành. Nếu như xem xét cẩn trọng, có thể thấy rằng Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam không giải nghĩa thuật ngữ "tín dụng" hay "tín dụng ngân hàng" mà lại giải thích thế nào là "cấp tín dụng". Vậy câu hỏi đặt ra: tại sao pháp luật không đưa ra định nghĩa về tín dụng mà lại đưa ra định nghĩa về "cấp tín dụng"? Giải thích về vấn đề này, có thể xuất phát từ quan niệm cần thiết phải giải thích tín dụng không chỉ ở góc độ kinh tế mà còn thể hiện một giao dịch kinh tế giữa tổ chức tín dụng với khách hàng bằng các nghiệp vụ kinh doanh của mình, có sự dịch chuyển dòng tiền/tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác với những điều kiện xác định trước. Từ những dấu hiệu được rút ra qua các định nghĩa trên, có thể chỉ ra đặc điểm cấp tín dụng của NHTM. Trước khi đề cập đến đặc điểm cụ thể, cũng cần lưu ý rằng đây là những đặc điểm được xem xét với góc độ "cấp tín dụng do các ngân hàng thương mại thực hiện" mà không phải đề cập đến khái niệm tín dụng chung chung. Thứ nhất, cấp tín dụng là một giao dịch song vụ, trong đó cả hai nhóm chủ thể (bên cấp tín dụng và bên nhận) đều gắn với những quyền và nghĩa vụ vật chất