SlideShare a Scribd company logo
1 of 112
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ HỒNG LÊ
HîP §åNG MUA B¸N Nî
CñA C¸C NG¢N HµNG TH¦¥NG M¹I ë VIÖT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ HỒNG LÊ
HîP §åNG MUA B¸N Nî
CñA C¸C NG¢N HµNG TH¦¥NG M¹I ë VIÖT NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI NGUYÊN KHÁNH
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin
cậy và trung thực. Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Hồng Lê
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục biểu đồ
MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NỢ
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI......................................................... 7
1.1. Khái quát về hợp đồng mua bán nợ của Ngân hàng Thƣơng mại ...........7
1.1.1. Khái niệm........................................................................................................7
1.1.2. Bản chất.........................................................................................................10
1.1.3. Đặc điểm .......................................................................................................13
1.2. Điều chỉnh pháp luật đối với hợp đồng mua bán nợ của Ngân hàng
Thƣơng Mại .................................................................................................15
1.3. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của các nƣớc trên thế giới về
hợp đồng mua bán nợ .................................................................................18
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ......................................................................................................25
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG MUA BÁN NỢ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI Ở VIỆT NAM.................................................................................................26
2.1. Thực trạng pháp luật về hợp đồng mua nợ của các Ngân hàng
Thƣơng mại ở Việt Nam ..............................................................................26
2.1.1. Đối tƣợng hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thƣơng mại ..............26
2.1.2. Chủ thể tham gia mua, bán nợ ......................................................................35
2.1.3. Nội dung hợp đồng mua bán nợ....................................................................45
2.1.4. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán nợ..........................................58
2.1.5. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và chế tài xử lý vi phạm........................64
2.2. Thực tiễn thực hiện hợp đồng mua nợ của Ngân hàng Thƣơng mại ở
Việt Nam .......................................................................................................66
2.2.1. Chủ thể ký kết hợp đồng mua bán nợ ...........................................................67
2.2.2. Về khoản nợ đƣợc mua, bán .........................................................................76
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ......................................................................................................86
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NỢ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI Ở VIỆT NAM......................................................................................87
3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về Hợp đồng mua bán nợ của
các Ngân hàng Thƣơng mại ở Việt Nam...................................................87
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán nợ của các
Ngân hàng Thƣơng mại ở Việt Nam .........................................................88
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ....................................................................................................100
KẾT LUẬN ..........................................................................................................................101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................102
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AMC: Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực
thuộc các ngân hàng thƣơng mại
BLDS: Bộ luật Dân sự
DATC: Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam
DN: Doanh nghiệp
NHNN: Ngân hàng Nhà nƣớc
NHTM: Ngân hàng Thƣơng mại
TCTD: Tổ chức tín dụng
VAMC: Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín
dụng Việt Nam
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ
Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 2.1: Số liệu nợ xấu của các NHTM giai đoạn 2013 – 2014 66
Biểu đồ 2.2: Kết quả mua nợ xấu của các TCTD bằng TPĐB của VAMC 70
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, có
những đóng góp to lớn đối với nền kinh tế, phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu hội
nhập và cạnh tranh với thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây hoạt động
ngân hàng đã dần bộc lộ những yếu kém, dễ tổn thƣơng, đe dọa gây đổ vỡ hệ thống.
Vấn đề đáng quan ngại nhất đó là sự gia tăng tỉ lệ nợ xấu ở các tổ chức tín dụng. Sự
tồn đọng và phát triển của nợ xấu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhƣ
tình trạng tăng quá nhanh về vốn điều lệ tại các TCTD, tình trạng sở hữu chéo về
vốn, hoạt động độc canh tín dụng, quy mô tổng tài sản tăng nhanh nhƣng chất lƣợng
tài sản thì trong tình trạng báo động… Sự gia tăng nợ xấu đã tác động tiêu cực
không chỉ tới hệ thống các ngân hàng mà còn ảnh hƣởng xấu tới cả nền kinh tế.
Để giải quyết vấn đề này, ngoài các biện pháp đƣợc đƣa ra từ Nhà nƣớc nhƣ
ban hành các văn bản pháp luật liên quan, thành lập, tổ chức Công ty quản lý tài sản
của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) để tiến hành mua nợ từ các ngân hàng,
thì bản thân các tổ chức tín dụng cũng cần phải chủ động giải quyết nợ. Một trong
những biện pháp đó là tiến hành hoạt động mua bán nợ. Hoạt động mua bán nợ của
các TCTD không phải mới mẻ tại Việt Nam, trải qua hơn 15 năm triển khai (từ năm
1999), thế nhƣng trên thực tế, hoạt động này vẫn chƣa thực sự phát triển. Điều này
xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, trong đó có những bất cập tồn tại trong hệ thống
pháp luật hiện hành. Ngay tại BLDS năm 2005, các quy định về đối tƣợng của hợp
đồng mua bán nợ còn gây khó hiểu, các chủ thể khi tiến hành mua, bán nợ dựa trên
những quy định chung về mua bán tài sản và một số quy định có liên quan về
chuyển giao quyền yêu cầu để thiết lập nên hợp đồng mua bán nợ. Đến năm 2006,
với quyết định 59/2006/QĐ-NHNN thì có vẻ nhƣ hợp đồng mua bán nợ đã đƣợc
quy định rõ ràng hơn. Nhƣng qua thực tiễn thi hành, các quy định tại văn bản này
đƣợc đánh giá còn chung chung, mới mang tính quy tắc, không có những hƣớng dẫn
cụ thể. Hiện tại, quy định về hoạt động mua, bán nợ đƣợc điều chỉnh bởi Thông tƣ
2
09/2015/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành ngày 17/07/2015 Quy định
về hoạt động mua, bán nợ của Tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.
Tuy nhiên, về cơ bản các quy định về hợp đồng mua bán nợ trong văn bản này cũng
mang đă ̣c điểm quy đi ̣nh nhƣ̃ng vấn đề chung , và do mới có hiệu lực vào ngày
01/09/2015 nên thực tiễn áp dụng văn bản này trên thực tế vẫn chƣa có sự đánh giá
chính xác. Những giao dịch mua bán nợ đƣợc tiến hành trƣớc khi văn bản này có
hiệu lực vẫn đƣợc điều chỉnh theo Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN. Do những thay
đổi trong các văn bản pháp luật hiện tại, khiến cho các ngân hàng gặp khó khăn khi
muốn thực hiện mua, bán nợ. Bởi ngoài những quy định cơ bản về hợp đồng, thì đối
với hợp đồng mua bán nợ giữa ngân hàng với khách hàng có nhu cầu mua nợ có
những điểm khác biệt, đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lƣỡng, để các bên tiến hành giao
dịch thuận lợi, hạn chế tranh chấp phát sinh, giúp thị trƣờng mua bán nợ phát triển ở
Việt Nam, thu hút sự tham gia của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc…
Qua nghiên cứu lí luận, các quy định hiện hành về Hợp đồng mua bán nợ
trong nƣớc và quốc tế, đối chiếu, so sánh việc áp dụng các quy định pháp luật của
các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam về hợp đồng mua bán nợ, đề tài: “Hợp đồng
mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam”, sẽ cung cấp những cơ sở
lý luận và thực tiễn, chỉ rõ nguyên nhân, lý giải những tồn tại, vƣớng mắc nhằm tìm
ra những giải pháp bổ sung giúp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán nợ, thúc
đẩy sự phát triển hoạt động mua, bán nợ tại các Ngân hàng thƣơng mại ở nƣớc ta.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trong đề tài này, thông qua việc nghiên cứu một cách có hệ thống nhằm làm
sáng tỏ các vấn đề lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về
Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng thƣơng mại và thực tiễn áp dụng các quy
định pháp luật trên thực tế. Ngƣời viết đề xuất định hƣớng, các giải pháp để hoàn
thiện pháp luật về hợp đồng mua bán nợ tại các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam
trong thời gian tới. Để đạt đƣợc mục đích trên, đề tài có các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lí luận về hợp đồng mua bán nợ
của các ngân hàng thƣơng mại;
3
Thứ hai, Nghiên cứu so sánh về hợp đồng mua bán nợ của một số quốc gia
trên thế giới;
Thứ ba, Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp
luật hiện hành và thực tiễn thực hiện hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng
thƣơng mại ở Việt Nam hiện nay;
Thứ tư, Trên cơ sở so sánh các quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn áp
dụng các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng
thƣơng mại ở trong nƣớc, đề xuất các định hƣớng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật về hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam trong
thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật điều chỉnh hợp
đồng mua bán nợ của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam, nghiên cứu khái quát
lý luận về đối tƣợng hợp đồng mua bán nợ, chủ thể tham gia mua bán nợ, bản chất,
đặc điểm, nội dung của hợp đồng mua bán nợ của ngân hàng thƣơng mại.
Với đối tƣợng nghiên cứu trên, phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung
nghiên cứu những quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ tại luật chung,
và tại những văn bản riêng quy định về hợp đồng mua bản nợ, qua đối chiếu so sánh
với pháp luật tại một số quốc gia trên thế giới, nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy
định pháp luật hiện hành về hợp đồng mua bán nợ trên thực tế tại các Ngân hàng
thƣơng mại ở Việt Nam. Văn bản pháp luật điều chỉnh liên quan trực tiếp đến hợp
đồng mua bán nợ đó là Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN, tuy nhiên, đến tháng
09/2015 văn bản này mới đƣợc thay thế bởi Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN. Trƣớc sự
thay đổi đó, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu những quy định tại Quyết định
59/2006/QĐ-NHNN và có sự so sánh với các quy định tại Thông tƣ 09/2015/TT-
NHNN. Trên cơ sở phạm vi nghiên cứu này, luận văn đƣa ra những khuyến nghị cụ
thể nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thƣơng
mại, giúp các giao dịch mua bán nợ diễn ra dễ dàng hơn để giải quyết tình trạng nợ
xấu trong hệ thống các TCTD ở Việt Nam.
4
4. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên phƣơng diện nghiên cứu nói chung và với phạm vi luận văn thạc sĩ luật
học nói riêng, đến nay, đề tài là một lĩnh vực khá mới mẻ và chƣa có nhiều đề tài,
công trình nghiên cứu khoa học đề cập tới.
Liên quan đến vấn đề xử lý nợ của các ngân hàng, đã có nhiều công trình
khoa học nghiên cứu, ví dụ, bài “Tình hình xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng
thương mại Việt Nam thời gian qua – những tồn tại, vướng mắc và giải pháp tháo
gỡ nhằm ngăn ngừa và xử lý nợ tồn đọng” của Trần Minh Tuấn, Phó Thống đốc
Ngân hàng Nhà nƣớc; “Trao đổi về giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân
hàng thương mại Việt Nam” của TS.Lê Quốc Lý, Bộ Kế hoạch Đầu tƣ; “Cần thực
hiện đồng bộ các giải pháp trong xử lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại Việt
Nam” của TS. Nguyễn Thị Phƣơng Lan, Phó Viện trƣởng Viện Nghiên cứu khoa
học Ngân hàng; “Thực trạng nợ xấu của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam – Nguyên
nhân và một số giải pháp từ chính sách pháp luật” của ThS.Nguyễn Thanh Tú và
Nguyễn Thị Hồng Nhung; “Pháp luật về xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương
mại Nhà nước ở Việt Nam” của Phạm Kim Thoa, Luận văn Thạc sĩ luật học, HN,
2007. Liên quan đến giao dịch mua bán nợ có thể kể đến bài viết “Giao dịch có đối
tượng là quyền đòi nợ” của ThS.Bùi Đức Giang đăng tải trên website Thông tin
pháp luật dân sự ngày 12/11/2013.
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu trên đã phân tích về thực trạng nợ xấu
và nêu lên những giải pháp để giải quyết tình trạng ấy. Trong số những giải pháp
đó, có giải pháp thực hiện hoạt động mua, bán nợ, tạo lập thị trƣờng mua, bán nợ tại
Việt Nam, thiết lập các công cụ để xử lý nợ xấu. Một số các tổ chức đƣợc xây dựng
có thể kể đến công ty mua bán tài sản thuộc ngân hàng thƣơng mại (AMC), hoặc
thông qua công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC). Các bài viết này chủ yếu mang
tính lí luận về các phƣơng pháp xử lý nợ, còn nhìn chung, liên quan đến cụ thể về
các giao dịch mua bán nợ của các Ngân hàng thƣơng mại thì hiện nay chƣa có một
công trình nào. Do đó, nghiên cứu về hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng
thƣơng mại là một vấn đề còn rất mới. Bởi vậy, ngƣời viết mong muốn công trình là
5
một trong những bƣớc đi đầu tiên, đặt sự khởi đầu cho việc nghiên cứu hợp đồng
mua bán nợ của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam xa hơn trong tƣơng lai.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài đƣợc thực hiện dựa trên phƣơng pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sửa của chủ nghĩa Mac-Lenin. Bên cạnh đó, luận văn sử
dụng kết hợp các phƣơng pháp phân tích, so sánh và tổng hợp. Phƣơng pháp phân
tích và so sánh đƣợc sử dụng khi đánh giá thực trạng pháp luật về hợp đồng mua
bán nợ của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam. Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử
dụng trong việc đánh giá khái quát, rút ra kết luận về từng vấn đề trong phạm vi
nghiên cứu, cũng nhƣ đƣa ra những giải pháp, kiến nghị cho việc hoàn thiện pháp
luật về hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam.
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Luận văn là một công trình khoa học đầu tiên ở cấp thạc sĩ luật học đề cập
vấn đề lý luận, thực tiễn pháp luật về hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng
thƣơng mại ở Việt Nam, trên cơ sở nghiên cứu thực tế áp dụng các quy định pháp
luật hiện hành để giải quyết, hoàn thiện các quy định về hợp đồng mua bán nợ tại
các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam. Luận văn đã có những đóng góp cụ thể sau:
- Về tư liệu: Hệ thống hóa các tƣ liệu, tài liệu, văn bản pháp lý về hợp đồng
mua bán nợ của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam.
- Về nội dung:
Thứ nhất, nghiên cứu một cách hệ thống về lí luận và các quy định của pháp
luật về hợp đồng mua bán nợ tại các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam;
Thứ hai, thông qua nghiên cứu thực trạng pháp luật hiện hành, luận văn đối
chiếu với thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ của
các ngân hàng thƣơng mại trên thực tế để phân tích, đánh giá, tìm ra những bất cập
trong các quy định về hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt
Nam. Đồng thời kết hợp với tìm hiểu thực tiễn thực hiện hợp đồng mua bán nợ của
các ngân hàng với những chủ thể khác tham gia mua, bán nợ.
Thứ ba, qua nghiên cứu về lý luận, thực trạng pháp luật trong nƣớc, kết hợp
6
nghiên cứu kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, và
thực tiễn áp dụng của các giao dịch mua bán nợ của một số ngân hàng ở Việt Nam,
luận văn đề xuất một số kiến nghị cho việc hoàn thiện các quy định về hợp đồng
mua bán nợ của các Ngân hàng Thƣơng mại ở Việt Nam, nhằm thúc đẩy hoạt động
mua bán nợ trên thị trƣờng.
7. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn dự kiến kết cấu thành 3 chƣơng, bao gồm:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán nợ của các Ngân
hàng Thƣơng mại.
- Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện hợp đồng mua bán
nợ của các Ngân hàng Thƣơng mại ở Việt Nam.
- Chương 3: Phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua
bán nợ của các Ngân hàng Thƣơng mại ở Việt Nam.
7
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NỢ CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Khái quát về hợp đồng mua bán nợ của Ngân hàng Thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm
Tại Điều 1378 BLDS Québec (Canada) 1994 định nghĩa: “Hợp đồng là một
sự thỏa thuận của các ý chí mà bởi nó một hoặc một số người tự ràng buộc mình
với một hoặc một số người khác để thực hiện một cam kết” [9, tr. 10].
Điều 1101 BLDS Pháp năm 1804 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận
theo đó một hoặc nhiều người cam kết với một hoặc nhiều người khác chuyển giao
một vật, làm hoặc không làm một điều nào đó” [9, tr. 11].
Còn tại Điều 388 BLDS Việt Nam năm 2005 định nghĩa: “Hợp đồng dân sự
là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự”. Với định nghĩa này, BLDS đã gắn thêm chữ “dân sự” vào trƣớc thuật
ngữ “hợp đồng”, có thể đƣợc hiểu là tất cả hợp đồng đƣợc điều chỉnh bởi luật tƣ?.
“Sự thỏa thuận có mục đích xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền lợi được
gọi là hợp đồng” [9, tr. 98].
Qua một số định nghĩa trên về hợp đồng, có thể thấy hai vấn đề, một là có sự
thỏa thuận của các bên, hai là đều tạo ra một hậu quả pháp lý. Hậu quả pháp lý đƣợc
hiểu là việc làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một quyền lợi hoặc một quan hệ
pháp luật hoặc quyền và nghĩa vụ giữa các bên [9, tr. 12]. Vậy, Hợp đồng là sự thỏa
thuận nhằm phát sinh ra quan hệ pháp luật hay hậu quả pháp lý.
Xét về hợp đồng mua bán nợ thì đối tƣợng đƣợc chuyển giao trong hợp đồng
này là quyền của chủ nợ yêu cầu bên mua nợ thanh toán một khoản nợ (quyền đòi
nợ). Quyền đòi nợ đƣợc phép chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển
giao quyền yêu cầu.
Dƣới góc độ pháp luật về tài sản, quyền đòi nợ là một loại quyền tài sản
[34, Điều 322] và quyền tài sản lại là một trong bốn loại tài sản theo quy định hiện
8
hành [34, Điều 163]. Nhƣ vậy, có thể hiểu quyền đòi nợ tự thân nó là một tài sản.
Quyền đòi nợ là một tài sản đặc biệt, tài sản này ở dạng vô hình hay nó là một dạng
của quyền tài sản. Dƣới góc độ kế toán, quyền đòi nợ là một “khoản phải thu”, có
thể hiểu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ.
Đối với ngân hàng thì đó là khoản phải thu từ hợp đồng cấp tín dụng giữa ngân
hàng với khách hàng.
Dƣới góc độ của pháp luật nghĩa vụ thì quyền đòi nợ là một dạng của quyền
yêu cầu và đƣợc chuyển giao, đƣợc quy định tại các điều từ Điều 309 đến Điều 314
của BLDS 2005. Đó là quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện một công
việc, cụ thể phải thanh toán một khoản tiền cho bên có quyền tại một thời điểm do
các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
Hợp đồng mua bán nợ hay giao dịch mua bán nợ là hoạt động kinh tế để trao
đổi và chuyển nhƣợng phần tài sản đặc biệt là các “khoản nợ phải thu” từ đối tƣợng
này sang đối tƣợng khác. Thông qua việc chuyển nhƣợng lại “quyền thu hồi nợ” từ
“khoản nợ phải thu” của bên Bán nợ (chủ nợ) đối với Con nợ sang cho bên Mua
nợ, bên Mua nợ sẽ trở thành chủ nợ mới của bên Con nợ. Nhƣ vậy, hoạt động mua
bán nợ đƣợc thực hiện đối với các khoản nợ phải thu (của bên chủ nợ) mà không
phải là nợ phải trả (của bên con nợ).
Xét trong giao dịch mua bán nợ của các NHTM luôn có sự tham gia của các
ngân hàng, có thể với tƣ cách là bên bán nợ hoặc là bên mua nợ. Khoản nợ đƣợc
mua, bán đƣợc hình thành từ hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Điều này phân
biệt với khoản nợ phát sinh từ các hoạt động thƣơng mại khác, nhƣ các khoản nợ
hình thành từ hợp đồng mua bán hàng hóa…Do đó, giao dịch mua bán nợ của ngân
hàng sẽ có sự phân biệt với những giao dịch mua bán nợ khác. Có thể so sánh với
hoạt động bao thanh toán của ngân hàng, đây là một trong những hình thức giao
dịch liên quan đến các khoản phải thu, nhƣng khoản phải thu này có nguồn gốc từ
hợp đồng mua bán hàng hóa. Hoạt động này có sự khác biệt đối với giao dịch mua
bán nợ, có thể xem xét dƣới một số khía cạnh sau:
9
Tiêu chí Giao dịch mua bán nợ Hoạt động bao thanh toán
Khái
niệm
Mua, bán nợ là việc chuyển
nhƣợng khoản nợ, theo đó, bên
bán nợ chuyển giao quyền chủ nợ
của khoản nợ cho bên mua nợ và
nhận thanh toán từ bên mua nợ
Bao thanh toán là một hình thức
cấp tín dụng của TCTD cho bên
bán hàng thông qua việc mua lại
các khoản phải thu phát sinh từ việc
mua, bán hàng hoá đã đƣợc bên bán
hàng và bên mua hàng thoả thuận
trong hợp đồng mua bán hàng
Bản chất
Là một hoạt động của ngân hàng
nhằm xử lý nợ tồn đọng trong hệ
thống. Không phải là một hình
thức cấp tín dụng
Là một hình thức cấp tín dụng
Chủ thể
tham gia
Bên bán nợ: các ngân hàng
Bên mua nợ: các tổ chức, cá nhân
có nhu cầu
Bên bao thanh toán: Là TCTD
đƣợc cấp phép để tiến hành cấp tín
dụng cho khách hàng của mình
dƣới hình thức mua lại các khoản
phải thu thƣơng mại.
Bên đƣợc bao thanh toán: Là bên
bán hàng có khoản phải thu phát
sinh và đƣợc thỏa thuận theo hợp
đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ.
Đối
tƣợng
hợp
đồng
Khoản nợ do ngân hàng cho
khách hàng vay
Khoản nợ hình thành từ việc mua,
bán hàng hoá. Đây là các khoản
phải thu thƣơng mại
Giao
dịch
cơ sở
Hợp đồng tín dụng giữa ngân
hàng và khách hàng. Hình thành
thông qua các nghiệp vụ cấp tín
dụng nhƣ: cho vay, bảo lãnh…
Hợp đồng mua bán hàng hóa, cung
cấp dịch vụ giữa bên bán hàng và
bên mua hàng
10
Có thể thấy, giao dịch cho vay của ngân hàng với khách hàng là những giao
dịch cơ sở, xác lập quyền chủ nợ của TCTD đối với bên nợ và là giao dịch tạo hàng
hóa cho hoạt động mua bán nợ. Thông qua giao dịch mua bán nợ, ngân hàng mong
muốn thu lại một phần vốn trong các hợp đồng tín dụng đã ký với khách hàng trƣớc
đó. Bên mua nợ thƣờng tham gia vào giao dịch này với mục tiêu lợi nhuận.
Với khái niệm trên có thể hiểu hợp đồng mua bán nợ của NHTM là sự thỏa
thuận của bên bán nợ (ngân hàng) và bên mua nợ (tổ chức, cá nhân…) với mục đích
chuyển giao quyền chủ nợ từ bên bán nợ sang bên mua nợ. Ngƣời thứ ba gọi là
ngƣời thế quyền, trở thành ngƣời có quyền yêu cầu ngƣời có nghĩa vụ thực hiện
nghĩa vụ với mình. Trong quan hệ giữa chủ nợ và bên khách nợ, thì việc chuyển
giao quyền yêu cầu dựa trên quyền của chủ nợ. Thỏa thuận này đã làm thay đổi
quyền và nghĩa vụ của các bên. Bên bán nợ sẽ chấm dứt tƣ cách chủ nợ, có nghĩa vụ
cung cấp tất cả các thông tin và chuyển giao giấy tờ cho bên mua nợ, không phải
chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên nợ (trừ trƣờng hợp có thỏa
thuận khác). Bên mua nợ trở thành chủ thể có quyền yêu cầu bên nợ thực hiện nghĩa
vụ đối với mình, đƣợc áp dụng các biện pháp phù hợp với quy định của pháp luật
nhằm thu hồi đƣợc nợ từ bên nợ.
Vậy, có thể hiểu ngắn gọn: “Hợp đồng mua bán nợ là thỏa thuận về việc chủ
nợ chuyển nhượng quyền đòi nợ của mình cho chủ thể khác, quyền và nghĩa vụ của
các bên được thực hiện theo cam kết”.
1.1.2. Bản chất
Thứ nhất, hợp đồng mua bán nợ là sự thỏa thuận về sự thay đổi chủ thể
hƣởng quyền của ngƣời có quyền cho ngƣời thứ ba, nó không làm thay đổi về nội
dung của quan hệ.
Khi quyền lợi đƣợc chuyển dịch từ ngƣời này sang ngƣời khác, quyền này
không bị biến đổi do sự chuyển dịch ấy. Có sự thay đổi về chủ thể quyền lợi nhƣng
quyền lợi thì không thay đổi. Do đó nếu quyền lợi có một vài sự hạn chế trƣớc khi
chuyển dịch thì các hạn chế đó vẫn đƣợc duy trì khi quyền lợi đƣợc chuyển dịch cho
ngƣời khác, đó là nguyên tắc không ai có thể chuyển dịch cho ngƣời khác nhiều
11
quyền lợi hơn mà mình có. Ngƣời có quyền yêu cầu sau khi chuyển giao quyền yêu
cầu đã không còn tƣ cách chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ tức là họ không đƣợc hƣởng
lợi ích về quyền yêu cầu đó nữa. Phía ngân hàng khi chuyển giao quyền đòi nợ cho
bên mua nợ, thì ngân hàng chấm dứt tƣ cách chủ nợ đối với con nợ. Ngƣời mua nợ
trở thành chủ thể có quyền yêu cầu bên nợ thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho mình.
Điều này cũng phân biệt chuyển giao quyền yêu cầu với thực hiện quyền yêu
cầu thông qua ngƣời thứ ba. Vì thực hiện quyền yêu cầu thông qua ngƣời thứ ba là
thỏa thuận giữa ngƣời có quyền yêu cầu với ngƣời thứ ba, theo đó ngƣời có quyền
yêu cầu ủy quyền cho ngƣời thứ ba thay mình thực hiện quyền yêu cầu trƣớc ngƣời
có nghĩa vụ. Ví dụ ngƣời có quyền yêu cầu đòi nợ ủy quyền cho ngƣời thứ ba đòi
nợ cho mình. Quyền và nghĩa vụ của ngƣời thứ ba đƣợc thực hiện theo nội dung ủy
quyền. Ngƣời có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trƣớc ngƣời thứ ba đƣợc ủy
quyền. Nếu ngƣời có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy
đủ thì phải chịu trách nhiệm trƣớc ngƣời có quyền. Ngƣời thứ ba thực hiện quyền
yêu cầu theo sự ủy quyền chứ không phải quyền yêu cầu của chính mình. Ngƣời thế
quyền cũng thực hiện quyền yêu cầu nhƣng là quyền yêu cầu của chính mình.
Thứ hai, hợp đồng mua bán nợ hay là hợp đồng chuyển nhƣợng trái quyền
Trong khoa học pháp lý ngƣời ta chia quyền tài sản ra thành quyền đối vật
hay còn gọi là vật quyền; quyền đối nhân hay còn gọi là trái quyền, quyền sở hữu trí
tuệ. Trong quan niệm Latinh, vật quyền (jus in re) đƣợc hiểu là quyền đƣợc chủ thể
(ngƣời có quyền) thực hiện trực tiếp và tức thì trên một vật mà không cần vai trò
trung gian của một ngƣời khác. Quyền đối vật chỉ bao gồm hai yếu tố: chủ thể của
quyền lợi, có nghĩa là ngƣời có quyền; và vật làm đối tƣợng của quyền lợi ấy. Trong
chừng mực đó, vật quyền đối lập với trái quyền (jus ad rem), tức là quyền đƣợc thực
hiện chống lại một ngƣời nhằm đòi hỏi một lợi ích về tài sản, cụ thể là một số tiền.
Quyền đối nhân có 3 yếu tố: (1) Trái chủ (là chủ thể tích cực, có quyền đòi hỏi thi
hành nghĩa vụ), do đó, nghĩa vụ có thể là phần làm tăng tài sản của họ; (2) Ngƣời
thụ trái (là chủ thể tiêu cực, phải thi hành nghĩa vụ vì quyền lợi của ngƣời khác),
nên nghĩa vụ làm giảm tài sản của họ; (3) Mục đích của nghĩa vụ là một đối tƣợng.
12
Thông thƣờng quyền đối nhân phát sinh từ quan hệ hợp đồng nhƣng cũng có
thể phát sinh do các căn cứ khác do pháp luật quy định. Điều 181 BLDS 2005 quy
định: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong
giao dịch dân sự” [34]. Nhƣ vậy theo BLDS, nếu quan hệ trái quyền có thể trị giá
đƣợc thành tiền và chuyển giao đƣợc thì trái quyền đó mới là quyền tài sản. Vật
quyền và trái quyền có những khác biệt cơ bản sau:
(1) Vật quyền mang tính chất tuyệt đối theo nghĩa tất cả những
ngƣời khác trong xã hội có nghĩa vụ phải tôn trọng các quyền năng của
ngƣời đƣợc hƣởng vật quyền, và ngƣời này đƣợc thực hiện các quyền
trực tiếp đối với tài sản. Trái lại, trong quan hệ trái quyền mang tính chất
tƣơng đối, nó chỉ mối quan hệ giữa ngƣời có quyền và ngƣời có nghĩa vụ
và về mặt nguyên tắc, nó chỉ có hiệu lực tƣơng đối giữa hai ngƣời này
mà thôi; (2) Trong quan hệ vật quyền, ngƣời có quyền có thể trực tiếp
khai thác tài sản và có quyền đòi lại tài sản dù tài sản đang nằm trong tay
ai. Trái lại, trong quan hệ trái quyền, ngƣời có quyền chỉ có thể yêu cầu
ngƣời có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ chứ không có quyền cụ thể đối với
tài sản này hay tài sản kia của ngƣời có nghĩa vụ. Theo quan niệm này thì
quyền đòi nợ là một trái quyền [34].
Quyền đòi nợ, trƣớc tiên đó là một quyền, và quyền này là quyền đƣợc yêu
cầu ngƣời khác phải thực hiện một nghĩa vụ tài chính đối với mình. Quyền ở đây
chính là một quyền năng dân sự chủ quan của chủ thể đƣợc pháp luật ghi nhận và
bảo vệ. Nói một cách nôm na thì quyền đòi nợ là một quyền có giá trị tiền tệ nhƣng
không có đối tƣợng là một vật hữu hình nào, ngƣời có quyền đòi nợ thực hiện
quyền của mình bằng cách yêu cầu ngƣời mắc nợ thực hiện nghĩa vụ trả nợ và tiếp
nhận việc thực hiện nghĩa vụ đó dƣới hình thức nhận một số tiền. Theo đó, hợp
đồng mua bán nợ là thỏa thuận nhằm chuyển nhƣợng quyền yêu cầu trả nợ của chủ
nợ cho bên thứ ba khác, chủ nợ mới sẽ có quyền yêu cầu con nợ thực hiện nghĩa vụ
trả nợ đối với mình.
13
1.1.3. Đặc điểm
 Hợp đồng mua bán nợ là hợp đồng song vụ
Hợp đồng song phƣơng (hay có đi có lại) là hợp đồng mà bởi nó các bên
tuyên bố một cách rõ ràng lời hứa với nhau, nhƣ hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng
cho thuê [9, tr. 192]. Các bên trong hợp đồng đều là trái chủ, và ngƣời thụ trái của
nhau. Hợp đồng song vụ có những vấn đề pháp lý xuất phát từ tính chất ràng buộc
có đi có lại của các bên trong hợp đồng đó là: (1) Nếu một bên không thực hiện
nghĩa vụ thì bên kia có quyền từ chối không thực hiện nghĩa vụ; (2) Nếu một bên
không thực hiện nghĩa vụ thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng; (3) Nếu một bên
không thực hiện đƣợc nghĩa vụ do gặp phải trƣờng hợp bất khả kháng thì bên kia
không còn bị ràng buộc bởi hợp đồng.
Hợp đồng mua bán nợ là hợp đồng song vụ, các bên trong hợp đồng đều có
quyền và nghĩa vụ với nhau. Bên bán nợ thực hiện chuyển giao quyền đòi nợ cho
bên mua nợ, có quyền yêu cầu bên mua nợ thanh toán theo giá trị, thời hạn, địa
điểm… theo thỏa thuận, và bên bán nợ có nghĩa vụ cung cấp các thông tin, tài liệu
về khoản nợ theo yêu cầu của bên mua nợ. Ngƣợc lại với các quyền và nghĩa vụ của
bên bán nợ là các nghĩa vụ và quyền của bên mua nợ. Bên mua nợ có nghĩa vụ
thanh toán, có quyền yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến khoản nợ…
 Hợp đồng mua bán nợ là hợp đồng mang tính chất đền bù
Hợp đồng có đền bù là hợp đồng là loại hợp đồng mà trong đó mỗi bên chủ
thể sau khi đã thực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận đƣợc từ bên kia một lợi ích
tƣơng ứng [9, tr. 103]. Là dạng hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng mua bán nợ
cũng thể hiện tính chất đền bù. Sau khi bàn giao tài sản mua bán thì bên bán sẽ nhận
đƣợc lợi ích ngƣợc lại dƣới dạng tiền mua mà bên mua phải thanh toán. Đối tƣợng
của hợp đồng mua bán nợ là quyền đòi nợ, các ngân hàng thƣờng mong bán các
khoản nợ khó đòi nhằm thu lại một phần nào số vốn để hạn chế những rủi ro trong
hoạt động cho vay, đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng, do đó, giá trị những
khoản nợ đƣợc mua bán thƣờng thấp hơn giá trị thực, bởi bên mua nợ mong muốn
mua khoản nợ nhằm vào mục đích lợi nhuận.
14
 Hợp đồng mua bán nợ của các NHTM được thiết lập trên cơ sở hợp đồng
tín dụng
Giao dịch cơ sở để các bên tiến hành giao dịch mua bán nợ đó là hợp đồng
cấp tín dụng đƣợc thiết lập trƣớc đó giữa ngân hàng và khách hàng. NHTM chỉ
đƣợc bán nợ khi ngân hàng là chủ sở hữu hợp pháp của khoản nợ, có quyền chuyển
nhƣợng khoản nợ. Hợp đồng mua bán nợ đƣợc thiết lập nhằm chuyển giao quyền
đòi nợ từ chủ nợ cũ sang chủ nợ mới. Khi chuyển giao quyền đòi nợ, chủ nợ cũ có
trách nhiệm thông báo cho ngƣời mắc nợ trong một khoảng thời gian nhất định.
Ngƣời mắc nợ có quyền từ chối trả nợ cho chủ nợ mới, nếu tại hợp đồng tín dụng
trƣớc đó đã có thỏa thuận về việc không đƣợc chuyển giao khoản nợ, hoặc ngƣời
mắc nợ không có thông báo về việc khoản nợ đƣợc chuyển nhƣợng cho chủ nợ mới.
Trƣờng hợp khoản nợ không có thỏa thuận trƣớc đó là không đƣợc chuyển nhƣợng,
thì sau khi chủ nợ thông báo về việc chuyển nhƣợng quyền đòi nợ cho chủ thể khác,
ngƣời mắc nợ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chủ nợ mới.
 Hiệu lực của hợp đồng tín dụng và hợp đồng mua bán nợ
Hiệu lực giữa hợp đồng tín dụng và hợp đồng mua bán nợ vừa độc lập vừa
có mối quan hệ lẫn nhau. Hợp đồng mua bán nợ sau khi đƣợc thiết lập, có hiệu lực,
sẽ làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng tín dụng. Trƣờng hợp hợp đồng tín dụng vô
hiệu, sẽ kéo theo sự vô hiệu của hợp đồng mua bán nợ. Nhƣng ngƣợc lại, hợp đồng
mua bán nợ vô hiệu, sẽ không ảnh hƣởng đến hiệu lực của hợp đồng tín dụng.
 Hợp đồng mua bán nợ của các NHTM là hợp đồng thương mại
Tín dụng là một trong những hoạt động chính của ngân hàng, mà hoạt động
ngân hàng mang bản chất là hành vi thƣơng mại do ngân hàng tiến hành. Hợp đồng
mua bán nợ đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở là hợp đồng tín dụng của ngân hàng với
bên vay nợ. Phải có hợp đồng tín dụng thì mới thiết lập đƣợc hợp đồng mua bán nợ.
Hợp đồng tín dụng đƣợc thiết lập dựa trên nhiều mối quan hệ, giữa ngân hàng với
cá nhân, hoặc giữa ngân hàng với tổ chức, pháp nhân khác…
Các ngân hàng hoặc các tổ chức có nhiệm vụ thực hiện mua, bán nợ trực
thuộc TCTD đƣợc thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, đƣợc thực
15
hiện mua, bán nợ đối với các khoản nợ mà TCTD cho khách hàng vay. Các ngân
hàng thực hiện mua, bán nợ với mục đích thu hồi trƣớc hạn các khoản cho vay, hoặc
thông qua mua, bán nợ nhằm giải quyết tình trạng nợ xấu, nợ tồn đọng trong hệ
thống. Các công ty AMC của ngân hàng thực hiện mua, bán nợ với các ngân hàng
khác, với công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng khác nhằm mục tiêu
lợi nhuận. Hợp đồng mua bán nợ của các TCTD tại một số quốc gia trên thế giới
nhƣ Pháp, đƣợc điều chỉnh bởi luật thƣơng mại, và đƣợc các chủ thể tƣ thực hiện
nhằm mục tiêu lợi nhuận.
1.2. Điều chỉnh pháp luật đối với hợp đồng mua bán nợ của Ngân hàng
Thƣơng Mại
Trên thế giới, hoạt động mua, bán nợ ra đời rất sớm, cùng với nó là hoạt
động mua, bán nợ của các ngân hàng cũng ra đời và phát triển tƣơng đối hoàn thiện,
tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động này. Đối với nhiều ngân hàng trên
thế giới thì hoạt động mua, bán nợ đƣợc thực hiện ngày càng nhiều, trở thành hoạt
động của ngân hàng bên cạnh hoạt động chính là cho vay truyền thống. Hoạt động
mua, bán nợ có vai trò quan trọng không chỉ đối với các ngân hàng mà còn có vai
trò nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh cho nền kinh tế.
Hoạt động mua, bán nợ là phƣơng thức có nhiều ƣu điểm trong việc giải
quyết vấn đề nợ xấu của các ngân hàng, nhƣng bên cạnh đó nó cũng mang lại tính
rủi ro cao cho các bên tham gia vào giao dịch này. Các bên tiến hành giao dịch mua
bán nợ thông qua hợp đồng mua bán nợ, đây là hình thức pháp lý thể hiện sự thỏa
thuận, thống nhất ý chí của các bên nhằm mục đích chuyển giao quyền chủ nợ. Các
giao dịch mua bán nợ của các NHTM ngày càng diễn ra nhiều hơn trên thực tế, do
đó, nhằm đảm bảo tính pháp lý cho hợp đồng này, cũng nhƣ quyền và nghĩa vụ các
bên… Pháp luật cần có những quy định để các bên hiểu đƣợc bản chất pháp lý của
giao dịch này, lƣờng trƣớc cũng nhƣ hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
Hợp đồng mua bán nợ của các NHTM ở Việt Nam đƣợc điều chỉnh bởi pháp
luật chung là Bộ luật Dân sự 2005, ngoài ra, hợp đồng này liên quan đến tổ chức tài
chính trung gian đặc biệt là ngân hàng, do vậy mà nó không chỉ chịu sự điều chỉnh
16
của pháp luật chuyên ngành là Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 mà còn chịu sự
điều chỉnh của các văn bản pháp luật liên quan khác nhƣ: Luật Doanh nghiệp, Luật
Thƣơng mại, Luật Đất đai, …
Bộ luật Dân sự hiện không có các quy định riêng về hợp đồng mua bán nợ,
mà hợp đồng này đƣợc điều chỉnh dựa trên những quy định thuộc phần chung về
hợp đồng dân sự (Điều 388 đến Điều 427), hợp đồng mua bán tài sản (Điều 449 quy
định về mua bán quyền tài sản).
Để có sự điều chỉnh trực tiếp hoạt động mua, bán nợ của TCTD, một số văn
bản pháp lý cũng đã ra đời. Quyết định số 140/1999/QĐ – NHNN ngày 19/4/1999
ra đời là văn bản đầu tiên có quy định trực tiếp trình tự, thủ tục mua, bán nợ của các
TCTD. Đến năm 2006, Thống đốc NHNN đã ban hành Quy chế mua, bán nợ của
các TCTD kèm theo Quyết định số 59/2006/QĐ – NHNN ngày 21/12/2006 (sau đây
gọi là Quyết định số 59/2006/QĐ – NHNN) thay thế cho Quyết định số 140/1999/QĐ
– NHNN. Và ngày 17/07/2015, Ngân hàng Nhà nƣớc đã ban hành Thông tƣ
09/2015/TT-NHNN Quy định về hoạt động mua, bán nợ của Tổ chức tín dụng, Chi
nhánh ngân hàng nƣớc ngoài thay thế cho Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN (sau đây
gọi là Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN), và Thông tƣ này có hiệu lực kể từ ngày
01/09/2015. Việc ban hành Thông tƣ quy định về hoạt động mua, bán nợ thay thế
cho Quyết định, thể hiện sự quan tâm của nhà nƣớc ta về hoạt động mua bán nợ nói
riêng, cũng nhƣ vấn đề giải quyết nợ xấu, và hình thành cơ sở pháp lý cho thị
trƣờng mua bán nợ trong tƣơng lai.
Bên cạnh văn bản điều chỉnh trực tiếp hoạt động mua, bán nợ của TCTD,
còn có những văn bản khác điều chỉnh cho những chủ thể tham gia vào hoạt động
này. Quyết định 150/2001/QĐ – TTg ngày 5/10/2001 về việc thành lập công ty
quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM. Quyết định số 1389/2001/QĐ-
NHNN ngày 07/11/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc về việc thành lập Công
ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản trực thuộc các NHTM. Quyết định 109/2003/QĐ –
TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 5/6/2003 về việc thành lập công ty mua, bán nợ
và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp. Và ngày 18/5/2013, Chính Phủ đã ban hành
17
Nghị định số 53/2013/NĐ-CP (Nghị định số 53/2013/NĐ-CP) về việc Thành lập, tổ
chức và hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam và ngày
31/5/2013 Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013
(Quyết định số 843/QĐ-TTg) về việc phê duyệt Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống
các tổ chức tín dụng” và Đề án “Thành lập Công ty quản lý tài sản của các tổ chức
tín dụng Việt Nam”. Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
(VAMC) đƣợc thành lập theo Quyết định 1459/QĐ-NHNN ngày 27/6/2013 về việc
thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ
chức tín dụng Việt Nam và công ty này đã chính thức khai trƣơng hoạt động ngày
26/7/2013 nhƣ là một công cụ đặc biệt của Nhà nƣớc để xử lý nhanh nợ xấu, lành
mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc
đẩy tăng trƣởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.
Trong thời gian qua, việc thực hiện Nghị định số 53/2013/NĐ-CP về hoạt
động của VAMC đã đạt đƣợc một số thành tựu, tuy nhiên cũng phát sinh một số
vƣớng mắc làm ảnh hƣởng đến hoạt động mua bán, xử lý nợ của VAMC. Do vậy,
ngày 31/3/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 34/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 53/2013/NĐ-CP (Nghị định 34/2015/NĐ-CP). Nghị
định 34/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 05/42015 và sửa đổi, bổ sung 9
điều khoản cũ; bổ sung thêm 10 điều khoản mới vào Nghị định 53/2013/NĐ-CP.
Liên quan đến đối tƣợng của hoạt động mua, bán nợ là khoản nợ, do vậy mà
Quyết định của Thống đốc NHNN số 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/4/2005 ban
hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín
dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD là căn cứ để các chủ thể thực hiện hoạt
động mua, bán khoản nợ dễ dàng hơn. Quyết định này đã đƣợc sửa đổi bằng Quyết
định 18/2007/QĐ – NHNN. Và ngày 21/1/2013, Thông tƣ 02/2013/TT- NHNN
Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc quy định về phân loại tài sản có, mức trích,
phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro
trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đã thay thế cho Quyết
định 493/2005/QĐ – NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử
18
lý rủi ro tín dụng và Quyết định 18/2007/QĐ – NHNN về sửa đổi, bổ sung Quyết
định 493/2005/QĐ – NHNN, Hà Nội. Thông tƣ này có một số thay đổi quan trọng
sát với thông lệ quốc tế nhƣ phạm vi tài sản có phải phân loại, định giá tài sản bảo
đảm, sử dụng thông tin tín dụng, tiêu chuẩn phân loại nợ,… để bảo đảm góp phần
phản ánh đầy đủ hơn chất lƣợng tài sản của TCTD.
Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ra đời nhằm thể hiện quan điểm của NHNN
trong việc yêu cầu các TCTD phản ánh trung thực hơn chất lƣợng tín dụng và khắc
phục những tồn tại về phân loại nợ theo các quy định cũ. Việc phản ánh chính xác
hơn chất lƣợng tín dụng sẽ giúp NHNN điều hành hệ thống ngân hàng hiệu quả và
phù hợp hơn trong tình hình mới. Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc đƣợc sửa đổi bổ sung bởi Thông tƣ
09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy
định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và
việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân
hàng nƣớc ngoài.
Có thể thấy rằng văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh hoạt động mua, bán
nợ mới dựa trên Quyết định 59/2006/QĐ – NHNN, nhƣng trên thực tế hoạt động
mua, bán nợ của các TCTD chƣa đƣợc nhiều ngƣời biết đến. Hiện chƣa có quy định
riêng về hợp đồng mua bán nợ, mà dựa trên nguyên tắc và các quy định về hợp
đồng mua bán tài sản tại BLDS năm 2005. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu của thực
tiễn và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, pháp luật về hợp đồng mua bán nợ phải
đƣợc chủ trọng hoàn thiện hơn nữa.
1.3. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của các nƣớc trên thế giới về hợp
đồng mua bán nợ
Hoạt động mua, bán nợ không xa lạ tại các quốc gia trên thế giới, xuất phát
từ sự tồn tại lâu đời và phát triển của các hoạt động thƣơng mại, tín dụng ở các quốc
gia này. Đặc biệt, đối với các giao dịch mua bán nợ hình thành từ hoạt động tín
dụng của ngân hàng đƣợc tiến hành giữa các chủ thể và mô hình khác nhau.
Một số quốc gia thành lập các cơ quan xử lý nợ trung ƣơng (của Chính phủ)
19
nhƣ Malaysia, Hàn Quốc. Chính phủ đứng ra thành lập một cơ quan xử lý nợ tồn
đọng cho cả hệ thống ngân hàng nói chung. Những ngân hàng có nhu cầu bán các
khoản nợ, hoặc khi đạt tới một ngƣỡng nợ quá hạn nhất định sẽ thực hiện bán nợ
cho các cơ quan xử lý nợ nảy.
Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng có thể lập ra các công ty quản lý tài sản
riêng trực thuộc, với nhiệm vụ trọng yếu là giải quyết nợ đọng trƣớc tiên cho bản
thân ngân hàng đó. Mô hình này đƣợc áp dụng ở Trung Quốc, Thái Lan. Đối với
một số nƣớc nhƣ Phần Lan, thì việc mua bán nợ đƣợc ủy quyền cho các bên thứ ba
khác – các tổ chức đƣợc thành lập chuyên kinh doanh về mua, bán nợ. Còn tại Ấn
Độ, việc thu mua nợ sẽ đƣợc thực hiện qua các ngân hàng hoặc tòa án. Ở một số
quốc gia có thị trƣờng chứng khoán phát triển cao, các khoản nợ đƣợc chứng khoán
hóa nhƣ tại Mỹ, Nhật. Với mỗi mô hình mua, bán nợ khác nhau, sẽ có những sự
điều chỉnh pháp luật cho phù hợp với các giao dịch đó. Vì vậy, cần có sự nghiên
cứu tại các quốc gia cụ thể, điển hình để rút ra những kinh nghiệm trong điều chỉnh
pháp luật đối với hợp đồng mua bán nợ của các TCTD ở Việt Nam.
Sau đây là một số nghiên cứu các quy định pháp luật của nƣớc Pháp điều
chỉnh về hợp đồng mua, bán nợ. Pháp là một trong số các quốc gia có sự phát triển
trong hoạt động ngân hàng cũng nhƣ xử lý nợ xuất phát từ hoạt động tín dụng.
 Các quy định pháp luật và điều kiện của “Cession de créances – chuyển
nhượng quyền đòi nợ”
Việc chuyển nhƣợng quyền đòi nợ hay “Cession de créances” tuân theo các
quy định chung tại BLDS Pháp. Và do hoạt động này liên quan tới ngân hàng và
hoạt động ngân hàng – thuộc lĩnh vực chuyên ngành tài chính – tiền tệ do vậy nó
đƣợc điều chỉnh cụ thể hơn tại Luật Tiền tệ và Tài chính.
Chuyển nhƣợng quyền đòi nợ theo quy định tại BLDS Pháp đƣợc hiểu là:
“Thỏa thuận theo đó người có quyền đòi nợ chuyển quyền đòi nợ của mình cho
người khác” [10, tr. 92].
Theo quy định tại BLDS Pháp thì tất cả những khoản nợ về nguyên tắc thì
đều có thể đƣợc chuyển nhƣợng, bao gồm cả những khoản nợ chỉ có trong tƣơng
20
lai. Tuy nhiên, nguyên tắc này chống lại những ngoại lệ và một số khoản nợ không
thể chuyển nhƣợng nhƣ trƣờng hợp những khoản nợ là lƣơng thực, tiền công hoặc
lƣơng hƣu, yêu cầu bồi thƣờng.
Hợp đồng chuyển nhƣợng quyền đòi nợ có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều
kiện theo quy định tại Điều 1108 BLDS Pháp. Theo Điều 1108, bốn điều kiện chủ
yếu bao gồm:
 Các bên giao kết hoàn toàn tự nguyện;
 Các bên giao kết có năng lực giao kết hợp đồng;
 Đối tượng của hợp đồng phải xác định;
 Căn cứ của hợp đồng phải hợp pháp.
Các quy định cụ thể về chuyển quyền đòi nợ và các quyền tài sản vô hình
khác đƣợc quy định tại Điều 1689 – Điều 1701 Chƣơng VIII của Bộ luật này. Khi
thực hiện chuyển nhƣợng quyền đòi nợ, theo quy định của BLDS Pháp, các bên
phải đƣợc lập thành chứng thƣ (hợp đồng). Điều 1689 BLDS Pháp quy định: “Dans
le transport d'une créance, d'un droit ou d'une action sur un tiers, la délivrance
s'opère entre le cédant et le cessionnaire par la remise du titre” [43]. Có nghĩa
rằng: “Khi chuyển giao quyền đòi nợ, chuyển nhượng quyền hoặc cổ phần cho
người thứ ba, thì việc chuyển giao giữa người có quyền yêu cầu và người thế quyền
được thực hiện bằng việc trao cho nhau chứng thư”.
Tiếp theo, tại Điều 1690 quy định:
Le cessionnaire n'est saisi à l'égard des tiers que par la signification
du transport faite au débiteur. Néanmoins, le cessionnaire peut être
également saisi par l'acceptation du transport faite par le débiteur dans un
acte authentique [43]. Có nghĩa: Ngƣời thế quyền chỉ có trách nhiệm đối
với ngƣời thứ ba khi đã tống đạt hành vi chuyển giao quyền yêu cầu cho
ngƣời có nghĩa vụ. Tuy nhiên, ngƣời thế quyền cũng có trách nhiệm khi
đã chấp nhận việc chuyển giao do ngƣời có nghĩa vụ thực hiện bằng một
công chứng thƣ.
Theo quy định này, ngƣời nhận chuyển nhƣợng chỉ có trách nhiệm với bên thứ
21
ba khi đã tống đạt đến ngƣời có nghĩa vụ về việc quyền yêu cầu đã đƣợc chuyển giao.
Và trách nhiệm của ngƣời thế quyền khi đã chấp nhận việc chuyển giao của con nợ, thì
phải thực hiện một hành động xác thực. Quy định này đặt ra các thủ tục thi hành đối
với bên thứ ba (bên thứ ba đƣợc hiểu là tất cả những ai có lợi ích khi ngƣời chuyển
nhƣợng còn là chủ nợ) đó là: cần phải có một sự xác thực việc chuyển nhƣợng quyền
đòi nợ cho các con nợ (une signification de la cession), hoặc một sự chấp thuận đƣợc
thực hiện bởi con nợ bằng một hành động xác thực (un acte authentique).
Với các quy định trên, có thể hiểu việc chuyển nhƣợng quyền đòi nợ là một
hành vi pháp lý đƣợc thiết lập để chuyển quyền sở hữu đối với khoản nợ cho bên
thứ ba. Việc chuyển giao này phải đƣợc lập thành hợp đồng, và hợp đồng này đòi
hỏi sự thỏa thuận của hai trong số ba bên liên quan: chủ nợ (hoặc giao) và bên thứ
ba (hoặc nhận) những ngƣời mà nó gán quyền. Việc chuyển nhƣợng phải đƣợc
thông báo cho các con nợ (hoặc ngƣời chuyển nhƣợng) bởi một thừa phát lại (bao
gồm bàn giao các bản sao của hợp đồng) trừ khi sau này đã chỉ ra thỏa thuận của
mình trong chứng thƣ chuyển nhƣợng. Ngƣời nhận chuyển nhƣợng có quyền kiểm
tra lại tất cả những thông tin về cơ sở hình thành của khoản nợ từ phía chủ nợ. Vậy
tại Điều 1690 BLDS Pháp buộc việc chuyển nhƣợng khoản nợ hoàn thành bởi hai
thủ tục xen kẽ. Việc chuyển nhƣợng có nghĩa phải đƣợc chấp nhận bởi con nợ dựa
trên một công cụ xác thực.
Vậy, xét điều kiện về mặt nội dung, chỉ cần hợp đồng đáp ứng các điều kiện
theo quy định tại Điều 1108, còn về mặt hình thức, hợp đồng này sẽ cần thực hiện
thủ tục theo quy định tại Điều 1689 và Điều 1690. Tuy nhiên, điều kiện về hình
thức không ảnh hƣởng đến việc chuyển nhƣợng quyền đòi nợ, vì chỉ cần hợp đồng
này đáp ứng điều kiện tại Điều 1108 thì nó đã có hiệu lực. Điều kiện về hình thức
đƣợc quy định nhằm chống lại bên thứ ba.
 Chuyển nhượng nợ của ngân hàng
Theo các phân tích ở phần trên, việc chuyển nhƣợng nợ tại Pháp phải đáp
ứng các điều kiện chung tại Điều 1108 và tuân theo các quy định về hình thức tại
Điều 1689-1695 BLDS nói chung.
22
Tại Pháp có rất nhiều công ty thu hồi nợ riêng biệt hoạt động theo quy định
tại Luật Thƣơng mại, chuyên tiến hành mua nợ tại các ngân hàng và thực hiện các
nghiệp vụ để thu hồi nợ. Các công ty này chỉ cần đáp ứng điều kiện về vốn, điều
kiện về mua bảo hiểm. Sau khi tiến hành thông báo ra công chúng thì sẽ đƣợc thực
hiện hoạt động mua bán nợ. Các công ty này sẽ đám phán với ngân hàng để mua lại
các khoản nợ, trên thực tế, các công ty này sẽ mua nợ theo lô (bao gồm nhiều khoản
nợ), có thể không cần biết nợ của ai, nợ nhƣ thế nào, sau đó mới tiến hành thanh lọc
và tiến hành đòi nợ. Các công ty thƣờng mua các khoản nợ không lớn, và đƣợc
ngân hàng bán với giá rất rẻ, bởi các khoản nợ này ngân hàng xem xét khó hoặc
không đòi đƣợc. Với các khoản nợ không đòi đƣợc thì các công ty này cũng sẽ phải
chấp nhận rủi ro. Việc chuyển giao các khoản nợ từ phía ngân hàng cho các công ty
chuyên hoạt động mua, bán nợ đƣợc thực hiện theo quy định chung tại Luật Dân sự.
Và đây là hoạt động của các chủ thể đặc biệt, đó là ngân hàng và các công ty thƣơng
mại, và hợp đồng mua bán nợ này hợp đồng thƣơng mại do vậy mà nó còn chịu sự
điều chỉnh của luật tiền tệ và tài chính.
Ngoài ra, liên quan đến các ngân hàng nƣớc ngoài hoạt động tại Pháp hoặc
các ngân hàng có quốc tịch Pháp muốn chuyển nhƣợng nợ ra nƣớc ngoài sẽ có
những sự hạn chế. Theo đó, việc bán cho các tổ chức tài chính nƣớc ngoài các
khoản nợ phát sinh từ một khoản tín dụng mở tại Pháp bên nhận chuyển nhƣợng
đƣợc giữ giấy phép ngân hàng chấp thuận về chất lƣợng của một TCTD tại Pháp,
trừ khi sau này đã đƣợc hƣởng lợi từ các hộ chiếu châu Âu trong ý nghĩa của Chỉ thị
số 89/646 của ngày 15 Tháng 12 năm 1989. Việc bán các khoản nợ của các TCTD
không phải đƣợc thực hiện với mọi khoản nợ, mà chỉ những khoản nợ cần đƣợc
thanh lý có liên quan đến một khoản vay cho phép tạm ứng trƣớc một kinh phí cũng
nhƣ để đảm bảo cho an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng mới đƣợc thực
hiện chuyển nhƣợng.
 Chuyển nhượng Dailly
Tại Pháp, việc chuyển nhƣợng nợ đƣợc thực hiện theo một hình thức đơn
giản, nhanh gọn hơn. Đó là chuyển nhƣợng Dailly (Cession Dailly).
23
Chuyển nhƣợng Dailly hay Dailly trƣợt là một hình thức chuyển nhƣợng nợ
linh hoạt tại ngân hàng. Đây là một hình thức chuyển nhƣợng khoản nợ cho phép
bên chuyển nhƣợng nhận lấy một khoản tín dụng của ngân hàng. Theo quy định tại
Điều L313-23 Luật tiền tệ và Tài chính, thì bất kỳ tín dụng mà một TCTD hoặc
công ty tài chính đã đồng ý cho một thực thể pháp lý của luật tƣ hoặc luật công,
hoặc một ngƣời tự nhiên trong việc thực thi hoạt động nghề nghiệp của mình về sau
này, có thể dẫn đến lợi ích của tổ chức hoặc công ty đó bằng cách nộp đơn thuần
của một chứng từ, chuyển nhƣợng, cầm cố do ngƣời thụ hƣởng của tín dụng, bất kỳ
tuyên bố rằng nó có thể có đối với một bên thứ ba, pháp nhân công pháp hay luật tƣ
nhân hoặc ngƣời tự nhiên khác. Điều này có nghĩa, trƣờng hợp TCTD và con nợ đã
thỏa thuận việc phía TCTD cho phép khách hàng vay đƣợc quyền chuyển nhƣợng
khoản nợ cho bên khác thì con nợ đƣợc phép chuyển khoản nợ cho TCTD khác.
Các khoản tín dụng này thƣờng không lớn, phần đa là các khoản vay tiêu dùng.
Khoản nợ này cần đáp ứng các điều kiện riêng theo quy định tại Điều
L313.23 Luật Tiền tệ và tài chính Pháp.
 Điều kiện về nội dung
(1) Bên nhận chuyển nhƣợng là TCTD đƣợc cấp phép ở Pháp hoặc đƣợc cấp
phép để thực hiện các hoạt động tại Pháp thông qua hộ chiếu châu Âu.
(2) Các khoản phải thu đƣợc chuyển nhƣợng đảm bảo cho một khoản tín
dụng đƣợc cấp bởi TCTD (bên nhận chuyển nhƣợng) cho bên chuyển nhƣợng gắn
với hoạt động kinh doanh của nó;
(3) Các khoản phải thu đƣợc chuyển nhƣợng liên quan đến hoạt động kinh
doanh hoặc hoạt động nghề nghiệp.
 Điều kiện về hình thức
Việc chuyển nhƣợng Dailly cần đƣợc thực hiện thông qua một Bordereau-
Bảng kê (theo quy định tại Điều L313-23 Luật tiền tệ và tài chính). Bảng kê này sẽ
liệt kê những khoản tín dụng mà khách hàng muốn chuyển nhƣợng. Danh sách này
bao gồm những nội dung sau đây:
(1) Tên gọi, tùy theo từng trƣờng hợp, “Chứng thƣ chuyển nhƣợng các khoản
phải thu” hoặc “Chứng thƣ cam kết các khoản phải thu”;
24
(2) Sự tuyên bố mà hành động là đối tƣợng quy định tại Điều L. 313-23 đến
L.313-34 Luật Tiền tệ và tài chính;
(3) Các tên hoặc tên gọi của các TCTD hoặc các công ty tài chính thụ hƣởng;
(4) Việc chỉ định hoặc các yếu tố cụ thể về khoản phải thu đƣợc giao, cầm cố
hoặc các yếu tố đó có thể thực hiện việc chỉ định này hoặc các yếu tố cụ thể này,
bao gồm cả các dấu hiệu của các con nợ, các địa điểm thanh toán, số tiền phải thu
hoặc giá trị của khoản nợ, nếu có, kỳ hạn của khoản nợ.
Việc chuyển nhƣợng Dailly đƣợc thực hiện phổ biến tại Pháp, các ngân hàng
thƣờng sẽ có mẫu các bản Bodereau đƣợc đăng tải trên website của mình. Bên có
nhu cầu chuyển nhƣợng khoản nợ có thể điền các thông tin liên quan và gửi cho
phía các ngân hàng. Bản Bodereau phải đƣợc ký xác nhận bởi bên chuyển nhƣợng,
chữ ký đƣợc đặt bằng tay, hoặc bằng bất kỳ phƣơng thức viết tay nào. Thời gian
trên bản Bodereau sẽ đƣợc xác định bởi bên nhận chuyển nhƣợng. Theo đó, việc
chuyển nhƣợng, cầm cố có hiệu lực giữa các bên và chống lại những bên thứ ba
khác là ngày đƣợc ấn định trên bodereau ngay từ khi tiến hành chuyển nhƣợng.
Bản Bodereau này chỉ đƣợc chuyển tới một TCTD hoặc một công ty tài
chính khác. Quy định hạn chế số lần chuyển nhƣợng của khoản nợ là điều khoản
quan trọng, nhằm đảm bảo cho việc thu hồi của khoản tín dụng đƣợc cấp bởi ngân
hàng, hạn chế rủi ro. Hơn nữa, việc lập bảng Bodereau sẽ có đầy đủ quyền đòi hỏi
sự chuyển giao tất cả tài sản thế chấp, bảo lãnh và các phụ kiện kèm theo từng
khoản nợ, bao gồm cả tài sản thế chấp cầm cố và tính thực thi của nó đối với các
bên thứ ba mà không cần các thủ tục nào khác. Do các TCTD tại Pháp liên kết với
nhau rất chặt chẽ, do vậy khi có nhu cầu chuyển nhƣợng thông qua thông tin tại bản
Bodereau, phía ngân hàng sẽ kiểm tra, xem xét, đánh giá để nhận chuyển nhƣợng
hay không những khoản nợ này. Trƣờng hợp đồng ý nhận chuyển nhƣợng khoản nợ
này, phía ngân hàng sẽ cấp cho phía chuyển nhƣợng một số tiền và nhận chính
khoản nợ đó để làm bảo đảm.
25
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Qua những phân tích về giao dịch mua bán nợ cũng nhƣ về hợp đồng mua
bán nợ của NHTM, có thể thấy, hoạt động này đƣợc tiến hành nhằm chuyển giao
quyền đòi nợ từ phía chủ nợ cho bên mua nợ. Các ngân hàng tham gia giao dịch với
mong muốn thu hồi nợ trƣớc hạn, còn phía bên mua nợ thì nhằm vào mục đích lợi
nhuận. Giao dịch này liên quan tới nhiều chủ thể, bên bán, bên mua, bên nợ và các
bên liên quan khác nhƣ bên bảo đảm cho khoản nợ… Xuất phát từ đối tƣợng hợp
đồng, chủ thể tham gia, mà hợp đồng mua bán nợ của NHTM có bản chất và những
đặc điểm đặc thù riêng. Do vậy, để giúp cho các chủ thể tham gia giao dịch dễ dàng,
đảm bảo quyền và lợi ích các bên, Nhà nƣớc đã ban hành văn bản pháp lý để điều
chỉnh riêng. Tuy nhiên, những quy định hiện tại về hợp đồng mua bán nợ đã thực sự
giúp cho các bên tự tin tham gia giao dịch hay chƣa?. Điều này sẽ đƣợc nghiên cứu
kỹ tại Chƣơng 2 dƣới đây.
26
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG MUA BÁN NỢ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng pháp luật về hợp đồng mua nợ của các Ngân hàng Thƣơng
mại ở Việt Nam
2.1.1. Đối tượng hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại
2.1.1.1. Khái niệm quyền đòi nợ
Hợp đồng mua bán nợ liên quan đến đối tƣợng là quyền đòi nợ, đây là một
loại tài sản. Pháp luật thực định không đƣa ra một định nghĩa cụ thể về quyền đòi
nợ. Quyền đòi nợ (debt claim, money claim, debt) có tính chất khá đặc biệt vì nó
phản ánh việc một nghĩa vụ vừa là một mối quan hệ về mặt pháp luật, đồng thời lại
là một loại tài sản.
Dƣới góc độ của pháp luật về nghĩa vụ dân sự, quyền đòi nợ (khoản nợ,
quyền yêu cầu thanh toán) là một dạng quyền yêu cầu, mang đặc điểm là một quan
hệ đối nhân, có nghĩa: Quyền của trái chủ chỉ đƣợc thi hành đối với ngƣời thụ trái
chứ không đƣợc thi hành trên bất kỳ tài sản cụ thể nào, tức là trái chủ chỉ có thể yêu
cầu ngƣời thụ trái thực hiện nghĩa vụ. Nghĩa vụ ở đây có thể là chuyển giao tài sản,
làm hoặc không làm một việc nào đó.
Quyền yêu cầu là quan hệ đối nhân, có những đặc điểm:
Về chủ thể, Quyền đối nhân có hai loại chủ thể là trái chủ và ngƣời thụ trái. Họ
là những ngƣời xác định trong từng quan hệ nghĩa vụ cụ thể mà trong đó trái chủ là loại
chủ thể tích cực có quyền yêu cầu ngƣời thụ trái phải thi hành một nghĩa vụ nào đó;
còn ngƣời thụ trái là loại chủ thể tiêu cực phải thi hành nghĩa vụ vì quyền lợi của trái
chủ hoặc của ngƣời khác mà đã đƣợc xác định cụ thể trong quan hệ nghĩa vụ cụ thể.
Việc yêu cầu và thực hiện yêu cầu dẫn tới hệ quả khác nhau đối với sản nghiệp của trái
chủ và của ngƣời thụ trái. Đối với trái chủ, nghĩa vụ là phần làm tăng tài sản (tích sản).
Còn đối với ngƣời thụ trái, nghĩa vụ là phần làm giảm tài sản (tiêu sản).
27
Về đối tượng: Quyền đối nhân có ba loại đối tƣợng là chuyển giao tài sản,
làm hoặc không làm một việc nào đó.
Quyền đòi nợ là quyền của trái chủ yêu cầu ngƣời thụ trái thanh toán một
khoản tiền cho bên có quyền tại một thời điểm do các bên thỏa thuận trong hợp
đồng. Thời điểm thỏa thuận này có thể là một thời điểm nhất định trong tƣơng lai,
nhƣng quyền đòi nợ có thể đƣợc thanh toán khi bên có quyền yêu cầu hay khi phát
sinh một sự kiện tƣơng lai nhất định mà các bên đã thỏa thuận. Bên có quyền chỉ có
thể yêu cầu việc thanh toán này từ phía bên có nghĩa vụ chứ không thể yêu cầu một
bên thứ ba làm việc này bởi quyền đòi nợ chỉ thiết lập các mối quan hệ giữa bên có
quyền và bên có nghĩa vụ mà thôi. Ðiều này minh họa cho tính chất tƣơng đối của
quyền đòi nợ.
Dƣới góc độ của pháp luật về tài sản, quyền đòi nợ là một loại quyền tài sản
[34, Ðiều 322] và quyền tài sản lại là một trong bốn loại tài sản theo quy định hiện
hành [34, Ðiều 163]. Tài sản có thể đƣợc phân loại thành: Tài sản hoặc là hữu hình,
hoặc là vô hình, hoặc là bất động sản, hoặc là động sản. Nhƣ vậy tài sản bao gồm:
bất động sản hữu hình, bất động sản vô hình, và động sản hữu hình, động sản vô
hình. Tài sản hữu hình là vật. Còn tài sản vô hình là quyền. Lƣu ý rằng: vật nói ở
đây với nghĩa là những bộ phận khác nhau của thế giới vật chất có khả năng đáp
ứng nhu cầu vật chất hoặc tinh thần của con ngƣời và đã đƣợc quan hệ xã hội hóa.
Tài sản vô hình hay còn gọi là quyền tài sản bao gồm: quyền đối vật (vật quyền);
quyền đối nhân (trái quyền); và quyền sở hữu trí tuệ [14, tr. 30]. Quyền đòi nợ
mang bản chất là quyền đối nhân (trái quyền), và mua, bán nợ tức là mua, bán trái
quyền. Trái quyền đƣợc hiểu là quyền của trái chủ yêu cầu ngƣời thụ trái thực hiện
chuyển giao tài sản, làm hoặc không làm một việc nào đó. Trái quyền chỉ đƣợc thi
hành đối với ngƣời thụ trái chứ không đƣợc thi hành trên bất kỳ tài sản cụ thể nào,
có nghĩa là trái chủ chỉ có thể yêu cầu ngƣời thụ trái thực hiện nghĩa vụ. Quyền đòi
nợ là quyền của chủ nợ yêu cầu con nợ thực hiện thanh toán một khoản tiền.
Trong các văn bản pháp luật hiện hành, không có quy định nào cụ thể về khái
niệm quyền đòi nợ. Trƣớc đây, Thông tƣ số 04/2007/TT-BTP ngày 17/05/2007 của
28
Bộ Tƣ Pháp hƣớng dẫn về thẩm quyền trình tự, thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin
về hợp đồng mua trả chậm, trả dần, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng cho thuê tài
chính và hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ đã định nghĩa quyền đòi nợ theo hƣớng
liệt kê bao gồm quyền đòi nợ phát sinh từ hợp đồng vay, hợp đồng mua bán, hợp
đồng thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ hoặc phát sinh từ các căn cứ hợp pháp khác. Tuy
nhiên danh sách này đã bị hủy bỏ bởi Thông tƣ 05/2011/TT-BTP của Bộ Tƣ pháp
ngày 16/02/2011 hƣớng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao
dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phƣơng thức
trực tiếp, bƣu điện, fax, thƣ điện tử tại trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục
Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tƣ pháp (sau đây gọi là Thông tƣ
05/2011/TT-BTP), và hiện nay chƣa có văn bản nào quy định rõ quyền đòi nợ là gì.
Ngay tại BLDS năm 2005 mới chỉ nhắc tới quyền đòi nợ là quyền tài sản một
cách gián tiếp theo quy định tại Điều 322: Quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự:“Các quyền tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm bao gồm quyền
tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống
cây trồng, quyền đòi nợ …”
So sánh với quy định tại Điều 328 BLDS năm 1995 quy định về Quyền tài sản
dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì:“Các quyền tài sản thuộc sở hữu của
người bảo đảm đều có thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, nếu các quyền
này trị giá được bằng tiền, không bị tranh chấp và được phép giao dịch…” [33]. Có
thể thấy BLDS năm 1995 quy định chung về tất cả các quyền tài sản đƣợc sử dụng
để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, mà không chỉ rõ bên bảo đảm đƣợc sử dụng
quyền tài sản nào để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Và BLDS năm 1995 cũng
không có quy định nào riêng về quyền đòi nợ.
Theo một số phân tích trên, có thể hiểu quyền đòi nợ là: “Quyền đòi nợ là
một quyền tài sản có đối tượng là một khoản nợ, theo đó nó mang tới cho người sở
hữu quyền này có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện một nghĩa vụ tài
chính đối với bên có quyền”.
29
2.1.1.2. Đặc điểm quyền đòi nợ
Quyền đòi nợ mang bản chất quyền đối nhân, là quyền của trái chủ yêu cầu
ngƣời thụ trái thực hiện một công việc, mà cụ thể là thanh toán một khoản tiền.
Quyền này có thể trị giá đƣợc bằng tiền. BLDS năm 2005 không có quy định về
quyền đòi nợ, có thể xem xét đặc điểm của quyền này tại Điều 181:“Quyền tài sản
là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao được trong giao dịch dân sự,
kể cả quyền sở hữu trí tuệ” [34]. Theo đó, quyền đòi nợ phải trị giá đƣợc bằng tiền
hay là phải tƣơng đƣơng với một đại lƣợng vật chất nhất định, và quyền đòi nợ đó
có thể chuyển giao đƣợc trong giao dịch dân sự.
Thứ nhất, quyền đòi nợ trị giá được bằng tiền
Trong lĩnh vực ngân hàng, quyền đòi nợ thiết lập dựa trên thỏa thuận cấp tín
dụng giữa ngân hàng với khách hàng trong hợp đồng tín dụng. Trong mối quan hệ
giữa ngân hàng (chủ thể có quyền đòi nợ) với ngƣời có con nợ (chủ thể có nghĩa vụ
trả nợ), khi đến hạn thanh toán đã đƣợc xác định trong hợp đồng tín dụng, chủ thể
có quyền đòi nợ có quyền yêu cầu chủ thể có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán số tiền
nợ đã ghi trên hợp đồng. Nhƣ vậy, đến ngày thực hiện nghĩa vụ thanh toán, quyền
đòi nợ đã đƣợc quy ra một khoản tiền và ngƣời có nghĩa vụ trả nợ có nghĩa vụ trả
cho ngƣời sở hữu số tiền đó.
Thứ hai, chủ thể có quyền đòi nợ có thể chuyển nhượng quyền đòi nợ ấy
cho chủ thể khác
Điểm đặc trƣng khác của quyền đòi nợ đó là quyền đòi nợ có thể đƣợc
chuyển nhƣợng, tức là ngƣời có quyền đòi nợ có thể chuyển giao quyền yêu cầu
thanh toán (quyền đƣợc nhận khoản nợ) cho chủ thể khác. Pháp luật hiện hành xem
quyền đòi nợ là một loại tài sản, vì vậy, chủ thể của quyền đòi nợ đƣợc quyền
chuyển nhƣợng quyền đòi nợ cho chủ thể khác theo cách thức và thông qua các hình
thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật nhƣ mua, bán, tặng, cho, trao
đổi, thừa kế… Việc chuyển nhƣợng quyền đòi nợ có liên hệ chặt chẽ với việc
chuyển giao quyền yêu cầu đƣợc quy định tại các Điều từ 309 đến Điều 314 BLDS
năm 2005. Theo đó, chuyển giao quyền yêu cầu trong quan hệ nghĩa vụ dân sự là
30
việc bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự chuyển giao quyền yêu cầu đó
cho ngƣời thế quyền theo thỏa thuận. Pháp luật hạn chế một số trƣờng hợp bên có
quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự không đƣợc chuyển giao quyền đó cho
ngƣời khác [34, Điều 309].
2.1.1.3. Đối tượng khoản nợ được mua, bán tại các tổ chức tín dụng
Mua, bán quyền đòi nợ trong lĩnh vực ngân hàng đƣợc hiểu là mua, bán
khoản nợ, tại Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN quy định: “Khoản nợ được mua,
bán là khoản nợ được TCTD thành lập và hoạt động theo Luật các TCTD, TCTD
nước ngoài cho khách hàng vay (kể cả khoản trả thay trong bảo lãnh) hiện đang
còn dư nợ hoặc đang được theo dõi ngoại bảng” [18]. Với khái niệm này thì các
khoản nợ mà ngân hàng đã cho vay kể cả khoản trả thay trong bảo lãnh hiện còn dƣ
nợ hoặc đang đƣợc theo dõi ngoại bảng đều là đối tƣợng mua, bán.
Theo quy định của Luật các TCTD năm 2010 thì, cấp tín dụng đƣợc hiểu là
việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép
sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả thông qua các nghiệp vụ khác
nhau với khách hàng nhƣ: cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán,
bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Trong đó, cho vay và bảo
lãnh ngân hàng là một trong những nghiệp vụ cấp tín dụng.
Theo quy định tại Điều 4 Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN thì khoản nợ đƣợc
mua, bán gồm: Các khoản nợ mà TCTD cho khách hàng vay (kể cả khoản nợ cho
vay đối với các TCTD khác) đang hạch toán nội bảng; Các khoản nợ đã đƣợc
TCTD xử lý bằng dự phòng rủi ro hoặc bằng nguồn khác hiện đang đƣợc hạch toán
theo dõi ngoại bảng. Khái niệm về khoản nợ tại Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN sẽ
gây khó hiểu. Bởi khoản nợ đƣợc mua bán sẽ đƣợc hiểu là khoản nợ hình thành từ
nghiệp vụ cho vay và bảo lãnh ngân hàng mà thôi. Hay là tất cả những nghiệp vụ
trong hoạt động cấp tín dụng, vì về cơ bản, cấp tín dụng là hình thức tài trợ vốn có
hoàn lại. Có thể thấy, với khái niệm trên sẽ khiến ngân hàng, hay các chủ thể muốn
mua nợ, bán nợ thấy băn khoăn không hiểu khoản nợ của mình có đƣợc là đối tƣợng
đƣợc mua bán hay không?.
31
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN thì:
Khoản nợ đƣợc mua, bán là khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho
vay và khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh theo hợp đồng cấp tín
dụng đã ký của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, đang đƣợc theo
dõi hạch toán nội bảng, ngoại bảng tại bảng cân đối kế toán hoặc đã xuất
toán ra khỏi bảng cân đối kế toán của bên bán nợ có đủ điều kiện quy
định tại Điều 4 Thông tƣ này và bên nợ có nghĩa vụ thanh toán tiền cho
TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài [30, Điều 3, Khoản 2].
Khái niệm về khoản nợ đƣợc mua, bán theo Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN đã
khắc phục đƣợc điểm gây khó hiểu theo quy định tại Quyết định 59/2006/QĐ-
NHNN nhƣ đã phân tích ở trên.
Ngoài ra, vấn đề pháp lý còn nhiều điểm bất cập, đó là “Quyền đòi nợ tương
lai”. Các quy định về chuyển giao quyền yêu cầu (Ðiều 309 đến Ðiều 314) không
chỉ rõ liệu các quyền đòi nợ tƣơng lai có thể trở thành đối tƣợng của việc chuyển
giao hay không. Khó khăn đặt ra đối với việc chuyển giao một quyền yêu cầu tƣơng
lai là bên chuyển giao không thể thực hiện việc thông báo về việc chuyển giao cho
bên có nghĩa vụ quy định tại khoản 2, Ðiều 309 BLDS trong khi đây lại là điều kiện
để đảm bảo tính đối kháng của giao dịch chuyển giao đối với bên có nghĩa vụ.
Tƣơng tự, theo khoản 1, Ðiều 22 của Nghị định 163/2006/NĐ-CP, có thể thế chấp
các quyền đòi nợ hình thành trong tƣơng lai, nhƣng quy định hiện hành về loại tài
sản này còn bộc lộ khá nhiều hạn chế. Tài sản tƣơng lai (future assets) là các tài sản
chƣa tồn tại vào thời điểm xác lập giao dịch có liên quan. Pháp luật Việt Nam sử
dụng khái niệm tài sản hình thành trong tƣơng lai là một thuật ngữ khá dài và khó
hiểu đối với các luật gia nƣớc ngoài lần đầu tiên tiếp cận với pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng, trong lĩnh vực mua bán nợ ngân hàng, khoản nợ
đƣợc mua bán là khoản nợ đƣợc hình thành từ hợp đồng cho vay giữa ngân hàng và
khách hàng. Khoản nợ đó đã tồn tại tại thời điểm mua bán. Ngoài ra, một trong
những nghĩa vụ mà bên bán nợ phải thực hiện đó là thông báo cho bên con nợ biết
về việc chuyển giao quyền đòi nợ. Điều này sẽ không thực hiện đƣợc đối với quyền
32
đòi nợ hình thành trong tƣơng lai. Hơn nữa, hoạt động mua, bán nợ này khá nhạy
cảm và có rất nhiều rủi ro, vì vậy, không thể thực hiện việc chuyển giao quyền đòi
nợ tƣơng lai trong lĩnh vực cho vay của ngân hàng.
2.1.1.4. Điều kiện về các khoản nợ được mua, bán
Với những phân tích tại mục 2.1.1.1 ở trên, quyền đòi nợ hiện không có khái
niệm cụ thể. Quyền đòi nợ đƣợc hình thành từ hoạt động cho vay của ngân hàng, và
nó là một dạng của quyền yêu cầu, do đó, nó đƣợc phép chuyển giao theo quy định
tại Mục 4 Chƣơng XVII Phần thứ ba về Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự quy
định về Chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ dân sự (Điều 309 đến
Điều 314). Điều 309 BLDS năm 2005 quy định về Chuyển giao quyền yêu cầu và
những trƣờng hợp không đƣợc chuyển giao quyền yêu cầu.
Tại Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN không nêu ra điều khoản cụ thể về điều
kiện đối với khoản nợ đƣợc mua, bán, mà các điều kiện nằm rải rác ở một vài quy
định nhƣ: (1) Các khoản nợ hình thành từ hoạt động cấp tín dụng giữa ngân hàng và
khách hàng; (2) Quyền đòi nợ không đƣợc chuyển giao nếu đã có thỏa thuận trƣớc
giữa ngân hàng và khách hàng vay về việc không đƣợc chuyển giao. Điều này đảm
bảo rằng việc chuyển nhƣợng các khoản nợ có căn cứ pháp luật, hạn chế rủi ro liên
quan đến quá trình thực hiện hợp đồng mua bán nợ. Và một khoản nợ có thể đƣợc
mua, bán một phần hay toàn bộ do các bên mua, bán nợ thỏa thuận.
So sánh điều kiện về khoản nợ đƣợc mua, bán với Thông tƣ 09/2015/TT-
NHNN thì, khoản nợ mua, bán đƣợc quy định khá cụ thể tại Điều 4. So với Quyết
định 59/2006/QĐ-NHNN thì Thông tƣ này quy định về việc các hồ sơ liên quan
khoản nợ đƣợc mua bán do bên bán nợ cung cấp phải phản ánh đầy đủ, chính xác
thực trạng khoản nợ theo đúng quy định của pháp luật. Thông tƣ bổ sung quy định:
“Khoản nợ không được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại thời
điểm mua, bán nợ…”.
Có thể thấy, các quy định tại Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN về điều kiện đối
với khoản nợ đƣợc mua, bán có phần chặt chẽ hơn. Dựa trên những quy định pháp
luật hiện hành, có thể rút ra những điều kiện cơ bản đối với khoản nợ đƣợc mua,
bán nhƣ sau:
33
Thứ nhất, các khoản nợ hình thành từ hoạt động cấp tín dụng giữa ngân
hàng và khách hàng. Hồ sơ liên quan đến khoản nợ đƣợc mua bán đảm bảo tính
pháp lý, phản ánh đầy đủ, chính xác về khoản nợ.
Thứ hai, không có thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng vay về việc
không đƣợc chuyển giao khoản nợ. Điều này đảm bảo rằng việc chuyển nhƣợng các
khoản nợ có căn cứ pháp luật, hạn chế rủi ro liên quan đến quá trình thực hiện hợp
đồng mua bán nợ. Và một khoản nợ có thể đƣợc mua, bán một phần hay toàn bộ do
các bên mua, bán nợ thỏa thuận.
Thứ ba, khoản nợ không đƣợc sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân
sự tại thời điểm mua, bán nợ trừ trƣờng hợp bên nhận bảo đảm đồng ý bằng văn bản
về việc bán nợ.
2.1.1.5. Phạm vi chuyển nhượng khoản nợ
Theo nguyên tắc mua, bán nợ tại Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN thì: “Một
khoản nợ có thể được bán một phần hoặc toàn bộ, bán cho nhiều bên mua nợ và có
thể được mua, bán nhiều lần” [18].
Phạm vi mua, bán nợ nợ theo nguyên tắc này hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa
thuận của các bên tham gia giao dịch. Theo đó, trong trƣờng hợp các khoản nợ có thể
đƣợc bán cho nhiều bên mua nợ, thì bên bán nợ và các bên mua nợ thỏa thuận với
nhau về tỷ lệ tham gia mua, phƣơng thức mua, bán, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
trong hợp đồng mua bán nợ. Các bên cũng có thể tiến hành bán một phần khoản nợ,
trong trƣờng hợp này, các bên cần thỏa thuận với nhau về biện pháp bảo đảm cho
phần nợ đƣợc mua bán, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán nợ.
Một khoản nợ có thể đƣợc bán với nhiều phƣơng thức khác nhau nhƣ mua
đứt, bán đoạn, nhƣng cũng có thể bán bằng phƣơng thức có truy đòi. Theo đó, bên
bán nợ và bên mua nợ thỏa thuận với nhau về điều kiện thực hiện quyền truy đòi
của bên mua nợ đối với bên bán nợ, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
mua bán nợ. Trƣờng hợp mua, bán lại các khoản nợ đã đƣợc mua, bán, thì mỗi lần
mua, bán đều phải lập và ký kết hợp đồng mua bán nợ. Trƣờng hợp mua, bán khoản
nợ cho vay hợp vốn, bên mua nợ và các bên bán nợ thỏa thuận với nhau về phƣơng
thức mua, bán nợ, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán nợ.
34
Theo Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN cũng quy định về trƣờng hợp bán một
phần khoản nợ hoặc bán một khoản nợ cho nhiều bên mua nợ, thì bên bán nợ và các
bên mua nợ thỏa thuận với nhau về tỷ lệ tham gia, phƣơng thức thực hiện, quyền và
nghĩa vụ của mỗi bên, phân chia giá trị tài sản đảm bảo (nếu có) cho phần nợ đƣợc
mua, bán và các nội dung cụ thể khác tại hợp đồng mua bán nợ đảm bảo phù hợp
với quy định của pháp luật. Thông tƣ bổ sung thêm quy định mới “Bên bán nợ
không mua lại các khoản nợ đã bán”, Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN không đƣa
ra quy định này. Theo Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN, không còn trƣờng hợp mua
bán nợ có truy đòi.
2.1.1.6. Xác định giá trị khoản nợ
Các khoản nợ tại ngân hàng đƣợc phân loại thành các nhóm từ 1 đến 5 (theo
quy định tại Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN) và khi có nhu cầu thì ngân hàng sẽ bán
các khoản nợ (các khoản nợ đáp ứng đủ điều kiện). Và theo quy định tại Điều 7,
Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN thì khi tiến hành mua, bán nợ, các bên có thể lựa
chọn phƣơng thức thỏa thuận trực tiếp, hoặc thông qua bên môi giới. Bên môi giới
mua, bán nợ sẽ có nghiệp vụ riêng để đánh giá và đƣa ra mức giá trị phù hợp với
khoản nợ. Trong trƣờng hợp khoản nợ đƣợc bán thông qua đấu giá, thì mức giá sẽ
đƣợc xác định theo mức giá mua cao nhất.
Các bên trong giao dịch mua bán nợ tự thỏa thuận giá mua bán nợ nhƣng
riêng đối với các khoản nợ thuộc Nhóm 1 thì theo Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN
giá mua, bán nợ không đƣợc thấp hơn giá trị khoản nợ đƣợc mua, bán. Điểm này
khác so với Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN, Thông tƣ này không đƣa ra điều kiện về
giá đối với khoản nợ nhóm 1. Việc xác định giá mua, bán nợ đối với mua, bán nợ
theo phƣơng thức thỏa thuận, giá khởi điểm đối với mua, bán nợ theo phƣơng thức
bán đấu giá đƣợc thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tƣ này:
Giá mua, bán nợ, giá khởi điểm đƣợc xác định trên cơ sở giá trị ghi
sổ khoản nợ, khoản lãi mà bên nợ sẽ phải trả trong tƣơng lai, phân loại
nhóm khả năng thu hồi của khoản nợ và giá trị tài sản bảo đảm (nếu có)….
Và cụ thể hơn về giá trị ghi sổ khoản nợ đƣợc mua, bán gồm: “giá trị ghi
35
số số dƣ nợ gốc, dƣ nợ lãi của khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác
liên quan đến khoản nợ (nếu có) đến thời điểm mua, bán nợ đối với các
khoản nợ đang đƣợc hạch toán nội bảng, ngoại bảng; hoặc giá trị theo dõi
trên so sách tại thời điểm xuất toán ngoại bảng hoặc tại thời điểm mua,
bán nợ đối với khoản nợ đã xuất toán ra khỏi bảng cân đối kế toán.
Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN bổ sung quy định về Hội đồng mua, bán nợ,
theo đó, Hội đồng này sẽ là chủ thể ra quyết định cuối cùng đối với giá mua, bán nợ
trong trƣờng hợp giá mua, bán nợ đƣợc định giá bởi tổ chức có chức năng thẩm
định giá khi mua bán nợ theo phƣơng thức thỏa thuận, và giá khởi điểm đối với
mua, bán nợ phƣơng thức bán đấu giá.
2.1.2. Chủ thể tham gia mua, bán nợ
2.1.2.1. Chủ thể bán nợ
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Quyết định 59/2006/QĐ – NHNN, bên
bán nợ là các TCTD thành lập và hoạt động theo Luật các TCTD, tổ chức có
nhiệm vụ thực hiện việc mua, bán nợ trực thuộc TCTD (đó là các công ty quản lý
nợ và khai thác tài sản trực thuộc TCTD), TCTD nƣớc ngoài sở hữu khoản nợ.
Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN chỉ quy định tại Khoản 3 Điều 3 về bên bán nợ là:
“…tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có khoản nợ được bán…”
mà không quy định về chủ thể bán nợ là các Công ty quản lý nợ và khai thác tài
sản. Hơn nữa, theo quy định mới này thì TCTD không đƣợc tự do bán nợ cho
công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc TCTD mà chỉ bán khi có
phƣơng án tái cơ cấu đã đƣợc phê duyệt.
Theo các quy định trên, loại hình TCTD đƣợc thực hiện hoạt động mua, bán
nợ bao gồm: ngân hàng (NHTM, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã),
TCTD phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. Tuy nhiên,
trong khuôn khổ luận văn này, ngƣời viết chỉ nghiên cứu hoạt động mua, bán nợ
của NHTM. Các NHTM khi muốn tiến hành giao dịch mua bán nợ phải đảm bảo
các điều kiện pháp lý nhất định. Để hoạt động mua, bán nợ đảm bảo tính hợp pháp,
thì các chủ thể tham gia vào hoạt động này phải thỏa mãn những điều kiện cần thiết,
cụ thể nhƣ sau:
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT

More Related Content

What's hot

đIều ước quốc tế mà việt nam tham gia
đIều ước quốc tế mà việt nam tham giađIều ước quốc tế mà việt nam tham gia
đIều ước quốc tế mà việt nam tham giaDoan Tran Ngocvu
 
Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan an
Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan anCâu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan an
Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan ananh hieu
 
ôN tập nghiệp vụ nhtm
ôN tập nghiệp vụ nhtmôN tập nghiệp vụ nhtm
ôN tập nghiệp vụ nhtmvantai30
 

What's hot (20)

Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng, HOT
Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng, HOTPháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng, HOT
Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng, HOT
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biểnLuận văn: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển
 
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOTLuận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công tyLuận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty
 
Pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cấp tín dụng, HAY
Pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cấp tín dụng, HAYPháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cấp tín dụng, HAY
Pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cấp tín dụng, HAY
 
Thế chấp tài sản thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng, HAY
Thế chấp tài sản thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng, HAYThế chấp tài sản thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng, HAY
Thế chấp tài sản thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng, HAY
 
đIều ước quốc tế mà việt nam tham gia
đIều ước quốc tế mà việt nam tham giađIều ước quốc tế mà việt nam tham gia
đIều ước quốc tế mà việt nam tham gia
 
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụngĐề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
 
Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan an
Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan anCâu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan an
Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan an
 
Bao lanh ngan hang
Bao lanh ngan hangBao lanh ngan hang
Bao lanh ngan hang
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về tín dụng cho vay tiêu dùng, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về tín dụng cho vay tiêu dùng, 9đLuận văn: Pháp luật Việt Nam về tín dụng cho vay tiêu dùng, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về tín dụng cho vay tiêu dùng, 9đ
 
Luận văn: Quy định về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng, HOT
Luận văn: Quy định về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng, HOTLuận văn: Quy định về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng, HOT
Luận văn: Quy định về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng, HOT
 
ôN tập nghiệp vụ nhtm
ôN tập nghiệp vụ nhtmôN tập nghiệp vụ nhtm
ôN tập nghiệp vụ nhtm
 
Đề tài: Pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàngĐề tài: Pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sảnLuận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
 
Đề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
Đề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệpĐề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
Đề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
 
Đề tài: Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thương mại theo luật
Đề tài: Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thương mại theo luậtĐề tài: Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thương mại theo luật
Đề tài: Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thương mại theo luật
 
Luận văn: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi tại ngân hàng SHB, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi tại ngân hàng SHB, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi tại ngân hàng SHB, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi tại ngân hàng SHB, HAY
 

Similar to Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT

Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thư...
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thư...Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thư...
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thư...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Pháp luật về bảo lãnh của ngân hàng từ thực tiễn ngân hàng thương mại cổ phần...
Pháp luật về bảo lãnh của ngân hàng từ thực tiễn ngân hàng thương mại cổ phần...Pháp luật về bảo lãnh của ngân hàng từ thực tiễn ngân hàng thương mại cổ phần...
Pháp luật về bảo lãnh của ngân hàng từ thực tiễn ngân hàng thương mại cổ phần...Thư viện Tài liệu mẫu
 

Similar to Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT (20)

Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
 
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật tại các ngân hàng
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật tại các ngân hàngLuận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật tại các ngân hàng
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật tại các ngân hàng
 
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt NamLuận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Xử lý tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay tại ngân hàng
Luận văn: Xử lý tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay tại ngân hàngLuận văn: Xử lý tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay tại ngân hàng
Luận văn: Xử lý tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay tại ngân hàng
 
Đề tài: Pháp luật về quản lý sử dụng vốn của ngân hàng Agribank
Đề tài: Pháp luật về quản lý sử dụng vốn của ngân hàng AgribankĐề tài: Pháp luật về quản lý sử dụng vốn của ngân hàng Agribank
Đề tài: Pháp luật về quản lý sử dụng vốn của ngân hàng Agribank
 
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàngĐề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
 
Đề tài: Hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng, HAY
Đề tài: Hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng, HAYĐề tài: Hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng, HAY
Đề tài: Hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về cho vay và đảm bảo an toàn khi cho vay
Luận văn: Pháp luật về cho vay và đảm bảo an toàn khi cho vayLuận văn: Pháp luật về cho vay và đảm bảo an toàn khi cho vay
Luận văn: Pháp luật về cho vay và đảm bảo an toàn khi cho vay
 
Luận văn: Pháp luật về cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ, HAY
Luận văn: Pháp luật về cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ, HAYLuận văn: Pháp luật về cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ, HAY
Luận văn: Pháp luật về cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụngĐề tài: Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng
 
Pháp Luật Về Cho Vay Và Đảm Bảo An Toàn Khi Cho Vay.doc
Pháp Luật Về Cho Vay Và Đảm Bảo An Toàn Khi Cho Vay.docPháp Luật Về Cho Vay Và Đảm Bảo An Toàn Khi Cho Vay.doc
Pháp Luật Về Cho Vay Và Đảm Bảo An Toàn Khi Cho Vay.doc
 
Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng
Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụngTội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng
Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng
 
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOTPháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
 
Luận văn: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9 ĐIỂMLuận văn: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9 ĐIỂM
 
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thư...
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thư...Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thư...
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thư...
 
Pháp luật về bảo lãnh của ngân hàng từ thực tiễn ngân hàng thương mại cổ phần...
Pháp luật về bảo lãnh của ngân hàng từ thực tiễn ngân hàng thương mại cổ phần...Pháp luật về bảo lãnh của ngân hàng từ thực tiễn ngân hàng thương mại cổ phần...
Pháp luật về bảo lãnh của ngân hàng từ thực tiễn ngân hàng thương mại cổ phần...
 
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
 
Luận án: Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng, HAY
Luận án: Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng, HAYLuận án: Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng, HAY
Luận án: Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng, HAY
 
Pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh, HOT
Pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh, HOTPháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh, HOT
Pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh, HOT
 
Luận án: Pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh
Luận án: Pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnhLuận án: Pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh
Luận án: Pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HỒNG LÊ HîP §åNG MUA B¸N Nî CñA C¸C NG¢N HµNG TH¦¥NG M¹I ë VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HỒNG LÊ HîP §åNG MUA B¸N Nî CñA C¸C NG¢N HµNG TH¦¥NG M¹I ë VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI NGUYÊN KHÁNH HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Hồng Lê
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục biểu đồ MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NỢ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI......................................................... 7 1.1. Khái quát về hợp đồng mua bán nợ của Ngân hàng Thƣơng mại ...........7 1.1.1. Khái niệm........................................................................................................7 1.1.2. Bản chất.........................................................................................................10 1.1.3. Đặc điểm .......................................................................................................13 1.2. Điều chỉnh pháp luật đối với hợp đồng mua bán nợ của Ngân hàng Thƣơng Mại .................................................................................................15 1.3. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của các nƣớc trên thế giới về hợp đồng mua bán nợ .................................................................................18 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ......................................................................................................25 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN NỢ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM.................................................................................................26 2.1. Thực trạng pháp luật về hợp đồng mua nợ của các Ngân hàng Thƣơng mại ở Việt Nam ..............................................................................26 2.1.1. Đối tƣợng hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thƣơng mại ..............26 2.1.2. Chủ thể tham gia mua, bán nợ ......................................................................35 2.1.3. Nội dung hợp đồng mua bán nợ....................................................................45 2.1.4. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán nợ..........................................58
  • 5. 2.1.5. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và chế tài xử lý vi phạm........................64 2.2. Thực tiễn thực hiện hợp đồng mua nợ của Ngân hàng Thƣơng mại ở Việt Nam .......................................................................................................66 2.2.1. Chủ thể ký kết hợp đồng mua bán nợ ...........................................................67 2.2.2. Về khoản nợ đƣợc mua, bán .........................................................................76 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ......................................................................................................86 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NỢ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM......................................................................................87 3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thƣơng mại ở Việt Nam...................................................87 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thƣơng mại ở Việt Nam .........................................................88 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ....................................................................................................100 KẾT LUẬN ..........................................................................................................................101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................102
  • 6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AMC: Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc các ngân hàng thƣơng mại BLDS: Bộ luật Dân sự DATC: Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam DN: Doanh nghiệp NHNN: Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM: Ngân hàng Thƣơng mại TCTD: Tổ chức tín dụng VAMC: Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
  • 7. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1: Số liệu nợ xấu của các NHTM giai đoạn 2013 – 2014 66 Biểu đồ 2.2: Kết quả mua nợ xấu của các TCTD bằng TPĐB của VAMC 70
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, có những đóng góp to lớn đối với nền kinh tế, phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu hội nhập và cạnh tranh với thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây hoạt động ngân hàng đã dần bộc lộ những yếu kém, dễ tổn thƣơng, đe dọa gây đổ vỡ hệ thống. Vấn đề đáng quan ngại nhất đó là sự gia tăng tỉ lệ nợ xấu ở các tổ chức tín dụng. Sự tồn đọng và phát triển của nợ xấu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhƣ tình trạng tăng quá nhanh về vốn điều lệ tại các TCTD, tình trạng sở hữu chéo về vốn, hoạt động độc canh tín dụng, quy mô tổng tài sản tăng nhanh nhƣng chất lƣợng tài sản thì trong tình trạng báo động… Sự gia tăng nợ xấu đã tác động tiêu cực không chỉ tới hệ thống các ngân hàng mà còn ảnh hƣởng xấu tới cả nền kinh tế. Để giải quyết vấn đề này, ngoài các biện pháp đƣợc đƣa ra từ Nhà nƣớc nhƣ ban hành các văn bản pháp luật liên quan, thành lập, tổ chức Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) để tiến hành mua nợ từ các ngân hàng, thì bản thân các tổ chức tín dụng cũng cần phải chủ động giải quyết nợ. Một trong những biện pháp đó là tiến hành hoạt động mua bán nợ. Hoạt động mua bán nợ của các TCTD không phải mới mẻ tại Việt Nam, trải qua hơn 15 năm triển khai (từ năm 1999), thế nhƣng trên thực tế, hoạt động này vẫn chƣa thực sự phát triển. Điều này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, trong đó có những bất cập tồn tại trong hệ thống pháp luật hiện hành. Ngay tại BLDS năm 2005, các quy định về đối tƣợng của hợp đồng mua bán nợ còn gây khó hiểu, các chủ thể khi tiến hành mua, bán nợ dựa trên những quy định chung về mua bán tài sản và một số quy định có liên quan về chuyển giao quyền yêu cầu để thiết lập nên hợp đồng mua bán nợ. Đến năm 2006, với quyết định 59/2006/QĐ-NHNN thì có vẻ nhƣ hợp đồng mua bán nợ đã đƣợc quy định rõ ràng hơn. Nhƣng qua thực tiễn thi hành, các quy định tại văn bản này đƣợc đánh giá còn chung chung, mới mang tính quy tắc, không có những hƣớng dẫn cụ thể. Hiện tại, quy định về hoạt động mua, bán nợ đƣợc điều chỉnh bởi Thông tƣ
  • 9. 2 09/2015/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành ngày 17/07/2015 Quy định về hoạt động mua, bán nợ của Tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. Tuy nhiên, về cơ bản các quy định về hợp đồng mua bán nợ trong văn bản này cũng mang đă ̣c điểm quy đi ̣nh nhƣ̃ng vấn đề chung , và do mới có hiệu lực vào ngày 01/09/2015 nên thực tiễn áp dụng văn bản này trên thực tế vẫn chƣa có sự đánh giá chính xác. Những giao dịch mua bán nợ đƣợc tiến hành trƣớc khi văn bản này có hiệu lực vẫn đƣợc điều chỉnh theo Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN. Do những thay đổi trong các văn bản pháp luật hiện tại, khiến cho các ngân hàng gặp khó khăn khi muốn thực hiện mua, bán nợ. Bởi ngoài những quy định cơ bản về hợp đồng, thì đối với hợp đồng mua bán nợ giữa ngân hàng với khách hàng có nhu cầu mua nợ có những điểm khác biệt, đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lƣỡng, để các bên tiến hành giao dịch thuận lợi, hạn chế tranh chấp phát sinh, giúp thị trƣờng mua bán nợ phát triển ở Việt Nam, thu hút sự tham gia của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc… Qua nghiên cứu lí luận, các quy định hiện hành về Hợp đồng mua bán nợ trong nƣớc và quốc tế, đối chiếu, so sánh việc áp dụng các quy định pháp luật của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam về hợp đồng mua bán nợ, đề tài: “Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam”, sẽ cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn, chỉ rõ nguyên nhân, lý giải những tồn tại, vƣớng mắc nhằm tìm ra những giải pháp bổ sung giúp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán nợ, thúc đẩy sự phát triển hoạt động mua, bán nợ tại các Ngân hàng thƣơng mại ở nƣớc ta. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trong đề tài này, thông qua việc nghiên cứu một cách có hệ thống nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng thƣơng mại và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật trên thực tế. Ngƣời viết đề xuất định hƣớng, các giải pháp để hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán nợ tại các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam trong thời gian tới. Để đạt đƣợc mục đích trên, đề tài có các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lí luận về hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thƣơng mại;
  • 10. 3 Thứ hai, Nghiên cứu so sánh về hợp đồng mua bán nợ của một số quốc gia trên thế giới; Thứ ba, Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam hiện nay; Thứ tư, Trên cơ sở so sánh các quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thƣơng mại ở trong nƣớc, đề xuất các định hƣớng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam, nghiên cứu khái quát lý luận về đối tƣợng hợp đồng mua bán nợ, chủ thể tham gia mua bán nợ, bản chất, đặc điểm, nội dung của hợp đồng mua bán nợ của ngân hàng thƣơng mại. Với đối tƣợng nghiên cứu trên, phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ tại luật chung, và tại những văn bản riêng quy định về hợp đồng mua bản nợ, qua đối chiếu so sánh với pháp luật tại một số quốc gia trên thế giới, nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định pháp luật hiện hành về hợp đồng mua bán nợ trên thực tế tại các Ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam. Văn bản pháp luật điều chỉnh liên quan trực tiếp đến hợp đồng mua bán nợ đó là Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN, tuy nhiên, đến tháng 09/2015 văn bản này mới đƣợc thay thế bởi Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN. Trƣớc sự thay đổi đó, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu những quy định tại Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN và có sự so sánh với các quy định tại Thông tƣ 09/2015/TT- NHNN. Trên cơ sở phạm vi nghiên cứu này, luận văn đƣa ra những khuyến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thƣơng mại, giúp các giao dịch mua bán nợ diễn ra dễ dàng hơn để giải quyết tình trạng nợ xấu trong hệ thống các TCTD ở Việt Nam.
  • 11. 4 4. Tình hình nghiên cứu đề tài Trên phƣơng diện nghiên cứu nói chung và với phạm vi luận văn thạc sĩ luật học nói riêng, đến nay, đề tài là một lĩnh vực khá mới mẻ và chƣa có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu khoa học đề cập tới. Liên quan đến vấn đề xử lý nợ của các ngân hàng, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu, ví dụ, bài “Tình hình xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại Việt Nam thời gian qua – những tồn tại, vướng mắc và giải pháp tháo gỡ nhằm ngăn ngừa và xử lý nợ tồn đọng” của Trần Minh Tuấn, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc; “Trao đổi về giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” của TS.Lê Quốc Lý, Bộ Kế hoạch Đầu tƣ; “Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trong xử lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại Việt Nam” của TS. Nguyễn Thị Phƣơng Lan, Phó Viện trƣởng Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng; “Thực trạng nợ xấu của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam – Nguyên nhân và một số giải pháp từ chính sách pháp luật” của ThS.Nguyễn Thanh Tú và Nguyễn Thị Hồng Nhung; “Pháp luật về xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại Nhà nước ở Việt Nam” của Phạm Kim Thoa, Luận văn Thạc sĩ luật học, HN, 2007. Liên quan đến giao dịch mua bán nợ có thể kể đến bài viết “Giao dịch có đối tượng là quyền đòi nợ” của ThS.Bùi Đức Giang đăng tải trên website Thông tin pháp luật dân sự ngày 12/11/2013. Có thể thấy, các công trình nghiên cứu trên đã phân tích về thực trạng nợ xấu và nêu lên những giải pháp để giải quyết tình trạng ấy. Trong số những giải pháp đó, có giải pháp thực hiện hoạt động mua, bán nợ, tạo lập thị trƣờng mua, bán nợ tại Việt Nam, thiết lập các công cụ để xử lý nợ xấu. Một số các tổ chức đƣợc xây dựng có thể kể đến công ty mua bán tài sản thuộc ngân hàng thƣơng mại (AMC), hoặc thông qua công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC). Các bài viết này chủ yếu mang tính lí luận về các phƣơng pháp xử lý nợ, còn nhìn chung, liên quan đến cụ thể về các giao dịch mua bán nợ của các Ngân hàng thƣơng mại thì hiện nay chƣa có một công trình nào. Do đó, nghiên cứu về hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng thƣơng mại là một vấn đề còn rất mới. Bởi vậy, ngƣời viết mong muốn công trình là
  • 12. 5 một trong những bƣớc đi đầu tiên, đặt sự khởi đầu cho việc nghiên cứu hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam xa hơn trong tƣơng lai. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu đề tài đƣợc thực hiện dựa trên phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sửa của chủ nghĩa Mac-Lenin. Bên cạnh đó, luận văn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp phân tích, so sánh và tổng hợp. Phƣơng pháp phân tích và so sánh đƣợc sử dụng khi đánh giá thực trạng pháp luật về hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam. Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng trong việc đánh giá khái quát, rút ra kết luận về từng vấn đề trong phạm vi nghiên cứu, cũng nhƣ đƣa ra những giải pháp, kiến nghị cho việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam. 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Luận văn là một công trình khoa học đầu tiên ở cấp thạc sĩ luật học đề cập vấn đề lý luận, thực tiễn pháp luật về hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam, trên cơ sở nghiên cứu thực tế áp dụng các quy định pháp luật hiện hành để giải quyết, hoàn thiện các quy định về hợp đồng mua bán nợ tại các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam. Luận văn đã có những đóng góp cụ thể sau: - Về tư liệu: Hệ thống hóa các tƣ liệu, tài liệu, văn bản pháp lý về hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam. - Về nội dung: Thứ nhất, nghiên cứu một cách hệ thống về lí luận và các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ tại các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam; Thứ hai, thông qua nghiên cứu thực trạng pháp luật hiện hành, luận văn đối chiếu với thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thƣơng mại trên thực tế để phân tích, đánh giá, tìm ra những bất cập trong các quy định về hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam. Đồng thời kết hợp với tìm hiểu thực tiễn thực hiện hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng với những chủ thể khác tham gia mua, bán nợ. Thứ ba, qua nghiên cứu về lý luận, thực trạng pháp luật trong nƣớc, kết hợp
  • 13. 6 nghiên cứu kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, và thực tiễn áp dụng của các giao dịch mua bán nợ của một số ngân hàng ở Việt Nam, luận văn đề xuất một số kiến nghị cho việc hoàn thiện các quy định về hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thƣơng mại ở Việt Nam, nhằm thúc đẩy hoạt động mua bán nợ trên thị trƣờng. 7. Nội dung nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn dự kiến kết cấu thành 3 chƣơng, bao gồm: - Chương 1: Những vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thƣơng mại. - Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thƣơng mại ở Việt Nam. - Chương 3: Phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thƣơng mại ở Việt Nam.
  • 14. 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NỢ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Khái quát về hợp đồng mua bán nợ của Ngân hàng Thƣơng mại 1.1.1. Khái niệm Tại Điều 1378 BLDS Québec (Canada) 1994 định nghĩa: “Hợp đồng là một sự thỏa thuận của các ý chí mà bởi nó một hoặc một số người tự ràng buộc mình với một hoặc một số người khác để thực hiện một cam kết” [9, tr. 10]. Điều 1101 BLDS Pháp năm 1804 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận theo đó một hoặc nhiều người cam kết với một hoặc nhiều người khác chuyển giao một vật, làm hoặc không làm một điều nào đó” [9, tr. 11]. Còn tại Điều 388 BLDS Việt Nam năm 2005 định nghĩa: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Với định nghĩa này, BLDS đã gắn thêm chữ “dân sự” vào trƣớc thuật ngữ “hợp đồng”, có thể đƣợc hiểu là tất cả hợp đồng đƣợc điều chỉnh bởi luật tƣ?. “Sự thỏa thuận có mục đích xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền lợi được gọi là hợp đồng” [9, tr. 98]. Qua một số định nghĩa trên về hợp đồng, có thể thấy hai vấn đề, một là có sự thỏa thuận của các bên, hai là đều tạo ra một hậu quả pháp lý. Hậu quả pháp lý đƣợc hiểu là việc làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một quyền lợi hoặc một quan hệ pháp luật hoặc quyền và nghĩa vụ giữa các bên [9, tr. 12]. Vậy, Hợp đồng là sự thỏa thuận nhằm phát sinh ra quan hệ pháp luật hay hậu quả pháp lý. Xét về hợp đồng mua bán nợ thì đối tƣợng đƣợc chuyển giao trong hợp đồng này là quyền của chủ nợ yêu cầu bên mua nợ thanh toán một khoản nợ (quyền đòi nợ). Quyền đòi nợ đƣợc phép chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao quyền yêu cầu. Dƣới góc độ pháp luật về tài sản, quyền đòi nợ là một loại quyền tài sản [34, Điều 322] và quyền tài sản lại là một trong bốn loại tài sản theo quy định hiện
  • 15. 8 hành [34, Điều 163]. Nhƣ vậy, có thể hiểu quyền đòi nợ tự thân nó là một tài sản. Quyền đòi nợ là một tài sản đặc biệt, tài sản này ở dạng vô hình hay nó là một dạng của quyền tài sản. Dƣới góc độ kế toán, quyền đòi nợ là một “khoản phải thu”, có thể hiểu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Đối với ngân hàng thì đó là khoản phải thu từ hợp đồng cấp tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng. Dƣới góc độ của pháp luật nghĩa vụ thì quyền đòi nợ là một dạng của quyền yêu cầu và đƣợc chuyển giao, đƣợc quy định tại các điều từ Điều 309 đến Điều 314 của BLDS 2005. Đó là quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện một công việc, cụ thể phải thanh toán một khoản tiền cho bên có quyền tại một thời điểm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Hợp đồng mua bán nợ hay giao dịch mua bán nợ là hoạt động kinh tế để trao đổi và chuyển nhƣợng phần tài sản đặc biệt là các “khoản nợ phải thu” từ đối tƣợng này sang đối tƣợng khác. Thông qua việc chuyển nhƣợng lại “quyền thu hồi nợ” từ “khoản nợ phải thu” của bên Bán nợ (chủ nợ) đối với Con nợ sang cho bên Mua nợ, bên Mua nợ sẽ trở thành chủ nợ mới của bên Con nợ. Nhƣ vậy, hoạt động mua bán nợ đƣợc thực hiện đối với các khoản nợ phải thu (của bên chủ nợ) mà không phải là nợ phải trả (của bên con nợ). Xét trong giao dịch mua bán nợ của các NHTM luôn có sự tham gia của các ngân hàng, có thể với tƣ cách là bên bán nợ hoặc là bên mua nợ. Khoản nợ đƣợc mua, bán đƣợc hình thành từ hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Điều này phân biệt với khoản nợ phát sinh từ các hoạt động thƣơng mại khác, nhƣ các khoản nợ hình thành từ hợp đồng mua bán hàng hóa…Do đó, giao dịch mua bán nợ của ngân hàng sẽ có sự phân biệt với những giao dịch mua bán nợ khác. Có thể so sánh với hoạt động bao thanh toán của ngân hàng, đây là một trong những hình thức giao dịch liên quan đến các khoản phải thu, nhƣng khoản phải thu này có nguồn gốc từ hợp đồng mua bán hàng hóa. Hoạt động này có sự khác biệt đối với giao dịch mua bán nợ, có thể xem xét dƣới một số khía cạnh sau:
  • 16. 9 Tiêu chí Giao dịch mua bán nợ Hoạt động bao thanh toán Khái niệm Mua, bán nợ là việc chuyển nhƣợng khoản nợ, theo đó, bên bán nợ chuyển giao quyền chủ nợ của khoản nợ cho bên mua nợ và nhận thanh toán từ bên mua nợ Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của TCTD cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá đã đƣợc bên bán hàng và bên mua hàng thoả thuận trong hợp đồng mua bán hàng Bản chất Là một hoạt động của ngân hàng nhằm xử lý nợ tồn đọng trong hệ thống. Không phải là một hình thức cấp tín dụng Là một hình thức cấp tín dụng Chủ thể tham gia Bên bán nợ: các ngân hàng Bên mua nợ: các tổ chức, cá nhân có nhu cầu Bên bao thanh toán: Là TCTD đƣợc cấp phép để tiến hành cấp tín dụng cho khách hàng của mình dƣới hình thức mua lại các khoản phải thu thƣơng mại. Bên đƣợc bao thanh toán: Là bên bán hàng có khoản phải thu phát sinh và đƣợc thỏa thuận theo hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ. Đối tƣợng hợp đồng Khoản nợ do ngân hàng cho khách hàng vay Khoản nợ hình thành từ việc mua, bán hàng hoá. Đây là các khoản phải thu thƣơng mại Giao dịch cơ sở Hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. Hình thành thông qua các nghiệp vụ cấp tín dụng nhƣ: cho vay, bảo lãnh… Hợp đồng mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ giữa bên bán hàng và bên mua hàng
  • 17. 10 Có thể thấy, giao dịch cho vay của ngân hàng với khách hàng là những giao dịch cơ sở, xác lập quyền chủ nợ của TCTD đối với bên nợ và là giao dịch tạo hàng hóa cho hoạt động mua bán nợ. Thông qua giao dịch mua bán nợ, ngân hàng mong muốn thu lại một phần vốn trong các hợp đồng tín dụng đã ký với khách hàng trƣớc đó. Bên mua nợ thƣờng tham gia vào giao dịch này với mục tiêu lợi nhuận. Với khái niệm trên có thể hiểu hợp đồng mua bán nợ của NHTM là sự thỏa thuận của bên bán nợ (ngân hàng) và bên mua nợ (tổ chức, cá nhân…) với mục đích chuyển giao quyền chủ nợ từ bên bán nợ sang bên mua nợ. Ngƣời thứ ba gọi là ngƣời thế quyền, trở thành ngƣời có quyền yêu cầu ngƣời có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ với mình. Trong quan hệ giữa chủ nợ và bên khách nợ, thì việc chuyển giao quyền yêu cầu dựa trên quyền của chủ nợ. Thỏa thuận này đã làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của các bên. Bên bán nợ sẽ chấm dứt tƣ cách chủ nợ, có nghĩa vụ cung cấp tất cả các thông tin và chuyển giao giấy tờ cho bên mua nợ, không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên nợ (trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác). Bên mua nợ trở thành chủ thể có quyền yêu cầu bên nợ thực hiện nghĩa vụ đối với mình, đƣợc áp dụng các biện pháp phù hợp với quy định của pháp luật nhằm thu hồi đƣợc nợ từ bên nợ. Vậy, có thể hiểu ngắn gọn: “Hợp đồng mua bán nợ là thỏa thuận về việc chủ nợ chuyển nhượng quyền đòi nợ của mình cho chủ thể khác, quyền và nghĩa vụ của các bên được thực hiện theo cam kết”. 1.1.2. Bản chất Thứ nhất, hợp đồng mua bán nợ là sự thỏa thuận về sự thay đổi chủ thể hƣởng quyền của ngƣời có quyền cho ngƣời thứ ba, nó không làm thay đổi về nội dung của quan hệ. Khi quyền lợi đƣợc chuyển dịch từ ngƣời này sang ngƣời khác, quyền này không bị biến đổi do sự chuyển dịch ấy. Có sự thay đổi về chủ thể quyền lợi nhƣng quyền lợi thì không thay đổi. Do đó nếu quyền lợi có một vài sự hạn chế trƣớc khi chuyển dịch thì các hạn chế đó vẫn đƣợc duy trì khi quyền lợi đƣợc chuyển dịch cho ngƣời khác, đó là nguyên tắc không ai có thể chuyển dịch cho ngƣời khác nhiều
  • 18. 11 quyền lợi hơn mà mình có. Ngƣời có quyền yêu cầu sau khi chuyển giao quyền yêu cầu đã không còn tƣ cách chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ tức là họ không đƣợc hƣởng lợi ích về quyền yêu cầu đó nữa. Phía ngân hàng khi chuyển giao quyền đòi nợ cho bên mua nợ, thì ngân hàng chấm dứt tƣ cách chủ nợ đối với con nợ. Ngƣời mua nợ trở thành chủ thể có quyền yêu cầu bên nợ thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho mình. Điều này cũng phân biệt chuyển giao quyền yêu cầu với thực hiện quyền yêu cầu thông qua ngƣời thứ ba. Vì thực hiện quyền yêu cầu thông qua ngƣời thứ ba là thỏa thuận giữa ngƣời có quyền yêu cầu với ngƣời thứ ba, theo đó ngƣời có quyền yêu cầu ủy quyền cho ngƣời thứ ba thay mình thực hiện quyền yêu cầu trƣớc ngƣời có nghĩa vụ. Ví dụ ngƣời có quyền yêu cầu đòi nợ ủy quyền cho ngƣời thứ ba đòi nợ cho mình. Quyền và nghĩa vụ của ngƣời thứ ba đƣợc thực hiện theo nội dung ủy quyền. Ngƣời có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trƣớc ngƣời thứ ba đƣợc ủy quyền. Nếu ngƣời có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ thì phải chịu trách nhiệm trƣớc ngƣời có quyền. Ngƣời thứ ba thực hiện quyền yêu cầu theo sự ủy quyền chứ không phải quyền yêu cầu của chính mình. Ngƣời thế quyền cũng thực hiện quyền yêu cầu nhƣng là quyền yêu cầu của chính mình. Thứ hai, hợp đồng mua bán nợ hay là hợp đồng chuyển nhƣợng trái quyền Trong khoa học pháp lý ngƣời ta chia quyền tài sản ra thành quyền đối vật hay còn gọi là vật quyền; quyền đối nhân hay còn gọi là trái quyền, quyền sở hữu trí tuệ. Trong quan niệm Latinh, vật quyền (jus in re) đƣợc hiểu là quyền đƣợc chủ thể (ngƣời có quyền) thực hiện trực tiếp và tức thì trên một vật mà không cần vai trò trung gian của một ngƣời khác. Quyền đối vật chỉ bao gồm hai yếu tố: chủ thể của quyền lợi, có nghĩa là ngƣời có quyền; và vật làm đối tƣợng của quyền lợi ấy. Trong chừng mực đó, vật quyền đối lập với trái quyền (jus ad rem), tức là quyền đƣợc thực hiện chống lại một ngƣời nhằm đòi hỏi một lợi ích về tài sản, cụ thể là một số tiền. Quyền đối nhân có 3 yếu tố: (1) Trái chủ (là chủ thể tích cực, có quyền đòi hỏi thi hành nghĩa vụ), do đó, nghĩa vụ có thể là phần làm tăng tài sản của họ; (2) Ngƣời thụ trái (là chủ thể tiêu cực, phải thi hành nghĩa vụ vì quyền lợi của ngƣời khác), nên nghĩa vụ làm giảm tài sản của họ; (3) Mục đích của nghĩa vụ là một đối tƣợng.
  • 19. 12 Thông thƣờng quyền đối nhân phát sinh từ quan hệ hợp đồng nhƣng cũng có thể phát sinh do các căn cứ khác do pháp luật quy định. Điều 181 BLDS 2005 quy định: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự” [34]. Nhƣ vậy theo BLDS, nếu quan hệ trái quyền có thể trị giá đƣợc thành tiền và chuyển giao đƣợc thì trái quyền đó mới là quyền tài sản. Vật quyền và trái quyền có những khác biệt cơ bản sau: (1) Vật quyền mang tính chất tuyệt đối theo nghĩa tất cả những ngƣời khác trong xã hội có nghĩa vụ phải tôn trọng các quyền năng của ngƣời đƣợc hƣởng vật quyền, và ngƣời này đƣợc thực hiện các quyền trực tiếp đối với tài sản. Trái lại, trong quan hệ trái quyền mang tính chất tƣơng đối, nó chỉ mối quan hệ giữa ngƣời có quyền và ngƣời có nghĩa vụ và về mặt nguyên tắc, nó chỉ có hiệu lực tƣơng đối giữa hai ngƣời này mà thôi; (2) Trong quan hệ vật quyền, ngƣời có quyền có thể trực tiếp khai thác tài sản và có quyền đòi lại tài sản dù tài sản đang nằm trong tay ai. Trái lại, trong quan hệ trái quyền, ngƣời có quyền chỉ có thể yêu cầu ngƣời có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ chứ không có quyền cụ thể đối với tài sản này hay tài sản kia của ngƣời có nghĩa vụ. Theo quan niệm này thì quyền đòi nợ là một trái quyền [34]. Quyền đòi nợ, trƣớc tiên đó là một quyền, và quyền này là quyền đƣợc yêu cầu ngƣời khác phải thực hiện một nghĩa vụ tài chính đối với mình. Quyền ở đây chính là một quyền năng dân sự chủ quan của chủ thể đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Nói một cách nôm na thì quyền đòi nợ là một quyền có giá trị tiền tệ nhƣng không có đối tƣợng là một vật hữu hình nào, ngƣời có quyền đòi nợ thực hiện quyền của mình bằng cách yêu cầu ngƣời mắc nợ thực hiện nghĩa vụ trả nợ và tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ đó dƣới hình thức nhận một số tiền. Theo đó, hợp đồng mua bán nợ là thỏa thuận nhằm chuyển nhƣợng quyền yêu cầu trả nợ của chủ nợ cho bên thứ ba khác, chủ nợ mới sẽ có quyền yêu cầu con nợ thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với mình.
  • 20. 13 1.1.3. Đặc điểm  Hợp đồng mua bán nợ là hợp đồng song vụ Hợp đồng song phƣơng (hay có đi có lại) là hợp đồng mà bởi nó các bên tuyên bố một cách rõ ràng lời hứa với nhau, nhƣ hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng cho thuê [9, tr. 192]. Các bên trong hợp đồng đều là trái chủ, và ngƣời thụ trái của nhau. Hợp đồng song vụ có những vấn đề pháp lý xuất phát từ tính chất ràng buộc có đi có lại của các bên trong hợp đồng đó là: (1) Nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ thì bên kia có quyền từ chối không thực hiện nghĩa vụ; (2) Nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng; (3) Nếu một bên không thực hiện đƣợc nghĩa vụ do gặp phải trƣờng hợp bất khả kháng thì bên kia không còn bị ràng buộc bởi hợp đồng. Hợp đồng mua bán nợ là hợp đồng song vụ, các bên trong hợp đồng đều có quyền và nghĩa vụ với nhau. Bên bán nợ thực hiện chuyển giao quyền đòi nợ cho bên mua nợ, có quyền yêu cầu bên mua nợ thanh toán theo giá trị, thời hạn, địa điểm… theo thỏa thuận, và bên bán nợ có nghĩa vụ cung cấp các thông tin, tài liệu về khoản nợ theo yêu cầu của bên mua nợ. Ngƣợc lại với các quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ là các nghĩa vụ và quyền của bên mua nợ. Bên mua nợ có nghĩa vụ thanh toán, có quyền yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến khoản nợ…  Hợp đồng mua bán nợ là hợp đồng mang tính chất đền bù Hợp đồng có đền bù là hợp đồng là loại hợp đồng mà trong đó mỗi bên chủ thể sau khi đã thực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận đƣợc từ bên kia một lợi ích tƣơng ứng [9, tr. 103]. Là dạng hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng mua bán nợ cũng thể hiện tính chất đền bù. Sau khi bàn giao tài sản mua bán thì bên bán sẽ nhận đƣợc lợi ích ngƣợc lại dƣới dạng tiền mua mà bên mua phải thanh toán. Đối tƣợng của hợp đồng mua bán nợ là quyền đòi nợ, các ngân hàng thƣờng mong bán các khoản nợ khó đòi nhằm thu lại một phần nào số vốn để hạn chế những rủi ro trong hoạt động cho vay, đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng, do đó, giá trị những khoản nợ đƣợc mua bán thƣờng thấp hơn giá trị thực, bởi bên mua nợ mong muốn mua khoản nợ nhằm vào mục đích lợi nhuận.
  • 21. 14  Hợp đồng mua bán nợ của các NHTM được thiết lập trên cơ sở hợp đồng tín dụng Giao dịch cơ sở để các bên tiến hành giao dịch mua bán nợ đó là hợp đồng cấp tín dụng đƣợc thiết lập trƣớc đó giữa ngân hàng và khách hàng. NHTM chỉ đƣợc bán nợ khi ngân hàng là chủ sở hữu hợp pháp của khoản nợ, có quyền chuyển nhƣợng khoản nợ. Hợp đồng mua bán nợ đƣợc thiết lập nhằm chuyển giao quyền đòi nợ từ chủ nợ cũ sang chủ nợ mới. Khi chuyển giao quyền đòi nợ, chủ nợ cũ có trách nhiệm thông báo cho ngƣời mắc nợ trong một khoảng thời gian nhất định. Ngƣời mắc nợ có quyền từ chối trả nợ cho chủ nợ mới, nếu tại hợp đồng tín dụng trƣớc đó đã có thỏa thuận về việc không đƣợc chuyển giao khoản nợ, hoặc ngƣời mắc nợ không có thông báo về việc khoản nợ đƣợc chuyển nhƣợng cho chủ nợ mới. Trƣờng hợp khoản nợ không có thỏa thuận trƣớc đó là không đƣợc chuyển nhƣợng, thì sau khi chủ nợ thông báo về việc chuyển nhƣợng quyền đòi nợ cho chủ thể khác, ngƣời mắc nợ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chủ nợ mới.  Hiệu lực của hợp đồng tín dụng và hợp đồng mua bán nợ Hiệu lực giữa hợp đồng tín dụng và hợp đồng mua bán nợ vừa độc lập vừa có mối quan hệ lẫn nhau. Hợp đồng mua bán nợ sau khi đƣợc thiết lập, có hiệu lực, sẽ làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng tín dụng. Trƣờng hợp hợp đồng tín dụng vô hiệu, sẽ kéo theo sự vô hiệu của hợp đồng mua bán nợ. Nhƣng ngƣợc lại, hợp đồng mua bán nợ vô hiệu, sẽ không ảnh hƣởng đến hiệu lực của hợp đồng tín dụng.  Hợp đồng mua bán nợ của các NHTM là hợp đồng thương mại Tín dụng là một trong những hoạt động chính của ngân hàng, mà hoạt động ngân hàng mang bản chất là hành vi thƣơng mại do ngân hàng tiến hành. Hợp đồng mua bán nợ đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở là hợp đồng tín dụng của ngân hàng với bên vay nợ. Phải có hợp đồng tín dụng thì mới thiết lập đƣợc hợp đồng mua bán nợ. Hợp đồng tín dụng đƣợc thiết lập dựa trên nhiều mối quan hệ, giữa ngân hàng với cá nhân, hoặc giữa ngân hàng với tổ chức, pháp nhân khác… Các ngân hàng hoặc các tổ chức có nhiệm vụ thực hiện mua, bán nợ trực thuộc TCTD đƣợc thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, đƣợc thực
  • 22. 15 hiện mua, bán nợ đối với các khoản nợ mà TCTD cho khách hàng vay. Các ngân hàng thực hiện mua, bán nợ với mục đích thu hồi trƣớc hạn các khoản cho vay, hoặc thông qua mua, bán nợ nhằm giải quyết tình trạng nợ xấu, nợ tồn đọng trong hệ thống. Các công ty AMC của ngân hàng thực hiện mua, bán nợ với các ngân hàng khác, với công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng khác nhằm mục tiêu lợi nhuận. Hợp đồng mua bán nợ của các TCTD tại một số quốc gia trên thế giới nhƣ Pháp, đƣợc điều chỉnh bởi luật thƣơng mại, và đƣợc các chủ thể tƣ thực hiện nhằm mục tiêu lợi nhuận. 1.2. Điều chỉnh pháp luật đối với hợp đồng mua bán nợ của Ngân hàng Thƣơng Mại Trên thế giới, hoạt động mua, bán nợ ra đời rất sớm, cùng với nó là hoạt động mua, bán nợ của các ngân hàng cũng ra đời và phát triển tƣơng đối hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động này. Đối với nhiều ngân hàng trên thế giới thì hoạt động mua, bán nợ đƣợc thực hiện ngày càng nhiều, trở thành hoạt động của ngân hàng bên cạnh hoạt động chính là cho vay truyền thống. Hoạt động mua, bán nợ có vai trò quan trọng không chỉ đối với các ngân hàng mà còn có vai trò nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh cho nền kinh tế. Hoạt động mua, bán nợ là phƣơng thức có nhiều ƣu điểm trong việc giải quyết vấn đề nợ xấu của các ngân hàng, nhƣng bên cạnh đó nó cũng mang lại tính rủi ro cao cho các bên tham gia vào giao dịch này. Các bên tiến hành giao dịch mua bán nợ thông qua hợp đồng mua bán nợ, đây là hình thức pháp lý thể hiện sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên nhằm mục đích chuyển giao quyền chủ nợ. Các giao dịch mua bán nợ của các NHTM ngày càng diễn ra nhiều hơn trên thực tế, do đó, nhằm đảm bảo tính pháp lý cho hợp đồng này, cũng nhƣ quyền và nghĩa vụ các bên… Pháp luật cần có những quy định để các bên hiểu đƣợc bản chất pháp lý của giao dịch này, lƣờng trƣớc cũng nhƣ hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Hợp đồng mua bán nợ của các NHTM ở Việt Nam đƣợc điều chỉnh bởi pháp luật chung là Bộ luật Dân sự 2005, ngoài ra, hợp đồng này liên quan đến tổ chức tài chính trung gian đặc biệt là ngân hàng, do vậy mà nó không chỉ chịu sự điều chỉnh
  • 23. 16 của pháp luật chuyên ngành là Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 mà còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật liên quan khác nhƣ: Luật Doanh nghiệp, Luật Thƣơng mại, Luật Đất đai, … Bộ luật Dân sự hiện không có các quy định riêng về hợp đồng mua bán nợ, mà hợp đồng này đƣợc điều chỉnh dựa trên những quy định thuộc phần chung về hợp đồng dân sự (Điều 388 đến Điều 427), hợp đồng mua bán tài sản (Điều 449 quy định về mua bán quyền tài sản). Để có sự điều chỉnh trực tiếp hoạt động mua, bán nợ của TCTD, một số văn bản pháp lý cũng đã ra đời. Quyết định số 140/1999/QĐ – NHNN ngày 19/4/1999 ra đời là văn bản đầu tiên có quy định trực tiếp trình tự, thủ tục mua, bán nợ của các TCTD. Đến năm 2006, Thống đốc NHNN đã ban hành Quy chế mua, bán nợ của các TCTD kèm theo Quyết định số 59/2006/QĐ – NHNN ngày 21/12/2006 (sau đây gọi là Quyết định số 59/2006/QĐ – NHNN) thay thế cho Quyết định số 140/1999/QĐ – NHNN. Và ngày 17/07/2015, Ngân hàng Nhà nƣớc đã ban hành Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN Quy định về hoạt động mua, bán nợ của Tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài thay thế cho Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN (sau đây gọi là Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN), và Thông tƣ này có hiệu lực kể từ ngày 01/09/2015. Việc ban hành Thông tƣ quy định về hoạt động mua, bán nợ thay thế cho Quyết định, thể hiện sự quan tâm của nhà nƣớc ta về hoạt động mua bán nợ nói riêng, cũng nhƣ vấn đề giải quyết nợ xấu, và hình thành cơ sở pháp lý cho thị trƣờng mua bán nợ trong tƣơng lai. Bên cạnh văn bản điều chỉnh trực tiếp hoạt động mua, bán nợ của TCTD, còn có những văn bản khác điều chỉnh cho những chủ thể tham gia vào hoạt động này. Quyết định 150/2001/QĐ – TTg ngày 5/10/2001 về việc thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM. Quyết định số 1389/2001/QĐ- NHNN ngày 07/11/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc về việc thành lập Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản trực thuộc các NHTM. Quyết định 109/2003/QĐ – TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 5/6/2003 về việc thành lập công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp. Và ngày 18/5/2013, Chính Phủ đã ban hành
  • 24. 17 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP (Nghị định số 53/2013/NĐ-CP) về việc Thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam và ngày 31/5/2013 Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 (Quyết định số 843/QĐ-TTg) về việc phê duyệt Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” và Đề án “Thành lập Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam”. Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đƣợc thành lập theo Quyết định 1459/QĐ-NHNN ngày 27/6/2013 về việc thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam và công ty này đã chính thức khai trƣơng hoạt động ngày 26/7/2013 nhƣ là một công cụ đặc biệt của Nhà nƣớc để xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế. Trong thời gian qua, việc thực hiện Nghị định số 53/2013/NĐ-CP về hoạt động của VAMC đã đạt đƣợc một số thành tựu, tuy nhiên cũng phát sinh một số vƣớng mắc làm ảnh hƣởng đến hoạt động mua bán, xử lý nợ của VAMC. Do vậy, ngày 31/3/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 34/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 53/2013/NĐ-CP (Nghị định 34/2015/NĐ-CP). Nghị định 34/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 05/42015 và sửa đổi, bổ sung 9 điều khoản cũ; bổ sung thêm 10 điều khoản mới vào Nghị định 53/2013/NĐ-CP. Liên quan đến đối tƣợng của hoạt động mua, bán nợ là khoản nợ, do vậy mà Quyết định của Thống đốc NHNN số 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/4/2005 ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD là căn cứ để các chủ thể thực hiện hoạt động mua, bán khoản nợ dễ dàng hơn. Quyết định này đã đƣợc sửa đổi bằng Quyết định 18/2007/QĐ – NHNN. Và ngày 21/1/2013, Thông tƣ 02/2013/TT- NHNN Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đã thay thế cho Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử
  • 25. 18 lý rủi ro tín dụng và Quyết định 18/2007/QĐ – NHNN về sửa đổi, bổ sung Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN, Hà Nội. Thông tƣ này có một số thay đổi quan trọng sát với thông lệ quốc tế nhƣ phạm vi tài sản có phải phân loại, định giá tài sản bảo đảm, sử dụng thông tin tín dụng, tiêu chuẩn phân loại nợ,… để bảo đảm góp phần phản ánh đầy đủ hơn chất lƣợng tài sản của TCTD. Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ra đời nhằm thể hiện quan điểm của NHNN trong việc yêu cầu các TCTD phản ánh trung thực hơn chất lƣợng tín dụng và khắc phục những tồn tại về phân loại nợ theo các quy định cũ. Việc phản ánh chính xác hơn chất lƣợng tín dụng sẽ giúp NHNN điều hành hệ thống ngân hàng hiệu quả và phù hợp hơn trong tình hình mới. Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc đƣợc sửa đổi bổ sung bởi Thông tƣ 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. Có thể thấy rằng văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh hoạt động mua, bán nợ mới dựa trên Quyết định 59/2006/QĐ – NHNN, nhƣng trên thực tế hoạt động mua, bán nợ của các TCTD chƣa đƣợc nhiều ngƣời biết đến. Hiện chƣa có quy định riêng về hợp đồng mua bán nợ, mà dựa trên nguyên tắc và các quy định về hợp đồng mua bán tài sản tại BLDS năm 2005. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, pháp luật về hợp đồng mua bán nợ phải đƣợc chủ trọng hoàn thiện hơn nữa. 1.3. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của các nƣớc trên thế giới về hợp đồng mua bán nợ Hoạt động mua, bán nợ không xa lạ tại các quốc gia trên thế giới, xuất phát từ sự tồn tại lâu đời và phát triển của các hoạt động thƣơng mại, tín dụng ở các quốc gia này. Đặc biệt, đối với các giao dịch mua bán nợ hình thành từ hoạt động tín dụng của ngân hàng đƣợc tiến hành giữa các chủ thể và mô hình khác nhau. Một số quốc gia thành lập các cơ quan xử lý nợ trung ƣơng (của Chính phủ)
  • 26. 19 nhƣ Malaysia, Hàn Quốc. Chính phủ đứng ra thành lập một cơ quan xử lý nợ tồn đọng cho cả hệ thống ngân hàng nói chung. Những ngân hàng có nhu cầu bán các khoản nợ, hoặc khi đạt tới một ngƣỡng nợ quá hạn nhất định sẽ thực hiện bán nợ cho các cơ quan xử lý nợ nảy. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng có thể lập ra các công ty quản lý tài sản riêng trực thuộc, với nhiệm vụ trọng yếu là giải quyết nợ đọng trƣớc tiên cho bản thân ngân hàng đó. Mô hình này đƣợc áp dụng ở Trung Quốc, Thái Lan. Đối với một số nƣớc nhƣ Phần Lan, thì việc mua bán nợ đƣợc ủy quyền cho các bên thứ ba khác – các tổ chức đƣợc thành lập chuyên kinh doanh về mua, bán nợ. Còn tại Ấn Độ, việc thu mua nợ sẽ đƣợc thực hiện qua các ngân hàng hoặc tòa án. Ở một số quốc gia có thị trƣờng chứng khoán phát triển cao, các khoản nợ đƣợc chứng khoán hóa nhƣ tại Mỹ, Nhật. Với mỗi mô hình mua, bán nợ khác nhau, sẽ có những sự điều chỉnh pháp luật cho phù hợp với các giao dịch đó. Vì vậy, cần có sự nghiên cứu tại các quốc gia cụ thể, điển hình để rút ra những kinh nghiệm trong điều chỉnh pháp luật đối với hợp đồng mua bán nợ của các TCTD ở Việt Nam. Sau đây là một số nghiên cứu các quy định pháp luật của nƣớc Pháp điều chỉnh về hợp đồng mua, bán nợ. Pháp là một trong số các quốc gia có sự phát triển trong hoạt động ngân hàng cũng nhƣ xử lý nợ xuất phát từ hoạt động tín dụng.  Các quy định pháp luật và điều kiện của “Cession de créances – chuyển nhượng quyền đòi nợ” Việc chuyển nhƣợng quyền đòi nợ hay “Cession de créances” tuân theo các quy định chung tại BLDS Pháp. Và do hoạt động này liên quan tới ngân hàng và hoạt động ngân hàng – thuộc lĩnh vực chuyên ngành tài chính – tiền tệ do vậy nó đƣợc điều chỉnh cụ thể hơn tại Luật Tiền tệ và Tài chính. Chuyển nhƣợng quyền đòi nợ theo quy định tại BLDS Pháp đƣợc hiểu là: “Thỏa thuận theo đó người có quyền đòi nợ chuyển quyền đòi nợ của mình cho người khác” [10, tr. 92]. Theo quy định tại BLDS Pháp thì tất cả những khoản nợ về nguyên tắc thì đều có thể đƣợc chuyển nhƣợng, bao gồm cả những khoản nợ chỉ có trong tƣơng
  • 27. 20 lai. Tuy nhiên, nguyên tắc này chống lại những ngoại lệ và một số khoản nợ không thể chuyển nhƣợng nhƣ trƣờng hợp những khoản nợ là lƣơng thực, tiền công hoặc lƣơng hƣu, yêu cầu bồi thƣờng. Hợp đồng chuyển nhƣợng quyền đòi nợ có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 1108 BLDS Pháp. Theo Điều 1108, bốn điều kiện chủ yếu bao gồm:  Các bên giao kết hoàn toàn tự nguyện;  Các bên giao kết có năng lực giao kết hợp đồng;  Đối tượng của hợp đồng phải xác định;  Căn cứ của hợp đồng phải hợp pháp. Các quy định cụ thể về chuyển quyền đòi nợ và các quyền tài sản vô hình khác đƣợc quy định tại Điều 1689 – Điều 1701 Chƣơng VIII của Bộ luật này. Khi thực hiện chuyển nhƣợng quyền đòi nợ, theo quy định của BLDS Pháp, các bên phải đƣợc lập thành chứng thƣ (hợp đồng). Điều 1689 BLDS Pháp quy định: “Dans le transport d'une créance, d'un droit ou d'une action sur un tiers, la délivrance s'opère entre le cédant et le cessionnaire par la remise du titre” [43]. Có nghĩa rằng: “Khi chuyển giao quyền đòi nợ, chuyển nhượng quyền hoặc cổ phần cho người thứ ba, thì việc chuyển giao giữa người có quyền yêu cầu và người thế quyền được thực hiện bằng việc trao cho nhau chứng thư”. Tiếp theo, tại Điều 1690 quy định: Le cessionnaire n'est saisi à l'égard des tiers que par la signification du transport faite au débiteur. Néanmoins, le cessionnaire peut être également saisi par l'acceptation du transport faite par le débiteur dans un acte authentique [43]. Có nghĩa: Ngƣời thế quyền chỉ có trách nhiệm đối với ngƣời thứ ba khi đã tống đạt hành vi chuyển giao quyền yêu cầu cho ngƣời có nghĩa vụ. Tuy nhiên, ngƣời thế quyền cũng có trách nhiệm khi đã chấp nhận việc chuyển giao do ngƣời có nghĩa vụ thực hiện bằng một công chứng thƣ. Theo quy định này, ngƣời nhận chuyển nhƣợng chỉ có trách nhiệm với bên thứ
  • 28. 21 ba khi đã tống đạt đến ngƣời có nghĩa vụ về việc quyền yêu cầu đã đƣợc chuyển giao. Và trách nhiệm của ngƣời thế quyền khi đã chấp nhận việc chuyển giao của con nợ, thì phải thực hiện một hành động xác thực. Quy định này đặt ra các thủ tục thi hành đối với bên thứ ba (bên thứ ba đƣợc hiểu là tất cả những ai có lợi ích khi ngƣời chuyển nhƣợng còn là chủ nợ) đó là: cần phải có một sự xác thực việc chuyển nhƣợng quyền đòi nợ cho các con nợ (une signification de la cession), hoặc một sự chấp thuận đƣợc thực hiện bởi con nợ bằng một hành động xác thực (un acte authentique). Với các quy định trên, có thể hiểu việc chuyển nhƣợng quyền đòi nợ là một hành vi pháp lý đƣợc thiết lập để chuyển quyền sở hữu đối với khoản nợ cho bên thứ ba. Việc chuyển giao này phải đƣợc lập thành hợp đồng, và hợp đồng này đòi hỏi sự thỏa thuận của hai trong số ba bên liên quan: chủ nợ (hoặc giao) và bên thứ ba (hoặc nhận) những ngƣời mà nó gán quyền. Việc chuyển nhƣợng phải đƣợc thông báo cho các con nợ (hoặc ngƣời chuyển nhƣợng) bởi một thừa phát lại (bao gồm bàn giao các bản sao của hợp đồng) trừ khi sau này đã chỉ ra thỏa thuận của mình trong chứng thƣ chuyển nhƣợng. Ngƣời nhận chuyển nhƣợng có quyền kiểm tra lại tất cả những thông tin về cơ sở hình thành của khoản nợ từ phía chủ nợ. Vậy tại Điều 1690 BLDS Pháp buộc việc chuyển nhƣợng khoản nợ hoàn thành bởi hai thủ tục xen kẽ. Việc chuyển nhƣợng có nghĩa phải đƣợc chấp nhận bởi con nợ dựa trên một công cụ xác thực. Vậy, xét điều kiện về mặt nội dung, chỉ cần hợp đồng đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 1108, còn về mặt hình thức, hợp đồng này sẽ cần thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 1689 và Điều 1690. Tuy nhiên, điều kiện về hình thức không ảnh hƣởng đến việc chuyển nhƣợng quyền đòi nợ, vì chỉ cần hợp đồng này đáp ứng điều kiện tại Điều 1108 thì nó đã có hiệu lực. Điều kiện về hình thức đƣợc quy định nhằm chống lại bên thứ ba.  Chuyển nhượng nợ của ngân hàng Theo các phân tích ở phần trên, việc chuyển nhƣợng nợ tại Pháp phải đáp ứng các điều kiện chung tại Điều 1108 và tuân theo các quy định về hình thức tại Điều 1689-1695 BLDS nói chung.
  • 29. 22 Tại Pháp có rất nhiều công ty thu hồi nợ riêng biệt hoạt động theo quy định tại Luật Thƣơng mại, chuyên tiến hành mua nợ tại các ngân hàng và thực hiện các nghiệp vụ để thu hồi nợ. Các công ty này chỉ cần đáp ứng điều kiện về vốn, điều kiện về mua bảo hiểm. Sau khi tiến hành thông báo ra công chúng thì sẽ đƣợc thực hiện hoạt động mua bán nợ. Các công ty này sẽ đám phán với ngân hàng để mua lại các khoản nợ, trên thực tế, các công ty này sẽ mua nợ theo lô (bao gồm nhiều khoản nợ), có thể không cần biết nợ của ai, nợ nhƣ thế nào, sau đó mới tiến hành thanh lọc và tiến hành đòi nợ. Các công ty thƣờng mua các khoản nợ không lớn, và đƣợc ngân hàng bán với giá rất rẻ, bởi các khoản nợ này ngân hàng xem xét khó hoặc không đòi đƣợc. Với các khoản nợ không đòi đƣợc thì các công ty này cũng sẽ phải chấp nhận rủi ro. Việc chuyển giao các khoản nợ từ phía ngân hàng cho các công ty chuyên hoạt động mua, bán nợ đƣợc thực hiện theo quy định chung tại Luật Dân sự. Và đây là hoạt động của các chủ thể đặc biệt, đó là ngân hàng và các công ty thƣơng mại, và hợp đồng mua bán nợ này hợp đồng thƣơng mại do vậy mà nó còn chịu sự điều chỉnh của luật tiền tệ và tài chính. Ngoài ra, liên quan đến các ngân hàng nƣớc ngoài hoạt động tại Pháp hoặc các ngân hàng có quốc tịch Pháp muốn chuyển nhƣợng nợ ra nƣớc ngoài sẽ có những sự hạn chế. Theo đó, việc bán cho các tổ chức tài chính nƣớc ngoài các khoản nợ phát sinh từ một khoản tín dụng mở tại Pháp bên nhận chuyển nhƣợng đƣợc giữ giấy phép ngân hàng chấp thuận về chất lƣợng của một TCTD tại Pháp, trừ khi sau này đã đƣợc hƣởng lợi từ các hộ chiếu châu Âu trong ý nghĩa của Chỉ thị số 89/646 của ngày 15 Tháng 12 năm 1989. Việc bán các khoản nợ của các TCTD không phải đƣợc thực hiện với mọi khoản nợ, mà chỉ những khoản nợ cần đƣợc thanh lý có liên quan đến một khoản vay cho phép tạm ứng trƣớc một kinh phí cũng nhƣ để đảm bảo cho an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng mới đƣợc thực hiện chuyển nhƣợng.  Chuyển nhượng Dailly Tại Pháp, việc chuyển nhƣợng nợ đƣợc thực hiện theo một hình thức đơn giản, nhanh gọn hơn. Đó là chuyển nhƣợng Dailly (Cession Dailly).
  • 30. 23 Chuyển nhƣợng Dailly hay Dailly trƣợt là một hình thức chuyển nhƣợng nợ linh hoạt tại ngân hàng. Đây là một hình thức chuyển nhƣợng khoản nợ cho phép bên chuyển nhƣợng nhận lấy một khoản tín dụng của ngân hàng. Theo quy định tại Điều L313-23 Luật tiền tệ và Tài chính, thì bất kỳ tín dụng mà một TCTD hoặc công ty tài chính đã đồng ý cho một thực thể pháp lý của luật tƣ hoặc luật công, hoặc một ngƣời tự nhiên trong việc thực thi hoạt động nghề nghiệp của mình về sau này, có thể dẫn đến lợi ích của tổ chức hoặc công ty đó bằng cách nộp đơn thuần của một chứng từ, chuyển nhƣợng, cầm cố do ngƣời thụ hƣởng của tín dụng, bất kỳ tuyên bố rằng nó có thể có đối với một bên thứ ba, pháp nhân công pháp hay luật tƣ nhân hoặc ngƣời tự nhiên khác. Điều này có nghĩa, trƣờng hợp TCTD và con nợ đã thỏa thuận việc phía TCTD cho phép khách hàng vay đƣợc quyền chuyển nhƣợng khoản nợ cho bên khác thì con nợ đƣợc phép chuyển khoản nợ cho TCTD khác. Các khoản tín dụng này thƣờng không lớn, phần đa là các khoản vay tiêu dùng. Khoản nợ này cần đáp ứng các điều kiện riêng theo quy định tại Điều L313.23 Luật Tiền tệ và tài chính Pháp.  Điều kiện về nội dung (1) Bên nhận chuyển nhƣợng là TCTD đƣợc cấp phép ở Pháp hoặc đƣợc cấp phép để thực hiện các hoạt động tại Pháp thông qua hộ chiếu châu Âu. (2) Các khoản phải thu đƣợc chuyển nhƣợng đảm bảo cho một khoản tín dụng đƣợc cấp bởi TCTD (bên nhận chuyển nhƣợng) cho bên chuyển nhƣợng gắn với hoạt động kinh doanh của nó; (3) Các khoản phải thu đƣợc chuyển nhƣợng liên quan đến hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động nghề nghiệp.  Điều kiện về hình thức Việc chuyển nhƣợng Dailly cần đƣợc thực hiện thông qua một Bordereau- Bảng kê (theo quy định tại Điều L313-23 Luật tiền tệ và tài chính). Bảng kê này sẽ liệt kê những khoản tín dụng mà khách hàng muốn chuyển nhƣợng. Danh sách này bao gồm những nội dung sau đây: (1) Tên gọi, tùy theo từng trƣờng hợp, “Chứng thƣ chuyển nhƣợng các khoản phải thu” hoặc “Chứng thƣ cam kết các khoản phải thu”;
  • 31. 24 (2) Sự tuyên bố mà hành động là đối tƣợng quy định tại Điều L. 313-23 đến L.313-34 Luật Tiền tệ và tài chính; (3) Các tên hoặc tên gọi của các TCTD hoặc các công ty tài chính thụ hƣởng; (4) Việc chỉ định hoặc các yếu tố cụ thể về khoản phải thu đƣợc giao, cầm cố hoặc các yếu tố đó có thể thực hiện việc chỉ định này hoặc các yếu tố cụ thể này, bao gồm cả các dấu hiệu của các con nợ, các địa điểm thanh toán, số tiền phải thu hoặc giá trị của khoản nợ, nếu có, kỳ hạn của khoản nợ. Việc chuyển nhƣợng Dailly đƣợc thực hiện phổ biến tại Pháp, các ngân hàng thƣờng sẽ có mẫu các bản Bodereau đƣợc đăng tải trên website của mình. Bên có nhu cầu chuyển nhƣợng khoản nợ có thể điền các thông tin liên quan và gửi cho phía các ngân hàng. Bản Bodereau phải đƣợc ký xác nhận bởi bên chuyển nhƣợng, chữ ký đƣợc đặt bằng tay, hoặc bằng bất kỳ phƣơng thức viết tay nào. Thời gian trên bản Bodereau sẽ đƣợc xác định bởi bên nhận chuyển nhƣợng. Theo đó, việc chuyển nhƣợng, cầm cố có hiệu lực giữa các bên và chống lại những bên thứ ba khác là ngày đƣợc ấn định trên bodereau ngay từ khi tiến hành chuyển nhƣợng. Bản Bodereau này chỉ đƣợc chuyển tới một TCTD hoặc một công ty tài chính khác. Quy định hạn chế số lần chuyển nhƣợng của khoản nợ là điều khoản quan trọng, nhằm đảm bảo cho việc thu hồi của khoản tín dụng đƣợc cấp bởi ngân hàng, hạn chế rủi ro. Hơn nữa, việc lập bảng Bodereau sẽ có đầy đủ quyền đòi hỏi sự chuyển giao tất cả tài sản thế chấp, bảo lãnh và các phụ kiện kèm theo từng khoản nợ, bao gồm cả tài sản thế chấp cầm cố và tính thực thi của nó đối với các bên thứ ba mà không cần các thủ tục nào khác. Do các TCTD tại Pháp liên kết với nhau rất chặt chẽ, do vậy khi có nhu cầu chuyển nhƣợng thông qua thông tin tại bản Bodereau, phía ngân hàng sẽ kiểm tra, xem xét, đánh giá để nhận chuyển nhƣợng hay không những khoản nợ này. Trƣờng hợp đồng ý nhận chuyển nhƣợng khoản nợ này, phía ngân hàng sẽ cấp cho phía chuyển nhƣợng một số tiền và nhận chính khoản nợ đó để làm bảo đảm.
  • 32. 25 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Qua những phân tích về giao dịch mua bán nợ cũng nhƣ về hợp đồng mua bán nợ của NHTM, có thể thấy, hoạt động này đƣợc tiến hành nhằm chuyển giao quyền đòi nợ từ phía chủ nợ cho bên mua nợ. Các ngân hàng tham gia giao dịch với mong muốn thu hồi nợ trƣớc hạn, còn phía bên mua nợ thì nhằm vào mục đích lợi nhuận. Giao dịch này liên quan tới nhiều chủ thể, bên bán, bên mua, bên nợ và các bên liên quan khác nhƣ bên bảo đảm cho khoản nợ… Xuất phát từ đối tƣợng hợp đồng, chủ thể tham gia, mà hợp đồng mua bán nợ của NHTM có bản chất và những đặc điểm đặc thù riêng. Do vậy, để giúp cho các chủ thể tham gia giao dịch dễ dàng, đảm bảo quyền và lợi ích các bên, Nhà nƣớc đã ban hành văn bản pháp lý để điều chỉnh riêng. Tuy nhiên, những quy định hiện tại về hợp đồng mua bán nợ đã thực sự giúp cho các bên tự tin tham gia giao dịch hay chƣa?. Điều này sẽ đƣợc nghiên cứu kỹ tại Chƣơng 2 dƣới đây.
  • 33. 26 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN NỢ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 2.1. Thực trạng pháp luật về hợp đồng mua nợ của các Ngân hàng Thƣơng mại ở Việt Nam 2.1.1. Đối tượng hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại 2.1.1.1. Khái niệm quyền đòi nợ Hợp đồng mua bán nợ liên quan đến đối tƣợng là quyền đòi nợ, đây là một loại tài sản. Pháp luật thực định không đƣa ra một định nghĩa cụ thể về quyền đòi nợ. Quyền đòi nợ (debt claim, money claim, debt) có tính chất khá đặc biệt vì nó phản ánh việc một nghĩa vụ vừa là một mối quan hệ về mặt pháp luật, đồng thời lại là một loại tài sản. Dƣới góc độ của pháp luật về nghĩa vụ dân sự, quyền đòi nợ (khoản nợ, quyền yêu cầu thanh toán) là một dạng quyền yêu cầu, mang đặc điểm là một quan hệ đối nhân, có nghĩa: Quyền của trái chủ chỉ đƣợc thi hành đối với ngƣời thụ trái chứ không đƣợc thi hành trên bất kỳ tài sản cụ thể nào, tức là trái chủ chỉ có thể yêu cầu ngƣời thụ trái thực hiện nghĩa vụ. Nghĩa vụ ở đây có thể là chuyển giao tài sản, làm hoặc không làm một việc nào đó. Quyền yêu cầu là quan hệ đối nhân, có những đặc điểm: Về chủ thể, Quyền đối nhân có hai loại chủ thể là trái chủ và ngƣời thụ trái. Họ là những ngƣời xác định trong từng quan hệ nghĩa vụ cụ thể mà trong đó trái chủ là loại chủ thể tích cực có quyền yêu cầu ngƣời thụ trái phải thi hành một nghĩa vụ nào đó; còn ngƣời thụ trái là loại chủ thể tiêu cực phải thi hành nghĩa vụ vì quyền lợi của trái chủ hoặc của ngƣời khác mà đã đƣợc xác định cụ thể trong quan hệ nghĩa vụ cụ thể. Việc yêu cầu và thực hiện yêu cầu dẫn tới hệ quả khác nhau đối với sản nghiệp của trái chủ và của ngƣời thụ trái. Đối với trái chủ, nghĩa vụ là phần làm tăng tài sản (tích sản). Còn đối với ngƣời thụ trái, nghĩa vụ là phần làm giảm tài sản (tiêu sản).
  • 34. 27 Về đối tượng: Quyền đối nhân có ba loại đối tƣợng là chuyển giao tài sản, làm hoặc không làm một việc nào đó. Quyền đòi nợ là quyền của trái chủ yêu cầu ngƣời thụ trái thanh toán một khoản tiền cho bên có quyền tại một thời điểm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Thời điểm thỏa thuận này có thể là một thời điểm nhất định trong tƣơng lai, nhƣng quyền đòi nợ có thể đƣợc thanh toán khi bên có quyền yêu cầu hay khi phát sinh một sự kiện tƣơng lai nhất định mà các bên đã thỏa thuận. Bên có quyền chỉ có thể yêu cầu việc thanh toán này từ phía bên có nghĩa vụ chứ không thể yêu cầu một bên thứ ba làm việc này bởi quyền đòi nợ chỉ thiết lập các mối quan hệ giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ mà thôi. Ðiều này minh họa cho tính chất tƣơng đối của quyền đòi nợ. Dƣới góc độ của pháp luật về tài sản, quyền đòi nợ là một loại quyền tài sản [34, Ðiều 322] và quyền tài sản lại là một trong bốn loại tài sản theo quy định hiện hành [34, Ðiều 163]. Tài sản có thể đƣợc phân loại thành: Tài sản hoặc là hữu hình, hoặc là vô hình, hoặc là bất động sản, hoặc là động sản. Nhƣ vậy tài sản bao gồm: bất động sản hữu hình, bất động sản vô hình, và động sản hữu hình, động sản vô hình. Tài sản hữu hình là vật. Còn tài sản vô hình là quyền. Lƣu ý rằng: vật nói ở đây với nghĩa là những bộ phận khác nhau của thế giới vật chất có khả năng đáp ứng nhu cầu vật chất hoặc tinh thần của con ngƣời và đã đƣợc quan hệ xã hội hóa. Tài sản vô hình hay còn gọi là quyền tài sản bao gồm: quyền đối vật (vật quyền); quyền đối nhân (trái quyền); và quyền sở hữu trí tuệ [14, tr. 30]. Quyền đòi nợ mang bản chất là quyền đối nhân (trái quyền), và mua, bán nợ tức là mua, bán trái quyền. Trái quyền đƣợc hiểu là quyền của trái chủ yêu cầu ngƣời thụ trái thực hiện chuyển giao tài sản, làm hoặc không làm một việc nào đó. Trái quyền chỉ đƣợc thi hành đối với ngƣời thụ trái chứ không đƣợc thi hành trên bất kỳ tài sản cụ thể nào, có nghĩa là trái chủ chỉ có thể yêu cầu ngƣời thụ trái thực hiện nghĩa vụ. Quyền đòi nợ là quyền của chủ nợ yêu cầu con nợ thực hiện thanh toán một khoản tiền. Trong các văn bản pháp luật hiện hành, không có quy định nào cụ thể về khái niệm quyền đòi nợ. Trƣớc đây, Thông tƣ số 04/2007/TT-BTP ngày 17/05/2007 của
  • 35. 28 Bộ Tƣ Pháp hƣớng dẫn về thẩm quyền trình tự, thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về hợp đồng mua trả chậm, trả dần, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng cho thuê tài chính và hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ đã định nghĩa quyền đòi nợ theo hƣớng liệt kê bao gồm quyền đòi nợ phát sinh từ hợp đồng vay, hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ hoặc phát sinh từ các căn cứ hợp pháp khác. Tuy nhiên danh sách này đã bị hủy bỏ bởi Thông tƣ 05/2011/TT-BTP của Bộ Tƣ pháp ngày 16/02/2011 hƣớng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phƣơng thức trực tiếp, bƣu điện, fax, thƣ điện tử tại trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tƣ pháp (sau đây gọi là Thông tƣ 05/2011/TT-BTP), và hiện nay chƣa có văn bản nào quy định rõ quyền đòi nợ là gì. Ngay tại BLDS năm 2005 mới chỉ nhắc tới quyền đòi nợ là quyền tài sản một cách gián tiếp theo quy định tại Điều 322: Quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự:“Các quyền tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm bao gồm quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ …” So sánh với quy định tại Điều 328 BLDS năm 1995 quy định về Quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì:“Các quyền tài sản thuộc sở hữu của người bảo đảm đều có thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, nếu các quyền này trị giá được bằng tiền, không bị tranh chấp và được phép giao dịch…” [33]. Có thể thấy BLDS năm 1995 quy định chung về tất cả các quyền tài sản đƣợc sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, mà không chỉ rõ bên bảo đảm đƣợc sử dụng quyền tài sản nào để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Và BLDS năm 1995 cũng không có quy định nào riêng về quyền đòi nợ. Theo một số phân tích trên, có thể hiểu quyền đòi nợ là: “Quyền đòi nợ là một quyền tài sản có đối tượng là một khoản nợ, theo đó nó mang tới cho người sở hữu quyền này có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện một nghĩa vụ tài chính đối với bên có quyền”.
  • 36. 29 2.1.1.2. Đặc điểm quyền đòi nợ Quyền đòi nợ mang bản chất quyền đối nhân, là quyền của trái chủ yêu cầu ngƣời thụ trái thực hiện một công việc, mà cụ thể là thanh toán một khoản tiền. Quyền này có thể trị giá đƣợc bằng tiền. BLDS năm 2005 không có quy định về quyền đòi nợ, có thể xem xét đặc điểm của quyền này tại Điều 181:“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao được trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ” [34]. Theo đó, quyền đòi nợ phải trị giá đƣợc bằng tiền hay là phải tƣơng đƣơng với một đại lƣợng vật chất nhất định, và quyền đòi nợ đó có thể chuyển giao đƣợc trong giao dịch dân sự. Thứ nhất, quyền đòi nợ trị giá được bằng tiền Trong lĩnh vực ngân hàng, quyền đòi nợ thiết lập dựa trên thỏa thuận cấp tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng trong hợp đồng tín dụng. Trong mối quan hệ giữa ngân hàng (chủ thể có quyền đòi nợ) với ngƣời có con nợ (chủ thể có nghĩa vụ trả nợ), khi đến hạn thanh toán đã đƣợc xác định trong hợp đồng tín dụng, chủ thể có quyền đòi nợ có quyền yêu cầu chủ thể có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán số tiền nợ đã ghi trên hợp đồng. Nhƣ vậy, đến ngày thực hiện nghĩa vụ thanh toán, quyền đòi nợ đã đƣợc quy ra một khoản tiền và ngƣời có nghĩa vụ trả nợ có nghĩa vụ trả cho ngƣời sở hữu số tiền đó. Thứ hai, chủ thể có quyền đòi nợ có thể chuyển nhượng quyền đòi nợ ấy cho chủ thể khác Điểm đặc trƣng khác của quyền đòi nợ đó là quyền đòi nợ có thể đƣợc chuyển nhƣợng, tức là ngƣời có quyền đòi nợ có thể chuyển giao quyền yêu cầu thanh toán (quyền đƣợc nhận khoản nợ) cho chủ thể khác. Pháp luật hiện hành xem quyền đòi nợ là một loại tài sản, vì vậy, chủ thể của quyền đòi nợ đƣợc quyền chuyển nhƣợng quyền đòi nợ cho chủ thể khác theo cách thức và thông qua các hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật nhƣ mua, bán, tặng, cho, trao đổi, thừa kế… Việc chuyển nhƣợng quyền đòi nợ có liên hệ chặt chẽ với việc chuyển giao quyền yêu cầu đƣợc quy định tại các Điều từ 309 đến Điều 314 BLDS năm 2005. Theo đó, chuyển giao quyền yêu cầu trong quan hệ nghĩa vụ dân sự là
  • 37. 30 việc bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự chuyển giao quyền yêu cầu đó cho ngƣời thế quyền theo thỏa thuận. Pháp luật hạn chế một số trƣờng hợp bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự không đƣợc chuyển giao quyền đó cho ngƣời khác [34, Điều 309]. 2.1.1.3. Đối tượng khoản nợ được mua, bán tại các tổ chức tín dụng Mua, bán quyền đòi nợ trong lĩnh vực ngân hàng đƣợc hiểu là mua, bán khoản nợ, tại Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN quy định: “Khoản nợ được mua, bán là khoản nợ được TCTD thành lập và hoạt động theo Luật các TCTD, TCTD nước ngoài cho khách hàng vay (kể cả khoản trả thay trong bảo lãnh) hiện đang còn dư nợ hoặc đang được theo dõi ngoại bảng” [18]. Với khái niệm này thì các khoản nợ mà ngân hàng đã cho vay kể cả khoản trả thay trong bảo lãnh hiện còn dƣ nợ hoặc đang đƣợc theo dõi ngoại bảng đều là đối tƣợng mua, bán. Theo quy định của Luật các TCTD năm 2010 thì, cấp tín dụng đƣợc hiểu là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả thông qua các nghiệp vụ khác nhau với khách hàng nhƣ: cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Trong đó, cho vay và bảo lãnh ngân hàng là một trong những nghiệp vụ cấp tín dụng. Theo quy định tại Điều 4 Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN thì khoản nợ đƣợc mua, bán gồm: Các khoản nợ mà TCTD cho khách hàng vay (kể cả khoản nợ cho vay đối với các TCTD khác) đang hạch toán nội bảng; Các khoản nợ đã đƣợc TCTD xử lý bằng dự phòng rủi ro hoặc bằng nguồn khác hiện đang đƣợc hạch toán theo dõi ngoại bảng. Khái niệm về khoản nợ tại Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN sẽ gây khó hiểu. Bởi khoản nợ đƣợc mua bán sẽ đƣợc hiểu là khoản nợ hình thành từ nghiệp vụ cho vay và bảo lãnh ngân hàng mà thôi. Hay là tất cả những nghiệp vụ trong hoạt động cấp tín dụng, vì về cơ bản, cấp tín dụng là hình thức tài trợ vốn có hoàn lại. Có thể thấy, với khái niệm trên sẽ khiến ngân hàng, hay các chủ thể muốn mua nợ, bán nợ thấy băn khoăn không hiểu khoản nợ của mình có đƣợc là đối tƣợng đƣợc mua bán hay không?.
  • 38. 31 Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN thì: Khoản nợ đƣợc mua, bán là khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay và khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh theo hợp đồng cấp tín dụng đã ký của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, đang đƣợc theo dõi hạch toán nội bảng, ngoại bảng tại bảng cân đối kế toán hoặc đã xuất toán ra khỏi bảng cân đối kế toán của bên bán nợ có đủ điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tƣ này và bên nợ có nghĩa vụ thanh toán tiền cho TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài [30, Điều 3, Khoản 2]. Khái niệm về khoản nợ đƣợc mua, bán theo Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN đã khắc phục đƣợc điểm gây khó hiểu theo quy định tại Quyết định 59/2006/QĐ- NHNN nhƣ đã phân tích ở trên. Ngoài ra, vấn đề pháp lý còn nhiều điểm bất cập, đó là “Quyền đòi nợ tương lai”. Các quy định về chuyển giao quyền yêu cầu (Ðiều 309 đến Ðiều 314) không chỉ rõ liệu các quyền đòi nợ tƣơng lai có thể trở thành đối tƣợng của việc chuyển giao hay không. Khó khăn đặt ra đối với việc chuyển giao một quyền yêu cầu tƣơng lai là bên chuyển giao không thể thực hiện việc thông báo về việc chuyển giao cho bên có nghĩa vụ quy định tại khoản 2, Ðiều 309 BLDS trong khi đây lại là điều kiện để đảm bảo tính đối kháng của giao dịch chuyển giao đối với bên có nghĩa vụ. Tƣơng tự, theo khoản 1, Ðiều 22 của Nghị định 163/2006/NĐ-CP, có thể thế chấp các quyền đòi nợ hình thành trong tƣơng lai, nhƣng quy định hiện hành về loại tài sản này còn bộc lộ khá nhiều hạn chế. Tài sản tƣơng lai (future assets) là các tài sản chƣa tồn tại vào thời điểm xác lập giao dịch có liên quan. Pháp luật Việt Nam sử dụng khái niệm tài sản hình thành trong tƣơng lai là một thuật ngữ khá dài và khó hiểu đối với các luật gia nƣớc ngoài lần đầu tiên tiếp cận với pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, trong lĩnh vực mua bán nợ ngân hàng, khoản nợ đƣợc mua bán là khoản nợ đƣợc hình thành từ hợp đồng cho vay giữa ngân hàng và khách hàng. Khoản nợ đó đã tồn tại tại thời điểm mua bán. Ngoài ra, một trong những nghĩa vụ mà bên bán nợ phải thực hiện đó là thông báo cho bên con nợ biết về việc chuyển giao quyền đòi nợ. Điều này sẽ không thực hiện đƣợc đối với quyền
  • 39. 32 đòi nợ hình thành trong tƣơng lai. Hơn nữa, hoạt động mua, bán nợ này khá nhạy cảm và có rất nhiều rủi ro, vì vậy, không thể thực hiện việc chuyển giao quyền đòi nợ tƣơng lai trong lĩnh vực cho vay của ngân hàng. 2.1.1.4. Điều kiện về các khoản nợ được mua, bán Với những phân tích tại mục 2.1.1.1 ở trên, quyền đòi nợ hiện không có khái niệm cụ thể. Quyền đòi nợ đƣợc hình thành từ hoạt động cho vay của ngân hàng, và nó là một dạng của quyền yêu cầu, do đó, nó đƣợc phép chuyển giao theo quy định tại Mục 4 Chƣơng XVII Phần thứ ba về Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự quy định về Chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ dân sự (Điều 309 đến Điều 314). Điều 309 BLDS năm 2005 quy định về Chuyển giao quyền yêu cầu và những trƣờng hợp không đƣợc chuyển giao quyền yêu cầu. Tại Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN không nêu ra điều khoản cụ thể về điều kiện đối với khoản nợ đƣợc mua, bán, mà các điều kiện nằm rải rác ở một vài quy định nhƣ: (1) Các khoản nợ hình thành từ hoạt động cấp tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng; (2) Quyền đòi nợ không đƣợc chuyển giao nếu đã có thỏa thuận trƣớc giữa ngân hàng và khách hàng vay về việc không đƣợc chuyển giao. Điều này đảm bảo rằng việc chuyển nhƣợng các khoản nợ có căn cứ pháp luật, hạn chế rủi ro liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng mua bán nợ. Và một khoản nợ có thể đƣợc mua, bán một phần hay toàn bộ do các bên mua, bán nợ thỏa thuận. So sánh điều kiện về khoản nợ đƣợc mua, bán với Thông tƣ 09/2015/TT- NHNN thì, khoản nợ mua, bán đƣợc quy định khá cụ thể tại Điều 4. So với Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN thì Thông tƣ này quy định về việc các hồ sơ liên quan khoản nợ đƣợc mua bán do bên bán nợ cung cấp phải phản ánh đầy đủ, chính xác thực trạng khoản nợ theo đúng quy định của pháp luật. Thông tƣ bổ sung quy định: “Khoản nợ không được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại thời điểm mua, bán nợ…”. Có thể thấy, các quy định tại Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN về điều kiện đối với khoản nợ đƣợc mua, bán có phần chặt chẽ hơn. Dựa trên những quy định pháp luật hiện hành, có thể rút ra những điều kiện cơ bản đối với khoản nợ đƣợc mua, bán nhƣ sau:
  • 40. 33 Thứ nhất, các khoản nợ hình thành từ hoạt động cấp tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. Hồ sơ liên quan đến khoản nợ đƣợc mua bán đảm bảo tính pháp lý, phản ánh đầy đủ, chính xác về khoản nợ. Thứ hai, không có thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng vay về việc không đƣợc chuyển giao khoản nợ. Điều này đảm bảo rằng việc chuyển nhƣợng các khoản nợ có căn cứ pháp luật, hạn chế rủi ro liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng mua bán nợ. Và một khoản nợ có thể đƣợc mua, bán một phần hay toàn bộ do các bên mua, bán nợ thỏa thuận. Thứ ba, khoản nợ không đƣợc sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại thời điểm mua, bán nợ trừ trƣờng hợp bên nhận bảo đảm đồng ý bằng văn bản về việc bán nợ. 2.1.1.5. Phạm vi chuyển nhượng khoản nợ Theo nguyên tắc mua, bán nợ tại Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN thì: “Một khoản nợ có thể được bán một phần hoặc toàn bộ, bán cho nhiều bên mua nợ và có thể được mua, bán nhiều lần” [18]. Phạm vi mua, bán nợ nợ theo nguyên tắc này hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên tham gia giao dịch. Theo đó, trong trƣờng hợp các khoản nợ có thể đƣợc bán cho nhiều bên mua nợ, thì bên bán nợ và các bên mua nợ thỏa thuận với nhau về tỷ lệ tham gia mua, phƣơng thức mua, bán, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong hợp đồng mua bán nợ. Các bên cũng có thể tiến hành bán một phần khoản nợ, trong trƣờng hợp này, các bên cần thỏa thuận với nhau về biện pháp bảo đảm cho phần nợ đƣợc mua bán, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán nợ. Một khoản nợ có thể đƣợc bán với nhiều phƣơng thức khác nhau nhƣ mua đứt, bán đoạn, nhƣng cũng có thể bán bằng phƣơng thức có truy đòi. Theo đó, bên bán nợ và bên mua nợ thỏa thuận với nhau về điều kiện thực hiện quyền truy đòi của bên mua nợ đối với bên bán nợ, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán nợ. Trƣờng hợp mua, bán lại các khoản nợ đã đƣợc mua, bán, thì mỗi lần mua, bán đều phải lập và ký kết hợp đồng mua bán nợ. Trƣờng hợp mua, bán khoản nợ cho vay hợp vốn, bên mua nợ và các bên bán nợ thỏa thuận với nhau về phƣơng thức mua, bán nợ, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán nợ.
  • 41. 34 Theo Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN cũng quy định về trƣờng hợp bán một phần khoản nợ hoặc bán một khoản nợ cho nhiều bên mua nợ, thì bên bán nợ và các bên mua nợ thỏa thuận với nhau về tỷ lệ tham gia, phƣơng thức thực hiện, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, phân chia giá trị tài sản đảm bảo (nếu có) cho phần nợ đƣợc mua, bán và các nội dung cụ thể khác tại hợp đồng mua bán nợ đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật. Thông tƣ bổ sung thêm quy định mới “Bên bán nợ không mua lại các khoản nợ đã bán”, Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN không đƣa ra quy định này. Theo Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN, không còn trƣờng hợp mua bán nợ có truy đòi. 2.1.1.6. Xác định giá trị khoản nợ Các khoản nợ tại ngân hàng đƣợc phân loại thành các nhóm từ 1 đến 5 (theo quy định tại Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN) và khi có nhu cầu thì ngân hàng sẽ bán các khoản nợ (các khoản nợ đáp ứng đủ điều kiện). Và theo quy định tại Điều 7, Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN thì khi tiến hành mua, bán nợ, các bên có thể lựa chọn phƣơng thức thỏa thuận trực tiếp, hoặc thông qua bên môi giới. Bên môi giới mua, bán nợ sẽ có nghiệp vụ riêng để đánh giá và đƣa ra mức giá trị phù hợp với khoản nợ. Trong trƣờng hợp khoản nợ đƣợc bán thông qua đấu giá, thì mức giá sẽ đƣợc xác định theo mức giá mua cao nhất. Các bên trong giao dịch mua bán nợ tự thỏa thuận giá mua bán nợ nhƣng riêng đối với các khoản nợ thuộc Nhóm 1 thì theo Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN giá mua, bán nợ không đƣợc thấp hơn giá trị khoản nợ đƣợc mua, bán. Điểm này khác so với Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN, Thông tƣ này không đƣa ra điều kiện về giá đối với khoản nợ nhóm 1. Việc xác định giá mua, bán nợ đối với mua, bán nợ theo phƣơng thức thỏa thuận, giá khởi điểm đối với mua, bán nợ theo phƣơng thức bán đấu giá đƣợc thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tƣ này: Giá mua, bán nợ, giá khởi điểm đƣợc xác định trên cơ sở giá trị ghi sổ khoản nợ, khoản lãi mà bên nợ sẽ phải trả trong tƣơng lai, phân loại nhóm khả năng thu hồi của khoản nợ và giá trị tài sản bảo đảm (nếu có)…. Và cụ thể hơn về giá trị ghi sổ khoản nợ đƣợc mua, bán gồm: “giá trị ghi
  • 42. 35 số số dƣ nợ gốc, dƣ nợ lãi của khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến khoản nợ (nếu có) đến thời điểm mua, bán nợ đối với các khoản nợ đang đƣợc hạch toán nội bảng, ngoại bảng; hoặc giá trị theo dõi trên so sách tại thời điểm xuất toán ngoại bảng hoặc tại thời điểm mua, bán nợ đối với khoản nợ đã xuất toán ra khỏi bảng cân đối kế toán. Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN bổ sung quy định về Hội đồng mua, bán nợ, theo đó, Hội đồng này sẽ là chủ thể ra quyết định cuối cùng đối với giá mua, bán nợ trong trƣờng hợp giá mua, bán nợ đƣợc định giá bởi tổ chức có chức năng thẩm định giá khi mua bán nợ theo phƣơng thức thỏa thuận, và giá khởi điểm đối với mua, bán nợ phƣơng thức bán đấu giá. 2.1.2. Chủ thể tham gia mua, bán nợ 2.1.2.1. Chủ thể bán nợ Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Quyết định 59/2006/QĐ – NHNN, bên bán nợ là các TCTD thành lập và hoạt động theo Luật các TCTD, tổ chức có nhiệm vụ thực hiện việc mua, bán nợ trực thuộc TCTD (đó là các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc TCTD), TCTD nƣớc ngoài sở hữu khoản nợ. Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN chỉ quy định tại Khoản 3 Điều 3 về bên bán nợ là: “…tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có khoản nợ được bán…” mà không quy định về chủ thể bán nợ là các Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. Hơn nữa, theo quy định mới này thì TCTD không đƣợc tự do bán nợ cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc TCTD mà chỉ bán khi có phƣơng án tái cơ cấu đã đƣợc phê duyệt. Theo các quy định trên, loại hình TCTD đƣợc thực hiện hoạt động mua, bán nợ bao gồm: ngân hàng (NHTM, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã), TCTD phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn này, ngƣời viết chỉ nghiên cứu hoạt động mua, bán nợ của NHTM. Các NHTM khi muốn tiến hành giao dịch mua bán nợ phải đảm bảo các điều kiện pháp lý nhất định. Để hoạt động mua, bán nợ đảm bảo tính hợp pháp, thì các chủ thể tham gia vào hoạt động này phải thỏa mãn những điều kiện cần thiết, cụ thể nhƣ sau: