SlideShare a Scribd company logo
1 of 74
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
HÀ HUY TOÀN
BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẢM THỤ THƠ
CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƢỜNG TIỂU HỌC
YÊN LƢƠNG – THANH SƠN – PHÚ THỌ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
SƠN LA, NĂM 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
HÀ HUY TOÀN
BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẢM THỤ THƠ
CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƢỜNG TIỂU HỌC
YÊN LƢƠNG – THANH SƠN – PHÚ THỌ
NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC GIÁO DỤC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Điêu Thị Tú Uyên
SƠN LA, NĂM 2014
Lời cảm ơn
Em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Điêu Thị Tú Uyên, ngƣời
đã luôn tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành
khóa luận này.
Em cũng xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy, cô giáo khoa
Tiểu học - Mầm non, Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Tây Bắc đã
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong quá trình thực hiện khóa luận.
Sơn La, tháng 5 năm 2014
Tác giả
Hà Huy Toàn
DANH MỤC VIẾT TẮT
PPDH : Phƣơng pháp dạy học
TB : Trung bình
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
ND : Nội dung
NT : Nghệ thuật
GDTH : Giáo dục tiểu học
TPVH : Tác phẩm văn học
THCS : Trung học cơ sở
SGK : Sách giáo khoa
SBDTV : Sách bồi dƣỡng Tiếng Việt
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu......................................................................................... 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 5
5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu .................................................................. 5
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu............................................................................ 5
7. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................... 5
8. Giả thuyết khoa học........................................................................................... 6
9. Cấu trúc đề tài ................................................................................................... 6
NỘI DUNG........................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................ 8
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................... 8
1.1.1. Giới thiệu khái niệm.................................................................................... 8
1.1.2. Đặc điểm tâm lý ảnh hƣởng đến khả năng cảm thụ thơ cho học sinh ...... 11
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.................................................................................... 14
1.2.1. Khảo sát thực trạng việc cảm thụ thơ của học sinh lớp 5 Trƣờng Tiểu học
Yên Lƣơng - Thanh Sơn - Phú Thọ .................................................................... 14
1.2.2. Phân tích kết quả điều tra.......................................................................... 15
CHƢƠNG 2. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM THỤ
THƠ CHO HỌC SINH..................................................................................... 22
2.1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẢM THỤ THƠ .................................................................................................. 22
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu............................................................ 22
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả............................................................ 22
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .............................................................. 22
2.2. BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM THỤ THƠ......................... 23
2.2.1. Hƣớng dẫn học sinh đọc tác phẩm văn học .............................................. 23
2.2.2. Hƣớng dẫn học sinh nghiên cứu và nắm vững tác phẩm thơ qua các phân
môn (Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn…) ............................... 30
2.2.3. Hƣớng dẫn học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa văn học............ 37
2.2.4. Hƣớng dẫn học sinh lập sổ tay văn học .................................................... 42
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM.................................................... 45
3.1. Mục đích thực nghiệm.................................................................................. 45
3.2. Đối tƣợng, thời gian, địa bàn thực nghiệm .................................................. 45
3.3. Điều kiện và tiêu chí thực nghiệm ............................................................... 45
3.4. Nội dung thực nghiệm.................................................................................. 46
3.5. Kế quả thực nghiệm ..................................................................................... 46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 50
1. Kết luận ........................................................................................................... 50
2. Kiến nghị......................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bồi dƣỡng khả năng cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học là một việc
làm hết sức quan trọng. Khi tiếp nhận một tác phẩm văn học điều hết sức cần
thiết là phải hiểu đƣợc những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó
và muốn hiểu đƣợc sâu sắc nội dung mà tác giả muốn truyền đạt thì phải nắm
đƣợc những giá trị nghệ thuật thông qua việc phân tích những biện pháp nghệ
thuật, câu từ, cú pháp… của tác phẩm đó.
1.1. Việc dạy cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học có vai trò rất quan
trọng. Văn học mở ra cho trẻ thế giới đầy màu sắc đó là thế giới nghệ thuật
phong phú, độc đáo, có tính thẩm mỹ cao.
Văn học đƣợc coi là cuốn “Bách khoa toàn thƣ”, là “tấm gƣơng” phản ánh
cuộc sống một cách chân thực nhất. Đến với mỗi tác phẩm văn học, trẻ em sẽ
đƣợc tiếp xúc với một thế giới mới. Đó có thể là thiên nhiên phong phú và đa
dạng với thế giới loài vật, cỏ cây, hoa lá… hay cũng có thể là bức tranh sinh
động nhất về cuộc sống, những mối quan hệ của con ngƣời. Nhƣ vậy, Văn học
góp phần giáo dục cho các em tình yêu thiên nhiên, yêu con ngƣời và yêu cuộc
sống cũng nhƣ sự nhạy bén trong tâm hồn của trẻ. Không những thế văn học
còn là nghệ thuật ngôn từ. Do đó, các yếu tố câu chữ, ngữ pháp, hành văn, các
biện pháp nghệ thuật đƣợc sử dụng đều đƣợc chọn lọc và chứa đựng những
điều tinh tế nhất. Khi trẻ cảm thụ tác phẩm văn học trẻ sẽ học hỏi đƣợc những
điều tinh tế ấy, sẽ tiếp thu đƣợc những cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Thế giới
nhân vật trong tác phẩm văn học rất phong phú. Thế giới nghệ thuật ấy đƣợc
chia làm hai tuyến nhân vật là: nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.
Nhân vật chính diện trong tác phẩm văn học là nhân vật đại diện cho những lí
tƣởng cao đẹp của xã hội, cho cái đẹp chân - thiện - mĩ của con ngƣời. Hàm ẩn
sau những hình tƣợng nhân vật này là những bài học giáo dục sâu sắc. Khi trẻ
tiếp xúc với thế giới nhân vật chính diện, trẻ sẽ học đƣợc cái hay, cái tốt đẹp trong
hành động của các nhân vật này. Nhân vật phản diện là những nhân vật có những
hành động, việc làm đi trái với chuẩn mực đạo đức xã hội. Nhƣng thông qua nhân
2
vật phản diện, trẻ cũng có thể tự rút ra những bài học bổ ích. Nó giáo dục trẻ phân
biệt đƣợc cái gì tốt, cái gì xấu, cái gì nên làm, cái gì không nên làm... từ đó các em
suy nghĩ và cảm nhận xem có nên học theo hay tránh xa điều đó. Nhƣ vậy, việc
dạy cảm thụ văn học đóng góp một phần không nhỏ trong việc giáo dục trẻ về mặt
nhận thức cũng nhƣ đạo đức, lối sống, góp phần hình thành nhân cách một cách
toàn diện cho học sinh tiểu học.
1.2. Trong chƣơng trình ở bậc tiểu học, môn Tiếng Việt - môn học có tầm
quan trọng đặc biệt.
Biết đọc, biết viết là nhiệm vụ hàng đầu ở tiểu học và mục tiêu chính của
giáo dục Tiểu học là “đọc thông, viết thạo”. Mặt khác nghe, nói, đọc, viết là
những kĩ năng cơ bản nhất trong môn Tiếng Việt ở tiểu học. Do đó, môn Tiếng
Việt đƣợc xem là “môn học công cụ” là “chìa khóa” để học tốt các môn học khác.
Môn Tiếng Việt giúp học sinh tiếp cận với các tác phẩm văn học thông
qua những tiết kể chuyện, tập đọc, luyện từ và câu... nhƣ vậy, học sinh sẽ có
điều kiện tiếp xúc nhiều với các tác phẩm văn học khi học các phân môn này.
Điều đó, sẽ giúp các em cảm nhận đƣợc cái hay, cái đẹp của các tác phẩm văn
học. Học sinh có năng lực cảm thụ văn học tốt, các em sẽ cảm nhận đƣợc
nhiều nét đẹp của văn thơ, phong phú thêm về tâm hồn, cũng nhƣ nói - viết
Tiếng Việt thêm trong sáng và sinh động hơn. Qua cảm thụ văn học, học sinh
đƣợc củng cố thêm vốn từ ngữ, biết sử dụng các biện pháp tu từ nhƣ so sánh,
nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ... trong việc viết các bài tập làm văn học
sinh cũng đọc diễn cảm hơn một văn bản nếu các em cảm thụ tốt văn bản đó.
Muốn học sinh cảm nhận đƣợc cái hay, cái đẹp, sự phong phú đa dạng và ý
nghĩa sâu sắc trong nội dung và nghệ thuật của mỗi khổ thơ, bài thơ, đoạn
văn, bài văn mà các em đã đƣợc học thì giáo viên phải rèn đƣợc cho các em
các kĩ năng cảm thụ văn học.
Chƣơng trình môn Tiếng Việt ở tiểu học luôn coi nhiệm vụ bồi dƣỡng năng
lực cảm thụ văn học cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng nhằm: “Bồi dƣỡng
tình yêu Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam Xã hội
Chủ nghĩa cho học sinh”.
3
1.3. Tuy nhiên, trên thực tế khảo sát đƣợc nhiều giáo viên chỉ chú ý tập trung
vào việc luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài mà chƣa có các biện pháp cụ thể để
nâng cao khả năng cảm thụ văn cho học sinh. Điều đó khiến cho một bộ phận học
sinh chƣa thấy đƣợc ý nghĩa của việc cảm thụ văn học, chƣa thấy đƣợc cái hay, cái
đẹp trong mỗi văn bản nghệ thuật cũng nhƣ chƣa có hứng thú tiếp nhận tác phẩm.
khi phải cảm thụ văn học. Mặt khác, do đặc điểm về nhận thức nên các em chƣa có
đƣợc các kĩ năng cảm thụ tốt các tác phẩm văn học. Vì vậy, việc đề ra một số biện
pháp bồi dƣỡng khả năng cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học là một nhiệm vụ
quan trọng của giáo viên tiểu học.
Hiện nay, việc đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt ở tiểu học rất coi
trọng khả năng cảm thụ văn học của học sinh. Đặc biệt ở các kỳ thi học sinh
giỏi môn Tiếng Việt ở tiểu học, trong các đề thi, ngoài những bài tập về đọc
hiểu, luyện từ và câu, tập làm văn, còn có bài tập về cảm thụ văn học với số
điểm khá lớn. Chính vì vậy, việc rèn luyện để nâng cao năng lực cảm thụ văn
học là một nhiệm vụ rất cần thiết đối với học sinh tiểu học.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của các vấn đề đó chúng tôi đã chọn đề tài:
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học
Yên Lương - Thanh Sơn - Phú Thọ để nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề về việc nâng cao hiệu quả cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học
đã đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu nhƣ:
Đề tài Biện pháp nâng cao việc cảm thụ văn học cho học sinh của thạc sĩ
Lê Sử (Đại học Vinh) trên cơ sở khảo sát thực tiễn việc dạy học và rèn luyện
kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh đã đề xuất một số biện pháp nhƣ đọc
diễn cảm, trần thuật sáng tạo, đặt những câu hỏi gợi cảm xúc liên tƣởng, dùng
lời bình đúng thời điểm, đối chiếu văn bản với các loại hình nghệ thuật khác.
Đề tài Phương pháp dạy học sinh cảm thụ văn học của Nguyễn Hữu
Phƣơng (Tạp chí văn học số 3, ngày 18 - 3 - 2011) đã đề cập tới một số phƣơng
pháp cơ bản để hƣớng học sinh cảm thụ văn học một cách có kỹ năng. Tác giả
đề tài cũng khẳng định muốn cảm thụ văn học tốt HS phải có vốn ngôn ngữ,
4
vốn văn học, vốn sống. Ngƣời thầy phải làm cho học sinh có hứng thú và niềm
say mê học văn.
Đề tài Cách viết cảm thụ văn học của Võ Hoàng Oanh (Diễn đàn văn học
trẻ lần thứ tƣ tại Đà Nẵng) đã đƣa ra 5 bƣớc để cảm thụ một tác phẩm văn học:
Bƣớc 1: Đọc kĩ tác phẩm.
Bƣớc 2: Tìm hiểu nội dung của tác phẩm.
Bƣớc 3: Phân tích biện pháp nghệ thuật.
Bƣớc 4: Nêu cảm nghĩ và rút ra bài học.
Bƣớc 5: Sắp xếp các nội dung trên thành một đoạn văn ngắn.
Bài viết Nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho học sinh trong giờ đọc
hiểu môn văn của Phan Thanh Vân (Tạp chí văn học số 8, ngày 22 - 10 - 2012)
đã đề ra một số biện pháp nhằm tạo hứng thú học văn và nâng cao khả năng
cảm thụ văn học cho học sinh; hình thành thói quen đọc trực tiếp văn bản; rèn
kĩ năng đọc diễn cảm và sử dụng lời bình.
Bài viết Phương pháp dạy - học tác phẩm văn học của Đào Ngọc Đệ
(Trƣờng Đại học Hải Phòng) đã đề xuất bốn điều cơ bản để dạy và học tốt tác
phẩm văn học: Giáo viên và học sinh phải đọc kĩ tác phẩm văn học; giảng dạy
theo thể loại của tác phẩm văn học; giáo viên văn phải là nhà khoa học sƣ phạm
và học sinh phải tích cực chủ động khám phá các giá trị của tác phẩm văn học.
Bài viết Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học của Lê
Thanh Nhung (Báo hoa học trò số đặc biệt ngày 25 - 6 - 2012) đã đƣa ra đƣợc các
biện pháp để bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh thông qua các biện
pháp tu từ nghệ thuật nhƣ: so sánh, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ, đảo ngữ... và tác
dụng của các biện pháp này đối với việc nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho
học sinh tiểu học.
Trong những tài liệu trên các tác giả đã đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau
trong việc bồi dƣỡng khả năng cảm thụ văn học cho học sinh, nhƣng cơ bản chƣa
đề xuất các biện pháp cụ thể, phù hợp với đối tƣợng học sinh ở bậc tiểu học tại một
địa phƣơng cụ thể để đạt kết quả ứng dụng tốt nhất nhằm khắc phục tình trạng yếu
kém trong việc cảm thụ văn học và nâng cao hiệu quả cảm thụ thơ cho học sinh tiểu
5
học tại Trƣờng Tiểu học Yên Lƣơng – Thanh sơn – Phú Thọ chúng tôi căn cứ vào
những tài liệu khoa học trên để đi sâu nghiên cứu đề tài.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng khả năng cảm thụ thơ của học sinh lớp 5 và thực
trạng dạy cảm thụ thơ cho học sinh tại lớp 5 Trƣờng Tiểu học Yên Lƣơng –
Thanh Sơn – Phú Thọ. Trên cơ sở đó, đề xuất đƣợc một số biện pháp bồi
dƣỡng và nâng cao khả năng cảm thụ thơ cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả
dạy học môn Tiếng Việt.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc cảm thụ thơ đối với học sinh tiểu học.
- Tìm hiểu thực trạng cảm thụ thơ của học sinh lớp 5.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả cảm thụ thơ cho học sinh lớp 5.
5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Biện pháp bồi dƣỡng khả năng cảm thụ thơ cho học sinh tiểu học.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Học sinh lớp 5 Trƣờng Tiểu học Yên Lƣơng - Thanh Sơn - Phú Thọ
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề: Thực trạng dạy và học cảm thụ
thơ của học sinh lớp 5, Trƣờng Tiểu học Yên Lƣơng - Thanh Sơn - Phú Thọ; đề
xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả cảm thụ thơ cho đối tƣợng học
sinh trên.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng một số phƣơng pháp
nghiên cứu sau:
7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
- Phân tích, tổng hợp.
- Hệ thống hóa kiến thức trong các tài liệu liên quan nhằm thu thập các
thông tin có liên quan làm cơ sở lí luận cho đề tài.
6
7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp điều tra
- Phƣơng pháp hỏi đáp
- Phƣơng pháp thực nghiệm
Các phƣơng pháp trên nhằm tìm hiểu thực trạng cảm thụ thơ của học sinh
lớp 5 của Trƣờng Tiểu học Yên Lƣơng - Thanh Sơn - Phú Thọ.
7.3. Phƣơng pháp phân tích thống kê toán học
Nhằm xử lý các số liệu trong quá trình nghiên cứu.
8. Giả thuyết khoa học
Chúng tôi giả định rằng: Nếu tìm hiểu sâu sắc cơ sở lí luận cũng nhƣ thực
tiễn của việc cảm thụ thơ và đƣa ra đƣợc các biện pháp bồi dƣỡng khả năng
cảm thụ thơ cho học sinh tiểu học lớp 5, một cách khoa học và phù hợp với
trình độ nhận thức và tƣ duy của học sinh sẽ góp phần khắc phục đƣợc hiện
trạng dạy và học cảm thụ thơ còn hạn chế của giáo viên và học sinh tiểu học
hiện nay đồng thời nâng cao hiệu quả cảm thụ thơ cho các em.
9. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận
1.2. Cơ sở thực tiễn
Chƣơng 2. Các biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ cho học sinh
tiểu học
2.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả cảm thụ thơ
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
2.2. Các biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ thơ cho học sinh
2.2.1. Hƣớng dẫn học sinh đọc tác phẩm văn học
2.2.2. Hƣớng dẫn học sinh nghiên cứu và nắm vững tác phẩm văn học
qua các phân môn (Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn, Chính tả…)
7
2.2.3. Hƣớng dẫn học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa văn học
2.2.4. Hƣớng dẫn học sinh lập sổ tay văn học
Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm
3.1. Mục đích thực nghiệm
3.2. Thời gian, đối tƣợng và địa bàn thực nghiệm
3.3. Điều kiện và tiêu chí thực nghiệm
3.4. Nội dung thực nghiệm
3.5. Kết quả thực nghiệm
8
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Giới thiệu khái niệm
1.1.1.1. Văn học
Văn học là một loại hình sáng tác, tái hiện các vấn đề của đời sống xã hội
và con ngƣời. Phƣơng thức sáng tạo của văn học đƣợc thông qua sự hƣ cấu,
cách thể hiện nội dung các đề tài đƣợc biểu hiện qua ngôn ngữ. Khái niệm văn
học đôi khi có nghĩa trƣơng tự nhƣ khái niệm Văn chƣơng và thƣờng bị dùng
lẫn lộn. Tuy nhiên, về mặt tổng quát, khái niệm văn học thƣờng có nghĩa rộng
hơn khái niệm Văn chƣơng. Văn chƣơng thƣờng chỉ nhấn mạnh vào tính thẩm
mĩ của sự sáng tạo văn học về phƣơng diện ngôn ngữ và nghệ thật ngôn từ.
Văn chƣơng dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tƣợng, phản ánh và
biểu hiện cuộc sống.
Tác phẩm văn học sáng tạo nghệ thuật bằng ngôn từ, trong đó đời sống vật
chất và tinh thần của con ngƣời đƣợc tái hiện thông qua nhận thức và thái độ
thẩm mĩ của nhà văn. Văn bản ngôn từ này có thể đƣợc ghi chép dƣới hình thức
văn tự bằng chữ, là những sáng tác của dòng văn chƣơng bác học.
1.1.1.2. Cảm thụ văn học
Cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật nhất về nội
dung tƣ tƣởng, hình thức nghệ thuật: đó là những điều sâu sắc, tinh tế sinh
động của học sinh khi cảm nhận về tác phẩm văn học.
Cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc, khi nghe một câu chuyện, một bài
thơ ta không chỉ hiểu mà còn suy cảm, tƣởng tƣợng, gần gũi, hóa thân vào thế
giới nghệ thuật của tác phẩm.
Cảm thụ văn học là hoạt động nhận thức có tính chất đặc thù
Khi tiếp xúc với tác phẩm văn học, bạn đọc không tiếp xúc với những vật
cụ thể trong hiện thực khách quan mà là những hình tƣợng văn học.
9
Trong quá trình cảm thụ văn học, ngƣời đọc không chỉ lĩnh hội đầy đủ các
thông tin đƣợc truyền đạt mà còn sống đời sống của các nhân vật, của câu chữ,
hình ảnh… Nghĩa là, nếu nhƣ tác giả sử dụng tƣ duy nghệ thuật để sáng tạo ra
tác phẩm thì ngƣời đọc cũng phải sử dụng tƣ duy ấy để lĩnh hội tác phẩm. Đó
chính là tƣ duy hình tƣợng, loại tƣ duy trên cơ sở tiếp xúc cảm tính với đối
tƣợng, làm sống dậy toàn vẹn đối tƣợng đó bằng nghe, nhìn, tƣởng tƣợng,
không sao chép đối tƣợng một cách máy móc mà còn bao hàm thái độ của con
ngƣời với chính đối tƣợng đó.
Cảm thụ văn học gắn liền với tâm trạng chủ quan của ngƣời đọc. Khi đọc
một tác phẩm văn học, mỗi ngƣời có một cách cảm nhận khác nhau tùy thuộc
vào nhiều yếu tố nhƣ: vốn hiểu biết, năng lực và trình độ kiến thức, tình cảm và
thái độ, sự nhạy cảm khi tiếp xúc với tác phẩm văn học… Ngay cả ở một
ngƣời, sự cảm thụ về một bài văn, bài thơ trong những thời điểm khác nhau
cũng có sự biến đổi. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng đã từng nói: “Riêng bài
ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” thì ở mỗi độ tuổi của đời ngƣời, tôi lại cảm
nhận đƣợc một cái hay riêng của nó, và cho đến bây giờ, tôi cảm thấy rằng tôi
vẫn chƣa đi thấu tận cùng vẻ đẹp của bài học thuộc lòng thủa nhỏ ấy”.
Cảm thụ văn học là một hoạt động mang tính chủ quan
Đặc điểm nổi bật của quá trình cảm thụ văn học là đọc tác phẩm trong nhận
biết và rung động. Ngƣời đọc thiết lập một trƣờng liên tƣởng thẩm mĩ giữa bản thân
mình với văn bản tác phẩm, tạo nên những liên tƣởng giữa những yếu tố nào đó của
tác phẩm với ấn tƣợng phù hợp với chúng trong trƣờng thẩm mĩ của mình.
Quá trình cảm thụ văn học chính là việc đảm bảo hiệu quả nhất mối liên hệ
giữa nhà văn - tác phẩm - bạn đọc. Đến với tác phẩm văn học, ngƣời đọc muốn
đƣợc hƣởng thụ và bồi đắp thêm những tình cảm thẩm mĩ, muốn đƣợc mở mang trí
tuệ, bồi đắp thêm những tƣ tƣởng, đạo đức, lí tƣởng, học hỏi kinh nghiệm sống
hoặc nhận xét đánh giá. Bằng việc cảm thụ, ngƣời đọc sẽ chuyển hóa văn bản thứ
nhất của tác giả thành văn bản thứ hai của mình. Bởi vì, khi đọc tác phẩm văn học,
ngƣời đọc vừa bám vào sự mô tả trong văn bản, vừa liên tƣởng tới các hiện tƣợng
10
ngoài đời, đồng thời cũng dựa vào cảm nghĩ và lí giải của mình, mà hình dung,
tƣởng tƣợng ra các con ngƣời, sự vật, sự việc đƣợc miêu tả.
1.1.1.3. Năng lực cảm thụ văn học
Năng lực cảm thụ văn học đƣợc hiểu là khả năng nắm bắt một cách nhanh,
nhạy, chính xác các đặc trƣng, bản chất của tác phẩm về nội dung và nghệ
thuật; là khả năng hiểu, rung cảm một cách sâu sắc, tinh tế với những điều tâm
sự thầm kín nhất của tác giả gửi gắm qua hình tƣợng; là khả năng đánh giá
chính xác và sâu sắc tài năng cũng nhƣ sự độc đáo trong phong cách nhà văn…
Khả năng cảm thụ văn học cũng có các mức độ: năng lực bình thƣờng, tài
năng và thiên tài. Năng lực cảm thụ bình thƣờng trong cảm thụ văn học là năng lực
nắm bắt những đặc điểm chính của nội dung, nghệ thuật tác phẩm. Tài năng trong
cảm thụ văn học là khả năng nắm bắt nhanh nhạy chính xác những đặc điểm bản
chất, phát hiện những vẻ đẹp riêng biệt, phong phú của hình tƣợng và của phong cách
nhà văn. Thiên tài trong cảm thụ văn học là sự thăng hoa của tài năng. Đây là hiện
tƣợng hiếm thấy và thƣờng gắn với các thiên tài trong các lĩnh vực khác.
Năng lực cảm thụ văn học có liên quan mật thiết đến tri thức, kĩ năng,
cũng nhƣ với tâm hồn và nhân cách chủ thể. Tri thức, kĩ năng là những yếu tố
ban đầu giúp cho việc hình thành năng lực cảm thụ văn học cũng nhƣ các năng
lực khác. Nắm vững tri thức, rèn luyện tốt các kĩ năng cơ bản, hình thành kĩ
xảo, thói quen trong cảm thụ văn học, điều đó đồng nghĩa với việc hình thành
năng lực cảm thụ văn học của mỗi cá nhân.
Đối với học sinh tiểu học, không phải chỉ khi đến trƣờng học văn, trẻ mới
có cảm xúc thẩm mĩ, mới có năng lực cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm
văn học. Nhƣng kể từ khi đƣợc học tập ở nhà trƣờng thì khả năng cảm thụ văn
học vốn có ấy mới trở nên đúng đắn, mạnh mẽ và giàu sức phát triển.
Học sinh đƣợc tiếp xúc với văn học ngay từ khi còn nhỏ, thông thƣờng là kết
hợp với nghệ thuật nhƣ qua lời ru của mẹ, nghe hát, xem tranh có chú thích, nghe
ngâm thơ, xem kịch, xem phim... Tùy từng mức độ, ở từng ngƣời, trẻ đã thấy và đã
phân biệt đƣợc một cách đại thể cái gì là tốt, cái gì là xấu, cái gì hay, cái gì không
hay, cái gì đẹp, cái gì không đẹp. Cơ sở để cảm thụ văn học một cách tự phát, cảm
11
tính, hồn nhiên và vô thức của trẻ là những cảm xúc thẩm mĩ tự nhiên ban đầu,
những cảm xúc này đƣợc hình thành nhƣ một năng lực bẩm sinh sẵn có nhƣng rất
mạnh mẽ, rất dai dẳng và lâu bền và khi đến trƣờng, dƣới sự uốn nắn, sửa chữa
của thầy cô giáo thông qua môn Tiếng Việt, cái cảm xúc thẩm mĩ tự nhiên ấy
của học sinh sẽ đƣợc bồi dƣỡng và nâng cao lên thành cái có ý thức, cái đúng
đắn, chắc chắn và vững bền. Trên cơ sở cung cấp những tri thức về Tiếng Việt,
giáo viên từng bƣớc làm cho học sinh hiểu đƣợc cái đẹp là cái có lí, cái có ích là
cái có thể giải thích, đánh giá và diễn đạt ra một cách tƣơng đối rõ ràng; là cái có
thể gọi tên, có thể định lƣợng ra trong những khái niệm trừu tƣợng. Thông qua
ngôn ngữ, cái đẹp trong văn học đến với học sinh trƣớc hết ở hình thức của nó
nhƣ hình ảnh, nhịp điệu, sau đó mới đến nội dung của nó nhƣ ý nghĩa, bài học về
cuộc sống và cả hình thức lẫn nội dung hòa quyện với nhau làm thành cái hồn
của nó, cái “chất văn” của văn học. Nhƣ vậy, khả năng cảm thụ văn học của học
sinh sẽ đƣợc hình thành một cách tự giác từ những hình ảnh, nhịp điệu, ngôn
ngữ, từ những ý nghĩa và bài học đƣờng đời của tác phẩm văn học dƣới sự dẫn
dắt, uốn nắn của giáo viên.
Văn học xuất hiện trƣớc các em học sinh nhƣ một câu hỏi mới mẻ. Câu
hỏi này buộc học sinh phải tìm đƣợc không phải một mà là nhiều cách tiếp cận,
nhiều cách lí giải. Do đó, khả năng cảm thụ văn học của học sinh chính là sự
tinh tế, nhạy bén để phát hiện đƣợc các vấn đề về nội dung và nghệ thuật của
tác phẩm văn học ở nhiều mặt, nhiều bình diện khác nhau.
1.1.2. Đặc điểm tâm lý ảnh hưởng đến khả năng cảm thụ thơ cho học sinh
1.1.2.1. Tri giác
Tri giác của học sinh tiểu học mang tính chung chung, không đi sâu vào
bản chất của vấn đề. Khi tri giác một sự vật các em cần sự cụ thể nhƣ cầm,
nắm,… các em tri giác những gì phù hợp với nhu cầu và sở thích của các em.
Các em sẽ tri giác tốt những gì đƣợc giáo viên hƣớng dẫn, định hƣớng. Chúng
ta thấy rằng, các em tri giác những sự vật, dấu hiệu, những đặc điểm nào trực
tiếp gây cho các em xúc cảm. Vì vậy, mà ngay từ đầu tiếp xúc với văn học phải
giúp cho các em cảm nhận đƣợc cái hay, cái đẹp của văn chƣơng để hình thành
12
ở các em một tình yêu văn học từ đó các em sẽ cảm thụ các tác phẩm văn học
một cách tốt hơn.
1.1.2.2. Chú ý
Ở học sinh tiểu học, chú ý không chủ định chiếm ƣu thế, khả năng chú ý
có chủ định còn bị hạn chế. Tuy nhiên, đến giai đoạn cuối bậc tiểu học thì chú
ý có chủ định của trẻ đã tăng lên. Tuy nhiên, Sự chú ý đó còn thiếu bền vững là
do quá trình ức chế của não bộ còn yếu. Do vậy, giáo viên cần áp dụng nhiều
phƣơng pháp và hình thức dạy học hiện đại để tránh sự nhàm chán và sự ức chế
não bộ của học sinh. Giáo viên cần đƣa vào những tri thức, những hoạt động
mới mẻ để kích thích sự chú ý và hứng thú học tập của học sinh.
1.1.2.3. Trí nhớ
So với lứa tuổi mẫu giáo thì ở học sinh tiểu học ghi nhớ có chủ định và
không chủ định đang phát triển. Ở tiểu học, các em đã hình thành sự ghi nhớ có
chủ định và ngày càng phát triển ở mức cao hơn. Tuy vậy, với học sinh tiểu học
cả ghi nhớ có chủ định và ghi nhớ không chủ định vẫn tồn tại song song,
chuyển hóa và bổ sung cho nhau trong quá trình học tập. Vì vậy GV cần nắm
chắc và rèn luyện cho học sinh cách sử dụng hai loại trí nhớ này một cách hợp
lý, hiệu quả.
Ngoài ra, ngôn ngữ của học sinh tiểu học ở cuối cấp ngày càng phát triển
mạnh hơn. Vì vậy, ngôn ngữ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc
đẩy trí nhớ có chủ định phát triển. Nhờ có ngôn ngữ mà các em diễn đạt đƣợc
những tri thức đã biết bằng lời, bằng chữ viết của mình, điều này rất quan trọng
cho sự phát triển trí nhớ và sự phát triển trí tƣởng tƣợng, tƣ duy của các em.
1.1.2.4. Tưởng tượng
Tƣởng tƣợng là một đặc điểm rất cần thiết trong việc cảm thụ văn học. Để
cảm thụ tốt một văn bản thì trƣớc tiên các em phải hình dung ra những gì mà văn
bản đó phản ánh. Tƣởng tƣợng là một quá trình tâm lý rất quan trọng trong hoạt
động nhận thức. Để lĩnh hội tri thức, HS phải tái tạo cho mình những hình ảnh của
hiện thực nhƣ: những sự kiện xảy ra trong quá khứ, những quang cảnh chƣa từng
thấy… tất cả những điều đó tạo điều kiện cho trí tƣởng tƣợng phát triển.
13
Từ những đặc điểm trên, trong quá trình dạy học, GV cần tổ chức dạy học
cho HS theo hƣớng tích cực nhƣ cho HS quan sát các sự vật hiện tƣợng, mô
hình cụ thể cũng nhƣ cho học sinh làm các bài tập mở giúp học sinh phát triển
tốt hơn trí tƣởng tƣợng của mình.
1.1.2.5. Tư duy
Tƣ duy cũng là một quá trình tâm lý. Nhƣng khác với quá trình nhận thức
cảm tính, quá trình tƣ duy phản ánh dấu hiệu, mối liên hệ bản chất của sự vật,
hiện tƣợng khách quan. Tuy nhiên, theo các nhà tâm lí học thì sự phát triển tƣ
duy của học sinh tiểu học diễn ra theo hai giai đoạn cơ bản. Đó là giai đoạn tƣ
duy trực quan và tƣ duy trừu tƣợng khái quát.
1.1.2.6. Tình cảm
Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lý nói chung và
nhân cách nói riêng. Đối với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt quan
trọng vì nó là khâu quan trọng để gắn liền nhận thức với hành động của học
sinh. Tình cảm tích cực không chỉ kích thích trẻ em nhận thức mà còn thúc đẩy
trẻ em hoạt động. Trong giáo dục tiểu học, nếu nhƣ quá quan tâm đến sự phát
triển của trí tuệ mà xem nhẹ giáo dục tình cảm thì sẽ làm cho nhân cách của các
em phát triển không toàn diện. Trí tuệ phát triển cao là cơ sở tốt cho tình cảm, ý
trí phát triển.
Học sinh tiểu học rất dễ xúc cảm, xúc động và khó kìm hãm xúc cảm của
mình. Tính dễ xúc cảm đƣợc thể hiện trƣớc hết ở các quá trình nhận thức, tri
giác tƣởng tƣợng, tƣ duy. Hoạt động trí tuệ của các em đƣợm màu sắc xúc cảm.
Học sinh dễ xúc cảm, đồng thời hay xúc động. Vì thế, các em yêu mến một
cách chân thực cây cối, chim muông, cảnh vật… và trong các bài văn của mình
các em thƣờng xuyên nhân cách hoá chúng. Khi kết quả bài văn tốt, các em rất
vui nhƣng nếu kết quả kém, các em có thể bị ức chế về tâm lý và có những biểu
hiện bi quan về cảm xúc.
Học sinh tiểu học còn chƣa biết kiềm chế những biểu hiện tình cảm của
mình, chƣa biết kiểm soát sự thể hiện tình cảm ra bên ngoài. Các em bộc lộ tình
cảm của mình một cách hồn nhiên, chân thực. Nhƣng cũng vì đặc điểm này đôi
14
khi các em cƣời vui, đùa nghịch làm mất trật tự trong giờ học. Nguyên nhân
của hiện tƣợng này là do ở học sinh quá trình hƣng phấn mạnh hơn ức chế, vỏ
não thƣờng chƣa đủ sức điều chỉnh hoạt động của bộ phận dƣới vỏ não. Mặt
khác, về mặt tâm lý thì ý thức, các phẩm chất của ý chí còn chƣa có khả năng
điều chỉnh và điều khiển đƣợc những xúc cảm của các em.
Từ đặc điểm này, trong dạy học và giáo dục, chúng ta cần khơi dậy những
cảm xúc tự nhiên của học sinh tiểu học, đồng thời khéo léo, tế nhị rèn luyện cho
các em khả năng tự mình làm chủ tình cảm của mình, không đƣợc đè nén hoặc có
những lời nói, việc làm gây xúc động mạnh hoặc hƣng phấn.
Trong bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh, giáo viên cần phải bồi
dƣỡng tình cảm, cảm xúc cho các em khi tiếp xúc với thơ văn, tình yêu cuộc sống
xung quanh có nhƣ vậy mới nâng cao đƣợc khả năng cảm thụ văn học.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Khảo sát thực trạng việc cảm thụ thơ của học sinh lớp 5 Trường Tiểu
học Yên Lương - Thanh Sơn - Phú Thọ
1.2.1.1. Mục đích điều tra
Để đánh giá năng lực cảm thụ thơ của học sinh và có cơ sở cho việc đề xuất
các biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ thơ cho học sinh tiểu học, chúng tôi
tiến hành khảo sát thực trạng năng lực cảm thụ thơ cho học sinh lớp 5 ở Trƣờng
Tiểu học Yên Lƣơng - Thanh Sơn - Phú Thọ. Qua khảo sát nhằm đánh giá thực
trạng giáo viên đang sử dụng các biện pháp nào để nâng cao năng lực cảm thụ
thơ. Từ đó, xác lập cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng các biện pháp nâng cao
năng lực cảm thụ thơ cho học sinh lớp 5 thông qua các phân môn chủ yếu của
môn Tiếng Việt nhƣ Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Tập làm văn,…
1.2.1.2. Khách thể điều tra
- 11 giáo viên đang dạy học ở trƣờng Tiểu học Yên Lƣơng - Thanh Sơn -
Phú Thọ.
- Khảo sát 5 lớp 5 (120 học sinh) ở Trƣờng Tiểu học là Tiểu học Yên Lƣơng -
Thanh Sơn - Phú Thọ.
15
1.2.1.3. Thời gian điều tra
Từ tháng 10 đến tháng 11 năm2013.
1.2.1.4. Nội dung điều tra
- Thái độ và nhận thức của giáo viên về việc nâng cao năng lực cảm thụ
thơ cho học sinh lớp 5.
- Mức độ tổ chức rèn luyện, nâng cao năng lực cảm thụ thơ cho học sinh
lớp 5.
- Mức độ hứng thú của học sinh khi học nội dung cảm thụ thơ.
- Tìm hiểu các biện pháp đã sử dụng nhằm nâng cao năng lực cảm thụ thơ.
1.2.1.5. Phương pháp điều tra
Để có kết quả khảo sát sát với thực tế, chúng tôi đã sử dụng các phƣơng
pháp điều tra nhƣ dự giờ thăm lớp, phỏng vấn, phát phiếu trƣng cầu ý kiến,…
1.2.2. Phân tích kết quả điều tra
Sau khi khảo sát chúng tôi tổng hợp và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
1.2.2.1. Mức độ nhận thức của giáo viên về việc nâng cao năng lực cảm thụ thơ
cho học sinh lớp 5
Bảng 1: Mức độ nhận thức của giáo viên về bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ
Mức độ nhận thức
Đúng, đầy đủ
Chƣa đúng,
chƣa đầy đủ
Sai
Số
lƣợng
Tỷ lệ
Số
lƣợng
Tỷ lệ
Số
lƣợng
Tỷ lệ
Mục tiêu nâng cao năng lực
cảm thụ thơ cho học sinh
lớp 5.
6 54.5% 3 27.3% 2 18.2%
Đối tƣợng nâng cao năng
lực cảm thụ thơ (Giỏi, Khá,
Trung bình, Yếu).
7 63.6% 3 27.3% 1 9.1%
Nội dung nâng cao năng lực
cảm thụ thơ cho học sinh
lớp 5.
6 54.5% 4 36.4% 1 9.1%
16
Qua bảng thống kê kết quả khảo sát trên chúng tôi rút ra một số nhận xét
nhƣ sau:
Về mục tiêu bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ cho học sinh lớp 5: Đa số
giáo viên đều nhận thức đúng, đầy đủ về mục tiêu cần thiết phải tăng cƣờng bồi
dƣỡng năng lực cảm thụ thơ cho học sinh tiểu học, nhất là học sinh lớp 5 (Lớp
cuối bậc học chuẩn bị bƣớc sang bậc THCS với những yêu cầu mới đối với
việc tiếp nhận văn học). Đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc dạy nội dung
cảm thụ thơ ở nhà trƣờng tiểu học nói chung. Tuy nhiên, vẫn còn có một số
giáo viên nhận thức chƣa đúng, chƣa đầy đủ về mục tiêu của nội dung này, do
quan niệm nội dung cảm thụ thơ thƣờng chỉ đƣợc dạy lồng ghép vào nội dung
của các phân môn khác, là kết quả tổng hợp kiến thức môn Tiếng Việt nói
chung. Việc nhận thức nhƣ vậy dẫn đến tình trạng những giáo viên này ít tổ
chức rèn luyện năng lực cảm thụ thơ cho học sinh.
Về đối tượng bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ: Kết quả khảo sát cho thấy
số GV nhận thức đúng tƣơng đối cao (63.6%). Theo họ mọi đối tƣợng học sinh
(Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu) đều phải đƣợc quan tâm bồi dƣỡng năng lực cảm
thụ thơ, rèn luyện khả năng cảm thụ thơ một cách thƣờng xuyên, nhƣng mức
độ yêu cầu có thể khác nhau. Một số giáo viên nhận thức chƣa đầy đủ là bởi vì
họ cho rằng bồi dƣỡng năng lực cảm thụ thơ chỉ dành cho một số đối tƣợng học
sinh khá, giỏi của lớp, đây là một cách nhìn phiến diện, dẫn đến tình trạng
những học sinh trung bình, yếu không đƣợc quan tâm bồi dƣỡng khả năng cảm
thụ thơ. Điều đó gây ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng học tập văn học của
học sinh, đồng thời làm giảm không khí thi đua học tập của lớp.
1.2.2.2. Tìm hiểu các biện pháp đã sử dụng để bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ
cho học sinh lớp 5 tại Trường Tiểu học Yên Lương - Thanh Sơn - Phú Thọ
Qua điều tra bằng phƣơng pháp phỏng vấn và dự giờ, chúng tôi nhận thấy:
Việc bồi dƣỡng năng lực cảm thụ thơ cho học sinh lớp 5 chủ yếu đƣợc thực
hiện thông qua giờ dạy học phân môn Tập đọc. Do khi học phân môn này học
sinh đƣợc tiếp xúc với các tác phẩm thơ ca, tiếp cận với nội dung, ý nghĩa và
những giá trị nghệ thuật đặc sắc của thơ. Cảm thụ thơ ở đây thƣờng đƣợc xem
17
nhƣ là cách tìm hiểu bài, phát hiện các từ ngữ hay, đẹp, giàu hình ảnh nghệ
thuật; tìm kiếm các lớp nội dung phong phú, sâu sắc cảm nhận những biểu hiện
thái độ, tƣ tƣởng tình cảm tha thiết của nhà thơ gửi gắm trong thế giới nghệ
thuật của bài thơ.
Biện pháp chủ chốt nhất mà các giáo viên sử dụng để giúp học sinh hiểu
và cảm thụ tác phẩm là:
- Biện pháp thứ nhất: Sử dụng hệ thống câu hỏi khai thác, tìm hiểu nội
dung, ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. Trong rất nhiều các biện pháp bồi dƣỡng
năng lực cảm thụ thơ cho học sinh tiểu học nhƣ bồi dƣỡng vốn sống, vốn văn
học, hƣớng dẫn học sinh tƣởng tƣợng, liên tƣởng, rèn luyện kĩ năng đọc diễn
cảm, sử dụng các câu hỏi và bài tập đọc hiểu – cảm thụ,… thì biện pháp cuối
cùng đƣợc coi là biện pháp chủ chốt giúp học sinh tiếp cận với thế giới của văn
bản. Các câu hỏi – bài tập này đƣợc SGK biên soạn sẵn theo các nguyên tắc
bảo đảm tính khoa học, tính sƣ phạm, tính hấp dẫn. Tuy nhiên, giữa các yêu
cầu và thực tế luôn có những điều bất cập, hơn nữa sử dụng chúng nhƣ thế nào
cho hiệu quả lại còn tùy thuộc vào năng lực sƣ phạm của mỗi giáo viên.
Căn cứ vào mục đích của các hoạt động tìm hiểu bài từ dễ đến khó, từ cụ
thể đến khái quát có thể phân loại các câu hỏi – bài tập đọc hiểu trong SGK
Tiếng Việt nhƣ sau:
+ Câu hỏi – bài tập nhận diện ngôn ngữ: yêu cầu học sinh tái hiện các từ ngữ,
hình ảnh, chi tiết, câu, đoạn… để nắm bắt nội dung văn bản, phát hiện các từ
ngữ, hình ảnh, chi tiết then chốt của bài.
+ Câu hỏi – bài tập cắt nghĩa: yêu cầu học sinh giải thích, cắt nghĩa các từ, các
hình ảnh, chi tiết, lời nói, câu thơ… để lần lƣợt nắm bắt các lớp nghĩa của
chúng.
+ Câu hỏi – bài tập phản hồi: yêu cầu học sinh nhận xét về các nhân vật, các sự
việc, các yếu tố nghệ thuật đƣợc sử dụng, tình cảm mà tác giả bộc lộ trong văn
bản; phát biểu cảm tƣởng, suy nghĩ của mình về các vấn đề nội dung, nghệ
thuật của văn bản; liên hệ thực tế…
18
Căn cứ vào sự phân bố các câu hỏi – bài tập trong hệ thống câu hỏi – bài
tập của một bài học nào đó, có thể thấy chúng hợp lí hay bất hợp lí, khoa học
hay chƣa khoa học, hấp dẫn hay chƣa hấp dẫn… Một hệ thống câu hỏi đƣợc
coi là hợp lí, khoa học, hấp dẫn khi nó thể hiện đƣợc mục tiêu của bài học cảm
thụ thơ nào đó, đƣợc sắp xếp theo một lô gíc nhất định, bám sát vào nội dung
văn bản hoặc ý đồ nghệ thuật của tác giả, phù hợp và vừa sức đối với học sinh.
Biện pháp này đƣợc thể hiện qua hai bƣớc sau:
Bƣớc 1: Xây dựng hệ thống câu hỏi có chứa nội dung, ý nghĩa, giá trị của
những câu thơ có trong bài hoặc những câu hỏi có liên quan đến tác phẩm
mang tính gợi mở.
Bƣớc 2: Phát vấn câu hỏi để học sinh trả lời qua đó tìm hiểu nội dung, giá
trị nghệ thuật cũng nhƣ cảm thụ những cái hay cái đẹp trong tác phẩm.
Biện pháp này có những ƣu, nhƣợc điểm sau:
Ƣu điểm: Khi sử dụng hệ thống câu hỏi để khai thác, tìm hiểu nội dung, ý
nghĩa, giá trị của tác phẩm sẽ làm cho giờ học thêm sôi nổi, hứng thú hơn vì
những câu hỏi luôn đem lại cho học sinh sự tò mò từ đó giúp các em tự khám
phá, tìm tòi qua những câu hỏi mà thầy cô đƣa ra.
Nhƣợc điểm: Câu hỏi thƣờng thiết kế khá đơn điệu, có khi cả bài chỉ sử
dụng một kiểu câu hỏi với yêu cầu tái hiện nội dung, dễ gây nhàm chán, không
khai thác đƣợc các yếu tố nghệ thuật của bài.
Khi sử dụng biện pháp này học sinh trung bình và yếu khó có thể tiếp cận
đƣợc nội dung, ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.
- Biện pháp thứ hai: sử dụng hệ thống bài tập để bổ trợ, rèn luyện kỹ năng
cảm thụ tác phẩm cho học sinh.
Biện pháp này có những ƣu, nhƣợc điểm sau:
Ƣu điểm: Nếu sử dụng nhiều bài tập vừa sức để tạo bƣớc đệm cho việc cảm
thụ văn học nói chung và cảm thụ thơ nói riêng, học sinh sẽ nắm đƣợc những
kiến thức cơ bản của tiết học, giúp cho việc tiếp thu bài mới một cách thuận lợi
hơn, hạn chế đƣợc sự hình thành “lỗ hổng” mới về kiến thức và kỹ năng gây
hứng thú trong việc học Tiếng Việt nói chung và học cảm thụ thơ nói riêng.
19
Nhƣợc điểm: Nếu sử dụng quá nhiều bài tập bổ trợ sẽ làm cho các em học
sinh bị rối, không tập trung, học sinh khá, giỏi cảm thấy nhàm chán khi các bài
tập đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần, không khơi gợi đƣợc trí tò mò, ham muốn
khám phá của học sinh.
1.2.2.3. Mức độ tổ chức các biện pháp rèn luyện, nâng cao năng lực cảm thụ
thơ cho học sinh lớp 5
Để xác định đƣợc hiệu quả của việc bồi dƣỡng năng lực cảm thụ thơ cho
học sinh lớp 5, chúng tôi khảo sát mức độ tổ chức dạy học nội dung này của
giáo viên cho học sinh. Bởi vì, hiệu quả ở học sinh sẽ phản ánh đƣợc mức độ
rèn luyện của giáo viên nhƣ thế nào và điều đó đƣợc thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2: Mức độ tổ chức các biện pháp, rèn luyện nâng cao năng lực cảm
thụ thơ cho học sinh lớp 5
Mức độ
Số lƣợng
(11 Giáo viên)
Tỷ lệ (%)
Thƣờng xuyên 7 63.6%
Không thƣờng xuyên 3 27.3%
Không tổ chức 1 9.1%
Nhƣ vậy, chúng ta thấy có tới 63.6% số giáo viên thƣờng xuyên tổ chức
bồi dƣỡng năng lực cảm thụ thơ cho học sinh thông qua các phân môn thuộc
môn Tiếng Việt. Điều đó chứng tỏ giáo viên đã thấy đƣợc tầm quan trọng của
nội dung này đối với việc học tập môn Tiếng Việt của học sinh. Những giáo
viên này coi việc chú trọng dạy học sinh cảm thụ thơ là một kênh để phát hiện
những học sinh có năng khiếu về môn Tiếng Việt. Từ đó, có kế hoạch bồi
dƣỡng để nâng cao chất lƣợng mũi nhọn cho lớp và nhà trƣờng.
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận giáo viên không thƣờng xuyên tổ
chức bồi dƣỡng cảm thụ thơ cho học sinh , chƣa thực sự nhiệt tình và tâm huyết
với mảng nội dung này, chƣa đầu tƣ thời gian đúng mức, chỉ dừng lại ở mức độ
tổ chức bồi dƣỡng cho các em để lấy phong trào. Vì vậy, hiệu quả dạy học ở
nội dung này nói chung chƣa cao. Có 9.1% giáo viên không tổ chức bồi dƣỡng
20
năng lực cảm thụ thơ cho học sinh. Họ cho rằng cảm thụ thơ đối với học sinh
tiểu học là một điều “xa vời” nhất là đối với học sinh tiểu học là dân tộc thiểu
số, ở vùng sâu, vùng xa hoặc xem năng lực cảm thụ thơ là khả năng “bẩm sinh”
của học sinh, không cần phải rèn luyện, bồi dƣỡng mà “tự nhiên có”.
1.2.2.4. Mức độ hứng thú của học sinh lớp 5 khi học cảm thụ thơ
Bảng 3: Mức độ hứng thú của học sinh khi học cảm thụ thơ
Rất thích Thích Không thích
Số
lƣợng
Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ
Số
lƣợng
Tỷ lệ
42 35% 66 55% 12 10%
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy nhu cầu và mức độ hứng thú học tập
của các em rất lớn. Có tới 35% số học sinh trả lời rất thích làm bài tập cảm thụ
thơ. Đây chính là đối tƣợng học sinh khá, giỏi của lớp. Các em vừa đƣợc thoả
mãn nhu cầu học tập của mình, vừa có đƣợc sự trải nghiệm, tiếp cận với những
giá trị độc đáo về nội dung, nghệ thuật trong các tác phẩm thơ ca. Đồng thời,
việc viết tốt các bài cảm thụ, đƣợc giáo viên đánh giá cao năng lực cảm thụ thơ
ca, cũng khích lệ các em hào hứng hơn trong việc học tập môn Tiếng Việt. Một
số em trả lời không thích làm bài tập này là bởi vì năng lực nhận thức của các
em còn hạn chế, hơn nữa các em không đƣợc quan tâm bồi dƣỡng đúng mức
năng lực cảm thụ thơ.
TIỂU KẾT
Qua thực tế khảo sát thực trạng về việc bồi dƣỡng nâng cao năng lực cảm
thụ thơ cho học sinh lớp 5, chúng tôi nhận thấy: Đa số giáo viên đều có nhận
thức và thái độ đúng đắn đối với việc cần thiết phải nâng cao năng lực cảm thụ
thơ cho học sinh lớp 5. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên có
hoặc có quan tâm nhƣng ở mức hời hợt, chƣa chú trọng chỉ mang tính “phong
trào”, “hình thức”. Vì vậy, chƣa phát huy hết khả năng của nội dung này trong
việc phát triển tƣ duy và ngôn ngữ cho học sinh.
21
Cũng qua điều tra thực tiễn chúng tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú với
việc làm bài tập nội dung cảm thụ thơ, đây chính là điều kiện để các em thể
hiện đƣợc khả năng, năng lực học văn của mình.
Để bồi dƣỡng năng lực cảm thụ thơ cho học sinh các giáo viên đƣợc hỏi đã
sử dụng một số biện pháp căn bản, song các biện pháp đó chỉ đƣợc bó hẹp trong
phạm vi phân môn Tập đọc. Đây là một điểm còn hạn chế, làm giảm tính toàn
diện trong việc hƣớng dẫn học sinh cảm thụ trọn vẹn giá trị của tác phẩm thơ. Cần
có những biện pháp phong phú, sáng tạo hơn để kích thích, tăng cƣờng năng lực
cảm thụ tác phẩm cho học sinh, hƣớng tới mục tiêu nâng cao chất lƣợng học tập
môn Tiếng Việt nói chung.
22
CHƢƠNG 2
CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM THỤ THƠ
CHO HỌC SINH
2.1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẢM THỤ THƠ
Để nâng cao năng lực cảm thụ thơ cho học sinh thông qua các phân môn
Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập làm văn… đảm bảo hiệu quả và mục tiêu đề
ra, việc xây dựng các biện pháp cần phải dựa vào các nguyên tắc cơ bản sau:
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Nâng cao kiến thức về môn Tiếng Việt, phát triển tƣ duy và ngôn ngữ nói,
viết cho học sinh, giúp học sinh diễn đạt súc tích, cảm xúc, suy nghĩ của mình
qua hoạt động quan sát. Giúp học sinh bộc lộ và phát huy đƣợc năng lực học
môn Tiếng Việt của mình.
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát, kỹ năng viết văn, kỹ năng phân
tích, phát hiện bằng các hoạt động tích cực của mình. Qua quá trình cảm thụ
văn học sẽ nâng cao kỹ năng sử dụng các biện pháp tu từ ngữ nghĩa nhƣ: so
sánh, nhân hóa, điệp ngữ, đảo ngữ… cho học sinh.
Bồi dƣỡng cho các em thái độ yêu quý và ý thức gìn giữ sự trong sáng của
Tiếng Việt, yêu thích thơ văn, tích cực tự giác trong học tập.
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Các biện pháp bồi dƣỡng năng lực cảm thụ thơ cho học sinh lớp 5, hƣớng
tới một số mục tiêu nhất định nhƣ đã nêu trên. Vì thế khi tổ chức cho học sinh
thực hiện hoạt động cảm thụ văn học phải đúng quy trình, từ quan sát, nhận
biết đến phân tích đối tƣợng, cảm nhận những điều đặc biệt và nói lên những
cảm xúc, suy nghĩ của mình. Giáo viên cần phải chú ý đến nội dung và tổ chức
quan sát hợp lý. Tổng kết và đánh giá đƣợc quá trình nhận thức của học sinh để
đƣa ra nội dung phù hợp và tổ chức quan sát hợp lý làm sao phát huy tốt nhất
đƣợc năng lực cảm thụ thơ cho các em.
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Nội dung cảm thụ văn học là một vấn đề tƣơng đối khó vì không chỉ thể
23
hiện tính khoa học mà còn bộc lộ cả tính tƣ tƣởng, tính cảm xúc mạnh mẽ. Vì
vậy, để đảm bảo việc xây dựng các biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ thơ
cho học sinh có hiệu quả thì giáo viên phải tạo đƣợc cho học sinh một thái độ
học tập tích cực, sôi nổi, hứng thú tìm tòi, phát hiện những điều mới lạ. Bên
cạnh đó, các biện pháp bồi dƣỡng năng lực cảm thụ thơ cho học sinh lớp 5 cần
phải phù hợp với năng lực chuyên môn của giáo viên, trình độ nhận thức của
học sinh lớp 5 sao cho các em vừa thể hiện đƣợc năng lực vừa bộc lộ đƣợc cá
tính của mình qua việc cảm thụ các giá trị của thơ ca. Đồng thời, các biện pháp
trên phải có khả năng ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn dạy học môn Tiếng
Việt nói chung.
2.2. BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM THỤ THƠ
2.2.1. Hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm văn học
Đọc là cơ sở đầu tiên và tất yếu để thâm nhập vào nội dung của tác phẩm
văn học. Muốn nắm đƣợc nội dung của tác phẩm văn học nhất thiết phải đọc,
đó là một hình thức đặc thù của nhận thức văn học. Đọc sẽ kích thích quá trình
tâm lý cảm thụ, tri giác tƣởng tƣợng, cảm xúc đƣa ngƣời đọc vào thế giới tác
phẩm, từ đó từng bƣớc chiếm lĩnh giá trị nội dung cũng nhƣ nghệ thuật của tác
phẩm đó. Đọc tác phẩm văn học không phải là đọc “suông”, đọc “vẹt” mà là
đọc cho sáng rõ ý nghĩa, tình cảm, thái độ của nhà văn thể hiện qua tác phẩm.
Bằng sức mạnh riêng của việc đọc diễn cảm, ngƣời giáo viên phải hƣớng dẫn,
dẫn dắt học sinh vào thế giới của tác phẩm văn học một cách dễ dàng, phù hợp
với quy luật cảm thụ văn học. Đặc biệt đối với học sinh tiểu học, giáo viên cần
đặc biệt quan tâm hƣớng dẫn học sinh đọc đúng ngôn ngữ, giọng điệu theo
cung bậc cảm xúc của tác giả.
Ở trƣờng học cũng nhƣ trong đời sống xã hội chúng ta thƣờng gặp các hình
thức đọc nhƣ: đọc thành tiếng, đọc nhẩm, đọc đồng thanh, đọc diễn cảm, đọc
thầm. Các hình thức đọc đồng thanh, đọc nhẩm thƣờng sử dụng ở các lớp đầu của
bậc Tiểu học. Hai hình thức đọc thầm và đọc thành tiếng đƣợc sử dụng ở tất cả
các lớp, các cấp học và đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong đời sống xã hội.
24
2.2.1.1. Đọc tác phẩm
Một là: Đọc thầm
Đọc thầm là hình thức đọc không thành tiếng, ngƣời đọc dùng mắt để
nhận biết văn bản và vận dụng năng lực tƣ duy để thông hiểu và tiếp nhận nội
dung thông tin của văn bản.
Trong cuộc sống hàng ngày, khi đọc một bức thƣ, một bài báo cáo, một
cuốn truyện hoặc một bài thơ, nếu nhƣ không có nhu cầu đọc thành tiếng (cho
ngƣời khác cùng nghe) ngƣời ta dùng hình thức đọc thầm. Đọc thầm chỉ đƣợc
thực hiện khi ngƣời đó đã biết đọc thành tiếng một cách thành thạo. Khi đọc
thầm, do không phát âm thành tiếng nên ngƣời đọc đỡ hao tốn sức lực hơn so
với đọc thành tiếng, tốc độ đọc nhanh hơn, ngƣời đọc có điều kiện tập trung tƣ
tƣởng để suy ngẫm, tìm hiểu ý tứ, nội dung tác phẩm văn học. Vì thế, đọc thầm
giúp ngƣời đọc thông hiểu, tiếp nhận tốt hơn nội dung thông tin văn bản.
Do đọc thầm không phát ra thành tiếng nên trong quá trình dạy học ở
trên lớp giáo viên cần phải sử dụng biện pháp này trong các giờ tập đọc để học
sinh vừa có thể đọc tác phẩm, vừa tập trung suy nghĩ, tìm hiểu nội dung, ý
nghĩa tác phẩm văn học từ đó học sinh có thể cảm thụ sâu sắc hơn tác phẩm
mình vừa đọc.
Hai là: đọc thành tiếng, đọc diễn cảm
Đọc thành tiếng là hoạt động dùng mắt để nhận biết một văn bản viết
và đồng thời sử dụng cơ quan phát âm phát ra thành âm thanh để ngƣời khác
nghe đƣợc.
Hoạt động đọc thành tiếng của con ngƣời thực hiện đƣợc nhờ sự tham
gia đồng thời của trung ƣơng thần kinh, thị giác và bộ máy phát âm. Tất nhiên,
để có thể đọc đƣợc, ngƣời đọc phải biết thứ chữ ghi trong văn bản. Khi đọc,
ngƣời đọc phải tiến hành các thao tác nhƣ: mắt nhìn vào dòng chữ cần đọc (từ
trái sang phải), bộ não hoạt động (trên cơ sở những hiểu biết về ngữ âm, ngữ
nghĩa, ngữ pháp…) để nhận ra hình thức âm thanh của từng tiếng, từng từ, hiểu
đƣợc ý nghĩa của từ, của câu và đồng thời bộ máy phát âm phát ra thành tiếng
để ngƣời khác cùng nghe.
25
Đọc thành tiếng chính là hoạt động chuyển văn bản ngôn ngữ viết thành
văn bản ngôn ngữ âm thanh. Hình thức đọc thành tiếng đƣợc sử dụng rộng rãi
trong cuộc sống con ngƣời và trong giờ Tập đọc ở nhà trƣờng tiểu học. Giáo
viên đọc mẫu cho học sinh, có nghĩa là phải đọc rõ tiếng, rõ lời, đúng chính âm.
Biết ngắt nghỉ đúng chỗ theo dấu câu và ngữ nghĩa của văn bản. Giọng đọc rõ
ràng, lƣu loát đủ nghe để hƣớng dẫn học sinh đọc theo.
Để giúp học sinh cảm thụ đƣợc bài thơ thông qua việc đọc thì hoạt động
đọc của giáo viên lúc này không phải chỉ là sự truyền đạt trung thành, đọc đúng
tác phẩm, không thêm bớt từ ngữ mà phải đọc hay, đọc đúng nhịp điệu, đọc
diễn cảm. Qua giọng đọc của giáo viên, các em có thể nhận rõ thái độ tình cảm,
những cung bậc cảm xúc của tác phẩm.
Thơ trữ tình, chính là những tình cảm, cảm xúc làm thành nội dung tác
phẩm thơ. Và tình cảm đó đƣợc thể hiện ra bên ngoài bằng vần điệu, nhịp điệu,
nhạc điệu,… vì thế khi đọc thơ cho học sinh, giáo viên cần trau dồi kĩ thuật đọc
để làm sao có sự giao hòa giữa ngƣời đọc và ngƣời nghe. Nhƣ thế giáo viên đã
đƣa học sinh vào thế giới của tác phẩm, đã thức dậy ở các em những rung cảm,
xúc cảm nghệ thuật và từ đó các em sống với tác phẩm bằng chính những tình
cảm của riêng mình. Điều đó cũng có nghĩa là các em phần nào hiểu đƣợc nội
dung của bài thơ và làm quen với nghệ thuật của thơ ca.
Đọc thơ cho học sinh nghe đòi hỏi giáo viên nắm vững lí luận về đọc
diễn cảm của tác phẩm văn học. Cần xác định nội dung, tƣ tƣởng chủ đạo của
tác phẩm để xác định giọng điệu chủ đạo của bài thơ. Trên nền giọng điệu ấy
xác định âm điệu, nhịp điệu và có cách trình bày tác phẩm một cách nghệ thuật.
Đọc thơ cho học sinh nghe, giáo viên cần cố gắng làm sáng tỏ tƣ tƣởng của tác
phẩm, thể hiện mối quan hệ xúc cảm và sự hiểu biết sâu sắc của cá nhân với tác
phẩm, hƣớng việc đọc vào học sinh để tăng sức truyền cảm, gây ấn tƣợng thính
giác bằng giọng đọc.
Thơ có đặc trƣng riêng, ngôn ngữ thơ hàm súc, âm hƣởng và vẻ đẹp của
ngôn ngữ thơ không phải chỉ do nhạc điệu, nhịp điệu mà còn cả vần điệu nối các
26
câu thơ với nhau vì vậy cần trau dồi kĩ thuật đọc đặc biệt là đọc thành tiếng để làm
sáng hết hình, vang hết nhạc, giao hòa với tác giả, tác phẩm và ngƣời nghe.
Việc đọc đúng tác phẩm cũng là một một khâu giúp học sinh có cảm thụ
tốt nhất về một tác phẩm văn học. Đặc biệt khi đọc một bài thơ, việc biết ngắt,
nghỉ hơi đúng chỗ theo dấu câu, theo nhịp điệu thơ và ngữ nghĩa văn bản giúp
học sinh hiểu đƣợc nội dung, ý nghĩa của tác phẩm từ đó hiểu đƣợc tƣ tƣởng,
tình cảm của tác giả.
Ví dụ: khi học sinh đọc và ngắt giọng đúng chỗ bài thơ “Thăm cõi Bác
xưa” của Tố Hữu trong chƣơng trình Tiếng Việt lớp 5, tập 2, thì khi đó việc
cảm thụ bài thơ của các em sẽ sâu sắc hơn.
Anh dắt em vào cõi Bác xưa
Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa
Có hồ nước lặng sôi tăm cá
Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa.
Có rào râm bụt đỏ hoa quê
Như cổng nhà xưa Bác trở về
Có bốn mùa rau tươi tốt lá
Như những ngày cháo bẹ măng tre.
Nhà gác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.
Ô vẫn còn đây, của các em
Chồng thư mới mở Bác đang xem
Chắc Người thương lắm đàn con nhỏ
Nên để bâng khuâng gió động rèm.
27
Con cá rô ơi chớ có buồn
Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn
Dừa ơi cứ nở hoa đơm trái
Bác vẫn chăm tay tưới ướt bồn.
Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa.
Việc ngắt giọng trong khi đọc còn có ý nghĩa nghệ thuật, thể hiện hình
tƣợng của bài thơ, cảm xúc của ngƣời đọc.
Đọc diễn cảm là hình thức đọc thành tiếng không những đạt đƣợc yêu
cầu đọc đúng đã nêu ở trên mà còn có yêu cầu về ngữ điệu đọc truyền cảm và
sự kết hợp giữa ngữ điệu đọc với các yếu tố hỗ trợ biểu cảm nhƣ nét mặt, cử
chỉ, điệu bộ, ánh mắt góp phần diễn tả nội dung bài học và hƣớng tới tác động
đến tình cảm của ngƣời nghe. Đọc diễn cảm là một quá trình, bao gồm quá
trình tiếp nhận văn bản viết và quá trình thông báo, truyền đạt những văn bản
viết thành văn bản đọc. Đó là quá trình tái tạo chuyển đổi nội dung, ý nghĩa,
nghệ thuật của văn bản thành âm thanh, nhịp điệu, tốc độ, sự ngừng nghỉ và sắc
thái thẩm mĩ, cảm xúc thẩm mĩ, và thái độ thẩm mĩ của ngƣời đọc. Ngoài ra,
đọc diễn cảm còn bao gồm cả quá trình ngôn ngữ và văn học, quá trình tâm lí
và sƣ phạm, quá trình thông tin và giao tiếp.
Đọc diễn cảm là làm nổi bật đặc điểm, cảm xúc thẩm mĩ và đời sống tinh
thần của tác phẩm, tạo ra mối quan hệ xúc động riêng tƣ của ngƣời đọc với tác
phẩm. Do đặc điểm trên, đọc diễn cảm đã đảm bảo tính chân thực và màu sắc
của cá nhân trong cảm thụ, thể hiện đƣợc cái thần và cái hồn của bài thơ. Đọc
diễn cảm đã tận dụng đƣợc các hình thức biểu hiện của ngƣời đọc, thống nhất
giữa nội tâm và ngoại hình, từ đó chinh phục ngƣời nghe.
28
Muốn đọc diễn cảm phải nắm đƣợc kĩ thuật đọc đúng, đồng thời phải
cảm thụ đƣợc nội dung, ý nghĩa, cái hay, cái đẹp của văn bản đọc và biết hƣớng
tới cảm xúc, tình cảm của ngƣời nghe để tạo tính truyền cảm trong giọng đọc.
Khi hƣớng dẫn học sinh đọc một tác phẩm văn học không chỉ quan tâm
đến việc đọc đúng, đọc lƣu loát, trôi chảy mà phải đặc biệt quan tâm đến việc
đọc diễn cảm. Đọc diễn cảm là đọc sáng tạo, có vai trò quan trọng trong việc
giúp học sinh cảm nhận rõ không khí nghệ thuật của tác phẩm, từ đó tác động
tới quá trình cảm thụ tác phẩm của của các em.
Đọc diễn cảm (tức đọc sáng tạo) là cả một quá trình rèn luyện, đòi hỏi cả
giáo viên và học sinh phải có sự nỗ lực rất lớn. Phƣơng pháp tiếp nhận tác
phẩm nghệ thuật ngôn từ một cách sáng tạo, chủ yếu bằng sự cảm thụ trực tiếp
tác phẩm: Phƣơng pháp đọc sáng tạo bao gồm hệ thống biện pháp, cách thức tổ
chức hƣớng dẫn việc giảng dạy của giáo viên và những hình thức hoạt động
học của học sinh. Bản chất của đọc sáng tạo trƣớc hết là đọc lời văn, đọc văn
bản ngôn từ tác phẩm, khác với việc đọc các loại khác ở chỗ phải chú ý đến
từng từ, từng câu, từng nhịp điệu, ngôn từ, âm hƣởng, giọng điệu gây cảm xúc
với ngƣời đọc, ngƣời nghe. Phƣơng pháp đọc sáng tạo có ba mức độ đọc là đọc
đúng, đọc hay và đọc diễn cảm. Đọc đúng là quá trình tự giác đọc chính xác
văn bản. Đọc hay là bƣớc tiếp theo của đọc đúng, dựa trên cơ sở đọc đúng thì
đọc hay mới thành công. Đọc hay là bƣớc đầu chuyển tiếp từ lĩnh vực ngôn
ngữ sang lĩnh vực văn chƣơng. Nếu đọc đúng là đọc nghĩa thì đọc hay là đọc ra
ý. Khi đọc một tác phẩm văn học, điều quan trọng là nắm bắt đƣợc cảm hứng,
giọng điệu của tác phẩm đó. Đọc diễn cảm là đọc sáng tạo. Bản chất của đọc
sáng tạo là xác định quan hệ cảm xúc riêng tƣ của ngƣời đọc về giá trị nội dung
và hình thức của tác phẩm cũng nhƣ giá trị tƣ tƣởng, giá trị biểu hiện mà tác giả
muốn gửi gắm.
Trong ba mức độ đọc trên, đọc diễn cảm đòi hỏi quá trình phấn đấu, nỗ
lực rất lớn của cả thầy và trò. Việc đọc diễn cảm của một ngƣời giáo viên dạy
văn có tầm quan trọng đặc biệt trong việc hƣớng dẫn học sinh thâm nhập tác
phẩm, đặc biệt là đối với học sinh tiểu học do đó ngƣời giáo viên cần phải có
29
sự chuẩn bị kĩ, phải đọc đúng, đọc hay, đọc thật diễn cảm, bộc lộ đƣợc cảm xúc
mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm. Ngƣời giáo viên có thể có nhiều hình thức
hƣớng dẫn học sinh đọc diễn cảm: đọc mẫu hƣớng dẫn học sinh đọc, vừa đọc
vừa nêu tóm tắt lại nội dung (do đặc điểm tâm lý nhận thức của học sinh tiểu
học còn kém nên yêu cầu học sinh tóm tắt đoạn nhỏ rồi mới tóm tắt lại nội
dung chính của bài), đọc phân vai…
2.2.1.2. Đọc - hiểu
Đọc hiểu chính là hoạt động đọc đƣợc diễn ra đồng thời với quá trình
nắm bắt thông tin, đọc trong nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì
đƣợc đọc, để lĩnh hội đích tác động của văn bản. Kết quả của đọc hiểu là: ngƣời
đọc phải lĩnh hội đƣợc thông tin, hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, văn
bản… tức là toàn bộ những gì đƣợc đọc. Vì vậy, ngƣời ta thƣờng sử dụng các
câu hỏi yêu cầu ngƣời đọc cung cấp thông tin phản hồi để kiểm tra xem ngƣời
đọc có nắm bắt đƣợc các nội dung văn bản vừa đọc hay không.
Đọc hiểu là yêu cầu đặt ra cho mọi đối tƣợng đọc, với tất cả các kiểu loại
văn bản đọc, trong đó có cả văn bản nghệ thuật. Còn cảm thụ văn học là yêu
cầu đặt ra cho những ai đọc các văn bản nghệ thuật, đặc biệt là các văn bản có
khả năng gây xúc động cho ngƣời đọc.
Cảm thụ văn học nói chung và cảm thụ thơ nói riêng có mối quan hệ mật
thiết với yếu tố đọc - hiểu. Cảm thụ thơ chính là đọc hiểu các tác phẩm văn
chƣơng ở mức độ cao nhất, ngƣời đọc không chỉ nắm bắt đƣợc thông tin mà
còn phải thẩm thấu đƣợc thông tin, phân tích đánh giá khả năng sử dụng ngôn
từ của tác giả, tạo đƣợc mối giao cảm đặc biệt giữa tác giả và bạn đọc và có thể
truyền thụ cách hiểu đó cho ngƣời khác.
Hiểu một cách đơn giản, cảm thụ thơ chính là sự kết hợp hài hòa giữa
việc hiểu và rung động trong quá trình cảm nhận những giá trị nổi bật, những
điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của một văn bản nghệ thuật (một câu thơ, một
đoạn thơ hay một bài thơ…).
Cảm thụ thơ có nghĩa là khi đọc (nghe) một câu, một đoạn, hay cả một bài
thơ ngƣời đọc không những hiểu mà còn phải có xúc cảm, tƣởng tƣợng và thật sự
30
gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc… Đọc có suy ngẫm, tƣởng tƣợng, liên
tƣởng và rung cảm thực sự chính là ngƣời đọc biết cảm thụ thơ.
Những điều nói trên về cảm thụ văn học nói chung và cảm thụ về mảng
thơ nói riêng cho thấy: mỗi ngƣời đều có thể rèn luyện, trau dồi cách đọc để
từng bƣớc nâng cao trình độ cảm thụ văn học cho bản thân, từ đó cũng có thể
có khả năng cảm nhận cuộc sống tốt hơn.
Đọc hiểu và cảm thụ có sự tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất nhƣng
không đồng nhất với nhau. Có thể coi đọc hiểu là bƣớc khởi đầu, còn cảm thụ
là bƣớc cuối của quá trình đọc một văn bản nghệ thuật. Đầu tiên là đọc để nắm
bắt đƣợc văn bản, làm cơ sở cho việc tìm hiểu văn bản. Hiểu nội dung tức là
ngƣời đọc đã phát hiện ra các thông tin mà tác giả gửi gắm trong văn bản tác
phẩm, kể cả việc nhận diện các yếu tố nghệ thuật đã đƣợc sử dụng nhằm
chuyển tải thông tin tới ngƣời đọc một cách ấn tƣợng. Cảm thụ là quá trình
ngƣời đọc nhập thân đầy cảm xúc vào tác phẩm, suy tƣ về những câu chữ, hình
ảnh, lập luận và sống cùng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình hoặc của
tác giả. Ngƣời cảm thụ đồng thời vừa là ngƣời tiếp nhận vừa là ngƣời phản hồi
về tác phẩm. Điều này giải thích hiện tƣợng vì sao những ngƣời am hiểu tác
phẩm luôn đọc diễn cảm nó thành công và có thể nêu đƣợc những nhận xét, suy
nghĩ, cảm tƣởng của mình về nó. Đọc hiểu và cảm thụ văn bản nghệ thuật
thuộc hai mức độ nông sâu khác nhau.
Tóm lại cảm thụ văn học nói chung và cảm thụ thơ nói riêng là bƣớc
cuối cùng của chặng đƣờng đọc hiểu, là đọc hiểu ở mức độ cao nhất. Vì vậy,
sau khi hiểu thấu đáo một nội dung tác phẩm văn học, ngƣời đọc cần phát hiện
tiếp các tín hiệu thẩm mĩ của văn bản nhằm tiếp cận tác phẩm ở một mức độ
cao hơn, tạo mối giao tiếp gần gũi với tác giả. Các tín hiệu đó có thể rất nhỏ bé,
nhƣng có sức gợi tƣởng và liên tƣởng xâu xa, đem lại những rung cảm thực sự
cho ngƣời đọc.
2.2.2. Hướng dẫn học sinh nghiên cứu và nắm vững tác phẩm thơ qua các
phân môn (Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn…)
a. Đối với phân môn Tập đọc
31
Tập đọc là phân môn có vị trí quan trọng nhất trong chƣơng trình Tiếng
Việt ở tiểu học. Phân môn Tập đọc ở tiểu học đặt ra 2 nhiệm vụ cơ bản: Rèn kỹ
năng đọc (còn gọi là luyện đọc) và rèn kỹ năng hiểu (còn gọi là đọc hiểu) cho
học sinh.
Phân môn Tập đọc có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục thẩm mĩ, giúp
học sinh thêm yêu cái đẹp, rung cảm trƣớc cái đẹp trong cuộc sống, cái đẹp
trong văn chƣơng. Môn học này góp phần rèn luyện cho học sinh tƣ duy trừu
tƣợng, tƣ duy lôgic. Giờ tập đọc, ngoài việc rèn đọc, dẫn dắt cho học sinh cảm
thụ tốt bài thơ, thấy cái hay cái đẹp của hình tƣợng văn học, giáo viên còn cho
học sinh tìm bố cục để phát triển óc phân tích, tìm đại ý để phát triển óc tổng
hợp. Ngoài ra còn rèn óc tƣởng tƣợng, phán đoán, ghi nhớ…
Phân môn Tập đọc kết hợp chặt chẽ với các phân môn khác của chƣơng
trình Tiếng Việt. Qua các bài văn, bài thơ chọn lọc, học sinh vừa cảm thụ đƣợc
cái hay cái đẹp, vừa học cách dùng từ chính xác, đặt câu sinh động, đƣợc luyện
về ngữ âm, chính tả, tập làm văn.
Học phân môn Tập đọc, việc rèn đọc và cảm thụ bài đọc là hai yếu tố
không thể thiếu. Hai yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó, hỗ trợ
đắc lực cho nhau. Cảm thụ tốt giúp cho các em tìm đƣợc giọng đọc thích hợp
cho bài đọc, từ đó các em sẽ đọc hay, diễn cảm. Ngƣợc lại, đọc diễn cảm không
tốt sẽ khó khăn cho việc cảm thụ bài văn.
Muốn có kĩ năng đọc hay, diễn cảm, học sinh phải có khả năng cảm thụ
bài đọc ở mức độ nhất định. Khi đã có kĩ năng đọc tốt, học sinh sẽ hiểu đúng,
cảm thụ sâu sắc hơn. Phân môn Tập đọc luôn luôn thể hiện sự gắn bó chặt chẽ
quá trình đọc và quá trình hiểu (hiểu nội dung cơ bản của bài đọc qua hệ thống
từ ngữ, kiểu câu, bố cục và thể loại văn bản để đọc đúng, đọc hay và từ đó giúp
học sinh cảm thụ cái hay cái đẹp của tƣ tƣởng, tình cảm, của nghệ thuật ngôn từ
để thể hiện ra cách đọc, giọng đọc diễn cảm).
Đọc văn bản nghệ thuật, học sinh không chỉ hiểu nội dung văn bản mà
còn phải cảm thụ đƣợc một loại hình nghệ thuật lấy ngôn từ nghệ thuật chất liệu.
Vì vậy, đọc văn bản nghệ thuật là thực hiện một nhiệm vụ kép: dạy kỹ năng
32
Tiếng việt và dạy văn. Từ đây có thể suy ra dạy đọc hiểu văn bản nghệ thuật
gồm công việc làm cho học sinh nắm đƣợc nội dung của văn bản, mục tiêu của
văn bản đồng thời dạy cho học sinh cảm nhận đƣợc cái đẹp của ngôn từ, hình
tƣợng văn chƣơng làm nên nội dung văn bản. Với nghĩa đó, dạy đọc hiểu văn
bản nghệ thuật là dạy tiếp nhận văn học và tiến tới dạy cảm thụ văn học. Nói
một cách đơn giản, yêu cầu dạy cảm thụ thơ ở trƣờng Tiểu học phải trải qua một
quy trình: hiểu nội dung thông báo – phát hiện các tín hiệu nghệ thuật – đánh giá
đƣợc giá trị của các tín hiệu nghệ thuật đó – khái quát đƣợc nội dung thông báo
thẩm mỹ của toàn bộ văn bản.
Với học sinh đại trà, yêu cầu đặt ra trong dạy học tập đọc chủ yếu là dừng
lại ở mức độ đọc hiểu, ngoại trừ các văn bản có hàm ý sâu xa. Tuy nhiên, trong
chƣơng trình Tập đọc lớp 5, mức độ yêu cầu bồi dƣỡng năng lực cảm thụ thơ
đƣợc nâng lên so với các lớp dƣới. Đặc biệt với học sinh khá, giỏi, yêu cầu bồi
dƣỡng năng lực cảm thụ văn học đƣợc đặt ra ở mức độ cao nhất và thu đƣợc kết
quả khách quan.
Nhìn chung, các tác phẩm thơ trong chƣơng trình Tập đọc lớp 5 chính là
đối tƣợng của quá trình cảm thụ thơ. Hầu hết các văn bản đó đều cung cấp cho
học sinh những hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, mối quan hệ giữa con ngƣời và
cảnh vật, hay đơn giản chỉ là những việc làm cao đẹp của con ngƣời trong cuộc
sống, để từ đó các em đi vào hiểu và cảm nhận tác phẩm. Chỉ có đi sâu tìm hiểu
tác phẩm, nhập hồn vào tác phẩm, các em mới có rung động, có cái nhìn tinh tế,
sâu sắc để phát hiện các tín hiệu thẩm mĩ và viết đƣợc những dòng cảm xúc về
giá trị của các tín hiệu đó.
Nếu nhƣ ở thể loại văn xuôi, văn miêu tả chiếm phần lớn thì với thơ, thơ
trữ tình chiếm một nội dung khá lớn trong tổng số các bài thơ đƣợc sử dụng
trong chƣơng trình Tập đọc lớp 5. Có những bài thơ mang đậm chất trữ tình
nhƣ: Tiếng đàn Ba - la - lai - ca trên sông Đà của Quang Huy, Hành trình của
bầy ong của Nguyễn Đức Mậu… và cũng có cả những bài thơ vừa giàu tính tự
sự vừa mang đậm chất trữ tình: Tiếng vọng của Nguyễn Quang Thiều, Ê mi - li,
con… của Tố Hữu, Đất nước của Nguyễn Đình Thi… Trên cơ sở đặc trƣng của
33
thơ nói chung và thơ trữ tình nói riêng là giàu hình ảnh, nhạc điệu và hình tƣợng
thơ, giáo viên cần có cách đặt câu hỏi sao cho hợp lí nhằm giúp học sinh phát
hiện ra cái hồn của bài thơ.
Trong quá trình dạy trên lớp, ngoài việc dạy luyện đọc đúng, đọc diễn
cảm và tìm hiểu nội dung bài nhƣ mục tiêu của bài học, GV còn cho HS phát
hiện những biện pháp nghệ thuật và cái hay, cái đẹp trong những bài đọc đó. Để
thực hiện đƣợc điều này, trong mỗi bài tập đọc, cần sử dụng hệ thống câu hỏi
phải gợi đƣợc cảm xúc, gợi liên tƣởng, phát huy trí tƣởng tƣợng của HS, phải
thoát khỏi câu hỏi tìm hiểu bài trong sách giáo khoa, phải chủ động sáng tạo, tìm
tòi để đặt những câu hỏi khơi gợi HS tìm hiểu về vần điệu, từ ngữ, hình ảnh,…
trong bài tập đọc. Sau khi hƣớng dẫn HS cảm thụ bài tập đọc, GV cho HS nêu
lên cảm nhận của mình về cái hay của bài, sau đó bổ sung những ý mà học sinh
còn thiếu.
Ví dụ: Bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi (Tiếng Việt 5, Tập 2 -
Trang 94)
Đối với bài này, khi dạy cần xác định trọng tâm cảm thụ là gì để dạy tập
trung vào trong nội dung đó. Cụ thể phần tìm hiểu bài ở câu hỏi số 3: Lòng tự
hào về đất nƣớc tự do và về truyền thống bất khuất của dân tộc đƣợc thể hiện
qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong hai khổ thơ cuối? cần giúp HS cảm thụ
đƣợc: Hai khổ thơ cuối thể hiện một cách tuyệt đẹp niềm tự hào về đất nƣớc tự
do và về truyền thống bất khuất của dân tộc. Giọng thơ đanh thép hùng hồn
đƣợc diễn tả qua các điệp ngữ: đây là của chúng ta… đây là của chúng ta,
những (những cánh đồng,… những ngả đường,… những dòng sông…), nước
(nước chúng ta, nước những người…), đêm đêm. Các từ ngữ, hình ảnh rất chọn
lọc, hình tƣợng trời xanh, núi rừng, cánh đồng, ngả đường, dòng sông, thơm
mát, bát ngát, đỏ nặng phù sa gợi tả vẻ đẹp đất nƣớc hồi sinh, tự do. Từ tƣợng
thanh rì rầm và cụm động từ nói vọng về kết hợp với cụm từ chưa bao giờ khuất
thể hiện truyền thống bất khuất của dân tộc ta. Đến phần củng cố, có thể chọn
một đến hai học sinh giỏi phát biểu cảm xúc và suy nghĩ của bản thân khi đọc
bài thơ, chốt lại những vấn đề cơ bản. Thể thơ tự do, giọng thơ tha thiết trầm
34
hùng, cách dùng từ ngữ giàu hình ảnh, biết sử dụng các biện pháp tu từ,... ý
nghĩa: ca ngợi hƣơng sắc mùa thu, vẻ đẹp hùng vĩ dồi dào sức sống và truyền
thống anh hùng bất khuất của dân tộc ta.
Tóm lại, muốn rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ cho HS thông qua phân môn
Tập đọc, GV nắm kĩ đƣợc nội dung, ý nghĩa và hình thức nghệ thuật của từng bài
thơ, hƣớng dẫn các em quy trình tìm hiểu, khám phá, tiếp nhận giá trị của tác phẩm.
b. Đối phân môn luyện từ và câu
Một trong những biện pháp giúp các em có năng lực cảm thụ thơ tốt là
giúp cho HS nhận biết đƣợc các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó trong
việc chuyển tải các giá trị của tác phẩm. Các biện pháp nghệ thuật thƣờng gặp
trong chƣơng trình Tiếng Việt tiểu học là: so sánh, nhân hóa, điệp từ, đảo ngữ,
lặp từ. Muốn giúp HS nắm đƣợc các biện pháp nghệ thuật đó để cảm thụ tốt các
tác phẩm thơ cần giúp HS hiểu đƣợc thế nào là biện pháp nghệ thuật so sánh,
nhân hóa, điệp từ, đảo ngữ,…
+ Biện pháp so sánh: Là cách đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc có cùng
một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả một cách đầy đủ các hình ảnh, đặc
điểm của sự vật, hiện tƣợng.
Ví dụ:
Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.
Võ Thanh An
Hình tƣợng ngƣời bà đƣợc so sánh với hình ảnh quả ngọt chín rất đúng vì
bà sống đã lâu, tuổi đã cao giống nhƣ quả ngọt chín rồi – đều phát triển đến độ
già dặn, có giá trị cao. Hình ảnh đƣa ra làm chuẩn để so sánh (quả ngọt chín rồi)
gợi sự suy nghĩ liên tƣởng đẹp và giàu ý nghĩa về bà: có tấm lòng thơm thảo
đáng quý, có lợi ích cho cuộc đời, đáng nâng niu và trân trọng.
+ Biện pháp nhân hóa: Là lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính hay hoạt động
của con ngƣời chuyển sang đối tƣợng không phải con ngƣời (vật vô tri, vô giác)
làm cho chúng có hành động, suy nghĩ, cảm xúc, nói năng,… nhƣ ngƣời.
35
Ví dụ:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
Nguyễn Đình Thi
Hình ảnh nhân hóa “trời thu thay áo mới, nói cười thiết tha” khiến cho
bầu trời mùa thu nhƣ cũng mang tâm trạng vui sƣớng, tha thiết nhƣ con ngƣời
trƣớc sự đổi thay lớn lao của quê hƣơng đất nƣớc.
+ Biện pháp điệp từ, điệp ngữ: Điệp từ, điệp ngữ là cách lặp lại một từ,
một ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh ý, khẳng định, gây ấn tƣợng mạnh hoặc gợi
ra cảm xúc trong lòng ngƣời đọc, ngƣời nghe.
Ví dụ:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Nguyễn Đình Thi
Điệp ngữ “đây” (Trời xanh đây, Núi rừng đây) nhấn mạnh vị trí cụ thể
thuộc chủ quyền của Tổ quốc. Điệp ngữ là của chúng ta trong 2 câu thơ đầu
(Trời xanh đây là của chúng ta. Núi rừng đây là của chúng ta), khẳng định
quyền sở hữu và làm chủ đất nƣớc, bộc lộ niềm tự hào và kiêu hãnh. Điệp ngữ
những có tính chất liệt kê và nhấn mạnh số lƣợng nhiều, kèm theo một loạt hình
ảnh: cánh đồng thơm mát, ngả đường bát ngát, dòng sông đỏ nặng phù sa gợi vẻ
đẹp giàu có của đất nƣớc nhằm bộc lộ cảm xúc yêu thƣơng và tự hào.
+ Biện pháp đảo ngữ: Nghệ thuật đảo ngữ là hình thức đảo ngữ trật tự thông
thƣờng của cụm chủ - vị trong câu, nhằm mục đích nhấn mạnh hoạt động, tính
chất, trạng thái… của đối tƣợng trình bày.
36
Ví dụ:
Chắt trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay.
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời.
Nguyễn Đức Mậu
Câu thơ thứ hai Lặng thầm thay những con đường ong bay, diễn đạt theo
cách đảo vị ngữ lên trƣớc đã góp phần nhấn mạnh lên ý nghĩa đẹp đẽ: sự lao
động thầm lặng, không mệt mỏi của bầy ong thật đáng khâm phục.
Ngoài việc bồi dƣỡng năng lực cảm thụ thơ thông qua phân môn Tập đọc
và Luyện từ và câu, trong quá trình dạy bồi dƣỡng trên lớp, cần giúp HS thực
hiện tốt các yêu cầu sau đây:
- Xác định đúng những biện pháp nghệ thuật trong bài văn, bài thơ.
- Xác định đúng những từ, cụm từ, hình ảnh thể hiện biện pháp nghệ thuật.
- Cảm nhận đƣợc giá trị nghệ thuật làm tăng giá trị, nội dung, ý nghĩa của bài
văn, bài thơ.
c. Đối với phân môn chính tả
Song hành với các phân môn khác trong môn Tiếng Việt ở tiểu học, phân môn
Chính tả có vai trò quan trọng trong việc hình thành các kỹ năng nghe, nói, đọc,
viết cho học sinh. Ngoài ra phân môn chính tả còn góp phần quan trọng trong việc
bồi dƣỡng khả năng cảm thụ văn học nói chung và cảm thụ thơ cho học sinh tiểu
học nói riêng. Phân môn chính tả còn là phân môn có tính chất công cụ, có vị trí
quan trọng trong giai đoạn học tập đầu tiên của trẻ. Do đó có thể vận dụng rèn
luyện khả năng cảm thụ thơ qua phân môn Chính tả. Rèn luyện khả năng cảm thụ
thơ qua phân môn Chính tả là việc rèn luyện năng lực nghe, hiểu ngôn từ trong tác
phẩm thơ. Đây là bƣớc tiếp theo của phân môn Tập đọc. Trên cơ sở đọc hiểu và
viết đúng học sinh có thể cảm thụ tác phẩm một cách dễ dàng hơn. Trong một bài
Chính tả (Nghe - viết) hoặc (Nhớ - viết) ở lớp 5 thƣờng có những từ ngữ có nghĩa
37
khó hiểu và việc giải thích những từ ngữ có nghĩa khó hiểu này chính là làm giàu
vốn ngôn ngữ cho học sinh.
Mục tiêu rèn kĩ năng cảm thụ thơ qua phân môn Chính tả: Nghe - viết, nhớ -
viết một bài thơ, một đoạn thơ giúp học sinh tăng cƣờng khả năng lƣu giữ trong
tâm trí những từ ngữ, hình ảnh đặc sắc có giá trị làm nổi bật nội dung, ý nghĩa của
tác phẩm. Từ đó, giúp học sinh hiểu sâu sắc thêm bài thơ đó.
Nâng cao kỹ năng chính tả có nghĩa là nâng cao khả năng nhận diện ngôn ngữ
đồng thời nâng cao năng lực cảm thụ thơ cho học sinh. Kỹ năng nhận diện ngôn
ngữ bao gồm nhiều kỹ năng nhỏ nhƣ:
- Kỹ năng nhận diện từ mới và phát hiện các từ quan trọng (từ chìa khóa trong
văn bản).
- Kỹ năng nhận ra các câu khó hiểu, các câu quan trọng.
- Kỹ năng nhận ra các đoạn, ý trong văn bản.
- Kỹ năng nhận biết cấu trúc của bài thơ, nhận ra các mối quan hệ giữa các bộ
phận trong bài, những chỗ đƣợc đánh dấu…
Ngoài ra phân môn Chính tả còn bồi dƣỡng cho học sinh một số đức tính và
thái độ cần thiết trong việc cảm thụ thơ: cẩn thận, chính xác, óc thẩm mĩ, lòng tự
trọng và tinh thần trách nhiệm.
2.2.3. Hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa văn học
Hoạt động ngoại khóa văn học là một bộ phận của quá trình dạy văn học
nói chung và dạy môn Tiếng Việt ở tiểu học nói riêng. Hoạt động này sẽ giúp
cho việc dạy và học có cơ sở thực tế, tạo hứng thú cho học sinh ngoài giờ học
chính khóa; tăng cƣờng vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh.
Trong ngoại khóa văn học, học sinh có thể thể hiện sở trƣờng và sự yêu
thích đối với một lĩnh vực nào đó trong quá trình tiếp nhận tác phẩm. Đồng thời
thể hiện rõ những năng khiếu văn học của mình.
Với các hoạt động ngoại khóa văn học, học sinh không phải học chay, học
thụ động mà các em còn đƣợc trực tiếp tìm hiểu các vấn đề mà giáo viên chƣa
có đủ điều kiện để truyền thụ hết cho các em trong các giờ chính khóa và quan
trọng là học sinh đƣợc củng cố kiến thức tác phẩm đã đƣợc học trong giờ chính
38
khóa. Học sinh có thể đƣợc tham gia hoạt động ngoại khóa do nhà trƣờng tổ
chức với rất nhiều hình thức phù hợp năng khiếu của các em nhƣ: sƣu tầm tác
phẩm; tham quan dã ngoại; tổ chức gặp gỡ, giao lƣu với các tác giả đƣơng thời,
tham quan du lịch về nguồn; tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề; tổ chức các
hội thi nhƣ ngâm thơ… nhƣng có hai loại hình ngoại khóa chính thƣờng đƣợc tổ
chức là chƣơng trình ngoại khóa ở trƣờng và đi thực tế (tham quan, du lịch…).
2.2.3.1. Hoạt động ngoại khóa ở trường
Ngoại khóa ở trƣờng chủ yếu là các hoạt động đƣợc lồng ghép theo tiết
học hoặc các buổi sinh hoạt của nhà trƣờng hoặc sinh hoạt theo khối lớp. Các
hoạt động ngoại khóa ở trƣờng chủ yếu là các hoạt động nhƣ tìm hiểu sƣu tầm
các câu thơ, đoạn thơ, bài thơ hay, thi ngâm thơ, bồi dƣỡng hứng thú đọc… các
hoạt động ngoại khóa văn học này sẽ giúp các em giảm những căng thẳng, áp
lực trong giờ học, tạo niềm say mê, hứng thú khi học môn Tiếng Việt. Tƣ duy
của học sinh tiểu học còn mang nặng tính trực quan do đó việc tổ chức đƣợc
hoạt động ngoại khóa sẽ giúp cho các em có đƣợc sân chơi bổ ích (học mà chơi,
chơi mà học). Thông qua hoạt động ngoại khóa, các em có thể nắm bắt đƣợc thế
giới hiện thực sinh động. Đặc biệt là khi dạy các em cảm thụ thơ trong các phân
môn (Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn…) là một việc vô cùng
khó, nhƣng nếu biết kết hợp giữa việc dạy học ở trên lớp và tổ chức các hoạt
động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp thì hiệu quả mang lại sẽ rất cao. Nó không chỉ
giúp các em hiện thực hóa những vấn đề trong sách vở mà còn giúp cho các em
cảm thụ một cách sâu sắc hơn từ đó làm cho các em yêu bộ môn mình đang học.
Các hoạt động ngoại khóa Tiếng Việt cho học sinh nhƣ:
- Đọc sách ngoài giờ lên lớp:
Mục đích: Nhằm bồi dƣỡng hứng thú đọc sách, bồi dƣỡng tình yêu đối với thơ
ca; giúp các em mở rộng hiểu biết; để thỏa mãn nhu cầu thƣởng thức văn học của
các em.
Cách tiến hành:
+ Giới thiệu những loại sách cần và nên đọc cho học sinh: Giới thiệu những
loại sách liên quan đến chƣơng trình chính khóa (một số tập thơ đã học trong
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu học yên lương   thanh sơn - phú thọ
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu học yên lương   thanh sơn - phú thọ
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu học yên lương   thanh sơn - phú thọ
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu học yên lương   thanh sơn - phú thọ
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu học yên lương   thanh sơn - phú thọ
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu học yên lương   thanh sơn - phú thọ
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu học yên lương   thanh sơn - phú thọ
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu học yên lương   thanh sơn - phú thọ
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu học yên lương   thanh sơn - phú thọ
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu học yên lương   thanh sơn - phú thọ
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu học yên lương   thanh sơn - phú thọ
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu học yên lương   thanh sơn - phú thọ
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu học yên lương   thanh sơn - phú thọ
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu học yên lương   thanh sơn - phú thọ
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu học yên lương   thanh sơn - phú thọ
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu học yên lương   thanh sơn - phú thọ
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu học yên lương   thanh sơn - phú thọ
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu học yên lương   thanh sơn - phú thọ
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu học yên lương   thanh sơn - phú thọ
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu học yên lương   thanh sơn - phú thọ
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu học yên lương   thanh sơn - phú thọ
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu học yên lương   thanh sơn - phú thọ
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu học yên lương   thanh sơn - phú thọ
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu học yên lương   thanh sơn - phú thọ
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu học yên lương   thanh sơn - phú thọ
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu học yên lương   thanh sơn - phú thọ
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu học yên lương   thanh sơn - phú thọ
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu học yên lương   thanh sơn - phú thọ
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu học yên lương   thanh sơn - phú thọ
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu học yên lương   thanh sơn - phú thọ

More Related Content

What's hot

Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdfGiáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Man_Ebook
 

What's hot (20)

VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu họcLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
 
Ung dung cac ly thuyet hoc tap
Ung dung cac ly thuyet hoc tapUng dung cac ly thuyet hoc tap
Ung dung cac ly thuyet hoc tap
 
Luận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAY
Luận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAYLuận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAY
Luận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAY
 
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
 
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinhLuận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
 
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAYLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
 
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdfGiáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
 
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng, HOTLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng, HOT
 
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
 
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lựcLuận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
 
Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đ
Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đXây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đ
Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đ
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Đề cương ôn tập giáo dục học 1
Đề cương ôn tập giáo dục học 1Đề cương ôn tập giáo dục học 1
Đề cương ôn tập giáo dục học 1
 
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đLuận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
 

Similar to Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu học yên lương thanh sơn - phú thọ

Similar to Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu học yên lương thanh sơn - phú thọ (20)

Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu sốLuận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số
 
Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉn...
Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉn...Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉn...
Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉn...
 
Đề tài chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,
Đề tài  chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,Đề tài  chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,
Đề tài chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,
 
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
 
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAY
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAYLuận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAY
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAY
 
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của T...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của T...Luận văn: Vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của T...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của T...
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm toán, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm toán, HAYBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm toán, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm toán, HAY
 
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...
 
Mẫu Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tiểu Học, 9 Điểm.docx
Mẫu Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tiểu Học, 9 Điểm.docxMẫu Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tiểu Học, 9 Điểm.docx
Mẫu Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tiểu Học, 9 Điểm.docx
 
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn QuốcLuận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
 
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCMLuận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
 
Luận văn: Phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê tại thị xã Buôn...
Luận văn:  Phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê tại thị xã Buôn...Luận văn:  Phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê tại thị xã Buôn...
Luận văn: Phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê tại thị xã Buôn...
 
Luận văn: Phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê, 9đ
Luận văn: Phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê, 9đLuận văn: Phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê, 9đ
Luận văn: Phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê, 9đ
 
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
luan van thac si giai phap phat trien du lich nong nghiep moc chau
luan van thac si giai phap phat trien du lich nong nghiep moc chauluan van thac si giai phap phat trien du lich nong nghiep moc chau
luan van thac si giai phap phat trien du lich nong nghiep moc chau
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnNghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
 
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mẫu Giáo qua t...
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mẫu Giáo qua t...Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mẫu Giáo qua t...
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mẫu Giáo qua t...
 
Đề tài Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở mộc châu - sơn la sdt/ ZALO...
Đề tài Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở mộc châu - sơn la sdt/ ZALO...Đề tài Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở mộc châu - sơn la sdt/ ZALO...
Đề tài Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở mộc châu - sơn la sdt/ ZALO...
 

More from Thu Vien Luan Van

More from Thu Vien Luan Van (20)

Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cuả công ty cổ phần thương mại đầu tư...
Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cuả công ty cổ phần thương mại đầu tư...Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cuả công ty cổ phần thương mại đầu tư...
Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cuả công ty cổ phần thương mại đầu tư...
 
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdiBài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
 
ảNh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
ảNh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...ảNh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
ảNh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
 
A global approach to turbomachinery flow control loss reduction using endwall...
A global approach to turbomachinery flow control loss reduction using endwall...A global approach to turbomachinery flow control loss reduction using endwall...
A global approach to turbomachinery flow control loss reduction using endwall...
 
Biện pháp rèn kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho học sinh lớp 5
Biện pháp rèn kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho học sinh lớp 5Biện pháp rèn kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho học sinh lớp 5
Biện pháp rèn kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho học sinh lớp 5
 
Bao cao thuc_tap_tai_cty_duc_giang_077
Bao cao thuc_tap_tai_cty_duc_giang_077Bao cao thuc_tap_tai_cty_duc_giang_077
Bao cao thuc_tap_tai_cty_duc_giang_077
 
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà máy chế biến khí dinh cố
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà máy chế biến khí dinh cốBáo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà máy chế biến khí dinh cố
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà máy chế biến khí dinh cố
 
Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lương
Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lươngBáo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lương
Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lương
 
Báo cáo thực tập tại nhà máy in qđ 1
Báo cáo thực tập tại nhà máy in qđ 1Báo cáo thực tập tại nhà máy in qđ 1
Báo cáo thực tập tại nhà máy in qđ 1
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hàBáo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
 
Báo cáo thực tập tại công ty tư vấn thiết kế đường bộ
Báo cáo thực tập tại công ty tư vấn thiết kế đường bộBáo cáo thực tập tại công ty tư vấn thiết kế đường bộ
Báo cáo thực tập tại công ty tư vấn thiết kế đường bộ
 
Báo cáo thực tập tại công ty tnhh vận tải và xây dựng phương duy
Báo cáo thực tập tại công ty tnhh vận tải và xây dựng phương duyBáo cáo thực tập tại công ty tnhh vận tải và xây dựng phương duy
Báo cáo thực tập tại công ty tnhh vận tải và xây dựng phương duy
 
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank chi nhánh an phú từ tháng...
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank   chi nhánh an phú từ tháng...Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank   chi nhánh an phú từ tháng...
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank chi nhánh an phú từ tháng...
 
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
 
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
 
Các rủi ro thường gặp, giải hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động than...
Các rủi ro thường gặp, giải hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động than...Các rủi ro thường gặp, giải hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động than...
Các rủi ro thường gặp, giải hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động than...
 
Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại ubnd xã cát hải huyện phù c...
Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại ubnd xã cát hải huyện phù c...Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại ubnd xã cát hải huyện phù c...
Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại ubnd xã cát hải huyện phù c...
 
Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...
Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...
Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...
 
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty...
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty...Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty...
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty...
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 

Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu học yên lương thanh sơn - phú thọ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC HÀ HUY TOÀN BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẢM THỤ THƠ CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƢỜNG TIỂU HỌC YÊN LƢƠNG – THANH SƠN – PHÚ THỌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC HÀ HUY TOÀN BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẢM THỤ THƠ CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƢỜNG TIỂU HỌC YÊN LƢƠNG – THANH SƠN – PHÚ THỌ NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC GIÁO DỤC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Điêu Thị Tú Uyên SƠN LA, NĂM 2014
  • 3. Lời cảm ơn Em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Điêu Thị Tú Uyên, ngƣời đã luôn tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy, cô giáo khoa Tiểu học - Mầm non, Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong quá trình thực hiện khóa luận. Sơn La, tháng 5 năm 2014 Tác giả Hà Huy Toàn
  • 4. DANH MỤC VIẾT TẮT PPDH : Phƣơng pháp dạy học TB : Trung bình GV : Giáo viên HS : Học sinh ND : Nội dung NT : Nghệ thuật GDTH : Giáo dục tiểu học TPVH : Tác phẩm văn học THCS : Trung học cơ sở SGK : Sách giáo khoa SBDTV : Sách bồi dƣỡng Tiếng Việt
  • 5. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài................................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 3 3. Mục đích nghiên cứu......................................................................................... 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 5 5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu .................................................................. 5 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu............................................................................ 5 7. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................... 5 8. Giả thuyết khoa học........................................................................................... 6 9. Cấu trúc đề tài ................................................................................................... 6 NỘI DUNG........................................................................................................... 8 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................ 8 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................... 8 1.1.1. Giới thiệu khái niệm.................................................................................... 8 1.1.2. Đặc điểm tâm lý ảnh hƣởng đến khả năng cảm thụ thơ cho học sinh ...... 11 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.................................................................................... 14 1.2.1. Khảo sát thực trạng việc cảm thụ thơ của học sinh lớp 5 Trƣờng Tiểu học Yên Lƣơng - Thanh Sơn - Phú Thọ .................................................................... 14 1.2.2. Phân tích kết quả điều tra.......................................................................... 15 CHƢƠNG 2. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM THỤ THƠ CHO HỌC SINH..................................................................................... 22 2.1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM THỤ THƠ .................................................................................................. 22 2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu............................................................ 22 2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả............................................................ 22 2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .............................................................. 22 2.2. BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM THỤ THƠ......................... 23
  • 6. 2.2.1. Hƣớng dẫn học sinh đọc tác phẩm văn học .............................................. 23 2.2.2. Hƣớng dẫn học sinh nghiên cứu và nắm vững tác phẩm thơ qua các phân môn (Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn…) ............................... 30 2.2.3. Hƣớng dẫn học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa văn học............ 37 2.2.4. Hƣớng dẫn học sinh lập sổ tay văn học .................................................... 42 CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM.................................................... 45 3.1. Mục đích thực nghiệm.................................................................................. 45 3.2. Đối tƣợng, thời gian, địa bàn thực nghiệm .................................................. 45 3.3. Điều kiện và tiêu chí thực nghiệm ............................................................... 45 3.4. Nội dung thực nghiệm.................................................................................. 46 3.5. Kế quả thực nghiệm ..................................................................................... 46 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 50 1. Kết luận ........................................................................................................... 50 2. Kiến nghị......................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Bồi dƣỡng khả năng cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học là một việc làm hết sức quan trọng. Khi tiếp nhận một tác phẩm văn học điều hết sức cần thiết là phải hiểu đƣợc những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó và muốn hiểu đƣợc sâu sắc nội dung mà tác giả muốn truyền đạt thì phải nắm đƣợc những giá trị nghệ thuật thông qua việc phân tích những biện pháp nghệ thuật, câu từ, cú pháp… của tác phẩm đó. 1.1. Việc dạy cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học có vai trò rất quan trọng. Văn học mở ra cho trẻ thế giới đầy màu sắc đó là thế giới nghệ thuật phong phú, độc đáo, có tính thẩm mỹ cao. Văn học đƣợc coi là cuốn “Bách khoa toàn thƣ”, là “tấm gƣơng” phản ánh cuộc sống một cách chân thực nhất. Đến với mỗi tác phẩm văn học, trẻ em sẽ đƣợc tiếp xúc với một thế giới mới. Đó có thể là thiên nhiên phong phú và đa dạng với thế giới loài vật, cỏ cây, hoa lá… hay cũng có thể là bức tranh sinh động nhất về cuộc sống, những mối quan hệ của con ngƣời. Nhƣ vậy, Văn học góp phần giáo dục cho các em tình yêu thiên nhiên, yêu con ngƣời và yêu cuộc sống cũng nhƣ sự nhạy bén trong tâm hồn của trẻ. Không những thế văn học còn là nghệ thuật ngôn từ. Do đó, các yếu tố câu chữ, ngữ pháp, hành văn, các biện pháp nghệ thuật đƣợc sử dụng đều đƣợc chọn lọc và chứa đựng những điều tinh tế nhất. Khi trẻ cảm thụ tác phẩm văn học trẻ sẽ học hỏi đƣợc những điều tinh tế ấy, sẽ tiếp thu đƣợc những cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Thế giới nhân vật trong tác phẩm văn học rất phong phú. Thế giới nghệ thuật ấy đƣợc chia làm hai tuyến nhân vật là: nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Nhân vật chính diện trong tác phẩm văn học là nhân vật đại diện cho những lí tƣởng cao đẹp của xã hội, cho cái đẹp chân - thiện - mĩ của con ngƣời. Hàm ẩn sau những hình tƣợng nhân vật này là những bài học giáo dục sâu sắc. Khi trẻ tiếp xúc với thế giới nhân vật chính diện, trẻ sẽ học đƣợc cái hay, cái tốt đẹp trong hành động của các nhân vật này. Nhân vật phản diện là những nhân vật có những hành động, việc làm đi trái với chuẩn mực đạo đức xã hội. Nhƣng thông qua nhân
  • 8. 2 vật phản diện, trẻ cũng có thể tự rút ra những bài học bổ ích. Nó giáo dục trẻ phân biệt đƣợc cái gì tốt, cái gì xấu, cái gì nên làm, cái gì không nên làm... từ đó các em suy nghĩ và cảm nhận xem có nên học theo hay tránh xa điều đó. Nhƣ vậy, việc dạy cảm thụ văn học đóng góp một phần không nhỏ trong việc giáo dục trẻ về mặt nhận thức cũng nhƣ đạo đức, lối sống, góp phần hình thành nhân cách một cách toàn diện cho học sinh tiểu học. 1.2. Trong chƣơng trình ở bậc tiểu học, môn Tiếng Việt - môn học có tầm quan trọng đặc biệt. Biết đọc, biết viết là nhiệm vụ hàng đầu ở tiểu học và mục tiêu chính của giáo dục Tiểu học là “đọc thông, viết thạo”. Mặt khác nghe, nói, đọc, viết là những kĩ năng cơ bản nhất trong môn Tiếng Việt ở tiểu học. Do đó, môn Tiếng Việt đƣợc xem là “môn học công cụ” là “chìa khóa” để học tốt các môn học khác. Môn Tiếng Việt giúp học sinh tiếp cận với các tác phẩm văn học thông qua những tiết kể chuyện, tập đọc, luyện từ và câu... nhƣ vậy, học sinh sẽ có điều kiện tiếp xúc nhiều với các tác phẩm văn học khi học các phân môn này. Điều đó, sẽ giúp các em cảm nhận đƣợc cái hay, cái đẹp của các tác phẩm văn học. Học sinh có năng lực cảm thụ văn học tốt, các em sẽ cảm nhận đƣợc nhiều nét đẹp của văn thơ, phong phú thêm về tâm hồn, cũng nhƣ nói - viết Tiếng Việt thêm trong sáng và sinh động hơn. Qua cảm thụ văn học, học sinh đƣợc củng cố thêm vốn từ ngữ, biết sử dụng các biện pháp tu từ nhƣ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ... trong việc viết các bài tập làm văn học sinh cũng đọc diễn cảm hơn một văn bản nếu các em cảm thụ tốt văn bản đó. Muốn học sinh cảm nhận đƣợc cái hay, cái đẹp, sự phong phú đa dạng và ý nghĩa sâu sắc trong nội dung và nghệ thuật của mỗi khổ thơ, bài thơ, đoạn văn, bài văn mà các em đã đƣợc học thì giáo viên phải rèn đƣợc cho các em các kĩ năng cảm thụ văn học. Chƣơng trình môn Tiếng Việt ở tiểu học luôn coi nhiệm vụ bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng nhằm: “Bồi dƣỡng tình yêu Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa cho học sinh”.
  • 9. 3 1.3. Tuy nhiên, trên thực tế khảo sát đƣợc nhiều giáo viên chỉ chú ý tập trung vào việc luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài mà chƣa có các biện pháp cụ thể để nâng cao khả năng cảm thụ văn cho học sinh. Điều đó khiến cho một bộ phận học sinh chƣa thấy đƣợc ý nghĩa của việc cảm thụ văn học, chƣa thấy đƣợc cái hay, cái đẹp trong mỗi văn bản nghệ thuật cũng nhƣ chƣa có hứng thú tiếp nhận tác phẩm. khi phải cảm thụ văn học. Mặt khác, do đặc điểm về nhận thức nên các em chƣa có đƣợc các kĩ năng cảm thụ tốt các tác phẩm văn học. Vì vậy, việc đề ra một số biện pháp bồi dƣỡng khả năng cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên tiểu học. Hiện nay, việc đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt ở tiểu học rất coi trọng khả năng cảm thụ văn học của học sinh. Đặc biệt ở các kỳ thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở tiểu học, trong các đề thi, ngoài những bài tập về đọc hiểu, luyện từ và câu, tập làm văn, còn có bài tập về cảm thụ văn học với số điểm khá lớn. Chính vì vậy, việc rèn luyện để nâng cao năng lực cảm thụ văn học là một nhiệm vụ rất cần thiết đối với học sinh tiểu học. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của các vấn đề đó chúng tôi đã chọn đề tài: Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Yên Lương - Thanh Sơn - Phú Thọ để nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề về việc nâng cao hiệu quả cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học đã đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu nhƣ: Đề tài Biện pháp nâng cao việc cảm thụ văn học cho học sinh của thạc sĩ Lê Sử (Đại học Vinh) trên cơ sở khảo sát thực tiễn việc dạy học và rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh đã đề xuất một số biện pháp nhƣ đọc diễn cảm, trần thuật sáng tạo, đặt những câu hỏi gợi cảm xúc liên tƣởng, dùng lời bình đúng thời điểm, đối chiếu văn bản với các loại hình nghệ thuật khác. Đề tài Phương pháp dạy học sinh cảm thụ văn học của Nguyễn Hữu Phƣơng (Tạp chí văn học số 3, ngày 18 - 3 - 2011) đã đề cập tới một số phƣơng pháp cơ bản để hƣớng học sinh cảm thụ văn học một cách có kỹ năng. Tác giả đề tài cũng khẳng định muốn cảm thụ văn học tốt HS phải có vốn ngôn ngữ,
  • 10. 4 vốn văn học, vốn sống. Ngƣời thầy phải làm cho học sinh có hứng thú và niềm say mê học văn. Đề tài Cách viết cảm thụ văn học của Võ Hoàng Oanh (Diễn đàn văn học trẻ lần thứ tƣ tại Đà Nẵng) đã đƣa ra 5 bƣớc để cảm thụ một tác phẩm văn học: Bƣớc 1: Đọc kĩ tác phẩm. Bƣớc 2: Tìm hiểu nội dung của tác phẩm. Bƣớc 3: Phân tích biện pháp nghệ thuật. Bƣớc 4: Nêu cảm nghĩ và rút ra bài học. Bƣớc 5: Sắp xếp các nội dung trên thành một đoạn văn ngắn. Bài viết Nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho học sinh trong giờ đọc hiểu môn văn của Phan Thanh Vân (Tạp chí văn học số 8, ngày 22 - 10 - 2012) đã đề ra một số biện pháp nhằm tạo hứng thú học văn và nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho học sinh; hình thành thói quen đọc trực tiếp văn bản; rèn kĩ năng đọc diễn cảm và sử dụng lời bình. Bài viết Phương pháp dạy - học tác phẩm văn học của Đào Ngọc Đệ (Trƣờng Đại học Hải Phòng) đã đề xuất bốn điều cơ bản để dạy và học tốt tác phẩm văn học: Giáo viên và học sinh phải đọc kĩ tác phẩm văn học; giảng dạy theo thể loại của tác phẩm văn học; giáo viên văn phải là nhà khoa học sƣ phạm và học sinh phải tích cực chủ động khám phá các giá trị của tác phẩm văn học. Bài viết Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học của Lê Thanh Nhung (Báo hoa học trò số đặc biệt ngày 25 - 6 - 2012) đã đƣa ra đƣợc các biện pháp để bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh thông qua các biện pháp tu từ nghệ thuật nhƣ: so sánh, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ, đảo ngữ... và tác dụng của các biện pháp này đối với việc nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học. Trong những tài liệu trên các tác giả đã đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau trong việc bồi dƣỡng khả năng cảm thụ văn học cho học sinh, nhƣng cơ bản chƣa đề xuất các biện pháp cụ thể, phù hợp với đối tƣợng học sinh ở bậc tiểu học tại một địa phƣơng cụ thể để đạt kết quả ứng dụng tốt nhất nhằm khắc phục tình trạng yếu kém trong việc cảm thụ văn học và nâng cao hiệu quả cảm thụ thơ cho học sinh tiểu
  • 11. 5 học tại Trƣờng Tiểu học Yên Lƣơng – Thanh sơn – Phú Thọ chúng tôi căn cứ vào những tài liệu khoa học trên để đi sâu nghiên cứu đề tài. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng khả năng cảm thụ thơ của học sinh lớp 5 và thực trạng dạy cảm thụ thơ cho học sinh tại lớp 5 Trƣờng Tiểu học Yên Lƣơng – Thanh Sơn – Phú Thọ. Trên cơ sở đó, đề xuất đƣợc một số biện pháp bồi dƣỡng và nâng cao khả năng cảm thụ thơ cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc cảm thụ thơ đối với học sinh tiểu học. - Tìm hiểu thực trạng cảm thụ thơ của học sinh lớp 5. - Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả cảm thụ thơ cho học sinh lớp 5. 5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 5.1. Đối tƣợng nghiên cứu Biện pháp bồi dƣỡng khả năng cảm thụ thơ cho học sinh tiểu học. 5.2. Khách thể nghiên cứu Học sinh lớp 5 Trƣờng Tiểu học Yên Lƣơng - Thanh Sơn - Phú Thọ 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề: Thực trạng dạy và học cảm thụ thơ của học sinh lớp 5, Trƣờng Tiểu học Yên Lƣơng - Thanh Sơn - Phú Thọ; đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả cảm thụ thơ cho đối tƣợng học sinh trên. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau: 7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận - Phân tích, tổng hợp. - Hệ thống hóa kiến thức trong các tài liệu liên quan nhằm thu thập các thông tin có liên quan làm cơ sở lí luận cho đề tài.
  • 12. 6 7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn - Phƣơng pháp điều tra - Phƣơng pháp hỏi đáp - Phƣơng pháp thực nghiệm Các phƣơng pháp trên nhằm tìm hiểu thực trạng cảm thụ thơ của học sinh lớp 5 của Trƣờng Tiểu học Yên Lƣơng - Thanh Sơn - Phú Thọ. 7.3. Phƣơng pháp phân tích thống kê toán học Nhằm xử lý các số liệu trong quá trình nghiên cứu. 8. Giả thuyết khoa học Chúng tôi giả định rằng: Nếu tìm hiểu sâu sắc cơ sở lí luận cũng nhƣ thực tiễn của việc cảm thụ thơ và đƣa ra đƣợc các biện pháp bồi dƣỡng khả năng cảm thụ thơ cho học sinh tiểu học lớp 5, một cách khoa học và phù hợp với trình độ nhận thức và tƣ duy của học sinh sẽ góp phần khắc phục đƣợc hiện trạng dạy và học cảm thụ thơ còn hạn chế của giáo viên và học sinh tiểu học hiện nay đồng thời nâng cao hiệu quả cảm thụ thơ cho các em. 9. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 1.1. Cơ sở lý luận 1.2. Cơ sở thực tiễn Chƣơng 2. Các biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ cho học sinh tiểu học 2.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả cảm thụ thơ 2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 2.2. Các biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ thơ cho học sinh 2.2.1. Hƣớng dẫn học sinh đọc tác phẩm văn học 2.2.2. Hƣớng dẫn học sinh nghiên cứu và nắm vững tác phẩm văn học qua các phân môn (Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn, Chính tả…)
  • 13. 7 2.2.3. Hƣớng dẫn học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa văn học 2.2.4. Hƣớng dẫn học sinh lập sổ tay văn học Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm 3.1. Mục đích thực nghiệm 3.2. Thời gian, đối tƣợng và địa bàn thực nghiệm 3.3. Điều kiện và tiêu chí thực nghiệm 3.4. Nội dung thực nghiệm 3.5. Kết quả thực nghiệm
  • 14. 8 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Giới thiệu khái niệm 1.1.1.1. Văn học Văn học là một loại hình sáng tác, tái hiện các vấn đề của đời sống xã hội và con ngƣời. Phƣơng thức sáng tạo của văn học đƣợc thông qua sự hƣ cấu, cách thể hiện nội dung các đề tài đƣợc biểu hiện qua ngôn ngữ. Khái niệm văn học đôi khi có nghĩa trƣơng tự nhƣ khái niệm Văn chƣơng và thƣờng bị dùng lẫn lộn. Tuy nhiên, về mặt tổng quát, khái niệm văn học thƣờng có nghĩa rộng hơn khái niệm Văn chƣơng. Văn chƣơng thƣờng chỉ nhấn mạnh vào tính thẩm mĩ của sự sáng tạo văn học về phƣơng diện ngôn ngữ và nghệ thật ngôn từ. Văn chƣơng dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tƣợng, phản ánh và biểu hiện cuộc sống. Tác phẩm văn học sáng tạo nghệ thuật bằng ngôn từ, trong đó đời sống vật chất và tinh thần của con ngƣời đƣợc tái hiện thông qua nhận thức và thái độ thẩm mĩ của nhà văn. Văn bản ngôn từ này có thể đƣợc ghi chép dƣới hình thức văn tự bằng chữ, là những sáng tác của dòng văn chƣơng bác học. 1.1.1.2. Cảm thụ văn học Cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật nhất về nội dung tƣ tƣởng, hình thức nghệ thuật: đó là những điều sâu sắc, tinh tế sinh động của học sinh khi cảm nhận về tác phẩm văn học. Cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc, khi nghe một câu chuyện, một bài thơ ta không chỉ hiểu mà còn suy cảm, tƣởng tƣợng, gần gũi, hóa thân vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Cảm thụ văn học là hoạt động nhận thức có tính chất đặc thù Khi tiếp xúc với tác phẩm văn học, bạn đọc không tiếp xúc với những vật cụ thể trong hiện thực khách quan mà là những hình tƣợng văn học.
  • 15. 9 Trong quá trình cảm thụ văn học, ngƣời đọc không chỉ lĩnh hội đầy đủ các thông tin đƣợc truyền đạt mà còn sống đời sống của các nhân vật, của câu chữ, hình ảnh… Nghĩa là, nếu nhƣ tác giả sử dụng tƣ duy nghệ thuật để sáng tạo ra tác phẩm thì ngƣời đọc cũng phải sử dụng tƣ duy ấy để lĩnh hội tác phẩm. Đó chính là tƣ duy hình tƣợng, loại tƣ duy trên cơ sở tiếp xúc cảm tính với đối tƣợng, làm sống dậy toàn vẹn đối tƣợng đó bằng nghe, nhìn, tƣởng tƣợng, không sao chép đối tƣợng một cách máy móc mà còn bao hàm thái độ của con ngƣời với chính đối tƣợng đó. Cảm thụ văn học gắn liền với tâm trạng chủ quan của ngƣời đọc. Khi đọc một tác phẩm văn học, mỗi ngƣời có một cách cảm nhận khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: vốn hiểu biết, năng lực và trình độ kiến thức, tình cảm và thái độ, sự nhạy cảm khi tiếp xúc với tác phẩm văn học… Ngay cả ở một ngƣời, sự cảm thụ về một bài văn, bài thơ trong những thời điểm khác nhau cũng có sự biến đổi. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng đã từng nói: “Riêng bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” thì ở mỗi độ tuổi của đời ngƣời, tôi lại cảm nhận đƣợc một cái hay riêng của nó, và cho đến bây giờ, tôi cảm thấy rằng tôi vẫn chƣa đi thấu tận cùng vẻ đẹp của bài học thuộc lòng thủa nhỏ ấy”. Cảm thụ văn học là một hoạt động mang tính chủ quan Đặc điểm nổi bật của quá trình cảm thụ văn học là đọc tác phẩm trong nhận biết và rung động. Ngƣời đọc thiết lập một trƣờng liên tƣởng thẩm mĩ giữa bản thân mình với văn bản tác phẩm, tạo nên những liên tƣởng giữa những yếu tố nào đó của tác phẩm với ấn tƣợng phù hợp với chúng trong trƣờng thẩm mĩ của mình. Quá trình cảm thụ văn học chính là việc đảm bảo hiệu quả nhất mối liên hệ giữa nhà văn - tác phẩm - bạn đọc. Đến với tác phẩm văn học, ngƣời đọc muốn đƣợc hƣởng thụ và bồi đắp thêm những tình cảm thẩm mĩ, muốn đƣợc mở mang trí tuệ, bồi đắp thêm những tƣ tƣởng, đạo đức, lí tƣởng, học hỏi kinh nghiệm sống hoặc nhận xét đánh giá. Bằng việc cảm thụ, ngƣời đọc sẽ chuyển hóa văn bản thứ nhất của tác giả thành văn bản thứ hai của mình. Bởi vì, khi đọc tác phẩm văn học, ngƣời đọc vừa bám vào sự mô tả trong văn bản, vừa liên tƣởng tới các hiện tƣợng
  • 16. 10 ngoài đời, đồng thời cũng dựa vào cảm nghĩ và lí giải của mình, mà hình dung, tƣởng tƣợng ra các con ngƣời, sự vật, sự việc đƣợc miêu tả. 1.1.1.3. Năng lực cảm thụ văn học Năng lực cảm thụ văn học đƣợc hiểu là khả năng nắm bắt một cách nhanh, nhạy, chính xác các đặc trƣng, bản chất của tác phẩm về nội dung và nghệ thuật; là khả năng hiểu, rung cảm một cách sâu sắc, tinh tế với những điều tâm sự thầm kín nhất của tác giả gửi gắm qua hình tƣợng; là khả năng đánh giá chính xác và sâu sắc tài năng cũng nhƣ sự độc đáo trong phong cách nhà văn… Khả năng cảm thụ văn học cũng có các mức độ: năng lực bình thƣờng, tài năng và thiên tài. Năng lực cảm thụ bình thƣờng trong cảm thụ văn học là năng lực nắm bắt những đặc điểm chính của nội dung, nghệ thuật tác phẩm. Tài năng trong cảm thụ văn học là khả năng nắm bắt nhanh nhạy chính xác những đặc điểm bản chất, phát hiện những vẻ đẹp riêng biệt, phong phú của hình tƣợng và của phong cách nhà văn. Thiên tài trong cảm thụ văn học là sự thăng hoa của tài năng. Đây là hiện tƣợng hiếm thấy và thƣờng gắn với các thiên tài trong các lĩnh vực khác. Năng lực cảm thụ văn học có liên quan mật thiết đến tri thức, kĩ năng, cũng nhƣ với tâm hồn và nhân cách chủ thể. Tri thức, kĩ năng là những yếu tố ban đầu giúp cho việc hình thành năng lực cảm thụ văn học cũng nhƣ các năng lực khác. Nắm vững tri thức, rèn luyện tốt các kĩ năng cơ bản, hình thành kĩ xảo, thói quen trong cảm thụ văn học, điều đó đồng nghĩa với việc hình thành năng lực cảm thụ văn học của mỗi cá nhân. Đối với học sinh tiểu học, không phải chỉ khi đến trƣờng học văn, trẻ mới có cảm xúc thẩm mĩ, mới có năng lực cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học. Nhƣng kể từ khi đƣợc học tập ở nhà trƣờng thì khả năng cảm thụ văn học vốn có ấy mới trở nên đúng đắn, mạnh mẽ và giàu sức phát triển. Học sinh đƣợc tiếp xúc với văn học ngay từ khi còn nhỏ, thông thƣờng là kết hợp với nghệ thuật nhƣ qua lời ru của mẹ, nghe hát, xem tranh có chú thích, nghe ngâm thơ, xem kịch, xem phim... Tùy từng mức độ, ở từng ngƣời, trẻ đã thấy và đã phân biệt đƣợc một cách đại thể cái gì là tốt, cái gì là xấu, cái gì hay, cái gì không hay, cái gì đẹp, cái gì không đẹp. Cơ sở để cảm thụ văn học một cách tự phát, cảm
  • 17. 11 tính, hồn nhiên và vô thức của trẻ là những cảm xúc thẩm mĩ tự nhiên ban đầu, những cảm xúc này đƣợc hình thành nhƣ một năng lực bẩm sinh sẵn có nhƣng rất mạnh mẽ, rất dai dẳng và lâu bền và khi đến trƣờng, dƣới sự uốn nắn, sửa chữa của thầy cô giáo thông qua môn Tiếng Việt, cái cảm xúc thẩm mĩ tự nhiên ấy của học sinh sẽ đƣợc bồi dƣỡng và nâng cao lên thành cái có ý thức, cái đúng đắn, chắc chắn và vững bền. Trên cơ sở cung cấp những tri thức về Tiếng Việt, giáo viên từng bƣớc làm cho học sinh hiểu đƣợc cái đẹp là cái có lí, cái có ích là cái có thể giải thích, đánh giá và diễn đạt ra một cách tƣơng đối rõ ràng; là cái có thể gọi tên, có thể định lƣợng ra trong những khái niệm trừu tƣợng. Thông qua ngôn ngữ, cái đẹp trong văn học đến với học sinh trƣớc hết ở hình thức của nó nhƣ hình ảnh, nhịp điệu, sau đó mới đến nội dung của nó nhƣ ý nghĩa, bài học về cuộc sống và cả hình thức lẫn nội dung hòa quyện với nhau làm thành cái hồn của nó, cái “chất văn” của văn học. Nhƣ vậy, khả năng cảm thụ văn học của học sinh sẽ đƣợc hình thành một cách tự giác từ những hình ảnh, nhịp điệu, ngôn ngữ, từ những ý nghĩa và bài học đƣờng đời của tác phẩm văn học dƣới sự dẫn dắt, uốn nắn của giáo viên. Văn học xuất hiện trƣớc các em học sinh nhƣ một câu hỏi mới mẻ. Câu hỏi này buộc học sinh phải tìm đƣợc không phải một mà là nhiều cách tiếp cận, nhiều cách lí giải. Do đó, khả năng cảm thụ văn học của học sinh chính là sự tinh tế, nhạy bén để phát hiện đƣợc các vấn đề về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học ở nhiều mặt, nhiều bình diện khác nhau. 1.1.2. Đặc điểm tâm lý ảnh hưởng đến khả năng cảm thụ thơ cho học sinh 1.1.2.1. Tri giác Tri giác của học sinh tiểu học mang tính chung chung, không đi sâu vào bản chất của vấn đề. Khi tri giác một sự vật các em cần sự cụ thể nhƣ cầm, nắm,… các em tri giác những gì phù hợp với nhu cầu và sở thích của các em. Các em sẽ tri giác tốt những gì đƣợc giáo viên hƣớng dẫn, định hƣớng. Chúng ta thấy rằng, các em tri giác những sự vật, dấu hiệu, những đặc điểm nào trực tiếp gây cho các em xúc cảm. Vì vậy, mà ngay từ đầu tiếp xúc với văn học phải giúp cho các em cảm nhận đƣợc cái hay, cái đẹp của văn chƣơng để hình thành
  • 18. 12 ở các em một tình yêu văn học từ đó các em sẽ cảm thụ các tác phẩm văn học một cách tốt hơn. 1.1.2.2. Chú ý Ở học sinh tiểu học, chú ý không chủ định chiếm ƣu thế, khả năng chú ý có chủ định còn bị hạn chế. Tuy nhiên, đến giai đoạn cuối bậc tiểu học thì chú ý có chủ định của trẻ đã tăng lên. Tuy nhiên, Sự chú ý đó còn thiếu bền vững là do quá trình ức chế của não bộ còn yếu. Do vậy, giáo viên cần áp dụng nhiều phƣơng pháp và hình thức dạy học hiện đại để tránh sự nhàm chán và sự ức chế não bộ của học sinh. Giáo viên cần đƣa vào những tri thức, những hoạt động mới mẻ để kích thích sự chú ý và hứng thú học tập của học sinh. 1.1.2.3. Trí nhớ So với lứa tuổi mẫu giáo thì ở học sinh tiểu học ghi nhớ có chủ định và không chủ định đang phát triển. Ở tiểu học, các em đã hình thành sự ghi nhớ có chủ định và ngày càng phát triển ở mức cao hơn. Tuy vậy, với học sinh tiểu học cả ghi nhớ có chủ định và ghi nhớ không chủ định vẫn tồn tại song song, chuyển hóa và bổ sung cho nhau trong quá trình học tập. Vì vậy GV cần nắm chắc và rèn luyện cho học sinh cách sử dụng hai loại trí nhớ này một cách hợp lý, hiệu quả. Ngoài ra, ngôn ngữ của học sinh tiểu học ở cuối cấp ngày càng phát triển mạnh hơn. Vì vậy, ngôn ngữ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy trí nhớ có chủ định phát triển. Nhờ có ngôn ngữ mà các em diễn đạt đƣợc những tri thức đã biết bằng lời, bằng chữ viết của mình, điều này rất quan trọng cho sự phát triển trí nhớ và sự phát triển trí tƣởng tƣợng, tƣ duy của các em. 1.1.2.4. Tưởng tượng Tƣởng tƣợng là một đặc điểm rất cần thiết trong việc cảm thụ văn học. Để cảm thụ tốt một văn bản thì trƣớc tiên các em phải hình dung ra những gì mà văn bản đó phản ánh. Tƣởng tƣợng là một quá trình tâm lý rất quan trọng trong hoạt động nhận thức. Để lĩnh hội tri thức, HS phải tái tạo cho mình những hình ảnh của hiện thực nhƣ: những sự kiện xảy ra trong quá khứ, những quang cảnh chƣa từng thấy… tất cả những điều đó tạo điều kiện cho trí tƣởng tƣợng phát triển.
  • 19. 13 Từ những đặc điểm trên, trong quá trình dạy học, GV cần tổ chức dạy học cho HS theo hƣớng tích cực nhƣ cho HS quan sát các sự vật hiện tƣợng, mô hình cụ thể cũng nhƣ cho học sinh làm các bài tập mở giúp học sinh phát triển tốt hơn trí tƣởng tƣợng của mình. 1.1.2.5. Tư duy Tƣ duy cũng là một quá trình tâm lý. Nhƣng khác với quá trình nhận thức cảm tính, quá trình tƣ duy phản ánh dấu hiệu, mối liên hệ bản chất của sự vật, hiện tƣợng khách quan. Tuy nhiên, theo các nhà tâm lí học thì sự phát triển tƣ duy của học sinh tiểu học diễn ra theo hai giai đoạn cơ bản. Đó là giai đoạn tƣ duy trực quan và tƣ duy trừu tƣợng khái quát. 1.1.2.6. Tình cảm Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lý nói chung và nhân cách nói riêng. Đối với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt quan trọng vì nó là khâu quan trọng để gắn liền nhận thức với hành động của học sinh. Tình cảm tích cực không chỉ kích thích trẻ em nhận thức mà còn thúc đẩy trẻ em hoạt động. Trong giáo dục tiểu học, nếu nhƣ quá quan tâm đến sự phát triển của trí tuệ mà xem nhẹ giáo dục tình cảm thì sẽ làm cho nhân cách của các em phát triển không toàn diện. Trí tuệ phát triển cao là cơ sở tốt cho tình cảm, ý trí phát triển. Học sinh tiểu học rất dễ xúc cảm, xúc động và khó kìm hãm xúc cảm của mình. Tính dễ xúc cảm đƣợc thể hiện trƣớc hết ở các quá trình nhận thức, tri giác tƣởng tƣợng, tƣ duy. Hoạt động trí tuệ của các em đƣợm màu sắc xúc cảm. Học sinh dễ xúc cảm, đồng thời hay xúc động. Vì thế, các em yêu mến một cách chân thực cây cối, chim muông, cảnh vật… và trong các bài văn của mình các em thƣờng xuyên nhân cách hoá chúng. Khi kết quả bài văn tốt, các em rất vui nhƣng nếu kết quả kém, các em có thể bị ức chế về tâm lý và có những biểu hiện bi quan về cảm xúc. Học sinh tiểu học còn chƣa biết kiềm chế những biểu hiện tình cảm của mình, chƣa biết kiểm soát sự thể hiện tình cảm ra bên ngoài. Các em bộc lộ tình cảm của mình một cách hồn nhiên, chân thực. Nhƣng cũng vì đặc điểm này đôi
  • 20. 14 khi các em cƣời vui, đùa nghịch làm mất trật tự trong giờ học. Nguyên nhân của hiện tƣợng này là do ở học sinh quá trình hƣng phấn mạnh hơn ức chế, vỏ não thƣờng chƣa đủ sức điều chỉnh hoạt động của bộ phận dƣới vỏ não. Mặt khác, về mặt tâm lý thì ý thức, các phẩm chất của ý chí còn chƣa có khả năng điều chỉnh và điều khiển đƣợc những xúc cảm của các em. Từ đặc điểm này, trong dạy học và giáo dục, chúng ta cần khơi dậy những cảm xúc tự nhiên của học sinh tiểu học, đồng thời khéo léo, tế nhị rèn luyện cho các em khả năng tự mình làm chủ tình cảm của mình, không đƣợc đè nén hoặc có những lời nói, việc làm gây xúc động mạnh hoặc hƣng phấn. Trong bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh, giáo viên cần phải bồi dƣỡng tình cảm, cảm xúc cho các em khi tiếp xúc với thơ văn, tình yêu cuộc sống xung quanh có nhƣ vậy mới nâng cao đƣợc khả năng cảm thụ văn học. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1. Khảo sát thực trạng việc cảm thụ thơ của học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Yên Lương - Thanh Sơn - Phú Thọ 1.2.1.1. Mục đích điều tra Để đánh giá năng lực cảm thụ thơ của học sinh và có cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ thơ cho học sinh tiểu học, chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng năng lực cảm thụ thơ cho học sinh lớp 5 ở Trƣờng Tiểu học Yên Lƣơng - Thanh Sơn - Phú Thọ. Qua khảo sát nhằm đánh giá thực trạng giáo viên đang sử dụng các biện pháp nào để nâng cao năng lực cảm thụ thơ. Từ đó, xác lập cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng các biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ thơ cho học sinh lớp 5 thông qua các phân môn chủ yếu của môn Tiếng Việt nhƣ Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Tập làm văn,… 1.2.1.2. Khách thể điều tra - 11 giáo viên đang dạy học ở trƣờng Tiểu học Yên Lƣơng - Thanh Sơn - Phú Thọ. - Khảo sát 5 lớp 5 (120 học sinh) ở Trƣờng Tiểu học là Tiểu học Yên Lƣơng - Thanh Sơn - Phú Thọ.
  • 21. 15 1.2.1.3. Thời gian điều tra Từ tháng 10 đến tháng 11 năm2013. 1.2.1.4. Nội dung điều tra - Thái độ và nhận thức của giáo viên về việc nâng cao năng lực cảm thụ thơ cho học sinh lớp 5. - Mức độ tổ chức rèn luyện, nâng cao năng lực cảm thụ thơ cho học sinh lớp 5. - Mức độ hứng thú của học sinh khi học nội dung cảm thụ thơ. - Tìm hiểu các biện pháp đã sử dụng nhằm nâng cao năng lực cảm thụ thơ. 1.2.1.5. Phương pháp điều tra Để có kết quả khảo sát sát với thực tế, chúng tôi đã sử dụng các phƣơng pháp điều tra nhƣ dự giờ thăm lớp, phỏng vấn, phát phiếu trƣng cầu ý kiến,… 1.2.2. Phân tích kết quả điều tra Sau khi khảo sát chúng tôi tổng hợp và thu đƣợc kết quả nhƣ sau: 1.2.2.1. Mức độ nhận thức của giáo viên về việc nâng cao năng lực cảm thụ thơ cho học sinh lớp 5 Bảng 1: Mức độ nhận thức của giáo viên về bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ Mức độ nhận thức Đúng, đầy đủ Chƣa đúng, chƣa đầy đủ Sai Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Mục tiêu nâng cao năng lực cảm thụ thơ cho học sinh lớp 5. 6 54.5% 3 27.3% 2 18.2% Đối tƣợng nâng cao năng lực cảm thụ thơ (Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu). 7 63.6% 3 27.3% 1 9.1% Nội dung nâng cao năng lực cảm thụ thơ cho học sinh lớp 5. 6 54.5% 4 36.4% 1 9.1%
  • 22. 16 Qua bảng thống kê kết quả khảo sát trên chúng tôi rút ra một số nhận xét nhƣ sau: Về mục tiêu bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ cho học sinh lớp 5: Đa số giáo viên đều nhận thức đúng, đầy đủ về mục tiêu cần thiết phải tăng cƣờng bồi dƣỡng năng lực cảm thụ thơ cho học sinh tiểu học, nhất là học sinh lớp 5 (Lớp cuối bậc học chuẩn bị bƣớc sang bậc THCS với những yêu cầu mới đối với việc tiếp nhận văn học). Đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc dạy nội dung cảm thụ thơ ở nhà trƣờng tiểu học nói chung. Tuy nhiên, vẫn còn có một số giáo viên nhận thức chƣa đúng, chƣa đầy đủ về mục tiêu của nội dung này, do quan niệm nội dung cảm thụ thơ thƣờng chỉ đƣợc dạy lồng ghép vào nội dung của các phân môn khác, là kết quả tổng hợp kiến thức môn Tiếng Việt nói chung. Việc nhận thức nhƣ vậy dẫn đến tình trạng những giáo viên này ít tổ chức rèn luyện năng lực cảm thụ thơ cho học sinh. Về đối tượng bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ: Kết quả khảo sát cho thấy số GV nhận thức đúng tƣơng đối cao (63.6%). Theo họ mọi đối tƣợng học sinh (Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu) đều phải đƣợc quan tâm bồi dƣỡng năng lực cảm thụ thơ, rèn luyện khả năng cảm thụ thơ một cách thƣờng xuyên, nhƣng mức độ yêu cầu có thể khác nhau. Một số giáo viên nhận thức chƣa đầy đủ là bởi vì họ cho rằng bồi dƣỡng năng lực cảm thụ thơ chỉ dành cho một số đối tƣợng học sinh khá, giỏi của lớp, đây là một cách nhìn phiến diện, dẫn đến tình trạng những học sinh trung bình, yếu không đƣợc quan tâm bồi dƣỡng khả năng cảm thụ thơ. Điều đó gây ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng học tập văn học của học sinh, đồng thời làm giảm không khí thi đua học tập của lớp. 1.2.2.2. Tìm hiểu các biện pháp đã sử dụng để bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ cho học sinh lớp 5 tại Trường Tiểu học Yên Lương - Thanh Sơn - Phú Thọ Qua điều tra bằng phƣơng pháp phỏng vấn và dự giờ, chúng tôi nhận thấy: Việc bồi dƣỡng năng lực cảm thụ thơ cho học sinh lớp 5 chủ yếu đƣợc thực hiện thông qua giờ dạy học phân môn Tập đọc. Do khi học phân môn này học sinh đƣợc tiếp xúc với các tác phẩm thơ ca, tiếp cận với nội dung, ý nghĩa và những giá trị nghệ thuật đặc sắc của thơ. Cảm thụ thơ ở đây thƣờng đƣợc xem
  • 23. 17 nhƣ là cách tìm hiểu bài, phát hiện các từ ngữ hay, đẹp, giàu hình ảnh nghệ thuật; tìm kiếm các lớp nội dung phong phú, sâu sắc cảm nhận những biểu hiện thái độ, tƣ tƣởng tình cảm tha thiết của nhà thơ gửi gắm trong thế giới nghệ thuật của bài thơ. Biện pháp chủ chốt nhất mà các giáo viên sử dụng để giúp học sinh hiểu và cảm thụ tác phẩm là: - Biện pháp thứ nhất: Sử dụng hệ thống câu hỏi khai thác, tìm hiểu nội dung, ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. Trong rất nhiều các biện pháp bồi dƣỡng năng lực cảm thụ thơ cho học sinh tiểu học nhƣ bồi dƣỡng vốn sống, vốn văn học, hƣớng dẫn học sinh tƣởng tƣợng, liên tƣởng, rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, sử dụng các câu hỏi và bài tập đọc hiểu – cảm thụ,… thì biện pháp cuối cùng đƣợc coi là biện pháp chủ chốt giúp học sinh tiếp cận với thế giới của văn bản. Các câu hỏi – bài tập này đƣợc SGK biên soạn sẵn theo các nguyên tắc bảo đảm tính khoa học, tính sƣ phạm, tính hấp dẫn. Tuy nhiên, giữa các yêu cầu và thực tế luôn có những điều bất cập, hơn nữa sử dụng chúng nhƣ thế nào cho hiệu quả lại còn tùy thuộc vào năng lực sƣ phạm của mỗi giáo viên. Căn cứ vào mục đích của các hoạt động tìm hiểu bài từ dễ đến khó, từ cụ thể đến khái quát có thể phân loại các câu hỏi – bài tập đọc hiểu trong SGK Tiếng Việt nhƣ sau: + Câu hỏi – bài tập nhận diện ngôn ngữ: yêu cầu học sinh tái hiện các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết, câu, đoạn… để nắm bắt nội dung văn bản, phát hiện các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết then chốt của bài. + Câu hỏi – bài tập cắt nghĩa: yêu cầu học sinh giải thích, cắt nghĩa các từ, các hình ảnh, chi tiết, lời nói, câu thơ… để lần lƣợt nắm bắt các lớp nghĩa của chúng. + Câu hỏi – bài tập phản hồi: yêu cầu học sinh nhận xét về các nhân vật, các sự việc, các yếu tố nghệ thuật đƣợc sử dụng, tình cảm mà tác giả bộc lộ trong văn bản; phát biểu cảm tƣởng, suy nghĩ của mình về các vấn đề nội dung, nghệ thuật của văn bản; liên hệ thực tế…
  • 24. 18 Căn cứ vào sự phân bố các câu hỏi – bài tập trong hệ thống câu hỏi – bài tập của một bài học nào đó, có thể thấy chúng hợp lí hay bất hợp lí, khoa học hay chƣa khoa học, hấp dẫn hay chƣa hấp dẫn… Một hệ thống câu hỏi đƣợc coi là hợp lí, khoa học, hấp dẫn khi nó thể hiện đƣợc mục tiêu của bài học cảm thụ thơ nào đó, đƣợc sắp xếp theo một lô gíc nhất định, bám sát vào nội dung văn bản hoặc ý đồ nghệ thuật của tác giả, phù hợp và vừa sức đối với học sinh. Biện pháp này đƣợc thể hiện qua hai bƣớc sau: Bƣớc 1: Xây dựng hệ thống câu hỏi có chứa nội dung, ý nghĩa, giá trị của những câu thơ có trong bài hoặc những câu hỏi có liên quan đến tác phẩm mang tính gợi mở. Bƣớc 2: Phát vấn câu hỏi để học sinh trả lời qua đó tìm hiểu nội dung, giá trị nghệ thuật cũng nhƣ cảm thụ những cái hay cái đẹp trong tác phẩm. Biện pháp này có những ƣu, nhƣợc điểm sau: Ƣu điểm: Khi sử dụng hệ thống câu hỏi để khai thác, tìm hiểu nội dung, ý nghĩa, giá trị của tác phẩm sẽ làm cho giờ học thêm sôi nổi, hứng thú hơn vì những câu hỏi luôn đem lại cho học sinh sự tò mò từ đó giúp các em tự khám phá, tìm tòi qua những câu hỏi mà thầy cô đƣa ra. Nhƣợc điểm: Câu hỏi thƣờng thiết kế khá đơn điệu, có khi cả bài chỉ sử dụng một kiểu câu hỏi với yêu cầu tái hiện nội dung, dễ gây nhàm chán, không khai thác đƣợc các yếu tố nghệ thuật của bài. Khi sử dụng biện pháp này học sinh trung bình và yếu khó có thể tiếp cận đƣợc nội dung, ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. - Biện pháp thứ hai: sử dụng hệ thống bài tập để bổ trợ, rèn luyện kỹ năng cảm thụ tác phẩm cho học sinh. Biện pháp này có những ƣu, nhƣợc điểm sau: Ƣu điểm: Nếu sử dụng nhiều bài tập vừa sức để tạo bƣớc đệm cho việc cảm thụ văn học nói chung và cảm thụ thơ nói riêng, học sinh sẽ nắm đƣợc những kiến thức cơ bản của tiết học, giúp cho việc tiếp thu bài mới một cách thuận lợi hơn, hạn chế đƣợc sự hình thành “lỗ hổng” mới về kiến thức và kỹ năng gây hứng thú trong việc học Tiếng Việt nói chung và học cảm thụ thơ nói riêng.
  • 25. 19 Nhƣợc điểm: Nếu sử dụng quá nhiều bài tập bổ trợ sẽ làm cho các em học sinh bị rối, không tập trung, học sinh khá, giỏi cảm thấy nhàm chán khi các bài tập đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần, không khơi gợi đƣợc trí tò mò, ham muốn khám phá của học sinh. 1.2.2.3. Mức độ tổ chức các biện pháp rèn luyện, nâng cao năng lực cảm thụ thơ cho học sinh lớp 5 Để xác định đƣợc hiệu quả của việc bồi dƣỡng năng lực cảm thụ thơ cho học sinh lớp 5, chúng tôi khảo sát mức độ tổ chức dạy học nội dung này của giáo viên cho học sinh. Bởi vì, hiệu quả ở học sinh sẽ phản ánh đƣợc mức độ rèn luyện của giáo viên nhƣ thế nào và điều đó đƣợc thể hiện ở bảng sau: Bảng 2: Mức độ tổ chức các biện pháp, rèn luyện nâng cao năng lực cảm thụ thơ cho học sinh lớp 5 Mức độ Số lƣợng (11 Giáo viên) Tỷ lệ (%) Thƣờng xuyên 7 63.6% Không thƣờng xuyên 3 27.3% Không tổ chức 1 9.1% Nhƣ vậy, chúng ta thấy có tới 63.6% số giáo viên thƣờng xuyên tổ chức bồi dƣỡng năng lực cảm thụ thơ cho học sinh thông qua các phân môn thuộc môn Tiếng Việt. Điều đó chứng tỏ giáo viên đã thấy đƣợc tầm quan trọng của nội dung này đối với việc học tập môn Tiếng Việt của học sinh. Những giáo viên này coi việc chú trọng dạy học sinh cảm thụ thơ là một kênh để phát hiện những học sinh có năng khiếu về môn Tiếng Việt. Từ đó, có kế hoạch bồi dƣỡng để nâng cao chất lƣợng mũi nhọn cho lớp và nhà trƣờng. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận giáo viên không thƣờng xuyên tổ chức bồi dƣỡng cảm thụ thơ cho học sinh , chƣa thực sự nhiệt tình và tâm huyết với mảng nội dung này, chƣa đầu tƣ thời gian đúng mức, chỉ dừng lại ở mức độ tổ chức bồi dƣỡng cho các em để lấy phong trào. Vì vậy, hiệu quả dạy học ở nội dung này nói chung chƣa cao. Có 9.1% giáo viên không tổ chức bồi dƣỡng
  • 26. 20 năng lực cảm thụ thơ cho học sinh. Họ cho rằng cảm thụ thơ đối với học sinh tiểu học là một điều “xa vời” nhất là đối với học sinh tiểu học là dân tộc thiểu số, ở vùng sâu, vùng xa hoặc xem năng lực cảm thụ thơ là khả năng “bẩm sinh” của học sinh, không cần phải rèn luyện, bồi dƣỡng mà “tự nhiên có”. 1.2.2.4. Mức độ hứng thú của học sinh lớp 5 khi học cảm thụ thơ Bảng 3: Mức độ hứng thú của học sinh khi học cảm thụ thơ Rất thích Thích Không thích Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ 42 35% 66 55% 12 10% Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy nhu cầu và mức độ hứng thú học tập của các em rất lớn. Có tới 35% số học sinh trả lời rất thích làm bài tập cảm thụ thơ. Đây chính là đối tƣợng học sinh khá, giỏi của lớp. Các em vừa đƣợc thoả mãn nhu cầu học tập của mình, vừa có đƣợc sự trải nghiệm, tiếp cận với những giá trị độc đáo về nội dung, nghệ thuật trong các tác phẩm thơ ca. Đồng thời, việc viết tốt các bài cảm thụ, đƣợc giáo viên đánh giá cao năng lực cảm thụ thơ ca, cũng khích lệ các em hào hứng hơn trong việc học tập môn Tiếng Việt. Một số em trả lời không thích làm bài tập này là bởi vì năng lực nhận thức của các em còn hạn chế, hơn nữa các em không đƣợc quan tâm bồi dƣỡng đúng mức năng lực cảm thụ thơ. TIỂU KẾT Qua thực tế khảo sát thực trạng về việc bồi dƣỡng nâng cao năng lực cảm thụ thơ cho học sinh lớp 5, chúng tôi nhận thấy: Đa số giáo viên đều có nhận thức và thái độ đúng đắn đối với việc cần thiết phải nâng cao năng lực cảm thụ thơ cho học sinh lớp 5. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên có hoặc có quan tâm nhƣng ở mức hời hợt, chƣa chú trọng chỉ mang tính “phong trào”, “hình thức”. Vì vậy, chƣa phát huy hết khả năng của nội dung này trong việc phát triển tƣ duy và ngôn ngữ cho học sinh.
  • 27. 21 Cũng qua điều tra thực tiễn chúng tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú với việc làm bài tập nội dung cảm thụ thơ, đây chính là điều kiện để các em thể hiện đƣợc khả năng, năng lực học văn của mình. Để bồi dƣỡng năng lực cảm thụ thơ cho học sinh các giáo viên đƣợc hỏi đã sử dụng một số biện pháp căn bản, song các biện pháp đó chỉ đƣợc bó hẹp trong phạm vi phân môn Tập đọc. Đây là một điểm còn hạn chế, làm giảm tính toàn diện trong việc hƣớng dẫn học sinh cảm thụ trọn vẹn giá trị của tác phẩm thơ. Cần có những biện pháp phong phú, sáng tạo hơn để kích thích, tăng cƣờng năng lực cảm thụ tác phẩm cho học sinh, hƣớng tới mục tiêu nâng cao chất lƣợng học tập môn Tiếng Việt nói chung.
  • 28. 22 CHƢƠNG 2 CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM THỤ THƠ CHO HỌC SINH 2.1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM THỤ THƠ Để nâng cao năng lực cảm thụ thơ cho học sinh thông qua các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập làm văn… đảm bảo hiệu quả và mục tiêu đề ra, việc xây dựng các biện pháp cần phải dựa vào các nguyên tắc cơ bản sau: 2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu Nâng cao kiến thức về môn Tiếng Việt, phát triển tƣ duy và ngôn ngữ nói, viết cho học sinh, giúp học sinh diễn đạt súc tích, cảm xúc, suy nghĩ của mình qua hoạt động quan sát. Giúp học sinh bộc lộ và phát huy đƣợc năng lực học môn Tiếng Việt của mình. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát, kỹ năng viết văn, kỹ năng phân tích, phát hiện bằng các hoạt động tích cực của mình. Qua quá trình cảm thụ văn học sẽ nâng cao kỹ năng sử dụng các biện pháp tu từ ngữ nghĩa nhƣ: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, đảo ngữ… cho học sinh. Bồi dƣỡng cho các em thái độ yêu quý và ý thức gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt, yêu thích thơ văn, tích cực tự giác trong học tập. 2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả Các biện pháp bồi dƣỡng năng lực cảm thụ thơ cho học sinh lớp 5, hƣớng tới một số mục tiêu nhất định nhƣ đã nêu trên. Vì thế khi tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động cảm thụ văn học phải đúng quy trình, từ quan sát, nhận biết đến phân tích đối tƣợng, cảm nhận những điều đặc biệt và nói lên những cảm xúc, suy nghĩ của mình. Giáo viên cần phải chú ý đến nội dung và tổ chức quan sát hợp lý. Tổng kết và đánh giá đƣợc quá trình nhận thức của học sinh để đƣa ra nội dung phù hợp và tổ chức quan sát hợp lý làm sao phát huy tốt nhất đƣợc năng lực cảm thụ thơ cho các em. 2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi Nội dung cảm thụ văn học là một vấn đề tƣơng đối khó vì không chỉ thể
  • 29. 23 hiện tính khoa học mà còn bộc lộ cả tính tƣ tƣởng, tính cảm xúc mạnh mẽ. Vì vậy, để đảm bảo việc xây dựng các biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ thơ cho học sinh có hiệu quả thì giáo viên phải tạo đƣợc cho học sinh một thái độ học tập tích cực, sôi nổi, hứng thú tìm tòi, phát hiện những điều mới lạ. Bên cạnh đó, các biện pháp bồi dƣỡng năng lực cảm thụ thơ cho học sinh lớp 5 cần phải phù hợp với năng lực chuyên môn của giáo viên, trình độ nhận thức của học sinh lớp 5 sao cho các em vừa thể hiện đƣợc năng lực vừa bộc lộ đƣợc cá tính của mình qua việc cảm thụ các giá trị của thơ ca. Đồng thời, các biện pháp trên phải có khả năng ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn dạy học môn Tiếng Việt nói chung. 2.2. BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM THỤ THƠ 2.2.1. Hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm văn học Đọc là cơ sở đầu tiên và tất yếu để thâm nhập vào nội dung của tác phẩm văn học. Muốn nắm đƣợc nội dung của tác phẩm văn học nhất thiết phải đọc, đó là một hình thức đặc thù của nhận thức văn học. Đọc sẽ kích thích quá trình tâm lý cảm thụ, tri giác tƣởng tƣợng, cảm xúc đƣa ngƣời đọc vào thế giới tác phẩm, từ đó từng bƣớc chiếm lĩnh giá trị nội dung cũng nhƣ nghệ thuật của tác phẩm đó. Đọc tác phẩm văn học không phải là đọc “suông”, đọc “vẹt” mà là đọc cho sáng rõ ý nghĩa, tình cảm, thái độ của nhà văn thể hiện qua tác phẩm. Bằng sức mạnh riêng của việc đọc diễn cảm, ngƣời giáo viên phải hƣớng dẫn, dẫn dắt học sinh vào thế giới của tác phẩm văn học một cách dễ dàng, phù hợp với quy luật cảm thụ văn học. Đặc biệt đối với học sinh tiểu học, giáo viên cần đặc biệt quan tâm hƣớng dẫn học sinh đọc đúng ngôn ngữ, giọng điệu theo cung bậc cảm xúc của tác giả. Ở trƣờng học cũng nhƣ trong đời sống xã hội chúng ta thƣờng gặp các hình thức đọc nhƣ: đọc thành tiếng, đọc nhẩm, đọc đồng thanh, đọc diễn cảm, đọc thầm. Các hình thức đọc đồng thanh, đọc nhẩm thƣờng sử dụng ở các lớp đầu của bậc Tiểu học. Hai hình thức đọc thầm và đọc thành tiếng đƣợc sử dụng ở tất cả các lớp, các cấp học và đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong đời sống xã hội.
  • 30. 24 2.2.1.1. Đọc tác phẩm Một là: Đọc thầm Đọc thầm là hình thức đọc không thành tiếng, ngƣời đọc dùng mắt để nhận biết văn bản và vận dụng năng lực tƣ duy để thông hiểu và tiếp nhận nội dung thông tin của văn bản. Trong cuộc sống hàng ngày, khi đọc một bức thƣ, một bài báo cáo, một cuốn truyện hoặc một bài thơ, nếu nhƣ không có nhu cầu đọc thành tiếng (cho ngƣời khác cùng nghe) ngƣời ta dùng hình thức đọc thầm. Đọc thầm chỉ đƣợc thực hiện khi ngƣời đó đã biết đọc thành tiếng một cách thành thạo. Khi đọc thầm, do không phát âm thành tiếng nên ngƣời đọc đỡ hao tốn sức lực hơn so với đọc thành tiếng, tốc độ đọc nhanh hơn, ngƣời đọc có điều kiện tập trung tƣ tƣởng để suy ngẫm, tìm hiểu ý tứ, nội dung tác phẩm văn học. Vì thế, đọc thầm giúp ngƣời đọc thông hiểu, tiếp nhận tốt hơn nội dung thông tin văn bản. Do đọc thầm không phát ra thành tiếng nên trong quá trình dạy học ở trên lớp giáo viên cần phải sử dụng biện pháp này trong các giờ tập đọc để học sinh vừa có thể đọc tác phẩm, vừa tập trung suy nghĩ, tìm hiểu nội dung, ý nghĩa tác phẩm văn học từ đó học sinh có thể cảm thụ sâu sắc hơn tác phẩm mình vừa đọc. Hai là: đọc thành tiếng, đọc diễn cảm Đọc thành tiếng là hoạt động dùng mắt để nhận biết một văn bản viết và đồng thời sử dụng cơ quan phát âm phát ra thành âm thanh để ngƣời khác nghe đƣợc. Hoạt động đọc thành tiếng của con ngƣời thực hiện đƣợc nhờ sự tham gia đồng thời của trung ƣơng thần kinh, thị giác và bộ máy phát âm. Tất nhiên, để có thể đọc đƣợc, ngƣời đọc phải biết thứ chữ ghi trong văn bản. Khi đọc, ngƣời đọc phải tiến hành các thao tác nhƣ: mắt nhìn vào dòng chữ cần đọc (từ trái sang phải), bộ não hoạt động (trên cơ sở những hiểu biết về ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp…) để nhận ra hình thức âm thanh của từng tiếng, từng từ, hiểu đƣợc ý nghĩa của từ, của câu và đồng thời bộ máy phát âm phát ra thành tiếng để ngƣời khác cùng nghe.
  • 31. 25 Đọc thành tiếng chính là hoạt động chuyển văn bản ngôn ngữ viết thành văn bản ngôn ngữ âm thanh. Hình thức đọc thành tiếng đƣợc sử dụng rộng rãi trong cuộc sống con ngƣời và trong giờ Tập đọc ở nhà trƣờng tiểu học. Giáo viên đọc mẫu cho học sinh, có nghĩa là phải đọc rõ tiếng, rõ lời, đúng chính âm. Biết ngắt nghỉ đúng chỗ theo dấu câu và ngữ nghĩa của văn bản. Giọng đọc rõ ràng, lƣu loát đủ nghe để hƣớng dẫn học sinh đọc theo. Để giúp học sinh cảm thụ đƣợc bài thơ thông qua việc đọc thì hoạt động đọc của giáo viên lúc này không phải chỉ là sự truyền đạt trung thành, đọc đúng tác phẩm, không thêm bớt từ ngữ mà phải đọc hay, đọc đúng nhịp điệu, đọc diễn cảm. Qua giọng đọc của giáo viên, các em có thể nhận rõ thái độ tình cảm, những cung bậc cảm xúc của tác phẩm. Thơ trữ tình, chính là những tình cảm, cảm xúc làm thành nội dung tác phẩm thơ. Và tình cảm đó đƣợc thể hiện ra bên ngoài bằng vần điệu, nhịp điệu, nhạc điệu,… vì thế khi đọc thơ cho học sinh, giáo viên cần trau dồi kĩ thuật đọc để làm sao có sự giao hòa giữa ngƣời đọc và ngƣời nghe. Nhƣ thế giáo viên đã đƣa học sinh vào thế giới của tác phẩm, đã thức dậy ở các em những rung cảm, xúc cảm nghệ thuật và từ đó các em sống với tác phẩm bằng chính những tình cảm của riêng mình. Điều đó cũng có nghĩa là các em phần nào hiểu đƣợc nội dung của bài thơ và làm quen với nghệ thuật của thơ ca. Đọc thơ cho học sinh nghe đòi hỏi giáo viên nắm vững lí luận về đọc diễn cảm của tác phẩm văn học. Cần xác định nội dung, tƣ tƣởng chủ đạo của tác phẩm để xác định giọng điệu chủ đạo của bài thơ. Trên nền giọng điệu ấy xác định âm điệu, nhịp điệu và có cách trình bày tác phẩm một cách nghệ thuật. Đọc thơ cho học sinh nghe, giáo viên cần cố gắng làm sáng tỏ tƣ tƣởng của tác phẩm, thể hiện mối quan hệ xúc cảm và sự hiểu biết sâu sắc của cá nhân với tác phẩm, hƣớng việc đọc vào học sinh để tăng sức truyền cảm, gây ấn tƣợng thính giác bằng giọng đọc. Thơ có đặc trƣng riêng, ngôn ngữ thơ hàm súc, âm hƣởng và vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ không phải chỉ do nhạc điệu, nhịp điệu mà còn cả vần điệu nối các
  • 32. 26 câu thơ với nhau vì vậy cần trau dồi kĩ thuật đọc đặc biệt là đọc thành tiếng để làm sáng hết hình, vang hết nhạc, giao hòa với tác giả, tác phẩm và ngƣời nghe. Việc đọc đúng tác phẩm cũng là một một khâu giúp học sinh có cảm thụ tốt nhất về một tác phẩm văn học. Đặc biệt khi đọc một bài thơ, việc biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ theo dấu câu, theo nhịp điệu thơ và ngữ nghĩa văn bản giúp học sinh hiểu đƣợc nội dung, ý nghĩa của tác phẩm từ đó hiểu đƣợc tƣ tƣởng, tình cảm của tác giả. Ví dụ: khi học sinh đọc và ngắt giọng đúng chỗ bài thơ “Thăm cõi Bác xưa” của Tố Hữu trong chƣơng trình Tiếng Việt lớp 5, tập 2, thì khi đó việc cảm thụ bài thơ của các em sẽ sâu sắc hơn. Anh dắt em vào cõi Bác xưa Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa Có hồ nước lặng sôi tăm cá Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa. Có rào râm bụt đỏ hoa quê Như cổng nhà xưa Bác trở về Có bốn mùa rau tươi tốt lá Như những ngày cháo bẹ măng tre. Nhà gác đơn sơ một góc vườn Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn. Ô vẫn còn đây, của các em Chồng thư mới mở Bác đang xem Chắc Người thương lắm đàn con nhỏ Nên để bâng khuâng gió động rèm.
  • 33. 27 Con cá rô ơi chớ có buồn Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn Dừa ơi cứ nở hoa đơm trái Bác vẫn chăm tay tưới ướt bồn. Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy nặng phù sa. Việc ngắt giọng trong khi đọc còn có ý nghĩa nghệ thuật, thể hiện hình tƣợng của bài thơ, cảm xúc của ngƣời đọc. Đọc diễn cảm là hình thức đọc thành tiếng không những đạt đƣợc yêu cầu đọc đúng đã nêu ở trên mà còn có yêu cầu về ngữ điệu đọc truyền cảm và sự kết hợp giữa ngữ điệu đọc với các yếu tố hỗ trợ biểu cảm nhƣ nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt góp phần diễn tả nội dung bài học và hƣớng tới tác động đến tình cảm của ngƣời nghe. Đọc diễn cảm là một quá trình, bao gồm quá trình tiếp nhận văn bản viết và quá trình thông báo, truyền đạt những văn bản viết thành văn bản đọc. Đó là quá trình tái tạo chuyển đổi nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của văn bản thành âm thanh, nhịp điệu, tốc độ, sự ngừng nghỉ và sắc thái thẩm mĩ, cảm xúc thẩm mĩ, và thái độ thẩm mĩ của ngƣời đọc. Ngoài ra, đọc diễn cảm còn bao gồm cả quá trình ngôn ngữ và văn học, quá trình tâm lí và sƣ phạm, quá trình thông tin và giao tiếp. Đọc diễn cảm là làm nổi bật đặc điểm, cảm xúc thẩm mĩ và đời sống tinh thần của tác phẩm, tạo ra mối quan hệ xúc động riêng tƣ của ngƣời đọc với tác phẩm. Do đặc điểm trên, đọc diễn cảm đã đảm bảo tính chân thực và màu sắc của cá nhân trong cảm thụ, thể hiện đƣợc cái thần và cái hồn của bài thơ. Đọc diễn cảm đã tận dụng đƣợc các hình thức biểu hiện của ngƣời đọc, thống nhất giữa nội tâm và ngoại hình, từ đó chinh phục ngƣời nghe.
  • 34. 28 Muốn đọc diễn cảm phải nắm đƣợc kĩ thuật đọc đúng, đồng thời phải cảm thụ đƣợc nội dung, ý nghĩa, cái hay, cái đẹp của văn bản đọc và biết hƣớng tới cảm xúc, tình cảm của ngƣời nghe để tạo tính truyền cảm trong giọng đọc. Khi hƣớng dẫn học sinh đọc một tác phẩm văn học không chỉ quan tâm đến việc đọc đúng, đọc lƣu loát, trôi chảy mà phải đặc biệt quan tâm đến việc đọc diễn cảm. Đọc diễn cảm là đọc sáng tạo, có vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh cảm nhận rõ không khí nghệ thuật của tác phẩm, từ đó tác động tới quá trình cảm thụ tác phẩm của của các em. Đọc diễn cảm (tức đọc sáng tạo) là cả một quá trình rèn luyện, đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải có sự nỗ lực rất lớn. Phƣơng pháp tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật ngôn từ một cách sáng tạo, chủ yếu bằng sự cảm thụ trực tiếp tác phẩm: Phƣơng pháp đọc sáng tạo bao gồm hệ thống biện pháp, cách thức tổ chức hƣớng dẫn việc giảng dạy của giáo viên và những hình thức hoạt động học của học sinh. Bản chất của đọc sáng tạo trƣớc hết là đọc lời văn, đọc văn bản ngôn từ tác phẩm, khác với việc đọc các loại khác ở chỗ phải chú ý đến từng từ, từng câu, từng nhịp điệu, ngôn từ, âm hƣởng, giọng điệu gây cảm xúc với ngƣời đọc, ngƣời nghe. Phƣơng pháp đọc sáng tạo có ba mức độ đọc là đọc đúng, đọc hay và đọc diễn cảm. Đọc đúng là quá trình tự giác đọc chính xác văn bản. Đọc hay là bƣớc tiếp theo của đọc đúng, dựa trên cơ sở đọc đúng thì đọc hay mới thành công. Đọc hay là bƣớc đầu chuyển tiếp từ lĩnh vực ngôn ngữ sang lĩnh vực văn chƣơng. Nếu đọc đúng là đọc nghĩa thì đọc hay là đọc ra ý. Khi đọc một tác phẩm văn học, điều quan trọng là nắm bắt đƣợc cảm hứng, giọng điệu của tác phẩm đó. Đọc diễn cảm là đọc sáng tạo. Bản chất của đọc sáng tạo là xác định quan hệ cảm xúc riêng tƣ của ngƣời đọc về giá trị nội dung và hình thức của tác phẩm cũng nhƣ giá trị tƣ tƣởng, giá trị biểu hiện mà tác giả muốn gửi gắm. Trong ba mức độ đọc trên, đọc diễn cảm đòi hỏi quá trình phấn đấu, nỗ lực rất lớn của cả thầy và trò. Việc đọc diễn cảm của một ngƣời giáo viên dạy văn có tầm quan trọng đặc biệt trong việc hƣớng dẫn học sinh thâm nhập tác phẩm, đặc biệt là đối với học sinh tiểu học do đó ngƣời giáo viên cần phải có
  • 35. 29 sự chuẩn bị kĩ, phải đọc đúng, đọc hay, đọc thật diễn cảm, bộc lộ đƣợc cảm xúc mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm. Ngƣời giáo viên có thể có nhiều hình thức hƣớng dẫn học sinh đọc diễn cảm: đọc mẫu hƣớng dẫn học sinh đọc, vừa đọc vừa nêu tóm tắt lại nội dung (do đặc điểm tâm lý nhận thức của học sinh tiểu học còn kém nên yêu cầu học sinh tóm tắt đoạn nhỏ rồi mới tóm tắt lại nội dung chính của bài), đọc phân vai… 2.2.1.2. Đọc - hiểu Đọc hiểu chính là hoạt động đọc đƣợc diễn ra đồng thời với quá trình nắm bắt thông tin, đọc trong nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì đƣợc đọc, để lĩnh hội đích tác động của văn bản. Kết quả của đọc hiểu là: ngƣời đọc phải lĩnh hội đƣợc thông tin, hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, văn bản… tức là toàn bộ những gì đƣợc đọc. Vì vậy, ngƣời ta thƣờng sử dụng các câu hỏi yêu cầu ngƣời đọc cung cấp thông tin phản hồi để kiểm tra xem ngƣời đọc có nắm bắt đƣợc các nội dung văn bản vừa đọc hay không. Đọc hiểu là yêu cầu đặt ra cho mọi đối tƣợng đọc, với tất cả các kiểu loại văn bản đọc, trong đó có cả văn bản nghệ thuật. Còn cảm thụ văn học là yêu cầu đặt ra cho những ai đọc các văn bản nghệ thuật, đặc biệt là các văn bản có khả năng gây xúc động cho ngƣời đọc. Cảm thụ văn học nói chung và cảm thụ thơ nói riêng có mối quan hệ mật thiết với yếu tố đọc - hiểu. Cảm thụ thơ chính là đọc hiểu các tác phẩm văn chƣơng ở mức độ cao nhất, ngƣời đọc không chỉ nắm bắt đƣợc thông tin mà còn phải thẩm thấu đƣợc thông tin, phân tích đánh giá khả năng sử dụng ngôn từ của tác giả, tạo đƣợc mối giao cảm đặc biệt giữa tác giả và bạn đọc và có thể truyền thụ cách hiểu đó cho ngƣời khác. Hiểu một cách đơn giản, cảm thụ thơ chính là sự kết hợp hài hòa giữa việc hiểu và rung động trong quá trình cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của một văn bản nghệ thuật (một câu thơ, một đoạn thơ hay một bài thơ…). Cảm thụ thơ có nghĩa là khi đọc (nghe) một câu, một đoạn, hay cả một bài thơ ngƣời đọc không những hiểu mà còn phải có xúc cảm, tƣởng tƣợng và thật sự
  • 36. 30 gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc… Đọc có suy ngẫm, tƣởng tƣợng, liên tƣởng và rung cảm thực sự chính là ngƣời đọc biết cảm thụ thơ. Những điều nói trên về cảm thụ văn học nói chung và cảm thụ về mảng thơ nói riêng cho thấy: mỗi ngƣời đều có thể rèn luyện, trau dồi cách đọc để từng bƣớc nâng cao trình độ cảm thụ văn học cho bản thân, từ đó cũng có thể có khả năng cảm nhận cuộc sống tốt hơn. Đọc hiểu và cảm thụ có sự tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất nhƣng không đồng nhất với nhau. Có thể coi đọc hiểu là bƣớc khởi đầu, còn cảm thụ là bƣớc cuối của quá trình đọc một văn bản nghệ thuật. Đầu tiên là đọc để nắm bắt đƣợc văn bản, làm cơ sở cho việc tìm hiểu văn bản. Hiểu nội dung tức là ngƣời đọc đã phát hiện ra các thông tin mà tác giả gửi gắm trong văn bản tác phẩm, kể cả việc nhận diện các yếu tố nghệ thuật đã đƣợc sử dụng nhằm chuyển tải thông tin tới ngƣời đọc một cách ấn tƣợng. Cảm thụ là quá trình ngƣời đọc nhập thân đầy cảm xúc vào tác phẩm, suy tƣ về những câu chữ, hình ảnh, lập luận và sống cùng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình hoặc của tác giả. Ngƣời cảm thụ đồng thời vừa là ngƣời tiếp nhận vừa là ngƣời phản hồi về tác phẩm. Điều này giải thích hiện tƣợng vì sao những ngƣời am hiểu tác phẩm luôn đọc diễn cảm nó thành công và có thể nêu đƣợc những nhận xét, suy nghĩ, cảm tƣởng của mình về nó. Đọc hiểu và cảm thụ văn bản nghệ thuật thuộc hai mức độ nông sâu khác nhau. Tóm lại cảm thụ văn học nói chung và cảm thụ thơ nói riêng là bƣớc cuối cùng của chặng đƣờng đọc hiểu, là đọc hiểu ở mức độ cao nhất. Vì vậy, sau khi hiểu thấu đáo một nội dung tác phẩm văn học, ngƣời đọc cần phát hiện tiếp các tín hiệu thẩm mĩ của văn bản nhằm tiếp cận tác phẩm ở một mức độ cao hơn, tạo mối giao tiếp gần gũi với tác giả. Các tín hiệu đó có thể rất nhỏ bé, nhƣng có sức gợi tƣởng và liên tƣởng xâu xa, đem lại những rung cảm thực sự cho ngƣời đọc. 2.2.2. Hướng dẫn học sinh nghiên cứu và nắm vững tác phẩm thơ qua các phân môn (Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn…) a. Đối với phân môn Tập đọc
  • 37. 31 Tập đọc là phân môn có vị trí quan trọng nhất trong chƣơng trình Tiếng Việt ở tiểu học. Phân môn Tập đọc ở tiểu học đặt ra 2 nhiệm vụ cơ bản: Rèn kỹ năng đọc (còn gọi là luyện đọc) và rèn kỹ năng hiểu (còn gọi là đọc hiểu) cho học sinh. Phân môn Tập đọc có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục thẩm mĩ, giúp học sinh thêm yêu cái đẹp, rung cảm trƣớc cái đẹp trong cuộc sống, cái đẹp trong văn chƣơng. Môn học này góp phần rèn luyện cho học sinh tƣ duy trừu tƣợng, tƣ duy lôgic. Giờ tập đọc, ngoài việc rèn đọc, dẫn dắt cho học sinh cảm thụ tốt bài thơ, thấy cái hay cái đẹp của hình tƣợng văn học, giáo viên còn cho học sinh tìm bố cục để phát triển óc phân tích, tìm đại ý để phát triển óc tổng hợp. Ngoài ra còn rèn óc tƣởng tƣợng, phán đoán, ghi nhớ… Phân môn Tập đọc kết hợp chặt chẽ với các phân môn khác của chƣơng trình Tiếng Việt. Qua các bài văn, bài thơ chọn lọc, học sinh vừa cảm thụ đƣợc cái hay cái đẹp, vừa học cách dùng từ chính xác, đặt câu sinh động, đƣợc luyện về ngữ âm, chính tả, tập làm văn. Học phân môn Tập đọc, việc rèn đọc và cảm thụ bài đọc là hai yếu tố không thể thiếu. Hai yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó, hỗ trợ đắc lực cho nhau. Cảm thụ tốt giúp cho các em tìm đƣợc giọng đọc thích hợp cho bài đọc, từ đó các em sẽ đọc hay, diễn cảm. Ngƣợc lại, đọc diễn cảm không tốt sẽ khó khăn cho việc cảm thụ bài văn. Muốn có kĩ năng đọc hay, diễn cảm, học sinh phải có khả năng cảm thụ bài đọc ở mức độ nhất định. Khi đã có kĩ năng đọc tốt, học sinh sẽ hiểu đúng, cảm thụ sâu sắc hơn. Phân môn Tập đọc luôn luôn thể hiện sự gắn bó chặt chẽ quá trình đọc và quá trình hiểu (hiểu nội dung cơ bản của bài đọc qua hệ thống từ ngữ, kiểu câu, bố cục và thể loại văn bản để đọc đúng, đọc hay và từ đó giúp học sinh cảm thụ cái hay cái đẹp của tƣ tƣởng, tình cảm, của nghệ thuật ngôn từ để thể hiện ra cách đọc, giọng đọc diễn cảm). Đọc văn bản nghệ thuật, học sinh không chỉ hiểu nội dung văn bản mà còn phải cảm thụ đƣợc một loại hình nghệ thuật lấy ngôn từ nghệ thuật chất liệu. Vì vậy, đọc văn bản nghệ thuật là thực hiện một nhiệm vụ kép: dạy kỹ năng
  • 38. 32 Tiếng việt và dạy văn. Từ đây có thể suy ra dạy đọc hiểu văn bản nghệ thuật gồm công việc làm cho học sinh nắm đƣợc nội dung của văn bản, mục tiêu của văn bản đồng thời dạy cho học sinh cảm nhận đƣợc cái đẹp của ngôn từ, hình tƣợng văn chƣơng làm nên nội dung văn bản. Với nghĩa đó, dạy đọc hiểu văn bản nghệ thuật là dạy tiếp nhận văn học và tiến tới dạy cảm thụ văn học. Nói một cách đơn giản, yêu cầu dạy cảm thụ thơ ở trƣờng Tiểu học phải trải qua một quy trình: hiểu nội dung thông báo – phát hiện các tín hiệu nghệ thuật – đánh giá đƣợc giá trị của các tín hiệu nghệ thuật đó – khái quát đƣợc nội dung thông báo thẩm mỹ của toàn bộ văn bản. Với học sinh đại trà, yêu cầu đặt ra trong dạy học tập đọc chủ yếu là dừng lại ở mức độ đọc hiểu, ngoại trừ các văn bản có hàm ý sâu xa. Tuy nhiên, trong chƣơng trình Tập đọc lớp 5, mức độ yêu cầu bồi dƣỡng năng lực cảm thụ thơ đƣợc nâng lên so với các lớp dƣới. Đặc biệt với học sinh khá, giỏi, yêu cầu bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học đƣợc đặt ra ở mức độ cao nhất và thu đƣợc kết quả khách quan. Nhìn chung, các tác phẩm thơ trong chƣơng trình Tập đọc lớp 5 chính là đối tƣợng của quá trình cảm thụ thơ. Hầu hết các văn bản đó đều cung cấp cho học sinh những hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, mối quan hệ giữa con ngƣời và cảnh vật, hay đơn giản chỉ là những việc làm cao đẹp của con ngƣời trong cuộc sống, để từ đó các em đi vào hiểu và cảm nhận tác phẩm. Chỉ có đi sâu tìm hiểu tác phẩm, nhập hồn vào tác phẩm, các em mới có rung động, có cái nhìn tinh tế, sâu sắc để phát hiện các tín hiệu thẩm mĩ và viết đƣợc những dòng cảm xúc về giá trị của các tín hiệu đó. Nếu nhƣ ở thể loại văn xuôi, văn miêu tả chiếm phần lớn thì với thơ, thơ trữ tình chiếm một nội dung khá lớn trong tổng số các bài thơ đƣợc sử dụng trong chƣơng trình Tập đọc lớp 5. Có những bài thơ mang đậm chất trữ tình nhƣ: Tiếng đàn Ba - la - lai - ca trên sông Đà của Quang Huy, Hành trình của bầy ong của Nguyễn Đức Mậu… và cũng có cả những bài thơ vừa giàu tính tự sự vừa mang đậm chất trữ tình: Tiếng vọng của Nguyễn Quang Thiều, Ê mi - li, con… của Tố Hữu, Đất nước của Nguyễn Đình Thi… Trên cơ sở đặc trƣng của
  • 39. 33 thơ nói chung và thơ trữ tình nói riêng là giàu hình ảnh, nhạc điệu và hình tƣợng thơ, giáo viên cần có cách đặt câu hỏi sao cho hợp lí nhằm giúp học sinh phát hiện ra cái hồn của bài thơ. Trong quá trình dạy trên lớp, ngoài việc dạy luyện đọc đúng, đọc diễn cảm và tìm hiểu nội dung bài nhƣ mục tiêu của bài học, GV còn cho HS phát hiện những biện pháp nghệ thuật và cái hay, cái đẹp trong những bài đọc đó. Để thực hiện đƣợc điều này, trong mỗi bài tập đọc, cần sử dụng hệ thống câu hỏi phải gợi đƣợc cảm xúc, gợi liên tƣởng, phát huy trí tƣởng tƣợng của HS, phải thoát khỏi câu hỏi tìm hiểu bài trong sách giáo khoa, phải chủ động sáng tạo, tìm tòi để đặt những câu hỏi khơi gợi HS tìm hiểu về vần điệu, từ ngữ, hình ảnh,… trong bài tập đọc. Sau khi hƣớng dẫn HS cảm thụ bài tập đọc, GV cho HS nêu lên cảm nhận của mình về cái hay của bài, sau đó bổ sung những ý mà học sinh còn thiếu. Ví dụ: Bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi (Tiếng Việt 5, Tập 2 - Trang 94) Đối với bài này, khi dạy cần xác định trọng tâm cảm thụ là gì để dạy tập trung vào trong nội dung đó. Cụ thể phần tìm hiểu bài ở câu hỏi số 3: Lòng tự hào về đất nƣớc tự do và về truyền thống bất khuất của dân tộc đƣợc thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong hai khổ thơ cuối? cần giúp HS cảm thụ đƣợc: Hai khổ thơ cuối thể hiện một cách tuyệt đẹp niềm tự hào về đất nƣớc tự do và về truyền thống bất khuất của dân tộc. Giọng thơ đanh thép hùng hồn đƣợc diễn tả qua các điệp ngữ: đây là của chúng ta… đây là của chúng ta, những (những cánh đồng,… những ngả đường,… những dòng sông…), nước (nước chúng ta, nước những người…), đêm đêm. Các từ ngữ, hình ảnh rất chọn lọc, hình tƣợng trời xanh, núi rừng, cánh đồng, ngả đường, dòng sông, thơm mát, bát ngát, đỏ nặng phù sa gợi tả vẻ đẹp đất nƣớc hồi sinh, tự do. Từ tƣợng thanh rì rầm và cụm động từ nói vọng về kết hợp với cụm từ chưa bao giờ khuất thể hiện truyền thống bất khuất của dân tộc ta. Đến phần củng cố, có thể chọn một đến hai học sinh giỏi phát biểu cảm xúc và suy nghĩ của bản thân khi đọc bài thơ, chốt lại những vấn đề cơ bản. Thể thơ tự do, giọng thơ tha thiết trầm
  • 40. 34 hùng, cách dùng từ ngữ giàu hình ảnh, biết sử dụng các biện pháp tu từ,... ý nghĩa: ca ngợi hƣơng sắc mùa thu, vẻ đẹp hùng vĩ dồi dào sức sống và truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc ta. Tóm lại, muốn rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ cho HS thông qua phân môn Tập đọc, GV nắm kĩ đƣợc nội dung, ý nghĩa và hình thức nghệ thuật của từng bài thơ, hƣớng dẫn các em quy trình tìm hiểu, khám phá, tiếp nhận giá trị của tác phẩm. b. Đối phân môn luyện từ và câu Một trong những biện pháp giúp các em có năng lực cảm thụ thơ tốt là giúp cho HS nhận biết đƣợc các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó trong việc chuyển tải các giá trị của tác phẩm. Các biện pháp nghệ thuật thƣờng gặp trong chƣơng trình Tiếng Việt tiểu học là: so sánh, nhân hóa, điệp từ, đảo ngữ, lặp từ. Muốn giúp HS nắm đƣợc các biện pháp nghệ thuật đó để cảm thụ tốt các tác phẩm thơ cần giúp HS hiểu đƣợc thế nào là biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, điệp từ, đảo ngữ,… + Biện pháp so sánh: Là cách đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc có cùng một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả một cách đầy đủ các hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tƣợng. Ví dụ: Bà như quả ngọt chín rồi Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng. Võ Thanh An Hình tƣợng ngƣời bà đƣợc so sánh với hình ảnh quả ngọt chín rất đúng vì bà sống đã lâu, tuổi đã cao giống nhƣ quả ngọt chín rồi – đều phát triển đến độ già dặn, có giá trị cao. Hình ảnh đƣa ra làm chuẩn để so sánh (quả ngọt chín rồi) gợi sự suy nghĩ liên tƣởng đẹp và giàu ý nghĩa về bà: có tấm lòng thơm thảo đáng quý, có lợi ích cho cuộc đời, đáng nâng niu và trân trọng. + Biện pháp nhân hóa: Là lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính hay hoạt động của con ngƣời chuyển sang đối tƣợng không phải con ngƣời (vật vô tri, vô giác) làm cho chúng có hành động, suy nghĩ, cảm xúc, nói năng,… nhƣ ngƣời.
  • 41. 35 Ví dụ: Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha. Nguyễn Đình Thi Hình ảnh nhân hóa “trời thu thay áo mới, nói cười thiết tha” khiến cho bầu trời mùa thu nhƣ cũng mang tâm trạng vui sƣớng, tha thiết nhƣ con ngƣời trƣớc sự đổi thay lớn lao của quê hƣơng đất nƣớc. + Biện pháp điệp từ, điệp ngữ: Điệp từ, điệp ngữ là cách lặp lại một từ, một ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh ý, khẳng định, gây ấn tƣợng mạnh hoặc gợi ra cảm xúc trong lòng ngƣời đọc, ngƣời nghe. Ví dụ: Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa. Nguyễn Đình Thi Điệp ngữ “đây” (Trời xanh đây, Núi rừng đây) nhấn mạnh vị trí cụ thể thuộc chủ quyền của Tổ quốc. Điệp ngữ là của chúng ta trong 2 câu thơ đầu (Trời xanh đây là của chúng ta. Núi rừng đây là của chúng ta), khẳng định quyền sở hữu và làm chủ đất nƣớc, bộc lộ niềm tự hào và kiêu hãnh. Điệp ngữ những có tính chất liệt kê và nhấn mạnh số lƣợng nhiều, kèm theo một loạt hình ảnh: cánh đồng thơm mát, ngả đường bát ngát, dòng sông đỏ nặng phù sa gợi vẻ đẹp giàu có của đất nƣớc nhằm bộc lộ cảm xúc yêu thƣơng và tự hào. + Biện pháp đảo ngữ: Nghệ thuật đảo ngữ là hình thức đảo ngữ trật tự thông thƣờng của cụm chủ - vị trong câu, nhằm mục đích nhấn mạnh hoạt động, tính chất, trạng thái… của đối tƣợng trình bày.
  • 42. 36 Ví dụ: Chắt trong vị ngọt mùi hương Lặng thầm thay những con đường ong bay. Trải qua mưa nắng vơi đầy Men trời đất đủ làm say đất trời. Nguyễn Đức Mậu Câu thơ thứ hai Lặng thầm thay những con đường ong bay, diễn đạt theo cách đảo vị ngữ lên trƣớc đã góp phần nhấn mạnh lên ý nghĩa đẹp đẽ: sự lao động thầm lặng, không mệt mỏi của bầy ong thật đáng khâm phục. Ngoài việc bồi dƣỡng năng lực cảm thụ thơ thông qua phân môn Tập đọc và Luyện từ và câu, trong quá trình dạy bồi dƣỡng trên lớp, cần giúp HS thực hiện tốt các yêu cầu sau đây: - Xác định đúng những biện pháp nghệ thuật trong bài văn, bài thơ. - Xác định đúng những từ, cụm từ, hình ảnh thể hiện biện pháp nghệ thuật. - Cảm nhận đƣợc giá trị nghệ thuật làm tăng giá trị, nội dung, ý nghĩa của bài văn, bài thơ. c. Đối với phân môn chính tả Song hành với các phân môn khác trong môn Tiếng Việt ở tiểu học, phân môn Chính tả có vai trò quan trọng trong việc hình thành các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Ngoài ra phân môn chính tả còn góp phần quan trọng trong việc bồi dƣỡng khả năng cảm thụ văn học nói chung và cảm thụ thơ cho học sinh tiểu học nói riêng. Phân môn chính tả còn là phân môn có tính chất công cụ, có vị trí quan trọng trong giai đoạn học tập đầu tiên của trẻ. Do đó có thể vận dụng rèn luyện khả năng cảm thụ thơ qua phân môn Chính tả. Rèn luyện khả năng cảm thụ thơ qua phân môn Chính tả là việc rèn luyện năng lực nghe, hiểu ngôn từ trong tác phẩm thơ. Đây là bƣớc tiếp theo của phân môn Tập đọc. Trên cơ sở đọc hiểu và viết đúng học sinh có thể cảm thụ tác phẩm một cách dễ dàng hơn. Trong một bài Chính tả (Nghe - viết) hoặc (Nhớ - viết) ở lớp 5 thƣờng có những từ ngữ có nghĩa
  • 43. 37 khó hiểu và việc giải thích những từ ngữ có nghĩa khó hiểu này chính là làm giàu vốn ngôn ngữ cho học sinh. Mục tiêu rèn kĩ năng cảm thụ thơ qua phân môn Chính tả: Nghe - viết, nhớ - viết một bài thơ, một đoạn thơ giúp học sinh tăng cƣờng khả năng lƣu giữ trong tâm trí những từ ngữ, hình ảnh đặc sắc có giá trị làm nổi bật nội dung, ý nghĩa của tác phẩm. Từ đó, giúp học sinh hiểu sâu sắc thêm bài thơ đó. Nâng cao kỹ năng chính tả có nghĩa là nâng cao khả năng nhận diện ngôn ngữ đồng thời nâng cao năng lực cảm thụ thơ cho học sinh. Kỹ năng nhận diện ngôn ngữ bao gồm nhiều kỹ năng nhỏ nhƣ: - Kỹ năng nhận diện từ mới và phát hiện các từ quan trọng (từ chìa khóa trong văn bản). - Kỹ năng nhận ra các câu khó hiểu, các câu quan trọng. - Kỹ năng nhận ra các đoạn, ý trong văn bản. - Kỹ năng nhận biết cấu trúc của bài thơ, nhận ra các mối quan hệ giữa các bộ phận trong bài, những chỗ đƣợc đánh dấu… Ngoài ra phân môn Chính tả còn bồi dƣỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong việc cảm thụ thơ: cẩn thận, chính xác, óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm. 2.2.3. Hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa văn học Hoạt động ngoại khóa văn học là một bộ phận của quá trình dạy văn học nói chung và dạy môn Tiếng Việt ở tiểu học nói riêng. Hoạt động này sẽ giúp cho việc dạy và học có cơ sở thực tế, tạo hứng thú cho học sinh ngoài giờ học chính khóa; tăng cƣờng vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh. Trong ngoại khóa văn học, học sinh có thể thể hiện sở trƣờng và sự yêu thích đối với một lĩnh vực nào đó trong quá trình tiếp nhận tác phẩm. Đồng thời thể hiện rõ những năng khiếu văn học của mình. Với các hoạt động ngoại khóa văn học, học sinh không phải học chay, học thụ động mà các em còn đƣợc trực tiếp tìm hiểu các vấn đề mà giáo viên chƣa có đủ điều kiện để truyền thụ hết cho các em trong các giờ chính khóa và quan trọng là học sinh đƣợc củng cố kiến thức tác phẩm đã đƣợc học trong giờ chính
  • 44. 38 khóa. Học sinh có thể đƣợc tham gia hoạt động ngoại khóa do nhà trƣờng tổ chức với rất nhiều hình thức phù hợp năng khiếu của các em nhƣ: sƣu tầm tác phẩm; tham quan dã ngoại; tổ chức gặp gỡ, giao lƣu với các tác giả đƣơng thời, tham quan du lịch về nguồn; tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề; tổ chức các hội thi nhƣ ngâm thơ… nhƣng có hai loại hình ngoại khóa chính thƣờng đƣợc tổ chức là chƣơng trình ngoại khóa ở trƣờng và đi thực tế (tham quan, du lịch…). 2.2.3.1. Hoạt động ngoại khóa ở trường Ngoại khóa ở trƣờng chủ yếu là các hoạt động đƣợc lồng ghép theo tiết học hoặc các buổi sinh hoạt của nhà trƣờng hoặc sinh hoạt theo khối lớp. Các hoạt động ngoại khóa ở trƣờng chủ yếu là các hoạt động nhƣ tìm hiểu sƣu tầm các câu thơ, đoạn thơ, bài thơ hay, thi ngâm thơ, bồi dƣỡng hứng thú đọc… các hoạt động ngoại khóa văn học này sẽ giúp các em giảm những căng thẳng, áp lực trong giờ học, tạo niềm say mê, hứng thú khi học môn Tiếng Việt. Tƣ duy của học sinh tiểu học còn mang nặng tính trực quan do đó việc tổ chức đƣợc hoạt động ngoại khóa sẽ giúp cho các em có đƣợc sân chơi bổ ích (học mà chơi, chơi mà học). Thông qua hoạt động ngoại khóa, các em có thể nắm bắt đƣợc thế giới hiện thực sinh động. Đặc biệt là khi dạy các em cảm thụ thơ trong các phân môn (Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn…) là một việc vô cùng khó, nhƣng nếu biết kết hợp giữa việc dạy học ở trên lớp và tổ chức các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp thì hiệu quả mang lại sẽ rất cao. Nó không chỉ giúp các em hiện thực hóa những vấn đề trong sách vở mà còn giúp cho các em cảm thụ một cách sâu sắc hơn từ đó làm cho các em yêu bộ môn mình đang học. Các hoạt động ngoại khóa Tiếng Việt cho học sinh nhƣ: - Đọc sách ngoài giờ lên lớp: Mục đích: Nhằm bồi dƣỡng hứng thú đọc sách, bồi dƣỡng tình yêu đối với thơ ca; giúp các em mở rộng hiểu biết; để thỏa mãn nhu cầu thƣởng thức văn học của các em. Cách tiến hành: + Giới thiệu những loại sách cần và nên đọc cho học sinh: Giới thiệu những loại sách liên quan đến chƣơng trình chính khóa (một số tập thơ đã học trong