SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

ĐOÀN THỊ THÙY HƯƠNG
YẾU TỐSÔNG NƯỚC
TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN NAM BỘ
(TRƯỜNG HỢPCADAO NAM BỘ)
Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC
Mã số: 60310640
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
Trà Vinh, tháng 9 năm 2015
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM TIẾT KHÁNH
Phản biện 1: TS. NGUYỄN XUÂN HƯƠNG
Phản biện 2: PGS.TS PHAN THỊ THU HIỀN
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Văn hóa học họp tại Trường Đại học Trà Vinh
vào ngày 01 tháng 11 năm 2015
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
 Thư viện trường Đại học Trà Vinh
-1-
MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Nam Bộ là một vùng sông nước rộng lớn, với hệ
thống sông ngòi và kênh rạch dày đặc và chằng chịt. Từ
thuở lọt lòng cho đến khi trưởng thành, cư dân Nam Bộ đã
được tắm mình trong một không gian sông nước mênh
mông, bao la. Từ lâu, dòng sông, bến nước, chiếc ghe, con
đò, chiếc cầu... đã trở thành những hình ảnh hết sức quen
thuộc đối với cư dân Nam Bộ. Đây là nơi sinh hoạt, lao
động sản xuất,là khung cảnh gần gũi và bình dị của vùng
quê Nam Bộ.
Môi trường sông nước Nam Bộ một mặt là đối tượng
để ca dao phản ánh và ca ngợi; mặt khác, với tư cách biểu
trưng, là phương tiện nghệ thuật để biểu hiện nội dung. Điều
này cho thấy, ca dao Nam Bộ gắn chặt với môi trường văn
hoá sông nước Nam Bộ đã sản sinh ra nó.
Từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Yếu
tố sông nước trong văn học dân gian Nam Bộ (trường hợp
ca dao)” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Văn hóa học.
Từ đề tài này, người viết cho thấy mối quan hệ giữa văn học
dân gian (cụ thể là cao dao) với đời sống văn hóa; đồng thời
chỉ ra những nét độc đáo của ca dao Nam Bộ trong việc
phản ánh đời sống văn hóa của cư dân vùng đất mới.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Yếu tố sông nước trong văn hóa và ca dao Nam Bộ
được nghiên cứu trong một số công trình tiêu biểu như:
Vai trò của nước trong truyền thống văn hoá Việt Nam và
-2-
Đông Nam Á của Trần Ngọc Thêm (1998), Nước trong
văn hóa Việt Nam của Tô Ngọc Thanh (2007), Văn hóa
nước của người Việt của Trần Ngọc Thêm (2006), Sông
nước trong tâm thức người Việt của Nguyễn Thị Thu
Trang (2006), Miền ý niệm sông nước trong tri nhận của
người Việt của Trịnh Sâm (2011), Miền ý niệm sông nước
trong tri nhận của người Nam Bộ của Trịnh Sâm (2005),
Tìm hiểu từ ngữ sông nước trong đời sống văn hóa Việt
Nam của Nguyễn Thị Thanh Phượng (1997), Phương ngữ
Nam Bộ về sông nước của Nguyễn Hữu Hiệp (2010), Cảm
xúc về sông nước qua ca dao, dân ca Nam Bộ của Trần
Phỏng Diều (2010). Nhìn chung, có rất nhiều công trình
bàn về vấn đề yếu tố sông nước trong văn hóa người Nam
Bộ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu biểu hiện của yếu tố sông
nước như một đặc trưng văn hóa trong ca dao thì chưa
được nghiên cứu một cách tổng thể và hệ thống. Tuy
nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên
cứu đề tài “Yếu tố sông nước trong văn học dân gian
Nam Bộ (trường hợp ca dao)” một cách toàn diện. Do
đó, vấn đề yếu tố sông nước trong ca dao Nam Bộ vẫn
còn khá mới mẻ và là mảnh đất màu mỡ chưa được khai
phá đúng mức.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự biểu hiện
của yếu tố sông nước trong văn học dân gian Nam Bộ nói
chung và ca dao Nam Bộ nói riêng trên phương diện nội
dung và phương diện nghệ thuật như một biểu hiện văn hóa.
-3-
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn ca dao trong là kho
tàng văn học dân gian Nam Bộ. Bên cạnh đó, người viết còn
nghiên cứu các nội dung về yếu tố sông nước trong sinh
hoạt văn hóa của người Nam Bộ, từ đó làm rõ những biểu
hiện của các yếu tố này trong ca dao.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở tập hợp và hệ thống hóa lượng lớn tài liệu
về ca dao Nam Bộ, luận văn sẽ làm rõ sự biểu hiện của yếu
tố trong nước trong ca dao Nam Bộ – một bộ phận hợp thành
văn học dân gian Nam Bộ. Qua đó, luận văn sẽ góp phần
làm rõ những đặc trưng sông nước trong ca dao Nam Bộ.
Điều đó cho thấy, văn học dân gian chịu ảnh hưởng sâu sắc
từ phương diện văn hóa.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn trình bày khái quát về lịch sử hình thành,
đặc điểm tự nhiên, đặc điểm cư dân, đặc trưng văn hóa và
văn học dân gian Nam Bộ.
- Luận văn phân tích biểu hiện của yếu tố sông nước
trong ca dao Nam Bộ.
- Luận văn phân tích nghệ thuật thể hiện của yếu tố
sông nước trong ca dao Nam Bộ.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc, Phương
pháp phân tích, tổng hợp, Phương pháp tiếp cận hệ thống,
Phương pháp thống kê, phân loại, Phương pháp so sánh,
Phương pháp nghiên cứu liên ngành.
-4-
5.2. Nguồn tài liệu
Các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên
quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm: sách, luận án, luận
văn, đề tài nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học. Ngoài
ra, luận văn này đi sâu vào phân tích biểu hiện của yếu tố
sông nước trong ca dao Nam Bộ từ góc độ văn hóa chứ
không đi sưu tầm ca dao Nam Bộ. Dó đó, người viết sử dụng
nguồn tài liệu về ca dao Nam Bộ đã được sưu tầm, bản thân
người viết không phải người đi điền dã.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn đã tập hợp và hệ thống hóa một lượng lớn
tài liệu về ca dao Nam Bộ, làm cơ sở cho việc nghiên cứu
những vấn đề khác nhau về ca dao Nam Bộ.
- Luận văn đã nghiên cứu một cách hệ thống và toàn
diện về sự biểu hiện của yếu tố sông nước trong ca dao Nam
Bộ trên phương diện nội dung và phương diện nghệ thuật.
- Luân văn góp phần làm phong phú thêm hệ thống
những công trình nghiên cứu về ca dao Nam Bộ nói riêng
và văn học dân gian Nam Bộ
- Luận văn nêu lên một hướng nghiên cứu mới về
văn học dân gian, đó là nghiên cứu văn học dân gian trong
mối quan hệ với đặc điểm văn hóa và địa lý, lịch sử của một
vùng đất cụ thể.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, nội dung nghiên cứu, kết
luận, danh mục tài liệu tham khảo. Trong đó, phần nội dung
nghiên cứu được kết cấu gồm ba chương như sau:
-5-
Chương 1: Khái quát về vùng dất Nam Bộ.
Chương 2: Biểu hiện của yếu tố sông nước trong
ca dao Nam Bộ.
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện yếu tố sông nước
trong ca dao Nam Bộ mang đậm màu sắc văn hóa.
-6-
CHƯƠNG 1
VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC DÂN GIAN NAM BỘ
1.1. Lịch sử hình thành vùng Nam Bộ
Quốc gia đầu tiên trên vùng Nam Bộ hiện nay là Phù
Nam; sau đó, bị Chân Lạp tiến công tiêu diệt. Tuy nhiên,
Chân Lạp đã không có điều kiện để quản lý và khai thác
vùng đất này. Sự sầm uất, trù phú của vùng Nam Bộ là công
lao khai phá của các nhóm cư dân, chủ yếu là người Việt từ
thế kỷ XVII. Chúa Nguyễn là người bảo hộ cho quá trình
khai phá này và việc khẳng định quyền quản lý lãnh thổ là
một hệ quả tự nhiên.
1.2. Cư dân Nam Bộ
Nam Bộ là nơi cư trú xen kẽ của nhiều tộc người từ
nhiều thế kỷ, bao gồm: Kinh, Khmer, Hoa, Chăm, Stiêng,
Chrau, Mạ…Trong suốt tiến trình khai phá và phát triển
vùng Nam Bộ, các dân tộc đã cùng chung sống hòa bình,
cùng chung tay xây dựng quê hương; từ đó, quá trình giao
lưu, tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc đã diễn ra ngày càng
sâu sắc, góp phần tạo cho vùng Nam Bộ những nét văn hóa
độc đáo.
1.3. Đặc điểm tự nhiên của vùng đất
Nam Bộ là vùng đất cuối cùng phía Nam của Tổ quốc,
nằm trong lưu vực hai con sông Đồng Nai và Cửu Long,
chủ yếu ở vùng hạ lưu hai con sông lớn này; là một vùng
đồng bằng châu thổ rộng lớn, với đất đai màu mỡ, địa hình
tương đối bằng phẳng, khí hậu tương đối hài hòa, có nhiều
-7-
cửa sông đổ ra biển… Những điều kiện tự nhiên này đã tạo
nên một vùng Nam Bộ trù phú như ngày nay.
1.4. Đặc trưng văn hóa vùng đất Nam Bộ
Văn hóa Nam Bộ vừa mang đặc trưng của vùng đồng
bằng sông nước, vừa mang đặc trưng của quá trình giao lưu,
tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc trong vùng. Hai đặc trưng
văn hoá chủ đạo này của vùng Nam Bộ đã buộc tất cả các
nền văn hoá sinh tụ nơi đây đều phải tự cấu trúc lại, lược bỏ
những giá trị không còn phù hợp với môi trường mới, phát
triển hoặc sáng tạo những giá trị mới giúp con người có thể
tồn tại và phát triển trên một vùng đồng bằng sông nước,
đan xen những tộc người khác biệt nhau về văn hoá.
1.5. Biểu hiện của đặc điểm vùng đất trong văn hóa và
ca dao Nam Bộ
Nam Bộ là vùng đất mới hình thành. Quá trình hình
thành vùng đất lại hết sức gian nan, gắn với nhiều cuộc
chiến khốc liệt với quân thù và thiên nhiên. Tuy nhiên, thiên
nhiên và đất đai ở đây lại hết sức ưu đãi con người.
Tiểu kết chương 1:
-8-
Chương 2
CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA
ĐƯỢC PHẢN ÁNH QUA YẾU TỐ SÔNG NƯỚC
TRONG CA DAO NAM BỘ
2.1. Giá trị văn hóa vật chất qua yếu tố sông nước trong
ca dao Nam Bộ
Ca dao Nam Bộ đã phản ánh về phương tiện lao
động, phương thức lao động chủ yếu của cư dân Nam Bộ và
những đặc sản nổi tiếng của vùng Nam Bộ.
2.1.1. Văn hóa lúa nước
Nam Bộ là vùng có truyền thống sản xuất nông
nghiệp. Người dân Nam Bộ từ thuở khai hoang lập ấp đã
gắn cuộc sống của mình với đồng nước mênh mông. Cho
nên, phản ánh đời sống nông nghiệp thông qua yếu tố sông
nước trong ca dao là hình thức phản ánh mang đậm đặc
trưng vùng đồng bằng Nam Bộ.
- “Ra đi cha mẹ dặn dò
Ruộng thấp thì cấy, ruộng gò thì gieo”
(Ca dao người Kinh Nam Bộ)
- “Anh ơi! Hãy tiếp gặt giùm em
Gặt xong, đập sẵn gánh lúa vào nhà
Đến khi em gặt anh đà chặt bông”
(Ca dao người Khmer Nam Bộ)
2.1.2. Hoạt động giao thương buôn bán, đi lại và đánh bắt
Nam Bộ là vùng có mạng lưới sông rạch, kinh đào
dày đặc và chằng chịt. Ngoài hai hệ thống sông lớn là
sông Cửu Long và sông Đồng Nai, vùng Nam Bộ còn có
-9-
hệ thống sông nhỏ đổ ra vịnh Thái Lan và mạng lưới kênh
tự nhiên cũng như kênh đào. Vì vậy, trong ca dao, hệ
thống đường thuỷ được xuất hiện có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc phản ánh sinh hoạt và lao động sản xuất
của cư dân Nam Bộ.
2.1.3. Quá trình chung sống và chinh phục thiên nhiên
và văn hóa ẩm thực
Nam Bộ xưa vốn là một vùng đất hoang sơ, với
những cánh rừng ngập mặn, những cánh đồng ngập nước
đầy sình lầy… Lúc bấy giờ, thiên nhiên Nam Bộ rất khắc
nghiệt, với “rừng thiêng nước độc”, với những loài động vật
nguy hiểm. Trong đó, sấu, cọp và hổ là những loài động vật
tượng trưng cho sức mạnh hoang dã, luôn đe doạ đến cuộc
sống của con người.
- “Rừng thiêng nước độc thú bầy
Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh”
(Ca dao người Kinh Nam Bộ)
2.2. Giá trị văn hóa tinh thần qua yếu tố sông nước trong
ca dao Nam Bộ
Mặc dù dân cư Nam Bộ đa phần di cư đến từ những
vùng miền khác nhưng khi đến tu họp trên vùng đất này,
họ đã tạo nên một đời sống văn hóa tinh thần hết sức
phong phú. Ở đây, con người rất chú trọng đến lối sống
nghĩa tình cho nên, ca dao đã góp phần phản ánh các mối
quan hệ trong đời sống của con người. Qua những ảnh
hưởng của yếu tố sông nước, ca dao Nam Bộ còn hướng
đến giải mã những vấn đề liên quan đến đời sống tâm lý
của họ qua nhiều giai đoạn.
-10-
2.2.1. Phản ánh mối quan hệ của con người với quê
hương đất nước
2.2.1.1. Phản ánh quá trình hình thành vùng đất
Hành trình mở cõi về phương Nam của các bậc tiền
nhân gắn liền với và dọc theo hành trình của những dòng
sông. Sau một quá trình lao động cần cù, sáng tạo, các bậc
tiền nhân đã làm chủ được vùng Nam Bộ. Ban đầu, họ đã
đứng vững trên vùng Đồng Nai mà cụ thể là miền Đông
Nam Bộ ngày nay, gồm mạn Bắc sông Sài Gòn và lưu vực
các sông Đồng Nai, sông Vàm Cỏ:
2.2.1.2. Ngợi ca quê hương đất nước
Cư dân Nam Bộ không chỉ đây là mảnh đất có thể
dừng chân trong quá trình di cư mà đối với họ, vùng đất này
đã trở thành nơi lưu dấu nhiều tình cảm. Qua quá trình lịch
sử, tình cảm ấy càng được vun bồi như những dòng sông
tháng ngày bồi đắp cho cây thơm trái ngọt, Sản vật “trời cho”
nguồn tài nguyên vô tận đã, sông nước hữu tình còn gợi
thương gợi nhớ cho những người một lần đặt chân đến xứ sở
cầm thi.
2.2.1.3. Sự gắn bó nghĩa tình với quê hương
Từ sau thế kỷ XVI, những lớp lưu dân từ khắp mọi
miền đất nước đã đến khẩn hoang vùng Nam Bộ. Trong
hành trình về phương Nam, ngoài những phương tiện vật
chất phải có, họ còn mang theo một nền văn minh lúa nước
với bản sắc văn hoá độc đáo, đa dạng, trong đó có nhiều
nhân tố mang thuộc tính dân gian. Chấp nhận cuộc sống đầy
biến động ở vùng đất mới, họ đến định cư và lập nghiệp ở
-11-
vùng Nam Bộ với quyết tâm cao, “nổi cơ đồ”, “bao giờ bén
rễ xanh cây thì về”.
2.2.2. Phản ánh mối quan hệ của con người với con
người
2.2.2.1. Quan hệ gia đình
Trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt
Nam nói chung, cư dân Nam Bộ nói riêng, gia đình là nền
tảng có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát
triển nhân cách con người.
2.2.2.2. Tình yêu đôi lứa
Trong ca dao, hình ảnh sông, nước, con thuyền được
sử dụng như hình ảnh tượng trưng cho sự chia ly, cách trở.
Cư dân Nam Bộ cũng thường mượn những hình ảnh có tính
chất rộng lớn, cố định như: sông, biển, cầu đá, chiếc xáng…
hay những hình ảnh có mối quan hệ mật thiết với nhau như:
vạc – cồn, cù lao – biển, sông – cửa sông… để minh chứng
cho tình yêu bền vững.
2.2.3. Phản ánh tâm lý xã hội của cư dân Nam Bộ
2.2.3.1. Tâm lý con người trong quá trình thích
nghi với vùng đất mới
Từ cuối thế kỷ XVI, những người nông dân, ngư dân
chân chất, thật thà; những trí thức Nho gia, quan binh hưu
trí; những người có chí lập nghiệp, tung hoành ngang dọc,
những kẻ bất phục tùng bọn quan lại hà khắc địa phương,
những kẻ trốn nợ nần, những tù binh, phạm nhân… đã rời
bỏ quê hương, cố quán để đi tìm một cuộc sống mới ở một
vùng đất mới. Khi đến đây, họ mang theo nhiều tâm trạng.
Cũng như các phương diện khác, đời sống tâm lý con người
-12-
Nam Bộ được biểu hiện rõ nét trong ca dao qua các yếu tố
sông nước.
2.2.3.2. Tính cách con người Nam Bộ
Cư dân Nam Bộ là một bộ phận của dân tộc Việt Nam
nên mang những nét chung nhất định của dân tộc. Nhưng do
điều kiện địa lý, lịch sử, văn hóa khác nhau, tính cách của cư
dân Nam Bộ cũng khác cư dân Bắc Bộ, Trung Bộ.
- “Bắt con cá lóc nướng trui
Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa”
(Ca dao người Kinh Nam Bộ)
2.3. Phản ánh lịch sử đấu tranh của cư dân Nam Bộ
Yêu nước là một truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời của
dân tộc Việt Nam. Vì vậy, khi quê hương bị xâm lược, cư
dân Nam Bộ đã đứng lên chiến đấu kiên cường, với lòng
căm thù sâu sắc.
- “Xa xa Côn Đảo nhà tù
Biển sâu mấy khúc, lòng thù bấy nhiêu”
(Ca dao người Kinh Nam Bộ)
Tiểu kết chương 2
Tóm lại, ca dao Nam Bộ đã phản ánh sâu sắc đời sống
văn hóa vật chất và tinh thần của con người nơi đây thông
qua yếu tố văn hóa liên quan đến sông nước. Nội dung phản
ánh hết sức phong phú và đa dạng. Qua ca dao, hình ảnh vùng
đất và con người Nam Bộ trở nên gần gũi hơn, với những ca
từ đầy hình ảnh, với cách thể hiện bình dị, ngắn gọn, súc tích,
phản ánh rõ nét đặc trưng không gian văn hóa sông nước.
Yếu tố sông nước đã thực sự đi vào cuộc sống, ngay trong
lời ăn tiếng nói và cả trong sinh hoạt đời thường, nhất là về
mặt tình cảm, tình yêu quê hương, tình yêu nam nữ.
-13-
Chương 3
NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN YẾU TỐ SÔNG NƯỚC
TRONG CA DAO NAM BỘ
MANG ĐẬM MÀU SẮC VĂN HÓA
3.1. Yếu tố sông nước mang mau sắc văn hóa được miêu
tả qua thời gian và không gian
Thời gian và không gian nghệ thuật trong ca dao
không giống với thời gian và không gian thực tại trong cuộc
sống. Nếu như thời gian và không gian thực tại là thời gian
vật lý để mỗi người nhận thức được về cuộc sống xung
quanh, thì thời gian và không gian trong ca dao chủ yếu là
thời gian, không gian tâm lý do con người tạo ra nhằm mục
đích nghệ thuật. Sông nước đất chín rồng đã trở thành biểu
tượng thời gian và không gian sinh hoạt văn hóa của cư dân
Nam Bộ.
3.1.1. Yếu tố sông nước được miêu tả qua thời gian
Thời gian nghệ thuật trong ca dao Nam Bộ là thời
gian hiện tại, gắn với thời gian diễn xướng. Vì vậy, thông
qua các yếu tố sông nước, thời gian được miêu tả trong sinh
hoạt văn hóa của con người. Yếu tố sông nước được biểu
hiện qua thời gian dưới hai dạng là thời gian cụ thể và thời
gian ước lệ.
- “Chiều chiều ra ngắm Tiền Giang
Sông bao nhiêu nước, em thương chàng bấy nhiêu”
“Chừng nào cho vạc xa cồn
Cù lao xa biển anh mới đành xa em”
(Ca dao người Khmer Nam Bộ)
-14-
3.1.2. Yếu tố sông nước được miêu tả qua không gian
Không gian nghệ thuật trong ca dao Nam Bộ có liên
quan đến sông nước thường là những khung cảnh ít nhiều gắn
với không gian văn hóa sông nước như: dòng sông, chiếc ghe,
chiếc xuồng, cây cầu, bến sông… hay một nơi chốn với tên
gọi cụ thể.
3.2. Yếu tố sông nước mang màu sắc văn hóa được biểu
hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ
Phương ngữ Nam Bộ là một dạng từ ngữ địa phương,
thể hiện cách nói, cách sử dụng từ ngữ, kiểu phát âm riêng
của con người Nam Bộ, là nơi chứa đựng các yếu tố văn
hóa, phong tục tập quán, sinh hoạt xã hội của con người và
vùng đất Nam Bộ. Phương ngữ Nam Bộ không chỉ đơn
thuần là khẩu ngữ của cư dân Nam Bộ mà đã bước vào ca
dao với một tư thế rất đường hoàng. Phương ngữ Nam Bộ
trong quá trình hình thành cũng chịu ảnh hưởng từ yếu tố
văn hóa sông nước.
3.2.1. Hệ thống từ ngữ trực tiếp biểu hiện yếu tố sông
nước
Nam Bộ là vùng có hệ thống sông ngòi, kênh rạch
dày đặc và chằng chịt. Từ lâu, hình ảnh dòng sông đã thật
sự đi vào cuộc sống, ngay trong ngôn ngữ và cả trong sinh
hoạt đời thường của cư dân Nam Bộ. Vì vậy, từ sông được
sử dụng rất phổ biến trong ca dao Nam Bộ.
- “Con sông bên lở bên bồi
Một con cá lội mấy người buông câu”
(Ca dao người Kinh Nam Bộ)
-15-
3.2.2. Hệ thống từ ngữ liên quan đến yếu tố sông nước
Ngoài việc trực tiếp sử dụng từ sông và nước, ca dao
Nam Bộ còn sử dụng nhiều từ ngữ khác để chỉ những sự vật
có liên quan đến sông nước như: cây cầu, ghe xuồng, tôm
cá, cần câu…
Với tư cách biểu trưng, yếu tố sông nước kết hợp với
các yếu tố khác như:thuyền, ghe,đò,xuồng, cầu, sào… đã
tạo nên những cấu trúc đối xứng, diễn đạt một cách sâu sắc
nội dung của bài ca dao. Những hình ảnh đối xứng này
được ca dao Nam Bộ mượn làm phương tiện để nói lên nỗi
lòng của con người.
3.3. Hình tượng sông nước trong văn hóa Nam Bộ qua
nghệ thuật biểu trưng
3.3.1. Ý nghĩa biểu trưng của hình tượng sông
Sông là hiện thân của dòng chảy lớn, dài, mênh
mông, sâu và vô tận. Với những đặc điểm này, sông được
hình dung như một thực thể sống động, có khả năng diễn
đạt nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống con người.
Sông đã trở thành phương tiện thể hiện những ý
niệm trừu tượng về đời người và gợi lên những liên
tưởng về những cảnh đời trôi nổi. Nam Bộ là vùng có hệ
thống sông ngòi chằng chịt, cho nên phương tiện đi lại,
phương tiên mưu sinh chủ yếu của cư dân Nam Bộ trước
kia chủ yếu là ghe, xuồng. Do đó, không có chiếc xuồng
để đi, mọi việc di chuyển chỉ bằng cách lội sông. Hơn
nữa, không có xuồng cũng có nghĩa là họ đã thiếu
phương tiện đánh bắt, không thể có nhiều cá tôm, cho
-16-
nên phải “ăn ròng bè môn”. Bên cạnh đó, những con
người sống cảnh “gạo chợ nước sông” với nghề mua bán
trên sông cũng bấp bênh không kém. Có lênh đênh theo
ghe mới thấm thía nhiều nỗi niềm của đời thương hồ.
Không chỉ sống rày đây mai đó, đời thương hồ còn là
những câu chuyện mưu sinh nhọc nhằn và bao hiểm nguy
trên sông nước.
3.3.2. Ý nghĩa biểu trưng của các hình tượng liên
quan đến sông nước
Các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên liên quan đến
sông nước như ghe xuồng, bến nước, con đò, cây cầu, con
cá, sóng, kênh… là những hình ảnh và địa điểm được dùng
để biểu đạt ý niệm thân phận, số phận con người. Sông nước
là một đặc trưng không thể thiếu của vùng Nam Bộ. Gắn
liền với sông nước là ghe, xuồng, cầu, cá, song, kênh... Tất
cả đã trở thành rất quen thuộc đối với cư dân Nam Bộ. Cho
nên, để bộc lộ tâm trạng của mình thì cư dân Nam Bộ
thường mượn các hình ảnh quen thuộc này để ví von, nhằm
bộc lộ những gì mình muốn nói, bởi tất cả đó đã trở thành
thị hiếu của cư dân nơi đây.
3.4. Giá trị văn hóa được thể hiện qua các yếu tố nghệ
thuật khác trong ca dao
3.4.1. So sánh
So sánh là biện pháp nghệ thuật phổ biến được sử
dụng trong ca dao Nam Bộ. Đặc biệt, trong khi sử dụng hình
ảnh sông nước như một yếu tố để thể hiện chất văn hóa trong
ca dao. So sánh là biện pháp tu từ dùng để đối chiếu hai hay
-17-
nhiều đối tượng có một nét tương đồng nào đó về hình thức
bên ngoài hay tính chất bên trong để gợi ra hình ảnh cụ thể.
Qua đó, cảm xúc thẩm mỹ và nhận thức thẩm mỹ của con
người được thể hiện sinh động.
3.4.2. Ẩn dụ
Theo Nguyễn Xuân Kính: “Biểu tượng là hình ảnh
cảm tính về hiện thực khách quan, thể hiện quan điểm thẩm
mỹ, tư tưởng của từng nhóm tác giả (có khi của riêng một
tác giả) từng thời đại, từng dân tộc và từng khu vực cư trú”
(Thi pháp ca dao). Ẩn dụ là thủ pháp nghệ thuật dựa trên
các biểu tượng để biểu hiện ý nghĩa.
Tiểu kết chương 3
Tóm lại, các biện pháp nghệ thuật trong ca dao
Nam Bộ không chỉ bó hẹp trong một vài đặc điểm như:
xây dựng hình tượng, ngôn ngữ, thời gian và không
gian… Tuy nhiên, thông qua những biện pháp nghệ thuật
này, thiên nhiên sông nước trong ca dao Nam Bộ được
xây dựng thành những bức tranh nghệ thuật khá đa dạng,
phản ánh nhận thức và thái độ thẩm mỹ của cư dân Nam
Bộ. Đặc điểm này tạo nên tính đặc sắc của ca dao Nam
Bộ, góp phần làm phong phú thêm kho tàng ca dao Việt
Nam. Bên cạnh đó, những yếu tố này đã góp phần quan
trọng trong việc phản ánh đời sống văn hóa của người
Nam Bộ.
Đất nước ta trải dài từ đỉnh đầu Hà Giang đến mũi
Cà Mau không chỉ đẹp, phong phú bởi cảnh sắc thiên
nhiên mà còn đẹp bởi những nét văn hóa đa dạng được
hình thành bởi 54 dân tộc. Sự kết hợp này đã tạo nên bức
-18-
tranh văn hóa nhiều màu sắc vừa độc đáo vừa thống nhất.
Với sự kết hợp văn hóa của cộng đồng người Kinh, Hoa,
Khrme, Chăm…, vùng đất Nam Bộ mang nhiều màu sắc
văn hóa nhưng tựu trung lại đó là vẻ đẹp trong văn hóa
ứng xử, văn hóa trong lao động sản xuất…được thể hiện
qua những câu ca dao giàu hình ảnh, để lại cảm tưởng
sâu sắc trong lòng người đọc./.
-19-
KẾT LUẬN
Nam Bộ là vùng đất cuối cùng phía Nam của Tổ
quốc, là một vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn, với đất đai
màu mỡ, địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu tương đối
hài hòa, nằm trong lưu vực hai con sông Đồng Nai và Cửu
Long, chủ yếu ở vùng hạ lưu hai con sông lớn này, với hệ
thống sông ngòi và kênh rạch chằng chit, có nhiều cửa sông
đổ ra biển. Từ lâu, sông nước đã trở thành hình ảnh hết sức
quen thuộc, đóng vai trò quan trọng trong đời sống của cư
dân Nam Bộ. Trong đời sống vật chất, dòng sông đã chở
nặng phù sa, mang nước tưới tiêu cho ruộng vườn và mang
lại nhiều sản vật, là đường giao thông huyết mạch, là nơi
lập chợ, nơi sinh sống của nhiều cư dân. Trong đời sống tinh
thần, môi trường sông nước là cơ sở hình thành nhiều tín
ngưỡng, lễ hội dân gian và một số loại hình nghệ thuật dân
gian, là môi trường diễn xướng dân ca trong một số trường
hợp nhất định.
Sông nước giữ vai trò quan trọng đối với sự hình
thành và phát triển của văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, sự
ảnh hưởng của sông nước đối với văn hóa trong từng khu
vực địa lý có những khác biệt. Một trong những nguyên
nhân của sự khác biệt này là do những đặc điểm khác nhau
của hệ thống sông ngòi ở những khu vực này. Mặc dù đặc
trưng đồng bằng sông nước cũng có mặt trong các vùng văn
hoá Bắc Bộ và văn hóa Trung Bộ, nhưng chỉ ở vùng Nam
Bộ, yếu tố sông nước mới nổi lên thành một đặc trưng chủ
-20-
đạo, chi phối toàn diện cuộc sống cũng như các thành tố văn
hoá của các cộng đồng cư dân.
Văn hóa Nam Bộ vừa mang đặc trưng của vùng đồng
bằng sông nước, vừa mang đặc trưng của quá trình giao lưu,
tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc trong vùng. Hai đặc trưng
văn hoá chủ đạo này của vùng Nam Bộ đã buộc tất cả các
nền văn hoá sinh tụ nơi đây đều phải tự cấu trúc lại, lược bỏ
những giá trị không còn phù hợp với môi trường mới, phát
triển hoặc sáng tạo những giá trị mới giúp con người có thể
tồn tại và phát triển trên một vùng đồng bằng sông nước,
đan xen những tộc người khác biệt nhau về văn hoá.
Tại vùng Nam Bộ vốn hoang sơ và khắc nghiệt, bao
thế hệ cư dân Nam Bộ đã trải qua những tháng ngày phải
đối diện với biết bao nguy hiểm, gian khó trước thiên nhiên
mênh mông sông nước, thưa vắng bóng người. Tuy nhiên,
với sự cần cù và sáng tạo, cư dân Nam Bộ đã vượt qua biết
bao khó khăn, trở ngại để biến vùng Nam Bộ hoang sơ ngày
nào trở thành trù phú như ngày nay. Trên cơ sở đó, cư dân
Nam Bộ đã sáng tạo, phát triển một nền văn học dân gian
mang đậm đặc trưng không gian văn hóa sông nước, phản
ánh cuộc sống đa dạng và muôn màu, biểu hiện thế giới
quan và tâm hồn của cư dân Nam Bộ.
Sông nước là một đặc trưng không thể thiếu của
vùng Nam Bộ. Gắn liền với sông nước là ghe, xuồng, lưới,
câu, hò, cầu tre, cầu ván... Tất cả đã trở thành hình ảnh
rất quen thuôc đối với cư dân Nam Bộ. Trong không gian
văn hóa sông nước Nam Bộ, mọi lời ăn tiếng nói, cách cư
xử, ứng xử của con người với con người, của con người
-21-
với chính môi trường sông nước đã đi vào ca dao Nam Bộ
một cách rất tự nhiên, đã trở thành kho tri thức vô cùng
quý báu truyền lại cho thế hệ mai sau, đã xây đắp nên tâm
hồn dân tộc giàu cảm xúc, dạt dào yêu thương. Ca dao
Nam Bộ thường mượn sông nước để phản ánh đời sống
sinh hoạt, đời sống tinh thần và đời sống tình cảm của cư
dân Nam Bộ.
Qua việc phân tích biểu hiện của yếu tố sông nước
trong ca dao Nam Bộ và nghệ thuật thể hiện yếu tố sông
nước trong ca dao Nam Bộ, tác giả nhận thấy yếu tố sông
nước có vai trò quan trọng trong việc phản ánh đời sống
văn hóa trong ca dao. Sông nước là biểu tượng nghệ thuật
tiềm tàng. Tuỳ thuộc vào phương thức miêu tả sông nước,
thể hiện sông nước như thế nào trong mỗi câu ca dao mà
sông nước có những khả năng biểu trưng hoá nghệ thuật
khác nhau. Cơ sở hình thành biểu tượng sông nước trong
ca dao Nam Bộ chính là sự liên tưởng từ một nét tương
đồng nào đó giữa sông nước và đối tượng được biểu hiện.
Tác giả dân gian có chú ý đến nghĩa vật thể của sông nước,
nhưng chủ yếu là chú ý đến nghĩa biểu trưng nghệ thuật
của nó. Một ý nghĩa thẩm mỹ của sông nước được quy định
bởi một đặc tính tự nhiên nào có của chính nó. Điều này
không phải ngoại lệ đối với các hình tượng khác. Có một
mối liên hệ chặt chẽ giữa các ý nghĩa thẩm mỹ của sông
nước. Điều đó tạo nên sự thống nhất về mặt ngữ nghĩa của
hình tượng trong quá trình biểu tưng hoá nghệ thuật. Khi
sông cùng xuất hiện với một yếu tố thiên nhiên khác, trong
những mối quan hệ nhất định, nó đạt tới những ý nghĩa
-22-
thẩm mỹ đa dạng hơn. Hiện tượng sóng hợp này cũng
thường phổ biến trong ca dao nói chung, tạo nên những mô
típ có tính truyền thống.
Cùng nằm trong cái nôi văn hóa của quê hương, đất
nước, ca dao Nam Bộ đã mang đến cho kho tàng văn học
dân gian những vần ca dao ngọt ngào, tình tứ. Ca dao dân
ca Nam Bộ là sản phẩm của sự suy tư, cảm xúc, sự trải
nghiệm của con người, là tiếng nói của người Việt Nam, đặc
biệt là của cư dân vùng đồng bằng Nam Bộ, góp phần làm
phong phú kho tàng văn học dân gian của dân tộc./.

More Related Content

What's hot

đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việtđề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việtlimsea33
 
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptxĐề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptxTuanPham84308
 
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam nataliej4
 
Cơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT NamCơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT Namguest2414f
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namMChau NTr
 
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐGIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐlongvanhien
 
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...jackjohn45
 
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc BộVùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc BộHoàng Mai
 
đề Cương lịch sử văn minh thế giới
đề Cương lịch sử văn minh thế giớiđề Cương lịch sử văn minh thế giới
đề Cương lịch sử văn minh thế giớiSùng A Tô
 
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...nataliej4
 
Đề Cương cơ sở văn hóa việt nam
Đề Cương cơ sở văn hóa việt namĐề Cương cơ sở văn hóa việt nam
Đề Cương cơ sở văn hóa việt namlimsea33
 
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới) VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới) Hiền Hoàng
 

What's hot (20)

đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việtđề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
 
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptxĐề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
 
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
 
Cơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT NamCơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT Nam
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
 
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐGIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
 
Luận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đ
Luận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đLuận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đ
Luận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đ
 
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
 
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAYLuận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
 
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên LộcLuận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
 
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
 
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
 
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAYĐặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
 
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc BộVùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
 
đề Cương lịch sử văn minh thế giới
đề Cương lịch sử văn minh thế giớiđề Cương lịch sử văn minh thế giới
đề Cương lịch sử văn minh thế giới
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn DữLuận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
 
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
 
Đề Cương cơ sở văn hóa việt nam
Đề Cương cơ sở văn hóa việt namĐề Cương cơ sở văn hóa việt nam
Đề Cương cơ sở văn hóa việt nam
 
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới) VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
 

Similar to Luận văn: Yếu tố sông nước trong văn học dân gian Nam Bộ, HOT

SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...phamhieu56
 
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộVùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộHoàng Mai
 
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUIVùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUIHuynh ICT
 
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Garment Space Blog0
 
Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc
Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc
Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc nataliej4
 

Similar to Luận văn: Yếu tố sông nước trong văn học dân gian Nam Bộ, HOT (20)

Đề tài: Ứng xử vợ chồng của người Việt qua ca dao Nam bộ, HAY
Đề tài: Ứng xử vợ chồng của người Việt qua ca dao Nam bộ, HAYĐề tài: Ứng xử vợ chồng của người Việt qua ca dao Nam bộ, HAY
Đề tài: Ứng xử vợ chồng của người Việt qua ca dao Nam bộ, HAY
 
Luận văn: Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam, 9 ĐIỂMLuận văn: Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam BộLuận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
 
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người TàyThi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
 
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
 
Truyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc Tày
Truyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc TàyTruyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc Tày
Truyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc Tày
 
Luận án: Phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Luận án: Phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía BắcLuận án: Phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Luận án: Phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
 
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộVùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
 
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUIVùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
 
luan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoi
luan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoiluan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoi
luan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoi
 
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
 
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh NiêLuận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
 
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh Mai
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh MaiLuận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh Mai
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh Mai
 
Th s33.027 văn học bắc kạn từ năm 1945 đến nay
Th s33.027 văn học bắc kạn từ năm 1945 đến nayTh s33.027 văn học bắc kạn từ năm 1945 đến nay
Th s33.027 văn học bắc kạn từ năm 1945 đến nay
 
Luận văn: Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca da...
Luận văn: Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca da...Luận văn: Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca da...
Luận văn: Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca da...
 
Luận án: Âm nhạc nghi lễ dân gian trong văn hóa của người Khmer
Luận án: Âm nhạc nghi lễ dân gian trong văn hóa của người KhmerLuận án: Âm nhạc nghi lễ dân gian trong văn hóa của người Khmer
Luận án: Âm nhạc nghi lễ dân gian trong văn hóa của người Khmer
 
Tín Hiệu Thẩm Mĩ Trong Ca Dao, Tục Ngữ Quảng Nam - Đà Nẵng.doc
Tín Hiệu Thẩm Mĩ Trong Ca Dao, Tục Ngữ Quảng Nam - Đà Nẵng.docTín Hiệu Thẩm Mĩ Trong Ca Dao, Tục Ngữ Quảng Nam - Đà Nẵng.doc
Tín Hiệu Thẩm Mĩ Trong Ca Dao, Tục Ngữ Quảng Nam - Đà Nẵng.doc
 
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và TháiLuận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
 
Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc
Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc
Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc
 
Luận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đLuận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đ
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhBookoTime
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 

Luận văn: Yếu tố sông nước trong văn học dân gian Nam Bộ, HOT

  • 1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH  ĐOÀN THỊ THÙY HƯƠNG YẾU TỐSÔNG NƯỚC TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN NAM BỘ (TRƯỜNG HỢPCADAO NAM BỘ) Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 60310640 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Trà Vinh, tháng 9 năm 2015
  • 2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM TIẾT KHÁNH Phản biện 1: TS. NGUYỄN XUÂN HƯƠNG Phản biện 2: PGS.TS PHAN THỊ THU HIỀN Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Văn hóa học họp tại Trường Đại học Trà Vinh vào ngày 01 tháng 11 năm 2015 Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Thư viện trường Đại học Trà Vinh
  • 3. -1- MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu đề tài Nam Bộ là một vùng sông nước rộng lớn, với hệ thống sông ngòi và kênh rạch dày đặc và chằng chịt. Từ thuở lọt lòng cho đến khi trưởng thành, cư dân Nam Bộ đã được tắm mình trong một không gian sông nước mênh mông, bao la. Từ lâu, dòng sông, bến nước, chiếc ghe, con đò, chiếc cầu... đã trở thành những hình ảnh hết sức quen thuộc đối với cư dân Nam Bộ. Đây là nơi sinh hoạt, lao động sản xuất,là khung cảnh gần gũi và bình dị của vùng quê Nam Bộ. Môi trường sông nước Nam Bộ một mặt là đối tượng để ca dao phản ánh và ca ngợi; mặt khác, với tư cách biểu trưng, là phương tiện nghệ thuật để biểu hiện nội dung. Điều này cho thấy, ca dao Nam Bộ gắn chặt với môi trường văn hoá sông nước Nam Bộ đã sản sinh ra nó. Từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Yếu tố sông nước trong văn học dân gian Nam Bộ (trường hợp ca dao)” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Văn hóa học. Từ đề tài này, người viết cho thấy mối quan hệ giữa văn học dân gian (cụ thể là cao dao) với đời sống văn hóa; đồng thời chỉ ra những nét độc đáo của ca dao Nam Bộ trong việc phản ánh đời sống văn hóa của cư dân vùng đất mới. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Yếu tố sông nước trong văn hóa và ca dao Nam Bộ được nghiên cứu trong một số công trình tiêu biểu như: Vai trò của nước trong truyền thống văn hoá Việt Nam và
  • 4. -2- Đông Nam Á của Trần Ngọc Thêm (1998), Nước trong văn hóa Việt Nam của Tô Ngọc Thanh (2007), Văn hóa nước của người Việt của Trần Ngọc Thêm (2006), Sông nước trong tâm thức người Việt của Nguyễn Thị Thu Trang (2006), Miền ý niệm sông nước trong tri nhận của người Việt của Trịnh Sâm (2011), Miền ý niệm sông nước trong tri nhận của người Nam Bộ của Trịnh Sâm (2005), Tìm hiểu từ ngữ sông nước trong đời sống văn hóa Việt Nam của Nguyễn Thị Thanh Phượng (1997), Phương ngữ Nam Bộ về sông nước của Nguyễn Hữu Hiệp (2010), Cảm xúc về sông nước qua ca dao, dân ca Nam Bộ của Trần Phỏng Diều (2010). Nhìn chung, có rất nhiều công trình bàn về vấn đề yếu tố sông nước trong văn hóa người Nam Bộ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu biểu hiện của yếu tố sông nước như một đặc trưng văn hóa trong ca dao thì chưa được nghiên cứu một cách tổng thể và hệ thống. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu đề tài “Yếu tố sông nước trong văn học dân gian Nam Bộ (trường hợp ca dao)” một cách toàn diện. Do đó, vấn đề yếu tố sông nước trong ca dao Nam Bộ vẫn còn khá mới mẻ và là mảnh đất màu mỡ chưa được khai phá đúng mức. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự biểu hiện của yếu tố sông nước trong văn học dân gian Nam Bộ nói chung và ca dao Nam Bộ nói riêng trên phương diện nội dung và phương diện nghệ thuật như một biểu hiện văn hóa.
  • 5. -3- 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn ca dao trong là kho tàng văn học dân gian Nam Bộ. Bên cạnh đó, người viết còn nghiên cứu các nội dung về yếu tố sông nước trong sinh hoạt văn hóa của người Nam Bộ, từ đó làm rõ những biểu hiện của các yếu tố này trong ca dao. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở tập hợp và hệ thống hóa lượng lớn tài liệu về ca dao Nam Bộ, luận văn sẽ làm rõ sự biểu hiện của yếu tố trong nước trong ca dao Nam Bộ – một bộ phận hợp thành văn học dân gian Nam Bộ. Qua đó, luận văn sẽ góp phần làm rõ những đặc trưng sông nước trong ca dao Nam Bộ. Điều đó cho thấy, văn học dân gian chịu ảnh hưởng sâu sắc từ phương diện văn hóa. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận văn trình bày khái quát về lịch sử hình thành, đặc điểm tự nhiên, đặc điểm cư dân, đặc trưng văn hóa và văn học dân gian Nam Bộ. - Luận văn phân tích biểu hiện của yếu tố sông nước trong ca dao Nam Bộ. - Luận văn phân tích nghệ thuật thể hiện của yếu tố sông nước trong ca dao Nam Bộ. 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 5.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc, Phương pháp phân tích, tổng hợp, Phương pháp tiếp cận hệ thống, Phương pháp thống kê, phân loại, Phương pháp so sánh, Phương pháp nghiên cứu liên ngành.
  • 6. -4- 5.2. Nguồn tài liệu Các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm: sách, luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học. Ngoài ra, luận văn này đi sâu vào phân tích biểu hiện của yếu tố sông nước trong ca dao Nam Bộ từ góc độ văn hóa chứ không đi sưu tầm ca dao Nam Bộ. Dó đó, người viết sử dụng nguồn tài liệu về ca dao Nam Bộ đã được sưu tầm, bản thân người viết không phải người đi điền dã. 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn đã tập hợp và hệ thống hóa một lượng lớn tài liệu về ca dao Nam Bộ, làm cơ sở cho việc nghiên cứu những vấn đề khác nhau về ca dao Nam Bộ. - Luận văn đã nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về sự biểu hiện của yếu tố sông nước trong ca dao Nam Bộ trên phương diện nội dung và phương diện nghệ thuật. - Luân văn góp phần làm phong phú thêm hệ thống những công trình nghiên cứu về ca dao Nam Bộ nói riêng và văn học dân gian Nam Bộ - Luận văn nêu lên một hướng nghiên cứu mới về văn học dân gian, đó là nghiên cứu văn học dân gian trong mối quan hệ với đặc điểm văn hóa và địa lý, lịch sử của một vùng đất cụ thể. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm phần mở đầu, nội dung nghiên cứu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Trong đó, phần nội dung nghiên cứu được kết cấu gồm ba chương như sau:
  • 7. -5- Chương 1: Khái quát về vùng dất Nam Bộ. Chương 2: Biểu hiện của yếu tố sông nước trong ca dao Nam Bộ. Chương 3: Nghệ thuật thể hiện yếu tố sông nước trong ca dao Nam Bộ mang đậm màu sắc văn hóa.
  • 8. -6- CHƯƠNG 1 VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC DÂN GIAN NAM BỘ 1.1. Lịch sử hình thành vùng Nam Bộ Quốc gia đầu tiên trên vùng Nam Bộ hiện nay là Phù Nam; sau đó, bị Chân Lạp tiến công tiêu diệt. Tuy nhiên, Chân Lạp đã không có điều kiện để quản lý và khai thác vùng đất này. Sự sầm uất, trù phú của vùng Nam Bộ là công lao khai phá của các nhóm cư dân, chủ yếu là người Việt từ thế kỷ XVII. Chúa Nguyễn là người bảo hộ cho quá trình khai phá này và việc khẳng định quyền quản lý lãnh thổ là một hệ quả tự nhiên. 1.2. Cư dân Nam Bộ Nam Bộ là nơi cư trú xen kẽ của nhiều tộc người từ nhiều thế kỷ, bao gồm: Kinh, Khmer, Hoa, Chăm, Stiêng, Chrau, Mạ…Trong suốt tiến trình khai phá và phát triển vùng Nam Bộ, các dân tộc đã cùng chung sống hòa bình, cùng chung tay xây dựng quê hương; từ đó, quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc đã diễn ra ngày càng sâu sắc, góp phần tạo cho vùng Nam Bộ những nét văn hóa độc đáo. 1.3. Đặc điểm tự nhiên của vùng đất Nam Bộ là vùng đất cuối cùng phía Nam của Tổ quốc, nằm trong lưu vực hai con sông Đồng Nai và Cửu Long, chủ yếu ở vùng hạ lưu hai con sông lớn này; là một vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn, với đất đai màu mỡ, địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu tương đối hài hòa, có nhiều
  • 9. -7- cửa sông đổ ra biển… Những điều kiện tự nhiên này đã tạo nên một vùng Nam Bộ trù phú như ngày nay. 1.4. Đặc trưng văn hóa vùng đất Nam Bộ Văn hóa Nam Bộ vừa mang đặc trưng của vùng đồng bằng sông nước, vừa mang đặc trưng của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc trong vùng. Hai đặc trưng văn hoá chủ đạo này của vùng Nam Bộ đã buộc tất cả các nền văn hoá sinh tụ nơi đây đều phải tự cấu trúc lại, lược bỏ những giá trị không còn phù hợp với môi trường mới, phát triển hoặc sáng tạo những giá trị mới giúp con người có thể tồn tại và phát triển trên một vùng đồng bằng sông nước, đan xen những tộc người khác biệt nhau về văn hoá. 1.5. Biểu hiện của đặc điểm vùng đất trong văn hóa và ca dao Nam Bộ Nam Bộ là vùng đất mới hình thành. Quá trình hình thành vùng đất lại hết sức gian nan, gắn với nhiều cuộc chiến khốc liệt với quân thù và thiên nhiên. Tuy nhiên, thiên nhiên và đất đai ở đây lại hết sức ưu đãi con người. Tiểu kết chương 1:
  • 10. -8- Chương 2 CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐƯỢC PHẢN ÁNH QUA YẾU TỐ SÔNG NƯỚC TRONG CA DAO NAM BỘ 2.1. Giá trị văn hóa vật chất qua yếu tố sông nước trong ca dao Nam Bộ Ca dao Nam Bộ đã phản ánh về phương tiện lao động, phương thức lao động chủ yếu của cư dân Nam Bộ và những đặc sản nổi tiếng của vùng Nam Bộ. 2.1.1. Văn hóa lúa nước Nam Bộ là vùng có truyền thống sản xuất nông nghiệp. Người dân Nam Bộ từ thuở khai hoang lập ấp đã gắn cuộc sống của mình với đồng nước mênh mông. Cho nên, phản ánh đời sống nông nghiệp thông qua yếu tố sông nước trong ca dao là hình thức phản ánh mang đậm đặc trưng vùng đồng bằng Nam Bộ. - “Ra đi cha mẹ dặn dò Ruộng thấp thì cấy, ruộng gò thì gieo” (Ca dao người Kinh Nam Bộ) - “Anh ơi! Hãy tiếp gặt giùm em Gặt xong, đập sẵn gánh lúa vào nhà Đến khi em gặt anh đà chặt bông” (Ca dao người Khmer Nam Bộ) 2.1.2. Hoạt động giao thương buôn bán, đi lại và đánh bắt Nam Bộ là vùng có mạng lưới sông rạch, kinh đào dày đặc và chằng chịt. Ngoài hai hệ thống sông lớn là sông Cửu Long và sông Đồng Nai, vùng Nam Bộ còn có
  • 11. -9- hệ thống sông nhỏ đổ ra vịnh Thái Lan và mạng lưới kênh tự nhiên cũng như kênh đào. Vì vậy, trong ca dao, hệ thống đường thuỷ được xuất hiện có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phản ánh sinh hoạt và lao động sản xuất của cư dân Nam Bộ. 2.1.3. Quá trình chung sống và chinh phục thiên nhiên và văn hóa ẩm thực Nam Bộ xưa vốn là một vùng đất hoang sơ, với những cánh rừng ngập mặn, những cánh đồng ngập nước đầy sình lầy… Lúc bấy giờ, thiên nhiên Nam Bộ rất khắc nghiệt, với “rừng thiêng nước độc”, với những loài động vật nguy hiểm. Trong đó, sấu, cọp và hổ là những loài động vật tượng trưng cho sức mạnh hoang dã, luôn đe doạ đến cuộc sống của con người. - “Rừng thiêng nước độc thú bầy Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh” (Ca dao người Kinh Nam Bộ) 2.2. Giá trị văn hóa tinh thần qua yếu tố sông nước trong ca dao Nam Bộ Mặc dù dân cư Nam Bộ đa phần di cư đến từ những vùng miền khác nhưng khi đến tu họp trên vùng đất này, họ đã tạo nên một đời sống văn hóa tinh thần hết sức phong phú. Ở đây, con người rất chú trọng đến lối sống nghĩa tình cho nên, ca dao đã góp phần phản ánh các mối quan hệ trong đời sống của con người. Qua những ảnh hưởng của yếu tố sông nước, ca dao Nam Bộ còn hướng đến giải mã những vấn đề liên quan đến đời sống tâm lý của họ qua nhiều giai đoạn.
  • 12. -10- 2.2.1. Phản ánh mối quan hệ của con người với quê hương đất nước 2.2.1.1. Phản ánh quá trình hình thành vùng đất Hành trình mở cõi về phương Nam của các bậc tiền nhân gắn liền với và dọc theo hành trình của những dòng sông. Sau một quá trình lao động cần cù, sáng tạo, các bậc tiền nhân đã làm chủ được vùng Nam Bộ. Ban đầu, họ đã đứng vững trên vùng Đồng Nai mà cụ thể là miền Đông Nam Bộ ngày nay, gồm mạn Bắc sông Sài Gòn và lưu vực các sông Đồng Nai, sông Vàm Cỏ: 2.2.1.2. Ngợi ca quê hương đất nước Cư dân Nam Bộ không chỉ đây là mảnh đất có thể dừng chân trong quá trình di cư mà đối với họ, vùng đất này đã trở thành nơi lưu dấu nhiều tình cảm. Qua quá trình lịch sử, tình cảm ấy càng được vun bồi như những dòng sông tháng ngày bồi đắp cho cây thơm trái ngọt, Sản vật “trời cho” nguồn tài nguyên vô tận đã, sông nước hữu tình còn gợi thương gợi nhớ cho những người một lần đặt chân đến xứ sở cầm thi. 2.2.1.3. Sự gắn bó nghĩa tình với quê hương Từ sau thế kỷ XVI, những lớp lưu dân từ khắp mọi miền đất nước đã đến khẩn hoang vùng Nam Bộ. Trong hành trình về phương Nam, ngoài những phương tiện vật chất phải có, họ còn mang theo một nền văn minh lúa nước với bản sắc văn hoá độc đáo, đa dạng, trong đó có nhiều nhân tố mang thuộc tính dân gian. Chấp nhận cuộc sống đầy biến động ở vùng đất mới, họ đến định cư và lập nghiệp ở
  • 13. -11- vùng Nam Bộ với quyết tâm cao, “nổi cơ đồ”, “bao giờ bén rễ xanh cây thì về”. 2.2.2. Phản ánh mối quan hệ của con người với con người 2.2.2.1. Quan hệ gia đình Trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam nói chung, cư dân Nam Bộ nói riêng, gia đình là nền tảng có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. 2.2.2.2. Tình yêu đôi lứa Trong ca dao, hình ảnh sông, nước, con thuyền được sử dụng như hình ảnh tượng trưng cho sự chia ly, cách trở. Cư dân Nam Bộ cũng thường mượn những hình ảnh có tính chất rộng lớn, cố định như: sông, biển, cầu đá, chiếc xáng… hay những hình ảnh có mối quan hệ mật thiết với nhau như: vạc – cồn, cù lao – biển, sông – cửa sông… để minh chứng cho tình yêu bền vững. 2.2.3. Phản ánh tâm lý xã hội của cư dân Nam Bộ 2.2.3.1. Tâm lý con người trong quá trình thích nghi với vùng đất mới Từ cuối thế kỷ XVI, những người nông dân, ngư dân chân chất, thật thà; những trí thức Nho gia, quan binh hưu trí; những người có chí lập nghiệp, tung hoành ngang dọc, những kẻ bất phục tùng bọn quan lại hà khắc địa phương, những kẻ trốn nợ nần, những tù binh, phạm nhân… đã rời bỏ quê hương, cố quán để đi tìm một cuộc sống mới ở một vùng đất mới. Khi đến đây, họ mang theo nhiều tâm trạng. Cũng như các phương diện khác, đời sống tâm lý con người
  • 14. -12- Nam Bộ được biểu hiện rõ nét trong ca dao qua các yếu tố sông nước. 2.2.3.2. Tính cách con người Nam Bộ Cư dân Nam Bộ là một bộ phận của dân tộc Việt Nam nên mang những nét chung nhất định của dân tộc. Nhưng do điều kiện địa lý, lịch sử, văn hóa khác nhau, tính cách của cư dân Nam Bộ cũng khác cư dân Bắc Bộ, Trung Bộ. - “Bắt con cá lóc nướng trui Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa” (Ca dao người Kinh Nam Bộ) 2.3. Phản ánh lịch sử đấu tranh của cư dân Nam Bộ Yêu nước là một truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, khi quê hương bị xâm lược, cư dân Nam Bộ đã đứng lên chiến đấu kiên cường, với lòng căm thù sâu sắc. - “Xa xa Côn Đảo nhà tù Biển sâu mấy khúc, lòng thù bấy nhiêu” (Ca dao người Kinh Nam Bộ) Tiểu kết chương 2 Tóm lại, ca dao Nam Bộ đã phản ánh sâu sắc đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của con người nơi đây thông qua yếu tố văn hóa liên quan đến sông nước. Nội dung phản ánh hết sức phong phú và đa dạng. Qua ca dao, hình ảnh vùng đất và con người Nam Bộ trở nên gần gũi hơn, với những ca từ đầy hình ảnh, với cách thể hiện bình dị, ngắn gọn, súc tích, phản ánh rõ nét đặc trưng không gian văn hóa sông nước. Yếu tố sông nước đã thực sự đi vào cuộc sống, ngay trong lời ăn tiếng nói và cả trong sinh hoạt đời thường, nhất là về mặt tình cảm, tình yêu quê hương, tình yêu nam nữ.
  • 15. -13- Chương 3 NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN YẾU TỐ SÔNG NƯỚC TRONG CA DAO NAM BỘ MANG ĐẬM MÀU SẮC VĂN HÓA 3.1. Yếu tố sông nước mang mau sắc văn hóa được miêu tả qua thời gian và không gian Thời gian và không gian nghệ thuật trong ca dao không giống với thời gian và không gian thực tại trong cuộc sống. Nếu như thời gian và không gian thực tại là thời gian vật lý để mỗi người nhận thức được về cuộc sống xung quanh, thì thời gian và không gian trong ca dao chủ yếu là thời gian, không gian tâm lý do con người tạo ra nhằm mục đích nghệ thuật. Sông nước đất chín rồng đã trở thành biểu tượng thời gian và không gian sinh hoạt văn hóa của cư dân Nam Bộ. 3.1.1. Yếu tố sông nước được miêu tả qua thời gian Thời gian nghệ thuật trong ca dao Nam Bộ là thời gian hiện tại, gắn với thời gian diễn xướng. Vì vậy, thông qua các yếu tố sông nước, thời gian được miêu tả trong sinh hoạt văn hóa của con người. Yếu tố sông nước được biểu hiện qua thời gian dưới hai dạng là thời gian cụ thể và thời gian ước lệ. - “Chiều chiều ra ngắm Tiền Giang Sông bao nhiêu nước, em thương chàng bấy nhiêu” “Chừng nào cho vạc xa cồn Cù lao xa biển anh mới đành xa em” (Ca dao người Khmer Nam Bộ)
  • 16. -14- 3.1.2. Yếu tố sông nước được miêu tả qua không gian Không gian nghệ thuật trong ca dao Nam Bộ có liên quan đến sông nước thường là những khung cảnh ít nhiều gắn với không gian văn hóa sông nước như: dòng sông, chiếc ghe, chiếc xuồng, cây cầu, bến sông… hay một nơi chốn với tên gọi cụ thể. 3.2. Yếu tố sông nước mang màu sắc văn hóa được biểu hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ Phương ngữ Nam Bộ là một dạng từ ngữ địa phương, thể hiện cách nói, cách sử dụng từ ngữ, kiểu phát âm riêng của con người Nam Bộ, là nơi chứa đựng các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, sinh hoạt xã hội của con người và vùng đất Nam Bộ. Phương ngữ Nam Bộ không chỉ đơn thuần là khẩu ngữ của cư dân Nam Bộ mà đã bước vào ca dao với một tư thế rất đường hoàng. Phương ngữ Nam Bộ trong quá trình hình thành cũng chịu ảnh hưởng từ yếu tố văn hóa sông nước. 3.2.1. Hệ thống từ ngữ trực tiếp biểu hiện yếu tố sông nước Nam Bộ là vùng có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc và chằng chịt. Từ lâu, hình ảnh dòng sông đã thật sự đi vào cuộc sống, ngay trong ngôn ngữ và cả trong sinh hoạt đời thường của cư dân Nam Bộ. Vì vậy, từ sông được sử dụng rất phổ biến trong ca dao Nam Bộ. - “Con sông bên lở bên bồi Một con cá lội mấy người buông câu” (Ca dao người Kinh Nam Bộ)
  • 17. -15- 3.2.2. Hệ thống từ ngữ liên quan đến yếu tố sông nước Ngoài việc trực tiếp sử dụng từ sông và nước, ca dao Nam Bộ còn sử dụng nhiều từ ngữ khác để chỉ những sự vật có liên quan đến sông nước như: cây cầu, ghe xuồng, tôm cá, cần câu… Với tư cách biểu trưng, yếu tố sông nước kết hợp với các yếu tố khác như:thuyền, ghe,đò,xuồng, cầu, sào… đã tạo nên những cấu trúc đối xứng, diễn đạt một cách sâu sắc nội dung của bài ca dao. Những hình ảnh đối xứng này được ca dao Nam Bộ mượn làm phương tiện để nói lên nỗi lòng của con người. 3.3. Hình tượng sông nước trong văn hóa Nam Bộ qua nghệ thuật biểu trưng 3.3.1. Ý nghĩa biểu trưng của hình tượng sông Sông là hiện thân của dòng chảy lớn, dài, mênh mông, sâu và vô tận. Với những đặc điểm này, sông được hình dung như một thực thể sống động, có khả năng diễn đạt nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống con người. Sông đã trở thành phương tiện thể hiện những ý niệm trừu tượng về đời người và gợi lên những liên tưởng về những cảnh đời trôi nổi. Nam Bộ là vùng có hệ thống sông ngòi chằng chịt, cho nên phương tiện đi lại, phương tiên mưu sinh chủ yếu của cư dân Nam Bộ trước kia chủ yếu là ghe, xuồng. Do đó, không có chiếc xuồng để đi, mọi việc di chuyển chỉ bằng cách lội sông. Hơn nữa, không có xuồng cũng có nghĩa là họ đã thiếu phương tiện đánh bắt, không thể có nhiều cá tôm, cho
  • 18. -16- nên phải “ăn ròng bè môn”. Bên cạnh đó, những con người sống cảnh “gạo chợ nước sông” với nghề mua bán trên sông cũng bấp bênh không kém. Có lênh đênh theo ghe mới thấm thía nhiều nỗi niềm của đời thương hồ. Không chỉ sống rày đây mai đó, đời thương hồ còn là những câu chuyện mưu sinh nhọc nhằn và bao hiểm nguy trên sông nước. 3.3.2. Ý nghĩa biểu trưng của các hình tượng liên quan đến sông nước Các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên liên quan đến sông nước như ghe xuồng, bến nước, con đò, cây cầu, con cá, sóng, kênh… là những hình ảnh và địa điểm được dùng để biểu đạt ý niệm thân phận, số phận con người. Sông nước là một đặc trưng không thể thiếu của vùng Nam Bộ. Gắn liền với sông nước là ghe, xuồng, cầu, cá, song, kênh... Tất cả đã trở thành rất quen thuộc đối với cư dân Nam Bộ. Cho nên, để bộc lộ tâm trạng của mình thì cư dân Nam Bộ thường mượn các hình ảnh quen thuộc này để ví von, nhằm bộc lộ những gì mình muốn nói, bởi tất cả đó đã trở thành thị hiếu của cư dân nơi đây. 3.4. Giá trị văn hóa được thể hiện qua các yếu tố nghệ thuật khác trong ca dao 3.4.1. So sánh So sánh là biện pháp nghệ thuật phổ biến được sử dụng trong ca dao Nam Bộ. Đặc biệt, trong khi sử dụng hình ảnh sông nước như một yếu tố để thể hiện chất văn hóa trong ca dao. So sánh là biện pháp tu từ dùng để đối chiếu hai hay
  • 19. -17- nhiều đối tượng có một nét tương đồng nào đó về hình thức bên ngoài hay tính chất bên trong để gợi ra hình ảnh cụ thể. Qua đó, cảm xúc thẩm mỹ và nhận thức thẩm mỹ của con người được thể hiện sinh động. 3.4.2. Ẩn dụ Theo Nguyễn Xuân Kính: “Biểu tượng là hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan, thể hiện quan điểm thẩm mỹ, tư tưởng của từng nhóm tác giả (có khi của riêng một tác giả) từng thời đại, từng dân tộc và từng khu vực cư trú” (Thi pháp ca dao). Ẩn dụ là thủ pháp nghệ thuật dựa trên các biểu tượng để biểu hiện ý nghĩa. Tiểu kết chương 3 Tóm lại, các biện pháp nghệ thuật trong ca dao Nam Bộ không chỉ bó hẹp trong một vài đặc điểm như: xây dựng hình tượng, ngôn ngữ, thời gian và không gian… Tuy nhiên, thông qua những biện pháp nghệ thuật này, thiên nhiên sông nước trong ca dao Nam Bộ được xây dựng thành những bức tranh nghệ thuật khá đa dạng, phản ánh nhận thức và thái độ thẩm mỹ của cư dân Nam Bộ. Đặc điểm này tạo nên tính đặc sắc của ca dao Nam Bộ, góp phần làm phong phú thêm kho tàng ca dao Việt Nam. Bên cạnh đó, những yếu tố này đã góp phần quan trọng trong việc phản ánh đời sống văn hóa của người Nam Bộ. Đất nước ta trải dài từ đỉnh đầu Hà Giang đến mũi Cà Mau không chỉ đẹp, phong phú bởi cảnh sắc thiên nhiên mà còn đẹp bởi những nét văn hóa đa dạng được hình thành bởi 54 dân tộc. Sự kết hợp này đã tạo nên bức
  • 20. -18- tranh văn hóa nhiều màu sắc vừa độc đáo vừa thống nhất. Với sự kết hợp văn hóa của cộng đồng người Kinh, Hoa, Khrme, Chăm…, vùng đất Nam Bộ mang nhiều màu sắc văn hóa nhưng tựu trung lại đó là vẻ đẹp trong văn hóa ứng xử, văn hóa trong lao động sản xuất…được thể hiện qua những câu ca dao giàu hình ảnh, để lại cảm tưởng sâu sắc trong lòng người đọc./.
  • 21. -19- KẾT LUẬN Nam Bộ là vùng đất cuối cùng phía Nam của Tổ quốc, là một vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn, với đất đai màu mỡ, địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu tương đối hài hòa, nằm trong lưu vực hai con sông Đồng Nai và Cửu Long, chủ yếu ở vùng hạ lưu hai con sông lớn này, với hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chit, có nhiều cửa sông đổ ra biển. Từ lâu, sông nước đã trở thành hình ảnh hết sức quen thuộc, đóng vai trò quan trọng trong đời sống của cư dân Nam Bộ. Trong đời sống vật chất, dòng sông đã chở nặng phù sa, mang nước tưới tiêu cho ruộng vườn và mang lại nhiều sản vật, là đường giao thông huyết mạch, là nơi lập chợ, nơi sinh sống của nhiều cư dân. Trong đời sống tinh thần, môi trường sông nước là cơ sở hình thành nhiều tín ngưỡng, lễ hội dân gian và một số loại hình nghệ thuật dân gian, là môi trường diễn xướng dân ca trong một số trường hợp nhất định. Sông nước giữ vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của sông nước đối với văn hóa trong từng khu vực địa lý có những khác biệt. Một trong những nguyên nhân của sự khác biệt này là do những đặc điểm khác nhau của hệ thống sông ngòi ở những khu vực này. Mặc dù đặc trưng đồng bằng sông nước cũng có mặt trong các vùng văn hoá Bắc Bộ và văn hóa Trung Bộ, nhưng chỉ ở vùng Nam Bộ, yếu tố sông nước mới nổi lên thành một đặc trưng chủ
  • 22. -20- đạo, chi phối toàn diện cuộc sống cũng như các thành tố văn hoá của các cộng đồng cư dân. Văn hóa Nam Bộ vừa mang đặc trưng của vùng đồng bằng sông nước, vừa mang đặc trưng của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc trong vùng. Hai đặc trưng văn hoá chủ đạo này của vùng Nam Bộ đã buộc tất cả các nền văn hoá sinh tụ nơi đây đều phải tự cấu trúc lại, lược bỏ những giá trị không còn phù hợp với môi trường mới, phát triển hoặc sáng tạo những giá trị mới giúp con người có thể tồn tại và phát triển trên một vùng đồng bằng sông nước, đan xen những tộc người khác biệt nhau về văn hoá. Tại vùng Nam Bộ vốn hoang sơ và khắc nghiệt, bao thế hệ cư dân Nam Bộ đã trải qua những tháng ngày phải đối diện với biết bao nguy hiểm, gian khó trước thiên nhiên mênh mông sông nước, thưa vắng bóng người. Tuy nhiên, với sự cần cù và sáng tạo, cư dân Nam Bộ đã vượt qua biết bao khó khăn, trở ngại để biến vùng Nam Bộ hoang sơ ngày nào trở thành trù phú như ngày nay. Trên cơ sở đó, cư dân Nam Bộ đã sáng tạo, phát triển một nền văn học dân gian mang đậm đặc trưng không gian văn hóa sông nước, phản ánh cuộc sống đa dạng và muôn màu, biểu hiện thế giới quan và tâm hồn của cư dân Nam Bộ. Sông nước là một đặc trưng không thể thiếu của vùng Nam Bộ. Gắn liền với sông nước là ghe, xuồng, lưới, câu, hò, cầu tre, cầu ván... Tất cả đã trở thành hình ảnh rất quen thuôc đối với cư dân Nam Bộ. Trong không gian văn hóa sông nước Nam Bộ, mọi lời ăn tiếng nói, cách cư xử, ứng xử của con người với con người, của con người
  • 23. -21- với chính môi trường sông nước đã đi vào ca dao Nam Bộ một cách rất tự nhiên, đã trở thành kho tri thức vô cùng quý báu truyền lại cho thế hệ mai sau, đã xây đắp nên tâm hồn dân tộc giàu cảm xúc, dạt dào yêu thương. Ca dao Nam Bộ thường mượn sông nước để phản ánh đời sống sinh hoạt, đời sống tinh thần và đời sống tình cảm của cư dân Nam Bộ. Qua việc phân tích biểu hiện của yếu tố sông nước trong ca dao Nam Bộ và nghệ thuật thể hiện yếu tố sông nước trong ca dao Nam Bộ, tác giả nhận thấy yếu tố sông nước có vai trò quan trọng trong việc phản ánh đời sống văn hóa trong ca dao. Sông nước là biểu tượng nghệ thuật tiềm tàng. Tuỳ thuộc vào phương thức miêu tả sông nước, thể hiện sông nước như thế nào trong mỗi câu ca dao mà sông nước có những khả năng biểu trưng hoá nghệ thuật khác nhau. Cơ sở hình thành biểu tượng sông nước trong ca dao Nam Bộ chính là sự liên tưởng từ một nét tương đồng nào đó giữa sông nước và đối tượng được biểu hiện. Tác giả dân gian có chú ý đến nghĩa vật thể của sông nước, nhưng chủ yếu là chú ý đến nghĩa biểu trưng nghệ thuật của nó. Một ý nghĩa thẩm mỹ của sông nước được quy định bởi một đặc tính tự nhiên nào có của chính nó. Điều này không phải ngoại lệ đối với các hình tượng khác. Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa các ý nghĩa thẩm mỹ của sông nước. Điều đó tạo nên sự thống nhất về mặt ngữ nghĩa của hình tượng trong quá trình biểu tưng hoá nghệ thuật. Khi sông cùng xuất hiện với một yếu tố thiên nhiên khác, trong những mối quan hệ nhất định, nó đạt tới những ý nghĩa
  • 24. -22- thẩm mỹ đa dạng hơn. Hiện tượng sóng hợp này cũng thường phổ biến trong ca dao nói chung, tạo nên những mô típ có tính truyền thống. Cùng nằm trong cái nôi văn hóa của quê hương, đất nước, ca dao Nam Bộ đã mang đến cho kho tàng văn học dân gian những vần ca dao ngọt ngào, tình tứ. Ca dao dân ca Nam Bộ là sản phẩm của sự suy tư, cảm xúc, sự trải nghiệm của con người, là tiếng nói của người Việt Nam, đặc biệt là của cư dân vùng đồng bằng Nam Bộ, góp phần làm phong phú kho tàng văn học dân gian của dân tộc./.