SlideShare a Scribd company logo
1 of 154
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VŨ Y LAN
TÌM HIỂU NHẬN THỨC VỀ Y ĐỨC CỦA SINH VIÊN
KHOA Y
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
HÀ NỘI, 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VŨ Y LAN
TÌM HIỂU NHẬN THỨC VỀ Y ĐỨC CỦA SINH VIÊN
KHOA Y
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Xã hội học
Mã số: 8 31 03 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THỊ MINH THI
HÀ NỘI, 2019
LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô trong Khoa Xã hội học - Học viện
Khoa học xã hội đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức khoa học hữu
ích.
Đặc biệt, tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Thị Minh Thi đã
tận tình hướng dẫn và có những đóng góp quý báu để tôi thực hiện thành công
nghiên cứu này.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến các giảng viên, cán bộ và sinh viên Khoa Y
- Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp thông tin, số liệu cần
thiết trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu.
Với tất cả lòng yêu thương, tôi xin cám ơn gia đình của mình đã đồng hành,
nâng đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học cao học.
Xin chân thành cám ơn.
Nguyễn Vũ Y Lan
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh
viên Khoa Y - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên
cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận văn là trung
thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tất cả
những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ.
Học viên
Nguyễn Vũ Y Lan
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ......................................................... 19
1.1. Lý thuyết sử dụng trong đề tài ............................................................................... 19
1.2. Các khái niệm liên quan......................................................................................... 21
1.3. Tổng quan về Khoa Y – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ................... 30
1.4. Tổng quan về đào tạo ngành Y khoa của Khoa Y ................................................ 32
1.5. Một số đặc điểm của mẫu điều tra ......................................................................... 35
Tiểu kết chương 1.......................................................................................................... 38
Chương 2: NHẬN THỨC VỀ Y ĐỨC CỦA SINH VIÊN KHOA Y .......................... 40
2.1. Quan điểm về y đức ............................................................................................... 40
2.2. Nguồn thu nhận kiến thức về y đức ....................................................................... 44
2.3. Sự hiểu biết của sinh viên về các quy định pháp luật liên quan đến y đức............ 45
2.4. Sự hiểu biết về nghĩa vụ của người thầy thuốc...................................................... 46
2.5. Sự hiểu biết của sinh viên về quyền của bệnh nhân............................................... 48
2.6. Sự hiểu biết về mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân .......................................... 51
2.7. Sự hiểu biết của sinh viên về mối quan hệ giữa bác sĩ và đồng nghiệp, mối quan hệ
giữa bác sĩ và cộng đồng............................................................................................... 54
2.8. Sự cần thiết của y đức đối với nhân viên y tế ........................................................ 55
Tiểu kết chương 2.......................................................................................................... 56
Chương 3: YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ Y ĐỨC CỦA SINH
VIÊN KHOA Y............................................................................................................. 58
3.1. Chương trình giảng dạy y đức của Khoa Y hiện nay............................................. 58
3.2. Đánh giá chương trình giảng dạy y đức của Khoa Y............................................. 61
3.3. Tác động của chương trình đào tạo đến nhận thức về y đức của sinh viên các khóa
....................................................................................................................................... 70
Tiểu kết chương 3.......................................................................................................... 75
KẾT LUẬN................................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTĐT Chương trình đào tạo
ĐĐYH Đạo đức y học
ĐH Đại học
ĐHQG TP. HCM Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
TL&ĐĐYK Tâm lý và Đạo đức y khoa
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Nội dung cụ thể các mục tiêu đào tạo chung đạt được của bác sĩ đa khoa ..
.......................................................................................................................................33
Bảng 1.2. Tổng số sinh viên đang học ngành y khoa tại Khoa Y từ năm 2012-2017
.......................................................................................................................................35
Bảng 1.3. Phân bố theo năm học...................................................................................36
Bảng 2.1. Các định nghĩa về y đức ...............................................................................40
Bảng 2.2. Ý kiến của sinh viên về người thầy thuốc có lương tâm ..............................42
Bảng 2.3. Nguồn thu nhận kiến thức về y đức..............................................................44
Bảng 2.4. Sự hiểu biết của sinh viên về nguyên tắc, quy định về y đức.......................45
Bảng 2.5. Các nguyên tắc cơ bản của y đức .................................................................47
Bảng 2.6. Ý kiến của sinh viên về các quyền của bệnh nhân .......................................49
Bảng 2.7. Ý kiến về giữ bí mật thông tin bệnh nhân ....................................................49
Bảng 2.8. Công bố thông tin bệnh nhân........................................................................47
Bảng 2.9. Quy định về sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề y trong việc
khai thác hồ sơ bệnh án.................................................................................................50
Bảng 2.10. Cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh....
.......................................................................................................................................51
Bảng 2.11. Ý kiến của sinh viên về mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân.................52
Bảng 2.12. Ý kiến của sinh viên về mối quan hệ giữa bác sĩ và đồng nghiệp trong công
việc ................................................................................................................................54
Bảng 2.13. Trách nhiệm của người thầy thuốc với cộng đồng xã hội ..........................55
Bảng 2.14. Ý kiến về sự cần thiết của y đức với nhân viên y tế...................................55
Bảng 3.1. Ma trận về mục tiêu kiến thức, thái độ và kỹ năng và chuẩn đầu ra
.......................................................................................................................................59
Bảng 3.2. Mức độ hài lòng của sinh viên về chương trình giảng dạy môn y đức ........62
Bảng 3.3. Hình thức giảng dạy y đức của Khoa Y .......................................................66
Bảng 3.4. Nội dung về y đức cần bổ sung thêm cho sinh viên.....................................66
Bảng 3.5. Mức độ tham gia các chương trình, buổi học ngoại khóa liên quan đến y đức
của Khoa Y....................................................................................................................68
Bảng 3.6. Ý kiến của sinh viên về hình thức tổ chức các chương trình, buổi học ngoại
khóa...............................................................................................................................69
Bảng 3.7. Mối tương quan giữa định nghĩa về y đức và năm học của sinh viên..........71
Bảng 3.8. Mối tương quan giữa mức độ hiểu biết về nguyên tắc, quy định về y đức và
năm học của sinh viên...................................................................................................72
Bảng 3.9. Mối tương quan giữa mức độ hiểu biết các quy định xử phạt khi vi phạm y
đức và năm học của sinh viên .......................................................................................73
Bảng 3.10. Mối tương quan giữa ý kiến của sinh viên về giữ bí mật thông tin bệnh nhân
và năm học của sinh viên ..............................................................................................74
Bảng 3.11. Mối tương quan giữa hình thức giảng dạy y đức của Khoa Y và năm học của
sinh viên ........................................................................................................................75
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Phân bố theo năm sinh..............................................................................37
Biểu đồ 1.2. Phân bố theo giới tính...............................................................................37
Biểu đồ 2.1. Quan niệm của sinh viên về nghề y không phải là một nghề kinh doanh
.......................................................................................................................................43
Biểu đồ 2.2. Ý kiến của sinh viên về nghĩa vụ quan trọng nhất của người thầy thuốc
.......................................................................................................................................47
Biểu đồ 3.1. Ý kiến của sinh viên về thời điểm giảng dạy y đức .................................64
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để trở thành một người bác sĩ, các sinh viên y khoa phải trải qua quá trình
học tập gian khổ, với một khối lượng kiến thức lớn được truyền tải trong 6 năm ở
giảng đường và các bệnh viện thực hành. Ra trường người bác sĩ tiếp tục không
ngừng trao dồi, cập nhật thường xuyên các kỹ thuật điều trị mới để mang lại hiệu
quả điều trị tốt nhất cho người bệnh. Nhưng điều đó là chưa đủ. Bác Hồ trong thư
gửi Hội nghị Cán bộ y tế ngày 27/2/1955 đã có câu "Lương y phải như từ mẫu”.
Như vậy, giữa bác sĩ và người bệnh có một mối quan hệ tình cảm đặc biệt, được
hình thành trong quá trình tiếp xúc, thăm khám và điều trị. Mối quan hệ đó qua
thời gian được xây dựng và đúc kết thành các giá trị đạo đức, các nguyên tắc ứng
xử đặc thù riêng của ngành nghề này, đó chính là y đức hay đạo đức y khoa. Hải
Thượng Lãng Ông - Lê Hữu Trác (1720 - 1791), đại danh y của nền y học dân tộc
Việt Nam từng nói: “Không có nghề nào nhân đạo bằng nghề cứu người, không
có nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y thiếu đạo đức” [22, tr.11]. Điều đó nói lên
được tầm quan trọng của y đức trong quá trình hành nghề y khoa. Để có thể thành
công trong sự nghiệp, một người bác sĩ ngoài kiến thức uyên thâm cần phải có một
tình cảm đặc biệt đối với bệnh nhân, thấu hiểu hoàn cảnh của bệnh nhân, đau với
nỗi đau của bệnh nhân. Cũng chính nhờ các giá trị đạo đức này mà trong quá trình
vận động và phát triển của xã hội, nghề y là một trong những cao quý trong xã hội.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, chính sách mở của nền kinh tế và quá
trình toàn cầu hoá mang lại nhiều khởi sắc cho đời sống kinh tế xã hội nhưng cũng
làm phát sinh nhiều biểu hiện tiêu cực, trong đó có lĩnh vực y tế. Chính sách y tế
chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, sự gia tăng dân số, sự thay đổi
mô hình bệnh tật khiến nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng tăng cao,
2
trong khi ngân sách dành cho ngành y tế có hạn chế, chế độ lương và đãi ngộ cho
cán bộ y tế còn thấp, điều kiện cơ sở vật chất trong các cơ sở y tế công lập còn
thiếu và yếu dẫn đến tình trạng quá tải bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện tuyến
trên, sự phân bố nguồn nhân lực không đồng đều ở các vùng miền tạo ra nhiều bất
cập trong lĩnh vực y tế. Những tác động tiêu cực đó đã ảnh hưởng đến vấn đề giữ
gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống. Các trường hợp điển hình xảy ra trong 5 năm trở
lại đây như: vụ việc Bác sĩ Tạ Nam Ngạn từ chối điều trị bệnh nhân tại Bệnh viện
đa khoa tỉnh Kiên Giang, Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường làm chết người tại Thẩm
mỹ viện Cát Tường, vụ án nhân bản các xét nghiệm tại Bệnh viện đa khoa Hoài
Đức, Bác sĩ Lưu Tiến Dũng vòi tiền người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Nhi Thanh
Hóa,… đã vi phạm nghiêm trong đạo đức nghề y.
Như vậy, do đâu mà đạo đức nghề y xuống dốc? Phải chăng do nhận thức về
y đức của những người làm công tác y tế chưa đầy đủ hay là do việc chưa chú
trọng đào tạo về y đức trong một thời gian dài trước đây? Liệu rằng CTĐT hiện
nay ở các trường ĐH y khoa đã đáp ứng và cung cấp đầy đủ các kiến thức cho sinh
viên y khoa hay chưa? Giảng dạy y đức tại các trường ĐH y khoa có vai trò như
thế nào đến nhận thức của sinh viên?
Xuất phát từ những băn khoăn thắc mắc trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y – Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh” để lượng giá và xác định được giáo dục y đức đã tác
động như thế nào đến nhận thức của sinh viên. Từ đó có thể tìm ra được một số
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong việc giảng dạy và học tập môn đạo đức
nghề nghiệp ở Khoa Y.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về y đức và nhận thức y đức
3
Đề tài nghiên cứu cấp bộ của Phạm Thị Minh Đức thực hiện năm 2009
“Nghiên cứu thực trạng nhận thức và thực hành y đức của bác sĩ ở ba tuyến huyện,
tỉnh và trung ương” [6] cho thấy nhận thức về nội dung của y đức chỉ dừng lại ở
tổng quát, chung chung, đào tạo về y đức trong các trường y chưa đáp ứng được
thực tiễn chăm sóc sức khỏe của người dân. Tuy nhiên, đề tài cũng nêu được những
giải pháp nhằm tăng cường thực hành y đức như: Xây dựng nội dung, tài liệu,
phương pháp giảng dạy và lượng giá để đào tạo học phần y đức chính khóa cho
sinh viên các trường y; Tổ chức đào tạo các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ cho những
người làm công tác đào tạo về y đức để có giảng viên phục vụ cho giảng dạy chính
khóa và đào tạo lại cho bác sĩ; Cấp kinh phí thường xuyên hàng năm để mở các
khóa đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức và kỹ năng chuyên môn cho bác sĩ, đặc
biệt ở các tuyến y tế cơ sở; Tổ chức mạng lưới giám sát, đánh giá nội bộ và đánh
giá chéo thường xuyên về thực hiện quy chế chuyên môn và y đức tại các cơ sở y
tế; Tăng cường giáo dục ý thức pháp luật, quyền và nghĩa vụ mỗi người khi đến
các cơ sở khám bệnh và chữa bệnh, nêu lên các tấm gương tốt của các cán bộ y tế
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Luận án tiến sĩ y học năm 2013 của Lê Thu Hòa “Nghiên cứu thực trạng dạy
– học môn Đại đức y học trong đào tạo bác sĩ các trường ĐH y khoa và đánh giá
kết quả can thiệp thực nghiệm” [10] đánh giá thực trạng dạy và học ĐĐYH tại 8
trường ĐH y khoa trong năm học 2009 - 2010 còn nhiều vấn đề cần được giải
quyết. Môn ĐĐYH được dạy và học với nhiều chương trình, nội dung, phương
pháp dạy - học và lượng giá khác nhau tại 8 trường ĐH y khoa, chưa có sự thống
nhất giữa các trường về chương trình, tài liệu, phương pháp và lượng giá. Hầu hết
các trường chưa có tài liệu chính thức viết riêng về ĐĐYH. Sau khi nghiên cứu
thực nghiệm, các trường ĐH y khoa đã thống nhất: mục tiêu từng bài, nội dung
chi tiết, phương pháp dạy - học và phương pháp lượng giá môn ĐĐYH cho sinh
4
viên hệ bác sĩ. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra các khuyến nghị: Chương
trình môn ĐĐYH cho sinh viên hệ bác sĩ đã được thống nhất trong 8 trường ĐH y
khoa và rất cần được thực hiện tại mỗi trường, lồng ghép đào tạo ĐĐYH vào các
môn lâm sàng phù hợp với điều kiện thực tế tại mỗi trường. Giảng viên cần thay
đổi phương pháp dạy - học theo hướng tích cực, tạo cơ hội cho sinh viên, học viên
chủ động tham gia vào quá trình học tập. Phương pháp lượng giá nên sử dụng hình
thức trắc nghiệm và phân tích tình huống. Giảng viên rất cần được khuyến khích
dạy - học môn ĐĐYH bằng những chính sách cụ thể từ nhà quản lý và giáo dục
và cuối cùng cần có những nghiên cứu tiếp theo với thời gian dài để thực hiện can
thiệp được ở tất cả các trường ĐH y khoa và đánh giá năng lực ĐĐYH của sinh
viên trong thực hành lâm sàng và sau khi tốt nghiệp.
Bài viết Khảo sát thực trạng và giải pháp nâng cao y đức cho sinh viên
Trường Cao đẳng y tế Khánh Hòa của tác giả Nguyễn Thế Dũng đăng trên Tạp
chí Y học Việt Nam tháng 01/2015 [4] đã đưa ra kết luận hầu hết sinh viên Trường
Cao đẳng y tế Khánh Hòa đều tiếp thu tốt kiến thức ĐĐYH sau khi học xong học
phần y đức và có thể ứng dụng vào lâm sàng để phục vụ bệnh nhân. Theo tác giả,
sinh viên đã thực hành tốt 4 nguyên lý cơ bản của ĐĐYH: nguyên lý tôn trọng
quyền tự chủ của bệnh nhân, nguyên lý lòng nhân ái, nguyên lý không làm việc có
hại/ không ác ý và nguyên lý thực hiện sự công bằng. Số sinh viên có thái độ tích
cực khi thực hành, ĐĐYH trên bệnh nhân chiếm trên 70%, điều này cho thấy sự
phát triển những thái độ thích hợp là rất cần thiết trong giảng dạy ĐĐYH. Giảng
dạy ĐĐYH có thể thu được lợi ích từ việc tổng hợp rất nhiều cách tiếp cận và sự
tham gia của nhiều cán bộ giảng dạy nhiều học phần khác nhau trong chương trình
từ lý thuyết đến thực hành trên lâm sàng, đặc biệt khi triển khai kế hoạch chăm
sóc bệnh nhân. Tất cả cán bộ giảng dạy y học đều có trách nhiệm phát triển các
kiến thức, kỹ năng, thái độ của sinh viên, phương pháp dạy tích cực tạo cơ hội tốt
5
để sinh viên hứng thú học tập và ứng dụng cụ thể vào các trường hợp trên lâm
sàng. Giảng viên cần đề cập đến các chủ đề cụ thể, sinh động để sinh viên tự tìm
hiểu và trình bày trước lớp, các ý kiến thảo luận và các video clip có thể giúp cho
sinh viên hiểu rõ hơn về khía cạnh ĐĐYH. Điểm hạn chế của bài viết này là sự
giới hạn nghiên cứu ở đối tượng sinh viên là các nhân viên hỗ trợ y tế trong tương
lai, trực tiếp chăm sóc bệnh nhân nhưng không chịu trách nhiệm cứu chữa người
trực tiếp.
2.2. Các quy định, quy ước về y đức
2.2.1. Lời thề Hippocrates nguyên bản
Tôi xin thề trước Apollon thần chữa bệnh, trước Asclepius thần y học, trước
thần Hygieia và Panacea, và trước sự chứng giám của tất cả các nam nữ thiên thần,
là tôi sẽ đem hết sức lực và khả năng để làm trọn lời thề và lời cam kết sau đây:
- Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh ra tôi. Tôi
sẽ chia sẻ với các vị đó của cải của tôi, và khi cần tôi sẽ đáp ứng những nhu cầu
của các vị đó. Tôi sẽ coi con của thầy như anh em ruột thịt của tôi, và nếu họ muốn
học nghề y thì tôi sẽ dạy cho họ không lấy tiền công mà cũng không giấu nghề.
Tôi sẽ truyền đạt cho họ những nguyên lý, những bài học truyền miệng và tất cả
vốn hiểu biết của tôi cho các con tôi, các con của các thầy dạy tôi và cho tất cả các
môn đệ cùng gắn bó bởi một lời cam kết và một lời thề đúng với Y luật mà không
truyền cho một ai khác.
- Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả năng và sự phán
đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công.
- Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng không
tự mình gợi ý cho họ; cũng như vậy, tôi cũng sẽ không trao cho bất cứ người phụ
nữ nào những thuốc gây sẩy thai.
- Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết.
6
- Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật mở bàng quang mà dành công việc
đó cho những người chuyên.
- Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi hành
vi xấu xa, cố ý và đồi bại nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô
lệ.
- Dù tôi có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngoài lúc hành
nghề của tôi, tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ cần để lộ ra và coi
sự kín đáo trong trường hợp đó như một nghĩa vụ.
- Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm tôi sẽ được hưởng một
cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự quý trọng mãi mãi của mọi
người. Nếu tôi vi phạm lời thề này hay tôi tự phản bội, thì tôi sẽ phải chịu một số
phận khổ sở ngược lại. [23, tr. 15-16]
2.2.2. Y huấn cách ngôn của Hải Thượng Lãn Ông
Phàm người học thuốc, tất phải hiểu thấu lý luận đạo làm người, có thông lý
luận đạo làm người thì học thuốc mới giỏi. Khi có chút thì giờ nhàn rỗi, nên luôn
luôn nghiên cứu các sách thuốc xưa nay, luôn luôn phát huy biến hóa thuân nhập
được vào tâm, thấy rõ được ở mắt, thì tự nhiên ứng vào việc làm mà không sợ sai
lầm.
Phàm người mời đi thăm bệnh, nên tùy bệnh cần kíp hay không, mà đặt đi
thăm trước hay sau. Chớ nên vì giàu sang hay nghèo hèn, mà nơi đến trước chỗ
đến sau, hoặc bốc thuốc lại phân biệt hơn kém. Khi lòng mình có không thành
thật, thì khó mong thu được hiệu quả.
Khi xem bệnh cho đàn bà, con gái và đàn bà góa, ni cô cần phải có người nhà
bên cạnh mới bước vào phòng mà thăm bệnh, để tránh hết sự nghi ngờ; dù cho
đến con hát, nhà thổ cũng vậy, phải đứng đắn, coi họ như con nhà tử tế chớ nên
đùa cợt mà mang tiếng bất chính, sẽ bị hậu quả về tà dâm.
7
Phàm thầy thuốc nên nghĩ đến việc giúp đỡ người, không nên tự ý cầu vui
như mang rượu lên núi, chơi bời ngắm cảnh, vắng nhà chốc lát, lỡ có bệnh cấp cứu
làm cho người ta sốt ruột mong chờ, nguy hại đến tính mạng con người. Vậy cần
biết nhiệm vụ mình là quan trọng như thế nào?
Phàm gặp phải chứng bệnh nguy cấp, muốn hết sức mình để cứu chữa, tuy
đó là lòng tốt, nhưng phải nói rõ cho gia đình người bệnh biết trước rồi mới cho
thuốc. Lại có khi phải cho không cả thuốc, như thế thì người ta sẽ biết cảm phục
mình. Nếu không khỏi bệnh cũng không có sự oán trách và tự mình cũng không
hổ thẹn.
Phàm chuẩn bị thuốc thì nên mua giá cao để được loại tốt. Theo sách Lôi
Công để bào chế và bảo quản thuốc cho cẩn thận. Hoặc theo đúng từng phương
mà bào chế, hoặc tùy bệnh mà gia giảm. Khi lập ra phương mới, phải phỏng theo
ý nghĩa của người xưa, không nên tự lập ra những phương bữa bãi để thử bệnh.
Thuốc sắc và thuốc tán nên có đủ. Thuốc hoàn và thuốc đơn nên chế sẵn. Có như
thế mới ứng dụng được kịp thời, khi gặp bệnh khỏi phải bó tay.
Khi gặp bạn đồng nghiệp, cần khiêm tốn, hòa nhã, giữ gìn thái độ kính cẩn,
không nên khinh nhờn. Người lớn tuổi hơn mình thì kính trọng; người học giỏi thì
coi như bậc thầy, người kiêu ngạo thì mình nhân nhượng; người kém mình thì dìu
dắt họ. Giữ được lòng đức hậu như thế, sẽ đem lại nhiều hạnh phúc cho mình.
Khi đến xem bệnh ở những nhà nghèo túng hoặc những người mồ côi, góa
bụa, hiếm hoi, càng nên chăm sóc đặc biệt. Vì những người giàu sang không lo
không có người chữa, còn người nghèo hèn thì không đủ sức đón được thầy giỏi,
vậy ta để tâm một chút họ sẽ được sống một đời. Còn như những người con thảo,
vợ hiền, nghèo mà mắc bệnh, ngoài việc cho thuốc, lại còn tùy sức mình chu cấp
cho họ nữa. Vì có thuốc mà không có ăn thì cũng vẫn đi đến chỗ chết. Cần phải
8
cho họ được sống toàn diện mới đáng gọi là nhân thuật. Còn những kẻ vì chơi bời
phóng đãng mà nghèo và mắc bệnh thì không đáng thương tiếc lắm.
Khi chữa cho ai khỏi bệnh rồi, chớ có mưu cầu quà cáp vì những người nhận
của người khác cho thường hay sinh ra nể nang, huống chi đối với những kẻ giàu
sang, tính khí bất thường mà mình cầu cạnh, thường hay bị khinh rẻ. Còn việc tâng
bốc cho người ta để cầu lợi thường hay sinh chuyện. Cho nên nghề thuốc là thanh
cao, ta càng giữ khí tiết cho trong sạch. [22, tr. 25-26]
2.2.3. Bản Tuyên ngôn Geneva của Hiệp hội Y khoa Thế giới
Bản Tuyên ngôn Geneva của Hiệp hội Y khoa Thế giới năm 1948 và những
bản được chỉnh sửa sau đó thường được các sinh viên y khoa đọc trong các lễ tốt
nghiệp như một lời thề về y đức. Đây là tuyên ngôn về sự cống hiến của y bác sĩ
cho mục đích nhân đạo. Tuyên ngôn này dựa trên Lời thời Hippocrates nhưng điều
chỉnh phù hợp với bối cảnh nền y học hiện đại. Nội dung bản tuyên ngôn:
Vào thời điểm được thừa nhận là một thành viên của ngành y:
Tôi nghiêm trang hứa với bản thân sẽ hiến dâng cuộc đời mình để phục vụ
nhân loại.
Tôi sẽ gửi đến các thầy giáo của tôi lòng kính trọng và biết ơn mà họ xứng
đáng được nhận.
Tôi sẽ thực hành nghề nghiệp của tôi với lương tâm và lòng tự trọng.
Sức khoẻ của bệnh nhân sẽ là mối quan tâm hàng đầu của tôi.
Tôi sẽ tôn trọng mọi bí mật mà tôi nắm giữ, thậm chí cả sau khi bệnh nhân
đã chết.
Tôi sẽ duy trì danh dự và truyền thống cao thượng của nghề nghiệp bằng tất
cả khả năng của tôi.
Đồng nghiệp sẽ là các anh chị của tôi
9
Tôi sẽ không cho phép những quan tâm về tuổi tác, bệnh tật hay tàn tật, tín
ngưỡng, nguồn gốc nhân chủng, giới tính, quốc tịch, nguồn gốc chính trị, sự cạnh
tranh, quan điểm tình dục, địa vị xã hội hoặc bất kỳ một yếu tố nào khác can thiệp
vào giữa nhiệm vụ của tôi và bệnh nhân của tôi.
Tôi sẽ duy trì sự tôn trọng cao nhất cho cuộc sống con người.
Tôi sẽ không dùng kiến thức chuyên môn của tôi xâm phạm đến quyền con
người và các quyền tự do của công dân, thậm chí ngay cả khi bị đe doạ
Tôi xin hứa những điều này với tất cả sự trang trọng, tự nghiện và danh dự
của tôi. [23, tr. 15-16]
2.2.4. Quy ước đạo đức ngành y của Hiệp hội Y khoa Thế giới
Luật quốc tế về y đức được ban hành vào năm 1949 tại kỳ họp lần thứ 3 của
Hội Y học thế giới. Luật được chỉnh sửa lần cuối vào năm 2006 quy định nhiệm
vụ chung của người thầy thuốc và nhiệm vụ chung của người thầy thuốc đối với
bệnh nhân như sau:
1. Nhiệm vụ chung của người thầy thuốc:
- Thực hành nghề nghiệp và duy trì chuẩn mực chuyên môn ở mức độ cao nhất.
- Tôn trọng quyền của bệnh nhân chấp nhận hay bác bỏ đề nghị của thầy thuốc.
- Không để cho phán xét cá nhân bị chi phối bởi quyền lợi cá nhân hay phân
biệt đối xử.
- Hết lòng trong việc cung cấp dịch vụ chuyên môn cho bệnh nhân.
- Hành xử thành thật với bệnh nhân và đồng nghiệp. Báo cáo cho giới chức có
trách nhiệm biết những thầy thuốc thiếu y đức hoặc bất tài hoặc có hành vi
lừa đảo.
- Không thuyên chuyển bệnh nhân hoặc ra toa thuốc để hưởng lợi ích tài chính
hay quà cáp.
- Tôn trọng quyền và sự lựa chọn của bệnh nhân.
10
- Có trách nhiệm giáo dục công chúng về những khám phá mới trong y học,
nhưng cần phải cẩn thận trong việc áp dụng các phương pháp còn trong vòng
thử nghiệm.
- Cố gắng sử dụng tài nguyên y tế một cách sáng suốt nhằm đem lại lợi ích cho
bệnh nhân và cộng đồng.
- Tìm người điều trị nếu mình mắc bệnh. Tôn trọng các chuẩn mực đạo đức
địa phương và quốc gia.
2. Nhiệm vụ chung của người thầy thuốc đối với bệnh nhân:
- Tôn trọng sinh mạng của con con người.
- Hành động vì lợi ích của bệnh nhân.
- Tuyệt đối trung thành với bệnh nhân. Bất cứ khi nào phương pháp điều trị
hay xét nghiệm ngoài khả năng của mình, người thầy thuốc phải giới thiệu
đến một chuyên gia khác.
- Tôn trọng quyền riêng tư của bệnh nhân. Không tiết lộ bất cứ thông tin nào
về bệnh nhân cho bất cứ ai, nếu không có sự đồng thuận của bệnh nhân.
- Cung cấp dịch vụ chăm sóc trong trường hợp khẩn cấp.
- Không quan hệ tình dục với bệnh nhân. Không lợi dụng mối quan hệ thầy
thuốc - bệnh nhân. [16]
2.2.5. Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế
Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế được ban hành kèm theo
Quyết định số 2008/BYT-QĐ ngày 06 tháng 11 năm 1996 của Bộ Trưởng Bộ Y
tế:
1. Chăm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng
trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có lương
11
tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo
đức của người thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học
để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì sự
nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
2. Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn.
Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn
đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp
nhận của người bệnh.
3. Tôn trọng quyền được khám bệnh chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng
những bí mật riêng tư của người bệnh; khi thăm khám, chăm sóc cần bảo đảm kín
đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã
hội. Không được phân biệt đối xử người bệnh. Không được có thái độ ban ơn, lạm
dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán
các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
4. Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận
tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải
thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều
trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh;
động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục.
Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và
chăm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết.
5. Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đun
đẩy người bệnh.
6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an
toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc
không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.
12
7. Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời
các diễn biến của người bệnh.
8. Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều
trị, tự chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ.
9. Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn,
giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.
10. Thật thà, đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn
sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.
11. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình, không
đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước.
12. Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng chống
dịch bệnh cứu chữa người bị tai hạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện
nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch. [1]
2.2.6. Lời tuyên thệ Tân bác sĩ Khoa Y
Lời tuyên thệ Tân bác sĩ Khoa Y được các tân khoa long trọng tuyên thệ trong
buổi lễ tốt nghiệp bác sĩ đa khoa của Khoa Y như sau:
Dưới lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc;
Trước Quý Thầy Cô và toàn thể cán bộ viên chức;
Trước toàn thể bạn đồng học và các đấng sinh thành;
Tôi xin thề:
1. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, phấn đấu
hết sức mình để bảo vệ và xây dựng đất nước thân yêu.
2. Luôn luôn tôn trọng Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước, thực hiện
nghiêm chỉnh các quan điểm và quy định của ngành y tế Việt Nam, không bao giờ
có hành động làm ảnh hưởng đến truyền thống nhà trường, trái với lương tâm
người cán bộ y tế nhân dân.
13
3. Giữ gìn bí mật nghề nghiệp, tôn trọng phẩm chất người bệnh, hết lòng hết
sức phục vụ sức khỏe nhân dân, làm đúng lời dạy của Hồ Chủ Tịch: “Lương y như
từ mẫu”.
4. Khiêm tốn, đoàn kết và hợp tác chân thành với đồng nghiệp, yêu ngành,
yêu nghề, tự hào chính đáng với công việc của chính mình.
5. Vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, tôi nguyện tích
cực lao động và học tập, phấn đấu không mệt mỏi, nâng cao trình độ, góp phần
xây dựng nền y học Việt Nam.
Xin thề, xin thề, xin thề. [15, tr. 31]
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng đến tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y. Trên
cơ sở phân tích lý luận và khảo sát thực trạng, luận văn từ đó đưa ra kiến nghị, đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về y đức cho sinh viên thông qua
cải thiện công tác giảng dạy y đức tại Khoa Y hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn phải thực hiện một số những nhiệm
vụ sau đây:
- Tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên ngành Y khoa về y đức.
- Mô tả thực trạng giảng dạy y đức của Khoa Y theo CTĐT ngành Y khoa cho
sinh viên ngành Y khoa.
- Bước đầu đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức về y
đức cho sinh viên Khoa Y.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu nhận
thức về y đức của sinh viên Khoa Y- ĐHQG TP. HCM.
14
4.2. Khách thể nghiên cứu: Sinh viên đang học từ năm thứ nhất đến năm thứ
sáu ngành Y khoa của Khoa Y - ĐHQG TP. HCM.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
4.3.1. Phạm vi không gian: Ngành Y khoa của Khoa Y - ĐHQG TP. HCM.
4.3.2. Phạm vi thời gian: Nghiên cứu bắt đầu từ tháng 06/2018 đến tháng
02/2019.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng nhận thức của sinh viên Khoa Y về y đức như thế nào?
- Nhận thức về y đức của sinh viên các khóa có khác nhau hay không?
- CTĐT ngành Y khoa đã chú trọng đến giảng dạy y đức cho sinh viên hay
chưa?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Sinh viên Khoa Y được cung cấp đủ kiến thức về y đức nhưng nhận thức
chưa đầy đủ.
- Sinh viên từ năm thứ tư đến năm thứ sáu nhận thức rõ ràng về y đức, sinh
viên từ năm thứ nhất đến năm thứ ba nhận thức còn mơ hồ.
- CTĐT ngành Y khoa cung cấp đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cho sinh viên
liên quan đến vấn đề y đức.
5.3. Khung phân tích
Nhà trường
CTĐT
GIẢNG DẠY Y ĐỨC
Nội dung giảng
dạy
Giáo trình,
tài liệu
Phương pháp
giảng dạy
15
5.4. Phương pháp nghiên cứu
5.4.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng trong đề tài này là phương pháp định lượng và
phương pháp định tính. Thông qua việc thu thập, xử lý và phân tích các thông tin
định lượng, đề tài sẽ mô tả thực trạng nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y,
phân tích sự tác động của CTĐT đến nhận thức y đức của sinh viên đồng thời
lượng giá việc giảng dạy môn y đức tại Khoa Y hiện nay. Ngoài ra, đề tài còn kết
hợp phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách phỏng vấn sâu một số đối tượng
là sinh viên, giảng viên dạy môn y đức, cán bộ chuyên trách đào tạo, chuyên trách
công tác sinh viên để tìm hiểu kỹ hơn các quan điểm của họ liên quan đến vấn đề
này.
5.4.2. Phương pháp thu thập thông tin
Đề tài sử dụng ba phương pháp chính để thu thập thông tin sau:
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Nghiên cứu và phân tích các tài liệu
có sẵn liên quan đến đề tài. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn chính sau:
Xã hộiGia đình
Rèn luyện, nâng cao
kiến thức
Bệnh
nhân
NHẬN THỨC VỀ Y ĐỨC
Đồng
nghiệp
Bổn phận, trách
nhiệm
Nguyên
tắc, quy
định
Luật pháp, thể
chế
Chuyên
môn
Đạo đức
nghề
nghiệp
Quan
niệm
về y
đức
Cộng
đồng,
xã
hội
Luật
y tế
16
các thông tin sẵn có tổng hợp từ bộ tư liệu của Khoa Y, các báo cáo và công trình
nghiên cứu trước đây và các tài liệu có sẵn được đăng tải trên báo, tạp chí,…
- Phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi để thu thập thông tin định
lượng. Đề tài sử dụng kỹ thuật khảo sát bằng bảng hỏi với các nội dung câu hỏi
theo chủ đề được thiết kế sẵn. Đề tài tiến hành cuộc khảo sát xã hội học với việc
thu thập ý kiến của 180 sinh viên học ngành Y khoa.
- Phương pháp thu thập thông tin định tính bằng phỏng vấn sâu: Đề tài sử dụng
bộ các chủ đề chính liên quan đến đề tài để người trả lời hoàn toàn tự do trong
cách thức trả lời. Các cuộc phỏng vấn được ghi chép cẩn thận và có thu băng.
Sau khi có các dữ liệu thô thu thập từ bảng hỏi và phỏng vấn sâu, đề tài sử
dụng 2 phương pháp xử lý số liệu để đưa ra kết quả nghiên cứu như sau:
- Đối với thông tin định lượng thu thập bằng kỹ thuật khảo sát thông qua bảng
hỏi, số liệu thu thập được sẽ xử lý bằng phần mềm SPSS. Sau khi mã hóa, nhập
liệu, đề tài tiến hành phân tích đơn biến bằng cách chạy các bảng tần suất để tìm
tỷ lệ các phương án trả lời và sử dụng kiểm định chi bình phương để tìm mối tương
quan giữa các yếu tố cần nghiên cứu.
- Đối với thông tin định tính thu thập bằng phương pháp phỏng vấn sâu, các
băng ghi âm sẽ được giải băng đồng thời ghi chép lại toàn văn cuộc phỏng vấn và
được sử dụng để dẫn chứng trong quá trình phân tích kết quả nghiên cứu.
5.4.3. Mô tả mẫu
Trong phương pháp khảo sát định lượng, đề tài chọn mẫu theo từng khóa học
dựa trên chỉ tiêu 180 đơn vị mẫu và trên danh sách sinh viên từng khóa theo hình
thức mẫu xác suất ngẫu nhiên đơn giản, được thực hiện trên phần mềm SPSS. Từ
đó lập ra danh sách mẫu chính thức và dự trữ phục vụ nghiên cứu.
Trong phương pháp khảo sát định tính, đề tài chọn mẫu ngẫu nhiên thuận
tiện, đảm bảo các tiêu chí như sau:
17
- 06 cuộc phỏng vấn sâu sinh viên, mỗi khóa học thực hiện 01 cuộc.
- 01 cuộc phỏng vấn sâu đối với cán bộ Phòng Đào tạo và Công tác sinh viên
đang giữ chức vụ quản lý.
- 02 cuộc phỏng vấn sâu giảng viên giảng dạy môn y đức.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần làm sáng tỏ và hệ thống hơn về mặt lí luận các vấn đề
liên quan đến nhận thức về y đức của sinh viên y khoa. Tìm hiểu nhận thức về y
đức của sinh viên giúp có cái nhìn chính xác hơn, đánh giá được toàn diện kiến
thức, kỹ năng, thái độ liên quan đến y đức của sinh viên hiện nay, xác định những
vấn đề cần giải quyết. Từ đó đưa ra những đề xuất và khuyến nghị nhằm nâng cao
chất lượng trong việc giảng dạy và học tập môn ĐĐYH ở Khoa Y, giúp cho Khoa
Y xây dựng và phát triển chương trình giáo dục y đức cho sinh viên một cách hợp
lý và có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực tiễn cho sinh viên, giúp họ có thái độ tốt
với người bệnh và có trách nhiệm với cộng đồng trong hành nghề y sau này.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Y đức mới được đưa vào giảng dạy tại các trường ĐH y khoa trên cả nước
trong khoảng 15 năm trở lại đây. Năm 2004, y đức được đưa vào giảng dạy đầu
tiên tại trường ĐH Y Hà Nội cho sinh viên với tài liệu đựợc phiên dịch từ nguồn
tài liệu nước ngoài. Năm 2009, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh chính
thức thành lập Bộ môn Y đức. Tuy nhiên, Khoa Y khi xây dựng CTĐT đã thiết kế
một môn học riêng giảng dạy cho sinh viên năm nhất về y đức, tuy chưa thành lập
một bộ môn chuyên biệt. Chính vì vậy, nguồn tài liệu bằng tiếng Việt về y đức
còn khá hạn chế, đặc biệt rất ít các tài liệu nghiên cứu về y đức theo hướng tiếp
cận xã hội học. Do đó, tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm
phong phú thêm nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về y đức sau này.
18
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm có ba phần và ba chương. Trong phần đầu, luận văn sẽ
trình bày tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến vấn đề y đức trong
vòng 10 năm trở lại đây.
Phần thứ hai của đề tài gồm ba chương. Trong chương đầu tiên, luận văn
trình bày lý thuyết áp dụng cho đề tài này là lý thuyết xã hội hóa, các khái niệm
liên quan đến đề tài và khái quát về địa bàn nghiên cứu của đề tài, cụ thể là Khoa
Y. Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày ở chương thứ hai và chương thứ ba, tìm
hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y và phân tích thực trạng giảng dạy
y đức của Khoa Y hiện nay.
Phần cuối của luận văn đưa ra các kiểm chứng về giả thuyết, các kết quả đạt
được, từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức về y đức của sinh
viên, xây dựng và phát triển chương trình giáo dục y đức cho sinh viên một cách
hợp lý và có hiệu quả.
19
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Lý thuyết sử dụng trong đề tài
Lý thuyết được sử dụng xuyên suốt đề tài là lý thuyết xã hội hóa. Lý thuyết
này sẽ giải thích được sự hình thành và phát triển nhận thức về y đức, đồng thời
giải thích sự tác động của việc giảng dạy y đức đến nhận thức của các sinh viên.
Xã hội hóa là một quá trình thông qua đó con người hình thành nên tính cách
của mình, học được cách ứng xử trong một xã hội hay một nhóm. Nói cách khác,
chính là quá trình con người sinh vật học hỏi để trở thành con người xã hội. Như
vậy, xã hội hoá bắt đầu từ khi con người ta sinh ra và chỉ kết thúc khi con người
không còn tồn tại.
Khi xem xét quá trình xã hội hóa có thể thấy rằng xã hội hóa là quá trình mỗi
cá nhân học hỏi và thực hiện các hành động cụ thể phù hợp với các giá trị chuẩn
mực xã hội. Nói cách khác, quá trình xã hội hóa làm cho các cá nhân thay đổi.
Chính sự thừa nhận những khuôn mẫu xã hội đã đưa con người từ chỗ chưa có
kinh nghiệm đến chỗ có kinh nghiệm, từ chỗ con người sinh học chuyển sang con
người xã hội. Như vậy, quá trình này biểu hiện ở chỗ mỗi cá nhân thường học cách
suy nghĩ và hành động từ những người mà cá nhân đó tiếp xúc thông qua quá trình
tương tác xã hội.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về xã hội hóa nhưng tựu chung lại xã hội hóa
thực chất vừa là quá trình dạy dỗ vừa là quá trình học tập trong đó, cá nhân học
được cách hành động đúng đắn theo những chuẩn mực của một nhóm cụ thể nào
đó, Nội dung của việc dạy dỗ phản ánh các truyền thống văn hóa mà nhóm tán
thành và khi gia nhập vào nhóm mới, mọi người đều phải học hỏi những nguyên
tắc, chuẩn mực mới để có thể hòa nhập. Xã hội hóa là một quá trình lâu dài và
20
phức tạp diễn ra trong suốt cuộc đời con người từ khi sinh ra tới khi mất đi. [26,
tr. 146-148]
Xã hội hoá là quá trình mang tính lưỡng phân, mang cả tính khách quan và
tính chủ quan. Khách quan: Xã hội hóa là quá trình theo đó xã hội chuyển tải văn
hóa của mình từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo. Chủ quan: Cá nhân suy nghĩ có
chọn lọc các giá trị, chuẩn mực từ các yếu tố tác động bên ngoài, giải mã ý nghĩa
và thực hiện hành động. Thông qua quá trình tương tác xã hội, yếu tố bên ngoài
tác động vào các cá nhân, cá nhân có những suy nghĩ về hành động và chọn lọc
hành động nào là thích hợp, hành động nào là không thích hợp. Nếu thích hợp sẽ
được cá nhân tiếp thu và tiếp tục được thể hiện, ngược lại sẽ bị loại bỏ (quá trình
này giúp chọn lọc và hình thành các giá trị). Do đó, văn hóa được duy trì từ thế hệ
này sang thế hệ khác. Chính vì vậy, xã hội hóa là quá trình các cá nhân học hỏi,
tiếp nhận các giá trị nhằm đáp ứng sự kỳ vọng xã hội.
Quá trình xã hội hóa chỉ kết thúc khi đời sống xã hội chấm dứt bằng cái chết.
Quá trình xã hội hóa diễn ra ở ba giai đoạn: giai đoạn xã hội hóa ban đầu của đứa
trẻ trong gia đình, giai đoạn trong nhà trường và gia đoạn ngoài môi trường xã hội.
Việc phân chia 3 giai đoạn của quá trình xã hội hoá tương ứng với 3 môi trường
như trên hoàn toàn chỉ mang tính ước lệ. Trong hoạt động sống xã hội, mỗi cá
nhân thường học các cách thức suy nghĩ và hành động phù hợp với những người
xung quanh. Do đó, cả ba môi trường xã hội hóa này có thể diễn ra một cách đồng
thời và đan xen. Ba giai đoạn này được xem là ba tác nhân quan trọng giúp cá
nhân hội nhập vào xã hội. Các hình thức giáo dục chính thức và phi chính thức từ
ba môi trường này làm định hình nhận thức và điều chỉnh hành vi của cá nhân cho
phù hợp với khuôn khổ của xã hội.
Đạo đức cá nhân không tự bản thân sinh ra mà có, nó được hình thành và
phát triển trong một quá trình lâu dài phụ thuộc rất nhiều với môi trường, hoàn
21
cảnh sống, các thể chế văn hóa, chính trị, xã hội, các phương tiện truyền thông đại
chúng,… quan trọng hơn hết là gia đình và nền giáo dục, nghĩa là phụ thuộc vào
quá trình xã hội hóa.
Y đức là một phần của đạo đức nên cũng được hình thành và phát triển trong
quá trình xã hội hóa, nghĩa là những cá nhân hoạt động trong lĩnh vực y tế chịu
ảnh hưởng từ sự giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Như vậy, sinh viên học
ngành Y khoa của Khoa Y cũng chịu ảnh hưởng của quá trình xã hội hóa, đặc biệt
trong thời gian học ĐH, sự giáo dục và chương trình giảng dạy của nhà trường đã
góp phần hình thành nhận thức về y đức. Sinh viên được trang bị nhận thức đúng
đắn về y đức, từ đó sẽ tác động quan trọng đến suy nghĩ và hành vi của mình khi
ra trường. Do đó, sinh viên nhận thức đúng đắn về y đức sẽ vận dụng tốt trong
thực hành nghề nghiệp qua cách giao tiếp đúng mực với bệnh nhân, với cộng sự;
xây dựng mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân là sự tôn trọng và đối xử bình
đẳng trong điều trị, bảo mật thông tin của bệnh nhân, tận tụy và làm việc với tinh
thần trách nhiệm cao.
1.2. Các khái niệm liên quan
1.2.1. Khái niệm về đạo đức
Danh từ “đạo đức” bắt nguồn từ tiếng Latinh là Mos, tiếng Hi Lạp là Moral,
có nghĩa là truyền thống, lề lối, tập tục, đặc tính, các loại hình tư tưởng,… Còn
đạo đức học tiếng Hi Lạp là Ethicos, có gốc là từ cổ Hi Lạp Ethos – phong tục, mà
đối tượng nghiên cứu là luân lý [23, tr. 1]. Hành vi đạo đức đòi hỏi khả năng suy
luận, thấu hiểu hậu quả, và chọn lọc hành động của mình.
Đạo đức là một hình thức ý thức xã hội, là một bộ phận của kiến thức thượng
tầng xã hội. Đạo đức được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nó
thuộc về vấn đề tốt - xấu, đúng - sai, được sử dụng trong ba phạm vi: lương tâm
con người, hệ thống phép tắc đạo đức và giá trị đạo đức. [23, tr. 1]
22
Đạo đức là sự nghiên cứu về giáo lý - sự phản ánh một cách thận trọng, hệ
thống và sự phấn tích các quyết định lương tâm và hành vi, trong quá khứ, hiện
tại hoặc tương lai. [23, tr. 55]
Như vậy, tựu chung lại, đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của
ý thức xã hội, bao gồm những chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi con người
trong quan hệ với toàn xã hội. [24, tr. 738-739]
1.2.2. Khái niệm về y đức
Mỗi nghề nghiệp trong xã hội, dù tồn tại dài hay ngắn đều có những luật lệ
hoặc chuẩn mực hướng dẫn ứng xử riêng cho ngành nghề đó, gọi chung là đạo đức
nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp không bao giờ tách rời khỏi đạo đức chung của
nhân loại. Nó chỉ là sự hiện thực hóa, thể hiện ra những chuẩn mực, lý tưởng, khát
vọng chung của nhân loại trong một lĩnh vực nghề nghiệp. Ngành y là một ngành
nghề tồn tại rất lâu đời, gắn liền với chủ nghĩa nhân đạo. Do đó, ngành y càng cần
đòi hỏi tiêu chuẩn đạo đức của người hành nghề cao hơn so với những ngành nghề
khác.
Có nhiều khái niệm về y đức hay còn gọi là ĐĐYH:
Theo Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Trần Hiển, y đức hay ĐĐYH là chuẩn
mực đạo đức áp dụng cho những người hành nghề y dược, theo những chuẩn mực
đạo đức này người hành nghề y dược tự rèn luyện bản thân mình, thực hiện theo
các chuẩn mực đó trong giao tiếp, ứng xử, trong các hành vi khi hành nghề. [25]
Theo Quy chế quản lý bệnh viện (1997) của Bộ Y tế, y đức là phẩm chất cao
đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận
tụy phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh, coi đau đớn của họ như
mình đau đớn, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy lương y phải như từ mẫu,
phải thật thà, đoàn kết khắc phục khó khăn, học tập vươn lên để hoàn thành nhiệm
23
vụ, toàn tâm toàn ý xây dựng nền y học Việt Nam. Y đức phải thể hiện qua những
tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức xã hội thừa nhận. [2, tr.85-88]
ĐĐYH đề cập đến vấn đề đạo đức trong thực hành y học. Các nguyên lý về
ĐĐYH là cơ sở của mọi lý luận và quy định về đạo đức trong thực hành chuyên
môn và nghiên cứu khoa học y học cho tất cả nhân viên y tế, đặc biệt là bác sĩ. [7,
tr. 55]
Trong luận văn này, y đức được định nghĩa là những quy tắc, chuẩn mực giá
trị về đạo đức cần phải tuân thủ trong thực hành chuyên môn, nghiên cứu khoa
học và tính chuyên nghiệp mà những người hành nghề y dược phải được trang bị
trước khi thực hành nghề nghiệp. Hai khía cạnh này tồn tại không tách rời nhau,
người thầy thuốc có y đức phải đảm bảo cả hai yếu tố này.
1.2.3. Khái niệm nhận thức
Nhận thức được hiểu theo Từ điển tiếng Việt thông dụng (2009) là kết quả
của quá trình phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy; kết quả của con
người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan. [19]
Theo Từ điển xã hội học Oxford (2010), nhận thức là quá trình của sự biết
(suy nghĩ) đôi khi dùng để phân biệt với cảm nhận (cảm xúc) và ý chí (ý muốn)
trong một cặp ba quá trình tinh thần của con người. [3, tr. 407]
Theo Đinh Phương Duy, có hai loại nhận thức: nhận thức cảm tính và nhận
thức lý tính. Nhận thức cảm tính là quá trình phản ánh các thuộc tính bên ngoài
của sự vật, hiện tượng khi sự vật hiện tượng đó tác động vào các cơ quan thụ cảm
của con người. Nhận thức là quá trình được xảy ra từ đơn giản đến phức tạp, từ
thấp đến cao, từ mơ hồ đến sâu sắc. Nhận thức lý tính là quá trình nhận thức để có
kết quả, là hiểu được vấn đề chứ không dùng lại ở mức độ biết bên ngoài, là sự
phản ánh những vấn đề thuộc về bản chất, là mức độ cao của quá trình tìm, biết
rồi ngộ ra và hiểu vấn đề. [5]
24
Xuyên suốt đề tài này, nhận thức được hiểu theo khái niệm nhận thức lý tính
của Đinh Phương Duy. Như vậy, nhận thức là một quá trình trong đó con người
hiểu biết một sự việc, một vấn đề và không chỉ hiểu biết mà còn phải xác tín điều
đó là đúng. Quá trình hình thành nhận thức về đạo đức nói chung và y đức nói
riêng của sinh viên y khoa là kết quả của quá trình xã hội hóa từ gia đình, nhà
trường và xã hội. Khi học tập tại Khoa Y, sinh viên sẽ được trang bị thêm những
kiến thức về y đức và kiến thức chuyên môn, từ đó sinh viên thấu hiểu các nội
dung của y đức, hoàn thiện kỹ năng, thái độ để sử dụng khi thực hành nghề nghiệp.
1.2.4. Nhận thức về y đức
Nhận thức về y đức là một quá trình nhận thức để có kết quả, là hiểu được
vấn đề y đức chứ không dừng lại ở mức độ biết. Trong đề tài này, nhận thức về y
đức được hiểu theo nghĩa là sự hiểu biết về các bổn phận, trách nhiệm của bác sĩ,
các quyền của bệnh nhân, cách giao tiếp, hành xử với bác sĩ và bệnh nhân trong
mối quan hệ khám bệnh, chữa bệnh, cách thức làm việc với đồng nghiệp, sự hiểu
biết các quy định, văn bản pháp luật liên quan đến y đức, là kiến thức về chuyên
môn cũng như đạo đức y học.
Nói cách khác, người hành nghề y phải hiểu rõ về các bổn phận, trách nhiệm
của bác sĩ, các quyền của bệnh nhân, cách làm việc, giao tiếp, hành xử với đồng
nghiệp và bệnh nhân trong mối quan hệ khám bệnh, chữa bệnh, hiểu rõ và vận
dụng được tổng hòa các yếu tố kiến thức chuyên môn, tính nhân văn, đạo đức nghề
nghiệp và tính chuyên nghiệp của người thầy thuốc.
1.2.5. Các nguyên tắc cơ bản của y đức
Y đức có bốn nguyên tắc cơ bản mà một người làm trong lĩnh vực y tế cần
tuân thủ [23, tr. 40 -51]:
- Thứ nhất: Tôn trọng quyền tự chủ
25
Tôn trọng quyền tự chủ của bệnh nhân là nguyên lý có tính chất quyết định,
chi phối tất cả các nguyên lý khác.
Quyền tự chủ của một người là quyền được đưa ra quyết định dựa trên sự thu
nhận thông tin, hiểu biết kiến thức và năng lực tự chịu trách nhiệm của bản thân.
Người làm trong lĩnh vực y tế cần biết giới hạn những can thiệp của mình đến
những quyết định của bệnh nhân và không được can thiệp quá sâu vào những lựa
chọn của bệnh nhân. Người thầy thuốc cần đứng ở vị trí trung gian khi cung cấp
thông tin chuyên môn về bất kỳ một thăm dò hay trị liệu nào.
Trong chăm sóc sức khỏe, tôn trọng quyền tự chủ của con người bao gồm
nhiều nội dung bắt buộc người làm trong lĩnh vực y tế phải có được sự chấp thuận
của bệnh nhân trước khi tiến hành bất kỳ một hoạt động chăm sóc y khoa cho họ:
 Tôn trọng quyền lợi tốt nhất của bệnh nhân
 Tôn trọng quyền tự quyết định của bệnh nhân
 Bảo mật thông tin của bệnh nhân
 Trung thực, không được lừa dối bệnh nhân
 Thể hiện khả năng giao tiếp tốt giữa bác sĩ – bệnh nhân
 Biết lắng nghe tích cực
 Cung cấp cho bệnh nhân thông tin mà họ quan tâm và muốn nghe
 Tìm kiếm sự đồng ý, sự lựa chọn của bệnh nhân
 Tôn trọng quyền từ chối điều trị
- Thứ hai: Lòng nhân ái
Trong nghề y, lòng nhân ái không đơn giản là làm việc theo nhiệm vụ hay
theo lòng tốt của mình. Lòng nhân ái là người thầy thuốc không chỉ làm việc với
danh dự và niềm tự hào của bản thân mà vì một xã hội tốt đẹp, vì hạnh phúc của
tất cả mọi người trong đó có bản thân người thầy thuốc. Họ cần cung cấp mọi
26
nguồn lực chuyên môn để chăm sóc cho bệnh nhân, nhưng cũng cần cân nhắc
rằng:
 Chỉ cung cấp những nguồn lực phù hợp với tình trạng bệnh
 Đẩm bảo rằng những nguồn lực này có lợi nhiều hơn có hại
 Nguyên lý lòng nhân ái nhắc nhở rằng:
 Luôn đồng cảm với nỗi đau khổ của bệnh nhân
 Coi bệnh nhân như người thân của mình
 Cần nhắc mọi điều có lợi trước khi cung cấp bất kỳ một thăm dò, trị liệu
nào. Đảm bảo lợi ích nhiều hơn nguy cơ
 Hạn chế tối đa tác hại
 Luôn sẵn sàng giúp đỡ bệnh nhân trong mọi tình huống
 Cân nhắc về khả năng kinh tế của bệnh nhân trước khi cho bất kỳ một
trị liệu hoặc kê đơn điều trị tại nhà
- Thứ ba: Không làm việc có hại, không ác ý
Để tăng tối đa lợi ích và giảm thấp nhất tác hại, các nhân viên y tế khi cung
cấp dịch vụ phải cân nhắc đến nguyên tắc này.
 Bản thân người thầy thuốc phải luôn tích cực cập nhật kiến thức và kỹ năng
để đảm bảo chất lượng dịch vụ đang cung cấp.
 Không được làm bất kỳ điều gì có hại tới cuộc sống, sức khỏe, giá trị cá
nhân, nhân phẩm.
 Phải biết được rõ ràng về lợi ích và nguy cơ gây hại tai biến trước khi cung
cấp bất kỳ một thăm dò, trị liệu nào.
 Có thông tin về những tác hại và lợi ích có thẻ ảnh hưởng đến việc dự phòng
trong chăm sóc sức khỏe.
27
 Người thầy thuốc cần thận trọng trước bất ký một trị liệu nào. Luôn sẵn
sàng loại bỏ hoặc dừng trị liệu khi nhân thấy có bất kỳ một nguy cơ nào đối
với bệnh nhân, khi mà nguy cơ này lớn hơn lợi ích của bệnh nhân.
- Thứ tư: Công bằng
Công bằng là một tiêu chí quan trọng trong chăm sóc sức khỏe, người thầy
thuốc phải thực hiện:
 Công bằng trong phân chia các nguồn nguyên liệu hiếm: máu, huyết
tương… Các loại máy thở, các nguồn thuốc hiếm, vaccine, thuốc kháng
virus,…
 Công bằng trọng quyền con người
 Công bằng trong các khía cạnh có liên quan đến sự chấp nhận của luật pháp:
Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
Công bằng trong chăm sóc y khoa không có nghĩa là mọi bệnh nhân phải
được chăm sóc giống nhau. Điều này có nghĩa là mọi người trong xã hội đều có
quyền được chăm sóc sức khỏ dù là người giàu hay người nghèo. Mọi người đều
được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi cần thiết và theo nhu cầu của bản thân.
Người có khả năng trả phí dịch vụ cao sẽ được hưởng dịch vụ theo đúng yêu cầu
của mình. Người nghèo, không có khả năng trả phí cao vẫn được chăm sóc sức
khỏe đúng tiêu chuẩn và được sự hỗ trợ kinh phí của các hình thức bảo hiểm y tế,
bảo hiểm xã hội, quỹ hỗ trợ người nghèo, các tổ chức từ thiện,… Ưu tiên trẻ nhỏ,
người già và người đang cần cấp cứu, người tàn tật, phụ nữ có thai.
Công bằng trong chăm sóc y khoa còn quy định nhân viên y tế không được
phân được đối xử, kỳ thị với bất kỳ bệnh nhân nào. Bác sĩ và các nhân viên y tế
không được phân biệt đối xử dù là người giày hay người nghèo, người tàn tật,
người dân tộc thiểu số, trẻ mồ côi,…Không được có thái độ kì thị với những bệnh
28
nhân mắc bệnh hiểm nghèo hoặc nhạy cảm như: HIV/AIDS, giang mai, phong,
lậu,…
Trong thực tế, nguyên lý công bằng không phải lúc nào cũng thực hiện một
cách đầy đủ và rõ ràng do sự chi phối của các yếu tố chủ quan và khách quan như:
tình trạng quá tải, thiếu thốn cơ sở vật chất, lỗ hổng kiến thức, thiên về khuynh
hướng thuận tiện, quen dùng.
Bốn nguyên lý cơ bản của ĐĐYH chi phối toàn bộ các quy định của đạo đức
trong thực hành và nghiên cứu y học. Bác sĩ cần luôn cập nhật những kiến thức,
rèn luyện nâng cao tay nghề thực hành và tu dưỡng đạo đức để hoàn thành tốt
nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho mọi người.
1.2.6. Các mối quan hệ của người thầy thuốc
Người thầy thuốc xoay quanh 3 mối quan hệ chính [23, tr. 52-99]:
- Mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân
Mối quan hệ thầy thuốc và bệnh nhân được coi là mối quan hệ chính trong
thực hành y học. Thầy thuốc là những người hỏi bệnh, thăm khám, chẩn đoán và
điều trị cũng như tư vấn cho bệnh nhân. Bệnh nhân đến gặp thầy thuốc cũng rất
đa dạng và khác nhau về trình độ học vấn, tầng lớp xã hội, văn hóa cũng như lối
sống tạo nên sự phức tạp trong mối quan hệ này và do đó cũng có nhiều khía cạnh
ĐĐYH cần được xem xét và cân nhắc.
Mối quan hệ thầy thuốc và bệnh nhân trong thực hành y học bao gồm:
 Tôn trọng bệnh nhân và công bằng trong điều trị. Tôn trọng bệnh nhân nghĩa
là bệnh nhân được quyền tham gia trong các quyết định liên quan đến chẩn đoán,
điều trị, chăm sóc tình trạng bệnh của mình. Công bằng trong công tác khám chữa
bệnh có nghĩa là mọi bệnh nhân đều có cơ hội nhận được sự điều trị và chăm sóc
y tế như nhau. Lòng thương cảm và sự tin cậy là những yếu tố chính trong mối
quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân, tạo nên sự tôn trọng và công bằng.
29
 Giao tiếp và thỏa thuận đồng ý. Thỏa thuận đồng ý phải thích ứng với quyền
bệnh nhân trong lựa chọn những khả năng điều trị hay chăm sóc y tế mà người
thầy thuốc đưa ra. Nguyên tắc chung là bệnh nhân phải tham gia vào việc xác định
lợi ích trong từng trường hợp cụ thể. Thầy thuốc không được phép chỉ định cho
bệnh nhân những giải pháp điều trị không mang lại lợi ích cho bệnh nhân. Điều
kiện cần của thỏa thuận đồng ý là khả năng giao tiếp tốt giữa thầy thuốc và bệnh
nhân. Người thầy thuốc phải giải thích những chẩn đoán, tiên lượng, điều trị bằng
ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu và thích hợp với trình độ người bệnh để đảm
bảo chắc chắn rằng bệnh nhân thật sự hiểu các khả năng điều trị. Có hai cản trở
trong việc giao tiếp giữa thầy thuốc với bệnh nhân là vấn đề ngôn ngữ và văn hóa.
 Sự quyết định trong trường hợp bệnh nhân không đủ năng lực. Bệnh nhân
không đủ năng lực là những người không thể tự quyết định những vấn đề liên quan
đến quá trình chăm sóc và khám chữa bệnh. Những bệnh nhân này bao gồm trẻ
em, bệnh nhân có vấn đề về tâm thần, bệnh nhân hôn mê, bệnh nhân nhạy cảm
(phạm nhân, nhiễm HIV/AIDS),… Những trường hợp này, người đại diện theo
pháp luật của bệnh nhân sẽ là người đưa ra các quyết định.
 Bảo mật thông tin liên quan đến bệnh nhân nhằm đảm bảo tính tôn trọng
quyền tự chủ của bệnh nhân. Tất cả những thông tin liên quan đến tình trạng sức
khỏe của bệnh nhân, tình trạng y tế, chuẩn đoán, tiên lượng, điều trị cũng như
thông tin cá nhân phải được bảo mật ngay cả sau khi bệnh nhân chết. Trừ trường
hợp những thông tin này là những nguy cơ mang tính di truyền từ đời này sang
đời khác, bệnh nhân đồng ý có ký biên bản thỏa thuận hoặc một số trường hợp mở
liên quan đến sức khỏe cộng đồng, liên quan đến pháp luật, tòa án, hình sự,…
 Một số vấn đề thực hành y học liên quan đến giai đoạn đầu và giai đoạn kết
thúc cuộc đời như tránh thai, hỗ trợ sinh sản, nạo phá thai, cái chết nhẹ nhàng, tự
tử,…
30
- Mối quan hệ thầy thuốc – đồng nghiệp
Người thầy thuốc cần tạo mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp và làm việc
cùng các đồng nghiệp một cách tốt nhất để phục vụ các quyền lợi của bệnh nhân.
Điều này yêu cầu một người thầy thuốc cần: học tập liên tục, rèn luyện tay nghề,
tu dưỡng đạo đức và thái độ, thực hành đúng chuyên môn, đối xử công bằng với
đồng nghiệp, có kỹ năng làm việc nhóm và phụ trách nhóm, chia sẻ thông tin với
đồng nghiệp,… Đặc biệt, trong mối quan hệ này, hoạt động làm việc theo nhóm
được xem là điểm mấu chốt để hợp tác cùng các đồng nghiệp nhằm đem lại hiệu
quả tốt nhất trong thăm khám và điều trị.
- Mối quan hệ thầy thuốc – xã hội, cộng đồng
Người thầy thuốc có vai trò quan trọng trong xã hội, cộng đồng vì họ làm
công việc chính là chăm sóc sức khỏe cho con người. Người thầy thuốc có trách
nhiệm tham gia vào những vấn đề chăm sóc sức khỏe chung của xã hội như giáo
dục sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường và sức khỏe toàn cầu.
1.3. Tổng quan về Khoa Y - ĐHQG TP. HCM
Khoa Y là đơn vị trực thuộc ĐHQG TP. HCM, được thành lập ngày 23 tháng
6 năm 2009. Định hướng của Khoa Y là một đơn vị đào tạo tiên tiến, chất lượng
cao dựa trên mô hình trường - bệnh viện, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên
cứu khoa học và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.
Khoa Y hướng đến xây dựng Trường ĐH Khoa học sức khoẻ, phát triển theo
cơ chế tự chủ cao về chuyên môn, gắn với hệ thống các trường đào tạo y dược
trong cả nước và các bệnh viện trong khu vực, phát huy những thế mạnh sẵn có
của ĐHQG TP. HCM: đa ngành, đa lĩnh vực. Từ đó đào tạo ra những bác sĩ đáp
ứng yêu cầu chung theo quy định của Bộ Y tế và mang đặc thù riêng của ĐHQG
TP. HCM.
31
Theo Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2016-2020 của Khoa Y (2017), Khoa Y
có sứ mạng, tầm nhìn và nhiệm vụ như sau:
- Sứ mạng: Khoa Y là trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu
khoa học, phát triển và ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực y tế
theo mô hình trường - viện.
- Tầm nhìn: Sau năm 2020, Khoa Y sẽ phát triển thành Trường ĐH Khoa học
sức khỏe, là đơn vị giáo dục ĐH thành viên của hệ thống ĐHQG TP. HCM,
hoạt động theo mô hình trường – viện, đầu mối vận dụng các thế mạnh về
khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội, khoa học quản lý để
tạo những sản phẩm về đào tạo và nghiên cứu khoa học mang đặc thù của
ĐHQG TP. HCM.
- Nhiệm vụ Khoa Y: Khoa Y là cơ sở đào tạo ĐH, sau ĐH và nghiên cứu ứng
dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực y khoa, đồng thời Khoa cũng cung
cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Trong những năm đầu
thành lập, Khoa Y tập trung đào tạo bác sĩ đa khoa bậc ĐH, sau đó Khoa sẽ
tiếp tục mở những ngành đào tạo ĐH và sau ĐH khác. [8]
Khoa Y chính thức tuyển sinh khóa đầu tiên ngành Y khoa trong kỳ tuyển
sinh ĐH - cao đẳng năm 2010. Tiếp sau đó, trong năm 2016, ngành Dược học đã
ra đời. Từ năm 2017, Khoa Y chuyển sang hình thức đào tạo chất lượng cao cho
ngành Y khoa. Dự kiến trong năm 2019, Khoa Y sẽ đào tạo ngành Dược học chất
lượng cao và ngành Răng Hàm Mặt chất lượng cao.
1.4. Tổng quan về đào tạo ngành Y khoa của Khoa Y
Ngành Y khoa của Khoa Y được đào tạo theo chương trình tích hợp dựa trên
hệ thống, CTĐT được thiết kế dựa vào các nguyên tắc học tập với tiêu chí lấy sinh
viên làm trọng tâm, do đó mục tiêu cụ thể của chương trình là đào tạo bác sĩ với
32
khả năng tự học cao, có tư duy phản biện và khả năng thành công cao khi tham
gia những CTĐT có liên quan đến ngành sau ĐH. Từ đó thúc đẩy sinh viên đạt
được các kiến thức và kỹ năng chuyên biệt của ngành như khám, chẩn đoán, chữa
bệnh, cũng như phát triển khả năng nghiên cứu khoa học, các kỹ năng mềm cần
thiết để hoạt động hiệu quả khi làm việc một mình hay làm việc nhóm và khả năng
hội nhập cao. Mục tiêu cụ thể của chương trình:
- Cung cấp các kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức y học cơ sở vững chắc,
kiến thức và kỹ năng cơ bản về y học lâm sàng, cận lâm sàng, y học dự phòng
và cộng đồng dựa vào quá trình tham khảo, tư vấn từ quốc tế mà vẫn đảm
bảo khung CTĐT bác sỹ đa khoa của Bộ Y tế Việt Nam;
- Phát triển khả năng nghiên cứu khoa học;
- Trang bị cho sinh viên khả năng làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến
ngành y một cách chuyên nghiệp, thúc đẩy năng lực sáng tạo, có tầm nhìn và
khả năng tự học suốt đời;
- Phát triển kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, hỗ trợ tốt các đồng nghiệp, phục
vụ tốt cho cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức
khoẻ và chất lượng cuộc sống của cộng đồng;
- Rèn luyện cho người học y đức tốt, kỹ năng giao tiếp tốt, trình độ ngoại ngữ
và khả năng hội nhập tốt;
- Đảm bảo tính liên thông với chương trình giáo dục ĐH khác.
Bảng 1.1. Nội dung cụ thể các mục tiêu đào tạo chung đạt được của bác sĩ đa
khoa
Mã
Các yếu tố
mục tiêu
Nội dung mục tiêu đào tạo chung đạt được
của bác sĩ đa khoa
33
MT1
Kiến thức
Có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức y học cơ sở vững chắc
MT2
Có kiến thức về y học lâm sàng, y học dự phòng, và y học cộng
đồng vững chắc
MT3
Kỹ năng
nghề
Có kỹ năng cơ bản về y học lâm sàng, y học dự phòng và y học
cộng đồng vững chắc
MT4
Có kiến thức, kỹ năng kết hợp được y học hiện đại với y học cổ
truyền
MT5 Có khả năng nghiên cứu khoa học
MT6
Kỹ năng
mềm
Có khả năng cơ bản về tin học, ngoại ngữ
MT7
Có khả năng tự đào tạo nâng cao; đủ tự tin tiếp cận, giao lưu và
hội nhập với thế giới
MT8
Thái độ, y
đức
Có y đức, có đủ tự tin đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và
nâng cao sức khoẻ cộng đồng
Nguồn: CTĐT ngành Y đa khoa năm 2012, Phòng ĐÀO TẠO VÀ CÔNG TÁC SINH VIÊN Khoa Y cung
cấp [13, tr. 16]
Nhiệm vụ của bác sĩ đa khoa được căn cứ vào đặc điểm của ngành nghề y
khoa, cụ thể có các nhiệm vụ sau:
1. Tư vấn, truyền thông và giáo dục sức khoẻ.
2. Chẩn đoán và điều trị một số bệnh nội khoa thông thường.
3. Xử trí cấp cứu thường gặp bệnh nội khoa.
4. Chẩn đoán và xử trí ban đầu cấp cứu thường gặp bệnh ngoại khoa.
5. Chẩn đoán và xử trí một số bệnh chuyên khoa.
6. Sử dụng được một số bài thuốc y học cổ truyền đơn giản để chữa bệnh.
7. Chăm sóc bệnh nhân tại nhà, tại cộng đồng.
8. Phát hiện sớm các dịch bệnh, tham gia phòng chống dịch và quản lý bệnh
nhân ngoại trú.
9. Quản lý hoạt động y tế dự phòng bệnh tật và chăm sóc sức khoẻ tại cộng
đồng.
34
10.Thực hiện một số xét nghiệm đơn giản và kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh.
11.Thực hiện công tác đào tạo và nghiên cứu. [12, tr. 17-18]
Chương trình tích hợp dựa trên hệ thống chính là phương pháp giảng dạy
theo module. Trong giáo dục hiện đại, khái niệm module được hiểu là cách thức
hiện đại của việc biên soạn lại nội dung dạy học với mục tiêu làm cho CTĐT trở
nên mềm dẻo để dễ dàng thích hợp với việc tổ chức học tập vừa đa dạng vừa luôn
mang tính cập nhật. Khi soạn một module, mục tiêu giáo dục luôn được làm rõ
dưới dạng chuẩn đầu ra để đào tạo sinh viên; phần kiến thức - kỹ năng - thái độ
được lồng ghép về một nội dung; nội dung này được tích hợp từ nhiều môn học
khác nhau và thường do nhiều bộ môn tham gia giảng dạy [13, tr. 34]. Đơn giản
hơn, module là một phần kiến thức – kỹ năng tích hợp và lồng ghép về một nội
dung trong CTĐT bác sĩ đa khoa 6 năm, được tích hợp từ nhiều môn học khác
nhau, do một hoặc nhiều bộ môn tham gia giảng dạy. Ví dụ: module hệ tiêu hoá;
module hệ tim mạch; module lâm sàng nội,...
Một module sẽ do Ban điều phối module (Module Coordinating Unit) triển
khai giảng dạy. Ban Điều phối module là tổ chức chuyên môn có chức năng hỗ trợ
Trưởng Khoa điều phối các bộ môn có liên quan tham gia chuẩn bị và triển khai
giảng dạy module đó, do Trưởng khoa ra quyết định thành lập và giải thể. [14, tr.
40]
Trong suốt các năm học, sinh viên được trang bị khối lượng kiến thức CTĐT
ngành Y khoa, gồm 16 môn học và 51 module; trong đó 26 module y cơ sở; 17
module lâm sàng; 1 module cộng đồng và 7 module tự chọn. Với tổng cộng là 258
tín chỉ, trong đó có 121 tín chỉ lý thuyết và 137 tín chỉ thực hành.
Chuẩn đầu ra của CTĐT ngành Y khoa của Khoa Y được xây dựng dựa trên
điều kiện đặc thù của Việt Nam, những căn cứ hướng dẫn ban hành trong nước,
35
tham khảo kinh nghiệm ngoài nước, thực tiễn đào tạo và kết hợp với kinh nghiệm
đào tạo lâu năm của các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành trong lĩnh vực y khoa. Dựa vào
đó, CTĐT đã được thiết kế để đáp ứng với chuẩn đầu ra kết hợp với phần cập nhật
kiến thức y khoa thực tiễn và các vấn đề gặp phải trong khâu phát hiện, chẩn đoán
và điều trị y khoa.
Sau 6 năm, sinh viên tốt nghiệp ra trường với tên danh xưng hành nghề là
Bác sĩ đa khoa; người bác sĩ mới có quyền thực hành nghề nghiệp chuyên môn;
có quyền được tiếp xúc người bệnh để khám chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức
khoẻ nhân dân và theo đúng quy định của Bộ Y tế về hành nghề y dược ở nước ta
hiện nay.
1.5. Một số đặc điểm của mẫu điều tra
Theo số liệu do Phòng Đào tạo và Công tác sinh viên Khoa Y cung cấp
(2018), hiện nay số lượng sinh viên đang học tại Khoa Y là 866 sinh viên.
Bảng 1.2. Tổng số sinh viên đang học ngành y khoa tại Khoa Y từ năm
2012-2017
Lớp Số lượng Nữ Nam
Y2012 101 41 60
Y2013 122 46 76
Y2014 110 35 75
Y2015 124 57 67
Y2016 104 42 62
Y2017+YC2017 131 61 70
Tổng cộng 692 282 410
Nguồn: Phòng Đào tạo và Công tác sinh viên Khoa Y cung cấp tháng 06/2018
Trong đó sinh viên đang theo học ngành Y khoa là 692 sinh viên, ngành Dược
học là 174 sinh viên. Trong 692 sinh viên học ngành Y khoa có 282 sinh viên là
nữ và 410 sinh viên là nam.
36
Một số đặc điểm của sinh viên học ngành y khoa trong mẫu điều tra qua bảng
hỏi được ghi nhận như sau:
1.5.1. Năm học của sinh viên ngành y khoa
Tổng mẫu điều tra là 180 đơn vị mẫu, chia đều cho 6 năm học, mỗi năm học
30 sinh viên sẽ được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên xác suất.
Bảng 1.3. Phân bố theo năm học
Năm học Tần số Tỷ lệ %
Năm thứ nhất 30 16,7
Năm thứ hai 30 16,7
Năm thứ ba 30 16,7
Năm thứ tư 30 16,7
Năm thứ năm 30 16,7
Năm cuối 30 16,7
Tổng cộng 180 100,0
Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y – ĐHQG TP.
HCM tháng 10/2018
1.5.2. Độ tuổi của sinh viên ngành y khoa
Độ tuổi của mẫu điều tra đều từ năm 1994 đến năm 1999, các năm tuổi không
có sự chênh lệch quá nhiều về tỉ lệ.
37
Biểu đồ 1.1. Phân bố theo năm sinh
Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y - ĐHQG TP.
HCM tháng 10/2018
1.5.3. Giới tính của sinh viên ngành Y khoa
Giới tính của sinh viên đang học ngành Y khoa được phân bố như sau:
Biểu đồ 1.2. Phân bố theo giới tính
Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y - ĐHQG TP.
HCM tháng 10/2018
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
Năm 1999 Năm 1998 Năm 1997 Năm 1996 Năm 1995 Năm 1994 Trước
năm 1994
11.1%
17.2% 16.7% 15.6%
17.2% 17.8%
4.4%
55,6%
44,4%
Nam
Nữ
38
Tỉ lệ nam/ nữ trong nghiên cứu này không chênh lệch nhau nhiều. Số sinh
viên nam là 100, sinh viên nữ là 80 với tỉ lệ lần lượt là 55,6% và 44,4%.
Tiểu kết chương 1
Y đức được hiểu bao gồm 2 khía cạnh: Thứ nhất là những quy tắc, chuẩn
mực giá trị về đạo đức cần phải tuân thủ trong thực hành chuyên môn, nghiên cứu
khoa học; Thứ hai là tính chuyên nghiệp mà những người hành nghề y dược phải
được trang bị trước khi thực hành nghề nghiệp.
Quá trình hình thành nhận thức về đạo đức nói chung và y đức nói riêng của
sinh viên y khoa là kết quả của quá trình xã hội hóa từ gia đình, nhà trường và xã
hội. Khi học tập tại Khoa Y, sinh viên sẽ được trang bị thêm những kiến thức về
y đức và kiến thức chuyên môn, từ đó sinh viên thấu hiểu các nội dung của y đức,
hoàn thiện kỹ năng, thái độ để sử dụng khi thực hành nghề nghiệp.
Người hành nghề y có nhận thức về y đức là phải hiểu rõ về các bổn phận,
trách nhiệm của bác sĩ, các quyền của bệnh nhân, cách làm việc, giao tiếp, hành
xử với đồng nghiệp và bệnh nhân trong mối quan hệ khám bệnh, chữa bệnh, hiểu
rõ và vận dụng được tổng hòa các yếu tố kiến thức chuyên môn, tính nhân văn,
đạo đức nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp của người thầy thuốc.
Y đức có bốn nguyên tắc cơ bản mà một người làm trong lĩnh vực y tế cần
tuân thủ: tôn trọng quyền tự chủ, lòng nhân ái, không làm việc có hại, không ác ý,
và công bằng. Bốn nguyên lý cơ bản này chi phối toàn bộ các quy định của đạo
đức trong thực hành và nghiên cứu y học. Ngoài ra, người thầy thuốc xoay quanh
3 mối quan hệ chính: thầy thuốc - bệnh nhân, thầy thuốc - đồng nghiệp và thầy
thuốc - xã hội, cộng đồng.
Khoa Y là đơn vị trực thuộc ĐHQG TP. HCM, được thành lập ngày 23 tháng
6 năm 2009. Định hướng của Khoa Y là một đơn vị đào tạo tiên tiến, chất lượng
39
cao dựa trên mô hình trường - bệnh viện, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên
cứu khoa học và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.
Ngành Y khoa của Khoa Y được đào tạo theo chương trình tích hợp dựa trên
hệ thống, CTĐT được thiết kế dựa vào các nguyên tắc học tập với tiêu chí lấy sinh
viên làm trọng tâm, do đó mục tiêu cụ thể của chương trình là đào tạo bác sĩ với
khả năng tự học cao, có tư duy phản biện và khả năng thành công cao khi tham
gia những CTĐT có liên quan đến ngành sau ĐH. Ngoài ra, CTĐT được thiết kế
đáp ứng với chuẩn đầu ra kết hợp với phần cập nhật kiến thức y khoa thực tiễn và
các vấn đề gặp phải trong khâu phát hiện, chẩn đoán và điều trị y khoa.
Cuộc điều tra khảo sát chọn ra 180 đơn tổng mẫu điều tra trong tổng số 692
sinh viên đang theo học ngành Y khoa, 6 khóa mỗi khóa 30 sinh viên với độ tuổi
trải đều từ năm 1994 đến năm 1999, nam chiếm 55,6% và nữ chiếm 44,4%.
40
Chương 2
NHẬN THỨC VỀ Y ĐỨC CỦA SINH VIÊN KHOA Y
2.1. Quan điểm về y đức
Để tìm hiểu sinh viên hiểu y đức là gì, đề tài cung cấp cho nhóm khách thể
nghiên cứu một số định nghĩa phổ biến về y đức, trong đó có những đáp án tinh
giảm nội dung nhằm làm sai lệch đi ý nghĩa ban đầu của nó, từ đó sẽ tìm hiểu liệu
sinh viên có hiểu đúng định nghĩa về y đức hay không. Nhóm khách thể nghiên
cứu sẽ lựa chọn định nghĩa mà bản thân họ cho là đúng nhất, kết quả như sau:
Bảng 2.1. Các định nghĩa về y đức
Định nghĩa về y đức Tần số Tỉ lệ (%)
Những quy tắc, chuẩn mực giá trị về đạo đức cần
phải tuân thủ và tính chuyên nghiệp mà những
người hành nghề y dược phải được trang bị trước
khi thực hành nghề nghiệp
134 74,4
Những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội
thừa nhận, quy định hành vi và mối quan hệ giữa
thầy thuốc với bệnh nhân
28 15,6
Những quy tắc, chuẩn mực giá trị về đạo đức cần
phải tuân thủ
11 6,1
Những chuẩn mực, lý tưởng, khát vọng chung của
nhân loại trong một lĩnh vực y tế
7 3,9
Tổng cộng 180 100
Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y - ĐHQG TP.
HCM tháng 10/2018
Kết quả khảo sát cho thấy lựa chọn nhiều nhất là “những quy tắc, chuẩn mực
giá trị về đạo đức cần phải tuân thủ và tính chuyên nghiệp mà những người hành
nghề y dược phải được trang bị trước khi thực hành nghề nghiệp”, chiếm tỉ lệ
74,4%. Đây là đáp án được cung cấp tương đối đầy đủ để có thể hiểu được trọn
vẹn khái niệm cơ bản nhất của y đức.
41
Qua việc lựa chọn các đáp án trên, có thể nhận thấy sinh viên Khoa Y gần
như có hiểu biết khá tốt về định nghĩa của y đức. Ngoài ra, khi được phỏng vấn
sâu, các sinh viên cho rằng: “….nó là một hệ thống những quy tắc, những cái
chuẩn mực của người làm trong ngành nghề y trong hoạt động y tế, được các
chuyên gia, các người hành nghề y phải tuân thủ. Hiểu nôm na như là chuẩn mực
trong mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân, giữa nhân viên y tế với nhau, và chuẩn
mực của người hành nghề y đối với công việc hành nghề… Nói một cách dễ hiểu
nhất thì nó là đạo đức trong lĩnh vực y khoa” (sinh viên nam, năm thứ ba, SV03).
Để tìm hiểu rõ hơn liệu rằng sinh viên có hiểu đúng về y đức hay không,
trong các cuộc phỏng vấn sâu còn hỏi thêm về “thế nào là người bác sĩ có y đức?”,
đề tài thu được các câu trả lời như sau: “một bác sĩ có y đức là một bác sĩ có tâm
và có tầm. Có nghĩa là một bác sĩ phải có lương tâm, phải có đạo đức hành nghề
và tất nhiên khi mà mình muốn làm một cái gì đó tốt, muốn làm cái gì đó chuyên
nghiệp thì mình phải có chuyên môn rõ ràng” (sinh viên nữ, năm nhất, SV01);
“người bác sĩ có y đức thì thứ nhất người bác sĩ đó phải có tâm, thứ hai là phải có
về kiến thức chuyên môn” (sinh viên nữ, năm cuối, SV06).
Ngoài định nghĩa về y đức như trên, cuộc nghiên cứu còn khảo sát ý kiến sinh
viên về khái niệm “người thầy thuốc có lương tâm” để làm rõ hơn sự hiểu biết của
sinh viên Khoa Y về y đức. Việc tìm hiểu khái niệm này nhằm mục đích muốn tìm
hiểu sâu về cách suy nghĩ và đạo đức của từng cá nhân người bác sĩ tương lai.
Ý kiến “có chuyên môn tốt và đạo đức nghề nghiệp” là sự lựa chọn chiếm ưu
thế nhất 53,3%. Một sinh viên nam đang học năm thứ tư cho rằng: “lương tâm ở
đây là nói về cái tâm của người bác sĩ cùng những hành vi đúng chuẩn mực đạo
đức nghề nghiệp” (sinh viên nam, năm thứ tư, SV04). Kế tiếp là ý kiến “lương y
như từ mẫu” chiếm 22,2%, “người bác sĩ có lương tâm là người bác sĩ đó phải có
42
lòng hướng về cái thiện, về lẽ phải của thầy thuốc. Nó góp phần định hình một
người thầy thuốc có tâm, có tầm với nghề” (sinh viên nam, năm thứ năm, SV05).
Bảng 2.2. Ý kiến của sinh viên về người thầy thuốc có lương tâm
Ý kiến về người thầy thuốc có lương tâm Tần số Tỉ lệ (%)
Có chuyên môn tốt và đạo đức nghề nghiệp 96 53,3
Lương y như từ mẫu 40 22,2
Đặt lợi ích của bệnh nhân lên trên hết 22 12,2
Xem bệnh nhân là người thân 12 6,7
Cảm thông và thấu hiểu tâm lý một bệnh nhân 10 5,6
Tổng cộng 180 100
Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y - ĐHQG TP.
HCM tháng 10/2018
Có thể nói lương tâm của một con người là phần vô hình, rất khó nhận ra
được nhưng lại rất quan trọng. Theo sinh viên tham gia cuộc khảo sát, lương tâm
người thầy thuốc tựu chung lại chính là làm đúng với y đức và không trái ngược
với những chuẩn mực đạo đức của xã hội, đạo đức gắn liền với chuyên môn, không
tách rời.
Để tìm hiểu sâu hơn về nhận thức về ngành y như thế nào trong giai đoạn
hiện nay, đề tài khảo sát quan niệm của sinh viên về “nghề y không phải là một
nghề kinh doanh”.
Biểu đồ 2.1. Quan niệm của sinh viên về nghề y không phải là một nghề
kinh doanh
43
Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y - ĐHQG TP.
HCM tháng 10/2018
Bảng trên cho thấy có 42,2% sinh viên đồng ý với quan niệm này, “em đồng
ý với quan điểm này. Kinh doanh dựa trên nỗi đau bệnh tật của người khác là một
điều không nên làm một chút nào. Tuy nhiên, cuộc sống hiện tại, khi mối quan tâm
về sức khoẻ của con người nhiều hơn thì kinh doanh hoàn toàn có thể, nhưng
không phải kinh doanh trên nỗi đau bệnh tật, mà là dựa trên y học dự phòng”
(sinh viên nữ, năm thứ hai, SV02). “Em thấy đúng, nghề y là một nghề cao cả, nó
vượt qua cái gọi là vật chất, mặc dù chúng ta vẫn nhận lương, vẫn thu phí bệnh
nhân, nhưng đó chỉ là những thủ tục để duy trì thôi, cái chính ở đây là bác sĩ không
bao giờ đánh giá bệnh này bao nhiêu tiền, bệnh kia bao nhiêu tiền, mà người bác
sĩ chỉ có một ý niệm là bệnh này có chữa được không, phải làm như thế nào mới
tốt nhất cho người bệnh. Nghề y là nghề một nghề liên quan đến sức khỏe và mạng
sống con người thì không thể nào so sánh với các ngành kinh doanh khác được”
(sinh viên nam, năm thứ tư, SV04).
Bên cạnh đó, số không đồng ý và không có ý kiến chiếm tỉ lệ không nhỏ
(36,7% và 21,1%). Có lẽ với nền kinh tế của nước ta hiện nay là nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nên quan niệm ngành y tế cũng vì vậy
mà thay đổi dần: “nghề y không phải là nghề kinh doanh là một cái khẳng định có
0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0
Không có ý kiến
Không đồng ý
Đồng ý
21.1%
36.7%
42,2%
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y

More Related Content

What's hot

VỊ THÀNH NIÊN: ĐẶC ĐIỂM VÀ VẤN ĐỀ TÂM LÝ
VỊ THÀNH NIÊN: ĐẶC ĐIỂM VÀ VẤN ĐỀ TÂM LÝVỊ THÀNH NIÊN: ĐẶC ĐIỂM VÀ VẤN ĐỀ TÂM LÝ
VỊ THÀNH NIÊN: ĐẶC ĐIỂM VÀ VẤN ĐỀ TÂM LÝ
SoM
 
Nguyên tắc cơ bản xây dựng chế đọ dinh dưỡng cho mọi đối tượng
Nguyên tắc cơ bản xây dựng chế đọ dinh dưỡng cho mọi đối tượngNguyên tắc cơ bản xây dựng chế đọ dinh dưỡng cho mọi đối tượng
Nguyên tắc cơ bản xây dựng chế đọ dinh dưỡng cho mọi đối tượng
Mai Hương Hương
 
CHUYỂN HÓA PROTEIN
CHUYỂN HÓA PROTEINCHUYỂN HÓA PROTEIN
CHUYỂN HÓA PROTEIN
SoM
 

What's hot (20)

Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệpSức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
 
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAYLuận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!
 
Sử dụng bài tập hóa học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh th...
Sử dụng bài tập hóa học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh th...Sử dụng bài tập hóa học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh th...
Sử dụng bài tập hóa học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh th...
 
VỊ THÀNH NIÊN: ĐẶC ĐIỂM VÀ VẤN ĐỀ TÂM LÝ
VỊ THÀNH NIÊN: ĐẶC ĐIỂM VÀ VẤN ĐỀ TÂM LÝVỊ THÀNH NIÊN: ĐẶC ĐIỂM VÀ VẤN ĐỀ TÂM LÝ
VỊ THÀNH NIÊN: ĐẶC ĐIỂM VÀ VẤN ĐỀ TÂM LÝ
 
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
 
Nguyên tắc cơ bản xây dựng chế đọ dinh dưỡng cho mọi đối tượng
Nguyên tắc cơ bản xây dựng chế đọ dinh dưỡng cho mọi đối tượngNguyên tắc cơ bản xây dựng chế đọ dinh dưỡng cho mọi đối tượng
Nguyên tắc cơ bản xây dựng chế đọ dinh dưỡng cho mọi đối tượng
 
Báo cáo thực tập thu hoạch tại bệnh viện Trưng Vương, HAY!
Báo cáo thực tập thu hoạch tại bệnh viện Trưng Vương, HAY!Báo cáo thực tập thu hoạch tại bệnh viện Trưng Vương, HAY!
Báo cáo thực tập thu hoạch tại bệnh viện Trưng Vương, HAY!
 
CHUYỂN HÓA PROTEIN
CHUYỂN HÓA PROTEINCHUYỂN HÓA PROTEIN
CHUYỂN HÓA PROTEIN
 
Vi nấm y học
Vi nấm y họcVi nấm y học
Vi nấm y học
 
Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...
Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...
Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...
 
Luận văn: Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, HAY
Luận văn: Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, HAYLuận văn: Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, HAY
Luận văn: Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, HAY
 
Dinh Dưỡng An Toàn Thực Phẩm - ĐHTN
Dinh Dưỡng An Toàn Thực Phẩm - ĐHTNDinh Dưỡng An Toàn Thực Phẩm - ĐHTN
Dinh Dưỡng An Toàn Thực Phẩm - ĐHTN
 
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAYLuận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAY
 
Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)
Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)
Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)
 
BAI GIANG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-GDSK VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-...
BAI GIANG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-GDSK VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-...BAI GIANG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-GDSK VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-...
BAI GIANG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-GDSK VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-...
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
 
Đề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAY
Đề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAYĐề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAY
Đề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAY
 
hoa sinh lipid
hoa sinh lipidhoa sinh lipid
hoa sinh lipid
 

Similar to Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y

Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y (20)

Đánh giá sự hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh khu vực Hóc Môn
Đánh giá sự hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh khu vực Hóc MônĐánh giá sự hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh khu vực Hóc Môn
Đánh giá sự hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh khu vực Hóc Môn
 
Sự hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện khu vực Hóc Môn
Sự hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện khu vực Hóc MônSự hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện khu vực Hóc Môn
Sự hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện khu vực Hóc Môn
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Lựa Chọn Của Bệnh Nhân Mắc Bệnh Mạn Tính Không Lây
Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Lựa Chọn Của Bệnh Nhân Mắc Bệnh Mạn Tính Không LâyCác Yếu Tố Tác Động Đến Sự Lựa Chọn Của Bệnh Nhân Mắc Bệnh Mạn Tính Không Lây
Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Lựa Chọn Của Bệnh Nhân Mắc Bệnh Mạn Tính Không Lây
 
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Luận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ Chi
Luận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ ChiLuận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ Chi
Luận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ Chi
 
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAYLuận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
 
Tiếp cận của người dân với dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Tiếp cận của người dân với dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tếTiếp cận của người dân với dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Tiếp cận của người dân với dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
 
Điện châm với tập dưỡng sinh trong điều trị thoái hóa khớp gối, 9đ
Điện châm với tập dưỡng sinh trong điều trị thoái hóa khớp gối, 9đĐiện châm với tập dưỡng sinh trong điều trị thoái hóa khớp gối, 9đ
Điện châm với tập dưỡng sinh trong điều trị thoái hóa khớp gối, 9đ
 
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
 
Phẫu thuật nội soi một cổng trong điều trị viêm ruột thừa cấp, HAY
Phẫu thuật nội soi một cổng trong điều trị viêm ruột thừa cấp, HAYPhẫu thuật nội soi một cổng trong điều trị viêm ruột thừa cấp, HAY
Phẫu thuật nội soi một cổng trong điều trị viêm ruột thừa cấp, HAY
 
Ứng dụng phẫu thuật nội soi một cổng trong điều trị viêm ruột thừa cấp
Ứng dụng phẫu thuật nội soi một cổng trong điều trị viêm ruột thừa cấpỨng dụng phẫu thuật nội soi một cổng trong điều trị viêm ruột thừa cấp
Ứng dụng phẫu thuật nội soi một cổng trong điều trị viêm ruột thừa cấp
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một cổng trong điều trị viêm r...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một cổng trong điều trị viêm r...Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một cổng trong điều trị viêm r...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một cổng trong điều trị viêm r...
 
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...
 
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
 
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...
 
Luận văn: Đánh giá năng lực của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa...
Luận văn: Đánh giá năng lực của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa...Luận văn: Đánh giá năng lực của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa...
Luận văn: Đánh giá năng lực của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 

Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VŨ Y LAN TÌM HIỂU NHẬN THỨC VỀ Y ĐỨC CỦA SINH VIÊN KHOA Y ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI, 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VŨ Y LAN TÌM HIỂU NHẬN THỨC VỀ Y ĐỨC CỦA SINH VIÊN KHOA Y ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Xã hội học Mã số: 8 31 03 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THỊ MINH THI HÀ NỘI, 2019
  • 3. LỜI CÁM ƠN Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô trong Khoa Xã hội học - Học viện Khoa học xã hội đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức khoa học hữu ích. Đặc biệt, tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Thị Minh Thi đã tận tình hướng dẫn và có những đóng góp quý báu để tôi thực hiện thành công nghiên cứu này. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến các giảng viên, cán bộ và sinh viên Khoa Y - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp thông tin, số liệu cần thiết trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu. Với tất cả lòng yêu thương, tôi xin cám ơn gia đình của mình đã đồng hành, nâng đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học cao học. Xin chân thành cám ơn. Nguyễn Vũ Y Lan
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Học viên Nguyễn Vũ Y Lan
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ......................................................... 19 1.1. Lý thuyết sử dụng trong đề tài ............................................................................... 19 1.2. Các khái niệm liên quan......................................................................................... 21 1.3. Tổng quan về Khoa Y – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ................... 30 1.4. Tổng quan về đào tạo ngành Y khoa của Khoa Y ................................................ 32 1.5. Một số đặc điểm của mẫu điều tra ......................................................................... 35 Tiểu kết chương 1.......................................................................................................... 38 Chương 2: NHẬN THỨC VỀ Y ĐỨC CỦA SINH VIÊN KHOA Y .......................... 40 2.1. Quan điểm về y đức ............................................................................................... 40 2.2. Nguồn thu nhận kiến thức về y đức ....................................................................... 44 2.3. Sự hiểu biết của sinh viên về các quy định pháp luật liên quan đến y đức............ 45 2.4. Sự hiểu biết về nghĩa vụ của người thầy thuốc...................................................... 46 2.5. Sự hiểu biết của sinh viên về quyền của bệnh nhân............................................... 48 2.6. Sự hiểu biết về mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân .......................................... 51 2.7. Sự hiểu biết của sinh viên về mối quan hệ giữa bác sĩ và đồng nghiệp, mối quan hệ giữa bác sĩ và cộng đồng............................................................................................... 54 2.8. Sự cần thiết của y đức đối với nhân viên y tế ........................................................ 55 Tiểu kết chương 2.......................................................................................................... 56 Chương 3: YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ Y ĐỨC CỦA SINH VIÊN KHOA Y............................................................................................................. 58 3.1. Chương trình giảng dạy y đức của Khoa Y hiện nay............................................. 58 3.2. Đánh giá chương trình giảng dạy y đức của Khoa Y............................................. 61 3.3. Tác động của chương trình đào tạo đến nhận thức về y đức của sinh viên các khóa ....................................................................................................................................... 70
  • 6. Tiểu kết chương 3.......................................................................................................... 75 KẾT LUẬN................................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTĐT Chương trình đào tạo ĐĐYH Đạo đức y học ĐH Đại học ĐHQG TP. HCM Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh TL&ĐĐYK Tâm lý và Đạo đức y khoa
  • 8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Nội dung cụ thể các mục tiêu đào tạo chung đạt được của bác sĩ đa khoa .. .......................................................................................................................................33 Bảng 1.2. Tổng số sinh viên đang học ngành y khoa tại Khoa Y từ năm 2012-2017 .......................................................................................................................................35 Bảng 1.3. Phân bố theo năm học...................................................................................36 Bảng 2.1. Các định nghĩa về y đức ...............................................................................40 Bảng 2.2. Ý kiến của sinh viên về người thầy thuốc có lương tâm ..............................42 Bảng 2.3. Nguồn thu nhận kiến thức về y đức..............................................................44 Bảng 2.4. Sự hiểu biết của sinh viên về nguyên tắc, quy định về y đức.......................45 Bảng 2.5. Các nguyên tắc cơ bản của y đức .................................................................47 Bảng 2.6. Ý kiến của sinh viên về các quyền của bệnh nhân .......................................49 Bảng 2.7. Ý kiến về giữ bí mật thông tin bệnh nhân ....................................................49 Bảng 2.8. Công bố thông tin bệnh nhân........................................................................47 Bảng 2.9. Quy định về sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề y trong việc khai thác hồ sơ bệnh án.................................................................................................50 Bảng 2.10. Cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh.... .......................................................................................................................................51 Bảng 2.11. Ý kiến của sinh viên về mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân.................52 Bảng 2.12. Ý kiến của sinh viên về mối quan hệ giữa bác sĩ và đồng nghiệp trong công việc ................................................................................................................................54 Bảng 2.13. Trách nhiệm của người thầy thuốc với cộng đồng xã hội ..........................55 Bảng 2.14. Ý kiến về sự cần thiết của y đức với nhân viên y tế...................................55 Bảng 3.1. Ma trận về mục tiêu kiến thức, thái độ và kỹ năng và chuẩn đầu ra .......................................................................................................................................59 Bảng 3.2. Mức độ hài lòng của sinh viên về chương trình giảng dạy môn y đức ........62
  • 9. Bảng 3.3. Hình thức giảng dạy y đức của Khoa Y .......................................................66 Bảng 3.4. Nội dung về y đức cần bổ sung thêm cho sinh viên.....................................66 Bảng 3.5. Mức độ tham gia các chương trình, buổi học ngoại khóa liên quan đến y đức của Khoa Y....................................................................................................................68 Bảng 3.6. Ý kiến của sinh viên về hình thức tổ chức các chương trình, buổi học ngoại khóa...............................................................................................................................69 Bảng 3.7. Mối tương quan giữa định nghĩa về y đức và năm học của sinh viên..........71 Bảng 3.8. Mối tương quan giữa mức độ hiểu biết về nguyên tắc, quy định về y đức và năm học của sinh viên...................................................................................................72 Bảng 3.9. Mối tương quan giữa mức độ hiểu biết các quy định xử phạt khi vi phạm y đức và năm học của sinh viên .......................................................................................73 Bảng 3.10. Mối tương quan giữa ý kiến của sinh viên về giữ bí mật thông tin bệnh nhân và năm học của sinh viên ..............................................................................................74 Bảng 3.11. Mối tương quan giữa hình thức giảng dạy y đức của Khoa Y và năm học của sinh viên ........................................................................................................................75
  • 10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Phân bố theo năm sinh..............................................................................37 Biểu đồ 1.2. Phân bố theo giới tính...............................................................................37 Biểu đồ 2.1. Quan niệm của sinh viên về nghề y không phải là một nghề kinh doanh .......................................................................................................................................43 Biểu đồ 2.2. Ý kiến của sinh viên về nghĩa vụ quan trọng nhất của người thầy thuốc .......................................................................................................................................47 Biểu đồ 3.1. Ý kiến của sinh viên về thời điểm giảng dạy y đức .................................64
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để trở thành một người bác sĩ, các sinh viên y khoa phải trải qua quá trình học tập gian khổ, với một khối lượng kiến thức lớn được truyền tải trong 6 năm ở giảng đường và các bệnh viện thực hành. Ra trường người bác sĩ tiếp tục không ngừng trao dồi, cập nhật thường xuyên các kỹ thuật điều trị mới để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh. Nhưng điều đó là chưa đủ. Bác Hồ trong thư gửi Hội nghị Cán bộ y tế ngày 27/2/1955 đã có câu "Lương y phải như từ mẫu”. Như vậy, giữa bác sĩ và người bệnh có một mối quan hệ tình cảm đặc biệt, được hình thành trong quá trình tiếp xúc, thăm khám và điều trị. Mối quan hệ đó qua thời gian được xây dựng và đúc kết thành các giá trị đạo đức, các nguyên tắc ứng xử đặc thù riêng của ngành nghề này, đó chính là y đức hay đạo đức y khoa. Hải Thượng Lãng Ông - Lê Hữu Trác (1720 - 1791), đại danh y của nền y học dân tộc Việt Nam từng nói: “Không có nghề nào nhân đạo bằng nghề cứu người, không có nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y thiếu đạo đức” [22, tr.11]. Điều đó nói lên được tầm quan trọng của y đức trong quá trình hành nghề y khoa. Để có thể thành công trong sự nghiệp, một người bác sĩ ngoài kiến thức uyên thâm cần phải có một tình cảm đặc biệt đối với bệnh nhân, thấu hiểu hoàn cảnh của bệnh nhân, đau với nỗi đau của bệnh nhân. Cũng chính nhờ các giá trị đạo đức này mà trong quá trình vận động và phát triển của xã hội, nghề y là một trong những cao quý trong xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, chính sách mở của nền kinh tế và quá trình toàn cầu hoá mang lại nhiều khởi sắc cho đời sống kinh tế xã hội nhưng cũng làm phát sinh nhiều biểu hiện tiêu cực, trong đó có lĩnh vực y tế. Chính sách y tế chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, sự gia tăng dân số, sự thay đổi mô hình bệnh tật khiến nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng tăng cao,
  • 12. 2 trong khi ngân sách dành cho ngành y tế có hạn chế, chế độ lương và đãi ngộ cho cán bộ y tế còn thấp, điều kiện cơ sở vật chất trong các cơ sở y tế công lập còn thiếu và yếu dẫn đến tình trạng quá tải bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện tuyến trên, sự phân bố nguồn nhân lực không đồng đều ở các vùng miền tạo ra nhiều bất cập trong lĩnh vực y tế. Những tác động tiêu cực đó đã ảnh hưởng đến vấn đề giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống. Các trường hợp điển hình xảy ra trong 5 năm trở lại đây như: vụ việc Bác sĩ Tạ Nam Ngạn từ chối điều trị bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang, Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường làm chết người tại Thẩm mỹ viện Cát Tường, vụ án nhân bản các xét nghiệm tại Bệnh viện đa khoa Hoài Đức, Bác sĩ Lưu Tiến Dũng vòi tiền người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa,… đã vi phạm nghiêm trong đạo đức nghề y. Như vậy, do đâu mà đạo đức nghề y xuống dốc? Phải chăng do nhận thức về y đức của những người làm công tác y tế chưa đầy đủ hay là do việc chưa chú trọng đào tạo về y đức trong một thời gian dài trước đây? Liệu rằng CTĐT hiện nay ở các trường ĐH y khoa đã đáp ứng và cung cấp đầy đủ các kiến thức cho sinh viên y khoa hay chưa? Giảng dạy y đức tại các trường ĐH y khoa có vai trò như thế nào đến nhận thức của sinh viên? Xuất phát từ những băn khoăn thắc mắc trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” để lượng giá và xác định được giáo dục y đức đã tác động như thế nào đến nhận thức của sinh viên. Từ đó có thể tìm ra được một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong việc giảng dạy và học tập môn đạo đức nghề nghiệp ở Khoa Y. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về y đức và nhận thức y đức
  • 13. 3 Đề tài nghiên cứu cấp bộ của Phạm Thị Minh Đức thực hiện năm 2009 “Nghiên cứu thực trạng nhận thức và thực hành y đức của bác sĩ ở ba tuyến huyện, tỉnh và trung ương” [6] cho thấy nhận thức về nội dung của y đức chỉ dừng lại ở tổng quát, chung chung, đào tạo về y đức trong các trường y chưa đáp ứng được thực tiễn chăm sóc sức khỏe của người dân. Tuy nhiên, đề tài cũng nêu được những giải pháp nhằm tăng cường thực hành y đức như: Xây dựng nội dung, tài liệu, phương pháp giảng dạy và lượng giá để đào tạo học phần y đức chính khóa cho sinh viên các trường y; Tổ chức đào tạo các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ cho những người làm công tác đào tạo về y đức để có giảng viên phục vụ cho giảng dạy chính khóa và đào tạo lại cho bác sĩ; Cấp kinh phí thường xuyên hàng năm để mở các khóa đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức và kỹ năng chuyên môn cho bác sĩ, đặc biệt ở các tuyến y tế cơ sở; Tổ chức mạng lưới giám sát, đánh giá nội bộ và đánh giá chéo thường xuyên về thực hiện quy chế chuyên môn và y đức tại các cơ sở y tế; Tăng cường giáo dục ý thức pháp luật, quyền và nghĩa vụ mỗi người khi đến các cơ sở khám bệnh và chữa bệnh, nêu lên các tấm gương tốt của các cán bộ y tế thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Luận án tiến sĩ y học năm 2013 của Lê Thu Hòa “Nghiên cứu thực trạng dạy – học môn Đại đức y học trong đào tạo bác sĩ các trường ĐH y khoa và đánh giá kết quả can thiệp thực nghiệm” [10] đánh giá thực trạng dạy và học ĐĐYH tại 8 trường ĐH y khoa trong năm học 2009 - 2010 còn nhiều vấn đề cần được giải quyết. Môn ĐĐYH được dạy và học với nhiều chương trình, nội dung, phương pháp dạy - học và lượng giá khác nhau tại 8 trường ĐH y khoa, chưa có sự thống nhất giữa các trường về chương trình, tài liệu, phương pháp và lượng giá. Hầu hết các trường chưa có tài liệu chính thức viết riêng về ĐĐYH. Sau khi nghiên cứu thực nghiệm, các trường ĐH y khoa đã thống nhất: mục tiêu từng bài, nội dung chi tiết, phương pháp dạy - học và phương pháp lượng giá môn ĐĐYH cho sinh
  • 14. 4 viên hệ bác sĩ. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra các khuyến nghị: Chương trình môn ĐĐYH cho sinh viên hệ bác sĩ đã được thống nhất trong 8 trường ĐH y khoa và rất cần được thực hiện tại mỗi trường, lồng ghép đào tạo ĐĐYH vào các môn lâm sàng phù hợp với điều kiện thực tế tại mỗi trường. Giảng viên cần thay đổi phương pháp dạy - học theo hướng tích cực, tạo cơ hội cho sinh viên, học viên chủ động tham gia vào quá trình học tập. Phương pháp lượng giá nên sử dụng hình thức trắc nghiệm và phân tích tình huống. Giảng viên rất cần được khuyến khích dạy - học môn ĐĐYH bằng những chính sách cụ thể từ nhà quản lý và giáo dục và cuối cùng cần có những nghiên cứu tiếp theo với thời gian dài để thực hiện can thiệp được ở tất cả các trường ĐH y khoa và đánh giá năng lực ĐĐYH của sinh viên trong thực hành lâm sàng và sau khi tốt nghiệp. Bài viết Khảo sát thực trạng và giải pháp nâng cao y đức cho sinh viên Trường Cao đẳng y tế Khánh Hòa của tác giả Nguyễn Thế Dũng đăng trên Tạp chí Y học Việt Nam tháng 01/2015 [4] đã đưa ra kết luận hầu hết sinh viên Trường Cao đẳng y tế Khánh Hòa đều tiếp thu tốt kiến thức ĐĐYH sau khi học xong học phần y đức và có thể ứng dụng vào lâm sàng để phục vụ bệnh nhân. Theo tác giả, sinh viên đã thực hành tốt 4 nguyên lý cơ bản của ĐĐYH: nguyên lý tôn trọng quyền tự chủ của bệnh nhân, nguyên lý lòng nhân ái, nguyên lý không làm việc có hại/ không ác ý và nguyên lý thực hiện sự công bằng. Số sinh viên có thái độ tích cực khi thực hành, ĐĐYH trên bệnh nhân chiếm trên 70%, điều này cho thấy sự phát triển những thái độ thích hợp là rất cần thiết trong giảng dạy ĐĐYH. Giảng dạy ĐĐYH có thể thu được lợi ích từ việc tổng hợp rất nhiều cách tiếp cận và sự tham gia của nhiều cán bộ giảng dạy nhiều học phần khác nhau trong chương trình từ lý thuyết đến thực hành trên lâm sàng, đặc biệt khi triển khai kế hoạch chăm sóc bệnh nhân. Tất cả cán bộ giảng dạy y học đều có trách nhiệm phát triển các kiến thức, kỹ năng, thái độ của sinh viên, phương pháp dạy tích cực tạo cơ hội tốt
  • 15. 5 để sinh viên hứng thú học tập và ứng dụng cụ thể vào các trường hợp trên lâm sàng. Giảng viên cần đề cập đến các chủ đề cụ thể, sinh động để sinh viên tự tìm hiểu và trình bày trước lớp, các ý kiến thảo luận và các video clip có thể giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn về khía cạnh ĐĐYH. Điểm hạn chế của bài viết này là sự giới hạn nghiên cứu ở đối tượng sinh viên là các nhân viên hỗ trợ y tế trong tương lai, trực tiếp chăm sóc bệnh nhân nhưng không chịu trách nhiệm cứu chữa người trực tiếp. 2.2. Các quy định, quy ước về y đức 2.2.1. Lời thề Hippocrates nguyên bản Tôi xin thề trước Apollon thần chữa bệnh, trước Asclepius thần y học, trước thần Hygieia và Panacea, và trước sự chứng giám của tất cả các nam nữ thiên thần, là tôi sẽ đem hết sức lực và khả năng để làm trọn lời thề và lời cam kết sau đây: - Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh ra tôi. Tôi sẽ chia sẻ với các vị đó của cải của tôi, và khi cần tôi sẽ đáp ứng những nhu cầu của các vị đó. Tôi sẽ coi con của thầy như anh em ruột thịt của tôi, và nếu họ muốn học nghề y thì tôi sẽ dạy cho họ không lấy tiền công mà cũng không giấu nghề. Tôi sẽ truyền đạt cho họ những nguyên lý, những bài học truyền miệng và tất cả vốn hiểu biết của tôi cho các con tôi, các con của các thầy dạy tôi và cho tất cả các môn đệ cùng gắn bó bởi một lời cam kết và một lời thề đúng với Y luật mà không truyền cho một ai khác. - Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả năng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công. - Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng không tự mình gợi ý cho họ; cũng như vậy, tôi cũng sẽ không trao cho bất cứ người phụ nữ nào những thuốc gây sẩy thai. - Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết.
  • 16. 6 - Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật mở bàng quang mà dành công việc đó cho những người chuyên. - Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ. - Dù tôi có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngoài lúc hành nghề của tôi, tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ cần để lộ ra và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như một nghĩa vụ. - Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm tôi sẽ được hưởng một cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự quý trọng mãi mãi của mọi người. Nếu tôi vi phạm lời thề này hay tôi tự phản bội, thì tôi sẽ phải chịu một số phận khổ sở ngược lại. [23, tr. 15-16] 2.2.2. Y huấn cách ngôn của Hải Thượng Lãn Ông Phàm người học thuốc, tất phải hiểu thấu lý luận đạo làm người, có thông lý luận đạo làm người thì học thuốc mới giỏi. Khi có chút thì giờ nhàn rỗi, nên luôn luôn nghiên cứu các sách thuốc xưa nay, luôn luôn phát huy biến hóa thuân nhập được vào tâm, thấy rõ được ở mắt, thì tự nhiên ứng vào việc làm mà không sợ sai lầm. Phàm người mời đi thăm bệnh, nên tùy bệnh cần kíp hay không, mà đặt đi thăm trước hay sau. Chớ nên vì giàu sang hay nghèo hèn, mà nơi đến trước chỗ đến sau, hoặc bốc thuốc lại phân biệt hơn kém. Khi lòng mình có không thành thật, thì khó mong thu được hiệu quả. Khi xem bệnh cho đàn bà, con gái và đàn bà góa, ni cô cần phải có người nhà bên cạnh mới bước vào phòng mà thăm bệnh, để tránh hết sự nghi ngờ; dù cho đến con hát, nhà thổ cũng vậy, phải đứng đắn, coi họ như con nhà tử tế chớ nên đùa cợt mà mang tiếng bất chính, sẽ bị hậu quả về tà dâm.
  • 17. 7 Phàm thầy thuốc nên nghĩ đến việc giúp đỡ người, không nên tự ý cầu vui như mang rượu lên núi, chơi bời ngắm cảnh, vắng nhà chốc lát, lỡ có bệnh cấp cứu làm cho người ta sốt ruột mong chờ, nguy hại đến tính mạng con người. Vậy cần biết nhiệm vụ mình là quan trọng như thế nào? Phàm gặp phải chứng bệnh nguy cấp, muốn hết sức mình để cứu chữa, tuy đó là lòng tốt, nhưng phải nói rõ cho gia đình người bệnh biết trước rồi mới cho thuốc. Lại có khi phải cho không cả thuốc, như thế thì người ta sẽ biết cảm phục mình. Nếu không khỏi bệnh cũng không có sự oán trách và tự mình cũng không hổ thẹn. Phàm chuẩn bị thuốc thì nên mua giá cao để được loại tốt. Theo sách Lôi Công để bào chế và bảo quản thuốc cho cẩn thận. Hoặc theo đúng từng phương mà bào chế, hoặc tùy bệnh mà gia giảm. Khi lập ra phương mới, phải phỏng theo ý nghĩa của người xưa, không nên tự lập ra những phương bữa bãi để thử bệnh. Thuốc sắc và thuốc tán nên có đủ. Thuốc hoàn và thuốc đơn nên chế sẵn. Có như thế mới ứng dụng được kịp thời, khi gặp bệnh khỏi phải bó tay. Khi gặp bạn đồng nghiệp, cần khiêm tốn, hòa nhã, giữ gìn thái độ kính cẩn, không nên khinh nhờn. Người lớn tuổi hơn mình thì kính trọng; người học giỏi thì coi như bậc thầy, người kiêu ngạo thì mình nhân nhượng; người kém mình thì dìu dắt họ. Giữ được lòng đức hậu như thế, sẽ đem lại nhiều hạnh phúc cho mình. Khi đến xem bệnh ở những nhà nghèo túng hoặc những người mồ côi, góa bụa, hiếm hoi, càng nên chăm sóc đặc biệt. Vì những người giàu sang không lo không có người chữa, còn người nghèo hèn thì không đủ sức đón được thầy giỏi, vậy ta để tâm một chút họ sẽ được sống một đời. Còn như những người con thảo, vợ hiền, nghèo mà mắc bệnh, ngoài việc cho thuốc, lại còn tùy sức mình chu cấp cho họ nữa. Vì có thuốc mà không có ăn thì cũng vẫn đi đến chỗ chết. Cần phải
  • 18. 8 cho họ được sống toàn diện mới đáng gọi là nhân thuật. Còn những kẻ vì chơi bời phóng đãng mà nghèo và mắc bệnh thì không đáng thương tiếc lắm. Khi chữa cho ai khỏi bệnh rồi, chớ có mưu cầu quà cáp vì những người nhận của người khác cho thường hay sinh ra nể nang, huống chi đối với những kẻ giàu sang, tính khí bất thường mà mình cầu cạnh, thường hay bị khinh rẻ. Còn việc tâng bốc cho người ta để cầu lợi thường hay sinh chuyện. Cho nên nghề thuốc là thanh cao, ta càng giữ khí tiết cho trong sạch. [22, tr. 25-26] 2.2.3. Bản Tuyên ngôn Geneva của Hiệp hội Y khoa Thế giới Bản Tuyên ngôn Geneva của Hiệp hội Y khoa Thế giới năm 1948 và những bản được chỉnh sửa sau đó thường được các sinh viên y khoa đọc trong các lễ tốt nghiệp như một lời thề về y đức. Đây là tuyên ngôn về sự cống hiến của y bác sĩ cho mục đích nhân đạo. Tuyên ngôn này dựa trên Lời thời Hippocrates nhưng điều chỉnh phù hợp với bối cảnh nền y học hiện đại. Nội dung bản tuyên ngôn: Vào thời điểm được thừa nhận là một thành viên của ngành y: Tôi nghiêm trang hứa với bản thân sẽ hiến dâng cuộc đời mình để phục vụ nhân loại. Tôi sẽ gửi đến các thầy giáo của tôi lòng kính trọng và biết ơn mà họ xứng đáng được nhận. Tôi sẽ thực hành nghề nghiệp của tôi với lương tâm và lòng tự trọng. Sức khoẻ của bệnh nhân sẽ là mối quan tâm hàng đầu của tôi. Tôi sẽ tôn trọng mọi bí mật mà tôi nắm giữ, thậm chí cả sau khi bệnh nhân đã chết. Tôi sẽ duy trì danh dự và truyền thống cao thượng của nghề nghiệp bằng tất cả khả năng của tôi. Đồng nghiệp sẽ là các anh chị của tôi
  • 19. 9 Tôi sẽ không cho phép những quan tâm về tuổi tác, bệnh tật hay tàn tật, tín ngưỡng, nguồn gốc nhân chủng, giới tính, quốc tịch, nguồn gốc chính trị, sự cạnh tranh, quan điểm tình dục, địa vị xã hội hoặc bất kỳ một yếu tố nào khác can thiệp vào giữa nhiệm vụ của tôi và bệnh nhân của tôi. Tôi sẽ duy trì sự tôn trọng cao nhất cho cuộc sống con người. Tôi sẽ không dùng kiến thức chuyên môn của tôi xâm phạm đến quyền con người và các quyền tự do của công dân, thậm chí ngay cả khi bị đe doạ Tôi xin hứa những điều này với tất cả sự trang trọng, tự nghiện và danh dự của tôi. [23, tr. 15-16] 2.2.4. Quy ước đạo đức ngành y của Hiệp hội Y khoa Thế giới Luật quốc tế về y đức được ban hành vào năm 1949 tại kỳ họp lần thứ 3 của Hội Y học thế giới. Luật được chỉnh sửa lần cuối vào năm 2006 quy định nhiệm vụ chung của người thầy thuốc và nhiệm vụ chung của người thầy thuốc đối với bệnh nhân như sau: 1. Nhiệm vụ chung của người thầy thuốc: - Thực hành nghề nghiệp và duy trì chuẩn mực chuyên môn ở mức độ cao nhất. - Tôn trọng quyền của bệnh nhân chấp nhận hay bác bỏ đề nghị của thầy thuốc. - Không để cho phán xét cá nhân bị chi phối bởi quyền lợi cá nhân hay phân biệt đối xử. - Hết lòng trong việc cung cấp dịch vụ chuyên môn cho bệnh nhân. - Hành xử thành thật với bệnh nhân và đồng nghiệp. Báo cáo cho giới chức có trách nhiệm biết những thầy thuốc thiếu y đức hoặc bất tài hoặc có hành vi lừa đảo. - Không thuyên chuyển bệnh nhân hoặc ra toa thuốc để hưởng lợi ích tài chính hay quà cáp. - Tôn trọng quyền và sự lựa chọn của bệnh nhân.
  • 20. 10 - Có trách nhiệm giáo dục công chúng về những khám phá mới trong y học, nhưng cần phải cẩn thận trong việc áp dụng các phương pháp còn trong vòng thử nghiệm. - Cố gắng sử dụng tài nguyên y tế một cách sáng suốt nhằm đem lại lợi ích cho bệnh nhân và cộng đồng. - Tìm người điều trị nếu mình mắc bệnh. Tôn trọng các chuẩn mực đạo đức địa phương và quốc gia. 2. Nhiệm vụ chung của người thầy thuốc đối với bệnh nhân: - Tôn trọng sinh mạng của con con người. - Hành động vì lợi ích của bệnh nhân. - Tuyệt đối trung thành với bệnh nhân. Bất cứ khi nào phương pháp điều trị hay xét nghiệm ngoài khả năng của mình, người thầy thuốc phải giới thiệu đến một chuyên gia khác. - Tôn trọng quyền riêng tư của bệnh nhân. Không tiết lộ bất cứ thông tin nào về bệnh nhân cho bất cứ ai, nếu không có sự đồng thuận của bệnh nhân. - Cung cấp dịch vụ chăm sóc trong trường hợp khẩn cấp. - Không quan hệ tình dục với bệnh nhân. Không lợi dụng mối quan hệ thầy thuốc - bệnh nhân. [16] 2.2.5. Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 2008/BYT-QĐ ngày 06 tháng 11 năm 1996 của Bộ Trưởng Bộ Y tế: 1. Chăm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có lương
  • 21. 11 tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. 2. Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh. 3. Tôn trọng quyền được khám bệnh chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh; khi thăm khám, chăm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. Không được phân biệt đối xử người bệnh. Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh. 4. Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chăm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết. 5. Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đun đẩy người bệnh. 6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.
  • 22. 12 7. Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của người bệnh. 8. Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ. 9. Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết. 10. Thật thà, đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau. 11. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình, không đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước. 12. Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh cứu chữa người bị tai hạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch. [1] 2.2.6. Lời tuyên thệ Tân bác sĩ Khoa Y Lời tuyên thệ Tân bác sĩ Khoa Y được các tân khoa long trọng tuyên thệ trong buổi lễ tốt nghiệp bác sĩ đa khoa của Khoa Y như sau: Dưới lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc; Trước Quý Thầy Cô và toàn thể cán bộ viên chức; Trước toàn thể bạn đồng học và các đấng sinh thành; Tôi xin thề: 1. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, phấn đấu hết sức mình để bảo vệ và xây dựng đất nước thân yêu. 2. Luôn luôn tôn trọng Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước, thực hiện nghiêm chỉnh các quan điểm và quy định của ngành y tế Việt Nam, không bao giờ có hành động làm ảnh hưởng đến truyền thống nhà trường, trái với lương tâm người cán bộ y tế nhân dân.
  • 23. 13 3. Giữ gìn bí mật nghề nghiệp, tôn trọng phẩm chất người bệnh, hết lòng hết sức phục vụ sức khỏe nhân dân, làm đúng lời dạy của Hồ Chủ Tịch: “Lương y như từ mẫu”. 4. Khiêm tốn, đoàn kết và hợp tác chân thành với đồng nghiệp, yêu ngành, yêu nghề, tự hào chính đáng với công việc của chính mình. 5. Vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, tôi nguyện tích cực lao động và học tập, phấn đấu không mệt mỏi, nâng cao trình độ, góp phần xây dựng nền y học Việt Nam. Xin thề, xin thề, xin thề. [15, tr. 31] 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn hướng đến tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y. Trên cơ sở phân tích lý luận và khảo sát thực trạng, luận văn từ đó đưa ra kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về y đức cho sinh viên thông qua cải thiện công tác giảng dạy y đức tại Khoa Y hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn phải thực hiện một số những nhiệm vụ sau đây: - Tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên ngành Y khoa về y đức. - Mô tả thực trạng giảng dạy y đức của Khoa Y theo CTĐT ngành Y khoa cho sinh viên ngành Y khoa. - Bước đầu đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức về y đức cho sinh viên Khoa Y. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y- ĐHQG TP. HCM.
  • 24. 14 4.2. Khách thể nghiên cứu: Sinh viên đang học từ năm thứ nhất đến năm thứ sáu ngành Y khoa của Khoa Y - ĐHQG TP. HCM. 4.3. Phạm vi nghiên cứu 4.3.1. Phạm vi không gian: Ngành Y khoa của Khoa Y - ĐHQG TP. HCM. 4.3.2. Phạm vi thời gian: Nghiên cứu bắt đầu từ tháng 06/2018 đến tháng 02/2019. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng nhận thức của sinh viên Khoa Y về y đức như thế nào? - Nhận thức về y đức của sinh viên các khóa có khác nhau hay không? - CTĐT ngành Y khoa đã chú trọng đến giảng dạy y đức cho sinh viên hay chưa? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu - Sinh viên Khoa Y được cung cấp đủ kiến thức về y đức nhưng nhận thức chưa đầy đủ. - Sinh viên từ năm thứ tư đến năm thứ sáu nhận thức rõ ràng về y đức, sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ ba nhận thức còn mơ hồ. - CTĐT ngành Y khoa cung cấp đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cho sinh viên liên quan đến vấn đề y đức. 5.3. Khung phân tích Nhà trường CTĐT GIẢNG DẠY Y ĐỨC Nội dung giảng dạy Giáo trình, tài liệu Phương pháp giảng dạy
  • 25. 15 5.4. Phương pháp nghiên cứu 5.4.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp được sử dụng trong đề tài này là phương pháp định lượng và phương pháp định tính. Thông qua việc thu thập, xử lý và phân tích các thông tin định lượng, đề tài sẽ mô tả thực trạng nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y, phân tích sự tác động của CTĐT đến nhận thức y đức của sinh viên đồng thời lượng giá việc giảng dạy môn y đức tại Khoa Y hiện nay. Ngoài ra, đề tài còn kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách phỏng vấn sâu một số đối tượng là sinh viên, giảng viên dạy môn y đức, cán bộ chuyên trách đào tạo, chuyên trách công tác sinh viên để tìm hiểu kỹ hơn các quan điểm của họ liên quan đến vấn đề này. 5.4.2. Phương pháp thu thập thông tin Đề tài sử dụng ba phương pháp chính để thu thập thông tin sau: - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Nghiên cứu và phân tích các tài liệu có sẵn liên quan đến đề tài. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn chính sau: Xã hộiGia đình Rèn luyện, nâng cao kiến thức Bệnh nhân NHẬN THỨC VỀ Y ĐỨC Đồng nghiệp Bổn phận, trách nhiệm Nguyên tắc, quy định Luật pháp, thể chế Chuyên môn Đạo đức nghề nghiệp Quan niệm về y đức Cộng đồng, xã hội Luật y tế
  • 26. 16 các thông tin sẵn có tổng hợp từ bộ tư liệu của Khoa Y, các báo cáo và công trình nghiên cứu trước đây và các tài liệu có sẵn được đăng tải trên báo, tạp chí,… - Phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi để thu thập thông tin định lượng. Đề tài sử dụng kỹ thuật khảo sát bằng bảng hỏi với các nội dung câu hỏi theo chủ đề được thiết kế sẵn. Đề tài tiến hành cuộc khảo sát xã hội học với việc thu thập ý kiến của 180 sinh viên học ngành Y khoa. - Phương pháp thu thập thông tin định tính bằng phỏng vấn sâu: Đề tài sử dụng bộ các chủ đề chính liên quan đến đề tài để người trả lời hoàn toàn tự do trong cách thức trả lời. Các cuộc phỏng vấn được ghi chép cẩn thận và có thu băng. Sau khi có các dữ liệu thô thu thập từ bảng hỏi và phỏng vấn sâu, đề tài sử dụng 2 phương pháp xử lý số liệu để đưa ra kết quả nghiên cứu như sau: - Đối với thông tin định lượng thu thập bằng kỹ thuật khảo sát thông qua bảng hỏi, số liệu thu thập được sẽ xử lý bằng phần mềm SPSS. Sau khi mã hóa, nhập liệu, đề tài tiến hành phân tích đơn biến bằng cách chạy các bảng tần suất để tìm tỷ lệ các phương án trả lời và sử dụng kiểm định chi bình phương để tìm mối tương quan giữa các yếu tố cần nghiên cứu. - Đối với thông tin định tính thu thập bằng phương pháp phỏng vấn sâu, các băng ghi âm sẽ được giải băng đồng thời ghi chép lại toàn văn cuộc phỏng vấn và được sử dụng để dẫn chứng trong quá trình phân tích kết quả nghiên cứu. 5.4.3. Mô tả mẫu Trong phương pháp khảo sát định lượng, đề tài chọn mẫu theo từng khóa học dựa trên chỉ tiêu 180 đơn vị mẫu và trên danh sách sinh viên từng khóa theo hình thức mẫu xác suất ngẫu nhiên đơn giản, được thực hiện trên phần mềm SPSS. Từ đó lập ra danh sách mẫu chính thức và dự trữ phục vụ nghiên cứu. Trong phương pháp khảo sát định tính, đề tài chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện, đảm bảo các tiêu chí như sau:
  • 27. 17 - 06 cuộc phỏng vấn sâu sinh viên, mỗi khóa học thực hiện 01 cuộc. - 01 cuộc phỏng vấn sâu đối với cán bộ Phòng Đào tạo và Công tác sinh viên đang giữ chức vụ quản lý. - 02 cuộc phỏng vấn sâu giảng viên giảng dạy môn y đức. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần làm sáng tỏ và hệ thống hơn về mặt lí luận các vấn đề liên quan đến nhận thức về y đức của sinh viên y khoa. Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên giúp có cái nhìn chính xác hơn, đánh giá được toàn diện kiến thức, kỹ năng, thái độ liên quan đến y đức của sinh viên hiện nay, xác định những vấn đề cần giải quyết. Từ đó đưa ra những đề xuất và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng trong việc giảng dạy và học tập môn ĐĐYH ở Khoa Y, giúp cho Khoa Y xây dựng và phát triển chương trình giáo dục y đức cho sinh viên một cách hợp lý và có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực tiễn cho sinh viên, giúp họ có thái độ tốt với người bệnh và có trách nhiệm với cộng đồng trong hành nghề y sau này. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Y đức mới được đưa vào giảng dạy tại các trường ĐH y khoa trên cả nước trong khoảng 15 năm trở lại đây. Năm 2004, y đức được đưa vào giảng dạy đầu tiên tại trường ĐH Y Hà Nội cho sinh viên với tài liệu đựợc phiên dịch từ nguồn tài liệu nước ngoài. Năm 2009, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh chính thức thành lập Bộ môn Y đức. Tuy nhiên, Khoa Y khi xây dựng CTĐT đã thiết kế một môn học riêng giảng dạy cho sinh viên năm nhất về y đức, tuy chưa thành lập một bộ môn chuyên biệt. Chính vì vậy, nguồn tài liệu bằng tiếng Việt về y đức còn khá hạn chế, đặc biệt rất ít các tài liệu nghiên cứu về y đức theo hướng tiếp cận xã hội học. Do đó, tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về y đức sau này.
  • 28. 18 7. Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm có ba phần và ba chương. Trong phần đầu, luận văn sẽ trình bày tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến vấn đề y đức trong vòng 10 năm trở lại đây. Phần thứ hai của đề tài gồm ba chương. Trong chương đầu tiên, luận văn trình bày lý thuyết áp dụng cho đề tài này là lý thuyết xã hội hóa, các khái niệm liên quan đến đề tài và khái quát về địa bàn nghiên cứu của đề tài, cụ thể là Khoa Y. Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày ở chương thứ hai và chương thứ ba, tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y và phân tích thực trạng giảng dạy y đức của Khoa Y hiện nay. Phần cuối của luận văn đưa ra các kiểm chứng về giả thuyết, các kết quả đạt được, từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức về y đức của sinh viên, xây dựng và phát triển chương trình giáo dục y đức cho sinh viên một cách hợp lý và có hiệu quả.
  • 29. 19 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Lý thuyết sử dụng trong đề tài Lý thuyết được sử dụng xuyên suốt đề tài là lý thuyết xã hội hóa. Lý thuyết này sẽ giải thích được sự hình thành và phát triển nhận thức về y đức, đồng thời giải thích sự tác động của việc giảng dạy y đức đến nhận thức của các sinh viên. Xã hội hóa là một quá trình thông qua đó con người hình thành nên tính cách của mình, học được cách ứng xử trong một xã hội hay một nhóm. Nói cách khác, chính là quá trình con người sinh vật học hỏi để trở thành con người xã hội. Như vậy, xã hội hoá bắt đầu từ khi con người ta sinh ra và chỉ kết thúc khi con người không còn tồn tại. Khi xem xét quá trình xã hội hóa có thể thấy rằng xã hội hóa là quá trình mỗi cá nhân học hỏi và thực hiện các hành động cụ thể phù hợp với các giá trị chuẩn mực xã hội. Nói cách khác, quá trình xã hội hóa làm cho các cá nhân thay đổi. Chính sự thừa nhận những khuôn mẫu xã hội đã đưa con người từ chỗ chưa có kinh nghiệm đến chỗ có kinh nghiệm, từ chỗ con người sinh học chuyển sang con người xã hội. Như vậy, quá trình này biểu hiện ở chỗ mỗi cá nhân thường học cách suy nghĩ và hành động từ những người mà cá nhân đó tiếp xúc thông qua quá trình tương tác xã hội. Có nhiều định nghĩa khác nhau về xã hội hóa nhưng tựu chung lại xã hội hóa thực chất vừa là quá trình dạy dỗ vừa là quá trình học tập trong đó, cá nhân học được cách hành động đúng đắn theo những chuẩn mực của một nhóm cụ thể nào đó, Nội dung của việc dạy dỗ phản ánh các truyền thống văn hóa mà nhóm tán thành và khi gia nhập vào nhóm mới, mọi người đều phải học hỏi những nguyên tắc, chuẩn mực mới để có thể hòa nhập. Xã hội hóa là một quá trình lâu dài và
  • 30. 20 phức tạp diễn ra trong suốt cuộc đời con người từ khi sinh ra tới khi mất đi. [26, tr. 146-148] Xã hội hoá là quá trình mang tính lưỡng phân, mang cả tính khách quan và tính chủ quan. Khách quan: Xã hội hóa là quá trình theo đó xã hội chuyển tải văn hóa của mình từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo. Chủ quan: Cá nhân suy nghĩ có chọn lọc các giá trị, chuẩn mực từ các yếu tố tác động bên ngoài, giải mã ý nghĩa và thực hiện hành động. Thông qua quá trình tương tác xã hội, yếu tố bên ngoài tác động vào các cá nhân, cá nhân có những suy nghĩ về hành động và chọn lọc hành động nào là thích hợp, hành động nào là không thích hợp. Nếu thích hợp sẽ được cá nhân tiếp thu và tiếp tục được thể hiện, ngược lại sẽ bị loại bỏ (quá trình này giúp chọn lọc và hình thành các giá trị). Do đó, văn hóa được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chính vì vậy, xã hội hóa là quá trình các cá nhân học hỏi, tiếp nhận các giá trị nhằm đáp ứng sự kỳ vọng xã hội. Quá trình xã hội hóa chỉ kết thúc khi đời sống xã hội chấm dứt bằng cái chết. Quá trình xã hội hóa diễn ra ở ba giai đoạn: giai đoạn xã hội hóa ban đầu của đứa trẻ trong gia đình, giai đoạn trong nhà trường và gia đoạn ngoài môi trường xã hội. Việc phân chia 3 giai đoạn của quá trình xã hội hoá tương ứng với 3 môi trường như trên hoàn toàn chỉ mang tính ước lệ. Trong hoạt động sống xã hội, mỗi cá nhân thường học các cách thức suy nghĩ và hành động phù hợp với những người xung quanh. Do đó, cả ba môi trường xã hội hóa này có thể diễn ra một cách đồng thời và đan xen. Ba giai đoạn này được xem là ba tác nhân quan trọng giúp cá nhân hội nhập vào xã hội. Các hình thức giáo dục chính thức và phi chính thức từ ba môi trường này làm định hình nhận thức và điều chỉnh hành vi của cá nhân cho phù hợp với khuôn khổ của xã hội. Đạo đức cá nhân không tự bản thân sinh ra mà có, nó được hình thành và phát triển trong một quá trình lâu dài phụ thuộc rất nhiều với môi trường, hoàn
  • 31. 21 cảnh sống, các thể chế văn hóa, chính trị, xã hội, các phương tiện truyền thông đại chúng,… quan trọng hơn hết là gia đình và nền giáo dục, nghĩa là phụ thuộc vào quá trình xã hội hóa. Y đức là một phần của đạo đức nên cũng được hình thành và phát triển trong quá trình xã hội hóa, nghĩa là những cá nhân hoạt động trong lĩnh vực y tế chịu ảnh hưởng từ sự giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Như vậy, sinh viên học ngành Y khoa của Khoa Y cũng chịu ảnh hưởng của quá trình xã hội hóa, đặc biệt trong thời gian học ĐH, sự giáo dục và chương trình giảng dạy của nhà trường đã góp phần hình thành nhận thức về y đức. Sinh viên được trang bị nhận thức đúng đắn về y đức, từ đó sẽ tác động quan trọng đến suy nghĩ và hành vi của mình khi ra trường. Do đó, sinh viên nhận thức đúng đắn về y đức sẽ vận dụng tốt trong thực hành nghề nghiệp qua cách giao tiếp đúng mực với bệnh nhân, với cộng sự; xây dựng mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân là sự tôn trọng và đối xử bình đẳng trong điều trị, bảo mật thông tin của bệnh nhân, tận tụy và làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. 1.2. Các khái niệm liên quan 1.2.1. Khái niệm về đạo đức Danh từ “đạo đức” bắt nguồn từ tiếng Latinh là Mos, tiếng Hi Lạp là Moral, có nghĩa là truyền thống, lề lối, tập tục, đặc tính, các loại hình tư tưởng,… Còn đạo đức học tiếng Hi Lạp là Ethicos, có gốc là từ cổ Hi Lạp Ethos – phong tục, mà đối tượng nghiên cứu là luân lý [23, tr. 1]. Hành vi đạo đức đòi hỏi khả năng suy luận, thấu hiểu hậu quả, và chọn lọc hành động của mình. Đạo đức là một hình thức ý thức xã hội, là một bộ phận của kiến thức thượng tầng xã hội. Đạo đức được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nó thuộc về vấn đề tốt - xấu, đúng - sai, được sử dụng trong ba phạm vi: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và giá trị đạo đức. [23, tr. 1]
  • 32. 22 Đạo đức là sự nghiên cứu về giáo lý - sự phản ánh một cách thận trọng, hệ thống và sự phấn tích các quyết định lương tâm và hành vi, trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai. [23, tr. 55] Như vậy, tựu chung lại, đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội, bao gồm những chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi con người trong quan hệ với toàn xã hội. [24, tr. 738-739] 1.2.2. Khái niệm về y đức Mỗi nghề nghiệp trong xã hội, dù tồn tại dài hay ngắn đều có những luật lệ hoặc chuẩn mực hướng dẫn ứng xử riêng cho ngành nghề đó, gọi chung là đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp không bao giờ tách rời khỏi đạo đức chung của nhân loại. Nó chỉ là sự hiện thực hóa, thể hiện ra những chuẩn mực, lý tưởng, khát vọng chung của nhân loại trong một lĩnh vực nghề nghiệp. Ngành y là một ngành nghề tồn tại rất lâu đời, gắn liền với chủ nghĩa nhân đạo. Do đó, ngành y càng cần đòi hỏi tiêu chuẩn đạo đức của người hành nghề cao hơn so với những ngành nghề khác. Có nhiều khái niệm về y đức hay còn gọi là ĐĐYH: Theo Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Trần Hiển, y đức hay ĐĐYH là chuẩn mực đạo đức áp dụng cho những người hành nghề y dược, theo những chuẩn mực đạo đức này người hành nghề y dược tự rèn luyện bản thân mình, thực hiện theo các chuẩn mực đó trong giao tiếp, ứng xử, trong các hành vi khi hành nghề. [25] Theo Quy chế quản lý bệnh viện (1997) của Bộ Y tế, y đức là phẩm chất cao đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh, coi đau đớn của họ như mình đau đớn, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy lương y phải như từ mẫu, phải thật thà, đoàn kết khắc phục khó khăn, học tập vươn lên để hoàn thành nhiệm
  • 33. 23 vụ, toàn tâm toàn ý xây dựng nền y học Việt Nam. Y đức phải thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức xã hội thừa nhận. [2, tr.85-88] ĐĐYH đề cập đến vấn đề đạo đức trong thực hành y học. Các nguyên lý về ĐĐYH là cơ sở của mọi lý luận và quy định về đạo đức trong thực hành chuyên môn và nghiên cứu khoa học y học cho tất cả nhân viên y tế, đặc biệt là bác sĩ. [7, tr. 55] Trong luận văn này, y đức được định nghĩa là những quy tắc, chuẩn mực giá trị về đạo đức cần phải tuân thủ trong thực hành chuyên môn, nghiên cứu khoa học và tính chuyên nghiệp mà những người hành nghề y dược phải được trang bị trước khi thực hành nghề nghiệp. Hai khía cạnh này tồn tại không tách rời nhau, người thầy thuốc có y đức phải đảm bảo cả hai yếu tố này. 1.2.3. Khái niệm nhận thức Nhận thức được hiểu theo Từ điển tiếng Việt thông dụng (2009) là kết quả của quá trình phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy; kết quả của con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan. [19] Theo Từ điển xã hội học Oxford (2010), nhận thức là quá trình của sự biết (suy nghĩ) đôi khi dùng để phân biệt với cảm nhận (cảm xúc) và ý chí (ý muốn) trong một cặp ba quá trình tinh thần của con người. [3, tr. 407] Theo Đinh Phương Duy, có hai loại nhận thức: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Nhận thức cảm tính là quá trình phản ánh các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng khi sự vật hiện tượng đó tác động vào các cơ quan thụ cảm của con người. Nhận thức là quá trình được xảy ra từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ mơ hồ đến sâu sắc. Nhận thức lý tính là quá trình nhận thức để có kết quả, là hiểu được vấn đề chứ không dùng lại ở mức độ biết bên ngoài, là sự phản ánh những vấn đề thuộc về bản chất, là mức độ cao của quá trình tìm, biết rồi ngộ ra và hiểu vấn đề. [5]
  • 34. 24 Xuyên suốt đề tài này, nhận thức được hiểu theo khái niệm nhận thức lý tính của Đinh Phương Duy. Như vậy, nhận thức là một quá trình trong đó con người hiểu biết một sự việc, một vấn đề và không chỉ hiểu biết mà còn phải xác tín điều đó là đúng. Quá trình hình thành nhận thức về đạo đức nói chung và y đức nói riêng của sinh viên y khoa là kết quả của quá trình xã hội hóa từ gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học tập tại Khoa Y, sinh viên sẽ được trang bị thêm những kiến thức về y đức và kiến thức chuyên môn, từ đó sinh viên thấu hiểu các nội dung của y đức, hoàn thiện kỹ năng, thái độ để sử dụng khi thực hành nghề nghiệp. 1.2.4. Nhận thức về y đức Nhận thức về y đức là một quá trình nhận thức để có kết quả, là hiểu được vấn đề y đức chứ không dừng lại ở mức độ biết. Trong đề tài này, nhận thức về y đức được hiểu theo nghĩa là sự hiểu biết về các bổn phận, trách nhiệm của bác sĩ, các quyền của bệnh nhân, cách giao tiếp, hành xử với bác sĩ và bệnh nhân trong mối quan hệ khám bệnh, chữa bệnh, cách thức làm việc với đồng nghiệp, sự hiểu biết các quy định, văn bản pháp luật liên quan đến y đức, là kiến thức về chuyên môn cũng như đạo đức y học. Nói cách khác, người hành nghề y phải hiểu rõ về các bổn phận, trách nhiệm của bác sĩ, các quyền của bệnh nhân, cách làm việc, giao tiếp, hành xử với đồng nghiệp và bệnh nhân trong mối quan hệ khám bệnh, chữa bệnh, hiểu rõ và vận dụng được tổng hòa các yếu tố kiến thức chuyên môn, tính nhân văn, đạo đức nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp của người thầy thuốc. 1.2.5. Các nguyên tắc cơ bản của y đức Y đức có bốn nguyên tắc cơ bản mà một người làm trong lĩnh vực y tế cần tuân thủ [23, tr. 40 -51]: - Thứ nhất: Tôn trọng quyền tự chủ
  • 35. 25 Tôn trọng quyền tự chủ của bệnh nhân là nguyên lý có tính chất quyết định, chi phối tất cả các nguyên lý khác. Quyền tự chủ của một người là quyền được đưa ra quyết định dựa trên sự thu nhận thông tin, hiểu biết kiến thức và năng lực tự chịu trách nhiệm của bản thân. Người làm trong lĩnh vực y tế cần biết giới hạn những can thiệp của mình đến những quyết định của bệnh nhân và không được can thiệp quá sâu vào những lựa chọn của bệnh nhân. Người thầy thuốc cần đứng ở vị trí trung gian khi cung cấp thông tin chuyên môn về bất kỳ một thăm dò hay trị liệu nào. Trong chăm sóc sức khỏe, tôn trọng quyền tự chủ của con người bao gồm nhiều nội dung bắt buộc người làm trong lĩnh vực y tế phải có được sự chấp thuận của bệnh nhân trước khi tiến hành bất kỳ một hoạt động chăm sóc y khoa cho họ:  Tôn trọng quyền lợi tốt nhất của bệnh nhân  Tôn trọng quyền tự quyết định của bệnh nhân  Bảo mật thông tin của bệnh nhân  Trung thực, không được lừa dối bệnh nhân  Thể hiện khả năng giao tiếp tốt giữa bác sĩ – bệnh nhân  Biết lắng nghe tích cực  Cung cấp cho bệnh nhân thông tin mà họ quan tâm và muốn nghe  Tìm kiếm sự đồng ý, sự lựa chọn của bệnh nhân  Tôn trọng quyền từ chối điều trị - Thứ hai: Lòng nhân ái Trong nghề y, lòng nhân ái không đơn giản là làm việc theo nhiệm vụ hay theo lòng tốt của mình. Lòng nhân ái là người thầy thuốc không chỉ làm việc với danh dự và niềm tự hào của bản thân mà vì một xã hội tốt đẹp, vì hạnh phúc của tất cả mọi người trong đó có bản thân người thầy thuốc. Họ cần cung cấp mọi
  • 36. 26 nguồn lực chuyên môn để chăm sóc cho bệnh nhân, nhưng cũng cần cân nhắc rằng:  Chỉ cung cấp những nguồn lực phù hợp với tình trạng bệnh  Đẩm bảo rằng những nguồn lực này có lợi nhiều hơn có hại  Nguyên lý lòng nhân ái nhắc nhở rằng:  Luôn đồng cảm với nỗi đau khổ của bệnh nhân  Coi bệnh nhân như người thân của mình  Cần nhắc mọi điều có lợi trước khi cung cấp bất kỳ một thăm dò, trị liệu nào. Đảm bảo lợi ích nhiều hơn nguy cơ  Hạn chế tối đa tác hại  Luôn sẵn sàng giúp đỡ bệnh nhân trong mọi tình huống  Cân nhắc về khả năng kinh tế của bệnh nhân trước khi cho bất kỳ một trị liệu hoặc kê đơn điều trị tại nhà - Thứ ba: Không làm việc có hại, không ác ý Để tăng tối đa lợi ích và giảm thấp nhất tác hại, các nhân viên y tế khi cung cấp dịch vụ phải cân nhắc đến nguyên tắc này.  Bản thân người thầy thuốc phải luôn tích cực cập nhật kiến thức và kỹ năng để đảm bảo chất lượng dịch vụ đang cung cấp.  Không được làm bất kỳ điều gì có hại tới cuộc sống, sức khỏe, giá trị cá nhân, nhân phẩm.  Phải biết được rõ ràng về lợi ích và nguy cơ gây hại tai biến trước khi cung cấp bất kỳ một thăm dò, trị liệu nào.  Có thông tin về những tác hại và lợi ích có thẻ ảnh hưởng đến việc dự phòng trong chăm sóc sức khỏe.
  • 37. 27  Người thầy thuốc cần thận trọng trước bất ký một trị liệu nào. Luôn sẵn sàng loại bỏ hoặc dừng trị liệu khi nhân thấy có bất kỳ một nguy cơ nào đối với bệnh nhân, khi mà nguy cơ này lớn hơn lợi ích của bệnh nhân. - Thứ tư: Công bằng Công bằng là một tiêu chí quan trọng trong chăm sóc sức khỏe, người thầy thuốc phải thực hiện:  Công bằng trong phân chia các nguồn nguyên liệu hiếm: máu, huyết tương… Các loại máy thở, các nguồn thuốc hiếm, vaccine, thuốc kháng virus,…  Công bằng trọng quyền con người  Công bằng trong các khía cạnh có liên quan đến sự chấp nhận của luật pháp: Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Công bằng trong chăm sóc y khoa không có nghĩa là mọi bệnh nhân phải được chăm sóc giống nhau. Điều này có nghĩa là mọi người trong xã hội đều có quyền được chăm sóc sức khỏ dù là người giàu hay người nghèo. Mọi người đều được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi cần thiết và theo nhu cầu của bản thân. Người có khả năng trả phí dịch vụ cao sẽ được hưởng dịch vụ theo đúng yêu cầu của mình. Người nghèo, không có khả năng trả phí cao vẫn được chăm sóc sức khỏe đúng tiêu chuẩn và được sự hỗ trợ kinh phí của các hình thức bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, quỹ hỗ trợ người nghèo, các tổ chức từ thiện,… Ưu tiên trẻ nhỏ, người già và người đang cần cấp cứu, người tàn tật, phụ nữ có thai. Công bằng trong chăm sóc y khoa còn quy định nhân viên y tế không được phân được đối xử, kỳ thị với bất kỳ bệnh nhân nào. Bác sĩ và các nhân viên y tế không được phân biệt đối xử dù là người giày hay người nghèo, người tàn tật, người dân tộc thiểu số, trẻ mồ côi,…Không được có thái độ kì thị với những bệnh
  • 38. 28 nhân mắc bệnh hiểm nghèo hoặc nhạy cảm như: HIV/AIDS, giang mai, phong, lậu,… Trong thực tế, nguyên lý công bằng không phải lúc nào cũng thực hiện một cách đầy đủ và rõ ràng do sự chi phối của các yếu tố chủ quan và khách quan như: tình trạng quá tải, thiếu thốn cơ sở vật chất, lỗ hổng kiến thức, thiên về khuynh hướng thuận tiện, quen dùng. Bốn nguyên lý cơ bản của ĐĐYH chi phối toàn bộ các quy định của đạo đức trong thực hành và nghiên cứu y học. Bác sĩ cần luôn cập nhật những kiến thức, rèn luyện nâng cao tay nghề thực hành và tu dưỡng đạo đức để hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho mọi người. 1.2.6. Các mối quan hệ của người thầy thuốc Người thầy thuốc xoay quanh 3 mối quan hệ chính [23, tr. 52-99]: - Mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân Mối quan hệ thầy thuốc và bệnh nhân được coi là mối quan hệ chính trong thực hành y học. Thầy thuốc là những người hỏi bệnh, thăm khám, chẩn đoán và điều trị cũng như tư vấn cho bệnh nhân. Bệnh nhân đến gặp thầy thuốc cũng rất đa dạng và khác nhau về trình độ học vấn, tầng lớp xã hội, văn hóa cũng như lối sống tạo nên sự phức tạp trong mối quan hệ này và do đó cũng có nhiều khía cạnh ĐĐYH cần được xem xét và cân nhắc. Mối quan hệ thầy thuốc và bệnh nhân trong thực hành y học bao gồm:  Tôn trọng bệnh nhân và công bằng trong điều trị. Tôn trọng bệnh nhân nghĩa là bệnh nhân được quyền tham gia trong các quyết định liên quan đến chẩn đoán, điều trị, chăm sóc tình trạng bệnh của mình. Công bằng trong công tác khám chữa bệnh có nghĩa là mọi bệnh nhân đều có cơ hội nhận được sự điều trị và chăm sóc y tế như nhau. Lòng thương cảm và sự tin cậy là những yếu tố chính trong mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân, tạo nên sự tôn trọng và công bằng.
  • 39. 29  Giao tiếp và thỏa thuận đồng ý. Thỏa thuận đồng ý phải thích ứng với quyền bệnh nhân trong lựa chọn những khả năng điều trị hay chăm sóc y tế mà người thầy thuốc đưa ra. Nguyên tắc chung là bệnh nhân phải tham gia vào việc xác định lợi ích trong từng trường hợp cụ thể. Thầy thuốc không được phép chỉ định cho bệnh nhân những giải pháp điều trị không mang lại lợi ích cho bệnh nhân. Điều kiện cần của thỏa thuận đồng ý là khả năng giao tiếp tốt giữa thầy thuốc và bệnh nhân. Người thầy thuốc phải giải thích những chẩn đoán, tiên lượng, điều trị bằng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu và thích hợp với trình độ người bệnh để đảm bảo chắc chắn rằng bệnh nhân thật sự hiểu các khả năng điều trị. Có hai cản trở trong việc giao tiếp giữa thầy thuốc với bệnh nhân là vấn đề ngôn ngữ và văn hóa.  Sự quyết định trong trường hợp bệnh nhân không đủ năng lực. Bệnh nhân không đủ năng lực là những người không thể tự quyết định những vấn đề liên quan đến quá trình chăm sóc và khám chữa bệnh. Những bệnh nhân này bao gồm trẻ em, bệnh nhân có vấn đề về tâm thần, bệnh nhân hôn mê, bệnh nhân nhạy cảm (phạm nhân, nhiễm HIV/AIDS),… Những trường hợp này, người đại diện theo pháp luật của bệnh nhân sẽ là người đưa ra các quyết định.  Bảo mật thông tin liên quan đến bệnh nhân nhằm đảm bảo tính tôn trọng quyền tự chủ của bệnh nhân. Tất cả những thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, tình trạng y tế, chuẩn đoán, tiên lượng, điều trị cũng như thông tin cá nhân phải được bảo mật ngay cả sau khi bệnh nhân chết. Trừ trường hợp những thông tin này là những nguy cơ mang tính di truyền từ đời này sang đời khác, bệnh nhân đồng ý có ký biên bản thỏa thuận hoặc một số trường hợp mở liên quan đến sức khỏe cộng đồng, liên quan đến pháp luật, tòa án, hình sự,…  Một số vấn đề thực hành y học liên quan đến giai đoạn đầu và giai đoạn kết thúc cuộc đời như tránh thai, hỗ trợ sinh sản, nạo phá thai, cái chết nhẹ nhàng, tự tử,…
  • 40. 30 - Mối quan hệ thầy thuốc – đồng nghiệp Người thầy thuốc cần tạo mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp và làm việc cùng các đồng nghiệp một cách tốt nhất để phục vụ các quyền lợi của bệnh nhân. Điều này yêu cầu một người thầy thuốc cần: học tập liên tục, rèn luyện tay nghề, tu dưỡng đạo đức và thái độ, thực hành đúng chuyên môn, đối xử công bằng với đồng nghiệp, có kỹ năng làm việc nhóm và phụ trách nhóm, chia sẻ thông tin với đồng nghiệp,… Đặc biệt, trong mối quan hệ này, hoạt động làm việc theo nhóm được xem là điểm mấu chốt để hợp tác cùng các đồng nghiệp nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất trong thăm khám và điều trị. - Mối quan hệ thầy thuốc – xã hội, cộng đồng Người thầy thuốc có vai trò quan trọng trong xã hội, cộng đồng vì họ làm công việc chính là chăm sóc sức khỏe cho con người. Người thầy thuốc có trách nhiệm tham gia vào những vấn đề chăm sóc sức khỏe chung của xã hội như giáo dục sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường và sức khỏe toàn cầu. 1.3. Tổng quan về Khoa Y - ĐHQG TP. HCM Khoa Y là đơn vị trực thuộc ĐHQG TP. HCM, được thành lập ngày 23 tháng 6 năm 2009. Định hướng của Khoa Y là một đơn vị đào tạo tiên tiến, chất lượng cao dựa trên mô hình trường - bệnh viện, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Khoa Y hướng đến xây dựng Trường ĐH Khoa học sức khoẻ, phát triển theo cơ chế tự chủ cao về chuyên môn, gắn với hệ thống các trường đào tạo y dược trong cả nước và các bệnh viện trong khu vực, phát huy những thế mạnh sẵn có của ĐHQG TP. HCM: đa ngành, đa lĩnh vực. Từ đó đào tạo ra những bác sĩ đáp ứng yêu cầu chung theo quy định của Bộ Y tế và mang đặc thù riêng của ĐHQG TP. HCM.
  • 41. 31 Theo Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2016-2020 của Khoa Y (2017), Khoa Y có sứ mạng, tầm nhìn và nhiệm vụ như sau: - Sứ mạng: Khoa Y là trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực y tế theo mô hình trường - viện. - Tầm nhìn: Sau năm 2020, Khoa Y sẽ phát triển thành Trường ĐH Khoa học sức khỏe, là đơn vị giáo dục ĐH thành viên của hệ thống ĐHQG TP. HCM, hoạt động theo mô hình trường – viện, đầu mối vận dụng các thế mạnh về khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội, khoa học quản lý để tạo những sản phẩm về đào tạo và nghiên cứu khoa học mang đặc thù của ĐHQG TP. HCM. - Nhiệm vụ Khoa Y: Khoa Y là cơ sở đào tạo ĐH, sau ĐH và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực y khoa, đồng thời Khoa cũng cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Trong những năm đầu thành lập, Khoa Y tập trung đào tạo bác sĩ đa khoa bậc ĐH, sau đó Khoa sẽ tiếp tục mở những ngành đào tạo ĐH và sau ĐH khác. [8] Khoa Y chính thức tuyển sinh khóa đầu tiên ngành Y khoa trong kỳ tuyển sinh ĐH - cao đẳng năm 2010. Tiếp sau đó, trong năm 2016, ngành Dược học đã ra đời. Từ năm 2017, Khoa Y chuyển sang hình thức đào tạo chất lượng cao cho ngành Y khoa. Dự kiến trong năm 2019, Khoa Y sẽ đào tạo ngành Dược học chất lượng cao và ngành Răng Hàm Mặt chất lượng cao. 1.4. Tổng quan về đào tạo ngành Y khoa của Khoa Y Ngành Y khoa của Khoa Y được đào tạo theo chương trình tích hợp dựa trên hệ thống, CTĐT được thiết kế dựa vào các nguyên tắc học tập với tiêu chí lấy sinh viên làm trọng tâm, do đó mục tiêu cụ thể của chương trình là đào tạo bác sĩ với
  • 42. 32 khả năng tự học cao, có tư duy phản biện và khả năng thành công cao khi tham gia những CTĐT có liên quan đến ngành sau ĐH. Từ đó thúc đẩy sinh viên đạt được các kiến thức và kỹ năng chuyên biệt của ngành như khám, chẩn đoán, chữa bệnh, cũng như phát triển khả năng nghiên cứu khoa học, các kỹ năng mềm cần thiết để hoạt động hiệu quả khi làm việc một mình hay làm việc nhóm và khả năng hội nhập cao. Mục tiêu cụ thể của chương trình: - Cung cấp các kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức y học cơ sở vững chắc, kiến thức và kỹ năng cơ bản về y học lâm sàng, cận lâm sàng, y học dự phòng và cộng đồng dựa vào quá trình tham khảo, tư vấn từ quốc tế mà vẫn đảm bảo khung CTĐT bác sỹ đa khoa của Bộ Y tế Việt Nam; - Phát triển khả năng nghiên cứu khoa học; - Trang bị cho sinh viên khả năng làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến ngành y một cách chuyên nghiệp, thúc đẩy năng lực sáng tạo, có tầm nhìn và khả năng tự học suốt đời; - Phát triển kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, hỗ trợ tốt các đồng nghiệp, phục vụ tốt cho cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của cộng đồng; - Rèn luyện cho người học y đức tốt, kỹ năng giao tiếp tốt, trình độ ngoại ngữ và khả năng hội nhập tốt; - Đảm bảo tính liên thông với chương trình giáo dục ĐH khác. Bảng 1.1. Nội dung cụ thể các mục tiêu đào tạo chung đạt được của bác sĩ đa khoa Mã Các yếu tố mục tiêu Nội dung mục tiêu đào tạo chung đạt được của bác sĩ đa khoa
  • 43. 33 MT1 Kiến thức Có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức y học cơ sở vững chắc MT2 Có kiến thức về y học lâm sàng, y học dự phòng, và y học cộng đồng vững chắc MT3 Kỹ năng nghề Có kỹ năng cơ bản về y học lâm sàng, y học dự phòng và y học cộng đồng vững chắc MT4 Có kiến thức, kỹ năng kết hợp được y học hiện đại với y học cổ truyền MT5 Có khả năng nghiên cứu khoa học MT6 Kỹ năng mềm Có khả năng cơ bản về tin học, ngoại ngữ MT7 Có khả năng tự đào tạo nâng cao; đủ tự tin tiếp cận, giao lưu và hội nhập với thế giới MT8 Thái độ, y đức Có y đức, có đủ tự tin đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cộng đồng Nguồn: CTĐT ngành Y đa khoa năm 2012, Phòng ĐÀO TẠO VÀ CÔNG TÁC SINH VIÊN Khoa Y cung cấp [13, tr. 16] Nhiệm vụ của bác sĩ đa khoa được căn cứ vào đặc điểm của ngành nghề y khoa, cụ thể có các nhiệm vụ sau: 1. Tư vấn, truyền thông và giáo dục sức khoẻ. 2. Chẩn đoán và điều trị một số bệnh nội khoa thông thường. 3. Xử trí cấp cứu thường gặp bệnh nội khoa. 4. Chẩn đoán và xử trí ban đầu cấp cứu thường gặp bệnh ngoại khoa. 5. Chẩn đoán và xử trí một số bệnh chuyên khoa. 6. Sử dụng được một số bài thuốc y học cổ truyền đơn giản để chữa bệnh. 7. Chăm sóc bệnh nhân tại nhà, tại cộng đồng. 8. Phát hiện sớm các dịch bệnh, tham gia phòng chống dịch và quản lý bệnh nhân ngoại trú. 9. Quản lý hoạt động y tế dự phòng bệnh tật và chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng.
  • 44. 34 10.Thực hiện một số xét nghiệm đơn giản và kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. 11.Thực hiện công tác đào tạo và nghiên cứu. [12, tr. 17-18] Chương trình tích hợp dựa trên hệ thống chính là phương pháp giảng dạy theo module. Trong giáo dục hiện đại, khái niệm module được hiểu là cách thức hiện đại của việc biên soạn lại nội dung dạy học với mục tiêu làm cho CTĐT trở nên mềm dẻo để dễ dàng thích hợp với việc tổ chức học tập vừa đa dạng vừa luôn mang tính cập nhật. Khi soạn một module, mục tiêu giáo dục luôn được làm rõ dưới dạng chuẩn đầu ra để đào tạo sinh viên; phần kiến thức - kỹ năng - thái độ được lồng ghép về một nội dung; nội dung này được tích hợp từ nhiều môn học khác nhau và thường do nhiều bộ môn tham gia giảng dạy [13, tr. 34]. Đơn giản hơn, module là một phần kiến thức – kỹ năng tích hợp và lồng ghép về một nội dung trong CTĐT bác sĩ đa khoa 6 năm, được tích hợp từ nhiều môn học khác nhau, do một hoặc nhiều bộ môn tham gia giảng dạy. Ví dụ: module hệ tiêu hoá; module hệ tim mạch; module lâm sàng nội,... Một module sẽ do Ban điều phối module (Module Coordinating Unit) triển khai giảng dạy. Ban Điều phối module là tổ chức chuyên môn có chức năng hỗ trợ Trưởng Khoa điều phối các bộ môn có liên quan tham gia chuẩn bị và triển khai giảng dạy module đó, do Trưởng khoa ra quyết định thành lập và giải thể. [14, tr. 40] Trong suốt các năm học, sinh viên được trang bị khối lượng kiến thức CTĐT ngành Y khoa, gồm 16 môn học và 51 module; trong đó 26 module y cơ sở; 17 module lâm sàng; 1 module cộng đồng và 7 module tự chọn. Với tổng cộng là 258 tín chỉ, trong đó có 121 tín chỉ lý thuyết và 137 tín chỉ thực hành. Chuẩn đầu ra của CTĐT ngành Y khoa của Khoa Y được xây dựng dựa trên điều kiện đặc thù của Việt Nam, những căn cứ hướng dẫn ban hành trong nước,
  • 45. 35 tham khảo kinh nghiệm ngoài nước, thực tiễn đào tạo và kết hợp với kinh nghiệm đào tạo lâu năm của các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành trong lĩnh vực y khoa. Dựa vào đó, CTĐT đã được thiết kế để đáp ứng với chuẩn đầu ra kết hợp với phần cập nhật kiến thức y khoa thực tiễn và các vấn đề gặp phải trong khâu phát hiện, chẩn đoán và điều trị y khoa. Sau 6 năm, sinh viên tốt nghiệp ra trường với tên danh xưng hành nghề là Bác sĩ đa khoa; người bác sĩ mới có quyền thực hành nghề nghiệp chuyên môn; có quyền được tiếp xúc người bệnh để khám chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân và theo đúng quy định của Bộ Y tế về hành nghề y dược ở nước ta hiện nay. 1.5. Một số đặc điểm của mẫu điều tra Theo số liệu do Phòng Đào tạo và Công tác sinh viên Khoa Y cung cấp (2018), hiện nay số lượng sinh viên đang học tại Khoa Y là 866 sinh viên. Bảng 1.2. Tổng số sinh viên đang học ngành y khoa tại Khoa Y từ năm 2012-2017 Lớp Số lượng Nữ Nam Y2012 101 41 60 Y2013 122 46 76 Y2014 110 35 75 Y2015 124 57 67 Y2016 104 42 62 Y2017+YC2017 131 61 70 Tổng cộng 692 282 410 Nguồn: Phòng Đào tạo và Công tác sinh viên Khoa Y cung cấp tháng 06/2018 Trong đó sinh viên đang theo học ngành Y khoa là 692 sinh viên, ngành Dược học là 174 sinh viên. Trong 692 sinh viên học ngành Y khoa có 282 sinh viên là nữ và 410 sinh viên là nam.
  • 46. 36 Một số đặc điểm của sinh viên học ngành y khoa trong mẫu điều tra qua bảng hỏi được ghi nhận như sau: 1.5.1. Năm học của sinh viên ngành y khoa Tổng mẫu điều tra là 180 đơn vị mẫu, chia đều cho 6 năm học, mỗi năm học 30 sinh viên sẽ được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên xác suất. Bảng 1.3. Phân bố theo năm học Năm học Tần số Tỷ lệ % Năm thứ nhất 30 16,7 Năm thứ hai 30 16,7 Năm thứ ba 30 16,7 Năm thứ tư 30 16,7 Năm thứ năm 30 16,7 Năm cuối 30 16,7 Tổng cộng 180 100,0 Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y – ĐHQG TP. HCM tháng 10/2018 1.5.2. Độ tuổi của sinh viên ngành y khoa Độ tuổi của mẫu điều tra đều từ năm 1994 đến năm 1999, các năm tuổi không có sự chênh lệch quá nhiều về tỉ lệ.
  • 47. 37 Biểu đồ 1.1. Phân bố theo năm sinh Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y - ĐHQG TP. HCM tháng 10/2018 1.5.3. Giới tính của sinh viên ngành Y khoa Giới tính của sinh viên đang học ngành Y khoa được phân bố như sau: Biểu đồ 1.2. Phân bố theo giới tính Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y - ĐHQG TP. HCM tháng 10/2018 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 Năm 1999 Năm 1998 Năm 1997 Năm 1996 Năm 1995 Năm 1994 Trước năm 1994 11.1% 17.2% 16.7% 15.6% 17.2% 17.8% 4.4% 55,6% 44,4% Nam Nữ
  • 48. 38 Tỉ lệ nam/ nữ trong nghiên cứu này không chênh lệch nhau nhiều. Số sinh viên nam là 100, sinh viên nữ là 80 với tỉ lệ lần lượt là 55,6% và 44,4%. Tiểu kết chương 1 Y đức được hiểu bao gồm 2 khía cạnh: Thứ nhất là những quy tắc, chuẩn mực giá trị về đạo đức cần phải tuân thủ trong thực hành chuyên môn, nghiên cứu khoa học; Thứ hai là tính chuyên nghiệp mà những người hành nghề y dược phải được trang bị trước khi thực hành nghề nghiệp. Quá trình hình thành nhận thức về đạo đức nói chung và y đức nói riêng của sinh viên y khoa là kết quả của quá trình xã hội hóa từ gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học tập tại Khoa Y, sinh viên sẽ được trang bị thêm những kiến thức về y đức và kiến thức chuyên môn, từ đó sinh viên thấu hiểu các nội dung của y đức, hoàn thiện kỹ năng, thái độ để sử dụng khi thực hành nghề nghiệp. Người hành nghề y có nhận thức về y đức là phải hiểu rõ về các bổn phận, trách nhiệm của bác sĩ, các quyền của bệnh nhân, cách làm việc, giao tiếp, hành xử với đồng nghiệp và bệnh nhân trong mối quan hệ khám bệnh, chữa bệnh, hiểu rõ và vận dụng được tổng hòa các yếu tố kiến thức chuyên môn, tính nhân văn, đạo đức nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp của người thầy thuốc. Y đức có bốn nguyên tắc cơ bản mà một người làm trong lĩnh vực y tế cần tuân thủ: tôn trọng quyền tự chủ, lòng nhân ái, không làm việc có hại, không ác ý, và công bằng. Bốn nguyên lý cơ bản này chi phối toàn bộ các quy định của đạo đức trong thực hành và nghiên cứu y học. Ngoài ra, người thầy thuốc xoay quanh 3 mối quan hệ chính: thầy thuốc - bệnh nhân, thầy thuốc - đồng nghiệp và thầy thuốc - xã hội, cộng đồng. Khoa Y là đơn vị trực thuộc ĐHQG TP. HCM, được thành lập ngày 23 tháng 6 năm 2009. Định hướng của Khoa Y là một đơn vị đào tạo tiên tiến, chất lượng
  • 49. 39 cao dựa trên mô hình trường - bệnh viện, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Ngành Y khoa của Khoa Y được đào tạo theo chương trình tích hợp dựa trên hệ thống, CTĐT được thiết kế dựa vào các nguyên tắc học tập với tiêu chí lấy sinh viên làm trọng tâm, do đó mục tiêu cụ thể của chương trình là đào tạo bác sĩ với khả năng tự học cao, có tư duy phản biện và khả năng thành công cao khi tham gia những CTĐT có liên quan đến ngành sau ĐH. Ngoài ra, CTĐT được thiết kế đáp ứng với chuẩn đầu ra kết hợp với phần cập nhật kiến thức y khoa thực tiễn và các vấn đề gặp phải trong khâu phát hiện, chẩn đoán và điều trị y khoa. Cuộc điều tra khảo sát chọn ra 180 đơn tổng mẫu điều tra trong tổng số 692 sinh viên đang theo học ngành Y khoa, 6 khóa mỗi khóa 30 sinh viên với độ tuổi trải đều từ năm 1994 đến năm 1999, nam chiếm 55,6% và nữ chiếm 44,4%.
  • 50. 40 Chương 2 NHẬN THỨC VỀ Y ĐỨC CỦA SINH VIÊN KHOA Y 2.1. Quan điểm về y đức Để tìm hiểu sinh viên hiểu y đức là gì, đề tài cung cấp cho nhóm khách thể nghiên cứu một số định nghĩa phổ biến về y đức, trong đó có những đáp án tinh giảm nội dung nhằm làm sai lệch đi ý nghĩa ban đầu của nó, từ đó sẽ tìm hiểu liệu sinh viên có hiểu đúng định nghĩa về y đức hay không. Nhóm khách thể nghiên cứu sẽ lựa chọn định nghĩa mà bản thân họ cho là đúng nhất, kết quả như sau: Bảng 2.1. Các định nghĩa về y đức Định nghĩa về y đức Tần số Tỉ lệ (%) Những quy tắc, chuẩn mực giá trị về đạo đức cần phải tuân thủ và tính chuyên nghiệp mà những người hành nghề y dược phải được trang bị trước khi thực hành nghề nghiệp 134 74,4 Những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi và mối quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân 28 15,6 Những quy tắc, chuẩn mực giá trị về đạo đức cần phải tuân thủ 11 6,1 Những chuẩn mực, lý tưởng, khát vọng chung của nhân loại trong một lĩnh vực y tế 7 3,9 Tổng cộng 180 100 Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y - ĐHQG TP. HCM tháng 10/2018 Kết quả khảo sát cho thấy lựa chọn nhiều nhất là “những quy tắc, chuẩn mực giá trị về đạo đức cần phải tuân thủ và tính chuyên nghiệp mà những người hành nghề y dược phải được trang bị trước khi thực hành nghề nghiệp”, chiếm tỉ lệ 74,4%. Đây là đáp án được cung cấp tương đối đầy đủ để có thể hiểu được trọn vẹn khái niệm cơ bản nhất của y đức.
  • 51. 41 Qua việc lựa chọn các đáp án trên, có thể nhận thấy sinh viên Khoa Y gần như có hiểu biết khá tốt về định nghĩa của y đức. Ngoài ra, khi được phỏng vấn sâu, các sinh viên cho rằng: “….nó là một hệ thống những quy tắc, những cái chuẩn mực của người làm trong ngành nghề y trong hoạt động y tế, được các chuyên gia, các người hành nghề y phải tuân thủ. Hiểu nôm na như là chuẩn mực trong mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân, giữa nhân viên y tế với nhau, và chuẩn mực của người hành nghề y đối với công việc hành nghề… Nói một cách dễ hiểu nhất thì nó là đạo đức trong lĩnh vực y khoa” (sinh viên nam, năm thứ ba, SV03). Để tìm hiểu rõ hơn liệu rằng sinh viên có hiểu đúng về y đức hay không, trong các cuộc phỏng vấn sâu còn hỏi thêm về “thế nào là người bác sĩ có y đức?”, đề tài thu được các câu trả lời như sau: “một bác sĩ có y đức là một bác sĩ có tâm và có tầm. Có nghĩa là một bác sĩ phải có lương tâm, phải có đạo đức hành nghề và tất nhiên khi mà mình muốn làm một cái gì đó tốt, muốn làm cái gì đó chuyên nghiệp thì mình phải có chuyên môn rõ ràng” (sinh viên nữ, năm nhất, SV01); “người bác sĩ có y đức thì thứ nhất người bác sĩ đó phải có tâm, thứ hai là phải có về kiến thức chuyên môn” (sinh viên nữ, năm cuối, SV06). Ngoài định nghĩa về y đức như trên, cuộc nghiên cứu còn khảo sát ý kiến sinh viên về khái niệm “người thầy thuốc có lương tâm” để làm rõ hơn sự hiểu biết của sinh viên Khoa Y về y đức. Việc tìm hiểu khái niệm này nhằm mục đích muốn tìm hiểu sâu về cách suy nghĩ và đạo đức của từng cá nhân người bác sĩ tương lai. Ý kiến “có chuyên môn tốt và đạo đức nghề nghiệp” là sự lựa chọn chiếm ưu thế nhất 53,3%. Một sinh viên nam đang học năm thứ tư cho rằng: “lương tâm ở đây là nói về cái tâm của người bác sĩ cùng những hành vi đúng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp” (sinh viên nam, năm thứ tư, SV04). Kế tiếp là ý kiến “lương y như từ mẫu” chiếm 22,2%, “người bác sĩ có lương tâm là người bác sĩ đó phải có
  • 52. 42 lòng hướng về cái thiện, về lẽ phải của thầy thuốc. Nó góp phần định hình một người thầy thuốc có tâm, có tầm với nghề” (sinh viên nam, năm thứ năm, SV05). Bảng 2.2. Ý kiến của sinh viên về người thầy thuốc có lương tâm Ý kiến về người thầy thuốc có lương tâm Tần số Tỉ lệ (%) Có chuyên môn tốt và đạo đức nghề nghiệp 96 53,3 Lương y như từ mẫu 40 22,2 Đặt lợi ích của bệnh nhân lên trên hết 22 12,2 Xem bệnh nhân là người thân 12 6,7 Cảm thông và thấu hiểu tâm lý một bệnh nhân 10 5,6 Tổng cộng 180 100 Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y - ĐHQG TP. HCM tháng 10/2018 Có thể nói lương tâm của một con người là phần vô hình, rất khó nhận ra được nhưng lại rất quan trọng. Theo sinh viên tham gia cuộc khảo sát, lương tâm người thầy thuốc tựu chung lại chính là làm đúng với y đức và không trái ngược với những chuẩn mực đạo đức của xã hội, đạo đức gắn liền với chuyên môn, không tách rời. Để tìm hiểu sâu hơn về nhận thức về ngành y như thế nào trong giai đoạn hiện nay, đề tài khảo sát quan niệm của sinh viên về “nghề y không phải là một nghề kinh doanh”. Biểu đồ 2.1. Quan niệm của sinh viên về nghề y không phải là một nghề kinh doanh
  • 53. 43 Nguồn: Cuộc khảo sát thực tế luận văn Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y - ĐHQG TP. HCM tháng 10/2018 Bảng trên cho thấy có 42,2% sinh viên đồng ý với quan niệm này, “em đồng ý với quan điểm này. Kinh doanh dựa trên nỗi đau bệnh tật của người khác là một điều không nên làm một chút nào. Tuy nhiên, cuộc sống hiện tại, khi mối quan tâm về sức khoẻ của con người nhiều hơn thì kinh doanh hoàn toàn có thể, nhưng không phải kinh doanh trên nỗi đau bệnh tật, mà là dựa trên y học dự phòng” (sinh viên nữ, năm thứ hai, SV02). “Em thấy đúng, nghề y là một nghề cao cả, nó vượt qua cái gọi là vật chất, mặc dù chúng ta vẫn nhận lương, vẫn thu phí bệnh nhân, nhưng đó chỉ là những thủ tục để duy trì thôi, cái chính ở đây là bác sĩ không bao giờ đánh giá bệnh này bao nhiêu tiền, bệnh kia bao nhiêu tiền, mà người bác sĩ chỉ có một ý niệm là bệnh này có chữa được không, phải làm như thế nào mới tốt nhất cho người bệnh. Nghề y là nghề một nghề liên quan đến sức khỏe và mạng sống con người thì không thể nào so sánh với các ngành kinh doanh khác được” (sinh viên nam, năm thứ tư, SV04). Bên cạnh đó, số không đồng ý và không có ý kiến chiếm tỉ lệ không nhỏ (36,7% và 21,1%). Có lẽ với nền kinh tế của nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nên quan niệm ngành y tế cũng vì vậy mà thay đổi dần: “nghề y không phải là nghề kinh doanh là một cái khẳng định có 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 Không có ý kiến Không đồng ý Đồng ý 21.1% 36.7% 42,2%