SlideShare a Scribd company logo
1 of 161
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
CHU TUẤN ANH
VËN DôNG MèI QUAN HÖ GI÷A KINH TÕ Vµ §¹O §øC
TRONG VIÖC N¢NG CAO Y §øC CHO C¸N Bé
NGµNH Y TÕ ë VIÖT NAM HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
CHU TUẤN ANH
VËN DôNG MèI QUAN HÖ GI÷A KINH TÕ Vµ §¹O §øC
TRONG VIÖC N¢NG CAO Y §øC CHO C¸N Bé
NGµNH Y TÕ ë VIÖT NAM HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Mã số: 62 22 03 02
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN THẾ THẮNG
2. TS. TRẦN SỸ DƯƠNG
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Chu Tuấn Anh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 6
1.1. Những công trình lý luận chung liên quan đến quan hệ giữa kinh tế và
đạo đức, vận dụng quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng
cao y đức cho cán bộ ngành y tế 6
1.2. Những công trình liên quan đến thực trạng vận dụng quan hệ giữa
kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế 19
1.3. Những công trình liên quan đến phương hướng và một số giải pháp
chủ yếu nhằm vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong
việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế trong điều kiện kinh tế thị
trưởng ở nước ta hiện nay 26
1.4. Khái quát những nội dung đã được giải quyết trong các công trình liên
quan và những vấn đề luận án cần thực hiện 30
Chương 2: VẬN DỤNG QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ ĐẠO ĐỨC
TRONG VIỆC NÂNG CAO Y ĐỨC CHO CÁN BỘ NGÀNH Y
TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 34
2.1. Mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức, xây dựng đạo đức mới trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 34
2.2. Y đức, thực chất và tầm quan trọng phải vận dụng mối quan hệ giữa
kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở
Việt Nam hiện nay 48
Chương 3: VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ ĐẠO ĐỨC
TRONG VIỆC NÂNG CAO Y ĐỨC CHO CÁN BỘ NGÀNH Y
TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ
VẤN ĐỀ ĐẶT RA 73
3.1. Thực trạng vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng
cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở nước ta hiện nay và nguyên nhân 73
3.2. Một số vấn đề đặt ra trong việc vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo
đức nhằm nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở Việt Nam hiện nay 107
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG MỐI QUAN
HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG VIỆC NÂNG CAO
Y ĐỨC CHO CÁN BỘ NGÀNH Y Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 116
4.1. Phương hướng vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong
việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở Việt Nam hiện nay 116
4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và
đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở nước ta
hiện nay 122
KẾT LUẬN 143
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 145
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 146
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội bao gồm toàn bộ những
quan niệm, tri thức và các trạng thái xúc cảm tâm lý chung của các cộng đồng
người về các giá trị thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng,
v.v.. và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với
xã hội, giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội. Trong mọi thời đại, đạo đức lúc
nào cũng là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội. Một nét đặc trưng cơ bản của
ý thức đạo đức là sự quan tâm một cách tự nguyện, tự giác đến hạnh phúc của
người khác, của xã hội trong đó có hạnh phúc của cả chính mình. Trong các chức
năng của đạo đức thì chức năng giáo dục, tự giáo dục và điều chỉnh hành vi có vị
trí hết sức quan trọng, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho
phù hợp với đạo đức của xã hội. Xã hội càng tiến lên, nhân loại càng văn minh
thì con người càng cần đến đạo đức.
Trải qua 30 năm đổi mới đất nước, kể từ khi bước vào thực hiện mô hình
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã đạt
được nhiều kết quả và thành tựu đáng kể, làm thay đổi khá rõ tình hình đất nước.
Việc chuyển từ mô hình kinh tế tập trung bao cấp sang phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực đạo đức. Đó chính là sự biến đổi
những chuẩn mực đạo đức, những nguyên tắc đạo đức truyền thống, đồng thời
cũng dẫn đến sự xuất hiện những giá trị đạo đức mới với tính cách là biểu hiện
về mặt đạo đức do yêu cầu của kinh tế thị trường. Sự thay đổi của đời sống kinh
tế - xã hội đang kéo theo sự biến đổi của đạo đức với chiều hướng phức tạp cả
tích cực và tiêu cực. Đó là: Cơ chế thị trường kích thích sự phát triển kinh tế, tạo
điều kiện cho sự phát triển con người về mọi mặt, trong đó có đạo đức. Tham gia
vào kinh tế thị trường, con người có sự biến đổi về nhân cách: Tính quyết đoán,
tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tính năng động sáng tạo trong lập thân, lập nghiệp
được khẳng định. Bên cạnh những mặt tích cực nói trên, cơ chế thị trường cũng
2
dễ gây ra hàng loạt những hiện tượng tiêu cực trái với đạo đức và tiến bộ xã hội.
Đó là, sự phân hoá giàu nghèo một cách sâu sắc, từ đó làm sâu sắc thêm những
mâu thuẫn xã hội; dễ nảy sinh những tệ nạn xã hội như tham nhũng, tội phạm,
bạo lực; là sự kích thích lòng tham, dẫn đến khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên
thiên nhiên cũng như sức lực của người lao động; kích thích chủ nghĩa thực
dụng, chủ nghĩa cá nhân cực đoan, lối sống chạy theo đồng tiền bất chấp đạo lý,
v.v.. Nói chung, sự đụng độ giữa kinh tế thị trường và các giá trị đạo đức đang
trở thành một vấn đề nan giải.
Trong sự tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay thì vấn đề đạo đức của người cán bộ y tế cũng được đặt ra
một cách bức thiết. Nhiều tấm gương của đội ngũ cán bộ y tế đã hết lòng, hết sức
cứu chữa người bệnh; nhiều bệnh viện đã có những sáng kiến cải tiến nhằm nâng
cao chất lượng phục vụ bệnh nhân; nhiều công trình khoa học, nhiều phương
pháp chữa bệnh mới được ứng dụng đưa Việt Nam trở thành một điểm sáng
trong bản đồ y học thế giới, v.v..
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó thì một số tiêu cực của nền kinh
tế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận những người làm công
tác y tế như: cửa quyền, tắc trách, chạy theo đồng tiền, coi thường sức khoẻ,
mạng sống của người bệnh, v.v.. làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với
thiên chức cao cả "trị bệnh cứu người" của người thầy thuốc.
Do đó, hơn lúc nào hết đội ngũ những người thầy thuốc và mọi cán bộ,
nhân viên trong ngành y tế phải tự tu dưỡng, chủ động rèn luyện, nâng cao y
đức, nâng cao trình độ chuyên môn bảo đảm tốt nhất chất lượng khám chữa
bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, xứng đáng với truyền thống y học của dân
tộc, xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân thỏa mãn niềm
vui, hạnh phúc cao thượng của một nghề cao quý.
Sự biến đổi đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay đang diễn biến phức tạp có cả tích cực và tiêu
cực. Đạo đức của đội ngũ cán bộ ngành y tế cũng nằm trong cái chung đó. Đây
là tình huống có vấn đề mà trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội chúng ta
3
phải tiếp tục nghiên cứu, lý giải thêm để có cơ sở khoa học đề ra phương hướng
và giải pháp nâng cao y đức cho đội ngũ cán bộ thuộc lĩnh vực này.
Là cán bộ giảng dạy và nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh có nguyện vọng được đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp y
tế của đất nước vì thế tác giả chọn đề tài "Vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế
và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở Việt Nam hiện
nay" làm đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích làm rõ mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức, tầm quan trọng và
thực trạng vận dụng mối quan hệ này trong việc nâng cao y đức của cán bộ
ngành y tế dưới tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay. Từ đó, đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm vận
dụng có hiệu quả mối quan hệ này trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y
tế ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nêu trên, luận án sẽ giải quyết một số nhiệm vụ sau:
- Phân tích làm rõ quan điểm mácxít về mối quan hệ giữa kinh tế và đạo
đức, tầm quan trọng của việc vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức
trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế hiện nay.
- Phân tích thực trạng vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong
việc nâng cao y đức của cán bộ ngành y tế ở Việt Nam hiện nay và một số vấn
đề đặt ra.
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm vận dụng có
hiệu quả mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán
bộ ngành y tế ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức
cho cán bộ ngành y tế trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Quan hệ giữa kinh tế và đạo đức, thực trạng vận dụng và giải pháp vận
dụng có hiệu quả mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức
cho cán bộ y tế. Song, luận án chủ yếu nghiên cứu đối tượng cán bộ y tế trực tiếp
tham gia khám, chữa bệnh ở Việt Nam hiện nay. Thời gian nghiên cứu, khảo sát
thực tiễn chủ yếu từ năm 1986 đến nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của luận án: Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm, chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quan hệ kinh tế, kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và đạo đức từ năm 1986 đến nay.
- Cơ sở thực tiễn của luận án: Luận án dựa vào tình hình, thực trạng y đức
hiện nay, trong đó một phần lớn được phản ánh qua các báo cáo tổng kết thực
tiễn, những tư liệu, số liệu điều tra ở một số cơ sở y tế của bản thân tác giả.
- Phương pháp nghiên cứu: Tác giả luận án sử dụng phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp phương pháp lịch sử và
lôgíc, phân tích và tổng hợp.
5. Những đóng góp về khoa học của luận án
- Góp phần hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận, thực tiễn về
mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức.
- Phân tích thực trạng vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong
việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở Việt Nam hiện nay và những mâu
thuẫn nảy sinh.
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm vận dụng có
hiệu quả mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán
bộ ngành y tế ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Có thể sử dụng luận án làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng
dạy đạo đức, y đức của người cán bộ y tế, v.v..
5
- Luận án là tài liệu tham khảo góp phần vào việc đề ra các chính sách về
cán bộ, về xây dựng đạo đức cho cán bộ ngành y tế trong điều kiện kinh tế thị
trường ở nước ta hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 4 chương, 10 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH LÝ LUẬN CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN QUAN
HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ ĐẠO ĐỨC, VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH
TẾ VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG VIỆC NÂNG CAO Y ĐỨC CHO CÁN BỘ NGÀNH
Y TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và đạo đức là một trong những vấn đề
trung tâm thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học ở nhiều quốc gia
trên thế giới. Khi đề cập tới mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các nhà khoa học Liên Xô trước đây
và Trung Quốc đã bàn đến vấn đề này khá sâu sắc, có một số công trình khoa
học tiêu biểu như:
- "Nguyên lý đạo đức cộng sản" của tác giả A.Siskin [134] đã góp phần làm
rõ nguồn gốc của đạo đức là do cơ sở kinh tế quyết định và khẳng định: "Đạo
đức là một hình thái ý thức xã hội, nói đến đạo đức là nói đến những lề thói và
tập tục biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người với người trong giao dịch với
nhau hàng ngày" [134, tr.4]. Ông cũng cho rằng: "Thế giới quan của chủ nghĩa
Mác - Lênin là cơ sở khoa học của đạo đức cộng sản" [134, tr.66].
- "Đạo đức học" tập 1, tập 2 của tác giả G.Bandzeladze [4; 5] đã phân tích
và luận giải về vai trò của đạo đức, làm sáng tỏ nhiều hiện tượng đạo đức xã hội
cũng như mối quan hệ giữa đạo đức với "tính người" của con người. Trong đó,
ông nhấn mạnh đến đặc trưng của đạo đức, xem xét chúng dưới tác động của
những điều kiện vật chất trong một hình thái kinh tế - xã hội hay trong từng giai
đoạn lịch sử cụ thể và tính độc lập tương đối của đạo đức trước những điều kiện
vật chất. Theo ông thì: "Đạo đức của con người là năng lực phục vụ một cách tự
giác và tự do những người khác và xã hội" [1, tr.48]. Và ông coi "đạo đức là hệ
thống những chuẩn mực biểu hiện sự quan tâm tự nguyện tự giác của con người
trong quan hệ với nhau và trong quan hệ với xã hội nói chung" [134, tr.104].
7
- "Những vấn đề lý luận đạo đức" của tác giả A.I.Côchêlốp [1] khẳng định
lại quan điểm của V.I. Lênin "Chúng ta nói rằng: đạo đức - đó là những gì góp
phần đoàn kết tất cả những người lao động xung quanh giai cấp vô sản đang
sáng tạo ra xã hội mới, cộng sản chủ nghĩa" [11, tr.6]. Tác giả phân tích những
khái niệm, phạm trù, nguyên lý, những nội dung cơ bản của đạo đức học mácxít;
các quy luật vận động và phát triển của đạo đức, các kiểu đạo đức trong lịch sử;
những nguyên tắc của đạo đức mới và tính quy luật của sự hình thành đạo đức
mới trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử về sự quyết định của điều kiện kinh tế với ý thức đạo đức và ngược lại.
Thêm vào đó, còn có những công trình tiêu biểu như: "Những bài giảng về
đạo đức học Mác - Lênin" của L. M. Arkhangenski [1]; "Giáo trình đạo đức
học" của E. V. Zolotukhina - Abolina [161]; "Đạo đức học mácxít" của A. M.
Titarenko [150]; "Mác - Ăng ghen - Lênin bàn về đạo đức" của Viện Triết học
[157],v.v.. Các công trình của các nhà khoa học Liên Xô nói trên đều trực tiếp
hoặc gián tiếp đề cập tới mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức thể hiện trong mối
quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội trong đó tồn tại quyết định ý thức xã
hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội (trong đó có ý thức đạo đức).
- "Về kinh tế thị trường và đạo đức" của tác giả Dong Fangshuo [46]. Theo
tác giả, quan hệ giữa kinh tế thị trường và đạo đức không đơn giản là đem hai
khái niệm kinh tế và đạo đức cộng lại với nhau một cách đơn giản, hoặc là đem
các quy phạm phổ biến của luân lý xã hội và giá trị đạo đức ghép vào trước hình
thức vận hành kinh tế thị trường. Về mặt lý luận, ông cho rằng có hai hướng
nghiên cứu là "rót từ bên ngoài" và "rút từ bên trong" để tìm mối liên hệ và sự
điều chỉnh giữa kinh tế thị trường và đạo đức với tính cách là hai khái niệm độc
lập nhau. Các nhà nghiên cứu theo con đường "rót từ bên ngoài" cho rằng nghiên
cứu quan hệ giữa kinh tế và đạo đức là ứng dụng một lý luận luân lý học "có sẵn"
vào lĩnh vực kinh tế thị trường. Con đường "rút từ bên trong" theo tác giả là trực
tiếp rút các giá trị đạo đức từ nội hàm và sự vận hành của kinh tế thị trường tức là từ
quan hệ sản xuất và trao đổi của mình để rút ra các quan niệm đạo đức. Phương
8
cách này làm cho lý luận đạo đức và hành vi kinh tế của con người thực sự dung
hòa làm một, và thực hiện yêu cầu luân lý cũng có cơ sở hiện thực. Đồng thời, tác
giả phân tích logic vận hành tự thân của kinh tế thị trường sẽ làm nảy sinh các
nguyên tắc, chế độ và thiết lập luật pháp thích ứng với bản thân nó.v.v..
- "Tình hình đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường và việc xây dựng
nó" của tác giả người Trung Quốc có tên là Zhou Donghua [30] cho rằng từ sự
chuyển đổi mô hình kinh tế kế hoạch đơn nhất thành mô hình thị trường sẽ tất
yếu trải qua một quá trình lựa chọn, kiến tạo lại và từng bước dung hợp vào môi
trường mới của những quan niệm đạo đức truyền thống trước đây. Ông chỉ ra 4
nguyên nhân dẫn đến sự ‘trượt dốc đạo đức" trong xã hội Trung Quốc hiện nay:
Một là, khuynh hướng hai mặt của sự biến đổi đạo đức mà sự chuyển đổi thể chế
kinh tế cũ - mới tạo ra; Thứ hai, là hiệu ứng hai mặt của thước đo giá trị thích
ứng với kinh tế thị trường; Thứ ba, là tính nhiều mặt của hình tượng nhân cách
do việc điều chỉnh bố cục lợi ích xã hội tạo thành; Thứ tư, là trào lưu "trọng lợi
khinh nghĩa" trong xã hội, đã xuất hiện khuynh hướng coi nhẹ giáo dục đạo đức.
Từ đó, tác giả chỉ ra 5 giải pháp về công tác xây dựng lại đạo đức xã hội ở Trung
Quốc hiện nay: Một là, xác lập thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là cơ
sở khách quan để đạo đức dựa vào để sinh tồn và phát triển; Hai là, tìm tòi và
xác định tiêu chuẩn bên trong của việc đánh giá đạo đức - thước đo giá trị cơ bản
của xã hội; Ba là, nỗ lực bắc nhịp cầu hiện thực nối liền giữa quy phạm đạo đức
và thành viên xã hội; Bốn là, kết hợp đạo đức truyền thống và hiện thực - phê
phán và kế thừa đạo đức truyền thống; Năm là, cần xây dựng hình thức mới để
hướng dẫn một cách chủ động và tự giác chuyển đổi đạo đức - coi trọng giáo dục
đạo đức xã hội.
- "Bàn về quan hệ giữa kinh tế thị trường và đạo đức" của tác giả Wang
Shuqin [135] đã phê phán quan điểm phủ định mối liên hệ giữa hành vi kinh tế
thị trường và hành vi đạo đức, cho rằng đặc trưng bản chất của đạo đức là tính tự
luật và tính siêu công lợi, còn đặc điểm quan trọng của kinh tế thị trường là tính
tha luật và tính công lợi, bởi vậy hành vi kinh tế thị trường là hành vi phi đạo
9
dức, không thể đánh giá về mặt đạo đức, không cần điều tiết đạo đức. Tác giả
khẳng định đạo đức là sản phẩm của các quan hệ kinh tế - xã hội, trật tự kinh tế
thị trường cần có tính hợp lý và tính chính đáng về mặt đạo nghĩa mới có thể tự
duy trì được mình, do đó hoạt động kinh tế của chủ thể kinh tế thị trường không
chỉ là hành vi kinh tế chạy theo lợi ích mà đồng thời còn là hành vi đạo đức để
cân nhắc xem việc mưu lợi có chính đáng không. Ông cũng cho rằng hành vi đạo
đức không phải là hành vi cô lập theo ý nghĩa đạo đức thuần túy mà luôn là hành
vi có tính xã hội phát sinh kèm theo các hành vi khác; hành vi kinh tế thị trường
có đặc trưng của hành vi đạo đức đó là ý thức tự giác, tự chủ về ý chí, phù hợp
với yêu cầu về mặt tinh thần của hành vi đạo đức; kinh tế thị trường chứa đựng
bẩm tính luân lý, nó không chỉ là hiệu quả kinh tế mà còn là trách nhiệm và danh
dự xã hội; động lực phát triển kinh tế thị trường không chỉ là những nhân tố về
điều kiện, nhân tố khách quan mà còn cả tinh thần luân lý.
- "Mấy vấn đề lý luận trong xây dựng đạo đức" của tác giả Li Qi [131] chỉ
ra bản chất và đặc trưng của đạo đức là sản phẩm của một cơ sở kinh tế xã hội
nhất định, là kiến trúc thượng tầng và hình thái ý thức của một hình thái xã hội
nhất định, gắn bó chặt chẽ với lợi ích của con người. Bởi vậy bản chất và chức
năng của nó là có tính công lợi xã hội. Nhưng không thể vì hành vi đạo đức có
tính "công lợi" mà gạt chuẩn mực và quy phạm đạo đức ra khỏi lĩnh vực hoạt
động kinh tế. Sự vận động kinh tế thị trường bao gồm nhiều khâu như sản xuất,
trao đổi, phân phối, tiêu dùng ngoài việc cần sự quy phạm và điều tiết của các
chế độ quy chương luật pháp và hành trình còn cần sự điều tiết, hướng dẫn của
các chuẩn mực và quy phạm đạo đức. Vai trò điều tiết của đạo đức xã hội chủ
nghĩa trong lĩnh vực kinh tế hàng hóa biểu hiện ở quan hệ giữa hoạt động kinh tế
với lợi ích nhà nước, xã hội. Ngoài ra, vai trò điều tiết còn thể hiện ở việc xác lập
đạo đức nghề nghiệp trong kinh tế là cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển văn
minh, lành mạnh, bình thường của kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
Ở nước ta, việc chuyển từ cơ chế hành chính, tập trung, bao cấp sang cơ
chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm cho đời sống tinh thần
10
nói chung, đời sống đạo đức nói riêng, đã và đang có sự chuyển biến nhiều mặt.
Những vấn đề phức tạp về mặt đạo đức nảy sinh đã trở thành nỗi trăn trở của các
nhà nghiên cứu. Mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và đạo đức đã có một số
vấn đề nổi bật được các nhà nghiên cứu quan tâm. Đó là:
- "Đôi điều suy nghĩ về giá trị và sự biến đổi các giá trị khi nước ta chuyển
sang nền kinh tế thị trường" của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn [23] đã đề cập tới
sự thay đổi thang bậc các giá trị trong xã hội khi đất nước chuyển từ nền kinh tế
mệnh lệnh, kế hoạch hóa tập trung và bao cấp sang nền kinh tế hoạt động theo cơ
chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự thay đổi này diễn ra khá nhanh,
khá sâu rộng và sự thừa nhận các giá trị mới cũng khá nhanh ở một bộ phận đáng
kể dân cư trong khi gây ra không ít sự lo chính đáng.
- "Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo
đức hiện nay" của tác giả Nguyễn Thế Kiệt [77] đã đánh giá sự cần thiết phải
chú ý đến nhân tố đạo đức trong nền kinh tế thị trường và chỉ ra những mâu
thuẫn đặt ra trong đạo đức xã hội hiện nay. Đồng thời, tác giả chỉ ra những nội
dung mới của một số phẩm chất đạo đức cơ bản như tư tưởng yêu nước, lòng
nhân ái, tính tập thể, niềm tin và lý tưởng, tính trung thực, v.v.. trong nền kinh tế
thị trường hiện nay.
- "Vai trò của giáo dục đạo đức đối với sự phát triển nhân cách trong cơ
chế thị trường" của tác giả Nguyễn Văn Phúc [118]. Dựa trên quan niệm duy vật
lịch sử, tác giả cho rằng khi phân tích vai trò của giáo dục đạo đức đối với sự
phát triển nhân cách trong tình hình hiện nay, không thể không tính đến mối liên
hệ giữa nhân cách và cơ chế thị trường, cơ chế đang chi phối mọi lĩnh vực hoạt
động của xã hội và con người. Trong điều kiện như vậy, giáo dục đạo đức phải
hình thành và củng cố trong con người một niềm tin sâu sắc vào những giá trị
đích thực và lâu bền của con người. Tình thương, trách nhiệm, lương tâm, sự
trung thực và khiêm tốn,v.v.. là những phẩm chất nhân cách không thể mua bán
được, không thể đổi thay được. Lấy cái bất biến tức những giá trị bền vững làm
nguyên tắc ứng xử trước cái vạn biến của cuộc sống trong cơ chế thị trường, con
11
người sẽ làm chủ được tình thế; tự do của nhân cách, giá trị đích thực của nhân
cách, do đó, được thể hiện và thực hiện.
- "Vai trò của đạo đức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện
kinh tế thị trường" của tác giả Lê Thị Tuyết Ba [2] đã phân biệt sự khác nhau về
mục đích phát triển giữa kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và kinh tế thị trường
xã hội chủ nghĩa. Tác giả chỉ ra những hiện tượng đáng báo động về nguy cơ đổ
vỡ các giá trị tinh thần trước thế lực của đồng tiền, thế lực của lợi nhuận, đồng
thời cũng chỉ ra vai trò quy phạm và hướng dẫn của đạo đức trong kinh tế sẽ góp
phần thúc đẩy việc hợp lý hóa các hành vi kinh tế, góp phần vào sự phồn vinh
kinh tế. Nói cách khác, bất cứ ai muốn đạt tới thành công trong kinh doanh đều
cần phải biết điều chỉnh hành vi của mình và lúc đó, con người mới thực sự làm
chủ được đồng tiền.
- "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay và
những biến động trong lĩnh vực đạo đức" của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn [24]
đã khẳng định tính đúng đắn của đường lối kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam đề xuất và lãnh đạo. Tác giả cho rằng,
trong bất cứ nền kinh tế thị trường nào cũng luôn tồn tại tính hai mặt của nó. Đó
là thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển đồng thời cũng gây ra những biến động
nhức nhối và đáng lo ngại về đạo đức, về lối sống, về ý thức. Nguyên nhân của
những hạn chế đó là do: Thứ nhất, sự chuyển đổi cơ chế không thể không in dấu
ấn trong các mặt khác nhau của đời sống xã hội, của đời sống tinh thần với sự
chưa hoàn chỉnh của luật pháp, của các công cụ quản lý và điều tiết của nhà nước
trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đạo đức trở nên gay gắt và đáng lo
ngại. Thứ hai, nhìn từ góc độ khác, những tệ nạn xã hội và tình trạng suy thoái
về đạo đức phát sinh trong điều kiện kinh tế thị trường còn do sự thiếu vắng hoặc
sự không đồng bộ của các loại hay các yếu tố thị trường. Thứ ba, cùng với các
nguyên nhân trên, tác giả cho rằng quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung,
bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc giáo dục
đạo đức đã có phần bị coi nhẹ, thậm chí lúng túng, thiếu định hướng rõ rệt.
12
Chính vì vậy, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trong mối quan hệ hữu cơ với
nhau để vừa phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa gìn
giữ được các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, vừa xây dựng được các
quan hệ và phẩm chất đạo đức mới phù hợp với thời đại mới của sự phát triển
kinh tế - xã hội.
- "Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Phạm Văn Đức [45] đã cho rằng nền
kinh tế thị trường để những hành vi và những hoạt động của từng người cụ thể
đang theo đuổi các lợi ích khác nhau không triệt tiêu nhau và làm rối loạn xã
hội, xã hội cần đến những phương thức điều tiết hành vi của con người mang
ý nghĩa phổ biến là đạo đức. Qua đó chúng ta thấy rằng những lợi ích cá nhân
của từng người cụ thể với tính cách là thành viên của xã hội, nếu không đối
lập với lợi ích xã hội thì luôn là động cơ của những hành vi đạo đức chân
chính. Có thể nói, lợi ích cá nhân trong nền kinh tế thị trường đã tác động đến
đạo đức theo hai hướng trái ngược nhau. Theo hướng tích cực, lợi ích cá nhân
góp phần tạo nên các giá trị và các chuẩn mực đạo đức mới. Theo hướng tiêu
cực, vì lợi ích cá nhân mà con người có thể làm băng hoại các giá trị đạo đức
truyền thống của mình. Cả hai xu hướng đó đều song song tồn tại trong nền
kinh tế thị trường. Để đánh giá tính tích cực hay tiêu cực của lợi ích cá nhân
đối với đạo đức, cần xem xét hiệu quả mà lợi ích đó đem lại có phù hợp với
lợi ích chung của xã hội hay không.
- "Những nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng suy thoái đạo đức ở
nước ta hiện nay" của tác giả Nguyễn Ngọc Hà [48] đã chỉ ra bản chất của kinh
tế thị trường tuy có mặt tiêu cực, nhưng nó không đối lập với đạo đức. Người ta
hoàn toàn có thể vừa phát triển kinh tế thị trường để thúc đẩy sự tăng trưởng
kinh tế, vừa loại trừ được sự suy thoái đạo đức. Tác giả chỉ ra nguyên nhân chủ
quan của tình trạng suy thoái về đạo đức lại gia tăng cùng với sự phát triển của
kinh tế thị trường là do kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm, do hành vi phạm pháp
của cán bộ nhà nước và tình trạng mất dân chủ ở cơ sở.
13
- "Vấn đề xây dựng đạo đức mới trong bối cảnh phát triển kinh tế thị
trường" của tác giả Đỗ Lan Hiền [54] đã đánh giá mặt tích cực và mặt tiêu cực
của kinh tế thị trường. Tác giả khẳng định sự cần thiết của kinh tế thị trường để
xây dựng một xã hội phát triển, phải biết thích ứng với nó và vẫn có thể tìm một
thang giá trị mới cho việc xây dựng nền đạo đức tiến bộ. Từ đó, tác giả phân tích
mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức và khẳng định cần chủ động xây dựng
những điều kiện mới cho sự nảy sinh những giá trị đạo đức tốt đẹp, phù hợp với
điều kiện kinh tế xã hội hiện đại.
- "Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện
nay" của Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc [25] đã phân tích những biến
động trong lĩnh vực đạo đức do sự tác động của nền kinh tế thị trường (cả tích
cực lẫn tiêu cực). Công trình cũng lý giải vai trò của đạo đức với tư cách là động
lực tinh thần của sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đề xuất và phân tích
những giải pháp nhằm xây dựng đạo đức vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự
phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta.
- "Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với
việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay" của tác giả
Nguyễn Chí Mỳ [111]. Các tác giả cho rằng trong nền kinh tế thị trường cần thiết
phải làm cho sự phát triển kinh tế đi liền với sự nâng cao trình độ tư tưởng đạo
đức và văn hóa của con người. Cần quán triệt mối quan hệ biện chứng giữa kinh
tế và đạo đức trong việc đổi mới tư duy và trong hoạt động thực tiễn. Việc định
hướng thang giá trị đạo đức trong điều kiện hiện nay là cần thiết và cấp bách để
chủ thể giá trị phát huy được tính tích cực cao nhất, vừa làm cho sản xuất phát
triển, vừa phải nâng cao tính tự giác, trình độ nhận thức, trình độ tư tưởng đạo
đức cho con người, chống thái độ "bảo thủ" đồng thời chống thái độ "hư vô".
Các tác giả cũng vận dụng những quan điểm trên để chỉ ra bên cạnh các yêu cầu
về chuyên môn, năng lực quản lý thì người cán bộ quản lý hiện nay cần phải có
một số những phẩm chất đạo đức mới như biết phát huy tính độc lập, chủ động,
sáng tạo, tin tưởng cấp dưới, dân chủ, sâu sát thực tế, chống mệnh lệnh, độc
14
đoán, quan liêu; thận trọng, kiên định, nghiêm túc, chống dao động, thiếu trách
nhiệm,v.v..
- "Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay" của tác giả Nguyễn Thế
Thắng [140] đã tập trung làm rõ một số quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức cách
mạng. Đồng thời, tác giả cũng phân tích thực trạng đạo đức của đội ngũ cán bộ ở
nước ta hiện nay và đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao đạo
đức cách mạng của cán bộ trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa.
- "Đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay - Thực trạng và giải
pháp" của tác giả Nguyễn Thế Kiệt [78] đã phân tích vai trò, nội dung, yêu cầu
về đạo đức của cán bộ lãnh đạo chính trị trong điều kiện kinh tế thị trường ở
nước ta hiện nay. Nêu lên thực trạng đạo đức của người cán bộ lãnh đạo chính
trị, trên cơ sở đó xác định phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao phẩm chất đạo đức cho cán bộ lãnh đạo chính trị ở Việt Nam hiện nay.
- "Về đạo đức nghề nghiệp" của tác giả Lê Thanh Thập [141] đã phân tích
đạo đức nghề nghiệp với tư cách là một nhánh trong hệ thống đạo đức xã hội, là
một loại đạo đức đã được thực tiễn hóa. Lương tâm nghề nghiệp là sự tự phán
xét, tự ý thức về trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp. Nghĩa vụ đạo đức nghề
nghiệp và lương tâm nghề nghiệp có quan hệ mật thiết với nhau. Đánh mất ý thức
về nghĩa vụ đạo đức là đánh mất ý thức về bản thân mình, làm mất ý nghĩa làm
người cũng như giá trị động lực của lao động. Do vậy, giáo dục đạo đức nghề
nghiệp chính là để hình thành nhân cách nghề nghiệp của mỗi chủ thể; hướng con
người vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ trong hoạt động nghề nghiệp.
- "Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp" của tác giả
Nguyễn Duy Quý [133] là công trình điển hình về nghiên cứu đạo đức sau 20
năm đổi mới đất nước. Trong cuốn sách này, các tác giả cho rằng kinh tế thị
trường với mặt tích cực của nó là làm cho xã hội trở nên năng động, phát triển.
15
Năng lực cá nhân và năng lực xã hội được đề cao và đang tiếp tục trau dồi, rèn
luyện để thích ứng, tồn tại, phát triển trong bối cảnh mới, thời cuộc mới. Song
mặt trái của kinh tế thị trường đã thâm nhập rất mạnh và sẽ còn tiếp tục gay gắt
hơn nữa trong những thập kỷ tới. Đó là, việc giáo dục đạo đức, nhất là giáo dục
truyền thống bị xem nhẹ, thậm chí có lúc bị bỏ trống. Đồng tiền lên ngôi, lối
sống vụ lợi, vị kỷ, thực dụng, tôn thờ các giá trị vật chất, sự trỗi dậy của chủ
nghĩa cá nhân cực đoan,v.v.. đã lấn át và làm xói mòn các giá trị tinh thần, làm
hủy hoại đạo đức, nhân cách ở bộ phận không nhỏ trong gia đình, nhà trường, cơ
quan, công sở và ở ngoài xã hội. Chính vì vậy, tác phẩm đã tập trung phân tích
đời sống đạo đức trong từng đối tượng cụ thể như đạo đức của cán bộ, đảng viên
và công chức; đạo đức trong lao động và giao tiếp; đạo đức trong gia đình; đạo
đức của thanh niên. Từ đó, các tác giả khái quát thực trạng (tích cực, tiêu cực)
của đạo đức trong xã hội, chỉ ra nguyên nhân chủ quan và khách quan của những
hiện tượng đạo đức trên. Đồng thời, chỉ ra 03 phương hướng và 07 giải pháp xây
dựng đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay.
- "Quan niệm của C.Mác về đạo đức và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp
xây dựng nền đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Văn Phúc
[121] đã phân tích quan niệm của C. Mác về bản chất của đạo đức, quan hệ giữa
lợi ích và đạo đức, tiến bộ đạo đức, dự báo về sự hình thành nền đạo đức cộng
sản chủ nghĩa. Đối chiếu với các quan niệm tương ứng trong lịch sử, tác giả
khẳng định tính khoa học, cách mạng, ý nghĩa và giá trị trường tồn trong quan
niệm của C.Mác về đạo đức. Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, vấn đề đặt ra là
cần đẩy mạnh hơn nữa việc vận dụng và phát triển một cách sáng tạo quan niệm
đó trong xây dựng đạo đức.
- "Về vai trò của đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay" của tác giả Ngô Thị Thu Ngà [112] đã phân
tích và luận chứng nhằm góp phần khẳng định và làm rõ thêm vai trò đặc biệt
quan trọng của đạo đức mới - đạo đức cách mạng, đạo đức xã hội chủ nghĩa
trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay trên các bình diện: kinh tế,
16
chính trị, bản sắc văn hóa, chống tham nhũng và chống âm mưu diễn biến hòa
bình. Trên cơ sở đó, tác giả nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng và tạo điều
kiện cho đạo đức mới khẳng định vị thế thống trị trong đời sống xã hội ở nước ta
hiện nay.
- "Mấy vấn đề về đạo đức học mácxít và xây dựng đạo đức trong điều kiện
kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Thế Kiệt [79]. Tác
giả trình bày khái quát về đạo đức, các quy luật vận động và phát triển của đạo
đức; về đạo đức mới, vai trò và các nguyên tắc của đạo đức mới (đạo đức xã hội
chủ nghĩa) trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội; về sự biến đổi thang giá trị đạo
đức dưới tác động của kinh tế thị trường; về tầm quan trọng và yêu cầu của đạo
đức mới đối với người cán bộ, đảng viên hiện nay đồng thời đấu tranh khắc phục
sự suy thoái đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay.
- "Lợi ích và đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện
nay" của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn [26] đã cho rằng trong xã hội có sự phân
tầng, sự đối lập về lợi ích, đặc biệt là nền kinh tế thị trường thì giữa lợi ích và
đạo đức sẽ khó tránh khỏi còn có những khoảng cách. Theo tác giả, điều đáng lo
nhất khi Việt Nam bước vào nền kinh tế thị trường nằm ở những lỗ hổng lớn là
pháp luật, đạo đức và văn hóa kinh doanh. Bởi vậy, để kinh tế thị trường Việt
Nam phát triển đúng hướng thì một mặt, phải bằng mọi cách nhanh chóng bịt
được các lỗ hổng đó, mặt khác, phải thiết lập sự công bằng và hợp lý trong phân
phối của cải, trong hưởng thụ thành quả phát triển kinh tế, trong hưởng thụ lợi
ích nói chung, đặc biệt là ngăn chặn có hiệu quả lợi ích nhóm phi pháp, ngăn
chặn nạn tham nhũng thì sẽ từng ngày góp phần tạo được sự cân bằng giữa lợi
ích và đạo đức.
- "Đạo đức và lợi nhuận trong kinh doanh" của tác giả Nguyễn Văn Phúc
[122] đã luận giải để làm rõ rằng, đạo đức có nguồn gốc từ lao động và hoạt
động sinh sống của con người; rằng, chính trong quá trình ấy, con người nhận
thấy phải tương trợ lẫn nhau, nghĩa là phải hy sinh những lợi ích nhất định cho
người khác, cho cộng đồng. Đó không có gì khác ngoài nội dung của đạo đức
17
kinh doanh. Theo tác giả, với một nền kinh tế thị trường thì cần phải biến những
nguyên tắc thị trường trở thành nhu cầu bên trong của chủ thể kinh doanh. Như
vậy, hành vi kinh doanh đã đồng thời mang nội dung đạo đức và được thúc đẩy
bởi động cơ đạo đức.
- "Tha hóa đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam" của tác
giả Nguyễn Thị Thanh Huyền [65] đã khái quát quan niệm của C. Mác về tha
hóa đạo đức trong kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Theo C. Mác, nền kinh tế
thị trường tư bản một mặt tạo tiền đề vật chất thiết yếu cho sự phát triển con
người, mặt khác cũng dẫn đến sự tha hóa đạo đức con người và xã hội. Hiện
tượng tha hóa đạo đức mà C. Mác đề cập đến trong nền kinh tế thị trường tư bản
chủ nghĩa cũng đang hiện diện ở một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên và
người dân Việt Nam hiện nay. Theo tác giả, biểu hiện của sự tha hóa đó là: quan
hệ giữa con người bị thao túng bởi đồng tiền, chủ nghĩa cá nhân vị kỷ. Kinh tế
thị trường có thể lành mạnh hoặc không lành mạnh. Chỉ kinh tế thị trường không
lành mạnh mới dẫn đến sự tha hóa đạo đức nói trên.
- "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nghề nghiệp và vấn đề xây dựng đạo
đức nghề nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay" của tác
giả Nguyễn Văn Phúc [123] đã làm rõ những yêu cầu của Hồ Chí Minh đối với
hoạt động và nhân cách mỗi con người thuộc các giai cấp, các tầng lớp, các lĩnh
vực xã hội, tác giả cho rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nghề nghiệp bao
hàm: 1/Sự hình thành đạo đức nghề nghiệp là kết quả của phân công lao động, là
sự đáp ứng những đòi hỏi của bản thân các loại hình hoạt động nghề nghiệp; 2/
Những yêu cầu, những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thống nhất với đạo đức
xã hội và là sự thể hiện đặc thù đạo đức xã hội trong từng loại hình, từng lĩnh
vực hoạt động nghề nghiệp; 3/ Đạo đức nghề nghiệp vừa là nhân tố điều chỉnh
về mặt đạo đức, vừa là động lực và nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện những
yêu cầu về mặt nghề nghiệp của con người. Do vậy, tác giả cho rằng kế thừa và
phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nghề nghiệp là cần thiết cả về mặt lý
luận, lẫn mặt thực tiễn đối với sự phát triển hoạt động nghề nghiệp và phát triển
18
nhân cách đạo đức người lao động trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam
hiện nay.
- "Ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường và vấn đề xây dựng đạo
đức, lối sống mới cho cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay" của tác giả Nguyễn
Việt Hà [49] đã đánh giá khách quan về tính ưu việt của nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta và xem nó như là phương tiện hữu hiệu
để phát triển kinh tế, động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, nền kinh tế thị
trường ở nước ta còn bộc lộ những tiêu cực nhất định đang từng ngày tác động
tới đời sống xã hội trong đó có đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên như lối
sống chạy theo đồng tiền, mưu mô, thủ đoạn, xem nhẹ pháp luật, chà đạp lên
nhân phẩm người khác, coi nhẹ lương tâm trách nhiệm, chủ nghĩa cá nhân… Do
đó, tác giả đưa ra hai quan điểm cơ bản về xây dựng đạo đức, lối sống mới cho
cán bộ, đảng viên đó là: thứ nhất, xây dựng đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa
cho cán bộ, đảng viên phải gắn liền với chủ nghĩa yêu nước chân chính. Thứ hai,
xây dựng đạo đức, lối sống mới hiện nay phải dựa trên cơ sở nền tảng từ tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, còn có một số công trình khoa học khác có liên quan đến đề tài
như: "Sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam trong điều kiện
kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường" của tác giả Dương Phú Hiệp [57];
"Quán triệt mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và đạo đức trong đổi mới tư
duy" của tác giả Nguyễn Ngọc Long [87]; "Cơ chế thị trường và những điều cần
báo động" của tác giả Vũ Hiền [56]; "Vấn đề xây dựng đạo đức nghề nghiệp
trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay" của tác giả Nguyễn Văn Phúc
[120]; "Về một số giải pháp xây dựng nhân cách đạo đức hiện nay" của tác giả
Nguyễn Văn Phúc [119] .v.v.
Tóm lại, những công trình nghiên cứu trên đã khái quát một số vấn đề về
đạo đức, kinh tế thị trường mà tác giả có thể nghiên cứu để thực hiện đề tài -
luận án, đó là:
- Tác động hai mặt của kinh tế thị trường đến đạo đức và ngược lại ở nước
ta hiện nay.
19
- Vị trí, vai trò của đạo đức, giáo dục đạo đức trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Vấn đề lợi nhuận, lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường.
- Nguyên nhân, giải pháp xây dựng nhân cách, đạo đức ở nước ta hiện nay.
- Vấn đề đạo đức nghề nghiệp và ý nghĩa của nó trong nền kinh tế thị trường.
1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TRẠNG VẬN
DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG VIỆC NÂNG
CAO Y ĐỨC CHO CÁN BỘ NGÀNH Y TẾ
Y đức chính là đạo đức của người hoạt động trong lĩnh vực y tế - một lĩnh
vực rất đặc thù của xã hội liên quan và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính
mạng của con người. Tự nó, khái niệm y đức đã nói lên phẩm chất tốt đẹp, cao
quý của những người hành nghề trong ngành y tế, được thể hiện qua thái độ, tinh
thần trách nhiệm, hết lòng thương yêu, chăm sóc người bệnh, coi sự đau đớn của
người bệnh như của chính mình. Hiểu hết tâm trạng trong hoàn cảnh này, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã dạy "Thầy thuốc phải như mẹ hiền". Với tinh thần ấy, vấn
đề y đức của người thầy thuốc ngày càng thấm nhuần sâu sắc, thường xuyên
được đề cập đến với nhiều khía cạnh khác nhau và luôn giữ một vị trí đặc biệt
trong đời sống ngành y khắp cả nước; làm dày thêm, cao hơn truyền thống tất cả
vì người bệnh mà tổ tiên và các danh y đã di huấn lại.
Vấn đề y đức của người thày thuốc đã được đề cập đến từ thời cổ đại cả ở
phương Đông và phương Tây. Đã có nhiều nhà tư tưởng quan tâm, nghiên cứu
và điều này thể hiện thông qua những lời thề, những di huấn của các danh y. Đến
nay vấn đề y đức đã được nhiều nước đưa vào luật thày thuốc. Trong các trường
đại học chuyên ngành về y và dược đã thành lập bộ môn "tâm lý y đức".
Ở phương Tây, người đầu tiên đưa ra quan niệm về trách nhiệm, lương tâm
và bổn phận của người thầy thuốc là Hyppocrate - người được coi là ông tổ của
nghề y với lời thề về y đức mà tất cả những sinh viên y khoa Việt Nam cũng như
sinh viên y khoa nhiều nước trên thế giới khi nhập trường cần tuyên thệ.
Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, do khái niệm đạo đức y học (esthique
medicale) không thỏa mãn hết những yêu cầu đặc biệt trong nội dung đạo đức
20
nghề nghiệp của người thầy thuốc nên người ta đưa ra khái niệm y đức học
(déontológie médical) để nhấn mạnh thêm vai trò tự ý thức về bổn phận của
người thầy thuốc trong các quan hệ với nghề nghiệp. Khái niệm bổn phận (déon)
ở đây bao hàm một nghĩa rất rộng, nó không chỉ là lương tâm, trách nhiệm,
nghĩa vụ mà còn là động cơ không vụ lợi của người thầy thuốc khi tiếp xúc với
bệnh nhân.
Trước đây ở Liên Xô, cuốn sách "Đạo đức y học" của tác giả
M.E.Telesevskaia, N.I.Pogibko [136] có những đóng góp nhất định trong việc
nghiên cứu y đức: đạo đức học của người thày thuốc và đạo lý học. Các tác giả
cho rằng đạo đức học của người thày thuốc và đạo đức nghề nghiệp y học tập
trung vào vai trò của những nguyên tắc phẩm hạnh và tiêu chuẩn luân lý, những
nguyên lý và quy tắc xử sự đặt trên cơ sở đó, đúng hơn là nên coi đạo đức học
của người thầy thuốc và đạo đức nghề nghiệp trong sự thống nhất chung. Đồng
thời, họ cũng nêu lên những đặc điểm của người thầy thuốc đó là những người
yêu nghề của mình, phải phát triển trong bản thân mình và hoàn thiện đầu óc
quan sát, lòng dũng cảm, thái độ lạc quan, tính cương quyết và đồng thời tính
thận trọng khi giải quyết những vấn đề quan trọng cho đời sống đối với bệnh
nhân. Uy tín của người thầy thuốc tùy thuộc không những vào kinh nghiệm nghề
nghiệp và kiến thức, mà còn cả vào sự uyên bác chung, vào quan hệ với bệnh nhân,
cách xử sự lúc làm việc và trong sinh hoạt, biết cách hòa thuận với những người
khác bằng sự tế nhị đồng thời tính nguyên tắc và có thiện chí đối với các bạn đồng
nghiệp. Thêm vào đó, vấn đề đạo đức y học cũng được các tác giả đề cập đến thông
qua mối quan hệ giữa bệnh nhân và bệnh, bệnh nhân và xã hội, thầy thuốc và bệnh
nhân, bệnh nhân và thầy thuốc, những vấn đề phục hồi chức năng xã hội và lao
động của bệnh nhân, một số vi phạm các nguyên lý của đạo lý y học.
Trong xã hội Việt Nam từ xa xưa có nhiều tấm gương đạo đức tiêu biểu và
hết sức mẫu mực như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, Nguyễn Đình Chiểu, v.v..
đã là cái nền y đức bền vững, bảo đảm cho các thế hệ người Việt có cơ sở phát
triển niềm tự hào và phát triển đúng hướng mọi quá trình hành nghề y dược.
21
Ngay từ những ngày đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng
viên nói chung và cán bộ ngành y tế nói riêng. Những di huấn quý báu của
Người về ngành y tế được tập thể các tác giả Đỗ Nguyên Phương, Nguyễn
Khánh Bật, Nguyễn Cao Thâm thể hiện trong cuốn sách "Chủ tịch Hồ Chí Minh
với y tế" [128]. Thứ nhất, cuốn sách này trình bày tương đối có hệ thống tư
tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về y tế, nêu lên tính đúng đắn, tính
dân tộc và ý nghĩa thời đại của những tư tưởng, quan điểm đó. Thứ hai, khẳng
định trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam, Đảng, Nhà nước, ngành y tế và
nhân dân ta luôn quán triệt, vận dụng tư tưởng, quan điểm Hồ Chí Minh về y tế
vào việc xây dựng, phát triển ngành y tế, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Những thành tựu đáng tự hào của ngành y tế nước nhà thời gian qua đã hoàn
toàn chứng minh điều đó. Thứ ba, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, các tác
giả bước đầu nêu lên một số giải pháp mang tính khả thi trong việc xây dựng nền
y tế Việt Nam phát triển trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước hiện nay.
Về mặt khoa học, việc nghiên cứu và thực hành y đức dưới góc độ học thuật
chỉ ra bản chất của vấn đề đã được đặt ra như một yêu cầu rất cấp thiết trong giai
đoạn hiện nay. Vấn đề này đã được nhiều cơ quan, tổ chức và nhiều nhà khoa học
nghiêm túc thực hiện và nhiều công trình khoa học được công bố như:
- "Đạo đức y học" của tác giả Hoàng Đình Cầu [21] đã đề cập đến vị trí, vai
trò và các chuẩn mực y đức cơ bản, mối quan hệ về mặt đạo đức nghề nghiệp
giữa người cán bộ y tế với bệnh nhân, với đồng nghiệp và với công việc. Những
yêu cầu, chuẩn mực đạo đức của người thầy thuốc bị quy định bởi những yêu
cầu chung của đạo đức xã hội và bởi những yêu cầu đặc thù nghề y gắn với trách
nhiệm của nó là chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho con người. Do đó, tác giả
cho rằng giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc có tầm quan trọng đặc biệt nó
vừa là yêu cầu chung của sự phát triển xã hội nói chung vừa do yêu cầu đạo đức
nghề nghiệp quy định.
22
- "Nguồn gốc của y đức, sự đóng góp của nền y học và văn hóa Việt Nam"
của tác giả Ngô Gia Hy [73] dựa trên cơ sở nghiên cứu lịch sử và quan niệm về y
đức của người thầy thuốc của các trường phái y học khác nhau, hay của nhiều
quốc gia khác nhau, tác giả cho rằng: từ cổ chí kim, dù ở nền văn minh nào, qua
các lời thề và di huấn, y đức cũng có những tính chất chung, nên các thầy thuốc ở
bất cứ đâu đều có mối quan hệ về bổn phận, lương tâm và trách nhiệm như nhau, đó
là: với đồng nghiệp, với khoa học, với bệnh nhân, với bậc thầy, với học trò, với tập
thể và với xã hội. Đây là những nghĩa vụ, chuẩn mực y đức cơ bản mà người thầy
thuốc không thể thiếu được trong quá trình hoạt động chuyên môn.
- "Mối quan hệ giữa lợi ích và y đức trong chăm sóc sức khỏe" của tác giả
Phạm Thị Ngọc Trầm, Nguyễn Hiền Lương [152] đã cho rằng, đạo đức trong y
tế là bộ phận của đạo đức xã hội. Y đức mang đầy đủ tính chất của đạo đức nói
chung, đồng thời cũng có những đặc thù riêng do nghề nghiệp quy định. Quan hệ
lợi ích và đạo đức giữa bệnh nhân và thầy thuốc là quan hệ cơ bản nhất, phức tạp
nhất, khó kiểm soát nhất trong công tác y tế do đó vấn đề y đức cũng được đặt ra
hết sức gay gắt. Đó là, trong mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân phải biết
đặt lợi ích sức khỏe bệnh nhân lên trên lợi ích kinh tế của người thầy thuốc,
không biến thầy thuốc thành kẻ kinh doanh sức khỏe; trong mối quan hệ lợi ích
giữa bệnh nhân với bệnh nhân cũng rất tế nhị đó là quan hệ giữa những người có
cùng nhu cầu và lợi ích; trong mối quan hệ giữa thầy thuốc và thầy thuốc có thể
là cùng nhau hợp tác, cũng có thể là lợi ích cá nhân, phe nhóm có thể gây ra
những hậu quả tai hại. Vì vậy, hai tác giả cũng cho rằng sự kết hợp giữa lợi ích
và y đức là một tất yếu khách quan trong chăm sóc sức khỏe hiện nay. Nếu chỉ
coi trọng lợi ích sẽ dẫn tới những hậu quả tiêu cực nhưng nếu chỉ chú ý đến y
đức thì sẽ thủ tiêu động lực hoạt động của ngành y tế hiện nay.
- "Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người thầy thuốc" của tác giả Đỗ
Nguyên Phương [125] đã đánh giá khách quan những cố gắng to lớn trong việc
khắc phục mọi khó khăn và những thành tích đã đạt được của ngành y tế đồng
thời tác giả cũng đã chỉ ra những hạn chế trong việc thực hành y đức của một bộ
23
phận nhân viên y tế gây bức xúc trong nhân dân. Do đó phải đề cao y đức, y đạo
để hạn chế và loại trừ những mặt tiêu cực khi đồng tiền nằm xen vào mối quan
hệ giữa thầy thuốc và người bệnh.
- "Một số vấn đề xây dựng ngành y tế phát triển ở Việt Nam" của tác giả Đỗ
Nguyên Phương [126] đã dành một phần nội dung cuốn sách để làm rõ quan
điểm của Hồ Chí Minh về y tế và đạo đức của người thầy thuốc Việt Nam.
Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến tấm gương của giáo sư Đặng Văn Ngữ, giáo sư
Hoàng Đình Cầu và truyền thống nghề nghiệp, đạo đức của các thế hệ thầy thuốc
tiêu biểu khác. Để xây dựng ngành y tế phát triển ở Việt Nam hiện nay, theo tác
giả phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ trong đó có giải pháp về kinh tế và
đạo đức. Song, trước mắt toàn ngành cần mở rộng những đợt sinh hoạt chính trị
rộng rãi để quán triệt và tổ chức thực hiện tốt 12 điều quy định về y đức; làm tốt
công tác tổ chức và đặc biệt phải xây dựng được đội ngũ cán bộ y tế đủ đức, đủ
tài. Đây là yếu tố nền tảng thúc đẩy nền y tế xã hội chủ nghĩa ngày càng phát
triển, góp phần to lớn vào việc xây dựng nguồn lực con người cho đất nước.
- "Phát triển sự nghiệp y tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay" của tác giả
Đỗ Nguyên Phương [124] đã phân tích những yêu cầu của sự nghiệp phát triển
ngành y tế ở nước ta hiện nay và nhấn mạnh rằng, người thầy thuốc phải có nhân
cách, đó là phải có sự hiểu biết, có lương tâm và đức độ. Để nâng cao năng lực
và phẩm chất đạo đức người thầy thuốc đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, yêu
cầu của sự phát triển đội ngũ người thầy thuốc cần phải có một hệ thống giải
pháp đồng bộ trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ
cả về đức và tài bởi vì đây là lực lượng quan trọng nhất đảm bảo thực hiện tốt
nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước giao phó.
- "Y tế Việt Nam trong quá trình đổi mới" của tác giả Đỗ Nguyên Phương
[127] với tư tưởng xuyên suốt trong cuốn sách này là vấn đề xã hội hóa, đa dạng
hóa, động viên mọi nguồn lực xã hội trong chăm sóc y tế, chăm lo xây dựng đội
ngũ cán bộ, xây dựng mạng lưới y tế từ tuyến trung ương đến tuyến địa phương,
đổi mới hệ thống y tế từ một hệ thống y tế bao cấp thành hệ thống y tế đa dạng,
24
huy động thêm sự đóng góp của cộng đồng bằng việc thực hiện thu phí tại các cơ
sở y tế công cộng, phát triển bảo hiểm y tế, giáo dục phẩm chất, đạo đức của cán
bộ tạo nên sức mạnh tổng hợp, tạo nên bước ngoặt mới củng cố, xây dựng và
phát triển ngành, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp bảo vệ và
chăm sóc sức khỏe nhân dân. Để hướng tới sự công bằng trong chăm sóc sức
khỏe, tác giả chú ý tới cả nhóm đối tượng hưởng thụ và đối tượng cung cấp dịch
vụ y tế là đối tượng y bác sĩ. Để xây dựng một nền y tế mới không thể không
quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ y tế đáp ứng yêu cầu của sự phát
triển đất nước.
- "Y đức và đức sinh học - nguồn gốc và sự phát triển" của tác giả Ngô Gia
Hy [74] đã tổng kết một số quan niệm về y đức đã từng xuất hiện trong lịch sử
Đông - Tây và cho rằng: cốt lõi của y đức là ở bổn phận của người thầy thuốc,
bổn phận ấy thể hiện ra trong các quan hệ: nghề nghiệp, bệnh nhân, đồng nghiệp,
thầy học, học trò và đối với xã hội. Đó là những tiêu chí cơ bản để người thầy
thuốc căn cứ vào đây để điều chỉnh các hành vi ứng xử về việc làm, thái độ, lối
sống cho thích hợp với từng quan hệ cụ thể.
- "Đạo đức và y học" [81] và "Một số sự kiện hàng ngày ở bệnh viện" [82]
của Nguyễn Văn Lê có nhiều năm nghiên cứu về y đức, tác giả của hai cuốn
sách: đi sâu phân tích đặc điểm lao động của ngành y và những bổn phận người
thầy thuốc phải thực hiện trong mối quan hệ với bệnh nhân, với xã hội. Tác giả
chỉ ra thách thức lớn nhất, nóng bỏng nhất là đòi hỏi nâng cao y đức trước nền
kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Hiện tượng phí ngầm xuất hiện là một
tồn tại nhức nhối và đang làm xói mòn lương tâm, đạo đức không ít người hành
nghề y. Do đó, ông nhấn mạnh việc nâng cao y đức là bổn phận của mỗi người
hành nghề y, là trách nhiệm của tập thể, là sự quan tâm của toàn xã hội. Tác giả
cũng chú ý tìm ra những nguyên nhân khách quan làm cho việc thực thi trách
nhiệm đạo đức trở nên khó khăn hơn trong thời điểm hiện nay, khi đồng tiền,
bằng nhiều cách khác nhau đã đứng giữa thầy thuốc với bệnh nhân, điều chỉnh
quan hệ của họ, đẩy họ vào những tình huống khó lựa chọn.
25
- "Giáo dục và rèn luyện đạo đức của người cán bộ y tế theo tư tưởng Hồ
Chí Minh" của tác giả Nguyễn Hiền Lương, Trần Thị Quỳnh Diễn [89] đã hệ
thống một cách khái quát quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về y đức như
nhiệm vụ, trách nhiệm của một người thầy thuốc không chỉ thực hiện vai trò về
chuyên môn, về y thuật, mà còn phải là người bạn tinh thần, giúp đỡ, động viên
tinh thần người bệnh. Từ đó, Người đã dành sự quan tâm đặc biệt trong giáo dục,
rèn luyện và tu dưỡng đạo đức cho người thầy thuốc để có thể xây dựng một nền
y đức trong sáng, văn minh, tiến tới xây dựng một nền y tế hiện đại, theo kịp thế
giới. Hai tác giả cũng đề xuất một số giải pháp cơ bản đối với việc rèn luyện, tu
dưỡng, nâng cao đạo đức cho cán bộ, nhân viên y tế hiện nay là giáo dục đạo đức
y học đặc biệt trong các trường y gắn với học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh nói chung và quan điểm của Người về y đức nói riêng.
- "Suy nghĩ về vinh dự và trách nhiệm của nghề nghiệp y tế" của tác giả
Phạm Mạnh Hùng [69] đã nhắc lại lời căn dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh và cố
Thủ tướng Phạm Văn Đồng về vinh dự và trách nhiệm của người cán bộ y tế đó
là "nghề đặc biệt" đòi hỏi ở sự hiểu biết sâu rộng, tấm lòng nhân ái, từng trải và
kinh nghiệm nghề nghiệp mà mọi công việc dù nhỏ đều liên quan đến tính mạng
con người. Theo tác giả, do tính chất "Nghề đặc biệt" mà cố Thủ tướng Phạm
Văn Đồng đã khẳng định đòi hỏi phải khắc phục hạn chế là đang coi nhẹ tiêu chí
và cách tuyển dụng học sinh vào học các trường y tế, chỉ chú trọng điểm số mà
chưa thật sự quan tâm đến đạo đức. Vì vậy, phải đặt đạo đức trong đào tạo người
cán bộ y tế trong một loạt các mối quan hệ biện chứng trong đó không thể không
nhắc đến các mối quan hệ vật chất và lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp.
- "20 năm đổi mới của y tế Việt Nam" của tác giả Phạm Mạnh Hùng [70] đã
khái quát quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về kiên trì theo đuổi đường
lối của một nền y tế xã hội chủ nghĩa, kết hợp với đổi mới một số nhận thức và
quan điểm cho phù hợp với tình hình sau 20 năm đổi mới. Đó là sự tiếp tục
khẳng định sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và toàn xã hội. Đầu tư
cho chăm sóc sức khỏe là đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động y tế là
26
một trong những chính sách được ưu tiên hàng đầu và thể hiện bản chất tốt đẹp
của chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong bài báo này tác giả đề cập tới một số điểm
mới trong quan điểm về y tế, đó là: quan điểm công bằng, hiệu quả, phát triển,
xã hội hóa và đa dạng hóa ngành y tế Việt Nam. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ y tế
còn thiếu và yếu, chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng, v.v.. Đây là thách thức của
ngành y tế trong thời gian tới.
Các công trình khoa học trên đề cập tới một số khía cạnh sau:
- Các quan điểm về y đức của các bậc danh y, tư tưởng y đức Hồ Chí Minh.
- Vị trí, vai trò của ngành y tế trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
- Thành tựu, hạn chế và yêu cầu đổi mới ngành y tế trong sự phát triển đất nước.
1.3. NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN PHƯƠNG HƯỚNG VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA
KINH TẾ VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG VIỆC NÂNG CAO Y ĐỨC CHO CÁN BỘ
NGÀNH Y TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY
Việc nghiên cứu và thực hành y đức dưới góc độ học thuật để chỉ ra bản
chất của vấn đề đã được đặt ra như một yêu cầu rất cấp thiết trong giai đoạn hiện
nay. Vấn đề này đã được nhiều cơ quan, tổ chức và nhiều nhà khoa học nghiêm
túc thực hiện và nhiều công trình khoa học được công bố như:
- "Y đức và vấn đề nâng cao y đức" của Phạm Mạnh Hùng [68] đã giải đáp
câu hỏi tại sao ngành y phải đề cao đạo đức nghề nghiệp hơn các ngành khác do
thiên chức của nghề y tạo ra bởi vì đối với con người thì sự sống là điều quý giá
nhất. Do vậy, ngành y có vị trí trực tiếp và hết sức quan trọng khi người bệnh đã
phó thác tính mệnh của mình cho người thầy thuốc. Tác giả cũng đã đề cập đến
bốn thử thách của ngành y tế trong giai đoạn hiện nay đó là: Thứ nhất, sự công
bằng và hiệu quả trong khám chữa bệnh; thứ hai, sự non kém về năng lực của
cán bộ y tế trước nhu cầu của xã hội; Thứ hai, mâu thuẫn giữa nguồn lực tài
chính và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng; Thứ ba, thiên tai và dịch
bệnh luôn là nguy cơ cho sức khỏe của nhân dân. Tác giả chỉ ra một số giải pháp
27
khắc phục tình trạng sa sút y đức hiện nay. Đó là phải coi trọng công tác chính
trị trong ngành, coi trọng công tác tổ chức và thực hiện chính sách xã hội đối với
cán bộ y tế trong việc xây dựng và thực hiện y đức.
- "Giáo dục y đức cho cán bộ y tế ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Lâm
Văn Đồng [43] đã đề cập tới một trong những vấn đề "nóng" hiện nay trong
ngành y, đó là y đức của người thầy thuốc. Bên cạnh những đóng góp không thể
phủ nhận được của cán bộ ngành y tế trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân,
song sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận nhân viên trong ngành đang gây
nên những bức xức cho người dân. Đó là những hiện tượng như: thái độ thiếu
trách nhiệm của một số cán bộ y tế; tiêu cực tại các cơ sở khám chữa bệnh, nhất
là hối lộ (phong bì), quan liêu vẫn còn là vấn nạn nhức nhối; lợi dụng chức trách
nhiệm vụ được giao để trục lợi cho cá nhân. Tác giả cũng đưa ra một hệ thống
giải pháp nhằm nâng cao y đức cho cán bộ y tế: Thứ nhất, giáo dục nhận thức
đầy đủ hơn về đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ ngành y; Thứ hai, đầu tư và tăng
cường công tác quản lý nhà nước trong ngành y; Thứ ba, tăng cường công tác
kiểm tra, thanh tra hoạt động y tế nói chung, giáo dục y đức nói riêng cả khu vực
y tế công và khu vực y tế tư nhân.
- "Giải quyết hài hòa 5 mối quan hệ để bảo đảm y tế phù hợp với kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa: vấn đề quan trọng trong hoạch định chính
sách y tế" của tác giả Phạm Mạnh Hùng [71]. Theo ông, để xây dựng thành công
nền y tế hay nói rộng hơn là sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân ở nước ta
theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tác giả cho rằng phải chú
trọng tới những mối quan hệ về hiệu quả là mặt mạnh của cơ chế thị trường,
công bằng trong chăm sóc sức khỏe là lý tưởng nhân đạo xã hội chủ nghĩa; đáp
ứng theo nhu cầu là đáp ứng theo thực trạng bệnh tật. Trái lại, đáp ứng theo yêu
cầu là đáp ứng theo khả năng chi trả; kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghệ
cao với chăm sóc sức khỏe ban đầu và giữa việc phát triển các cơ sở dịch vụ lớn
với y tế cơ sở và kết hợp hài hòa giữa y học điều trị toàn diện với y học dự
phòng là một nhiệm vụ quan trọng để bảo đảm vừa phát huy cơ chế thị trường,
28
vừa bảo đảm những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội; phải giữ vững mối cân
bằng giữa y tế nhà nước và y tế tư nhân; quan tâm đến mối quan hệ giữa lợi ích
của người thầy thuốc và lợi ích của người bệnh.
Trong một số luận án tiến sĩ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội trong những năm gần đây đã có một số tác giả
đề cập đến y đức và nâng cao y đức như đề tài:
- "Nâng cao đạo đức người thầy thuốc trong điều kiện hiện nay ở nước ta"
của tác giả Lê Thị Lý [90] đã chỉ ra đạo đức người thầy thuốc - lĩnh vực đạo đức
nghề nghiệp đặc thù từ đó đưa ra những chuẩn mực đạo đức cơ bản của người
thầy thuốc. Từ đó đánh giá thực trạng đạo đức người thầy thuốc ở nước ta cùng
nguyên nhân của thực trạng đó, đồng thời chỉ ra một số giải pháp chủ yếu nhằm
nâng cao đạo đức người thầy thuốc ở nước ta hiện nay.
- "Phát huy vai trò của trí thức ngành y tế Việt Nam trong công cuộc đổi
mới" của tác giả Nguyễn Thị Hòa Bình [8] đã làm rõ đặc điểm nghề nghiệp, sự
tác động của yếu tố khách quan đến việc thực hiện trách nhiệm nghề nghiệp,
đồng thời tác giả cũng chỉ ra vai trò trí thức ngành y tế Việt Nam, đánh giá tình
hình thực hiện vai trò của đội ngũ này. Thông qua đó đề xuất những phương
hướng, yêu cầu và các giải pháp căn bản nhằm phát huy vai trò của trí thức
ngành y tế Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước.
- "Nghiên cứu thực trạng dạy - học môn Đạo đức y học trong đào tạo bác
sĩ tại các trường Đại học Y và đánh giá kết quả can thiệp thử nghiệm" của tác
giả Lê Thu Hòa [60] đã tập trung ba mục tiêu cơ bản đó là mô tả thực trạng dạy -
học đạo đức y học trong đào tạo bác sĩ tại tám trường Đại học Y; đề xuất chương
trình, tài liệu, phương pháp lượng giá môn Đạo đức y học; đánh giá kết quả can
thiệp thử nghiệm tại trường Đại học Y Hà Nội và Đại học Y Thái Nguyên.
- "Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thực hành y đức của điều dưỡng viên
tại bệnh viện Nhi trung ương và kết quả một số biện pháp can thiệp" của tác giả
Đỗ Mạnh Hùng [66] đã tập trung làm rõ những chuẩn mực đạo đức của người
điều dưỡng trên thế giới và của Việt Nam. Bằng các phương pháp cụ thể về lấy
29
số liệu, phân tích định tính, phân tích định lượng, tổng hợp về thực hành y đức
của người điều dưỡng ở nhiều địa phương khác nhau trong cả nước và đặc biệt là
ở bệnh viện Nhi trung ương tác giả đưa ra kết quả nghiên cứu và đề xuất một số
biện pháp can thiệp cho đối tượng điều dưỡng viên.
- "Nâng cao y đức người bác sĩ ở phân đội quân y trong Quân đội nhân dân
Việt Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Thanh Tịnh [149] đã cho rằng nâng cao
y đức người bác sĩ ở phân đội quân y là quá trình tác động qua lại giữa các chủ
thể ở đơn vị cơ sở trong quân đội nhằm biến đổi cả ý thức y đức, hành vi y đức
và quan hệ y đức của họ ngày càng hoàn thiện hơn. Nâng cao y đức người bác sĩ
ở phân đội quân y có vai trò quan trọng trong việc góp phần phát triển nhận thức,
điều chỉnh hành vi, củng cố lý tưởng nghề nghiệp, tăng cường tình cảm, trách
nhiệm, lương tâm của người bác sĩ. Tác giả cũng chỉ ra ba mâu thuẫn cơ bản đặt
ra từ thực trạng của việc nâng cao y đức người bác sĩ ở phân đội quân y trong
quân đội ta hiện nay. Từ đó tác giả đưa ra ba nhóm giải pháp cơ bản để nâng cao
y đức người bác sĩ ở phân đội quân y trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện
nay, đó là: 1) Nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục và tự giáo dục y đức của
người bác sĩ ở phân đội quân y; 2) Xây dựng môi trường y đức trong sạch, lành
mạnh và đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực về y đức ở các đơn vị; 3) Làm
tốt công tác cán bộ và đảm bảo điều kiện vật chất cần thiết cho việc nâng cao y
đức người bác sĩ ở phân đội quân y.
- "Giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay" của tác giả Lâm Văn Đồng [44] đã khảo sát, đánh giá những tài liệu chủ
yếu liên quan đến đề tài, từ đó, xác định những vấn đề sẽ được nghiên cứu trong
luận án; xác định khái niệm đạo đức nghề nghiệp, tầm quan trọng của giáo dục
đạo đức nghề nghiệp cho người thầy thuốc hiện nay; luận chứng sự cần thiết và
xác định những nội dung chủ yếu của giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở
Việt Nam hiện nay đó là giáo dục đạo đức trong quan hệ giữa thầy thuốc với xã
hội, trong quan hệ của người thầy thuốc với bệnh nhân, trong quan hệ với đồng
nghiệp và với bản thân; phân tích và đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức cho
30
người thầy thuốc ở nước ta hiện nay, từ đó xác định những vấn đề cần giải quyết;
đề xuất hai phương hướng và 5 giải giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả
của giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay,
đó là: 1) Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và phát triển nhân lực y tế; 2) Tăng
cường công tác quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục y đức; 3) Đa
dạng hóa các hình thức giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc; 4) Khuyến khích
tính chủ động, tích cực cho người thầy thuốc tự giáo dục, rèn luyện; 5) Nâng cao
trách nhiệm của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và dư luận xã hội trong giáo
dục đạo đức.
Các công trình khoa học trên đề cập tới một số khía cạnh sau:
- Vấn đề thực hành y đức của nhóm đối tượng cụ thể trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Vấn đề y đức trong mối quan hệ biện chứng với các bộ phận khác trong
ngành y tế.
- Xây dựng đội ngũ người thầy thuốc trong nền kinh tế thị trường.
- Giáo dục, nâng cao đạo đức người thầy thuốc trong nền kinh tế thị trường.
1.4. KHÁI QUÁT NHỮNG NỘI DUNG ĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT TRONG CÁC
CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN THỰC HIỆN
Qua thực tế tìm hiểu những công trình nghiên cứu có liên quan tính đến
tháng 5/2017, tác giả nhận thấy có nhiều công trình, bài báo, luận văn, luận án đã
công bố của các nhà nghiên cứu nước ngoài cũng như trong nước, lĩnh vực khoa
học xã hội nhân văn cũng như lĩnh vực y dược đều có tri thức khá sâu sắc và
toàn diện về đạo đức, kinh tế, sự tác động qua lại giữa kinh tế và đạo đức, kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đạo đức mới, y đức người cán bộ y tế
từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Đây chính là cơ sở lý luận và thực tiễn để
hướng tới giải quyết mục tiêu mà các công trình đã hướng tới.
Mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức là mối quan hệ tác động hai chiều. Vì
vậy, việc nghiên cứu và tiếp tục làm rõ hơn mối quan hệ này trong nền kinh tế
thị trường là việc làm mang tính bức thiết để xây dựng cơ sở lý luận chỉ đạo cho
31
hoạt động thực tiễn nhằm nâng cao y đức cho đội ngũ cán bộ y tế ở nước ta hiện
nay. Gần với đề tài luận án, đã có những công trình nghiên cứu về vấn đề giáo
dục đạo đức, nâng cao y đức người thầy thuốc nói chung. Những kết quả nghiên
cứu đó đã góp phần định hình cho tác giả về phương pháp, định hướng tiếp cận,
triển khai những nội dung tiếp tục làm rõ theo phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đây là nguồn tư liệu quan trọng để tác giả có thể kế thừa, bổ sung và phát triển
trong luận án của mình. Tuy nhiên, liên quan đến đề tài luận án còn nhiều vấn đề
chưa được bàn đến hoặc chưa được làm rõ hoặc chưa được đề cập một cách có
hệ thống hoặc không gần với mục tiêu và nhiệm vụ đề tài luận án này đặt ra. Do
đó, luận án cần tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản sau:
Một là, làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận chung về kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ
ngành y tế ở nước ta hiện nay.
Do đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu khác nhau, nên các
công trình khoa học trong và ngoài nước hoặc là chỉ nghiên cứu về mối quan hệ
giữa kinh tế và đạo đức nói chung hoặc là chỉ nghiên cứu ảnh hưởng mặt trái của
kinh tế thị trường đến đạo đức hoặc là chỉ nghiên cứu về việc xây dựng đạo đức
trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mà chưa có
công trình nào trực tiếp nghiên cứu tác động của mối quan hệ giữa kinh tế và đạo
đức đến y đức của người thầy thuốc ở Việt Nam hiện. Đây chính là một trong
những vấn đề đặt ra và đòi hỏi luận án cần được tiếp tục nghiên cứu một cách có
hệ thống.
Hai là, nghiên cứu về thực trạng và một số vấn đề đặt ra trong việc vận
dụng quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ
ngành y tế ở Việt Nam hiện nay
Trên cơ sở phân tích vị trí, vai trò của người cán bộ y tế, một số công trình
nghiên cứu đã có đã phản ánh được ở một số khía cạnh nhất định về thực trạng
giáo dục đạo đức hoặc thực trạng y đức của người thầy thuốc ở nước ta hiện nay.
Tuy nhiên, việc đi sâu nghiên cứu thực trạng vận dụng quan hệ giữa kinh tế và
32
đạo đức gắn với nâng cao y đức thì chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách có
hệ thống. Vì vậy, đây cũng là một trong những vấn đề đặt ra và cần được tiếp tục
giải quyết cặn kẽ trong luận án của tác giả.
Ba là, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm vận dụng có hiệu quả mối
quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế
ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Ở nước ta có một số đề tài khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội hoặc
chuyên ngành y tế công cộng đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực hành y
đức, giảng dạy đạo đức y học của một nhóm đối tượng người thầy thuốc như
sinh viên ngành y hay điều dưỡng một bệnh viện. Trên cơ sở đó, đề xuất một số
khuyến nghị, biện pháp can thiệp và đánh giá kết quả áp dụng một số biện pháp
can thiệp nhằm nâng cao nhận thức, thực hành y đức của đối tượng mà đề tài tập
trung nghiên cứu theo góc độ của khoa học chuyên ngành. Những công trình đó
chủ yếu là do những người làm việc nhiều năm trong ngành y tổng kết và đề xuất
nên nội dung đề cập còn hạn hẹp, thiếu sự khái quát ở tầm lý luận triết học. Một
số công trình thuộc lĩnh vực khoa học xã hội đã đề cập đến việc nâng cao y đức,
giáo dục đạo đức của người thầy thuốc hay phát huy vai trò trí thức cho ngành y
tế. Tuy nhiên, qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy chưa có tác giả nào trực tiếp
nghiên cứu, đề cập đến việc vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức gắn
liền với vấn đề giáo dục, nâng cao y đức cho đội ngũ cán bộ ngành y tế ở Việt
Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Mặc dù
vậy, các công trình nghiên cứu trên đây là những tư liệu quý báu để tôi tham
khảo, kế thừa trong quá trình thực hiện đề tài:"Vận dụng mối quan hệ giữa
kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở Việt
Nam hiện nay".
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Các công trình khoa học được khảo sát đã đề cập đến mối quan hệ giữa
kinh tế và đạo đức trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ngay từ rất sớm các tác giả đã chỉ ra được sự biến đổi của các giá trị đạo đức
33
trong xã hội Việt Nam; tác động qua lại giữa kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và đạo đức để từ đó đưa ra các giải pháp khác nhau để nhằm
hướng tới việc xây dựng đạo đức, nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
Từ các phương pháp tiếp cận khác nhau, một số tác giả, một số công trình
bước đầu đã trình bày được nét lý luận chung về y đức như quan niệm về y đức;
giáo dục y đức đối với người thầy thuốc; nâng cao y đức cho đội ngũ thầy thuốc;
những chuẩn mực đạo đức của người thầy thuốc, v.v.. Một số tác giả đã nghiên
cứu về thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao y đức cho người thầy thuốc.
Kết quả nghiên cứu ở các công trình đó đã trực tiếp định hình cho tác giả về
phương pháp tiếp cận, triển khai một vấn đề khoa học theo phạm vi khảo sát của
đề tài. Đây là những tư liệu quý giá, đáng trân trọng để tác giả kế thừa, bổ sung
và phát triển trong quá trình thực hiện đề tài luận án của mình. Tuy nhiên, liên
quan đến đề tài luận án vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc
nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề
chưa được bàn đến hoặc đã đề cập nhưng chưa thành hệ thống, không gần với
mục tiêu và nhiệm vụ mà đề tài luận án này đã đặt ra.
34
Chương 2
VẬN DỤNG QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ ĐẠO ĐỨC
TRONG VIỆC NÂNG CAO Y ĐỨC CHO CÁN BỘ NGÀNH Y TẾ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
2.1. MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ ĐẠO ĐỨC, XÂY DỰNG ĐẠO
ĐỨC MỚI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1.1. Khái niệm kinh tế, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, đạo đức
* Khái niệm kinh tế
Trong quá trình phát triển, loài người đã trải qua nhiều nấc thang lịch sử.
Cơ sở của việc chuyển từ nấc thang thấp lên một nấc thang cao hơn của sự tiến
bộ xã hội gắn liền với sự phát triển của quá trình sản xuất. Sản xuất vật chất luôn
luôn có một thuộc tính chung vốn có, đó là quá trình tác động lẫn nhau giữa con
người với con người và giữa con người với tự nhiên, trong đó con người biến đổi
vật thể tự nhiên và làm cho chúng thích ứng với việc thỏa mãn nhu cầu của
mình. Chính quá trình sản xuất lặp đi lặp lại hình thành nên chế độ kinh tế trong
một giai đoạn lịch sử nhất định.
Các nhà kinh tế học Liên Xô trước đây quan niệm:
Kinh tế là tổng thể các quan hệ sản xuất - xã hội nhất định trong lịch
sử hoặc chế độ kinh tế của xã hội phù hợp với mỗi trình độ phát triển
nhất định của lực lượng sản xuất. Nhân tố quyết định kinh tế là quan
hệ sở hữu về công cụ sản xuất và tư liệu sản xuất. Ngoài quan hệ sở
hữu về công cụ và tư liệu sản xuất ra, chế độ kinh tế còn bao gồm địa
vị và quan hệ của người ta trong quá trình sản xuất phụ thuộc vào tính
chất của chế độ sở hữu, sự trao đổi hoạt động giữa người ta với nhau
và quan hệ phân phối [29, tr.279].
Theo quan niệm phổ biến hiện nay:
35
Kinh tế là toàn bộ các hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu thụ
hàng hóa và dịch vụ của một cộng đồng hay một quốc gia... Một hệ
thống kinh tế là một tập hợp các nguyên tắc, cách thức và yếu tố chi
phối các hoạt động kinh tế. Các hệ thống kinh tế thường được nói đến
gồm kinh tế truyền thống, kinh tế kế hoạch, kinh tế thị trường, và kinh
tế hỗn hợp. Đây là các mô hình một mặt được dùng để mô tả các nền
kinh tế đã và đang tồn tại, mặt khác được chọn dùng để dẫn dắt, điều
hành các nền kinh tế [7].
* Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người tồn tại hai kiểu tổ chức kinh
tế đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hóa. Xét về mặt lịch sử, thị
trường xuất hiện vào thời điểm kinh tế hàng hóa ra đời, nhưng không vì thế mà
gọi kinh tế hàng hóa là kinh tế thị trường. Chỉ đến khi thị trường được mở rộng
phong phú, hoàn thiện, đồng bộ và trở thành nhân tố kích thích sự tăng trưởng
của hàng hóa - dịch vụ, các quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất xã hội
đều được tiền tệ hóa; các yếu tố của sản xuất như đất đai và tài nguyên, vốn bằng
tiền và vốn vật chất, sức lao động, công nghệ và quản lý; các sản phẩm và dịch
vụ làm ra; chất xám, v.v.. đều là đối tượng mua bán, là hàng hóa thì kinh tế thị
trường mới xuất hiện. Như thế có thể nói kinh tế thị trường là một thành tựu phát
triển của lịch sử. Tự nó không xấu nhưng mục đích khai thác khác nhau thì nó
mang tính chất khác nhau, theo những định hướng khác nhau. Vì thế, đến chủ
nghĩa tư bản, kinh tế hàng hóa giản đơn trở thành kinh tế hàng hóa tư bản chủ
nghĩa, trở thành kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Trong chủ nghĩa tư bản,
những quan hệ kinh tế của kinh tế thị trường và của chủ nghĩa tư bản thâm nhập
vào nhau thành một thể thống nhất. Do đó, nhiều người nhầm lẫn đồng nhất kinh
tế thị trường với chủ nghĩa tư bản và coi nó là sản phẩm riêng có của chủ nghĩa
tư bản. Có thể nói, về cơ bản nhiều thập kỷ trước đây, hệ thống các nước xã hội
chủ nghĩa đã có quan niệm chung như vậy. Đấy chính là một trong những sai
lầm đòi hỏi phải có những thay đổi.
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY

More Related Content

What's hot

21.1.2014 lập kế hoạch y tế
21.1.2014 lập kế hoạch y tế21.1.2014 lập kế hoạch y tế
21.1.2014 lập kế hoạch y tếGia Hue Dinh
 
Kỹ Năng Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe
Kỹ Năng Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe Kỹ Năng Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe
Kỹ Năng Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe nataliej4
 
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa họcCLBSVHTTCNCKH
 
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆPXÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆPSoM
 
Quản lý - Quản lý Y tế
Quản lý - Quản lý Y tếQuản lý - Quản lý Y tế
Quản lý - Quản lý Y tếTS DUOC
 
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội chuxuantinh
 
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoeGiao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoeangTrnHong
 
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ HỌC MÁU
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ HỌC MÁUTRẮC NGHIỆM SINH LÝ HỌC MÁU
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ HỌC MÁUSoM
 
8.1.2014 he thong to chuc y te vn
8.1.2014 he thong to chuc y te vn8.1.2014 he thong to chuc y te vn
8.1.2014 he thong to chuc y te vnGia Hue Dinh
 
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNGSINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNGSoM
 
Báo cáo tốt nghiệp điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Tràng An
Báo cáo tốt nghiệp điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Tràng AnBáo cáo tốt nghiệp điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Tràng An
Báo cáo tốt nghiệp điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Tràng AnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡngSuy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡngMartin Dr
 
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồngCông tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồngTrường Bảo
 
Thiếu máu tan máu
Thiếu máu tan máuThiếu máu tan máu
Thiếu máu tan máuMartin Dr
 
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Nguyen Khue
 
HỆ THẦN KINH
HỆ THẦN KINHHỆ THẦN KINH
HỆ THẦN KINHSoM
 
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái NguyênQuản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái NguyênTS DUOC
 
NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU.docx
NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU.docxNỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU.docx
NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU.docxSoM
 
Nhóm 3 hoàn chỉnh
Nhóm 3 hoàn chỉnhNhóm 3 hoàn chỉnh
Nhóm 3 hoàn chỉnhHuyen Thanh
 

What's hot (20)

21.1.2014 lập kế hoạch y tế
21.1.2014 lập kế hoạch y tế21.1.2014 lập kế hoạch y tế
21.1.2014 lập kế hoạch y tế
 
Kỹ Năng Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe
Kỹ Năng Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe Kỹ Năng Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe
Kỹ Năng Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe
 
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
 
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆPXÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP
 
Kqht1
Kqht1Kqht1
Kqht1
 
Quản lý - Quản lý Y tế
Quản lý - Quản lý Y tếQuản lý - Quản lý Y tế
Quản lý - Quản lý Y tế
 
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
 
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoeGiao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
 
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ HỌC MÁU
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ HỌC MÁUTRẮC NGHIỆM SINH LÝ HỌC MÁU
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ HỌC MÁU
 
8.1.2014 he thong to chuc y te vn
8.1.2014 he thong to chuc y te vn8.1.2014 he thong to chuc y te vn
8.1.2014 he thong to chuc y te vn
 
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNGSINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
 
Báo cáo tốt nghiệp điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Tràng An
Báo cáo tốt nghiệp điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Tràng AnBáo cáo tốt nghiệp điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Tràng An
Báo cáo tốt nghiệp điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Tràng An
 
Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡngSuy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng
 
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồngCông tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
 
Thiếu máu tan máu
Thiếu máu tan máuThiếu máu tan máu
Thiếu máu tan máu
 
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
 
HỆ THẦN KINH
HỆ THẦN KINHHỆ THẦN KINH
HỆ THẦN KINH
 
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái NguyênQuản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
 
NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU.docx
NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU.docxNỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU.docx
NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU.docx
 
Nhóm 3 hoàn chỉnh
Nhóm 3 hoàn chỉnhNhóm 3 hoàn chỉnh
Nhóm 3 hoàn chỉnh
 

Similar to Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY

Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te
Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y teMot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te
Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y tebuithucthang
 
Danh gia su hai long ve dich vu kham chua benh cua benh nhan ngoai tru khu vu...
Danh gia su hai long ve dich vu kham chua benh cua benh nhan ngoai tru khu vu...Danh gia su hai long ve dich vu kham chua benh cua benh nhan ngoai tru khu vu...
Danh gia su hai long ve dich vu kham chua benh cua benh nhan ngoai tru khu vu...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn chính sách công Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công q...
Luận văn chính sách công Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công  q...Luận văn chính sách công Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công  q...
Luận văn chính sách công Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công q...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà TĩnhQuản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnhluanvantrust
 
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà TĩnhQuản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnhluanvantrust
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...sividocz
 

Similar to Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY (20)

Xã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch Mai
Xã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch MaiXã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch Mai
Xã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch Mai
 
Luận văn: Cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế tại TPHCM
Luận văn: Cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế tại TPHCMLuận văn: Cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế tại TPHCM
Luận văn: Cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế tại TPHCM
 
Quản Lý Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Tại Bệnh Viện E Thành Phố Hà Nội
Quản Lý Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Tại Bệnh Viện E Thành Phố Hà NộiQuản Lý Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Tại Bệnh Viện E Thành Phố Hà Nội
Quản Lý Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Tại Bệnh Viện E Thành Phố Hà Nội
 
Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te
Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y teMot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te
Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh Vĩnh Phúc, HAY
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh Vĩnh Phúc, HAYLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh Vĩnh Phúc, HAY
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh Vĩnh Phúc, HAY
 
Danh gia su hai long ve dich vu kham chua benh cua benh nhan ngoai tru khu vu...
Danh gia su hai long ve dich vu kham chua benh cua benh nhan ngoai tru khu vu...Danh gia su hai long ve dich vu kham chua benh cua benh nhan ngoai tru khu vu...
Danh gia su hai long ve dich vu kham chua benh cua benh nhan ngoai tru khu vu...
 
De tai nckh
De tai nckhDe tai nckh
De tai nckh
 
Luận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt Nam
Luận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt NamLuận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt Nam
Luận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt Nam
 
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh XuânLuận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
 
Luận văn chính sách công Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công q...
Luận văn chính sách công Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công  q...Luận văn chính sách công Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công  q...
Luận văn chính sách công Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công q...
 
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà TĩnhQuản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
 
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà TĩnhQuản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, chiến sỹ, 9đ
Luận văn: Giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, chiến sỹ, 9đLuận văn: Giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, chiến sỹ, 9đ
Luận văn: Giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, chiến sỹ, 9đ
 
Luận văn: Xã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch Mai, HOT
Luận văn: Xã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch Mai, HOTLuận văn: Xã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch Mai, HOT
Luận văn: Xã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch Mai, HOT
 
Tiểu Luận Lớp Bồi Dưỡng Theo Tiêu Chuẩn Chức Danh Nghề Nghiệp.docx
Tiểu Luận Lớp Bồi Dưỡng Theo Tiêu Chuẩn Chức Danh Nghề Nghiệp.docxTiểu Luận Lớp Bồi Dưỡng Theo Tiêu Chuẩn Chức Danh Nghề Nghiệp.docx
Tiểu Luận Lớp Bồi Dưỡng Theo Tiêu Chuẩn Chức Danh Nghề Nghiệp.docx
 
Phát triển nguồn nhân lực Y tế tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Phát triển nguồn nhân lực Y tế tại huyện Đại Lộc, Quảng NamPhát triển nguồn nhân lực Y tế tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Phát triển nguồn nhân lực Y tế tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 9đ
Luận văn: Quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 9đLuận văn: Quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 9đ
Luận văn: Quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 9đ
 
Quản lý hoạt động y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Gia Lai.doc
Quản lý hoạt động y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Gia Lai.docQuản lý hoạt động y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Gia Lai.doc
Quản lý hoạt động y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Gia Lai.doc
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 

Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH CHU TUẤN ANH VËN DôNG MèI QUAN HÖ GI÷A KINH TÕ Vµ §¹O §øC TRONG VIÖC N¢NG CAO Y §øC CHO C¸N Bé NGµNH Y TÕ ë VIÖT NAM HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2017
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH CHU TUẤN ANH VËN DôNG MèI QUAN HÖ GI÷A KINH TÕ Vµ §¹O §øC TRONG VIÖC N¢NG CAO Y §øC CHO C¸N Bé NGµNH Y TÕ ë VIÖT NAM HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 62 22 03 02 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN THẾ THẮNG 2. TS. TRẦN SỸ DƯƠNG HÀ NỘI - 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Chu Tuấn Anh
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 6 1.1. Những công trình lý luận chung liên quan đến quan hệ giữa kinh tế và đạo đức, vận dụng quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế 6 1.2. Những công trình liên quan đến thực trạng vận dụng quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế 19 1.3. Những công trình liên quan đến phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế trong điều kiện kinh tế thị trưởng ở nước ta hiện nay 26 1.4. Khái quát những nội dung đã được giải quyết trong các công trình liên quan và những vấn đề luận án cần thực hiện 30 Chương 2: VẬN DỤNG QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG VIỆC NÂNG CAO Y ĐỨC CHO CÁN BỘ NGÀNH Y TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 34 2.1. Mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức, xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 34 2.2. Y đức, thực chất và tầm quan trọng phải vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở Việt Nam hiện nay 48 Chương 3: VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG VIỆC NÂNG CAO Y ĐỨC CHO CÁN BỘ NGÀNH Y TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 73 3.1. Thực trạng vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở nước ta hiện nay và nguyên nhân 73 3.2. Một số vấn đề đặt ra trong việc vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức nhằm nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở Việt Nam hiện nay 107 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG VIỆC NÂNG CAO Y ĐỨC CHO CÁN BỘ NGÀNH Y Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 116 4.1. Phương hướng vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở Việt Nam hiện nay 116 4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở nước ta hiện nay 122 KẾT LUẬN 143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 145 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 146
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội bao gồm toàn bộ những quan niệm, tri thức và các trạng thái xúc cảm tâm lý chung của các cộng đồng người về các giá trị thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng, v.v.. và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội. Trong mọi thời đại, đạo đức lúc nào cũng là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội. Một nét đặc trưng cơ bản của ý thức đạo đức là sự quan tâm một cách tự nguyện, tự giác đến hạnh phúc của người khác, của xã hội trong đó có hạnh phúc của cả chính mình. Trong các chức năng của đạo đức thì chức năng giáo dục, tự giáo dục và điều chỉnh hành vi có vị trí hết sức quan trọng, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với đạo đức của xã hội. Xã hội càng tiến lên, nhân loại càng văn minh thì con người càng cần đến đạo đức. Trải qua 30 năm đổi mới đất nước, kể từ khi bước vào thực hiện mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả và thành tựu đáng kể, làm thay đổi khá rõ tình hình đất nước. Việc chuyển từ mô hình kinh tế tập trung bao cấp sang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực đạo đức. Đó chính là sự biến đổi những chuẩn mực đạo đức, những nguyên tắc đạo đức truyền thống, đồng thời cũng dẫn đến sự xuất hiện những giá trị đạo đức mới với tính cách là biểu hiện về mặt đạo đức do yêu cầu của kinh tế thị trường. Sự thay đổi của đời sống kinh tế - xã hội đang kéo theo sự biến đổi của đạo đức với chiều hướng phức tạp cả tích cực và tiêu cực. Đó là: Cơ chế thị trường kích thích sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho sự phát triển con người về mọi mặt, trong đó có đạo đức. Tham gia vào kinh tế thị trường, con người có sự biến đổi về nhân cách: Tính quyết đoán, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tính năng động sáng tạo trong lập thân, lập nghiệp được khẳng định. Bên cạnh những mặt tích cực nói trên, cơ chế thị trường cũng
  • 6. 2 dễ gây ra hàng loạt những hiện tượng tiêu cực trái với đạo đức và tiến bộ xã hội. Đó là, sự phân hoá giàu nghèo một cách sâu sắc, từ đó làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn xã hội; dễ nảy sinh những tệ nạn xã hội như tham nhũng, tội phạm, bạo lực; là sự kích thích lòng tham, dẫn đến khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như sức lực của người lao động; kích thích chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân cực đoan, lối sống chạy theo đồng tiền bất chấp đạo lý, v.v.. Nói chung, sự đụng độ giữa kinh tế thị trường và các giá trị đạo đức đang trở thành một vấn đề nan giải. Trong sự tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay thì vấn đề đạo đức của người cán bộ y tế cũng được đặt ra một cách bức thiết. Nhiều tấm gương của đội ngũ cán bộ y tế đã hết lòng, hết sức cứu chữa người bệnh; nhiều bệnh viện đã có những sáng kiến cải tiến nhằm nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân; nhiều công trình khoa học, nhiều phương pháp chữa bệnh mới được ứng dụng đưa Việt Nam trở thành một điểm sáng trong bản đồ y học thế giới, v.v.. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó thì một số tiêu cực của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận những người làm công tác y tế như: cửa quyền, tắc trách, chạy theo đồng tiền, coi thường sức khoẻ, mạng sống của người bệnh, v.v.. làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với thiên chức cao cả "trị bệnh cứu người" của người thầy thuốc. Do đó, hơn lúc nào hết đội ngũ những người thầy thuốc và mọi cán bộ, nhân viên trong ngành y tế phải tự tu dưỡng, chủ động rèn luyện, nâng cao y đức, nâng cao trình độ chuyên môn bảo đảm tốt nhất chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, xứng đáng với truyền thống y học của dân tộc, xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân thỏa mãn niềm vui, hạnh phúc cao thượng của một nghề cao quý. Sự biến đổi đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay đang diễn biến phức tạp có cả tích cực và tiêu cực. Đạo đức của đội ngũ cán bộ ngành y tế cũng nằm trong cái chung đó. Đây là tình huống có vấn đề mà trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội chúng ta
  • 7. 3 phải tiếp tục nghiên cứu, lý giải thêm để có cơ sở khoa học đề ra phương hướng và giải pháp nâng cao y đức cho đội ngũ cán bộ thuộc lĩnh vực này. Là cán bộ giảng dạy và nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh có nguyện vọng được đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp y tế của đất nước vì thế tác giả chọn đề tài "Vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích làm rõ mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức, tầm quan trọng và thực trạng vận dụng mối quan hệ này trong việc nâng cao y đức của cán bộ ngành y tế dưới tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Từ đó, đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm vận dụng có hiệu quả mối quan hệ này trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nêu trên, luận án sẽ giải quyết một số nhiệm vụ sau: - Phân tích làm rõ quan điểm mácxít về mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức, tầm quan trọng của việc vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế hiện nay. - Phân tích thực trạng vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức của cán bộ ngành y tế ở Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra. - Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm vận dụng có hiệu quả mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
  • 8. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu Quan hệ giữa kinh tế và đạo đức, thực trạng vận dụng và giải pháp vận dụng có hiệu quả mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ y tế. Song, luận án chủ yếu nghiên cứu đối tượng cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám, chữa bệnh ở Việt Nam hiện nay. Thời gian nghiên cứu, khảo sát thực tiễn chủ yếu từ năm 1986 đến nay. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận của luận án: Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quan hệ kinh tế, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đạo đức từ năm 1986 đến nay. - Cơ sở thực tiễn của luận án: Luận án dựa vào tình hình, thực trạng y đức hiện nay, trong đó một phần lớn được phản ánh qua các báo cáo tổng kết thực tiễn, những tư liệu, số liệu điều tra ở một số cơ sở y tế của bản thân tác giả. - Phương pháp nghiên cứu: Tác giả luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp phương pháp lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp. 5. Những đóng góp về khoa học của luận án - Góp phần hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận, thực tiễn về mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức. - Phân tích thực trạng vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở Việt Nam hiện nay và những mâu thuẫn nảy sinh. - Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm vận dụng có hiệu quả mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Có thể sử dụng luận án làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy đạo đức, y đức của người cán bộ y tế, v.v..
  • 9. 5 - Luận án là tài liệu tham khảo góp phần vào việc đề ra các chính sách về cán bộ, về xây dựng đạo đức cho cán bộ ngành y tế trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 4 chương, 10 tiết.
  • 10. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH LÝ LUẬN CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ ĐẠO ĐỨC, VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG VIỆC NÂNG CAO Y ĐỨC CHO CÁN BỘ NGÀNH Y TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và đạo đức là một trong những vấn đề trung tâm thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học ở nhiều quốc gia trên thế giới. Khi đề cập tới mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các nhà khoa học Liên Xô trước đây và Trung Quốc đã bàn đến vấn đề này khá sâu sắc, có một số công trình khoa học tiêu biểu như: - "Nguyên lý đạo đức cộng sản" của tác giả A.Siskin [134] đã góp phần làm rõ nguồn gốc của đạo đức là do cơ sở kinh tế quyết định và khẳng định: "Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, nói đến đạo đức là nói đến những lề thói và tập tục biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người với người trong giao dịch với nhau hàng ngày" [134, tr.4]. Ông cũng cho rằng: "Thế giới quan của chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở khoa học của đạo đức cộng sản" [134, tr.66]. - "Đạo đức học" tập 1, tập 2 của tác giả G.Bandzeladze [4; 5] đã phân tích và luận giải về vai trò của đạo đức, làm sáng tỏ nhiều hiện tượng đạo đức xã hội cũng như mối quan hệ giữa đạo đức với "tính người" của con người. Trong đó, ông nhấn mạnh đến đặc trưng của đạo đức, xem xét chúng dưới tác động của những điều kiện vật chất trong một hình thái kinh tế - xã hội hay trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể và tính độc lập tương đối của đạo đức trước những điều kiện vật chất. Theo ông thì: "Đạo đức của con người là năng lực phục vụ một cách tự giác và tự do những người khác và xã hội" [1, tr.48]. Và ông coi "đạo đức là hệ thống những chuẩn mực biểu hiện sự quan tâm tự nguyện tự giác của con người trong quan hệ với nhau và trong quan hệ với xã hội nói chung" [134, tr.104].
  • 11. 7 - "Những vấn đề lý luận đạo đức" của tác giả A.I.Côchêlốp [1] khẳng định lại quan điểm của V.I. Lênin "Chúng ta nói rằng: đạo đức - đó là những gì góp phần đoàn kết tất cả những người lao động xung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới, cộng sản chủ nghĩa" [11, tr.6]. Tác giả phân tích những khái niệm, phạm trù, nguyên lý, những nội dung cơ bản của đạo đức học mácxít; các quy luật vận động và phát triển của đạo đức, các kiểu đạo đức trong lịch sử; những nguyên tắc của đạo đức mới và tính quy luật của sự hình thành đạo đức mới trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử về sự quyết định của điều kiện kinh tế với ý thức đạo đức và ngược lại. Thêm vào đó, còn có những công trình tiêu biểu như: "Những bài giảng về đạo đức học Mác - Lênin" của L. M. Arkhangenski [1]; "Giáo trình đạo đức học" của E. V. Zolotukhina - Abolina [161]; "Đạo đức học mácxít" của A. M. Titarenko [150]; "Mác - Ăng ghen - Lênin bàn về đạo đức" của Viện Triết học [157],v.v.. Các công trình của các nhà khoa học Liên Xô nói trên đều trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập tới mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức thể hiện trong mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội trong đó tồn tại quyết định ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội (trong đó có ý thức đạo đức). - "Về kinh tế thị trường và đạo đức" của tác giả Dong Fangshuo [46]. Theo tác giả, quan hệ giữa kinh tế thị trường và đạo đức không đơn giản là đem hai khái niệm kinh tế và đạo đức cộng lại với nhau một cách đơn giản, hoặc là đem các quy phạm phổ biến của luân lý xã hội và giá trị đạo đức ghép vào trước hình thức vận hành kinh tế thị trường. Về mặt lý luận, ông cho rằng có hai hướng nghiên cứu là "rót từ bên ngoài" và "rút từ bên trong" để tìm mối liên hệ và sự điều chỉnh giữa kinh tế thị trường và đạo đức với tính cách là hai khái niệm độc lập nhau. Các nhà nghiên cứu theo con đường "rót từ bên ngoài" cho rằng nghiên cứu quan hệ giữa kinh tế và đạo đức là ứng dụng một lý luận luân lý học "có sẵn" vào lĩnh vực kinh tế thị trường. Con đường "rút từ bên trong" theo tác giả là trực tiếp rút các giá trị đạo đức từ nội hàm và sự vận hành của kinh tế thị trường tức là từ quan hệ sản xuất và trao đổi của mình để rút ra các quan niệm đạo đức. Phương
  • 12. 8 cách này làm cho lý luận đạo đức và hành vi kinh tế của con người thực sự dung hòa làm một, và thực hiện yêu cầu luân lý cũng có cơ sở hiện thực. Đồng thời, tác giả phân tích logic vận hành tự thân của kinh tế thị trường sẽ làm nảy sinh các nguyên tắc, chế độ và thiết lập luật pháp thích ứng với bản thân nó.v.v.. - "Tình hình đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường và việc xây dựng nó" của tác giả người Trung Quốc có tên là Zhou Donghua [30] cho rằng từ sự chuyển đổi mô hình kinh tế kế hoạch đơn nhất thành mô hình thị trường sẽ tất yếu trải qua một quá trình lựa chọn, kiến tạo lại và từng bước dung hợp vào môi trường mới của những quan niệm đạo đức truyền thống trước đây. Ông chỉ ra 4 nguyên nhân dẫn đến sự ‘trượt dốc đạo đức" trong xã hội Trung Quốc hiện nay: Một là, khuynh hướng hai mặt của sự biến đổi đạo đức mà sự chuyển đổi thể chế kinh tế cũ - mới tạo ra; Thứ hai, là hiệu ứng hai mặt của thước đo giá trị thích ứng với kinh tế thị trường; Thứ ba, là tính nhiều mặt của hình tượng nhân cách do việc điều chỉnh bố cục lợi ích xã hội tạo thành; Thứ tư, là trào lưu "trọng lợi khinh nghĩa" trong xã hội, đã xuất hiện khuynh hướng coi nhẹ giáo dục đạo đức. Từ đó, tác giả chỉ ra 5 giải pháp về công tác xây dựng lại đạo đức xã hội ở Trung Quốc hiện nay: Một là, xác lập thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là cơ sở khách quan để đạo đức dựa vào để sinh tồn và phát triển; Hai là, tìm tòi và xác định tiêu chuẩn bên trong của việc đánh giá đạo đức - thước đo giá trị cơ bản của xã hội; Ba là, nỗ lực bắc nhịp cầu hiện thực nối liền giữa quy phạm đạo đức và thành viên xã hội; Bốn là, kết hợp đạo đức truyền thống và hiện thực - phê phán và kế thừa đạo đức truyền thống; Năm là, cần xây dựng hình thức mới để hướng dẫn một cách chủ động và tự giác chuyển đổi đạo đức - coi trọng giáo dục đạo đức xã hội. - "Bàn về quan hệ giữa kinh tế thị trường và đạo đức" của tác giả Wang Shuqin [135] đã phê phán quan điểm phủ định mối liên hệ giữa hành vi kinh tế thị trường và hành vi đạo đức, cho rằng đặc trưng bản chất của đạo đức là tính tự luật và tính siêu công lợi, còn đặc điểm quan trọng của kinh tế thị trường là tính tha luật và tính công lợi, bởi vậy hành vi kinh tế thị trường là hành vi phi đạo
  • 13. 9 dức, không thể đánh giá về mặt đạo đức, không cần điều tiết đạo đức. Tác giả khẳng định đạo đức là sản phẩm của các quan hệ kinh tế - xã hội, trật tự kinh tế thị trường cần có tính hợp lý và tính chính đáng về mặt đạo nghĩa mới có thể tự duy trì được mình, do đó hoạt động kinh tế của chủ thể kinh tế thị trường không chỉ là hành vi kinh tế chạy theo lợi ích mà đồng thời còn là hành vi đạo đức để cân nhắc xem việc mưu lợi có chính đáng không. Ông cũng cho rằng hành vi đạo đức không phải là hành vi cô lập theo ý nghĩa đạo đức thuần túy mà luôn là hành vi có tính xã hội phát sinh kèm theo các hành vi khác; hành vi kinh tế thị trường có đặc trưng của hành vi đạo đức đó là ý thức tự giác, tự chủ về ý chí, phù hợp với yêu cầu về mặt tinh thần của hành vi đạo đức; kinh tế thị trường chứa đựng bẩm tính luân lý, nó không chỉ là hiệu quả kinh tế mà còn là trách nhiệm và danh dự xã hội; động lực phát triển kinh tế thị trường không chỉ là những nhân tố về điều kiện, nhân tố khách quan mà còn cả tinh thần luân lý. - "Mấy vấn đề lý luận trong xây dựng đạo đức" của tác giả Li Qi [131] chỉ ra bản chất và đặc trưng của đạo đức là sản phẩm của một cơ sở kinh tế xã hội nhất định, là kiến trúc thượng tầng và hình thái ý thức của một hình thái xã hội nhất định, gắn bó chặt chẽ với lợi ích của con người. Bởi vậy bản chất và chức năng của nó là có tính công lợi xã hội. Nhưng không thể vì hành vi đạo đức có tính "công lợi" mà gạt chuẩn mực và quy phạm đạo đức ra khỏi lĩnh vực hoạt động kinh tế. Sự vận động kinh tế thị trường bao gồm nhiều khâu như sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng ngoài việc cần sự quy phạm và điều tiết của các chế độ quy chương luật pháp và hành trình còn cần sự điều tiết, hướng dẫn của các chuẩn mực và quy phạm đạo đức. Vai trò điều tiết của đạo đức xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực kinh tế hàng hóa biểu hiện ở quan hệ giữa hoạt động kinh tế với lợi ích nhà nước, xã hội. Ngoài ra, vai trò điều tiết còn thể hiện ở việc xác lập đạo đức nghề nghiệp trong kinh tế là cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển văn minh, lành mạnh, bình thường của kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Ở nước ta, việc chuyển từ cơ chế hành chính, tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm cho đời sống tinh thần
  • 14. 10 nói chung, đời sống đạo đức nói riêng, đã và đang có sự chuyển biến nhiều mặt. Những vấn đề phức tạp về mặt đạo đức nảy sinh đã trở thành nỗi trăn trở của các nhà nghiên cứu. Mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và đạo đức đã có một số vấn đề nổi bật được các nhà nghiên cứu quan tâm. Đó là: - "Đôi điều suy nghĩ về giá trị và sự biến đổi các giá trị khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường" của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn [23] đã đề cập tới sự thay đổi thang bậc các giá trị trong xã hội khi đất nước chuyển từ nền kinh tế mệnh lệnh, kế hoạch hóa tập trung và bao cấp sang nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự thay đổi này diễn ra khá nhanh, khá sâu rộng và sự thừa nhận các giá trị mới cũng khá nhanh ở một bộ phận đáng kể dân cư trong khi gây ra không ít sự lo chính đáng. - "Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay" của tác giả Nguyễn Thế Kiệt [77] đã đánh giá sự cần thiết phải chú ý đến nhân tố đạo đức trong nền kinh tế thị trường và chỉ ra những mâu thuẫn đặt ra trong đạo đức xã hội hiện nay. Đồng thời, tác giả chỉ ra những nội dung mới của một số phẩm chất đạo đức cơ bản như tư tưởng yêu nước, lòng nhân ái, tính tập thể, niềm tin và lý tưởng, tính trung thực, v.v.. trong nền kinh tế thị trường hiện nay. - "Vai trò của giáo dục đạo đức đối với sự phát triển nhân cách trong cơ chế thị trường" của tác giả Nguyễn Văn Phúc [118]. Dựa trên quan niệm duy vật lịch sử, tác giả cho rằng khi phân tích vai trò của giáo dục đạo đức đối với sự phát triển nhân cách trong tình hình hiện nay, không thể không tính đến mối liên hệ giữa nhân cách và cơ chế thị trường, cơ chế đang chi phối mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội và con người. Trong điều kiện như vậy, giáo dục đạo đức phải hình thành và củng cố trong con người một niềm tin sâu sắc vào những giá trị đích thực và lâu bền của con người. Tình thương, trách nhiệm, lương tâm, sự trung thực và khiêm tốn,v.v.. là những phẩm chất nhân cách không thể mua bán được, không thể đổi thay được. Lấy cái bất biến tức những giá trị bền vững làm nguyên tắc ứng xử trước cái vạn biến của cuộc sống trong cơ chế thị trường, con
  • 15. 11 người sẽ làm chủ được tình thế; tự do của nhân cách, giá trị đích thực của nhân cách, do đó, được thể hiện và thực hiện. - "Vai trò của đạo đức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường" của tác giả Lê Thị Tuyết Ba [2] đã phân biệt sự khác nhau về mục đích phát triển giữa kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Tác giả chỉ ra những hiện tượng đáng báo động về nguy cơ đổ vỡ các giá trị tinh thần trước thế lực của đồng tiền, thế lực của lợi nhuận, đồng thời cũng chỉ ra vai trò quy phạm và hướng dẫn của đạo đức trong kinh tế sẽ góp phần thúc đẩy việc hợp lý hóa các hành vi kinh tế, góp phần vào sự phồn vinh kinh tế. Nói cách khác, bất cứ ai muốn đạt tới thành công trong kinh doanh đều cần phải biết điều chỉnh hành vi của mình và lúc đó, con người mới thực sự làm chủ được đồng tiền. - "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay và những biến động trong lĩnh vực đạo đức" của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn [24] đã khẳng định tính đúng đắn của đường lối kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam đề xuất và lãnh đạo. Tác giả cho rằng, trong bất cứ nền kinh tế thị trường nào cũng luôn tồn tại tính hai mặt của nó. Đó là thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển đồng thời cũng gây ra những biến động nhức nhối và đáng lo ngại về đạo đức, về lối sống, về ý thức. Nguyên nhân của những hạn chế đó là do: Thứ nhất, sự chuyển đổi cơ chế không thể không in dấu ấn trong các mặt khác nhau của đời sống xã hội, của đời sống tinh thần với sự chưa hoàn chỉnh của luật pháp, của các công cụ quản lý và điều tiết của nhà nước trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đạo đức trở nên gay gắt và đáng lo ngại. Thứ hai, nhìn từ góc độ khác, những tệ nạn xã hội và tình trạng suy thoái về đạo đức phát sinh trong điều kiện kinh tế thị trường còn do sự thiếu vắng hoặc sự không đồng bộ của các loại hay các yếu tố thị trường. Thứ ba, cùng với các nguyên nhân trên, tác giả cho rằng quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc giáo dục đạo đức đã có phần bị coi nhẹ, thậm chí lúng túng, thiếu định hướng rõ rệt.
  • 16. 12 Chính vì vậy, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trong mối quan hệ hữu cơ với nhau để vừa phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa gìn giữ được các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, vừa xây dựng được các quan hệ và phẩm chất đạo đức mới phù hợp với thời đại mới của sự phát triển kinh tế - xã hội. - "Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Phạm Văn Đức [45] đã cho rằng nền kinh tế thị trường để những hành vi và những hoạt động của từng người cụ thể đang theo đuổi các lợi ích khác nhau không triệt tiêu nhau và làm rối loạn xã hội, xã hội cần đến những phương thức điều tiết hành vi của con người mang ý nghĩa phổ biến là đạo đức. Qua đó chúng ta thấy rằng những lợi ích cá nhân của từng người cụ thể với tính cách là thành viên của xã hội, nếu không đối lập với lợi ích xã hội thì luôn là động cơ của những hành vi đạo đức chân chính. Có thể nói, lợi ích cá nhân trong nền kinh tế thị trường đã tác động đến đạo đức theo hai hướng trái ngược nhau. Theo hướng tích cực, lợi ích cá nhân góp phần tạo nên các giá trị và các chuẩn mực đạo đức mới. Theo hướng tiêu cực, vì lợi ích cá nhân mà con người có thể làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống của mình. Cả hai xu hướng đó đều song song tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Để đánh giá tính tích cực hay tiêu cực của lợi ích cá nhân đối với đạo đức, cần xem xét hiệu quả mà lợi ích đó đem lại có phù hợp với lợi ích chung của xã hội hay không. - "Những nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng suy thoái đạo đức ở nước ta hiện nay" của tác giả Nguyễn Ngọc Hà [48] đã chỉ ra bản chất của kinh tế thị trường tuy có mặt tiêu cực, nhưng nó không đối lập với đạo đức. Người ta hoàn toàn có thể vừa phát triển kinh tế thị trường để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, vừa loại trừ được sự suy thoái đạo đức. Tác giả chỉ ra nguyên nhân chủ quan của tình trạng suy thoái về đạo đức lại gia tăng cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường là do kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm, do hành vi phạm pháp của cán bộ nhà nước và tình trạng mất dân chủ ở cơ sở.
  • 17. 13 - "Vấn đề xây dựng đạo đức mới trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường" của tác giả Đỗ Lan Hiền [54] đã đánh giá mặt tích cực và mặt tiêu cực của kinh tế thị trường. Tác giả khẳng định sự cần thiết của kinh tế thị trường để xây dựng một xã hội phát triển, phải biết thích ứng với nó và vẫn có thể tìm một thang giá trị mới cho việc xây dựng nền đạo đức tiến bộ. Từ đó, tác giả phân tích mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức và khẳng định cần chủ động xây dựng những điều kiện mới cho sự nảy sinh những giá trị đạo đức tốt đẹp, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện đại. - "Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay" của Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc [25] đã phân tích những biến động trong lĩnh vực đạo đức do sự tác động của nền kinh tế thị trường (cả tích cực lẫn tiêu cực). Công trình cũng lý giải vai trò của đạo đức với tư cách là động lực tinh thần của sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đề xuất và phân tích những giải pháp nhằm xây dựng đạo đức vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta. - "Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay" của tác giả Nguyễn Chí Mỳ [111]. Các tác giả cho rằng trong nền kinh tế thị trường cần thiết phải làm cho sự phát triển kinh tế đi liền với sự nâng cao trình độ tư tưởng đạo đức và văn hóa của con người. Cần quán triệt mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và đạo đức trong việc đổi mới tư duy và trong hoạt động thực tiễn. Việc định hướng thang giá trị đạo đức trong điều kiện hiện nay là cần thiết và cấp bách để chủ thể giá trị phát huy được tính tích cực cao nhất, vừa làm cho sản xuất phát triển, vừa phải nâng cao tính tự giác, trình độ nhận thức, trình độ tư tưởng đạo đức cho con người, chống thái độ "bảo thủ" đồng thời chống thái độ "hư vô". Các tác giả cũng vận dụng những quan điểm trên để chỉ ra bên cạnh các yêu cầu về chuyên môn, năng lực quản lý thì người cán bộ quản lý hiện nay cần phải có một số những phẩm chất đạo đức mới như biết phát huy tính độc lập, chủ động, sáng tạo, tin tưởng cấp dưới, dân chủ, sâu sát thực tế, chống mệnh lệnh, độc
  • 18. 14 đoán, quan liêu; thận trọng, kiên định, nghiêm túc, chống dao động, thiếu trách nhiệm,v.v.. - "Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay" của tác giả Nguyễn Thế Thắng [140] đã tập trung làm rõ một số quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức cách mạng. Đồng thời, tác giả cũng phân tích thực trạng đạo đức của đội ngũ cán bộ ở nước ta hiện nay và đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - "Đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay - Thực trạng và giải pháp" của tác giả Nguyễn Thế Kiệt [78] đã phân tích vai trò, nội dung, yêu cầu về đạo đức của cán bộ lãnh đạo chính trị trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Nêu lên thực trạng đạo đức của người cán bộ lãnh đạo chính trị, trên cơ sở đó xác định phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức cho cán bộ lãnh đạo chính trị ở Việt Nam hiện nay. - "Về đạo đức nghề nghiệp" của tác giả Lê Thanh Thập [141] đã phân tích đạo đức nghề nghiệp với tư cách là một nhánh trong hệ thống đạo đức xã hội, là một loại đạo đức đã được thực tiễn hóa. Lương tâm nghề nghiệp là sự tự phán xét, tự ý thức về trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp. Nghĩa vụ đạo đức nghề nghiệp và lương tâm nghề nghiệp có quan hệ mật thiết với nhau. Đánh mất ý thức về nghĩa vụ đạo đức là đánh mất ý thức về bản thân mình, làm mất ý nghĩa làm người cũng như giá trị động lực của lao động. Do vậy, giáo dục đạo đức nghề nghiệp chính là để hình thành nhân cách nghề nghiệp của mỗi chủ thể; hướng con người vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ trong hoạt động nghề nghiệp. - "Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp" của tác giả Nguyễn Duy Quý [133] là công trình điển hình về nghiên cứu đạo đức sau 20 năm đổi mới đất nước. Trong cuốn sách này, các tác giả cho rằng kinh tế thị trường với mặt tích cực của nó là làm cho xã hội trở nên năng động, phát triển.
  • 19. 15 Năng lực cá nhân và năng lực xã hội được đề cao và đang tiếp tục trau dồi, rèn luyện để thích ứng, tồn tại, phát triển trong bối cảnh mới, thời cuộc mới. Song mặt trái của kinh tế thị trường đã thâm nhập rất mạnh và sẽ còn tiếp tục gay gắt hơn nữa trong những thập kỷ tới. Đó là, việc giáo dục đạo đức, nhất là giáo dục truyền thống bị xem nhẹ, thậm chí có lúc bị bỏ trống. Đồng tiền lên ngôi, lối sống vụ lợi, vị kỷ, thực dụng, tôn thờ các giá trị vật chất, sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân cực đoan,v.v.. đã lấn át và làm xói mòn các giá trị tinh thần, làm hủy hoại đạo đức, nhân cách ở bộ phận không nhỏ trong gia đình, nhà trường, cơ quan, công sở và ở ngoài xã hội. Chính vì vậy, tác phẩm đã tập trung phân tích đời sống đạo đức trong từng đối tượng cụ thể như đạo đức của cán bộ, đảng viên và công chức; đạo đức trong lao động và giao tiếp; đạo đức trong gia đình; đạo đức của thanh niên. Từ đó, các tác giả khái quát thực trạng (tích cực, tiêu cực) của đạo đức trong xã hội, chỉ ra nguyên nhân chủ quan và khách quan của những hiện tượng đạo đức trên. Đồng thời, chỉ ra 03 phương hướng và 07 giải pháp xây dựng đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay. - "Quan niệm của C.Mác về đạo đức và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp xây dựng nền đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Văn Phúc [121] đã phân tích quan niệm của C. Mác về bản chất của đạo đức, quan hệ giữa lợi ích và đạo đức, tiến bộ đạo đức, dự báo về sự hình thành nền đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Đối chiếu với các quan niệm tương ứng trong lịch sử, tác giả khẳng định tính khoa học, cách mạng, ý nghĩa và giá trị trường tồn trong quan niệm của C.Mác về đạo đức. Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, vấn đề đặt ra là cần đẩy mạnh hơn nữa việc vận dụng và phát triển một cách sáng tạo quan niệm đó trong xây dựng đạo đức. - "Về vai trò của đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay" của tác giả Ngô Thị Thu Ngà [112] đã phân tích và luận chứng nhằm góp phần khẳng định và làm rõ thêm vai trò đặc biệt quan trọng của đạo đức mới - đạo đức cách mạng, đạo đức xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay trên các bình diện: kinh tế,
  • 20. 16 chính trị, bản sắc văn hóa, chống tham nhũng và chống âm mưu diễn biến hòa bình. Trên cơ sở đó, tác giả nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng và tạo điều kiện cho đạo đức mới khẳng định vị thế thống trị trong đời sống xã hội ở nước ta hiện nay. - "Mấy vấn đề về đạo đức học mácxít và xây dựng đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Thế Kiệt [79]. Tác giả trình bày khái quát về đạo đức, các quy luật vận động và phát triển của đạo đức; về đạo đức mới, vai trò và các nguyên tắc của đạo đức mới (đạo đức xã hội chủ nghĩa) trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội; về sự biến đổi thang giá trị đạo đức dưới tác động của kinh tế thị trường; về tầm quan trọng và yêu cầu của đạo đức mới đối với người cán bộ, đảng viên hiện nay đồng thời đấu tranh khắc phục sự suy thoái đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay. - "Lợi ích và đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn [26] đã cho rằng trong xã hội có sự phân tầng, sự đối lập về lợi ích, đặc biệt là nền kinh tế thị trường thì giữa lợi ích và đạo đức sẽ khó tránh khỏi còn có những khoảng cách. Theo tác giả, điều đáng lo nhất khi Việt Nam bước vào nền kinh tế thị trường nằm ở những lỗ hổng lớn là pháp luật, đạo đức và văn hóa kinh doanh. Bởi vậy, để kinh tế thị trường Việt Nam phát triển đúng hướng thì một mặt, phải bằng mọi cách nhanh chóng bịt được các lỗ hổng đó, mặt khác, phải thiết lập sự công bằng và hợp lý trong phân phối của cải, trong hưởng thụ thành quả phát triển kinh tế, trong hưởng thụ lợi ích nói chung, đặc biệt là ngăn chặn có hiệu quả lợi ích nhóm phi pháp, ngăn chặn nạn tham nhũng thì sẽ từng ngày góp phần tạo được sự cân bằng giữa lợi ích và đạo đức. - "Đạo đức và lợi nhuận trong kinh doanh" của tác giả Nguyễn Văn Phúc [122] đã luận giải để làm rõ rằng, đạo đức có nguồn gốc từ lao động và hoạt động sinh sống của con người; rằng, chính trong quá trình ấy, con người nhận thấy phải tương trợ lẫn nhau, nghĩa là phải hy sinh những lợi ích nhất định cho người khác, cho cộng đồng. Đó không có gì khác ngoài nội dung của đạo đức
  • 21. 17 kinh doanh. Theo tác giả, với một nền kinh tế thị trường thì cần phải biến những nguyên tắc thị trường trở thành nhu cầu bên trong của chủ thể kinh doanh. Như vậy, hành vi kinh doanh đã đồng thời mang nội dung đạo đức và được thúc đẩy bởi động cơ đạo đức. - "Tha hóa đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam" của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền [65] đã khái quát quan niệm của C. Mác về tha hóa đạo đức trong kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Theo C. Mác, nền kinh tế thị trường tư bản một mặt tạo tiền đề vật chất thiết yếu cho sự phát triển con người, mặt khác cũng dẫn đến sự tha hóa đạo đức con người và xã hội. Hiện tượng tha hóa đạo đức mà C. Mác đề cập đến trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa cũng đang hiện diện ở một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên và người dân Việt Nam hiện nay. Theo tác giả, biểu hiện của sự tha hóa đó là: quan hệ giữa con người bị thao túng bởi đồng tiền, chủ nghĩa cá nhân vị kỷ. Kinh tế thị trường có thể lành mạnh hoặc không lành mạnh. Chỉ kinh tế thị trường không lành mạnh mới dẫn đến sự tha hóa đạo đức nói trên. - "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nghề nghiệp và vấn đề xây dựng đạo đức nghề nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay" của tác giả Nguyễn Văn Phúc [123] đã làm rõ những yêu cầu của Hồ Chí Minh đối với hoạt động và nhân cách mỗi con người thuộc các giai cấp, các tầng lớp, các lĩnh vực xã hội, tác giả cho rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nghề nghiệp bao hàm: 1/Sự hình thành đạo đức nghề nghiệp là kết quả của phân công lao động, là sự đáp ứng những đòi hỏi của bản thân các loại hình hoạt động nghề nghiệp; 2/ Những yêu cầu, những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thống nhất với đạo đức xã hội và là sự thể hiện đặc thù đạo đức xã hội trong từng loại hình, từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp; 3/ Đạo đức nghề nghiệp vừa là nhân tố điều chỉnh về mặt đạo đức, vừa là động lực và nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện những yêu cầu về mặt nghề nghiệp của con người. Do vậy, tác giả cho rằng kế thừa và phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nghề nghiệp là cần thiết cả về mặt lý luận, lẫn mặt thực tiễn đối với sự phát triển hoạt động nghề nghiệp và phát triển
  • 22. 18 nhân cách đạo đức người lao động trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. - "Ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường và vấn đề xây dựng đạo đức, lối sống mới cho cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay" của tác giả Nguyễn Việt Hà [49] đã đánh giá khách quan về tính ưu việt của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta và xem nó như là phương tiện hữu hiệu để phát triển kinh tế, động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường ở nước ta còn bộc lộ những tiêu cực nhất định đang từng ngày tác động tới đời sống xã hội trong đó có đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên như lối sống chạy theo đồng tiền, mưu mô, thủ đoạn, xem nhẹ pháp luật, chà đạp lên nhân phẩm người khác, coi nhẹ lương tâm trách nhiệm, chủ nghĩa cá nhân… Do đó, tác giả đưa ra hai quan điểm cơ bản về xây dựng đạo đức, lối sống mới cho cán bộ, đảng viên đó là: thứ nhất, xây dựng đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa cho cán bộ, đảng viên phải gắn liền với chủ nghĩa yêu nước chân chính. Thứ hai, xây dựng đạo đức, lối sống mới hiện nay phải dựa trên cơ sở nền tảng từ tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn có một số công trình khoa học khác có liên quan đến đề tài như: "Sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam trong điều kiện kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường" của tác giả Dương Phú Hiệp [57]; "Quán triệt mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và đạo đức trong đổi mới tư duy" của tác giả Nguyễn Ngọc Long [87]; "Cơ chế thị trường và những điều cần báo động" của tác giả Vũ Hiền [56]; "Vấn đề xây dựng đạo đức nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay" của tác giả Nguyễn Văn Phúc [120]; "Về một số giải pháp xây dựng nhân cách đạo đức hiện nay" của tác giả Nguyễn Văn Phúc [119] .v.v. Tóm lại, những công trình nghiên cứu trên đã khái quát một số vấn đề về đạo đức, kinh tế thị trường mà tác giả có thể nghiên cứu để thực hiện đề tài - luận án, đó là: - Tác động hai mặt của kinh tế thị trường đến đạo đức và ngược lại ở nước ta hiện nay.
  • 23. 19 - Vị trí, vai trò của đạo đức, giáo dục đạo đức trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. - Vấn đề lợi nhuận, lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường. - Nguyên nhân, giải pháp xây dựng nhân cách, đạo đức ở nước ta hiện nay. - Vấn đề đạo đức nghề nghiệp và ý nghĩa của nó trong nền kinh tế thị trường. 1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TRẠNG VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG VIỆC NÂNG CAO Y ĐỨC CHO CÁN BỘ NGÀNH Y TẾ Y đức chính là đạo đức của người hoạt động trong lĩnh vực y tế - một lĩnh vực rất đặc thù của xã hội liên quan và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của con người. Tự nó, khái niệm y đức đã nói lên phẩm chất tốt đẹp, cao quý của những người hành nghề trong ngành y tế, được thể hiện qua thái độ, tinh thần trách nhiệm, hết lòng thương yêu, chăm sóc người bệnh, coi sự đau đớn của người bệnh như của chính mình. Hiểu hết tâm trạng trong hoàn cảnh này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy "Thầy thuốc phải như mẹ hiền". Với tinh thần ấy, vấn đề y đức của người thầy thuốc ngày càng thấm nhuần sâu sắc, thường xuyên được đề cập đến với nhiều khía cạnh khác nhau và luôn giữ một vị trí đặc biệt trong đời sống ngành y khắp cả nước; làm dày thêm, cao hơn truyền thống tất cả vì người bệnh mà tổ tiên và các danh y đã di huấn lại. Vấn đề y đức của người thày thuốc đã được đề cập đến từ thời cổ đại cả ở phương Đông và phương Tây. Đã có nhiều nhà tư tưởng quan tâm, nghiên cứu và điều này thể hiện thông qua những lời thề, những di huấn của các danh y. Đến nay vấn đề y đức đã được nhiều nước đưa vào luật thày thuốc. Trong các trường đại học chuyên ngành về y và dược đã thành lập bộ môn "tâm lý y đức". Ở phương Tây, người đầu tiên đưa ra quan niệm về trách nhiệm, lương tâm và bổn phận của người thầy thuốc là Hyppocrate - người được coi là ông tổ của nghề y với lời thề về y đức mà tất cả những sinh viên y khoa Việt Nam cũng như sinh viên y khoa nhiều nước trên thế giới khi nhập trường cần tuyên thệ. Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, do khái niệm đạo đức y học (esthique medicale) không thỏa mãn hết những yêu cầu đặc biệt trong nội dung đạo đức
  • 24. 20 nghề nghiệp của người thầy thuốc nên người ta đưa ra khái niệm y đức học (déontológie médical) để nhấn mạnh thêm vai trò tự ý thức về bổn phận của người thầy thuốc trong các quan hệ với nghề nghiệp. Khái niệm bổn phận (déon) ở đây bao hàm một nghĩa rất rộng, nó không chỉ là lương tâm, trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn là động cơ không vụ lợi của người thầy thuốc khi tiếp xúc với bệnh nhân. Trước đây ở Liên Xô, cuốn sách "Đạo đức y học" của tác giả M.E.Telesevskaia, N.I.Pogibko [136] có những đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu y đức: đạo đức học của người thày thuốc và đạo lý học. Các tác giả cho rằng đạo đức học của người thày thuốc và đạo đức nghề nghiệp y học tập trung vào vai trò của những nguyên tắc phẩm hạnh và tiêu chuẩn luân lý, những nguyên lý và quy tắc xử sự đặt trên cơ sở đó, đúng hơn là nên coi đạo đức học của người thầy thuốc và đạo đức nghề nghiệp trong sự thống nhất chung. Đồng thời, họ cũng nêu lên những đặc điểm của người thầy thuốc đó là những người yêu nghề của mình, phải phát triển trong bản thân mình và hoàn thiện đầu óc quan sát, lòng dũng cảm, thái độ lạc quan, tính cương quyết và đồng thời tính thận trọng khi giải quyết những vấn đề quan trọng cho đời sống đối với bệnh nhân. Uy tín của người thầy thuốc tùy thuộc không những vào kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức, mà còn cả vào sự uyên bác chung, vào quan hệ với bệnh nhân, cách xử sự lúc làm việc và trong sinh hoạt, biết cách hòa thuận với những người khác bằng sự tế nhị đồng thời tính nguyên tắc và có thiện chí đối với các bạn đồng nghiệp. Thêm vào đó, vấn đề đạo đức y học cũng được các tác giả đề cập đến thông qua mối quan hệ giữa bệnh nhân và bệnh, bệnh nhân và xã hội, thầy thuốc và bệnh nhân, bệnh nhân và thầy thuốc, những vấn đề phục hồi chức năng xã hội và lao động của bệnh nhân, một số vi phạm các nguyên lý của đạo lý y học. Trong xã hội Việt Nam từ xa xưa có nhiều tấm gương đạo đức tiêu biểu và hết sức mẫu mực như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, Nguyễn Đình Chiểu, v.v.. đã là cái nền y đức bền vững, bảo đảm cho các thế hệ người Việt có cơ sở phát triển niềm tự hào và phát triển đúng hướng mọi quá trình hành nghề y dược.
  • 25. 21 Ngay từ những ngày đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên nói chung và cán bộ ngành y tế nói riêng. Những di huấn quý báu của Người về ngành y tế được tập thể các tác giả Đỗ Nguyên Phương, Nguyễn Khánh Bật, Nguyễn Cao Thâm thể hiện trong cuốn sách "Chủ tịch Hồ Chí Minh với y tế" [128]. Thứ nhất, cuốn sách này trình bày tương đối có hệ thống tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về y tế, nêu lên tính đúng đắn, tính dân tộc và ý nghĩa thời đại của những tư tưởng, quan điểm đó. Thứ hai, khẳng định trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam, Đảng, Nhà nước, ngành y tế và nhân dân ta luôn quán triệt, vận dụng tư tưởng, quan điểm Hồ Chí Minh về y tế vào việc xây dựng, phát triển ngành y tế, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Những thành tựu đáng tự hào của ngành y tế nước nhà thời gian qua đã hoàn toàn chứng minh điều đó. Thứ ba, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, các tác giả bước đầu nêu lên một số giải pháp mang tính khả thi trong việc xây dựng nền y tế Việt Nam phát triển trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Về mặt khoa học, việc nghiên cứu và thực hành y đức dưới góc độ học thuật chỉ ra bản chất của vấn đề đã được đặt ra như một yêu cầu rất cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề này đã được nhiều cơ quan, tổ chức và nhiều nhà khoa học nghiêm túc thực hiện và nhiều công trình khoa học được công bố như: - "Đạo đức y học" của tác giả Hoàng Đình Cầu [21] đã đề cập đến vị trí, vai trò và các chuẩn mực y đức cơ bản, mối quan hệ về mặt đạo đức nghề nghiệp giữa người cán bộ y tế với bệnh nhân, với đồng nghiệp và với công việc. Những yêu cầu, chuẩn mực đạo đức của người thầy thuốc bị quy định bởi những yêu cầu chung của đạo đức xã hội và bởi những yêu cầu đặc thù nghề y gắn với trách nhiệm của nó là chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho con người. Do đó, tác giả cho rằng giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc có tầm quan trọng đặc biệt nó vừa là yêu cầu chung của sự phát triển xã hội nói chung vừa do yêu cầu đạo đức nghề nghiệp quy định.
  • 26. 22 - "Nguồn gốc của y đức, sự đóng góp của nền y học và văn hóa Việt Nam" của tác giả Ngô Gia Hy [73] dựa trên cơ sở nghiên cứu lịch sử và quan niệm về y đức của người thầy thuốc của các trường phái y học khác nhau, hay của nhiều quốc gia khác nhau, tác giả cho rằng: từ cổ chí kim, dù ở nền văn minh nào, qua các lời thề và di huấn, y đức cũng có những tính chất chung, nên các thầy thuốc ở bất cứ đâu đều có mối quan hệ về bổn phận, lương tâm và trách nhiệm như nhau, đó là: với đồng nghiệp, với khoa học, với bệnh nhân, với bậc thầy, với học trò, với tập thể và với xã hội. Đây là những nghĩa vụ, chuẩn mực y đức cơ bản mà người thầy thuốc không thể thiếu được trong quá trình hoạt động chuyên môn. - "Mối quan hệ giữa lợi ích và y đức trong chăm sóc sức khỏe" của tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm, Nguyễn Hiền Lương [152] đã cho rằng, đạo đức trong y tế là bộ phận của đạo đức xã hội. Y đức mang đầy đủ tính chất của đạo đức nói chung, đồng thời cũng có những đặc thù riêng do nghề nghiệp quy định. Quan hệ lợi ích và đạo đức giữa bệnh nhân và thầy thuốc là quan hệ cơ bản nhất, phức tạp nhất, khó kiểm soát nhất trong công tác y tế do đó vấn đề y đức cũng được đặt ra hết sức gay gắt. Đó là, trong mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân phải biết đặt lợi ích sức khỏe bệnh nhân lên trên lợi ích kinh tế của người thầy thuốc, không biến thầy thuốc thành kẻ kinh doanh sức khỏe; trong mối quan hệ lợi ích giữa bệnh nhân với bệnh nhân cũng rất tế nhị đó là quan hệ giữa những người có cùng nhu cầu và lợi ích; trong mối quan hệ giữa thầy thuốc và thầy thuốc có thể là cùng nhau hợp tác, cũng có thể là lợi ích cá nhân, phe nhóm có thể gây ra những hậu quả tai hại. Vì vậy, hai tác giả cũng cho rằng sự kết hợp giữa lợi ích và y đức là một tất yếu khách quan trong chăm sóc sức khỏe hiện nay. Nếu chỉ coi trọng lợi ích sẽ dẫn tới những hậu quả tiêu cực nhưng nếu chỉ chú ý đến y đức thì sẽ thủ tiêu động lực hoạt động của ngành y tế hiện nay. - "Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người thầy thuốc" của tác giả Đỗ Nguyên Phương [125] đã đánh giá khách quan những cố gắng to lớn trong việc khắc phục mọi khó khăn và những thành tích đã đạt được của ngành y tế đồng thời tác giả cũng đã chỉ ra những hạn chế trong việc thực hành y đức của một bộ
  • 27. 23 phận nhân viên y tế gây bức xúc trong nhân dân. Do đó phải đề cao y đức, y đạo để hạn chế và loại trừ những mặt tiêu cực khi đồng tiền nằm xen vào mối quan hệ giữa thầy thuốc và người bệnh. - "Một số vấn đề xây dựng ngành y tế phát triển ở Việt Nam" của tác giả Đỗ Nguyên Phương [126] đã dành một phần nội dung cuốn sách để làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về y tế và đạo đức của người thầy thuốc Việt Nam. Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến tấm gương của giáo sư Đặng Văn Ngữ, giáo sư Hoàng Đình Cầu và truyền thống nghề nghiệp, đạo đức của các thế hệ thầy thuốc tiêu biểu khác. Để xây dựng ngành y tế phát triển ở Việt Nam hiện nay, theo tác giả phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ trong đó có giải pháp về kinh tế và đạo đức. Song, trước mắt toàn ngành cần mở rộng những đợt sinh hoạt chính trị rộng rãi để quán triệt và tổ chức thực hiện tốt 12 điều quy định về y đức; làm tốt công tác tổ chức và đặc biệt phải xây dựng được đội ngũ cán bộ y tế đủ đức, đủ tài. Đây là yếu tố nền tảng thúc đẩy nền y tế xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, góp phần to lớn vào việc xây dựng nguồn lực con người cho đất nước. - "Phát triển sự nghiệp y tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay" của tác giả Đỗ Nguyên Phương [124] đã phân tích những yêu cầu của sự nghiệp phát triển ngành y tế ở nước ta hiện nay và nhấn mạnh rằng, người thầy thuốc phải có nhân cách, đó là phải có sự hiểu biết, có lương tâm và đức độ. Để nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức người thầy thuốc đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, yêu cầu của sự phát triển đội ngũ người thầy thuốc cần phải có một hệ thống giải pháp đồng bộ trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cả về đức và tài bởi vì đây là lực lượng quan trọng nhất đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước giao phó. - "Y tế Việt Nam trong quá trình đổi mới" của tác giả Đỗ Nguyên Phương [127] với tư tưởng xuyên suốt trong cuốn sách này là vấn đề xã hội hóa, đa dạng hóa, động viên mọi nguồn lực xã hội trong chăm sóc y tế, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, xây dựng mạng lưới y tế từ tuyến trung ương đến tuyến địa phương, đổi mới hệ thống y tế từ một hệ thống y tế bao cấp thành hệ thống y tế đa dạng,
  • 28. 24 huy động thêm sự đóng góp của cộng đồng bằng việc thực hiện thu phí tại các cơ sở y tế công cộng, phát triển bảo hiểm y tế, giáo dục phẩm chất, đạo đức của cán bộ tạo nên sức mạnh tổng hợp, tạo nên bước ngoặt mới củng cố, xây dựng và phát triển ngành, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Để hướng tới sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe, tác giả chú ý tới cả nhóm đối tượng hưởng thụ và đối tượng cung cấp dịch vụ y tế là đối tượng y bác sĩ. Để xây dựng một nền y tế mới không thể không quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ y tế đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước. - "Y đức và đức sinh học - nguồn gốc và sự phát triển" của tác giả Ngô Gia Hy [74] đã tổng kết một số quan niệm về y đức đã từng xuất hiện trong lịch sử Đông - Tây và cho rằng: cốt lõi của y đức là ở bổn phận của người thầy thuốc, bổn phận ấy thể hiện ra trong các quan hệ: nghề nghiệp, bệnh nhân, đồng nghiệp, thầy học, học trò và đối với xã hội. Đó là những tiêu chí cơ bản để người thầy thuốc căn cứ vào đây để điều chỉnh các hành vi ứng xử về việc làm, thái độ, lối sống cho thích hợp với từng quan hệ cụ thể. - "Đạo đức và y học" [81] và "Một số sự kiện hàng ngày ở bệnh viện" [82] của Nguyễn Văn Lê có nhiều năm nghiên cứu về y đức, tác giả của hai cuốn sách: đi sâu phân tích đặc điểm lao động của ngành y và những bổn phận người thầy thuốc phải thực hiện trong mối quan hệ với bệnh nhân, với xã hội. Tác giả chỉ ra thách thức lớn nhất, nóng bỏng nhất là đòi hỏi nâng cao y đức trước nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Hiện tượng phí ngầm xuất hiện là một tồn tại nhức nhối và đang làm xói mòn lương tâm, đạo đức không ít người hành nghề y. Do đó, ông nhấn mạnh việc nâng cao y đức là bổn phận của mỗi người hành nghề y, là trách nhiệm của tập thể, là sự quan tâm của toàn xã hội. Tác giả cũng chú ý tìm ra những nguyên nhân khách quan làm cho việc thực thi trách nhiệm đạo đức trở nên khó khăn hơn trong thời điểm hiện nay, khi đồng tiền, bằng nhiều cách khác nhau đã đứng giữa thầy thuốc với bệnh nhân, điều chỉnh quan hệ của họ, đẩy họ vào những tình huống khó lựa chọn.
  • 29. 25 - "Giáo dục và rèn luyện đạo đức của người cán bộ y tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh" của tác giả Nguyễn Hiền Lương, Trần Thị Quỳnh Diễn [89] đã hệ thống một cách khái quát quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về y đức như nhiệm vụ, trách nhiệm của một người thầy thuốc không chỉ thực hiện vai trò về chuyên môn, về y thuật, mà còn phải là người bạn tinh thần, giúp đỡ, động viên tinh thần người bệnh. Từ đó, Người đã dành sự quan tâm đặc biệt trong giáo dục, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức cho người thầy thuốc để có thể xây dựng một nền y đức trong sáng, văn minh, tiến tới xây dựng một nền y tế hiện đại, theo kịp thế giới. Hai tác giả cũng đề xuất một số giải pháp cơ bản đối với việc rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao đạo đức cho cán bộ, nhân viên y tế hiện nay là giáo dục đạo đức y học đặc biệt trong các trường y gắn với học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nói chung và quan điểm của Người về y đức nói riêng. - "Suy nghĩ về vinh dự và trách nhiệm của nghề nghiệp y tế" của tác giả Phạm Mạnh Hùng [69] đã nhắc lại lời căn dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh và cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về vinh dự và trách nhiệm của người cán bộ y tế đó là "nghề đặc biệt" đòi hỏi ở sự hiểu biết sâu rộng, tấm lòng nhân ái, từng trải và kinh nghiệm nghề nghiệp mà mọi công việc dù nhỏ đều liên quan đến tính mạng con người. Theo tác giả, do tính chất "Nghề đặc biệt" mà cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định đòi hỏi phải khắc phục hạn chế là đang coi nhẹ tiêu chí và cách tuyển dụng học sinh vào học các trường y tế, chỉ chú trọng điểm số mà chưa thật sự quan tâm đến đạo đức. Vì vậy, phải đặt đạo đức trong đào tạo người cán bộ y tế trong một loạt các mối quan hệ biện chứng trong đó không thể không nhắc đến các mối quan hệ vật chất và lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp. - "20 năm đổi mới của y tế Việt Nam" của tác giả Phạm Mạnh Hùng [70] đã khái quát quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về kiên trì theo đuổi đường lối của một nền y tế xã hội chủ nghĩa, kết hợp với đổi mới một số nhận thức và quan điểm cho phù hợp với tình hình sau 20 năm đổi mới. Đó là sự tiếp tục khẳng định sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và toàn xã hội. Đầu tư cho chăm sóc sức khỏe là đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động y tế là
  • 30. 26 một trong những chính sách được ưu tiên hàng đầu và thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong bài báo này tác giả đề cập tới một số điểm mới trong quan điểm về y tế, đó là: quan điểm công bằng, hiệu quả, phát triển, xã hội hóa và đa dạng hóa ngành y tế Việt Nam. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu và yếu, chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng, v.v.. Đây là thách thức của ngành y tế trong thời gian tới. Các công trình khoa học trên đề cập tới một số khía cạnh sau: - Các quan điểm về y đức của các bậc danh y, tư tưởng y đức Hồ Chí Minh. - Vị trí, vai trò của ngành y tế trong thời kỳ đổi mới hiện nay. - Thành tựu, hạn chế và yêu cầu đổi mới ngành y tế trong sự phát triển đất nước. 1.3. NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG VIỆC NÂNG CAO Y ĐỨC CHO CÁN BỘ NGÀNH Y TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Việc nghiên cứu và thực hành y đức dưới góc độ học thuật để chỉ ra bản chất của vấn đề đã được đặt ra như một yêu cầu rất cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề này đã được nhiều cơ quan, tổ chức và nhiều nhà khoa học nghiêm túc thực hiện và nhiều công trình khoa học được công bố như: - "Y đức và vấn đề nâng cao y đức" của Phạm Mạnh Hùng [68] đã giải đáp câu hỏi tại sao ngành y phải đề cao đạo đức nghề nghiệp hơn các ngành khác do thiên chức của nghề y tạo ra bởi vì đối với con người thì sự sống là điều quý giá nhất. Do vậy, ngành y có vị trí trực tiếp và hết sức quan trọng khi người bệnh đã phó thác tính mệnh của mình cho người thầy thuốc. Tác giả cũng đã đề cập đến bốn thử thách của ngành y tế trong giai đoạn hiện nay đó là: Thứ nhất, sự công bằng và hiệu quả trong khám chữa bệnh; thứ hai, sự non kém về năng lực của cán bộ y tế trước nhu cầu của xã hội; Thứ hai, mâu thuẫn giữa nguồn lực tài chính và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng; Thứ ba, thiên tai và dịch bệnh luôn là nguy cơ cho sức khỏe của nhân dân. Tác giả chỉ ra một số giải pháp
  • 31. 27 khắc phục tình trạng sa sút y đức hiện nay. Đó là phải coi trọng công tác chính trị trong ngành, coi trọng công tác tổ chức và thực hiện chính sách xã hội đối với cán bộ y tế trong việc xây dựng và thực hiện y đức. - "Giáo dục y đức cho cán bộ y tế ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Lâm Văn Đồng [43] đã đề cập tới một trong những vấn đề "nóng" hiện nay trong ngành y, đó là y đức của người thầy thuốc. Bên cạnh những đóng góp không thể phủ nhận được của cán bộ ngành y tế trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, song sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận nhân viên trong ngành đang gây nên những bức xức cho người dân. Đó là những hiện tượng như: thái độ thiếu trách nhiệm của một số cán bộ y tế; tiêu cực tại các cơ sở khám chữa bệnh, nhất là hối lộ (phong bì), quan liêu vẫn còn là vấn nạn nhức nhối; lợi dụng chức trách nhiệm vụ được giao để trục lợi cho cá nhân. Tác giả cũng đưa ra một hệ thống giải pháp nhằm nâng cao y đức cho cán bộ y tế: Thứ nhất, giáo dục nhận thức đầy đủ hơn về đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ ngành y; Thứ hai, đầu tư và tăng cường công tác quản lý nhà nước trong ngành y; Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động y tế nói chung, giáo dục y đức nói riêng cả khu vực y tế công và khu vực y tế tư nhân. - "Giải quyết hài hòa 5 mối quan hệ để bảo đảm y tế phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: vấn đề quan trọng trong hoạch định chính sách y tế" của tác giả Phạm Mạnh Hùng [71]. Theo ông, để xây dựng thành công nền y tế hay nói rộng hơn là sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân ở nước ta theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tác giả cho rằng phải chú trọng tới những mối quan hệ về hiệu quả là mặt mạnh của cơ chế thị trường, công bằng trong chăm sóc sức khỏe là lý tưởng nhân đạo xã hội chủ nghĩa; đáp ứng theo nhu cầu là đáp ứng theo thực trạng bệnh tật. Trái lại, đáp ứng theo yêu cầu là đáp ứng theo khả năng chi trả; kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghệ cao với chăm sóc sức khỏe ban đầu và giữa việc phát triển các cơ sở dịch vụ lớn với y tế cơ sở và kết hợp hài hòa giữa y học điều trị toàn diện với y học dự phòng là một nhiệm vụ quan trọng để bảo đảm vừa phát huy cơ chế thị trường,
  • 32. 28 vừa bảo đảm những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội; phải giữ vững mối cân bằng giữa y tế nhà nước và y tế tư nhân; quan tâm đến mối quan hệ giữa lợi ích của người thầy thuốc và lợi ích của người bệnh. Trong một số luận án tiến sĩ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội trong những năm gần đây đã có một số tác giả đề cập đến y đức và nâng cao y đức như đề tài: - "Nâng cao đạo đức người thầy thuốc trong điều kiện hiện nay ở nước ta" của tác giả Lê Thị Lý [90] đã chỉ ra đạo đức người thầy thuốc - lĩnh vực đạo đức nghề nghiệp đặc thù từ đó đưa ra những chuẩn mực đạo đức cơ bản của người thầy thuốc. Từ đó đánh giá thực trạng đạo đức người thầy thuốc ở nước ta cùng nguyên nhân của thực trạng đó, đồng thời chỉ ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đạo đức người thầy thuốc ở nước ta hiện nay. - "Phát huy vai trò của trí thức ngành y tế Việt Nam trong công cuộc đổi mới" của tác giả Nguyễn Thị Hòa Bình [8] đã làm rõ đặc điểm nghề nghiệp, sự tác động của yếu tố khách quan đến việc thực hiện trách nhiệm nghề nghiệp, đồng thời tác giả cũng chỉ ra vai trò trí thức ngành y tế Việt Nam, đánh giá tình hình thực hiện vai trò của đội ngũ này. Thông qua đó đề xuất những phương hướng, yêu cầu và các giải pháp căn bản nhằm phát huy vai trò của trí thức ngành y tế Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước. - "Nghiên cứu thực trạng dạy - học môn Đạo đức y học trong đào tạo bác sĩ tại các trường Đại học Y và đánh giá kết quả can thiệp thử nghiệm" của tác giả Lê Thu Hòa [60] đã tập trung ba mục tiêu cơ bản đó là mô tả thực trạng dạy - học đạo đức y học trong đào tạo bác sĩ tại tám trường Đại học Y; đề xuất chương trình, tài liệu, phương pháp lượng giá môn Đạo đức y học; đánh giá kết quả can thiệp thử nghiệm tại trường Đại học Y Hà Nội và Đại học Y Thái Nguyên. - "Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thực hành y đức của điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi trung ương và kết quả một số biện pháp can thiệp" của tác giả Đỗ Mạnh Hùng [66] đã tập trung làm rõ những chuẩn mực đạo đức của người điều dưỡng trên thế giới và của Việt Nam. Bằng các phương pháp cụ thể về lấy
  • 33. 29 số liệu, phân tích định tính, phân tích định lượng, tổng hợp về thực hành y đức của người điều dưỡng ở nhiều địa phương khác nhau trong cả nước và đặc biệt là ở bệnh viện Nhi trung ương tác giả đưa ra kết quả nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp can thiệp cho đối tượng điều dưỡng viên. - "Nâng cao y đức người bác sĩ ở phân đội quân y trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Thanh Tịnh [149] đã cho rằng nâng cao y đức người bác sĩ ở phân đội quân y là quá trình tác động qua lại giữa các chủ thể ở đơn vị cơ sở trong quân đội nhằm biến đổi cả ý thức y đức, hành vi y đức và quan hệ y đức của họ ngày càng hoàn thiện hơn. Nâng cao y đức người bác sĩ ở phân đội quân y có vai trò quan trọng trong việc góp phần phát triển nhận thức, điều chỉnh hành vi, củng cố lý tưởng nghề nghiệp, tăng cường tình cảm, trách nhiệm, lương tâm của người bác sĩ. Tác giả cũng chỉ ra ba mâu thuẫn cơ bản đặt ra từ thực trạng của việc nâng cao y đức người bác sĩ ở phân đội quân y trong quân đội ta hiện nay. Từ đó tác giả đưa ra ba nhóm giải pháp cơ bản để nâng cao y đức người bác sĩ ở phân đội quân y trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, đó là: 1) Nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục và tự giáo dục y đức của người bác sĩ ở phân đội quân y; 2) Xây dựng môi trường y đức trong sạch, lành mạnh và đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực về y đức ở các đơn vị; 3) Làm tốt công tác cán bộ và đảm bảo điều kiện vật chất cần thiết cho việc nâng cao y đức người bác sĩ ở phân đội quân y. - "Giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" của tác giả Lâm Văn Đồng [44] đã khảo sát, đánh giá những tài liệu chủ yếu liên quan đến đề tài, từ đó, xác định những vấn đề sẽ được nghiên cứu trong luận án; xác định khái niệm đạo đức nghề nghiệp, tầm quan trọng của giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho người thầy thuốc hiện nay; luận chứng sự cần thiết và xác định những nội dung chủ yếu của giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở Việt Nam hiện nay đó là giáo dục đạo đức trong quan hệ giữa thầy thuốc với xã hội, trong quan hệ của người thầy thuốc với bệnh nhân, trong quan hệ với đồng nghiệp và với bản thân; phân tích và đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức cho
  • 34. 30 người thầy thuốc ở nước ta hiện nay, từ đó xác định những vấn đề cần giải quyết; đề xuất hai phương hướng và 5 giải giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đó là: 1) Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và phát triển nhân lực y tế; 2) Tăng cường công tác quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục y đức; 3) Đa dạng hóa các hình thức giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc; 4) Khuyến khích tính chủ động, tích cực cho người thầy thuốc tự giáo dục, rèn luyện; 5) Nâng cao trách nhiệm của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và dư luận xã hội trong giáo dục đạo đức. Các công trình khoa học trên đề cập tới một số khía cạnh sau: - Vấn đề thực hành y đức của nhóm đối tượng cụ thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Vấn đề y đức trong mối quan hệ biện chứng với các bộ phận khác trong ngành y tế. - Xây dựng đội ngũ người thầy thuốc trong nền kinh tế thị trường. - Giáo dục, nâng cao đạo đức người thầy thuốc trong nền kinh tế thị trường. 1.4. KHÁI QUÁT NHỮNG NỘI DUNG ĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT TRONG CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN THỰC HIỆN Qua thực tế tìm hiểu những công trình nghiên cứu có liên quan tính đến tháng 5/2017, tác giả nhận thấy có nhiều công trình, bài báo, luận văn, luận án đã công bố của các nhà nghiên cứu nước ngoài cũng như trong nước, lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn cũng như lĩnh vực y dược đều có tri thức khá sâu sắc và toàn diện về đạo đức, kinh tế, sự tác động qua lại giữa kinh tế và đạo đức, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đạo đức mới, y đức người cán bộ y tế từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Đây chính là cơ sở lý luận và thực tiễn để hướng tới giải quyết mục tiêu mà các công trình đã hướng tới. Mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức là mối quan hệ tác động hai chiều. Vì vậy, việc nghiên cứu và tiếp tục làm rõ hơn mối quan hệ này trong nền kinh tế thị trường là việc làm mang tính bức thiết để xây dựng cơ sở lý luận chỉ đạo cho
  • 35. 31 hoạt động thực tiễn nhằm nâng cao y đức cho đội ngũ cán bộ y tế ở nước ta hiện nay. Gần với đề tài luận án, đã có những công trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức, nâng cao y đức người thầy thuốc nói chung. Những kết quả nghiên cứu đó đã góp phần định hình cho tác giả về phương pháp, định hướng tiếp cận, triển khai những nội dung tiếp tục làm rõ theo phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đây là nguồn tư liệu quan trọng để tác giả có thể kế thừa, bổ sung và phát triển trong luận án của mình. Tuy nhiên, liên quan đến đề tài luận án còn nhiều vấn đề chưa được bàn đến hoặc chưa được làm rõ hoặc chưa được đề cập một cách có hệ thống hoặc không gần với mục tiêu và nhiệm vụ đề tài luận án này đặt ra. Do đó, luận án cần tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản sau: Một là, làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận chung về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở nước ta hiện nay. Do đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu khác nhau, nên các công trình khoa học trong và ngoài nước hoặc là chỉ nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức nói chung hoặc là chỉ nghiên cứu ảnh hưởng mặt trái của kinh tế thị trường đến đạo đức hoặc là chỉ nghiên cứu về việc xây dựng đạo đức trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mà chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu tác động của mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức đến y đức của người thầy thuốc ở Việt Nam hiện. Đây chính là một trong những vấn đề đặt ra và đòi hỏi luận án cần được tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống. Hai là, nghiên cứu về thực trạng và một số vấn đề đặt ra trong việc vận dụng quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở Việt Nam hiện nay Trên cơ sở phân tích vị trí, vai trò của người cán bộ y tế, một số công trình nghiên cứu đã có đã phản ánh được ở một số khía cạnh nhất định về thực trạng giáo dục đạo đức hoặc thực trạng y đức của người thầy thuốc ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, việc đi sâu nghiên cứu thực trạng vận dụng quan hệ giữa kinh tế và
  • 36. 32 đạo đức gắn với nâng cao y đức thì chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống. Vì vậy, đây cũng là một trong những vấn đề đặt ra và cần được tiếp tục giải quyết cặn kẽ trong luận án của tác giả. Ba là, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm vận dụng có hiệu quả mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Ở nước ta có một số đề tài khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội hoặc chuyên ngành y tế công cộng đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực hành y đức, giảng dạy đạo đức y học của một nhóm đối tượng người thầy thuốc như sinh viên ngành y hay điều dưỡng một bệnh viện. Trên cơ sở đó, đề xuất một số khuyến nghị, biện pháp can thiệp và đánh giá kết quả áp dụng một số biện pháp can thiệp nhằm nâng cao nhận thức, thực hành y đức của đối tượng mà đề tài tập trung nghiên cứu theo góc độ của khoa học chuyên ngành. Những công trình đó chủ yếu là do những người làm việc nhiều năm trong ngành y tổng kết và đề xuất nên nội dung đề cập còn hạn hẹp, thiếu sự khái quát ở tầm lý luận triết học. Một số công trình thuộc lĩnh vực khoa học xã hội đã đề cập đến việc nâng cao y đức, giáo dục đạo đức của người thầy thuốc hay phát huy vai trò trí thức cho ngành y tế. Tuy nhiên, qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy chưa có tác giả nào trực tiếp nghiên cứu, đề cập đến việc vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức gắn liền với vấn đề giáo dục, nâng cao y đức cho đội ngũ cán bộ ngành y tế ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu trên đây là những tư liệu quý báu để tôi tham khảo, kế thừa trong quá trình thực hiện đề tài:"Vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở Việt Nam hiện nay". TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Các công trình khoa học được khảo sát đã đề cập đến mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay từ rất sớm các tác giả đã chỉ ra được sự biến đổi của các giá trị đạo đức
  • 37. 33 trong xã hội Việt Nam; tác động qua lại giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đạo đức để từ đó đưa ra các giải pháp khác nhau để nhằm hướng tới việc xây dựng đạo đức, nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ các phương pháp tiếp cận khác nhau, một số tác giả, một số công trình bước đầu đã trình bày được nét lý luận chung về y đức như quan niệm về y đức; giáo dục y đức đối với người thầy thuốc; nâng cao y đức cho đội ngũ thầy thuốc; những chuẩn mực đạo đức của người thầy thuốc, v.v.. Một số tác giả đã nghiên cứu về thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao y đức cho người thầy thuốc. Kết quả nghiên cứu ở các công trình đó đã trực tiếp định hình cho tác giả về phương pháp tiếp cận, triển khai một vấn đề khoa học theo phạm vi khảo sát của đề tài. Đây là những tư liệu quý giá, đáng trân trọng để tác giả kế thừa, bổ sung và phát triển trong quá trình thực hiện đề tài luận án của mình. Tuy nhiên, liên quan đến đề tài luận án vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa được bàn đến hoặc đã đề cập nhưng chưa thành hệ thống, không gần với mục tiêu và nhiệm vụ mà đề tài luận án này đã đặt ra.
  • 38. 34 Chương 2 VẬN DỤNG QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG VIỆC NÂNG CAO Y ĐỨC CHO CÁN BỘ NGÀNH Y TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 2.1. MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ ĐẠO ĐỨC, XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1.1. Khái niệm kinh tế, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đạo đức * Khái niệm kinh tế Trong quá trình phát triển, loài người đã trải qua nhiều nấc thang lịch sử. Cơ sở của việc chuyển từ nấc thang thấp lên một nấc thang cao hơn của sự tiến bộ xã hội gắn liền với sự phát triển của quá trình sản xuất. Sản xuất vật chất luôn luôn có một thuộc tính chung vốn có, đó là quá trình tác động lẫn nhau giữa con người với con người và giữa con người với tự nhiên, trong đó con người biến đổi vật thể tự nhiên và làm cho chúng thích ứng với việc thỏa mãn nhu cầu của mình. Chính quá trình sản xuất lặp đi lặp lại hình thành nên chế độ kinh tế trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Các nhà kinh tế học Liên Xô trước đây quan niệm: Kinh tế là tổng thể các quan hệ sản xuất - xã hội nhất định trong lịch sử hoặc chế độ kinh tế của xã hội phù hợp với mỗi trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất. Nhân tố quyết định kinh tế là quan hệ sở hữu về công cụ sản xuất và tư liệu sản xuất. Ngoài quan hệ sở hữu về công cụ và tư liệu sản xuất ra, chế độ kinh tế còn bao gồm địa vị và quan hệ của người ta trong quá trình sản xuất phụ thuộc vào tính chất của chế độ sở hữu, sự trao đổi hoạt động giữa người ta với nhau và quan hệ phân phối [29, tr.279]. Theo quan niệm phổ biến hiện nay:
  • 39. 35 Kinh tế là toàn bộ các hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của một cộng đồng hay một quốc gia... Một hệ thống kinh tế là một tập hợp các nguyên tắc, cách thức và yếu tố chi phối các hoạt động kinh tế. Các hệ thống kinh tế thường được nói đến gồm kinh tế truyền thống, kinh tế kế hoạch, kinh tế thị trường, và kinh tế hỗn hợp. Đây là các mô hình một mặt được dùng để mô tả các nền kinh tế đã và đang tồn tại, mặt khác được chọn dùng để dẫn dắt, điều hành các nền kinh tế [7]. * Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người tồn tại hai kiểu tổ chức kinh tế đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hóa. Xét về mặt lịch sử, thị trường xuất hiện vào thời điểm kinh tế hàng hóa ra đời, nhưng không vì thế mà gọi kinh tế hàng hóa là kinh tế thị trường. Chỉ đến khi thị trường được mở rộng phong phú, hoàn thiện, đồng bộ và trở thành nhân tố kích thích sự tăng trưởng của hàng hóa - dịch vụ, các quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất xã hội đều được tiền tệ hóa; các yếu tố của sản xuất như đất đai và tài nguyên, vốn bằng tiền và vốn vật chất, sức lao động, công nghệ và quản lý; các sản phẩm và dịch vụ làm ra; chất xám, v.v.. đều là đối tượng mua bán, là hàng hóa thì kinh tế thị trường mới xuất hiện. Như thế có thể nói kinh tế thị trường là một thành tựu phát triển của lịch sử. Tự nó không xấu nhưng mục đích khai thác khác nhau thì nó mang tính chất khác nhau, theo những định hướng khác nhau. Vì thế, đến chủ nghĩa tư bản, kinh tế hàng hóa giản đơn trở thành kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa, trở thành kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Trong chủ nghĩa tư bản, những quan hệ kinh tế của kinh tế thị trường và của chủ nghĩa tư bản thâm nhập vào nhau thành một thể thống nhất. Do đó, nhiều người nhầm lẫn đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản và coi nó là sản phẩm riêng có của chủ nghĩa tư bản. Có thể nói, về cơ bản nhiều thập kỷ trước đây, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã có quan niệm chung như vậy. Đấy chính là một trong những sai lầm đòi hỏi phải có những thay đổi.