SlideShare a Scribd company logo
1 of 94
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HOÀNG ĐÌNH TRUNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG RAU
AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HOÀNG ĐÌNH TRUNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG RAU
AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số : 8 34 04 10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN PHÚ THÁI
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu trong Luận văn đảm bảo tính chính sác, tin cậy và trung
thực.
Vậy, tôi viết Lời cam đoan này để Học Viện khoa học xã hội xem xét
để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Tác giả Luận văn
Hoàng Đình Trung
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN ........................................... 8
1.1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với thị trường.................. 8
1.2. Thị trường rau an toàn.................................................................................22
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 32
2.1. Thực trạng chủ thể, đối tượng và mục tiêu quản lý nhà nước đối với thị trường
rau an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng........................................................32
2.2. Thực trạng đảm bảo các nguyên tắc về quản lý nhà nước đối với thị trường rau
an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng .............................................................40
2.3. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý nhà nước đối với thị trường rau an
toàn trên địa bàn Đà Nẵng..................................................................................43
2.4. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với thị trường rau
an toàn trên địa bàn Đà Nẵng .............................................................................52
2.5. Đánh giá quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn trên địa bàn Đà Nẵng
hiện nay ............................................................................................................57
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 62
3.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển thị trường rau an toàn của ngành nông nghiệp;
phương hướng kế hoạch phát triển sản xuất và quản lý thị trường rau an toàn ......62
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn
trên địa bàn Đà Nẵng.........................................................................................65
3.3. Kiến nghị....................................................................................................77
KẾT LUẬN......................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Từ viết tắt
ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm
QLNN Quản lý nhà nước
RAT Ràu an toàn
DANH MỤC BẢNG
Số
hiệu
Tên bảng Trang
2.1
Danh sách, diện tích quận, huyện các cơ sở được cấp giấy chứng
nhận RAT 2018
35
2.2 Đánh giá năng suất, sản lượng rau, RAT tại Đà Nẵng. 36
2.3 Tình hình nguồn cung rau từ các địa phương vào Đà Nẵng 36
2.4
Giá một số loại RAT do các cơ sở sản xuất - kinh doanh RAT
trên địa bàn Đà Nẵng cung cấp
38
2.5 Đánh giá về thị trường RAT trên địa bàn Đà Nẵng 39
2.6
Đánh giá về mục tiêu QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn
Đà Nẵng
40
2.7
Đánh giá về nguyên tắc QLNN đối với thị trường RAT trên địa
bàn Đà Nẵng
42
2.8
Quy hoạch vùng và diện tích sản xuất RAT trên đại bàn Đà Nẵng
giai đoạn 2016 - 2020
44
2.9 Đánh giá quy hoạch đất trồng RAT ở Đà Nẵng 45
2.10
Đánh giá về thực trạng nguồn lực phát triển thị trường RAT ở Đà
Nẵng
47
2.11
Sản lượng và cơ cấu RAT tiêu thụ tại các kênh phân phối tháng
12/2018
48
2.12 Đánh giá hiệu quả kênh phân phối RAT trên địa bàn Đà Nẵng 49
2.13
Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý thị trường
RAT trên địa bàn Đà Nẵng
51
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số
hiệu
Tên sơ đồ Trang
2.1 Mô hình tổ chức sản xuất và quản lý RAT 33
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau không chỉ là món ăn giúp bữa ăn ngon hơn mà chúng có vai trò
cung cấp dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với cơ thể con người. Trong khi
nhu cầu rau xanh nói chung và RAT ngày càng tăng, các địa chỉ cung cấp
RAT ngày càng nhiều, nhưng người tiêu dùng để có thể mua được rau tươi,
ngon, an toàn lại không dễ dàng chút nào. Những vụ ngộ độc thực phẩm vừa
qua (trong đó có rau xanh) khiến người tiêu dùng hoang mang, không phân
biệt được đâu là sản phẩm RAT và đâu sản phẩm không an toàn, từ đó có thể
thấy rằng chất lượng rau đang là vấn đề rất đáng quan tâm. Không ít hộ dân
trồng rau do chạy theo lợi nhuận đã không tuân thủ quy trình sản xuất nên
chất lượng không đạt yêu cầu là nguyên nhân khiến người tiêu dùng không tin
tưởng vào chất lượng RAT. RAT tại các cửa hàng và siêu thị dù được đóng
gói, giới thiệu các tiêu chuẩn an toàn, giá cao nhưng người tiêu dùng cũng
không thể biết nguồn gốc sản phẩm ở đâu, do phần lớn chưa có thông tin rõ
ràng nhà sản xuất trên tem phụ. Thêm vào đó là sự thiếu trách nhiệm của các
cơ quan QLNN đối với thị trường RAT, quy trình sản xuất chưa được kiểm
soát một cách chặt chẽ và khoa học, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý
trong các cơ quan QLNN có thẩm quyền còn hạn chế, các vùng sản xuất RAT
chưa tập trung và còn manh mún, nhỏ lẻ, quy trình sản xuất,cán bộ kỹ thuật
chưa thực sự sâu sát với các vùng sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu
kém, chưa có kế hoạch hoặc đã xây dựng kế hoạch nhưng khi thực hiện không
bám vào kế hoạch đã được duyệt, chính sách cụ thể để quản lý thị trường
RAT, đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe
con người.
Nhu cầu về rau của thành phố Đà Nẵng rất lớn, khoảng 100.000 đến
2
130.000 tấn/năm, nhưng lượng rau sản xuất của thành phố chỉ đạt khoảng
8.000 đến 10.000 tấn. Trong đó, lượng rau được sản xuất tại các vùng RAT
chỉ chừng 600 tấn/năm bằng 50% nhu cầu. Chỉ 10% số rau được các hợp tác
xã sản xuất RAT kết nối cung cấp cho các cửa hàng, trường học, 80% được
bán cho tiểu thương chợ đầu mối và số còn lại do nông dân tự bán. Hiện nay,
thành phố Đà Nẵng đang gặp phải những khó khăn trong việc phân cấp quản
lý, chưa xác định được đơn vị chủ trì. Bên cạnh đó, sự biến động về giá và
thời gian bảo quản ngắn cũng sẽ tạo ra những khó khăn không nhỏ trong quản
lý. Để góp phần giảm thiểu những vụ ngộ độc do sử dụng rau không đảm bảo
an toàn, không rõ nguồn gốc xuất xứ, để người dân tin tưởng và yên tâm hơn
khi sử dụng sản phẩm RAT, nghiên cứa đưa ra các giải pháp để quản lý thị
trường RAT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian sắp tới một cách
khoa học và hiệu quả hơn. Do đó, tôi đã lựa chọn vấn đề “Quản lý nhà nước
đối với thị trường rau an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” làm đề tài
luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đề tài tìm đọc các tài liệu
Nghiên cứu thị trường quả của Trung Quốc “Product market study: fruit
market in China”, Viện nghiên cứu Nông nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu đề cập
tới thị trường tiêu thụ của Trung Quốc, các yếu tố ảnh hưởng tới mức tiêu thụ
của Trung Quốc như thu nhập, thị hiếu, tính thời vụ, sự khác biệt về vùng. Bên
cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra các chiến lược marketing của Trung Quốc đối
với quả như: kênh phân phối, xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường, các cản
trở đối với việc thực hiện các [52].
Bui Thi Gia, Dang Van Tien, Tran The Tuc và Satoshi Kai (2014),
“Agricultural Products Marketing in Japan and Vietnam”, Viện nghiên cứu
nông nghiệp Việt Nam. Nhóm tác giả đã có những đánh giá rất chi tiết và cụ thể
3
về thị trường rau quả Nhật Bản, phân tích những biến động về chức năng và cơ
cấu thị trường rau quả ở Nhật Bản. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau ở ngoại ô
Đà Nẵng, từ đó có những đánh giá về nguồn cung RAT, cầu RAT và giá RAT
trên thị trường Đà Nẵng [45].
Grisana Linwattana (2009), “Vegetable Production and Processing
Experience in Thailand”. Horticulture Research Institute Department of
Agriculture, Chatuchak, Bangkok 10900, Thailand. Tác giả Grisana Linwattana
đã có những hệ thống về thị trường các sản phẩm nông nghiệp của Thái Lan
trong đó có sản phẩm RAT. Trên cơ sở đánh giá những lợi thế của các sản phẩm
rau của Thái sau khi xuất đi các nước trên thế giới [46].
Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (2012), “Ngành rau quả
ở Việt Nam: Tăng giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu dùng”, đây là nghiên cứu
do Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế thực hiện dưới sự tài trợ
của Tổ chức Hỗ trợ kỹ thuật Đức (GTZ) và Bộ Hợp tác kinh tế quốc tế Đức
(BMZ). Đây là nghiên cứu rất quy mô về toàn ngành rau quả Việt Nam.
Nghiên cứu tiến hành khảo sát từ người sản xuất, buôn bán, chế biến, xuất
khẩu trên các vùng sản xuất. Nghiên cứu cũng tập trung vào rất nhiều các mặt
hàng rau quả chính của Việt Nam như xoài, dứa, thanh long, nhãn, vải, bắp
cải, cà rốt, dưa chuột. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử dụng số liệu từ VLSS
1998/2002 để phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ tại Việt Nam, đánh giá
tác động của giá và chi tiêu tới cầu của hàng hoá. Nhìn chung đây là nghiên
cứu rất công phu của Việt Nam, đề cập xuyên suốt ngành hàng rau quả Việt
Nam từ sản xuất tới tiêu dùng [41].
Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam (2014), “Nghiên cứu
luận cứ khoa học để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
CNH, HĐH”, đề tài Khoa học cấp Nhà nước. Trong đề tài này, những vấn đề
về cơ sở khoa học cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
4
hướng CNH-HĐH ở Việt Nam được nghiên cứu chi tiết, hệ thống. Trong đó,
những vấn đề về lý luận về cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành, cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo lãnh thổ và cơ cấu theo thành phần được làm rõ hơn
về bản chất, đặc trưng và các nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt, những vấn đề thực tiễn của quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam sau hơn 15 năm đổi mới
được các tác giả nghiên cứu trên tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp [40].
RIFAV và VASI (2016), Chiến lược của các tác nhân trong kênh cung
cấp rau cho Đà Nẵng (StRATegies of stakeholders in vegetable commodity
chain supplying Hanoi market), tìm hiểu về thực trạng của một số vùng cung
cấp rau cho Đà Nẵng, mô tả dòng (flow) cung cấp cho thị trường rau Đà Nẵng,
tìm hiểu vai trò và mối quan hệ giữa các tác nhân trong các kênh ngành hàng
cung cấp rau cho thị trường Đà Nẵng và những thuận lợi cũng như cản trở đối
với từng tác nhân. Nghiên cứu tập trung vào kênh tiêu thụ của 4 vùng khác
nhau. Nghiên cứu cho thấy rằng mối quan hệ giữa các vùng sản xuất và các chợ
phụ thuộc vào khoảng cách từ vùng sản xuất tới các chợ. Các tác nhân tham gia
trực tiếp vào thị trường, đặc biệt là người sản xuất và người thu gom nhằm tăng
thu nhập, tạo sự cạnh tranh cao hơn [20].
Tác giả Đinh Đức Huấn (2017), “Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu
thụ rau sạch tại trung tâm kỹ thuật rau hoa quả Đà Nẵng”, trên cơ sở kết quả
điều tra khảo sát tình hình sản xuất và tiêu thụ rau sạch tại Trung tâm kỹ thuật
rau hoa quả Đà Nẵng, nghiên cứu phân tích một số yếu tố gây ảnh hưởng đến
quá trình sản xuất rau sạch, đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ
rau sạch đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa quá trình
sản xuất và tiêu thụ rau sạch [13].
Tóm lại, những nghiên cứu trong và ngoài nước đã tạo nền tảng về
phương pháp nghiên cứu cho đề tài “QLNN đối với thị trường RAT trên địa
5
bàn thành phố Đà Nẵng”. Những nội dung QLNN đối với thị trường RAT trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng tiếp tục phải được triển khai nghiên cứu. Chính vì
thế, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp đồng bộ để hoàn thiện QLNN đối
với thị trường RAT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là đòi hỏi cấp thiết, thể
hiện tính mới và không trùng với các công trình đã công bố trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên sở lý luận và thực trạng QLNN, đề xuất các giải pháp và kiến
nghị nhằm hoàn thiện QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Thành
phố Đà Nẵng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN đối với thị trường
RAT.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng QLNN đối với thị trường RAT trên
địa bàn Đà Nẵng.
- Đưa ra một số đề xuất về giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện
QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Đà Nẵng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động QLNN đối với thị trường RAT
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian nghiên cứu và hiểu biết của cá nhân nên đề tài
tập trung nghiên cứu thực trạng thị trường RAT trên địa bàn Đà Nẵng trong 3
năm từ năm 2016 đến năm 2018, giải pháp đưa ra đến năm 2025.
Nội dung nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu thực trạng quản lý thị
trường RAT của các cơ quan QLNN, chủ yếu về các nội dung quản lý thị
trường của các chủ thể QLNN địa phương có liên quan.
6
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu dùng phương pháp thu thập dữ liệu, phân tích các dữ liệu
sơ cấp và thứ cấp thu thập được.
Phương pháp thu thập dữ liệu là phương pháp cơ bản được sử dụng trong
các công trình nghiên cứu, nó góp phần quan trọng để đưa ra những nhận
định, đánh giá đúng đắn và có cơ sở khoa học. Các dữ liệu thu được từ hai
nguồn: Dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp:
Thông tin dữ liệu thứ cấp được lấy từ các nguồn sách báo, giáo trình, tạp
chí, internet và các tài liệu nghiên cứu có liên quan để phục vụ cho việc nghiên
cứu của đề tài. Khi đã có được kết quả điều tra tiến hành phân tích, tổng hợp
sau đó tiến hành xử lý bằng các phương pháp thống kê, phương pháp thủ công
nhằm làm cơ sở đánh giá thực trạng thị trường và quản lý thị trường RAT trên
địa bàn Đà Nẵng hiện nay.
Dữ liệu sơ cấp:
Đề tài thu thập dữ liệu sơ cấp bằng việc tiến hành điều tra chọn mẫu
nhóm tác giả thiết lập các phiếu điều tra bao gồm những câu hỏi lựa chọn
phương án trả lời về những vấn đề liên quan đến thực trạng thị trường RAT
và tình hình QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Đà Nẵng và các câu
hỏi mở đi sâu vào tìm hiểu những ý kiến, kiến nghị của các chủ cơ sở kinh
doanh cũng như các cán bộ quản lý. Phiếu điều tra được gửi đến các đối
tượng khác nhau là những người tiêu dùng ở một số địa điểm trên địa bàn Đà
Nẵng, phiếu điều tra trắc nghiệm tại một số cơ sở kinh doanh RAT, tại Chi
cục Quản lý thị trường Đà Nẵng.
Đề tài phát ra 120 phiếu khảo sát, thu về 102 phiếu, có 90 phiếu hợp lệ
được sử dụng để phân tích đánh giá số liệu trong luận văn.
Đối tượng khảo sát là cán bộ quản lý và các chủ doanh nghiệp sản xuất,
7
kinh doanh RAT.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn đóng góp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu, hoàn
thiện các nội dung về QLNN đối với một đối tượng cụ thể.
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin tổng quan về thực trạng QLNN
đối với thị trường RAT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; nguyên nhân của
những hạn chế và đề xuất những giải pháp hoàn thiện và tăng cường tổ chức
thực hiện QLNN đối với thị trường này.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công
tác nghiên cứu các nội dung liên quan đến khoa học về kinh tế nói chung và
chuyên ngành quản lý kinh tế nói riêng.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng, tài liệu tham khảo... luận
văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn QLNN đối với thị trường
RAT
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng QLNN đối với thị trường
RAT trên địa bàn Đà Nẵng
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện QLNN đối với thị trường RAT trên địa
bàn Đà Nẵng
8
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN
1.1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với
thị trường
1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với thị trường
Sự phát triển của sản xuất hàng hóa, sự ra đời của nền kinh tế thị trường
đòi hỏi phải có sự QLNN đối với nền kinh tế mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nền
kinh tế thị trường cùng với cơ chế sản xuất của nó đã tạo ra lượng của cải vất
chất nhiều hơn tất cả các nền kinh tế trước nó làm ra. Cơ chế thị trường có
khả năng điều tiết nền sản xuất xã hội, phân bổ các nguồn tài nguyên vào các
khu vực sản xuất mà không cần một sự điều khiển nào. Cũng chính vì thể mà
nó tồn tại những khuyết tật mang tính cơ chế như thị trường phát triển tự phát,
đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích xã hội, cạnh tranh không lành mạnh, phân
hóa giàu nghèo… Những khuyết tật này chính bản thân thị trường không thể
sửa chữa mà cần tới một chủ thể khách quan đứng cao hơn thị trường để điều
tiết, đó chỉ có thể là Nhà nước [8, tr.16].
Quản lý có thể hiểu với ý nghĩa thông thường, phổ biến, với phạm vi rất
rộng là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức của chủ thể vào đối
tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và các hành vi của con
người, nhằm duy trì tính ổn định và sự phát triển của đối tượng theo những
mục tiêu đã định [8, tr.19].
QLNN về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà
nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực
kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát
triển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc
tế [8, tr.21].
9
Theo nghĩa rộng, QLNN về kinh tế dược thực hiện thông qua cả ba loại
cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước.
Theo nghĩa hẹp, QLNN về kinh tế được hiểu như hoạt động quản lý có
tính chất Nhà nước nhằm điều hành nền kinh tế, được thực hiện bởi cơ quan
hành pháp (Chính phủ).
QLNN về kinh tế nhằm khắc phục những nhược điểm, hạn chế khuyết
tật của cơ chế thị trường đồng thời tạo điều kiện cho cơ chế thị trường hoạt
động hiệu quả. Nhà nước điều tiết, khống chế và định hướng các hoạt động
kinh tế trên thị trường việc hoạch định các chương trình, chiến lược và kế
hoạch phát triển cho từng vùng, từng khu vực nhưng thống nhất trong chiến
lược phát triển chung của toàn quốc gia.
Từ việc tìm hiểu các khái niệm về QLNN, QLNN về kinh tế và QLNN
về thương mại ta có khái niệm về QLNN về thị trường như sau:
“QLNN đối với thị trường là hoạt động của các cơ quan QLNN thông qua
các công cụ, phương pháp quản lý tác động đến thị trường nhằm xác định rõ
chiến lược, quy hoạch, chủ thể kinh doanh, nguồn gốc xuất xứ, hệ thống hạ tầng,
kênh phân phối sản phẩm… nhằm định hướng, dẫn dắt các chủ thể sản xuất,
kinh doanh thực hiện đúng và hiệu quả các quy định của Nhà nước đối với thị
trường”.
Từ các khái niệm được nêu ở trên ta thấy QLNN địa phương đối với thị
trường RAT là một bộ phận của QLNN về thị trường RAT.
1.1.2. Các nguyên tắc quản lý nhà nước đối với thị trường
(1) Nguyên tắc dân chủ, công bằng, công khai.
Dân chủ: có sự tham gia của tất cả các bên trong quá trình xây dựng, triển
khai và giám sát quản lý đối với thị trường gồm: Cơ quan quản lý, doanh nghiệp
sản xuất, Hợp tác xã, chủ đầu tư và đại diện của những hộ nông dân và người
tiêu dùng…
Công bằng: trong cùng một thời điểm, các đối tượng được quản lý và
giám sát như nhau trong việc sản xuất và kinh doanh mặt hàng cụ thể.
10
Công khai: Công khai các nguyên tắc, tiêu chuẩn sản xuất và sơ chế,
công khai các văn bản quản lý và quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng đối với mặt
hàng cụ thể.
(2) Nguyên tắc đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, lợi ích của
doanh nghiệp, hộ sản xuất và người tiêu dùng
Nhà nước là người vừa quyết định các chính sách liên quan đến quản lý
thị trường vừa là người đưa ra các biện pháp xử lý hài hoà lợi ích của doanh
nghiệp, hộ sản xuất và người tiêu dùng. Doanh nghiệp sản xuất hay hộ sản
xuất và kinh doanh hợp pháp khi tuân thủ đúng các quy trình, quy tắc sản
xuất, tuân thủ đúng Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp… một cách thoả
đáng theo quy định của pháp luật.
(3) Nguyên tắc quản lý kết hợp theo ngành và lãnh thổ: Nguyên tắc này
giúp các chủ thể và đối tượng quản lý biết vận dụng triển khai các văn bản
QLNN của ngành, đồng thời đánh giá sự phù hợp của các chính sách với tình
hình thực tế của địa phương.
(4) Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý:
Hiệu lực và hiệu quả của chính sách luôn là mục tiêu cuối cùng của các cơ
quan quản lý. Chính vì thế khi triển khai cần có những tiêu chí rõ ràng nhằm
đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả.
1.1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với thị trường
1.1.3.1. Chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và mục tiêu quản lý nhà nước
đối với thị trường
Chủ thể QLNN về thị trường là toàn bộ các cơ quan nhà nước có trách
nhiệm quản lý đối với thị trường.
- Trung ương: Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Tài chính…
- Địa phương: Gồm các sở ban ngành như: UBND, Sở công thương, Sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở kế hoạch đầu tư… Các phòng ban
cấp huyện…
11
Đối tượng QLNN về thị trường là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã
hội, hộ sản xuất ở trung ương, địa phương và các đối tượng khác có liên quan
đến sản xuất và kinh doanh mặt hàng cụ thể.
Mục tiêu QLNN về thị trường là hình thành một thị trường cạnh tranh lành
mạnh. Giúp các nhà sản xuất, người tiêu dùng có cơ sở pháp lý trong sản xuất
kinh doanh.
1.1.3.2. Các nội dung quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn
- Chiến lược và quy hoạch thị trường
Chiến lược phát triển thị trường bao gồm các hoạt động, biện pháp của
cơ quan nhà nước nhằm thúc thị trường phát triển theo hướng đồng bộ, bền
vững. Các chiến lược và quy hoạch về thị trường giúp định hướng thị trường
về cung, cầu, giá và kênh phân phối giúp các chủ thể quản lý, chủ thể kinh
doanh xác định rõ quyền và nghĩa vụ quả mình khi tham gia vào thị trường.
Để thực hiện chiến lược và quy hoạch thị trường, Nhà nước tạo điều kiện
thuận lợi cho các chủ thể thực hiện đầy đủ đúng pháp luật, tham gia phát triển
sản xuất, kinh doanh, liên doanh, liên kết tạo ra một thị trường rộng lớn... Bên
cạnh đó, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi mục đích sử
dụng đất theo quy định của pháp luật để thúc đẩy tạo vùng sản xuất. Khuyến
khích phát triển trang trại, nhất là ở những nơi còn nhiều đất chưa sử dụng
hoặc khai thác chưa hiệu quả. Diện tích đất Nhà nước giao, cho thuê làm
trang trại theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện đất đai của
mỗi địa phương, với thời gian theo chu kỳ của dự án, tối đa là 50 năm [15].
Để thực hiện được điều đó Nhà nước thiết lập các cơ quan và hệ thống tổ
chức quản lý, sử dụng bộ máy này để hoạch định các chiến lược, quy hoạch,
chính sách, các văn bản pháp quy khác về quản lý thương mại. Nhà nước vừa
là người ban hành các chính sách, các quy định, vừa là người chịu trách
nhiệm tổ chức thực hiện nhằm đưa chúng vào thực tiễn hoạt động của các
doanh nghiệp. Trong quá trình đó, nhà nước sử dụng quyền lực, sử dụng
những công cụ quản lý để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng và
12
có lợi cho các cá nhân, tổ chức sản xuát và kinh doanh RAT. Nếu môi trường
kinh doanh phù hợp, nghĩa là có sự đồng thuận, thống nhất giữa nhà nước và
doanh nghiệp.
- Chủ thể sản xuất, kinh doanh và nguồn gốc xuất xứ hàng hóa
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì Chủ thể kinh doanh
là Tổ chức, cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh (hoặc giấy phép đầu tư đối
với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và thực hiện trên thực tế các hoạt
động kinh doanh thu lợi nhuận [19].
Các chủ thể sản xuất, kinh doanh phải được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ra quyết định thành lập, cho phép thành lập hoặc công nhận. Hiện nay,
khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực thì quy chế pháp lý về việc
thành lập các chủ thể kinh doanh và các doanh nghiệp nói riêng có nhiều thay
đổi theo hướng đơn giản hơn so với trước đây. Theo đó, các chủ thể sản xuất,
kinh doanh RAT là các loại hình doanh nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh của
Luật Doanh nghiệp cùng với hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, và hợp tác xã
trước đây chỉ cần đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Riêng với các chủ thể kinh doanh là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, doanh nghiệp nhà nước, việc thành lập vẫn phải tuân theo những trình
tự thủ tục được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật tương ứng
đang có hiệu lực. Đây là đặc điểm xác lập tư cách chủ thể pháp lý độc lập của
các chủ thể kinh doanh, làm cơ sở để nhà nước thừa nhận và bảo vệ các chủ
thể kinh doanh trước pháp luật [4].
- Quản lý cơ sở hạ tầng và hệ thống kênh phân phối
(1) Quản lý cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố ảnh hưởng có tính quyết định
đến sự phát triển thị trường. Sản xuất, kinh doanh đỏi hỏi phải tuân thủ
nghiêm ngặt điều kiện và quy trình sản xuất. Nếu cơ sở hạ tầng, như giao
thông, hệ thống nhà lưới, nhà kính… không đảm bảo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
13
việc áp dụng các quy trình kỹ thuật và đảm bảo điều kiện cho sản xuất, kinh
doanh. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phải đi liền và phù hợp với quy hoạch
phát triển vùng sản xuất, nếu không nó sẽ làm giảm hiệu quả của đầu tư, thậm
chí lại có tác động tiêu cực đối với việc phát triển sản xuất. Như vậy, rất cần
thiết phải đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ tạo điều kiện thuận
lợi cho sản xuất phát triển ổn định nguồn cung ra thị trường vừa đảm bảo
VSATTP hạn chế được nhập các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
(2) Quản lý hệ thống kênh phân phối
Cơ sở hạ tầng và hệ thống kênh phân phối có vai trò quan trọng trong
việc sản xuất và tiêu thụ hiệu quả. Cơ sở hạ tầng cho kinh doanh bao gồm hệ
thống cửa hàng, chợ đầu mối, siêu thị, đường giao thông. Hệ thống kênh phân
phối bao gồm: từ người sản xuất - người bán buôn - người bán lẻ - người tiêu
dùng, người sản xuất - người bán lẻ - người tiêu dùng, người sản xuất - người
tiêu dùng.
Nội dung quản lý cơ sở hạ tầng và hệ thống kênh phân phối của Nhà nước
tập trung vào các vấn đề cơ bản sau: Nhà nước phải trực tiếp quy hoạch các chợ
đầu mối, chuỗi cửa hàng, xây dựng hệ thống đường giao thông, nhà kho, sơ
chế… đầu tư hỗ trợ người nông dân về vốn, kỹ thuật… Hỗ trợ các địa phương
xây dựng quỹ vốn bình ổn giá trong đó có bình ổn mặt hàng, tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh chủ động nguồn vốn, giúp người dân
được dùng các sản phẩm với mức giá ổn định khi thị trường có nhiều biến động
về giá cả. Tăng cường quản lý hệ thống kênh phân phối theo kế hoạch và khuyến
khích các cá nhân, tổ chức tham gia đầu tư và phát triển mạng lưới phân phối
thương mại.
- Quản lý, kiểm tra chất lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp trên thị trường
Quản lý, kiểm tra chất lượng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường là một nội
dung quan trọng của nhà nước đối với thị trường, góp phần định hướng, dẫn
dắt các chủ thể tham gia sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ một cách
hiệu quả. Quản lý và kiểm soát chất lượng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường
14
tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: Cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở
đủ điều kiện sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Ban hành các tiêu chuẩn cụ thể để
đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận
lợi để các cơ sở sản xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hoạt động tốt trên
thị trường. Kiểm tra chặt chẽ các loại hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu và đặc biệt
là các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc [15].
Trong quá trình kiểm tra, khi phát hiện nhà sản xuất không đảm bảo
điều kiện sản xuất, sơ chế, chế biến, không thực hiện đúng quy định và quy
trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ, không thực hiện công bố sản phẩm phù hợp
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thì cơ quan quản lý yêu cầu nhà sản xuất thực
hiện ngay các biện pháp khắc phục, sửa chữa trong giới hạn thời gian cụ thể;
trong vòng 24 giờ phải báo cáo cơ quan kiểm tra để xử lý theo thẩm quyền;
trước khi tiếp tục đưa sản phẩm ra thị trường nhà sản xuất phải thông báo
bằng văn bản cho cơ quan kiểm tra.
Trong quá trình kiểm tra, khi phát hiện có dấu hiệu không đảm bảo chất
lượng thì đoàn kiểm tra được phép lấy mẫu sản phẩm. Nếu kết quả kiểm nghiệm
khẳng định sản phẩm không phù hợp thì cơ quan kiểm tra thông báo công khai
trên phương tiện thông tin đại chúng; tạm đình chỉ sản xuất, chế biến sản phẩm
không phù hợp để khắc phục vi phạm; tuỳ mức độ vi phạm cơ quan kiểm tra
kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt theo quy định.
1.1.4. Phương pháp và công cụ quản lý nhà nước đối với thị trường
1.1.4.1. Phương pháp quản lý nhà nước đối với thị trường
Các phương pháp QLNN đối với thị trường là tổng thể những cách thức
tác động có chủ đích của Nhà nước lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục
tiêu đã đề ra trong những điều kiện cụ thể về không gian và thời gian nhất
định. Các phương pháp QLNN nói chung và QLNN đối với thị trường nói
riêng có vai trò rất quan trọng trong hệ thống quản lý. Nó thể hiện cụ thể mối
quan hệ qua lại giữa Nhà nước với đối tượng và khách thể quản lý. Mối quan
hệ giữa Nhà nước với các đối tượng và khách thể quản lý rất đa dạng và phức
15
tạp. Vì vậy, các phương pháp quản lý thường xuyên thay đổi tuỳ theo tình
huống cụ thể nhất định, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng đối tượng [8].
- Phương pháp hành chính
Phương pháp này là phương pháp tác động mang tính trực tiếp, dựa vào
mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý, mà thực chất đó là mối quan hệ
giữa quyền uy và sự phục tùng. Phương pháp quản lý hành chính đối với thị
trường RAT là cách thức tác động trực tiếp của cơ quan quản lý thông qua các
quyết định dứt khoát có tính chất bắt buộc bằng các mệnh lệnh hành chính lên
các chủ thể quản lý và đối tượng kinh doanh trong quan hệ đất đai. Nó đòi hỏi
chủ thể kinh doanh phải chấp hành nghiêm chỉnh, nếu vi phạm sẽ bị xử lý
theo pháp luật.
- Phương pháp kinh tế
Là tổng thể các biện pháp kinh tế tác động vào hoạt động QLNN đối với thị
trường, Nhà nước hoặc chính quyền địa phương sử dụng động lực kinh tế để
kích thích, thu hút đầu tư hoặc xử lý những vi phạm liên quan đến QLNN đối
với thị trường.
Chính quyền có thể sử dụng các các chính sách như tiền thưởng, trợ cấp
hay hỗ trợ lãi suất tín dụng, hỗ trợ thuế nhằm tác động vào các nhà đầu tư, các
nhà kinh doanh trong hoạt động kinh doanh. Phương pháp này có ý nghĩa
quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển thị trường… như mở rộng quy
mô thị trường, đổi mới cơ sở vất chất, khoa học - công nghệ...
Phương pháp kinh tế về QLNN đối với thị trường là cách thức tác động
gián tiếp của cơ quan nhà nước vào chủ thể kinh doanh trên thị trường thông
qua các lợi ích kinh tế. Mặt mạnh của phương pháp kinh tế là ở chỗ nó tác
động vào lợi ích của đối tượng bị quản lý làm cho họ phải suy nghĩ, tính toán
và lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất vừa đảm bảo lợi ích của
mình, vừa đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội. Từ đó, đối tượng chịu sự
tác động sẽ tự giác, chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không cần
có sự tác động thường xuyên như phương pháp hành chính.
16
Chính quyền địa phương tác động lên đối tượng quản lý trên cơ sở vận
dụng các phạm trù kinh tế, các đòn bẩy kinh tế, các định mức kinh tế - kỹ
thuật như miễn giảm tiền sử dụng đất, ưu đãi thuế xuất, nhập khẩu… Vì vậy,
phương pháp kinh tế là phương pháp mềm dẻo nhất, dễ thu hút đối tượng
quản lý và ngày càng mang tính phổ biến.
Phương pháp kinh tế giúp nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
giúp cho cơ quan nhà nước giảm bớt được nhiều công việc hành chính như
công tác kiểm tra, đôn đốc có tính chất sự vụ hành chính. Vì vậy, sử dụng
phương pháp này vừa tiết kiệm được chi phí quản lý, vừa giảm được tính chất
cứng nhắc hành chính, vừa tăng cường tính sáng tạo của các cơ quan, tổ chức,
cá nhân.
- Phương pháp tuyên truyền giáo dục
Là cách thức tác động của chính quyền địa phương vào nhận thức và tình
cảm của con người nhằm nâng cao tính tự giác và lòng nhiệt tình của họ trong
QLNN đối với thị trường nói riêng và trong hoạt động kinh kế - xã hội nói
chung. Tuyên truyền, giáo dục là một trong các phương pháp không thể thiếu
được trong công tác QLNN, bởi vì mọi đối tượng quản lý là quản lý con
người, mà con người là tổng hoà của nhiều mối quan hệ xã hội và ở họ có
những đặc trưng tâm lý rất đa dạng. Do đó, cần phải có nhiều phương pháp
tác động khác nhau trong đó có phương pháp giáo dục.
Thực tế, phương pháp giáo dục thường được kết hợp với các phương
pháp khác, hỗ trợ cùng với phương pháp khác để nâng cao hiệu quả công tác.
Nếu chúng ta tách rời phương pháp giáo dục với các phương pháp khác, tách
rời giáo dục với khuyến khích lợi ích vật chất, tách rời giáo dục với sự cưỡng
chế bắt buộc thì hiệu quả của công tác quản lý không cao, thậm chí có những
việc còn không thực hiện được. Nhưng nếu chúng ta kết hợp tốt, kết hợp một
cách nhịp nhàng, linh hoạt phương pháp giáo dục với các phương pháp khác
thì hiệu quả của công tác quản lý sẽ rất cao.
1.1.4.2. Công cụ quản lý nhà nước đối với thị trường
17
Là một chủ thể hoạt động trong hệ thống thương mại, thị trường cũng
chịu sự quản lý của các công cụ QLNN như kế hoạch hóa, các chính sách phát
triển kinh tế và thương mại hay pháp luật về thương mại.
- Công cụ pháp luật
Pháp luật là công cụ quản lý không thể thiếu của các cơ quan QLNN từ
cấp trung ương xuống cấp chính quyền địa phương. Cơ quan QLNN luôn thực
hiện quyền lực của mình bằng các văn bản quy phạm pháp luật để tác động
vào ý chí, điều chỉnh hành vi của đối tượng quản lý [8].
Trong QLNN đối với thị trường, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
bao gồm:
Ở cấp trung ương: là các văn bản luật do Quốc hội - cơ quan quyền lực
cao nhất nhà nước ban hành theo hình thức và thủ tục được quy định trong
Hiến pháp, đó là những văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất. Hoặc các văn
bản dưới luật như pháp lệnh và nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Lệnh và quyết định của của chủ tịch nước; Nghị quyết, nghị định của Chính
phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định, chỉ thị, thông
tư của Bộ trưởng…
Ở cấp địa phương: các văn bản dưới luật là công cụ có vai trò quan
trọng nhất và được sử dụng phổ biến để duy trì trật tự an toàn xã hội trong
lĩnh vực thương mại, thực phẩm và an toàn thực phẩm. Các văn bản dưới luật
để QLNN đối với thị trường RAT của chính quyền địa phương gồm có Nghị
quyết của Hội đồng nhân dân; Quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân các
cấp. Các văn bản được ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của
cơ quan QLNN cấp trung ương hoặc văn bản do UBND ban hành để thi hành
nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Vấn đề sản xuất, kinh doanh gắn chặt với lợi ích vật chất và sức khỏe của
người dân nên dễ nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Trong các mâu thuẫn đó có những
vấn đề phải dùng đến quyết định quản lý mới xử lý được. Do đó, các văn bản
quy phạm pháp luật được ban hành phải rõ ràng, đồng bộ và phù hợp với nguyện
18
vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân, hệ thống lưu trữ thông tin về thị
trường RAT chính xác, cùng với một đội ngũ công chức chuyên nghiệp mới có
thể giải quyết triệt để vấn đề.
- Công cụ Quy hoạch, kế hoạch
Trong QLNN đối với thị trường, quy hoạch, kế hoạch cho sự phát triển
của thị trường là công cụ quản lý quan trọng và là một nội dung không thể
thiếu được trong công tác QLNN đối với thị trường ở tất cả các cấp quản lý.
Quy hoạch, kế hoạch cho thị trường đảm bảo cho việc lãnh đạo, chỉ đạo
của chính quyền địa phương có sự thống nhất trong quản lý đối với thị trường.
Quy hoạch, kế hoạch khi được phê duyệt là cơ sở quan trọng để quyết định
mục đích, định hướng phát triển thị trường. Đây là một công việc khó khăn và
tốn kém cần có sự phối hợp thực hiện của nhiều cơ quan quản lý. Từ đó,
chính quyền địa phương sẽ kiểm soát được mọi diễn biến về tình hình thị
trường, ngăn chặn được việc kinh doanh không an toàn, ảnh hưởng đến sức
khỏe người dân. Đồng thời, thông qua quy hoạch, kế hoạch buộc các đối
tượng tham gia vào thị trường RAT tuân thủ các quy định của Nhà nước và
địa phương về việc tham gia thị trường.
- Công cụ chính sách
Từ góc độ QLNN, chính sách là những cách thức tác động của Nhà nước
vào các lĩnh vực của đời sống xã hội để đạt được mục tiêu định hướng. Chính
sách điều chỉnh những quan hệ ít mang tính ổn định, mềm dẻo, linh động.
Chính sách có tác động nhanh, kịp thời, mạnh mẽ và toàn diện đến nhận thức,
thái độ và hành vi của đối tượng bị tác động. Đặc biệt, chính sách điều chỉnh
động cơ, tạo động lực cho hành vi, hoạt động của các cá nhân và từng nhóm
đối tượng cụ thể [8].
Một số chính sách như:
Huy động và hỗ trợ vốn phát triển sản xuất RAT: Mục tiêu trực tiếp của
chính sách đầu tư trong nông nghiệp nước ta hiện nay là: xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ phù hợp với
19
yêu cầu công nghiệp hóa nông nghiệp. Chính sách đầu tư vào nông nghiệp ở
nước ta hiện nay phải tạo ra sự hài hòa trong phát triển kinh tế nông thôn theo
hướng: một mặt vẫn coi trọng yêu cầu tăng nhanh sản lượng lương thực, thực
phẩm để bảo đảm an toàn lương thực quốc gia, mặt khác tạo ra những điều
kiện vật chất cơ bản để đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi và mở mang công
nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.
Chính sách phát triển hệ thống sản xuất giống cây trồng mới có khả năng
kháng sâu bệnh, giống có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao và các
giống đặc sản, bản địa cần bảo tồn, cụ thể như: giống lúa, ngô, đậu, rau màu,
nấm ăn, dược liệu, cây công nghiệp... Phát triển, đa dạng hóa quy trình và
nhân rộng những mô hình ứng dụng công nghệ mới, nhân rộng các quy trình
ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các kiểu mẫu về sản xuất các loại rau
có năng suất, chất lượng cao, giảm chi phí sản xuất, thân thiện với môi
trường, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn sinh học, phù hợp với điều kiện
phát triển tại địa phương, đáp ứng yêu cầu về nguyên liệu chế biến sau thu
hoạch và thị trường tiêu thụ.
Chính sách ứng dụng những công nghệ mới, những tiến bộ mới về khoa
học công nghệ trong quá trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, đóng gói, bảo quản
chế biến các sản phẩm nhằm tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng, hiệu quả
kinh tế, tạo sản phẩm mới, sản phẩm đạt giá trị gia tăng cao, đáp ứng các yêu
cầu thị trường, an toàn vệ sinh thực phẩm và thân thiện với môi trường.
Chính sách thu mua hàng hóa: Vấn đề này hiện nay được các địa phương
rất quan tâm, các địa phương đã thường xuyên có các hội nghị, các chương
trình xúc tiến thương mại kết nối cung cầu trong lĩnh vực nông nghiệp, liên kết
giữa sản xuất và tiêu thụ cho các sản phẩm nông sản. Thực hiện giám sát, kiểm
tra việc thương nhân nước ngoài thu mua hàng hóa tại Việt Nam; đồng thời phổ
biến các quy định của pháp luật về mua bán hàng hóa của thương nhân nước
ngoài cho bà con người dân hiểu rõ. Theo quy định, thương nhân nước ngoài
không được phép trực tiếp thu gom nông sản từ nông dân mà phải thông qua đại
20
diện là thương nhân Việt Nam. Ðiều này xuất phát từ thực tế thị trường nông sản
trong nước đang tiềm ẩn nhiều bất ổn với các hoạt động thu mua nguyên liệu
“ngầm” của các doanh nghiệp nước ngoài.
Hỗ trợ tiêu thụ RAT: Chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết sản
xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Chính sách này quy định một số chính sách
ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước nhằm khuyến khích liên kết sản xuất gắn với
chế biến và tiêu thụ nông sản thuộc các dự án cánh đồng lớn theo quy hoạch
và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với thị trường
1.1.5.1. Các nhân tố khách quan
(1) Sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật
Sự thống nhất hay không thống nhất giữa các văn bản pháp luật đều ảnh
hưởng đến quá trình QLNN đối với thị trường. Hiện nay các văn bản pháp
luật chưa thực sự hoàn thiện, giữa các văn bản luật còn có nhiều vấn đề chưa
thống nhất. Trong khi, để thực hiện công tác QLNN về thị trường thì rất cần
có sự chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền thông qua việc ban hành các văn
bản pháp luật như: nghị định, nghị quyết, chỉ thị của Nhà nước, Chính phủ
hay địa phương. Do vậy, khi các văn bản này thống nhất với nhau sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác QLNN đối với thị trường.
(2) Ảnh hưởng của nhân tố kinh tế
Việc lựa chọn sản phẩm chịu tác động rất lớn từ điều kiện kinh tế của
người đó. Điều kiện kinh tế của người ta gồm thu nhập có thể chi tiêu được
của họ (mức thu nhập, mức ổn định và cách sắp xếp thời gian), tiền tiết kiệm
và tài sản (bao gồm cả tỷ lệ phần trăm tài sản lưu động), nợ, khả năng vay
mượn, thái độ đối với việc chi tiêu và tiết kiệm. Thu nhập và phân bố thu
nhập của người tiêu dùng ảnh hưởng đến sự lựa chọn sản phẩm và chất lượng
cần đáp ứng của sản phẩm. Vị trí của người tiêu dùng trong xã hội có ảnh
hưởng lớn đến quyết định và cách thức ứng xử trên thị trường, mua bán trao
đổi ở các kênh phân phối.
21
(3) Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế
Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế tác động mạnh đến các chính
sách liên quan đến thị trường.Việc đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài đã
tăng lên nhanh chóng trong các năm qua, đặc biệt là các ngành công nghiệp
chế biến. Mặt khác quá trình toàn cầu hóa sẽ giúp đầu vào của các ngành sản
xuất nông nghiệp trở nên đa dạng và chất lượng hơn như giống cây trồng
năng suất và chất lượng hơn, các kỹ thuật canh tác… Việc toàn cầu hóa sẽ
dẫn đến sự cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn trên thị trường quốc tế
việc này chi phối mạnh mẽ các chính sách phát triển thị trường; chẳng hạn
như chính sách nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ
giá thành sản phẩm... Do vậy, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nền kinh tế
nước ta không thể không hòa nhập vào nền kinh tế thế giới.
(4) Chính sách của Nhà nước và địa phương về phát triển sản xuất - kinh
doanh
Những cơ chế, chính sách cũng như định hướng cụ thể để phát triển sản
xuất - kinh doanh của Nhà nước nói chung và địa phương nói riêng có ảnh
hưởng rất lớn đến sự thúc đẩy hay hạn chế phát triển hoạt động kinh doanh
trên địa bàn. Các địa phương có những định hướng cụ thể và rõ ràng trong
việc phát triển các kênh phân phối thì sẽ thúc đầy cung - cầu hàng hóa. Và khi
đã có những văn bản cụ thể hướng dẫn về việc quy hoạch hệ thống kênh phân
phối thì các cơ quan QLNN có cơ sở để đánh giá xem các kênh phân phối
được xây dựng có đúng trong vùng quy hoạch và hướng đúng những ưu đãi
của Việt Nam chưa.
1.1.5.2. Nhân tố chủ quan
(1) Mở rộng thị trường bán lẻ và cạnh tranh trên thị trường
Hệ thống bán lẻ mặt hàng thực phẩm tại một số địa phương được nhiều
chuyên gia nhận định còn manh mún, nhỏ lẻ, phát triển một cách tự phát,
không đồng đều, sức cạnh tranh của hệ thống này trên thị trường còn yếu. Đặc
biệt khi các tập đoàn bán lẻ của nước ngoài tràn vào nước ta nhiều hơn khi
22
nước ta tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới, khả năng cung ứng và cạnh
tranh của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài là rất mạnh họ có thể đánh bật các nhà
cung ứng trong nước do họ có những ưu thế mạnh về: tiềm lực tài chính, đội ngũ
cán bộ dày dặn kinh nghiệm, phong cách làm việc hiện đại, chuyên nghiệp nên
sức ảnh hưởng của họ là rất lớn đối với các nhà bán lẻ trong nước. Khi mở cửa
thị trường bán lẻ cùng với sức ép cạnh tranh thị trường đều sẽ ảnh hưởng đến
việc thực thi các vấn đề QLNN đối với thị trường hàng hóa. Các cơ quan nhà
nước cần phải có các chính sách phù hợp để hoạt động thương mại diễn ra được
thuận lợi, khi hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước cần phải tuân thủ theo các quy
định và nguyên tắc cạnh tranh theo cam kết của WTO.
(2) Ý thức của thương nhân
Để các cơ quan QLNN quản lý tốt hoạt động thương mại một phần phụ
thuộc vào ý thức của các thương nhân hoạt động trong lĩnh vực này. Khi họ
đã nhận thức được trách nhiệm của mình họ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi đối
với công tác quản lý của nhà nước. Đó là trách nhiệm đối với việc chấp hành
các nội quy về cách nhìn đúng đắn về hoạt động kinh doanh ở các kênh phân
phối. Muốn có được điều đó các nhà quản lý cần dành nhiều thời gian nghiên
cứu tìm hiểu nhu cầu thực tế và xu hướng tiêu dùng mặt hàng. Cần có thái độ
nghiêm túc trong việc thực hiện và vận dụng mô hình quản lý hiệu quả của
địa phương khác để có thể học hỏi được các kinh nghiệm nhất định.
(3) Trách nhiệm của người kiểm tra, giám sát
Công tác kiểm tra, giám sát thực sự trở nên hiệu quả khi có một đội ngũ
cán bộ có ý thức trách nhiệm. Cũng như các thương nhân, việc nhận thức
trách nhiệm của mình trong công tác là một điều quan trọng. Việc xử lý các
hành vi vi phạm có nghiêm minh hay không là phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ
này. Che giấu các hành vi vi phạm đều có ảnh hưởng không tốt ở cả tầm vi
mô và vĩ mô.
1.2. Thị trường rau an toàn
1.2.1. Rau an toàn, bản chất thị trường rau an toàn
23
RAT, (theo quyết định 99/2008/QĐ-BNN) là sản phẩm rau tươi được sản
xuất, sơ chế phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
có trong VietGAP (Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả
tươi an toàn tại Việt Nam) hoặc các tiêu chuẩn GAP khác tương đương
VietGAP và mẫu điển hình đạt chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).
Dạng chất lượng này gắn với 2 loại chứng nhận theo quyết định 99/2008/QĐ-
BNN là chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế RAT và chứng nhận sản
xuất, sơ chế RAT theo VietGAP [1, Điều 4].
Theo quyết định số 104/2015/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành
phố Đà Nẵng thì RAT là sản phẩm rau tươi đảm bảo các tiêu chuẩn chất
lượng về hàm lượng kim loại nặng, hàm lượng NitRAT (NO3-), vi sinh vật,
dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (Bảo vệ thực vật) theo quy định hiện hành của
nhà nước (tại Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn); được sản xuất, sơ chế theo quy trình sản
xuất, sơ chế RAT; tiến tới sản xuất, sơ chế theo quy trình thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt cho rau quả tươi tại Việt Nam (VietGAP) [1] [38].
Khái niệm RAT được dùng để phân biệt với một số loại rau được sản
xuất theo quy trình canh tác đặc biệt, như rau thuỷ canh, rau “hữu cơ”… Mức
độ đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của RAT cao hơn rau
thường. RAT trong quá trình sản xuất vẫn sử dụng các nhân tố có nguồn gốc
vô cơ như phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, tuy nhiên với liều lượng theo
chỉ định, tuân thủ nghiêm ngặt thời gian cách ly và chỉ sử dụng các loại thuốc
nằm trong danh mục cho phép đảm bảo không ảnh hưởng tới sức khoẻ người
tiêu dùng và môi trường.
Thị trường ra đời gắn liền với nền sản xuất hàng hoá, nó là môi trường
để tiến hành các hoạt động giao dịch mang tính chất thương mại của mọi
doanh nghiệp. Trong một xã hội phát triển, thị trường không nhất thiết chỉ là
địa điểm cụ thể gặp gỡ trực tiếp giữa người mua và người bán mà doanh
24
nghiệp và khách hàng có thể chỉ giao dịch, thoả thuận với nhau thông qua các
phương tiện thông tin viễn thông hiện đại [14, tr.32].
Thị trường là tập hợp các cá nhân và tổ chức hiện đang có nhu cầu mua
và có nhu cầu đòi hỏi cần được thỏa mãn [16, tr.51]
Thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu, trong đó những người mua và
người bán bình đẳng cùng cạnh tranh. Số lượng người mua và người bán
nhiều hay ít phản ánh quy mô của thị trường lớn hay nhỏ. Việc xác định nên
mua hay bán hàng hoá và dịch vụ với khối lượng và giá cả bao nhiêu do quan
hệ cung cầu quyết định. Từ đó ta thấy thị trường còn là nơi thực hiện sự kết
hợp giữa hai khâu sản xuất và tiêu dùng hàng hoá [15, tr.35].
Từ những phân tích trên ta có khái niệm thị trường RAT: Thị trường
RAT được hiểu là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu của các loại RAT được sản
xuất theo đúng nguyên tắc và tiêu chuẩn quy định.
Cung trên thị trường rau có hệ số co giãn rất thấp đối với giá cả trong
ngắn hạn, khi giá thị trường tăng hay giảm thì lượng cung cũng ít thay đổi do
đặc điểm của quá trình sản xuất rau: Rau là đối tượng có yêu cầu phù hợp cao
về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu…
Cầu về rau có những đặc điểm chung như cầu mọi hàng hoá là chịu sự
tác động của rất nhiều yếu tố như: dân số, thu nhập người tiêu dùng, giá cả,
phong tục, tập quán, thị hiếu… ngoài ra còn có một số đặc điểm cơ bản khác:
+ Chịu ảnh hưởng lớn bởi thói quen tiêu dùng, việc tiêu dùng phụ thuộc
rất lớn vào khẩu vị của mỗi người, đặc điểm này rất quan trọng trong việc
nghiên cứu, xác định nhu cầu khác nhau ở mỗi khu vực.
+ Chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm có tác động rất lớn tới nhu
cầu tiêu thụ bởi mặt hàng rau có tác động trực tiếp tới sức khoẻ và chế độ
dinh dưỡng của người tiêu dùng.
+ Có khả năng thay thế cao, khi giá một mặt hàng rau nào tăng lên thì
người tiêu dùng sẵn sàng chuyển sang mua mặt hàng rau khác có giá cả hợp
lý hơn.
25
Trước nhu cầu sử dụng nông sản sạch ngày càng tăng của người dân, bên
cạnh các siêu thị, cửa hàng tiện lợi kinh doanh mặt hàng này, hiện đã có thêm
một số các doanh nghiệp mở cửa hàng phân phối và bán sản phẩm rau sạch.
Diện tích trồng RAT, rau hữu cơ trên cả nước tăng mạnh và chất lượng
đã nâng lên rõ rệt. Hiện nay, diện tích trồng RAT được cấp giấy chứng nhận
đủ điều kiện an toàn thực phẩm của cả nước đạt hơn 800.000ha, hơn 70.000ha
rau đạt tiêu chuẩn VietGAP và hàng trăm ha trồng rau hữu cơ. Tuy nhiên các
sản phẩm này hiện lại đang gặp không ít khó khăn về tiêu thụ, nhất là các sản
phẩm chưa được dán tem, nhãn nhận diện, truy xuất nguồn gốc. Do đó để tiêu
thụ nông sản, RAT thì các đơn vị, doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới
phương thức sản xuất, tăng về số lượng và chất lượng nông sản, trong đó phát
triển nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm hữu cơ, nông sản sạch.
Trên thực tế, ngoài các siêu thị, cửa hàng tiện ích thì phần lớn các sản
phẩm rau vẫn được phân phối qua các chợ đầu mối, chợ dân sinh. Các sản
phẩm này được nhập từ nhiều nơi và chưa qua kiểm định về an toàn thực
phẩm. Giúp người tiêu dùng nhận diện nông sản sạch, an toàn đang là vấn đề
cơ quan QLNN quan tâm.
Có thể nhận định rằng, thị trường RAT hiện nay còn một số hạn chế sau:
- Tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, giống rau sản xuất chủ yếu là
giống F1 nhập nội, trình độ sản xuất thấp còn khá phổ biến; nhận thức và ý
thức trách nhiệm của số đông người sản xuất về RAT còn chưa cao, vẫn còn
tình trạng số mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nitrate, kim loại
nặng, trong khi chưa có quy định về hàm lượng Nitrate trong rau của Bộ Y tế
để tham chiếu xử lý.
- Một số địa phương đã xây dựng, phê duyệt đề án, kế hoạch phát triển
sản xuất RAT tuy nhiên không có kinh phí để triển khai. Do đó, công tác quy
hoạch, xác định các vùng sản xuất RAT đủ điều kiện còn chậm.
- Lực lượng QLNN, kiểm tra, giám sát chưa đủ mạnh, còn dàn trải, phân
công trách nhiệm còn chồng chéo giữa các Bộ ngành, giữa các đơn vị trong
26
Bộ; các văn bản quy phạm pháp luật chưa ổn định. Công tác thông tin, tuyên
truyền chưa thực sự sâu rộng; công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm còn
rất hạn chế.
- Nhiều mô hình, nhiều địa phương đã đầu tư kinh phí sản xuất RAT
nhưng chưa gắn kết được khâu sản xuất và thị trường tiêu thụ, sự liên kết hợp
tác giữa người sản xuất, thương nhân, dịch vụ cùng với nhà khoa học, chính
sách của nhà nước chưa chặt chẽ và chưa hình thành chuỗi để nâng cao giá trị
của RAT; sản phẩm tiêu thụ với giá không cao hơn sản phẩm thường, người
tiêu dùng chưa thật sự tin tưởng vào RAT.
- Số đông người tiêu dùng chưa hiểu biết đầy đủ về ATTP, thói quen mua
bán tự do còn phổ biến, trong khi việc sản xuất RAT chưa được người dân áp
dụng trên đại trà, chủ yếu được thực hiện thông qua các chương trình, dự án
của Trung ương, tỉnh. Do vậy chưa hình thành thị trường tiêu thụ RAT riêng
biệt, sản phẩm RAT vẫn được tiêu thụ cùng với các loại rau khác, thiếu thông
tin về các sản phẩm RAT, QLNN chưa giúp người tiêu dùng phân biệt được
sản phẩm an toàn và chưa an toàn trên thị trường do RAT chưa được xử lý đầy
đủ các khâu sơ chế, đóng gói và in mã vạch theo đúng quy định nên khi bày
bán trên thị trường chưa có khác biệt so với các sản phẩm rau thông thường.
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn ở
một số địa phương
1.2.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn ở Vĩnh
Phúc
Vĩnh Phúc là tỉnh đang có ngành công nghiệp phát triển mạnh, diện tích
đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Nhiều khu vực vốn là vùng trồng
rau quả lâu năm đã phải chuyển đổi thành khu công nghiệp và dịch vụ khiến
tình trạng sản xuất nông nghiệp càng trở nên thu hẹp, gây khó khăn trong việc
xây dựng các khu sản xuất nông nghiệp tập trung. Để khắc phục hạn chế trên,
từ mấy năm qua, Vĩnh Phúc xác định lấy một số cây rau quả kinh tế cao làm
27
cây trồng chủ lực: Bí xanh, bí đỏ, cà chua, dưa các loại, ớt, khoai tây, su su…
đồng thời triển khai chính sách hỗ trợ nhằm tạo vùng hàng hóa lớn [27].
Vĩnh Phúc đã dành ngân sách hỗ trợ tổ chức, cá nhân thuê quyền sử
dụng đất trồng rau màu. Để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân,
doanh nghiệp thực hiện việc chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích và thuê
ruộng đất của nông dân, tỉnh thành lập các tổ công tác ở mỗi huyện, thành, thị
mỗi tổ 3 người gồm 2 cán bộ chi nhánh văn phòng đăng kí đất đai và 1 cán bộ
Phòng Tài nguyên - Môi trường để hướng dẫn và thực hiện các thủ tục hành
chính liên quan đến chuyển nhượng, chuyển đổi để dồn ghép, thuê lại đất, kí
hợp đồng thuê đất; tiếp nhận đăng kí và thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng
đất. Tương tự, ở cấp xã cũng thành lập tổ công tác 3 người hướng dẫn và thực
hiện các thủ tục hành chính nói trên.
Bên cạnh những chính sách cơ bản nêu trên, Vĩnh Phúc còn triển khai
thêm nhiều nhóm chính sách bổ trợ khác nhằm tạo sự đồng bộ như: Chính
sách đào tạo nông dân, lao động nông thôn chuyên nghiệp; chính sách hỗ trợ
thuê kĩ sư nông nghiệp chịu trách nhiệm hướng dẫn kĩ thuật theo đơn vị diện
tích 50 ha/người; chính sách ưu đãi mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi gắn
sản xuất với tiêu thụ… Kinh nghiệm cho thấy địa phương nào xây dựng được
thương hiệu cho sản phẩm nông sản của mình thì kinh tế của cả vùng sản xuất
gắn với nông sản đó sẽ phát triển nổi bật. Điều đó cho thấy việc xây dựng
thương hiệu không đơn thuần chỉ là đăng kí chứng nhận pháp lý mà quan
trọng nhất của thương hiệu chính là niềm tin người tiêu dùng. Chưa khởi động
chương trình tái cơ cấu, tỉnh Vĩnh Phúc đã giao cho tập đoàn VinGroup 500
ha để trồng rau ATVSTP và xây dựng các mô hình sản xuất rau theo quy trình
công nghệ cao của Israel và Nhật Bản. Thông tin này nhanh chóng tràn ngập
trên các phương tiện truyền thông, kèm theo tuyên bố của lãnh đạo tập đoàn
khẳng định hoạt động sản xuất thực phẩm sạch là vì sức khỏe cộng đồng
không nhằm mục tiêu lợi nhuận đã đem lại cho người tiêu dùng hy vọng về cơ
hội được sử dụng những sản phẩm RAT trong chuỗi siêu thị Vinmart. Điều đó
28
đồng nghĩa với nông sản Vĩnh Phúc sẽ gắn với thương hiệu tập đoàn
VinGroup và quy trình sản xuất sẽ phải được sự giám sát quản lý chặt chẽ của
tập đoàn này [27].
1.2.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn
ở Hưng Yên
Việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã góp phần thúc
đẩy sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên phát triển theo hướng sản xuất hàng
hóa giá trị cao, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh lớn, cung cấp cho thị
trường nhiều loại nông sản, mang lại thu nhập cao cho bà con nông dân.
Ða dạng các hình thức chuyển giao: Hưng Yên đã xây dựng các dự án
RAT, các kỹ sư sẽ chuyển giao, hướng dẫn nông dân xây dựng mô hình vùng
sản xuất và tiêu thụ RAT theo hình thức khép kín, gắn sản xuất với tiêu thụ
bao gồm: Các công thức luân canh hiệu quả, xây dựng nhà lưới, sản xuất cây
giống và rau thương phẩm trong nhà lưới, tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa
học và công nghệ sản xuất RAT, sơ chế và tiêu thụ sản phẩm, khảo nghiệm và
bổ sung giống mới... Nhiều nông dân đã tiếp thu, ứng dụng những kỹ thuật,
công nghệ tiên tiến, mở rộng vùng sản xuất RAT lên đến hàng chục ha trên
địa bàn xã [28].
Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn đã thu
hút các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đào tạo nghề cho nông dân theo
chương trình đào tạo ngắn hạn, gắn với mô hình sản xuất hiệu quả. Hằng năm,
các trung tâm khuyến nông, các hội, đoàn thể ở các địa phương tổ chức các
lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật ở các lĩnh vực trồng trọt, thú y,
chăn nuôi, thủy sản. Các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, chế
biến nông, thủy sản cũng tham gia vào công tác chuyển giao theo hướng gắn
kết doanh nghiệp với nhà nông [28].
Nông dân tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ ứng dụng vào sản
xuất đã tạo bước phát triển lớn trong sản xuất nông nghiệp, hình thành các
vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh lớn ở Hưng Yên. Việc ứng dụng
29
TBKHKT để chuyển sang nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa đã giúp thu
nhập của nông dân ngày một tăng lên, bình quân chung toàn tỉnh đạt mức thu
nhập 140 triệu đồng/ha/năm; góp phần nâng thu nhập bình quân hơn 30 triệu
đồng/người/năm trên toàn tỉnh.
Mở hướng cho tiêu thụ nông sản chất lượng cao: Về vấn đề tiêu thụ nông
sản chất lượng cao, một số nhà quản lý cho rằng, trước mắt cần tạo lập được
mối quan hệ giữa vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn với các cơ quan,
trường học, đơn vị tiêu dùng thực phẩm trong bữa ăn của cán bộ nhân viên,
nhằm từng bước tạo dựng thị trường cung - cầu thực phẩm an toàn trong khu
vực. Ðể mở rộng thị trường nông sản chất lượng cao, cần có sự liên kết vững
chắc giữa vùng sản xuất với tư thương, doanh nghiệp tham gia chế biến; đồng
thời nâng cao ý thức, trách nhiệm của các bên, thực hiện cam kết theo hợp
đồng mua bán nông sản. Tránh hiện tượng tranh mua bán, phá vỡ hợp đồng đã
ký kết.
UBND tỉnh Hưng Yên đã triển khai một số cơ chế chính sách hỗ trợ sự
liên kết trong sản xuất nông nghiệp như: Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền
thuê đất, thuê mặt nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có dự án
sản xuất nông nghiệp thuộc diện ưu đãi đầu tư. Hỗ trợ tiền thuê đất, thuê mặt
nước của các cá nhân, hộ gia đình và hình thức góp đất để liên kết sản xuất
lớn. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường và khoa học, công
nghệ. Hỗ trợ trồng trọt theo loại hình cánh đồng liên kết lớn. Nhất là việc tiếp
tục đẩy mạnh chuyển giao thiết bị khoa học kỹ thuật theo hướng VietGAP
trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
1.2.2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn ở
Đà Lạt
Nhờ những lợi thế về điều kiện tự nhiên (khí hậu, địa hình, thổ
nhưỡng…), tỉnh Lâm Đồng đã đẩy mạnh phát triển ngành nông nghiệp theo
hướng công nghệ cao. Đến nay, Lâm Đồng đã thành công và dẫn đầu cả
30
nước về nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất rau
công nghệ cao.
Nói đến Lâm Đồng là nói đến một trong những vùng chuyên canh rau và
hoa lớn nhất của cả nước. Vùng rau của tỉnh tập trung tại thành phố Đà Lạt và
các huyện Đức Trọng, Lạc Dương, Đơn Dương [29].
Diện tích trồng rau các loại năm 2013 là 51.728ha, với tổng sản lượng
đạt trên 1,6 triệu tấn; trong đó xuất khẩu trên 13.300 tấn.
Rau Đà Lạt từng bước được sản xuất theo phương pháp RAT và thương
hiệu “Rau Đà Lạt” đã được công nhận tiêu chuẩn GAP, thương hiệu đã được
tiêu thụ khá mạnh tại một số địa phương [29].
Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng, doanh thu bình quân trên đơn vị
diện tích canh tác của tỉnh năm 2013 đạt 122,2 triệu đồng/ha, cao gấp 2,5 lần
bình quân cả nước. Hiện toàn tỉnh có 38.000 ha có doanh thu 100 - 250 triệu
đồng/ ha/ năm, có 15.250 ha doanh thu từ 250 - 500 triệu đồng/ ha /năm, có
trên 10.000 ha thu từ 500 triệu-1 tỷ đồng/ha/năm [29].
Đầu tư mạnh các nguồn lực
Trong tầm nhìn tương lai, Đà Lạt được xác định là vùng trọng điểm phát
triển nông nghiệp sạch, công nghệ cao với hai nhóm sản phẩm chủ lực là rau
và hoa, với đẳng cấp phát triển cao tầm cỡ thế giới.
Tỉnh Lâm Đồng đã có quy hoạch và đầu tư bài bản, có chiến lược phát triến
sản xuất cũng như phát triển thương hiệu nông sản của tỉnh.Công tác dự báo về
tình hình tiêu thụ nông sản ở tỉnh và thị trường trong nước khá tốt. Đào tạo
nguồn nhân lực cho nông nghiệp công nghệ cao; rà soát lại quy hoạch đất đai và
quản lý một cách căn cơ đất nông nghiệp cho nông nghiệp công nghệ cao; quy
hoạch cơ sở hạ tầng cho sản xuất, chế biến và thương mại. Các cơ quan QLNN
và cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh RAT đã có sự đồng thuận trong việc
ban hành các quy định và tổ chức đưa sản phẩm ra thị trường để thương hiệu rau
Đà Lạt được như hiện nay [29].
31
Ngành nông nghiệp công nghệ cao là hoạt động nông nghiệp ở trình độ
khoa học công nghệ cao vì vậy đòi hỏi, yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh
doanh hỗ trợ cho ngành cũng phải nâng cấp chất lượng và trình độ phục vụ
lên tương ứng.
Để ngành nông nghiệp công nghệ cao vươn xa và Đà Lạt trở thành
“trung tâm sản xuất rau - hoa đẳng cấp cao” Đà Lạt đã tăng cường kết nối,
liên kết phát triển với các địa phương, nhất là trong việc đào tạo nguồn nhân
lực, chuyển giao khoa học công nghệ và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Ngoài việc liên kết với các địa phương, Đà Lạt đã tăng cường liên kết,
hợp tác với các trung tâm nghiên cứu trong và ngoài nước, các cơ quan đại
diện, tổ chức xúc tiến đầu tư, thương mại nước ngoài, mở rộng phạm vi liên
kết phát triển ra quy mô toàn cầu và khu vực.
32
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ
TRƯỜNG RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Thực trạng chủ thể, đối tượng và mục tiêu quản lý nhà nước đối
với thị trường rau an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
2.1.1. Chủ thể quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn
Trong thời gian vừa qua, công tác tổ chức và quản lý của các cơ quan
QLNN đã thực hiện bao gồm các hoạt động như: tuyên truyền giáo dục, phổ
biến các văn bản và kiến thức về RAT; chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng
nhằm tạo điều kiện cho các điểm bán RAT, siêu thị thực hiện tốt quy định liên
quan tới RAT; tổ chức đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực của cả cơ
quan QLNN và cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện quy định về RAT.
UBND Thành phố: Thành lập Ban chỉ đạo phát triển sản xuất và tiêu thụ
RAT Thành phố do đồng chí Phó chủ tịch UBND Thành phố làm trưởng Ban,
Giám đốc Sở NN&PTNT làm Phó Ban thường trực. Thành viên Ban Chỉ đạo
gồm lãnh đạo các sở: Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Công thương, Y tế, Tài
nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Hội Nông dân Thành phố.
Nhiệm vụ Ban chỉ đạo: chỉ đạo, xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm thực
hiện đề án; kiểm tra đôn đốc việc thực hiện đề án ở các quận huyện, cơ sở; sơ
tổng kết việc thực hiện đề án; đề xuất điều chỉnh các mục tiêu, các nội dung
và cơ chế hỗ trợ đầu tư khi cần thiết trong quá trình thực hiện đề án.
Sở NN&PTNT: Là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo với nhiệm vụ
quản lý, chỉ đạo và kiểm tra giám sát sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ
RAT. Phối hợp với các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thành phố trực
thuộc tham mưu cho Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện đề
án hàng năm, báo cáo UBND Thành phố phê duyệt cho thực hiện. Chủ trì
thực hiện công tác quy hoạch vùng sản xuất RAT.Đề xuất chính sách khuyến
khích sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ RAT. Xây dựng và chủ trì thực hiện
33
một số dự án đầu tư vùng sản xuất RAT trọng điểm theo hướng kỹ thuật cao
để làm điển hình cho các địa phương nhân rộng. Xây dựng tiêu chí RAT của
Đà Nẵng; ban hành các quy trình sản xuất RAT.
Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức sản xuất và quản lý RAT
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng
Hiện nay, việc quản lý các điểm sản xuất và kinh doanh RAT còn gặp
nhiều khó khăn. Đó là việc quản lý việc đăng ký kinh doanh của các cửa hàng
kinh doanh RAT. Chi cục Bảo vệ thực vật Đà Nẵng đã cấp giấy phép cho
UBND
Thành phố
Ban chỉ đạo
chương trình RAT
Sở NN&PTNT
Đà Nẵng
UBND
các quận, huyện
Các trường đại học, cơ
quan nghiên cứu
Các sở ban ngành: sở
Công thương, Khoa học
- Công nghệ, Y tế,
UBND
các xã, phường sản xuất RAT
Giám sát kiểm tra
chất lượng sản phẩm
Vùng sản xuất tập
trung
Vùng sản xuất
không tập trung
Sơ chế, bảo quản,
chế biến
Hệ thống tiêu thụ
34
nhiều vùng sản xuất và địa điểm kinh doanh RAT đủ điều kiện.Thực tế, hầu
hết các cửa hàng dù đã hết hạn đăng ký vẫn tiếp tục kinh doanh. Việc quản lý
các cửa hàng kinh doanh RAT có giấy phép kinh doanh hay không cũng đã
gặp nhiều khó khăn nhưng việc quản lý các cửa hàng hiện đang hoạt động
cũng không mấy dễ dàng. Lợi dụng kẽ hở trong việc đăng ký, quản lý kinh
doanh RAT, khi mang hồ sơ đến đăng ký, các cơ sở chỉ trình một bộ hồ sơ
cung cấp nơi sản xuất đủ điều kiện. Còn trên thực tế, lượng rau cung cấp cho
cửa hàng từ nhiều nguồn khác nhau mà không được khai báo trong hồ sơ đăng
ký kinh doanh hoặc một số cơ sở kinh doanh “mượn” hồ sơ để đăng ký ban
đầu nhưng thực tế không thu mua rau theo như đăng ký.
2.1.2. Đối tượng quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn
2.1.2.1. Thực trạng nguồn cung rau an toàn trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng
Hiện thành phố có tổng diện tích canh tác rau khoảng 1.200 ha, phân bố
ở 8 quận, huyện tập trung tại huyện Hòa Vang và quận Ngũ Hành Sơn. Chủng
loại rau được sản xuất ở Đà Nẵng khá phong phú với trên 40 loại rau, tập
trung chủ yếu ở vụ Đông và Đông Xuân. Nhu cầu rau RAT của Đà Nẵng ngày
càng tăng, tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp thường đi tiên phong trong
những lĩnh vực có nhu cầu cao thì sự tham gia của các doanh nghiệp đối với
thị trường RAT còn hạn chế, cho nên việc tiêu thụ RAT vẫn mang tính chất
mua bán nhỏ lẻ, chưa có chiến lược kinh doanh hay xây dựng thương hiệu, đủ
tầm cho RAT. Cũng chính vì thế mà đến nay mặc dù nhu cầu RAT cao nhưng
người sản xuất vẫn gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Sản lượng
rau như trên Đà Nẵng chỉ có khả năng đáp ứng được khoảng 60%, 40% lượng
rau còn lại được cung cấp từ các địa phương khác như: Quảng Nam, Thừa
thiên Huế, Đà Lạt [25]…
35
Bảng 2.1. Danh sách, diện tích quận, huyện các cơ sở được cấp giấy
chứng nhận RAT 2018
TT Quận, huyện Diện tích đã cấp giấy chứng nhận (ha)
1 Cẩm Lệ 38
2 Hải Châu 11
3 Liên Chiểu 8
4 Ngũ Hành Sơn 46
5 Sơn Trà 7
6 Thanh Khê 0
7 Hòa Vang 590
8 Hoàng Sa 0
Tổng 700
Nguồn: Chi cục Bảo vệ thực vật Đà Nẵng -2018
UBND thành phố đã “Phê duyệt định hướng Quy hoạch mạng lưới sản
xuất RAT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”; xác định, cấp giấy
chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất rau, quản lý, chỉ
đạo được 700 ha RAT ở 40 vùng thuộc 20 xã, phường; 20 ha RAT sản xuất
VietGAP ở 11 vùng thuộc 7 xã, phường (sản lượng 1,8 nghìn tấn) trong tổng
số gần 1.800ha RAT trên địa bàn thành phố. Đồng thời phát triển các vùng
sản xuất rau tập trung, trọng điểm, khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ gắn với
xây dựng thương hiệu như: La Hường, Hòa Châu, Hòa Khương [25]…
Đặc biệt, với đặc điểm sản xuất RAT trên địa bàn Đà Nẵng chủ yếu là
quy mô nông hộ, nhỏ lẻ, manh mún, mỗi hộ trung bình 720 m2
(trung bình 2
sào) nhưng lại có số lượng hộ nông dân sản xuất rau rất lớn (khoảng 16.000
hộ sản xuất rau). Vì vậy, Chi cục Bảo vệ thực vật Đà Nẵng đã mở các lớp tập
huấn cho nông dân nâng cao kiến thức, kỹ năng về sản xuất, sơ chế RAT.
Hiện nay Đà Nẵng có trên 11 cơ sở sơ chế RAT, trong đó có 02 cơ sở sơ chế
có công suất lớn từ 2 - 5 tấn/ngày tại các vùng sản xuất rau như: Hòa Châu,
Hòa Khương [32].
36
Bảng 2.2. Đánh giá năng suất, sản lượng rau, RAT tại Đà Nẵng.
TT Chỉ tiêu ĐVT
Số
lượng
Trong đó
Rau đại trà
RAT (có CBKT
chỉ đạo)
Chuyên
rau
Không
chuyên
Chuyên
rau
Không
chuyên
1
Diện tích canh
tác rau
ha 1.200 138 362 620 80
2
Hệ số quay
vòng/năm
Lứa,
vụ/năm
- 3,5 1,5 3,5 1,5
3
Quy hoạch diện
tích gieo trồng
ha/năm 2.153 200 550 800 0
4
Năng suất trung
bình
Tấn/ha - 20,5 20,5 19,5 19,5
5 Sản lượng rau Tấn/năm 9.000 1.930 3.510 1.710 1.850
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng
Tình hình nguồn cung RAT từ các địa phương khác vào Đà Nẵng
Ngoài lượng rau Đà Nẵng sản xuất được còn có một số địa phương khác
(Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Đà Lạt…) cung cấp cho Đà Nẵng chiếm
khoảng 40% nhu cầu. Hầu hết các tỉnh, địa phương trên hệ thống quản lý, chỉ
đạo giám sát việc sản xuất sản xuất RAT còn hạn chế, công tác kiểm tra, kiểm
soát các sản phẩm nông sản từ tỉnh ngoài vào thị trường Đà Nẵng nói chung
và rau nói riêng chưa được quan tâm.
Bảng 2.3. Tình hình nguồn cung rau từ các địa phương vào Đà Nẵng
TT Địa phương
Khối lượng chuyển vào
Đà Nẵng (tấn/năm)
Cơ cấu so RAT tiêu
thụ tại Đà Nẵng
1 Đà Lạt 8.527 9%
2 Quảng Nam 11.803 12,4%
3 Quảng Ngãi 3.735 3,93%
4 Quảng Trị 1.312 1,38%
5 Thừa Thiên Huế 10.809 11,38%
6 Khác 1.813 1,9%
Tổng 38.000 40%
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng
37
Với thị trường hơn 1,2 triệu dân, Đà Nẵng có nhu cầu sử dụng RAT rất
lớn. Hiện nay, để đa dạng các sản phẩm; chủng loại; giá cả cạnh tranh một số
cửa hàng, các siêu thị và doanh nghiệp kinh doanh RAT đều ký hợp tác với
các vùng trồng rau ở các tỉnh lân cận và đồng thời ký kết; bao tiêu sản phẩm
cho các vùng trồng RAT của Đà Nẵng.
2.1.2.2. Thực trạng nhu cầu sử dụng rau an toàn trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân đối với RAT Đà
Nẵng đã bước đầu thúc đẩy hình thành và phát triển mạng lưới tiêu thụ RAT,
với 59 cửa hàng bán RAT, 46 điểm phân phối tại khu dân cư, cơ quan, tập
trung chủ yếu ở các quận Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn
và 35 siêu thị có kinh doanh RAT, giá RAT do các cơ sở kinh doanh báo giá
trên thị trường Đà Nẵng được cho là hợp lý, để cung cấp RAT cho các kênh
tiêu thụ trên, việc định giá bán cũng vô cùng quan trọng. Mặt khác, nhận thức
của người tiêu dùng và người kinh doanh RAT đóng vai trò quan trọng đối
với khả năng phát triển kinh doanh của sản phẩm RAT, có thể nói hiện nay
nhận thức của người tiêu dùng về RAT vẫn chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, công
tác quản lý, giám sát, kiểm tra sản xuất, sơ chế, kinh doanh RAT đã được chú
trọng. Nhất là Chi cục Bảo vệ thực vật đã chủ động và phối hợp liên ngành,
phối hợp với cấp huyện và cấp xã thanh tra, kiểm tra kinh doanh thuốc bảo vệ
thực vật, sơ chế, kinh doanh RAT; giám sát quy trình sản xuất RAT và sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật [32]…
2.1.2.3. Thực trạng giá rau an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Cũng như nhiều mặt hàng khác, RAT cũng chịu sự ảnh hưởng của các
quy luật trên thị trường, đặc biệt là quy luật cung - cầu. Khi cung lớn hơn cầu
thì giá thấp, ngược lại khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cao. Giá RAT trên thị
trường không ngừng biến động theo từng ngày; mùa vụ, thời tiết và theo từng
năm. Hơn nữa, việc sản xuất các loại nông sản nói chung và sản xuất rau nói
riêng đều chịu ảnh hưởng rất lớn của thời tiết. Khi thời tiết thuận lợi rau sinh
38
trưởng nhanh, cho năng suất cao và chất lượng tốt, người nông dân được mùa.
Lúc đó, cung lớn hơn cầu dẫn tới giá rau bị giảm xuống. Khi thời tiết khắc
nghiệt rau sinh trưởng chậm và chất lượng rau cũng kém hơn. Bên cạnh đó, sâu
bệnh, dịch hại phát sinh, cũng ảnh hưởng không tốt đến chất lượng của rau.
Bảng 2.4. Giá một số loại RAT do các cơ sở sản xuất - kinh doanh RAT
trên địa bàn Đà Nẵng cung cấp
TT Loại rau Giá (đồng)/kg
1 Tỏi ta khô 66.000
2 Hành ta khô 46.000
3 Mộc nhĩ khô 261.000
4 Nấm hương khô 550.000
5 Gừng củ 45.000
6 Khoai sọ 30.000
7 Bắp cải trắng 53.000
8 Bắp cải tím 42.000
9 Rau dền 34.000
10 Rau cải cúc 32.000
11 Rau cải chíp 22.000
12 Rau cải ngọt 32.000
13 Hành lá 58.500
14 Rau muống 22.000
15 Rau xà lách 70.000
16 Rau ngót 37.000
17 Rau ngải cứu 36.000
18 Rau cải xanh 30.500
19 Rau mồng tơi 27.000
20 Cà chua tròn 27.000
21 Ớt 45.000
22 Dưa chuột 25.000
23 Mướp hương 32.000
24 Bầu 33.000
25 Bí đỏ 25.000
26 Bí xanh 25.000
27 Chanh quả tươi 60.000
28 Mướp đắng 25.000
29 Nấm rơm tươi 110.000
30 Khoai môn 40.000
39
TT Loại rau Giá (đồng)/kg
31 Đậu cove 42.000
32 Cà tím dài 26.000
33 Cà tím tròn 25.000
34 Súp lơ xanh 54.500
35 Súp lơ trắng 52.000
36 Cà rốt 25.000
Nguồn: Bản tin Xúc tiến thương mại, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn
Đà Nẵng 12/2018
Chính vì thế, tùy vào thời điểm khác nhau, người tiêu dùng có thể lựa
chọn nhà cung cấp RAT cho mình với mức giá hợp lý nhất.
Bảng 2.5. Đánh giá về thị trường RAT trên địa bàn Đà Nẵng (ĐVT: %)
TT
Đánh giá
Tiêu chí
1 2 3 4 5
1 Nguồn cung RAT rất dồi dào 14,44 28,89 43,33 12,22 1,11
2
Nhu cầu sử dụng RAT rất
lớn
6,67 7,78 23,33 41,11 21,11
3 Giá RAT hợp lý 11,11 21,11 33,33 25,56 10,00
4
Chất lượng RAT được đảm
bảo
2,22 7,78 15,56 47,78 21,11
(1-Kém; 2- Trung bình; 3-Khá; 4-Tốt; 5-Rất tốt)
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả
Thông qua khảo sát về thực trạng thị trường RAT trên địa bàn Đà Nẵng
thì hầu hết các phiếu đều ủng hộ quan điểm cho rằng nguồn cung RAT còn
hạn chế trong khi nhu cầu sử dụng RAT của người dân không ngừng gia tăng.
Điều này thể hiện qua 43,33% số phiếu không ủng hộ quan điểm “Nguồn
cung RAT rất dồi dào” trong khi chỉ có 13,33% số phiếu là ủng hộ. Bên cạnh
đó “Nhu cầu sử dụng RAT rất lớn” có đến 62,22% số phiếu ủng hộ. Đánh giá
về giá cả của RAT trên thị trường thì quan điểm rất khác nhau của người tiêu
dùng, điều này thể hiện nhiều người tiêu dùng chưa thực sự tin tưởng về chất
lượng RAT và chưa ý thức đầy đủ tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực
phẩm đối với bản thân.
40
2.1.3. Mục tiêu quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn
Trong khi đó có nhiều HTX sản xuất RAT nhưng lại chưa tìm được đầu ra
cho sản phẩm của mình. Nhu cầu sử dụng RAT của thành phố đang ngày càng
tăng nhưng người nông dân thì lại chật vật vì không bán được, nếu bán được thì
giá rất rẻ.Việc tồn tại những nghịch lý này liên quan mật thiết đến thực trạng
QLNN đối với thị trường RAT hiện nay.
Bảng 2.6. Đánh giá về mục tiêu QLNN đối với thị trường RAT trên
địa bàn Đà Nẵng (ĐVT: %)
TT
Đánh giá
Tiêu chí
1 2 3 4 5
1
Đảm bảo thị trường RAT
diễn ra thông suốt, hợp lý
15,56 25,56 44,44 12,22 2,22
2
Đảm bảo sự ổn định của thị
trường RAT
6,67 11,11 18,89 38,89 24,44
3
Bảo vệ sức khỏe người tiêu
dùng
3,33 22,22 34,44 25,56 14,45
4
Đảm bảo lợi ích của các bên
liên quan
5,56 10,00 15,56 47,78 21,11
(1-Kém; 2- Trung bình; 3-Khá; 4-Tốt; 5-Rất tốt)
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả
Kết quả khảo sát tại bảng 2.6 cho thấy: Các mục tiêu QLNN đối với
thị trường RAT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được đánh giá tương đối
tốt. Nội dung “Đảm bảo sự ổn định của thị trường RAT” và “Đảm bảo lợi
ích của các bên liên quan” được đánh giá cáo với 63,33% và 68,89% đánh
giá từ tốt trở lên. Sở dĩ có kết quả trên là do các cơ quan QLNN về thương
mại, về nông nghiệp và về an toàn thực phẩm đã phối hợp tổ chức đánh giá
thường xuyên thị trường RAT trên địa bàn thành phố, giúp thị trường ổn
định và giúp các hộ kinh doanh có môi trường phát triển thuận lợi với sự đa
dạng về kênh phân phối.
2.2. Thực trạng đảm bảo các nguyên tắc về quản lý nhà nước đối với
thị trường rau an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
2.2.1. Nguyên tắc dân chủ, công bằng, công khai
41
Đối với việc thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai minh
bạch trong QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
được thể hiện rõ trong việc triển khai chính quyền điện tử, người dân tham gia
vào quá trình quản lý từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng sản phẩm RAT trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Việc thực hiện nguyên tắc này của các cơ quan QLNN đối với thị trường
RAT được thể hiện từ việc minh bạch quá trình đăng ký kinh doanh ngành
hàng thực phẩm, RAT tại Sở Kế hoạch, đầu tư thành phố, việc công khai
minh bạch các quy hoạch, kế hoạch phát triển thị trường thực phẩm nói
chung, thị trường RAT nói riêng luôn được các cơ quan chức năng thành phố
Đà Nẵng thực hiện thông quan các kênh thông tin điện tử, sử dụng phương
pháp tuyên truyền, giáo dục để triển khai các nội dung đến người dân. Bên
cạnh đó, các kế hoạch thanh tra, kiểm tra luôn được thông báo đến các chủ thể
kinh doanh người dân, công bằng trong xử lý vi phạm về kinh doanh RAT…
2.2.2. Nguyên tắc đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, lợi ích của
doanh nghiệp, hộ sản xuất và người tiêu dùng
Đối với thị trường RAT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, vai trò của
Nhà nước được thể hiện rõ trong việc định hướng thị trường RAT theo
hướng áp dụng các tiêu chuẩn cụ thể như VietGap, Nhà nước cũng ban hành
các văn bản QLNN đối với thị trường RAT thông qua các quy định về Luật
Thương mại 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2014 hay Luật An toàn vệ sinh
thực phẩm năm 2010… Các văn bản này giúp các doanh nghiệp, hộ sản xuất
cảm thấy được sự công bằng trong cạnh tranh khi có những văn bản quy
định cụ thể. Bên cạnh đó, lợi ích của người tiêu dùng Đà Nẵng cũng được
hình thành khi các vùng RAT được hình thành, các cơ sở sản xuất kinh
doanh, RAT tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, cũng như các quy
định của tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
2.2.3. Nguyên tắc quản lý kết hợp theo ngành và lãnh thổ
Sự kết hợp quản lý giữa ngành là Sở Nông nghiệp và phát triển nông
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY

More Related Content

What's hot

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
Nguyễn Công Huy
 
Phan tich chuoi Gia tri nganh Che Viet Nam
Phan tich chuoi Gia tri nganh Che Viet NamPhan tich chuoi Gia tri nganh Che Viet Nam
Phan tich chuoi Gia tri nganh Che Viet Nam
Lan Phương
 
Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ
Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang MỹVượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ
Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ
Thành Thành
 

What's hot (20)

Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm điện thoại của sinh viên, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm điện thoại của sinh viên, HAYĐề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm điện thoại của sinh viên, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm điện thoại của sinh viên, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!
 
Thuyết trình Tiểu luận Marketing: Phân tích thị trường xe máy ở Việt Nam
Thuyết trình Tiểu luận Marketing: Phân tích thị trường xe máy ở Việt NamThuyết trình Tiểu luận Marketing: Phân tích thị trường xe máy ở Việt Nam
Thuyết trình Tiểu luận Marketing: Phân tích thị trường xe máy ở Việt Nam
 
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt Nam
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt NamBáo cáo - Ngành dệt may của Việt Nam
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt Nam
 
Đề tài: Phân tích hành vi mua thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hành vi mua thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích hành vi mua thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hành vi mua thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa, 9 ĐIỂM!
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành yến sào khánh hòa 6674149
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành yến sào khánh hòa 6674149Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành yến sào khánh hòa 6674149
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành yến sào khánh hòa 6674149
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
 
Phan tich chuoi Gia tri nganh Che Viet Nam
Phan tich chuoi Gia tri nganh Che Viet NamPhan tich chuoi Gia tri nganh Che Viet Nam
Phan tich chuoi Gia tri nganh Che Viet Nam
 
Nghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Thể Thao Của Người Hâm Mộ Bóng Đá Tại Hà Nội
Nghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Thể Thao Của Người Hâm Mộ Bóng Đá Tại Hà Nội Nghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Thể Thao Của Người Hâm Mộ Bóng Đá Tại Hà Nội
Nghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Thể Thao Của Người Hâm Mộ Bóng Đá Tại Hà Nội
 
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...
 
Luận án: Phát triển mô hình chuỗi cung ứng theo tiếp cận nâng cao giá trị gia...
Luận án: Phát triển mô hình chuỗi cung ứng theo tiếp cận nâng cao giá trị gia...Luận án: Phát triển mô hình chuỗi cung ứng theo tiếp cận nâng cao giá trị gia...
Luận án: Phát triển mô hình chuỗi cung ứng theo tiếp cận nâng cao giá trị gia...
 
Đề tài: Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm mì ăn liền, HAY
Đề tài: Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm mì ăn liền, HAYĐề tài: Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm mì ăn liền, HAY
Đề tài: Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm mì ăn liền, HAY
 
Luận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAYLuận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAY
 
Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ
Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang MỹVượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ
Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ
 
Báo cáo phân tích tài chính tập đoàn dệt may Việt Nam
Báo cáo phân tích tài chính tập đoàn dệt may Việt NamBáo cáo phân tích tài chính tập đoàn dệt may Việt Nam
Báo cáo phân tích tài chính tập đoàn dệt may Việt Nam
 
Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...
Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...
Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...
 
Bao cao nganh det may 2014
Bao cao nganh det may 2014Bao cao nganh det may 2014
Bao cao nganh det may 2014
 
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa Thọ
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa ThọQuản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa Thọ
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa Thọ
 
Đề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAY
Đề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAYĐề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAY
Đề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAY
 
Rào cản kĩ thuật
Rào cản kĩ thuậtRào cản kĩ thuật
Rào cản kĩ thuật
 

Similar to Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY

Similar to Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY (20)

Phân tích hoạt động phân phối hạt giống cỏ lai của Công ty Cổ phần Giống cây ...
Phân tích hoạt động phân phối hạt giống cỏ lai của Công ty Cổ phần Giống cây ...Phân tích hoạt động phân phối hạt giống cỏ lai của Công ty Cổ phần Giống cây ...
Phân tích hoạt động phân phối hạt giống cỏ lai của Công ty Cổ phần Giống cây ...
 
Luận văn: Hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tỉnh Vĩnh Long
Luận văn: Hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tỉnh Vĩnh LongLuận văn: Hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tỉnh Vĩnh Long
Luận văn: Hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tỉnh Vĩnh Long
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAY
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAYLuận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAY
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tại Vĩnh Long, HAY
Đề tài: Hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tại Vĩnh Long, HAYĐề tài: Hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tại Vĩnh Long, HAY
Đề tài: Hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tại Vĩnh Long, HAY
 
Đề tài: Sản xuất và cung cấp rau sạch tại xã Văn Đức huyện Gia Lâm, Hà nội
Đề tài: Sản xuất và cung cấp rau sạch tại xã Văn Đức huyện Gia Lâm, Hà nộiĐề tài: Sản xuất và cung cấp rau sạch tại xã Văn Đức huyện Gia Lâm, Hà nội
Đề tài: Sản xuất và cung cấp rau sạch tại xã Văn Đức huyện Gia Lâm, Hà nội
 
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành SơnLuận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
 
Khóa luận kinh tế nông nghiệp.
Khóa luận kinh tế nông nghiệp.Khóa luận kinh tế nông nghiệp.
Khóa luận kinh tế nông nghiệp.
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chợ Trên Địa Bàn Huyện Vĩnh Linh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chợ Trên Địa Bàn Huyện Vĩnh LinhLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chợ Trên Địa Bàn Huyện Vĩnh Linh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chợ Trên Địa Bàn Huyện Vĩnh Linh
 
Luận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAYLuận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAY
 
Chính sách phát triển kinh tế ngành nông nghiệp tại thị xã Điện Bàn
Chính sách phát triển kinh tế ngành nông nghiệp tại thị xã Điện BànChính sách phát triển kinh tế ngành nông nghiệp tại thị xã Điện Bàn
Chính sách phát triển kinh tế ngành nông nghiệp tại thị xã Điện Bàn
 
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lýLV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAYLuận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAY
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...
 
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOT
 
Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...
Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...
Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...
 
Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...
Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...
Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...
 
Tiểu luận Phân tích SWOT ngành trồng rau an toàn tại TPHCM
Tiểu luận Phân tích SWOT ngành trồng rau an toàn tại TPHCMTiểu luận Phân tích SWOT ngành trồng rau an toàn tại TPHCM
Tiểu luận Phân tích SWOT ngành trồng rau an toàn tại TPHCM
 
Luân Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luân Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.docLuân Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luân Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu vải thiều
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu vải thiềuCác nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu vải thiều
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu vải thiều
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 

Recently uploaded (20)

40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 

Luận văn: Quản lý đối với thị trường rau an toàn tại Đà Nẵng, HAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG ĐÌNH TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG ĐÌNH TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số : 8 34 04 10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHÚ THÁI HÀ NỘI, năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong Luận văn đảm bảo tính chính sác, tin cậy và trung thực. Vậy, tôi viết Lời cam đoan này để Học Viện khoa học xã hội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Tác giả Luận văn Hoàng Đình Trung
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN ........................................... 8 1.1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với thị trường.................. 8 1.2. Thị trường rau an toàn.................................................................................22 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 32 2.1. Thực trạng chủ thể, đối tượng và mục tiêu quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng........................................................32 2.2. Thực trạng đảm bảo các nguyên tắc về quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng .............................................................40 2.3. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn trên địa bàn Đà Nẵng..................................................................................43 2.4. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn trên địa bàn Đà Nẵng .............................................................................52 2.5. Đánh giá quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn trên địa bàn Đà Nẵng hiện nay ............................................................................................................57 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 62 3.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển thị trường rau an toàn của ngành nông nghiệp; phương hướng kế hoạch phát triển sản xuất và quản lý thị trường rau an toàn ......62 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn trên địa bàn Đà Nẵng.........................................................................................65 3.3. Kiến nghị....................................................................................................77 KẾT LUẬN......................................................................................................79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Từ viết tắt ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm QLNN Quản lý nhà nước RAT Ràu an toàn
  • 6. DANH MỤC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang 2.1 Danh sách, diện tích quận, huyện các cơ sở được cấp giấy chứng nhận RAT 2018 35 2.2 Đánh giá năng suất, sản lượng rau, RAT tại Đà Nẵng. 36 2.3 Tình hình nguồn cung rau từ các địa phương vào Đà Nẵng 36 2.4 Giá một số loại RAT do các cơ sở sản xuất - kinh doanh RAT trên địa bàn Đà Nẵng cung cấp 38 2.5 Đánh giá về thị trường RAT trên địa bàn Đà Nẵng 39 2.6 Đánh giá về mục tiêu QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Đà Nẵng 40 2.7 Đánh giá về nguyên tắc QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Đà Nẵng 42 2.8 Quy hoạch vùng và diện tích sản xuất RAT trên đại bàn Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020 44 2.9 Đánh giá quy hoạch đất trồng RAT ở Đà Nẵng 45 2.10 Đánh giá về thực trạng nguồn lực phát triển thị trường RAT ở Đà Nẵng 47 2.11 Sản lượng và cơ cấu RAT tiêu thụ tại các kênh phân phối tháng 12/2018 48 2.12 Đánh giá hiệu quả kênh phân phối RAT trên địa bàn Đà Nẵng 49 2.13 Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý thị trường RAT trên địa bàn Đà Nẵng 51
  • 7. DANH MỤC SƠ ĐỒ Số hiệu Tên sơ đồ Trang 2.1 Mô hình tổ chức sản xuất và quản lý RAT 33
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rau không chỉ là món ăn giúp bữa ăn ngon hơn mà chúng có vai trò cung cấp dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với cơ thể con người. Trong khi nhu cầu rau xanh nói chung và RAT ngày càng tăng, các địa chỉ cung cấp RAT ngày càng nhiều, nhưng người tiêu dùng để có thể mua được rau tươi, ngon, an toàn lại không dễ dàng chút nào. Những vụ ngộ độc thực phẩm vừa qua (trong đó có rau xanh) khiến người tiêu dùng hoang mang, không phân biệt được đâu là sản phẩm RAT và đâu sản phẩm không an toàn, từ đó có thể thấy rằng chất lượng rau đang là vấn đề rất đáng quan tâm. Không ít hộ dân trồng rau do chạy theo lợi nhuận đã không tuân thủ quy trình sản xuất nên chất lượng không đạt yêu cầu là nguyên nhân khiến người tiêu dùng không tin tưởng vào chất lượng RAT. RAT tại các cửa hàng và siêu thị dù được đóng gói, giới thiệu các tiêu chuẩn an toàn, giá cao nhưng người tiêu dùng cũng không thể biết nguồn gốc sản phẩm ở đâu, do phần lớn chưa có thông tin rõ ràng nhà sản xuất trên tem phụ. Thêm vào đó là sự thiếu trách nhiệm của các cơ quan QLNN đối với thị trường RAT, quy trình sản xuất chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ và khoa học, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý trong các cơ quan QLNN có thẩm quyền còn hạn chế, các vùng sản xuất RAT chưa tập trung và còn manh mún, nhỏ lẻ, quy trình sản xuất,cán bộ kỹ thuật chưa thực sự sâu sát với các vùng sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém, chưa có kế hoạch hoặc đã xây dựng kế hoạch nhưng khi thực hiện không bám vào kế hoạch đã được duyệt, chính sách cụ thể để quản lý thị trường RAT, đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người. Nhu cầu về rau của thành phố Đà Nẵng rất lớn, khoảng 100.000 đến
  • 9. 2 130.000 tấn/năm, nhưng lượng rau sản xuất của thành phố chỉ đạt khoảng 8.000 đến 10.000 tấn. Trong đó, lượng rau được sản xuất tại các vùng RAT chỉ chừng 600 tấn/năm bằng 50% nhu cầu. Chỉ 10% số rau được các hợp tác xã sản xuất RAT kết nối cung cấp cho các cửa hàng, trường học, 80% được bán cho tiểu thương chợ đầu mối và số còn lại do nông dân tự bán. Hiện nay, thành phố Đà Nẵng đang gặp phải những khó khăn trong việc phân cấp quản lý, chưa xác định được đơn vị chủ trì. Bên cạnh đó, sự biến động về giá và thời gian bảo quản ngắn cũng sẽ tạo ra những khó khăn không nhỏ trong quản lý. Để góp phần giảm thiểu những vụ ngộ độc do sử dụng rau không đảm bảo an toàn, không rõ nguồn gốc xuất xứ, để người dân tin tưởng và yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm RAT, nghiên cứa đưa ra các giải pháp để quản lý thị trường RAT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian sắp tới một cách khoa học và hiệu quả hơn. Do đó, tôi đã lựa chọn vấn đề “Quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đề tài tìm đọc các tài liệu Nghiên cứu thị trường quả của Trung Quốc “Product market study: fruit market in China”, Viện nghiên cứu Nông nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu đề cập tới thị trường tiêu thụ của Trung Quốc, các yếu tố ảnh hưởng tới mức tiêu thụ của Trung Quốc như thu nhập, thị hiếu, tính thời vụ, sự khác biệt về vùng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra các chiến lược marketing của Trung Quốc đối với quả như: kênh phân phối, xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường, các cản trở đối với việc thực hiện các [52]. Bui Thi Gia, Dang Van Tien, Tran The Tuc và Satoshi Kai (2014), “Agricultural Products Marketing in Japan and Vietnam”, Viện nghiên cứu nông nghiệp Việt Nam. Nhóm tác giả đã có những đánh giá rất chi tiết và cụ thể
  • 10. 3 về thị trường rau quả Nhật Bản, phân tích những biến động về chức năng và cơ cấu thị trường rau quả ở Nhật Bản. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau ở ngoại ô Đà Nẵng, từ đó có những đánh giá về nguồn cung RAT, cầu RAT và giá RAT trên thị trường Đà Nẵng [45]. Grisana Linwattana (2009), “Vegetable Production and Processing Experience in Thailand”. Horticulture Research Institute Department of Agriculture, Chatuchak, Bangkok 10900, Thailand. Tác giả Grisana Linwattana đã có những hệ thống về thị trường các sản phẩm nông nghiệp của Thái Lan trong đó có sản phẩm RAT. Trên cơ sở đánh giá những lợi thế của các sản phẩm rau của Thái sau khi xuất đi các nước trên thế giới [46]. Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (2012), “Ngành rau quả ở Việt Nam: Tăng giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu dùng”, đây là nghiên cứu do Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế thực hiện dưới sự tài trợ của Tổ chức Hỗ trợ kỹ thuật Đức (GTZ) và Bộ Hợp tác kinh tế quốc tế Đức (BMZ). Đây là nghiên cứu rất quy mô về toàn ngành rau quả Việt Nam. Nghiên cứu tiến hành khảo sát từ người sản xuất, buôn bán, chế biến, xuất khẩu trên các vùng sản xuất. Nghiên cứu cũng tập trung vào rất nhiều các mặt hàng rau quả chính của Việt Nam như xoài, dứa, thanh long, nhãn, vải, bắp cải, cà rốt, dưa chuột. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử dụng số liệu từ VLSS 1998/2002 để phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ tại Việt Nam, đánh giá tác động của giá và chi tiêu tới cầu của hàng hoá. Nhìn chung đây là nghiên cứu rất công phu của Việt Nam, đề cập xuyên suốt ngành hàng rau quả Việt Nam từ sản xuất tới tiêu dùng [41]. Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam (2014), “Nghiên cứu luận cứ khoa học để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH”, đề tài Khoa học cấp Nhà nước. Trong đề tài này, những vấn đề về cơ sở khoa học cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
  • 11. 4 hướng CNH-HĐH ở Việt Nam được nghiên cứu chi tiết, hệ thống. Trong đó, những vấn đề về lý luận về cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành, cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo lãnh thổ và cơ cấu theo thành phần được làm rõ hơn về bản chất, đặc trưng và các nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt, những vấn đề thực tiễn của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam sau hơn 15 năm đổi mới được các tác giả nghiên cứu trên tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp [40]. RIFAV và VASI (2016), Chiến lược của các tác nhân trong kênh cung cấp rau cho Đà Nẵng (StRATegies of stakeholders in vegetable commodity chain supplying Hanoi market), tìm hiểu về thực trạng của một số vùng cung cấp rau cho Đà Nẵng, mô tả dòng (flow) cung cấp cho thị trường rau Đà Nẵng, tìm hiểu vai trò và mối quan hệ giữa các tác nhân trong các kênh ngành hàng cung cấp rau cho thị trường Đà Nẵng và những thuận lợi cũng như cản trở đối với từng tác nhân. Nghiên cứu tập trung vào kênh tiêu thụ của 4 vùng khác nhau. Nghiên cứu cho thấy rằng mối quan hệ giữa các vùng sản xuất và các chợ phụ thuộc vào khoảng cách từ vùng sản xuất tới các chợ. Các tác nhân tham gia trực tiếp vào thị trường, đặc biệt là người sản xuất và người thu gom nhằm tăng thu nhập, tạo sự cạnh tranh cao hơn [20]. Tác giả Đinh Đức Huấn (2017), “Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ rau sạch tại trung tâm kỹ thuật rau hoa quả Đà Nẵng”, trên cơ sở kết quả điều tra khảo sát tình hình sản xuất và tiêu thụ rau sạch tại Trung tâm kỹ thuật rau hoa quả Đà Nẵng, nghiên cứu phân tích một số yếu tố gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất rau sạch, đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ rau sạch đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa quá trình sản xuất và tiêu thụ rau sạch [13]. Tóm lại, những nghiên cứu trong và ngoài nước đã tạo nền tảng về phương pháp nghiên cứu cho đề tài “QLNN đối với thị trường RAT trên địa
  • 12. 5 bàn thành phố Đà Nẵng”. Những nội dung QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tiếp tục phải được triển khai nghiên cứu. Chính vì thế, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp đồng bộ để hoàn thiện QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là đòi hỏi cấp thiết, thể hiện tính mới và không trùng với các công trình đã công bố trước đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên sở lý luận và thực trạng QLNN, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN đối với thị trường RAT. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Đà Nẵng. - Đưa ra một số đề xuất về giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Đà Nẵng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động QLNN đối với thị trường RAT 4.2. Phạm vi nghiên cứu Do hạn chế về thời gian nghiên cứu và hiểu biết của cá nhân nên đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng thị trường RAT trên địa bàn Đà Nẵng trong 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018, giải pháp đưa ra đến năm 2025. Nội dung nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu thực trạng quản lý thị trường RAT của các cơ quan QLNN, chủ yếu về các nội dung quản lý thị trường của các chủ thể QLNN địa phương có liên quan.
  • 13. 6 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài chủ yếu dùng phương pháp thu thập dữ liệu, phân tích các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được. Phương pháp thu thập dữ liệu là phương pháp cơ bản được sử dụng trong các công trình nghiên cứu, nó góp phần quan trọng để đưa ra những nhận định, đánh giá đúng đắn và có cơ sở khoa học. Các dữ liệu thu được từ hai nguồn: Dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp: Thông tin dữ liệu thứ cấp được lấy từ các nguồn sách báo, giáo trình, tạp chí, internet và các tài liệu nghiên cứu có liên quan để phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài. Khi đã có được kết quả điều tra tiến hành phân tích, tổng hợp sau đó tiến hành xử lý bằng các phương pháp thống kê, phương pháp thủ công nhằm làm cơ sở đánh giá thực trạng thị trường và quản lý thị trường RAT trên địa bàn Đà Nẵng hiện nay. Dữ liệu sơ cấp: Đề tài thu thập dữ liệu sơ cấp bằng việc tiến hành điều tra chọn mẫu nhóm tác giả thiết lập các phiếu điều tra bao gồm những câu hỏi lựa chọn phương án trả lời về những vấn đề liên quan đến thực trạng thị trường RAT và tình hình QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Đà Nẵng và các câu hỏi mở đi sâu vào tìm hiểu những ý kiến, kiến nghị của các chủ cơ sở kinh doanh cũng như các cán bộ quản lý. Phiếu điều tra được gửi đến các đối tượng khác nhau là những người tiêu dùng ở một số địa điểm trên địa bàn Đà Nẵng, phiếu điều tra trắc nghiệm tại một số cơ sở kinh doanh RAT, tại Chi cục Quản lý thị trường Đà Nẵng. Đề tài phát ra 120 phiếu khảo sát, thu về 102 phiếu, có 90 phiếu hợp lệ được sử dụng để phân tích đánh giá số liệu trong luận văn. Đối tượng khảo sát là cán bộ quản lý và các chủ doanh nghiệp sản xuất,
  • 14. 7 kinh doanh RAT. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn đóng góp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu, hoàn thiện các nội dung về QLNN đối với một đối tượng cụ thể. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin tổng quan về thực trạng QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; nguyên nhân của những hạn chế và đề xuất những giải pháp hoàn thiện và tăng cường tổ chức thực hiện QLNN đối với thị trường này. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu các nội dung liên quan đến khoa học về kinh tế nói chung và chuyên ngành quản lý kinh tế nói riêng. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng, tài liệu tham khảo... luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn QLNN đối với thị trường RAT Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Đà Nẵng Chương 3: Giải pháp hoàn thiện QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Đà Nẵng
  • 15. 8 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN 1.1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với thị trường 1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với thị trường Sự phát triển của sản xuất hàng hóa, sự ra đời của nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự QLNN đối với nền kinh tế mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nền kinh tế thị trường cùng với cơ chế sản xuất của nó đã tạo ra lượng của cải vất chất nhiều hơn tất cả các nền kinh tế trước nó làm ra. Cơ chế thị trường có khả năng điều tiết nền sản xuất xã hội, phân bổ các nguồn tài nguyên vào các khu vực sản xuất mà không cần một sự điều khiển nào. Cũng chính vì thể mà nó tồn tại những khuyết tật mang tính cơ chế như thị trường phát triển tự phát, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích xã hội, cạnh tranh không lành mạnh, phân hóa giàu nghèo… Những khuyết tật này chính bản thân thị trường không thể sửa chữa mà cần tới một chủ thể khách quan đứng cao hơn thị trường để điều tiết, đó chỉ có thể là Nhà nước [8, tr.16]. Quản lý có thể hiểu với ý nghĩa thông thường, phổ biến, với phạm vi rất rộng là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức của chủ thể vào đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và các hành vi của con người, nhằm duy trì tính ổn định và sự phát triển của đối tượng theo những mục tiêu đã định [8, tr.19]. QLNN về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế [8, tr.21].
  • 16. 9 Theo nghĩa rộng, QLNN về kinh tế dược thực hiện thông qua cả ba loại cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước. Theo nghĩa hẹp, QLNN về kinh tế được hiểu như hoạt động quản lý có tính chất Nhà nước nhằm điều hành nền kinh tế, được thực hiện bởi cơ quan hành pháp (Chính phủ). QLNN về kinh tế nhằm khắc phục những nhược điểm, hạn chế khuyết tật của cơ chế thị trường đồng thời tạo điều kiện cho cơ chế thị trường hoạt động hiệu quả. Nhà nước điều tiết, khống chế và định hướng các hoạt động kinh tế trên thị trường việc hoạch định các chương trình, chiến lược và kế hoạch phát triển cho từng vùng, từng khu vực nhưng thống nhất trong chiến lược phát triển chung của toàn quốc gia. Từ việc tìm hiểu các khái niệm về QLNN, QLNN về kinh tế và QLNN về thương mại ta có khái niệm về QLNN về thị trường như sau: “QLNN đối với thị trường là hoạt động của các cơ quan QLNN thông qua các công cụ, phương pháp quản lý tác động đến thị trường nhằm xác định rõ chiến lược, quy hoạch, chủ thể kinh doanh, nguồn gốc xuất xứ, hệ thống hạ tầng, kênh phân phối sản phẩm… nhằm định hướng, dẫn dắt các chủ thể sản xuất, kinh doanh thực hiện đúng và hiệu quả các quy định của Nhà nước đối với thị trường”. Từ các khái niệm được nêu ở trên ta thấy QLNN địa phương đối với thị trường RAT là một bộ phận của QLNN về thị trường RAT. 1.1.2. Các nguyên tắc quản lý nhà nước đối với thị trường (1) Nguyên tắc dân chủ, công bằng, công khai. Dân chủ: có sự tham gia của tất cả các bên trong quá trình xây dựng, triển khai và giám sát quản lý đối với thị trường gồm: Cơ quan quản lý, doanh nghiệp sản xuất, Hợp tác xã, chủ đầu tư và đại diện của những hộ nông dân và người tiêu dùng… Công bằng: trong cùng một thời điểm, các đối tượng được quản lý và giám sát như nhau trong việc sản xuất và kinh doanh mặt hàng cụ thể.
  • 17. 10 Công khai: Công khai các nguyên tắc, tiêu chuẩn sản xuất và sơ chế, công khai các văn bản quản lý và quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng đối với mặt hàng cụ thể. (2) Nguyên tắc đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp, hộ sản xuất và người tiêu dùng Nhà nước là người vừa quyết định các chính sách liên quan đến quản lý thị trường vừa là người đưa ra các biện pháp xử lý hài hoà lợi ích của doanh nghiệp, hộ sản xuất và người tiêu dùng. Doanh nghiệp sản xuất hay hộ sản xuất và kinh doanh hợp pháp khi tuân thủ đúng các quy trình, quy tắc sản xuất, tuân thủ đúng Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp… một cách thoả đáng theo quy định của pháp luật. (3) Nguyên tắc quản lý kết hợp theo ngành và lãnh thổ: Nguyên tắc này giúp các chủ thể và đối tượng quản lý biết vận dụng triển khai các văn bản QLNN của ngành, đồng thời đánh giá sự phù hợp của các chính sách với tình hình thực tế của địa phương. (4) Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý: Hiệu lực và hiệu quả của chính sách luôn là mục tiêu cuối cùng của các cơ quan quản lý. Chính vì thế khi triển khai cần có những tiêu chí rõ ràng nhằm đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả. 1.1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với thị trường 1.1.3.1. Chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và mục tiêu quản lý nhà nước đối với thị trường Chủ thể QLNN về thị trường là toàn bộ các cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý đối với thị trường. - Trung ương: Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Tài chính… - Địa phương: Gồm các sở ban ngành như: UBND, Sở công thương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở kế hoạch đầu tư… Các phòng ban cấp huyện…
  • 18. 11 Đối tượng QLNN về thị trường là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội, hộ sản xuất ở trung ương, địa phương và các đối tượng khác có liên quan đến sản xuất và kinh doanh mặt hàng cụ thể. Mục tiêu QLNN về thị trường là hình thành một thị trường cạnh tranh lành mạnh. Giúp các nhà sản xuất, người tiêu dùng có cơ sở pháp lý trong sản xuất kinh doanh. 1.1.3.2. Các nội dung quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn - Chiến lược và quy hoạch thị trường Chiến lược phát triển thị trường bao gồm các hoạt động, biện pháp của cơ quan nhà nước nhằm thúc thị trường phát triển theo hướng đồng bộ, bền vững. Các chiến lược và quy hoạch về thị trường giúp định hướng thị trường về cung, cầu, giá và kênh phân phối giúp các chủ thể quản lý, chủ thể kinh doanh xác định rõ quyền và nghĩa vụ quả mình khi tham gia vào thị trường. Để thực hiện chiến lược và quy hoạch thị trường, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể thực hiện đầy đủ đúng pháp luật, tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh, liên doanh, liên kết tạo ra một thị trường rộng lớn... Bên cạnh đó, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật để thúc đẩy tạo vùng sản xuất. Khuyến khích phát triển trang trại, nhất là ở những nơi còn nhiều đất chưa sử dụng hoặc khai thác chưa hiệu quả. Diện tích đất Nhà nước giao, cho thuê làm trang trại theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện đất đai của mỗi địa phương, với thời gian theo chu kỳ của dự án, tối đa là 50 năm [15]. Để thực hiện được điều đó Nhà nước thiết lập các cơ quan và hệ thống tổ chức quản lý, sử dụng bộ máy này để hoạch định các chiến lược, quy hoạch, chính sách, các văn bản pháp quy khác về quản lý thương mại. Nhà nước vừa là người ban hành các chính sách, các quy định, vừa là người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nhằm đưa chúng vào thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp. Trong quá trình đó, nhà nước sử dụng quyền lực, sử dụng những công cụ quản lý để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng và
  • 19. 12 có lợi cho các cá nhân, tổ chức sản xuát và kinh doanh RAT. Nếu môi trường kinh doanh phù hợp, nghĩa là có sự đồng thuận, thống nhất giữa nhà nước và doanh nghiệp. - Chủ thể sản xuất, kinh doanh và nguồn gốc xuất xứ hàng hóa Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì Chủ thể kinh doanh là Tổ chức, cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh (hoặc giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và thực hiện trên thực tế các hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận [19]. Các chủ thể sản xuất, kinh doanh phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập, cho phép thành lập hoặc công nhận. Hiện nay, khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực thì quy chế pháp lý về việc thành lập các chủ thể kinh doanh và các doanh nghiệp nói riêng có nhiều thay đổi theo hướng đơn giản hơn so với trước đây. Theo đó, các chủ thể sản xuất, kinh doanh RAT là các loại hình doanh nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp cùng với hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, và hợp tác xã trước đây chỉ cần đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Riêng với các chủ thể kinh doanh là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, việc thành lập vẫn phải tuân theo những trình tự thủ tục được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật tương ứng đang có hiệu lực. Đây là đặc điểm xác lập tư cách chủ thể pháp lý độc lập của các chủ thể kinh doanh, làm cơ sở để nhà nước thừa nhận và bảo vệ các chủ thể kinh doanh trước pháp luật [4]. - Quản lý cơ sở hạ tầng và hệ thống kênh phân phối (1) Quản lý cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố ảnh hưởng có tính quyết định đến sự phát triển thị trường. Sản xuất, kinh doanh đỏi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt điều kiện và quy trình sản xuất. Nếu cơ sở hạ tầng, như giao thông, hệ thống nhà lưới, nhà kính… không đảm bảo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
  • 20. 13 việc áp dụng các quy trình kỹ thuật và đảm bảo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phải đi liền và phù hợp với quy hoạch phát triển vùng sản xuất, nếu không nó sẽ làm giảm hiệu quả của đầu tư, thậm chí lại có tác động tiêu cực đối với việc phát triển sản xuất. Như vậy, rất cần thiết phải đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất phát triển ổn định nguồn cung ra thị trường vừa đảm bảo VSATTP hạn chế được nhập các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. (2) Quản lý hệ thống kênh phân phối Cơ sở hạ tầng và hệ thống kênh phân phối có vai trò quan trọng trong việc sản xuất và tiêu thụ hiệu quả. Cơ sở hạ tầng cho kinh doanh bao gồm hệ thống cửa hàng, chợ đầu mối, siêu thị, đường giao thông. Hệ thống kênh phân phối bao gồm: từ người sản xuất - người bán buôn - người bán lẻ - người tiêu dùng, người sản xuất - người bán lẻ - người tiêu dùng, người sản xuất - người tiêu dùng. Nội dung quản lý cơ sở hạ tầng và hệ thống kênh phân phối của Nhà nước tập trung vào các vấn đề cơ bản sau: Nhà nước phải trực tiếp quy hoạch các chợ đầu mối, chuỗi cửa hàng, xây dựng hệ thống đường giao thông, nhà kho, sơ chế… đầu tư hỗ trợ người nông dân về vốn, kỹ thuật… Hỗ trợ các địa phương xây dựng quỹ vốn bình ổn giá trong đó có bình ổn mặt hàng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh chủ động nguồn vốn, giúp người dân được dùng các sản phẩm với mức giá ổn định khi thị trường có nhiều biến động về giá cả. Tăng cường quản lý hệ thống kênh phân phối theo kế hoạch và khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia đầu tư và phát triển mạng lưới phân phối thương mại. - Quản lý, kiểm tra chất lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp trên thị trường Quản lý, kiểm tra chất lượng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường là một nội dung quan trọng của nhà nước đối với thị trường, góp phần định hướng, dẫn dắt các chủ thể tham gia sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ một cách hiệu quả. Quản lý và kiểm soát chất lượng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường
  • 21. 14 tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: Cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở đủ điều kiện sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Ban hành các tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở sản xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hoạt động tốt trên thị trường. Kiểm tra chặt chẽ các loại hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu và đặc biệt là các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc [15]. Trong quá trình kiểm tra, khi phát hiện nhà sản xuất không đảm bảo điều kiện sản xuất, sơ chế, chế biến, không thực hiện đúng quy định và quy trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ, không thực hiện công bố sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thì cơ quan quản lý yêu cầu nhà sản xuất thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, sửa chữa trong giới hạn thời gian cụ thể; trong vòng 24 giờ phải báo cáo cơ quan kiểm tra để xử lý theo thẩm quyền; trước khi tiếp tục đưa sản phẩm ra thị trường nhà sản xuất phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan kiểm tra. Trong quá trình kiểm tra, khi phát hiện có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng thì đoàn kiểm tra được phép lấy mẫu sản phẩm. Nếu kết quả kiểm nghiệm khẳng định sản phẩm không phù hợp thì cơ quan kiểm tra thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng; tạm đình chỉ sản xuất, chế biến sản phẩm không phù hợp để khắc phục vi phạm; tuỳ mức độ vi phạm cơ quan kiểm tra kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt theo quy định. 1.1.4. Phương pháp và công cụ quản lý nhà nước đối với thị trường 1.1.4.1. Phương pháp quản lý nhà nước đối với thị trường Các phương pháp QLNN đối với thị trường là tổng thể những cách thức tác động có chủ đích của Nhà nước lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong những điều kiện cụ thể về không gian và thời gian nhất định. Các phương pháp QLNN nói chung và QLNN đối với thị trường nói riêng có vai trò rất quan trọng trong hệ thống quản lý. Nó thể hiện cụ thể mối quan hệ qua lại giữa Nhà nước với đối tượng và khách thể quản lý. Mối quan hệ giữa Nhà nước với các đối tượng và khách thể quản lý rất đa dạng và phức
  • 22. 15 tạp. Vì vậy, các phương pháp quản lý thường xuyên thay đổi tuỳ theo tình huống cụ thể nhất định, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng đối tượng [8]. - Phương pháp hành chính Phương pháp này là phương pháp tác động mang tính trực tiếp, dựa vào mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý, mà thực chất đó là mối quan hệ giữa quyền uy và sự phục tùng. Phương pháp quản lý hành chính đối với thị trường RAT là cách thức tác động trực tiếp của cơ quan quản lý thông qua các quyết định dứt khoát có tính chất bắt buộc bằng các mệnh lệnh hành chính lên các chủ thể quản lý và đối tượng kinh doanh trong quan hệ đất đai. Nó đòi hỏi chủ thể kinh doanh phải chấp hành nghiêm chỉnh, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật. - Phương pháp kinh tế Là tổng thể các biện pháp kinh tế tác động vào hoạt động QLNN đối với thị trường, Nhà nước hoặc chính quyền địa phương sử dụng động lực kinh tế để kích thích, thu hút đầu tư hoặc xử lý những vi phạm liên quan đến QLNN đối với thị trường. Chính quyền có thể sử dụng các các chính sách như tiền thưởng, trợ cấp hay hỗ trợ lãi suất tín dụng, hỗ trợ thuế nhằm tác động vào các nhà đầu tư, các nhà kinh doanh trong hoạt động kinh doanh. Phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển thị trường… như mở rộng quy mô thị trường, đổi mới cơ sở vất chất, khoa học - công nghệ... Phương pháp kinh tế về QLNN đối với thị trường là cách thức tác động gián tiếp của cơ quan nhà nước vào chủ thể kinh doanh trên thị trường thông qua các lợi ích kinh tế. Mặt mạnh của phương pháp kinh tế là ở chỗ nó tác động vào lợi ích của đối tượng bị quản lý làm cho họ phải suy nghĩ, tính toán và lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất vừa đảm bảo lợi ích của mình, vừa đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội. Từ đó, đối tượng chịu sự tác động sẽ tự giác, chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không cần có sự tác động thường xuyên như phương pháp hành chính.
  • 23. 16 Chính quyền địa phương tác động lên đối tượng quản lý trên cơ sở vận dụng các phạm trù kinh tế, các đòn bẩy kinh tế, các định mức kinh tế - kỹ thuật như miễn giảm tiền sử dụng đất, ưu đãi thuế xuất, nhập khẩu… Vì vậy, phương pháp kinh tế là phương pháp mềm dẻo nhất, dễ thu hút đối tượng quản lý và ngày càng mang tính phổ biến. Phương pháp kinh tế giúp nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân giúp cho cơ quan nhà nước giảm bớt được nhiều công việc hành chính như công tác kiểm tra, đôn đốc có tính chất sự vụ hành chính. Vì vậy, sử dụng phương pháp này vừa tiết kiệm được chi phí quản lý, vừa giảm được tính chất cứng nhắc hành chính, vừa tăng cường tính sáng tạo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Phương pháp tuyên truyền giáo dục Là cách thức tác động của chính quyền địa phương vào nhận thức và tình cảm của con người nhằm nâng cao tính tự giác và lòng nhiệt tình của họ trong QLNN đối với thị trường nói riêng và trong hoạt động kinh kế - xã hội nói chung. Tuyên truyền, giáo dục là một trong các phương pháp không thể thiếu được trong công tác QLNN, bởi vì mọi đối tượng quản lý là quản lý con người, mà con người là tổng hoà của nhiều mối quan hệ xã hội và ở họ có những đặc trưng tâm lý rất đa dạng. Do đó, cần phải có nhiều phương pháp tác động khác nhau trong đó có phương pháp giáo dục. Thực tế, phương pháp giáo dục thường được kết hợp với các phương pháp khác, hỗ trợ cùng với phương pháp khác để nâng cao hiệu quả công tác. Nếu chúng ta tách rời phương pháp giáo dục với các phương pháp khác, tách rời giáo dục với khuyến khích lợi ích vật chất, tách rời giáo dục với sự cưỡng chế bắt buộc thì hiệu quả của công tác quản lý không cao, thậm chí có những việc còn không thực hiện được. Nhưng nếu chúng ta kết hợp tốt, kết hợp một cách nhịp nhàng, linh hoạt phương pháp giáo dục với các phương pháp khác thì hiệu quả của công tác quản lý sẽ rất cao. 1.1.4.2. Công cụ quản lý nhà nước đối với thị trường
  • 24. 17 Là một chủ thể hoạt động trong hệ thống thương mại, thị trường cũng chịu sự quản lý của các công cụ QLNN như kế hoạch hóa, các chính sách phát triển kinh tế và thương mại hay pháp luật về thương mại. - Công cụ pháp luật Pháp luật là công cụ quản lý không thể thiếu của các cơ quan QLNN từ cấp trung ương xuống cấp chính quyền địa phương. Cơ quan QLNN luôn thực hiện quyền lực của mình bằng các văn bản quy phạm pháp luật để tác động vào ý chí, điều chỉnh hành vi của đối tượng quản lý [8]. Trong QLNN đối với thị trường, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: Ở cấp trung ương: là các văn bản luật do Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất nhà nước ban hành theo hình thức và thủ tục được quy định trong Hiến pháp, đó là những văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất. Hoặc các văn bản dưới luật như pháp lệnh và nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Lệnh và quyết định của của chủ tịch nước; Nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng… Ở cấp địa phương: các văn bản dưới luật là công cụ có vai trò quan trọng nhất và được sử dụng phổ biến để duy trì trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực thương mại, thực phẩm và an toàn thực phẩm. Các văn bản dưới luật để QLNN đối với thị trường RAT của chính quyền địa phương gồm có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; Quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân các cấp. Các văn bản được ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan QLNN cấp trung ương hoặc văn bản do UBND ban hành để thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Vấn đề sản xuất, kinh doanh gắn chặt với lợi ích vật chất và sức khỏe của người dân nên dễ nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Trong các mâu thuẫn đó có những vấn đề phải dùng đến quyết định quản lý mới xử lý được. Do đó, các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phải rõ ràng, đồng bộ và phù hợp với nguyện
  • 25. 18 vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân, hệ thống lưu trữ thông tin về thị trường RAT chính xác, cùng với một đội ngũ công chức chuyên nghiệp mới có thể giải quyết triệt để vấn đề. - Công cụ Quy hoạch, kế hoạch Trong QLNN đối với thị trường, quy hoạch, kế hoạch cho sự phát triển của thị trường là công cụ quản lý quan trọng và là một nội dung không thể thiếu được trong công tác QLNN đối với thị trường ở tất cả các cấp quản lý. Quy hoạch, kế hoạch cho thị trường đảm bảo cho việc lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền địa phương có sự thống nhất trong quản lý đối với thị trường. Quy hoạch, kế hoạch khi được phê duyệt là cơ sở quan trọng để quyết định mục đích, định hướng phát triển thị trường. Đây là một công việc khó khăn và tốn kém cần có sự phối hợp thực hiện của nhiều cơ quan quản lý. Từ đó, chính quyền địa phương sẽ kiểm soát được mọi diễn biến về tình hình thị trường, ngăn chặn được việc kinh doanh không an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Đồng thời, thông qua quy hoạch, kế hoạch buộc các đối tượng tham gia vào thị trường RAT tuân thủ các quy định của Nhà nước và địa phương về việc tham gia thị trường. - Công cụ chính sách Từ góc độ QLNN, chính sách là những cách thức tác động của Nhà nước vào các lĩnh vực của đời sống xã hội để đạt được mục tiêu định hướng. Chính sách điều chỉnh những quan hệ ít mang tính ổn định, mềm dẻo, linh động. Chính sách có tác động nhanh, kịp thời, mạnh mẽ và toàn diện đến nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng bị tác động. Đặc biệt, chính sách điều chỉnh động cơ, tạo động lực cho hành vi, hoạt động của các cá nhân và từng nhóm đối tượng cụ thể [8]. Một số chính sách như: Huy động và hỗ trợ vốn phát triển sản xuất RAT: Mục tiêu trực tiếp của chính sách đầu tư trong nông nghiệp nước ta hiện nay là: xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ phù hợp với
  • 26. 19 yêu cầu công nghiệp hóa nông nghiệp. Chính sách đầu tư vào nông nghiệp ở nước ta hiện nay phải tạo ra sự hài hòa trong phát triển kinh tế nông thôn theo hướng: một mặt vẫn coi trọng yêu cầu tăng nhanh sản lượng lương thực, thực phẩm để bảo đảm an toàn lương thực quốc gia, mặt khác tạo ra những điều kiện vật chất cơ bản để đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi và mở mang công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn. Chính sách phát triển hệ thống sản xuất giống cây trồng mới có khả năng kháng sâu bệnh, giống có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao và các giống đặc sản, bản địa cần bảo tồn, cụ thể như: giống lúa, ngô, đậu, rau màu, nấm ăn, dược liệu, cây công nghiệp... Phát triển, đa dạng hóa quy trình và nhân rộng những mô hình ứng dụng công nghệ mới, nhân rộng các quy trình ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các kiểu mẫu về sản xuất các loại rau có năng suất, chất lượng cao, giảm chi phí sản xuất, thân thiện với môi trường, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn sinh học, phù hợp với điều kiện phát triển tại địa phương, đáp ứng yêu cầu về nguyên liệu chế biến sau thu hoạch và thị trường tiêu thụ. Chính sách ứng dụng những công nghệ mới, những tiến bộ mới về khoa học công nghệ trong quá trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, đóng gói, bảo quản chế biến các sản phẩm nhằm tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng, hiệu quả kinh tế, tạo sản phẩm mới, sản phẩm đạt giá trị gia tăng cao, đáp ứng các yêu cầu thị trường, an toàn vệ sinh thực phẩm và thân thiện với môi trường. Chính sách thu mua hàng hóa: Vấn đề này hiện nay được các địa phương rất quan tâm, các địa phương đã thường xuyên có các hội nghị, các chương trình xúc tiến thương mại kết nối cung cầu trong lĩnh vực nông nghiệp, liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ cho các sản phẩm nông sản. Thực hiện giám sát, kiểm tra việc thương nhân nước ngoài thu mua hàng hóa tại Việt Nam; đồng thời phổ biến các quy định của pháp luật về mua bán hàng hóa của thương nhân nước ngoài cho bà con người dân hiểu rõ. Theo quy định, thương nhân nước ngoài không được phép trực tiếp thu gom nông sản từ nông dân mà phải thông qua đại
  • 27. 20 diện là thương nhân Việt Nam. Ðiều này xuất phát từ thực tế thị trường nông sản trong nước đang tiềm ẩn nhiều bất ổn với các hoạt động thu mua nguyên liệu “ngầm” của các doanh nghiệp nước ngoài. Hỗ trợ tiêu thụ RAT: Chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Chính sách này quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước nhằm khuyến khích liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản thuộc các dự án cánh đồng lớn theo quy hoạch và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với thị trường 1.1.5.1. Các nhân tố khách quan (1) Sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật Sự thống nhất hay không thống nhất giữa các văn bản pháp luật đều ảnh hưởng đến quá trình QLNN đối với thị trường. Hiện nay các văn bản pháp luật chưa thực sự hoàn thiện, giữa các văn bản luật còn có nhiều vấn đề chưa thống nhất. Trong khi, để thực hiện công tác QLNN về thị trường thì rất cần có sự chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật như: nghị định, nghị quyết, chỉ thị của Nhà nước, Chính phủ hay địa phương. Do vậy, khi các văn bản này thống nhất với nhau sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLNN đối với thị trường. (2) Ảnh hưởng của nhân tố kinh tế Việc lựa chọn sản phẩm chịu tác động rất lớn từ điều kiện kinh tế của người đó. Điều kiện kinh tế của người ta gồm thu nhập có thể chi tiêu được của họ (mức thu nhập, mức ổn định và cách sắp xếp thời gian), tiền tiết kiệm và tài sản (bao gồm cả tỷ lệ phần trăm tài sản lưu động), nợ, khả năng vay mượn, thái độ đối với việc chi tiêu và tiết kiệm. Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu dùng ảnh hưởng đến sự lựa chọn sản phẩm và chất lượng cần đáp ứng của sản phẩm. Vị trí của người tiêu dùng trong xã hội có ảnh hưởng lớn đến quyết định và cách thức ứng xử trên thị trường, mua bán trao đổi ở các kênh phân phối.
  • 28. 21 (3) Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế tác động mạnh đến các chính sách liên quan đến thị trường.Việc đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài đã tăng lên nhanh chóng trong các năm qua, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến. Mặt khác quá trình toàn cầu hóa sẽ giúp đầu vào của các ngành sản xuất nông nghiệp trở nên đa dạng và chất lượng hơn như giống cây trồng năng suất và chất lượng hơn, các kỹ thuật canh tác… Việc toàn cầu hóa sẽ dẫn đến sự cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn trên thị trường quốc tế việc này chi phối mạnh mẽ các chính sách phát triển thị trường; chẳng hạn như chính sách nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm... Do vậy, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nền kinh tế nước ta không thể không hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. (4) Chính sách của Nhà nước và địa phương về phát triển sản xuất - kinh doanh Những cơ chế, chính sách cũng như định hướng cụ thể để phát triển sản xuất - kinh doanh của Nhà nước nói chung và địa phương nói riêng có ảnh hưởng rất lớn đến sự thúc đẩy hay hạn chế phát triển hoạt động kinh doanh trên địa bàn. Các địa phương có những định hướng cụ thể và rõ ràng trong việc phát triển các kênh phân phối thì sẽ thúc đầy cung - cầu hàng hóa. Và khi đã có những văn bản cụ thể hướng dẫn về việc quy hoạch hệ thống kênh phân phối thì các cơ quan QLNN có cơ sở để đánh giá xem các kênh phân phối được xây dựng có đúng trong vùng quy hoạch và hướng đúng những ưu đãi của Việt Nam chưa. 1.1.5.2. Nhân tố chủ quan (1) Mở rộng thị trường bán lẻ và cạnh tranh trên thị trường Hệ thống bán lẻ mặt hàng thực phẩm tại một số địa phương được nhiều chuyên gia nhận định còn manh mún, nhỏ lẻ, phát triển một cách tự phát, không đồng đều, sức cạnh tranh của hệ thống này trên thị trường còn yếu. Đặc biệt khi các tập đoàn bán lẻ của nước ngoài tràn vào nước ta nhiều hơn khi
  • 29. 22 nước ta tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới, khả năng cung ứng và cạnh tranh của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài là rất mạnh họ có thể đánh bật các nhà cung ứng trong nước do họ có những ưu thế mạnh về: tiềm lực tài chính, đội ngũ cán bộ dày dặn kinh nghiệm, phong cách làm việc hiện đại, chuyên nghiệp nên sức ảnh hưởng của họ là rất lớn đối với các nhà bán lẻ trong nước. Khi mở cửa thị trường bán lẻ cùng với sức ép cạnh tranh thị trường đều sẽ ảnh hưởng đến việc thực thi các vấn đề QLNN đối với thị trường hàng hóa. Các cơ quan nhà nước cần phải có các chính sách phù hợp để hoạt động thương mại diễn ra được thuận lợi, khi hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước cần phải tuân thủ theo các quy định và nguyên tắc cạnh tranh theo cam kết của WTO. (2) Ý thức của thương nhân Để các cơ quan QLNN quản lý tốt hoạt động thương mại một phần phụ thuộc vào ý thức của các thương nhân hoạt động trong lĩnh vực này. Khi họ đã nhận thức được trách nhiệm của mình họ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi đối với công tác quản lý của nhà nước. Đó là trách nhiệm đối với việc chấp hành các nội quy về cách nhìn đúng đắn về hoạt động kinh doanh ở các kênh phân phối. Muốn có được điều đó các nhà quản lý cần dành nhiều thời gian nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu thực tế và xu hướng tiêu dùng mặt hàng. Cần có thái độ nghiêm túc trong việc thực hiện và vận dụng mô hình quản lý hiệu quả của địa phương khác để có thể học hỏi được các kinh nghiệm nhất định. (3) Trách nhiệm của người kiểm tra, giám sát Công tác kiểm tra, giám sát thực sự trở nên hiệu quả khi có một đội ngũ cán bộ có ý thức trách nhiệm. Cũng như các thương nhân, việc nhận thức trách nhiệm của mình trong công tác là một điều quan trọng. Việc xử lý các hành vi vi phạm có nghiêm minh hay không là phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ này. Che giấu các hành vi vi phạm đều có ảnh hưởng không tốt ở cả tầm vi mô và vĩ mô. 1.2. Thị trường rau an toàn 1.2.1. Rau an toàn, bản chất thị trường rau an toàn
  • 30. 23 RAT, (theo quyết định 99/2008/QĐ-BNN) là sản phẩm rau tươi được sản xuất, sơ chế phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP (Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam) hoặc các tiêu chuẩn GAP khác tương đương VietGAP và mẫu điển hình đạt chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Dạng chất lượng này gắn với 2 loại chứng nhận theo quyết định 99/2008/QĐ- BNN là chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế RAT và chứng nhận sản xuất, sơ chế RAT theo VietGAP [1, Điều 4]. Theo quyết định số 104/2015/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng thì RAT là sản phẩm rau tươi đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng về hàm lượng kim loại nặng, hàm lượng NitRAT (NO3-), vi sinh vật, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (Bảo vệ thực vật) theo quy định hiện hành của nhà nước (tại Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); được sản xuất, sơ chế theo quy trình sản xuất, sơ chế RAT; tiến tới sản xuất, sơ chế theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi tại Việt Nam (VietGAP) [1] [38]. Khái niệm RAT được dùng để phân biệt với một số loại rau được sản xuất theo quy trình canh tác đặc biệt, như rau thuỷ canh, rau “hữu cơ”… Mức độ đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của RAT cao hơn rau thường. RAT trong quá trình sản xuất vẫn sử dụng các nhân tố có nguồn gốc vô cơ như phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, tuy nhiên với liều lượng theo chỉ định, tuân thủ nghiêm ngặt thời gian cách ly và chỉ sử dụng các loại thuốc nằm trong danh mục cho phép đảm bảo không ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng và môi trường. Thị trường ra đời gắn liền với nền sản xuất hàng hoá, nó là môi trường để tiến hành các hoạt động giao dịch mang tính chất thương mại của mọi doanh nghiệp. Trong một xã hội phát triển, thị trường không nhất thiết chỉ là địa điểm cụ thể gặp gỡ trực tiếp giữa người mua và người bán mà doanh
  • 31. 24 nghiệp và khách hàng có thể chỉ giao dịch, thoả thuận với nhau thông qua các phương tiện thông tin viễn thông hiện đại [14, tr.32]. Thị trường là tập hợp các cá nhân và tổ chức hiện đang có nhu cầu mua và có nhu cầu đòi hỏi cần được thỏa mãn [16, tr.51] Thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu, trong đó những người mua và người bán bình đẳng cùng cạnh tranh. Số lượng người mua và người bán nhiều hay ít phản ánh quy mô của thị trường lớn hay nhỏ. Việc xác định nên mua hay bán hàng hoá và dịch vụ với khối lượng và giá cả bao nhiêu do quan hệ cung cầu quyết định. Từ đó ta thấy thị trường còn là nơi thực hiện sự kết hợp giữa hai khâu sản xuất và tiêu dùng hàng hoá [15, tr.35]. Từ những phân tích trên ta có khái niệm thị trường RAT: Thị trường RAT được hiểu là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu của các loại RAT được sản xuất theo đúng nguyên tắc và tiêu chuẩn quy định. Cung trên thị trường rau có hệ số co giãn rất thấp đối với giá cả trong ngắn hạn, khi giá thị trường tăng hay giảm thì lượng cung cũng ít thay đổi do đặc điểm của quá trình sản xuất rau: Rau là đối tượng có yêu cầu phù hợp cao về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu… Cầu về rau có những đặc điểm chung như cầu mọi hàng hoá là chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố như: dân số, thu nhập người tiêu dùng, giá cả, phong tục, tập quán, thị hiếu… ngoài ra còn có một số đặc điểm cơ bản khác: + Chịu ảnh hưởng lớn bởi thói quen tiêu dùng, việc tiêu dùng phụ thuộc rất lớn vào khẩu vị của mỗi người, đặc điểm này rất quan trọng trong việc nghiên cứu, xác định nhu cầu khác nhau ở mỗi khu vực. + Chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm có tác động rất lớn tới nhu cầu tiêu thụ bởi mặt hàng rau có tác động trực tiếp tới sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng của người tiêu dùng. + Có khả năng thay thế cao, khi giá một mặt hàng rau nào tăng lên thì người tiêu dùng sẵn sàng chuyển sang mua mặt hàng rau khác có giá cả hợp lý hơn.
  • 32. 25 Trước nhu cầu sử dụng nông sản sạch ngày càng tăng của người dân, bên cạnh các siêu thị, cửa hàng tiện lợi kinh doanh mặt hàng này, hiện đã có thêm một số các doanh nghiệp mở cửa hàng phân phối và bán sản phẩm rau sạch. Diện tích trồng RAT, rau hữu cơ trên cả nước tăng mạnh và chất lượng đã nâng lên rõ rệt. Hiện nay, diện tích trồng RAT được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm của cả nước đạt hơn 800.000ha, hơn 70.000ha rau đạt tiêu chuẩn VietGAP và hàng trăm ha trồng rau hữu cơ. Tuy nhiên các sản phẩm này hiện lại đang gặp không ít khó khăn về tiêu thụ, nhất là các sản phẩm chưa được dán tem, nhãn nhận diện, truy xuất nguồn gốc. Do đó để tiêu thụ nông sản, RAT thì các đơn vị, doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới phương thức sản xuất, tăng về số lượng và chất lượng nông sản, trong đó phát triển nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm hữu cơ, nông sản sạch. Trên thực tế, ngoài các siêu thị, cửa hàng tiện ích thì phần lớn các sản phẩm rau vẫn được phân phối qua các chợ đầu mối, chợ dân sinh. Các sản phẩm này được nhập từ nhiều nơi và chưa qua kiểm định về an toàn thực phẩm. Giúp người tiêu dùng nhận diện nông sản sạch, an toàn đang là vấn đề cơ quan QLNN quan tâm. Có thể nhận định rằng, thị trường RAT hiện nay còn một số hạn chế sau: - Tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, giống rau sản xuất chủ yếu là giống F1 nhập nội, trình độ sản xuất thấp còn khá phổ biến; nhận thức và ý thức trách nhiệm của số đông người sản xuất về RAT còn chưa cao, vẫn còn tình trạng số mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nitrate, kim loại nặng, trong khi chưa có quy định về hàm lượng Nitrate trong rau của Bộ Y tế để tham chiếu xử lý. - Một số địa phương đã xây dựng, phê duyệt đề án, kế hoạch phát triển sản xuất RAT tuy nhiên không có kinh phí để triển khai. Do đó, công tác quy hoạch, xác định các vùng sản xuất RAT đủ điều kiện còn chậm. - Lực lượng QLNN, kiểm tra, giám sát chưa đủ mạnh, còn dàn trải, phân công trách nhiệm còn chồng chéo giữa các Bộ ngành, giữa các đơn vị trong
  • 33. 26 Bộ; các văn bản quy phạm pháp luật chưa ổn định. Công tác thông tin, tuyên truyền chưa thực sự sâu rộng; công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm còn rất hạn chế. - Nhiều mô hình, nhiều địa phương đã đầu tư kinh phí sản xuất RAT nhưng chưa gắn kết được khâu sản xuất và thị trường tiêu thụ, sự liên kết hợp tác giữa người sản xuất, thương nhân, dịch vụ cùng với nhà khoa học, chính sách của nhà nước chưa chặt chẽ và chưa hình thành chuỗi để nâng cao giá trị của RAT; sản phẩm tiêu thụ với giá không cao hơn sản phẩm thường, người tiêu dùng chưa thật sự tin tưởng vào RAT. - Số đông người tiêu dùng chưa hiểu biết đầy đủ về ATTP, thói quen mua bán tự do còn phổ biến, trong khi việc sản xuất RAT chưa được người dân áp dụng trên đại trà, chủ yếu được thực hiện thông qua các chương trình, dự án của Trung ương, tỉnh. Do vậy chưa hình thành thị trường tiêu thụ RAT riêng biệt, sản phẩm RAT vẫn được tiêu thụ cùng với các loại rau khác, thiếu thông tin về các sản phẩm RAT, QLNN chưa giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm an toàn và chưa an toàn trên thị trường do RAT chưa được xử lý đầy đủ các khâu sơ chế, đóng gói và in mã vạch theo đúng quy định nên khi bày bán trên thị trường chưa có khác biệt so với các sản phẩm rau thông thường. 1.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn ở một số địa phương 1.2.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn ở Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc là tỉnh đang có ngành công nghiệp phát triển mạnh, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Nhiều khu vực vốn là vùng trồng rau quả lâu năm đã phải chuyển đổi thành khu công nghiệp và dịch vụ khiến tình trạng sản xuất nông nghiệp càng trở nên thu hẹp, gây khó khăn trong việc xây dựng các khu sản xuất nông nghiệp tập trung. Để khắc phục hạn chế trên, từ mấy năm qua, Vĩnh Phúc xác định lấy một số cây rau quả kinh tế cao làm
  • 34. 27 cây trồng chủ lực: Bí xanh, bí đỏ, cà chua, dưa các loại, ớt, khoai tây, su su… đồng thời triển khai chính sách hỗ trợ nhằm tạo vùng hàng hóa lớn [27]. Vĩnh Phúc đã dành ngân sách hỗ trợ tổ chức, cá nhân thuê quyền sử dụng đất trồng rau màu. Để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện việc chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích và thuê ruộng đất của nông dân, tỉnh thành lập các tổ công tác ở mỗi huyện, thành, thị mỗi tổ 3 người gồm 2 cán bộ chi nhánh văn phòng đăng kí đất đai và 1 cán bộ Phòng Tài nguyên - Môi trường để hướng dẫn và thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến chuyển nhượng, chuyển đổi để dồn ghép, thuê lại đất, kí hợp đồng thuê đất; tiếp nhận đăng kí và thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Tương tự, ở cấp xã cũng thành lập tổ công tác 3 người hướng dẫn và thực hiện các thủ tục hành chính nói trên. Bên cạnh những chính sách cơ bản nêu trên, Vĩnh Phúc còn triển khai thêm nhiều nhóm chính sách bổ trợ khác nhằm tạo sự đồng bộ như: Chính sách đào tạo nông dân, lao động nông thôn chuyên nghiệp; chính sách hỗ trợ thuê kĩ sư nông nghiệp chịu trách nhiệm hướng dẫn kĩ thuật theo đơn vị diện tích 50 ha/người; chính sách ưu đãi mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi gắn sản xuất với tiêu thụ… Kinh nghiệm cho thấy địa phương nào xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm nông sản của mình thì kinh tế của cả vùng sản xuất gắn với nông sản đó sẽ phát triển nổi bật. Điều đó cho thấy việc xây dựng thương hiệu không đơn thuần chỉ là đăng kí chứng nhận pháp lý mà quan trọng nhất của thương hiệu chính là niềm tin người tiêu dùng. Chưa khởi động chương trình tái cơ cấu, tỉnh Vĩnh Phúc đã giao cho tập đoàn VinGroup 500 ha để trồng rau ATVSTP và xây dựng các mô hình sản xuất rau theo quy trình công nghệ cao của Israel và Nhật Bản. Thông tin này nhanh chóng tràn ngập trên các phương tiện truyền thông, kèm theo tuyên bố của lãnh đạo tập đoàn khẳng định hoạt động sản xuất thực phẩm sạch là vì sức khỏe cộng đồng không nhằm mục tiêu lợi nhuận đã đem lại cho người tiêu dùng hy vọng về cơ hội được sử dụng những sản phẩm RAT trong chuỗi siêu thị Vinmart. Điều đó
  • 35. 28 đồng nghĩa với nông sản Vĩnh Phúc sẽ gắn với thương hiệu tập đoàn VinGroup và quy trình sản xuất sẽ phải được sự giám sát quản lý chặt chẽ của tập đoàn này [27]. 1.2.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn ở Hưng Yên Việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa giá trị cao, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh lớn, cung cấp cho thị trường nhiều loại nông sản, mang lại thu nhập cao cho bà con nông dân. Ða dạng các hình thức chuyển giao: Hưng Yên đã xây dựng các dự án RAT, các kỹ sư sẽ chuyển giao, hướng dẫn nông dân xây dựng mô hình vùng sản xuất và tiêu thụ RAT theo hình thức khép kín, gắn sản xuất với tiêu thụ bao gồm: Các công thức luân canh hiệu quả, xây dựng nhà lưới, sản xuất cây giống và rau thương phẩm trong nhà lưới, tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học và công nghệ sản xuất RAT, sơ chế và tiêu thụ sản phẩm, khảo nghiệm và bổ sung giống mới... Nhiều nông dân đã tiếp thu, ứng dụng những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, mở rộng vùng sản xuất RAT lên đến hàng chục ha trên địa bàn xã [28]. Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn đã thu hút các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đào tạo nghề cho nông dân theo chương trình đào tạo ngắn hạn, gắn với mô hình sản xuất hiệu quả. Hằng năm, các trung tâm khuyến nông, các hội, đoàn thể ở các địa phương tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật ở các lĩnh vực trồng trọt, thú y, chăn nuôi, thủy sản. Các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, chế biến nông, thủy sản cũng tham gia vào công tác chuyển giao theo hướng gắn kết doanh nghiệp với nhà nông [28]. Nông dân tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ ứng dụng vào sản xuất đã tạo bước phát triển lớn trong sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh lớn ở Hưng Yên. Việc ứng dụng
  • 36. 29 TBKHKT để chuyển sang nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa đã giúp thu nhập của nông dân ngày một tăng lên, bình quân chung toàn tỉnh đạt mức thu nhập 140 triệu đồng/ha/năm; góp phần nâng thu nhập bình quân hơn 30 triệu đồng/người/năm trên toàn tỉnh. Mở hướng cho tiêu thụ nông sản chất lượng cao: Về vấn đề tiêu thụ nông sản chất lượng cao, một số nhà quản lý cho rằng, trước mắt cần tạo lập được mối quan hệ giữa vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn với các cơ quan, trường học, đơn vị tiêu dùng thực phẩm trong bữa ăn của cán bộ nhân viên, nhằm từng bước tạo dựng thị trường cung - cầu thực phẩm an toàn trong khu vực. Ðể mở rộng thị trường nông sản chất lượng cao, cần có sự liên kết vững chắc giữa vùng sản xuất với tư thương, doanh nghiệp tham gia chế biến; đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm của các bên, thực hiện cam kết theo hợp đồng mua bán nông sản. Tránh hiện tượng tranh mua bán, phá vỡ hợp đồng đã ký kết. UBND tỉnh Hưng Yên đã triển khai một số cơ chế chính sách hỗ trợ sự liên kết trong sản xuất nông nghiệp như: Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có dự án sản xuất nông nghiệp thuộc diện ưu đãi đầu tư. Hỗ trợ tiền thuê đất, thuê mặt nước của các cá nhân, hộ gia đình và hình thức góp đất để liên kết sản xuất lớn. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường và khoa học, công nghệ. Hỗ trợ trồng trọt theo loại hình cánh đồng liên kết lớn. Nhất là việc tiếp tục đẩy mạnh chuyển giao thiết bị khoa học kỹ thuật theo hướng VietGAP trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa. 1.2.2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn ở Đà Lạt Nhờ những lợi thế về điều kiện tự nhiên (khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng…), tỉnh Lâm Đồng đã đẩy mạnh phát triển ngành nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Đến nay, Lâm Đồng đã thành công và dẫn đầu cả
  • 37. 30 nước về nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất rau công nghệ cao. Nói đến Lâm Đồng là nói đến một trong những vùng chuyên canh rau và hoa lớn nhất của cả nước. Vùng rau của tỉnh tập trung tại thành phố Đà Lạt và các huyện Đức Trọng, Lạc Dương, Đơn Dương [29]. Diện tích trồng rau các loại năm 2013 là 51.728ha, với tổng sản lượng đạt trên 1,6 triệu tấn; trong đó xuất khẩu trên 13.300 tấn. Rau Đà Lạt từng bước được sản xuất theo phương pháp RAT và thương hiệu “Rau Đà Lạt” đã được công nhận tiêu chuẩn GAP, thương hiệu đã được tiêu thụ khá mạnh tại một số địa phương [29]. Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng, doanh thu bình quân trên đơn vị diện tích canh tác của tỉnh năm 2013 đạt 122,2 triệu đồng/ha, cao gấp 2,5 lần bình quân cả nước. Hiện toàn tỉnh có 38.000 ha có doanh thu 100 - 250 triệu đồng/ ha/ năm, có 15.250 ha doanh thu từ 250 - 500 triệu đồng/ ha /năm, có trên 10.000 ha thu từ 500 triệu-1 tỷ đồng/ha/năm [29]. Đầu tư mạnh các nguồn lực Trong tầm nhìn tương lai, Đà Lạt được xác định là vùng trọng điểm phát triển nông nghiệp sạch, công nghệ cao với hai nhóm sản phẩm chủ lực là rau và hoa, với đẳng cấp phát triển cao tầm cỡ thế giới. Tỉnh Lâm Đồng đã có quy hoạch và đầu tư bài bản, có chiến lược phát triến sản xuất cũng như phát triển thương hiệu nông sản của tỉnh.Công tác dự báo về tình hình tiêu thụ nông sản ở tỉnh và thị trường trong nước khá tốt. Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp công nghệ cao; rà soát lại quy hoạch đất đai và quản lý một cách căn cơ đất nông nghiệp cho nông nghiệp công nghệ cao; quy hoạch cơ sở hạ tầng cho sản xuất, chế biến và thương mại. Các cơ quan QLNN và cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh RAT đã có sự đồng thuận trong việc ban hành các quy định và tổ chức đưa sản phẩm ra thị trường để thương hiệu rau Đà Lạt được như hiện nay [29].
  • 38. 31 Ngành nông nghiệp công nghệ cao là hoạt động nông nghiệp ở trình độ khoa học công nghệ cao vì vậy đòi hỏi, yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh hỗ trợ cho ngành cũng phải nâng cấp chất lượng và trình độ phục vụ lên tương ứng. Để ngành nông nghiệp công nghệ cao vươn xa và Đà Lạt trở thành “trung tâm sản xuất rau - hoa đẳng cấp cao” Đà Lạt đã tăng cường kết nối, liên kết phát triển với các địa phương, nhất là trong việc đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao khoa học công nghệ và mở rộng thị trường tiêu thụ. Ngoài việc liên kết với các địa phương, Đà Lạt đã tăng cường liên kết, hợp tác với các trung tâm nghiên cứu trong và ngoài nước, các cơ quan đại diện, tổ chức xúc tiến đầu tư, thương mại nước ngoài, mở rộng phạm vi liên kết phát triển ra quy mô toàn cầu và khu vực.
  • 39. 32 CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. Thực trạng chủ thể, đối tượng và mục tiêu quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 2.1.1. Chủ thể quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn Trong thời gian vừa qua, công tác tổ chức và quản lý của các cơ quan QLNN đã thực hiện bao gồm các hoạt động như: tuyên truyền giáo dục, phổ biến các văn bản và kiến thức về RAT; chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện cho các điểm bán RAT, siêu thị thực hiện tốt quy định liên quan tới RAT; tổ chức đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực của cả cơ quan QLNN và cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện quy định về RAT. UBND Thành phố: Thành lập Ban chỉ đạo phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT Thành phố do đồng chí Phó chủ tịch UBND Thành phố làm trưởng Ban, Giám đốc Sở NN&PTNT làm Phó Ban thường trực. Thành viên Ban Chỉ đạo gồm lãnh đạo các sở: Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Công thương, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Hội Nông dân Thành phố. Nhiệm vụ Ban chỉ đạo: chỉ đạo, xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm thực hiện đề án; kiểm tra đôn đốc việc thực hiện đề án ở các quận huyện, cơ sở; sơ tổng kết việc thực hiện đề án; đề xuất điều chỉnh các mục tiêu, các nội dung và cơ chế hỗ trợ đầu tư khi cần thiết trong quá trình thực hiện đề án. Sở NN&PTNT: Là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo với nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo và kiểm tra giám sát sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ RAT. Phối hợp với các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc tham mưu cho Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện đề án hàng năm, báo cáo UBND Thành phố phê duyệt cho thực hiện. Chủ trì thực hiện công tác quy hoạch vùng sản xuất RAT.Đề xuất chính sách khuyến khích sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ RAT. Xây dựng và chủ trì thực hiện
  • 40. 33 một số dự án đầu tư vùng sản xuất RAT trọng điểm theo hướng kỹ thuật cao để làm điển hình cho các địa phương nhân rộng. Xây dựng tiêu chí RAT của Đà Nẵng; ban hành các quy trình sản xuất RAT. Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức sản xuất và quản lý RAT Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng Hiện nay, việc quản lý các điểm sản xuất và kinh doanh RAT còn gặp nhiều khó khăn. Đó là việc quản lý việc đăng ký kinh doanh của các cửa hàng kinh doanh RAT. Chi cục Bảo vệ thực vật Đà Nẵng đã cấp giấy phép cho UBND Thành phố Ban chỉ đạo chương trình RAT Sở NN&PTNT Đà Nẵng UBND các quận, huyện Các trường đại học, cơ quan nghiên cứu Các sở ban ngành: sở Công thương, Khoa học - Công nghệ, Y tế, UBND các xã, phường sản xuất RAT Giám sát kiểm tra chất lượng sản phẩm Vùng sản xuất tập trung Vùng sản xuất không tập trung Sơ chế, bảo quản, chế biến Hệ thống tiêu thụ
  • 41. 34 nhiều vùng sản xuất và địa điểm kinh doanh RAT đủ điều kiện.Thực tế, hầu hết các cửa hàng dù đã hết hạn đăng ký vẫn tiếp tục kinh doanh. Việc quản lý các cửa hàng kinh doanh RAT có giấy phép kinh doanh hay không cũng đã gặp nhiều khó khăn nhưng việc quản lý các cửa hàng hiện đang hoạt động cũng không mấy dễ dàng. Lợi dụng kẽ hở trong việc đăng ký, quản lý kinh doanh RAT, khi mang hồ sơ đến đăng ký, các cơ sở chỉ trình một bộ hồ sơ cung cấp nơi sản xuất đủ điều kiện. Còn trên thực tế, lượng rau cung cấp cho cửa hàng từ nhiều nguồn khác nhau mà không được khai báo trong hồ sơ đăng ký kinh doanh hoặc một số cơ sở kinh doanh “mượn” hồ sơ để đăng ký ban đầu nhưng thực tế không thu mua rau theo như đăng ký. 2.1.2. Đối tượng quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn 2.1.2.1. Thực trạng nguồn cung rau an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Hiện thành phố có tổng diện tích canh tác rau khoảng 1.200 ha, phân bố ở 8 quận, huyện tập trung tại huyện Hòa Vang và quận Ngũ Hành Sơn. Chủng loại rau được sản xuất ở Đà Nẵng khá phong phú với trên 40 loại rau, tập trung chủ yếu ở vụ Đông và Đông Xuân. Nhu cầu rau RAT của Đà Nẵng ngày càng tăng, tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp thường đi tiên phong trong những lĩnh vực có nhu cầu cao thì sự tham gia của các doanh nghiệp đối với thị trường RAT còn hạn chế, cho nên việc tiêu thụ RAT vẫn mang tính chất mua bán nhỏ lẻ, chưa có chiến lược kinh doanh hay xây dựng thương hiệu, đủ tầm cho RAT. Cũng chính vì thế mà đến nay mặc dù nhu cầu RAT cao nhưng người sản xuất vẫn gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Sản lượng rau như trên Đà Nẵng chỉ có khả năng đáp ứng được khoảng 60%, 40% lượng rau còn lại được cung cấp từ các địa phương khác như: Quảng Nam, Thừa thiên Huế, Đà Lạt [25]…
  • 42. 35 Bảng 2.1. Danh sách, diện tích quận, huyện các cơ sở được cấp giấy chứng nhận RAT 2018 TT Quận, huyện Diện tích đã cấp giấy chứng nhận (ha) 1 Cẩm Lệ 38 2 Hải Châu 11 3 Liên Chiểu 8 4 Ngũ Hành Sơn 46 5 Sơn Trà 7 6 Thanh Khê 0 7 Hòa Vang 590 8 Hoàng Sa 0 Tổng 700 Nguồn: Chi cục Bảo vệ thực vật Đà Nẵng -2018 UBND thành phố đã “Phê duyệt định hướng Quy hoạch mạng lưới sản xuất RAT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”; xác định, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất rau, quản lý, chỉ đạo được 700 ha RAT ở 40 vùng thuộc 20 xã, phường; 20 ha RAT sản xuất VietGAP ở 11 vùng thuộc 7 xã, phường (sản lượng 1,8 nghìn tấn) trong tổng số gần 1.800ha RAT trên địa bàn thành phố. Đồng thời phát triển các vùng sản xuất rau tập trung, trọng điểm, khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ gắn với xây dựng thương hiệu như: La Hường, Hòa Châu, Hòa Khương [25]… Đặc biệt, với đặc điểm sản xuất RAT trên địa bàn Đà Nẵng chủ yếu là quy mô nông hộ, nhỏ lẻ, manh mún, mỗi hộ trung bình 720 m2 (trung bình 2 sào) nhưng lại có số lượng hộ nông dân sản xuất rau rất lớn (khoảng 16.000 hộ sản xuất rau). Vì vậy, Chi cục Bảo vệ thực vật Đà Nẵng đã mở các lớp tập huấn cho nông dân nâng cao kiến thức, kỹ năng về sản xuất, sơ chế RAT. Hiện nay Đà Nẵng có trên 11 cơ sở sơ chế RAT, trong đó có 02 cơ sở sơ chế có công suất lớn từ 2 - 5 tấn/ngày tại các vùng sản xuất rau như: Hòa Châu, Hòa Khương [32].
  • 43. 36 Bảng 2.2. Đánh giá năng suất, sản lượng rau, RAT tại Đà Nẵng. TT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Trong đó Rau đại trà RAT (có CBKT chỉ đạo) Chuyên rau Không chuyên Chuyên rau Không chuyên 1 Diện tích canh tác rau ha 1.200 138 362 620 80 2 Hệ số quay vòng/năm Lứa, vụ/năm - 3,5 1,5 3,5 1,5 3 Quy hoạch diện tích gieo trồng ha/năm 2.153 200 550 800 0 4 Năng suất trung bình Tấn/ha - 20,5 20,5 19,5 19,5 5 Sản lượng rau Tấn/năm 9.000 1.930 3.510 1.710 1.850 Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng Tình hình nguồn cung RAT từ các địa phương khác vào Đà Nẵng Ngoài lượng rau Đà Nẵng sản xuất được còn có một số địa phương khác (Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Đà Lạt…) cung cấp cho Đà Nẵng chiếm khoảng 40% nhu cầu. Hầu hết các tỉnh, địa phương trên hệ thống quản lý, chỉ đạo giám sát việc sản xuất sản xuất RAT còn hạn chế, công tác kiểm tra, kiểm soát các sản phẩm nông sản từ tỉnh ngoài vào thị trường Đà Nẵng nói chung và rau nói riêng chưa được quan tâm. Bảng 2.3. Tình hình nguồn cung rau từ các địa phương vào Đà Nẵng TT Địa phương Khối lượng chuyển vào Đà Nẵng (tấn/năm) Cơ cấu so RAT tiêu thụ tại Đà Nẵng 1 Đà Lạt 8.527 9% 2 Quảng Nam 11.803 12,4% 3 Quảng Ngãi 3.735 3,93% 4 Quảng Trị 1.312 1,38% 5 Thừa Thiên Huế 10.809 11,38% 6 Khác 1.813 1,9% Tổng 38.000 40% Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng
  • 44. 37 Với thị trường hơn 1,2 triệu dân, Đà Nẵng có nhu cầu sử dụng RAT rất lớn. Hiện nay, để đa dạng các sản phẩm; chủng loại; giá cả cạnh tranh một số cửa hàng, các siêu thị và doanh nghiệp kinh doanh RAT đều ký hợp tác với các vùng trồng rau ở các tỉnh lân cận và đồng thời ký kết; bao tiêu sản phẩm cho các vùng trồng RAT của Đà Nẵng. 2.1.2.2. Thực trạng nhu cầu sử dụng rau an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân đối với RAT Đà Nẵng đã bước đầu thúc đẩy hình thành và phát triển mạng lưới tiêu thụ RAT, với 59 cửa hàng bán RAT, 46 điểm phân phối tại khu dân cư, cơ quan, tập trung chủ yếu ở các quận Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn và 35 siêu thị có kinh doanh RAT, giá RAT do các cơ sở kinh doanh báo giá trên thị trường Đà Nẵng được cho là hợp lý, để cung cấp RAT cho các kênh tiêu thụ trên, việc định giá bán cũng vô cùng quan trọng. Mặt khác, nhận thức của người tiêu dùng và người kinh doanh RAT đóng vai trò quan trọng đối với khả năng phát triển kinh doanh của sản phẩm RAT, có thể nói hiện nay nhận thức của người tiêu dùng về RAT vẫn chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, công tác quản lý, giám sát, kiểm tra sản xuất, sơ chế, kinh doanh RAT đã được chú trọng. Nhất là Chi cục Bảo vệ thực vật đã chủ động và phối hợp liên ngành, phối hợp với cấp huyện và cấp xã thanh tra, kiểm tra kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, sơ chế, kinh doanh RAT; giám sát quy trình sản xuất RAT và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật [32]… 2.1.2.3. Thực trạng giá rau an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Cũng như nhiều mặt hàng khác, RAT cũng chịu sự ảnh hưởng của các quy luật trên thị trường, đặc biệt là quy luật cung - cầu. Khi cung lớn hơn cầu thì giá thấp, ngược lại khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cao. Giá RAT trên thị trường không ngừng biến động theo từng ngày; mùa vụ, thời tiết và theo từng năm. Hơn nữa, việc sản xuất các loại nông sản nói chung và sản xuất rau nói riêng đều chịu ảnh hưởng rất lớn của thời tiết. Khi thời tiết thuận lợi rau sinh
  • 45. 38 trưởng nhanh, cho năng suất cao và chất lượng tốt, người nông dân được mùa. Lúc đó, cung lớn hơn cầu dẫn tới giá rau bị giảm xuống. Khi thời tiết khắc nghiệt rau sinh trưởng chậm và chất lượng rau cũng kém hơn. Bên cạnh đó, sâu bệnh, dịch hại phát sinh, cũng ảnh hưởng không tốt đến chất lượng của rau. Bảng 2.4. Giá một số loại RAT do các cơ sở sản xuất - kinh doanh RAT trên địa bàn Đà Nẵng cung cấp TT Loại rau Giá (đồng)/kg 1 Tỏi ta khô 66.000 2 Hành ta khô 46.000 3 Mộc nhĩ khô 261.000 4 Nấm hương khô 550.000 5 Gừng củ 45.000 6 Khoai sọ 30.000 7 Bắp cải trắng 53.000 8 Bắp cải tím 42.000 9 Rau dền 34.000 10 Rau cải cúc 32.000 11 Rau cải chíp 22.000 12 Rau cải ngọt 32.000 13 Hành lá 58.500 14 Rau muống 22.000 15 Rau xà lách 70.000 16 Rau ngót 37.000 17 Rau ngải cứu 36.000 18 Rau cải xanh 30.500 19 Rau mồng tơi 27.000 20 Cà chua tròn 27.000 21 Ớt 45.000 22 Dưa chuột 25.000 23 Mướp hương 32.000 24 Bầu 33.000 25 Bí đỏ 25.000 26 Bí xanh 25.000 27 Chanh quả tươi 60.000 28 Mướp đắng 25.000 29 Nấm rơm tươi 110.000 30 Khoai môn 40.000
  • 46. 39 TT Loại rau Giá (đồng)/kg 31 Đậu cove 42.000 32 Cà tím dài 26.000 33 Cà tím tròn 25.000 34 Súp lơ xanh 54.500 35 Súp lơ trắng 52.000 36 Cà rốt 25.000 Nguồn: Bản tin Xúc tiến thương mại, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Đà Nẵng 12/2018 Chính vì thế, tùy vào thời điểm khác nhau, người tiêu dùng có thể lựa chọn nhà cung cấp RAT cho mình với mức giá hợp lý nhất. Bảng 2.5. Đánh giá về thị trường RAT trên địa bàn Đà Nẵng (ĐVT: %) TT Đánh giá Tiêu chí 1 2 3 4 5 1 Nguồn cung RAT rất dồi dào 14,44 28,89 43,33 12,22 1,11 2 Nhu cầu sử dụng RAT rất lớn 6,67 7,78 23,33 41,11 21,11 3 Giá RAT hợp lý 11,11 21,11 33,33 25,56 10,00 4 Chất lượng RAT được đảm bảo 2,22 7,78 15,56 47,78 21,11 (1-Kém; 2- Trung bình; 3-Khá; 4-Tốt; 5-Rất tốt) Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả Thông qua khảo sát về thực trạng thị trường RAT trên địa bàn Đà Nẵng thì hầu hết các phiếu đều ủng hộ quan điểm cho rằng nguồn cung RAT còn hạn chế trong khi nhu cầu sử dụng RAT của người dân không ngừng gia tăng. Điều này thể hiện qua 43,33% số phiếu không ủng hộ quan điểm “Nguồn cung RAT rất dồi dào” trong khi chỉ có 13,33% số phiếu là ủng hộ. Bên cạnh đó “Nhu cầu sử dụng RAT rất lớn” có đến 62,22% số phiếu ủng hộ. Đánh giá về giá cả của RAT trên thị trường thì quan điểm rất khác nhau của người tiêu dùng, điều này thể hiện nhiều người tiêu dùng chưa thực sự tin tưởng về chất lượng RAT và chưa ý thức đầy đủ tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với bản thân.
  • 47. 40 2.1.3. Mục tiêu quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn Trong khi đó có nhiều HTX sản xuất RAT nhưng lại chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm của mình. Nhu cầu sử dụng RAT của thành phố đang ngày càng tăng nhưng người nông dân thì lại chật vật vì không bán được, nếu bán được thì giá rất rẻ.Việc tồn tại những nghịch lý này liên quan mật thiết đến thực trạng QLNN đối với thị trường RAT hiện nay. Bảng 2.6. Đánh giá về mục tiêu QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Đà Nẵng (ĐVT: %) TT Đánh giá Tiêu chí 1 2 3 4 5 1 Đảm bảo thị trường RAT diễn ra thông suốt, hợp lý 15,56 25,56 44,44 12,22 2,22 2 Đảm bảo sự ổn định của thị trường RAT 6,67 11,11 18,89 38,89 24,44 3 Bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng 3,33 22,22 34,44 25,56 14,45 4 Đảm bảo lợi ích của các bên liên quan 5,56 10,00 15,56 47,78 21,11 (1-Kém; 2- Trung bình; 3-Khá; 4-Tốt; 5-Rất tốt) Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả Kết quả khảo sát tại bảng 2.6 cho thấy: Các mục tiêu QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được đánh giá tương đối tốt. Nội dung “Đảm bảo sự ổn định của thị trường RAT” và “Đảm bảo lợi ích của các bên liên quan” được đánh giá cáo với 63,33% và 68,89% đánh giá từ tốt trở lên. Sở dĩ có kết quả trên là do các cơ quan QLNN về thương mại, về nông nghiệp và về an toàn thực phẩm đã phối hợp tổ chức đánh giá thường xuyên thị trường RAT trên địa bàn thành phố, giúp thị trường ổn định và giúp các hộ kinh doanh có môi trường phát triển thuận lợi với sự đa dạng về kênh phân phối. 2.2. Thực trạng đảm bảo các nguyên tắc về quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 2.2.1. Nguyên tắc dân chủ, công bằng, công khai
  • 48. 41 Đối với việc thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai minh bạch trong QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được thể hiện rõ trong việc triển khai chính quyền điện tử, người dân tham gia vào quá trình quản lý từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng sản phẩm RAT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Việc thực hiện nguyên tắc này của các cơ quan QLNN đối với thị trường RAT được thể hiện từ việc minh bạch quá trình đăng ký kinh doanh ngành hàng thực phẩm, RAT tại Sở Kế hoạch, đầu tư thành phố, việc công khai minh bạch các quy hoạch, kế hoạch phát triển thị trường thực phẩm nói chung, thị trường RAT nói riêng luôn được các cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng thực hiện thông quan các kênh thông tin điện tử, sử dụng phương pháp tuyên truyền, giáo dục để triển khai các nội dung đến người dân. Bên cạnh đó, các kế hoạch thanh tra, kiểm tra luôn được thông báo đến các chủ thể kinh doanh người dân, công bằng trong xử lý vi phạm về kinh doanh RAT… 2.2.2. Nguyên tắc đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp, hộ sản xuất và người tiêu dùng Đối với thị trường RAT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, vai trò của Nhà nước được thể hiện rõ trong việc định hướng thị trường RAT theo hướng áp dụng các tiêu chuẩn cụ thể như VietGap, Nhà nước cũng ban hành các văn bản QLNN đối với thị trường RAT thông qua các quy định về Luật Thương mại 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2014 hay Luật An toàn vệ sinh thực phẩm năm 2010… Các văn bản này giúp các doanh nghiệp, hộ sản xuất cảm thấy được sự công bằng trong cạnh tranh khi có những văn bản quy định cụ thể. Bên cạnh đó, lợi ích của người tiêu dùng Đà Nẵng cũng được hình thành khi các vùng RAT được hình thành, các cơ sở sản xuất kinh doanh, RAT tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, cũng như các quy định của tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. 2.2.3. Nguyên tắc quản lý kết hợp theo ngành và lãnh thổ Sự kết hợp quản lý giữa ngành là Sở Nông nghiệp và phát triển nông