SlideShare a Scribd company logo
1 of 121
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN TUẤN KHIÊM
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CHỐNG GIAN LẬN
THƯƠNG MẠI TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ
TRƯỜNG TỈNH QUẢNG BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHAN VĂN HÒA
Huế, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế “Tăng cường công tác
chống gian lận thương mại tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình” là
công trình nghiên cứu độc lập. Đề tài đã sử dụng nhiều nguồn thông tin liên quan khác
nhau để phục vụ cho phần viết luận văn.
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực, chính xác và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Người cam đoan
Nguyễn Tuấn Khiêm
i
LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kết hợp với
kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân.
Đạt được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu,
Phòng Đào tạo sau Đại học, quý thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Kinh tế - Đại học
Huế. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phan Văn Hòa là người
trực tiếp hướng dẫn khoa học. Thầy đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Ban Lãnh đạo Chi cục, cán bộ công chức
Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời
gian thực hiện luận văn cũng như trong công tác.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân luôn bên cạnh động
viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Mặc dù, bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những khiếm
khuyết, tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy, cô giáo, đồng nghiệp
và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tác giả luận văn
Nguyễn Tuấn Khiêm
ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: NGUYỄN TUẤN KHIÊM
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Niên khóa: 2016 - 2018
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN VĂN HÒA
Tên đề tài: TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH QUẢNG
BÌNH 1. Tính cấp thiết của đề tài
Gian lận thương mại luôn là vấn đề nóng được đề cập nhiều trong thời gian gần
đây. Vấn nạn gian lận thương mại, đang là một trong những trở ngại lớn cho công cuộc
xây dựng và phát triển đất nước. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng
công tác đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và đã đề ra nhiều chủ trương,
chính sách, chỉ đạo quyết liệt để ngăn chặn, phòng ngừa vấn nạn này. Việc nghiên cứu,
đề xuất ra các biện p áp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác chống gian lận
thương mại trong bối cảnh kinh tế hiện nay là rất cần thiết.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích dữ liệu chuỗi thời gian để
đánh giá công tác chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình của Chi cục
Quản lý thị trường tỉnh thời kỳ 2015 – 2017.
- Sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả để đánh giá việc ảnh hưởng
đến hiệu quả công tác chống gian lận thương mại.
3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cơ bản về gian lận thương mại và chống gian lận
thương mại, đồng thời thông qua nghiên cứu thực trạng, hiệu quả công tác chống gian
lận thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, luận văn đã đề xuất và giới thiệu những
giải pháp nhằm tăng cường công tác chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình đến năm 2022.
iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
Chữ viết tắt Ý nghĩa
CBCC : Cán bộ, công chức
CNTT : Công nghệ thông tin
CSKD : Cơ sở kinh doanh
ĐVT : Đơn vị tính
GLTM : Gian lận thương mại
NTD : Người tiêu dùng
QLTT : Quản lý thị trường
TW : Trung ương
UBND : Ủy ban nhân dân
VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm
iv
MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................................................................i
Lời cảm ơn..........................................................................................................................................................ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế......................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt và kí hiệu.............................................................................................................iv
Mục lục.................................................................................................................................................................v
Danh mục các bảng, biểu............................................................................................................................ix
PHẦN I: MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung........................................................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi ngh ên cứu.......................................................................................................3
3.1. Đối tượng và nội dung ng iên cứu..................................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................................3
4.1. Phương pháp chọn mẫu, điều tra, thu thập số liệu...................................................................3
4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu........................................................................................4
4.3. Phương pháp phân tích.........................................................................................................................4
5. Kết cấu luận văn..........................................................................................................................................4
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ GIAN LẬN VÀ CHỐNG
GIAN LẬN THƯƠNG MẠI...................................................................................................................5
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ CHỐNG GIAN LẬN
THƯƠNG MẠI................................................................................................................................................5
1.1.1. Khái niệm về gian lận thương mại..............................................................................................5
1.1.2. Các hình thức, nguyên nhân và tác hại của gian lận thương mại..................................7
1.1.3. Vai trò, nội dung công tác chống gian lận thương mại của lực lượng Quản lý thị
trường..................................................................................................................................................................12
v
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống gian lận thương mại của Quản lý thị
trường..................................................................................................................................................................18
1.2. THỰC TIỄN VỀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ CHỐNG GIAN LẬN
THƯƠMG MẠI.............................................................................................................................................22
1.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác chống gian lận
thương mại tại Việt Nam...........................................................................................................................22
1.2.2. Tình hình gian lận thương mại và chống gian lận thương mại tại Việt Nam........23
1.2.3. Kinh nghiệm chống gian lận thương mại..............................................................................24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH........................................................................................30
2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH
QUẢNG BÌNH..............................................................................................................................................30
2.1.1. Quá trình hình thành và p át triển.............................................................................................30
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy..................................................................................................................32
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn.........................................................................................33
2.1.4. Nguồn nhân lực của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình...........................35
2.1.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện............................................................................36
2.2. TÌNH HÌNH GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
BÌNH..................................................................................................................................................................37
2.2.1. Đối tượng gian lận thương mại..................................................................................................37
2.2.2. Ngành hàng, mặt hàng gian lận thương mại........................................................................38
2.2.3. Phương thức, thủ đoạn gian lận thương mại........................................................................38
2.2.4. Các hình thức gian lận thương mại chủ yếu.........................................................................39
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH..........................................................................................................42
2.3.1. Tổ chức bộ máy chống gian lận thương mại........................................................................42
2.3.2. Kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường từ năm 2015-2017........................................44
2.3.3. Công tác tuyên truyền, tập huấn phòng, chống gian lận thương mại.......................46
2.3.4. Nguồn nhân lực phòng, chống GLTM giai đoạn 2015-2017.......................................48
2.3.5. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ chống GLTM..........................49
vi
2.3.6. Kết quả chống gian lận thương mại của Chi cục QLTT trên địa bàn.......................50
2.3.7. Công tác tổ chức kiểm tra, giám sát cán bộ và giải quyết khiếu nại.........................62
2.4. ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA VỀ CÔNG TÁC CHỐNG
GIAN LẬN THƯƠNG MẠI...................................................................................................................63
2.4.1. Đặc điểm cơ bản của các đối tượng điều tra........................................................................63
2.4.2. Phân tích ý kiến đánh giá của cán bộ Chi cục Quản lý thị trường.............................66
2.4.3. Phân tích ý kiến đánh giá của doanh nghiệp........................................................................69
2.4.4. Phân tích ý kiến đánh giá của người dân...............................................................................71
2.4.5. Phân tích so sánh ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra.....................................72
2.5. Đánh giá chung.....................................................................................................................................79
2.5.1. Kết quả..................................................................................................................................................79
2.5.2. Hạn chế.................................................................................................................................................80
2.5.3. Nguyên nhân.......................................................................................................................................81
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG GIAN
LẬN THƯƠNG MẠI................................................................................................................................83
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI..................................83
3.2. MỤC TIÊU PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI.........................................84
3.2.1. Mục tiêu chung..................................................................................................................................84
3.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................................................................84
3.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG
MẠI.....................................................................................................................................................................86
3.3.1. Giải pháp về tổ chức bộ máy, đơn giản hóa quy trình, thủ tục, quản lý, kiểm tra
thị trường...........................................................................................................................................................86
3.3.2. Giải pháp về nâng cao kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức của cán bộ
công chức Chi cục Quản lý thị trường.................................................................................................87
3.3.3. Giải pháp tăng cường trang bị cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ, ứng dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động phòng, chống gian lận thương mại.......................................89
3.3.4. Giải pháp tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra chống gian lận thương
mại........................................................................................................................................................................90
vii
3.3.5. Giải pháp tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp thông
tin về pháp luật cho các cơ sở kinh doanh và quần chúng nhân dân.....................................91
3.3.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong hoạt động phòng, chống
gian lận thương mại......................................................................................................................................92
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95
1. KẾT LUẬN................................................................................................................................................95
2. KIẾN NGHỊ...............................................................................................................................................97
2.1. Đối với Chính phủ và Bộ ngành Trung ương..........................................................................97
2.2. Đối với Hiệp hội ngành nghề, tổ chức cá nhân hoạt động thương mại.......................98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC.....................................................................................................................................................100
QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC
SĨ BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN
1 NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN
BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng 2.1: Tình hình nguồn nhân lực Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình................ 35
Bảng 2.2: Các đối tượng GLTM trên địa bàn tỉnh Quảng Bình bị phát hiện từ năm
2015-2017...................................................................................................... 37
Bảng 2.3: Tình hình GLTM trong quá trình sản xuất và quá trình thương mại từ năm
2015-2017...................................................................................................... 39
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất kinh doanh hàng giả bị phát hiện trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình từ năm 2015-2017................................................................... 40
Bảng 2.5: Tình hình buôn lậu, kinh doanh hàng hóa nhập lậu bị phát hiện trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình từ năm 2015-2017 ............................................................ 41
Bảng 2.6: Kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường của Chi cục QLTT tỉnh Quảng
Bình từ năm 2015-2017 ................................................................................ 46
Bảng 2.7: Kế hoạch tuyên truyền chống GLTM giai đoạn từ năm 2015 -2007............. 47
Bảng 2.8: Số lượng CBCC phòng chống GLTM của Chi cục QLTT tỉnh Quảng Bình
từ năm 2015-2017 ......................................................................................... 49
Bảng 2.9: Tình hình trang bị cơ sở vật chất, thiết bị quản lý phục vụ chống GLTM
của Chi cục QLTT tỉnh Quảng Bình từ năm 2015 - 2017.......................... 49
Bảng 2.10: Kết quả kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống kinh doanh hành nhập lậu,
hàng cấm của Chi cục QLTT tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 -2017...... 52
Bảng 2.11: Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm sản xuất, buôn bán hàng giả và vi phạm
quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn từ năm 2015 -2017 .................................... 55
Bảng 2.12. Kết quả kiểm tra, xử lý nhãn hàng hóa giai đoạn từ năm 2015 -2017....... 56
Bảng 2.13: Kết quả phát hiện các vụ vi phạm về lĩnh vực giá giai đoạn 2015 - 2017.58
Bảng 2.14: Kết quả chống GLTM trong các lĩnh vực khác từ năm 2015 - 2017......... 61
Bảng 2.15: Thông tin đối tượng khảo sát là người tiêu dùng ........................................ 64
Bảng 2.16: Thông tin đối tượng điều tra thuộc các tổ chức cá nhân đang hoạt động sản
xuất kinh doanh ............................................................................................. 65
ix
Bảng 2.17: Thông tin đối tượng điều tra là cán bộ thuộc Chi cục QLTT tỉnh Quảng
Bình......................................................................................................................................66
Bảng 2.18: Kết quả đánh giá của 03 đối
tương điều tra về công tác chống gian lân
thương mại tại Chi cục Quản lý thị trường.........................................................66
Bảng 2.19: Đánh giá của các đối tượng điều tra về lực lượng QLTT chống GLTM ..73
Bảng 2.20: Đánh giá của các đối tượng điều tra về Cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ
chống gian lận thương mại........................................................................................74
Bảng 2.21: Đánh giá của các đối tượng điều tra về Công tác kiểm tra và xử lý gian lận
thương mại........................................................................................................................76
Bảng 2.22: ánh giá của các đối tượng điều tra về Công tác tuyên truyền và ý thức
chấp hành của người dân............................................................................................77
Bảng 2.23: Đánh giá của các đối tượng điều tra về Hệ thống pháp lý và chính sách
chống gian lận t ương mại..........................................................................................78
x
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Số hiệu Tên sơ đồ, hình vẽ Trang
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy Chi cục
QLTT tỉnh Quảng Bình 33
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy chống GLTM
của Chi cục QLTT 42
xi
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế thị trường và những đặc trưng của nó cũng như sự tự do kinh doanh
trong kinh tế thị trường đã mở ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh,
thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thúc đẩy quan hệ giao thương buôn bán giữa các quốc
gia phát triển một cách mạnh mẽ. Việt Nam là một đất nước phát triển đi lên từ một
nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, cơ sở yật chất kỹ thuật yếu kém không đủ điều kiện cần
thiết cho nền kinh tế phát triển. Trước tình hình đó Nhà nước ta đã chuyển hướng phát
triển kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự
quản lý điều tiết Vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN. Cơ chế kinh tế mở đã
tạo ra những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập với các quốc
gia trong khu vực và trên thế g ới đồng thời thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển.
Việt Nam có thể nhập máy móc trang thiết bị, nguyên vật liệu... của nước ngoài kết
hợp với các yếu tố năng lực sản xuất trong nước để phát triển sản xuất và đáp ứng nhu
cầu trong nước. Tuy nhiên do sản xuất trong nước còn nhiều yếu kém các sản phẩm
sản xuất phần nhiều có chất lượng thấp, giá thành và chi phí cao, khả năng canh tranh
của sản phẩm với hàng hoá của nước ngoài thấp do vậy để bảo vệ sản xuất trong nước
Nhà nước phải đặt ra hàng rào thuế quan. Mặt trái của chính sách này là làm cho tệ
nạn buôn lậu và GLTM diễn ra một cách tràn lan ở hầu khắp các cửa khẩu, địa phương
trong cả nước.
Nói đến gian lận thương mại, trong dân gian từ lâu đã xuất hiện thành ngữ
“buôn gian, bán lận” để chỉ các hành vi lừa dối, mánh khóe trong lĩnh vực thương mại.
Thông qua các hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua, bán, xuất nhập khẩu, cung cấp
dịch vụ, hành vi gian dối, lừa lọc hướng đến mục đích thu lợi bất chính. Đây là hiện
tượng có tính lịch sử, xuất hiện từ lâu và trong một thị trường cạnh tranh thì gian lận
thương mại, theo quy luật của nó, phát triển đến các mức độ tinh vi hơn là điều không
thể tránh khỏi.
Chống gian lận thương mại luôn là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế
giới. Vấn nạn gian lận thương mại ở nước ta trong những năm gần đây có nhiều diễn
1
biến phức tạp và đang là một trong những trở ngại lớn cho công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng lĩnh vực đấu tranh
phòng, chống gian lận thương mại và đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách để ngăn
chặn, phòng ngừa tệ nạn này.
Đất nước ta, trong điều kiện hiện nay đang ra sức tập trung thực hiện thắng lợi
công cuộc đổi mới đất nước từng bước đưa đất nước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước thì nhiệm vụ chống gian lận thương mại rất quan trọng và có ý nghĩa
thiết thực. Trước tình hình này ở nước ta đang đặt ra những vấn đề hết sức nóng bỏng
và phức tạp, trên tuyến đường nào cũng có hàng lậu, hàng giả, điều này gây ra những
khó khăn và thiệt hại nghiêm trọng cho cả sản xuất và tiêu dùng trong nước. Do vậy
mỗi chúng ta phải có sự nhìn nhận đúng đắn và đầy đủ về vấn đề này để không tiếp tay
cho gian thương và phối hợp cùng với cơ quan chức năng thực hiện công tác đấu tranh
chống buôn lậu và GLTM một cách có hiệu quả.
Quảng Bình thuộc các tỉnh duyên hải Miền Trung, nằm ở trung tâm vùng đồng
bằng Bắc Trung Bộ, là một tỉnh nghèo đang phát phát triển khá ổn định. Trong những
năm gần đây tình hình buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh có chiều
hướng gia tăng mạnh với nhiều hành thứ , thủ đoạn khác nhau [9].
Vấn đề đặt ra là đánh giá về tình hình gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh diễn
ra ở mức độ nào, tác hại đến đâu? Việc tổ chức chố g gian lận thương mại ra sao? Giải
pháp nào nhằm tăng cường chống gian lận thương mại có hiệu quả trong tiến trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới hiện nay? Đó là những vấn đề lớn cần phải
được làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, tôi chọn
đề tài: “Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại Chi cục Quản lý thị
trường tỉnh Quảng Bình” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác chống gian lận thương mại (GLTM),
đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại
Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.
2
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về gian lận thương mại và các hoạt
động chống gian lận thương mại.
- Phân tích thực trạng công tác chống gian lận thương mại tại Chi cục Quản lý
thị trường Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2017.
- Đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm tăng cường công tác chống gian
lận thương mại tại Chi cục Quản lý thị trường Quảng Bình đến năm 2022.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề liên quan đến công tác chống gian lận
thương mại tại Chi cục Quản lý thị trường Quảng Bình.
- Đối tượng khảo sát: Cán bộ công chức của Chi cục Quản lý thị trường Quảng
Bình, tổ chức, cá nhân hoạt động SXKD và người tiêu dùng thông qua bảng câu hỏi
được thiết kế sẵn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên ứu gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình và công tác chống gian lận thương mại tại Chi cục Quản lý thị trường
Quảng Bình.
- Phạm vi thời gian:
+ Số liệu thứ cấp được tập hợp từ năm 2015-2017;
+ Số liệu sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 07 đến tháng 12
năm 2017;
+ Các giải pháp đề xuất cho giai đoạn từ nay đến năm 2022
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp chọn mẫu, điều tra, thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp: các báo cáo tổng kết về công tác chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường Quảng Bình từ năm 2015-2017;
các số liệu cơ quan ban ngành từ trung ương đến địa phương từ năm 2015-2017, các tư
liệu trên các báo, tạp chí và trên Internet…
3
- Số liệu sơ cấp: được thu thập từ phỏng vấn trực tiếp 30 cán bộ công chức
(CBCC) của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình, 75 tổ chức, cá nhân SXKD và
75 người tiêu dùng thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn.
+ Quy mô mẫu: theo kinh nghiệm của một số nhà nghiên cứu trên thế giới và
Việt Nam để sử dụng phân tích đánh giá có độ chính xác càng cao thì mẫu phải thật sự
đủ lớn (tối thiểu phải là 1 câu hỏi tương ứng với 5 người trả lời).
+ Phương pháp chọn mẫu: sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân
tầng đối với khảo sát cán bộ và phương pháp ngẫu nhiên đơn giản đối với khảo sát tổ
chức, cá nhân hoạt động SXKD. Riêng đối với khảo sát người tiêu dùng thì luận văn
sử dụng phương pháp chọn mẫu phán đoán (chọn mẫu phi ngẫu nhiên).
4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Tất cả các số liệu điều tra được xử lý, tính toán và tổng hợp trình bày trong các
bảng thống kê dựa trên phần mềm excel và spss 20.0.
4.3. Phương pháp phân tích
Dùng phương pháp thống kê mô tả đánh giá những đặc điểm cơ bản của mẫu
điều tra thông qua việc tính toán các tham số thống kê như: phần trăm, giá trị trung
bình (mean) của các đặc điểm quan sát, sử dụng các bảng tần suất mô tả sơ bộ các đặc
điểm của mẫu nghiên cứu…
Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá tốc độ biến động của số liệu thực tế
theo từng giai đoạn thời gian.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn
được kết cấu thành 3 chương:
- Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về gian lận thương mại, chống gian lận
thương mại.
- Chương 2. Thực trạng công tác chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình.
- Chương 3: Định hướng, mục tiêu, giải pháp chống gian lận thương mại.
4
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ GIAN LẬN VÀ CHỐNG
GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ CHỐNG GIAN
LẬN THƯƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm về gian lận thương mại
Khái niệm về hoạt động thương mại: theo Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại
năm 2005 thì “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm
mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động
nhằm mục đích sinh lợi khác”.
Gian lận thương mại (GLTM) được hiểu là những hành vi dối trá, mánh khóe,
lừa lọc trong hoạt động thương mại và dịch vụ. Theo Bộ Luật hình sự năm 1999 tại
điều 162 quy định tội lừa dối k ách hàng là việc mua, bán mà cân, đong, đo, đếm, tính
gian, đánh tráo loại hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác gây thiệt hại nghiêm trọng
cho khách hàng.
Như vậy, GLTM trước hết phải là hành vi gian lận nói chung, nhưng hành vi
gian lận này phải được thể hiện trong lĩnh vực thươ g mại thông qua đối tượng thể hiện
là hàng hoá, dịch vụ. Chủ thể của những hành vi GLTM là các chủ hàng, có thể là
người sản xuất, buôn bán, nhập khẩu. Mục đích của ành vi GLTM là nhằm thu lợi bất
chính do thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo, dối trá.
GLTM là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử vì chỉ khi có sản xuất hàng
hoá, khi các sản phẩm được mang ra trao đổi trên thị trường, có người mua, người bán
nhằm thực hiện phần giá trị được kết tinh trong hàng hoá thì GLTM cũng mới xuất
hiện. Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, thị trường ngày càng mở rộng, các sản
phẩm đưa ra trao đổi buôn bán trên thị trường ngày càng nhiều, tính chất và chủng loại
hàng hoá ngày càng đa dạng, phong phú, đa công dụng thì GLTM cũng càng tinh vi,
phức tạp và mang tính toàn cầu.
GLTM ở Việt Nam ta không phải là vấn đề mới, từ xa xưa ông cha đã đúc kết
hành vi GLTM thành câu “Buôn gian bán lận” để chỉ những mặt trái của việc buôn
5
bán, để mọi người cảnh giác với thủ đoạn, mánh khoé, lừa dối khách hàng của các gian
thương. Ngày nay thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong điều kiện
thực tế của nước ta, Đảng ta đã khẳng định phải phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Chấp nhận
cơ chế thị trường, tất yếu phải chấp nhận cạnh tranh. Cạnh tranh là sự đấu tranh giữa
những người sản xuất và trao đổi hàng hoá nhằm giành cho mình điều kiện sản xuất và
điều kiện tiêu thụ hàng hoá có lợi nhất. Nguyên nhân và động cơ của cạnh tranh là lợi
nhuận. Trong cạnh tranh chắc chắn sẽ xuất hiện những hình thức và thủ đoạn cạnh
tranh tiêu cực, phi kinh tế. Đó là hành vi lẩn tránh sự kiểm soát của Nhà nước như đầu
cơ, GLTM, trốn thuế, buôn lậu, lừa đảo, lấy cắp bí mật sản xuất, làm giảm uy tín của
đối thủ cạnh tranh...
Nói như vậy để thấy rằng chấp nhận cơ chế thị trường ngoài những mặt tích
cực, năng động thu được, chúng ta phải chấp nhận những mặt trái của nó, trong đó có
vấn đề GLTM và hậu quả của GLTM để tìm giải pháp quản lý, ngăn chặn thích hợp,
hiệu quả.
Một thuật ngữ nữa luôn gắn liền với buôn lậu "gian lận thương mại". Gian lận
thương mại theo Từ điển Việt là "dối trá, lừa lọc" trong hoạt động thương mại. Người
có hành vi gian lận thương mại gọi là "gian thươ g" tức là "người có nhiều mưu mô lừa
lọc"; "kẻ buôn bán gian lận và trái phép".
Hành vi gian lận thương mại trước hết phải là ành vi gian lận nói chung, nhưng
hành vi gian lận này phải được thể hiện trong lĩnh vực thương mại thông qua đối tượng
thể hiện hàng hoá, dịch vụ. Chủ thể của hành vi gian lận thương mại là các chủ hàng,
có thể là người mua, người bán cũng có khi là cả người mua và người bán.
Mục đích của hành vi gian lận thương mại là nhằm thu lợi bất chính do thực
hiện trót lọt hành vi lừa đảo, dối trá.
GLTM có thể là một tội danh trong Luật Hình sự, hoặc là hành vi vi phạm hành
chính được quy định phải chịu hình thức xử phạt vi phạm hành chính.
Trong hệ thống pháp luật của nước ta có điều chỉnh những hành vi gian lận
thương mại cơ bản như: "Buôn lậu và kinh doanh hàng hóa nhập lậu", "sản xuất, buôn
bán hàng giả, hàng kém chất lượng", "sản xuất, kinh doanh hàng vi phạm Sở hữu trí
6
tuệ", "hàng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm","gian lận về đo lường". "gian lận về
Giá", "hành vi đầu cơ, tích trữ hàng hóa", "Hành vi độc quyền thương mại"... Hiện
nay, những hành vi gian lận thương mại có thể xuất hiện trong môi trường thương mại
truyền thống như nhà máy, cơ sở sản xuất, cửa hàng, đại lý, chợ, siêu thị, cửa khẩu
hoặc trên môi trường thương mại điện tử với nhiều hình thức ngày càng tinh vi và quy
mô rộng lớn.
1.1.2. Các hình thức, nguyên nhân và tác hại của gian lận thương mại
1.1.2.1. Các hình thức gian lận thương mại trong lĩnh vực của cơ quan Quản lý
thị trường
Hiện nay, GLTM xảy ra ở tất cả các lĩnh vực quản lý của cơ quan quản lý nhà
nước như: Hải qu n, Thuế, Quản lý thị trường, Y tế, Khoa học và công nghệ, Nông
nghiệp,... Tùy thuộc vào từng lĩnh vực quản lý của từng cơ quan mà GLTM có những
hình thức khác nhau. Trong lĩnh vực thương mại của cơ quan QLTT thì có thể chia
GLTM thành các nhóm hành vi n ư sau:
- Buôn lậu, kinh doanh hàng nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả;
- Vi phạm quy định về quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa, dịch vụ kinh
doanh trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu;
- Vi phạm quy định về lĩnh vực giá hàng hóa, dịch vụ;
- Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa lưu t ông trong nước và hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu; Vi phạm quy định về xuất xứ àng hóa;
- Vi phạm các quy định liên quan đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ kinh doanh
trong nước và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu;
- Vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh; giấy phép kinh doanh của thương
nhân; thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân Việt
Nam và của thương nhân nước ngoài;
- Các vi phạm khác trong hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật
như: Gian lận, lừa dối khách hàng khi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Vi phạm
các quy định liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; các vi phạm khác…
7
1.1.2.2. Nguyên nhân của gian lận thương mại
- Nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất, GLTM là hiện tượng kinh tế - xã hội, mang tính lịch sử, nó xuất
hiện từ khi có hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa. Khi kinh tế - xã hội càng phát
triển thì GLTM cũng thay đổi theo hướng tinh vi và phức tạp hơn, bởi áp lực về cạnh
tranh, lợi nhuận,... từ hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Nhiều thương
nhân sẵn sàng bất chấp pháp luật, đánh mất lương tri để tìm kiếm tiền tài, địa vị bởi
nguồn lợi khổng lồ so với chi phí bỏ ra từ việc thực hiện trót lọt `những hành vi đó
mang lại.
Thứ hai, nước ta có bờ biển và đường biên giới với tổng chiều dài gần
8.000km, chạy qua nhiều địa hình phức tạp là điều kiện thuận lợi cho hoạt động buôn
lậu. Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia đang phát triển có quy mô dân số trên 90 triệu
người, nằm ở trung tâm khu vực kinh tế năng động của thế giới, vì vậy Việt Nam là địa
điểm hấp dẫn đối với hoạt động GLTM.
Thứ ba, nền sản xuất của chúng ta còn nhỏ bé, sức cạnh tranh yếu, hiệu quả
quản lý thị trường yếu (hệ thống luật pháp hiện thiếu đồng bộ, quy chế, quy trình chưa
đầy đủ, phân định trách nhiệm chưa rõ ràng, phối hợp giữa các lực lượng chưa chặt
chẽ,...) đã tạo ra một môi trường rộng lớn, màu mở cho hoạt động GLTM.
- Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận hức đầy đủ về tầm quan
trọng của công tác phòng chống GLTM trong phát triển kinh tế - xã hội, dẫn đến lơ là
trong công tác chỉ đạo, tuyên truyền và kiểm tra đôn đốc, phối hợp công tác. Nhiều
trường hợp vì lợi ích cục bộ nên đã làm ngơ, bao che, buông lỏng quản lý, đáng chú ý
là một bộ phận cán bộ, chiến sỹ thừa hành công vụ thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu
rèn luyện phẩm chất đạo đức dẫn đến tha hoá, biến chất, lợi dụng chức vụ, quyền hạn
để trục lợi, bảo kê, tiếp tay cho các đối tượng thực hiện hành vi GLTM…
Thứ hai, phần lớn người tiêu dùng Việt Nam có tâm lý sính hàng ngoại, thích sử
dụng “hàng hiệu” giá rẻ, cả tin, ngại động chạm đến kiện cáo, chưa dám mạnh dạng
đấu tranh vì lẽ phải,... Về phía doanh nghiệp thì không ít doanh nghiệp lại e ngại
thương hiệu bị ảnh hưởng nên khi được mời đến cơ quan chức năng để phối hợp xử lý
8
thì từ chối hoặc phối hợp miễn cưỡng. Đây là điều kiện dung dưỡng tệ nạn GLTM tồn
tại và phát triển.
1.1.2.3. Tác hại của gian lận thương mại đối với tình hình kinh tế - xã hội
- Hậu quả đối với nền kinh tế:
GLTM nói chung và buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả nói riêng có tác hại rất
lớn đối với nền kinh tế, làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của nền kinh tế, tác động tiêu
cực đến môi trường đầu tư kinh doanh, làm ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư nước
ngoài, tạo lực cản đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế
quốc tế của đất nước. Hàng nhập lậu - hàng trốn thuế sẽ làm thất thu thuế cho ngân sách
nhà nước dẫn đến Nhà nước mất đi một nguồn lực tài chính để tái đầu tư cho các hoạt
động của nền kinh tế. Mặc khác, thuế quan đánh trên hàng hoá nhập khẩu nhằm mục đích
làm tăng giá của hàng nhập khẩu để bảo vệ và kích thích sản xuất nội địa. Nhưng hàng
nhập lậu vào t ị trường do trốn thuế nhập khẩu nên có giá rẻ hơn, mẫu mã đa dạng, chất
lượng cao hơn àng nội do có công nghệ sản xuất tiên tiến, thiết bị khoa học hiện đại.
Trong khi đó, những cơ sở sản xuất trong nước với hệ thống công nghệ kỹ thuật trong một
số lĩnh vực sản xuất còn lạc hậu, chưa đồng bộ, năng suất và hiệu quả thấp, hàng hoá chưa
theo kịp thị hiếu người tiêu dùng, trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, họ còn
phải nộp các khoản thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp… nên
không đủ sức cạ h tranh với hàng nhập lậu ngay trên chính thị trường của mình. Điều này
làm cho các cơ sở sản xuất đứng trước nguy cơ phá sản và đe dọa đến việc làm của người
lao động ở các cơ sở sản xuất trong nước.
Tại thị trường nội địa, tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm
quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm về nguồn gốc xuất xứ, gian lận trong lĩnh vực giá,...
đang diễn ra hết sức gây go, phức tạp. Điều này đã tạo ra sự cạnh tranh không lành
mạnh, làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng, nhà sản xuất và nhà đầu tư vào tính
minh bạch của thị trường hàng hóa, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư kinh
doanh và thu hút đầu tư nước ngoài.
- Hậu quả về mặt văn hoá - xã hội:
GLTM gây nên những hậu quả phức tạp và nặng nề về mặt văn hoá - xã hội.
Đây là một trong những yếu tố làm gia tăng giữa giàu và nghèo, bởi việc thực hiện trót
9
lọt những hành vi GLTM sẽ mang lại cho chủ thể một lợi thế không nhỏ so với các chủ
thể khác và đem lại lợi nhuận chênh lệch nhiều hơn. Tại các vùng biên giới, cửa khẩu,
một lực lượng lao động khá lớn đã và đang tham gia vào đội quân “cửu vạn” mang vác
hàng qua biên giới. Do cuộc sống khó khăn, trình độ học vấn thấp, việc mang vát hàng
hóa đem lại thu nhập cao nên họ đã chấp nhận tham gia vào đội ngũ cửu vạn, bất chấp
pháp luật, bỏ sản xuất, bỏ học hành... Đây là đội ngũ tiếp tay cho hoạt động buôn lậu.
Hàng nhập lậu tuồn vào thị trường nội địa ngoài các mặt hàng tiêu dùng, thiết bị
điện tử, hàng may mặc... còn có nhiều tài liệu phản động, văn hoá phẩm đồi trụy, thậm
chí có cả ma túy, vũ khí... Những loại sản phẩm này ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề giáo
dục nhân cách, đạo đức lối sống, kích động bạo lực, tệ nạn xã hội, dẫn đến làm suy đồi
văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Vấn nạn GLTM là một trong những nguyên nhân làm mất tính văn minh trong
thương mại, làm suy thoái đạo đức xã hội. Trong hoạt động thương mại, để tồn tại và
có lời, không ít đối tượng kinh d anh sử dụng nhiều thủ đoạn, mánh khóe như tung tin
thất thiệt, không niêm yết giá hoặc niêm yết giá không đúng quy định, nói thách - hô
giá cao hơn nhiều so với giá thật, lừa dối, quảng cáo quá mức hay về tính năng, công
dụng của hàng hóa, chèo kéo khách hàng... làm mất tính văn minh trong thương mại,
gây sự ganh tỵ, ghen ghét... giữa các thương nhân. Việc sản xuất, kinh doanh hàng giả,
hàng nhái, hàng không đảm bảo chất lượng,... không c ỉ gây thiệt hại về tài chính mà
còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng, gây thiệt hại cho nhà sản
xuất kinh doanh chân chính và cho toàn xã hội. Điều này làm suy thoái về đạo đức
kinh doanh và đạo đức trong xã hội.
Bên cạnh đó, GLTM bao giờ cũng liên quan đến tiêu cực, tham nhũng và làm
tha hoá một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức của Nhà nước. Thực tế cho thấy,
nhiều cán bộ, công chức trong quá trình điều hành, thực thi nhiệm vụ đã bị lôi kéo,
mua chuộc và bao che cho các đối tượng thực hiện GLTM.
- Hậu quả đối với an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội:
Những hậu quả do GLTM gây ra đối với nền kinh tế và đối với nền văn hoá xã
hội đã dẫn đến những tác hại về mặt chính trị, gây khó khăn cho sự quản lý Nhà nước.
10
GLTM làm cho thị trường hỗn loạn, đời sống kinh tế của một bộ phận nhân dân gặp
khó khăn, tệ nạn xã hội gia tăng; công bằng, văn minh xã hội không được thiết lập; nhà
nước thất thu thuế nên không cân đối được thu - chi ngân sách làm ảnh hưởng đến nền
kinh tế và vấn đến đảm bảo an ninh quốc gia.
Vấn nạn buôn lậu gia tăng làm ảnh hưởng đến vấn đề bảo vệ chủ quyền biên
giới quốc gia. Hàng nhập lậu được tuồn qua biên giới theo những đường mòn, lối mở,
đường biển hoặc hai bên cánh gà cửa khẩu biên giới luôn đi liến với việc cư dân qua
lại biên giới bất hợp pháp, lực lượng Bội đội Biên phòng và cán bộ Hải quan khó có
thể kiểm soát được vấn đề xuất nhập cảnh.
- Ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội:
GLTM gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối nền kinh tế, văn hoá xã hội,
chính trị, đây là những hậu quả trực tiếp dễ nhìn nhận. Một hậu quả khác không kém
phần nguy hại là hậu quả của buôn lậu, gian lận thương mại dưới góc độ cả về vĩ mô
và vi mô. Nó làm cho cơ quan quản lý nhà nước không kiểm soát được tình hình xuất
nhập khẩu; công tác điều hành của cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn và hoạt
động kém hiệu quả.
Xét về góc độ quản lý vĩ mô, buôn lậu, sản xuất hàng giả là một trong những
nguyên nhân làm hàng hoá nội địa bị đình trệ, sản xuất trong nước bị đình đốn. Nhiều
doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa không cạnh tranh ổi trên thị trường dẫn đến phá sản,
kéo theo sự gia tăng của đội quân thất nghiệp. GLTM còn là nguyên nhân trực tiếp hoặc
gián tiếp dẫn đến các tệ nạn xã hội, đó là tham nhũng, tha hoá, rượu chè, cờ bạc, trộm
cắp... Do đó, nó làm cho công tác quản lý của Nhà nước thêm khó khăn, phức tạp. Mặt
khác, GLTM mà trực tiếp là buôn lậu dẫn đến thất thu về thuế xuất, nhập khẩu và các sắc
thuế khác, đây là khoản thu lớn của ngân sách Nhà nước. Điều này ảnh hưởng đến các kế
hoạch về kinh tế, tài chính khiến Nhà nước mất cân đối về thu - chi ngân sách. GLTM còn
phá vỡ sự bình ổn của thị trường, tạo nên cơn sốt giả tạo về hàng hoá và giá cả làm cho
Nhà nước không thể kiểm soát thị trường dẫn đến việc hoạch định chính sách, xây dựng
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bị sai lệch…
Những hậu quả của GLTM đối với quản lý vĩ mô đã trực tiếp và gián tiếp ảnh
hưởng đến quản lý vi mô. Hệ thống pháp luật của ta còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ,
11
chưa theo kịp sự thay đổi của các vấn đề kinh tế - xã hội. Chính vì thế, những chủ thể
GLTM đã lợi dụng kẽ hở, những quy định thiếu chặt chẽ của nhà nước để thực hiện
hành vi GLTM. Từ đó việc quản lý của cơ quan nhà nước ở cơ sở gặp nhiều khó khăn.
Giải pháp đấu tranh chống GLTM, tăng cường hiệu lực kiểm tra, kiểm soát của các
ngành chức năng vẫn chưa được giải quyết tận gốc, một số cơ quan quản lý lúng túng,
bị động, khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội.
- Ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng:
Việc sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái hoặc hàng kém chất lượng mà
đặc biệt là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, thuốc tân dược, thuốc bảo vệ thực vật,
rượu bia... không chỉ gây tác động xấu cho nhà sản xuất chân chính mà còn ảnh hưởng
trực tiếp tới sức khoẻ, tính mạng của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống của cả cộng đồng, của một dân tộc.
Tóm lại, những hậu quả và tác hại do GLTM gây nên đó là: Làm mất ổn định
giá cả thị trường, kìm hãm sản xuất trong nước, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, gây
thất thu cho ngân sách cho nhà nước, tạo nên sự cạnh tranh không bình đẳng giữa hàng
nội và hàng ngoại, là nguyên nhân phát sinh ác tiêu cực trong xã hội. Vì vậy, vấn nạn
GLTM phải được ngăn chặn một cách triệt để và là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó
có ngành Quản lý thị trường.
1.1.3. Vai trò, nội dung công tác chống gian lận thương mại của lực lượng Quản
lý thị trường
1.1.3.1. Vị trí, vai trò của Quản lý thị trường
Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, có sự quản lý của nhà nước nhằm mục đích phát huy tính ưu việt của nền
kinh tế thị trường, phát huy tiềm năng sẵn có của đất nước và nội lực của nền kinh tế,
tranh thủ kinh nghiệm và vốn của các nước phát triển để đạt được tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao.
Quản lý thị trường là một trong những nội dung của quản lý nhà nước, trong
đó tổ chức quản lý thị trường là bộ phận cấu thành trong hệ thống tổ chức nhà nước, là
công cụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc xây dựng và bảo vệ nền kinh
tế thị trường nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
12
Lực lượng QLTT được thành lập từ năm 1957, ở Trung ương thì QLTT có
nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu chủ trương, chính sách quản lý thị
trường, chống đầu cơ, tích trữ, chỉ đạo thực hiện các chủ trương chính sách đó trong
phạm vi toàn quốc. Còn ở địa phương, QLTT có nhiệm vụ giúp Ủy ban hành chính địa
phương chỉ đạo công tác quản lý thị trường tại địa phương mình theo chủ trương,
chính sách của Chính phủ. Trong giai đoạn từ 1957-1982, QLTT chưa có chức năng
trực tiếp kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh
thương mại trên thị trường. Từ năm 1982 đến nay, tổ chức QLTT đã trở thành một hệ
thống từ Trung ương đến địa phương và dần dần được chuyên trách hóa, được giao
chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi vi
phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước [10].
Từ khi thành lập cho đến nay, lực lượng QLTT luôn là lực lượng nồng cốt, chủ
lực trong công tác đấu tranh chống GLTM ở thị trường trong nước. Hàng năm, số vụ
xử lý vi phạm của lực lượng QLTT luôn chiếm tỷ lệ trên 40% tổng số vụ xử lý của các
lực lượng chức năng chống GLTM trong cả nước, đặc biệt là trong lĩnh vực chống
hàng giả, luôn chiếm tỷ lệ trên 90% tổng số vụ xử lý vi phạm. Tỷ lệ xử lý vi phạm của
lực lượng QLTT tăng lên qua các năm. Từ năm 2015, số vụ xử lý là 94.474 vụ trên
tổng số 186.989 vụ cả nước (chiếm tỷ lệ 50,5%); năm 2016, số vụ xử lý là 104.807 vụ
trên tổng số 223.262 vụ cả nước (chiếm tỷ lệ 46,9%). Năm 2017, số vụ xử lý là
123.203 vụ trên tổng số 261.535 vụ cả nước (chiếm tỷ lệ 47,1%) [10].
Thông qua vai trò kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn và hạn chế mặt trái
của nền kinh tế thị trường, lực lượng QLTT góp phần cùng các cơ quan chức năng của
bộ máy nhà nước đấu tranh chống các hành vi: đầu cơ, buôn lậu, sản xuất, buôn bán
hàng giả, kinh doanh trái phép; bảo vệ nền sản xuất trong nước, quyền lợi chính đáng
của người sản xuất, kinh doanh hợp pháp và của người tiên dùng; góp phần chống thất
thu cho ngân sách nhà nước.
1.1.3.2. Nội dung công tác chống gian lận thương mại của Quản lý thị trường
Chống GLTM là việc cơ quan chức năng sử dụng các biện pháp, nghiệp vụ và
thẩm quyền, quyền hạn được giao để phòng ngừa, đấu tranh với các chủ thể thực hiện
GLTM nhằm ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Đối
với lực lượng QLTT công tác chống GLTM chủ yếu tập trung vào các nội dung sau:
13
- Công tác xây dựng cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính:
Từ thực tiễn cho thấy, một trong những nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng
GLTM là do những sơ hở, mâu thuẫn, chưa rõ ràng trong hệ thống luật pháp, trong chính
sách quản lý thương mại,... Bên cạnh đó, quy trình nghiệp vụ quản lý thị trường thì thiếu
chặt chẽ, chưa phân định rõ trách nhiệm của công chức thừa hành, cán bộ lãnh đạo ở từng
cấp dẫn đến tình trạng xử lý công việc tùy tiện, dễ dãi, theo cảm tính gây tiêu cực, cửa
quyền, tham ô, tham nhũng,… làm mất tính nghiêm minh của pháp luật.
Ngoài ra, những hạn chế, bất cập cơ bản trong tổ chức và hoạt động của lực
lượng QLTT hiện nay được thể hiện ở những điểm cơ bản như về địa vị pháp lý, chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của QLTT vẫn chủ yếu được quy định bởi
các văn bản pháp quy mà trong đó phần lớn là các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công
Thương và các Quyết định của UBND tỉnh. Trong khi đó quy định kiểm tra, kiểm soát
thị trường và xử lý vi phạm pháp luật chưa bảo đảm cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt
động của QLTT. Đây cũng là t ực tế mà hầu hết các cơ quan quản lý hành chính nhà
nước trong đó có ngành QLTT phải đối mặt.
Các cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho công tác
chống GLTM đã được ban hành nhưng tại địa phương, trong quá trình thực hiện, cơ
quan tài chính lại yêu cầu các thủ tục, chứng từ tha h toán quá nhiều, rườm rà, kể cả
khoản kinh phí do xã hội hóa hỗ trợ.
Thông qua thực tiễn công tác kiểm tra, kiểm soát hị rường, lực lượng QLTT
phát hiện những bất cập về cơ chế chính sách, những khe hỡ, khoảng trống của pháp
luật, những mối quan hệ kinh tế mới phát sinh cần được điều chỉnh trong hoạt động
thương mại… Từ đó, lực lượng QLTT đế xuất, kiến nghị, tham mưu xây dựng cơ chế,
chính sách và văn bản quy phạm pháp luật phù hợp nhằm hoàn thiện cơ chế, chính
sách, pháp luật và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước.
- Công tác tổ chức lực lượng và hoạt động nghiệp vụ của lực lượng
QLTT: + Về hệ thống tổ chức:
Lực lượng QLTT là lực lượng chuyên trách trong công tác đấu tranh chống các
hành vi GLTM ở thị trường nội địa, là lực lượng được tổ chức từ Trung ương đến cấp
huyện. Ở địa phương, lực lượng QLTT được tổ chức theo hình thức song trùng lãnh
14
đạo, tức là Chi cục QLTT có nhiệm vụ: "giúp Giám đốc Sở Công Thương quản lý nhà
nước về công tác quản lý thị trường, bảo đảm lưu thông hàng hóa theo pháp luật; tổ
chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm
pháp luật trong hoạt động thương mại, công nghiệp, các lĩnh vực khác được pháp luật
quy định..."[1,2]; đồng thời, Chi cục QLTT chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về
công tác đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại
của Tổng cục QLTT thuộc Bộ Công Thương. Do đó, trong quá trình thực thi công vụ,
Chi cục QLTT chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát trực tiếp của hai cơ quan (Sở Công
thương và Tổng cục QLTT).
Chi cục QLTT có các Đội QLTT trực thuộc đóng trên địa bàn, trực tiếp thực
hiện nhiệm vụ kiểm tr , kiểm soát thị trường, chống các hành vi vi phạm pháp luật
trong hoạt động thương mại, công nghiệp trên địa bàn hoặc lĩnh vực được giao. Đội
QLTT chịu sự quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát trực tiếp của Chi cục QLTT thông
qua các phòng chức năng trong quá trình hoạt động.
Đội QLTT có các Tổ Kiểm tra trực tiếp thực hiện công tác quản lý địa bàn
thường xuyên, liên tục; làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn các
xã, phường, thị trấn và công tác khác theo phân công.
Biên chế công chức của Chi cục QLTT thuộc biên chế quản lý hành chính nhà
nước. Căn cứ vào quy mô thị trường của từng địa bàn và yêu cầu công tác mà số lượng
công chức của Đội QLTT được cơ cấu phù hợp.
+ Về hoạt động nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường:
Vai trò, vị trí của lực lượng QLTT ngày càng được nâng cao, tuy nhiên lực
lượng QLTT gồm những cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn từ những ngành
khác nhau, chưa có trường lớp đào tạo chính quy nên năng lực nhận thức về các quy
định của pháp luật cũng khác nhau. Do đó, trong quá trình thực thi pháp luật, công
chức QLTT cũng không thể tránh khỏi những sai sót về nghiệp vụ như bỏ sót đối
tượng, hành vi vi phạm, chế tài xử phạt... Điều đó làm ảnh hưởng đến hình ảnh của lực
lượng QLTT, ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong
hoạt động thương mại. Trước thực trạng đó, để chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém
trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và chuẩn hóa đội ngũ công chức QLTT,
15
Bộ Công Thương đã ban hành nhiều văn bản pháp quy nhằm chấn chỉnh kỷ cương, kỷ
luật, tác phong, thái độ ứng xử và nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của công
chức QLTT.
Về hoạt động nghiệp vụ của QLTT gồm quản lý địa bàn, thẩm tra, xác minh,
trinh sát, xây dựng cơ sở cung cấp thông tin do cán bộ, công chức Quản lý thị trường
áp dụng để phát hiện kịp thời các vi phạm của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ và phục vụ hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của Quản lý thị
trường. Trong đó, "hoạt động quản lý địa bàn là nhiệm vụ thường xuyên của QLTT
nhằm nắm bắt tình hình hoạt động thương mại, công nghiệp trên địa bàn được phân
công về số lượng, tình hình diễn biến thị trường, dấu hiệu vi phạm, phương thức thủ
đoạn vi phạm của các tổ chức, cá nhân" [2,1]; Hoạt động thẩm tra, xác minh là hoạt
động nghiệp vụ của công chức QLTT được giao nhiệm vụ nhằm tìm ra những bằng
chứng, chứng cứ cụ thể, xác t ực, qua đó thẩm định, phân tích để làm rõ sự thật, làm
căn cứ để kiểm tra và xử lý vụ việc. Trình tự nghiệp vụ thẩm tra, xác minh đã được
quy định tại Thông tư số 09/2013/TT-BCT ngày 02 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng
Bộ Công Thương quy định về hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của
QLTT. Đối với các hoạt động nghiệp vụ trinh sát, xây dựng cơ sở cung cấp thông tin
của QLTT đã được áp dụng từ lâu và đạt hiệu quả cao nhưng vẫn chỉ là kinh nghiệm từ
công chức đi trước truyền đạt lại cho công chức vào sau mà chưa có văn bản pháp luật
nào điều chỉnh.
- Công tác phối hợp với các cơ quan hữu quan và cộng tác với cộng đồng doanh
nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp:
Trong những năm qua, tình hình GLTM diễn biến hết sức phức tạp. Nó xãy ra ở
tất cả các khâu của hoạt động sản xuất kinh doanh từ sản xuất, nhập khẩu đến tiêu thụ
hàng hóa; ở nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước như ngành y tế, công thương, nông
nghiệp..., nhiều ngành nghề kinh doanh như may mặc, thực phẩm, hàng tiêu dùng...; ở
nhiều địa bàn từ đô thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến vùng sâu, vùng xa... Để ngăn
chặn tình trạng GLTM, không một cơ quan chức năng nào có thể tự mình làm được mà
cần phải có sự vào cuộc phối hợp của tất cả các ban ngành chức năng, chính quyền các
cấp và một bộ phận không thể thiếu là cộng đồng, tổ chức xã hội (gồm cộng đồng
16
doanh nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp, người tiêu dùng...) cùng chung sức vì mục
đích chung là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Đối với lực lượng QLTT công tác phối hợp trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị
trường được triển khai, phối hợp trên các tuyến với các lực lượng chức năng như sau:
+ Ở biên giới, cửa khẩu, cảng biển có Hải quan, Bộ đội Biên phòng.
+ Ở thị trường nội địa có các cơ quan, lực lượng chức năng như Công an, các
lực lượng Thanh tra chuyên ngành Thuế, Khoa học và Công nghệ, Y tế, Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Tài chính... và chính quyền các cấp. Ngoài ra, còn có sự phối
hợp, cộng tác của cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật cho thương nhân, người
tiêu dùng:
Vừa qua, Việt Nam đạt được những kết quả khả quan trong quá trình đàm phán
các hiệp định thương mại song phương, đa phương với các nước và vùng lãnh thổ trên
thế giới, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Tuy nhiên, với nền kinh
tế của nước ta vẫn còn nhỏ, cuộc sống của đại bộ phận người dân còn gặp khó khăn, ý
thức chấp hành pháp luật của người dân hưa cao, tâm lý thích sử dụng hàng ngoại giá
rẻ của người tiêu dùng; hệ thống văn bản hính sách pháp luật về đấu tranh chống
GLTM đang dần được hoàn thiện nhưng vẫn còn chồ g chéo, sau thời gian áp dụng đã
bộc lộ nhiều bất cập và việc sửa đổi, bổ sung còn chậm; thêm vào đó là hàng rào thuế
quan dần dần được tháo bỏ theo lộ trình của các Hiệp định được ký kết..., hàng hóa từ
các nước sẽ không còn biên giới và vào thẳng thị trường nội địa. Như vậy, tình trạng
buôn lậu sẽ giảm xuống nhưng GLTM về chất lượng hàng hóa, hàng giả, hàng nhái,
giá cả... sẽ gia tăng. Do đó, ngoài công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường cần phải kết
hợp với công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật cho thương nhân và
người tiêu dùng. Xem công tác kiểm tra, kiểm soát là nhiệm vụ trọng tâm, còn công
tác tuyên truyền là nhiệm vụ thường xuyên và then chốt trong công tác chống GLTM.
Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật nhằm vận động các tổ
chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh tham gia công tác đấu tranh chống
GLTM. Từng bước đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ vào nề
nếp, chấp hành đúng các quy định của pháp luật; đồng thời thông qua công tác tuyên
17
truyền để các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng hiểu rõ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình được pháp luật bảo vệ, từ đó tích cực đấu tranh, tố giác
các hành vi vi phạm pháp luật; mang lại hiệu quả thiết thực của công tác đấu tranh
chống GLTM.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống gian lận thương mại của Quản
lý thị trường
Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý gian lận thương mại đó là động cơ hám lợi của
các nhà sản xuất, kinh doanh, buôn bán...; Ý thức trách nhiệm của lực lượng tham gia
quản lý gian lận thương mại; phương tiện cơ sở vật chất – khoa học- công nghệ trang
bị cho lực lượng tham gia quản lý gian lận thương mại; sự phối hợp giữa các cấp các
ngành; sự tham gia của người dân và những chính sách thuế cũng như pháp luật kinh
doanh của Việt Nam còn nhiều hạn chế.
1.1.4.1. Hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách đối với công tác chống gian
lận thương mại
Hệ thống pháp luật về quản lý chống GLTM là nền tảng cho hoạt động quản lý
của cơ quan QLTT và thực hiện nghĩa vụ đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh. Một
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về việc chống GLTM đơn giản, đồng bộ, phù
hợp với tình hình kinh tế xã hội, chính trị, văn hóa... của đất nước sẽ là cơ sở pháp lý
quan trọng hết sức giúp các đơn vị sản xuất kinh doa hiểu và thực hiện đúng nghĩa vụ
của mình là cạnh tranh lành mạnh, không vi phạm pháp luật hay GLTM làm ảnh
hưởng đến nền kinh tế nói chung và làm ảnh hưởng đến các đơn vị sản xuất kinh
doanh khác nói riêng. Nếu nội dung của các văn bản quá phức tạp, qui định không rõ
ràng, phần nào gây bất lợi cho các đơn vị sản xuất kinh doanh thì điều này sẽ ảnh
hưởng không nhỏ đến công tác chống GLTM cũng như là hoạt động kinh doanh của
các đơn vị này. Bên cạnh đó, tính ổn định của hệ thống văn bản pháp luật về chống
GLTM cũng tác động rất lớn đến việc chấp hành pháp luật của cả cơ quan QLTT và
các đơn vị sản xuất kinh doanh. Hệ thống văn bản liên tục thay đổi, sửa đổi, bổ sung
có thể phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, với các chính sách vĩ mô của nhà nước
nhưng lại có mặt trái là dễ gây chồng chéo, phức tạp, khó nắm bắt và đôi khi nhiều khe
hở để các đối tượng lợi dụng nhằm GLTM. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng
18
tuân thủ của các đơn vị sản xuất kinh doanh, do đó có khả năng gây ra tình trạng
GLTM của các đơn vị này là tất yếu.
1.1.4.2. Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ công chức
Muốn quản lý tốt thì cán bộ quản lý thị trường phải có chuyên môn, năng lực,
có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, vì vậy muốn công tác quản lý chống GLTM
đạt hiệu quả cao hơn thì vấn đề then chốt là phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
QLTT. Trong những năm trở lại đây, khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển,
mọi thứ đều hiện đại hóa hơn, công nghệ thông tin cũng được ứng dụng ngày càng
rộng rãi trong công tác quản lý nợ thuế như các phần mềm quản lý nợ…mà thực tế các
cán bộ QLTT phần lớn thuộc thế hệ đi trước khả năng nhạy bén với công nghệ thông
tin còn kém hoặc là các đối tượng quá trẻ thiếu kinh nghiệm nên hiệu quả quản lý chưa
cao. Hơn nữa, hành vi GLTM được thực hiện ngày một tinh vi hơn, chính vì vậy yêu
cầu cấp thiết đặt ra là phải thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên
môn cho các cán bộ QLTT, xác định rõ các tiêu chí đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm
vụ của cán bộ.
1.1.4.3. Trình độ dân trí và ý thức chấp hành pháp luật
Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, bùng nổ về công nghệ thông tin,
kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh mẽ dựa trên inh tế tri thức và công nghệ cao, trình độ
dân trí của người dân ngày càng được nâng cao. Khi gười dân và các đơn vị sản xuất
kinh doanh thực sự hiểu biết pháp luật về đấu tranh chống GLTM. Ngược lại, nếu
người dân và các đơn vị sản xuất kinh doanh không có thái độ lên án, không đồng tình
đối với các hành vi GLTM, thậm chí còn thờ ơ, khuyến khích, đồng tình, sẽ dẫn đến
tình trạng phổ biến cố tình có những hành vi GLTM, có những hình thức cạnh trạnh
không lành mạnh không đảm bảo tính công bằng giữa các đối tượng sản xuất kinh
doanh, công tác quản lý chống GLTM kém hiệu quả. Tuy nhiên trình độ dân trí càng
cao, sự hiểu biết về pháp luật về chống GLTM càng cao thì khả năng GLTM của các
đơn vị sản xuất kinh doanh cũng ngày càng tinh vi hơn, phức tạp hơn.
1.1.4.4. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Một trong những tiêu thức để đánh giá một hệ thống quản lý chống GLTM tốt
là tính hiệu quả của hệ thống với biểu hiện rõ nét nhất là tính tự giác tuân thủ, tự
19
nguyên cao trong việc chấp hành đúng nghĩa vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình cũng như là chấp hành những quy định mà Nhà Nước ban hành. Để đạt được
điều này, ngoài việc xử lí nghiêm các hành vi vi phạm cần có sự tuyên truyền, hỗ trợ
hiệu quả của cơ quan quản lý chống GLTM.
Các chính sách chế độ, luật, pháp lệnh về chống GLTM chỉ có thể thực thi một
cách đầy đủ, thống nhất khi công tác phổ biến giáo dục được triển khai sâu rộng trong
quảng đại quần chúng. Mọi tổ chức, cá nhân cần phải biết đầy đủ các quy định, những
việc phải làm và mức độ sẽ bị xử lý đối với từng hành vi GLTM, không chấp hành
nghiêm túc việc kinh doanh lành mạnh làm ảnh hưởng đến các đơn vị hay cá nhân
kinh dianh khác. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về chống GLTM
còn có ý nghĩa nâng c o tính tự giác, ý thức về nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước
và sự kiểm tra giám sát của xã hội đối với việc thực thi các chính sách, pháp luật về
chống GLTM.
1.1.4.5. Hoạt động thanh tra, kiểm tra
Thanh tra, kiểm tra chống GLTM là một trong những nhiệm vụ cơ bản và quan
trọng của QLTT. Bên cạnh việc tôn trọng kết quả tự giác và tự chấp hành của các đơn
vị sản xuất kinh doanh, QLTT cũng thực hiện các biện pháp giám sát hiệu quả vừa
đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ, vừa đảm bảo phát hiện ngăn ngừa các trường hợp
GLTM. Thanh tra, kiểm tra là một biện pháp hữu hiệu n ằm phát hiện ngăn ngừa các
hành vi GLTM, giúp người dân và các đơn vị sản xuất kinh doanh nhận thấy luôn có
một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại và kịp thời phát hiện các hành vi GLTM của họ.
Cụ thể:
Hoạt động thanh tra, kiểm tra của Quản lý thị trường là việc tiến hành xem xét
tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá
nhân trong hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên thị trường nhằm phát hiện và
xử lý kịp thời các vi phạm theo quy định của pháp luật.
Hoạt động kiểm soát của Quản lý thị trường là việc áp dụng các biện pháp nghiệp
vụ quản lý địa bàn, thẩm tra, xác minh, trình sát, xây dựng cơ sở cung cấp thông tin hoặc
biện pháp khác do cơ quan Quản lý thị trường áp dụng để phát hiện kịp thời các vi phạm
20
của tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và
phục vụ hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của QLTT.
1.1.4.6. Cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chống
gian lận thương mại
Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách được tổ chức từ Trung ương đến địa
phương, đến các huyện, có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống
các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước. Khối
lượng công việc của QLTT là rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chống GLTM
. Do vậy, việc trang bị các phương tiện hiện đại đòi hỏi phải được chú trọng đầu tư
thích đáng và có hiệu quả.
Đặc điểm của công tác QLTT là phải quản lý trực tiếp đến từng cơ sở sản xuất kinh
doanh theo nhiều loại mặt hàng khác nhau với số lượng các cơ sở là rất lớn mà theo quy
định thì tất cả các hàng hóa phải xuất trình được giấy tờ chứng minh được nguồn gốc xuất
xứ, hàng phải đảm bảo tiêu chuẩn đề ra, nếu là hàng nhập khẩu thì phải có chứng từ nhập
khẩu hoặc có dán tem kèm theo, hàng hóa bên trong cũng phải được kiểm tra chặt chẽ
tránh hàng nhái, hàng kém chất lượng.... Do vậy, nếu làm bằng phương pháp thủ công thì
sẽ cần rất nhiều nhân lực và chi phí cao. Mặt khác, sự sai sót, chậm trễ trong việc kiểm
tra, kiểm soát cũng có khả năng tạo ra kẽ hở để hàng hóa gian lận tung ra thị trường
ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và các đơn vị sản xuất kinh doanh khác đang
cùng hoạt động trên thị trường nói riêng, mặt khác việc để hàng kém chất lượng tồn tại
cũng là nguy cơ gây tổn hại đến sức khỏe của người tiêu dùng.
1.1.4.7. Sự hợp tác giữa các cơ quan hữu quan trong công tác chống gian
lận thương mại
Sự phối hợp với các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan Công an, Kiểm sát, hải
quan và một số cơ quan chức năng khác trong việc chống buôn lậu, gian lận thương mại,
chống làm hàng giả, chống trốn lậu thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế, chống buôn bán hoá
đơn bất hợp pháp ... sẽ có tác dụng tốt trong việc phát hiện, xử lý kịp thời những vi phạm
pháp luật về GLTM. Cơ chế quản lý chống GLTM hiện nay cũng đòi hỏi sự phối kết hợp
đặc biệt giữa cơ quan trong việc cung cấp thông tin về các đơn vị sản xuất kinh doanh,
cũng như là trong việc kiểm tra chéo chống GLTM. Cần phát huy chức năng của các toà
21
án hành chính kinh tế trong việc giải quyết các tranh chấp giữa cơ quan quản lý và các
đơn vị sản xuất kinh doanh bảo đảm tính khách quan trong việc thực hiện đầy đủ các
quy định về chống GLTM của Chính phủ nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1.2. THỰC TIỄN VỀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ CHỐNG GIAN LẬN
THƯƠNG MẠI
1.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác chống gian
lận thương mại tại Việt Nam
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng
giả và GLTM trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa hội nhập quốc tế, Ðảng và Nhà nước luôn quan tâm và đã đề ra nhiều chủ
trương, chính sách nhằm ngăn chặn, phòng ngừa vấn nạn này. Hội nghị lần thứ tư Ban
Chấp hành Trung ương Ðảng khóa VIII (1997) đã nhấn mạnh: “Tǎng cường sự phối
hợp giữa các cơ quan chức nǎng, phát huy vai trò của nhân dân để tiến hành có hiệu
quả những biện pháp chống buôn lậu trên các tuyến biên giới, vùng biển và trên thị
trường nội địa. Ngǎn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi buôn lậu, gian lận thương mại
hoặc tiếp tay, bao che cho bọn buôn lậu”. Đẩy mạnh hiệu quả công tác đấu tranh chống
buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại và các vi phạm pháp luật
khác trong lĩnh vực thương mại có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc tạo lập môi trường
phát triển thương mại lành mạnh tại Việt Nam.
Để thống nhất tập trung chỉ đạo và đấu tranh có iệu quả, từng bước ngăn chặn
và đẩy lùi tình trạng buôn lậu, GLTM, ngày 27/8/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 127/2001/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống
buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 127 Tr ng ương).
Điều này cho thấy quyết tâm của Chính phủ trong công tác đấu tranh phòng chống
buôn lậu, hàng giả và GLTM khác.
Song song với việc thành lập, kiện toàn các Ban chỉ đạo chống buôn lậu,
GLTM, Nhà nước đã ban hành, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhiều văn bản pháp luật
có liên quan như: Luật Thương mại, các Luật về Thuế, Luật Doanh nghiệp, Bộ Luật
Hình sự, Luật xử lý vi phạm hành chính, các Nghị định quy định về chế tài xử phạt vi
phạm hành chính trong các lĩnh vực... và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện
22
chi tiết. Nhà nước đã từng bước hoàn thiện chính sách quản lý để phát triển nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đã góp
phần đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, bảo vệ lợi ích chính đáng của
người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích hợp pháp của thương nhân, góp phần hạn
chế tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại.
Bên cạnh đó, Nhà nước điều chỉnh, ban hành một số chính sách như: chính sách
ưu đãi đầu tư, ưu đãi về thuế đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn hay
chính sách tín dụng cho vay vốn lãi suất thấp ưu tiên nhân dân vùng biên để kích thích
đầu tư sản xuất tạo ra công ăn việc làm cho người lao động ở vùng này nhằm ngăn
chặn tình trạng tiếp tay cho buôn lậu.
Để khuyến khích hoạt động phòng, chống GLTM, nhà nước đã ban hành nhiều
chế độ, chính sách đảm bảo kinh phí cho hoạt động của các lực lượng chống GLTM
như: Kinh phí đảm bảo cho các oạt động điều tra, xác minh, bắt giữ, lưu kho bãi, định
giá, đấu giá, chi trả cho người cung cấp tin... và cũng từng bước sửa đổi, bổ sung chế
độ, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tiễn để phần nào hỗ trợ, động viên cho
công tác này.
1.2.2. Tình hình gian lận thương mại và hống gian lận thương mại tại Việt Nam
Việt Nam là một nước có địa hình phức tạp đồi núi chiếm phần lớn diện tích cả
nước, có đường biên giới trên bộ giáp Trung Quốc, Lào, Capuchia và có các cửa khẩu
trải dài từ Bắc vào Nam, nơi kiểm soát hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đặc điểm
này của địa hình là sự kết hợp của sự ra đời của hàng rào thuế quan và hệ thống thuế
đối với hoạt động kinh doanh làm cho tình hình gian lận thương mại trong cả nước có
nhiều diễn biến phức tạo với nhiều thủ đoạn tinh vi để trốn lậu thuế, tuồn hàng lậu qua
cửa khẩu chống lại sự kiểm soát của các cơ quan chức năng, buôn bán và kinh doanh
hàng giả,…
Ở nước ta trong thời gian gần đây việc gian lận thương mại diễn ra tràn lan như
một dịch bệnh kéo dài âm ỉ làm đau đầu các nhà chức trách, nhà quản lý trong việc tìm
ra các giải pháp đặc trị chặn đứng căn bệnh này. Trên thực tế nạn gian lận thương mại
diễn ra khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam từ khắp các biên giới phía Bắc đến biên giới
Tây Nam, từ các cửa khẩu qua Trung Quốc, Lào, Capuchia đến các cửa khẩu quốc tế,
23
từ hoạt động thương mại chính ngạch đến hoạt động tiểu ngạch, từ đường bộ đến
đường biển, đường hàng không, bưu điện, kinh doanh buôn bán nhỏ lẽ,… Chổ nào,
lĩnh vực nào, tuyến đường nào, hình thức kinh doanh nào đều có gian lận thương mại
cũng là vấn đề nóng bỏng nhức nhối.
Trên các tuyến biên giới phía Bắc, Tây và Tây Nam tình hình buôn lậu và gian
lận thương mại diễn ra phức tạp và ngày càng tinh vi khó phát hiện. Điều đặc biệt
nghiêm trọng là trong khi Việt Nam ngăn chặn thì phía nước ngoài lại khuyến khích
thực chất là họ muốn tiêu thụ hàng hóa tồn kho ứ động của mình.
1.2.3. Kinh nghiệm chống gian lận thương mại
1.2.3.1. Kinh nghiệm chống gian lận thương mại tại Việt Nam
Trong tình hình thị trường, kinh tế xã hội thay đổi như hiện nay, để thống nhất
tập trung chỉ đạo và đấu tranh có hiệu quả, từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng
GLTM, ngày 19/3/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
389/2014/QĐ-TTg về việc t ành lập Ban Chỉ đạo 389 quốc gia với nhiệm vụ, quyền
hạn, trách nhiệm cũng được xác định rõ ràng hơn trước đây. Điều này thể hiện sự kỳ
vọng của Chính phủ vào kết quả hoạt động của Ban chỉ đạo 389 trong thời gian tới.
Dựa trên cơ sở pháp lý mới, để thực hiện tốt nhiệm vụ chống buôn lậu, GLTM, Việt
Nam cần tập trung thực hiện một số nội dung cơ bản sau:
Các cấp ủy Đảng từ trung ương đến cơ sở phải thường xuyên quán triệt cán bộ,
Đảng viên về nguy hại của buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trên cơ sở đó có
chủ trương, giải pháp cụ thể để kịp thời lãnh đạo công tác phòng chống vấn nạn lớn
này đạt hiệu quả cao nhất. Chúng ta phải xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp
bách, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị và việc làm phải
được triển khai thường xuyên, liên tục, bền bỉ và lâu dài.
Thủ trưởng các Bộ, ngành, chính quyền các cấp, lãnh đạo các đơn vị phải chỉ
đạo quyết liệt, thường xuyên lực lượng chức năng làm tốt công tác điều tra cơ bản,
nắm chắc địa bàn, quản lý từng hộ, từng người, từng tuyến biên giới, từng khu vực dân
cư, từng cơ quan, doanh nghiệp để phát hiện những phương thức, thủ đoạn, mặt hàng
mới, những tuyến địa bàn, khu vực nhạy cảm, đối tượng thường lợi dụng để buôn lậu,
gian lận thương mại và hàng giả, trên cơ sở đó chỉ đạo lực lượng Hải quan, Bộ đội
24
Biên phòng, Cảnh sát biển, Quản lý thị trường, Công an, Cơ quan Thuế... chủ động và
phối hợp chặt chẽ xây dựng phương án, biện pháp, kế hoạch phát hiện, ngăn chặn, bắt
giữ có hiệu quả với phương châm phát hiện ngăn chặn từ biên giới, bắt giữ, xử lý
quyết liệt trong nội địa, kiên quyết điều tra triệt phá các đường dây, ổ nhóm, xử lý
nghiêm, đúng pháp luật những đối tượng chủ mưu, cầm đầu nhằm phòng ngừa răng đe
và tuyên truyền rộng rãi toàn xã hội.
Kịp thời ra soát lại mô hình tổ chức các đơn vị chức năng chống buôn lậu, gian
lận thương mại và hàng giả, hoàn thiện quy chế, quy trình, thủ tục với tinh thần cải
cách hành chính nhưng phải chặt chẽ, cụ thể hóa trách nhiệm của toàn đơn vị, cá nhân;
lựa chọn, sắp xếp cán bộ phải đảm bảo đủ năng lực, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính
trị. Đồng thời trang bị phương tiện, điều kiện làm việc để các đơn vị có thề hoàn thành
tốt nhiệm vụ được gi o. Thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng nâng cao tinh thần
trách nhiệm kết hợp phòng và c ống các biểu hiện tiêu cực trong cán bộ, chiến sĩ. Kịp
thời biểu dương, khen thưởng đối với tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc, xử lý
nhanh chóng, nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với những cá nhân buôn
lậu, bảo kê, tiếp tay, dung túng cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và
hàng giả.
Chính quyền các cấp, các cơ quan truyền thô g, phối hợp các tổ chức chính trị,
xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến chí sách, pháp luật cả bề rồng và
chiều sâu về nguy hại và công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại. Mặt
khác, cần động viên, khuyến khích người dân phát hiện, tố giác các đường dây, ổ
nhóm hoạt động, vi phạm pháp luật, kịp thời nghiên cứu đề xuất phương án bảo vệ
danh tính, chế độ đãi ngộ vật chất, tinh thần đối với người có công phát hiện, cung cấp
thông tin liên quan cho các lực lượng chức năng. Quá trình điều tra, bắt giữ, xử lý vi
phạm, chú ý phát hiện những sơ hở, thiếu sót, bất cập trong quản lý nhà nước, chế độ
chính sách, pháp luật, để kịp thời chỉnh sửa, bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả công tác
chống GLTM thời gian tới.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, xây dựng đường biên giới đoàn kết, hợp tác, hữu
nghị với các nước láng giềng. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đồng
bộ, cụ thể, phù hợp thực tiển, các ngành chức năng cần khuyến khích và tạo điều kiện
25
thuận lợi giúp doanh nghiệp xây dựng bảo vệ thương hiệu, nhãn mác, kiểu dáng sản
phẩm, giúp nâng cao sức cạnh trạnh, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu
người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, xây dựng chính sách phát triển thương mại
mậu dịch khu vực biên giới kết hợp phòng, chống gắn với giải quyết việc làm và cải
thiện thu nhập để người dân không tham gia, không tiếp tay cho hoạt động buôn lậu,
gian lận thương mại và sản xuất tiêu dùng hàng giả [10, 14].
1.2.3.2. Kinh nghiệm chống gian lận thương mại của một số Chi cục Quản lý thị
trường trong nước
- Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa là địa phương có dân số đông, với 27 huyện, thị xã, thành phố, trong
đó 11 huyện miền núi có 637 xã, phường, thị trấn, hơn 60.000 cơ sở sản xuất kinh
doanh và trên 8.000 do nh nghiệp, nhưng lực lượng QLTT chỉ có 20 đội, lực lượng rất
mỏng so với địa bàn quản lý rộng, đối tượng kinh doanh lớn.
Thông tin từ QLTT Thanh Hóa cho biết, tình trạng vận chuyển, tàng trữ, buôn
bán trái phép hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng không đảm bảo VSATTP vẫn còn diễn ra
hết sức phức tạp. Hàng ngoại nhập và hàng sản xuất trong nước cạnh tranh quyết liệt
đã tác động trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong
tỉnh.
Trên tuyến biên giới đường bộ, hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép chất
ma túy diễn ra phức tạp, trong đó có nhiều đối tượng vượ bi n sang Lào mua ma túy
vận chuyển bằng các đường mòn, vách núi về Việt Nam ti u thụ. Đặc biệt, hoạt động
vận chuyển, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, pháo các loại trên địa bàn tuyến biên
giới biển vẫn âm thầm diễn ra. Các đối tượng móc nối với người dân địa phương tìm
cách mua bán, vận chuyển vật liệu nổ vào khu vực biên giới, nhằm mục đích khai thác
đánh bắt hải sản trên biển.
Trước thực trạng đầy khó khăn, thách thức đó, Chi cục QLTT Thanh Hóa đã nỗ
lực tìm nhiều biện pháp, bám sát nhiệm vụ chính trị được giao, tăng cường phối hợp
với các lực lượng chức năng khác kiểm tra, kiểm soát thị trường; xử lý nghiêm các
hành vi vi phạm pháp luật về buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất, hàng giả,
26
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Đề tài: Biện pháp pháp lý chống thất thu thuế nhập khẩu ở nước ta
Đề tài: Biện pháp pháp lý chống thất thu thuế nhập khẩu ở nước taĐề tài: Biện pháp pháp lý chống thất thu thuế nhập khẩu ở nước ta
Đề tài: Biện pháp pháp lý chống thất thu thuế nhập khẩu ở nước ta
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOTLuận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOTLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
 
Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn huyện quảng...
Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn huyện quảng...Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn huyện quảng...
Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn huyện quảng...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Chống Buôn Lậu, Gian Lận Thương Mại Và Hàng Giả Từ Thực T...
Quản Lý Nhà Nước Về Chống Buôn Lậu, Gian Lận Thương Mại Và Hàng Giả Từ Thực T...Quản Lý Nhà Nước Về Chống Buôn Lậu, Gian Lận Thương Mại Và Hàng Giả Từ Thực T...
Quản Lý Nhà Nước Về Chống Buôn Lậu, Gian Lận Thương Mại Và Hàng Giả Từ Thực T...
 
Luận văn: Ưu đãi đầu tư đối với đầu tư nước ngoài theo pháp luật
Luận văn: Ưu đãi đầu tư đối với đầu tư nước ngoài theo pháp luậtLuận văn: Ưu đãi đầu tư đối với đầu tư nước ngoài theo pháp luật
Luận văn: Ưu đãi đầu tư đối với đầu tư nước ngoài theo pháp luật
 
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoáLuận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
 
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại TP Đà Nẵng, HOT
Luận văn: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại TP Đà Nẵng, HOTLuận văn: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại TP Đà Nẵng, HOT
Luận văn: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại TP Đà Nẵng, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về kiểm tra sau thông quan ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về kiểm tra sau thông quan ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về kiểm tra sau thông quan ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về kiểm tra sau thông quan ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản Quận 1, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản Quận 1, TPHCM, 9đLuận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản Quận 1, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản Quận 1, TPHCM, 9đ
 
Luận án: Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việ...
Luận án: Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việ...Luận án: Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việ...
Luận án: Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị tại Hà NộiLuận văn: Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị tại Hà Nội
 
Luận văn: Giám sát hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu - Gửi miễn phí...
Luận văn: Giám sát hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu - Gửi miễn phí...Luận văn: Giám sát hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu - Gửi miễn phí...
Luận văn: Giám sát hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu - Gửi miễn phí...
 
Đề tài: Giải pháp chống gian lận Thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Giải pháp chống gian lận Thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đĐề tài: Giải pháp chống gian lận Thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Giải pháp chống gian lận Thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ
 
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đLuận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
 
Luận văn: Các tội phạm về cờ bạc theo pháp luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Các tội phạm về cờ bạc theo pháp luật Hình sự Việt NamLuận văn: Các tội phạm về cờ bạc theo pháp luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Các tội phạm về cờ bạc theo pháp luật Hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Luận văn: Pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩuLuận văn: Pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Luận văn: Pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
 
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
 

Similar to LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý

Similar to LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý (20)

Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chợ Trên Địa Bàn Huyện Vĩnh Linh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chợ Trên Địa Bàn Huyện Vĩnh LinhLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chợ Trên Địa Bàn Huyện Vĩnh Linh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chợ Trên Địa Bàn Huyện Vĩnh Linh
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách huy động vốn tại ngân hàng, HAY! 9ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách huy động vốn tại ngân hàng, HAY! 9ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện chính sách huy động vốn tại ngân hàng, HAY! 9ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách huy động vốn tại ngân hàng, HAY! 9ĐIỂM!
 
Phát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
Phát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái NguyênPhát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
Phát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
 
LV: Hoàn thiện chính sách marketing - mix đối với dịch vụ cho thuê mặt bằng
LV: Hoàn thiện chính sách marketing - mix đối với dịch vụ cho thuê mặt bằngLV: Hoàn thiện chính sách marketing - mix đối với dịch vụ cho thuê mặt bằng
LV: Hoàn thiện chính sách marketing - mix đối với dịch vụ cho thuê mặt bằng
 
LV:Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...
LV:Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...LV:Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...
LV:Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chínhLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
 
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đChính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Ph...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Ph...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Ph...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Ph...
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tạiChi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phá...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tạiChi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phá...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tạiChi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phá...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tạiChi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phá...
 
Quản lý thuế Giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế tỉnh Quảng Bình, 9đ
Quản lý thuế Giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế tỉnh Quảng Bình, 9đQuản lý thuế Giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế tỉnh Quảng Bình, 9đ
Quản lý thuế Giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế tỉnh Quảng Bình, 9đ
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vịLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng AGRIBANK
 Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng AGRIBANK Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng AGRIBANK
Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng AGRIBANK
 
Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...
Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...
Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...
 
DUONG LY HANH .doc
DUONG LY HANH .docDUONG LY HANH .doc
DUONG LY HANH .doc
 
Luận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựng
Luận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựngLuận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựng
Luận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựng
 
Luận án: Trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp theo phá...
Luận án: Trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp theo phá...Luận án: Trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp theo phá...
Luận án: Trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp theo phá...
 
Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...
Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...
Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...
 
Đề tài: Hoàn thiện marketing trong hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân,...
Đề tài: Hoàn thiện marketing trong hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân,...Đề tài: Hoàn thiện marketing trong hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân,...
Đề tài: Hoàn thiện marketing trong hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân,...
 
Luận văn: Pháp luật về quảng cáo thương mại trên báo in, HOT
Luận văn: Pháp luật về quảng cáo thương mại trên báo in, HOTLuận văn: Pháp luật về quảng cáo thương mại trên báo in, HOT
Luận văn: Pháp luật về quảng cáo thương mại trên báo in, HOT
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Recently uploaded (20)

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 

LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN TUẤN KHIÊM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH QUẢNG BÌNH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHAN VĂN HÒA Huế, 2018
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế “Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình” là công trình nghiên cứu độc lập. Đề tài đã sử dụng nhiều nguồn thông tin liên quan khác nhau để phục vụ cho phần viết luận văn. Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chính xác và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Người cam đoan Nguyễn Tuấn Khiêm i
  • 3. LỜI CẢM ƠN Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân. Đạt được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, quý thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phan Văn Hòa là người trực tiếp hướng dẫn khoa học. Thầy đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Ban Lãnh đạo Chi cục, cán bộ công chức Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn cũng như trong công tác. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân luôn bên cạnh động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Mặc dù, bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy, cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn. Tác giả luận văn Nguyễn Tuấn Khiêm ii
  • 4. TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: NGUYỄN TUẤN KHIÊM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Niên khóa: 2016 - 2018 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN VĂN HÒA Tên đề tài: TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH QUẢNG BÌNH 1. Tính cấp thiết của đề tài Gian lận thương mại luôn là vấn đề nóng được đề cập nhiều trong thời gian gần đây. Vấn nạn gian lận thương mại, đang là một trong những trở ngại lớn cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng công tác đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách, chỉ đạo quyết liệt để ngăn chặn, phòng ngừa vấn nạn này. Việc nghiên cứu, đề xuất ra các biện p áp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác chống gian lận thương mại trong bối cảnh kinh tế hiện nay là rất cần thiết. 2. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích dữ liệu chuỗi thời gian để đánh giá công tác chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh thời kỳ 2015 – 2017. - Sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả để đánh giá việc ảnh hưởng đến hiệu quả công tác chống gian lận thương mại. 3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cơ bản về gian lận thương mại và chống gian lận thương mại, đồng thời thông qua nghiên cứu thực trạng, hiệu quả công tác chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, luận văn đã đề xuất và giới thiệu những giải pháp nhằm tăng cường công tác chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đến năm 2022. iii
  • 5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU Chữ viết tắt Ý nghĩa CBCC : Cán bộ, công chức CNTT : Công nghệ thông tin CSKD : Cơ sở kinh doanh ĐVT : Đơn vị tính GLTM : Gian lận thương mại NTD : Người tiêu dùng QLTT : Quản lý thị trường TW : Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm iv
  • 6. MỤC LỤC Lời cam đoan......................................................................................................................................................i Lời cảm ơn..........................................................................................................................................................ii Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế......................................................................................iii Danh mục chữ viết tắt và kí hiệu.............................................................................................................iv Mục lục.................................................................................................................................................................v Danh mục các bảng, biểu............................................................................................................................ix PHẦN I: MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................................................2 2.1. Mục tiêu chung........................................................................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi ngh ên cứu.......................................................................................................3 3.1. Đối tượng và nội dung ng iên cứu..................................................................................................3 3.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................................3 4.1. Phương pháp chọn mẫu, điều tra, thu thập số liệu...................................................................3 4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu........................................................................................4 4.3. Phương pháp phân tích.........................................................................................................................4 5. Kết cấu luận văn..........................................................................................................................................4 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............................................................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ GIAN LẬN VÀ CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI...................................................................................................................5 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI................................................................................................................................................5 1.1.1. Khái niệm về gian lận thương mại..............................................................................................5 1.1.2. Các hình thức, nguyên nhân và tác hại của gian lận thương mại..................................7 1.1.3. Vai trò, nội dung công tác chống gian lận thương mại của lực lượng Quản lý thị trường..................................................................................................................................................................12 v
  • 7. 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống gian lận thương mại của Quản lý thị trường..................................................................................................................................................................18 1.2. THỰC TIỄN VỀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ CHỐNG GIAN LẬN THƯƠMG MẠI.............................................................................................................................................22 1.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác chống gian lận thương mại tại Việt Nam...........................................................................................................................22 1.2.2. Tình hình gian lận thương mại và chống gian lận thương mại tại Việt Nam........23 1.2.3. Kinh nghiệm chống gian lận thương mại..............................................................................24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH........................................................................................30 2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH QUẢNG BÌNH..............................................................................................................................................30 2.1.1. Quá trình hình thành và p át triển.............................................................................................30 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy..................................................................................................................32 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn.........................................................................................33 2.1.4. Nguồn nhân lực của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình...........................35 2.1.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện............................................................................36 2.2. TÌNH HÌNH GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH..................................................................................................................................................................37 2.2.1. Đối tượng gian lận thương mại..................................................................................................37 2.2.2. Ngành hàng, mặt hàng gian lận thương mại........................................................................38 2.2.3. Phương thức, thủ đoạn gian lận thương mại........................................................................38 2.2.4. Các hình thức gian lận thương mại chủ yếu.........................................................................39 2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH..........................................................................................................42 2.3.1. Tổ chức bộ máy chống gian lận thương mại........................................................................42 2.3.2. Kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường từ năm 2015-2017........................................44 2.3.3. Công tác tuyên truyền, tập huấn phòng, chống gian lận thương mại.......................46 2.3.4. Nguồn nhân lực phòng, chống GLTM giai đoạn 2015-2017.......................................48 2.3.5. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ chống GLTM..........................49 vi
  • 8. 2.3.6. Kết quả chống gian lận thương mại của Chi cục QLTT trên địa bàn.......................50 2.3.7. Công tác tổ chức kiểm tra, giám sát cán bộ và giải quyết khiếu nại.........................62 2.4. ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA VỀ CÔNG TÁC CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI...................................................................................................................63 2.4.1. Đặc điểm cơ bản của các đối tượng điều tra........................................................................63 2.4.2. Phân tích ý kiến đánh giá của cán bộ Chi cục Quản lý thị trường.............................66 2.4.3. Phân tích ý kiến đánh giá của doanh nghiệp........................................................................69 2.4.4. Phân tích ý kiến đánh giá của người dân...............................................................................71 2.4.5. Phân tích so sánh ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra.....................................72 2.5. Đánh giá chung.....................................................................................................................................79 2.5.1. Kết quả..................................................................................................................................................79 2.5.2. Hạn chế.................................................................................................................................................80 2.5.3. Nguyên nhân.......................................................................................................................................81 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI................................................................................................................................83 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI..................................83 3.2. MỤC TIÊU PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI.........................................84 3.2.1. Mục tiêu chung..................................................................................................................................84 3.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................................................................84 3.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI.....................................................................................................................................................................86 3.3.1. Giải pháp về tổ chức bộ máy, đơn giản hóa quy trình, thủ tục, quản lý, kiểm tra thị trường...........................................................................................................................................................86 3.3.2. Giải pháp về nâng cao kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức của cán bộ công chức Chi cục Quản lý thị trường.................................................................................................87 3.3.3. Giải pháp tăng cường trang bị cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phòng, chống gian lận thương mại.......................................89 3.3.4. Giải pháp tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra chống gian lận thương mại........................................................................................................................................................................90 vii
  • 9. 3.3.5. Giải pháp tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp thông tin về pháp luật cho các cơ sở kinh doanh và quần chúng nhân dân.....................................91 3.3.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong hoạt động phòng, chống gian lận thương mại......................................................................................................................................92 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95 1. KẾT LUẬN................................................................................................................................................95 2. KIẾN NGHỊ...............................................................................................................................................97 2.1. Đối với Chính phủ và Bộ ngành Trung ương..........................................................................97 2.2. Đối với Hiệp hội ngành nghề, tổ chức cá nhân hoạt động thương mại.......................98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 PHỤ LỤC.....................................................................................................................................................100 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN viii
  • 10. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 2.1: Tình hình nguồn nhân lực Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình................ 35 Bảng 2.2: Các đối tượng GLTM trên địa bàn tỉnh Quảng Bình bị phát hiện từ năm 2015-2017...................................................................................................... 37 Bảng 2.3: Tình hình GLTM trong quá trình sản xuất và quá trình thương mại từ năm 2015-2017...................................................................................................... 39 Bảng 2.4: Tình hình sản xuất kinh doanh hàng giả bị phát hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2015-2017................................................................... 40 Bảng 2.5: Tình hình buôn lậu, kinh doanh hàng hóa nhập lậu bị phát hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2015-2017 ............................................................ 41 Bảng 2.6: Kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường của Chi cục QLTT tỉnh Quảng Bình từ năm 2015-2017 ................................................................................ 46 Bảng 2.7: Kế hoạch tuyên truyền chống GLTM giai đoạn từ năm 2015 -2007............. 47 Bảng 2.8: Số lượng CBCC phòng chống GLTM của Chi cục QLTT tỉnh Quảng Bình từ năm 2015-2017 ......................................................................................... 49 Bảng 2.9: Tình hình trang bị cơ sở vật chất, thiết bị quản lý phục vụ chống GLTM của Chi cục QLTT tỉnh Quảng Bình từ năm 2015 - 2017.......................... 49 Bảng 2.10: Kết quả kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống kinh doanh hành nhập lậu, hàng cấm của Chi cục QLTT tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 -2017...... 52 Bảng 2.11: Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm sản xuất, buôn bán hàng giả và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn từ năm 2015 -2017 .................................... 55 Bảng 2.12. Kết quả kiểm tra, xử lý nhãn hàng hóa giai đoạn từ năm 2015 -2017....... 56 Bảng 2.13: Kết quả phát hiện các vụ vi phạm về lĩnh vực giá giai đoạn 2015 - 2017.58 Bảng 2.14: Kết quả chống GLTM trong các lĩnh vực khác từ năm 2015 - 2017......... 61 Bảng 2.15: Thông tin đối tượng khảo sát là người tiêu dùng ........................................ 64 Bảng 2.16: Thông tin đối tượng điều tra thuộc các tổ chức cá nhân đang hoạt động sản xuất kinh doanh ............................................................................................. 65 ix
  • 11. Bảng 2.17: Thông tin đối tượng điều tra là cán bộ thuộc Chi cục QLTT tỉnh Quảng Bình......................................................................................................................................66 Bảng 2.18: Kết quả đánh giá của 03 đối tương điều tra về công tác chống gian lân thương mại tại Chi cục Quản lý thị trường.........................................................66 Bảng 2.19: Đánh giá của các đối tượng điều tra về lực lượng QLTT chống GLTM ..73 Bảng 2.20: Đánh giá của các đối tượng điều tra về Cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ chống gian lận thương mại........................................................................................74 Bảng 2.21: Đánh giá của các đối tượng điều tra về Công tác kiểm tra và xử lý gian lận thương mại........................................................................................................................76 Bảng 2.22: ánh giá của các đối tượng điều tra về Công tác tuyên truyền và ý thức chấp hành của người dân............................................................................................77 Bảng 2.23: Đánh giá của các đối tượng điều tra về Hệ thống pháp lý và chính sách chống gian lận t ương mại..........................................................................................78 x
  • 12. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Số hiệu Tên sơ đồ, hình vẽ Trang Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy Chi cục QLTT tỉnh Quảng Bình 33 Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy chống GLTM của Chi cục QLTT 42
  • 13. xi
  • 14. PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế thị trường và những đặc trưng của nó cũng như sự tự do kinh doanh trong kinh tế thị trường đã mở ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thúc đẩy quan hệ giao thương buôn bán giữa các quốc gia phát triển một cách mạnh mẽ. Việt Nam là một đất nước phát triển đi lên từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, cơ sở yật chất kỹ thuật yếu kém không đủ điều kiện cần thiết cho nền kinh tế phát triển. Trước tình hình đó Nhà nước ta đã chuyển hướng phát triển kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý điều tiết Vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN. Cơ chế kinh tế mở đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập với các quốc gia trong khu vực và trên thế g ới đồng thời thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển. Việt Nam có thể nhập máy móc trang thiết bị, nguyên vật liệu... của nước ngoài kết hợp với các yếu tố năng lực sản xuất trong nước để phát triển sản xuất và đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên do sản xuất trong nước còn nhiều yếu kém các sản phẩm sản xuất phần nhiều có chất lượng thấp, giá thành và chi phí cao, khả năng canh tranh của sản phẩm với hàng hoá của nước ngoài thấp do vậy để bảo vệ sản xuất trong nước Nhà nước phải đặt ra hàng rào thuế quan. Mặt trái của chính sách này là làm cho tệ nạn buôn lậu và GLTM diễn ra một cách tràn lan ở hầu khắp các cửa khẩu, địa phương trong cả nước. Nói đến gian lận thương mại, trong dân gian từ lâu đã xuất hiện thành ngữ “buôn gian, bán lận” để chỉ các hành vi lừa dối, mánh khóe trong lĩnh vực thương mại. Thông qua các hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua, bán, xuất nhập khẩu, cung cấp dịch vụ, hành vi gian dối, lừa lọc hướng đến mục đích thu lợi bất chính. Đây là hiện tượng có tính lịch sử, xuất hiện từ lâu và trong một thị trường cạnh tranh thì gian lận thương mại, theo quy luật của nó, phát triển đến các mức độ tinh vi hơn là điều không thể tránh khỏi. Chống gian lận thương mại luôn là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Vấn nạn gian lận thương mại ở nước ta trong những năm gần đây có nhiều diễn 1
  • 15. biến phức tạp và đang là một trong những trở ngại lớn cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng lĩnh vực đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách để ngăn chặn, phòng ngừa tệ nạn này. Đất nước ta, trong điều kiện hiện nay đang ra sức tập trung thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước từng bước đưa đất nước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì nhiệm vụ chống gian lận thương mại rất quan trọng và có ý nghĩa thiết thực. Trước tình hình này ở nước ta đang đặt ra những vấn đề hết sức nóng bỏng và phức tạp, trên tuyến đường nào cũng có hàng lậu, hàng giả, điều này gây ra những khó khăn và thiệt hại nghiêm trọng cho cả sản xuất và tiêu dùng trong nước. Do vậy mỗi chúng ta phải có sự nhìn nhận đúng đắn và đầy đủ về vấn đề này để không tiếp tay cho gian thương và phối hợp cùng với cơ quan chức năng thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu và GLTM một cách có hiệu quả. Quảng Bình thuộc các tỉnh duyên hải Miền Trung, nằm ở trung tâm vùng đồng bằng Bắc Trung Bộ, là một tỉnh nghèo đang phát phát triển khá ổn định. Trong những năm gần đây tình hình buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh có chiều hướng gia tăng mạnh với nhiều hành thứ , thủ đoạn khác nhau [9]. Vấn đề đặt ra là đánh giá về tình hình gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh diễn ra ở mức độ nào, tác hại đến đâu? Việc tổ chức chố g gian lận thương mại ra sao? Giải pháp nào nhằm tăng cường chống gian lận thương mại có hiệu quả trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới hiện nay? Đó là những vấn đề lớn cần phải được làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, tôi chọn đề tài: “Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác chống gian lận thương mại (GLTM), đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. 2
  • 16. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về gian lận thương mại và các hoạt động chống gian lận thương mại. - Phân tích thực trạng công tác chống gian lận thương mại tại Chi cục Quản lý thị trường Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2017. - Đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại Chi cục Quản lý thị trường Quảng Bình đến năm 2022. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề liên quan đến công tác chống gian lận thương mại tại Chi cục Quản lý thị trường Quảng Bình. - Đối tượng khảo sát: Cán bộ công chức của Chi cục Quản lý thị trường Quảng Bình, tổ chức, cá nhân hoạt động SXKD và người tiêu dùng thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên ứu gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và công tác chống gian lận thương mại tại Chi cục Quản lý thị trường Quảng Bình. - Phạm vi thời gian: + Số liệu thứ cấp được tập hợp từ năm 2015-2017; + Số liệu sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 07 đến tháng 12 năm 2017; + Các giải pháp đề xuất cho giai đoạn từ nay đến năm 2022 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp chọn mẫu, điều tra, thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: các báo cáo tổng kết về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường Quảng Bình từ năm 2015-2017; các số liệu cơ quan ban ngành từ trung ương đến địa phương từ năm 2015-2017, các tư liệu trên các báo, tạp chí và trên Internet… 3
  • 17. - Số liệu sơ cấp: được thu thập từ phỏng vấn trực tiếp 30 cán bộ công chức (CBCC) của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình, 75 tổ chức, cá nhân SXKD và 75 người tiêu dùng thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. + Quy mô mẫu: theo kinh nghiệm của một số nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam để sử dụng phân tích đánh giá có độ chính xác càng cao thì mẫu phải thật sự đủ lớn (tối thiểu phải là 1 câu hỏi tương ứng với 5 người trả lời). + Phương pháp chọn mẫu: sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng đối với khảo sát cán bộ và phương pháp ngẫu nhiên đơn giản đối với khảo sát tổ chức, cá nhân hoạt động SXKD. Riêng đối với khảo sát người tiêu dùng thì luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu phán đoán (chọn mẫu phi ngẫu nhiên). 4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu Tất cả các số liệu điều tra được xử lý, tính toán và tổng hợp trình bày trong các bảng thống kê dựa trên phần mềm excel và spss 20.0. 4.3. Phương pháp phân tích Dùng phương pháp thống kê mô tả đánh giá những đặc điểm cơ bản của mẫu điều tra thông qua việc tính toán các tham số thống kê như: phần trăm, giá trị trung bình (mean) của các đặc điểm quan sát, sử dụng các bảng tần suất mô tả sơ bộ các đặc điểm của mẫu nghiên cứu… Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá tốc độ biến động của số liệu thực tế theo từng giai đoạn thời gian. 5. Kết cấu luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn được kết cấu thành 3 chương: - Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về gian lận thương mại, chống gian lận thương mại. - Chương 2. Thực trạng công tác chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. - Chương 3: Định hướng, mục tiêu, giải pháp chống gian lận thương mại. 4
  • 18. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ GIAN LẬN VÀ CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm về gian lận thương mại Khái niệm về hoạt động thương mại: theo Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 thì “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Gian lận thương mại (GLTM) được hiểu là những hành vi dối trá, mánh khóe, lừa lọc trong hoạt động thương mại và dịch vụ. Theo Bộ Luật hình sự năm 1999 tại điều 162 quy định tội lừa dối k ách hàng là việc mua, bán mà cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng. Như vậy, GLTM trước hết phải là hành vi gian lận nói chung, nhưng hành vi gian lận này phải được thể hiện trong lĩnh vực thươ g mại thông qua đối tượng thể hiện là hàng hoá, dịch vụ. Chủ thể của những hành vi GLTM là các chủ hàng, có thể là người sản xuất, buôn bán, nhập khẩu. Mục đích của ành vi GLTM là nhằm thu lợi bất chính do thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo, dối trá. GLTM là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử vì chỉ khi có sản xuất hàng hoá, khi các sản phẩm được mang ra trao đổi trên thị trường, có người mua, người bán nhằm thực hiện phần giá trị được kết tinh trong hàng hoá thì GLTM cũng mới xuất hiện. Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, thị trường ngày càng mở rộng, các sản phẩm đưa ra trao đổi buôn bán trên thị trường ngày càng nhiều, tính chất và chủng loại hàng hoá ngày càng đa dạng, phong phú, đa công dụng thì GLTM cũng càng tinh vi, phức tạp và mang tính toàn cầu. GLTM ở Việt Nam ta không phải là vấn đề mới, từ xa xưa ông cha đã đúc kết hành vi GLTM thành câu “Buôn gian bán lận” để chỉ những mặt trái của việc buôn 5
  • 19. bán, để mọi người cảnh giác với thủ đoạn, mánh khoé, lừa dối khách hàng của các gian thương. Ngày nay thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong điều kiện thực tế của nước ta, Đảng ta đã khẳng định phải phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Chấp nhận cơ chế thị trường, tất yếu phải chấp nhận cạnh tranh. Cạnh tranh là sự đấu tranh giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hoá nhằm giành cho mình điều kiện sản xuất và điều kiện tiêu thụ hàng hoá có lợi nhất. Nguyên nhân và động cơ của cạnh tranh là lợi nhuận. Trong cạnh tranh chắc chắn sẽ xuất hiện những hình thức và thủ đoạn cạnh tranh tiêu cực, phi kinh tế. Đó là hành vi lẩn tránh sự kiểm soát của Nhà nước như đầu cơ, GLTM, trốn thuế, buôn lậu, lừa đảo, lấy cắp bí mật sản xuất, làm giảm uy tín của đối thủ cạnh tranh... Nói như vậy để thấy rằng chấp nhận cơ chế thị trường ngoài những mặt tích cực, năng động thu được, chúng ta phải chấp nhận những mặt trái của nó, trong đó có vấn đề GLTM và hậu quả của GLTM để tìm giải pháp quản lý, ngăn chặn thích hợp, hiệu quả. Một thuật ngữ nữa luôn gắn liền với buôn lậu "gian lận thương mại". Gian lận thương mại theo Từ điển Việt là "dối trá, lừa lọc" trong hoạt động thương mại. Người có hành vi gian lận thương mại gọi là "gian thươ g" tức là "người có nhiều mưu mô lừa lọc"; "kẻ buôn bán gian lận và trái phép". Hành vi gian lận thương mại trước hết phải là ành vi gian lận nói chung, nhưng hành vi gian lận này phải được thể hiện trong lĩnh vực thương mại thông qua đối tượng thể hiện hàng hoá, dịch vụ. Chủ thể của hành vi gian lận thương mại là các chủ hàng, có thể là người mua, người bán cũng có khi là cả người mua và người bán. Mục đích của hành vi gian lận thương mại là nhằm thu lợi bất chính do thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo, dối trá. GLTM có thể là một tội danh trong Luật Hình sự, hoặc là hành vi vi phạm hành chính được quy định phải chịu hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Trong hệ thống pháp luật của nước ta có điều chỉnh những hành vi gian lận thương mại cơ bản như: "Buôn lậu và kinh doanh hàng hóa nhập lậu", "sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng", "sản xuất, kinh doanh hàng vi phạm Sở hữu trí 6
  • 20. tuệ", "hàng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm","gian lận về đo lường". "gian lận về Giá", "hành vi đầu cơ, tích trữ hàng hóa", "Hành vi độc quyền thương mại"... Hiện nay, những hành vi gian lận thương mại có thể xuất hiện trong môi trường thương mại truyền thống như nhà máy, cơ sở sản xuất, cửa hàng, đại lý, chợ, siêu thị, cửa khẩu hoặc trên môi trường thương mại điện tử với nhiều hình thức ngày càng tinh vi và quy mô rộng lớn. 1.1.2. Các hình thức, nguyên nhân và tác hại của gian lận thương mại 1.1.2.1. Các hình thức gian lận thương mại trong lĩnh vực của cơ quan Quản lý thị trường Hiện nay, GLTM xảy ra ở tất cả các lĩnh vực quản lý của cơ quan quản lý nhà nước như: Hải qu n, Thuế, Quản lý thị trường, Y tế, Khoa học và công nghệ, Nông nghiệp,... Tùy thuộc vào từng lĩnh vực quản lý của từng cơ quan mà GLTM có những hình thức khác nhau. Trong lĩnh vực thương mại của cơ quan QLTT thì có thể chia GLTM thành các nhóm hành vi n ư sau: - Buôn lậu, kinh doanh hàng nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả; - Vi phạm quy định về quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu; - Vi phạm quy định về lĩnh vực giá hàng hóa, dịch vụ; - Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa lưu t ông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Vi phạm quy định về xuất xứ àng hóa; - Vi phạm các quy định liên quan đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu; - Vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh; giấy phép kinh doanh của thương nhân; thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam và của thương nhân nước ngoài; - Các vi phạm khác trong hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật như: Gian lận, lừa dối khách hàng khi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Vi phạm các quy định liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; các vi phạm khác… 7
  • 21. 1.1.2.2. Nguyên nhân của gian lận thương mại - Nguyên nhân khách quan: Thứ nhất, GLTM là hiện tượng kinh tế - xã hội, mang tính lịch sử, nó xuất hiện từ khi có hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa. Khi kinh tế - xã hội càng phát triển thì GLTM cũng thay đổi theo hướng tinh vi và phức tạp hơn, bởi áp lực về cạnh tranh, lợi nhuận,... từ hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Nhiều thương nhân sẵn sàng bất chấp pháp luật, đánh mất lương tri để tìm kiếm tiền tài, địa vị bởi nguồn lợi khổng lồ so với chi phí bỏ ra từ việc thực hiện trót lọt `những hành vi đó mang lại. Thứ hai, nước ta có bờ biển và đường biên giới với tổng chiều dài gần 8.000km, chạy qua nhiều địa hình phức tạp là điều kiện thuận lợi cho hoạt động buôn lậu. Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia đang phát triển có quy mô dân số trên 90 triệu người, nằm ở trung tâm khu vực kinh tế năng động của thế giới, vì vậy Việt Nam là địa điểm hấp dẫn đối với hoạt động GLTM. Thứ ba, nền sản xuất của chúng ta còn nhỏ bé, sức cạnh tranh yếu, hiệu quả quản lý thị trường yếu (hệ thống luật pháp hiện thiếu đồng bộ, quy chế, quy trình chưa đầy đủ, phân định trách nhiệm chưa rõ ràng, phối hợp giữa các lực lượng chưa chặt chẽ,...) đã tạo ra một môi trường rộng lớn, màu mở cho hoạt động GLTM. - Nguyên nhân chủ quan: Thứ nhất, một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận hức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác phòng chống GLTM trong phát triển kinh tế - xã hội, dẫn đến lơ là trong công tác chỉ đạo, tuyên truyền và kiểm tra đôn đốc, phối hợp công tác. Nhiều trường hợp vì lợi ích cục bộ nên đã làm ngơ, bao che, buông lỏng quản lý, đáng chú ý là một bộ phận cán bộ, chiến sỹ thừa hành công vụ thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu rèn luyện phẩm chất đạo đức dẫn đến tha hoá, biến chất, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi, bảo kê, tiếp tay cho các đối tượng thực hiện hành vi GLTM… Thứ hai, phần lớn người tiêu dùng Việt Nam có tâm lý sính hàng ngoại, thích sử dụng “hàng hiệu” giá rẻ, cả tin, ngại động chạm đến kiện cáo, chưa dám mạnh dạng đấu tranh vì lẽ phải,... Về phía doanh nghiệp thì không ít doanh nghiệp lại e ngại thương hiệu bị ảnh hưởng nên khi được mời đến cơ quan chức năng để phối hợp xử lý 8
  • 22. thì từ chối hoặc phối hợp miễn cưỡng. Đây là điều kiện dung dưỡng tệ nạn GLTM tồn tại và phát triển. 1.1.2.3. Tác hại của gian lận thương mại đối với tình hình kinh tế - xã hội - Hậu quả đối với nền kinh tế: GLTM nói chung và buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả nói riêng có tác hại rất lớn đối với nền kinh tế, làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của nền kinh tế, tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư kinh doanh, làm ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo lực cản đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Hàng nhập lậu - hàng trốn thuế sẽ làm thất thu thuế cho ngân sách nhà nước dẫn đến Nhà nước mất đi một nguồn lực tài chính để tái đầu tư cho các hoạt động của nền kinh tế. Mặc khác, thuế quan đánh trên hàng hoá nhập khẩu nhằm mục đích làm tăng giá của hàng nhập khẩu để bảo vệ và kích thích sản xuất nội địa. Nhưng hàng nhập lậu vào t ị trường do trốn thuế nhập khẩu nên có giá rẻ hơn, mẫu mã đa dạng, chất lượng cao hơn àng nội do có công nghệ sản xuất tiên tiến, thiết bị khoa học hiện đại. Trong khi đó, những cơ sở sản xuất trong nước với hệ thống công nghệ kỹ thuật trong một số lĩnh vực sản xuất còn lạc hậu, chưa đồng bộ, năng suất và hiệu quả thấp, hàng hoá chưa theo kịp thị hiếu người tiêu dùng, trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, họ còn phải nộp các khoản thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp… nên không đủ sức cạ h tranh với hàng nhập lậu ngay trên chính thị trường của mình. Điều này làm cho các cơ sở sản xuất đứng trước nguy cơ phá sản và đe dọa đến việc làm của người lao động ở các cơ sở sản xuất trong nước. Tại thị trường nội địa, tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm về nguồn gốc xuất xứ, gian lận trong lĩnh vực giá,... đang diễn ra hết sức gây go, phức tạp. Điều này đã tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng, nhà sản xuất và nhà đầu tư vào tính minh bạch của thị trường hàng hóa, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư kinh doanh và thu hút đầu tư nước ngoài. - Hậu quả về mặt văn hoá - xã hội: GLTM gây nên những hậu quả phức tạp và nặng nề về mặt văn hoá - xã hội. Đây là một trong những yếu tố làm gia tăng giữa giàu và nghèo, bởi việc thực hiện trót 9
  • 23. lọt những hành vi GLTM sẽ mang lại cho chủ thể một lợi thế không nhỏ so với các chủ thể khác và đem lại lợi nhuận chênh lệch nhiều hơn. Tại các vùng biên giới, cửa khẩu, một lực lượng lao động khá lớn đã và đang tham gia vào đội quân “cửu vạn” mang vác hàng qua biên giới. Do cuộc sống khó khăn, trình độ học vấn thấp, việc mang vát hàng hóa đem lại thu nhập cao nên họ đã chấp nhận tham gia vào đội ngũ cửu vạn, bất chấp pháp luật, bỏ sản xuất, bỏ học hành... Đây là đội ngũ tiếp tay cho hoạt động buôn lậu. Hàng nhập lậu tuồn vào thị trường nội địa ngoài các mặt hàng tiêu dùng, thiết bị điện tử, hàng may mặc... còn có nhiều tài liệu phản động, văn hoá phẩm đồi trụy, thậm chí có cả ma túy, vũ khí... Những loại sản phẩm này ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống, kích động bạo lực, tệ nạn xã hội, dẫn đến làm suy đồi văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Vấn nạn GLTM là một trong những nguyên nhân làm mất tính văn minh trong thương mại, làm suy thoái đạo đức xã hội. Trong hoạt động thương mại, để tồn tại và có lời, không ít đối tượng kinh d anh sử dụng nhiều thủ đoạn, mánh khóe như tung tin thất thiệt, không niêm yết giá hoặc niêm yết giá không đúng quy định, nói thách - hô giá cao hơn nhiều so với giá thật, lừa dối, quảng cáo quá mức hay về tính năng, công dụng của hàng hóa, chèo kéo khách hàng... làm mất tính văn minh trong thương mại, gây sự ganh tỵ, ghen ghét... giữa các thương nhân. Việc sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng không đảm bảo chất lượng,... không c ỉ gây thiệt hại về tài chính mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng, gây thiệt hại cho nhà sản xuất kinh doanh chân chính và cho toàn xã hội. Điều này làm suy thoái về đạo đức kinh doanh và đạo đức trong xã hội. Bên cạnh đó, GLTM bao giờ cũng liên quan đến tiêu cực, tham nhũng và làm tha hoá một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức của Nhà nước. Thực tế cho thấy, nhiều cán bộ, công chức trong quá trình điều hành, thực thi nhiệm vụ đã bị lôi kéo, mua chuộc và bao che cho các đối tượng thực hiện GLTM. - Hậu quả đối với an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội: Những hậu quả do GLTM gây ra đối với nền kinh tế và đối với nền văn hoá xã hội đã dẫn đến những tác hại về mặt chính trị, gây khó khăn cho sự quản lý Nhà nước. 10
  • 24. GLTM làm cho thị trường hỗn loạn, đời sống kinh tế của một bộ phận nhân dân gặp khó khăn, tệ nạn xã hội gia tăng; công bằng, văn minh xã hội không được thiết lập; nhà nước thất thu thuế nên không cân đối được thu - chi ngân sách làm ảnh hưởng đến nền kinh tế và vấn đến đảm bảo an ninh quốc gia. Vấn nạn buôn lậu gia tăng làm ảnh hưởng đến vấn đề bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Hàng nhập lậu được tuồn qua biên giới theo những đường mòn, lối mở, đường biển hoặc hai bên cánh gà cửa khẩu biên giới luôn đi liến với việc cư dân qua lại biên giới bất hợp pháp, lực lượng Bội đội Biên phòng và cán bộ Hải quan khó có thể kiểm soát được vấn đề xuất nhập cảnh. - Ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội: GLTM gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối nền kinh tế, văn hoá xã hội, chính trị, đây là những hậu quả trực tiếp dễ nhìn nhận. Một hậu quả khác không kém phần nguy hại là hậu quả của buôn lậu, gian lận thương mại dưới góc độ cả về vĩ mô và vi mô. Nó làm cho cơ quan quản lý nhà nước không kiểm soát được tình hình xuất nhập khẩu; công tác điều hành của cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn và hoạt động kém hiệu quả. Xét về góc độ quản lý vĩ mô, buôn lậu, sản xuất hàng giả là một trong những nguyên nhân làm hàng hoá nội địa bị đình trệ, sản xuất trong nước bị đình đốn. Nhiều doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa không cạnh tranh ổi trên thị trường dẫn đến phá sản, kéo theo sự gia tăng của đội quân thất nghiệp. GLTM còn là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến các tệ nạn xã hội, đó là tham nhũng, tha hoá, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp... Do đó, nó làm cho công tác quản lý của Nhà nước thêm khó khăn, phức tạp. Mặt khác, GLTM mà trực tiếp là buôn lậu dẫn đến thất thu về thuế xuất, nhập khẩu và các sắc thuế khác, đây là khoản thu lớn của ngân sách Nhà nước. Điều này ảnh hưởng đến các kế hoạch về kinh tế, tài chính khiến Nhà nước mất cân đối về thu - chi ngân sách. GLTM còn phá vỡ sự bình ổn của thị trường, tạo nên cơn sốt giả tạo về hàng hoá và giá cả làm cho Nhà nước không thể kiểm soát thị trường dẫn đến việc hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bị sai lệch… Những hậu quả của GLTM đối với quản lý vĩ mô đã trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến quản lý vi mô. Hệ thống pháp luật của ta còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, 11
  • 25. chưa theo kịp sự thay đổi của các vấn đề kinh tế - xã hội. Chính vì thế, những chủ thể GLTM đã lợi dụng kẽ hở, những quy định thiếu chặt chẽ của nhà nước để thực hiện hành vi GLTM. Từ đó việc quản lý của cơ quan nhà nước ở cơ sở gặp nhiều khó khăn. Giải pháp đấu tranh chống GLTM, tăng cường hiệu lực kiểm tra, kiểm soát của các ngành chức năng vẫn chưa được giải quyết tận gốc, một số cơ quan quản lý lúng túng, bị động, khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội. - Ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng: Việc sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái hoặc hàng kém chất lượng mà đặc biệt là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, thuốc tân dược, thuốc bảo vệ thực vật, rượu bia... không chỉ gây tác động xấu cho nhà sản xuất chân chính mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ, tính mạng của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cả cộng đồng, của một dân tộc. Tóm lại, những hậu quả và tác hại do GLTM gây nên đó là: Làm mất ổn định giá cả thị trường, kìm hãm sản xuất trong nước, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, gây thất thu cho ngân sách cho nhà nước, tạo nên sự cạnh tranh không bình đẳng giữa hàng nội và hàng ngoại, là nguyên nhân phát sinh ác tiêu cực trong xã hội. Vì vậy, vấn nạn GLTM phải được ngăn chặn một cách triệt để và là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó có ngành Quản lý thị trường. 1.1.3. Vai trò, nội dung công tác chống gian lận thương mại của lực lượng Quản lý thị trường 1.1.3.1. Vị trí, vai trò của Quản lý thị trường Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của nhà nước nhằm mục đích phát huy tính ưu việt của nền kinh tế thị trường, phát huy tiềm năng sẵn có của đất nước và nội lực của nền kinh tế, tranh thủ kinh nghiệm và vốn của các nước phát triển để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Quản lý thị trường là một trong những nội dung của quản lý nhà nước, trong đó tổ chức quản lý thị trường là bộ phận cấu thành trong hệ thống tổ chức nhà nước, là công cụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc xây dựng và bảo vệ nền kinh tế thị trường nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 12
  • 26. Lực lượng QLTT được thành lập từ năm 1957, ở Trung ương thì QLTT có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu chủ trương, chính sách quản lý thị trường, chống đầu cơ, tích trữ, chỉ đạo thực hiện các chủ trương chính sách đó trong phạm vi toàn quốc. Còn ở địa phương, QLTT có nhiệm vụ giúp Ủy ban hành chính địa phương chỉ đạo công tác quản lý thị trường tại địa phương mình theo chủ trương, chính sách của Chính phủ. Trong giai đoạn từ 1957-1982, QLTT chưa có chức năng trực tiếp kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh thương mại trên thị trường. Từ năm 1982 đến nay, tổ chức QLTT đã trở thành một hệ thống từ Trung ương đến địa phương và dần dần được chuyên trách hóa, được giao chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước [10]. Từ khi thành lập cho đến nay, lực lượng QLTT luôn là lực lượng nồng cốt, chủ lực trong công tác đấu tranh chống GLTM ở thị trường trong nước. Hàng năm, số vụ xử lý vi phạm của lực lượng QLTT luôn chiếm tỷ lệ trên 40% tổng số vụ xử lý của các lực lượng chức năng chống GLTM trong cả nước, đặc biệt là trong lĩnh vực chống hàng giả, luôn chiếm tỷ lệ trên 90% tổng số vụ xử lý vi phạm. Tỷ lệ xử lý vi phạm của lực lượng QLTT tăng lên qua các năm. Từ năm 2015, số vụ xử lý là 94.474 vụ trên tổng số 186.989 vụ cả nước (chiếm tỷ lệ 50,5%); năm 2016, số vụ xử lý là 104.807 vụ trên tổng số 223.262 vụ cả nước (chiếm tỷ lệ 46,9%). Năm 2017, số vụ xử lý là 123.203 vụ trên tổng số 261.535 vụ cả nước (chiếm tỷ lệ 47,1%) [10]. Thông qua vai trò kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn và hạn chế mặt trái của nền kinh tế thị trường, lực lượng QLTT góp phần cùng các cơ quan chức năng của bộ máy nhà nước đấu tranh chống các hành vi: đầu cơ, buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép; bảo vệ nền sản xuất trong nước, quyền lợi chính đáng của người sản xuất, kinh doanh hợp pháp và của người tiên dùng; góp phần chống thất thu cho ngân sách nhà nước. 1.1.3.2. Nội dung công tác chống gian lận thương mại của Quản lý thị trường Chống GLTM là việc cơ quan chức năng sử dụng các biện pháp, nghiệp vụ và thẩm quyền, quyền hạn được giao để phòng ngừa, đấu tranh với các chủ thể thực hiện GLTM nhằm ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Đối với lực lượng QLTT công tác chống GLTM chủ yếu tập trung vào các nội dung sau: 13
  • 27. - Công tác xây dựng cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính: Từ thực tiễn cho thấy, một trong những nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng GLTM là do những sơ hở, mâu thuẫn, chưa rõ ràng trong hệ thống luật pháp, trong chính sách quản lý thương mại,... Bên cạnh đó, quy trình nghiệp vụ quản lý thị trường thì thiếu chặt chẽ, chưa phân định rõ trách nhiệm của công chức thừa hành, cán bộ lãnh đạo ở từng cấp dẫn đến tình trạng xử lý công việc tùy tiện, dễ dãi, theo cảm tính gây tiêu cực, cửa quyền, tham ô, tham nhũng,… làm mất tính nghiêm minh của pháp luật. Ngoài ra, những hạn chế, bất cập cơ bản trong tổ chức và hoạt động của lực lượng QLTT hiện nay được thể hiện ở những điểm cơ bản như về địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của QLTT vẫn chủ yếu được quy định bởi các văn bản pháp quy mà trong đó phần lớn là các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương và các Quyết định của UBND tỉnh. Trong khi đó quy định kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý vi phạm pháp luật chưa bảo đảm cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động của QLTT. Đây cũng là t ực tế mà hầu hết các cơ quan quản lý hành chính nhà nước trong đó có ngành QLTT phải đối mặt. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho công tác chống GLTM đã được ban hành nhưng tại địa phương, trong quá trình thực hiện, cơ quan tài chính lại yêu cầu các thủ tục, chứng từ tha h toán quá nhiều, rườm rà, kể cả khoản kinh phí do xã hội hóa hỗ trợ. Thông qua thực tiễn công tác kiểm tra, kiểm soát hị rường, lực lượng QLTT phát hiện những bất cập về cơ chế chính sách, những khe hỡ, khoảng trống của pháp luật, những mối quan hệ kinh tế mới phát sinh cần được điều chỉnh trong hoạt động thương mại… Từ đó, lực lượng QLTT đế xuất, kiến nghị, tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật phù hợp nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước. - Công tác tổ chức lực lượng và hoạt động nghiệp vụ của lực lượng QLTT: + Về hệ thống tổ chức: Lực lượng QLTT là lực lượng chuyên trách trong công tác đấu tranh chống các hành vi GLTM ở thị trường nội địa, là lực lượng được tổ chức từ Trung ương đến cấp huyện. Ở địa phương, lực lượng QLTT được tổ chức theo hình thức song trùng lãnh 14
  • 28. đạo, tức là Chi cục QLTT có nhiệm vụ: "giúp Giám đốc Sở Công Thương quản lý nhà nước về công tác quản lý thị trường, bảo đảm lưu thông hàng hóa theo pháp luật; tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, công nghiệp, các lĩnh vực khác được pháp luật quy định..."[1,2]; đồng thời, Chi cục QLTT chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về công tác đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại của Tổng cục QLTT thuộc Bộ Công Thương. Do đó, trong quá trình thực thi công vụ, Chi cục QLTT chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát trực tiếp của hai cơ quan (Sở Công thương và Tổng cục QLTT). Chi cục QLTT có các Đội QLTT trực thuộc đóng trên địa bàn, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm tr , kiểm soát thị trường, chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, công nghiệp trên địa bàn hoặc lĩnh vực được giao. Đội QLTT chịu sự quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát trực tiếp của Chi cục QLTT thông qua các phòng chức năng trong quá trình hoạt động. Đội QLTT có các Tổ Kiểm tra trực tiếp thực hiện công tác quản lý địa bàn thường xuyên, liên tục; làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn các xã, phường, thị trấn và công tác khác theo phân công. Biên chế công chức của Chi cục QLTT thuộc biên chế quản lý hành chính nhà nước. Căn cứ vào quy mô thị trường của từng địa bàn và yêu cầu công tác mà số lượng công chức của Đội QLTT được cơ cấu phù hợp. + Về hoạt động nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường: Vai trò, vị trí của lực lượng QLTT ngày càng được nâng cao, tuy nhiên lực lượng QLTT gồm những cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn từ những ngành khác nhau, chưa có trường lớp đào tạo chính quy nên năng lực nhận thức về các quy định của pháp luật cũng khác nhau. Do đó, trong quá trình thực thi pháp luật, công chức QLTT cũng không thể tránh khỏi những sai sót về nghiệp vụ như bỏ sót đối tượng, hành vi vi phạm, chế tài xử phạt... Điều đó làm ảnh hưởng đến hình ảnh của lực lượng QLTT, ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong hoạt động thương mại. Trước thực trạng đó, để chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và chuẩn hóa đội ngũ công chức QLTT, 15
  • 29. Bộ Công Thương đã ban hành nhiều văn bản pháp quy nhằm chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật, tác phong, thái độ ứng xử và nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của công chức QLTT. Về hoạt động nghiệp vụ của QLTT gồm quản lý địa bàn, thẩm tra, xác minh, trinh sát, xây dựng cơ sở cung cấp thông tin do cán bộ, công chức Quản lý thị trường áp dụng để phát hiện kịp thời các vi phạm của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và phục vụ hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của Quản lý thị trường. Trong đó, "hoạt động quản lý địa bàn là nhiệm vụ thường xuyên của QLTT nhằm nắm bắt tình hình hoạt động thương mại, công nghiệp trên địa bàn được phân công về số lượng, tình hình diễn biến thị trường, dấu hiệu vi phạm, phương thức thủ đoạn vi phạm của các tổ chức, cá nhân" [2,1]; Hoạt động thẩm tra, xác minh là hoạt động nghiệp vụ của công chức QLTT được giao nhiệm vụ nhằm tìm ra những bằng chứng, chứng cứ cụ thể, xác t ực, qua đó thẩm định, phân tích để làm rõ sự thật, làm căn cứ để kiểm tra và xử lý vụ việc. Trình tự nghiệp vụ thẩm tra, xác minh đã được quy định tại Thông tư số 09/2013/TT-BCT ngày 02 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của QLTT. Đối với các hoạt động nghiệp vụ trinh sát, xây dựng cơ sở cung cấp thông tin của QLTT đã được áp dụng từ lâu và đạt hiệu quả cao nhưng vẫn chỉ là kinh nghiệm từ công chức đi trước truyền đạt lại cho công chức vào sau mà chưa có văn bản pháp luật nào điều chỉnh. - Công tác phối hợp với các cơ quan hữu quan và cộng tác với cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp: Trong những năm qua, tình hình GLTM diễn biến hết sức phức tạp. Nó xãy ra ở tất cả các khâu của hoạt động sản xuất kinh doanh từ sản xuất, nhập khẩu đến tiêu thụ hàng hóa; ở nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước như ngành y tế, công thương, nông nghiệp..., nhiều ngành nghề kinh doanh như may mặc, thực phẩm, hàng tiêu dùng...; ở nhiều địa bàn từ đô thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến vùng sâu, vùng xa... Để ngăn chặn tình trạng GLTM, không một cơ quan chức năng nào có thể tự mình làm được mà cần phải có sự vào cuộc phối hợp của tất cả các ban ngành chức năng, chính quyền các cấp và một bộ phận không thể thiếu là cộng đồng, tổ chức xã hội (gồm cộng đồng 16
  • 30. doanh nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp, người tiêu dùng...) cùng chung sức vì mục đích chung là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đối với lực lượng QLTT công tác phối hợp trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường được triển khai, phối hợp trên các tuyến với các lực lượng chức năng như sau: + Ở biên giới, cửa khẩu, cảng biển có Hải quan, Bộ đội Biên phòng. + Ở thị trường nội địa có các cơ quan, lực lượng chức năng như Công an, các lực lượng Thanh tra chuyên ngành Thuế, Khoa học và Công nghệ, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính... và chính quyền các cấp. Ngoài ra, còn có sự phối hợp, cộng tác của cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp. - Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật cho thương nhân, người tiêu dùng: Vừa qua, Việt Nam đạt được những kết quả khả quan trong quá trình đàm phán các hiệp định thương mại song phương, đa phương với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Tuy nhiên, với nền kinh tế của nước ta vẫn còn nhỏ, cuộc sống của đại bộ phận người dân còn gặp khó khăn, ý thức chấp hành pháp luật của người dân hưa cao, tâm lý thích sử dụng hàng ngoại giá rẻ của người tiêu dùng; hệ thống văn bản hính sách pháp luật về đấu tranh chống GLTM đang dần được hoàn thiện nhưng vẫn còn chồ g chéo, sau thời gian áp dụng đã bộc lộ nhiều bất cập và việc sửa đổi, bổ sung còn chậm; thêm vào đó là hàng rào thuế quan dần dần được tháo bỏ theo lộ trình của các Hiệp định được ký kết..., hàng hóa từ các nước sẽ không còn biên giới và vào thẳng thị trường nội địa. Như vậy, tình trạng buôn lậu sẽ giảm xuống nhưng GLTM về chất lượng hàng hóa, hàng giả, hàng nhái, giá cả... sẽ gia tăng. Do đó, ngoài công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường cần phải kết hợp với công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật cho thương nhân và người tiêu dùng. Xem công tác kiểm tra, kiểm soát là nhiệm vụ trọng tâm, còn công tác tuyên truyền là nhiệm vụ thường xuyên và then chốt trong công tác chống GLTM. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật nhằm vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh tham gia công tác đấu tranh chống GLTM. Từng bước đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ vào nề nếp, chấp hành đúng các quy định của pháp luật; đồng thời thông qua công tác tuyên 17
  • 31. truyền để các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng hiểu rõ quyền và lợi ích hợp pháp của mình được pháp luật bảo vệ, từ đó tích cực đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật; mang lại hiệu quả thiết thực của công tác đấu tranh chống GLTM. 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống gian lận thương mại của Quản lý thị trường Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý gian lận thương mại đó là động cơ hám lợi của các nhà sản xuất, kinh doanh, buôn bán...; Ý thức trách nhiệm của lực lượng tham gia quản lý gian lận thương mại; phương tiện cơ sở vật chất – khoa học- công nghệ trang bị cho lực lượng tham gia quản lý gian lận thương mại; sự phối hợp giữa các cấp các ngành; sự tham gia của người dân và những chính sách thuế cũng như pháp luật kinh doanh của Việt Nam còn nhiều hạn chế. 1.1.4.1. Hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách đối với công tác chống gian lận thương mại Hệ thống pháp luật về quản lý chống GLTM là nền tảng cho hoạt động quản lý của cơ quan QLTT và thực hiện nghĩa vụ đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh. Một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về việc chống GLTM đơn giản, đồng bộ, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, chính trị, văn hóa... của đất nước sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng hết sức giúp các đơn vị sản xuất kinh doa hiểu và thực hiện đúng nghĩa vụ của mình là cạnh tranh lành mạnh, không vi phạm pháp luật hay GLTM làm ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và làm ảnh hưởng đến các đơn vị sản xuất kinh doanh khác nói riêng. Nếu nội dung của các văn bản quá phức tạp, qui định không rõ ràng, phần nào gây bất lợi cho các đơn vị sản xuất kinh doanh thì điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chống GLTM cũng như là hoạt động kinh doanh của các đơn vị này. Bên cạnh đó, tính ổn định của hệ thống văn bản pháp luật về chống GLTM cũng tác động rất lớn đến việc chấp hành pháp luật của cả cơ quan QLTT và các đơn vị sản xuất kinh doanh. Hệ thống văn bản liên tục thay đổi, sửa đổi, bổ sung có thể phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, với các chính sách vĩ mô của nhà nước nhưng lại có mặt trái là dễ gây chồng chéo, phức tạp, khó nắm bắt và đôi khi nhiều khe hở để các đối tượng lợi dụng nhằm GLTM. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng 18
  • 32. tuân thủ của các đơn vị sản xuất kinh doanh, do đó có khả năng gây ra tình trạng GLTM của các đơn vị này là tất yếu. 1.1.4.2. Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ công chức Muốn quản lý tốt thì cán bộ quản lý thị trường phải có chuyên môn, năng lực, có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, vì vậy muốn công tác quản lý chống GLTM đạt hiệu quả cao hơn thì vấn đề then chốt là phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ QLTT. Trong những năm trở lại đây, khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển, mọi thứ đều hiện đại hóa hơn, công nghệ thông tin cũng được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong công tác quản lý nợ thuế như các phần mềm quản lý nợ…mà thực tế các cán bộ QLTT phần lớn thuộc thế hệ đi trước khả năng nhạy bén với công nghệ thông tin còn kém hoặc là các đối tượng quá trẻ thiếu kinh nghiệm nên hiệu quả quản lý chưa cao. Hơn nữa, hành vi GLTM được thực hiện ngày một tinh vi hơn, chính vì vậy yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ QLTT, xác định rõ các tiêu chí đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ. 1.1.4.3. Trình độ dân trí và ý thức chấp hành pháp luật Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, bùng nổ về công nghệ thông tin, kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh mẽ dựa trên inh tế tri thức và công nghệ cao, trình độ dân trí của người dân ngày càng được nâng cao. Khi gười dân và các đơn vị sản xuất kinh doanh thực sự hiểu biết pháp luật về đấu tranh chống GLTM. Ngược lại, nếu người dân và các đơn vị sản xuất kinh doanh không có thái độ lên án, không đồng tình đối với các hành vi GLTM, thậm chí còn thờ ơ, khuyến khích, đồng tình, sẽ dẫn đến tình trạng phổ biến cố tình có những hành vi GLTM, có những hình thức cạnh trạnh không lành mạnh không đảm bảo tính công bằng giữa các đối tượng sản xuất kinh doanh, công tác quản lý chống GLTM kém hiệu quả. Tuy nhiên trình độ dân trí càng cao, sự hiểu biết về pháp luật về chống GLTM càng cao thì khả năng GLTM của các đơn vị sản xuất kinh doanh cũng ngày càng tinh vi hơn, phức tạp hơn. 1.1.4.4. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật Một trong những tiêu thức để đánh giá một hệ thống quản lý chống GLTM tốt là tính hiệu quả của hệ thống với biểu hiện rõ nét nhất là tính tự giác tuân thủ, tự 19
  • 33. nguyên cao trong việc chấp hành đúng nghĩa vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình cũng như là chấp hành những quy định mà Nhà Nước ban hành. Để đạt được điều này, ngoài việc xử lí nghiêm các hành vi vi phạm cần có sự tuyên truyền, hỗ trợ hiệu quả của cơ quan quản lý chống GLTM. Các chính sách chế độ, luật, pháp lệnh về chống GLTM chỉ có thể thực thi một cách đầy đủ, thống nhất khi công tác phổ biến giáo dục được triển khai sâu rộng trong quảng đại quần chúng. Mọi tổ chức, cá nhân cần phải biết đầy đủ các quy định, những việc phải làm và mức độ sẽ bị xử lý đối với từng hành vi GLTM, không chấp hành nghiêm túc việc kinh doanh lành mạnh làm ảnh hưởng đến các đơn vị hay cá nhân kinh dianh khác. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về chống GLTM còn có ý nghĩa nâng c o tính tự giác, ý thức về nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước và sự kiểm tra giám sát của xã hội đối với việc thực thi các chính sách, pháp luật về chống GLTM. 1.1.4.5. Hoạt động thanh tra, kiểm tra Thanh tra, kiểm tra chống GLTM là một trong những nhiệm vụ cơ bản và quan trọng của QLTT. Bên cạnh việc tôn trọng kết quả tự giác và tự chấp hành của các đơn vị sản xuất kinh doanh, QLTT cũng thực hiện các biện pháp giám sát hiệu quả vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ, vừa đảm bảo phát hiện ngăn ngừa các trường hợp GLTM. Thanh tra, kiểm tra là một biện pháp hữu hiệu n ằm phát hiện ngăn ngừa các hành vi GLTM, giúp người dân và các đơn vị sản xuất kinh doanh nhận thấy luôn có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại và kịp thời phát hiện các hành vi GLTM của họ. Cụ thể: Hoạt động thanh tra, kiểm tra của Quản lý thị trường là việc tiến hành xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên thị trường nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm theo quy định của pháp luật. Hoạt động kiểm soát của Quản lý thị trường là việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý địa bàn, thẩm tra, xác minh, trình sát, xây dựng cơ sở cung cấp thông tin hoặc biện pháp khác do cơ quan Quản lý thị trường áp dụng để phát hiện kịp thời các vi phạm 20
  • 34. của tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và phục vụ hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của QLTT. 1.1.4.6. Cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chống gian lận thương mại Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách được tổ chức từ Trung ương đến địa phương, đến các huyện, có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước. Khối lượng công việc của QLTT là rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chống GLTM . Do vậy, việc trang bị các phương tiện hiện đại đòi hỏi phải được chú trọng đầu tư thích đáng và có hiệu quả. Đặc điểm của công tác QLTT là phải quản lý trực tiếp đến từng cơ sở sản xuất kinh doanh theo nhiều loại mặt hàng khác nhau với số lượng các cơ sở là rất lớn mà theo quy định thì tất cả các hàng hóa phải xuất trình được giấy tờ chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, hàng phải đảm bảo tiêu chuẩn đề ra, nếu là hàng nhập khẩu thì phải có chứng từ nhập khẩu hoặc có dán tem kèm theo, hàng hóa bên trong cũng phải được kiểm tra chặt chẽ tránh hàng nhái, hàng kém chất lượng.... Do vậy, nếu làm bằng phương pháp thủ công thì sẽ cần rất nhiều nhân lực và chi phí cao. Mặt khác, sự sai sót, chậm trễ trong việc kiểm tra, kiểm soát cũng có khả năng tạo ra kẽ hở để hàng hóa gian lận tung ra thị trường ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và các đơn vị sản xuất kinh doanh khác đang cùng hoạt động trên thị trường nói riêng, mặt khác việc để hàng kém chất lượng tồn tại cũng là nguy cơ gây tổn hại đến sức khỏe của người tiêu dùng. 1.1.4.7. Sự hợp tác giữa các cơ quan hữu quan trong công tác chống gian lận thương mại Sự phối hợp với các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan Công an, Kiểm sát, hải quan và một số cơ quan chức năng khác trong việc chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống làm hàng giả, chống trốn lậu thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế, chống buôn bán hoá đơn bất hợp pháp ... sẽ có tác dụng tốt trong việc phát hiện, xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về GLTM. Cơ chế quản lý chống GLTM hiện nay cũng đòi hỏi sự phối kết hợp đặc biệt giữa cơ quan trong việc cung cấp thông tin về các đơn vị sản xuất kinh doanh, cũng như là trong việc kiểm tra chéo chống GLTM. Cần phát huy chức năng của các toà 21
  • 35. án hành chính kinh tế trong việc giải quyết các tranh chấp giữa cơ quan quản lý và các đơn vị sản xuất kinh doanh bảo đảm tính khách quan trong việc thực hiện đầy đủ các quy định về chống GLTM của Chính phủ nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 1.2. THỰC TIỄN VỀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI 1.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác chống gian lận thương mại tại Việt Nam Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và GLTM trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế, Ðảng và Nhà nước luôn quan tâm và đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm ngăn chặn, phòng ngừa vấn nạn này. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa VIII (1997) đã nhấn mạnh: “Tǎng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức nǎng, phát huy vai trò của nhân dân để tiến hành có hiệu quả những biện pháp chống buôn lậu trên các tuyến biên giới, vùng biển và trên thị trường nội địa. Ngǎn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi buôn lậu, gian lận thương mại hoặc tiếp tay, bao che cho bọn buôn lậu”. Đẩy mạnh hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại và các vi phạm pháp luật khác trong lĩnh vực thương mại có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc tạo lập môi trường phát triển thương mại lành mạnh tại Việt Nam. Để thống nhất tập trung chỉ đạo và đấu tranh có iệu quả, từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng buôn lậu, GLTM, ngày 27/8/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 127/2001/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 127 Tr ng ương). Điều này cho thấy quyết tâm của Chính phủ trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng giả và GLTM khác. Song song với việc thành lập, kiện toàn các Ban chỉ đạo chống buôn lậu, GLTM, Nhà nước đã ban hành, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhiều văn bản pháp luật có liên quan như: Luật Thương mại, các Luật về Thuế, Luật Doanh nghiệp, Bộ Luật Hình sự, Luật xử lý vi phạm hành chính, các Nghị định quy định về chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực... và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện 22
  • 36. chi tiết. Nhà nước đã từng bước hoàn thiện chính sách quản lý để phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đã góp phần đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích hợp pháp của thương nhân, góp phần hạn chế tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại. Bên cạnh đó, Nhà nước điều chỉnh, ban hành một số chính sách như: chính sách ưu đãi đầu tư, ưu đãi về thuế đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn hay chính sách tín dụng cho vay vốn lãi suất thấp ưu tiên nhân dân vùng biên để kích thích đầu tư sản xuất tạo ra công ăn việc làm cho người lao động ở vùng này nhằm ngăn chặn tình trạng tiếp tay cho buôn lậu. Để khuyến khích hoạt động phòng, chống GLTM, nhà nước đã ban hành nhiều chế độ, chính sách đảm bảo kinh phí cho hoạt động của các lực lượng chống GLTM như: Kinh phí đảm bảo cho các oạt động điều tra, xác minh, bắt giữ, lưu kho bãi, định giá, đấu giá, chi trả cho người cung cấp tin... và cũng từng bước sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tiễn để phần nào hỗ trợ, động viên cho công tác này. 1.2.2. Tình hình gian lận thương mại và hống gian lận thương mại tại Việt Nam Việt Nam là một nước có địa hình phức tạp đồi núi chiếm phần lớn diện tích cả nước, có đường biên giới trên bộ giáp Trung Quốc, Lào, Capuchia và có các cửa khẩu trải dài từ Bắc vào Nam, nơi kiểm soát hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đặc điểm này của địa hình là sự kết hợp của sự ra đời của hàng rào thuế quan và hệ thống thuế đối với hoạt động kinh doanh làm cho tình hình gian lận thương mại trong cả nước có nhiều diễn biến phức tạo với nhiều thủ đoạn tinh vi để trốn lậu thuế, tuồn hàng lậu qua cửa khẩu chống lại sự kiểm soát của các cơ quan chức năng, buôn bán và kinh doanh hàng giả,… Ở nước ta trong thời gian gần đây việc gian lận thương mại diễn ra tràn lan như một dịch bệnh kéo dài âm ỉ làm đau đầu các nhà chức trách, nhà quản lý trong việc tìm ra các giải pháp đặc trị chặn đứng căn bệnh này. Trên thực tế nạn gian lận thương mại diễn ra khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam từ khắp các biên giới phía Bắc đến biên giới Tây Nam, từ các cửa khẩu qua Trung Quốc, Lào, Capuchia đến các cửa khẩu quốc tế, 23
  • 37. từ hoạt động thương mại chính ngạch đến hoạt động tiểu ngạch, từ đường bộ đến đường biển, đường hàng không, bưu điện, kinh doanh buôn bán nhỏ lẽ,… Chổ nào, lĩnh vực nào, tuyến đường nào, hình thức kinh doanh nào đều có gian lận thương mại cũng là vấn đề nóng bỏng nhức nhối. Trên các tuyến biên giới phía Bắc, Tây và Tây Nam tình hình buôn lậu và gian lận thương mại diễn ra phức tạp và ngày càng tinh vi khó phát hiện. Điều đặc biệt nghiêm trọng là trong khi Việt Nam ngăn chặn thì phía nước ngoài lại khuyến khích thực chất là họ muốn tiêu thụ hàng hóa tồn kho ứ động của mình. 1.2.3. Kinh nghiệm chống gian lận thương mại 1.2.3.1. Kinh nghiệm chống gian lận thương mại tại Việt Nam Trong tình hình thị trường, kinh tế xã hội thay đổi như hiện nay, để thống nhất tập trung chỉ đạo và đấu tranh có hiệu quả, từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng GLTM, ngày 19/3/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 389/2014/QĐ-TTg về việc t ành lập Ban Chỉ đạo 389 quốc gia với nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cũng được xác định rõ ràng hơn trước đây. Điều này thể hiện sự kỳ vọng của Chính phủ vào kết quả hoạt động của Ban chỉ đạo 389 trong thời gian tới. Dựa trên cơ sở pháp lý mới, để thực hiện tốt nhiệm vụ chống buôn lậu, GLTM, Việt Nam cần tập trung thực hiện một số nội dung cơ bản sau: Các cấp ủy Đảng từ trung ương đến cơ sở phải thường xuyên quán triệt cán bộ, Đảng viên về nguy hại của buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trên cơ sở đó có chủ trương, giải pháp cụ thể để kịp thời lãnh đạo công tác phòng chống vấn nạn lớn này đạt hiệu quả cao nhất. Chúng ta phải xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị và việc làm phải được triển khai thường xuyên, liên tục, bền bỉ và lâu dài. Thủ trưởng các Bộ, ngành, chính quyền các cấp, lãnh đạo các đơn vị phải chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên lực lượng chức năng làm tốt công tác điều tra cơ bản, nắm chắc địa bàn, quản lý từng hộ, từng người, từng tuyến biên giới, từng khu vực dân cư, từng cơ quan, doanh nghiệp để phát hiện những phương thức, thủ đoạn, mặt hàng mới, những tuyến địa bàn, khu vực nhạy cảm, đối tượng thường lợi dụng để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trên cơ sở đó chỉ đạo lực lượng Hải quan, Bộ đội 24
  • 38. Biên phòng, Cảnh sát biển, Quản lý thị trường, Công an, Cơ quan Thuế... chủ động và phối hợp chặt chẽ xây dựng phương án, biện pháp, kế hoạch phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ có hiệu quả với phương châm phát hiện ngăn chặn từ biên giới, bắt giữ, xử lý quyết liệt trong nội địa, kiên quyết điều tra triệt phá các đường dây, ổ nhóm, xử lý nghiêm, đúng pháp luật những đối tượng chủ mưu, cầm đầu nhằm phòng ngừa răng đe và tuyên truyền rộng rãi toàn xã hội. Kịp thời ra soát lại mô hình tổ chức các đơn vị chức năng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hoàn thiện quy chế, quy trình, thủ tục với tinh thần cải cách hành chính nhưng phải chặt chẽ, cụ thể hóa trách nhiệm của toàn đơn vị, cá nhân; lựa chọn, sắp xếp cán bộ phải đảm bảo đủ năng lực, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị. Đồng thời trang bị phương tiện, điều kiện làm việc để các đơn vị có thề hoàn thành tốt nhiệm vụ được gi o. Thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng nâng cao tinh thần trách nhiệm kết hợp phòng và c ống các biểu hiện tiêu cực trong cán bộ, chiến sĩ. Kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc, xử lý nhanh chóng, nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với những cá nhân buôn lậu, bảo kê, tiếp tay, dung túng cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Chính quyền các cấp, các cơ quan truyền thô g, phối hợp các tổ chức chính trị, xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến chí sách, pháp luật cả bề rồng và chiều sâu về nguy hại và công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại. Mặt khác, cần động viên, khuyến khích người dân phát hiện, tố giác các đường dây, ổ nhóm hoạt động, vi phạm pháp luật, kịp thời nghiên cứu đề xuất phương án bảo vệ danh tính, chế độ đãi ngộ vật chất, tinh thần đối với người có công phát hiện, cung cấp thông tin liên quan cho các lực lượng chức năng. Quá trình điều tra, bắt giữ, xử lý vi phạm, chú ý phát hiện những sơ hở, thiếu sót, bất cập trong quản lý nhà nước, chế độ chính sách, pháp luật, để kịp thời chỉnh sửa, bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống GLTM thời gian tới. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, xây dựng đường biên giới đoàn kết, hợp tác, hữu nghị với các nước láng giềng. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đồng bộ, cụ thể, phù hợp thực tiển, các ngành chức năng cần khuyến khích và tạo điều kiện 25
  • 39. thuận lợi giúp doanh nghiệp xây dựng bảo vệ thương hiệu, nhãn mác, kiểu dáng sản phẩm, giúp nâng cao sức cạnh trạnh, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, xây dựng chính sách phát triển thương mại mậu dịch khu vực biên giới kết hợp phòng, chống gắn với giải quyết việc làm và cải thiện thu nhập để người dân không tham gia, không tiếp tay cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất tiêu dùng hàng giả [10, 14]. 1.2.3.2. Kinh nghiệm chống gian lận thương mại của một số Chi cục Quản lý thị trường trong nước - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa là địa phương có dân số đông, với 27 huyện, thị xã, thành phố, trong đó 11 huyện miền núi có 637 xã, phường, thị trấn, hơn 60.000 cơ sở sản xuất kinh doanh và trên 8.000 do nh nghiệp, nhưng lực lượng QLTT chỉ có 20 đội, lực lượng rất mỏng so với địa bàn quản lý rộng, đối tượng kinh doanh lớn. Thông tin từ QLTT Thanh Hóa cho biết, tình trạng vận chuyển, tàng trữ, buôn bán trái phép hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng không đảm bảo VSATTP vẫn còn diễn ra hết sức phức tạp. Hàng ngoại nhập và hàng sản xuất trong nước cạnh tranh quyết liệt đã tác động trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh. Trên tuyến biên giới đường bộ, hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy diễn ra phức tạp, trong đó có nhiều đối tượng vượ bi n sang Lào mua ma túy vận chuyển bằng các đường mòn, vách núi về Việt Nam ti u thụ. Đặc biệt, hoạt động vận chuyển, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, pháo các loại trên địa bàn tuyến biên giới biển vẫn âm thầm diễn ra. Các đối tượng móc nối với người dân địa phương tìm cách mua bán, vận chuyển vật liệu nổ vào khu vực biên giới, nhằm mục đích khai thác đánh bắt hải sản trên biển. Trước thực trạng đầy khó khăn, thách thức đó, Chi cục QLTT Thanh Hóa đã nỗ lực tìm nhiều biện pháp, bám sát nhiệm vụ chính trị được giao, tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng khác kiểm tra, kiểm soát thị trường; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất, hàng giả, 26