SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
-------------
NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỤM NGÀNH YẾN SÀO KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
-------------
NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỤM NGÀNH YẾN SÀO KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60340402
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. MALCOLM McPHERSON
Th.S LÊ THỊ QUỲNH TRÂM
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử
dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và với độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu
biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh
tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 7 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Thị Như Quỳnh
ii
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin được gửi lời tri ân đến tất cả quý Thầy Cô và các anh chị công tác tại
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tận tình truyền đạt kiến thức, tạo mọi điều kiện
để chúng tôi được thụ hưởng môi trường học thuật nghiêm túc, tích lũy thêm hiểu biết phục
vụ cho công tác và thực hiện luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Cô Lê Thị Quỳnh Trâm và thầy Malcolm McPherson đã
tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian nghiên cứu. Cảm ơn Cô đã đưa ra những góp ý và
động viên chân tình giúp tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành đề tài.
Bên cạnh đó, tôi xin cảm ơn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước
đã hợp tác, chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nguồn tài liệu hữu ích để có thêm cơ sở thực
hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, nhất là tập thể học viên MPP8
đã luôn nhiệt tình giúp đỡ, động viên, cổ vũ để những ngày học tập tại Chương trình là những
trải nghiệm đầy mới mẻ và thú vị.
iii
TÓM TẮT
Khánh Hòa được biết đến là một vùng đất “rừng trầm đảo yến”, những đặc sản đem lại nguồn
lợi kinh tế dồi dào cho địa phương. Cùng với hoạt động khai thác yến đảo, từ năm 2003, việc
xây dựng nhà yến để dẫn dụ chim yến trên đất liền phục vụ cho thu hoạch lấy tổ cũng đã
hình thành và phát triển mạnh trong 6 năm trở lại đây, tạo thành làn sóng mới thu hút sự
quan tâm của xã hội.
Ở mặt hàng yến đảo, Khánh Hòa có lợi thế gần như tuyệt đối về số lượng lẫn chất lượng với
169 hang, tập trung phân loài chim yến hàng sản xuất ra “tổ yến vua” có sản lượng ổn định
và lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, yến nhà còn nằm ở vị trí thấp so với mặt bằng chung trên
toàn quốc. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày một gay gắt của thị trường về chất lượng lẫn giá
cả khi mà hàng ngoại tràn lan, yến nhà phát triển nóng, đề tài “Nâng cao năng lực cạnh
tranh cụm ngành yến sào Khánh Hòa” ra đời nhằm nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng
lực cạnh tranh cụm ngành. Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra những khuyến nghị chính sách phù
hợp giúp ngành yến sào địa phương phát triển
Phân tích cho thấy cụm ngành yến sào tỉnh Khánh Hòa có thế mạnh về điều kiện tự nhiên
với lượng hang yến lớn, chất lượng tổ yến được đánh giá cao. Từ đây, Khánh Hòa đã khéo
léo kết hợp với việc khai thác du lịch. Cùng với sự có mặt của công ty TNHH MTV Yến sào
Khánh Hòa, một công ty đầu ngành tại địa phương, Khánh Hòa có ưu thế cho việc đầu tư
vốn và công nghệ để nghiên cứu, phát triển sản phẩm yến sào một cách chuyên nghiệp. Yến
đảo ở Khánh Hòa đứng đầu cả nước về sản lượng và thương hiệu đã được xây dựng qua
nhiều thế hệ.
Tuy nhiên, yến nhà ở Khánh Hòa còn hạn chế về số lượng nhà yến, diện tích sàn nhà yến,
tổng số đàn chim cũng như sản lượng tổ yến thu hoạch hàng năm. Hơn nữa, thông tin bất
cân xứng, hàng kém chất lượng lẫn lộn, khó phân biệt đã tác động tiêu cực đến thương hiệu
sản phẩm chân chính. Cơ sở pháp lý trong công tác quản lý việc xây dựng nhà yến và hoạt
động sản xuất kinh doanh yến sào, biện pháp chống hàng giả, hàng kém chất lượng chưa
hoàn chỉnh, chính sách quản lý, cấp phép, kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với
ngành yến chưa được thực hiện chặt chẽ. Thêm vào đó, việc liên kết giữa các ngành ở khâu
đầu vào còn lỏng lẻo. Những yếu tố này đang cản trở sự phát triển của ngành yến sào địa
phương.
iv
Từ cơ sở phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của ngành yến sào Khánh Hòa,
một số chính sách đã được đưa ra giúp phát triển ngành yến sào, một trong những đặc sản
của địa phương. Một là, bảo vệ thương hiệu yến sào Khánh Hòa bằng cách đảm bảo chất
lượng và uy tín sản phẩm trên thị trường. Cùng với đó là bảo vệ rừng, môi trường sống và
nguồn thức ăn cho chim yến. Hai là, cơ quan chức năng vào cuộc trong việc cấp giấy chứng
nhận về chất lượng hàng hóa, tăng cường công tác quản lý thị trường, xử lý nghiêm, chế tài
mạnh để chống lại nạn hàng giả như hiện nay. Việc thành lập hợp tác xã nhà yến trên phạm
vi tỉnh là cần thiết để quản lý quy trình sản xuất. Không những thế, điều này còn hạn chế
việc xây dựng nhà yến tự phát, buôn bán tổ yến một cách manh mún, nhỏ lẻ, giá cả tùy tiện
làm ảnh hưởng đến giá trị mặt hàng cao cấp này. Ba là, xây dựng cơ sở dữ liệu toàn diện về
tổ yến trên mạng thông tin diện rộng, làm nền tảng cho những kỹ thuật truy suất nguồn gốc
yến sào trong tương lai, đáp ứng nhu cầu nắm bắt thông tin của người tiêu dùng trong nước
và xuất khẩu. Đó là những chính sách cần được cơ quan nhà nước đẩy mạnh thực hiện vì sự
phát triển của một địa phương đầy tiềm năng và có thế mạnh trong ngành yến sào.
Từ khóa: năng lực cạnh tranh, cụm ngành yến sào, Khánh Hòa
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... ii
TÓM TẮT............................................................................................................................iii
MỤC LỤC..............................................................................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH VẼ.......................................................................................................ix
DANH MỤC HỘP ................................................................................................................x
DANH MỤC PHỤ LỤC......................................................................................................xi
CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1.1 Bối cảnh nghiên cứu.............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................................3
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu...................................................3
1.5 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3
1.5.1 Phương pháp thu thập thông tin............................................................................3
1.5.2 Phương pháp chọn mẫu.........................................................................................3
1.5.3 Phương pháp phân tích..........................................................................................4
1.6 Bố cục nghiên cứu................................................................................................4
CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................5
2.1 Cơ sở lý thuyết............................................................................................................5
2.2 Tổng quan một số nghiên cứu trước ........................................................................7
CHƯƠNG 3 – PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH YẾN SÀO
KHÁNH HÒA .......................................................................................................................9
vi
3.1 Sản phẩm tổ chim yến Hàng ở Khánh Hòa .............................................................9
3.2 Vai trò của ngành yến sào đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của Khánh
Hòa...................................................................................................................................10
3.3 Phân tích bốn yếu tố cạnh tranh của cụm ngành yến sào Khánh Hòa theo mô
hình kim cương...............................................................................................................13
3.3.1 Các điều kiện nhân tố sản xuất ...........................................................................13
3.3.1.1 Tài nguyên thiên nhiên.................................................................................13
3.3.1.2 Tài nguyên con người ..................................................................................14
3.3.1.3 Nguồn vốn....................................................................................................15
3.3.1.4 Cơ sở hạ tầng vật chất..................................................................................15
3.3.1.5 Cơ sở hạ tầng thông tin ................................................................................18
3.3.1.6 Cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ..........................................................18
3.3.2 Điều kiện nhu cầu ...............................................................................................19
3.3.2.1 Nhu cầu trong nước......................................................................................19
3.3.2.2 Nhu cầu quốc tế............................................................................................23
3.3.3 Bối cảnh chiến lược và sự cạnh tranh của doanh nghiệp....................................25
3.3.3.1 Bối cảnh chiến lược .....................................................................................25
3.3.3.2 Sức cạnh tranh của doanh nghiệp ................................................................27
3.3.4 Các ngành liên quan và hỗ trợ ............................................................................33
3.3.5 Vai trò của chính phủ..........................................................................................36
3.4 Đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành yến sào tỉnh Khánh Hòa ..................39
CHƯƠNG 4 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................................43
4.1 Kết luận.....................................................................................................................43
4.2 Khuyến nghị chính sách ..........................................................................................44
4.3 Hạn chế của đề tài ....................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................47
PHỤ LỤC............................................................................................................................49
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt
GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội
GMP Good Manufacturing Practices Nguyên tắc thực hành sản xuất tốt
HACCP Hazard Analysis and Critical Control
Point System
Phân tích rủi ro và các điểm kiểm soát
tới hạn
NN&PTNT
PCI Provincial Competitiveness Index
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
VSFA Vietnam Swiflet Farmer’s Association Hiệp hội yến sào Việt Nam
UBND Ủy ban nhân dân
YSKH Yến sào Khánh Hòa
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 – Vật liệu cần thiết xây nhà yến...........................................................................34
Bảng 3.2 – Chỉ số gia nhập thị trường. ..............................................................................37
ix
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 – Kết quả điều tra khảo sát hang đảo yến năm 2014..............................................1
Hình 2.1 – Mô hình đánh giá lợi thế cạnh tranh của cụm ngành..........................................6
Hình 3.1 – Tăng trưởng lực lượng lao động của công ty Yến sào Khánh Hòa. ..................10
Hình 3.2 - Biểu đồ tăng trưởng doanh thu công ty Yến sào Khánh Hòa.............................11
Hình 3.3 - Biểu đồ tăng trưởng nộp ngân sách tỉnh của công ty Yến sào Khánh Hòa........12
Hình 3.4 - Bản đồ phân bố chim yến tại Khánh Hòa...........................................................13
Hình 3.5 - Tỷ lệ hộ dân tiếp cận kỹ thuật xây dựng nhà yến qua các kênh.........................14
Hình 3.6 – Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa. .................................................................16
Hình 3.8 – Thống kê số lượt khách du lịch đến Khánh Hòa................................................21
Hình 3.9 – Đánh giá nhu cầu khách hàng. ..........................................................................22
Hình 3.10 – Sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc...........................................24
Hình 3.11 – Xuất khẩu yến sào ở Khánh Hòa. ....................................................................27
Hình 3.12 – Động lực phát triển của ngành yến sào Khánh Hòa........................................28
Hình 3.14 – Vị thứ xếp hạng của yến nhà Khánh Hòa và các tỉnh trong khu vực năm 2016.
..............................................................................................................................................30
Hình 3.15 – Phân bổ chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh yến sào.......................32
Hình 3.16– Mô hình kim cương đánh giá cụm ngành yến sào Khánh Hòa.........................39
Hình 3.17 – Đánh giá các yếu tố cản trở sự phát triển của cụm ngành yến sào ở Khánh Hòa.
..............................................................................................................................................40
Hình 3.18 – Cụm ngành yến sào Khánh Hòa ......................................................................42
x
DANH MỤC HỘP
HỘP 1.1 - PGS. TS Nguyễn Khoa Diệu Thu (tại Đại hội Thành lập Hiệp hội yến sào Việt
Nam 2017): ............................................................................................................................2
HỘP 3.1 – Ông David, Chuyên gia thiết kế kỹ thuật xây dựng nhà yến Malaysia đang làm
việc tại Việt Nam:...................................................................................................................9
HỘP 3.2 – Vốn xây dựng nhà yến........................................................................................15
HỘP 3.3 - Bà Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu khoa học SanTech thuộc
Công ty TNHH MTV YSKH: ................................................................................................19
HỘP 3.4 - TS. Lê Chí Công, Trưởng bộ môn Quản trị Du lịch, khoa Kinh tế, Đại học Nha
Trang:...................................................................................................................................20
HỘP 3.5 – Đánh giá chung theo kết quả khảo sát:.............................................................22
HỘP 3.6 - Ông Nguyễn Chung, Phó Chủ tịch Hiệp hội yến sào Việt Nam:........................24
HỘP 3.7 - Ông Hồ Thế Ân, nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Yến sào Khánh
Hòa: .....................................................................................................................................31
xi
DANH MỤC PHỤ LỤC
1. Danh sách phỏng vấn...................................................................................................49
2. Một số nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng và công dụng của tổ yến.....................50
3. Bảng giá một số sản phẩm yến sào trên website www.alibaba.com............................56
4. Bản đồ phân bố chim yến Việt Nam năm 2014............................................................58
5. Dự án đầu tư nhà yến...................................................................................................58
6. Chi tiết các chỉ số thành phần chỉ số cơ sở hạ tầng 2016. ..........................................60
7. Một số mẫu giấy phép của chủ nhà yến và cơ sở sản xuất yến sào.............................60
8. Những nghiên cứu khoa học của công ty TNHH MTV Yến sào Khánh Hòa ...............63
9. Bảng phân loại tổ yến hiện đang kinh doanh trên thị trường......................................68
10. Kinh nghiệm quản lý nuôi chim yến tại các nước....................................................69
11. Vụ yến Malaysia chứa lượng nitrat vượt quá quy định...........................................71
12. Khủng hoảng truyền thông ngành yến sào ..............................................................73
13. Bảng hỏi chủ nhà yến...............................................................................................73
14. Một số hình ảnh tác giả khảo sát và phỏng vấn thực tế...........................................83
1
CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU
1.1 Bối cảnh nghiên cứu
Ở khu vực Đông Nam Á, ngành nuôi chim yến được các nhà chuyên môn nhận định là một
ngành công nghiệp xanh không khói, vừa góp phần cải thiện môi trường, vừa tạo ra nguồn
thực phẩm có giá trị cao trong việc bồi bổ sức khỏe con người. Sở hữu những điều kiện thuận
lợi, Việt Nam có tiềm năng dồi dào cho việc phát triền ngành công nghiệp này. Hơn nữa,
chất lượng sản phẩm yến sào được đánh giá cao hơn hẳn so với các nước trong khu vực nên
Việt Nam đã xuất khẩu những mặt hàng chất lượng cho thị trường quốc tế.
Hình 1.1 – Kết quả điều tra khảo sát hang đảo yến năm 2014.
Nguồn: Lê Hữu Hoàng (2014), Quy hoạch và phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại
Việt Nam.
Theo thống kê đến cuối năm 2014, Khánh Hòa có 169 hang yến, chiếm 71,3% số lượng hang
yến toàn quốc. Bên cạnh điều kiện tự nhiên thuận lợi, tỉnh còn có công ty TNHH MTV Yến
sào Khánh Hòa (sau đây gọi tắt là công ty Yến sào Khánh Hòa), một đơn vị dẫn đầu cả nước
trong lĩnh vực khai thác và chế biến yến sào với sản lượng năm 2016 đạt gần 4 tấn yến sào,
đưa sản phẩm Việt đến 21 thị trường quốc tế nhờ vào đầu tư nghiên cứu khoa học và công
nghệ phục vụ cho phát triển sản phẩm. Những điều kiện trên kết hợp với tình hình thị trường
sản phẩm yến sào được dự báo sẽ sôi nổi trong thời gian sắp tới là những nhân tố phù hợp
để xây dựng cụm ngành YSKH theo hướng hoàn thiện giúp phát triển mạnh mẽ và bền vững.
71.3%
6.8%
5.9%
16.0%
Khánh Hòa Bình Định Bà Rịa - Vũng Tàu Những tỉnh còn lại
2
Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề trong
quá trình cạnh tranh gay gắt của
thị trường về chất lượng, giá cả
sản phẩm khi số lượng doanh
nghiệp gia nhập ngành càng cao.
Phát triển nóng nghề nuôi yến nhà
làm cho việc thẩm định chất lượng
sản phẩm ngày càng khó khăn.
Hàng giả, hàng kém chất lượng
tràn lan. Thông tin bất cân xứng
làm cho chất lượng yến nội, yến
ngoại bị lẫn lộn, tác động tiêu cực
đến thương hiệu sản phẩm trong
nước, làm cho người tiêu dùng có
nhận thức sai lệch về yến Việt.
Vẫn chưa có cơ quan chuyên môn
thực hiện chức năng kiểm tra an
toàn vệ sinh thực phẩm và chứng
nhận chất lượng sản phẩm yến sào.
Trong khi đó, việc nuôi yến ở nhà
yến trên đất liền ngày càng nở rộ khắp 39 tỉnh thành trên cả nước với số lượng nhà yến đứng
đầu là thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016 có 595 nhà, sản lượng 8.570kg, so với Khánh Hòa
có 68 nhà yến và đạt 610 kg. Nguồn yến đảo tự nhiên đang dần bị giới hạn, tốc độ tăng
trưởng sản lượng không thể theo kịp với yến nhà. Vì vậy, thế mạnh của yến đảo Khánh Hòa
đang bị hạn chế. Việc đưa ra chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành YSKH
hiện nay là hết sức cần thiết cho phát triển ngành nghề đặc trưng của địa phương này.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích và xác định các nhân tố quan trọng có tác động tạo động lực và
các yếu tố cản trở năng lực cạnh tranh của cụm ngành YSKH. Trên cơ sở nghiên cứu các
yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh cụm ngành YSKH để đề xuất những khuyến nghị chính
sách phù hợp giúp ngành yến sào địa phương đi đúng hướng, đem lại sự phát triển bền vững
HỘP 1.1 - PGS. TS Nguyễn Khoa Diệu Thu (tại
Đại hội Thành lập Hiệp hội yến sào Việt Nam
2017):
“Tôi quan niệm rằng không nên cổ động quá nhiều
mà nên phát triển nhà yến từ từ. Bởi vì ở đây có một
khối cân bằng sinh học giữa số lượng nhà yến, số
lượng chim yến và số lượng côn trùng. Mối quan hệ
ba mặt đó phải cân bằng. Việc phát triển nhanh sẽ
dẫn đến có quá nhiều nhà, quá nhiều chim mà không
chú ý đến vấn đề côn trùng. Những năm nóng quá
hoặc lạnh quá, côn trùng không phát triển, những
tỉnh như Bình Định và nhiều nơi khác gặp phải tình
trạng tổ mỏng, sản lượng không tăng. Như thế mới
nói phát triển nghề nuôi yến, theo quan điểm của tôi,
nếu cổ súy nó lớn quá, mọi người đều làm nhà yến
và cuối cùng thì nhà yến lại không có yến và bị lỗ
vốn. Người chịu tổn thất kinh tế chính là chủ nhà
yến.”
3
cho ngành nghề nuôi chim yến, góp phần bảo vệ cảnh quan đô thị và môi trường sinh thái ở
một điểm đến du lịch như Khánh Hòa.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Nội dung chính của đề tài là nghiên cứu để trả lời hai câu hỏi:
i. Yếu tố nào quan trọng nhất trong việc tạo động lực và gây cản trở đối với sự phát
triển của cụm ngành yến sào Khánh Hòa?
ii. Chính sách gì giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành yến sào Khánh Hòa?
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đó là những nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của cụm ngành
yến sào ở tình Khánh Hòa theo mô hình kim cương của Michael E. Porter, từ các yếu tố đầu
vào, đến các điều kiện về cầu, và các chiến lược cạnh tranh giữa doanh nghiệp, cũng như
các ngành hỗ trợ liên quan.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích các hoạt động khai thác yến đảo, nuôi yến
nhà, đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng là sản phẩm yến sào của các doanh
nghiệp trên đại bàn tỉnh Khánh Hòa, tập trung ở thành phố Nha Trang, Vạn Ninh. Ngoài ra,
một số doanh nghiệp tiến hành sản xuất ở Khánh Hòa và phân phối sản phẩm ở thành phố
Hổ Chí Minh cũng được đề cập đến trong nghiên cứu.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp thu thập thông tin
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính từ việc kết hợp phân tích thông tin từ dữ
liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Thông tin dữ liệu sơ cấp được thu thập từ phỏng vấn sâu các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực yến sào trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và các sở ban
ngành, các cơ quan chính quyền tỉnh (phụ lục 1). Thông tin dữ liệu thứ cấp được thu thập từ
các nghiên cứu trước, các báo cáo, số liệu thống kê từ chính quyền, các doanh nghiệp, tổ
chức hoạt động trong ngành yến sào.
1.5.2 Phương pháp chọn mẫu
Theo số liệu của Hiệp hội yến sào Việt Nam, Khánh Hòa có 68 nhà yến mà chủ các nhà yến
này đã tiến hành dẫn dụ thành công, có thu hoạch tổ. Tác giả lựa chọn chủ nhà yến khảo sát
4
theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, mẫu mở rộng và phân theo khu vực. Có 10 chủ nhà
yến được phỏng vấn, sở hữu 32 nhà yến, trong đó có 21 nhà yến ở Khánh Hòa, chiếm 31%
số nhà yến ở tỉnh. Mỗi chủ nhà yến được phỏng vấn có từ 1 đến 7 nhà yến nằm ở nhiều tỉnh
khác nhau như: Khánh Hòa, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình
Dương, Ninh Thuận, Phú Yên… Những ý kiến trả lời của mỗi người được phỏng vấn đều
có giá trị ngang nhau là 1/10 phiếu khảo sát, không phân biệt số nhà yến mà người đó sở
hữu. Quá trình chọn mẫu, phỏng vấn gặp nhiều khó khăn do người nuôi yến ngại tiết lộ bí
mật kinh doanh và các vấn đề khác, kì thị nữ giới, hạn chế chia sẻ thông tin do yếu tố tâm
linh. Vì vậy, việc chọn mẫu trước tiên nhờ vào tính thuận tiện của các mối quan hệ. Sau đó,
cùng với phương pháp lan tỏa, từ việc xây dựng niềm tin với các chủ nhà yến tiếp xúc bước
đầu để được giới thiệu thêm một số người hoạt động trong ngành giúp có thêm thông tin.
1.5.3 Phương pháp phân tích
Đề tài sử dụng phương pháp so sánh giữa cụm ngành YSKH với một số địa phương khác
trong nước và khu vực. Qua đó đánh giá việc thực thi chính sách đối với cụm ngành yến sào
của các địa phương. Kết hợp với phương pháp phân tích định tính, thống kê mô tả dựa trên
nguồn số liệu thứ cấp, cùng với thông tin từ bảng hỏi đối với chủ nhà yến và phỏng vấn sâu
những người hoạt động trong ngành. Trên cơ sở này, đề tài đưa ra những đề xuất đối với các
tổ chức và chính quyền nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành YSKH.
1.6 Bố cục nghiên cứu
Luận văn được trình bày bao gồm bốn chương. Trong đó, Chương Mở đầu trình bày phần
bối cảnh nghiên cứu, các câu hỏi và đối tượng nghiên cứu để người đọc nắm rõ hoàn cảnh
và mục tiêu của bài viết. Chương thứ hai đưa ra khung lý thuyết về năng lực cạnh tranh
cụm ngành và một số nghiên cứu trước đây về ngành yến sào. Chương thứ ba phân tích kết
quả nghiên cứu, khảo sát thực địa và phỏng vấn nhằm xác định các yếu tố quan trọng có tác
động tạo động lực và cản trở năng lực cạnh tranh cụm ngành YSKH. Chương Kết thúc đề
xuất một số kiến nghị khả thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành, tạo bước phát
triển trong việc hình thành sản phẩm đặc trưng của địa phương, đóng góp cho tiến trình đưa
thương hiệu quốc gia yến sào Việt Nam chất lượng cao.
5
CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Cơ sở lý thuyết
Có nhiều định nghĩa về cụm ngành, trong nghiên cứu này sử dụng khái niệm cụm ngành của
Porter 2008: Cụm ngành là sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp, các nhà cung
ứng và các doanh nghiệp có tính liên kết cũng như của các công ty trong các ngành có liên
quan và các thể chế hỗ trợ (ví dụ như các trường đại học, cục tiêu chuẩn, hiệp hội thương
mại…) trong một số lĩnh vực đặc thù, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau.
Có thể định nghĩa một cụm ngành như là một hệ thống những doanh nghiệp và tổ chức mà
giá trị toàn vẹn sẽ lớn hơn giá trị tổng cộng của các bộ phận khác nhau.
Năng lực cạnh tranh của mỗi công ty/ngành công nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào “hệ sinh
thái” - hay cụm ngành - trong đó công ty và ngành công nghiệp tồn tại. Cụm ngành được
gắn kết bởi sự tương hỗ và được cộng hưởng bởi tác động lan tỏa tích cực.1
Theo Michael Porter (2008), chất lượng của môi trường kinh doanh thường được đánh giá
qua bốn đặc tính tổng quát, đó là: (i) Những điều kiện nhân tố sản xuất đầu vào; (ii) Những
điều kiện cầu; (iii) Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan; (iv) Môi trường chính sách
giúp phát huy chiến lược kinh doanh và cạnh tranh. Những nhân tố này tạo nên bốn góc của
một hình thoi và được gọi là Mô hình Kim cương Michael Porter.
Những điều kiện nhân tố sản xuất đầu vào thường bao hàm cả những tài sản hữu hình, thông
tin, hệ thống pháp lý, và các viện nghiên cứu của trường đại học mà các doanh nghiệp dựa
vào để cạnh tranh. Để tăng năng suất, các yếu tố sản xuất đầu vào phải cải thiện được hiệu
quả, chất lượng và trên hết là chuyên môn hóa vào một số lĩnh vực cụm ngành cụ thể.
Môi trường chính sách liên quan đến luật định, biện pháp khuyến khích. Môi trường chính
sách bao gồm môi trường đầu tư thể hiện qua các chính sách kinh tế như: cơ cấu hệ thống
thuế, hệ thống quản trị doanh nghiệp, các chính sách thị trường lao động, các quy định sở
hữu trí tuệ… Bên cạnh đó là các chính sách địa phương như mở cửa với ngoại thương và
1 Trích Bài giảng Giới thiệu lý thuyết cụm ngành, Vũ Thành Tự Anh, 2016, Chương trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbright.
6
đầu tư nước ngoài, sở hữu nhà nước, quy định cấp phép, chính sách chống độc quyền, và
ảnh hưởng của tham nhũng…
Hình 2.1 – Mô hình đánh giá lợi thế cạnh tranh của cụm ngành
Nguồn: Michael Porter (2008), Vũ Thành Tự Anh (2010)
Những điều kiện cầu phản ánh nhu cầu tiêu dùng của khách hàng tại địa phương nói riêng
và toàn quốc cũng như thế giới. Những yêu cầu tinh tế và đòi hỏi cao của khách hàng hiện
tại hay sẽ xuất hiện trong tương lai buộc doanh nghiệp tiến hành cải thiện. Trong nền kinh
tế toàn cầu như hiện nay, chất lượng nhu cầu địa phương quan trọng hơn so với quy mô.
Cụm ngành của các ngành liên kết đóng vai trò then chốt trong việc định ra những điều kiện
về sức cầu.
Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan gồm có các nhà cung ứng và phân phối hỗ trợ
ngành. Chính mối quan hệ giữa các nhà cung cấp và nhà sản xuất giúp các công ty áp dụng
công nghệ các phương thức mới từ họ. Theo chiều ngược lại, các công ty này trở thành đơn
vị kiểm tra sản phẩm đầu ra. Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan đóng vai trò quan
trọng trong quá trình hình thành năng lực cạnh tranh địa phương cũng như cho cả quốc gia.
Bối cảnh
cho chiến
lược và
cạnh tranh
Các yếu tố
điều kiện
cầu
Ngành
công
nghiệp phụ
trợ
Điều kiện
yếu tố đầu
vào
Vai
trò
chính
phủ
Các quy định và động lực khuyến
khích đầu tư và năng suất; độ mở và
mức độ của cạnh tranh trong nước
Mức độ đòi hỏi và khắt
khe của khách hàng và
nhu cầu nội địa
Sự có mặt của các nhà
cung cấp và các
ngành công nghiệp hỗ
trợ
Tiếp cận các yếu tố đầu vào chất
lượng cao
Chính sách kinh tế, thị
trường (hàng hoá, tài
chính), trợ cấp, giáo dục,
định hình nhu cầu, thiết lập
các tiêu chuẩn
7
Ngoài ra để nhấn mạnh vai trò trong việc hoạch định các chính sách nhằm tạo môi trường
bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng, một nhóm yếu
tố về vai trò của chính quyền địa phương được điểu chỉnh đưa vào mô hình kim cương.
2.2 Tổng quan một số nghiên cứu trước
(1) Nghiên cứu của Qi Hao & Abdul Rahman, trường Đại học Putra Malaysia trên Tạp chí
Pertanika Journal of Scholarly Research Reviews (2016) về Chim yến và ngành công nghiệp
yến sào ở châu Á.
Nghiên cứu đưa ra là nuôi yến có nhiều tiềm năng để mở rộng hơn nữa để hình thành nên
một ngành công nghiệp hàng tỷ đô trên toàn châu Á hay thậm chí toàn cầu. Tuy nhiên, trong
vài thập kỷ qua, ngành công nghiệp này đã không ổn định do một số thách thức chưa được
giải quyết. Nuôi yến cũng như ngành công nghiệp thu hoạch và sản xuất yến sào mà ở đó
vấn đề xử lý tổ thô và sản xuất sản phẩm là vấn đề phức tạp, liên quan đến sự tương tác của
nhiều yếu tố khác nhau. Lý tưởng nhất là sự vận hành của toàn bộ một chuỗi hệ thống, có sự
kết hợp của cả khu vực công và tư nhân. Tuy nhiên, những khuyến nghị để quản lý không
thể được thực hiện một cách đồng bộ do tùy vào đặc điểm của từng khu vực vùng nuôi khác
nhau về địa lý, số lượng, nguồn thức ăn, môi trường sống đòi hỏi sự xem xét kỹ lưỡng và
phù hợp. Vì vậy, nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm sinh học và hành vi sinh thái của loài chim
yến bao gồm các đặc điểm di truyền, chu kỳ sống, tốc độ tăng trưởng, hành vi làm tổ, thành
phần trong yến sào, các hợp chất hoạt tính sinh học và ứng dụng mới của yến sào có thể cung
cấp thông tin có giá trị cho ngành công nghiệp để phát triển một cách bền vững.2
(2) Nghiên cứu của Hoàng Thu Thủy (2016), Khoa Kinh tế Đại học Nha Trang về Nhận thức
của người tiêu dùng về trách nhiệm xã hội của công ty yến sào quyết định đến hành vi mua
hàng đăng trên Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản Số 2/2016.
Với kết quả nghiên cứu được tìm thấy, một số hàm ý chính sách được gợi ý cho công ty
YSKH đã được đưa ra, gồm: Nhóm giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội như duy trì và
phát triển sản phẩm chủ lực, nâng cao chất lượng sản phẩm, chú ý đến mối quan hệ với nhà
phân phối, giúp khách hàng nhận biết về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Nhóm
giải pháp về nâng cao thương hiệu YSKH bao gồm: Công ty cần xây dựng hệ thống nhận
2 Tác giả dịch từ bản gốc tiếng Anh.
8
diện thương hiệu nhằm mang đến cho khách hàng những giá trị cảm nhận sâu sắc, từ đó sẽ
tác động đến hành vi mua hàng. Bên cạnh đó, công ty cần chú trọng xây dựng văn hóa doanh
nghiệp, tạo bản sắc riêng làm nền tảng bền vững cho sự phát triển thương hiệu. Cần tiếp tục
đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường các nước, tiến tới xây dựng thương hiệu mạnh quốc tế.
Cuối cùng, công ty cần gắn phát triển kinh tế với bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
(3) Nghiên cứu của Th.S Lê Hữu Hoàng (2014) Quy hoạch và phát triển bền vữngnghề nuôi
chim yến tại Việt Nam.
Nghiên cứu chỉ ra các đặc điểm và điều kiện tự nhiên thuận lợi ở các vùng địa phương thuộc
ven biển và khu vực Tây Nguyên phục vụ cho hoạt động nuôi và khai thác yến sào và tình
hình thực tế hiện đang khai thác yến ở phạm vi cả nước. Đề xuất quy hoạch vùng nuôi yến
cho phù hợp với điều kiện tự nhiên để tạo không gian và khung pháp lý cho hoạt động khai
thác, sản xuất yến.
Hệ thống giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi chim yến ở Việt Nam là (i) vấn đề quy
hoạch; (ii) ban hành hệ thống chính sách một cách đồng bộ từ quản lý nhà nước đến thu hút
đầu tư và vấn đề môi trường; (iii) đầu tư nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ;
(iv) bảo vệ môi trường sinh thái và đời sống chim yến; (v) việc tuyên truyền giáo dục trong
nhân dân; (vi) phát triển nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực ngành nghề nuôi yến và khai thác,
sản xuất yến sào; (vii) nghiên cứu xây dựng nhà yến tối ưu; (viii) quản trị nhà yến tối ưu;
(ix) liên kết và thành lập hiệp hội nuôi chim yến; (x) hợp tác quốc tế; (xi) đa dạng hóa sản
phẩm; (xii) xây dựng thương hiệu; (xiii) xúc tiến thương mại; (xiv) ưu đãi tín dụng vốn; (xv)
vấn đề quản lý nghề tại địa phương.
9
CHƯƠNG 3 – PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH
YẾN SÀO KHÁNH HÒA
3.1 Sản phẩm tổ chim yến Hàng ở Khánh Hòa
Chim yến Hàng, theo Nguyễn Quang Phách (1999), là loài chim chiếm nhiều kỷ lục. Đó là
loài khó phân loại nhất do chưa có tên gọi rõ ràng. Yến sào là loại thực phẩm – thuốc bí ẩn
nhất, cho đến nay, người ta vẫn không thể xác định được cái chất quý trong tổ yến là gì và
còn nhiều tranh cãi. Khai thác yến là nghề gian nan nhất, có thể dẫn đến thiệt mạng. Và
ngành yến đem lại lợi nhuận kinh tế lớn nhất với lãi ròng đến 900%. Tuy nhiên, sự tồn tại
của loài chim yến này đang bị đe dọa do con người khai thác tổ yến quá mức để thu lợi.
Theo Lê Hữu Hoàng (2014), Chim yến cho tổ ăn được ở Việt Nam có 2 phân loài:
Aerodramus fuciphagus germani (Oustalet, 1878) chúng sống ở các hang đảo tự nhiên và
Aerodramus fuciphagus amechanus (Oberholser, 1912) chúng sống ở trong nhà. Ngoài ra ở
các đảo yến Khánh Hòa, Bình
Định có thêm loài
Aerodramus maximus. Chim
yến Hàng phân loài
Aerodramus fuciphagus
Germani là loài cho tổ chim
yến đảo thiên nhiên có chất
lượng cao hàng đầu thế giới
và chúng thường làm tổ trong
hang, nẻ vách núi các đảo.
Quần thể phân loài chim yến
này phân bố từ Quảng Bình
đến Côn Đảo, Phú Quốc.
Trong đó, tỉnh Khánh Hòa là
địa phương tập trung số lượng
quần thể chim yến đảo phát
triển ổn định và nhiều nhất
nước.
HỘP 3.1 – Ông David, Chuyên gia thiết kế kỹ thuật
xây dựng nhà yến Malaysia đang làm việc tại Việt
Nam:
“Về chất lượng của tổyến, trườngĐại học Malaysia lấy
tổ yến Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Malaysia… Sau
đó người ta dùng máy để phân tích thành phần. Họ phát
hiện ra rằng tổ yến của Việt Nam có tỷ lệ cao hơn một
chút so với các nước trong khu vực. Lý do là vì ở Việt
Nam, cây xanh còn nhiều, đặc biệt ở khu vực miền
Trung. Ở đây, côn trùng khỏe, môi trường tốt. Thứ hai
là ở Việt Nam số lượng nhà yến ít, chim yến có nguồn
thức ăn thoải mái, dồi dào. Ở Malaysia, mật độ nhà yến
dày đặc hơn, với một khu vực nhỏ, có thể lên đến 3000
căn nhà yến, thức ăn càng ít đi. Cho nên chất lượng tổ
yến ở Việt Nam cao nhất trong khu vực là có lý do.”
10
Ngoài ra, còn có hơn 200 công trình khoa học nghiên cứu về hoạt tính sinh học của yến sào,
trong đó có các loài chim yến cho tổ ăn được ở Khánh Hòa (phụ lục 2).
Thống kê 3 nước đứng đầu về lượng cung yến sào toàn cầu hiện có Indonesia chiếm 60%,
Malaysia chiếm 20% và Thái Lan. Việt Nam là quốc gia xếp thứ 4 về nguồn cung yến sào
trên thế giới nhờ khí hậu và điều kiện tự nhiên phù hợp. Trong đó, chất lượng yến sào Việt
Nam được đánh giá cao hơn hẳn so với những quốc gia trong khu vực. Theo các chuyên gia
về ngành yến, thì sản phẩm yến sào của Việt Nam có mùi vị rất đặc trưng và chất lượng vượt
trội so với các loại yến đảo thiên nhiên nên giá yến Việt cao hơn trên thị trường quốc tế (phụ
lục 3). Và đặc biệt, một số hang đảo thiên nhiên tại tỉnh Khánh Hòa có các tổ yến huyết, tổ
yến hồng với hàm lượng dinh dưỡng cao và những công dụng tốt dành cho sức khỏe con
người.
3.2 Vai trò của ngành yến sào đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của Khánh Hòa
Ngành yến sào, đứng đầu là công ty Yến sào Khánh Hòa đã đóng góp không nhỏ vào sự phát
triển kinh tế và xã hội của tỉnh.
Thứ nhất, công ty đã giải quyết công ăn việc làm cho gần 6000 lao động với số liệu tăng
trưởng đều qua các năm.
Hình 3.1 – Tăng trưởng lực lượng lao động của công ty Yến sào Khánh Hòa.
Nguồn: Công ty Yến sào Khánh Hòa (2017).
4109
4645
5039
5586 5800
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Đơn vị tính: người
11
Thứ hai, ngành yến sào đã góp phần vào nguồn ngân sách cho tỉnh Khánh Hòa. Công ty
YSKH là một trong hai doanh nghiệp có vốn nhà nước lớn nhất tỉnh, cùng với Tổng công ty
Khánh Việt là hai đơn vị luôn dẫn đầu trong việc đóng góp vào ngân sách hàng năm của tỉnh
nhờ từ doanh thu tăng đều qua các năm, xếp thứ 140 top 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu
nhập lớn nhất Việt Nam 2016.
Hình 3.2 - Biểu đồ tăng trưởng doanh thu công ty Yến sào Khánh Hòa.
Nguồn: Công ty Yến sào Khánh Hòa (2017).
Năm 2016, công ty TNHH MTV YSKH đã nộp ngân sách 456 tỷ đồng, là đơn vị thứ 2 sau
Tổng công ty Khánh Việt đóng góp ngân sách tỉnh.
28
36
61
63
90
99
137
219
411
622
1,185
1,847
2,621
3,175
3,903
4,646
5,280
TB 1991-2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Đơn vị tính: tỷ đồng
12
Hình 3.3 - Biểu đồ tăng trưởng nộp ngân sách tỉnh của công ty Yến sào Khánh Hòa.
Nguồn: Công ty Yến sào Khánh Hòa (2017).
Thứ ba, việc phát triển kinh tế của công ty YSKH luôn gắn chặt với nhiệm vụ củng cố quốc
phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Được sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang
bị đầy đủ các phương tiện, công cụ hỗ trợ như: đội tàu công suất từ 40CV đến 675CV, canô
cao tốc, roi điện, súng bắn đạn cao su, phương tiện phòng cháy, chữa cháy… và ba trung đội
tự vệ phục vụ công tác cơ động tuần tra, canh gác bảo vệ các đảo yến và nhận nhiệm vụ khi
được huy động. Đồng thời, lực lượng tự vệ của công ty luôn phối hợp chặt chẽ với dồn biên
phòng, dân quân xã, phường thực hiện kiểm soát các tuyến biển đảo, ngăn chặn, bắt giữ các
ghe thuyền ngư dân đánh bắt trái phép, vi phạm quy chế hoạt động biển đảo, bảo vệ môi
trường sinh thái.
24.9 33 33 34 35 39 42 50
63
75
186
250
287
324
381
421
456
Đơn vị tính: tỷ đồng
13
3.3 Phân tích bốn yếu tố cạnh tranh của cụm ngành yến sào Khánh Hòa theo mô hình
kim cương
3.3.1 Các điều kiện nhân tố sản xuất
3.3.1.1 Tài nguyên thiên nhiên
Khánh Hòa có quần thể đảo rộng lớn, phong phú với hơn 200 đảo lớn nhỏ, cấu trúc hang
động phù hợp cho loài chim yến hàng sinh sống. Lợi thế này mang tính chất lâu dài do đặc
điểm về thời tiết thuận lợi và mức độ công nghiệp hóa của Việt Nam thấp hơn so với các
nước lân cận.
Khánh Hòa với lợi thế là địa phương có số lượng quần thể chim yến cũng như sản lượng tổ
yến tự nhiên cao nhất cả nước (phụ lục 4). Với điều kiện môi trường sinh sống khá tốt cho
chim yến, Khánh Hòa hướng đến xây dựng ngành nghề yến sào phát triển cả bề rộng và
chiều sâu, mang tính bền vững để đạt hiệu quả cao.
Hình 3.4 - Bản đồ phân bố chim yến tại Khánh Hòa
Nguồn: Công ty Yến sào Khánh Hòa (2017).
14
3.3.1.2 Tài nguyên con người
Năm 2015, dân số ở Khánh Hòa là 1.205,303 nghìn người, trong đó lực lượng lao động là
690,4 nghìn người, chiếm hơn 57% dân số.
Với nguồn nhân lực có kinh nghiệm trong ngành yến từ lâu đời, đây chính là nguồn tiềm
năng để phát triền ngành nghề. Lực lượng lao động phổ thông năm 2015 là 593,8 nghìn
người, đó là nguồn lao động dồi dào phục vụ cho khâu sản xuất, quá trình phân loại, làm
sạch, phơi sấy và đóng gói sản phẩm. Ngoài ra, còn có cộng đồng những hộ có nhà yến để
gắn kết cùng nhau phát triển trong nghề. Theo số liệu tác giả khảo sát được, việc tiếp cận kỹ
thuật xây dựng nhà yến phần lớn qua kênh bạn bè, người thân giới thiệu, tỷ lệ này đến 56%.
Và chính từ bạn bè, người thân đó, họ tạo nên một hệ thống liên kết chặt chẽ để trao đổi
thông tin trong nghề, để cùng phát triển.
Hình 3.5 - Tỷ lệ hộ dân tiếp cận kỹ thuật xây dựng nhà yến qua các kênh.
Nguồn: Kết quả tác giả khảo sát chủ nhà yến.
Tuy nhiên, việc liên kết này chỉ dừng lại ở phạm vi gia đình, bạn bè đã quen biết từ trước,
nó không lan rộng ở một cộng đồng chung những người có nhà yến. Tính liên kết vẫn chưa
cao vì người dân vẫn còn quan niệm không muốn chia sẻ và vấn đề tiết lộ bí mật kinh doanh
cũng gây sự dè dặt trong việc chia sẻ thông tin giữa các chủ nhà yến.
56%
33%
22%
22%
22%
Người thân, bạn bè
Tự tìm hiểu
Trung tâm khuyến nông
Doanh nghiệp sản xuất yến sào
Diễn đàn nuôi yến
15
3.3.1.3 Nguồn vốn
Hiện nay, đối với yến đảo, do công ty nhà nước khai thác và quản lý, nguồn vốn đầu tư từ
ngân sách nhà nước được đưa ra theo kế hoạch và đều đặn. Đối với các hộ có nhà yến, nguồn
vốn đầu tư cho cá nhân các hộ dân và doanh nghiệp tự huy động. Hiện tại chưa có chính sách
tín dụng ưu đãi cho ngành yến ở địa phương mặc dù hệ thống ngân hàng trong tỉnh đã khá
phong phú, từ ngân hàng quốc doanh lớn như Agribank, Vietcombank, Vietinbank đến các
ngân hàng tư nhân như Đông Á, Kiên Long, Sacombank,…
Mức đầu tư trung bình để xây dựng nhà
yến khoảng 4.375.000 đồng/m2.
Theo Trung tâm yến sào Tầm Cao Việt,
mức đầu tư cho một nhà yến khoảng 1,3
tỷ đồng cho nhà yến 300m2, đầu tư cho
lần xây dựng đầu tiên, sau đó hàng năm
chỉ tốn thêm chi phí bảo trì tương đối nhỏ
so với mức đầu tư ban đầu. Xây nhà yến
là hoạt động khá đặc thù do tính chất đầu
tư lớn, và chủ nhà chấp nhận chôn vốn
trong những năm đầu, thời gian hoàn vốn
lâu, phụ thuộc vào việc làm tổ của chim
yến. Hiện nay, việc huy động vốn để xây
dựng nhà yến chủ yếu từ đồng tiền nhàn
rỗi trong thời gian dài của chủ nhà yến,
hoặc vay mượn từ người thân. Nguồn vốn đầu tư lớn và gặp phải những hạn chế trên đã cản
trở việc mở rộng quy mô nhà yến ở Khánh Hòa.
3.3.1.4 Cơ sở hạ tầng vật chất
Là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Khánh Hòa giáp Phú Yên về hướng Bắc, phía Tây
giáp Đắk Lắk và Lâm Đồng, phía Nam giáp Ninh Thuận, phía Đông giáp Biển Đông. Khánh
Hòa có bờ biển dài và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân
Phong, Nha Trang, Cam Ranh... với khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 26⁰C, có hơn 300
ngày nắng trong năm và nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng khác. Bên cạnh đó, Khánh
HỘP 3.2 – Vốn xây dựng nhà yến
Với 1 dự án xây dựng nhà yến có diện tích
7,5m x 20m x 2 tầng (300m2):
+ Chi phí xây dựng cơ bản cho 405m2 (2,5
triệu/m2) là 1.012,5 triệu đồng.
+ Chi phí xây dựng công nghệ cho 300m2
(1 triệu/m2) là 300 triệu đồng.
Như vậy tổng chi phí xây dựng cơ bản và
trang bị công nghệ dẫn dụ yến là 1.312,5
triệu đồng cho 300m2 diện tích nhà yến.
Tức là trung bình 1m2 tốn 4,4 triệu đồng.
Theo Trung tâm yến sào Tầm Cao Việt,
2016 (phụ lục 5)
16
Hòa còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, đặc biệt tài nguyên biển có
nhiều loại hải sản quý hiếm có thể khai thác, nuôi trồng, chế biến xuất khẩu với khối lượng
lớn, có yến sào, là nguồn nguyên liệu đặc biệt để xuất khẩu và bào chế các sản phẩm bổ
dưỡng quý hiếm cho con người.3
Hình 3.6 – Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa.
3 Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa http://www.khanhhoa.gov.vn
17
Nguồn cơ sở hạ tầng được người trong ngành ở Khánh Hòa đánh giá tốt. Về đường giao
thông nội tỉnh và liên tỉnh, Khánh Hòa có hệ thống đường quốc lộ chạy ngang qua 6/9 huyện,
thị, thành, kết nối hệ thống giao thông giữa các địa phương trong tỉnh cũng như đi ra bên
ngoài, nối với các tỉnh lân cận một cách thuận tiện. Mạng lưới đường tỉnh lộ vươn rộng, gắn
kết các khu vực có nhà yến trong tỉnh, phục vụ cho vận chuyển tổ yến. Khánh Hòa có hệ
thống đường sắt bắc nam chạy dọc qua tỉnh, thuận tiện cho việc đưa sản phẩm yến sào trong
tỉnh đến các địa phương khác trong cả nước. Giao thông đường thủy với hệ thống ngày càng
hoàn thiện, phục vụ cho việc di chuyển giữa các đảo yến cho quá trình kiểm tra hang yến và
thu hoạch tổ yến. Khánh Hòa có cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, là điều kiện thuận lợi
để các nhà đầu tư có cơ hội đến với vùng đất này và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng từ
mọi miền đất nước cũng như trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, theo khảo sát PCI năm 2016, so với 2 tỉnh lân cận, Khánh Hòa có chỉ số cơ sở hạ
tầng cao hơn Ninh Thuận và thấp hơn Phú Yên. Mặc dù đường cấp tỉnh được đánh giá tốt
nhưng đường cấp huyện thì chưa. Chất lượng điện thoại, điện, internet vẫn chưa được đánh
giá tốt bằng Phú Yên (phụ lục 6).
Về nguồn nước, thành phố Nha Trang có Nhà máy nước công suất 70.000m3/ngày – đêm,
các thị xã, thị trấn đều có nhà máy nước đảm bảo cấp nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh.4 Tuy nhiên, theo Báo cáo tài nguyên nước tỉnh Khánh Hòa năm 2016
của Cục Quản lý tài nguyên nước ngày 29/4/2016 thì tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi El
Nino, nền nhiệt tăng cao, lượng mưa thiếu hụt so với trung bình nhiều năm, gây ra hạn hán,
thiếu nước nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Các tháng mùa cạn, dung
tích khoảng 20 hồ chứa trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa chỉ đạt hơn 50% dung tích thiết kế.
Toàn tỉnh đã có khoảng 2.000ha diện tích phải bỏ vụ do khô hạn. Nhiều nơi xảy ra tình trạng
thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, nhiều xã vẫn chưa có hệ thống dẫn nước nên người dân vẫn
sử dụng hệ thống nước tự chảy, nước giếng (trong khi mực nước một số giếng đang bị tụt
giảm mạnh và đã có những dấu hiệu ô nhiễm).
4 Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa (đã dẫn)
18
3.3.1.5 Cơ sở hạ tầng thông tin
Nguồn thông tin ngành yến trên cả nước cũng như ở Khánh Hòa còn chưa được công khai
rộng rãi. Đó là các chính sách, các thông tin về quy hoạch ngành. Ngoài ra, thông tin giữa
các hộ có nhà yến cũng còn chưa được minh bạch. Chưa có sự liên kết giữa những cá nhân
hoạt động trong ngành để tạo nên một tổ chức thống nhất chung, bảo vệ cho các cá nhân và
doanh nghiệp trong ngành, bảo vệ người sử dụng.
Hơn nữa, chưa có một kênh thông tin chính thức công bố các vấn đề liên quan đến yến sào.
Tác dụng của yến sào cũng đang còn nhiều tranh cãi. Mặc dù đã có nhiều công trình khoa
học nghiên cứu nhưng vẫn chưa đi đến hồi kết, còn nhiều giá trị dinh dưỡng của yến sào
chưa được xác định. Điều này đặt ra yêu cầu cho khoa học thế giới đang và sẽ tiếp tục nghiên
cứu trong tương lai.
3.3.1.6 Cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ
Vấn đề kỹ thuật trong ngành yến ở Khánh Hòa có công ty YSKH đứng đầu phụ trách nghiên
cứu khoa học (phụ lục 8). Tổ chức các hoạt động có tầm chiến lược để phát triển bền vững,
công ty đã nghiên ứng dụng khoa học và sáng tạo kỹ thuật trong công tác quản lý, bảo vệ,
chăm sóc, khai thác và chế biến yến sào. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học của công ty
đã góp phần thiết thực vào sự phát triển chung của ngành nghề yến sào Việt Nam.
Đối với yến nhà, kỹ thuật xây dựng nhà yến không quá phức tạp. Vấn đề là con người không
đáp ứng nhu cầu của chim yến mà lại xây dựng theo ý kiến chủ quan của con người cho nên
sai kỹ thuật, không thể gọi chim về.
19
Như vậy, YSKH có cơ sở khoa học kỹ
thuật với nhiều nghiên cứu ứng dụng thực
tế, giúp tăng đàn chim yến và nhiều kỹ
thuật khác. Đây chính là nền tảng vũng
chắc để phát triển thêm nhiều nghiên cứu
khoa học trong tương lai, giúp ngành
YSKH phát triển bền vững. Bên cạnh đó,
kỹ thuật xây dựng nhà yến tuy không quá
phức tạp nhưng do vấn đề thực hiện của
các hộ dân chưa đúng chuẩn mực yêu cầu
nên vẫn còn tình trạng nhà yến thất bại khá
nhiều.
3.3.2 Điều kiện nhu cầu
3.3.2.1 Nhu cầu trong nước
Tổ yến là một loại thực phẩm cao cấp,
được sử dụng chủ yếu ở khu vực Châu Á.
Ở Việt Nam, đời sống ngày càng nâng cao,
tầng lớp trẻ trung lưu ngày càng chú ý đến chăm sóc sức khỏe và có nhu cầu sử dụng những
mặt hàng cao cấp. Bà Đặng Phạm Minh Loan, Phó giám đốc Điều hành VinaCapital, cho
rằng: “tiềm năng tăng trưởng của thị trường liên quan đến mức sống bình quân của người
Việt Nam đang tăng cao”.
HỘP 3.3 - Bà Nguyễn Thị Lan, Giám đốc
Trung tâm nghiên cứukhoa học SanTech
thuộc Công ty TNHH MTV YSKH:
“Trong thời giantới, YSKH tiếp tục tăng
cường nghiên cứu khoa học, kết hợp
nghiên cứu khoa học với các cơ quan,
công ty chuyên ngành có kinh nghiệm về
nghề nuôi chim yến. Trước hết tập trung
vào hệ thống các thiết bị sử dụng trong
nghề nuôi yến, sau đó kết hợp công nghệ
ấp nuôi nhân tạo bổ sung nguồn chim
con; các biện pháp về phòng trừ dịch
bệnh; công nghệ tạo nguồn thức ăn,
công nghệ bảo quản và chế biến các sản
phẩm sau thu hoạch từ tổ yến.”
20
Hình 3.7 – Tổng sản phẩm bình quân đầu người ở Khánh Hòa và cả nước.
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Niên giám thống kê 2015 của Khánh Hòa và cả nước.
10 năm qua, mức sống của người
dân ngày càng tăng cao. Mặc dù
chỉ số phát triển từ năm 2013 đến
nay có giảm (ở Khánh Hòa giảm
nhiều hơn so với cả nước) nhưng
GDP bình quân đầu người vẫn
tăng qua các năm, đến năm 2015
tăng gấp 4 lần so với 2005, đạt
hơn 40 triệu đồng/người/năm. Khi
điều kiện kinh tế trở nên khá giả,
con người quan tâm nhiều hơn
đến sức khỏe và những sản phẩm
dinh dưỡng ở những mức giá cao
hơn ngoài nhu yếu phẩm hàng
0.00
20.00
40.00
60.00
80.00
100.00
120.00
140.00
0.00
5,000.00
10,000.00
15,000.00
20,000.00
25,000.00
30,000.00
35,000.00
40,000.00
45,000.00
50,000.00
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
ĐVT: nghìn đồng
Khánh Hòa Cả nước Chỉ số phát triển KH (%) Chỉ số phát triển cả nước (%)
HỘP 3.4 - TS. Lê Chí Công, Trưởng bộ môn Quản
trị Du lịch, khoa Kinh tế, Đại học Nha Trang:
“Người tiêu dùng hiện nay thông thái hơn, khôn
hơn, có thu nhập tốt hơn. Nghiên cứu về hành vi tiêu
dùng thì xu hướng mua sản phẩm yến sào rất nhiều.
Ngày nay dần dần loại bỏ câu chuyện như ngày xưa
về sản phẩm này là sản phẩm mà “người mua không
dùng và người dùng không mua”. Ngày nay dần hình
thành quan điểm người mua đều dùng hàng và dùng
cho nhiều mục đích, trong đó chủ yếu là bồi bổ sức
khỏe, chăm sóc sức khỏe cho những người trong gia
đình.”
21
ngày, trong đó có yến sào. Vì vậy, ngày càng nhiều người có nhu cầu tiêu dùng yến sào hơn
nữa.
Bên cạnh đó, Khánh Hòa là một điểm đến du lịch, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách
trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng thức đặc sản địa phương.
Hình 3.8 – Thống kê số lượt khách du lịch đến Khánh Hòa.
Nguồn: Tác giả vẽ dựa trên số liệu Niên giám thống kê 2015.
Khách du lịch cũng có một nhu cầu nhất định đối với sản phẩm yến sào ở Khánh Hòa. Đặc
biệt là theo số liệu niên giám thống kê 2015, trong những năm gàn đây, số lượt khách đến
Khánh Hòa ngày càng tăng đáng kể, đến năm 2015 có trên 3 triệu lượt khách trong nước và
951 nghìn lượt khách quốc tế. Với xu hướng này, nhu cầu yến sào từ khách du lịch sẽ tăng
trong thời gian tới, và nhất là khách Trung Quốc.
651 832
1,082 1,172 1,238 1,458
1,740 1,786
2,398
2,760
3,080
249
255
282
422 341
385
440 532
636
831
951
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Khách trong nước
(Nghìn lượt người)
Khách quốc tế
(Nghìn lượt người)
22
Hình 3.9 – Đánh giá nhu cầu khách hàng.
Nguồn: Kết quả tác giả khảo sát.
Đối với nhu cầu về chất lượng, theo khảo sát, có 89% hộ nuôi yến đánh giá nhu cầu của
khách hàng về tiêu chuẩn chất lượng ngày càng cao. Có khoảng 44% cho rằng khách hàng
ngày nay cần giá cả phải chăng, đa dạng chủng loại, lượng nhu cầu tăng và tính tiện lợi của
sản phẩm.
Như vậy, nhu cầu về yến sào của khách không chỉ tăng lên về số lượng mà ngày càng có
những yêu cầu cao hơn về chất lượng, chủng loại và tính tiện lợi nhưng giá cả phải phù hợp.
Đây chính là yêu cầu đặt ra cho nhà cung cấp yến sào
ngày nay ở một thị trường cạnh tranh với những
khách hàng ngày càng trở nên thông thái với nhiều
lựa chọn mua hàng thông minh. Khách hàng đánh giá
cao chất lượng yến sào Việt Nam, nhất là yến đảo
Khánh Hòa. Ở những đảo xa, chim yến đảo có điều
kiện thụ hưởng được một lượng lớn thức ăn thiên
nhiên, so với quần thể chim yến sống ở đất liền thì rõ
ràng thức ăn này ít bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi
trường. Đồng thời, ở đảo ngoài khơi xa, chim yến làm
tổ trên những vách đá tự nhiên. Đó là nơi tích tụ thêm nhiều nguyên tố vi lượng vào thành
88.89%
44.44%
44.44%
44.44%
44.44%
11.11%
11.11%
Các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm ngày
càng cao
Tính tiện lợi của sản phẩm khi sử dụng
Nhu cầu sử dụng ngày càng tăng
Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm
Giá cả phải chăng
Chất lượng phục vụ, tư vấn
Người tiêu dùng thông minh
HỘP 3.5 – Đánh giá chung theo
kết quả khảo sát:
Nhu cầu tiêu thụ mặt hàng yến
sào ngày càng tăng, lượng cung
trong nước tuy chưa nhiều nhưng
giá vẫnthấpdo yếu tốhàng ngoại
bị nhập lậu vào Việt Nam.
23
phần tổ yến, góp phần lý giải về những nguồn dưỡng chất mà yến sào đem lại cho con người.
Vì vậy, giá của tổ yến đảo trở nên cao hơn (phụ lục 9).
Hiện nay, nguồn cung tăng, việc sử dụng sản phẩm xưa nay được cho là chỉ có giới nhà giàu
mới dùng được càng trở nên phổ biến. Ông Lê Danh Hoàng, giám đốc Trung tâm yến sào
Hoàng Yến Eka cho rằng ngành này sẽ rất phát triển trong tương lai, và đang có xu hướng
“bình dân hóa sản phẩm yến” khi giá sản phẩm yến đang giảm nhiều. Nhờ đó, yến sào tiếp
cận với lượng khách hàng đông hơn. Điều này chứng tỏ một thị trường nhu cầu yến sào đầy
tiềm năng và rộng lớn.
Nhu cầu đối với các loại yến nước cũng như những sản phẩm qua sơ chế một cách thuận tiện
nhất, đặc biệt vào các dịp lễ, tết có xu hướng tăng nhằm phục vụ mục tiêu sử dụng làm quà
tặng cho bạn bè, gia đình và đồng nghiệp… Đây rõ ràng là một xu thế tất yếu trong việc sử
dụng loại thực phẩm bổ dưỡng trong thời đại công nghiệp 4.0.
Ngoài ra, khi đời sống ngày được nâng cao, nhu cầu sử dụng sản phẩm yến sào không chỉ
dừng lại ở việc ăn uống để bổ sung dinh dưỡng mà còn đáp ứng cho nhu cầu chăm sóc sắc
đẹp của phụ nữ gia tăng với nhiều lọai axit amin giúp trẻ hóa tế bào cùng những tác dụng
làm đẹp da có trong dưỡng chất yến sào. Yến sào ngày nay cũng được sử dụng trong các
spa, trong những viện thẩm mỹ chăm sóc sắc đẹp.
3.3.2.2 Nhu cầu quốc tế
Thị trường yến sào chủ yếu ở khu vực châu Á, Trung Quốc, bao gồm Đài Loan, Hồng Kông,
Macau là thị trường tiêu thụ chính yến sào cùng với cộng đồng người châu Á ở các nước
Mỹ, Ðài Loan, Singapore, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, và mở rộng sang
Trung Đông.
Người Trung Quốc có niềm tin mạnh mẽ vào tác dụng của yến sào giúp cung cấp nhiều dinh
dưỡng có lợi ích sức khỏe, đặc biệt là chống lão hóa và cải thiện hệ miễn dịch. Và họ có
truyền thống lâu đời từ những bữa yến tiệc dành cho bậc vua chúa quý phái, sang trọng.
24
Hình 3.10 – Sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc.
Nguồn: Ngân hàng thế giới. Theo Homi Kharas (2011), “The Emerging Middle Class in
Developing Countries”.
Với dân số khoảng 1,4 tỷ người, dự báo của Ngân
hàng thế giới đến năm 2020, Trung Quốc có trên
40% dân số thuộc tầng lớp trung lưu, tức là có
hơn 400 triệu người ở tầng lớp giàu có với nhu
cầu tiêu thụ tổ yến rất lớn, bình quân mỗi người
chỉ tiêu thụ 10gr/năm thì cần 4.000 tấn/năm. Thị
trường Trung Quốc rõ ràng là rộng lớn. Tuy
nhiên, đây là đối tượng khách hàng chưa xác định
được tính bền vững. Tình huống xảy ra như việc
tiêu thụ các mặt hàng nông sản ở nước ta (thanh
long, vải, chuối, lợn…) trong thời gian vừa qua,
buộc phải có những chiến dịch kêu gọi “cứu lấy
HỘP 3.6 - Ông Nguyễn Chung, Phó
Chủ tịch Hiệp hội yến sào Việt
Nam:
“Nơi tiêu thụ yến nhiều nhất là Trung
Quốc. Nhưng thị trường ở đây đối với
Việt Nam không ổn định. Việc làm ăn
với Trung Quốc không phải là vấn đề
đơn giản, ngoài chính trị, còn vấn đề
lòng tin. Thị trường Trung Quốc có
tính bất ổn cao.”
25
nông sản Việt”. Đó là những bài học kinh nghiệm khi hợp tác làm ăn với khách hàng là
người Trung Quốc.
Theo nghiên cứu của công ty YSKH năm 2016 về thị trường tiêu thụ, dự báo nhu cầu về tổ
yến sẽ tăng trên 10% mỗi năm vào các thập kỷ tới, mặt khác chất lượng tổ yến của Việt Nam
cao hơn hẳn so với tổ yến của các nước trong khu vực nên giá bán cao hơn. Đây chính là lợi
thế của Việt Nam và dự báo trong những năm tới, nước ta có thể xuất khẩu tổ yến với sản
lượng vượt trội. Nhu cầu yến sào trên thị trường thế giới tăng mạnh do con người tiêu dùng
nhận thức được giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Theo thông tin tại Hội thảo “Phát triển
yến sào Việt Nam theo kinh nghiệm của Malaysia”, hiện giá 1kg tổ yến của Việt Nam dao
động từ 2000-5000 đô-la Mỹ, cao gấp đôi so với yến sào Malaysia, nhưng vẫn không có đủ
hàng để bán, đặc biệt là tại thị trường HongKong. Ngành yến có tiềm năng tăng trưởng lớn
về mặt thị trường. Ngoài ra, ngành còn có khả năng kết hợp với ngành du lịch quảng bá sản
phẩm đặc trưng của địa phương. Chim yến là động vật quý hiếm nên được khách du lịch ưa
chuộng, tìm kiếm. Vì vậy, các cơ sở nuôi chim yến còn là điểm thăm quan, du lịch của du
khách, nhất là đối với Khánh Hòa, có điều kiện tự nhiên thuận lợi với quần thể đảo yến.
Mặc dù vậy, đặc sản tổ yến này mới chỉ đánh vào thị phần khách châu Á có thu nhập khá trở
lên. Do đó, lượng khách cho mặt hàng này hiện nay vẫn có một số lượng nhất định. Điều
này còn phụ thuộc vào năng lực thu hút khách du lịch có thu nhập khá trở lên và ưa chuộng
sản phẩm yến sào đến với địa điểm du lịch như Khánh Hòa. Đây chính là một hình thức xuất
khẩu tại chỗ với chi phí được tiết giảm tối thiểu, đem lại hiệu quả kinh tế cao nếu lượng
khách du lịch dồi dào.
3.3.3 Bối cảnh chiến lược và sự cạnh tranh của doanh nghiệp
3.3.3.1 Bối cảnh chiến lược
Hiện nay, số quốc gia có khai thác yến sào trên thế giới chủ yếu chỉ tập trung ở Indonesia,
Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Nước ta chỉ có một số nơi khai thác yến đảo như Khánh
Hòa, Hội An, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận và Côn Đảo. Sản lượng yến đảo cả nước
năm 2016 là 6 tấn, trong đó, Khánh Hòa là 3,5 tấn. Đối với nhà yến, 39 tỉnh, thành có nhà
yến, phân bố rải rác từ Hải Phòng đến Cà Mau, với tổng sản lượng ước tính 42 tấn năm 2016.
Do có giá trị kinh tế và dinh dưỡng khá cao nên giá tổ yến nhà hiện nay khoảng từ 18 đến
30 triệu đồng/kg, tổ yến đảo là 60 đến 110 triệu đồng/kg, yến huyết 230 triệu đồng/kg. Với
26
sản lượng và giá yến bình quân ước tính năm 2016 nói trên thì giá trị tạo ra chỉ tính từ tổ yến
của ngành yến sào Việt Nam năm 2016 là 1.548 tỷ đồng5. Năm 2016, riêng công ty YSKH
đã nộp ngân sách nhà nước 456 tỷ đồng.
Việt Nam đang chạy đua để bắt kịp với Malaysia và Indonesia, các nhà sản xuất hàng đầu
khu vực về các món ăn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng (phụ lục 10). Từ năm 2013, Trung Quốc
đã siết chặt quy định các tiêu chuẩn về chất lượng trong việc nhập khẩu tổ yến sau vụ yến
Malaysia chứa lượng nitrat vượt quá quy định (phụ lục 11). Trong khi đó, Việt Nam hiện
nay vẫn chưa có chính sách của nhà nước, thiếu thông tin, thiếu hỗ trợ kỹ thuật, những rào
cản xuất hiện trong nhiều khâu, từ việc cấp giấy phép xây dựng nhà nuôi yến, phương thức
đánh thuế cho tới quy hoạch khu vực nuôi, vệ sinh môi trường. Tình trạng thiếu quy hoạch
chung cho ngành yến đang tồn tại ở hầu hết các tỉnh thành. Cho đến nay, văn bản pháp lý
chỉ có Thông tư 35/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2013 của Bộ NN&PTNT, Quy định tạm
thời về quản lý nuôi chim yến. Ở Khánh Hòa có Quyết định số 164/QĐ-UBND ngày
20/01/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch phát
triển và Quản lý các hang, đảo yến trên vùng biển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020.
Từ phía người nuôi yến, việc xây dựng nhà yến mang tính tự phát, chưa được định hướng
phát triển. Do đó, nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn và rủi ro. 100% người nuôi yến được khảo
sát cho rằng tỉnh không có chính sách hỗ trợ cho việc xây dựng nhà yến và kinh doanh yến
sào. Những người được hỏi cho biết 3 rào cản lớn nhất để họ tham gia thị trường yến sào là
vốn, kỹ thuật và giấy phép hoạt động nhà yến. Đây là ngành công nghiệp rủi ro khá cao. Đã
có rất nhiều nhà không thể thu hút yến và chúng cũng có thể chết nếu mắc bệnh nguy hiểm
hay thiếu nguồn thức ăn, do thời tiết không thuận lợi. Hơn nữa, ngành này đòi hỏi vốn đầu
tư lớn, thời gian dụ yến lâu dài và đặc biệt là không thể cho yến ăn bằng thức ăn nhân tạo do
bản chất chim yến hoang đã và chỉ có thể bắt công trùng khi đang bay.
Đối với sản phẩm yến sào, thực tế vẫn chưa có quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm,
quy trình sản xuất đạt các chuẩn quốc tế như GMP, HACCP, ISO 220006, kiểm định về chất
lượng và nguồn gốc. Tình trạng không rõ ràng về chất lượng tổ yến trên thị trường sẽ gây
5 6 tấn yến đảo x 90.000.000 VNĐ/kg + 42 tấn yến nhà x 24.000.000 VNĐ/kg = 1.548 tỷ đồng
6 SO 22000 là tiêu chuẩn do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) xây dựng tập trung vào an toàn thực phẩm.
... Tên đầy đủ là ISO 22000 Food safety management systems - Requirements for any organization in the food
chain (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm).
27
ảnh hưởng xấu đến hình ảnh tổ yến Việt Nam. Điều này lý giải vì sao, dù sản lượng tổ yến
trong nước chưa nhiều, nhưng giá cả lại giảm khá mạnh. Tình trạng rối loạn này có thể làm
giảm sút uy tín, thương hiệu tổ yến Việt Nam. Bên cạnh nguồn hàng trong nước, yến sào
nhập khẩu vẫn tràn vào nước ta. Ngoài đường chính ngạch, phần lớn tổ yến từ nước ngoài
vào Việt Nam đều theo hình thức xách tay, chưa có quy trình quản lý, kiểm soát chất lượng
theo đường này.
3.3.3.2 Sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Yến Việt được đánh giá chất lượng cao trên thế giới. Ở Việt Nam nổi bật là yến đảo Khánh
Hòa có thế mạnh vượt trội so với các vùng khác. Hiện tại sản lượng của công ty YSKH
chiếm hầu hết kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Các công ty tư nhân có thể tham gia thị
trường nhưng chỉ dừng lại ở việc cung ứng sản phẩm ở thị trường nội địa. Hoặc một số công
ty chủ động tìm đối tác nước ngoài nhưng khả năng này còn rất hạn chế và manh mún.
Hình 3.11 – Xuất khẩu yến sào ở Khánh Hòa.
Nguồn: Niên giám thống kê Khánh Hòa (2015)
Thương hiệu YSKH đã làm nên vị thế của ngành yến sào địa phương, vượt trội hơn so với
các tỉnh khác trên cả nước. Khánh Hòa với lợi thế có truyền thống khai thác yến sào từ lâu
đời, quần thể chim yến phát triển ổn định với số lượng lớn nhất nhờ công tác bảo vệ và khai
thác khoa học. Những điều kiện tự nhiên thuận lợi đã giúp Khánh Hòa thu hút lượng yến
đảo đông đúc về làm tổ ở vách đá trên biển. Nhờ vậy, sản lượng tổ yến đảo nơi đây cao nhất
cả nước với chất lượng vượt trội hơn trong số ít tỉnh có điều kiện khai thác yến đảo như
1,004
476
324
950
1,111
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Đơn vị tính: kg
28
Quảng Nam, Bình Định, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu. Thêm vào đó là sự đầu tư kỹ
thuật, công nghệ của công ty YSKH. Những hoạt động chuyên nghiệp của công ty, những
giải thưởng, chứng nhận danh giá trong nước và quốc tế đã tạo dựng thương hiệu YSKH trên
thị trường và niềm tin nơi người tiêu dùng.
So với giá các công ty khác trên cả nước, những sản phẩm cùng loại của công ty YSKH luôn
cao hơn một mức nhất định cũng khẳng định vị thế của YSKH trên thị trường. Kết quả khảo
sát cho thấy 50% số người được hỏi cho rằng lợi thế của ngành yến sào ở Khánh Hòa là đàn
yến đông, tổ yến đạt chất lượng tốt tạo nguồn thu ổn định. Và trên thực tế, tổ yến ở Khánh
Hòa cũng được bán với giá cao hơn ở những khu vực khác.
Theo kết quả khảo sát, có 67% người được hỏi cho rằng yếu tố tạo động lực cho sự phát triển
của YSKH là thương hiệu địa phương, 67% cho rằng đó là chất lượng tổ yến Khánh Hòa.
Hình 3.12 – Động lực phát triển của ngành yến sào Khánh Hòa.
Nguồn: Kết quả tác giả khảo sát.
Khánh Hòa là tỉnh có tiềm năng rất lớn để phát triển nghề nuôi chim yến. Đây là cơ hội hiếm
có để tỉnh quy hoạch, ban hành các cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà
đầu tư nuôi chim yến, từ đó xây dựng các dòng sản phẩm mang thương hiệu đặc trưng của
địa phương, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách, giải quyết công ăn việc làm lao động và an
sinh xã hội góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Cùng với việc kết hợp với hoạt động
77.78%
66.67%
66.67%
11.11%
11.11%
Lượng khách du lịch đông đúc đến Khánh
Hòa
Thương hiệu yến Khánh Hòa
Chất lượng yến Khánh Hòa
Nhu cầu khách hàng ngày càng cao
Không có động lực phát triển
29
du lịch, YSKH có cơ hội vươn xa đến nhiều thị trường trên thế giới và đem lại hiệu quả kinh
tế cao.
Hình 3.13 – Thống kê nhà nuôi chim yến tại các tỉnh/ thành phố.
Nguồn: Diễn đàn Tổ yến Việt Nam (2017).
Khánh Hòa yếu về năng lực cạnh tranh trên thị trường yến nhà. So với năm 2015, số lượng
nhà yến tăng 9 nhà, tổng đàn chim tăng khoảng 8-10%/năm, sản lượng yến có tăng nhưng
chỉ ở mức 4-6%, tập trung ở khu vực Vạn Giã (8 nhà), Diên Khánh (6 nhà) và Nha Trang
(22 nhà). Vấn đề số lượng và kỹ thuật áp dụng khoa học ở các nhà yến ở Khánh Hòa còn
yếu so với những địa phương phát triển yến nhà như thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Thuận,
Tiền Giang…
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
9000
0
100
200
300
400
500
600
700
NHÀ NUÔI CHIM YẾN ( năm 2015) NHÀ NUÔI CHIM YẾN (năm 2016)
SẢN LƯỢNG TỔ YẾN/ NĂM (kg)
Nhà Kg
30
So với trung bình chung cả nước, sản lượng yến nhà ở Khánh Hòa cũng còn rất thấp, chỉ
khoảng một nửa mức trung bình chung. Trong số 39 tỉnh thành có nhà yến, Khánh Hòa nằm
trong nhóm những tỉnh có sản lượng thấp.
Hình 3.14 – Vị thứ xếp hạng của yến nhà Khánh Hòa và các tỉnh trong khu vực năm 2016.
Nguồn: Diễn đàn Tổ yến Việt Nam (2017).
Yến nhà Khánh Hòa xếp vị thứ thấp hơn so với các tỉnh trong khu vực về cả số lượng nhà
yến, diện tích sàn, tổng đàn chim lẫn sản lượng tổ yến thu hoạch được trong năm 2016.
Mặt khác, tuy nguồn cung vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu nhưng cạnh tranh trong ngành yến
sào khá gay gắt do thất bại thị trường từ vấn đề bất cân xứng thông tin giữa người bán và
người mua, gây nhiễu thị trường. Hàng thật và hàng giả lẫn lộn, khó phân biệt, gây ảnh
hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng cũng như uy tín thương hiệu YSKH đã được gây dựng
từ trước. Yến kém chất lượng đang phổ biến trên thị trường, càng nhiều doanh nghiệp gia
nhập thị trường, chất lượng yến sào bán ra càng khó đồng nhất và khó kiểm soát hơn. Việc
đưa các loại tổ yến giả, yến trộn có chất lượng kém hoặc tỷ lệ tổ yến thật chỉ chiếm vài %
nhằm tìm kiếm lợi nhuận bất chính. Những loại nguyên liệu giả được dùng để trộn lẫn với
31
tổ yến thật như: rong biển, carrageenan, alginate, agar, tinh bột, lòng trắng trứng, bì lợn…
Đối với yến huyết, chất màu hoặc hóa chất tẩy màu được sử dụng để nhuộm.
Việc phân biệt tổ yến thật và giả mang tính cảm quan nên kém chính xác. Ngoài ra, phương
pháp vật lý, hóa học có cơ sở khoa học nhưng chưa đầy đủ, tốn nhiều thời gian và chi phí
hơn. Như vậy, việc tổ yến giả tràn lan đã làm suy giảm nghiêm trọng niềm tin của người tiêu
dùng và làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của các nhà sản xuất chân chính. Hàng giả làm cho
các nhà sản xuất bị thiệt hại về kinh tế vì mua hàng kém chất lượng. Đối với người tiêu dùng
trực tiếp, ngoài vấn đề kinh tế còn ảnh hưởng đến sức khỏe và niềm tin của khách hàng.
Ngày càng nhiều doanh nghiệp tham
gia vào thị trường, đẩy mạnh việc
bán lẻ yến sào cho khách hàng nội
địa, cạnh tranh trên thị trường bán lẻ
trở nên khốc liệt. Ngoài doanh
nghiệp, những hộ có nhà yến cũng
bán lẻ tại nhà. Mặc khác, hiện nay
với hình thức bán hàng qua mạng xã
hội, nhiều cá nhân buôn bán tự phát
mà không phải cần đến mặt bằng,
cửa hàng thực hay đăng ký kinh
doanh. Việc buôn bán trở nên dễ
dàng và thuận tiện hơn bao giờ hết
làm cho thị trường trở nên đa dạng
dưới nhiều hình thức phong phú,
thuận tiện cho cả người bán và người
mua. Tuy nhiên, mặt trái của việc này là khó kiểm soát chất lượng sản phẩm, thị trường phức
tạp, người tiêu dùng có quá nhiều lựa chọn làm nhiễu loạn thông tin. Đây cũng là cơ hội cho
hàng giả trà trộn, có mặt tràn lan trên thị trường. Và người thiệt hại nhiều nhất là khách hàng
và những nhà sản xuất chân chính. Bên cạnh đó, việc bày bán tràn lan, ở đâu có nhà nuôi
yến ở đó có treo bảng bán yến sào làm giảm “đẳng cấp thương hiệu” của mặt hàng cao cấp
này. Hơn nữa, thể hiện tính manh mún, rời rạc, thiếu liên kết trong ngành yến sào.
HỘP 3.7 - Ông Hồ Thế Ân, nguyên Tổng Giám
đốc Công ty TNHH MTV Yến sào Khánh Hòa:
“Yến sào Khánh Hòa ngoài bán yến nguyên tổ còn
sản xuất nước yến. Mười mấynăm trở lại đây, nước
yến của Khánh Hòa cũng là loại nướcđộc tôn trong
nước, vì Bình Định và Hội An không sản xuất.
Nhưng yến sào của ta hiện nay bắt đầu cạnh tranh
với hàng nhập khẩu, đó là yến sào từ Thái Lan,
Indonesia, Malaysia sang, thậm chí còn có yến từ
Đài Loan, HongKong, Trung Quốc chở sang, và kể
cả của nhà sản xuất Việt Nam cũng làm nhà máy
sản xuất yến lon, yến chai, yến lọ. Sản phẩm của tổ
yến cũng có thị trường cạnh tranh rất quyết liệt,
giữa trong nước và khu vực.”
32
Ngoài sản phẩm là tổ yến thuần túy, những sản phẩm làm từ tổ yến cũng có sức cạnh tranh
nhất định. Đó là ở các mặt hàng sản xuất từ yến như nước giải khác, sữa chua, bánh kẹo, sản
phẩm chăm sóc sắc đẹp, các món ăn chế biến sẵn ở các nhà hàng.
Theo kết quả khảo sát có 50% người được hỏi cho rằng bán chủ yếu cho người quen. Rõ
ràng thị trường yến sào “mua bằng niềm tin, bán bằng thương hiệu”, từ những người quen
biết hay từ thương hiệu có uy tín sẵn trên thị trường. Chi phí trong việc đăng ký thương hiệu,
và chi phí quản lý cho hoạt động kinh doanh, thuê mặt bằng đều cao, khiến giá mặt hàng này
luôn cao và cạnh tranh gay gắt.
Hình 3.15 – Phân bổ chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh yến sào.
Nguồn: Kết quả tác giả khảo sát.
Phân bổ chi phí trong sản xuất và kinh doanh yến sào được chia ra làm 3 nhóm. Nhóm thứ
nhất chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất là đầu tư xây dựng nhà yến và thu mua tổ yến về làm nguồn
nguyên liệu đầu vào. Nhóm thứ hai là chi phí cho thương hiệu và chi phí quản lý hoạt động
kinh doanh. Nhóm thứ ba là việc thuê mặt bằng và chi phí sản xuất chiếm tỷ trọng thấp nhất.
Như vậy, chi phí xây dựng thương hiệu chiếm tỷ trọng cao thứ hai sau việc đầu tư xây nhà
yến cũng là một chi phí không hề nhỏ đối với doanh nghiệp muốn khẳng định tên tuổi trên
thị trường, tạo niềm tin nơi khách hàng.
Yến sào trong nước còn phải cạnh tranh với yến sào nhập khẩu. Theo Phạm Công Hoạt
(2017), chất lượng tốt nhưng sản phẩm yến sào Việt Nam chỉ vào khoảng 10 tấn/năm, tương
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Đầu tư nuôi yến
Thu mua tổ yến
Chi phí Quản lý hoạt động KD
Thương hiệu
Sản xuất
Thuê mặt bằng
33
đương với 10% so với các nước trong khu vực, Indonesia khoảng 100 tấn/năm, Malaysia và
Thái Lan ở mức từ 60-70 tấn/năm. Hơn nữa, với lịch sử phát triển yến sào từ những năm 60
của thế kỷ 20 ở các nước trong khu vực với quy mô lớn như Indonesia, Malaysia, có số lượng
nhà yến đến hàng trăm nghìn nhà, trong khi nước ta ngành yến sào còn quá non trẻ với
khoảng 6000 nhà. Nhà yến ở nước ta còn quá ít về số lượng để có thể tận dụng lợi thế theo
quy mô như các nước khác nhằm giúp giảm chi phí, và khả năng ứng dụng kỹ thuật công
nghệ mới còn hạn chế ở những nhà yến nhỏ lẻ, manh mún. Do vậy, khi yến sào nước ngoài
nhập vào Việt Nam, cạnh tranh về giá là điều khó tránh khỏi. Ngoài ra, việc nhập khẩu yến
sào còn chưa được quản lý chính thức bởi các cơ quan nhà nước, vừa gây thất thoát nguồn
thuế, vừa làm tăng các hoạt động nhập lậu qua đường không chính thống. Hàng ngoại tràn
lan vào Việt Nam, trà trộn, mạo danh hàng Việt, gây rối loạn thị trường và ảnh hưởng uy tín
thương hiệu yến trong nước.
3.3.4 Các ngành liên quan và hỗ trợ
Những kĩ thuật thu hút yến vào sinh sống trong nhà như âm thanh, phun nước mưa, tạo mùi
bầy đàn, tạo tổ giả đã được quy trình hóa và thực hiện bằng những thiết bị được sản xuất
sẵn. Nhà nuôi và những ô bằng gỗ (nesting plank) cũng được tiêu chuẩn hóa giúp người nuôi
không phải mò mẫm trong quá trình đầu tư xây dựng và đảm bảo khả năng thành công cao
nhất.
Hiện nay, những thiết bị kỹ thuật sử dụng trong nhà yến phải nhập khẩu từ Malaysia và châu
Âu nên vẫn còn phụ thuộc vào công nghệ bên ngoài. Với những hộ có nhà yến quy mô nhỏ
chưa đủ khả năng đầu tư trang thiết bị hiện đại của nước ngoài phục vụ hoạt động dẫn dụ
chim yến về làm tổ nên khó có khả năng thu hút được số lượng đàn chim yến lớn.
Ngoài ra, việc ứng dụng kỹ thuật truy suất nguồn gốc tổ yến ở Việt Nam vẫn chưa thực hiện
được như các nước đi trước như Malaysia. Một trong những lý do đó là quy mô nhà yến ở
nước ta còn nhỏ hẹp, số lượng ít, việc xây nhà yến còn manh mún và tự phát, rải rác ở nhiều
nơi, chưa có sự tập trung, chưa tận dụng được lợi thế theo quy mô để có những ứng dụng
công nghệ tiên tiến. Nếu áp dụng công nghệ với số lượng nhỏ lẻ như vậy sẽ gia tăng chi phí
rất cao, hoạt động không đem lại hiệu quả.
34
Bảng 3.1 – Vật liệu cần thiết xây nhà yến.
Nguồn: Trung tâm yến sào Tầm Cao Việt (2016).
Các loại máy móc, thiết bị chính như hệ thống loa phát âm thanh, hệ thống phun sương tạo
độ ẩm, để bảo quản lượng yến sào tồn kho, các doanh nghiệp cần phải trang bị máy hút chân
không nhằm bảo quản tốt nhất chất lượng của yến sào chờ tìm thị trường xuất bán… Những
loại thiết bị cần thiết này đều được nhập từ các nước đi trước trong ngành như Indonesia,
Malaysia. Một số thiết bị phải nhập công nghệ từ châu Âu. 100% người được khảo sát cho
biết chưa có thỏa thuận liên kết với nhà cung ứng thiết bị kỹ thuật do số lượng nhỏ, chỉ mua
khi cần thiết để tạo tính linh hoạt và không có ràng buộc đôi bên. Ngoài ra, những dụng cụ
như khuôn tổ yến, các thiết bị trong quá trình chế biến yến sào được cung cấp bởi những
doanh nghiệp nhỏ trong nước. Tất cả các thiết bị từ kỹ thuật hiện đại đến công cụ, dụng cụ
Stt Tên Vật Tư Stt Tên Vật Tư
1 Gỗ Bạch Tùng 32 Ampli cửa dẫn
2 Ke gỗ 33 Ampli ru
3 Tinh yến hương 34 Usb tiếng chim
4 Phân chim yến 35 Đèn chống cú
5 Mùi Bầy đàn Tacavi 36 Dây điện Cadivi0.75
6 PW Super 37 Timer điện tử hẹn giờ
7 Hóa chất mùi khai 38 Cầu dao chống giật
8 Đinh gỗ 4 phân 39 Khởi động từ
9 Đinh thép 40 Ổ cắm Lioa
10 Vít Inox 4p 41 Băng keo điện
11 Vít đen 2p 42 Phích cắm điện
12 Phao Cơ 43 Tanali
13 Tắckê nhựa 44 Diệt gián
14 Thùng tạo mùi 45 Invetter
15 Dây Rút 46 Bình Ắc Quy
16 Bass inox 4 lỗ 47 Cầu dao nguồn
17 Loa ru trong nhà 48 Camera TCA-51403
18 Loa 4D 49 Đầu ghi 4 kênh TDA-2604
19 Loa dẫn 50 Adapter 12V
20 Loa 8D phòng VIP 51 Balun chống nhiễu
21 Loa Lục Giác 52 Dây 4 lõi 200m
22 Loa hút cửa HP4000 53 Màn hình 21 in
23 Dây loa Cadivi0.5 54 Ổ cứng Seagate 1T
24 Máy phun 2000 55 Vận chuyển
25 Máy TCV 7000 56 Tổ giả bằng nhựa
26 Ống 90 57 Bàn gai tắc kè
27 Máy kiểm soát ẩm 58 Bẫy cú và chim săn mồi
28 Ống p. sương 8ly 59 Dy 2000 Mùi ẩm trệt
29 Béc tắm p.sương 60 Béc p.sương
30 Co,T, Keo PVC 61 Hệ thống sưởi
31 Lọc nước 62 Máy phun siêu ẩm 5500
Khác
Phun Sương
Hệ Thống
Tạo Ầm
Ampli
Hệ Thống
Âm Thanh
Điện
Thuốc
Nguồn
dự phòng
Camera
Quan sát
Gỗ
Thanh Tổ
Hóa chất
Phụ kiện
Loa
Âm Thanh
35
thủ công đơn giản đều chưa có sự liên kết nào chặt chẽ với phía bên chủ nhà yến. Đây là một
điểm yếu của chuỗi ngành hỗ trợ của yến sào.
Tuy nhiên, về đầu ra, ngành đã có sự liên kết chặt chẽ với ngành du lịch. Hoạt động này đã
được thực hiện hiệu quả đối với một địa điểm du lịch như thành phố biển Nha Trang, Khánh
Hòa. Công ty YSKH là đơn vị duy nhất quản lý và khai thác 169 hang yến của tỉnh. Nhờ đó,
công ty cũng thực hiện thiết kế tour du lịch cho du khách kết hợp tham quan hang yến,
thưởng thức chè yến với du lịch biển đảo ở đảo yến Hòn Nội, Hòn Tằm, và quần thể đảo
trong vùng biển gần đất liền. Mặc dù chỉ khai thác từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm, với điều
kiện thời tiết biển thuận lợi cho du lịch đảo, những tour du lịch cũng đã thu hút du khách đến
từ nhiều nơi ở trong và ngoài nước để vừa quảng bá tài nguyên du lịch địa phương, vừa giúp
du khách biết nhiều hơn đến sản phẩm YSKH. Việc kết hợp này tạo nên thương hiệu địa
phương cho Khánh Hòa với cảnh biển đẹp và món ăn ngon, bổ dưỡng. Trong khi hiện nay
xu hướng của du lịch khám phá đến những nơi đảo xa bờ đang thu hút nhiều đối tượng thì
việc kết hợp này giúp du khách thích thú những trải nghiệm này và để lại nhiều ấn tượng
đáng lưu nhớ trong lòng khách du lịch về biển và món ăn. Tour du lịch đảo yến Hòn Nội,
kết hợp du lịch biển đảo hoang sơ với bãi tắm đôi duy nhất ở Việt Nam và tham quan hang
yến, giúp du khách có thể trực tiếp đi vào hang yến, tham quan và tận mắt chứng kiến những
tổ chim yến đang làm trên vách đá. Ở giữa đảo yến thưởng thức món chè tổ yến bổ dưỡng
và thơm ngon, giúp du khách cả trong và ngoài nước đều thích thú trải nghiệm không gian
du lịch mới mẻ và mang đặc trưng riêng của vùng đất Khánh Hòa.
Đối với những doanh nghiệp yến sào khác trong tỉnh, họ còn liên kết với công ty du lịch thiết
kế chương trình tour có lịch trình đi đến các phòng trưng bày sản phẩm, của hàng bán yến
sào cho du khách có cơ hội tìm hiểu về đặc sản địa phương và mua về làm quà cho người
thân. Từ đó, thúc đẩy hình thức xuất khẩu tại chỗ, đem lại nguồn lợi đáng kể cho ngành yến
sào và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu địa phương. Những hộ có nhà yến cũng bước đầu
thực hiện quảng bá, liên kết với công ty du lịch để đưa khách đến tận mắt tham quan nhà yến
và mua sản phẩm tại nhà.
Như vậy, các ngành liên quan, hỗ trợ đối với yến sào thì đầu vào, trang thiết bị, chưa có sự
liên kết, hợp tác giữa các ngành, làm cho hoạt động rời rạc và thiếu tính đồng đều. Tuy nhiên,
để góp phần giải quyết đầu ra, việc liên kết với ngành du lịch là hoàn toàn có lý do và khả
năng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho cả 2 ngành du lịch và yến sào.
Tải bản FULL (99 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành yến sào khánh hòa 6674149
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành yến sào khánh hòa 6674149

More Related Content

What's hot

Bài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty BibicaBài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty Bibica
Lanh Chanh
 
Đề tài: Phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua Facebook, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua Facebook, HAYĐề tài: Phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua Facebook, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua Facebook, HAY
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Chiến lược Marketing của Coca Cola
Chiến lược Marketing của Coca ColaChiến lược Marketing của Coca Cola
Chiến lược Marketing của Coca Cola
Wikibiz.vn
 
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020 Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020
Nguyễn Quang Sang Digital
 
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao Wonderfarm
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao WonderfarmLập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao Wonderfarm
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao Wonderfarm
Vu Huy
 
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty VinamilkYếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
thaoweasley
 
Chính sách sản phẩm
Chính sách sản phẩmChính sách sản phẩm
Chính sách sản phẩm
Lan Anh Nguyễn
 
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN  TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN    TS. BÙI QUANG XUÂNĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN    TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN  TS. BÙI QUANG XUÂN
Bùi Quang Xuân
 
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT Software
Luận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT SoftwareLuận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT Software
Luận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT Software
Giang Coffee
 
Chương 4: PR (Quan hệ Báo chí)
Chương 4: PR (Quan hệ Báo chí)Chương 4: PR (Quan hệ Báo chí)
Chương 4: PR (Quan hệ Báo chí)
Zelda NGUYEN
 
Chương 3: PR (PR nội bộ)
Chương 3: PR (PR nội bộ)Chương 3: PR (PR nội bộ)
Chương 3: PR (PR nội bộ)
Zelda NGUYEN
 
Giao trinh to chuc su kien
Giao trinh to chuc su kienGiao trinh to chuc su kien
Giao trinh to chuc su kien
Lê Quyêt Thăng
 
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của Shopee
Tiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của ShopeeTiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của Shopee
Tiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của Shopee
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm của Công ty sữa Vinamilk
Luận văn: hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm của Công ty sữa VinamilkLuận văn: hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm của Công ty sữa Vinamilk
Luận văn: hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm của Công ty sữa Vinamilk
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Chương 2: PR (Hoạch định chiến lược PR)
Chương 2: PR (Hoạch định chiến lược PR)Chương 2: PR (Hoạch định chiến lược PR)
Chương 2: PR (Hoạch định chiến lược PR)
Zelda NGUYEN
 
Báo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậpBáo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tập
trungcodan
 

What's hot (20)

Bài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty BibicaBài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty Bibica
 
Đề tài: Phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua Facebook, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua Facebook, HAYĐề tài: Phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua Facebook, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua Facebook, HAY
 
Chiến lược Marketing của Coca Cola
Chiến lược Marketing của Coca ColaChiến lược Marketing của Coca Cola
Chiến lược Marketing của Coca Cola
 
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020 Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020
 
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao Wonderfarm
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao WonderfarmLập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao Wonderfarm
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao Wonderfarm
 
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty VinamilkYếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
 
Chính sách sản phẩm
Chính sách sản phẩmChính sách sản phẩm
Chính sách sản phẩm
 
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN  TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN    TS. BÙI QUANG XUÂNĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN    TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN  TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT Software
Luận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT SoftwareLuận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT Software
Luận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT Software
 
Chương 4: PR (Quan hệ Báo chí)
Chương 4: PR (Quan hệ Báo chí)Chương 4: PR (Quan hệ Báo chí)
Chương 4: PR (Quan hệ Báo chí)
 
Nhom 2 cocacola
Nhom 2 cocacolaNhom 2 cocacola
Nhom 2 cocacola
 
Chương 3: PR (PR nội bộ)
Chương 3: PR (PR nội bộ)Chương 3: PR (PR nội bộ)
Chương 3: PR (PR nội bộ)
 
Giao trinh to chuc su kien
Giao trinh to chuc su kienGiao trinh to chuc su kien
Giao trinh to chuc su kien
 
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
 
Tiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của Shopee
Tiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của ShopeeTiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của Shopee
Tiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của Shopee
 
Luận văn: hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm của Công ty sữa Vinamilk
Luận văn: hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm của Công ty sữa VinamilkLuận văn: hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm của Công ty sữa Vinamilk
Luận văn: hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm của Công ty sữa Vinamilk
 
Chương 2: PR (Hoạch định chiến lược PR)
Chương 2: PR (Hoạch định chiến lược PR)Chương 2: PR (Hoạch định chiến lược PR)
Chương 2: PR (Hoạch định chiến lược PR)
 
Vinamilk
VinamilkVinamilk
Vinamilk
 
Báo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậpBáo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tập
 

Similar to Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành yến sào khánh hòa 6674149

Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.docNghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Man_Ebook
 
Phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
Phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng NamPhát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
Phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản Lý Nhà Nước Về Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Huyện Cư Kuin, Tỉnh Đắk L...
Quản Lý Nhà Nước Về Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Huyện Cư Kuin, Tỉnh Đắk L...Quản Lý Nhà Nước Về Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Huyện Cư Kuin, Tỉnh Đắk L...
Quản Lý Nhà Nước Về Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Huyện Cư Kuin, Tỉnh Đắk L...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Luận Văn Phát triển kinh tế trang trại tại Huyện Ea Kar, Tỉnh Đắk Lắk.doc
Luận Văn  Phát triển kinh tế trang trại tại Huyện Ea Kar, Tỉnh Đắk Lắk.docLuận Văn  Phát triển kinh tế trang trại tại Huyện Ea Kar, Tỉnh Đắk Lắk.doc
Luận Văn Phát triển kinh tế trang trại tại Huyện Ea Kar, Tỉnh Đắk Lắk.doc
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.docPhát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN
TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢNTÌM HIỂU CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN
TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN
NguynLTrungDng
 
Luận văn: Hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tỉnh Vĩnh Long
Luận văn: Hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tỉnh Vĩnh LongLuận văn: Hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tỉnh Vĩnh Long
Luận văn: Hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tỉnh Vĩnh Long
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAY
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAYLuận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAY
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAY
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAYLuận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAY
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tại Vĩnh Long, HAY
Đề tài: Hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tại Vĩnh Long, HAYĐề tài: Hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tại Vĩnh Long, HAY
Đề tài: Hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tại Vĩnh Long, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
BÀI MẪU luận văn Quản lý nhà nước về nông sản, HAY
BÀI MẪU luận văn Quản lý nhà nước về nông sản, HAYBÀI MẪU luận văn Quản lý nhà nước về nông sản, HAY
BÀI MẪU luận văn Quản lý nhà nước về nông sản, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Quản trị chất lượng trong chuỗi cung ứng thịt gia cầm ở Việt Nam
Quản trị chất lượng trong chuỗi cung ứng thịt gia cầm ở Việt NamQuản trị chất lượng trong chuỗi cung ứng thịt gia cầm ở Việt Nam
Quản trị chất lượng trong chuỗi cung ứng thịt gia cầm ở Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
[Kho tài liệu ngành may] xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng thời trang c...
[Kho tài liệu ngành may]  xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng thời trang c...[Kho tài liệu ngành may]  xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng thời trang c...
[Kho tài liệu ngành may] xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng thời trang c...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
TS. BUI QUANG XUÂN NGUYỆN VỌNG CỦA NGƯỜI DÂN VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC XÚC HIỆN NAY
TS. BUI QUANG XUÂN  NGUYỆN VỌNG CỦA NGƯỜI DÂN VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC XÚC HIỆN NAY TS. BUI QUANG XUÂN  NGUYỆN VỌNG CỦA NGƯỜI DÂN VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC XÚC HIỆN NAY
TS. BUI QUANG XUÂN NGUYỆN VỌNG CỦA NGƯỜI DÂN VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC XÚC HIỆN NAY
Bùi Quang Xuân
 
Ứng Dụng Hệ Thống Tưới Nhỏ Giọt Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Nước Và Tăng N...
Ứng Dụng Hệ Thống Tưới Nhỏ Giọt Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Nước Và Tăng N...Ứng Dụng Hệ Thống Tưới Nhỏ Giọt Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Nước Và Tăng N...
Ứng Dụng Hệ Thống Tưới Nhỏ Giọt Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Nước Và Tăng N...
Nhận Viết Thuê Đề Tài Zalo: 0934.573.149
 
Luận văn ngành tài chính ngân hàng đại học kinh tế Huế, HAY
Luận văn ngành tài chính ngân hàng đại học kinh tế Huế, HAYLuận văn ngành tài chính ngân hàng đại học kinh tế Huế, HAY
Luận văn ngành tài chính ngân hàng đại học kinh tế Huế, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Chất Xơ Trong Bệnh Tim Mạch, Đái Tháo Đường, Béo...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Chất Xơ Trong Bệnh Tim Mạch, Đái Tháo Đường, Béo...Khóa Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Chất Xơ Trong Bệnh Tim Mạch, Đái Tháo Đường, Béo...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Chất Xơ Trong Bệnh Tim Mạch, Đái Tháo Đường, Béo...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây cà phê tỉ...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây cà phê tỉ...Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây cà phê tỉ...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây cà phê tỉ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
anh_huong_cua_cac_yeu_to_dau_vao_den_hieu_qua_kinh_te_cay_ca_phe_tinh_dak_no...
 anh_huong_cua_cac_yeu_to_dau_vao_den_hieu_qua_kinh_te_cay_ca_phe_tinh_dak_no... anh_huong_cua_cac_yeu_to_dau_vao_den_hieu_qua_kinh_te_cay_ca_phe_tinh_dak_no...
anh_huong_cua_cac_yeu_to_dau_vao_den_hieu_qua_kinh_te_cay_ca_phe_tinh_dak_no...ma ga ka lom
 

Similar to Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành yến sào khánh hòa 6674149 (20)

Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.docNghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.doc
 
Phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
Phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng NamPhát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
Phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
 
Quản Lý Nhà Nước Về Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Huyện Cư Kuin, Tỉnh Đắk L...
Quản Lý Nhà Nước Về Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Huyện Cư Kuin, Tỉnh Đắk L...Quản Lý Nhà Nước Về Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Huyện Cư Kuin, Tỉnh Đắk L...
Quản Lý Nhà Nước Về Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Huyện Cư Kuin, Tỉnh Đắk L...
 
Luận Văn Phát triển kinh tế trang trại tại Huyện Ea Kar, Tỉnh Đắk Lắk.doc
Luận Văn  Phát triển kinh tế trang trại tại Huyện Ea Kar, Tỉnh Đắk Lắk.docLuận Văn  Phát triển kinh tế trang trại tại Huyện Ea Kar, Tỉnh Đắk Lắk.doc
Luận Văn Phát triển kinh tế trang trại tại Huyện Ea Kar, Tỉnh Đắk Lắk.doc
 
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.docPhát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
 
TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN
TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢNTÌM HIỂU CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN
TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN
 
Luận văn: Hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tỉnh Vĩnh Long
Luận văn: Hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tỉnh Vĩnh LongLuận văn: Hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tỉnh Vĩnh Long
Luận văn: Hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tỉnh Vĩnh Long
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAY
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAYLuận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAY
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAY
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAY
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAYLuận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAY
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tại Vĩnh Long, HAY
Đề tài: Hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tại Vĩnh Long, HAYĐề tài: Hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tại Vĩnh Long, HAY
Đề tài: Hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tại Vĩnh Long, HAY
 
BÀI MẪU luận văn Quản lý nhà nước về nông sản, HAY
BÀI MẪU luận văn Quản lý nhà nước về nông sản, HAYBÀI MẪU luận văn Quản lý nhà nước về nông sản, HAY
BÀI MẪU luận văn Quản lý nhà nước về nông sản, HAY
 
Báo cáo
Báo cáoBáo cáo
Báo cáo
 
Quản trị chất lượng trong chuỗi cung ứng thịt gia cầm ở Việt Nam
Quản trị chất lượng trong chuỗi cung ứng thịt gia cầm ở Việt NamQuản trị chất lượng trong chuỗi cung ứng thịt gia cầm ở Việt Nam
Quản trị chất lượng trong chuỗi cung ứng thịt gia cầm ở Việt Nam
 
[Kho tài liệu ngành may] xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng thời trang c...
[Kho tài liệu ngành may]  xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng thời trang c...[Kho tài liệu ngành may]  xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng thời trang c...
[Kho tài liệu ngành may] xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng thời trang c...
 
TS. BUI QUANG XUÂN NGUYỆN VỌNG CỦA NGƯỜI DÂN VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC XÚC HIỆN NAY
TS. BUI QUANG XUÂN  NGUYỆN VỌNG CỦA NGƯỜI DÂN VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC XÚC HIỆN NAY TS. BUI QUANG XUÂN  NGUYỆN VỌNG CỦA NGƯỜI DÂN VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC XÚC HIỆN NAY
TS. BUI QUANG XUÂN NGUYỆN VỌNG CỦA NGƯỜI DÂN VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC XÚC HIỆN NAY
 
Ứng Dụng Hệ Thống Tưới Nhỏ Giọt Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Nước Và Tăng N...
Ứng Dụng Hệ Thống Tưới Nhỏ Giọt Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Nước Và Tăng N...Ứng Dụng Hệ Thống Tưới Nhỏ Giọt Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Nước Và Tăng N...
Ứng Dụng Hệ Thống Tưới Nhỏ Giọt Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Nước Và Tăng N...
 
Luận văn ngành tài chính ngân hàng đại học kinh tế Huế, HAY
Luận văn ngành tài chính ngân hàng đại học kinh tế Huế, HAYLuận văn ngành tài chính ngân hàng đại học kinh tế Huế, HAY
Luận văn ngành tài chính ngân hàng đại học kinh tế Huế, HAY
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Chất Xơ Trong Bệnh Tim Mạch, Đái Tháo Đường, Béo...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Chất Xơ Trong Bệnh Tim Mạch, Đái Tháo Đường, Béo...Khóa Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Chất Xơ Trong Bệnh Tim Mạch, Đái Tháo Đường, Béo...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Chất Xơ Trong Bệnh Tim Mạch, Đái Tháo Đường, Béo...
 
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây cà phê tỉ...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây cà phê tỉ...Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây cà phê tỉ...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây cà phê tỉ...
 
anh_huong_cua_cac_yeu_to_dau_vao_den_hieu_qua_kinh_te_cay_ca_phe_tinh_dak_no...
 anh_huong_cua_cac_yeu_to_dau_vao_den_hieu_qua_kinh_te_cay_ca_phe_tinh_dak_no... anh_huong_cua_cac_yeu_to_dau_vao_den_hieu_qua_kinh_te_cay_ca_phe_tinh_dak_no...
anh_huong_cua_cac_yeu_to_dau_vao_den_hieu_qua_kinh_te_cay_ca_phe_tinh_dak_no...
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
jackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
jackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
jackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
jackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
jackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
jackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
jackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
jackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
jackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
jackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 

Recently uploaded (12)

Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 

Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành yến sào khánh hòa 6674149

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ------------- NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH YẾN SÀO KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ------------- NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH YẾN SÀO KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. MALCOLM McPHERSON Th.S LÊ THỊ QUỲNH TRÂM TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và với độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 7 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Như Quỳnh
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin được gửi lời tri ân đến tất cả quý Thầy Cô và các anh chị công tác tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tận tình truyền đạt kiến thức, tạo mọi điều kiện để chúng tôi được thụ hưởng môi trường học thuật nghiêm túc, tích lũy thêm hiểu biết phục vụ cho công tác và thực hiện luận văn này. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Cô Lê Thị Quỳnh Trâm và thầy Malcolm McPherson đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian nghiên cứu. Cảm ơn Cô đã đưa ra những góp ý và động viên chân tình giúp tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành đề tài. Bên cạnh đó, tôi xin cảm ơn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước đã hợp tác, chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nguồn tài liệu hữu ích để có thêm cơ sở thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, nhất là tập thể học viên MPP8 đã luôn nhiệt tình giúp đỡ, động viên, cổ vũ để những ngày học tập tại Chương trình là những trải nghiệm đầy mới mẻ và thú vị.
  • 5. iii TÓM TẮT Khánh Hòa được biết đến là một vùng đất “rừng trầm đảo yến”, những đặc sản đem lại nguồn lợi kinh tế dồi dào cho địa phương. Cùng với hoạt động khai thác yến đảo, từ năm 2003, việc xây dựng nhà yến để dẫn dụ chim yến trên đất liền phục vụ cho thu hoạch lấy tổ cũng đã hình thành và phát triển mạnh trong 6 năm trở lại đây, tạo thành làn sóng mới thu hút sự quan tâm của xã hội. Ở mặt hàng yến đảo, Khánh Hòa có lợi thế gần như tuyệt đối về số lượng lẫn chất lượng với 169 hang, tập trung phân loài chim yến hàng sản xuất ra “tổ yến vua” có sản lượng ổn định và lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, yến nhà còn nằm ở vị trí thấp so với mặt bằng chung trên toàn quốc. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày một gay gắt của thị trường về chất lượng lẫn giá cả khi mà hàng ngoại tràn lan, yến nhà phát triển nóng, đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành yến sào Khánh Hòa” ra đời nhằm nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh cụm ngành. Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra những khuyến nghị chính sách phù hợp giúp ngành yến sào địa phương phát triển Phân tích cho thấy cụm ngành yến sào tỉnh Khánh Hòa có thế mạnh về điều kiện tự nhiên với lượng hang yến lớn, chất lượng tổ yến được đánh giá cao. Từ đây, Khánh Hòa đã khéo léo kết hợp với việc khai thác du lịch. Cùng với sự có mặt của công ty TNHH MTV Yến sào Khánh Hòa, một công ty đầu ngành tại địa phương, Khánh Hòa có ưu thế cho việc đầu tư vốn và công nghệ để nghiên cứu, phát triển sản phẩm yến sào một cách chuyên nghiệp. Yến đảo ở Khánh Hòa đứng đầu cả nước về sản lượng và thương hiệu đã được xây dựng qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, yến nhà ở Khánh Hòa còn hạn chế về số lượng nhà yến, diện tích sàn nhà yến, tổng số đàn chim cũng như sản lượng tổ yến thu hoạch hàng năm. Hơn nữa, thông tin bất cân xứng, hàng kém chất lượng lẫn lộn, khó phân biệt đã tác động tiêu cực đến thương hiệu sản phẩm chân chính. Cơ sở pháp lý trong công tác quản lý việc xây dựng nhà yến và hoạt động sản xuất kinh doanh yến sào, biện pháp chống hàng giả, hàng kém chất lượng chưa hoàn chỉnh, chính sách quản lý, cấp phép, kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với ngành yến chưa được thực hiện chặt chẽ. Thêm vào đó, việc liên kết giữa các ngành ở khâu đầu vào còn lỏng lẻo. Những yếu tố này đang cản trở sự phát triển của ngành yến sào địa phương.
  • 6. iv Từ cơ sở phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của ngành yến sào Khánh Hòa, một số chính sách đã được đưa ra giúp phát triển ngành yến sào, một trong những đặc sản của địa phương. Một là, bảo vệ thương hiệu yến sào Khánh Hòa bằng cách đảm bảo chất lượng và uy tín sản phẩm trên thị trường. Cùng với đó là bảo vệ rừng, môi trường sống và nguồn thức ăn cho chim yến. Hai là, cơ quan chức năng vào cuộc trong việc cấp giấy chứng nhận về chất lượng hàng hóa, tăng cường công tác quản lý thị trường, xử lý nghiêm, chế tài mạnh để chống lại nạn hàng giả như hiện nay. Việc thành lập hợp tác xã nhà yến trên phạm vi tỉnh là cần thiết để quản lý quy trình sản xuất. Không những thế, điều này còn hạn chế việc xây dựng nhà yến tự phát, buôn bán tổ yến một cách manh mún, nhỏ lẻ, giá cả tùy tiện làm ảnh hưởng đến giá trị mặt hàng cao cấp này. Ba là, xây dựng cơ sở dữ liệu toàn diện về tổ yến trên mạng thông tin diện rộng, làm nền tảng cho những kỹ thuật truy suất nguồn gốc yến sào trong tương lai, đáp ứng nhu cầu nắm bắt thông tin của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đó là những chính sách cần được cơ quan nhà nước đẩy mạnh thực hiện vì sự phát triển của một địa phương đầy tiềm năng và có thế mạnh trong ngành yến sào. Từ khóa: năng lực cạnh tranh, cụm ngành yến sào, Khánh Hòa
  • 7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... ii TÓM TẮT............................................................................................................................iii MỤC LỤC..............................................................................................................................v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................................vii DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH VẼ.......................................................................................................ix DANH MỤC HỘP ................................................................................................................x DANH MỤC PHỤ LỤC......................................................................................................xi CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU........................................................................................................1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu.............................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................................3 1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu...................................................3 1.5 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3 1.5.1 Phương pháp thu thập thông tin............................................................................3 1.5.2 Phương pháp chọn mẫu.........................................................................................3 1.5.3 Phương pháp phân tích..........................................................................................4 1.6 Bố cục nghiên cứu................................................................................................4 CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................5 2.1 Cơ sở lý thuyết............................................................................................................5 2.2 Tổng quan một số nghiên cứu trước ........................................................................7 CHƯƠNG 3 – PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH YẾN SÀO KHÁNH HÒA .......................................................................................................................9
  • 8. vi 3.1 Sản phẩm tổ chim yến Hàng ở Khánh Hòa .............................................................9 3.2 Vai trò của ngành yến sào đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của Khánh Hòa...................................................................................................................................10 3.3 Phân tích bốn yếu tố cạnh tranh của cụm ngành yến sào Khánh Hòa theo mô hình kim cương...............................................................................................................13 3.3.1 Các điều kiện nhân tố sản xuất ...........................................................................13 3.3.1.1 Tài nguyên thiên nhiên.................................................................................13 3.3.1.2 Tài nguyên con người ..................................................................................14 3.3.1.3 Nguồn vốn....................................................................................................15 3.3.1.4 Cơ sở hạ tầng vật chất..................................................................................15 3.3.1.5 Cơ sở hạ tầng thông tin ................................................................................18 3.3.1.6 Cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ..........................................................18 3.3.2 Điều kiện nhu cầu ...............................................................................................19 3.3.2.1 Nhu cầu trong nước......................................................................................19 3.3.2.2 Nhu cầu quốc tế............................................................................................23 3.3.3 Bối cảnh chiến lược và sự cạnh tranh của doanh nghiệp....................................25 3.3.3.1 Bối cảnh chiến lược .....................................................................................25 3.3.3.2 Sức cạnh tranh của doanh nghiệp ................................................................27 3.3.4 Các ngành liên quan và hỗ trợ ............................................................................33 3.3.5 Vai trò của chính phủ..........................................................................................36 3.4 Đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành yến sào tỉnh Khánh Hòa ..................39 CHƯƠNG 4 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................................43 4.1 Kết luận.....................................................................................................................43 4.2 Khuyến nghị chính sách ..........................................................................................44 4.3 Hạn chế của đề tài ....................................................................................................46 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................47 PHỤ LỤC............................................................................................................................49
  • 9. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội GMP Good Manufacturing Practices Nguyên tắc thực hành sản xuất tốt HACCP Hazard Analysis and Critical Control Point System Phân tích rủi ro và các điểm kiểm soát tới hạn NN&PTNT PCI Provincial Competitiveness Index Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên VSFA Vietnam Swiflet Farmer’s Association Hiệp hội yến sào Việt Nam UBND Ủy ban nhân dân YSKH Yến sào Khánh Hòa
  • 10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 – Vật liệu cần thiết xây nhà yến...........................................................................34 Bảng 3.2 – Chỉ số gia nhập thị trường. ..............................................................................37
  • 11. ix DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 – Kết quả điều tra khảo sát hang đảo yến năm 2014..............................................1 Hình 2.1 – Mô hình đánh giá lợi thế cạnh tranh của cụm ngành..........................................6 Hình 3.1 – Tăng trưởng lực lượng lao động của công ty Yến sào Khánh Hòa. ..................10 Hình 3.2 - Biểu đồ tăng trưởng doanh thu công ty Yến sào Khánh Hòa.............................11 Hình 3.3 - Biểu đồ tăng trưởng nộp ngân sách tỉnh của công ty Yến sào Khánh Hòa........12 Hình 3.4 - Bản đồ phân bố chim yến tại Khánh Hòa...........................................................13 Hình 3.5 - Tỷ lệ hộ dân tiếp cận kỹ thuật xây dựng nhà yến qua các kênh.........................14 Hình 3.6 – Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa. .................................................................16 Hình 3.8 – Thống kê số lượt khách du lịch đến Khánh Hòa................................................21 Hình 3.9 – Đánh giá nhu cầu khách hàng. ..........................................................................22 Hình 3.10 – Sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc...........................................24 Hình 3.11 – Xuất khẩu yến sào ở Khánh Hòa. ....................................................................27 Hình 3.12 – Động lực phát triển của ngành yến sào Khánh Hòa........................................28 Hình 3.14 – Vị thứ xếp hạng của yến nhà Khánh Hòa và các tỉnh trong khu vực năm 2016. ..............................................................................................................................................30 Hình 3.15 – Phân bổ chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh yến sào.......................32 Hình 3.16– Mô hình kim cương đánh giá cụm ngành yến sào Khánh Hòa.........................39 Hình 3.17 – Đánh giá các yếu tố cản trở sự phát triển của cụm ngành yến sào ở Khánh Hòa. ..............................................................................................................................................40 Hình 3.18 – Cụm ngành yến sào Khánh Hòa ......................................................................42
  • 12. x DANH MỤC HỘP HỘP 1.1 - PGS. TS Nguyễn Khoa Diệu Thu (tại Đại hội Thành lập Hiệp hội yến sào Việt Nam 2017): ............................................................................................................................2 HỘP 3.1 – Ông David, Chuyên gia thiết kế kỹ thuật xây dựng nhà yến Malaysia đang làm việc tại Việt Nam:...................................................................................................................9 HỘP 3.2 – Vốn xây dựng nhà yến........................................................................................15 HỘP 3.3 - Bà Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu khoa học SanTech thuộc Công ty TNHH MTV YSKH: ................................................................................................19 HỘP 3.4 - TS. Lê Chí Công, Trưởng bộ môn Quản trị Du lịch, khoa Kinh tế, Đại học Nha Trang:...................................................................................................................................20 HỘP 3.5 – Đánh giá chung theo kết quả khảo sát:.............................................................22 HỘP 3.6 - Ông Nguyễn Chung, Phó Chủ tịch Hiệp hội yến sào Việt Nam:........................24 HỘP 3.7 - Ông Hồ Thế Ân, nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Yến sào Khánh Hòa: .....................................................................................................................................31
  • 13. xi DANH MỤC PHỤ LỤC 1. Danh sách phỏng vấn...................................................................................................49 2. Một số nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng và công dụng của tổ yến.....................50 3. Bảng giá một số sản phẩm yến sào trên website www.alibaba.com............................56 4. Bản đồ phân bố chim yến Việt Nam năm 2014............................................................58 5. Dự án đầu tư nhà yến...................................................................................................58 6. Chi tiết các chỉ số thành phần chỉ số cơ sở hạ tầng 2016. ..........................................60 7. Một số mẫu giấy phép của chủ nhà yến và cơ sở sản xuất yến sào.............................60 8. Những nghiên cứu khoa học của công ty TNHH MTV Yến sào Khánh Hòa ...............63 9. Bảng phân loại tổ yến hiện đang kinh doanh trên thị trường......................................68 10. Kinh nghiệm quản lý nuôi chim yến tại các nước....................................................69 11. Vụ yến Malaysia chứa lượng nitrat vượt quá quy định...........................................71 12. Khủng hoảng truyền thông ngành yến sào ..............................................................73 13. Bảng hỏi chủ nhà yến...............................................................................................73 14. Một số hình ảnh tác giả khảo sát và phỏng vấn thực tế...........................................83
  • 14. 1 CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Ở khu vực Đông Nam Á, ngành nuôi chim yến được các nhà chuyên môn nhận định là một ngành công nghiệp xanh không khói, vừa góp phần cải thiện môi trường, vừa tạo ra nguồn thực phẩm có giá trị cao trong việc bồi bổ sức khỏe con người. Sở hữu những điều kiện thuận lợi, Việt Nam có tiềm năng dồi dào cho việc phát triền ngành công nghiệp này. Hơn nữa, chất lượng sản phẩm yến sào được đánh giá cao hơn hẳn so với các nước trong khu vực nên Việt Nam đã xuất khẩu những mặt hàng chất lượng cho thị trường quốc tế. Hình 1.1 – Kết quả điều tra khảo sát hang đảo yến năm 2014. Nguồn: Lê Hữu Hoàng (2014), Quy hoạch và phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Việt Nam. Theo thống kê đến cuối năm 2014, Khánh Hòa có 169 hang yến, chiếm 71,3% số lượng hang yến toàn quốc. Bên cạnh điều kiện tự nhiên thuận lợi, tỉnh còn có công ty TNHH MTV Yến sào Khánh Hòa (sau đây gọi tắt là công ty Yến sào Khánh Hòa), một đơn vị dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực khai thác và chế biến yến sào với sản lượng năm 2016 đạt gần 4 tấn yến sào, đưa sản phẩm Việt đến 21 thị trường quốc tế nhờ vào đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ cho phát triển sản phẩm. Những điều kiện trên kết hợp với tình hình thị trường sản phẩm yến sào được dự báo sẽ sôi nổi trong thời gian sắp tới là những nhân tố phù hợp để xây dựng cụm ngành YSKH theo hướng hoàn thiện giúp phát triển mạnh mẽ và bền vững. 71.3% 6.8% 5.9% 16.0% Khánh Hòa Bình Định Bà Rịa - Vũng Tàu Những tỉnh còn lại
  • 15. 2 Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề trong quá trình cạnh tranh gay gắt của thị trường về chất lượng, giá cả sản phẩm khi số lượng doanh nghiệp gia nhập ngành càng cao. Phát triển nóng nghề nuôi yến nhà làm cho việc thẩm định chất lượng sản phẩm ngày càng khó khăn. Hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan. Thông tin bất cân xứng làm cho chất lượng yến nội, yến ngoại bị lẫn lộn, tác động tiêu cực đến thương hiệu sản phẩm trong nước, làm cho người tiêu dùng có nhận thức sai lệch về yến Việt. Vẫn chưa có cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm và chứng nhận chất lượng sản phẩm yến sào. Trong khi đó, việc nuôi yến ở nhà yến trên đất liền ngày càng nở rộ khắp 39 tỉnh thành trên cả nước với số lượng nhà yến đứng đầu là thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016 có 595 nhà, sản lượng 8.570kg, so với Khánh Hòa có 68 nhà yến và đạt 610 kg. Nguồn yến đảo tự nhiên đang dần bị giới hạn, tốc độ tăng trưởng sản lượng không thể theo kịp với yến nhà. Vì vậy, thế mạnh của yến đảo Khánh Hòa đang bị hạn chế. Việc đưa ra chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành YSKH hiện nay là hết sức cần thiết cho phát triển ngành nghề đặc trưng của địa phương này. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài tập trung phân tích và xác định các nhân tố quan trọng có tác động tạo động lực và các yếu tố cản trở năng lực cạnh tranh của cụm ngành YSKH. Trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh cụm ngành YSKH để đề xuất những khuyến nghị chính sách phù hợp giúp ngành yến sào địa phương đi đúng hướng, đem lại sự phát triển bền vững HỘP 1.1 - PGS. TS Nguyễn Khoa Diệu Thu (tại Đại hội Thành lập Hiệp hội yến sào Việt Nam 2017): “Tôi quan niệm rằng không nên cổ động quá nhiều mà nên phát triển nhà yến từ từ. Bởi vì ở đây có một khối cân bằng sinh học giữa số lượng nhà yến, số lượng chim yến và số lượng côn trùng. Mối quan hệ ba mặt đó phải cân bằng. Việc phát triển nhanh sẽ dẫn đến có quá nhiều nhà, quá nhiều chim mà không chú ý đến vấn đề côn trùng. Những năm nóng quá hoặc lạnh quá, côn trùng không phát triển, những tỉnh như Bình Định và nhiều nơi khác gặp phải tình trạng tổ mỏng, sản lượng không tăng. Như thế mới nói phát triển nghề nuôi yến, theo quan điểm của tôi, nếu cổ súy nó lớn quá, mọi người đều làm nhà yến và cuối cùng thì nhà yến lại không có yến và bị lỗ vốn. Người chịu tổn thất kinh tế chính là chủ nhà yến.”
  • 16. 3 cho ngành nghề nuôi chim yến, góp phần bảo vệ cảnh quan đô thị và môi trường sinh thái ở một điểm đến du lịch như Khánh Hòa. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Nội dung chính của đề tài là nghiên cứu để trả lời hai câu hỏi: i. Yếu tố nào quan trọng nhất trong việc tạo động lực và gây cản trở đối với sự phát triển của cụm ngành yến sào Khánh Hòa? ii. Chính sách gì giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành yến sào Khánh Hòa? 1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đó là những nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của cụm ngành yến sào ở tình Khánh Hòa theo mô hình kim cương của Michael E. Porter, từ các yếu tố đầu vào, đến các điều kiện về cầu, và các chiến lược cạnh tranh giữa doanh nghiệp, cũng như các ngành hỗ trợ liên quan. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích các hoạt động khai thác yến đảo, nuôi yến nhà, đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng là sản phẩm yến sào của các doanh nghiệp trên đại bàn tỉnh Khánh Hòa, tập trung ở thành phố Nha Trang, Vạn Ninh. Ngoài ra, một số doanh nghiệp tiến hành sản xuất ở Khánh Hòa và phân phối sản phẩm ở thành phố Hổ Chí Minh cũng được đề cập đến trong nghiên cứu. 1.5 Phương pháp nghiên cứu 1.5.1 Phương pháp thu thập thông tin Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính từ việc kết hợp phân tích thông tin từ dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Thông tin dữ liệu sơ cấp được thu thập từ phỏng vấn sâu các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực yến sào trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và các sở ban ngành, các cơ quan chính quyền tỉnh (phụ lục 1). Thông tin dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nghiên cứu trước, các báo cáo, số liệu thống kê từ chính quyền, các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong ngành yến sào. 1.5.2 Phương pháp chọn mẫu Theo số liệu của Hiệp hội yến sào Việt Nam, Khánh Hòa có 68 nhà yến mà chủ các nhà yến này đã tiến hành dẫn dụ thành công, có thu hoạch tổ. Tác giả lựa chọn chủ nhà yến khảo sát
  • 17. 4 theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, mẫu mở rộng và phân theo khu vực. Có 10 chủ nhà yến được phỏng vấn, sở hữu 32 nhà yến, trong đó có 21 nhà yến ở Khánh Hòa, chiếm 31% số nhà yến ở tỉnh. Mỗi chủ nhà yến được phỏng vấn có từ 1 đến 7 nhà yến nằm ở nhiều tỉnh khác nhau như: Khánh Hòa, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Ninh Thuận, Phú Yên… Những ý kiến trả lời của mỗi người được phỏng vấn đều có giá trị ngang nhau là 1/10 phiếu khảo sát, không phân biệt số nhà yến mà người đó sở hữu. Quá trình chọn mẫu, phỏng vấn gặp nhiều khó khăn do người nuôi yến ngại tiết lộ bí mật kinh doanh và các vấn đề khác, kì thị nữ giới, hạn chế chia sẻ thông tin do yếu tố tâm linh. Vì vậy, việc chọn mẫu trước tiên nhờ vào tính thuận tiện của các mối quan hệ. Sau đó, cùng với phương pháp lan tỏa, từ việc xây dựng niềm tin với các chủ nhà yến tiếp xúc bước đầu để được giới thiệu thêm một số người hoạt động trong ngành giúp có thêm thông tin. 1.5.3 Phương pháp phân tích Đề tài sử dụng phương pháp so sánh giữa cụm ngành YSKH với một số địa phương khác trong nước và khu vực. Qua đó đánh giá việc thực thi chính sách đối với cụm ngành yến sào của các địa phương. Kết hợp với phương pháp phân tích định tính, thống kê mô tả dựa trên nguồn số liệu thứ cấp, cùng với thông tin từ bảng hỏi đối với chủ nhà yến và phỏng vấn sâu những người hoạt động trong ngành. Trên cơ sở này, đề tài đưa ra những đề xuất đối với các tổ chức và chính quyền nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành YSKH. 1.6 Bố cục nghiên cứu Luận văn được trình bày bao gồm bốn chương. Trong đó, Chương Mở đầu trình bày phần bối cảnh nghiên cứu, các câu hỏi và đối tượng nghiên cứu để người đọc nắm rõ hoàn cảnh và mục tiêu của bài viết. Chương thứ hai đưa ra khung lý thuyết về năng lực cạnh tranh cụm ngành và một số nghiên cứu trước đây về ngành yến sào. Chương thứ ba phân tích kết quả nghiên cứu, khảo sát thực địa và phỏng vấn nhằm xác định các yếu tố quan trọng có tác động tạo động lực và cản trở năng lực cạnh tranh cụm ngành YSKH. Chương Kết thúc đề xuất một số kiến nghị khả thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành, tạo bước phát triển trong việc hình thành sản phẩm đặc trưng của địa phương, đóng góp cho tiến trình đưa thương hiệu quốc gia yến sào Việt Nam chất lượng cao.
  • 18. 5 CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Cơ sở lý thuyết Có nhiều định nghĩa về cụm ngành, trong nghiên cứu này sử dụng khái niệm cụm ngành của Porter 2008: Cụm ngành là sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp, các nhà cung ứng và các doanh nghiệp có tính liên kết cũng như của các công ty trong các ngành có liên quan và các thể chế hỗ trợ (ví dụ như các trường đại học, cục tiêu chuẩn, hiệp hội thương mại…) trong một số lĩnh vực đặc thù, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau. Có thể định nghĩa một cụm ngành như là một hệ thống những doanh nghiệp và tổ chức mà giá trị toàn vẹn sẽ lớn hơn giá trị tổng cộng của các bộ phận khác nhau. Năng lực cạnh tranh của mỗi công ty/ngành công nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào “hệ sinh thái” - hay cụm ngành - trong đó công ty và ngành công nghiệp tồn tại. Cụm ngành được gắn kết bởi sự tương hỗ và được cộng hưởng bởi tác động lan tỏa tích cực.1 Theo Michael Porter (2008), chất lượng của môi trường kinh doanh thường được đánh giá qua bốn đặc tính tổng quát, đó là: (i) Những điều kiện nhân tố sản xuất đầu vào; (ii) Những điều kiện cầu; (iii) Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan; (iv) Môi trường chính sách giúp phát huy chiến lược kinh doanh và cạnh tranh. Những nhân tố này tạo nên bốn góc của một hình thoi và được gọi là Mô hình Kim cương Michael Porter. Những điều kiện nhân tố sản xuất đầu vào thường bao hàm cả những tài sản hữu hình, thông tin, hệ thống pháp lý, và các viện nghiên cứu của trường đại học mà các doanh nghiệp dựa vào để cạnh tranh. Để tăng năng suất, các yếu tố sản xuất đầu vào phải cải thiện được hiệu quả, chất lượng và trên hết là chuyên môn hóa vào một số lĩnh vực cụm ngành cụ thể. Môi trường chính sách liên quan đến luật định, biện pháp khuyến khích. Môi trường chính sách bao gồm môi trường đầu tư thể hiện qua các chính sách kinh tế như: cơ cấu hệ thống thuế, hệ thống quản trị doanh nghiệp, các chính sách thị trường lao động, các quy định sở hữu trí tuệ… Bên cạnh đó là các chính sách địa phương như mở cửa với ngoại thương và 1 Trích Bài giảng Giới thiệu lý thuyết cụm ngành, Vũ Thành Tự Anh, 2016, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
  • 19. 6 đầu tư nước ngoài, sở hữu nhà nước, quy định cấp phép, chính sách chống độc quyền, và ảnh hưởng của tham nhũng… Hình 2.1 – Mô hình đánh giá lợi thế cạnh tranh của cụm ngành Nguồn: Michael Porter (2008), Vũ Thành Tự Anh (2010) Những điều kiện cầu phản ánh nhu cầu tiêu dùng của khách hàng tại địa phương nói riêng và toàn quốc cũng như thế giới. Những yêu cầu tinh tế và đòi hỏi cao của khách hàng hiện tại hay sẽ xuất hiện trong tương lai buộc doanh nghiệp tiến hành cải thiện. Trong nền kinh tế toàn cầu như hiện nay, chất lượng nhu cầu địa phương quan trọng hơn so với quy mô. Cụm ngành của các ngành liên kết đóng vai trò then chốt trong việc định ra những điều kiện về sức cầu. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan gồm có các nhà cung ứng và phân phối hỗ trợ ngành. Chính mối quan hệ giữa các nhà cung cấp và nhà sản xuất giúp các công ty áp dụng công nghệ các phương thức mới từ họ. Theo chiều ngược lại, các công ty này trở thành đơn vị kiểm tra sản phẩm đầu ra. Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành năng lực cạnh tranh địa phương cũng như cho cả quốc gia. Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh Các yếu tố điều kiện cầu Ngành công nghiệp phụ trợ Điều kiện yếu tố đầu vào Vai trò chính phủ Các quy định và động lực khuyến khích đầu tư và năng suất; độ mở và mức độ của cạnh tranh trong nước Mức độ đòi hỏi và khắt khe của khách hàng và nhu cầu nội địa Sự có mặt của các nhà cung cấp và các ngành công nghiệp hỗ trợ Tiếp cận các yếu tố đầu vào chất lượng cao Chính sách kinh tế, thị trường (hàng hoá, tài chính), trợ cấp, giáo dục, định hình nhu cầu, thiết lập các tiêu chuẩn
  • 20. 7 Ngoài ra để nhấn mạnh vai trò trong việc hoạch định các chính sách nhằm tạo môi trường bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng, một nhóm yếu tố về vai trò của chính quyền địa phương được điểu chỉnh đưa vào mô hình kim cương. 2.2 Tổng quan một số nghiên cứu trước (1) Nghiên cứu của Qi Hao & Abdul Rahman, trường Đại học Putra Malaysia trên Tạp chí Pertanika Journal of Scholarly Research Reviews (2016) về Chim yến và ngành công nghiệp yến sào ở châu Á. Nghiên cứu đưa ra là nuôi yến có nhiều tiềm năng để mở rộng hơn nữa để hình thành nên một ngành công nghiệp hàng tỷ đô trên toàn châu Á hay thậm chí toàn cầu. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ qua, ngành công nghiệp này đã không ổn định do một số thách thức chưa được giải quyết. Nuôi yến cũng như ngành công nghiệp thu hoạch và sản xuất yến sào mà ở đó vấn đề xử lý tổ thô và sản xuất sản phẩm là vấn đề phức tạp, liên quan đến sự tương tác của nhiều yếu tố khác nhau. Lý tưởng nhất là sự vận hành của toàn bộ một chuỗi hệ thống, có sự kết hợp của cả khu vực công và tư nhân. Tuy nhiên, những khuyến nghị để quản lý không thể được thực hiện một cách đồng bộ do tùy vào đặc điểm của từng khu vực vùng nuôi khác nhau về địa lý, số lượng, nguồn thức ăn, môi trường sống đòi hỏi sự xem xét kỹ lưỡng và phù hợp. Vì vậy, nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm sinh học và hành vi sinh thái của loài chim yến bao gồm các đặc điểm di truyền, chu kỳ sống, tốc độ tăng trưởng, hành vi làm tổ, thành phần trong yến sào, các hợp chất hoạt tính sinh học và ứng dụng mới của yến sào có thể cung cấp thông tin có giá trị cho ngành công nghiệp để phát triển một cách bền vững.2 (2) Nghiên cứu của Hoàng Thu Thủy (2016), Khoa Kinh tế Đại học Nha Trang về Nhận thức của người tiêu dùng về trách nhiệm xã hội của công ty yến sào quyết định đến hành vi mua hàng đăng trên Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản Số 2/2016. Với kết quả nghiên cứu được tìm thấy, một số hàm ý chính sách được gợi ý cho công ty YSKH đã được đưa ra, gồm: Nhóm giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội như duy trì và phát triển sản phẩm chủ lực, nâng cao chất lượng sản phẩm, chú ý đến mối quan hệ với nhà phân phối, giúp khách hàng nhận biết về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Nhóm giải pháp về nâng cao thương hiệu YSKH bao gồm: Công ty cần xây dựng hệ thống nhận 2 Tác giả dịch từ bản gốc tiếng Anh.
  • 21. 8 diện thương hiệu nhằm mang đến cho khách hàng những giá trị cảm nhận sâu sắc, từ đó sẽ tác động đến hành vi mua hàng. Bên cạnh đó, công ty cần chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo bản sắc riêng làm nền tảng bền vững cho sự phát triển thương hiệu. Cần tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường các nước, tiến tới xây dựng thương hiệu mạnh quốc tế. Cuối cùng, công ty cần gắn phát triển kinh tế với bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. (3) Nghiên cứu của Th.S Lê Hữu Hoàng (2014) Quy hoạch và phát triển bền vữngnghề nuôi chim yến tại Việt Nam. Nghiên cứu chỉ ra các đặc điểm và điều kiện tự nhiên thuận lợi ở các vùng địa phương thuộc ven biển và khu vực Tây Nguyên phục vụ cho hoạt động nuôi và khai thác yến sào và tình hình thực tế hiện đang khai thác yến ở phạm vi cả nước. Đề xuất quy hoạch vùng nuôi yến cho phù hợp với điều kiện tự nhiên để tạo không gian và khung pháp lý cho hoạt động khai thác, sản xuất yến. Hệ thống giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi chim yến ở Việt Nam là (i) vấn đề quy hoạch; (ii) ban hành hệ thống chính sách một cách đồng bộ từ quản lý nhà nước đến thu hút đầu tư và vấn đề môi trường; (iii) đầu tư nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; (iv) bảo vệ môi trường sinh thái và đời sống chim yến; (v) việc tuyên truyền giáo dục trong nhân dân; (vi) phát triển nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực ngành nghề nuôi yến và khai thác, sản xuất yến sào; (vii) nghiên cứu xây dựng nhà yến tối ưu; (viii) quản trị nhà yến tối ưu; (ix) liên kết và thành lập hiệp hội nuôi chim yến; (x) hợp tác quốc tế; (xi) đa dạng hóa sản phẩm; (xii) xây dựng thương hiệu; (xiii) xúc tiến thương mại; (xiv) ưu đãi tín dụng vốn; (xv) vấn đề quản lý nghề tại địa phương.
  • 22. 9 CHƯƠNG 3 – PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH YẾN SÀO KHÁNH HÒA 3.1 Sản phẩm tổ chim yến Hàng ở Khánh Hòa Chim yến Hàng, theo Nguyễn Quang Phách (1999), là loài chim chiếm nhiều kỷ lục. Đó là loài khó phân loại nhất do chưa có tên gọi rõ ràng. Yến sào là loại thực phẩm – thuốc bí ẩn nhất, cho đến nay, người ta vẫn không thể xác định được cái chất quý trong tổ yến là gì và còn nhiều tranh cãi. Khai thác yến là nghề gian nan nhất, có thể dẫn đến thiệt mạng. Và ngành yến đem lại lợi nhuận kinh tế lớn nhất với lãi ròng đến 900%. Tuy nhiên, sự tồn tại của loài chim yến này đang bị đe dọa do con người khai thác tổ yến quá mức để thu lợi. Theo Lê Hữu Hoàng (2014), Chim yến cho tổ ăn được ở Việt Nam có 2 phân loài: Aerodramus fuciphagus germani (Oustalet, 1878) chúng sống ở các hang đảo tự nhiên và Aerodramus fuciphagus amechanus (Oberholser, 1912) chúng sống ở trong nhà. Ngoài ra ở các đảo yến Khánh Hòa, Bình Định có thêm loài Aerodramus maximus. Chim yến Hàng phân loài Aerodramus fuciphagus Germani là loài cho tổ chim yến đảo thiên nhiên có chất lượng cao hàng đầu thế giới và chúng thường làm tổ trong hang, nẻ vách núi các đảo. Quần thể phân loài chim yến này phân bố từ Quảng Bình đến Côn Đảo, Phú Quốc. Trong đó, tỉnh Khánh Hòa là địa phương tập trung số lượng quần thể chim yến đảo phát triển ổn định và nhiều nhất nước. HỘP 3.1 – Ông David, Chuyên gia thiết kế kỹ thuật xây dựng nhà yến Malaysia đang làm việc tại Việt Nam: “Về chất lượng của tổyến, trườngĐại học Malaysia lấy tổ yến Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Malaysia… Sau đó người ta dùng máy để phân tích thành phần. Họ phát hiện ra rằng tổ yến của Việt Nam có tỷ lệ cao hơn một chút so với các nước trong khu vực. Lý do là vì ở Việt Nam, cây xanh còn nhiều, đặc biệt ở khu vực miền Trung. Ở đây, côn trùng khỏe, môi trường tốt. Thứ hai là ở Việt Nam số lượng nhà yến ít, chim yến có nguồn thức ăn thoải mái, dồi dào. Ở Malaysia, mật độ nhà yến dày đặc hơn, với một khu vực nhỏ, có thể lên đến 3000 căn nhà yến, thức ăn càng ít đi. Cho nên chất lượng tổ yến ở Việt Nam cao nhất trong khu vực là có lý do.”
  • 23. 10 Ngoài ra, còn có hơn 200 công trình khoa học nghiên cứu về hoạt tính sinh học của yến sào, trong đó có các loài chim yến cho tổ ăn được ở Khánh Hòa (phụ lục 2). Thống kê 3 nước đứng đầu về lượng cung yến sào toàn cầu hiện có Indonesia chiếm 60%, Malaysia chiếm 20% và Thái Lan. Việt Nam là quốc gia xếp thứ 4 về nguồn cung yến sào trên thế giới nhờ khí hậu và điều kiện tự nhiên phù hợp. Trong đó, chất lượng yến sào Việt Nam được đánh giá cao hơn hẳn so với những quốc gia trong khu vực. Theo các chuyên gia về ngành yến, thì sản phẩm yến sào của Việt Nam có mùi vị rất đặc trưng và chất lượng vượt trội so với các loại yến đảo thiên nhiên nên giá yến Việt cao hơn trên thị trường quốc tế (phụ lục 3). Và đặc biệt, một số hang đảo thiên nhiên tại tỉnh Khánh Hòa có các tổ yến huyết, tổ yến hồng với hàm lượng dinh dưỡng cao và những công dụng tốt dành cho sức khỏe con người. 3.2 Vai trò của ngành yến sào đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của Khánh Hòa Ngành yến sào, đứng đầu là công ty Yến sào Khánh Hòa đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh. Thứ nhất, công ty đã giải quyết công ăn việc làm cho gần 6000 lao động với số liệu tăng trưởng đều qua các năm. Hình 3.1 – Tăng trưởng lực lượng lao động của công ty Yến sào Khánh Hòa. Nguồn: Công ty Yến sào Khánh Hòa (2017). 4109 4645 5039 5586 5800 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Đơn vị tính: người
  • 24. 11 Thứ hai, ngành yến sào đã góp phần vào nguồn ngân sách cho tỉnh Khánh Hòa. Công ty YSKH là một trong hai doanh nghiệp có vốn nhà nước lớn nhất tỉnh, cùng với Tổng công ty Khánh Việt là hai đơn vị luôn dẫn đầu trong việc đóng góp vào ngân sách hàng năm của tỉnh nhờ từ doanh thu tăng đều qua các năm, xếp thứ 140 top 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam 2016. Hình 3.2 - Biểu đồ tăng trưởng doanh thu công ty Yến sào Khánh Hòa. Nguồn: Công ty Yến sào Khánh Hòa (2017). Năm 2016, công ty TNHH MTV YSKH đã nộp ngân sách 456 tỷ đồng, là đơn vị thứ 2 sau Tổng công ty Khánh Việt đóng góp ngân sách tỉnh. 28 36 61 63 90 99 137 219 411 622 1,185 1,847 2,621 3,175 3,903 4,646 5,280 TB 1991-2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Đơn vị tính: tỷ đồng
  • 25. 12 Hình 3.3 - Biểu đồ tăng trưởng nộp ngân sách tỉnh của công ty Yến sào Khánh Hòa. Nguồn: Công ty Yến sào Khánh Hòa (2017). Thứ ba, việc phát triển kinh tế của công ty YSKH luôn gắn chặt với nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Được sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang bị đầy đủ các phương tiện, công cụ hỗ trợ như: đội tàu công suất từ 40CV đến 675CV, canô cao tốc, roi điện, súng bắn đạn cao su, phương tiện phòng cháy, chữa cháy… và ba trung đội tự vệ phục vụ công tác cơ động tuần tra, canh gác bảo vệ các đảo yến và nhận nhiệm vụ khi được huy động. Đồng thời, lực lượng tự vệ của công ty luôn phối hợp chặt chẽ với dồn biên phòng, dân quân xã, phường thực hiện kiểm soát các tuyến biển đảo, ngăn chặn, bắt giữ các ghe thuyền ngư dân đánh bắt trái phép, vi phạm quy chế hoạt động biển đảo, bảo vệ môi trường sinh thái. 24.9 33 33 34 35 39 42 50 63 75 186 250 287 324 381 421 456 Đơn vị tính: tỷ đồng
  • 26. 13 3.3 Phân tích bốn yếu tố cạnh tranh của cụm ngành yến sào Khánh Hòa theo mô hình kim cương 3.3.1 Các điều kiện nhân tố sản xuất 3.3.1.1 Tài nguyên thiên nhiên Khánh Hòa có quần thể đảo rộng lớn, phong phú với hơn 200 đảo lớn nhỏ, cấu trúc hang động phù hợp cho loài chim yến hàng sinh sống. Lợi thế này mang tính chất lâu dài do đặc điểm về thời tiết thuận lợi và mức độ công nghiệp hóa của Việt Nam thấp hơn so với các nước lân cận. Khánh Hòa với lợi thế là địa phương có số lượng quần thể chim yến cũng như sản lượng tổ yến tự nhiên cao nhất cả nước (phụ lục 4). Với điều kiện môi trường sinh sống khá tốt cho chim yến, Khánh Hòa hướng đến xây dựng ngành nghề yến sào phát triển cả bề rộng và chiều sâu, mang tính bền vững để đạt hiệu quả cao. Hình 3.4 - Bản đồ phân bố chim yến tại Khánh Hòa Nguồn: Công ty Yến sào Khánh Hòa (2017).
  • 27. 14 3.3.1.2 Tài nguyên con người Năm 2015, dân số ở Khánh Hòa là 1.205,303 nghìn người, trong đó lực lượng lao động là 690,4 nghìn người, chiếm hơn 57% dân số. Với nguồn nhân lực có kinh nghiệm trong ngành yến từ lâu đời, đây chính là nguồn tiềm năng để phát triền ngành nghề. Lực lượng lao động phổ thông năm 2015 là 593,8 nghìn người, đó là nguồn lao động dồi dào phục vụ cho khâu sản xuất, quá trình phân loại, làm sạch, phơi sấy và đóng gói sản phẩm. Ngoài ra, còn có cộng đồng những hộ có nhà yến để gắn kết cùng nhau phát triển trong nghề. Theo số liệu tác giả khảo sát được, việc tiếp cận kỹ thuật xây dựng nhà yến phần lớn qua kênh bạn bè, người thân giới thiệu, tỷ lệ này đến 56%. Và chính từ bạn bè, người thân đó, họ tạo nên một hệ thống liên kết chặt chẽ để trao đổi thông tin trong nghề, để cùng phát triển. Hình 3.5 - Tỷ lệ hộ dân tiếp cận kỹ thuật xây dựng nhà yến qua các kênh. Nguồn: Kết quả tác giả khảo sát chủ nhà yến. Tuy nhiên, việc liên kết này chỉ dừng lại ở phạm vi gia đình, bạn bè đã quen biết từ trước, nó không lan rộng ở một cộng đồng chung những người có nhà yến. Tính liên kết vẫn chưa cao vì người dân vẫn còn quan niệm không muốn chia sẻ và vấn đề tiết lộ bí mật kinh doanh cũng gây sự dè dặt trong việc chia sẻ thông tin giữa các chủ nhà yến. 56% 33% 22% 22% 22% Người thân, bạn bè Tự tìm hiểu Trung tâm khuyến nông Doanh nghiệp sản xuất yến sào Diễn đàn nuôi yến
  • 28. 15 3.3.1.3 Nguồn vốn Hiện nay, đối với yến đảo, do công ty nhà nước khai thác và quản lý, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước được đưa ra theo kế hoạch và đều đặn. Đối với các hộ có nhà yến, nguồn vốn đầu tư cho cá nhân các hộ dân và doanh nghiệp tự huy động. Hiện tại chưa có chính sách tín dụng ưu đãi cho ngành yến ở địa phương mặc dù hệ thống ngân hàng trong tỉnh đã khá phong phú, từ ngân hàng quốc doanh lớn như Agribank, Vietcombank, Vietinbank đến các ngân hàng tư nhân như Đông Á, Kiên Long, Sacombank,… Mức đầu tư trung bình để xây dựng nhà yến khoảng 4.375.000 đồng/m2. Theo Trung tâm yến sào Tầm Cao Việt, mức đầu tư cho một nhà yến khoảng 1,3 tỷ đồng cho nhà yến 300m2, đầu tư cho lần xây dựng đầu tiên, sau đó hàng năm chỉ tốn thêm chi phí bảo trì tương đối nhỏ so với mức đầu tư ban đầu. Xây nhà yến là hoạt động khá đặc thù do tính chất đầu tư lớn, và chủ nhà chấp nhận chôn vốn trong những năm đầu, thời gian hoàn vốn lâu, phụ thuộc vào việc làm tổ của chim yến. Hiện nay, việc huy động vốn để xây dựng nhà yến chủ yếu từ đồng tiền nhàn rỗi trong thời gian dài của chủ nhà yến, hoặc vay mượn từ người thân. Nguồn vốn đầu tư lớn và gặp phải những hạn chế trên đã cản trở việc mở rộng quy mô nhà yến ở Khánh Hòa. 3.3.1.4 Cơ sở hạ tầng vật chất Là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Khánh Hòa giáp Phú Yên về hướng Bắc, phía Tây giáp Đắk Lắk và Lâm Đồng, phía Nam giáp Ninh Thuận, phía Đông giáp Biển Đông. Khánh Hòa có bờ biển dài và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh... với khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 26⁰C, có hơn 300 ngày nắng trong năm và nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng khác. Bên cạnh đó, Khánh HỘP 3.2 – Vốn xây dựng nhà yến Với 1 dự án xây dựng nhà yến có diện tích 7,5m x 20m x 2 tầng (300m2): + Chi phí xây dựng cơ bản cho 405m2 (2,5 triệu/m2) là 1.012,5 triệu đồng. + Chi phí xây dựng công nghệ cho 300m2 (1 triệu/m2) là 300 triệu đồng. Như vậy tổng chi phí xây dựng cơ bản và trang bị công nghệ dẫn dụ yến là 1.312,5 triệu đồng cho 300m2 diện tích nhà yến. Tức là trung bình 1m2 tốn 4,4 triệu đồng. Theo Trung tâm yến sào Tầm Cao Việt, 2016 (phụ lục 5)
  • 29. 16 Hòa còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, đặc biệt tài nguyên biển có nhiều loại hải sản quý hiếm có thể khai thác, nuôi trồng, chế biến xuất khẩu với khối lượng lớn, có yến sào, là nguồn nguyên liệu đặc biệt để xuất khẩu và bào chế các sản phẩm bổ dưỡng quý hiếm cho con người.3 Hình 3.6 – Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa. 3 Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa http://www.khanhhoa.gov.vn
  • 30. 17 Nguồn cơ sở hạ tầng được người trong ngành ở Khánh Hòa đánh giá tốt. Về đường giao thông nội tỉnh và liên tỉnh, Khánh Hòa có hệ thống đường quốc lộ chạy ngang qua 6/9 huyện, thị, thành, kết nối hệ thống giao thông giữa các địa phương trong tỉnh cũng như đi ra bên ngoài, nối với các tỉnh lân cận một cách thuận tiện. Mạng lưới đường tỉnh lộ vươn rộng, gắn kết các khu vực có nhà yến trong tỉnh, phục vụ cho vận chuyển tổ yến. Khánh Hòa có hệ thống đường sắt bắc nam chạy dọc qua tỉnh, thuận tiện cho việc đưa sản phẩm yến sào trong tỉnh đến các địa phương khác trong cả nước. Giao thông đường thủy với hệ thống ngày càng hoàn thiện, phục vụ cho việc di chuyển giữa các đảo yến cho quá trình kiểm tra hang yến và thu hoạch tổ yến. Khánh Hòa có cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, là điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư có cơ hội đến với vùng đất này và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng từ mọi miền đất nước cũng như trên toàn thế giới. Tuy nhiên, theo khảo sát PCI năm 2016, so với 2 tỉnh lân cận, Khánh Hòa có chỉ số cơ sở hạ tầng cao hơn Ninh Thuận và thấp hơn Phú Yên. Mặc dù đường cấp tỉnh được đánh giá tốt nhưng đường cấp huyện thì chưa. Chất lượng điện thoại, điện, internet vẫn chưa được đánh giá tốt bằng Phú Yên (phụ lục 6). Về nguồn nước, thành phố Nha Trang có Nhà máy nước công suất 70.000m3/ngày – đêm, các thị xã, thị trấn đều có nhà máy nước đảm bảo cấp nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.4 Tuy nhiên, theo Báo cáo tài nguyên nước tỉnh Khánh Hòa năm 2016 của Cục Quản lý tài nguyên nước ngày 29/4/2016 thì tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi El Nino, nền nhiệt tăng cao, lượng mưa thiếu hụt so với trung bình nhiều năm, gây ra hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Các tháng mùa cạn, dung tích khoảng 20 hồ chứa trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa chỉ đạt hơn 50% dung tích thiết kế. Toàn tỉnh đã có khoảng 2.000ha diện tích phải bỏ vụ do khô hạn. Nhiều nơi xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, nhiều xã vẫn chưa có hệ thống dẫn nước nên người dân vẫn sử dụng hệ thống nước tự chảy, nước giếng (trong khi mực nước một số giếng đang bị tụt giảm mạnh và đã có những dấu hiệu ô nhiễm). 4 Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa (đã dẫn)
  • 31. 18 3.3.1.5 Cơ sở hạ tầng thông tin Nguồn thông tin ngành yến trên cả nước cũng như ở Khánh Hòa còn chưa được công khai rộng rãi. Đó là các chính sách, các thông tin về quy hoạch ngành. Ngoài ra, thông tin giữa các hộ có nhà yến cũng còn chưa được minh bạch. Chưa có sự liên kết giữa những cá nhân hoạt động trong ngành để tạo nên một tổ chức thống nhất chung, bảo vệ cho các cá nhân và doanh nghiệp trong ngành, bảo vệ người sử dụng. Hơn nữa, chưa có một kênh thông tin chính thức công bố các vấn đề liên quan đến yến sào. Tác dụng của yến sào cũng đang còn nhiều tranh cãi. Mặc dù đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu nhưng vẫn chưa đi đến hồi kết, còn nhiều giá trị dinh dưỡng của yến sào chưa được xác định. Điều này đặt ra yêu cầu cho khoa học thế giới đang và sẽ tiếp tục nghiên cứu trong tương lai. 3.3.1.6 Cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ Vấn đề kỹ thuật trong ngành yến ở Khánh Hòa có công ty YSKH đứng đầu phụ trách nghiên cứu khoa học (phụ lục 8). Tổ chức các hoạt động có tầm chiến lược để phát triển bền vững, công ty đã nghiên ứng dụng khoa học và sáng tạo kỹ thuật trong công tác quản lý, bảo vệ, chăm sóc, khai thác và chế biến yến sào. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học của công ty đã góp phần thiết thực vào sự phát triển chung của ngành nghề yến sào Việt Nam. Đối với yến nhà, kỹ thuật xây dựng nhà yến không quá phức tạp. Vấn đề là con người không đáp ứng nhu cầu của chim yến mà lại xây dựng theo ý kiến chủ quan của con người cho nên sai kỹ thuật, không thể gọi chim về.
  • 32. 19 Như vậy, YSKH có cơ sở khoa học kỹ thuật với nhiều nghiên cứu ứng dụng thực tế, giúp tăng đàn chim yến và nhiều kỹ thuật khác. Đây chính là nền tảng vũng chắc để phát triển thêm nhiều nghiên cứu khoa học trong tương lai, giúp ngành YSKH phát triển bền vững. Bên cạnh đó, kỹ thuật xây dựng nhà yến tuy không quá phức tạp nhưng do vấn đề thực hiện của các hộ dân chưa đúng chuẩn mực yêu cầu nên vẫn còn tình trạng nhà yến thất bại khá nhiều. 3.3.2 Điều kiện nhu cầu 3.3.2.1 Nhu cầu trong nước Tổ yến là một loại thực phẩm cao cấp, được sử dụng chủ yếu ở khu vực Châu Á. Ở Việt Nam, đời sống ngày càng nâng cao, tầng lớp trẻ trung lưu ngày càng chú ý đến chăm sóc sức khỏe và có nhu cầu sử dụng những mặt hàng cao cấp. Bà Đặng Phạm Minh Loan, Phó giám đốc Điều hành VinaCapital, cho rằng: “tiềm năng tăng trưởng của thị trường liên quan đến mức sống bình quân của người Việt Nam đang tăng cao”. HỘP 3.3 - Bà Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Trung tâm nghiên cứukhoa học SanTech thuộc Công ty TNHH MTV YSKH: “Trong thời giantới, YSKH tiếp tục tăng cường nghiên cứu khoa học, kết hợp nghiên cứu khoa học với các cơ quan, công ty chuyên ngành có kinh nghiệm về nghề nuôi chim yến. Trước hết tập trung vào hệ thống các thiết bị sử dụng trong nghề nuôi yến, sau đó kết hợp công nghệ ấp nuôi nhân tạo bổ sung nguồn chim con; các biện pháp về phòng trừ dịch bệnh; công nghệ tạo nguồn thức ăn, công nghệ bảo quản và chế biến các sản phẩm sau thu hoạch từ tổ yến.”
  • 33. 20 Hình 3.7 – Tổng sản phẩm bình quân đầu người ở Khánh Hòa và cả nước. Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Niên giám thống kê 2015 của Khánh Hòa và cả nước. 10 năm qua, mức sống của người dân ngày càng tăng cao. Mặc dù chỉ số phát triển từ năm 2013 đến nay có giảm (ở Khánh Hòa giảm nhiều hơn so với cả nước) nhưng GDP bình quân đầu người vẫn tăng qua các năm, đến năm 2015 tăng gấp 4 lần so với 2005, đạt hơn 40 triệu đồng/người/năm. Khi điều kiện kinh tế trở nên khá giả, con người quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và những sản phẩm dinh dưỡng ở những mức giá cao hơn ngoài nhu yếu phẩm hàng 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 140.00 0.00 5,000.00 10,000.00 15,000.00 20,000.00 25,000.00 30,000.00 35,000.00 40,000.00 45,000.00 50,000.00 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 ĐVT: nghìn đồng Khánh Hòa Cả nước Chỉ số phát triển KH (%) Chỉ số phát triển cả nước (%) HỘP 3.4 - TS. Lê Chí Công, Trưởng bộ môn Quản trị Du lịch, khoa Kinh tế, Đại học Nha Trang: “Người tiêu dùng hiện nay thông thái hơn, khôn hơn, có thu nhập tốt hơn. Nghiên cứu về hành vi tiêu dùng thì xu hướng mua sản phẩm yến sào rất nhiều. Ngày nay dần dần loại bỏ câu chuyện như ngày xưa về sản phẩm này là sản phẩm mà “người mua không dùng và người dùng không mua”. Ngày nay dần hình thành quan điểm người mua đều dùng hàng và dùng cho nhiều mục đích, trong đó chủ yếu là bồi bổ sức khỏe, chăm sóc sức khỏe cho những người trong gia đình.”
  • 34. 21 ngày, trong đó có yến sào. Vì vậy, ngày càng nhiều người có nhu cầu tiêu dùng yến sào hơn nữa. Bên cạnh đó, Khánh Hòa là một điểm đến du lịch, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng thức đặc sản địa phương. Hình 3.8 – Thống kê số lượt khách du lịch đến Khánh Hòa. Nguồn: Tác giả vẽ dựa trên số liệu Niên giám thống kê 2015. Khách du lịch cũng có một nhu cầu nhất định đối với sản phẩm yến sào ở Khánh Hòa. Đặc biệt là theo số liệu niên giám thống kê 2015, trong những năm gàn đây, số lượt khách đến Khánh Hòa ngày càng tăng đáng kể, đến năm 2015 có trên 3 triệu lượt khách trong nước và 951 nghìn lượt khách quốc tế. Với xu hướng này, nhu cầu yến sào từ khách du lịch sẽ tăng trong thời gian tới, và nhất là khách Trung Quốc. 651 832 1,082 1,172 1,238 1,458 1,740 1,786 2,398 2,760 3,080 249 255 282 422 341 385 440 532 636 831 951 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Khách trong nước (Nghìn lượt người) Khách quốc tế (Nghìn lượt người)
  • 35. 22 Hình 3.9 – Đánh giá nhu cầu khách hàng. Nguồn: Kết quả tác giả khảo sát. Đối với nhu cầu về chất lượng, theo khảo sát, có 89% hộ nuôi yến đánh giá nhu cầu của khách hàng về tiêu chuẩn chất lượng ngày càng cao. Có khoảng 44% cho rằng khách hàng ngày nay cần giá cả phải chăng, đa dạng chủng loại, lượng nhu cầu tăng và tính tiện lợi của sản phẩm. Như vậy, nhu cầu về yến sào của khách không chỉ tăng lên về số lượng mà ngày càng có những yêu cầu cao hơn về chất lượng, chủng loại và tính tiện lợi nhưng giá cả phải phù hợp. Đây chính là yêu cầu đặt ra cho nhà cung cấp yến sào ngày nay ở một thị trường cạnh tranh với những khách hàng ngày càng trở nên thông thái với nhiều lựa chọn mua hàng thông minh. Khách hàng đánh giá cao chất lượng yến sào Việt Nam, nhất là yến đảo Khánh Hòa. Ở những đảo xa, chim yến đảo có điều kiện thụ hưởng được một lượng lớn thức ăn thiên nhiên, so với quần thể chim yến sống ở đất liền thì rõ ràng thức ăn này ít bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường. Đồng thời, ở đảo ngoài khơi xa, chim yến làm tổ trên những vách đá tự nhiên. Đó là nơi tích tụ thêm nhiều nguyên tố vi lượng vào thành 88.89% 44.44% 44.44% 44.44% 44.44% 11.11% 11.11% Các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm ngày càng cao Tính tiện lợi của sản phẩm khi sử dụng Nhu cầu sử dụng ngày càng tăng Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm Giá cả phải chăng Chất lượng phục vụ, tư vấn Người tiêu dùng thông minh HỘP 3.5 – Đánh giá chung theo kết quả khảo sát: Nhu cầu tiêu thụ mặt hàng yến sào ngày càng tăng, lượng cung trong nước tuy chưa nhiều nhưng giá vẫnthấpdo yếu tốhàng ngoại bị nhập lậu vào Việt Nam.
  • 36. 23 phần tổ yến, góp phần lý giải về những nguồn dưỡng chất mà yến sào đem lại cho con người. Vì vậy, giá của tổ yến đảo trở nên cao hơn (phụ lục 9). Hiện nay, nguồn cung tăng, việc sử dụng sản phẩm xưa nay được cho là chỉ có giới nhà giàu mới dùng được càng trở nên phổ biến. Ông Lê Danh Hoàng, giám đốc Trung tâm yến sào Hoàng Yến Eka cho rằng ngành này sẽ rất phát triển trong tương lai, và đang có xu hướng “bình dân hóa sản phẩm yến” khi giá sản phẩm yến đang giảm nhiều. Nhờ đó, yến sào tiếp cận với lượng khách hàng đông hơn. Điều này chứng tỏ một thị trường nhu cầu yến sào đầy tiềm năng và rộng lớn. Nhu cầu đối với các loại yến nước cũng như những sản phẩm qua sơ chế một cách thuận tiện nhất, đặc biệt vào các dịp lễ, tết có xu hướng tăng nhằm phục vụ mục tiêu sử dụng làm quà tặng cho bạn bè, gia đình và đồng nghiệp… Đây rõ ràng là một xu thế tất yếu trong việc sử dụng loại thực phẩm bổ dưỡng trong thời đại công nghiệp 4.0. Ngoài ra, khi đời sống ngày được nâng cao, nhu cầu sử dụng sản phẩm yến sào không chỉ dừng lại ở việc ăn uống để bổ sung dinh dưỡng mà còn đáp ứng cho nhu cầu chăm sóc sắc đẹp của phụ nữ gia tăng với nhiều lọai axit amin giúp trẻ hóa tế bào cùng những tác dụng làm đẹp da có trong dưỡng chất yến sào. Yến sào ngày nay cũng được sử dụng trong các spa, trong những viện thẩm mỹ chăm sóc sắc đẹp. 3.3.2.2 Nhu cầu quốc tế Thị trường yến sào chủ yếu ở khu vực châu Á, Trung Quốc, bao gồm Đài Loan, Hồng Kông, Macau là thị trường tiêu thụ chính yến sào cùng với cộng đồng người châu Á ở các nước Mỹ, Ðài Loan, Singapore, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, và mở rộng sang Trung Đông. Người Trung Quốc có niềm tin mạnh mẽ vào tác dụng của yến sào giúp cung cấp nhiều dinh dưỡng có lợi ích sức khỏe, đặc biệt là chống lão hóa và cải thiện hệ miễn dịch. Và họ có truyền thống lâu đời từ những bữa yến tiệc dành cho bậc vua chúa quý phái, sang trọng.
  • 37. 24 Hình 3.10 – Sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc. Nguồn: Ngân hàng thế giới. Theo Homi Kharas (2011), “The Emerging Middle Class in Developing Countries”. Với dân số khoảng 1,4 tỷ người, dự báo của Ngân hàng thế giới đến năm 2020, Trung Quốc có trên 40% dân số thuộc tầng lớp trung lưu, tức là có hơn 400 triệu người ở tầng lớp giàu có với nhu cầu tiêu thụ tổ yến rất lớn, bình quân mỗi người chỉ tiêu thụ 10gr/năm thì cần 4.000 tấn/năm. Thị trường Trung Quốc rõ ràng là rộng lớn. Tuy nhiên, đây là đối tượng khách hàng chưa xác định được tính bền vững. Tình huống xảy ra như việc tiêu thụ các mặt hàng nông sản ở nước ta (thanh long, vải, chuối, lợn…) trong thời gian vừa qua, buộc phải có những chiến dịch kêu gọi “cứu lấy HỘP 3.6 - Ông Nguyễn Chung, Phó Chủ tịch Hiệp hội yến sào Việt Nam: “Nơi tiêu thụ yến nhiều nhất là Trung Quốc. Nhưng thị trường ở đây đối với Việt Nam không ổn định. Việc làm ăn với Trung Quốc không phải là vấn đề đơn giản, ngoài chính trị, còn vấn đề lòng tin. Thị trường Trung Quốc có tính bất ổn cao.”
  • 38. 25 nông sản Việt”. Đó là những bài học kinh nghiệm khi hợp tác làm ăn với khách hàng là người Trung Quốc. Theo nghiên cứu của công ty YSKH năm 2016 về thị trường tiêu thụ, dự báo nhu cầu về tổ yến sẽ tăng trên 10% mỗi năm vào các thập kỷ tới, mặt khác chất lượng tổ yến của Việt Nam cao hơn hẳn so với tổ yến của các nước trong khu vực nên giá bán cao hơn. Đây chính là lợi thế của Việt Nam và dự báo trong những năm tới, nước ta có thể xuất khẩu tổ yến với sản lượng vượt trội. Nhu cầu yến sào trên thị trường thế giới tăng mạnh do con người tiêu dùng nhận thức được giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Theo thông tin tại Hội thảo “Phát triển yến sào Việt Nam theo kinh nghiệm của Malaysia”, hiện giá 1kg tổ yến của Việt Nam dao động từ 2000-5000 đô-la Mỹ, cao gấp đôi so với yến sào Malaysia, nhưng vẫn không có đủ hàng để bán, đặc biệt là tại thị trường HongKong. Ngành yến có tiềm năng tăng trưởng lớn về mặt thị trường. Ngoài ra, ngành còn có khả năng kết hợp với ngành du lịch quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương. Chim yến là động vật quý hiếm nên được khách du lịch ưa chuộng, tìm kiếm. Vì vậy, các cơ sở nuôi chim yến còn là điểm thăm quan, du lịch của du khách, nhất là đối với Khánh Hòa, có điều kiện tự nhiên thuận lợi với quần thể đảo yến. Mặc dù vậy, đặc sản tổ yến này mới chỉ đánh vào thị phần khách châu Á có thu nhập khá trở lên. Do đó, lượng khách cho mặt hàng này hiện nay vẫn có một số lượng nhất định. Điều này còn phụ thuộc vào năng lực thu hút khách du lịch có thu nhập khá trở lên và ưa chuộng sản phẩm yến sào đến với địa điểm du lịch như Khánh Hòa. Đây chính là một hình thức xuất khẩu tại chỗ với chi phí được tiết giảm tối thiểu, đem lại hiệu quả kinh tế cao nếu lượng khách du lịch dồi dào. 3.3.3 Bối cảnh chiến lược và sự cạnh tranh của doanh nghiệp 3.3.3.1 Bối cảnh chiến lược Hiện nay, số quốc gia có khai thác yến sào trên thế giới chủ yếu chỉ tập trung ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Nước ta chỉ có một số nơi khai thác yến đảo như Khánh Hòa, Hội An, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận và Côn Đảo. Sản lượng yến đảo cả nước năm 2016 là 6 tấn, trong đó, Khánh Hòa là 3,5 tấn. Đối với nhà yến, 39 tỉnh, thành có nhà yến, phân bố rải rác từ Hải Phòng đến Cà Mau, với tổng sản lượng ước tính 42 tấn năm 2016. Do có giá trị kinh tế và dinh dưỡng khá cao nên giá tổ yến nhà hiện nay khoảng từ 18 đến 30 triệu đồng/kg, tổ yến đảo là 60 đến 110 triệu đồng/kg, yến huyết 230 triệu đồng/kg. Với
  • 39. 26 sản lượng và giá yến bình quân ước tính năm 2016 nói trên thì giá trị tạo ra chỉ tính từ tổ yến của ngành yến sào Việt Nam năm 2016 là 1.548 tỷ đồng5. Năm 2016, riêng công ty YSKH đã nộp ngân sách nhà nước 456 tỷ đồng. Việt Nam đang chạy đua để bắt kịp với Malaysia và Indonesia, các nhà sản xuất hàng đầu khu vực về các món ăn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng (phụ lục 10). Từ năm 2013, Trung Quốc đã siết chặt quy định các tiêu chuẩn về chất lượng trong việc nhập khẩu tổ yến sau vụ yến Malaysia chứa lượng nitrat vượt quá quy định (phụ lục 11). Trong khi đó, Việt Nam hiện nay vẫn chưa có chính sách của nhà nước, thiếu thông tin, thiếu hỗ trợ kỹ thuật, những rào cản xuất hiện trong nhiều khâu, từ việc cấp giấy phép xây dựng nhà nuôi yến, phương thức đánh thuế cho tới quy hoạch khu vực nuôi, vệ sinh môi trường. Tình trạng thiếu quy hoạch chung cho ngành yến đang tồn tại ở hầu hết các tỉnh thành. Cho đến nay, văn bản pháp lý chỉ có Thông tư 35/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2013 của Bộ NN&PTNT, Quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến. Ở Khánh Hòa có Quyết định số 164/QĐ-UBND ngày 20/01/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển và Quản lý các hang, đảo yến trên vùng biển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020. Từ phía người nuôi yến, việc xây dựng nhà yến mang tính tự phát, chưa được định hướng phát triển. Do đó, nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn và rủi ro. 100% người nuôi yến được khảo sát cho rằng tỉnh không có chính sách hỗ trợ cho việc xây dựng nhà yến và kinh doanh yến sào. Những người được hỏi cho biết 3 rào cản lớn nhất để họ tham gia thị trường yến sào là vốn, kỹ thuật và giấy phép hoạt động nhà yến. Đây là ngành công nghiệp rủi ro khá cao. Đã có rất nhiều nhà không thể thu hút yến và chúng cũng có thể chết nếu mắc bệnh nguy hiểm hay thiếu nguồn thức ăn, do thời tiết không thuận lợi. Hơn nữa, ngành này đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian dụ yến lâu dài và đặc biệt là không thể cho yến ăn bằng thức ăn nhân tạo do bản chất chim yến hoang đã và chỉ có thể bắt công trùng khi đang bay. Đối với sản phẩm yến sào, thực tế vẫn chưa có quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất đạt các chuẩn quốc tế như GMP, HACCP, ISO 220006, kiểm định về chất lượng và nguồn gốc. Tình trạng không rõ ràng về chất lượng tổ yến trên thị trường sẽ gây 5 6 tấn yến đảo x 90.000.000 VNĐ/kg + 42 tấn yến nhà x 24.000.000 VNĐ/kg = 1.548 tỷ đồng 6 SO 22000 là tiêu chuẩn do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) xây dựng tập trung vào an toàn thực phẩm. ... Tên đầy đủ là ISO 22000 Food safety management systems - Requirements for any organization in the food chain (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm).
  • 40. 27 ảnh hưởng xấu đến hình ảnh tổ yến Việt Nam. Điều này lý giải vì sao, dù sản lượng tổ yến trong nước chưa nhiều, nhưng giá cả lại giảm khá mạnh. Tình trạng rối loạn này có thể làm giảm sút uy tín, thương hiệu tổ yến Việt Nam. Bên cạnh nguồn hàng trong nước, yến sào nhập khẩu vẫn tràn vào nước ta. Ngoài đường chính ngạch, phần lớn tổ yến từ nước ngoài vào Việt Nam đều theo hình thức xách tay, chưa có quy trình quản lý, kiểm soát chất lượng theo đường này. 3.3.3.2 Sức cạnh tranh của doanh nghiệp Yến Việt được đánh giá chất lượng cao trên thế giới. Ở Việt Nam nổi bật là yến đảo Khánh Hòa có thế mạnh vượt trội so với các vùng khác. Hiện tại sản lượng của công ty YSKH chiếm hầu hết kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Các công ty tư nhân có thể tham gia thị trường nhưng chỉ dừng lại ở việc cung ứng sản phẩm ở thị trường nội địa. Hoặc một số công ty chủ động tìm đối tác nước ngoài nhưng khả năng này còn rất hạn chế và manh mún. Hình 3.11 – Xuất khẩu yến sào ở Khánh Hòa. Nguồn: Niên giám thống kê Khánh Hòa (2015) Thương hiệu YSKH đã làm nên vị thế của ngành yến sào địa phương, vượt trội hơn so với các tỉnh khác trên cả nước. Khánh Hòa với lợi thế có truyền thống khai thác yến sào từ lâu đời, quần thể chim yến phát triển ổn định với số lượng lớn nhất nhờ công tác bảo vệ và khai thác khoa học. Những điều kiện tự nhiên thuận lợi đã giúp Khánh Hòa thu hút lượng yến đảo đông đúc về làm tổ ở vách đá trên biển. Nhờ vậy, sản lượng tổ yến đảo nơi đây cao nhất cả nước với chất lượng vượt trội hơn trong số ít tỉnh có điều kiện khai thác yến đảo như 1,004 476 324 950 1,111 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Đơn vị tính: kg
  • 41. 28 Quảng Nam, Bình Định, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu. Thêm vào đó là sự đầu tư kỹ thuật, công nghệ của công ty YSKH. Những hoạt động chuyên nghiệp của công ty, những giải thưởng, chứng nhận danh giá trong nước và quốc tế đã tạo dựng thương hiệu YSKH trên thị trường và niềm tin nơi người tiêu dùng. So với giá các công ty khác trên cả nước, những sản phẩm cùng loại của công ty YSKH luôn cao hơn một mức nhất định cũng khẳng định vị thế của YSKH trên thị trường. Kết quả khảo sát cho thấy 50% số người được hỏi cho rằng lợi thế của ngành yến sào ở Khánh Hòa là đàn yến đông, tổ yến đạt chất lượng tốt tạo nguồn thu ổn định. Và trên thực tế, tổ yến ở Khánh Hòa cũng được bán với giá cao hơn ở những khu vực khác. Theo kết quả khảo sát, có 67% người được hỏi cho rằng yếu tố tạo động lực cho sự phát triển của YSKH là thương hiệu địa phương, 67% cho rằng đó là chất lượng tổ yến Khánh Hòa. Hình 3.12 – Động lực phát triển của ngành yến sào Khánh Hòa. Nguồn: Kết quả tác giả khảo sát. Khánh Hòa là tỉnh có tiềm năng rất lớn để phát triển nghề nuôi chim yến. Đây là cơ hội hiếm có để tỉnh quy hoạch, ban hành các cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nuôi chim yến, từ đó xây dựng các dòng sản phẩm mang thương hiệu đặc trưng của địa phương, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách, giải quyết công ăn việc làm lao động và an sinh xã hội góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Cùng với việc kết hợp với hoạt động 77.78% 66.67% 66.67% 11.11% 11.11% Lượng khách du lịch đông đúc đến Khánh Hòa Thương hiệu yến Khánh Hòa Chất lượng yến Khánh Hòa Nhu cầu khách hàng ngày càng cao Không có động lực phát triển
  • 42. 29 du lịch, YSKH có cơ hội vươn xa đến nhiều thị trường trên thế giới và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hình 3.13 – Thống kê nhà nuôi chim yến tại các tỉnh/ thành phố. Nguồn: Diễn đàn Tổ yến Việt Nam (2017). Khánh Hòa yếu về năng lực cạnh tranh trên thị trường yến nhà. So với năm 2015, số lượng nhà yến tăng 9 nhà, tổng đàn chim tăng khoảng 8-10%/năm, sản lượng yến có tăng nhưng chỉ ở mức 4-6%, tập trung ở khu vực Vạn Giã (8 nhà), Diên Khánh (6 nhà) và Nha Trang (22 nhà). Vấn đề số lượng và kỹ thuật áp dụng khoa học ở các nhà yến ở Khánh Hòa còn yếu so với những địa phương phát triển yến nhà như thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Tiền Giang… 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 0 100 200 300 400 500 600 700 NHÀ NUÔI CHIM YẾN ( năm 2015) NHÀ NUÔI CHIM YẾN (năm 2016) SẢN LƯỢNG TỔ YẾN/ NĂM (kg) Nhà Kg
  • 43. 30 So với trung bình chung cả nước, sản lượng yến nhà ở Khánh Hòa cũng còn rất thấp, chỉ khoảng một nửa mức trung bình chung. Trong số 39 tỉnh thành có nhà yến, Khánh Hòa nằm trong nhóm những tỉnh có sản lượng thấp. Hình 3.14 – Vị thứ xếp hạng của yến nhà Khánh Hòa và các tỉnh trong khu vực năm 2016. Nguồn: Diễn đàn Tổ yến Việt Nam (2017). Yến nhà Khánh Hòa xếp vị thứ thấp hơn so với các tỉnh trong khu vực về cả số lượng nhà yến, diện tích sàn, tổng đàn chim lẫn sản lượng tổ yến thu hoạch được trong năm 2016. Mặt khác, tuy nguồn cung vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu nhưng cạnh tranh trong ngành yến sào khá gay gắt do thất bại thị trường từ vấn đề bất cân xứng thông tin giữa người bán và người mua, gây nhiễu thị trường. Hàng thật và hàng giả lẫn lộn, khó phân biệt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng cũng như uy tín thương hiệu YSKH đã được gây dựng từ trước. Yến kém chất lượng đang phổ biến trên thị trường, càng nhiều doanh nghiệp gia nhập thị trường, chất lượng yến sào bán ra càng khó đồng nhất và khó kiểm soát hơn. Việc đưa các loại tổ yến giả, yến trộn có chất lượng kém hoặc tỷ lệ tổ yến thật chỉ chiếm vài % nhằm tìm kiếm lợi nhuận bất chính. Những loại nguyên liệu giả được dùng để trộn lẫn với
  • 44. 31 tổ yến thật như: rong biển, carrageenan, alginate, agar, tinh bột, lòng trắng trứng, bì lợn… Đối với yến huyết, chất màu hoặc hóa chất tẩy màu được sử dụng để nhuộm. Việc phân biệt tổ yến thật và giả mang tính cảm quan nên kém chính xác. Ngoài ra, phương pháp vật lý, hóa học có cơ sở khoa học nhưng chưa đầy đủ, tốn nhiều thời gian và chi phí hơn. Như vậy, việc tổ yến giả tràn lan đã làm suy giảm nghiêm trọng niềm tin của người tiêu dùng và làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của các nhà sản xuất chân chính. Hàng giả làm cho các nhà sản xuất bị thiệt hại về kinh tế vì mua hàng kém chất lượng. Đối với người tiêu dùng trực tiếp, ngoài vấn đề kinh tế còn ảnh hưởng đến sức khỏe và niềm tin của khách hàng. Ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường, đẩy mạnh việc bán lẻ yến sào cho khách hàng nội địa, cạnh tranh trên thị trường bán lẻ trở nên khốc liệt. Ngoài doanh nghiệp, những hộ có nhà yến cũng bán lẻ tại nhà. Mặc khác, hiện nay với hình thức bán hàng qua mạng xã hội, nhiều cá nhân buôn bán tự phát mà không phải cần đến mặt bằng, cửa hàng thực hay đăng ký kinh doanh. Việc buôn bán trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn bao giờ hết làm cho thị trường trở nên đa dạng dưới nhiều hình thức phong phú, thuận tiện cho cả người bán và người mua. Tuy nhiên, mặt trái của việc này là khó kiểm soát chất lượng sản phẩm, thị trường phức tạp, người tiêu dùng có quá nhiều lựa chọn làm nhiễu loạn thông tin. Đây cũng là cơ hội cho hàng giả trà trộn, có mặt tràn lan trên thị trường. Và người thiệt hại nhiều nhất là khách hàng và những nhà sản xuất chân chính. Bên cạnh đó, việc bày bán tràn lan, ở đâu có nhà nuôi yến ở đó có treo bảng bán yến sào làm giảm “đẳng cấp thương hiệu” của mặt hàng cao cấp này. Hơn nữa, thể hiện tính manh mún, rời rạc, thiếu liên kết trong ngành yến sào. HỘP 3.7 - Ông Hồ Thế Ân, nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Yến sào Khánh Hòa: “Yến sào Khánh Hòa ngoài bán yến nguyên tổ còn sản xuất nước yến. Mười mấynăm trở lại đây, nước yến của Khánh Hòa cũng là loại nướcđộc tôn trong nước, vì Bình Định và Hội An không sản xuất. Nhưng yến sào của ta hiện nay bắt đầu cạnh tranh với hàng nhập khẩu, đó là yến sào từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia sang, thậm chí còn có yến từ Đài Loan, HongKong, Trung Quốc chở sang, và kể cả của nhà sản xuất Việt Nam cũng làm nhà máy sản xuất yến lon, yến chai, yến lọ. Sản phẩm của tổ yến cũng có thị trường cạnh tranh rất quyết liệt, giữa trong nước và khu vực.”
  • 45. 32 Ngoài sản phẩm là tổ yến thuần túy, những sản phẩm làm từ tổ yến cũng có sức cạnh tranh nhất định. Đó là ở các mặt hàng sản xuất từ yến như nước giải khác, sữa chua, bánh kẹo, sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, các món ăn chế biến sẵn ở các nhà hàng. Theo kết quả khảo sát có 50% người được hỏi cho rằng bán chủ yếu cho người quen. Rõ ràng thị trường yến sào “mua bằng niềm tin, bán bằng thương hiệu”, từ những người quen biết hay từ thương hiệu có uy tín sẵn trên thị trường. Chi phí trong việc đăng ký thương hiệu, và chi phí quản lý cho hoạt động kinh doanh, thuê mặt bằng đều cao, khiến giá mặt hàng này luôn cao và cạnh tranh gay gắt. Hình 3.15 – Phân bổ chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh yến sào. Nguồn: Kết quả tác giả khảo sát. Phân bổ chi phí trong sản xuất và kinh doanh yến sào được chia ra làm 3 nhóm. Nhóm thứ nhất chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất là đầu tư xây dựng nhà yến và thu mua tổ yến về làm nguồn nguyên liệu đầu vào. Nhóm thứ hai là chi phí cho thương hiệu và chi phí quản lý hoạt động kinh doanh. Nhóm thứ ba là việc thuê mặt bằng và chi phí sản xuất chiếm tỷ trọng thấp nhất. Như vậy, chi phí xây dựng thương hiệu chiếm tỷ trọng cao thứ hai sau việc đầu tư xây nhà yến cũng là một chi phí không hề nhỏ đối với doanh nghiệp muốn khẳng định tên tuổi trên thị trường, tạo niềm tin nơi khách hàng. Yến sào trong nước còn phải cạnh tranh với yến sào nhập khẩu. Theo Phạm Công Hoạt (2017), chất lượng tốt nhưng sản phẩm yến sào Việt Nam chỉ vào khoảng 10 tấn/năm, tương 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Đầu tư nuôi yến Thu mua tổ yến Chi phí Quản lý hoạt động KD Thương hiệu Sản xuất Thuê mặt bằng
  • 46. 33 đương với 10% so với các nước trong khu vực, Indonesia khoảng 100 tấn/năm, Malaysia và Thái Lan ở mức từ 60-70 tấn/năm. Hơn nữa, với lịch sử phát triển yến sào từ những năm 60 của thế kỷ 20 ở các nước trong khu vực với quy mô lớn như Indonesia, Malaysia, có số lượng nhà yến đến hàng trăm nghìn nhà, trong khi nước ta ngành yến sào còn quá non trẻ với khoảng 6000 nhà. Nhà yến ở nước ta còn quá ít về số lượng để có thể tận dụng lợi thế theo quy mô như các nước khác nhằm giúp giảm chi phí, và khả năng ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới còn hạn chế ở những nhà yến nhỏ lẻ, manh mún. Do vậy, khi yến sào nước ngoài nhập vào Việt Nam, cạnh tranh về giá là điều khó tránh khỏi. Ngoài ra, việc nhập khẩu yến sào còn chưa được quản lý chính thức bởi các cơ quan nhà nước, vừa gây thất thoát nguồn thuế, vừa làm tăng các hoạt động nhập lậu qua đường không chính thống. Hàng ngoại tràn lan vào Việt Nam, trà trộn, mạo danh hàng Việt, gây rối loạn thị trường và ảnh hưởng uy tín thương hiệu yến trong nước. 3.3.4 Các ngành liên quan và hỗ trợ Những kĩ thuật thu hút yến vào sinh sống trong nhà như âm thanh, phun nước mưa, tạo mùi bầy đàn, tạo tổ giả đã được quy trình hóa và thực hiện bằng những thiết bị được sản xuất sẵn. Nhà nuôi và những ô bằng gỗ (nesting plank) cũng được tiêu chuẩn hóa giúp người nuôi không phải mò mẫm trong quá trình đầu tư xây dựng và đảm bảo khả năng thành công cao nhất. Hiện nay, những thiết bị kỹ thuật sử dụng trong nhà yến phải nhập khẩu từ Malaysia và châu Âu nên vẫn còn phụ thuộc vào công nghệ bên ngoài. Với những hộ có nhà yến quy mô nhỏ chưa đủ khả năng đầu tư trang thiết bị hiện đại của nước ngoài phục vụ hoạt động dẫn dụ chim yến về làm tổ nên khó có khả năng thu hút được số lượng đàn chim yến lớn. Ngoài ra, việc ứng dụng kỹ thuật truy suất nguồn gốc tổ yến ở Việt Nam vẫn chưa thực hiện được như các nước đi trước như Malaysia. Một trong những lý do đó là quy mô nhà yến ở nước ta còn nhỏ hẹp, số lượng ít, việc xây nhà yến còn manh mún và tự phát, rải rác ở nhiều nơi, chưa có sự tập trung, chưa tận dụng được lợi thế theo quy mô để có những ứng dụng công nghệ tiên tiến. Nếu áp dụng công nghệ với số lượng nhỏ lẻ như vậy sẽ gia tăng chi phí rất cao, hoạt động không đem lại hiệu quả.
  • 47. 34 Bảng 3.1 – Vật liệu cần thiết xây nhà yến. Nguồn: Trung tâm yến sào Tầm Cao Việt (2016). Các loại máy móc, thiết bị chính như hệ thống loa phát âm thanh, hệ thống phun sương tạo độ ẩm, để bảo quản lượng yến sào tồn kho, các doanh nghiệp cần phải trang bị máy hút chân không nhằm bảo quản tốt nhất chất lượng của yến sào chờ tìm thị trường xuất bán… Những loại thiết bị cần thiết này đều được nhập từ các nước đi trước trong ngành như Indonesia, Malaysia. Một số thiết bị phải nhập công nghệ từ châu Âu. 100% người được khảo sát cho biết chưa có thỏa thuận liên kết với nhà cung ứng thiết bị kỹ thuật do số lượng nhỏ, chỉ mua khi cần thiết để tạo tính linh hoạt và không có ràng buộc đôi bên. Ngoài ra, những dụng cụ như khuôn tổ yến, các thiết bị trong quá trình chế biến yến sào được cung cấp bởi những doanh nghiệp nhỏ trong nước. Tất cả các thiết bị từ kỹ thuật hiện đại đến công cụ, dụng cụ Stt Tên Vật Tư Stt Tên Vật Tư 1 Gỗ Bạch Tùng 32 Ampli cửa dẫn 2 Ke gỗ 33 Ampli ru 3 Tinh yến hương 34 Usb tiếng chim 4 Phân chim yến 35 Đèn chống cú 5 Mùi Bầy đàn Tacavi 36 Dây điện Cadivi0.75 6 PW Super 37 Timer điện tử hẹn giờ 7 Hóa chất mùi khai 38 Cầu dao chống giật 8 Đinh gỗ 4 phân 39 Khởi động từ 9 Đinh thép 40 Ổ cắm Lioa 10 Vít Inox 4p 41 Băng keo điện 11 Vít đen 2p 42 Phích cắm điện 12 Phao Cơ 43 Tanali 13 Tắckê nhựa 44 Diệt gián 14 Thùng tạo mùi 45 Invetter 15 Dây Rút 46 Bình Ắc Quy 16 Bass inox 4 lỗ 47 Cầu dao nguồn 17 Loa ru trong nhà 48 Camera TCA-51403 18 Loa 4D 49 Đầu ghi 4 kênh TDA-2604 19 Loa dẫn 50 Adapter 12V 20 Loa 8D phòng VIP 51 Balun chống nhiễu 21 Loa Lục Giác 52 Dây 4 lõi 200m 22 Loa hút cửa HP4000 53 Màn hình 21 in 23 Dây loa Cadivi0.5 54 Ổ cứng Seagate 1T 24 Máy phun 2000 55 Vận chuyển 25 Máy TCV 7000 56 Tổ giả bằng nhựa 26 Ống 90 57 Bàn gai tắc kè 27 Máy kiểm soát ẩm 58 Bẫy cú và chim săn mồi 28 Ống p. sương 8ly 59 Dy 2000 Mùi ẩm trệt 29 Béc tắm p.sương 60 Béc p.sương 30 Co,T, Keo PVC 61 Hệ thống sưởi 31 Lọc nước 62 Máy phun siêu ẩm 5500 Khác Phun Sương Hệ Thống Tạo Ầm Ampli Hệ Thống Âm Thanh Điện Thuốc Nguồn dự phòng Camera Quan sát Gỗ Thanh Tổ Hóa chất Phụ kiện Loa Âm Thanh
  • 48. 35 thủ công đơn giản đều chưa có sự liên kết nào chặt chẽ với phía bên chủ nhà yến. Đây là một điểm yếu của chuỗi ngành hỗ trợ của yến sào. Tuy nhiên, về đầu ra, ngành đã có sự liên kết chặt chẽ với ngành du lịch. Hoạt động này đã được thực hiện hiệu quả đối với một địa điểm du lịch như thành phố biển Nha Trang, Khánh Hòa. Công ty YSKH là đơn vị duy nhất quản lý và khai thác 169 hang yến của tỉnh. Nhờ đó, công ty cũng thực hiện thiết kế tour du lịch cho du khách kết hợp tham quan hang yến, thưởng thức chè yến với du lịch biển đảo ở đảo yến Hòn Nội, Hòn Tằm, và quần thể đảo trong vùng biển gần đất liền. Mặc dù chỉ khai thác từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm, với điều kiện thời tiết biển thuận lợi cho du lịch đảo, những tour du lịch cũng đã thu hút du khách đến từ nhiều nơi ở trong và ngoài nước để vừa quảng bá tài nguyên du lịch địa phương, vừa giúp du khách biết nhiều hơn đến sản phẩm YSKH. Việc kết hợp này tạo nên thương hiệu địa phương cho Khánh Hòa với cảnh biển đẹp và món ăn ngon, bổ dưỡng. Trong khi hiện nay xu hướng của du lịch khám phá đến những nơi đảo xa bờ đang thu hút nhiều đối tượng thì việc kết hợp này giúp du khách thích thú những trải nghiệm này và để lại nhiều ấn tượng đáng lưu nhớ trong lòng khách du lịch về biển và món ăn. Tour du lịch đảo yến Hòn Nội, kết hợp du lịch biển đảo hoang sơ với bãi tắm đôi duy nhất ở Việt Nam và tham quan hang yến, giúp du khách có thể trực tiếp đi vào hang yến, tham quan và tận mắt chứng kiến những tổ chim yến đang làm trên vách đá. Ở giữa đảo yến thưởng thức món chè tổ yến bổ dưỡng và thơm ngon, giúp du khách cả trong và ngoài nước đều thích thú trải nghiệm không gian du lịch mới mẻ và mang đặc trưng riêng của vùng đất Khánh Hòa. Đối với những doanh nghiệp yến sào khác trong tỉnh, họ còn liên kết với công ty du lịch thiết kế chương trình tour có lịch trình đi đến các phòng trưng bày sản phẩm, của hàng bán yến sào cho du khách có cơ hội tìm hiểu về đặc sản địa phương và mua về làm quà cho người thân. Từ đó, thúc đẩy hình thức xuất khẩu tại chỗ, đem lại nguồn lợi đáng kể cho ngành yến sào và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu địa phương. Những hộ có nhà yến cũng bước đầu thực hiện quảng bá, liên kết với công ty du lịch để đưa khách đến tận mắt tham quan nhà yến và mua sản phẩm tại nhà. Như vậy, các ngành liên quan, hỗ trợ đối với yến sào thì đầu vào, trang thiết bị, chưa có sự liên kết, hợp tác giữa các ngành, làm cho hoạt động rời rạc và thiếu tính đồng đều. Tuy nhiên, để góp phần giải quyết đầu ra, việc liên kết với ngành du lịch là hoàn toàn có lý do và khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho cả 2 ngành du lịch và yến sào. Tải bản FULL (99 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ