SlideShare a Scribd company logo
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
BÙI THANH TUẤN
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ PHÁT TRIỂN
HÀ NỘI - 2018
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
BÙI THANH TUẤN
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 62 31 01 05
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHẠM THỊ KHANH
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả
Bùi Thanh Tuấn
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI 8
1.1. Những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến
đề tài luận án 8
1.2. Đánh giá chung về những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
luận án và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 24
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP NGOẠI THÀNH 27
2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của phát triển nông nghiệp ngoại thành 27
2.2. Nội dung, chỉ tiêu, phương thức đánh giá và nhân tố tác động đến
phát triển nông nghiệp ngoại thành 38
2.3. Kinh nghiệm trong - ngoài nước về phát triển nông nghiệp ngoại
thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC
HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 62
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển nông
nghiệp ngoại thành Hà Nội 62
3.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội
giai đoạn 2008 - 2016 71
3.3. Đánh giá chung về phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành
Hà Nội giai đoạn 2008 - 2016 100
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 109
4.1. Định hướng phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội 109
4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ở
các huyện ngoại thành Hà Nội 120
KẾT LUẬN 152
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155
PHỤ LỤC 164
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANLT An ninh lương thực
BĐKH Biến đổi khí hậu
CDCC Chuyển dịch cơ cấu
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
ĐTH Đô thị hóa
GDP Tổng sản phẩm nội địa
GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn
GTSX Giá trị sản xuất
HNQT Hội nhập quốc tế
HTX Hợp tác xã
KCHT Kết cấu hạ tầng
KHCN Khoa học - công nghệ
KTTT Kinh tế thị trường
KT-XH Kinh tế - xã hội
NNCNC Nông nghiệp công nghệ cao
NN, NT Nông nghiệp, nông thôn
NTM Nông thôn mới
VĐX Vành đai xanh
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Tổng sản phẩm và cơ cấu kinh tế theo ngành 67
Bảng 3.2: Trị giá hàng hóa nông sản xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội 75
Bảng 3.3: Cơ cấu GTSX nông nghiệp Hà Nội giai đoạn 2008 - 2016 81
Bảng 3.4: Tốc độ CDCC ngành nông nghiệp Hà Nội 82
Bảng 3.5: Cơ cấu GTSX ngành trồng trọt phân theo nhóm cây trồng 83
Bảng 3.6: Tốc độ CDCC ngành trồng trọt Hà Nội 84
Bảng 3.7: GTSX ngành chăn nuôi theo nhóm vật nuôi và sản phẩm 86
Bảng 3.8: Tốc độ CDCC ngành chăn nuôi Hà Nội 86
Bảng 4.1: Dự báo dân số thành phố Hà Nội năm 2020 và 2030 111
Bảng 4.2: Quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở thành phố
Hà Nội năm 2015 và 2020 114
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: GTSX nông nghiệp (theo giá hiện hành) 72
Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp ngoại thành Hà Nội 73
Biểu đồ 3.3: Tốc độ CDCC ngành nông nghiệp theo ngành kinh tế 83
Biểu đồ 3.4: Tốc độ CDCC ngành trồng trọt 85
Biểu đồ 3.5: Tốc độ CDCC ngành chăn nuôi 87
Biểu đồ 3.6: Số lượng trang trại trên địa bàn Hà Nội 90
Biểu đồ 3.7: Giá trị tạo ra/ha đất nông nghiệp của Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 - 2016 92
Biểu đồ 3.8: Cơ cấu lao động có việc làm khu vực nông thôn theo 3
nhóm ngành kinh tế chính, giai đoạn 2010 - 2014 94
Biểu đồ 3.9: Tình trạng hoạt động kinh tế của lao động khu vực nông
thôn thành phố Hà Nội năm 2014 95
Biểu đồ 3.10: Thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn ngoại
thành so với cả thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 - 2016 96
Biểu đồ 3.11: Ý kiến về thu nhập bình quân/người/tháng của hộ nông
dân ngoại thành 97
Biểu đồ 3.12: Những sản phẩm chủ yếu ở các huyện ngoại thành 104
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nhiều năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam vẫn là một ngành sản
xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế, cung cấp trực tiếp lương thực, thực
phẩm cho người dân; cung cấp, sử dụng yếu tố đầu vào - đầu ra cho ngành
công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, “nông nghiệp đô thị” (Urban argiculture)
được sản xuất dựa trên không gian trong và ngoại thành, có sự kết nối chặt
chẽ với hệ thống kinh tế - xã hội (KT-XH) và sinh thái đô thị.
Những năm qua, mặc dù giá trị sản xuất (GTSX) của ngành nông nghiệp
chỉ chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu kinh tế thành phố Hà Nội (khoảng 4 - 4,5%),
nhưng góp phần đáng kể vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị - xã
hội quan trọng của Thủ đô, như: cung cấp lương thực, thực phẩm cho khoảng
10 triệu người dân đang cư trú, công tác, học tập ở Hà Nội và một lượng
không nhỏ khách vãng lai; bảo đảm việc làm cho trên 3 triệu người trong độ
tuổi lao động ở khu vực nông thôn; đóng góp tích cực vào Chương trình xây
dựng nông thôn mới (NTM); nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần
cho dân cư ở khu vực nông thôn. Nông nghiệp ngoại thành còn góp phần hình
thành các vành đai xanh (VĐX), hồ điều hoà, tạo lập môi trường, cảnh quan;
tham gia vào dịch vụ du lịch, cải thiện môi trường sinh thái, làm giàu cho nét
đẹp truyền thống văn hoá người Hà Nội [40].
Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đã đạt nhiều
tiến bộ, như: cơ giới hóa, ứng dụng khoa học - công nghệ (KHCN) vào sản
xuất được đẩy mạnh; dồn điền đổi thửa được coi là khâu đột phá, đạt kết quả
nổi bật; bước đầu đã hình thành và mở rộng các vùng chuyên canh tập trung,
có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế khá cao như các vùng sản xuất
lúa chất lượng cao, rau an toàn, hoa, cây cảnh, cây ăn quả, vùng chăn nuôi xa
khu dân cư. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển nông nghiệp Thủ đô theo
2
hướng bền vững vẫn chưa thực sự phù hợp, bên cạnh đó, nông nghiệp ngoại
thành Hà Nội còn nhiều hạn chế như: diện tích đất sản xuất nông nghiệp sẽ
ngày càng thu hẹp do tốc độ đô thị hóa (ĐTH) nhanh; quy mô sản xuất nhỏ,
manh mún, chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh thấp, sản xuất
thiếu bền vững; chuyển dịch cơ cấu (CDCC) nội bộ ngành nông nghiệp còn
chậm, chưa vững chắc; năng suất, sản lượng một số cây trồng, vật nuôi tuy
tăng khá, nhưng chất lượng sản phẩm còn kém; công tác nghiên cứu, ứng
dụng và chuyển giao tiến bộ KHCN, kỹ thuật vào sản xuất còn chậm, hiệu
quả chưa cao; người dân không thể dựa vào đồng ruộng để nâng cao thu nhập
cũng như chất lượng cuộc sống… Do đó, độ an toàn và giá trị kinh tế cũng
như năng suất, chất lượng của các sản phẩm lương thực, thực phẩm còn chưa
cao. Môi trường tự nhiên, sinh thái vẫn đang bị đe doạ, ảnh hưởng xấu đến
chất lượng cuộc sống cư dân Thủ đô.
Thấy rõ được vai trò cũng như những kết quả và hạn chế của nông
nghiệp ngoại thành, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà
Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định: thành phố tập trung
phát triển nông nghiệp, nông thôn (NN, NT) theo hướng văn minh, hiện đại,
hiệu quả, bền vững: phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp đô thị, sinh thái
trên cơ sở hình thành những khu nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC); từng
bước hiện đại hóa nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản xuất để tạo ra nhiều
sản phẩm có giá trị cao; nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tăng hiệu
suất sử dụng đất và tăng năng suất lao động nông nghiệp; quy hoạch ổn định
các vùng sản xuất nông nghiệp, xác định các VĐX, các tuyến nông nghiệp
sinh thái và các khu NNCNC [51].
Quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030 cũng đã xác định: phát triển nông nghiệp gắn với
hình thành VĐX, vùng trồng rau sạch, lúa chất lượng cao, vùng trồng cây ăn
quả, vùng trồng hoa, cây cảnh gắn với hệ thống phân phối tiện lợi cho người
3
dân. Nâng cao năng suất, chất lượng các mặt hàng nông sản, bảo đảm vệ sinh
an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu quả sản xuất, giá trị sản xuất/đơn vị diện
tích đất nông nghiệp trên cơ sở hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên
canh tập trung quy mô lớn [59].
Trong những năm tới, cùng với bối cảnh hội nhập quốc tế (HNQT) sâu
rộng, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, quá trình ĐTH diễn ra mạnh mẽ,
nông nghiệp ngoại thành Hà Nội sẽ bị thu hẹp về quy mô đất đai, hệ sinh thái
bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, làng nghề ở khu vực ngoại thành; GDP
nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế thành phố ngày càng nhỏ. Phát triển nông
nghiệp đã định ra những yêu cầu mới, đòi hỏi phải CDCC ngành nông
nghiệp, phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, NNCNC. Do vậy, làm
sáng rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn trong phát triển nông nghiệp ngoại
thành theo hướng bền vững là yêu cầu khách quan, thật sự cần thiết nhằm
thúc đẩy KT-XH và môi trường của Thủ đô phát triển trong điều kiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), ĐTH và HNQT. Vì vậy, “Phát triển
nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội” được lựa chọn làm đề tài
nghiên cứu của luận án tiến sỹ - chuyên ngành Kinh tế phát triển.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận phát triển nông nghiệp ngoại thành và
làm rõ thực trạng trên địa bàn ngoại thành Hà Nội, luận án đề xuất các giải
pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp Thủ đô trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ
sau đây:
- Nghiên cứu tình hình trong, ngoài nước về phát triển nông nghiệp
ngoại thành, tìm ra khoảng trống lý luận và thực tiễn để tiếp tục làm rõ.
4
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp ở
các huyện ngoại thành, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, chỉ
tiêu và phương thức đo lường sự phát triển nông nghiệp ngoại thành.
- Nghiên cứu, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông
nghiệp ngoại thành.
- Nghiên cứu kinh nghiệm của quốc tế và trong nước về phát triển nông
nghiệp ngoại thành; rút ra bài học đối với phát triển nông nghiệp Hà Nội.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà
Nội nhằm làm rõ những thành tựu, hạn chế; khó khăn và nguyên nhân cản trở
sự phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp
ngoại thành Hà Nội trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là phát triển nông nghiệp ở các
huyện ngoại thành Hà Nội, tập trung ở lĩnh vực: trồng trọt và chăn nuôi.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án đi sâu nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội, trong đó tập
trung vào các nội dung: (1) Sự tăng trưởng của nông nghiệp ngoại thành; (2)
CDCC nông nghiệp ngoại thành theo hướng bền vững; (3) Nâng cao hiệu quả
sản xuất ngành nông nghiệp ngoại thành. Trên cơ sở đó, xác định những định
hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ngoại
thành trong thời gian tới.
- Về không gian: Luận án khảo sát thực trạng phát triển nông nghiệp ở
17 huyện ngoại thành Hà Nội, trong đó nghiên cứu một số huyện ngoại thành
đại diện cho 3 tiểu vùng sinh thái (vùng gò đồi, vùng đồng bằng và vùng đất
bãi ven sông) và mức độ chịu sự tác động của quá trình ĐTH. Đặc biệt, dựa
5
theo khảo sát, điều tra của tác giả và Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã
hội Hà Nội, luận án tập trung nghiên cứu các huyện: Sóc Sơn, Đông Anh, Gia
Lâm, Hoài Đức, Phúc Thọ, Ba Vì, Ứng Hòa và Phú Xuyên.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu, khảo sát thực trạng phát triển nông
nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2008 - 2016 và đề xuất các
giải pháp phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2050.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa vào những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về phát triển KT-XH nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng. Đồng
thời, luận án cũng dựa vào một số lý thuyết của kinh tế học, kinh tế thị trường
(KTTT) hiện đại (quan hệ cung - cầu, vai trò của nhà nước; chuỗi giá trị,
chuỗi cung ứng, cạnh tranh trong điều kiện HNQT…); lý thuyết của chuyên
ngành kinh tế phát triển để nghiên cứu về phát triển nông nghiệp ngoại thành.
Luận án kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học liên
quan, đã được công bố của một số tác giả về phát triển nông nghiệp nói
chung, nông nghiệp ngoại thành nói riêng; kinh nghiệm của quốc tế và trong
nước; đồng thời trực tiếp điều tra, khảo sát thực tế để thực hiện mục đích,
nhiệm vụ đã đề ra.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó cơ
bản sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp hệ thống hóa: phương pháp này được sử dụng ở phần
tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến phát triển nông nghiệp ngoại
thành (Chương 1) và trong phần cơ sở lý luận của đề tài luận án (Chương 2)
6
để nghiên cứu đầy đủ, toàn diện vấn đề; đồng thời xác định rõ nội dung cần
tập trung nghiên cứu của luận án.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: phương pháp này được sử dụng
chủ yếu trong phần đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp các huyện
ngoại thành Hà Nội (Chương 3).
- Phương pháp thống kê và so sánh được sử dụng trong phần đánh giá
thực trạng ở Chương 3.
- Phương pháp quy nạp và diễn dịch được sử dụng để làm rõ một số
vấn đề cơ bản về phát triển nông nghiệp ngoại thành.
- Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng dựa trên những khảo
sát, điều tra của tác giả và Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội.
Trong phiếu điều tra của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà
Nội có 03 đối tượng, gồm: Mẫu 01: Hộ gia đình, cá nhân; Mẫu 02: Doanh
nghiệp, hợp tác xã (HTX), trang trại; Mẫu 03: Cán bộ quản lý cấp sở, ngành,
huyện, thị xã và cấp xã, tại 06 huyện được chọn điều tra, khảo sát thực tế,
cũng như tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội. Các phiếu điều
tra thu được, sau khi kiểm tra làm sạch, loại bỏ những phiếu không phù hợp.
Tổng hợp số liệu và xử lý phiếu điều tra bằng phần mềm tin học chuyên dùng
SPSS. Luận án sử dụng một phần kết quả thu được để tham khảo thêm về
thực trạng, cũng như làm một phần cơ sở đưa ra giải pháp thúc đẩy phát triển
nông nghiệp ngoại thành (xem một số bảng tổng hợp từ kết quả điều tra, khảo
sát ở Phụ lục 11).
Trong khảo sát, điều tra và phỏng vấn chuyên sâu của tác giả, ở các
huyện: Sóc Sơn, Đông Anh và Phú Xuyên, với 01 mẫu phiếu điều tra (đối
tượng là hộ gia đình, cá nhân) được lựa chọn để làm mẫu đối chiếu, khẳng
định thêm kết quả của hướng nghiên cứu. Tác giả đã điều tra 250 hộ gia đình,
cá nhân, tuy nhiên trong quá trình xử lý số liệu, có nhiều phiếu không được sử
dụng do không đưa ra phương án trả lời đầy đủ. Vì vậy, các phiếu điều tra
7
không được làm sạch trước khi thu hồi, nên tác giả không sử dụng mô hình
SPSS, mà sử dụng phương pháp thống kê, phân tích để xử lý số liệu. Tuy vậy,
tác giả cho rằng, với pham vi và đối tượng điều tra phù hợp với hướng nghiên
cứu, các số liệu mẫu điều tra của tác giả mang tính đại diện và có độ tin cậy
cho việc đối chiếu, làm rõ hơn kết quả nghiên cứu, góp phần phản ánh thực
trạng phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội.
- Sử dụng ma trận SWOT được sử dụng phân tích, đánh giá điểm mạnh,
điểm yếu, thách thức, cơ hội đối với phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà
Nội để làm cơ sở đưa ra định hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển nông
nghiệp ngoại thành thời gian tới.
Các phương pháp trên được sử dụng linh hoạt, đan xen, kết hợp để phát
huy hiệu quả tổng hợp hướng đến hoàn thành mục tiêu nghiên cứu.
5. Đóng góp của luận án
Luận án là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghiên cứu lý thuyết với thực
tiễn, dựa trên việc hệ thống hóa, làm sáng rõ cơ sở lý luận về phát triển nông
nghiệp ngoại thành để đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm
đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội sau giai đoạn nghiên
cứu 2008 - 2016 đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiến của luận án
- Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng rõ thêm
lý luận về nông nghiệp ngoại thành và phát triển nông nghiệp ngoại thành.
- Về thực tiễn: Những kết quả của luận án góp phần thúc đẩy phát triển
nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong thời gian tới. Đồng thời, luận án là
nguồn tư liệu tham khảo tốt cho công tác công tác nghiên cứu, giảng dạy tại
các cơ sở đào tạo kinh tế.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về vai trò phát triển nông
nghiệp ngoại thành
Tác giả J.H.Von Thunen (1826) trong “The Isolated State with Respect
to Agriculture and Political Economy” (Nông nghiệp và kinh tế chính trị trong
nhà nước cô lập) [86] làm rõ vai trò của nông nghiệp ngoại thành (vành đai
nông nghiệp) đối với các thành phố. Tác giả cho rằng, chi phí vận chuyển từ
nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ, nhất là tính chất, vai trò của các vành đai
nông nghiệp đem lại cho khu vực đô thị sẽ quyết định chủ yếu đối với sự phân
bố của một số hình thức sản xuất nông nghiệp. Từ đó, các VĐX sản xuất nông
nghiệp xung quanh một trung tâm đô thị với khoảng cách phù hợp sẽ thu được
lợi nhuận tối đa.
Tiếp tục hướng nghiên cứu của J.H.Von Thunen, một số công trình
khoa học của nhiều tác giả nước ngoài nghiên cứu về khái niệm, vai trò, đặc
điểm, những yếu tố tác động; tiềm năng cũng như thách thức đối với sự phát
triển nông nghiệp đô thị; trên cơ sở nghiên cứu một số trường hợp ở các nước
trên thế giới, các tác giả đưa ra những chính sách nhằm thúc đẩy nông nghiệp
đô thị theo hướng bền vững. Theo hướng này, các tác giả cho rằng, nông
nghiệp đô thị có vai trò quan trọng không chỉ cung ứng lương thực, thực
phẩm tươi sống cho cư dân đô thị, mà còn tạo việc làm thời vụ, cải thiện môi
trường sinh thái cho khu vực nội đô của từng thành phố. Tiêu biểu cho hướng
nghiên cứu này, có thể kể đến các công trình: “Urban Agriculture: Food, Jobs
and Sustainable Cities” (Nông nghiệp đô thị: lương thực, việc làm và các đô
thị bền vững) của các tác giả Smith J., Ratta A., Nase J. (1996) [84]; “Urban
9
agriculture: definition, presence, potentials and risks” (Nông nghiệp đô thị:
định nghĩa, sự hiện diện, tiềm năng và rủi ro) của tác giả Mougeot J.A. (1999)
[80]; “The Special Programme for Food Security: Urban and Periurban
Agriculture” (Chương trình đặc biệt về an ninh lương thực: nông nghiệp đô
thị và ven đô) của FAO (2001) [75]…
Tác giả Nugent (2000) với “The Impact of Urban Agriculture on the
Household and Local Economies” (Ảnh hưởng của nông nghiệp đô thị đối với
các hộ gia đình và các nền kinh tế địa phương) [81] đã nghiên cứu ở 17 thành
phố lớn trên thế giới, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, người
dân vùng ven các đô thị lớn quyết định duy trì sản xuất nông nghiệp vì những
lý do chủ yếu như: 1) Phục vụ nhu cầu tiêu dùng của gia đình; 2) Đa dạng hóa
nguồn thu nhập; 3) Tránh rủi ro về kinh tế; 4) Đối phó với tình trạng tăng giá
lương thực, thực phẩm trên thị trường; 5) Tạo thêm việc làm cho lao động gia
đình; 6) Bảo đảm an ninh sinh kế cũng như an ninh tài sản đất.
Trong nghiên cứu “Profitability and sustainability of urban and peri-
urban agriculture” (Lợi nhuận và tính bền vững của nông nghiệp đô thị và ven
đô) [76] của FAO (2007) cho rằng, nguồn lương thực, thực phẩm như gia
cầm, sữa, rau… sản xuất ở vùng đô thị thường có giá trị cao; sản phẩm được
tiêu thụ trực tiếp nên chi phí vận chuyển, lưu kho, bảo quản… luôn thấp hơn
các sản phẩm cùng loại và hệ thống phân phối nhanh gọn nên bảo đảm tính
tươi sống của các mặt hàng nông sản. Nông nghiệp đô thị góp phần: 1) Cải
thiện mức sống của người thành thị; 2) Tận dụng các chất thải (lỏng và rắn) từ
đô thị và công nghiệp để làm phân bón và đưa đất hoang hóa vào sử dụng.
Tiềm năng mang lại từ nông nghiệp đô thị rất lớn, có vai trò rất quan
trọng trong quá trình ĐTH và phát triển các đô thị lớn trên thế giới với chức
năng: 1) Bảo đảm an ninh lương thực (ANLT) và dinh dưỡng cho vùng đô thị;
2) Phát triển kinh tế nông thôn; 3) Xóa đói giảm nghèo ở nông thôn; 4) Góp
phần vào việc quản lý môi trường đô thị. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích
10
mang lại, nông nghiệp đô thị cũng có những rủi ro: 1) Rủi ro cho sức khỏe
cộng đồng khi các bệnh truyền nhiễm qua những thực phẩm tươi sống: do sử
dụng nguồn nước ô nhiễm hoặc nhiễm khuẩn trong sản xuất nông nghiệp, sơ
chế, chế biến nông sản; ô nhiễm nước uống do các chất tồn dư từ nông nghiệp
như thuốc bảo vệ thực vật và phân bón; 2) Tác động tiêu cực đến môi trường:
ô nhiễm nguồn nước do sử dụng quá mức phân đạm, thuốc trừ sâu, phân gia
súc và gia cầm…
Tác giả Phạm Sỹ Liêm (2009) trong “Nông nghiệp đô thị trong quy
hoạch thành phố Hà Nội” [30] cho rằng, phát triển nông nghiệp những vùng
ven đô thị (nông nghiệp đô thị) đang được các nước trong khu vực triển khai
rất thành công. Nông nghiệp ven đô thị không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế,
mà còn đóng vai trò quan trọng về mặt xã hội và môi trường: 1) Về kinh tế,
nhờ có nông nghiệp mà đô thị không còn là nơi chỉ nhập lương thực, thực
phẩm từ nông thôn và xuất rác thải trở lại đó, mà giúp giảm chi phí vận
chuyển và diện tích kho lạnh cho thực phẩm tươi sống. Điều quan trọng là
nông nghiệp đô thị giải quyết nhiều việc làm thích hợp cho phụ nữ, nông dân
bị thu hồi đất để mở rộng đô thị và cho nông dân ngoại tỉnh nhập cư vào đô
thị; 2) Về xã hội, góp phần xây dựng cộng đồng thông qua các nhóm làm
vườn rau, vườn hoa công cộng, các nhóm tương trợ có cùng sở thích như
trồng rau thủy canh, trồng nấm, nuôi ong, chim cá cảnh…; bồi đắp tình yêu
thiên nhiên, quý trọng sự sống và thái độ tích cực đối với xã hội, tạo cơ hội
vận động thân thể và thư giãn tâm trí cho những người lao động trí óc; 3) Về
môi trường, sản xuất nông nghiệp sử dụng, tái chế nước thải và rác thải; giảm
lượng rác sinh hoạt vì thực phẩm đã qua sơ chế; đồng thời, làm đẹp cảnh quan
vùng đô thị với những VĐX nông nghiệp.
Tuy nhiên, VĐX nông nghiệp luôn có nguy cơ bị thị trường bất động
sản “gặm nhấm” làm suy giảm, biến mất dần. Để bảo vệ sự tồn tại của VĐX,
ngoài việc sử dụng các công cụ hành chính và pháp lý, còn cần vận dụng khéo
11
léo công cụ kinh tế, cụ thể là bỏ vốn đầu tư đưa nông nghiệp đô thị vào khu
vực này để nâng mức thu nhập của người lao động lên sát với mức trung bình
của người dân nội thành. Không nên để cho những người dân mất đất đối mặt
với các thách thức “hậu thu hồi đất” mà cần tổ chức họ lại, đưa họ vào trận
tuyến nông nghiệp đô thị của thành phố.
Tác giả Nguyễn Văn Toàn (2010) trong “Sử dụng tài nguyên đất Hà
Nội theo hướng bền vững” [53] cho rằng, nông nghiệp ngoại thành Hà Nội
không chỉ làm tốt chức năng kinh tế, mà còn đóng góp quan trọng vào việc
bảo vệ môi trường đô thị khi hình thành VĐX kết hợp du lịch nông nghiệp
sinh thái. Để phát triển nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người nông dân
ngoại thành Hà Nội cần nghiên cứu lai tạo, sản xuất lúa đặc sản, có chất lượng
cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Thủ đô. Đồng thời,
phải phát huy lợi thế so sánh trong sản xuất rau an toàn, cây ăn quả đặc sản,
hoa, cây cảnh công nghệ cao…
Tác giả Nguyễn Đăng Nghĩa và Mai Thành Phụng (2011) trong “Nông
nghiệp đô thị và ven đô thị” [33] đã cho rằng, cơ hội cũng như thuận lợi trong
phát triển nông nghiệp ven đô là giảm chi phí đóng gói, lưu trữ và vận chuyển
thực phẩm tươi sống; đồng thời góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người
thất nghiệp và hưu trí ở khu vực ven đô. Nông nghiệp đô thị và ven đô có
nhiều lợi thế khi dễ dàng tiếp cận các dịch vụ (tài chính, chuyển giao KHCN,
du lịch…). Loại hình nông nghiệp này còn góp phần giảm thiểu những tác
động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), hạn chế ô nhiễm môi trường khi
khả năng tái sử dụng lớn chất thải hữu cơ từ đô thị. Tuy nhiên, nông nghiệp
đô thị và ven đô thường chịu thách thức, rủi ro cho sự phát triển khi bị cạnh
tranh về đất, nước, năng lượng và lao động với các ngành kinh tế khác; bị tác
động lớn đến chất lượng khi sử dụng nguồn nước ô nhiễm do chất thải đô thị,
ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và môi trường sống của cư dân ngoại thành.
12
Tác giả Hồ Cao Việt (2013) trong “Cơ sở khoa học của các hình thái
phát triển nông nghiệp đô thị và vận dụng cho Đồng bằng sông Cửu Long”
[72] đã hệ thống, làm rõ: khái niệm, vai trò, chức năng, nguyên nhân và
những rủi ro của nông nghiệp đô thị. Nghiên cứu ở các nước về nông nghiệp
đô thị với thuật ngữ “urban agriculture” xuất hiện từ những năm đầu của thế
kỷ XXI và mô hình này phát triển ở nhiều thành phố lớn trên thế giới. Nông
nghiệp đô thị xuất phát từ những nguyên nhân sau: (i) Giảm diện tích đất canh
tác do công nghiệp hóa và ĐTH; (ii) Giảm thu nhập của hộ nông dân trong
quá trình công nghiệp hóa và ĐTH ở vùng ven đô; (iii) Các yếu tố ảnh hưởng
đến sinh kế (lao động, vốn, đất, trình độ sản xuất) bị giảm sút; (iv) Lợi thế so
sánh về hiệu quả kinh tế của nông sản sản xuất tại chỗ và các nông sản mang
về thành thị từ nơi khác (giảm chi phí vận chuyển và chi phí trung gian, giá
bán cạnh tranh, giảm tỷ lệ hao hụt); (v) Nông dân ven đô có điều kiện tốt hơn
khi tiếp cận nhanh với KHCN mới; (vi) Hệ thống kết cấu hạ tầng (KCHT) và
logistics thuận lợi hơn.
Quỹ GSRD (GSRD Foundation), Quỹ châu Á (The Asia Foundation)
và Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam (2016) với tài liệu “Phát triển
nông nghiệp ven đô, hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân” [21]
cho rằng, nông nghiệp ngoại thành góp phần giải quyết việc làm, bảo đảm an
sinh xã hội, cung cấp một lượng thực phẩm an toàn, tươi sống với chất lượng
cao; đồng thời góp phần làm tăng sức chịu tải, khả năng tự làm sạch của môi
trường, cải tạo điều kiện vi khí hậu, ô nhiễm không khí, tạo ra môi trường
xanh, trong lành, có lợi cho sức khỏe người dân đô thị. Các cơ quan chức
năng cần có cơ chế ưu đãi riêng nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp ven đô
và ngoại thành, trong đó chú trọng đến việc quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch
hệ thống cây xanh. Hướng tới mục tiêu phát triển đô thị bền vững từ việc hình
thành các vùng sản xuất nông nghiệp sạch, bảo tồn cảnh quan sinh thái đô thị.
13
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về hình thức phát triển nông
nghiệp ngoại thành
Tác giả J.H.Von Thunen (1826) [86] cho rằng, xung quanh một thành
phố trung tâm có thể tồn tại và phát triển 5 vành đai sản xuất chuyên môn hóa
nông nghiệp: i) Vành đai thực phẩm tươi sống; ii) Vành đai lương thực, thực
phẩm; iii) Vành đai cây ăn quả; iv) Vành đai lương thực và chăn nuôi; v)
Vành đai lâm nghiệp. Số lượng vành đai, cũng như bán kính của mỗi vành đai
sản xuất nông nghiệp này sẽ tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, tập quán sản
xuất của cư dân ngoại thành và quy mô mỗi thành phố trung tâm.
Các tác giả như Sinclair (1967), Boal (1970), Bryant (1973) trong
những nghiên cứu của mình đã cho thấy, một điểm chung của nông nghiệp
ngoại thành (hay nông nghiệp đô thị) thường phát triển thành các VĐX bao
quanh các thành phố. Cơ bản thường có 03 vành đai khác nhau như: i) Vành
đai thứ nhất: tại trung tâm thành phố với sự ổn định của đất đai và quy hoạch,
nông nghiệp ở đây thường có lợi nhuận cao do có nhiều lợi thế thị trường; ii)
Vành đai thứ hai: cận kề ngoại ô, quy hoạch đất đai chưa ổn định, lợi nhuận
thấp do nông dân không muốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp; iii) Vành đai
thứ ba: ở ngoài cùng xa trung tâm thành phố, nông nghiệp phát triển đa dạng
và đạt lợi nhuận rất cao trên đơn vị diện tích [27, tr.2].
Theo FAO (2007) [76] các hình thái nông nghiệp đô thị như trồng cây
không cần đất, trong túi nhựa và thủy canh, hệ thống làm vườn trong tháp,
làm vườn trong khoang chứa theo hướng thâm canh sinh học phát triển mạnh
ở đô thị do khan hiếm đất. Nông nghiệp đô thị theo hướng ứng dụng công
nghệ cao, canh tác theo trục đứng để giảm thiểu chiếm dụng diện tích và tận
dụng không gian trống xen kẽ trong đô thị hoặc canh tác trên sân thượng…
tận dụng tất cả những khoảng không và không gian chưa được sử dụng.
Tác giả Hồ Cao Việt (2013) [72] đã xác định, trong bối cảnh phát triển
công nghiệp hóa và ĐTH nhanh ở các tỉnh thành trong cả nước, diện tích đất
14
nông nghiệp thu hẹp dần nên sản lượng một số nông sản giảm đáng kể; thu
nhập từ nông nghiệp của đa số hộ nông dân sống ven đô giảm sút; trong khi
đó, nhu cầu các loại thực phẩm chủ yếu ở các đô thị lớn tăng rất nhanh. Do
vậy, hơn một thập niên qua, ở các thành phố lớn, như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành và phát triển các
hình thái nông nghiệp sử dụng ít đất hoặc không đất, công nghệ cao (vi sinh,
giá thể, hệ thống tưới hiện đại, nhà màng, nhà lưới, thủy canh…), sử dụng ít
nhân lực, nhưng sản phẩm đã, đang được tiêu thụ, cung cấp cho các siêu thị,
hệ thống phân phối nông sản ở các thành phố lớn; mang lại lợi nhuận cao góp
phần tăng thu nhập đáng kể cho những hộ nông dân sinh sống ở các vùng ven
đô và cận đô thị.
Tác giả Trần Quốc Việt (2014) trong “Các hình thức tổ chức lãnh thổ
nông nghiệp đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh - Phân tích từ góc độ địa lí kinh
tế và sinh thái” [73] đã xác định, cơ sở để hình thành vành đai nông nghiệp
xung quanh Thành phố Hồ Chí Minh là nền nông nghiệp được chú trọng phát
triển với những khu vực sản xuất tập trung được hình thành và có sự phân hóa
theo từng khu vực lãnh thổ. Nông nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh có các
vành đai cụ thể như: 1) Vành đai thực phẩm tươi sống: nằm sát trung tâm
thành phố. Chịu trách nhiệm cung cấp phần lớn rau, đậu và các sản phẩm
chăn nuôi (thịt, trứng và sữa) cho người dân thành phố. Hình thành nên vành
đai này gồm: Quận 12, quận Bình Tân, Quận 8, quận Bình Thạnh, quận Thủ
Đức, Quận 2, một phần huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè và
Quận 9; 2) Vành đai lương thực: nằm liền kề vành đai thực phẩm tươi sống,
với cây lương thực chủ yếu là cây lúa, ngô và khoai các loại. Vành đai này
bao gồm một số khu vực thuộc huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và Nhà
Bè. Do hiệu quả kinh tế còn thấp, nên ở vành đai này đang có sự CDCC cây
trồng, vật nuôi theo hướng sử dụng KHCN hiện đại; 3) Vành đai nuôi trồng
thủy sản: tập trung tại khu vực huyện Cần Giờ và ven sông Sài Gòn, sông
15
Đồng Nai. Vành đai này cung cấp nguồn thủy sản tươi sống cho dân cư đô thị,
gồm cả thủy sản nước ngọt, lợ và mặn; 4) Vành đai rừng sinh thái, rừng
phòng hộ và vườn cây ăn trái phân bố tại các khu vực ven Thành phố như
huyện Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ. Đây là vành đai có ý nghĩa quan trọng
bảo vệ môi trường sinh thái cho Thành phố.
Ngoài ra, nghiên cứu về hình thức phát triển nông nghiệp ngoại thành,
còn có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về phát triển nông nghiệp
ngoại thành theo hướng đô thị - sinh thái. Cụ thể là:
Tác giả Phạm Văn Khôi (2004) trong nghiên cứu “Phát triển nông
nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái” [28] cho rằng,
sản xuất nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đã tiếp cận các tiêu chí của nông
nghiệp sinh thái vùng ven đô, nhưng còn gặp khó khăn trên các mặt kinh tế, tổ
chức và kỹ thuật… Với quá trình ĐTH và sự mở rộng ngày càng nhanh các
khu vực nội đô, khu vực ngoại thành đang có nhiều điều kiện phát triển, đẩy
mạnh sự CDCC kinh tế nông thôn. Tuy nhiên, quá trình này cũng làm nảy
sinh nhiều hệ lụy, như góp phần làm ô nhiễm môi trường ngày càng trầm
trọng. Do vậy, nông nghiệp ngoại thành cần được đầu tư phát triển theo
những yêu cầu và nội dung mới để không chỉ đáp ứng yêu cầu, tính chất của
VĐX, cung cấp lương thực, thực phẩm tươi sống mà hướng tới phù hợp với
nền tảng của vùng nông nghiệp sinh thái hiện đại. Để làm được điều này cần
đẩy mạnh quá trình CDCC kinh tế nông nghiệp ngoại thành theo hướng phát
triển các sản phẩm cao cấp, hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên
môn hóa kết hợp phát triển các hoạt động du lịch, dịch vụ…
Tác giả Lê Quý Đôn (2005) với đề tài “Cơ sở khoa học để phát triển
nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái và hiện đại hóa nông
thôn Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010” [18] đã xác định: nông nghiệp đô thị sinh
thái là quá trình sản xuất nông nghiệp từ nguyên liệu, bảo quản, chế biến đến
tiêu thụ sản phẩm phải phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thủy văn, bảo
16
đảm sự cân bằng sinh thái, tạo hiệu quả sản xuất. Quá trình này được diễn ra ở
các vùng xen kẽ trong đô thị hoặc ven đô và ngoại ô. Từ việc xác định này,
tác giả đã tập trung đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển nông
nghiệp Hà Nội theo hướng CNH, HĐH và theo hướng nông nghiệp sinh thái,
phát triển bền vững giai đoạn 2006 - 2010.
Tác giả Vũ Xuân Đề (2006) trong nghiên cứu “Nghiên cứu xây dựng các
mô hình nông nghiệp sinh thái phù hợp trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện
đại hóa và đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh” [17] đã làm rõ khái niệm và
những vấn đề liên quan khác đến nông nghiệp đô thị sinh thái. Tác giả cho
rằng, nông nghiệp sinh thái - đô thị là nông nghiệp phát triển trên vùng đô thị
hoặc gần vùng đô thị; thích ứng với sinh thái đô thị và phát huy lợi thế từ điều
kiện vật chất - kỹ thuật đô thị để hoàn thiện chức năng của nó. Nông nghiệp
sinh thái tham gia vào chu trình cân bằng, cung ứng các nhu cầu của thị
trường đô thị từ nông sản hàng hóa sạch, chất lượng cao đến các sản phẩm
văn hóa, tinh thần, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng cho cư dân thành thị. Đồng
thời, đề tài đã đánh giá khá toàn diện thực trạng phát triển mô hình sản xuất
nông nghiệp theo hướng sinh thái của thành phố, qua đó, đã đưa ra hệ thống
giải pháp để thúc đẩy sự phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả Lê Văn Thơ (2012) trong luận án “Nghiên cứu phát triển nông
nghiệp ở thành phố Thái Nguyên theo hướng đô thị sinh thái” [48] đã nghiên
cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp đô thị,
nông nghiệp đô thị sinh thái; kinh nghiệm của một số nước trong phát triển
nông nghiệp đô thị sinh thái. Qua đó, tác giả đã phân tích, đánh giá rõ nét thực
trạng phát triển nông nghiệp thành phố Thái Nguyên; đồng thời chỉ ra được
những kết quả đạt được, thế mạnh và những tồn tại, hạn chế, các yếu tố ảnh
hưởng đến phát triển nông nghiệp thành phố Thái Nguyên. Tác giả đề xuất
các mô hình phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái hiệu quả về KT-XH và
17
môi trường phù hợp với điều kiện sản xuất của thành phố Thái Nguyên, tỉnh
Thái Nguyên.
Một số công trình cũng đã nghiên cứu chuyên sâu về phát triển nông
nghiệp ngoại thành theo hướng đô thị - sinh thái, như đề tài “Nghiên cứu luận
cứ phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở thành phố Hải Phòng” [64] do Ủy
ban nhân dân thành phố Hải Phòng (2007) tiến hành nghiên cứu, đã xác định,
cần bảo vệ, khai thác hợp lý quỹ đất nông nghiệp của thành phố theo mục tiêu
hiệu quả, bền vững; đồng thời làm rõ những định hướng và đưa ra những giải
pháp cụ thể phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái (nội đô và ven đô) đến năm
2015, tầm nhìn 2020. Đề tài “Một số giải pháp phát triển nông nghiệp, nông
thôn ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở kết hợp công nghệ cao
và phù hợp sinh thái” [25] tác giả Đinh Sơn Hùng (2003) đã xác định về mặt
lý luận của nông nghiệp sinh thái, dựa trên KHCN hiện đại. Đề tài cũng đi sâu
đánh giá thực trạng phát triển NN, NT ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh
trên cơ sở của nông nghiệp sinh thái và ứng dụng KHCN tiên tiến.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về sự tác động của quá trình đô
thị hóa đến phát triển nông nghiệp ngoại thành
Tác giả Ramankutty N., Foley J., Olejniczak N. (2000) trong “People
on the land: Changes in global population and croplands during the 20th
century” (Mọi người trên đất: Những thay đổi về dân số toàn cầu và đất canh
tác trong thế kỷ 20) [82] đã làm rõ những ảnh hưởng từ quá trình ĐTH và
tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ dẫn tới việc thu hồi đất từ khu vực nông nghiệp
sang lĩnh vực phi nông nghiệp như: nhà ở, khu công nghiệp… Đây là tác động
rõ nét, đặc trưng nhất của quá trình ĐTH đến sự phát triển nông nghiệp ngoại
thành trên thế giới.
Tác giả Rigg, Jonathan (2005) trong nghiên cứu “Poverty and
livelihoods after full-time farming: a Southeast Asian view” (Nghèo đói và
sinh kế sau khi canh tác toàn thời gian: một quan điểm Đông Nam Á) [83] đã
18
khẳng định, cùng với quá trình ĐTH làm diện tích đất đai ngày càng bị thu
hẹp và sự đa dạng của những cơ hội việc làm nên nông nghiệp ngày càng bị
coi là sinh kế phụ sau sinh kế phi nông nghiệp. Người lao động nông thôn
đang dần từ bỏ nghề nông, sống dựa vào các hoạt động kinh tế phi nông
nghiệp, nhất là đối với lực lượng lao động trẻ.
Tác giả Michael Spence, Patricia Clarke, Annez và Robert M. Buckley
(2010) với nghiên cứu “Đô thị hóa và tăng trưởng” [78] đã thể hiện rõ mối
quan hệ giữa quá trình ĐTH và tăng trưởng kinh tế. Theo các tác giả, cùng
với sự dẫn đầu của ngành công nghiệp và dịch vụ ở khu vực thành thị, phát
triển sản xuất nông nghiệp ở khu vực ngoại thành với việc ứng dụng KHCN
đã góp phần giải phóng sức lao động, kéo theo sự di cư vào đô thị của một bộ
phận lao động để tham gia vào hoạt động kinh tế phi nông nghiệp trong đô
thị. Hơn nữa, năng suất lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ luôn cao
hơn ngành nông nghiệp. Do vậy, có sự chuyển dịch lao động mạnh từ khu vực
nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp và đời sống người dân khu
vực ngoại thành sẽ được nâng cao.
Tác giả Nguyễn Tiệp (2005) trong nghiên cứu “Nguồn nhân lực nông
thôn ngoại thành trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội”
[52] nêu rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực ngoại thành trong quá trình ĐTH ở thành phố Hà Nội. Đồng thời xác
định những đặc trưng cơ bản mà nguồn nhân lực ngoại thành tác động đến
CDCC lao động và sự phát triển của nhiều ngành dịch vụ trong quá trình
ĐTH. Có thể nhận thấy, quá trình ĐTH thúc đẩy sự dịch chuyển lao động
nông thôn ngoại thành vào các thành phố lớn, sẽ giải quyết việc làm vùng
nông thôn. Tuy nhiên, đa số lao động nông thôn nước ta còn ở trình độ thấp,
đào tạo nghề còn ít; các chính sách hỗ trợ tín dụng cho dạy, học nghề còn hạn
chế. Do vậy, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khu vực ngoại thành đòi
hỏi có sự đầu tư lớn cho các loại hình đào tạo thường xuyên và đào tạo lại để
19
cư dân ngoại thành chuyển sang hoạt động phi nông nghiệp được thuận lợi.
Trong cuốn sách cũng làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực
ngoại thành, như: sự tăng trưởng và phát triển KT-XH; mức tăng dân số; đời
sống vật chất của người dân; việc làm và thu nhập… Đồng thời khẳng định,
phát triển nguồn nhân lực ngoại thành sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy quá
trình CNH, HĐH NN, NT, trong đó, đào tạo có vai trò quyết định đến số
lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề ở khu vực ngoại thành. Đồng thời đưa
ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
nông thôn ngoại thành Hà Nội phù hợp với quá trình ĐTH và CNH, HĐH.
Tác giả Phạm Sỹ Liêm (2009) [30] cho rằng, trong quá trình ĐTH, diện
tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, sự dư thừa lực lượng lao động ở
những vùng ven đô thị ngày càng tăng, nên phát triển nông nghiệp những
vùng quanh đô thị (nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ngoại thành) sẽ góp phần
quan trọng giải quyết vấn đề này. Nông nghiệp đô thị có thể trở thành một
ngành kinh tế có nhiều ưu điểm: gắn với sản xuất lưu thông phân phối thành
một chuỗi, giúp sản phẩm được lưu thông nhanh hơn, thu hút lao động dư
thừa; đồng thời hạn chế công việc xử lý rác hữu cơ ở đô thị.
Tác giả Nguyễn Thị Thơm, Phí Thị Hằng (2010) với công trình “Giải
quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa” [49] đã
làm rõ thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp
trong quá trình ĐTH ở Hải Dương (một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ); đồng thời, phân tích tác động của ĐTH đến vấn đề lao động,
việc làm trong nông nghiệp. Cùng với quá trình CNH, HĐH và ĐTH, các khu
công nghiệp, thành phố ngày càng mở rộng nên diện tích đất nông nghiệp
đang dần bị thu hẹp. Người nông dân mất đất sản xuất, buộc phải chuyển sang
các hoạt động phi nông nghiệp hoặc không có việc làm ổn định. Một số người
nông dân rơi vào tình trạng bị thất nghiệp, không có tư liệu sản xuất. Do vậy,
giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp ngày càng trở nên bức thiết.
20
Theo đó, cần đề ra giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động
khu vực NN, NT để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ quá trình ĐTH như giải
pháp về quy hoạch, về mở rộng cầu lao động, nâng cao chất lượng lao động…
Tác giả Nguyễn Thị Hải Vân (2013) trong cuốn sách “Đô thị hóa và
việc làm lao động ngoại thành Hà Nội” [67] nghiên cứu từ cơ sở lý luận đến
thực tiễn về những tác động từ quá trình ĐTH tới lao động, việc làm, thu nhập
của người dân ở khu vực nông thôn; đồng thời khảo sát kinh nghiệm của
Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng trong việc hạn chế những tác động tiêu
cực của quá trình ĐTH, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân
khu vực nông thôn. Nội dung đi sâu phân tích thực trạng của thành phố Hà
Nội và làm rõ 03 yếu tố tác động từ quá trình ĐTH đến khu vực ngoại thành:
1) Tác động đến xu hướng lao động, việc làm ở nông thôn; 2) Tác động đến
cơ cấu và chất lượng lao động nông thôn ngoại thành; 3) Tác động đến việc
làm và sinh kế nông thôn ngoại thành. Cuốn sách cũng xác định rõ, quá trình
ĐTH không chỉ làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, còn đẩy mạnh sự biến
đổi cơ cấu ngành nghề ở khu vực ngoại thành, trong đó, một số người dân
không có việc làm mới, ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Những người nông dân
ngoại thành bị mất đất sản xuất phải tự tìm việc làm mới hoặc không có việc
làm ổn định. Họ gặp khó khăn khi chuyển sang các ngành nghề phi nông
nghiệp, vì đa phần họ có trình độ yếu, không được đào tạo nghề. Một số
người nông dân ngoại thành đã di chuyển vào đô thị để kiếm việc làm và chủ
yếu làm nghề tự do, lao động chân tay hay làm ở một số dịch vụ giản đơn, kéo
theo nhiều tác động tiêu cực đến các vấn đề KT-XH và môi trường cho cả khu
vực thành thị và ngoại thành.
Tác giả Trần Thị Minh Phương (2015) với luận án “Giải pháp tạo việc
làm cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa” [36]
đã cho rằng, vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với quá trình phát triển KT-XH của thành phố Hà Nội. Với tốc
21
độ quá trình ĐTH nhanh, việc làm khu vực nông thôn ít đã kéo theo các hệ
lụy về xã hội như: thất nghiệp, tệ nạn xã hội, nghèo đói… Luận án đã đi sâu
nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn về việc làm, cũng
như sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động nông thôn trong bối
cảnh ĐTH. Đồng thời phân tích thực trạng lao động, tình hình tạo việc làm
cho người lao động nông thôn thành phố Hà Nội. Qua đó, luận án đưa ra một
số nhiệm vụ nhằm tăng cường tạo việc làm cho người lao động nông thôn Hà
Nội như: phát triển nguồn nhân lực, chú trọng xuất khẩu lao động phổ thông,
tăng cường thông tin thị trường lao động…
1.1.4. Các công trình nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển nông
nghiệp ngoại thành
Tác giả Mark Redwood (2012) trong cuốn “Agriculture in urban
planning: Generating livelihoods and food security” (Nông nghiệp trong quy
hoạch đô thị: tạo sinh kế và an ninh lương thực) [79] đã làm rõ thực trạng
phát triển nông nghiệp ở các thành phố trên thế giới, nhất là ở những nước
đang phát triển như Zimbabue, Ghana, Peru, Congo… Trong đó, làm rõ
những đóng góp của nông nghiệp vào vấn đề ANLT, sinh kế và sức khỏe
người lao động. Tác phẩm nghiên cứu các chiến lược phát triển nông nghiệp
đô thị nhằm gắn việc sản xuất với vai trò tạo cảnh quan đô thị. Đồng thời
nghiên cứu các loại hình sản xuất nông nghiệp đô thị nhằm cung cấp lương
thực, thực phẩm an toàn; những ảnh hưởng của nông nghiệp đô thị đến sức
khoẻ cộng đồng do thuốc trừ sâu, ô nhiễm môi trường nước và suy thoái vi
sinh vật. Cuốn sách thể hiện: sự liên kết giữa người nông dân, nhà quản lý,
nhà môi trường… ở các thành phố để phát triển nông nghiệp đô thị theo
hướng bền vững nhằm bảo đảm ANLT và việc làm cho người dân đô thị.
Tác giả David Mason (2006) với công trình “Urban Agriculture” (Nông
nghiệp đô thị) [74] đã làm rõ, do đất hẹp, điều kiện tự nhiên không thuận lợi,
nên sản xuất nông nghiệp ở Singapore bị hạn chế ở nhiều mặt. Chính phủ
22
Singapore đã tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, tài trợ vốn, đầu tư KCHT
nhằm phát triển những khu du lịch sinh thái, nhà vườn ở các khu đất vùng cận
đô thị. Ngoài nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp cung cấp một
phần cho nhu cầu của cư dân đô thị như: rau, cây kiểng, cá, trứng…, vùng sản
xuất nông nghiệp ở Singapore được xây dựng trên cơ sở kết nối các khu nghỉ
dưỡng, nhà hàng, hồ câu cá… tạo cảnh quan xanh, sinh động phục vụ phát
triển du lịch.
Tác giả Lê Quốc Doanh (2004) với đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học
và các giải pháp kinh tế - kỹ thuật nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn
ven đô thành phố Hà Nội” [14] cho rằng, nông nghiệp ngoại thành Hà Nội có
lợi thế hơn so với những vùng nông nghiệp khác ở điều kiện tự nhiên, đất đai,
khí hậu, nhất là khoảng cách với thị trường. Tuy nhiên, quá trình ĐTH vừa có
những tác động tích cực (thị trường tiêu thụ sản phẩm, thu hút lao động dư
thừa…); vừa có những tác động tiêu cực (ô nhiễm môi trường, ngập úng, mất
đất nông nghiệp, không gian nông thôn bị phá vỡ…) ảnh hưởng đến nông
nghiệp ngoại thành Hà Nội. Do vậy, để khai thác lợi thế, tiềm năng của mình,
nông nghiệp ngoại thành Hà Nội phải hướng đến sản xuất các sản phẩm tươi
sống chất lượng cao với số lượng lớn. Đồng thời hình thành các vành đai
nông nghiệp khác nhau với mức độ đa dạng, khả năng thâm canh, khả năng
thích ứng những điều kiện mới của quá trình ĐTH.
Tác giả Trần Hồi Sinh (2006) với nghiên cứu “Chuyển dịch cơ cấu lao
động 5 huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị
hoá - thực trạng và giải pháp” [39] đã đưa ra hệ thống lý luận về nội dung cơ
cấu lực lượng lao động và CDCC lao động; đồng thời phân tích thực trạng
lao động và sự CDCC cơ cấu lao động ở 5 huyện ngoại thành Thành phố Hồ
Chí Minh. Tác giả đề tài đã so sánh mối quan hệ giữa CDCC kinh tế với cơ
cấu lao động, qua đó, đánh giá những mặt tích cực, hạn chế trong quá trình
CDCC lao động và đề xuất các giải pháp để đẩy nhanh việc CDCC lao động ở
23
5 huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng nâng cao chất
lượng lao động, phù hợp với mục tiêu phát triển KT-XH của Thành phố.
Tác giả Trần Thị Hồng Việt (2006) với luận án “Những giải pháp kinh
tế chủ yếu nhằm CDCC kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng
nông nghiệp sinh thái” [69] đã nghiên cứu cơ sở khoa học của CDCC kinh tế
nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái, làm rõ
các khái niệm, cơ cấu kinh tế và CDCC kinh tế nông nghiệp theo hướng sinh
thái; các nhân tố ảnh hưởng và nội dung CDCC kinh tế nông nghiệp theo
hướng sinh thái. Từ đó, luận án đã phân tích thực trạng CDCC kinh tế nông
nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng sinh thái nhằm đánh giá những kết quả
đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Qua đó, xác định phương hướng và giải
pháp nhằm CDCC kinh tế ở ngoại thành Hà Nội theo hướng sinh thái.
Quỹ GSRD (GSRD Foundation), Quỹ châu Á (The Asia Foundation)
và Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam (2016) với tài liệu “Phát triển
nông nghiệp ven đô, hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân” [21]
đưa ra những nghiên cứu thực tế và kinh nghiệm phát triển nông nghiệp ngoại
thành ở một số khu vực ở Hà Nội, nhất là huyện Gia Lâm. Nghiên cứu cho
thấy, quá trình ĐTH làm suy giảm diện tích đất nông nghiệp, tác động tiêu
cực đến đời sống dân cư ở các vùng ven đô và ngoại thành. Việc nghiên cứu
các chiều cạnh phát triển vùng ven đô từ động thái chung trong quá trình
ĐTH là điều cần thiết cho xây dựng chính sách phát triển.
Tác giả Hoàng Thị Ngọc Ánh (2016) trong “Điểm sáng phát triển nông
nghiệp đô thị ở Hải Phòng” [3] đã xác định, những kết quả tích cực và đúng
hướng trong phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân đạt 4,2%/năm trong giai đoạn
2010 - 2014. Thành phố xây dựng được khu phát triển NNCNC đầu tiên với
quy mô và công nghệ hiện đại nhất miền Bắc, đồng thời triển khai hàng trăm
nhiệm vụ KHCN trong lĩnh vực phát triển NN, NT, tập trung vào việc lai tạo
24
giống cây trồng, vật nuôi mới, xây dựng và ứng dụng các quy trình công nghệ
mới… Nhiều mô hình hay, cách làm mới cho doanh nghiệp ở khu vực NN,
NT thực hiện, mang lại hiệu quả kinh tế cao, điển hình như: 50 mô hình cánh
đồng mẫu lớn sản xuất lúa và cây rau màu năng suất cao. Một số vùng nông
thôn có tốc độ ĐTH nhanh, nông dân sáng tạo hàng loạt mô hình nông nghiệp
đô thị hiệu quả cao, đặc sắc, như các làng vườn, nhà vườn kết hợp du lịch sinh
thái ở Thủy Nguyên, An Dương; làng trang trại ở Kiến Thụy, An Lão; các mô
hình nuôi cá cảnh, cá sấu, dế mèn, nhím ở Thủy Nguyên và khu du lịch Cát
Bà… Để Hải Phòng phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng công nghệ cao,
cần thực hiện tốt một số giải pháp về: 1) Công tác quy hoạch; 2) Nguồn vốn
đầu tư, tín dụng; 3) Bảo vệ môi trường.
1.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Đánh giá chung
Từ quá trình tổng quan tình hình nghiên cứu về nông nghiệp đô thị nói
chung, nông nghiệp ngoại thành nói riêng được trình bày ở trên, cho thấy, có
nhiều học giả quan tâm nghiên cứu vấn đề này từ các góc độ, khía cạnh khác
nhau. Cụ thể là:
- Một số nghiên cứu đã bước đầu làm rõ vai trò của nông nghiệp đô thị
hay nông nghiệp ngoại thành trong việc cung cấp nguồn lương thực, thực
phẩm tươi sống; giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, điều hòa môi
trường sống cho cư dân đô thị; đồng thời chỉ ra những ưu thế cạnh tranh của
nông nghiệp ngoại thành như: thị trường thuận lợi, chi phí vận chuyển thấp,
bảo đảm tính tươi sống của các mặt hàng nông sản; dễ dàng tiếp cận các dịch
vụ tài chính… Trong đó, nông nghiệp ngoại thành phát triển thành các VĐX
khác nhau với mức độ đa dạng, khả năng thích ứng với điều kiện phát triển
KT-XH của đô thị, góp phần bảo vệ môi trường và tham gia vào hoạt động du
lịch; thường có 3 - 4 vành đai nông nghiệp bao quanh các thành phố.
25
- Ngoài việc khẳng định, vai trò của nông nghiệp ngoại thành trong bảo
vệ môi trường, một số nghiên cứu nêu bật các VĐX là một đặc điểm của nông
nghiệp ngoại thành; đồng thời thể hiện sự nhận định, đánh giá sát đáng về quá
trình phát triển nông nghiệp ngoại thành, làm rõ thuận lợi, khó khăn, trong đó
có những tác động lớn từ quá trình ĐTH đối với sự phát triển của nông nghiệp
ngoại thành, như: diện tích đất giảm dần, đời sống dân cư ngoại thành có sự
chênh lệch rõ với thị thành… Một số công trình cũng nêu rõ những rủi ro
trong phát triển nông nghiệp ngoại thành, như: nguồn nước sản xuất bị ô
nhiễm, thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao.
- Một số công trình nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nông nghiệp
ngoại thành, từ thực trạng quá trình phát triển nông nghiệp ngoại thành ở một
số thành phố trong và ngoài nước, trong đó tập trung vào vấn đề nông nghiệp
đô thị - sinh thái, CDCC ngành nông nghiệp; CDCC lao động, chính sách hỗ
trợ phát triển, xây dựng NTM… Qua đó, đã chỉ ra thuận lợi, hạn chế, thách
thức, đưa ra những giải pháp phát triển nông nghiệp ngoại thành các thành
phố lớn thời gian tới. Cũng qua những nghiên cứu, một số tác giả đề cập đến
cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp ngoại thành,
nhất là việc quy hoạch sử dụng đất và hệ thống VĐX để hình thành vùng sản
xuất nông nghiệp sạch, bảo tồn cảnh quan sinh thái, văn hóa nông nghiệp;
những vấn đề về chính sách phát triển vùng, chính sách hỗ trợ đầu vào, đầu ra
cho nông nghiệp ngoại thành; chính sách thúc đẩy sự liên kết giữa người nông
dân với các nhà quản lý, doanh nghiệp…
Nhìn chung, những công trình được tổng quan trong đề tài có giá trị
tham khảo hữu ích khi phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng,
phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng hiện đại, bền vững nhằm phát
huy tối đa lợi thế cũng như vai trò của loại hình sản xuất này. Đây là gợi ý để
luận án tiếp cận đúng thực trạng phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội
trong điều kiện ĐTH, HNQT và BĐKH, khi những công trình trên chưa
26
nghiên cứu bao quát, có hệ thống về phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà
Nội trong điều kiện hiện nay.
1.2.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
Mặc dù các công trình nghiên cứu phát triển nông nghiệp ngoại thành
của nhiều tác giả đã tiếp cận khía cạnh: vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh
hưởng, tình hình phát triển…, nhưng chưa có kết quả nghiên cứu nào đề cập
có hệ thống về lý luận và thực tiễn trên địa bàn chịu nhiều tác động của quá
trình ĐTH, HNQT và BĐKH như ngoại thành Hà Nội. Trong giới hạn, phạm
vi nghiên cứu của đề tài, luận án làm rõ những vấn đề sau:
- Về mặt lý luận:
Luận án làm rõ cơ sở khoa học phát triển nông nghiệp ngoại thành,
trong đó tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:
+ Làm sáng rõ bản chất của phát triển nông nghiệp ngoại thành.
+ Phân tích đặc điểm và vai trò của phát triển nông nghiệp ngoại thành.
+ Chỉ ra và phân tích làm sáng rõ nội dung, chỉ tiêu đánh giá phát triển
nông nghiệp ở các huyện ngoại thành.
+ Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp
ngoại thành.
- Về mặt thực tiễn:
Luận án đi sâu phân tích, đánh giá một số nội dung từ thực tiễn phát
triển nông nghiệp ngoại thành như:
+ Phân tích, đánh giá kinh nghiệm trong và ngoài nước về phát triển
nông nghiệp ngoại thành; rút ra những bài học cho phát triển nông nghiệp
ngoại thành Hà Nội.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp ở các huyện
ngoại thành Hà Nội, những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.
+ Nghiên cứu, đề xuất định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh
phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong thời gian tới.
27
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NGOẠI THÀNH
2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP NGOẠI THÀNH
2.1.1. Khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm nông nghiệp
Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên: nông nghiệp là ngành
sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, cung cấp sản phẩm trồng trọt và sản phẩm
chăn nuôi [35, tr.740].
Trong tác phẩm Kinh tế Nông nghiệp - lý thuyết và thực tiễn, tác giả
Đinh Phi Hổ quan niệm: “Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật
chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động nông nghiệp không
những gắn liền với các yếu tố KT-XH mà còn gắn với các yếu tố tự nhiên.
Nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm có: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và
thủy sản” [20, tr.5].
Theo đó, nông nghiệp bao gồm:
Trồng trọt là ngành sử dụng đất đai với cây trồng làm đối tượng chính
để sản xuất ra lương thực, thực phẩm, tư liệu cho công nghiệp và thỏa mãn
các nhu cầu về vui chơi giải trí, tạo cảnh quan (hoa viên, cây kiểng, sân banh).
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp
(theo nghĩa hẹp), với đối tượng sản xuất là các loại động vật nuôi. Đây là
ngành cung cấp thực phẩm nhiều chất đạm như thịt, sữa, trứng; cung cấp da,
len, lông; sản phẩm phụ của chăn nuôi dùng làm phân bón…
Lâm nghiệp là các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ rừng;
khai thác, vận chuyển và chế biến các sản phẩm từ rừng; trồng cây, tái tạo
rừng, duy trì tác dụng phòng hộ của rừng.
Ngư nghiệp bao gồm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trong đó đánh bắt
28
là hoạt động lâu đời của con người nhằm cung cấp thực phẩm cho mình thông
qua các hình thức đánh bắt cá và các thủy sinh vật khác [54, tr.24-25].
2.1.1.2. Khái niệm nông nghiệp ngoại thành
Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát, tiếp cận một số công trình tiêu
biểu, tác giả nhận thấy, vẫn còn khoảng trống về khái niệm nông nghiệp ngoại
thành. Vì vậy, đề tài luận án xuất phát từ khái niệm “nông nghiệp đô thị”
trong những nghiên cứu mà tác giả tiếp cận được để bước đầu làm rõ phạm
trù “nông nghiệp ngoại thành”.
Trước hết, có thể hiểu, thuật ngữ “nông nghiệp đô thị” (Urban
argiculture) được dùng để gọi chung việc sản xuất nông sản hàng hoá dựa vào
các vùng đất và diện tích mặt nước nằm xen kẽ, rải rác trong khu đô thị và
vùng ngoại ô. Phần lớn các nghiên cứu về nông nghiệp đô thị thường hướng
vào nông nghiệp ven đô vì vai trò của nó trong cung cấp thực phẩm; không
gian nghỉ ngơi, giải trí gần gũi thiên nhiên, bảo đảm sự phát triển toàn diện
của con người cả về sức khoẻ và giá trị văn hoá tinh thần. Phát triển nông
nghiệp ven đô với mục đích đầu tiên là phát triển nông thôn ngoại thành chứ
không phải chỉ là để thoả mãn nhu cầu của dân cư đô thị. Loại hình sản xuất
nông nghiệp đô thị là tập hợp các hình thức sản xuất nông nghiệp ở khu vực
nội thị và ven đô có những đặc trưng chung về chức năng, tính chất, mục
đích, trình độ phát triển [31].
Công trình “Cities of the future: Urban Agricultrure in the third
millennium” (Đô thị tương lai: Nông nghiệp đô thị trong thiên niên kỷ thứ ba)
của tác giả I.M. Madeleno cho rằng: khác với nông nghiệp truyền thống, nông
nghiệp đô thị kết nối, hòa nhập vào hệ thống sinh thái và hệ thống kinh tế đô
thị. Nông nghiệp đô thị góp phần tạo ra hệ thống thực phẩm cung cấp, kết nối
với sự tiêu dùng của cư dân đô thị; tác động trực tiếp lên hệ sinh thái đô thị.
Ngoài ra, nông nghiệp đô thị chịu sự cạnh tranh về đất với các chức năng
khác ở đô thị, chịu sự tác động bởi quy hoạch và chính sách của đô thị [78].
29
Trong Luận án tiến sỹ của Vũ Thị Mai Hương, tác giả cho rằng: Nông
nghiệp đô thị là ngành kinh tế trong đô thị và ven đô thị; vừa cung cấp lương
thực, thực phẩm tươi sống, hoa, sinh vật cảnh; vừa tạo thêm không gian xanh
và cơ hội thư giãn cho người dân đô thị; sử dụng và tái sử dụng tài nguyên
thiên nhiên, chất thải đô thị; ứng dụng kỹ thuật thâm canh cao, thường mang
lại hiệu quả kinh tế cao [27].
Trong bài “Cơ sở khoa học của các hình thái phát triển nông nghiệp đô
thị và vận dụng cho Đồng bằng sông Cửu Long” tác giả Hồ Cao Việt cho rằng:
Nông nghiệp đô thị diễn ra ở vùng thành thị hoặc ven đô được tích hợp
rất nhiều hoạt động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với hoạt động kinh
tế, tiếp thị, kinh doanh nhằm mang lại nguồn thu nhập và phúc lợi, tạo
cảnh quan đẹp và bảo vệ môi trường; cải thiện sức khỏe và môi trường
sống cho cộng đồng cư dân nội thị và ngoại thị [72, tr.108].
Trong bài “Nhận dạng nông nghiệp đô thị Việt Nam” tác giả Lê Văn
Trưởng quan niệm: nông nghiệp đô thị là một ngành sản xuất ở trung tâm,
ngoại ô, vùng lân cận đô thị, có chức năng trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, phân
phối các loại thực phẩm, lương thực và các sản phẩm khác, sử dụng nguồn lực
tự nhiên và nhân văn, các sản phẩm cùng các dịch vụ ở đô thị và vùng lân cận
đô thị để cung cấp trở lại cho đô thị các sản phẩm, dịch vụ cao cấp. Nông
nghiệp đô thị bao gồm nông nghiệp nội thị và nông nghiệp ngoại thị với các
hoạt động chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản [55].
Từ những quan niệm nêu trên, có thể nhận thấy, nông nghiệp ngoại
thành là một bộ phận của nông nghiệp đô thị, với địa bàn ven đô, xa đô; hòa
nhập với hệ sinh thái và có mối quan hệ chặt chẽ với quá trình phát triển
KT-XH, công nghiệp hóa và ĐTH của một đô thị.
2.1.1.3. Khái niệm phát triển nông nghiệp ngoại thành
Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát, tiếp cận một số công trình tiêu
biểu, tác giả nhận thấy, vẫn còn khoảng trống về phát triển nông nghiệp ngoại
30
thành. Song, trong bài viết “Cơ sở khoa học của các hình thái phát triển nông
nghiệp đô thị và vận dụng cho Đồng bằng sông Cửu Long”, tác giả Hồ Cao
Việt quan niệm: phát triển nông nghiệp ngoại thành (hay nông nghiệp đô thị;
nông nghiệp ven đô) là sự phát triển bền vững trên cơ sở kết hợp hài hòa
giữa ba yếu tố: kinh tế, môi trường và xã hội [72, tr.108].
Luận án thống nhất với quan niệm này của tác giả Hồ Cao Việt và lấy
đây là một hướng phân tích, luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn của
phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội. Theo đó, luận án bước đầu
nghiên cứu phạm trù “phát triển nông nghiệp ngoại thành” từ quan niệm trên.
Trong Luận án tiến sỹ của Phùng Văn Dũng, tác giả cho rằng: Phát
triển nông nghiệp là quá trình vận động của ngành nông nghiệp nhằm chuyển
đổi từ sản xuất thủ công là chủ yếu sang nền nông nghiệp sử dụng máy móc
và công nghệ hiện đại; chuyển nền nông nghiệp tự cung tự cấp là chính thành
nền sản xuất hàng hóa chất lượng cao và tham gia ngày càng sâu rộng hơn
vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu và phát triển nhanh nông nghiệp sạch,
nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, NNCNC…, nhằm đáp ứng mục
tiêu của phát triển nông nghiệp bền vững [15].
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc (Food and
Agriculture Organization of the United Nations - FAO), năm 1992, cho rằng,
phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình quản lý và duy trì sự thay đổi về
tổ chức, kỹ thuật và thể chế cho nông nghiệp phát triển, nhằm bảo đảm sự
thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về nông phẩm và dịch vụ của con người
hiện tại và đáp ứng nhu cầu của mai sau.
Trong Luận án tiến sỹ, Serey Mardy cho rằng:
Phát triển nông nghiệp một cách bền vững là quá trình phát triển cần
sự kết hợp hợp lý, hài hòa, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với
việc thực hiện tốt các vấn đề xã hội và môi trường trong sản xuất nông
nghiệp. Sự phát triển đó đòi hỏi phải đáp ứng được những nhu cầu
hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng
nhu cầu của các thế hệ tương lai của sản xuất nông nghiệp [38, tr.6].
31
Như vậy, có thể hiểu: Phát triển nông nghiệp ngoại thành là quá trình
biến đổi về số lượng, chất lượng, hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp gắn
liền với quá trình phát triển KT-XH khu vực ven đô thị và CDCC kinh tế nông
nghiệp ngoại thành theo hướng bền vững nhằm xây dựng một nền nông
nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.
2.1.2. Những đặc điểm chủ yếu của phát triển nông nghiệp ngoại thành
Ngoài những đặc trưng chung của phát triển nông nghiệp, phát triển
nông nghiệp ngoại thành mang đặc điểm riêng, có thể khái quát thành các đặc
điểm chủ yếu sau:
2.1.2.1. Phát triển nông nghiệp ngoại thành nhằm đáp ứng những
nông sản phẩm phục vụ nhu cầu của nội đô
Khu vực đô thị thường tập trung đông người với sự phát triển của công
nghiệp, dịch vụ và nơi đặt trụ sở của cơ quan nhà nước, bệnh viện, trường
học… Dân số ở các đô thị sẽ ngày càng tăng kéo theo nhu cầu về lương thực,
thực phẩm của người dân đô thị cũng không ngừng tăng lên theo thời gian.
Không chỉ vậy, khu vực đô thị sẽ tập trung nhu cầu thường xuyên và ngày
càng tăng về văn hoá, ẩm thực, du lịch, nhất là những đối tượng khách hàng
cao cấp ngày càng tăng. Phát triển nông nghiệp ngoại thành sẽ đáp ứng một
phần quan trọng nhu cầu lương thực, thực phẩm tươi sống một cách trực tiếp,
tại chỗ cho cư dân đô thị. Nếu đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào sản xuất, chế
biến, phân phối, nông nghiệp ngoại thành sẽ tạo ra nguồn thực phẩm an toàn,
tươi sống cho cư dân đô thị. Những sản phẩm chủ lực mà nông nghiệp ngoại
thành thường cung cấp cho đô thị là: rau màu, hoa cây cảnh, lương thực, sản
phẩm chăn nuôi thủy sản… Vì vậy, khối lượng, nhất là chất lượng của những
sản phẩm này và các dịch vụ du lịch đi kèm cũng đòi hỏi rất cao. Đây vừa là
một lợi thế so sánh của nông nghiệp ngoại thành để có sự phát triển nhanh,
bền vững, vừa là một thách thức lớn cho nông nghiệp ngoại thành phát triển
32
đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của cư dân đô thị cũng như nhóm
khách hàng vãng lai có thu nhập cao.
2.1.2.2. Phát triển nông nghiệp ngoại thành gắn với phát triển vùng
đô thị và vành đai xanh
Nông nghiệp ngoại thành thường hình thành các VĐX bao quanh thành
phố góp phần phát triển vùng thủ đô khi một số hình thức sản xuất phát triển
chủ yếu để phục vụ nhu cầu của cư dân đô thị. Cùng với quá trình phát triển
nông nghiệp ngoại thành, KT-XH vùng thủ đô có điều kiện thuận lợi được
thúc đẩy phù hợp và tương thích với nội đô. Nông nghiệp ngoại thành đáp
ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, giáo dục… gần gũi thiên nhiên, bảo đảm sự
phát triển toàn diện cả về sức khoẻ và giá trị văn hoá tinh thần của dân cư đô
thị. Nông nghiệp ngoại thành phát triển sẽ tạo ra hệ thống cảnh quan, các
VĐX (bao gồm hệ thống cây xanh, công viên nông nghiệp, vùng sản xuất
nông nghiệp tập trung theo hướng sinh thái, kết hợp du lịch…) đáp ứng nhu
cầu nghỉ ngơi, giải trí của dân cư đô thị. Ngoài ra, nông nghiệp ngoại thành
còn phục vụ nhu cầu thưởng thức hoa, cây cảnh, nhu cầu về môi trường xanh;
tạo ra môi trường lao động chân tay phục vụ tối đa cho sự phát triển thể lực,
trí lực, tinh thần cho cư dân đô thị vào những ngày cuối tuần, nghỉ lễ.
2.1.2.3. Phát triển nông nghiệp ngoại thành trong điều kiện diện tích
đất đai thu hẹp do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa
Cùng với những hệ lụy từ quá trình ĐTH, công nghiệp hóa một cách ồ
ạt, thường vượt quá quy hoạch sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, chất đất, đa dạng
sinh học… Hơn nữa, đất nông nghiệp các vùng ngoại thành đang bị suy giảm
nghiêm trọng về chất lượng, cũng như ô nhiễm do lạm dụng quá nhiều các
loại phân vô cơ, thuốc trừ sâu… làm cho dư lượng các chất hoá học ngấm
trong đất và nguồn nước ngày càng nhiều. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự ổn
định, phát triển của nông nghiệp ngoại thành. Do vậy, nông nghiệp ngoại
thành cần được tập trung các nguồn lực đầu tư để làm tốt vai trò cung cấp
33
lương thực, thực phẩm tươi sống, chất lượng cao, cũng như hạn chế những tác
động tiêu cực về ô nhiễm, góp phần tạo dựng một môi trường đô thị trong
sạch, một hệ sinh thái cân bằng, bền vững. Điều này, cũng cần sự hỗ trợ lớn ở
tầm vĩ mô thể hiện trong những quy hoạch, kế hoạch phát triển chung với sự
đầu tư cho nghiên cứu, phân tích, dự báo chính xác các trạng thái, những thay
đổi của quá trình ĐTH.
Do quá trình ĐTH nhanh nên sự phát triển nông nghiệp ngoại thành
không ổn định từ mặt không gian đến sự tập trung các nguồn lực, cơ cấu sản
xuất… Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm để “nhường chỗ”
cho công trình xây dựng nhà ở, giao thông, các khu công nghiệp… Trước
tiên, cần giữ gìn quỹ đất cho nông nghiệp dựa trên những quy hoạch vùng sản
xuất chuyên canh tập trung, quy hoạch sử dụng đất đai, nhất là đối với khu
vực ngoại thành của các thành phố lớn. Tiến hành tổng điều tra lại hiện trạng
sử dụng đất ở để có những quy hoạch phù hợp, bảo đảm sự hài hòa trong quá
trình ĐTH. Không để diễn ra hiện tượng cấp phép sử dụng đất sai quy định,
nhất là khu vực ưu tiên phát triển VĐX cho các thành phố lớn. Cùng với việc
sử dụng tiết kiệm diện tích đất gắn với đổi mới mô hình tổ chức sản xuất hiệu
quả, để thúc đẩy phát triển nông nghiệp ngoại thành phải sử dụng công nghệ
cao, với nguồn nhân lực chất lượng cao tương thích với sự phát triển mạnh
mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong thời gian tới.
2.1.2.4. Phát triển nông nghiệp ngoại thành trong điều kiện lao động
nông nghiệp di chuyển dần sang các ngành nghề phi nông nghiệp
Với sự khác biệt về cơ hội việc làm, thu nhập, đời sống vật chất, tinh
thần giữa nông thôn và thành thị, dòng người di cư từ nông thôn đến thành thị
ngày càng nhiều. Sự dư thừa lao động hay tình trạng thiếu đồng bộ trong quản
lý KCHT ở đô thị và tình trạng thiếu hụt lao động, cùng với nghèo đói, thiếu
phương tiện mưu sinh ở nông thôn… làm cho sự phát triển của nông nghiệp
ngoại thành khó giữ sự ổn định, bền vững. Quá trình CNH, HĐH và ĐTH,
34
một mặt sẽ tạo ra nhu cầu lớn về lao động, mặt khác sẽ làm tăng năng suất lao
động nông nghiệp, lao động nông thôn sẽ chuyển sang các ngành phi nông
nghiệp ngày càng nhiều.
Hơn nữa, người dân ở các khu vực ngoại thành thường có trình độ thấp
hơn thành thị, họ ít được tiếp cận với các hình thức đào tạo việc làm nên khó
tìm được việc làm ở các đô thị; ở lại nông thôn, họ cũng gặp khó khăn do đất
sản xuất manh mún, bị thu hẹp dần. Mặt khác, với chất lượng lao động khu
vực ngoại thành hiện nay nhìn chung còn thấp, lại thiếu tập trung nguồn lực
phát triển, thị trường lương thực, thực phẩm đòi hỏi ngày càng cao về chất
lượng nên việc nghiên cứu, áp dụng các phương thức sản xuất hiện đại; sử
dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trở nên cấp
thiết. Do vậy, để góp phần đẩy mạnh sự phát triển nông nghiệp ngoại thành
theo hướng hiện đại, công nghệ cao và bền vững, cần phải có chính sách tạo
việc làm, nâng cao chất lượng nguồn lực lao động cho khu vực này.
2.1.2.5. Phát triển nông nghiệp ngoại thành ảnh hưởng trực tiếp đến
tình hình ổn định chính trị - xã hội ở trong - ngoài đô thị
Phát triển nông nghiệp ngoại thành là cơ sở nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của nông dân, bảo đảm ổn định tình hình chính trị - xã hội và sự
phát triển hài hoà, bền vững giữa hai khu vực thành thị - nông thôn; kết hợp
chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa các mặt: KT-XH và môi trường. Việc phát triển
nông nghiệp ngoại thành vừa bảo đảm quỹ đất cho sản xuất, vừa bảo đảm
mục tiêu bảo vệ ANLT và môi trường… Do đó, phát triển nông nghiệp là một
bộ phận của chiến lược và chính sách phát triển bền vững của mỗi thành phố
hay địa phương nhằm phục vụ mục tiêu dài hạn; tránh khai thác cạn kiệt tài
nguyên đất, để lại hậu quả xấu về KT-XH và môi trường. Về mục tiêu của sự
phát triển, nông nghiệp ngoại thành phải góp phần xóa đói, giảm nghèo, giảm
sự chênh lệch về thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn
với thành thị; góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường đô thị. Do vậy, sự ảnh
35
hưởng trực tiếp đến tình hình ổn định chính trị - xã hội ở trong - ngoài đô thị
là một đặc điểm nổi bật của nông nghiệp ngoại thành.
Ngoài ra, với trình độ học vấn, sự tích lũy vốn trong cộng đồng dân cư
ở mức cao, có điều kiện thu hút vốn, hỗ trợ từ các ngành dịch vụ cho nông
nghiệp, KCHT khu vực nông thôn ngoại thành có nhiều điều kiện để đầu tư
nên phát triển tương đối tốt và đồng đều… là những lợi thế, thuận lợi để thúc
đẩy sự phát triển nông nghiệp ngoại thành. Do vậy, phát huy, tận dụng được
những lợi thế trên, nông nghiệp ngoại thành sẽ phát triển thuận lợi với trình
độ sản xuất, nâng cao năng suất lao động, bảo đảm được các yêu cầu bền
vững về KT-XH và môi trường của sự phát triển.
2.1.3. Vai trò của phát triển nông nghiệp ngoại thành
2.1.3.1. Phát triển nông nghiệp ngoại thành góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế của thành phố
Nông nghiệp nói chung, nông nghiệp ngoại thành nói riêng là một
ngành sản xuất quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế ở những nước đang phát
triển; do đó, phát triển nông nghiệp ngoại thành vẫn là động lực quan trọng
góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở một thành phố, nhất là những thành
phố ở các nước còn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp. Sự phát triển của nông
nghiệp sẽ góp phần vào tiến bộ KT-XH chung của thành phố, đặc biệt là việc
đảm nhiệm vai trò chính trong đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của số
dân ngày càng gia tăng ở khu vực thành thị và tạo ra tăng trưởng kinh tế cần
thiết để giảm nghèo ở khu ngoại thành.
Tuy nhiên, ngành nông nghiệp đang đứng trước nhiều thách thức đối
với quá trình phát triển, nhất là yêu cầu kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng
kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội với tình trạng chênh lệch thu nhập, mức
sống khu vực nông thôn - thành thị có xu hướng gia tăng. Theo thời gian,
trình độ phát triển của mỗi đô thị thay đổi, đóng góp của gia tăng sản lượng
ngành nông nghiệp ngoại thành vào tăng trưởng kinh tế của một thành phố sẽ
36
giảm dần. Song, nông nghiệp ngoại thành vẫn giữ được vai trò, vị trí quan
trọng trong bảo đảm an sinh xã hội cũng như duy trì tính bền vững về kinh tế,
chính trị - xã hội, môi trường sống giữa khu vực nông thôn và thành thị của
một thành phố.
2.1.3.2. Phát triển nông nghiệp ngoại thành góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn theo hướng bền vững
Quá trình phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng nâng cao giá
trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM là nội dung quan
trọng trong CDCC kinh tế nông thôn ven đô. Phát triển nông nghiệp ngoại
thành sẽ góp phần quan trọng để tổ chức lại sản xuất theo hướng có giá trị gia
tăng cao hơn, nâng cao thu nhập của người làm nông nghiệp, thu hẹp khoảng
cách về thu nhập giữa người dân nông thôn và người dân đô thị, dần kéo theo
các dịch vụ phát triển… Phát triển nông nghiệp ngoại thành phải gắn liền với
xây dựng NTM, đây là hai vấn đề gắn kết chặt chẽ nhằm thúc đẩy phát triển
KT-XH khu vực nông thôn ven đô. Trong quá trình đó, phải đặt người nông
dân vào vị trí trung tâm và vai trò chủ thể để thực hiện sự phát triển nông
nghiệp và xây dựng NTM.
Cùng với sự phát triển nông nghiệp ngoại thành là sự phát triển các
hình thức hợp tác, liên kết đa dạng, nhất là giữa người nông dân và doanh
nghiệp trong sản xuất nông nghiệp. Với các hình thức hợp tác, liên kết đa
dạng sẽ hình thành chuỗi giá trị, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham
gia từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ; từng bước hình thành những tổ hợp
nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao, hướng tới xây dựng mô
hình sản xuất nông nghiệp đa chức năng, phát triển bền vững. Trong quá trình
phát triển sản xuất nông nghiệp ngoại thành, một bộ phận cư dân nông thôn
chuyển sang làm các nghề tự do, bán thời gian hoặc tham gia vào các nghề
tiểu thủ công nghiệp, vào lưu thông hàng hóa. Quá trình này sẽ thúc đẩy phát
triển các ngành phi nông nghiệp ở nông thôn. Đây là tiền đề quan trọng để
37
thúc đẩy CDCC kinh tế khu vực ngoại thành tương thích với quá trình CNH,
HĐH nông thôn, góp phần quan trọng vào quá trình CNH, HĐH đất nước và
phát triển KT-XH theo hướng bền vững.
2.1.3.3. Phát triển nông nghiệp ngoại thành góp phần chuyển dịch cơ
cấu lao động, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của người nông
dân ngoại thành
Hiện nay, do quá trình ĐTH nhanh, hiện tượng phá vỡ quy hoạch đô thị
diễn ra ở nhiều nơi, dẫn đến diện tích đất nông nghiệp khu vực ngoại thành
đang bị thu hẹp nhanh chóng. Một số người nông dân mất đất sản xuất, trong
khi không có trình độ, tài sản tích lũy lại hạn chế nên gặp nhiều khó khăn để
chuyển đổi nghề, do đó, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động khu
vực ngoại thành trở nên cấp thiết. Để giải quyết vấn đề này, ngoài đào tạo
nghề, giúp người nông dân chuyển đổi nghề, thì phát triển NNCNC với những
tiến bộ mới từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở khu vực ngoại thành, đúng
với quy hoạch đô thị và chiến lược phát triển KT-XH là một trong những giải
pháp khả thi, phù hợp với nguồn lực còn thiếu. Khi phát triển nông nghiệp
NNCNC ở khu vực ngoại thành sẽ giúp người nông dân ở khu vực nông thôn
có thu nhập cao, đời sống được cải thiện, giảm bớt chênh lệch về thu nhập
giữa thành thị và nông thôn.
2.1.3.4. Phát triển nông nghiệp ngoại thành góp phần tạo vành đai
xanh cho thành phố
Với mục tiêu là quy hoạch và xây dựng các “đô thị xanh”, “đô thị sinh
thái”, xây dựng nền kinh tế xanh ở Việt Nam, nông nghiệp ngoại thành góp
phần quan trọng trong điều hòa môi trường và kiến tạo cảnh quan, bảo đảm
các tiêu chuẩn sống của cư dân đô thị. Do vậy, trong quá trình ĐTH và phát
triển KT-XH, cần chú trọng công tác quy hoạch đô thị gắn với phát triển nông
nghiệp ngoại thành, bảo đảm lợi ích của cư dân hai khu vực đô thị và nông
thôn. Đồng thời, cần kiến tạo nông nghiệp ngoại thành thành hệ thống cảnh
38
quan, các VĐX làm giảm thiểu những hệ lụy của quá trình ĐTH tới môi
trường. Vành đai nông nghiệp hay VĐX sẽ đóng vai trò là một trong những
khung giới hạn của sự phát triển đô thị, theo một trật tự và quy hoạch định
sẵn, bảo đảm sự cân bằng giữa phát triển với môi trường sống ở các đô thị.
Tuy nhiên, do quá trình ĐTH các vành đai nông nghiệp thường không ổn định
về không gian và khó được mở rộng. Đồng thời các VĐX thường có sự dịch
chuyển theo hướng giảm dần do tốc độ ĐTH, sự CDCC lao động, tình trạng ô
nhiễm môi trường; khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp…
2.2. NỘI DUNG, CHỈ TIÊU, PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ VÀ NHÂN TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NGOẠI THÀNH
2.2.1. Nội dung phát triển nông nghiệp ngoại thành
2.2.1.1. Sự tăng trưởng của nông nghiệp ngoại thành
Cũng giống như sự phát triển nông nghiệp nói chung, tăng trưởng của
nông nghiệp là một yếu tố của phát triển nông nghiệp ngoại thành. Tăng
trưởng nông nghiệp ngoại thành là sự gia tăng sản lượng nông nghiệp hay
tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu phục vụ nhu cầu cho cư dân đô
thị trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng được thể
hiện bằng quy mô và tốc độ phát triển. Quy mô - phản ánh sự gia tăng nhiều
hay ít; tốc độ - được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự
gia tăng nhanh hay chậm, có ổn định hay không, tăng do mở rộng quy mô,
hay do nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp… giữa các thời kỳ phát triển
của nông nghiệp ngoại thành. Ngoài ra, tăng trưởng của nông nghiệp ngoại
thành còn được thể hiện qua mức gia tăng sản lượng bình quân trên một đầu
người, tăng trưởng phải bảo đảm chất lượng cao và nâng cao tính cạnh tranh
trong kinh tế, tăng trưởng gắn liền với CDCC nông nghiệp ngoại thành theo
hướng hiện đại, bền vững.
Sự tăng trưởng nông nghiệp ngoại thành còn phụ thuộc vào quy mô, tốc
độ tăng trưởng của từng ngành trong nội bộ nông nghiệp. Ngành nào phù hợp
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAYLuận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam ĐịnhLuận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi, Kon Tum
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi, Kon TumLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi, Kon Tum
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi, Kon Tum
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh LongLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tổng Hợp 204 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Nông Nghiệp Từ Các Trường Đại Học
Tổng Hợp 204 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Nông Nghiệp Từ Các Trường Đại HọcTổng Hợp 204 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Nông Nghiệp Từ Các Trường Đại Học
Tổng Hợp 204 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Nông Nghiệp Từ Các Trường Đại Học
Dịch Vụ Viết Thuê Báo Cáo Khóa luận ZALO 0909232620
 
Luận án: Quản lý đối với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội
Luận án: Quản lý đối với các khu công nghiệp tại TP Hà NộiLuận án: Quản lý đối với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội
Luận án: Quản lý đối với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, HOT
Luận án: Đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, HOTLuận án: Đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, HOT
Luận án: Đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOTĐề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm trong công tác quản lý Nhà nước về mua sắm t...
Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm trong công tác quản lý Nhà nước về mua sắm t...Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm trong công tác quản lý Nhà nước về mua sắm t...
Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm trong công tác quản lý Nhà nước về mua sắm t...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAYBài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Phát triển sản xuất cà phê tại huyện EaH’Leo, Đăk Lăk
Luận văn: Phát triển sản xuất cà phê tại huyện EaH’Leo, Đăk LăkLuận văn: Phát triển sản xuất cà phê tại huyện EaH’Leo, Đăk Lăk
Luận văn: Phát triển sản xuất cà phê tại huyện EaH’Leo, Đăk Lăk
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Krông Năng, tỉnh Đăk LăkLuận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Văn hóa giao tiếp của viên chức tại Văn phòng Hà Nội, HAY
Đề tài: Văn hóa giao tiếp của viên chức tại Văn phòng Hà Nội, HAYĐề tài: Văn hóa giao tiếp của viên chức tại Văn phòng Hà Nội, HAY
Đề tài: Văn hóa giao tiếp của viên chức tại Văn phòng Hà Nội, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAYLuận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAY
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam ĐịnhLuận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
 
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi, Kon Tum
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi, Kon TumLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi, Kon Tum
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi, Kon Tum
 
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh LongLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
 
Tổng Hợp 204 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Nông Nghiệp Từ Các Trường Đại Học
Tổng Hợp 204 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Nông Nghiệp Từ Các Trường Đại HọcTổng Hợp 204 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Nông Nghiệp Từ Các Trường Đại Học
Tổng Hợp 204 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Nông Nghiệp Từ Các Trường Đại Học
 
Luận án: Quản lý đối với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội
Luận án: Quản lý đối với các khu công nghiệp tại TP Hà NộiLuận án: Quản lý đối với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội
Luận án: Quản lý đối với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội
 
Luận án: Đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, HOT
Luận án: Đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, HOTLuận án: Đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, HOT
Luận án: Đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, HOT
 
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
 
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOTĐề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
 
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
 
Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm trong công tác quản lý Nhà nước về mua sắm t...
Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm trong công tác quản lý Nhà nước về mua sắm t...Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm trong công tác quản lý Nhà nước về mua sắm t...
Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm trong công tác quản lý Nhà nước về mua sắm t...
 
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAYBài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
 
Luận văn: Phát triển sản xuất cà phê tại huyện EaH’Leo, Đăk Lăk
Luận văn: Phát triển sản xuất cà phê tại huyện EaH’Leo, Đăk LăkLuận văn: Phát triển sản xuất cà phê tại huyện EaH’Leo, Đăk Lăk
Luận văn: Phát triển sản xuất cà phê tại huyện EaH’Leo, Đăk Lăk
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Krông Năng, tỉnh Đăk LăkLuận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk
 
Đề tài: Văn hóa giao tiếp của viên chức tại Văn phòng Hà Nội, HAY
Đề tài: Văn hóa giao tiếp của viên chức tại Văn phòng Hà Nội, HAYĐề tài: Văn hóa giao tiếp của viên chức tại Văn phòng Hà Nội, HAY
Đề tài: Văn hóa giao tiếp của viên chức tại Văn phòng Hà Nội, HAY
 
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
 

Similar to Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà NộiLuận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại tỉnh Xê Kong, Lào, 9đ
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại tỉnh Xê Kong, Lào, 9đLuận văn: Phát triển nông nghiệp tại tỉnh Xê Kong, Lào, 9đ
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại tỉnh Xê Kong, Lào, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp - Gửi miễn phí...
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp - Gửi miễn phí...Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp - Gửi miễn phí...
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp - Gửi miễn phí...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dâ...
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dâ...Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dâ...
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dâ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Luận án: Tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ caoLuận án: Tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Luận án: Tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAYLuận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAYLuận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đChính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội, HAYLuận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thị xã An nhơn Tỉnh Bình định.doc
Phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thị xã An nhơn Tỉnh Bình định.docPhát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thị xã An nhơn Tỉnh Bình định.doc
Phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thị xã An nhơn Tỉnh Bình định.doc
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình.docPhát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình.doc
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững Ở Hà Nội.
Luận Văn Thạc Sĩ Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững Ở Hà Nội.Luận Văn Thạc Sĩ Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững Ở Hà Nội.
Luận Văn Thạc Sĩ Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững Ở Hà Nội.
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdfĐẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
HanaTiti
 
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà ĐôngLuận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải DươngLuận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Nghệ An
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Nghệ AnLuận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Nghệ An
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Nghệ An
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Đại Lộc, Quảng NamLuận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luân Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luân Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.docLuân Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luân Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.doc
sividocz
 

Similar to Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà NộiLuận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại tỉnh Xê Kong, Lào, 9đ
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại tỉnh Xê Kong, Lào, 9đLuận văn: Phát triển nông nghiệp tại tỉnh Xê Kong, Lào, 9đ
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại tỉnh Xê Kong, Lào, 9đ
 
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp - Gửi miễn phí...
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp - Gửi miễn phí...Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp - Gửi miễn phí...
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp - Gửi miễn phí...
 
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dâ...
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dâ...Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dâ...
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dâ...
 
Luận án: Tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Luận án: Tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ caoLuận án: Tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Luận án: Tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
 
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAYLuận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
 
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAYLuận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
 
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đChính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
 
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội, HAYLuận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
 
Phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thị xã An nhơn Tỉnh Bình định.doc
Phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thị xã An nhơn Tỉnh Bình định.docPhát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thị xã An nhơn Tỉnh Bình định.doc
Phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thị xã An nhơn Tỉnh Bình định.doc
 
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình.docPhát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình.doc
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững Ở Hà Nội.
Luận Văn Thạc Sĩ Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững Ở Hà Nội.Luận Văn Thạc Sĩ Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững Ở Hà Nội.
Luận Văn Thạc Sĩ Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững Ở Hà Nội.
 
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdfĐẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
 
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà ĐôngLuận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
 
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải DươngLuận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
 
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Nghệ An
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Nghệ AnLuận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Nghệ An
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Nghệ An
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Đại Lộc, Quảng NamLuận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam
 
Duong loi
Duong loiDuong loi
Duong loi
 
Luân Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luân Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.docLuân Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luân Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.doc
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 

Recently uploaded (12)

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 

Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI - 2018
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 62 31 01 05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHẠM THỊ KHANH HÀ NỘI - 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Bùi Thanh Tuấn
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8 1.1. Những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án 8 1.2. Đánh giá chung về những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 24 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NGOẠI THÀNH 27 2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của phát triển nông nghiệp ngoại thành 27 2.2. Nội dung, chỉ tiêu, phương thức đánh giá và nhân tố tác động đến phát triển nông nghiệp ngoại thành 38 2.3. Kinh nghiệm trong - ngoài nước về phát triển nông nghiệp ngoại thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 62 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội 62 3.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2008 - 2016 71 3.3. Đánh giá chung về phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2008 - 2016 100 Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 109 4.1. Định hướng phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội 109 4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội 120 KẾT LUẬN 152 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155 PHỤ LỤC 164
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ANLT An ninh lương thực BĐKH Biến đổi khí hậu CDCC Chuyển dịch cơ cấu CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐBSH Đồng bằng sông Hồng ĐTH Đô thị hóa GDP Tổng sản phẩm nội địa GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn GTSX Giá trị sản xuất HNQT Hội nhập quốc tế HTX Hợp tác xã KCHT Kết cấu hạ tầng KHCN Khoa học - công nghệ KTTT Kinh tế thị trường KT-XH Kinh tế - xã hội NNCNC Nông nghiệp công nghệ cao NN, NT Nông nghiệp, nông thôn NTM Nông thôn mới VĐX Vành đai xanh
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Tổng sản phẩm và cơ cấu kinh tế theo ngành 67 Bảng 3.2: Trị giá hàng hóa nông sản xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội 75 Bảng 3.3: Cơ cấu GTSX nông nghiệp Hà Nội giai đoạn 2008 - 2016 81 Bảng 3.4: Tốc độ CDCC ngành nông nghiệp Hà Nội 82 Bảng 3.5: Cơ cấu GTSX ngành trồng trọt phân theo nhóm cây trồng 83 Bảng 3.6: Tốc độ CDCC ngành trồng trọt Hà Nội 84 Bảng 3.7: GTSX ngành chăn nuôi theo nhóm vật nuôi và sản phẩm 86 Bảng 3.8: Tốc độ CDCC ngành chăn nuôi Hà Nội 86 Bảng 4.1: Dự báo dân số thành phố Hà Nội năm 2020 và 2030 111 Bảng 4.2: Quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở thành phố Hà Nội năm 2015 và 2020 114
  • 7. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: GTSX nông nghiệp (theo giá hiện hành) 72 Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp ngoại thành Hà Nội 73 Biểu đồ 3.3: Tốc độ CDCC ngành nông nghiệp theo ngành kinh tế 83 Biểu đồ 3.4: Tốc độ CDCC ngành trồng trọt 85 Biểu đồ 3.5: Tốc độ CDCC ngành chăn nuôi 87 Biểu đồ 3.6: Số lượng trang trại trên địa bàn Hà Nội 90 Biểu đồ 3.7: Giá trị tạo ra/ha đất nông nghiệp của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 - 2016 92 Biểu đồ 3.8: Cơ cấu lao động có việc làm khu vực nông thôn theo 3 nhóm ngành kinh tế chính, giai đoạn 2010 - 2014 94 Biểu đồ 3.9: Tình trạng hoạt động kinh tế của lao động khu vực nông thôn thành phố Hà Nội năm 2014 95 Biểu đồ 3.10: Thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn ngoại thành so với cả thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 - 2016 96 Biểu đồ 3.11: Ý kiến về thu nhập bình quân/người/tháng của hộ nông dân ngoại thành 97 Biểu đồ 3.12: Những sản phẩm chủ yếu ở các huyện ngoại thành 104
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nhiều năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam vẫn là một ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế, cung cấp trực tiếp lương thực, thực phẩm cho người dân; cung cấp, sử dụng yếu tố đầu vào - đầu ra cho ngành công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, “nông nghiệp đô thị” (Urban argiculture) được sản xuất dựa trên không gian trong và ngoại thành, có sự kết nối chặt chẽ với hệ thống kinh tế - xã hội (KT-XH) và sinh thái đô thị. Những năm qua, mặc dù giá trị sản xuất (GTSX) của ngành nông nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu kinh tế thành phố Hà Nội (khoảng 4 - 4,5%), nhưng góp phần đáng kể vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị - xã hội quan trọng của Thủ đô, như: cung cấp lương thực, thực phẩm cho khoảng 10 triệu người dân đang cư trú, công tác, học tập ở Hà Nội và một lượng không nhỏ khách vãng lai; bảo đảm việc làm cho trên 3 triệu người trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn; đóng góp tích cực vào Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM); nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần cho dân cư ở khu vực nông thôn. Nông nghiệp ngoại thành còn góp phần hình thành các vành đai xanh (VĐX), hồ điều hoà, tạo lập môi trường, cảnh quan; tham gia vào dịch vụ du lịch, cải thiện môi trường sinh thái, làm giàu cho nét đẹp truyền thống văn hoá người Hà Nội [40]. Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đã đạt nhiều tiến bộ, như: cơ giới hóa, ứng dụng khoa học - công nghệ (KHCN) vào sản xuất được đẩy mạnh; dồn điền đổi thửa được coi là khâu đột phá, đạt kết quả nổi bật; bước đầu đã hình thành và mở rộng các vùng chuyên canh tập trung, có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế khá cao như các vùng sản xuất lúa chất lượng cao, rau an toàn, hoa, cây cảnh, cây ăn quả, vùng chăn nuôi xa khu dân cư. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển nông nghiệp Thủ đô theo
  • 9. 2 hướng bền vững vẫn chưa thực sự phù hợp, bên cạnh đó, nông nghiệp ngoại thành Hà Nội còn nhiều hạn chế như: diện tích đất sản xuất nông nghiệp sẽ ngày càng thu hẹp do tốc độ đô thị hóa (ĐTH) nhanh; quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh thấp, sản xuất thiếu bền vững; chuyển dịch cơ cấu (CDCC) nội bộ ngành nông nghiệp còn chậm, chưa vững chắc; năng suất, sản lượng một số cây trồng, vật nuôi tuy tăng khá, nhưng chất lượng sản phẩm còn kém; công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KHCN, kỹ thuật vào sản xuất còn chậm, hiệu quả chưa cao; người dân không thể dựa vào đồng ruộng để nâng cao thu nhập cũng như chất lượng cuộc sống… Do đó, độ an toàn và giá trị kinh tế cũng như năng suất, chất lượng của các sản phẩm lương thực, thực phẩm còn chưa cao. Môi trường tự nhiên, sinh thái vẫn đang bị đe doạ, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống cư dân Thủ đô. Thấy rõ được vai trò cũng như những kết quả và hạn chế của nông nghiệp ngoại thành, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định: thành phố tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn (NN, NT) theo hướng văn minh, hiện đại, hiệu quả, bền vững: phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp đô thị, sinh thái trên cơ sở hình thành những khu nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC); từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao; nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tăng hiệu suất sử dụng đất và tăng năng suất lao động nông nghiệp; quy hoạch ổn định các vùng sản xuất nông nghiệp, xác định các VĐX, các tuyến nông nghiệp sinh thái và các khu NNCNC [51]. Quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cũng đã xác định: phát triển nông nghiệp gắn với hình thành VĐX, vùng trồng rau sạch, lúa chất lượng cao, vùng trồng cây ăn quả, vùng trồng hoa, cây cảnh gắn với hệ thống phân phối tiện lợi cho người
  • 10. 3 dân. Nâng cao năng suất, chất lượng các mặt hàng nông sản, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu quả sản xuất, giá trị sản xuất/đơn vị diện tích đất nông nghiệp trên cơ sở hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung quy mô lớn [59]. Trong những năm tới, cùng với bối cảnh hội nhập quốc tế (HNQT) sâu rộng, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, quá trình ĐTH diễn ra mạnh mẽ, nông nghiệp ngoại thành Hà Nội sẽ bị thu hẹp về quy mô đất đai, hệ sinh thái bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, làng nghề ở khu vực ngoại thành; GDP nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế thành phố ngày càng nhỏ. Phát triển nông nghiệp đã định ra những yêu cầu mới, đòi hỏi phải CDCC ngành nông nghiệp, phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, NNCNC. Do vậy, làm sáng rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn trong phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng bền vững là yêu cầu khách quan, thật sự cần thiết nhằm thúc đẩy KT-XH và môi trường của Thủ đô phát triển trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), ĐTH và HNQT. Vì vậy, “Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến sỹ - chuyên ngành Kinh tế phát triển. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận phát triển nông nghiệp ngoại thành và làm rõ thực trạng trên địa bàn ngoại thành Hà Nội, luận án đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp Thủ đô trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ sau đây: - Nghiên cứu tình hình trong, ngoài nước về phát triển nông nghiệp ngoại thành, tìm ra khoảng trống lý luận và thực tiễn để tiếp tục làm rõ.
  • 11. 4 - Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, chỉ tiêu và phương thức đo lường sự phát triển nông nghiệp ngoại thành. - Nghiên cứu, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp ngoại thành. - Nghiên cứu kinh nghiệm của quốc tế và trong nước về phát triển nông nghiệp ngoại thành; rút ra bài học đối với phát triển nông nghiệp Hà Nội. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội nhằm làm rõ những thành tựu, hạn chế; khó khăn và nguyên nhân cản trở sự phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội. - Đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, tập trung ở lĩnh vực: trồng trọt và chăn nuôi. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án đi sâu nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội, trong đó tập trung vào các nội dung: (1) Sự tăng trưởng của nông nghiệp ngoại thành; (2) CDCC nông nghiệp ngoại thành theo hướng bền vững; (3) Nâng cao hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp ngoại thành. Trên cơ sở đó, xác định những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ngoại thành trong thời gian tới. - Về không gian: Luận án khảo sát thực trạng phát triển nông nghiệp ở 17 huyện ngoại thành Hà Nội, trong đó nghiên cứu một số huyện ngoại thành đại diện cho 3 tiểu vùng sinh thái (vùng gò đồi, vùng đồng bằng và vùng đất bãi ven sông) và mức độ chịu sự tác động của quá trình ĐTH. Đặc biệt, dựa
  • 12. 5 theo khảo sát, điều tra của tác giả và Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, luận án tập trung nghiên cứu các huyện: Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Phúc Thọ, Ba Vì, Ứng Hòa và Phú Xuyên. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu, khảo sát thực trạng phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2008 - 2016 và đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa vào những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KT-XH nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng. Đồng thời, luận án cũng dựa vào một số lý thuyết của kinh tế học, kinh tế thị trường (KTTT) hiện đại (quan hệ cung - cầu, vai trò của nhà nước; chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng, cạnh tranh trong điều kiện HNQT…); lý thuyết của chuyên ngành kinh tế phát triển để nghiên cứu về phát triển nông nghiệp ngoại thành. Luận án kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học liên quan, đã được công bố của một số tác giả về phát triển nông nghiệp nói chung, nông nghiệp ngoại thành nói riêng; kinh nghiệm của quốc tế và trong nước; đồng thời trực tiếp điều tra, khảo sát thực tế để thực hiện mục đích, nhiệm vụ đã đề ra. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó cơ bản sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp hệ thống hóa: phương pháp này được sử dụng ở phần tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến phát triển nông nghiệp ngoại thành (Chương 1) và trong phần cơ sở lý luận của đề tài luận án (Chương 2)
  • 13. 6 để nghiên cứu đầy đủ, toàn diện vấn đề; đồng thời xác định rõ nội dung cần tập trung nghiên cứu của luận án. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong phần đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp các huyện ngoại thành Hà Nội (Chương 3). - Phương pháp thống kê và so sánh được sử dụng trong phần đánh giá thực trạng ở Chương 3. - Phương pháp quy nạp và diễn dịch được sử dụng để làm rõ một số vấn đề cơ bản về phát triển nông nghiệp ngoại thành. - Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng dựa trên những khảo sát, điều tra của tác giả và Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội. Trong phiếu điều tra của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội có 03 đối tượng, gồm: Mẫu 01: Hộ gia đình, cá nhân; Mẫu 02: Doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), trang trại; Mẫu 03: Cán bộ quản lý cấp sở, ngành, huyện, thị xã và cấp xã, tại 06 huyện được chọn điều tra, khảo sát thực tế, cũng như tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội. Các phiếu điều tra thu được, sau khi kiểm tra làm sạch, loại bỏ những phiếu không phù hợp. Tổng hợp số liệu và xử lý phiếu điều tra bằng phần mềm tin học chuyên dùng SPSS. Luận án sử dụng một phần kết quả thu được để tham khảo thêm về thực trạng, cũng như làm một phần cơ sở đưa ra giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp ngoại thành (xem một số bảng tổng hợp từ kết quả điều tra, khảo sát ở Phụ lục 11). Trong khảo sát, điều tra và phỏng vấn chuyên sâu của tác giả, ở các huyện: Sóc Sơn, Đông Anh và Phú Xuyên, với 01 mẫu phiếu điều tra (đối tượng là hộ gia đình, cá nhân) được lựa chọn để làm mẫu đối chiếu, khẳng định thêm kết quả của hướng nghiên cứu. Tác giả đã điều tra 250 hộ gia đình, cá nhân, tuy nhiên trong quá trình xử lý số liệu, có nhiều phiếu không được sử dụng do không đưa ra phương án trả lời đầy đủ. Vì vậy, các phiếu điều tra
  • 14. 7 không được làm sạch trước khi thu hồi, nên tác giả không sử dụng mô hình SPSS, mà sử dụng phương pháp thống kê, phân tích để xử lý số liệu. Tuy vậy, tác giả cho rằng, với pham vi và đối tượng điều tra phù hợp với hướng nghiên cứu, các số liệu mẫu điều tra của tác giả mang tính đại diện và có độ tin cậy cho việc đối chiếu, làm rõ hơn kết quả nghiên cứu, góp phần phản ánh thực trạng phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội. - Sử dụng ma trận SWOT được sử dụng phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thách thức, cơ hội đối với phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội để làm cơ sở đưa ra định hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp ngoại thành thời gian tới. Các phương pháp trên được sử dụng linh hoạt, đan xen, kết hợp để phát huy hiệu quả tổng hợp hướng đến hoàn thành mục tiêu nghiên cứu. 5. Đóng góp của luận án Luận án là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghiên cứu lý thuyết với thực tiễn, dựa trên việc hệ thống hóa, làm sáng rõ cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp ngoại thành để đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội sau giai đoạn nghiên cứu 2008 - 2016 đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiến của luận án - Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng rõ thêm lý luận về nông nghiệp ngoại thành và phát triển nông nghiệp ngoại thành. - Về thực tiễn: Những kết quả của luận án góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong thời gian tới. Đồng thời, luận án là nguồn tư liệu tham khảo tốt cho công tác công tác nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo kinh tế. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
  • 15. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về vai trò phát triển nông nghiệp ngoại thành Tác giả J.H.Von Thunen (1826) trong “The Isolated State with Respect to Agriculture and Political Economy” (Nông nghiệp và kinh tế chính trị trong nhà nước cô lập) [86] làm rõ vai trò của nông nghiệp ngoại thành (vành đai nông nghiệp) đối với các thành phố. Tác giả cho rằng, chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ, nhất là tính chất, vai trò của các vành đai nông nghiệp đem lại cho khu vực đô thị sẽ quyết định chủ yếu đối với sự phân bố của một số hình thức sản xuất nông nghiệp. Từ đó, các VĐX sản xuất nông nghiệp xung quanh một trung tâm đô thị với khoảng cách phù hợp sẽ thu được lợi nhuận tối đa. Tiếp tục hướng nghiên cứu của J.H.Von Thunen, một số công trình khoa học của nhiều tác giả nước ngoài nghiên cứu về khái niệm, vai trò, đặc điểm, những yếu tố tác động; tiềm năng cũng như thách thức đối với sự phát triển nông nghiệp đô thị; trên cơ sở nghiên cứu một số trường hợp ở các nước trên thế giới, các tác giả đưa ra những chính sách nhằm thúc đẩy nông nghiệp đô thị theo hướng bền vững. Theo hướng này, các tác giả cho rằng, nông nghiệp đô thị có vai trò quan trọng không chỉ cung ứng lương thực, thực phẩm tươi sống cho cư dân đô thị, mà còn tạo việc làm thời vụ, cải thiện môi trường sinh thái cho khu vực nội đô của từng thành phố. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này, có thể kể đến các công trình: “Urban Agriculture: Food, Jobs and Sustainable Cities” (Nông nghiệp đô thị: lương thực, việc làm và các đô thị bền vững) của các tác giả Smith J., Ratta A., Nase J. (1996) [84]; “Urban
  • 16. 9 agriculture: definition, presence, potentials and risks” (Nông nghiệp đô thị: định nghĩa, sự hiện diện, tiềm năng và rủi ro) của tác giả Mougeot J.A. (1999) [80]; “The Special Programme for Food Security: Urban and Periurban Agriculture” (Chương trình đặc biệt về an ninh lương thực: nông nghiệp đô thị và ven đô) của FAO (2001) [75]… Tác giả Nugent (2000) với “The Impact of Urban Agriculture on the Household and Local Economies” (Ảnh hưởng của nông nghiệp đô thị đối với các hộ gia đình và các nền kinh tế địa phương) [81] đã nghiên cứu ở 17 thành phố lớn trên thế giới, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, người dân vùng ven các đô thị lớn quyết định duy trì sản xuất nông nghiệp vì những lý do chủ yếu như: 1) Phục vụ nhu cầu tiêu dùng của gia đình; 2) Đa dạng hóa nguồn thu nhập; 3) Tránh rủi ro về kinh tế; 4) Đối phó với tình trạng tăng giá lương thực, thực phẩm trên thị trường; 5) Tạo thêm việc làm cho lao động gia đình; 6) Bảo đảm an ninh sinh kế cũng như an ninh tài sản đất. Trong nghiên cứu “Profitability and sustainability of urban and peri- urban agriculture” (Lợi nhuận và tính bền vững của nông nghiệp đô thị và ven đô) [76] của FAO (2007) cho rằng, nguồn lương thực, thực phẩm như gia cầm, sữa, rau… sản xuất ở vùng đô thị thường có giá trị cao; sản phẩm được tiêu thụ trực tiếp nên chi phí vận chuyển, lưu kho, bảo quản… luôn thấp hơn các sản phẩm cùng loại và hệ thống phân phối nhanh gọn nên bảo đảm tính tươi sống của các mặt hàng nông sản. Nông nghiệp đô thị góp phần: 1) Cải thiện mức sống của người thành thị; 2) Tận dụng các chất thải (lỏng và rắn) từ đô thị và công nghiệp để làm phân bón và đưa đất hoang hóa vào sử dụng. Tiềm năng mang lại từ nông nghiệp đô thị rất lớn, có vai trò rất quan trọng trong quá trình ĐTH và phát triển các đô thị lớn trên thế giới với chức năng: 1) Bảo đảm an ninh lương thực (ANLT) và dinh dưỡng cho vùng đô thị; 2) Phát triển kinh tế nông thôn; 3) Xóa đói giảm nghèo ở nông thôn; 4) Góp phần vào việc quản lý môi trường đô thị. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích
  • 17. 10 mang lại, nông nghiệp đô thị cũng có những rủi ro: 1) Rủi ro cho sức khỏe cộng đồng khi các bệnh truyền nhiễm qua những thực phẩm tươi sống: do sử dụng nguồn nước ô nhiễm hoặc nhiễm khuẩn trong sản xuất nông nghiệp, sơ chế, chế biến nông sản; ô nhiễm nước uống do các chất tồn dư từ nông nghiệp như thuốc bảo vệ thực vật và phân bón; 2) Tác động tiêu cực đến môi trường: ô nhiễm nguồn nước do sử dụng quá mức phân đạm, thuốc trừ sâu, phân gia súc và gia cầm… Tác giả Phạm Sỹ Liêm (2009) trong “Nông nghiệp đô thị trong quy hoạch thành phố Hà Nội” [30] cho rằng, phát triển nông nghiệp những vùng ven đô thị (nông nghiệp đô thị) đang được các nước trong khu vực triển khai rất thành công. Nông nghiệp ven đô thị không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế, mà còn đóng vai trò quan trọng về mặt xã hội và môi trường: 1) Về kinh tế, nhờ có nông nghiệp mà đô thị không còn là nơi chỉ nhập lương thực, thực phẩm từ nông thôn và xuất rác thải trở lại đó, mà giúp giảm chi phí vận chuyển và diện tích kho lạnh cho thực phẩm tươi sống. Điều quan trọng là nông nghiệp đô thị giải quyết nhiều việc làm thích hợp cho phụ nữ, nông dân bị thu hồi đất để mở rộng đô thị và cho nông dân ngoại tỉnh nhập cư vào đô thị; 2) Về xã hội, góp phần xây dựng cộng đồng thông qua các nhóm làm vườn rau, vườn hoa công cộng, các nhóm tương trợ có cùng sở thích như trồng rau thủy canh, trồng nấm, nuôi ong, chim cá cảnh…; bồi đắp tình yêu thiên nhiên, quý trọng sự sống và thái độ tích cực đối với xã hội, tạo cơ hội vận động thân thể và thư giãn tâm trí cho những người lao động trí óc; 3) Về môi trường, sản xuất nông nghiệp sử dụng, tái chế nước thải và rác thải; giảm lượng rác sinh hoạt vì thực phẩm đã qua sơ chế; đồng thời, làm đẹp cảnh quan vùng đô thị với những VĐX nông nghiệp. Tuy nhiên, VĐX nông nghiệp luôn có nguy cơ bị thị trường bất động sản “gặm nhấm” làm suy giảm, biến mất dần. Để bảo vệ sự tồn tại của VĐX, ngoài việc sử dụng các công cụ hành chính và pháp lý, còn cần vận dụng khéo
  • 18. 11 léo công cụ kinh tế, cụ thể là bỏ vốn đầu tư đưa nông nghiệp đô thị vào khu vực này để nâng mức thu nhập của người lao động lên sát với mức trung bình của người dân nội thành. Không nên để cho những người dân mất đất đối mặt với các thách thức “hậu thu hồi đất” mà cần tổ chức họ lại, đưa họ vào trận tuyến nông nghiệp đô thị của thành phố. Tác giả Nguyễn Văn Toàn (2010) trong “Sử dụng tài nguyên đất Hà Nội theo hướng bền vững” [53] cho rằng, nông nghiệp ngoại thành Hà Nội không chỉ làm tốt chức năng kinh tế, mà còn đóng góp quan trọng vào việc bảo vệ môi trường đô thị khi hình thành VĐX kết hợp du lịch nông nghiệp sinh thái. Để phát triển nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người nông dân ngoại thành Hà Nội cần nghiên cứu lai tạo, sản xuất lúa đặc sản, có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Thủ đô. Đồng thời, phải phát huy lợi thế so sánh trong sản xuất rau an toàn, cây ăn quả đặc sản, hoa, cây cảnh công nghệ cao… Tác giả Nguyễn Đăng Nghĩa và Mai Thành Phụng (2011) trong “Nông nghiệp đô thị và ven đô thị” [33] đã cho rằng, cơ hội cũng như thuận lợi trong phát triển nông nghiệp ven đô là giảm chi phí đóng gói, lưu trữ và vận chuyển thực phẩm tươi sống; đồng thời góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người thất nghiệp và hưu trí ở khu vực ven đô. Nông nghiệp đô thị và ven đô có nhiều lợi thế khi dễ dàng tiếp cận các dịch vụ (tài chính, chuyển giao KHCN, du lịch…). Loại hình nông nghiệp này còn góp phần giảm thiểu những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), hạn chế ô nhiễm môi trường khi khả năng tái sử dụng lớn chất thải hữu cơ từ đô thị. Tuy nhiên, nông nghiệp đô thị và ven đô thường chịu thách thức, rủi ro cho sự phát triển khi bị cạnh tranh về đất, nước, năng lượng và lao động với các ngành kinh tế khác; bị tác động lớn đến chất lượng khi sử dụng nguồn nước ô nhiễm do chất thải đô thị, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và môi trường sống của cư dân ngoại thành.
  • 19. 12 Tác giả Hồ Cao Việt (2013) trong “Cơ sở khoa học của các hình thái phát triển nông nghiệp đô thị và vận dụng cho Đồng bằng sông Cửu Long” [72] đã hệ thống, làm rõ: khái niệm, vai trò, chức năng, nguyên nhân và những rủi ro của nông nghiệp đô thị. Nghiên cứu ở các nước về nông nghiệp đô thị với thuật ngữ “urban agriculture” xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ XXI và mô hình này phát triển ở nhiều thành phố lớn trên thế giới. Nông nghiệp đô thị xuất phát từ những nguyên nhân sau: (i) Giảm diện tích đất canh tác do công nghiệp hóa và ĐTH; (ii) Giảm thu nhập của hộ nông dân trong quá trình công nghiệp hóa và ĐTH ở vùng ven đô; (iii) Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế (lao động, vốn, đất, trình độ sản xuất) bị giảm sút; (iv) Lợi thế so sánh về hiệu quả kinh tế của nông sản sản xuất tại chỗ và các nông sản mang về thành thị từ nơi khác (giảm chi phí vận chuyển và chi phí trung gian, giá bán cạnh tranh, giảm tỷ lệ hao hụt); (v) Nông dân ven đô có điều kiện tốt hơn khi tiếp cận nhanh với KHCN mới; (vi) Hệ thống kết cấu hạ tầng (KCHT) và logistics thuận lợi hơn. Quỹ GSRD (GSRD Foundation), Quỹ châu Á (The Asia Foundation) và Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam (2016) với tài liệu “Phát triển nông nghiệp ven đô, hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân” [21] cho rằng, nông nghiệp ngoại thành góp phần giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, cung cấp một lượng thực phẩm an toàn, tươi sống với chất lượng cao; đồng thời góp phần làm tăng sức chịu tải, khả năng tự làm sạch của môi trường, cải tạo điều kiện vi khí hậu, ô nhiễm không khí, tạo ra môi trường xanh, trong lành, có lợi cho sức khỏe người dân đô thị. Các cơ quan chức năng cần có cơ chế ưu đãi riêng nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp ven đô và ngoại thành, trong đó chú trọng đến việc quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hệ thống cây xanh. Hướng tới mục tiêu phát triển đô thị bền vững từ việc hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp sạch, bảo tồn cảnh quan sinh thái đô thị.
  • 20. 13 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về hình thức phát triển nông nghiệp ngoại thành Tác giả J.H.Von Thunen (1826) [86] cho rằng, xung quanh một thành phố trung tâm có thể tồn tại và phát triển 5 vành đai sản xuất chuyên môn hóa nông nghiệp: i) Vành đai thực phẩm tươi sống; ii) Vành đai lương thực, thực phẩm; iii) Vành đai cây ăn quả; iv) Vành đai lương thực và chăn nuôi; v) Vành đai lâm nghiệp. Số lượng vành đai, cũng như bán kính của mỗi vành đai sản xuất nông nghiệp này sẽ tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất của cư dân ngoại thành và quy mô mỗi thành phố trung tâm. Các tác giả như Sinclair (1967), Boal (1970), Bryant (1973) trong những nghiên cứu của mình đã cho thấy, một điểm chung của nông nghiệp ngoại thành (hay nông nghiệp đô thị) thường phát triển thành các VĐX bao quanh các thành phố. Cơ bản thường có 03 vành đai khác nhau như: i) Vành đai thứ nhất: tại trung tâm thành phố với sự ổn định của đất đai và quy hoạch, nông nghiệp ở đây thường có lợi nhuận cao do có nhiều lợi thế thị trường; ii) Vành đai thứ hai: cận kề ngoại ô, quy hoạch đất đai chưa ổn định, lợi nhuận thấp do nông dân không muốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp; iii) Vành đai thứ ba: ở ngoài cùng xa trung tâm thành phố, nông nghiệp phát triển đa dạng và đạt lợi nhuận rất cao trên đơn vị diện tích [27, tr.2]. Theo FAO (2007) [76] các hình thái nông nghiệp đô thị như trồng cây không cần đất, trong túi nhựa và thủy canh, hệ thống làm vườn trong tháp, làm vườn trong khoang chứa theo hướng thâm canh sinh học phát triển mạnh ở đô thị do khan hiếm đất. Nông nghiệp đô thị theo hướng ứng dụng công nghệ cao, canh tác theo trục đứng để giảm thiểu chiếm dụng diện tích và tận dụng không gian trống xen kẽ trong đô thị hoặc canh tác trên sân thượng… tận dụng tất cả những khoảng không và không gian chưa được sử dụng. Tác giả Hồ Cao Việt (2013) [72] đã xác định, trong bối cảnh phát triển công nghiệp hóa và ĐTH nhanh ở các tỉnh thành trong cả nước, diện tích đất
  • 21. 14 nông nghiệp thu hẹp dần nên sản lượng một số nông sản giảm đáng kể; thu nhập từ nông nghiệp của đa số hộ nông dân sống ven đô giảm sút; trong khi đó, nhu cầu các loại thực phẩm chủ yếu ở các đô thị lớn tăng rất nhanh. Do vậy, hơn một thập niên qua, ở các thành phố lớn, như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành và phát triển các hình thái nông nghiệp sử dụng ít đất hoặc không đất, công nghệ cao (vi sinh, giá thể, hệ thống tưới hiện đại, nhà màng, nhà lưới, thủy canh…), sử dụng ít nhân lực, nhưng sản phẩm đã, đang được tiêu thụ, cung cấp cho các siêu thị, hệ thống phân phối nông sản ở các thành phố lớn; mang lại lợi nhuận cao góp phần tăng thu nhập đáng kể cho những hộ nông dân sinh sống ở các vùng ven đô và cận đô thị. Tác giả Trần Quốc Việt (2014) trong “Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh - Phân tích từ góc độ địa lí kinh tế và sinh thái” [73] đã xác định, cơ sở để hình thành vành đai nông nghiệp xung quanh Thành phố Hồ Chí Minh là nền nông nghiệp được chú trọng phát triển với những khu vực sản xuất tập trung được hình thành và có sự phân hóa theo từng khu vực lãnh thổ. Nông nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh có các vành đai cụ thể như: 1) Vành đai thực phẩm tươi sống: nằm sát trung tâm thành phố. Chịu trách nhiệm cung cấp phần lớn rau, đậu và các sản phẩm chăn nuôi (thịt, trứng và sữa) cho người dân thành phố. Hình thành nên vành đai này gồm: Quận 12, quận Bình Tân, Quận 8, quận Bình Thạnh, quận Thủ Đức, Quận 2, một phần huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè và Quận 9; 2) Vành đai lương thực: nằm liền kề vành đai thực phẩm tươi sống, với cây lương thực chủ yếu là cây lúa, ngô và khoai các loại. Vành đai này bao gồm một số khu vực thuộc huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và Nhà Bè. Do hiệu quả kinh tế còn thấp, nên ở vành đai này đang có sự CDCC cây trồng, vật nuôi theo hướng sử dụng KHCN hiện đại; 3) Vành đai nuôi trồng thủy sản: tập trung tại khu vực huyện Cần Giờ và ven sông Sài Gòn, sông
  • 22. 15 Đồng Nai. Vành đai này cung cấp nguồn thủy sản tươi sống cho dân cư đô thị, gồm cả thủy sản nước ngọt, lợ và mặn; 4) Vành đai rừng sinh thái, rừng phòng hộ và vườn cây ăn trái phân bố tại các khu vực ven Thành phố như huyện Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ. Đây là vành đai có ý nghĩa quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái cho Thành phố. Ngoài ra, nghiên cứu về hình thức phát triển nông nghiệp ngoại thành, còn có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng đô thị - sinh thái. Cụ thể là: Tác giả Phạm Văn Khôi (2004) trong nghiên cứu “Phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái” [28] cho rằng, sản xuất nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đã tiếp cận các tiêu chí của nông nghiệp sinh thái vùng ven đô, nhưng còn gặp khó khăn trên các mặt kinh tế, tổ chức và kỹ thuật… Với quá trình ĐTH và sự mở rộng ngày càng nhanh các khu vực nội đô, khu vực ngoại thành đang có nhiều điều kiện phát triển, đẩy mạnh sự CDCC kinh tế nông thôn. Tuy nhiên, quá trình này cũng làm nảy sinh nhiều hệ lụy, như góp phần làm ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Do vậy, nông nghiệp ngoại thành cần được đầu tư phát triển theo những yêu cầu và nội dung mới để không chỉ đáp ứng yêu cầu, tính chất của VĐX, cung cấp lương thực, thực phẩm tươi sống mà hướng tới phù hợp với nền tảng của vùng nông nghiệp sinh thái hiện đại. Để làm được điều này cần đẩy mạnh quá trình CDCC kinh tế nông nghiệp ngoại thành theo hướng phát triển các sản phẩm cao cấp, hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên môn hóa kết hợp phát triển các hoạt động du lịch, dịch vụ… Tác giả Lê Quý Đôn (2005) với đề tài “Cơ sở khoa học để phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái và hiện đại hóa nông thôn Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010” [18] đã xác định: nông nghiệp đô thị sinh thái là quá trình sản xuất nông nghiệp từ nguyên liệu, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm phải phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thủy văn, bảo
  • 23. 16 đảm sự cân bằng sinh thái, tạo hiệu quả sản xuất. Quá trình này được diễn ra ở các vùng xen kẽ trong đô thị hoặc ven đô và ngoại ô. Từ việc xác định này, tác giả đã tập trung đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp Hà Nội theo hướng CNH, HĐH và theo hướng nông nghiệp sinh thái, phát triển bền vững giai đoạn 2006 - 2010. Tác giả Vũ Xuân Đề (2006) trong nghiên cứu “Nghiên cứu xây dựng các mô hình nông nghiệp sinh thái phù hợp trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh” [17] đã làm rõ khái niệm và những vấn đề liên quan khác đến nông nghiệp đô thị sinh thái. Tác giả cho rằng, nông nghiệp sinh thái - đô thị là nông nghiệp phát triển trên vùng đô thị hoặc gần vùng đô thị; thích ứng với sinh thái đô thị và phát huy lợi thế từ điều kiện vật chất - kỹ thuật đô thị để hoàn thiện chức năng của nó. Nông nghiệp sinh thái tham gia vào chu trình cân bằng, cung ứng các nhu cầu của thị trường đô thị từ nông sản hàng hóa sạch, chất lượng cao đến các sản phẩm văn hóa, tinh thần, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng cho cư dân thành thị. Đồng thời, đề tài đã đánh giá khá toàn diện thực trạng phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái của thành phố, qua đó, đã đưa ra hệ thống giải pháp để thúc đẩy sự phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả Lê Văn Thơ (2012) trong luận án “Nghiên cứu phát triển nông nghiệp ở thành phố Thái Nguyên theo hướng đô thị sinh thái” [48] đã nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp đô thị, nông nghiệp đô thị sinh thái; kinh nghiệm của một số nước trong phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái. Qua đó, tác giả đã phân tích, đánh giá rõ nét thực trạng phát triển nông nghiệp thành phố Thái Nguyên; đồng thời chỉ ra được những kết quả đạt được, thế mạnh và những tồn tại, hạn chế, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp thành phố Thái Nguyên. Tác giả đề xuất các mô hình phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái hiệu quả về KT-XH và
  • 24. 17 môi trường phù hợp với điều kiện sản xuất của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Một số công trình cũng đã nghiên cứu chuyên sâu về phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng đô thị - sinh thái, như đề tài “Nghiên cứu luận cứ phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở thành phố Hải Phòng” [64] do Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng (2007) tiến hành nghiên cứu, đã xác định, cần bảo vệ, khai thác hợp lý quỹ đất nông nghiệp của thành phố theo mục tiêu hiệu quả, bền vững; đồng thời làm rõ những định hướng và đưa ra những giải pháp cụ thể phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái (nội đô và ven đô) đến năm 2015, tầm nhìn 2020. Đề tài “Một số giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở kết hợp công nghệ cao và phù hợp sinh thái” [25] tác giả Đinh Sơn Hùng (2003) đã xác định về mặt lý luận của nông nghiệp sinh thái, dựa trên KHCN hiện đại. Đề tài cũng đi sâu đánh giá thực trạng phát triển NN, NT ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở của nông nghiệp sinh thái và ứng dụng KHCN tiên tiến. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về sự tác động của quá trình đô thị hóa đến phát triển nông nghiệp ngoại thành Tác giả Ramankutty N., Foley J., Olejniczak N. (2000) trong “People on the land: Changes in global population and croplands during the 20th century” (Mọi người trên đất: Những thay đổi về dân số toàn cầu và đất canh tác trong thế kỷ 20) [82] đã làm rõ những ảnh hưởng từ quá trình ĐTH và tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ dẫn tới việc thu hồi đất từ khu vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp như: nhà ở, khu công nghiệp… Đây là tác động rõ nét, đặc trưng nhất của quá trình ĐTH đến sự phát triển nông nghiệp ngoại thành trên thế giới. Tác giả Rigg, Jonathan (2005) trong nghiên cứu “Poverty and livelihoods after full-time farming: a Southeast Asian view” (Nghèo đói và sinh kế sau khi canh tác toàn thời gian: một quan điểm Đông Nam Á) [83] đã
  • 25. 18 khẳng định, cùng với quá trình ĐTH làm diện tích đất đai ngày càng bị thu hẹp và sự đa dạng của những cơ hội việc làm nên nông nghiệp ngày càng bị coi là sinh kế phụ sau sinh kế phi nông nghiệp. Người lao động nông thôn đang dần từ bỏ nghề nông, sống dựa vào các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp, nhất là đối với lực lượng lao động trẻ. Tác giả Michael Spence, Patricia Clarke, Annez và Robert M. Buckley (2010) với nghiên cứu “Đô thị hóa và tăng trưởng” [78] đã thể hiện rõ mối quan hệ giữa quá trình ĐTH và tăng trưởng kinh tế. Theo các tác giả, cùng với sự dẫn đầu của ngành công nghiệp và dịch vụ ở khu vực thành thị, phát triển sản xuất nông nghiệp ở khu vực ngoại thành với việc ứng dụng KHCN đã góp phần giải phóng sức lao động, kéo theo sự di cư vào đô thị của một bộ phận lao động để tham gia vào hoạt động kinh tế phi nông nghiệp trong đô thị. Hơn nữa, năng suất lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ luôn cao hơn ngành nông nghiệp. Do vậy, có sự chuyển dịch lao động mạnh từ khu vực nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp và đời sống người dân khu vực ngoại thành sẽ được nâng cao. Tác giả Nguyễn Tiệp (2005) trong nghiên cứu “Nguồn nhân lực nông thôn ngoại thành trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội” [52] nêu rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngoại thành trong quá trình ĐTH ở thành phố Hà Nội. Đồng thời xác định những đặc trưng cơ bản mà nguồn nhân lực ngoại thành tác động đến CDCC lao động và sự phát triển của nhiều ngành dịch vụ trong quá trình ĐTH. Có thể nhận thấy, quá trình ĐTH thúc đẩy sự dịch chuyển lao động nông thôn ngoại thành vào các thành phố lớn, sẽ giải quyết việc làm vùng nông thôn. Tuy nhiên, đa số lao động nông thôn nước ta còn ở trình độ thấp, đào tạo nghề còn ít; các chính sách hỗ trợ tín dụng cho dạy, học nghề còn hạn chế. Do vậy, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khu vực ngoại thành đòi hỏi có sự đầu tư lớn cho các loại hình đào tạo thường xuyên và đào tạo lại để
  • 26. 19 cư dân ngoại thành chuyển sang hoạt động phi nông nghiệp được thuận lợi. Trong cuốn sách cũng làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực ngoại thành, như: sự tăng trưởng và phát triển KT-XH; mức tăng dân số; đời sống vật chất của người dân; việc làm và thu nhập… Đồng thời khẳng định, phát triển nguồn nhân lực ngoại thành sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình CNH, HĐH NN, NT, trong đó, đào tạo có vai trò quyết định đến số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề ở khu vực ngoại thành. Đồng thời đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nông thôn ngoại thành Hà Nội phù hợp với quá trình ĐTH và CNH, HĐH. Tác giả Phạm Sỹ Liêm (2009) [30] cho rằng, trong quá trình ĐTH, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, sự dư thừa lực lượng lao động ở những vùng ven đô thị ngày càng tăng, nên phát triển nông nghiệp những vùng quanh đô thị (nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ngoại thành) sẽ góp phần quan trọng giải quyết vấn đề này. Nông nghiệp đô thị có thể trở thành một ngành kinh tế có nhiều ưu điểm: gắn với sản xuất lưu thông phân phối thành một chuỗi, giúp sản phẩm được lưu thông nhanh hơn, thu hút lao động dư thừa; đồng thời hạn chế công việc xử lý rác hữu cơ ở đô thị. Tác giả Nguyễn Thị Thơm, Phí Thị Hằng (2010) với công trình “Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa” [49] đã làm rõ thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình ĐTH ở Hải Dương (một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ); đồng thời, phân tích tác động của ĐTH đến vấn đề lao động, việc làm trong nông nghiệp. Cùng với quá trình CNH, HĐH và ĐTH, các khu công nghiệp, thành phố ngày càng mở rộng nên diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp. Người nông dân mất đất sản xuất, buộc phải chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp hoặc không có việc làm ổn định. Một số người nông dân rơi vào tình trạng bị thất nghiệp, không có tư liệu sản xuất. Do vậy, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp ngày càng trở nên bức thiết.
  • 27. 20 Theo đó, cần đề ra giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động khu vực NN, NT để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ quá trình ĐTH như giải pháp về quy hoạch, về mở rộng cầu lao động, nâng cao chất lượng lao động… Tác giả Nguyễn Thị Hải Vân (2013) trong cuốn sách “Đô thị hóa và việc làm lao động ngoại thành Hà Nội” [67] nghiên cứu từ cơ sở lý luận đến thực tiễn về những tác động từ quá trình ĐTH tới lao động, việc làm, thu nhập của người dân ở khu vực nông thôn; đồng thời khảo sát kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng trong việc hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình ĐTH, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn. Nội dung đi sâu phân tích thực trạng của thành phố Hà Nội và làm rõ 03 yếu tố tác động từ quá trình ĐTH đến khu vực ngoại thành: 1) Tác động đến xu hướng lao động, việc làm ở nông thôn; 2) Tác động đến cơ cấu và chất lượng lao động nông thôn ngoại thành; 3) Tác động đến việc làm và sinh kế nông thôn ngoại thành. Cuốn sách cũng xác định rõ, quá trình ĐTH không chỉ làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, còn đẩy mạnh sự biến đổi cơ cấu ngành nghề ở khu vực ngoại thành, trong đó, một số người dân không có việc làm mới, ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Những người nông dân ngoại thành bị mất đất sản xuất phải tự tìm việc làm mới hoặc không có việc làm ổn định. Họ gặp khó khăn khi chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp, vì đa phần họ có trình độ yếu, không được đào tạo nghề. Một số người nông dân ngoại thành đã di chuyển vào đô thị để kiếm việc làm và chủ yếu làm nghề tự do, lao động chân tay hay làm ở một số dịch vụ giản đơn, kéo theo nhiều tác động tiêu cực đến các vấn đề KT-XH và môi trường cho cả khu vực thành thị và ngoại thành. Tác giả Trần Thị Minh Phương (2015) với luận án “Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa” [36] đã cho rằng, vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển KT-XH của thành phố Hà Nội. Với tốc
  • 28. 21 độ quá trình ĐTH nhanh, việc làm khu vực nông thôn ít đã kéo theo các hệ lụy về xã hội như: thất nghiệp, tệ nạn xã hội, nghèo đói… Luận án đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn về việc làm, cũng như sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động nông thôn trong bối cảnh ĐTH. Đồng thời phân tích thực trạng lao động, tình hình tạo việc làm cho người lao động nông thôn thành phố Hà Nội. Qua đó, luận án đưa ra một số nhiệm vụ nhằm tăng cường tạo việc làm cho người lao động nông thôn Hà Nội như: phát triển nguồn nhân lực, chú trọng xuất khẩu lao động phổ thông, tăng cường thông tin thị trường lao động… 1.1.4. Các công trình nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển nông nghiệp ngoại thành Tác giả Mark Redwood (2012) trong cuốn “Agriculture in urban planning: Generating livelihoods and food security” (Nông nghiệp trong quy hoạch đô thị: tạo sinh kế và an ninh lương thực) [79] đã làm rõ thực trạng phát triển nông nghiệp ở các thành phố trên thế giới, nhất là ở những nước đang phát triển như Zimbabue, Ghana, Peru, Congo… Trong đó, làm rõ những đóng góp của nông nghiệp vào vấn đề ANLT, sinh kế và sức khỏe người lao động. Tác phẩm nghiên cứu các chiến lược phát triển nông nghiệp đô thị nhằm gắn việc sản xuất với vai trò tạo cảnh quan đô thị. Đồng thời nghiên cứu các loại hình sản xuất nông nghiệp đô thị nhằm cung cấp lương thực, thực phẩm an toàn; những ảnh hưởng của nông nghiệp đô thị đến sức khoẻ cộng đồng do thuốc trừ sâu, ô nhiễm môi trường nước và suy thoái vi sinh vật. Cuốn sách thể hiện: sự liên kết giữa người nông dân, nhà quản lý, nhà môi trường… ở các thành phố để phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng bền vững nhằm bảo đảm ANLT và việc làm cho người dân đô thị. Tác giả David Mason (2006) với công trình “Urban Agriculture” (Nông nghiệp đô thị) [74] đã làm rõ, do đất hẹp, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, nên sản xuất nông nghiệp ở Singapore bị hạn chế ở nhiều mặt. Chính phủ
  • 29. 22 Singapore đã tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, tài trợ vốn, đầu tư KCHT nhằm phát triển những khu du lịch sinh thái, nhà vườn ở các khu đất vùng cận đô thị. Ngoài nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp cung cấp một phần cho nhu cầu của cư dân đô thị như: rau, cây kiểng, cá, trứng…, vùng sản xuất nông nghiệp ở Singapore được xây dựng trên cơ sở kết nối các khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, hồ câu cá… tạo cảnh quan xanh, sinh động phục vụ phát triển du lịch. Tác giả Lê Quốc Doanh (2004) với đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và các giải pháp kinh tế - kỹ thuật nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn ven đô thành phố Hà Nội” [14] cho rằng, nông nghiệp ngoại thành Hà Nội có lợi thế hơn so với những vùng nông nghiệp khác ở điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, nhất là khoảng cách với thị trường. Tuy nhiên, quá trình ĐTH vừa có những tác động tích cực (thị trường tiêu thụ sản phẩm, thu hút lao động dư thừa…); vừa có những tác động tiêu cực (ô nhiễm môi trường, ngập úng, mất đất nông nghiệp, không gian nông thôn bị phá vỡ…) ảnh hưởng đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội. Do vậy, để khai thác lợi thế, tiềm năng của mình, nông nghiệp ngoại thành Hà Nội phải hướng đến sản xuất các sản phẩm tươi sống chất lượng cao với số lượng lớn. Đồng thời hình thành các vành đai nông nghiệp khác nhau với mức độ đa dạng, khả năng thâm canh, khả năng thích ứng những điều kiện mới của quá trình ĐTH. Tác giả Trần Hồi Sinh (2006) với nghiên cứu “Chuyển dịch cơ cấu lao động 5 huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hoá - thực trạng và giải pháp” [39] đã đưa ra hệ thống lý luận về nội dung cơ cấu lực lượng lao động và CDCC lao động; đồng thời phân tích thực trạng lao động và sự CDCC cơ cấu lao động ở 5 huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đề tài đã so sánh mối quan hệ giữa CDCC kinh tế với cơ cấu lao động, qua đó, đánh giá những mặt tích cực, hạn chế trong quá trình CDCC lao động và đề xuất các giải pháp để đẩy nhanh việc CDCC lao động ở
  • 30. 23 5 huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng nâng cao chất lượng lao động, phù hợp với mục tiêu phát triển KT-XH của Thành phố. Tác giả Trần Thị Hồng Việt (2006) với luận án “Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm CDCC kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái” [69] đã nghiên cứu cơ sở khoa học của CDCC kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái, làm rõ các khái niệm, cơ cấu kinh tế và CDCC kinh tế nông nghiệp theo hướng sinh thái; các nhân tố ảnh hưởng và nội dung CDCC kinh tế nông nghiệp theo hướng sinh thái. Từ đó, luận án đã phân tích thực trạng CDCC kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng sinh thái nhằm đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Qua đó, xác định phương hướng và giải pháp nhằm CDCC kinh tế ở ngoại thành Hà Nội theo hướng sinh thái. Quỹ GSRD (GSRD Foundation), Quỹ châu Á (The Asia Foundation) và Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam (2016) với tài liệu “Phát triển nông nghiệp ven đô, hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân” [21] đưa ra những nghiên cứu thực tế và kinh nghiệm phát triển nông nghiệp ngoại thành ở một số khu vực ở Hà Nội, nhất là huyện Gia Lâm. Nghiên cứu cho thấy, quá trình ĐTH làm suy giảm diện tích đất nông nghiệp, tác động tiêu cực đến đời sống dân cư ở các vùng ven đô và ngoại thành. Việc nghiên cứu các chiều cạnh phát triển vùng ven đô từ động thái chung trong quá trình ĐTH là điều cần thiết cho xây dựng chính sách phát triển. Tác giả Hoàng Thị Ngọc Ánh (2016) trong “Điểm sáng phát triển nông nghiệp đô thị ở Hải Phòng” [3] đã xác định, những kết quả tích cực và đúng hướng trong phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân đạt 4,2%/năm trong giai đoạn 2010 - 2014. Thành phố xây dựng được khu phát triển NNCNC đầu tiên với quy mô và công nghệ hiện đại nhất miền Bắc, đồng thời triển khai hàng trăm nhiệm vụ KHCN trong lĩnh vực phát triển NN, NT, tập trung vào việc lai tạo
  • 31. 24 giống cây trồng, vật nuôi mới, xây dựng và ứng dụng các quy trình công nghệ mới… Nhiều mô hình hay, cách làm mới cho doanh nghiệp ở khu vực NN, NT thực hiện, mang lại hiệu quả kinh tế cao, điển hình như: 50 mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa và cây rau màu năng suất cao. Một số vùng nông thôn có tốc độ ĐTH nhanh, nông dân sáng tạo hàng loạt mô hình nông nghiệp đô thị hiệu quả cao, đặc sắc, như các làng vườn, nhà vườn kết hợp du lịch sinh thái ở Thủy Nguyên, An Dương; làng trang trại ở Kiến Thụy, An Lão; các mô hình nuôi cá cảnh, cá sấu, dế mèn, nhím ở Thủy Nguyên và khu du lịch Cát Bà… Để Hải Phòng phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng công nghệ cao, cần thực hiện tốt một số giải pháp về: 1) Công tác quy hoạch; 2) Nguồn vốn đầu tư, tín dụng; 3) Bảo vệ môi trường. 1.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.2.1. Đánh giá chung Từ quá trình tổng quan tình hình nghiên cứu về nông nghiệp đô thị nói chung, nông nghiệp ngoại thành nói riêng được trình bày ở trên, cho thấy, có nhiều học giả quan tâm nghiên cứu vấn đề này từ các góc độ, khía cạnh khác nhau. Cụ thể là: - Một số nghiên cứu đã bước đầu làm rõ vai trò của nông nghiệp đô thị hay nông nghiệp ngoại thành trong việc cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm tươi sống; giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, điều hòa môi trường sống cho cư dân đô thị; đồng thời chỉ ra những ưu thế cạnh tranh của nông nghiệp ngoại thành như: thị trường thuận lợi, chi phí vận chuyển thấp, bảo đảm tính tươi sống của các mặt hàng nông sản; dễ dàng tiếp cận các dịch vụ tài chính… Trong đó, nông nghiệp ngoại thành phát triển thành các VĐX khác nhau với mức độ đa dạng, khả năng thích ứng với điều kiện phát triển KT-XH của đô thị, góp phần bảo vệ môi trường và tham gia vào hoạt động du lịch; thường có 3 - 4 vành đai nông nghiệp bao quanh các thành phố.
  • 32. 25 - Ngoài việc khẳng định, vai trò của nông nghiệp ngoại thành trong bảo vệ môi trường, một số nghiên cứu nêu bật các VĐX là một đặc điểm của nông nghiệp ngoại thành; đồng thời thể hiện sự nhận định, đánh giá sát đáng về quá trình phát triển nông nghiệp ngoại thành, làm rõ thuận lợi, khó khăn, trong đó có những tác động lớn từ quá trình ĐTH đối với sự phát triển của nông nghiệp ngoại thành, như: diện tích đất giảm dần, đời sống dân cư ngoại thành có sự chênh lệch rõ với thị thành… Một số công trình cũng nêu rõ những rủi ro trong phát triển nông nghiệp ngoại thành, như: nguồn nước sản xuất bị ô nhiễm, thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao. - Một số công trình nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nông nghiệp ngoại thành, từ thực trạng quá trình phát triển nông nghiệp ngoại thành ở một số thành phố trong và ngoài nước, trong đó tập trung vào vấn đề nông nghiệp đô thị - sinh thái, CDCC ngành nông nghiệp; CDCC lao động, chính sách hỗ trợ phát triển, xây dựng NTM… Qua đó, đã chỉ ra thuận lợi, hạn chế, thách thức, đưa ra những giải pháp phát triển nông nghiệp ngoại thành các thành phố lớn thời gian tới. Cũng qua những nghiên cứu, một số tác giả đề cập đến cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp ngoại thành, nhất là việc quy hoạch sử dụng đất và hệ thống VĐX để hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, bảo tồn cảnh quan sinh thái, văn hóa nông nghiệp; những vấn đề về chính sách phát triển vùng, chính sách hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho nông nghiệp ngoại thành; chính sách thúc đẩy sự liên kết giữa người nông dân với các nhà quản lý, doanh nghiệp… Nhìn chung, những công trình được tổng quan trong đề tài có giá trị tham khảo hữu ích khi phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng, phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng hiện đại, bền vững nhằm phát huy tối đa lợi thế cũng như vai trò của loại hình sản xuất này. Đây là gợi ý để luận án tiếp cận đúng thực trạng phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong điều kiện ĐTH, HNQT và BĐKH, khi những công trình trên chưa
  • 33. 26 nghiên cứu bao quát, có hệ thống về phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong điều kiện hiện nay. 1.2.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết Mặc dù các công trình nghiên cứu phát triển nông nghiệp ngoại thành của nhiều tác giả đã tiếp cận khía cạnh: vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng, tình hình phát triển…, nhưng chưa có kết quả nghiên cứu nào đề cập có hệ thống về lý luận và thực tiễn trên địa bàn chịu nhiều tác động của quá trình ĐTH, HNQT và BĐKH như ngoại thành Hà Nội. Trong giới hạn, phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận án làm rõ những vấn đề sau: - Về mặt lý luận: Luận án làm rõ cơ sở khoa học phát triển nông nghiệp ngoại thành, trong đó tập trung vào một số nội dung cơ bản sau: + Làm sáng rõ bản chất của phát triển nông nghiệp ngoại thành. + Phân tích đặc điểm và vai trò của phát triển nông nghiệp ngoại thành. + Chỉ ra và phân tích làm sáng rõ nội dung, chỉ tiêu đánh giá phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành. + Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp ngoại thành. - Về mặt thực tiễn: Luận án đi sâu phân tích, đánh giá một số nội dung từ thực tiễn phát triển nông nghiệp ngoại thành như: + Phân tích, đánh giá kinh nghiệm trong và ngoài nước về phát triển nông nghiệp ngoại thành; rút ra những bài học cho phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội. + Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. + Nghiên cứu, đề xuất định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong thời gian tới.
  • 34. 27 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NGOẠI THÀNH 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NGOẠI THÀNH 2.1.1. Khái niệm 2.1.1.1. Khái niệm nông nghiệp Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên: nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, cung cấp sản phẩm trồng trọt và sản phẩm chăn nuôi [35, tr.740]. Trong tác phẩm Kinh tế Nông nghiệp - lý thuyết và thực tiễn, tác giả Đinh Phi Hổ quan niệm: “Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động nông nghiệp không những gắn liền với các yếu tố KT-XH mà còn gắn với các yếu tố tự nhiên. Nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm có: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản” [20, tr.5]. Theo đó, nông nghiệp bao gồm: Trồng trọt là ngành sử dụng đất đai với cây trồng làm đối tượng chính để sản xuất ra lương thực, thực phẩm, tư liệu cho công nghiệp và thỏa mãn các nhu cầu về vui chơi giải trí, tạo cảnh quan (hoa viên, cây kiểng, sân banh). Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), với đối tượng sản xuất là các loại động vật nuôi. Đây là ngành cung cấp thực phẩm nhiều chất đạm như thịt, sữa, trứng; cung cấp da, len, lông; sản phẩm phụ của chăn nuôi dùng làm phân bón… Lâm nghiệp là các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ rừng; khai thác, vận chuyển và chế biến các sản phẩm từ rừng; trồng cây, tái tạo rừng, duy trì tác dụng phòng hộ của rừng. Ngư nghiệp bao gồm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trong đó đánh bắt
  • 35. 28 là hoạt động lâu đời của con người nhằm cung cấp thực phẩm cho mình thông qua các hình thức đánh bắt cá và các thủy sinh vật khác [54, tr.24-25]. 2.1.1.2. Khái niệm nông nghiệp ngoại thành Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát, tiếp cận một số công trình tiêu biểu, tác giả nhận thấy, vẫn còn khoảng trống về khái niệm nông nghiệp ngoại thành. Vì vậy, đề tài luận án xuất phát từ khái niệm “nông nghiệp đô thị” trong những nghiên cứu mà tác giả tiếp cận được để bước đầu làm rõ phạm trù “nông nghiệp ngoại thành”. Trước hết, có thể hiểu, thuật ngữ “nông nghiệp đô thị” (Urban argiculture) được dùng để gọi chung việc sản xuất nông sản hàng hoá dựa vào các vùng đất và diện tích mặt nước nằm xen kẽ, rải rác trong khu đô thị và vùng ngoại ô. Phần lớn các nghiên cứu về nông nghiệp đô thị thường hướng vào nông nghiệp ven đô vì vai trò của nó trong cung cấp thực phẩm; không gian nghỉ ngơi, giải trí gần gũi thiên nhiên, bảo đảm sự phát triển toàn diện của con người cả về sức khoẻ và giá trị văn hoá tinh thần. Phát triển nông nghiệp ven đô với mục đích đầu tiên là phát triển nông thôn ngoại thành chứ không phải chỉ là để thoả mãn nhu cầu của dân cư đô thị. Loại hình sản xuất nông nghiệp đô thị là tập hợp các hình thức sản xuất nông nghiệp ở khu vực nội thị và ven đô có những đặc trưng chung về chức năng, tính chất, mục đích, trình độ phát triển [31]. Công trình “Cities of the future: Urban Agricultrure in the third millennium” (Đô thị tương lai: Nông nghiệp đô thị trong thiên niên kỷ thứ ba) của tác giả I.M. Madeleno cho rằng: khác với nông nghiệp truyền thống, nông nghiệp đô thị kết nối, hòa nhập vào hệ thống sinh thái và hệ thống kinh tế đô thị. Nông nghiệp đô thị góp phần tạo ra hệ thống thực phẩm cung cấp, kết nối với sự tiêu dùng của cư dân đô thị; tác động trực tiếp lên hệ sinh thái đô thị. Ngoài ra, nông nghiệp đô thị chịu sự cạnh tranh về đất với các chức năng khác ở đô thị, chịu sự tác động bởi quy hoạch và chính sách của đô thị [78].
  • 36. 29 Trong Luận án tiến sỹ của Vũ Thị Mai Hương, tác giả cho rằng: Nông nghiệp đô thị là ngành kinh tế trong đô thị và ven đô thị; vừa cung cấp lương thực, thực phẩm tươi sống, hoa, sinh vật cảnh; vừa tạo thêm không gian xanh và cơ hội thư giãn cho người dân đô thị; sử dụng và tái sử dụng tài nguyên thiên nhiên, chất thải đô thị; ứng dụng kỹ thuật thâm canh cao, thường mang lại hiệu quả kinh tế cao [27]. Trong bài “Cơ sở khoa học của các hình thái phát triển nông nghiệp đô thị và vận dụng cho Đồng bằng sông Cửu Long” tác giả Hồ Cao Việt cho rằng: Nông nghiệp đô thị diễn ra ở vùng thành thị hoặc ven đô được tích hợp rất nhiều hoạt động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với hoạt động kinh tế, tiếp thị, kinh doanh nhằm mang lại nguồn thu nhập và phúc lợi, tạo cảnh quan đẹp và bảo vệ môi trường; cải thiện sức khỏe và môi trường sống cho cộng đồng cư dân nội thị và ngoại thị [72, tr.108]. Trong bài “Nhận dạng nông nghiệp đô thị Việt Nam” tác giả Lê Văn Trưởng quan niệm: nông nghiệp đô thị là một ngành sản xuất ở trung tâm, ngoại ô, vùng lân cận đô thị, có chức năng trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, phân phối các loại thực phẩm, lương thực và các sản phẩm khác, sử dụng nguồn lực tự nhiên và nhân văn, các sản phẩm cùng các dịch vụ ở đô thị và vùng lân cận đô thị để cung cấp trở lại cho đô thị các sản phẩm, dịch vụ cao cấp. Nông nghiệp đô thị bao gồm nông nghiệp nội thị và nông nghiệp ngoại thị với các hoạt động chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản [55]. Từ những quan niệm nêu trên, có thể nhận thấy, nông nghiệp ngoại thành là một bộ phận của nông nghiệp đô thị, với địa bàn ven đô, xa đô; hòa nhập với hệ sinh thái và có mối quan hệ chặt chẽ với quá trình phát triển KT-XH, công nghiệp hóa và ĐTH của một đô thị. 2.1.1.3. Khái niệm phát triển nông nghiệp ngoại thành Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát, tiếp cận một số công trình tiêu biểu, tác giả nhận thấy, vẫn còn khoảng trống về phát triển nông nghiệp ngoại
  • 37. 30 thành. Song, trong bài viết “Cơ sở khoa học của các hình thái phát triển nông nghiệp đô thị và vận dụng cho Đồng bằng sông Cửu Long”, tác giả Hồ Cao Việt quan niệm: phát triển nông nghiệp ngoại thành (hay nông nghiệp đô thị; nông nghiệp ven đô) là sự phát triển bền vững trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa ba yếu tố: kinh tế, môi trường và xã hội [72, tr.108]. Luận án thống nhất với quan niệm này của tác giả Hồ Cao Việt và lấy đây là một hướng phân tích, luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn của phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội. Theo đó, luận án bước đầu nghiên cứu phạm trù “phát triển nông nghiệp ngoại thành” từ quan niệm trên. Trong Luận án tiến sỹ của Phùng Văn Dũng, tác giả cho rằng: Phát triển nông nghiệp là quá trình vận động của ngành nông nghiệp nhằm chuyển đổi từ sản xuất thủ công là chủ yếu sang nền nông nghiệp sử dụng máy móc và công nghệ hiện đại; chuyển nền nông nghiệp tự cung tự cấp là chính thành nền sản xuất hàng hóa chất lượng cao và tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu và phát triển nhanh nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, NNCNC…, nhằm đáp ứng mục tiêu của phát triển nông nghiệp bền vững [15]. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc (Food and Agriculture Organization of the United Nations - FAO), năm 1992, cho rằng, phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật và thể chế cho nông nghiệp phát triển, nhằm bảo đảm sự thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về nông phẩm và dịch vụ của con người hiện tại và đáp ứng nhu cầu của mai sau. Trong Luận án tiến sỹ, Serey Mardy cho rằng: Phát triển nông nghiệp một cách bền vững là quá trình phát triển cần sự kết hợp hợp lý, hài hòa, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với việc thực hiện tốt các vấn đề xã hội và môi trường trong sản xuất nông nghiệp. Sự phát triển đó đòi hỏi phải đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai của sản xuất nông nghiệp [38, tr.6].
  • 38. 31 Như vậy, có thể hiểu: Phát triển nông nghiệp ngoại thành là quá trình biến đổi về số lượng, chất lượng, hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp gắn liền với quá trình phát triển KT-XH khu vực ven đô thị và CDCC kinh tế nông nghiệp ngoại thành theo hướng bền vững nhằm xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao. 2.1.2. Những đặc điểm chủ yếu của phát triển nông nghiệp ngoại thành Ngoài những đặc trưng chung của phát triển nông nghiệp, phát triển nông nghiệp ngoại thành mang đặc điểm riêng, có thể khái quát thành các đặc điểm chủ yếu sau: 2.1.2.1. Phát triển nông nghiệp ngoại thành nhằm đáp ứng những nông sản phẩm phục vụ nhu cầu của nội đô Khu vực đô thị thường tập trung đông người với sự phát triển của công nghiệp, dịch vụ và nơi đặt trụ sở của cơ quan nhà nước, bệnh viện, trường học… Dân số ở các đô thị sẽ ngày càng tăng kéo theo nhu cầu về lương thực, thực phẩm của người dân đô thị cũng không ngừng tăng lên theo thời gian. Không chỉ vậy, khu vực đô thị sẽ tập trung nhu cầu thường xuyên và ngày càng tăng về văn hoá, ẩm thực, du lịch, nhất là những đối tượng khách hàng cao cấp ngày càng tăng. Phát triển nông nghiệp ngoại thành sẽ đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu lương thực, thực phẩm tươi sống một cách trực tiếp, tại chỗ cho cư dân đô thị. Nếu đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào sản xuất, chế biến, phân phối, nông nghiệp ngoại thành sẽ tạo ra nguồn thực phẩm an toàn, tươi sống cho cư dân đô thị. Những sản phẩm chủ lực mà nông nghiệp ngoại thành thường cung cấp cho đô thị là: rau màu, hoa cây cảnh, lương thực, sản phẩm chăn nuôi thủy sản… Vì vậy, khối lượng, nhất là chất lượng của những sản phẩm này và các dịch vụ du lịch đi kèm cũng đòi hỏi rất cao. Đây vừa là một lợi thế so sánh của nông nghiệp ngoại thành để có sự phát triển nhanh, bền vững, vừa là một thách thức lớn cho nông nghiệp ngoại thành phát triển
  • 39. 32 đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của cư dân đô thị cũng như nhóm khách hàng vãng lai có thu nhập cao. 2.1.2.2. Phát triển nông nghiệp ngoại thành gắn với phát triển vùng đô thị và vành đai xanh Nông nghiệp ngoại thành thường hình thành các VĐX bao quanh thành phố góp phần phát triển vùng thủ đô khi một số hình thức sản xuất phát triển chủ yếu để phục vụ nhu cầu của cư dân đô thị. Cùng với quá trình phát triển nông nghiệp ngoại thành, KT-XH vùng thủ đô có điều kiện thuận lợi được thúc đẩy phù hợp và tương thích với nội đô. Nông nghiệp ngoại thành đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, giáo dục… gần gũi thiên nhiên, bảo đảm sự phát triển toàn diện cả về sức khoẻ và giá trị văn hoá tinh thần của dân cư đô thị. Nông nghiệp ngoại thành phát triển sẽ tạo ra hệ thống cảnh quan, các VĐX (bao gồm hệ thống cây xanh, công viên nông nghiệp, vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng sinh thái, kết hợp du lịch…) đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của dân cư đô thị. Ngoài ra, nông nghiệp ngoại thành còn phục vụ nhu cầu thưởng thức hoa, cây cảnh, nhu cầu về môi trường xanh; tạo ra môi trường lao động chân tay phục vụ tối đa cho sự phát triển thể lực, trí lực, tinh thần cho cư dân đô thị vào những ngày cuối tuần, nghỉ lễ. 2.1.2.3. Phát triển nông nghiệp ngoại thành trong điều kiện diện tích đất đai thu hẹp do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa Cùng với những hệ lụy từ quá trình ĐTH, công nghiệp hóa một cách ồ ạt, thường vượt quá quy hoạch sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, chất đất, đa dạng sinh học… Hơn nữa, đất nông nghiệp các vùng ngoại thành đang bị suy giảm nghiêm trọng về chất lượng, cũng như ô nhiễm do lạm dụng quá nhiều các loại phân vô cơ, thuốc trừ sâu… làm cho dư lượng các chất hoá học ngấm trong đất và nguồn nước ngày càng nhiều. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự ổn định, phát triển của nông nghiệp ngoại thành. Do vậy, nông nghiệp ngoại thành cần được tập trung các nguồn lực đầu tư để làm tốt vai trò cung cấp
  • 40. 33 lương thực, thực phẩm tươi sống, chất lượng cao, cũng như hạn chế những tác động tiêu cực về ô nhiễm, góp phần tạo dựng một môi trường đô thị trong sạch, một hệ sinh thái cân bằng, bền vững. Điều này, cũng cần sự hỗ trợ lớn ở tầm vĩ mô thể hiện trong những quy hoạch, kế hoạch phát triển chung với sự đầu tư cho nghiên cứu, phân tích, dự báo chính xác các trạng thái, những thay đổi của quá trình ĐTH. Do quá trình ĐTH nhanh nên sự phát triển nông nghiệp ngoại thành không ổn định từ mặt không gian đến sự tập trung các nguồn lực, cơ cấu sản xuất… Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm để “nhường chỗ” cho công trình xây dựng nhà ở, giao thông, các khu công nghiệp… Trước tiên, cần giữ gìn quỹ đất cho nông nghiệp dựa trên những quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh tập trung, quy hoạch sử dụng đất đai, nhất là đối với khu vực ngoại thành của các thành phố lớn. Tiến hành tổng điều tra lại hiện trạng sử dụng đất ở để có những quy hoạch phù hợp, bảo đảm sự hài hòa trong quá trình ĐTH. Không để diễn ra hiện tượng cấp phép sử dụng đất sai quy định, nhất là khu vực ưu tiên phát triển VĐX cho các thành phố lớn. Cùng với việc sử dụng tiết kiệm diện tích đất gắn với đổi mới mô hình tổ chức sản xuất hiệu quả, để thúc đẩy phát triển nông nghiệp ngoại thành phải sử dụng công nghệ cao, với nguồn nhân lực chất lượng cao tương thích với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong thời gian tới. 2.1.2.4. Phát triển nông nghiệp ngoại thành trong điều kiện lao động nông nghiệp di chuyển dần sang các ngành nghề phi nông nghiệp Với sự khác biệt về cơ hội việc làm, thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần giữa nông thôn và thành thị, dòng người di cư từ nông thôn đến thành thị ngày càng nhiều. Sự dư thừa lao động hay tình trạng thiếu đồng bộ trong quản lý KCHT ở đô thị và tình trạng thiếu hụt lao động, cùng với nghèo đói, thiếu phương tiện mưu sinh ở nông thôn… làm cho sự phát triển của nông nghiệp ngoại thành khó giữ sự ổn định, bền vững. Quá trình CNH, HĐH và ĐTH,
  • 41. 34 một mặt sẽ tạo ra nhu cầu lớn về lao động, mặt khác sẽ làm tăng năng suất lao động nông nghiệp, lao động nông thôn sẽ chuyển sang các ngành phi nông nghiệp ngày càng nhiều. Hơn nữa, người dân ở các khu vực ngoại thành thường có trình độ thấp hơn thành thị, họ ít được tiếp cận với các hình thức đào tạo việc làm nên khó tìm được việc làm ở các đô thị; ở lại nông thôn, họ cũng gặp khó khăn do đất sản xuất manh mún, bị thu hẹp dần. Mặt khác, với chất lượng lao động khu vực ngoại thành hiện nay nhìn chung còn thấp, lại thiếu tập trung nguồn lực phát triển, thị trường lương thực, thực phẩm đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng nên việc nghiên cứu, áp dụng các phương thức sản xuất hiện đại; sử dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trở nên cấp thiết. Do vậy, để góp phần đẩy mạnh sự phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng hiện đại, công nghệ cao và bền vững, cần phải có chính sách tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn lực lao động cho khu vực này. 2.1.2.5. Phát triển nông nghiệp ngoại thành ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình ổn định chính trị - xã hội ở trong - ngoài đô thị Phát triển nông nghiệp ngoại thành là cơ sở nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, bảo đảm ổn định tình hình chính trị - xã hội và sự phát triển hài hoà, bền vững giữa hai khu vực thành thị - nông thôn; kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa các mặt: KT-XH và môi trường. Việc phát triển nông nghiệp ngoại thành vừa bảo đảm quỹ đất cho sản xuất, vừa bảo đảm mục tiêu bảo vệ ANLT và môi trường… Do đó, phát triển nông nghiệp là một bộ phận của chiến lược và chính sách phát triển bền vững của mỗi thành phố hay địa phương nhằm phục vụ mục tiêu dài hạn; tránh khai thác cạn kiệt tài nguyên đất, để lại hậu quả xấu về KT-XH và môi trường. Về mục tiêu của sự phát triển, nông nghiệp ngoại thành phải góp phần xóa đói, giảm nghèo, giảm sự chênh lệch về thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn với thành thị; góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường đô thị. Do vậy, sự ảnh
  • 42. 35 hưởng trực tiếp đến tình hình ổn định chính trị - xã hội ở trong - ngoài đô thị là một đặc điểm nổi bật của nông nghiệp ngoại thành. Ngoài ra, với trình độ học vấn, sự tích lũy vốn trong cộng đồng dân cư ở mức cao, có điều kiện thu hút vốn, hỗ trợ từ các ngành dịch vụ cho nông nghiệp, KCHT khu vực nông thôn ngoại thành có nhiều điều kiện để đầu tư nên phát triển tương đối tốt và đồng đều… là những lợi thế, thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp ngoại thành. Do vậy, phát huy, tận dụng được những lợi thế trên, nông nghiệp ngoại thành sẽ phát triển thuận lợi với trình độ sản xuất, nâng cao năng suất lao động, bảo đảm được các yêu cầu bền vững về KT-XH và môi trường của sự phát triển. 2.1.3. Vai trò của phát triển nông nghiệp ngoại thành 2.1.3.1. Phát triển nông nghiệp ngoại thành góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố Nông nghiệp nói chung, nông nghiệp ngoại thành nói riêng là một ngành sản xuất quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế ở những nước đang phát triển; do đó, phát triển nông nghiệp ngoại thành vẫn là động lực quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở một thành phố, nhất là những thành phố ở các nước còn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp. Sự phát triển của nông nghiệp sẽ góp phần vào tiến bộ KT-XH chung của thành phố, đặc biệt là việc đảm nhiệm vai trò chính trong đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của số dân ngày càng gia tăng ở khu vực thành thị và tạo ra tăng trưởng kinh tế cần thiết để giảm nghèo ở khu ngoại thành. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp đang đứng trước nhiều thách thức đối với quá trình phát triển, nhất là yêu cầu kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội với tình trạng chênh lệch thu nhập, mức sống khu vực nông thôn - thành thị có xu hướng gia tăng. Theo thời gian, trình độ phát triển của mỗi đô thị thay đổi, đóng góp của gia tăng sản lượng ngành nông nghiệp ngoại thành vào tăng trưởng kinh tế của một thành phố sẽ
  • 43. 36 giảm dần. Song, nông nghiệp ngoại thành vẫn giữ được vai trò, vị trí quan trọng trong bảo đảm an sinh xã hội cũng như duy trì tính bền vững về kinh tế, chính trị - xã hội, môi trường sống giữa khu vực nông thôn và thành thị của một thành phố. 2.1.3.2. Phát triển nông nghiệp ngoại thành góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng bền vững Quá trình phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM là nội dung quan trọng trong CDCC kinh tế nông thôn ven đô. Phát triển nông nghiệp ngoại thành sẽ góp phần quan trọng để tổ chức lại sản xuất theo hướng có giá trị gia tăng cao hơn, nâng cao thu nhập của người làm nông nghiệp, thu hẹp khoảng cách về thu nhập giữa người dân nông thôn và người dân đô thị, dần kéo theo các dịch vụ phát triển… Phát triển nông nghiệp ngoại thành phải gắn liền với xây dựng NTM, đây là hai vấn đề gắn kết chặt chẽ nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH khu vực nông thôn ven đô. Trong quá trình đó, phải đặt người nông dân vào vị trí trung tâm và vai trò chủ thể để thực hiện sự phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM. Cùng với sự phát triển nông nghiệp ngoại thành là sự phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng, nhất là giữa người nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp. Với các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng sẽ hình thành chuỗi giá trị, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ; từng bước hình thành những tổ hợp nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao, hướng tới xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp đa chức năng, phát triển bền vững. Trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp ngoại thành, một bộ phận cư dân nông thôn chuyển sang làm các nghề tự do, bán thời gian hoặc tham gia vào các nghề tiểu thủ công nghiệp, vào lưu thông hàng hóa. Quá trình này sẽ thúc đẩy phát triển các ngành phi nông nghiệp ở nông thôn. Đây là tiền đề quan trọng để
  • 44. 37 thúc đẩy CDCC kinh tế khu vực ngoại thành tương thích với quá trình CNH, HĐH nông thôn, góp phần quan trọng vào quá trình CNH, HĐH đất nước và phát triển KT-XH theo hướng bền vững. 2.1.3.3. Phát triển nông nghiệp ngoại thành góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của người nông dân ngoại thành Hiện nay, do quá trình ĐTH nhanh, hiện tượng phá vỡ quy hoạch đô thị diễn ra ở nhiều nơi, dẫn đến diện tích đất nông nghiệp khu vực ngoại thành đang bị thu hẹp nhanh chóng. Một số người nông dân mất đất sản xuất, trong khi không có trình độ, tài sản tích lũy lại hạn chế nên gặp nhiều khó khăn để chuyển đổi nghề, do đó, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động khu vực ngoại thành trở nên cấp thiết. Để giải quyết vấn đề này, ngoài đào tạo nghề, giúp người nông dân chuyển đổi nghề, thì phát triển NNCNC với những tiến bộ mới từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở khu vực ngoại thành, đúng với quy hoạch đô thị và chiến lược phát triển KT-XH là một trong những giải pháp khả thi, phù hợp với nguồn lực còn thiếu. Khi phát triển nông nghiệp NNCNC ở khu vực ngoại thành sẽ giúp người nông dân ở khu vực nông thôn có thu nhập cao, đời sống được cải thiện, giảm bớt chênh lệch về thu nhập giữa thành thị và nông thôn. 2.1.3.4. Phát triển nông nghiệp ngoại thành góp phần tạo vành đai xanh cho thành phố Với mục tiêu là quy hoạch và xây dựng các “đô thị xanh”, “đô thị sinh thái”, xây dựng nền kinh tế xanh ở Việt Nam, nông nghiệp ngoại thành góp phần quan trọng trong điều hòa môi trường và kiến tạo cảnh quan, bảo đảm các tiêu chuẩn sống của cư dân đô thị. Do vậy, trong quá trình ĐTH và phát triển KT-XH, cần chú trọng công tác quy hoạch đô thị gắn với phát triển nông nghiệp ngoại thành, bảo đảm lợi ích của cư dân hai khu vực đô thị và nông thôn. Đồng thời, cần kiến tạo nông nghiệp ngoại thành thành hệ thống cảnh
  • 45. 38 quan, các VĐX làm giảm thiểu những hệ lụy của quá trình ĐTH tới môi trường. Vành đai nông nghiệp hay VĐX sẽ đóng vai trò là một trong những khung giới hạn của sự phát triển đô thị, theo một trật tự và quy hoạch định sẵn, bảo đảm sự cân bằng giữa phát triển với môi trường sống ở các đô thị. Tuy nhiên, do quá trình ĐTH các vành đai nông nghiệp thường không ổn định về không gian và khó được mở rộng. Đồng thời các VĐX thường có sự dịch chuyển theo hướng giảm dần do tốc độ ĐTH, sự CDCC lao động, tình trạng ô nhiễm môi trường; khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp… 2.2. NỘI DUNG, CHỈ TIÊU, PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ VÀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NGOẠI THÀNH 2.2.1. Nội dung phát triển nông nghiệp ngoại thành 2.2.1.1. Sự tăng trưởng của nông nghiệp ngoại thành Cũng giống như sự phát triển nông nghiệp nói chung, tăng trưởng của nông nghiệp là một yếu tố của phát triển nông nghiệp ngoại thành. Tăng trưởng nông nghiệp ngoại thành là sự gia tăng sản lượng nông nghiệp hay tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu phục vụ nhu cầu cho cư dân đô thị trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng được thể hiện bằng quy mô và tốc độ phát triển. Quy mô - phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít; tốc độ - được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm, có ổn định hay không, tăng do mở rộng quy mô, hay do nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp… giữa các thời kỳ phát triển của nông nghiệp ngoại thành. Ngoài ra, tăng trưởng của nông nghiệp ngoại thành còn được thể hiện qua mức gia tăng sản lượng bình quân trên một đầu người, tăng trưởng phải bảo đảm chất lượng cao và nâng cao tính cạnh tranh trong kinh tế, tăng trưởng gắn liền với CDCC nông nghiệp ngoại thành theo hướng hiện đại, bền vững. Sự tăng trưởng nông nghiệp ngoại thành còn phụ thuộc vào quy mô, tốc độ tăng trưởng của từng ngành trong nội bộ nông nghiệp. Ngành nào phù hợp