SlideShare a Scribd company logo
1 of 84
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THỊ THU HÀ
QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH
TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI – năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THỊ THU HÀ
QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH
TỈNH QUẢNG NAM
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 834 04 10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. BÙI QUANG BÌNH.
HÀ NỘI – năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh
Quảng Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong
luận văn là trung thực, không trùng lắp với các đề tài khác trong cùng lĩnh
vực nhằm mục đích phục vụ cho việc học tập và công tác của bản thân.
Tác giả luận văn
Trần Thị Thu Hà
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH TỈNH .................................................... 9
1.1. Những vấn đề chung về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước .. 9
1.2. Nội dung về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh............ 18
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách
nhà nước tỉnh................................................................................................... 25
1.4. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của các địa
phương khác.................................................................................................... 28
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG NAM................................................. 33
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam.............................. 33
2.2. Thực trạng chi thường xuyên ngân sách nhà nước và bộ máy quản lý chi
thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Nam...................................... 36
2.3. Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Quảng
Nam ................................................................................................................. 43
2.4. Đánh giá chung về tình hình quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh
Quảng Nam ..................................................................................................... 52
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG NAM..................... 57
3.1. Cơ sở để đưa ra giải pháp......................................................................... 57
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh
Quảng Nam ..................................................................................................... 59
3.3. Một số kiến nghị....................................................................................... 70
KẾT LUẬN.................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTX : Chi thường xuyên
TX : Thường xuyên
ĐTPT : Đầu tư phát triển
HĐND : Hội đồng nhân dân
KBNN : Kho bạc nhà nước
KH&ĐT : Kế hoạch và Đầu tư
KT-XH : Kinh tế - xã hội
NS : Ngân sách
NSĐP : Ngân sách địa phương
NSNN : Ngân sách nhà nước
NSTW : Ngân sách trung ương
QH : Quốc hội
TW : Trung ương
UBND : Ủy ban nhân dân
XDCB : XDCB
% : Tỉ lệ phần trăm
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1.
Tổng hợp kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh
Quảng Nam từ năm 2013-2017
36
2.2.
Tỉ lệ thực hiện so với dự toán chi thường xuyên NSNN tỉnh
Quảng Nam giai đoạn 2013-2017
43
2.3.
Đánh giá về chất lượng lập dự toán chi thường xuyên NSNN
tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2017
44
2.4.
Tổng hợp tình hình phân bổ NSNN tỉnh Quảng Nam giai đoạn
2013-2017
45
2.5.
Cơ cấu thực hiện các nội dung chi thường xuyên NSNN tỉnh
Quảng Nam giai đoạn 2013-2017
47
2.6.
Kết quả thanh tra chi thường xuyên NSNN tỉnh Quảng Nam
giai đoạn 2013-2017
51
2.7.
Tình hình từ chối thanh toán của Kho bạc Nhà nước tỉnh
Quảng Nam giai đoạn 2013-2017
52
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách nhà nước (NSNN) có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt
động kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại của đất nước, NSNN là
điều kiện vật chất quan trọng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
do Hiến pháp quy định. Đồng thời, NSNN là công cụ quan trọng của Nhà
nước để điều chỉnh vĩ mô toàn bộ nền kinh tế, thực hiện các mục tiêu của Nhà
nước. Thông qua việc phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu
nhập quốc dân, NSNN tập trung một phần quan trọng thu nhập quốc dân để
đảm bảo nguồn vốn cho tái sản xuất mở rộng nền kinh tế.
Trong cơ cấu chi ngân sách nhà nước gồm có hai khoản chi lớn là chi đầu
tư phát triển và chi thường xuyên, trong đó chi thường xuyên chiếm tỷ trọng
lớn, nhằm đảm bảo cho bộ máy nhà nước hoạt động liên tục, hiệu quả, phục vụ
các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội của nhà nước. Đồng thời chi
thường xuyên cũng là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
Quảng Nam được tái lập từ đầu năm 1997, có 18 đơn vị hành chính cấp
huyện, gồm: 2 thành phố, 1 thị xã và 15 huyện, với 244 xã/phường/thị trấn.
Tỉnh có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, có sân bay, cảng biển, có giao thông
đường sắt, đường bộ, đường thủy quốc gia và nội vùng tương đối đồng bộ; có
02 Di sản văn hóa thế giới là Phố cổ Hội An và Khu Đền tháp Mỹ Sơn..
Hàng năm thu ngân sách nhà nước trên địa bàn khoảng 15.000 tỷ đồng,
trên cơ sở nguồn thu cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) và số bổ sung từ
ngân sách Trung ương (NSTW), dự toán chi NSĐP các năm qua đã được
phân bổ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc
phòng tại địa phương.
Theo số liệu thống kê của tỉnh từ năm 1997 đến nay chi thường xuyên từ
2
ngân sách tỉnh liên tục tăng từ 337 tỷ đồng (chiếm 63% tổng chi) lên 11.543
tỷ đồng (chiếm 58% tổng chi). Nguyên nhân, do chi cho con người ngày càng
tăng, có nhiều định mức chi chưa phù hợp, một số nội dung chi thường xuyên
còn chưa thực sự cấp thiết... Trong khi đó nếu kiểm soát tốt việc chi thường
xuyên, sẽ tạo nhiều nguồn lực hơn để đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh. Do đó vấn đề là làm thế nào để tăng cường công tác quản lý chi
thường xuyên ngân sách tỉnh trong thời gian hiện nay đang trở nên rất cấp
thiết. Xuất phát từ thực tiễn công tác quản lý ngân sách tại vị trí công tác, tôi
đi vào tìm hiểu đề tài “Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng
Nam” làm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do thời gian có hạn và với kinh nghiệm,
kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót,
kính mong nhận được sự quan tâm và góp ý của các thầy, cô giáo để Luận văn
này được hoàn chỉnh hơn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian gần đây, các vấn đề liên quan đến quản lý chi NSNN đã
có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà quản lý kinh tế
và các bài viết đăng trên báo, tạp chí của trung ương và địa phương. Cụ thể đề
cập tới nhóm nghiên cứu gián tiếp qua quản lý chi ngân sách qua kho bạc nhà
nước như các nghiên cứu sau:
Sách chuyên khảo: “Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam - Thực trạng và
giải pháp”, Nhà xuất bản Tài chính năm 2005 của tác giả GS.TS Dương Thị
Bình Minh. Sách chuyên khảo đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý
chi tiêu công và tiến hành phân tích thực trạng quản lý chi NSNN ở Việt Nam
giai đoạn 1991-2004, chỉ rõ những thành công, hạn chế và nguyên nhân. Tác
giả cuốn sách cũng đề xuất một tổ hợp các giải pháp đổi mới chi tiêu công
cho giai đoạn 2006-2010 như tăng cường tính minh bạch, nâng cao trách
3
nhiệm giải trình, nâng cao hiệu quả chi tiêu công...
Luận án tiến sĩ kinh tế: “Đổi mới quản lý chi NSNN trong điều kiện kinh
tế thị trường ở Việt Nam”, năm 2008 của tác giả Nguyễn Thị Minh. Luận án
đã làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý chi NSNN phù hợp với kinh tế thị
trường, các vấn đề về phân cấp quản lý kinh tế và phân cấp quản lý NSNN, cơ
chế quản lý chi NSNN, sự cần thiết phải đổi mới quản lý chi NSNN ở Việt
Nam giai đoạn 2001- 2010. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh vai trò của chi NSNN
không chỉ như phương tiện tài chính bảo đảm cho hoạt động của bộ máy nhà
nước, mà còn là công cụ điều tiết vĩ mô. Tác giả cũng trình bày khái quát thực
trạng quản lý chi NSNN của Việt Nam theo yếu tố đầu vào kết hợp với quản
lý chi theo chương trình mục tiêu, dự án, một phần theo kết quả đầu ra (cơ chế
khoán chi hành chính) trong khuôn khổ chi tiêu ngắn hạn. Trong luận án này
đề xuất 5 nhóm giải pháp đổi mới quản lý chi NSNN, nhấn mạnh giải pháp
đẩy mạnh triển khai thực hiện quản lý NSNN theo kết quả đầu ra.
Nghiên cứu: “Chính sách chi tiêu và thâm hụt NS ở Việt Nam”, năm 2014
của tác giả Đinh Thị Chinh. Nghiên cứu đã làm rõ những ảnh hưởng của chi
tiêu NS tới tăng trưởng kinh tế, lạm phát trong giai đoạn 2006-2010, 2011-
2013 ở Việt Nam và phân tích thực trạng thâm hụt NS ở Việt Nam, chỉ rõ
những vấn đề cần lưu ý như: chi luôn vượt thu; thâm hụt NS đã kéo theo nợ
công gia tăng; cán cân NS có xu hướng giảm dần. Tác giả kiến nghị một số giải
pháp giải quyết bội chi NS như: Kiểm soát nguồn chi, thay đổi cơ cấu chi…
Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Phân cấp ngân sáckh, lập dự toán ngân
sách”, năm 2011 của tác giả Nguyễn Hoàng Tuấn. Luận văn đã đề cập nội
dung phân bổ vốn đầu tư và chi thường xuyên, từng bước đổi mới công tác
lập dự toán gắn với thực hiện các chương trình kinh tế, nâng cao ý thức tiết
kiệm chống lãng phí, ý thức kỷ luật tài chính, có chính sách tài chính để khai
thác hiệu quả nguồn lực hiện có góp phần tạo môi trường đầu tư thuận lợi.
4
Luận văn chưa làm rõ vấn đề chấp hành ngân sách của các đơn dự toán.
Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Phân tích thực trạng thu, chi ngân sách nhà
nước tỉnh An Giang” , năm 2011 của tác giả Tô Thiện Hiền. Luận văn đã đề xuất
những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý NSNN tỉnh An Giang đảm bảo
tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững với tầm nhìn đến năm 2020.
Ngoài ra còn có các nghiên cứu khác như:
Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn
thành phố Hà Tĩnh”, năm 2008 của tác giả Trịnh Văn Ngọc, Trường Đại học
kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn thạc sĩ kinh tế: “ Về hoàn thiện quản lý thu, chi NSNN của
Thành phố Nha Trang thành phố Khánh Hoà”, năm 2007 của tác giả Nguyễn
Ngọc Anh Tuấn (2007), Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;
Nghiên cứu: “Bàn về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dự
toán NSNN, Tạp chí Kế toán, số 11,12 năm 2018 của tác giả Hoàng Hàm;
Nghiên cứu: “Phân tích tính công bằng và hiệu quả của chi NSNN theo
thành phố”, tạp chí Tài chính tháng 12/2009 của tác giả Nguyễn Thị Minh và
Nguyễn Quang Dong (2009),;
Luận văn thạc sĩ, Hoàn thiện quản lý chi Ngân sách Nhà nước tỉnh
Quảng Ngãi”, năm 2012 của tác giả Lê Thị Thanh Tuyền (2012), Trường Đại
học kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại TP Đà
Nẵng”, năm 2010 của tác giả Ngô Thị Bích, Trường Đại học kinh tế, Đại học
Đà Nẵng.
Trong các công trình nghiên cứu khoa học và các bài viết trên, các tác
giả đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến quản lý chi NSNN và giải pháp
để nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN nhưng phần lớn mới tiếp cận từ góc độ
quản lý, kiểm soát chi của cơ quan KBNN hoặc cơ quan tài chính, rất ít công
5
trình, bài viết đi sâu nghiên cứu về vấn đề chi NS tỉnh từ góc độ tiếp cận của
tất cả các cơ quan có liên quan đến quá trình quản lý các khoản chi NSNN.
Đặc biệt là ở Tỉnh Quảng Nam chưa có các công trình khoa học nghiên cứu
để đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý chi NS tỉnh, đặc biệt là chi thường
xuyên ngân sách tỉnh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, hệ thống hóa lý luận về chi thường xuyên NSNN
và quản lý chi ngân sách tỉnh, luận văn tập trung phân tích làm rõ thực trạng
quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam, từ đó, rút ra những
nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện và nâng
cao chất lượng quản lý chi ngân sách tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận của quản lý chi thường xuyên NSNN cấp
tỉnh
- Tổng hợp kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên NSNN của một số
tỉnh trong nước, rút ra bài học cho tỉnh Quảng Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh
Quảng Nam trong giai đoạn 2013-2017, rút ra những nhận định về thành
công, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý chi
thường xuyên NSNN tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Là hoạt động quản lý chi thường xuyên NSNN của chính quyền tỉnh
Quảng Nam đặt trong khung khổ luật pháp về quản lý NSNN của Việt Nam
và đặc điểm cụ thể của địa phương. Không nghiên cứu hoạt động điều hành,
6
chỉ đạo của Chính phủ và hoạt động quản lý NSNN phân cấp cho chính quyền
cấp huyện, cấp xã, phường. Không nghiên cứu hoạt động quản lý các khoản
chi thuộc NSTW trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung quản lý chi thường xuyên NSNN được tiếp cận vừa theo chu
trình quản lý NSNN vừa theo cơ cấu khoản chi. Bộ máy quản lý chi thường
xuyên NSNN tỉnh Quảng được giới hạn ở chính quyền cấp tỉnh, bao gồm Hội
đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), Sở Tài chính cùng với bộ
máy quản lý NSNN của các đơn vị sử dụng NSNN trực thuộc tỉnh, không
nghiên cứu bộ máy quản lý NSNN cấp huyện, xã.
Thời gian nghiên cứu: Thời gian khảo sát thực trạng quản lý chi NSNN
ở tỉnh Quảng Nam được giới hạn trong giai đoạn 2013-2017, các đề xuất dự
kiến cho thời gian đến.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Các khái niệm về ngân sách nhà nước, chi thường xuyên ngân sách nhà
nước, chức năng của chi thường xuyên ngân sách nhà nước, vai trò của quản
lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước và các nội dung khác có liên quan
đến chi thường xuyên ngân sách nhà nước.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu của luận văn chủ yếu là số liệu thứ cấp;
Các số liệu này được thu thập từ số liệu từ các cơ quan của tỉnh có liên
quan tới quản lý chi thường xuyên ngân sách như HĐND và UBND tỉnh, Sở
Tài chính, Kho bạc nhà nước
Các số liệu này sau đó được tổng hợp và xử lý bằng các công cụ thống
kê phù hợp để làm cơ sở dữ liệu cho phân tích.
7
5.2.2. Phương pháp phân tích
Do đặc thù của đối tượng nghiên cứu nên trong nghiên cứu này sẽ sử
dụng các phương pháp sau:
Phân tích thực chứng để trả lời các câu hỏi tình hình quản lý chi thường
xuyên ngân sách tỉnh như thế nào? có những thành công và khiếm khuyết
nào? Có thể giải quyết thế nào?
Phân tích thống kê mô tả cho biết sự thay đổi của các hiện tượng chi và
quản lý chi, đồng thời cho biết xu hướng thay đổi của tình hình quản lý chi
ngân sách. Cách phân tích này sẽ cho phép chỉ ra những khiếm khuyết và
nguyên nhân của chúng.
Phương pháp so sánh sẽ cho phép đánh giá tình hình chi tiêu ngân sách
của địa phương như thế nào theo các tiêu chuẩn quản lý chi ngân sách, so với
các địa phương khác, so với chính tỉnh trong thời gian trước đây.
Phương pháp tổng hợp và khái quát hóa được thực hiện để để cho ra
những đánh giá và kết luận xác đáng làm cơ sở đề ra giải pháp hoàn thiện
công tác trong thời gian tới.
Nhìn chung đề tài được giải quyết bằng các phương pháp mang tính chất
định tính.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Hệ thống hóa có chọn lọc để làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về
chi thường xuyên ngân sách tỉnh và quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chi thường xuyên ngân sách tỉnh và quản
lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam.
- Chỉ ra được những kết quả và hạn chế cần hoàn thiện trong quản lý chi
thường xuyên NS tỉnh trong thời gian tới.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân
sách tỉnh nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm trong quản lý, sử dụng NSNN
8
của chính quyền và các đơn vị thụ hưởng ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề về lý luận quản lý chi thường xuyên ngân sách
tỉnh.
Chương 2: Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng
Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách
tỉnh Quảng Nam.
9
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH TỈNH
1.1. Những vấn đề chung về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà
nước
1.1.1. Những vấn đề chung về chi thường xuyên NSNN
1.1.1.1. Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự
toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của
Nhà nước (Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015).
1.1.1.2. Khái niệm, đặc điểm chi thường xuyên ngân sách nhà nước
* Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo
đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường
xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an
ninh.
* Đặc điểm của chi thường xuyên:
- Nguồn lực tài chính trang trải cho các khoản chi thường xuyên được
phân bố tương đối đều giữa các quý trong năm, giữa các tháng trong quý, giữa
các năm trong kỳ kế hoạch.
- Việc sử dụng kinh phí thường xuyên chủ yếu chi cho con người, sự
việc nên nó không làm tăng thêm tài sản hữu hình của quốc gia.
- Hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể
như chi cho đầu tư phát triển. Hiệu quả của nó không chỉ đơn thuần về mặt
kinh tế mà được thể hiện qua sự ổn định chính trị-xã hội từ đó thúc đẩy sự
10
phát triển bền vững của đất nước.
- Vai trò chi thường xuyên có thể ảnh hưởng rất quan trọng đến đời sống
kinh tế xã hội của một quốc gia.
- Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao.
- Chi nhiệm vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí.
- Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả chi thực hiện nghĩa vụ với ngân
sách nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả vốn, trả lãi
tiền vay theo quy định của pháp luật).
* Theo pháp luật Việt Nam, chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở
địa phương được phân cấp trong các lĩnh vực:
- Quốc phòng;
- An ninh và trật tự, an toàn xã hội;
- Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;
- Sự nghiệp khoa học và công nghệ;
- Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;
- Sự nghiệp văn hóa thông tin;
- Sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn;
- Sự nghiệp thể dục thể thao;
- Sự nghiệp bảo vệ môi trường;
- Các hoạt động kinh tế;
- Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam
và các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm: Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam,
Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội
Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt
Nam; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã
11
hội theo quy định của pháp luật;
- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
1.1.1.3. Chức năng của chi thường xuyên NSNN
Chi thường xuyên là quá trình phân bổ và sử dụng thu nhập từ các quỹ
tài chính công nhằm đáp ứng các nhu cầu chi gắn liên với việc thực hiện các
nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước về quản lý kinh tế - xã hội.
Chi thường xuyên có phạm vi rộng, gắn liền với việc thực hiện các
nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước. Khoản chi này mang tính chất tiêu
dùng, quy mô và cơ cấu chi thường xuyên phu thuộc chủ yếu vào tổ chức bộ
máy nhà nước. Với xu thế phát triển của xã hội, nhiệm vụ chi thường xuyên
của nhà nước ngày càng gia tăng chính vì vậy chi thường xuyên cũng có xu
hướng mở rộng. Xét theo lĩnh vực chi, chi thường xuyên bao gồm:
- Chi cho các đơn vị sự nghiệp: Đây là các khoản chi cho các đơn vi sự
nghiệp công lập nhằm cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí,
phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe cộng đồng tạo động lực để nâng
cao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế theo chiều sâu. Cụ thể:
+ Chi cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế của nhà nước. Các
khoản chi này nhằm đảm bảo hoạt động cho các đơn vị cung ứng hàng hoá,
dịch vụ phục vụ trực tiếp cho các hoạt động kinh tế như đơn vị sự nghiệp
thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; thủy lợi; khí tượng; thủy văn... mặc dù
các đơn vi sự nghiệp kinh tế có tạo ra sản phẩm và chuyển giao được nhưng
không phải là đơn vị kinh doanh nên các khoản chi tiêu được coi như chi
NSNN. Xu hướng ở Việt Nam, Nhà nước chỉ giữ lại một số đơn vi sự nghiệp
kinh tế cần thiết cho sự phát triển kinh tế quốc gia, các đơn vị còn lại sẽ
chuyển sang mô hình hoạt động như một doanh nghiêp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của các đơn vi này.
+ Chi cho hoạt động các đơn vi sự nghiệp văn hóa- xã hội. Hoạt động sự
12
nghiêp văn hóa - xã hội là tổng thể các hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo
dục, đào tạo, văn hóa, thể dục thể thao, y tế, xã hội.
+ Chi cho hoạt động khoa học công nghệ là các khoản chi cho nghiên
cứu, ứng dụng, phổ biến tiến bộ khoa hoc kỹ thuật, công nghệ mới nhằm hiện
đại hóa khoa học, công nghệ từ đó giúp nâng cao năng suất lao động, cải thiện
môi trường làm việc, tăng năng lực cạnh tranh cho mỗi quốc gia cả về kinh tế,
cả về xã hội. Chi khoa học công nghệ được thực hiện thông qua các hội,
ngành, các địa phương. Với xu hướng phát triển kinh tế theo chiều sâu, chi
cho khoa học công nghệ ngày càng được mở rộng.
+ Chi cho hoạt động giáo dục, đào tạo là các khoản chi cho hệ thống giáo
dục, đào tạo từ mầm non đến đào tạo đại học và sau đại học. Nhu cầu giáo
dục, đào tạo của xã hội ngày càng đòi hỏi gia tăng về số lượng và chất lượng,
với nguồn tài chính có hạn NSNN không thể đáp ứng đủ các nhu cầu này. Ở
Việt Nam hiện nay, chi tài chính công đảm bảo toàn bộ kinh phí cho hoạt
động giáo dục tiểu học công lập, đảm bảo phần lớn kinh phí cho giáo dục phổ
thông trung học và một phần kinh phí cho giáo dục đại học. Đối với hoạt động
đào tạo, chi tài chính công mặc dù có xu hướng giảm nhưng vẫn phải đảm bảo
ở một chừng mực nhất định.
+ Chi cho hoạt động sư nghiệp y tế là các khoản chi cho đảm bảo sức
khỏe cộng đồng, khám chữa bệnh cho người dân. Trong khuôn khổ nhất định,
chi tài chính công phải đáp ứng kinh phí cho hoạt động khám chữa bệnh như
trẻ nhỏ, những người thuộc diện chính sách xã hội. Chi tài chính công tập
trung chủ yếu vào chi cho y tế dự phòng, y tế công cộng nhằm đảm bảo sức
khỏe chung của cộng đồng.
+ Chi cho hoạt động sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao là các khoản chi
cho hoạt động văn học, nghệ thuật, thể dục, thể thao... khoản chi này không
chỉ nhằm mục đích nâng cao trình độ dân trí, nâng cao sức khỏe về tinh thần
13
cho người dân mà còn góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,
góp phần khẳng định và nâng cao hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế.
+ Chi cho hoạt động xã hội là các khoản chi cho đảm bảo xã hội và cứu
tế xã hội. Khoản chi này nhằm đảm bảo cuộc sống của người dân khi gặp khó
khăn do ốm đau, bênh tật hoặc những người già không nơi nương tựa nhằm
ổn định xã hội.
Nhìn chung các khoản chi cho hoạt động sư nghiệp là mang tính tiêu
dùng nhằm mục đích nâng cao trình độ dân trí, sức khỏe thể chất và tinh thần
cho người dân. Bên cạnh đó khoản chi này còn tạo động lực gián tiếp để thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo trật tự xã hội.
- Chi cho các hoạt động quản lý nhà nước (chi quản lý hành chính): Là
các khoản chi để đảm bảo hoạt động của hệ thống các cơ quan quản lý từ
trung ương đến địa phương như chi cho hệ thống cơ quan quyền lực, cơ quan
hành chính chính, cơ quan chuyên môn các cấp, viện kiểm sát và tòa án.
Trong xu hướng phát triển của xã hội, các khoản chi quản lý hành chính
không chỉ dừng lại ở việc duy trì hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước để
cai trị mà còn nhằm mục đích phục vụ xã hội.
- Chi cho hoạt động an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Khoản
chi cho an ninh nhằm đám bảo trật tự an toàn xã hội, tạo ra sự yên bình cho
người dân. Chi quốc phòng nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, chống lại
sư xâm lấn của các thế lực bên ngoài. Quy mô của khoản chi này phụ thuộc
vào sự biến động chính tri, xã hội trong nước và các yếu tố bất ổn từ ngoài.
Chi quốc phòng anh ninh mang tính bí mật của quốc gia nên toàn bộ khoản
chi này do NSNN đài thọ và không có trách nhiệm công bố công khai như các
khoản chi khác.
- Chi khác: Một số các khoản chi khác theo quy định của pháp luật ngoài
các khoản chi trên.
14
1.1.1.4. Vai trò của quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Chi thường xuyên có vai trò trong nhiệm vụ chi của NSNN, chi thường
xuyên đã giúp cho bộ máy nhà nước duy trì hoạt động bình thường để thực
hiện tốt chức năng QLNN, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội, đảm bảo sự toàn
vẹn lãnh thổ quốc gia.
Thực hiện tốt nhiệm vụ chi thường xuyên còn có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của đất nước,
tạo điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng. Chi
thường xuyên hiệu quả và tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn NSNN để chi cho đầu
tư phát triển, thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao niềm tin của nhân dân vào
vai trò quản lý điều hành của nhà nước.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc quản lý chi thường xuyên
ngân sách nhà nước
1.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý chi thường xuyên NSNN
* Khái niệm
Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng
một hệ thống phương pháp nhằm thay đổi trạng thái của đối tượng quản lý,
tiếp cận đến mục tiêu cuối cùng phục vụ cho lợi ích của con người, quản lý là
hoạt động có mục đích của chủ thể tuân theo những nguyên tắc nhất định và
là quá trình thực hiện đồng thời hàng loạt các chức năng liên kết hữu cơ với
nhau từ dự đoán, kế hoạch hoá, tổ chức thực hiện, động viên phối hợp, điều
chỉnh, hạch toán, kiểm tra.
Quản lý chi thường xuyên từ NSNN là việc sử dụng những công cụ, biện
pháp tổng hợp để tập trung một phần nguồn tài chính, hình thành quỹ ngân
sách của địa phương (theo các chức năng thẩm quyền của địa phương được
phân định theo các quy định của pháp luật) và thực hiện phân phối, sử dụng
quỹ đó một cách hợp lý, có hiệu quả nhằm thực hiện các yêu cầu của Nhà
15
nước giao cho địa phương; đạt được những mục tiêu KTXH của địa phương.
* Đặc điểm
Quản lý chi thường xuyên NSNN phải được thực hiện ở tất cả các khâu
của chu trình ngân sách (từ lập dự toán ngân sách, phân bổ và giao dự toán
ngân sách, chấp hành dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách, thanh tra kiểm
tra); phải đảm bảo tính thống nhất trong thực hiện trong hệ thống ngân sách
các cấp; phải đảm bảo tính cân đối của ngân sách; phải quản lý rành mạch,
công khai để mọi đối tượng biết trong suốt chu trình ngân sách và phải được
áp dụng cho tất cả các cơ quan tham gia vào chu trình ngân sách (cơ quan
quản lý và cơ quan, đối tượng thụ hưởng), tạo tiền đề cho mọi đối tượng có
thể nhìn nhận được hiệu quả các chương trình hành động của Chính quyền địa
phương trên cơ sở các chính sách tài chính quốc gia
1.1.2.2. Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước
Trong bất kỳ thời đại nào, chi NSNN đều phải tuân thủ những quy tắc
nhất định, những yêu cầu đó càng trở thành bắt buộc bởi tính đa dạng, phong
phú cũng như mục tiêu hiệu quả là những đặc trưng cơ bản đối với nền kinh tế
thị trường.
Thứ nhất, tập trung thống nhất
Tính thống nhất thể hiện ở tính chất pháp lý của kế hoạch tài chính, ngân
sách. Thường thì cơ quan dân cử (Quốc hội, HĐND địa phương) phê chuẩn
kế hoạch tài chính, ngân sách. Cơ chế này đảm bảo rằng các chính sách công,
các mục tiêu, ưu tiên của Nhà nước phải xuất phát từ lợi ích chung của các
cộng đồng. Cơ chế phê chuẩn này có nghĩa là kế hoạch tài chính, ngân sách
có tính tập trung cao.
Thứ hai, tính kỷ luật
Mọi khoản thu - chi của Nhà nước đều được phản ánh đầy đủ vào NSNN
và phải có ràng buộc cứng về ngân sách. Nguyên tắc kỷ luật ở đây cũng hàm
16
ý rằng việc hấp thụ nguồn lực của khu vực công chỉ giới hạn ở phạm vi cần
thiết để thực hiện các chính sách của chính phủ. Chi NSNN phải được tính
toán trong khả năng nguồn lực huy động được từ nền kinh tế và nguồn khác.
Khả năng này không chỉ tính trong một năm mà phải được tính trong trung
hạn (3-5 năm), kết hợp với dự báo xảy ra rủi ro, chỉ có như vậy mới đảm bảo
tính ổn định và bền vững của ngân sách trong trung hạn. Nhìn chung các nhà
quản lý phải dự tính được rủi ro về thu và sự biến động về chi để có chính
sách đối ứng với những tình huống có thể xảy ra và dự tính nhiều phương án.
Hàng năm trên cơ sở đánh giá và xây dựng ngân sách năm rà soát lại kế hoạch
trung hạn để điều chỉnh sát với thực tiễn và cập nhật thêm một năm những
biến động tăng giảm nguồn và những chính sách bổ sung hoặc thay đổi, như
vậy lúc nào cũng đảm bảo có kế hoạch trung hạn để xác định ngân quỹ trong
3-5 năm, đáp ứng được yêu cầu chi NSNN trong khuôn khổ nguồn lực cho
phép và thể hiện tính bền vững.
Thứ ba, tính có thể dự báo được
Đây là điều kiện để thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình.
Điều này không chỉ đòi hỏi sự ổn định và tính minh bạch về cơ chế, chính
sách, ổn định vĩ mô, mà còn phải có sự cân đối giữa ngắn hạn và dài hạn, tính
đến nhu cầu và khả năng nguồn lực cho các nhu cầu chi.
Thứ tư, tính minh bạch, công khai trong cả quy trình từ khâu lập, tổ chức
thực hiện, quyết toán, báo cáo và kiểm toán
Nguồn kinh phí phục vụ cho chi NSNN chủ yếu từ nguồn thuế, phí do
dân đóng góp nên phải đảm bảo rõ ràng, công khai để các tổ chức, cá nhân
giám sát và tham gia. Kế hoạch tài chính ngân sách bản thân nó phải xây
dựng trên cơ sở thông tin. Nó phải chứa đựng đầy đủ các thông tin cơ bản để
thực hiện có hiệu quả việc thảo luận, phê chuẩn. Khi được phê chuẩn, kế
hoạch tài chính ngân sách trở thành nguồn thông tin truyền tải toàn bộ mục
17
tiêu, quan điểm của chính phủ và là căn cứ để cơ quan hành pháp tham gia
kiểm tra giám sát thực hiện. Các quyết định ban hành phải có căn cứ, có cơ
sở, chi phí, lợi ích gắn liền với quyết định phải rõ ràng, dễ tiếp cận. Như vậy,
thực hiện nguyên tắc này vừa nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân
có liên quan đến ngân sách, vừa đảm bảo sử dụng ngân sách có hiệu quả, vừa
giúp cho phát hiện chỉnh sửa để thông tin về ngân sách sát đúng thực tiễn.
Thứ năm, đảm bảo bảo cân đối, ổn định tài chính, ngân sách
Kế hoạch tài chính, ngân sách nói riêng và công tác kế hoạch nói chung
đều phải mang tính cân đối và ổn định. Tuân thủ nguyên tắc này để thực hiện
có hiệu quả chức năng, sứ mệnh của nhà nước trong việc duy trì trật tự xã hội
và khắc phục những thất bại của nền kinh tế thị trường.
Thứ sáu, chi NSNN phải gắn chặt với chính sách kinh tế, gắn với mục
tiêu phát triển kinh tế trung và dài hạn
Chi ngân sách phải dựa trên nguồn thu có được, nhưng nguồn thu lại
được hình thành chủ yếu từ hoạt động kinh tế và gắn với chính sách kinh tế,
gắn với mục tiêu vĩ mô. Mặt khác trong bất kể nền kinh tế nào và đặc biệt là
kinh tế thị trường, trách nhiệm của Nhà nước là phải tập trung giải quyết vấn
đề về phát triển kinh tế xã hội, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, trợ cấp xã
hội, bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh, khắc phục chênh lệch giữa
các vùng miền.... NSNN chính là công cụ để Nhà nước thực hiện trách nhiệm
xã hội to lớn đó. Điều đó thể hiện chỉ có gắn chi ngân sách với chính sách
kinh tế thường niên, mục tiêu kinh tế trung và dài hạn thì mới tạo được sự
nhất quán, đảm bảo chi NSNN đạt được tính khả thi cao và dự báo ngân sách
chuẩn xác hơn.
Thứ bảy, chi NSNN phải cân đối hài hòa giữa các ngành với nhau, giữa
trung ương và địa phương, kết hợp giải quyết ưu tiên chiến lược trong từng
thời kỳ
18
Giải quyết mối quan hệ giữa phát triển ngành - địa phương, giữa các
ngành, giữa các địa phương để xây dựng ngân sách, thúc đẩy phát triển cân
đối, toàn diện, tạo ra mối quan hệ tương tác hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành,
các địa phương. Giải quyết mối quan hệ giữa trung ương - địa phương theo
hướng giao quyền tự chủ cho địa phương để khuyến khích địa phương khai
thác tiềm năng thế mạnh, gắn trách nhiệm với quyền lợi địa phương.
Cần tập trung giải quyết ưu tiên chiến lược, bởi thực tiễn cho thấy nhu
cầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ công trong kinh tế thị trường rất đa dạng
phong phú. Với nguồn lực tài nguyên cũng như tài chính khan hiếm, thì việc
sắp xếp thứ tự ưu tiên chiến lược để tập trung giải quyết những vấn đề quan
trọng của đất nước, những vấn đề có tác động tích cực đến các lĩnh vực khác,
tạo động lực cho sự phát triển, hoặc giải quyết những vấn đề cấp thiết của
kinh tế xã hội. Nguyên tắc này tạo cho chi NSNN trở thành công cụ hữu hiệu
để điều hành có hiệu quả, gắn ngân sách với chính sách kinh tế và đảm bảo
cho ngân sách được cân đối vững chắc, chủ động khi có biến động về nguồn
thu. Việc điều hành chi ngân sách cần tập trung nguồn lực giải quyết được
những ưu tiên bắt buộc, những ưu tiên ở cấp độ thấp hơn được giải quyết tùy
theo khả năng cân đối ở từng thời điểm.
1.2. Nội dung về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh
1.2.1. Lập dự toán chi thường xuyên NSNN
Hàng năm, Sở Tài chính, căn cứ nhiệm vụ chính trị, kế hoạch phát triển
KT- XH của tỉnh và số kiểm tra dự toán thu, chi NS năm để xây dựng dự toán
chi thường xuyên cho từng lĩnh vực với nội dung:
- Dự toán chi mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản phải căn cứ quy
định về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
theo nguyên tắc tiết kiệm chi.
- Dự toán kinh phí sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật
19
chất phải có tài liệu thuyết minh chi tiết đi kèm.
- Dự toán chi hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể
xây dựng cần gắn với lộ trình tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy hành
chính.
- Dự toán chi sự nghiệp cần căn cứ vào chủ trương giao quyền tự chủ
cho các đơn vị sự nghiệp công lập và lộ trình thực hiện tính đúng, tính đủ chi
phí vào giá dịch vụ sự nghiệp công, ưu tiên chi thực hiện các chương trình,
chính sách quan trọng của địa phương. Cụ thể:
- Lập dự toán chi đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt và thuyết minh cụ thể các nhiệm vụ cấp tỉnh;
Lập dự toán chi đối với chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề cần gắn
với chính sách đặc thù ngành giáo dục; Lập dự toán chi đối với sự nghiệp y tế,
dân số và gia đình phải có thuyết minh cụ thể về nhu cầu kinh phí thực hiện
các đề án, nhiệm vụ... có tính đến chính sách giá, phí dịch vụ khám, chữa
bệnh; Lập dự toán chi đối với các hoạt động kinh tế: Xây dựng trên cơ sở khối
lượng nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao và chế độ, định mức chi NS
quy định; tập trung bố trí chi cho những nhiệm vụ quan trọng của tỉnh.
- Lập dự toán chi đối với các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp được NSNN hỗ trợ kinh phí hoạt động
được xác định bằng dự toán năm trước gắn với kế hoạch tinh giản bộ máy và
giảm biên chế.
1.2.2. Phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên NSNN
Ở cấp tỉnh, phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên NSNN là quá trình
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp tỉnh tiến hành phân bổ, giao dự toán chi
thường xuyên NSNN năm kế hoạch đến từng địa phương, ngành, từng cơ
quan, đơn vị sử dụng NS trực thuộc tỉnh.
Phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh phải bảo đảm
20
các yêu cầu: Cân đối thu, chi theo thời gian, khoản mục; minh bạch, rõ ràng;
đúng chế độ chính sách và tiêu chuẩn định mức phân bổ, định mức chi tiêu
hiện hành.
Theo quy định của Luật NSNN, quy trình phân bổ, giao dự toán chi
thường xuyên NS cấp tỉnh được thực hiện như sau:
- Căn cứ dự toán thu, chi NSNN do Thủ tướng Chính phủ giao, Sở Tài
chính dự kiến phương án phân bổ báo cáo UBND tỉnh xem xét, trình HĐND
tỉnh phê chuẩn phương án phân bổ và dự toán chi NSĐP trước 10/12 năm
trước năm kế hoạch.
Căn cứ Nghị quyết của HĐND tỉnh, Sở Tài chính trình UBND tỉnh ban
hành Quyết định giao dự toán chi thường xuyên NSNN cho các huyện, thành
phố và các đơn vị dự toán thuộc tỉnh; số bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu
từ NS cấp tỉnh cho NS các huyện, thành phố.
Riêng đối với dự toán cấp I thuộc tỉnh, sau khi nhận được quyết định
giao dự toán của UBND tỉnh, đơn vị phải phân bổ, giao dự toán chi NS cho
các đơn vị trực thuộc theo nguyên tắc: Tổng hợp dự toán giao cho các đơn vị
trực thuộc không vượt quá dự toán được cấp có thẩm quyền giao cả về tổng
mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi, nhiệm vụ chi.
Phương án phân bổ của các cơ quan, đơn vị dự toán cấp I phải gửi Sở
Tài chính thẩm định tính chính xác giữa nội dung, tổng mức phân bổ của đơn
vị dự toán cấp I cho các đơn vị sử dụng NS phù hợp với nội dung, tổng dự
toán do UBND tỉnh giao và tuân thủ chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn
phân bổ chi NS.
1.2.3. Chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN
Sau khi thống nhất với Sở Tài chính về phương án phân bổ thì thủ
trưởng đơn vị dự toán cấp I ra quyết định phân bổ, giao dự toán NS cho các
đơn vị sử dụng NS trực thuộc, đồng thời gửi Sở Tài chính, KBNN tỉnh làm
21
căn cứ thanh toán và kiểm soát chi.
Cơ quan quản lý chi NSĐP quản lý việc cấp phát kinh phí từ NSNN cho
các đơn vị sử dụng NSNN nhằm đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời theo
tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chi đã bố trí trong dự toán. Các đơn vị sử dụng
NSNN phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về hồ sơ rút kinh phí từ KBNN theo
quy định của Luật NSNN. Cơ quan quản lý chi NSĐP có quyền từ chối các
khoản chi không đủ điều kiện chi theo quy định Luật NSNN. Đơn vị bị từ
chối chi, nếu không thống nhất với quyết định của cơ quan quản lý chi NSĐP,
thì có quyền báo cáo với cơ quan giao dự toán trực tiếp và cơ quan quản lý chi
NSĐP cấp trên để xem xét xử lý.
Các nhiệm vụ chi có tính chất thường xuyên phải chia đều trong năm để
chi. Chi NSNN thực hiện theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ KBNN cho
người hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và người cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
Trường hợp một số khoản chi chưa có đủ điều kiện thực hiện việc thanh toán
trực tiếp từ KBNN, đơn vị sử dụng NS được tạm ứng kinh phí để chủ động
chi theo dự toán được giao, sau đó đơn vị thanh toán với KBNN.
Việc phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải bảo
đảm:
- Đúng với dự toán ngân sách được giao cả về tổng mức và chi tiết theo
từng lĩnh vực, nhiệm vụ thu, chi được giao;
- Đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi;
- Đối với phân bổ các khoản bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên
cho ngân sách cấp dưới phải bảo đảm đúng mục tiêu, đúng đối tượng và thực
hiện đúng các cam kết hoặc quy định về bố trí ngân sách địa phương cho mục
tiêu đó.
1.2.4. Công tác quyết toán chi thường xuyên NSNN
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến thu, chi ngân
22
sách nhà nước phải tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo và quyết toán ngân
sách nhà nước theo đúng chế độ kế toán nhà nước và quy định của Luật ngân
sách và nước và các văn bản hướng dẫn
Cơ quan tài chính có quyền tạm đình chỉ chi ngân sách của các cơ quan,
tổ chức, đơn vị dự toán ngân sách cùng cấp không chấp hành đúng chế độ báo
cáo kế toán, quyết toán, báo cáo tài chính khác và chịu trách nhiệm về quyết
định của mình.
Kho bạc Nhà nước tổ chức hạch toán kế toán ngân sách nhà nước; tổng
hợp số liệu thu, chi ngân sách nhà nước, báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp,
các cơ quan có liên quan theo chế độ quy định.
Các tổ chức, đơn vị sử dụng vốn, kinh phí NSNN và quản lý các khoản
thu chi tài chính bao gồm đơn vị sử dụng NS, KBNN tỉnh, Sở Tài chính phải
tổ chức hạch toán kế toán, lập báo cáo kế toán và quyết toán các khoản chi
của NSNN cấp tỉnh theo quy định. Công tác kế toán và quyết toán NS cấp
tỉnh phải thực hiện thống nhất theo quy định của Luật NSNN và các văn bản
hướng dẫn thực hiện về nội dung, hình thức, biểu mẫu của báo cáo quyết toán.
Thời gian quyết toán NS cấp tỉnh được quy định như sau: Hết kỳ kế toán
(tháng, quý, năm), các đơn vị dự toán thuộc NS cấp tỉnh thực hiện khoá sổ kế
toán và lập báo cáo quyết toán chi NS gửi cơ quan quản lý cấp trên và Sở Tài
chính; KBNN tỉnh lập báo cáo tình hình thực hiện dự toán chi NS gửi Sở Tài
chính. Việc khóa sổ kế toán, quyết toán NS hằng năm phải bảo đảm các yêu
cầu sau:
- Các khoản chi NS thuộc dự toán năm trước chưa thực hiện hoặc thực
hiện chưa hết, không được chuyển sang năm sau chi tiếp, trừ những trường
hợp được chi chuyển nguồn sang NS năm sau theo quy định của Thủ tướng
Chính phủ và Bộ Tài chính.
- Trong thời gian chỉnh lý quyết toán chỉ thực hiện thu hồi tạm ứng đối
23
với các khoản tạm ứng đã đủ điều kiện chuyển từ tạm ứng sang thực chi;
thanh toán các khoản chi đã có chứng từ trước ngày 31/12 và hạch toán vào
chi NS năm trước. Không được tiếp tục thanh toán tạm ứng trong thời gian
chỉnh lý quyết toán, trừ một số trường hợp theo quy định của TW.
- Các khoản chi thường xuyên đã tạm ứng kinh phí trong dự toán của
đơn vị sử dụng NS, đến hết ngày 31/12 chưa có đủ thủ tục thanh toán thì được
tiếp tục thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán và quyết toán vào NS
năm trước. Trường hợp hết thời gian chỉnh lý quyết toán vẫn chưa đủ thủ tục
thanh toán thì phải báo cáo UBND tỉnh đề nghị cho phép chuyển số tạm ứng
sang năm sau. Nếu không được sự đồng ý của UBND tỉnh thì KBNN thực
hiện thu hồi số tạm ứng bằng cách trừ vào các mục chi tương ứng thuộc dự
toán NS năm sau của đơn vị. Nếu dự toán năm sau không bố trí các mục
chi đó hoặc có bố trí nhưng ít hơn số phải thu hồi tạm ứng, KBNN tỉnh thông
báo cho Sở Tài chính biết để có biện pháp xử lý.
1.2.5. Thanh tra, kiểm tra trong quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh
* Kiểm soát của KBNN
Các đơn vị sử dụng NS cấp tỉnh và các tổ chức được NS cấp tỉnh hỗ trợ
kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do UBND tỉnh giao phải mở tài khoản tại
KBNN tỉnh để giao dịch, thanh toán, đồng thời chịu sự kiểm tra của KBNN
tỉnh trong quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí. Các khoản chi NS cấp tỉnh
được kiểm soát trước, trong và sau cấp phát thanh toán.
Đối với các khoản chi cấp bằng lệnh chi tiền, KBNN tỉnh kiểm soát nội
dung theo Lệnh chi tiền và thực hiện xuất quỹ NS cấp tỉnh để chi trả cho đối
tượng được hưởng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Đối với các khoản chi thường xuyên bằng dự toán, KBNN tỉnh thực hiện
kiểm soát căn cứ vào dự toán được giao, hồ sơ pháp lý và chứng từ có liên
quan đến khoản chi đó. Nếu đủ điều kiện chi, KBNN tỉnh thanh toán theo đề
24
nghị của đơn vị dự toán. Trường hợp các khoản chi chưa đủ điều kiện để
thanh toán, KBNN tỉnh tạm ứng cho đơn vị sử dụng NS để chủ động chi theo
dự toán được giao, sau đó đơn vị có trách nhiệm thanh toán tạm ứng với
KBNN tỉnh theo đúng nội dung tạm ứng và thời hạn quy định.
* Kiểm tra của thanh tra tài chính
Thanh tra nhà nước cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra
việc chấp hành các chế độ quản lý chi NS của NS cấp dưới và các đơn vị trực
thuộc. Việc kiểm tra được thực hiện trong tất cả các khâu của chu trình quản
lý chi NS, từ khâu lập, phân bổ, giao dự toán chi NS đến việc chấp hành dự
toán và quyết toán chi NS.
Thanh tra, kiểm tra phải đánh giá được ưu, khuyết điểm của đối tượng bị
thanh tra trong việc triển khai thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến
tài chính, NS; Đánh giá những ưu, nhược điểm của các khâu trong chu trình
NS. Qua kiểm tra phải đề xuất những kiến nghị về chấn chỉnh, xử lý những
sai phạm, yếu kém. Kết quả kiểm tra cũng là căn cứ để sửa đổi, thay thế các
chế độ, chính sách, định mức chi chưa phù hợp; ban hành chế độ, chính sách,
những quy định về quản lý tài chính mới, nâng cao hiệu quả quản lý NS. Khi
quyết định thanh tra, kiểm tra phải xác định rõ phạm vi, đối tượng và nội
dung thanh tra, kiểm tra, tránh chồng chéo về nội dung cũng như gây phiền hà
đối tượng bị thanh tra.
* Công khai chi NSNN cấp tỉnh và giám sát của cộng đồng
Sở Tài chính phải công khai số liệu, thuyết minh dự toán chi NS cấp tỉnh
trình HĐND cấp tỉnh, dự toán chi NSĐP được HĐND cấp tỉnh quyết định;
quyết toán chi NSĐP được HĐND cấp tỉnh phê chuẩn, bao gồm chi ĐTPT,
CTX, chi trả nợ lãi và chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính đối với NS cấp tỉnh, dự
phòng NS.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh tổ chức cộng đồng giám sát chi
25
NSNN cấp tỉnh thông qua các hình thức: Nghiên cứu, xem xét các bản dự
toán chi NSNN cấp tỉnh và các báo cáo về tình hình sử dụng NSNN cấp tỉnh
liên quan đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; Có thể
tổ chức đoàn giám sát trực tiếp tại đơn vị sử dụng NSNN hoặc tham gia giám
sát với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Cơ quan, đơn vị, tổ chức được giám sát và các cơ quan quản lý chi
NSĐP có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo nội dung giám sát cho
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh và kịp thời xem xét giải quyết, giải trình
và trả lời kiến nghị của nhân dân qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh,
sau đó công khai nội dung giải quyết, giải trình kiến nghị của nhân dân, kiến
nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh trên các phương tiện nhân dân
có thể tiếp cận dễ dàng.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi thường xuyên
ngân sách nhà nước tỉnh
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng quyết định đến cơ cấu kinh tế, chi phí xây
dựng kết cấu hạ tầng và mức sống của dân cư, qua đó ảnh hưởng đến thu và
chi NSNN. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi thì kinh tế phát triển, thu NSNN
nhiều và thuận lợi, do đó quy mô chi NSNN rộng rãi hơn. Ngược lại, các
vùng núi và trung du, điều kiện sản xuất khó khăn, giao thương cách trở, kinh
tế chậm phát triển, thu NSNN sẽ khó khăn, trong khi nhu cầu chi xây dựng hệ
thống kết cấu hạ tầng và hỗ trợ mức sống của dân cư cao, gây áp lực cho quản
lý chi NS tỉnh, trong đó có chi thường xuyên ngân sách tỉnh.
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Các tỉnh có cơ cấu kinh tế hiện đại, quy mô giá trị gia tăng cao, dân cư
có kỹ năng tay nghề và trình độ cao thì thu và chi NSNN đều thuận lợi, quản
lý chi NSNN nhờ đó dễ dàng hơn. Ngược lại, các tỉnh chậm phát triển, thường
26
thu không đủ cân đối chi, phải nhận bổ sung NS từ TW sẽ rất bị động trong
quản lý chi NS cấp tỉnh, khó khăn rất nhiều trong tìm kiếm nguồn đảm bảo
chi…
1.3.3. Tình hình thu chi thường xuyên ngân sách nhà nước hàng năm
và bộ máy quản lý chi TXNSNN ngân sách tỉnh
Thu chi ngân sách là đối tượng chính của quản lý chi NSNN. Do đó đặc
điểm và tình hình thu chi tiêu ngân sách sẽ quyết định tới công tác này.
Nguồn thu sẽ quyết định đến chi và quản lý chi. Khi thu tăng hay giảm sẽ
buộc phải có những điều chỉnh trong quản lý chi tiêu. Trong điều kiện thâm
hụt ngân sách hiện nay, chi thường cao hơn sẽ yêu cầu công tác quản lý chi
phải hiệu quả hơn. Chỉ có như vậy mới bảo đảm không chỉ cho hoạt động
thường xuyên của bộ máy quản lý hành chính và sự phát triển lâu dài của địa
phương.
Tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN trên địa bàn địa phương và việc vận
dụng quy trình nghiệp vụ quản lý vào thực tiễn địa phương: hoạt động quản lý
chi NSNN được triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất
lớn vào tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN và quy trình nghiệp vụ, trong đó
đặc biệt là quy trình nghiệp vụ quản lý. Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý,
quyền hạn trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng bộ
phận trong quá trình thực hiện từ lập, chấp hành, quyết toán và kiểm toán chi
NSNN có tác động rất lớn đến quản lý chi NSNN. Tổ chức bộ máy quản lý
phù hợp sẽ nâng cao chất lượng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm trong
quản lý. Quy trình quản lý được bố trí càng khoa học, rõ ràng thì càng góp
phần quan trọng làm nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định
quản lý chi NSNN, giảm các yếu tố sai lệch thông tin. Từ đó nâng cao được
hiệu quả quản lý chi NSNN trên địa bàn địa phương.
Năng lực quản lý của người lãnh đạo bộ máy chi NSNN, bao gồm các
27
nội dung sau: năng lực đề ra chiến lược trong hoạt động ngân sách; đưa ra
được các kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên một cơ
cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền
hạn giữa các nhân viên, cũng như giữa các khâu, các bộ phận của bộ máy
quản lý chi NSNN ở địa phương. Năng lực quản lý của người lãnh đạo có tầm
quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý tài chính công ở trung ương cũng
như địa phương. Nếu năng lực của người lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không
hợp lý, các chiến lược không phù hợp với thực tế thì việc quản lý chi tiêu
nguồn lực tài chính công sẽ không hiệu quả, dễ gây tình trạng chi vượt quá
thu, chi đầu tư giàn trải, phân bổ chi thường xuyên không hợp lý; có thể dẫn
đến tình trạng thất thoát, lãng phí ngân sách, không thúc đẩy được sự phát
triển của nền kinh tế, đảm bảo các vấn đề xã hội…
Ngoài ra, đối với người lãnh đạo cũng cần tránh bệnh chạy theo thành
tích, bệnh cục bộ địa phương, bệnh quan liêu mệnh lệnh, coi thường pháp
luật, xem trình tự thủ tục là thứ gò bó quyền lực của mình. Đây cũng có thể
được coi là một trong những yếu tố làm giảm hiệu quả, thậm chí còn gây
những hậu quả như thất thoát, lãng phí, tham nhũng,… trong công tác quản lý
chi NSNN trên địa bàn địa phương.
Năng lực chuyên môn của các bộ phận quản lý các khoản chi NSNN ở
địa phương lại là yếu tố quyết định hiệu quả chi NSNN. Nếu cán bộ quản lý
có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu được sai lệch trong cung cấp thông
tin của đối tượng sử dụng nguồn lực tài chính công, kiểm soát được toàn bộ
nội dung chi, nguyên tắc chi và tuân thủ theo các quy định về quản lý nguồn
tài chính công đảm bảo theo dự toán đã đề ra.
Bên cạnh năng lực chuyên môn thì đối với cán bộ công chức cũng cần
phải tránh bệnh xu nịnh, chiều ý cấp trên, là thói quen xin cho, hạch sách,
thiếu ý thức chịu trách nhiệm cá nhân. Thậm chí là sa sút về phẩm chất đạo
28
đức như đòi hối lộ, đưa đút lót, thông đồng, móc ngoặc, gian lận… đây là
những nhân tố ảnh hưởng không tốt tới quá trình quản lý chi NSNN, gây giảm
hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính công nghiêm trọng.
1.4. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của
các địa phương khác
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng
Ngãi
Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ,
có điều kiện kinh tế, xã hội tương đồng với tỉnh Quảng Nam. Trong những
năm qua, tỉnh đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, cơ sở
hạ tầng. Đạt được những thành tựu đó có phần đóng góp của chi NSNN gắn
với thực hiện một số chính sách đặc thù địa phương như:
- Chính sách phân phối tài chính trong thời kỳ trung hạn theo hướng thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch có hiệu quả cơ cấu kinh tế, thực hiện
phân phối, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính nhà nước. Gắn kết việc
phân phối NSNN với việc huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện các
mục tiêu KT-XH của tỉnh đề ra trong thời kỳ trung hạn.
- Tập trung nguồn lực NSNN đầu tư vào những lĩnh vực, nhiệm vụ phát
triển hạ tầng KT-XH, giáo dục đào tạo, công nghiệp, dịch vụ, du lịch… Đồng
thời đẩy mạnh xã hội hoá, huy động nguồn lực ngoài xã hội để đáp ứng yêu
cầu phát triển.
- Điều chỉnh cơ cấu chi NSNN theo hướng tăng cường cho chi ĐTPT và
đảm bảo yêu cầu CTX, phát triển các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội
phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân.
- Thực hiện việc giao quyền tự chủ tài chính đầy đủ cho các đơn vị sự
nghiệp có thu (giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, giao thông vận tải…) theo
Nghị định số 43/2006/NĐ-CP sửa đổi, thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách
29
nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan
hành chính nhà nước theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Đẩy
mạnh xã hội hoá các hoạt động sự nghiệp theo hướng tập trung cho các nhiệm
vụ mang tính xã hội (chi đào tạo nhân tài, chi cho người nghèo, đối tượng
chính sách…), tích cực huy động nguồn lực xã hội để phát triển các lĩnh vực
còn lại.
- Thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia các
dịch vụ xã hội, nghiên cứu thực hiện cơ chế đầu tư cung cấp dịch vụ do nhà
nước đặt hàng đối với các tổ chức dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế.
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước của tỉnh Đắk
Nông
Tỉnh Đắk Nông được tái lập vào ngày 01 tháng 01 năm 2004, theo Nghị
quyết của Quốc hội trên cơ sở chia tách tỉnh Đắk Lắk thành 2 tỉnh mới là Đắk
Nông và Đắk Lắk. Trong những năm mới tái thành lập, quản lý chi NSNN
tỉnh Đắk Nông gặp khá nhiều khó khăn do nhu cầu chi lớn, quy mô NSĐP
hạn hẹp. Tổng chi NSNN tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2010-2015 vào khoảng
28.912 tỷ đồng, trong đó chi thường xuyên lên đến 16.195 tỷ đồng và chi
ĐTPT chỉ còn 3.769 tỷ đồng… Phân bổ NS của tỉnh Đắk Nông thường xuyên
theo đúng chính sách, chế độ, định mức chi tiêu hiện hành; bố trí chi trả nợ
gốc và lãi các khoản vay đến hạn; đảm bảo dành nguồn tăng lương theo lộ
trình cải cách tiền lương của Chính phủ; trích dự phòng NS và nguồn bổ sung
quỹ dự trữ tài chính; phần còn lại mới bố trí chi ĐTPT. Đầu các thời kỳ ổn
định NS, tỉnh đã kịp thời ban hành các nghị quyết, đề án phân cấp nguồn thu,
nhiệm vụ chi cho NS các cấp thuộc tỉnh.
- Kinh nghiệm quản lý CTX: Tỉnh thực hiện cơ chế giao tự chủ về biên
chế và kinh phí quản lý hành chính cho các cơ quan hành chính, giao quyền tự
chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Với việc thực hiện cơ chế đó,
30
các cơ quan đơn vị của tỉnh Đắk Nông có thể chủ động, linh hoạt trong việc
sắp xếp, bố trí các khoản chi, tiết kiệm chi, góp phần tăng thu nhập cho cán bộ
công chức.
1.4.3. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước của tỉnh Thừa
Thiên Huế
Trong điều hành dự toán chi NS từ năm 2008 đến nay, định mức phân bổ
dự toán chi thường xuyên được coi là cơ sở để phân chia dự toán chi NS giữa
tỉnh với huyện, thị xã, thành phố.
Trong những năm qua, Thừa Thiên Huế đã kế thừa kết quả đạt được của
định mức phân bổ chi NS địa phương theo Nghị quyết số 4a/2006/NQCĐ-
HĐND ngày 4 tháng 11 năm 2006 của HĐND tỉnh về định mức phân bổ NS
2007: Đối với NS huyện, tiếp tục lấy biên chế - tiền lương làm tiêu chí chủ
yếu; đồng thời tiếp tục sử dụng các tiêu chí về dân số, địa bàn, điều kiện KT-
XH làm tiêu chí xem xét phân bổ NS cho phù hợp với đặc thù của từng huyện
và bao quát hết các nhiệm vụ chi. Hằng năm, căn cứ vào khả năng NSĐP và
tình hình thực tế về chi phí cấu thành trong định mức hành chính, UBND tỉnh
trình HĐND tỉnh tăng định mức chi hành chính cho phù hợp cùng với việc
trình phân bổ dự toán hằng năm
1.4.4. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng
Ninh
Quảng Ninh là một trong 16 địa phương trong cả nước có số thu NSNN
được điều tiết về Trung ương. Hằng năm, số thu NSNN của Quảng Ninh tăng,
nhưng kèm theo đó, số chi NSNN cũng tăng theo. Năm 2011, tổng chi ngân
sách của tỉnh ở mức hơn 8.600 tỷ đồng, năm 2012 đã tăng lên 13.200 tỷ đồng,
năm2015 lên gần 16.000 tỷ đồng và năm 2016 gần 18.000 tỷ đồng. Ðiều đáng
nói là tuy số chi tăng nhanh, nhưng Quảng Ninh lại có cách xác định chi
NSNN theo hướng khác biệt.
31
Định hướng của tỉnh là tiếp tục theo đuổi mục tiêu dành mọi nguồn lực
để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH.
Trong ba năm gần đây, Quảng Ninh là một trong số ít địa phương trên cả
nước bố trí vốn cho đầu tư XDCB đạt tỷ trọng hơn 50% tổng chi NSÐP. Theo
đó, năm 2014, tỉnhbố trí 54%; năm 2015 là 53,7%; năm 2016 hơn 54%. Tỉnh
đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, đồng thời
quyết liệt trong chỉ đạo điều hành ngân sách với tinh thần tiết kiệm chi thường
xuyên để tăng chi NSNN cho hoạt động ĐTPT. Theo đó, toàn bộ số tiền 1.700
tỷ đồng của năm 2015 và gần 2.700 tỷ đồng của năm 2016 có được do tiết
kiệm chi thường xuyên đã được "dồn" cho nhiệm vụ đầu tư, góp phần đẩy
mức chi ĐTPT năm 2016 của Quảng Ninh lên 56% tổng chi NSNN, cao gấp
gần hai lần tỷ lệ chi ĐTPT của năm 2011 (29,5%).
Tỉnh đã điều hành linh hoạt ngân sách, sử dụng các nguồn lực khác từ
nguồn tăng thu, ứng trước từ nguồn dự phòng tiền lương,... để bổ sung nguồn
lực cho ĐTPT. Song song với việc tăng chi cho ĐTPT, Quảng Ninh cũng chủ
trương tiết kiệm CTX. Do thực hiện khá sát sao công tác tinh giản bộ máy,
biên chế cán bộ, nên hằng năm UBND tỉnh đều giao tăng phần tự chủ cho các
đơn vị sự nghiệp khối tỉnh, giảm dần phần NSNN cấp cho các đơn vị. Theo
thống kê của Sở Tài chính, so với năm 2011, năm 2014 đã giảm 32 trong số
142 đơn vị hưởng NSNN 100%, đồng thời tăng bốn đơn vị tự chủ 100% về tài
chính, đưa số đơn vị tự chủ 100% lên 18 đầu mối, tăng sáu đơn vị tự chủ
70%, sáu đơn vị tự chủ 50% và 14 đơn vị tự chủ 30%. Năm 2016, toàn tỉnh
tiếp tục giảm thêm 20 đơn vị ngân sách bảo đảm 100%; tăng thêm 16 đơn vị
tự chủ 100%, một đơn vị tự chủ 70% , một đơn vị tự chủ 60%, 13 đơn vị tự
chủ 50%, sáu đơn vị tự chủ 30%, bảy đơn vị tự chủ 20%... Như vậy, việc
giảm chi NSNN cho khu vực hành chính sự nghiệp đã được Quảng Ninh coi
là biện pháp chủ yếu trong cuộc đua giảm chi tiêu NSNN trong khu vực hành
32
chính - sự nghiệp. Vì vậy, Quảng Ninh đã được nhiều địa phương coi là điển
hình để học tập về mô hình quản lý chi NSNN gắn với cải cách bộ máy hành
chính nhà nước.
Tiểu kết chương 1
Trong chương này, tác giả đã nêu tổng quan cơ sở lý luận về NSNN nói
chung và NSNN cấp tỉnh nói riêng trong hệ thống phân cấp NSNN Việt Nam.
Tiếp đó tác giả cũng tập trung trình bày lý luận về chi thường xuyên từ
NSNN, nêu bật được vị trí vai trò của chi thường xuyên và quản lý chi thường
xuyên đối với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa
phương, các nhân tố ảnh hường và kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên
ngân sách của các tỉnh làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu các Chương tiếp
theo của Luận văn.
33
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên
Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng đồng bằng duyên hải miền Trung, ở trung
độ của cả nước, có tọa độ địa lý từ 140
57’
10’’
đến 16o
03’
50”
vĩ độ Bắc, từ số
107o
12’
40”
đến 108o
44’
20”
kinh độ Đông. Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 883
km về hướng Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 887 km về hướng Nam theo
Quốc lộ 1A.
Tổng diện tích tự nhiên tỉnh Quảng Nam là 1.057.474 ha. Toàn tỉnh có 2
thành phố (Tam Kỳ, Hội An), 01 thị xã (Điện Bàn) và 15 huyện (Tây Giang,
Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức,
Tiên Phước, Nông Sơn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi
Thành và Phú Ninh), với 244 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 207 xã, 25
phường và 12 thị trấn.
Phía đông có bờ biển chạy dài trên 125 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng
lớn hơn 40.000 km2 hình thành nhiều ngư trường với nguồn lợi hải sản phong
phú để phát triển nghề khai thác thủy sản.
Quảng Nam nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Miền Trung, phía bắc
giáp thành phố Đà Nẵng, phía nam giáp khu kinh tế Dung Quất, có sân bay,
cảng biển, đường Xuyên Á nên rất thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh
tế - xã hội và có tầm quan trọng trong an ninh, quốc phòng.
Là một tỉnh vừa có vùng đồng bằng ven biển, vừa có vùng trung du,
miền núi với diện tích tự nhiên 10.406 km2
, dân số gần 1,5 triệu người, bao
gồm 18 đơn vị hành chính cấp huyện (02 thành phố, 01 thị xã, 15 huyện);
34
trong đó có 09 huyện miền núi (06 huyện miền núi cao và 03 huyện miền núi
thấp).
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Năm 1997, tỉnh Quảng Nam chính thức tách ra từ tỉnh Quảng Nam – Đà
Nẵng. Dân số của tỉnh năm 1997 là 1,348 triệu người và năm 2017 là gần 1,5
triệu người. Trong đó, khoảng 75,4 % dân số sống ở nông thôn. Tổng lực
lượng lao động chiếm hơn 65 % dân số, tăng bình quân 1,8 % năm. Số lao
động trong các ngành kinh tế là hơn 856.000 người, trong khoảng thời gian
này và tăng trưởng khoảng 1,75%. Điều này cũng cho thấy việc làm tăng
chậm hơn số lượng lao động nên thiếu việc làm là tất yếu. Phần lớn lao động
làm việc ở nông thôn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp cho dù có tăng, năm
2016 mới đạt khoảng 18 %.
Về kinh tế, quy mô của nền kinh tế đã có sự gia tăng nhanh. Theo giá cố
định 2010, quy mô GRDP của tỉnh từ đã tăng lên đạt khoảng 63 ngàn tỷ đồng
năm 2017. Quy mô GRDP đã tăng gấp 8,7 lần, tỷ lệ tăng trưởng trung bình là
hơn 11 %, cao hơn mức trung bình của cả nước (khoảng 6,8 %) trong giai
đoạn này. Cơ cấu ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng giá trị
gia tăng của nông-lâm-thủy sản trong GDP giảm từ hơn 50 % năm 1997
xuống chỉ còn khoảng 15 % năm 2017. Tỷ trọng giá trị gia tăng của công
nghiệp - xây dựng đã chiếm khoảng 47% năm 2017 ( tăng khoảng gần 21 %)
và của dịch cụ là 38,2 %.
Kinh tế tăng trưởng nhanh đã tạo điều kiện để nâng cao thu nhập trung
bình cho người dân. Nếu theo giá cố định 2010, GRDP/ng của tỉnh năm 1997
là 5,4 triệu đồng/ng thì năm 2017 đã đạt 39,5 triệu đồng, tăng 7,3 lần và có tỷ
lệ tăng trung bình khoảng trên 10 % năm. (Bảng 1 phụ lục 1)
Kinh tế có sự phát triển là cơ sở để phát triển về xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo
của tỉnh Quảng Nam từ mức 27,35 % năm 1997 đã giảm xuống chỉ còn 11 %
35
năm 2017, giảm 16 % . Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng tử mức 42% năm 1997
chỉ còn khoảng 14 % năm 2017. Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm
mạnh từ 80 % năm 1997 hiện chỉ còn 48 %. Tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở đã
đạt 100 %. Số bác sỹ / 1000 dân tăng dần, từ 0,36 năm 1997 đã đạt 0,77 năm
2017, tức là gần đạt mức 1 bác sỹ /1000 dân. ( mức phấn đấu để trở thành địa
phương phát triển).
Những thành công trong phát triển kinh tế xã hội đã nâng dần vị thế của
tỉnh Quảng Nam so với các tỉnh trong vùng và cả nước. Về quy mô kinh tế,
năm 2016, GRDP của Quảng Nam giữ vị trí số 1 trong 5 tỉnh Vùng Kinh tế
trọng điểm miền Trung, thứ 3 trong 14 tỉnh Duyên hải miền Trung và thứ 20
trong 63 tỉnh thành cả nước và hiện chiếm 2 % GDP của Việt Nam. Thu nhập
đầu người và năng suất lao động hiện giữ vị trí số 2 cả ở Vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung và Duyên hải miền Trung. Vốn đầu tư toàn xã hội chỉ chiếm
vị trí thứ 3 và thứ 7 trong 2 vùng này. Số bác sỹ / 1000 dân có vị trí thứ 1 và
3. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ có vị trí thứ 3 và 5.
Tuy nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn nhiều
khó khăn. Hơn 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khó khăn trong thay đổi
công nghệ và năng lực cạnh tranh thấp. Thu ngân sách gặp nhiều khó khăn,
chưa vững chắc. Triển khai các công trình mới còn chậm, giải ngân vốn đầu
tư xây dựng cơ bản chưa đạt yêu cầu đề ra. Chất lượng lao động qua đào tạo
nghề và tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề còn thấp. Mục tiêu giảm
nghèo chưa đạt được kế hoạch đề ra, tỷ lệ hộ nghèo còn cao hơn so với bình
quân chung của cả nước. Công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, tái định
cư những dự án quan trọng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Ô nhiễm môi
trường ở một số khu, cụm công nghiệp, làng nghề chưa xử lý triệt để; khai
thác lâm khoáng sản trái phép vẫn còn diễn ra ở một số địa phương. Tình hình
hạn hán, nhiễm mặn, lũ lụt diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng không
36
nhỏ đến đời sống nhân dân.
2.2. Thực trạng chi thường xuyên ngân sách nhà nước và bộ máy
quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Nam
2.2.1. Thực trạng chi thường xuyên NSNN tỉnh từ năm 2013-2017
Bảng 2.1. Tổng hợp kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước
tỉnh Quảng Nam từ năm 2013-2017
ĐVT: Tỷ đồng
Nội dung
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
DT
giao
Thực
hiện
DT
giao
Thực
hiện
DT
giao
Thực
hiện
DT
giao
Thực
hiện
DT
giao
Thực
hiện
Chi quốc
phòng
117 175 136 206 145 200 152 205 157 206
Chi an ninh 60 86 44 75 44 84 55 93 78 100
Chi SN GD ĐT
và dạy nghể
2.740 2.743 3.054 3.057 3.260 3.233 3.578 3.317 4.253 3.511
Chi SN Y tế 591 745 681 861 780 815 671 785 1.055 875
Chi SN khoa
học, Công nghệ
20 21 20 25 41 46 37 15 40 28
Chi SN môi
trường
60 72 95 81 113 127 122 98 197 165
Chi SN VHTT 55 79 59 74 79 114 92 112 234 178
Chi SN PTTH 30 35 33 38 28 46 35 45 48 53
Chi SNTDTT 25 31 29 38 30 36 45 43 56 60
Chi đảm bảo xã
hội
400 689 416 696 573 816 584 854 993 1.115
Chi SN kinh tế 600 620 594 599 773 810 972 788 2.286 1.205
Chi QLHC,
Đảng, đoàn thể
1.045 1.708 1.142 1.893 1.491 2.098 1.626 2.079 2.097 2.260
Chi trợ giá các
mặt hàng chính
sách
40 50 33 66 32 43 29 92 0 0
Chi khác ngân
sách
50 108 44 57 52 108 45 207 67 113
Chi thường
xuyên khác
300 0 419 0 0 0 26 0 0 0
Tổng 6.113 7.162 6.799 7.766 7.441 8.576 8.069 8.733 11.561 9.869
Nguồn: Sở Tài chính Quảng Nam
37
Số liệu bảng 2.1. cho thấy tổng chi thường xuyên ngân sách nhà nước
tỉnh Quảng Nam đã tăng liên tục từ 2013 đến 2017 cho cả mức dự toán và
thực hiện. Năm 2013 tổng dự toán là 6.113 tỷ đồng và tổng chi thường xuyên
NSNN là 7.162 tỷ đồng. Năm 2017 các chỉ tiêu này là 11.561tỷ đồng và 9.869
tỷ đồng. Trong 5 năm qua, dự toán và thực hiện tổng chi thường xuyên NSNN
đã tăng lần lượt là 1,89 lần và 1,37 lần. Nhìn chung, giai đoạn từ 2013 – 2017,
quy mô chi thường xuyên đã có sự gia tăng đáng kể về số tuyệt đối qua các
năm nhằm phục vụ cho chủ trương của Đảng và Nhà nước như đổi mới chính
sách tiền lương, tăng chi cho giáo dục đào tạo, y tế, đảm bảo xã hội.
Trong tổng chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Nam, tỷ lệ
chi lớn nhất là cho Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghể chiếm 35,5%,
Chi đảm bảo xã hội là 11,2%, Chi sự nghiệp kinh tế là 12,2% và Chi quản lý
hành chính, Đảng, đoàn thể là 22,8%.
2.2.2. Bộ máy quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Quảng Nam
Hiện nay, bộ máy quản lý chi thường xuyên NSĐP cấp tỉnh Quảng Nam
đã được thiết lập hoàn chỉnh với cơ cấu gồm: HĐND tỉnh, UBND tỉnh, cơ
quan tham mưu giúp việc là Sở Tài chính, các đơn vị dự toán cấp I, II, III (sơ
đồ 2.1)
Sơ đồ 2.1. Bộ máy quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Quảng Nam
Nguồn: của tác giả
HĐND tỉnh
Sở Tài chính
UBND tỉnh
Các huyện, TP,
thị xã thuộc tỉnh
Các cơ quan
HC nhà nước
Đoàn thể, tổ
chức CT-XH
Đơn vị SN
thuộc tỉnh
38
* Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp tỉnh đối với chi thường xuyên:
Căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi NS được cấp trên giao và tình hình thực tế
tại địa phương, HĐND có quyền quyết định:
- Dự toán chi NSĐP, bao gồm chi NS cấp mình và chi NS địa phương
cấp huyện; chi thường xuyên theo từng lĩnh vực; chi thường xuyên của từng
cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình theo từng lĩnh vực; mức bổ sung cho NS từng
địa phương cấp dưới trực tiếp, gồm bổ sung cân đối NS, bổ sung có mục tiêu.
- Phê chuẩn quyết toán NSĐP; Quyết định các chủ trương, biện pháp để
triển khai thực hiện NSĐP; Quyết định điều chỉnh dự toán NSĐP trong
trường hợp cần thiết.
- Giám sát việc thực hiện NSĐP đã được HĐND quyết định.
- Bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật về tài chính - NS của UBND, Chủ
tịch UBND cấp tỉnh và HĐND cấp huyện nếu các văn bản này trái với Hiến
pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường
vụ Quốc hội và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
- Quyết định kế hoạch tài chính 05 năm
- Quyết định việc phân cấp nhiệm vụ chi cho từng cấp NS ở địa phương;
Quyết định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ NS ở địa phương; Quyết
định cụ thể đối với một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NS theo quy định
khung của Chính phủ; Quyết định các chế độ chi NS đối với một số nhiệm vụ
chi có tính chất đặc thù ở địa phương ngoài các chế độ, tiêu chuẩn, định mức
chi NS do Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành để thực hiện nhiệm
vụ phát triển KT-XH, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, phù hợp
với khả năng cân đối của NSĐP.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp tỉnh
- Lập dự toán NSĐP, phương án phân bổ NS cấp tỉnh theo quy định của
Luật NSNN; dự toán điều chỉnh NSĐP trong trường hợp cần thiết, trình
39
HĐND cấp tỉnh quyết định và báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng
Chính phủ.
- Lập quyết toán NSĐP trình HĐND cấp tỉnh phê chuẩn và báo cáo Bộ
Tài chính, Thủ tướng Chính phủ.
- Kiểm tra nghị quyết của HĐND cấp huyện về lĩnh vực tài chính - NS.
- Căn cứ vào nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, quyết định giao nhiệm vụ
chi NScho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ chi, mức bổ sung cho
NS cấp huyện.
- Quyết định các giải pháp và tổ chức thực hiện dự toán NSĐP được
HĐNDcấp tỉnh quyết định; kiểm tra, báo cáo việc thực hiện NSĐP với Chính
phủ.
- Phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý NSNN
trên địa bàn. Báo cáo, công khai NSNN theo quy định của pháp luật. Thực
hiện quản lý NS theo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Lập và trình HĐND cấp tỉnh: Kế hoạch tài chính 05 năm; nội dung
phân cấp nhiệm vụ chi cho cấp huyện; nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân
bổ NS ở địa phương; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NS theo quy định
khung của Chính phủ; chế độ chi NS đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất
đặc thù ở địa phương; kế hoạch tài chính - NS nhà nước 03 năm; kế hoạch sử
dụng quỹ dự trữ tài chính và các quỹ tài chính khác
- Chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan lập,
giám sát và quyết toán chi NSĐP.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tài chính:
- Lập dự toán chi NSĐP, phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh báo cáo
UBND cấp tỉnh; hướng dẫn các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp
thuộc tỉnh và cơ quan tài chính cấp dưới xây dựng dự toán NSNN hàng năm.
Thực hiện kiểm tra, thẩm tra dự toán NS của các cơ quan, đơn vị cùng cấp và
40
dự toán ngân sách của cấp dưới;
- Kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng NS ở các cơ quan, đơn vị sử
dụng NS; yêu cầu KBNN tạm dừng thanh toán khi phát hiện chi vượt dự toán,
chi sai chính sách chế độ hoặc không chấp hành chế độ báo cáo của Nhà nước;
- Thẩm định quyết toán chi ngân sách huyện; thẩm định và thông báo
quyết toán đối với các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp và các tổ
chức khác có sử dụng ngân sách tỉnh; Tổng hợp tình hình chi NSĐP, lập tổng
quyết toán NS hàng năm của địa phương trình báo cáo UBND cấp tỉnh, báo
cáo Bộ Tài chính;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính của các
đơn vị sự nghiệp công lập và chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí
quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước theo quy định
của pháp luật;
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai tài chính NS của nhà
nước theo quy định của pháp luật; Tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị của
thanh tra, kiểm toán về lĩnh vực tài chính NS báo cáo UBND cấp tỉnh.
- Theo dõi, cập nhật tình hình thu NS trên địa bàn và các khoản thu bổ
sung cân đối, bổ sung mục tiêu của NSTW để tham mưu cho UBND tỉnh, cân
đối bố trí nguồn đáp ứng nhu cầu chi trả, thanh toán của NS cấp dưới và các
đơn vị dự toán trực thuộc tỉnh theo dự toán được giao. Trường hợp nhu cầu
chi vượt quá khả năng thu, Sở Tài chính chủ động tham mưu cho UBND tỉnh
thực hiện các giải pháp điều hành như: đề nghị Bộ Tài chính cho phép tăng
mức rút dự toán bổ sung cân đối, bổ sung mục tiêu từ NSTW; tạm dừng thanh
toán một số khoản chi chưa thực sự cấp bách; điều chỉnh giảm dự toán chi
mua sắm, sửa chữa hoặc đầu tư XDCB... để bảo đảm khả năng cân đối thu,
chi của NS.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị dự toán NS
41
- Lập dự toán chi NS hằng năm; thực hiện phân bổ dự toán NS được cấp
có thẩm quyền giao cho các đơn vị trực thuộc và điều chỉnh phân bổ dự toán
theo thẩm quyền; lập kế hoạch tài chính - NS nhà nước 03 năm thuộc phạm vi
quản lý.
- Tổ chức thực hiện dự toán chi NS được giao; nộp đầy đủ, đúng hạn các
khoản phải nộp NS theo quy định của pháp luật; chi đúng chế độ, chính sách,
đúng mục đích, đúng đối tượng, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thu, chi NS đối với các đơn vị trực
thuộc. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê; báo cáo,
quyết toán NS và công khai NS theo quy định của pháp luật; duyệt quyết toán
đối với các đơn vị dự toán cấp dưới.
- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn như trên,
được chủ động sử dụng nguồn thu phí và các nguồn thu hợp pháp khác để phát
triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đơn vị theo quy định của
Chính phủ.
- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan nhà nước thực hiện cơ
chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí phải ban hành
quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với dự toán được giao tự chủ theo quy định
của pháp luật.
Trên cơ sở các chính sách khung và hệ thống định mức chung do TW
ban hành, Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng, điều chỉnh, bổ
sung hệ thống định mức đã có để có hệ thống định mức mới phù hợp với điều
kiện cụ thể trong năm tài chính và kế hoạch tài chính trung hạn của tỉnh, sau
đó trình HĐND tỉnh xem xét, ra Nghị quyết phê chuẩn. Theo Nghị định số
163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 hướng dẫn thực hiện Luật
NSNN năm 2015, chính quyền cấp tỉnh được phân quyền xây dựng các loại
định mức sau:
42
- Căn cứ nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ NS ở địa phương do
Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành, khả năng NSĐP và đặc điểm tình hình
ở địa phương, HĐND cấp tỉnh quyết định nguyên tắc, tiêu chí và định mức
phân bổ NS ở địa phương làm căn cứ xây dựng dự toán NS ở địa phương.
- Quyết định cụ thể đối với một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NS
theo quy định khung của Chính phủ.
- Quyết định các chế độ chi NS đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất
đặc thù ở địa phương ngoài các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành để thực
hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn,
phù hợp với khả năng cân đối của NSĐP, NSTW không hỗ trợ. Riêng những
chế độ chi có tính chất tiền lương, tiền công, phụ cấp, trước khi quyết định
phải có ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội và các bộ quản lý ngành, lĩnh vực trực tiếp.
Hội đồng nhân dân tỉnh, với cơ quan tham mưu là Ban Kinh tế - ngân
sách, có chức năng thảo luận, phê chuẩn dự toán, quyết toán NSĐP, giám sát
việc sử dụng NSĐP theo niên độ tài chính hàng năm và 03 năm.
Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính và các đơn vị dự toán cấp I
xây dựng dự toán, quyết toán trình HĐND tỉnh phê chuẩn, thực hiện điều
hành, thanh tra, kiểm tra tình hình sử dụng NSĐP, báo cáo Chính phủ về
NSĐP theo quy định.
Bộ máy quản lý chi NS của Sở Tài chính tỉnh Quảng Nam gồm Ban
Giám đốc và 07 phòng chuyên môn, nghiệp vụ (Văn phòng, phòng Thanh tra
phòng Quản lý ngân sách, phòng Tài chính hành chính – sự nghiệp, phòng
Quản lý giá và công sản, phòng Tài chính doanh nghiệp, phòng Tài chính Đầu
tư). Tổng số biên chế UBND tỉnh giao là 67 người, trong đó Ban Giám đốc 04
người, Văn phòng 13 người, Thanh tra 08 người, phòng quản lý ngân sách 14
43
người, phòng tài chính hành chính sự nghiệp 08 người, phòng quản lý giá và
công sản 08 người, phòng tài chính doanh nghiệp 4 người, phòng Tài chính-
Đầu tư 08 người.
2.3. Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh
Quảng Nam
2.3.1. Thực trạng quản lý lập dự toán chi thường xuyên ngân sách
nhà nước tỉnh Quảng Nam
Việc lập dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam giai đoạn
từ năm 2013 đến 2016 được triển khai thực hiện theo các quy định của Luật
Ngân sách, Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách, Thông tư 59/2003/TT-
BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định
60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ, Nghị quyết và các văn bản
hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương về phân cấp, quản lý,
điều hành ngân sách trong từng thời kỳ.
Bảng 2.2. Tỉ lệ thực hiện so với dự toán chi thường xuyên NSNN
tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2017
Nội dung
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Dự toán (tỷ đồng) 6.113 6.799 7.441 8.069 11.561
Thực hiện (tỷ đồng) 7.162 7.766 8.576 8.733 9.869
Tỉ lệ % thực hiện so với dự toán 117 114 115 108 85
Nguồn: Sở Tài chinh Quảng Nam
Việc lập dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam từ năm
2017 đến 2020 được được triển khai thực hiện theo các quy định của Luật
Ngân sách, Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 19/10/2016 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách, Thông tư 342/2016/TT-
44
BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định
163/2016/NĐ-CP ngày 19/10/2016 của Chính phủ, Nghị quyết và các văn bản
hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương về phân cấp, quản lý,
điều hành ngân sách trong từng thời kỳ.
Số liệu trên cho thấy dù việc lập dự toán chi thường xuyên ngân sách đã
thực hiện theo các quy định của nhà nước nhưng số thực hiện thường cao hơn
dự toán, mức vượt dự toán các năm đều cao hơn 10%, cao nhất là 17% (năm
2013), trừ năm 2017 số thực hiện chỉ bằng 85% dự toán. Qua đó có thể thấy
công tác lập dự toán chưa sát với thực tế. Lý do là sau khi lập dự toán chi
thường xuyên NNSNN tỉnh nhưng trong quá trình thực hiện có thể do những
điều chỉnh nhiệm vụ kinh tế xã hội của tỉnh làm tăng thực tế chi ngân sách.
Ngoài ra nhiều trường hợp do Dự toán chi thường xuyên NS địa phương chưa
bao quát được hết nhiệm vụ chi dẫn tới trong năm tài chính phải phát sinh bổ
sung ngoài dự toán đầu năm.
Theo đánh giá của Sở Tài chính Quảng Nam về chất lượng lập dự toán chi
thường xuyên thuộc khối quản lý nhà nước, các đơn vị thuộc khối Đảng, đoàn
thể cho thấy cần có những điều chỉnh ở đây nhất là việc chấp hành định mức.
Bảng 2.3. Đánh giá về chất lượng lập dự toán chi thường xuyên NSNN
tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2017
Khối QLNN Khối Đảng Đoàn thể
Về tiến độ lập dự toán Tốt Tốt Tốt
Chấp hành định mức Trung bình Khá Khá
Mức sai lệch so với sự toán 19% 11% 10%
Nguồn: Sở Tài chinh Quảng Nam
2.3.2. Thực trạng quản lý phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên
ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Nam
Từ năm 2004 đến năm 2016, UBND tỉnh Quảng Nam thực hiện quản lý
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
 lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAYLuận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
 
Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đLuận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
 
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPTLuận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
 Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
 
Luận văn: Tổ chức hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt Nam hiện nay
Luận văn: Tổ chức hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt Nam hiện nayLuận văn: Tổ chức hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt Nam hiện nay
Luận văn: Tổ chức hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAYĐề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
 
Luận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thông
Luận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thôngLuận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thông
Luận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thông
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Nha Trang, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Nha Trang, HAYLuận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Nha Trang, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Nha Trang, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nướcLuận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
 
Hoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế Hoạch
Hoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế HoạchHoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế Hoạch
Hoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế Hoạch
 
Đề tài: Nguồn kinh phí và các khoản chi tại Huyện Giồng Riềng, 9đ
Đề tài: Nguồn kinh phí và các khoản chi tại Huyện Giồng Riềng, 9đĐề tài: Nguồn kinh phí và các khoản chi tại Huyện Giồng Riềng, 9đ
Đề tài: Nguồn kinh phí và các khoản chi tại Huyện Giồng Riềng, 9đ
 
Đề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOT
Đề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOTĐề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOT
Đề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOT
 
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạchlv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
 
Nghiên cứu ứng dụng gis kết hợp wqi đánh giá tình trạng nước mặt tại hệ thống...
Nghiên cứu ứng dụng gis kết hợp wqi đánh giá tình trạng nước mặt tại hệ thống...Nghiên cứu ứng dụng gis kết hợp wqi đánh giá tình trạng nước mặt tại hệ thống...
Nghiên cứu ứng dụng gis kết hợp wqi đánh giá tình trạng nước mặt tại hệ thống...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk NôngLuận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
 

Similar to Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam

Similar to Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam (20)

Luận văn: chính sách quản lý ngân sách nhà nước huyện Thăng Bình
Luận văn: chính sách quản lý ngân sách nhà nước huyện Thăng BìnhLuận văn: chính sách quản lý ngân sách nhà nước huyện Thăng Bình
Luận văn: chính sách quản lý ngân sách nhà nước huyện Thăng Bình
 
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đLuận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
 
Hoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân Sách Nhà Nước Tại Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Hoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân Sách Nhà Nước Tại Tỉnh Quảng Ngãi.docHoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân Sách Nhà Nước Tại Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Hoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân Sách Nhà Nước Tại Tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng NamLuận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Nam
 
mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc...
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc... mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc...
mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc...
 
Đề tài: Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quan Sơn, Tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quan Sơn, Tỉnh Thanh HóaĐề tài: Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quan Sơn, Tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quan Sơn, Tỉnh Thanh Hóa
 
Luận văn: Chi Ngân sách nhà nước theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Chi Ngân sách nhà nước theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Chi Ngân sách nhà nước theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Chi Ngân sách nhà nước theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Ở Tỉnh Bình Định.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Ở Tỉnh Bình Định.docHoàn Thiện Công Tác Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Ở Tỉnh Bình Định.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Ở Tỉnh Bình Định.doc
 
Luận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.docLuận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
 
Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Ngãi.doc
Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Ngãi.docHoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Ngãi.doc
Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Hoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Hoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Hoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Hoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân...
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
 
Luận văn: Nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương theo Luật, 9đ
Luận văn: Nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương theo Luật, 9đLuận văn: Nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương theo Luật, 9đ
Luận văn: Nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương theo Luật, 9đ
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOTLuận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Thu Ngân Sách Trên Địa Bàn Huyện Pho...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Thu Ngân Sách Trên Địa Bàn Huyện Pho...Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Thu Ngân Sách Trên Địa Bàn Huyện Pho...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Thu Ngân Sách Trên Địa Bàn Huyện Pho...
 
Luận văn: Quản lý về thu ngân sách huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về thu ngân sách huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng NamLuận văn: Quản lý về thu ngân sách huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về thu ngân sách huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
 
Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà n...
Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà n...Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà n...
Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà n...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THU HÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI – năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THU HÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH TỈNH QUẢNG NAM Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 834 04 10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. BÙI QUANG BÌNH. HÀ NỘI – năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, không trùng lắp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực nhằm mục đích phục vụ cho việc học tập và công tác của bản thân. Tác giả luận văn Trần Thị Thu Hà
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH TỈNH .................................................... 9 1.1. Những vấn đề chung về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước .. 9 1.2. Nội dung về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh............ 18 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh................................................................................................... 25 1.4. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của các địa phương khác.................................................................................................... 28 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG NAM................................................. 33 2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam.............................. 33 2.2. Thực trạng chi thường xuyên ngân sách nhà nước và bộ máy quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Nam...................................... 36 2.3. Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Nam ................................................................................................................. 43 2.4. Đánh giá chung về tình hình quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam ..................................................................................................... 52 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG NAM..................... 57 3.1. Cơ sở để đưa ra giải pháp......................................................................... 57 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Nam ..................................................................................................... 59 3.3. Một số kiến nghị....................................................................................... 70 KẾT LUẬN.................................................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CTX : Chi thường xuyên TX : Thường xuyên ĐTPT : Đầu tư phát triển HĐND : Hội đồng nhân dân KBNN : Kho bạc nhà nước KH&ĐT : Kế hoạch và Đầu tư KT-XH : Kinh tế - xã hội NS : Ngân sách NSĐP : Ngân sách địa phương NSNN : Ngân sách nhà nước NSTW : Ngân sách trung ương QH : Quốc hội TW : Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân XDCB : XDCB % : Tỉ lệ phần trăm
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1. Tổng hợp kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Nam từ năm 2013-2017 36 2.2. Tỉ lệ thực hiện so với dự toán chi thường xuyên NSNN tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2017 43 2.3. Đánh giá về chất lượng lập dự toán chi thường xuyên NSNN tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2017 44 2.4. Tổng hợp tình hình phân bổ NSNN tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2017 45 2.5. Cơ cấu thực hiện các nội dung chi thường xuyên NSNN tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2017 47 2.6. Kết quả thanh tra chi thường xuyên NSNN tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2017 51 2.7. Tình hình từ chối thanh toán của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2017 52
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân sách nhà nước (NSNN) có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại của đất nước, NSNN là điều kiện vật chất quan trọng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước do Hiến pháp quy định. Đồng thời, NSNN là công cụ quan trọng của Nhà nước để điều chỉnh vĩ mô toàn bộ nền kinh tế, thực hiện các mục tiêu của Nhà nước. Thông qua việc phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, NSNN tập trung một phần quan trọng thu nhập quốc dân để đảm bảo nguồn vốn cho tái sản xuất mở rộng nền kinh tế. Trong cơ cấu chi ngân sách nhà nước gồm có hai khoản chi lớn là chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, trong đó chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn, nhằm đảm bảo cho bộ máy nhà nước hoạt động liên tục, hiệu quả, phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội của nhà nước. Đồng thời chi thường xuyên cũng là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Quảng Nam được tái lập từ đầu năm 1997, có 18 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: 2 thành phố, 1 thị xã và 15 huyện, với 244 xã/phường/thị trấn. Tỉnh có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, có sân bay, cảng biển, có giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy quốc gia và nội vùng tương đối đồng bộ; có 02 Di sản văn hóa thế giới là Phố cổ Hội An và Khu Đền tháp Mỹ Sơn.. Hàng năm thu ngân sách nhà nước trên địa bàn khoảng 15.000 tỷ đồng, trên cơ sở nguồn thu cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) và số bổ sung từ ngân sách Trung ương (NSTW), dự toán chi NSĐP các năm qua đã được phân bổ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng tại địa phương. Theo số liệu thống kê của tỉnh từ năm 1997 đến nay chi thường xuyên từ
  • 8. 2 ngân sách tỉnh liên tục tăng từ 337 tỷ đồng (chiếm 63% tổng chi) lên 11.543 tỷ đồng (chiếm 58% tổng chi). Nguyên nhân, do chi cho con người ngày càng tăng, có nhiều định mức chi chưa phù hợp, một số nội dung chi thường xuyên còn chưa thực sự cấp thiết... Trong khi đó nếu kiểm soát tốt việc chi thường xuyên, sẽ tạo nhiều nguồn lực hơn để đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Do đó vấn đề là làm thế nào để tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh trong thời gian hiện nay đang trở nên rất cấp thiết. Xuất phát từ thực tiễn công tác quản lý ngân sách tại vị trí công tác, tôi đi vào tìm hiểu đề tài “Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam” làm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế. Trong quá trình thực hiện đề tài, do thời gian có hạn và với kinh nghiệm, kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự quan tâm và góp ý của các thầy, cô giáo để Luận văn này được hoàn chỉnh hơn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời gian gần đây, các vấn đề liên quan đến quản lý chi NSNN đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà quản lý kinh tế và các bài viết đăng trên báo, tạp chí của trung ương và địa phương. Cụ thể đề cập tới nhóm nghiên cứu gián tiếp qua quản lý chi ngân sách qua kho bạc nhà nước như các nghiên cứu sau: Sách chuyên khảo: “Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”, Nhà xuất bản Tài chính năm 2005 của tác giả GS.TS Dương Thị Bình Minh. Sách chuyên khảo đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý chi tiêu công và tiến hành phân tích thực trạng quản lý chi NSNN ở Việt Nam giai đoạn 1991-2004, chỉ rõ những thành công, hạn chế và nguyên nhân. Tác giả cuốn sách cũng đề xuất một tổ hợp các giải pháp đổi mới chi tiêu công cho giai đoạn 2006-2010 như tăng cường tính minh bạch, nâng cao trách
  • 9. 3 nhiệm giải trình, nâng cao hiệu quả chi tiêu công... Luận án tiến sĩ kinh tế: “Đổi mới quản lý chi NSNN trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam”, năm 2008 của tác giả Nguyễn Thị Minh. Luận án đã làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý chi NSNN phù hợp với kinh tế thị trường, các vấn đề về phân cấp quản lý kinh tế và phân cấp quản lý NSNN, cơ chế quản lý chi NSNN, sự cần thiết phải đổi mới quản lý chi NSNN ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh vai trò của chi NSNN không chỉ như phương tiện tài chính bảo đảm cho hoạt động của bộ máy nhà nước, mà còn là công cụ điều tiết vĩ mô. Tác giả cũng trình bày khái quát thực trạng quản lý chi NSNN của Việt Nam theo yếu tố đầu vào kết hợp với quản lý chi theo chương trình mục tiêu, dự án, một phần theo kết quả đầu ra (cơ chế khoán chi hành chính) trong khuôn khổ chi tiêu ngắn hạn. Trong luận án này đề xuất 5 nhóm giải pháp đổi mới quản lý chi NSNN, nhấn mạnh giải pháp đẩy mạnh triển khai thực hiện quản lý NSNN theo kết quả đầu ra. Nghiên cứu: “Chính sách chi tiêu và thâm hụt NS ở Việt Nam”, năm 2014 của tác giả Đinh Thị Chinh. Nghiên cứu đã làm rõ những ảnh hưởng của chi tiêu NS tới tăng trưởng kinh tế, lạm phát trong giai đoạn 2006-2010, 2011- 2013 ở Việt Nam và phân tích thực trạng thâm hụt NS ở Việt Nam, chỉ rõ những vấn đề cần lưu ý như: chi luôn vượt thu; thâm hụt NS đã kéo theo nợ công gia tăng; cán cân NS có xu hướng giảm dần. Tác giả kiến nghị một số giải pháp giải quyết bội chi NS như: Kiểm soát nguồn chi, thay đổi cơ cấu chi… Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Phân cấp ngân sáckh, lập dự toán ngân sách”, năm 2011 của tác giả Nguyễn Hoàng Tuấn. Luận văn đã đề cập nội dung phân bổ vốn đầu tư và chi thường xuyên, từng bước đổi mới công tác lập dự toán gắn với thực hiện các chương trình kinh tế, nâng cao ý thức tiết kiệm chống lãng phí, ý thức kỷ luật tài chính, có chính sách tài chính để khai thác hiệu quả nguồn lực hiện có góp phần tạo môi trường đầu tư thuận lợi.
  • 10. 4 Luận văn chưa làm rõ vấn đề chấp hành ngân sách của các đơn dự toán. Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Phân tích thực trạng thu, chi ngân sách nhà nước tỉnh An Giang” , năm 2011 của tác giả Tô Thiện Hiền. Luận văn đã đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý NSNN tỉnh An Giang đảm bảo tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững với tầm nhìn đến năm 2020. Ngoài ra còn có các nghiên cứu khác như: Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh”, năm 2008 của tác giả Trịnh Văn Ngọc, Trường Đại học kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn thạc sĩ kinh tế: “ Về hoàn thiện quản lý thu, chi NSNN của Thành phố Nha Trang thành phố Khánh Hoà”, năm 2007 của tác giả Nguyễn Ngọc Anh Tuấn (2007), Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Nghiên cứu: “Bàn về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dự toán NSNN, Tạp chí Kế toán, số 11,12 năm 2018 của tác giả Hoàng Hàm; Nghiên cứu: “Phân tích tính công bằng và hiệu quả của chi NSNN theo thành phố”, tạp chí Tài chính tháng 12/2009 của tác giả Nguyễn Thị Minh và Nguyễn Quang Dong (2009),; Luận văn thạc sĩ, Hoàn thiện quản lý chi Ngân sách Nhà nước tỉnh Quảng Ngãi”, năm 2012 của tác giả Lê Thị Thanh Tuyền (2012), Trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại TP Đà Nẵng”, năm 2010 của tác giả Ngô Thị Bích, Trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng. Trong các công trình nghiên cứu khoa học và các bài viết trên, các tác giả đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến quản lý chi NSNN và giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN nhưng phần lớn mới tiếp cận từ góc độ quản lý, kiểm soát chi của cơ quan KBNN hoặc cơ quan tài chính, rất ít công
  • 11. 5 trình, bài viết đi sâu nghiên cứu về vấn đề chi NS tỉnh từ góc độ tiếp cận của tất cả các cơ quan có liên quan đến quá trình quản lý các khoản chi NSNN. Đặc biệt là ở Tỉnh Quảng Nam chưa có các công trình khoa học nghiên cứu để đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý chi NS tỉnh, đặc biệt là chi thường xuyên ngân sách tỉnh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, hệ thống hóa lý luận về chi thường xuyên NSNN và quản lý chi ngân sách tỉnh, luận văn tập trung phân tích làm rõ thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam, từ đó, rút ra những nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý chi ngân sách tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận của quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh - Tổng hợp kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên NSNN của một số tỉnh trong nước, rút ra bài học cho tỉnh Quảng Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2013-2017, rút ra những nhận định về thành công, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất phương hướng, giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Là hoạt động quản lý chi thường xuyên NSNN của chính quyền tỉnh Quảng Nam đặt trong khung khổ luật pháp về quản lý NSNN của Việt Nam và đặc điểm cụ thể của địa phương. Không nghiên cứu hoạt động điều hành,
  • 12. 6 chỉ đạo của Chính phủ và hoạt động quản lý NSNN phân cấp cho chính quyền cấp huyện, cấp xã, phường. Không nghiên cứu hoạt động quản lý các khoản chi thuộc NSTW trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nội dung quản lý chi thường xuyên NSNN được tiếp cận vừa theo chu trình quản lý NSNN vừa theo cơ cấu khoản chi. Bộ máy quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Quảng được giới hạn ở chính quyền cấp tỉnh, bao gồm Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), Sở Tài chính cùng với bộ máy quản lý NSNN của các đơn vị sử dụng NSNN trực thuộc tỉnh, không nghiên cứu bộ máy quản lý NSNN cấp huyện, xã. Thời gian nghiên cứu: Thời gian khảo sát thực trạng quản lý chi NSNN ở tỉnh Quảng Nam được giới hạn trong giai đoạn 2013-2017, các đề xuất dự kiến cho thời gian đến. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Các khái niệm về ngân sách nhà nước, chi thường xuyên ngân sách nhà nước, chức năng của chi thường xuyên ngân sách nhà nước, vai trò của quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước và các nội dung khác có liên quan đến chi thường xuyên ngân sách nhà nước. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Các số liệu của luận văn chủ yếu là số liệu thứ cấp; Các số liệu này được thu thập từ số liệu từ các cơ quan của tỉnh có liên quan tới quản lý chi thường xuyên ngân sách như HĐND và UBND tỉnh, Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước Các số liệu này sau đó được tổng hợp và xử lý bằng các công cụ thống kê phù hợp để làm cơ sở dữ liệu cho phân tích.
  • 13. 7 5.2.2. Phương pháp phân tích Do đặc thù của đối tượng nghiên cứu nên trong nghiên cứu này sẽ sử dụng các phương pháp sau: Phân tích thực chứng để trả lời các câu hỏi tình hình quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh như thế nào? có những thành công và khiếm khuyết nào? Có thể giải quyết thế nào? Phân tích thống kê mô tả cho biết sự thay đổi của các hiện tượng chi và quản lý chi, đồng thời cho biết xu hướng thay đổi của tình hình quản lý chi ngân sách. Cách phân tích này sẽ cho phép chỉ ra những khiếm khuyết và nguyên nhân của chúng. Phương pháp so sánh sẽ cho phép đánh giá tình hình chi tiêu ngân sách của địa phương như thế nào theo các tiêu chuẩn quản lý chi ngân sách, so với các địa phương khác, so với chính tỉnh trong thời gian trước đây. Phương pháp tổng hợp và khái quát hóa được thực hiện để để cho ra những đánh giá và kết luận xác đáng làm cơ sở đề ra giải pháp hoàn thiện công tác trong thời gian tới. Nhìn chung đề tài được giải quyết bằng các phương pháp mang tính chất định tính. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Hệ thống hóa có chọn lọc để làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về chi thường xuyên ngân sách tỉnh và quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh. - Phân tích, đánh giá thực trạng chi thường xuyên ngân sách tỉnh và quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam. - Chỉ ra được những kết quả và hạn chế cần hoàn thiện trong quản lý chi thường xuyên NS tỉnh trong thời gian tới. - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm trong quản lý, sử dụng NSNN
  • 14. 8 của chính quyền và các đơn vị thụ hưởng ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề về lý luận quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh. Chương 2: Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam.
  • 15. 9 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH TỈNH 1.1. Những vấn đề chung về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước 1.1.1. Những vấn đề chung về chi thường xuyên NSNN 1.1.1.1. Ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước (Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015). 1.1.1.2. Khái niệm, đặc điểm chi thường xuyên ngân sách nhà nước * Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. * Đặc điểm của chi thường xuyên: - Nguồn lực tài chính trang trải cho các khoản chi thường xuyên được phân bố tương đối đều giữa các quý trong năm, giữa các tháng trong quý, giữa các năm trong kỳ kế hoạch. - Việc sử dụng kinh phí thường xuyên chủ yếu chi cho con người, sự việc nên nó không làm tăng thêm tài sản hữu hình của quốc gia. - Hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể như chi cho đầu tư phát triển. Hiệu quả của nó không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà được thể hiện qua sự ổn định chính trị-xã hội từ đó thúc đẩy sự
  • 16. 10 phát triển bền vững của đất nước. - Vai trò chi thường xuyên có thể ảnh hưởng rất quan trọng đến đời sống kinh tế xã hội của một quốc gia. - Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao. - Chi nhiệm vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí. - Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả chi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật). * Theo pháp luật Việt Nam, chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương được phân cấp trong các lĩnh vực: - Quốc phòng; - An ninh và trật tự, an toàn xã hội; - Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề; - Sự nghiệp khoa học và công nghệ; - Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình; - Sự nghiệp văn hóa thông tin; - Sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn; - Sự nghiệp thể dục thể thao; - Sự nghiệp bảo vệ môi trường; - Các hoạt động kinh tế; - Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm: Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; - Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã
  • 17. 11 hội theo quy định của pháp luật; - Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật. 1.1.1.3. Chức năng của chi thường xuyên NSNN Chi thường xuyên là quá trình phân bổ và sử dụng thu nhập từ các quỹ tài chính công nhằm đáp ứng các nhu cầu chi gắn liên với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước về quản lý kinh tế - xã hội. Chi thường xuyên có phạm vi rộng, gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước. Khoản chi này mang tính chất tiêu dùng, quy mô và cơ cấu chi thường xuyên phu thuộc chủ yếu vào tổ chức bộ máy nhà nước. Với xu thế phát triển của xã hội, nhiệm vụ chi thường xuyên của nhà nước ngày càng gia tăng chính vì vậy chi thường xuyên cũng có xu hướng mở rộng. Xét theo lĩnh vực chi, chi thường xuyên bao gồm: - Chi cho các đơn vị sự nghiệp: Đây là các khoản chi cho các đơn vi sự nghiệp công lập nhằm cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe cộng đồng tạo động lực để nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế theo chiều sâu. Cụ thể: + Chi cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế của nhà nước. Các khoản chi này nhằm đảm bảo hoạt động cho các đơn vị cung ứng hàng hoá, dịch vụ phục vụ trực tiếp cho các hoạt động kinh tế như đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; thủy lợi; khí tượng; thủy văn... mặc dù các đơn vi sự nghiệp kinh tế có tạo ra sản phẩm và chuyển giao được nhưng không phải là đơn vị kinh doanh nên các khoản chi tiêu được coi như chi NSNN. Xu hướng ở Việt Nam, Nhà nước chỉ giữ lại một số đơn vi sự nghiệp kinh tế cần thiết cho sự phát triển kinh tế quốc gia, các đơn vị còn lại sẽ chuyển sang mô hình hoạt động như một doanh nghiêp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vi này. + Chi cho hoạt động các đơn vi sự nghiệp văn hóa- xã hội. Hoạt động sự
  • 18. 12 nghiêp văn hóa - xã hội là tổng thể các hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo, văn hóa, thể dục thể thao, y tế, xã hội. + Chi cho hoạt động khoa học công nghệ là các khoản chi cho nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến tiến bộ khoa hoc kỹ thuật, công nghệ mới nhằm hiện đại hóa khoa học, công nghệ từ đó giúp nâng cao năng suất lao động, cải thiện môi trường làm việc, tăng năng lực cạnh tranh cho mỗi quốc gia cả về kinh tế, cả về xã hội. Chi khoa học công nghệ được thực hiện thông qua các hội, ngành, các địa phương. Với xu hướng phát triển kinh tế theo chiều sâu, chi cho khoa học công nghệ ngày càng được mở rộng. + Chi cho hoạt động giáo dục, đào tạo là các khoản chi cho hệ thống giáo dục, đào tạo từ mầm non đến đào tạo đại học và sau đại học. Nhu cầu giáo dục, đào tạo của xã hội ngày càng đòi hỏi gia tăng về số lượng và chất lượng, với nguồn tài chính có hạn NSNN không thể đáp ứng đủ các nhu cầu này. Ở Việt Nam hiện nay, chi tài chính công đảm bảo toàn bộ kinh phí cho hoạt động giáo dục tiểu học công lập, đảm bảo phần lớn kinh phí cho giáo dục phổ thông trung học và một phần kinh phí cho giáo dục đại học. Đối với hoạt động đào tạo, chi tài chính công mặc dù có xu hướng giảm nhưng vẫn phải đảm bảo ở một chừng mực nhất định. + Chi cho hoạt động sư nghiệp y tế là các khoản chi cho đảm bảo sức khỏe cộng đồng, khám chữa bệnh cho người dân. Trong khuôn khổ nhất định, chi tài chính công phải đáp ứng kinh phí cho hoạt động khám chữa bệnh như trẻ nhỏ, những người thuộc diện chính sách xã hội. Chi tài chính công tập trung chủ yếu vào chi cho y tế dự phòng, y tế công cộng nhằm đảm bảo sức khỏe chung của cộng đồng. + Chi cho hoạt động sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao là các khoản chi cho hoạt động văn học, nghệ thuật, thể dục, thể thao... khoản chi này không chỉ nhằm mục đích nâng cao trình độ dân trí, nâng cao sức khỏe về tinh thần
  • 19. 13 cho người dân mà còn góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần khẳng định và nâng cao hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế. + Chi cho hoạt động xã hội là các khoản chi cho đảm bảo xã hội và cứu tế xã hội. Khoản chi này nhằm đảm bảo cuộc sống của người dân khi gặp khó khăn do ốm đau, bênh tật hoặc những người già không nơi nương tựa nhằm ổn định xã hội. Nhìn chung các khoản chi cho hoạt động sư nghiệp là mang tính tiêu dùng nhằm mục đích nâng cao trình độ dân trí, sức khỏe thể chất và tinh thần cho người dân. Bên cạnh đó khoản chi này còn tạo động lực gián tiếp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo trật tự xã hội. - Chi cho các hoạt động quản lý nhà nước (chi quản lý hành chính): Là các khoản chi để đảm bảo hoạt động của hệ thống các cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương như chi cho hệ thống cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính chính, cơ quan chuyên môn các cấp, viện kiểm sát và tòa án. Trong xu hướng phát triển của xã hội, các khoản chi quản lý hành chính không chỉ dừng lại ở việc duy trì hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước để cai trị mà còn nhằm mục đích phục vụ xã hội. - Chi cho hoạt động an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Khoản chi cho an ninh nhằm đám bảo trật tự an toàn xã hội, tạo ra sự yên bình cho người dân. Chi quốc phòng nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, chống lại sư xâm lấn của các thế lực bên ngoài. Quy mô của khoản chi này phụ thuộc vào sự biến động chính tri, xã hội trong nước và các yếu tố bất ổn từ ngoài. Chi quốc phòng anh ninh mang tính bí mật của quốc gia nên toàn bộ khoản chi này do NSNN đài thọ và không có trách nhiệm công bố công khai như các khoản chi khác. - Chi khác: Một số các khoản chi khác theo quy định của pháp luật ngoài các khoản chi trên.
  • 20. 14 1.1.1.4. Vai trò của quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước Chi thường xuyên có vai trò trong nhiệm vụ chi của NSNN, chi thường xuyên đã giúp cho bộ máy nhà nước duy trì hoạt động bình thường để thực hiện tốt chức năng QLNN, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội, đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Thực hiện tốt nhiệm vụ chi thường xuyên còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của đất nước, tạo điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng. Chi thường xuyên hiệu quả và tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn NSNN để chi cho đầu tư phát triển, thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao niềm tin của nhân dân vào vai trò quản lý điều hành của nhà nước. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước 1.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý chi thường xuyên NSNN * Khái niệm Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng một hệ thống phương pháp nhằm thay đổi trạng thái của đối tượng quản lý, tiếp cận đến mục tiêu cuối cùng phục vụ cho lợi ích của con người, quản lý là hoạt động có mục đích của chủ thể tuân theo những nguyên tắc nhất định và là quá trình thực hiện đồng thời hàng loạt các chức năng liên kết hữu cơ với nhau từ dự đoán, kế hoạch hoá, tổ chức thực hiện, động viên phối hợp, điều chỉnh, hạch toán, kiểm tra. Quản lý chi thường xuyên từ NSNN là việc sử dụng những công cụ, biện pháp tổng hợp để tập trung một phần nguồn tài chính, hình thành quỹ ngân sách của địa phương (theo các chức năng thẩm quyền của địa phương được phân định theo các quy định của pháp luật) và thực hiện phân phối, sử dụng quỹ đó một cách hợp lý, có hiệu quả nhằm thực hiện các yêu cầu của Nhà
  • 21. 15 nước giao cho địa phương; đạt được những mục tiêu KTXH của địa phương. * Đặc điểm Quản lý chi thường xuyên NSNN phải được thực hiện ở tất cả các khâu của chu trình ngân sách (từ lập dự toán ngân sách, phân bổ và giao dự toán ngân sách, chấp hành dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách, thanh tra kiểm tra); phải đảm bảo tính thống nhất trong thực hiện trong hệ thống ngân sách các cấp; phải đảm bảo tính cân đối của ngân sách; phải quản lý rành mạch, công khai để mọi đối tượng biết trong suốt chu trình ngân sách và phải được áp dụng cho tất cả các cơ quan tham gia vào chu trình ngân sách (cơ quan quản lý và cơ quan, đối tượng thụ hưởng), tạo tiền đề cho mọi đối tượng có thể nhìn nhận được hiệu quả các chương trình hành động của Chính quyền địa phương trên cơ sở các chính sách tài chính quốc gia 1.1.2.2. Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước Trong bất kỳ thời đại nào, chi NSNN đều phải tuân thủ những quy tắc nhất định, những yêu cầu đó càng trở thành bắt buộc bởi tính đa dạng, phong phú cũng như mục tiêu hiệu quả là những đặc trưng cơ bản đối với nền kinh tế thị trường. Thứ nhất, tập trung thống nhất Tính thống nhất thể hiện ở tính chất pháp lý của kế hoạch tài chính, ngân sách. Thường thì cơ quan dân cử (Quốc hội, HĐND địa phương) phê chuẩn kế hoạch tài chính, ngân sách. Cơ chế này đảm bảo rằng các chính sách công, các mục tiêu, ưu tiên của Nhà nước phải xuất phát từ lợi ích chung của các cộng đồng. Cơ chế phê chuẩn này có nghĩa là kế hoạch tài chính, ngân sách có tính tập trung cao. Thứ hai, tính kỷ luật Mọi khoản thu - chi của Nhà nước đều được phản ánh đầy đủ vào NSNN và phải có ràng buộc cứng về ngân sách. Nguyên tắc kỷ luật ở đây cũng hàm
  • 22. 16 ý rằng việc hấp thụ nguồn lực của khu vực công chỉ giới hạn ở phạm vi cần thiết để thực hiện các chính sách của chính phủ. Chi NSNN phải được tính toán trong khả năng nguồn lực huy động được từ nền kinh tế và nguồn khác. Khả năng này không chỉ tính trong một năm mà phải được tính trong trung hạn (3-5 năm), kết hợp với dự báo xảy ra rủi ro, chỉ có như vậy mới đảm bảo tính ổn định và bền vững của ngân sách trong trung hạn. Nhìn chung các nhà quản lý phải dự tính được rủi ro về thu và sự biến động về chi để có chính sách đối ứng với những tình huống có thể xảy ra và dự tính nhiều phương án. Hàng năm trên cơ sở đánh giá và xây dựng ngân sách năm rà soát lại kế hoạch trung hạn để điều chỉnh sát với thực tiễn và cập nhật thêm một năm những biến động tăng giảm nguồn và những chính sách bổ sung hoặc thay đổi, như vậy lúc nào cũng đảm bảo có kế hoạch trung hạn để xác định ngân quỹ trong 3-5 năm, đáp ứng được yêu cầu chi NSNN trong khuôn khổ nguồn lực cho phép và thể hiện tính bền vững. Thứ ba, tính có thể dự báo được Đây là điều kiện để thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình. Điều này không chỉ đòi hỏi sự ổn định và tính minh bạch về cơ chế, chính sách, ổn định vĩ mô, mà còn phải có sự cân đối giữa ngắn hạn và dài hạn, tính đến nhu cầu và khả năng nguồn lực cho các nhu cầu chi. Thứ tư, tính minh bạch, công khai trong cả quy trình từ khâu lập, tổ chức thực hiện, quyết toán, báo cáo và kiểm toán Nguồn kinh phí phục vụ cho chi NSNN chủ yếu từ nguồn thuế, phí do dân đóng góp nên phải đảm bảo rõ ràng, công khai để các tổ chức, cá nhân giám sát và tham gia. Kế hoạch tài chính ngân sách bản thân nó phải xây dựng trên cơ sở thông tin. Nó phải chứa đựng đầy đủ các thông tin cơ bản để thực hiện có hiệu quả việc thảo luận, phê chuẩn. Khi được phê chuẩn, kế hoạch tài chính ngân sách trở thành nguồn thông tin truyền tải toàn bộ mục
  • 23. 17 tiêu, quan điểm của chính phủ và là căn cứ để cơ quan hành pháp tham gia kiểm tra giám sát thực hiện. Các quyết định ban hành phải có căn cứ, có cơ sở, chi phí, lợi ích gắn liền với quyết định phải rõ ràng, dễ tiếp cận. Như vậy, thực hiện nguyên tắc này vừa nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến ngân sách, vừa đảm bảo sử dụng ngân sách có hiệu quả, vừa giúp cho phát hiện chỉnh sửa để thông tin về ngân sách sát đúng thực tiễn. Thứ năm, đảm bảo bảo cân đối, ổn định tài chính, ngân sách Kế hoạch tài chính, ngân sách nói riêng và công tác kế hoạch nói chung đều phải mang tính cân đối và ổn định. Tuân thủ nguyên tắc này để thực hiện có hiệu quả chức năng, sứ mệnh của nhà nước trong việc duy trì trật tự xã hội và khắc phục những thất bại của nền kinh tế thị trường. Thứ sáu, chi NSNN phải gắn chặt với chính sách kinh tế, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế trung và dài hạn Chi ngân sách phải dựa trên nguồn thu có được, nhưng nguồn thu lại được hình thành chủ yếu từ hoạt động kinh tế và gắn với chính sách kinh tế, gắn với mục tiêu vĩ mô. Mặt khác trong bất kể nền kinh tế nào và đặc biệt là kinh tế thị trường, trách nhiệm của Nhà nước là phải tập trung giải quyết vấn đề về phát triển kinh tế xã hội, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, trợ cấp xã hội, bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh, khắc phục chênh lệch giữa các vùng miền.... NSNN chính là công cụ để Nhà nước thực hiện trách nhiệm xã hội to lớn đó. Điều đó thể hiện chỉ có gắn chi ngân sách với chính sách kinh tế thường niên, mục tiêu kinh tế trung và dài hạn thì mới tạo được sự nhất quán, đảm bảo chi NSNN đạt được tính khả thi cao và dự báo ngân sách chuẩn xác hơn. Thứ bảy, chi NSNN phải cân đối hài hòa giữa các ngành với nhau, giữa trung ương và địa phương, kết hợp giải quyết ưu tiên chiến lược trong từng thời kỳ
  • 24. 18 Giải quyết mối quan hệ giữa phát triển ngành - địa phương, giữa các ngành, giữa các địa phương để xây dựng ngân sách, thúc đẩy phát triển cân đối, toàn diện, tạo ra mối quan hệ tương tác hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành, các địa phương. Giải quyết mối quan hệ giữa trung ương - địa phương theo hướng giao quyền tự chủ cho địa phương để khuyến khích địa phương khai thác tiềm năng thế mạnh, gắn trách nhiệm với quyền lợi địa phương. Cần tập trung giải quyết ưu tiên chiến lược, bởi thực tiễn cho thấy nhu cầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ công trong kinh tế thị trường rất đa dạng phong phú. Với nguồn lực tài nguyên cũng như tài chính khan hiếm, thì việc sắp xếp thứ tự ưu tiên chiến lược để tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng của đất nước, những vấn đề có tác động tích cực đến các lĩnh vực khác, tạo động lực cho sự phát triển, hoặc giải quyết những vấn đề cấp thiết của kinh tế xã hội. Nguyên tắc này tạo cho chi NSNN trở thành công cụ hữu hiệu để điều hành có hiệu quả, gắn ngân sách với chính sách kinh tế và đảm bảo cho ngân sách được cân đối vững chắc, chủ động khi có biến động về nguồn thu. Việc điều hành chi ngân sách cần tập trung nguồn lực giải quyết được những ưu tiên bắt buộc, những ưu tiên ở cấp độ thấp hơn được giải quyết tùy theo khả năng cân đối ở từng thời điểm. 1.2. Nội dung về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh 1.2.1. Lập dự toán chi thường xuyên NSNN Hàng năm, Sở Tài chính, căn cứ nhiệm vụ chính trị, kế hoạch phát triển KT- XH của tỉnh và số kiểm tra dự toán thu, chi NS năm để xây dựng dự toán chi thường xuyên cho từng lĩnh vực với nội dung: - Dự toán chi mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản phải căn cứ quy định về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo nguyên tắc tiết kiệm chi. - Dự toán kinh phí sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật
  • 25. 19 chất phải có tài liệu thuyết minh chi tiết đi kèm. - Dự toán chi hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể xây dựng cần gắn với lộ trình tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy hành chính. - Dự toán chi sự nghiệp cần căn cứ vào chủ trương giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập và lộ trình thực hiện tính đúng, tính đủ chi phí vào giá dịch vụ sự nghiệp công, ưu tiên chi thực hiện các chương trình, chính sách quan trọng của địa phương. Cụ thể: - Lập dự toán chi đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thuyết minh cụ thể các nhiệm vụ cấp tỉnh; Lập dự toán chi đối với chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề cần gắn với chính sách đặc thù ngành giáo dục; Lập dự toán chi đối với sự nghiệp y tế, dân số và gia đình phải có thuyết minh cụ thể về nhu cầu kinh phí thực hiện các đề án, nhiệm vụ... có tính đến chính sách giá, phí dịch vụ khám, chữa bệnh; Lập dự toán chi đối với các hoạt động kinh tế: Xây dựng trên cơ sở khối lượng nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao và chế độ, định mức chi NS quy định; tập trung bố trí chi cho những nhiệm vụ quan trọng của tỉnh. - Lập dự toán chi đối với các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp được NSNN hỗ trợ kinh phí hoạt động được xác định bằng dự toán năm trước gắn với kế hoạch tinh giản bộ máy và giảm biên chế. 1.2.2. Phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên NSNN Ở cấp tỉnh, phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên NSNN là quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp tỉnh tiến hành phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên NSNN năm kế hoạch đến từng địa phương, ngành, từng cơ quan, đơn vị sử dụng NS trực thuộc tỉnh. Phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh phải bảo đảm
  • 26. 20 các yêu cầu: Cân đối thu, chi theo thời gian, khoản mục; minh bạch, rõ ràng; đúng chế độ chính sách và tiêu chuẩn định mức phân bổ, định mức chi tiêu hiện hành. Theo quy định của Luật NSNN, quy trình phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên NS cấp tỉnh được thực hiện như sau: - Căn cứ dự toán thu, chi NSNN do Thủ tướng Chính phủ giao, Sở Tài chính dự kiến phương án phân bổ báo cáo UBND tỉnh xem xét, trình HĐND tỉnh phê chuẩn phương án phân bổ và dự toán chi NSĐP trước 10/12 năm trước năm kế hoạch. Căn cứ Nghị quyết của HĐND tỉnh, Sở Tài chính trình UBND tỉnh ban hành Quyết định giao dự toán chi thường xuyên NSNN cho các huyện, thành phố và các đơn vị dự toán thuộc tỉnh; số bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu từ NS cấp tỉnh cho NS các huyện, thành phố. Riêng đối với dự toán cấp I thuộc tỉnh, sau khi nhận được quyết định giao dự toán của UBND tỉnh, đơn vị phải phân bổ, giao dự toán chi NS cho các đơn vị trực thuộc theo nguyên tắc: Tổng hợp dự toán giao cho các đơn vị trực thuộc không vượt quá dự toán được cấp có thẩm quyền giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi, nhiệm vụ chi. Phương án phân bổ của các cơ quan, đơn vị dự toán cấp I phải gửi Sở Tài chính thẩm định tính chính xác giữa nội dung, tổng mức phân bổ của đơn vị dự toán cấp I cho các đơn vị sử dụng NS phù hợp với nội dung, tổng dự toán do UBND tỉnh giao và tuân thủ chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn phân bổ chi NS. 1.2.3. Chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN Sau khi thống nhất với Sở Tài chính về phương án phân bổ thì thủ trưởng đơn vị dự toán cấp I ra quyết định phân bổ, giao dự toán NS cho các đơn vị sử dụng NS trực thuộc, đồng thời gửi Sở Tài chính, KBNN tỉnh làm
  • 27. 21 căn cứ thanh toán và kiểm soát chi. Cơ quan quản lý chi NSĐP quản lý việc cấp phát kinh phí từ NSNN cho các đơn vị sử dụng NSNN nhằm đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời theo tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chi đã bố trí trong dự toán. Các đơn vị sử dụng NSNN phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về hồ sơ rút kinh phí từ KBNN theo quy định của Luật NSNN. Cơ quan quản lý chi NSĐP có quyền từ chối các khoản chi không đủ điều kiện chi theo quy định Luật NSNN. Đơn vị bị từ chối chi, nếu không thống nhất với quyết định của cơ quan quản lý chi NSĐP, thì có quyền báo cáo với cơ quan giao dự toán trực tiếp và cơ quan quản lý chi NSĐP cấp trên để xem xét xử lý. Các nhiệm vụ chi có tính chất thường xuyên phải chia đều trong năm để chi. Chi NSNN thực hiện theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ KBNN cho người hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp một số khoản chi chưa có đủ điều kiện thực hiện việc thanh toán trực tiếp từ KBNN, đơn vị sử dụng NS được tạm ứng kinh phí để chủ động chi theo dự toán được giao, sau đó đơn vị thanh toán với KBNN. Việc phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải bảo đảm: - Đúng với dự toán ngân sách được giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ thu, chi được giao; - Đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi; - Đối với phân bổ các khoản bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới phải bảo đảm đúng mục tiêu, đúng đối tượng và thực hiện đúng các cam kết hoặc quy định về bố trí ngân sách địa phương cho mục tiêu đó. 1.2.4. Công tác quyết toán chi thường xuyên NSNN Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến thu, chi ngân
  • 28. 22 sách nhà nước phải tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo và quyết toán ngân sách nhà nước theo đúng chế độ kế toán nhà nước và quy định của Luật ngân sách và nước và các văn bản hướng dẫn Cơ quan tài chính có quyền tạm đình chỉ chi ngân sách của các cơ quan, tổ chức, đơn vị dự toán ngân sách cùng cấp không chấp hành đúng chế độ báo cáo kế toán, quyết toán, báo cáo tài chính khác và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Kho bạc Nhà nước tổ chức hạch toán kế toán ngân sách nhà nước; tổng hợp số liệu thu, chi ngân sách nhà nước, báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp, các cơ quan có liên quan theo chế độ quy định. Các tổ chức, đơn vị sử dụng vốn, kinh phí NSNN và quản lý các khoản thu chi tài chính bao gồm đơn vị sử dụng NS, KBNN tỉnh, Sở Tài chính phải tổ chức hạch toán kế toán, lập báo cáo kế toán và quyết toán các khoản chi của NSNN cấp tỉnh theo quy định. Công tác kế toán và quyết toán NS cấp tỉnh phải thực hiện thống nhất theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện về nội dung, hình thức, biểu mẫu của báo cáo quyết toán. Thời gian quyết toán NS cấp tỉnh được quy định như sau: Hết kỳ kế toán (tháng, quý, năm), các đơn vị dự toán thuộc NS cấp tỉnh thực hiện khoá sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán chi NS gửi cơ quan quản lý cấp trên và Sở Tài chính; KBNN tỉnh lập báo cáo tình hình thực hiện dự toán chi NS gửi Sở Tài chính. Việc khóa sổ kế toán, quyết toán NS hằng năm phải bảo đảm các yêu cầu sau: - Các khoản chi NS thuộc dự toán năm trước chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa hết, không được chuyển sang năm sau chi tiếp, trừ những trường hợp được chi chuyển nguồn sang NS năm sau theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính. - Trong thời gian chỉnh lý quyết toán chỉ thực hiện thu hồi tạm ứng đối
  • 29. 23 với các khoản tạm ứng đã đủ điều kiện chuyển từ tạm ứng sang thực chi; thanh toán các khoản chi đã có chứng từ trước ngày 31/12 và hạch toán vào chi NS năm trước. Không được tiếp tục thanh toán tạm ứng trong thời gian chỉnh lý quyết toán, trừ một số trường hợp theo quy định của TW. - Các khoản chi thường xuyên đã tạm ứng kinh phí trong dự toán của đơn vị sử dụng NS, đến hết ngày 31/12 chưa có đủ thủ tục thanh toán thì được tiếp tục thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán và quyết toán vào NS năm trước. Trường hợp hết thời gian chỉnh lý quyết toán vẫn chưa đủ thủ tục thanh toán thì phải báo cáo UBND tỉnh đề nghị cho phép chuyển số tạm ứng sang năm sau. Nếu không được sự đồng ý của UBND tỉnh thì KBNN thực hiện thu hồi số tạm ứng bằng cách trừ vào các mục chi tương ứng thuộc dự toán NS năm sau của đơn vị. Nếu dự toán năm sau không bố trí các mục chi đó hoặc có bố trí nhưng ít hơn số phải thu hồi tạm ứng, KBNN tỉnh thông báo cho Sở Tài chính biết để có biện pháp xử lý. 1.2.5. Thanh tra, kiểm tra trong quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh * Kiểm soát của KBNN Các đơn vị sử dụng NS cấp tỉnh và các tổ chức được NS cấp tỉnh hỗ trợ kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do UBND tỉnh giao phải mở tài khoản tại KBNN tỉnh để giao dịch, thanh toán, đồng thời chịu sự kiểm tra của KBNN tỉnh trong quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí. Các khoản chi NS cấp tỉnh được kiểm soát trước, trong và sau cấp phát thanh toán. Đối với các khoản chi cấp bằng lệnh chi tiền, KBNN tỉnh kiểm soát nội dung theo Lệnh chi tiền và thực hiện xuất quỹ NS cấp tỉnh để chi trả cho đối tượng được hưởng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Đối với các khoản chi thường xuyên bằng dự toán, KBNN tỉnh thực hiện kiểm soát căn cứ vào dự toán được giao, hồ sơ pháp lý và chứng từ có liên quan đến khoản chi đó. Nếu đủ điều kiện chi, KBNN tỉnh thanh toán theo đề
  • 30. 24 nghị của đơn vị dự toán. Trường hợp các khoản chi chưa đủ điều kiện để thanh toán, KBNN tỉnh tạm ứng cho đơn vị sử dụng NS để chủ động chi theo dự toán được giao, sau đó đơn vị có trách nhiệm thanh toán tạm ứng với KBNN tỉnh theo đúng nội dung tạm ứng và thời hạn quy định. * Kiểm tra của thanh tra tài chính Thanh tra nhà nước cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế độ quản lý chi NS của NS cấp dưới và các đơn vị trực thuộc. Việc kiểm tra được thực hiện trong tất cả các khâu của chu trình quản lý chi NS, từ khâu lập, phân bổ, giao dự toán chi NS đến việc chấp hành dự toán và quyết toán chi NS. Thanh tra, kiểm tra phải đánh giá được ưu, khuyết điểm của đối tượng bị thanh tra trong việc triển khai thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến tài chính, NS; Đánh giá những ưu, nhược điểm của các khâu trong chu trình NS. Qua kiểm tra phải đề xuất những kiến nghị về chấn chỉnh, xử lý những sai phạm, yếu kém. Kết quả kiểm tra cũng là căn cứ để sửa đổi, thay thế các chế độ, chính sách, định mức chi chưa phù hợp; ban hành chế độ, chính sách, những quy định về quản lý tài chính mới, nâng cao hiệu quả quản lý NS. Khi quyết định thanh tra, kiểm tra phải xác định rõ phạm vi, đối tượng và nội dung thanh tra, kiểm tra, tránh chồng chéo về nội dung cũng như gây phiền hà đối tượng bị thanh tra. * Công khai chi NSNN cấp tỉnh và giám sát của cộng đồng Sở Tài chính phải công khai số liệu, thuyết minh dự toán chi NS cấp tỉnh trình HĐND cấp tỉnh, dự toán chi NSĐP được HĐND cấp tỉnh quyết định; quyết toán chi NSĐP được HĐND cấp tỉnh phê chuẩn, bao gồm chi ĐTPT, CTX, chi trả nợ lãi và chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính đối với NS cấp tỉnh, dự phòng NS. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh tổ chức cộng đồng giám sát chi
  • 31. 25 NSNN cấp tỉnh thông qua các hình thức: Nghiên cứu, xem xét các bản dự toán chi NSNN cấp tỉnh và các báo cáo về tình hình sử dụng NSNN cấp tỉnh liên quan đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; Có thể tổ chức đoàn giám sát trực tiếp tại đơn vị sử dụng NSNN hoặc tham gia giám sát với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Cơ quan, đơn vị, tổ chức được giám sát và các cơ quan quản lý chi NSĐP có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo nội dung giám sát cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh và kịp thời xem xét giải quyết, giải trình và trả lời kiến nghị của nhân dân qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, sau đó công khai nội dung giải quyết, giải trình kiến nghị của nhân dân, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh trên các phương tiện nhân dân có thể tiếp cận dễ dàng. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh 1.3.1. Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng quyết định đến cơ cấu kinh tế, chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng và mức sống của dân cư, qua đó ảnh hưởng đến thu và chi NSNN. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi thì kinh tế phát triển, thu NSNN nhiều và thuận lợi, do đó quy mô chi NSNN rộng rãi hơn. Ngược lại, các vùng núi và trung du, điều kiện sản xuất khó khăn, giao thương cách trở, kinh tế chậm phát triển, thu NSNN sẽ khó khăn, trong khi nhu cầu chi xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và hỗ trợ mức sống của dân cư cao, gây áp lực cho quản lý chi NS tỉnh, trong đó có chi thường xuyên ngân sách tỉnh. 1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Các tỉnh có cơ cấu kinh tế hiện đại, quy mô giá trị gia tăng cao, dân cư có kỹ năng tay nghề và trình độ cao thì thu và chi NSNN đều thuận lợi, quản lý chi NSNN nhờ đó dễ dàng hơn. Ngược lại, các tỉnh chậm phát triển, thường
  • 32. 26 thu không đủ cân đối chi, phải nhận bổ sung NS từ TW sẽ rất bị động trong quản lý chi NS cấp tỉnh, khó khăn rất nhiều trong tìm kiếm nguồn đảm bảo chi… 1.3.3. Tình hình thu chi thường xuyên ngân sách nhà nước hàng năm và bộ máy quản lý chi TXNSNN ngân sách tỉnh Thu chi ngân sách là đối tượng chính của quản lý chi NSNN. Do đó đặc điểm và tình hình thu chi tiêu ngân sách sẽ quyết định tới công tác này. Nguồn thu sẽ quyết định đến chi và quản lý chi. Khi thu tăng hay giảm sẽ buộc phải có những điều chỉnh trong quản lý chi tiêu. Trong điều kiện thâm hụt ngân sách hiện nay, chi thường cao hơn sẽ yêu cầu công tác quản lý chi phải hiệu quả hơn. Chỉ có như vậy mới bảo đảm không chỉ cho hoạt động thường xuyên của bộ máy quản lý hành chính và sự phát triển lâu dài của địa phương. Tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN trên địa bàn địa phương và việc vận dụng quy trình nghiệp vụ quản lý vào thực tiễn địa phương: hoạt động quản lý chi NSNN được triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt là quy trình nghiệp vụ quản lý. Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý, quyền hạn trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng bộ phận trong quá trình thực hiện từ lập, chấp hành, quyết toán và kiểm toán chi NSNN có tác động rất lớn đến quản lý chi NSNN. Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ nâng cao chất lượng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm trong quản lý. Quy trình quản lý được bố trí càng khoa học, rõ ràng thì càng góp phần quan trọng làm nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định quản lý chi NSNN, giảm các yếu tố sai lệch thông tin. Từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý chi NSNN trên địa bàn địa phương. Năng lực quản lý của người lãnh đạo bộ máy chi NSNN, bao gồm các
  • 33. 27 nội dung sau: năng lực đề ra chiến lược trong hoạt động ngân sách; đưa ra được các kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên, cũng như giữa các khâu, các bộ phận của bộ máy quản lý chi NSNN ở địa phương. Năng lực quản lý của người lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý tài chính công ở trung ương cũng như địa phương. Nếu năng lực của người lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lược không phù hợp với thực tế thì việc quản lý chi tiêu nguồn lực tài chính công sẽ không hiệu quả, dễ gây tình trạng chi vượt quá thu, chi đầu tư giàn trải, phân bổ chi thường xuyên không hợp lý; có thể dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí ngân sách, không thúc đẩy được sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo các vấn đề xã hội… Ngoài ra, đối với người lãnh đạo cũng cần tránh bệnh chạy theo thành tích, bệnh cục bộ địa phương, bệnh quan liêu mệnh lệnh, coi thường pháp luật, xem trình tự thủ tục là thứ gò bó quyền lực của mình. Đây cũng có thể được coi là một trong những yếu tố làm giảm hiệu quả, thậm chí còn gây những hậu quả như thất thoát, lãng phí, tham nhũng,… trong công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn địa phương. Năng lực chuyên môn của các bộ phận quản lý các khoản chi NSNN ở địa phương lại là yếu tố quyết định hiệu quả chi NSNN. Nếu cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu được sai lệch trong cung cấp thông tin của đối tượng sử dụng nguồn lực tài chính công, kiểm soát được toàn bộ nội dung chi, nguyên tắc chi và tuân thủ theo các quy định về quản lý nguồn tài chính công đảm bảo theo dự toán đã đề ra. Bên cạnh năng lực chuyên môn thì đối với cán bộ công chức cũng cần phải tránh bệnh xu nịnh, chiều ý cấp trên, là thói quen xin cho, hạch sách, thiếu ý thức chịu trách nhiệm cá nhân. Thậm chí là sa sút về phẩm chất đạo
  • 34. 28 đức như đòi hối lộ, đưa đút lót, thông đồng, móc ngoặc, gian lận… đây là những nhân tố ảnh hưởng không tốt tới quá trình quản lý chi NSNN, gây giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính công nghiêm trọng. 1.4. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của các địa phương khác 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Ngãi Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có điều kiện kinh tế, xã hội tương đồng với tỉnh Quảng Nam. Trong những năm qua, tỉnh đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng. Đạt được những thành tựu đó có phần đóng góp của chi NSNN gắn với thực hiện một số chính sách đặc thù địa phương như: - Chính sách phân phối tài chính trong thời kỳ trung hạn theo hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch có hiệu quả cơ cấu kinh tế, thực hiện phân phối, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính nhà nước. Gắn kết việc phân phối NSNN với việc huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện các mục tiêu KT-XH của tỉnh đề ra trong thời kỳ trung hạn. - Tập trung nguồn lực NSNN đầu tư vào những lĩnh vực, nhiệm vụ phát triển hạ tầng KT-XH, giáo dục đào tạo, công nghiệp, dịch vụ, du lịch… Đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá, huy động nguồn lực ngoài xã hội để đáp ứng yêu cầu phát triển. - Điều chỉnh cơ cấu chi NSNN theo hướng tăng cường cho chi ĐTPT và đảm bảo yêu cầu CTX, phát triển các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân. - Thực hiện việc giao quyền tự chủ tài chính đầy đủ cho các đơn vị sự nghiệp có thu (giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, giao thông vận tải…) theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP sửa đổi, thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách
  • 35. 29 nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính nhà nước theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động sự nghiệp theo hướng tập trung cho các nhiệm vụ mang tính xã hội (chi đào tạo nhân tài, chi cho người nghèo, đối tượng chính sách…), tích cực huy động nguồn lực xã hội để phát triển các lĩnh vực còn lại. - Thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ xã hội, nghiên cứu thực hiện cơ chế đầu tư cung cấp dịch vụ do nhà nước đặt hàng đối với các tổ chức dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế. 1.4.2. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước của tỉnh Đắk Nông Tỉnh Đắk Nông được tái lập vào ngày 01 tháng 01 năm 2004, theo Nghị quyết của Quốc hội trên cơ sở chia tách tỉnh Đắk Lắk thành 2 tỉnh mới là Đắk Nông và Đắk Lắk. Trong những năm mới tái thành lập, quản lý chi NSNN tỉnh Đắk Nông gặp khá nhiều khó khăn do nhu cầu chi lớn, quy mô NSĐP hạn hẹp. Tổng chi NSNN tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2010-2015 vào khoảng 28.912 tỷ đồng, trong đó chi thường xuyên lên đến 16.195 tỷ đồng và chi ĐTPT chỉ còn 3.769 tỷ đồng… Phân bổ NS của tỉnh Đắk Nông thường xuyên theo đúng chính sách, chế độ, định mức chi tiêu hiện hành; bố trí chi trả nợ gốc và lãi các khoản vay đến hạn; đảm bảo dành nguồn tăng lương theo lộ trình cải cách tiền lương của Chính phủ; trích dự phòng NS và nguồn bổ sung quỹ dự trữ tài chính; phần còn lại mới bố trí chi ĐTPT. Đầu các thời kỳ ổn định NS, tỉnh đã kịp thời ban hành các nghị quyết, đề án phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho NS các cấp thuộc tỉnh. - Kinh nghiệm quản lý CTX: Tỉnh thực hiện cơ chế giao tự chủ về biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho các cơ quan hành chính, giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Với việc thực hiện cơ chế đó,
  • 36. 30 các cơ quan đơn vị của tỉnh Đắk Nông có thể chủ động, linh hoạt trong việc sắp xếp, bố trí các khoản chi, tiết kiệm chi, góp phần tăng thu nhập cho cán bộ công chức. 1.4.3. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước của tỉnh Thừa Thiên Huế Trong điều hành dự toán chi NS từ năm 2008 đến nay, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên được coi là cơ sở để phân chia dự toán chi NS giữa tỉnh với huyện, thị xã, thành phố. Trong những năm qua, Thừa Thiên Huế đã kế thừa kết quả đạt được của định mức phân bổ chi NS địa phương theo Nghị quyết số 4a/2006/NQCĐ- HĐND ngày 4 tháng 11 năm 2006 của HĐND tỉnh về định mức phân bổ NS 2007: Đối với NS huyện, tiếp tục lấy biên chế - tiền lương làm tiêu chí chủ yếu; đồng thời tiếp tục sử dụng các tiêu chí về dân số, địa bàn, điều kiện KT- XH làm tiêu chí xem xét phân bổ NS cho phù hợp với đặc thù của từng huyện và bao quát hết các nhiệm vụ chi. Hằng năm, căn cứ vào khả năng NSĐP và tình hình thực tế về chi phí cấu thành trong định mức hành chính, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh tăng định mức chi hành chính cho phù hợp cùng với việc trình phân bổ dự toán hằng năm 1.4.4. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh là một trong 16 địa phương trong cả nước có số thu NSNN được điều tiết về Trung ương. Hằng năm, số thu NSNN của Quảng Ninh tăng, nhưng kèm theo đó, số chi NSNN cũng tăng theo. Năm 2011, tổng chi ngân sách của tỉnh ở mức hơn 8.600 tỷ đồng, năm 2012 đã tăng lên 13.200 tỷ đồng, năm2015 lên gần 16.000 tỷ đồng và năm 2016 gần 18.000 tỷ đồng. Ðiều đáng nói là tuy số chi tăng nhanh, nhưng Quảng Ninh lại có cách xác định chi NSNN theo hướng khác biệt.
  • 37. 31 Định hướng của tỉnh là tiếp tục theo đuổi mục tiêu dành mọi nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH. Trong ba năm gần đây, Quảng Ninh là một trong số ít địa phương trên cả nước bố trí vốn cho đầu tư XDCB đạt tỷ trọng hơn 50% tổng chi NSÐP. Theo đó, năm 2014, tỉnhbố trí 54%; năm 2015 là 53,7%; năm 2016 hơn 54%. Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, đồng thời quyết liệt trong chỉ đạo điều hành ngân sách với tinh thần tiết kiệm chi thường xuyên để tăng chi NSNN cho hoạt động ĐTPT. Theo đó, toàn bộ số tiền 1.700 tỷ đồng của năm 2015 và gần 2.700 tỷ đồng của năm 2016 có được do tiết kiệm chi thường xuyên đã được "dồn" cho nhiệm vụ đầu tư, góp phần đẩy mức chi ĐTPT năm 2016 của Quảng Ninh lên 56% tổng chi NSNN, cao gấp gần hai lần tỷ lệ chi ĐTPT của năm 2011 (29,5%). Tỉnh đã điều hành linh hoạt ngân sách, sử dụng các nguồn lực khác từ nguồn tăng thu, ứng trước từ nguồn dự phòng tiền lương,... để bổ sung nguồn lực cho ĐTPT. Song song với việc tăng chi cho ĐTPT, Quảng Ninh cũng chủ trương tiết kiệm CTX. Do thực hiện khá sát sao công tác tinh giản bộ máy, biên chế cán bộ, nên hằng năm UBND tỉnh đều giao tăng phần tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp khối tỉnh, giảm dần phần NSNN cấp cho các đơn vị. Theo thống kê của Sở Tài chính, so với năm 2011, năm 2014 đã giảm 32 trong số 142 đơn vị hưởng NSNN 100%, đồng thời tăng bốn đơn vị tự chủ 100% về tài chính, đưa số đơn vị tự chủ 100% lên 18 đầu mối, tăng sáu đơn vị tự chủ 70%, sáu đơn vị tự chủ 50% và 14 đơn vị tự chủ 30%. Năm 2016, toàn tỉnh tiếp tục giảm thêm 20 đơn vị ngân sách bảo đảm 100%; tăng thêm 16 đơn vị tự chủ 100%, một đơn vị tự chủ 70% , một đơn vị tự chủ 60%, 13 đơn vị tự chủ 50%, sáu đơn vị tự chủ 30%, bảy đơn vị tự chủ 20%... Như vậy, việc giảm chi NSNN cho khu vực hành chính sự nghiệp đã được Quảng Ninh coi là biện pháp chủ yếu trong cuộc đua giảm chi tiêu NSNN trong khu vực hành
  • 38. 32 chính - sự nghiệp. Vì vậy, Quảng Ninh đã được nhiều địa phương coi là điển hình để học tập về mô hình quản lý chi NSNN gắn với cải cách bộ máy hành chính nhà nước. Tiểu kết chương 1 Trong chương này, tác giả đã nêu tổng quan cơ sở lý luận về NSNN nói chung và NSNN cấp tỉnh nói riêng trong hệ thống phân cấp NSNN Việt Nam. Tiếp đó tác giả cũng tập trung trình bày lý luận về chi thường xuyên từ NSNN, nêu bật được vị trí vai trò của chi thường xuyên và quản lý chi thường xuyên đối với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương, các nhân tố ảnh hường và kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách của các tỉnh làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu các Chương tiếp theo của Luận văn.
  • 39. 33 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng đồng bằng duyên hải miền Trung, ở trung độ của cả nước, có tọa độ địa lý từ 140 57’ 10’’ đến 16o 03’ 50” vĩ độ Bắc, từ số 107o 12’ 40” đến 108o 44’ 20” kinh độ Đông. Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 883 km về hướng Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 887 km về hướng Nam theo Quốc lộ 1A. Tổng diện tích tự nhiên tỉnh Quảng Nam là 1.057.474 ha. Toàn tỉnh có 2 thành phố (Tam Kỳ, Hội An), 01 thị xã (Điện Bàn) và 15 huyện (Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Nông Sơn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành và Phú Ninh), với 244 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 207 xã, 25 phường và 12 thị trấn. Phía đông có bờ biển chạy dài trên 125 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn hơn 40.000 km2 hình thành nhiều ngư trường với nguồn lợi hải sản phong phú để phát triển nghề khai thác thủy sản. Quảng Nam nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Miền Trung, phía bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía nam giáp khu kinh tế Dung Quất, có sân bay, cảng biển, đường Xuyên Á nên rất thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội và có tầm quan trọng trong an ninh, quốc phòng. Là một tỉnh vừa có vùng đồng bằng ven biển, vừa có vùng trung du, miền núi với diện tích tự nhiên 10.406 km2 , dân số gần 1,5 triệu người, bao gồm 18 đơn vị hành chính cấp huyện (02 thành phố, 01 thị xã, 15 huyện);
  • 40. 34 trong đó có 09 huyện miền núi (06 huyện miền núi cao và 03 huyện miền núi thấp). 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội Năm 1997, tỉnh Quảng Nam chính thức tách ra từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Dân số của tỉnh năm 1997 là 1,348 triệu người và năm 2017 là gần 1,5 triệu người. Trong đó, khoảng 75,4 % dân số sống ở nông thôn. Tổng lực lượng lao động chiếm hơn 65 % dân số, tăng bình quân 1,8 % năm. Số lao động trong các ngành kinh tế là hơn 856.000 người, trong khoảng thời gian này và tăng trưởng khoảng 1,75%. Điều này cũng cho thấy việc làm tăng chậm hơn số lượng lao động nên thiếu việc làm là tất yếu. Phần lớn lao động làm việc ở nông thôn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp cho dù có tăng, năm 2016 mới đạt khoảng 18 %. Về kinh tế, quy mô của nền kinh tế đã có sự gia tăng nhanh. Theo giá cố định 2010, quy mô GRDP của tỉnh từ đã tăng lên đạt khoảng 63 ngàn tỷ đồng năm 2017. Quy mô GRDP đã tăng gấp 8,7 lần, tỷ lệ tăng trưởng trung bình là hơn 11 %, cao hơn mức trung bình của cả nước (khoảng 6,8 %) trong giai đoạn này. Cơ cấu ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng giá trị gia tăng của nông-lâm-thủy sản trong GDP giảm từ hơn 50 % năm 1997 xuống chỉ còn khoảng 15 % năm 2017. Tỷ trọng giá trị gia tăng của công nghiệp - xây dựng đã chiếm khoảng 47% năm 2017 ( tăng khoảng gần 21 %) và của dịch cụ là 38,2 %. Kinh tế tăng trưởng nhanh đã tạo điều kiện để nâng cao thu nhập trung bình cho người dân. Nếu theo giá cố định 2010, GRDP/ng của tỉnh năm 1997 là 5,4 triệu đồng/ng thì năm 2017 đã đạt 39,5 triệu đồng, tăng 7,3 lần và có tỷ lệ tăng trung bình khoảng trên 10 % năm. (Bảng 1 phụ lục 1) Kinh tế có sự phát triển là cơ sở để phát triển về xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Quảng Nam từ mức 27,35 % năm 1997 đã giảm xuống chỉ còn 11 %
  • 41. 35 năm 2017, giảm 16 % . Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng tử mức 42% năm 1997 chỉ còn khoảng 14 % năm 2017. Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm mạnh từ 80 % năm 1997 hiện chỉ còn 48 %. Tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở đã đạt 100 %. Số bác sỹ / 1000 dân tăng dần, từ 0,36 năm 1997 đã đạt 0,77 năm 2017, tức là gần đạt mức 1 bác sỹ /1000 dân. ( mức phấn đấu để trở thành địa phương phát triển). Những thành công trong phát triển kinh tế xã hội đã nâng dần vị thế của tỉnh Quảng Nam so với các tỉnh trong vùng và cả nước. Về quy mô kinh tế, năm 2016, GRDP của Quảng Nam giữ vị trí số 1 trong 5 tỉnh Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, thứ 3 trong 14 tỉnh Duyên hải miền Trung và thứ 20 trong 63 tỉnh thành cả nước và hiện chiếm 2 % GDP của Việt Nam. Thu nhập đầu người và năng suất lao động hiện giữ vị trí số 2 cả ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Duyên hải miền Trung. Vốn đầu tư toàn xã hội chỉ chiếm vị trí thứ 3 và thứ 7 trong 2 vùng này. Số bác sỹ / 1000 dân có vị trí thứ 1 và 3. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ có vị trí thứ 3 và 5. Tuy nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn. Hơn 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khó khăn trong thay đổi công nghệ và năng lực cạnh tranh thấp. Thu ngân sách gặp nhiều khó khăn, chưa vững chắc. Triển khai các công trình mới còn chậm, giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản chưa đạt yêu cầu đề ra. Chất lượng lao động qua đào tạo nghề và tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề còn thấp. Mục tiêu giảm nghèo chưa đạt được kế hoạch đề ra, tỷ lệ hộ nghèo còn cao hơn so với bình quân chung của cả nước. Công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, tái định cư những dự án quan trọng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Ô nhiễm môi trường ở một số khu, cụm công nghiệp, làng nghề chưa xử lý triệt để; khai thác lâm khoáng sản trái phép vẫn còn diễn ra ở một số địa phương. Tình hình hạn hán, nhiễm mặn, lũ lụt diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng không
  • 42. 36 nhỏ đến đời sống nhân dân. 2.2. Thực trạng chi thường xuyên ngân sách nhà nước và bộ máy quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Nam 2.2.1. Thực trạng chi thường xuyên NSNN tỉnh từ năm 2013-2017 Bảng 2.1. Tổng hợp kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Nam từ năm 2013-2017 ĐVT: Tỷ đồng Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 DT giao Thực hiện DT giao Thực hiện DT giao Thực hiện DT giao Thực hiện DT giao Thực hiện Chi quốc phòng 117 175 136 206 145 200 152 205 157 206 Chi an ninh 60 86 44 75 44 84 55 93 78 100 Chi SN GD ĐT và dạy nghể 2.740 2.743 3.054 3.057 3.260 3.233 3.578 3.317 4.253 3.511 Chi SN Y tế 591 745 681 861 780 815 671 785 1.055 875 Chi SN khoa học, Công nghệ 20 21 20 25 41 46 37 15 40 28 Chi SN môi trường 60 72 95 81 113 127 122 98 197 165 Chi SN VHTT 55 79 59 74 79 114 92 112 234 178 Chi SN PTTH 30 35 33 38 28 46 35 45 48 53 Chi SNTDTT 25 31 29 38 30 36 45 43 56 60 Chi đảm bảo xã hội 400 689 416 696 573 816 584 854 993 1.115 Chi SN kinh tế 600 620 594 599 773 810 972 788 2.286 1.205 Chi QLHC, Đảng, đoàn thể 1.045 1.708 1.142 1.893 1.491 2.098 1.626 2.079 2.097 2.260 Chi trợ giá các mặt hàng chính sách 40 50 33 66 32 43 29 92 0 0 Chi khác ngân sách 50 108 44 57 52 108 45 207 67 113 Chi thường xuyên khác 300 0 419 0 0 0 26 0 0 0 Tổng 6.113 7.162 6.799 7.766 7.441 8.576 8.069 8.733 11.561 9.869 Nguồn: Sở Tài chính Quảng Nam
  • 43. 37 Số liệu bảng 2.1. cho thấy tổng chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Nam đã tăng liên tục từ 2013 đến 2017 cho cả mức dự toán và thực hiện. Năm 2013 tổng dự toán là 6.113 tỷ đồng và tổng chi thường xuyên NSNN là 7.162 tỷ đồng. Năm 2017 các chỉ tiêu này là 11.561tỷ đồng và 9.869 tỷ đồng. Trong 5 năm qua, dự toán và thực hiện tổng chi thường xuyên NSNN đã tăng lần lượt là 1,89 lần và 1,37 lần. Nhìn chung, giai đoạn từ 2013 – 2017, quy mô chi thường xuyên đã có sự gia tăng đáng kể về số tuyệt đối qua các năm nhằm phục vụ cho chủ trương của Đảng và Nhà nước như đổi mới chính sách tiền lương, tăng chi cho giáo dục đào tạo, y tế, đảm bảo xã hội. Trong tổng chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Nam, tỷ lệ chi lớn nhất là cho Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghể chiếm 35,5%, Chi đảm bảo xã hội là 11,2%, Chi sự nghiệp kinh tế là 12,2% và Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể là 22,8%. 2.2.2. Bộ máy quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Quảng Nam Hiện nay, bộ máy quản lý chi thường xuyên NSĐP cấp tỉnh Quảng Nam đã được thiết lập hoàn chỉnh với cơ cấu gồm: HĐND tỉnh, UBND tỉnh, cơ quan tham mưu giúp việc là Sở Tài chính, các đơn vị dự toán cấp I, II, III (sơ đồ 2.1) Sơ đồ 2.1. Bộ máy quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Quảng Nam Nguồn: của tác giả HĐND tỉnh Sở Tài chính UBND tỉnh Các huyện, TP, thị xã thuộc tỉnh Các cơ quan HC nhà nước Đoàn thể, tổ chức CT-XH Đơn vị SN thuộc tỉnh
  • 44. 38 * Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp tỉnh đối với chi thường xuyên: Căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi NS được cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa phương, HĐND có quyền quyết định: - Dự toán chi NSĐP, bao gồm chi NS cấp mình và chi NS địa phương cấp huyện; chi thường xuyên theo từng lĩnh vực; chi thường xuyên của từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình theo từng lĩnh vực; mức bổ sung cho NS từng địa phương cấp dưới trực tiếp, gồm bổ sung cân đối NS, bổ sung có mục tiêu. - Phê chuẩn quyết toán NSĐP; Quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện NSĐP; Quyết định điều chỉnh dự toán NSĐP trong trường hợp cần thiết. - Giám sát việc thực hiện NSĐP đã được HĐND quyết định. - Bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật về tài chính - NS của UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh và HĐND cấp huyện nếu các văn bản này trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. - Quyết định kế hoạch tài chính 05 năm - Quyết định việc phân cấp nhiệm vụ chi cho từng cấp NS ở địa phương; Quyết định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ NS ở địa phương; Quyết định cụ thể đối với một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NS theo quy định khung của Chính phủ; Quyết định các chế độ chi NS đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở địa phương ngoài các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NS do Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành để thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, phù hợp với khả năng cân đối của NSĐP. * Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp tỉnh - Lập dự toán NSĐP, phương án phân bổ NS cấp tỉnh theo quy định của Luật NSNN; dự toán điều chỉnh NSĐP trong trường hợp cần thiết, trình
  • 45. 39 HĐND cấp tỉnh quyết định và báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ. - Lập quyết toán NSĐP trình HĐND cấp tỉnh phê chuẩn và báo cáo Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ. - Kiểm tra nghị quyết của HĐND cấp huyện về lĩnh vực tài chính - NS. - Căn cứ vào nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, quyết định giao nhiệm vụ chi NScho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ chi, mức bổ sung cho NS cấp huyện. - Quyết định các giải pháp và tổ chức thực hiện dự toán NSĐP được HĐNDcấp tỉnh quyết định; kiểm tra, báo cáo việc thực hiện NSĐP với Chính phủ. - Phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý NSNN trên địa bàn. Báo cáo, công khai NSNN theo quy định của pháp luật. Thực hiện quản lý NS theo kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Lập và trình HĐND cấp tỉnh: Kế hoạch tài chính 05 năm; nội dung phân cấp nhiệm vụ chi cho cấp huyện; nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ NS ở địa phương; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NS theo quy định khung của Chính phủ; chế độ chi NS đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở địa phương; kế hoạch tài chính - NS nhà nước 03 năm; kế hoạch sử dụng quỹ dự trữ tài chính và các quỹ tài chính khác - Chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan lập, giám sát và quyết toán chi NSĐP. * Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tài chính: - Lập dự toán chi NSĐP, phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh báo cáo UBND cấp tỉnh; hướng dẫn các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh và cơ quan tài chính cấp dưới xây dựng dự toán NSNN hàng năm. Thực hiện kiểm tra, thẩm tra dự toán NS của các cơ quan, đơn vị cùng cấp và
  • 46. 40 dự toán ngân sách của cấp dưới; - Kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng NS ở các cơ quan, đơn vị sử dụng NS; yêu cầu KBNN tạm dừng thanh toán khi phát hiện chi vượt dự toán, chi sai chính sách chế độ hoặc không chấp hành chế độ báo cáo của Nhà nước; - Thẩm định quyết toán chi ngân sách huyện; thẩm định và thông báo quyết toán đối với các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng ngân sách tỉnh; Tổng hợp tình hình chi NSĐP, lập tổng quyết toán NS hàng năm của địa phương trình báo cáo UBND cấp tỉnh, báo cáo Bộ Tài chính; - Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập và chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật; - Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai tài chính NS của nhà nước theo quy định của pháp luật; Tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị của thanh tra, kiểm toán về lĩnh vực tài chính NS báo cáo UBND cấp tỉnh. - Theo dõi, cập nhật tình hình thu NS trên địa bàn và các khoản thu bổ sung cân đối, bổ sung mục tiêu của NSTW để tham mưu cho UBND tỉnh, cân đối bố trí nguồn đáp ứng nhu cầu chi trả, thanh toán của NS cấp dưới và các đơn vị dự toán trực thuộc tỉnh theo dự toán được giao. Trường hợp nhu cầu chi vượt quá khả năng thu, Sở Tài chính chủ động tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện các giải pháp điều hành như: đề nghị Bộ Tài chính cho phép tăng mức rút dự toán bổ sung cân đối, bổ sung mục tiêu từ NSTW; tạm dừng thanh toán một số khoản chi chưa thực sự cấp bách; điều chỉnh giảm dự toán chi mua sắm, sửa chữa hoặc đầu tư XDCB... để bảo đảm khả năng cân đối thu, chi của NS. * Nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị dự toán NS
  • 47. 41 - Lập dự toán chi NS hằng năm; thực hiện phân bổ dự toán NS được cấp có thẩm quyền giao cho các đơn vị trực thuộc và điều chỉnh phân bổ dự toán theo thẩm quyền; lập kế hoạch tài chính - NS nhà nước 03 năm thuộc phạm vi quản lý. - Tổ chức thực hiện dự toán chi NS được giao; nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phải nộp NS theo quy định của pháp luật; chi đúng chế độ, chính sách, đúng mục đích, đúng đối tượng, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. - Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thu, chi NS đối với các đơn vị trực thuộc. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê; báo cáo, quyết toán NS và công khai NS theo quy định của pháp luật; duyệt quyết toán đối với các đơn vị dự toán cấp dưới. - Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn như trên, được chủ động sử dụng nguồn thu phí và các nguồn thu hợp pháp khác để phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đơn vị theo quy định của Chính phủ. - Đối với đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí phải ban hành quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với dự toán được giao tự chủ theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở các chính sách khung và hệ thống định mức chung do TW ban hành, Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng, điều chỉnh, bổ sung hệ thống định mức đã có để có hệ thống định mức mới phù hợp với điều kiện cụ thể trong năm tài chính và kế hoạch tài chính trung hạn của tỉnh, sau đó trình HĐND tỉnh xem xét, ra Nghị quyết phê chuẩn. Theo Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 hướng dẫn thực hiện Luật NSNN năm 2015, chính quyền cấp tỉnh được phân quyền xây dựng các loại định mức sau:
  • 48. 42 - Căn cứ nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ NS ở địa phương do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành, khả năng NSĐP và đặc điểm tình hình ở địa phương, HĐND cấp tỉnh quyết định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ NS ở địa phương làm căn cứ xây dựng dự toán NS ở địa phương. - Quyết định cụ thể đối với một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NS theo quy định khung của Chính phủ. - Quyết định các chế độ chi NS đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở địa phương ngoài các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành để thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, phù hợp với khả năng cân đối của NSĐP, NSTW không hỗ trợ. Riêng những chế độ chi có tính chất tiền lương, tiền công, phụ cấp, trước khi quyết định phải có ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ quản lý ngành, lĩnh vực trực tiếp. Hội đồng nhân dân tỉnh, với cơ quan tham mưu là Ban Kinh tế - ngân sách, có chức năng thảo luận, phê chuẩn dự toán, quyết toán NSĐP, giám sát việc sử dụng NSĐP theo niên độ tài chính hàng năm và 03 năm. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính và các đơn vị dự toán cấp I xây dựng dự toán, quyết toán trình HĐND tỉnh phê chuẩn, thực hiện điều hành, thanh tra, kiểm tra tình hình sử dụng NSĐP, báo cáo Chính phủ về NSĐP theo quy định. Bộ máy quản lý chi NS của Sở Tài chính tỉnh Quảng Nam gồm Ban Giám đốc và 07 phòng chuyên môn, nghiệp vụ (Văn phòng, phòng Thanh tra phòng Quản lý ngân sách, phòng Tài chính hành chính – sự nghiệp, phòng Quản lý giá và công sản, phòng Tài chính doanh nghiệp, phòng Tài chính Đầu tư). Tổng số biên chế UBND tỉnh giao là 67 người, trong đó Ban Giám đốc 04 người, Văn phòng 13 người, Thanh tra 08 người, phòng quản lý ngân sách 14
  • 49. 43 người, phòng tài chính hành chính sự nghiệp 08 người, phòng quản lý giá và công sản 08 người, phòng tài chính doanh nghiệp 4 người, phòng Tài chính- Đầu tư 08 người. 2.3. Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Nam 2.3.1. Thực trạng quản lý lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Nam Việc lập dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam giai đoạn từ năm 2013 đến 2016 được triển khai thực hiện theo các quy định của Luật Ngân sách, Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách, Thông tư 59/2003/TT- BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ, Nghị quyết và các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương về phân cấp, quản lý, điều hành ngân sách trong từng thời kỳ. Bảng 2.2. Tỉ lệ thực hiện so với dự toán chi thường xuyên NSNN tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2017 Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Dự toán (tỷ đồng) 6.113 6.799 7.441 8.069 11.561 Thực hiện (tỷ đồng) 7.162 7.766 8.576 8.733 9.869 Tỉ lệ % thực hiện so với dự toán 117 114 115 108 85 Nguồn: Sở Tài chinh Quảng Nam Việc lập dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam từ năm 2017 đến 2020 được được triển khai thực hiện theo các quy định của Luật Ngân sách, Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 19/10/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách, Thông tư 342/2016/TT-
  • 50. 44 BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 19/10/2016 của Chính phủ, Nghị quyết và các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương về phân cấp, quản lý, điều hành ngân sách trong từng thời kỳ. Số liệu trên cho thấy dù việc lập dự toán chi thường xuyên ngân sách đã thực hiện theo các quy định của nhà nước nhưng số thực hiện thường cao hơn dự toán, mức vượt dự toán các năm đều cao hơn 10%, cao nhất là 17% (năm 2013), trừ năm 2017 số thực hiện chỉ bằng 85% dự toán. Qua đó có thể thấy công tác lập dự toán chưa sát với thực tế. Lý do là sau khi lập dự toán chi thường xuyên NNSNN tỉnh nhưng trong quá trình thực hiện có thể do những điều chỉnh nhiệm vụ kinh tế xã hội của tỉnh làm tăng thực tế chi ngân sách. Ngoài ra nhiều trường hợp do Dự toán chi thường xuyên NS địa phương chưa bao quát được hết nhiệm vụ chi dẫn tới trong năm tài chính phải phát sinh bổ sung ngoài dự toán đầu năm. Theo đánh giá của Sở Tài chính Quảng Nam về chất lượng lập dự toán chi thường xuyên thuộc khối quản lý nhà nước, các đơn vị thuộc khối Đảng, đoàn thể cho thấy cần có những điều chỉnh ở đây nhất là việc chấp hành định mức. Bảng 2.3. Đánh giá về chất lượng lập dự toán chi thường xuyên NSNN tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2017 Khối QLNN Khối Đảng Đoàn thể Về tiến độ lập dự toán Tốt Tốt Tốt Chấp hành định mức Trung bình Khá Khá Mức sai lệch so với sự toán 19% 11% 10% Nguồn: Sở Tài chinh Quảng Nam 2.3.2. Thực trạng quản lý phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Nam Từ năm 2004 đến năm 2016, UBND tỉnh Quảng Nam thực hiện quản lý