SlideShare a Scribd company logo
1 of 104
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
....…………./......………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
DIỆP QUỐC PHONG
QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN
GIANG
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
……………/………............... .. ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
DIỆP QUỐC PHONG
QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN
GIANG
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG
Mã số: 60 34 04 03
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN NGỌC THAO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
3
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng số liệu
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THU VÀ QUẢN LÝ THU NSNN .... 7
1.1.Tổng quan quản lý thu ngân sách nhà nước....................................................... 7
1.1.1.Một số khái niệm............................................................................................. 7
1.1.2.Các khoản thu của ngân sách nhà nước ......................................................... 9
1.1.3.Tính tất yếu của quản lý thu ngân sách nhà nước.........................................12
1.2. Nội dung quản lý thu ngân sách nhà nước..................................................... 13
1.2.1.Mục đích, yêu cầu và công cụ quản lý thu NSNN........................................ 13
1.2.2. Quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện ................................................ 18
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước ..................... 27
1.3.Kinh nghiệm của một số địa phương trong quản lý thu ngân sách và bài học
kinh nghiệm rút ra đối với huyện Hòn Đất ............................................................ 29
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG........................................................ 35
2.1. Điều kiện tự nhiên, KT-XH ảnh hưởng đến quản lý thu NSNN tại huyện
Hòn Đất .................................................................................................................. 35
2.2.Thực trạng về quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Hòn Đất...................... 40
2.3.Đánh giá thực trạng quản lý thu NSNN trên đại bàn huyện Hòn Đất, ........... 62
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN
LÝ THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒN ĐẤT.................................... 70
3.1.Phương hướng hoàn thiện quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Hòn Đất... 70
3.2.Hệ thống giải pháp hoàn thiện quản lý thu NSNN tại huyện Hòn Đất,........... 78
4
3.3.Các kiến nghị với Nhà nước, chính quyền địa phương và các đơn vị liên
quan trong quản lý thu NSNN................................................................................ 95
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................... 100
5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Để có nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu, Nhà nước thường sử
dụng ba hình thức động viên cơ bản bao gồm quyên góp của nhân dân, đi vay
và dùng quyền lực Nhà nước để điều tiết một phần nguồn thu nhập quốc dân
vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên các khoản quyên góp, đi vay thường không
nhiều và không ổn định, vì vậy để đáp ứng nhu cầu chi cơ bản của mình, nhà
nước đã sử dụng quyền lực chính trị của mình để quy định các khoản đóng góp
bắt buộc cho nhà nước từ các thể nhân và pháp nhân để duy trì sự tồn tại của
bộ máy và thực hiện các chức năng của Nhà nước.
Chính vì vậy, chính sách thu ngân sách là một trong những nội dung
quan trọng của chính sách Tài chính quốc gia, nhằm đảm bảo tập trung đầy đủ,
kịp thời một phần nguồn lực tài chính Quốc gia vào tay Nhà nước để phục vụ
cho chi tiêu của Nhà nước trong từng thời kỳ, đồng thời thúc đẩy sản xuất kinh
doanh có hiệu quả và đảm bảo công bằng xã hội. Do vị trí quan trọng của
nguồn thu ngân sách, đòi hỏi phải thu đúng, thu đủ, chống thất thu có hiệu quả
là vấn đề hết sức khó khăn phức tạp, nhưng cũng là yêu cầu cấp bách vừa
nhằm tăng thu cho Ngân sách Nhà nước, vừa khuyến khích sản xuất kinh
doanh phát triển.
Những năm gần đây, chính sách và cơ chế quản lý thu ngân sách đã có
nhiều đổi mới, góp phần tăng thu cho Ngân sách, khuyến khích sản xuất, kinh
doanh đúng hướng. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện nay khi các thành phần
kinh tế phát triển tạo nên tính cạnh tranh mạnh mẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho
phát triển nền kinh tế, nhưng đồng thời vấn đề quản lý và thu ngân sách như
thế nào đảm bảo tính công bằng giữa các thành phần kinh tế ở các địa phương
khác nhau trong lĩnh vực thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước là
một vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu và giải quyết.
Do vậy, quản lý nguồn thu có một vị trí quan trọng, xét trên phương diện
tài chính cũng như phương diện tác động của chúng đối với quá trình điều tiết
6
sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân. Nên phải cần quan tâm nhiều
hơn nữa đến công tác quản lý thu Thuế nhằm đảm bảo công bằng xã hội, điều
tiết hợp lý. Mặt khác đảm bảo công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp
Ngân sách, góp phần thúc đẩy đất nước ngày càng vững mạnh trên con đường
tiến lên xã hội chủ nghĩa.
Hòn Đất là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Kiên Giang; Bắc giáp huyện
Thoại Sơn, tỉnh An Giang; Nam giáp vịnh Thái Lan. huyện Hòn Đất nằm trên
quốc lộ 80, nối thành phố Rạch Giá với huyện Kiên Lương. Không chỉ kết nối
về các điều kiện giao thương kinh tế, mà huyện Hòn Đất còn là nơi liên kết để
phát triển thuận lợi các tuyến, điểm du lịch về lịch sử - văn hoá và du lịch sinh
thái, phục vụ thu hút đầu tư trên địa bàn. Với vị trí địa lý và đặc điểm như vậy
thời gian qua, công tác quản lý thu Ngân sách nhà nước trên điạ bàn huyện, đặc
biệt là nguồn thu trong cân đối đã được chú trọng cải tiến.Thu ngân sách cơ
bản đáp ứng nhu cầu chi, góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế của huyện.
Tuy nhiên là một huyện có quy mô kinh tế nhỏ,lực lượng sản xuất kém
phát triển, giá trị sản xuất không cao từ đó làm cho khả năng huy động nguồn
thu ngân sách nhà nước thấp trong khi nhu cầu chi cho đầu tư phát triển kinh tế
xã hội là rất lớn, nguồn thu Ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện hàng năm
chưa đảm bảo tự cân đối chi, chủ yếu là từ nguồn cấp quyền sử dụng đất (hàng
năm chiếm trên 65%). Việc phát hiện và nuôi dưỡng các nguồn thu, triển khai
các giải pháp tăng thu ngân sách để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên
địa bàn vẫn còn nhiều bất cập cần được giải quyết.
Các giải pháp mà huyện áp dụng đã thực sự thiết thực, phù hợp với tình
hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhằm đẩy mạnh nguồn thu ngân
sách nhà nước chưa? Xuất phát từ đòi hỏi cần làm rõ những vấn đề trên, từ
giác độ quản lý để góp phần đẩy mạnh công tác tăng thu ngân sách nhà nước,
đó cũng chính là lí do mà tác giả chọn đề tài: ‘‘Quản lý thu ngân sách nhà
nƣớc trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” để làm đề tài nghiên
cứu cho luận văn cao học chuyên ngành Quản lý công của mình.
7
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến thời điểm hiện tại, đã có những nghiên cứu liên quan đến hướng
nghiên cứu của đề tài, cụ thể:
Học viện Tài chính (2007) với giáo trình “Quản lý tài chính công” đã
nghiên cứu những nội dung cơ bản của Tài chính công và quản lý tài chính
công, trong đó đã đi sâu nghiên cứu các nội dung quản lý thu chi ngân sách,
đây là nền tảng kiến thức rất quan trọng để tác giả nghiên cứu đề tài này.
Lê Thị Thanh Hà (2010) với nghiên cứu chuyên khảo “Giáo trình thuế”
cuốn sách đi sâu nghiên cứu về những nội dung cơ bản của thuế và quản lý
thuế, bao gồm các vấn đề chung về thuế và quản lý thuế, các nguyên tắc xây
dựng hệ thống thuế và một số loại thuế cơ bản tại Việt Nam. Nghiên cứu này
giúp cho tác giả có được nền tảng để có thể hệ thống hóa khung lý thuyết về
thu ngân sách và về thuế - nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.
Trần Hoàng Vũ (2012) trong luận văn thạc sỹ với hướng nghiên cứu về
oàn thi n quản lý ng n s ch nhà n c tr n àn hành ph uôn
hu t t nh đề tài nghiên cứu khung lý thuyết và thực trạng quản lý
ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lắk.
Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách trên địa
bàn.
Luận văn Thạc sĩ “Phân cấp quản lý thu ngân sách nhà nước ở quận Ba
Đình, thành phố Hà Nội”, tác giả Trần Thị Hương, Học viện Hành chính Quốc
gia, năm 2012. Luận văn đề cập đến thực trạng phân cấp quản lý thu NSNN ở
quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Từ đó đề xuất giải pháp cho hoạt động quản
lý thu NSNN ở quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Luận văn Thạc sĩ “Quản lý thu NSNN trên địa bàn cấp huyện ở tỉnh
Đắk Lắk”, tác giả Lê Văn Nghĩa, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2012.
Luận văn đề cập đến thực trạng quản lý thu NSNN các huyện tỉnh Đắk Lắk từ
thực tiễn huyện Krôngbúk và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu
NSNN các huyện tỉnh Đắk Lắk.
8
Luận văn Thạc sĩ “Hoàn thiện quản lý thu NSNN tại huyện Đắk Song,
tỉnh Đắk Nông”, tác giả Thái Thị Tú Anh, Học viện Hành chính Quốc gia, năm
2012. Trong Luận văn, tác giả đã đề cập đến thực trạng quản lý thu NSNN tại
huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện
quản lý thu NSNN tại huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông.
Luận văn thạc sỹ của Tô Minh Huê (2013) với tiêu đề “ t s i n ph p
nhằm ổi m i công t c hi u quả thu thuế tr n àn t nh à Gi ng” đã xây
dựng được khung lý thuyết về thuế và hiệu quả quản lý thuế, từ đó đánh giá
thực trạng hoạt động quản lý thuế trên địa bàn tỉnh, từ đó có các đề xuất nhằm
nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế tại địa phương.
Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế của Nguyễn Hữu Lực
(2015): Quản lý ng n s ch nhà n c tại uy n Y n nh t nh Thanh Hoá
Đại học Quốc Gia Hà Nội. Luận văn xây dựng được khung lý thuyết về thu
ngân sách và quản lý ngân sách nhà nước, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng
quản thu ngân sách tại Huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá và đề xuất các giải
pháp hoàn thiện quản lý về ngân sách trên địa bàn huyện.
Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại đã có nhiều nghiên cứu về quản lý
thu ngân sách, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu dừng ở mức độ nghiên cứu
quản lý thu ngân sách dưới góc độ vĩ mô nền kinh tế, hoặc ở các địa bàn khác,
chứ chưa nghiên cứu cụ thể dưới góc độ từng địa phương, với đặc thù riêng có
như tại Huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện
quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu đã xác định, nhiệm vụ cụ thể của luận văn
nhằm:
- Hệ thống hóa khung lý thuyết về quản lý thu ngân sách nhà nước.
9
- Đánh giá thực trạng quản lý thu trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh
Kiên Giang.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu ngân sách trên địa bàn
huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣơng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào hoạt động quản lý thu
ngân sách trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu quản lý thu ngân sách trên địa
bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.
Phạm vi thời gian: thời gian từ năm 2012 đến nay, trên cơ sở đó đề xuất
các giải pháp hoàn thiện quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Hòn Đất đến
năm 2020 và các năm tiếp theo.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp luận:
Dựa trên phương pháp luận của Triết học Mác Lê - Nin và tư tưởng Hồ
Chí Minh, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để triển khai các
phương pháp nghiên cứu cụ thể.
- Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập thông tin:
Được thực hiện thông qua nghiên cứu, tổng hợp từ các tài liệu, công
trình được công bố: như giáo trình Quản lý thuế của Đại học Kinh tế quốc dân
Hà Nội, Quản lý tài chính công của Học viện Hành chính Quốc gia, số liệu của
Chi Cục Thuế huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.
Phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, thống kê, khảo sát...
Nguồn dữ liệu cơ bản được thu thập là số liệu thứ cấp, vì vậy luận văn
sử dụng phương pháp này để phân tích, tổng hợ, so sánh trên cơ sở đó đánh giá
thực trạng quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện.
10
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Hệ thống hóa được khung lý thuyết về Quản lý thu ngân sách và quản lý
thu ngân sách cấp huyện.
Phân tích và đánh giá một cách khoa học thực trạng quản lý thu ngân
sách trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất được một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quản lý thu
NS trên địa bàn huyện Hòn Đất.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu trong lĩnh
vực hành chính, đặc biệt là thuế, quản lý tài chính công.
7. Kết cấu của luận văn
Nội dung luận văn ngoài phần mở đầu , kết luận được thể hiện chủ yếu ở
3 chương:
Ch ơng 1: Cơ sở khoa học về quản lý thu Ngân sách nhà nước
Ch ơng 2: Thực trạng Quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Hòn
Đất, tỉnh Kiên Giang
Ch ơng 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý thu ngân sách
trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
11
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THU VÀ QUẢN LÝ THU
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
1.1.TỔNG QUAN QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1. Ngân sách nhà nƣớc
Thuật ngữ ngân sách nhà nước "NSNN " có từ lâu và ngày nay được
dùng phổ biến trong đời sống kinh tế - xã hội và được diễn đạt dưới nhiều góc
độ khác nhau. Song quan niệm NSNN được bao quát nhất cả về lý luận và thực
tiễn của nước ta hiện nay là:
NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã
được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong
một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng của Nhà nước.
Các nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển cho rằng: NSNN là m t văn i n tài
chính mô tả các khoản thu, chi của chính phủ ợc thiết lập hàng năm. Nhiều
nhà nghiên cứu kinh tế hi n ại thì cho rằng NSNN là bảng li t kê các khoản
thu chi bằng tiền mặt trong m t gi i oạn nhất nh củ nhà n c (Keynes,
1936).
Theo Luật NSNN đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 25/06/2015: “Ngân s ch nhà n c là toàn b các
khoản thu, chi củ Nhà n c ợc dự toán và thực hi n trong m t khoảng thời
gian nhất nh do cơ qu n nhà n c có thẩm quyền quyết nh ể bảo ảm
thực hi n các chức năng nhi m vụ củ Nhà n c”.
Thực chất, Ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh
gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà
nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm
thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định.
12
1.1.1.2. Thu ngân sách nhà nƣớc nhà nƣớc cấp huyện
Thu NSNN là qu trình Nhà n c sử dụng quyền lực củ mình ể huy
ng m t b phận của cải xã h i (chủ yếu là b phận của cải m i ợc sáng
tạo r ) ể hình thành nên quỹ tiền t tập trung l n nhất củ Nhà n c nhằm
thực hi n các chức năng củ Nhà n c.
Nội dung Thu ngân sách nhà nước cấp huyện bao gồm:
(1)Thu thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật;
(2) Các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp nộp vào ngân
sách theo quy định của pháp luật;
(3) Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước theo quy định của
pháp luật;
(4) Các khoản thu từ đất: Tiền sử dụng đất; tiền cho thuê đất; tiền cho
thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước; thu hoa lợi công sản và đất công ích;
(5) Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc
tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho địa phương;
(6) Thu kết dư ngân sách;
(7) Thu chuyển nguồn;
(8) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;
(9) Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
(10) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài
nước.
Thứ nhất, huyện trực thuộc tỉnh là một cấp hành chính với những chức
năng nhiệm vụ được quy định trong luật tổ chức HĐND và UBND các cấp
(nay là Luật tổ chức chính quyền địa phương), tuy nhiên cấp này chỉ mang tính
độc lập tương đối, chịu sự lãnh đạo toàn diện của tỉnh.
Thứ hai, theo luật NSNN hiện hành, ngân sách cấp huyện thuộc tỉnh là
một cấp ngân sách hoàn chỉnh với nguồn thu và nhiệm vụ chi được quy định cụ
thể.
13
Thứ ba, do không phải là cấp có thể hình thành các chính sách, chế độ
về thu ngân sách nên nội dung thu của NS huyện do tỉnh (cụ thể là HĐND
&UBND tỉnh) quyết định.
Thứ tư, quy mô ngân sách huyện thường không ổn định qua các giai
đoạn.
Thu NSNN cấp huyện có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động
của Nhà nước và nền kinh tế - xã hội, cụ thể là:
- Thu NSNN cấp huyện bảo đảm nguồn vốn để thực hiện các nhu cầu
chi tiêu, các kế hoạch phát triển KT - XH của huyện, của Nhà nước. Vì NSNN
được xem là quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của Nhà nước và được dùng
để giải quyết những nhu cầu chung của Nhà nước về kinh tế, văn hóa, giáo dục,
y tế, xã hội, hành chính, an ninh và quốc phòng.
Xuất phát từ vai trò này, việc tăng thu NSNN cấp huyện là rất cần thiết,
được xem là một nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động tài chính vĩ mô.
- Thông qua thu NSNN, chính quyền cấp huyện, cấp tỉnh thực hiện
việc quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội nhằm hạn chế những mặt
khuyết, phát huy những mặt tích cực của địa phương và làm cho nó hoạt động
ngày càng hiệu quả hơn, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh, của quốc
gia.
- Thu NSNN cấp huyện còn đóng vai trò quan trọng trong vấn đề
điều tiết thu nhập của các cá nhân trên địa bàn. Thông qua công cụ thuế, Nhà
nước đánh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hoặc đánh thuế cao đối
với các hàng hóa xa xỉ, hàng hóa không khuyến khích tiêu dùng…
1.1.2. Các khoản thu của ngân sách nhà nƣớc
Để thực hiện chức năng của mình, nhà nước cần có một khoản thu nhất
định để trang trải các khoản chi phí đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển bộ máy,
các hoạt động quản lý xã hội và đảm nhận các khoản chi phí phục vụ cho mục
đích công cộng khác. Do đó, nhà nước đã đặt ra các khoản thu (các khoản thuế
14
khóa) để hình thành nên quỹ tiền tệ của mình tạo tiền đề về vật chất cho việc
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
Thực chất, thu NSNN là việc nhà nước dùng quyền lực để tập trung một
phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước,
đồng thời thu NSNN cũng là một kênh phân phối thu nhập quốc dân trong hệ
thống tài chính quốc gia. Về phương diện pháp lý, thu NSNN bao gồm những
khoản tiền nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của
nhà nước. Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế phát
sinh trong quá trình nhà nước dùng quyền lực chính trị để thực hiện phân phối
các nguồn tài chính nhằm hình thành quỹ tiền tệ của nhà nước.
Như vậy: hu NSNN là vi c nhà n c huy ng m t phần nguồn lực củ
xã h i hình thành n n quỹ tiền t tập trung củ nhà n c nhằm ảm ảo c c
nhu cầu chi ti u x c nh củ nhà n c.
Nhà nước tập trung một phần nguồn lực xã hội vào tay mình bằng cách
phân chia các nguồn lực của xã hội giữa nhà nước với các chủ thể khác trong
nền kinh tế dựa trên quyền lực chính trị của nhà nước. Sự phân chia đó là tất
yếu khách quan xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nước,
cũng như việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước.
Thu NSNN chỉ bao gồm những khoản tiền nhà nước huy động vào ngân
sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng
nộp.
Các khoản thu cho ngân sách gắn liền với chức năng, nhiệm vụ và quyền
lực chính trị của nhà nước, ngược lại đây cũng là tiền đề vật chất quan trọng
không thể thiếu để nhà nước duy trì hoạt động, phát triển bộ máy, thực hiện các
chức năng và nhiệm vụ của mình.
Mọi khoản thu đều được thể chế hóa bởi các chính sách, pháp luật và
được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu.
Trong các nguồn thu ngân sách, nguồn thu nội địa phải luôn chiếm tỷ
trọng lớn nhất vì đây là nguồn thu có sự bền vững hơn các nguồn thu từ nước
15
ngoài (vay nợ, nhận viện trợ…), các nguồn thu có liên quan đến các yếu tố bên
ngoài (thuế nhập khẩu, tiền bán tài nguyên thiên nhiên…). Thuế là nguồn thu
ngân sách chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất vì nó được trích từ những giá trị do
nền kinh tế tạo ra và mang tính bắt buộc cao.
Chính sách thu NSNN phải dựa trên các căn cứ cụ thể và khoa học, đó là
căn cứ vào tình hình hiện thực của nền kinh tế, mức độ phát triển kinh tế, tỷ lệ
tăng trưởng GDP, các định hướng phát triển kinh tế... Đây là các yếu tố khách
quan hình thành nên các khoản thu và cũng là cơ sở để nhà nước quyết định
mức độ động viên vào NSNN.
Thuế
Thuế là hình thức động viên bắt buộc một phần thu nhập của cá nhân,
doanh nghiệp cho nhà nước có thể bằng hình thức trực tiếp (thuế đánh vào thu
nhập) hoặc gián tiếp (thuế GTGT, thuế xuất nhập khẩu…).
Trong các nội dung thu NSNN thì nguồn thu từ thuế chiếm chủ yếu và
có tính bền vững cao do được trích từ một phần giá trị của hoạt động sản xuất,
kinh doanh, và cũng là một công cụ hữu hiệu của nhà nước dùng để điều tiết
các hoạt động của nền kinh tế.
Tiền thu từ thuế không hoàn trả trực tiếp mà hoàn trả gián tiếp và không
tương đương dưới hình thức người chịu thuế được hưởng các hàng hoá, dịch
vụ nhà nước cung cấp không mất tiền hoặc với giá thấp và không phân biệt
giữa người nộp thuế nhiều hay ít.
Phí và lệ phí
Phí và lệ phí là khoản thu có tính chất bắt buộc, nhưng mang tính đối
giá, nghĩa là phí và lệ phí thực chất là khoản tiền mà mọi công dân trả cho nhà
nước khi họ hưởng thụ các dịch vụ do nhà nước cung cấp. So với thuế, tính
pháp lý của phí và lệ phí thấp hơn. Phí gắn liền với với vấn đề thu hồi một
phần hay toàn bộ chi phí đầu tư đối với hàng hóa dịch vụ công cộng hữu hình.
Lệ phí gắn liền với việc thụ hưởng những lợi ích do việc cung cấp các dịch vụ
hành chính, pháp lý cho các thể nhân và pháp nhân.
16
Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước
Các khoản thu này bao gồm, tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở
kinh tế, thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi), thu nhập từ vốn góp
của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế, kể cả thu từ lợi nhuận sau khi thực hiện
nghĩa vụ về thuế của các tổ chức kinh tế có sự tham gia góp vốn của Nhà nước
theo quy định của pháp luật.
Thu từ hoạt động sự nghiệp
Các khoản thu được thu từ bán sản phẩm của các đơn vị sự nghiệp như
thu tiền bán sản phẩm sản xuất thử của các đơn vị nghiên cứu khoa học, bán
sách do trường tự in ấn…hay là khoản chênh lệch giữa thu và chi của các đơn vị
hoạt động sự nghiệp có thu.
Các khoản thu khác
Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức,
cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam, các cấp chính quyền và các cơ
quan, đơn vị nhà nước.
Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và
ngoài nước. Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
1.1.3. Tính tất yếu của quản lý thu ngân sách nhà nƣớc
Thứ nhất, do ngân sách cấp huyện có vai trò quan trọng trong việc điều
tiết kinh tế phát triển kinh tế, kích thích phát triển sản xuất
Cấp huyện có vai trò tham mưu với các cơ quan cấp trên thực hiện chính sách
chống độc quyền. Thông qua ước tính các thời kỳ đề ra mức thu chi sao cho
hợp lý từng bộ phận, định hướng cách đi mới cho thế mạnh từng vùng. Thông
qua khoán chi thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành doanh nghiệp then
chốt trong mọi thành phần kinh tế. Hình thành các doanh nghiệp nhà nước,
bảo đảm cạnh tranh hoàn hảo, điều chỉnh giá cả, tiền lương huy động tài chính
thông qua sự chỉ đạo, tạo điều kiện cho doanh nghiệp muốn đầu tư tại địa
phương.
17
Thứ hai, do ngân sách cấp huyện có vai trò quan trọng trong việc giải
quyết vấn đề xã hội
Thông qua sự điều chỉnh quyết định cấp trên giao tiến hành phân bố dự toán
Ngân sách thực hiện các chính sách trợ cấp xã hội, trợ giá, kế hoạch hoá dân
số, giải quyết công ăn việc làm. Phát triển ngành lao động truyền thống tận
dụng được lao động nhàn rỗi.
Thứ ba, xây dựng, thực hiện các phần kế hoạch kinh tế - xã hội huyện là
đơn vị hành chính cơ sở
Thông qua thu Ngân sách mà nguồn thu được tập trung nhằm tạo lập
quỹ Ngân sách, đồng thời giúp các cấp thực hiện kiểm tra, kiểm soát điều
chỉnh các hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo đúng pháp luật. Thu Ngân sách
góp phần đảm bảo công bằng, duy trì phát triển sản xuất, nâng cao hiệu lực
quản lý nhà nước, nâng cao dân trí sức khoẻ cho người dân. Quản lý Ngân sách
cấp huyện là nhân tố cơ bản quyết định sự tồn tại phát triển hay trì trệ của toàn
bộ bộ máy chính quyền. Mỗi bộ phận là sự kết hợp của nhiều người có mục
tiêu hội tụ với nhau. Các cơ quan chỉ hoạt động tốt khi nó được tiến hành các
hoạt động của mình phù hợp với yêu cầu của các quy luật có liên quan điều này
biểu hiện quản lý Ngân sách cấp huyện đúng đắn giúp cho tổ chức hạn chế
được nhược điểm của mình, liên kết được mọi người tạo ra niềm tin sức mạnh
và truyền thống, tận dụng mọi cơ hội và sức mạnh tổng hợp của các tổ chức
bên ngoài.
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
1.2.1. Mục đích, yêu cầu và công cụ quản lý thu NSNN
Công tác quản lý thu NSNN nhằm vào việc phát hiện, khai thác, bồi
dưỡng, tạo mới và tính toán chính xác các nguồn tài chính đất nước và đồng
thời với đó là hoàn thiện các chính sách chế độ về thu cho phù hợp và đây là
một trong những nhiệm vụ lớn của nhà nước trong tổ chức quản lý kinh tế.
Trong công tác quản lý thu ngân sách, nhà nước kiểm soát, điều tiết các
hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế, kiểm soát thu nhập
18
của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm động viên vào ngân sách một cách
công bằng và hợp lý đúng luật pháp, đúng định hướng đề ra.
Với vai trò rất quan trọng của quản lý thu ngân sách vì vậy việc xác định
chính xác mục đích, yêu cầu về công tác quản lý cũng như việc sử dụng các
phương thức và công cụ quản lý đảm bảo đồng bộ có hiệu quả trong công tác
này là một trong các nội dung cơ bản về quản lý thu NSNN.
1.2.1.1 Mục đích quản lý thu ngân sách nhà nƣớc
Thu NSNN là việc động viên một phần nguồn tài chính của xã hội vào
tay của nhà nước dưới các hình thức thu thuế, phí, lệ phí, bán tài nguyên, tài
sản quốc gia, các khoản thu trong các doanh nghiệp nhà nước…Quản lý thu
NSNN chính là quản lý các hình thức động viên đó. Xuất phát từ bản chất của
thu NSNN, của quản lý thu ngân sách phải đảm bảo các yêu cầu cụ thể:
ảm ảo tập trung m t phận nguồn lực tài chính qu c gi vào t y
Nhà n c ể tr ng trải c c hoản chi phí cần thiết củ Nhà n c trong từng
thời ỳ cụ thể theo úng c c quy nh ph p luật về thu ng n s ch.
Việc động viên một phần nguồn lực tài chính quốc gia vào tay nhà nước
là yêu cầu không thể thiếu được đối với mọi nhà nước. Động viên vào ngân
sách nhiều hay ít tuỳ thuộc vào chức năng nhiệm vụ mà nhà nước đảm nhận,
tuỳ thuộc vào cách thức sử dụng nguồn lực tài chính của nhà nước cũng như
khả năng tạo ra nguồn lực tài chính của nền kinh tế. Mức động viên nguồn lực
tài chính quốc gia vào tay nhà nước thường chịu sự tác động của nhiều yếu tố
khác nhau trong đó cơ bản là: mức thu nhập GDP bình quân đầu người, tỷ suất
doanh lợi trong nền kinh tế, mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nước,
tổ chức bộ máy thu nộp.
Do đó, công tác quản lý thu phải đảm bảo được yêu cầu tập trung nguồn
lực của nền kinh tế vào trong tay nhà nước và nội dung quản lý thu ngân sách
không đơn thuần là quản lý các hình thức thu và số thu mà còn phải tổ chức
quản lý các yếu tố có ảnh hưởng đến thu NSNN.
19
ảm ảo huyến hích thúc ẩy sản xuất ph t triển tạo r nguồn thu
củ NSNN ngày càng l n hơn.
Quản lý thu ngân sách phải căn cứ trên tình hình thực tế của nền kinh tế
tránh hiện tượng thu thoát ly thực trạng kinh tế. Thu ngân sách không vì yêu
cầu đảm bảo nhu cầu trang trải các khoản chi phí của nhà nước mà gia tăng
không có cơ sở khoa học, phi thực tế, gây kìm hảm đối với các hoạt động sản
xuất kinh doanh. Vì vậy, trong quản lý thu NSNN từ việc hoạch định chính
sách, chế độ thu cho đến tổ chức thực hiện phải luôn luôn phân tích, đánh giá
thực trạng kinh tế, thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh để có chính sách,
chế độ, biện pháp chỉ đạo thu thích hợp. Quản lý thu phải đảm bảo huy động
hợp lý các nguồn lực từ xã hội vào tay nhà nước, có sự hài hòa trong sự phân
chia nguồn lực giữa nhà nước và các cá nhân tổ chức trong nền kinh tế để
khuyến khích được sự phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo
ra các nguồn thu ngày càng lớn hơn cho ngân sách. Để đảm bảo được yêu cầu
này, quản lý thu ngân sách phải coi bồi dưỡng nguồn thu là mục tiêu có tính
chất quyết định đến sự ổn định và phát triển của thu NSNN.
rong qu trình quản lý thu phải coi trọng y u cầu công ằng xã h i
ảm ảo thực hi n nghi m túc úng n c c chính s ch chế thu do cơ
qu n có thẩm quyền n hành.
Thu NSNN xét ở một góc độ nào đó là sự phân phối lại thu nhập giữa
các tầng lớp dân cư thông qua bộ máy quyền lực của nhà nước. Sự phân phối
đó là cần thiết cả về khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã hội, tuy nhiên sự phân
phối đó luôn luôn chứa đựng trong nó những mâu thuẫn về mặt lợi ích. Một sự
động viên thiếu công bằng sẽ khoét sâu những mâu thuẫn đó làm phương hại
đến tính ổn định và phát triển KT-XH của một quốc gia. Vì vậy, trong quá
trình quản lý thu NSNN phải luôn luôn coi trọng khía cạnh công bằng xã hội.
Công bằng xã hội trong quản lý thu NSNN đòi hỏi việc tổ chức động
viên phải sát với khả năng đóng góp của người dân theo nguyên tắc công bằng
theo chiều ngang và chiều dọc. Để đảm bảo được yêu cầu của công bằng xã
20
hội, trong công tác lập nên chính sách pháp luật về thu phải đặc biệt chú trọng
đến tính công bằng của các khoản thu, phải được đại đa số người dân chấp
nhận; trong quá trình tổ chức, quản lý, động viên các khoản thu của NSNN
không thể tiến hành một cách chủ quan, tuỳ tiện mà phải tuân thủ đầy đủ chính
sách chế độ thu đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành. Coi trọng yếu tố
công bằng trong quản lý thu và thực hiện nghiêm túc công tác thu nộp ngân
sách theo pháp luật là yêu cầu quyết định đến sự thành công của một chính
sách thu của nhà nước.
1.2.1.2. Công cụ quản lý thu ngân sách nhà nƣớc
Để thực hiện hiệu quả các yêu cầu về quản lý thu NSNN, điều quan
trọng là cần xác lập được phương thức quản lý thích hợp, phương thức quản lý
thu NSNN hiện nay là:
Quản lý NSNN là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan
quyền lực nhà nước các cấp, đây cũng là hệ quả tất yếu của quá trình phân cấp,
phân quyền giữa các cơ quan công quyền kể từ khi xuất hiện NSNN. Vì vậy,
thẩm quyền và trách nhiệm giám sát NSNN của cơ quan quyền lực nhà nước
các cấp đều được xác lập rõ ràng trong Hiến pháp, trong Luật. Để thực hiện
trách nhiệm giám sát thu NSNN, các cơ quan quyền lực nhà nước sử dụng một
số công cụ chủ yếu để thực thi nhiệm vụ của mình cụ thể bao gồm các công cụ
cơ bản: pháp luật, mục lục NSNN, kế hoạch hóa, kiểm toán.
Công cụ ph p luật
Đây là công cụ chung nhất để phục vụ cho quản lý nhà nước ở mọi quốc
gia, gắn liền với sự hình thành và phát triển của Nhà nước. Xu hướng chung,
cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, năng lực quản của nhà nước cũng
ngày càng được nâng cao đã làm cho hệ thống pháp luật, cũng ngày càng được
đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn. Pháp luật luôn giữ vị trí hàng đầu trong số các
công cụ mà Nhà nước phải sử dụng để quản lý nền kinh tế.
21
Quản lý thu NSNN, trước hết có Luật NSNN, các Luật thuế các văn bản
hướng dẫn thi hành các luật này, các Luật, các văn bản khác được ban hành,
quy định các vấn đề cụ thể liên quan đến thu ngân sách.
ục lục NSNN
Là bảng phân loại thu, chi NSNN theo những tiêu thức khoa học giúp
cho quá trình hạch toán, kiểm toán và thống kê NSNN được nhanh chóng,
chính xác do đó Mục lục NSNN đã trở thành công cụ rất quan trọng trong suốt
quá trình quản lý NSNN nói chung và thu ngân sách nói riêng. Thực tiễn quản
lý NSNN ở tất cả các quốc gia trên thế giới, nước nào cũng phải thiết lập hệ
thống Mục lục NSNN cho riêng mình.
Dựa vào các chỉ tiêu, số liệu đã thống kê theo Mục lục NSNN có thể
thấy: nội dung kinh tế, nghành kinh tế, khu vực kinh tế, cấp quản lý, tổ chức
quản lý của từng khoản thu NSNN. Mục lục NSNN giúp cho việc thống kê các
khoản thu vào ngân sách được sắp xếp theo trật tự nhất định tạo sự rõ ràng giúp
cho các cơ quan quản lý, các nhà quản lý căn cứ vào đó dễ dàng nhận thấy bức
tranh tổng thể về thu ngân sách để có quản lý phù hợp.
Kế hoạch hó
Kế hoạch hóa cũng là công cụ quan trọng mà Nhà nước phải sử dụng
trong quản lý điều hành nền kinh tế. Trong quản lý NSNN nói chung và trong
quản lý thu Ngân sách Nhà nước kế hoạch hóa là công cụ quan trọng, có thể
nói rằng không thể quản lý tốt NSNN nếu không có một kế hoạch tốt. Để đảm
bảo kế hoạch thu Ngân sách Nhà nước không quá xa vời so với thực tế thì khi
đưa ra kế hoạch phải căn cứ:
Căn cứ vào các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KT-XH mà thẩm tra,
đánh giá tính phù hợp của các chỉ tiêu thu trong dự toán NSNN. Đồng thời
cũng phải căn cứ vào mức độ của các chỉ tiêu thu đã được xác lập trong dự
toán NSNN mà điều chỉnh lại mức độ của các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển
KT-XH làm cho 2 bản kế hoạch lớn của nhà nước có sự phù hợp và khả thi.
22
Trong thực hiện, phải luôn đối chiếu giữa mức độ chấp hành thu, với
mức độ thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KT-XH để xác định mỗi
đồng tiền thu vào NSNN được hình thành từ kết quả của các hoạt động kinh tế
của các tổ chức, cá nhân hay từ các quyền sở hữu đích thực của nhà nước.
Khi phê chuẩn quyết toán ngân sách cho một năm đã qua nhất thiết phải
rà soát lại các kết quả đích thực về phát triển KT-XH của năm đó so với các chỉ
tiêu về NSNN. Những thành tựu hay những yếu kém trong quản lý của Nhà
nước được bộc lộ một cách rõ nét nhất thông qua số liệu quyết toán NSNN và
kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH cùng kỳ.
Kiểm to n
Quản lý NSNN chỉ được coi là công khai, minh bạch khi có sự đánh giá
của các tổ chức, cá nhân từ bên ngoài. Một trong những chỗ dựa cho những
người cần thông tin về tình hình quản lý NSNN là các báo cáo của các tổ chức
kiểm toán; đặc biệt là kiểm toán nhà nước.
1.2.2 Quản lý thu ngân sách nhà nƣớc cấp huyện
1.2.2.1. Khái niệm quản lý thu ngân sách nhà nƣớc cấp huyện
Quản lý thu NSNN cấp huy n là qu trình nhà n c sử dụng tổng hợp
các công cụ, bi n pháp dựa trên quyền lực chính tr củ nhà n c ể tập
trung các nguồn lực trong nền KT-XH tại ph ơng cho nhà n c theo quy
nh của pháp luật và kiểm soát các nhân t ảnh h ởng ến thu ngân sách
theo úng mục ti u mà nhà n c ã ề ra.
Quản lý các nội dung thu ngoài thuế cũng có những ý nghĩa quan trọng
nhất định của nó. Quản lý về thu có vai trò trong ổn định môi trường kinh tế-
chính trị - xã hội trên tất cả mọi mặt của đời sống. Quản lý các nguồn thu từ tài
nguyên khoáng sản nhằm sử dụng tốt các điều kiện về tự nhiên mà thiên nhiên
ban tặng phục vụ có hiệu quả trong phát triển kinh tế. Quản lý các khoản phí lệ
phí góp một phần động viên vào NSNN và quan trọng là khẳng định vai trò và
vị trí của nhà nước trong các hoạt động của xã hội…
23
1.2.2.2. Hệ thống văn bản quản lý thu ngân sách
Hiện nay, quản lý thu ngân sách nói chung và quản lý thu ngân sách cấp
huyện nói riêng chịu sự điều chỉnh của Luật ngân sách nhà nước và các văn
bản pháp luật khác có liên quan, cụ thể:
Luật ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002
Nghị định số 60/2003/NĐ-CP 6/6/2003 của chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước 2002
Luật ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015.
Nghị định 163/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi
tiết cho luật ngân sách năm 2015.
Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước.
Nghị Quyết số 15/2014/NQ-HĐND ngày 24/12/2014 của HĐND huyện
Hòn Đất khóa X, kỳ họp thứ 3 về việc phê chuẩn dự toán thu, chi ngân sách
nhà nước trên địa bàn huyện năm 2015.
Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 23/12/2015 của UBND tỉnh
Kiên Giang về dự toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách năm 2016.
Nghị Quyết số 13/2015/NQ-HĐND ngày 25/12/2015 của HĐND huyện
Hòn Đất về việc phê chuẩn dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn
Huyện năm 2016.
1.2.2.3. Tổ chức bộ máy thu nộp ngân sách cấp huyện
Bộ máy thu nộp ngân sách cấp huyện tập chung chủ yếu tại Chi cục thuế
huyện, gồm có Chi cục trưởng và một số Phó Chi cục trưởng.
Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thuế và trước
pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Thuế trên địa bàn. Phó Chi cục
trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực
công tác được phân công phụ trách.
24
Đối với Chi cục Thuế thực hiện thu thuế hàng năm từ 300 tỷ đồng trở
lên trừ thu từ dầu thô và tiền thu về đất, hoặc quản lý thuế trên 1.000 doanh
nghiệp, cơ cấu bộ máy gồm các Đội: Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp
thuế; Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học; Đội Thanh tra thuế; Một số Đội
Kiểm tra thuế; Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; Đội Tổng hợp - Nghiệp
vụ - Dự toán; Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân; Đội Kiểm tra nội bộ; Đội
Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - ấn chỉ; Đội Trước bạ và thu khác; Một số Đội
thuế liên xã phường.
Đối với Chi cục Thuế thực hiện thu thuế hàng năm dưới 300 tỷ đồng trừ
thu từ dầu thô và tiền thu về đất, cơ cấu bộ máy gồm các Đội: Đội Tuyên
truyền - Hỗ trợ người nộp thuế; Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học; Một
số Đội Kiểm tra thuế; Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; Đội Tổng hợp -
Nghiệp vụ - Dự toán; Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - ấn chỉ; Đội Trước
bạ và thu khác; Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân; Một số Đội thuế liên xã,
phường.
Theo quy định hiện nay, công tác quản lý thu ngân sách cấp huyện phải
tuân theo chu trình NSNN, được phân thành 3 giai đoạn như sau: lập dự toán,
chấp hành dự toán và quyết toán.
1.2.2.4. Quy trình quản lý thu ngân sách nhà nƣớc
Thứ nhất, Lập dự toán thu ngân sách
Dự toán NSNN hàng năm được lập làm căn cứ cho việc ra kế hoạch của
các đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ thu. Trong quá trình lập dự toán, có
quy định cụ thể về thời gian thực hiện theo từng nội dung cụ thể.
Các nội dung thu NSNN phải được tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi
tiết các nội dung thu, chi tiết theo các sắc thuế.
Dự toán phải được lập đúng theo quy định về biểu mẫu, nội dung và thời
hạn đã quy định.
Dự toán phải có kèm theo báo cáo thuyết minh cụ thể về cơ sở, căn cứ
tính toán các nội dung trong dự toán.
25
Căn cứ lập dự toán:
Nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng- an ninh, các
chỉ tiêu cụ thể của năm kế hoạch.
Chính sách, các quy định cụ thể về chế độ thu ngân sách trong đó cụ thể
là có các luật thuế của hệ thống thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành, các quy
định về thu phí lệ phí, các quy định về thu phạt,... đây là các căn cứ pháp lý
quan trọng nhất cho việc xác định các chỉ tiêu về thu NSNN.
Phân cấp nguồn thu ngân sách nhà nước mà cụ thể phân chia tỷ lệ hưởng
các khoản thu NSNN của các cấp ngân sách.
Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách,
hướng dẫn của ủy ban nhân dân các cấp về lập dự toán ở địa phương.
Số kiểm tra về dự toán thu, kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện thu
ngân sách các năm trước.
Quy trình lập dự toán ngân sách
Quy trình lập dự toán NSNN bao gồm các giai đoạn cụ thể như sau:
Xác lập và thông báo s kiểm tra:
Hàng năm, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về việc xây dựng kế
hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm sau. Bộ Tài chính ban hành
Thông tư hướng dẫn lập dự toán NSNN và thông báo số kiểm tra về dự toán
NSNN cho các bộ, cơ quan trung ương và UBND cấp tỉnh.
Sau khi số kiểm tra đã được xác lập, các bộ, cơ quan trung ương thông
báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc.
UBND cấp tỉnh tiếp tục hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán
ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp huyện.
UBND cấp huyện tiếp tục hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự
toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp xã.
Lập và thảo luận dự toán ngân sách
Các đơn vị trên cơ sở các văn bản hướng dẫn và số kiểm tra tiến hành
lập dự toán thu ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo cơ quan
26
quản lý cấp trên trực tiếp. Đơn vị dự toán cấp I xem xét, tổng hợp, lập dự toán
tổng thể báo cáo cơ quan tài chính, kèm theo bản thuyết minh chi tiết.
Cơ quan tài chính các cấp tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán ngân
sách với cơ quan, đơn vị cùng cấp và UBND, cơ quan tài chính cấp dưới; cơ
quan, đơn vị cấp trên phải tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán với các
đơn vị dự toán ngân sách trực thuộc trong quá trình lập dự toán.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với, các Bộ, cơ quan liên quan, tổng hợp
và lập dự toán thu NSNN, trình Chính phủ. Bộ Tài chính thừa uỷ quyền Thủ
tướng Chính phủ báo cáo và giải trình với Quốc hội về số dự toán thu NSNN.
Quyết nh, phân bổ, giao dự toán ngân sách nhà n c
Căn cứ vào các nghị quyết của Quốc hội, Bộ Tài chính trình Thủ tướng
Chính phủ giao nhiệm vụ thu ngân sách cho cơ quan trung ương theo từng
lĩnh vực; nhiệm vụ thu, tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa ngân sch trung
ương và ngân sách địa phương.
HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương, Căn cứ vào
nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, Sở Tài chính trình UBND cấp tỉnh quyết định
giao nhiệm vụ thu ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh; nhiệm
vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung
ương và ngân sách địa phương và giữa ngân sách các cấp chính quyền địa
phương.
Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu ngân sách của ủy ban
nhân dân cấp trên, ủy ban nhân dân trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán
ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình.
Thứ hai, Chấp hành dự toán thu ngân sách
Triển khai thực hiện các chỉ tiêu thu trong kế hoạch ngân sách năm từ
khả năng, dự kiến thành hiện thực. Từ đó, góp phần thực hiện các chỉ tiêu của
kế hoạch phát triển KT-XH của Nhà nước.
Trong khâu chấp hành dự toán thu phải đảm bảo thu đúng, thu đủ và thu
kịp thời vào NSNN đảm bảo phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
27
Trong tổ chức thu cần đảm bảo tính công bằng và tránh thất thu và phải đảm
bảo hiệu quả công tác thu nộp về mặt xã hội, đó là đảm bảo việc chi phí cho
mỗi đồng tiền thu vào ngân sách, gồm chi phí của công tác tổ chức bộ máy thu
nộp và cả chi phí của người nộp vào ngân sách là thấp nhất.
Kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức của
nhà nước trong quá trình chấp hành dự toán và thông qua đó có đánh giá sự
phù hợp của chính sách với thực tiễn.
Việc kiểm tra lại các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về thu
ngân sách là một yêu cầu quan trọng để làm căn cứ có các điều chỉnh cho phù
hợp với điều kiện cụ thể trong từng giai doạn và thời kỳ khác nhau.
Trên cơ sở nhiệm vụ thu cả năm được giao và nguồn thu dự kiến phát
sinh trong quý, cơ quan thu ngân sách lập dự toán thu ngân sách quý chi tiết
theo khu vực kinh tế, địa bàn và đối tượng thu chủ yếu. Các khoản thu nội địa
như thuế, phí, lệ phí thường do cơ quan thuế thực hiện, cơ quan Hải quan tổ
chức thu từ xuất nhập khẩu, cơ quan Tài chính và các cơ quan thu khác được
uỷ quyền thu các khoản thu còn lại của NSNN.
Các tổ chức cá nhân có nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế,
phí, lệ phí và các khoản thu khác vào NSNN theo quy định của pháp luật.
Về nguyên tắc toàn bộ các khoản thu của ngân sách nhà nước phải nộp
trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước, trừ một số khoản cơ quan thu có thể thu trực
tiếp song phải định kỳ nộp vào Kho bạc Nhà nước theo quy định.
Thứ ba, Quyết toán thu ngân sách nhà nƣớc
Số liệu trong báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, đầy đủ. Số
quyết toán là số thu đã thực nộp hoặc đã hạch toán thu NSNN qua Kho bạc
Nhà nước.
Báo cáo quyết toán phải theo đúng các nội dung trong dự toán được giao
và theo mục lục NSNN; báo cáo quyết toán năm phải có báo cáo thuyết minh
nguyên nhân tăng, giảm so với dự toán.
28
Kho bạc Nhà nước các cấp có trách nhiệm tổng hợp số liệu quyết toán
gửi cơ quan Tài chính cùng cấp để cơ quan Tài chính lập báo cáo quyết toán.
Kho bạc Nhà nước xác nhận số liệu thu ngân sách trên báo cáo quyết toán của
ngân sách các cấp.
Trình tự lập, xét duy t, thẩm nh và phê chuẩn quyết toán thu ngân
s ch nhà n c
Trước khi lập báo cáo quyết toán thu NSNN, cơ quan tài chính, KBNN
và cơ quan thu cùng cấp đôn đốc các cơ quan liên quan xử lý số tạm thu, tạm
giữ để nộp vào NSNN theo chế độ quy định; thực hiện đối chiếu số thu NSNN
phát sinh trên địa bàn và số thu đảm bảo khớp đúng cả về tổng số và chi tiết
theo Chương, Loại, Khoản, Mục và Tiểu mục của Mục lục NSNN theo quy
định của Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008.
Trình tự lập, gửi, thẩm định, phê chuẩn quyết toán thu ngân sách hàng
năm của ngân sách các cấp được tiến hành như sau:
Kế toán ngân sách xã lập quyết toán thu ngân sách cấp xã trình UBND
xã xem xét gửi Phòng Tài chính huyện; đồng thời UBND xã trình HĐND xã
phê chuẩn. Sau khi được HĐND xã phê chuẩn, UBND xã báo cáo bổ sung
quyết toán ngân sách gửi Phòng Tài chính huyện.
Phòng Tài chính huyện thẩm định quyết toán thu ngân sách xã; lập quyết
toán thu ngân sách cấp huyện; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu NSNN
trên địa bàn huyện và quyết toán thu ngân sách huyện (bao gồm quyết toán thu
ngân sách cấp huyện và cấp xã) trình UBND cấp huyện xem xét gửi Sở Tài
chính - Vật giá; đồng thời UBND cấp huyện trình HĐND cấp huyện phê
chuẩn. Sau khi được HĐND cấp huyện phê chuẩn, UBND báo cáo bổ sung,
quyết toán ngân sách gửi Sở Tài chính..
Sở Tài chính - Vật giá thẩm định quyết toán thu NSNN phát sinh trên địa
bàn huyện, quyết toán thu ngân sách huyện; lập quyết toán thu NSNN cấp
tỉnh; tổng hợp lập quyết toán thu NSNN trên địa bàn tỉnh và quyết toán thu
ngân sách địa phương (bao gồm: quyết toán thu ngân sách cấp tỉnh; quyết toán
29
thu ngân sách cấp huyện và quyết toán thu ngân sách cấp xã) trình UBND cấp
tỉnh xem xét gửi Bộ Tài chính; đồng thời UBND cấp tỉnh trình HĐND cấp
tỉnh phê chuẩn. Sau khi được HĐND cấp tỉnh phê chuẩn, UBND báo cáo bổ
sung, quyết toán ngân sách gửi Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính thẩm định quyết toán thu NSNN, báo cáo quyết toán thu
ngân sách địa phương; lập quyết toán thu ngân sách trung ương và tổng hợp
lập tổng quyết toán thu NSNN (bao gồm quyết toán thu ngân sách trung ương
và quyết toán thu ngân sách địa phương) trình Chính phủ xem xét để trình
Quốc hội phê chuẩn; đồng gửi cơ quan Kiểm toán Nhà nước.
1.2.2.5. Công tác thông tin tuyên truyền
Cơ quan nhà nước có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về thuế, phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc quản lý thuế, tạo
điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế (Điều 14, 15
của luật quản lý thuế). Cụ thể: phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành
của Huyện cũng như tổ chức những cuộc gặp gỡ, đối thoại, tập huấn, tuyên
dương người nộp thuế tốt… nhằm tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật
thuế đến với người nộp thuế một cách thiết thực. Từ đó đã làm cho các tổ
chức, cá nhân hiểu biết hơn về các chính sách thuế để tự giác đi vào thực hiện,
số lượng người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật đạt tỷ lệ ngày càng cao.
Hướng dẫn kịp thời các vướng mắc cho các tổ chức, cá nhân nộp thuế thông
qua việc trả lời bằng điện thoại, bằng văn bản hoặc trực tiếp tại cơ quan thuế;
tổ chức các cuộc đối thoại để giải đáp các vướng mắc và tiếp thu các ý kiến đề
xuất, kiến nghị của người nộp thuế về chính sách nhằm nghiên cứu, đề nghị về
trên hoàn thiện chính sách, chế độ thuế; tôn vinh kịp thời các doanh nghiệp,
hộ kinh doanh thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.
1.2.2.6. Kiểm tra và giám sát trong quá trình thực hiện thu NSNN
Thanh tra tài chính có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành pháp luật về
thu, chi và quản lý ngân sách, tài sản nhà nước của tổ chức, cá nhân.
30
Khi thực hiện thanh tra, thanh tra tài chính có quyền yêu cầu các tổ chức,
cá nhân xuất trình các hồ sơ, tài liệu liên quan; nếu phát hiện vi phạm, có
quyền kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi vào ngân sách nhà nước
những khoản chi sai chế độ, những khoản còn phải thu theo quy định. Tùy
theo tính chất, mức độ vi phạm, thanh tra tài chính có quyền xử lý hoặc kiến
nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối
với tổ chức, cá nhân vi phạm. Thanh tra tài chính phải chịu trách nhiệm về kết
luận thanh tra.
Thanh tra quản lý thu ngân sách nhà nước thực chất là thanh tra thuế,
theo đó thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những nội dung quan trọng của
công tác quản lý thu thuế nhằm bảo đảm cho các luật thuế, pháp lệnh thuế và
các văn bản hướng dẫn thi hành của Nhà nước về thuế được thực thi một cách
nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế - xã hội. Mục tiêu cụ thể của thanh tra,
kiểm tra thuế:
- Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hiện tượng trốn lậu thuế,
xâm tiêu tiền thuế, dây dưa nợ đọng thuế đối với các đối tượng nộp thuế và cơ
quan thu thuế.
- Phát hiện những bất hợp lý, những kẽ hẻ trong các luật thuế, pháp lệnh
thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành để kịp thời sửa đổi bổ sung và xác lập
các căn cứ hoàn thiện các biện pháp quản lý thu thuế thích hợp.
- Điều tra, xác minh để làm sáng tỏ những khiếu nại về thuế làm căn cứ
cho việc xử lý kịp thời những khiếu nại về thuế.
Yêu cầu đối với công tác thanh tra, kiểm tra thuế:
Thanh tra, kiểm tra thuế phải dựa vào các quy định của pháp luật và
tuân thủ theo pháp luật; coi pháp luật là cơ sở pháp lý và chuẩn mực để kết
luận vấn đề thanh tra, kiểm tra; tránh mọi biểu hiện chủ quan và tuỳ tiện trong
công tác thanh tra và kết luận vấn đề thanh tra, kiểm tra.
31
Thanh tra, kiểm tra thuế phải bảo đảm chính xác, khách quan, trung
thực; xử lý đúng người đúng tội, không bao che, không quy chụp cho các đối
tượng được thanh tra, kiểm tra.
- Thanh tra, kiểm tra thuế phải tuân thủ nguyên tắc công khai và
dân chủ.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý thu ngân sách nhà nƣớc
Thể chế cơ chế chính s ch li n qu n ến thu Ng n s ch Nhà n c
Mức độ phù hợp với thực tế của Luật và các qui định trong chính sách
của Nhà nước, của chính quyền địa phương liên quan đến công tác quản lý thu
ngân sách có tác động lớn đến kết quả và hiệu quả công tác quản lý thu ngân
sách ở địa phương. Nếu Luật và cơ chế chính sách về quản lý thu Ngân sách
Nhà nước phù hợp, linh hoạt thì sẽ khuyến khích nộp thuế và phí, tạo điều
kiện tăng nguồn thu, nuôi dưỡng nguồn thu, tránh được tình trạng tận thu.
Những qui định không phù hợp với thực tế sẽ gây khó khăn cho cấp địa
phương trong triển khai thực hiện thu ngân sách và quản lý thu ngân sách, khó
khăn trong vận dụng, không khuyến khích được các tổ chức kinh tế và cá nhân
làm kinh tế ở địa phương phát triển. Những qui định của chính quyền địa
phương nhằm cụ thể hóa những qui định trong Luật và chính sách của Trung
ương nếu không rõ ràng, nếu không sát với thực tế, nếu không chỉnh sửa, cập
nhật liên tục sẽ gây khó khăn cho đội ngũ triển khai, quản lý, dễ đưa đến tình
trạng xin - cho, nhũng nhiễu, tham nhũng.
B máy tổ chức, quản lý và con ng ời
Bộ máy tổ chức, quản lý đối với công tác thu Ngân sách Nhà nước là
một trong những nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả công tác quản lý thu
Ngân sách Nhà nước. Bộ máy được tổ chức, bố trí hợp lý, gọn nhẹ, được trang
bị kỹ thuật hiện đại sẽ giúp theo dõi, quản lý tốt tới từng đối tượng thực hiện
thu Ngân sách Nhà nước. Sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quản
lý thu Ngân sách Nhà nước, giữa chính quyền các cấp với các cơ quan chức
năng cũng hết sức quan trọng trong việc tổ chức, triển khai, theo dõi, giám sát
32
công tác thu Ngân sách Nhà nước tại từng đơn vị, công trình, đối tượng. Bên
cạnh đó, năng lực của cán bộ làm công tác quản lý thu Ngân sách Nhà nước
có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay không thành công, đến kết quả
và hiệu quả quản lý thu Ngân sách Nhà nước tùy theo vị trí công tác của cán
bộ trong hệ thống. Cán bộ với nhận thức, ý thức, nhiệt tình, bản lĩnh chính trị
cao, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, thông thạo sử dụng các công cụ
hiện đại sẽ giúp triển khai, quản lý tốt thu Ngân sách Nhà nước. Ngược lại,
cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ yếu sẽ dễ dẫn đến thất thu, bội chi
ảnh hưởng lớn đến khả năng tự cân đối Ngân sách Nhà nước tại địa phương.
rình phát triển KT-XH củ ph ơng
Trình độ phát triển KTXH của địa phương là một trong những nhân tố
quan trọng tác động đến kết quả thu Ngân sách Nhà nước ở địa phương. Địa
phương có hạ tầng tốt, có vị trí địa chiến lược thuận lợi cho phát triển kinh tế
và thông thương hàng hóa, có cơ chế chính sách thu hút đầu tư và khuyến
khích doanh nghiệp, cá nhân làm ăn kinh doanh sẽ là điểm đến của nhiều nhà
đầu tư trong và ngoài nước, tạo nên nguồn thu từ thuế cho Ngân sách Nhà
nước của địa phương. Doanh nghiệp càng làm ăn thuận lợi, càng phát triển thì
địa phương càng có cơ hội tăng thu ngân sách từ thuế. Trình độ phát triển
KTXH cũng ảnh hưởng đến nhận thức, tư duy của đối tượng nộp thuế. Những
qui định công khai, minh bạch của chính quyền địa phương, cùng với nhận
thức đúng đắn của đối tượng nộp thuế, phí sẽ là điều kiện tăng nguồn thu ngân
sách. Mặt khác, trình độ phát triển KT - XH kém, hạ tầng thấp kém sẽ không
thu hút được các nhà đầu tư, địa phương sẽ phải dành khoản ngân sách lớn
hơn cho chi phát triển, dễ dẫn đến mất cân đối thu, chi Ngân sách Nhà nước.
Có thể nói, trình độ phát triển KT- XH của địa phương có tác động không nhỏ
đến nhận thức của người quản lý, triển khai thu, chi Ngân sách Nhà nước, đến
nhận thức của đối tượng nộp thuế, đối tượng thực hiện các công việc từ nguồn
Ngân sách Nhà nước, và do đó có ảnh hưởng đến hiệu quả công tác thu, chi
Ngân sách Nhà nước ở địa phương.
33
1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG TRONG
QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH VÀ BÀI HỌC RÚT RA ĐỐI VỚI
HUYỆN HÒN ĐẤT
1.3.1. Kinh nghiệm của quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Quận Bình Thạnh nằm về phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh, ở vị
trí cửa ngõ thành phố, là vùng đất có một vị trí chiến lược quan trọng. Phía
Đông Bắc giáp với quận 2 và Thủ Đức; ở phía Nam, Bình Thạnh và quận 1
cách nhau bởi con rạch Thị Nghè; về phía Tây - Tây Bắc giáp với quận Gò
Vấp và Phú Nhuận. Quận Bình Thạnh có sông Sài Gòn bao quanh mạn Đông
Bắc. Cùng với sông Sài Gòn các kinh rạch: Thị Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh,
Thanh Đa, Hố Tàu, Thủ Tắc... đã tạo thành một hệ thống đường thủy đáp ứng
lưu thông cho xuồng, ghe nhỏ đi sâu vào các khu vực trên khắp địa bàn Bình
Thạnh, thông thương với các địa phương khác. Quận Bình Thạnh được xem là
một nút giao thông quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh bởi vì Bình Thạnh
là điểm đầu mối gặp gỡ các quốc lộ: Quốc lộ 1, Quốc lộ 13; là cửa ngõ đón
con tàu thống nhất Bắc Nam qua cầu Bình Lợi vào ga Hòa Hưng và lại có Bến
xe khách Miền Đông.
Trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, đặc biệt công tác quản
lý thu thuế, phí và lệ phí được thực hiện như sau: trên cơ sở đề án ủy nhiệm
thu được UBND thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt, Chi cục thuế thực hiện
quản lý thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh đối với các doanh
nghiệp và các hộ kinh doanh có doanh thu lớn, thuế chuyển quyền sử dụng
đất, thu tiền thuê đất,thu cấp quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ; cấp phường
tổ chức thu thuế nhà đất, môn bài từ bậc 4 đến bậc 6, thuế công thương nghiệp
đối với hộ kinh doanh nhỏ, người trực tiếp thực hiện ủy nhiệm thu và phường
được trích tỷ lệ hoa hồng ủy nhiệm thu từ kinh phí của Chi cục thuế. Việc
phân cấp nguồn thu cũng như tỷ lệ điều tiết các khoản thu giữa các cấp ngân
sách được thực hiện ổn định trong 4 năm đã từng bước nâng các được tính chủ
động và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong điều hành ngân sách,
34
tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Phòng tài chính kế hoạch
Quận đã tổ chức lập dự toán chấp hành quyết toán thu ngân sách, công tác dân
vận thực hiện các khoản thu phí, lệ phí rõ ràng, minh bạch. Các cán bộ thuộc
phòng tài chính kế hoạch Quận luôn được tập huấn thường xuyên, thực hiện
chế độ đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyện môn trong lĩnh vực lập dự toán
và phân bổ dự toán ngân sách. Hiện nay phòng tài chính- kế hoạch đã có đội
ngũ cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực mình phụ trách, cán bộ cấp trên thường
xuyên có những chỉ đạo rõ ràng tới các phòng ban thực hiện việc kiểm tra chỉ
đạo từng mảng hoạt động. Để việc thu nhập có hiệu quả cao thì công tác tiếp
xúc với nhân dân đóng vai trò quan trọng các khoản thu ngân sách Quận
hưởng theo tỷ lệ phần trăm điều tiết.
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách của của huyện Hƣớng
Hóa, tỉnh Quảng Trị
Hướng Hóa là huyện Miền núi phía tây của tỉnh Quảng Trị giáp với
nước bạn Lào có Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo. Trong 5 năm trở lại đây, huyện
Hướng Hóa đã luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu được
giao, năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo nguồn lực tài chính để huyện hoàn
thành nhiệm vụ kinh tế chính trị Tỉnh giao hàng năm, thực hiện thắng lợi các
Nghị quyết về phát triển KT-XH của huyện đề ra. Để đảm bảo nguồn thu của
ngân sách Nhà nước, các chế độ thu quốc doanh, các pháp lệnh về thuế công
thương nghiệp, thuế nông nghiệp được bổ sung sửa đổi, hệ thống thu ngân
sách được cải cách, các bộ luật Thuế áp dụng thống nhất cho các thành phần
kinh tế được xây dựng và hoàn thiện từng bước.
Thứ nhất, công tác quản lý thu thuế
Xác định thuế là nguồn thu chính của ngân sách huyện nên những năm
qua Huyện ủy, HĐND và UBND huyện Hướng Hóa đã tập trung chỉ đạo
quyết liệt đối với công tác thu ngân sách nói chung mà nhất là công tác thu
thuế. Chi cục thuế Hướng Hóa đã phối kết hợp chặt chẻ với lực lượng Biên
phòng và Hải quan Cửa Khẩu quốc tế Lao Bảo thực hiện có hiệu quả công tác
35
đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, do vậy công tác quản lý thu
thuế đã đạt những kết quả to lớn. Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế của huyện
không ngừng được củng cố và tăng cường, chất lượng đội ngũ cán bộ thuế đã
có bước thay đổi rõ nét về trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức, góp phần
quyết định đến việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán ngân sách
hàng năm được tỉnh giao. Công tác quản lý thu thuế đã chuyển biến theo
hướng tích cực, công khai, dân chủ, minh bạch, đẩy mạnh cải cách thủ tục
hành chính, ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế ngày càng được nâng lên.
Bên cạnh đó việc tìm ra các giải pháp để quản lý các khoản thu có hiệu
quả, đảm bảo công bằng, khuyến khích các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp
mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của huyện cũng là vấn đề rất được quan tâm đề ra. Ngoài ra để khắc phục tình
trạng thất thu thuế chi cục thuế đã tổ chức quản lý thu theo định mức chủ yếu
của từng loại hình SXKD, cách làm này đã mang lại hiệu quả cao.
Chi cục thuế huyện Hướng Hóa đã tổ chức tập huấn những kiến thức cơ
bản về thuế, quy trình quản lý hộ kinh doanh cá thể, biện pháp khai thác
nguồn thu mới, đôn đốc thu nợ … cho lực lượng làm công tác ủy nhiệm thu ở
xã, phường và các Ban quản lý, nhờ đó công tác ủy nhiệm thu đã mang lại
nhiều kết quả.
Thứ hai, công tác quản lý thu phí, l phí
Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn trong thu ngân sách của huyện nhưng
thu phí, lệ phí đã góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương. Các đơn vị
được giao thu phí, lệ phí chủ yếu là các Ban quản lý chợ, Khu kinh tế - thương
mại đặc biệt Lao Bảo, các trường thuộc phòng Giáo dục, phòng Quản lý đô
thị, phòng Tài nguyên môi trường, phòng Tư pháp, Công ty Môi trường đô thị,
UBND các xã, thị trấn. Nhìn chung các đơn vị đã tổ chức thực hiện công tác
thu phí, lệ phí tương đối tốt, hoàn thành dự toán thu được giao và quyết toán
kịp thời với cơ quan Thuế. Chi cục thuế huyện cũng đã thường xuyên kiểm tra
việc chấp hành chế độ và quyết toán thu nộp phí, lệ phí của các đơn vị. Qua
36
thanh tra, kiểm toán định kỳ chưa phát hiện cơ quan, đơn vị nào tự ý đặt ra
các khoản phí, lệ phí ngoài quy định.
1.3.3. Thu ngân sách nhà nƣớc ở huyện Đắk Mil tỉnh Đăk Nông
Đắk Mil có diện tích tự nhiên là 68.000 ha, dân số 87.000, là huyện có
vị trí địa lý nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Đăk Nông, cách thị xã Gia Nghĩa
(trung tâm hành chính của tỉnh Đăk Nông) 60 km về phía Tây và Buôn Ma
Thuột (trung tâm hành chính của tỉnh Đăk Lăk) 57 km về phía Bắc theo Quốc
lộ 14. Có 10 đơn vị hành chính, trong đó thị trấn Đăk Mil là trung tâm hành
chính của huyện.
Công tác quản lý thuế
Tổng thu về thuế, phí và lệ phí được 117,7 tỷ đồng, đạt 115,4% dự toán
tỉnh giao và bằng 141,5% so với số thực hiện năm 2010. Trong đó, số thu từ
các doanh nghiệp nhà nước ước khoảng 8,2 tỷ (bằng 78% DTPL), thu từ khu
vực kinh tế NQD là 91,3 tỷ (bằng 114,6% DTPL).
Có 6/8 khoản thu dự kiến bằng hoặc có mức tăng trưởng so với năm
2010: Lệ phí trước bạ bằng 170,3%; Khu vực công thương nghiệp (NQD)
148,5%; Thuế thu nhập cá nhân 148,8%; Tiền thuê đất 130,3%; Thu phí, lệ
phí 135,6%; thuế nhà đất 101,4%.
Có 2/8 khoản thu giảm so với năm 2010: thuế sử dụng đất nông nghiệp
bằng 33,7%; quốc doanh bằng 88,7%.
Ngành thuế đã bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền địa
phương và ngành thuế cấp trên, phối hợp tốt với các cấp ngành trong công tác
quản lý thuế.
Cán bộ, công chức ngành thuế đoàn kết, có trách nhiệm, trình độ, năng
lực chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được nhiệm vụ, lãnh đạo ngành thuế có
kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành, phát huy tính dân chủ trong chương
trình công tác; Chính sách thuế của nhà nước tương đối hoàn thiện, tạo hành
lang pháp lý để thực hiện quản lý thuế một cách có hiệu quả;
37
Sự quan tâm chỉ đạo của ngành thuế cấp trên, sự chỉ đạo sâu sát của
chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã, thị trấn trong công tác thu ngân
sách; sự phối hợp của các đơn vị có liên quan trong công tác phối hợp chống
thất thu ngân sách.
Hiệu quả thu thuế nợ đọng có những tháng chưa cao; Công tác khai thác
nguồn thu ở các lĩnh vực khác như: xây dựng cơ bản vãng lai, khai thác tài
nguyên tuy đã có sự phối hợp với các ngành nhưng kết quả chưa cao.
Công tác thu thuế chỉ tập trung vào những ngày cuối tháng (Sau khi các
doanh nghiệp, hộ kinh doanh hết hạn nộp hồ sơ khai thuế), do đó chất lượng
đôn đốc nộp thuế chưa cao, nếu chủ quan có thể để số nợ phát sinh trong
tháng chuyển qua tháng khác, làm phát sinh tăng nợ.
1.3.4. Bài học rút ra đối với huyện Hòn Đất
Qua nghiên cứu quá trình quản lý thu ngân sách nhà nước tại một số địa
phương trong cả nước, trong công tác quản lý thu ngân sách tại huyện Hòn
Đất, tỉnh Kiên Giang có thể rút ra một số kinh nghiệm, theo đó bao gồm:
M t là, tiếp tục rà soát và đơn giản hóa hệ thống pháp luật về thuế, tạo
điều kiện cho DN trong quá trình thực hiện, đơn giản hóa thủ tục hành chính
về mức thuế suất, phương pháp tính, giá tính… cũng như mẫu biểu kê khai.
Hai là, tăng cường tuân thủ tự nguyện thông qua tuyên truyền, giáo dục,
tuyên truyền bằng cả các phương tiện truyền thông cũng như mạng xã hội.
Ba là, cần áp dụng hệ thống quản lý thuế hiện đại dựa trên nền tảng tin
học hiện đại tiến tới áp dụng tự động hóa đầy đủ các mẫu kê khai thuế; tăng
cường sử dụng các hình thức dịch vụ thanh toán hiện đại của các ngân hàng
thương mại như: thu thuế qua ATM, bưu điện, internet…
B n là, không ngừng nâng cao năng lực nghiệp vụ của cán bộ công chức
quản lý thuế, hải quan với việc tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên
môn… Từ đó, tạo ra một đội ngũ quản lý thuế, hải quan giỏi về chuyên môn,
nghiệp vụ, trung thực khách quan.
38
Năm là, Tăng cường công tác khai thác nguồn thu có hiệu quả, đặc biệt
cần thực hiện thường xuyên, có chiều sâu và thông qua nhiều kênh thông tin
trong công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật thuế đến mọi tầng lớp dân
cư để tạo sự chuyển về nhận thức, trách nhiệm, nghĩa vụ thuế của người nộp
thuế.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã xây dựng khung lý thuyết với những vấn
đề chung về thu ngân sách, bao gồm khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng đến thu
ngân sách. Chương này cũng đã đi sâu tìm hiểu khái niệm về quản lý thu ngân
sách cấphuyện, nội dung quản lý thu ngân sách và các nhân tố ảnh hưởng đến
quản lý thu ngân sách, chương này cũng đề cập đến kinh nghiệm quản lý thu
ngân sách của một số địa phương, nhằm rút ra bài học kinh nghiệm quản lý thu
ngân sách đối với huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Điều đó sẽ làm nền tảng
cho việc phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách trên địa bàn
huyện trong chương 2 và và đề xuất giải pháp hoàn thiện ở chương 3.
39
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG
ĐẾN QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH TẠI HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH
KIÊN GIANG
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hòn Đất là huyện nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên thuộc tỉnh Kiên
Giang, có diện tích tự nhiên gần 104.000 ha với 80% đất lúa, tương đương với
diện tích của một số tỉnh trong khu vực. Huyện có 12 xã và 02 thị trấn với dân
số hiện nay trên 171.000 người, trong đó dân tộc Kinh 86,4%, dân tộc Khmer
12,8%, đa số sống bằng nghề nông nghiệp. Do diện tích đất nông nghiệp bình
quân trên 0,7 ha/người và sản xuất lúa từ 2-3 vụ/năm với năng suất cao, sản
lượng lương thực trên dưới 1 triệu tấn…nên hàng năm đã góp phần quan trọng
cho tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 13,05% , thu nhập bình quân đầu người
năm 2013 ước đạt 35 triệu đồng/người/năm, tăng 6,5 triệu đồng so với năm
2011, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 4,42%.
Với vị trí địa kinh tế là vùng trọng điểm lúa gạo của vùng Tứ giác Long
Xuyên, huyện Hòn Đất còn nằm trên trục giao thông huyết mạch của đường
hành lang ven biển phía nam đang được Chính phủ xây dựng. Tuyến đường
này chạy dọc theo vịnh Thái Lan đi qua các nước tiểu vùng sông Mê Kong
(Việt Nam - Campuchia – Thái Lan) sẽ mở ra cơ hội giao thương toàn vùng và
quốc tế. Thêm vào đó, Hòn Đất là điểm trung tâm của “tam giác” phát triển du
lịch biển và thương mại dịch vụ Rạch Giá – Phú Quốc – Hà Tiên của tỉnh Kiên
Giang, nên có sự tác động nhất định vào khu “tam giác” này.
Những năm gần đây huyện Hòn Đất đã mở rộng mô hình tăng trưởng
sang một số lĩnh vực mà địa phương có thế mạnh như: nuôi trồng và khai thác
thủy, hải sản, khai thác khoáng sản đá và than bùn, công nghiệp chế biến lúa
40
gạo xuất khẩu, cụm công nghiệp chế biến thủy sản có mùi ở xã Lình Huỳnh,
đầu tư khai thác khu du lịch Hòn Đất…
Hòn Đất còn là một trong những địa phương có trữ lượng và chất lượng
đá xây dựng và than bùn lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong
đó, với “thương hiệu” đá Hòn Sóc hàng năm cung cấp cho thị trường khoảng
80.000m3 đá/năm và với 5 nhà máy khai thác chế biến hàng năm trên
2.600.000 tấn/năm than bùn để làm phân bón vi sinh phục vụ cho nông nghiệp
địa phương và các vùng phụ cận.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội từ năm 2012 đến 2016
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 13%/năm. Thu nhập bình quân đầu
người 42,5 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng
nông-lâm-ngư nghiệp giảm từ 72,68% xuống còn 61,47%; công nghiệp-xây
dựng tăng từ 9,57% lên 15,21%; thương mại-dịch vụ tăng từ 17,75% lên
23,32%, . Các tiềm năng, lợi thế về sản xuất lúa, thuỷ sản, công nghiệp chế
biến được quan tâm đầu tư và khai thác hiệu quả hơn.
Nông nghi p-thủy sản tăng tr ởng h ình qu n 8 5%/năm và giữ v i
trò quyết nh i v i t c tăng tr ởng inh tế củ huy n; trong đó, cây lúa
là cây trồng chủ lực tạo ra giá trị sản xuất lớn nhất trong cơ cấu ngành nông
nghiệp. Quy hoạch lại các vùng sản xuất, tập trung đầu tư hệ thống thuỷ lợi, đê
bao, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, vùng lúa chất lượng cao, thâm canh tăng vụ,
chuyển đổi trên 9.000 ha rừng sản xuất kém hiệu quả sang trồng lúa, nâng diện
tích đất lúa đến nay lên 81.846 ha. Đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, liên kết, hợp tác sản xuất... từ đó năng suất tăng từ 5,88
tấn/ha lên 6,31 tấn/ha. Sản lượng lúa tăng bình quân hàng năm 5%, năm 2014
đạt 1.047.000 tấn, chiếm gần 1/4 sản lượng của cả tỉnh. Hiệu quả sản xuất
ngày càng nâng lên, thu nhập bình quân 1 ha đất nông nghiệp đạt 42 triệu
đồng/năm (tăng 11,5 triệu đồng so với 2010). Chăn nuôi, sản xuất rau, màu,
cây công nghiệp, cây ăn trái được duy trì và từng bước phát triển.
41
Khai thác hải sản được đẩy mạnh, giải quyết việc làm cho khoảng
10.000 lao động mỗi năm, sản lượng đạt 44.000 tấn, tăng 4.000 tấn so với năm
2012, . Nuôi trồng thủy sản được quy hoạch lại, diện tích thả nuôi năm 2015 là
4.500 ha, sản lượng 17.700 tấn, diện tích tăng trên 3.000 ha, sản lượng tăng
15.500 tấn; trong đó, diện tích nuôi tôm 1.230 ha, sản lượng 600 tấn, đạt
47,36% . Triển khai cho thuê mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản bước đầu
đạt kết quả tốt, góp phần bảo vệ rừng phòng hộ và nguồn lợi thủy sản.
Công nghi p-x y dựng ph t triển h tăng tr ởng ình qu n
17 06%/năm. Thu hút được một số dự án lớn đầu tư vào công nghiệp như: 04
Nhà máy chế biến và dự trữ lương thực ở Mỹ Lâm, Sóc Sơn và Sơn Kiên đã đi
vào hoạt động, 03 dự án đang triển khai xây dựng ở Bình Sơn, Bình Giang và
thị trấn Hòn Đất; Nhà máy gạch không nung ở thị trấn Hòn Đất; Cụm công
nghiệp chế biến thủy sản Lình Huỳnh quy mô trên 30 ha... Công nghiệp khai
thác đá sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất phân bón vi sinh từ than bùn và
các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như: sửa chữa cơ khí, đóng tàu, mộc gia
dụng... có bước phát triển.
ĩnh vực th ơng mại-d ch vụ tăng tr ởng c o ình qu n 23 44%/năm.
Các dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng, ngân hàng, bảo hiểm, viễn
thông phát triển khá mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt, sản
xuất, kinh doanh của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch
vụ tăng bình quân 14,08% mỗi năm.
ài chính ng n s ch ợc quản lí chặt chẽ hơn. Triển khai thực hiện có
hiệu quả nhiều biện pháp tăng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, năm 2015
ước đạt 80 tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2012. Chi ngân sách đúng qui định,
cơ bản khắc phục tình trạng bội chi, tăng cường chi đầu tư phát triển. Triển
khai thực hiện tốt chủ trương khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính,
từ đó đã tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị chủ động hơn trong việc sắp
xếp, bố trí cán bộ, tiết kiệm chi, tăng thu nhập cho người lao động. Các tổ chức
42
tín dụng trên địa bàn hoạt động khá hiệu quả, phục vụ tốt yêu cầu vay vốn, góp
phần thúc đẩy kinh tế-xã hội của huyện phát triển.
Huy ng v n ầu t toàn xã h i 5.000 tỷ ồng . Xây dựng hoàn thành
một số công trình, dự án như: Cầu thị trấn Sóc Sơn, Cầu thị trấn Hòn Đất, Chợ
và khu dân cư Trung tâm thị trấn Sóc Sơn, đường Cống số 7-Thổ Sơn-Lình
Huỳnh, đường Mỹ Phước, Mỹ Hiệp Sơn, Mỹ Thái (giai đoạn 2), chợ Cầu số 2,
bến phà Kiên Bình, bến phà Số 3, Điện chiếu sáng công cộng trên Quốc lộ 80...
Kết cấu hạ tầng nông thôn từng bước hoàn thiện, 100% xã, thị trấn đã có
đường nhựa hoặc bê tông đến được trung tâm; tỷ lệ đường giao thông nông
thôn được bê tông hoá đạt 44,17%; hầu hết đường làng, ngõ xóm được cứng
hóa không lầy lội vào mùa mưa; tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 98,7%, hộ sử dụng
nước hợp vệ sinh đạt 85%. Qua đó đã tạo bước chuyển biến mới về phát triển
kinh tế-xã hội, làm thay đổi diện mạo nông thôn.
C c do nh nghi p ph t triển h tạo r nhiều vi c làm cho ng ời l o
ng góp phần giảm nghèo ở ph ơng. Toàn huyện có 283 doanh nghiệp
ngoài quốc doanh và trên 6.000 hộ kinh doanh cá thể, hàng năm giải quyết việc
làm cho khoảng 15.000 lao động. Kinh tế tập thể, kinh tế trang trại được duy
trì, tập trung củng cố kiện toàn các tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động kém hiệu
quả, đồng thời thành lập mới những mô hình kinh tế tập thể theo nhu cầu,
nguyện vọng của nhân dân. Đến nay, toàn huyện có 07 hợp tác xã và 82 tổ hợp
tác, so với đầu nhiệm kỳ tăng 04 hợp tác xã và 30 tổ hợp tác; tổng số có 143
trang trại các loại, trong đó 05 trang trại đã được cấp giấy chứng nhận và hoạt
động có hiệu quả.
2.1.3. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến quản lý
thu ngân sách huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Tình hình thời tiết, giá cả luôn có những biến động không thuận lợi cho
sản xuất kinh doanh, việc kinh doanh của các doanh nghiệp ở một số ngành
chủ yếu như: xây dựng cơ bản, khai thác khoán sản, sản xuất vật liệu xây dựng,
dịch vụ vận tải hàng hóa, kinh doanh môtô, xe máy đều có doanh số thấp, thu
43
từ khai thác hải sản gặp rất nhiều khó khăn do một số chủ doanh nghiệp không
cư trú tại địa bàn, một số đi đánh bắt xa bờ, và ý thức chấp hành thuế của một
số người nộp thuế không tốt; một số khác do hoạt động không hiệu quả, không
đủ chi phí cho hoạt động thường xuyên, chỉ hoạt động cầm chừng hoặc ngưng
nghỉ hoạt đông, do đó không có khả năng nộp. Mặt khác, do đặc trưng của
ngành nghề các doanh nghiệp khai thác hải sản không thực hiện được sổ sách
kế toán nên các doanh nghiệp khai hải sản không được hưởng các chính sách
ưu đãi của nhà nước để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, do đó
cũng cũng phần nào ảnh hưởng đến việc thu ngân sách của huyện.
Một số địa bàn rộng, vùng sâu, vùng xa không thực hiện uỷ nhiệm thu
thuế công thương nghiệp – ngoài quốc doanh, cán bộ quản lý địa bàn mỏng;
ảnh hưởng của tình hình kinh tế chung, số hộ kinh doang sản xuất vật liệu xây
dựng, mua bán vật liệu xây dựng gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ
sản phẩm. Do đó đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thu của địa bàn này. Sự tác
động của suy giảm kinh tế, tiếp tục thực hiện các chính sách miễn giảm thuế,
thực hiện các Luật thuế và Luật sửa đổi bổ sung của các Luật về thuế đã làm
ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thực hiện dự tóan thu của đơn vị. Chính
sách pháp luật thuế thường xuyên sửa đổi, bổ sung nên cũng gây không ít khó
khăn cho cán bộ thuế trong việc nghiên cứu, áp dụng thực hiện; bên cạnh đó,
tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế chưa nghiêm còn chây ỳ, dây dưa,
né tránh trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế;
Thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị định số
12/2015/NĐ-CP của Chính phủ (trong đó quy định đối tượng không chịu thuế
GTGT từ ngày 01/01/2015 đối với mặt hàng: Thức ăn gia súc, gia cầm; phân
bón và máy móc, thiết bị chuyên dung phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp).Thực hiện theo Nghị định 209/2013/NĐ-CP về miễn giảm thuế GTGT
của sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thuỷ
sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc
44
chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra
và ở khâu nhập khẩu…
Do thực hiện QĐ số 20/2014/QĐ-UBND ngày 12/5/2014 của UBND
tỉnh Kiên Giang, về việc quy định tỷ lệ tính tiền thuê đất, thuê mặt nước biển
từ 1,5 xuống 0,75 đã làm giảm số thuế và ảnh hưởng đến nguồn thu so với dự
toán xây dựng đầu năm, mặt khác do các đơn vị, doanh nghiệp thuê đất chưa
chấp hành tốt việc nộp tiền thuê đất hàng năm.
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG
2.2.1. Tình hình thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn từ 2012-2016
Trong những năm qua tình hình thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn
2012 - 2016 đã có những chuyển biến đáng kể, tình hình thu ngân sách trên địa
bàn được thể hiện ở bảng 2.1 dưới đây:
45
Bảng số 2.1: Thu NSNN chi tiết theo các khoản thu từ 2012-2016
ơn v tính: ri u ồng
Chỉ tiêu
Năm
2012
Năm 2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
(ƣớc)
A. Tổng thu NSNN
tại địa phƣơng
118.548 85.629 87.861 190.771 267.326
+ Thuế công thương
nghiệp
17.998 21.711 21.642 22.052 12.147
+ Thuế sử dụng đất
NN
117 54 19 13 14
+ Thuế nhà đất 139 8 18 10 9
+ Thu tiền sử dụng
dất
61.022 14.686 19.147 55.842 4.913
+ Thu tiền cho thuê
đất
2.248 1.777 2.271 2.063 687
+ Lệ phí trước bạ 5.210 6.044 6.633 7.050 4.746
+ Phí lệ phí 1.040 2.691 2.960 2.501 1.034
+ Thuế thu nhập cá
nhân
8.689 11.267 11.937 16.059 1.460
+ Thu khác ngân sách 3.790 13.614 5.876 567 2.254
+ Thu tại xã 877 726 1.246 4.039 588
ổng thu NS tr n
àn/Dự to n ợc
giao(%)
140,7% 85,6% 109,3% 243,9% 152,7%
Nguồn: o c o quyết to n NSNN huy n òn ất
46
2.2.2. Tình hình ban hành và thực hiện văn bản quản lý thu ngân
sách trên địa bàn
Trong những năm quan, quản lý thu ngân sách nói chung và quản lý thu
ngân sách tại huyện Hòn Đất chịu sự điều chỉnh của Luật ngân sách nhà nước
và các văn bản pháp luật khác có liên quan, cụ thể:
Luật ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002 (nay là luật ngân sách nhà
nước năm 2015).
Nghị định số 60/2003/NĐ-CP 6/6/2003 của chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước 2002 (nay là Nghị định
163/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết cho luật ngân
sách năm 2015).
Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước.
Nghị Quyết số 25/2014/NQ-HĐND ngày 24/12/2014 của HĐND Huyện
Hòn Đất khóa X, kỳ họp thứ 3 về việc phê chuẩn dự toán thu, chi ngân sách
nhà nước trên địa bàn huyện năm 2015.
Quyết định số 60/2015/QĐ-UBND ngày 23/12/2015 của UBND tỉnh
Kiên Giang về dự toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách năm 2016.
Nghị Quyết số 11/2015/NQ-HĐND ngày 23/12/2015 của HĐND huyện
Hòn Đất về việc phê chuẩn dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn
huyện năm 2016.
Nhìn chung việc áp dụng các văn bản liên quan đến quản lý thu ngân
sách nhà nước trên địa bàn huyện Hòn Đất đã được triển khai và áp dụng đến
từng cán bộ, công chức liên quan đến quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa
bàn huyện.
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT

More Related Content

What's hot

Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam Định
Luận văn: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam Định
Luận văn: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam ĐịnhViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho Ngân sách cấp xã, HAY
Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho Ngân sách cấp xã, HAYPhân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho Ngân sách cấp xã, HAY
Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho Ngân sách cấp xã, HAY
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh HóaĐề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
 
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đLuận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
 
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon Tum
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon TumLuận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon Tum
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon Tum
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
 
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh KhêLuận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAYLuận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
 
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc SơnĐề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
 
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
 
Luận văn: Nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương theo Luật, 9đ
Luận văn: Nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương theo Luật, 9đLuận văn: Nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương theo Luật, 9đ
Luận văn: Nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương theo Luật, 9đ
 
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh HóaĐề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
 
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng NamLuận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Nam
 
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAYĐề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
 
Luận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
Luận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệpLuận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
Luận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk LắkLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chínhLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
 
Luận văn: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam Định
Luận văn: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam Định
Luận văn: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam Định
 
Bài mẫu Báo cáo thuế thu nhập cá nhân, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Báo cáo thuế thu nhập cá nhân, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu Báo cáo thuế thu nhập cá nhân, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Báo cáo thuế thu nhập cá nhân, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY, 9đĐề tài: Kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY, 9đ
 

Similar to Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT

Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Thu Ngân Sách Trên Địa Bàn Huyện Pho...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Thu Ngân Sách Trên Địa Bàn Huyện Pho...Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Thu Ngân Sách Trên Địa Bàn Huyện Pho...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Thu Ngân Sách Trên Địa Bàn Huyện Pho...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...hanhha12
 
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...nataliej4
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...luanvantrust
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...luanvantrust
 

Similar to Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT (20)

Luận văn: Quản lý về thu ngân sách huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về thu ngân sách huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng NamLuận văn: Quản lý về thu ngân sách huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về thu ngân sách huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Thu Ngân Sách Trên Địa Bàn Huyện Pho...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Thu Ngân Sách Trên Địa Bàn Huyện Pho...Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Thu Ngân Sách Trên Địa Bàn Huyện Pho...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Thu Ngân Sách Trên Địa Bàn Huyện Pho...
 
Luận văn: chính sách quản lý ngân sách nhà nước huyện Thăng Bình
Luận văn: chính sách quản lý ngân sách nhà nước huyện Thăng BìnhLuận văn: chính sách quản lý ngân sách nhà nước huyện Thăng Bình
Luận văn: chính sách quản lý ngân sách nhà nước huyện Thăng Bình
 
Luận văn: Chi Ngân sách nhà nước theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Chi Ngân sách nhà nước theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Chi Ngân sách nhà nước theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Chi Ngân sách nhà nước theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
 
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
 
Đề tài: Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quan Sơn, Tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quan Sơn, Tỉnh Thanh HóaĐề tài: Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quan Sơn, Tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quan Sơn, Tỉnh Thanh Hóa
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách huyện Đồng Xuân, Phú Yên, HOT
Đề tài: Quản lý thu ngân sách huyện Đồng Xuân, Phú Yên, HOTĐề tài: Quản lý thu ngân sách huyện Đồng Xuân, Phú Yên, HOT
Đề tài: Quản lý thu ngân sách huyện Đồng Xuân, Phú Yên, HOT
 
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng NamLuận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
 
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAYĐề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
 
Hoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân Sách Nhà Nước Tại Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Hoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân Sách Nhà Nước Tại Tỉnh Quảng Ngãi.docHoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân Sách Nhà Nước Tại Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Hoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân Sách Nhà Nước Tại Tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức PhổLuận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
 
Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách tại huyện Đông Giang
Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách tại huyện Đông GiangQuản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách tại huyện Đông Giang
Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách tại huyện Đông Giang
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
 
Thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh tại quận Gò Vấp, HAY
Thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh tại quận Gò Vấp, HAYThuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh tại quận Gò Vấp, HAY
Thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh tại quận Gò Vấp, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7
 
Đề tài: Quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp
Đề tài: Quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệpĐề tài: Quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp
Đề tài: Quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ....…………./......………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA DIỆP QUỐC PHONG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
  • 2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ……………/………............... .. ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA DIỆP QUỐC PHONG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN NGỌC THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
  • 3. 3 MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng số liệu MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THU VÀ QUẢN LÝ THU NSNN .... 7 1.1.Tổng quan quản lý thu ngân sách nhà nước....................................................... 7 1.1.1.Một số khái niệm............................................................................................. 7 1.1.2.Các khoản thu của ngân sách nhà nước ......................................................... 9 1.1.3.Tính tất yếu của quản lý thu ngân sách nhà nước.........................................12 1.2. Nội dung quản lý thu ngân sách nhà nước..................................................... 13 1.2.1.Mục đích, yêu cầu và công cụ quản lý thu NSNN........................................ 13 1.2.2. Quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện ................................................ 18 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước ..................... 27 1.3.Kinh nghiệm của một số địa phương trong quản lý thu ngân sách và bài học kinh nghiệm rút ra đối với huyện Hòn Đất ............................................................ 29 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG........................................................ 35 2.1. Điều kiện tự nhiên, KT-XH ảnh hưởng đến quản lý thu NSNN tại huyện Hòn Đất .................................................................................................................. 35 2.2.Thực trạng về quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Hòn Đất...................... 40 2.3.Đánh giá thực trạng quản lý thu NSNN trên đại bàn huyện Hòn Đất, ........... 62 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒN ĐẤT.................................... 70 3.1.Phương hướng hoàn thiện quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Hòn Đất... 70 3.2.Hệ thống giải pháp hoàn thiện quản lý thu NSNN tại huyện Hòn Đất,........... 78
  • 4. 4 3.3.Các kiến nghị với Nhà nước, chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan trong quản lý thu NSNN................................................................................ 95 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................... 100
  • 5. 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Để có nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu, Nhà nước thường sử dụng ba hình thức động viên cơ bản bao gồm quyên góp của nhân dân, đi vay và dùng quyền lực Nhà nước để điều tiết một phần nguồn thu nhập quốc dân vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên các khoản quyên góp, đi vay thường không nhiều và không ổn định, vì vậy để đáp ứng nhu cầu chi cơ bản của mình, nhà nước đã sử dụng quyền lực chính trị của mình để quy định các khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước từ các thể nhân và pháp nhân để duy trì sự tồn tại của bộ máy và thực hiện các chức năng của Nhà nước. Chính vì vậy, chính sách thu ngân sách là một trong những nội dung quan trọng của chính sách Tài chính quốc gia, nhằm đảm bảo tập trung đầy đủ, kịp thời một phần nguồn lực tài chính Quốc gia vào tay Nhà nước để phục vụ cho chi tiêu của Nhà nước trong từng thời kỳ, đồng thời thúc đẩy sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo công bằng xã hội. Do vị trí quan trọng của nguồn thu ngân sách, đòi hỏi phải thu đúng, thu đủ, chống thất thu có hiệu quả là vấn đề hết sức khó khăn phức tạp, nhưng cũng là yêu cầu cấp bách vừa nhằm tăng thu cho Ngân sách Nhà nước, vừa khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển. Những năm gần đây, chính sách và cơ chế quản lý thu ngân sách đã có nhiều đổi mới, góp phần tăng thu cho Ngân sách, khuyến khích sản xuất, kinh doanh đúng hướng. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện nay khi các thành phần kinh tế phát triển tạo nên tính cạnh tranh mạnh mẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho phát triển nền kinh tế, nhưng đồng thời vấn đề quản lý và thu ngân sách như thế nào đảm bảo tính công bằng giữa các thành phần kinh tế ở các địa phương khác nhau trong lĩnh vực thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước là một vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu và giải quyết. Do vậy, quản lý nguồn thu có một vị trí quan trọng, xét trên phương diện tài chính cũng như phương diện tác động của chúng đối với quá trình điều tiết
  • 6. 6 sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân. Nên phải cần quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác quản lý thu Thuế nhằm đảm bảo công bằng xã hội, điều tiết hợp lý. Mặt khác đảm bảo công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp Ngân sách, góp phần thúc đẩy đất nước ngày càng vững mạnh trên con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa. Hòn Đất là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Kiên Giang; Bắc giáp huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang; Nam giáp vịnh Thái Lan. huyện Hòn Đất nằm trên quốc lộ 80, nối thành phố Rạch Giá với huyện Kiên Lương. Không chỉ kết nối về các điều kiện giao thương kinh tế, mà huyện Hòn Đất còn là nơi liên kết để phát triển thuận lợi các tuyến, điểm du lịch về lịch sử - văn hoá và du lịch sinh thái, phục vụ thu hút đầu tư trên địa bàn. Với vị trí địa lý và đặc điểm như vậy thời gian qua, công tác quản lý thu Ngân sách nhà nước trên điạ bàn huyện, đặc biệt là nguồn thu trong cân đối đã được chú trọng cải tiến.Thu ngân sách cơ bản đáp ứng nhu cầu chi, góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế của huyện. Tuy nhiên là một huyện có quy mô kinh tế nhỏ,lực lượng sản xuất kém phát triển, giá trị sản xuất không cao từ đó làm cho khả năng huy động nguồn thu ngân sách nhà nước thấp trong khi nhu cầu chi cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội là rất lớn, nguồn thu Ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện hàng năm chưa đảm bảo tự cân đối chi, chủ yếu là từ nguồn cấp quyền sử dụng đất (hàng năm chiếm trên 65%). Việc phát hiện và nuôi dưỡng các nguồn thu, triển khai các giải pháp tăng thu ngân sách để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn vẫn còn nhiều bất cập cần được giải quyết. Các giải pháp mà huyện áp dụng đã thực sự thiết thực, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhằm đẩy mạnh nguồn thu ngân sách nhà nước chưa? Xuất phát từ đòi hỏi cần làm rõ những vấn đề trên, từ giác độ quản lý để góp phần đẩy mạnh công tác tăng thu ngân sách nhà nước, đó cũng chính là lí do mà tác giả chọn đề tài: ‘‘Quản lý thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn cao học chuyên ngành Quản lý công của mình.
  • 7. 7 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Cho đến thời điểm hiện tại, đã có những nghiên cứu liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài, cụ thể: Học viện Tài chính (2007) với giáo trình “Quản lý tài chính công” đã nghiên cứu những nội dung cơ bản của Tài chính công và quản lý tài chính công, trong đó đã đi sâu nghiên cứu các nội dung quản lý thu chi ngân sách, đây là nền tảng kiến thức rất quan trọng để tác giả nghiên cứu đề tài này. Lê Thị Thanh Hà (2010) với nghiên cứu chuyên khảo “Giáo trình thuế” cuốn sách đi sâu nghiên cứu về những nội dung cơ bản của thuế và quản lý thuế, bao gồm các vấn đề chung về thuế và quản lý thuế, các nguyên tắc xây dựng hệ thống thuế và một số loại thuế cơ bản tại Việt Nam. Nghiên cứu này giúp cho tác giả có được nền tảng để có thể hệ thống hóa khung lý thuyết về thu ngân sách và về thuế - nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Trần Hoàng Vũ (2012) trong luận văn thạc sỹ với hướng nghiên cứu về oàn thi n quản lý ng n s ch nhà n c tr n àn hành ph uôn hu t t nh đề tài nghiên cứu khung lý thuyết và thực trạng quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lắk. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách trên địa bàn. Luận văn Thạc sĩ “Phân cấp quản lý thu ngân sách nhà nước ở quận Ba Đình, thành phố Hà Nội”, tác giả Trần Thị Hương, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2012. Luận văn đề cập đến thực trạng phân cấp quản lý thu NSNN ở quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Từ đó đề xuất giải pháp cho hoạt động quản lý thu NSNN ở quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ “Quản lý thu NSNN trên địa bàn cấp huyện ở tỉnh Đắk Lắk”, tác giả Lê Văn Nghĩa, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2012. Luận văn đề cập đến thực trạng quản lý thu NSNN các huyện tỉnh Đắk Lắk từ thực tiễn huyện Krôngbúk và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu NSNN các huyện tỉnh Đắk Lắk.
  • 8. 8 Luận văn Thạc sĩ “Hoàn thiện quản lý thu NSNN tại huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông”, tác giả Thái Thị Tú Anh, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2012. Trong Luận văn, tác giả đã đề cập đến thực trạng quản lý thu NSNN tại huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu NSNN tại huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông. Luận văn thạc sỹ của Tô Minh Huê (2013) với tiêu đề “ t s i n ph p nhằm ổi m i công t c hi u quả thu thuế tr n àn t nh à Gi ng” đã xây dựng được khung lý thuyết về thuế và hiệu quả quản lý thuế, từ đó đánh giá thực trạng hoạt động quản lý thuế trên địa bàn tỉnh, từ đó có các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế tại địa phương. Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế của Nguyễn Hữu Lực (2015): Quản lý ng n s ch nhà n c tại uy n Y n nh t nh Thanh Hoá Đại học Quốc Gia Hà Nội. Luận văn xây dựng được khung lý thuyết về thu ngân sách và quản lý ngân sách nhà nước, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng quản thu ngân sách tại Huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý về ngân sách trên địa bàn huyện. Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại đã có nhiều nghiên cứu về quản lý thu ngân sách, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu dừng ở mức độ nghiên cứu quản lý thu ngân sách dưới góc độ vĩ mô nền kinh tế, hoặc ở các địa bàn khác, chứ chưa nghiên cứu cụ thể dưới góc độ từng địa phương, với đặc thù riêng có như tại Huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu đã xác định, nhiệm vụ cụ thể của luận văn nhằm: - Hệ thống hóa khung lý thuyết về quản lý thu ngân sách nhà nước.
  • 9. 9 - Đánh giá thực trạng quản lý thu trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣơng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào hoạt động quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Phạm vi thời gian: thời gian từ năm 2012 đến nay, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Hòn Đất đến năm 2020 và các năm tiếp theo. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp luận: Dựa trên phương pháp luận của Triết học Mác Lê - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để triển khai các phương pháp nghiên cứu cụ thể. - Phƣơng pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập thông tin: Được thực hiện thông qua nghiên cứu, tổng hợp từ các tài liệu, công trình được công bố: như giáo trình Quản lý thuế của Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Quản lý tài chính công của Học viện Hành chính Quốc gia, số liệu của Chi Cục Thuế huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, thống kê, khảo sát... Nguồn dữ liệu cơ bản được thu thập là số liệu thứ cấp, vì vậy luận văn sử dụng phương pháp này để phân tích, tổng hợ, so sánh trên cơ sở đó đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện.
  • 10. 10 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa khoa học Hệ thống hóa được khung lý thuyết về Quản lý thu ngân sách và quản lý thu ngân sách cấp huyện. Phân tích và đánh giá một cách khoa học thực trạng quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề xuất được một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quản lý thu NS trên địa bàn huyện Hòn Đất. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu trong lĩnh vực hành chính, đặc biệt là thuế, quản lý tài chính công. 7. Kết cấu của luận văn Nội dung luận văn ngoài phần mở đầu , kết luận được thể hiện chủ yếu ở 3 chương: Ch ơng 1: Cơ sở khoa học về quản lý thu Ngân sách nhà nước Ch ơng 2: Thực trạng Quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang Ch ơng 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
  • 11. 11 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THU VÀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.1.TỔNG QUAN QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.1.1 Một số khái niệm 1.1.1.1. Ngân sách nhà nƣớc Thuật ngữ ngân sách nhà nước "NSNN " có từ lâu và ngày nay được dùng phổ biến trong đời sống kinh tế - xã hội và được diễn đạt dưới nhiều góc độ khác nhau. Song quan niệm NSNN được bao quát nhất cả về lý luận và thực tiễn của nước ta hiện nay là: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng của Nhà nước. Các nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển cho rằng: NSNN là m t văn i n tài chính mô tả các khoản thu, chi của chính phủ ợc thiết lập hàng năm. Nhiều nhà nghiên cứu kinh tế hi n ại thì cho rằng NSNN là bảng li t kê các khoản thu chi bằng tiền mặt trong m t gi i oạn nhất nh củ nhà n c (Keynes, 1936). Theo Luật NSNN đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25/06/2015: “Ngân s ch nhà n c là toàn b các khoản thu, chi củ Nhà n c ợc dự toán và thực hi n trong m t khoảng thời gian nhất nh do cơ qu n nhà n c có thẩm quyền quyết nh ể bảo ảm thực hi n các chức năng nhi m vụ củ Nhà n c”. Thực chất, Ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định.
  • 12. 12 1.1.1.2. Thu ngân sách nhà nƣớc nhà nƣớc cấp huyện Thu NSNN là qu trình Nhà n c sử dụng quyền lực củ mình ể huy ng m t b phận của cải xã h i (chủ yếu là b phận của cải m i ợc sáng tạo r ) ể hình thành nên quỹ tiền t tập trung l n nhất củ Nhà n c nhằm thực hi n các chức năng củ Nhà n c. Nội dung Thu ngân sách nhà nước cấp huyện bao gồm: (1)Thu thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật; (2) Các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp nộp vào ngân sách theo quy định của pháp luật; (3) Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước theo quy định của pháp luật; (4) Các khoản thu từ đất: Tiền sử dụng đất; tiền cho thuê đất; tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước; thu hoa lợi công sản và đất công ích; (5) Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho địa phương; (6) Thu kết dư ngân sách; (7) Thu chuyển nguồn; (8) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; (9) Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; (10) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước. Thứ nhất, huyện trực thuộc tỉnh là một cấp hành chính với những chức năng nhiệm vụ được quy định trong luật tổ chức HĐND và UBND các cấp (nay là Luật tổ chức chính quyền địa phương), tuy nhiên cấp này chỉ mang tính độc lập tương đối, chịu sự lãnh đạo toàn diện của tỉnh. Thứ hai, theo luật NSNN hiện hành, ngân sách cấp huyện thuộc tỉnh là một cấp ngân sách hoàn chỉnh với nguồn thu và nhiệm vụ chi được quy định cụ thể.
  • 13. 13 Thứ ba, do không phải là cấp có thể hình thành các chính sách, chế độ về thu ngân sách nên nội dung thu của NS huyện do tỉnh (cụ thể là HĐND &UBND tỉnh) quyết định. Thứ tư, quy mô ngân sách huyện thường không ổn định qua các giai đoạn. Thu NSNN cấp huyện có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Nhà nước và nền kinh tế - xã hội, cụ thể là: - Thu NSNN cấp huyện bảo đảm nguồn vốn để thực hiện các nhu cầu chi tiêu, các kế hoạch phát triển KT - XH của huyện, của Nhà nước. Vì NSNN được xem là quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của Nhà nước và được dùng để giải quyết những nhu cầu chung của Nhà nước về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, hành chính, an ninh và quốc phòng. Xuất phát từ vai trò này, việc tăng thu NSNN cấp huyện là rất cần thiết, được xem là một nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động tài chính vĩ mô. - Thông qua thu NSNN, chính quyền cấp huyện, cấp tỉnh thực hiện việc quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội nhằm hạn chế những mặt khuyết, phát huy những mặt tích cực của địa phương và làm cho nó hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh, của quốc gia. - Thu NSNN cấp huyện còn đóng vai trò quan trọng trong vấn đề điều tiết thu nhập của các cá nhân trên địa bàn. Thông qua công cụ thuế, Nhà nước đánh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hoặc đánh thuế cao đối với các hàng hóa xa xỉ, hàng hóa không khuyến khích tiêu dùng… 1.1.2. Các khoản thu của ngân sách nhà nƣớc Để thực hiện chức năng của mình, nhà nước cần có một khoản thu nhất định để trang trải các khoản chi phí đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển bộ máy, các hoạt động quản lý xã hội và đảm nhận các khoản chi phí phục vụ cho mục đích công cộng khác. Do đó, nhà nước đã đặt ra các khoản thu (các khoản thuế
  • 14. 14 khóa) để hình thành nên quỹ tiền tệ của mình tạo tiền đề về vật chất cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Thực chất, thu NSNN là việc nhà nước dùng quyền lực để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, đồng thời thu NSNN cũng là một kênh phân phối thu nhập quốc dân trong hệ thống tài chính quốc gia. Về phương diện pháp lý, thu NSNN bao gồm những khoản tiền nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình nhà nước dùng quyền lực chính trị để thực hiện phân phối các nguồn tài chính nhằm hình thành quỹ tiền tệ của nhà nước. Như vậy: hu NSNN là vi c nhà n c huy ng m t phần nguồn lực củ xã h i hình thành n n quỹ tiền t tập trung củ nhà n c nhằm ảm ảo c c nhu cầu chi ti u x c nh củ nhà n c. Nhà nước tập trung một phần nguồn lực xã hội vào tay mình bằng cách phân chia các nguồn lực của xã hội giữa nhà nước với các chủ thể khác trong nền kinh tế dựa trên quyền lực chính trị của nhà nước. Sự phân chia đó là tất yếu khách quan xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nước, cũng như việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước. Thu NSNN chỉ bao gồm những khoản tiền nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp. Các khoản thu cho ngân sách gắn liền với chức năng, nhiệm vụ và quyền lực chính trị của nhà nước, ngược lại đây cũng là tiền đề vật chất quan trọng không thể thiếu để nhà nước duy trì hoạt động, phát triển bộ máy, thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Mọi khoản thu đều được thể chế hóa bởi các chính sách, pháp luật và được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu. Trong các nguồn thu ngân sách, nguồn thu nội địa phải luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất vì đây là nguồn thu có sự bền vững hơn các nguồn thu từ nước
  • 15. 15 ngoài (vay nợ, nhận viện trợ…), các nguồn thu có liên quan đến các yếu tố bên ngoài (thuế nhập khẩu, tiền bán tài nguyên thiên nhiên…). Thuế là nguồn thu ngân sách chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất vì nó được trích từ những giá trị do nền kinh tế tạo ra và mang tính bắt buộc cao. Chính sách thu NSNN phải dựa trên các căn cứ cụ thể và khoa học, đó là căn cứ vào tình hình hiện thực của nền kinh tế, mức độ phát triển kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng GDP, các định hướng phát triển kinh tế... Đây là các yếu tố khách quan hình thành nên các khoản thu và cũng là cơ sở để nhà nước quyết định mức độ động viên vào NSNN. Thuế Thuế là hình thức động viên bắt buộc một phần thu nhập của cá nhân, doanh nghiệp cho nhà nước có thể bằng hình thức trực tiếp (thuế đánh vào thu nhập) hoặc gián tiếp (thuế GTGT, thuế xuất nhập khẩu…). Trong các nội dung thu NSNN thì nguồn thu từ thuế chiếm chủ yếu và có tính bền vững cao do được trích từ một phần giá trị của hoạt động sản xuất, kinh doanh, và cũng là một công cụ hữu hiệu của nhà nước dùng để điều tiết các hoạt động của nền kinh tế. Tiền thu từ thuế không hoàn trả trực tiếp mà hoàn trả gián tiếp và không tương đương dưới hình thức người chịu thuế được hưởng các hàng hoá, dịch vụ nhà nước cung cấp không mất tiền hoặc với giá thấp và không phân biệt giữa người nộp thuế nhiều hay ít. Phí và lệ phí Phí và lệ phí là khoản thu có tính chất bắt buộc, nhưng mang tính đối giá, nghĩa là phí và lệ phí thực chất là khoản tiền mà mọi công dân trả cho nhà nước khi họ hưởng thụ các dịch vụ do nhà nước cung cấp. So với thuế, tính pháp lý của phí và lệ phí thấp hơn. Phí gắn liền với với vấn đề thu hồi một phần hay toàn bộ chi phí đầu tư đối với hàng hóa dịch vụ công cộng hữu hình. Lệ phí gắn liền với việc thụ hưởng những lợi ích do việc cung cấp các dịch vụ hành chính, pháp lý cho các thể nhân và pháp nhân.
  • 16. 16 Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước Các khoản thu này bao gồm, tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế, thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi), thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế, kể cả thu từ lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế của các tổ chức kinh tế có sự tham gia góp vốn của Nhà nước theo quy định của pháp luật. Thu từ hoạt động sự nghiệp Các khoản thu được thu từ bán sản phẩm của các đơn vị sự nghiệp như thu tiền bán sản phẩm sản xuất thử của các đơn vị nghiên cứu khoa học, bán sách do trường tự in ấn…hay là khoản chênh lệch giữa thu và chi của các đơn vị hoạt động sự nghiệp có thu. Các khoản thu khác Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam, các cấp chính quyền và các cơ quan, đơn vị nhà nước. Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước. Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. 1.1.3. Tính tất yếu của quản lý thu ngân sách nhà nƣớc Thứ nhất, do ngân sách cấp huyện có vai trò quan trọng trong việc điều tiết kinh tế phát triển kinh tế, kích thích phát triển sản xuất Cấp huyện có vai trò tham mưu với các cơ quan cấp trên thực hiện chính sách chống độc quyền. Thông qua ước tính các thời kỳ đề ra mức thu chi sao cho hợp lý từng bộ phận, định hướng cách đi mới cho thế mạnh từng vùng. Thông qua khoán chi thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành doanh nghiệp then chốt trong mọi thành phần kinh tế. Hình thành các doanh nghiệp nhà nước, bảo đảm cạnh tranh hoàn hảo, điều chỉnh giá cả, tiền lương huy động tài chính thông qua sự chỉ đạo, tạo điều kiện cho doanh nghiệp muốn đầu tư tại địa phương.
  • 17. 17 Thứ hai, do ngân sách cấp huyện có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề xã hội Thông qua sự điều chỉnh quyết định cấp trên giao tiến hành phân bố dự toán Ngân sách thực hiện các chính sách trợ cấp xã hội, trợ giá, kế hoạch hoá dân số, giải quyết công ăn việc làm. Phát triển ngành lao động truyền thống tận dụng được lao động nhàn rỗi. Thứ ba, xây dựng, thực hiện các phần kế hoạch kinh tế - xã hội huyện là đơn vị hành chính cơ sở Thông qua thu Ngân sách mà nguồn thu được tập trung nhằm tạo lập quỹ Ngân sách, đồng thời giúp các cấp thực hiện kiểm tra, kiểm soát điều chỉnh các hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo đúng pháp luật. Thu Ngân sách góp phần đảm bảo công bằng, duy trì phát triển sản xuất, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao dân trí sức khoẻ cho người dân. Quản lý Ngân sách cấp huyện là nhân tố cơ bản quyết định sự tồn tại phát triển hay trì trệ của toàn bộ bộ máy chính quyền. Mỗi bộ phận là sự kết hợp của nhiều người có mục tiêu hội tụ với nhau. Các cơ quan chỉ hoạt động tốt khi nó được tiến hành các hoạt động của mình phù hợp với yêu cầu của các quy luật có liên quan điều này biểu hiện quản lý Ngân sách cấp huyện đúng đắn giúp cho tổ chức hạn chế được nhược điểm của mình, liên kết được mọi người tạo ra niềm tin sức mạnh và truyền thống, tận dụng mọi cơ hội và sức mạnh tổng hợp của các tổ chức bên ngoài. 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.2.1. Mục đích, yêu cầu và công cụ quản lý thu NSNN Công tác quản lý thu NSNN nhằm vào việc phát hiện, khai thác, bồi dưỡng, tạo mới và tính toán chính xác các nguồn tài chính đất nước và đồng thời với đó là hoàn thiện các chính sách chế độ về thu cho phù hợp và đây là một trong những nhiệm vụ lớn của nhà nước trong tổ chức quản lý kinh tế. Trong công tác quản lý thu ngân sách, nhà nước kiểm soát, điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế, kiểm soát thu nhập
  • 18. 18 của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm động viên vào ngân sách một cách công bằng và hợp lý đúng luật pháp, đúng định hướng đề ra. Với vai trò rất quan trọng của quản lý thu ngân sách vì vậy việc xác định chính xác mục đích, yêu cầu về công tác quản lý cũng như việc sử dụng các phương thức và công cụ quản lý đảm bảo đồng bộ có hiệu quả trong công tác này là một trong các nội dung cơ bản về quản lý thu NSNN. 1.2.1.1 Mục đích quản lý thu ngân sách nhà nƣớc Thu NSNN là việc động viên một phần nguồn tài chính của xã hội vào tay của nhà nước dưới các hình thức thu thuế, phí, lệ phí, bán tài nguyên, tài sản quốc gia, các khoản thu trong các doanh nghiệp nhà nước…Quản lý thu NSNN chính là quản lý các hình thức động viên đó. Xuất phát từ bản chất của thu NSNN, của quản lý thu ngân sách phải đảm bảo các yêu cầu cụ thể: ảm ảo tập trung m t phận nguồn lực tài chính qu c gi vào t y Nhà n c ể tr ng trải c c hoản chi phí cần thiết củ Nhà n c trong từng thời ỳ cụ thể theo úng c c quy nh ph p luật về thu ng n s ch. Việc động viên một phần nguồn lực tài chính quốc gia vào tay nhà nước là yêu cầu không thể thiếu được đối với mọi nhà nước. Động viên vào ngân sách nhiều hay ít tuỳ thuộc vào chức năng nhiệm vụ mà nhà nước đảm nhận, tuỳ thuộc vào cách thức sử dụng nguồn lực tài chính của nhà nước cũng như khả năng tạo ra nguồn lực tài chính của nền kinh tế. Mức động viên nguồn lực tài chính quốc gia vào tay nhà nước thường chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau trong đó cơ bản là: mức thu nhập GDP bình quân đầu người, tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế, mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nước, tổ chức bộ máy thu nộp. Do đó, công tác quản lý thu phải đảm bảo được yêu cầu tập trung nguồn lực của nền kinh tế vào trong tay nhà nước và nội dung quản lý thu ngân sách không đơn thuần là quản lý các hình thức thu và số thu mà còn phải tổ chức quản lý các yếu tố có ảnh hưởng đến thu NSNN.
  • 19. 19 ảm ảo huyến hích thúc ẩy sản xuất ph t triển tạo r nguồn thu củ NSNN ngày càng l n hơn. Quản lý thu ngân sách phải căn cứ trên tình hình thực tế của nền kinh tế tránh hiện tượng thu thoát ly thực trạng kinh tế. Thu ngân sách không vì yêu cầu đảm bảo nhu cầu trang trải các khoản chi phí của nhà nước mà gia tăng không có cơ sở khoa học, phi thực tế, gây kìm hảm đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, trong quản lý thu NSNN từ việc hoạch định chính sách, chế độ thu cho đến tổ chức thực hiện phải luôn luôn phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế, thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh để có chính sách, chế độ, biện pháp chỉ đạo thu thích hợp. Quản lý thu phải đảm bảo huy động hợp lý các nguồn lực từ xã hội vào tay nhà nước, có sự hài hòa trong sự phân chia nguồn lực giữa nhà nước và các cá nhân tổ chức trong nền kinh tế để khuyến khích được sự phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra các nguồn thu ngày càng lớn hơn cho ngân sách. Để đảm bảo được yêu cầu này, quản lý thu ngân sách phải coi bồi dưỡng nguồn thu là mục tiêu có tính chất quyết định đến sự ổn định và phát triển của thu NSNN. rong qu trình quản lý thu phải coi trọng y u cầu công ằng xã h i ảm ảo thực hi n nghi m túc úng n c c chính s ch chế thu do cơ qu n có thẩm quyền n hành. Thu NSNN xét ở một góc độ nào đó là sự phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư thông qua bộ máy quyền lực của nhà nước. Sự phân phối đó là cần thiết cả về khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã hội, tuy nhiên sự phân phối đó luôn luôn chứa đựng trong nó những mâu thuẫn về mặt lợi ích. Một sự động viên thiếu công bằng sẽ khoét sâu những mâu thuẫn đó làm phương hại đến tính ổn định và phát triển KT-XH của một quốc gia. Vì vậy, trong quá trình quản lý thu NSNN phải luôn luôn coi trọng khía cạnh công bằng xã hội. Công bằng xã hội trong quản lý thu NSNN đòi hỏi việc tổ chức động viên phải sát với khả năng đóng góp của người dân theo nguyên tắc công bằng theo chiều ngang và chiều dọc. Để đảm bảo được yêu cầu của công bằng xã
  • 20. 20 hội, trong công tác lập nên chính sách pháp luật về thu phải đặc biệt chú trọng đến tính công bằng của các khoản thu, phải được đại đa số người dân chấp nhận; trong quá trình tổ chức, quản lý, động viên các khoản thu của NSNN không thể tiến hành một cách chủ quan, tuỳ tiện mà phải tuân thủ đầy đủ chính sách chế độ thu đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành. Coi trọng yếu tố công bằng trong quản lý thu và thực hiện nghiêm túc công tác thu nộp ngân sách theo pháp luật là yêu cầu quyết định đến sự thành công của một chính sách thu của nhà nước. 1.2.1.2. Công cụ quản lý thu ngân sách nhà nƣớc Để thực hiện hiệu quả các yêu cầu về quản lý thu NSNN, điều quan trọng là cần xác lập được phương thức quản lý thích hợp, phương thức quản lý thu NSNN hiện nay là: Quản lý NSNN là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan quyền lực nhà nước các cấp, đây cũng là hệ quả tất yếu của quá trình phân cấp, phân quyền giữa các cơ quan công quyền kể từ khi xuất hiện NSNN. Vì vậy, thẩm quyền và trách nhiệm giám sát NSNN của cơ quan quyền lực nhà nước các cấp đều được xác lập rõ ràng trong Hiến pháp, trong Luật. Để thực hiện trách nhiệm giám sát thu NSNN, các cơ quan quyền lực nhà nước sử dụng một số công cụ chủ yếu để thực thi nhiệm vụ của mình cụ thể bao gồm các công cụ cơ bản: pháp luật, mục lục NSNN, kế hoạch hóa, kiểm toán. Công cụ ph p luật Đây là công cụ chung nhất để phục vụ cho quản lý nhà nước ở mọi quốc gia, gắn liền với sự hình thành và phát triển của Nhà nước. Xu hướng chung, cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, năng lực quản của nhà nước cũng ngày càng được nâng cao đã làm cho hệ thống pháp luật, cũng ngày càng được đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn. Pháp luật luôn giữ vị trí hàng đầu trong số các công cụ mà Nhà nước phải sử dụng để quản lý nền kinh tế.
  • 21. 21 Quản lý thu NSNN, trước hết có Luật NSNN, các Luật thuế các văn bản hướng dẫn thi hành các luật này, các Luật, các văn bản khác được ban hành, quy định các vấn đề cụ thể liên quan đến thu ngân sách. ục lục NSNN Là bảng phân loại thu, chi NSNN theo những tiêu thức khoa học giúp cho quá trình hạch toán, kiểm toán và thống kê NSNN được nhanh chóng, chính xác do đó Mục lục NSNN đã trở thành công cụ rất quan trọng trong suốt quá trình quản lý NSNN nói chung và thu ngân sách nói riêng. Thực tiễn quản lý NSNN ở tất cả các quốc gia trên thế giới, nước nào cũng phải thiết lập hệ thống Mục lục NSNN cho riêng mình. Dựa vào các chỉ tiêu, số liệu đã thống kê theo Mục lục NSNN có thể thấy: nội dung kinh tế, nghành kinh tế, khu vực kinh tế, cấp quản lý, tổ chức quản lý của từng khoản thu NSNN. Mục lục NSNN giúp cho việc thống kê các khoản thu vào ngân sách được sắp xếp theo trật tự nhất định tạo sự rõ ràng giúp cho các cơ quan quản lý, các nhà quản lý căn cứ vào đó dễ dàng nhận thấy bức tranh tổng thể về thu ngân sách để có quản lý phù hợp. Kế hoạch hó Kế hoạch hóa cũng là công cụ quan trọng mà Nhà nước phải sử dụng trong quản lý điều hành nền kinh tế. Trong quản lý NSNN nói chung và trong quản lý thu Ngân sách Nhà nước kế hoạch hóa là công cụ quan trọng, có thể nói rằng không thể quản lý tốt NSNN nếu không có một kế hoạch tốt. Để đảm bảo kế hoạch thu Ngân sách Nhà nước không quá xa vời so với thực tế thì khi đưa ra kế hoạch phải căn cứ: Căn cứ vào các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KT-XH mà thẩm tra, đánh giá tính phù hợp của các chỉ tiêu thu trong dự toán NSNN. Đồng thời cũng phải căn cứ vào mức độ của các chỉ tiêu thu đã được xác lập trong dự toán NSNN mà điều chỉnh lại mức độ của các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KT-XH làm cho 2 bản kế hoạch lớn của nhà nước có sự phù hợp và khả thi.
  • 22. 22 Trong thực hiện, phải luôn đối chiếu giữa mức độ chấp hành thu, với mức độ thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KT-XH để xác định mỗi đồng tiền thu vào NSNN được hình thành từ kết quả của các hoạt động kinh tế của các tổ chức, cá nhân hay từ các quyền sở hữu đích thực của nhà nước. Khi phê chuẩn quyết toán ngân sách cho một năm đã qua nhất thiết phải rà soát lại các kết quả đích thực về phát triển KT-XH của năm đó so với các chỉ tiêu về NSNN. Những thành tựu hay những yếu kém trong quản lý của Nhà nước được bộc lộ một cách rõ nét nhất thông qua số liệu quyết toán NSNN và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH cùng kỳ. Kiểm to n Quản lý NSNN chỉ được coi là công khai, minh bạch khi có sự đánh giá của các tổ chức, cá nhân từ bên ngoài. Một trong những chỗ dựa cho những người cần thông tin về tình hình quản lý NSNN là các báo cáo của các tổ chức kiểm toán; đặc biệt là kiểm toán nhà nước. 1.2.2 Quản lý thu ngân sách nhà nƣớc cấp huyện 1.2.2.1. Khái niệm quản lý thu ngân sách nhà nƣớc cấp huyện Quản lý thu NSNN cấp huy n là qu trình nhà n c sử dụng tổng hợp các công cụ, bi n pháp dựa trên quyền lực chính tr củ nhà n c ể tập trung các nguồn lực trong nền KT-XH tại ph ơng cho nhà n c theo quy nh của pháp luật và kiểm soát các nhân t ảnh h ởng ến thu ngân sách theo úng mục ti u mà nhà n c ã ề ra. Quản lý các nội dung thu ngoài thuế cũng có những ý nghĩa quan trọng nhất định của nó. Quản lý về thu có vai trò trong ổn định môi trường kinh tế- chính trị - xã hội trên tất cả mọi mặt của đời sống. Quản lý các nguồn thu từ tài nguyên khoáng sản nhằm sử dụng tốt các điều kiện về tự nhiên mà thiên nhiên ban tặng phục vụ có hiệu quả trong phát triển kinh tế. Quản lý các khoản phí lệ phí góp một phần động viên vào NSNN và quan trọng là khẳng định vai trò và vị trí của nhà nước trong các hoạt động của xã hội…
  • 23. 23 1.2.2.2. Hệ thống văn bản quản lý thu ngân sách Hiện nay, quản lý thu ngân sách nói chung và quản lý thu ngân sách cấp huyện nói riêng chịu sự điều chỉnh của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan, cụ thể: Luật ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP 6/6/2003 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước 2002 Luật ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015. Nghị định 163/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết cho luật ngân sách năm 2015. Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước. Nghị Quyết số 15/2014/NQ-HĐND ngày 24/12/2014 của HĐND huyện Hòn Đất khóa X, kỳ họp thứ 3 về việc phê chuẩn dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện năm 2015. Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 23/12/2015 của UBND tỉnh Kiên Giang về dự toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách năm 2016. Nghị Quyết số 13/2015/NQ-HĐND ngày 25/12/2015 của HĐND huyện Hòn Đất về việc phê chuẩn dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn Huyện năm 2016. 1.2.2.3. Tổ chức bộ máy thu nộp ngân sách cấp huyện Bộ máy thu nộp ngân sách cấp huyện tập chung chủ yếu tại Chi cục thuế huyện, gồm có Chi cục trưởng và một số Phó Chi cục trưởng. Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Thuế trên địa bàn. Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
  • 24. 24 Đối với Chi cục Thuế thực hiện thu thuế hàng năm từ 300 tỷ đồng trở lên trừ thu từ dầu thô và tiền thu về đất, hoặc quản lý thuế trên 1.000 doanh nghiệp, cơ cấu bộ máy gồm các Đội: Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế; Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học; Đội Thanh tra thuế; Một số Đội Kiểm tra thuế; Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán; Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân; Đội Kiểm tra nội bộ; Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - ấn chỉ; Đội Trước bạ và thu khác; Một số Đội thuế liên xã phường. Đối với Chi cục Thuế thực hiện thu thuế hàng năm dưới 300 tỷ đồng trừ thu từ dầu thô và tiền thu về đất, cơ cấu bộ máy gồm các Đội: Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế; Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học; Một số Đội Kiểm tra thuế; Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán; Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - ấn chỉ; Đội Trước bạ và thu khác; Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân; Một số Đội thuế liên xã, phường. Theo quy định hiện nay, công tác quản lý thu ngân sách cấp huyện phải tuân theo chu trình NSNN, được phân thành 3 giai đoạn như sau: lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán. 1.2.2.4. Quy trình quản lý thu ngân sách nhà nƣớc Thứ nhất, Lập dự toán thu ngân sách Dự toán NSNN hàng năm được lập làm căn cứ cho việc ra kế hoạch của các đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ thu. Trong quá trình lập dự toán, có quy định cụ thể về thời gian thực hiện theo từng nội dung cụ thể. Các nội dung thu NSNN phải được tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi tiết các nội dung thu, chi tiết theo các sắc thuế. Dự toán phải được lập đúng theo quy định về biểu mẫu, nội dung và thời hạn đã quy định. Dự toán phải có kèm theo báo cáo thuyết minh cụ thể về cơ sở, căn cứ tính toán các nội dung trong dự toán.
  • 25. 25 Căn cứ lập dự toán: Nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng- an ninh, các chỉ tiêu cụ thể của năm kế hoạch. Chính sách, các quy định cụ thể về chế độ thu ngân sách trong đó cụ thể là có các luật thuế của hệ thống thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành, các quy định về thu phí lệ phí, các quy định về thu phạt,... đây là các căn cứ pháp lý quan trọng nhất cho việc xác định các chỉ tiêu về thu NSNN. Phân cấp nguồn thu ngân sách nhà nước mà cụ thể phân chia tỷ lệ hưởng các khoản thu NSNN của các cấp ngân sách. Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách, hướng dẫn của ủy ban nhân dân các cấp về lập dự toán ở địa phương. Số kiểm tra về dự toán thu, kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện thu ngân sách các năm trước. Quy trình lập dự toán ngân sách Quy trình lập dự toán NSNN bao gồm các giai đoạn cụ thể như sau: Xác lập và thông báo s kiểm tra: Hàng năm, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm sau. Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn lập dự toán NSNN và thông báo số kiểm tra về dự toán NSNN cho các bộ, cơ quan trung ương và UBND cấp tỉnh. Sau khi số kiểm tra đã được xác lập, các bộ, cơ quan trung ương thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc. UBND cấp tỉnh tiếp tục hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp huyện. UBND cấp huyện tiếp tục hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp xã. Lập và thảo luận dự toán ngân sách Các đơn vị trên cơ sở các văn bản hướng dẫn và số kiểm tra tiến hành lập dự toán thu ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo cơ quan
  • 26. 26 quản lý cấp trên trực tiếp. Đơn vị dự toán cấp I xem xét, tổng hợp, lập dự toán tổng thể báo cáo cơ quan tài chính, kèm theo bản thuyết minh chi tiết. Cơ quan tài chính các cấp tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán ngân sách với cơ quan, đơn vị cùng cấp và UBND, cơ quan tài chính cấp dưới; cơ quan, đơn vị cấp trên phải tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán với các đơn vị dự toán ngân sách trực thuộc trong quá trình lập dự toán. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với, các Bộ, cơ quan liên quan, tổng hợp và lập dự toán thu NSNN, trình Chính phủ. Bộ Tài chính thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ báo cáo và giải trình với Quốc hội về số dự toán thu NSNN. Quyết nh, phân bổ, giao dự toán ngân sách nhà n c Căn cứ vào các nghị quyết của Quốc hội, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thu ngân sách cho cơ quan trung ương theo từng lĩnh vực; nhiệm vụ thu, tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa ngân sch trung ương và ngân sách địa phương. HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương, Căn cứ vào nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, Sở Tài chính trình UBND cấp tỉnh quyết định giao nhiệm vụ thu ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh; nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương và giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương. Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu ngân sách của ủy ban nhân dân cấp trên, ủy ban nhân dân trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình. Thứ hai, Chấp hành dự toán thu ngân sách Triển khai thực hiện các chỉ tiêu thu trong kế hoạch ngân sách năm từ khả năng, dự kiến thành hiện thực. Từ đó, góp phần thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KT-XH của Nhà nước. Trong khâu chấp hành dự toán thu phải đảm bảo thu đúng, thu đủ và thu kịp thời vào NSNN đảm bảo phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
  • 27. 27 Trong tổ chức thu cần đảm bảo tính công bằng và tránh thất thu và phải đảm bảo hiệu quả công tác thu nộp về mặt xã hội, đó là đảm bảo việc chi phí cho mỗi đồng tiền thu vào ngân sách, gồm chi phí của công tác tổ chức bộ máy thu nộp và cả chi phí của người nộp vào ngân sách là thấp nhất. Kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước trong quá trình chấp hành dự toán và thông qua đó có đánh giá sự phù hợp của chính sách với thực tiễn. Việc kiểm tra lại các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về thu ngân sách là một yêu cầu quan trọng để làm căn cứ có các điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể trong từng giai doạn và thời kỳ khác nhau. Trên cơ sở nhiệm vụ thu cả năm được giao và nguồn thu dự kiến phát sinh trong quý, cơ quan thu ngân sách lập dự toán thu ngân sách quý chi tiết theo khu vực kinh tế, địa bàn và đối tượng thu chủ yếu. Các khoản thu nội địa như thuế, phí, lệ phí thường do cơ quan thuế thực hiện, cơ quan Hải quan tổ chức thu từ xuất nhập khẩu, cơ quan Tài chính và các cơ quan thu khác được uỷ quyền thu các khoản thu còn lại của NSNN. Các tổ chức cá nhân có nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào NSNN theo quy định của pháp luật. Về nguyên tắc toàn bộ các khoản thu của ngân sách nhà nước phải nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước, trừ một số khoản cơ quan thu có thể thu trực tiếp song phải định kỳ nộp vào Kho bạc Nhà nước theo quy định. Thứ ba, Quyết toán thu ngân sách nhà nƣớc Số liệu trong báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, đầy đủ. Số quyết toán là số thu đã thực nộp hoặc đã hạch toán thu NSNN qua Kho bạc Nhà nước. Báo cáo quyết toán phải theo đúng các nội dung trong dự toán được giao và theo mục lục NSNN; báo cáo quyết toán năm phải có báo cáo thuyết minh nguyên nhân tăng, giảm so với dự toán.
  • 28. 28 Kho bạc Nhà nước các cấp có trách nhiệm tổng hợp số liệu quyết toán gửi cơ quan Tài chính cùng cấp để cơ quan Tài chính lập báo cáo quyết toán. Kho bạc Nhà nước xác nhận số liệu thu ngân sách trên báo cáo quyết toán của ngân sách các cấp. Trình tự lập, xét duy t, thẩm nh và phê chuẩn quyết toán thu ngân s ch nhà n c Trước khi lập báo cáo quyết toán thu NSNN, cơ quan tài chính, KBNN và cơ quan thu cùng cấp đôn đốc các cơ quan liên quan xử lý số tạm thu, tạm giữ để nộp vào NSNN theo chế độ quy định; thực hiện đối chiếu số thu NSNN phát sinh trên địa bàn và số thu đảm bảo khớp đúng cả về tổng số và chi tiết theo Chương, Loại, Khoản, Mục và Tiểu mục của Mục lục NSNN theo quy định của Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008. Trình tự lập, gửi, thẩm định, phê chuẩn quyết toán thu ngân sách hàng năm của ngân sách các cấp được tiến hành như sau: Kế toán ngân sách xã lập quyết toán thu ngân sách cấp xã trình UBND xã xem xét gửi Phòng Tài chính huyện; đồng thời UBND xã trình HĐND xã phê chuẩn. Sau khi được HĐND xã phê chuẩn, UBND xã báo cáo bổ sung quyết toán ngân sách gửi Phòng Tài chính huyện. Phòng Tài chính huyện thẩm định quyết toán thu ngân sách xã; lập quyết toán thu ngân sách cấp huyện; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu NSNN trên địa bàn huyện và quyết toán thu ngân sách huyện (bao gồm quyết toán thu ngân sách cấp huyện và cấp xã) trình UBND cấp huyện xem xét gửi Sở Tài chính - Vật giá; đồng thời UBND cấp huyện trình HĐND cấp huyện phê chuẩn. Sau khi được HĐND cấp huyện phê chuẩn, UBND báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Sở Tài chính.. Sở Tài chính - Vật giá thẩm định quyết toán thu NSNN phát sinh trên địa bàn huyện, quyết toán thu ngân sách huyện; lập quyết toán thu NSNN cấp tỉnh; tổng hợp lập quyết toán thu NSNN trên địa bàn tỉnh và quyết toán thu ngân sách địa phương (bao gồm: quyết toán thu ngân sách cấp tỉnh; quyết toán
  • 29. 29 thu ngân sách cấp huyện và quyết toán thu ngân sách cấp xã) trình UBND cấp tỉnh xem xét gửi Bộ Tài chính; đồng thời UBND cấp tỉnh trình HĐND cấp tỉnh phê chuẩn. Sau khi được HĐND cấp tỉnh phê chuẩn, UBND báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Bộ Tài chính. Bộ Tài chính thẩm định quyết toán thu NSNN, báo cáo quyết toán thu ngân sách địa phương; lập quyết toán thu ngân sách trung ương và tổng hợp lập tổng quyết toán thu NSNN (bao gồm quyết toán thu ngân sách trung ương và quyết toán thu ngân sách địa phương) trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội phê chuẩn; đồng gửi cơ quan Kiểm toán Nhà nước. 1.2.2.5. Công tác thông tin tuyên truyền Cơ quan nhà nước có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế, phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc quản lý thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế (Điều 14, 15 của luật quản lý thuế). Cụ thể: phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành của Huyện cũng như tổ chức những cuộc gặp gỡ, đối thoại, tập huấn, tuyên dương người nộp thuế tốt… nhằm tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật thuế đến với người nộp thuế một cách thiết thực. Từ đó đã làm cho các tổ chức, cá nhân hiểu biết hơn về các chính sách thuế để tự giác đi vào thực hiện, số lượng người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật đạt tỷ lệ ngày càng cao. Hướng dẫn kịp thời các vướng mắc cho các tổ chức, cá nhân nộp thuế thông qua việc trả lời bằng điện thoại, bằng văn bản hoặc trực tiếp tại cơ quan thuế; tổ chức các cuộc đối thoại để giải đáp các vướng mắc và tiếp thu các ý kiến đề xuất, kiến nghị của người nộp thuế về chính sách nhằm nghiên cứu, đề nghị về trên hoàn thiện chính sách, chế độ thuế; tôn vinh kịp thời các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực hiện tốt nghĩa vụ thuế. 1.2.2.6. Kiểm tra và giám sát trong quá trình thực hiện thu NSNN Thanh tra tài chính có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành pháp luật về thu, chi và quản lý ngân sách, tài sản nhà nước của tổ chức, cá nhân.
  • 30. 30 Khi thực hiện thanh tra, thanh tra tài chính có quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân xuất trình các hồ sơ, tài liệu liên quan; nếu phát hiện vi phạm, có quyền kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi vào ngân sách nhà nước những khoản chi sai chế độ, những khoản còn phải thu theo quy định. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, thanh tra tài chính có quyền xử lý hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân vi phạm. Thanh tra tài chính phải chịu trách nhiệm về kết luận thanh tra. Thanh tra quản lý thu ngân sách nhà nước thực chất là thanh tra thuế, theo đó thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý thu thuế nhằm bảo đảm cho các luật thuế, pháp lệnh thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành của Nhà nước về thuế được thực thi một cách nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế - xã hội. Mục tiêu cụ thể của thanh tra, kiểm tra thuế: - Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hiện tượng trốn lậu thuế, xâm tiêu tiền thuế, dây dưa nợ đọng thuế đối với các đối tượng nộp thuế và cơ quan thu thuế. - Phát hiện những bất hợp lý, những kẽ hẻ trong các luật thuế, pháp lệnh thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành để kịp thời sửa đổi bổ sung và xác lập các căn cứ hoàn thiện các biện pháp quản lý thu thuế thích hợp. - Điều tra, xác minh để làm sáng tỏ những khiếu nại về thuế làm căn cứ cho việc xử lý kịp thời những khiếu nại về thuế. Yêu cầu đối với công tác thanh tra, kiểm tra thuế: Thanh tra, kiểm tra thuế phải dựa vào các quy định của pháp luật và tuân thủ theo pháp luật; coi pháp luật là cơ sở pháp lý và chuẩn mực để kết luận vấn đề thanh tra, kiểm tra; tránh mọi biểu hiện chủ quan và tuỳ tiện trong công tác thanh tra và kết luận vấn đề thanh tra, kiểm tra.
  • 31. 31 Thanh tra, kiểm tra thuế phải bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực; xử lý đúng người đúng tội, không bao che, không quy chụp cho các đối tượng được thanh tra, kiểm tra. - Thanh tra, kiểm tra thuế phải tuân thủ nguyên tắc công khai và dân chủ. 1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý thu ngân sách nhà nƣớc Thể chế cơ chế chính s ch li n qu n ến thu Ng n s ch Nhà n c Mức độ phù hợp với thực tế của Luật và các qui định trong chính sách của Nhà nước, của chính quyền địa phương liên quan đến công tác quản lý thu ngân sách có tác động lớn đến kết quả và hiệu quả công tác quản lý thu ngân sách ở địa phương. Nếu Luật và cơ chế chính sách về quản lý thu Ngân sách Nhà nước phù hợp, linh hoạt thì sẽ khuyến khích nộp thuế và phí, tạo điều kiện tăng nguồn thu, nuôi dưỡng nguồn thu, tránh được tình trạng tận thu. Những qui định không phù hợp với thực tế sẽ gây khó khăn cho cấp địa phương trong triển khai thực hiện thu ngân sách và quản lý thu ngân sách, khó khăn trong vận dụng, không khuyến khích được các tổ chức kinh tế và cá nhân làm kinh tế ở địa phương phát triển. Những qui định của chính quyền địa phương nhằm cụ thể hóa những qui định trong Luật và chính sách của Trung ương nếu không rõ ràng, nếu không sát với thực tế, nếu không chỉnh sửa, cập nhật liên tục sẽ gây khó khăn cho đội ngũ triển khai, quản lý, dễ đưa đến tình trạng xin - cho, nhũng nhiễu, tham nhũng. B máy tổ chức, quản lý và con ng ời Bộ máy tổ chức, quản lý đối với công tác thu Ngân sách Nhà nước là một trong những nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả công tác quản lý thu Ngân sách Nhà nước. Bộ máy được tổ chức, bố trí hợp lý, gọn nhẹ, được trang bị kỹ thuật hiện đại sẽ giúp theo dõi, quản lý tốt tới từng đối tượng thực hiện thu Ngân sách Nhà nước. Sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quản lý thu Ngân sách Nhà nước, giữa chính quyền các cấp với các cơ quan chức năng cũng hết sức quan trọng trong việc tổ chức, triển khai, theo dõi, giám sát
  • 32. 32 công tác thu Ngân sách Nhà nước tại từng đơn vị, công trình, đối tượng. Bên cạnh đó, năng lực của cán bộ làm công tác quản lý thu Ngân sách Nhà nước có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay không thành công, đến kết quả và hiệu quả quản lý thu Ngân sách Nhà nước tùy theo vị trí công tác của cán bộ trong hệ thống. Cán bộ với nhận thức, ý thức, nhiệt tình, bản lĩnh chính trị cao, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, thông thạo sử dụng các công cụ hiện đại sẽ giúp triển khai, quản lý tốt thu Ngân sách Nhà nước. Ngược lại, cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ yếu sẽ dễ dẫn đến thất thu, bội chi ảnh hưởng lớn đến khả năng tự cân đối Ngân sách Nhà nước tại địa phương. rình phát triển KT-XH củ ph ơng Trình độ phát triển KTXH của địa phương là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến kết quả thu Ngân sách Nhà nước ở địa phương. Địa phương có hạ tầng tốt, có vị trí địa chiến lược thuận lợi cho phát triển kinh tế và thông thương hàng hóa, có cơ chế chính sách thu hút đầu tư và khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân làm ăn kinh doanh sẽ là điểm đến của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo nên nguồn thu từ thuế cho Ngân sách Nhà nước của địa phương. Doanh nghiệp càng làm ăn thuận lợi, càng phát triển thì địa phương càng có cơ hội tăng thu ngân sách từ thuế. Trình độ phát triển KTXH cũng ảnh hưởng đến nhận thức, tư duy của đối tượng nộp thuế. Những qui định công khai, minh bạch của chính quyền địa phương, cùng với nhận thức đúng đắn của đối tượng nộp thuế, phí sẽ là điều kiện tăng nguồn thu ngân sách. Mặt khác, trình độ phát triển KT - XH kém, hạ tầng thấp kém sẽ không thu hút được các nhà đầu tư, địa phương sẽ phải dành khoản ngân sách lớn hơn cho chi phát triển, dễ dẫn đến mất cân đối thu, chi Ngân sách Nhà nước. Có thể nói, trình độ phát triển KT- XH của địa phương có tác động không nhỏ đến nhận thức của người quản lý, triển khai thu, chi Ngân sách Nhà nước, đến nhận thức của đối tượng nộp thuế, đối tượng thực hiện các công việc từ nguồn Ngân sách Nhà nước, và do đó có ảnh hưởng đến hiệu quả công tác thu, chi Ngân sách Nhà nước ở địa phương.
  • 33. 33 1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG TRONG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH VÀ BÀI HỌC RÚT RA ĐỐI VỚI HUYỆN HÒN ĐẤT 1.3.1. Kinh nghiệm của quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Quận Bình Thạnh nằm về phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh, ở vị trí cửa ngõ thành phố, là vùng đất có một vị trí chiến lược quan trọng. Phía Đông Bắc giáp với quận 2 và Thủ Đức; ở phía Nam, Bình Thạnh và quận 1 cách nhau bởi con rạch Thị Nghè; về phía Tây - Tây Bắc giáp với quận Gò Vấp và Phú Nhuận. Quận Bình Thạnh có sông Sài Gòn bao quanh mạn Đông Bắc. Cùng với sông Sài Gòn các kinh rạch: Thị Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh, Thanh Đa, Hố Tàu, Thủ Tắc... đã tạo thành một hệ thống đường thủy đáp ứng lưu thông cho xuồng, ghe nhỏ đi sâu vào các khu vực trên khắp địa bàn Bình Thạnh, thông thương với các địa phương khác. Quận Bình Thạnh được xem là một nút giao thông quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh bởi vì Bình Thạnh là điểm đầu mối gặp gỡ các quốc lộ: Quốc lộ 1, Quốc lộ 13; là cửa ngõ đón con tàu thống nhất Bắc Nam qua cầu Bình Lợi vào ga Hòa Hưng và lại có Bến xe khách Miền Đông. Trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, đặc biệt công tác quản lý thu thuế, phí và lệ phí được thực hiện như sau: trên cơ sở đề án ủy nhiệm thu được UBND thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt, Chi cục thuế thực hiện quản lý thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh đối với các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh có doanh thu lớn, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền thuê đất,thu cấp quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ; cấp phường tổ chức thu thuế nhà đất, môn bài từ bậc 4 đến bậc 6, thuế công thương nghiệp đối với hộ kinh doanh nhỏ, người trực tiếp thực hiện ủy nhiệm thu và phường được trích tỷ lệ hoa hồng ủy nhiệm thu từ kinh phí của Chi cục thuế. Việc phân cấp nguồn thu cũng như tỷ lệ điều tiết các khoản thu giữa các cấp ngân sách được thực hiện ổn định trong 4 năm đã từng bước nâng các được tính chủ động và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong điều hành ngân sách,
  • 34. 34 tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Phòng tài chính kế hoạch Quận đã tổ chức lập dự toán chấp hành quyết toán thu ngân sách, công tác dân vận thực hiện các khoản thu phí, lệ phí rõ ràng, minh bạch. Các cán bộ thuộc phòng tài chính kế hoạch Quận luôn được tập huấn thường xuyên, thực hiện chế độ đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyện môn trong lĩnh vực lập dự toán và phân bổ dự toán ngân sách. Hiện nay phòng tài chính- kế hoạch đã có đội ngũ cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực mình phụ trách, cán bộ cấp trên thường xuyên có những chỉ đạo rõ ràng tới các phòng ban thực hiện việc kiểm tra chỉ đạo từng mảng hoạt động. Để việc thu nhập có hiệu quả cao thì công tác tiếp xúc với nhân dân đóng vai trò quan trọng các khoản thu ngân sách Quận hưởng theo tỷ lệ phần trăm điều tiết. 1.3.2. Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách của của huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị Hướng Hóa là huyện Miền núi phía tây của tỉnh Quảng Trị giáp với nước bạn Lào có Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo. Trong 5 năm trở lại đây, huyện Hướng Hóa đã luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu được giao, năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo nguồn lực tài chính để huyện hoàn thành nhiệm vụ kinh tế chính trị Tỉnh giao hàng năm, thực hiện thắng lợi các Nghị quyết về phát triển KT-XH của huyện đề ra. Để đảm bảo nguồn thu của ngân sách Nhà nước, các chế độ thu quốc doanh, các pháp lệnh về thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp được bổ sung sửa đổi, hệ thống thu ngân sách được cải cách, các bộ luật Thuế áp dụng thống nhất cho các thành phần kinh tế được xây dựng và hoàn thiện từng bước. Thứ nhất, công tác quản lý thu thuế Xác định thuế là nguồn thu chính của ngân sách huyện nên những năm qua Huyện ủy, HĐND và UBND huyện Hướng Hóa đã tập trung chỉ đạo quyết liệt đối với công tác thu ngân sách nói chung mà nhất là công tác thu thuế. Chi cục thuế Hướng Hóa đã phối kết hợp chặt chẻ với lực lượng Biên phòng và Hải quan Cửa Khẩu quốc tế Lao Bảo thực hiện có hiệu quả công tác
  • 35. 35 đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, do vậy công tác quản lý thu thuế đã đạt những kết quả to lớn. Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế của huyện không ngừng được củng cố và tăng cường, chất lượng đội ngũ cán bộ thuế đã có bước thay đổi rõ nét về trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức, góp phần quyết định đến việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán ngân sách hàng năm được tỉnh giao. Công tác quản lý thu thuế đã chuyển biến theo hướng tích cực, công khai, dân chủ, minh bạch, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế ngày càng được nâng lên. Bên cạnh đó việc tìm ra các giải pháp để quản lý các khoản thu có hiệu quả, đảm bảo công bằng, khuyến khích các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện cũng là vấn đề rất được quan tâm đề ra. Ngoài ra để khắc phục tình trạng thất thu thuế chi cục thuế đã tổ chức quản lý thu theo định mức chủ yếu của từng loại hình SXKD, cách làm này đã mang lại hiệu quả cao. Chi cục thuế huyện Hướng Hóa đã tổ chức tập huấn những kiến thức cơ bản về thuế, quy trình quản lý hộ kinh doanh cá thể, biện pháp khai thác nguồn thu mới, đôn đốc thu nợ … cho lực lượng làm công tác ủy nhiệm thu ở xã, phường và các Ban quản lý, nhờ đó công tác ủy nhiệm thu đã mang lại nhiều kết quả. Thứ hai, công tác quản lý thu phí, l phí Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn trong thu ngân sách của huyện nhưng thu phí, lệ phí đã góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương. Các đơn vị được giao thu phí, lệ phí chủ yếu là các Ban quản lý chợ, Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo, các trường thuộc phòng Giáo dục, phòng Quản lý đô thị, phòng Tài nguyên môi trường, phòng Tư pháp, Công ty Môi trường đô thị, UBND các xã, thị trấn. Nhìn chung các đơn vị đã tổ chức thực hiện công tác thu phí, lệ phí tương đối tốt, hoàn thành dự toán thu được giao và quyết toán kịp thời với cơ quan Thuế. Chi cục thuế huyện cũng đã thường xuyên kiểm tra việc chấp hành chế độ và quyết toán thu nộp phí, lệ phí của các đơn vị. Qua
  • 36. 36 thanh tra, kiểm toán định kỳ chưa phát hiện cơ quan, đơn vị nào tự ý đặt ra các khoản phí, lệ phí ngoài quy định. 1.3.3. Thu ngân sách nhà nƣớc ở huyện Đắk Mil tỉnh Đăk Nông Đắk Mil có diện tích tự nhiên là 68.000 ha, dân số 87.000, là huyện có vị trí địa lý nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Đăk Nông, cách thị xã Gia Nghĩa (trung tâm hành chính của tỉnh Đăk Nông) 60 km về phía Tây và Buôn Ma Thuột (trung tâm hành chính của tỉnh Đăk Lăk) 57 km về phía Bắc theo Quốc lộ 14. Có 10 đơn vị hành chính, trong đó thị trấn Đăk Mil là trung tâm hành chính của huyện. Công tác quản lý thuế Tổng thu về thuế, phí và lệ phí được 117,7 tỷ đồng, đạt 115,4% dự toán tỉnh giao và bằng 141,5% so với số thực hiện năm 2010. Trong đó, số thu từ các doanh nghiệp nhà nước ước khoảng 8,2 tỷ (bằng 78% DTPL), thu từ khu vực kinh tế NQD là 91,3 tỷ (bằng 114,6% DTPL). Có 6/8 khoản thu dự kiến bằng hoặc có mức tăng trưởng so với năm 2010: Lệ phí trước bạ bằng 170,3%; Khu vực công thương nghiệp (NQD) 148,5%; Thuế thu nhập cá nhân 148,8%; Tiền thuê đất 130,3%; Thu phí, lệ phí 135,6%; thuế nhà đất 101,4%. Có 2/8 khoản thu giảm so với năm 2010: thuế sử dụng đất nông nghiệp bằng 33,7%; quốc doanh bằng 88,7%. Ngành thuế đã bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền địa phương và ngành thuế cấp trên, phối hợp tốt với các cấp ngành trong công tác quản lý thuế. Cán bộ, công chức ngành thuế đoàn kết, có trách nhiệm, trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được nhiệm vụ, lãnh đạo ngành thuế có kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành, phát huy tính dân chủ trong chương trình công tác; Chính sách thuế của nhà nước tương đối hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý để thực hiện quản lý thuế một cách có hiệu quả;
  • 37. 37 Sự quan tâm chỉ đạo của ngành thuế cấp trên, sự chỉ đạo sâu sát của chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã, thị trấn trong công tác thu ngân sách; sự phối hợp của các đơn vị có liên quan trong công tác phối hợp chống thất thu ngân sách. Hiệu quả thu thuế nợ đọng có những tháng chưa cao; Công tác khai thác nguồn thu ở các lĩnh vực khác như: xây dựng cơ bản vãng lai, khai thác tài nguyên tuy đã có sự phối hợp với các ngành nhưng kết quả chưa cao. Công tác thu thuế chỉ tập trung vào những ngày cuối tháng (Sau khi các doanh nghiệp, hộ kinh doanh hết hạn nộp hồ sơ khai thuế), do đó chất lượng đôn đốc nộp thuế chưa cao, nếu chủ quan có thể để số nợ phát sinh trong tháng chuyển qua tháng khác, làm phát sinh tăng nợ. 1.3.4. Bài học rút ra đối với huyện Hòn Đất Qua nghiên cứu quá trình quản lý thu ngân sách nhà nước tại một số địa phương trong cả nước, trong công tác quản lý thu ngân sách tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang có thể rút ra một số kinh nghiệm, theo đó bao gồm: M t là, tiếp tục rà soát và đơn giản hóa hệ thống pháp luật về thuế, tạo điều kiện cho DN trong quá trình thực hiện, đơn giản hóa thủ tục hành chính về mức thuế suất, phương pháp tính, giá tính… cũng như mẫu biểu kê khai. Hai là, tăng cường tuân thủ tự nguyện thông qua tuyên truyền, giáo dục, tuyên truyền bằng cả các phương tiện truyền thông cũng như mạng xã hội. Ba là, cần áp dụng hệ thống quản lý thuế hiện đại dựa trên nền tảng tin học hiện đại tiến tới áp dụng tự động hóa đầy đủ các mẫu kê khai thuế; tăng cường sử dụng các hình thức dịch vụ thanh toán hiện đại của các ngân hàng thương mại như: thu thuế qua ATM, bưu điện, internet… B n là, không ngừng nâng cao năng lực nghiệp vụ của cán bộ công chức quản lý thuế, hải quan với việc tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên môn… Từ đó, tạo ra một đội ngũ quản lý thuế, hải quan giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, trung thực khách quan.
  • 38. 38 Năm là, Tăng cường công tác khai thác nguồn thu có hiệu quả, đặc biệt cần thực hiện thường xuyên, có chiều sâu và thông qua nhiều kênh thông tin trong công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật thuế đến mọi tầng lớp dân cư để tạo sự chuyển về nhận thức, trách nhiệm, nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Trong chương 1, luận văn đã xây dựng khung lý thuyết với những vấn đề chung về thu ngân sách, bao gồm khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách. Chương này cũng đã đi sâu tìm hiểu khái niệm về quản lý thu ngân sách cấphuyện, nội dung quản lý thu ngân sách và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách, chương này cũng đề cập đến kinh nghiệm quản lý thu ngân sách của một số địa phương, nhằm rút ra bài học kinh nghiệm quản lý thu ngân sách đối với huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Điều đó sẽ làm nền tảng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện trong chương 2 và và đề xuất giải pháp hoàn thiện ở chương 3.
  • 39. 39 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH TẠI HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Hòn Đất là huyện nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên thuộc tỉnh Kiên Giang, có diện tích tự nhiên gần 104.000 ha với 80% đất lúa, tương đương với diện tích của một số tỉnh trong khu vực. Huyện có 12 xã và 02 thị trấn với dân số hiện nay trên 171.000 người, trong đó dân tộc Kinh 86,4%, dân tộc Khmer 12,8%, đa số sống bằng nghề nông nghiệp. Do diện tích đất nông nghiệp bình quân trên 0,7 ha/người và sản xuất lúa từ 2-3 vụ/năm với năng suất cao, sản lượng lương thực trên dưới 1 triệu tấn…nên hàng năm đã góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 13,05% , thu nhập bình quân đầu người năm 2013 ước đạt 35 triệu đồng/người/năm, tăng 6,5 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 4,42%. Với vị trí địa kinh tế là vùng trọng điểm lúa gạo của vùng Tứ giác Long Xuyên, huyện Hòn Đất còn nằm trên trục giao thông huyết mạch của đường hành lang ven biển phía nam đang được Chính phủ xây dựng. Tuyến đường này chạy dọc theo vịnh Thái Lan đi qua các nước tiểu vùng sông Mê Kong (Việt Nam - Campuchia – Thái Lan) sẽ mở ra cơ hội giao thương toàn vùng và quốc tế. Thêm vào đó, Hòn Đất là điểm trung tâm của “tam giác” phát triển du lịch biển và thương mại dịch vụ Rạch Giá – Phú Quốc – Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang, nên có sự tác động nhất định vào khu “tam giác” này. Những năm gần đây huyện Hòn Đất đã mở rộng mô hình tăng trưởng sang một số lĩnh vực mà địa phương có thế mạnh như: nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản, khai thác khoáng sản đá và than bùn, công nghiệp chế biến lúa
  • 40. 40 gạo xuất khẩu, cụm công nghiệp chế biến thủy sản có mùi ở xã Lình Huỳnh, đầu tư khai thác khu du lịch Hòn Đất… Hòn Đất còn là một trong những địa phương có trữ lượng và chất lượng đá xây dựng và than bùn lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, với “thương hiệu” đá Hòn Sóc hàng năm cung cấp cho thị trường khoảng 80.000m3 đá/năm và với 5 nhà máy khai thác chế biến hàng năm trên 2.600.000 tấn/năm than bùn để làm phân bón vi sinh phục vụ cho nông nghiệp địa phương và các vùng phụ cận. 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội từ năm 2012 đến 2016 Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 13%/năm. Thu nhập bình quân đầu người 42,5 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông-lâm-ngư nghiệp giảm từ 72,68% xuống còn 61,47%; công nghiệp-xây dựng tăng từ 9,57% lên 15,21%; thương mại-dịch vụ tăng từ 17,75% lên 23,32%, . Các tiềm năng, lợi thế về sản xuất lúa, thuỷ sản, công nghiệp chế biến được quan tâm đầu tư và khai thác hiệu quả hơn. Nông nghi p-thủy sản tăng tr ởng h ình qu n 8 5%/năm và giữ v i trò quyết nh i v i t c tăng tr ởng inh tế củ huy n; trong đó, cây lúa là cây trồng chủ lực tạo ra giá trị sản xuất lớn nhất trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Quy hoạch lại các vùng sản xuất, tập trung đầu tư hệ thống thuỷ lợi, đê bao, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, vùng lúa chất lượng cao, thâm canh tăng vụ, chuyển đổi trên 9.000 ha rừng sản xuất kém hiệu quả sang trồng lúa, nâng diện tích đất lúa đến nay lên 81.846 ha. Đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên kết, hợp tác sản xuất... từ đó năng suất tăng từ 5,88 tấn/ha lên 6,31 tấn/ha. Sản lượng lúa tăng bình quân hàng năm 5%, năm 2014 đạt 1.047.000 tấn, chiếm gần 1/4 sản lượng của cả tỉnh. Hiệu quả sản xuất ngày càng nâng lên, thu nhập bình quân 1 ha đất nông nghiệp đạt 42 triệu đồng/năm (tăng 11,5 triệu đồng so với 2010). Chăn nuôi, sản xuất rau, màu, cây công nghiệp, cây ăn trái được duy trì và từng bước phát triển.
  • 41. 41 Khai thác hải sản được đẩy mạnh, giải quyết việc làm cho khoảng 10.000 lao động mỗi năm, sản lượng đạt 44.000 tấn, tăng 4.000 tấn so với năm 2012, . Nuôi trồng thủy sản được quy hoạch lại, diện tích thả nuôi năm 2015 là 4.500 ha, sản lượng 17.700 tấn, diện tích tăng trên 3.000 ha, sản lượng tăng 15.500 tấn; trong đó, diện tích nuôi tôm 1.230 ha, sản lượng 600 tấn, đạt 47,36% . Triển khai cho thuê mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản bước đầu đạt kết quả tốt, góp phần bảo vệ rừng phòng hộ và nguồn lợi thủy sản. Công nghi p-x y dựng ph t triển h tăng tr ởng ình qu n 17 06%/năm. Thu hút được một số dự án lớn đầu tư vào công nghiệp như: 04 Nhà máy chế biến và dự trữ lương thực ở Mỹ Lâm, Sóc Sơn và Sơn Kiên đã đi vào hoạt động, 03 dự án đang triển khai xây dựng ở Bình Sơn, Bình Giang và thị trấn Hòn Đất; Nhà máy gạch không nung ở thị trấn Hòn Đất; Cụm công nghiệp chế biến thủy sản Lình Huỳnh quy mô trên 30 ha... Công nghiệp khai thác đá sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất phân bón vi sinh từ than bùn và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như: sửa chữa cơ khí, đóng tàu, mộc gia dụng... có bước phát triển. ĩnh vực th ơng mại-d ch vụ tăng tr ởng c o ình qu n 23 44%/năm. Các dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông phát triển khá mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 14,08% mỗi năm. ài chính ng n s ch ợc quản lí chặt chẽ hơn. Triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều biện pháp tăng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, năm 2015 ước đạt 80 tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2012. Chi ngân sách đúng qui định, cơ bản khắc phục tình trạng bội chi, tăng cường chi đầu tư phát triển. Triển khai thực hiện tốt chủ trương khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, từ đó đã tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị chủ động hơn trong việc sắp xếp, bố trí cán bộ, tiết kiệm chi, tăng thu nhập cho người lao động. Các tổ chức
  • 42. 42 tín dụng trên địa bàn hoạt động khá hiệu quả, phục vụ tốt yêu cầu vay vốn, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội của huyện phát triển. Huy ng v n ầu t toàn xã h i 5.000 tỷ ồng . Xây dựng hoàn thành một số công trình, dự án như: Cầu thị trấn Sóc Sơn, Cầu thị trấn Hòn Đất, Chợ và khu dân cư Trung tâm thị trấn Sóc Sơn, đường Cống số 7-Thổ Sơn-Lình Huỳnh, đường Mỹ Phước, Mỹ Hiệp Sơn, Mỹ Thái (giai đoạn 2), chợ Cầu số 2, bến phà Kiên Bình, bến phà Số 3, Điện chiếu sáng công cộng trên Quốc lộ 80... Kết cấu hạ tầng nông thôn từng bước hoàn thiện, 100% xã, thị trấn đã có đường nhựa hoặc bê tông đến được trung tâm; tỷ lệ đường giao thông nông thôn được bê tông hoá đạt 44,17%; hầu hết đường làng, ngõ xóm được cứng hóa không lầy lội vào mùa mưa; tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 98,7%, hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 85%. Qua đó đã tạo bước chuyển biến mới về phát triển kinh tế-xã hội, làm thay đổi diện mạo nông thôn. C c do nh nghi p ph t triển h tạo r nhiều vi c làm cho ng ời l o ng góp phần giảm nghèo ở ph ơng. Toàn huyện có 283 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và trên 6.000 hộ kinh doanh cá thể, hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 15.000 lao động. Kinh tế tập thể, kinh tế trang trại được duy trì, tập trung củng cố kiện toàn các tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả, đồng thời thành lập mới những mô hình kinh tế tập thể theo nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Đến nay, toàn huyện có 07 hợp tác xã và 82 tổ hợp tác, so với đầu nhiệm kỳ tăng 04 hợp tác xã và 30 tổ hợp tác; tổng số có 143 trang trại các loại, trong đó 05 trang trại đã được cấp giấy chứng nhận và hoạt động có hiệu quả. 2.1.3. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến quản lý thu ngân sách huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang Tình hình thời tiết, giá cả luôn có những biến động không thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, việc kinh doanh của các doanh nghiệp ở một số ngành chủ yếu như: xây dựng cơ bản, khai thác khoán sản, sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ vận tải hàng hóa, kinh doanh môtô, xe máy đều có doanh số thấp, thu
  • 43. 43 từ khai thác hải sản gặp rất nhiều khó khăn do một số chủ doanh nghiệp không cư trú tại địa bàn, một số đi đánh bắt xa bờ, và ý thức chấp hành thuế của một số người nộp thuế không tốt; một số khác do hoạt động không hiệu quả, không đủ chi phí cho hoạt động thường xuyên, chỉ hoạt động cầm chừng hoặc ngưng nghỉ hoạt đông, do đó không có khả năng nộp. Mặt khác, do đặc trưng của ngành nghề các doanh nghiệp khai thác hải sản không thực hiện được sổ sách kế toán nên các doanh nghiệp khai hải sản không được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, do đó cũng cũng phần nào ảnh hưởng đến việc thu ngân sách của huyện. Một số địa bàn rộng, vùng sâu, vùng xa không thực hiện uỷ nhiệm thu thuế công thương nghiệp – ngoài quốc doanh, cán bộ quản lý địa bàn mỏng; ảnh hưởng của tình hình kinh tế chung, số hộ kinh doang sản xuất vật liệu xây dựng, mua bán vật liệu xây dựng gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Do đó đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thu của địa bàn này. Sự tác động của suy giảm kinh tế, tiếp tục thực hiện các chính sách miễn giảm thuế, thực hiện các Luật thuế và Luật sửa đổi bổ sung của các Luật về thuế đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thực hiện dự tóan thu của đơn vị. Chính sách pháp luật thuế thường xuyên sửa đổi, bổ sung nên cũng gây không ít khó khăn cho cán bộ thuế trong việc nghiên cứu, áp dụng thực hiện; bên cạnh đó, tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế chưa nghiêm còn chây ỳ, dây dưa, né tránh trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế; Thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị định số 12/2015/NĐ-CP của Chính phủ (trong đó quy định đối tượng không chịu thuế GTGT từ ngày 01/01/2015 đối với mặt hàng: Thức ăn gia súc, gia cầm; phân bón và máy móc, thiết bị chuyên dung phục vụ cho sản xuất nông nghiệp).Thực hiện theo Nghị định 209/2013/NĐ-CP về miễn giảm thuế GTGT của sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc
  • 44. 44 chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu… Do thực hiện QĐ số 20/2014/QĐ-UBND ngày 12/5/2014 của UBND tỉnh Kiên Giang, về việc quy định tỷ lệ tính tiền thuê đất, thuê mặt nước biển từ 1,5 xuống 0,75 đã làm giảm số thuế và ảnh hưởng đến nguồn thu so với dự toán xây dựng đầu năm, mặt khác do các đơn vị, doanh nghiệp thuê đất chưa chấp hành tốt việc nộp tiền thuê đất hàng năm. 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG 2.2.1. Tình hình thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn từ 2012-2016 Trong những năm qua tình hình thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2012 - 2016 đã có những chuyển biến đáng kể, tình hình thu ngân sách trên địa bàn được thể hiện ở bảng 2.1 dưới đây:
  • 45. 45 Bảng số 2.1: Thu NSNN chi tiết theo các khoản thu từ 2012-2016 ơn v tính: ri u ồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 (ƣớc) A. Tổng thu NSNN tại địa phƣơng 118.548 85.629 87.861 190.771 267.326 + Thuế công thương nghiệp 17.998 21.711 21.642 22.052 12.147 + Thuế sử dụng đất NN 117 54 19 13 14 + Thuế nhà đất 139 8 18 10 9 + Thu tiền sử dụng dất 61.022 14.686 19.147 55.842 4.913 + Thu tiền cho thuê đất 2.248 1.777 2.271 2.063 687 + Lệ phí trước bạ 5.210 6.044 6.633 7.050 4.746 + Phí lệ phí 1.040 2.691 2.960 2.501 1.034 + Thuế thu nhập cá nhân 8.689 11.267 11.937 16.059 1.460 + Thu khác ngân sách 3.790 13.614 5.876 567 2.254 + Thu tại xã 877 726 1.246 4.039 588 ổng thu NS tr n àn/Dự to n ợc giao(%) 140,7% 85,6% 109,3% 243,9% 152,7% Nguồn: o c o quyết to n NSNN huy n òn ất
  • 46. 46 2.2.2. Tình hình ban hành và thực hiện văn bản quản lý thu ngân sách trên địa bàn Trong những năm quan, quản lý thu ngân sách nói chung và quản lý thu ngân sách tại huyện Hòn Đất chịu sự điều chỉnh của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan, cụ thể: Luật ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002 (nay là luật ngân sách nhà nước năm 2015). Nghị định số 60/2003/NĐ-CP 6/6/2003 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước 2002 (nay là Nghị định 163/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết cho luật ngân sách năm 2015). Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước. Nghị Quyết số 25/2014/NQ-HĐND ngày 24/12/2014 của HĐND Huyện Hòn Đất khóa X, kỳ họp thứ 3 về việc phê chuẩn dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện năm 2015. Quyết định số 60/2015/QĐ-UBND ngày 23/12/2015 của UBND tỉnh Kiên Giang về dự toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách năm 2016. Nghị Quyết số 11/2015/NQ-HĐND ngày 23/12/2015 của HĐND huyện Hòn Đất về việc phê chuẩn dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện năm 2016. Nhìn chung việc áp dụng các văn bản liên quan đến quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hòn Đất đã được triển khai và áp dụng đến từng cán bộ, công chức liên quan đến quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện.