SlideShare a Scribd company logo
1 of 115
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
MAI THỊ HUỆ
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG BÌNH
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS NGUYỄN TÀI PHÚC
HUẾ, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn: “Hoàn
thiện công tác quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình”là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.Tôi cũng xin cam đoan rằng
mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin
trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Mai Thị Huệ
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, lời cảm ơn đầu tiên đặc biệt và sâu sắc nhất, tôi
xin gửi đến thầy giáo, PGS.TS Nguyễn Tài Phúc, người đã trực tiếp hướng dẫn,
giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quí thầy (cô) giáo Trường Đại học
kinh tế Huế đã nhiệt tình giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến các Lãnh đạo; nhân viên các
phòng,banchuyênmôn của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình đã nhiệt tình cung
cấp số liệu, tư vấn giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
Và tôi xin cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè đã chia sẽ, động
viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học và thực hiện thành
công luận văn này.
Luận văn là tổng hợp kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu kết hợp với
kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác và sự nỗ lực cố gắng của bản thân.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện luận văn không thể tránh khỏi những khiếm
khuyết, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quí thầy (cô) và đồng
nghiệp để luận văn này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Huế, ngày……… tháng 03 năm 2018
Tác giả
Mai Thị Huệ
ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH
TẾ Họ và tên học viên: MAI THỊ HUỆ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số:8340410
Niên khóa: 2016 - 2018
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN TÀI PHÚC
Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA
KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG BÌNH
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu
Trên thực tế, công tác quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng
Bình trong giai đoạn 2014-2016 còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Do vậy, cần
phải nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính của Kho Bạc Nhà
nước tỉnh Quảng Bình, rút ra những tồn tại, yếu kém để từ đó có biện pháp nhằm
hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Kho Bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình trong
thời gian tới.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài nghiên cứu là những vấn đề liên quan đến
công tác quản lý tài chính của Kho bạ Nhà nước tỉnh Quảng Bình.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng các phương pháp.
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ sấp; chọn mẫu
- Thông tin, số liệu thứ cấp: được thu thập từ số liệu thật trên các báo cáo tại
Phòng Tài vụ, phòng Tổ chức cán bộ và báo cáo tổng kết hàng năm 2014 - 2016 của
KBNN Quảng Bình.
- Số liệu sơ cấp: được thu thập từ điều tra phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý
nhà nước (30 người), kế toán KBNN tỉnh Quảng Bình
Phương pháp tổng hợp và phân tích
- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
+Phương pháp tổng quan, tổng hợp thông tin tài liệu nhằm hệ thống hóa
những lý luận và thực tiễn về công tác quản lý tài chính;
+ Sử dụng các công cụ tính toán từ phần mềm Excel.
iii
- Phương pháp phân tích:
+Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được dùng để thống kê số
tuyệt đối và số tương đối, số bình quân các chỉ tiêu nghiên cứu…
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh, đánh giá
về các vấn đề nghiên cứu về công tác quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước tỉnh
Quảng Bình.
- Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp: trong quá trình nghiên cứu, tác
giả thực hiện điều tra và lấy ý kiến trực tiếp của các cán bộ quản lý nhà nước và
lãnh đạo các phòng ban của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình có liên quan đến
công tác quản lý tài chính.
Từ số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, biểu bảng để phân
tích, đánh giá công tác quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình.
3. Các kết quả ngh ên cứu chính và kết luận
- Về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản nhất
về quản lý tài chính của cơ quan hành chính nhà nước.
- Về mặt thực tiễn: Luận văn đã hỉ ra được những tồn tại và nguyên nhân dẫn
đến sự bất hợp lý trong quá trình thự hiện công tác quản lý tài chính tại Kho bạc
Nhà nước tỉnh Quảng Bình. Từ đó, tác giả đề ra định hướng, giải pháp thực hiện
nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình.
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
ATGT An toàn giao thông
CBCC Cán bộ công chức
CNTT Công nghệ thông tin
HCNN Hành chính nhà nước
HĐNV Hoạt động nghiệp vụ
KBNN Kho Bạc Nhà nước
KT - XH Kinh tế - Xã hội
NĐ-CP Nghị định - Chính phủ
NSĐP Ngân sách địa phương
NSNN Ngân sách nhà nước
QĐ Quyết định
TT TKC Tăng thu tiết kiệm chi
XDCB Xây dựng cơ bản
v
MỤC LỤC
Lời cam đoan.................................................................................................................................................i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................................ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế.................................................................................iii
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu v
Mục lục..........................................................................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................................................ix
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Câu hỏi nghiên cứu 2
3. Mục tiêu nghiên cứu 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu3
6. Cấu trúc của luận văn 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNVỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 5
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 5
1.2. Lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước 7
1.2.1. Một số khái niệm về quản lý tài chính 7
1.2.2. Mục tiêu thực hiện quản lý tài chính 8
1.2.3. Nội dung quản lý tài chính 9
1.2.4. Các nhân tố tác động đến quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước 17
1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý tài chính 19
1.2.6. Một số kinh nghiệm quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước ở trong nước và
bài học kinh nghiệm cho Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình 21
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNHTẠI KHO
BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG BÌNH 24
2.1. Tổng quan về Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình 24
2.1.1. Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình 24
vi
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Kho bạc Nhà nước..................................................25
2.1.3. Thành lập Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình............................................................27
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình.........................................31
2.1.5. Biên chế của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình......................................................34
2.1.6. Sự cần thiết phải thực hiện quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh
Quảng Bình.................................................................................................................................................34
2.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình35
2.2.1. Cơ sở pháp lý về quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình.35
2.2.2. Thực trạng quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình.............36
2.3. Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà
nước tỉnh Quảng Bình...........................................................................................................................60
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình
trong thời gian 2014- 2016..................................................................................................................67
2.4.1. Những kết quả đạt được...........................................................................................................67
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân...........................................................................................69
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁCQUẢN
LÝ TÀI CHÍNH CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG BÌNH...............74
3.1. Định hướng phát triển hệ thống Kho bạc Nhà ước đến năm 2020.........................74
3.1.1. Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đế năm 2020...........................................75
3.1.2. Mục tiêu thực hiện quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình80
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình
giai đoạn 2017 – 2020...........................................................................................................................81
3.2.1. Nhóm giải pháp chung.............................................................................................................81
3.2.2. Nhóm giải pháp nghiệp vụ.....................................................................................................85
3.2.3. Nhóm giải pháp điều kiện.......................................................................................................93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................................95
1. Kết luận...................................................................................................................................................95
2. Kiến nghị................................................................................................................................................96
Kiến nghị với Chính phủ......................................................................................................................96
vii
Kiến nghị với Bộ Tài chính96
Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC................................................................................................................................................102
QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ NHẬN
XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC
NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1. Biên chế của KBNN tỉnh Quảng
Bình 34
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp nguồn kinh phí hoạt động KBNN cấp cho KBNN tỉnh
Quảng Bình giai đoạn 2014 – 2016 40
Bảng 2.3. Cơ cấu nguồn thu hoạt động nghiệp vụ tại KBNN tỉnh Quảng Bình
giai đoạn 2014 - 2016 43
Bảng 2.4. Chi từ nguồn kinh phí thường
xuyên giai đoạn 2014 -2016 45
Bảng 2.5. Cơ cầu nguồn kinh phí chi
thường xuyên giai đoạn 2014 -2016 46
Bảng 2.6. Chi đầu tư, hiện đại hóa Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình
giai đoạn 2014 – 2016 49
Bảng 2.7: Chi từ kinh p í địa phương hỗ
trợ giai đoạn 2014 -2016 52
Bảng 2.8 Tình hình trích lập tiết kiệm tại KBNN tỉnh Quảng Bình
giai đoạn 2014 -2016 53
Bảng 2.9. Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý và kế toán của KBNN tỉnh
Quảng Bình về quản lý tài hính theo cơ chế tự chủ tài chính 61
Bảng 2.10. Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý và kế toán của KBNN tỉnh
Quảng Bình về hạn chế trong quả lý tài chính 64
Bảng 2.11. Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý và kế oán của KBNN tỉnh
Quảng Bình về năng lực quản lý cán bộ quản lý tài chính 66
ix
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, cơ chế
quản lý hiện hành đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp đã bộc lộ những
hạn chế lớn cần được khắc phục, đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính và biên chế.
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước với 4 nội dung lớn là: Cải cách
thể chế, cải cách bộ máy, đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức
và cải cách tài chính công; trong đó cải cách cơ chế quản lý tài chính đối với cơ
quan hành chính và đơn vị sự nghiệp là bước đột phá.
Với chủ trương đó, Bộ Tài chính thực hiện cải cách và đổi mới cơ chế quản
lý tài chính đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, đặc biệt là đối với các hệ
thống dọc như: Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan và Kho bạc Nhà nước (KBNN).
Cơ chế quản lý tài chính đã đem lại những chuyển biến lớn trong hoạt động quản lý
tại các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính. Tuy nhiên, thực trạng quản lý tài chính còn
nhiều hạn chế ảnh hưởng đến mục tiêu của quá trình đổi mới.
Việc thực hiện quản lý tài chính đối với hoạt động KBNN trong đó có
KBNN Quảng Bình nói riêng tạo điều kiện cho đơn vị chủ động sử dụng nguồn lực
tài chính, lao động, cơ sở vật chất để thực hiện hiệm vụ Kho bạc trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình đảm bảo tiết kiệm, thiết thực hiệu quả. Công tác tài chính của KBNN
Quảng Bình đã tạo điều kiện cho đơn vị thực hiện việc kiểm soát chi tiêu nội bộ,
phát huy tính dân chủ trong đơn vị, chủ động, sáng ạo của cán bộ công chức
(CBCC); nâng cao kỹ năng quản lý; đáp ứng yêu cầu về công khai, minh bạch trong
tổ chức sắp xếp xác định lại vị trí việc làm cho từng CBCC trong đơn vị, chi tiêu tài
chính được thực hiện, nâng cao đời sống vật chất CBCC trong đơn vị, để CBCC an
tâm công tác lâu dài trong ngành Kho bạc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy b n cạnh
những kết quả đạt được, cơ chế cũng bộc lộ một số hạn chế cần phải nghiên cứu
khắc phục trong thời gian tới.
Chính vì vậy, em chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của
Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sỹ của mình.
1
2. Câu hỏi nghiên cứu
- Quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước gồm các nội dung nào?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng tới quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước?
- Trong những năm qua, quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng
Bình được thực hiện như thế nào?
- Quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình trong những năm
vừa qua đã đạt được kết quả gì và có những hạn chế gì cần khắc phục?
- Để hoàn thiện quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng
Bình cần áp dụng những giải pháp nào?
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính của Kho bạc Nhà
nước tỉnh Quảng Bình, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài
chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính đối với cơ quan
hành chính Nhà nước.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh
Quảng Bình giai đoạn 2014-2016.
- Đề xuất giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện quản lý tài chính của Kho bạc
Nhà nước tỉnh Quảng Bình đến năm 2022
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Là những vấn đề liên quan đến công tác
quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình
+ Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2014- 2016; số
liệu sơ cấp điều tra thu thập năm 2017; đề xuất giải pháp để hoàn thiện cho giai
đoạn năm 2018-2022.
2
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ sấp và chọn mẫu
- Thông tin, số liệu thứ cấp: được thu thập từ số liệu thật trên các báo cáo tại
Phòng Tài vụ, phòng Tổ chức cán bộ và báo cáo tổng kết hàng năm 2014 - 2016 của
KBNN Quảng Bình.
- Số liệu sơ cấp: được thu thập từ điều tra phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý
nhà nước (30 người), kế toán KBNN tỉnh Quảng Bình
5.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích
- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
+Phương pháp tổng quan, tổng hợp thông tin tài liệu nhằm hệ thống hóa
những lý luận và thực tiễn về công tác quản lý tài chính;
+ Sử dụng các công cụ tính toán từ phần mềm Excel.
- Phương pháp phân tích:
+Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được dùng để thống kê số
tuyệt đối và số tương đối, số bình quân các chỉ tiêu nghiên cứu…
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh, đánh giá
về các vấn đề nghiên cứu về công tác quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước tỉnh
Quảng Bình.
- Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp: trong quá trình nghiên cứu, tác
giả thực hiện điều tra và lấy ý kiến trực tiếp của các cán bộ quản lý nhà nước và
lãnh đạo các phòng ban của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình có liên quan đến
công tác quản lý tài chính.
Từ số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, biểu bảng để phân
tích, đánh giá công tác quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình.
5.3. Công cụ xử lý dữ liệu
Việc xử lý và phân tích số liệu được thực hiện trên máy tính theo phần mềm
thống kê thông dụng EXCEL. Các số liệu được tổng hợp, chọn lọc hợp lý thành các
yếu tố cần thiết, có cơ sở khoa học.
3
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương với nội
dung cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính của Kho bạc nhà
nước
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh
Quảng Bình
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Kho bạc Nhà
nước tỉnh Quảng Bình
4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNHCỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Trong thời gian, có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề quản lý tài chính của
hệ thống KBNN dưới nhiều hình thức khác nhau như các bài báo, các luận văn, các
công trình nghiên cứu khoa học đề cập dưới các góc độ khác nhau như đề cập đến
cơ chế quản lý tài chính và biên chế của Kho bạc Nhà nước. Một số công trình đã
được công bố như:
Lâm Hồng Cường (2013) với nghiên cứu “Kiểm soát chi ngân sách, những
kiến nghị” trên tạp chí Ngân quỹ quốc gia số 129 đã nêu ra vai trò kiểm soát chi ở
đơn vị sử dụng Ngân sách là tiền đề quan trọng để quản lý chi Ngân sách theo đầu
ra được hiệu quả, đồng thờ tác giả cũng đưa ra một số bất cập, vướng mắc trong quá
trình kiểm soát các khoản chi như việc thanh toán trực tiếp, tạm ứng và sử dụng tiền
mặt trong chi ngân sách; về điệu kiện có dự toán; chuẩn chi các khoản thanh toán.
Tác giả đã đề xuất một số kiến nghị trong tổ chức kiểm soát chi để công tác kiểm
soát chi NSNN chặt chẽ, đúng chế độ định mức, đúng mục đích hơn [12].
Nguyễn Ngọc Đức (2008) “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính
nội bộ theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Kho bạc Nhà nước đến năm
2020” [13]. Lê Thị Ngọc (2012) “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của hệ thống
KBNN” [22].Các tác giả đã nghiên cứu sâu phần cơ sở lý luận, có những đánh giá
sát về công tác quản lý tài chính và đã đề ra được những giải pháp để hoàn hiện
công tác quản lý tài chính nội bộ theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên
hiện cơ chế đã có nhiều thay đổi nên cần nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện trong thời
gian tới.
Đào Hoàng Liên (2010), “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên
NSNN qua KBNN Quảng Bình” [21]. Tác giả đã nghiên cứu sâu về công tác kiểm
soát chi NSNN quan KBNN Quảng Bình trên cơ sở tiếp cận công tác kiểm soát chi
theo yêu cầu đổi mới cải cách tài chính công và kiểm soát chi tiêu công của các
nước tiên tiến để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi
5
NSNN qua KBNN theo hướng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong
lĩnh vực quản lý NSNN, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị sử dụng NSNN,
đồng thời, phù hợp xu thế hội nhập quốc tế. Từ những lý luận về chi NSNN, các nội
dung cơ bản của kiểm soát chi NSNN qua KBNN; trên cơ sở phân tích thực trạng
công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN Quảng Bình, Tác giả đưa ra các giải pháp
hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Quảng Bình.
Trong đó chú ý đến một số giải pháp về fđổi mới quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi
đáp ứng được yêu cầu cải cách tài chính công và phù hợp với các thông lệ và chuẩn
mực quốc tế.
Phùng Văn Tài (2014), “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của
Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Quốc Oai - Hà Nội” đã xây dựng được
cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN; đánh giá được thực trạng
kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN Quốc Oai giai đoạn 2011 – 2013. Tác giả
cũng nêu ra những giải pháp àn thiện công tác kiểm soát chi KBNN còn chung
chung, chưa cụ thể để có thể áp dụng vào thực tế công việc [23].
Trần Úy Uyên (2014), “Nâng ao hiệu quả công tác quản lý thu ngân sách
nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Phú Thọ”. Tác giả đã nghiên cứu về những lý
luận cơ bản của công tác quản lý thu NSNN; thực trạng công tác quản lý thu NSNN
tại KBNN Phú Thọ từ năm 2009 - 2013; đặc biệt là đánh gia sâu về những ưu điểm,
hạn chế và nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế của công tác này, những khó
khăn, vướng mắc đối với cơ quan Kho bạc trong công ác quản lý thu NSNN. Từ đó,
xác lập và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý
thu NSNN tại KBNN Phú Thọ trong những năm tiếp theo [24].
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đã nêu được những lý luận về
chi thường xuyên NSNN, kiểm soát chi NSNN, quản lý thu NSNN và thực tiễn tại
từng địa phương. Các công trình này đều có giá trị cao trên đại bàn được nghiên
cứu. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào về quản lý tài chính tại KBNN
tỉnh Quảng Bình. Vì vậy, việc nghiên cứu, hoàn thiện quản lý tài chính của Kho bạc
Nhà nước tỉnh Quảng Bình là hết sức cần thiết và không bị trùng lắp với các công
trình đã công bố.
6
1.2. Lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước
1.2.1. Một số khái niệm về quản lý tài chính
Tài chính được thể hiện là sự vận động của các dòng vốn gắn với sự tạo lập
và sử dụng những quỹ tiền tệ của các chủ thể khác nhau trong xã hội trong đó phản
ánh các mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa các chủ thể.
Tài chính của Kho bạc Nhà nước (KBNN) được hiểu là các hoạt động thu và
chi bằng tiền của KBNN để đảm bảo hoạt động thường xuyên của KBNN, đồng thời
thực hiện các nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó.
Thuật ngữ “Quản lý” thường được hiểu đó là quá trình mà chủ thể quản lý sử
dụng các công cụ quản lý và phương pháp quản lý thích hợp nhằm điều khiển đối
tượng quản lý hoạt động và phát triển nhằm đạt đến những mục tiêu đã định. Quản
lý được sử dụng khi nói tới các hoạt động và các nhiệm vụ mà nhà quản lý phải thực
hiện thường xuyên từ việc lập kế hoạch đến quá trình thực hiện kế hoạch đồng thời
tổ chức kiểm tra. Ngoài ra nó còn hàm ý cả mục tiêu, kết quả và hiệu năng hoạt
động của tổ chức.
Theo tác giả Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan (2005) cho
rằng:“Quản lý là sự tác động có hướng đí h của chủ thể quản lý đến một hệ thống
nào đó nhằm biến đổi nó từ trạng thái này sang trạng thái khác theo nguyên lý phá
vỡ hệ thống cũ để tạo lập hệ thống mới và điều khiển hệ thống” [10].
Quản lý là yêu cầu tất yếu để đảm bảo sự hoạt động bình thường của mọi quá
trình và hệ thống kinh tế xã hội, văn hóa, chính trị có sự ham gia tự giác của nhiều
người. Thực chất của quản lý là thiết lập và thực hiện hệ thống các phương pháp và
biện pháp khác nhau của chủ thể quản lý để tác động một cách có ý thức tới đối
tượng quản lý nhằm đạt tới kết quả nhất định.
Quản lý được sử dụng khi nói tới các hoạt động và các nhiệm vụ mà nhà
quản lý phải thực hiện thường xuyên từ việc lập kế hoạch đến quá trình thực hiện kế
hoạch đồng thời tổ chức kiểm tra. Ngoài ra nó còn hàm ý cả mục tiêu, kết quả và
hiệu năng hoạt động của tổ chức.
Quản lý tài chính của KBNN là quá trình áp dụng các công cụ và phương
pháp quản lý nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tài chính của KBNNđể đạt những
mục tiêu đã định.
7
Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động của KBNNcó thể do ngân sách nhà
nước (NSNN) cấp toàn bộ hoặc cấp một phần. Để duy trì các hoạt động cho sự tồn tại
và phát triển của các KBNNđòi hỏi phải có các nguồn tài chính đảm bảo. Trong khi đó,
hoạt động của KBNN thực hiện mục đích phục vụ lợi ích công cho xã hội, không đòi
hỏi người nhận những dịch vụ và hàng hóa do tổ chức mình cung cấp phải trả tiền. Do
đó, NSNN sẽ phải cấp phát kinh phí để duy trì hoạt động của các KBNN. Hiện nay, các
KBNN được phép thu một số khoản thu như phí, lệ phí và các khoản thu khác theo
Luật pháp quy định nhằm bổ sung nguồn kinh phí hoạt động nhưng xét tổng thể thì
nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu vẫn do Nhà nước cấp.
Để Quản lý tài chính, KBNNsử dụng nhiều phương pháp cũng như nhiều
công cụ quản lý khác nh u nhưng mục đích hướng đến của quản lý tài chính của
KBNN cũng là tính hiệu quả trong hoạt động tài chính để nhằm đạt đến những mục
tiêu đã định.
1.2.2. Mục tiêu thực hiện quản lý tài chính
Kho bạc Nhà nước với chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính
quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ
khác của Nhà nước được giao quản lý… về các chính sách liên quan đến lĩnh vực
mìnhphụ trách, nhằm duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước, các hoạt
động tài chính cũng phục vụ cho mục đích chí yếu này.
- Là công cụ để chuyển giao hội nhập các nguồn lực tài chính, công nghệ, kỹ
thuật và nguồn nhân lực các quốc gia trên thế giới.
- Thiết lập thể chế hành lang pháp lý.
- Là động lực thúc đẩy sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực tài chính quốc gia.
- Điều tiết các hoạt động kinh tế, xã hội.
Tóm lại, quản lý tài chính giúp cho KBNN chủ động trong việc tạo nguồn
thu, chi tiêu trong đơn vị, thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong việc sử dụng lao
động, kinh phí quản lý hành chính; nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý
hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, tạo động lực hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao.
8
1.2.3. Nội dung quản lý tài chính
1.2.3.1. Xác định nhiệm vụ chi tài chính tại Kho bạc Nhà nước
Các khoản chi của KBNN được chia thành hai loại: Các khoản chi hoạt động
thường xuyên và các khoản chi hoạt động không thường xuyên.
- Thứ nhất, các khoản chi thường xuyên:
Chi thường xuyên trong KBNN là khoản chi để duy trì hoạt động thường
xuyên của KBNN, thường ít có biến động lớn qua các năm, các khoản chi thường
xuyên mang tính ổn định khá rõ nét. Tính ổn định của chi thường xuyên còn bắt
nguồn từ tính ổn định trong từng hoạt động cụ thể mà mỗi bộ phận của KBNN phải
thực hiện. Các khoản chi thường xuyên bao gồm:
- Cáckhoản chi thanh toán cho cá nhân:Tiền lương, tiền công, phụ cấplương,
các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản thanh
toán khác cho cá nhân theo quy định.
- Chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi phí thuê mướn, chi vật tư văn phòng,
thông tin, tuyên truyền, liên lạc.
- Chi hội nghị, công tác phí trong nước, chi các đoàn đi công tác nước ngoài
và đón các đoàn khách nước ngoài vào Việt Nam.
-Các khoản chi đặc thù phát sinh thường xuyên hàng năm theo chức năng,
nhiệm vụ đã được cơ quan có thẩm quyền phân bổ giao dự toán thực hiện.
- Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương iện, vật tư; sửa chữa thường
xuyên tài sản cố định (TSCĐ).
- Các khoản chi phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí theo quy định.
- Các khoản chi có tính chất thường xuyên khác.
Thứ hai, các khoản chi không thường xuyên:
-Chi sửa chữa lớn, mua sắm TSCĐ, gồm:Kinh phí mua xe ô tô phục vụ công
tác; Kinh phí sửa chữa lớn trụ sở, mua sắm TSCĐ có giá trị lớn mà kinh phí thường
xuyên không đáp ứng được và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo kế hoạch;
Kinh phí thực hiện đề án cấp trang thiết bị và phương tiện làm việc được cấp có
thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
9
-Chi đóng niên liễm cho các tổ chức quốc tế, vốn đối ứng các dự án theo hiệp
định (nếu có).
-Chi thực hiện các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao:Kinh phí thực
hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao sau thời điểm đơn vị đã
được giao kinh phí thực hiện chế độ tự chủ; Kinh phí bố trí để thực hiện các nhiệm
vụ đặc thù như: Kinh phí hỗ trợ, bồi dưỡng, phụ cấp cho tổ chức, cá nhân ngoài đơn
vị đã có chế độ của Nhà nước quy định;Kinh phí tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc
tế được bố trí kinh phí riêng; kinh phí thực hiện các Đề án, Chương trình được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
-Chi thực hiện các nhiệm vụ đặc thù đến thời điểm lập dự toán chưa xác định
được khối lượng công việc, chưa có tiêu chuẩn, chế độ định mức quy định của cơ
quan có thẩm quyền.
-Kinh phí thực hiện t nh giản biên chế.
- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc
gia. -Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
-Kinh phí nghiên cứu khoa họ , kinh phí sự nghiệp kinh tế, kinh phí sự
nghiệp môi trường, kinh phí sự nghiệp khác theo quy định từng lĩnh vực (nếu có),
kinh phí sự nghiệp bảo đảm xã hội, kinh phí thực hiện các nội dung không thường
xuyên khác.
- Vốn đầu tư XDCB theo dự án được duyệt.
1.2.3.2. Cấp dự toán và quản lý tài chính theo cấp dự toán
Các cơ quan HCNN nói chung, KBNN nói riêng trong cùng một ngành theo
một hệ thống dọc được thống nhất tổ chức thành các đơn vị dự toán các cấp: Đơn vị
dự toán cấp I, Đơn vị dự toán cấp II, Đơn vị dự toán cấp III.
Đơn vị dự toán cấp I: là đơn vị nhận trực tiếp ngân sách năm do cấp chính
quyền tương ứng giao và chịu trách nhiệm phân bổ dự toán ngân sách năm xuống
cho đơn vị cấp dưới, quản lý điều hành ngân sách năm của cấp mình và cấp dưới
trực thuộc.
Đơn vị dự toán cấp II: là đơn vị trực thuộc đơn vị dự toán cấp I, có nhiệm vụ
nhận dự toán ngân sách của đơn vị dự toán cấp I và phân bổ dự toán cho đơn vị dự
10
toán cấp III, có trách nhiệm tổ chức điều hành quản lý kinh phí của cấp mình và đơn
vị dự toán cấp dưới.
Đơn vị dự toán cấp III: là đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng kinh phí từ đơn vị
cấp II hoặc đơn vị dự toán cấp I nếu không có cấp II, có trách nhiệm tổ chức thực
hiện quản lý kinh phí của đơn vị mình và đơn vị dự toán cấp dưới.
1.2.3.3. Nguyên tắc quản lý tài chính tạiKho bạc Nhà nước
Việc quản lý tài chính tại KBNN, trước hết phải phù hợp với những điều kiện
hoàn cảnh cụ thể tại mỗi kho bạc. Quản lý tài chính đều phải tuân thủ theo một số
nguyên tắc quản lý tài chính như sau:
- Đảm bảo các khoản chi thường xuyên của Kho bạc phải tuân theo chế độ,
định mức tiêu chuẩn của Nhà nước quy định hoặc theo chế độ, định mức, tiêu chuẩn
chi tiêu nội bộ đã được duyệt để Kho bạc đó hoạt động liên tục và hiệu quả.
- Trách nhiệm quản lý tài chính của Kho bạclà người đứng đầu (lãnh đạo kho
bạc) chịu trách nhiệm.
- Trong quá trình quản lý tài chính tại Kho bạc, Kho bạc cần phải tôn trọng
dự toán năm được duyệt. Trong trường hợp cần điều chỉnh dự toán cần được cơ
quan có thẩm quyền cho phép điều hỉnh để đảm bảo cho cơ quan, đơn vị hoàn thành
tốt những chức năng và nhiệm vụ của mình. Tổ chức bộ máy trực tiếp quản lý tài
chính trong các cơ quan, đơn vịbao gồm: Lã h đạo tổ chức công, Trưởng Phòng tài
chính kế toán, Phòng tài chính kế toán, Trưởng các phòng bộ phận trong tổ chức.
1.2.3.4. Phân cấp trách nhiệm và kiểm soát tài chính trong Kho bạc Nhà nước
Nguồn kinh phí để các cơ quan nhà nước hoạt động, có thể là hoàn toàn từ
ngân sách nhà nước hoặc một phần từ ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước,
quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước, lâu nay luôn xảy ra mâu thuẫn giữa
nguồn thu và nhiệm vụ chi. Để giảm thiểu mâu thuẫn này, cũng đồng thời trao
quyền chủ động cho chính quyền địa phương, cho các cơ quan nhà nước, Chính phủ
đã tiến hành phân cấp ngân sách, tạo điều kiện cho địa phương phát huy tính chủ
động sáng tạo của mình, góp phần thiết thực trong việc lành mạnh hóa ngân sách
nhà nước. Còn đối với các cơ quan nhà nước, Nhà nước phân cấp trách nhiệm và
quyền kiểm soát hoạt động tài chính trong cơ quan, đơn vị cho chính cơ quan, đơn
11
vị sử dụng ngân sách nhà nước. Nhà nước giao cho các cơ quan nhà nước quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính, mỗi cơ quan, đơn vị tự xây dựng
Quy chế chi tiêu nội bộ. Trong đó, thể hiện rõ quyền tự chịu trách nhiệm của mỗi cơ
quan, đơn vị đối với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước được cấp để cơ quan
thực hiện nhiệm vụ của mình. Chính phủ cũng quy định rất rõ quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm cho các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp cụ thể ở các Nghị định
130/2005/NĐ-CP và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày
07/10/2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của
Chính phủ quy định chế độ tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí
quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước. Đây được xem là hình thức phân
cấp trách nhiệm và quyền kiểm soát hoạt động tài chính cho cơ quan nhà nước tiên
tiến hiện nay củ nhà nước, và người chịu trách nhiệm chính là thủ trưởng đơn vị.
1.2.3.5. Nội dung quản lý nguồn thu
Kho bạc lập dự toán t u sự nghiệp hàng năm gửi cơ quan tài chính, thuế và cơ
quan cấp trên phải theo đúng mẫu biểu, thời gian quy định được cơ quan chức năng
hướng dẫn. Dự toán thu sự nghiệp phải bảo đảm phản ánh được đầy đủ chi tiết các
nguồn thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp, thu hoạt động dịch vụ, thu khác phù hợp với
chức năng nhiệm vụ được giao, chế độ tài chí h quy định.
Tổ chức hoạt động dịch vụ kinh doanh, liên doanh liên kết phù hợp với chức
năng nhiệm vụ được giao; xây dựng Quy chế quản lý đối với hoạt động dịch vụ để
làm căn cứ thực hiện; đăng ký, kê khai nộp thuế đối với tất cả các loại hình hoạt
động dịch vụ với cơ quan thuế theo quy định của Luật thuế.
Quá trình tổ chức thu thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp thực hiện theo đúng mức
thu, đối tượng thu được cơ quan có thẩm quyền quy định đồng thời phải thực hiện
công khai mức thu; bảo đảm phản ánh được đầy đủ, kịp thời, chính xác toàn bộ các
khoản thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp, thu hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ vào
sổ kế toán, báo cáo tài chính, không được để ngoài sổ kế toán.
Hạch toán phản ánh đầy đủ chi phí phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí;
chi phí cho các hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh theo quy định của chế độ tài
chính hiện hành.
12
Trích tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo đúng chế độ quy định
(trích tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ; riêng ngành y tế 35% số thu viện
phí sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hoá chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu
hao). Nguồn cải cách tiền lương trong năm đơn vị chưa sử dụng hết phải chuyển
sang năm sau thực hiện và không được sử dụng cho mục đích khác.
Xác định chênh lệch thu chi từ hoạt động dịch vụ, sự nghiệp, thực hiện phân
phối chênh lệch thu lớn hơn chi theo đúng chế độ tài chính quy định (trích lập quỹ
phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng).
1.2.3.6. Sử dụng kinh phí được giao để thực hiện chế độ tự chủ
Trong phạm vi kinh phí được giao, Thủ trưởng đơn vị có quyền hạn và trách
nhiệm trong việc quản lý và sử dụng kinh phí như sau:
-Được tự quyết định bố trí số kinh phí được giao vào các mục chi cho phù
hợp, được quyền điều chỉnh giữa các mục chi nếu xét thấy cần thiết để hoàn thành
nhiệm vụ, bảo đảm tiết kiệm và có hiệu quả. Riêng kinh phí thực hiện hoạt động
nghiệp vụ đặc thù thường xuyên; kinh phí mua sắm, sửa chữa thường xuyên phải
thực hiện theo đúng nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền giao kinh phí tự chủ.
- Được quyết định mức chi cho từng nội dung công việc phù hợp với đặc thù
của cơ quan nhưng không được vượt quá chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện
hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy đị h.
-Đơn vị tự chủ quyết định giao khoán toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt
động thường xuyên và kinh phí thực hiện các hoạt động nghiệp vụ đặc thù thường
xuyên cho từng bộ phận để chủ động thực hiện nhiệm vụ. Việc quản lý và sử dụng
kinh phí khoán bảo đảm đúng quy trình kiểm soát chi và chứng từ, hóa đơn theo quy
định của pháp luật, trừ một số khoản chi thực hiện khoán không cần hóa đơn theo
quy định của Bộ tài chính, gồm:
+ Chi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
+ Chi công tác phí khoán: Thanh toán theo mức khoán tiền phụ cấp lưu trú,
tiền thuê phòng nghỉ, phương tiện đi lại.
+ Chi tiền điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với các
chức danh lãnh đạo.
+ Chi khoán văn phòng phẩm: Đơn vị căn cứ vào mức kinh phí thực hiện của
13
năm trước liền kề, xây dựng mức khoán kinh phí văn phòng phẩm (bút, giấy, sổ, bìa
tài liệu...) theo đơn vị (Cục, Vụ, phòng, ban... chuyên môn), theo từng cá nhân, theo
tháng, quý hoặc năm để thực hiện khoán.
+ Được quyết định sử dụng toàn bộ kinh phí tiết kiệm được theo quy định.
+Được chuyển kinh phí giao tự chủ cuối năm chưa sử dụng hết sang năm sau
tiếp tục sử dụng (đối với các trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển
sang năm sau tiếp tục thực hiện) và phải chi tiết theo từng nhiệm vụ tiếp tục thực
hiện vào năm sau.
+ Sử dụng các khoản phí, lệ phí được để lại theo đúng nội dung chi, không
được vượt quá mức chi do cơ quan có thẩm quyền quy định.
+ Đối với các khoản thu khác (ngoài thu phí, lệ phí được để lại): Cơ quan sử
dụng các khoản thu khác theo đúng nội dung chi, mức chi không vượt quá mức chi
do cơ quan có thẩm quyền quy định tại văn bản hướng dẫn sử dụng nguồn thu đó.
1.2.3.7. Sử dụng kinh phí từ tăng thu và tiết kiệm chi
Thứ nhất, xác định nguồn kinh phí tăng thu và tiết kiệm chi
-Hàng năm, sau khi trang trải các khoản chi phí và các khoản nộp kháctheo
quy định; đơn vị có số chi thực tế thấp hơn số dự toán được giao về kinh phí thực
hiện chế độ tự chủ thì phần chênh lệch này được xác định là kinh phí tiết kiệm.
- Các hoạt động nghiệp vụ đặc thù; h phí mua sắm, sửa chữa thường
xuyên giao thực hiện chế độ tự chủ, đã thực hiệ xong đầy đủ nhiệm vụ, khối lượng
theo dự toán được duyệt, đảm bảo chất lượng thì kinh phí chưa sử dụng hết là khoản
kinh phí tiết kiệm.
Thứ hai, kinh phí tiết kiệm được sử dụng cho các nội dung sau:
- Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động;
- Chi khen thưởng: Chi khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho tập thể, cá
nhân theo kết quả công việc và thành tích đóng góp ngoài chế độ khen thưởng;
- Chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể: Hỗ trợ các hoạt động đoàn thể; hỗ
trợ các ngày lễ, tết, các ngày kỷ niệm (kỷ niệm ngày phụ nữ Việt Nam, ngày thương
binh liệt sỹ, ngày quân đội nhân dân...), trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất;
trợ cấp ăn trưa, chi đồng phục cho cán bộ, công chức và người lao động của cơ
quan; trợ cấp hiếu, hỷ, thăm hỏi ốm đau; trợ cấp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; hỗ trợ cho
14
cán bộ, công chức và người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giản biên
chế; chi khám sức khỏe định kỳ, thuốc y tế trong cơ quan; chi xây dựng, sửa chữa
các công trình phúc lợi;
- Trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập cho cán bộ, công chức.
1.2.3.8. Quản lý quy trình ngân sách
Quản lý quy trình ngân sách là quá trình lập dự toán, phân bổ, giao dự toán,
hạch toán và quyết toán kinh phí.
* Lập dự toán
Lập dự toán thu chi tài chính trong Kho bạc là khâu mở đầu quan trọng mang
ý nghĩa quyết định đến toàn bộ quá trình quản lý tài chính trong tổ chức. Nó có ý
nghĩa vô cùng qu n trọng, đó là:
Thứ nhất, thông qua việc lập dự toán để đánh giá khả năng và nhu cầu về tài
chính của Kho bạc, từ đó p át huy tính hiệu quả đồng thời hạn chế những trở ngại
trong quá trình sử dụng tài c ính của Kho bạc.
Thứ hai, theo nguyên tắc quản lý tài chính, chi phải dựa trên thu mà thu và
chi của KBNN không phải là đồng nhất với nhau về mặt thời gian, có những lúc có
nhu cầu chi nhưng chưa có thu và ngượ lại. Do đó, cần có kế hoạch thu và chi để
các nhà quản lý có thể chủ động điều hành đơn vị.
Thứ ba, dự toán là cơ sở để tổ chức thực hiện. Lập dự toán là hoạt động tiền
khả thi của quá trình thực hiện dự toán. Do đó, lập dự oán có vai trò quan trọng
trong hoạt động tổ chức của một đơn vị, nó là cơ sở dẫn dắt quá trình thực hiện dự
toán của đơn vị sau này. Việc lập dự toán cũng là tiêu chí để đánh giá hiệu quả việc
thực hiện dự toán của KBNN.
Hàng năm, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn lập dự toán của BTC và hướng
dẫn của cơ quan quản lý cấp trên, căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ của năm
trước và dự kiến cho năm kế hoạch, đơn vị thực hiện chế độ tự chủ lập dự toán ngân
sách theo đúng quy định; gửi cơ quan chủ quản cấp trên hoặc cơ quan tài chính cùng
cấp. Cơ quan chủ quản cấp trên tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp.
Việc lập dự toán phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
15
+ Phải phản ánh đầy đủ chính xác các khoản thu, chi dự kiến theo đúng chế
độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước;
+ Việc lập dự toán phải theo từng lĩnh vực thu và lĩnh vực chi;
+ Phải đảm bảo nguyên tắc cân đối, chi phải có nguồn đảm bảo;
+ Lập dự toán phải đúng theo nội dung, biểu mẫu quy định, đúng thời gian,
phải thể hiện đầy đủ các khoản thu chi theo Mục lục NSNN và hướng dẫn của Bộ
Tài chính gửi kịp thời cho các cơ quan chức năng của nhà nước xét duyệt;
+ Dự toán được lập phải kèm theo các báo cáo thuyết minh theo nội dung
công việc, phải có cơ sở, căn cứ tính toán.
* Về thẩm tra, phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước
- Căn cứ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan chủ quản
cấp trên(đơn vị dự toán cấp I) phân bổ và giao dự toán NSNN cho các cơ quan thực
hiện chế độ tự chủ chi tiết t eo hai phần: Phần dự toán NSNN giao thực hiện chế độ
tự chủ và phần dự toán NSNN giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ.
Đối với cơ quan không có đơn vị dự toán trực thuộc, căn cứ vào dự toán
ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, ơ quan thực hiện chế độ tự chủ phân bổ dự
toán được giao theo hai phần: Phần dự toán NSNN giao thực hiện chế độ tự chủ và
phần dự toán NSNN giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ gửi cơ quan tài
chính cùng cấp để thẩm tra theo quy định.
Đối với phần kinh phí tự chủ phân bổ và g i rõ kinh phí thực hiện từng hoạt
động nghiệp vụ đặc thù; kinh phí mua sắm, sửa chữa thường xuyên theo dự toán, số
lượng, khối lượng được duyệt.
Đối với phần kinh phí giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ phân bổ rõ
kinh phí thực hiện các nhiệm vụ (mua sắm, sửa chữa lớn, chi hoạt động nghiệp vụ
đặc thù và các nhiệm vụ không thực hiện chế độ tự chủ khác theo quy định).
- Cơ quan tài chính thẩm tra phân bổ dự toán của các đơn vị dự toán cấp I.
-Khi rút dự toán từ KBNN, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ phải ghi rõ nội
dung chi thuộc nguồn kinh phí được giao thực hiện chế độ tự chủ, nguồn kinh phí
giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ.
16
* Về hạch toán kế toán
- Đối với các khoản chi thực hiện chế độ tự chủ được hạch toán vào các mục
chi của mục lục ngân sách theo quy định hiện hành.
-Đối với một số khoản chi từ nguồn kinh phí tiết kiệm được hạch toán như
sau: Khoản chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, hạch toán vào mục
6400-các khoản thanh toán khác cho cá nhân, tiểu mục 6404-chi chênh lệch thu
nhập thực tế so với lương ngạch bậc, chức vụ; khoản chi khen thưởng, hạch toán
vào mục 6200-tiền thưởng, tiểu mục 6249-khác; khoản chi phúc lợi và trợ cấp thêm
ngoài những chính sách chung cho những người tự nguyện về nghỉ việc trong quá
trình tổ chức sắp xếp lại lao động, hạch toán vào mục 6250-phúc lợi tập thể, tiểu
mục 6299-khác của mục lục NSNN.
* Quyết toán kinh phí
Kết thúc nămcơ quan thực hiện chế độ tự chủ phải lập báo cáo kết quả thực
hiện quản lý tài chính (chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm) của cơ quan mình gửi cơ
quanquản lý cấp trên trực tiếp.
Công tác quyết toán thực hiện tốt sẽ cung cấp các thông tin cần thiết để đánh
giá lại việc thực hiện kế hoạch tài chính năm. Từ đó rút ra những kinh nghiệm thiết
thực cho công tác lập và chấp hành dự toán năm sau.
Kết quả quyết toán cho phép tổ chức kiểm điểm đánh giá lại hoạt động của
mình, từ đó có những điều chỉnh kịp thời theo xu ướng hích hợp.
1.2.4. Các nhân tố tác động đến quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước
1.2.4.1. Nhân tố chủ quan
Đây là nhân tố quan trọng, tác động trực tiếp đến hiệu quả công tác quản lý
tài chính của KBNN. Cụ thể như sau:
- Một là, tổ chức bộ máy: Trong bộ máy tổ chức phải được xắp xếp, bố trí
hợp lý, phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn của từng cán bộ, công chức,
phù hợp với yêu cầu của công việc, đồng thời quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn
của từng khâu, từng bộ phận, từng vị trí công tác. Bộ máy tổ chức gọn nhẹ, hợp lý
vận hành đồng bộ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát thanh toán, hạn chế tình
trạng sai phạm, rủi ro trong quản lý.
17
- Hai là, yếu tố con người: Năng lực chuyên môn của người cán bộ cũng là
yếu tố quyết định đến hiệu quả công tác quản lý tài chính. Nếu năng lực chuyên
môn cao, khả năng phân tích, tổng hợp tốt, nắm chắc, cập nhật kịp thời và áp dụng
chính xác các chế độ chính sách về thu, chi NSNN thì hiệu quả quản lý tài chính sẽ
cao, giảm thiểu thất thoát lãng phí vốn NSNN và ngược lại.
- Ba là, quy trình nghiệp vụ: Nhân tố này rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp
đến công tác quản lý tài chính tại cơ quan HCNN. Một quy trình nghiệp vụ khoa
học, hợp lý phải quy định rõ ràng từng công việc, từng bước thực hiện các thao tác
quản lý, kiểm soát, cấp phát, thanh toán vốn thuộcNSNN, cách xử lý các tình huống
hay xảy ra trong thực tế. Một quy trình nghiệp vụ đáp ứng được các yêu cầu trên sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ quản lý tài chính thực hiện tốt nhiệm vụ của
mình.
- Bốn là,yếu tố công nghệ thông tin: Công nghệ thông tin (CNTT) là cụ
không thể thiếu trong phục vụ các hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan HCNN nói
chung, của toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước nói riêng, nâng cao hiệu quả làm việc,
đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao ủa ông tác quản lý tài chính của các cơ quan
HCNN.
Việc ứng dụng CNTT trong các hoạt độ g nghiệp vụ không chỉ là hiện đại
hóa công nghệ quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc mà còn đem lại
những lợi ích đáng kể - những giá trị gia tăng vô ình - cho các khách hàng của
KBNN.
Hệ thống CNTT KBNN đã được triển khai rộng khắp trên toàn hệ thống từ
trung ương tới 63 KBNN tỉnh, thành phố và gần 700 KBNN quận, huyện. 100% các
đơn vị KBNN đã có mạng cục bộ đáp ứng tốt yêu cầu kết nối phục vụ các hoạt động
nghiệp vụ của KBNN.
1.2.4.2. Nhân tố khách quan
- Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các cơ quan nhà
nước: Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng phát triển nền hành
chính, đẩy mạnh cải cách nền hành chính nói chung và đổi mới cơ chế quản lý tài
18
chính nói riêng. Điều đó thể hiện ở các nghị quyết, chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về vấn đề này, qua đó các cơ chế quản lý đối với
hoạt động của cơ quan nhà nước đã được cải tiến cho phù hợp với tình hình mới.
- Sự phát triển về kinh tế - xã hội: Sự phát triển kinh tế - xã hội có ảnh hưởng
không nhỏ đối với việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Nếu kinh tế - xã hội phát
triển, nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ quan nhà nước sẽ được tăng lên,
nhờ đó góp phần cải thiện điều kiện làm việc, tăng năng suất lao động, giảm chi phí
quản lý hành chính. Ngược lại, nếu kinh tế - xã hội kém phát triển, nguồn lực tài
chính của Nhà nước hạn hẹp, dẫn đến phải cắt giảm chi tiêu công, thậm trí cắt giảm
cả các khoản kinh phí giao thực hiện tự chủ (như hội nghị, hội thảo, văn phòng
phẩm, nhiên liệu…), dẫn tới rất khó khăn trong việc tiết kiệm kinh phí.
- Các quy định của pháp luật về quản lý tài chính: Từ trước năm 2014 thực
hiện quản lý tài chính theo mô hình Tổ chức, phân bổ. Từ năm 2015 đến nay quản
lý tài chính theo mô hình Kế t án nội bộ tập trung, thực hiện theo cơ chế tự chủ tài
chính. Cơ chế tự chủ tài chính có được thực hiện một cách thiết thực và có hiệu quả
trên thực tế hay không phụ thuộc rất nhiều vào các quy định của pháp luật về quản
lý tài chính. Để triển khai cơ chế tự hủ tài chính, Chính phủ và các bộ, ngành có liên
quan cần thiết phải ban hành các quy định cụ thể hướng dẫn các cơ quan nhà nước
thực hiện. Các quy định của pháp luật về quản lý tài chính càng chặt chẽ, cụ thể, chi
tiết thì càng dễ thực hiện, tổng kết đánh giá, xác định kết quả, hiệu quả thực hiện và
xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân có thành ích hay vi phạm các quy định
trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính.
1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý tài chính
- Chấp hành dự toán kinh phí được giao
Việc nắm vững chỉ tiêu tài chính căn cứ vào nội dung công việc, khối lượng
công việc, chủng loại và số lượng hàng hoá, vật tư, trang thiết bị mua sắm; các
chương trình, dự án đang triển khai thực hiện. Mức tiền được duyệt chi đối với từng
công việc, tiến độ thực hiện công việc, quy trình, thủ tục tổ chức thực hiện.
Căn cứ vào chỉ tiêu tài chính năm được giao và tiến độ thực hiện nhiệm vụ,
cơ quan nghiệp vụ lập dự toán chi quý. Đối với một số công việc, như chi về mua
19
sắm vật tư, trang thiết bị, chi thuộc các chương trình, dự án, vv... có dự toán được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đảm bảo chi đúng, chi đủ các nội dung được giao trong dự toán
Nắm vững tiêu chuẩn, định mức, giá cả trong chi tiêu tài chính có những đặc
thù riêng, khác với tiêu chuẩn chế độ về tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn. Tiêu
chuẩn, định mức, giá cả trong chi tiêu, sử dụng tài chính là những quy định về mức
sử dụng kinh phí, vật tư được tính toán, xác định và bảo đảm, có thể tính theo đầu
người, trang thiết bị, theo khối lượng công việc hay tổ chức, biên chế, vv...
Nội dung tài chính có nhiều khoản chi với nhiều tiêu chuẩn, định mức khác
nhau, thuộc nhiều ngành bảo đảm. Mỗi loại tiêu chuẩn định mức lại có những yêu cầu
quản lý cụ thể phù hợp với đặc thù của từng ngành. Vì vậy, trong công tác quản lý, sử
dụng nắm vững các tiêu chuẩn định mức. Mặt khác, chế độ tiêu chuẩn, định mức còn là
căn cứ pháp lý quan trọng để các đơn vị xây dựng dự toán thu - chi ngân sách, để cấp
phát kinh phí, vật tư và t anh quyết toán tài chính. Do đó, nếu không nắm vững các tiêu
chuẩn, định mức, giá cả và các chế độ phân bổ, quản lý và chỉ tiêu ngân sách thì không
thể làm tốt được công tác lập, hấp hành quyết toán ngân sách.
Cơ quan tài chính các đơn vị tổ hức đăng ký theo dõi chặt chẽ, đầy đủ, có hệ
thống các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức sao cho phù hợp với tình hình
thực tế của đơn vị mình. Mỗi cán bộ tài chí có phương pháp chuyên môn nghiệp vụ
tốt để tập trung quản lý các tiêu chuẩn, định mức trong phạm vi phần việc mình phụ
trách. Đồng thời coi trọng quan hệ chặt chẽ với các ngành nghiệp vụ để nắm vững
giá cả, nội dung ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế; hoặc khảo sát, phân tích
và kiến nghị kịp thời những tiêu chuẩn, định mức, giá cả không phù hợp …
- Đảm bảo kinh phí tiết kiệm: Kinh phí tiết kiệm được do số chi thực tế thấp
hơn dự toán kinh phí quản lý hành chính được giao để thực hiện chế độ tự chủ được
sử dụng bổ sung thu nhập của cán bộ, công chức, chi khen thưởng, phúc lợi trích lập
quỹ dự phòng để ổn định thu nhập. Số kinh phí tiết kiệm cuối năm không sử dụng
hết được chuyển năm sau. Thủ trưởng cơ quan quyết định phương án sử dụng số
kinh phí tiết kiệm sau khi thống nhất ý kiến bằng văn bản với công đoàn cơ quan.
20
- Đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ của cơ quan HCNN:Hàng năm, trên cơ sở
nhiệm vụ được giao, biên chế và chế độ tiêu chuẩn định mức, các đơn vị được phân
bổ một lượng ngân sách nhất định. Các đơn vị được quyền chủ động sử dụng số
kinh phí trên giao đó nhưng phải tuân thủ hai yêu cầu cơ bản, gồm:
+ Một là, phải hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ được giao.
+ Hai là, phải thực hiện đúng các quy định về quản lý tài chính của Nhà
nước.
1.2.6. Một số kinh nghiệm quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước ở trong
nước và bài học kinh nghiệm cho Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình
1.2.6.1.Kinh nghiệm quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước ở trong
nước Kho bạc Nhà nước Hà Nội
KBNN Hà Nội cũng như các KBNN khác trong toàn hệ thống KBNN hoạt
động theo Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/8/2009 của Thủ tướng Chính
phủ quy định chức năng, n iệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực
thuộc Bộ Tài chính. Tuy n iên, với ưu thế là Kho bạc thực hiện nhiệm vụ kinh tế,
chính trị của thủ đô kiểm soát nguồn thu, nhiệm vụ chi rất lớn cùng với các đối
tượng phục vụ của Kho bạc rất đa dạng và phong phú nên KBNN Hà Nội có nhiều
kinh nghiệm hoạt động đáng được các KBNN hác học tập.
Sau khi thủ đô Hà Nội mở rộng địa giớ hà c ính, KBNN Hà Nội đã nhanh
chóng kiện toàn, đến nay gồm 12 phòng chuyên môn nghiệp vụ và 29 KBNN quận,
huyện, với tổng số 1.021 cán bộ công chức thực hiện các phần hành nghiệp vụ,
trong đó có gần 7% cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý tài chính của hệ thống
KBNN Hà Nội.
Trong những năm qua, KBNN Hà Nội đã rất chú trọng đào tạo cán bộ làm
công tác quản lý tài chính, xây dựng cơ bản nội ngành, bố trí cán bộ có trình độ
chuyên môn tốt đảm nhiệm công việc quản lý tài chính.
KBNN Hà Nội đã phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm bằng việc áp
dụng nhiều biện pháp tiết kiệm trong chi hành chính, điều hành khai thác nguồn thu
để đảm bảo tập trung nguồn lực để thực hiện tốt các hoạt động nghiệp vụ, bổ sung
thu nhập cho CBCC trong toàn hệ thống KBNN Hà Nội, đồng thời dành một phần
21
kinh phí đáng kể để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hoạt động chuyên môn; xây
dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KBNN hiện đại, hiện đại hoá trang thiết bị tin học và
triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vụ của hệ thống
KBNN Hà Nội, đảm bảo sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả, từng bước tăng thu
nhập cho công chức, viên chức.
Kho bạc Nhà nước Nam Định
KBNN Nam Định là đơn vị trực thuộc KBNN, với chức năng nhiệm vụ quỹ
NSNN, thực hiện nhiệm vụ thu, chi NSNN trên địa bàn tỉnh Nam Định, bao gồm 09
huyện và một thành phố trực thuộc tỉnh.
Tổ chức bộ máy của KBNN Nam Định gồm 08 phòng nghiệp vụ và 09
KBNN huyện, với tổng số 221 cán bộ thực hiện các phần hành nghiệp vụ, trong đó
có gần 11% cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý tài chính của hệ thống KBNN tỉnh
Nam Định.
Về công tác quản lý tài chính, KBNN Nam Định đã thực hiện quản lý tài
chính theo đúng quy định của Luật NSNN, chi tiêu đúng định mức, tiêu chuẩn của
Nhà nước và Bộ Tài chính ban hành, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm kinh phí; tăng
cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động chuyên môn, tăng thu, tiết kiệm chi để
tăng thêm thu nhập cho CBCC. Tích cực đào tạo cán bộ làm công tác quản lý tài
chính, xây dựng cơ bản nội ngành KBNN.
1.2.6.2. Bài học kinh nghiệm cho Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình
Qua nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý tài chính của một số Kho bạc Nhà
nước, có thể rút ra một số kinh nghiệm về quản lý tài chính cho Kho bạc Nhà
nước tỉnh Quảng Bình như sau:
Một là, tăng cường phân cấp quản lý NSNN cho các đơn vị trực thuộc sử
dụng ngân sách theo hướng gắn quyền hạn với trách nhiệm .
Hai là, đổi mới phương thức lập, phân bổ dự toán NSNN, tăng cường trách
nhiệm của đội ngũ CBCC, nâng cao hiệu lực của bộ máy hành chính Nhà nước.
Ba là, coi trọng công tác kiểm toán, kiểm tra, giám sát và xây dựng chế tài xử
lý vi phạm. Đồng thời quy định cụ thể nghĩa vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các
đơn vị, các cá nhân thực hiện công tác kiểm toán, kiểm tra, giám sát.
22
Bốn là, nhận thức tầm quan trọng của yếu tố con người trong công tác quản
lý tài chính. Để công tác quản lý tài chính ngày càng hoàn thiện hơn thì trước hết
đội ngũ cán bộ công chức KBNN nói chung và cán bộ quản lý tài chính nói riêng
cũng phải được hoàn thiện. Để làm được điều đó, KBNN tỉnh Quảng Bình cần tăng
cường công tác cán bộ trong tất cả các khâu từ tuyển dụng, bố trí, quy hoạch, đào
tạo, bồi dưỡng... Việc bố trí cán bộ làm công tác quản lý tài chính, không chỉ chú
trọng khả năng chuyên môn mà còn phải chọn người có đạo đức tốt, liêm khiết,
công minh.
Năm là,hiện đại hóa tin học vào các hoạt động nghiệp vụ KBNN, đặc biệt là
công tác quản lý tài chính.
23
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. Tổng quan về Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình
2.1.1. Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình
Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ Việt Nam, giới hạn trong tọa độ địa
lý 18°55' - 18°05' vĩ độ Bắc và 103°37' - 107°00' kinh độ Đông, có chung địa giới
với tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Quảng Trị và một phần giáp với nước Lào. Diện tích tự nhiên
toàn tỉnh là 8.065,3 km2. Quảng Bình có 7 đơn vị hành chính cấp huyện và 159 đơn
vị hành chính cấp xã, phường. Dân số Quảng Bình là 877.499 người (số liệu thống
kê năm 2016), trong đó dân số thành thị là 172.643 người, chiếm 19,67%, nông thôn
là 704.856 người, chiếm 80,33%. Trong bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế
không mấy thuận lợi, quá trình xây dựng và phát triển kinh tế ở Quảng Bình đã đạt
được những thành tựu khá quan trọng, tạo đà cho tăng tưởng kinh tế giai đoạn sau,
góp phần nâng cao đời sống n ân dân, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực
và thế giới. Trong những năm qua, tỉnh Quảng Bình đã đạt những kết quả nhất định
trên nhiều lĩnh vực phát triển KTXH. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai
đoạn 2012 - 2016 đạt khoảng 110,3%/năm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo
hướng tích cực, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục tăng nhanh, tạo nền tảng
cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển dịch vụ, đô thị và chuyển
dịch lao động ở khu vực nông thôn. Tỷ trọng giá trị ngành nông lâm ngư nghiệp
trong GDP giảm dần, giá trị Công nghiệp - Xây dựng và dịch vụ tăng, cơ sở hạ tầng
có bước phát triển khá, GDP bình quân đầu người được cải thiện. Tổng thu ngân
sách của tỉnh năm 2016 đạt 3.067 tỷ đồng, tăng 6,6% so với năm 2015; Tổng chi
ngân sách năm 2016 đạt 8.431 tỷ đồng, tăng 6,5% so với năm 2015. Các lĩnh vực
Giáo dục - đào tạo, KH&CN, y tế có nhiều tiến bộ; đời sống vật chất, văn hóa và
tinh thần của nhân dân được nâng lên; xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và
thực hiện các chính sách xã hội đạt kết quả khá. Tuy nhiên chi cho đầu tư XDCB và
một số khoản chi mua sắm sửa chữa, chi đoàn ra,...giảm nhiều do nguồn thu của
ngân sách tỉnh cũng như ngân sách TW giảm mạnh. Bên cạnh những thành tựu đạt
24
được, vẫn còn có những tồn tại trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng và chưa bền vững; chuyển dịch
cơ cấu kinh tế còn chậm, chất lượng, hiệu quả chưa cao. Thu cân đối ngân sách trên
địa bàn hàng năm thấp, nợ ngân sách còn để tồn đọng, dây dưa. Hiệu quả đầu tư
thấp, tình trạng lãng phí, thất thoát vốn đầu tư còn xảy ra.
Hiện nay Quảng Bình đang trong quá trình xây dựng và phát triển, trong đó
chú trọng công tác xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH. Về kinh tế,
giá trị của lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng GDP
của tỉnh. Công nghiệp với lợi thế nguồn tài nguyên phong phú, thương mại và du
lịch có thế mạnh được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, tuy
nhiên cũng tỉnh chưa khai thác hết được các lợi thế này để duy trì và tăng thu cho
ngân sách. Nguồn lực ngân sách không thể đáp ứng so với nhu cầu chi tiêu, tổng thu
cân đối ngân sách của tỉnh mới đáp ứng được 70% chi thường xuyên. Vì vậy, trong
thời gian qua công tác chi ngân sách tập trung chủ yếu đảm bảo duy trì hoạt động
của bộ máy nhà nước, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống giáo dục, y tế, đảm
bảo an ninh quốc phòng và một số lĩnh vực thiết yếu. Việc đầu tư phát triển các
ngành kinh tế trọng điểm chưa được quan tâm đúng mức nhằm phát huy tối đa được
lợi thế và tiềm năng của các ngành, các thành phần kinh tế.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Kho bạc N à nước
Cách mạng tháng 8/1945 thành công, cùng với sự ra đời của Chính phủ Cách
mạng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày 28/8/1945, ngành Tài chính của nước
Việt Nam chính thức được thành lập; sau đó, vào ngày 03/4/1946, Quốc hội đã biểu
quyết cho phép lưu hành giấy bạc tài chính của Việt Nam có in hình Chủ tịch Hồ Chí
Minh trên phạm vi cả nước. Để có một cơ quan chuyên môn, đặc trách nghiên cứu và
giải quyết các vấn đề ngân sách và tiền tệ, ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
ký Sắc lệnh số 75/SL thành lập Nha Ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính. Đây là mốc lịch
sử quan trọng đầu tiên đối với sự ra đời của Kho bạc Nhà nước Việt Nam.
Trong thời gian 5 năm tồn tại và hoạt động (1946 - 1951), Nha Ngân khố đã
gắn bó mật thiết với những thời kỳ khó khăn nhất của cuộc kháng chiến giải phòng
dân tộc, đồng thời đã hoàn thành các trọng trách đã được Chính phủ giao phó. Nha
25
Ngân khố còn tổ chức phát hành các loại tiền dưới hình thức tín phiếu. Đặc biệt,
trong các năm 1946, 1948 và 1950, Nha Ngân khố đã phối hợp tổ chức một số đợt
phát hành Công trái và Công phiếu kháng chiến ghi thu bằng tiền và bằng thóc;
đồng thời là công cụ để huy động tiền nhàn rỗi trong nhân dân, phục vụ đắc lực, kịp
thời nhu cầu sản xuất và chiến đấu. Từ tình hình nói trên, đòi hỏi Chính phủ phải
nghiên cứu và ban hành các chính sách mới về quản lý kinh tế - tài chính, tiền tệ -
tín dụng, đồng thời phải phát triển và hoàn thiện dần bộ máy của các cơ quan của
Chính phủ, trong đó có nhiệm vụ cấp bách là thay đổi tổ chức bộ máy của Bộ Tài
chính và Ngân hàng quốc gia. Ngày 20/7/1951, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị
định số 107/TTg thành lập KBNN đặt trong Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và
thuộc quyền quản trị của Bộ Tài chính. Nhiệm vụ chủ yếu của KBNN là quản lý thu
chi Quỹ NSNN ở Trung ương và địa phương. Hệ thống KBNN được tổ chức lại như
sau: ở Trung ương có KBNN Trung ương; tại các Liên khu có Kho bạc Liên khu; tại
các tỉnh, thành phố có K o bạc tỉnh, thành phố.
Trong 13 năm tồn tại và hoạt động, dưới dự lãnh đạo và điều hành trực tiếp
của Bộ Tài chính và Ngân hàng quốc gia, hệ thống KBNN đã hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ vẻ vang của mình. Bước sang thời ỳ xây dựng và phát triển kinh tế, cùng
với việc thay đổi chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của các Bộ, ngành Trung
ương, ngày 27/7/1964, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 113/CP
thành lập Vụ quản lý Quỹ NSNN thuộc Ngân hàng Nhà nước. Vụ Quản lý Quỹ
NSNN tồn tại trong một thời gian khá dài (1964-1989) có nhiệm vụ đôn đốc và
giám sát tình hình thu, chi NSNN; tổ chức quy trình kế toán - thống kê các khoản
thu, chi của NSNN để báo cáo Bộ Tài chính. Tuy nhiên, từ khi Ngân hàng Nhà nước
chuyển sang thực hiện chế độ quản lý nhà nước về tiền tệ - tín dụng, nghiệp vụ quản
lý Quỹ NSNN trở thành một bộ phận công việc mang tính hành chính - sự nghiệp
thuần túy mà Ngân hàng Nhà nước phải làm hộ cho Bộ Tài chính. Vì vậy, sự tập
trung chỉ đạo điều hành đối với quản lý Quỹ NSNN của Ngân hàng Nhà nước các
cấp không còn được quan tâm đầy đủ và toàn diện như những năm trước đây. Trước
tình hình đó, ngày 01/4/1990, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số
07/HĐBT tái thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính với chức năng
26
và nhiệm vụ chủ yếu là quản lý Quỹ NSNN và các quỹ dự trữ tài chính Nhà nước;
tổ chức huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển. Hệ thống KBNN được tổ
chức thành 3 cấp: Ở Trung ương có Cục KBNN trực thuộc Bộ Tài chính; ở tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương có Chi cục KBNN; ở huyện, quận và tương đương
có Chi nhánh KBNN.
Qua 26 năm hoạt động và phát triển, hệ thống KBNN đã không ngừng lớn
mạnh, chức năng, nhiệm vụ ngày càng hoàn thiện. Hệ thống KBNN đã khẳng định
được vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế và trong hệ thống tài chính quốc gia.
Kể từ khi thành lập hệ thống KBNN đến nay, KBNN liên tiếp được giao thêm các
nhiệm vụ mới nhiệm vụ kiểm soát cho NSNN; quản lý, cấp phát, thanh toán vốn
đầu tư xây dựng cơ bản… Do vậy, để phù hợp với nhiệm vụ mới, Chính phủ cũng
đã 4 lần quy định lại chức năng, niệm vụ và tổ chức bộ máy của hệ thống KBNN
trực thuộc Bộ Tài chính. Gần đây nhất, cùng với sự ra đời của hàng loạt các Luật
liên quan đến công tác quản lý tài chính công; sự sắp xếp, bố trí lại các cơ quan
thuộc Ngành Tài chính… Điều này đòi hỏi phải rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của
KBNN để đáp ứng yêu cầu quản lý tài hính, ngân sách trong tình hình mới. Ngày
08/7/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ
Tài chính.
2.1.3. Thành lập Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình
Hệ thống KBNN được thành lập và đi vào hoạt động trong phạm vi cả nước
từ ngày 01/4/1990 theo Quyết định số 07/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
về chuyển giao công tác quản lý quỹ NSNN từ ngành Ngân hàng Nhà nước sang Bộ
Tài chính. Qua quá trình hoạt động và phát triển hệ thống KBNN đã không ngừng
lớn mạnh và ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò trong nền kinh tế, trong hệ
thống Tài chính Quốc gia.
Cùng với hệ thống Kho bạc cả nước, KBNN tỉnh Quảng Bình được thành lập
và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/1990. Qua 26 năm hoạt động, KBNN
tỉnh Quảng Bình cùng với sự phát triển của hệ thống KBNN, chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN tỉnh, thành phố không ngừng được hoàn
27
thiện, mở rộng. Đến năm 2015, Bộ Tài chính có Quyết định 1399/QĐ-BTC ngày
15/7/2015 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2.1.3.1. Vị trí và chức năng của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình
Theo Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15/07/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính quy định vị trí và chức năng của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình như sau:
KBNN tỉnh Quảng Bình là tổ chức trực thuộc KBNN, có chức năng thực
hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
KBNN tỉnh Quảng Bình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về quỹ NSNN, các
quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý
ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho NSNN và cho
đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ trên địa bàn
theo quy định của pháp luật.
Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được
mở tài khoản tại Ngân àng Nhà nước Việt Nam ở tỉnh,và các ngân hàng thương mại
trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.
2.1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình
* Theo Quyết định số 1399/QĐ- BTC ngày 15/7/2015, KBNN tỉnh Quảng
Bình có nhiệm vụ sau:
(1) Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược,
quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của KBNNtỉnh Quảng
Bình sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt và hướng dẫn của
KBNN.
(2) Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
thuộc phạm vi quản lý của KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp l ật.
(3) Hướng dẫn, kiểm tra các KBNN ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh (gọi chung là KBNN cấp huyện) thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ
quy định.
(4). Quản lý quỹ NSNN, quỹ dự trữ tài chính nhà nước theo quy định của pháp
luật:
28
- Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu NSNN; tổ chức thực
hiện việc thu nộp vào quỹ NSNN các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại
KBNN tỉnh Quảng Bình; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách
theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN và các nguồn
vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
- Quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm theo quyết định của cấp có thẩm
quyền; quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước
và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN tỉnh Quảng Bình.
(5) Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt; tổ chức thực hiện các biện pháp
bảo đảm an toàn kho, quỹ tại KBNN tỉnh Quảng Bình.
(6) Tổ chức thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước:
- Hạch toán kế toán về thu, chi NSNN, các quỹ tài chính do KBNN tỉnh
Quảng Bình quản lý, các k ản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa
phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc tại KBNN tỉnh Quảng Bìnhtheo quy
định của pháp luật;
- Báo cáo tình hình thực hiện thu, hi NSNN cho cơ quan tài chính cùng cấp
và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật.
(7) Thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán nhà ước theo quy định của pháp luật:
- Tiếp nhận thông tin báo cáo tài chính của các đơn vị thuộc khu vực kế toán
nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức tổng hợp thông tin tài chính nhà nước trên địa bàn về tình hình tài
sản nhà nước; nguồn lực và nghĩa vụ của Nhà nước; tình hình hoạt động, kết quả
thu, chi ngân sách nhà nước; vốn nhà nước tại các doanh nghiệp và các tài sản,
nguồn lực, nghĩa vụ khác của Nhà nước;
- Lập báo cáo tài chính nhà nước của chính quyền địa phương, báo cáo cơ
quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
(8) Thực hiện công tác thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước và các quỹ
tài chính do KBNN tỉnh Quảng Bìnhquản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính
29
phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách
nhà nước qua Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện
các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
(9) Quản lý ngân quỹ nhà nước tại KBNN tỉnh Quảng Bìnhtheo chế độ quy
định:
a) Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt,
bằng chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc
Nhà nước cấp tỉnh;
b) Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh tại
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ngân
hàng thương mại trên cùng địa bàn theo chế độ quy định để thực hiện các nghiệp vụ
thu, chi, thanh toán của Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy
định của pháp luật.
(10) Tổ chức thực hiện việc phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ tại
KBNN tỉnh Quảng Bìnhtheo quy định ủa pháp luật.
(11) Thực hiện thanh tra chuyên ngành; kiểm tra hoạt động KBNN trên địa
bàn; thực hiện công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy
định; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có t ẩm quyền xử lý theo quy định
của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý của KBNN.
(12) Tổ chức quản lý và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN
tỉnh Quảng Bình; quản trị cơ sở dữ liệu và các ứng dụng hợp nhất của Bộ Tài chính
đặt tại KBNN tỉnh Quảng Bình.
(13) Quản lý bộ máy, biên chế, công chức: thực hiện chế độ tiền lương và
các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, bổ nhiệm, quy hoạch, kỷ luật,
đào tạo, bồi dưỡng công chức và hợp đồng lao động thuộc phạm vi quản lý của
KBNN tỉnh Quảng Bình theo quy định của pháp luật, phân cấp quản lý cán bộ của
Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước.
(14) Quản lý và thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ, xây dựng cơ
bản nội bộ theo quy định của Kho bạc Nhà nước, của Bộ Tài chính và của pháp luật.
30
(15) Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hóa hoạt động KBNN; cải cách
hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải
tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá
nhân có quan hệ giao dịch với KBNN tỉnh Quảng Bình.
(16) Tổ chức và quản lý các điểm giao dịch thuộc KBNN tỉnh Quảng Bình.
(17) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước
giao.
* KBNN tỉnh Quảng Bìnhcó quyền:
- Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp NSNN hoặc áp dụng
các biện pháp hành chính khác để thu cho NSNN theo quy định của pháp luật; -
Được từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các
điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; -
Thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN theo quy định
của pháp luật.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình
Theo Quyết định số 1399/QĐ-BTB ngày 15/7/2015 của Bộ Tài chính Quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức ở KBNN tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương; Quyết định số 696/QĐ-KBNN ngày 16/7/2015 của KBNN
Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các phòng và Văn phòng
thuộc Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực t uộc Trung ương, KBNN tỉnh
Quảng Bình là thuộc cơ quan Ngành dọc từ Trung ương đến địa phương theo địa chỉ
hành chính, đảm bảo nguyên tập trung, thống nhất.
Các phòng chức năng tham mưu, giúp việc Giám đốc KBNN tỉnh Q ảng Bình,
gồm:Phòng Kế toán nhà nước;Phòng Kiểm soát chi;Phòng Thanh tra-Kiểm tra;Phòng
Tin học;Phòng Tổ chức cán bộ;Phòng Tài vụ;Văn phòng; Phòng Giao dịch).
Hiện tại có 07 KBNN huyện, thị, thành phố trực thuộc KBNN tỉnh Quảng
Bình (có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng nhà
nước hoặc ngân hàng thương mại để giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp
luật).
31
KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG BÌNH
Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Văn Phòng
Kế toán Kiểm Thanh Tin học Tổ chức Tài vụ phòng Giao
Nhà soát chi tra - cán bộ dịch
nước Kiểm tra
KHO BẠC NHÀ NƯỚC
HUYỆN, THỊ, THÀNH PHỐ
Tổ Kế toán nhà nước Tổ Tổng hợp - Hành chính
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN tỉnh Quảng Bình
(Nguồn: Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình)
- Lãnh đạo KBNN tỉnh Quảng Bình gồm 03 người 01 Giám đốc và 2 Phó
Giám đốc: Giám đốc là người đứng đầu có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động,
chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc KBNN và trước pháp luật về toàn bộ hoạt
động của KBNN trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Phó Giám đốc là người giúp việc Giám đốc, được Giám đốc phân công phụ
trách một số lĩnh vực công tác cụ thể, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước
pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
- Các phòng thuộc KBNN tỉnh Quảng Bình:
+ Phòng Kế toán nhà nước: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc
tổ chức thực hiện công tác kế toán nhà nước; công tác thanh toán, tổng kế toán nhà
32
nước, kiểm soát các khoản chi thường xuyên của NSNN, quản lý ngân quỹ nhà
nước, phát hành và thanh toán tráiphiếu Chính phủ, công tác thống kê tổng hợp;
quản lý tiền mặt, ấn chỉ đặc biệt, tài sản quý, an toàn kho quỹ .
+ Phòng Kiểm soát chi: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc tổ
chức thực hiện công tác kiểm soát thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB, vốn sự
nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN, vốn chương trình
mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn khác được giao quản lý
+ Phòng Thanh tra - kiểm tra: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc
tổ chức thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ tại địa bàn tỉnh.
+ Phòng Tin học:thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc tổ chức
thực hiện công tác ứng dụng CNTT.
+ Phòng Tổ chức cán bộ:thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc tổ
chức thực hiện công tác tổ chức và cán bộ tại KBNN tỉnh Quảng Bình.
+ Phòng Tài vụ: thực iện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc tổ chức thực
hiện công tác quản lý tài chính nội ngành tại KBNN tỉnh Quảng Bình.
+ Văn phòng: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc tổ chức thực
hiện công tác pháp chế, cải cách hành hính; công tác quản lý đầu tư XDCB nội
ngành, công tác quản lý tài sản, công tác bảo vệ cơ quan; công tác hành chính, văn
thư, lưu trữ, quản lý con dấu; xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy cơ quan; điều
phối hoạt động KBNN tỉnh Quảng Bình.
Phòng Giao dịch (thực hiện nhiệm vụ KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh lỵ.
Có con dấu và được mở tài khoản tại KBNN cấp tỉnh và ngân hàng nhà nước hoặc
ngân hàng thương mại để giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp l ật).
Với sự nỗ lực của tập thể cán bộ lãnh đạo và cán bộ công chức, đặc biệt là
được sự quan tâm lãnh đạo của chính quyền địa phương, sự phối hợp của các ban
ngành có liên quan cũng như sự chỉ đạo trực tiếp của KBNN, KBNN tỉnh Quảng
Bình nhanh chóng ổn định bộ máy tổ chức và đạt được nhiều thành tích trong các
lĩnh vực chính trị cũng như chuyên môn mà KBNN giao phó, được hệ thống KBNN
và KBNN địa phương ghi nhận.
33
2.1.5. Biên chế của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình
Bảng 2.1. Biên chế của KBNN tỉnh Quảng Bình
Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Biên chế 150 159 153
(Trong đó: cán bộ thanh tra) 3 7 7
Lao động 2 1 1
Tổng CBNV 152 160 154
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ của KBNN tỉnh Quảng Bình) Theo Bảng 2.1 cho
thấy số lượng cán bộ nhân viên của KBNN tỉnh Quảng Bình trong những năm qua
không có sự biến động lớn. Trong giai đoạn 2014 –
2016 số biên chế và lao động của KBNN lớn nhất là 160 người ở năm 2015, tăng
5,26% so với năm 2014. Trong đó giảm số 1 lao động nhưng tăng 4 cán bộ thanh
tra. KBNN với chức năng quản lý quỹ NSNN nên KBNN tỉnh Quảng Bình rất chú
trọng công tác kiểm tra, thanh tra. Vì vậy, từ năm 2015 số lượng cán bộ thanh tra đã
tăng lên 7 người, tăng 133,33% so với năm 2014. Hiện nay, KBNN tỉnh Quảng
Bình vẫn tiếp tục hoàn thiện chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ và có những cải cách mạnh mẽ, hiện đại hoá nhanh chóng
công nghệ hoạt động nhằm tập trung nhanh, đầy đủ nguồn thu, kiểm soát chặt chẽ
các khoản chi NSNN, đảm bảo sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tiền, tài sản của
Nhà nước. Qua đó, góp phần đấu tranh loại bỏ tiêu cực, nhũng nhiễu, chống tham ô,
tham nhũng, lãng phí, xây dựng bộ máy hành chính nhà nước trong sạch, vững
mạnh.
2.1.6. Sự cần thiết phải thực hiện quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước
tỉnh Quảng Bình
Thứ nhất, Nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động của các cơ quan HCNN chủ
yếu từ NSNN. NSNN là công cụ tài chính quan trọng của Nhà nước. Quản lý chi
NSNN để nhằm đảm bảo các khoản chi NSNN được thực hiện tiết kiệm, hợp lý,
đúng chính sách, chế độ, phục vụ tốt cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ
của Nhà nước trong từng thời kỳ. Quản lý tài chính là điều kiện cần thiết để nâng
34
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!

More Related Content

What's hot

Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Quản lý nhà nước về Hộ tịch ở cấp xã trên địa bàn huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên G...
Quản lý nhà nước về Hộ tịch ở cấp xã trên địa bàn huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên G...Quản lý nhà nước về Hộ tịch ở cấp xã trên địa bàn huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên G...
Quản lý nhà nước về Hộ tịch ở cấp xã trên địa bàn huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên G...luanvantrust
 
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho BạcLuận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho BạcNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên đề TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH VÀ LÃNH THỔ
Chuyên đề TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH VÀ LÃNH THỔ Chuyên đề TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH VÀ LÃNH THỔ
Chuyên đề TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH VÀ LÃNH THỔ nataliej4
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...
 BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI  CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777... BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI  CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...OnTimeVitThu
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...OnTimeVitThu
 
Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...
Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...
Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
 
Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...
Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...
Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...
 
lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
 lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
 
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức PhổLuận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
 
Quản lý nhà nước về Hộ tịch ở cấp xã trên địa bàn huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên G...
Quản lý nhà nước về Hộ tịch ở cấp xã trên địa bàn huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên G...Quản lý nhà nước về Hộ tịch ở cấp xã trên địa bàn huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên G...
Quản lý nhà nước về Hộ tịch ở cấp xã trên địa bàn huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên G...
 
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho BạcLuận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
Luận Văn Tăng Cường Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc
 
Luận văn:Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước huyện Tuyê...
Luận văn:Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước huyện Tuyê...Luận văn:Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước huyện Tuyê...
Luận văn:Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước huyện Tuyê...
 
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH TẠI HUYỆN LẮK
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH TẠI HUYỆN LẮKTHỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH TẠI HUYỆN LẮK
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH TẠI HUYỆN LẮK
 
Chuyên đề TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH VÀ LÃNH THỔ
Chuyên đề TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH VÀ LÃNH THỔ Chuyên đề TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH VÀ LÃNH THỔ
Chuyên đề TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH VÀ LÃNH THỔ
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chínhLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
 
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
 
Đề tài: Cầm cố và thế chấp tài sản tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Cầm cố và thế chấp tài sản tại Ngân hàng Agribank, HOTĐề tài: Cầm cố và thế chấp tài sản tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Cầm cố và thế chấp tài sản tại Ngân hàng Agribank, HOT
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...
 BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI  CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777... BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI  CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong quản lý thu thuế thu nhập
 Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong quản lý thu thuế thu nhập  Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong quản lý thu thuế thu nhập
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong quản lý thu thuế thu nhập
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
 
Luận văn: Quản lý trong lĩnh vực khai sinh tại tỉnh Bến Tre, HAY
Luận văn: Quản lý trong lĩnh vực khai sinh tại tỉnh Bến Tre, HAYLuận văn: Quản lý trong lĩnh vực khai sinh tại tỉnh Bến Tre, HAY
Luận văn: Quản lý trong lĩnh vực khai sinh tại tỉnh Bến Tre, HAY
 
Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...
Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...
Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...
 
Luận văn: Quản lý tài sản công tại hệ thống Toà án nhân dân, HOT
Luận văn: Quản lý tài sản công tại hệ thống Toà án nhân dân, HOTLuận văn: Quản lý tài sản công tại hệ thống Toà án nhân dân, HOT
Luận văn: Quản lý tài sản công tại hệ thống Toà án nhân dân, HOT
 
Luận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế, HOT
Luận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế, HOTLuận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế, HOT
Luận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế, HOT
 

Similar to LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!

Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfHanaTiti
 

Similar to LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY! (20)

LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng NinhLV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
 
Luận văn: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạ...
Luận văn: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạ...Luận văn: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạ...
Luận văn: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạ...
 
LV: hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
LV: hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bảnLV: hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
LV: hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcLV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách, HOT!
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách, HOT!Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách, HOT!
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách, HOT!
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, HAY!
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!
LV:  Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!LV:  Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!
 
LV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng phát triển Việt Nam
LV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng phát triển Việt NamLV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng phát triển Việt Nam
LV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng phát triển Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựng
Luận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựngLuận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựng
Luận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựng
 
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạchlv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước, HAY!
 
Lv: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên
Lv: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyênLv: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên
Lv: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung họcLV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty Bảo Việt Quảng Bình
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty Bảo Việt Quảng BìnhLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty Bảo Việt Quảng Bình
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty Bảo Việt Quảng Bình
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
lv: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Cấp nước
lv: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Cấp nước lv: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Cấp nước
lv: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Cấp nước
 
Luận văn: Hoàn thiện kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt
Luận văn: Hoàn thiện kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Bảo ViệtLuận văn: Hoàn thiện kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt
Luận văn: Hoàn thiện kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY!Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY!
 
LV: Cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
LV: Cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônLV: Cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
LV: Cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
 

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ MAI THỊ HUỆ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS NGUYỄN TÀI PHÚC HUẾ, 2018
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn: “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình”là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Mai Thị Huệ i
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, lời cảm ơn đầu tiên đặc biệt và sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến thầy giáo, PGS.TS Nguyễn Tài Phúc, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quí thầy (cô) giáo Trường Đại học kinh tế Huế đã nhiệt tình giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến các Lãnh đạo; nhân viên các phòng,banchuyênmôn của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình đã nhiệt tình cung cấp số liệu, tư vấn giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn. Và tôi xin cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè đã chia sẽ, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học và thực hiện thành công luận văn này. Luận văn là tổng hợp kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác và sự nỗ lực cố gắng của bản thân. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quí thầy (cô) và đồng nghiệp để luận văn này được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Huế, ngày……… tháng 03 năm 2018 Tác giả Mai Thị Huệ ii
  • 4. TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: MAI THỊ HUỆ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số:8340410 Niên khóa: 2016 - 2018 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN TÀI PHÚC Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG BÌNH 1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu Trên thực tế, công tác quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2014-2016 còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Do vậy, cần phải nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính của Kho Bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình, rút ra những tồn tại, yếu kém để từ đó có biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Kho Bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. Đối tượng nghiên cứu của đề tài nghiên cứu là những vấn đề liên quan đến công tác quản lý tài chính của Kho bạ Nhà nước tỉnh Quảng Bình. 2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng Quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng các phương pháp. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ sấp; chọn mẫu - Thông tin, số liệu thứ cấp: được thu thập từ số liệu thật trên các báo cáo tại Phòng Tài vụ, phòng Tổ chức cán bộ và báo cáo tổng kết hàng năm 2014 - 2016 của KBNN Quảng Bình. - Số liệu sơ cấp: được thu thập từ điều tra phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý nhà nước (30 người), kế toán KBNN tỉnh Quảng Bình Phương pháp tổng hợp và phân tích - Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu +Phương pháp tổng quan, tổng hợp thông tin tài liệu nhằm hệ thống hóa những lý luận và thực tiễn về công tác quản lý tài chính; + Sử dụng các công cụ tính toán từ phần mềm Excel. iii
  • 5. - Phương pháp phân tích: +Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được dùng để thống kê số tuyệt đối và số tương đối, số bình quân các chỉ tiêu nghiên cứu… - Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh, đánh giá về các vấn đề nghiên cứu về công tác quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình. - Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp: trong quá trình nghiên cứu, tác giả thực hiện điều tra và lấy ý kiến trực tiếp của các cán bộ quản lý nhà nước và lãnh đạo các phòng ban của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình có liên quan đến công tác quản lý tài chính. Từ số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, biểu bảng để phân tích, đánh giá công tác quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình. 3. Các kết quả ngh ên cứu chính và kết luận - Về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản nhất về quản lý tài chính của cơ quan hành chính nhà nước. - Về mặt thực tiễn: Luận văn đã hỉ ra được những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến sự bất hợp lý trong quá trình thự hiện công tác quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình. Từ đó, tác giả đề ra định hướng, giải pháp thực hiện nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình. iv
  • 6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ATGT An toàn giao thông CBCC Cán bộ công chức CNTT Công nghệ thông tin HCNN Hành chính nhà nước HĐNV Hoạt động nghiệp vụ KBNN Kho Bạc Nhà nước KT - XH Kinh tế - Xã hội NĐ-CP Nghị định - Chính phủ NSĐP Ngân sách địa phương NSNN Ngân sách nhà nước QĐ Quyết định TT TKC Tăng thu tiết kiệm chi XDCB Xây dựng cơ bản v
  • 7. MỤC LỤC Lời cam đoan.................................................................................................................................................i Lời cảm ơn....................................................................................................................................................ii Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế.................................................................................iii Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu v Mục lục..........................................................................................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................................................ix ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 2. Câu hỏi nghiên cứu 2 3. Mục tiêu nghiên cứu 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu3 6. Cấu trúc của luận văn 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNVỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 5 1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 5 1.2. Lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước 7 1.2.1. Một số khái niệm về quản lý tài chính 7 1.2.2. Mục tiêu thực hiện quản lý tài chính 8 1.2.3. Nội dung quản lý tài chính 9 1.2.4. Các nhân tố tác động đến quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước 17 1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý tài chính 19 1.2.6. Một số kinh nghiệm quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước ở trong nước và bài học kinh nghiệm cho Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình 21 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNHTẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG BÌNH 24 2.1. Tổng quan về Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình 24 2.1.1. Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình 24 vi
  • 8. 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Kho bạc Nhà nước..................................................25 2.1.3. Thành lập Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình............................................................27 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình.........................................31 2.1.5. Biên chế của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình......................................................34 2.1.6. Sự cần thiết phải thực hiện quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình.................................................................................................................................................34 2.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình35 2.2.1. Cơ sở pháp lý về quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình.35 2.2.2. Thực trạng quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình.............36 2.3. Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình...........................................................................................................................60 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình trong thời gian 2014- 2016..................................................................................................................67 2.4.1. Những kết quả đạt được...........................................................................................................67 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân...........................................................................................69 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁCQUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG BÌNH...............74 3.1. Định hướng phát triển hệ thống Kho bạc Nhà ước đến năm 2020.........................74 3.1.1. Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đế năm 2020...........................................75 3.1.2. Mục tiêu thực hiện quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình80 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2017 – 2020...........................................................................................................................81 3.2.1. Nhóm giải pháp chung.............................................................................................................81 3.2.2. Nhóm giải pháp nghiệp vụ.....................................................................................................85 3.2.3. Nhóm giải pháp điều kiện.......................................................................................................93 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................................95 1. Kết luận...................................................................................................................................................95 2. Kiến nghị................................................................................................................................................96 Kiến nghị với Chính phủ......................................................................................................................96 vii
  • 9. Kiến nghị với Bộ Tài chính96 Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 PHỤ LỤC................................................................................................................................................102 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN viii
  • 10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1. Biên chế của KBNN tỉnh Quảng Bình 34 Bảng 2.2. Bảng tổng hợp nguồn kinh phí hoạt động KBNN cấp cho KBNN tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014 – 2016 40 Bảng 2.3. Cơ cấu nguồn thu hoạt động nghiệp vụ tại KBNN tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014 - 2016 43 Bảng 2.4. Chi từ nguồn kinh phí thường xuyên giai đoạn 2014 -2016 45 Bảng 2.5. Cơ cầu nguồn kinh phí chi thường xuyên giai đoạn 2014 -2016 46 Bảng 2.6. Chi đầu tư, hiện đại hóa Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014 – 2016 49 Bảng 2.7: Chi từ kinh p í địa phương hỗ trợ giai đoạn 2014 -2016 52 Bảng 2.8 Tình hình trích lập tiết kiệm tại KBNN tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014 -2016 53 Bảng 2.9. Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý và kế toán của KBNN tỉnh Quảng Bình về quản lý tài hính theo cơ chế tự chủ tài chính 61 Bảng 2.10. Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý và kế toán của KBNN tỉnh Quảng Bình về hạn chế trong quả lý tài chính 64 Bảng 2.11. Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý và kế oán của KBNN tỉnh Quảng Bình về năng lực quản lý cán bộ quản lý tài chính 66
  • 11. ix
  • 12. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, cơ chế quản lý hiện hành đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp đã bộc lộ những hạn chế lớn cần được khắc phục, đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính và biên chế. Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước với 4 nội dung lớn là: Cải cách thể chế, cải cách bộ máy, đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức và cải cách tài chính công; trong đó cải cách cơ chế quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp là bước đột phá. Với chủ trương đó, Bộ Tài chính thực hiện cải cách và đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, đặc biệt là đối với các hệ thống dọc như: Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan và Kho bạc Nhà nước (KBNN). Cơ chế quản lý tài chính đã đem lại những chuyển biến lớn trong hoạt động quản lý tại các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính. Tuy nhiên, thực trạng quản lý tài chính còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến mục tiêu của quá trình đổi mới. Việc thực hiện quản lý tài chính đối với hoạt động KBNN trong đó có KBNN Quảng Bình nói riêng tạo điều kiện cho đơn vị chủ động sử dụng nguồn lực tài chính, lao động, cơ sở vật chất để thực hiện hiệm vụ Kho bạc trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đảm bảo tiết kiệm, thiết thực hiệu quả. Công tác tài chính của KBNN Quảng Bình đã tạo điều kiện cho đơn vị thực hiện việc kiểm soát chi tiêu nội bộ, phát huy tính dân chủ trong đơn vị, chủ động, sáng ạo của cán bộ công chức (CBCC); nâng cao kỹ năng quản lý; đáp ứng yêu cầu về công khai, minh bạch trong tổ chức sắp xếp xác định lại vị trí việc làm cho từng CBCC trong đơn vị, chi tiêu tài chính được thực hiện, nâng cao đời sống vật chất CBCC trong đơn vị, để CBCC an tâm công tác lâu dài trong ngành Kho bạc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy b n cạnh những kết quả đạt được, cơ chế cũng bộc lộ một số hạn chế cần phải nghiên cứu khắc phục trong thời gian tới. Chính vì vậy, em chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sỹ của mình. 1
  • 13. 2. Câu hỏi nghiên cứu - Quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước gồm các nội dung nào? - Những nhân tố nào ảnh hưởng tới quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước? - Trong những năm qua, quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình được thực hiện như thế nào? - Quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình trong những năm vừa qua đã đạt được kết quả gì và có những hạn chế gì cần khắc phục? - Để hoàn thiện quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình cần áp dụng những giải pháp nào? 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính Nhà nước. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016. - Đề xuất giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình đến năm 2022 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Là những vấn đề liên quan đến công tác quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình + Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2014- 2016; số liệu sơ cấp điều tra thu thập năm 2017; đề xuất giải pháp để hoàn thiện cho giai đoạn năm 2018-2022. 2
  • 14. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ sấp và chọn mẫu - Thông tin, số liệu thứ cấp: được thu thập từ số liệu thật trên các báo cáo tại Phòng Tài vụ, phòng Tổ chức cán bộ và báo cáo tổng kết hàng năm 2014 - 2016 của KBNN Quảng Bình. - Số liệu sơ cấp: được thu thập từ điều tra phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý nhà nước (30 người), kế toán KBNN tỉnh Quảng Bình 5.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích - Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu +Phương pháp tổng quan, tổng hợp thông tin tài liệu nhằm hệ thống hóa những lý luận và thực tiễn về công tác quản lý tài chính; + Sử dụng các công cụ tính toán từ phần mềm Excel. - Phương pháp phân tích: +Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được dùng để thống kê số tuyệt đối và số tương đối, số bình quân các chỉ tiêu nghiên cứu… - Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh, đánh giá về các vấn đề nghiên cứu về công tác quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình. - Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp: trong quá trình nghiên cứu, tác giả thực hiện điều tra và lấy ý kiến trực tiếp của các cán bộ quản lý nhà nước và lãnh đạo các phòng ban của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình có liên quan đến công tác quản lý tài chính. Từ số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, biểu bảng để phân tích, đánh giá công tác quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình. 5.3. Công cụ xử lý dữ liệu Việc xử lý và phân tích số liệu được thực hiện trên máy tính theo phần mềm thống kê thông dụng EXCEL. Các số liệu được tổng hợp, chọn lọc hợp lý thành các yếu tố cần thiết, có cơ sở khoa học. 3
  • 15. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương với nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính của Kho bạc nhà nước Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình 4
  • 16. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNHCỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu Trong thời gian, có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề quản lý tài chính của hệ thống KBNN dưới nhiều hình thức khác nhau như các bài báo, các luận văn, các công trình nghiên cứu khoa học đề cập dưới các góc độ khác nhau như đề cập đến cơ chế quản lý tài chính và biên chế của Kho bạc Nhà nước. Một số công trình đã được công bố như: Lâm Hồng Cường (2013) với nghiên cứu “Kiểm soát chi ngân sách, những kiến nghị” trên tạp chí Ngân quỹ quốc gia số 129 đã nêu ra vai trò kiểm soát chi ở đơn vị sử dụng Ngân sách là tiền đề quan trọng để quản lý chi Ngân sách theo đầu ra được hiệu quả, đồng thờ tác giả cũng đưa ra một số bất cập, vướng mắc trong quá trình kiểm soát các khoản chi như việc thanh toán trực tiếp, tạm ứng và sử dụng tiền mặt trong chi ngân sách; về điệu kiện có dự toán; chuẩn chi các khoản thanh toán. Tác giả đã đề xuất một số kiến nghị trong tổ chức kiểm soát chi để công tác kiểm soát chi NSNN chặt chẽ, đúng chế độ định mức, đúng mục đích hơn [12]. Nguyễn Ngọc Đức (2008) “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính nội bộ theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Kho bạc Nhà nước đến năm 2020” [13]. Lê Thị Ngọc (2012) “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của hệ thống KBNN” [22].Các tác giả đã nghiên cứu sâu phần cơ sở lý luận, có những đánh giá sát về công tác quản lý tài chính và đã đề ra được những giải pháp để hoàn hiện công tác quản lý tài chính nội bộ theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên hiện cơ chế đã có nhiều thay đổi nên cần nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện trong thời gian tới. Đào Hoàng Liên (2010), “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Quảng Bình” [21]. Tác giả đã nghiên cứu sâu về công tác kiểm soát chi NSNN quan KBNN Quảng Bình trên cơ sở tiếp cận công tác kiểm soát chi theo yêu cầu đổi mới cải cách tài chính công và kiểm soát chi tiêu công của các nước tiên tiến để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi 5
  • 17. NSNN qua KBNN theo hướng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý NSNN, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị sử dụng NSNN, đồng thời, phù hợp xu thế hội nhập quốc tế. Từ những lý luận về chi NSNN, các nội dung cơ bản của kiểm soát chi NSNN qua KBNN; trên cơ sở phân tích thực trạng công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN Quảng Bình, Tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Quảng Bình. Trong đó chú ý đến một số giải pháp về fđổi mới quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi đáp ứng được yêu cầu cải cách tài chính công và phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Phùng Văn Tài (2014), “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Quốc Oai - Hà Nội” đã xây dựng được cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN; đánh giá được thực trạng kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN Quốc Oai giai đoạn 2011 – 2013. Tác giả cũng nêu ra những giải pháp àn thiện công tác kiểm soát chi KBNN còn chung chung, chưa cụ thể để có thể áp dụng vào thực tế công việc [23]. Trần Úy Uyên (2014), “Nâng ao hiệu quả công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Phú Thọ”. Tác giả đã nghiên cứu về những lý luận cơ bản của công tác quản lý thu NSNN; thực trạng công tác quản lý thu NSNN tại KBNN Phú Thọ từ năm 2009 - 2013; đặc biệt là đánh gia sâu về những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế của công tác này, những khó khăn, vướng mắc đối với cơ quan Kho bạc trong công ác quản lý thu NSNN. Từ đó, xác lập và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu NSNN tại KBNN Phú Thọ trong những năm tiếp theo [24]. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đã nêu được những lý luận về chi thường xuyên NSNN, kiểm soát chi NSNN, quản lý thu NSNN và thực tiễn tại từng địa phương. Các công trình này đều có giá trị cao trên đại bàn được nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào về quản lý tài chính tại KBNN tỉnh Quảng Bình. Vì vậy, việc nghiên cứu, hoàn thiện quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình là hết sức cần thiết và không bị trùng lắp với các công trình đã công bố. 6
  • 18. 1.2. Lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước 1.2.1. Một số khái niệm về quản lý tài chính Tài chính được thể hiện là sự vận động của các dòng vốn gắn với sự tạo lập và sử dụng những quỹ tiền tệ của các chủ thể khác nhau trong xã hội trong đó phản ánh các mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa các chủ thể. Tài chính của Kho bạc Nhà nước (KBNN) được hiểu là các hoạt động thu và chi bằng tiền của KBNN để đảm bảo hoạt động thường xuyên của KBNN, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó. Thuật ngữ “Quản lý” thường được hiểu đó là quá trình mà chủ thể quản lý sử dụng các công cụ quản lý và phương pháp quản lý thích hợp nhằm điều khiển đối tượng quản lý hoạt động và phát triển nhằm đạt đến những mục tiêu đã định. Quản lý được sử dụng khi nói tới các hoạt động và các nhiệm vụ mà nhà quản lý phải thực hiện thường xuyên từ việc lập kế hoạch đến quá trình thực hiện kế hoạch đồng thời tổ chức kiểm tra. Ngoài ra nó còn hàm ý cả mục tiêu, kết quả và hiệu năng hoạt động của tổ chức. Theo tác giả Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan (2005) cho rằng:“Quản lý là sự tác động có hướng đí h của chủ thể quản lý đến một hệ thống nào đó nhằm biến đổi nó từ trạng thái này sang trạng thái khác theo nguyên lý phá vỡ hệ thống cũ để tạo lập hệ thống mới và điều khiển hệ thống” [10]. Quản lý là yêu cầu tất yếu để đảm bảo sự hoạt động bình thường của mọi quá trình và hệ thống kinh tế xã hội, văn hóa, chính trị có sự ham gia tự giác của nhiều người. Thực chất của quản lý là thiết lập và thực hiện hệ thống các phương pháp và biện pháp khác nhau của chủ thể quản lý để tác động một cách có ý thức tới đối tượng quản lý nhằm đạt tới kết quả nhất định. Quản lý được sử dụng khi nói tới các hoạt động và các nhiệm vụ mà nhà quản lý phải thực hiện thường xuyên từ việc lập kế hoạch đến quá trình thực hiện kế hoạch đồng thời tổ chức kiểm tra. Ngoài ra nó còn hàm ý cả mục tiêu, kết quả và hiệu năng hoạt động của tổ chức. Quản lý tài chính của KBNN là quá trình áp dụng các công cụ và phương pháp quản lý nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tài chính của KBNNđể đạt những mục tiêu đã định. 7
  • 19. Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động của KBNNcó thể do ngân sách nhà nước (NSNN) cấp toàn bộ hoặc cấp một phần. Để duy trì các hoạt động cho sự tồn tại và phát triển của các KBNNđòi hỏi phải có các nguồn tài chính đảm bảo. Trong khi đó, hoạt động của KBNN thực hiện mục đích phục vụ lợi ích công cho xã hội, không đòi hỏi người nhận những dịch vụ và hàng hóa do tổ chức mình cung cấp phải trả tiền. Do đó, NSNN sẽ phải cấp phát kinh phí để duy trì hoạt động của các KBNN. Hiện nay, các KBNN được phép thu một số khoản thu như phí, lệ phí và các khoản thu khác theo Luật pháp quy định nhằm bổ sung nguồn kinh phí hoạt động nhưng xét tổng thể thì nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu vẫn do Nhà nước cấp. Để Quản lý tài chính, KBNNsử dụng nhiều phương pháp cũng như nhiều công cụ quản lý khác nh u nhưng mục đích hướng đến của quản lý tài chính của KBNN cũng là tính hiệu quả trong hoạt động tài chính để nhằm đạt đến những mục tiêu đã định. 1.2.2. Mục tiêu thực hiện quản lý tài chính Kho bạc Nhà nước với chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý… về các chính sách liên quan đến lĩnh vực mìnhphụ trách, nhằm duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước, các hoạt động tài chính cũng phục vụ cho mục đích chí yếu này. - Là công cụ để chuyển giao hội nhập các nguồn lực tài chính, công nghệ, kỹ thuật và nguồn nhân lực các quốc gia trên thế giới. - Thiết lập thể chế hành lang pháp lý. - Là động lực thúc đẩy sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực tài chính quốc gia. - Điều tiết các hoạt động kinh tế, xã hội. Tóm lại, quản lý tài chính giúp cho KBNN chủ động trong việc tạo nguồn thu, chi tiêu trong đơn vị, thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong việc sử dụng lao động, kinh phí quản lý hành chính; nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, tạo động lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 8
  • 20. 1.2.3. Nội dung quản lý tài chính 1.2.3.1. Xác định nhiệm vụ chi tài chính tại Kho bạc Nhà nước Các khoản chi của KBNN được chia thành hai loại: Các khoản chi hoạt động thường xuyên và các khoản chi hoạt động không thường xuyên. - Thứ nhất, các khoản chi thường xuyên: Chi thường xuyên trong KBNN là khoản chi để duy trì hoạt động thường xuyên của KBNN, thường ít có biến động lớn qua các năm, các khoản chi thường xuyên mang tính ổn định khá rõ nét. Tính ổn định của chi thường xuyên còn bắt nguồn từ tính ổn định trong từng hoạt động cụ thể mà mỗi bộ phận của KBNN phải thực hiện. Các khoản chi thường xuyên bao gồm: - Cáckhoản chi thanh toán cho cá nhân:Tiền lương, tiền công, phụ cấplương, các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định. - Chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi phí thuê mướn, chi vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc. - Chi hội nghị, công tác phí trong nước, chi các đoàn đi công tác nước ngoài và đón các đoàn khách nước ngoài vào Việt Nam. -Các khoản chi đặc thù phát sinh thường xuyên hàng năm theo chức năng, nhiệm vụ đã được cơ quan có thẩm quyền phân bổ giao dự toán thực hiện. - Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương iện, vật tư; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định (TSCĐ). - Các khoản chi phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí theo quy định. - Các khoản chi có tính chất thường xuyên khác. Thứ hai, các khoản chi không thường xuyên: -Chi sửa chữa lớn, mua sắm TSCĐ, gồm:Kinh phí mua xe ô tô phục vụ công tác; Kinh phí sửa chữa lớn trụ sở, mua sắm TSCĐ có giá trị lớn mà kinh phí thường xuyên không đáp ứng được và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo kế hoạch; Kinh phí thực hiện đề án cấp trang thiết bị và phương tiện làm việc được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có). 9
  • 21. -Chi đóng niên liễm cho các tổ chức quốc tế, vốn đối ứng các dự án theo hiệp định (nếu có). -Chi thực hiện các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao:Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao sau thời điểm đơn vị đã được giao kinh phí thực hiện chế độ tự chủ; Kinh phí bố trí để thực hiện các nhiệm vụ đặc thù như: Kinh phí hỗ trợ, bồi dưỡng, phụ cấp cho tổ chức, cá nhân ngoài đơn vị đã có chế độ của Nhà nước quy định;Kinh phí tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế được bố trí kinh phí riêng; kinh phí thực hiện các Đề án, Chương trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt. -Chi thực hiện các nhiệm vụ đặc thù đến thời điểm lập dự toán chưa xác định được khối lượng công việc, chưa có tiêu chuẩn, chế độ định mức quy định của cơ quan có thẩm quyền. -Kinh phí thực hiện t nh giản biên chế. - Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. -Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. -Kinh phí nghiên cứu khoa họ , kinh phí sự nghiệp kinh tế, kinh phí sự nghiệp môi trường, kinh phí sự nghiệp khác theo quy định từng lĩnh vực (nếu có), kinh phí sự nghiệp bảo đảm xã hội, kinh phí thực hiện các nội dung không thường xuyên khác. - Vốn đầu tư XDCB theo dự án được duyệt. 1.2.3.2. Cấp dự toán và quản lý tài chính theo cấp dự toán Các cơ quan HCNN nói chung, KBNN nói riêng trong cùng một ngành theo một hệ thống dọc được thống nhất tổ chức thành các đơn vị dự toán các cấp: Đơn vị dự toán cấp I, Đơn vị dự toán cấp II, Đơn vị dự toán cấp III. Đơn vị dự toán cấp I: là đơn vị nhận trực tiếp ngân sách năm do cấp chính quyền tương ứng giao và chịu trách nhiệm phân bổ dự toán ngân sách năm xuống cho đơn vị cấp dưới, quản lý điều hành ngân sách năm của cấp mình và cấp dưới trực thuộc. Đơn vị dự toán cấp II: là đơn vị trực thuộc đơn vị dự toán cấp I, có nhiệm vụ nhận dự toán ngân sách của đơn vị dự toán cấp I và phân bổ dự toán cho đơn vị dự 10
  • 22. toán cấp III, có trách nhiệm tổ chức điều hành quản lý kinh phí của cấp mình và đơn vị dự toán cấp dưới. Đơn vị dự toán cấp III: là đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng kinh phí từ đơn vị cấp II hoặc đơn vị dự toán cấp I nếu không có cấp II, có trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý kinh phí của đơn vị mình và đơn vị dự toán cấp dưới. 1.2.3.3. Nguyên tắc quản lý tài chính tạiKho bạc Nhà nước Việc quản lý tài chính tại KBNN, trước hết phải phù hợp với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể tại mỗi kho bạc. Quản lý tài chính đều phải tuân thủ theo một số nguyên tắc quản lý tài chính như sau: - Đảm bảo các khoản chi thường xuyên của Kho bạc phải tuân theo chế độ, định mức tiêu chuẩn của Nhà nước quy định hoặc theo chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu nội bộ đã được duyệt để Kho bạc đó hoạt động liên tục và hiệu quả. - Trách nhiệm quản lý tài chính của Kho bạclà người đứng đầu (lãnh đạo kho bạc) chịu trách nhiệm. - Trong quá trình quản lý tài chính tại Kho bạc, Kho bạc cần phải tôn trọng dự toán năm được duyệt. Trong trường hợp cần điều chỉnh dự toán cần được cơ quan có thẩm quyền cho phép điều hỉnh để đảm bảo cho cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt những chức năng và nhiệm vụ của mình. Tổ chức bộ máy trực tiếp quản lý tài chính trong các cơ quan, đơn vịbao gồm: Lã h đạo tổ chức công, Trưởng Phòng tài chính kế toán, Phòng tài chính kế toán, Trưởng các phòng bộ phận trong tổ chức. 1.2.3.4. Phân cấp trách nhiệm và kiểm soát tài chính trong Kho bạc Nhà nước Nguồn kinh phí để các cơ quan nhà nước hoạt động, có thể là hoàn toàn từ ngân sách nhà nước hoặc một phần từ ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước, quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước, lâu nay luôn xảy ra mâu thuẫn giữa nguồn thu và nhiệm vụ chi. Để giảm thiểu mâu thuẫn này, cũng đồng thời trao quyền chủ động cho chính quyền địa phương, cho các cơ quan nhà nước, Chính phủ đã tiến hành phân cấp ngân sách, tạo điều kiện cho địa phương phát huy tính chủ động sáng tạo của mình, góp phần thiết thực trong việc lành mạnh hóa ngân sách nhà nước. Còn đối với các cơ quan nhà nước, Nhà nước phân cấp trách nhiệm và quyền kiểm soát hoạt động tài chính trong cơ quan, đơn vị cho chính cơ quan, đơn 11
  • 23. vị sử dụng ngân sách nhà nước. Nhà nước giao cho các cơ quan nhà nước quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính, mỗi cơ quan, đơn vị tự xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ. Trong đó, thể hiện rõ quyền tự chịu trách nhiệm của mỗi cơ quan, đơn vị đối với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước được cấp để cơ quan thực hiện nhiệm vụ của mình. Chính phủ cũng quy định rất rõ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp cụ thể ở các Nghị định 130/2005/NĐ-CP và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 07/10/2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước. Đây được xem là hình thức phân cấp trách nhiệm và quyền kiểm soát hoạt động tài chính cho cơ quan nhà nước tiên tiến hiện nay củ nhà nước, và người chịu trách nhiệm chính là thủ trưởng đơn vị. 1.2.3.5. Nội dung quản lý nguồn thu Kho bạc lập dự toán t u sự nghiệp hàng năm gửi cơ quan tài chính, thuế và cơ quan cấp trên phải theo đúng mẫu biểu, thời gian quy định được cơ quan chức năng hướng dẫn. Dự toán thu sự nghiệp phải bảo đảm phản ánh được đầy đủ chi tiết các nguồn thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp, thu hoạt động dịch vụ, thu khác phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao, chế độ tài chí h quy định. Tổ chức hoạt động dịch vụ kinh doanh, liên doanh liên kết phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao; xây dựng Quy chế quản lý đối với hoạt động dịch vụ để làm căn cứ thực hiện; đăng ký, kê khai nộp thuế đối với tất cả các loại hình hoạt động dịch vụ với cơ quan thuế theo quy định của Luật thuế. Quá trình tổ chức thu thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp thực hiện theo đúng mức thu, đối tượng thu được cơ quan có thẩm quyền quy định đồng thời phải thực hiện công khai mức thu; bảo đảm phản ánh được đầy đủ, kịp thời, chính xác toàn bộ các khoản thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp, thu hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ vào sổ kế toán, báo cáo tài chính, không được để ngoài sổ kế toán. Hạch toán phản ánh đầy đủ chi phí phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí; chi phí cho các hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh theo quy định của chế độ tài chính hiện hành. 12
  • 24. Trích tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo đúng chế độ quy định (trích tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ; riêng ngành y tế 35% số thu viện phí sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hoá chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao). Nguồn cải cách tiền lương trong năm đơn vị chưa sử dụng hết phải chuyển sang năm sau thực hiện và không được sử dụng cho mục đích khác. Xác định chênh lệch thu chi từ hoạt động dịch vụ, sự nghiệp, thực hiện phân phối chênh lệch thu lớn hơn chi theo đúng chế độ tài chính quy định (trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng). 1.2.3.6. Sử dụng kinh phí được giao để thực hiện chế độ tự chủ Trong phạm vi kinh phí được giao, Thủ trưởng đơn vị có quyền hạn và trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng kinh phí như sau: -Được tự quyết định bố trí số kinh phí được giao vào các mục chi cho phù hợp, được quyền điều chỉnh giữa các mục chi nếu xét thấy cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ, bảo đảm tiết kiệm và có hiệu quả. Riêng kinh phí thực hiện hoạt động nghiệp vụ đặc thù thường xuyên; kinh phí mua sắm, sửa chữa thường xuyên phải thực hiện theo đúng nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền giao kinh phí tự chủ. - Được quyết định mức chi cho từng nội dung công việc phù hợp với đặc thù của cơ quan nhưng không được vượt quá chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy đị h. -Đơn vị tự chủ quyết định giao khoán toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí thực hiện các hoạt động nghiệp vụ đặc thù thường xuyên cho từng bộ phận để chủ động thực hiện nhiệm vụ. Việc quản lý và sử dụng kinh phí khoán bảo đảm đúng quy trình kiểm soát chi và chứng từ, hóa đơn theo quy định của pháp luật, trừ một số khoản chi thực hiện khoán không cần hóa đơn theo quy định của Bộ tài chính, gồm: + Chi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. + Chi công tác phí khoán: Thanh toán theo mức khoán tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ, phương tiện đi lại. + Chi tiền điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với các chức danh lãnh đạo. + Chi khoán văn phòng phẩm: Đơn vị căn cứ vào mức kinh phí thực hiện của 13
  • 25. năm trước liền kề, xây dựng mức khoán kinh phí văn phòng phẩm (bút, giấy, sổ, bìa tài liệu...) theo đơn vị (Cục, Vụ, phòng, ban... chuyên môn), theo từng cá nhân, theo tháng, quý hoặc năm để thực hiện khoán. + Được quyết định sử dụng toàn bộ kinh phí tiết kiệm được theo quy định. +Được chuyển kinh phí giao tự chủ cuối năm chưa sử dụng hết sang năm sau tiếp tục sử dụng (đối với các trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển sang năm sau tiếp tục thực hiện) và phải chi tiết theo từng nhiệm vụ tiếp tục thực hiện vào năm sau. + Sử dụng các khoản phí, lệ phí được để lại theo đúng nội dung chi, không được vượt quá mức chi do cơ quan có thẩm quyền quy định. + Đối với các khoản thu khác (ngoài thu phí, lệ phí được để lại): Cơ quan sử dụng các khoản thu khác theo đúng nội dung chi, mức chi không vượt quá mức chi do cơ quan có thẩm quyền quy định tại văn bản hướng dẫn sử dụng nguồn thu đó. 1.2.3.7. Sử dụng kinh phí từ tăng thu và tiết kiệm chi Thứ nhất, xác định nguồn kinh phí tăng thu và tiết kiệm chi -Hàng năm, sau khi trang trải các khoản chi phí và các khoản nộp kháctheo quy định; đơn vị có số chi thực tế thấp hơn số dự toán được giao về kinh phí thực hiện chế độ tự chủ thì phần chênh lệch này được xác định là kinh phí tiết kiệm. - Các hoạt động nghiệp vụ đặc thù; h phí mua sắm, sửa chữa thường xuyên giao thực hiện chế độ tự chủ, đã thực hiệ xong đầy đủ nhiệm vụ, khối lượng theo dự toán được duyệt, đảm bảo chất lượng thì kinh phí chưa sử dụng hết là khoản kinh phí tiết kiệm. Thứ hai, kinh phí tiết kiệm được sử dụng cho các nội dung sau: - Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động; - Chi khen thưởng: Chi khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho tập thể, cá nhân theo kết quả công việc và thành tích đóng góp ngoài chế độ khen thưởng; - Chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể: Hỗ trợ các hoạt động đoàn thể; hỗ trợ các ngày lễ, tết, các ngày kỷ niệm (kỷ niệm ngày phụ nữ Việt Nam, ngày thương binh liệt sỹ, ngày quân đội nhân dân...), trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất; trợ cấp ăn trưa, chi đồng phục cho cán bộ, công chức và người lao động của cơ quan; trợ cấp hiếu, hỷ, thăm hỏi ốm đau; trợ cấp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; hỗ trợ cho 14
  • 26. cán bộ, công chức và người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giản biên chế; chi khám sức khỏe định kỳ, thuốc y tế trong cơ quan; chi xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi; - Trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập cho cán bộ, công chức. 1.2.3.8. Quản lý quy trình ngân sách Quản lý quy trình ngân sách là quá trình lập dự toán, phân bổ, giao dự toán, hạch toán và quyết toán kinh phí. * Lập dự toán Lập dự toán thu chi tài chính trong Kho bạc là khâu mở đầu quan trọng mang ý nghĩa quyết định đến toàn bộ quá trình quản lý tài chính trong tổ chức. Nó có ý nghĩa vô cùng qu n trọng, đó là: Thứ nhất, thông qua việc lập dự toán để đánh giá khả năng và nhu cầu về tài chính của Kho bạc, từ đó p át huy tính hiệu quả đồng thời hạn chế những trở ngại trong quá trình sử dụng tài c ính của Kho bạc. Thứ hai, theo nguyên tắc quản lý tài chính, chi phải dựa trên thu mà thu và chi của KBNN không phải là đồng nhất với nhau về mặt thời gian, có những lúc có nhu cầu chi nhưng chưa có thu và ngượ lại. Do đó, cần có kế hoạch thu và chi để các nhà quản lý có thể chủ động điều hành đơn vị. Thứ ba, dự toán là cơ sở để tổ chức thực hiện. Lập dự toán là hoạt động tiền khả thi của quá trình thực hiện dự toán. Do đó, lập dự oán có vai trò quan trọng trong hoạt động tổ chức của một đơn vị, nó là cơ sở dẫn dắt quá trình thực hiện dự toán của đơn vị sau này. Việc lập dự toán cũng là tiêu chí để đánh giá hiệu quả việc thực hiện dự toán của KBNN. Hàng năm, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn lập dự toán của BTC và hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên, căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ của năm trước và dự kiến cho năm kế hoạch, đơn vị thực hiện chế độ tự chủ lập dự toán ngân sách theo đúng quy định; gửi cơ quan chủ quản cấp trên hoặc cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan chủ quản cấp trên tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp. Việc lập dự toán phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: 15
  • 27. + Phải phản ánh đầy đủ chính xác các khoản thu, chi dự kiến theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước; + Việc lập dự toán phải theo từng lĩnh vực thu và lĩnh vực chi; + Phải đảm bảo nguyên tắc cân đối, chi phải có nguồn đảm bảo; + Lập dự toán phải đúng theo nội dung, biểu mẫu quy định, đúng thời gian, phải thể hiện đầy đủ các khoản thu chi theo Mục lục NSNN và hướng dẫn của Bộ Tài chính gửi kịp thời cho các cơ quan chức năng của nhà nước xét duyệt; + Dự toán được lập phải kèm theo các báo cáo thuyết minh theo nội dung công việc, phải có cơ sở, căn cứ tính toán. * Về thẩm tra, phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước - Căn cứ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan chủ quản cấp trên(đơn vị dự toán cấp I) phân bổ và giao dự toán NSNN cho các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ chi tiết t eo hai phần: Phần dự toán NSNN giao thực hiện chế độ tự chủ và phần dự toán NSNN giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ. Đối với cơ quan không có đơn vị dự toán trực thuộc, căn cứ vào dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, ơ quan thực hiện chế độ tự chủ phân bổ dự toán được giao theo hai phần: Phần dự toán NSNN giao thực hiện chế độ tự chủ và phần dự toán NSNN giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ gửi cơ quan tài chính cùng cấp để thẩm tra theo quy định. Đối với phần kinh phí tự chủ phân bổ và g i rõ kinh phí thực hiện từng hoạt động nghiệp vụ đặc thù; kinh phí mua sắm, sửa chữa thường xuyên theo dự toán, số lượng, khối lượng được duyệt. Đối với phần kinh phí giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ phân bổ rõ kinh phí thực hiện các nhiệm vụ (mua sắm, sửa chữa lớn, chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù và các nhiệm vụ không thực hiện chế độ tự chủ khác theo quy định). - Cơ quan tài chính thẩm tra phân bổ dự toán của các đơn vị dự toán cấp I. -Khi rút dự toán từ KBNN, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ phải ghi rõ nội dung chi thuộc nguồn kinh phí được giao thực hiện chế độ tự chủ, nguồn kinh phí giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ. 16
  • 28. * Về hạch toán kế toán - Đối với các khoản chi thực hiện chế độ tự chủ được hạch toán vào các mục chi của mục lục ngân sách theo quy định hiện hành. -Đối với một số khoản chi từ nguồn kinh phí tiết kiệm được hạch toán như sau: Khoản chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, hạch toán vào mục 6400-các khoản thanh toán khác cho cá nhân, tiểu mục 6404-chi chênh lệch thu nhập thực tế so với lương ngạch bậc, chức vụ; khoản chi khen thưởng, hạch toán vào mục 6200-tiền thưởng, tiểu mục 6249-khác; khoản chi phúc lợi và trợ cấp thêm ngoài những chính sách chung cho những người tự nguyện về nghỉ việc trong quá trình tổ chức sắp xếp lại lao động, hạch toán vào mục 6250-phúc lợi tập thể, tiểu mục 6299-khác của mục lục NSNN. * Quyết toán kinh phí Kết thúc nămcơ quan thực hiện chế độ tự chủ phải lập báo cáo kết quả thực hiện quản lý tài chính (chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm) của cơ quan mình gửi cơ quanquản lý cấp trên trực tiếp. Công tác quyết toán thực hiện tốt sẽ cung cấp các thông tin cần thiết để đánh giá lại việc thực hiện kế hoạch tài chính năm. Từ đó rút ra những kinh nghiệm thiết thực cho công tác lập và chấp hành dự toán năm sau. Kết quả quyết toán cho phép tổ chức kiểm điểm đánh giá lại hoạt động của mình, từ đó có những điều chỉnh kịp thời theo xu ướng hích hợp. 1.2.4. Các nhân tố tác động đến quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước 1.2.4.1. Nhân tố chủ quan Đây là nhân tố quan trọng, tác động trực tiếp đến hiệu quả công tác quản lý tài chính của KBNN. Cụ thể như sau: - Một là, tổ chức bộ máy: Trong bộ máy tổ chức phải được xắp xếp, bố trí hợp lý, phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn của từng cán bộ, công chức, phù hợp với yêu cầu của công việc, đồng thời quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng khâu, từng bộ phận, từng vị trí công tác. Bộ máy tổ chức gọn nhẹ, hợp lý vận hành đồng bộ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát thanh toán, hạn chế tình trạng sai phạm, rủi ro trong quản lý. 17
  • 29. - Hai là, yếu tố con người: Năng lực chuyên môn của người cán bộ cũng là yếu tố quyết định đến hiệu quả công tác quản lý tài chính. Nếu năng lực chuyên môn cao, khả năng phân tích, tổng hợp tốt, nắm chắc, cập nhật kịp thời và áp dụng chính xác các chế độ chính sách về thu, chi NSNN thì hiệu quả quản lý tài chính sẽ cao, giảm thiểu thất thoát lãng phí vốn NSNN và ngược lại. - Ba là, quy trình nghiệp vụ: Nhân tố này rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý tài chính tại cơ quan HCNN. Một quy trình nghiệp vụ khoa học, hợp lý phải quy định rõ ràng từng công việc, từng bước thực hiện các thao tác quản lý, kiểm soát, cấp phát, thanh toán vốn thuộcNSNN, cách xử lý các tình huống hay xảy ra trong thực tế. Một quy trình nghiệp vụ đáp ứng được các yêu cầu trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ quản lý tài chính thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. - Bốn là,yếu tố công nghệ thông tin: Công nghệ thông tin (CNTT) là cụ không thể thiếu trong phục vụ các hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan HCNN nói chung, của toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước nói riêng, nâng cao hiệu quả làm việc, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao ủa ông tác quản lý tài chính của các cơ quan HCNN. Việc ứng dụng CNTT trong các hoạt độ g nghiệp vụ không chỉ là hiện đại hóa công nghệ quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc mà còn đem lại những lợi ích đáng kể - những giá trị gia tăng vô ình - cho các khách hàng của KBNN. Hệ thống CNTT KBNN đã được triển khai rộng khắp trên toàn hệ thống từ trung ương tới 63 KBNN tỉnh, thành phố và gần 700 KBNN quận, huyện. 100% các đơn vị KBNN đã có mạng cục bộ đáp ứng tốt yêu cầu kết nối phục vụ các hoạt động nghiệp vụ của KBNN. 1.2.4.2. Nhân tố khách quan - Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các cơ quan nhà nước: Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng phát triển nền hành chính, đẩy mạnh cải cách nền hành chính nói chung và đổi mới cơ chế quản lý tài 18
  • 30. chính nói riêng. Điều đó thể hiện ở các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về vấn đề này, qua đó các cơ chế quản lý đối với hoạt động của cơ quan nhà nước đã được cải tiến cho phù hợp với tình hình mới. - Sự phát triển về kinh tế - xã hội: Sự phát triển kinh tế - xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đối với việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Nếu kinh tế - xã hội phát triển, nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ quan nhà nước sẽ được tăng lên, nhờ đó góp phần cải thiện điều kiện làm việc, tăng năng suất lao động, giảm chi phí quản lý hành chính. Ngược lại, nếu kinh tế - xã hội kém phát triển, nguồn lực tài chính của Nhà nước hạn hẹp, dẫn đến phải cắt giảm chi tiêu công, thậm trí cắt giảm cả các khoản kinh phí giao thực hiện tự chủ (như hội nghị, hội thảo, văn phòng phẩm, nhiên liệu…), dẫn tới rất khó khăn trong việc tiết kiệm kinh phí. - Các quy định của pháp luật về quản lý tài chính: Từ trước năm 2014 thực hiện quản lý tài chính theo mô hình Tổ chức, phân bổ. Từ năm 2015 đến nay quản lý tài chính theo mô hình Kế t án nội bộ tập trung, thực hiện theo cơ chế tự chủ tài chính. Cơ chế tự chủ tài chính có được thực hiện một cách thiết thực và có hiệu quả trên thực tế hay không phụ thuộc rất nhiều vào các quy định của pháp luật về quản lý tài chính. Để triển khai cơ chế tự hủ tài chính, Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan cần thiết phải ban hành các quy định cụ thể hướng dẫn các cơ quan nhà nước thực hiện. Các quy định của pháp luật về quản lý tài chính càng chặt chẽ, cụ thể, chi tiết thì càng dễ thực hiện, tổng kết đánh giá, xác định kết quả, hiệu quả thực hiện và xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân có thành ích hay vi phạm các quy định trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. 1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý tài chính - Chấp hành dự toán kinh phí được giao Việc nắm vững chỉ tiêu tài chính căn cứ vào nội dung công việc, khối lượng công việc, chủng loại và số lượng hàng hoá, vật tư, trang thiết bị mua sắm; các chương trình, dự án đang triển khai thực hiện. Mức tiền được duyệt chi đối với từng công việc, tiến độ thực hiện công việc, quy trình, thủ tục tổ chức thực hiện. Căn cứ vào chỉ tiêu tài chính năm được giao và tiến độ thực hiện nhiệm vụ, cơ quan nghiệp vụ lập dự toán chi quý. Đối với một số công việc, như chi về mua 19
  • 31. sắm vật tư, trang thiết bị, chi thuộc các chương trình, dự án, vv... có dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Đảm bảo chi đúng, chi đủ các nội dung được giao trong dự toán Nắm vững tiêu chuẩn, định mức, giá cả trong chi tiêu tài chính có những đặc thù riêng, khác với tiêu chuẩn chế độ về tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn. Tiêu chuẩn, định mức, giá cả trong chi tiêu, sử dụng tài chính là những quy định về mức sử dụng kinh phí, vật tư được tính toán, xác định và bảo đảm, có thể tính theo đầu người, trang thiết bị, theo khối lượng công việc hay tổ chức, biên chế, vv... Nội dung tài chính có nhiều khoản chi với nhiều tiêu chuẩn, định mức khác nhau, thuộc nhiều ngành bảo đảm. Mỗi loại tiêu chuẩn định mức lại có những yêu cầu quản lý cụ thể phù hợp với đặc thù của từng ngành. Vì vậy, trong công tác quản lý, sử dụng nắm vững các tiêu chuẩn định mức. Mặt khác, chế độ tiêu chuẩn, định mức còn là căn cứ pháp lý quan trọng để các đơn vị xây dựng dự toán thu - chi ngân sách, để cấp phát kinh phí, vật tư và t anh quyết toán tài chính. Do đó, nếu không nắm vững các tiêu chuẩn, định mức, giá cả và các chế độ phân bổ, quản lý và chỉ tiêu ngân sách thì không thể làm tốt được công tác lập, hấp hành quyết toán ngân sách. Cơ quan tài chính các đơn vị tổ hức đăng ký theo dõi chặt chẽ, đầy đủ, có hệ thống các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức sao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị mình. Mỗi cán bộ tài chí có phương pháp chuyên môn nghiệp vụ tốt để tập trung quản lý các tiêu chuẩn, định mức trong phạm vi phần việc mình phụ trách. Đồng thời coi trọng quan hệ chặt chẽ với các ngành nghiệp vụ để nắm vững giá cả, nội dung ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế; hoặc khảo sát, phân tích và kiến nghị kịp thời những tiêu chuẩn, định mức, giá cả không phù hợp … - Đảm bảo kinh phí tiết kiệm: Kinh phí tiết kiệm được do số chi thực tế thấp hơn dự toán kinh phí quản lý hành chính được giao để thực hiện chế độ tự chủ được sử dụng bổ sung thu nhập của cán bộ, công chức, chi khen thưởng, phúc lợi trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập. Số kinh phí tiết kiệm cuối năm không sử dụng hết được chuyển năm sau. Thủ trưởng cơ quan quyết định phương án sử dụng số kinh phí tiết kiệm sau khi thống nhất ý kiến bằng văn bản với công đoàn cơ quan. 20
  • 32. - Đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ của cơ quan HCNN:Hàng năm, trên cơ sở nhiệm vụ được giao, biên chế và chế độ tiêu chuẩn định mức, các đơn vị được phân bổ một lượng ngân sách nhất định. Các đơn vị được quyền chủ động sử dụng số kinh phí trên giao đó nhưng phải tuân thủ hai yêu cầu cơ bản, gồm: + Một là, phải hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ được giao. + Hai là, phải thực hiện đúng các quy định về quản lý tài chính của Nhà nước. 1.2.6. Một số kinh nghiệm quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước ở trong nước và bài học kinh nghiệm cho Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình 1.2.6.1.Kinh nghiệm quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước ở trong nước Kho bạc Nhà nước Hà Nội KBNN Hà Nội cũng như các KBNN khác trong toàn hệ thống KBNN hoạt động theo Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, n iệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính. Tuy n iên, với ưu thế là Kho bạc thực hiện nhiệm vụ kinh tế, chính trị của thủ đô kiểm soát nguồn thu, nhiệm vụ chi rất lớn cùng với các đối tượng phục vụ của Kho bạc rất đa dạng và phong phú nên KBNN Hà Nội có nhiều kinh nghiệm hoạt động đáng được các KBNN hác học tập. Sau khi thủ đô Hà Nội mở rộng địa giớ hà c ính, KBNN Hà Nội đã nhanh chóng kiện toàn, đến nay gồm 12 phòng chuyên môn nghiệp vụ và 29 KBNN quận, huyện, với tổng số 1.021 cán bộ công chức thực hiện các phần hành nghiệp vụ, trong đó có gần 7% cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý tài chính của hệ thống KBNN Hà Nội. Trong những năm qua, KBNN Hà Nội đã rất chú trọng đào tạo cán bộ làm công tác quản lý tài chính, xây dựng cơ bản nội ngành, bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn tốt đảm nhiệm công việc quản lý tài chính. KBNN Hà Nội đã phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm bằng việc áp dụng nhiều biện pháp tiết kiệm trong chi hành chính, điều hành khai thác nguồn thu để đảm bảo tập trung nguồn lực để thực hiện tốt các hoạt động nghiệp vụ, bổ sung thu nhập cho CBCC trong toàn hệ thống KBNN Hà Nội, đồng thời dành một phần 21
  • 33. kinh phí đáng kể để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hoạt động chuyên môn; xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KBNN hiện đại, hiện đại hoá trang thiết bị tin học và triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vụ của hệ thống KBNN Hà Nội, đảm bảo sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả, từng bước tăng thu nhập cho công chức, viên chức. Kho bạc Nhà nước Nam Định KBNN Nam Định là đơn vị trực thuộc KBNN, với chức năng nhiệm vụ quỹ NSNN, thực hiện nhiệm vụ thu, chi NSNN trên địa bàn tỉnh Nam Định, bao gồm 09 huyện và một thành phố trực thuộc tỉnh. Tổ chức bộ máy của KBNN Nam Định gồm 08 phòng nghiệp vụ và 09 KBNN huyện, với tổng số 221 cán bộ thực hiện các phần hành nghiệp vụ, trong đó có gần 11% cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý tài chính của hệ thống KBNN tỉnh Nam Định. Về công tác quản lý tài chính, KBNN Nam Định đã thực hiện quản lý tài chính theo đúng quy định của Luật NSNN, chi tiêu đúng định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước và Bộ Tài chính ban hành, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm kinh phí; tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động chuyên môn, tăng thu, tiết kiệm chi để tăng thêm thu nhập cho CBCC. Tích cực đào tạo cán bộ làm công tác quản lý tài chính, xây dựng cơ bản nội ngành KBNN. 1.2.6.2. Bài học kinh nghiệm cho Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình Qua nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý tài chính của một số Kho bạc Nhà nước, có thể rút ra một số kinh nghiệm về quản lý tài chính cho Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình như sau: Một là, tăng cường phân cấp quản lý NSNN cho các đơn vị trực thuộc sử dụng ngân sách theo hướng gắn quyền hạn với trách nhiệm . Hai là, đổi mới phương thức lập, phân bổ dự toán NSNN, tăng cường trách nhiệm của đội ngũ CBCC, nâng cao hiệu lực của bộ máy hành chính Nhà nước. Ba là, coi trọng công tác kiểm toán, kiểm tra, giám sát và xây dựng chế tài xử lý vi phạm. Đồng thời quy định cụ thể nghĩa vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các đơn vị, các cá nhân thực hiện công tác kiểm toán, kiểm tra, giám sát. 22
  • 34. Bốn là, nhận thức tầm quan trọng của yếu tố con người trong công tác quản lý tài chính. Để công tác quản lý tài chính ngày càng hoàn thiện hơn thì trước hết đội ngũ cán bộ công chức KBNN nói chung và cán bộ quản lý tài chính nói riêng cũng phải được hoàn thiện. Để làm được điều đó, KBNN tỉnh Quảng Bình cần tăng cường công tác cán bộ trong tất cả các khâu từ tuyển dụng, bố trí, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng... Việc bố trí cán bộ làm công tác quản lý tài chính, không chỉ chú trọng khả năng chuyên môn mà còn phải chọn người có đạo đức tốt, liêm khiết, công minh. Năm là,hiện đại hóa tin học vào các hoạt động nghiệp vụ KBNN, đặc biệt là công tác quản lý tài chính. 23
  • 35. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Tổng quan về Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình 2.1.1. Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ Việt Nam, giới hạn trong tọa độ địa lý 18°55' - 18°05' vĩ độ Bắc và 103°37' - 107°00' kinh độ Đông, có chung địa giới với tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Quảng Trị và một phần giáp với nước Lào. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 8.065,3 km2. Quảng Bình có 7 đơn vị hành chính cấp huyện và 159 đơn vị hành chính cấp xã, phường. Dân số Quảng Bình là 877.499 người (số liệu thống kê năm 2016), trong đó dân số thành thị là 172.643 người, chiếm 19,67%, nông thôn là 704.856 người, chiếm 80,33%. Trong bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế không mấy thuận lợi, quá trình xây dựng và phát triển kinh tế ở Quảng Bình đã đạt được những thành tựu khá quan trọng, tạo đà cho tăng tưởng kinh tế giai đoạn sau, góp phần nâng cao đời sống n ân dân, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong những năm qua, tỉnh Quảng Bình đã đạt những kết quả nhất định trên nhiều lĩnh vực phát triển KTXH. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2012 - 2016 đạt khoảng 110,3%/năm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục tăng nhanh, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển dịch vụ, đô thị và chuyển dịch lao động ở khu vực nông thôn. Tỷ trọng giá trị ngành nông lâm ngư nghiệp trong GDP giảm dần, giá trị Công nghiệp - Xây dựng và dịch vụ tăng, cơ sở hạ tầng có bước phát triển khá, GDP bình quân đầu người được cải thiện. Tổng thu ngân sách của tỉnh năm 2016 đạt 3.067 tỷ đồng, tăng 6,6% so với năm 2015; Tổng chi ngân sách năm 2016 đạt 8.431 tỷ đồng, tăng 6,5% so với năm 2015. Các lĩnh vực Giáo dục - đào tạo, KH&CN, y tế có nhiều tiến bộ; đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân được nâng lên; xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và thực hiện các chính sách xã hội đạt kết quả khá. Tuy nhiên chi cho đầu tư XDCB và một số khoản chi mua sắm sửa chữa, chi đoàn ra,...giảm nhiều do nguồn thu của ngân sách tỉnh cũng như ngân sách TW giảm mạnh. Bên cạnh những thành tựu đạt 24
  • 36. được, vẫn còn có những tồn tại trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng và chưa bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chất lượng, hiệu quả chưa cao. Thu cân đối ngân sách trên địa bàn hàng năm thấp, nợ ngân sách còn để tồn đọng, dây dưa. Hiệu quả đầu tư thấp, tình trạng lãng phí, thất thoát vốn đầu tư còn xảy ra. Hiện nay Quảng Bình đang trong quá trình xây dựng và phát triển, trong đó chú trọng công tác xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH. Về kinh tế, giá trị của lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng GDP của tỉnh. Công nghiệp với lợi thế nguồn tài nguyên phong phú, thương mại và du lịch có thế mạnh được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, tuy nhiên cũng tỉnh chưa khai thác hết được các lợi thế này để duy trì và tăng thu cho ngân sách. Nguồn lực ngân sách không thể đáp ứng so với nhu cầu chi tiêu, tổng thu cân đối ngân sách của tỉnh mới đáp ứng được 70% chi thường xuyên. Vì vậy, trong thời gian qua công tác chi ngân sách tập trung chủ yếu đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống giáo dục, y tế, đảm bảo an ninh quốc phòng và một số lĩnh vực thiết yếu. Việc đầu tư phát triển các ngành kinh tế trọng điểm chưa được quan tâm đúng mức nhằm phát huy tối đa được lợi thế và tiềm năng của các ngành, các thành phần kinh tế. 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Kho bạc N à nước Cách mạng tháng 8/1945 thành công, cùng với sự ra đời của Chính phủ Cách mạng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày 28/8/1945, ngành Tài chính của nước Việt Nam chính thức được thành lập; sau đó, vào ngày 03/4/1946, Quốc hội đã biểu quyết cho phép lưu hành giấy bạc tài chính của Việt Nam có in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh trên phạm vi cả nước. Để có một cơ quan chuyên môn, đặc trách nghiên cứu và giải quyết các vấn đề ngân sách và tiền tệ, ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 75/SL thành lập Nha Ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính. Đây là mốc lịch sử quan trọng đầu tiên đối với sự ra đời của Kho bạc Nhà nước Việt Nam. Trong thời gian 5 năm tồn tại và hoạt động (1946 - 1951), Nha Ngân khố đã gắn bó mật thiết với những thời kỳ khó khăn nhất của cuộc kháng chiến giải phòng dân tộc, đồng thời đã hoàn thành các trọng trách đã được Chính phủ giao phó. Nha 25
  • 37. Ngân khố còn tổ chức phát hành các loại tiền dưới hình thức tín phiếu. Đặc biệt, trong các năm 1946, 1948 và 1950, Nha Ngân khố đã phối hợp tổ chức một số đợt phát hành Công trái và Công phiếu kháng chiến ghi thu bằng tiền và bằng thóc; đồng thời là công cụ để huy động tiền nhàn rỗi trong nhân dân, phục vụ đắc lực, kịp thời nhu cầu sản xuất và chiến đấu. Từ tình hình nói trên, đòi hỏi Chính phủ phải nghiên cứu và ban hành các chính sách mới về quản lý kinh tế - tài chính, tiền tệ - tín dụng, đồng thời phải phát triển và hoàn thiện dần bộ máy của các cơ quan của Chính phủ, trong đó có nhiệm vụ cấp bách là thay đổi tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính và Ngân hàng quốc gia. Ngày 20/7/1951, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 107/TTg thành lập KBNN đặt trong Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và thuộc quyền quản trị của Bộ Tài chính. Nhiệm vụ chủ yếu của KBNN là quản lý thu chi Quỹ NSNN ở Trung ương và địa phương. Hệ thống KBNN được tổ chức lại như sau: ở Trung ương có KBNN Trung ương; tại các Liên khu có Kho bạc Liên khu; tại các tỉnh, thành phố có K o bạc tỉnh, thành phố. Trong 13 năm tồn tại và hoạt động, dưới dự lãnh đạo và điều hành trực tiếp của Bộ Tài chính và Ngân hàng quốc gia, hệ thống KBNN đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vẻ vang của mình. Bước sang thời ỳ xây dựng và phát triển kinh tế, cùng với việc thay đổi chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của các Bộ, ngành Trung ương, ngày 27/7/1964, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 113/CP thành lập Vụ quản lý Quỹ NSNN thuộc Ngân hàng Nhà nước. Vụ Quản lý Quỹ NSNN tồn tại trong một thời gian khá dài (1964-1989) có nhiệm vụ đôn đốc và giám sát tình hình thu, chi NSNN; tổ chức quy trình kế toán - thống kê các khoản thu, chi của NSNN để báo cáo Bộ Tài chính. Tuy nhiên, từ khi Ngân hàng Nhà nước chuyển sang thực hiện chế độ quản lý nhà nước về tiền tệ - tín dụng, nghiệp vụ quản lý Quỹ NSNN trở thành một bộ phận công việc mang tính hành chính - sự nghiệp thuần túy mà Ngân hàng Nhà nước phải làm hộ cho Bộ Tài chính. Vì vậy, sự tập trung chỉ đạo điều hành đối với quản lý Quỹ NSNN của Ngân hàng Nhà nước các cấp không còn được quan tâm đầy đủ và toàn diện như những năm trước đây. Trước tình hình đó, ngày 01/4/1990, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 07/HĐBT tái thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính với chức năng 26
  • 38. và nhiệm vụ chủ yếu là quản lý Quỹ NSNN và các quỹ dự trữ tài chính Nhà nước; tổ chức huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển. Hệ thống KBNN được tổ chức thành 3 cấp: Ở Trung ương có Cục KBNN trực thuộc Bộ Tài chính; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Chi cục KBNN; ở huyện, quận và tương đương có Chi nhánh KBNN. Qua 26 năm hoạt động và phát triển, hệ thống KBNN đã không ngừng lớn mạnh, chức năng, nhiệm vụ ngày càng hoàn thiện. Hệ thống KBNN đã khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế và trong hệ thống tài chính quốc gia. Kể từ khi thành lập hệ thống KBNN đến nay, KBNN liên tiếp được giao thêm các nhiệm vụ mới nhiệm vụ kiểm soát cho NSNN; quản lý, cấp phát, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản… Do vậy, để phù hợp với nhiệm vụ mới, Chính phủ cũng đã 4 lần quy định lại chức năng, niệm vụ và tổ chức bộ máy của hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính. Gần đây nhất, cùng với sự ra đời của hàng loạt các Luật liên quan đến công tác quản lý tài chính công; sự sắp xếp, bố trí lại các cơ quan thuộc Ngành Tài chính… Điều này đòi hỏi phải rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của KBNN để đáp ứng yêu cầu quản lý tài hính, ngân sách trong tình hình mới. Ngày 08/7/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính. 2.1.3. Thành lập Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình Hệ thống KBNN được thành lập và đi vào hoạt động trong phạm vi cả nước từ ngày 01/4/1990 theo Quyết định số 07/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về chuyển giao công tác quản lý quỹ NSNN từ ngành Ngân hàng Nhà nước sang Bộ Tài chính. Qua quá trình hoạt động và phát triển hệ thống KBNN đã không ngừng lớn mạnh và ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò trong nền kinh tế, trong hệ thống Tài chính Quốc gia. Cùng với hệ thống Kho bạc cả nước, KBNN tỉnh Quảng Bình được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/1990. Qua 26 năm hoạt động, KBNN tỉnh Quảng Bình cùng với sự phát triển của hệ thống KBNN, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN tỉnh, thành phố không ngừng được hoàn 27
  • 39. thiện, mở rộng. Đến năm 2015, Bộ Tài chính có Quyết định 1399/QĐ-BTC ngày 15/7/2015 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 2.1.3.1. Vị trí và chức năng của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình Theo Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15/07/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định vị trí và chức năng của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình như sau: KBNN tỉnh Quảng Bình là tổ chức trực thuộc KBNN, có chức năng thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật. KBNN tỉnh Quảng Bình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân àng Nhà nước Việt Nam ở tỉnh,và các ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật. 2.1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình * Theo Quyết định số 1399/QĐ- BTC ngày 15/7/2015, KBNN tỉnh Quảng Bình có nhiệm vụ sau: (1) Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của KBNNtỉnh Quảng Bình sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt và hướng dẫn của KBNN. (2) Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý của KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp l ật. (3) Hướng dẫn, kiểm tra các KBNN ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là KBNN cấp huyện) thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định. (4). Quản lý quỹ NSNN, quỹ dự trữ tài chính nhà nước theo quy định của pháp luật: 28
  • 40. - Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu NSNN; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ NSNN các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại KBNN tỉnh Quảng Bình; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy định của pháp luật; - Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật; - Quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm theo quyết định của cấp có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN tỉnh Quảng Bình. (5) Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại KBNN tỉnh Quảng Bình. (6) Tổ chức thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước: - Hạch toán kế toán về thu, chi NSNN, các quỹ tài chính do KBNN tỉnh Quảng Bình quản lý, các k ản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc tại KBNN tỉnh Quảng Bìnhtheo quy định của pháp luật; - Báo cáo tình hình thực hiện thu, hi NSNN cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật. (7) Thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán nhà ước theo quy định của pháp luật: - Tiếp nhận thông tin báo cáo tài chính của các đơn vị thuộc khu vực kế toán nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật; - Tổ chức tổng hợp thông tin tài chính nhà nước trên địa bàn về tình hình tài sản nhà nước; nguồn lực và nghĩa vụ của Nhà nước; tình hình hoạt động, kết quả thu, chi ngân sách nhà nước; vốn nhà nước tại các doanh nghiệp và các tài sản, nguồn lực, nghĩa vụ khác của Nhà nước; - Lập báo cáo tài chính nhà nước của chính quyền địa phương, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. (8) Thực hiện công tác thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính do KBNN tỉnh Quảng Bìnhquản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính 29
  • 41. phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh. (9) Quản lý ngân quỹ nhà nước tại KBNN tỉnh Quảng Bìnhtheo chế độ quy định: a) Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh; b) Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn theo chế độ quy định để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán của Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật; c) Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy định của pháp luật. (10) Tổ chức thực hiện việc phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ tại KBNN tỉnh Quảng Bìnhtheo quy định ủa pháp luật. (11) Thực hiện thanh tra chuyên ngành; kiểm tra hoạt động KBNN trên địa bàn; thực hiện công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có t ẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý của KBNN. (12) Tổ chức quản lý và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN tỉnh Quảng Bình; quản trị cơ sở dữ liệu và các ứng dụng hợp nhất của Bộ Tài chính đặt tại KBNN tỉnh Quảng Bình. (13) Quản lý bộ máy, biên chế, công chức: thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, bổ nhiệm, quy hoạch, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng công chức và hợp đồng lao động thuộc phạm vi quản lý của KBNN tỉnh Quảng Bình theo quy định của pháp luật, phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước. (14) Quản lý và thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ, xây dựng cơ bản nội bộ theo quy định của Kho bạc Nhà nước, của Bộ Tài chính và của pháp luật. 30
  • 42. (15) Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hóa hoạt động KBNN; cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN tỉnh Quảng Bình. (16) Tổ chức và quản lý các điểm giao dịch thuộc KBNN tỉnh Quảng Bình. (17) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước giao. * KBNN tỉnh Quảng Bìnhcó quyền: - Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho NSNN theo quy định của pháp luật; - Được từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; - Thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN theo quy định của pháp luật. 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình Theo Quyết định số 1399/QĐ-BTB ngày 15/7/2015 của Bộ Tài chính Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức ở KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Quyết định số 696/QĐ-KBNN ngày 16/7/2015 của KBNN Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các phòng và Văn phòng thuộc Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực t uộc Trung ương, KBNN tỉnh Quảng Bình là thuộc cơ quan Ngành dọc từ Trung ương đến địa phương theo địa chỉ hành chính, đảm bảo nguyên tập trung, thống nhất. Các phòng chức năng tham mưu, giúp việc Giám đốc KBNN tỉnh Q ảng Bình, gồm:Phòng Kế toán nhà nước;Phòng Kiểm soát chi;Phòng Thanh tra-Kiểm tra;Phòng Tin học;Phòng Tổ chức cán bộ;Phòng Tài vụ;Văn phòng; Phòng Giao dịch). Hiện tại có 07 KBNN huyện, thị, thành phố trực thuộc KBNN tỉnh Quảng Bình (có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật). 31
  • 43. KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG BÌNH Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Văn Phòng Kế toán Kiểm Thanh Tin học Tổ chức Tài vụ phòng Giao Nhà soát chi tra - cán bộ dịch nước Kiểm tra KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN, THỊ, THÀNH PHỐ Tổ Kế toán nhà nước Tổ Tổng hợp - Hành chính Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN tỉnh Quảng Bình (Nguồn: Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình) - Lãnh đạo KBNN tỉnh Quảng Bình gồm 03 người 01 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc: Giám đốc là người đứng đầu có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc KBNN và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của KBNN trên địa bàn tỉnh, thành phố. Phó Giám đốc là người giúp việc Giám đốc, được Giám đốc phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác cụ thể, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách. - Các phòng thuộc KBNN tỉnh Quảng Bình: + Phòng Kế toán nhà nước: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc tổ chức thực hiện công tác kế toán nhà nước; công tác thanh toán, tổng kế toán nhà 32
  • 44. nước, kiểm soát các khoản chi thường xuyên của NSNN, quản lý ngân quỹ nhà nước, phát hành và thanh toán tráiphiếu Chính phủ, công tác thống kê tổng hợp; quản lý tiền mặt, ấn chỉ đặc biệt, tài sản quý, an toàn kho quỹ . + Phòng Kiểm soát chi: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc tổ chức thực hiện công tác kiểm soát thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN, vốn chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn khác được giao quản lý + Phòng Thanh tra - kiểm tra: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc tổ chức thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ tại địa bàn tỉnh. + Phòng Tin học:thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc tổ chức thực hiện công tác ứng dụng CNTT. + Phòng Tổ chức cán bộ:thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc tổ chức thực hiện công tác tổ chức và cán bộ tại KBNN tỉnh Quảng Bình. + Phòng Tài vụ: thực iện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính nội ngành tại KBNN tỉnh Quảng Bình. + Văn phòng: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc tổ chức thực hiện công tác pháp chế, cải cách hành hính; công tác quản lý đầu tư XDCB nội ngành, công tác quản lý tài sản, công tác bảo vệ cơ quan; công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu; xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy cơ quan; điều phối hoạt động KBNN tỉnh Quảng Bình. Phòng Giao dịch (thực hiện nhiệm vụ KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh lỵ. Có con dấu và được mở tài khoản tại KBNN cấp tỉnh và ngân hàng nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp l ật). Với sự nỗ lực của tập thể cán bộ lãnh đạo và cán bộ công chức, đặc biệt là được sự quan tâm lãnh đạo của chính quyền địa phương, sự phối hợp của các ban ngành có liên quan cũng như sự chỉ đạo trực tiếp của KBNN, KBNN tỉnh Quảng Bình nhanh chóng ổn định bộ máy tổ chức và đạt được nhiều thành tích trong các lĩnh vực chính trị cũng như chuyên môn mà KBNN giao phó, được hệ thống KBNN và KBNN địa phương ghi nhận. 33
  • 45. 2.1.5. Biên chế của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình Bảng 2.1. Biên chế của KBNN tỉnh Quảng Bình Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Biên chế 150 159 153 (Trong đó: cán bộ thanh tra) 3 7 7 Lao động 2 1 1 Tổng CBNV 152 160 154 (Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ của KBNN tỉnh Quảng Bình) Theo Bảng 2.1 cho thấy số lượng cán bộ nhân viên của KBNN tỉnh Quảng Bình trong những năm qua không có sự biến động lớn. Trong giai đoạn 2014 – 2016 số biên chế và lao động của KBNN lớn nhất là 160 người ở năm 2015, tăng 5,26% so với năm 2014. Trong đó giảm số 1 lao động nhưng tăng 4 cán bộ thanh tra. KBNN với chức năng quản lý quỹ NSNN nên KBNN tỉnh Quảng Bình rất chú trọng công tác kiểm tra, thanh tra. Vì vậy, từ năm 2015 số lượng cán bộ thanh tra đã tăng lên 7 người, tăng 133,33% so với năm 2014. Hiện nay, KBNN tỉnh Quảng Bình vẫn tiếp tục hoàn thiện chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và có những cải cách mạnh mẽ, hiện đại hoá nhanh chóng công nghệ hoạt động nhằm tập trung nhanh, đầy đủ nguồn thu, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN, đảm bảo sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tiền, tài sản của Nhà nước. Qua đó, góp phần đấu tranh loại bỏ tiêu cực, nhũng nhiễu, chống tham ô, tham nhũng, lãng phí, xây dựng bộ máy hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh. 2.1.6. Sự cần thiết phải thực hiện quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình Thứ nhất, Nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động của các cơ quan HCNN chủ yếu từ NSNN. NSNN là công cụ tài chính quan trọng của Nhà nước. Quản lý chi NSNN để nhằm đảm bảo các khoản chi NSNN được thực hiện tiết kiệm, hợp lý, đúng chính sách, chế độ, phục vụ tốt cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ. Quản lý tài chính là điều kiện cần thiết để nâng 34