SlideShare a Scribd company logo
1 of 121
– i –
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
PGS.TS. Phan Đình Nguyên
Luận văn Thạc sỹ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày
19 tháng 4 năm 2015.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sỹ bao gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sỹ)
TT Họ và tên Chức danh hội đồng
1 PGS.TS LÊ QUỐC HỘI Chủ tịch
2 TS. PHẠM NGỌC TOÀN Phản biện 1
3 TS. PHAN THỊ HẰNG NGA Phản biện 2
4 TS. PHAN MỸ HẠNH Ủy viên
5 TS. HÀ VĂN DŨNG Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã
được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
– ii –
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Tp.HCM, ngày 01 tháng 8 năm 2014
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ
Họ tên học viên: Nguyễn Thanh Tú Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 20/11/1985 Nơi sinh: Phú Yên
Chuyên ngành: Kế toán MSHV: 1341850052
I- Tên đề tài:
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TRONG CÔNG TÁC TỔ
CHỨC QUẢN LÝ VỀ TÌNH HÌNH THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Nghiên cứu thực trạng trong hoạt động kiểm soát về tình hình thu thuế TNCN
tại Cục thuế Tp.HCM, qua đo đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng
cường hoạt động kiểm soát với mục đích quản lý tốt về tình hình thu thuế TNCN tại
Tp.HCM. Cụ thể:
Nghiên cứu lý luận về hoạt động kiểm soát và công tác tổ chức quản lý
thuế thu nhập cá nhân.
Khảo sát thực trạng và đánh giá hoạt động kiểm soát về tình hình thu thuế
thu nhập cá nhân tại Cục thuế Tp.HCM, đồng thời đánh giá tình hình thu thuế thu
nhập cá nhân tại Cục thuế Tp.HCM trong thời gian 05 năm từ năm 2009->2013.
III- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát trong
công tác tổ chức quản lý về tình hình thu thuế TNCN tại Cục thuế Tp.HCM
IV- Ngày giao nhiệm vụ: 01/08/2014
V- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31/01/2015
VI- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Phan Đình Nguyên
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
– 3 –
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tác giả, có sự hỗ trợ của thầy PGS.TS. Phan Đình Nguyên. Các tài
liệu, tư liệu được sử dụng trong Luận văn có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả nghiên
cứu là quá trình lao động trung thực của tác giả.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 01 năm 2015
Trân trọng
NGUYỄN THANH TÚ
– 4 –
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và chân thành cảm ơn tới: Trường Đại học
Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, Phòng quản lý khoa học và đào tạo sau Đại học
Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM, khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng nơi tôi
đang công tác, Cục thuế Tp. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Phan Đình Nguyên (trưởng khoa Kế toán –
Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh) đã trực tiếp
hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Thầy đã đem đến cho tôi những kiến thức và giúp tôi có khả năng tổng hợp những
tri thức khoa học, những kiến thức thực tiễn quản lý và phương pháp làm việc khoa
học trong công tác và nghiên cứu. Thầy đã góp ý, chỉ bảo trong việc định hướng và
hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo tại trường Đại học Công nghệ
Tp.HCM và các anh chị công tác tại Cục thuế Tp.Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Tp.HCM, ngày 31 tháng 01 năm 2015
Tác giả
NGUYỄN THANH TÚ
– 5 –
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng về hoạt kiểm soát tình
hình thu thuế thu nhập cá nhận hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh, bằng cách tác
giả sẽ hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về kiểm soát nội bộ và những vấn đề cơ
bản về tổ chức công tác quản lý về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân hiện nay tại
Thành phố Hồ Chí Minh, để từ đó đưa ra các giải pháp và những kiến nghị phù hợp
nhằm kiểm soát tình hình chống thất thu thuế thu nhập cá nhân tại Thành phố Hồ
Chí Minh. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên thì tác giả lần lượt giải quyết các
vấn đề như sau:
Thứ nhất, đưa ra những thực trạng về công tác tổ chức quản lý thu thuế thu
nhập cá nhân tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: Quy trình quản lý thu thuế; thực
trạng về tình hình thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập cá nhân; công tác quản lý nợ và
cưỡng chế nợ thuế được diễn ra như thế nào.
Thứ hai, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát về tình hình thu thuế thu
nhập cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh thông qua khảo sát bảng câu hỏi với
những nội dung liên quan thông qua 5 nhân tố cơ bản liên quan đến hoạt động kiểm
soát nội bộ: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Các hoạt động kiểm soát; Thông
tin và truyền thông; Giám sát.
Tiếp đến là đánh giá hoạt động quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh thông qua những kết quả đạt được và những hạn chế,
nguyên nhân còn tồn tại. Đề từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm: Hoàn thiện công
tác quản lý thu thuế thuế thu nhập cá nhân, hoàn thiện hệ thống kiểm soát về việc
thu thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh.
– 6 –
ABSTRACT
The goal of the research study was to assess the situation regarding control of
the collection of personal income tax in the current received Ho Chi Minh City
today, by author will codify the basic problems of control internal control and the
basics of organizing the management of the collection of personal income tax
currently at Ho Chi Minh City, in order to offer solutions and recommendations
suitable for testing situation over tax losses against personal income in Ho Chi
Minh City. To achieve the research objectives, the author turns solve the problem as
follows:
First, given the reality of the organization managing the collection of personal
income tax in the City Ho Chi Minh City Overview: The process of tax collection
management; reality of the situation inspection, inspection of personal income tax;
Debt management and enforcement of tax debts are happening like.
Second, the assessment of control activities on the collection of personal
income tax in Ho Chi Minh City through a questionnaire survey with related content
through five basic factors related to operations control: control environment; Risk
assessment; The control activities; Information and communication; Supervision.
Next is to assess the management of personal income tax in the province of Ho
Chi Minh City through the achievements and limitations, causes exist.
Recommended since then propose recommendations to: Improving the management
of tax revenue from personal income tax, complete control of the personal income
tax in the Tax Department of Ho Chi Minh City.
– 7 –
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................. iv
TÓM TẮT ....................................................................................................................v
ABSTRACT ................................................................................................................ vi
MỤC LỤC................................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... xi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..............................................................................xii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.............................................1
1.1. Tính cần thiết của đề tài nghiên cứu.................................................................1
1.2. Các công trình đã công bố trước liên quan đến đề tài......................................2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .........................................................................2
1.4. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3
1.5. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................3
1.6. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3
1.7. Bố cục của luận văn...........................................................................................3
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT VÀ
TỔ CHỨC CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN....................5
2.1. Nội dung cơ bản về công tác tổ chức quản lý thuế thu nhập cá nhân ...............5
2.1.1. Khái niệm công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân .....................................5
2.1.2. Mục tiêu quản lý thuế thu nhập cá nhân ....................................................5
2.1.3. Nội dung của luật thuế thu nhập cá nhân...................................................6
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác quản lý thuế TNCN .............9
– 8 –
2.1.4.1. Các nhân tố chủ quan.........................................................................17
2.1.4.2. Các nhân tố khách quan.....................................................................12
2.2. Các nội dung cơ bản về hoạt động kiểm soát................................................13
2.2.1. Khái niệm kiểm soát nội bộ.....................................................................13
2.2.2. Mục tiêu kiểm soát nội bộ........................................................................14
2.2.3. Các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ........................................14
2.2.3.1.Môi trường kiểm soát..........................................................................14
2.2.3.2. Đánh giá rủi ro...................................................................................17
2.2.3.3.Hoạt động kiểm soát ...........................................................................18
2.2.3.4.Thông tin và truyền thông...................................................................20
2.2.3.5.Giám sát ..............................................................................................21
2.3. Kiểm soát nội bộ trong ngành thuế................................................................21
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................24
3.1. Mô hình nghiên cứu.......................................................................................24
3.2. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................25
3.2.1. Các câu hỏi nghiên cứu............................................................................25
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................25
3.3. Thu thập dữ liệu nghiên cứu ..........................................................................26
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG
KIỂM SOÁT TRONG CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ VỀ TÌNH HÌNH
THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH .........................................................................................................................28
4.1. Khái quát về kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh ............................28
4.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh..............................28
– 9 –
4.1.2. Khái quát về Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh .......................................29
4.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Cục thuế Thành phố Hồ Chí
Minh........................................................................................................................30
4.2.1. Cơ cấu tổ chức của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh.............................30
4.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục thuế Thành phố Hồ Chí
Minh…. ................................................................................................................45
4.3. Thực trạng công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh.....................................................................................................34
4.3.1. Quy trình quản lý thuế................................................................................34
4.3.2. Thực trạng về tình hình thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập cá nhân...........45
4.3.3. Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế................................................42
4.4. Đánh giá thực trạng về hoạt động kiểm soát công tác tổ chức quản lý về tình
hình thu thuế thu nhập cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh .................................45
4.4.1. Môi trường kiểm soát.................................................................................47
4.4.2. Đánh giá rủi ro ...........................................................................................66
4.4.3. Hoạt động kiểm soát...................................................................................56
4.4.4. Thông tin và truyền thông..........................................................................59
4.4.5. Giám sát......................................................................................................61
4.5. Đánh giá hoạt động quản lý thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh ....................................................................................................63
4.5.1. Những kết quả đạt được .............................................................................63
4.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân.................................................................66
CHƯƠNG 5: CÁC ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT
TRONG CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ VỀ TÌNH HÌNH THU THUẾ
THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 70
– 10 –
5.1. Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh ...........................................................................................................70
5.1.1. Đầu tư cơ sở hạ tầng, tin học hóa công tác quản lý thu thuế.....................70
5.1.2. Nâng cao hiệu quả tổ chức bộ máy quản lý...............................................70
5.1.3. Nâng cao năng lực, phẩm chất cán bộ ngành thuế.....................................71
5.1.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế...........................73
5.1.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế thu nhập cá
nhân … .................................................................................................................74
5.2. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát về việc thu thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế
Thành phố Hồ Chí Minh.........................................................................................76
5.2.1. Về môi trường kiểm soát............................................................................76
5.2.2. Về đánh giá rủi ro.......................................................................................76
5.2.3. Về hoạt động kiểm soát..............................................................................77
5.2.4. Về thông tin và truyền thông......................................................................78
5.2.5. Về công tác giám sát ..................................................................................78
5.3. Các kiến nghị về hoạt động kiểm soát công tác tổ chức quản lý thuế về tình
hình thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh..................79
5.3.1. Đối với Bộ Tài Chính và Tổng Cục Thuế..................................................79
5.3.2. Đối với ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ...................................81
5.3.3. Đối với Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh................................................81
5.3.4. Đối với ủy ban nhân dân các quận, huyện.................................................82
5.3.5. Đối với các cơ quan, tồ chức có liên quan.................................................83
KẾT LUẬN ................................................................................................................85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................86
– 11 –
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCTC: Báo cáo tài chính
BHXH: Bảo hiểm xã hội
CCHC: Cải cách hành chính
CTHCM: Cục thuế Hồ Chí Minh
CCVC: Công chức viên chức
ERM: Enterprise risk management
GDP: Gross Domestic Product
HTKSNB: Hệ thống kiểm soát nội bộ
KSNB: Kiểm soát nội bộ
KTNB: Kiểm toán nội bộ
NNT: Người nộp thuế
NSNN: Ngân sách Nhà nước
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TNCN: Thu nhập cá nhân
CTTN: Chi trả thu nhập
ĐTNT: Đối tượng nộp thuế
TNCT: Thu nhập chịu thuế
TN-QLHS: Tiếp nhận - quản lý hồ sơ
VN: Việt Nam
– 12 –
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Trang
Bảng 3.1: Thành phần đối tượng nghiên cứu.............................................................27
Bảng 4.1: Kết quả cấp MST TNCN của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh.............35
Bảng 4.2: Kết quả kiểm tra về thuế TNCN các năm 2009 -> 2013 của Cục thuế
Thành phố Hồ Chí Minh..............................................................................................41
Bảng 4.3: Số liệu nợ thuế của cơ quan chi trả từ 2009 ->2013.................................43
Bảng 4.4: Kết quả thu nợ thuế TNCN của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh bằng
các biện pháp đôn đốc, thu nợ bình thường................................................................44
Bảng 4.5: Thống kê mô tả đặc điểm mẫu khảo sát....................................................45
Bảng 4.6: Kết quả thống kê các nhân tố môi trường kiểm soát.................................48
Bảng 4.7: Kết quả thống kê các nhân tố đánh giá rủi ro............................................52
Bảng 4.8: Kết quả thống kê các nhân tố hoạt động kiểm soát...................................57
Bảng 4.9: Kết quả thống kê các nhân tố thông tin và truyền thông...........................59
Bảng 4.10: Kết quả thống kê các nhân tố giám sát....................................................61
– 13 –
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu ...................................................................................24
Hình 4.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh....................30
– 1 –
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cần thiết của đề tài
Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình vận động và phát triển thì hệ thống
pháp luật cũng phải được hoàn thiện để phù hợp với thực tiễn và yêu cầu quản lý.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định: “Hoàn
thiện hệ thống pháp luật về thuế theo nguyên tắc công bằng, thống nhất và đồng
bộ..., mở rộng đối tượng thu, điều tiết hợp lý thu nhập”.
Hay nói cách khác, Thuế là một khoản đóng góp mang tính bắt buộc của các
thể nhân và pháp nhân được Nhà nước quy định thông qua hệ thống pháp luật.
Thuế là một công cụ quan trọng của Nhà nước ta cũng như ở bất kỳ quốc gia nào
trên thế giới và được xem là công cụ tập trung chủ yếu nguồn thu cho ngân sách Nhà
nước, điều tiết vĩ mô nền kinh tế và điều hoà thu nhập trong xã hội góp phần thực
hiện bình đẳng và công bằng xã hội.
Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) ra đời năm 1990 dưới tên gọi “Pháp lệnh
thuế đối với người có thu nhập cao” và đã trải qua 7 lần sửa đổi, bổ sung vào các
năm 1992, 1994, 1997, 1999, 2001, 2004, 2007 để phù hợp với điều kiện về kinh tế
- xã hội ở từng giai đoạn khác nhau. Luật thuế thu nhập cá nhân ra đời để thể chế
hoá đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực tài chính đã đặt ra yêu
cầu mới trong công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân. Luật thuế thu nhập cá
nhân có hiệu lực từ 01/01/2009.
Thành phố Hồ Chí Minh được xem là trung tâm kinh tế trọng điểm và phát
triển nhất của cả nước, với địa bàn rộng, số lượng dân cư đông đúc nên làm cho
công tác quản lý về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân cũng trở nên phức tạp hơn.
Nhận thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa rất thiết thực trong việc nghiên cứu công
tác tổ chức quản lý về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân tại Thành phố Hồ Chinh
Minh, tôi đã chọn đề tài: “Tăng cường hoạt động kiểm soát trong công tác tổ chức
quản lý về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh”
làm đề tài nghiên của mình.
– 2 –
1.2 Các công trình nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài.
Hoạt động kiểm soát về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân hiện nay ở tại
các cơ quan thuế nói chung và Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh nói riêng vẫn
chưa thật sự chú trọng quan tâm đúng mức, chưa ý thức được hết tầm quan trọng
và vai trò của hoạt động kiểm soát trong công tác tổ chức quản lý về tình hình thu
thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng như hiện nay. Bên cạnh các
chuẩn mực thông tư đã được hướng dẫn thì trong quá trình thực hiện nghiên cứu tác
giả cũng đã tham khảo các đề tài trước liên quan đến bài viết của mình:
1/ Luận văn thạc sĩ Dương Thị Nguyên - Khoa Tài chính – Ngân hàng Đại
học kinh tế Quốc Dân Hà Nội “Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân
trên địa bàn Hà Nội”(2011): nghiên cứu việc ứng dụng các cơ sở lý luận về thuế
thu nhập cá nhân vào công tác quản lý thuế tại Thành phố Hà Nội.
2/ Luận văn thạc sĩ Võ Nam - Khoa Kế toán trường Đại học kinh tế Đà Nẵng
“Hoàn thiện công tác kiểm soát thu tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định”(2010):
nghiên cứu việc ứng dụng các cơ sở lý luận KSNB áp dụng tại cơ quan BHXH tỉnh
Bình Định trong hệ thống các cơ sở pháp lý của Nhà nước.
3/ Luận văn thạc sĩ Đinh Thị Ngân Trang - Khoa Kế toán - Kiểm toán trường
Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại
Công ty NUPLEX RESINS VIỆT NAM ”(2007): nghiên cứu việc ứng dụng các cơ sở
lý luận KSNB áp dụng vào Công ty NUPLEX RESINS VIỆT NAM.
4/ Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Nụ - Khoa Quản trị kinh doanh Đại học Nông
nghiệp Hà Nội “Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân
trên địa bàn Huyện Tiên Du Tỉnh Bắc Ninh” (2013): nghiên cứu việc ứng dụng thuế
TNCN vào công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Huyện Tiên Du
Tỉnh Bắc Ninh.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết về công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân
và các thành phần chính của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Phân tích, đánh giá thực trạng hiện nay về hoạt động kiểm soát trong công tác
tổ chức quản lý về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh,
– 3 –
nêu được những thành tựu và hạn chế trong công tác quản lý thu thuế thu nhập cá
nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp
nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát trong công tác tổ chức quản lý về tình hình thu
thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để phát huy tốt vai trò
của luật thuế thu nhập cá nhân.
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu là cán bộ công chức công
tác trong Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Tập trung phân tích sự ảnh hưởng của hoạt động kiểm soát trong công tác
quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh bằng cách sử dụng
phương pháp thu thập số liệu: so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp,...Để đánh
giá thực trạng hoạt động kiểm soát trong công tác tổ chức quản lý về tình hình thu
thuế thu nhập cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
1.6 Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng
 Nghiên cứu định tính: Tiến hành khảo sát các thông tin trong Cục thuế
Thành phố Hồ Chí Minh và tiến hành phỏng vấn lấy ý kiến các lãnh đạo phụ trách
trực tiếp về mảng thuế thu nhập cá nhân để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả kiểm soát tình hình thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố.
 Nghiên cứu định lượng: Thông qua kết quả khảo sát bẳng câu hỏi để
đánh giá vấn đề và đưa ra các kết luận cần thiết cho vấn đề đang nghiên cứu bằng
phương pháp thông kê mô tả với số liệu thứ cấp.
1.7 Bố cục của luận văn
Bố cục chính của luận văn gồm 5 chương
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Những vấn đề cơ bản về hoạt động kiểm soát và tổ chức công tác
quản lý thuế thu nhập cá nhân.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
– 4 –
Chương 4: Thực trạng và kết quả nghiên cứu về hoạt động kiểm soát trong
công tác tổ chức quản lý về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân tại Thành phố Hồ
Chí Minh.
Chương 5: Các đề xuất hoàn thiện hoạt động kiểm soát trong công tác tổ
chức quản lý về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh.
– 5 –
CHƯƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT
NỘI BỘ VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
2.1 Nội dung cơ bản về công tác tổ chức quản lý thuế thu nhập cá nhân
2.1.1. Khái niệm công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân
Quản lý thuế thu nhập cá nhân là sự tác động có chủ đích của các cơ quan có
chức năng trong bộ máy Nhà nước đối với quá trình tính và thu thuế thu nhập cá
nhân, nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách và đạt được các mục tiêu Nhà nước đặt ra.
2.1.2 Mục tiêu quản lý thuế thu nhập cá nhân
Công tác quản lý thuế TNCN cần phải đạt được mục tiêu cơ bản:
“Tăng cường tập trung, huy động đầy đủ và kịp thời số thu vào NSNN trên
cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu”.
Thuế TNCN chiếm tỉ trọng lớn trong số thu NSNN ở hầu hết các quốc gia
phát triển trên thế giới. Vì vậy, làm tốt công tác quản lý thuế nói chung và thuế
TNCN nói riêng sẽ có tác dụng lớn trong việc tập trung, huy động đầy đủ và kịp
thời số thu cho NSNN.
Bên cạnh đó, thuế TNCN tác động trực tiếp đến thu nhập của các cá nhân,
giảm nỗ lực làm việc bởi lợi ích từ nghỉ ngơi cao hơn thu được từ làm việc và gây
nên các phản ứng ngay lập tức từ phía chịu thuế như hành vi trốn thuế... Để tăng
cường và ổn định số thu NSNN trong tương lai, công tác quản lý thuế TNCN cũng
cần được chú ý để duy trì và phát triển cơ sở, tạo nguồn thu thuế thu nhập của các
cá nhân.
Trong nền kinh tế thị trường, ý thức chấp hành luật pháp của các tổ chức kinh
tế và dân cư sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện những tác động vào nền
kinh tế ở tầm vĩ mô của Nhà nước thông qua công cụ luật pháp. Qua công tác tổ
chức thực hiện và thanh tra việc chấp hành các luật thuế nói chung và thuế TNCN
nói riêng, cùng với việc tăng cường tính pháp chế của chính sách thuế, ý thức chấp
– 6 –
hành chính sách thuế sẽ được nâng cao, từ đó tạo thói quen “sống và làm việc theo
pháp luật”.
Luật Quản lý thuế ở Việt Nam ra đời đề cao vai trò chủ động, tự giác của
NNT trong việc kê khai, nộp thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm hỗ trợ, tạo
điều kiện thuận lợi cho NNT; giám sát, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp
luật thuế, bảo đảm sự bình đẳng giữa những NNT; tạo môi trường phát triển
kinh tế lành mạnh, chủ động hội nhập quốc tế; các tổ chức, cá nhân trong xã
hội có trách nhiệm tham gia vào công tác quản lý thuế.
Khi người dân thực sự hiểu biết pháp luật về thuế, có ý thức tự giác chấp hành
nghĩa vụ nộp thuế thì hiệu quả của công tác quản lý thuế sẽ rất cao. Ngược lại,
người dân sẽ không có thái độ rõ ràng trước các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế,
thậm chí còn thờ ơ, khuyến khích, đồng tình và trong việc kê khai, tính thuế, tự giác
nộp thuế của người dân sẽ không đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời... dẫn đến
hậu quả là nguồn thu từ thuế khó tránh khỏi thất thu, không đảm bảo tính công bằng
giữa các đối tượng nộp thuế (ĐTNT), công tác quản lý thuế kém hiệu quả.
Phát huy tốt nhất vai trò của thuế TNCN trong nền kinh tế không thể tự nó đạt
được mà để có kết quả thì việc thực hiện đó phải thông qua những nội dung công
tác quản lý thuế TNCN.
2.1.3. Nội dung công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân
Công tác quản lý thu thuế TNCN là một phần quan trọng của quản lý tài
chính Nhà nước nên cần được nhìn nhận ở tầm vĩ mô và phải bao gồm toàn bộ các
công việc thuộc các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Sau khi đã được phê chuẩn và ban hành, chính sách thuế TNCN được tổ chức
thực hiện. Đây là khâu đóng vai trò quan trọng nhất quyết định hiệu quả của việc sử
dụng công cụ thuế. Nhờ việc tổ chức thực hiện chính sách thuế và quá trình tính, thu
thuế mới diễn ra trong thực tế, đồng thời các quy định về quá trình này mới đến
được với mọi người dân thông qua tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế. Nội
dung quản lý thu thuế TNCN bao gồm:
– 7 –
2.1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế
Bộ máy quản lý thuế được xây dựng tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế
- xã hội của từng nước. Nhìn tổng thể trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, cơ quan
thuế ở các nước trên thế giới đều được tổ chức thành một hệ thống bao gồm nhiều
cấp. Ở từng cấp, bộ máy cơ quan thuế có thể được tổ chức theo các mô hình khác
nhau:
 Mô hình tổ chức theo sắc thuế: Các phòng, ban riêng biệt được thành lập
để quản lý một số loại thuế cụ thể. Mỗi phòng, ban phải thực hiện tất cả các chức
năng, nghiệp vụ để quản lý các loại thuế được phân công.
 Mô hình tổ chức theo chức năng: Tổ chức các phòng, ban chức năng
riêng rẽ trong một cơ quan thuế. Mỗi phòng, ban thực hiện một công việc nghiệp vụ
cụ thể có liên quan đến tất cả các sắc thuế như phòng xử lý tờ khai thuế, phòng (đội)
kiểm tra ĐTNT…
 Mô hình tổ chức theo đối tượng nộp thuế: ĐTNT được chia thành các
nhóm dựa trên quy mô hoạt động, hình thức sở hữu hoặc ngành kinh tế… Mỗi
phòng ban chịu trách nhiệm quản lý cung cấp những thông tin đầy đủ về từng nhóm
ĐTNT.
Để đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế, đảm bảo nguồn thu kịp
thời cho NSNN và đảm bảo công bằng, bình đẳng trong xã hội mỗi nước sẽ lựa
chọn một mô hình cụ thể tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội.
2.1.3.2. Quản lý đối tượng nộp thuế
Đây là khâu đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý thu thuế TNCN.
Quản lý tốt ĐTNT sẽ đảm bảo phần lớn hiệu quả của công tác quản lý thu thuế
TNCN bởi chúng ta chưa biết chính xác ai là những đối tượng phải nộp thuế trước
khi kê khai thu nhập của họ. Do đó, cần giám sát thu nhập của tất cả các đối tượng
lao động, từ đó chúng ta có thể xác định được đối tượng nào phải nộp thuế và nộp
thuế bao nhiêu.
Cơ quan thuế phải tiến hành đăng ký ĐTNT. Phương thức đăng ký ĐTNT
thường được áp dụng là phương thức thủ công và quản lý bằng mạng vi tính. Tuy
nhiên, phương thức quản lý bằng mạng vi tính thích hợp với công tác quản lý thu
– 8 –
thuế TNCN vì ĐTNT TNCN ở đây nhiều và không tập trung. Theo phương thức
này thì cơ quan quản lý thuế cần phải tiến hành cấp MST cho các ĐTNT và mỗi
ĐTNT được gắn với một mã số duy nhất. Mọi thông tin cần thiết về ĐTNT được
lưu trữ vào cơ sở dữ liệu với một file riêng mà tên file là mã số của ĐTNT. Khi cần
kiểm tra thông tin về một ĐTNT, cơ quan quản lý chỉ cần mở file theo mã số của
đối tượng đó, nhờ đó mà tránh được tình trạng bỏ sót các ĐTNT đồng thời cũng
đảm bảo sự nhanh gọn cho cơ quan thuế trong công tác quản lý thu thuế.
2.1.3.3. Quản lý kê khai, nộp thuế
Thông qua cơ quan ủy nhiệm thu hay cơ quan chi trả thu nhập (CTTN) tính
thuế cho các ĐTNT có thu nhập do đơn vị mình chi trả. Sau khi tính thuế và khấu
trừ thuế của ĐTNT, cơ quan CTTN sẽ tiến hành khấu trừ phần thuế phải nộp ra khỏi
thu nhập trước thuế của ĐTNT để mang nộp vào NSNN.
ĐTNT sẽ trực tiếp kê khai thu nhập và tự tính mức thuế mình phải nộp. Sau
đó sẽ đến nộp tờ khai cho cơ quan thuế và tiến hành nộp khoản thuế vào NSNN. Cơ
quan thuế sẽ có nhiệm vụ ghi lại tất cả các khoản thuế mà các ĐTNT phải nộp, để
từ đó có thể giám sát và kiểm tra khi cần thiết. Đồng thời đó cũng là cơ sở để đảm
bảo sự minh bạch trong công tác thu nộp thuế.
2.1.3.4. Quản lý quyết toán thuế, hoàn thuế
Việc quyết toán thuế cho từng ĐTNT là cần thiết. Công việc này khi thực
hiện sẽ giúp cơ quan thuế biết được tình hình thu nhập và nộp thuế của từng đối
tượng, qua đó có thể cung cấp cho các cơ quan khác, các nhà lập chính sách hoặc
chính cơ quan thuế cũng có thể sử dụng trong việc phân tích và đánh giá về chính
sách thuế và khả năng nộp thuế của dân cư. Quyết toán thuế hàng năm cũng sẽ giúp
cơ quan thuế có thể phát hiện ra các trường hợp sai phạm thông qua việc so sánh
mức thuế thu nhập phải nộp hoặc đã nộp giữa các năm với nhau.
2.1.3.5. Thanh tra, kiểm tra thuế
Thanh tra, kiểm tra thuế TNCN được thực hiện bởi bộ phận cán bộ thuế
chuyên ngành. Đối tượng thanh tra, kiểm tra thuế là các tổ chức kinh tế và cá nhân
có nghĩa vụ nộp thuế TNCN. Mục tiêu của việc thanh tra, kiểm tra thuế TNCN là phát
hiện và xử lý các trường hợp sai phạm nhằm giảm bớt những tổn thất cho Nhà nước và
– 9 –
đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Qua đó cơ quan thuế có thể phát hiện những
thiếu sót, bất cập trong văn bản pháp luật thuế và quá trình tổ chức thực hiện, từ đó tìm
ra những hướng giải quyết nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN.
2.1.3.6. Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Để nội dung của chính sách thuế đến với mọi người dân trong xã hội, cơ quan
thuế cần phải tiến hành công tác tuyên truyền, phổ biến về chính sách thuế. Công
tác này cần phải được thực hiện trước hết từ cán bộ thuế, sau đó tới mọi người dân
thông qua các lớp tập huấn, phương tiện thông tin đại chúng, phát hành các ấn
phẩm, tờ rơi, áp phích, tổ chức các buổi đối thoại, các cuộc thi tìm hiểu về thuế
TNCN…
Đối với cán bộ thuế: Phải tiến hành tập huấn nghiệp vụ thuế, chính sách
thuế mới ngay sau khi Nhà nước mới ban hành để các cán bộ thuế có thể nắm
chắc được các chính sách thuế từ mục đích, ý nghĩa đến nội dung cụ thể, đủ khả
năng chuyên môn và làm tròn nhiệm vụ một tuyên truyền viên giỏi về thuế.
Đối với mọi người dân trong xã hội: ĐTNT là người trực tiếp tính số thuế
phải nộp vào NSNN, do đó phải có một kiến thức cơ bản để hiểu được các quy định
của luật thuế. Cơ chế tự khai, tự nộp đòi hỏi sự tự giác cao, ý thức tuân thủ pháp
luật của ĐTNT. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền phổ biến về nghĩa vụ thuế và
nội dung của các chính sách thuế đến mọi tầng lớp dân cư cần phải được tiến hành
đều đặn, thường xuyên, luôn đổi mới và nâng cao hiệu quả.
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế TNCN. Mỗi nhân
tố đều có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tùy theo tính chất và trạng thái của
nhân tố đó. Nhiệm vụ của các cơ quan chức năng trong bộ máy Nhà nước là phải
nắm rõ sự tác động của nhân tố đó và tìm cách hạn chế những nhân tố ảnh hưởng
tiêu cực cũng như phát huy những nhân tố ảnh hưởng tích cực nhằm hoàn thiện
công tác quản lý thuế TNCN.
– 10 –
2.1.4.1. Các nhân tố chủ quan
 Quan điểm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo
Để đảm bảo cho việc pháp luật thuế được thực hiện một cách triệt để, tập
trung đúng, đủ, kịp thời nguồn thu thuế vào NSNN chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi
quan điểm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong công tác quản lý thuế. Quan điểm của
đội ngũ cán bộ lãnh đạo có ảnh hưởng trước hết tới các chính sách thuế TNCN, sau
là tới quá trình tổ chức thực hiện và các công việc khác thuộc phạm vi quản lý. Một
hệ thống chính sách thuế và cơ cấu thuế suất hợp lý nhưng tổ chức và cơ chế quản
lý thu thuế kém sẽ không đạt được hiệu quả cao. Các cấp lãnh đạo cần phải có biện
pháp phù hợp, nhanh chóng đáp ứng yêu cầu về công tác quản lý thu thuế, tạo được
niềm tin cho ĐTNT người nộp thuế cũng như đảm bảo nguồn thu ngân sách vững
chắc, ổn định.
Quan điểm của lãnh đạo ảnh hưởng đến việc phân bổ nguồn thu, công tác tổ
chức bộ máy nhân sự, trang bị cơ sở vật chất, kế hoạch triển khai công tác thu.
Người lãnh đạo phải biết phân công giao việc hợp lý, khoa học nhằm thực thi công
việc một cách tốt nhất. Như vậy, người lãnh đạo không chỉ phải có cách nhìn bao
quát công việc, mà còn phải biết phân quyền, ủy quyền một cách hợp lý cho cấp
dưới, cho những người thực thi nhằm khai thác các ý tưởng sáng tạo mới của tập thể
cán bộ trong quản lý, tạo điều kiện để cho mọi cán bộ đều có cơ hội thăng tiến, phát
huy khả năng làm việc cũng như học tập nâng cao kiến thức và trau dồi kỹ năng
quản lý thu thuế. Theo đó là các chế độ thưởng đột xuất, thường xuyên đối với cán
bộ thuế nói chung và cán bộ thuế có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý thu
thuế nói riêng. Đồng thời có những biện pháp xử lý nghiêm những cán bộ vi phạm
quy chế làm việc, có hành vi tham ô, nhận hối lộ. Đối với những đối tượng có hành
vi gian lận, trốn thuế cần có những hình thức xử phạt thích đáng, đảm bảo tính công
bằng, làm cho mọi người tin tưởng vào pháp luật, tích cực đấu tranh chống các hành
vi vi phạm.
 Trình độ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ thuế
Trình độ đội ngũ cán bộ thuế đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản
lý thuế, đặc biệt là thuế TNCN. Nhân tố này tác động vào tất cả các khâu của công
– 11 –
tác quản lý thuế TNCN, từ ban hành chính sách, tổ chức thực hiện chính sách tới tổ
chức bộ máy quản lý thuế, thanh tra, kiểm tra thuế.
Để có thể ban hành những chính sách thuế đúng đắn, đáp ứng được yêu cầu
của những thay đổi kinh tế xã hội và đảm bảo được những mục tiêu của công tác
quản lý thuế TNCN thì đội ngũ cán bộ thuế ở tầm hoạch định chính sách cần phải
có trình độ cao về thực tế cũng như lý thuyết liên quan đến thuế và phẩm chất đạo
đức tốt, tâm huyết với công việc. Nếu nhà hoạch định chính sách có trình độ thấp
và phẩm chất đạo đức kém sẽ đưa ra các chính sách chứa đựng nhiều sai sót không
chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới công tác quản lý thuế TNCN mà còn tới cả hệ thống
thuế.
Công tác thanh, kiểm tra thuế càng cần đòi hỏi một đội ngũ cán bộ có trình độ
cao và phẩm chất đạo đức tốt để đủ khả năng phát hiện những sai phạm và giữ thái
độ công minh, chính trực trong quá trình thanh, kiểm tra. Nhờ đó thanh, kiểm tra
mới đạt hiệu quả mong muốn.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo làm công tác tổ chức thiết lập nên bộ máy quản lý
thuế phải có đủ năng lực và phẩm chất để xây dựng một bộ máy phù hợp với những
điều kiện kinh tế xã hội và có hiệu quả cao.
 Cơ sở vật chất của ngành thuế
Nhân tố này có ảnh hưởng mạnh mẽ tới công tác quản lý thu thuế TNCN.
Những quy định trong chính sách về ĐTNT, TNCT (rộng hay hẹp), phương thức kê
khai, nộp thuế, quyết toán thuế… phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đáp ứng của
ngành thuế trong công tác quản lý thu thuế. Khả năng này lại phụ thuộc rất lớn vào
cơ sở vật chất của ngành thuế. Một hệ thống thu thuế được kết nối bằng mạng nội
bộ sẽ là một nhân tố rất hữu ích cho cơ quan thuế trong việc quản lý thu thuế hiệu
quả, chính xác, kịp thời và tiết kiệm chi phí. Việc xây dựng mạng thông tin nội bộ
để quản lý cơ sở dữ liệu sẽ đòi hỏi những chi phí bước đầu tương đối lớn, nhưng xét
về dài hạn thì điều này sẽ tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với việc quản lý dữ liệu
theo kiểu thủ công.
– 12 –
2.1.4.2. Các nhân tố khách quan
 Tính nghiêm minh của luật pháp
Cơ quan quản lý làm việc có hiệu quả, luật pháp được thực hiện nghiêm
minh sẽ đảm bảo việc vi phạm luật giảm đi. Các ĐTNT cũng như cơ quan thu
thuế cũng sẽ thực hiện nghiêm túc hơn các quy định trong luật thuế bởi họ biết
rằng khi vi phạm nếu bị phát hiện sẽ không tránh khỏi những hình phạt. Như
vậy, công tác quản lý thu thuế TNCN sẽ đạt được hiệu quả cao.
 Tình hình kinh tế và mức sống của người dân
Nhân tố này phụ thuộc không nhỏ vào mức độ phát triển kinh tế và đời sống
của dân cư. Cùng một đơn vị thu thuế, trên một khu vực số ĐTNT thu nhập nhiều,
số thuế thu được nhiều sẽ giảm bớt chi phí trên một đồng thuế thu được và ngược lại.
Sự phát triển kinh tế sẽ đồng hành với sự phát triển của cơ sở hạ tầng phục vụ cho công
tác quản lý nói chung và công tác quản lý thuế nói riêng, khi cơ sở hạ tầng tốt thì khả
năng quản lý thuế cũng sẽ đơn giản và hiệu quả hơn.
 Phương thức thanh toán chủ yếu trong dân cư
Nếu như các khoản thu nhập được thanh toán qua hệ thống ngân hàng dưới
hình thức tài khoản cá nhân thì sẽ rất thuận tiện cho cơ quan thuế trong việc giám
sát thu nhập của ĐTNT; bên cạnh đó Nhà nước có thể áp dụng phương pháp thu
thuế TNCN thông qua hệ thống ngân hàng. Điều này vừa giúp giảm bớt công việc
và chi phí cho cơ quan thuế, vừa kiểm soát chặt chẽ hơn thu nhập của ĐTNT. Còn
nếu các khoản thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt sẽ gây khó khăn cho cơ quan thuế
trong việc xác định chính xác mức thu nhập của từng ĐTNT. Điều đó dẫn tới việc
tính thuế không chính xác, kết quả là không thu đúng, thu đủ thuế cho NSNN.
Chính vì vậy, sự phát triển của hệ thống ngân hàng đi kèm với việc phát triển hình
thức thanh toán qua tài khoản sẽ là một điều kiện tất yếu để có thể thực hiện tốt
công tác quản lý thu thuế TNCN.
 Ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế
Khi người dân có ý thức chấp hành luật thuế tốt, họ sẽ tự giác trong kê khai,
nộp thuế; hành vi trốn thuế sẽ ít xảy ra. Từ đó, công tác quản lý thu thuế sẽ gặp
nhiều thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn. Nếu người dân có ý thức chấp hành luật thuế
– 13 –
kém sẽ tìm mọi cách trốn, tránh thuế nhằm làm giảm nghĩa vụ thuế dẫn đến làm
giảm hiệu quả của công tác quản lý thu thuế. Trên thực tế, khi người dân nhận thức
được quyền lợi họ sẽ được hưởng những hàng hóa, dịch vụ công cộng mà Nhà nước
cung cấp họ sẽ thấy rõ hơn trách nhiệm của mình đối với Nhà nước là đóng thuế
cho Nhà nước.
Ý thức chấp hành pháp luật thuế của ĐTNT cũng ảnh hưởng một phần tới
công tác quản lý thu thuế TNCN. Ý thức chấp hành pháp luật của người dân có thể
được nâng cao dần thông qua quá trình tuyên truyền, giáo dục.
2.2 Các nội dung cơ bản về hoạt động kiểm soát nội bộ
2.2.1 Khái niệm kiểm soát nội bộ
Kiểm soát nội bộ là một quá trình do ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân
viên của đơn vị chi phối, được thiết lập để cung cấp một sự bảo đảm hợp lý nhằm
thực hiện ba mục tiêu dưới đây:
 Báo cáo tài chính đáng tin cậy
 Các luật lệ và quy định được tuân thủ
 Hoạt động hữu hiệu có hiệu quả
Khái niệm trên nhấn mạnh đến 3 (ba) vấn đề sau:
Một là, mọi người thuộc mọi cấp bậc trong một tổ chức đều tác động đến
kiểm soát nội bộ. Hệ thống kiểm soát nội bộ theo một mức độ nào đó, là trách
nhiệm của mọi người. Các nhà quản lý được coi là chủ sở hữu hệ thống kiểm soát
nội bộ trong phạm vi trách nhiệm của họ. Mội một nhân viên đóng một vài trò nhất
định trong quy trình kiểm soát nội bộ.
Hai là, một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu giúp đơn vị đạt được các mục
tiêu về hoạt động, báo cáo tài chính và sự tuân thủ. Hệ thống kiểm soát nội bộ là
một bộ phận cấu thành của cả một quy trình quản lý (bao gồm lập kế hoạch, tổ
chức, hướng dẫn, kiểm soát,…). Nó giữ cho một tổ chức luôn hoạt động hướng về
các mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ và tối thiểu hóa các yếu tố không mong đợi trong
quá trình hoạt động.
Ba là, hệ thống kiểm soát nội bộ chỉ có thể cung cấp một sự đảm bảo hợp lý
trong việc đạt được các mục tiêu chứ không phải là sự đảm bảo chắc chắn. Hệ thống
– 14 –
kiểm soát nội bộ hữu hiệu giúp đơn vị đạt được các mục tiêu nhưng không có nghĩa
là đảm bảo sự thành công của đơn vị.
2.2.2 Mục tiêu của kiểm soát nội bộ:
Một hệ thống kiểm soát nội bộ được xem là hữu hiệu khi nó đảm bảo được
các mục tiêu sau:
 Bảo đảm độ tin cậy và tính trung thực của thông tin: Mọi nghiệp vụ kinh
tế phát sinh ghi vào sổ kế toán phải có chứng từ gốc hợp lệ chứng minh có thật,
không giả tạo.
 Bảo đảm sự tuân thủ: Điều này xuất phát từ trách nhiệm của người quản
lý đối với hành vi không tuân thủ. Do đó kiểm soát nội bộ phải hướng mọi thành
viên trong đơn vị phải tuân thủ các chính sách, quy định trong nội bộ đơn vị và của
Nhà nước.
 Bảo vệ tài sản của đơn vị: Việc sử sụng các tài sản và truy cập hệ thống
thông tin phải được quản lý và cấp quyền cho người thích hợp.
 Bảo đảm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên: Các nguồn nhân lực
và vật lực phải được sử dụng hợp lý, đúng người, đúng việc.
2.2.3 Các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ
Một hệ thống kiểm soát nội bộ được coi là hữu hiệu cần bao gồm 5 yếu tố
sau:
2.2.3.1 Môi trường kiểm soát
a. Định nghĩa:
Môi trường kiểm soát, một yếu tố vô hình, là nền tảng đối với các bộ phận
khác nhau trong hệ thống kiểm soát nội bộ, cung cấp quy tắc ứng xử, cấu trúc, năng
lực kỹ thuật và giá trị đạo đức. Một môi trường kiểm soát hiệu quả là một môi
trường tại đó con người có năng lực, hiểu trách nhiệm của họ, giới hạn quyền lực
của họ, tận tâm trong công việc, làm đúng và làm theo đúng cách.
b. Trách nhiệm:
Các nhà quản lý chịu trách nhiệm trong việc “tạo không khí” cho tổ chức.
Nhà quản lý sẽ nâng cao được môi trường kiểm soát khi họ thiết lập và thông tin
bằng văn bản các quy trình, chính sách, các giá trị đạo đức và tiêu chuẩn cư xử.
– 15 –
Ngoài ra, họ cũng nâng cao được môi trường kiểm soát khi họ cư xử đúng mực để
nhân viên làm gương và yêu cầu mọi người trong tổ chức đều phải tuân theo các
chuẩn mực đã đưa ra.
c. Các yếu tố của môi trường kiểm soát:
 Triết lý và phong cách điều hành của nhà quản lý:
Triết lý quản lý được thể hiện qua quan điểm và nhận thức con người quản lý.
Phong cách điều hành lại thể hiện qua cá tính, tư cách và thái độ của họ khi điều
hành đơn vị. Triết lý và phong cách điều hành của nhà quản lý được thể hiện qua
các yếu tố như sau:
 Tính chất các rủi ro kinh doanh được chấp nhận. Cụ thể là các nhà quản lý
sẵn sàng dấn thân vào các dự án có rủi ro cao hay có thái độ bảo thủ với việc chấp
nhận rủi ro.
 Sự tương tác thường xuyên giữa quản lý cấp cao và quản lý cấp hoạt động,
đặc biệt khi hoạt động của đơn vị diễn ra ở những địa điểm có sự cách biệt địa lý.
 Thái độ và hành động đối với báo cáo tài chính, bao gồm cả các thảo luận
về ứng dụng các cách xử lý kế toán (ví dụ như lựa chọn các chính sách kế toán bảo
thủ hay rộng rãi, thoải mái, các nguyên tắc có được áp dụng? các thông tin kế toán
quan trọng có được khai báo?...)
Triết lý và phong cách quản lý có thể ảnh hưởng rất lớn đến môi trường kiểm
soát và tác động đến việc thực hiện các mục tiêu của đơn vị.
 Phân quyền hạn và trách nhiệm:
Đó là việc cụ thể hóa trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên trong các
hoạt động của đơn vị. Thông qua việc phân nhiệm, các nhân viên phải xác định
được công việc cụ thể của mình là gì. Họ phải ý thức được rằng hoạt động của họ sẽ
ảnh hưởng đến người khác như thế nào trong quá trình thực hiện mục tiêu của đơn
vị. Do đó, mô tả công việc cần phải được diễn giải bằng những nhiệm vụ cụ thể cho
từng thành viên và xác định mối quan hệ trong việc báo cáo giữa các thành viên với
nhau. Ngoài ra, cách thức phân chia trách nhiệm và quyền hạn còn liên quan đến
việc xác định số lượng nhân viên thích hợp cho công việc. Nó đòi hỏi phải xác định
– 16 –
kỹ năng cần thiết có liên quan, xem xét tới quy mô đơn vị, tính chất kinh doanh và
mức độ phức tạp của các hoạt động.
 Tính chính trực và giá trị đạo đức:
Tính chính trực và giá trị đạo đức liên quan đến tất cả con người tham gia
trong hệ thống kiểm soát nội bộ. Đó là các chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc cư xử
mà các nhà quản lý đặt ra nhằm ngăn cản và hạn chế nhân viên trong tổ chức thực
hiện các hành vi bị coi là phạm pháp và thiếu đạo đức. Tính chính trực và giá trị đạo
đức còn bao gồm cả việc làm gương cho nhà quản lý về việc cư xử đúng đắn, tuân
thủ các chuẩn mực và giảm các áp lực thỏa mãn các mục tiêu hão huyền.
 Năng lực nhân viên:
Đó là sự đảm bảo nhân viên được phân công công việc phù hợp với trình độ
và kỹ năng của từng người. Các nhà quản lý cần đảm bảo tất cả các công việc đều
có sự mô tả chi tiết và có sự phân tích những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần thiết
để thực hiện công việc. Từ đó nhân viên mới có thể được bố trí công việc thích hợp.
 Cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức được thể hiện qua sơ đồ tổ chức của đơn vị. Đó là sự xác định
trách nhiệm, quyền hạn và lộ trình báo cáo giữa các thành viên trong đơn vị. Khi
xây dựng cơ cấu tổ chức cần xác định được các vị trí then chốt cùng với trách
nhiệm và quyền hạn tương ứng. Một cơ cấu tổ chức hợp lý giúp cung cấp dòng
thông tin cần thiết để quản lý các hoạt động trong đơn vị từ lập kế hoạch, điều hành,
thực hiện và kiểm soát.
 Chính sách nhân sự:
Là các quy định và quy trình về tuyển dụng, huấn luyện, bổ nhiệm, thăng tiến
và xử phạt nhân viên. Chính sách nhân sự cần có sự liên hệ chặt chẽ với nhân tố giá
trị đạo đức và đảm bảo năng lực để có thể tuyển dụng những nhân viên tốt cho đơn
vị. Vì vậy một chính sách nhân sự đúng đắn có thể bổ sung cho sự yếu kém của môi
trường kiểm soát.
Hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện bởi con người, trong khi đó môi
trường kiểm soát là tập thể con người, là giá trị của mỗi con người trong tổ chức.
Do đó, có thể nói môi trường kiểm soát là yếu tố trung tâm của hệ thống kiểm soát
– 17 –
nội bộ. Nói như vậy không có nghĩa là môi trường kiểm soát tốt hay xấu sẽ quyết
định đến hệ thống kiểm soát nội bộ có hữu hiệu hay không. Thực chất thông qua đó
chỉ xác định được chi phí do duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ trong tổ chức là ít
hay nhiều mà thôi.
2.2.3.2 Đánh giá rủi ro
a. Định nghĩa:
Đánh giá rủi ro là việc xác định và phân tích các rủi ro liên quan đến việc đạt
được các mục tiêu hoạt động hiệu quả, báo cáo tài chính đáng tin cậy và sự tuân thủ
các quy định. Do đó, đánh giá rủi ro làm cơ sở cho việc quyết định quản lý rủi ro
như thế nào.
b. Trách nhiệm:
Để quản lý các hoạt động một cách đúng đắn, các nhà quản lý cần xác định
mức rủi ro về hoạt động, tài chính và sự tuân thủ mà họ sẵn sàng chấp nhận. Đánh
giá rủi ro là một trong những trách nhiệm của nhà quản lý và cho phép họ hành
động để giảm những sự việc bất ngờ, không mong đợi. Sự thất bại trong quản lý
những rủi ro này có thể dẫn đến việc các mục tiêu hoạt động, báo cáo tài chính và
sự tuân thủ không đạt được.
c. Các yếu tố đánh giá rủi ro:
 Nhận diện rủi ro sau khi xác định mục tiêu
Rủi ro là những gì có thể đe dọa việc đạt được một mục tiêu nào đó. Với mỗi
một mục tiêu của từng phòng ban, các rủi ro nên được nhận diện. Khi nhận diện rủi
ro cần bao quát cả rủi ro bên trong lẫn rủi ro bên ngoài. Các nhà quản lý có thể đặt
ra hàng loạt câu hỏi để nhận diện các rủi ro.
 Phân tích rủi ro:
Là sự sắp xếp thứ tự các rủi ro sau khi đã nhận diện nó. Để sắp xếp thứ tự các
rủi ro, trước hết cần xem xét đến mức độ thường xuyên xảy ra của các rủi ro. Sau đó
tiến hành định tính và định lượng tổn thất khi xảy ra rủi ro. Từ đó xác định hành
động nào là cần thiết để quản lý rủi ro.
– 18 –
2.2.3.3 Hoạt động kiểm soát
a. Định nghĩa
Hoạt động kiểm soát là các hành động được cụ thể hóa từ các chính sách và
tuân thủ mà khi thực hiện thích hợp và đúng lúc sẽ giúp quản lý hoặc giảm thiểu các
rủi ro đã được nhận diện.
b. Trách nhiệm
Một khi các nhà quản lý chịu trách nhiệm chính trong việc nhận diện rủi ro
đối với các hoạt động của đơn vị, họ cũng chính là người có trách nhiệm chính
trong việc thiết kế, triển khai và giám sát các hoạt động kiểm soát để ngăn chặn
hoặc giảm các rủi ro đó
c. Các yếu tố của hoạt động kiểm soát
 Quy trình phê chuẩn, ủy quyền:
Đây là một hoạt động kiểm soát quan trọng. Phê chuẩn, ủy quyền là việc cấp
quản lý cho phép nhân viên thực hiện các hoạt động nhất định nào đó. Nó bao gồm
ủy quyền chung và ủy quyền cụ thể. Việc cho phép một phòng ban chi tiêu một số
tiền nhất định từ ngân sách là một ví dụ về ủy quyền chung. Quy trình phê chuẩn và
ủy quyền cụ thể thì liên quan đến từng nghiệp vụ đơn lẻ, có nghĩa là mỗi một
nghiệp vụ đòi hỏi phải có chữ ký hay sự phê chuẩn điện tử của người có thẩm
quyền.
Trong hoạt động ủy quyền và phê chuẩn, người có thẩm quyền phê chuẩn nên
xem xét các chứng từ có liên quan, đặt nghi vấn những điều bất thường và đảm bảo
rằng có đầy đủ thông tin cần thiết để đánh giá, chứng minh cho nghiệp vụ đó trước
khi ký duyệt. Việc ký tên trước trên văn bản trắng là tuyệt đối bị ngắn cấm.
 Công tác đối chiếu:
Đối chiếu là việc so sánh với nhau giữa các tập hợp dữ liệu khác nhau, nhận
diện và tìm ra sự khác biệt và có các chỉnh sửa khi cần thiết để giải quyết sự khác
biệt. Hoạt động kiểm soát này giúp đảm bảo sự chính xác và đầy đủ các nghiệp vụ.
Nhân tố chủ chốt của quy trình đối chiếu là phát hiện và giải quyết sự khác biệt.
Nếu chỉ ghi nhận sự khác biệt mà không làm gì cả thì đối chiếu cũng vô ích. Việc
đối chiếu phải có chứng từ và được phê chuẩn bởi cấp quản lý.
– 19 –
 Soát xét lại công việc đã thực hiện:
Việc cấp quản lý xem xét lại các báo cáo, các ghi chép đối chiếu và các thông
tin khác có liên quan cũng là một hoạt động kiểm soát quan trọng. Cấp quản lý nên
xem xét lại tính chắc chắn và hợp lý của thông tin. Việc soát xét lại quá trình thực
hiện cung cấp cơ sở để phát hiện các vấn đề cần phải giải quyết. Trong hoạt động
soát xét lại, cấp quản lý sẽ so sánh số liệu thực tế với số liệu kế hoạch, dự toán, dự
báo, hoặc số liệu giữa các kỳ với nhau. Nó làm căn cứ để đo lường mức độ đạt được
mục tiêu và để nhận diện những kết quả không mong đợi cần phải tiếp tục giải
quyết. Cũng như công tác đối chiếu, việc soát xét lại báo cáo, đối chiếu và các
thông tin khác nên được ghi chép thành tài liệu.
 Bảo vệ tài sản:
Các tài sản có tính thanh khoản cao với nhiều mục đích sử dụng khác nhau,
các tài sản nguy hiểm, chứng từ quan trọng, các thông tin có tính bảo mật phải được
bảo quản cẩn thận. Cụ thể, sử dụng các kiểm soát tiếp cận là cách tốt nhất để bảo vệ
các tài sản này, chẳng hạn như: hệ thống quạt thẻ, mật mã máy tính, …
Trong hoạt động bảo vệ tài sản, đối với hàng tồn kho quan trọng, có giá trị lớn
thì phải ghi chép thường xuyên hoạt động mua vào và xuất ra. Định kỳ, các mặt
hàng phải được kiểm kê bởi một người độc lập với công tác thu mua, ủy quyền và
thủ kho. Kết quả kiểm kê phải được so sánh với số dư trên sổ ghi chép thường
xuyên. Những mặt hàng bị thiếu hụt cần được phân tích và tìm hiểu nguyên nhân và
từ đó đề ra biện pháp giải quyết.
 Phân chia trách nhiệm:
Phân nhiệm là yếu tố then chốt đối với hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu.
Nó giúp giảm rủi ro về sai sót và không phù hợp. Một nguyên tắc chung là chức
năng phê chuẩn, ghi chép kế toán, đối chiếu và quản lý tài sản phải được tách riêng
biệt. Khi các chức năng không thể tách biệt do quy mô nhỏ, thì việc giám sát chi tiết
các hoạt động có liên quan cần phải có như là một hoạt động kiểm soát bù đắp.
Phân chia trách nhiệm cũng là hoạt động ngăn ngừa và hạn chế gian lận vì cần phải
có sự thông đồng với nhiều nhân viên khác mới có thể thực hiện hành vi gian lận.
– 20 –
 Kiểm tra hệ thống thông tin:
Yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát nội bộ về hệ thống thông tin phụ thuộc
vào tính then chốt, bảo mật của thông tin và mức độ phức tạp của các ứng dụng có
trên hệ thống. Có hai loại kiểm soát cơ bản đối với hệ thống thông tin: kiểm soát
chung và kiểm soát ứng dụng.
2.2.3.4 Thông tin và truyền thông
a. Hệ thống thu nhận, xử lý và ghi chép thông tin:
Mục đích chính của hệ thống là tập hợp những thông tin đáng tin cậy về các
hoạt động của đơn vị để sẵn sàng cung cấp cho những người cần thiết. Qua đó cấp
quản lý nhận diện được các rủi ro. Trong đó, hệ thống thông tin kế toán đóng vai trò
quan trọng. Các nhân viên kế toán cần được trang bị kiến thức về phân loại, tính
hợp lệ, cách thức ghi chép chứng từ vào sổ. Mục tiêu của hệ thống kế toán là:
 Xác định và ghi chép tất cả các nghiệp vụ có thật
 Diễn giải nghiệp vụ một cách chi tiết để ghi chép đúng giá trị của chúng
 Xác định đúng kỳ của các nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra để phản ánh một
cách đúng đắn.
b. Báo cáo thông tin trong nội bộ và bên ngoài:
Những thông tin thích hợp và đáng tin cậy cần được thông tin trong nội bộ tổ
chức và thông tin ra bên ngoài như nhà cung cấp, khách hàng,…bằng các mẫu biểu,
sơ đồ bắt buộc hoặc tùy chọn. Việc truyền thông thông tin đóng vai trò quan trọng
trong hệ thống kiểm soát nội bộ. Nó giúp cho nhân viên hiểu biết về vai trò và trách
nhiệm của họ và biết được công việc của họ có liên quan đến người khác như thế
nào và họ được yêu cầu báo cáo thông tin đến những ai. Đối với hệ thống thông tin
kế toán, sơ đồ hạch toán, sổ tay hướng dẫn về các chính sách và thủ tục kế toán và
báo cáo kế toán là phương tiện truyền thông hữu hiệu. Nó giúp cho việc xử lý các
nghiệp vụ đúng đắn và thống nhất trong toàn đơn vị. Thông qua đó cấp quản lý biết
được tình hình tài chính, hoạt động chung của đơn vị cũng như của từng bộ phận.
Việc thông tin có thể được thực hiện bằng bất kỳ phương tiện, từ văn bản chính
thức cho tới những email, hệ thống chat trong tổ chức.
– 21 –
2.2.3.5 Giám sát
Giám sát là bộ phận cuối cùng của hệ thống kiểm soát nội bộ, là việc đánh giá
việc thực hiện kiểm soát nội bộ. Mục đích của việc giám sát là xem xét hệ thống
kiểm soát nội bộ có được thiết kế đầy đủ và được thực hiện hợp lý và hiệu quả hay
không. Trong khi xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ là một quá trình thì việc đánh
giá hiệu quả của nó được thực hiện từng thời điểm riêng lẻ. Nó được tiến hành
thông qua các hoạt động giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ.
 Giám sát thường xuyên
Giám sát thường xuyên KSNB được thiết lập cho những hoạt động thông
thường và lặp lại của tổ chức. Bao gồm cả những hoạt động giám sát và quản lý
mang tính chất định kỳ ngay trong quá trình thực hiện của các nhân viên trong công
việc hằng ngày. Giám sát thường xuyên được thực hiện trên tất cả các yếu tố của
KSNB và liên quan đến việc ngăn chặn và phát hiện tất cả những hành vi vi phạm
luật pháp, không tiết kiệm, không hiệu quả của hệ thống.
 Giám sát định kỳ
Phạm vi và tầng suất giám sát định kỳ phụ thuộc vào sự đánh giá mức độ rủi
ro và hiệu quả của thủ tục giám sát thường xuyên. Giám sát định kỳ bao phủ toàn bộ
sự đánh giá, sự hữu hiệu của hệ thống KSNB và đảm bảo KSNB đạt kết quả như
mong muốn dựa trên các phương pháp và thủ tục kiểm soát.
Những yếu kém của hệ thống KSNB phải được thông báo cho lãnh đạo cấp
trên. Giám sát này bao gồm cả việc xem xét các phát hiện kiểm toán và các kiến
nghị của kiểm toán viên để chúng thực hiện được trong thực tế một cách hữu hiệu.
2.3 Kiểm soát nội bộ trong ngành thuế
 Tổng quan về hoạt động thu thuế
Thuế là một công cụ tài chính vô cùng quan trọng, gắn liền với sự tồn tại và
phát triển của Nhà nước mà bất cứ quốc gia nào cũng sử dụng công cụ thuế để tham
gia vào việc thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình.
Nộp thuế là nghĩa vụ bắt buộc với các cá nhân cũng như những tổ chức khi
phát sinh một khoản thu nhập.
– 22 –
 Đánh giá rủi ro trong hoạt động thu thuế
Trong hoạt động thu thuế thường xảy ra nhiều rủi ro: Rủi ro bên ngoài và rủi
ro bên trong.
 Rủi ro bên ngoài:
Rủi ro bên ngoài xảy ra gắn liền với đối tượng nộp thuế, như vệc các tổ chức,
cá nhân có hành vi trốn thuế. Có thể các tổ chức, cá nhân không trốn thuế nhưng
mất khả năng nộp thuế như: phá sản, thiên tai, hỏa hoạn, … Hoặc do các chính sách
thuế ở tầm vĩ mô thay đổi tình hình kinh tế, chính trị của quốc gia,…
 Rủi ro bên trong:
Rủi ro bên trong có thể xảy ra do các quy định thu thuế chưa phù hợp, không
rõ ràng, chồng chéo làm cho đối tượng nộp thuế hiểu nhầm. Đội ngũ nhân viên thu
thuế vi phạm đạo đức nghề nghiệp hoặc thông đồng với đối tượng nộp thuế làm
giảm nguồn thu của ngân sách Nhà nước.
 Vai trò của kiểm soát nội bộ trong hoạt động chống thất thu thuế
Đối với một tổ chức thuế thì vai trò của tổ chức KSNB trong hoạt động chống
thất thu thuế có thể tóm tắt như sau:
 Tạo lập một cơ cấu kỷ cương trong toàn bộ quy trình hoạt động của đơn vị.
 Giúp nhận biết, phân tích và lựa chọn được phương pháp tối ưu đối phó với
các rủi ro trong việc thực hiện mục tiêu thu thuế.
 Tạo lập được một hệ thống thông tin và truyền đạt thông tin hữu hiệu trong
toàn tổ chức.
 Việc tổ chức kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ giữa các bộ phận
với nhau hoặc cấp trên với cấp dưới giúp phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai
phạm do thiếu sót hoặc cố tình gây ra.
 Giúp đánh giá và hoàn thiện hơn những bất cập cần bổ sung của hệ thống
KSNB để ngăn chặn kịp thời những rủi ro phát sinh, hoàn thành nhiệm vụ thu thuế
đề ra.
– 23 –
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Để tăng cường hoạt động kiểm soát trong công tác tổ chức quản lý về tình
hình thu thuế thu nhập cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh thì chúng ta phải kiểm
soát nguồn thu tại các cơ quan quản lý thuế và tổ chức xây dựng các chuẩn mực
kiểm soát, hạch toán kế toán một cách chặt chẽ nguồn thu để quản lý và sử dụng có
hiệu quả nhằm đảm bảo tính ổn định của nguồn thu phục vụ cho vấn đề phúc lợi xã
hội, tạo môi trường bình đẳng. Một hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả cần thực
hiện tốt năm yếu tố sau để đánh giá: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt
động kiểm soát; Thông tin và truyền thông; Giám sát.
– 24 –
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mô hình nghiên cứu
Một vấn đề giải quyết có căn cứ khoa học, thì cần xây dựng khung hình hay
mô hình nghiên cứu tùy theo tính chất của vấn đề được nghiên cứu.
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
Cơ sở lý luận chung Khảo sát thực trạng
Phương pháp
nghiên cứu
Dữ liệu
nghiên cứu
Công tác
tổ chức
quản lý
Thuế
TNCN
Các
yếu tố
của
hệ thống
kiểm soát
nội bộ
Hệ thống
kiểm soát
nội bộ
trong
hoạt động
của Thuế
Định
lượng
Định
tính
Sơ
cấp
Thứ
cấp
Số liệu tại
Cục thuế
TP.HCM
Bảng
câu hỏi
Những vấn đề làm được và chưa làm được, nguyên nhân
Đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát trong công tác
quản lý về tình hình thu thuế TNCN trên địa bàn TP. HCM
– 25 –
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Các câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trong quá trình nghiên cứu tác giả lần lượt đưa ra
các câu hỏi nghiên cứu như sau:
(1) Muốn tăng cường hoạt động kiểm soát trong công tác quản lý về tình hình
thu thuế thu nhập cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh thì phải dựa trên những cơ sở
hay lý luận nào?
(2) Thực trạng hiện nay về hoạt động kiểm soát trong công tác quản lý về tình
hình thu thuế thu nhập cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? Có yếu tố
nào tác động không?
(3) Các giải pháp hay đề xuất nào nhằm nâng cao hiệu quả về hoạt động kiểm
soát trong công tác quản lý tình hình thu thuế thu nhập cá nhân hiện nay tại Thành
phố Hồ Chí Minh?
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu
 Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số (1), tác giả đã hệ thống hóa những
vấn đề cơ bản về kiểm soát nội bộ KSNB và những vấn đề cơ bản về công tác tổ
chức quản lý thuế TNCN, và mục tiêu của đề tài cần nhấn mạnh đó là tăng cường
hoạt động kiểm soát bên trong tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh và giới hạn các
rủi ro bên ngoài Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh.
 Nghiên cứu theo phương pháp định tính và cả định lượng để trả lời câu hỏi
số (2). Với phương pháp định tính, tác giả tìm hiểu và đánh giá các dữ liệu thứ cấp
và sơ cấp về thực trạng công tác tổ chức hệ thống KSNB hiện nay và các văn bản
quy định về hệ thống KSNB tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh, công tác tổng kết
đánh giá về tình hình thu thuế cá nhân hàng năm tại Cục thuế. Các dữ liệu thứ cấp
được phân tích hàng năm, tính tỷ lệ so sánh để đánh giá các nhân tố tác động đến
công tác tăng cường hoạt động kiểm soát về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân. Các
số liệu sơ cấp thu về từ bảng khảo sát câu hỏi, tác giả sử dụng phương pháp định
lượng bằng cách thống kê mô tả để so sánh tỷ lệ các câu trả lời, từ đó đánh giá thực
trạng và nguyên nhân tồn tại.
– 26 –
 Dùng phương pháp so sánh và suy diễn, tổng hợp giữa lý luận và thực
trạng nhằm xây dựng quan điểm hoàn thiện hệ thống KSNB trong công tác quản lý
về tình hình thu thuế TNCN tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh để trả lời câu hỏi
số (3). Từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB theo 05 yếu tố cấu
thành để giải quyết nguyên nhân tồn tại trong hệ thống KSNB trong công tác quản lý
thu thuế TNCN tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh (Môi trường kiểm soát; đánh
giá rủi ro; hoạt động kiểm soát; thông tin và truyền thông và giám sát). Mặt khác, đề
ra một số kiến nghị ở các cấp cao hơn ở Tổng cục thuế nhằm hoàn thiện tổ chức hệ
thống KSNB tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh một cách hiệu quả.
Dữ liệu sau khi thu thập được tiến hành tổ chức nhập liệu và xử lý trên phần
mềm SPSS và Microsoft Excel.
3.3. Thu thập dữ liệu nghiên cứu
Nếu dữ liệu nghiên cứu không thu thập đầy đủ và khách quan dẫn đến kết quả
nghiên cứu sai lệch. Để đảm bảo dữ liệu nghiên cứu có độ tin cậy cao, tác giả đã thu
thập dữ liệu dưới dạng thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.
 Dữ liệu thứ cấp:
 Thu thập các văn bản về hoạt động kiểm soát của Tổng cục thuế và Cục
thuế TPHCM.
 Tập hợp số liệu thuế thu nhập cá nhân đã thu được và chưa thu được trong
05 năm (2009->2013).
 Lập bảng tổng hợp để đánh giá sơ kết và tổng kết về tình hình thu thuế và
khoản chưa thu được, đưa ra nguyên nhân tồn tại và cách giải quyết tại Cục thuế
Thành phố Hồ Chí Minh.
 Dữ liệu sơ cấp: Gởi bảng câu hỏi khảo sát đến các anh chị đang làm công
tác thuế tại Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh (140 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3,
TP.HCM) để lấy ý kiến. Đồng thời phỏng vấn các trưởng bộ phận liên quan đến
công tác về thuế thu nhập cá nhân nhằm tiếp thu và đánh giá chất lượng câu hỏi một
cách khách quan nhất.
– 27 –
 Đối tượng chọn khảo sát
Với số lượng 240 bảng câu hỏi được phát đi, sau khi tiến hành khảo sát thu về
227 bảng câu hỏi, trong đó có 18 bảng câu hỏi không đáp ứng được yêu cầu (trả lời
thiếu hoặc bỏ sót nhiều) nên số bảng câu hỏi hợp lệ là 209 và số bảng câu hỏi không
hợp lệ sẽ loại bỏ khỏi nghiên cứu này.
Đối tượng Số người tham gia khảo sát Tỷ lệ
Lãnh đạo 6 2,87%
Đội trưởng, đội phó 53 25,36%
Chuyên viên kiểm tra 150 71.77%
Tổng 209 100,00%
Bảng 3.1: Thành phần đối tượng nghiên cứu
 Cách thiết kế câu hỏi khảo sát
Thiết lập một bảng câu hỏi khảo sát nhằm tham khảo ý kiến của các chuyên
gia là các cán bộ cấp cao (01 Cục trưởng và 5 phó cục trưởng) của Cục thuế Thành
phố Hồ Chí Minh. Với mục đích là thăm dò ý kiến về thực trạng trong công tác
kiểm soát về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế dưới tầm nhìn của
lãnh đạo và cán bộ quản lý, nhân viên kiểm tra thuế,…Với mục đích đánh giá chi
tiết mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thông qua 5 nhân tố: Môi trường kiểm soát,
Đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3 này, chúng ta sẽ phải xác định phương pháp nghiên cứu phù
hợp với nghiên cứu thực trạng, tác giả sử dụng phương pháp định tính và định
lượng để xử lý số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được trong quá trình nghiên cứu,
từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện bằng tổng hợp, so sánh và suy diễn dựa trên
tình hình thực tế.
– 28 –
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG
KIỂM SOÁT TRONG CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ VỀ
TÌNH HÌNH THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CỤC
THUẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
4.1 Khái quát về kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh
4.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh
Trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh luôn là một
trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước, là hạt nhân của vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất
nước. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, về quy mô thành phố chỉ chiếm 0,6% diện
tích và 8,3% dân số nhưng đã đóng góp 20,2% tổng sản phẩm quốc gia, 26,1% giá
trị sản xuất công nghiệp và 44% dự án đầu tư nước ngoài.
Thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có những bước chuyển biến về
phương pháp điều hành, chỉ đạo và thái độ kiên quyết thực hiện các ý tưởng. Thành
phố Hồ Chí Minh được xác định trung tâm kinh tế ưu tiên để tạo điều kiện cho các
ngành phát triển ở mức tối đa nhất. Nên Nhà nước ta phải có cơ chế chính sách kịp
thời, phù hợp, rõ ràng, bình đẳng... Xây dựng bộ máy tinh gọn, đội ngũ công chức
có tính chuyên nghiệp cao, trách nhiệm rõ ràng. Đội ngũ công chức phải thường
xuyên được cập nhật thông tin mới, đào tạo lại để hiểu biết ngang tầm với nhiệm
vụ. Sử dụng tài chính công tiết kiệm, hiệu quả, không dàn trải, tiết kiệm chi phí
thường xuyên để tập trung vốn cho đầu tư phát triển cùng với việc thu hút mạnh các
nguồn đầu tư khác để hàng năm mức tăng vốn đầu tư xã hội. Mặt khác, phải đi tắt
đón đầu, quan tâm xây dựng nền tảng của kinh tế tri thức như: giáo dục đào tạo, xây
dựng đội ngũ lao động chất lượng cao, đội ngũ khoa học và quản lý giỏi, nâng tỷ lệ
lao động qua đào tạo.
– 29 –
Chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh được tăng cường, thu nhập bình quân tháng của người dân ngày càng tăng do
đó đời sống của người lao động đang ngày càng được cải thiện. Cùng với tăng
trưởng kinh tế, số ĐTNT ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng phát triển nhanh cả về số
lượng và chất lượng, đặc biệt là thuế TNCN.
4.1.2 Khái quát về Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh
Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 314
TC/QĐ ngày 21/8/1990 của Bộ Tài chính. Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh có
chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu
khác vào NSNN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh nhiệm vụ đảm bảo số thu cho NSNN, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh
còn phải thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác do Tổng cục Thuế giao và
đảm bảo thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo của Thành uỷ, Hội đồng nhân
dân, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh gồm có 4.292 cán bộ, nhân viên; trong đó
Văn phòng Cục gồm 1.079 cán bộ, nhân viên được tổ chức thành 22 phòng và 3.213
cán bộ, nhân viên làm việc tại 24 Chi cục Thuế quận, huyện trực thuộc.
Theo phân cấp quản lý, Văn phòng Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh thực
hiện quản lý thu thuế các doanh nghiệp lớn, có phạm vi kinh doanh liên quan đến
nhiều quận huyện, nhiều tỉnh, thành phố; các doanh nghiệp thuộc diện hoàn thuế giá
trị gia tăng; quản lý những nguồn thu lớn, quan trọng. Đồng thời hướng dẫn, chỉ
đạo, kiểm tra các chi cục thuế trong việc thực hiện các chức năng quản lý thuế trên
địa bàn. Các Chi cục thuế quản lý thuế đối với cá nhân, doanh nghiệp có quy mô,
phạm vi kinh doanh vừa và nhỏ, trên địa bàn một quận, huyện, thành phố không có
hoạt động xuất nhập khẩu thuộc diện phải hoàn thuế giá trị gia tăng.
– 30 –
4.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Cục thuế Thành phố Hồ Chí
Minh
4.2.1 Cơ cấu tổ chức của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ cấu tổ chức Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức gồm 22
phòng có chức năng tham mưu giúp việc cho Cục trưởng:
Hình 4.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức tại Cục thuế Tp.Hồ Chí Minh
CỤC
TRƯỞNG
P.CỤC
TRƯỞNG
P.CỤC
TRƯỞNG
P.CỤC
TRƯỞNG
P.CỤC
TRƯỞNG
P.CỤC
TRƯỞNG
Tổng hợp -
Nghiệp vụ -
Dự toán
Thanh tra
thuế số 1
Kiểm tra
thuế số 1
Quản trị -
Tài vụ
Hành chính
lưu trữ
Quản lý
các khoản
thu từ đất
Tuyên truyền
và hỗ trợ
người nộp
thuế
Thanh tra
thuế số 2
Kiểm tra
thuế số 2
Tin học
Kê khai và
kế toán
thuế
Thuế thu
nhập cá
nhân
Thanh tra
thuế số 3
Kiểm tra
thuế số 3
Pháp chế
Quản lý nợ
và cưỡng
chế nợ thuế
Tích hợp và
lưu trữ dữ liệu
người nộp
thuế
Thanh tra
thuế số 4
Kiểm tra
thuế số 4
Ấn chỉ
Tổ chức cán bộKiểm tra nội bộ
– 31 –
4.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục thuế Thành phố Hồ Chí
Minh
 Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế:
Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính
sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Cục thuế quản lý: Xây
dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền – hỗ trợ,
phổ biến chính sách pháp luật về thuế; hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục
Thuế trực thuộc trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, tuyên truyền pháp
luật về thuế;…
 Phòng Kê khai và Kế toán thuế:
Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ
sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế trong phạm vị Cục thuế quản lý: trực tiếp
tiếp nhận và xử lý hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, hạch toán, ghi chép các dữ liệu
trên tờ khai,…
 Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế:
Thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế
thu tiền thuế nợ, tiền phạt: trực tiếp theo dõi tình hình nợ, lập danh sách đối chiếu
nợ thuế của từng đối tượng; lập hồ sơ đề nghị cưỡng chế và đề xuất biện pháp thực
hiện cưỡng chế,…
 Phòng Kiểm tra thuế 1,2,3,4:
Giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người
nộp thuế: tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của
người nộp thuế; khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của người nộp thuế,
phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ quan thuế; xác định
tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; phát hiện những nghi vấn, bất
thường trong kê khai thuế; tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về
thuế tại trụ sở của người nộp thuế, kiểm tra các tổ chức được ủy nhiệm thu thuế theo
quy định của Luật Quản lý thuế.
– 32 –
 Phòng thanh tra thuế 1,2,3,4:
Thanh tra người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố
cáo về hành vi trốn lậu thuế: Thanh tra thuế theo chương trình kế hoạch của Cục
thuế; thanh tra các trường hợp do phòng kiểm tra thuế, các Chi cục đề nghị và
chuyển hồ sơ; hoặc theo yêu cầu của cơ quan thuế cấp trên và cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền; xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo quy định đối với các trường hợp tổ
chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế phát hiện được khi thanh tra thuế; đôn đốc
người nộp thuế vi phạm thực hiện nộp tiền thuế, tiền phạt theo đúng quy định.
 Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán:
Hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế; xây dựng và
thực hiện dự toán thu Ngân sách Nhà nước: Xây dựng dự toán trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt và tham mưu cho lãnh đạo Cục Thuế phân bổ dự toán thu ngân
sách Nhà nước đã phê duyệt cho các đơn vị; đề xuất các giải pháp và tổ chức chỉ
đạo thực hiện các giải pháp đảm bảo hoàn thành vượt mức dự toán thu thuế trên địa
bàn; theo dõi, tổng hợp, phân tích, đánh giá tiến độ thực hiện dự toán thuế; phối hợp
với các cấp, các ngành có liên quan triển khai các biện pháp quản lý thu thuế trên
địa bàn.
 Phòng pháp chế:
Rà soát các văn bản trả lời, hướng dẫn về thuế do các phòng chức năng của
Cục thuế, Chi cục thuế soạn thảo; đề xuất biện pháp và trình Lãnh đạo Cục thuế xử
lý đối với các văn bản ban hành chưa phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật
hiện hành và văn bản hướng dẫn của Tổng cục thuế; kiểm tra, đánh giá, tổng kết
tình hình thực hiện công tác pháp chế, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công
tác pháp chế của Cục thuế.
 Phòng quản lý thuế thu nhập cá nhân:
Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất chính sách thuế thu nhập cá nhân;
kiểm tra, giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân; tổ chức thực hiện dự toán thu thuế
thu nhập cá nhân đối với người nộp thuế:
 Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế thu
nhập cá nhân của người nộp thuế; xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch và
– 33 –
trực tiếp thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành chính sách thuế thu
nhập cá nhân đối với người nộp thuế;
 Khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân của người nộp thuế, thu
thập thông tin, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ quan
thuế; kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân;
 Phát hiện những nghi vấn, bất thường trong kê khai thuế thu nhập cá nhân,
yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời;
 Xử lý hoặc kiến nghị xử lý những trường hợp người nộp thuế thu nhập cá
nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thuế phát hiện được thông qua kiểm tra.
 Phòng kiểm tra nội bộ:
Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp
luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (gồm cả
khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế, khiếu nại liên quan trong
nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ
và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế.
 Phòng Tin học:
Tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học ngành thuế; triển
khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế và hỗ trợ hướng
dẫn, đào tạo cán bộ thuế trong việc ứng dụng tin học vào công tác quản lý.
 Phòng Tổ chức cán bộ:
Triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế,
tiền lương, đào tạo cán bộ và thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ
Cục thuế.
 Phòng Hành chính – Lưu thư:
Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, chương trình, kế hoạch công
tác của Cục Thuế trong phạm vi toàn Cục Thuế: Tổ chức thực hiện công tác hành
chính, văn thư, lưu trữ tại cơ quan Cục thuế; tiếp nhận, phát hành kịp thời, đầy đủ,
chính xác công văn của Cục Thuế, phân loại, chuyển cho các phòng chức năng xử
lý.
– 34 –
 Phòng Quản trị - Tài vụ:
Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các công tác quản lý tài chính, quản lý
đầu tư xây dựng cơ bản, quản trị: Thực hiện công tác phục vụ cho các hoạt động của
nội bộ Cục thuế; tổ chức công tác bảo vệ cơ quan, tài sản, phòng cháy chữa cháy
đảm bảo an toàn, vệ sinh cơ quan; quản lý cơ sở vật chất, phương tiện đi lại và tài
sản công; phối hợp với các phòng đôn đốc thực hiện nội quy, quy chế và kỷ luật lao
động.
 Phòng Quản lý - Ấn chỉ:
Thực hiện các công tác in ấn chỉ theo phạm vị được phân cấp; thực hiện cấp
phát, bán hóa đơn ấn chỉ thuế cho các đơn vị trong và ngoài ngành thuế, các tổ chức
và cá nhân nộp thuế; quản lý sử dụng hóa đơn ấn chỉ thuế và quản lý hóa đơn tự in
của các tổ chức và cá nhân nộp thuế.
 Trung tâm tích hợp và lưu trữ thông tin người nộp thuế:
Có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức thực hiện công tác
thu nhập, tiếp nhận, tích hợp, lưu trữ đồng bộ, thống nhất và khai thác hiệu quả hệ
thống thông tin người nộp thuế.
 Phòng Quản lý các khoản thu từ đất:
Tổ chức thực hiện công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn Cục thuế
quản lý.
4.3 Thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh
4.3.1 Quy trình quản lý thu thuế
Ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, việc kê khai nộp thuế thu nhập thực hiện
theo nguyên tắc khấu trừ tại nguồn. Cơ quan chi trả thu nhập có nghĩa vụ khấu trừ
tiền thuế trước khi chi trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế để nộp thay tiền thuế vào
ngân sách Nhà nước.
Bên cạnh đó, đối với một số trường hợp, cơ quan thuế có thể áp dụng phương
pháp tự kê khai. Những người nộp thuế thuộc diện tự kê khai đa phần là những
người hành nghề tự do, có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau. Nhưng số đối tượng
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân

More Related Content

What's hot

LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...
LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...
LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...OnTimeVitThu
 
Luận án: Tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành p...
Luận án: Tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành p...Luận án: Tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành p...
Luận án: Tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành p...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tại Công ty Xăng Dầu
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tại Công ty Xăng DầuLuận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tại Công ty Xăng Dầu
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tại Công ty Xăng DầuDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào  Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH THEO SỐ LIỆU THEO THỜI GIAN
MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH THEO SỐ LIỆU THEO THỜI GIANMÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH THEO SỐ LIỆU THEO THỜI GIAN
MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH THEO SỐ LIỆU THEO THỜI GIAN希夢 坂井
 

What's hot (20)

LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...
LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...
LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...
 
Đề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội
Đề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà NộiĐề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội
Đề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
 
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOTLuận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục ThuếHoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế
 
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
 
Đề tài: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
Đề tài: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháyĐề tài: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
Đề tài: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
 
Luận án: Tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành p...
Luận án: Tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành p...Luận án: Tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành p...
Luận án: Tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành p...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phíBÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà NộiDoanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
 
Đề tài: Quản lý thu – chi Ngân sách Nhà nước tại Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quản lý thu – chi Ngân sách Nhà nước tại Hải Phòng, HAYĐề tài: Quản lý thu – chi Ngân sách Nhà nước tại Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quản lý thu – chi Ngân sách Nhà nước tại Hải Phòng, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tại Công ty Xăng Dầu
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tại Công ty Xăng DầuLuận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tại Công ty Xăng Dầu
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tại Công ty Xăng Dầu
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
 
Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào  Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Xăng dầu HFC
Luận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Xăng dầu HFCLuận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Xăng dầu HFC
Luận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Xăng dầu HFC
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAYĐề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
 
MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH THEO SỐ LIỆU THEO THỜI GIAN
MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH THEO SỐ LIỆU THEO THỜI GIANMÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH THEO SỐ LIỆU THEO THỜI GIAN
MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH THEO SỐ LIỆU THEO THỜI GIAN
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng BìnhLuận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
 

Similar to Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân

Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Nin...
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Nin...Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Nin...
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Nin...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động thanh tra th...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động thanh tra th...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động thanh tra th...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động thanh tra th...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huy...
Hoàn thiện công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huy...Hoàn thiện công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huy...
Hoàn thiện công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huy...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận Văn Kiểm Soát Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế Khu Vực Quế Sơ...
Luận Văn Kiểm Soát Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế Khu Vực Quế Sơ...Luận Văn Kiểm Soát Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế Khu Vực Quế Sơ...
Luận Văn Kiểm Soát Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế Khu Vực Quế Sơ...sividocz
 
Luận Văn Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế khu vực Trà My...
Luận Văn Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế khu vực Trà My...Luận Văn Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế khu vực Trà My...
Luận Văn Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế khu vực Trà My...sividocz
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại các...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại các...Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại các...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại các...nataliej4
 
Luan an tien si luat phap luat ve quan ly thue trong nen kinh te thi truong...
Luan an tien si luat   phap luat ve quan ly thue trong nen kinh te thi truong...Luan an tien si luat   phap luat ve quan ly thue trong nen kinh te thi truong...
Luan an tien si luat phap luat ve quan ly thue trong nen kinh te thi truong...Hung Nguyen
 
Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - TẢI FREE ZALO:...
Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - TẢI FREE ZALO:...Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - TẢI FREE ZALO:...
Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - TẢI FREE ZALO:...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân (20)

Luận Văn Tăng Cường Hoạt Động Kiểm Soát Trong Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Tìn...
Luận Văn Tăng Cường Hoạt Động Kiểm Soát Trong Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Tìn...Luận Văn Tăng Cường Hoạt Động Kiểm Soát Trong Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Tìn...
Luận Văn Tăng Cường Hoạt Động Kiểm Soát Trong Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Tìn...
 
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Nin...
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Nin...Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Nin...
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Nin...
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế TP. Hồ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế TP. Hồ...Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế TP. Hồ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế TP. Hồ...
 
Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình
Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Ninh BìnhKiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình
Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình
 
Luận văn: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế
Luận văn: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục ThuếLuận văn: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế
Luận văn: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế
 
Luận văn: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế, HOT
Luận văn: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế, HOTLuận văn: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế, HOT
Luận văn: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế, HOT
 
Nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động thanh tra thuế tại Cục thuế
Nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động thanh tra thuế tại Cục thuếNhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động thanh tra thuế tại Cục thuế
Nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động thanh tra thuế tại Cục thuế
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động thanh tra th...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động thanh tra th...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động thanh tra th...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động thanh tra th...
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế TP. Hồ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế TP. Hồ...Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế TP. Hồ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế TP. Hồ...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huy...
Hoàn thiện công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huy...Hoàn thiện công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huy...
Hoàn thiện công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huy...
 
Luận Văn Kiểm Soát Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế Khu Vực Quế Sơ...
Luận Văn Kiểm Soát Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế Khu Vực Quế Sơ...Luận Văn Kiểm Soát Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế Khu Vực Quế Sơ...
Luận Văn Kiểm Soát Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế Khu Vực Quế Sơ...
 
Luận Văn Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế khu vực Trà My...
Luận Văn Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế khu vực Trà My...Luận Văn Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế khu vực Trà My...
Luận Văn Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế khu vực Trà My...
 
Luận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế, HOT
Luận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế, HOTLuận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế, HOT
Luận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế, HOT
 
Luận Văn Thực Trạng Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Cục Thuế
Luận Văn Thực Trạng Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Cục ThuếLuận Văn Thực Trạng Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Cục Thuế
Luận Văn Thực Trạng Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Cục Thuế
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại các...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại các...Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại các...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại các...
 
Hoàn Thi Ện Công Tác Quản Lý Thu Ế Đối Với Doanh Nghiệp Goài Qu Ốc Doanh Trên...
Hoàn Thi Ện Công Tác Quản Lý Thu Ế Đối Với Doanh Nghiệp Goài Qu Ốc Doanh Trên...Hoàn Thi Ện Công Tác Quản Lý Thu Ế Đối Với Doanh Nghiệp Goài Qu Ốc Doanh Trên...
Hoàn Thi Ện Công Tác Quản Lý Thu Ế Đối Với Doanh Nghiệp Goài Qu Ốc Doanh Trên...
 
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Trà Vinh, 9đLuận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Trà Vinh, 9đ
 
Luan an tien si luat phap luat ve quan ly thue trong nen kinh te thi truong...
Luan an tien si luat   phap luat ve quan ly thue trong nen kinh te thi truong...Luan an tien si luat   phap luat ve quan ly thue trong nen kinh te thi truong...
Luan an tien si luat phap luat ve quan ly thue trong nen kinh te thi truong...
 
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDILUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
LUẬN VĂN: Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp FDI
 
Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - TẢI FREE ZALO:...
Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - TẢI FREE ZALO:...Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - TẢI FREE ZALO:...
Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - TẢI FREE ZALO:...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh Anlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 

Luận văn: Kiểm soát trong công tác quản lý về thu thuế thu nhập cá nhân

  • 1. – i – CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) PGS.TS. Phan Đình Nguyên Luận văn Thạc sỹ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 19 tháng 4 năm 2015. Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sỹ bao gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sỹ) TT Họ và tên Chức danh hội đồng 1 PGS.TS LÊ QUỐC HỘI Chủ tịch 2 TS. PHẠM NGỌC TOÀN Phản biện 1 3 TS. PHAN THỊ HẰNG NGA Phản biện 2 4 TS. PHAN MỸ HẠNH Ủy viên 5 TS. HÀ VĂN DŨNG Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
  • 2. – ii – TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHÒNG QLKH – ĐTSĐH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc Tp.HCM, ngày 01 tháng 8 năm 2014 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ Họ tên học viên: Nguyễn Thanh Tú Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 20/11/1985 Nơi sinh: Phú Yên Chuyên ngành: Kế toán MSHV: 1341850052 I- Tên đề tài: TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TRONG CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ VỀ TÌNH HÌNH THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH II- Nhiệm vụ và nội dung: Nghiên cứu thực trạng trong hoạt động kiểm soát về tình hình thu thuế TNCN tại Cục thuế Tp.HCM, qua đo đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường hoạt động kiểm soát với mục đích quản lý tốt về tình hình thu thuế TNCN tại Tp.HCM. Cụ thể: Nghiên cứu lý luận về hoạt động kiểm soát và công tác tổ chức quản lý thuế thu nhập cá nhân. Khảo sát thực trạng và đánh giá hoạt động kiểm soát về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế Tp.HCM, đồng thời đánh giá tình hình thu thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế Tp.HCM trong thời gian 05 năm từ năm 2009->2013. III- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát trong công tác tổ chức quản lý về tình hình thu thuế TNCN tại Cục thuế Tp.HCM IV- Ngày giao nhiệm vụ: 01/08/2014 V- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31/01/2015 VI- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Phan Đình Nguyên CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
  • 3. – 3 – LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tác giả, có sự hỗ trợ của thầy PGS.TS. Phan Đình Nguyên. Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong Luận văn có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tác giả. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 01 năm 2015 Trân trọng NGUYỄN THANH TÚ
  • 4. – 4 – LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và chân thành cảm ơn tới: Trường Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, Phòng quản lý khoa học và đào tạo sau Đại học Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM, khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng nơi tôi đang công tác, Cục thuế Tp. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Phan Đình Nguyên (trưởng khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh) đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Thầy đã đem đến cho tôi những kiến thức và giúp tôi có khả năng tổng hợp những tri thức khoa học, những kiến thức thực tiễn quản lý và phương pháp làm việc khoa học trong công tác và nghiên cứu. Thầy đã góp ý, chỉ bảo trong việc định hướng và hoàn thiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo tại trường Đại học Công nghệ Tp.HCM và các anh chị công tác tại Cục thuế Tp.Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn./. Tp.HCM, ngày 31 tháng 01 năm 2015 Tác giả NGUYỄN THANH TÚ
  • 5. – 5 – TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng về hoạt kiểm soát tình hình thu thuế thu nhập cá nhận hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh, bằng cách tác giả sẽ hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về kiểm soát nội bộ và những vấn đề cơ bản về tổ chức công tác quản lý về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh, để từ đó đưa ra các giải pháp và những kiến nghị phù hợp nhằm kiểm soát tình hình chống thất thu thuế thu nhập cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên thì tác giả lần lượt giải quyết các vấn đề như sau: Thứ nhất, đưa ra những thực trạng về công tác tổ chức quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: Quy trình quản lý thu thuế; thực trạng về tình hình thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập cá nhân; công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế được diễn ra như thế nào. Thứ hai, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh thông qua khảo sát bảng câu hỏi với những nội dung liên quan thông qua 5 nhân tố cơ bản liên quan đến hoạt động kiểm soát nội bộ: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Các hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền thông; Giám sát. Tiếp đến là đánh giá hoạt động quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thông qua những kết quả đạt được và những hạn chế, nguyên nhân còn tồn tại. Đề từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm: Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thuế thu nhập cá nhân, hoàn thiện hệ thống kiểm soát về việc thu thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh.
  • 6. – 6 – ABSTRACT The goal of the research study was to assess the situation regarding control of the collection of personal income tax in the current received Ho Chi Minh City today, by author will codify the basic problems of control internal control and the basics of organizing the management of the collection of personal income tax currently at Ho Chi Minh City, in order to offer solutions and recommendations suitable for testing situation over tax losses against personal income in Ho Chi Minh City. To achieve the research objectives, the author turns solve the problem as follows: First, given the reality of the organization managing the collection of personal income tax in the City Ho Chi Minh City Overview: The process of tax collection management; reality of the situation inspection, inspection of personal income tax; Debt management and enforcement of tax debts are happening like. Second, the assessment of control activities on the collection of personal income tax in Ho Chi Minh City through a questionnaire survey with related content through five basic factors related to operations control: control environment; Risk assessment; The control activities; Information and communication; Supervision. Next is to assess the management of personal income tax in the province of Ho Chi Minh City through the achievements and limitations, causes exist. Recommended since then propose recommendations to: Improving the management of tax revenue from personal income tax, complete control of the personal income tax in the Tax Department of Ho Chi Minh City.
  • 7. – 7 – MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................iii LỜI CẢM ƠN............................................................................................................. iv TÓM TẮT ....................................................................................................................v ABSTRACT ................................................................................................................ vi MỤC LỤC................................................................................................................... vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... xi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..............................................................................xii CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.............................................1 1.1. Tính cần thiết của đề tài nghiên cứu.................................................................1 1.2. Các công trình đã công bố trước liên quan đến đề tài......................................2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .........................................................................2 1.4. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3 1.5. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................3 1.6. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3 1.7. Bố cục của luận văn...........................................................................................3 CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN....................5 2.1. Nội dung cơ bản về công tác tổ chức quản lý thuế thu nhập cá nhân ...............5 2.1.1. Khái niệm công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân .....................................5 2.1.2. Mục tiêu quản lý thuế thu nhập cá nhân ....................................................5 2.1.3. Nội dung của luật thuế thu nhập cá nhân...................................................6 2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác quản lý thuế TNCN .............9
  • 8. – 8 – 2.1.4.1. Các nhân tố chủ quan.........................................................................17 2.1.4.2. Các nhân tố khách quan.....................................................................12 2.2. Các nội dung cơ bản về hoạt động kiểm soát................................................13 2.2.1. Khái niệm kiểm soát nội bộ.....................................................................13 2.2.2. Mục tiêu kiểm soát nội bộ........................................................................14 2.2.3. Các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ........................................14 2.2.3.1.Môi trường kiểm soát..........................................................................14 2.2.3.2. Đánh giá rủi ro...................................................................................17 2.2.3.3.Hoạt động kiểm soát ...........................................................................18 2.2.3.4.Thông tin và truyền thông...................................................................20 2.2.3.5.Giám sát ..............................................................................................21 2.3. Kiểm soát nội bộ trong ngành thuế................................................................21 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................24 3.1. Mô hình nghiên cứu.......................................................................................24 3.2. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................25 3.2.1. Các câu hỏi nghiên cứu............................................................................25 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................25 3.3. Thu thập dữ liệu nghiên cứu ..........................................................................26 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TRONG CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ VỀ TÌNH HÌNH THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .........................................................................................................................28 4.1. Khái quát về kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh ............................28 4.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh..............................28
  • 9. – 9 – 4.1.2. Khái quát về Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh .......................................29 4.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh........................................................................................................................30 4.2.1. Cơ cấu tổ chức của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh.............................30 4.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh…. ................................................................................................................45 4.3. Thực trạng công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.....................................................................................................34 4.3.1. Quy trình quản lý thuế................................................................................34 4.3.2. Thực trạng về tình hình thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập cá nhân...........45 4.3.3. Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế................................................42 4.4. Đánh giá thực trạng về hoạt động kiểm soát công tác tổ chức quản lý về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh .................................45 4.4.1. Môi trường kiểm soát.................................................................................47 4.4.2. Đánh giá rủi ro ...........................................................................................66 4.4.3. Hoạt động kiểm soát...................................................................................56 4.4.4. Thông tin và truyền thông..........................................................................59 4.4.5. Giám sát......................................................................................................61 4.5. Đánh giá hoạt động quản lý thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................................63 4.5.1. Những kết quả đạt được .............................................................................63 4.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân.................................................................66 CHƯƠNG 5: CÁC ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TRONG CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ VỀ TÌNH HÌNH THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 70
  • 10. – 10 – 5.1. Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ...........................................................................................................70 5.1.1. Đầu tư cơ sở hạ tầng, tin học hóa công tác quản lý thu thuế.....................70 5.1.2. Nâng cao hiệu quả tổ chức bộ máy quản lý...............................................70 5.1.3. Nâng cao năng lực, phẩm chất cán bộ ngành thuế.....................................71 5.1.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế...........................73 5.1.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân … .................................................................................................................74 5.2. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát về việc thu thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh.........................................................................................76 5.2.1. Về môi trường kiểm soát............................................................................76 5.2.2. Về đánh giá rủi ro.......................................................................................76 5.2.3. Về hoạt động kiểm soát..............................................................................77 5.2.4. Về thông tin và truyền thông......................................................................78 5.2.5. Về công tác giám sát ..................................................................................78 5.3. Các kiến nghị về hoạt động kiểm soát công tác tổ chức quản lý thuế về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh..................79 5.3.1. Đối với Bộ Tài Chính và Tổng Cục Thuế..................................................79 5.3.2. Đối với ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ...................................81 5.3.3. Đối với Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh................................................81 5.3.4. Đối với ủy ban nhân dân các quận, huyện.................................................82 5.3.5. Đối với các cơ quan, tồ chức có liên quan.................................................83 KẾT LUẬN ................................................................................................................85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................86
  • 11. – 11 – DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCTC: Báo cáo tài chính BHXH: Bảo hiểm xã hội CCHC: Cải cách hành chính CTHCM: Cục thuế Hồ Chí Minh CCVC: Công chức viên chức ERM: Enterprise risk management GDP: Gross Domestic Product HTKSNB: Hệ thống kiểm soát nội bộ KSNB: Kiểm soát nội bộ KTNB: Kiểm toán nội bộ NNT: Người nộp thuế NSNN: Ngân sách Nhà nước TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh TNCN: Thu nhập cá nhân CTTN: Chi trả thu nhập ĐTNT: Đối tượng nộp thuế TNCT: Thu nhập chịu thuế TN-QLHS: Tiếp nhận - quản lý hồ sơ VN: Việt Nam
  • 12. – 12 – DANH MỤC BẢNG, BIỂU Trang Bảng 3.1: Thành phần đối tượng nghiên cứu.............................................................27 Bảng 4.1: Kết quả cấp MST TNCN của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh.............35 Bảng 4.2: Kết quả kiểm tra về thuế TNCN các năm 2009 -> 2013 của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh..............................................................................................41 Bảng 4.3: Số liệu nợ thuế của cơ quan chi trả từ 2009 ->2013.................................43 Bảng 4.4: Kết quả thu nợ thuế TNCN của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh bằng các biện pháp đôn đốc, thu nợ bình thường................................................................44 Bảng 4.5: Thống kê mô tả đặc điểm mẫu khảo sát....................................................45 Bảng 4.6: Kết quả thống kê các nhân tố môi trường kiểm soát.................................48 Bảng 4.7: Kết quả thống kê các nhân tố đánh giá rủi ro............................................52 Bảng 4.8: Kết quả thống kê các nhân tố hoạt động kiểm soát...................................57 Bảng 4.9: Kết quả thống kê các nhân tố thông tin và truyền thông...........................59 Bảng 4.10: Kết quả thống kê các nhân tố giám sát....................................................61
  • 13. – 13 – DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu ...................................................................................24 Hình 4.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh....................30
  • 14. – 1 – CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cần thiết của đề tài Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình vận động và phát triển thì hệ thống pháp luật cũng phải được hoàn thiện để phù hợp với thực tiễn và yêu cầu quản lý. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định: “Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế theo nguyên tắc công bằng, thống nhất và đồng bộ..., mở rộng đối tượng thu, điều tiết hợp lý thu nhập”. Hay nói cách khác, Thuế là một khoản đóng góp mang tính bắt buộc của các thể nhân và pháp nhân được Nhà nước quy định thông qua hệ thống pháp luật. Thuế là một công cụ quan trọng của Nhà nước ta cũng như ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới và được xem là công cụ tập trung chủ yếu nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, điều tiết vĩ mô nền kinh tế và điều hoà thu nhập trong xã hội góp phần thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội. Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) ra đời năm 1990 dưới tên gọi “Pháp lệnh thuế đối với người có thu nhập cao” và đã trải qua 7 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1992, 1994, 1997, 1999, 2001, 2004, 2007 để phù hợp với điều kiện về kinh tế - xã hội ở từng giai đoạn khác nhau. Luật thuế thu nhập cá nhân ra đời để thể chế hoá đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực tài chính đã đặt ra yêu cầu mới trong công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân. Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực từ 01/01/2009. Thành phố Hồ Chí Minh được xem là trung tâm kinh tế trọng điểm và phát triển nhất của cả nước, với địa bàn rộng, số lượng dân cư đông đúc nên làm cho công tác quản lý về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân cũng trở nên phức tạp hơn. Nhận thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa rất thiết thực trong việc nghiên cứu công tác tổ chức quản lý về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân tại Thành phố Hồ Chinh Minh, tôi đã chọn đề tài: “Tăng cường hoạt động kiểm soát trong công tác tổ chức quản lý về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên của mình.
  • 15. – 2 – 1.2 Các công trình nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài. Hoạt động kiểm soát về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân hiện nay ở tại các cơ quan thuế nói chung và Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh nói riêng vẫn chưa thật sự chú trọng quan tâm đúng mức, chưa ý thức được hết tầm quan trọng và vai trò của hoạt động kiểm soát trong công tác tổ chức quản lý về tình hình thu thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng như hiện nay. Bên cạnh các chuẩn mực thông tư đã được hướng dẫn thì trong quá trình thực hiện nghiên cứu tác giả cũng đã tham khảo các đề tài trước liên quan đến bài viết của mình: 1/ Luận văn thạc sĩ Dương Thị Nguyên - Khoa Tài chính – Ngân hàng Đại học kinh tế Quốc Dân Hà Nội “Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Hà Nội”(2011): nghiên cứu việc ứng dụng các cơ sở lý luận về thuế thu nhập cá nhân vào công tác quản lý thuế tại Thành phố Hà Nội. 2/ Luận văn thạc sĩ Võ Nam - Khoa Kế toán trường Đại học kinh tế Đà Nẵng “Hoàn thiện công tác kiểm soát thu tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định”(2010): nghiên cứu việc ứng dụng các cơ sở lý luận KSNB áp dụng tại cơ quan BHXH tỉnh Bình Định trong hệ thống các cơ sở pháp lý của Nhà nước. 3/ Luận văn thạc sĩ Đinh Thị Ngân Trang - Khoa Kế toán - Kiểm toán trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty NUPLEX RESINS VIỆT NAM ”(2007): nghiên cứu việc ứng dụng các cơ sở lý luận KSNB áp dụng vào Công ty NUPLEX RESINS VIỆT NAM. 4/ Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Nụ - Khoa Quản trị kinh doanh Đại học Nông nghiệp Hà Nội “Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Huyện Tiên Du Tỉnh Bắc Ninh” (2013): nghiên cứu việc ứng dụng thuế TNCN vào công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Huyện Tiên Du Tỉnh Bắc Ninh. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết về công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân và các thành phần chính của hệ thống kiểm soát nội bộ. Phân tích, đánh giá thực trạng hiện nay về hoạt động kiểm soát trong công tác tổ chức quản lý về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh,
  • 16. – 3 – nêu được những thành tựu và hạn chế trong công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát trong công tác tổ chức quản lý về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để phát huy tốt vai trò của luật thuế thu nhập cá nhân. 1.4 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu là cán bộ công chức công tác trong Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh. 1.5 Phạm vi nghiên cứu Tập trung phân tích sự ảnh hưởng của hoạt động kiểm soát trong công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh bằng cách sử dụng phương pháp thu thập số liệu: so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp,...Để đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát trong công tác tổ chức quản lý về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 1.6 Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng  Nghiên cứu định tính: Tiến hành khảo sát các thông tin trong Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh và tiến hành phỏng vấn lấy ý kiến các lãnh đạo phụ trách trực tiếp về mảng thuế thu nhập cá nhân để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát tình hình thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố.  Nghiên cứu định lượng: Thông qua kết quả khảo sát bẳng câu hỏi để đánh giá vấn đề và đưa ra các kết luận cần thiết cho vấn đề đang nghiên cứu bằng phương pháp thông kê mô tả với số liệu thứ cấp. 1.7 Bố cục của luận văn Bố cục chính của luận văn gồm 5 chương Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu. Chương 2: Những vấn đề cơ bản về hoạt động kiểm soát và tổ chức công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
  • 17. – 4 – Chương 4: Thực trạng và kết quả nghiên cứu về hoạt động kiểm soát trong công tác tổ chức quản lý về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 5: Các đề xuất hoàn thiện hoạt động kiểm soát trong công tác tổ chức quản lý về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh.
  • 18. – 5 – CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 2.1 Nội dung cơ bản về công tác tổ chức quản lý thuế thu nhập cá nhân 2.1.1. Khái niệm công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân Quản lý thuế thu nhập cá nhân là sự tác động có chủ đích của các cơ quan có chức năng trong bộ máy Nhà nước đối với quá trình tính và thu thuế thu nhập cá nhân, nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách và đạt được các mục tiêu Nhà nước đặt ra. 2.1.2 Mục tiêu quản lý thuế thu nhập cá nhân Công tác quản lý thuế TNCN cần phải đạt được mục tiêu cơ bản: “Tăng cường tập trung, huy động đầy đủ và kịp thời số thu vào NSNN trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu”. Thuế TNCN chiếm tỉ trọng lớn trong số thu NSNN ở hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới. Vì vậy, làm tốt công tác quản lý thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng sẽ có tác dụng lớn trong việc tập trung, huy động đầy đủ và kịp thời số thu cho NSNN. Bên cạnh đó, thuế TNCN tác động trực tiếp đến thu nhập của các cá nhân, giảm nỗ lực làm việc bởi lợi ích từ nghỉ ngơi cao hơn thu được từ làm việc và gây nên các phản ứng ngay lập tức từ phía chịu thuế như hành vi trốn thuế... Để tăng cường và ổn định số thu NSNN trong tương lai, công tác quản lý thuế TNCN cũng cần được chú ý để duy trì và phát triển cơ sở, tạo nguồn thu thuế thu nhập của các cá nhân. Trong nền kinh tế thị trường, ý thức chấp hành luật pháp của các tổ chức kinh tế và dân cư sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện những tác động vào nền kinh tế ở tầm vĩ mô của Nhà nước thông qua công cụ luật pháp. Qua công tác tổ chức thực hiện và thanh tra việc chấp hành các luật thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng, cùng với việc tăng cường tính pháp chế của chính sách thuế, ý thức chấp
  • 19. – 6 – hành chính sách thuế sẽ được nâng cao, từ đó tạo thói quen “sống và làm việc theo pháp luật”. Luật Quản lý thuế ở Việt Nam ra đời đề cao vai trò chủ động, tự giác của NNT trong việc kê khai, nộp thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho NNT; giám sát, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật thuế, bảo đảm sự bình đẳng giữa những NNT; tạo môi trường phát triển kinh tế lành mạnh, chủ động hội nhập quốc tế; các tổ chức, cá nhân trong xã hội có trách nhiệm tham gia vào công tác quản lý thuế. Khi người dân thực sự hiểu biết pháp luật về thuế, có ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế thì hiệu quả của công tác quản lý thuế sẽ rất cao. Ngược lại, người dân sẽ không có thái độ rõ ràng trước các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, thậm chí còn thờ ơ, khuyến khích, đồng tình và trong việc kê khai, tính thuế, tự giác nộp thuế của người dân sẽ không đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời... dẫn đến hậu quả là nguồn thu từ thuế khó tránh khỏi thất thu, không đảm bảo tính công bằng giữa các đối tượng nộp thuế (ĐTNT), công tác quản lý thuế kém hiệu quả. Phát huy tốt nhất vai trò của thuế TNCN trong nền kinh tế không thể tự nó đạt được mà để có kết quả thì việc thực hiện đó phải thông qua những nội dung công tác quản lý thuế TNCN. 2.1.3. Nội dung công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân Công tác quản lý thu thuế TNCN là một phần quan trọng của quản lý tài chính Nhà nước nên cần được nhìn nhận ở tầm vĩ mô và phải bao gồm toàn bộ các công việc thuộc các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sau khi đã được phê chuẩn và ban hành, chính sách thuế TNCN được tổ chức thực hiện. Đây là khâu đóng vai trò quan trọng nhất quyết định hiệu quả của việc sử dụng công cụ thuế. Nhờ việc tổ chức thực hiện chính sách thuế và quá trình tính, thu thuế mới diễn ra trong thực tế, đồng thời các quy định về quá trình này mới đến được với mọi người dân thông qua tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế. Nội dung quản lý thu thuế TNCN bao gồm:
  • 20. – 7 – 2.1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế Bộ máy quản lý thuế được xây dựng tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng nước. Nhìn tổng thể trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, cơ quan thuế ở các nước trên thế giới đều được tổ chức thành một hệ thống bao gồm nhiều cấp. Ở từng cấp, bộ máy cơ quan thuế có thể được tổ chức theo các mô hình khác nhau:  Mô hình tổ chức theo sắc thuế: Các phòng, ban riêng biệt được thành lập để quản lý một số loại thuế cụ thể. Mỗi phòng, ban phải thực hiện tất cả các chức năng, nghiệp vụ để quản lý các loại thuế được phân công.  Mô hình tổ chức theo chức năng: Tổ chức các phòng, ban chức năng riêng rẽ trong một cơ quan thuế. Mỗi phòng, ban thực hiện một công việc nghiệp vụ cụ thể có liên quan đến tất cả các sắc thuế như phòng xử lý tờ khai thuế, phòng (đội) kiểm tra ĐTNT…  Mô hình tổ chức theo đối tượng nộp thuế: ĐTNT được chia thành các nhóm dựa trên quy mô hoạt động, hình thức sở hữu hoặc ngành kinh tế… Mỗi phòng ban chịu trách nhiệm quản lý cung cấp những thông tin đầy đủ về từng nhóm ĐTNT. Để đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế, đảm bảo nguồn thu kịp thời cho NSNN và đảm bảo công bằng, bình đẳng trong xã hội mỗi nước sẽ lựa chọn một mô hình cụ thể tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội. 2.1.3.2. Quản lý đối tượng nộp thuế Đây là khâu đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý thu thuế TNCN. Quản lý tốt ĐTNT sẽ đảm bảo phần lớn hiệu quả của công tác quản lý thu thuế TNCN bởi chúng ta chưa biết chính xác ai là những đối tượng phải nộp thuế trước khi kê khai thu nhập của họ. Do đó, cần giám sát thu nhập của tất cả các đối tượng lao động, từ đó chúng ta có thể xác định được đối tượng nào phải nộp thuế và nộp thuế bao nhiêu. Cơ quan thuế phải tiến hành đăng ký ĐTNT. Phương thức đăng ký ĐTNT thường được áp dụng là phương thức thủ công và quản lý bằng mạng vi tính. Tuy nhiên, phương thức quản lý bằng mạng vi tính thích hợp với công tác quản lý thu
  • 21. – 8 – thuế TNCN vì ĐTNT TNCN ở đây nhiều và không tập trung. Theo phương thức này thì cơ quan quản lý thuế cần phải tiến hành cấp MST cho các ĐTNT và mỗi ĐTNT được gắn với một mã số duy nhất. Mọi thông tin cần thiết về ĐTNT được lưu trữ vào cơ sở dữ liệu với một file riêng mà tên file là mã số của ĐTNT. Khi cần kiểm tra thông tin về một ĐTNT, cơ quan quản lý chỉ cần mở file theo mã số của đối tượng đó, nhờ đó mà tránh được tình trạng bỏ sót các ĐTNT đồng thời cũng đảm bảo sự nhanh gọn cho cơ quan thuế trong công tác quản lý thu thuế. 2.1.3.3. Quản lý kê khai, nộp thuế Thông qua cơ quan ủy nhiệm thu hay cơ quan chi trả thu nhập (CTTN) tính thuế cho các ĐTNT có thu nhập do đơn vị mình chi trả. Sau khi tính thuế và khấu trừ thuế của ĐTNT, cơ quan CTTN sẽ tiến hành khấu trừ phần thuế phải nộp ra khỏi thu nhập trước thuế của ĐTNT để mang nộp vào NSNN. ĐTNT sẽ trực tiếp kê khai thu nhập và tự tính mức thuế mình phải nộp. Sau đó sẽ đến nộp tờ khai cho cơ quan thuế và tiến hành nộp khoản thuế vào NSNN. Cơ quan thuế sẽ có nhiệm vụ ghi lại tất cả các khoản thuế mà các ĐTNT phải nộp, để từ đó có thể giám sát và kiểm tra khi cần thiết. Đồng thời đó cũng là cơ sở để đảm bảo sự minh bạch trong công tác thu nộp thuế. 2.1.3.4. Quản lý quyết toán thuế, hoàn thuế Việc quyết toán thuế cho từng ĐTNT là cần thiết. Công việc này khi thực hiện sẽ giúp cơ quan thuế biết được tình hình thu nhập và nộp thuế của từng đối tượng, qua đó có thể cung cấp cho các cơ quan khác, các nhà lập chính sách hoặc chính cơ quan thuế cũng có thể sử dụng trong việc phân tích và đánh giá về chính sách thuế và khả năng nộp thuế của dân cư. Quyết toán thuế hàng năm cũng sẽ giúp cơ quan thuế có thể phát hiện ra các trường hợp sai phạm thông qua việc so sánh mức thuế thu nhập phải nộp hoặc đã nộp giữa các năm với nhau. 2.1.3.5. Thanh tra, kiểm tra thuế Thanh tra, kiểm tra thuế TNCN được thực hiện bởi bộ phận cán bộ thuế chuyên ngành. Đối tượng thanh tra, kiểm tra thuế là các tổ chức kinh tế và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế TNCN. Mục tiêu của việc thanh tra, kiểm tra thuế TNCN là phát hiện và xử lý các trường hợp sai phạm nhằm giảm bớt những tổn thất cho Nhà nước và
  • 22. – 9 – đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Qua đó cơ quan thuế có thể phát hiện những thiếu sót, bất cập trong văn bản pháp luật thuế và quá trình tổ chức thực hiện, từ đó tìm ra những hướng giải quyết nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN. 2.1.3.6. Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế Để nội dung của chính sách thuế đến với mọi người dân trong xã hội, cơ quan thuế cần phải tiến hành công tác tuyên truyền, phổ biến về chính sách thuế. Công tác này cần phải được thực hiện trước hết từ cán bộ thuế, sau đó tới mọi người dân thông qua các lớp tập huấn, phương tiện thông tin đại chúng, phát hành các ấn phẩm, tờ rơi, áp phích, tổ chức các buổi đối thoại, các cuộc thi tìm hiểu về thuế TNCN… Đối với cán bộ thuế: Phải tiến hành tập huấn nghiệp vụ thuế, chính sách thuế mới ngay sau khi Nhà nước mới ban hành để các cán bộ thuế có thể nắm chắc được các chính sách thuế từ mục đích, ý nghĩa đến nội dung cụ thể, đủ khả năng chuyên môn và làm tròn nhiệm vụ một tuyên truyền viên giỏi về thuế. Đối với mọi người dân trong xã hội: ĐTNT là người trực tiếp tính số thuế phải nộp vào NSNN, do đó phải có một kiến thức cơ bản để hiểu được các quy định của luật thuế. Cơ chế tự khai, tự nộp đòi hỏi sự tự giác cao, ý thức tuân thủ pháp luật của ĐTNT. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền phổ biến về nghĩa vụ thuế và nội dung của các chính sách thuế đến mọi tầng lớp dân cư cần phải được tiến hành đều đặn, thường xuyên, luôn đổi mới và nâng cao hiệu quả. 2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế TNCN. Mỗi nhân tố đều có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tùy theo tính chất và trạng thái của nhân tố đó. Nhiệm vụ của các cơ quan chức năng trong bộ máy Nhà nước là phải nắm rõ sự tác động của nhân tố đó và tìm cách hạn chế những nhân tố ảnh hưởng tiêu cực cũng như phát huy những nhân tố ảnh hưởng tích cực nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN.
  • 23. – 10 – 2.1.4.1. Các nhân tố chủ quan  Quan điểm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo Để đảm bảo cho việc pháp luật thuế được thực hiện một cách triệt để, tập trung đúng, đủ, kịp thời nguồn thu thuế vào NSNN chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi quan điểm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong công tác quản lý thuế. Quan điểm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo có ảnh hưởng trước hết tới các chính sách thuế TNCN, sau là tới quá trình tổ chức thực hiện và các công việc khác thuộc phạm vi quản lý. Một hệ thống chính sách thuế và cơ cấu thuế suất hợp lý nhưng tổ chức và cơ chế quản lý thu thuế kém sẽ không đạt được hiệu quả cao. Các cấp lãnh đạo cần phải có biện pháp phù hợp, nhanh chóng đáp ứng yêu cầu về công tác quản lý thu thuế, tạo được niềm tin cho ĐTNT người nộp thuế cũng như đảm bảo nguồn thu ngân sách vững chắc, ổn định. Quan điểm của lãnh đạo ảnh hưởng đến việc phân bổ nguồn thu, công tác tổ chức bộ máy nhân sự, trang bị cơ sở vật chất, kế hoạch triển khai công tác thu. Người lãnh đạo phải biết phân công giao việc hợp lý, khoa học nhằm thực thi công việc một cách tốt nhất. Như vậy, người lãnh đạo không chỉ phải có cách nhìn bao quát công việc, mà còn phải biết phân quyền, ủy quyền một cách hợp lý cho cấp dưới, cho những người thực thi nhằm khai thác các ý tưởng sáng tạo mới của tập thể cán bộ trong quản lý, tạo điều kiện để cho mọi cán bộ đều có cơ hội thăng tiến, phát huy khả năng làm việc cũng như học tập nâng cao kiến thức và trau dồi kỹ năng quản lý thu thuế. Theo đó là các chế độ thưởng đột xuất, thường xuyên đối với cán bộ thuế nói chung và cán bộ thuế có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý thu thuế nói riêng. Đồng thời có những biện pháp xử lý nghiêm những cán bộ vi phạm quy chế làm việc, có hành vi tham ô, nhận hối lộ. Đối với những đối tượng có hành vi gian lận, trốn thuế cần có những hình thức xử phạt thích đáng, đảm bảo tính công bằng, làm cho mọi người tin tưởng vào pháp luật, tích cực đấu tranh chống các hành vi vi phạm.  Trình độ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ thuế Trình độ đội ngũ cán bộ thuế đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý thuế, đặc biệt là thuế TNCN. Nhân tố này tác động vào tất cả các khâu của công
  • 24. – 11 – tác quản lý thuế TNCN, từ ban hành chính sách, tổ chức thực hiện chính sách tới tổ chức bộ máy quản lý thuế, thanh tra, kiểm tra thuế. Để có thể ban hành những chính sách thuế đúng đắn, đáp ứng được yêu cầu của những thay đổi kinh tế xã hội và đảm bảo được những mục tiêu của công tác quản lý thuế TNCN thì đội ngũ cán bộ thuế ở tầm hoạch định chính sách cần phải có trình độ cao về thực tế cũng như lý thuyết liên quan đến thuế và phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với công việc. Nếu nhà hoạch định chính sách có trình độ thấp và phẩm chất đạo đức kém sẽ đưa ra các chính sách chứa đựng nhiều sai sót không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới công tác quản lý thuế TNCN mà còn tới cả hệ thống thuế. Công tác thanh, kiểm tra thuế càng cần đòi hỏi một đội ngũ cán bộ có trình độ cao và phẩm chất đạo đức tốt để đủ khả năng phát hiện những sai phạm và giữ thái độ công minh, chính trực trong quá trình thanh, kiểm tra. Nhờ đó thanh, kiểm tra mới đạt hiệu quả mong muốn. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo làm công tác tổ chức thiết lập nên bộ máy quản lý thuế phải có đủ năng lực và phẩm chất để xây dựng một bộ máy phù hợp với những điều kiện kinh tế xã hội và có hiệu quả cao.  Cơ sở vật chất của ngành thuế Nhân tố này có ảnh hưởng mạnh mẽ tới công tác quản lý thu thuế TNCN. Những quy định trong chính sách về ĐTNT, TNCT (rộng hay hẹp), phương thức kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế… phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đáp ứng của ngành thuế trong công tác quản lý thu thuế. Khả năng này lại phụ thuộc rất lớn vào cơ sở vật chất của ngành thuế. Một hệ thống thu thuế được kết nối bằng mạng nội bộ sẽ là một nhân tố rất hữu ích cho cơ quan thuế trong việc quản lý thu thuế hiệu quả, chính xác, kịp thời và tiết kiệm chi phí. Việc xây dựng mạng thông tin nội bộ để quản lý cơ sở dữ liệu sẽ đòi hỏi những chi phí bước đầu tương đối lớn, nhưng xét về dài hạn thì điều này sẽ tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với việc quản lý dữ liệu theo kiểu thủ công.
  • 25. – 12 – 2.1.4.2. Các nhân tố khách quan  Tính nghiêm minh của luật pháp Cơ quan quản lý làm việc có hiệu quả, luật pháp được thực hiện nghiêm minh sẽ đảm bảo việc vi phạm luật giảm đi. Các ĐTNT cũng như cơ quan thu thuế cũng sẽ thực hiện nghiêm túc hơn các quy định trong luật thuế bởi họ biết rằng khi vi phạm nếu bị phát hiện sẽ không tránh khỏi những hình phạt. Như vậy, công tác quản lý thu thuế TNCN sẽ đạt được hiệu quả cao.  Tình hình kinh tế và mức sống của người dân Nhân tố này phụ thuộc không nhỏ vào mức độ phát triển kinh tế và đời sống của dân cư. Cùng một đơn vị thu thuế, trên một khu vực số ĐTNT thu nhập nhiều, số thuế thu được nhiều sẽ giảm bớt chi phí trên một đồng thuế thu được và ngược lại. Sự phát triển kinh tế sẽ đồng hành với sự phát triển của cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý nói chung và công tác quản lý thuế nói riêng, khi cơ sở hạ tầng tốt thì khả năng quản lý thuế cũng sẽ đơn giản và hiệu quả hơn.  Phương thức thanh toán chủ yếu trong dân cư Nếu như các khoản thu nhập được thanh toán qua hệ thống ngân hàng dưới hình thức tài khoản cá nhân thì sẽ rất thuận tiện cho cơ quan thuế trong việc giám sát thu nhập của ĐTNT; bên cạnh đó Nhà nước có thể áp dụng phương pháp thu thuế TNCN thông qua hệ thống ngân hàng. Điều này vừa giúp giảm bớt công việc và chi phí cho cơ quan thuế, vừa kiểm soát chặt chẽ hơn thu nhập của ĐTNT. Còn nếu các khoản thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt sẽ gây khó khăn cho cơ quan thuế trong việc xác định chính xác mức thu nhập của từng ĐTNT. Điều đó dẫn tới việc tính thuế không chính xác, kết quả là không thu đúng, thu đủ thuế cho NSNN. Chính vì vậy, sự phát triển của hệ thống ngân hàng đi kèm với việc phát triển hình thức thanh toán qua tài khoản sẽ là một điều kiện tất yếu để có thể thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế TNCN.  Ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế Khi người dân có ý thức chấp hành luật thuế tốt, họ sẽ tự giác trong kê khai, nộp thuế; hành vi trốn thuế sẽ ít xảy ra. Từ đó, công tác quản lý thu thuế sẽ gặp nhiều thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn. Nếu người dân có ý thức chấp hành luật thuế
  • 26. – 13 – kém sẽ tìm mọi cách trốn, tránh thuế nhằm làm giảm nghĩa vụ thuế dẫn đến làm giảm hiệu quả của công tác quản lý thu thuế. Trên thực tế, khi người dân nhận thức được quyền lợi họ sẽ được hưởng những hàng hóa, dịch vụ công cộng mà Nhà nước cung cấp họ sẽ thấy rõ hơn trách nhiệm của mình đối với Nhà nước là đóng thuế cho Nhà nước. Ý thức chấp hành pháp luật thuế của ĐTNT cũng ảnh hưởng một phần tới công tác quản lý thu thuế TNCN. Ý thức chấp hành pháp luật của người dân có thể được nâng cao dần thông qua quá trình tuyên truyền, giáo dục. 2.2 Các nội dung cơ bản về hoạt động kiểm soát nội bộ 2.2.1 Khái niệm kiểm soát nội bộ Kiểm soát nội bộ là một quá trình do ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên của đơn vị chi phối, được thiết lập để cung cấp một sự bảo đảm hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu dưới đây:  Báo cáo tài chính đáng tin cậy  Các luật lệ và quy định được tuân thủ  Hoạt động hữu hiệu có hiệu quả Khái niệm trên nhấn mạnh đến 3 (ba) vấn đề sau: Một là, mọi người thuộc mọi cấp bậc trong một tổ chức đều tác động đến kiểm soát nội bộ. Hệ thống kiểm soát nội bộ theo một mức độ nào đó, là trách nhiệm của mọi người. Các nhà quản lý được coi là chủ sở hữu hệ thống kiểm soát nội bộ trong phạm vi trách nhiệm của họ. Mội một nhân viên đóng một vài trò nhất định trong quy trình kiểm soát nội bộ. Hai là, một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu giúp đơn vị đạt được các mục tiêu về hoạt động, báo cáo tài chính và sự tuân thủ. Hệ thống kiểm soát nội bộ là một bộ phận cấu thành của cả một quy trình quản lý (bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn, kiểm soát,…). Nó giữ cho một tổ chức luôn hoạt động hướng về các mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ và tối thiểu hóa các yếu tố không mong đợi trong quá trình hoạt động. Ba là, hệ thống kiểm soát nội bộ chỉ có thể cung cấp một sự đảm bảo hợp lý trong việc đạt được các mục tiêu chứ không phải là sự đảm bảo chắc chắn. Hệ thống
  • 27. – 14 – kiểm soát nội bộ hữu hiệu giúp đơn vị đạt được các mục tiêu nhưng không có nghĩa là đảm bảo sự thành công của đơn vị. 2.2.2 Mục tiêu của kiểm soát nội bộ: Một hệ thống kiểm soát nội bộ được xem là hữu hiệu khi nó đảm bảo được các mục tiêu sau:  Bảo đảm độ tin cậy và tính trung thực của thông tin: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh ghi vào sổ kế toán phải có chứng từ gốc hợp lệ chứng minh có thật, không giả tạo.  Bảo đảm sự tuân thủ: Điều này xuất phát từ trách nhiệm của người quản lý đối với hành vi không tuân thủ. Do đó kiểm soát nội bộ phải hướng mọi thành viên trong đơn vị phải tuân thủ các chính sách, quy định trong nội bộ đơn vị và của Nhà nước.  Bảo vệ tài sản của đơn vị: Việc sử sụng các tài sản và truy cập hệ thống thông tin phải được quản lý và cấp quyền cho người thích hợp.  Bảo đảm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên: Các nguồn nhân lực và vật lực phải được sử dụng hợp lý, đúng người, đúng việc. 2.2.3 Các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ Một hệ thống kiểm soát nội bộ được coi là hữu hiệu cần bao gồm 5 yếu tố sau: 2.2.3.1 Môi trường kiểm soát a. Định nghĩa: Môi trường kiểm soát, một yếu tố vô hình, là nền tảng đối với các bộ phận khác nhau trong hệ thống kiểm soát nội bộ, cung cấp quy tắc ứng xử, cấu trúc, năng lực kỹ thuật và giá trị đạo đức. Một môi trường kiểm soát hiệu quả là một môi trường tại đó con người có năng lực, hiểu trách nhiệm của họ, giới hạn quyền lực của họ, tận tâm trong công việc, làm đúng và làm theo đúng cách. b. Trách nhiệm: Các nhà quản lý chịu trách nhiệm trong việc “tạo không khí” cho tổ chức. Nhà quản lý sẽ nâng cao được môi trường kiểm soát khi họ thiết lập và thông tin bằng văn bản các quy trình, chính sách, các giá trị đạo đức và tiêu chuẩn cư xử.
  • 28. – 15 – Ngoài ra, họ cũng nâng cao được môi trường kiểm soát khi họ cư xử đúng mực để nhân viên làm gương và yêu cầu mọi người trong tổ chức đều phải tuân theo các chuẩn mực đã đưa ra. c. Các yếu tố của môi trường kiểm soát:  Triết lý và phong cách điều hành của nhà quản lý: Triết lý quản lý được thể hiện qua quan điểm và nhận thức con người quản lý. Phong cách điều hành lại thể hiện qua cá tính, tư cách và thái độ của họ khi điều hành đơn vị. Triết lý và phong cách điều hành của nhà quản lý được thể hiện qua các yếu tố như sau:  Tính chất các rủi ro kinh doanh được chấp nhận. Cụ thể là các nhà quản lý sẵn sàng dấn thân vào các dự án có rủi ro cao hay có thái độ bảo thủ với việc chấp nhận rủi ro.  Sự tương tác thường xuyên giữa quản lý cấp cao và quản lý cấp hoạt động, đặc biệt khi hoạt động của đơn vị diễn ra ở những địa điểm có sự cách biệt địa lý.  Thái độ và hành động đối với báo cáo tài chính, bao gồm cả các thảo luận về ứng dụng các cách xử lý kế toán (ví dụ như lựa chọn các chính sách kế toán bảo thủ hay rộng rãi, thoải mái, các nguyên tắc có được áp dụng? các thông tin kế toán quan trọng có được khai báo?...) Triết lý và phong cách quản lý có thể ảnh hưởng rất lớn đến môi trường kiểm soát và tác động đến việc thực hiện các mục tiêu của đơn vị.  Phân quyền hạn và trách nhiệm: Đó là việc cụ thể hóa trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên trong các hoạt động của đơn vị. Thông qua việc phân nhiệm, các nhân viên phải xác định được công việc cụ thể của mình là gì. Họ phải ý thức được rằng hoạt động của họ sẽ ảnh hưởng đến người khác như thế nào trong quá trình thực hiện mục tiêu của đơn vị. Do đó, mô tả công việc cần phải được diễn giải bằng những nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và xác định mối quan hệ trong việc báo cáo giữa các thành viên với nhau. Ngoài ra, cách thức phân chia trách nhiệm và quyền hạn còn liên quan đến việc xác định số lượng nhân viên thích hợp cho công việc. Nó đòi hỏi phải xác định
  • 29. – 16 – kỹ năng cần thiết có liên quan, xem xét tới quy mô đơn vị, tính chất kinh doanh và mức độ phức tạp của các hoạt động.  Tính chính trực và giá trị đạo đức: Tính chính trực và giá trị đạo đức liên quan đến tất cả con người tham gia trong hệ thống kiểm soát nội bộ. Đó là các chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc cư xử mà các nhà quản lý đặt ra nhằm ngăn cản và hạn chế nhân viên trong tổ chức thực hiện các hành vi bị coi là phạm pháp và thiếu đạo đức. Tính chính trực và giá trị đạo đức còn bao gồm cả việc làm gương cho nhà quản lý về việc cư xử đúng đắn, tuân thủ các chuẩn mực và giảm các áp lực thỏa mãn các mục tiêu hão huyền.  Năng lực nhân viên: Đó là sự đảm bảo nhân viên được phân công công việc phù hợp với trình độ và kỹ năng của từng người. Các nhà quản lý cần đảm bảo tất cả các công việc đều có sự mô tả chi tiết và có sự phân tích những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc. Từ đó nhân viên mới có thể được bố trí công việc thích hợp.  Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức được thể hiện qua sơ đồ tổ chức của đơn vị. Đó là sự xác định trách nhiệm, quyền hạn và lộ trình báo cáo giữa các thành viên trong đơn vị. Khi xây dựng cơ cấu tổ chức cần xác định được các vị trí then chốt cùng với trách nhiệm và quyền hạn tương ứng. Một cơ cấu tổ chức hợp lý giúp cung cấp dòng thông tin cần thiết để quản lý các hoạt động trong đơn vị từ lập kế hoạch, điều hành, thực hiện và kiểm soát.  Chính sách nhân sự: Là các quy định và quy trình về tuyển dụng, huấn luyện, bổ nhiệm, thăng tiến và xử phạt nhân viên. Chính sách nhân sự cần có sự liên hệ chặt chẽ với nhân tố giá trị đạo đức và đảm bảo năng lực để có thể tuyển dụng những nhân viên tốt cho đơn vị. Vì vậy một chính sách nhân sự đúng đắn có thể bổ sung cho sự yếu kém của môi trường kiểm soát. Hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện bởi con người, trong khi đó môi trường kiểm soát là tập thể con người, là giá trị của mỗi con người trong tổ chức. Do đó, có thể nói môi trường kiểm soát là yếu tố trung tâm của hệ thống kiểm soát
  • 30. – 17 – nội bộ. Nói như vậy không có nghĩa là môi trường kiểm soát tốt hay xấu sẽ quyết định đến hệ thống kiểm soát nội bộ có hữu hiệu hay không. Thực chất thông qua đó chỉ xác định được chi phí do duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ trong tổ chức là ít hay nhiều mà thôi. 2.2.3.2 Đánh giá rủi ro a. Định nghĩa: Đánh giá rủi ro là việc xác định và phân tích các rủi ro liên quan đến việc đạt được các mục tiêu hoạt động hiệu quả, báo cáo tài chính đáng tin cậy và sự tuân thủ các quy định. Do đó, đánh giá rủi ro làm cơ sở cho việc quyết định quản lý rủi ro như thế nào. b. Trách nhiệm: Để quản lý các hoạt động một cách đúng đắn, các nhà quản lý cần xác định mức rủi ro về hoạt động, tài chính và sự tuân thủ mà họ sẵn sàng chấp nhận. Đánh giá rủi ro là một trong những trách nhiệm của nhà quản lý và cho phép họ hành động để giảm những sự việc bất ngờ, không mong đợi. Sự thất bại trong quản lý những rủi ro này có thể dẫn đến việc các mục tiêu hoạt động, báo cáo tài chính và sự tuân thủ không đạt được. c. Các yếu tố đánh giá rủi ro:  Nhận diện rủi ro sau khi xác định mục tiêu Rủi ro là những gì có thể đe dọa việc đạt được một mục tiêu nào đó. Với mỗi một mục tiêu của từng phòng ban, các rủi ro nên được nhận diện. Khi nhận diện rủi ro cần bao quát cả rủi ro bên trong lẫn rủi ro bên ngoài. Các nhà quản lý có thể đặt ra hàng loạt câu hỏi để nhận diện các rủi ro.  Phân tích rủi ro: Là sự sắp xếp thứ tự các rủi ro sau khi đã nhận diện nó. Để sắp xếp thứ tự các rủi ro, trước hết cần xem xét đến mức độ thường xuyên xảy ra của các rủi ro. Sau đó tiến hành định tính và định lượng tổn thất khi xảy ra rủi ro. Từ đó xác định hành động nào là cần thiết để quản lý rủi ro.
  • 31. – 18 – 2.2.3.3 Hoạt động kiểm soát a. Định nghĩa Hoạt động kiểm soát là các hành động được cụ thể hóa từ các chính sách và tuân thủ mà khi thực hiện thích hợp và đúng lúc sẽ giúp quản lý hoặc giảm thiểu các rủi ro đã được nhận diện. b. Trách nhiệm Một khi các nhà quản lý chịu trách nhiệm chính trong việc nhận diện rủi ro đối với các hoạt động của đơn vị, họ cũng chính là người có trách nhiệm chính trong việc thiết kế, triển khai và giám sát các hoạt động kiểm soát để ngăn chặn hoặc giảm các rủi ro đó c. Các yếu tố của hoạt động kiểm soát  Quy trình phê chuẩn, ủy quyền: Đây là một hoạt động kiểm soát quan trọng. Phê chuẩn, ủy quyền là việc cấp quản lý cho phép nhân viên thực hiện các hoạt động nhất định nào đó. Nó bao gồm ủy quyền chung và ủy quyền cụ thể. Việc cho phép một phòng ban chi tiêu một số tiền nhất định từ ngân sách là một ví dụ về ủy quyền chung. Quy trình phê chuẩn và ủy quyền cụ thể thì liên quan đến từng nghiệp vụ đơn lẻ, có nghĩa là mỗi một nghiệp vụ đòi hỏi phải có chữ ký hay sự phê chuẩn điện tử của người có thẩm quyền. Trong hoạt động ủy quyền và phê chuẩn, người có thẩm quyền phê chuẩn nên xem xét các chứng từ có liên quan, đặt nghi vấn những điều bất thường và đảm bảo rằng có đầy đủ thông tin cần thiết để đánh giá, chứng minh cho nghiệp vụ đó trước khi ký duyệt. Việc ký tên trước trên văn bản trắng là tuyệt đối bị ngắn cấm.  Công tác đối chiếu: Đối chiếu là việc so sánh với nhau giữa các tập hợp dữ liệu khác nhau, nhận diện và tìm ra sự khác biệt và có các chỉnh sửa khi cần thiết để giải quyết sự khác biệt. Hoạt động kiểm soát này giúp đảm bảo sự chính xác và đầy đủ các nghiệp vụ. Nhân tố chủ chốt của quy trình đối chiếu là phát hiện và giải quyết sự khác biệt. Nếu chỉ ghi nhận sự khác biệt mà không làm gì cả thì đối chiếu cũng vô ích. Việc đối chiếu phải có chứng từ và được phê chuẩn bởi cấp quản lý.
  • 32. – 19 –  Soát xét lại công việc đã thực hiện: Việc cấp quản lý xem xét lại các báo cáo, các ghi chép đối chiếu và các thông tin khác có liên quan cũng là một hoạt động kiểm soát quan trọng. Cấp quản lý nên xem xét lại tính chắc chắn và hợp lý của thông tin. Việc soát xét lại quá trình thực hiện cung cấp cơ sở để phát hiện các vấn đề cần phải giải quyết. Trong hoạt động soát xét lại, cấp quản lý sẽ so sánh số liệu thực tế với số liệu kế hoạch, dự toán, dự báo, hoặc số liệu giữa các kỳ với nhau. Nó làm căn cứ để đo lường mức độ đạt được mục tiêu và để nhận diện những kết quả không mong đợi cần phải tiếp tục giải quyết. Cũng như công tác đối chiếu, việc soát xét lại báo cáo, đối chiếu và các thông tin khác nên được ghi chép thành tài liệu.  Bảo vệ tài sản: Các tài sản có tính thanh khoản cao với nhiều mục đích sử dụng khác nhau, các tài sản nguy hiểm, chứng từ quan trọng, các thông tin có tính bảo mật phải được bảo quản cẩn thận. Cụ thể, sử dụng các kiểm soát tiếp cận là cách tốt nhất để bảo vệ các tài sản này, chẳng hạn như: hệ thống quạt thẻ, mật mã máy tính, … Trong hoạt động bảo vệ tài sản, đối với hàng tồn kho quan trọng, có giá trị lớn thì phải ghi chép thường xuyên hoạt động mua vào và xuất ra. Định kỳ, các mặt hàng phải được kiểm kê bởi một người độc lập với công tác thu mua, ủy quyền và thủ kho. Kết quả kiểm kê phải được so sánh với số dư trên sổ ghi chép thường xuyên. Những mặt hàng bị thiếu hụt cần được phân tích và tìm hiểu nguyên nhân và từ đó đề ra biện pháp giải quyết.  Phân chia trách nhiệm: Phân nhiệm là yếu tố then chốt đối với hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu. Nó giúp giảm rủi ro về sai sót và không phù hợp. Một nguyên tắc chung là chức năng phê chuẩn, ghi chép kế toán, đối chiếu và quản lý tài sản phải được tách riêng biệt. Khi các chức năng không thể tách biệt do quy mô nhỏ, thì việc giám sát chi tiết các hoạt động có liên quan cần phải có như là một hoạt động kiểm soát bù đắp. Phân chia trách nhiệm cũng là hoạt động ngăn ngừa và hạn chế gian lận vì cần phải có sự thông đồng với nhiều nhân viên khác mới có thể thực hiện hành vi gian lận.
  • 33. – 20 –  Kiểm tra hệ thống thông tin: Yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát nội bộ về hệ thống thông tin phụ thuộc vào tính then chốt, bảo mật của thông tin và mức độ phức tạp của các ứng dụng có trên hệ thống. Có hai loại kiểm soát cơ bản đối với hệ thống thông tin: kiểm soát chung và kiểm soát ứng dụng. 2.2.3.4 Thông tin và truyền thông a. Hệ thống thu nhận, xử lý và ghi chép thông tin: Mục đích chính của hệ thống là tập hợp những thông tin đáng tin cậy về các hoạt động của đơn vị để sẵn sàng cung cấp cho những người cần thiết. Qua đó cấp quản lý nhận diện được các rủi ro. Trong đó, hệ thống thông tin kế toán đóng vai trò quan trọng. Các nhân viên kế toán cần được trang bị kiến thức về phân loại, tính hợp lệ, cách thức ghi chép chứng từ vào sổ. Mục tiêu của hệ thống kế toán là:  Xác định và ghi chép tất cả các nghiệp vụ có thật  Diễn giải nghiệp vụ một cách chi tiết để ghi chép đúng giá trị của chúng  Xác định đúng kỳ của các nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra để phản ánh một cách đúng đắn. b. Báo cáo thông tin trong nội bộ và bên ngoài: Những thông tin thích hợp và đáng tin cậy cần được thông tin trong nội bộ tổ chức và thông tin ra bên ngoài như nhà cung cấp, khách hàng,…bằng các mẫu biểu, sơ đồ bắt buộc hoặc tùy chọn. Việc truyền thông thông tin đóng vai trò quan trọng trong hệ thống kiểm soát nội bộ. Nó giúp cho nhân viên hiểu biết về vai trò và trách nhiệm của họ và biết được công việc của họ có liên quan đến người khác như thế nào và họ được yêu cầu báo cáo thông tin đến những ai. Đối với hệ thống thông tin kế toán, sơ đồ hạch toán, sổ tay hướng dẫn về các chính sách và thủ tục kế toán và báo cáo kế toán là phương tiện truyền thông hữu hiệu. Nó giúp cho việc xử lý các nghiệp vụ đúng đắn và thống nhất trong toàn đơn vị. Thông qua đó cấp quản lý biết được tình hình tài chính, hoạt động chung của đơn vị cũng như của từng bộ phận. Việc thông tin có thể được thực hiện bằng bất kỳ phương tiện, từ văn bản chính thức cho tới những email, hệ thống chat trong tổ chức.
  • 34. – 21 – 2.2.3.5 Giám sát Giám sát là bộ phận cuối cùng của hệ thống kiểm soát nội bộ, là việc đánh giá việc thực hiện kiểm soát nội bộ. Mục đích của việc giám sát là xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ có được thiết kế đầy đủ và được thực hiện hợp lý và hiệu quả hay không. Trong khi xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ là một quá trình thì việc đánh giá hiệu quả của nó được thực hiện từng thời điểm riêng lẻ. Nó được tiến hành thông qua các hoạt động giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ.  Giám sát thường xuyên Giám sát thường xuyên KSNB được thiết lập cho những hoạt động thông thường và lặp lại của tổ chức. Bao gồm cả những hoạt động giám sát và quản lý mang tính chất định kỳ ngay trong quá trình thực hiện của các nhân viên trong công việc hằng ngày. Giám sát thường xuyên được thực hiện trên tất cả các yếu tố của KSNB và liên quan đến việc ngăn chặn và phát hiện tất cả những hành vi vi phạm luật pháp, không tiết kiệm, không hiệu quả của hệ thống.  Giám sát định kỳ Phạm vi và tầng suất giám sát định kỳ phụ thuộc vào sự đánh giá mức độ rủi ro và hiệu quả của thủ tục giám sát thường xuyên. Giám sát định kỳ bao phủ toàn bộ sự đánh giá, sự hữu hiệu của hệ thống KSNB và đảm bảo KSNB đạt kết quả như mong muốn dựa trên các phương pháp và thủ tục kiểm soát. Những yếu kém của hệ thống KSNB phải được thông báo cho lãnh đạo cấp trên. Giám sát này bao gồm cả việc xem xét các phát hiện kiểm toán và các kiến nghị của kiểm toán viên để chúng thực hiện được trong thực tế một cách hữu hiệu. 2.3 Kiểm soát nội bộ trong ngành thuế  Tổng quan về hoạt động thu thuế Thuế là một công cụ tài chính vô cùng quan trọng, gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước mà bất cứ quốc gia nào cũng sử dụng công cụ thuế để tham gia vào việc thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình. Nộp thuế là nghĩa vụ bắt buộc với các cá nhân cũng như những tổ chức khi phát sinh một khoản thu nhập.
  • 35. – 22 –  Đánh giá rủi ro trong hoạt động thu thuế Trong hoạt động thu thuế thường xảy ra nhiều rủi ro: Rủi ro bên ngoài và rủi ro bên trong.  Rủi ro bên ngoài: Rủi ro bên ngoài xảy ra gắn liền với đối tượng nộp thuế, như vệc các tổ chức, cá nhân có hành vi trốn thuế. Có thể các tổ chức, cá nhân không trốn thuế nhưng mất khả năng nộp thuế như: phá sản, thiên tai, hỏa hoạn, … Hoặc do các chính sách thuế ở tầm vĩ mô thay đổi tình hình kinh tế, chính trị của quốc gia,…  Rủi ro bên trong: Rủi ro bên trong có thể xảy ra do các quy định thu thuế chưa phù hợp, không rõ ràng, chồng chéo làm cho đối tượng nộp thuế hiểu nhầm. Đội ngũ nhân viên thu thuế vi phạm đạo đức nghề nghiệp hoặc thông đồng với đối tượng nộp thuế làm giảm nguồn thu của ngân sách Nhà nước.  Vai trò của kiểm soát nội bộ trong hoạt động chống thất thu thuế Đối với một tổ chức thuế thì vai trò của tổ chức KSNB trong hoạt động chống thất thu thuế có thể tóm tắt như sau:  Tạo lập một cơ cấu kỷ cương trong toàn bộ quy trình hoạt động của đơn vị.  Giúp nhận biết, phân tích và lựa chọn được phương pháp tối ưu đối phó với các rủi ro trong việc thực hiện mục tiêu thu thuế.  Tạo lập được một hệ thống thông tin và truyền đạt thông tin hữu hiệu trong toàn tổ chức.  Việc tổ chức kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ giữa các bộ phận với nhau hoặc cấp trên với cấp dưới giúp phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm do thiếu sót hoặc cố tình gây ra.  Giúp đánh giá và hoàn thiện hơn những bất cập cần bổ sung của hệ thống KSNB để ngăn chặn kịp thời những rủi ro phát sinh, hoàn thành nhiệm vụ thu thuế đề ra.
  • 36. – 23 – KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Để tăng cường hoạt động kiểm soát trong công tác tổ chức quản lý về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh thì chúng ta phải kiểm soát nguồn thu tại các cơ quan quản lý thuế và tổ chức xây dựng các chuẩn mực kiểm soát, hạch toán kế toán một cách chặt chẽ nguồn thu để quản lý và sử dụng có hiệu quả nhằm đảm bảo tính ổn định của nguồn thu phục vụ cho vấn đề phúc lợi xã hội, tạo môi trường bình đẳng. Một hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả cần thực hiện tốt năm yếu tố sau để đánh giá: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền thông; Giám sát.
  • 37. – 24 – CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mô hình nghiên cứu Một vấn đề giải quyết có căn cứ khoa học, thì cần xây dựng khung hình hay mô hình nghiên cứu tùy theo tính chất của vấn đề được nghiên cứu. Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu Cơ sở lý luận chung Khảo sát thực trạng Phương pháp nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu Công tác tổ chức quản lý Thuế TNCN Các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ Hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt động của Thuế Định lượng Định tính Sơ cấp Thứ cấp Số liệu tại Cục thuế TP.HCM Bảng câu hỏi Những vấn đề làm được và chưa làm được, nguyên nhân Đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát trong công tác quản lý về tình hình thu thuế TNCN trên địa bàn TP. HCM
  • 38. – 25 – 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Các câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu trong quá trình nghiên cứu tác giả lần lượt đưa ra các câu hỏi nghiên cứu như sau: (1) Muốn tăng cường hoạt động kiểm soát trong công tác quản lý về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh thì phải dựa trên những cơ sở hay lý luận nào? (2) Thực trạng hiện nay về hoạt động kiểm soát trong công tác quản lý về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? Có yếu tố nào tác động không? (3) Các giải pháp hay đề xuất nào nhằm nâng cao hiệu quả về hoạt động kiểm soát trong công tác quản lý tình hình thu thuế thu nhập cá nhân hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh? 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu  Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số (1), tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về kiểm soát nội bộ KSNB và những vấn đề cơ bản về công tác tổ chức quản lý thuế TNCN, và mục tiêu của đề tài cần nhấn mạnh đó là tăng cường hoạt động kiểm soát bên trong tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh và giới hạn các rủi ro bên ngoài Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh.  Nghiên cứu theo phương pháp định tính và cả định lượng để trả lời câu hỏi số (2). Với phương pháp định tính, tác giả tìm hiểu và đánh giá các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp về thực trạng công tác tổ chức hệ thống KSNB hiện nay và các văn bản quy định về hệ thống KSNB tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh, công tác tổng kết đánh giá về tình hình thu thuế cá nhân hàng năm tại Cục thuế. Các dữ liệu thứ cấp được phân tích hàng năm, tính tỷ lệ so sánh để đánh giá các nhân tố tác động đến công tác tăng cường hoạt động kiểm soát về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân. Các số liệu sơ cấp thu về từ bảng khảo sát câu hỏi, tác giả sử dụng phương pháp định lượng bằng cách thống kê mô tả để so sánh tỷ lệ các câu trả lời, từ đó đánh giá thực trạng và nguyên nhân tồn tại.
  • 39. – 26 –  Dùng phương pháp so sánh và suy diễn, tổng hợp giữa lý luận và thực trạng nhằm xây dựng quan điểm hoàn thiện hệ thống KSNB trong công tác quản lý về tình hình thu thuế TNCN tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh để trả lời câu hỏi số (3). Từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB theo 05 yếu tố cấu thành để giải quyết nguyên nhân tồn tại trong hệ thống KSNB trong công tác quản lý thu thuế TNCN tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh (Môi trường kiểm soát; đánh giá rủi ro; hoạt động kiểm soát; thông tin và truyền thông và giám sát). Mặt khác, đề ra một số kiến nghị ở các cấp cao hơn ở Tổng cục thuế nhằm hoàn thiện tổ chức hệ thống KSNB tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh một cách hiệu quả. Dữ liệu sau khi thu thập được tiến hành tổ chức nhập liệu và xử lý trên phần mềm SPSS và Microsoft Excel. 3.3. Thu thập dữ liệu nghiên cứu Nếu dữ liệu nghiên cứu không thu thập đầy đủ và khách quan dẫn đến kết quả nghiên cứu sai lệch. Để đảm bảo dữ liệu nghiên cứu có độ tin cậy cao, tác giả đã thu thập dữ liệu dưới dạng thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.  Dữ liệu thứ cấp:  Thu thập các văn bản về hoạt động kiểm soát của Tổng cục thuế và Cục thuế TPHCM.  Tập hợp số liệu thuế thu nhập cá nhân đã thu được và chưa thu được trong 05 năm (2009->2013).  Lập bảng tổng hợp để đánh giá sơ kết và tổng kết về tình hình thu thuế và khoản chưa thu được, đưa ra nguyên nhân tồn tại và cách giải quyết tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh.  Dữ liệu sơ cấp: Gởi bảng câu hỏi khảo sát đến các anh chị đang làm công tác thuế tại Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh (140 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP.HCM) để lấy ý kiến. Đồng thời phỏng vấn các trưởng bộ phận liên quan đến công tác về thuế thu nhập cá nhân nhằm tiếp thu và đánh giá chất lượng câu hỏi một cách khách quan nhất.
  • 40. – 27 –  Đối tượng chọn khảo sát Với số lượng 240 bảng câu hỏi được phát đi, sau khi tiến hành khảo sát thu về 227 bảng câu hỏi, trong đó có 18 bảng câu hỏi không đáp ứng được yêu cầu (trả lời thiếu hoặc bỏ sót nhiều) nên số bảng câu hỏi hợp lệ là 209 và số bảng câu hỏi không hợp lệ sẽ loại bỏ khỏi nghiên cứu này. Đối tượng Số người tham gia khảo sát Tỷ lệ Lãnh đạo 6 2,87% Đội trưởng, đội phó 53 25,36% Chuyên viên kiểm tra 150 71.77% Tổng 209 100,00% Bảng 3.1: Thành phần đối tượng nghiên cứu  Cách thiết kế câu hỏi khảo sát Thiết lập một bảng câu hỏi khảo sát nhằm tham khảo ý kiến của các chuyên gia là các cán bộ cấp cao (01 Cục trưởng và 5 phó cục trưởng) của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh. Với mục đích là thăm dò ý kiến về thực trạng trong công tác kiểm soát về tình hình thu thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế dưới tầm nhìn của lãnh đạo và cán bộ quản lý, nhân viên kiểm tra thuế,…Với mục đích đánh giá chi tiết mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thông qua 5 nhân tố: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trong chương 3 này, chúng ta sẽ phải xác định phương pháp nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu thực trạng, tác giả sử dụng phương pháp định tính và định lượng để xử lý số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được trong quá trình nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện bằng tổng hợp, so sánh và suy diễn dựa trên tình hình thực tế.
  • 41. – 28 – CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT TRONG CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ VỀ TÌNH HÌNH THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 4.1 Khái quát về kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh 4.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh Trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh luôn là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước, là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, về quy mô thành phố chỉ chiếm 0,6% diện tích và 8,3% dân số nhưng đã đóng góp 20,2% tổng sản phẩm quốc gia, 26,1% giá trị sản xuất công nghiệp và 44% dự án đầu tư nước ngoài. Thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có những bước chuyển biến về phương pháp điều hành, chỉ đạo và thái độ kiên quyết thực hiện các ý tưởng. Thành phố Hồ Chí Minh được xác định trung tâm kinh tế ưu tiên để tạo điều kiện cho các ngành phát triển ở mức tối đa nhất. Nên Nhà nước ta phải có cơ chế chính sách kịp thời, phù hợp, rõ ràng, bình đẳng... Xây dựng bộ máy tinh gọn, đội ngũ công chức có tính chuyên nghiệp cao, trách nhiệm rõ ràng. Đội ngũ công chức phải thường xuyên được cập nhật thông tin mới, đào tạo lại để hiểu biết ngang tầm với nhiệm vụ. Sử dụng tài chính công tiết kiệm, hiệu quả, không dàn trải, tiết kiệm chi phí thường xuyên để tập trung vốn cho đầu tư phát triển cùng với việc thu hút mạnh các nguồn đầu tư khác để hàng năm mức tăng vốn đầu tư xã hội. Mặt khác, phải đi tắt đón đầu, quan tâm xây dựng nền tảng của kinh tế tri thức như: giáo dục đào tạo, xây dựng đội ngũ lao động chất lượng cao, đội ngũ khoa học và quản lý giỏi, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo.
  • 42. – 29 – Chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh được tăng cường, thu nhập bình quân tháng của người dân ngày càng tăng do đó đời sống của người lao động đang ngày càng được cải thiện. Cùng với tăng trưởng kinh tế, số ĐTNT ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là thuế TNCN. 4.1.2 Khái quát về Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 314 TC/QĐ ngày 21/8/1990 của Bộ Tài chính. Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào NSNN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định của pháp luật. Bên cạnh nhiệm vụ đảm bảo số thu cho NSNN, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh còn phải thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác do Tổng cục Thuế giao và đảm bảo thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh gồm có 4.292 cán bộ, nhân viên; trong đó Văn phòng Cục gồm 1.079 cán bộ, nhân viên được tổ chức thành 22 phòng và 3.213 cán bộ, nhân viên làm việc tại 24 Chi cục Thuế quận, huyện trực thuộc. Theo phân cấp quản lý, Văn phòng Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện quản lý thu thuế các doanh nghiệp lớn, có phạm vi kinh doanh liên quan đến nhiều quận huyện, nhiều tỉnh, thành phố; các doanh nghiệp thuộc diện hoàn thuế giá trị gia tăng; quản lý những nguồn thu lớn, quan trọng. Đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các chi cục thuế trong việc thực hiện các chức năng quản lý thuế trên địa bàn. Các Chi cục thuế quản lý thuế đối với cá nhân, doanh nghiệp có quy mô, phạm vi kinh doanh vừa và nhỏ, trên địa bàn một quận, huyện, thành phố không có hoạt động xuất nhập khẩu thuộc diện phải hoàn thuế giá trị gia tăng.
  • 43. – 30 – 4.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh 4.2.1 Cơ cấu tổ chức của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh Cơ cấu tổ chức Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức gồm 22 phòng có chức năng tham mưu giúp việc cho Cục trưởng: Hình 4.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức tại Cục thuế Tp.Hồ Chí Minh CỤC TRƯỞNG P.CỤC TRƯỞNG P.CỤC TRƯỞNG P.CỤC TRƯỞNG P.CỤC TRƯỞNG P.CỤC TRƯỞNG Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán Thanh tra thuế số 1 Kiểm tra thuế số 1 Quản trị - Tài vụ Hành chính lưu trữ Quản lý các khoản thu từ đất Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế Thanh tra thuế số 2 Kiểm tra thuế số 2 Tin học Kê khai và kế toán thuế Thuế thu nhập cá nhân Thanh tra thuế số 3 Kiểm tra thuế số 3 Pháp chế Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Tích hợp và lưu trữ dữ liệu người nộp thuế Thanh tra thuế số 4 Kiểm tra thuế số 4 Ấn chỉ Tổ chức cán bộKiểm tra nội bộ
  • 44. – 31 – 4.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh  Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Cục thuế quản lý: Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền – hỗ trợ, phổ biến chính sách pháp luật về thuế; hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trực thuộc trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, tuyên truyền pháp luật về thuế;…  Phòng Kê khai và Kế toán thuế: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế trong phạm vị Cục thuế quản lý: trực tiếp tiếp nhận và xử lý hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, hạch toán, ghi chép các dữ liệu trên tờ khai,…  Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt: trực tiếp theo dõi tình hình nợ, lập danh sách đối chiếu nợ thuế của từng đối tượng; lập hồ sơ đề nghị cưỡng chế và đề xuất biện pháp thực hiện cưỡng chế,…  Phòng Kiểm tra thuế 1,2,3,4: Giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế: tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của người nộp thuế, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ quan thuế; xác định tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; phát hiện những nghi vấn, bất thường trong kê khai thuế; tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế tại trụ sở của người nộp thuế, kiểm tra các tổ chức được ủy nhiệm thu thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
  • 45. – 32 –  Phòng thanh tra thuế 1,2,3,4: Thanh tra người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế: Thanh tra thuế theo chương trình kế hoạch của Cục thuế; thanh tra các trường hợp do phòng kiểm tra thuế, các Chi cục đề nghị và chuyển hồ sơ; hoặc theo yêu cầu của cơ quan thuế cấp trên và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo quy định đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế phát hiện được khi thanh tra thuế; đôn đốc người nộp thuế vi phạm thực hiện nộp tiền thuế, tiền phạt theo đúng quy định.  Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán: Hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế; xây dựng và thực hiện dự toán thu Ngân sách Nhà nước: Xây dựng dự toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tham mưu cho lãnh đạo Cục Thuế phân bổ dự toán thu ngân sách Nhà nước đã phê duyệt cho các đơn vị; đề xuất các giải pháp và tổ chức chỉ đạo thực hiện các giải pháp đảm bảo hoàn thành vượt mức dự toán thu thuế trên địa bàn; theo dõi, tổng hợp, phân tích, đánh giá tiến độ thực hiện dự toán thuế; phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan triển khai các biện pháp quản lý thu thuế trên địa bàn.  Phòng pháp chế: Rà soát các văn bản trả lời, hướng dẫn về thuế do các phòng chức năng của Cục thuế, Chi cục thuế soạn thảo; đề xuất biện pháp và trình Lãnh đạo Cục thuế xử lý đối với các văn bản ban hành chưa phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và văn bản hướng dẫn của Tổng cục thuế; kiểm tra, đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện công tác pháp chế, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác pháp chế của Cục thuế.  Phòng quản lý thuế thu nhập cá nhân: Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất chính sách thuế thu nhập cá nhân; kiểm tra, giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân; tổ chức thực hiện dự toán thu thuế thu nhập cá nhân đối với người nộp thuế:  Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân của người nộp thuế; xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch và
  • 46. – 33 – trực tiếp thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với người nộp thuế;  Khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân của người nộp thuế, thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ quan thuế; kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân;  Phát hiện những nghi vấn, bất thường trong kê khai thuế thu nhập cá nhân, yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời;  Xử lý hoặc kiến nghị xử lý những trường hợp người nộp thuế thu nhập cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thuế phát hiện được thông qua kiểm tra.  Phòng kiểm tra nội bộ: Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế, khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế.  Phòng Tin học: Tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học ngành thuế; triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế và hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo cán bộ thuế trong việc ứng dụng tin học vào công tác quản lý.  Phòng Tổ chức cán bộ: Triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền lương, đào tạo cán bộ và thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ Cục thuế.  Phòng Hành chính – Lưu thư: Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, chương trình, kế hoạch công tác của Cục Thuế trong phạm vi toàn Cục Thuế: Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ tại cơ quan Cục thuế; tiếp nhận, phát hành kịp thời, đầy đủ, chính xác công văn của Cục Thuế, phân loại, chuyển cho các phòng chức năng xử lý.
  • 47. – 34 –  Phòng Quản trị - Tài vụ: Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản trị: Thực hiện công tác phục vụ cho các hoạt động của nội bộ Cục thuế; tổ chức công tác bảo vệ cơ quan, tài sản, phòng cháy chữa cháy đảm bảo an toàn, vệ sinh cơ quan; quản lý cơ sở vật chất, phương tiện đi lại và tài sản công; phối hợp với các phòng đôn đốc thực hiện nội quy, quy chế và kỷ luật lao động.  Phòng Quản lý - Ấn chỉ: Thực hiện các công tác in ấn chỉ theo phạm vị được phân cấp; thực hiện cấp phát, bán hóa đơn ấn chỉ thuế cho các đơn vị trong và ngoài ngành thuế, các tổ chức và cá nhân nộp thuế; quản lý sử dụng hóa đơn ấn chỉ thuế và quản lý hóa đơn tự in của các tổ chức và cá nhân nộp thuế.  Trung tâm tích hợp và lưu trữ thông tin người nộp thuế: Có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức thực hiện công tác thu nhập, tiếp nhận, tích hợp, lưu trữ đồng bộ, thống nhất và khai thác hiệu quả hệ thống thông tin người nộp thuế.  Phòng Quản lý các khoản thu từ đất: Tổ chức thực hiện công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn Cục thuế quản lý. 4.3 Thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 4.3.1 Quy trình quản lý thu thuế Ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, việc kê khai nộp thuế thu nhập thực hiện theo nguyên tắc khấu trừ tại nguồn. Cơ quan chi trả thu nhập có nghĩa vụ khấu trừ tiền thuế trước khi chi trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế để nộp thay tiền thuế vào ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, đối với một số trường hợp, cơ quan thuế có thể áp dụng phương pháp tự kê khai. Những người nộp thuế thuộc diện tự kê khai đa phần là những người hành nghề tự do, có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau. Nhưng số đối tượng