SlideShare a Scribd company logo
1 of 210
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
QUÁCH THỊ MINH PHƯỢNG
CHÍNH SÁCH DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI - 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
QUÁCH THỊ MINH PHƯỢNG
CHÍNH SÁCH DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Chính sách công
Mã số: 934.04.02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ PHÚ HẢI
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của
luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi hoàn toàn chịu trách
nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Tác giả
Quách Thị Minh Phượng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN......................................................................................14
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu............................................................14
1.2. Đánh giá tổng quan về những công trình nghiên cứu và những vấn đề đặt
ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu ........................................................................39
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH DỊCH VỤ
CÔNG TRỰC TUYẾN.......................................................................................44
2.1. Khái quát về chính sách công, dịch vụ công, dịch vụ công trực tuyến .........44
2.2. Chính sách dịch vụ công trực tuyến ..............................................................55
2.3. Chính sách cung ứng dịch vụ công trực tuyến tại một số quốc gia trên thế
giới và kinh nghiệm cho Việt Nam.......................................................................70
Chương 3: THỰC TIỄN CHÍNH SÁCH DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
Ở VIỆT NAM......................................................................................................78
3.1. Bối cảnh triển khai cải cách hành chính và thực tiễn xây dựng chính phủ điện
tử tác động đến chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam hiện nay ..............78
3.2. Thực trạng xây dựng, tổ chức thực hiện và đánh giá chính sách dịch vụ
công trực tuyến .....................................................................................................91
3.3. Đánh giá chung ............................................................................................109
Chương 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY....................122
4.1. Quan điểm về hoàn thiện chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam.......122
4.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam.......125
KẾT LUẬN.......................................................................................................................144
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ...........................................147
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................148
PHỤ LỤC..........................................................................................................................158
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chính phủ điện tử CPĐT
Công nghệ thông tin CNTT
Dịch vụ công DVC
Dịch vụ công trực tuyến DVCTT
Cơ quan nhà nước CQNN
Chính sách công CSC
Cải cách hành chính CCHC
Cán bộ, công chức CBCC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Danh mục các nhiệm vụ, đề án cải cách hành chính giai đoạn 2016-
2020 ..................................................................................................................79
Bảng 3.2: Thứ hạng chính phủ điện tử của Việt Nam theo đánh giá của Liên
Hợp quốc năm 2016 .........................................................................................88
Bảng 3.3: Thống kê số lượng hồ sơ giải quyết dịch vụ công trực tuyến ở mức độ
3,4 tại một số địa phương...............................................................................101
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Mô hình các cơ quan chuyên môn tổ chức hành chính của Việt Nam .....63
Hình 3.1: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2018..................................82
Hình 3.2: Xếp hạng Chính phủ điện tử cấp Bộ và cơ quan ngang bộ.......................89
Hình 3.3: Xếp hạng Chính phủ điện tử các cơ quan thuộc Chính phủ .....................89
Hình 3.4: Xếp hạng Chính phủ điện tử cấp tỉnh .......................................................90
Hình 3.5: Đề xuất của người dân đối với CQNN......................................................96
Hình 3.6: Đề xuất của doanh nghiệp đối với CQNN................................................96
Hình 3.7: Mức độ hài lòng đối với cập nhật thông tin phục vụ người dân.............103
Hình 3.8:Mức độ hài lòng đối với cập nhật thông tin phục vụ doanh nghiệp ........104
Hình 3.9: Mức độ hài lòng của người dân đối với thái độ phục vụ của CQNN
thông qua mạng ..............................................................................................105
Hình 3.10: Mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với thái độ phục vụ của
CQNN thông qua mạng..................................................................................106
Hình 3.11: Mức độ hài lòng của người dân trong bảo mật thông tin......................107
Hình 3.12: Mức độ hài lòng của doanh nghiệp trong bảo mật thông tin ................107
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách công là hệ thống các quyết định của chủ thể có thẩm quyền trong
bộ máy nhà nước nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra với những mục tiêu, giải
pháp cụ thể. Khi thực tiễn đặt ra vấn đề cần giải quyết, Đảng, Nhà nước sẽ phải
hoạch định, xây dựng và ban hành chính sách nhằm giải quyết vấn đề đó. Thời gian
vừa qua, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, sự phát triển của công nghệ thông tin
và truyền thông đã góp phần thay đổi tất cả mọi hoạt động, mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội, trong đó có hoạt động của Nhà nước. Ứng dụng công nghệ thông tin
nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành, xây dựng chính quyền kiến
tạo, liêm chính, phục vụ, hành động; đảm bảo cải thiện môi trường kinh doanh, tạo
thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp đã trở thành mục tiêu của chính phủ nhiều
quốc gia trên thế giới. Do đó, rất cần có một hệ thống chính sách về việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, đặc biệt là trong hoạt
động tổ chức thực hiện pháp luật của hệ thống cơ quan hành pháp. Chính sách đó
được cụ thể hóa trong chính sách về xây dựng chính phủ điện tử. Cung cấp các dịch
vụ công trực tuyến là một nội dung trọng tâm trong tiến trình cải cách hành chính,
triển khai chính phủ điện tử. Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các
dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi
trường mạng [9]. Từ đó cho thấy vai trò và tính quyết định của chính sách dịch vụ công
trực tuyến trong triển khai thành công chính phủ điện tử như mục tiêu đặt ra.
Xét về thực tiễn, ở Việt Nam, chính sách dịch vụ công trực tuyến thường được
thể chế hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật, tạo căn cứ pháp lý để thi hành.
Từ việc ban hành các văn bản của Đảng, thể chế hóa trong các văn bản pháp luật
của Nhà nước những quyết định đưa vào Chương trình, kế hoạch triển khai, các đề
án, dự án phát triển công nghệ thông tin, ứng dụng trong hoạt động quản lý nhà
nước, xây dựng chính phủ điện tử, triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Quan điểm của Đảng được thể hiện trước tiên tại Chỉ thị số 58-CT/TW ngày
17/10/2000 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh
ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
2
hiện đại hóa (Chỉ thị 58). Trên cơ sở đó, rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật,
các đề án, chương trình nhằm triển khai cung ứng dịch vụ công theo hình thức trực
tuyến (dựa vào ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông). Nhận thức được tầm
quan trọng của việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong
bối cảnh hội nhập quốc tế, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển
công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Từ
đó đặt ra vấn đề: Cần tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động của các cơ quan nhà nước nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp, tập trung
vào các nội dung chính là cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng
công nghệ thông tin tại bộ phận một cửa.
Bên cạnh hạn chế trong việc hoạch định, xây dựng chính sách, thực tiễn còn
cho thấy việc triển khai thực hiện chính sách dịch vụ công trực tuyến của nhiều bộ,
ngành, địa phương chưa đạt mục tiêu đặt ra, mới chỉ dừng lại ở mức lập phương án
triển khai. Trong đó, nhiều cơ quan cho biết còn vướng mắc, khó khăn trong một số
khâu: hệ thống hóa các hồ sơ, quy trình xử lý thủ tục hành chính do giấy tờ, thủ tục
nhiều, không có mẫu biểu điện tử; số lượng dịch vụ công nhiều trong khi kinh phí
triển khai hạn hẹp; thiếu hướng dẫn trong việc thuê dịch vụ công nghệ thông tin để
cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Nguyên nhân việc triển khai các dịch vụ công
trực tuyến chưa thực sự hiệu quả trong thời gian qua là do thiếu một hệ thống chính
sách đầy đủ, đồng bộ, toàn diện; sự quan tâm của các cấp chính quyền trong tổ chức
triển khai thực hiện chính sách chưa thực sự mang lại hiệu quả, công tác tuyên
truyền, nâng cao nhận thức của các chủ thể liên quan chưa được triển khai thực
chất, hiệu quả. Cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính và hiện
đại hóa nền hành chính triển khai còn chậm, chưa đồng đều và đồng bộ, dẫn đến
mục tiêu chính sách chưa đạt được.
Mặt khác, môi trường truyền thông cũng là một yếu tố quan trọng tác động
đến chính sách dịch vụ công trực tuyến. Dịch vụ công trực tuyến cần được hiểu và
chấp nhận bởi mọi chủ thể tham gia nhằm đảm bảo lợi ích cho toàn xã hội. Truyền
thông dịch vụ công trực tuyến đến tất cả các thành phần xã hội là hết sức quan trọng
3
trong triển khai thành công dịch vụ công trực tuyến. Sự hiểu biết của thành phần
liên quan đến dịch vụ công trực tuyến bao gồm: Người dân, doanh nghiệp, nhân
viên Chính phủ; lãnh đạo; chính trị gia; các nhà đầu tư nước ngoài: sự hiểu biết của
các thành phần liên quan về văn hóa truyền thông và các kênh truyền thông; triển
khai kế hoạch truyền thông; am hiểu về công nghệ thông tin và truyền thông; chia
sẻ thông tin và kiến thức.
Xét về mặt lý luận, hiện nay đang thiếu cách tiếp cận, nghiên cứu triển khai
dịch vụ công trực tuyến dưới góc độ chính sách: từ xác định được bản chất, vấn đề,
mục tiêu, giải pháp, chủ thể, thể chế và những yếu tố tác động đến chính sách dịch
vụ công trực tuyến cũng như xác định chu trình chính sách qua các giai đoạn: hoạch
định (khởi sự), xây dựng (thiết kế chính sách); tổ chức thực hiện và đánh giá chính
sách dịch vụ công trực tuyến. Chỉ khi xây dựng được cơ sở lý luận cơ bản về chính
sách dịch vụ công trực tuyến, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng, đề xuất những
giải pháp để có được hệ thống chính sách dịch vụ công trực tuyến toàn diện đảm
bảo đồng bộ, phù hợp, khả thi.
Từ luận giải đó cho thấy, để triển khai cung ứng dịch vụ công trên môi trường
mạng, yêu cầu đặt ra là cần xây dựng một hệ thống chính sách đồng bộ, toàn diện
về dịch vụ công trực tuyến. Việc nghiên cứu hoàn thiện chính sách dịch vụ công
trực tuyến đang đặt ra như một nhu cầu khách quan cấp bách của thực tiễn hiện nay.
Do đó, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Chính sách dịch vụ công trực tuyến ở
Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ với mục đích góp phần hoàn thiện
chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án xây dựng khung lý thuyết về chính sách dịch vụ công trực tuyến và
thực hiện khảo sát thực tiễn chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam làm cơ
sở khoa học để luận án đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách dịch
vụ công trực tuyến ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án tập trung triển khai những nhiệm
vụ cụ thể sau:
4
- Tập hợp, chắt lọc những vấn đề lý thuyết cơ bản nhất về chính sách công,
dịch vụ công, dịch vụ hành chính công, dịch vụ công trực tuyến trong mối quan hệ
với chương trình cải cách hành chính; Hình thành khung lý thuyết về chính sách
dịch vụ công trực tuyến theo chu trình chính sách từ hoạch định, xây dựng chính
sách; tổ chức thực hiện và đánh giá chính sách;
- Thống kê, khảo sát số liệu về triển khai chính sách dịch vụ công trực tuyến,
lồng ghép những nhận định, đánh giá mặt được, mặt hạn chế trong xây dựng, tổ
chức thực thi và đánh giá chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam, từ đó tìm
ra nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó;
- Trên cơ sở phân tích quan điểm chung của Đảng về đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nêu quan điểm của cá nhân trong
hoàn thiện chính sách dịch vụ công trực tuyến để đề xuất, phân tích, luận giải những
nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách dịch vụ công trực tuyến, đảm bảo hoàn
thiện từng khâu của chu trình chính sách: giải pháp để hoàn thiện khâu hoạch định,
xây dựng chính sách: giải pháp nâng cao nhận thức, năng lực của chủ thể xây dựng
chính sách, đảm bảo chất lượng của đề án chính sách như: về xác định vấn đề, mục tiêu
chính sách, giải pháp chính sách dịch vụ công trực tuyến, giải pháp tăng cường sự phối
hợp giữa các nhóm chủ thể, hoàn thiện môi trường pháp lý; tăng cường đầu tư nguồn
tài chính cho hoạt động xây dựng chính sách, đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông
tin và truyền thông, giải pháp đảm bảo thể chế pháp lý cho hoạt động xây dựng chính
sách...; nhóm giải pháp nhằm tăng cường tổ chức thực hiện chính sách và giải pháp mở
rộng hoạt động đánh giá chính sách dịch vụ công trực tuyến.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Về đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu chính sách dịch vụ công
trực tuyến ở Việt Nam giới hạn trong phạm vi nghiên cứu đối với dịch vụ công là
dịch vụ hành chính công; Dịch vụ sự nghiệp công trực tuyến và dịch vụ công ích
trực tuyến không được xem xét trong nghiên cứu này.
3.2. Về phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi nội dung: luận án lựa chọn nghiên cứu chính sách dịch vụ công trực
tuyến theo chu trình chính sách nhưng tập trung ở giai đoạn hoạch định, xây dựng
5
chính sách và nghiên cứu chủ yếu đối với dịch vụ hành chính công, gắn với chính
sách cải cách hành chính. Sở dĩ tác giả giới hạn như vậy vì ở Việt Nam hiện nay,
chính sách dịch vụ công trực tuyến còn chưa hình thành một cách có hệ thống, đồng
bộ, toàn diện và độc lập nên luận án lựa chọn tập trung hoàn thiện giai đoạn hoạch
định, xây dựng chính sách trong chu trình chính sách. Đồng thời, việc khảo sát,
đánh giá thực tiễn kết quả thực hiện chính sách dịch vụ công trực tuyến chủ yếu dựa
vào kết quả khảo sát sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp trong việc thụ hưởng
dịch vụ hành chính công trực tuyến.
* Phạm vi không gian: Luận án triển khai nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc
với những nguồn dữ liệu chung thông qua các báo cáo kết quả thực hiện cải cách
thủ tục hành chính, những báo cáo đánh giá, xếp hạng chính phủ điện tử, chỉ số
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Đồng thời sử dụng kết quả điều tra xã hội học tại 02
tỉnh: Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng. Sở dĩ tác giả tiến hành khảo
sát ở 02 thành phố này vì đây là 02 địa phương có sự triển khai tương đối mạnh về
dịch vụ công trực tuyến. Dịch vụ công trực tuyến không phải là một dịch vụ mới do
chính phủ cung ứng mà là cách thức cung ứng thay vì trực tiếp tại trụ sở cơ quan
nhà nước thì chủ thể có thể thụ hưởng trên môi trường mạng nhờ ứng dụng công nghệ
thông tin. Do đó, tác giả cho rằng bên cạnh lựa chọn khảo sát ở những địa phương, nơi
đã đáp ứng đủ điều kiện để áp dụng phương thức cung ứng dịch vụ công trên môi trường
mạng, tác giả sẽ sử dụng những số liệu thống kê và số liệu thông tin thứ cấp của những
địa phương là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, hải đảo chưa có đủ
điều kiện triển khai để tính toán những đề xuất phù hợp cho hoàn thiện chính sách dịch
vụ công trực tuyến ở nước ta. Kết quả khảo sát, đánh giá của hai địa phương đã triển khai
tương đối tốt, tác giả đưa ra những tham vấn trong xây dựng chính sách dịch vụ công
trực tuyến để có thể triển khai áp dụng trên phạm vi cả nước.
* Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu chính sách dịch vụ công trực tuyến
từ khi có chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động các cơ quan
nhà nước (Chương trình IT 2000) cho đến nay (2018); trọng tâm là giai đoạn từ năm
2014- khi có Nghị quyết của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin - đến năm 2018.
6
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án tiếp cận và luận giải các vấn đề của chính sách dịch vụ công trực
tuyến trên cơ sở lý luận phép biện chứng của chủ nghĩa duy vật lịch sử, khi xem xét
vấn đề nghiên cứu của luận án đặt trong mối quan hệ biện chứng với các yếu tố về
điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... Đồng thời dựa trên quan điểm, chủ
trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông, chính sách chính phủ điện tử, chính sách dịch vụ công
trực tuyến. Bên cạnh đó, luận án sử dụng lý thuyết về tổng quan chính sách công,
dịch vụ công, dịch vụ hành chính công trực tuyến, chính sách dịch vụ công trực
tuyến, chu trình chính sách... để luận giải các vấn đề có liên quan đến luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
* Về phương pháp tiếp cận:
Luận án tiếp cận vấn đề từ góc độ khoa học chính sách công: trên cơ sở lý
thuyết về tổng quan chính sách công từ nội dung về xác định vấn đề, mục tiêu, giải
pháp chính sách, chu trình chính sách. Cụ thể, tác giả từ lý thuyết chung về dịch vụ
hành chính công, dịch vụ hành chính công trực tuyến, khoa học chính sách công để
tiếp cận khung lý thuyết của chính sách dịch vụ công trực tuyến. Trên cơ sở đó, tác
giả khảo sát thực tiễn chính sách dịch vụ công trực tuyến theo chu trình chính sách,
trọng tâm là giai đoạn hoạch định, xây dựng chính sách với việc xác định vấn đề,
mục tiêu và giải pháp chính sách trong đề án chính sách, đánh giá thực tiễn chính
sách, tìm ra nguyên nhân của hạn chế để làm cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện
chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính toàn
diện của luận án, tác giả sử dụng kết hợp phương pháp tiếp cận liên ngành với sự
phối hợp giữa kinh tế học, xã hội học, luật học, lịch sử vì luận án có phạm vi nghiên
cứu liên quan đến nhiều khoa học chuyên ngành.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các biện pháp nghiên cứu kết hợp giữa định lượng với định
tính như sau:
- Để thu thập dữ liệu, thông tin: luận án sử dụng phương pháp thu thập thông
tin thứ cấp: Phương pháp này được sử dụng để thu thập, khai thác, tổng hợp thông
7
tin từ các nguồn tư liệu đã có sẵn có liên quan đến nội dung của luận án. Nguồn tài
liệu thứ cấp còn là các công trình nghiên cứu từ các nhà khoa học, các báo cáo, số
liệu thống kê, kết quả điều tra… của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, cá
nhân có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu. Nguồn tư liệu sẵn
có được thu thập từ nguồn tài liệu trong nước lẫn nước ngoài có liên quan. Thông
tin còn có thể được nghiên cứu các tài liệu trực tiếp như nghị quyết, chỉ thị của
Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước về cải cách hành chính, cung ứng dịch vụ
công trực tuyến, xây dựng chính phủ điện tử, về chính sách dịch vụ công trực tuyến.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: phân tích các nội dung về mục tiêu, chủ
thể, thể chế, giải pháp, yếu tố tác động đến chính sách dịch vụ công trực tuyến để
tổng hợp, hình thành hệ thống lý thuyết đồng bộ, đầy đủ, thống nhất, toàn diện về
chính sách dịch vụ công trực tuyến, áp dụng chủ yếu khi nghiên cứu viết Chương 2,
Chương 4;
- Phương pháp thống kê: thu thập số liệu, tổng hợp và trình bày số liệu phục
vụ cho quá trình phân tích, tổng hợp phục vụ nghiên cứu Chương 3 và Chương 4
- Phương pháp điều tra xã hội học: là phương pháp trong đó khảo sát một
nhóm đối tượng trên một phương diện nhất định để điều tra quan điểm, thái độ của
các đối tượng chính tham gia vào chính sách dịch vụ công trực tuyến. Tác giả đã tổ
chức khảo sát, điều tra gồm: 2 Mẫu phiếu (xem Phụ lục III và Phụ lục IV) trên hai
nhóm đối tượng là người dân và doanh nghiệp tại 2 địa điểm (thành phố Hồ Chí
Minh và thành phố Đà Nẵng) với 400 phiếu chia 2 tỉnh; mỗi tỉnh 200 phiếu. Nhóm
1: 150 phiếu/tỉnh; nhóm 2: 50 phiếu/tỉnh. Kết quả khảo sát xem Phụ lục VI.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: tác giả tiến hành phỏng vấn sâu các chủ thể có
thẩm quyền trong cung ứng dịch vụ công trực tuyến với 10 phiếu (01 bảng hỏi - xem
Phụ lục V và tổng hợp kết quả - xem Phụ lục VII): lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền
quản lý như các cơ quan thông tin, truyền thông; lãnh đạo cơ quan ứng dụng như
các bộ, sở, ban, ngành cung ứng dịch vụ hành chính công.
Phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp phỏng vấn sâu phục vụ
nghiên cứu Chương 3 của luận án.
8
Sau khi kết quả điều tra được xử lý, tác giả tiến hành phân tích thông tin trên
cơ sở của sự kết hợp giữa các phương pháp định tính và định lượng. Thông tin
nghiên cứu được thể hiện dưới các hình thức: Văn bản; Bảng số liệu; …
Để có thể triển khai tốt luận án, bên cạnh việc xác định phương pháp luận và
phương pháp nghiên cứu, cần xây dựng cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu.. Đối
với luận án, lý thuyết về tổng quan chính sách công, phân tích chính sách (trả lời
câu hỏi nghiên cứu 1); lý thuyết đánh giá chính sách (trả lời câu hỏi 2, 3).
Cụ thể câu hỏi nghiên cứu của luận án và phương án giải quyết các câu hỏi
này như sau:
Câu hỏi 1: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chính sách dịch vụ công trực
tuyến ở Việt Nam?
Cơ sở lý thuyết: Để trả lời được câu hỏi nghiên cứu này, đề tài vận dụng lý
thuyết tổng quan về chính sách công, đặc biệt là những yếu tố ảnh hưởng đến chính
sách công.
Giả thuyết nghiên cứu: chính sách dịch vụ công trực tuyến là một chính sách
công hướng đến thay đổi phương thức cung ứng dịch vụ công của Chính phủ thông
qua môi trường mạng, chịu tác động của các yếu tố chung của chính sách công.
Kết quả dự kiến: Chính sách dịch vụ công trực tuyến giải quyết vấn đề thực
tiễn hiện nay ở Việt Nam đang đặt ra. Đó là sự thiếu và yếu trong triển khai chính
sách dịch vụ công trực tuyến. Vấn đề này đặt ra xuất phát từ thực tiễn triển khai
dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam từ khi quyết định triển khai tin học hóa chính
phủ (những năm 90 của thế kỷ trước). Để giải quyết được vấn đề này, cần có những
quyết định đưa ra, thể hiện là những giải pháp, công cụ trong thể chế chính sách của
các chủ thể chính sách (chính phủ, người dân, doanh nghiệp...). Nhiều phương án
chính sách được xây dựng và đưa vào áp dụng để đánh giá, lựa chọn những quyết
định nào là phù hợp nhất để giải quyết vấn đề thực tiễn về triển khai dịch vụ công
trực tuyến ở Việt Nam. Luận án kết hợp lý thuyết về đánh giá chính sách công để
lựa chọn phương án chính sách phù hợp. Từ đó nhận định các yếu tố tác động đến
chính sách dịch vụ công trực tuyến gồm: yếu tố về nhận thức của chủ thể chính
sách, về năng lực làm chính sách, về mức độ hài lòng của nhóm chủ thể thụ hưởng
9
dịch vụ công (người dân, doanh nghiệp) quyết định hiệu quả của chính sách, về tính
chính xác trong xác định các giai đoạn trong chu trình chính sách: từ xác định vấn
đề, mục tiêu, giải pháp, chủ thể, thể chế của chính sách dịch vụ công trực tuyến, các
yếu tố về hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, thực tiễn triển khai chính
phủ điện tử, điều kiện kinh tế - xã hội... Chính sách dịch vụ công trực tuyến phải
xuất phát từ lợi ích của người dân, doanh nghiệp; coi người dân, doanh nghiệp là
trung tâm để hoạch định, xây dựng và ban hành chính sách, bao gồm nhóm chính
sách cơ bản sau đây: Chính sách phát triển hạ tầng công nghệ; Chính sách nguồn
nhân lực về công nghệ thông tin; Chính sách tạo môi trường pháp lý; Chính sách
đảm bảo an toàn, an ninh mạng; Chính sách về kinh tế - xã hội.
Câu hỏi 2: Đánh giá thực trạng chính sách dịch vụ công trực tuyến và tác
động sớm của chính sách ở Việt Nam như thế nào?
Để làm rõ câu hỏi này, tác giả dự kiến sử dụng lý thuyết về đánh giá chính
sách công. Vì như trong phần luận giải ở trên, chính sách dịch vụ công trực tuyến là
một chính sách công nên khi đánh giá thực trạng chính sách dịch vụ công trực tuyến
ở Việt Nam cần áp dụng lý thuyết về đánh giá chính sách công.
Giả thuyết nghiên cứu: chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam hiện
nay có nhưng chưa toàn diện, chủ yếu thể hiện dưới dạng công cụ là các văn bản
pháp luật rời rạc, nội dung chủ yếu nhấn mạnh đến ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động quản lý nhà nước về chính phủ điện tử.
Tác giả sẽ sử dụng các phương pháp định tính, định lượng để đánh giá thực
tiễn chính sách dịch vụ công trực tuyến. Từ kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu
có thể thấy rằng giả thuyết về một hệ thống chính sách dịch vụ công trực tuyến ở
Việt Nam thời gian qua là hoàn toàn có cơ sở. Dự kiến luận án sẽ đánh giá được
chính xác vấn đề, mục tiêu, giải pháp của chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt
Nam thời gian qua còn mang tính chất chung chung, lồng ghép với chính sách xây
dựng chính phủ điện tử, chưa có sự tiếp cận hệ thống theo góc độ chính sách công,
với vấn đề chi phối toàn bộ mục tiêu, giải pháp chính sách dịch vụ công trực tuyến
đó là vấn đề về lợi ích nhóm (dung hòa lợi ích của các nhóm chủ thể tham gia chính
sách). Luận án còn chỉ rõ hạn chế trong việc xác định chủ thể, thể chế chính sách,
10
các yếu tố tác động đến định hướng chính sách dịch vụ công trực tuyến (chủ yếu
mới xác định chủ thể là chính quyền, rất chăm chút xây dựng cơ sở dữ liệu, đào tạo,
đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin cho phía chủ thể chính quyền...; thể chế chủ
yếu nhằm vào các quy định trong văn bản pháp lý, đề án, kế hoạch, chương trình...).
Luận án chỉ rõ những hạn chế, tồn tại làm cơ sở để hoàn thiện chính sách dịch vụ
công trực tuyến ở Việt Nam: Chưa xác định cụ thể về: sự tham gia, dung hòa lợi
ích, nguồn tài chính, thói quen, văn hóa.., điều kiện kinh tế - xã hội, sự kiên quyết
của người lãnh đạo, thể chế...; Hoàn thiện mục tiêu chính sách: bất cứ khi nào, bất
cứ nơi đâu và ngay lập tức; Thiếu nguồn lực tổ chức thực hiện chính sách dịch vụ
công trực tuyến: tài chính, con người (đội ngũ cán bộ, công chức), chủ thể thụ
hưởng (người dân, doanh nghiệp); Không quan tâm: do nhận thức, thói quen, do
điều kiện kinh tế - xã hội, hoàn cảnh đất nước hiện nay.
Câu hỏi 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt
Nam hiện nay là gì?
Để trả lời câu hỏi này, luận án vận dụng kết hợp giữa lý thuyết về tổng quan
chính sách công; lý thuyết phân tích, đánh giá chính sách để luận về các nhóm giải
pháp hoàn thiện chính sách dịch vụ công trực tuyến.
Giả thuyết nghiên cứu: chính sách dịch vụ công trực tuyến được coi là hoàn
thiện nếu đó là một hệ thống chính sách: toàn diện, thống nhất, có lộ trình áp dụng
rõ ràng và được đánh giá thường xuyên để không ngừng hoàn thiện.
Có thể thấy, muốn giải quyết các bất cập trong triển khai dịch vụ công trực
tuyến trong thời gian qua, đạt được mục tiêu đã đặt ra, chúng ta cần đến một hệ
thống chính sách đồng bộ để phát triển, với những công cụ sắc bén, có hiệu quả
triển khai trong thực tiễn. Chính sách đó phải đảm bảo dung hòa, đáp ứng lợi ích
của tất cả các nhóm chủ thể liên quan: Với chính phủ (nhà nước): công chức hoàn
thành nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động; giải quyết khó khăn của nền
công vụ, đạt được mục tiêu của cải cách hành chính (cải cách thủ tục hành chính,
thể chế hành chính.....); Với vấn đề tinh giản biên chế (có thể dung hòa bằng cách
cải cách tiền lương thông qua việc tăng phí dịch vụ cung ứng - điều chỉnh trong giới
hạn chấp nhận được); Đổi mới quản lý dịch vụ công: dịch vụ công cung ứng có thu
11
chuyển thành tự chủ (quy định cho phép các đơn vị được giữ lại tỷ lệ phí để phân
phối nội bộ) sẽ nhận được sự ủng hộ của công chức vì ổn định đời sống, chi phí....;
Mang lại lợi ích kinh tế: giải quyết vấn đề giảm nguồn nhân lực thì phải xây dựng
kế hoạch tổ chức đào tạo lại sau đó bố trí lại nhân lực phù hợp...
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Về lý luận: Luận án tiếp cận đề tài dưới góc độ khoa học chính sách công theo
chu trình chính sách. Luận án hình thành khung lý thuyết cơ bản về chính sách dịch
vụ công trực tuyến, tập trung làm rõ nội hàm của chính sách dịch vụ hành chính
công trực tuyến trong bối cảnh cải cách thủ tục hành chính và yêu cầu hiện đại hóa
nền hành chính hiện nay, nội dung chính sách, yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hoàn
thiện của chính sách... Đồng thời, hoàn thiện lý luận về các giai đoạn trong chu trình
chính sách công, đặc biệt tập trung làm rõ lý luận về giai đoạn hoạch định, xây dựng
chính sách: lý thuyết về xác định vấn đề chính sách, xây dựng mục tiêu chính sách và
xây dựng giải pháp chính sách dịch vụ công trực tuyến. Những lý luận này trước đây
chỉ được nghiên cứu ở góc độ hẹp hoặc được tiếp cận dưới góc độ kỹ thuật, công nghệ
thông tin và được nêu chung trong chính sách xây dựng chính phủ điện tử.
Về thực tiễn: Dựa trên khung lý thuyết về chính sách dịch vụ công trực tuyến,
luận án đã đánh giá thực trạng chính sách dịch vụ công trực tuyến theo chu trình
chính sách. Để đánh giá giai đoạn hoạch định, xây dựng chính sách, tác giả khảo
sát, đánh giá hiệu quả giải quyết vấn đề chính sách thông qua đánh giá mức độ hoàn
thành mục tiêu của chính sách, thể hiện ở mức độ hài lòng của chủ thể thụ hưởng
dịch vụ công trực tuyến trong xã hội và thứ hạng; đánh giá vị trí của Việt Nam trên
trường quốc tế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính phủ điện
tử dựa trên cơ sở các báo cáo xếp hạng, đánh giá về chính phủ điện tử nói chung,
cung ứng dịch vụ công trực tuyến nói riêng. Từ đó, đưa ra những nhận định, đánh
giá một cách toàn diện, đồng bộ về chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam
hiện nay, phân tích rõ những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế đó làm cơ sở xây
dựng kiến nghị, giải pháp.
Với quan điểm của cá nhân dựa trên quan điểm của Đảng về ứng dụng công
nghệ thông tin trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, đặc biệt là ứng dụng trong
12
hoạt động phục vụ, cung ứng dịch vụ hành chính công của chính phủ, luận án đã đề
xuất nhóm các giải pháp tương đối khả thi, cụ thể với từng giai đoạn trong chu trình
nhằm hoàn thiện chính sách dịch vụ công trực tuyến. Trong đó tập trung những
nhóm giải pháp hoàn thiện giai đoạn hoạch định, xây dựng chính sách. Đó là những
giải pháp góp phần xây dựng những đề án chính sách đúng đắn, nâng cao nhận thức,
năng lực của chủ thể xây dựng chính sách, tăng cường sự phối hợp, đảm bảo nguồn
lực tài chính đầu tư cho công nghệ thông tin, hoàn thiện thể chế, tạo môi trường
pháp lý cho hoạt động xây dựng chính sách trong khâu xây dựng chính sách và phục
vụ cho cung ứng dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng, gắn với việc đảm
bảo cải cách thủ tục và hiện đại hóa nền hành chính. Đồng thời, luận án cũng nêu
một số nhóm giải pháp khác liên quan đến hiệu quả của tổ chức thực hiện và đánh
giá chính sách, góp phần xây dựng được hệ thống chính sách dịch vụ công trực
tuyến đầy đủ, toàn diện ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Về nhận thức lý luận: Luận án cung cấp những tri thức về chính sách dịch vụ
công trực tuyến, hình thành tư duy và lý luận tương đối đầy đủ về chính sách này.
Về hoàn thiện thể chế, chính sách: Những luận điểm, kết quả nghiên cứu, đánh
giá của luận án góp phần làm cơ sở khoa học để nhà hoạch định chính sách rà soát,
sửa đổi, bổ sung, ban hành mới nhiều quyết định chính sách, văn bản pháp luật về
dịch vụ công trực tuyến. Từ đó hoàn thiện hệ thống thế chế, tạo môi trường pháp lý
triển khai cung ứng dịch vụ công trực tuyến, góp phần xây dựng chính phủ điện tử ở
Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, mọi hoạt động đều phải
dựa trên thể chế, pháp luật;
Về thực tiễn: Luận án cung cấp “bức tranh toàn cảnh” thực tiễn chính sách
dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam từ khi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động của cơ quan nhà nước; những giải pháp xuất phát từ thực tiễn hoạch định, xây
dựng, tổ chức thực hiện và đánh giá chính sách dịch vụ công trực tuyến.
Những đóng góp mới của luận án có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc;
góp phần đẩy mạnh xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam, trọng tâm là cung ứng
dịch vụ công trực tuyến với những nhiệm vụ hoàn thiện chính sách: xác định chính
13
xác vấn đề, mục tiêu, giải pháp, chủ thể, thể chế khi xây dựng chính sách; nâng cao
nhận thức, năng lực của chủ thể ban hành chính sách, tăng cường đầu tư nguồn lực
tài chính, hoàn thiện môi trường pháp lý và có cơ chế phối hợp giữa các nhóm chủ
thể giam gia xây dựng chính sách; tăng cường tổ chức thực hiện và mở rộng đánh
giá chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam.
Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với các nhà hoạch
định chính sách, các nhà quản lý, các chủ thể tham gia chu trình chính sách dịch vụ
công trực tuyến: chủ thể cung ứng: chính quyền; chủ thể thụ hưởng: người dân,
doanh nghiệp, các tổ chức. Luận án có thể được tham khảo trong hoạt động nghiên
cứu và đào tạo lĩnh vực khoa học chính sách công.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án kết cấu
gồm bốn chương:
Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án.
Chương 2. Những vấn đề lý luận về chính sách dịch vụ công trực tuyến.
Chương 3. Thực tiễn chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam.
Chương 4. Quan điểm, giải pháp hoàn thiện chính sách dịch vụ công trực
tuyến ở Việt Nam.
14
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu chung về chính sách công
Nhóm công trình nghiên cứu chung về chính sách công tương đối đa dạng và
phong phú. Tiêu biểu trong thời gian gần đây là các cuốn sách chuyên khảo, các bài
đăng tạp chí của các tác giả như: Tác giả Đỗ Phú Hải (2017) với cuốn sách Tổng
quan về chính sách công, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, đã đưa ra hệ
thống lý thuyết khoa học chính sách công, phân tích khái niệm, bản chất, mục đích,
nguyên tắc của chính sách công tới quá trình ban hành; chủ thể của chính sách công.
Đồng thời, tác giả cũng có những phân tích theo chu trình chính sách công từ xây
dựng, thực hiện, đánh giá chính sách công ở Việt Nam. Mặc dù là công trình tiếp
cận khái quát và chung nhất về chính sách công nhưng lại là cơ sở lý luận quan
trọng để tác giả làm căn cứ đưa ra khung lý thuyết về chính sách dịch vụ công trực
tuyến tại chương lý luận của luận án. Tác giả Ngô Hoài Sơn (2016) với cuốn sách
Đại cương về Chính sách công, Nhà xuất bản Lao động đã có cách tiếp cận khác về
khung lý thuyết chính sách công. Cuốn sách gồm 6 chương tạo khung lý thuyết cơ
bản về chính sách công: một số vấn đề chung về chính sách; cộng đồng chính sách;
một số thông tin liên quan đến chương trình nghị sự; cách thức hình thành vấn đề
chính sách từ thực tiễn, thực thi, đánh giá chính sách và vấn đề chuyển giao chính
sách. Những lý luận chung về chính sách công của công trình, đặc biệt là cách thức
hình thành vấn đề chính sách từ thực tiễn góp phần để luận án luận giải được sự cần
thiết và xác định vấn đề chính sách dịch vụ công trực tuyến xuất phát từ thực tiễn
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, đáp ứng yêu cầu trong tình hình hội
nhập quốc tế của Việt Nam.
Bên cạnh đó có các cuốn sách chuyên khảo khác nghiên cứu về chính sách
công: Tác giả Nguyễn Hữu Hải (2010), Giáo trình hoạt định và phân tích chính
sách công, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật; tác giả Đỗ Phú Hải (2013) với Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp cơ sở: Đánh giá chính sách công tại Việt Nam: Những vấn đề lý
15
luận và thực tiễn, tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội
Việt Nam; năm 2014, tác giả đã có bài viết Xây dựng chính sách công: Vấn đề, giải
pháp và các yếu tố ảnh hưởng đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị, Số 5/2014; Tác
giả Lê Chi Mai (2001) với cuốn sách Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy
trình chính sách, Nxb. Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Những công trình
cung cấp khung lý luận chung về chính sách công, chu trình chính sách công, từ đó
làm cơ sở để luận án cụ thể hóa trong Chương lý luận về chính sách dịch vụ công
trực tuyến. Bên cạnh những công trình phân tích khung lý thuyết về tổng quan chính
sách công, một số tác giả có cách tiếp cận từ những yếu tố trong đề án chính sách.
Tiêu biểu là bài viết Cơ sở lý luận để xác định vấn đề chính sách công của tác giả
Văn Tất Thu đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước – số 241(2/2016). Trong bài viết,
tác giả đã lý giải quan niệm về vấn đề chính sách công và đưa ra một số vấn đề cần
được giải quyết thông qua công cụ chính sách công hiện nay ở Việt Nam. Cách tiếp
cận vấn đề chính sách thông qua xác định một số vấn đề chính sách cụ thể hiện nay
là một trong những cách tiếp cận mà tác giả lựa chọn để triển khai luận án của
mình. Khi xây dựng chính sách phải xác định đúng và trúng vấn đề chính sách, từ
đó đảm bảo phương án chính sách công khả thi. Cùng cách tiếp cận đó, tác giả có
bài viết Giải pháp chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay
đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước số 246 (7/2016). Bài viết xây dựng giải pháp
chính sách cho một chính sách công cụ thể, đây là tham khảo quan trọng để tác giả
xây dựng giải pháp chính sách trong chính sách dịch vụ công trực tuyến mà luận án
đang nghiên cứu. Tác giả Võ Khánh Vinh với loạt bài viết về chính sách công đăng
trên Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội năm 2016, cụ thể: bài viết Quy trình chính
sách công: Một số vấn đề lý luận đăng trên Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội số 9-
2016 đã có những cách tiếp cận lý luận về quy trình chính sách công theo hướng
giải thích quy trình chính sách công, phân loại và các cấu thành, chủ thể của quy
trình chính sách công. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả tiếp cận lý luận về
chu trình chính sách dịch vụ công trực tuyến. Bên cạnh bài viết về quy trình chính
sách công, tác giả Võ Khánh Vinh còn có những công trình nghiên cứu về mô hình
chính sách công và chính sách pháp luật, cụ thể: bài viết Mô hình nghiên cứu hệ
16
thống chính sách công Việt Nam đăng trên Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội số 8-
2016, tác giả đã đưa ra phương pháp và cách thức tiếp cận khi nghiên cứu chính
sách công về lý luận, thực trạng và hoàn thiện chính sách công Việt Nam; bài viết
Chính sách xây dựng pháp luật – Một loại chính sách pháp luật và một hình thức
thực hiện chính sách pháp luật đăng trên Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội số 7-
2016, tác giả đã chia sẻ lý luận về khái niệm, dấu hiệu, nội dung, thành phần của
chính sách xây dựng pháp luật, những yếu tố, lưu ý, những lỗi thường gặp trong xây
dựng pháp luật, yêu cầu đặt ra đối với việc nghiên cứu chính sách xây dựng pháp
luật của Việt Nam. Đây là nguồn tri thức tham khảo quan trọng cho luận án khi tiếp
cận một chính sách công cụ thể, đó là chính sách dịch vụ công trực tuyến.
Tóm lại, công trình nghiên cứu thuộc nhóm này rất đa dạng hình thức: sách
chuyên khảo, bài viết đăng tạp chí, giáo trình, tài liệu giảng dạy... Khung lý luận về
chính sách công được các tác giả tiếp cận dưới nhiều khía cạnh, góc độ với đa dạng
các phương pháp. Đây là nguồn tài liệu quan trọng tạo cơ sở, nền tảng để luận án
xây dựng khung lý thuyết về chính sách dịch vụ công trực tuyến tại Chương 2.
Các công trình nghiên cứu về giai đoạn hoạch định, xây dựng chính
sách dịch vụ công
Với bất kỳ chính sách công nào, giai đoạn đầu tiên đó là hoạch định, xây dựng
chính sách. Những công trình trong nhóm này thể hiện qua nội dung của hoạt động
xây dựng chính sách: từ việc xác định vấn đề chính sách, mục tiêu chính sách, giải
pháp chính sách, thể chế, chủ thể chính sách, những yếu tố tác động đến chính sách.
Cụ thể:
* Nghiên cứu về vấn đề chính sách dịch vụ công trực tuyến
Trong nhóm này, các bài viết trước hết tiếp cận vấn đề chính sách DVCTT
như một bộ phận của chính sách CPĐT và dưới góc độ đánh giá những tồn tại của
việc triển khai CPĐT. Giai đoạn đầu thực hiện chủ trương xây dựng CPĐT, tác giả
Nguyễn Chí Nhân (2002) có bài Chính phủ điện tử - mô hình quản lý nhà nước
hướng đến tương lai, đăng trên Tạp chí Phát triển kinh tế đã trích dẫn nhiều quan
điểm của các nhà quản lý, lãnh đạo địa phương liên quan đến ứng dụng CNTT trong
triển khai cung ứng các dịch vụ của Chính phủ, trong đó tập trung xác định vấn đề ở
17
chỗ thiếu kinh nghiệm trong ứng dụng CNTT hay do nhận thức không đầy đủ của
một số cấp lãnh đạo cũng là một rào cản lớn đối với tiến trình tin học hóa và xây
dựng CPĐT; đại đa số các nhà lãnh đạo chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc
CCHC và cải cách bộ máy quản lý của mình.
Nhóm tác giả Kim Hoa, Bình Minh (2007) với bài viết Việt Nam đã sẵn sàng
cho chính phủ điện tử đăng trên Tạp chí Tin học tài chính số 43 tháng 1/2007; tác
giả Quang Minh (2009) với bài viết Dịch vụ công trực tuyến - CCHC đăng trên Tạp
chí Khoa học và công nghệ số 7/2009; tác giả Nguyễn Thanh Minh, Nguyễn Bội
Ngọc (2011) với bài viết Những khó khăn gặp phải trong triển khai chính phủ điện
tử, (Theo dự thảo “Electronic Goverment/or Developing Countries”của ITU) đăng
trên Tạp chí CNTT&TT Kỳ 2 (3.2011); tác giả Trần Ngọc Luân (2013) với bài viết
Quản lý nhà nước về chính phủ điện tử ở Việt Nam hiện nay đăng trên Tạp chí
CNTT&TT kỳ 2; tác giả Minh Chung (2012) với bài viết Chính phủ điện tử di động
- Xu hướng DVC thế hệ tiếp theo đăng trên Tạp chí CNTT&TT Kỳ 2 (3.2012); tác
giả Trần Cao Tùng (2013), Bàn về xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam đăng
trên Tạp chí quản lý nhà nước - số 204 (1/2013); tác giả Hồng Minh (2015) với bài
viết Các yêu cầu phi chức năng cho hệ thống thông tin cung cấp DVCTT đăng trên
Tạp chí Tin học Ngân hàng số 4 (152) - 6/2015. Hầu hết vấn đề của chính sách
DVCTT được các tác giả nêu dưới dạng đề cập những bất cập trong triển khai
CPĐT như: kỹ năng, thông tin, cơ quan, liên cơ quan và tích hợp, hiện tại CPĐT
của Việt Nam mới chỉ đáp ứng được những yêu cầu sơ đẳng về kỹ năng và thông
tin, còn 3 giai đoạn cuối vẫn chưa được thực hiện tốt. Bên cạnh đó, nhiều CBCC
vẫn quen với nếp làm việc thủ công giấy tờ; nhân lực về CNTT còn yếu và thiếu;
việc lựa chọn công nghệ và chuẩn hóa hệ thống CNTT chưa phù hợp, vì vậy chưa
tích hợp và liên kết các cơ sở dữ liệu của Chính phủ, cơ quan, ban, ngành, địa
phương đến xã phường; kỹ năng ứng dụng CNTT của cán bộ lãnh đạo, công chức
chưa cao. Nhận thức về CNTT trong cộng đồng dân cư còn hạn chế, tỷ lệ máy tính
có kết nối Internet còn thấp, do đó, chưa tạo được phương thức, môi trường trao đổi
thông tin điện tử giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân.
Đặc biệt, nhiều tác giả đã tiếp cận thẳng vấn đề DVCTT với những bất cập,
khó khăn xuất phát từ đánh giá thực tiễn Việt Nam kể từ khi ứng dụng CNTT trong
18
cung ứng dịch vụ công. Cụ thể: tác giả Bế Trung Anh (2013) với bài viết Chính phủ
điện tử - con đường tiến tới minh bạch hóa các dịch vụ công đăng trên Tạp chí
Công nghệ - Thông tin, Kỳ 2 đã chỉ ra mối quan hệ giữa chính sách CPĐT với
chính sách DVCTT, sự phát triển của CPĐT và tính minh bạch của các DVC có mối
quan hệ đồng biến, tỷ lệ thuận. Do đó, phải tăng cường thúc đẩy các DVC điện tử,
đặc biệt là phải phát triển CPĐT mạnh hơn nữa nhằm nâng cao tính minh bạch của
các DVC ở Việt Nam. Bên cạnh đó: tác giả Trần Kim Kha (2012) với bài viết Dịch
vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh - những vấn đề còn trăn trở đăng trên Tạp chí
Khoa học và Công nghệ, số 1/2012; tác giả Phan Thị Bích Thảo (2015) với bài viết
Dịch vụ công trực tuyến và vấn đề xây dựng chính quyền điện tử ở Thủ đô Hà Nội
đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước - số 235; các tác giả đã chỉ ra vấn đề của chính
sách DVCTT đó là: biện pháp xác thực các thông tin của chủ thể gửi đến môi
trường mạng; là thói quen dùng tiền mặt; là hạn chế trong nhận thức, hạn chế trong
công tác tuyên truyền về DVCTT; những rào cản do các quy định của thủ tục hành
chính và mức độ ứng dụng CNTT trong quản lý đã có tác động không nhỏ đến việc
ứng dụng DVCTT ở nhiều CQNN. Có thể thấy, tác giả đã đưa ra được một số vấn
đề chính sách DVCTT đang cần phải giải quyết hiện nay nhưng mới ở mức độ liệt
kê, chưa có phân tích căn nguyên, biểu hiện, chưa thể hiện toàn diện vấn đề của
chính sách này. Tác giả Thái Vân (2013) với bài viết Dịch vụ công trực tuyến -
Nhiều khuyến khích, dân vẫn ngại đăng trên Tạp chí Thế giới số ngày 18/11/2013
đã nêu thêm được vấn đề lớn nữa là sự chênh lệch điều kiện kinh tế - xã hội vùng
miền; trình độ của đội ngũ cán bộ CNTT chuyên nghiệp cũng đang cần được giải
quyết để thúc đẩy người dân sử dụng DVCTT rộng rãi và chuyên nghiệp. Gần đây,
tác giả Nguyễn Thị Thu Hường (2017) với bài viết: Ủy ban nhân dân Quận 1 đi đầu
trong cung ứng dịch vụ hành chính công trực tuyến đăng trên Hồ sơ sự kiện số 358
ngày 10/9/2017 xác định vấn đề chính sách DVCTT đặt ra ở chỗ, vì khái niệm
DVCTT còn mới trong khi người dân quá quen với các dịch vụ hành chính công
cung ứng theo phương thức truyền thống (trực tiếp tại trụ sở cơ quan công quyền)
nên việc ứng dụng trực tuyến cũng đang cần có những quyết sách giải quyết vấn đề
này. Hai tác giả Lê Thị Thanh Tâm và Nguyễn Văn Phương (2017) với bài viết Tác
19
động của môi trường và khả năng thích ứng công nghệ đến hiệu quả sử dụng dịch
vụ công trực tuyến: nghiên cứu điển hình một số doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương,
đăng trên Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 28(5) xác định vấn đề chính sách là vấn đề
an toàn thông tin mạng; bảo mật thông tin; vấn đề chủ thể thụ hưởng (người dân và
doanh nghiệp) chưa sẵn sàng thích ứng sử dụng DVCTT. Với bài viết Hiệu quả của
ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Tạp chí
Quản lý nhà nước, Số 255 (4/2017) của tác giả Nguyễn Thị Vân (2017) đã nêu vấn
đề chính sách DVCTT là một số đơn vị trực thuộc cấp huyện, số lượng thiết bị
CNTT hiện chưa đồng bộ để triển khai các ứng dụng CNTT, chưa đủ đáp ứng yêu
cầu công việc; Việc sử dụng Internet của CBCC phục vụ công tác chưa được thực
hiện rộng rãi, một số phòng, ban chưa có kết nối mạng để phục vụ công tác tìm
kiếm thông tin; tuy hầu hết đã xây dựng hệ thống mạng nội bộ (LAN) nhưng còn
chưa đi vào hoạt động; Tin học hoá công tác quản lý nhà nước chưa gắn với CCHC,
chưa xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, chính sách cụ thể để phát triển ứng dụng
CNTT trong từng lĩnh vực; Nguồn nhân lực CNTT còn rất thiếu và yếu, chưa có cơ
chế, chính sách thu hút, đào tạo nguồn CNTT phục vụ địa phương; Hạ tầng kỹ thuật
còn thiếu do việc trang bị thiết bị CNTT để bảo đảm sẵn sàng ứng dụng CNTT chưa
được thực hiện đầy đủ và chưa được đầu tư đúng mức. Cùng với những băn khoăn
đó, tác giả Trần Đoàn Hạnh (2017) với bài viết Phòng ngừa tội phạm sử dụng
CNTT và viễn thông đăng trên Tạp chí quản lý nhà nước - số 256 (5/2017) đã đánh
giá thực tiễn cho thấy tình hình tội phạm CNTT hoạt động xuyên quốc gia ở Việt
Nam còn diễn biến phức tạp; hoạt động với vỏ bọc đa dạng, phương thức hoạt động
và hành vi che giấu tội phạm tinh vi hơn, gây khó khăn cho công tác phát hiện; lực
lượng cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao mới được hình thành,
quân số mỏng, kinh nghiệm chưa nhiều. Với cách nhìn vấn đề chính sách DVCTT
toàn diện hơn, tác giả Minh Thành (2017) trong bài viết Đưa DVCTT gần với đời
sống người dân, Bản tin địa phương, Trung tâm thông tin khoa học - Học viện
Chính trị khu vực II, Số 22-2017; Nguồn: http://baoapbac.vn/ đã xác định vấn đề
đặt ra là trình độ, kiến thức CNTT của người dân chưa đồng đều; nhiều người dân
chưa được tiếp xúc với máy tính, Internet; tâm lý lo ngại về sự không thuận tiện khi
20
sử dụng, mất an toàn thông tin khi sử dụng DVCTT; một số văn bản chưa sửa đổi
kịp thời để thực hiện theo quy trình điện tử, người dân và doanh nghiệp vẫn phải
nộp chứng từ giấy khi thực hiện các thủ tục hành chính; việc tuyên truyền, hỗ trợ sử
dụng DVCTT chưa được thực hiện đầy đủ, thường xuyên dẫn đến việc triển khai
DVCTT vẫn còn chưa đồng bộ; công tác tuyên truyền, phổ biến về lợi ích của DVCTT
vẫn còn hạn chế dẫn đến người dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận DVCTT.
Bên cạnh các bài báo là những công trình nghiên cứu khoa học và sách tài liệu
tham khảo, chuyên khảo. Cụ thể: Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề
tài: Nghiên cứu xây dựng kiến trúc CNTT và truyền thông và các giải pháp công
nghệ phù hợp cho việc triển khai CPĐT ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp nhà nước
thuộc Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KC.01/06-10, mã số
KC.01.18/06-10, Nguyễn Minh Hồng làm chủ nhiệm, năm nghiệm thu 2011. Đề tài
nêu vấn đề của chính sách DVCTT ở Việt Nam hiện này là: việc cung cấp trực
tuyến phát triển không đồng đều tại các địa phương và bộ ngành: chủ yếu cung cấp
DVCTT ở mức độ 1, 2; rất hạn chế ở mức độ 3 và chưa được cung cấp ở mức độ 4;
thiếu chuẩn hóa, thống nhất trong việc cung cấp DVCTT giữa các địa phương, các
bộ ngành; chủ yếu cung cấp DVCTT mức độ 3 trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh,
cấp phép xây dựng, nhà đất.
Ngoài ra, có thể kể tới công trình nghiên cứu ngoài nước như Chapter 3:
Muhammad Muinul Islam (Jahangirnagar University, Bangladesh), Mohammad
Ehsan (University of Dhaka, Bangladesh & Dalhousie University, Canada,
Understanding E-Governance: A Theoretical Approach lại đề cập đến một chính
phủ quản trị điện tử mang lại những thay đổi trong cấu trúc và chức năng của các
DVC thông qua sự tham gia có hiệu quả các chính phủ, doanh nghiệp và công dân:
các vấn đề xóa đói giảm nghèo, kém phát triển về kinh tế, mù chữ, tham nhũng phổ
biến có thể được giảm thiểu; chỉ rõ triển khai CPĐT mang tính tích cực, có thể trực
tiếp tạo ra một sự thay đổi mô hình, từ chính quyền quan liêu truyền thống đến
chính quyền hoạt động có trách nhiệm và hiệu quả.
Như vậy có thể thấy, các công trình đã phần nào nêu lên những vấn đề bất cập
trong triển khai DVCTT như vướng mắc từ tâm lý, nhận thức của người dùng; ý
21
thức người cung ứng; điều kiện các yếu tố hạ tầng công nghệ, môi trường pháp lý.
Mỗi bài viết chỉ ra một số tồn tại dựa trên thực tiễn đánh giá thực trạng tại giai đoạn
khác nhau, địa phương khác nhau nên còn mang tính rời rạc, chưa toàn diện. Trên
cơ sở tham khảo những đánh giá trong các công trình thuộc nhóm này, luận án
hướng tới xác định một cách có hệ thống, logic, toàn diện vấn đề của chính sách
DVCTT ở Việt Nam thời gian tới.
* Nghiên cứu về mục tiêu chính sách dịch vụ công trực tuyến
Đối với các công trình trong nước, tiêu biểu khi đề cập đến nội dung này là tác
giả Phan Thị Bích Thảo (2015) với bài viết DVCTT và vấn đề xây dựng chính quyền
điện tử ở Thủ đô Hà Nội đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước - số 235, tác giả đã
xác định mục tiêu là xây dựng lộ trình cung cấp DVCTT, mở rộng phạm vi cung
cấp DVCTT của các CQNN; nâng cao chất lượng phục vụ công dân, tổ chức cũng
như tính minh bạch và hiệu lực quản lý của các cơ quan. Tác giả Trần Kim Kha
(2012) với bài viết DVCTT trên địa bàn tỉnh - những vấn đề còn trăn trở đăng trên
Tạp chí Khoa học và công nghệ, số 1/2012 xác định mục tiêu triển khai DVCTT
góp phần trong việc công khai, minh bạch hóa các thủ tục hành chính của CQNN; là
công cụ giúp cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp giảm bớt công sức, thời gian
đi lại trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính. Tác giả Thủy Minh (2016) có bài
viết Bãi bỏ giấy phép không cần thiết, thực hiện tối đa cấp phép trực tuyến đăng
trên Tạp chí Công thương số 9 tháng 5/2016 xác định mục tiêu triển khai DVCTT
đảm bảo được yêu cầu của Chính phủ trong việc hoàn thiện môi trường đầu tư kinh
doanh, đáp ứng mức độ cao nhất cho doanh nghiệp, nhân dân và người tiêu dùng.
Tác giả Trần Ngọc Luân (2013) với bài Quản lý nhà nước về CPĐT ở Việt Nam
hiện nay đăng trên Tạp chí CNTT&TT kỳ 2 (10.2013) xác định: mục tiêu nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về CPĐT tại Việt Nam phù hợp với hoàn cảnh
và điều kiện cụ thể của Việt Nam; hạn chế khắc phục những khó khăn, bất cập, thúc
đẩy quá trình phát triển CPĐT thành công tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế đất nước, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tác giả Bế Trung
Anh (2013) với bài viết CPĐT - con đường tiến tới minh bạch hóa các DVC đăng
trên Tạp chí Công nghệ -Thông tin, Kỳ 2 xác định mục tiêu DVCTT thông qua xác
22
định mục tiêu chung của chính sách CPĐT (chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của các
CQNN, thiết lập môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch hóa các DVC sẽ được
rõ ràng hơn, giúp xã hội giảm thiểu tham nhũng). Tác giả Hiền Quý (2017) với bài
viết Đẩy mạnh CCHC - bước đột phá quan trọng đăng trên Hồ sơ sự kiện, số 358
ngày 10/9/2017 đã đề cập đến mục tiêu của thành phố Hồ Chí Minh như triển khai
sử dụng chữ ký số, đẩy mạnh quy trình một cửa liên thông, mở rộng DVCTT. Tác
giả Nguyễn Thị Thu Hương (2017) với bài viết: Ủy ban nhân dân Quận 1 đi đầu
trong cung ứng dịch vụ hành chính công trực tuyến đăng trên Hồ sơ sự kiện số 358
ngày 10/9/2017 xác định mục tiêu chính sách DVCTT bao gồm: giảm phiền hà,
nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp; Bảo đảm sự công khai,
minh bạch trong việc thực hiện các thủ tục hành chính của cơ quan hành chính nhà
nước, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức, chi
phí đi lại. Hai tác giả Lê Thị Thanh Tâm và Nguyễn Văn Phương (2017) với bài
viết Tác động của môi trường và khả năng thích ứng công nghệ đến hiệu quả sử
dụng DVCTT: nghiên cứu điển hình một số doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương, đăng
trên Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 28 [5] đã khẳng định mục tiêu chính sách
DVCTT giúp giảm thiểu thời gian giao dịch, giảm sai sót trong khai báo thủ tục
hành chính, tiết kiệm chi phí đi lại không cần thiết, lưu trữ và truy cập dữ liệu tiện
lợi; quản lý chứng từ, giảm thiểu chi phí lưu trữ công văn và các tiện ích khác, từ đó
nâng cao hiệu suất làm việc. Tác giả Nguyễn Thị Vân (2017) với bài viết Hiệu quả
của ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện đăng
trên Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 255 (4/2017) xác định mục tiêu chính sách
DVCTT đối với quản lý hành chính nhà nước chính quyền cấp huyện sẽ mang lại
hiệu quả cao trong công tác quản lý điều hành, góp phần quan trọng hướng đến
nâng cao chất lượng phục vụ của nền hành chính, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của xã hội, tạo thế và lực ở cấp huyện ngày càng phát triển vững mạnh.
Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài cấp bộ: Nghiên cứu xây
dựng hệ thống chương trình tiếp dân điện tử phục vụ trả lời ý kiến liên quan đến
công nghiệp, thương mại trên website của Bộ Công thương, Chủ nhiệm đề tài: Trần
Đình Lộc, Hà Nội, tháng 3/2009, đã chỉ ra mục tiêu chính sách thể hiện: Xây dựng
23
hệ thống tiếp dân điện tử bao gồm các chức năng: Tin học hóa quy trình tiếp nhận ý
kiến, tin học hóa quy trình chẩn bị nội dung trả lời ý kiến; tin học hóa quy trình xét
duyệt nội dung; tin học hóa quy trình cập nhật ý kiến trả lời; hệ thống quản trị hệ
thống. Bộ Nội vụ và Học viện Hành chính Quốc gia (2014), Tài liệu bồi dưỡng
ngạch chuyên viên chính, quyển 1, Phần lý thuyết, Nxb. Bách khoa đã xác định 4
tiêu chí cơ bản khi các quốc gia trên thế giới cung cấp DVCTT quan tâm, đánh giá,
đó là: DVCTT được cung cấp phải là DVC cơ bản; chính phủ sử dụng công nghệ đa
phương tiện và tương tác hai chiều với chủ thể thụ hưởng; chính phủ sử dụng
Internet để cung cấp DVC và tiếp nhận ý kiến phản hồi của công chúng; sự kết nối
tính năng của DVC và tham khảo thường xuyên ý kiến của người dân về những vấn
đề của CSC. Là nguồn thông tin quan trọng để tác giả luận án tham khảo khi xây
dựng giải pháp cho chính sách DVCTT, lựa chọn chính xác công cụ chính sách,
mức độ, tỷ lệ quy phạm hóa các chính sách DVCTT ở Việt Nam trong thời gian tới.
Nhóm tác giả Nguyễn Đăng Hậu, Nguyễn Hoài Anh, Ao Thu Hoài (2010)
với cuốn sách Chính phủ điện tử, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông. Trong
cuốn sách, nhóm tác giả đã thiết lập tầm nhìn cho CPĐT; xác định mục tiêu chiến
lược, mục tiêu cụ thể cho CPĐT như: chiến lược phát triển kinh tế, xã hội sử dụng
ICT; cung cấp hiệu quả DVC chất lượng, dễ truy cập và chấp nhận được; hoàn thiện
năng lực của Chính phủ. Xác định rõ môi trường cho CPĐT phát triển đó là: đội
ngũ lãnh đạo; pháp luật; tổ chức; nhân lực; tài chính; truyền thông; công nghệ; cơ sở
dữ liệu.
Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu ngoài nước có thể kế tới là bài viết The
Internet-of-Things: Review and research directions của Irene C.L. Ng*, Susan Y.L.
WakenshawWMG, University of Warwick, United Kingdom đăng trên
IJRMInternational Journal of Research in Marketing (2017), First received on
October 27, 2015 and was; under review for 6½ months, IJRM-01198; No of Pages
19, bài báo đã đề cập đến sự thay đổi trong hoạt động tìm kiếm thị trường nhờ số
hóa thông tin (số hóa là chuyển đổi các thông tin tương tự dưới bất kỳ hình thức nào
như văn bản, hình ảnh, âm thanh hoặc thuộc tính vật lý sang định dạng số để thông
tin có thể được xử lý, lưu trữ và truyền qua các mạch, thiết bị và mạng số). Việc
24
ứng dụng công nghệ cảm biến không dây có thể dẫn đến những thành tựu và hạn
chế, nhưng cũng có thể dẫn đến sự chuyển đổi cơ bản của các thể chế và các cấu
trúc kinh tế xã hội khác. Từ việc chỉ ra những khó khăn và lợi ích do chuyển đổi
công nghệ mang lại, tác giả đã khẳng định nhu cầu chuyển đổi các phương pháp
truyền thống sang các phương pháp sáng tạo nhờ ứng dụng CNTT. Từ đó, tác giả có
thể có thêm cơ sở khẳng định sự thiết yếu triển khai cung ứng DVC trên môi trường
mạng (khi luận giải cho mục tiêu của chính sách DVCTT). Tuy nhiên, các công
trình này chưa xây dựng một cách toàn diện, có hệ thống mục tiêu của chính sách
DVCTT, vẫn coi thực hiện cung ứng tốt DVCTT là một trong những mục tiêu của
chính sách CPĐT; Những mục tiêu đặt ra chỉ xuất phát từ góc độ phục vụ môi
trường đầu tư, chủ thể thụ hưởng chủ yếu hướng tới là doanh nghiệp vì góc độ tiếp
cận tác giả lựa chọn là từ thực tiễn hoạt động của một lĩnh vực, của một địa phương
được đánh giá cao trong việc sớm ứng dụng DVCTT vào hoạt động nhưng cũng
phần nào thể hiện được mục tiêu chung của chính sách DVCTT.
* Nghiên cứu về giải pháp chính sách dịch vụ công trực tuyến
Những công trình nghiên cứu trong nước tiêu biểu về nội dung này có thể kể
đến như tác giả Nguyễn Chí Nhân (2002) với bài viết CPĐT mô hình quản lý nhà
nước hướng đến tương lai trên Tạp chí Phát triển kinh tế (tháng 4/2002) đã lựa chọn
giải pháp tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT, đây chỉ là một trong các giải pháp
của chính sách DVCTT. Tác giả Nguyễn Thị Thu Cúc (2011) với bài viết Xây dựng
CPĐT tại thành phố Trà Vinh đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước số 190 (11 -
2011) lại hướng tới những giải pháp có sự tham gia của các cấp chính quyền (sự
phân cấp quản lý, phân bổ ngân sách, xây dựng kế hoạch hành động, đào tạo, bồi
dưỡng ứng dụng CNTT, tuyên truyền, thành lập bộ phận phụ trách giám sát, điều
chỉnh thường xuyên) thể hiện tương đối đầy đủ các yêu cầu đối với chính quyền
trong triển khai DVCTT. Tuy nhiên, đối với DVCTT gắn với nhiều nhóm chủ thể
nên còn cần đến những giải pháp chính sách cho người dùng, cho đội ngũ chuyên
gia CNTT.
Tác giả Trần Ngọc Luân (2013) với bài viết Quản lý nhà nước về CPĐT ở Việt
Nam hiện nay đăng trên Tạp chí CNTT&TT kỳ 2 đã bổ sung thêm cho nhóm giải
25
pháp đối với phía chính quyền đó là sự quyết tâm của toàn hệ thống chính trị thể
hiện trong việc xây dựng nguyên tắc, xây dựng cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy
trong đó có cơ quan chuyên nghiệp hỗ trợ về kỹ thuật và triển khai các hoạt động
thực thi. Tuy nhiên, các công trình nêu trên vẫn chỉ tập trung ở nhóm giải pháp
chính sách cho phía chính quyền. Nhóm tác giả Phan Anh Hồng, Nguyễn Thị Mai
(2012) với bài viết Kinh nghiệm xây dựng CPĐT ở Singapore đăng trên Tạp chí Tổ
chức nhà nước, số 8/2012 xác định giải pháp thực hiện CPĐT phải có tầm nhìn, có
mục tiêu và xây dựng được kế hoạch ngắn hạn và dài hạn; có các tổ chức chuyên
dụng (Dedicated Organisations) để quản lý và điều hành các kế hoạch chiến lược.
Đặc biệt, tác giả xác định nhóm giải pháp hướng tới nhóm chủ thể thụ hưởng chính
sách DVCTT (người dùng là trung tâm, nghĩa là cơ cấu của chính phủ phải được
điều hướng đến việc cung cấp các dịch vụ theo nhu cầu của người dân một cách đơn
giản và hiệu quả; Hợp tác giữa khu vực công, khu vực tư với vai trò của từng bên
phải được cụ thể hóa; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về công nghệ truyền
thông là một hoạt động quan trọng), hay giải pháp hướng tới đội ngũ chuyên gia
CNTT (nhà quản lý CNTT (IT managers) và đội ngũ nhân viên chất lượng cao đóng
một vai trò quan trọng trong việc phát triển CNTT cho CPĐT). Với bài viết này, tác
giả có cái nhìn tương đối bao quát về chính sách DVCTT, xuất phát từ nhu cầu thực
tiễn, nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng để xây dựng được hệ thống giải pháp
chính sách tương đối toàn diện. Tuy nhiên, giải pháp được nêu ra dưới dạng liệt kê,
chưa có những phân tích, đánh giá luận giải dưới góc độ chính sách, mục tiêu mà
luận án hướng tới. Tiếp theo, tác giả Phan Thị Bích Thảo (2015) với bài viết
DVCTT và vấn đề xây dựng chính quyền điện tử ở Thủ đô Hà Nội đăng trên Tạp chí
Quản lý nhà nước - số 235 chủ yếu lựa chọn giải pháp chính sách hướng đến phục
vụ đối tượng là người dùng. Tác giả Hoàng Thị Kim Chi (2016) với bài viết Một số
phương pháp bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử đăng trên Tạp chí Quản lý nhà
nước - số 245 (6/2016) bổ sung thêm giải pháp đảm bảo an toàn thông tin, an ninh
mạng cho người dùng. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hường (2017) với bài viết: Ủy ban
nhân dân Quận 1 đi đầu trong cung ứng dịch vụ hành chính công trực tuyến đăng
trên Hồ sơ sự kiện số 358 ngày 10/9/2017 đã lựa chọn các nhóm giải pháp như:
26
Tích hợp quản lý thư xin lỗi, kiểm soát giải quyết hồ sơ đúng hạn, tích hợp các cổng
DVC, dịch vụ trả hồ sơ hành chính qua bưu điện và hệ thống SMS; Công khai xin
lỗi người dân bằng hình thức “Thư xin lỗi” đối với hồ sơ bị trễ hạn, từ đó các
phòng, ban chuyên môn phải có văn bản giải trình và tham mưu “Thư xin lỗi”, nêu
rõ lý do, hẹn lại thời gian cụ thể…; Lấy số thứ tự giải quyết hồ sơ hành chính bằng
tin nhắn từ 2011; Hệ thống khảo sát ý kiến đánh giá mức độ hài lòng của khách
hàng khi đến sử dụng dịch vụ hành chính công; Triển khai kênh tương tác trên trang
tin điện tử (nhận phản ánh của người dân, doanh nghiệp…). Thông tin sẽ tự động
chuyển đến lãnh đạo các đơn vị phòng ban chuyên môn và Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các phường để giải quyết và trả lời cho người dân. Nội dung trả lời cũng được
công khai trên trang tin điện tử của quận. Với bài viết Hiệu quả của ứng dụng
CNTT trong quản lý hành chính tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Tạp chí Quản lý
nhà nước, Số 255 (4/2017), tác giả Nguyễn Thị Vân (2017) đã chọn những giải
pháp liên quan nhiều đến hoàn thiện thể chế như: Tiếp tục bổ sung các quy chế, quy
định về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thông tin; xây dựng quy trình trao
đổi; lưu trữ, xử lý văn bản điện tử; quy chế bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; xây
dựng đội ngũ CBCC có trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt; Tăng cường
công tác tuyên truyền rộng rãi nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức cho người dân và
doanh nghiệp về các lợi ích trong việc khai thác thông tin từ các sản phẩm CNTT
trong hoạt động của CQNN. Tác giả Minh Thành (2017) trong bài viết Đưa DVCTT
gần với đời sống người dân, Bản tin địa phương, Trung tâm thông tin khoa học -
Học viện Chính trị khu vực II, Số 22-2017; Nguồn: http://baoapbac.vn/ cũng tập
trung đề xuất nhóm giải pháp về đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi nhằm nâng cao
nhận thức cho CBCC, người dân và doanh nghiệp trong việc tiếp cận, sử dụng hiệu
quả các DVCTT qua môi trường mạng; kiến nghị cơ quan chức năng hoàn thiện văn
bản, các quy định nhằm đảm bảo tính pháp lý của các DVCTT; xây dựng và phát
triển các dịch vụ cung cấp thông tin dữ liệu điện tử nhằm đa dạng hoá các kênh
thông tin, nâng cao chất lượng phục vụ theo yêu cầu của người dân và doanh
nghiệp. Với cách tiếp cận và đề xuất giải pháp toàn diện hơn, tác giả Trần Đoàn
Hạnh (2017) với bài viết Phòng ngừa tội phạm sử dụng CNTT và viễn thông đăng
27
trên Tạp chí quản lý nhà nước - số 256 (5/2017) đã phân tích đến các nhóm giải
pháp như: kịp thời ban hành các chính sách, biện pháp cụ thể bảo đảm an ninh trong
phát triển các lĩnh vực khoa học, công nghệ; Rà soát nghiên cứu và đề xuất hoàn
thiện các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động
phòng ngừa loại tội phạm sử dụng CNTT và viễn thông; Xây dựng, phát triển lực
lượng phòng ngừa các tội phạm sử dụng CNTT và viễn thông; Huy động sức mạnh
của cả hệ thống chính trị, tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ; hiệu quả quản lý, điều
hành của chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể quần
chúng các cấp trong hoạt động phòng ngừa tội phạm sử dụng CNTT và viễn thông.
Xây dựng hệ thống tường lửa nhằm ngăn chặn các thủ đoạn xâm nhập bất hợp pháp
với mục đích là bảo vệ tài nguyên dữ liệu; Tăng cường, nâng cao hiệu quả các biện
pháp phòng ngừa xã hội, công tác tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật; Tăng
cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đấu tranh phòng ngừa các tội phạm sử dụng
CNTT và viễn thông.
Trong Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài: Nghiên cứu xây
dựng kiến trúc CNTT và truyền thông và các giải pháp công nghệ phù hợp cho việc
triển khai CPĐT ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp nhà nước thuộc Chương trình
khoa học công nghệ cấp nhà nước KC.01/06-10, mã số KC.01.18/06-10, Nguyễn
Minh Hồng làm Chủ nhiệm, năm nghiệm thu 2011, tại Chương 3 đề tài đề xuất
khung kiến trúc CPĐT cho Việt Nam, giải pháp đề tài đề xuất cho nội dung này đó
là phải chuẩn hóa thủ tục, quy trình thực hiện; tập trung vào các lĩnh vực có nhu cầu
cao trong xã hội: đất đai, xây dựng, đăng ký kinh doanh; việc đầu tư thực hiện trước
tiên ở cấp quận, huyện; đẩy nhanh triển khai hệ thống cung cấp dịch vụ chứng thực
điện tử để có thể cung cấp DVCTT mức độ 4 và tăng tính an toàn, bảo mật; đề xuất
mô hình tham chiếu cung cấp dịch vụ công.
Như vậy có thể thấy, các tác giả mới chỉ đưa ra được một nội dung hẹp trong
giải pháp chính sách DVCTT (trong triển khai chính sách CPĐT về minh bạch hóa
các thủ tục hành chính)...; chủ yếu lựa chọn giải pháp chính sách là quy phạm hóa;
chưa đề cập đến những giải pháp khác như về kinh tế, về tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục; giải pháp đưa ra chủ yếu để triển khai CPĐT, coi DVCTT như một trong
28
những nội dung của chính sách CPĐT... Luận án sẽ dựa trên những giải pháp quy
phạm của các bài viết để xây dựng các phương án lựa chọn giải pháp chính sách
DVCTT đồng bộ, toàn diện và phù hợp đặt trong mối liên hệ với giải pháp triển
khai CPĐT với điều kiện hiện nay ở Việt Nam.
Bên cạnh đó còn có các công trình nghiên cứu ngoài nước về nội dung này
như nhóm tác giả Islam, Muhammad Muinul, and Ehsan, Mohammad. From
Government to E-Governance: Public Administration in the Digital Age. Hershey,
PA, USA: IGI Global, 2012 với rất nhiều chương đề cập toàn diện về phát triển
CPĐT. Trong Chapter 1, From e- Government to e-Governance: A Holistic
Perspective on the Role of ICTs, Wolter Lemstra (Delft University of Technology,
The Netherlands), nội dung tập trung làm rõ khái niệm CPĐT, giải quyết câu hỏi
“Phải làm những gì để đạt được một chính phủ hiệu quả và tích cực?” với sự lý giải
về việc ứng dụng CNTT để bắt kịp với những mô hình phát triển mới. Chapter 2:
Mehdi Sagheb-Tehrani, Bemidji State University, USA, E-Government: Some
Factors for a Conceptual Model tập trung lý giải vai trò tích cực của chính quyền:
tiểu bang, địa phương, quốc gia trên toàn thế giới trong việc ứng dụng CNTT trong
triển khai CPĐT, cung cấp các DVC cho người dân, coi ứng dụng CNTT như một
cách để cải thiện cuộc sống. Chương này cũng chỉ ra yếu tố thành công CPĐT chính
là thực hiện đồng bộ các dự án CPĐT. Đặt ra vấn đề về xây dựng công dân điện tử;
doanh nghiệp điện tử; đưa ra mô hình để xây dựng các dự án CPĐT đạt hiệu quả.
Chapter 4: Alberto Asquer (University of Cagliari, Italy, E-Government, M-
Government, L-Government: Exploring Future ICT Applications in Public
Administration nghiên cứu vai trò của CNTT và truyền thông trong việc cung cấp
các dịch vụ hành chính công, các công cụ CPĐT tăng cường các dịch vụ hành chính
công hiện có; được sử dụng ở mọi nơi, liên thông và ứng dụng tự động của công
nghệ Internet để quản lý các dịch vụ công; cơ chế xác định thêm các điều khoản
truy cập của người dùng đến các máy chủ và tăng cường các mối quan hệ giữa công
dân, doanh nghiệp và chính phủ; đưa ra cơ chế đảm bảo sự công bằng, bình đẳng và
tính toàn vẹn của chính quyền; các điều kiện tiếp cận với dịch vụ điện tử và thông
tin công cộng. Biện pháp bảo vệ cần thiết nhằm ngăn chặn các chính phủ bẻ cong
29
các công cụ CNTT, phục vụ mục đích đảng phái; làm suy yếu vị trí của các bên
thiểu số và các nhóm lợi ích.
Tác phẩm tiếp theo phải kể đến, đó là tác phẩm của nhóm tác giả Eckersley,
Peter, Harris, Lisa, and Jackson, Paul. Routledge eBusiness: e-Business
Fundamentals (1). Florence, US: Routledge, 2003… Cuốn sách bao gồm 9 chương,
trong đó Chương số 9, chương cuối cùng là chương về CPĐT, nhóm tác giả Noah
Curthoys, Peter Eckerslcy và Paul Jackson đã bắt đầu từ tổng quan về CPĐT với sự
khác biệt trong ứng dụng CNTT cung ứng DVC; làm thế nào công nghệ có thể thay
đổi cách quyết định quan trọng; được thực hiện bằng cách cho phép tham gia tốt
hơn với các bên liên quan, tăng cường minh bạch và dân chủ, bao gồm việc quản lý
các thay đổi từ truyền thống đến tập quán làm việc hiện đại; đòi hỏi sự chia sẻ của
các cơ sở dữ liệu và thông tin cá nhân; cho phép truy cập dễ dàng hơn với các dịch
vụ. Như vậy có thể thấy, những nội dung trong cuốn sách cũng chỉ đề cập về xây
dựng CPĐT nói chung. Để có một chính sách toàn diện, khả thi, việc thay đổi thói
quen, đạo đức người sử dụng, cấp quyền truy cập đảm bảo an toàn thông tin, an
ninh mạng là một trong những chính sách then chốt. Do đó, luận án sẽ tham khảo,
vận dụng phù hợp khi xây dựng giải pháp chính sách đảm bảo an toàn thông tin, an
ninh mạng khi triển khai DVCTT.
Bên cạnh đó, một số bài báo cũng đề cập đến việc ứng dụng CNTT trong triển
khai hoạt động trong mọi lĩnh vực. Cụ thể như Bài viết Competitive strategies in the
motion picture industry: An ABM to studyinvestment decisions của Sebastiano A.
Delre (University of Zurich, University Research Priority Program (URPP) "Social
Networks", Andreasstrasse 15, 8050 Zurich, Switzerland), Claudio Panico
(Management and Technology Department, Bocconi University, Via Roentgen 1,
20136 Milan, Italy), BerendWierenga (Rotterdam School of Management, Erasmus
University, P.O. Box 1738, 3000DR Rotterdam, The Netherlands) đăng trên
International Journal of Research in Marketing (2016) IJRM-01168; No of Pages
31journal homepage: www.elsevier.com/ locate/ijresmar. Bài viết đưa ra mô hình
đánh giá sự phù hợp giữa nội dung dịch vụ với nhu cầu của người dùng: sự phù hợp
với nội dung người sử dụng và ảnh hưởng của người sử dụng khác trong việc tiếp
30
cận, truyền đạt thông tin qua ứng dụng các mạng xã hội (hành vi truyền thông xã
hội). Nghiên cứu trong bài viết là cơ sở để các nhà quản lý tìm ra phương pháp xác
định một cách chính xác chiến lược cung ứng dịch vụ viễn thông với người dùng.
Bài viết chỉ ra kết quả quan trọng đó là nội dung của thông tin quyết định hoạt động
tái sử dụng dịch vụ. Đây là cơ sở để tác giả luận án nghiên cứu sâu khi xác định giải
pháp chính sách cho người dùng DVCTT (chính nội dung của dịch vụ quyết định
mức độ tham gia của người dùng đối với dịch vụ đó).
* Nghiên cứu về chủ thể chính sách dịch vụ công trực tuyến
Các công trình trong nước tiêu biểu có bài viết của Quốc Thanh, Hồng Minh
(2011) (Theo dự thảo “Electronic Goverment/or Developing Countries”của ITU),
Các yếu tố quyết định hành vi sử dụng dịch vụ e-GOV, Tạp chí CNTT&TT Kỳ 2,
xác định chủ thể theo xu hướng trong triển khai CPĐT là thiết kế các dịch vụ tập
trung vào những nhu cầu của người dân; các cơ quan tổ chức chính phủ được giao
phó trách nhiệm phải là những người có khả năng về thông tin và phát triển các
phương tiện hiệu quả về chi phí để lôi kéo, lưu giữ, xử lý và truyền thông thông tin
cho mọi người một cách bình đẳng; các dịch vụ CPĐT thực sự phải bao trùm lên
phạm vi rộng và đối tượng cá nhân đa dạng (những cá nhân có thể có phạm vi rộng
về kỹ năng, khả năng diễn đạt, trình độ giáo dục, thu nhập và tín ngưỡng. Cụ thể
hóa trong cách tiếp cận nghiên cứu chủ thể của chính sách DVCTT, tác giả Trần
Việt Cường (2013), Tiếp cận liên thông trong phát triển CPĐT, Tạp chí CNTT &
TT kỳ 2 (7/2013); tác giả Trần Ngọc Luân (2013), Quản lý nhà nước về CPĐT ở
Việt Nam hiện nay, Tạp chí CNTT&TT kỳ 2 (10/2013) đã đề xuất việc sẽ thành lập
một cơ quan chuyên trách: Ủy ban điều phối thống nhất để triển khai mọi hoạt động
xây dựng và phát triển CPĐT và chịu trách nhiệm về sự thành công hoặc thất bại
của quá trình triển khai đó. Đồng thời khẳng định vai trò của người đứng đầu (Thủ
tướng hoặc Tổng thống) mang tính chất quyết định. Ở Việt Nam cũng cần một ủy
ban điều phối thống nhất các hoạt động quản lý và phát triển CPĐT của cả nước.
Hiện nay, Ủy ban quốc gia về ứng dụng CNTT do Thủ tướng đứng đầu và chỉ đạo
trực tiếp được thành lập, là một trong các yếu tố quyết định trong giai đoạn triển
khai CPĐT tại Việt Nam, đáp ứng mong đợi của các tầng lớp nhân dân và đạt được
31
những mục tiêu đề ra trong thời gian sớm nhất. Đề cập đến một chủ thể mới thiết
lập của chính sách DVCTT, tác giả Hiền Quý (2017) trong bài viết Đẩy mạnh
CCHC - bước đột phá quan trọng đăng trên Hồ sơ sự kiện, số 358 (ngày 10/9/2017)
đã đề cập đến việc thành lập Tổ tư vấn DVCTT của mỗi phường để tư vấn, tuyên
truyền, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tham gia thực hiện DVCTT. Lộ trình sẽ
thành lập Tổ tư vấn tại các khu phố.
Đối với công trình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến vấn đề này có thể kể
đến như: Academy of ICT essentials for government leaders - Incheon: UN-
APCICT (2009) [85], Module 8: Options for funding ICT for Development/Richard
Labelle - 2009 có nội dung tập trung thảo luận và mô tả các cơ chế tài chính cho các
dự án CNTT vì sự phát triển chung và đặc biệt là cho dự án CPĐT. Phân tích vai trò
và sự tham gia của các đơn vị công và tư nhân trong việc đầu tư cho các dự án
CNTT vì sự phát triển và dự án CPĐT, nội dung này có thể tham khảo sau khi luận án
triển khai đưa ra giải pháp về đảm bảo tài chính trong chính sách DVCTT. Bản báo cáo
Global E - government readiness report 2005: From E - government to E-inclusion. -
New York: United Nations, 2006 (ST/ESA/PAD/SER.E/90) đã phân tích về các mối
tương quan giữa CPĐT và sự phát triển chung của xã hội; phân tích những thách thức
và tính ưu việt trong tương lai của CPĐT. Xây dựng CPĐT mang tính toàn cầu.
Như vậy, các công trình đã tập trung đến nhóm chủ thể chủ yếu là chủ thể
cung ứng DVCTT (chính quyền); thậm chí đề cập tới một thiết chế chuyên thực
hiện nhiệm vụ quản lý, kiểm tra, giám sát triển khai DVCTT. Tuy nhiên, với chính
sách DVCTT, chủ thể ở đây bắt buộc phải có đó là sự tham gia của người dùng.
Nếu chỉ tập chung chủ thể chính sách DVCTT là chính quyền thì cho dù có được
trang bị đầy đủ về hạ tầng công nghệ, chuyên môn cũng khó có thể triển khai thực
hiện được. Do đó, luận án sẽ đi sâu làm rõ một cách đầy đủ, toàn diện chủ thể chính
sách DVCTT (bao gồm cả chính quyền (chủ thể cung ứng); chuyên gia CNTT (chủ
thể duy trì); tổ chức, cá nhân (chủ thể thụ hưởng).
* Nghiên cứu về thể chế chính sách dịch vụ công trực tuyến
Thể chế chính sách được nhiều tác giả tiếp cận dưới góc độ pháp luật như tác
giả Trần Ngọc Luân (2013), Quản lý nhà nước về CPĐT ở Việt Nam hiện nay đăng
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên

More Related Content

What's hot

Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cán Bộ,Công Chức Tại Ủy Ban Nhân ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cán Bộ,Công Chức Tại Ủy Ban Nhân ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cán Bộ,Công Chức Tại Ủy Ban Nhân ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cán Bộ,Công Chức Tại Ủy Ban Nhân ...nataliej4
 

What's hot (17)

Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính huyện Hoài Nhơn, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính huyện Hoài Nhơn, HAYLuận văn: Cải cách thủ tục hành chính huyện Hoài Nhơn, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính huyện Hoài Nhơn, HAY
 
THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP Xà - TẢI FREE Z...
THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP Xà - TẢI FREE Z...THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP Xà - TẢI FREE Z...
THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP Xà - TẢI FREE Z...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với công chức cấp xã, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với công chức cấp xã, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách đối với công chức cấp xã, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với công chức cấp xã, HOT
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cán Bộ,Công Chức Tại Ủy Ban Nhân ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cán Bộ,Công Chức Tại Ủy Ban Nhân ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cán Bộ,Công Chức Tại Ủy Ban Nhân ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cán Bộ,Công Chức Tại Ủy Ban Nhân ...
 
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng, HOT
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng, HOTLuận văn: Xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng, HOT
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng, HOT
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
 
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đPhổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
 
Luận văn, Cải cách hành chính cấp Xã, TÀI LIỆU HOT, HAY
Luận văn, Cải cách hành chính cấp Xã, TÀI LIỆU HOT, HAYLuận văn, Cải cách hành chính cấp Xã, TÀI LIỆU HOT, HAY
Luận văn, Cải cách hành chính cấp Xã, TÀI LIỆU HOT, HAY
 
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAYLuận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
 
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính trong trật tự xây dựng, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính trong trật tự xây dựng, HAYLuận văn: Cải cách thủ tục hành chính trong trật tự xây dựng, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính trong trật tự xây dựng, HAY
 
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên ở quận Phú Nhuận
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên ở quận Phú NhuậnĐề tài: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên ở quận Phú Nhuận
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên ở quận Phú Nhuận
 
Tổ chức và hoạt động tiếp công dân của chính quyền cấp xã, HAY
Tổ chức và hoạt động tiếp công dân của chính quyền cấp xã, HAYTổ chức và hoạt động tiếp công dân của chính quyền cấp xã, HAY
Tổ chức và hoạt động tiếp công dân của chính quyền cấp xã, HAY
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của thanh tra y tế tại TPHCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của thanh tra y tế tại TPHCMLuận văn: Tổ chức và hoạt động của thanh tra y tế tại TPHCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của thanh tra y tế tại TPHCM
 
Luận văn: Vị trí việc làm trong cơ quan hành chính theo pháp luật
Luận văn: Vị trí việc làm trong cơ quan hành chính theo pháp luậtLuận văn: Vị trí việc làm trong cơ quan hành chính theo pháp luật
Luận văn: Vị trí việc làm trong cơ quan hành chính theo pháp luật
 
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đChính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, HOTLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, HOT
 
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị Quận 3
 

Similar to Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên

LUẬN VĂN Thực trạng áp dụng Pháp luật Việt Nam về Khuyến Mại - sdt/ ZALO 093 ...
LUẬN VĂN Thực trạng áp dụng Pháp luật Việt Nam về Khuyến Mại - sdt/ ZALO 093 ...LUẬN VĂN Thực trạng áp dụng Pháp luật Việt Nam về Khuyến Mại - sdt/ ZALO 093 ...
LUẬN VĂN Thực trạng áp dụng Pháp luật Việt Nam về Khuyến Mại - sdt/ ZALO 093 ...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện hoài nhơn,...
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện hoài nhơn,...Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện hoài nhơn,...
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện hoài nhơn,...nataliej4
 
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYĐề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...Man_Ebook
 
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Kim Động - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Kim Động - Gửi miễn phí ...Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Kim Động - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Kim Động - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thô...
Luận văn: Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thô...Luận văn: Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thô...
Luận văn: Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thô...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
ĐỀ TÀI : Luận án Kiểm soát thủ tục hành chính các Tỉnh miền Tây Nam Bộ
ĐỀ TÀI : Luận án Kiểm soát thủ tục hành chính các Tỉnh miền Tây Nam BộĐỀ TÀI : Luận án Kiểm soát thủ tục hành chính các Tỉnh miền Tây Nam Bộ
ĐỀ TÀI : Luận án Kiểm soát thủ tục hành chính các Tỉnh miền Tây Nam BộLuận Văn 1800
 

Similar to Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên (20)

Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở...
Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở...Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở...
Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở...
 
Thực Hiện Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân Dân
Thực Hiện Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân DânThực Hiện Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân Dân
Thực Hiện Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân Dân
 
Luận văn: Chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Đà NẵngLuận văn: Chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Đà Nẵng
 
Luận văn: Cải cách thủ tục theo cơ chế một cửa ở TP Việt Trì, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục theo cơ chế một cửa ở TP Việt Trì, HAYLuận văn: Cải cách thủ tục theo cơ chế một cửa ở TP Việt Trì, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục theo cơ chế một cửa ở TP Việt Trì, HAY
 
LUẬN VĂN Thực trạng áp dụng Pháp luật Việt Nam về Khuyến Mại - sdt/ ZALO 093 ...
LUẬN VĂN Thực trạng áp dụng Pháp luật Việt Nam về Khuyến Mại - sdt/ ZALO 093 ...LUẬN VĂN Thực trạng áp dụng Pháp luật Việt Nam về Khuyến Mại - sdt/ ZALO 093 ...
LUẬN VĂN Thực trạng áp dụng Pháp luật Việt Nam về Khuyến Mại - sdt/ ZALO 093 ...
 
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện hoài nhơn,...
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện hoài nhơn,...Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện hoài nhơn,...
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện hoài nhơn,...
 
Cơ sở lý thuyết và thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điề...
Cơ sở lý thuyết và thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điề...Cơ sở lý thuyết và thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điề...
Cơ sở lý thuyết và thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điề...
 
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Về Khuyến Mại Mới Nhất
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Về Khuyến Mại Mới NhấtLuận Văn Pháp Luật Việt Nam Về Khuyến Mại Mới Nhất
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Về Khuyến Mại Mới Nhất
 
Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Dương Minh...
Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Dương Minh...Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Dương Minh...
Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Dương Minh...
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chínhỨng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính
 
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYĐề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính tại tỉnh Hưng Yên, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính tại tỉnh Hưng Yên, HAYLuận văn: Cải cách thủ tục hành chính tại tỉnh Hưng Yên, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính tại tỉnh Hưng Yên, HAY
 
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAY
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAYĐề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAY
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAY
 
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Kim Động - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Kim Động - Gửi miễn phí ...Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Kim Động - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Kim Động - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn: Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thô...
Luận văn: Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thô...Luận văn: Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thô...
Luận văn: Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thô...
 
Thực hiện pháp luật về quảng cáo ngoài trời
Thực hiện pháp luật về quảng cáo ngoài trờiThực hiện pháp luật về quảng cáo ngoài trời
Thực hiện pháp luật về quảng cáo ngoài trời
 
ĐỀ TÀI : Luận án Kiểm soát thủ tục hành chính các Tỉnh miền Tây Nam Bộ
ĐỀ TÀI : Luận án Kiểm soát thủ tục hành chính các Tỉnh miền Tây Nam BộĐỀ TÀI : Luận án Kiểm soát thủ tục hành chính các Tỉnh miền Tây Nam Bộ
ĐỀ TÀI : Luận án Kiểm soát thủ tục hành chính các Tỉnh miền Tây Nam Bộ
 
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYĐề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 

Recently uploaded (20)

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 

Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI QUÁCH THỊ MINH PHƯỢNG CHÍNH SÁCH DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI - 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI QUÁCH THỊ MINH PHƯỢNG CHÍNH SÁCH DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Chính sách công Mã số: 934.04.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ PHÚ HẢI HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Tác giả Quách Thị Minh Phượng
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN......................................................................................14 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu............................................................14 1.2. Đánh giá tổng quan về những công trình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu ........................................................................39 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN.......................................................................................44 2.1. Khái quát về chính sách công, dịch vụ công, dịch vụ công trực tuyến .........44 2.2. Chính sách dịch vụ công trực tuyến ..............................................................55 2.3. Chính sách cung ứng dịch vụ công trực tuyến tại một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam.......................................................................70 Chương 3: THỰC TIỄN CHÍNH SÁCH DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN Ở VIỆT NAM......................................................................................................78 3.1. Bối cảnh triển khai cải cách hành chính và thực tiễn xây dựng chính phủ điện tử tác động đến chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam hiện nay ..............78 3.2. Thực trạng xây dựng, tổ chức thực hiện và đánh giá chính sách dịch vụ công trực tuyến .....................................................................................................91 3.3. Đánh giá chung ............................................................................................109 Chương 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY....................122 4.1. Quan điểm về hoàn thiện chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam.......122 4.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam.......125 KẾT LUẬN.......................................................................................................................144 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ...........................................147 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................148 PHỤ LỤC..........................................................................................................................158
  • 5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chính phủ điện tử CPĐT Công nghệ thông tin CNTT Dịch vụ công DVC Dịch vụ công trực tuyến DVCTT Cơ quan nhà nước CQNN Chính sách công CSC Cải cách hành chính CCHC Cán bộ, công chức CBCC
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Danh mục các nhiệm vụ, đề án cải cách hành chính giai đoạn 2016- 2020 ..................................................................................................................79 Bảng 3.2: Thứ hạng chính phủ điện tử của Việt Nam theo đánh giá của Liên Hợp quốc năm 2016 .........................................................................................88 Bảng 3.3: Thống kê số lượng hồ sơ giải quyết dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3,4 tại một số địa phương...............................................................................101
  • 7. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Hình 2.1: Mô hình các cơ quan chuyên môn tổ chức hành chính của Việt Nam .....63 Hình 3.1: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2018..................................82 Hình 3.2: Xếp hạng Chính phủ điện tử cấp Bộ và cơ quan ngang bộ.......................89 Hình 3.3: Xếp hạng Chính phủ điện tử các cơ quan thuộc Chính phủ .....................89 Hình 3.4: Xếp hạng Chính phủ điện tử cấp tỉnh .......................................................90 Hình 3.5: Đề xuất của người dân đối với CQNN......................................................96 Hình 3.6: Đề xuất của doanh nghiệp đối với CQNN................................................96 Hình 3.7: Mức độ hài lòng đối với cập nhật thông tin phục vụ người dân.............103 Hình 3.8:Mức độ hài lòng đối với cập nhật thông tin phục vụ doanh nghiệp ........104 Hình 3.9: Mức độ hài lòng của người dân đối với thái độ phục vụ của CQNN thông qua mạng ..............................................................................................105 Hình 3.10: Mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với thái độ phục vụ của CQNN thông qua mạng..................................................................................106 Hình 3.11: Mức độ hài lòng của người dân trong bảo mật thông tin......................107 Hình 3.12: Mức độ hài lòng của doanh nghiệp trong bảo mật thông tin ................107
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chính sách công là hệ thống các quyết định của chủ thể có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra với những mục tiêu, giải pháp cụ thể. Khi thực tiễn đặt ra vấn đề cần giải quyết, Đảng, Nhà nước sẽ phải hoạch định, xây dựng và ban hành chính sách nhằm giải quyết vấn đề đó. Thời gian vừa qua, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông đã góp phần thay đổi tất cả mọi hoạt động, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động của Nhà nước. Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành, xây dựng chính quyền kiến tạo, liêm chính, phục vụ, hành động; đảm bảo cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp đã trở thành mục tiêu của chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới. Do đó, rất cần có một hệ thống chính sách về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, đặc biệt là trong hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật của hệ thống cơ quan hành pháp. Chính sách đó được cụ thể hóa trong chính sách về xây dựng chính phủ điện tử. Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến là một nội dung trọng tâm trong tiến trình cải cách hành chính, triển khai chính phủ điện tử. Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng [9]. Từ đó cho thấy vai trò và tính quyết định của chính sách dịch vụ công trực tuyến trong triển khai thành công chính phủ điện tử như mục tiêu đặt ra. Xét về thực tiễn, ở Việt Nam, chính sách dịch vụ công trực tuyến thường được thể chế hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật, tạo căn cứ pháp lý để thi hành. Từ việc ban hành các văn bản của Đảng, thể chế hóa trong các văn bản pháp luật của Nhà nước những quyết định đưa vào Chương trình, kế hoạch triển khai, các đề án, dự án phát triển công nghệ thông tin, ứng dụng trong hoạt động quản lý nhà nước, xây dựng chính phủ điện tử, triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Quan điểm của Đảng được thể hiện trước tiên tại Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
  • 9. 2 hiện đại hóa (Chỉ thị 58). Trên cơ sở đó, rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật, các đề án, chương trình nhằm triển khai cung ứng dịch vụ công theo hình thức trực tuyến (dựa vào ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông). Nhận thức được tầm quan trọng của việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Từ đó đặt ra vấn đề: Cần tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp, tập trung vào các nội dung chính là cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng công nghệ thông tin tại bộ phận một cửa. Bên cạnh hạn chế trong việc hoạch định, xây dựng chính sách, thực tiễn còn cho thấy việc triển khai thực hiện chính sách dịch vụ công trực tuyến của nhiều bộ, ngành, địa phương chưa đạt mục tiêu đặt ra, mới chỉ dừng lại ở mức lập phương án triển khai. Trong đó, nhiều cơ quan cho biết còn vướng mắc, khó khăn trong một số khâu: hệ thống hóa các hồ sơ, quy trình xử lý thủ tục hành chính do giấy tờ, thủ tục nhiều, không có mẫu biểu điện tử; số lượng dịch vụ công nhiều trong khi kinh phí triển khai hạn hẹp; thiếu hướng dẫn trong việc thuê dịch vụ công nghệ thông tin để cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Nguyên nhân việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến chưa thực sự hiệu quả trong thời gian qua là do thiếu một hệ thống chính sách đầy đủ, đồng bộ, toàn diện; sự quan tâm của các cấp chính quyền trong tổ chức triển khai thực hiện chính sách chưa thực sự mang lại hiệu quả, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các chủ thể liên quan chưa được triển khai thực chất, hiệu quả. Cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa nền hành chính triển khai còn chậm, chưa đồng đều và đồng bộ, dẫn đến mục tiêu chính sách chưa đạt được. Mặt khác, môi trường truyền thông cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến chính sách dịch vụ công trực tuyến. Dịch vụ công trực tuyến cần được hiểu và chấp nhận bởi mọi chủ thể tham gia nhằm đảm bảo lợi ích cho toàn xã hội. Truyền thông dịch vụ công trực tuyến đến tất cả các thành phần xã hội là hết sức quan trọng
  • 10. 3 trong triển khai thành công dịch vụ công trực tuyến. Sự hiểu biết của thành phần liên quan đến dịch vụ công trực tuyến bao gồm: Người dân, doanh nghiệp, nhân viên Chính phủ; lãnh đạo; chính trị gia; các nhà đầu tư nước ngoài: sự hiểu biết của các thành phần liên quan về văn hóa truyền thông và các kênh truyền thông; triển khai kế hoạch truyền thông; am hiểu về công nghệ thông tin và truyền thông; chia sẻ thông tin và kiến thức. Xét về mặt lý luận, hiện nay đang thiếu cách tiếp cận, nghiên cứu triển khai dịch vụ công trực tuyến dưới góc độ chính sách: từ xác định được bản chất, vấn đề, mục tiêu, giải pháp, chủ thể, thể chế và những yếu tố tác động đến chính sách dịch vụ công trực tuyến cũng như xác định chu trình chính sách qua các giai đoạn: hoạch định (khởi sự), xây dựng (thiết kế chính sách); tổ chức thực hiện và đánh giá chính sách dịch vụ công trực tuyến. Chỉ khi xây dựng được cơ sở lý luận cơ bản về chính sách dịch vụ công trực tuyến, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng, đề xuất những giải pháp để có được hệ thống chính sách dịch vụ công trực tuyến toàn diện đảm bảo đồng bộ, phù hợp, khả thi. Từ luận giải đó cho thấy, để triển khai cung ứng dịch vụ công trên môi trường mạng, yêu cầu đặt ra là cần xây dựng một hệ thống chính sách đồng bộ, toàn diện về dịch vụ công trực tuyến. Việc nghiên cứu hoàn thiện chính sách dịch vụ công trực tuyến đang đặt ra như một nhu cầu khách quan cấp bách của thực tiễn hiện nay. Do đó, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ với mục đích góp phần hoàn thiện chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án xây dựng khung lý thuyết về chính sách dịch vụ công trực tuyến và thực hiện khảo sát thực tiễn chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam làm cơ sở khoa học để luận án đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án tập trung triển khai những nhiệm vụ cụ thể sau:
  • 11. 4 - Tập hợp, chắt lọc những vấn đề lý thuyết cơ bản nhất về chính sách công, dịch vụ công, dịch vụ hành chính công, dịch vụ công trực tuyến trong mối quan hệ với chương trình cải cách hành chính; Hình thành khung lý thuyết về chính sách dịch vụ công trực tuyến theo chu trình chính sách từ hoạch định, xây dựng chính sách; tổ chức thực hiện và đánh giá chính sách; - Thống kê, khảo sát số liệu về triển khai chính sách dịch vụ công trực tuyến, lồng ghép những nhận định, đánh giá mặt được, mặt hạn chế trong xây dựng, tổ chức thực thi và đánh giá chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam, từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó; - Trên cơ sở phân tích quan điểm chung của Đảng về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nêu quan điểm của cá nhân trong hoàn thiện chính sách dịch vụ công trực tuyến để đề xuất, phân tích, luận giải những nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách dịch vụ công trực tuyến, đảm bảo hoàn thiện từng khâu của chu trình chính sách: giải pháp để hoàn thiện khâu hoạch định, xây dựng chính sách: giải pháp nâng cao nhận thức, năng lực của chủ thể xây dựng chính sách, đảm bảo chất lượng của đề án chính sách như: về xác định vấn đề, mục tiêu chính sách, giải pháp chính sách dịch vụ công trực tuyến, giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa các nhóm chủ thể, hoàn thiện môi trường pháp lý; tăng cường đầu tư nguồn tài chính cho hoạt động xây dựng chính sách, đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, giải pháp đảm bảo thể chế pháp lý cho hoạt động xây dựng chính sách...; nhóm giải pháp nhằm tăng cường tổ chức thực hiện chính sách và giải pháp mở rộng hoạt động đánh giá chính sách dịch vụ công trực tuyến. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Về đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam giới hạn trong phạm vi nghiên cứu đối với dịch vụ công là dịch vụ hành chính công; Dịch vụ sự nghiệp công trực tuyến và dịch vụ công ích trực tuyến không được xem xét trong nghiên cứu này. 3.2. Về phạm vi nghiên cứu * Phạm vi nội dung: luận án lựa chọn nghiên cứu chính sách dịch vụ công trực tuyến theo chu trình chính sách nhưng tập trung ở giai đoạn hoạch định, xây dựng
  • 12. 5 chính sách và nghiên cứu chủ yếu đối với dịch vụ hành chính công, gắn với chính sách cải cách hành chính. Sở dĩ tác giả giới hạn như vậy vì ở Việt Nam hiện nay, chính sách dịch vụ công trực tuyến còn chưa hình thành một cách có hệ thống, đồng bộ, toàn diện và độc lập nên luận án lựa chọn tập trung hoàn thiện giai đoạn hoạch định, xây dựng chính sách trong chu trình chính sách. Đồng thời, việc khảo sát, đánh giá thực tiễn kết quả thực hiện chính sách dịch vụ công trực tuyến chủ yếu dựa vào kết quả khảo sát sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp trong việc thụ hưởng dịch vụ hành chính công trực tuyến. * Phạm vi không gian: Luận án triển khai nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc với những nguồn dữ liệu chung thông qua các báo cáo kết quả thực hiện cải cách thủ tục hành chính, những báo cáo đánh giá, xếp hạng chính phủ điện tử, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Đồng thời sử dụng kết quả điều tra xã hội học tại 02 tỉnh: Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng. Sở dĩ tác giả tiến hành khảo sát ở 02 thành phố này vì đây là 02 địa phương có sự triển khai tương đối mạnh về dịch vụ công trực tuyến. Dịch vụ công trực tuyến không phải là một dịch vụ mới do chính phủ cung ứng mà là cách thức cung ứng thay vì trực tiếp tại trụ sở cơ quan nhà nước thì chủ thể có thể thụ hưởng trên môi trường mạng nhờ ứng dụng công nghệ thông tin. Do đó, tác giả cho rằng bên cạnh lựa chọn khảo sát ở những địa phương, nơi đã đáp ứng đủ điều kiện để áp dụng phương thức cung ứng dịch vụ công trên môi trường mạng, tác giả sẽ sử dụng những số liệu thống kê và số liệu thông tin thứ cấp của những địa phương là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, hải đảo chưa có đủ điều kiện triển khai để tính toán những đề xuất phù hợp cho hoàn thiện chính sách dịch vụ công trực tuyến ở nước ta. Kết quả khảo sát, đánh giá của hai địa phương đã triển khai tương đối tốt, tác giả đưa ra những tham vấn trong xây dựng chính sách dịch vụ công trực tuyến để có thể triển khai áp dụng trên phạm vi cả nước. * Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu chính sách dịch vụ công trực tuyến từ khi có chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động các cơ quan nhà nước (Chương trình IT 2000) cho đến nay (2018); trọng tâm là giai đoạn từ năm 2014- khi có Nghị quyết của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - đến năm 2018.
  • 13. 6 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Luận án tiếp cận và luận giải các vấn đề của chính sách dịch vụ công trực tuyến trên cơ sở lý luận phép biện chứng của chủ nghĩa duy vật lịch sử, khi xem xét vấn đề nghiên cứu của luận án đặt trong mối quan hệ biện chứng với các yếu tố về điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... Đồng thời dựa trên quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, chính sách chính phủ điện tử, chính sách dịch vụ công trực tuyến. Bên cạnh đó, luận án sử dụng lý thuyết về tổng quan chính sách công, dịch vụ công, dịch vụ hành chính công trực tuyến, chính sách dịch vụ công trực tuyến, chu trình chính sách... để luận giải các vấn đề có liên quan đến luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu * Về phương pháp tiếp cận: Luận án tiếp cận vấn đề từ góc độ khoa học chính sách công: trên cơ sở lý thuyết về tổng quan chính sách công từ nội dung về xác định vấn đề, mục tiêu, giải pháp chính sách, chu trình chính sách. Cụ thể, tác giả từ lý thuyết chung về dịch vụ hành chính công, dịch vụ hành chính công trực tuyến, khoa học chính sách công để tiếp cận khung lý thuyết của chính sách dịch vụ công trực tuyến. Trên cơ sở đó, tác giả khảo sát thực tiễn chính sách dịch vụ công trực tuyến theo chu trình chính sách, trọng tâm là giai đoạn hoạch định, xây dựng chính sách với việc xác định vấn đề, mục tiêu và giải pháp chính sách trong đề án chính sách, đánh giá thực tiễn chính sách, tìm ra nguyên nhân của hạn chế để làm cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính toàn diện của luận án, tác giả sử dụng kết hợp phương pháp tiếp cận liên ngành với sự phối hợp giữa kinh tế học, xã hội học, luật học, lịch sử vì luận án có phạm vi nghiên cứu liên quan đến nhiều khoa học chuyên ngành. * Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các biện pháp nghiên cứu kết hợp giữa định lượng với định tính như sau: - Để thu thập dữ liệu, thông tin: luận án sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Phương pháp này được sử dụng để thu thập, khai thác, tổng hợp thông
  • 14. 7 tin từ các nguồn tư liệu đã có sẵn có liên quan đến nội dung của luận án. Nguồn tài liệu thứ cấp còn là các công trình nghiên cứu từ các nhà khoa học, các báo cáo, số liệu thống kê, kết quả điều tra… của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu. Nguồn tư liệu sẵn có được thu thập từ nguồn tài liệu trong nước lẫn nước ngoài có liên quan. Thông tin còn có thể được nghiên cứu các tài liệu trực tiếp như nghị quyết, chỉ thị của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước về cải cách hành chính, cung ứng dịch vụ công trực tuyến, xây dựng chính phủ điện tử, về chính sách dịch vụ công trực tuyến. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: phân tích các nội dung về mục tiêu, chủ thể, thể chế, giải pháp, yếu tố tác động đến chính sách dịch vụ công trực tuyến để tổng hợp, hình thành hệ thống lý thuyết đồng bộ, đầy đủ, thống nhất, toàn diện về chính sách dịch vụ công trực tuyến, áp dụng chủ yếu khi nghiên cứu viết Chương 2, Chương 4; - Phương pháp thống kê: thu thập số liệu, tổng hợp và trình bày số liệu phục vụ cho quá trình phân tích, tổng hợp phục vụ nghiên cứu Chương 3 và Chương 4 - Phương pháp điều tra xã hội học: là phương pháp trong đó khảo sát một nhóm đối tượng trên một phương diện nhất định để điều tra quan điểm, thái độ của các đối tượng chính tham gia vào chính sách dịch vụ công trực tuyến. Tác giả đã tổ chức khảo sát, điều tra gồm: 2 Mẫu phiếu (xem Phụ lục III và Phụ lục IV) trên hai nhóm đối tượng là người dân và doanh nghiệp tại 2 địa điểm (thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng) với 400 phiếu chia 2 tỉnh; mỗi tỉnh 200 phiếu. Nhóm 1: 150 phiếu/tỉnh; nhóm 2: 50 phiếu/tỉnh. Kết quả khảo sát xem Phụ lục VI. - Phương pháp phỏng vấn sâu: tác giả tiến hành phỏng vấn sâu các chủ thể có thẩm quyền trong cung ứng dịch vụ công trực tuyến với 10 phiếu (01 bảng hỏi - xem Phụ lục V và tổng hợp kết quả - xem Phụ lục VII): lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền quản lý như các cơ quan thông tin, truyền thông; lãnh đạo cơ quan ứng dụng như các bộ, sở, ban, ngành cung ứng dịch vụ hành chính công. Phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp phỏng vấn sâu phục vụ nghiên cứu Chương 3 của luận án.
  • 15. 8 Sau khi kết quả điều tra được xử lý, tác giả tiến hành phân tích thông tin trên cơ sở của sự kết hợp giữa các phương pháp định tính và định lượng. Thông tin nghiên cứu được thể hiện dưới các hình thức: Văn bản; Bảng số liệu; … Để có thể triển khai tốt luận án, bên cạnh việc xác định phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, cần xây dựng cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu.. Đối với luận án, lý thuyết về tổng quan chính sách công, phân tích chính sách (trả lời câu hỏi nghiên cứu 1); lý thuyết đánh giá chính sách (trả lời câu hỏi 2, 3). Cụ thể câu hỏi nghiên cứu của luận án và phương án giải quyết các câu hỏi này như sau: Câu hỏi 1: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam? Cơ sở lý thuyết: Để trả lời được câu hỏi nghiên cứu này, đề tài vận dụng lý thuyết tổng quan về chính sách công, đặc biệt là những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách công. Giả thuyết nghiên cứu: chính sách dịch vụ công trực tuyến là một chính sách công hướng đến thay đổi phương thức cung ứng dịch vụ công của Chính phủ thông qua môi trường mạng, chịu tác động của các yếu tố chung của chính sách công. Kết quả dự kiến: Chính sách dịch vụ công trực tuyến giải quyết vấn đề thực tiễn hiện nay ở Việt Nam đang đặt ra. Đó là sự thiếu và yếu trong triển khai chính sách dịch vụ công trực tuyến. Vấn đề này đặt ra xuất phát từ thực tiễn triển khai dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam từ khi quyết định triển khai tin học hóa chính phủ (những năm 90 của thế kỷ trước). Để giải quyết được vấn đề này, cần có những quyết định đưa ra, thể hiện là những giải pháp, công cụ trong thể chế chính sách của các chủ thể chính sách (chính phủ, người dân, doanh nghiệp...). Nhiều phương án chính sách được xây dựng và đưa vào áp dụng để đánh giá, lựa chọn những quyết định nào là phù hợp nhất để giải quyết vấn đề thực tiễn về triển khai dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam. Luận án kết hợp lý thuyết về đánh giá chính sách công để lựa chọn phương án chính sách phù hợp. Từ đó nhận định các yếu tố tác động đến chính sách dịch vụ công trực tuyến gồm: yếu tố về nhận thức của chủ thể chính sách, về năng lực làm chính sách, về mức độ hài lòng của nhóm chủ thể thụ hưởng
  • 16. 9 dịch vụ công (người dân, doanh nghiệp) quyết định hiệu quả của chính sách, về tính chính xác trong xác định các giai đoạn trong chu trình chính sách: từ xác định vấn đề, mục tiêu, giải pháp, chủ thể, thể chế của chính sách dịch vụ công trực tuyến, các yếu tố về hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, thực tiễn triển khai chính phủ điện tử, điều kiện kinh tế - xã hội... Chính sách dịch vụ công trực tuyến phải xuất phát từ lợi ích của người dân, doanh nghiệp; coi người dân, doanh nghiệp là trung tâm để hoạch định, xây dựng và ban hành chính sách, bao gồm nhóm chính sách cơ bản sau đây: Chính sách phát triển hạ tầng công nghệ; Chính sách nguồn nhân lực về công nghệ thông tin; Chính sách tạo môi trường pháp lý; Chính sách đảm bảo an toàn, an ninh mạng; Chính sách về kinh tế - xã hội. Câu hỏi 2: Đánh giá thực trạng chính sách dịch vụ công trực tuyến và tác động sớm của chính sách ở Việt Nam như thế nào? Để làm rõ câu hỏi này, tác giả dự kiến sử dụng lý thuyết về đánh giá chính sách công. Vì như trong phần luận giải ở trên, chính sách dịch vụ công trực tuyến là một chính sách công nên khi đánh giá thực trạng chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam cần áp dụng lý thuyết về đánh giá chính sách công. Giả thuyết nghiên cứu: chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam hiện nay có nhưng chưa toàn diện, chủ yếu thể hiện dưới dạng công cụ là các văn bản pháp luật rời rạc, nội dung chủ yếu nhấn mạnh đến ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước về chính phủ điện tử. Tác giả sẽ sử dụng các phương pháp định tính, định lượng để đánh giá thực tiễn chính sách dịch vụ công trực tuyến. Từ kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu có thể thấy rằng giả thuyết về một hệ thống chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam thời gian qua là hoàn toàn có cơ sở. Dự kiến luận án sẽ đánh giá được chính xác vấn đề, mục tiêu, giải pháp của chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam thời gian qua còn mang tính chất chung chung, lồng ghép với chính sách xây dựng chính phủ điện tử, chưa có sự tiếp cận hệ thống theo góc độ chính sách công, với vấn đề chi phối toàn bộ mục tiêu, giải pháp chính sách dịch vụ công trực tuyến đó là vấn đề về lợi ích nhóm (dung hòa lợi ích của các nhóm chủ thể tham gia chính sách). Luận án còn chỉ rõ hạn chế trong việc xác định chủ thể, thể chế chính sách,
  • 17. 10 các yếu tố tác động đến định hướng chính sách dịch vụ công trực tuyến (chủ yếu mới xác định chủ thể là chính quyền, rất chăm chút xây dựng cơ sở dữ liệu, đào tạo, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin cho phía chủ thể chính quyền...; thể chế chủ yếu nhằm vào các quy định trong văn bản pháp lý, đề án, kế hoạch, chương trình...). Luận án chỉ rõ những hạn chế, tồn tại làm cơ sở để hoàn thiện chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam: Chưa xác định cụ thể về: sự tham gia, dung hòa lợi ích, nguồn tài chính, thói quen, văn hóa.., điều kiện kinh tế - xã hội, sự kiên quyết của người lãnh đạo, thể chế...; Hoàn thiện mục tiêu chính sách: bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu và ngay lập tức; Thiếu nguồn lực tổ chức thực hiện chính sách dịch vụ công trực tuyến: tài chính, con người (đội ngũ cán bộ, công chức), chủ thể thụ hưởng (người dân, doanh nghiệp); Không quan tâm: do nhận thức, thói quen, do điều kiện kinh tế - xã hội, hoàn cảnh đất nước hiện nay. Câu hỏi 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam hiện nay là gì? Để trả lời câu hỏi này, luận án vận dụng kết hợp giữa lý thuyết về tổng quan chính sách công; lý thuyết phân tích, đánh giá chính sách để luận về các nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách dịch vụ công trực tuyến. Giả thuyết nghiên cứu: chính sách dịch vụ công trực tuyến được coi là hoàn thiện nếu đó là một hệ thống chính sách: toàn diện, thống nhất, có lộ trình áp dụng rõ ràng và được đánh giá thường xuyên để không ngừng hoàn thiện. Có thể thấy, muốn giải quyết các bất cập trong triển khai dịch vụ công trực tuyến trong thời gian qua, đạt được mục tiêu đã đặt ra, chúng ta cần đến một hệ thống chính sách đồng bộ để phát triển, với những công cụ sắc bén, có hiệu quả triển khai trong thực tiễn. Chính sách đó phải đảm bảo dung hòa, đáp ứng lợi ích của tất cả các nhóm chủ thể liên quan: Với chính phủ (nhà nước): công chức hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động; giải quyết khó khăn của nền công vụ, đạt được mục tiêu của cải cách hành chính (cải cách thủ tục hành chính, thể chế hành chính.....); Với vấn đề tinh giản biên chế (có thể dung hòa bằng cách cải cách tiền lương thông qua việc tăng phí dịch vụ cung ứng - điều chỉnh trong giới hạn chấp nhận được); Đổi mới quản lý dịch vụ công: dịch vụ công cung ứng có thu
  • 18. 11 chuyển thành tự chủ (quy định cho phép các đơn vị được giữ lại tỷ lệ phí để phân phối nội bộ) sẽ nhận được sự ủng hộ của công chức vì ổn định đời sống, chi phí....; Mang lại lợi ích kinh tế: giải quyết vấn đề giảm nguồn nhân lực thì phải xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo lại sau đó bố trí lại nhân lực phù hợp... 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Về lý luận: Luận án tiếp cận đề tài dưới góc độ khoa học chính sách công theo chu trình chính sách. Luận án hình thành khung lý thuyết cơ bản về chính sách dịch vụ công trực tuyến, tập trung làm rõ nội hàm của chính sách dịch vụ hành chính công trực tuyến trong bối cảnh cải cách thủ tục hành chính và yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính hiện nay, nội dung chính sách, yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hoàn thiện của chính sách... Đồng thời, hoàn thiện lý luận về các giai đoạn trong chu trình chính sách công, đặc biệt tập trung làm rõ lý luận về giai đoạn hoạch định, xây dựng chính sách: lý thuyết về xác định vấn đề chính sách, xây dựng mục tiêu chính sách và xây dựng giải pháp chính sách dịch vụ công trực tuyến. Những lý luận này trước đây chỉ được nghiên cứu ở góc độ hẹp hoặc được tiếp cận dưới góc độ kỹ thuật, công nghệ thông tin và được nêu chung trong chính sách xây dựng chính phủ điện tử. Về thực tiễn: Dựa trên khung lý thuyết về chính sách dịch vụ công trực tuyến, luận án đã đánh giá thực trạng chính sách dịch vụ công trực tuyến theo chu trình chính sách. Để đánh giá giai đoạn hoạch định, xây dựng chính sách, tác giả khảo sát, đánh giá hiệu quả giải quyết vấn đề chính sách thông qua đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu của chính sách, thể hiện ở mức độ hài lòng của chủ thể thụ hưởng dịch vụ công trực tuyến trong xã hội và thứ hạng; đánh giá vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính phủ điện tử dựa trên cơ sở các báo cáo xếp hạng, đánh giá về chính phủ điện tử nói chung, cung ứng dịch vụ công trực tuyến nói riêng. Từ đó, đưa ra những nhận định, đánh giá một cách toàn diện, đồng bộ về chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam hiện nay, phân tích rõ những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế đó làm cơ sở xây dựng kiến nghị, giải pháp. Với quan điểm của cá nhân dựa trên quan điểm của Đảng về ứng dụng công nghệ thông tin trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, đặc biệt là ứng dụng trong
  • 19. 12 hoạt động phục vụ, cung ứng dịch vụ hành chính công của chính phủ, luận án đã đề xuất nhóm các giải pháp tương đối khả thi, cụ thể với từng giai đoạn trong chu trình nhằm hoàn thiện chính sách dịch vụ công trực tuyến. Trong đó tập trung những nhóm giải pháp hoàn thiện giai đoạn hoạch định, xây dựng chính sách. Đó là những giải pháp góp phần xây dựng những đề án chính sách đúng đắn, nâng cao nhận thức, năng lực của chủ thể xây dựng chính sách, tăng cường sự phối hợp, đảm bảo nguồn lực tài chính đầu tư cho công nghệ thông tin, hoàn thiện thể chế, tạo môi trường pháp lý cho hoạt động xây dựng chính sách trong khâu xây dựng chính sách và phục vụ cho cung ứng dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng, gắn với việc đảm bảo cải cách thủ tục và hiện đại hóa nền hành chính. Đồng thời, luận án cũng nêu một số nhóm giải pháp khác liên quan đến hiệu quả của tổ chức thực hiện và đánh giá chính sách, góp phần xây dựng được hệ thống chính sách dịch vụ công trực tuyến đầy đủ, toàn diện ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Về nhận thức lý luận: Luận án cung cấp những tri thức về chính sách dịch vụ công trực tuyến, hình thành tư duy và lý luận tương đối đầy đủ về chính sách này. Về hoàn thiện thể chế, chính sách: Những luận điểm, kết quả nghiên cứu, đánh giá của luận án góp phần làm cơ sở khoa học để nhà hoạch định chính sách rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới nhiều quyết định chính sách, văn bản pháp luật về dịch vụ công trực tuyến. Từ đó hoàn thiện hệ thống thế chế, tạo môi trường pháp lý triển khai cung ứng dịch vụ công trực tuyến, góp phần xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, mọi hoạt động đều phải dựa trên thể chế, pháp luật; Về thực tiễn: Luận án cung cấp “bức tranh toàn cảnh” thực tiễn chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam từ khi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước; những giải pháp xuất phát từ thực tiễn hoạch định, xây dựng, tổ chức thực hiện và đánh giá chính sách dịch vụ công trực tuyến. Những đóng góp mới của luận án có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc; góp phần đẩy mạnh xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam, trọng tâm là cung ứng dịch vụ công trực tuyến với những nhiệm vụ hoàn thiện chính sách: xác định chính
  • 20. 13 xác vấn đề, mục tiêu, giải pháp, chủ thể, thể chế khi xây dựng chính sách; nâng cao nhận thức, năng lực của chủ thể ban hành chính sách, tăng cường đầu tư nguồn lực tài chính, hoàn thiện môi trường pháp lý và có cơ chế phối hợp giữa các nhóm chủ thể giam gia xây dựng chính sách; tăng cường tổ chức thực hiện và mở rộng đánh giá chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam. Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các chủ thể tham gia chu trình chính sách dịch vụ công trực tuyến: chủ thể cung ứng: chính quyền; chủ thể thụ hưởng: người dân, doanh nghiệp, các tổ chức. Luận án có thể được tham khảo trong hoạt động nghiên cứu và đào tạo lĩnh vực khoa học chính sách công. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án kết cấu gồm bốn chương: Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án. Chương 2. Những vấn đề lý luận về chính sách dịch vụ công trực tuyến. Chương 3. Thực tiễn chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam. Chương 4. Quan điểm, giải pháp hoàn thiện chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam.
  • 21. 14 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu Các công trình nghiên cứu chung về chính sách công Nhóm công trình nghiên cứu chung về chính sách công tương đối đa dạng và phong phú. Tiêu biểu trong thời gian gần đây là các cuốn sách chuyên khảo, các bài đăng tạp chí của các tác giả như: Tác giả Đỗ Phú Hải (2017) với cuốn sách Tổng quan về chính sách công, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, đã đưa ra hệ thống lý thuyết khoa học chính sách công, phân tích khái niệm, bản chất, mục đích, nguyên tắc của chính sách công tới quá trình ban hành; chủ thể của chính sách công. Đồng thời, tác giả cũng có những phân tích theo chu trình chính sách công từ xây dựng, thực hiện, đánh giá chính sách công ở Việt Nam. Mặc dù là công trình tiếp cận khái quát và chung nhất về chính sách công nhưng lại là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả làm căn cứ đưa ra khung lý thuyết về chính sách dịch vụ công trực tuyến tại chương lý luận của luận án. Tác giả Ngô Hoài Sơn (2016) với cuốn sách Đại cương về Chính sách công, Nhà xuất bản Lao động đã có cách tiếp cận khác về khung lý thuyết chính sách công. Cuốn sách gồm 6 chương tạo khung lý thuyết cơ bản về chính sách công: một số vấn đề chung về chính sách; cộng đồng chính sách; một số thông tin liên quan đến chương trình nghị sự; cách thức hình thành vấn đề chính sách từ thực tiễn, thực thi, đánh giá chính sách và vấn đề chuyển giao chính sách. Những lý luận chung về chính sách công của công trình, đặc biệt là cách thức hình thành vấn đề chính sách từ thực tiễn góp phần để luận án luận giải được sự cần thiết và xác định vấn đề chính sách dịch vụ công trực tuyến xuất phát từ thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, đáp ứng yêu cầu trong tình hình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Bên cạnh đó có các cuốn sách chuyên khảo khác nghiên cứu về chính sách công: Tác giả Nguyễn Hữu Hải (2010), Giáo trình hoạt định và phân tích chính sách công, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật; tác giả Đỗ Phú Hải (2013) với Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Đánh giá chính sách công tại Việt Nam: Những vấn đề lý
  • 22. 15 luận và thực tiễn, tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; năm 2014, tác giả đã có bài viết Xây dựng chính sách công: Vấn đề, giải pháp và các yếu tố ảnh hưởng đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị, Số 5/2014; Tác giả Lê Chi Mai (2001) với cuốn sách Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính sách, Nxb. Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Những công trình cung cấp khung lý luận chung về chính sách công, chu trình chính sách công, từ đó làm cơ sở để luận án cụ thể hóa trong Chương lý luận về chính sách dịch vụ công trực tuyến. Bên cạnh những công trình phân tích khung lý thuyết về tổng quan chính sách công, một số tác giả có cách tiếp cận từ những yếu tố trong đề án chính sách. Tiêu biểu là bài viết Cơ sở lý luận để xác định vấn đề chính sách công của tác giả Văn Tất Thu đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước – số 241(2/2016). Trong bài viết, tác giả đã lý giải quan niệm về vấn đề chính sách công và đưa ra một số vấn đề cần được giải quyết thông qua công cụ chính sách công hiện nay ở Việt Nam. Cách tiếp cận vấn đề chính sách thông qua xác định một số vấn đề chính sách cụ thể hiện nay là một trong những cách tiếp cận mà tác giả lựa chọn để triển khai luận án của mình. Khi xây dựng chính sách phải xác định đúng và trúng vấn đề chính sách, từ đó đảm bảo phương án chính sách công khả thi. Cùng cách tiếp cận đó, tác giả có bài viết Giải pháp chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước số 246 (7/2016). Bài viết xây dựng giải pháp chính sách cho một chính sách công cụ thể, đây là tham khảo quan trọng để tác giả xây dựng giải pháp chính sách trong chính sách dịch vụ công trực tuyến mà luận án đang nghiên cứu. Tác giả Võ Khánh Vinh với loạt bài viết về chính sách công đăng trên Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội năm 2016, cụ thể: bài viết Quy trình chính sách công: Một số vấn đề lý luận đăng trên Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội số 9- 2016 đã có những cách tiếp cận lý luận về quy trình chính sách công theo hướng giải thích quy trình chính sách công, phân loại và các cấu thành, chủ thể của quy trình chính sách công. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả tiếp cận lý luận về chu trình chính sách dịch vụ công trực tuyến. Bên cạnh bài viết về quy trình chính sách công, tác giả Võ Khánh Vinh còn có những công trình nghiên cứu về mô hình chính sách công và chính sách pháp luật, cụ thể: bài viết Mô hình nghiên cứu hệ
  • 23. 16 thống chính sách công Việt Nam đăng trên Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội số 8- 2016, tác giả đã đưa ra phương pháp và cách thức tiếp cận khi nghiên cứu chính sách công về lý luận, thực trạng và hoàn thiện chính sách công Việt Nam; bài viết Chính sách xây dựng pháp luật – Một loại chính sách pháp luật và một hình thức thực hiện chính sách pháp luật đăng trên Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội số 7- 2016, tác giả đã chia sẻ lý luận về khái niệm, dấu hiệu, nội dung, thành phần của chính sách xây dựng pháp luật, những yếu tố, lưu ý, những lỗi thường gặp trong xây dựng pháp luật, yêu cầu đặt ra đối với việc nghiên cứu chính sách xây dựng pháp luật của Việt Nam. Đây là nguồn tri thức tham khảo quan trọng cho luận án khi tiếp cận một chính sách công cụ thể, đó là chính sách dịch vụ công trực tuyến. Tóm lại, công trình nghiên cứu thuộc nhóm này rất đa dạng hình thức: sách chuyên khảo, bài viết đăng tạp chí, giáo trình, tài liệu giảng dạy... Khung lý luận về chính sách công được các tác giả tiếp cận dưới nhiều khía cạnh, góc độ với đa dạng các phương pháp. Đây là nguồn tài liệu quan trọng tạo cơ sở, nền tảng để luận án xây dựng khung lý thuyết về chính sách dịch vụ công trực tuyến tại Chương 2. Các công trình nghiên cứu về giai đoạn hoạch định, xây dựng chính sách dịch vụ công Với bất kỳ chính sách công nào, giai đoạn đầu tiên đó là hoạch định, xây dựng chính sách. Những công trình trong nhóm này thể hiện qua nội dung của hoạt động xây dựng chính sách: từ việc xác định vấn đề chính sách, mục tiêu chính sách, giải pháp chính sách, thể chế, chủ thể chính sách, những yếu tố tác động đến chính sách. Cụ thể: * Nghiên cứu về vấn đề chính sách dịch vụ công trực tuyến Trong nhóm này, các bài viết trước hết tiếp cận vấn đề chính sách DVCTT như một bộ phận của chính sách CPĐT và dưới góc độ đánh giá những tồn tại của việc triển khai CPĐT. Giai đoạn đầu thực hiện chủ trương xây dựng CPĐT, tác giả Nguyễn Chí Nhân (2002) có bài Chính phủ điện tử - mô hình quản lý nhà nước hướng đến tương lai, đăng trên Tạp chí Phát triển kinh tế đã trích dẫn nhiều quan điểm của các nhà quản lý, lãnh đạo địa phương liên quan đến ứng dụng CNTT trong triển khai cung ứng các dịch vụ của Chính phủ, trong đó tập trung xác định vấn đề ở
  • 24. 17 chỗ thiếu kinh nghiệm trong ứng dụng CNTT hay do nhận thức không đầy đủ của một số cấp lãnh đạo cũng là một rào cản lớn đối với tiến trình tin học hóa và xây dựng CPĐT; đại đa số các nhà lãnh đạo chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc CCHC và cải cách bộ máy quản lý của mình. Nhóm tác giả Kim Hoa, Bình Minh (2007) với bài viết Việt Nam đã sẵn sàng cho chính phủ điện tử đăng trên Tạp chí Tin học tài chính số 43 tháng 1/2007; tác giả Quang Minh (2009) với bài viết Dịch vụ công trực tuyến - CCHC đăng trên Tạp chí Khoa học và công nghệ số 7/2009; tác giả Nguyễn Thanh Minh, Nguyễn Bội Ngọc (2011) với bài viết Những khó khăn gặp phải trong triển khai chính phủ điện tử, (Theo dự thảo “Electronic Goverment/or Developing Countries”của ITU) đăng trên Tạp chí CNTT&TT Kỳ 2 (3.2011); tác giả Trần Ngọc Luân (2013) với bài viết Quản lý nhà nước về chính phủ điện tử ở Việt Nam hiện nay đăng trên Tạp chí CNTT&TT kỳ 2; tác giả Minh Chung (2012) với bài viết Chính phủ điện tử di động - Xu hướng DVC thế hệ tiếp theo đăng trên Tạp chí CNTT&TT Kỳ 2 (3.2012); tác giả Trần Cao Tùng (2013), Bàn về xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam đăng trên Tạp chí quản lý nhà nước - số 204 (1/2013); tác giả Hồng Minh (2015) với bài viết Các yêu cầu phi chức năng cho hệ thống thông tin cung cấp DVCTT đăng trên Tạp chí Tin học Ngân hàng số 4 (152) - 6/2015. Hầu hết vấn đề của chính sách DVCTT được các tác giả nêu dưới dạng đề cập những bất cập trong triển khai CPĐT như: kỹ năng, thông tin, cơ quan, liên cơ quan và tích hợp, hiện tại CPĐT của Việt Nam mới chỉ đáp ứng được những yêu cầu sơ đẳng về kỹ năng và thông tin, còn 3 giai đoạn cuối vẫn chưa được thực hiện tốt. Bên cạnh đó, nhiều CBCC vẫn quen với nếp làm việc thủ công giấy tờ; nhân lực về CNTT còn yếu và thiếu; việc lựa chọn công nghệ và chuẩn hóa hệ thống CNTT chưa phù hợp, vì vậy chưa tích hợp và liên kết các cơ sở dữ liệu của Chính phủ, cơ quan, ban, ngành, địa phương đến xã phường; kỹ năng ứng dụng CNTT của cán bộ lãnh đạo, công chức chưa cao. Nhận thức về CNTT trong cộng đồng dân cư còn hạn chế, tỷ lệ máy tính có kết nối Internet còn thấp, do đó, chưa tạo được phương thức, môi trường trao đổi thông tin điện tử giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân. Đặc biệt, nhiều tác giả đã tiếp cận thẳng vấn đề DVCTT với những bất cập, khó khăn xuất phát từ đánh giá thực tiễn Việt Nam kể từ khi ứng dụng CNTT trong
  • 25. 18 cung ứng dịch vụ công. Cụ thể: tác giả Bế Trung Anh (2013) với bài viết Chính phủ điện tử - con đường tiến tới minh bạch hóa các dịch vụ công đăng trên Tạp chí Công nghệ - Thông tin, Kỳ 2 đã chỉ ra mối quan hệ giữa chính sách CPĐT với chính sách DVCTT, sự phát triển của CPĐT và tính minh bạch của các DVC có mối quan hệ đồng biến, tỷ lệ thuận. Do đó, phải tăng cường thúc đẩy các DVC điện tử, đặc biệt là phải phát triển CPĐT mạnh hơn nữa nhằm nâng cao tính minh bạch của các DVC ở Việt Nam. Bên cạnh đó: tác giả Trần Kim Kha (2012) với bài viết Dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh - những vấn đề còn trăn trở đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 1/2012; tác giả Phan Thị Bích Thảo (2015) với bài viết Dịch vụ công trực tuyến và vấn đề xây dựng chính quyền điện tử ở Thủ đô Hà Nội đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước - số 235; các tác giả đã chỉ ra vấn đề của chính sách DVCTT đó là: biện pháp xác thực các thông tin của chủ thể gửi đến môi trường mạng; là thói quen dùng tiền mặt; là hạn chế trong nhận thức, hạn chế trong công tác tuyên truyền về DVCTT; những rào cản do các quy định của thủ tục hành chính và mức độ ứng dụng CNTT trong quản lý đã có tác động không nhỏ đến việc ứng dụng DVCTT ở nhiều CQNN. Có thể thấy, tác giả đã đưa ra được một số vấn đề chính sách DVCTT đang cần phải giải quyết hiện nay nhưng mới ở mức độ liệt kê, chưa có phân tích căn nguyên, biểu hiện, chưa thể hiện toàn diện vấn đề của chính sách này. Tác giả Thái Vân (2013) với bài viết Dịch vụ công trực tuyến - Nhiều khuyến khích, dân vẫn ngại đăng trên Tạp chí Thế giới số ngày 18/11/2013 đã nêu thêm được vấn đề lớn nữa là sự chênh lệch điều kiện kinh tế - xã hội vùng miền; trình độ của đội ngũ cán bộ CNTT chuyên nghiệp cũng đang cần được giải quyết để thúc đẩy người dân sử dụng DVCTT rộng rãi và chuyên nghiệp. Gần đây, tác giả Nguyễn Thị Thu Hường (2017) với bài viết: Ủy ban nhân dân Quận 1 đi đầu trong cung ứng dịch vụ hành chính công trực tuyến đăng trên Hồ sơ sự kiện số 358 ngày 10/9/2017 xác định vấn đề chính sách DVCTT đặt ra ở chỗ, vì khái niệm DVCTT còn mới trong khi người dân quá quen với các dịch vụ hành chính công cung ứng theo phương thức truyền thống (trực tiếp tại trụ sở cơ quan công quyền) nên việc ứng dụng trực tuyến cũng đang cần có những quyết sách giải quyết vấn đề này. Hai tác giả Lê Thị Thanh Tâm và Nguyễn Văn Phương (2017) với bài viết Tác
  • 26. 19 động của môi trường và khả năng thích ứng công nghệ đến hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến: nghiên cứu điển hình một số doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương, đăng trên Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 28(5) xác định vấn đề chính sách là vấn đề an toàn thông tin mạng; bảo mật thông tin; vấn đề chủ thể thụ hưởng (người dân và doanh nghiệp) chưa sẵn sàng thích ứng sử dụng DVCTT. Với bài viết Hiệu quả của ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 255 (4/2017) của tác giả Nguyễn Thị Vân (2017) đã nêu vấn đề chính sách DVCTT là một số đơn vị trực thuộc cấp huyện, số lượng thiết bị CNTT hiện chưa đồng bộ để triển khai các ứng dụng CNTT, chưa đủ đáp ứng yêu cầu công việc; Việc sử dụng Internet của CBCC phục vụ công tác chưa được thực hiện rộng rãi, một số phòng, ban chưa có kết nối mạng để phục vụ công tác tìm kiếm thông tin; tuy hầu hết đã xây dựng hệ thống mạng nội bộ (LAN) nhưng còn chưa đi vào hoạt động; Tin học hoá công tác quản lý nhà nước chưa gắn với CCHC, chưa xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, chính sách cụ thể để phát triển ứng dụng CNTT trong từng lĩnh vực; Nguồn nhân lực CNTT còn rất thiếu và yếu, chưa có cơ chế, chính sách thu hút, đào tạo nguồn CNTT phục vụ địa phương; Hạ tầng kỹ thuật còn thiếu do việc trang bị thiết bị CNTT để bảo đảm sẵn sàng ứng dụng CNTT chưa được thực hiện đầy đủ và chưa được đầu tư đúng mức. Cùng với những băn khoăn đó, tác giả Trần Đoàn Hạnh (2017) với bài viết Phòng ngừa tội phạm sử dụng CNTT và viễn thông đăng trên Tạp chí quản lý nhà nước - số 256 (5/2017) đã đánh giá thực tiễn cho thấy tình hình tội phạm CNTT hoạt động xuyên quốc gia ở Việt Nam còn diễn biến phức tạp; hoạt động với vỏ bọc đa dạng, phương thức hoạt động và hành vi che giấu tội phạm tinh vi hơn, gây khó khăn cho công tác phát hiện; lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao mới được hình thành, quân số mỏng, kinh nghiệm chưa nhiều. Với cách nhìn vấn đề chính sách DVCTT toàn diện hơn, tác giả Minh Thành (2017) trong bài viết Đưa DVCTT gần với đời sống người dân, Bản tin địa phương, Trung tâm thông tin khoa học - Học viện Chính trị khu vực II, Số 22-2017; Nguồn: http://baoapbac.vn/ đã xác định vấn đề đặt ra là trình độ, kiến thức CNTT của người dân chưa đồng đều; nhiều người dân chưa được tiếp xúc với máy tính, Internet; tâm lý lo ngại về sự không thuận tiện khi
  • 27. 20 sử dụng, mất an toàn thông tin khi sử dụng DVCTT; một số văn bản chưa sửa đổi kịp thời để thực hiện theo quy trình điện tử, người dân và doanh nghiệp vẫn phải nộp chứng từ giấy khi thực hiện các thủ tục hành chính; việc tuyên truyền, hỗ trợ sử dụng DVCTT chưa được thực hiện đầy đủ, thường xuyên dẫn đến việc triển khai DVCTT vẫn còn chưa đồng bộ; công tác tuyên truyền, phổ biến về lợi ích của DVCTT vẫn còn hạn chế dẫn đến người dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận DVCTT. Bên cạnh các bài báo là những công trình nghiên cứu khoa học và sách tài liệu tham khảo, chuyên khảo. Cụ thể: Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài: Nghiên cứu xây dựng kiến trúc CNTT và truyền thông và các giải pháp công nghệ phù hợp cho việc triển khai CPĐT ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp nhà nước thuộc Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KC.01/06-10, mã số KC.01.18/06-10, Nguyễn Minh Hồng làm chủ nhiệm, năm nghiệm thu 2011. Đề tài nêu vấn đề của chính sách DVCTT ở Việt Nam hiện này là: việc cung cấp trực tuyến phát triển không đồng đều tại các địa phương và bộ ngành: chủ yếu cung cấp DVCTT ở mức độ 1, 2; rất hạn chế ở mức độ 3 và chưa được cung cấp ở mức độ 4; thiếu chuẩn hóa, thống nhất trong việc cung cấp DVCTT giữa các địa phương, các bộ ngành; chủ yếu cung cấp DVCTT mức độ 3 trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, cấp phép xây dựng, nhà đất. Ngoài ra, có thể kể tới công trình nghiên cứu ngoài nước như Chapter 3: Muhammad Muinul Islam (Jahangirnagar University, Bangladesh), Mohammad Ehsan (University of Dhaka, Bangladesh & Dalhousie University, Canada, Understanding E-Governance: A Theoretical Approach lại đề cập đến một chính phủ quản trị điện tử mang lại những thay đổi trong cấu trúc và chức năng của các DVC thông qua sự tham gia có hiệu quả các chính phủ, doanh nghiệp và công dân: các vấn đề xóa đói giảm nghèo, kém phát triển về kinh tế, mù chữ, tham nhũng phổ biến có thể được giảm thiểu; chỉ rõ triển khai CPĐT mang tính tích cực, có thể trực tiếp tạo ra một sự thay đổi mô hình, từ chính quyền quan liêu truyền thống đến chính quyền hoạt động có trách nhiệm và hiệu quả. Như vậy có thể thấy, các công trình đã phần nào nêu lên những vấn đề bất cập trong triển khai DVCTT như vướng mắc từ tâm lý, nhận thức của người dùng; ý
  • 28. 21 thức người cung ứng; điều kiện các yếu tố hạ tầng công nghệ, môi trường pháp lý. Mỗi bài viết chỉ ra một số tồn tại dựa trên thực tiễn đánh giá thực trạng tại giai đoạn khác nhau, địa phương khác nhau nên còn mang tính rời rạc, chưa toàn diện. Trên cơ sở tham khảo những đánh giá trong các công trình thuộc nhóm này, luận án hướng tới xác định một cách có hệ thống, logic, toàn diện vấn đề của chính sách DVCTT ở Việt Nam thời gian tới. * Nghiên cứu về mục tiêu chính sách dịch vụ công trực tuyến Đối với các công trình trong nước, tiêu biểu khi đề cập đến nội dung này là tác giả Phan Thị Bích Thảo (2015) với bài viết DVCTT và vấn đề xây dựng chính quyền điện tử ở Thủ đô Hà Nội đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước - số 235, tác giả đã xác định mục tiêu là xây dựng lộ trình cung cấp DVCTT, mở rộng phạm vi cung cấp DVCTT của các CQNN; nâng cao chất lượng phục vụ công dân, tổ chức cũng như tính minh bạch và hiệu lực quản lý của các cơ quan. Tác giả Trần Kim Kha (2012) với bài viết DVCTT trên địa bàn tỉnh - những vấn đề còn trăn trở đăng trên Tạp chí Khoa học và công nghệ, số 1/2012 xác định mục tiêu triển khai DVCTT góp phần trong việc công khai, minh bạch hóa các thủ tục hành chính của CQNN; là công cụ giúp cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp giảm bớt công sức, thời gian đi lại trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính. Tác giả Thủy Minh (2016) có bài viết Bãi bỏ giấy phép không cần thiết, thực hiện tối đa cấp phép trực tuyến đăng trên Tạp chí Công thương số 9 tháng 5/2016 xác định mục tiêu triển khai DVCTT đảm bảo được yêu cầu của Chính phủ trong việc hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đáp ứng mức độ cao nhất cho doanh nghiệp, nhân dân và người tiêu dùng. Tác giả Trần Ngọc Luân (2013) với bài Quản lý nhà nước về CPĐT ở Việt Nam hiện nay đăng trên Tạp chí CNTT&TT kỳ 2 (10.2013) xác định: mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về CPĐT tại Việt Nam phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Việt Nam; hạn chế khắc phục những khó khăn, bất cập, thúc đẩy quá trình phát triển CPĐT thành công tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tác giả Bế Trung Anh (2013) với bài viết CPĐT - con đường tiến tới minh bạch hóa các DVC đăng trên Tạp chí Công nghệ -Thông tin, Kỳ 2 xác định mục tiêu DVCTT thông qua xác
  • 29. 22 định mục tiêu chung của chính sách CPĐT (chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của các CQNN, thiết lập môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch hóa các DVC sẽ được rõ ràng hơn, giúp xã hội giảm thiểu tham nhũng). Tác giả Hiền Quý (2017) với bài viết Đẩy mạnh CCHC - bước đột phá quan trọng đăng trên Hồ sơ sự kiện, số 358 ngày 10/9/2017 đã đề cập đến mục tiêu của thành phố Hồ Chí Minh như triển khai sử dụng chữ ký số, đẩy mạnh quy trình một cửa liên thông, mở rộng DVCTT. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hương (2017) với bài viết: Ủy ban nhân dân Quận 1 đi đầu trong cung ứng dịch vụ hành chính công trực tuyến đăng trên Hồ sơ sự kiện số 358 ngày 10/9/2017 xác định mục tiêu chính sách DVCTT bao gồm: giảm phiền hà, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp; Bảo đảm sự công khai, minh bạch trong việc thực hiện các thủ tục hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí đi lại. Hai tác giả Lê Thị Thanh Tâm và Nguyễn Văn Phương (2017) với bài viết Tác động của môi trường và khả năng thích ứng công nghệ đến hiệu quả sử dụng DVCTT: nghiên cứu điển hình một số doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương, đăng trên Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 28 [5] đã khẳng định mục tiêu chính sách DVCTT giúp giảm thiểu thời gian giao dịch, giảm sai sót trong khai báo thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí đi lại không cần thiết, lưu trữ và truy cập dữ liệu tiện lợi; quản lý chứng từ, giảm thiểu chi phí lưu trữ công văn và các tiện ích khác, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc. Tác giả Nguyễn Thị Vân (2017) với bài viết Hiệu quả của ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 255 (4/2017) xác định mục tiêu chính sách DVCTT đối với quản lý hành chính nhà nước chính quyền cấp huyện sẽ mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý điều hành, góp phần quan trọng hướng đến nâng cao chất lượng phục vụ của nền hành chính, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, tạo thế và lực ở cấp huyện ngày càng phát triển vững mạnh. Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài cấp bộ: Nghiên cứu xây dựng hệ thống chương trình tiếp dân điện tử phục vụ trả lời ý kiến liên quan đến công nghiệp, thương mại trên website của Bộ Công thương, Chủ nhiệm đề tài: Trần Đình Lộc, Hà Nội, tháng 3/2009, đã chỉ ra mục tiêu chính sách thể hiện: Xây dựng
  • 30. 23 hệ thống tiếp dân điện tử bao gồm các chức năng: Tin học hóa quy trình tiếp nhận ý kiến, tin học hóa quy trình chẩn bị nội dung trả lời ý kiến; tin học hóa quy trình xét duyệt nội dung; tin học hóa quy trình cập nhật ý kiến trả lời; hệ thống quản trị hệ thống. Bộ Nội vụ và Học viện Hành chính Quốc gia (2014), Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính, quyển 1, Phần lý thuyết, Nxb. Bách khoa đã xác định 4 tiêu chí cơ bản khi các quốc gia trên thế giới cung cấp DVCTT quan tâm, đánh giá, đó là: DVCTT được cung cấp phải là DVC cơ bản; chính phủ sử dụng công nghệ đa phương tiện và tương tác hai chiều với chủ thể thụ hưởng; chính phủ sử dụng Internet để cung cấp DVC và tiếp nhận ý kiến phản hồi của công chúng; sự kết nối tính năng của DVC và tham khảo thường xuyên ý kiến của người dân về những vấn đề của CSC. Là nguồn thông tin quan trọng để tác giả luận án tham khảo khi xây dựng giải pháp cho chính sách DVCTT, lựa chọn chính xác công cụ chính sách, mức độ, tỷ lệ quy phạm hóa các chính sách DVCTT ở Việt Nam trong thời gian tới. Nhóm tác giả Nguyễn Đăng Hậu, Nguyễn Hoài Anh, Ao Thu Hoài (2010) với cuốn sách Chính phủ điện tử, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông. Trong cuốn sách, nhóm tác giả đã thiết lập tầm nhìn cho CPĐT; xác định mục tiêu chiến lược, mục tiêu cụ thể cho CPĐT như: chiến lược phát triển kinh tế, xã hội sử dụng ICT; cung cấp hiệu quả DVC chất lượng, dễ truy cập và chấp nhận được; hoàn thiện năng lực của Chính phủ. Xác định rõ môi trường cho CPĐT phát triển đó là: đội ngũ lãnh đạo; pháp luật; tổ chức; nhân lực; tài chính; truyền thông; công nghệ; cơ sở dữ liệu. Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu ngoài nước có thể kế tới là bài viết The Internet-of-Things: Review and research directions của Irene C.L. Ng*, Susan Y.L. WakenshawWMG, University of Warwick, United Kingdom đăng trên IJRMInternational Journal of Research in Marketing (2017), First received on October 27, 2015 and was; under review for 6½ months, IJRM-01198; No of Pages 19, bài báo đã đề cập đến sự thay đổi trong hoạt động tìm kiếm thị trường nhờ số hóa thông tin (số hóa là chuyển đổi các thông tin tương tự dưới bất kỳ hình thức nào như văn bản, hình ảnh, âm thanh hoặc thuộc tính vật lý sang định dạng số để thông tin có thể được xử lý, lưu trữ và truyền qua các mạch, thiết bị và mạng số). Việc
  • 31. 24 ứng dụng công nghệ cảm biến không dây có thể dẫn đến những thành tựu và hạn chế, nhưng cũng có thể dẫn đến sự chuyển đổi cơ bản của các thể chế và các cấu trúc kinh tế xã hội khác. Từ việc chỉ ra những khó khăn và lợi ích do chuyển đổi công nghệ mang lại, tác giả đã khẳng định nhu cầu chuyển đổi các phương pháp truyền thống sang các phương pháp sáng tạo nhờ ứng dụng CNTT. Từ đó, tác giả có thể có thêm cơ sở khẳng định sự thiết yếu triển khai cung ứng DVC trên môi trường mạng (khi luận giải cho mục tiêu của chính sách DVCTT). Tuy nhiên, các công trình này chưa xây dựng một cách toàn diện, có hệ thống mục tiêu của chính sách DVCTT, vẫn coi thực hiện cung ứng tốt DVCTT là một trong những mục tiêu của chính sách CPĐT; Những mục tiêu đặt ra chỉ xuất phát từ góc độ phục vụ môi trường đầu tư, chủ thể thụ hưởng chủ yếu hướng tới là doanh nghiệp vì góc độ tiếp cận tác giả lựa chọn là từ thực tiễn hoạt động của một lĩnh vực, của một địa phương được đánh giá cao trong việc sớm ứng dụng DVCTT vào hoạt động nhưng cũng phần nào thể hiện được mục tiêu chung của chính sách DVCTT. * Nghiên cứu về giải pháp chính sách dịch vụ công trực tuyến Những công trình nghiên cứu trong nước tiêu biểu về nội dung này có thể kể đến như tác giả Nguyễn Chí Nhân (2002) với bài viết CPĐT mô hình quản lý nhà nước hướng đến tương lai trên Tạp chí Phát triển kinh tế (tháng 4/2002) đã lựa chọn giải pháp tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT, đây chỉ là một trong các giải pháp của chính sách DVCTT. Tác giả Nguyễn Thị Thu Cúc (2011) với bài viết Xây dựng CPĐT tại thành phố Trà Vinh đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước số 190 (11 - 2011) lại hướng tới những giải pháp có sự tham gia của các cấp chính quyền (sự phân cấp quản lý, phân bổ ngân sách, xây dựng kế hoạch hành động, đào tạo, bồi dưỡng ứng dụng CNTT, tuyên truyền, thành lập bộ phận phụ trách giám sát, điều chỉnh thường xuyên) thể hiện tương đối đầy đủ các yêu cầu đối với chính quyền trong triển khai DVCTT. Tuy nhiên, đối với DVCTT gắn với nhiều nhóm chủ thể nên còn cần đến những giải pháp chính sách cho người dùng, cho đội ngũ chuyên gia CNTT. Tác giả Trần Ngọc Luân (2013) với bài viết Quản lý nhà nước về CPĐT ở Việt Nam hiện nay đăng trên Tạp chí CNTT&TT kỳ 2 đã bổ sung thêm cho nhóm giải
  • 32. 25 pháp đối với phía chính quyền đó là sự quyết tâm của toàn hệ thống chính trị thể hiện trong việc xây dựng nguyên tắc, xây dựng cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy trong đó có cơ quan chuyên nghiệp hỗ trợ về kỹ thuật và triển khai các hoạt động thực thi. Tuy nhiên, các công trình nêu trên vẫn chỉ tập trung ở nhóm giải pháp chính sách cho phía chính quyền. Nhóm tác giả Phan Anh Hồng, Nguyễn Thị Mai (2012) với bài viết Kinh nghiệm xây dựng CPĐT ở Singapore đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 8/2012 xác định giải pháp thực hiện CPĐT phải có tầm nhìn, có mục tiêu và xây dựng được kế hoạch ngắn hạn và dài hạn; có các tổ chức chuyên dụng (Dedicated Organisations) để quản lý và điều hành các kế hoạch chiến lược. Đặc biệt, tác giả xác định nhóm giải pháp hướng tới nhóm chủ thể thụ hưởng chính sách DVCTT (người dùng là trung tâm, nghĩa là cơ cấu của chính phủ phải được điều hướng đến việc cung cấp các dịch vụ theo nhu cầu của người dân một cách đơn giản và hiệu quả; Hợp tác giữa khu vực công, khu vực tư với vai trò của từng bên phải được cụ thể hóa; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về công nghệ truyền thông là một hoạt động quan trọng), hay giải pháp hướng tới đội ngũ chuyên gia CNTT (nhà quản lý CNTT (IT managers) và đội ngũ nhân viên chất lượng cao đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển CNTT cho CPĐT). Với bài viết này, tác giả có cái nhìn tương đối bao quát về chính sách DVCTT, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng để xây dựng được hệ thống giải pháp chính sách tương đối toàn diện. Tuy nhiên, giải pháp được nêu ra dưới dạng liệt kê, chưa có những phân tích, đánh giá luận giải dưới góc độ chính sách, mục tiêu mà luận án hướng tới. Tiếp theo, tác giả Phan Thị Bích Thảo (2015) với bài viết DVCTT và vấn đề xây dựng chính quyền điện tử ở Thủ đô Hà Nội đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước - số 235 chủ yếu lựa chọn giải pháp chính sách hướng đến phục vụ đối tượng là người dùng. Tác giả Hoàng Thị Kim Chi (2016) với bài viết Một số phương pháp bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước - số 245 (6/2016) bổ sung thêm giải pháp đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng cho người dùng. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hường (2017) với bài viết: Ủy ban nhân dân Quận 1 đi đầu trong cung ứng dịch vụ hành chính công trực tuyến đăng trên Hồ sơ sự kiện số 358 ngày 10/9/2017 đã lựa chọn các nhóm giải pháp như:
  • 33. 26 Tích hợp quản lý thư xin lỗi, kiểm soát giải quyết hồ sơ đúng hạn, tích hợp các cổng DVC, dịch vụ trả hồ sơ hành chính qua bưu điện và hệ thống SMS; Công khai xin lỗi người dân bằng hình thức “Thư xin lỗi” đối với hồ sơ bị trễ hạn, từ đó các phòng, ban chuyên môn phải có văn bản giải trình và tham mưu “Thư xin lỗi”, nêu rõ lý do, hẹn lại thời gian cụ thể…; Lấy số thứ tự giải quyết hồ sơ hành chính bằng tin nhắn từ 2011; Hệ thống khảo sát ý kiến đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng khi đến sử dụng dịch vụ hành chính công; Triển khai kênh tương tác trên trang tin điện tử (nhận phản ánh của người dân, doanh nghiệp…). Thông tin sẽ tự động chuyển đến lãnh đạo các đơn vị phòng ban chuyên môn và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường để giải quyết và trả lời cho người dân. Nội dung trả lời cũng được công khai trên trang tin điện tử của quận. Với bài viết Hiệu quả của ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 255 (4/2017), tác giả Nguyễn Thị Vân (2017) đã chọn những giải pháp liên quan nhiều đến hoàn thiện thể chế như: Tiếp tục bổ sung các quy chế, quy định về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thông tin; xây dựng quy trình trao đổi; lưu trữ, xử lý văn bản điện tử; quy chế bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; xây dựng đội ngũ CBCC có trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt; Tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức cho người dân và doanh nghiệp về các lợi ích trong việc khai thác thông tin từ các sản phẩm CNTT trong hoạt động của CQNN. Tác giả Minh Thành (2017) trong bài viết Đưa DVCTT gần với đời sống người dân, Bản tin địa phương, Trung tâm thông tin khoa học - Học viện Chính trị khu vực II, Số 22-2017; Nguồn: http://baoapbac.vn/ cũng tập trung đề xuất nhóm giải pháp về đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi nhằm nâng cao nhận thức cho CBCC, người dân và doanh nghiệp trong việc tiếp cận, sử dụng hiệu quả các DVCTT qua môi trường mạng; kiến nghị cơ quan chức năng hoàn thiện văn bản, các quy định nhằm đảm bảo tính pháp lý của các DVCTT; xây dựng và phát triển các dịch vụ cung cấp thông tin dữ liệu điện tử nhằm đa dạng hoá các kênh thông tin, nâng cao chất lượng phục vụ theo yêu cầu của người dân và doanh nghiệp. Với cách tiếp cận và đề xuất giải pháp toàn diện hơn, tác giả Trần Đoàn Hạnh (2017) với bài viết Phòng ngừa tội phạm sử dụng CNTT và viễn thông đăng
  • 34. 27 trên Tạp chí quản lý nhà nước - số 256 (5/2017) đã phân tích đến các nhóm giải pháp như: kịp thời ban hành các chính sách, biện pháp cụ thể bảo đảm an ninh trong phát triển các lĩnh vực khoa học, công nghệ; Rà soát nghiên cứu và đề xuất hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động phòng ngừa loại tội phạm sử dụng CNTT và viễn thông; Xây dựng, phát triển lực lượng phòng ngừa các tội phạm sử dụng CNTT và viễn thông; Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ; hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể quần chúng các cấp trong hoạt động phòng ngừa tội phạm sử dụng CNTT và viễn thông. Xây dựng hệ thống tường lửa nhằm ngăn chặn các thủ đoạn xâm nhập bất hợp pháp với mục đích là bảo vệ tài nguyên dữ liệu; Tăng cường, nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng ngừa xã hội, công tác tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật; Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đấu tranh phòng ngừa các tội phạm sử dụng CNTT và viễn thông. Trong Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài: Nghiên cứu xây dựng kiến trúc CNTT và truyền thông và các giải pháp công nghệ phù hợp cho việc triển khai CPĐT ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp nhà nước thuộc Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KC.01/06-10, mã số KC.01.18/06-10, Nguyễn Minh Hồng làm Chủ nhiệm, năm nghiệm thu 2011, tại Chương 3 đề tài đề xuất khung kiến trúc CPĐT cho Việt Nam, giải pháp đề tài đề xuất cho nội dung này đó là phải chuẩn hóa thủ tục, quy trình thực hiện; tập trung vào các lĩnh vực có nhu cầu cao trong xã hội: đất đai, xây dựng, đăng ký kinh doanh; việc đầu tư thực hiện trước tiên ở cấp quận, huyện; đẩy nhanh triển khai hệ thống cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử để có thể cung cấp DVCTT mức độ 4 và tăng tính an toàn, bảo mật; đề xuất mô hình tham chiếu cung cấp dịch vụ công. Như vậy có thể thấy, các tác giả mới chỉ đưa ra được một nội dung hẹp trong giải pháp chính sách DVCTT (trong triển khai chính sách CPĐT về minh bạch hóa các thủ tục hành chính)...; chủ yếu lựa chọn giải pháp chính sách là quy phạm hóa; chưa đề cập đến những giải pháp khác như về kinh tế, về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục; giải pháp đưa ra chủ yếu để triển khai CPĐT, coi DVCTT như một trong
  • 35. 28 những nội dung của chính sách CPĐT... Luận án sẽ dựa trên những giải pháp quy phạm của các bài viết để xây dựng các phương án lựa chọn giải pháp chính sách DVCTT đồng bộ, toàn diện và phù hợp đặt trong mối liên hệ với giải pháp triển khai CPĐT với điều kiện hiện nay ở Việt Nam. Bên cạnh đó còn có các công trình nghiên cứu ngoài nước về nội dung này như nhóm tác giả Islam, Muhammad Muinul, and Ehsan, Mohammad. From Government to E-Governance: Public Administration in the Digital Age. Hershey, PA, USA: IGI Global, 2012 với rất nhiều chương đề cập toàn diện về phát triển CPĐT. Trong Chapter 1, From e- Government to e-Governance: A Holistic Perspective on the Role of ICTs, Wolter Lemstra (Delft University of Technology, The Netherlands), nội dung tập trung làm rõ khái niệm CPĐT, giải quyết câu hỏi “Phải làm những gì để đạt được một chính phủ hiệu quả và tích cực?” với sự lý giải về việc ứng dụng CNTT để bắt kịp với những mô hình phát triển mới. Chapter 2: Mehdi Sagheb-Tehrani, Bemidji State University, USA, E-Government: Some Factors for a Conceptual Model tập trung lý giải vai trò tích cực của chính quyền: tiểu bang, địa phương, quốc gia trên toàn thế giới trong việc ứng dụng CNTT trong triển khai CPĐT, cung cấp các DVC cho người dân, coi ứng dụng CNTT như một cách để cải thiện cuộc sống. Chương này cũng chỉ ra yếu tố thành công CPĐT chính là thực hiện đồng bộ các dự án CPĐT. Đặt ra vấn đề về xây dựng công dân điện tử; doanh nghiệp điện tử; đưa ra mô hình để xây dựng các dự án CPĐT đạt hiệu quả. Chapter 4: Alberto Asquer (University of Cagliari, Italy, E-Government, M- Government, L-Government: Exploring Future ICT Applications in Public Administration nghiên cứu vai trò của CNTT và truyền thông trong việc cung cấp các dịch vụ hành chính công, các công cụ CPĐT tăng cường các dịch vụ hành chính công hiện có; được sử dụng ở mọi nơi, liên thông và ứng dụng tự động của công nghệ Internet để quản lý các dịch vụ công; cơ chế xác định thêm các điều khoản truy cập của người dùng đến các máy chủ và tăng cường các mối quan hệ giữa công dân, doanh nghiệp và chính phủ; đưa ra cơ chế đảm bảo sự công bằng, bình đẳng và tính toàn vẹn của chính quyền; các điều kiện tiếp cận với dịch vụ điện tử và thông tin công cộng. Biện pháp bảo vệ cần thiết nhằm ngăn chặn các chính phủ bẻ cong
  • 36. 29 các công cụ CNTT, phục vụ mục đích đảng phái; làm suy yếu vị trí của các bên thiểu số và các nhóm lợi ích. Tác phẩm tiếp theo phải kể đến, đó là tác phẩm của nhóm tác giả Eckersley, Peter, Harris, Lisa, and Jackson, Paul. Routledge eBusiness: e-Business Fundamentals (1). Florence, US: Routledge, 2003… Cuốn sách bao gồm 9 chương, trong đó Chương số 9, chương cuối cùng là chương về CPĐT, nhóm tác giả Noah Curthoys, Peter Eckerslcy và Paul Jackson đã bắt đầu từ tổng quan về CPĐT với sự khác biệt trong ứng dụng CNTT cung ứng DVC; làm thế nào công nghệ có thể thay đổi cách quyết định quan trọng; được thực hiện bằng cách cho phép tham gia tốt hơn với các bên liên quan, tăng cường minh bạch và dân chủ, bao gồm việc quản lý các thay đổi từ truyền thống đến tập quán làm việc hiện đại; đòi hỏi sự chia sẻ của các cơ sở dữ liệu và thông tin cá nhân; cho phép truy cập dễ dàng hơn với các dịch vụ. Như vậy có thể thấy, những nội dung trong cuốn sách cũng chỉ đề cập về xây dựng CPĐT nói chung. Để có một chính sách toàn diện, khả thi, việc thay đổi thói quen, đạo đức người sử dụng, cấp quyền truy cập đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng là một trong những chính sách then chốt. Do đó, luận án sẽ tham khảo, vận dụng phù hợp khi xây dựng giải pháp chính sách đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng khi triển khai DVCTT. Bên cạnh đó, một số bài báo cũng đề cập đến việc ứng dụng CNTT trong triển khai hoạt động trong mọi lĩnh vực. Cụ thể như Bài viết Competitive strategies in the motion picture industry: An ABM to studyinvestment decisions của Sebastiano A. Delre (University of Zurich, University Research Priority Program (URPP) "Social Networks", Andreasstrasse 15, 8050 Zurich, Switzerland), Claudio Panico (Management and Technology Department, Bocconi University, Via Roentgen 1, 20136 Milan, Italy), BerendWierenga (Rotterdam School of Management, Erasmus University, P.O. Box 1738, 3000DR Rotterdam, The Netherlands) đăng trên International Journal of Research in Marketing (2016) IJRM-01168; No of Pages 31journal homepage: www.elsevier.com/ locate/ijresmar. Bài viết đưa ra mô hình đánh giá sự phù hợp giữa nội dung dịch vụ với nhu cầu của người dùng: sự phù hợp với nội dung người sử dụng và ảnh hưởng của người sử dụng khác trong việc tiếp
  • 37. 30 cận, truyền đạt thông tin qua ứng dụng các mạng xã hội (hành vi truyền thông xã hội). Nghiên cứu trong bài viết là cơ sở để các nhà quản lý tìm ra phương pháp xác định một cách chính xác chiến lược cung ứng dịch vụ viễn thông với người dùng. Bài viết chỉ ra kết quả quan trọng đó là nội dung của thông tin quyết định hoạt động tái sử dụng dịch vụ. Đây là cơ sở để tác giả luận án nghiên cứu sâu khi xác định giải pháp chính sách cho người dùng DVCTT (chính nội dung của dịch vụ quyết định mức độ tham gia của người dùng đối với dịch vụ đó). * Nghiên cứu về chủ thể chính sách dịch vụ công trực tuyến Các công trình trong nước tiêu biểu có bài viết của Quốc Thanh, Hồng Minh (2011) (Theo dự thảo “Electronic Goverment/or Developing Countries”của ITU), Các yếu tố quyết định hành vi sử dụng dịch vụ e-GOV, Tạp chí CNTT&TT Kỳ 2, xác định chủ thể theo xu hướng trong triển khai CPĐT là thiết kế các dịch vụ tập trung vào những nhu cầu của người dân; các cơ quan tổ chức chính phủ được giao phó trách nhiệm phải là những người có khả năng về thông tin và phát triển các phương tiện hiệu quả về chi phí để lôi kéo, lưu giữ, xử lý và truyền thông thông tin cho mọi người một cách bình đẳng; các dịch vụ CPĐT thực sự phải bao trùm lên phạm vi rộng và đối tượng cá nhân đa dạng (những cá nhân có thể có phạm vi rộng về kỹ năng, khả năng diễn đạt, trình độ giáo dục, thu nhập và tín ngưỡng. Cụ thể hóa trong cách tiếp cận nghiên cứu chủ thể của chính sách DVCTT, tác giả Trần Việt Cường (2013), Tiếp cận liên thông trong phát triển CPĐT, Tạp chí CNTT & TT kỳ 2 (7/2013); tác giả Trần Ngọc Luân (2013), Quản lý nhà nước về CPĐT ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí CNTT&TT kỳ 2 (10/2013) đã đề xuất việc sẽ thành lập một cơ quan chuyên trách: Ủy ban điều phối thống nhất để triển khai mọi hoạt động xây dựng và phát triển CPĐT và chịu trách nhiệm về sự thành công hoặc thất bại của quá trình triển khai đó. Đồng thời khẳng định vai trò của người đứng đầu (Thủ tướng hoặc Tổng thống) mang tính chất quyết định. Ở Việt Nam cũng cần một ủy ban điều phối thống nhất các hoạt động quản lý và phát triển CPĐT của cả nước. Hiện nay, Ủy ban quốc gia về ứng dụng CNTT do Thủ tướng đứng đầu và chỉ đạo trực tiếp được thành lập, là một trong các yếu tố quyết định trong giai đoạn triển khai CPĐT tại Việt Nam, đáp ứng mong đợi của các tầng lớp nhân dân và đạt được
  • 38. 31 những mục tiêu đề ra trong thời gian sớm nhất. Đề cập đến một chủ thể mới thiết lập của chính sách DVCTT, tác giả Hiền Quý (2017) trong bài viết Đẩy mạnh CCHC - bước đột phá quan trọng đăng trên Hồ sơ sự kiện, số 358 (ngày 10/9/2017) đã đề cập đến việc thành lập Tổ tư vấn DVCTT của mỗi phường để tư vấn, tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tham gia thực hiện DVCTT. Lộ trình sẽ thành lập Tổ tư vấn tại các khu phố. Đối với công trình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến vấn đề này có thể kể đến như: Academy of ICT essentials for government leaders - Incheon: UN- APCICT (2009) [85], Module 8: Options for funding ICT for Development/Richard Labelle - 2009 có nội dung tập trung thảo luận và mô tả các cơ chế tài chính cho các dự án CNTT vì sự phát triển chung và đặc biệt là cho dự án CPĐT. Phân tích vai trò và sự tham gia của các đơn vị công và tư nhân trong việc đầu tư cho các dự án CNTT vì sự phát triển và dự án CPĐT, nội dung này có thể tham khảo sau khi luận án triển khai đưa ra giải pháp về đảm bảo tài chính trong chính sách DVCTT. Bản báo cáo Global E - government readiness report 2005: From E - government to E-inclusion. - New York: United Nations, 2006 (ST/ESA/PAD/SER.E/90) đã phân tích về các mối tương quan giữa CPĐT và sự phát triển chung của xã hội; phân tích những thách thức và tính ưu việt trong tương lai của CPĐT. Xây dựng CPĐT mang tính toàn cầu. Như vậy, các công trình đã tập trung đến nhóm chủ thể chủ yếu là chủ thể cung ứng DVCTT (chính quyền); thậm chí đề cập tới một thiết chế chuyên thực hiện nhiệm vụ quản lý, kiểm tra, giám sát triển khai DVCTT. Tuy nhiên, với chính sách DVCTT, chủ thể ở đây bắt buộc phải có đó là sự tham gia của người dùng. Nếu chỉ tập chung chủ thể chính sách DVCTT là chính quyền thì cho dù có được trang bị đầy đủ về hạ tầng công nghệ, chuyên môn cũng khó có thể triển khai thực hiện được. Do đó, luận án sẽ đi sâu làm rõ một cách đầy đủ, toàn diện chủ thể chính sách DVCTT (bao gồm cả chính quyền (chủ thể cung ứng); chuyên gia CNTT (chủ thể duy trì); tổ chức, cá nhân (chủ thể thụ hưởng). * Nghiên cứu về thể chế chính sách dịch vụ công trực tuyến Thể chế chính sách được nhiều tác giả tiếp cận dưới góc độ pháp luật như tác giả Trần Ngọc Luân (2013), Quản lý nhà nước về CPĐT ở Việt Nam hiện nay đăng