SlideShare a Scribd company logo
1 of 26
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU
HÀNH CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1.1. Tổng quan về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các
cơ quan hành chính nhà nước
1.1.1. Mục đích và vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước
1.1.1.1. Mục đích
Ứng dụng CNTT để xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, tạo
nền tảng phát triển Chính phủ điện tử. Đây là quá trình lâu dài, liên tục và đòi
hỏi có sự kết hợp đồng bộ các chương trình, đề án, dự án, trong đó ứng dụng
CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước phải đi trước một bước, thúc đẩy
và gắn liền với quá trình cải cách hành chính.
Ứng dụng rộng rãi CNTT trong hoạt động nội bộ của các cơ quan nhà
nước, hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động.
Ứng dụng CNTT để cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ
cao, trên diện rộng cho người dân và doanh nghiệp, làm cho hoạt động của cơ
quan nhà nước minh bạch hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
1.1.1.2. Vai trò
Ứng dụng CNTT là công cụ quan trọng nâng cao hiệu quả công tác
QLNN của Chính phủ, đem lại hiệu quả xã hội và là công cụ thực hiện CCHC.
Các hệ thống CNTT giúp cho các cơ quan QLNN phục vụ người dân, doanh
nghiệp, các tổ chức tốt hơn và là phương tiện hiện đại hóa các cơ quan hành
chính.
17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Công nghệ thông tin là động lực, là công cụ quan trọng hàng đầu thúc
đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc ứng dụng CNTT có ý nghĩa
quyết định chiến lược, làm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả công
tác, tạo ra lượng giá trị gia tăng lớn.
Công nghệ thông tin là công cụ phục vụ các cơ quan QLNN thực hiện
mục tiêu hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình hiện đại hóa. Ứng dụng
CNTT là yếu tố góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và tăng năng
suất, hiệu suất lao động. Ứng dụng CNTT trong các cơ quan QLNN gắn với
quá trình đổi mới, CCHC và phục vụ thực hiện các mục tiêu phát triển của đất
nước.
Đánh giá hiệu quả do ứng dụng CNTT mang lại, hầu hết các cơ quan đều
nhận thấy vai trò của CNTT giúp giảm nhân lực, giúp tìm kiếm thông tin nhanh
và giúp giảm thời gian giải quyết công việc. Ngoài ra, CNTT còn có các vai trò
khác như giúp cơ quan ra quyết định nhanh hơn, tốt hơn. Việc nhận thức vai trò
của CNTT trong công việc là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy triển
khai ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước.
1.1.2. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan
hành chính nhà nước tại Việt Nam trong thời gian qua
Việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm
mục tiêu phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành cũng như trong công tác
chuyên môn đạt hiệu quả cao nhất. Nền tảng pháp lý và động lực cho sự phát
triển CNTT ở Việt Nam được bắt đầu từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết
số 49/CP ngày 04/8/1993 về phát triển công nghệ thông tin ở nước ta trong
những năm 90. Một trong những mục tiêu do Nghị quyết đề ra đến cuối những
năm 90 là: Xây dựng hệ thống các máy tính và các phương tiện truyền thông
được liên kết với nhau trong các mạng với những công cụ phần mềm đủ mạnh
và các hệ thông tin và cơ sở dữ liệu có khả năng phục vụ các hoạt động quản lý
Nhà nước và các hoạt động huyết mạch của nền kinh tế; Phổ cập "văn
18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hoá thông tin" trong xã hội nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc chuẩn bị
hướng tới một "xã hội thông tin".
Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 về đẩy
mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, trong đó xác định mục tiêu ứng dụng CNTT: “Công nghệ thông tin
được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trở thành một trong những yếu tố
quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng”.
Thực hiện Chỉ thị trên, ngày 25/01/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg phê duyệt đề án Tin học hóa quản ký hành
chính nhà nước giai đoạn 2001-2005. Ngày 24/5/2001, Thủ tướng ban hành
Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình triển khai Chỉ
thị số 58-CT/TW; Ngày 17/7/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
số 95/2002/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển
CNTT Việt Nam đến năm 2005. Các quyết định trong giai đoạn này đều xác
định ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước là nhiệm vụ hàng đầu nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước và chuẩn bị điều kiện,
cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Sau một thời
gian thực hiện các văn bản trên, các cơ quan nhà nước đã từng bước đổi mới,
trở thành động lực thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả công tác.
Hệ thống văn bản pháp lý ngày càng được hoàn thiện, phục vụ đắc lực
cho hoạt động thúc đẩy ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước, ngày
29/6/2006, Quốc hội khóa XI đã ban hành Luật Công nghệ thông tin. Thực hiện
Luật Công nghệ thông tin, ngày 10/4/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ
quan nhà nước. Triển khai Nghị định 64/2007/NĐ-CP, Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24/3/2008 phê duyệt Kế
hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan
19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nhà nước năm 2008 và Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg ngày 31/3/2009 phê
duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà
nước giai đoạn 2009-2010. Trong những năm gần đây, Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành: Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày
27/8/2010 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 – 2015; Quyết định số
1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 phê duyệt Đề án "Đưa Việt Nam sớm trở thành
nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông"; Quyết định số 1819/QĐ-
TTg ngày 26/10/2015 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020. Bên
cạnh đó, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng: Nghị quyết số
30c/NQ-CP ngày 8/11/2011, ban hành chương trình tổng thể cải cách hành
chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày
14/10/2015 về Chính phủ điện tử. Ngoài ra, Chính phủ, các Bộ, Ngành cũng đã
ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật cũng như văn bản chỉ đạo điều
hành để hướng dẫn, đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động của các cơ quan
nhà nước đối với từng lĩnh vực, nội dung cụ thể.
Tổng kết tình hình ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà
nước giai đoạn 2011-2015 ở nước ta cho thấy:
- CNTT đã góp phần không nhỏ vào công tác quản lý nhà nước của các
bộ, ngành, địa phương, nhất là trong xử lý hồ sơ hành chính, quản lý ngân sách,
thuế, kho bạc, hải quan, bảo hiểm xã hội, thành lập doanh nghiệp...
Ngay trong năm 2015, tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế điện tử đã tăng
từ 65% lên 98%; thời gian nộp thuế của doanh nghiệp giảm từ 537 giờ/năm
xuống còn 167 giờ/năm. Việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Hệ thống
thông quan tự động (VNACCS/VCIS) và Cơ chế một cửa quốc gia tại cảng biển
quốc tế đã giảm thời gian thông quan hàng hóa bình quân từ 21 ngày xuống còn
14 ngày đối với xuất khẩu, 13 ngày đối với nhập khẩu, giảm
20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
được 10 - 20% chi phí và 30% thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
cho doanh nghiệp.
- Việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNTT trên tất cả các lĩnh vực
đã góp phần tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho người dân
và doanh nghiệp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và quản trị
doanh nghiệp.
- Hạ tầng kỹ thuật CNTT bao gồm mạng truyền dẫn trên quy mô quốc
gia; mạng máy tính trong nội bộ các cơ quan nhà nước đã được cải thiện đáng
kể: Các cơ quan đã chú trọng vào việc đầu tư xây dựng các mạng LAN, WAN,
Internet nhằm thúc đẩy việc trao đổi thông tin trên môi trường mạng; Mạng
truyền số liệu chuyên dùng đã hoàn thành triển khai giai đoạn 2. Qua đó đáp
ứng được việc triển khai ứng dụng CNTT cơ bản trước mắt và tạo cơ sở cho
việc nâng cấp, mở rộng phục vụ cho các ứng dụng CNTT trong tương lai.
- Một số ứng dụng CNTT cơ bản trong nội bộ cơ quan nhà nước đã được
triển khai, phát huy hiệu quả rõ rệt. Như hệ thống thư điện tử, với tỷ lệ cán bộ
công chức được cung cấp hộp thư điện tử đối với các Bộ khoảng 93%, đối với
các tỉnh, thành phố Trung ương khoảng 80%; Hệ thống quản lý văn bản và điều
hành được triển khai hầu hết các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh, thành phố;
Tổ chức các cuộc họp qua mạng nhằm nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian tổ chức
hội họp, hệ thống hội nghị truyền hình phục vụ Chính phủ đã được đưa vào vận
hành từ tháng 3 năm 2009, với quy mô 64 điểm cầu, 29 tỉnh, thành phố đã triển
khai hệ thống họp trực tuyến nội tỉnh (đến quận, huyện).
- Một số ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp đã bắt đầu
phát huy hiệu quả, bước đầu tạo lòng tin, thói quen của nhân dân trong việc tiếp
xúc với các dịch vụ của cơ quan nhà nước có ứng dụng CNTT; Đồng thời là cơ
sở để rút kinh nghiệm, mở rộng các ứng dụng CNTT phục vụ người
21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
dân và doanh nghiệp trong thời gian tới. Tiêu biểu như ứng dụng một cửa điện
tử; Cung cấp dịch vụ công trực tuyến (100% Bộ/tỉnh đã xây dựng trang thông
tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử đáp ứng theo yêu cầu tại Điều 28 của
Luật CNTT).
- Một số hệ thống thông tin chuyên ngành có quy mô quốc gia bắt đầu
được triển khai, tạo cơ sở cho việc thiết lập và mở rộng hạ tầng thông tin phục
vụ các hoạt động trong nội bộ cơ quan nhà nước, cũng như cung cấp các dịch
vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp. Như các hệ thống thông tin về tài chính,
thuế, hải quan,...
Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình ứng dụng CNTT trong hoạt
động của cơ quan nhà nước cũng còn một số tồn tại, hạn chế:
- CNTT được ứng dụng nhiều trong các cơ quan nhà nước nhưng mang
tính rời rạc, không liên kết thành một hệ thống, văn bản điện tử không được
truyền đưa thông suốt giữa các cơ quan nhà nước, dữ liệu không được chia sẻ
và khai thác chung. Không ít các chương trình phần mềm được xây dựng từ
nhiều năm trước, không được nâng cấp, khó sử dụng. Sử dụng phần mềm, các
dịch vụ CNTT đôi khi lại tăng gánh nặng cho cán bộ, công chức, gây tâm lý
không muốn tăng cường tin học hóa.
- Hạ tầng kỹ thuật CNTT trong các cơ quan nhà nước đã được cải thiện
đáng kể, tuy nhiên mức độ triển khai và hiệu quả sử dụng còn hạn chế. Hạ tầng
bảo đảm an toàn, an ninh, bảo mật thông tin hầu như chưa đáp ứng yêu cầu. Hệ
thống phòng chống virus chủ yếu mới chỉ triển khai ở mức đơn lẻ tại các máy
trạm, chưa xây dựng được các hệ thống phòng chống virus, chống thư rác tổng
thể và hầu như chưa triển khai ứng dụng chữ ký số và chứng thực số. Đặc biệt
hạ tầng CNTT tại các cấp quận, huyện, phường, xã tại các tỉnh còn khó khăn,
thiếu thốn chưa đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT.
22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Phần lớn các dự án chuyên ngành chưa được hoàn thiện, chủ yếu mới
ở giai đoạn bắt đầu triển khai, hoặc triển khai thí điểm trên diện hẹp. Điều này
gây cản trở rất lớn đến phát triển chính phủ điện tử ở Việt Nam.
- Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp còn hạn chế, các
trang thông tin điện tử mới chỉ cung cấp thông tin, chưa triển khai nhiều dịch
vụ công trực tuyến để người dân có thể nộp hồ sơ, đăng ký thực hiện thủ tục
hành chính qua mạng do việc người dân tham gia vào các dịch vụ công trực
tuyến còn ít, chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ tiện ích này. Thông tin đưa
lên các cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử chưa phong phú, chất
lượng chưa cao, các dịch vụ công trực tuyến được cung cấp chủ yếu
ở các mức độ thấp. Các cơ quan chính phủ Việt Nam hầu như chưa ứng dụng
các phương tiện di động vào trong việc cung cấp thông tin và dịch vụ cho người
dân. Mạng truyền dữ liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước được
kết nối đến hầu hết các xã, huyện của các tỉnh, thành nhưng tốc độ truyền thấp,
không đáp ứng kịp thời yêu cầu của người sử dụng. Chất lượng của đường
truyền Internet và 3G chưa ổn định.
- Lãnh đạo các cấp chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt ứng dụng
CNTT nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động. Trình độ, thói quen, kỹ
năng ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức và người dân còn hạn chế, ảnh
hưởng đến khả năng tiếp nhận các dịch vụ của các cơ quan nhà nước thông qua
ứng dụng CNTT.
- Khoảng cách số giữa các khu vực còn lớn, đặc biệt giữa nông thôn và
thành thị, điều này gây khó khăn cho việc triển khai đồng bộ, trên diện rộng
các ứng dụng CNTT.
- Kinh phí đầu tư cho ứng dụng CNTT còn hạn hẹp, chưa tương xứng
với lợi ích của ứng dụng CNTT. Trung ương và địa phương chưa có nguồn chi
ổn định cho ứng dụng CNTT. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong triển
23
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
khai các dự án lớn chưa được chú trọng, dẫn đến sự kết nối giữa các hệ thống
thông tin chuyên ngành còn hạn chế.
- Số lượng, trình độ các cán bộ chuyên trách về CNTT nhiều nơi còn hạn
chế, đặc biệt là tại các địa phương, nhiều cán bộ đang làm việc theo hình
thức kiêm nhiệm, hầu hết các địa phương chưa có chính sách, chế độ đãi ngộ
thỏa đáng cho cán bộ chuyên trách về CNTT, nên khó có thể thu hút đủ các cán
bộ chuyên trách CNTT có trình độ phù hợp về công tác.
- Công nghệ thông tin vẫn chưa thực sự được coi là “một trong các động
lực quan trọng nhất của sự phát triển”, ứng dụng và phát triển công nghệ thông
tin vẫn chưa phải là “nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế xã
hội” của nhiều Bộ, ngành, địa phương.
1.2. Khái niệm về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điều
hành của cơ quan hành chính nhà nước.
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ thông
tin (CNTT) đang làm thay đổi đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Ứng dụng
CNTT tin giúp Chính phủ nâng cao năng lực quản lý, điều hành, làm cho nội
dung công tác quản lý nhà nước ngày càng minh bạch hơn, người dân dễ tiếp
cận với thông tin và tri thức. Việc ứng dụng CNTT gắn với cải cách hành chính
trong các cơ quan nhà nước đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ,
sự đồng thuận của doanh nghiệp và công dân.
Chính phủ của nhiều nước đã coi ứng dụng CNTT như là một cách để
hoàn thiện hoạt động quản lý của các cơ quan thuộc bộ máy Chính phủ. Và
điều đó cũng tạo cơ hội để công dân có nhiều thông tin hơn về hoạt động của
Chính phủ.
Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định nghĩa
trong nghị quyết Chính phủ 49/CP ký ngày 04/08/1993: "Công nghệ thông tin
là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện
đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác
24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm
năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội". Luật Công nghệ
thông tin của Việt Nam năm 2006 đưa ra định nghĩa “Công nghệ thông tin là
tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để
sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số”.
Có thể hiểu CNTT bao gồm các kỹ thuật phần cứng, phần mềm, dữ liệu,
mạng máy tính và viễn thông được sử dụng để xử lý thông tin.
Luật công nghệ thông tin năm 2006 định nghĩa: “Ứng dụng công nghệ
thông tin là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực
kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này”.
Theo định nghĩa tại Mục 1, Điều 3, Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10
tháng 4 năm 2007 của Chính phủ, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động của cơ quan nhà nước: “là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt
động của cơ quan nhà nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt
động nội bộ của cơ quan nhà nước và giữa các cơ quan nhà nước, trong giao
dịch của cơ quan nhà nước với tổ chức và cá nhân; hỗ trợ đẩy mạnh cải cách
hành chính và bảo đảm công khai, minh bạch”.
1.2.1. Chính phủ điện tử
Trên thực tế, có rất nhiều cách định nghĩa về Chính phủ điện tử (CPĐT)
nhưng hiện tại, phổ biến nhất là định nghĩa của Ngân hàng thế giới (Word
Bank):
“CPĐT là việc các cơ quan của Chính phủ sử dụng một cách có hệ thống
công nghệ thông tin và viễn thông để thực hiện các quan hệ với công dân, với
doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. Nhờ đó, giao dịch của cơ quan Chính phủ
với công dân và các tổ chức sẽ được cải thiện, nâng cao chất lượng. Lợi ích thu
được sẽ giảm thiểu tham nhũng, tăng cường tính công khai, sự tiện lợi, góp
phần vào sự tăng trưởng và giảm chi phí”
25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Với cách tiếp cận này, CPĐT bao hàm 3 yếu tố:
- Vận dụng công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông.
- Nhằm cải thiện giao dịch giữa Nhà nước với công dân và doanh
nghiệp.
- Giảm chi phí và bớt tham nhũng thông qua tăng cường công khai,
minh bạch.
Qua khái niệm trên, có thể thấy được các đặc trưng của CPĐT:
- CPĐT đã đưa chính phủ tới gần dân và đưa dân tới gần chính phủ.
- CPĐT làm minh bạch hóa hoạt động của chính phủ
- CPĐT giúp chính phủ hoạt động có hiệu quả trong quản lý và phục vụ
dân (cải cách hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ công)
1.2.2. Thông tin
Thông tin là tất cả những nhân tố góp phần giúp cho con người nắm bắt
và nhận thức một cách đúng đắn và đầy đủ các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên
và xã hội, các sự kiện diễn ra trong không gian và thời gian, các vấn đề chủ
quan và khách quan, … để trên cơ sở đó có thể đưa ra những quyết định chính
xác, kịp thời, có hiệu quả và có ý nghĩa tích cực nhất.
Thông tin là một khái niệm trừu tượng mô tả các yếu tố đem lại hiểu biết,
nhận thức cho con người cũng như các sinh vật khác. Thông tin tồn tại khách
quan, có thể được tạo ra, truyền đi, lưu trữ, chọn lọc. Thông tin cũng có thể bị
sai lạc, méo mó do nhiều nguyên nhân khác nhau: bị xuyên tạc, cắt xén…
Những yếu tố gây sự sai lệch thông tin gọi là các yếu tố nhiễu.
Thông tin có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, xuất phát từ nhiều
nguồn khác nhau. Người ta có thể định lượng tin tức bằng cách đo độ bất định
của hành vi, trạng thái. Xác suất xuất hiện một tin càng thấp thì độ bất ngờ càng
lớn do đó lượng tin càng cao.
Chất lượng của thông tin thường được đánh giá dựa trên các phương diện
chủ yếu sau:
26
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
+ Tính cần thiết
+ Tính chính xác
+ Độ tin cậy
+ Tính thời sự
Khi tiếp nhận được thông tin, con người thường phải xử lý nó để tạo ra
những thông tin mới, có ích hơn, từ đó có những phản ứng nhất định. Trong
lĩnh vực quản lý, các thông tin mới là các quyết định quản lý.
1.2.3. Hoạt động điều hành
Hoạt động điều hành là cách thức, phương pháp mà nhà quản lý sử dụng
để làm cho hoạt động của các cá nhân, tập thể, tổ chức hài hòa với nhau hướng
tới mục tiêu chung. Hoạt động điều hành bao gồm những hoạt động như: phân
công công việc; điều hành, phối hợp, chỉ đạo hoạt động, đôn đốc, kiểm
tra,...nhằm kết nối, phối hợp hoạt động giữa các cá nhân, tập thể, ban, các tổ
chức, đơn vị trực thuộc để tạo ra sự kết nối, liên tục trong hoạt động của đơn vị
đạt mục tiêu chung là hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của đơn vị
đó.
Trong điều kiện mà khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ
như hiện nay việc sử dụng những phương thức điều hành hiện đại thông qua
việc dùng các thiết bị hiện đại, đặc biệt là máy vi tính và các thiết bị văn phòng,
các thiết bị truyền tin, các thiết bị xử lý thông tin hiện đại sẽ giúp cho việc thu
thập, xử lý và khai thác thông tin được nhanh chóng và chính xác. Chúng có
thể liên kết với nhau để tạo nên những cơ sở dữ liệu phong phú giúp cho các
nhà quản lý có thể có được các thông tin cần thiết khi giải quyết công việc hàng
ngày cũng như khi đề ra những quyết định chiến lược trong quản lý nói chung.
Cùng với các thiết bị xử lý thông tin, các thiết bị văn phòng khác như máy sao
chụp tài liệu, máy chuyển phát văn bản nhanh, tủ bảo quản hồ sơ,… không
những tạo điều kiện để nâng cao năng suất lao động quản lý mà chúng còn góp
phần làm cho hoạt động của công sở trở nên văn
27
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
minh hơn. Khi được trang bị các phương tiện kỹ thuật hợp lý thì năng suất làm
việc sẽ tăng lên, đồng thời góp phần làm đổi mới nhận thức của các quản lý và
cán bộ, công chức trong các cơ quan, công sở.
Việc ứng dụng CNTT trong điều hành công việc là một yêu cầu quan
trọng trong tiến trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn hiện nay. Ứng
dụng CNTT trong điều hành công việc được đặt ra như một nhu cầu thực tế vì
nó sẽ làm cho công việc được giải quyết nhanh chóng và chính xác. Trong mọi
trường hợp, việc điều hành công việc một cách khoa học trong các cơ quan luôn
được đặt ra như một nhu cầu thực tế vì nó sẽ làm cho công việc được giải quyết
nhanh chóng và chính xác. Điều hành không khoa học còn là nguyên nhân của
lãng phí nhân lực và vật lực trong một cơ quan, công sở làm biên chế hành
chính tăng lên. Phương thức điều hành công việc phải luôn có sự phù hợp với
đặc điểm hoạt động của cơ quan, công sở. Phương thức điều hành thích hợp sẽ
mang lại hiệu quả trong điều hành và ngược lại.
Hoạt động điều hành là hết sức phức tạp, nhiều loại công việc và trong
quá trình giải quyết một công việc nhất định thường xuất hiện nhiều công đoạn
có liên quan với nhau. Chính vì vậy, đòi hỏi tính tự giác cao và những định mức
cần thiết. Thiếu những định mức và tiêu chuẩn cần thiết, việc điều hành công
sở sẽ gặp khó khăn và không đạt được hiệu quả như mong muốn, nhất là trong
tiến trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn hiện nay.
1.3. Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điều
hành tại một số bộ, ngành, địa phương và một số quốc gia trên thế giới.
1.3.1. Kinh nghiệm tại một số quốc gia trên thế giới
1.3.1.1. Hàn Quốc
Chỉ số sẵn sàng Chính phủ điện tử của Hàn Quốc năm 2010 được xếp
hạng 1 (năm 2002, Hàn Quốc đứng thứ 15). Có sự thành công vượt bậc như
vậy là do bốn nguyên nhân: Ý chí của Lãnh đạo, phát huy nội lực theo phương
châm mọi người dân đều có thể tham gia, tinh thần của doanh nghiệp
28
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
và bước tiến công nghệ nhanh đặc biệt trong CNTT. Hàn Quốc là một thành
công điển hình trong xây dựng Chính phủ điện tử theo mô hình “từ trên xuống”.
Vai trò của Chính phủ là then chốt trong mô hình này. Chính phủ đã thể hiện
sự sáng tạo trong phát triển minh bạch và hiệu quả các dịch vụ công. Chính phủ
cũng giữ vai trò là “nhà đầu tư” ban đầu, sau đó người dân sẽ tự phát triển.
Phong trào “cộng đồng tự phát triển” đã dấy lên ở Hàn Quốc những năm 1970.
Sang những năm 1980, từ thành thị đến nông thôn đều tràn đầy mong muốn
thay đổi. Và đến thời điểm này, Chính phủ bắt đầu đẩy mạnh chính sách phát
triển CNTT dẫn đến thay đổi sâu sắc toàn xã hội.
Để phổ cập CNTT, Chính phủ đã tạo điều kiện để giảm giá máy tính
(PC). Vào những năm 1990, giá 1 máy PC trên thị trường khoảng 2.000 đô la
Mỹ. Chính phủ đã ký hợp đồng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước
để thiết kế những chiếc PC rẻ hơn. Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc khi đó
đã chọn một hướng đi khôn ngoan bằng cách không cạnh tranh với những hãng
lớn như Samsung, LG trong sản xuất mà đi theo một “thị trường ngách” sản
xuất PC cho đại đa số người dân Hàn Quốc. Giá PC từ đó liên tục giảm đến
800 đô la Mỹ và vẫn đang tiếp tục giảm.
Chính phủ Hàn Quốc cũng đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng mạnh mẽ.
Hiện nay, bất cứ nơi nào tại Hàn Quốc đều có thể kết nối Internet tốc độ cao.
Đặc điểm bố trí dân cư Hàn Quốc sinh sống tại các chung cư tương đối đông
cũng là một thuận lợi cho đầu tư phát triển mạng không dây tốc độ cao.
Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng kế hoạch đưa chính phủ điện tử vào
các Bộ, hướng đến mục tiêu người dân chỉ cần đăng ký tại một cửa là nộp được
tất cả các yêu cầu của mình. Hiện nay, Hàn Quốc đang trong giai đoạn xây dựng
kết nối giữa các Bộ với nhau.
29
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.3.1.2. Singapore
Có thể nói Chính phủ điện tử ở Singapore ra đời bắt nguồn từ quyết định
tin học hoá bộ máy hành chính nhà nước vào năm 1981. Chương trình tin học
hoá bộ máy hành chính nhà nước (CSCP) bắt đầu thực hiện vào năm 1981 đánh
dấu làn sóng đầu tiên của Chính phủ điện tử ở Singapore. Chương trình này
nhằm mục đích tiết kiệm nguồn nhân lực, cải thiện hiệu quả hoạt động của bộ
máy hành chính, cung cấp nguồn thông tin tốt hơn cho quá trình ra quyết định
của Chính phủ và nâng cao chất lượng dịch vụ công. Mục tiêu chung của
chương trình này là nhằm tự động hoá các chức năng hoạt động truyền thống
của Chính phủ và hạn chế cách làm việc thủ công, chủ yếu là trên giấy tờ.
Năm 2000, chính phủ Singapore đã đề ra kế hoạch hành động CPĐT lần
1, mục đích nhằm định hướng cho hoạt động và đầu tư về CNTT đối với các
dịch vụ công. Mục tiêu của kế hoạch này là đưa toàn bộ dịch vụ công trở thành
dịch vụ công trực tuyến. Kế hoạch này được đầu tư khoảng 01 tỷ USD, tập
trung phục vụ tương tác giữa chính phủ và doanh nghiệp (G2B), chính phủ với
công dân (G2C) và chính phủ với người lao động (G2E). Kết quả là đến năm
2007, đã có khoảng 1.600 dịch vụ công trực tuyến được xây dựng. Người dân
Singapore có thể truy cập những dịch vụ này thông qua một cổng duy nhất, sử
dụng một mật khẩu và một mã nhận dạng chung cho tất cả các dịch vụ. Để đảm
bảo người dân có thể truy cập dịch vụ công trực tuyến của chính phủ, Singapore
đã xây dựng một mạng lưới các ki-ốt cung cập truy cập Internet miễn phí cho
người dân. Đồng thời nhiều kế hoạch giúp đỡ những người dân có thu nhập
thấp nâng cao trình độ cũng như nhận thức về ứng dụng CNTT. Một số dịch vụ
công trực tuyến đã được triển khai như đăng ký giấy phép lái xe, khai thuế thu
nhập, đặt chỗ, đăng ký thương hiệu. Các dịch vụ này luôn sẵn sàng ở chế độ
24/7 tại các ki-ốt và có sự trợ giúp của chuyên gia nếu cần. Một số quỹ phục vụ
nghiên cứu được thành lập, cung cấp kinh
30
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
phí cho các cơ quan chính phủ thử nghiệm công nghệ mới, công bố thành công
và chia sẻ kinh nghiệm với tất cả tổ chức khác. Song song với đó, chính phủ
Singapore cũng thực hiện chương trình các dịch vụ Web với mục đích xây dựng
và triển khai các dịch vụ trên nền Web trong lĩnh vực hành chính công, khuyến
khích các cơ quan chính phủ đưa thông tin và dịch vụ lên môi trường Internet.
Chương trình được đầu tư để cải cách cách thức cung cấp và thực hiện dịch vụ
trong lĩnh vực quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả chia sẻ thông tin và dịch vụ
giữa các cơ quan trong chính phủ nhằm đem lại chất lượng dịch vụ tốt hơn.
Chương trình dịch vụ cung cấp giấy phép kinh doanh trực tuyến nhằm khuyến
khích việc đầu tư vào Singapore thông qua cơ chế đăng ký một cửa thông
thoáng, gọn nhẹ.
1.3.1.3. Đan Mạch
Một trong những mục tiêu chính của chương trình tạo ra một chính phủ
khác biệt (Different Government) ở Đan Mạch đó là cung cấp dịch vụ công có
chất lượng cao, đẩy mạnh việc hợp tác mang tính liên ngành trong các cơ quan
chính phủ. Từ nửa cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, các cơ quan, tổ chức nhà
nước đã phải đối mặt với yêu cầu phải tạo ra những trang thông tin điện tử riêng
của mình để cung cấp thông tin cho người dân. Vì vậy, trong chương trình này
đến năm 2007, sẽ có khoảng 65% các dịch vụ công quan trọng nhất sẽ được
đưa lên mạng Internet. Các thông tin về người dân, doanh nghiệp, đất đai,… sẽ
được tập trung lưu trữ và chia sẻ, tránh tình trạng người dân phải cung cấp cùng
một thông tin nhiều lần. Người dân và doanh nghiệp sẽ được cấp mã số nhận
dạng điện tử duy nhất, được sử dụng trong giao dịch điện tử. Chính phủ Đan
Mạch cũng cho rằng mỗi người dân nên có một trang thông tin cá nhân trên
mạng Internet dùng để lưu trữ thông tin cá nhân cũng như quản lý các giao dịch
giữa người dân và chính phủ. Chính phủ có thể tận dụng những trang thông tin
này để nâng cao chất lượng
31
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
dịch vụ công trực tuyến, rà soát nội dung để chính xác phản ánh nhu cầu kinh
tế xã hội của cộng đồng.
1.3.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố trong nước:
1.3.2.1. Thành phố Hà Nội:
Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ, thành phố Hà Nội đã tích
cực tạo dựng hành lang pháp lý cho triển khai ứng dụng CNTT, quan tâm triển
khai dịch vụ công trực tuyến và đưa các chỉ tiêu về dịch vụ công trực tuyến vào
Kế hoạch ứng dụng CNTT hằng năm của thành phố. Cụ thể, đã ban hành các
văn bản: Quyết định số 6109/QĐ-UBND ngày 26/12/2012 của UBND Thành
phố Hà Nội về ban hành Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin thành phố
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 3855/QĐ-UBND ngày
28/8/2013 của UBND thành phố Hà Nội về ban hành Chương trình mục tiêu
ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước giai đoạn 2012 - 2015,...
Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch
vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của
cơ quan nhà nước, Hà Nội đã đầu tư nguồn lực lớn cho hoạt động dịch vụ công
trực tuyến.
Nhờ vậy, đến năm 2014, Hà Nội đã có các thành phần cơ bản của chính
quyền điện tử như kết nối mạng WAN cho 100% cơ quan nhà nước, thiết lập
và vận hành tốt trung tâm dữ liệu nhà nước thành phố theo chuẩn quốc tế; triển
khai cổng thông tin thành phố là nền tảng tích hợp các trang thông tin, cổng
thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước; triển khai một số phần mềm dùng
chung như phần mềm 1 cửa liên thông; triển khai 17 hệ thống thông tin và cơ
sở dữ liệu chuyên ngành trọng điểm đúng tiến độ đề ra; triển khai các ứng dụng
phục vụ công dân, doanh nghiệp, đã có 100% dịch vụ công trực tuyến được
cung cấp ở mức độ 2 trở lên, trong đó 108 dịch vụ công cấp độ3-4.
32
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Ban Chỉ đạo Chương trình CNTT thành phố đã triển khai đánh giá xếp
hạng ứng dụng CNTT cho các cơ quan nhà nước tại Hà Nội. Việc đánh giá, xếp
hạng được tiến hành trên 4 nhóm nội dung chính: hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng
CNTT trong hoạt động nội bộ và phục vụ người dân, doanh nghiệp; nguồn nhân
lực triển khai ứng dụng CNTT; cơ chế chính sách và quy định thúc đẩy ứng
dụng CNTT. Thành phố Hà Nội đã có văn bản nhằm tăng cường thực hiện họp
trực tuyến, đưa tiêu chí ứng dụng họp trực tuyến của các sở, ngành, quận, huyện
vào kết quả đánh giá xếp loại ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước trên
địa bàn thành phố hằng năm. Thành phố đã chỉ đạo các quận, huyện xây dựng
Đề án thí điểm thực hiện “cơ quan điện tử”.
1.3.2.2. Thành phố Đà Nẵng:
Hiện nay, Đà nẵng là địa phương đầu tiên của cả nước đã cung cấp 100%
dịch vụ công trực tuyến theo mô hình chính quyền điện tử; trong đó trên 41,6%
là dịch vụ công trực tuyến mức 3 và mức 4.
Để có những kết quả trên, Đà Nẵng đã không ngừng kiện toàn hạ tầng
CNTT-TT, tạo bước phát triển mới, bảo đảm việc kết nối thông tin giữa các sở,
ban, ngành, quận huyện, các ban Đảng và cơ quan Trung ương. Đây là nền tảng
giúp triển khai hiệu quả ứng dụng CNTT tại các đơn vị, từng bước góp phần
đẩy mạnh tiến trình xây dựng chính quyền điện tử tại Đà Nẵng.
Để đảm bảo cung cấp hạ tầng CNTT-TT cho các cơ quan nhà nước,
UBND thành phố đã tập trung đầu tư vào hạ tầng với quy mô lớn và hiện đại.
Mạng trục thành phố được thiết lập bằng mạng truyền số liệu chuyên dùng và
triển khai đến 72 đơn vị từ văn phòng UBND thành phố đến các sở, ngành,
quận huyện, đã được đưa vào sử dụng từ cuối năm 2009 với đường truyền
100Mbps dùng Internet trực tiếp. Đường truyền này cũng đủ mạnh để triển khai
họp trực tuyến với Chính phủ, bộ, ngành Trung ương khi có yêu cầu. Năm 2010
nhiều trung tâm về CNTT tại Đà Nẵng đã được xây dựng và đưa vào hoạt động
như: Khu Công nghiệp CNTT tập trung,
33
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Trung tâm dữ liệu (Data Center), Trung tâm giao dịch, Trung tâm đào tạo và
nghiên cứu CNTT...
Từ kết quả triển khai ứng dụng CNTT trong cung cấp dịch vụ công trực
tuyến tại thành phố Đà Nẵng có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Sự thống nhất, quyết tâm chính trị của lãnh đạo các cấp;
- Vấn đề nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, trước hết là người
đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước các cấp;
- Có chiến lược phát triển CNTT và xây dựng nền tảng chính quyền
điện tử;
- Tổ chức tham quan, nghiên cứu những mô hình tốt về ứng dụng
CNTT trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến;
- Bố trí cán bộ có phẩm chất, năng lực và khả năng giao tiếp, ứng xử tốt
làm việc tại bộ phận một cửa và cán bộ, công chức trực tiếp thụ lý giải quyết
hồ sơ công việc hành chính có liên quan tổ chức và công dân tại các phòng
chuyên môn; đồng thời tăng cường đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ,
công chức làm việc tại bộ phận một cửa;
- Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, địa điểm tiếp dân tiện lợi, tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của bộ phận một cửa, một cửa
liên thông;
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về việc sử dụng dịch vụ
công trực tuyến trong mọi tầng lớp nhân dân.
1.3.2.3. Tỉnh Bà rịa – Vũng tàu:
Trao đổi các văn bản, tài liệu chính thức giữa các CQNN thuộc tỉnh
hoàn toàn dưới dạng điện tử
Việc cung cấp thông tin, trao đổi các văn bản, tài liệu điện tử giữa các
cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chủ yếu qua các kênh phổ biến: Trang
TTĐT, hệ thống thư điện tử và phần mềm quản lý văn bản điều hành eOffice.
Và trở thành kênh chính thống của chính quyền Bà
34
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Rịa - Vũng Tàu trong việc cung cấp các chính sách, quy định pháp luật và thủ
tục hành chính, DVCTT phục vụ công dân, tổ chức và doanh nghiệp. Đồng
thời, để gúp phần đẩy mạnh hoạt động trao đổi văn bản điện tử, Sở TT&TT đã
triển khai tích hợp hệ thống thư điện tử vào phần mềm quản lý văn bản (eOffice)
đang triển khai ở hầu hết các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.
Ứng dụng hệ thống quản lý văn bản điều hành
Hệ thống quản lý văn bản điều hành (Phần mềm văn phòng điện tử eOffice)
đã được triển khai tại 22 cơ quan hành chính cấp tỉnh; Trên 80 đơn vị sự nghiệp
trực thuộc UBND tỉnh và các sở, ngành; 8/8 huyện, thành phố; 82/82 đơn vị cấp
xã (triển khai sử dụng trên máy chủ tập trung của UBND cấp huyện); Việc ứng
dụng phần mềm ngày cải thiện, nhiều sở, ngành triển khai phần mềm đến các đơn
vị sự nghiệp trực thuộc để nâng cao hiệu quả quản lý và chỉ đạo điều hành (máy
chủ tập trung tại sở, ngành). Đặc biệt tại các Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo
nhiều đơn vị sử nghiệp đã triển khai và khai thác hiệu quả tiện ích của phần mềm
cho công tác quản lý điều hành của sở, tiết kiệm chi phí in ấn giấy tờ, giảm thời
gian giải quyết công việc hơn so với trước đây: Sở Y tế triển khai tại 15 đơn vị
trực thuộc (Sở đã tổng kết từ việc tổ chức khảo sát tại các đơn vị đều đã sử dụng
tốt các tiện ích của phần mềm); Sở Giáo dục
& Đào tạo triển khai cho 45 đơn vị trực thuộc (không sử dụng nguồn CNTT
do UBND tỉnh giao).
Sử dụng chữ ký số và con dấu điện tử trên phần mềm quản lý văn
bản:
Các cơ quan đã ứng dụng chữ ký số và con dấu điện tử trong việc phát
hành văn bản đi trên phần mềm eOffice có: Sở Công thương, TT&TT, Nội vụ,
Ngoại vụ, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Ban Quản lý các khu
công nghiệp, Văn hóa thể thao và du lịch, Lao động – Thương binh và xã hội,
Tài chính, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Đài Phát thanh truyền
35
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hình Tỉnh. Trong đó, Văn phòng UBND Tỉnh, Sở Xây dựng chỉ sử dụng con
dấu điện tử (lãnh đạo chưa sử dụng chữ ký điện tử).
1.3.3 Kinh nghiệm tại bộ, ngành
1.3.3.1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Để nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian, chí phí và góp phần
đẩy mạnh cải cách hành chính, các đơn vị thuộc Bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã ứng dụng các phần mềm quản lý như: (i) Hệ thống phần
mềm tổng hợp báo cáo giao ban tuần, tháng, quản lý tài sản, kế toán, nhiệm vụ
khoa học và công nghệ … ; (ii) Phần mềm văn phòng điện tử dùng chung; (iii)
Trao đổi văn bản điện tử trên môi trường mạng.
Hiện có khoảng 60% các loại văn bản truyền thống như: Giấy mời, tài
liệu hội họp, văn bản (để biết, để báo cáo), thông báo chung, tài liệu cần trao
đổi trong xử lý công việc, văn bản hành chính, hồ sơ công việc,… là dạng văn
bản điện tử được lưu thông qua thư điện tử, văn phòng điện tử; Văn bản đi/đến
được chuyển hoàn toàn trên môi trường mạng (hoàn toàn không dùng văn bản
giấy) trên tổng số văn bản đi/đến với các cơ quan bên ngoài là 40%; Tỉ lệ văn
bản đi/đến được chuyển song song trên môi trường mạng và qua đường công
văn trực tiếp trên tổng số văn bản đi/đến trong nội bộ cơ quan là 45%; Tỉ lệ văn
bản đi/đến được chuyển song song trên môi trường mạng và qua đường công
văn trực tiếp trên tổng số văn bản đi/đến với cơ quan bên ngoài là 30%.
Thực hiện Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg về tăng cường sử dụng thư điện tự
công vụ trong hệ thống cơ quan nhà nước, hệ thống thư điện tử của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn hiện đang sử dụng phần mềm quản lý thư điện
tử Microsoft Exchange 2007 với tên miền là @mard.gov.vn cùng với 05 máy
chủ vận hành, phục vụ. Chất lượng thư điện tử đã được cải thiện đáng kể so với
những năm trước, đặc biệt từ khi có chỉ thị số 34 của Thủ tướng Chính phủ thì
số lượng cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ đăng ký sử dụng
36
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ngày càng tăng, đã cung cấp hơn 6.800 tài khoản địa chỉ email cho các đơn vị
quản lý nhà nước của Bộ, bên cạnh đó cung cấp hòm thư điện tử tới các đơn vị
cấp Viện nghiên cứu, Trường đào tạo thuộc Bộ, với tần xuất giao dịch hàng
ngày khoảng 650 người dùng.
Với 90 % CBCCVC của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ được cấp hòm thư
điện tử công vụ (@mard.gov.vn). Tuy nhiên, tỷ lệ CBCCVC thường xuyên sử
dụng hòm thư công vụ trong công việc mới chỉ đạt 60%.
- Phần mềm CSDL Thống kê: đã vận hành, đáp ứng được mục tiêu tổng
hợp, xử lý báo cáo thống kê của 63 tỉnh thành; Phân hệ chức năng cập nhật trực
tuyến số liệu về kết quả thực hiện thống kê, kiểm tra, thanh tra cơ sở sản xuất,
kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản đã được cài đặt
và vận hành tốt.
- Hệ thống phần mềm thư viện điện tử của Bộ Nông nghiệp và PTNT:
Đã được vận hành, nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin, tư liệu phục vụ
công tác nghiên cứu, chỉ đạo điều hành của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Hình
thành hệ thống liên thông thư viện trong ngành nhằm tăng cường mối liên kết,
huy động nguồn lực, cung cấp tài liệu và thông tin của ngành phục vụ cán bộ
lãnh đạo, cán bộ làm công tác quản lý, nghiên cứu, tham gia sản xuất trong và
ngoài ngành, xây dựng kho tư liệu số thống nhất trong ngành Nông nghiệp và
PTNT, tăng cường năng lực cho cán bộ làm công tác thư viện của ngành và cải
tạo hệ thống phòng đọc và phòng làm việc của thư viện.
- Cơ sở dữ liệu nông nghiệp nông thôn các tỉnh: Số liệu thu thập, lưu trữ
trong CSDL này được lấy từ nguồn số liệu thống kê chính thức, tư liệu kinh tế
xã hội các tỉnh/thành phố và số liệu điều tra nông nghiệp nông thôn, điều tra
mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê và nguồn từ các cơ quan, địa phương.
Nội dung gồm dữ liệu từ năm 2000 cho tới năm 2013 với hơn 330 chỉ tiêu được
phân loại cụ thể.
- Cơ sở dữ liệu thông tin thị trường: được hỗ trợ từ nguồn vốn của ngân
37
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hàng phát triển châu Á (ADB) để xây dựng phần mềm và kinh phí Xúc tiến
thương mại để thu thập giá của các mặt hàng nông sản tại 17 tỉnh thành trên cả
nước và các sàn giao dịch trên thế giới nhằm hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành
của Lãnh đạo Bộ cũng như Ban chỉ đạo thị trường nông sản thực hiện một cách
kịp thời.
- Nhiều phần mềm ứng dụng, tiện ích phục vụ công tác quản lý, nghiên
cứu, sản xuất, phục vụ công việc chuyên môn trong các lĩnh vực: nông nghiệp,
thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản,… cũng đã được triển khai nhằm nâng cao năng
lực quản lý điều hành chung của Bộ. Các phần mềm CSDL chuyên ngành, ứng
dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành, nghiên cứu khoa
học tại các đơn vị thuộc Bộ đã cập nhật kịp thời các kết luận giao ban, nhiệm
vụ của Lãnh đạo Bộ giao cho các đơn vị, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật,
các thông báo, báo cáo, chương trình công tác của Bộ, các sự kiện thời sự nổi
bật của ngành, tình hình bão lụt, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi…
1.3.3.2. Bộ Giao thông vận tải
Các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu Bộ đã triển khai xây dựng gồm:
Hệ thống thư điện tử Bộ Giao thông vận tải, Phần mềm quản lý văn bản đi, văn
bản đến, văn bản trình ký, lịch công tác của Lãnh đạo Bộ, Website của Bộ Giao
thông vận tải, Các trang thông tin điện tử chuyên ngành khác như Cải cách
hành chính, An toàn giao thông, Thông tin đấu thầu, Phòng chống bão lũ,….
Hầu hết các Cục đã có mạng LAN riêng, có hệ thống máy chủ, thiết bị
mạng LAN để phục vụ các ứng dụng của nội bộ
- Cục Hàng hải Việt Nam: đã xây dựng Website của Cục; Xây dựng các
CSDL tàu ra vào cảng, quản lý cảng biển, tàu biển và thuyền viên: phần mềm
quản lý văn bản; quản lý thông tin cảng biển; quản lý khai thác kết cấu hạ tầng
cảng biển; quản lý nhân sự, tiền lương và đào tạo; quản lý thông tin báo cáo tài
chính; đăng ký tàu biển và thuyền viên; quản lý thủ tục tàu ra vào
38
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
cảng; quản lý thư viện; quản lý số thuyền viên và các GCN, chứng chỉ thuyền
viên.
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam: đã xây dựng Website của Tổng cục, tuy
nhiên việc cập nhật thông tin còn chưa kịp thời, nội dung Website còn nghèo
nàn, sự tương thích của Website đối với các trình duyệt Web còn hạn chế; Sử
dụng các phần mềm phục vụ công tác văn phòng; Xây dựng các CSDL về cầu,
về quản lý quốc lộ, đường giao thông địa phương… Tổng cục Đường bộ cũng
đã triển khai nhiều dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng giao thông như Dự án hỗ
trợ kỹ thuật của ADB3 về quản lý quốc lộ (gần 2 triệu USD), dự án quản lý cầu
đường bộ (do JBIC hỗ trợ), dự án quán lý giao thông địa phương (do dự án
GTNT 3 hỗ trợ).
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã xây dựng Website của Cục, xây
dựng một số cơ sở dữ liệu như CSDL văn bản QPPL ngành đường thủy nội địa,
CSDL về phương tiện thủy. Đặc biệt Cục Đường thủy nội địa cũng đã triển khai
một số dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng như dự án hệ thống thông tin về các
tuyến đường thủy phía Bắc do Canada hỗ trợ, dự án quản lý 2 tuyến đường thủy
phía nam mới xong năm 2006.
- Cục Đăng kiểm Việt Nam: đã xây dựng Website của Cục phục vụ hoạt
động tác nghiệp của cán bộ và thông tin quản bá các tin tức, văn bản, dữ liệu
về phương tiện GTVT. Quản lý đăng kiểm phương tiện vận tải, quản lý công
văn.
- Cục Hàng không Việt Nam: Sử dụng các phần mềm phục vụ công tác
văn phòng, phần mềm quản lý bay.
- Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Giám định và quản lý chất lượng CTGT:
Sử dụng các phần mềm phục vụ công tác văn phòng và một số ứng dụng khác.
- Cục Y tế GTVT: Các phần mềm ứng dụng về quản lý, chuyên môn
nghiệp vụ như quản lý bệnh viện, quản lý hệ y tế dự phòng tại các đơn vị còn
39
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
bị hạn chế. Hiện chỉ mới có một số phần mềm ứng dụng trên máy tính riêng lẻ
như phần mềm quản lý tài chính kế toán TCCTDI, phần mềm quản lý báo cáo
thống kê bệnh viện và hồ sơ bệnh án Medisoft do Bộ Y tế ban hành...
1.3.3.3. Bộ Khoa học và Công nghệ
Hệ thống quản lý văn bản và điều hành đã được xây dựng và triển khai
dùng chung đến đầu mối tại 38/45 đơn vị (chiếm tỷ lệ khoảng 84.5%). Hiện tại,
hệ thống đang được thử nghiệm tại một số đơn vị để có thể khép kín vòng xử
lý văn bản đến/đi phục vụ công tác điều hành từ cấp Lãnh đạo Bộ đến cấp
chuyên viên.
Những văn bản thường xuyên trao đổi dưới dạng điện tử tại Bộ bao gồm:
Giấy mời họp; Tài liệu phục vụ cuộc họp; Văn bản để biết, để báo cáo; Thông
báo chung của đơn vị; Các tài liệu cần trao đổi trong quá trình xử lý công việc;
Các hoạt động nội bộ khác;…
Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức đã được cấp phát và sử dụng thư điện
tử chính thống với địa chỉ tên miền là .gov.vn trong công việc (bao gồm Hệ
thống Thư điện tử dùng chung của Bộ và Hệ thống Thư điện tử riêng của các
đơn vị) đạt 100%. Tỷ lệ văn bản được trao đổi qua thư điện tử trong nội bộ cơ
quan đạt 71%; Tỷ lệ văn bản được trao đổi qua thư điện tử với các cơ quan bên
ngoài đạt 43%.
Hoàn thành xây dựng và triển khai Hệ thống quản lý cán bộ, công chức,
viên chức Bộ KH&CN.
Cổng Thông tin điện tử của Bộ KH&CN (Portal MOST) đảm bảo cung
cấp thông tin đến người dân và doanh nghiệp tại địa chỉ truy cập:
www.most.gov.vn. Việc quản lý, duy trì vận hành đảm bảo tuân thủ đúng các
quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 của Chính phủ Quy
định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin
điện tử của cơ quan nhà nước; Quyết định số 2973/QĐ-BKHCN ngày
27/9/2013 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành Quy chế Tổ
40
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chức quản lý và duy trì hoạt động Cổng thông tin điện tử Bộ KH&CN; và Quyết
định số 3483/QĐ-BKHCN ngày 08/11/2013 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc
ban hành Quy chế cung cấp thông tin cho Cổng thông tin điện tử Bộ KH&CN.
Tần suất cung cấp thông tin trung bình đạt khoảng 08 tin bài/ngày, cập nhật các
thông tin về các sự kiện của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và của Bộ, ngành, địa
phương có liên quan đến các hoạt động của ngành KH&CN.
Bộ KH&CN đã triển khai dự án nâng cấp Portal MOST, trong đó bổ sung
giao diện cho các thiết bị di động, khả năng kết nối mạng xã hội, liên kết và
tích hợp các kênh thông tin, dịch vụ công trực tuyến với các cổng thông tin điện
tử thành phần của Bộ, tăng cường công khai, minh bạch thông tin tuân thủ theo
các quy định của pháp luật.
Ngoài ra, có 32/45 đơn vị đã xây dựng và duy trì Trang/Cổng thông tin
điện tử (Website/Portal) để cung cấp thông tin của đơn vị phục vụ người dân
và doanh nghiệp tra cứu thông tin. Hằng năm, Bộ KH&CN tổ chức đánh giá
Website/Portal của các đơn vị trực thuộc Bộ, kết quả cho thấy tỷ lệ
Website/Portal của các đơn vị đạt mức “Khá” và “Tốt” tăng đều theo từng năm.
Các đơn vị trực thuộc Bộ đã ngày càng nhận thức được việc vận hành, duy trì
trang thông tin điện tử của đơn vị mình, hầu hết các đơn vị cập nhật thông tin
theo đúng quy định.
1.3.4. Những bài học kinh nghiệm
CNTT đổi mới phương thức hoạt động của cơ quan nhà nước: CNTT tạo
ra khả năng xây dựng một hệ thống thông tin thống nhất trong toàn bộ bộ máy
nhà nước nơi mọi thông tin xuất hiện ở bất cứ cơ quan nào của bộ máy chính
quyền từ các bộ, ngành đến các cấp chính quyền đều được cập nhật và lưu giữ
trong hệ thống. Điều đó cho phép người dân có cơ hội tiếp cận với bộ máy
chính quyền thông qua cơ chế “một cửa điện tử” (theo nghĩa “chỉ cần vào 1 cửa
là được đáp ứng mọi yêu cầu từ bộ máy chính quyền”), các cơ quan
41
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nhà nước có thể phối hợp với nhau một cách dễ dàng để thực thi các quy trình
nghiệp vụ quản lý nhà nước và phục vụ người dân. Các hệ thống thông minh sẽ
hướng dẫn các công dân nhanh chóng định vị thông tin cần thiết. Người dân và
doanh nghiệp trở thành trung tâm của hệ thống chính phủ điện tử. Những chủ
chương chính sách trong điều hành công việc của cơ quan nhà nước cấp trên sẽ
được thông tin đến cơ quan nhà nước cấp dưới cũng như người dân nhanh hơn.
Ứng dụng CNTT làm cho đơn vị có khả năng thu được nhiều dữ liệu hơn
từ các hệ thống đang hoạt động do đó làm tăng chất lượng thông tin phản hồi
tới các cấp ban hành chính sách và quản lý. Đơn vị cũng có thể đảm bảo có
nhiều thông tin hơn được cung cấp cho công chúng và hỗ trợ những loại hình
liên lạc trên mạng mới giữa các nhà hoạch định chính sách, các đại biểu dân cử
đến từng cá nhân công dân. Thông qua phương thức này, CNTT giúp nâng cao
năng lực đi

More Related Content

Similar to Cơ sở lý thuyết và thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước.docx

Ung dung CNTT phat trien chinh phu dien tu
Ung dung CNTT phat trien chinh phu dien tuUng dung CNTT phat trien chinh phu dien tu
Ung dung CNTT phat trien chinh phu dien tuCat Van Khoi
 
Quy hoạch CNTT thành phố Hà Nôi mr. dang vu tuan - Phó Giám đốc so tttt hn
Quy hoạch CNTT thành phố Hà Nôi   mr. dang vu tuan - Phó Giám đốc so tttt hnQuy hoạch CNTT thành phố Hà Nôi   mr. dang vu tuan - Phó Giám đốc so tttt hn
Quy hoạch CNTT thành phố Hà Nôi mr. dang vu tuan - Phó Giám đốc so tttt hnTien Hoang
 
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH PHÁT TRIỂ...
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH PHÁT TRIỂ...ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH PHÁT TRIỂ...
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH PHÁT TRIỂ...nataliej4
 
Một số khung kiến trúc và phương pháp luận hỗ trợ xây dựng kiến trúc doanh ng...
Một số khung kiến trúc và phương pháp luận hỗ trợ xây dựng kiến trúc doanh ng...Một số khung kiến trúc và phương pháp luận hỗ trợ xây dựng kiến trúc doanh ng...
Một số khung kiến trúc và phương pháp luận hỗ trợ xây dựng kiến trúc doanh ng...nataliej4
 
Baocao tmdt2010
Baocao tmdt2010Baocao tmdt2010
Baocao tmdt2010UDCNTT
 
Báo cáo thương mại điện tử 2010
Báo cáo thương mại điện tử 2010Báo cáo thương mại điện tử 2010
Báo cáo thương mại điện tử 2010Cat Van Khoi
 
Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư
Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tưTạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư
Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tưCat Van Khoi
 
Xay dung ha tang mang buu chinh cong cong
Xay dung ha tang mang buu chinh cong congXay dung ha tang mang buu chinh cong cong
Xay dung ha tang mang buu chinh cong congCat Van Khoi
 
Vietnam foss-status-present
Vietnam foss-status-presentVietnam foss-status-present
Vietnam foss-status-presentnghia le trung
 
51 2007-qð-t tg - vuhung comment 20121002
51 2007-qð-t tg - vuhung comment 2012100251 2007-qð-t tg - vuhung comment 20121002
51 2007-qð-t tg - vuhung comment 20121002Vu Hung Nguyen
 
Nguyen Vu Hung comments on 51 2007-qð-t tg
Nguyen Vu Hung comments on 51 2007-qð-t tgNguyen Vu Hung comments on 51 2007-qð-t tg
Nguyen Vu Hung comments on 51 2007-qð-t tgVu Hung Nguyen
 
Làm sao đến năm 2020 kinh tế đất nước phát triển được bằng công nghiệp CNTT...
 Làm sao đến năm 2020  kinh tế đất nước phát triển được bằng công nghiệp CNTT... Làm sao đến năm 2020  kinh tế đất nước phát triển được bằng công nghiệp CNTT...
Làm sao đến năm 2020 kinh tế đất nước phát triển được bằng công nghiệp CNTT...Cat Van Khoi
 
Chính phủ điện tử
Chính phủ điện tửChính phủ điện tử
Chính phủ điện tửmavuonghxhngo
 
Chiến lược phát triển của Viettel
Chiến lược phát triển của ViettelChiến lược phát triển của Viettel
Chiến lược phát triển của ViettelCat Van Khoi
 
[Keynotes] 2. mr. dinh duy hoa ministry of home affairs
[Keynotes] 2. mr. dinh duy hoa   ministry of home affairs[Keynotes] 2. mr. dinh duy hoa   ministry of home affairs
[Keynotes] 2. mr. dinh duy hoa ministry of home affairsIDG Vietnam Public Sector
 

Similar to Cơ sở lý thuyết và thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước.docx (20)

Ung dung CNTT phat trien chinh phu dien tu
Ung dung CNTT phat trien chinh phu dien tuUng dung CNTT phat trien chinh phu dien tu
Ung dung CNTT phat trien chinh phu dien tu
 
Quy hoạch CNTT thành phố Hà Nôi mr. dang vu tuan - Phó Giám đốc so tttt hn
Quy hoạch CNTT thành phố Hà Nôi   mr. dang vu tuan - Phó Giám đốc so tttt hnQuy hoạch CNTT thành phố Hà Nôi   mr. dang vu tuan - Phó Giám đốc so tttt hn
Quy hoạch CNTT thành phố Hà Nôi mr. dang vu tuan - Phó Giám đốc so tttt hn
 
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH PHÁT TRIỂ...
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH PHÁT TRIỂ...ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH PHÁT TRIỂ...
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH PHÁT TRIỂ...
 
Luận văn: Chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Đà NẵngLuận văn: Chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Đà Nẵng
 
Semina 2
Semina 2Semina 2
Semina 2
 
Một số khung kiến trúc và phương pháp luận hỗ trợ xây dựng kiến trúc doanh ng...
Một số khung kiến trúc và phương pháp luận hỗ trợ xây dựng kiến trúc doanh ng...Một số khung kiến trúc và phương pháp luận hỗ trợ xây dựng kiến trúc doanh ng...
Một số khung kiến trúc và phương pháp luận hỗ trợ xây dựng kiến trúc doanh ng...
 
Baocao tmdt2010
Baocao tmdt2010Baocao tmdt2010
Baocao tmdt2010
 
Báo cáo thương mại điện tử 2010
Báo cáo thương mại điện tử 2010Báo cáo thương mại điện tử 2010
Báo cáo thương mại điện tử 2010
 
Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư
Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tưTạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư
Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư
 
Can thooss(1)
Can thooss(1)Can thooss(1)
Can thooss(1)
 
Xay dung ha tang mang buu chinh cong cong
Xay dung ha tang mang buu chinh cong congXay dung ha tang mang buu chinh cong cong
Xay dung ha tang mang buu chinh cong cong
 
Vietnam foss-status-present
Vietnam foss-status-presentVietnam foss-status-present
Vietnam foss-status-present
 
51 2007-qð-t tg - vuhung comment 20121002
51 2007-qð-t tg - vuhung comment 2012100251 2007-qð-t tg - vuhung comment 20121002
51 2007-qð-t tg - vuhung comment 20121002
 
Nguyen Vu Hung comments on 51 2007-qð-t tg
Nguyen Vu Hung comments on 51 2007-qð-t tgNguyen Vu Hung comments on 51 2007-qð-t tg
Nguyen Vu Hung comments on 51 2007-qð-t tg
 
Làm sao đến năm 2020 kinh tế đất nước phát triển được bằng công nghiệp CNTT...
 Làm sao đến năm 2020  kinh tế đất nước phát triển được bằng công nghiệp CNTT... Làm sao đến năm 2020  kinh tế đất nước phát triển được bằng công nghiệp CNTT...
Làm sao đến năm 2020 kinh tế đất nước phát triển được bằng công nghiệp CNTT...
 
Chính phủ điện tử
Chính phủ điện tửChính phủ điện tử
Chính phủ điện tử
 
Chiến lược phát triển của Viettel
Chiến lược phát triển của ViettelChiến lược phát triển của Viettel
Chiến lược phát triển của Viettel
 
[Keynotes] 2. mr. dinh duy hoa ministry of home affairs
[Keynotes] 2. mr. dinh duy hoa   ministry of home affairs[Keynotes] 2. mr. dinh duy hoa   ministry of home affairs
[Keynotes] 2. mr. dinh duy hoa ministry of home affairs
 
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Công Cụ Phái Sinh Tiền Tệ Tại Ngân H...
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Công Cụ Phái Sinh Tiền Tệ Tại Ngân H...Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Công Cụ Phái Sinh Tiền Tệ Tại Ngân H...
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Công Cụ Phái Sinh Tiền Tệ Tại Ngân H...
 
Bài Thu Hoạch Chức Danh Nghề Nghiệp Viên Chức Ngành Tài Nguyên Và Môi Trường ...
Bài Thu Hoạch Chức Danh Nghề Nghiệp Viên Chức Ngành Tài Nguyên Và Môi Trường ...Bài Thu Hoạch Chức Danh Nghề Nghiệp Viên Chức Ngành Tài Nguyên Và Môi Trường ...
Bài Thu Hoạch Chức Danh Nghề Nghiệp Viên Chức Ngành Tài Nguyên Và Môi Trường ...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docxCơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docxCơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docxCơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
 
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docxCơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
 
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
 
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
 
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docxCơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
 
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
 
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
 
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
 
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docxCơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
 
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docxCơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
 
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
 
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docxCơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
 
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
 
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docxCơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
 

Recently uploaded

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 

Recently uploaded (20)

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 

Cơ sở lý thuyết và thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1.1. Tổng quan về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước 1.1.1. Mục đích và vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước 1.1.1.1. Mục đích Ứng dụng CNTT để xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử. Đây là quá trình lâu dài, liên tục và đòi hỏi có sự kết hợp đồng bộ các chương trình, đề án, dự án, trong đó ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước phải đi trước một bước, thúc đẩy và gắn liền với quá trình cải cách hành chính. Ứng dụng rộng rãi CNTT trong hoạt động nội bộ của các cơ quan nhà nước, hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động. Ứng dụng CNTT để cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trên diện rộng cho người dân và doanh nghiệp, làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước minh bạch hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. 1.1.1.2. Vai trò Ứng dụng CNTT là công cụ quan trọng nâng cao hiệu quả công tác QLNN của Chính phủ, đem lại hiệu quả xã hội và là công cụ thực hiện CCHC. Các hệ thống CNTT giúp cho các cơ quan QLNN phục vụ người dân, doanh nghiệp, các tổ chức tốt hơn và là phương tiện hiện đại hóa các cơ quan hành chính. 17
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Công nghệ thông tin là động lực, là công cụ quan trọng hàng đầu thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc ứng dụng CNTT có ý nghĩa quyết định chiến lược, làm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả công tác, tạo ra lượng giá trị gia tăng lớn. Công nghệ thông tin là công cụ phục vụ các cơ quan QLNN thực hiện mục tiêu hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình hiện đại hóa. Ứng dụng CNTT là yếu tố góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và tăng năng suất, hiệu suất lao động. Ứng dụng CNTT trong các cơ quan QLNN gắn với quá trình đổi mới, CCHC và phục vụ thực hiện các mục tiêu phát triển của đất nước. Đánh giá hiệu quả do ứng dụng CNTT mang lại, hầu hết các cơ quan đều nhận thấy vai trò của CNTT giúp giảm nhân lực, giúp tìm kiếm thông tin nhanh và giúp giảm thời gian giải quyết công việc. Ngoài ra, CNTT còn có các vai trò khác như giúp cơ quan ra quyết định nhanh hơn, tốt hơn. Việc nhận thức vai trò của CNTT trong công việc là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước. 1.1.2. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước tại Việt Nam trong thời gian qua Việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm mục tiêu phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành cũng như trong công tác chuyên môn đạt hiệu quả cao nhất. Nền tảng pháp lý và động lực cho sự phát triển CNTT ở Việt Nam được bắt đầu từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 49/CP ngày 04/8/1993 về phát triển công nghệ thông tin ở nước ta trong những năm 90. Một trong những mục tiêu do Nghị quyết đề ra đến cuối những năm 90 là: Xây dựng hệ thống các máy tính và các phương tiện truyền thông được liên kết với nhau trong các mạng với những công cụ phần mềm đủ mạnh và các hệ thông tin và cơ sở dữ liệu có khả năng phục vụ các hoạt động quản lý Nhà nước và các hoạt động huyết mạch của nền kinh tế; Phổ cập "văn 18
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hoá thông tin" trong xã hội nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc chuẩn bị hướng tới một "xã hội thông tin". Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó xác định mục tiêu ứng dụng CNTT: “Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng”. Thực hiện Chỉ thị trên, ngày 25/01/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg phê duyệt đề án Tin học hóa quản ký hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005. Ngày 24/5/2001, Thủ tướng ban hành Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW; Ngày 17/7/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 95/2002/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển CNTT Việt Nam đến năm 2005. Các quyết định trong giai đoạn này đều xác định ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước là nhiệm vụ hàng đầu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước và chuẩn bị điều kiện, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Sau một thời gian thực hiện các văn bản trên, các cơ quan nhà nước đã từng bước đổi mới, trở thành động lực thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả công tác. Hệ thống văn bản pháp lý ngày càng được hoàn thiện, phục vụ đắc lực cho hoạt động thúc đẩy ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước, ngày 29/6/2006, Quốc hội khóa XI đã ban hành Luật Công nghệ thông tin. Thực hiện Luật Công nghệ thông tin, ngày 10/4/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Triển khai Nghị định 64/2007/NĐ-CP, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24/3/2008 phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan 19
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nhà nước năm 2008 và Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg ngày 31/3/2009 phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010. Trong những năm gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành: Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 – 2015; Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 phê duyệt Đề án "Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông"; Quyết định số 1819/QĐ- TTg ngày 26/10/2015 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng: Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011, ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử. Ngoài ra, Chính phủ, các Bộ, Ngành cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật cũng như văn bản chỉ đạo điều hành để hướng dẫn, đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động của các cơ quan nhà nước đối với từng lĩnh vực, nội dung cụ thể. Tổng kết tình hình ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011-2015 ở nước ta cho thấy: - CNTT đã góp phần không nhỏ vào công tác quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương, nhất là trong xử lý hồ sơ hành chính, quản lý ngân sách, thuế, kho bạc, hải quan, bảo hiểm xã hội, thành lập doanh nghiệp... Ngay trong năm 2015, tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế điện tử đã tăng từ 65% lên 98%; thời gian nộp thuế của doanh nghiệp giảm từ 537 giờ/năm xuống còn 167 giờ/năm. Việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS) và Cơ chế một cửa quốc gia tại cảng biển quốc tế đã giảm thời gian thông quan hàng hóa bình quân từ 21 ngày xuống còn 14 ngày đối với xuất khẩu, 13 ngày đối với nhập khẩu, giảm 20
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 được 10 - 20% chi phí và 30% thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp. - Việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNTT trên tất cả các lĩnh vực đã góp phần tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và quản trị doanh nghiệp. - Hạ tầng kỹ thuật CNTT bao gồm mạng truyền dẫn trên quy mô quốc gia; mạng máy tính trong nội bộ các cơ quan nhà nước đã được cải thiện đáng kể: Các cơ quan đã chú trọng vào việc đầu tư xây dựng các mạng LAN, WAN, Internet nhằm thúc đẩy việc trao đổi thông tin trên môi trường mạng; Mạng truyền số liệu chuyên dùng đã hoàn thành triển khai giai đoạn 2. Qua đó đáp ứng được việc triển khai ứng dụng CNTT cơ bản trước mắt và tạo cơ sở cho việc nâng cấp, mở rộng phục vụ cho các ứng dụng CNTT trong tương lai. - Một số ứng dụng CNTT cơ bản trong nội bộ cơ quan nhà nước đã được triển khai, phát huy hiệu quả rõ rệt. Như hệ thống thư điện tử, với tỷ lệ cán bộ công chức được cung cấp hộp thư điện tử đối với các Bộ khoảng 93%, đối với các tỉnh, thành phố Trung ương khoảng 80%; Hệ thống quản lý văn bản và điều hành được triển khai hầu hết các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh, thành phố; Tổ chức các cuộc họp qua mạng nhằm nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian tổ chức hội họp, hệ thống hội nghị truyền hình phục vụ Chính phủ đã được đưa vào vận hành từ tháng 3 năm 2009, với quy mô 64 điểm cầu, 29 tỉnh, thành phố đã triển khai hệ thống họp trực tuyến nội tỉnh (đến quận, huyện). - Một số ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp đã bắt đầu phát huy hiệu quả, bước đầu tạo lòng tin, thói quen của nhân dân trong việc tiếp xúc với các dịch vụ của cơ quan nhà nước có ứng dụng CNTT; Đồng thời là cơ sở để rút kinh nghiệm, mở rộng các ứng dụng CNTT phục vụ người 21
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 dân và doanh nghiệp trong thời gian tới. Tiêu biểu như ứng dụng một cửa điện tử; Cung cấp dịch vụ công trực tuyến (100% Bộ/tỉnh đã xây dựng trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử đáp ứng theo yêu cầu tại Điều 28 của Luật CNTT). - Một số hệ thống thông tin chuyên ngành có quy mô quốc gia bắt đầu được triển khai, tạo cơ sở cho việc thiết lập và mở rộng hạ tầng thông tin phục vụ các hoạt động trong nội bộ cơ quan nhà nước, cũng như cung cấp các dịch vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp. Như các hệ thống thông tin về tài chính, thuế, hải quan,... Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước cũng còn một số tồn tại, hạn chế: - CNTT được ứng dụng nhiều trong các cơ quan nhà nước nhưng mang tính rời rạc, không liên kết thành một hệ thống, văn bản điện tử không được truyền đưa thông suốt giữa các cơ quan nhà nước, dữ liệu không được chia sẻ và khai thác chung. Không ít các chương trình phần mềm được xây dựng từ nhiều năm trước, không được nâng cấp, khó sử dụng. Sử dụng phần mềm, các dịch vụ CNTT đôi khi lại tăng gánh nặng cho cán bộ, công chức, gây tâm lý không muốn tăng cường tin học hóa. - Hạ tầng kỹ thuật CNTT trong các cơ quan nhà nước đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên mức độ triển khai và hiệu quả sử dụng còn hạn chế. Hạ tầng bảo đảm an toàn, an ninh, bảo mật thông tin hầu như chưa đáp ứng yêu cầu. Hệ thống phòng chống virus chủ yếu mới chỉ triển khai ở mức đơn lẻ tại các máy trạm, chưa xây dựng được các hệ thống phòng chống virus, chống thư rác tổng thể và hầu như chưa triển khai ứng dụng chữ ký số và chứng thực số. Đặc biệt hạ tầng CNTT tại các cấp quận, huyện, phường, xã tại các tỉnh còn khó khăn, thiếu thốn chưa đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT. 22
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Phần lớn các dự án chuyên ngành chưa được hoàn thiện, chủ yếu mới ở giai đoạn bắt đầu triển khai, hoặc triển khai thí điểm trên diện hẹp. Điều này gây cản trở rất lớn đến phát triển chính phủ điện tử ở Việt Nam. - Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp còn hạn chế, các trang thông tin điện tử mới chỉ cung cấp thông tin, chưa triển khai nhiều dịch vụ công trực tuyến để người dân có thể nộp hồ sơ, đăng ký thực hiện thủ tục hành chính qua mạng do việc người dân tham gia vào các dịch vụ công trực tuyến còn ít, chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ tiện ích này. Thông tin đưa lên các cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử chưa phong phú, chất lượng chưa cao, các dịch vụ công trực tuyến được cung cấp chủ yếu ở các mức độ thấp. Các cơ quan chính phủ Việt Nam hầu như chưa ứng dụng các phương tiện di động vào trong việc cung cấp thông tin và dịch vụ cho người dân. Mạng truyền dữ liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước được kết nối đến hầu hết các xã, huyện của các tỉnh, thành nhưng tốc độ truyền thấp, không đáp ứng kịp thời yêu cầu của người sử dụng. Chất lượng của đường truyền Internet và 3G chưa ổn định. - Lãnh đạo các cấp chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt ứng dụng CNTT nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động. Trình độ, thói quen, kỹ năng ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức và người dân còn hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận các dịch vụ của các cơ quan nhà nước thông qua ứng dụng CNTT. - Khoảng cách số giữa các khu vực còn lớn, đặc biệt giữa nông thôn và thành thị, điều này gây khó khăn cho việc triển khai đồng bộ, trên diện rộng các ứng dụng CNTT. - Kinh phí đầu tư cho ứng dụng CNTT còn hạn hẹp, chưa tương xứng với lợi ích của ứng dụng CNTT. Trung ương và địa phương chưa có nguồn chi ổn định cho ứng dụng CNTT. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong triển 23
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 khai các dự án lớn chưa được chú trọng, dẫn đến sự kết nối giữa các hệ thống thông tin chuyên ngành còn hạn chế. - Số lượng, trình độ các cán bộ chuyên trách về CNTT nhiều nơi còn hạn chế, đặc biệt là tại các địa phương, nhiều cán bộ đang làm việc theo hình thức kiêm nhiệm, hầu hết các địa phương chưa có chính sách, chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho cán bộ chuyên trách về CNTT, nên khó có thể thu hút đủ các cán bộ chuyên trách CNTT có trình độ phù hợp về công tác. - Công nghệ thông tin vẫn chưa thực sự được coi là “một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển”, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin vẫn chưa phải là “nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội” của nhiều Bộ, ngành, địa phương. 1.2. Khái niệm về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điều hành của cơ quan hành chính nhà nước. Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ thông tin (CNTT) đang làm thay đổi đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Ứng dụng CNTT tin giúp Chính phủ nâng cao năng lực quản lý, điều hành, làm cho nội dung công tác quản lý nhà nước ngày càng minh bạch hơn, người dân dễ tiếp cận với thông tin và tri thức. Việc ứng dụng CNTT gắn với cải cách hành chính trong các cơ quan nhà nước đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, sự đồng thuận của doanh nghiệp và công dân. Chính phủ của nhiều nước đã coi ứng dụng CNTT như là một cách để hoàn thiện hoạt động quản lý của các cơ quan thuộc bộ máy Chính phủ. Và điều đó cũng tạo cơ hội để công dân có nhiều thông tin hơn về hoạt động của Chính phủ. Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết Chính phủ 49/CP ký ngày 04/08/1993: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác 24
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội". Luật Công nghệ thông tin của Việt Nam năm 2006 đưa ra định nghĩa “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số”. Có thể hiểu CNTT bao gồm các kỹ thuật phần cứng, phần mềm, dữ liệu, mạng máy tính và viễn thông được sử dụng để xử lý thông tin. Luật công nghệ thông tin năm 2006 định nghĩa: “Ứng dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này”. Theo định nghĩa tại Mục 1, Điều 3, Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước: “là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nước và giữa các cơ quan nhà nước, trong giao dịch của cơ quan nhà nước với tổ chức và cá nhân; hỗ trợ đẩy mạnh cải cách hành chính và bảo đảm công khai, minh bạch”. 1.2.1. Chính phủ điện tử Trên thực tế, có rất nhiều cách định nghĩa về Chính phủ điện tử (CPĐT) nhưng hiện tại, phổ biến nhất là định nghĩa của Ngân hàng thế giới (Word Bank): “CPĐT là việc các cơ quan của Chính phủ sử dụng một cách có hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông để thực hiện các quan hệ với công dân, với doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. Nhờ đó, giao dịch của cơ quan Chính phủ với công dân và các tổ chức sẽ được cải thiện, nâng cao chất lượng. Lợi ích thu được sẽ giảm thiểu tham nhũng, tăng cường tính công khai, sự tiện lợi, góp phần vào sự tăng trưởng và giảm chi phí” 25
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Với cách tiếp cận này, CPĐT bao hàm 3 yếu tố: - Vận dụng công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông. - Nhằm cải thiện giao dịch giữa Nhà nước với công dân và doanh nghiệp. - Giảm chi phí và bớt tham nhũng thông qua tăng cường công khai, minh bạch. Qua khái niệm trên, có thể thấy được các đặc trưng của CPĐT: - CPĐT đã đưa chính phủ tới gần dân và đưa dân tới gần chính phủ. - CPĐT làm minh bạch hóa hoạt động của chính phủ - CPĐT giúp chính phủ hoạt động có hiệu quả trong quản lý và phục vụ dân (cải cách hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ công) 1.2.2. Thông tin Thông tin là tất cả những nhân tố góp phần giúp cho con người nắm bắt và nhận thức một cách đúng đắn và đầy đủ các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và xã hội, các sự kiện diễn ra trong không gian và thời gian, các vấn đề chủ quan và khách quan, … để trên cơ sở đó có thể đưa ra những quyết định chính xác, kịp thời, có hiệu quả và có ý nghĩa tích cực nhất. Thông tin là một khái niệm trừu tượng mô tả các yếu tố đem lại hiểu biết, nhận thức cho con người cũng như các sinh vật khác. Thông tin tồn tại khách quan, có thể được tạo ra, truyền đi, lưu trữ, chọn lọc. Thông tin cũng có thể bị sai lạc, méo mó do nhiều nguyên nhân khác nhau: bị xuyên tạc, cắt xén… Những yếu tố gây sự sai lệch thông tin gọi là các yếu tố nhiễu. Thông tin có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Người ta có thể định lượng tin tức bằng cách đo độ bất định của hành vi, trạng thái. Xác suất xuất hiện một tin càng thấp thì độ bất ngờ càng lớn do đó lượng tin càng cao. Chất lượng của thông tin thường được đánh giá dựa trên các phương diện chủ yếu sau: 26
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 + Tính cần thiết + Tính chính xác + Độ tin cậy + Tính thời sự Khi tiếp nhận được thông tin, con người thường phải xử lý nó để tạo ra những thông tin mới, có ích hơn, từ đó có những phản ứng nhất định. Trong lĩnh vực quản lý, các thông tin mới là các quyết định quản lý. 1.2.3. Hoạt động điều hành Hoạt động điều hành là cách thức, phương pháp mà nhà quản lý sử dụng để làm cho hoạt động của các cá nhân, tập thể, tổ chức hài hòa với nhau hướng tới mục tiêu chung. Hoạt động điều hành bao gồm những hoạt động như: phân công công việc; điều hành, phối hợp, chỉ đạo hoạt động, đôn đốc, kiểm tra,...nhằm kết nối, phối hợp hoạt động giữa các cá nhân, tập thể, ban, các tổ chức, đơn vị trực thuộc để tạo ra sự kết nối, liên tục trong hoạt động của đơn vị đạt mục tiêu chung là hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của đơn vị đó. Trong điều kiện mà khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay việc sử dụng những phương thức điều hành hiện đại thông qua việc dùng các thiết bị hiện đại, đặc biệt là máy vi tính và các thiết bị văn phòng, các thiết bị truyền tin, các thiết bị xử lý thông tin hiện đại sẽ giúp cho việc thu thập, xử lý và khai thác thông tin được nhanh chóng và chính xác. Chúng có thể liên kết với nhau để tạo nên những cơ sở dữ liệu phong phú giúp cho các nhà quản lý có thể có được các thông tin cần thiết khi giải quyết công việc hàng ngày cũng như khi đề ra những quyết định chiến lược trong quản lý nói chung. Cùng với các thiết bị xử lý thông tin, các thiết bị văn phòng khác như máy sao chụp tài liệu, máy chuyển phát văn bản nhanh, tủ bảo quản hồ sơ,… không những tạo điều kiện để nâng cao năng suất lao động quản lý mà chúng còn góp phần làm cho hoạt động của công sở trở nên văn 27
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 minh hơn. Khi được trang bị các phương tiện kỹ thuật hợp lý thì năng suất làm việc sẽ tăng lên, đồng thời góp phần làm đổi mới nhận thức của các quản lý và cán bộ, công chức trong các cơ quan, công sở. Việc ứng dụng CNTT trong điều hành công việc là một yêu cầu quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn hiện nay. Ứng dụng CNTT trong điều hành công việc được đặt ra như một nhu cầu thực tế vì nó sẽ làm cho công việc được giải quyết nhanh chóng và chính xác. Trong mọi trường hợp, việc điều hành công việc một cách khoa học trong các cơ quan luôn được đặt ra như một nhu cầu thực tế vì nó sẽ làm cho công việc được giải quyết nhanh chóng và chính xác. Điều hành không khoa học còn là nguyên nhân của lãng phí nhân lực và vật lực trong một cơ quan, công sở làm biên chế hành chính tăng lên. Phương thức điều hành công việc phải luôn có sự phù hợp với đặc điểm hoạt động của cơ quan, công sở. Phương thức điều hành thích hợp sẽ mang lại hiệu quả trong điều hành và ngược lại. Hoạt động điều hành là hết sức phức tạp, nhiều loại công việc và trong quá trình giải quyết một công việc nhất định thường xuất hiện nhiều công đoạn có liên quan với nhau. Chính vì vậy, đòi hỏi tính tự giác cao và những định mức cần thiết. Thiếu những định mức và tiêu chuẩn cần thiết, việc điều hành công sở sẽ gặp khó khăn và không đạt được hiệu quả như mong muốn, nhất là trong tiến trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn hiện nay. 1.3. Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điều hành tại một số bộ, ngành, địa phương và một số quốc gia trên thế giới. 1.3.1. Kinh nghiệm tại một số quốc gia trên thế giới 1.3.1.1. Hàn Quốc Chỉ số sẵn sàng Chính phủ điện tử của Hàn Quốc năm 2010 được xếp hạng 1 (năm 2002, Hàn Quốc đứng thứ 15). Có sự thành công vượt bậc như vậy là do bốn nguyên nhân: Ý chí của Lãnh đạo, phát huy nội lực theo phương châm mọi người dân đều có thể tham gia, tinh thần của doanh nghiệp 28
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 và bước tiến công nghệ nhanh đặc biệt trong CNTT. Hàn Quốc là một thành công điển hình trong xây dựng Chính phủ điện tử theo mô hình “từ trên xuống”. Vai trò của Chính phủ là then chốt trong mô hình này. Chính phủ đã thể hiện sự sáng tạo trong phát triển minh bạch và hiệu quả các dịch vụ công. Chính phủ cũng giữ vai trò là “nhà đầu tư” ban đầu, sau đó người dân sẽ tự phát triển. Phong trào “cộng đồng tự phát triển” đã dấy lên ở Hàn Quốc những năm 1970. Sang những năm 1980, từ thành thị đến nông thôn đều tràn đầy mong muốn thay đổi. Và đến thời điểm này, Chính phủ bắt đầu đẩy mạnh chính sách phát triển CNTT dẫn đến thay đổi sâu sắc toàn xã hội. Để phổ cập CNTT, Chính phủ đã tạo điều kiện để giảm giá máy tính (PC). Vào những năm 1990, giá 1 máy PC trên thị trường khoảng 2.000 đô la Mỹ. Chính phủ đã ký hợp đồng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước để thiết kế những chiếc PC rẻ hơn. Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc khi đó đã chọn một hướng đi khôn ngoan bằng cách không cạnh tranh với những hãng lớn như Samsung, LG trong sản xuất mà đi theo một “thị trường ngách” sản xuất PC cho đại đa số người dân Hàn Quốc. Giá PC từ đó liên tục giảm đến 800 đô la Mỹ và vẫn đang tiếp tục giảm. Chính phủ Hàn Quốc cũng đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng mạnh mẽ. Hiện nay, bất cứ nơi nào tại Hàn Quốc đều có thể kết nối Internet tốc độ cao. Đặc điểm bố trí dân cư Hàn Quốc sinh sống tại các chung cư tương đối đông cũng là một thuận lợi cho đầu tư phát triển mạng không dây tốc độ cao. Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng kế hoạch đưa chính phủ điện tử vào các Bộ, hướng đến mục tiêu người dân chỉ cần đăng ký tại một cửa là nộp được tất cả các yêu cầu của mình. Hiện nay, Hàn Quốc đang trong giai đoạn xây dựng kết nối giữa các Bộ với nhau. 29
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.3.1.2. Singapore Có thể nói Chính phủ điện tử ở Singapore ra đời bắt nguồn từ quyết định tin học hoá bộ máy hành chính nhà nước vào năm 1981. Chương trình tin học hoá bộ máy hành chính nhà nước (CSCP) bắt đầu thực hiện vào năm 1981 đánh dấu làn sóng đầu tiên của Chính phủ điện tử ở Singapore. Chương trình này nhằm mục đích tiết kiệm nguồn nhân lực, cải thiện hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính, cung cấp nguồn thông tin tốt hơn cho quá trình ra quyết định của Chính phủ và nâng cao chất lượng dịch vụ công. Mục tiêu chung của chương trình này là nhằm tự động hoá các chức năng hoạt động truyền thống của Chính phủ và hạn chế cách làm việc thủ công, chủ yếu là trên giấy tờ. Năm 2000, chính phủ Singapore đã đề ra kế hoạch hành động CPĐT lần 1, mục đích nhằm định hướng cho hoạt động và đầu tư về CNTT đối với các dịch vụ công. Mục tiêu của kế hoạch này là đưa toàn bộ dịch vụ công trở thành dịch vụ công trực tuyến. Kế hoạch này được đầu tư khoảng 01 tỷ USD, tập trung phục vụ tương tác giữa chính phủ và doanh nghiệp (G2B), chính phủ với công dân (G2C) và chính phủ với người lao động (G2E). Kết quả là đến năm 2007, đã có khoảng 1.600 dịch vụ công trực tuyến được xây dựng. Người dân Singapore có thể truy cập những dịch vụ này thông qua một cổng duy nhất, sử dụng một mật khẩu và một mã nhận dạng chung cho tất cả các dịch vụ. Để đảm bảo người dân có thể truy cập dịch vụ công trực tuyến của chính phủ, Singapore đã xây dựng một mạng lưới các ki-ốt cung cập truy cập Internet miễn phí cho người dân. Đồng thời nhiều kế hoạch giúp đỡ những người dân có thu nhập thấp nâng cao trình độ cũng như nhận thức về ứng dụng CNTT. Một số dịch vụ công trực tuyến đã được triển khai như đăng ký giấy phép lái xe, khai thuế thu nhập, đặt chỗ, đăng ký thương hiệu. Các dịch vụ này luôn sẵn sàng ở chế độ 24/7 tại các ki-ốt và có sự trợ giúp của chuyên gia nếu cần. Một số quỹ phục vụ nghiên cứu được thành lập, cung cấp kinh 30
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 phí cho các cơ quan chính phủ thử nghiệm công nghệ mới, công bố thành công và chia sẻ kinh nghiệm với tất cả tổ chức khác. Song song với đó, chính phủ Singapore cũng thực hiện chương trình các dịch vụ Web với mục đích xây dựng và triển khai các dịch vụ trên nền Web trong lĩnh vực hành chính công, khuyến khích các cơ quan chính phủ đưa thông tin và dịch vụ lên môi trường Internet. Chương trình được đầu tư để cải cách cách thức cung cấp và thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả chia sẻ thông tin và dịch vụ giữa các cơ quan trong chính phủ nhằm đem lại chất lượng dịch vụ tốt hơn. Chương trình dịch vụ cung cấp giấy phép kinh doanh trực tuyến nhằm khuyến khích việc đầu tư vào Singapore thông qua cơ chế đăng ký một cửa thông thoáng, gọn nhẹ. 1.3.1.3. Đan Mạch Một trong những mục tiêu chính của chương trình tạo ra một chính phủ khác biệt (Different Government) ở Đan Mạch đó là cung cấp dịch vụ công có chất lượng cao, đẩy mạnh việc hợp tác mang tính liên ngành trong các cơ quan chính phủ. Từ nửa cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, các cơ quan, tổ chức nhà nước đã phải đối mặt với yêu cầu phải tạo ra những trang thông tin điện tử riêng của mình để cung cấp thông tin cho người dân. Vì vậy, trong chương trình này đến năm 2007, sẽ có khoảng 65% các dịch vụ công quan trọng nhất sẽ được đưa lên mạng Internet. Các thông tin về người dân, doanh nghiệp, đất đai,… sẽ được tập trung lưu trữ và chia sẻ, tránh tình trạng người dân phải cung cấp cùng một thông tin nhiều lần. Người dân và doanh nghiệp sẽ được cấp mã số nhận dạng điện tử duy nhất, được sử dụng trong giao dịch điện tử. Chính phủ Đan Mạch cũng cho rằng mỗi người dân nên có một trang thông tin cá nhân trên mạng Internet dùng để lưu trữ thông tin cá nhân cũng như quản lý các giao dịch giữa người dân và chính phủ. Chính phủ có thể tận dụng những trang thông tin này để nâng cao chất lượng 31
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 dịch vụ công trực tuyến, rà soát nội dung để chính xác phản ánh nhu cầu kinh tế xã hội của cộng đồng. 1.3.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố trong nước: 1.3.2.1. Thành phố Hà Nội: Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ, thành phố Hà Nội đã tích cực tạo dựng hành lang pháp lý cho triển khai ứng dụng CNTT, quan tâm triển khai dịch vụ công trực tuyến và đưa các chỉ tiêu về dịch vụ công trực tuyến vào Kế hoạch ứng dụng CNTT hằng năm của thành phố. Cụ thể, đã ban hành các văn bản: Quyết định số 6109/QĐ-UBND ngày 26/12/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về ban hành Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 3855/QĐ-UBND ngày 28/8/2013 của UBND thành phố Hà Nội về ban hành Chương trình mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước giai đoạn 2012 - 2015,... Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, Hà Nội đã đầu tư nguồn lực lớn cho hoạt động dịch vụ công trực tuyến. Nhờ vậy, đến năm 2014, Hà Nội đã có các thành phần cơ bản của chính quyền điện tử như kết nối mạng WAN cho 100% cơ quan nhà nước, thiết lập và vận hành tốt trung tâm dữ liệu nhà nước thành phố theo chuẩn quốc tế; triển khai cổng thông tin thành phố là nền tảng tích hợp các trang thông tin, cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước; triển khai một số phần mềm dùng chung như phần mềm 1 cửa liên thông; triển khai 17 hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu chuyên ngành trọng điểm đúng tiến độ đề ra; triển khai các ứng dụng phục vụ công dân, doanh nghiệp, đã có 100% dịch vụ công trực tuyến được cung cấp ở mức độ 2 trở lên, trong đó 108 dịch vụ công cấp độ3-4. 32
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Ban Chỉ đạo Chương trình CNTT thành phố đã triển khai đánh giá xếp hạng ứng dụng CNTT cho các cơ quan nhà nước tại Hà Nội. Việc đánh giá, xếp hạng được tiến hành trên 4 nhóm nội dung chính: hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ và phục vụ người dân, doanh nghiệp; nguồn nhân lực triển khai ứng dụng CNTT; cơ chế chính sách và quy định thúc đẩy ứng dụng CNTT. Thành phố Hà Nội đã có văn bản nhằm tăng cường thực hiện họp trực tuyến, đưa tiêu chí ứng dụng họp trực tuyến của các sở, ngành, quận, huyện vào kết quả đánh giá xếp loại ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố hằng năm. Thành phố đã chỉ đạo các quận, huyện xây dựng Đề án thí điểm thực hiện “cơ quan điện tử”. 1.3.2.2. Thành phố Đà Nẵng: Hiện nay, Đà nẵng là địa phương đầu tiên của cả nước đã cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến theo mô hình chính quyền điện tử; trong đó trên 41,6% là dịch vụ công trực tuyến mức 3 và mức 4. Để có những kết quả trên, Đà Nẵng đã không ngừng kiện toàn hạ tầng CNTT-TT, tạo bước phát triển mới, bảo đảm việc kết nối thông tin giữa các sở, ban, ngành, quận huyện, các ban Đảng và cơ quan Trung ương. Đây là nền tảng giúp triển khai hiệu quả ứng dụng CNTT tại các đơn vị, từng bước góp phần đẩy mạnh tiến trình xây dựng chính quyền điện tử tại Đà Nẵng. Để đảm bảo cung cấp hạ tầng CNTT-TT cho các cơ quan nhà nước, UBND thành phố đã tập trung đầu tư vào hạ tầng với quy mô lớn và hiện đại. Mạng trục thành phố được thiết lập bằng mạng truyền số liệu chuyên dùng và triển khai đến 72 đơn vị từ văn phòng UBND thành phố đến các sở, ngành, quận huyện, đã được đưa vào sử dụng từ cuối năm 2009 với đường truyền 100Mbps dùng Internet trực tiếp. Đường truyền này cũng đủ mạnh để triển khai họp trực tuyến với Chính phủ, bộ, ngành Trung ương khi có yêu cầu. Năm 2010 nhiều trung tâm về CNTT tại Đà Nẵng đã được xây dựng và đưa vào hoạt động như: Khu Công nghiệp CNTT tập trung, 33
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Trung tâm dữ liệu (Data Center), Trung tâm giao dịch, Trung tâm đào tạo và nghiên cứu CNTT... Từ kết quả triển khai ứng dụng CNTT trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại thành phố Đà Nẵng có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: - Sự thống nhất, quyết tâm chính trị của lãnh đạo các cấp; - Vấn đề nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, trước hết là người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước các cấp; - Có chiến lược phát triển CNTT và xây dựng nền tảng chính quyền điện tử; - Tổ chức tham quan, nghiên cứu những mô hình tốt về ứng dụng CNTT trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến; - Bố trí cán bộ có phẩm chất, năng lực và khả năng giao tiếp, ứng xử tốt làm việc tại bộ phận một cửa và cán bộ, công chức trực tiếp thụ lý giải quyết hồ sơ công việc hành chính có liên quan tổ chức và công dân tại các phòng chuyên môn; đồng thời tăng cường đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận một cửa; - Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, địa điểm tiếp dân tiện lợi, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của bộ phận một cửa, một cửa liên thông; - Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong mọi tầng lớp nhân dân. 1.3.2.3. Tỉnh Bà rịa – Vũng tàu: Trao đổi các văn bản, tài liệu chính thức giữa các CQNN thuộc tỉnh hoàn toàn dưới dạng điện tử Việc cung cấp thông tin, trao đổi các văn bản, tài liệu điện tử giữa các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chủ yếu qua các kênh phổ biến: Trang TTĐT, hệ thống thư điện tử và phần mềm quản lý văn bản điều hành eOffice. Và trở thành kênh chính thống của chính quyền Bà 34
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Rịa - Vũng Tàu trong việc cung cấp các chính sách, quy định pháp luật và thủ tục hành chính, DVCTT phục vụ công dân, tổ chức và doanh nghiệp. Đồng thời, để gúp phần đẩy mạnh hoạt động trao đổi văn bản điện tử, Sở TT&TT đã triển khai tích hợp hệ thống thư điện tử vào phần mềm quản lý văn bản (eOffice) đang triển khai ở hầu hết các cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Ứng dụng hệ thống quản lý văn bản điều hành Hệ thống quản lý văn bản điều hành (Phần mềm văn phòng điện tử eOffice) đã được triển khai tại 22 cơ quan hành chính cấp tỉnh; Trên 80 đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh và các sở, ngành; 8/8 huyện, thành phố; 82/82 đơn vị cấp xã (triển khai sử dụng trên máy chủ tập trung của UBND cấp huyện); Việc ứng dụng phần mềm ngày cải thiện, nhiều sở, ngành triển khai phần mềm đến các đơn vị sự nghiệp trực thuộc để nâng cao hiệu quả quản lý và chỉ đạo điều hành (máy chủ tập trung tại sở, ngành). Đặc biệt tại các Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo nhiều đơn vị sử nghiệp đã triển khai và khai thác hiệu quả tiện ích của phần mềm cho công tác quản lý điều hành của sở, tiết kiệm chi phí in ấn giấy tờ, giảm thời gian giải quyết công việc hơn so với trước đây: Sở Y tế triển khai tại 15 đơn vị trực thuộc (Sở đã tổng kết từ việc tổ chức khảo sát tại các đơn vị đều đã sử dụng tốt các tiện ích của phần mềm); Sở Giáo dục & Đào tạo triển khai cho 45 đơn vị trực thuộc (không sử dụng nguồn CNTT do UBND tỉnh giao). Sử dụng chữ ký số và con dấu điện tử trên phần mềm quản lý văn bản: Các cơ quan đã ứng dụng chữ ký số và con dấu điện tử trong việc phát hành văn bản đi trên phần mềm eOffice có: Sở Công thương, TT&TT, Nội vụ, Ngoại vụ, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Ban Quản lý các khu công nghiệp, Văn hóa thể thao và du lịch, Lao động – Thương binh và xã hội, Tài chính, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Đài Phát thanh truyền 35
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hình Tỉnh. Trong đó, Văn phòng UBND Tỉnh, Sở Xây dựng chỉ sử dụng con dấu điện tử (lãnh đạo chưa sử dụng chữ ký điện tử). 1.3.3 Kinh nghiệm tại bộ, ngành 1.3.3.1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Để nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian, chí phí và góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, các đơn vị thuộc Bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ứng dụng các phần mềm quản lý như: (i) Hệ thống phần mềm tổng hợp báo cáo giao ban tuần, tháng, quản lý tài sản, kế toán, nhiệm vụ khoa học và công nghệ … ; (ii) Phần mềm văn phòng điện tử dùng chung; (iii) Trao đổi văn bản điện tử trên môi trường mạng. Hiện có khoảng 60% các loại văn bản truyền thống như: Giấy mời, tài liệu hội họp, văn bản (để biết, để báo cáo), thông báo chung, tài liệu cần trao đổi trong xử lý công việc, văn bản hành chính, hồ sơ công việc,… là dạng văn bản điện tử được lưu thông qua thư điện tử, văn phòng điện tử; Văn bản đi/đến được chuyển hoàn toàn trên môi trường mạng (hoàn toàn không dùng văn bản giấy) trên tổng số văn bản đi/đến với các cơ quan bên ngoài là 40%; Tỉ lệ văn bản đi/đến được chuyển song song trên môi trường mạng và qua đường công văn trực tiếp trên tổng số văn bản đi/đến trong nội bộ cơ quan là 45%; Tỉ lệ văn bản đi/đến được chuyển song song trên môi trường mạng và qua đường công văn trực tiếp trên tổng số văn bản đi/đến với cơ quan bên ngoài là 30%. Thực hiện Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg về tăng cường sử dụng thư điện tự công vụ trong hệ thống cơ quan nhà nước, hệ thống thư điện tử của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện đang sử dụng phần mềm quản lý thư điện tử Microsoft Exchange 2007 với tên miền là @mard.gov.vn cùng với 05 máy chủ vận hành, phục vụ. Chất lượng thư điện tử đã được cải thiện đáng kể so với những năm trước, đặc biệt từ khi có chỉ thị số 34 của Thủ tướng Chính phủ thì số lượng cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ đăng ký sử dụng 36
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ngày càng tăng, đã cung cấp hơn 6.800 tài khoản địa chỉ email cho các đơn vị quản lý nhà nước của Bộ, bên cạnh đó cung cấp hòm thư điện tử tới các đơn vị cấp Viện nghiên cứu, Trường đào tạo thuộc Bộ, với tần xuất giao dịch hàng ngày khoảng 650 người dùng. Với 90 % CBCCVC của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ được cấp hòm thư điện tử công vụ (@mard.gov.vn). Tuy nhiên, tỷ lệ CBCCVC thường xuyên sử dụng hòm thư công vụ trong công việc mới chỉ đạt 60%. - Phần mềm CSDL Thống kê: đã vận hành, đáp ứng được mục tiêu tổng hợp, xử lý báo cáo thống kê của 63 tỉnh thành; Phân hệ chức năng cập nhật trực tuyến số liệu về kết quả thực hiện thống kê, kiểm tra, thanh tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản đã được cài đặt và vận hành tốt. - Hệ thống phần mềm thư viện điện tử của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Đã được vận hành, nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin, tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu, chỉ đạo điều hành của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Hình thành hệ thống liên thông thư viện trong ngành nhằm tăng cường mối liên kết, huy động nguồn lực, cung cấp tài liệu và thông tin của ngành phục vụ cán bộ lãnh đạo, cán bộ làm công tác quản lý, nghiên cứu, tham gia sản xuất trong và ngoài ngành, xây dựng kho tư liệu số thống nhất trong ngành Nông nghiệp và PTNT, tăng cường năng lực cho cán bộ làm công tác thư viện của ngành và cải tạo hệ thống phòng đọc và phòng làm việc của thư viện. - Cơ sở dữ liệu nông nghiệp nông thôn các tỉnh: Số liệu thu thập, lưu trữ trong CSDL này được lấy từ nguồn số liệu thống kê chính thức, tư liệu kinh tế xã hội các tỉnh/thành phố và số liệu điều tra nông nghiệp nông thôn, điều tra mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê và nguồn từ các cơ quan, địa phương. Nội dung gồm dữ liệu từ năm 2000 cho tới năm 2013 với hơn 330 chỉ tiêu được phân loại cụ thể. - Cơ sở dữ liệu thông tin thị trường: được hỗ trợ từ nguồn vốn của ngân 37
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hàng phát triển châu Á (ADB) để xây dựng phần mềm và kinh phí Xúc tiến thương mại để thu thập giá của các mặt hàng nông sản tại 17 tỉnh thành trên cả nước và các sàn giao dịch trên thế giới nhằm hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ cũng như Ban chỉ đạo thị trường nông sản thực hiện một cách kịp thời. - Nhiều phần mềm ứng dụng, tiện ích phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu, sản xuất, phục vụ công việc chuyên môn trong các lĩnh vực: nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản,… cũng đã được triển khai nhằm nâng cao năng lực quản lý điều hành chung của Bộ. Các phần mềm CSDL chuyên ngành, ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành, nghiên cứu khoa học tại các đơn vị thuộc Bộ đã cập nhật kịp thời các kết luận giao ban, nhiệm vụ của Lãnh đạo Bộ giao cho các đơn vị, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các thông báo, báo cáo, chương trình công tác của Bộ, các sự kiện thời sự nổi bật của ngành, tình hình bão lụt, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi… 1.3.3.2. Bộ Giao thông vận tải Các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu Bộ đã triển khai xây dựng gồm: Hệ thống thư điện tử Bộ Giao thông vận tải, Phần mềm quản lý văn bản đi, văn bản đến, văn bản trình ký, lịch công tác của Lãnh đạo Bộ, Website của Bộ Giao thông vận tải, Các trang thông tin điện tử chuyên ngành khác như Cải cách hành chính, An toàn giao thông, Thông tin đấu thầu, Phòng chống bão lũ,…. Hầu hết các Cục đã có mạng LAN riêng, có hệ thống máy chủ, thiết bị mạng LAN để phục vụ các ứng dụng của nội bộ - Cục Hàng hải Việt Nam: đã xây dựng Website của Cục; Xây dựng các CSDL tàu ra vào cảng, quản lý cảng biển, tàu biển và thuyền viên: phần mềm quản lý văn bản; quản lý thông tin cảng biển; quản lý khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển; quản lý nhân sự, tiền lương và đào tạo; quản lý thông tin báo cáo tài chính; đăng ký tàu biển và thuyền viên; quản lý thủ tục tàu ra vào 38
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 cảng; quản lý thư viện; quản lý số thuyền viên và các GCN, chứng chỉ thuyền viên. - Tổng cục Đường bộ Việt Nam: đã xây dựng Website của Tổng cục, tuy nhiên việc cập nhật thông tin còn chưa kịp thời, nội dung Website còn nghèo nàn, sự tương thích của Website đối với các trình duyệt Web còn hạn chế; Sử dụng các phần mềm phục vụ công tác văn phòng; Xây dựng các CSDL về cầu, về quản lý quốc lộ, đường giao thông địa phương… Tổng cục Đường bộ cũng đã triển khai nhiều dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng giao thông như Dự án hỗ trợ kỹ thuật của ADB3 về quản lý quốc lộ (gần 2 triệu USD), dự án quản lý cầu đường bộ (do JBIC hỗ trợ), dự án quán lý giao thông địa phương (do dự án GTNT 3 hỗ trợ). - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã xây dựng Website của Cục, xây dựng một số cơ sở dữ liệu như CSDL văn bản QPPL ngành đường thủy nội địa, CSDL về phương tiện thủy. Đặc biệt Cục Đường thủy nội địa cũng đã triển khai một số dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng như dự án hệ thống thông tin về các tuyến đường thủy phía Bắc do Canada hỗ trợ, dự án quản lý 2 tuyến đường thủy phía nam mới xong năm 2006. - Cục Đăng kiểm Việt Nam: đã xây dựng Website của Cục phục vụ hoạt động tác nghiệp của cán bộ và thông tin quản bá các tin tức, văn bản, dữ liệu về phương tiện GTVT. Quản lý đăng kiểm phương tiện vận tải, quản lý công văn. - Cục Hàng không Việt Nam: Sử dụng các phần mềm phục vụ công tác văn phòng, phần mềm quản lý bay. - Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Giám định và quản lý chất lượng CTGT: Sử dụng các phần mềm phục vụ công tác văn phòng và một số ứng dụng khác. - Cục Y tế GTVT: Các phần mềm ứng dụng về quản lý, chuyên môn nghiệp vụ như quản lý bệnh viện, quản lý hệ y tế dự phòng tại các đơn vị còn 39
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 bị hạn chế. Hiện chỉ mới có một số phần mềm ứng dụng trên máy tính riêng lẻ như phần mềm quản lý tài chính kế toán TCCTDI, phần mềm quản lý báo cáo thống kê bệnh viện và hồ sơ bệnh án Medisoft do Bộ Y tế ban hành... 1.3.3.3. Bộ Khoa học và Công nghệ Hệ thống quản lý văn bản và điều hành đã được xây dựng và triển khai dùng chung đến đầu mối tại 38/45 đơn vị (chiếm tỷ lệ khoảng 84.5%). Hiện tại, hệ thống đang được thử nghiệm tại một số đơn vị để có thể khép kín vòng xử lý văn bản đến/đi phục vụ công tác điều hành từ cấp Lãnh đạo Bộ đến cấp chuyên viên. Những văn bản thường xuyên trao đổi dưới dạng điện tử tại Bộ bao gồm: Giấy mời họp; Tài liệu phục vụ cuộc họp; Văn bản để biết, để báo cáo; Thông báo chung của đơn vị; Các tài liệu cần trao đổi trong quá trình xử lý công việc; Các hoạt động nội bộ khác;… Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức đã được cấp phát và sử dụng thư điện tử chính thống với địa chỉ tên miền là .gov.vn trong công việc (bao gồm Hệ thống Thư điện tử dùng chung của Bộ và Hệ thống Thư điện tử riêng của các đơn vị) đạt 100%. Tỷ lệ văn bản được trao đổi qua thư điện tử trong nội bộ cơ quan đạt 71%; Tỷ lệ văn bản được trao đổi qua thư điện tử với các cơ quan bên ngoài đạt 43%. Hoàn thành xây dựng và triển khai Hệ thống quản lý cán bộ, công chức, viên chức Bộ KH&CN. Cổng Thông tin điện tử của Bộ KH&CN (Portal MOST) đảm bảo cung cấp thông tin đến người dân và doanh nghiệp tại địa chỉ truy cập: www.most.gov.vn. Việc quản lý, duy trì vận hành đảm bảo tuân thủ đúng các quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 của Chính phủ Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; Quyết định số 2973/QĐ-BKHCN ngày 27/9/2013 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành Quy chế Tổ 40
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chức quản lý và duy trì hoạt động Cổng thông tin điện tử Bộ KH&CN; và Quyết định số 3483/QĐ-BKHCN ngày 08/11/2013 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành Quy chế cung cấp thông tin cho Cổng thông tin điện tử Bộ KH&CN. Tần suất cung cấp thông tin trung bình đạt khoảng 08 tin bài/ngày, cập nhật các thông tin về các sự kiện của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và của Bộ, ngành, địa phương có liên quan đến các hoạt động của ngành KH&CN. Bộ KH&CN đã triển khai dự án nâng cấp Portal MOST, trong đó bổ sung giao diện cho các thiết bị di động, khả năng kết nối mạng xã hội, liên kết và tích hợp các kênh thông tin, dịch vụ công trực tuyến với các cổng thông tin điện tử thành phần của Bộ, tăng cường công khai, minh bạch thông tin tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Ngoài ra, có 32/45 đơn vị đã xây dựng và duy trì Trang/Cổng thông tin điện tử (Website/Portal) để cung cấp thông tin của đơn vị phục vụ người dân và doanh nghiệp tra cứu thông tin. Hằng năm, Bộ KH&CN tổ chức đánh giá Website/Portal của các đơn vị trực thuộc Bộ, kết quả cho thấy tỷ lệ Website/Portal của các đơn vị đạt mức “Khá” và “Tốt” tăng đều theo từng năm. Các đơn vị trực thuộc Bộ đã ngày càng nhận thức được việc vận hành, duy trì trang thông tin điện tử của đơn vị mình, hầu hết các đơn vị cập nhật thông tin theo đúng quy định. 1.3.4. Những bài học kinh nghiệm CNTT đổi mới phương thức hoạt động của cơ quan nhà nước: CNTT tạo ra khả năng xây dựng một hệ thống thông tin thống nhất trong toàn bộ bộ máy nhà nước nơi mọi thông tin xuất hiện ở bất cứ cơ quan nào của bộ máy chính quyền từ các bộ, ngành đến các cấp chính quyền đều được cập nhật và lưu giữ trong hệ thống. Điều đó cho phép người dân có cơ hội tiếp cận với bộ máy chính quyền thông qua cơ chế “một cửa điện tử” (theo nghĩa “chỉ cần vào 1 cửa là được đáp ứng mọi yêu cầu từ bộ máy chính quyền”), các cơ quan 41
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nhà nước có thể phối hợp với nhau một cách dễ dàng để thực thi các quy trình nghiệp vụ quản lý nhà nước và phục vụ người dân. Các hệ thống thông minh sẽ hướng dẫn các công dân nhanh chóng định vị thông tin cần thiết. Người dân và doanh nghiệp trở thành trung tâm của hệ thống chính phủ điện tử. Những chủ chương chính sách trong điều hành công việc của cơ quan nhà nước cấp trên sẽ được thông tin đến cơ quan nhà nước cấp dưới cũng như người dân nhanh hơn. Ứng dụng CNTT làm cho đơn vị có khả năng thu được nhiều dữ liệu hơn từ các hệ thống đang hoạt động do đó làm tăng chất lượng thông tin phản hồi tới các cấp ban hành chính sách và quản lý. Đơn vị cũng có thể đảm bảo có nhiều thông tin hơn được cung cấp cho công chúng và hỗ trợ những loại hình liên lạc trên mạng mới giữa các nhà hoạch định chính sách, các đại biểu dân cử đến từng cá nhân công dân. Thông qua phương thức này, CNTT giúp nâng cao năng lực đi