SlideShare a Scribd company logo
1 of 119
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------
NGUYỄN TRUNG THÀNH
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN
NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864
Dịch vụ viết luận văn chất lượng
Website: luanvantrust.com
Zalo/Tele: 0917 193 864
Mail: baocaothuctapnet@gmail.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------
NGUYỄN TRUNG THÀNH
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Ở
VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ DANH TỐN
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN
PGS.TS Lê Danh Tốn PGS.TS Phạm Văn Dũng
Hà Nội - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Lê Danh Tốn. Các số liệu trong luận văn này là trung
thực, đảm bảo tính khách quan. Các tài liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ tốt
nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong Khoa Kinh
tế Chính trị và Phòng Đào tạo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà
Nội. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô đã tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Danh Tốn đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong
thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã giúp
đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................................................ii
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC..9
1.1. Cơ sở lý luận về ứng dụng CNTT tronghoạt động của cơ quan Nhà nước ..9
1.1.1. Một số khái niệm : ................................................................................................................9
1.1.2. Nội dung của ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN:................12
1.1.3. Tiêu chí đánh giá ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN: .. 15
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT trong hoạt động của
cơ quan nhà nước:............................................................................................................................16
1.1.5. Vai trò của ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước : 18
1.2. Kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước
của một số quốc gia và bài học rút ra cho Việt Nam:....................................................23
1.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia:.........................................................................23
1.2.2. Bài học rút ra cho Việt Nam........................................................................................36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2011-2014.....................................................................................................................................38
2.1. Chính sách ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
giai đoạn 2011-2014:..........................................................................................................................38
2.2. Tổng quan tình hình ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà
nước giai đoạn 2011-2014:............................................................................................................44
2.2.1. Tỷ lệ máy tính trên tổng số cán bộ công nhân viên:...................................44
2.2.2. Tỷ lệ máy tính được kết nối internet:....................................................................46
2.2.3. Tỷ lệ CBCNV biết sử dụng máy tính trong công việc: ..............................47
2.2.4. Tỷ lệ CBCNV sử dụng thư điện tử:.........................................................................48
2.2.5. Tỷ lệ cơ quan sử dụng phần mềm quản lý văn bản - điều hành công
việc qua mạng (QLVB-ĐHCV):................................................................................................50
2.3. Phân tích tình hình ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà
nước tại Việt Nam giai đoạn 2011-2014 theo cấp CQCP và CQĐP: .................52
2.3.1. Tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ: .............52
2.3.2. Tại các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương:......................................................66
2.4. Đánh giá chung về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà
nước giai đoạn 2011-2014:............................................................................................................78
2.4.1. Những kết quả chủ yếu: .................................................................................................78
2.4.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân:...........................................................80
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG . 87
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ
NƯỚC Ở VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI....................................................................................87
3.1. Bối cảnh mới và ảnh hưởng của nó đến ứng dụng CNTT trong hoạt
động của cơ quan Nhà nước:..........................................................................................................87
3.1.1. Bối cảnh quốc tế:................................................................................................................87
3.1.2. Bối cảnh trong nước: .......................................................................................................89
3.2. Định hướng đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN: 94
3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt
động của cơ quan Nhà nước:..........................................................................................................96
3.3.1. Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT:...........................................................96
3.3.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về ứng dụng CNTT:....................................97
3.3.3. Phát triển hạ tầng kỹ thuật ứng dụng CNTT:...................................................98
3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực ứng dụng CNTT:.................................................100
3.3.5. Hoàn thiện việc triển khai một số ứng dụng cơ bản: ..............................101
3.3.6. Hoàn thiện quản lý đầu tư cho CNTT:...............................................................103
KẾT LUẬN..................................................................................................................................................105
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................107
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 CBCNV Cán bộ, công chức, viên chức và người lạo động
2 CNTT Công nghệ thông tin
3 CQCP Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
4 CQĐP
Cơ quan nhà nước tại địa phương (UBND tỉnh, huyện,
xã)
5 CQNN Cơ quan nhà nước
6 CPĐT Chính phủ điện tử
7 E.mail Thư điện tử
8 QLVB-ĐHCV Quản lý văn bản - điều hành công việc
9 TTTT Thông tin truyền thông
10 TTHC Thủ tuc hành chính
11 VBĐT Văn bản điện tử
i
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 2.1 Tỷ lệ máy tính trên tổng số CBCNV 44
2 Bảng 2.2
Số liệu chung về tỷ lệ số máy tính được kết nối
46
mạng internet
3 Bảng 2.3
Tỷ lệ CBCNV biết sử dụng máy tính trong công
47
việc
4 Bảng 2.4 Tỷ lệ CBCNV sử dụng thư điện tử trong công việc 49
5 Bảng 2.5
Tỷ lệ triển khai Phần mềm QLVB-ĐHCV qua
51
mạng
6 Bảng 2.6 Hạ tầng kỹ thuật của CQCP 52
8 Bảng 2.7 Hạ tầng nhân sự của CQCP 55
9 Bảng 2.8 Kết quả triển khai ứng dụng CNTT của CQCP 56
10 Bảng 2.9
Môi trường tổ chức và chính sách ƯDCNTT của
65
CQCP
11 Bảng 2.10 Hạ tầng kỹ thuật của CQĐP 66
15 Bảng 2.11 Hạ tầng nhân sự của CQĐP 68
16 Bảng 2.12 Kết quả triển khai ứng dụng CNTT của CQĐP 70
17 Bảng 2.13
Môi trường tổ chức và chính sách ƯDCNTT của
77
CQĐP
ii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Công nghệ thông tin đã và đang giữ vai trò rất to lớn trong phát triển kinh
tế - xã hội, công nghệ thông tin không chỉ thúc đẩy nhanh quá trình tăng
trưởng kinh tế, mà còn kéo theo sự biến đổi trong phương thức sáng tạo của
cải, trong lối sống và tư duy của con người. Công nghệ thông tin là chiếc chìa
khoá để mở cánh cổng vào nền kinh tế tri thức. Sự phát triển của công nghệ
thông tin đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế, phương thức tổ chức và sản
xuất, cách tiếp cận của từng người tới tri thức, giải trí, phương pháp tư duy,
giải quyết công việc và các mối quan hệ trong xã hội. Trong hoạt động của các
cơ quan nhà nước, việc ứng dụng CNTT đã góp phần nâng cao năng lực quản
lý điều hành của các cơ quan nhà nước, phục vụ tốt hơn, có hiệu quả hơn cho
người dân và doanh nghiệp và góp phần đẩy nhanh tiến trình cải cách hành
chính.
Ở Việt Nam, trong vài thập kỷ vừa qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan
tâm thúc đẩy phát triển CNTT. Trong đó, các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước về phát triển CNTT ngày càng được cụ thể hóa bằng nhiều văn
bản quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn
xã hội về vai trò của CNTT đối với công cuộc đổi mới đất nước. CNTT là một
trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành
công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội
ở nước ta. Đảng ta đã xác định: Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm
góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc,
thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh
tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả
cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất
1
lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng
đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Thực tiễn cho thấy rằng, ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan
Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu quan
trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp đổi mới đất nước, đặt biệt là cải cách nền
hành chính. Tuy vậy, hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà
nước chưa cao, còn tụt hậu so sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát
triển CNTT nói riêng. Một số nguyên nhân cơ bản có thể nói đến đó là: Nhận
thức chưa đầy đủ về vai trò của CNTT của các cấp lãnh đạo, công nghệ thông
tin Việt Nam hiện đang ở tình trạng lạc hậu, phát triển với tốc độ chậm so với
thế giới, môi trường ứng dụng CNTT chưa tốt, thiếu cán bộ có đủ trình độ, cơ
chế chính sách và thực tiễn ứng dụng còn một số bất cập,…
Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu «
Ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở Việt Nam” là phù hợp và
có ý nghĩa thực tiễn cao.
Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước có liên quan trực
tiếp đến hoạt động quản lý của các cấp, các ngành, liên quan đến các lĩnh vực
trong đời sống kinh tế - xã hội, vì vậy, việc chọn đề tài này hoàn toàn phù hợp
với chuyên ngành đào tạo Quản lý kinh tế.
Câu hỏi đặt ra đối với đề tài nghiên cứu là:
- Những hạn chế, tồn tại của ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ
quan Nhà nước ở Việt Nam hiện nay là gì? Nguyên nhân từ đâu?
- Những giải pháp cơ bản nào cần phải thực hiện để đẩy mạnh ứng dụng
CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới?
2
2. Tình hình nghiên cứu:
Trong những năm qua, ứng dụng CNTT nói chung, ứng dụng CNTT trong
hoạt động của cơ quan Nhà nước nói riêng, đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu
của các học giả, các nhà hoạch định chính sách.
Dưới đây là một số công trình, tài liệu chính có liên quan đến đề tài mà
học viên đã lựa chọn để nghiên cứu:
1. Sách “Công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2006), Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
của Quốc hội phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông biên soạn. Cuốn sách
này cung cấp những kiến thức tương đối tổng quát và cập nhật về công nghệ
thông tin, với các chuyên đề lớn là: (1) Công nghệ Thông tin và truyền thông -
Tình hình phát triển trên thế giới và hiện trạng ở Việt Nam; (2) Một số chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về ứng dụng, phát triển công nghệ
thông tin và truyền thông; (3) Công nghệ thông tin và truyền thông đối với sự
phát triển.
2. Chuyên đề “Tổng quan về công nghệ thông tin và tác động của nó đối
với sự phát triển kinh tế xã hội”, (1997), GS Phan Đình Diệu, trong sách công
nghệ thông tin - Tổng quan và một số vấn đề cơ bản, Ban chỉ đạo chương trình
Quốc gia về công nghệ thông tin biên soạn. Chuyên đề trình bày về các nội
dung: (1) Thông tin và sự phát triển của CNTT; (2) Công nghệ thông tin và
kinh tế thông tin; (3) Tình hình phát triển CNTT ở nước ta, gồm các vấn đề:
Tình hình và các chủ trương của Nhà nước; việc triển khai chương trình quốc
gia về CNTT; phát triển nguồn nhân lực; công tác chỉ đạo và quản lý lý nhà
nước đối với CNTT.
3. Sách trắng “Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam, năm
2014”, Ban chỉ đạo chương trình Quốc gia về công nghệ thông tin và Bộ
Thông tin và Truyền thông, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, 2014.
3
Cuốn sách cung cấp bức tranh toàn cảnh và xác thực về hiện trạng phát triển
của ngành CNTT-TT Việt Nam, phân tích vai trò của ngành CNTT-TT là hạ
tầng để phát triển kinh tế xã hội như đã được Đảng xác định thông qua Nghị
quyết số13-NQ/TW tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Khóa XI, và phân tích tình hình và định hướng của việc phát triển sản phẩm và
dịch vụ CNTT thương hiệu Việt. Trong đó có các nội dung quan trọng liên
quan trực tiếp đến đề tài: (1) Ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước (tr31-
34); (2) An toàn thông tin (tr45-50); (3) Nguồn nhân lực (tr42);
4. Bài viết “Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông trong nền
kinh tế tri thức và trường hợp của Việt Nam”, (kỳ 2, tháng 2/2011), của TS.
Đặng Thị Việt Đức và TS. Nguyễn Thanh Tuyên, Tạp chí Công nghệ và
Thông tin truyền thông. Trong bài viết này, tác giá trình bày 3 vấn đề lớn đó
là: (1) Các quan điểm về CNTT-TT trong nền kinh tế với 4 cách nhìn, CNTT-
TT: là một công nghệ; là một ngành công nghiệp; là một bộ phận cấu thành và
là đòn bẩy của nền kinh tế; (2) Lý thuyết khuôn mẫu công nghệ; (3) Trường
hợp của Việt Nam, phần này tác giả đã dẫn chứng và kết luận: “Kinh tế tri thức
và CNTT đã trở thành một phần trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
Việt Nam. Việc Việt Nam tiếp cận kinh tế tri thức và phát triển CNTT hoàn
toàn phù hợp với vị thế của mình và phù hợp xu hướng chung của thế giới” và
quan điểm đúng đắn phát triển CNTT cho phát triển kinh tế là: CNTT-TT là
đòn bẩy của nền kinh tế , là khung mẫu công nghệ của nền kinh tế.
5. Bài viết “Xây dựng Chính phủ điện tử: Những thách thức căn bản”
(kỳ 2, tháng 1/2011), của tác giả Nguyễn Thanh Minh và Nguyễn Bội Ngọc,
Tạp chí Công nghệ và Thông tin truyền thông. Bài viết chỉ ra 05 rào cản trong
việc xây dựng Chính phủ điện tử, gồm: (1) Khoảng cách số; (2) Chính phủ
thường xem công nghệ theo một cách tiền định; (3) Các nước đang phát triển
4
mong muốn cung cấp các dịch vụ chính phủ điện tử, nhưng thiếu các mức độ
đầu tư cho tài nguyên quan trọng; (4) Năng lực xây dựng nền tri thức công
nghệ và tri thức quản lý; (5) Hiểu biết về công nghệ và công dân trong điều
kiện hướng ra môi trường bên ngoài.
6. Bài viết “Giải pháp chiến lược công nghệ thông tin hiện đại” (kỳ 2,
tháng 1/2011), Hồng Minh, Tạp chí Công nghệ và Thông tin truyền thông. Tác
giả bài viết chỉ ra rằng: Xây dựng chiến lược công nghệ thông tin đang diễn ra
ở đa số các nước trên thế giới, nhưng lại đang gặp phải những khó khăn, thách
thức nhất định, nên nhiều khi chiến lược xây xong đã lạc hậu so với hiện tại và
tương lại. Vì vậy, quan niệm để xây dựng thành công một chiến lược CNTT
hiện đại cần có sự đổi mới. Bài viết đã phân tích, làm rõ 3 đặc tính của một
kiến trúc CNTT hiện đại, gồm: Tính hoàn chỉnh, tính mở và tính tích hợp
được.
7. Bài viết “Điện toán đám mây - giải pháp đột phá cắt giảm chi phí ứng
dụng công nghệ thông tin” (kỳ 2, tháng 3/2011), của tác giả Mạnh Vỹ, Tạp chí
Công nghệ và Thông tin truyền thông. Bài viết trình bày 3 vấn đề lớn là:
(1)Ứng dụng CNTT chi phí thấp bằng điện toán đám mây; (2) Quản lý toàn
diện với cloudsme; (3) Đủ sức cạnh tranh với danh nghiệp nước ngoài.
8. Bài viết “7 bài học phát triển chính phủ điện tử cho những nước đang
phát triển” (kỳ 2, tháng 7/2011), của ThS. Nguyễn Thanh Minh và ThS.
Nguyễn Bội Ngọc, Tạp chí Công nghệ và Thông tin truyền thông. Bài viết đã
nêu và phân tích 7 bài học về phát triển chính phủ điện tử ở các nước đang phát
triển gồm: (1) Phát triển một kế hoạch chiến lược; (2) Thấu hiểu những nhu
cầu của người dân; (3) Sử dụng các thực tiễn phát triển hệ thống đã thiết lập
phù hợp; (4) Kiến tạo ra một tổ chức học tập; (5) Phát triển cơ chế quản lý điều
hành ứng dụng CNTT hiệu quả; (6) Phát triển các năng lực ứng dụng CNTT;
(7) Cung cấp một trải nghiệm an toàn cho khách viếng thăm trang web.
5
Ngoài những, tài liệu nghiên cứu nêu trên, học viên cũng đã nghiên cứu các
tài liệu về phát triển và ứng dụng CNTT tại các nước Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn
Quốc và Thái Lan - đây là các quốc gia có Chính phủ điện tử phát triển mạnh hiện
nay, đồng thời cũng nằm trong nhóm các nước đứng đầu của thế giới.
9. Báo cáo “Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt
Nam, năm 2014’, của Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội tin học Việt Nam,
năm 2014. Báo cáo này cung cấp các số liệu quan trọng về thực trạng phát
triển và ứng dụng CNTT-TT tại Việt Nam đến năm 2014. Trong đó, liên quan
trực tiếp đến đề tài là số liệu về thực trạng phát triển và ứng dụng CNTT tại
Việt Nam năm 2014, được trình bày từ trang 07 đến trang số 38 của bản báo
cáo.
Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá một cách tổng
thể về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tại Việt Nam
trong thời gian vừa qua, để xác định một cách có hệ thống những mặt hạn chế,
tồn tại và các nguyên nhân, từ đó có các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT
trong hoạt động của cơ nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
* Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt
động của cơ quan Nhà nước ở Việt Nam, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm
đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở Việt Nam
trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về ứng dụng CNTT trong
hoạt động của cơ quan Nhà nước;
6
- Khảo cứu kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan Nhà
nước của một số quốc gia điển hình và rút ra một số bài học có thể vận dụng
tại Việt Nam;
- Phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ
quan Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua, chỉ ra những hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế;
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong
hoạt động của cơ quan Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan
Nhà nước ở Việt Nam;
- Phạm vi nghiên cứu: Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà
nước ở Việt Nam, giai đoạn 2011-2014.
5. Phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp thu thập thông tin, số liệu:
Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là các thông tin, số
liệu thứ cấp. Những thông tin, số liệu này được thu thập từ các công trình
nghiên cứu có liên quan, từ các văn bản quản lý có liên quan, từ các báo cáo
của các Bộ, ngành, địa phương về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ
quan Nhà nước ở Việt Nam.
* Phương pháp thống kê mô tả:
Để phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng CNTTtrong hoạt động của cơ
quan Nhà nước ở Việt Nam, luận văn sử dụng phương pháp thông kê, mô tả để
hình thành nên những bảng số liệu về những nội dung nghiên cứu có liên quan.
7
* Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Ở Chương 1, trên cơ sở phân tích kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong
hoạt động của cơ quan nhà nước tại một số quốc gia, luận văn sử dụng phương
pháp tổng hợp để rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Ở Chương 2, trên cơ sở phân tích thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt
động của cơ quan nhà nước ở Việt Nam, luận văn đã sử dụng phương pháp
tổng hợp để đưa ra những nhận xét, đánh giá chung về ứng dụng CNTT trong
hoạt động của cơ quan nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2011-2014.
Ở Chương 3, trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn ứng dụng CNTT
trong hoạt động của cơ quan nhà nước ở Việt Nam, luận văn đã dùng phương
pháp tổng hợp để đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong
hoạt động của cơ quan nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới.
* Những phương pháp khác:
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, ngoài các phương pháp
trên, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như: Kết hợp logic với lịch
sử, so sánh,...
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn có các
chương sau :
- Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng dụng CNTT trong hoạt
động của cơ quan Nhà nước;
- Chương 2. Thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan
Nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2011-2014;
- Chương 3. Định hướng và giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong
hoạt động của cơ quan Nhà nước ở Việt Nam thời gian tới.
8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
1.1. Cơ sở lý luận về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
1.1.1. Một số khái niệm :
a) Công nghệ thông tin:
Thuật ngữ "Công nghệ Thông tin" xuất hiện lần đầu vào năm 1958 trong
bài viết xuất bản tại tạp chí Harvard Business Review. Hai tác giả của bài viết,
Leavitt và Whisler đã bình luận: "Công nghệ mới chưa thiết lập một tên riêng.
Chúng ta sẽ gọi là công nghệ thông tin’’. Theo thời gian, CNTT đã có nhiều
định nghĩa đưa ra, hoàn thiện hơn.
Theo wikipedia.org, công nghệ thông tin (tiếng Anh: Information
Technology) là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy
tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin
(https://wikipedia.org).
Tại Việt Nam, Nghị quyết Chính phủ 49/CP, ngày 04/08/1993 đã định
nghĩa: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các
phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn
thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên
thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con
người và xã hội"
Công nghệ thông tin là một ngành ứng dụng công nghệ vào quản lý xã
hội, xử lý thông tin. Có thể hiểu CNTT là ngành sử dụng máy tính và các
phương tiện truyền thông để thu tập, truyền tải, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền
thông tin. Hiện nay, có nhiều cách hiểu về CNTT.
9
Gần đây nhất, khái niệm CNTT được định nghĩa tại Luật Công nghệ
thông tin, số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006, như sau : “Công nghệ thông tin là
tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để
sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số”. Đây có
thể được coi là một khái niệm hoàn chỉnh về CNTT, vì nó đã khái quát được
toàn bộ nội dung, vai trò và ý nghĩa của CNTT.
b) Cơ quan quản lý nhà nước:
Quản lý nhà nước xét về mặt chức năng bao gồm hoạt động lập pháp của
cơ quan lập pháp, hoạt động hành chính (chấp hành và điều hành) của Chính
phủ và hoạt động tư pháp của hệ thống tư pháp. Như vậy, “Quản lý nhà nước
là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng
pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực
hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và
phát triển xã hội”.
Cơ quan quản lý nhà nước là cơ quan trong bộ máy Nhà nước, thực hiện
chức năng quản lý nhà nước.
Trong hoạt động quản lý nhà nước, vấn đề kết hợp các yếu tố của hoạt
động quản lý là rất phức tạp, đòi hỏi các nhà quản lý phải có năng lực cao với
sự hỗ trợ quan trọng của các phương tiện công nghệ hiện đại, trong thời đại
ngày nay đó là ứng dụng CNTT.
c) Ứng dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ thông tin vào
các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh
và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các
hoạt động này (Điểm 5, Điều 4, Luật CNTT).
d) Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước được định
nghĩa tại Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 như sau: Ứng dụng
10
CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước là việc sử dụng công nghệ thông
tin vào các hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu
quả trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nước và giữa các cơ quan nhà
nước, trong giao dịch của cơ quan nhà nước với tổ chức và cá nhân; hỗ trợ đẩy
mạnh cải cách hành chính và bảo đảm công khai, minh bạch.
đ) An toàn thông tin bao gồm các hoạt động quản lý, nghiệp vụ và kỹ
thuật đối với hệ thống thông tin nhằm bảo vệ, khôi phục các hệ thống, các dịch
vụ và nội dung thông tin đối với nguy cơ do tự nhiên hoặc do con người gây ra.
Việc bảo vệ thông tin, tài sản và con người trong hệ thống thông tin nhằm bảo
đảm cho các hệ thống thực hiện đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng một
cách sẵn sàng, chính xác và tin cậy. An toàn thông tin bao hàm các nội dung
bảo vệ và bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu, an toàn máy tính và an toàn mạng
(Điểm 3, Điều 3, Nghị định 64/2007/NĐ-CP).
e) Dịch vụ hành chính công là những dịch vụ liên quan đến hoạt động
thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước (hoặc
tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyền) có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân
dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan
nhà nước đó quản lý (Điểm 6, Điều 3, Nghị định 64/2007/NĐ-CP).
f) Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin là tập hợp thiết bị tính toán (máy
chủ, máy trạm), thiết bị ngoại vi, thiết bị kết nối mạng, thiết bị phụ trợ, mạng
nội bộ, mạng diện rộng (Điểm 7, Điều 3, Nghị định 64/2007/NĐ-CP).
g) Văn bản điện tử là văn bản được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu
(Điểm 6, Điều 3, Nghị định 64/2007/NĐ-CP).
h) Một số khái niệm khác liên quan được định nghĩa tại Luật CNTT
(Điều 4), gồm:
- Môi trường mạng làmôi trườngtrongđó thông tin được cung cấp, truyền
đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua cơ sở hạ tầng thông tin.
11
- Thiết bị số là thiết bị điện tử, máy tính, viễn thông, truyền dẫn, thu phát
sóng vô tuyến điện và thiết bị tích hợp khác được sử dụng để sản xuất, truyền
đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.
- Vi rút máy tính là chương trình máy tính có khả năng lây lan, gây ra
hoạt động không bình thường cho thiết bị số hoặc sao chép, sửa đổi, xóa bỏ
thông tin lưu trữ trong thiết bị số.
- Trang thông tin điện tử (Website) là trang thông tin hoặc một tập hợp
trang thông tin trên môi trường mạng phục vụ cho việc cung cấp, trao đổi
thông tin.
1.1.2. Nội dung của ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN:
Theo Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ, ứng
dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước gồm các nội dung cơ bản
là: Xây dựng hạ tầng kỹ thuật CNTT; ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan
Nhà nước; ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp thông qua
Cổng/Trang thông tin điện tử; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; môi trường
tổ chức và chính sách thúc đẩy ứng dụng CNTT; phát triển nguồn nhân lực và
đầu tư cho ứng dụng CNTT.
* Xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT:
Đây là khâu xây dựng nền tảng cho việc triển khai ứng dụng CNTT. Đó
là xây dựng hạ tầng, phương tiện, nền tảng phục vụ cho người sử dụng và các
ứng dụng, bao gồm:
- Trang thiết bị người dùng cuối: Bao gồm máy tính cá nhân, máy tính
xách tay, các thiết bị hỗ trợ cá nhân phục vụ công việc của CCVC, các trang
thiết bị phục vụ việc truy cập thông tin, sử dụng dịch vụ của người dân và
doanh nghiệp.
- Hệ thống mạng: Thành phần then chốt nhằm đáp ứng yêu cầu hạ tầng
kết nối các dịch vụ nền và các ứng dụng, dịch vụ, nhằm đáp ứng mục tiêu sẵn
12
sàng phục vụ nhu cầu truyền nhận dữ liệu và khai thác thông tin của các cơ
quan nhà nước. Cơ sở hạ tầng mạng đối với một địa phương đó là sự kết hợp
của mạng diện rộng WAN, mạng thành phố/đô thị MAN, mạng cục bộ LAN,
mạng riêng ảo (VPN), mạng Internet.
- Nền tảng, máy chủ: Là các hệ điều hành, các máy chủ khác nhau trong
các hệ thống thông tin.
- Hệ thống an ninh, bảo mật: Là hệ thống được xây dựng và duy trì đảm
bảo cho chính quyền điện tử cấp tỉnh thực hiện sứ mệnh/chức năng trọng yếu
của mình trước sự tấn công, xâm nhập gây phá hoại/lợi dụng các hệ thống
thông tin trong chính quyền điện tử cấp tỉnh, dẫn đến gây hư hỏng/gián đoạn
việc sử dụng các hệ thống này.
* Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước:
Nội dung này phản ánh việc triển khai ứng dụng CNTT vào hoạt động
quản trị nội bộ của mỗi cơ quan nhà nhà nước. Cục thể là ứng dụng CNTT
phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin và xử lý công việc
tại mỗi cơ quan, thông qua hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành,
thư điện tử, các phần mềm quản lý về nhân sự, tài chính, đầu tư, tài sản và các
phần mềm theo chuyên ngành khác; sử dụng, lưu trữ, quản lý, khai thác văn
bản điện tử thay thế văn bản giấy; ứng dụng chữ ký số trong giao dịch điện tử.
Đây là nội dung có tác động quan trọng đến việc thay đổi phương thức
làm việc, là công cụ để tăng năng suất lao động từ đó tăng hiệu quả, hiệu lực
quản lý nhà nước. Để ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước có hiệu
quả, cần phải gắn với việc thực hiện cải cách hành chính, chuẩn hoá các quy
trình nghiệp vụ trong các lĩnh vực hoạt động của cơ quan đó.
* Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp:
Nội dung này bao gồm: Xây dựng, duy trì và phát triển Trang/Cổng
thông tin điện tử với đầy đủ thông tin về lĩnh vực mà cơ quan đó quản lý, như:
13
Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách, quy định, thủ tục hành chính, quy
trình làm việc, các dự án đầu tư, đấu thầu và mua sắm, thông tin hoạt động của
các cơ quan; đặc biệt là cung cấp các dịch vụ hành chính công trực tuyến trên
Trang/Cổng TTĐT, trong đó chú trọng cung cấp các dịch vụ công mức độ cao.
Thông qua đó, người dân và doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin liên quan
đến hoạt động của các cơ quan hành chính một cách nhanh chóng, dễ dàng và
có khả năng trao đổi, đóng góp ý kiến với cơ quan nhà nước. Ngoài ra, các cơ
quan nhà nước có thể ứng dụng CNTT khác phục vụ người dân và doanh
nghiệp theo đặc thù của Bộ ngành, địa phương.
Hiệu quả ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp một mặt
được phản ánh thông qua khả năng cung cấp thông tin và dịch vụ của cơ quan
nhà nước, mặt khác nó còn phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng về phương tiện và
nhận thức của người dân và doanh nghiệp. Người dân, doanh nghiệp có nhu
cầu nhưng cơ quan nhà nước không cung cấp đầy đủ, hoặc cơ quan nhà nước
đã cung cấp nhưng người dân, doanh nghiệp chưa sẵn sàng sử dụng thì được
coi là nội dung này triển khai chưa hiệu quả.
* Nguồn nhân lực và đầu tư cho ứng dụng CNTT:
Đây là các nội dung có vai trò rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả
ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước.
- Nguồn nhân lực là yếu tố trung tâm quyết định sự thành công của tất cả
các hoạt động ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước, nguồn nhân lực ở đây
bao gồm số lượng, chất lượng đội ngũ chuyên trách về CNTT, ATTT và trình
độ, kỹ năng về CNTT của đội ngũ CCVC của mỗi cơ quan.
- Đầu tư cho ứng dụng CNTT có tác động quan trọng đến việc xây dựng,
phát triển hạ tầng ứng dụng CNTT. Đầu tư cho CNTT không chỉ dừng lại ở
việc đầu tư mua sắm đầy đủ số lượng trang thiết bị, mà phải đảm bảo có nguồn
đầu tư để cập nhật, đổi mới công nghệ theo xu hướng phát triển.
14
Nội dung này bao gồm: Tuyển dụng, bố trí, đào tạo đội ngũ chuyên
trách về CNTT và ATTT; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho đội
ngũ CCVC của cơ quan; bố trí ngân sách đầu tư cho ứng dụng CNTT.
* Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin:
Đây là nội dung đảm bảo cho hoạt động ứng dụng CNTT được thông
suốt, ổn định và đặc biệt là đảm bảo an toàn, bí mật thông tin trong hoạt động
của cơ quan nhà nước thực hiện trên môi trường mạng. Nội dung này bao gồm:
Cơ chế, chính sách đảm bảo an toàn, an ninh cho hệ thống; các giải pháp,
phương án bảo vệ, ngăn chặn và xử lý các sự cố an ninh mạng;...
* Môi trường tổ chức và chính sách thúc đẩy ứng dụng CNTT:
Nội dung này bao gồm: Xây dựng, ban hành các chiến lược, kế hoạch về
ứng dụng CNTT trung và dài hạn, các chính sách về thu hút, phát triển nguồn
lực CNTT; thiết lập tổ chức chỉ đạo, điều hành hoạt động ứng dụng CNTT của
cơ quan nhà nước (lãnh đạo CNTT, bộ máy giúp việc và điều phối ứng dụng
CNTT,...).
Nội dung này có vai trò định hướng, điều hành cũng như triển khai hoạt
động ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ
trong hệ thống.
1.1.3. Tiêu chí đánh giá ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN:
Trên cơ sở các nội dung về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan
nhà nước, việc đánh giá kết quả ứng dụng CNTT dựa theo các tiêu chí cơ bản
sau đây:
a) Cơ chế, chính sách ứng dụng CNTT
- Chính sách về phát triển hạ tầng
- Chính sách về ứng dụng
- Chính sách ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp
- Chính sách về phát triển nguồn nhân lực và đầu tư
15
b) Hạ tầng ứng dụng CNTT
- Tổng số máy tính trên tổng số CCVC
- Trang bị mạng nội bộ cho các đơn vị (LAN)
- Bảo đảm an toàn, an ninhthông tin, lưu trữ
- Hạ tầng kết nối internet băng rộng
c) Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước
- Ứng dụng hệ thống thư điện tử
- Ứng dụng hệ thống quản lývăn bản và điều hành
- Ứng dụng phần mềm quản lý về cán bộ, tài chính, kế toán, tài sản,...
d) Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
- Hệ thống Trang/Cổng Thông tin điện tử
- Thông tin cung cấp trên Trang/Cổng Thông tin điện tử
- Mức độ cung cấp các dịch vụ công trực tuyến
đ) Nguồn nhân lực và đầu tư cho ứng dụng CNTT
- CCVC chuyên trách CNTT và ATTT
- Tỷ lệ CCVC sử dụng máy tính để giải quyết công việc
- Mức đầu tư cho ứng dụng CNTT hàng năm
- Mức đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng CNTT.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ
quan nhà nước:
* Chiến lược và chính sách ứng dụng CNTT:
Đây được coi là nhân tố có tính định hướng, là khung pháp lý đảm bảo
cho triển khai ứng dụng CNTT đúng định hướng, chủ trương đường lối của
Đảng và pháp luật nhà nước, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, phù hợp xu hướng phát triển CNTT của thế giới; đảm bảo tính
thống nhất, đồng bộ trong toàn hệ thống cơ quan nhà nước ở các Bộ ngành, địa
phương. Với sự phát triển mạnh mẽ, không ngừng của CNTT,
16
chính sách ứng dụng CNTT vừa đảm bảo tính thống nhất, vừa phải đảm bảo
tính cập nhật, đón đầu công nghệ.
* Hạ tầng kỹ thuật CNTT:
Đây được coi là yếu tố nền tảng kỹ thuật để triển khai ứng dụng CNTT.
Một hạ tầng đầy đủ, công nghệ hiện đại là cơ sở thuận lợi cho phát triển ứng
dụng CNTT trong cơ quan nhà nước. Ngược lại, hạ tầng thiếu tính đồng bộ,
thiếu cập nhật công nghệ sẽ là rào cản lớn cho việc triển khai ứng dụng, từ đó
dễ rơi vào tình trạng lạc hậu.
* Hạ tầng nhân lực:
Bao gồm nhân lực ứng dụng CNTT và nhân lực chuyên trách về CNTT.
Con người là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của mọi hoạt
động, ứng dụng CNTT cũng vậy. Một cơ quan nhà nước có đội ngũ CBCNV
có trình độ, nhận thức cao về CNTT và có đội ngũ chuyên trách về CNTT và
an toàn thông tin mạnh, sẽ giúp triển khai ứng dụng CNTT thuận lợi, hiệu quả
và an toàn hơn và ngược lại.
Bên cạnh đó, nhận thức và hành động của thủ trưởng cơ quan đơn vị về
ứng dụng CNTT có ý nghĩa quan trọng, tác động đến mức độ và hiệu quả ứng
dụng CNTT tại cơ quan đó. Có thể nói rằng, ở đâu Thủ trưởng cơ quan có
nhận thức đúng và quyết tâm trong hành động, thì cơ quan đó sẽ có hiệu quả
trong triển khai ứng dụng CNTT.
* Mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT của doanh nghiệp và cộng đồng: Cơ
quan nhà nước có mọi sự sẵn sàng ứng dụng CNTT vào cung cấp các
dịch vụ công đến người dân, doanh nghiệp, nhưng nếu người dân, doanh
nghiệp chưa sẵn sàng sử dụng hoặc sử dụng ít, khi đó được coi là không hiệu
quả. Chính vì vậy, mức độ sẵn sàng sử dụng dịch vụ của cơ quan nhà nước
cung cấp thông qua ứng dụng CNTT của người dân, doanh nghiệp là một yếu
tố tác động đến hiệu quả ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước.
17
1.1.5. Vai trò của ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước :
1.1.5.1. Vai trò của ứng dụng CNTT đối với phát triển xã hội nói chung:
Ngày nay CNTT đã ở một bước phát triển cao và có tác động vô cùng to
lớn đối với xã hội loài người, CNTT không chỉ thúc đẩy nhanh quá trình tăng
trưởng kinh tế, mà còn kéo theo sự biến đổi trong phương thức sáng tạo của
cải, trong lối sống và tư duy của con người trong nền kinh tế tri thức. Trong
nền kinh tế toàn cầu hoá hiện nay, với sự phát triển của internet, thương mại
điện tử đang trở thành một lĩnh vực phát triển rất mạnh mẽ, nó thúc đẩy các
ngành sản xuất dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới, và đặc biệt quan trọng với
các nước đang phát triển, nhất là đối với những vùng xa xôi hẻo lánh, các nước
và các vùng này có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế. CNTT là chiếc chìa khoá
để mở cánh cổng vào nền kinh tế tri thức. CNTT sẽ nhanh chóng thay đổi thế
giới một cách mạnh mẽ, sự chuyển đổi này có vị thế trong lịch sử như một
cuộc cách mạng KT-XH và có ảnh hưởng to lớn đến đời sống con người. Đối
với y tế, việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và CNTT đã trở
thành một hình thức phổ biến có tác dụng hỗ trợ kịp thời và thiết thực trong
việc chữa bệnh cho nhân dân. Trong lĩnh vực Giáo dục, đào tạo việc ứng dụng
CNTT đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp, các bậc học, mở
rộng thêm nhiều loại hình đào tạo như đào tạo từ xa, phối hợp liên kết giữa các
trường, các Quốc gia với nhau đang nhằm đưa chất lượng giáo dục của nước ta
ngang bằng với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sự phát triển của
CNTT đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế, phương thức tổ chức và sản xuất,
cách tiếp cận của từng người tới tri thức, giải trí, phương pháp tư duy và giải
quyết công việc và các mối quan hệ trong xã hội. Sáng tạo ra những giá trị mới
và các việc làm mới, cuộc cách mạng này sẽ mang lại những thị trường mới và
những nghề nghiệp mới với những đột phá công nghệ có tính thách thức đối
với toàn thế giới. An ninh, quốc
18
phòng cũng có những thay đổi cơ bản, CNTT đã tạo ra những thế hệ vũ khí,
phương tiện chiến tranh "thông minh", từ đó xuất hiện hình thái chiến tranh,
phương thức tác chiến mới, làm thay đổi sâu sắc học thuyết quân sự của nhiều
quốc gia.
Vì vậy với sự phát triển như vũ bão của CNTT hiện nay, quốc gia nào,
dân tộc nào nhanh chóng nắm bắt và làm chủ được CNTT thì sẽ khai thác được
nhiều hơn, nhanh hơn lợi thế của mình. Và cũng chính từ đây nảy sinh một
thách thức rất lớn đối với các nước đang phát triển như nước ta đó là làm thế
nào để phát huy được thế mạnh của CNTT thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay tất yếu phải khai thác được những
tiềm năng thế mạnh của CNTT, thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT, coi đó
là một điều kiện cần thiết để đạt được những mục tiêu của giai đoạn đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước.
Xác định rõ vai trò quan trọng của CNTT đối với sự phát triển của đất
nước, Đảng và Nhà nước đã chú trọng đến việc thúc đẩy ứng dụng Công nghệ
thông tin với nhiều chủ trương, chỉ thị, văn bản, nghị quyết phù hợp với tình
hình đất nước trong từng giai đoạn, trong đó đáng chú ý là:
Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30/03/1991 của Bộ Chính trị về khoa học
và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới đã nêu: “Tập trung sức phát triển của
một số ngành khoa học công nghệ mũi nhọn như điện tử, tin học, …”.
Nghị quyết số 49/CP ngày 04/08/1993 của Chính phủ về “Phát triển công
nghệ thông tin ở Việt Nam trong những năm 90”.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa VII,
ngày 30/07/1994 xác định: “Ưu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên
tiến, như công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu điện tử hóa và tin học hóa nền
kinh tế quốc dân”.
19
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh:
“Ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo
ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả; hình thành
mạng thông tin quốc gia liên kết với một số mạng thông tin quốc tế…”
Đặc biệt là chỉ thị số 58-CT/TW, ngày 17/10/2000, về đẩy mạnh ứng
dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa: “Công nghệ thông tin là một trong các công cụ và động lực quan
trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang
làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới hiện đại.
Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải
phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công
cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân
dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện
thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
1.1.5.2. Vài trò của ứng dụng CNTT đối với hoạt động của các CQNN:
Ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước góp phần
nâng cao năng lực quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước, phục vụ tốt
hơn, có hiệu quả hơn cho người dân và doanh nghiệp và góp phần đẩy nhanh
tiến trình đơn giản hóa thủ tục hành chính. Cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành
chính cần được chứng minh theo một cách nhanh chóng, có thể đo lường được
cần phải ứng dụng tin học, ngược lại ứng dụng tin học phải được xem là chìa
khóa để “mở và đo lường được” nhận thức về công khai, minh bạch trong công
cuộc cải cách thủ tục hành chính như các quốc gia phát triển đã từng thành
công.
20
- Tăng năng suất, hiệu quả công việc của CBCNV: Ứng dụng CNTT sẽ
giúp CBNV rút ngắn thời gian giải quyết công việc, giải quyết được nhiều
công việc hơn trong một đơn vị thời gian; sự phối hợp hợp tác trong công việc
dễ dàng hơn, nhanh hơn và rộng hơn nhiều so với không ứng dụng CNTT.
Bên cạnh đó, CNTT giúp cho CBCNV lao động chuyên nghiệp, khoa học
và năng động hơn. Bởi lẽ, khi ứng dụng CNTT sẽ loại bỏ được nhiều quy trình,
thủ tục rườm rà; cho phép sắp xếp, lưu trữ, tra cứu hồ sơ tài liệu dễ dàng hơn,
nhanh hơn, ngăn nắp hơn; tốc độ trao đổi, hồi đáp thông tin nhanh hơn, đòi hỏi
CBCNV phải năng động hơn.
- Giảm chi phí hành chính: Ứng dụng CNTT sẽ giúp giảm văn bản giấy,
từ đó giảm chi phí văn phòng phẩm; trao đổi qua phương tiện điện tử sẽ giảm
chi phí bưu phẩm, thư tín, nhân công; sử dụng văn bản điện tử sẽ giảm chi phí
hạ tầng phục vụ lưu trữ bản giấy;... CNTT cho phép tổ chức các hội nghị, hội
thảo, cuộc họp trực tuyến, từ đó giảm chi phí đi lại, ăn ở,...
- Là yếu tố thức đẩy thực hiện quả chính sách tinh giản biên chế: Ứng
dụng CNTT sẽ giúp tăng năng suất lao động, nhu cầu về nhân lực sẽ giảm bớt,
từ đó giảm sức ép tăng biên chế của mỗi cơ quan đơn vị, mặt khác nó sẽ giúp
cơ cấu lại lao động hợp lý hơn, đó cũng là cơ sở để tinh giản biên chế.
- Đơn giản hóa, tinh gọn quy trình, thủ tục nội bộ: Quy trình, thủ tục càng
đơn giản bao nhiêu, thì việc ứng dụng CNTT càng khả thi bấy nhiêu. Một phần
mềm tin học viết cho một nghiệp vụ, nếu càng ít bước thực hiện, ít điều kiện
kèm theo, thì càng dễ viết và thực hiện ít bị vướng mắc. Như vậy có thể nói, để
ứng dụng CNTT hiệu quả, các quy trình, thủ tục cần phải đơn giản hóa tối đa.
- Tham mưu tốt hơn nhờ có nhiều thông tin: Ứng dụng CNTT sẽ giúp
công chức nhà nước thu thập được nhiều thông tin hơn ngược lại chia sẻ thông
tin tốt hơn, từ đó có được thông tin đa chiều để nghiên cứu, tham khảo
21
trước khi đưa ra ý kiến tham mưu, đề xuất. Một ý kiến tham mưu, một quyết
định hành chính được đưa ra từ kết quả phân tích, đánh giá thông tin đa chiều
sẽ đem lại tính đúng đắn cao.
- Xử lý công việc mọi lúc, mọi nơi: CNTT giúp CNCBV nhà nước có thể
xử lý công việc, cung cấp thông tin, cũng như giao dịch khác mọi lúc mọi nơi
qua môi trường mạng khi có yêu cầu. Qua đó, đáp ứng nhanh kịp thời yêu cầu
của đối tượng quản lý và đối tác.
- Giảm bớt phiền hà cho người dân, tổ chức; hạn chế tiêu cực: Ứng dụng
CNTT cho phép cơ quan nhà nước xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ liệu chuyên
ngành. Khi đó, nhiều giấy tờ liên quan đến thủ tục hành chính, cơ quan quản lý
có thể tra cứu trên hệ thông cơ sở dữ liệu để xác minh, đối tượng quản lý
không phải giao nộp bản giấy như hiện nay. Làm được điều này, sẽ giảm phiền
hà và tiết kiệm thời gian, kinh phí và công sức của người dân, doanh nghiệp.
Ngoài ra, khi ứng dụng CNTT cung cấp dịch vụ công trực tuyến, mức độ càng
cao, thì người dân càng ít phải tiếp xúc trực tiếp với người giải quyết công vụ,
khi đó sẽ hạn chế tối đa hiện tượng tiêu cực khi giải quyết thủ tục hành chính.
- Trình độ, năng lực của công chức không ngừng nâng cao, nhờ được đào
tạo, bồi dưỡng nhiều hơn: CNTT sẽ giúp CBCNV dễ dàng tìm hiểu, nghiên
cứu nhiều nguồn tài liệu chia sẻ trên môi trường mạng (hay nói cách khác,
CBCNV sẽ có môi trường tốt hơn trong tự học tập); CNTT giúp một khóa đào
tạo, bồi dưỡng được tổ chức cho nhiều người được tham dự hơn thông qua
hình thức đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến.
- Thực hiện tốt hơn chủ trương công khai, minh bạch hoạt động quản lý
nhà nước: Với quy định phải xây dựng website và quy định những thông tin
phải cung cấp trên đó, chính sách công khai, minh bạch thông tin quản lý ngày
22
càng thực tế hơn. Mặt khác, thông qua website hoạt động tuyên truyền, phổ
biến pháp luật, chính sách quản lý,... đến đối tượng quản lý sẽ hiệu quả hơn.
Còn nhiều những lợi ích khác khi ứng dụng CNTT trong hoạt động của
cơ quan nhà nước. Có thể nói rằng, ứng dụng tốt CNTT trong hoạt động quản
lý nhà nước sẽ tạo nên nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, nền hành chính
vì dân.
1.2. Kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước của
một số quốc gia và bài học rút ra cho Việt Nam:
1.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia:
1.2.1.1. Kinh nghiệm của Mỹ:
Ngay từ rất sớm, Chính phủ Mỹ đã có những quy định chính sách mạnh
mẽ nhằm khai thác lợi thế CNTT tăng hiệu năng, giảm chi phí hoạt động cho
bộ máy công quyền cũng như làm cho Chính quyền phục vụ công dân tốt hơn.
Quy định đầu tiên có thể kể đến là Luật giảm thiểu giấy tờ 1995 (Paperwork
Reduction Act of 1995). Tiếp theo đó, Luật Clinger-Cohen 1996 ( Clinger-
Cohen Act of 1996 ), theo đó, vai trò, nhiệm vụ của các lãnh đạo CNTT được
xác định rõ trong tổ chức chính quyền, đồng thời hướng dẫn các cơ quan liên
bang tập trung nhiều hơn vào kết quả đạt được thông qua đầu tư CNTT, đồng
thời minh bạch hóa mua sắm CNTT liên bang.
Năm 1988, Luật loại bỏ công việc giấy tờ Chính phủ được ban hành
(Gorvernment Paperwork Elimination Act - GPEA)), trong đó tập trung các nội
dung quy định về tính pháp lý của chữ ký số và các văn bản điện tử nhằm thay
thế các văn bản giấy.
Năm 2002, đánh dấu một bước mới trong lộ trình phát triển chính phủ
điện tử của Mỹ bằng sự ra đời của Luật CPĐT ( E-Government Act of 2002)
và Chiến lược chính phủ điện tử, với những quy định mở đường cho nâng cao
việc quản lý và xúc tiến CPĐT. Trong đó xác định rõ một số bất cập cần giải
23
quyết, ví dụ như: có quá nhiều website, form mẫu trùng nhau (ví dụ để có trợ
cấp phát triển kinh tế, một cơ quan tìm thấy 1000 biểu mẫu tại 250 cơ quan liên
bang, các biểu mẫu này gần giống nhau). Các mục tiêu chính hướng đến là:
Tạo điều kiện cho người dân dễ tìm, dễ sử dụng các dịch vụ một cửa chất
lượng của chính phủ (G2C), đơn giản hóa thủ tục bằng việc giảm bớt việc cung
cấp dữ liệu trùng lặp (G2B), tạo thuận lợi cho công tác báo cáo, tham gia phối
hợp cung cấp dịch vụ người dân (G2G), giảm chi phí, tăng chất lượng công tác
hành chính, giảm thời gian xử lý (IEE).
Các giải pháp Mỹ đưa ra nhằm đạt các mục tiêu gồm: Cung cấp các dịch
vụ trực tuyến, tài liệu đào tạo, chia sẻ thông tin và tích hợp dự liệu giữa các cơ
quan nhà nước khi phù hợp và khả thi; đơn giản hóa, tổ chức lại các thủ tục và
thúc đẩy sự phối hợp thu thập dữ liệu, phổ biến bài học thành công để giảm chi
phí, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, nguồn nhân lực, mua sắm, xác định các
phương pháp đánh giá thành công và giám sát, đánh giá thường xuyên hiệu
quả; giảm sự trùng lặp, dư thừa trong việc cung cấp dịch vụ người dân, giảm
giá thành. Một trong những giải pháp quan trọng là ứng dụng kiến trúc nghiệp
vụ liên bang (FEA), chọn lựa các dự án được ưu tiên triển khai. Trong đó có
triển khai xác thực điện tưử, để đảm bảo các nhu cầu an ninh.
Tháng 4/2003, Mỹ tiếp tục ban hành chiến lược chính phủ điện tử.
Trong đó đánh giá những kết quả đạt được từ việc thực hiện Chiến lược lần
trước và xác định các thách thức, rào cản cần đương đầu trong giai đoạn tiếp
theo, chúng không tập trung nhiều ở vấn đề công nghệ mà chủ yếu tập trung
vào việc thay đổi chính sách và hành vi. Cụ thể như: Hỗ trợ của lãnh đạo, chủ
nghĩa địa phương, minh bạch hiệu quả trong tài chính, nhận thức hiểu biết về
các dự án, sáng kiến CPĐT, sự tích hợp các hệ thống thông tin giữa các cơ
quan, theo kịp các xu thế công nghệ (băng rộng, sự tương hợp, dịch vụ web,
bảo mật và bảo vệ riêng tư). Từ đó, Chiến lược xác định rõ mục tiêu cho giai
24
đoạn tiếp theo là: Cung cấp nhiều hơn, tốt hơn, rẻ hơn các dịch vụ cho công
dân, thông qua các nhóm làm việc trong và liên cơ quan, giảm các hệ thống dư
thừa. Cụ thể:
- Đơn giản hóa các quy trình làm việc để cải thiện dịch vụ tới công dân. Áp
dụng nguyên tăc của thương mại điện tử “buy once use many, collect once use
many” (mua một lần sử dụng nhiều lần, thu thập một lần sử dụng nhiều lần).
- Sử dụng các quy trình ngân sách hàng năm và các yêu cầu khác để hỗ
trợ triển khai CPĐT.
- Cải thiện việc triển khai các dự án bằng việc nâng cao chất lượng
nhóm làm việc CNTT (chất lượng, kỹ năng nhóm triển khai dự án, thông tin
dự án, đào tạo…)
- Tiếp tục hiện đại hóa quản lý CNTT tại các nhóm nghiệp vụ (quản lý
đầu tư CNTT). Xác định các sự trùng lặp các nhóm nghiệp vụ (quản lý tài
chính, dữ liệu và thống kêm nguồn nhân lực, phúc lợi tài chính, điều tra tội
phạm, giám sát sức khỏe cộng đồng).
- Gắn liền trách nhiệm người lãnh đạo trong triển khai chính phủ điện tử.
1.2.1.2. Kinh nghiệm của Australia:
Australia nằm trong nhóm các nước có hạ tầng thông tin và truyền
thông, CPĐT hiện đại nhất thế giới. Các chiến lược phát triển CPĐT trên quy
mô quốc gia được bắt đầu vào khoảng cuối những năm 90.
Đầu tiên phải kể đến tuyên bố chính sách 1997 của Thủ tướng “Đầu tư
cho phát triển” (Investing for Growth) đã chỉ ra tầm quan trọng của kỷ nguyên
thông tin đối với sự thịnh vượng của quốc gia và cách thức Chính phủ xúc tiến
và trợ giúp phát triển môi trường trực tuyến. Nhằm xúc tiến CPĐT, Chính phủ
liên bang đã có những chiến lược riêng cho Chính phủ điện tử. Chiến lược đầu
tiên phải kể đến là “Chính phủ trực tuyến” (Government Online) bắt đầu từ
tháng 4/2000, với 8 ưu tiên chiến lược nhằm hướng tới:
25
Mở rộng lợi ích của cách mạng CNTT cho các cá nhân, cộng đồng, doanh
nghiệp, tạo một môi trường nơi tất cả các giao dịch của Chính phủ được cung
cấp mọi lúc tới mọi người, có những dịch vụ dễ dùng và cho phép người dân
tương tác với Chính phủ một cách tự nhiên nhất, làm cho Chính phủ gần dân
hơn để khuyến khích người dân tương tác với Chính phủ. Trong giai đạn này,
cơ sở hạ tầng khóa công khai (PKI) được phát triển, hệ thống đấu thầu điện tử
(AusTender) được đưa vào thử nghiệm, mạng Fedlink (mạng ảo) cung cấp
truyền thông bảo mật giữa các cơ quan Chính phủ thông qua Internet được
hình thành.
Giai đoạn tiếp theo phát triển chính phủ điện tử được đánh dấu bằng
chiến lược “Dịch vụ tốt hơn, Chính phủ tốt hơn” (Better Services, Better
Government) bắt đầu từ tháng 11 năm 2002 với mục đích đề ra: “chuyển đổi từ
mức đưa thông tin và các dịch vụ Chính phủ trực tuyến với người dân và doanh
nghiệp tới mức ứng dụng tích hợp và toàn diện công nghệ mới cho cung cấp
dịch vụ, thông tin Chính phủ và công việc hành chính”, với 6 mục tiêu cụ thể:
1. Đạt được hiệu quả lớn hơn trong đầu tư (quan tâm lớn hơn đến bản
quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền tri thức như tài nguyên chia sẻ giữa các tổ
chức liên bang, chia sẻ và tái sử dụng tài sản).
2. Đảm bảo truy nhập tiện lợi tới các dịch vụ và thông tin Chính phủ (đa
kênh truy nhập, phát triển công vụ tìm kiếm).
3. Cung cấp những dịch vụ đáp ứng nhu cầu của các đối tượng gia đình,
doanh nghiệp, các tổ chức công dân/civic organisations Autralia.
4. Tích hợp các dịch vụ liên quan (bao gồm các yêu cầu về kiến trúc,
chuẩn).
5. Tạo thói quen và xây dựng lòng tin của người dùng trong sử dụng
công nghệ mới.
26
6. Nâng cao tính gần dân trong quá trình xây dựng chính sách. Trong
giai đoạn này Australia áp dụng công nghệ mới cho quản lý hành chính, thông
tin và các dịch vụ Chính phủ, tiếp tục phát triển các vấn đề về xác thực, gia
tăng sự kết nối vào mạng FedLink. Một công việc quan trọng khác là xây dựng
Khung tương tác (Interoperability Framework) giữa các cơ quan chính quyền.
Giai đoạn gần đây nhất được đánh dấu bằng chiến lược “Chính phủ đáp
ứng” (Responsive Government) bắt đầu từ tháng 3/2006, với 4 mục tiêu lớn:
1. Đáp ứng nhu cầu người dùng, quan tâm đến vấn đề: an ninh, tính riêng
tư, đánh giá nhu cầu, sở thích, xây dựng các tài khoản người dùng và dịch vụ cá
nhân hóa, theo dõi tình trạng dịch vụ, nâng cao nhận thức người dùng, tăng cường
sự tham gia của người dân vào các hoạt động chính phủ trực tuyến.
2. Cung cấp các dịch vụ kết nối, trong đó tập trung các vấn đề, cải cách
quy trình thủ tục (giảm ác quy trình trùng lặp, thừa), bảo đảm công nghệ (công
nghệ, dịch vụ, quy trình kết nối, sự tuân theo chuẩn của các cơ quan để có thể
kết nối.
3. Đầu tư kinh phí hiệu quả, trong đó quan tâm các vấn đề: Xây dựng
khu đầu tư, nâng cao năng lực quản lý dự án, tăng cường chia sẻ, sử dụng lại
các hệ thống.
4. Nâng cao năng lực của khu vực công. Trong đó quan tâm các vấn đề,
khả năng cung cấp dịch vụ (con người, quy trình, yếu tố phi công nghệ, công
nghệ, khả năng quản lý thông tin, tri thức, trách nhiệm triển khai,…), kỹ năng
ứng dụng CNTT nguồn nhân lực trong cơ quan nhà nước, mua sắm ICT (có sự
phối hợp giữa các cơ quan nhà nước), quản lý cán bộ (đặc biệt vấn đề chuyển
đổi chỗ làm việc), bảo đảm môi trường pháp lý cung cấp dịch vụ kết nối.
1.2.1.3 Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Với tầm nhìn chiến lược và sự quyết tâm phát triển chính phủ điện tử
gắn với phát triển kinh tế - xã hội, cho đến nay, Chính phủ điện tử của Hàn
27
Quốc đã được phát triển qua nhiều giai đoạn và hiện là một trong các nước có
CPĐT phát triển dẫn đầu thế giới. Có thể tóm tắt các giai đoạn phát triển
CPĐT của Hàn Quốc như sau:
- Giai đoạn đầu tiên là “Xây dựng nền tảng chính phủ điện tử (‘87’-00)”.
Xây dựng các cơ sở dữ liệu (CSDL) quan trọng thông tin hành chính như:
Đăng ký dân cư, bất động sản, phương tiện giao thông nhờ việc triển khai dự
án các hệ thống thông tin quốc gia cơ bản, xây dựng hạ tầng truyền thông
Chính phủ điện tử thông qua dự án hạ tầng thông tin Hàn Quốc (KII) (‘94’ –
97), thiết lập cơ sở hạ tầng tích hợp giữa các cơ quan chính phủ bằng cách tập
trung vào các đơn vị nghiệp vụ (trong khu vực giới hạn).
- Giai đoạn thứ hai được gọi là “Triển khai chính phủ điện tử đầy đủ
(’01’ - 02)”. Triển khai thực hiện 11 sáng kiến, bao gồm dịch vụ truy cập một
cửa trực tuyến (single window) cho công dân trực tuyến (G4C), dịch vụ mua
sắm điện tử E-Procurement (G2B), hệ thống thông tin tài chính quốc gia, xây
dựng Luật CPĐT (3/2001).
- Giai đoạn thứ ba là “ Phát triển nâng cao chính phủ điện tử (’03-
’07)”. Bao gồm 31 dự án, chia làm 4 lĩnh vực chính ưu tiên ( đổi mới dịch vụ
dân sự, đổi mới cách thức hoạt động của Chính phủ, đổi mới quản lý tài
nguyên thông tin và cải thiện môi trường pháp lý). Ngoài ra, xây dựng hệ
thống chia sẻ thông tin hành chính tổng hợp, bảo đảm sự tham gia trực tuyến
của người dân vào các hoạt động cơ quan nhà nước, tăng cường kết nối theo
chiều ngang và dọc giữa các cơ quan nhà nước.
- Giai đoạn tư: “Phát triển thế hệ tiếp theo của Chính phủ điện tử -
Chính phủ số của người dân” ( ’07-’12).
Để phát triển CPĐT giai đoạn mới, tháng 12/2007 Hàn Quốc đưa ra kế
hoạch tổng thể cho CPĐT thế hệ tiếp theo đến năm 2012. Trong đó, xác định
tầm nhìn “Chính phủ số của người dân tốt nhất thế giới” với các mục tiêu cụ
28
thể sau: Cung cấp dịch vụ tùy biến cho người dân, lấy người dân là trung tâm
bằng việc tích hợp các dịch vụ hướng tới nhu cầu người dân và doanh nghiệp;
tăng tốc đổi mới chính phủ hướng hệ thống bằng việc xây dựng hệ thống dịch
vụ hành chính thông minh; nâng cấp hệ thống dự phòng cho một xã hội an toàn
bằng việc cung cấp mạng thông tin thời gian thực đối với các vấn đề an ninh xã
hội; xây dựng nền tảng cho sự phát triển bền vững chính phủ điện tử bằng việc
nâng cấp hạ tầng chính phủ điện tử.
Các chiến lược thực hiện bao gồm:
- Thiết lập cấu trúc quản lý phù hợp: Thiết lập một hệ thống mà tất cả
các đối tác có thể tham gia đóng góp xây dựng CPĐT (những người thực hiện,
các nhà học thuật, các viện nghiên cứu…). Tăng cường mối quan hệ giữa chính
quyền trung ương và địa phương, xây dựng hệ thống trao đổi, hợp tác với
thành phần cốt lõi là các CIO của các cơ quan, thiết lập các quy trình để thu
thập sự đồng thuận của người dân đối với các thủ tục trong các dự án Chính
phủ số.
- Đổi mới quy trình: Cải tiến môi trường pháp lý và các quy trình công
việc, cải tiến các quy định phù hợp mối quan hệ khu vực hành chính công điện
tử và quan hệ khu vực công – tư.
- Tăng cường các hệ thống quản lý hiệu quả: Thiết lập các quy trình
quản lý hiệu quả như các tiêu chuẩn đo lường, các mục tiêu, đánh giá hiệu quả,
thành lập văn phòng quản lý dự án PMO và phát triển các chương trình đào tạo
PMO, thiết lập hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ chính phủ điện tử như
quản lý chất lượng, quản lý thay đổi, và đo lường mức độ vận hành.
- Tăng cường quản lý nguồn nhân lực chính phủ điện tử: Đào tạo
chuyên gia CNTT (quản lý dự án, an toàn an ninh…). Cung cấp các chương
trình đào tạo CNTT và truyền thông dành cho các CEO, CIO, cán bộ…
29
- Củng cố vị trí dẫn đầu thế giới, nâng cao mối quan hệ CPĐT với các tổ
chức quốc tế, nước ngoài, mở rộng sự hiện diện toàn cầu, tăng cường hỗ trợ các
chuẩn quốc tế, xác thực quốc tế, thúc đẩy mô hình chính phủ điện tử Hàn Quốc.
Lộ trình thực hiện cụ thể là:
- Năm 2007: Giai đoạn 1 - chuẩn bị. Xây dựng kế hoạch tổng thể và các
kế hoạch hành động.
- Năm 2008: Giai đoạn 2 - xây dựng nền tảng. Xác định tính khả thi của
các dự án. Xây dựng năng lực cho triển khai và quản lý cấu trúc tổ chức.
- 2009 - 2011: Giai đoạn 3 - thiết lập hệ thống. Triển khai toàn diện các
hệ thống đã được phát triển.
- 2012: Giai đoạn 4 - tích hợp. Nâng cao hiệu quả bằng việc tích hợp
các hệ thống và cung cấp các dịch vụ chất lượng cao hơn.
Các nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện đó là: Tích hợp các dịch vụ
hướng tới nhu cầu người dân và doanh nghiệp; xây dựng hệ thống dịch vụ
hành chính thông minh; cung cấp mạng thông tin thời gian thực đối với các
vấn đề an ninh xã hội; nâng cấp hạ tầng chính phủ điện tử cơ bản.
1.2.1.4. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật bản cùng với Hàn Quốc là những nước có Chính phủ điện tử mạnh
nhất Châu Á hiện nay, đồng thời cũng nằm trong nhóm đầu của thế giới. Nhật
Bản quan niệm Cách mạng thông tin mang tầm quan trọng lịch sử, có ý nghĩa
vô cùng quan trọng đối với xã hội Nhật Bản. Nhật Bản phát triển Chính phủ
điện tử trong chiến lược tổng thể “ Nhật Bản điện tử” (e –Japan) nhằm sử dụng
công nghệ thông tin như công cụ để thực tế hóa một Nhật Bản “không khoảng
cách”, mọi người có thể hưởng lợi về công nghệ thông tin, đây là chiến lược
phát triển hướng tới hầu khắp các nhu cầu xã hội. Việc phát triển chính phủ
điện tử thông qua các chiến lược quốc gia được bắt đầu vào năm
30
2000 và hiện nay đã và đang trải qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn đều gắn liền
với một mục tiêu cụ thể.
Giai đoạn đầu tiên, hướng tới phát triển Cơ sở hạ tầng (CSHT) là một
phần nằm trong chiến lược e-Japan (2000). Chiến lược e-Janpan nhằm hướng
tới: Thiết lập cơ sở hạ tầng mạng siêu tốc; tạo điều kiện thuận lợi cho thương
mại điện tử; thực tế hóa Chính phủ điện tử; bồi dưỡng nguồn nhân lực chất
lượng cao.
Trong giai đoạn này, Nhật Bản hướng vào giải quyết các vấn đề sau:
- Số hóa công tác hành chính trong chính quyền địa phương và trung
ương. Các công việc quản lý hành chính cải cách để loại bỏ giấy tờ, nhận thức
thông tin của viên chức Chính phủ cần được nâng cao, tăng cường khả năng
quản lý rủi ro khi xảy ra thảm họa, tất cả các chính quyền địa phương được kết
nối mạng WAN xác thực địa phương tới năm tài khóa 2003.
- Số hóa dịch vụ công với khu vực tư nhân, thủ tục liên quan thu nhập và
tiêu dùng sẽ được số hóa, ứng dụng Card IC để tăng cường bảo mật với chức
năng của chữ ký số.
- Công bố và xúc tiến sử dụng thông tin quản lý thông qua Internet.
- Trợ giúp các chính quyền địa phương thông qua đề xuất kế hoạch hệ
thống thông tin chuẩn, xây dựng cơ sở hạ tầng địa phương liên quan tới liên
chính quyền địa phương.
- Cải cách những quy định và hệ thống văn bản, rà soát, chỉnh sửa các
quy định liên quan đến lưu trữ, trao đổi tài liệu và các dịch vụ trực tuyến…
Giai đoạn thứ hai, hướng tới ứng dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng, đây là một
phần trong chiến lược e - Japan II (2003). Mục đích của chiến lược này nhằm
thực tế hóa xã hội mạnh mẽ, lành mạnh, sôi động, tiện lợi, hướng tới chính
quyền và toàn thể người dân, nhằm sáng tạo ra giá trị mới, văn hóa mới phù
hợp với thế kỷ 21. Chiến lược xác định xúc tiến cách mạng CNTT là vấn
31
đề có tính ưu tiên cao của Chính phủ, và đưa ra 7 lĩnh vực đi đầu trong xúc tiến
sử dụng công nghệ thông tin hiệu quả: (1) Các dịch vụ y tế, (2) lương thực,
thực phẩm, (3) lối sống, (4) hoạt động tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ, (5)
tri thức, (6) lao động và việc làm, (7) dịch vụ công. Trong đó mục đích của cải
thiện dịch vụ công hướng tới phát triển hệ thống một cửa cho phép các dịch vụ
phổ thông cũng như phát triển các Portal Chính phủ, chú trọng thân thiện
người dùng.
Các hoạt động của Chính phủ trong giai đoạn này là công khai thông tin
xây dựng chính sách. Thông qua liên kết các Portal của CPĐT với hệ thống
của văn phòng nội các, các bộ, chính quyền địa phương, Chính phủ thực hiện
các dịch vụ một cửa nơi tất cả các công việc giấy tờ có thể được xử lý trực
tuyến trên Internet thuận tiện. Chính phủ xem xét và hợp lý hóa quá trình đầu
tư cho công nghệ thông tin đồng thời xây dựng các quy định liên quan đến
thuê dịch vụ, xúc tiến cải cách hệ thống mua sắm.
Giai đoạn ba, với tầm nhìn 2010 hướng tới mục tiêu cải cách, nâng cao
hiệu quả an ninh trong hoạt động của các hệ thống, hướng vào các chính quyền
địa phương đã được nêu ra trong “Chiến lược cải cách CNTT mới ” (2006).
Mục tiêu của giai đoạn này nhằm chuyển từ xã hội công nghiệp – xã hội thế kỷ
20 sang xã hội hướng thông tin - xã hội thế kỷ 21, hướng tới giải quyết các vấn
đề của thế kỷ 21. Trong giai đoạn này mục tiêu cho phát triển Chính phủ điện
tử là “Chính phủ điện tử hiệu quả và tiện lợi nhất thế giới”, xử lý nhiều hơn
50% các trao đổi tài liệu trực tuyến và tạo ra một Chính phủ gọn nhẹ, hiệu quả,
các chính sách của Chính phủ hướng vào một số nội dung sau: Xúc tiến sử
dụng các dịch vụ liên quan đến thanh toán thuế; xem xét, cải tiến các thủ tục
online dựa trên quan điểm người dùng, chấp nhận tài liệu điện tử, đơn giản
cách xác thực; xúc tiến sử dụng hệ thống đăng ký dân cư cơ sở; phát triển các
hệ thống truyền tệp điện tử tương thích với hệ thống định danh cá
32
nhân; xúc tiến chuẩn hóa dữ liệu hệ thống thông tin; xúc tiến các dịch vụ an
toàn, nhanh chóng, chuẩn xác sử dụng IC card cho các thủ tục truyền tệp cả ở
cấp trung ương và địa phương; xây dựng văn phòng quản lý chương trình đảm
trách các nhiệm vụ như: xây dựng kế hoạch, triển khai đánh giá các hệ thống
thông tin trong các bộ, mua sắm hệ thống thông tin có tính chiến lược; tạo ra hệ
thống thông tin mới tại các Bộ…
Một số sáng kiến nổi bật của Nhật Bản khi phát triển CPĐT là:
- Xây dựng mạng diện rộng của chính phủ Kasumigaseki: Được xây
dựng với mục đích kết nối và chia sẻ thông tin của các cơ quan trung ương
trong môi trường bảo mật. Từ đầu năm 1997 sử dụng mạng này để trao đổi như
thư điện tử và giữa năm 1998 bắt đầu được sử dụng để chia sẻ cơ sở dữ liệu và
thông tin. Đầu năm 2004, 29 cơ quan quốc gia đã kết nối, ngoài chức năng e-
mail và các chức năng khác, mạng này còn để truy nhập các hệ thống cấp Bộ
chung (như hệ thống hỗ trợ công việc hành chính của nghị viện, các hệ thống
tìm kiếm thông tin, hệ thống trao đổi văn bản điện tử liên bộ) và các hệ thống
CSDL chia sẻ của các Bộ
- Xây dựng mạng chính phủ địa phương (LGWAN): Đây là dự án trong
Chương trình năm 2001. Mục đích kết nối và chia sẻ thông tin giữa chính
quyền trung ương và địa phương. Mạng này kết các mạng diện rộng của các
tỉnh, thành phố. Thông qua kết nối LGWAN và mạng Kasumigaseki, tất cả các
Bộ và chính quyền các tỉnh được kết nối e-mail, trao đổi văn bản điện tử. Đầu
năm 2004, hầu như 3000 chính quyền địa phương kết nối vào LGWAN.
- Xây dựng hạ tầng khóa công khai Chính phủ (PKI): Gồm CA của nhiều
Bộ, ngành, địa phương, khu vực tư nhân được kết nối liên thông, qua đó các cơ
quan có thể chứng thực chéo.
33
- Xây dựng hệ thống đăng ký công dân cơ sở (JukiNet): Đây là hệ thống
tầm quốc gia để đăng ký xác thực công dân. Cung cấp mạng kết nối chính
quyền các cấp, các khu vực với các CSDL người dân.
- Xây dựng hệ thống mua sắm, đấu thầu điện tử: Được phát triển năm
2001 với mục đích cải tiến các công việc hành chính, tăng tính cạnh tranh lành
mạnh, nâng cao hệ thống đánh giá các nhà cung cấp, khuyến khích các công ty
nhỏ đấu thầu, có hai lĩnh vực mua sắm chính là: công việc xã hội (như xây
dựng nhà, đường) và các sản phẩm, dịch vụ khác. Sau đó sẽ mở rộng tất cả các
mua bán sản phẩm chính phủ.
1.2.1.5. Kinh nghiệm của Thái Lan
Ứng dụng CNTT ở Thái Lan đã được triển khai khá sớm, năm 1987
Internet được du nhập vào Thái Lan, tới năm 1995 có nhà cung cấp Internet tư
nhân đầu tiên thông qua sự cộng tác với Trung tâm Công nghệ Điện tử và Máy
tính quốc gia. Năm 2004, Internet không dây phổ biến tại thủ đô Bangkok.
Vào năm 1992, Hội đồng CNTT quốc gia (NITC) được thành lập có
nhiệm vụ định hướng chính sách CNTT quốc gia, đứng đầu là Thủ tướng. Để
tạo thuận lợi cho CNTT phát triển, Trung tâm công nghệ điện tử và máy tính
quốc gia (NECTEC) được thành lập, Bộ Công nghệ thông tin và truyền thông
thành lập năm 2002. Nhằm đáp ứng vấn đề chính sách, kế hoạch và xúc tiến
các hoạt động CNTTT, cũng như thực hiện các dự án CNTT quốc gia.
Năm 1996, Thái Lan đưa ra Chính sách CNTT quốc gia IT2000, ba lĩnh
vực lớn của đã được xác định trong chính sách CNTT quốc gia đầu tiên: Xây
dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực CNTT và sử dụng
CNTT để thay đổi bộ mặt các dịch vụ công và hành chính cơ quan. Trong đó
phần liên quan đến Chính phủ điện tử hướng vào phát triển: Mạng thông tin
Chính phủ, trao đổi dữ liệu giữa cơ quan chính phủ ở Bangkok và các cơ sở ở
34
các tỉnh, dịch vụ danh mục cho tất cả các cơ quan chính phủ, bảo mật thư điện tử.
Từ những bài học rút ra từ IT 2000, năm 2001 Thái Lan đã đưa ra chính sách IT
2010. Mục đích là sử dụng CNTT để chuyển Thái Lan sang xã hội tri thức.
Tiếp theo đó, Kế hoạch tổng thể CNTT quốc gia (National ICT Master
Plan) 2002-2006 ra đời, được coi như thực thi chính sách bổ sung cho IT2010,
vì kế hoạch này là quá dài khó theo kịp sự thay đổi nhanh chóng CNTT và
truyền thông. Mục đích chính của kế hoạch là áp dụng CNTT & TT để tăng
tính cạnh tranh và phát triển xã hội dựa trên tri thức.
Về phát triển CPĐT, từ năm 1994, một vài giải pháp đã được triển khai
gồm các khóa đào tạo cho các cán bộ bậc trung, trang bị CNTT cho các cơ
quan Chính phủ, bổ nhiệm các CIO trong lĩnh vực công cũng như đưa ra các kế
hoạch tổng thể cho các bộ và địa phương. Phát triển CNTT ở các cấp chính
quyền đều hướng vào 2 mục tiêu: (1) Phát triển ứng dụng trong nội bộ cơ quan:
lữu trữ hồ sơ, quản lý nhân lực, tài chính, kế toán, (2) Phát triển các dịch vụ
công: Cung cấp 70% dịch vụ trực tuyến năm 2005 và 100% vào năm 2010. Để
đạt được tầm nhìn CPĐT, các cơ quan Chính phủ phải cung cấp ít nhất 1 dịch
vụ công trên website của họ và có khoảng 200 dịch vụ điện tử vào cuối năm
2003.
Một số ứng dụng tiêu biểu trong phát triển CPĐT của Thái Lan đó là:
Xây dựng hệ thống đăng ký kinh doanh trực tuyến, xây dựng hệ thống khai và
trả thuế điện tử, xây dựng hệ thống mua sắm, đấu thầu điện tử, xây dựng hệ
thống thông tin quản lý tài chính của Chính phủ, được kết nối tới tất cả các
doanh nghiệp nhà nước, chính quyền các tỉnh, nhằm nâng cao tính minh bạch,
trách nhiệm trong việc phân bổ ngân sách và mua sắm của chính phủ.
35
1.2.2. Bài học rút ra cho Việt Nam
Qua tìm hiểu tình hình phát triển chính phủ điện tử của các nước, có thể
thấy một số kinh nghệm tổng quan có thể học tập để thúc đẩy ứng dụng CNTT
trong hoạt động của cơ quan nhà nước Việt Nam trong giai đoạn tới.
* Về hạ tầng kỹ thuật CNTT:
- Từng bước xây dựng hạ tầng truyền dẫn tốc độ cao, kết nối rộng (có
thể sử dụng kết nối cáp quang, không dây) tới tất cả cơ quan nhà nước các cấp.
- Trước hết cần xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên
ngành quan trọng phục vụ cho nội bộ cơ quan nhà nước cũng như phục vụ
người dân, doanh nghiệm như: dân cư, đất đai, thuế, xe cộ…
- Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật an toàn, bảo mật, đặc biệt phải xây dựng
được hạ tầng khóa công khai, sử dụng rộng rãi chữ ký số trong giao dịch giữa
các cơ quan nhà nước.
- Xây dựng và áp dụng trên diện rộng các mô hình, kiến trúc CNTT, bảo
đảm các ứng dụng CNTT được đồng bộ, tránh đầu tư dàn trải, trùng lặp.
* Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước
- Trước hết cần ứng dụng hiệu quả, trên diện rộng các hệ thống trao đổi
tài liệu, văn bản điện tử, thay thế tối đa việc lưu trữ, xử lý, truyền đưa văn bản
giấy theo cách truyền thống.
- Tăng cường khả năng chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước, đặc
biệt là các thông tin chuyên ngành, liên ngành trên diện rộng hướng tới giảm
thiểu giấy tờ trao đổi giữa các cơ quan nhà nước, đặc biệt đơn giản hóa thủ tục
hành chính đối với người dân và doanh nghiệp.
- Xây dựng và triển khai hiệu quả trên diện rộng các hệ thống thông tin
phục vụ quản lý nội bộ trong cơ quan nhà nước như quản lý tài chính, cán bộ,
chế độ, chính sách…
36
- Từng bước ứng dụng CNTT trong công tác tự động thu thập, xử lý
thông tin, hỗ trợ quản lý, điều hành, ra quyết định.
* Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp:
- Ứng dụng CNTT nhằm cung cấp dịch vụ trực truyến dựa trên nhu cầu
của người dân và doanh nghiệp, hướng tới tạo điều kiện thuận tiện cho người
dân và doanh nghiệp trong việc giao tiếp với các cơ quan công quyền (một
cửa, mọi lúc, mọi nơi).
- Tạo điều kiện cho khu vực tư nhân tham gia cung cấp các dịch vụ
công của các cơ quan chính phủ.
* Về tài chính:
- Có các quy định, giải pháp bảo đảm quản lý đầu tư cho ứng dụng
CNTT được chặt chẽ, hướng tới hiệu quả, phù hợp đặc thù của CNTT.
- Mức đầu tư cho ứng dụng CNTT phải đủ ngưỡng, có sự tập trung, ưu
tiên và theo lộ trình rõ ràng.
- Tăng cường sự phối hợp với khu vực tư để triểnkhai Chính phủ điệntử.
* Về tổ chức quản lý:
- Hệ thống quản lý về ứng dụng CNTT, phát triển chính phủ điện tử
được tổ chức thành hệ thống chặt chẽ, hiệu quả, rõ trách nhiệm của tổ chức, cá
nhân.
- Việc chỉ đạo, tổ chức triển khai ứng dụng CNTT trong công việc phải
được coi là việc quan trọng trong chiến lược phát triển của cơ quan, người lãnh
đạo cao nhất các cấp phải tham gia vào công tác này.
37
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2011-2014
2.1. Chính sách ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai
đoạn 2011-2014:
Ngày 22/9/2010, Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt Đề án “Đưa
Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”.
Đề án được xây dựng theo quan điểm coi CNTT-TT là động lực quan trọng
góp phần bảo đảm sự tăng trưởng và phát triển bền vững của đất nước, nâng
cao tính minh bạch trong các hoạt động của cơ quan nhà nước, tiết kiệm thời
gian, kinh phí cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Tăng tốc
phát triển CNTT-TT Việt Nam trên cơ sở đảm bảo tính kế thừa, tận dụng
những kết quả, thành tựu đã có, phù hợp với các chiến lược, quy hoạch phát
triển trong lĩnh vực CNTT-TT song cần có những đột phá trong phát triển với
những mục tiêu cao hơn, tốc độ nhanh hơn.
Mục tiêu đặt ra của Đề án là: Phát triển nguồn nhân lực CNTT đạt tiêu
chuẩn quốc tế; xây dựng ngành công nghiệp CNTT, đặc biệt là công nghiệp
phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,
góp phần tăng trưởng GDP và xuất khẩu; thiết lập hạ tầng viễn thông băng
rộng trên phạm vi cả nước; ứng dụng hiệu quả CNTT trong mọi lĩnh vực kinh
tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm đạt từ
2 - 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP trở lên; đến năm 2020, tỷ trọng CNTT và
truyền thông đóng góp vào GDP đạt từ 8 - 10%.
Sự phát triển của ngành CNTT-TT được phát triển dựa trên việc giải
quyết những nhiệm vụ lớn bao gồm: (1) Phát triển nguồn nhân lực CNTT; (2)
38
Phát triển ngành công nghiệp CNTT; (3) Phát triển và hoàn thiện hạ tầng viễn
thông và CNTT; (4) Xây dựng và triển khai các giải pháp hỗ trợ phù hợp để
phổ cập thông tin đến các hộ gia đình; (5) Ứng dụng hiệu quả CNTT trong cơ
quan nhà nước, doanh nghiệp và xã hội; (6) Tăng cường năng lực nghiên cứu
trong lĩnh vực CNTT-TT, làm chủ và từng bước sáng tạo ra công nghệ cho chế
tạo sản phẩm mới, xây dựng doanh nghiệp và phát triển thị trường CNTT-TT.
Bên cạnh đó, trong khuôn khổ Đề án, các nhóm giải pháp chính được đưa
ra tập trung trên các phương diện: (1) Tăng cường công tác thông tin, tuyên
truyền, nâng cao nhận thức; (2) Tích cực xã hội hóa đầu tư cho CNTT-TT, đặc
biệt là phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng; (3) Đẩy mạnh việc đầu tư của
Nhà nước (đầu tư đột phá có trọng tâm, trọng điểm) đối với các chương trình,
dự án ứng dụng và phát triển CNTT; (4) Xây dựng và hoàn thiện thể chế, tạo
điểu kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành CNTT-TT;
(5) Xây dựng và áp dụng một số cơ chế đặc thù và chính sách đột phá nhằm
khuyến khích sự phát triển của CNTT-TT như: Chính sách về đầu tư, chính
sách về tài chính, chính sách về đất đai, địa điểm, v.v.; (6) Đẩy mạnh hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực CNTT-TT.
Theo tinh thần của Đề án tăng tốc, để đạt được những thành tựu vững
chắc, CNTT-TT sẽ được quy hoạch phát triển hợp lý cả chiều rộng và chiều
sâu, số lượng và chất lượng trên cơ sở phát huy nội lực, tận dụng tri thức và
các nguồn lực quốc tế. Nhà nước chủ trương áp dụng mức ưu tiên, ưu đãi cao
nhất theo quy định của pháp luật dành cho công nghệ cao, cho công tác nghiên
cứu, đào tạo về khoa học và công nghệ cho các khu CNTT tập trung, tăng
cường đầu tư cho các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, các doanh nghiệp, cá nhân
cung cấp các sản phẩm, dịch vụ CNTT.
Sự ra đời của Đề án tăng tốc đã tạo ra nền tảng cơ sở cho nhiều lĩnh vực
phát triển của CNTT-TT trong giai đoạn mới, trong đó có hoạt động ứng dụng
39
CNTT. Các nội dung của Đề án sẽ được nghiên cứu và triển khai cụ thể hóa
trong hoạt động ứng dụng CNTT tại nhiều cấp, nhiều lĩnh vực rộng rãi trên
quy mô toàn quốc.
Ngày 27/8/2010, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân ký
Quyết định số1605/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình quốc gia về ứng dụng
CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015”. Theo đó,
mục tiêu đến năm 2015 là xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, tạo
nền tảng phát triển Chính phủ điện tử; ứng dụng CNTT rộng rãi trong nội bộ
cơ quan nhà nước; cung cấp các dịch vụ công trực tuyến sâu rộng phục vụ
người dân và doanh nghiệp; hướng tới làm cho hoạt động của cơ quan nhà
nước minh bạch hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Đây là kế
hoạch bản lề, mang tính định hướng cho sự phát triển của ứng dụng công nghệ
thông tin trong giai đoạn 2011-2015.
Mục tiêu cụ thể của Chương trình:
* Về xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, tạo nền tảng phát
triển Chính phủ điện tử:
- Phát triển và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật bảo đảm cho các hoạt động ứng
dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng an
toàn, hiệu quả.
- Phát triển và hoàn thiện các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu lớn,
trước hết tập trung xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia về con người, tài
nguyên và môi trường, tài chính, kinh tế, công nghiệp và thương mại, bảo đảm
tính cấu trúc, hệ thống, tạo môi trường làm việc điện tử rộng khắp giữa các cơ
quan nhà nước.
* Về ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước:
- 60% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan nhà nước
được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử.
40
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện, HOT
Luận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện, HOTLuận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện, HOT
Luận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện, HOT
 
Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở...
Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở...Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở...
Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở...
 
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố TrạchĐề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
 
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAYTổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
 
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND TP Vinh, HAY
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND TP Vinh, HAYLuận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND TP Vinh, HAY
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND TP Vinh, HAY
 
Luận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
Luận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thôngLuận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
Luận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
 
Luận văn: Thực hiện văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trường
Luận văn: Thực hiện văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trườngLuận văn: Thực hiện văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trường
Luận văn: Thực hiện văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trường
 
Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ
Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ  Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ
Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Văn Hóa Tại Trung Tâm Văn Hóa Thể Thao Và Du Lịch.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Văn Hóa Tại Trung Tâm Văn Hóa Thể Thao Và Du Lịch.Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Văn Hóa Tại Trung Tâm Văn Hóa Thể Thao Và Du Lịch.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Văn Hóa Tại Trung Tâm Văn Hóa Thể Thao Và Du Lịch.
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAYLuận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...
 
Đề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà Tiên
Đề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà TiênĐề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà Tiên
Đề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà Tiên
 
Luận văn: Cơ chế một cửa từ thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà Nội
Luận văn: Cơ chế một cửa từ thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà NộiLuận văn: Cơ chế một cửa từ thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà Nội
Luận văn: Cơ chế một cửa từ thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà Nội
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOT
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOTLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOT
 
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOT
 
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOTLuận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
 
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà Tĩnh
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà TĩnhLuận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà Tĩnh
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà Tĩnh
 
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân trong lĩnh vực kinh tế
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân trong lĩnh vực kinh tếLuận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân trong lĩnh vực kinh tế
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân trong lĩnh vực kinh tế
 

Similar to BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM

Similar to BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM (20)

Luận văn ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước
Luận văn ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước Luận văn ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước
Luận văn ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước
 
Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính tại Ủy ban n...
Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính tại Ủy ban n...Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính tại Ủy ban n...
Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính tại Ủy ban n...
 
Đề tài: Ứng dụng Công nghệ thông tin trong cải cách hành chính
Đề tài: Ứng dụng Công nghệ thông tin trong cải cách hành chínhĐề tài: Ứng dụng Công nghệ thông tin trong cải cách hành chính
Đề tài: Ứng dụng Công nghệ thông tin trong cải cách hành chính
 
Bài mẫu luận văn quản lý nhà nước về thương mại điện tử, 9 ĐIỂM
Bài mẫu luận văn quản lý nhà nước về thương mại điện tử, 9 ĐIỂMBài mẫu luận văn quản lý nhà nước về thương mại điện tử, 9 ĐIỂM
Bài mẫu luận văn quản lý nhà nước về thương mại điện tử, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Đổi mới dịch vụ công trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp, HAY
Đề tài: Đổi mới dịch vụ công trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp, HAYĐề tài: Đổi mới dịch vụ công trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp, HAY
Đề tài: Đổi mới dịch vụ công trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp, HAY
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
 
Đề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệ
Đề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệĐề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệ
Đề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệ
 
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo
 
Đề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp hội nghị, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp hội nghị, HAY, 9đĐề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp hội nghị, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp hội nghị, HAY, 9đ
 
Đề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp trực tuyến hội nghị
Đề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp trực tuyến hội nghịĐề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp trực tuyến hội nghị
Đề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp trực tuyến hội nghị
 
Phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp ở miền Trung
Phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp ở miền TrungPhát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp ở miền Trung
Phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp ở miền Trung
 
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền TrungPhát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
 
Hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai
Hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào CaiHoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai
Hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai
 
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban...
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban...Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban...
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban...
 
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, HAY
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, HAYCải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, HAY
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, HAY
 
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...
 
Luận văn: Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thô...
Luận văn: Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thô...Luận văn: Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thô...
Luận văn: Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thô...
 
Hệ thống thông tin kế toán tiền lương tại công ty TAFCO Hà Nội, 9đ - Gửi miễn...
Hệ thống thông tin kế toán tiền lương tại công ty TAFCO Hà Nội, 9đ - Gửi miễn...Hệ thống thông tin kế toán tiền lương tại công ty TAFCO Hà Nội, 9đ - Gửi miễn...
Hệ thống thông tin kế toán tiền lương tại công ty TAFCO Hà Nội, 9đ - Gửi miễn...
 
Quản Lý Hoạt Động Hợp Tác Quốc Tế Tại Văn Phòng Quốc Hội
Quản Lý Hoạt Động Hợp Tác Quốc Tế Tại Văn Phòng Quốc HộiQuản Lý Hoạt Động Hợp Tác Quốc Tế Tại Văn Phòng Quốc Hội
Quản Lý Hoạt Động Hợp Tác Quốc Tế Tại Văn Phòng Quốc Hội
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
Gingvin36HC
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 

BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN TRUNG THÀNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864 Dịch vụ viết luận văn chất lượng Website: luanvantrust.com Zalo/Tele: 0917 193 864 Mail: baocaothuctapnet@gmail.com LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN TRUNG THÀNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ DANH TỐN XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN PGS.TS Lê Danh Tốn PGS.TS Phạm Văn Dũng Hà Nội - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lê Danh Tốn. Các số liệu trong luận văn này là trung thực, đảm bảo tính khách quan. Các tài liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong Khoa Kinh tế Chính trị và Phòng Đào tạo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Danh Tốn đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
  • 5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................................................ii MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC..9 1.1. Cơ sở lý luận về ứng dụng CNTT tronghoạt động của cơ quan Nhà nước ..9 1.1.1. Một số khái niệm : ................................................................................................................9 1.1.2. Nội dung của ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN:................12 1.1.3. Tiêu chí đánh giá ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN: .. 15 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước:............................................................................................................................16 1.1.5. Vai trò của ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước : 18 1.2. Kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước của một số quốc gia và bài học rút ra cho Việt Nam:....................................................23 1.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia:.........................................................................23 1.2.2. Bài học rút ra cho Việt Nam........................................................................................36 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2014.....................................................................................................................................38 2.1. Chính sách ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011-2014:..........................................................................................................................38 2.2. Tổng quan tình hình ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011-2014:............................................................................................................44 2.2.1. Tỷ lệ máy tính trên tổng số cán bộ công nhân viên:...................................44 2.2.2. Tỷ lệ máy tính được kết nối internet:....................................................................46 2.2.3. Tỷ lệ CBCNV biết sử dụng máy tính trong công việc: ..............................47 2.2.4. Tỷ lệ CBCNV sử dụng thư điện tử:.........................................................................48
  • 6. 2.2.5. Tỷ lệ cơ quan sử dụng phần mềm quản lý văn bản - điều hành công việc qua mạng (QLVB-ĐHCV):................................................................................................50 2.3. Phân tích tình hình ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tại Việt Nam giai đoạn 2011-2014 theo cấp CQCP và CQĐP: .................52 2.3.1. Tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ: .............52 2.3.2. Tại các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương:......................................................66 2.4. Đánh giá chung về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011-2014:............................................................................................................78 2.4.1. Những kết quả chủ yếu: .................................................................................................78 2.4.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân:...........................................................80 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG . 87 CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI....................................................................................87 3.1. Bối cảnh mới và ảnh hưởng của nó đến ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước:..........................................................................................................87 3.1.1. Bối cảnh quốc tế:................................................................................................................87 3.1.2. Bối cảnh trong nước: .......................................................................................................89 3.2. Định hướng đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN: 94 3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước:..........................................................................................................96 3.3.1. Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT:...........................................................96 3.3.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về ứng dụng CNTT:....................................97 3.3.3. Phát triển hạ tầng kỹ thuật ứng dụng CNTT:...................................................98 3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực ứng dụng CNTT:.................................................100 3.3.5. Hoàn thiện việc triển khai một số ứng dụng cơ bản: ..............................101 3.3.6. Hoàn thiện quản lý đầu tư cho CNTT:...............................................................103 KẾT LUẬN..................................................................................................................................................105 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................107
  • 7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CBCNV Cán bộ, công chức, viên chức và người lạo động 2 CNTT Công nghệ thông tin 3 CQCP Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ 4 CQĐP Cơ quan nhà nước tại địa phương (UBND tỉnh, huyện, xã) 5 CQNN Cơ quan nhà nước 6 CPĐT Chính phủ điện tử 7 E.mail Thư điện tử 8 QLVB-ĐHCV Quản lý văn bản - điều hành công việc 9 TTTT Thông tin truyền thông 10 TTHC Thủ tuc hành chính 11 VBĐT Văn bản điện tử i
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Tỷ lệ máy tính trên tổng số CBCNV 44 2 Bảng 2.2 Số liệu chung về tỷ lệ số máy tính được kết nối 46 mạng internet 3 Bảng 2.3 Tỷ lệ CBCNV biết sử dụng máy tính trong công 47 việc 4 Bảng 2.4 Tỷ lệ CBCNV sử dụng thư điện tử trong công việc 49 5 Bảng 2.5 Tỷ lệ triển khai Phần mềm QLVB-ĐHCV qua 51 mạng 6 Bảng 2.6 Hạ tầng kỹ thuật của CQCP 52 8 Bảng 2.7 Hạ tầng nhân sự của CQCP 55 9 Bảng 2.8 Kết quả triển khai ứng dụng CNTT của CQCP 56 10 Bảng 2.9 Môi trường tổ chức và chính sách ƯDCNTT của 65 CQCP 11 Bảng 2.10 Hạ tầng kỹ thuật của CQĐP 66 15 Bảng 2.11 Hạ tầng nhân sự của CQĐP 68 16 Bảng 2.12 Kết quả triển khai ứng dụng CNTT của CQĐP 70 17 Bảng 2.13 Môi trường tổ chức và chính sách ƯDCNTT của 77 CQĐP ii
  • 9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Công nghệ thông tin đã và đang giữ vai trò rất to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, công nghệ thông tin không chỉ thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế, mà còn kéo theo sự biến đổi trong phương thức sáng tạo của cải, trong lối sống và tư duy của con người. Công nghệ thông tin là chiếc chìa khoá để mở cánh cổng vào nền kinh tế tri thức. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế, phương thức tổ chức và sản xuất, cách tiếp cận của từng người tới tri thức, giải trí, phương pháp tư duy, giải quyết công việc và các mối quan hệ trong xã hội. Trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, việc ứng dụng CNTT đã góp phần nâng cao năng lực quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước, phục vụ tốt hơn, có hiệu quả hơn cho người dân và doanh nghiệp và góp phần đẩy nhanh tiến trình cải cách hành chính. Ở Việt Nam, trong vài thập kỷ vừa qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm thúc đẩy phát triển CNTT. Trong đó, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển CNTT ngày càng được cụ thể hóa bằng nhiều văn bản quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò của CNTT đối với công cuộc đổi mới đất nước. CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội ở nước ta. Đảng ta đã xác định: Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất 1
  • 10. lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực tiễn cho thấy rằng, ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp đổi mới đất nước, đặt biệt là cải cách nền hành chính. Tuy vậy, hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước chưa cao, còn tụt hậu so sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển CNTT nói riêng. Một số nguyên nhân cơ bản có thể nói đến đó là: Nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của CNTT của các cấp lãnh đạo, công nghệ thông tin Việt Nam hiện đang ở tình trạng lạc hậu, phát triển với tốc độ chậm so với thế giới, môi trường ứng dụng CNTT chưa tốt, thiếu cán bộ có đủ trình độ, cơ chế chính sách và thực tiễn ứng dụng còn một số bất cập,… Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu « Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở Việt Nam” là phù hợp và có ý nghĩa thực tiễn cao. Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước có liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý của các cấp, các ngành, liên quan đến các lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội, vì vậy, việc chọn đề tài này hoàn toàn phù hợp với chuyên ngành đào tạo Quản lý kinh tế. Câu hỏi đặt ra đối với đề tài nghiên cứu là: - Những hạn chế, tồn tại của ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở Việt Nam hiện nay là gì? Nguyên nhân từ đâu? - Những giải pháp cơ bản nào cần phải thực hiện để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới? 2
  • 11. 2. Tình hình nghiên cứu: Trong những năm qua, ứng dụng CNTT nói chung, ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước nói riêng, đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các học giả, các nhà hoạch định chính sách. Dưới đây là một số công trình, tài liệu chính có liên quan đến đề tài mà học viên đã lựa chọn để nghiên cứu: 1. Sách “Công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2006), Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông biên soạn. Cuốn sách này cung cấp những kiến thức tương đối tổng quát và cập nhật về công nghệ thông tin, với các chuyên đề lớn là: (1) Công nghệ Thông tin và truyền thông - Tình hình phát triển trên thế giới và hiện trạng ở Việt Nam; (2) Một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông; (3) Công nghệ thông tin và truyền thông đối với sự phát triển. 2. Chuyên đề “Tổng quan về công nghệ thông tin và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội”, (1997), GS Phan Đình Diệu, trong sách công nghệ thông tin - Tổng quan và một số vấn đề cơ bản, Ban chỉ đạo chương trình Quốc gia về công nghệ thông tin biên soạn. Chuyên đề trình bày về các nội dung: (1) Thông tin và sự phát triển của CNTT; (2) Công nghệ thông tin và kinh tế thông tin; (3) Tình hình phát triển CNTT ở nước ta, gồm các vấn đề: Tình hình và các chủ trương của Nhà nước; việc triển khai chương trình quốc gia về CNTT; phát triển nguồn nhân lực; công tác chỉ đạo và quản lý lý nhà nước đối với CNTT. 3. Sách trắng “Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam, năm 2014”, Ban chỉ đạo chương trình Quốc gia về công nghệ thông tin và Bộ Thông tin và Truyền thông, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, 2014. 3
  • 12. Cuốn sách cung cấp bức tranh toàn cảnh và xác thực về hiện trạng phát triển của ngành CNTT-TT Việt Nam, phân tích vai trò của ngành CNTT-TT là hạ tầng để phát triển kinh tế xã hội như đã được Đảng xác định thông qua Nghị quyết số13-NQ/TW tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI, và phân tích tình hình và định hướng của việc phát triển sản phẩm và dịch vụ CNTT thương hiệu Việt. Trong đó có các nội dung quan trọng liên quan trực tiếp đến đề tài: (1) Ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước (tr31- 34); (2) An toàn thông tin (tr45-50); (3) Nguồn nhân lực (tr42); 4. Bài viết “Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông trong nền kinh tế tri thức và trường hợp của Việt Nam”, (kỳ 2, tháng 2/2011), của TS. Đặng Thị Việt Đức và TS. Nguyễn Thanh Tuyên, Tạp chí Công nghệ và Thông tin truyền thông. Trong bài viết này, tác giá trình bày 3 vấn đề lớn đó là: (1) Các quan điểm về CNTT-TT trong nền kinh tế với 4 cách nhìn, CNTT- TT: là một công nghệ; là một ngành công nghiệp; là một bộ phận cấu thành và là đòn bẩy của nền kinh tế; (2) Lý thuyết khuôn mẫu công nghệ; (3) Trường hợp của Việt Nam, phần này tác giả đã dẫn chứng và kết luận: “Kinh tế tri thức và CNTT đã trở thành một phần trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Việc Việt Nam tiếp cận kinh tế tri thức và phát triển CNTT hoàn toàn phù hợp với vị thế của mình và phù hợp xu hướng chung của thế giới” và quan điểm đúng đắn phát triển CNTT cho phát triển kinh tế là: CNTT-TT là đòn bẩy của nền kinh tế , là khung mẫu công nghệ của nền kinh tế. 5. Bài viết “Xây dựng Chính phủ điện tử: Những thách thức căn bản” (kỳ 2, tháng 1/2011), của tác giả Nguyễn Thanh Minh và Nguyễn Bội Ngọc, Tạp chí Công nghệ và Thông tin truyền thông. Bài viết chỉ ra 05 rào cản trong việc xây dựng Chính phủ điện tử, gồm: (1) Khoảng cách số; (2) Chính phủ thường xem công nghệ theo một cách tiền định; (3) Các nước đang phát triển 4
  • 13. mong muốn cung cấp các dịch vụ chính phủ điện tử, nhưng thiếu các mức độ đầu tư cho tài nguyên quan trọng; (4) Năng lực xây dựng nền tri thức công nghệ và tri thức quản lý; (5) Hiểu biết về công nghệ và công dân trong điều kiện hướng ra môi trường bên ngoài. 6. Bài viết “Giải pháp chiến lược công nghệ thông tin hiện đại” (kỳ 2, tháng 1/2011), Hồng Minh, Tạp chí Công nghệ và Thông tin truyền thông. Tác giả bài viết chỉ ra rằng: Xây dựng chiến lược công nghệ thông tin đang diễn ra ở đa số các nước trên thế giới, nhưng lại đang gặp phải những khó khăn, thách thức nhất định, nên nhiều khi chiến lược xây xong đã lạc hậu so với hiện tại và tương lại. Vì vậy, quan niệm để xây dựng thành công một chiến lược CNTT hiện đại cần có sự đổi mới. Bài viết đã phân tích, làm rõ 3 đặc tính của một kiến trúc CNTT hiện đại, gồm: Tính hoàn chỉnh, tính mở và tính tích hợp được. 7. Bài viết “Điện toán đám mây - giải pháp đột phá cắt giảm chi phí ứng dụng công nghệ thông tin” (kỳ 2, tháng 3/2011), của tác giả Mạnh Vỹ, Tạp chí Công nghệ và Thông tin truyền thông. Bài viết trình bày 3 vấn đề lớn là: (1)Ứng dụng CNTT chi phí thấp bằng điện toán đám mây; (2) Quản lý toàn diện với cloudsme; (3) Đủ sức cạnh tranh với danh nghiệp nước ngoài. 8. Bài viết “7 bài học phát triển chính phủ điện tử cho những nước đang phát triển” (kỳ 2, tháng 7/2011), của ThS. Nguyễn Thanh Minh và ThS. Nguyễn Bội Ngọc, Tạp chí Công nghệ và Thông tin truyền thông. Bài viết đã nêu và phân tích 7 bài học về phát triển chính phủ điện tử ở các nước đang phát triển gồm: (1) Phát triển một kế hoạch chiến lược; (2) Thấu hiểu những nhu cầu của người dân; (3) Sử dụng các thực tiễn phát triển hệ thống đã thiết lập phù hợp; (4) Kiến tạo ra một tổ chức học tập; (5) Phát triển cơ chế quản lý điều hành ứng dụng CNTT hiệu quả; (6) Phát triển các năng lực ứng dụng CNTT; (7) Cung cấp một trải nghiệm an toàn cho khách viếng thăm trang web. 5
  • 14. Ngoài những, tài liệu nghiên cứu nêu trên, học viên cũng đã nghiên cứu các tài liệu về phát triển và ứng dụng CNTT tại các nước Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan - đây là các quốc gia có Chính phủ điện tử phát triển mạnh hiện nay, đồng thời cũng nằm trong nhóm các nước đứng đầu của thế giới. 9. Báo cáo “Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam, năm 2014’, của Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội tin học Việt Nam, năm 2014. Báo cáo này cung cấp các số liệu quan trọng về thực trạng phát triển và ứng dụng CNTT-TT tại Việt Nam đến năm 2014. Trong đó, liên quan trực tiếp đến đề tài là số liệu về thực trạng phát triển và ứng dụng CNTT tại Việt Nam năm 2014, được trình bày từ trang 07 đến trang số 38 của bản báo cáo. Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá một cách tổng thể về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tại Việt Nam trong thời gian vừa qua, để xác định một cách có hệ thống những mặt hạn chế, tồn tại và các nguyên nhân, từ đó có các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: * Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở Việt Nam, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước; 6
  • 15. - Khảo cứu kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan Nhà nước của một số quốc gia điển hình và rút ra một số bài học có thể vận dụng tại Việt Nam; - Phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế; - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở Việt Nam; - Phạm vi nghiên cứu: Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở Việt Nam, giai đoạn 2011-2014. 5. Phương pháp nghiên cứu: * Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là các thông tin, số liệu thứ cấp. Những thông tin, số liệu này được thu thập từ các công trình nghiên cứu có liên quan, từ các văn bản quản lý có liên quan, từ các báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở Việt Nam. * Phương pháp thống kê mô tả: Để phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng CNTTtrong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở Việt Nam, luận văn sử dụng phương pháp thông kê, mô tả để hình thành nên những bảng số liệu về những nội dung nghiên cứu có liên quan. 7
  • 16. * Phương pháp phân tích, tổng hợp: Ở Chương 1, trên cơ sở phân tích kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước tại một số quốc gia, luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp để rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Ở Chương 2, trên cơ sở phân tích thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước ở Việt Nam, luận văn đã sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra những nhận xét, đánh giá chung về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2011-2014. Ở Chương 3, trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước ở Việt Nam, luận văn đã dùng phương pháp tổng hợp để đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới. * Những phương pháp khác: Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, ngoài các phương pháp trên, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như: Kết hợp logic với lịch sử, so sánh,... 6. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn có các chương sau : - Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước; - Chương 2. Thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2011-2014; - Chương 3. Định hướng và giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở Việt Nam thời gian tới. 8
  • 17. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 1.1. Cơ sở lý luận về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước 1.1.1. Một số khái niệm : a) Công nghệ thông tin: Thuật ngữ "Công nghệ Thông tin" xuất hiện lần đầu vào năm 1958 trong bài viết xuất bản tại tạp chí Harvard Business Review. Hai tác giả của bài viết, Leavitt và Whisler đã bình luận: "Công nghệ mới chưa thiết lập một tên riêng. Chúng ta sẽ gọi là công nghệ thông tin’’. Theo thời gian, CNTT đã có nhiều định nghĩa đưa ra, hoàn thiện hơn. Theo wikipedia.org, công nghệ thông tin (tiếng Anh: Information Technology) là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin (https://wikipedia.org). Tại Việt Nam, Nghị quyết Chính phủ 49/CP, ngày 04/08/1993 đã định nghĩa: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội" Công nghệ thông tin là một ngành ứng dụng công nghệ vào quản lý xã hội, xử lý thông tin. Có thể hiểu CNTT là ngành sử dụng máy tính và các phương tiện truyền thông để thu tập, truyền tải, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền thông tin. Hiện nay, có nhiều cách hiểu về CNTT. 9
  • 18. Gần đây nhất, khái niệm CNTT được định nghĩa tại Luật Công nghệ thông tin, số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006, như sau : “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số”. Đây có thể được coi là một khái niệm hoàn chỉnh về CNTT, vì nó đã khái quát được toàn bộ nội dung, vai trò và ý nghĩa của CNTT. b) Cơ quan quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước xét về mặt chức năng bao gồm hoạt động lập pháp của cơ quan lập pháp, hoạt động hành chính (chấp hành và điều hành) của Chính phủ và hoạt động tư pháp của hệ thống tư pháp. Như vậy, “Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển xã hội”. Cơ quan quản lý nhà nước là cơ quan trong bộ máy Nhà nước, thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Trong hoạt động quản lý nhà nước, vấn đề kết hợp các yếu tố của hoạt động quản lý là rất phức tạp, đòi hỏi các nhà quản lý phải có năng lực cao với sự hỗ trợ quan trọng của các phương tiện công nghệ hiện đại, trong thời đại ngày nay đó là ứng dụng CNTT. c) Ứng dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này (Điểm 5, Điều 4, Luật CNTT). d) Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước được định nghĩa tại Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 như sau: Ứng dụng 10
  • 19. CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nước và giữa các cơ quan nhà nước, trong giao dịch của cơ quan nhà nước với tổ chức và cá nhân; hỗ trợ đẩy mạnh cải cách hành chính và bảo đảm công khai, minh bạch. đ) An toàn thông tin bao gồm các hoạt động quản lý, nghiệp vụ và kỹ thuật đối với hệ thống thông tin nhằm bảo vệ, khôi phục các hệ thống, các dịch vụ và nội dung thông tin đối với nguy cơ do tự nhiên hoặc do con người gây ra. Việc bảo vệ thông tin, tài sản và con người trong hệ thống thông tin nhằm bảo đảm cho các hệ thống thực hiện đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng một cách sẵn sàng, chính xác và tin cậy. An toàn thông tin bao hàm các nội dung bảo vệ và bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu, an toàn máy tính và an toàn mạng (Điểm 3, Điều 3, Nghị định 64/2007/NĐ-CP). e) Dịch vụ hành chính công là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước (hoặc tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyền) có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý (Điểm 6, Điều 3, Nghị định 64/2007/NĐ-CP). f) Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin là tập hợp thiết bị tính toán (máy chủ, máy trạm), thiết bị ngoại vi, thiết bị kết nối mạng, thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ, mạng diện rộng (Điểm 7, Điều 3, Nghị định 64/2007/NĐ-CP). g) Văn bản điện tử là văn bản được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu (Điểm 6, Điều 3, Nghị định 64/2007/NĐ-CP). h) Một số khái niệm khác liên quan được định nghĩa tại Luật CNTT (Điều 4), gồm: - Môi trường mạng làmôi trườngtrongđó thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua cơ sở hạ tầng thông tin. 11
  • 20. - Thiết bị số là thiết bị điện tử, máy tính, viễn thông, truyền dẫn, thu phát sóng vô tuyến điện và thiết bị tích hợp khác được sử dụng để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số. - Vi rút máy tính là chương trình máy tính có khả năng lây lan, gây ra hoạt động không bình thường cho thiết bị số hoặc sao chép, sửa đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trong thiết bị số. - Trang thông tin điện tử (Website) là trang thông tin hoặc một tập hợp trang thông tin trên môi trường mạng phục vụ cho việc cung cấp, trao đổi thông tin. 1.1.2. Nội dung của ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN: Theo Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ, ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước gồm các nội dung cơ bản là: Xây dựng hạ tầng kỹ thuật CNTT; ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan Nhà nước; ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp thông qua Cổng/Trang thông tin điện tử; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; môi trường tổ chức và chính sách thúc đẩy ứng dụng CNTT; phát triển nguồn nhân lực và đầu tư cho ứng dụng CNTT. * Xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT: Đây là khâu xây dựng nền tảng cho việc triển khai ứng dụng CNTT. Đó là xây dựng hạ tầng, phương tiện, nền tảng phục vụ cho người sử dụng và các ứng dụng, bao gồm: - Trang thiết bị người dùng cuối: Bao gồm máy tính cá nhân, máy tính xách tay, các thiết bị hỗ trợ cá nhân phục vụ công việc của CCVC, các trang thiết bị phục vụ việc truy cập thông tin, sử dụng dịch vụ của người dân và doanh nghiệp. - Hệ thống mạng: Thành phần then chốt nhằm đáp ứng yêu cầu hạ tầng kết nối các dịch vụ nền và các ứng dụng, dịch vụ, nhằm đáp ứng mục tiêu sẵn 12
  • 21. sàng phục vụ nhu cầu truyền nhận dữ liệu và khai thác thông tin của các cơ quan nhà nước. Cơ sở hạ tầng mạng đối với một địa phương đó là sự kết hợp của mạng diện rộng WAN, mạng thành phố/đô thị MAN, mạng cục bộ LAN, mạng riêng ảo (VPN), mạng Internet. - Nền tảng, máy chủ: Là các hệ điều hành, các máy chủ khác nhau trong các hệ thống thông tin. - Hệ thống an ninh, bảo mật: Là hệ thống được xây dựng và duy trì đảm bảo cho chính quyền điện tử cấp tỉnh thực hiện sứ mệnh/chức năng trọng yếu của mình trước sự tấn công, xâm nhập gây phá hoại/lợi dụng các hệ thống thông tin trong chính quyền điện tử cấp tỉnh, dẫn đến gây hư hỏng/gián đoạn việc sử dụng các hệ thống này. * Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước: Nội dung này phản ánh việc triển khai ứng dụng CNTT vào hoạt động quản trị nội bộ của mỗi cơ quan nhà nhà nước. Cục thể là ứng dụng CNTT phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin và xử lý công việc tại mỗi cơ quan, thông qua hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành, thư điện tử, các phần mềm quản lý về nhân sự, tài chính, đầu tư, tài sản và các phần mềm theo chuyên ngành khác; sử dụng, lưu trữ, quản lý, khai thác văn bản điện tử thay thế văn bản giấy; ứng dụng chữ ký số trong giao dịch điện tử. Đây là nội dung có tác động quan trọng đến việc thay đổi phương thức làm việc, là công cụ để tăng năng suất lao động từ đó tăng hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước. Để ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước có hiệu quả, cần phải gắn với việc thực hiện cải cách hành chính, chuẩn hoá các quy trình nghiệp vụ trong các lĩnh vực hoạt động của cơ quan đó. * Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp: Nội dung này bao gồm: Xây dựng, duy trì và phát triển Trang/Cổng thông tin điện tử với đầy đủ thông tin về lĩnh vực mà cơ quan đó quản lý, như: 13
  • 22. Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách, quy định, thủ tục hành chính, quy trình làm việc, các dự án đầu tư, đấu thầu và mua sắm, thông tin hoạt động của các cơ quan; đặc biệt là cung cấp các dịch vụ hành chính công trực tuyến trên Trang/Cổng TTĐT, trong đó chú trọng cung cấp các dịch vụ công mức độ cao. Thông qua đó, người dân và doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin liên quan đến hoạt động của các cơ quan hành chính một cách nhanh chóng, dễ dàng và có khả năng trao đổi, đóng góp ý kiến với cơ quan nhà nước. Ngoài ra, các cơ quan nhà nước có thể ứng dụng CNTT khác phục vụ người dân và doanh nghiệp theo đặc thù của Bộ ngành, địa phương. Hiệu quả ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp một mặt được phản ánh thông qua khả năng cung cấp thông tin và dịch vụ của cơ quan nhà nước, mặt khác nó còn phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng về phương tiện và nhận thức của người dân và doanh nghiệp. Người dân, doanh nghiệp có nhu cầu nhưng cơ quan nhà nước không cung cấp đầy đủ, hoặc cơ quan nhà nước đã cung cấp nhưng người dân, doanh nghiệp chưa sẵn sàng sử dụng thì được coi là nội dung này triển khai chưa hiệu quả. * Nguồn nhân lực và đầu tư cho ứng dụng CNTT: Đây là các nội dung có vai trò rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước. - Nguồn nhân lực là yếu tố trung tâm quyết định sự thành công của tất cả các hoạt động ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước, nguồn nhân lực ở đây bao gồm số lượng, chất lượng đội ngũ chuyên trách về CNTT, ATTT và trình độ, kỹ năng về CNTT của đội ngũ CCVC của mỗi cơ quan. - Đầu tư cho ứng dụng CNTT có tác động quan trọng đến việc xây dựng, phát triển hạ tầng ứng dụng CNTT. Đầu tư cho CNTT không chỉ dừng lại ở việc đầu tư mua sắm đầy đủ số lượng trang thiết bị, mà phải đảm bảo có nguồn đầu tư để cập nhật, đổi mới công nghệ theo xu hướng phát triển. 14
  • 23. Nội dung này bao gồm: Tuyển dụng, bố trí, đào tạo đội ngũ chuyên trách về CNTT và ATTT; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho đội ngũ CCVC của cơ quan; bố trí ngân sách đầu tư cho ứng dụng CNTT. * Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin: Đây là nội dung đảm bảo cho hoạt động ứng dụng CNTT được thông suốt, ổn định và đặc biệt là đảm bảo an toàn, bí mật thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước thực hiện trên môi trường mạng. Nội dung này bao gồm: Cơ chế, chính sách đảm bảo an toàn, an ninh cho hệ thống; các giải pháp, phương án bảo vệ, ngăn chặn và xử lý các sự cố an ninh mạng;... * Môi trường tổ chức và chính sách thúc đẩy ứng dụng CNTT: Nội dung này bao gồm: Xây dựng, ban hành các chiến lược, kế hoạch về ứng dụng CNTT trung và dài hạn, các chính sách về thu hút, phát triển nguồn lực CNTT; thiết lập tổ chức chỉ đạo, điều hành hoạt động ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước (lãnh đạo CNTT, bộ máy giúp việc và điều phối ứng dụng CNTT,...). Nội dung này có vai trò định hướng, điều hành cũng như triển khai hoạt động ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống. 1.1.3. Tiêu chí đánh giá ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN: Trên cơ sở các nội dung về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, việc đánh giá kết quả ứng dụng CNTT dựa theo các tiêu chí cơ bản sau đây: a) Cơ chế, chính sách ứng dụng CNTT - Chính sách về phát triển hạ tầng - Chính sách về ứng dụng - Chính sách ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp - Chính sách về phát triển nguồn nhân lực và đầu tư 15
  • 24. b) Hạ tầng ứng dụng CNTT - Tổng số máy tính trên tổng số CCVC - Trang bị mạng nội bộ cho các đơn vị (LAN) - Bảo đảm an toàn, an ninhthông tin, lưu trữ - Hạ tầng kết nối internet băng rộng c) Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước - Ứng dụng hệ thống thư điện tử - Ứng dụng hệ thống quản lývăn bản và điều hành - Ứng dụng phần mềm quản lý về cán bộ, tài chính, kế toán, tài sản,... d) Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp - Hệ thống Trang/Cổng Thông tin điện tử - Thông tin cung cấp trên Trang/Cổng Thông tin điện tử - Mức độ cung cấp các dịch vụ công trực tuyến đ) Nguồn nhân lực và đầu tư cho ứng dụng CNTT - CCVC chuyên trách CNTT và ATTT - Tỷ lệ CCVC sử dụng máy tính để giải quyết công việc - Mức đầu tư cho ứng dụng CNTT hàng năm - Mức đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng CNTT. 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước: * Chiến lược và chính sách ứng dụng CNTT: Đây được coi là nhân tố có tính định hướng, là khung pháp lý đảm bảo cho triển khai ứng dụng CNTT đúng định hướng, chủ trương đường lối của Đảng và pháp luật nhà nước, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp xu hướng phát triển CNTT của thế giới; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong toàn hệ thống cơ quan nhà nước ở các Bộ ngành, địa phương. Với sự phát triển mạnh mẽ, không ngừng của CNTT, 16
  • 25. chính sách ứng dụng CNTT vừa đảm bảo tính thống nhất, vừa phải đảm bảo tính cập nhật, đón đầu công nghệ. * Hạ tầng kỹ thuật CNTT: Đây được coi là yếu tố nền tảng kỹ thuật để triển khai ứng dụng CNTT. Một hạ tầng đầy đủ, công nghệ hiện đại là cơ sở thuận lợi cho phát triển ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước. Ngược lại, hạ tầng thiếu tính đồng bộ, thiếu cập nhật công nghệ sẽ là rào cản lớn cho việc triển khai ứng dụng, từ đó dễ rơi vào tình trạng lạc hậu. * Hạ tầng nhân lực: Bao gồm nhân lực ứng dụng CNTT và nhân lực chuyên trách về CNTT. Con người là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của mọi hoạt động, ứng dụng CNTT cũng vậy. Một cơ quan nhà nước có đội ngũ CBCNV có trình độ, nhận thức cao về CNTT và có đội ngũ chuyên trách về CNTT và an toàn thông tin mạnh, sẽ giúp triển khai ứng dụng CNTT thuận lợi, hiệu quả và an toàn hơn và ngược lại. Bên cạnh đó, nhận thức và hành động của thủ trưởng cơ quan đơn vị về ứng dụng CNTT có ý nghĩa quan trọng, tác động đến mức độ và hiệu quả ứng dụng CNTT tại cơ quan đó. Có thể nói rằng, ở đâu Thủ trưởng cơ quan có nhận thức đúng và quyết tâm trong hành động, thì cơ quan đó sẽ có hiệu quả trong triển khai ứng dụng CNTT. * Mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT của doanh nghiệp và cộng đồng: Cơ quan nhà nước có mọi sự sẵn sàng ứng dụng CNTT vào cung cấp các dịch vụ công đến người dân, doanh nghiệp, nhưng nếu người dân, doanh nghiệp chưa sẵn sàng sử dụng hoặc sử dụng ít, khi đó được coi là không hiệu quả. Chính vì vậy, mức độ sẵn sàng sử dụng dịch vụ của cơ quan nhà nước cung cấp thông qua ứng dụng CNTT của người dân, doanh nghiệp là một yếu tố tác động đến hiệu quả ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước. 17
  • 26. 1.1.5. Vai trò của ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước : 1.1.5.1. Vai trò của ứng dụng CNTT đối với phát triển xã hội nói chung: Ngày nay CNTT đã ở một bước phát triển cao và có tác động vô cùng to lớn đối với xã hội loài người, CNTT không chỉ thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế, mà còn kéo theo sự biến đổi trong phương thức sáng tạo của cải, trong lối sống và tư duy của con người trong nền kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế toàn cầu hoá hiện nay, với sự phát triển của internet, thương mại điện tử đang trở thành một lĩnh vực phát triển rất mạnh mẽ, nó thúc đẩy các ngành sản xuất dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới, và đặc biệt quan trọng với các nước đang phát triển, nhất là đối với những vùng xa xôi hẻo lánh, các nước và các vùng này có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế. CNTT là chiếc chìa khoá để mở cánh cổng vào nền kinh tế tri thức. CNTT sẽ nhanh chóng thay đổi thế giới một cách mạnh mẽ, sự chuyển đổi này có vị thế trong lịch sử như một cuộc cách mạng KT-XH và có ảnh hưởng to lớn đến đời sống con người. Đối với y tế, việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và CNTT đã trở thành một hình thức phổ biến có tác dụng hỗ trợ kịp thời và thiết thực trong việc chữa bệnh cho nhân dân. Trong lĩnh vực Giáo dục, đào tạo việc ứng dụng CNTT đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp, các bậc học, mở rộng thêm nhiều loại hình đào tạo như đào tạo từ xa, phối hợp liên kết giữa các trường, các Quốc gia với nhau đang nhằm đưa chất lượng giáo dục của nước ta ngang bằng với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sự phát triển của CNTT đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế, phương thức tổ chức và sản xuất, cách tiếp cận của từng người tới tri thức, giải trí, phương pháp tư duy và giải quyết công việc và các mối quan hệ trong xã hội. Sáng tạo ra những giá trị mới và các việc làm mới, cuộc cách mạng này sẽ mang lại những thị trường mới và những nghề nghiệp mới với những đột phá công nghệ có tính thách thức đối với toàn thế giới. An ninh, quốc 18
  • 27. phòng cũng có những thay đổi cơ bản, CNTT đã tạo ra những thế hệ vũ khí, phương tiện chiến tranh "thông minh", từ đó xuất hiện hình thái chiến tranh, phương thức tác chiến mới, làm thay đổi sâu sắc học thuyết quân sự của nhiều quốc gia. Vì vậy với sự phát triển như vũ bão của CNTT hiện nay, quốc gia nào, dân tộc nào nhanh chóng nắm bắt và làm chủ được CNTT thì sẽ khai thác được nhiều hơn, nhanh hơn lợi thế của mình. Và cũng chính từ đây nảy sinh một thách thức rất lớn đối với các nước đang phát triển như nước ta đó là làm thế nào để phát huy được thế mạnh của CNTT thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay tất yếu phải khai thác được những tiềm năng thế mạnh của CNTT, thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT, coi đó là một điều kiện cần thiết để đạt được những mục tiêu của giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Xác định rõ vai trò quan trọng của CNTT đối với sự phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước đã chú trọng đến việc thúc đẩy ứng dụng Công nghệ thông tin với nhiều chủ trương, chỉ thị, văn bản, nghị quyết phù hợp với tình hình đất nước trong từng giai đoạn, trong đó đáng chú ý là: Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30/03/1991 của Bộ Chính trị về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới đã nêu: “Tập trung sức phát triển của một số ngành khoa học công nghệ mũi nhọn như điện tử, tin học, …”. Nghị quyết số 49/CP ngày 04/08/1993 của Chính phủ về “Phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam trong những năm 90”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, ngày 30/07/1994 xác định: “Ưu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, như công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu điện tử hóa và tin học hóa nền kinh tế quốc dân”. 19
  • 28. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả; hình thành mạng thông tin quốc gia liên kết với một số mạng thông tin quốc tế…” Đặc biệt là chỉ thị số 58-CT/TW, ngày 17/10/2000, về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa: “Công nghệ thông tin là một trong các công cụ và động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới hiện đại. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. 1.1.5.2. Vài trò của ứng dụng CNTT đối với hoạt động của các CQNN: Ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước góp phần nâng cao năng lực quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước, phục vụ tốt hơn, có hiệu quả hơn cho người dân và doanh nghiệp và góp phần đẩy nhanh tiến trình đơn giản hóa thủ tục hành chính. Cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính cần được chứng minh theo một cách nhanh chóng, có thể đo lường được cần phải ứng dụng tin học, ngược lại ứng dụng tin học phải được xem là chìa khóa để “mở và đo lường được” nhận thức về công khai, minh bạch trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính như các quốc gia phát triển đã từng thành công. 20
  • 29. - Tăng năng suất, hiệu quả công việc của CBCNV: Ứng dụng CNTT sẽ giúp CBNV rút ngắn thời gian giải quyết công việc, giải quyết được nhiều công việc hơn trong một đơn vị thời gian; sự phối hợp hợp tác trong công việc dễ dàng hơn, nhanh hơn và rộng hơn nhiều so với không ứng dụng CNTT. Bên cạnh đó, CNTT giúp cho CBCNV lao động chuyên nghiệp, khoa học và năng động hơn. Bởi lẽ, khi ứng dụng CNTT sẽ loại bỏ được nhiều quy trình, thủ tục rườm rà; cho phép sắp xếp, lưu trữ, tra cứu hồ sơ tài liệu dễ dàng hơn, nhanh hơn, ngăn nắp hơn; tốc độ trao đổi, hồi đáp thông tin nhanh hơn, đòi hỏi CBCNV phải năng động hơn. - Giảm chi phí hành chính: Ứng dụng CNTT sẽ giúp giảm văn bản giấy, từ đó giảm chi phí văn phòng phẩm; trao đổi qua phương tiện điện tử sẽ giảm chi phí bưu phẩm, thư tín, nhân công; sử dụng văn bản điện tử sẽ giảm chi phí hạ tầng phục vụ lưu trữ bản giấy;... CNTT cho phép tổ chức các hội nghị, hội thảo, cuộc họp trực tuyến, từ đó giảm chi phí đi lại, ăn ở,... - Là yếu tố thức đẩy thực hiện quả chính sách tinh giản biên chế: Ứng dụng CNTT sẽ giúp tăng năng suất lao động, nhu cầu về nhân lực sẽ giảm bớt, từ đó giảm sức ép tăng biên chế của mỗi cơ quan đơn vị, mặt khác nó sẽ giúp cơ cấu lại lao động hợp lý hơn, đó cũng là cơ sở để tinh giản biên chế. - Đơn giản hóa, tinh gọn quy trình, thủ tục nội bộ: Quy trình, thủ tục càng đơn giản bao nhiêu, thì việc ứng dụng CNTT càng khả thi bấy nhiêu. Một phần mềm tin học viết cho một nghiệp vụ, nếu càng ít bước thực hiện, ít điều kiện kèm theo, thì càng dễ viết và thực hiện ít bị vướng mắc. Như vậy có thể nói, để ứng dụng CNTT hiệu quả, các quy trình, thủ tục cần phải đơn giản hóa tối đa. - Tham mưu tốt hơn nhờ có nhiều thông tin: Ứng dụng CNTT sẽ giúp công chức nhà nước thu thập được nhiều thông tin hơn ngược lại chia sẻ thông tin tốt hơn, từ đó có được thông tin đa chiều để nghiên cứu, tham khảo 21
  • 30. trước khi đưa ra ý kiến tham mưu, đề xuất. Một ý kiến tham mưu, một quyết định hành chính được đưa ra từ kết quả phân tích, đánh giá thông tin đa chiều sẽ đem lại tính đúng đắn cao. - Xử lý công việc mọi lúc, mọi nơi: CNTT giúp CNCBV nhà nước có thể xử lý công việc, cung cấp thông tin, cũng như giao dịch khác mọi lúc mọi nơi qua môi trường mạng khi có yêu cầu. Qua đó, đáp ứng nhanh kịp thời yêu cầu của đối tượng quản lý và đối tác. - Giảm bớt phiền hà cho người dân, tổ chức; hạn chế tiêu cực: Ứng dụng CNTT cho phép cơ quan nhà nước xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Khi đó, nhiều giấy tờ liên quan đến thủ tục hành chính, cơ quan quản lý có thể tra cứu trên hệ thông cơ sở dữ liệu để xác minh, đối tượng quản lý không phải giao nộp bản giấy như hiện nay. Làm được điều này, sẽ giảm phiền hà và tiết kiệm thời gian, kinh phí và công sức của người dân, doanh nghiệp. Ngoài ra, khi ứng dụng CNTT cung cấp dịch vụ công trực tuyến, mức độ càng cao, thì người dân càng ít phải tiếp xúc trực tiếp với người giải quyết công vụ, khi đó sẽ hạn chế tối đa hiện tượng tiêu cực khi giải quyết thủ tục hành chính. - Trình độ, năng lực của công chức không ngừng nâng cao, nhờ được đào tạo, bồi dưỡng nhiều hơn: CNTT sẽ giúp CBCNV dễ dàng tìm hiểu, nghiên cứu nhiều nguồn tài liệu chia sẻ trên môi trường mạng (hay nói cách khác, CBCNV sẽ có môi trường tốt hơn trong tự học tập); CNTT giúp một khóa đào tạo, bồi dưỡng được tổ chức cho nhiều người được tham dự hơn thông qua hình thức đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến. - Thực hiện tốt hơn chủ trương công khai, minh bạch hoạt động quản lý nhà nước: Với quy định phải xây dựng website và quy định những thông tin phải cung cấp trên đó, chính sách công khai, minh bạch thông tin quản lý ngày 22
  • 31. càng thực tế hơn. Mặt khác, thông qua website hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách quản lý,... đến đối tượng quản lý sẽ hiệu quả hơn. Còn nhiều những lợi ích khác khi ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Có thể nói rằng, ứng dụng tốt CNTT trong hoạt động quản lý nhà nước sẽ tạo nên nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, nền hành chính vì dân. 1.2. Kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước của một số quốc gia và bài học rút ra cho Việt Nam: 1.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia: 1.2.1.1. Kinh nghiệm của Mỹ: Ngay từ rất sớm, Chính phủ Mỹ đã có những quy định chính sách mạnh mẽ nhằm khai thác lợi thế CNTT tăng hiệu năng, giảm chi phí hoạt động cho bộ máy công quyền cũng như làm cho Chính quyền phục vụ công dân tốt hơn. Quy định đầu tiên có thể kể đến là Luật giảm thiểu giấy tờ 1995 (Paperwork Reduction Act of 1995). Tiếp theo đó, Luật Clinger-Cohen 1996 ( Clinger- Cohen Act of 1996 ), theo đó, vai trò, nhiệm vụ của các lãnh đạo CNTT được xác định rõ trong tổ chức chính quyền, đồng thời hướng dẫn các cơ quan liên bang tập trung nhiều hơn vào kết quả đạt được thông qua đầu tư CNTT, đồng thời minh bạch hóa mua sắm CNTT liên bang. Năm 1988, Luật loại bỏ công việc giấy tờ Chính phủ được ban hành (Gorvernment Paperwork Elimination Act - GPEA)), trong đó tập trung các nội dung quy định về tính pháp lý của chữ ký số và các văn bản điện tử nhằm thay thế các văn bản giấy. Năm 2002, đánh dấu một bước mới trong lộ trình phát triển chính phủ điện tử của Mỹ bằng sự ra đời của Luật CPĐT ( E-Government Act of 2002) và Chiến lược chính phủ điện tử, với những quy định mở đường cho nâng cao việc quản lý và xúc tiến CPĐT. Trong đó xác định rõ một số bất cập cần giải 23
  • 32. quyết, ví dụ như: có quá nhiều website, form mẫu trùng nhau (ví dụ để có trợ cấp phát triển kinh tế, một cơ quan tìm thấy 1000 biểu mẫu tại 250 cơ quan liên bang, các biểu mẫu này gần giống nhau). Các mục tiêu chính hướng đến là: Tạo điều kiện cho người dân dễ tìm, dễ sử dụng các dịch vụ một cửa chất lượng của chính phủ (G2C), đơn giản hóa thủ tục bằng việc giảm bớt việc cung cấp dữ liệu trùng lặp (G2B), tạo thuận lợi cho công tác báo cáo, tham gia phối hợp cung cấp dịch vụ người dân (G2G), giảm chi phí, tăng chất lượng công tác hành chính, giảm thời gian xử lý (IEE). Các giải pháp Mỹ đưa ra nhằm đạt các mục tiêu gồm: Cung cấp các dịch vụ trực tuyến, tài liệu đào tạo, chia sẻ thông tin và tích hợp dự liệu giữa các cơ quan nhà nước khi phù hợp và khả thi; đơn giản hóa, tổ chức lại các thủ tục và thúc đẩy sự phối hợp thu thập dữ liệu, phổ biến bài học thành công để giảm chi phí, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, nguồn nhân lực, mua sắm, xác định các phương pháp đánh giá thành công và giám sát, đánh giá thường xuyên hiệu quả; giảm sự trùng lặp, dư thừa trong việc cung cấp dịch vụ người dân, giảm giá thành. Một trong những giải pháp quan trọng là ứng dụng kiến trúc nghiệp vụ liên bang (FEA), chọn lựa các dự án được ưu tiên triển khai. Trong đó có triển khai xác thực điện tưử, để đảm bảo các nhu cầu an ninh. Tháng 4/2003, Mỹ tiếp tục ban hành chiến lược chính phủ điện tử. Trong đó đánh giá những kết quả đạt được từ việc thực hiện Chiến lược lần trước và xác định các thách thức, rào cản cần đương đầu trong giai đoạn tiếp theo, chúng không tập trung nhiều ở vấn đề công nghệ mà chủ yếu tập trung vào việc thay đổi chính sách và hành vi. Cụ thể như: Hỗ trợ của lãnh đạo, chủ nghĩa địa phương, minh bạch hiệu quả trong tài chính, nhận thức hiểu biết về các dự án, sáng kiến CPĐT, sự tích hợp các hệ thống thông tin giữa các cơ quan, theo kịp các xu thế công nghệ (băng rộng, sự tương hợp, dịch vụ web, bảo mật và bảo vệ riêng tư). Từ đó, Chiến lược xác định rõ mục tiêu cho giai 24
  • 33. đoạn tiếp theo là: Cung cấp nhiều hơn, tốt hơn, rẻ hơn các dịch vụ cho công dân, thông qua các nhóm làm việc trong và liên cơ quan, giảm các hệ thống dư thừa. Cụ thể: - Đơn giản hóa các quy trình làm việc để cải thiện dịch vụ tới công dân. Áp dụng nguyên tăc của thương mại điện tử “buy once use many, collect once use many” (mua một lần sử dụng nhiều lần, thu thập một lần sử dụng nhiều lần). - Sử dụng các quy trình ngân sách hàng năm và các yêu cầu khác để hỗ trợ triển khai CPĐT. - Cải thiện việc triển khai các dự án bằng việc nâng cao chất lượng nhóm làm việc CNTT (chất lượng, kỹ năng nhóm triển khai dự án, thông tin dự án, đào tạo…) - Tiếp tục hiện đại hóa quản lý CNTT tại các nhóm nghiệp vụ (quản lý đầu tư CNTT). Xác định các sự trùng lặp các nhóm nghiệp vụ (quản lý tài chính, dữ liệu và thống kêm nguồn nhân lực, phúc lợi tài chính, điều tra tội phạm, giám sát sức khỏe cộng đồng). - Gắn liền trách nhiệm người lãnh đạo trong triển khai chính phủ điện tử. 1.2.1.2. Kinh nghiệm của Australia: Australia nằm trong nhóm các nước có hạ tầng thông tin và truyền thông, CPĐT hiện đại nhất thế giới. Các chiến lược phát triển CPĐT trên quy mô quốc gia được bắt đầu vào khoảng cuối những năm 90. Đầu tiên phải kể đến tuyên bố chính sách 1997 của Thủ tướng “Đầu tư cho phát triển” (Investing for Growth) đã chỉ ra tầm quan trọng của kỷ nguyên thông tin đối với sự thịnh vượng của quốc gia và cách thức Chính phủ xúc tiến và trợ giúp phát triển môi trường trực tuyến. Nhằm xúc tiến CPĐT, Chính phủ liên bang đã có những chiến lược riêng cho Chính phủ điện tử. Chiến lược đầu tiên phải kể đến là “Chính phủ trực tuyến” (Government Online) bắt đầu từ tháng 4/2000, với 8 ưu tiên chiến lược nhằm hướng tới: 25
  • 34. Mở rộng lợi ích của cách mạng CNTT cho các cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp, tạo một môi trường nơi tất cả các giao dịch của Chính phủ được cung cấp mọi lúc tới mọi người, có những dịch vụ dễ dùng và cho phép người dân tương tác với Chính phủ một cách tự nhiên nhất, làm cho Chính phủ gần dân hơn để khuyến khích người dân tương tác với Chính phủ. Trong giai đạn này, cơ sở hạ tầng khóa công khai (PKI) được phát triển, hệ thống đấu thầu điện tử (AusTender) được đưa vào thử nghiệm, mạng Fedlink (mạng ảo) cung cấp truyền thông bảo mật giữa các cơ quan Chính phủ thông qua Internet được hình thành. Giai đoạn tiếp theo phát triển chính phủ điện tử được đánh dấu bằng chiến lược “Dịch vụ tốt hơn, Chính phủ tốt hơn” (Better Services, Better Government) bắt đầu từ tháng 11 năm 2002 với mục đích đề ra: “chuyển đổi từ mức đưa thông tin và các dịch vụ Chính phủ trực tuyến với người dân và doanh nghiệp tới mức ứng dụng tích hợp và toàn diện công nghệ mới cho cung cấp dịch vụ, thông tin Chính phủ và công việc hành chính”, với 6 mục tiêu cụ thể: 1. Đạt được hiệu quả lớn hơn trong đầu tư (quan tâm lớn hơn đến bản quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền tri thức như tài nguyên chia sẻ giữa các tổ chức liên bang, chia sẻ và tái sử dụng tài sản). 2. Đảm bảo truy nhập tiện lợi tới các dịch vụ và thông tin Chính phủ (đa kênh truy nhập, phát triển công vụ tìm kiếm). 3. Cung cấp những dịch vụ đáp ứng nhu cầu của các đối tượng gia đình, doanh nghiệp, các tổ chức công dân/civic organisations Autralia. 4. Tích hợp các dịch vụ liên quan (bao gồm các yêu cầu về kiến trúc, chuẩn). 5. Tạo thói quen và xây dựng lòng tin của người dùng trong sử dụng công nghệ mới. 26
  • 35. 6. Nâng cao tính gần dân trong quá trình xây dựng chính sách. Trong giai đoạn này Australia áp dụng công nghệ mới cho quản lý hành chính, thông tin và các dịch vụ Chính phủ, tiếp tục phát triển các vấn đề về xác thực, gia tăng sự kết nối vào mạng FedLink. Một công việc quan trọng khác là xây dựng Khung tương tác (Interoperability Framework) giữa các cơ quan chính quyền. Giai đoạn gần đây nhất được đánh dấu bằng chiến lược “Chính phủ đáp ứng” (Responsive Government) bắt đầu từ tháng 3/2006, với 4 mục tiêu lớn: 1. Đáp ứng nhu cầu người dùng, quan tâm đến vấn đề: an ninh, tính riêng tư, đánh giá nhu cầu, sở thích, xây dựng các tài khoản người dùng và dịch vụ cá nhân hóa, theo dõi tình trạng dịch vụ, nâng cao nhận thức người dùng, tăng cường sự tham gia của người dân vào các hoạt động chính phủ trực tuyến. 2. Cung cấp các dịch vụ kết nối, trong đó tập trung các vấn đề, cải cách quy trình thủ tục (giảm ác quy trình trùng lặp, thừa), bảo đảm công nghệ (công nghệ, dịch vụ, quy trình kết nối, sự tuân theo chuẩn của các cơ quan để có thể kết nối. 3. Đầu tư kinh phí hiệu quả, trong đó quan tâm các vấn đề: Xây dựng khu đầu tư, nâng cao năng lực quản lý dự án, tăng cường chia sẻ, sử dụng lại các hệ thống. 4. Nâng cao năng lực của khu vực công. Trong đó quan tâm các vấn đề, khả năng cung cấp dịch vụ (con người, quy trình, yếu tố phi công nghệ, công nghệ, khả năng quản lý thông tin, tri thức, trách nhiệm triển khai,…), kỹ năng ứng dụng CNTT nguồn nhân lực trong cơ quan nhà nước, mua sắm ICT (có sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước), quản lý cán bộ (đặc biệt vấn đề chuyển đổi chỗ làm việc), bảo đảm môi trường pháp lý cung cấp dịch vụ kết nối. 1.2.1.3 Kinh nghiệm của Hàn Quốc Với tầm nhìn chiến lược và sự quyết tâm phát triển chính phủ điện tử gắn với phát triển kinh tế - xã hội, cho đến nay, Chính phủ điện tử của Hàn 27
  • 36. Quốc đã được phát triển qua nhiều giai đoạn và hiện là một trong các nước có CPĐT phát triển dẫn đầu thế giới. Có thể tóm tắt các giai đoạn phát triển CPĐT của Hàn Quốc như sau: - Giai đoạn đầu tiên là “Xây dựng nền tảng chính phủ điện tử (‘87’-00)”. Xây dựng các cơ sở dữ liệu (CSDL) quan trọng thông tin hành chính như: Đăng ký dân cư, bất động sản, phương tiện giao thông nhờ việc triển khai dự án các hệ thống thông tin quốc gia cơ bản, xây dựng hạ tầng truyền thông Chính phủ điện tử thông qua dự án hạ tầng thông tin Hàn Quốc (KII) (‘94’ – 97), thiết lập cơ sở hạ tầng tích hợp giữa các cơ quan chính phủ bằng cách tập trung vào các đơn vị nghiệp vụ (trong khu vực giới hạn). - Giai đoạn thứ hai được gọi là “Triển khai chính phủ điện tử đầy đủ (’01’ - 02)”. Triển khai thực hiện 11 sáng kiến, bao gồm dịch vụ truy cập một cửa trực tuyến (single window) cho công dân trực tuyến (G4C), dịch vụ mua sắm điện tử E-Procurement (G2B), hệ thống thông tin tài chính quốc gia, xây dựng Luật CPĐT (3/2001). - Giai đoạn thứ ba là “ Phát triển nâng cao chính phủ điện tử (’03- ’07)”. Bao gồm 31 dự án, chia làm 4 lĩnh vực chính ưu tiên ( đổi mới dịch vụ dân sự, đổi mới cách thức hoạt động của Chính phủ, đổi mới quản lý tài nguyên thông tin và cải thiện môi trường pháp lý). Ngoài ra, xây dựng hệ thống chia sẻ thông tin hành chính tổng hợp, bảo đảm sự tham gia trực tuyến của người dân vào các hoạt động cơ quan nhà nước, tăng cường kết nối theo chiều ngang và dọc giữa các cơ quan nhà nước. - Giai đoạn tư: “Phát triển thế hệ tiếp theo của Chính phủ điện tử - Chính phủ số của người dân” ( ’07-’12). Để phát triển CPĐT giai đoạn mới, tháng 12/2007 Hàn Quốc đưa ra kế hoạch tổng thể cho CPĐT thế hệ tiếp theo đến năm 2012. Trong đó, xác định tầm nhìn “Chính phủ số của người dân tốt nhất thế giới” với các mục tiêu cụ 28
  • 37. thể sau: Cung cấp dịch vụ tùy biến cho người dân, lấy người dân là trung tâm bằng việc tích hợp các dịch vụ hướng tới nhu cầu người dân và doanh nghiệp; tăng tốc đổi mới chính phủ hướng hệ thống bằng việc xây dựng hệ thống dịch vụ hành chính thông minh; nâng cấp hệ thống dự phòng cho một xã hội an toàn bằng việc cung cấp mạng thông tin thời gian thực đối với các vấn đề an ninh xã hội; xây dựng nền tảng cho sự phát triển bền vững chính phủ điện tử bằng việc nâng cấp hạ tầng chính phủ điện tử. Các chiến lược thực hiện bao gồm: - Thiết lập cấu trúc quản lý phù hợp: Thiết lập một hệ thống mà tất cả các đối tác có thể tham gia đóng góp xây dựng CPĐT (những người thực hiện, các nhà học thuật, các viện nghiên cứu…). Tăng cường mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và địa phương, xây dựng hệ thống trao đổi, hợp tác với thành phần cốt lõi là các CIO của các cơ quan, thiết lập các quy trình để thu thập sự đồng thuận của người dân đối với các thủ tục trong các dự án Chính phủ số. - Đổi mới quy trình: Cải tiến môi trường pháp lý và các quy trình công việc, cải tiến các quy định phù hợp mối quan hệ khu vực hành chính công điện tử và quan hệ khu vực công – tư. - Tăng cường các hệ thống quản lý hiệu quả: Thiết lập các quy trình quản lý hiệu quả như các tiêu chuẩn đo lường, các mục tiêu, đánh giá hiệu quả, thành lập văn phòng quản lý dự án PMO và phát triển các chương trình đào tạo PMO, thiết lập hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ chính phủ điện tử như quản lý chất lượng, quản lý thay đổi, và đo lường mức độ vận hành. - Tăng cường quản lý nguồn nhân lực chính phủ điện tử: Đào tạo chuyên gia CNTT (quản lý dự án, an toàn an ninh…). Cung cấp các chương trình đào tạo CNTT và truyền thông dành cho các CEO, CIO, cán bộ… 29
  • 38. - Củng cố vị trí dẫn đầu thế giới, nâng cao mối quan hệ CPĐT với các tổ chức quốc tế, nước ngoài, mở rộng sự hiện diện toàn cầu, tăng cường hỗ trợ các chuẩn quốc tế, xác thực quốc tế, thúc đẩy mô hình chính phủ điện tử Hàn Quốc. Lộ trình thực hiện cụ thể là: - Năm 2007: Giai đoạn 1 - chuẩn bị. Xây dựng kế hoạch tổng thể và các kế hoạch hành động. - Năm 2008: Giai đoạn 2 - xây dựng nền tảng. Xác định tính khả thi của các dự án. Xây dựng năng lực cho triển khai và quản lý cấu trúc tổ chức. - 2009 - 2011: Giai đoạn 3 - thiết lập hệ thống. Triển khai toàn diện các hệ thống đã được phát triển. - 2012: Giai đoạn 4 - tích hợp. Nâng cao hiệu quả bằng việc tích hợp các hệ thống và cung cấp các dịch vụ chất lượng cao hơn. Các nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện đó là: Tích hợp các dịch vụ hướng tới nhu cầu người dân và doanh nghiệp; xây dựng hệ thống dịch vụ hành chính thông minh; cung cấp mạng thông tin thời gian thực đối với các vấn đề an ninh xã hội; nâng cấp hạ tầng chính phủ điện tử cơ bản. 1.2.1.4. Kinh nghiệm của Nhật Bản Nhật bản cùng với Hàn Quốc là những nước có Chính phủ điện tử mạnh nhất Châu Á hiện nay, đồng thời cũng nằm trong nhóm đầu của thế giới. Nhật Bản quan niệm Cách mạng thông tin mang tầm quan trọng lịch sử, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với xã hội Nhật Bản. Nhật Bản phát triển Chính phủ điện tử trong chiến lược tổng thể “ Nhật Bản điện tử” (e –Japan) nhằm sử dụng công nghệ thông tin như công cụ để thực tế hóa một Nhật Bản “không khoảng cách”, mọi người có thể hưởng lợi về công nghệ thông tin, đây là chiến lược phát triển hướng tới hầu khắp các nhu cầu xã hội. Việc phát triển chính phủ điện tử thông qua các chiến lược quốc gia được bắt đầu vào năm 30
  • 39. 2000 và hiện nay đã và đang trải qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn đều gắn liền với một mục tiêu cụ thể. Giai đoạn đầu tiên, hướng tới phát triển Cơ sở hạ tầng (CSHT) là một phần nằm trong chiến lược e-Japan (2000). Chiến lược e-Janpan nhằm hướng tới: Thiết lập cơ sở hạ tầng mạng siêu tốc; tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại điện tử; thực tế hóa Chính phủ điện tử; bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong giai đoạn này, Nhật Bản hướng vào giải quyết các vấn đề sau: - Số hóa công tác hành chính trong chính quyền địa phương và trung ương. Các công việc quản lý hành chính cải cách để loại bỏ giấy tờ, nhận thức thông tin của viên chức Chính phủ cần được nâng cao, tăng cường khả năng quản lý rủi ro khi xảy ra thảm họa, tất cả các chính quyền địa phương được kết nối mạng WAN xác thực địa phương tới năm tài khóa 2003. - Số hóa dịch vụ công với khu vực tư nhân, thủ tục liên quan thu nhập và tiêu dùng sẽ được số hóa, ứng dụng Card IC để tăng cường bảo mật với chức năng của chữ ký số. - Công bố và xúc tiến sử dụng thông tin quản lý thông qua Internet. - Trợ giúp các chính quyền địa phương thông qua đề xuất kế hoạch hệ thống thông tin chuẩn, xây dựng cơ sở hạ tầng địa phương liên quan tới liên chính quyền địa phương. - Cải cách những quy định và hệ thống văn bản, rà soát, chỉnh sửa các quy định liên quan đến lưu trữ, trao đổi tài liệu và các dịch vụ trực tuyến… Giai đoạn thứ hai, hướng tới ứng dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng, đây là một phần trong chiến lược e - Japan II (2003). Mục đích của chiến lược này nhằm thực tế hóa xã hội mạnh mẽ, lành mạnh, sôi động, tiện lợi, hướng tới chính quyền và toàn thể người dân, nhằm sáng tạo ra giá trị mới, văn hóa mới phù hợp với thế kỷ 21. Chiến lược xác định xúc tiến cách mạng CNTT là vấn 31
  • 40. đề có tính ưu tiên cao của Chính phủ, và đưa ra 7 lĩnh vực đi đầu trong xúc tiến sử dụng công nghệ thông tin hiệu quả: (1) Các dịch vụ y tế, (2) lương thực, thực phẩm, (3) lối sống, (4) hoạt động tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ, (5) tri thức, (6) lao động và việc làm, (7) dịch vụ công. Trong đó mục đích của cải thiện dịch vụ công hướng tới phát triển hệ thống một cửa cho phép các dịch vụ phổ thông cũng như phát triển các Portal Chính phủ, chú trọng thân thiện người dùng. Các hoạt động của Chính phủ trong giai đoạn này là công khai thông tin xây dựng chính sách. Thông qua liên kết các Portal của CPĐT với hệ thống của văn phòng nội các, các bộ, chính quyền địa phương, Chính phủ thực hiện các dịch vụ một cửa nơi tất cả các công việc giấy tờ có thể được xử lý trực tuyến trên Internet thuận tiện. Chính phủ xem xét và hợp lý hóa quá trình đầu tư cho công nghệ thông tin đồng thời xây dựng các quy định liên quan đến thuê dịch vụ, xúc tiến cải cách hệ thống mua sắm. Giai đoạn ba, với tầm nhìn 2010 hướng tới mục tiêu cải cách, nâng cao hiệu quả an ninh trong hoạt động của các hệ thống, hướng vào các chính quyền địa phương đã được nêu ra trong “Chiến lược cải cách CNTT mới ” (2006). Mục tiêu của giai đoạn này nhằm chuyển từ xã hội công nghiệp – xã hội thế kỷ 20 sang xã hội hướng thông tin - xã hội thế kỷ 21, hướng tới giải quyết các vấn đề của thế kỷ 21. Trong giai đoạn này mục tiêu cho phát triển Chính phủ điện tử là “Chính phủ điện tử hiệu quả và tiện lợi nhất thế giới”, xử lý nhiều hơn 50% các trao đổi tài liệu trực tuyến và tạo ra một Chính phủ gọn nhẹ, hiệu quả, các chính sách của Chính phủ hướng vào một số nội dung sau: Xúc tiến sử dụng các dịch vụ liên quan đến thanh toán thuế; xem xét, cải tiến các thủ tục online dựa trên quan điểm người dùng, chấp nhận tài liệu điện tử, đơn giản cách xác thực; xúc tiến sử dụng hệ thống đăng ký dân cư cơ sở; phát triển các hệ thống truyền tệp điện tử tương thích với hệ thống định danh cá 32
  • 41. nhân; xúc tiến chuẩn hóa dữ liệu hệ thống thông tin; xúc tiến các dịch vụ an toàn, nhanh chóng, chuẩn xác sử dụng IC card cho các thủ tục truyền tệp cả ở cấp trung ương và địa phương; xây dựng văn phòng quản lý chương trình đảm trách các nhiệm vụ như: xây dựng kế hoạch, triển khai đánh giá các hệ thống thông tin trong các bộ, mua sắm hệ thống thông tin có tính chiến lược; tạo ra hệ thống thông tin mới tại các Bộ… Một số sáng kiến nổi bật của Nhật Bản khi phát triển CPĐT là: - Xây dựng mạng diện rộng của chính phủ Kasumigaseki: Được xây dựng với mục đích kết nối và chia sẻ thông tin của các cơ quan trung ương trong môi trường bảo mật. Từ đầu năm 1997 sử dụng mạng này để trao đổi như thư điện tử và giữa năm 1998 bắt đầu được sử dụng để chia sẻ cơ sở dữ liệu và thông tin. Đầu năm 2004, 29 cơ quan quốc gia đã kết nối, ngoài chức năng e- mail và các chức năng khác, mạng này còn để truy nhập các hệ thống cấp Bộ chung (như hệ thống hỗ trợ công việc hành chính của nghị viện, các hệ thống tìm kiếm thông tin, hệ thống trao đổi văn bản điện tử liên bộ) và các hệ thống CSDL chia sẻ của các Bộ - Xây dựng mạng chính phủ địa phương (LGWAN): Đây là dự án trong Chương trình năm 2001. Mục đích kết nối và chia sẻ thông tin giữa chính quyền trung ương và địa phương. Mạng này kết các mạng diện rộng của các tỉnh, thành phố. Thông qua kết nối LGWAN và mạng Kasumigaseki, tất cả các Bộ và chính quyền các tỉnh được kết nối e-mail, trao đổi văn bản điện tử. Đầu năm 2004, hầu như 3000 chính quyền địa phương kết nối vào LGWAN. - Xây dựng hạ tầng khóa công khai Chính phủ (PKI): Gồm CA của nhiều Bộ, ngành, địa phương, khu vực tư nhân được kết nối liên thông, qua đó các cơ quan có thể chứng thực chéo. 33
  • 42. - Xây dựng hệ thống đăng ký công dân cơ sở (JukiNet): Đây là hệ thống tầm quốc gia để đăng ký xác thực công dân. Cung cấp mạng kết nối chính quyền các cấp, các khu vực với các CSDL người dân. - Xây dựng hệ thống mua sắm, đấu thầu điện tử: Được phát triển năm 2001 với mục đích cải tiến các công việc hành chính, tăng tính cạnh tranh lành mạnh, nâng cao hệ thống đánh giá các nhà cung cấp, khuyến khích các công ty nhỏ đấu thầu, có hai lĩnh vực mua sắm chính là: công việc xã hội (như xây dựng nhà, đường) và các sản phẩm, dịch vụ khác. Sau đó sẽ mở rộng tất cả các mua bán sản phẩm chính phủ. 1.2.1.5. Kinh nghiệm của Thái Lan Ứng dụng CNTT ở Thái Lan đã được triển khai khá sớm, năm 1987 Internet được du nhập vào Thái Lan, tới năm 1995 có nhà cung cấp Internet tư nhân đầu tiên thông qua sự cộng tác với Trung tâm Công nghệ Điện tử và Máy tính quốc gia. Năm 2004, Internet không dây phổ biến tại thủ đô Bangkok. Vào năm 1992, Hội đồng CNTT quốc gia (NITC) được thành lập có nhiệm vụ định hướng chính sách CNTT quốc gia, đứng đầu là Thủ tướng. Để tạo thuận lợi cho CNTT phát triển, Trung tâm công nghệ điện tử và máy tính quốc gia (NECTEC) được thành lập, Bộ Công nghệ thông tin và truyền thông thành lập năm 2002. Nhằm đáp ứng vấn đề chính sách, kế hoạch và xúc tiến các hoạt động CNTTT, cũng như thực hiện các dự án CNTT quốc gia. Năm 1996, Thái Lan đưa ra Chính sách CNTT quốc gia IT2000, ba lĩnh vực lớn của đã được xác định trong chính sách CNTT quốc gia đầu tiên: Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực CNTT và sử dụng CNTT để thay đổi bộ mặt các dịch vụ công và hành chính cơ quan. Trong đó phần liên quan đến Chính phủ điện tử hướng vào phát triển: Mạng thông tin Chính phủ, trao đổi dữ liệu giữa cơ quan chính phủ ở Bangkok và các cơ sở ở 34
  • 43. các tỉnh, dịch vụ danh mục cho tất cả các cơ quan chính phủ, bảo mật thư điện tử. Từ những bài học rút ra từ IT 2000, năm 2001 Thái Lan đã đưa ra chính sách IT 2010. Mục đích là sử dụng CNTT để chuyển Thái Lan sang xã hội tri thức. Tiếp theo đó, Kế hoạch tổng thể CNTT quốc gia (National ICT Master Plan) 2002-2006 ra đời, được coi như thực thi chính sách bổ sung cho IT2010, vì kế hoạch này là quá dài khó theo kịp sự thay đổi nhanh chóng CNTT và truyền thông. Mục đích chính của kế hoạch là áp dụng CNTT & TT để tăng tính cạnh tranh và phát triển xã hội dựa trên tri thức. Về phát triển CPĐT, từ năm 1994, một vài giải pháp đã được triển khai gồm các khóa đào tạo cho các cán bộ bậc trung, trang bị CNTT cho các cơ quan Chính phủ, bổ nhiệm các CIO trong lĩnh vực công cũng như đưa ra các kế hoạch tổng thể cho các bộ và địa phương. Phát triển CNTT ở các cấp chính quyền đều hướng vào 2 mục tiêu: (1) Phát triển ứng dụng trong nội bộ cơ quan: lữu trữ hồ sơ, quản lý nhân lực, tài chính, kế toán, (2) Phát triển các dịch vụ công: Cung cấp 70% dịch vụ trực tuyến năm 2005 và 100% vào năm 2010. Để đạt được tầm nhìn CPĐT, các cơ quan Chính phủ phải cung cấp ít nhất 1 dịch vụ công trên website của họ và có khoảng 200 dịch vụ điện tử vào cuối năm 2003. Một số ứng dụng tiêu biểu trong phát triển CPĐT của Thái Lan đó là: Xây dựng hệ thống đăng ký kinh doanh trực tuyến, xây dựng hệ thống khai và trả thuế điện tử, xây dựng hệ thống mua sắm, đấu thầu điện tử, xây dựng hệ thống thông tin quản lý tài chính của Chính phủ, được kết nối tới tất cả các doanh nghiệp nhà nước, chính quyền các tỉnh, nhằm nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm trong việc phân bổ ngân sách và mua sắm của chính phủ. 35
  • 44. 1.2.2. Bài học rút ra cho Việt Nam Qua tìm hiểu tình hình phát triển chính phủ điện tử của các nước, có thể thấy một số kinh nghệm tổng quan có thể học tập để thúc đẩy ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước Việt Nam trong giai đoạn tới. * Về hạ tầng kỹ thuật CNTT: - Từng bước xây dựng hạ tầng truyền dẫn tốc độ cao, kết nối rộng (có thể sử dụng kết nối cáp quang, không dây) tới tất cả cơ quan nhà nước các cấp. - Trước hết cần xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành quan trọng phục vụ cho nội bộ cơ quan nhà nước cũng như phục vụ người dân, doanh nghiệm như: dân cư, đất đai, thuế, xe cộ… - Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật an toàn, bảo mật, đặc biệt phải xây dựng được hạ tầng khóa công khai, sử dụng rộng rãi chữ ký số trong giao dịch giữa các cơ quan nhà nước. - Xây dựng và áp dụng trên diện rộng các mô hình, kiến trúc CNTT, bảo đảm các ứng dụng CNTT được đồng bộ, tránh đầu tư dàn trải, trùng lặp. * Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước - Trước hết cần ứng dụng hiệu quả, trên diện rộng các hệ thống trao đổi tài liệu, văn bản điện tử, thay thế tối đa việc lưu trữ, xử lý, truyền đưa văn bản giấy theo cách truyền thống. - Tăng cường khả năng chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các thông tin chuyên ngành, liên ngành trên diện rộng hướng tới giảm thiểu giấy tờ trao đổi giữa các cơ quan nhà nước, đặc biệt đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với người dân và doanh nghiệp. - Xây dựng và triển khai hiệu quả trên diện rộng các hệ thống thông tin phục vụ quản lý nội bộ trong cơ quan nhà nước như quản lý tài chính, cán bộ, chế độ, chính sách… 36
  • 45. - Từng bước ứng dụng CNTT trong công tác tự động thu thập, xử lý thông tin, hỗ trợ quản lý, điều hành, ra quyết định. * Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp: - Ứng dụng CNTT nhằm cung cấp dịch vụ trực truyến dựa trên nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, hướng tới tạo điều kiện thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp trong việc giao tiếp với các cơ quan công quyền (một cửa, mọi lúc, mọi nơi). - Tạo điều kiện cho khu vực tư nhân tham gia cung cấp các dịch vụ công của các cơ quan chính phủ. * Về tài chính: - Có các quy định, giải pháp bảo đảm quản lý đầu tư cho ứng dụng CNTT được chặt chẽ, hướng tới hiệu quả, phù hợp đặc thù của CNTT. - Mức đầu tư cho ứng dụng CNTT phải đủ ngưỡng, có sự tập trung, ưu tiên và theo lộ trình rõ ràng. - Tăng cường sự phối hợp với khu vực tư để triểnkhai Chính phủ điệntử. * Về tổ chức quản lý: - Hệ thống quản lý về ứng dụng CNTT, phát triển chính phủ điện tử được tổ chức thành hệ thống chặt chẽ, hiệu quả, rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân. - Việc chỉ đạo, tổ chức triển khai ứng dụng CNTT trong công việc phải được coi là việc quan trọng trong chiến lược phát triển của cơ quan, người lãnh đạo cao nhất các cấp phải tham gia vào công tác này. 37
  • 46. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2014 2.1. Chính sách ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011-2014: Ngày 22/9/2010, Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”. Đề án được xây dựng theo quan điểm coi CNTT-TT là động lực quan trọng góp phần bảo đảm sự tăng trưởng và phát triển bền vững của đất nước, nâng cao tính minh bạch trong các hoạt động của cơ quan nhà nước, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Tăng tốc phát triển CNTT-TT Việt Nam trên cơ sở đảm bảo tính kế thừa, tận dụng những kết quả, thành tựu đã có, phù hợp với các chiến lược, quy hoạch phát triển trong lĩnh vực CNTT-TT song cần có những đột phá trong phát triển với những mục tiêu cao hơn, tốc độ nhanh hơn. Mục tiêu đặt ra của Đề án là: Phát triển nguồn nhân lực CNTT đạt tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng ngành công nghiệp CNTT, đặc biệt là công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tăng trưởng GDP và xuất khẩu; thiết lập hạ tầng viễn thông băng rộng trên phạm vi cả nước; ứng dụng hiệu quả CNTT trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm đạt từ 2 - 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP trở lên; đến năm 2020, tỷ trọng CNTT và truyền thông đóng góp vào GDP đạt từ 8 - 10%. Sự phát triển của ngành CNTT-TT được phát triển dựa trên việc giải quyết những nhiệm vụ lớn bao gồm: (1) Phát triển nguồn nhân lực CNTT; (2) 38
  • 47. Phát triển ngành công nghiệp CNTT; (3) Phát triển và hoàn thiện hạ tầng viễn thông và CNTT; (4) Xây dựng và triển khai các giải pháp hỗ trợ phù hợp để phổ cập thông tin đến các hộ gia đình; (5) Ứng dụng hiệu quả CNTT trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và xã hội; (6) Tăng cường năng lực nghiên cứu trong lĩnh vực CNTT-TT, làm chủ và từng bước sáng tạo ra công nghệ cho chế tạo sản phẩm mới, xây dựng doanh nghiệp và phát triển thị trường CNTT-TT. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ Đề án, các nhóm giải pháp chính được đưa ra tập trung trên các phương diện: (1) Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức; (2) Tích cực xã hội hóa đầu tư cho CNTT-TT, đặc biệt là phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng; (3) Đẩy mạnh việc đầu tư của Nhà nước (đầu tư đột phá có trọng tâm, trọng điểm) đối với các chương trình, dự án ứng dụng và phát triển CNTT; (4) Xây dựng và hoàn thiện thể chế, tạo điểu kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành CNTT-TT; (5) Xây dựng và áp dụng một số cơ chế đặc thù và chính sách đột phá nhằm khuyến khích sự phát triển của CNTT-TT như: Chính sách về đầu tư, chính sách về tài chính, chính sách về đất đai, địa điểm, v.v.; (6) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực CNTT-TT. Theo tinh thần của Đề án tăng tốc, để đạt được những thành tựu vững chắc, CNTT-TT sẽ được quy hoạch phát triển hợp lý cả chiều rộng và chiều sâu, số lượng và chất lượng trên cơ sở phát huy nội lực, tận dụng tri thức và các nguồn lực quốc tế. Nhà nước chủ trương áp dụng mức ưu tiên, ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật dành cho công nghệ cao, cho công tác nghiên cứu, đào tạo về khoa học và công nghệ cho các khu CNTT tập trung, tăng cường đầu tư cho các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, các doanh nghiệp, cá nhân cung cấp các sản phẩm, dịch vụ CNTT. Sự ra đời của Đề án tăng tốc đã tạo ra nền tảng cơ sở cho nhiều lĩnh vực phát triển của CNTT-TT trong giai đoạn mới, trong đó có hoạt động ứng dụng 39
  • 48. CNTT. Các nội dung của Đề án sẽ được nghiên cứu và triển khai cụ thể hóa trong hoạt động ứng dụng CNTT tại nhiều cấp, nhiều lĩnh vực rộng rãi trên quy mô toàn quốc. Ngày 27/8/2010, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân ký Quyết định số1605/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015”. Theo đó, mục tiêu đến năm 2015 là xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử; ứng dụng CNTT rộng rãi trong nội bộ cơ quan nhà nước; cung cấp các dịch vụ công trực tuyến sâu rộng phục vụ người dân và doanh nghiệp; hướng tới làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước minh bạch hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Đây là kế hoạch bản lề, mang tính định hướng cho sự phát triển của ứng dụng công nghệ thông tin trong giai đoạn 2011-2015. Mục tiêu cụ thể của Chương trình: * Về xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử: - Phát triển và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật bảo đảm cho các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng an toàn, hiệu quả. - Phát triển và hoàn thiện các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu lớn, trước hết tập trung xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia về con người, tài nguyên và môi trường, tài chính, kinh tế, công nghiệp và thương mại, bảo đảm tính cấu trúc, hệ thống, tạo môi trường làm việc điện tử rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước. * Về ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước: - 60% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử. 40