SlideShare a Scribd company logo
1 of 84
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của việc thực hiện đề tài
Hải Phòng, còn được gọi là Thành phố Hoa phượng đỏ, là một thành
phố cảng lớn nhất phía Bắc (Cảng Hải Phòng) và công nghiệp ở miền Bắc
Việt Nam và là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ
Vùng duyên hải Bắc Bộ. Hải Phòng là thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam sau
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Hải Phòng còn là 1 trong 5 thành phố trực
thuộc trung ương, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Đà Nẵng và
Cần Thơ. Trong những năm qua, Hải Phòng đã có sự phát triển nhanh chóng
ở các lĩnh vực của ngành kinh tế. Nhờ có những quy hoạch mang tính dài hạn
và đúng đắn, thành phố Hải Phòng đã ngày một thu hút được nhiều nguồn vốn
đầu tư nước ngoài (FDI).
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói chung và Hải
Phòng nói riêng những năm qua chủ yếu từ các nước Đông Á và ASEAN;
vốn FDI của Hoa Kỳ, các nước Châu Âu vào Hải Phòng còn rất khiêm tốn.
Đặc biệt là FDI của Hoa Kỳ vào Hải Phòng trong những năm trước là rất ít và
chưa thực sự xứng đáng với vị thế là nước có nền kinh tế số 1 thế giới. Nhưng
trong 5 năm trở lại đây, khi mà Hoa Kỳ hồi phục sau khủng hoảng thì vốn
FDI của Hoa Kỳ vào Hải Phòng lại đứng thứ 3 chỉ sau Nhật bản và Hàn
Quốc. Phải chăng đây là dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã bắt đầu
quan tâm đến môi trường đầu tư tại Việt Nam cũng như thành phố Hải
Phòng…
Sau một thời gian thực tập tại vụ tài chính tiền tệ - Bộ Kế hoạch và Đầu
tư. được tiếp cận với những công việc thực tế, có điều kiện so sánh giữa lý
thuyết và thực tế, trên cơ sở thực trạng FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam và có
sự quan tâm đặc biệt đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
2
Phòng, nhận thức được tầm quan trọng của dòng vốn FDI của Hoa Kỳ vào
thành phố Hải Phòng, em mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Tăng cường thu hút
vốn FDI của Hoa Kỳ vào thành phố Hải Phòng” như một đề tài luận văn tốt
nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em nhận được sự giúp đỡ tận tình
của PGS. TS Đinh Trọng Thịnh và các anh chị công tác tại vụ Tài chính tiền
tệ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng thu hút FDI của Hoa Kỳ vào thành phố Hải
Phòng. Đề ra các giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI nói chung và Hoa Kỳ nói
riêng vào thành phố Hải Phòng trong thời gian tới, nhằm góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian là 5 năm (2010-2014) và quý I
năm 2015, trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam và thành phốHải Phòng. Đặc biệt
xem xét giai đoạn 2011- 2014 vì giai đoạn này Hải Phòng có chuyên biến
mạnh mẽ về FDI nói chung và FDI của Hoa Kỳ nói riêng với khá nhiều dự án
lớn của các đối tác và Hoa Kỳ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ của đề tài, một số phương pháp sau được sử
dụng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn:
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích và dự báo
- Phương pháp so sánh
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
3
Trong đó phương pháp chủ yếu là phương pháp tổng hợp và phân tích
tài liệu, phương pháp thống kê.
5. Kết cấu luận văn.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư
trực tiếp Hoa Kỳ vào thành phố Hải Phòng.
Chương 2: Thực trạng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của
Hoa Kỳ vào Hải Phòng.
Chương 3: Giải pháp tăng cương thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài của Hoa Kỳ vào hải Phòng.
Do khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp và thời gian có hạn cũng như việc
hạn chế trong tìm kiếm và nghiên cứu tài liệu nên chắc chắn nội dung khoá
luận của em không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu. Em
mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và những người
quan tâm đến khóa luận này để em có thể hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng
cảm ơn.
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP HOA
KỲ VÀO TP HẢI PHÒNG.
1.1. Tống quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1.1.1.1. Khái niệm.
* Khái niệm về đầu tư.
Đầu tư nói chung là sự sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các
hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn
các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền
, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động hoặc trí tuệ. Nhưng kết quả thu được
trong tương lai có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản
vật chất (nhà máy, đường xá),tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn ,
khoa học kỹ thuật ….) và các nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc có
năng suốt trong nền sản xuất xã hội.
Trong những kết quả đạt được trên đây, những kết quả trực tiếp của sự
hy sinh các nguồn lực là các tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực
tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc, mọi nơi không chỉ đối với
người đầu tư mà cả đối với toàn bộ kinh tế. Những kết quả này không chỉ
người đầu tư mà cả nền kinh tế được hưởng thụ.
Chẳng hạn một nhà máy được xây dựng; tài sản vật chất của người
được đầu tư trực tiếp tăng thêm, đồng thời tài sản vật chất tiềm lực của xã hội
cũng được tăng thêm. Lợi ích trực tiếp do hoạt động của nhà máy này đem lại
cho người đầu tư được lợi nhuận, còn cho nền kinh tế được thoả mãn nhu cầu
tiêu dùng, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động… Trình độ nghề
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
5
nghiệp chuyên môn của người lao động tăng thêm không chỉ có lợi cho chính
họ mà còn bổ sung nguồn lực kỹ thuật cho nền kinh tế để có thể tiếp nhận
công nghệ này càng hiện đại, góp phần nâng cao trình độ công nghệ kỹ thuật
của nền sản xuất quốc gia.
Đối với từng cá nhân, đơn vị đầu tư là điều kiện quyết định sự ra đời,
tồn tại và tiếp tục phát triển của mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
đối với nền kinh tế đầu tư là yếu tố quyết định sự phát triển của nền sản xuất
xã hội, là chìa khóa của sự tăng trưởng.
Có nhiều hình thức đầu tư và xuất phát từ nhiều nguồn vốn khác nhau,
một trong số hình thức đầu tư quan trọng là đầu tư trực tiếp nước ngoài.
* Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đầu tư trực Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hay còn được gọi là đầu
tư quốc tế trực tiếp. Có nhiều quan niệm khác nhau về đầu tư trực tiếp nước
ngoài, theo cách hiểu thông thường thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà
đầu tư đưa tiền và các nguồn lực cần thiết từ một quốc gia sang quốc gia khác
và chuyển hóa chúng thành vốn để tổ chức hoạt động kinh doanh nhằm mục
đích tìm kiếm lợi nhuận tối đa.
Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển một khối
lượng của nguồn vốn kinh doanh dài hạn giữa các quốc gia nhằm thu lợi
nhuận cao hơn đầu tư ở trong nước. Đó chính là hình thức xuất khẩu tư bản
với mục đích tìm kiếm lợi nhuận đầu tư cao, bên cạch đó còn những mục tiêu
khác như: tiếp cận nguồn lực, mở rộng ảnh hưởng, tăng khả năng cạnh
tranh…nguồn vốn kinh doanh được đề cập ở đây chỉ những tài sản hữu hình
và vô hình, gồm: thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, tiền vốn, độc quyền về
phát minh sáng chế, phương thức kinh doanh, bí quyết công nghệ, thương
hiệu…Sự di chuyển một khối lượng nguồn vốn kinh doanh này được tiến
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
6
hành chủ yếu dựa vào hoạt động của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) của
tư nhân và một số ít là của Nhà nước…
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 (khoản 3 điều 2) quy
định: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài
trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bằng bất kỳ tài sản
nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở
hợp đồng hoặc thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài theo quy định của luật này”. Theo quy định này, nội dung
khái niệm đầu tư nước ngoài đã được mở rộng so với Điều lệ đầu tư nước
ngoài năm 1977 tuy nhiên yếu tố trực tiếp nước ngoài vẫn chưa được khẳng
định một cách rõ ràng.
Trong luật đầu tư năm 2005, đầu tư được xem xét có tính hệ thống cao
hơn từ góc độ chung cả về đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực
tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt
động đầu tư.
Quan niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thực tế vẫn được liên tục
sửa đổi, bổ sung để phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam cả trong các quy
định pháp luật trong nước và các hiệp định quốc tế.
1.1.1.2. Đặc điểm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có các đặc điểm cơ bản sau:
- Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự
quyết định đầu tư, tự quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm
về lỗ lãi. Do đó mang tính khả thi và hiệu quả cao, không có những ràng buộc
về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế.
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
7
- Chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp điều hành bằng cách đóng góp 1 tỷ lệ
vốn tối thiểu trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định.
- Được thực hiện chủ yếu bằng nguồn vốn tư nhân, là hình thức có tính
khả thi cao và không ràng buộc về mặt chính trị, không để lại gánh nặng cho
thế hệ tương lai.
- Vốn đầu tư trực tiếp bao gồm vốn góp để hình thành vốn pháp định,
trong quá trình hoạt động còn bao gồm vốn vay của doanh nghiệp hoặc vốn
bổ sung từ lợi nhuận để triển khai cũng như mở rộng dự án.
- Thông qua FDI, các doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư có cơ hội
tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý cũng như
tác phong làm việc công nghiệp… Là những mục tiêu mà các hình thức đầu
tư khác không giải quyết được.
1.1.2. Vai trò của FDI.
1.1.2.1. Đối với nước đầu tư:
- Giúp các chủ đầu tư tận dụng lợi thê của nước tiếp nhận đâu tư, giảm
chi phí sản xuất, tìm kiếm nguồn lực cung cấp nguyên vật liệu ôn định.
- Giúp các chủ đầu tư có điều kiện đổi mới cơ câu sản xuất, áp dụng
công nghệ mới và nâng cao năng lực canh tranh.
- Giúp các chủ đầu tư bành trướng sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín,
mở rộng thị trường tiêu thụ và tránh dược hàng rào bảo hộ mậu dịch của các
nước.
1.1.2.2. Đối với nước nhận đầu tư:
- Đối với các nước có nền kinh tế phát triển:
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
8
+ Góp phân giải quyết các khó khăn về kinh tế - xã hội như thất nghiệp,
lạm phát, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
+ Tăng nguồn thu và tạo điều kiện cải thiện tình hình ngân sách nhà
nước, tạo ra môi trường cạnh tranh tích cực.
+ Giúp người lao động, các nhà quản lý học hỏi và nâng cao trình độ.
- Đối với các nước đang phát triển:
+ Là nguồn vốn quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại
hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển với
thế giới.
+ Góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. .
+ Góp phần phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng và trình độ cao, tạo
việc làm cho người lao động.
+ Là nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước nhỏ bé của các
nước đang phát triền.
+ Có điều kiện tiếp thu khoa học - công nghệ hiện đại, kinh nghiệm
quản lý tiên tiến và tác phong làm việc công nghiệp.
Tuy nhiên, FDI cũng có những hạn chế nhất định: Luồng FDI chỉ đi
vào những nước có môi trường kinh tế - chính trị ổn định, môi trường đâu tư
hấp dẫn. Nếu nước nhận đầu tư không có kế hoạch đầu tư chi tiết, cụ thể và
khao học dễ dẫn tới tính trạng đầu tư tràn lân, tài nguyên thiên nhiên và nguồn
lực bị khai thác cạn kiệt, khó bố trí đầu tư theo ngành và vùng lãnh thổ: nếu
không thấm định chặt chẽ còn có thể du nhập thiết bị, công nghệ lạc hậu: nếu
chính sách, pháp luật cạnh tranh không đầy đủ còn dễ dẫn tới tình trạng doanh
nghiệp nước ngoài chèn ép các doanh nghiệp trong nước.
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
9
1.1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1.1.3.1. Doanh nghiệp liên doanh.
Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài gọi tắt là liên doanh: là hình
thức được sử dụng rộng rãi nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới
từ trước đến nay. Nó là công cụ đế thâm nhập vào thị trường nước ngoài một
cách hợp pháp và có hiệu quả thông qua hoạt động hợp tác.
Khái niệm: liên doanh là một hình thức tổ chức kinh doanh có tính chất
quốc tế, hình thành từ những sự khác biệt giữa các bên về quốc tịch, quản lý,
hệ thống tài chính, luật pháp và bản sác văn hoá; hoạt động trên cơ sở sự đóng
góp của các bên về vốn, quản lí lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi
nhuận cũng như rủi ro có thế xảy ra; hoạt động của liên doanh rất rộng, gồm
cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, hoạt động nghiên cứu cơ
bản và nghiên cứu triển khai.
* Đối với nước tiếp nhận đầu tư:
- ưu điếm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, giúp đa dạng hoá sản
phẩm, đối mới Công nghệ, tạo ra thị trường mới và tạo cơ hội cho người lao
động làm việc và học tập kinh nghiệm quản lí của nước ngoài
-Nhược điếm: mất nhiều thời gian thương thảo vác vấn đề liên quan
đến dự án đầu tư, thường xuất hiện mẫu thuẫn trong quản lý điều hành doanh
nghiệp; đối tác nước ngoài thương quan tâm đến lợi ích toàn cầu, vì vậy đôi
lúc liên doanh phải chịu thua thiệt vì lợi ích ở nơi khác; thay đối nhân sự ở
công ty mẹ có ảnh hưởng tới tương lai phát triển của liên doanh.
* Đối với nhà đầu tư nước ngoài:
- Ưu điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của đối tác nước
sở tại; được đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh dễ thu lời, lình vực bị cấm
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
10
hoặc hạn chế đối vói hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; thâm
nhập được những thị trường truyền thống của nước chủ nhà. Không mất thời
gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan
hệ. Chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư.
- Nhược điếm: khác biệt về nhìn nhận chi phí đầu tư giữa hai bên đối
tác; mất nhiều thời gian thương thảo mọi vấn đề hên quan đến dự án đầu tư,
định giá tài sản góp vốn giải quyết việc làm cho người lao động của đối tác
trong nước; không chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp, dễ bị mất
cơ hội kinh doanh khó giải quyết khác biệt vè tập quán, văn hoá.
1.1.3.2. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng là một hình thức doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng ít phố biến hơn hình thức liên doanh
trong hoạt động đầu tư quốc tế.
Khái niệm: doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh
doanh có tư cách pháp nhân, được thành lập dựa trên các mục đích của chủ
đầu tư và nước sở tại.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo sự điều hành quản
lý của chủ đầu tư nước ngoài nhưng vẫn phải tuỳ thuộc vào các điều kiện về
môi trường kinh doanh của nước sở tại, đó là các điều kiện về chính trị, kinh
tế, luật pháp, văn hoá, mức độ cạnh tranh...
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tư cách pháp nhân là 1 thự thể pháp
lý độc lập hoạt động theo luật pháp nước sở tại. Thành lập dưới dạng công ty
trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cố phần.
* Đối với nước tiếp nhận:
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
11
- Ưu điểm: nhà nước thu được ngay tiền thuê đất, tiền thuế mặc dù
doanh nghiệp bị lỗ; giải quyết được công ăn việc làm mà không cần bỏ vốn
đầu tư; tập trung thu hút vốn và công nghệ của nước ngoài vào những lĩnh
vực khuyến khích xuất khẩu tiếp cận được thị trường nước ngoài.
- Nhược điểm: khó tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ nước
ngoài đê nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật ở các doanh nghiệp
trong nước.
* Đối với nhà đầu tư nước ngoài:
- Ưu điểm: chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp thực hiện
được chiến lược toàn cầu của tập đoàn; triến khai nhanh dự án đầu tư; được
quyền chủ động tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát
triển chung của tập đoàn.
- Nhược điểm: chủ đầu tư phải chịu toàn bộ rủi ro trong đầu tư; phải chi
phí nhiều hơn cho nghiên cứu tiếp cận thị trường mới; không xâm nhập được
vào những lĩnh vực có nhiều lợi nhuận thị trường trong nước lớn, khó quan hệ
với các cơ quan quản lý Nhà nước sở tại.
1.1.3.3. Hình thức hợp tác trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Hình thức này là hình thức đầu tư trong đó các bên quy trách nhiệm và
phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên đế tiến hành đầu tư kinh doanh mà
không thành lập pháp nhân mới.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được kí kết giữa đại diện có
thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, quy định rõ
việc thực hiện phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên.
Đặc điểm là các bên kí kết hợp đồng họp tác kinh doanh, trong quá
trình kinh doanh các bên hợp doanh có thế thành lập ban điều phối đế theo
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
12
dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng họp tác kinh doanh. Phân chia kết quả
kinh doanh: hình thức họp doanh không phân phối lợi nhuận và chia sẻ rủi ro
mà phân chia kết quả kinh doanh chung theo tỷ lệ góp vốn hoặc theo thoả
thuận giữa các bên. Các bên họp doanh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với
nhà nước sở tại một cách riêng rẽ. Pháp lý hợp doanh là một thực thế kinh
doanh hoạt động theo luật pháp nước sở tại chịu sự điều chỉnh của pháp luật
nước sở tại. Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên hop doanh được ghi trong hợp
đồng họp tác kinh doanh
* Đối với nước tiếp nhận:
- Ưu điểm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, thiếu công nghệ, tạo ra
thị trường mới nhưng vấn đảm bảo được an ninh quốc gia và nắm được quyền
điều hành dự án.
- Nhược điểm: khó thu hút đầu tư ,chỉ thực hiện được đối với một số ít
lĩnh vực dễ sinh lời.
* Đối với nước đầu tư:
- Ưu điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của dối tác nước
sở tại vào được những linh vực hạn chế đầu tư thâm nhập được nhưng thị
trường truyền thống của nước chủ nhà; không mất thời gian và chi phí cho
việc nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ; không bị tác
động lớn do khác biệt về văn hoá; chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư.
- Nhược điểm: không được trực tiếp quản lý điều hành dự án, quan hệ
hợp tác với đối tá nước sở tại thiếu tính chắc chắn làm các nhà đầu tư e ngại.
1.1.3.4. Đầu tư theo hợp đồng BOT.
BOT (xây dựng - vận hành - chuyến giao) là một thuật ngữ đế chỉ một
số mô hình hay một cấu trúc sử dụng đầu tư tư nhân đế thực hiện xây dựng cơ
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
13
sở hạ tầng vẫn được dành riêng cho khu vực nhà nước. Trong một dự án xây
dựng BOT, một doanh nhân tư nhân được đặc quyền xây dựng và vận hành
một công trình mà thường do chính phủ thực hiện. Công trình này có thế là
nhà máy điện, sân bay, cầu, cầu đường... Vào cuối giai đoạn vận hành doanh
nghiệp tư nhân sẽ chuyến quyền sở hữu dự án về cho chính phủ. Ngoài hợp
đồng BOT còn có BTO, BT.
Hợp đồng BOT là văn bản kí kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ
quan có thẩm quyền của nước chủ nhà đế đầu tư xây dựng công trình kết cấu
hạ tầng (kế cả mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá công trình) và kinh doanh
trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý, sau đó
chuyển giao không bồi hoàn toàn bộ công trình cho nước chủ nhà.
Hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh BTO và hợp đồng xây
dựng chuyến giao BT, được hình thành tương tự như hợp đồng BOT nhưng
có điểm khác là: đối với hợp đồng BTO sau khi xây dựng xong công trình nhà
đầu tư nước ngoài chuyến giao lại cho nước chủ nhà và được chinh phủ nước
chủ nhà dành cho quyền kinh doanh công trình đó hoặc công trình khác trong
một thời gian đủ đế hoàn lại toàn bộ vốn đầu tư và có lợi nhuận thoả đáng về
công trình đã xây dựng và chuyển giao.
Đối với hợp đồng BT, sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư
nước ngoài chuyên giao lại cho nước chủ nhà và được chính phủ nước chủ
nhà thanh toán bằng tiền hoặc bằng tài sản nào đó tương xứng với vốn đầu tư
đã bỏ ra và một tỉ lệ lợi nhuận hợp lí.
Doanh nghiệp được thành lập thực hiện hợp đòng BOT, BTO, BT mặc
dù hợp đồng dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài nhưng đối tác cùng thực hiện hợp đồng là các cơ quan
quản lí nhà nước ở nước sở tại. Lĩnh vực hợp đồng hẹp hơn các doanh nghiệp
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
14
FDI khác, chủ yếu áp dụng cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng; được
hưởng các ưu đãi đầu tư cao hơn sơ với các hình thức đầu tư khác và điếm
đặc biệt là khi hết hạn hoạt động, phải chuyến giao không bồi hoàn công trình
cơ sở hạn tầng đã được xây dựng và khai thác cho nước sở tại.
* Đối với nước chủ nhà:
- Ưu điểm: thu hút được vốn đầu tư vào những dự án cơ sở hạ tầng đòi
hỏi vốn đầu tư lớn, do đó giảm được sức ép cho ngân sách nhà nước, đồng
thòi nhanh chóng có được công trình kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh giúp khơi
dậy các nguồn lực trong nước và thu hút thêm FDI để phát triến kinh tế.
- Nhược điểm: khó tiếp nhận kinh nghiệm quản lí và khó kiểm soát
công trình. Mặt khác, nhà nước phải chịu mọi rủi ro ngoài khả năng kiếm soát
của nhà đầu tư.
* Đối với đầu tư nước ngoài:
- ưu điểm: hiệu quả sử dụng vốn được bảo đảm, chủ động quản lí, điều
hành và tự chủ kinh doanh, lợi nhuận không bị chia sẻ và được nhà nước sở
tại đảm bảo, tránh những rủi ro bất thường ngoài khả năng kiếm soát.
- Nhược điểm: việc đàm phán và thực thi họp đồng BOT thương gặp
nhiều khó khăn tốn kém nhiều thời gian và công sức.
1.1.4. Quy trình thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Dựa trên quy hoạch, kế hoạch phát triển quốc gia, mục tiêu, chiến
lược chính phủ đề ra cho từng giai đoạn, từng năm để đưa ra mục tiêu thu hút
đầu tư. Xây dựng định hướng thu hút FDI một cách tổng quát tránh tình trạng
thu hút FDI mâu thuẫn với chủ trương, chính sách của Nhà nước.
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
15
- Dựa trên định hướng tổng quan, xây dựng chủ trương thu hút vốn FDI
cho theo từng quốc gia, từng lĩnh vực, từng vùng, từng địa phương. Đối với
từng quốc gia, phải có định hướng riêng, phù hợp với tình hình kinh tế của
quốc gia đó, với nhu cầu, xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư, phát huy những
mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực mà nguồn vốn FDI từ quốc gia đó
mang lại. Các địa phương xây dựng định hướng thu hút FDI của riêng mình
để phát huy tối đa tiềm năng sẵn có, thu hút FDI có trọng tâm, trọng điểm, có
chất lượng và hiệu quả.
- Chuẩn bị và tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, các hội thảo, hội nghị
tăng cường giao lưu hợp tác giữa các nước trên lĩnh vực kinh tế, thương mại,
đầu tư... Dựa vào tình hình của các nước đầu tư, tìm hiểu các nhà đầu tư tiềm
năng, cung cấp thông tin đầy đủ về các quy định pháp luật, điều kiện tự nhiên,
văn hóa, xã hội, thị trường… Tổ chức các đoàn công tác, sang thăm và làm
việc với các doanh nghiệp nước ngoài, để họ có cơ hội tiếp xúc với các doanh
nghiệp Việt Nam; nắm bắt được những thông tin cần thiết; tìm kiếm các cơ
hội hợp tác, đầu tư giữa doanh nghiệp hai nước.
- Thẩm định các dự án xin cấp giấy phép đầu tư, tiến hành nghiên cứu,
thẩm định các dự án cam kết đầu tư. Khâu thẩm định là khâu vô cùng quan
trọng, quyết định dự án có được thực hiện hay không. Nếu công tác thẩm định
bị lơ là sẽ gây ra ảnh hưởng quan trọng đến kinh tế, xã hội, môi trường…
Một vấn đề đặt ra đó là, hiện nay, Việt Nam thực hiện thu hút đầu tư
còn tràn lan, còn đề cao mục tiêu số lượng, lượng vốn FDI thu hút được
không nhỏ nhưng hiệu quả, chất lượng của các dự án chưa cao. Các dự án thu
hút được chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chế biến chế tạo; lĩnh vực công
nghiệp nặng, xây dựng cơ sở hạ tầng chưa được sự quan tâm chú ý của các
nhà đầu tư. Nguồn vốn thu hút được chưa thực sự đi theo định hướng phát
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
16
triển theo hướng Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa của đất nước. Bên cạnh đó,
vốn FDI chúng ta thu hút được chủ yếu đầu tư vào các địa phương đã có cơ sở
hạ tầng phát triển; vùng sâu, vùng xa mặc dù đã đưa ra các điều kiện ưu đãi
nhưng vẫn chưa có được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Chênh lệch phát
triển giữa các địa phương, các vùng, miền vì thế không những không giảm
bớt mà còn có nguy cơ tăng lên. Mục tiêu về phát triển kinh tế phải đi đôi với
phát triển xã hội, xây dựng một xã hội công bằng và văn minh, đem lại cuộc
sống ấm no, hạnh phúc cho toàn bộ người dân chứ không phải chỉ là một bộ
phận dân số. Tình trạng mất cân bằng trong địa điểm nhận đầu tư cần được
nghiêm túc nghiên cứu và khắc phục. Còn có dự án thời gian xây dựng, chuẩn
bị kéo dài, thậm chí có rất nhiều dự án “treo”, không có dấu hiệu của việc đi
vào hoạt động; nhiều dự án có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường,
làm cạn kiệt tài nguyên. Vì vậy công tác thu hút FDI càng cần được cơ quan,
chính quyền các cấp quan tâm, chú trọng hơn nữa; chuyển đổi sang mục tiêu
thu hút về chất lượng thay vì số lượng.
1.2 Sự cần thiết phải tăng cường thu hút FDI Hoa Kỳ vào thành phố Hải
Phòng.
1.2.1. Vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp trong việc phát triển thành
phố Hải Phòng.
Đầu tư nước ngoài là yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Việt Nam cũng như Hải Phòng luôn coi đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ
phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế, được khuyến khích phát triển lâu
dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò
quan trọng trong nền kinh tế - xã hội Hải Phòng. Trước hết, FDI là nguồn vốn
bổ sung quan trọng vào tổng đầu tư xã hội và góp phần cải thiện cán cân
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
17
thanh toán trong giai đoạn vừa qua. Có thể nói rằng khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài đã đóng góp một phần hết sức quan trọng vào GDP thành phố với
tỷ trọng ngày càng tăng.
Khu vực này góp phần tăng cường năng lực sản xuất và đổi mới công
nghệ của nhiều ngành kinh tế như chế biến, chế tạo, công nghiệp chế
xuất,...khai thông thị trường sản phẩm (đặc biệt là trong gia tăng kim ngạch
xuất khẩu hàng hoá), đóng góp cho ngân sách Nhà nước và tạo việc làm cho
một bộ phận người lao động trong thành phố và các tỉnh thành lân cận. Bên
cạnh đó, FDI có vai trò trong chuyển giao công nghệ và các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài tạo sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự
đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Các dự án FDI cũng có tác
động tích cực tới việc nâng cao năng lực quản lý và trình độ của người lao
động làm việc trong các dự án FDI.
- Tạo thêm nguồn lực cho nền kinh tế.
Nguồn lực đầu tư cho sản xuất bao gồm: vốn, công nghệ, đất đai và lao
động. Đầu tư FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào nước nhận đầu tư
vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư, vậy
nguồn vốn FDI làm tăng lượng vốn ,công nghệ cho nhà đầu tư sàn xuất của
nước nhận đầu tư nói chung và địa phương nhận đầu tư nói riêng. Hải Phòng
là một thành phố thuộc tam giác phát triển kinh tế phía Bắc nên thu hút FDI
để tăng thêm nguồn vốn đầu tư, hiện đại hóa máy móc, thiết bị, công nghệ là
một việc hết sức quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát
triển.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
FDI chỉ rõ thị trường đang cần cái gì và nước chủ nhà có thể sản xuất
cái gì để đáp ứng nhu cầu thị trường thế giới. Nhờ đó FDI đã đóng vai trò
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
18
quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài,
nhiều lĩnh vực mới đã được hình thành ở nơi tiếp nhận đầu tư. Đầu tư trực
tiếp nước ngoài góp phần làm phát triển nhanh trình độ kỹ thuật công nghệ ở
nhiều thành phần kinh tế, làm tăng năng suất lao động ở các ngành và tỷ trọng
của nó trong nền kinh tế.
- Giải quyết công ăn việc làm, nâng cao mức sống của dân cư.
Ở các nước đang phát triển giải quyết vấn đề công ăn việc làm luôn là
vấn đề nan giải, vì vậy đây luôn là chỉ tiêu được xét đến khi cấp giấy đầu tư
cho các dự án FDI. các dự án FDI với quy mô vốn lớn thường chiếm tỷ trọng
cao trong tổng vốn đầu tư và đã có đóng góp không nhỏ giải quyết công ăn
việc làm cho người lao động
Như vậy đối với các nước đang phát triển FDI tạo ra một lượng lớn việc làm
một cách trực tiếp và gián tiếp đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ
năng làm việc của lao động. FDI đã giải quyết một phần tình trạng thất
nghiệp, tạo thu nhập và nâng cao đời sống xã hội. Ngoài ra FDI còn có tác
động gián tiếp đối với mức sống thông qua việc tăng cường khả năng trên thị
trường tiêu dùng, đa dạng hóa mặt hàng, giảm giá hàng hóa dịch vụ từ đó tạo
ra một cuộc sống dễ chịu hơn cho người dân.
- Góp phần cải thiện môi trường.
Quan trọng nhất là FDI thúc đấy phát triển kinh tế, cải thiện điều kiện
sống, do đó dẫn tới khả năng chi ngân sách cho lĩnh vực môi trường được
nhiều hơn. Người dân có mức sống cao hơn nên ý thức về môi trường ,đặc
biệt là môi trường sổng được quan tâm hơn, điều đó đồng nghĩa với giảm
thiểu ô nhiễm môi trường do đói nghèo.
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
19
Bên cạnh đó thông qua FDI thành phố có thể tiếp thu công nghệ tiên
tiến hơn, nhất là công nghệ sạch, sẽ tác động tích cực, trực tiếp đến bảo vệ
môi trường. lý giải cho vấn đề này là tiêu chuẩn môi trường của công nghệ
tiên tiến hơn bao giờ cũng cao hơn công nghệ cũ, nó sử dụng ít tài nguyên
hơn và mức thải thường thấp hơn.
1.2.2. Đặc điểm FDI Hoa Kỳ.
Mục tiêu kinh doanh của Hoa Kỳ là luôn vươn tới tối đa hoá lợi nhuận
trong các hoạt động của mình và như vậy, có những điểm tương đồng với
Châu Âu. Họ thường có xu hướng đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực
đem lại lợi nhuận cao và sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Trong khi đó, mục tiêu
hàng đầu của Nhật Bản là phát triển tập đoàn, chú trọng tăng tỷ lệ chiếm lĩnh
và khai thác thị trường thế giới, phát triển sản phẩm mới, kỹ thuật mới, tăng
cường vị trí cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Đối với Hoa Kỳ, họ đều chú trọng đến khả năng tiếp cận thị trường của
nước nhận đầu tư và coi đó là nền tảng để xây dựng chiến lược đầu tư của
mình. Điều này khác với các công ty Nhật Bản, quan tâm nhiều hơn đến
nguồn lao động rẻ và các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm đạt được những
chi phí sản xuất thấp hơn. Với quan điểm như vậy, hoạt động đầu tư ra nước
ngoài của Hoa Kỳ mang tính tập trung cao. Điều này cũng lý giải tại sao trong
thời gian qua, các nước Châu Âu nói riêng và các nước phát triển nói chung
vẫn là nơi nhận được nhiều vốn đầu tư nhất của Hoa Kỳ, đó là vì khu vực này
có qui mô lớn, giàu có và tính liên kết của các thị trường cao.
Hoa Kỳ cũng rất quan tâm đến vị trí chiến lược của nước nhận đầu tư.
Họ muốn phát triển mạng lưới sản xuất và phân phối khép kín trong châu lục
chứ không chỉ ở một nước với sự liên kết cao và phân công chặt chẽ rõ ràng.
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
20
Do đó vị trí địa- kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với Hoa Kỳ, Singapore
là một ví dụ ở khu vực Đông Nam Á. Việt Nam cần chú ý tới vị trí địa– kinh
tế trong việc thu hút FDI từ Hoa Kỳ.
Các nhà đầu tư Hoa Kỳ có xu hướng tập trung vào những dự án lớn ở
trình độ công nghệ cao như công nghệ thông tin, viễn thông… Số vốn đầu tư
có thể nằm trong khoảng 200 tới 1 tỷ USD. Ngoài ra năng lượng là lĩnh vực
Hoa kỳ đặc biệt quan tâm nhất là các dự án nhiệt điện số vốn đầu tư có thể lên
tới 4 đến 5 tỷ USD. Lĩnh vực đầu tư thứ ba là dịch vụ và du lịch số vốn cũng
rất lớn từ 1 tới 10 tỷ USD. Những dự án ở các lĩnh vực này đều được Hoa Kỳ
dùng máy móc và công nghệ chất lượng cao hàng đầu thế giới với trình độ
quản lý tiên tiến và khoa học. Điều mà Việt Nam học được và tận dụng được
ở Hoa Kỳ chính là công nghệ cao, số vốn lớn và trình độ quản lý hiện đại.
Đây là vốn quý nhất của các nhà đầu tư Hoa Kỳ.
Nhà đầu tư Hoa Kỳ cũng rất coi trọng hạ tầng của nước nhận đầu tư.
Đây là điều kiện khẳng định hoạt động sản xuất và kinh doanh của TNCs Hoa
Kỳ có thể diễn ra một cách trôi chảy không. Cơ sở về thông tin liên lạc, điện,
giao thông vận tải... có ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu vào của quá trình sản
xuất và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh sản phẩm của họ.
Ngoài ra, TNCs Hoa Kỳ cũng đặc biệt quan tâm đến chất lượng nguồn
nhân lực. Họ không chú trọng nhiều vào nguồn lao động rẻ, mà là trình độ lao
động. Nguồn nhân lực có dồi dào đi chăng nữa, nhưng trình độ thấp thì không
hấp dẫn được TNCs Hoa Kỳ. Những ngành TNCs Hoa Kỳ quan tâm là những
ngành chế tạo, công nghệ cao và dịch vụ đòi hỏi trình độ chuyên môn và kỹ
năng quản lý của lao động cao. Hoạt động của TNCs Hoa Kỳ trên thế giới,
bên cạnh những nỗ lực của bản thân, chúng còn chịu ảnh hưởng của chính
sách đầu tư ra nước ngoài của Chính phủ Hoa Kỳ. Cơ chế chính sách đầu tư
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
21
của Hoa Kỳ luôn hướng vào việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra
nước ngoài. Chính phủ Hoa Kỳ thành lập nhiều tổ chức hỗ trợ như
EXIMBANK, OPIC; Chính phủ Hoa Kỳ có những chính sách bảo hộ quyền
sở hữu tài sản cho các công ty Hoa Kỳ.
Chính phủ Hoa Kỳ còn ký các hiệp định song phương với các đối tác
như: Hiệp định bảo hộ đầu tư, Hiệp định thương mại, và các Hiệp định đa
phương khác. Hầu hết các quy định về cơ chế chính sách đầu tư ra nước ngoài
của Hoa Kỳ đều thực hiện theo những nguyên tắc của WTO. Như vậy có thể
thấy Chính phủ Hoa Kỳ luôn có nhiều chính sách, biện pháp để thực hiện mục
đích quan trọng nhất là nhằm tạo lập một vị trí vững chắc cho mình trên
trường quốc tế, đồng thời tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh
nghiệp Hoa Kỳ hoạt động tại nước ngoài, tránh các rủi ro về chính trị hay
thương mại.
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI từ Hoa Kỳ.
Thứ nhất, Tình hình ổn định chính trị:
Sự ổn định chính trị - xã hội có ý nghĩa quyết định đến việc huy động
và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Tình hình
chính trị không ổn định, đặc biệt là thể chế chính trị (đi liền với nó là sự thay
đổi luật pháp) thì mục tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu cũng thay đổi.
Hậu quả là lợi ích của các nhà ĐTNN bị giảm (họ phải gánh chịu một phần
hay toàn bộ các thiệt hại đó) nên lòng tin của các nhà đầu tư bị giảm sút. Mặc
khác, khi tình hình chính trị - xã hội không ổn định, Nhà nước không đủ khả
năng kiểm soát hoạt động của các nhà ĐTNN, hậu quả là các nhà đầu tư hoạt
động theo mục đích riêng, không theo định hướng chiến lược phát triển kinh
tế -xã hội của nước nhận đầu tư. Do đó hiệu quả sử dụng vốn FDI rất thấp.
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
22
Kinh nghiệm cho thấy, khi tình hình chính trị -xã hội bất ổn thì các nhà
đầu tư sẽ ngừng đầu tư hoặc không đầu tư nữa. Chẳng hạn, sự lộn xộn ở Nga
trong thời gian qua đã làm nản lòng các nhà đầu tư mặc dù Nga là một thị
trường rộng lớn, có nhiều tiềm năng...Tuy nhiên, nếu chính phủ thực hiện
chính sách cởi mở hơn nữa thì chỉ làm giảm khả năng thu hút các nhà ĐTNN,
cá biệt có trường hợp trong chiến tranh vẫn thu hút được FDI song đó chỉ là
trường hợp ngoại lệ đối với các công ty thuộc tổ hợp công nghiệp quân sự
muốn tìm kiếm cơ hội buôn bán các phương tiện chiến tranh hoặc là sự đầu tư
của chính phủ thông qua hình thức đa phương hoặc song phương nhằm thực
hiện mục đích riêng. Rõ ràng, trong trường hợp này, việc sử dụng FDI không
đem lại hiệu kinh tế - xã hội cho nước tiếp nhận đầu tư.
Chỉ sô hòa bình GPI – Global Peace Index
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Xếp Hạng 48 48 43 42 40 45
Chỉ số hòa bình của Việt Nam năm 2014 xếp hạng 45/162 cũng thuộc
vào các nước có chỉ số hòa bình tương đối ổn định. Điều này thu hút các
doanh nghiệp FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam.
Thứ hai, chính sách pháp luật:
Các nhà đầu tư rất cần môi trường pháp lý bao gồm một hệ thống đầy
đủ các chính sách, quy định cần thiết, đảm bảo sự nhất quán, không chồng
chéo với nhau và có hiệu lực trong thực hiện. Các nhà đầu tư nước ngoài luôn
tôn trọng các quy định về chính sách, luật pháp của nước nhận đầu tư.
Thứ ba, sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô:
Đây là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư. Điều này
đặc biệt quan trọng đối với việc huy động và sử dụng vốn nước ngoài. Để thu
hút được FDI, nền kinh tế địa phương phải là nơi an toàn cho sự vận động của
vốn đầu tư, và là nơi có khả năng sinh lợi cao hơn các nơi khác. Sự an toàn
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
23
đòi hỏi môi trường vĩ mô ổn định, hơn nữa phải giữ được môi trường kinh tế
vĩ mô ổn định thì mới có điều kiện sử dụng tốt FDI.
Mức độ ổn định kinh tế vĩ mô được đánh giá thông qua tiêu chí: chống lạm
phát và ổn định tiền tệ. Tiêu chí này được thực hiện thông qua các công cụ
của chính sách tài chính tiền tệ như lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ dự trữ bắt
buộc, các công cụ thị trường mở đồng thời phải kiểm soát được mức thâm hụt
ngân sách hoặc giữ cho ngân sách cân bằng.
Thứ tư, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội:
Hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ và đồng bộ. Hạ tầng cơ sở bao gồm hạ
tầng cơ sở vật chất- kỹ thuật (hệ thống giao thông, thông tin...) và hạ tầng cơ
sở kinh tế- xã hội (hệ thống thị trường trong nước, hệ thống luật pháp và hiệu
lực thực thi, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực...). Hệ thống hạ tầng cơ
sở liên quan đến cả các yếu tố đầu vào lẫn đầu ra của hoạt động kinh doanh,
nên nó là điều kiện nền tảng đê các nhà đầu tư có thế khai thác lợi nhuận. Nếu
hạ tầng Cơ sở yếu kém và thiếu đồng bộ thì nhà đầu tư rất khó khăn đế triển
khai dự án, chi phí đầu tư có thể tăng cao, quyền lợi của nhà đầu tư có thể
không được bảo đảm và do vậy, nhà đầu tư sẽ không muốn đầu tư vốn của
mình. Mặt khác, việc chuyên vốn ra nước ngoài của nhà đầu tư nhằm khai
thác thị trường, nên nếu thị trường của nước tiếp nhận đầu tư nhỏ, khả năng
thanh toán của dân cư bị hạn chế thì sẽ không hấp dẫn các nhà đầu tư nước
ngoài. Điều này lý giải tại sao một số nước dành rất nhiều ưu đãi cho các nhà
đầu tư nước ngoài nhưng không hấp dẫn được luồng vốn FDI.
Thực tế đã chứng minh nơi nào thu hút được nhiều vốn FDI nơi đó có
tốc độ phát triển kinh tế nhanh và ôn định; đời sống nhân dân được cải thiện.
Để ra quyết định đầu tư nhà đầu tư luôn so sánh các điều kiện trong môi
trường đầu tư giữa các địa phương. Vì vậy vấn đề đặt ra với các địa phương
hiện nay là làm thế nào để tạo được môi trường đầu tư thuận lợi nhất.
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
24
Thứ năm, nguồn nhân lực.
Khi quyết định đầu tư một cơ sở sản xuất mới ở một nước đang phát
triển, các chủ đầu tư nước ngoài cũng nhắm đến việc khai thác nguồn nhân
lực trẻ, dồi dào, trình độ thấp và giá rẻ ở nhiều nước đang phát triển. Thông
thường nguồn lao động phổ thông luôn được đáp ứng đầy đủ và có thể thỏa
mãn yêu cầu của các công ty, lực lượng này đáp ứng được nhu cầu của các
doanh nghiệp chế tạo cần nhiều lao động. Ngược lại, những ngành, lĩnh vực,
những dự án đầu tư đòi hỏi công nghệ cao thường kèm theo yêu cầu về lao
động có trình độ cao, có tay nghề và được đào tạo bài bản. Tuy vậy, chỉ có thể
tìm được các nhà quản lý giỏi, cũng như cán bộ kỹ thuật có trình độ và kinh
nghiệm ở các thành phố lớn. Động cơ, thái độ làm việc của người lao động
cũng là yếu tố quan trọng trong việc xem xét, lựa chọn địa điểm để đầu tư.
Không phải lúc nào các chủ đầu tư nước ngoài cũng đem công nghệ cùng với
vốn đi đầu tư ở các nước khác. Bản thân họ cũng kỳ vọng tìm được những
công nghệ, phát minh, sáng chế và các tài sản mới do doanh nghiệp ở nước
nhận đầu tư sáng tạo ra và sở hữu độc quyền. Điều này đặc biệt đúng với các
dòng vốn FDI chảy giữa các nước công nghiệp phát triển với nhau.
Thứ sáu, Công nghiệp phụ trợ.
Công nghiệp phụ trợ là bộ phận đặc thù trong cấu thành công nghiệp,
chuyên làm chức năng sản xuất những sản phẩm hỗ trợ cho việc tạo ra các sản
phẩm hoàn chỉnh. Đó là ngành chế tạo các linh kiện, phụ kiện, phụ tùng,
nguyên liệu để sơn, nhuộm và những sản phẩm dùng làm bao bì, đóng gói….
Công nghiệp phụ trợ theo nghĩa rộng còn bao hàm cả việc sản xuất ra
các sản phẩm trung gian cho quá trình sản xuất chính như sơ chế các nguyên
liệu thô hoặc chế tạo một phần những sản phẩm chính tương tự theo tiêu
chuẩn kỹ thuật và giấy phép của chính hãng.
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
25
Đặc trưng của ngành công nghiệp phụ trợ là sản xuất quy mô nhỏ được
thực hiện bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự tác nghiệp của nó luôn gắn
liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hãng lớn và có mối liên hệ
chặt chẽ về kinh tế và kỹ thuật với các hãng lớn. Khi các mối liên hệ trở nên
thường xuyên và ổn định thì chúng trở thành vệ tinh của các hãng lớn. Đây
cũng là một trong các con đường chủ yếu để TNCs cắm nhánh và khai thác
thị trường thế giới thông qua việc hút các doanh nghiệp này vào quỹ đạo hoạt
động của mình để hình thành các chi nhánh cấp 2 và cấp 3… với các mối liên
kết chặt và lỏng khác nhau.
Như vậy, có thể nói công nghiệp phụ trợ phát triển mới có thể thu hút
hiệu quả nguồn vốn FDI. Nhất là trong ngành sản xuất các loại máy móc. Tỷ
lệ của chi phí công nghiệp phụ trợ cao hơn nhiều so với chi phí của lao động,
do vậy một quốc gia có ưu thế về lao động nhưng công nghiệp phụ trợ yếu
kém sẽ làm cho môi trường đầu tư trở nên kém hấp dẫn.
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH
PHỐ HẢI PHÒNG.
2.1. Khái quát trung về thanh phố Hải Phòng.
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền duyên hải Bắc
Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Ninh,
phía Tây Bắc giáp Hải Dương, phía Tây Nam giáp Thái Bình và phía Đông là
bờ biển chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam từ phía Đông đảo Cát Hải
đến cửa sông Thái Bình. Là nơi hội tụ đầy đủ các lợi thế về đường biển,
đường sắt, đường bộ và đường hàng không, giao lưu thuận lợi với các tỉnh
trong cả nước và các quốc gia trên thế giới. Do có cảng biển, Hải Phòng giữ
vai trò to lớn đối với xuất nhập khẩu của vùng Bắc Bộ, tiếp nhận nhanh các
thành tựu khoa học – công nghệ từ nước ngoài để rồi lan toả chúng trên phạm
vi rộng lớn từ bắc khu Bốn cũ trở ra. Cảng biển Hải Phòng cùng với sự xuất
hiện của cảng Cái Lân (Quảng Ninh) với công suất vài chục triệu tấn tạo
thành cụm cảng có quy mô ngày càng lớn góp phần đưa hàng hoá của Bắc bộ
đến các vùng của cả nước, cũng như tham gia dịch vụ vận tải hàng hoá quá
cảnh cho khu vực Tây Nam Trung Quốc.
Hải Phòng ngày nay bao gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7
quận (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dương
Kinh), 8 huyện (An Dương, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thuỵ, Tiên
Lãng, Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo). Dân số thành phố là trên 1.837.000 người,
trong đó số dân thành thị là trên 847.000 người và số dân ở nông thôn là trên
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
27
990.000 người. (theo số liệu điều tra dân số năm 2009). Mật độ dân số 1.207
người/km2
Hải Phòng có lợi thế là điểm đầu cuối của 2 hành lang, một vành đai
kinh tế, nối với trung quốc. Với vị trí địa lý này, Hải Phòng được các nhà đầu
tư đánh giá có ưu thế lớn do giảm chi phí vận tải cho sản xuất. Với lợi thế
giao thông cảng biển, Hải Phòng đã phát triển đa dạng các ngành nghề, đóng
mới và sửa chữa tàu biển, sản xuất xi măng, xăng dầu, may mặc, giày dép.
2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên.
Địa hình Hải Phòng thay đổi rất đa dạng phản ánh một quá trình lịch sử
địa chất lâu dài và phức tạp. Phần bắc Hải Phòng có dáng dấp của một vùng
trung du với những đồng bằng xen đồi trong khi phần phía nam thành phố lại
có địa hình thấp và khá bằng phẳng của một vùng đồng bằng thuần tuý
nghiêng ra biển.
Hải Phòng có bờ biển dài trên 125 km. Ngoài khơi thuộc địa phận Hải
Phòng có nhiều đảo rải rác trên khắp mặt biển, lớn nhất có đảo Cát Bà, xa
nhất là đảo Bạch Long Vĩ. Biển, bờ biển và hải đảo đã tạo nên cảnh quan
thiên nhiên đặc sắc của thành phố duyên hải. Đây cũng là một thế mạnh tiềm
năng của Hải Phòng để phát triển ngành dịch vụ, du lịch.
Do đặc điểm lịch sử địa chất, vị trí địa lý, Hải Phòng có nhiều nguồn
lợi, tiềm năng: có mỏ sắt ở Dương Quan (Thuỷ Nguyên), mỏ kẽm ở Cát Bà
(tuy trữ lượng nhỏ); có sa khoáng ven biển (Cát Hải và Tiên Lãng); mỏ cao
lanh ở Doãn Lại (Thuỷ Nguyên), mỏ sét ở Tiên Hội, Chiến Thắng (Tiên
Lãng). Đá vôi phân phối chủ yếu ở Cát Bà, Tràng Kênh, Phi Liệt, phà Đụn;
nước khoáng ở xã Bạch Đằng (Tiên Lãng). Muối và cát là hai nguồn tài
nguyên quan trọng của Hải Phòng, tập trung chủ yếu ở vùng bãi giữa sông và
bãi biển, thuộc các huyện Cát Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thuỵ, Đồ Sơn.
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
28
Tài nguyên biển là một trong những nguồn tài nguyên quý hiếm của
Hải Phòng với gần 1.000 loài tôm, cá và hàng chục loài rong biển có giá trị
kinh tế cao như tôm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, cá heo, ngọc trai,
tu hài, bào ngư... là những hải sản được thị trường thế giới ưa chuộng. Biển
Hải Phòng có nhiều bãi cá, lớn nhất là bãi cá quanh đảo Bạch Long Vĩ với trữ
lượng cao và ổn định. Tại các vùng triều ven bờ, ven đảo và các vùng bãi
triều ở các vùng cửa sông rộng tới trên 12.000 ha vừa có khả năng khai thác,
vừa có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn và nước lợ có giá trị kinh tế
cao.
Hải Phòng có trên 57.000 ha đất canh tác, hình thành từ phù sa của hệ
thống sông Thái Bình và nằm ven biển. Tài nguyên rừng Hải Phòng phong
phú và đa dạng, có rừng nước mặn, rừng cây lấy gỗ, cây ăn quả, tre, mây...
đặc biệt có khu rừng nguyên sinh Cát Bà với thảm thực vật đa dạng và phong
phú, trong đó có nhiều loại thảo mộc, muông thú quý hiếm; đặc biệt là Voọc
đầu trắng- loại thú quý hiếm trên thế giới hiện chỉ còn ở Cát Bà.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội Hải Phòng năm 2014.
2.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tăng 8,53% so với
cùng kỳ, đạt kế hoạch (kế hoạch tăng 8,0 - 9,0%), trong đó: nhóm nông, lâm,
thủy sản ước tăng 1,89%; nhóm công nghiệp - xây dựng ước tăng 10,72%;
nhóm dịch vụ ước tăng 8,2% so với cùng kỳ. Cơ cấu các ngành dịch vụ - công
nghiệp, xây dựng - nông, lâm, thủy sản tương ứng 54,89% - 35,69% - 9,42%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2014 ước tăng 12% so với cùng
kỳ, vượt kế hoạch đã đề ra. Số ngành công nghiệp cấp 4 có tăng trưởng liên
tục gia tăng (quý I: 22 ngành, 6 tháng: 24 ngành, 9 tháng: 28 ngành), nhiều dự
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
29
án sản xuất lớn đi vào hoạt động ổn định và tăng công suất đã góp phần quan
trọng thúc đẩy tăng trưởng chung, ngành đóng tàu đã có sự tăng trưởng trở lại
sau một thời gian dài suy giảm.
Hoạt động thương mại, dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh
thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,31% so với cùng kỳ, đạt 108,67% kế hoạch. Chỉ
số giá tiêu dùng bình quân 10 tháng đầu năm tăng 4,8% so với cùng kỳ. Tổng
kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3,57 tỷ USD tăng 18,03% so với cùng kỳ, đạt
101,81% kế hoạch. Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 3,56 tỷ USD tăng
16,35% so với cùng kỳ, đạt 99,95% kế hoạch.
Sản lượng hàng hóa thông qua các cảng trên địa bàn thành phố ước
60,3 triệu tấn tăng 15,04% so với cùng kỳ, đạt 113,77% kế hoạch. Vận tải
hàng hóa ước tăng 7,07% và tăng 2% về tấn km so với cùng kỳ. Vận tải hành
khách ước tăng 11,7% về người và tăng 14,25% về người km so với cùng kỳ.
Sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng các loại cây cả năm là
105,26 nghìn ha, bằng 98,79% năm 2013 (giảm 1.320,3 ha); năng suất lúa
bình quân cả năm ước thực hiện 62,96 tạ/ha, đạt 99,84% kế hoạch và tăng
0,51% so với cùng kỳ. Dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm tiếp tục được
khống chế. Chăn nuôi: tổng đàn trâu ước giảm 0,86%, đàn bò giảm 4,18%,
đàn lợn giảm 2,53%, đàn gia cầm tăng 2,18% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất
nông nghiệp ước 10.105,6 tỷ đồng, tăng 0,37% so với cùng kỳ, đạt 91,88% kế
hoạch. Lâm nghiệp: Giá trị sản xuất lâm nghiệp ước đạt 40,5 tỷ đồng, tăng
3,32% so với cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch. Thủy sản: tổng sản lượng nuôi
trồng và khai thác thủy sản ước tăng 4,11% với cùng kỳ, trong đó sản lượng
nuôi trồng tăng 3,29%, sản lượng khai thác tăng 4,93% so với cùng kỳ. Giá trị
sản xuất thủy sản ước đạt 4.053,4 tỷ đồng tăng 8,32% so với cùng kỳ và bằng
100% kế hoạch. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
30
được quan tâm đẩy mạnh, bình quân các xã trên địa bàn thành phố năm 2014
ước đạt 12 tiêu chí theo Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố cả năm 2014 ước đạt
46.448,3 tỷ đồng tăng 5,3% so với cùng kỳ, bằng 99,7% dự toán Hội đồng
nhân dân thành phố giao, trong đó: thu nội địa 9.300 tỷ đồng, tăng 8,7% so
với cùng kỳ và bằng 103,3% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao, thu
Hải quan 34.300 tỷ đồng tăng 4,3% và đạt 97,6% dự toán năm. Tổng chi ngân
sách địa phương ước 9.687,8 tỷ đồng, tăng 15,9% so với cùng kỳ và bằng
100,2% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao, trong đó chi đầu tư xây
dựng cơ bản tăng 10,1%, chi thường xuyên tăng 16,7% so với cùng kỳ.
Tín dụng: Tổng nguồn vốn huy động năm 2014 ước đạt 90.300 tỷ đồng
tăng 16,85%, tổng dư nợ cho vay ước 54.510 tỷ đồng tăng 7,11% so với cùng
kỳ. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng trên địa bàn
thành phố đã thực hiện cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi suất, tháo gỡ khó khăn
trong quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp với ngân hàng, tạo điều kiện thuận
lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng theo quy định ( ).
Đầu tư phát triển: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện đạt 45.234,4
tỷ đồng, tăng 10,72% so cùng kỳ, bằng 106,43% kế hoạch. Thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài tiếp tục đạt khá, tính đến ngày 20/10/2014 tổng số vốn
thu hút trên địa bàn đạt 968,3 triệu USD ( ), cả năm 2014 ước đạt 1,1 tỷ USD,
bằng 100% kế hoạch. Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư: Tính đến ngày
20/10/2014 đã phê duyệt 41 dự án đầu tư, trong đó: 20 dự án đầu tư mới với
tổng mức đầu tư là 689,8 tỷ đồng và 21 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng
vốn đầu tư tăng 195,3 tỷ đồng. Tích cực triển khai thi hành Luật Đấu thầu,
Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công. Quản lý và phát triển doanh nghiệp: Cấp
đăng ký thành lập mới cho 1.800 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 6.660 tỷ
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
31
đồng, giảm 6,69% về số doanh nghiệp và tăng 12,78% về vốn so cùng kỳ; cấp
đăng ký thành lập 191 chi nhánh, văn phòng đại diện, giảm 0,52% so với
cùng kỳ. Làm thủ tục giải thể cho 103 doanh nghiệp và 102 chi nhánh, văn
phòng đại diện theo quy định; thực hiện thủ tục chấm dứt tồn tại do sáp nhập
cho 02 doanh nghiệp; thực hiện 2.600 lượt rà soát và thu hồi Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của 650 doanh
nghiệp. Tính đến 30/9/2014, toàn thành phố có 14.632 doanh nghiệp tạm
dừng hoạt động, tạm đóng mã số thuế, chiếm 51,4% số doanh nghiệp toàn
thành phố, tăng 6,52% so với cùng kỳ năm 2013.
2.1.2.2. Tình hình phát triển xã hội.
Trên cơ sở phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng, đời sống văn
hoá xã hội có nhiều tiến bộ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được
nâng lên. Cụ thể:
Công tác giáo dục và đào tạo: hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2013 -
2014; tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 99,86%, tốt nghiệp bổ túc trung
học phổ thông đạt 99,3%. Tổ chức tốt các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ
thông, bổ túc trung học phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp năm 2014. Tham gia các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế, học sinh
của thành phố đã đạt 01 huy chương bạc và 02 huy chương đồng, duy trì
thành tích Hải Phòng là địa phương duy nhất trong cả nước 20 năm liền có
học sinh đạt giải quốc tế.
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân: Thực hiện đồng bộ các biện
pháp phòng, chống dịch bệnh, không xuất hiện các dịch bệnh truyền nhiễm gây
dịch nguy hiểm. Đảm bảo an toàn tiêm chủng và duy trì đạt tỷ lệ tiêm chủng
cao. Tổ chức tốt công tác khám, chữa bệnh tại các tuyến điều trị; 100% người
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
32
nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi được hưởng chính sách khám, chữa bệnh theo đúng
quy định
Du lịch: Tổng lượt khách du lịch đến thành phố ước đạt trên 5,28 triệu
lượt khách tăng 5,46% so với cùng kỳ, đạt 101,54% kế hoạch năm; trong đó
khách quốc tế 601,8 nghìn lượt khách tăng 3,58% so cùng kỳ. Xây dựng Đề án
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bền vững quần đảo Cát Bà đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2050. Phối hợp tổ chức Hội nghị phổ biến và triển
khai quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và
Duyên hải ĐôngBắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tiến hành rà soát
các dự án đầu tư du lịch và đánh giá tài nguyên du lịch trên địa bàn thành phố.
Tổ chức triển khai có hiệu quả các văn bản hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch đối với công tác lữ hành và lưu trú. Tăng cường công tác kiểm
tra, đôn đốc, hướngdẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nhằm đảm bảo tốt
chất lượng phục vụ.
Công táclao động, việc làm: Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm
cho người lao động được triển khai có hiệu quả. Giải quyết việc làm cho
53.500 lao động, tăng 4,78% so với cùng kỳ, đạt 103,88% kế hoạch; tỷ lệ qua
đào tạo ước đạt 74%, đạt kế hoạch đề ra; tuyển mới đào tạo nghề cho 48.500
học sinh đạt 100% kế hoạch năm. Giải quyết tốt chế độ bảo hiểm thất nghiệp,
cung cấp dịch vụ tư vấn và giới thiệu việc làm cho người lao động mất việc.
Bảo đảm an sinh xã hội: Thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với
người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo và trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo còn 2,33% (giảm 0,9%), đạt kế hoạch đề ra.
Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa tiếp tục được phát triển sâu rộng. Công tác
chăm sóc người cao tuổi; bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; công tác bình
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
33
đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ tiếp tục được quan tâm, có chuyển biến tiến
bộ. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 73%.
2.1.3. Những lợi thế so sánh của hải Phòng trong thu hút FDI.
2.1.3.1. Cơ sở hạ tầng.
Hải Phòng có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh. Tạo điều kiện
thuận lợi cho kinh tế - xã hội của thành phố phát triển.
* Hệ thống giao thông gồm đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường
hàng không. Phân bổ hợp lý, giao lưu thuận lợi tới các tỉnh và thành phố khác.
- Đường bộ:
+ Đường bộ đối ngoại: Quốc lộ 5 trên địa bàn Hải Phòng có điểm đầu
từ Hà Nội, điểm cuối tại KCN Đình Vũ (nơi sẽ là nút giao với cao tốc Hà Nội
– Hải Phòng đang xây dựng), dài 35,5 km, hiện đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp II
đồng bằng, 4 làn xe cơ giới. Quốc lộ 10 là tuyến quốc lộ nối các tỉnh ven biển
duyên hải của miền Bắc, nối Vĩnh bảo với Ninh Giang, Diêm Điền Đoạn qua
địa phận Hải Phòng dài 52.5 km, đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, 2 làm xe
cơ giới. Quốc lộ 37 là tuyến quốc lộ có tính chất vành đai miền bắc. Đoạn qua
địa phận Hải Phòng dài 20,1 km, tiêu chuẩn đạt đường cấp đồng bằng (mặt
cắt ngang 7,5m, 2 làn xe cơ giới).
+ Đường bộ đối nội: gồm 14 tuyến đường chính thành phố và đường
tỉnh dài tổng cộng 250 km nối từ đô thị trung tâm đi quận Đồ Sơn và các
huyện. Có 6 tuyến chính yếu nhất đã được đầu tư vào cấp hoàn chỉnh từ cấp
III trở lên (là đường Tôn Đức Thắng và các ĐT 351, ĐT 353, ĐT 35 , các
tuyến còn lại phần lớn mới đạt cấp IV và cấp V, mặt đường nhựa cấp thấp
(láng hoặc thâm nhập).
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
34
+ Các tuyến quốc lộ đang xây dựng:
Đường Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng dài 105,5 km đang được triển k hai
xây dựng. Đoạn qua địa phận Hải Phòng dài 33 km, tiêu chuẩn đường cao tốc
loại A (mặt cắt ngang 70-100m, 6 làn xe cơ giới).Đường cao tốc ven biển
Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình nối các tỉnh ven biển Bắc Hải Phòng đã
được chấp thuận cho xây dựng. Đường có chiều dài qua địa bàn 43,8 km, lộ
giới 120,0 m. Đoạn tuyến Tân Vũ – Lạch Huyện nối đường cao tốc với khu
cảng của ngõ quốc tế Lạch Huyện có chiều dài 15,6 km đang trong giai đoạn
chuẩn bị xây dựng.
- Đường sắt:
Tuyến đường sắt bắt đầu từ ga Gia Lâm đến ga Hải Phòng, dài 102 km
hiện được sử dụng để vận chuyển hành khách và hàng hóa; đi qua địa phận
Hải Dương, Hưng Yên (gần như song song với Quốc lộ 5), và k hai thác tàu
khách đến ga Long Biên, ga Hà Nội và một số tuyến vận tải hàng hóa đi Lào
Cai và các tỉnh phía Nam.
Trên địa bàn thành phố có 3 nhánh đường sắt chuyên dùng kết nối từ
tuyến Hà Nội - Hải Phòng với các khu bến cảng dọc sông Cấm từ khu vực
cảng Vật Cách đến cảng Chùa Vẽ.
Đoạn đi qua Hải Phòng dài 24,4 km và có 4 ga đầu mối là ga Hải
Phòng, ga Thượng Lý, ga Vật Cách và ga Dụ Nghĩa. Do tuyến đường sắt có
vị trí xuyên qua trung tâm thành phố nên có tới 211 đường ngang đường bộ,
trong đó chỉ có 12 đường ngang có gác chắn, 4 đường ngang có cảnh báo tự
động, 17 đường ngang có biển báo, còn lại 178 đường ngang dân sinh.
Ba nhánh chuyên dùng nối ra cảng là: nhánh ra cảng Vật Cách, nhánh
ra cảng chính Hải Phòng và nhánh ra cảng Chùa Vẽ. Các nhánh này cũng có
khổ 1.000 mm.
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
35
- Đường hàng không:
Hải Phòng có 2 sân bay là sân bay dân sự Cát Bi và sân bay quân sự
Kiến An. Sân bay Cát Bi các trung tâm thành phố 5 km, có thể tiếp nhận được
máy bay Airbus 320 và các máy bay khác có trọng tải tương tự. Từ 2006 đến
nay, sân bat Cát Bi đã bắt đầu mở tuyến bay quốc tế đi Hồng Kông – Ma Cao
– Hải Phòng.
- Đường thủy:
Nhờ có một hệ thống gồm 5 nhánh sông, giao thông đường thủy nội địa
của Hải Phòng rất thuận tiện. Cảng Hải Phòng là cảng biển lớn nhất miền
Bắc, cảng có hệ thống bến đậu, kho chứa hàng, phương tiện bốc dỡ hiện đại
đủ năng lực đón tàu trọng tải trên 1 vạn tấn ra vào làm hàng.
* Hệ thống điện nước:
- Hệ thống cấp điện
Hiện nay thành phố Hải Phòng tiêu thụ lượng điện khoảng 8 - 9.5 triệu
KW/ngày và được cung cấp từ 3 trạm 220KV và 21 trạm 110KV có khả năng
cung cấp tới 15 triệu KW/ngày. Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng đặt tại xã
Tam Hưng, huyện Thuỷ Nguyên, nhà máy có tổng công suất 1.200MW (gồm
4 tổ máy, mỗi tổ máy 300MW), tổng mức đầu tư hơn 1,2 tỷ USD. Nhà máy
sản xuất ra 7,2 tỉ KWh điện mỗi năm đảm bảo cung cấp điện ổn định cho khu
vực tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cung cấp một sản lượng điện
lớn cho lưới điện quốc gia với hệ thống truyền tải điện bao gồm 2 sân phân
phối 220KV và 110KV.
- Hệ thống cấp nước:
Thành phố hiện có 7 nhà máy xử lý nước với tổng công suất
166.000m3/ngày-đêm. Chất lượng nước xử lý đạt tiêu chuẩn của tổ chức
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
36
WHO và lượng nước đủ đáp ứng cho mọi yêu cầu. Tại mỗi huyện, có các nhà
máy xử lý nước cỡ nhỏ cung cấp đủ cho nhu cầu địa phương.
Dự án mở rộng Nhà máy cấp nước Vật Cách là một trong những công
trình được Công ty Cấp nước tập trung cao, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng
nước của khu vực cửa ngõ phía tây thành phố gồm huyện An Dương, các khu
công nghiệp (KCN): Nomura, Tràng Duệ, Bến Kiền, An Dương, các nhà máy,
xí nghiệp dọc Quốc lộ 5 và kết nối các nhà máy nước khác như An Dương,
Cầu Nguyệt, bảo đảm cấp nước an toàn, ổn định cho thành phố.
Dự án Đầu tư mở rộng hệ thống cấp nước Giai đoạn 2 Thành phố Hải
Phòng, thời gian thực hiện: 2011 -2018. Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV
Cấp nước Hải Phòng. Tổng mức đầu tư: 73,693 triệu USD. Nguồn vốn đầu tư,
trong đó: Vốn ADB (vay lại của Nhà nước): 56,796 triệu USD (77%). Vốn
nhà nước (ngân sách địa phương cấp): 3,148 triệu USD (5%); Vốn của Công
ty Cấp nước: 13,450 triệu USD (18%).
2.1.3.2. Khu công nghiệp
Hải Phòng là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp. Những khu công
nghiệp với cơ sở hạ tầng hiện đại của hải Phòng luôn được các nhà đầu tư cân
nhắc khi quyết định đầu tư vào hải phòng. Tại các khu công nghiệp này doanh
nghiệp luôn được ban quản lý quan tâm cung cấp các dịch tốt nhất như cung
cấp dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp sau khi doanh
nghiệp đã xử lý thô. Các khu công nghiệp của hải phòng đều được trang bị hệ
thống cáp thông tin liên lạc và đường truyền quốc tế ADSL.
2.1.3.3. Hệ thống dịch vụ
Các ngân hàng hiện đang hoạt động tại Hải Phòng có khả năng đáp ứng
các dịch vụ tài chính tiền tệ cho các nhà đầu tư. Hệ thống ngân hàng bao gồm
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
37
chi nhánh ngân hàng nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại và các tổ
chức tín dụng.
Các hãng bảo hiểm như: AIA, Manufife, Pijico, bảo Việt…cũng đã có
mặt trên địa bàn thành phố, làm phong phú thêm hoạt động tài chính – bảo
hiểm của Hải Phòng.
Hải Phòng còn là trung tâm của nhiều hãng tàu như Vinaship,
Vinalines, Germatrans. Nhiều hãng tàu nước ngoài cũng đã lập đại lý ở thành
phố như Mitsu, HuynDai, CMA, MISC,…
2.1.3.4. Nguồn nhân lực.
Lao động thành phố đang có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH –
HĐH, chuyển nhanh sang các ngành nghề: kinh doanh tài chính, ngân hàng,
kiểm toán, điện tử viễn thông, cơ khí chế tạo, đóng tàu, công nghệ vật liệu
mới, công nghệ biển, kinh tế biển, logistics…Trong 10 năm qua, lực lượng
lao động của Hải Phòng đã có sự gia tăng đáng kể. Số người trong lực lượng
lao động từ 15 tuổi trở lên đã tăng từ 1,19 triệu (năm 2000) lên 1,47 triệu
người năm 2010, bằng 22,5%. Điều này vừa giúp thành phố bổ sung lực
lượng lao động nhưng cũng gây sức ép về việc làm và các vấn đề về an sinh
xã hội. Số người qua đào tạo có chiều hướng tăng nhanh, cơ cấu đào tạo ngày
càng hợp lý, chất lượng nhân lực và trình độ đào tạo được nâng lên dần đáp
ứng yêu cầu của thị trường lao động, năng xuất lao động có xu hướng tăng.
Hải Phòng có hệ thống giáo dục phát triển hơn các địa phương lân cận, hạ
tầng cơ sở xã hội tốt, thành phố Hải Phòng có chỉ số giáo dục đứng thứ 3 toàn
quốc với 4 trường đại học, 16 trường cao đẳng, 26 trường Trung cấp chuyên
nghiệp, trường Đại học Hàng hải là trường đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn
ISO 9001-2000, là trường duy nhất tại Việt Nam có bằng cấp được công nhận
tại tất cả các nước trên thế giới. Tỷ lệ người biết chữ đạt 97,6%, cao nhất cả
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
38
nước. Hoàn thành phổ cập bậc Trung học cơ sở từ năm 2001, bậc Trung học
và nghề từ năm 2008. Hàng năm đào tạo ra 27,000 công nhân kỹ thuật và
45,000 sinh viên tốt nghiệp.
Với các con số trên cho thấy rằng nguồn nhân lực ở Hải Phòng không
chỉ dồi dào mà còn có trình độ. Ngoài lực lượng có thể huy động tại địa
phương, Hải Phòng còn có thể huy động nguồn lao động bổ sung từ các tỉnh
thành lân cận.
2.1.4. Tình hình thu hút FDI vào Hải Phòng.
Những năm gần đây, Hải Phòng trở thành một trong những địa phương
có sự đột phá về thu hút nguồn vốn FDI, trong tốp dẫn đầu cả nước. Không
những thế, chất lượng các dự án FDI cũng có sự chuyển biến rõ nét. Nguồn
vốn FDI tiếp tục giữ vai trò quan trọng, là một trong những động lực chủ yếu
thúc đẩy phát triển KTXH thành phố.
2.1.4.1. Về cơ cấu nguồn vốn.
Do xác định rõ lợi thế so sánh, coi phát triển kinh tế đối ngoại là động
lực, là giải pháp quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội. Hải Phòng thu hút
vốn đầu tư đến từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 6 cả nước về quy
mô vốn đầu tư. Nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng từ năm
2007 đến năm 2014 ta có bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng giai đoạn năm 2007-
2014
Đơn vị tính: triệu USD
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
39
Vốn đăng
ký mới
1.020,34 944,62 57,22 87,67 459 1.635,2 1.844,33 622,41
Số dự án 34 35 13 21 26 40 51 33
Nguồn:Sở kế hoạch và đầu tư thành phốHải Phòng.
Từ bảng trên ta có biểu đồ 2.1:
Nhìn vào biểu đồ ta thấy trong 2 năm 2007 và 2008, đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Hải Phòng đạt mức tương đối cao. Đây là thời điểm Việt Nam
vừa mới gia nhập WTO, đó là động lực thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam nói chung và tại Hải Phòng nói riêng, cụ thể trong năm 2007 Hải
phòng thu hút được 34 dự án với số vốn đăng ký hơn 1 tỷ USD điển hình là
dự án hợp tác với tập đoàn Huyndai Hàn Quốc với tổng số vốn lên tới 742
triệu USD cấp ngày 12/03/2007; trong năm 2008, Hải Phòng thu hút được 35
dự án với tổng số vốn là 944 triệu USD, trong đó có nhiều dự án trên 100
1020.34
944.62
57.22 87.67
459
1635.2
1844.33
622.41
0
10
20
30
40
50
60
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
2000
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn 2007-2014
Số vốn đăng kýmới Số dựán
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
40
triệu USD như dự án xây dựng KCN An Dương-GĐ1 của Trung Quốc với số
vốn là 175 triệu USD và dự án xây dựng KCN, khu công nghệ cao của
Singapore với số vốn đăng ký là 268 triệu USD.
Từ cuối năm 2008 đến 2011, Thế giới bước vào cuộc khủng hoảng kinh
tế trầm trọng, kinh tế Việt Nam cũng không năm ngoài tầm ảnh hưởng đó
khiến việc thu hút đầu tư FDI từ các nước phát triển gặp nhiều khó khăn. Hải
Phòng chủ yếu chỉ thu hút được các dự án nhỏ lẻ với số vốn đăng ký bình
quân 10.06 triệu USD/1 dự án.
Trong 3 năm (2012- 2014), kinh tế thế giới có dấu hiệu khởi sắc trở lại
đặc biệt là sự phục hồi của kinh tế Nhật Bản. Nhờ cải thiện các chính sách thu
hút vốn đầu tư và chính sách đối ngoại, Hải Phòng thu hút được 124 dự án
FDI được cấp mới với số vốn đăng ký 4,1 tỷ USD và 91 dự án tăng vốn với
tổng số vốn tăng thêm 1,24 tỷ USD. Điển hình là dự án xây dựng nhà máy sản
xuất lốp xe Bridgestone của Nhật Bản với số vốn đầu tư là 1,22 tỷ USD cấp
ngày 02/01/2012 (chiếm 74,74% tổng số vốn đầu tư trong năm 2012) và dự án
xây dựng nhà máy sản xuất điện tử của tập đoàn LG Electronics (Hàn Quốc)
với tổng số vốn đầu tư là 1,5 Tỷ USD cấp ngày 09/06/2013 (chiếm 81,34%
tổng số vốn thu hút được trong năm 2013). Như vậy, trong 3 năm, tổng vốn
FDI vào Hải Phòng 5,4 tỷ USD, chiếm gần 55% tổng số vốn FDI đăng ký thu
hút được trong 25 năm qua.
Đây là những con số rất đáng khích lệ. Nhưng điều đáng nói hơn cả
chính là chất lượng các dự án. Nếu như trước đây, các dự án FDI chủ yếu
trong các lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp, sản xuất các sản phẩm có sử dụng
nguồn nguyên liệu, khoáng sản lớn, các dự án sản xuất các sản phẩm truyền
thống như giày da, may mặc, nhựa, thép… thì bây giờ có nhiều dự án đầu tư
vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, có công nghệ kỹ thuật cao
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
41
(thiết bị điện tử và chi tiết, linh kiện trong công nghiệp điện, điện tử, cơ khí,
tinh chế các sản phẩm đất hiếm, hợp kim đất hiếm như bột nam châm vĩnh
cửu…).
Cho đến thời điểm 20/2/2015, tổng dự án FDI còn hiệu lực trong vùng
là 461 dự án, đứng thứ 6 cả nước, tương ứng với số vốn đăng ký đầu tư là
11,3tỷ USD. Như vậy tổng vốn FDI vào Hải Phòng chiếm 4,46% tổng vốn
FDI và chiếm 2,57% số dự án FDI cả nước. Số dự án cấp mới và bổ sung vốn
2 tháng đầu năm 2015 là 8 dự án với số vốn đầu tư là 211,56 triệu USD.
2.1.4.2. Về lĩnh vực đầu tư.
Các dự án mà thành phố Hải phòng thu hút được chủ yếu tập trung
nhằm khai thác lợi thế về cảng biển, đầu mối công nghiệp và đã đầu tư vào
nhiều lĩnh vực như công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, thương mại dịch
vụ…số liệu cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI theo lĩnh vực đầu
tư vào thành phố Hải Phòng tính đến 20/02/2015
Lĩnh vực Số dự án
Tỷ lệ số dự
án (%)
Số vốn đầu
tư (Triệu
USD)
Tỷ lệ số vốn
đầu tư (%)
Công nghiệp 341 73,97 6.423,56 56,84
Xây dự cơ sở
hạ tầng
32 6,94 2.906,49 25,72
Dịch vụ 23 4,99 917,64 8,12
Khác 65 14,1 1.053,4 9,32
Tổng 461 100 11.301,09 100
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng.
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
42
Dựa vào bảng 2.2 ta thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng tập
trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp (chiếm 73,97% về số dự án
và 56,84% về vốn đầu tư), phát triển cơ sở hạ tầng (chiếm 6,94% về số dự án
và 25,72% về số vốn đầu tư), Dịch vụ du lịch (chiếm 4,99% số dự án và
8,12% về số vốn đầu tư). Các hoạt động đầu tư vào công nghiệp chủ yếu
hướng vào xuất khẩu.
Nổi bật phải kể tới lĩnh vực điện, điện tử, công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ
cao cấp được thành phố tập trung thu hút, mà cụ thể là LGE với dự án trị giá
1,5 tỷ USD tại Khu CN Tràng Duệ, kéo theo hàng chục dự án FDI vệ tinh
khác, làm cả khu CN sôi động hẳn lên và đây cũng là một cơ sở quan trọng để
Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép mở rộng khu CN thêm 600 ha.
Một dự án hàng tỷ USD khác là Nhà máy sản xuất lốp xe Bridgestone tại Khu
CN Đình Vũ. Ngoài ra, còn có nhiều dự án khác công nghệ cao như nhà máy
sản xuất thuốc tiêu chuẩn cao Nipro Pharma; sản xuất máy in, máy photocopy
của Fuji Xerox…
Trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, thành phố cũng thu hút được
các nhà đầu tư có tiềm lực kinh tế, giàu kinh nghiệm. Lĩnh vực logistics tuy
rất mới nhưng cũng có 2 nhà đầu tư của Singapore. Cùng với đó, trong lĩnh
vực kinh doanh bất động sản, có thêm nhiều nhà đầu tư lớn tới tìm hiểu và
xúc tiến đầu tư như Daiwa House, Fujita, Sujitsu, Minato, Chyoda, Chuo,
Hilton ( Nhật Bản và Hoa Kỳ…). Trong đó có 3 nhà đầu tư được cấp giấy
chứng nhận đầu tư để thực hiện các dự án về trung tâm thương mại tổng hợp,
khu nhà ở tại Khu đô thị ven sông Lạch Tray và dự án khách sạn 5 sao…
Nhìn nhận tổng thể, cơ cấu ngành nghề trong thu hút FDI đã khai thác
triệt để lợi thế của Hải Phòng và thực hiện đúng định hướng phát triển kinh
tế-xã hội của thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. FDI tập
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
43
trung chủ yếu vào công nghiệp với số lượng lớn về số vốn và số dự án, tiếp
theo là cơ sở hạ tầng, thương mại và dịch vụ. Cơ cấu trên đã làm tăng tỷ trọng
đầu tư vào công nghiệp và dịch vụ cũng như tác động hỗ trợ cho các ngành
công nghiệp dịch vụ hiện có ở địa phương.
Nói chung, các chủ đầu tư FDI tại Hải Phòng mới chủ yếu là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, chưa có nhà đầu tư có tiềm năng mạnh về công nghệ và
tài chính. Mặc dù vậy, hoạt động đầu tư nước ngoài trong thời gian qua cũng
đã đóng vai trò rất quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
2.1.4.3. Về hình thức đầu tư.
Với chủ trương tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở mọi hình thức, FDI tại thành phố Hải Phòng khá đa dạng về các hình
thức đầu tư.
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hải
Phòng theo hình thức đầu tư ( tính đến 20/02/2015 )
Nguồn:Sở kế hoạch và đầu tư thành phốHải Phòng.
Hình thức Số dự án
Tỷ trọng số
dự án (%)
Số vốn đầu
tư (triệu
USD)
Tỷ trọng
số vốn
đầu tư
100% vốn đầu tư nước
ngoài
329 71,37 7.786,45 68,9
Liên doanh 98 21,26 3250,03 28,76
Công ty cổ phẩn 14 3,03 203,58 1,8
Hợp đồng hợp tác kinh
doanh
20 4,34 61,03 0.54
Tổng 461 100 11.301,09 100
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
44
Những biến động của dòng vốn FDI vào Hải Phòng về cơ bản là giống
dòng vốn FDI của cả nước. Điều đó cho thấy, trong điều kiện của cả nước ta,
dòng vốn FDI của Hải Phòng về cơ bản phụ thuộc vào chính sách và môi
trường đầu tư trung của cả nước, những thay đổi cơ chế và chính sách chung
của Nhà nước có ảnh hương quyết định đối với việc thu hút FDI vào Hải
Phòng. Khi luật đầu tư chung 2005 có hiệu lực đã tạo ra môi trường bình đẳng
giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước dẫn đến số các doanh nghiệp
100% vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Tiếp đến là hình thức liên doanh và
sau cùng là loại hình hợp đồng hợp tác kinh doanh, loại hình này mới xuất
hiện trong thời gian gần đây. Tính đến hết năm 2014 mới chỉ có 17 dự án ký
kết theo phương thức này. Trong hình thức liên doanh thì tỷ lệ góp vốn của
các nhà đầu tư nước ngoài luôn chiếm tỷ lệ khá cao, trung bình từ 60 - 70 %,
khiến quyền lợi các nhà đầu tư nước ngoài vẫn chiếm ưu thế hơn.
2.1.4.4. Về đối tác đầu tư.
Trong nhiều năm qua, cùng với việc thu hút nguồn vốn FDI, thành phố
Hải Phòng đã phát triển thêm nhiều mối quan hệ với các đối tác là các nhà
đầu tư nước ngoài. Nhờ đó Hải Phòng đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư từ
các nước khác nhau. Tới năm 2014, tổng cộng đã có hơn 28 đối tác đầu tư vào
Hải Phòng trên tất cả các lĩnh vực, từ công nghiệp – xây dựng, tới nông
nghiệp và dịch vụ. Cùng với sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia, các
tập đoàn quốc tế, làm cho hoạt động đầu tư trực tiếp tại hải Phòng ngày càng
sôi động và phong phú hơn. Các đối tác đầu tư vào Hải Phòng chủ yếu tới từ
các nước châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… Vì các nhà đầu tư
châu Á thường tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp nhẹ, chế biến thực
phẩm và khách sạn, sử dụng nhiều lao động, điều này phù hợp với các điều
kiện thuận lợi sẵn có tại thành phố Hải Phòng.
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
45
2.1.4.5. Địa phương tiếp nhận đầu tư.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu vẫn tập trung chủ yếu vào những
địa phương có lợi thế về giao thông và hạ tầng kỹ thuật (quốc lộ 5, cảng biển,
khu công nghiệp…) Trong những năm gần đây, FDI không còn tập trung vào
những quận ở nội thành mà bắt đầu chuyển dịch ra các huyện ngoại thành.
Tuy nhiên, những địa bàn có khó khăn về cơ sở hạ tầng, xa khu vực có dân
cư, xa các khu đô thị vẫn chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư như các huyện
Vĩnh Bảo, huyện đảo Bạch Long Vỹ…
2.1.4.6. Đóng góp của khu vực FDI đến sự phát triển kinh tế xã – hội của
thành phố Hải Phòng.
Các doanh nghiệp FDI có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát
triển kinh tế Hải Phòng trong những năm qua, thể hiện ở các mặt như góp
phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng góp cho ngân sách địa phương, tạo
việc làm cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế…
Bảng 2.4: Đóng góp cho ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp FDI
Hải Phòng trong giai đoạn 2011-2014.
Năm
Nộp NSNN của các
DN FDI Hải Phòng
(triệu USD)
Nộp NSNN của toàn
thành phố Hải Phòng
(triệu USD)
Tỷ trọng
(%)
2011 106,4 1.672,88 6,36
2012 137,56 1.863,42 7,38
2013 145,78 1.958,67 7,44
2014 124,66 1.789,93 6,96
Nguồn:Sở công thương thành phốHảiPhòng.
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
46
Thu hút FDI vào Hải Phòng những năm qua đã tạo cho Ngân sách của
thành phố tăng và ổn định. Nguồn thu chủ yếu là các khoản như thuế nhập
khẩu, thuế lợi tức, tiền thuế đất…
Qua bảng số liệu trên ta thấy đóng góp của FDI vào ngân sách khá ổn
định. Năm 2011, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên tình hình sản xuất,
kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài gặp nhiều khó khăn, điển hình
là tình hình sản xuất , kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu công
nghiệp Nomura vốn là các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất phục vụ xuất khẩu
100% sản phẩm cho công ty mẹ tại Nhật Bản có giảm sút, phải cắt giảm sản
lượng và không có đầu tư lớn do ảnh hưởng của động đất sóng thần của Nhật
Bản . Điều đó là nguyên nhân lớn gây lên sự sụt giảm đóng góp ngân sách
nhà nước.
Các dự án đầu tư vào Hải Phòng chủ yếu là sản xuất hàng xuất khẩu,
điều này đã góp phần cải thiện tình trạng nhập siêu hiện nay. Qua các năm,
kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI luôn chiếm tỷ trọng cao trong kim
ngạch xuất khẩu toàn thành phố.
Bên cạnh đó, khu vực FDI còn góp phần giải quyết công ăn việc làm
không chỉ cho thành phố mà còn cho các tỉnh thành lân cận.
2.2. Thực trạng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tư Hoa
Kỳ vào địa bàn thành phố Hải Phòng.
2.2.1. Quy mô vốn đầu tư FDI của Hoa Kỳ vào thành phố Hải Phòng.
Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
theo đối tác đầu tư (tính đến 10/02/2015).
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
47
TT Đối tác Dự án
Tổng số vốn đầu tư
(Triệu USD)
1 Nhật Bản 105 3.425,67
2 Hàn Quốc 68 1.856,37
3 Hoa Kỳ 13 1.229,96
4 Đài Loan 47 943,05
5 Singapore 37 858,51
6 Hồng Kông 42 732,76
7 Trung Quốc 51 721,42
8 Anh 18 553,79
9 Hà Lan 11 284,85
10 Úc 8 135,23
11 Thái Lan 6 77,85
12 Malaysia 9 72,41
13 Bỉ 3 19,24
14 Đức 5 16,7
15 Bermuda 2 15
16 Pháp 2 13,41
17 Indonesia 3 12
18 Samoa 3 11
19 Nauy 2 10,1
SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01
48
20 Ấn Độ 2 10
21 Quốc đảo Marshall 7 8
22 Đan mạch 3 9
23 Nga 9 8
24 Ukraina 1 5
25 Séc 1 2
26 Slovenia 1 2
27 Áo 1 1
28 Mauritius 1 1
Tổng 461 11,301.09
Nguồn:Sở kế hoạch và đầu tư Hải Phòng.
Dựa vào bảng trên ta thấy, có 28 nước đã và đang đầu tư vào thành phố
Hải Phòng trong khi con số đầu tư vào cả nước gấp 3 lần. Đứng ở vị trí đầu
tiên là Nhật Bản với tống số vốn đầu tư là 3.425,67 triệu USD, chiếm 30,3%
tổng số vốn đầu tư vào Hải Phòng. Kế tiếp là Hàn Quốc tổng số vốn là
1.856,37 triệu USD, chiếm 16,43% tổng số vốn cả nước. Hoa Kỳ là quốc gia
đứng thứ 3 trong danh sách nguồn vốn FDI vào Hải Phòng với 1.229,96 triệu
USD chiếm 10,9% tổng số vốn đầu tư vào Hải Phòng và chiếm 11,15% tổng
số vồn đăng ký mà Hoa Kỳ đã đầu tư vào Việt Nam. Điều đó cho thấy các
nhà đầu tư Hoa Kỳ có sự quan tâm đặc biết tới Hải Phòng đặc biệt là trong
lĩnh vực dịch vụ lưu trú và kinh doanh bất động sản. Điển hình là dự án xây
dựng khách sạn 5 sao của tập đoàn khách sạn Hilton Hoa Kỳ và dự án xây
dựng, kinh doanh bất động sản của công ty TNHH Union Success với tổng số
vốn đầu tư lên tới hàng trăm triệu USD.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A

More Related Content

What's hot

Power point của nhóm fdi
Power point của nhóm fdiPower point của nhóm fdi
Power point của nhóm fdiVanglud Nguyen
 
Thuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệp
Thuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệpThuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệp
Thuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệpNông Dân Khoảng
 
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...d d
 
Ktcc thứ 6 ca 3 - Đầu tư FDI
Ktcc thứ 6 ca 3 - Đầu tư FDIKtcc thứ 6 ca 3 - Đầu tư FDI
Ktcc thứ 6 ca 3 - Đầu tư FDIHương Nguyễn
 
Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp
Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp
Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp nataliej4
 
Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam
Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt NamMột số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam
Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt NamLuanvan84
 
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưTác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưPhong Olympia
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDICác nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDInataliej4
 
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (17)

Power point của nhóm fdi
Power point của nhóm fdiPower point của nhóm fdi
Power point của nhóm fdi
 
Thuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệp
Thuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệpThuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệp
Thuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệp
 
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...
 
Fdi
FdiFdi
Fdi
 
Ktcc thứ 6 ca 3 - Đầu tư FDI
Ktcc thứ 6 ca 3 - Đầu tư FDIKtcc thứ 6 ca 3 - Đầu tư FDI
Ktcc thứ 6 ca 3 - Đầu tư FDI
 
Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp
Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp
Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp
 
Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam
Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt NamMột số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam
Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
 
Fdi
FdiFdi
Fdi
 
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà NẵngThu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
 
Luận văn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bắc Ninh thực trạng và giải pháp
Luận văn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bắc Ninh thực trạng và giải phápLuận văn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bắc Ninh thực trạng và giải pháp
Luận văn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bắc Ninh thực trạng và giải pháp
 
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưTác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDICác nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAYLuận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
 
Đề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAYĐề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi
 

Similar to LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A

Thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước asean và bà...
Thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp  kinh nghiệm của một số nước asean và bà...Thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp  kinh nghiệm của một số nước asean và bà...
Thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước asean và bà...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdiBài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdiThu Vien Luan Van
 
Bài thảo luận môn kinh tế công cộng chủ đề thực trạng và giải pháp thu hút ...
Bài thảo luận môn kinh tế công cộng   chủ đề thực trạng và giải pháp thu hút ...Bài thảo luận môn kinh tế công cộng   chủ đề thực trạng và giải pháp thu hút ...
Bài thảo luận môn kinh tế công cộng chủ đề thực trạng và giải pháp thu hút ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưCleverCFO Education
 
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-Thuyet Dam
 
Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...
Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...
Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...luanvantrust
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc v...
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc v...Luận văn: Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc v...
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc v...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01
Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01
Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01Cheguevara Nguyen
 
Bài tập kinh tế đầu tư
Bài tập kinh tế đầu tưBài tập kinh tế đầu tư
Bài tập kinh tế đầu tưQuỳnh Trọng
 

Similar to LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A (20)

Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà Nội
Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà NộiTăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà Nội
Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà Nội
 
QT017.doc
QT017.docQT017.doc
QT017.doc
 
Thuyết trình fdi môn quản trị doanh nghiệp
Thuyết trình fdi môn quản trị doanh nghiệpThuyết trình fdi môn quản trị doanh nghiệp
Thuyết trình fdi môn quản trị doanh nghiệp
 
QT169.doc
QT169.docQT169.doc
QT169.doc
 
DA137.doc
DA137.docDA137.doc
DA137.doc
 
Thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước asean và bà...
Thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp  kinh nghiệm của một số nước asean và bà...Thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp  kinh nghiệm của một số nước asean và bà...
Thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước asean và bà...
 
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdiBài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
 
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdiBài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
 
Bài thảo luận môn kinh tế công cộng chủ đề thực trạng và giải pháp thu hút ...
Bài thảo luận môn kinh tế công cộng   chủ đề thực trạng và giải pháp thu hút ...Bài thảo luận môn kinh tế công cộng   chủ đề thực trạng và giải pháp thu hút ...
Bài thảo luận môn kinh tế công cộng chủ đề thực trạng và giải pháp thu hút ...
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
 
Qtdadt
QtdadtQtdadt
Qtdadt
 
Giao trinh qtda
Giao trinh qtdaGiao trinh qtda
Giao trinh qtda
 
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
 
Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...
Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...
Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc v...
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc v...Luận văn: Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc v...
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc v...
 
Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01
Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01
Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01
 
Tác động của đầu tư nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tp Đà Nẵng
Tác động của đầu tư nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tp Đà NẵngTác động của đầu tư nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tp Đà Nẵng
Tác động của đầu tư nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tp Đà Nẵng
 
Bài tập kinh tế đầu tư
Bài tập kinh tế đầu tưBài tập kinh tế đầu tư
Bài tập kinh tế đầu tư
 
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính Quốc tế Trường Đại học Ngoại Thương.doc
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính Quốc tế Trường Đại học Ngoại Thương.docBáo cáo thực tập Khoa Tài chính Quốc tế Trường Đại học Ngoại Thương.doc
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính Quốc tế Trường Đại học Ngoại Thương.doc
 
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng ChănLuận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
 

More from NguyenQuang195

ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉPĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉPNguyenQuang195
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...NguyenQuang195
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ ...NguyenQuang195
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAYLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAYNguyenQuang195
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC...NguyenQuang195
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦ...NguyenQuang195
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PH...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PH...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PH...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PH...NguyenQuang195
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VI...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VI...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VI...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VI...NguyenQuang195
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ K...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ K...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ K...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ K...NguyenQuang195
 
LUẬN VĂN THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN CỦA CÔNG TY ...
LUẬN VĂN THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN CỦA CÔNG TY ...LUẬN VĂN THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN CỦA CÔNG TY ...
LUẬN VĂN THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN CỦA CÔNG TY ...NguyenQuang195
 
LUẬN VĂN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN P...
LUẬN VĂN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN P...LUẬN VĂN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN P...
LUẬN VĂN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN P...NguyenQuang195
 

More from NguyenQuang195 (11)

ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉPĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ ...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAYLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦ...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PH...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PH...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PH...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PH...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VI...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VI...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VI...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VI...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ K...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ K...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ K...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ K...
 
LUẬN VĂN THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN CỦA CÔNG TY ...
LUẬN VĂN THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN CỦA CÔNG TY ...LUẬN VĂN THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN CỦA CÔNG TY ...
LUẬN VĂN THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN CỦA CÔNG TY ...
 
LUẬN VĂN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN P...
LUẬN VĂN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN P...LUẬN VĂN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN P...
LUẬN VĂN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN P...
 

Recently uploaded

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 

Recently uploaded (20)

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẠT ĐIỂM A

  • 1. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính tất yếu của việc thực hiện đề tài Hải Phòng, còn được gọi là Thành phố Hoa phượng đỏ, là một thành phố cảng lớn nhất phía Bắc (Cảng Hải Phòng) và công nghiệp ở miền Bắc Việt Nam và là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ Vùng duyên hải Bắc Bộ. Hải Phòng là thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Hải Phòng còn là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ. Trong những năm qua, Hải Phòng đã có sự phát triển nhanh chóng ở các lĩnh vực của ngành kinh tế. Nhờ có những quy hoạch mang tính dài hạn và đúng đắn, thành phố Hải Phòng đã ngày một thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng những năm qua chủ yếu từ các nước Đông Á và ASEAN; vốn FDI của Hoa Kỳ, các nước Châu Âu vào Hải Phòng còn rất khiêm tốn. Đặc biệt là FDI của Hoa Kỳ vào Hải Phòng trong những năm trước là rất ít và chưa thực sự xứng đáng với vị thế là nước có nền kinh tế số 1 thế giới. Nhưng trong 5 năm trở lại đây, khi mà Hoa Kỳ hồi phục sau khủng hoảng thì vốn FDI của Hoa Kỳ vào Hải Phòng lại đứng thứ 3 chỉ sau Nhật bản và Hàn Quốc. Phải chăng đây là dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã bắt đầu quan tâm đến môi trường đầu tư tại Việt Nam cũng như thành phố Hải Phòng… Sau một thời gian thực tập tại vụ tài chính tiền tệ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. được tiếp cận với những công việc thực tế, có điều kiện so sánh giữa lý thuyết và thực tế, trên cơ sở thực trạng FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam và có sự quan tâm đặc biệt đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải
  • 2. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 2 Phòng, nhận thức được tầm quan trọng của dòng vốn FDI của Hoa Kỳ vào thành phố Hải Phòng, em mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Tăng cường thu hút vốn FDI của Hoa Kỳ vào thành phố Hải Phòng” như một đề tài luận văn tốt nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em nhận được sự giúp đỡ tận tình của PGS. TS Đinh Trọng Thịnh và các anh chị công tác tại vụ Tài chính tiền tệ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng thu hút FDI của Hoa Kỳ vào thành phố Hải Phòng. Đề ra các giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI nói chung và Hoa Kỳ nói riêng vào thành phố Hải Phòng trong thời gian tới, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian là 5 năm (2010-2014) và quý I năm 2015, trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam và thành phốHải Phòng. Đặc biệt xem xét giai đoạn 2011- 2014 vì giai đoạn này Hải Phòng có chuyên biến mạnh mẽ về FDI nói chung và FDI của Hoa Kỳ nói riêng với khá nhiều dự án lớn của các đối tác và Hoa Kỳ. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ của đề tài, một số phương pháp sau được sử dụng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn: - Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu - Phương pháp thống kê - Phương pháp phân tích và dự báo - Phương pháp so sánh
  • 3. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 3 Trong đó phương pháp chủ yếu là phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, phương pháp thống kê. 5. Kết cấu luận văn. Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trực tiếp Hoa Kỳ vào thành phố Hải Phòng. Chương 2: Thực trạng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ vào Hải Phòng. Chương 3: Giải pháp tăng cương thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ vào hải Phòng. Do khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp và thời gian có hạn cũng như việc hạn chế trong tìm kiếm và nghiên cứu tài liệu nên chắc chắn nội dung khoá luận của em không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu. Em mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và những người quan tâm đến khóa luận này để em có thể hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn.
  • 4. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP HOA KỲ VÀO TP HẢI PHÒNG. 1.1. Tống quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1.1.1.1. Khái niệm. * Khái niệm về đầu tư. Đầu tư nói chung là sự sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền , tài nguyên thiên nhiên, sức lao động hoặc trí tuệ. Nhưng kết quả thu được trong tương lai có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường xá),tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn , khoa học kỹ thuật ….) và các nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc có năng suốt trong nền sản xuất xã hội. Trong những kết quả đạt được trên đây, những kết quả trực tiếp của sự hy sinh các nguồn lực là các tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc, mọi nơi không chỉ đối với người đầu tư mà cả đối với toàn bộ kinh tế. Những kết quả này không chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế được hưởng thụ. Chẳng hạn một nhà máy được xây dựng; tài sản vật chất của người được đầu tư trực tiếp tăng thêm, đồng thời tài sản vật chất tiềm lực của xã hội cũng được tăng thêm. Lợi ích trực tiếp do hoạt động của nhà máy này đem lại cho người đầu tư được lợi nhuận, còn cho nền kinh tế được thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động… Trình độ nghề
  • 5. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 5 nghiệp chuyên môn của người lao động tăng thêm không chỉ có lợi cho chính họ mà còn bổ sung nguồn lực kỹ thuật cho nền kinh tế để có thể tiếp nhận công nghệ này càng hiện đại, góp phần nâng cao trình độ công nghệ kỹ thuật của nền sản xuất quốc gia. Đối với từng cá nhân, đơn vị đầu tư là điều kiện quyết định sự ra đời, tồn tại và tiếp tục phát triển của mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đối với nền kinh tế đầu tư là yếu tố quyết định sự phát triển của nền sản xuất xã hội, là chìa khóa của sự tăng trưởng. Có nhiều hình thức đầu tư và xuất phát từ nhiều nguồn vốn khác nhau, một trong số hình thức đầu tư quan trọng là đầu tư trực tiếp nước ngoài. * Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư trực Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hay còn được gọi là đầu tư quốc tế trực tiếp. Có nhiều quan niệm khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài, theo cách hiểu thông thường thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa tiền và các nguồn lực cần thiết từ một quốc gia sang quốc gia khác và chuyển hóa chúng thành vốn để tổ chức hoạt động kinh doanh nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận tối đa. Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển một khối lượng của nguồn vốn kinh doanh dài hạn giữa các quốc gia nhằm thu lợi nhuận cao hơn đầu tư ở trong nước. Đó chính là hình thức xuất khẩu tư bản với mục đích tìm kiếm lợi nhuận đầu tư cao, bên cạch đó còn những mục tiêu khác như: tiếp cận nguồn lực, mở rộng ảnh hưởng, tăng khả năng cạnh tranh…nguồn vốn kinh doanh được đề cập ở đây chỉ những tài sản hữu hình và vô hình, gồm: thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, tiền vốn, độc quyền về phát minh sáng chế, phương thức kinh doanh, bí quyết công nghệ, thương hiệu…Sự di chuyển một khối lượng nguồn vốn kinh doanh này được tiến
  • 6. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 6 hành chủ yếu dựa vào hoạt động của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) của tư nhân và một số ít là của Nhà nước… Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 (khoản 3 điều 2) quy định: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bằng bất kỳ tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này”. Theo quy định này, nội dung khái niệm đầu tư nước ngoài đã được mở rộng so với Điều lệ đầu tư nước ngoài năm 1977 tuy nhiên yếu tố trực tiếp nước ngoài vẫn chưa được khẳng định một cách rõ ràng. Trong luật đầu tư năm 2005, đầu tư được xem xét có tính hệ thống cao hơn từ góc độ chung cả về đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Quan niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thực tế vẫn được liên tục sửa đổi, bổ sung để phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam cả trong các quy định pháp luật trong nước và các hiệp định quốc tế. 1.1.1.2. Đặc điểm Đầu tư trực tiếp nước ngoài có các đặc điểm cơ bản sau: - Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, tự quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Do đó mang tính khả thi và hiệu quả cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế.
  • 7. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 7 - Chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp điều hành bằng cách đóng góp 1 tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định. - Được thực hiện chủ yếu bằng nguồn vốn tư nhân, là hình thức có tính khả thi cao và không ràng buộc về mặt chính trị, không để lại gánh nặng cho thế hệ tương lai. - Vốn đầu tư trực tiếp bao gồm vốn góp để hình thành vốn pháp định, trong quá trình hoạt động còn bao gồm vốn vay của doanh nghiệp hoặc vốn bổ sung từ lợi nhuận để triển khai cũng như mở rộng dự án. - Thông qua FDI, các doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư có cơ hội tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý cũng như tác phong làm việc công nghiệp… Là những mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được. 1.1.2. Vai trò của FDI. 1.1.2.1. Đối với nước đầu tư: - Giúp các chủ đầu tư tận dụng lợi thê của nước tiếp nhận đâu tư, giảm chi phí sản xuất, tìm kiếm nguồn lực cung cấp nguyên vật liệu ôn định. - Giúp các chủ đầu tư có điều kiện đổi mới cơ câu sản xuất, áp dụng công nghệ mới và nâng cao năng lực canh tranh. - Giúp các chủ đầu tư bành trướng sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín, mở rộng thị trường tiêu thụ và tránh dược hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước. 1.1.2.2. Đối với nước nhận đầu tư: - Đối với các nước có nền kinh tế phát triển:
  • 8. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 8 + Góp phân giải quyết các khó khăn về kinh tế - xã hội như thất nghiệp, lạm phát, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. + Tăng nguồn thu và tạo điều kiện cải thiện tình hình ngân sách nhà nước, tạo ra môi trường cạnh tranh tích cực. + Giúp người lao động, các nhà quản lý học hỏi và nâng cao trình độ. - Đối với các nước đang phát triển: + Là nguồn vốn quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển với thế giới. + Góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. . + Góp phần phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng và trình độ cao, tạo việc làm cho người lao động. + Là nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước nhỏ bé của các nước đang phát triền. + Có điều kiện tiếp thu khoa học - công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và tác phong làm việc công nghiệp. Tuy nhiên, FDI cũng có những hạn chế nhất định: Luồng FDI chỉ đi vào những nước có môi trường kinh tế - chính trị ổn định, môi trường đâu tư hấp dẫn. Nếu nước nhận đầu tư không có kế hoạch đầu tư chi tiết, cụ thể và khao học dễ dẫn tới tính trạng đầu tư tràn lân, tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực bị khai thác cạn kiệt, khó bố trí đầu tư theo ngành và vùng lãnh thổ: nếu không thấm định chặt chẽ còn có thể du nhập thiết bị, công nghệ lạc hậu: nếu chính sách, pháp luật cạnh tranh không đầy đủ còn dễ dẫn tới tình trạng doanh nghiệp nước ngoài chèn ép các doanh nghiệp trong nước.
  • 9. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 9 1.1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1.1.3.1. Doanh nghiệp liên doanh. Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài gọi tắt là liên doanh: là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới từ trước đến nay. Nó là công cụ đế thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách hợp pháp và có hiệu quả thông qua hoạt động hợp tác. Khái niệm: liên doanh là một hình thức tổ chức kinh doanh có tính chất quốc tế, hình thành từ những sự khác biệt giữa các bên về quốc tịch, quản lý, hệ thống tài chính, luật pháp và bản sác văn hoá; hoạt động trên cơ sở sự đóng góp của các bên về vốn, quản lí lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng như rủi ro có thế xảy ra; hoạt động của liên doanh rất rộng, gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai. * Đối với nước tiếp nhận đầu tư: - ưu điếm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, giúp đa dạng hoá sản phẩm, đối mới Công nghệ, tạo ra thị trường mới và tạo cơ hội cho người lao động làm việc và học tập kinh nghiệm quản lí của nước ngoài -Nhược điếm: mất nhiều thời gian thương thảo vác vấn đề liên quan đến dự án đầu tư, thường xuất hiện mẫu thuẫn trong quản lý điều hành doanh nghiệp; đối tác nước ngoài thương quan tâm đến lợi ích toàn cầu, vì vậy đôi lúc liên doanh phải chịu thua thiệt vì lợi ích ở nơi khác; thay đối nhân sự ở công ty mẹ có ảnh hưởng tới tương lai phát triển của liên doanh. * Đối với nhà đầu tư nước ngoài: - Ưu điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của đối tác nước sở tại; được đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh dễ thu lời, lình vực bị cấm
  • 10. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 10 hoặc hạn chế đối vói hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; thâm nhập được những thị trường truyền thống của nước chủ nhà. Không mất thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ. Chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư. - Nhược điếm: khác biệt về nhìn nhận chi phí đầu tư giữa hai bên đối tác; mất nhiều thời gian thương thảo mọi vấn đề hên quan đến dự án đầu tư, định giá tài sản góp vốn giải quyết việc làm cho người lao động của đối tác trong nước; không chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp, dễ bị mất cơ hội kinh doanh khó giải quyết khác biệt vè tập quán, văn hoá. 1.1.3.2. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng là một hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng ít phố biến hơn hình thức liên doanh trong hoạt động đầu tư quốc tế. Khái niệm: doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh doanh có tư cách pháp nhân, được thành lập dựa trên các mục đích của chủ đầu tư và nước sở tại. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo sự điều hành quản lý của chủ đầu tư nước ngoài nhưng vẫn phải tuỳ thuộc vào các điều kiện về môi trường kinh doanh của nước sở tại, đó là các điều kiện về chính trị, kinh tế, luật pháp, văn hoá, mức độ cạnh tranh... Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tư cách pháp nhân là 1 thự thể pháp lý độc lập hoạt động theo luật pháp nước sở tại. Thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cố phần. * Đối với nước tiếp nhận:
  • 11. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 11 - Ưu điểm: nhà nước thu được ngay tiền thuê đất, tiền thuế mặc dù doanh nghiệp bị lỗ; giải quyết được công ăn việc làm mà không cần bỏ vốn đầu tư; tập trung thu hút vốn và công nghệ của nước ngoài vào những lĩnh vực khuyến khích xuất khẩu tiếp cận được thị trường nước ngoài. - Nhược điểm: khó tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ nước ngoài đê nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật ở các doanh nghiệp trong nước. * Đối với nhà đầu tư nước ngoài: - Ưu điểm: chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp thực hiện được chiến lược toàn cầu của tập đoàn; triến khai nhanh dự án đầu tư; được quyền chủ động tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển chung của tập đoàn. - Nhược điểm: chủ đầu tư phải chịu toàn bộ rủi ro trong đầu tư; phải chi phí nhiều hơn cho nghiên cứu tiếp cận thị trường mới; không xâm nhập được vào những lĩnh vực có nhiều lợi nhuận thị trường trong nước lớn, khó quan hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước sở tại. 1.1.3.3. Hình thức hợp tác trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hình thức này là hình thức đầu tư trong đó các bên quy trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên đế tiến hành đầu tư kinh doanh mà không thành lập pháp nhân mới. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được kí kết giữa đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, quy định rõ việc thực hiện phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên. Đặc điểm là các bên kí kết hợp đồng họp tác kinh doanh, trong quá trình kinh doanh các bên hợp doanh có thế thành lập ban điều phối đế theo
  • 12. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 12 dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng họp tác kinh doanh. Phân chia kết quả kinh doanh: hình thức họp doanh không phân phối lợi nhuận và chia sẻ rủi ro mà phân chia kết quả kinh doanh chung theo tỷ lệ góp vốn hoặc theo thoả thuận giữa các bên. Các bên họp doanh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước sở tại một cách riêng rẽ. Pháp lý hợp doanh là một thực thế kinh doanh hoạt động theo luật pháp nước sở tại chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sở tại. Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên hop doanh được ghi trong hợp đồng họp tác kinh doanh * Đối với nước tiếp nhận: - Ưu điểm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, thiếu công nghệ, tạo ra thị trường mới nhưng vấn đảm bảo được an ninh quốc gia và nắm được quyền điều hành dự án. - Nhược điểm: khó thu hút đầu tư ,chỉ thực hiện được đối với một số ít lĩnh vực dễ sinh lời. * Đối với nước đầu tư: - Ưu điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của dối tác nước sở tại vào được những linh vực hạn chế đầu tư thâm nhập được nhưng thị trường truyền thống của nước chủ nhà; không mất thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ; không bị tác động lớn do khác biệt về văn hoá; chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư. - Nhược điểm: không được trực tiếp quản lý điều hành dự án, quan hệ hợp tác với đối tá nước sở tại thiếu tính chắc chắn làm các nhà đầu tư e ngại. 1.1.3.4. Đầu tư theo hợp đồng BOT. BOT (xây dựng - vận hành - chuyến giao) là một thuật ngữ đế chỉ một số mô hình hay một cấu trúc sử dụng đầu tư tư nhân đế thực hiện xây dựng cơ
  • 13. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 13 sở hạ tầng vẫn được dành riêng cho khu vực nhà nước. Trong một dự án xây dựng BOT, một doanh nhân tư nhân được đặc quyền xây dựng và vận hành một công trình mà thường do chính phủ thực hiện. Công trình này có thế là nhà máy điện, sân bay, cầu, cầu đường... Vào cuối giai đoạn vận hành doanh nghiệp tư nhân sẽ chuyến quyền sở hữu dự án về cho chính phủ. Ngoài hợp đồng BOT còn có BTO, BT. Hợp đồng BOT là văn bản kí kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền của nước chủ nhà đế đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (kế cả mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá công trình) và kinh doanh trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý, sau đó chuyển giao không bồi hoàn toàn bộ công trình cho nước chủ nhà. Hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh BTO và hợp đồng xây dựng chuyến giao BT, được hình thành tương tự như hợp đồng BOT nhưng có điểm khác là: đối với hợp đồng BTO sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư nước ngoài chuyến giao lại cho nước chủ nhà và được chinh phủ nước chủ nhà dành cho quyền kinh doanh công trình đó hoặc công trình khác trong một thời gian đủ đế hoàn lại toàn bộ vốn đầu tư và có lợi nhuận thoả đáng về công trình đã xây dựng và chuyển giao. Đối với hợp đồng BT, sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư nước ngoài chuyên giao lại cho nước chủ nhà và được chính phủ nước chủ nhà thanh toán bằng tiền hoặc bằng tài sản nào đó tương xứng với vốn đầu tư đã bỏ ra và một tỉ lệ lợi nhuận hợp lí. Doanh nghiệp được thành lập thực hiện hợp đòng BOT, BTO, BT mặc dù hợp đồng dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nhưng đối tác cùng thực hiện hợp đồng là các cơ quan quản lí nhà nước ở nước sở tại. Lĩnh vực hợp đồng hẹp hơn các doanh nghiệp
  • 14. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 14 FDI khác, chủ yếu áp dụng cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng; được hưởng các ưu đãi đầu tư cao hơn sơ với các hình thức đầu tư khác và điếm đặc biệt là khi hết hạn hoạt động, phải chuyến giao không bồi hoàn công trình cơ sở hạn tầng đã được xây dựng và khai thác cho nước sở tại. * Đối với nước chủ nhà: - Ưu điểm: thu hút được vốn đầu tư vào những dự án cơ sở hạ tầng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, do đó giảm được sức ép cho ngân sách nhà nước, đồng thòi nhanh chóng có được công trình kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh giúp khơi dậy các nguồn lực trong nước và thu hút thêm FDI để phát triến kinh tế. - Nhược điểm: khó tiếp nhận kinh nghiệm quản lí và khó kiểm soát công trình. Mặt khác, nhà nước phải chịu mọi rủi ro ngoài khả năng kiếm soát của nhà đầu tư. * Đối với đầu tư nước ngoài: - ưu điểm: hiệu quả sử dụng vốn được bảo đảm, chủ động quản lí, điều hành và tự chủ kinh doanh, lợi nhuận không bị chia sẻ và được nhà nước sở tại đảm bảo, tránh những rủi ro bất thường ngoài khả năng kiếm soát. - Nhược điểm: việc đàm phán và thực thi họp đồng BOT thương gặp nhiều khó khăn tốn kém nhiều thời gian và công sức. 1.1.4. Quy trình thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Dựa trên quy hoạch, kế hoạch phát triển quốc gia, mục tiêu, chiến lược chính phủ đề ra cho từng giai đoạn, từng năm để đưa ra mục tiêu thu hút đầu tư. Xây dựng định hướng thu hút FDI một cách tổng quát tránh tình trạng thu hút FDI mâu thuẫn với chủ trương, chính sách của Nhà nước.
  • 15. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 15 - Dựa trên định hướng tổng quan, xây dựng chủ trương thu hút vốn FDI cho theo từng quốc gia, từng lĩnh vực, từng vùng, từng địa phương. Đối với từng quốc gia, phải có định hướng riêng, phù hợp với tình hình kinh tế của quốc gia đó, với nhu cầu, xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực mà nguồn vốn FDI từ quốc gia đó mang lại. Các địa phương xây dựng định hướng thu hút FDI của riêng mình để phát huy tối đa tiềm năng sẵn có, thu hút FDI có trọng tâm, trọng điểm, có chất lượng và hiệu quả. - Chuẩn bị và tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, các hội thảo, hội nghị tăng cường giao lưu hợp tác giữa các nước trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư... Dựa vào tình hình của các nước đầu tư, tìm hiểu các nhà đầu tư tiềm năng, cung cấp thông tin đầy đủ về các quy định pháp luật, điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội, thị trường… Tổ chức các đoàn công tác, sang thăm và làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài, để họ có cơ hội tiếp xúc với các doanh nghiệp Việt Nam; nắm bắt được những thông tin cần thiết; tìm kiếm các cơ hội hợp tác, đầu tư giữa doanh nghiệp hai nước. - Thẩm định các dự án xin cấp giấy phép đầu tư, tiến hành nghiên cứu, thẩm định các dự án cam kết đầu tư. Khâu thẩm định là khâu vô cùng quan trọng, quyết định dự án có được thực hiện hay không. Nếu công tác thẩm định bị lơ là sẽ gây ra ảnh hưởng quan trọng đến kinh tế, xã hội, môi trường… Một vấn đề đặt ra đó là, hiện nay, Việt Nam thực hiện thu hút đầu tư còn tràn lan, còn đề cao mục tiêu số lượng, lượng vốn FDI thu hút được không nhỏ nhưng hiệu quả, chất lượng của các dự án chưa cao. Các dự án thu hút được chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chế biến chế tạo; lĩnh vực công nghiệp nặng, xây dựng cơ sở hạ tầng chưa được sự quan tâm chú ý của các nhà đầu tư. Nguồn vốn thu hút được chưa thực sự đi theo định hướng phát
  • 16. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 16 triển theo hướng Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa của đất nước. Bên cạnh đó, vốn FDI chúng ta thu hút được chủ yếu đầu tư vào các địa phương đã có cơ sở hạ tầng phát triển; vùng sâu, vùng xa mặc dù đã đưa ra các điều kiện ưu đãi nhưng vẫn chưa có được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Chênh lệch phát triển giữa các địa phương, các vùng, miền vì thế không những không giảm bớt mà còn có nguy cơ tăng lên. Mục tiêu về phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển xã hội, xây dựng một xã hội công bằng và văn minh, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho toàn bộ người dân chứ không phải chỉ là một bộ phận dân số. Tình trạng mất cân bằng trong địa điểm nhận đầu tư cần được nghiêm túc nghiên cứu và khắc phục. Còn có dự án thời gian xây dựng, chuẩn bị kéo dài, thậm chí có rất nhiều dự án “treo”, không có dấu hiệu của việc đi vào hoạt động; nhiều dự án có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên. Vì vậy công tác thu hút FDI càng cần được cơ quan, chính quyền các cấp quan tâm, chú trọng hơn nữa; chuyển đổi sang mục tiêu thu hút về chất lượng thay vì số lượng. 1.2 Sự cần thiết phải tăng cường thu hút FDI Hoa Kỳ vào thành phố Hải Phòng. 1.2.1. Vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp trong việc phát triển thành phố Hải Phòng. Đầu tư nước ngoài là yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế. Việt Nam cũng như Hải Phòng luôn coi đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế, được khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế - xã hội Hải Phòng. Trước hết, FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng đầu tư xã hội và góp phần cải thiện cán cân
  • 17. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 17 thanh toán trong giai đoạn vừa qua. Có thể nói rằng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp một phần hết sức quan trọng vào GDP thành phố với tỷ trọng ngày càng tăng. Khu vực này góp phần tăng cường năng lực sản xuất và đổi mới công nghệ của nhiều ngành kinh tế như chế biến, chế tạo, công nghiệp chế xuất,...khai thông thị trường sản phẩm (đặc biệt là trong gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá), đóng góp cho ngân sách Nhà nước và tạo việc làm cho một bộ phận người lao động trong thành phố và các tỉnh thành lân cận. Bên cạnh đó, FDI có vai trò trong chuyển giao công nghệ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Các dự án FDI cũng có tác động tích cực tới việc nâng cao năng lực quản lý và trình độ của người lao động làm việc trong các dự án FDI. - Tạo thêm nguồn lực cho nền kinh tế. Nguồn lực đầu tư cho sản xuất bao gồm: vốn, công nghệ, đất đai và lao động. Đầu tư FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào nước nhận đầu tư vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư, vậy nguồn vốn FDI làm tăng lượng vốn ,công nghệ cho nhà đầu tư sàn xuất của nước nhận đầu tư nói chung và địa phương nhận đầu tư nói riêng. Hải Phòng là một thành phố thuộc tam giác phát triển kinh tế phía Bắc nên thu hút FDI để tăng thêm nguồn vốn đầu tư, hiện đại hóa máy móc, thiết bị, công nghệ là một việc hết sức quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. FDI chỉ rõ thị trường đang cần cái gì và nước chủ nhà có thể sản xuất cái gì để đáp ứng nhu cầu thị trường thế giới. Nhờ đó FDI đã đóng vai trò
  • 18. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 18 quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhiều lĩnh vực mới đã được hình thành ở nơi tiếp nhận đầu tư. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần làm phát triển nhanh trình độ kỹ thuật công nghệ ở nhiều thành phần kinh tế, làm tăng năng suất lao động ở các ngành và tỷ trọng của nó trong nền kinh tế. - Giải quyết công ăn việc làm, nâng cao mức sống của dân cư. Ở các nước đang phát triển giải quyết vấn đề công ăn việc làm luôn là vấn đề nan giải, vì vậy đây luôn là chỉ tiêu được xét đến khi cấp giấy đầu tư cho các dự án FDI. các dự án FDI với quy mô vốn lớn thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư và đã có đóng góp không nhỏ giải quyết công ăn việc làm cho người lao động Như vậy đối với các nước đang phát triển FDI tạo ra một lượng lớn việc làm một cách trực tiếp và gián tiếp đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc của lao động. FDI đã giải quyết một phần tình trạng thất nghiệp, tạo thu nhập và nâng cao đời sống xã hội. Ngoài ra FDI còn có tác động gián tiếp đối với mức sống thông qua việc tăng cường khả năng trên thị trường tiêu dùng, đa dạng hóa mặt hàng, giảm giá hàng hóa dịch vụ từ đó tạo ra một cuộc sống dễ chịu hơn cho người dân. - Góp phần cải thiện môi trường. Quan trọng nhất là FDI thúc đấy phát triển kinh tế, cải thiện điều kiện sống, do đó dẫn tới khả năng chi ngân sách cho lĩnh vực môi trường được nhiều hơn. Người dân có mức sống cao hơn nên ý thức về môi trường ,đặc biệt là môi trường sổng được quan tâm hơn, điều đó đồng nghĩa với giảm thiểu ô nhiễm môi trường do đói nghèo.
  • 19. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 19 Bên cạnh đó thông qua FDI thành phố có thể tiếp thu công nghệ tiên tiến hơn, nhất là công nghệ sạch, sẽ tác động tích cực, trực tiếp đến bảo vệ môi trường. lý giải cho vấn đề này là tiêu chuẩn môi trường của công nghệ tiên tiến hơn bao giờ cũng cao hơn công nghệ cũ, nó sử dụng ít tài nguyên hơn và mức thải thường thấp hơn. 1.2.2. Đặc điểm FDI Hoa Kỳ. Mục tiêu kinh doanh của Hoa Kỳ là luôn vươn tới tối đa hoá lợi nhuận trong các hoạt động của mình và như vậy, có những điểm tương đồng với Châu Âu. Họ thường có xu hướng đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực đem lại lợi nhuận cao và sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Trong khi đó, mục tiêu hàng đầu của Nhật Bản là phát triển tập đoàn, chú trọng tăng tỷ lệ chiếm lĩnh và khai thác thị trường thế giới, phát triển sản phẩm mới, kỹ thuật mới, tăng cường vị trí cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Đối với Hoa Kỳ, họ đều chú trọng đến khả năng tiếp cận thị trường của nước nhận đầu tư và coi đó là nền tảng để xây dựng chiến lược đầu tư của mình. Điều này khác với các công ty Nhật Bản, quan tâm nhiều hơn đến nguồn lao động rẻ và các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm đạt được những chi phí sản xuất thấp hơn. Với quan điểm như vậy, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Hoa Kỳ mang tính tập trung cao. Điều này cũng lý giải tại sao trong thời gian qua, các nước Châu Âu nói riêng và các nước phát triển nói chung vẫn là nơi nhận được nhiều vốn đầu tư nhất của Hoa Kỳ, đó là vì khu vực này có qui mô lớn, giàu có và tính liên kết của các thị trường cao. Hoa Kỳ cũng rất quan tâm đến vị trí chiến lược của nước nhận đầu tư. Họ muốn phát triển mạng lưới sản xuất và phân phối khép kín trong châu lục chứ không chỉ ở một nước với sự liên kết cao và phân công chặt chẽ rõ ràng.
  • 20. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 20 Do đó vị trí địa- kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với Hoa Kỳ, Singapore là một ví dụ ở khu vực Đông Nam Á. Việt Nam cần chú ý tới vị trí địa– kinh tế trong việc thu hút FDI từ Hoa Kỳ. Các nhà đầu tư Hoa Kỳ có xu hướng tập trung vào những dự án lớn ở trình độ công nghệ cao như công nghệ thông tin, viễn thông… Số vốn đầu tư có thể nằm trong khoảng 200 tới 1 tỷ USD. Ngoài ra năng lượng là lĩnh vực Hoa kỳ đặc biệt quan tâm nhất là các dự án nhiệt điện số vốn đầu tư có thể lên tới 4 đến 5 tỷ USD. Lĩnh vực đầu tư thứ ba là dịch vụ và du lịch số vốn cũng rất lớn từ 1 tới 10 tỷ USD. Những dự án ở các lĩnh vực này đều được Hoa Kỳ dùng máy móc và công nghệ chất lượng cao hàng đầu thế giới với trình độ quản lý tiên tiến và khoa học. Điều mà Việt Nam học được và tận dụng được ở Hoa Kỳ chính là công nghệ cao, số vốn lớn và trình độ quản lý hiện đại. Đây là vốn quý nhất của các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Nhà đầu tư Hoa Kỳ cũng rất coi trọng hạ tầng của nước nhận đầu tư. Đây là điều kiện khẳng định hoạt động sản xuất và kinh doanh của TNCs Hoa Kỳ có thể diễn ra một cách trôi chảy không. Cơ sở về thông tin liên lạc, điện, giao thông vận tải... có ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu vào của quá trình sản xuất và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh sản phẩm của họ. Ngoài ra, TNCs Hoa Kỳ cũng đặc biệt quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực. Họ không chú trọng nhiều vào nguồn lao động rẻ, mà là trình độ lao động. Nguồn nhân lực có dồi dào đi chăng nữa, nhưng trình độ thấp thì không hấp dẫn được TNCs Hoa Kỳ. Những ngành TNCs Hoa Kỳ quan tâm là những ngành chế tạo, công nghệ cao và dịch vụ đòi hỏi trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý của lao động cao. Hoạt động của TNCs Hoa Kỳ trên thế giới, bên cạnh những nỗ lực của bản thân, chúng còn chịu ảnh hưởng của chính sách đầu tư ra nước ngoài của Chính phủ Hoa Kỳ. Cơ chế chính sách đầu tư
  • 21. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 21 của Hoa Kỳ luôn hướng vào việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Chính phủ Hoa Kỳ thành lập nhiều tổ chức hỗ trợ như EXIMBANK, OPIC; Chính phủ Hoa Kỳ có những chính sách bảo hộ quyền sở hữu tài sản cho các công ty Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ còn ký các hiệp định song phương với các đối tác như: Hiệp định bảo hộ đầu tư, Hiệp định thương mại, và các Hiệp định đa phương khác. Hầu hết các quy định về cơ chế chính sách đầu tư ra nước ngoài của Hoa Kỳ đều thực hiện theo những nguyên tắc của WTO. Như vậy có thể thấy Chính phủ Hoa Kỳ luôn có nhiều chính sách, biện pháp để thực hiện mục đích quan trọng nhất là nhằm tạo lập một vị trí vững chắc cho mình trên trường quốc tế, đồng thời tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ hoạt động tại nước ngoài, tránh các rủi ro về chính trị hay thương mại. 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI từ Hoa Kỳ. Thứ nhất, Tình hình ổn định chính trị: Sự ổn định chính trị - xã hội có ý nghĩa quyết định đến việc huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Tình hình chính trị không ổn định, đặc biệt là thể chế chính trị (đi liền với nó là sự thay đổi luật pháp) thì mục tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu cũng thay đổi. Hậu quả là lợi ích của các nhà ĐTNN bị giảm (họ phải gánh chịu một phần hay toàn bộ các thiệt hại đó) nên lòng tin của các nhà đầu tư bị giảm sút. Mặc khác, khi tình hình chính trị - xã hội không ổn định, Nhà nước không đủ khả năng kiểm soát hoạt động của các nhà ĐTNN, hậu quả là các nhà đầu tư hoạt động theo mục đích riêng, không theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của nước nhận đầu tư. Do đó hiệu quả sử dụng vốn FDI rất thấp.
  • 22. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 22 Kinh nghiệm cho thấy, khi tình hình chính trị -xã hội bất ổn thì các nhà đầu tư sẽ ngừng đầu tư hoặc không đầu tư nữa. Chẳng hạn, sự lộn xộn ở Nga trong thời gian qua đã làm nản lòng các nhà đầu tư mặc dù Nga là một thị trường rộng lớn, có nhiều tiềm năng...Tuy nhiên, nếu chính phủ thực hiện chính sách cởi mở hơn nữa thì chỉ làm giảm khả năng thu hút các nhà ĐTNN, cá biệt có trường hợp trong chiến tranh vẫn thu hút được FDI song đó chỉ là trường hợp ngoại lệ đối với các công ty thuộc tổ hợp công nghiệp quân sự muốn tìm kiếm cơ hội buôn bán các phương tiện chiến tranh hoặc là sự đầu tư của chính phủ thông qua hình thức đa phương hoặc song phương nhằm thực hiện mục đích riêng. Rõ ràng, trong trường hợp này, việc sử dụng FDI không đem lại hiệu kinh tế - xã hội cho nước tiếp nhận đầu tư. Chỉ sô hòa bình GPI – Global Peace Index Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Xếp Hạng 48 48 43 42 40 45 Chỉ số hòa bình của Việt Nam năm 2014 xếp hạng 45/162 cũng thuộc vào các nước có chỉ số hòa bình tương đối ổn định. Điều này thu hút các doanh nghiệp FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam. Thứ hai, chính sách pháp luật: Các nhà đầu tư rất cần môi trường pháp lý bao gồm một hệ thống đầy đủ các chính sách, quy định cần thiết, đảm bảo sự nhất quán, không chồng chéo với nhau và có hiệu lực trong thực hiện. Các nhà đầu tư nước ngoài luôn tôn trọng các quy định về chính sách, luật pháp của nước nhận đầu tư. Thứ ba, sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô: Đây là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư. Điều này đặc biệt quan trọng đối với việc huy động và sử dụng vốn nước ngoài. Để thu hút được FDI, nền kinh tế địa phương phải là nơi an toàn cho sự vận động của vốn đầu tư, và là nơi có khả năng sinh lợi cao hơn các nơi khác. Sự an toàn
  • 23. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 23 đòi hỏi môi trường vĩ mô ổn định, hơn nữa phải giữ được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định thì mới có điều kiện sử dụng tốt FDI. Mức độ ổn định kinh tế vĩ mô được đánh giá thông qua tiêu chí: chống lạm phát và ổn định tiền tệ. Tiêu chí này được thực hiện thông qua các công cụ của chính sách tài chính tiền tệ như lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các công cụ thị trường mở đồng thời phải kiểm soát được mức thâm hụt ngân sách hoặc giữ cho ngân sách cân bằng. Thứ tư, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội: Hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ và đồng bộ. Hạ tầng cơ sở bao gồm hạ tầng cơ sở vật chất- kỹ thuật (hệ thống giao thông, thông tin...) và hạ tầng cơ sở kinh tế- xã hội (hệ thống thị trường trong nước, hệ thống luật pháp và hiệu lực thực thi, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực...). Hệ thống hạ tầng cơ sở liên quan đến cả các yếu tố đầu vào lẫn đầu ra của hoạt động kinh doanh, nên nó là điều kiện nền tảng đê các nhà đầu tư có thế khai thác lợi nhuận. Nếu hạ tầng Cơ sở yếu kém và thiếu đồng bộ thì nhà đầu tư rất khó khăn đế triển khai dự án, chi phí đầu tư có thể tăng cao, quyền lợi của nhà đầu tư có thể không được bảo đảm và do vậy, nhà đầu tư sẽ không muốn đầu tư vốn của mình. Mặt khác, việc chuyên vốn ra nước ngoài của nhà đầu tư nhằm khai thác thị trường, nên nếu thị trường của nước tiếp nhận đầu tư nhỏ, khả năng thanh toán của dân cư bị hạn chế thì sẽ không hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này lý giải tại sao một số nước dành rất nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài nhưng không hấp dẫn được luồng vốn FDI. Thực tế đã chứng minh nơi nào thu hút được nhiều vốn FDI nơi đó có tốc độ phát triển kinh tế nhanh và ôn định; đời sống nhân dân được cải thiện. Để ra quyết định đầu tư nhà đầu tư luôn so sánh các điều kiện trong môi trường đầu tư giữa các địa phương. Vì vậy vấn đề đặt ra với các địa phương hiện nay là làm thế nào để tạo được môi trường đầu tư thuận lợi nhất.
  • 24. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 24 Thứ năm, nguồn nhân lực. Khi quyết định đầu tư một cơ sở sản xuất mới ở một nước đang phát triển, các chủ đầu tư nước ngoài cũng nhắm đến việc khai thác nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, trình độ thấp và giá rẻ ở nhiều nước đang phát triển. Thông thường nguồn lao động phổ thông luôn được đáp ứng đầy đủ và có thể thỏa mãn yêu cầu của các công ty, lực lượng này đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp chế tạo cần nhiều lao động. Ngược lại, những ngành, lĩnh vực, những dự án đầu tư đòi hỏi công nghệ cao thường kèm theo yêu cầu về lao động có trình độ cao, có tay nghề và được đào tạo bài bản. Tuy vậy, chỉ có thể tìm được các nhà quản lý giỏi, cũng như cán bộ kỹ thuật có trình độ và kinh nghiệm ở các thành phố lớn. Động cơ, thái độ làm việc của người lao động cũng là yếu tố quan trọng trong việc xem xét, lựa chọn địa điểm để đầu tư. Không phải lúc nào các chủ đầu tư nước ngoài cũng đem công nghệ cùng với vốn đi đầu tư ở các nước khác. Bản thân họ cũng kỳ vọng tìm được những công nghệ, phát minh, sáng chế và các tài sản mới do doanh nghiệp ở nước nhận đầu tư sáng tạo ra và sở hữu độc quyền. Điều này đặc biệt đúng với các dòng vốn FDI chảy giữa các nước công nghiệp phát triển với nhau. Thứ sáu, Công nghiệp phụ trợ. Công nghiệp phụ trợ là bộ phận đặc thù trong cấu thành công nghiệp, chuyên làm chức năng sản xuất những sản phẩm hỗ trợ cho việc tạo ra các sản phẩm hoàn chỉnh. Đó là ngành chế tạo các linh kiện, phụ kiện, phụ tùng, nguyên liệu để sơn, nhuộm và những sản phẩm dùng làm bao bì, đóng gói…. Công nghiệp phụ trợ theo nghĩa rộng còn bao hàm cả việc sản xuất ra các sản phẩm trung gian cho quá trình sản xuất chính như sơ chế các nguyên liệu thô hoặc chế tạo một phần những sản phẩm chính tương tự theo tiêu chuẩn kỹ thuật và giấy phép của chính hãng.
  • 25. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 25 Đặc trưng của ngành công nghiệp phụ trợ là sản xuất quy mô nhỏ được thực hiện bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự tác nghiệp của nó luôn gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hãng lớn và có mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế và kỹ thuật với các hãng lớn. Khi các mối liên hệ trở nên thường xuyên và ổn định thì chúng trở thành vệ tinh của các hãng lớn. Đây cũng là một trong các con đường chủ yếu để TNCs cắm nhánh và khai thác thị trường thế giới thông qua việc hút các doanh nghiệp này vào quỹ đạo hoạt động của mình để hình thành các chi nhánh cấp 2 và cấp 3… với các mối liên kết chặt và lỏng khác nhau. Như vậy, có thể nói công nghiệp phụ trợ phát triển mới có thể thu hút hiệu quả nguồn vốn FDI. Nhất là trong ngành sản xuất các loại máy móc. Tỷ lệ của chi phí công nghiệp phụ trợ cao hơn nhiều so với chi phí của lao động, do vậy một quốc gia có ưu thế về lao động nhưng công nghiệp phụ trợ yếu kém sẽ làm cho môi trường đầu tư trở nên kém hấp dẫn.
  • 26. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 26 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG. 2.1. Khái quát trung về thanh phố Hải Phòng. 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. 2.1.1.1. Vị trí địa lý Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền duyên hải Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáp Hải Dương, phía Tây Nam giáp Thái Bình và phía Đông là bờ biển chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam từ phía Đông đảo Cát Hải đến cửa sông Thái Bình. Là nơi hội tụ đầy đủ các lợi thế về đường biển, đường sắt, đường bộ và đường hàng không, giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong cả nước và các quốc gia trên thế giới. Do có cảng biển, Hải Phòng giữ vai trò to lớn đối với xuất nhập khẩu của vùng Bắc Bộ, tiếp nhận nhanh các thành tựu khoa học – công nghệ từ nước ngoài để rồi lan toả chúng trên phạm vi rộng lớn từ bắc khu Bốn cũ trở ra. Cảng biển Hải Phòng cùng với sự xuất hiện của cảng Cái Lân (Quảng Ninh) với công suất vài chục triệu tấn tạo thành cụm cảng có quy mô ngày càng lớn góp phần đưa hàng hoá của Bắc bộ đến các vùng của cả nước, cũng như tham gia dịch vụ vận tải hàng hoá quá cảnh cho khu vực Tây Nam Trung Quốc. Hải Phòng ngày nay bao gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 quận (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dương Kinh), 8 huyện (An Dương, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo). Dân số thành phố là trên 1.837.000 người, trong đó số dân thành thị là trên 847.000 người và số dân ở nông thôn là trên
  • 27. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 27 990.000 người. (theo số liệu điều tra dân số năm 2009). Mật độ dân số 1.207 người/km2 Hải Phòng có lợi thế là điểm đầu cuối của 2 hành lang, một vành đai kinh tế, nối với trung quốc. Với vị trí địa lý này, Hải Phòng được các nhà đầu tư đánh giá có ưu thế lớn do giảm chi phí vận tải cho sản xuất. Với lợi thế giao thông cảng biển, Hải Phòng đã phát triển đa dạng các ngành nghề, đóng mới và sửa chữa tàu biển, sản xuất xi măng, xăng dầu, may mặc, giày dép. 2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên. Địa hình Hải Phòng thay đổi rất đa dạng phản ánh một quá trình lịch sử địa chất lâu dài và phức tạp. Phần bắc Hải Phòng có dáng dấp của một vùng trung du với những đồng bằng xen đồi trong khi phần phía nam thành phố lại có địa hình thấp và khá bằng phẳng của một vùng đồng bằng thuần tuý nghiêng ra biển. Hải Phòng có bờ biển dài trên 125 km. Ngoài khơi thuộc địa phận Hải Phòng có nhiều đảo rải rác trên khắp mặt biển, lớn nhất có đảo Cát Bà, xa nhất là đảo Bạch Long Vĩ. Biển, bờ biển và hải đảo đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của thành phố duyên hải. Đây cũng là một thế mạnh tiềm năng của Hải Phòng để phát triển ngành dịch vụ, du lịch. Do đặc điểm lịch sử địa chất, vị trí địa lý, Hải Phòng có nhiều nguồn lợi, tiềm năng: có mỏ sắt ở Dương Quan (Thuỷ Nguyên), mỏ kẽm ở Cát Bà (tuy trữ lượng nhỏ); có sa khoáng ven biển (Cát Hải và Tiên Lãng); mỏ cao lanh ở Doãn Lại (Thuỷ Nguyên), mỏ sét ở Tiên Hội, Chiến Thắng (Tiên Lãng). Đá vôi phân phối chủ yếu ở Cát Bà, Tràng Kênh, Phi Liệt, phà Đụn; nước khoáng ở xã Bạch Đằng (Tiên Lãng). Muối và cát là hai nguồn tài nguyên quan trọng của Hải Phòng, tập trung chủ yếu ở vùng bãi giữa sông và bãi biển, thuộc các huyện Cát Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thuỵ, Đồ Sơn.
  • 28. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 28 Tài nguyên biển là một trong những nguồn tài nguyên quý hiếm của Hải Phòng với gần 1.000 loài tôm, cá và hàng chục loài rong biển có giá trị kinh tế cao như tôm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, cá heo, ngọc trai, tu hài, bào ngư... là những hải sản được thị trường thế giới ưa chuộng. Biển Hải Phòng có nhiều bãi cá, lớn nhất là bãi cá quanh đảo Bạch Long Vĩ với trữ lượng cao và ổn định. Tại các vùng triều ven bờ, ven đảo và các vùng bãi triều ở các vùng cửa sông rộng tới trên 12.000 ha vừa có khả năng khai thác, vừa có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn và nước lợ có giá trị kinh tế cao. Hải Phòng có trên 57.000 ha đất canh tác, hình thành từ phù sa của hệ thống sông Thái Bình và nằm ven biển. Tài nguyên rừng Hải Phòng phong phú và đa dạng, có rừng nước mặn, rừng cây lấy gỗ, cây ăn quả, tre, mây... đặc biệt có khu rừng nguyên sinh Cát Bà với thảm thực vật đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loại thảo mộc, muông thú quý hiếm; đặc biệt là Voọc đầu trắng- loại thú quý hiếm trên thế giới hiện chỉ còn ở Cát Bà. 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội Hải Phòng năm 2014. 2.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tăng 8,53% so với cùng kỳ, đạt kế hoạch (kế hoạch tăng 8,0 - 9,0%), trong đó: nhóm nông, lâm, thủy sản ước tăng 1,89%; nhóm công nghiệp - xây dựng ước tăng 10,72%; nhóm dịch vụ ước tăng 8,2% so với cùng kỳ. Cơ cấu các ngành dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông, lâm, thủy sản tương ứng 54,89% - 35,69% - 9,42%. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2014 ước tăng 12% so với cùng kỳ, vượt kế hoạch đã đề ra. Số ngành công nghiệp cấp 4 có tăng trưởng liên tục gia tăng (quý I: 22 ngành, 6 tháng: 24 ngành, 9 tháng: 28 ngành), nhiều dự
  • 29. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 29 án sản xuất lớn đi vào hoạt động ổn định và tăng công suất đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng chung, ngành đóng tàu đã có sự tăng trưởng trở lại sau một thời gian dài suy giảm. Hoạt động thương mại, dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,31% so với cùng kỳ, đạt 108,67% kế hoạch. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 10 tháng đầu năm tăng 4,8% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3,57 tỷ USD tăng 18,03% so với cùng kỳ, đạt 101,81% kế hoạch. Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 3,56 tỷ USD tăng 16,35% so với cùng kỳ, đạt 99,95% kế hoạch. Sản lượng hàng hóa thông qua các cảng trên địa bàn thành phố ước 60,3 triệu tấn tăng 15,04% so với cùng kỳ, đạt 113,77% kế hoạch. Vận tải hàng hóa ước tăng 7,07% và tăng 2% về tấn km so với cùng kỳ. Vận tải hành khách ước tăng 11,7% về người và tăng 14,25% về người km so với cùng kỳ. Sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng các loại cây cả năm là 105,26 nghìn ha, bằng 98,79% năm 2013 (giảm 1.320,3 ha); năng suất lúa bình quân cả năm ước thực hiện 62,96 tạ/ha, đạt 99,84% kế hoạch và tăng 0,51% so với cùng kỳ. Dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm tiếp tục được khống chế. Chăn nuôi: tổng đàn trâu ước giảm 0,86%, đàn bò giảm 4,18%, đàn lợn giảm 2,53%, đàn gia cầm tăng 2,18% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất nông nghiệp ước 10.105,6 tỷ đồng, tăng 0,37% so với cùng kỳ, đạt 91,88% kế hoạch. Lâm nghiệp: Giá trị sản xuất lâm nghiệp ước đạt 40,5 tỷ đồng, tăng 3,32% so với cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch. Thủy sản: tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản ước tăng 4,11% với cùng kỳ, trong đó sản lượng nuôi trồng tăng 3,29%, sản lượng khai thác tăng 4,93% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất thủy sản ước đạt 4.053,4 tỷ đồng tăng 8,32% so với cùng kỳ và bằng 100% kế hoạch. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
  • 30. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 30 được quan tâm đẩy mạnh, bình quân các xã trên địa bàn thành phố năm 2014 ước đạt 12 tiêu chí theo Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố cả năm 2014 ước đạt 46.448,3 tỷ đồng tăng 5,3% so với cùng kỳ, bằng 99,7% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao, trong đó: thu nội địa 9.300 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ và bằng 103,3% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao, thu Hải quan 34.300 tỷ đồng tăng 4,3% và đạt 97,6% dự toán năm. Tổng chi ngân sách địa phương ước 9.687,8 tỷ đồng, tăng 15,9% so với cùng kỳ và bằng 100,2% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao, trong đó chi đầu tư xây dựng cơ bản tăng 10,1%, chi thường xuyên tăng 16,7% so với cùng kỳ. Tín dụng: Tổng nguồn vốn huy động năm 2014 ước đạt 90.300 tỷ đồng tăng 16,85%, tổng dư nợ cho vay ước 54.510 tỷ đồng tăng 7,11% so với cùng kỳ. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố đã thực hiện cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi suất, tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp với ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng theo quy định ( ). Đầu tư phát triển: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện đạt 45.234,4 tỷ đồng, tăng 10,72% so cùng kỳ, bằng 106,43% kế hoạch. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục đạt khá, tính đến ngày 20/10/2014 tổng số vốn thu hút trên địa bàn đạt 968,3 triệu USD ( ), cả năm 2014 ước đạt 1,1 tỷ USD, bằng 100% kế hoạch. Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư: Tính đến ngày 20/10/2014 đã phê duyệt 41 dự án đầu tư, trong đó: 20 dự án đầu tư mới với tổng mức đầu tư là 689,8 tỷ đồng và 21 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư tăng 195,3 tỷ đồng. Tích cực triển khai thi hành Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công. Quản lý và phát triển doanh nghiệp: Cấp đăng ký thành lập mới cho 1.800 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 6.660 tỷ
  • 31. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 31 đồng, giảm 6,69% về số doanh nghiệp và tăng 12,78% về vốn so cùng kỳ; cấp đăng ký thành lập 191 chi nhánh, văn phòng đại diện, giảm 0,52% so với cùng kỳ. Làm thủ tục giải thể cho 103 doanh nghiệp và 102 chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định; thực hiện thủ tục chấm dứt tồn tại do sáp nhập cho 02 doanh nghiệp; thực hiện 2.600 lượt rà soát và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của 650 doanh nghiệp. Tính đến 30/9/2014, toàn thành phố có 14.632 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, tạm đóng mã số thuế, chiếm 51,4% số doanh nghiệp toàn thành phố, tăng 6,52% so với cùng kỳ năm 2013. 2.1.2.2. Tình hình phát triển xã hội. Trên cơ sở phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng, đời sống văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. Cụ thể: Công tác giáo dục và đào tạo: hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2013 - 2014; tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 99,86%, tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông đạt 99,3%. Tổ chức tốt các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp năm 2014. Tham gia các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế, học sinh của thành phố đã đạt 01 huy chương bạc và 02 huy chương đồng, duy trì thành tích Hải Phòng là địa phương duy nhất trong cả nước 20 năm liền có học sinh đạt giải quốc tế. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân: Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, không xuất hiện các dịch bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm. Đảm bảo an toàn tiêm chủng và duy trì đạt tỷ lệ tiêm chủng cao. Tổ chức tốt công tác khám, chữa bệnh tại các tuyến điều trị; 100% người
  • 32. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 32 nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi được hưởng chính sách khám, chữa bệnh theo đúng quy định Du lịch: Tổng lượt khách du lịch đến thành phố ước đạt trên 5,28 triệu lượt khách tăng 5,46% so với cùng kỳ, đạt 101,54% kế hoạch năm; trong đó khách quốc tế 601,8 nghìn lượt khách tăng 3,58% so cùng kỳ. Xây dựng Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bền vững quần đảo Cát Bà đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Phối hợp tổ chức Hội nghị phổ biến và triển khai quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải ĐôngBắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tiến hành rà soát các dự án đầu tư du lịch và đánh giá tài nguyên du lịch trên địa bàn thành phố. Tổ chức triển khai có hiệu quả các văn bản hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với công tác lữ hành và lưu trú. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướngdẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nhằm đảm bảo tốt chất lượng phục vụ. Công táclao động, việc làm: Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động được triển khai có hiệu quả. Giải quyết việc làm cho 53.500 lao động, tăng 4,78% so với cùng kỳ, đạt 103,88% kế hoạch; tỷ lệ qua đào tạo ước đạt 74%, đạt kế hoạch đề ra; tuyển mới đào tạo nghề cho 48.500 học sinh đạt 100% kế hoạch năm. Giải quyết tốt chế độ bảo hiểm thất nghiệp, cung cấp dịch vụ tư vấn và giới thiệu việc làm cho người lao động mất việc. Bảo đảm an sinh xã hội: Thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo còn 2,33% (giảm 0,9%), đạt kế hoạch đề ra. Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa tiếp tục được phát triển sâu rộng. Công tác chăm sóc người cao tuổi; bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; công tác bình
  • 33. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 33 đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ tiếp tục được quan tâm, có chuyển biến tiến bộ. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 73%. 2.1.3. Những lợi thế so sánh của hải Phòng trong thu hút FDI. 2.1.3.1. Cơ sở hạ tầng. Hải Phòng có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội của thành phố phát triển. * Hệ thống giao thông gồm đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không. Phân bổ hợp lý, giao lưu thuận lợi tới các tỉnh và thành phố khác. - Đường bộ: + Đường bộ đối ngoại: Quốc lộ 5 trên địa bàn Hải Phòng có điểm đầu từ Hà Nội, điểm cuối tại KCN Đình Vũ (nơi sẽ là nút giao với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đang xây dựng), dài 35,5 km, hiện đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp II đồng bằng, 4 làn xe cơ giới. Quốc lộ 10 là tuyến quốc lộ nối các tỉnh ven biển duyên hải của miền Bắc, nối Vĩnh bảo với Ninh Giang, Diêm Điền Đoạn qua địa phận Hải Phòng dài 52.5 km, đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, 2 làm xe cơ giới. Quốc lộ 37 là tuyến quốc lộ có tính chất vành đai miền bắc. Đoạn qua địa phận Hải Phòng dài 20,1 km, tiêu chuẩn đạt đường cấp đồng bằng (mặt cắt ngang 7,5m, 2 làn xe cơ giới). + Đường bộ đối nội: gồm 14 tuyến đường chính thành phố và đường tỉnh dài tổng cộng 250 km nối từ đô thị trung tâm đi quận Đồ Sơn và các huyện. Có 6 tuyến chính yếu nhất đã được đầu tư vào cấp hoàn chỉnh từ cấp III trở lên (là đường Tôn Đức Thắng và các ĐT 351, ĐT 353, ĐT 35 , các tuyến còn lại phần lớn mới đạt cấp IV và cấp V, mặt đường nhựa cấp thấp (láng hoặc thâm nhập).
  • 34. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 34 + Các tuyến quốc lộ đang xây dựng: Đường Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng dài 105,5 km đang được triển k hai xây dựng. Đoạn qua địa phận Hải Phòng dài 33 km, tiêu chuẩn đường cao tốc loại A (mặt cắt ngang 70-100m, 6 làn xe cơ giới).Đường cao tốc ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình nối các tỉnh ven biển Bắc Hải Phòng đã được chấp thuận cho xây dựng. Đường có chiều dài qua địa bàn 43,8 km, lộ giới 120,0 m. Đoạn tuyến Tân Vũ – Lạch Huyện nối đường cao tốc với khu cảng của ngõ quốc tế Lạch Huyện có chiều dài 15,6 km đang trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng. - Đường sắt: Tuyến đường sắt bắt đầu từ ga Gia Lâm đến ga Hải Phòng, dài 102 km hiện được sử dụng để vận chuyển hành khách và hàng hóa; đi qua địa phận Hải Dương, Hưng Yên (gần như song song với Quốc lộ 5), và k hai thác tàu khách đến ga Long Biên, ga Hà Nội và một số tuyến vận tải hàng hóa đi Lào Cai và các tỉnh phía Nam. Trên địa bàn thành phố có 3 nhánh đường sắt chuyên dùng kết nối từ tuyến Hà Nội - Hải Phòng với các khu bến cảng dọc sông Cấm từ khu vực cảng Vật Cách đến cảng Chùa Vẽ. Đoạn đi qua Hải Phòng dài 24,4 km và có 4 ga đầu mối là ga Hải Phòng, ga Thượng Lý, ga Vật Cách và ga Dụ Nghĩa. Do tuyến đường sắt có vị trí xuyên qua trung tâm thành phố nên có tới 211 đường ngang đường bộ, trong đó chỉ có 12 đường ngang có gác chắn, 4 đường ngang có cảnh báo tự động, 17 đường ngang có biển báo, còn lại 178 đường ngang dân sinh. Ba nhánh chuyên dùng nối ra cảng là: nhánh ra cảng Vật Cách, nhánh ra cảng chính Hải Phòng và nhánh ra cảng Chùa Vẽ. Các nhánh này cũng có khổ 1.000 mm.
  • 35. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 35 - Đường hàng không: Hải Phòng có 2 sân bay là sân bay dân sự Cát Bi và sân bay quân sự Kiến An. Sân bay Cát Bi các trung tâm thành phố 5 km, có thể tiếp nhận được máy bay Airbus 320 và các máy bay khác có trọng tải tương tự. Từ 2006 đến nay, sân bat Cát Bi đã bắt đầu mở tuyến bay quốc tế đi Hồng Kông – Ma Cao – Hải Phòng. - Đường thủy: Nhờ có một hệ thống gồm 5 nhánh sông, giao thông đường thủy nội địa của Hải Phòng rất thuận tiện. Cảng Hải Phòng là cảng biển lớn nhất miền Bắc, cảng có hệ thống bến đậu, kho chứa hàng, phương tiện bốc dỡ hiện đại đủ năng lực đón tàu trọng tải trên 1 vạn tấn ra vào làm hàng. * Hệ thống điện nước: - Hệ thống cấp điện Hiện nay thành phố Hải Phòng tiêu thụ lượng điện khoảng 8 - 9.5 triệu KW/ngày và được cung cấp từ 3 trạm 220KV và 21 trạm 110KV có khả năng cung cấp tới 15 triệu KW/ngày. Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng đặt tại xã Tam Hưng, huyện Thuỷ Nguyên, nhà máy có tổng công suất 1.200MW (gồm 4 tổ máy, mỗi tổ máy 300MW), tổng mức đầu tư hơn 1,2 tỷ USD. Nhà máy sản xuất ra 7,2 tỉ KWh điện mỗi năm đảm bảo cung cấp điện ổn định cho khu vực tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cung cấp một sản lượng điện lớn cho lưới điện quốc gia với hệ thống truyền tải điện bao gồm 2 sân phân phối 220KV và 110KV. - Hệ thống cấp nước: Thành phố hiện có 7 nhà máy xử lý nước với tổng công suất 166.000m3/ngày-đêm. Chất lượng nước xử lý đạt tiêu chuẩn của tổ chức
  • 36. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 36 WHO và lượng nước đủ đáp ứng cho mọi yêu cầu. Tại mỗi huyện, có các nhà máy xử lý nước cỡ nhỏ cung cấp đủ cho nhu cầu địa phương. Dự án mở rộng Nhà máy cấp nước Vật Cách là một trong những công trình được Công ty Cấp nước tập trung cao, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của khu vực cửa ngõ phía tây thành phố gồm huyện An Dương, các khu công nghiệp (KCN): Nomura, Tràng Duệ, Bến Kiền, An Dương, các nhà máy, xí nghiệp dọc Quốc lộ 5 và kết nối các nhà máy nước khác như An Dương, Cầu Nguyệt, bảo đảm cấp nước an toàn, ổn định cho thành phố. Dự án Đầu tư mở rộng hệ thống cấp nước Giai đoạn 2 Thành phố Hải Phòng, thời gian thực hiện: 2011 -2018. Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Cấp nước Hải Phòng. Tổng mức đầu tư: 73,693 triệu USD. Nguồn vốn đầu tư, trong đó: Vốn ADB (vay lại của Nhà nước): 56,796 triệu USD (77%). Vốn nhà nước (ngân sách địa phương cấp): 3,148 triệu USD (5%); Vốn của Công ty Cấp nước: 13,450 triệu USD (18%). 2.1.3.2. Khu công nghiệp Hải Phòng là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp. Những khu công nghiệp với cơ sở hạ tầng hiện đại của hải Phòng luôn được các nhà đầu tư cân nhắc khi quyết định đầu tư vào hải phòng. Tại các khu công nghiệp này doanh nghiệp luôn được ban quản lý quan tâm cung cấp các dịch tốt nhất như cung cấp dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp sau khi doanh nghiệp đã xử lý thô. Các khu công nghiệp của hải phòng đều được trang bị hệ thống cáp thông tin liên lạc và đường truyền quốc tế ADSL. 2.1.3.3. Hệ thống dịch vụ Các ngân hàng hiện đang hoạt động tại Hải Phòng có khả năng đáp ứng các dịch vụ tài chính tiền tệ cho các nhà đầu tư. Hệ thống ngân hàng bao gồm
  • 37. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 37 chi nhánh ngân hàng nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. Các hãng bảo hiểm như: AIA, Manufife, Pijico, bảo Việt…cũng đã có mặt trên địa bàn thành phố, làm phong phú thêm hoạt động tài chính – bảo hiểm của Hải Phòng. Hải Phòng còn là trung tâm của nhiều hãng tàu như Vinaship, Vinalines, Germatrans. Nhiều hãng tàu nước ngoài cũng đã lập đại lý ở thành phố như Mitsu, HuynDai, CMA, MISC,… 2.1.3.4. Nguồn nhân lực. Lao động thành phố đang có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH – HĐH, chuyển nhanh sang các ngành nghề: kinh doanh tài chính, ngân hàng, kiểm toán, điện tử viễn thông, cơ khí chế tạo, đóng tàu, công nghệ vật liệu mới, công nghệ biển, kinh tế biển, logistics…Trong 10 năm qua, lực lượng lao động của Hải Phòng đã có sự gia tăng đáng kể. Số người trong lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đã tăng từ 1,19 triệu (năm 2000) lên 1,47 triệu người năm 2010, bằng 22,5%. Điều này vừa giúp thành phố bổ sung lực lượng lao động nhưng cũng gây sức ép về việc làm và các vấn đề về an sinh xã hội. Số người qua đào tạo có chiều hướng tăng nhanh, cơ cấu đào tạo ngày càng hợp lý, chất lượng nhân lực và trình độ đào tạo được nâng lên dần đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, năng xuất lao động có xu hướng tăng. Hải Phòng có hệ thống giáo dục phát triển hơn các địa phương lân cận, hạ tầng cơ sở xã hội tốt, thành phố Hải Phòng có chỉ số giáo dục đứng thứ 3 toàn quốc với 4 trường đại học, 16 trường cao đẳng, 26 trường Trung cấp chuyên nghiệp, trường Đại học Hàng hải là trường đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ISO 9001-2000, là trường duy nhất tại Việt Nam có bằng cấp được công nhận tại tất cả các nước trên thế giới. Tỷ lệ người biết chữ đạt 97,6%, cao nhất cả
  • 38. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 38 nước. Hoàn thành phổ cập bậc Trung học cơ sở từ năm 2001, bậc Trung học và nghề từ năm 2008. Hàng năm đào tạo ra 27,000 công nhân kỹ thuật và 45,000 sinh viên tốt nghiệp. Với các con số trên cho thấy rằng nguồn nhân lực ở Hải Phòng không chỉ dồi dào mà còn có trình độ. Ngoài lực lượng có thể huy động tại địa phương, Hải Phòng còn có thể huy động nguồn lao động bổ sung từ các tỉnh thành lân cận. 2.1.4. Tình hình thu hút FDI vào Hải Phòng. Những năm gần đây, Hải Phòng trở thành một trong những địa phương có sự đột phá về thu hút nguồn vốn FDI, trong tốp dẫn đầu cả nước. Không những thế, chất lượng các dự án FDI cũng có sự chuyển biến rõ nét. Nguồn vốn FDI tiếp tục giữ vai trò quan trọng, là một trong những động lực chủ yếu thúc đẩy phát triển KTXH thành phố. 2.1.4.1. Về cơ cấu nguồn vốn. Do xác định rõ lợi thế so sánh, coi phát triển kinh tế đối ngoại là động lực, là giải pháp quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội. Hải Phòng thu hút vốn đầu tư đến từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 6 cả nước về quy mô vốn đầu tư. Nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng từ năm 2007 đến năm 2014 ta có bảng số liệu sau: Bảng 2.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng giai đoạn năm 2007- 2014 Đơn vị tính: triệu USD Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
  • 39. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 39 Vốn đăng ký mới 1.020,34 944,62 57,22 87,67 459 1.635,2 1.844,33 622,41 Số dự án 34 35 13 21 26 40 51 33 Nguồn:Sở kế hoạch và đầu tư thành phốHải Phòng. Từ bảng trên ta có biểu đồ 2.1: Nhìn vào biểu đồ ta thấy trong 2 năm 2007 và 2008, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng đạt mức tương đối cao. Đây là thời điểm Việt Nam vừa mới gia nhập WTO, đó là động lực thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói chung và tại Hải Phòng nói riêng, cụ thể trong năm 2007 Hải phòng thu hút được 34 dự án với số vốn đăng ký hơn 1 tỷ USD điển hình là dự án hợp tác với tập đoàn Huyndai Hàn Quốc với tổng số vốn lên tới 742 triệu USD cấp ngày 12/03/2007; trong năm 2008, Hải Phòng thu hút được 35 dự án với tổng số vốn là 944 triệu USD, trong đó có nhiều dự án trên 100 1020.34 944.62 57.22 87.67 459 1635.2 1844.33 622.41 0 10 20 30 40 50 60 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn 2007-2014 Số vốn đăng kýmới Số dựán
  • 40. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 40 triệu USD như dự án xây dựng KCN An Dương-GĐ1 của Trung Quốc với số vốn là 175 triệu USD và dự án xây dựng KCN, khu công nghệ cao của Singapore với số vốn đăng ký là 268 triệu USD. Từ cuối năm 2008 đến 2011, Thế giới bước vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, kinh tế Việt Nam cũng không năm ngoài tầm ảnh hưởng đó khiến việc thu hút đầu tư FDI từ các nước phát triển gặp nhiều khó khăn. Hải Phòng chủ yếu chỉ thu hút được các dự án nhỏ lẻ với số vốn đăng ký bình quân 10.06 triệu USD/1 dự án. Trong 3 năm (2012- 2014), kinh tế thế giới có dấu hiệu khởi sắc trở lại đặc biệt là sự phục hồi của kinh tế Nhật Bản. Nhờ cải thiện các chính sách thu hút vốn đầu tư và chính sách đối ngoại, Hải Phòng thu hút được 124 dự án FDI được cấp mới với số vốn đăng ký 4,1 tỷ USD và 91 dự án tăng vốn với tổng số vốn tăng thêm 1,24 tỷ USD. Điển hình là dự án xây dựng nhà máy sản xuất lốp xe Bridgestone của Nhật Bản với số vốn đầu tư là 1,22 tỷ USD cấp ngày 02/01/2012 (chiếm 74,74% tổng số vốn đầu tư trong năm 2012) và dự án xây dựng nhà máy sản xuất điện tử của tập đoàn LG Electronics (Hàn Quốc) với tổng số vốn đầu tư là 1,5 Tỷ USD cấp ngày 09/06/2013 (chiếm 81,34% tổng số vốn thu hút được trong năm 2013). Như vậy, trong 3 năm, tổng vốn FDI vào Hải Phòng 5,4 tỷ USD, chiếm gần 55% tổng số vốn FDI đăng ký thu hút được trong 25 năm qua. Đây là những con số rất đáng khích lệ. Nhưng điều đáng nói hơn cả chính là chất lượng các dự án. Nếu như trước đây, các dự án FDI chủ yếu trong các lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp, sản xuất các sản phẩm có sử dụng nguồn nguyên liệu, khoáng sản lớn, các dự án sản xuất các sản phẩm truyền thống như giày da, may mặc, nhựa, thép… thì bây giờ có nhiều dự án đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, có công nghệ kỹ thuật cao
  • 41. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 41 (thiết bị điện tử và chi tiết, linh kiện trong công nghiệp điện, điện tử, cơ khí, tinh chế các sản phẩm đất hiếm, hợp kim đất hiếm như bột nam châm vĩnh cửu…). Cho đến thời điểm 20/2/2015, tổng dự án FDI còn hiệu lực trong vùng là 461 dự án, đứng thứ 6 cả nước, tương ứng với số vốn đăng ký đầu tư là 11,3tỷ USD. Như vậy tổng vốn FDI vào Hải Phòng chiếm 4,46% tổng vốn FDI và chiếm 2,57% số dự án FDI cả nước. Số dự án cấp mới và bổ sung vốn 2 tháng đầu năm 2015 là 8 dự án với số vốn đầu tư là 211,56 triệu USD. 2.1.4.2. Về lĩnh vực đầu tư. Các dự án mà thành phố Hải phòng thu hút được chủ yếu tập trung nhằm khai thác lợi thế về cảng biển, đầu mối công nghiệp và đã đầu tư vào nhiều lĩnh vực như công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, thương mại dịch vụ…số liệu cụ thể như sau: Bảng 2.2: Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI theo lĩnh vực đầu tư vào thành phố Hải Phòng tính đến 20/02/2015 Lĩnh vực Số dự án Tỷ lệ số dự án (%) Số vốn đầu tư (Triệu USD) Tỷ lệ số vốn đầu tư (%) Công nghiệp 341 73,97 6.423,56 56,84 Xây dự cơ sở hạ tầng 32 6,94 2.906,49 25,72 Dịch vụ 23 4,99 917,64 8,12 Khác 65 14,1 1.053,4 9,32 Tổng 461 100 11.301,09 100 Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng.
  • 42. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 42 Dựa vào bảng 2.2 ta thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp (chiếm 73,97% về số dự án và 56,84% về vốn đầu tư), phát triển cơ sở hạ tầng (chiếm 6,94% về số dự án và 25,72% về số vốn đầu tư), Dịch vụ du lịch (chiếm 4,99% số dự án và 8,12% về số vốn đầu tư). Các hoạt động đầu tư vào công nghiệp chủ yếu hướng vào xuất khẩu. Nổi bật phải kể tới lĩnh vực điện, điện tử, công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ cao cấp được thành phố tập trung thu hút, mà cụ thể là LGE với dự án trị giá 1,5 tỷ USD tại Khu CN Tràng Duệ, kéo theo hàng chục dự án FDI vệ tinh khác, làm cả khu CN sôi động hẳn lên và đây cũng là một cơ sở quan trọng để Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép mở rộng khu CN thêm 600 ha. Một dự án hàng tỷ USD khác là Nhà máy sản xuất lốp xe Bridgestone tại Khu CN Đình Vũ. Ngoài ra, còn có nhiều dự án khác công nghệ cao như nhà máy sản xuất thuốc tiêu chuẩn cao Nipro Pharma; sản xuất máy in, máy photocopy của Fuji Xerox… Trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, thành phố cũng thu hút được các nhà đầu tư có tiềm lực kinh tế, giàu kinh nghiệm. Lĩnh vực logistics tuy rất mới nhưng cũng có 2 nhà đầu tư của Singapore. Cùng với đó, trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, có thêm nhiều nhà đầu tư lớn tới tìm hiểu và xúc tiến đầu tư như Daiwa House, Fujita, Sujitsu, Minato, Chyoda, Chuo, Hilton ( Nhật Bản và Hoa Kỳ…). Trong đó có 3 nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện các dự án về trung tâm thương mại tổng hợp, khu nhà ở tại Khu đô thị ven sông Lạch Tray và dự án khách sạn 5 sao… Nhìn nhận tổng thể, cơ cấu ngành nghề trong thu hút FDI đã khai thác triệt để lợi thế của Hải Phòng và thực hiện đúng định hướng phát triển kinh tế-xã hội của thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. FDI tập
  • 43. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 43 trung chủ yếu vào công nghiệp với số lượng lớn về số vốn và số dự án, tiếp theo là cơ sở hạ tầng, thương mại và dịch vụ. Cơ cấu trên đã làm tăng tỷ trọng đầu tư vào công nghiệp và dịch vụ cũng như tác động hỗ trợ cho các ngành công nghiệp dịch vụ hiện có ở địa phương. Nói chung, các chủ đầu tư FDI tại Hải Phòng mới chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có nhà đầu tư có tiềm năng mạnh về công nghệ và tài chính. Mặc dù vậy, hoạt động đầu tư nước ngoài trong thời gian qua cũng đã đóng vai trò rất quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. 2.1.4.3. Về hình thức đầu tư. Với chủ trương tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở mọi hình thức, FDI tại thành phố Hải Phòng khá đa dạng về các hình thức đầu tư. Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hải Phòng theo hình thức đầu tư ( tính đến 20/02/2015 ) Nguồn:Sở kế hoạch và đầu tư thành phốHải Phòng. Hình thức Số dự án Tỷ trọng số dự án (%) Số vốn đầu tư (triệu USD) Tỷ trọng số vốn đầu tư 100% vốn đầu tư nước ngoài 329 71,37 7.786,45 68,9 Liên doanh 98 21,26 3250,03 28,76 Công ty cổ phẩn 14 3,03 203,58 1,8 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 20 4,34 61,03 0.54 Tổng 461 100 11.301,09 100
  • 44. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 44 Những biến động của dòng vốn FDI vào Hải Phòng về cơ bản là giống dòng vốn FDI của cả nước. Điều đó cho thấy, trong điều kiện của cả nước ta, dòng vốn FDI của Hải Phòng về cơ bản phụ thuộc vào chính sách và môi trường đầu tư trung của cả nước, những thay đổi cơ chế và chính sách chung của Nhà nước có ảnh hương quyết định đối với việc thu hút FDI vào Hải Phòng. Khi luật đầu tư chung 2005 có hiệu lực đã tạo ra môi trường bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước dẫn đến số các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Tiếp đến là hình thức liên doanh và sau cùng là loại hình hợp đồng hợp tác kinh doanh, loại hình này mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Tính đến hết năm 2014 mới chỉ có 17 dự án ký kết theo phương thức này. Trong hình thức liên doanh thì tỷ lệ góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài luôn chiếm tỷ lệ khá cao, trung bình từ 60 - 70 %, khiến quyền lợi các nhà đầu tư nước ngoài vẫn chiếm ưu thế hơn. 2.1.4.4. Về đối tác đầu tư. Trong nhiều năm qua, cùng với việc thu hút nguồn vốn FDI, thành phố Hải Phòng đã phát triển thêm nhiều mối quan hệ với các đối tác là các nhà đầu tư nước ngoài. Nhờ đó Hải Phòng đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư từ các nước khác nhau. Tới năm 2014, tổng cộng đã có hơn 28 đối tác đầu tư vào Hải Phòng trên tất cả các lĩnh vực, từ công nghiệp – xây dựng, tới nông nghiệp và dịch vụ. Cùng với sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn quốc tế, làm cho hoạt động đầu tư trực tiếp tại hải Phòng ngày càng sôi động và phong phú hơn. Các đối tác đầu tư vào Hải Phòng chủ yếu tới từ các nước châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… Vì các nhà đầu tư châu Á thường tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm và khách sạn, sử dụng nhiều lao động, điều này phù hợp với các điều kiện thuận lợi sẵn có tại thành phố Hải Phòng.
  • 45. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 45 2.1.4.5. Địa phương tiếp nhận đầu tư. Đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu vẫn tập trung chủ yếu vào những địa phương có lợi thế về giao thông và hạ tầng kỹ thuật (quốc lộ 5, cảng biển, khu công nghiệp…) Trong những năm gần đây, FDI không còn tập trung vào những quận ở nội thành mà bắt đầu chuyển dịch ra các huyện ngoại thành. Tuy nhiên, những địa bàn có khó khăn về cơ sở hạ tầng, xa khu vực có dân cư, xa các khu đô thị vẫn chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư như các huyện Vĩnh Bảo, huyện đảo Bạch Long Vỹ… 2.1.4.6. Đóng góp của khu vực FDI đến sự phát triển kinh tế xã – hội của thành phố Hải Phòng. Các doanh nghiệp FDI có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế Hải Phòng trong những năm qua, thể hiện ở các mặt như góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng góp cho ngân sách địa phương, tạo việc làm cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế… Bảng 2.4: Đóng góp cho ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp FDI Hải Phòng trong giai đoạn 2011-2014. Năm Nộp NSNN của các DN FDI Hải Phòng (triệu USD) Nộp NSNN của toàn thành phố Hải Phòng (triệu USD) Tỷ trọng (%) 2011 106,4 1.672,88 6,36 2012 137,56 1.863,42 7,38 2013 145,78 1.958,67 7,44 2014 124,66 1.789,93 6,96 Nguồn:Sở công thương thành phốHảiPhòng.
  • 46. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 46 Thu hút FDI vào Hải Phòng những năm qua đã tạo cho Ngân sách của thành phố tăng và ổn định. Nguồn thu chủ yếu là các khoản như thuế nhập khẩu, thuế lợi tức, tiền thuế đất… Qua bảng số liệu trên ta thấy đóng góp của FDI vào ngân sách khá ổn định. Năm 2011, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài gặp nhiều khó khăn, điển hình là tình hình sản xuất , kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Nomura vốn là các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất phục vụ xuất khẩu 100% sản phẩm cho công ty mẹ tại Nhật Bản có giảm sút, phải cắt giảm sản lượng và không có đầu tư lớn do ảnh hưởng của động đất sóng thần của Nhật Bản . Điều đó là nguyên nhân lớn gây lên sự sụt giảm đóng góp ngân sách nhà nước. Các dự án đầu tư vào Hải Phòng chủ yếu là sản xuất hàng xuất khẩu, điều này đã góp phần cải thiện tình trạng nhập siêu hiện nay. Qua các năm, kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI luôn chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố. Bên cạnh đó, khu vực FDI còn góp phần giải quyết công ăn việc làm không chỉ cho thành phố mà còn cho các tỉnh thành lân cận. 2.2. Thực trạng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tư Hoa Kỳ vào địa bàn thành phố Hải Phòng. 2.2.1. Quy mô vốn đầu tư FDI của Hoa Kỳ vào thành phố Hải Phòng. Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng theo đối tác đầu tư (tính đến 10/02/2015).
  • 47. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 47 TT Đối tác Dự án Tổng số vốn đầu tư (Triệu USD) 1 Nhật Bản 105 3.425,67 2 Hàn Quốc 68 1.856,37 3 Hoa Kỳ 13 1.229,96 4 Đài Loan 47 943,05 5 Singapore 37 858,51 6 Hồng Kông 42 732,76 7 Trung Quốc 51 721,42 8 Anh 18 553,79 9 Hà Lan 11 284,85 10 Úc 8 135,23 11 Thái Lan 6 77,85 12 Malaysia 9 72,41 13 Bỉ 3 19,24 14 Đức 5 16,7 15 Bermuda 2 15 16 Pháp 2 13,41 17 Indonesia 3 12 18 Samoa 3 11 19 Nauy 2 10,1
  • 48. SV: Lê Trung Vinh Lớp: CQ49/08.01 48 20 Ấn Độ 2 10 21 Quốc đảo Marshall 7 8 22 Đan mạch 3 9 23 Nga 9 8 24 Ukraina 1 5 25 Séc 1 2 26 Slovenia 1 2 27 Áo 1 1 28 Mauritius 1 1 Tổng 461 11,301.09 Nguồn:Sở kế hoạch và đầu tư Hải Phòng. Dựa vào bảng trên ta thấy, có 28 nước đã và đang đầu tư vào thành phố Hải Phòng trong khi con số đầu tư vào cả nước gấp 3 lần. Đứng ở vị trí đầu tiên là Nhật Bản với tống số vốn đầu tư là 3.425,67 triệu USD, chiếm 30,3% tổng số vốn đầu tư vào Hải Phòng. Kế tiếp là Hàn Quốc tổng số vốn là 1.856,37 triệu USD, chiếm 16,43% tổng số vốn cả nước. Hoa Kỳ là quốc gia đứng thứ 3 trong danh sách nguồn vốn FDI vào Hải Phòng với 1.229,96 triệu USD chiếm 10,9% tổng số vốn đầu tư vào Hải Phòng và chiếm 11,15% tổng số vồn đăng ký mà Hoa Kỳ đã đầu tư vào Việt Nam. Điều đó cho thấy các nhà đầu tư Hoa Kỳ có sự quan tâm đặc biết tới Hải Phòng đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và kinh doanh bất động sản. Điển hình là dự án xây dựng khách sạn 5 sao của tập đoàn khách sạn Hilton Hoa Kỳ và dự án xây dựng, kinh doanh bất động sản của công ty TNHH Union Success với tổng số vốn đầu tư lên tới hàng trăm triệu USD.