SlideShare a Scribd company logo
1 of 30
2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam
Học viện Ngân hàng Page i
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Bộ môn kinh tế
Bài thảo luận bộ môn kinh tế công cộng
Chủ đề: Thực trạng và giải phát thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2014
Giảng viên: Nguyễn Thị Hoài Thu
Lớp: Ca 3 thứ 6 phòng H302
2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam
Học viện Ngân hàng Page i
Chủ đề bài thảo luận
Thực trạng và giải phát thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2014
Danh sách thành viên nhóm
1. Nguyễn Thị Ngọc - MSV: 16A4020390 - Nhóm trưởng.
2. Trần Thị Thúy - MSV: 16A4020551
3. Lê Thị Chinh - MSV: 16A4000095
4. Nguyễn Thị Trung Anh - MSV: 16A4000040
5. Nguyễn Thị Khánh Diệu - MSV: 16A4000113
6. Ngô Thị Hương - MSV: 16A4030305
7. Phạm Thu Hương - MSV: 16A4020264
8. Nguyễn Thị Hương - MSV: 16A4020253
9. Nguyễn Thị Hà - MSV: 16A4020128
Hoạt động nhóm:
1. Nguyễn Thị Ngọc: Tìm hiểu phần III - Đánh giá tác động của nguồn vốn FDI đến
phát triển kinh tế của Việt Nam và tổng hợp bản word.
2. Trần Thị Thúy: Tìm hiểu phần III - Đánh giá tác động của nguồn vốn FDI đến phát
triển kinh tế của Việt Nam.
3. Lê Thị Chinh: Tìm hiểu phần III - Đánh giá tác động của nguồn vốn FDI đến phát
triển kinh tế của Việt Nam.
4. Nguyễn Thị Trung Anh: Tìm hiểu phần III - Đánh giá tác động của nguồn vốn FDI
đến phát triển kinh tế của Việt Nam.
5. Nguyễn Thị Khánh Diệu: Tìm hiểu phần I - Giới thiệu khái quát về nguồn vốn FDI.
6. Ngô Thị Hương: Thuyết trình và tìm hiểu số liệu về Đánh giá tác động của nguồn
vốn FDI đến phát triển kinh tế của Việt Nam.
7. Phạm Thu Hương : Tìm hiểu phần III - Đánh giá tác động của nguồn vốn FDI đến
phát triển kinh tế của Việt Nam.
8. Làm slide: Nguyễn Thị Hương.
9. Nguyễn Thị Hà: Tìm hiểu phần IV - Giải pháp kích thích thu hút nguồn vốn FDI vào
Việt Nam.
Nhận xét hoạt động nhóm của các thành viên:
Các thành viên trong nhóm đều tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến tích cực.
2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam
Học viện Ngân hàng ii
Mục lục
Lời mở đầu..............................................................................................Error! Bookmark not defined.
PHẦN I: CƠ SỞ LÝLUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN FDI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI..............................................................................Error! Bookmark not defined.
I. Khái niệm FDI:........................................Error! Bookmark not defined.
II. Bản chất và đặc điểm:..............................Error! Bookmark not defined.
Vai trò của FDI:.................................................Error! Bookmark not defined.
PHẦN II: KINH NGHIỆM THU HÚTNGUỒN VỐN FDI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU
VỰC......................................................................................................Error! Bookmark not defined.
I. Trung Quốc: kết hợp thu hút vốn và thu hút tri thức.Error! Bookmark
not defined.
II. Malaysia: nhiều chính sách hấp dẫn nhà đầu tư: .Error! Bookmark not
defined.
III. Thái Lan: đầu tư theo hướng chọn lọc:....Error! Bookmark not defined.
PHẦN III: THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN FDI Ở VIỆT NAM.........Error! Bookmark not
defined.
I. Thực trạng đầu tư FDI vào Việt Nam:.....Error! Bookmark not defined.
PHẦN IV: GIẢI PHÁP KÍCH THÍCH VỐN ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM..........Error! Bookmark not
defined.
I. Định hướng thu hút FDI:.........................Error! Bookmark not defined.
II. Giải pháp thu hút FDI: ............................Error! Bookmark not defined.
Kết luận.....................................................................Error! Bookmark not defined.
2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam
Học viện Ngân hàng Page 1
Lời mở đầu
Đối với bất kỳ quốc gia nào, dù là nước phát triển hay đang phát triển đều cần vốn để đầu
tư, phát triển kinh tế. Nguồn vốn có thể huy động từ trong nước hoặc từ nước ngoài, tuy nhiên
nguồn vốn trong nước thường có hạn đặc biệt là đối với những nước đang phát triển như Việt
Nam. Do đó, nguồn vốn từ nước ngoài ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của
mỗi quốc gia. Bởi vì vốn đầu tư là một mắt xích quan trọng nhất trong vòng tròn tác động lẫn
nhau giữa vốn, kỹ thuật và tăng trưởng. Nhu cầu đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng trở nên
bức thiết trong điều kiện của xu thế quốc tế hoá đời sống, kinh tế, cách mạng khoa học công
nghệ và phân công lao động quốc tế ngày càng tăng. Do vậy, nước ta luôn tìm mọi cách đưa ra
những chính sách nhằm khuyến khích và không ngừng cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút
vốn đầu tư đồng thời cần phải có chiến lược khai thác và sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn này
để phục vụ tăng trưởng kinh tế.
Tính cấp thiết của đề tài: Trong những năm vừa qua, nguồn vốn FDI đã góp phần không
nhỏ trong việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam như: tăng thu ngân sách, cải thiện cán cân
thanh toán và cán cân vãn lai của quốc gia, là nguồn vốn bổ sung quan trọng trong công cuộc
phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, nâng cao trình độ khoa học kĩ
thuật, hội nhập kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng
sống cho người lao động.
Do đó, nhóm chúng em xin lựa chọn chủ đề: “ Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn
FDI ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2013”.
Các vấn đề cần giải quyết:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tế vị trí, vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế xã hội ở
Việt Nam.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng tác động của FDI đến phát triển kinh tế, chỉ rõ
những tác động tích cực cần phát huy và những tác động tiêu cực cần khắc phục và nên
tránh, đồng thời chỉ rõ nguyên nhân của những tác động đó.
- Đề ra phương hướng, giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI vào Việt
Nam.
Em xin chân thành cảm ơn.
2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam
Học viện Ngân hàng 2
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN FDI
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
I. Khái niệm FDI:
FDI là loại hình kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn, tự thiết lập các cơ sở sản
xuất kinh doanh cho riêng mình, đứng chủ sở hữu, tự quản lí, khái thác hoặc thuế người quản lí,
khai thác cơ sở này, hoặc hợp tác với đối tác nước sở tại thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh và
tham gia quản lí, cũng với đối tác nước sở tại chia sẻ lợi nhuận và rủi ro.
II. Bản chất và đặc điểm:
1. Bản chất của FDI là:
- Có sự thiết lập về quyền sở hữu về tư bản của công ty một nước ở một nước khác.
- Có sự kết hợp quyền sở hữu với quyền quản lí các nguồn vốn đã được đầu tư.
- Có kèm theo quyền chuyên giao công nghệ và kỹ năng quản lí.
- Có liên quan đến việc mở rộng thị trường của các công ty đa quốc gia.
- Gắn liên với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế.
2. Đặc điểm của FDI:
- Các chủ đầu tư thực hiện đầu tư trên nước sở tác phải tuần thu pháp luật của nước đó.Hình
thức này thường mang tình khả thi và hiệu quả kinh tế cao
Bản chất đặc điểm và các hình thức của FDI:
- 2/3 - Tỷ lệ vốn quy định vốn phân chia quyền lợi và nghĩa vụ các chủ đầu tư.
- Thu nhập chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh.
- Hiện tượng đa cực và đa biến trong FDI là hiện tượng đặc thù, không chỉ gồm nhiều bên
với tỷ lệ góp vốn khác nhau mà còn các hình thức khác nhau của Tư Bản tư nhân và tư bản
nhà nước cũng tham gia.
- Tồn tại hiện tượng hai chiều trong FDI một nước vừa nhận đầu tư vừa thực hiện đầu tư ra
nước ngoài nhằm tận dụng lợi thế so sánh giữa các nước.
- Do nhà đầu tư muốn đầu tư vào thì phải tuần thu các quyết định của nước sở tại thì nên vốn
tỷ lệ vốn tối thiểu của nhà đầu tư vào vốn pháp định của dự án là do luật đầu tư của mỗi
2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam
Học viện Ngân hàng 3
nướcc quyết định. Cămpuchia quyết định là 40% trong khi ở Mỹ lại quyết định 10% và
một số nước khác lại là 20%.
- Các nhà đầu tư là nguồn bỏ vốn và đóng thời tự mình trực tiếp quản lý và điều hành dự án.
Quyến quản lý phụ thuộc vào vốn đóng góp mà chủ đầu tư đã góp trong vốn pháp định của
dự án, nếu doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì họ có toàn quyền quyết định.
- Kết quả thu được từ dự án được phân chia cho các bên theo tỷ lệ vốn góp vào vốn pháp
định sau khi đã nộp thuế cho nước sở tại và trả lợi tức cổ phần cho các cổ đông nếu là công
ty cổ phần.
- FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng mới hay mua lại một phần hoặc toàn
bộ doanh nghiệp đang hoạt động, thông qua việc mua cổ phiếu để thông tin xác nhận.
III. Vai trò của FDI:
Hoạt động FDI có tình hai mặt với nước đầu tư cũng như nước tiếp nhận đầu tư đều có tác
động tiêu cực và tác động tích cực.
1. Trước hết đối với nước đi đầu tư( nước chủ nhà) FDI có vai trò chủ yếu sau:
1.1. Tác động tích cực:
Do đầu tư là người nước ngoài là người trực tiếp điều hành và quản lí vốn nên họ có trách
nhiệm cao, thường đưa ra những quyết định có lợi cho họ. Vì thế họ có đảm bảo hiệu quả của
vốn FDI. đầu tư nước ngoài mở rộng được thị trường tiêu thị sản phẩm nguyên liệu, cả công
nghệ và thiết bị trong khu vực mà họ đâù tư cũng như trên thế giới. Do khai thác được nguồn tài
nguyên thiên nhiên và lao động rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn nên có thể mở rộng quy mô, khai
thác được lợi thế kinh tế của quy mô từ đó có thể nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm.
Tránh được các hàng rào bảo hộ mâu dịch và phí mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư với thông
qua FDI chủ đầu tư hay doanh nghiệp nước ngoài xây dựng được các doanh nghiệp của mình
nằm trong lòng nước thì hành chính sách bảo hộ.
1.2. Tác động tiêu cực:
Khi các doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư ra nước ngoài thì trong nứơc sẽ mất đi khoản
vốn đầu tư, khó khăn hơn trong việc tìm nguồn vốn phát triển cũng như giải quyết việc làm. do
đó trong nước có thể dẫn tới nguy cơ suy thoái, vì thế mà nước chủ nhà không đưa ra những
2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam
Học viện Ngân hàng 4
chính sách khuyên khích cho việc đầu tư ra nước ngoài. đâù tư ra nước ngoài thì doanh nghiệp sẽ
phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn trong môi trường mới về chính trị, sự xung đột vũ trang của các
tổ chức trong các quốc gia hay những tranh chấp nội bộ của quốc gia hay đơn thuần chỉ là sự
thay đổi trong chính sách và pháp luật của quốc gia tiếp nhận… tất cả những điều đó đều khiến
cho các doanh nghiệp có thể rời vào tình trạng mất tài sản cơ sở hạ tầng. Do vậy mà họ thường
phải đầu tư vào các nước ổn định về chính trị cũng như trong chính sách và môi trường kinh tế.
2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư thì hoạt động FDI có tác động:
2.1. Tác động tích cực:
- Nhờ nguồn vốn FDI đầu tư mà có thể có điều khiến tốt để khai thác tốt nhất các lợi thế về
tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lí. Bởi các nước tiếp nhận thì thường là nước đang phát
triển có tài nguyên song không biệt cách khai thác.
- Tạo điều kiện để khai thác được nguồn vốn từ bên ngoài do không quy định mức vốn góp
tối đa mà chỉ quyết định mức vốn góp tối thiểu cho nhà đầu tư.
- Thông qua việc hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài hay cạnh tranh với doanh nghiệp
nước ngoài và tiếp thu được kỹ thuật công nghệ hiện đại hay tiếp thu được kính nghiệm
quản lí kinh doanh của họ.
- Tạo điều kiện để tạo việc làm, tăng tốc độ tăng trưởng của đối tượng bỏ vốn cũng như tăng
kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, qua đó nâng cao đời sống nhân dân.
- Khuyến khích doanh nghiêp trong nước tăng năng lực kinh doanh, cải tiến công nghệ mới
nâng cao năng suất chất lượng giảm giá thành sản phẩm do phải cạnh tranh với doanh
nghiệp nước ngoài, một mặt khác thông qua hợp tác với nước ngoài có thể mở rộng thị
trường thông qua tiếp cận với bạn hàng của đối tác đâù tư.
2.2. Tác động tiêu cực:
- Nếu không có quy hoạch cụ thể và khoa học, có thể đầu tư tràn lan kém hiệu qua, tài
nguyên thiên nhiên có thể bị khai táhc bừa bại về sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nghiệm
trọng
2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam
Học viện Ngân hàng 5
- Môi trường chính trị trong nước có thể bị ảnh hưởng, các chính sách trong nước có thể bị
thay đổi do khi đầu tư vào thì các nhà đầu tư thường có các biện pháp vận động quan chức
địa phường theo hướng có lợi cho mình.
- Hiệu quả của đầu tư phụ thuộc vào nước tiếp nhận có thể tiếp nhận từ các nước đi đầu tư
những công nghệ thiết bị lạc hậu không phù hợp với nền kinh tế gây ô nhiễm môi trường.
- Các lĩnh vực và địa ban đầu tư phục thuộc vào sự lựa chọn của nhà đầu tư nước ngoài mà
không theo ý muốn của nước tiếp nhận. Do vậy việc bổ trí cơ cấu đầu tư sẽ gặp khó khắn
sẽ tạo ra sự phát triển mất cân đối giữa các vùng.
- Giảm số lượng doanh nghiệp trong nước do quá trình cạnh tranh nên nhiều doanh nghiệp
trong nước bị phá sản. hay ảnh hưởng tới can cần thành toán quốc tế do sự di chuyển của
các luồng vốn cũng như luồng hàng hoá ra vào trong nước.
- Ngày này hầu hết việc đàu tư là của các công ty đa quốc gia vì thế các nước tiếp nhận
thường bị thua thiệt, thất thu thuế hay các liên doanh sẽ phải chuyển thành doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài do các vấn đề chuyển nhượng giá nội bộ của các công ty này.
PHẦN II: KINH NGHIỆM THU HÚT NGUỒN VỐN FDI
CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC
FDI đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế, là một trong những
nhân tố quyết định đến sự thành bại của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Do
vậy, các nước đi sau nếu có chính sách thu hút và sử dụng hợp lý thì có thể tận dụng được thành
quả của các nước đi trước, rút ngắn thời gian công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Dưới đây
là một số kinh nghiệm huy động và sử dụng vốn của một số nước:
I. Trung Quốc: kết hợp thu hút vốn và thu hút tri thức
Trong hơn 10 năm trở lại đây, Trung Quốc luôn là nước thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài FDI lớn nhất trên thế giới, đạt khoảng 87 tỷ USD/ năm, chiếm khoảng 6% tổng FDI
toàn cầu. Trung Quốc là quốc gia được đánh giá có phương thức "huy động vốn ngoại" một cách
hiệu quả. Quá trình thu hút FDI của quốc gia này diễn ra từng bước, mở rộng trong các lĩnh vực
2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam
Học viện Ngân hàng 6
khác nhau. Để đạt được thành công trên, Trung Quốc đã chuyển hướng thu hút FDI từ lượng
sang chất, với quan điểm:
- Thu hút đầu tư nước ngoài thông qua chỉ tiêu tổng hợp như thu hút hàm lượng kỹ thuật,
tiêu hao năng lượng, bảo vệ môi trường, tạo việc làm mới.
- Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp, ngành kỹ thuật cao, xây dựng
cơ sở hạ tầng, ngành bảo vệ môi trường và ngành dịch vụ…
- Từng bước hình thành hệ thống chính sách đầu tư thống nhất cho cả doanh nghiệp đầu tư
nước ngoài và doanh nghiệp trong nước, tạo môi trường kinh tế thị trường cạnh tranh công
bằng, ưu việt hóa hơn nữa môi trường đầu tư mềm, xóa bỏ chính sách “siêu đãi ngộ” đối
với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
- Tăng cường kiểm tra và giám sát đối với việc công ty nước ngoài mua lại những doanh
nghiệp trọng điểm thuộc các ngành nhạy cảm của Trung Quốc, giám sát chặt chẽ những
vấn đề khác liên quan đến an ninh kinh tế quốc gia.
- Ban hành Luật Chống độc quyền, chú trọng hơn nữa công tác chống độc quyền.
- Tăng cường quản lý, giám sát thuế, phòng ngừa doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thông qua
định giá chuyển dịch tài sản, chuyển lợi nhuận phi pháp ra ngoài.
- Xây dựng cơ chế định giá tài sản doanh nghiệp hợp lý, phù hợp với yêu cầu của thông lệ
quốc tế, phòng tránh tổn thất đầu tư nước ngoài thông qua mua lại công ty trong nước thu
lợi lớn hơn.
- Khuyến khích công ty xuyên quốc gia triển khai đầu tư vào lĩnh vực xây dựng trung tâm
nghiên cứu phát triển tại Trung Quốc, chuyển hướng đầu tư từ gia công đơn giản, ngành
chế tạo lắp ráp trình độ thấp, sang nghiên cứu phát triển, thiết kế công nghệ mũi nhọn và
phát triển ngành lưu thông hiện đại.
- Nâng cao chất lượng và trình độ, mở rộng quy mô đầu tư nước ngoài vào khu vực miền
Trung, miền Tây và khu vực công nghiệp cũ vùng Đông Bắc, nhằm thúc đẩy phát triển hài
hòa kinh tế giữa các khu vực. Ban hành và thực hiện chính sách ưu đãi, khuyến khích
doanh nghiệp nước ngoài đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và môi trường sinh thái ở 3 khu
vực này.
- Giảm bớt thủ tục hành chính, nâng cao hiệu suất của ngành Hải quan, tăng cường xây dựng
hệ thống cơ sở tín dụng xã hội, tạo môi trường ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào
đây bỏ vốn.
2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam
Học viện Ngân hàng 7
II. Malaysia: nhiều chính sách hấp dẫn nhà đầu tư:
So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Malaysia là một trong những “điểm sáng” về
thu hút dòng vốn FDI với nhiều chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào đây đầu tư.
Luật Khuyến khích đầu tư năm 1968 hay việc thành lập các Khu Thương mại Tự do trong thời
kỳ đầu của thập kỷ 1970, đến các biện pháp khuyến khích xuất khẩu và đẩy mạnh chính sách
kinh tế mở trong những năm 1980 đã dẫn đến tăng trưởng đột biến của dòng vốn FDI vào cuối
năm 1980 (Omer & Yao 2011).
Có thể thấy, năm 1990, dòng vốn FDI đầu tư vào nước này mới đạt 2,6 tỷ USD nhưng đã
nhanh chóng đạt mức 7,3 tỷ USD vào năm 1996. Tuy nhiên, do hậu quả của cuộc khủng hoảng
tài chính châu Á, dòng vốn FDI vào nước này năm 1998 và năm 2001 lần lượt giảm xuống còn
2,7 tỷ USD và 0,6 tỷ USD. Đến năm 2009, dòng vốn này chỉ đạt ở mức 1,5 tỷ USD, nhưng đã
nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng và đạt mức 12,2 tỷ USD tổng số vốn đăng ký vào năm 2011
và đạt khoảng 12.306 tỷ USD vào năm 2013.
FDI ĐẦU TƯ VÀO MALAYSIA GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2013
( Tỷ USD )
0
2
4
6
8
10
12
14
1990
1992
1994
1996
1998
2000
2002
2004
2006
2008
2010
2012
0
20
40
60
80
100
120
140
160
Nguồn vốn Chứng khoán
Nguồn http://www. http://unctad.org/
Để đạt được những thành công về thu hút dòng vốn FDI, Chính phủ Malaysia đã cơ cấu lại
khung chính sách, xóa bỏ hoặc giảm tài sản đảm bảo cũng như các rào cản kỹ thuật khác đối với
2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam
Học viện Ngân hàng 8
các nhà đầu tư nước ngoài. Điển hình, năm 2009, Malaysia cho phép thành lập cơ sở 100% vốn
đầu tư nước ngoài cho 27 ngành dịch vụ, bao gồm: Y tế, xã hội, du lịch, giao thông và các dịch
vụ liên quan tới máy tính…
Hơn nữa, nước này còn áp dụng các chính sách thuế ưu đãi nhằm khuyến khích các nhà
đầu tư nước ngoài đầu tư vào các hoạt động và các sản phẩm nằm trong danh mục khuyến khích
đầu tư (mức độ giá trị gia tăng, công nghệ được sử dụng và các mối liên kết công nghiệp)… Qua
đó, tạo điều kiện cho nhà đầu tư mới được hưởng trợ cấp thuế đầu tư, các chương trình ưu đãi
khác.
III. Thái Lan: đầu tư theo hướng chọn lọc:
Số liệu cho thấy, vốn FDI tích lũy của Thái Lan tăng đều đặn qua các năm, ngoại trừ thời
điểm hai cuộc khủng hoảng (cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào cuối những năm 1990 và
khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008).
Phần lớn FDI ở Thái Lan tập trung chủ yếu ở ngành sản xuất và lắp ráp các loại sản phẩm
cao cấp. Chẳng hạn, đứng đầu là nhóm ngành máy móc và thiết bị vận tải, năm 2012 chiếm tới
59,4% tổng số vốn FDI tại nước này. Tiếp đến là nhóm ngành thiết bị điện và điện tử lần lượt
chiếm tỷ lệ 34,6% và 13,8% trong tổng vốn FDI năm 2012. Hiện nay, các nước và vùng lãnh thổ
đầu tư FDI vào Thái Lan gồm: Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore…
Để thu hút được lượng lớn vốn FDI từ nước ngoài, Thái Lan đã có một số khung chính
sách khuyến khích hoạt động đầu tư như: trình tự thủ tục cấp giấy phép đầu tư, các lĩnh vực
khuyến khích đầu tư hoặc bị hạn chế đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư…:
Về trình tự thủ tục cấp phép đầu tư, ở Thái Lan, các nhà đầu tư nước ngoài thường đầu tư
theo các hình thức sau:
- Thành lập công ty TNHH với phần lớn vốn sở hữu của người Thái.
- Thành lập công ty với phần lớn vốn sở hữu của nước ngoài theo giấy phép kinh doanh
nước ngoài.
- Thành lập DN với phần lớn sở hữu nước ngoài không cần giấy phép kinh doanh nước
ngoài…
2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam
Học viện Ngân hàng 9
Về các lĩnh vực khuyến khích đầu tư hoặc bị hạn chế đầu tư, tháng 02/2011, Ủy ban Đầu tư
Thái Lan (BOI) đã phân loại các hoạt động khuyến khích đầu tư thành 7 nhóm:
- Nông nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp.
- Khai thác, gốm sứ và kim loại gốc.
- Ngành công nghiệp nhẹ.
- Sản phẩm kim loại, thiết bị vận tải và máy móc.
- Ngành công nghiệp điện tử và thiết bị điện.
- Hóa chất, nhựa và giấy.
- Dịch vụ và tiện ích công cộng…
Về chính sách ưu đãi đầu tư, các ưu đãi thuế quan gồm:
- Miễn/giảm thuế nhập khẩu máy móc.
- Giảm thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu thiết yếu hoặc nguyên liệu thô.
- Miễn thuế đối với cổ tức và thu nhập cá nhân theo luật định.
- Giảm 50% thuế TNCN, thuế TNDN.
- Giảm gấp đôi thuế đối với vận tải, cung cấp điện và nước.
- Giảm thêm 25% chi phí lắp đặt hoặc xây dựng các cơ sở vật chất.
- Miễn thuế nhập khẩu các nguyên liệu thô/thiết yếu phục vụ xuất khẩu.
THU HÚT FDI TẠI THÁI LAN GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2013
( Tỷ USD )
0
2
4
6
8
10
12
14
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
200
Nguồn vốn chứng khoán
2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam
Học viện Ngân hàng 10
Nguồn http://www. http://unctad.org/
Các ưu đãi phi thuế quan bao gồm:
- Cho phép kiều bào người Thái trở về nước để tìm kiếm các cơ hội đầu tư.
- Cho phép tiếp nhận các công nhân và chuyên gia nước ngoài có tay nghề cao vào Thái Lan
làm việc trong các lĩnh vực khuyến khích đầu tư.
- Cho phép thuê mướn đất.
- Cho phép rút tiền và chuyển tiền bằng ngoại tệ ra nước ngoài…
IV. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:
Từ kinh nghiệm thu hút dòng vốn FDI của ba nước trong khu vực châu Á ở trên cho thấy,
Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn trong cuộc cạnh tranh thu hút dòng
vốn FDI. Nguồn vốn FDI được xác định là “chất xúc tác” quan trọng của Việt Nam trong quá
trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để đạt được những thành công về thu hút dòng vốn FDI, Malaysia đã cơ cấu lại khung chính
sách, xóa bỏ hoặc giảm tài sản đảm bảo cũng như các rào cản kỹ thuật khác đối với các nhà đầu
tư nước ngoài.
Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng hiện nay là cơ hội thuận lợi cho Việt
Nam thu hút dòng vốn FDI. Để tận dụng được thời cơ và cơ hội thu hút dòng vốn FDI trong thời
gian tới, Việt Nam cần chú ý một số điểm sau:
- Thứ nhất, cần có một định hướng chiến lược đúng đắn về phát triển các ngành Nông nghiệp,
Công nghiệp và Dịch vụ cũng như định hướng đầu tư FDI vào các ngành này, để các nhà đầu
tư xác định được phương hướng phát triển của ngành trong thời gian tới và có những quyết
định đầu tư hợp lý.
- Thứ hai, có những chính sách miễn giảm thuế phù hợp để tăng thêm tính hấp dẫn về lợi
nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư. Tuy nhiên, những chính sách này vừa phải đáp ứng nguồn thu
cho ngân sách, lại vừa khuyến khích phát triển kinh tế ở các vùng, khu vực mà điều kiện phát
triển kinh tế còn hạn chế. Cùng với đó, có chính sách thuế nhập khẩu các mặt hàng công nghệ
2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam
Học viện Ngân hàng 11
ở mức hợp lý, để khuyến khích nhập khẩu sản phẩm, thiết bị công nghệ hiện đại, phù hợp với
điều kiện sản xuất trong nước và góp phần cải thiện công nghệ của nước ta.
- Thứ ba, mở rộng, đa dạng hóa các hình thức đầu tư, các chủ đầu tư để tận dụng thế mạnh của
từng loại hình đầu tư, từng chủ đầu tư. Từ đó, kết hợp với những chính sách ưu đãi đặc biệt về
thuế TNDN, thuế nhập khẩu, thuế sử dụng đất…
- Thứ tư, cần có những chính sách, luật có những quy định hạn chế nhất định đối với các dự án
đầu tư nước ngoài liên quan đến chính trị - an ninh quốc gia, môi trường sinh thái... Bên cạnh
đó, chúng ta cần cân nhắc kỹ khi ra quyết định đầu tư đối với những ngành nghề giữ vị trí
quan trọng trong nền kinh tế, trong trường hợp cần thiết có thể đóng cửa đầu tư để đảm bảo
lợi ích quốc gia.
- Thứ năm, Việt Nam cần nghiên cứu kỹ những bất cập, mặt trái trong thu hút đầu tư nước
ngoài, nhất là khi nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng và chịu ảnh hưởng
nhiều từ những biến động của kinh tế thế giới. Từ đó mới có thể tận dụng hiệu quả những cơ
hội do đầu tư nước ngoài mang lại, giảm thiểu những tiêu cực trong thu hút đầu tư nước
ngoài, tạo thế chủ động trong việc thu hút dòng vốn FDI nhằm đạt hiệu quả cao, phục vụ cho
sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.
PHẦN III: THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN FDI Ở VIỆT NAM
I. Thực trạng đầu tư FDI vào Việt Nam:
1. về số dự án và số vốn đầu tư:
Trong giai đoạn 2005-2007, nhìn chung, trong giai đoạn này lượng FDI vào Việt Nam tăng
mạnh và đạt kỉ lục vào năm 2007 với tổng số vốn đầu tư đăng kí là 21,3 tỷ USD, vốn thực hiện
đạt 8,03 tỷ USD.
Năm 2006 cả nước có 797 dự án được cấp giấy phép với tổng vốn đầu đăng ký hơn 7,6 tỷ
USD, tăng 60,8% vềvốn đầu tư đăng ký so với cùng kì năm trước. Quy mô vốn đầu tư trung bình
cho một dự án đạt 9,4 triệu USD/dự án, cao hơn quy mô bình quân của năm 2005 (4,6 triệu
USD/dự án).
Xuất hiện thấy hàng loạt các dự án có quy mô đầu tư lớn do các tập đoàn xuyên quốc gia
đầu tư công ty thép 1,126 tỷ USD,công ty TNHH IntelProducts Việt Nam: 1 tỷ USD; công ty
2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam
Học viện Ngân hàng 12
công ty TNHH thép Tycoon Steel VN : 556 triệu USD; … Điều này cho thấy nhiều nhà đầu tư
lớn đang đặc biệt quan tâm đến Việt Nam.
Cũng trong năm 2006 có 439 lượt dự án tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất với tổng vốn hơn 2,1
tỷ USD tăng 18,9 % về vốn so với cùng kỳ năm trước. Tuy số lượt dự án thấp hơn so với năm
2005, nhưng số vốn tăng thêm nhiều hơn, chứng tỏ số dự án tăng vốn lớn cao hơn so với năm
2005. Năm 2006, vốn FDI thực hiện đạt 4,1 tỷ USD tăng 24,2% so với năm 2005.
Trong giai đoạn 2008-2012, Việt Nam đã thu hút được các dự án lớn, sử dụng công nghệ
cao và có khả năng tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh. Cụ thể:
- Vốn thực hiện: đạt 10 tỷ USD, vượt 25% năm 2007 ( 8 tỷ USD)
- Lao động: 16 vạn người, tăng 6,7% so với 2007
- Nộp ngân sách nhà nước; 2 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2007
 Cụ thể: - Trong năm 2009 do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn tới điều
chỉnh chính sách đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia, dòng vốn đầu tư toàn cầu suy giảm, cạnh
tranh thu hút ĐTNN càng trở nên gay gắt, ĐTNN vào Việt Nam đã suy giảm đáng kể, đạt 23,1
tỷ USD, tuy chỉ bằng 30% so với cùng kỳ năm 2008 nhưng cũng là một mức cam kết khá cao
trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. Như vậy, chỉ tính từ năm 2007 đến năm 2009, Việt
Nam đã thu hút được 3.993 dự án ĐTNN với vốn đăng ký đã đạt 116,4 tỷ USD, cao hơn gần
2,1 lần so với mục tiêu đề ra (55 tỷ USD) cho cả giai đoạn 5 năm 2006 - 2010.
- Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên ĐTNN trong giai đoạn từ năm 2010 – 2012
có giảm nhẹ. Năm 2010 Việt Nam thu hút được 19,88 tỷ USD, năm 2011 là 15,6 tỷ USD, và
năm 2012 là 16,34 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư. Như vậy, tính chung cả giai đoạn 2010 đến
2012, Việt Nam đã thu hút được 3715 dự án ĐTNN với vốn đăng ký đạt 51,8 tỷ USD, bằng
72% so với vốn đăng ký của riêng năm 2008.
- Trong 2 năm trở lại đây, vốn ĐTNN đã có sự khởi sắc trở lại. Năm 2013, Việt Nam đã thu
hút được 1.530 dự án với vốn đăng ký đặt 22,3 tỷ USD, tăng 36% so với năm 2012. Trong 9
tháng năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 11,18 tỷ USD.
5 tháng đầu năm 2014 , Việt Nam thu hút được 500 dự án FDI mới với tổng vốn đăng ký
đạt 3,669 tỷ USD và 167 lượt dự án tăng vốn, với tổng số vốn đăng ký tăng thêm đạt 1,84 tỷ
USD, bằng 65,7% so với cùng kỳ.
2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam
Học viện Ngân hàng 13
- Số liệu được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, tính đến ngày
20/10/2014 cả nước có 1.306 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn
đăng ký 9,95 tỷ USD, bằng 76,1% so với cùng kỳ năm 2013.
- Bên cạnh đó, còn có 469 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng
thêm là 3,74 tỷ USD, bằng 60,9% so với cùng kỳ năm 2013.
- Như vậy, tính chung cả vốn cấp mới và tăng thêm trong 10 tháng đầu năm, các nhà đầu tư
nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 13,7 tỷ USD, bằng 71,2% so với cùng kỳ năm
2013.
- Có được sự cải thiện này là do trong tháng 10/2014, có 2 dự án quy mô lớn được cấp chứng
nhận đầu tư. Đó là dự án Samsung CE Complex, do nhà đầu tư Samsung Asia Pte.Ltd
(Singapore) đầu tư tại TPHCM, với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,4 tỷ USD.
- Dự án còn lại của nhà đầu tư Bỉ, Rent-A-Port, đầu tư xây dựng hạ tầng KCN cảng cửa ngõ
quốc tế Hải Phòng, vốn đăng ký 259,4 triệu USD.
- Trong khi đó, theo Cục Đầu tư nước ngoài, 10 tháng năm 2014, ước tính các dự án đầu tư
trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 10,15 tỷ USD, tăng 5,9 % so với cùng kỳ năm 2013.
( tính đến 15:02, 25/10/2014)
1.1. Theo lĩnh vực đầu tư:
Dù giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lĩnh vực CN Chế biến chế tạo vẫn thu hút
lượng lớn nhất FDI so với các ngành khác với hơn 7,7 tỷ USD; tăng khoảng 10% so với tháng
trước và chiếm gần 69% tổng FDI của toàn nền kinh tế. Dễ thấy, FDI vào lĩnh vực này giảm
mạnh có ảnh hưởng đáng kể vào sự sụt giảm của tổng FDI toàn ngành. Lĩnh vực BĐS tiếp tục
chứng kiến sự tham gia mạnh mẽ của các đối tác nước ngoài vào thị trường nội địa với hơn 1,2 tỷ
USD vốn đầu tư, chiếm 11% tổng FDI của cả nước và tăng hơn 6% so với tháng 8, tăng hơn
108% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là hai lĩnh vực có vốn FDI trên 1 tỷ USD trong
3Q.2014. Trong 10 ngành chủ lực về thu hút vốn FDI của cả nước thời gian này, tổng vốn FDI đã
giảm 25% so với cùng kỳ 2013 với nhiều ngành sụt giảm mạnh như HĐ chuyên môn & KHCN,
Bán buôn, bán lẻ& sửa chữa và đặc biệt là CN chế biến chế tạo. Dẫu vậy, vốn đầu tư vào 10 lĩnh
vực này vẫn có cải thiện so với tháng trước.
10 lĩnh vực đứng đầu về thu hút FDI của Việt Nam trong 9/2014
TT Ngành
Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm
(triệu USD)
9/2014 9/2013 Thay đổi
1 CN chế biến,chế tạo (1) 7.702,07 12.969,27 -41%
2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam
Học viện Ngân hàng 14
2 KD bất động sản (2) 1.224,62 588,11 108%
3 Xây dựng (5) 612,11 145,7 320%
4 Y tế - trợgiúp XH(8) 415,71 86,65 380%
5 Dvụ lưu trú và ăn uống (6) 309,64 114,49 170%
6 HĐ chuyên môn, KHCN (3) 241,99 380,59 -36%
7 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa (4) 218,41 380,08 -43%
8 SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa (16) 212,42 2,25 9341%
9 Vận tải kho bãi (13) 115,02 30,46 278%
10 Nông,lâm nghiệp;thủy sản (10) 68,45 46,08 49%
Tổng 11.120,43 14.743,68 -25%
1.2. Theo đối tác đầu tư:
Không khó để nhận ra sự thay đổi trong top 10 đối tác đầu tư vào VN 9T-2014 trong bảng
dưới đây. Các đối tác hàng đầu như Nhật Bản, Singapore giảm tới hơn 70% (so cùng kỳ 2013)
lượng vốn đầu tư vào nước ta và nhường vị trí dẫn đầu cho Hàn Quốc, Hồng Kông. Thêm vào đó,
top 10 của 9T-2014 ghi danh nhiều đối tác mới mà cùng kỳ 2013 chỉ đứng ở vị trí khiêm tốn hơn
trong top 20 hoặc 30 như BritishVirginIslands, Canada hay Hoa Kỳ. Các đối tác Âu Mỹ như
BritishVirginIslands hay Hoa Kỳ đã chú ý hơn tới VN thể hiện qua số liệu FDI tăng mạnh. Dù
còn rất nhỏ so với hàng tỷ USD mà Hoa Kỳ đầu tư trên toàn thế giới nhưng nhà đầu tư này đã
liên tục tăng vốn vào VN. Đã có gần 224 triệu USD vốn FDI đến từ quốc gia Bắc Mỹ này trong
9T-2014, tăng hơn 33% so với tháng trước và 128% so với cùng kỳ năm ngoái. Một quốc gia Bắc
Mỹ khác – Canada – cũng đẩy mạnh đầu tư vào VN với 8 dự án đăng ký mới và 1 dự án tăng
vốn. Trong số 8 dự án này, nổi bật có dự án Bệnh viện quốc tế Đại An Việt Nam –
Canada do Tập đoàn Triple Eye Infrastructure (Canada) với tổng vốn 225 triệu USD. 10 đối tác
dưới đây chiếm gần 89% lượng vốn FDI đầu tư vào VN tính đến 20-9.
10 đối tác FDI hàng đầu của VN trong 9T-2014
TT Đối tác
Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm
(triệu USD)
9/2014 9/2013 Thay đổi
1 Hàn Quốc (3) 3.557,70 2635,96 35%
2 Hồng Kông (5) 1.520,66 651,47 133%
3 Nhật Bản (1) 1.439,69 4735,69 -70%
2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam
Học viện Ngân hàng 15
4 Singapore (2) 1.076,15 3949,81 -73%
5 Đài Loan (6) 817,66 382,07 114%
6 BritishVirginIslands (16) 422,88 58,57 622%
7 Trung Quốc (9) 357,52 173,2 106%
8 Canada (26) 275,97 4,37 6215%
9 Hoa Kỳ (12) 223,56 98,15 128%
10 Malaysia (19) 213,44 33,97 528%
Tổng 9.905,25 12.723,26 -22%
1.3. Theo địa bàn đầu tư:
Trong 50 tỉnh/thành của cả nước có vốn FDI 9 tháng đầu năm, 10 địa phương có tên trong
bảng đã thu hút gần 75% tổng vốn đầu tư, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng hơn 8%
so với tháng trước. 9T-2014 chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ về thu hút FDI của Quảng Ninh,
Tây Ninh và Long An với tốc độ tăng so với cùng kỳ 2013 lên tới 3 con số. Trong khi FDI vào
Quảng Ninh, Tây Ninh tập trung vào các khu công nghiệp và BĐS thì Long An lại thu hút vốn từ
các nhà đầu tư chủ lực Đài Loan vào lĩnh vực dệt may. Cả ba địa phương này đều đang có sự cải
thiện mạnh mẽ về đơn giản thủ tục hành chính, các chính sách thông thoáng trong kêu gọi đối tác
đầu tư nước ngoài và những thay đổi về hạ tầng cơ sở (TBKTSG, 14-6; VEF, 7-9; TTVN, 8-8).
Thời gian lóe sáng của Thái Nguyên và Thanh Hóa – “top” 2- trong năm 2013 không kéo dài đến
năm 2014 này. Trong khi Thanh Hóa chỉ đứng ở vị trí thứ 21 với vỏn vẹn 79,9 triệu USD FDI,
giảm tới hơn 97% so cùng kỳ năm ngoái thì Thái Nguyên thậm chí còn không có tên trong danh
sách 50 địa phương có vốn FDI.
Cho đến 20-9, Công ty TNHH SamSung Display với dự án 1 tỷ USD tại Bắc Ninh vẫn là
dự án nổi bật nhất về quy mô vốn đầu tư, giúp Bắc Ninh đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI và
cũng đưa Hàn Quốc trở thành đối tác FDI hàng đầu của Việt Nam.
10 địa phương đứng đầu về thu hút FDI tại Việt Nam trong tháng 9 2014
TT Địa phương
Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm
(triệu USD)
9/2014 9/2013 Thay đổi
1 Bắc Ninh 1.365,53 1406,82 -3%
2 TP Hồ Chí Minh 1.283,26 1197,33 7%
3 Đồng Nai 1.171,33 681,62 72%
4 Bình Dương 1.116,65 674,89 65%
5 Hà Nội 924,14 741,92 25%
2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam
Học viện Ngân hàng 16
6 Hải Phòng 698,04 1940,96 -64%
7 Quảng Ninh 597,48 118 406%
8 Hải Dương 472,09 649,2 -27%
9 Tây Ninh 432,30 37,7 1047%
10 Long An 306,41 143,85 113%
Tổng 8.367,23 7.592,29 10%
2. Đánh giá tác động của nguồn vốn FDI đến phát triển kinh tế của Việt Nam:
1. Tình hình vốn FDI đăng ký và thực hiện như thế nào?
Trong hơn 20 năm qua, kể từ khi Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới đất nước, FDI đã có
những đóng góp đáng kể. Hiện nay, đất nước đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, thì nguồn vốn FDI tiếp tục đóng vai trò rất quan trọng.
Chính sách thu hút FDI tại Việt Nam đã được thực hiện ngay từ khi Việt Nam tiến hành cải
cách kinh tế và được thể chế hóa bằng các văn bản pháp luật. Xu hướng thay đổi chủ đạo trong
chính sách FDI chung là ngày càng nới rộng quyền, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu
tư nước ngoài và thu hẹp sự khác biệt giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. Những thay
đổi này thể hiện nỗ lực của Chính phủ trong việc cải thiện, tạo môi trường đầu tư theo xu hướng
hội nhập quốc tế của Việt Nam. Những thay đổi này xuất phát từ bay ếu tố chính:
- Thay đổi về nhận thức và quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với khu vực có vốn FDI.
- Thay đổi trong chính sách thu hút FDI của các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo nên
áp lực cạnh tranh đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam.
- Những cam kết quốc tế của Việt Nam về đầu tư nước ngoài.
Theo định hướng chính sách, Việt Nam tập trung thu hút FDI vào những ngành và lĩnh
vực có thể tận dụng được lợi thế của các công ty đa quốc gia, bao gồm các ngành công nghệ
cao, công nghệ nguồn, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới, viễn thông...; các
ngành mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh như dệt may, da giầy, công nghiệp chế biến…; những
ngành có khả năng sinh lợi cao như du lịch, tài chính, ngânh àng, bảo hiểm và một số ngành
dịch vụ khác,… để tạo thêm nhiều công ăn việc làm và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
từng bước mở cửa thị trường, thực hiện đúng lộ trình mở cửa theo cam kết hội nhập WTO...
Danh mục các ngành ưu tiên thu hút FDI và các công ty đa quốc gia mục tiêu
2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam
Học viện Ngân hàng 17
Ngành mục tiêu Các công ty đa quốc gia mục tiêu
Công nghệ thông tin Mỹ, Nhật Bản, EU, Singapore, Ấn Độ
Điện tử Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc
Hóa chất Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc
Dầu khí Mỹ, EU, Nga
Chế biến thực phẩm Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc
Dệt may, Da giầy Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore
Xây dựng hạ tầng kĩ thuật công nghệ Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc
Tài chính, ngân hàng EU, Mỹ, Trung Quốc
Bảo hiểm EU, Mỹ, Trung Quốc
Nguồn: Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Theo đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài, ViệtNam là nước có môi trường chính trị,
kinh tế, xã hội ổn định, hơn nữa các Bộ, ngành và địa phương đều rất tích cực trong việc thu hút
FDI và có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành. Điều này đã góp phần biến Việt Nam trở thành
điểm đến đầu tư hấp dẫn.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2009, ước tính Việt Nam đã thu
hút được hơn 190 tỷ USD vốn FDI đăng ký, với số vốn thực hiện trong giai đoạn 1988 – 2009 đạt
gần 67 tỷ USD, bằng 34,72% lượng vốn đăng ký. Hình dưới đây cho thấy thực tế và xu hướng
biến động vốn FDI trong giai đoạn 2001 - 2009.
Lượng vốn FDI đăng ký và thực hiện giai đoạn 2001 – 2009
Năm
Năm
Số dự án
Số dự án
Vốn đăng ký
( Triệu USD )
Vốn thực hiện
( Triệu USD )
Tỷ lệ vốn thực hiện/ vốn đăng ký
2001 555 3142,
8
245
0,5
0,78
2002 808 2998,
8
259
1,0
0,86
2003 791 3191,
2
265
0,0
0,83
2004 811 4547,
6
285
2,5
0,63
2005 970 6839,
8
330
8,8
0,48
2006 987 12004,0 410
0,1
0,34
2007 1544 21347,8 803
0,0
0,38
2008 1557 717260 11500,0 0,16
2009 839 21482,1 10000,0 0,47
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam
Học viện Ngân hàng 18
Xu hướng phá triển FDI giai đoạn 2001 –2009 ở Việt Nam
Nguồn: Tính toán theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Những tác động của FDI tới sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
Khu vực FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việ tNam. Trước
hết, FDI là nguồn vốn bổ sung đáng kể vào tổng đầu tư xã hội và góp phần cải thiện cán cân
thanh toán. Các nghiên cứu gần đây đều có chung nhận định rằng, FDI đã đóng góp phần quan
trọng vào GDP với tỷ trọng ngày càng cao, góp phần tăng cường năng lực sản xuất và đổi mới
công nghệ nhiều ngành kinh tế, khai thông thị trường sản phẩm ( đặc biệt là gia tăng kim ngạch
xuất khẩu ), đóng góp cho ngân sách nhà nước và tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho một bộ
phận lao động. Bên cạnh đó, FDI có vai trò trong chuyển giao công nghệ, tạo ra sức ép buộc các
doanh nghiệp trong nước phải tự động đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh
doanh. Các dự án FDI có tác động tích cực tới việc nâng cao năng lực quản lý và trình độ của
người lao động, tạo ra kênh truyền tác động tích cực hữu hiệu.
1.1. FDI trong tổng đầu tư xã hội và đóng góp cho tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua, khu vực có vốn FDI chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng vốn
đầu tư toàn xã hội, đồng thời có đóng góp cho GDP gia tăng liên tục. Trong những năm gần đây,
vốn FDI chiếm gần 20% vốn đầu tư toàn xã hội và đóng góp khoảng 30% vào tăng trưởng GDP
hàng năm. FDI thực hiện so với tổng đầu tư toà xã hội và đóng góp của khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài trong GDP.
2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam
Học viện Ngân hàng 19
2.1. FDI nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu:
Phần lớn vốn FDI chảy vào lĩnh vực công nghiệp, chiếm tới 2/3 tổng vốn FDI vào Việt
Nam. Các dự án FDI hầu hết là đầu tư mới đã thu hút lượng lao động lớn, cộng với năng suất
lao động của khu vực này cao hơn khu vực khác nên giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng
nhanh hơn công nghiệp chung của cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các doanh nghiệp FDI đã tạo ra một số ngành công
nghiệp mới và đưa năng lực sản xuất tăng lên như dầu khí, viễn thông, hoá chất, ôtô, xe máy,
thép, điện tử và điện tử gia dụng, dệt may, da giày, thực phẩm... Hiện các doanh nghiệp FDI
chiếm 100% dầu thô, sản xuất ôtô, máy giặt, điều hoà, tủ lạnh, thiết bị máy tính; 60% sản
lượng thép cán; 28% xi măng; 33% máy móc thiết bị điện, điện tử; 76% dụng cụ y tế chính
xác; 55% sản lượng sợi; 49% da giày; 25% thực phẩm đồ uống,...
Trong những năm gần đây, FDI đổ vào các lĩnh vực dịch vụ ngày càng tăng, đáng chú ý
là những dịch vụ có giá trị gia tăng cao như: du lịch, tài chính – ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn…
Điều này góp phần cải thiện chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh của các ngành dịch vụ, đặc
biệt có thể hình thành các dịch vụ mũi nhọn, có khả năng cạnh tranh tầm quốc tế.
FDI đã góp phần quan trọng trong việc Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế, vượt qua
được những khó khăn về thị trường do những biến động ở Đông Âu và Liên Xô trước đây gây
ra, phá được thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ song phương, đa phương, tạo môi trường
quốc tế thuận lợi cho công cuộc phát triển đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường
quốc tế,… qua đó nâng cao năng lực xuất khẩu.Cùng với tốc độ tăng trưởng trong tổng kim
ngạch xuất khấu Việt Nam (ước đạt trung bình 21 % mỗi năm) thì các doanh nghiệp FDI đóng
góp trung bình 51,25% trong tổng kim ngạch này. Xu hướng này tăng dần qua các năm, nếu
các doanh nghiệp FDI chỉ chiếm4,6 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu (11,54tỷUSD)
trong năm1999. Thì sau 4 năm (năm2003) con số này đã tăng gấp đôi đạt 10,2 tỷ USD và 3
năm sau đó (năm2006) đạt gần 23 tỷ USD ( gấp đôi năm 2003 ),và đạt mức 35 tỷ USD trong
năm 2008.
2.3. FDI tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực:
Tác động xã hội quan trọng nhất của FDI là tạo việc làm, tạo thu nhập, tăng năng suất lao
động và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Đến nay, các doanh nghệp FDI đã thu hút được
2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam
Học viện Ngân hàng 20
khoảng 1,7 triệu lao động trực tiếp. Tính bình quân, thu nhập và năng suất lao động của người
lao động trong khu vực FDI cao hơn so với các khu vực doanh nghiệp trong nước. Nhiều dự án
FDI ở Việt Nam tập trung vào những ngành sử dụng nhiều vốn và lao động có trình độ cao.
Điều này lý giải mức thu nhập trung bình của lao động khu vực này cao gấp hai lần so với các
doanh nghiệp khác cùng ngành. Hơn nữa, số lao động này được tiếp cận công nghệ hiện đại, kỷ
luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức lao động tiên tiến. Hàng vạn cán bộ quản lý và
kỹ thuật người Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp FDI đã được nâng cao kỹ năng và tay
nghề. Một bộ phận chuyên gia Việt Nam đã có thể thay thế dần các chuyên gia nước ngoài trong
việc đảm nhận chức vụ quản lý doanh nghiệp và điều khiển quy trình công nghệ hiện đại. Bên
cạnh số việc làm trực tiếp, khu vực FDI còn gián tiếp tạo thêm hàng triệu việc làm trong lĩnh
vực dịch vụ và trong các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước.
2.2. FDI đối với nguồn thu ngân sách nhà nước và các cân đối vĩ mô:
Khu vực FDI đóng góp ngày càng tăng vào nguồn thu ngân sách của nhà nước. Thời kỳ
1996 – 2000, không kể thu từ dầu thô, khu vực doanh nghiệp FDI đã nộp ngân sách 1,49 tỷ
USD, gấp 4,5 lần so với thời kỳ 5 năm trước đó; trong 5 năm 2001 – 2005 đạt hơn 3,6 tỷ USD,
tăng bình quân 24%/ năm; con số này của 2 năm 2006 và 2007 là trên 3 tỷ USD, gấp đôi thời
kỳ 1996 – 2000 và bằng 83% thời kỳ 2001 –2005; riêng năm 2008 đạt 2 tỷ USD, tăng 25,8%
so với năm 2007.
Hoạt động của các doanh nghiệp FDI đã tác động tích cực đến các cân đối lớn của nền
kinh tế như: đóng góp vào việc tăng thặng dư của tài khoản vốn, giảm thiểu thâm hụt thương
mại qua đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần cải thiện cán cân thanh toán nói chung. Khu vực FDI
cung cấp lượng hàng hóa và dịch vụ lớn ra thị trường, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
trong nước, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô...
Do dòng vốn FDI tập trung đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh như các sản
phẩm công nghiệp xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu, khai thác tài nguyên, chế biến nông,
lâm, hải sản, kinh doanh bất động sản... nên Nhà nước có điều kiện dành nhiều hơn vốn ngân
sách đầu tư phát triển các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế
- Xã hội ở các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và thuỷ lợi, giao thông vận tải, giáo dục, chăm
sóc sức khoẻ, khoa học và công nghệ, văn hoá, thể dục, thể thao... Nhà nước hỗ trợ cao hơn
cho vùngs âu,vùng xa,vùng khó khăn,vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào nghèo. Nhờ
2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam
Học viện Ngân hàng 21
đó, đầu tư từ ngân sách có điều kiện phát huy được tác dụng bảo đảm kết hợp tăng trưởng kinh
tế với tiến bộ và công bằng xã hội, thực hiện phát triển bền vững và tạo thêm xung lực để thu
hút FDI.
2.3. Những tác động tích cực gián tiếp khác:
Hoạt động của khu vực FDI tạo ra tác động lan tỏa tích cực đối với các doanh nghiệp
trong nước, nhất là doanh nghiệp tư nhân ở các vùng kém phát triển và ít có FDI xuất hiện qua
kênh liên kết sản xuất và kênh cạnh tranh. Thông qua đó đã tạo việc làm cho hàng triệu lao
động gián tiếp, tập trung vào các lĩnh vực xây dựng cơ bản, cung cấp nguyên liệu, bán thành
phẩm và cung ứng dịch vụ.
Việc quản lý, điều hành hoạt động của các doanh nghiệp FDI giúp chúng ta có thêm kinh
nghiệm thực tiễn để tiếp tục hình thành các yếu tố của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI đã góp phần ghi nhận các quyền cơ bản của
nền kinh tế thị trường: quyền tự do kinh doanh; quyền tự chủ, tự quyết các công việc của mình;
quyền được bình đẳng trước pháp luật khi gia nhập thị trường...
Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp và nền kinh tế có thêm cơ
hội tham gia mạng lưới toàn cầu, tạo thuận lợi hơn cho việc đẩy mạnh xuất khẩu.
2. Những hạn chế tồn tại và ảnh hưởng tới việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI ở
Việt Nam:
Một là, hạn chế về pháp luật và chính sách: Hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh
doanh ở Việt Nam vẫn còn một số điểm thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán giữa các luật chung và
luật chuyên ngành.
Hai là, công tác quy hoạch: Công tác quy hoạch lãnh thổ, ngành nghề, lĩnh vực, sản
phẩm còn nhiều bất cập, đặc biệt là trong bối cảnh phân cấp triệt để việc cấp phép và quản lý
đầu tư về các địa phương, dẫn đến tình trạng mất cân đối chung. Nhiều địa phương cấp phép
tràn lan, khai tăng vốn đăng ký của dự án để có thành tích, để cạnh tranh nhau, dẫn đến cung cấp
quá nhiều giấy phép cho các dự án có cùng một loại sản phẩm mà không tính đến khả năng của
thị trường, gây dư thừa lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp. Nhiều địa phương chưa có quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất, nhưng vẫn thu hồi đất nông nghiệp để đầu tư các khu công nghiệp, khu đô
thị, sân golf,… gây bức xúc trong xã hội.
Ba là, nguồn nhân lực: Vấn đề nguồn nhân lực cho doanh nghiệp FDI đang nổi lên và là
2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam
Học viện Ngân hàng 22
một thách thức lâu dài. Thực tế có không ít dự án FDI đã phải vừa xây dựng vừa chuẩn bị nguồn
nhân lực. Một vấn đề mà Việt Nam đang phải đối mặt là những vùng thu hút được nhiều vốn
FDI nhất lại là vùng có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất. Nghịch lý này cho thấy lao động địa phương
chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài. Sự thiếu hụt nghiêm trọng lao động có
tay nghề cao chính là nguyên nhân quan trọng khiến khả năng hấp thụ FDI kém. Tình trạng thiếu
hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo, đặc biệt là công nhân kỹ thuật và kỹ sư, ngày càng rõ rệt,
không chỉ xảy ra ở các khu kinh tế mới hình thành như Chân Mây, Dung Quất, Nhơn Hội,… mà
ở cả những trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình
Dương,…
PHẦN IV: GIẢI PHÁP KÍCH THÍCH VỐN ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM
I. Định hướng thu hút FDI:
1. Tiếp tục khẳng định tính đúng đắn của chủ trương thu hút FDI:
Nâng cao nhận thức đối với chủ trương tăng cường thu hút và quản lí vốn ĐTNN đã được
khẳng định ở đại hội đảng toàn quốc lần thứ X “tăng cườn thu hút vốn ĐTNN phấn đấu đạt trên
1/3 tổng nguồn vốn đầu phát triển toàn xã hội trong năm năm(n 2006-2010)mở rộng lĩnh vực, địa
bàn và hình thức thu hút ĐTNN, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn
kinh tế hàng đầu thế giới , tạo sự chuyenr biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả đầu
tư trực tiếp nước ngoài”
Vốn FDI có nhiều ưu điểm, mang lại nhiều lợi ích cho nước nhận đầu tư, nhất là với một
nền kinh tế đang trên đà phát triển như nước ta. Tuy nhiên, bản thân vốn FDI không phải là chìa
khóa vàng đem lại sự phát triển và thịnh vượng, mà quan trọng là chúng ta sử dụng nguồn vốn đó
như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất cho đất nước. Đã đến lúc cần có những “khoảng lặng”
cần thiết để từ đó xem xét, đánh giá chất lượng thực sự của dòng vốn FDI và các chính sách thu
hút FDI được triển khai trong thời gian qua. Từ đó, có quan điểm mới, tư duy mới về FDI: coi
trọng chất lượng hơn số lượng. Vấn đề chất lượng dự án FDI đã được đặt ra ngay từ thời điểm bắt
đầu mở cửa thu hút đầu tư. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, do đặc thù thiếu vốn đầu tư, chúng ta
chủ trương đẩy mạnh thu hút đầu tư vào mọi lĩnh vực và với mọi quy mô. Khi tình hình thực tế
thay đổi thì cần điều chỉnh chính sách cho phù hợp.
2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam
Học viện Ngân hàng 23
Trong giai đoạn hiện nay, với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
vấn đề đặt ra là không chỉ quan tâm tới yếu tố tăng trưởng, mà còn phải xây dựng được cơ cấu
kinh tế hiện đại, chất lượng và phát triển bền vững.
2. Tập chung thu hút FDI vào những ngành nghề, lĩnh vựccó lợi thế so sánh của nước ta
với nước khác:
Việt Nam tập trung thu hút FDI vào những ngành và lĩnh vực có thể tận dụng được lợi thế
của các công ty đa quốc gia, bao gồm các ngành công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghệ
thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới, viễn thông...; các ngành mà Việt Nam có lợi thế cạnh
tranh như dệt may, da giầy, công nghiệp chế biến…; những ngành có khả năng sinh lợi cao như
du lịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và một số ngành dịch vụ khác,… để tạo thêm nhiều công
ăn việc làm và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước mở cửa thịtrường, thực hiện đúng
lộ trình mở cửa theo cam kết hội nhập WTO..
3. Các yếu tố về điều kiện cơ sở hạ tầng gây cản trở tới hoạt động ĐTNN cần được tập
trung giải quyết:
Hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào, hệ thống cấp điện , nước, dường, giao thông, cảng
biển ; sự ổn định về cung cấp năng lượng, công tác giải phóng mặt bằng…
4. Tập trung giải quyết khó khăn về nguồn lực phục vụ cho các dự án ĐTNN có quy mô lớn
Đặc biệt tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo; sự lạc hậu trong chương trình
đào tạo của các cơ sở giáo dục đào tạo, trường nghề, phòng ngừa và giải quyết các tranh chấp lao
đọng nhằm hạn chế các cuộc đình công có thể xảy ra.
II. Giải pháp thu hút FDI:
Hiện nay, Việt Nam là nước có thu nhập trung bình thấp, phấn đấu để trở thành nước có thu
nhập trung bình cao rồi tiến tới hơn nữa. Kinh nghiệm của các “con Rồng châu Á” cho thấy rằng,
để thực hiện thành công quá trình ấy, cần có 3 sự chuyển đổi: từ tích lũy sang sáng tạo; từ đa
dạng hóa chuyển sang chuyên môn hóa; từ có kỹ năng sang kỹ năng tiên tiến. FDI vào Việt Nam
phải góp phần đáp ứng những yêu cầu này.
Muốn vậy, chúng ta cần có nhiều vốn FDI hơn, với chất lượng cao hơn, và cần mạnh dạn
dành cho FDI vị trí cao hơn trong một số lĩnh vực nhằm sớm đạt được mục tiêu trên. Trong bối
cảnh nguồn FDI bị khan hiếm đi do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, chính sách thu hút FDI
càng phải đảm bảo không những hấp dẫn mà còn thực sự cạnh tranh so với các nước khác.
2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam
Học viện Ngân hàng 24
Những đột phá trong chính sách thu hút FDI phải được áp dụng trong những trường hợp cần
thiết, cả khi quyết định chấp thuận dự án cũng như trong quá trình thực hiện.
2. Mở rộng hình thức thu hút FDI, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Lợi thế lao động giá rẻ không phải là lợi thế lâu dài để thúc đẩy giải ngân và thu hút vốn
FDI . Việc thiếu hụt nhân lực trình độ cao chính là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến
khả năng hấp thụ vốn trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Đầu tư trực tiếp ở nước ngoài đang tăng
lên ở việt nam và các doanh nghiệp nước ngoài đang được hấp dẫn bởi nguồn lao động giá rẻ,
thiếu hụt kĩ thuật viên và nhà quản lí cấp trung ương đang có xu thế ngày càng tăng trong khi lao
động có khả năng cải tiến sản xuất mới là yếu tố quyết định cho sự phát triển cua doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực dồi dào giá rẻ lâu nay cần được chuyển sang nguồn nhân lực có trình độ
cao hơn, chuyên môn hóa hơn để đáp ứng được yêu cầu của FDI trong thời gian tới. Điều này đặt
ra vấn đề hết sức nghiêm túc cho đất nước, đó là phải thực sự cải cách và chuyển hướng mạnh mẽ
trong hệ thống giáo dục và đào tạo đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp, dạy nghề,… để đáp ứng
nhu cầu tuyển dụng của nhà đầu tư.
Sự trì trệ của ngành giáo dục và đào tạo là một trong những nguyên nhân chính làm cho
chất lượng nguồn nhân lực còn yếu kém. Tình trạng này nếu không sớm được khắc phục sẽ dẫn
đến nguy cơ đi theo vết xe đổ của một số nước đi trước khi đã vượt qua ngưỡng của các nước có
thu nhập thấp nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn dựa vào thâm dụng vốn và nguồn lao động rẻ mạt là
chủ yếu.
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật cần được hiện đại hóa nhanh để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu
tư. Chú trọng đầu tư, phát triển mạnh hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng biển,… Nhìn lại hơn
20 năm qua, hệ thống giao thông nước ta dường như chuyển động rất chậm. Trong thời gian tới,
cần tiến hành tổng rà soát, điều chỉnh phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến
năm 2020 làm cơ sở thu hút đầt tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để
đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ
sinh môi trường; hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng biển; sản xuất và sử dụng điện từ các
loại năng lượng mới và sạch như năng lượng gió, thuỷ triều, năng lượng mặt trời; các dự án thuộc
lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin...
3. Cải tiến qui chế đầu tư vào các khu công nghiệp và khu chế xuất ở Việt Nam:
2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam
Học viện Ngân hàng 25
Xây dựng các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao vấn đề đặt ra là phải phát
triển các khu công nghiệp , khu chế xuất theo một quy hoạch thống nhất. có chính sách phát triển
ngành trong khu công nghiệp theo từng lợi thế của từng khu công nghiệp nang cao chất lượng
khu công nghiệp ngang tầm khu vực và quốc tế.
4. Về thủ tục hành chính:
Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các nội dung không
đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn thiếu: sửa đổi các quy định còn bất cập chưa
rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh. Ban hành các ưu đãi khuyến khích vào các
lĩnh vực : phát triển đô thị, phát triển hạ tầng kĩ thuật (cấp thoát nước, môi trường đô thị…) phát
triển nhà ở xã hội và nhà ở cho người có thu nhập thấp; xây đựng công trình phúc lới xã hội (nhà
ở, bệnh viện ,trường học, văn hóa, thể thao cho người lao động làm việc trong các khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, các dự án cho đầu tư phát tiển trong lĩnh
vĩnh ực đầu tư và phát triển nông thôn ).
Thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân, không cấp phép chp các dự án công nghệ lạc
hậu, dự án tác động xấu đến môi trường ; thẩm tra kĩ các dự án sử dụng nhiều đát, giao đất theo
tiến đọ dự án , cân nhắc vè tỉ suất dầu tư/ dienj tích đất, kể cả đất khu công nghiệp. tiến hahf rà
soát từng dự án đã cấp phép chứng nhận trên địa bàn toàn quốc để có hướng xư lí với từng dự án.
Thực hiện cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trong hoạt động FDI, thực thi nguyên tắc
“một cửa” nghiêm túc và thống nhất từ Trung ương tới địa phương. Nâng cao năng lực kiểm soát
hoạt động của các doanh nghiệp FDI, tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ công
chức làm nhiệm vụ liên quan đến quản lý FDI.
- Qui hoạch thu hút vốn FDI:
Chính sách thu hút FDI cần phù hợp và hỗ trợ cho quy hoạch phát triển các vùng kinh tế
của Việt Nam. Một quy hoạch tổng thể, có tầm nhìn xa về phát triển các vùng, gắn kết với quy
hoạch phát triển các ngành, có tính toán đầy đủ các yếu tố dân cư, vị trí địa lý trong nước và
trong khu vực, môi trường tự nhiên (kể cả mối đe dọa biến đổi khí hậu), bối cảnh mới của cạnh
tranh và hội nhập quốc tế,… là cần thiết để đảm bảo sự phát triển hiệu quả, công bằng và bền
vững ở Việt Nam. Quy hoạch này là cơ sở để các nhà đầu tư lựa chọn vị trí tiến hành dự án của
họ, sẽ chỉ điều chỉnh khi có những lợi ích mới, to lớn hơn cho toàn bộ nền kinh tế xuất hiện và
không thể bị hy sinh cho lợi ích của bất cứ nhà đầu tư riêng lẻ hoặc địa phương nào.
2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam
Học viện Ngân hàng 26
Xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch phát triển các vùng kinh tế của Việt Nam cho giai
đoạn tới rất cần tính toán để tận dụng và nâng cao vị thế của Việt Nam. Cần có các chế tài ràng
buộc các địa phương tuân thủ quy hoạch chung, đặc biệt là kiên quyết không cấp phép hoặc thu
hồi giấy phép của những dự án không có tính khả thi, hoặc nếu thực hiện sẽ phá vỡ quy hoạch
chung, gây tác động xấu tới môi trường, tác động không tốt tới tính bền vững của sự phát triển.
Làm tốt các công tác xây dựng quy hoạch và quản lí quy hoạch đặc biệt là quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế.
- Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư:
Xúc tiến đầu tư là hoạt động nhằm quảng cáo cơ hội đầu tư của nước chủ nhà. Hoạt động
xúc tiến đầu tư nước ta vẫn chưa được chú trọng đúng mức vì vậy cần tăng cường hoạt động này
bằng nhiều hình thức tổ chức nhiều hội thảo khoa học, các diễn đàn đầu tư, tham quan khảo sát
và thông qua các phương tiện thông tin , thành lập các văn phòng ở nước ngoài.
- Thành lập Trung tâm XTĐT
- Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư có trọng điểm: xác định được ngành nghề, hoạt động,
quốc gia và cả các công ty cần tập trung vận động đầu tư
- Hợp tác chặt chẽ với các nhà tư vấn đầu tư chuyên nghiệp, các hiệp hội, đại diện phòng
thương mại và công nghiệp của các quốc gia và vùng lãnh thổ tại VN
- nâng cấp, hoàn thiện và cập nhật thông tin hàng ngày trên trang web, quan tâm hơn việc
cung cấp đầy đủ thông tin về môi trường đầu tư và pháp luật liên quan đến đầu tư, không
chỉ bằng tiếng Việt và tiếng Anh mà nên sử dụng một số ngôn ngữ khác như tiếng Nhật,
Hàn và Trung Quốc.
- Cải thiện môi trường đầu tư đáp ứng yêu cầu của các ngành nghề thuộc lĩnh vực trọng tâm
xây dựng chính sách thu hút, sử dụng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phù hợp; tiếp
tục cải thiện thủ tục hành chính để cung cấp tốt hơn nữa dịch vụ công.
- không ngừng hoàn thiện quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng bên trong và ngoài KCN;
hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải các KCN tập trung; đảm bảo cho một số ngành công
nghiệp ô nhiễm (hóa chất, cao su,...) có nơi sản xuất và xử lý tốt.
- cần ưu tiên thu hút các dự án đầu tư thuộc nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ để có thể cung
ứng sản phẩm trực tiếp cho các doanh nghiệp FDI có nhu cầu trên địa bàn tỉnh.
- cải tiến các nội dung của hoạt động XTĐT: xây dựng hình ảnh, vận động, thu hút nhà đầu
tư mục tiêu, hỗ trợ nhà đầu tư.
2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam
Học viện Ngân hàng 27
Kết luận
Qua hơn 10 năm thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho
thấy FDI đã và đang là nhân tố tích cực phục vụ trực tiếp cho chiến lược phát triển kinh tế ở Việt
Nam. FDI là động lực giúp cho chúng ta từng bước san bằng khoảng cách tránh được nguy cơ tụt
hậu so với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, thời gian qua chúng ta mới chỉ chập chững những
bước đi ban đầu nên không tránh khỏi những sai lầm. So với nhiều nước trong khu vực và trên
thế giới, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mà Việt Nam thu hút được còn rất khiêm tốn. Nhưng
với một nước đi sau có trình độ phát triển thấp hơn, tiếp cận với thị trường kinh tế - tài chính
chưa lâu, đã từng bị bao vây cấm vận thì số lượng FDI có được là thành tích đáng khích lệ.
Tóm lại, quá trình thu hút FDI đã góp phần đổi mới nền kinh tế Việt Nam và tạo nên hình
ảnh mới cho đất nước trên đường quốc tế. Tuy nhiên, quá trình thu hút vốn FDI vẫn còn có một
số hạn chế. Chính vì vậy, chúng ta cần tích cực cải thiện hơn nữa pháp luật đầu tư, chất lượng
thu hút đầu tư nước ngoài, môi trường đầu tư, đổi mới tổ chức và quản lý hoạt động hợp tác với
các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia… nhằm tạo thế đứng trong quá trình hội nhập nền kinh
tế khu vực và trên thế giới.

More Related Content

What's hot

bài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môbài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môTrung Billy
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnBài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnNam Cengroup
 
Bài tập quản trị tài chính doanh nghiệp
Bài tập quản trị tài chính doanh nghiệpBài tập quản trị tài chính doanh nghiệp
Bài tập quản trị tài chính doanh nghiệpTới Nguyễn
 
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)Quynh Anh Nguyen
 
9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toánLớp kế toán trưởng
 
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùngChương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùngNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Bài 2 thị trường- cung và cầu
Bài 2  thị trường- cung và cầuBài 2  thị trường- cung và cầu
Bài 2 thị trường- cung và cầuQuyen Le
 
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầupehau93
 
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tếĐề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tếSương Tuyết
 
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệTrường An
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAMTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAMCerberus Kero
 
Đề cương ôn thi môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Đề cương ôn thi môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcĐề cương ôn thi môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Đề cương ôn thi môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcHo Chi Minh University of Pedagogy
 
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninIkidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninvoxeoto68
 
Triết lý và Đạo đức kinh doanh
Triết lý và Đạo đức kinh doanhTriết lý và Đạo đức kinh doanh
Triết lý và Đạo đức kinh doanhNgọc Yến Lê Thị
 
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdfChuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdfTranLy59
 

What's hot (20)

bài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môbài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi mô
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
 
Bai tap kinh te vi mo co loi giai
Bai tap kinh te vi mo co loi giaiBai tap kinh te vi mo co loi giai
Bai tap kinh te vi mo co loi giai
 
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnBài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
 
Bài tập quản trị tài chính doanh nghiệp
Bài tập quản trị tài chính doanh nghiệpBài tập quản trị tài chính doanh nghiệp
Bài tập quản trị tài chính doanh nghiệp
 
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
 
9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán
 
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùngChương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
 
Bài 2 thị trường- cung và cầu
Bài 2  thị trường- cung và cầuBài 2  thị trường- cung và cầu
Bài 2 thị trường- cung và cầu
 
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
 
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tếĐề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
 
94 câu hỏi marketing
94 câu hỏi marketing94 câu hỏi marketing
94 câu hỏi marketing
 
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
 
Bài tập chương 1
Bài tập chương 1Bài tập chương 1
Bài tập chương 1
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAMTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
 
Đề cương ôn thi môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Đề cương ôn thi môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcĐề cương ôn thi môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Đề cương ôn thi môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
 
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninIkidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
 
Triết lý và Đạo đức kinh doanh
Triết lý và Đạo đức kinh doanhTriết lý và Đạo đức kinh doanh
Triết lý và Đạo đức kinh doanh
 
Đáp án môn đầu tư tài chính
Đáp án môn đầu tư tài chínhĐáp án môn đầu tư tài chính
Đáp án môn đầu tư tài chính
 
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdfChuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
 

Similar to Bài thảo luận môn kinh tế công cộng chủ đề thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn fdi ở việt nam giai đoạn 2005-2014

FDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dong
FDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dongFDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dong
FDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dongPVFCCo
 
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-Thuyet Dam
 
Ktcc thứ 6 ca 3 - Đầu tư FDI
Ktcc thứ 6 ca 3 - Đầu tư FDIKtcc thứ 6 ca 3 - Đầu tư FDI
Ktcc thứ 6 ca 3 - Đầu tư FDIHương Nguyễn
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDICác nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDInataliej4
 
Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp
Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp
Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp nataliej4
 
DTQT - NHÓM 14.docx
DTQT - NHÓM 14.docxDTQT - NHÓM 14.docx
DTQT - NHÓM 14.docxtntrnb
 
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDIĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDITÓc Đỏ XuÂn
 
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014
Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014
Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trang và giải pháp thu hút nguồn vốn fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014
Thực trang và giải pháp thu hút nguồn vốn fdi ở việt nam giai đoạn 2005   2014Thực trang và giải pháp thu hút nguồn vốn fdi ở việt nam giai đoạn 2005   2014
Thực trang và giải pháp thu hút nguồn vốn fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014https://www.facebook.com/garmentspace
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...NguyenQuang195
 
Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...
Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...
Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...luanvantrust
 
Thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước asean và bà...
Thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp  kinh nghiệm của một số nước asean và bà...Thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp  kinh nghiệm của một số nước asean và bà...
Thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước asean và bà...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt Nam
Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt NamTiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt Nam
Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Bài thảo luận môn kinh tế công cộng chủ đề thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn fdi ở việt nam giai đoạn 2005-2014 (20)

Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà Nội
Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà NộiTăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà Nội
Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà Nội
 
FDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dong
FDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dongFDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dong
FDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dong
 
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
 
Luận văn: Thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam, 9đLuận văn: Thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam, 9đ
 
Ktcc thứ 6 ca 3 - Đầu tư FDI
Ktcc thứ 6 ca 3 - Đầu tư FDIKtcc thứ 6 ca 3 - Đầu tư FDI
Ktcc thứ 6 ca 3 - Đầu tư FDI
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDICác nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
 
Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt NamTiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
 
Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp
Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp
Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp
 
DTQT - NHÓM 14.docx
DTQT - NHÓM 14.docxDTQT - NHÓM 14.docx
DTQT - NHÓM 14.docx
 
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDIĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI
 
đầU tư trực tiếp nước ngoài fdi
đầU tư trực tiếp nước ngoài fdiđầU tư trực tiếp nước ngoài fdi
đầU tư trực tiếp nước ngoài fdi
 
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
 
Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014
Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014
Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014
 
Thực trang và giải pháp thu hút nguồn vốn fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014
Thực trang và giải pháp thu hút nguồn vốn fdi ở việt nam giai đoạn 2005   2014Thực trang và giải pháp thu hút nguồn vốn fdi ở việt nam giai đoạn 2005   2014
Thực trang và giải pháp thu hút nguồn vốn fdi ở việt nam giai đoạn 2005 2014
 
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh Quảng Nam.doc
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh Quảng Nam.docThu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh Quảng Nam.doc
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh Quảng Nam.doc
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...
 
Fdi
FdiFdi
Fdi
 
Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...
Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...
Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...
 
Thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước asean và bà...
Thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp  kinh nghiệm của một số nước asean và bà...Thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp  kinh nghiệm của một số nước asean và bà...
Thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước asean và bà...
 
Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt Nam
Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt NamTiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt Nam
Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt Nam
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 

Recently uploaded (19)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 

Bài thảo luận môn kinh tế công cộng chủ đề thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn fdi ở việt nam giai đoạn 2005-2014

  • 1. 2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam Học viện Ngân hàng Page i HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Bộ môn kinh tế Bài thảo luận bộ môn kinh tế công cộng Chủ đề: Thực trạng và giải phát thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2014 Giảng viên: Nguyễn Thị Hoài Thu Lớp: Ca 3 thứ 6 phòng H302
  • 2. 2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam Học viện Ngân hàng Page i Chủ đề bài thảo luận Thực trạng và giải phát thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2014 Danh sách thành viên nhóm 1. Nguyễn Thị Ngọc - MSV: 16A4020390 - Nhóm trưởng. 2. Trần Thị Thúy - MSV: 16A4020551 3. Lê Thị Chinh - MSV: 16A4000095 4. Nguyễn Thị Trung Anh - MSV: 16A4000040 5. Nguyễn Thị Khánh Diệu - MSV: 16A4000113 6. Ngô Thị Hương - MSV: 16A4030305 7. Phạm Thu Hương - MSV: 16A4020264 8. Nguyễn Thị Hương - MSV: 16A4020253 9. Nguyễn Thị Hà - MSV: 16A4020128 Hoạt động nhóm: 1. Nguyễn Thị Ngọc: Tìm hiểu phần III - Đánh giá tác động của nguồn vốn FDI đến phát triển kinh tế của Việt Nam và tổng hợp bản word. 2. Trần Thị Thúy: Tìm hiểu phần III - Đánh giá tác động của nguồn vốn FDI đến phát triển kinh tế của Việt Nam. 3. Lê Thị Chinh: Tìm hiểu phần III - Đánh giá tác động của nguồn vốn FDI đến phát triển kinh tế của Việt Nam. 4. Nguyễn Thị Trung Anh: Tìm hiểu phần III - Đánh giá tác động của nguồn vốn FDI đến phát triển kinh tế của Việt Nam. 5. Nguyễn Thị Khánh Diệu: Tìm hiểu phần I - Giới thiệu khái quát về nguồn vốn FDI. 6. Ngô Thị Hương: Thuyết trình và tìm hiểu số liệu về Đánh giá tác động của nguồn vốn FDI đến phát triển kinh tế của Việt Nam. 7. Phạm Thu Hương : Tìm hiểu phần III - Đánh giá tác động của nguồn vốn FDI đến phát triển kinh tế của Việt Nam. 8. Làm slide: Nguyễn Thị Hương. 9. Nguyễn Thị Hà: Tìm hiểu phần IV - Giải pháp kích thích thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam. Nhận xét hoạt động nhóm của các thành viên: Các thành viên trong nhóm đều tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến tích cực.
  • 3. 2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam Học viện Ngân hàng ii Mục lục Lời mở đầu..............................................................................................Error! Bookmark not defined. PHẦN I: CƠ SỞ LÝLUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN FDI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI..............................................................................Error! Bookmark not defined. I. Khái niệm FDI:........................................Error! Bookmark not defined. II. Bản chất và đặc điểm:..............................Error! Bookmark not defined. Vai trò của FDI:.................................................Error! Bookmark not defined. PHẦN II: KINH NGHIỆM THU HÚTNGUỒN VỐN FDI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC......................................................................................................Error! Bookmark not defined. I. Trung Quốc: kết hợp thu hút vốn và thu hút tri thức.Error! Bookmark not defined. II. Malaysia: nhiều chính sách hấp dẫn nhà đầu tư: .Error! Bookmark not defined. III. Thái Lan: đầu tư theo hướng chọn lọc:....Error! Bookmark not defined. PHẦN III: THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN FDI Ở VIỆT NAM.........Error! Bookmark not defined. I. Thực trạng đầu tư FDI vào Việt Nam:.....Error! Bookmark not defined. PHẦN IV: GIẢI PHÁP KÍCH THÍCH VỐN ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM..........Error! Bookmark not defined. I. Định hướng thu hút FDI:.........................Error! Bookmark not defined. II. Giải pháp thu hút FDI: ............................Error! Bookmark not defined. Kết luận.....................................................................Error! Bookmark not defined.
  • 4. 2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam Học viện Ngân hàng Page 1 Lời mở đầu Đối với bất kỳ quốc gia nào, dù là nước phát triển hay đang phát triển đều cần vốn để đầu tư, phát triển kinh tế. Nguồn vốn có thể huy động từ trong nước hoặc từ nước ngoài, tuy nhiên nguồn vốn trong nước thường có hạn đặc biệt là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Do đó, nguồn vốn từ nước ngoài ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Bởi vì vốn đầu tư là một mắt xích quan trọng nhất trong vòng tròn tác động lẫn nhau giữa vốn, kỹ thuật và tăng trưởng. Nhu cầu đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng trở nên bức thiết trong điều kiện của xu thế quốc tế hoá đời sống, kinh tế, cách mạng khoa học công nghệ và phân công lao động quốc tế ngày càng tăng. Do vậy, nước ta luôn tìm mọi cách đưa ra những chính sách nhằm khuyến khích và không ngừng cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư đồng thời cần phải có chiến lược khai thác và sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn này để phục vụ tăng trưởng kinh tế. Tính cấp thiết của đề tài: Trong những năm vừa qua, nguồn vốn FDI đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam như: tăng thu ngân sách, cải thiện cán cân thanh toán và cán cân vãn lai của quốc gia, là nguồn vốn bổ sung quan trọng trong công cuộc phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật, hội nhập kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng sống cho người lao động. Do đó, nhóm chúng em xin lựa chọn chủ đề: “ Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2013”. Các vấn đề cần giải quyết: - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tế vị trí, vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng tác động của FDI đến phát triển kinh tế, chỉ rõ những tác động tích cực cần phát huy và những tác động tiêu cực cần khắc phục và nên tránh, đồng thời chỉ rõ nguyên nhân của những tác động đó. - Đề ra phương hướng, giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI vào Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn.
  • 5. 2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam Học viện Ngân hàng 2 PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN FDI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI I. Khái niệm FDI: FDI là loại hình kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn, tự thiết lập các cơ sở sản xuất kinh doanh cho riêng mình, đứng chủ sở hữu, tự quản lí, khái thác hoặc thuế người quản lí, khai thác cơ sở này, hoặc hợp tác với đối tác nước sở tại thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh và tham gia quản lí, cũng với đối tác nước sở tại chia sẻ lợi nhuận và rủi ro. II. Bản chất và đặc điểm: 1. Bản chất của FDI là: - Có sự thiết lập về quyền sở hữu về tư bản của công ty một nước ở một nước khác. - Có sự kết hợp quyền sở hữu với quyền quản lí các nguồn vốn đã được đầu tư. - Có kèm theo quyền chuyên giao công nghệ và kỹ năng quản lí. - Có liên quan đến việc mở rộng thị trường của các công ty đa quốc gia. - Gắn liên với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế. 2. Đặc điểm của FDI: - Các chủ đầu tư thực hiện đầu tư trên nước sở tác phải tuần thu pháp luật của nước đó.Hình thức này thường mang tình khả thi và hiệu quả kinh tế cao Bản chất đặc điểm và các hình thức của FDI: - 2/3 - Tỷ lệ vốn quy định vốn phân chia quyền lợi và nghĩa vụ các chủ đầu tư. - Thu nhập chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh. - Hiện tượng đa cực và đa biến trong FDI là hiện tượng đặc thù, không chỉ gồm nhiều bên với tỷ lệ góp vốn khác nhau mà còn các hình thức khác nhau của Tư Bản tư nhân và tư bản nhà nước cũng tham gia. - Tồn tại hiện tượng hai chiều trong FDI một nước vừa nhận đầu tư vừa thực hiện đầu tư ra nước ngoài nhằm tận dụng lợi thế so sánh giữa các nước. - Do nhà đầu tư muốn đầu tư vào thì phải tuần thu các quyết định của nước sở tại thì nên vốn tỷ lệ vốn tối thiểu của nhà đầu tư vào vốn pháp định của dự án là do luật đầu tư của mỗi
  • 6. 2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam Học viện Ngân hàng 3 nướcc quyết định. Cămpuchia quyết định là 40% trong khi ở Mỹ lại quyết định 10% và một số nước khác lại là 20%. - Các nhà đầu tư là nguồn bỏ vốn và đóng thời tự mình trực tiếp quản lý và điều hành dự án. Quyến quản lý phụ thuộc vào vốn đóng góp mà chủ đầu tư đã góp trong vốn pháp định của dự án, nếu doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì họ có toàn quyền quyết định. - Kết quả thu được từ dự án được phân chia cho các bên theo tỷ lệ vốn góp vào vốn pháp định sau khi đã nộp thuế cho nước sở tại và trả lợi tức cổ phần cho các cổ đông nếu là công ty cổ phần. - FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng mới hay mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động, thông qua việc mua cổ phiếu để thông tin xác nhận. III. Vai trò của FDI: Hoạt động FDI có tình hai mặt với nước đầu tư cũng như nước tiếp nhận đầu tư đều có tác động tiêu cực và tác động tích cực. 1. Trước hết đối với nước đi đầu tư( nước chủ nhà) FDI có vai trò chủ yếu sau: 1.1. Tác động tích cực: Do đầu tư là người nước ngoài là người trực tiếp điều hành và quản lí vốn nên họ có trách nhiệm cao, thường đưa ra những quyết định có lợi cho họ. Vì thế họ có đảm bảo hiệu quả của vốn FDI. đầu tư nước ngoài mở rộng được thị trường tiêu thị sản phẩm nguyên liệu, cả công nghệ và thiết bị trong khu vực mà họ đâù tư cũng như trên thế giới. Do khai thác được nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn nên có thể mở rộng quy mô, khai thác được lợi thế kinh tế của quy mô từ đó có thể nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm. Tránh được các hàng rào bảo hộ mâu dịch và phí mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư với thông qua FDI chủ đầu tư hay doanh nghiệp nước ngoài xây dựng được các doanh nghiệp của mình nằm trong lòng nước thì hành chính sách bảo hộ. 1.2. Tác động tiêu cực: Khi các doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư ra nước ngoài thì trong nứơc sẽ mất đi khoản vốn đầu tư, khó khăn hơn trong việc tìm nguồn vốn phát triển cũng như giải quyết việc làm. do đó trong nước có thể dẫn tới nguy cơ suy thoái, vì thế mà nước chủ nhà không đưa ra những
  • 7. 2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam Học viện Ngân hàng 4 chính sách khuyên khích cho việc đầu tư ra nước ngoài. đâù tư ra nước ngoài thì doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn trong môi trường mới về chính trị, sự xung đột vũ trang của các tổ chức trong các quốc gia hay những tranh chấp nội bộ của quốc gia hay đơn thuần chỉ là sự thay đổi trong chính sách và pháp luật của quốc gia tiếp nhận… tất cả những điều đó đều khiến cho các doanh nghiệp có thể rời vào tình trạng mất tài sản cơ sở hạ tầng. Do vậy mà họ thường phải đầu tư vào các nước ổn định về chính trị cũng như trong chính sách và môi trường kinh tế. 2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư thì hoạt động FDI có tác động: 2.1. Tác động tích cực: - Nhờ nguồn vốn FDI đầu tư mà có thể có điều khiến tốt để khai thác tốt nhất các lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lí. Bởi các nước tiếp nhận thì thường là nước đang phát triển có tài nguyên song không biệt cách khai thác. - Tạo điều kiện để khai thác được nguồn vốn từ bên ngoài do không quy định mức vốn góp tối đa mà chỉ quyết định mức vốn góp tối thiểu cho nhà đầu tư. - Thông qua việc hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài hay cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài và tiếp thu được kỹ thuật công nghệ hiện đại hay tiếp thu được kính nghiệm quản lí kinh doanh của họ. - Tạo điều kiện để tạo việc làm, tăng tốc độ tăng trưởng của đối tượng bỏ vốn cũng như tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, qua đó nâng cao đời sống nhân dân. - Khuyến khích doanh nghiêp trong nước tăng năng lực kinh doanh, cải tiến công nghệ mới nâng cao năng suất chất lượng giảm giá thành sản phẩm do phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, một mặt khác thông qua hợp tác với nước ngoài có thể mở rộng thị trường thông qua tiếp cận với bạn hàng của đối tác đâù tư. 2.2. Tác động tiêu cực: - Nếu không có quy hoạch cụ thể và khoa học, có thể đầu tư tràn lan kém hiệu qua, tài nguyên thiên nhiên có thể bị khai táhc bừa bại về sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nghiệm trọng
  • 8. 2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam Học viện Ngân hàng 5 - Môi trường chính trị trong nước có thể bị ảnh hưởng, các chính sách trong nước có thể bị thay đổi do khi đầu tư vào thì các nhà đầu tư thường có các biện pháp vận động quan chức địa phường theo hướng có lợi cho mình. - Hiệu quả của đầu tư phụ thuộc vào nước tiếp nhận có thể tiếp nhận từ các nước đi đầu tư những công nghệ thiết bị lạc hậu không phù hợp với nền kinh tế gây ô nhiễm môi trường. - Các lĩnh vực và địa ban đầu tư phục thuộc vào sự lựa chọn của nhà đầu tư nước ngoài mà không theo ý muốn của nước tiếp nhận. Do vậy việc bổ trí cơ cấu đầu tư sẽ gặp khó khắn sẽ tạo ra sự phát triển mất cân đối giữa các vùng. - Giảm số lượng doanh nghiệp trong nước do quá trình cạnh tranh nên nhiều doanh nghiệp trong nước bị phá sản. hay ảnh hưởng tới can cần thành toán quốc tế do sự di chuyển của các luồng vốn cũng như luồng hàng hoá ra vào trong nước. - Ngày này hầu hết việc đàu tư là của các công ty đa quốc gia vì thế các nước tiếp nhận thường bị thua thiệt, thất thu thuế hay các liên doanh sẽ phải chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do các vấn đề chuyển nhượng giá nội bộ của các công ty này. PHẦN II: KINH NGHIỆM THU HÚT NGUỒN VỐN FDI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC FDI đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế, là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành bại của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Do vậy, các nước đi sau nếu có chính sách thu hút và sử dụng hợp lý thì có thể tận dụng được thành quả của các nước đi trước, rút ngắn thời gian công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Dưới đây là một số kinh nghiệm huy động và sử dụng vốn của một số nước: I. Trung Quốc: kết hợp thu hút vốn và thu hút tri thức Trong hơn 10 năm trở lại đây, Trung Quốc luôn là nước thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI lớn nhất trên thế giới, đạt khoảng 87 tỷ USD/ năm, chiếm khoảng 6% tổng FDI toàn cầu. Trung Quốc là quốc gia được đánh giá có phương thức "huy động vốn ngoại" một cách hiệu quả. Quá trình thu hút FDI của quốc gia này diễn ra từng bước, mở rộng trong các lĩnh vực
  • 9. 2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam Học viện Ngân hàng 6 khác nhau. Để đạt được thành công trên, Trung Quốc đã chuyển hướng thu hút FDI từ lượng sang chất, với quan điểm: - Thu hút đầu tư nước ngoài thông qua chỉ tiêu tổng hợp như thu hút hàm lượng kỹ thuật, tiêu hao năng lượng, bảo vệ môi trường, tạo việc làm mới. - Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp, ngành kỹ thuật cao, xây dựng cơ sở hạ tầng, ngành bảo vệ môi trường và ngành dịch vụ… - Từng bước hình thành hệ thống chính sách đầu tư thống nhất cho cả doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước, tạo môi trường kinh tế thị trường cạnh tranh công bằng, ưu việt hóa hơn nữa môi trường đầu tư mềm, xóa bỏ chính sách “siêu đãi ngộ” đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. - Tăng cường kiểm tra và giám sát đối với việc công ty nước ngoài mua lại những doanh nghiệp trọng điểm thuộc các ngành nhạy cảm của Trung Quốc, giám sát chặt chẽ những vấn đề khác liên quan đến an ninh kinh tế quốc gia. - Ban hành Luật Chống độc quyền, chú trọng hơn nữa công tác chống độc quyền. - Tăng cường quản lý, giám sát thuế, phòng ngừa doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thông qua định giá chuyển dịch tài sản, chuyển lợi nhuận phi pháp ra ngoài. - Xây dựng cơ chế định giá tài sản doanh nghiệp hợp lý, phù hợp với yêu cầu của thông lệ quốc tế, phòng tránh tổn thất đầu tư nước ngoài thông qua mua lại công ty trong nước thu lợi lớn hơn. - Khuyến khích công ty xuyên quốc gia triển khai đầu tư vào lĩnh vực xây dựng trung tâm nghiên cứu phát triển tại Trung Quốc, chuyển hướng đầu tư từ gia công đơn giản, ngành chế tạo lắp ráp trình độ thấp, sang nghiên cứu phát triển, thiết kế công nghệ mũi nhọn và phát triển ngành lưu thông hiện đại. - Nâng cao chất lượng và trình độ, mở rộng quy mô đầu tư nước ngoài vào khu vực miền Trung, miền Tây và khu vực công nghiệp cũ vùng Đông Bắc, nhằm thúc đẩy phát triển hài hòa kinh tế giữa các khu vực. Ban hành và thực hiện chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp nước ngoài đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và môi trường sinh thái ở 3 khu vực này. - Giảm bớt thủ tục hành chính, nâng cao hiệu suất của ngành Hải quan, tăng cường xây dựng hệ thống cơ sở tín dụng xã hội, tạo môi trường ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào đây bỏ vốn.
  • 10. 2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam Học viện Ngân hàng 7 II. Malaysia: nhiều chính sách hấp dẫn nhà đầu tư: So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Malaysia là một trong những “điểm sáng” về thu hút dòng vốn FDI với nhiều chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào đây đầu tư. Luật Khuyến khích đầu tư năm 1968 hay việc thành lập các Khu Thương mại Tự do trong thời kỳ đầu của thập kỷ 1970, đến các biện pháp khuyến khích xuất khẩu và đẩy mạnh chính sách kinh tế mở trong những năm 1980 đã dẫn đến tăng trưởng đột biến của dòng vốn FDI vào cuối năm 1980 (Omer & Yao 2011). Có thể thấy, năm 1990, dòng vốn FDI đầu tư vào nước này mới đạt 2,6 tỷ USD nhưng đã nhanh chóng đạt mức 7,3 tỷ USD vào năm 1996. Tuy nhiên, do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, dòng vốn FDI vào nước này năm 1998 và năm 2001 lần lượt giảm xuống còn 2,7 tỷ USD và 0,6 tỷ USD. Đến năm 2009, dòng vốn này chỉ đạt ở mức 1,5 tỷ USD, nhưng đã nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng và đạt mức 12,2 tỷ USD tổng số vốn đăng ký vào năm 2011 và đạt khoảng 12.306 tỷ USD vào năm 2013. FDI ĐẦU TƯ VÀO MALAYSIA GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2013 ( Tỷ USD ) 0 2 4 6 8 10 12 14 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 0 20 40 60 80 100 120 140 160 Nguồn vốn Chứng khoán Nguồn http://www. http://unctad.org/ Để đạt được những thành công về thu hút dòng vốn FDI, Chính phủ Malaysia đã cơ cấu lại khung chính sách, xóa bỏ hoặc giảm tài sản đảm bảo cũng như các rào cản kỹ thuật khác đối với
  • 11. 2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam Học viện Ngân hàng 8 các nhà đầu tư nước ngoài. Điển hình, năm 2009, Malaysia cho phép thành lập cơ sở 100% vốn đầu tư nước ngoài cho 27 ngành dịch vụ, bao gồm: Y tế, xã hội, du lịch, giao thông và các dịch vụ liên quan tới máy tính… Hơn nữa, nước này còn áp dụng các chính sách thuế ưu đãi nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các hoạt động và các sản phẩm nằm trong danh mục khuyến khích đầu tư (mức độ giá trị gia tăng, công nghệ được sử dụng và các mối liên kết công nghiệp)… Qua đó, tạo điều kiện cho nhà đầu tư mới được hưởng trợ cấp thuế đầu tư, các chương trình ưu đãi khác. III. Thái Lan: đầu tư theo hướng chọn lọc: Số liệu cho thấy, vốn FDI tích lũy của Thái Lan tăng đều đặn qua các năm, ngoại trừ thời điểm hai cuộc khủng hoảng (cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào cuối những năm 1990 và khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008). Phần lớn FDI ở Thái Lan tập trung chủ yếu ở ngành sản xuất và lắp ráp các loại sản phẩm cao cấp. Chẳng hạn, đứng đầu là nhóm ngành máy móc và thiết bị vận tải, năm 2012 chiếm tới 59,4% tổng số vốn FDI tại nước này. Tiếp đến là nhóm ngành thiết bị điện và điện tử lần lượt chiếm tỷ lệ 34,6% và 13,8% trong tổng vốn FDI năm 2012. Hiện nay, các nước và vùng lãnh thổ đầu tư FDI vào Thái Lan gồm: Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore… Để thu hút được lượng lớn vốn FDI từ nước ngoài, Thái Lan đã có một số khung chính sách khuyến khích hoạt động đầu tư như: trình tự thủ tục cấp giấy phép đầu tư, các lĩnh vực khuyến khích đầu tư hoặc bị hạn chế đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư…: Về trình tự thủ tục cấp phép đầu tư, ở Thái Lan, các nhà đầu tư nước ngoài thường đầu tư theo các hình thức sau: - Thành lập công ty TNHH với phần lớn vốn sở hữu của người Thái. - Thành lập công ty với phần lớn vốn sở hữu của nước ngoài theo giấy phép kinh doanh nước ngoài. - Thành lập DN với phần lớn sở hữu nước ngoài không cần giấy phép kinh doanh nước ngoài…
  • 12. 2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam Học viện Ngân hàng 9 Về các lĩnh vực khuyến khích đầu tư hoặc bị hạn chế đầu tư, tháng 02/2011, Ủy ban Đầu tư Thái Lan (BOI) đã phân loại các hoạt động khuyến khích đầu tư thành 7 nhóm: - Nông nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp. - Khai thác, gốm sứ và kim loại gốc. - Ngành công nghiệp nhẹ. - Sản phẩm kim loại, thiết bị vận tải và máy móc. - Ngành công nghiệp điện tử và thiết bị điện. - Hóa chất, nhựa và giấy. - Dịch vụ và tiện ích công cộng… Về chính sách ưu đãi đầu tư, các ưu đãi thuế quan gồm: - Miễn/giảm thuế nhập khẩu máy móc. - Giảm thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu thiết yếu hoặc nguyên liệu thô. - Miễn thuế đối với cổ tức và thu nhập cá nhân theo luật định. - Giảm 50% thuế TNCN, thuế TNDN. - Giảm gấp đôi thuế đối với vận tải, cung cấp điện và nước. - Giảm thêm 25% chi phí lắp đặt hoặc xây dựng các cơ sở vật chất. - Miễn thuế nhập khẩu các nguyên liệu thô/thiết yếu phục vụ xuất khẩu. THU HÚT FDI TẠI THÁI LAN GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2013 ( Tỷ USD ) 0 2 4 6 8 10 12 14 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 Nguồn vốn chứng khoán
  • 13. 2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam Học viện Ngân hàng 10 Nguồn http://www. http://unctad.org/ Các ưu đãi phi thuế quan bao gồm: - Cho phép kiều bào người Thái trở về nước để tìm kiếm các cơ hội đầu tư. - Cho phép tiếp nhận các công nhân và chuyên gia nước ngoài có tay nghề cao vào Thái Lan làm việc trong các lĩnh vực khuyến khích đầu tư. - Cho phép thuê mướn đất. - Cho phép rút tiền và chuyển tiền bằng ngoại tệ ra nước ngoài… IV. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Từ kinh nghiệm thu hút dòng vốn FDI của ba nước trong khu vực châu Á ở trên cho thấy, Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn trong cuộc cạnh tranh thu hút dòng vốn FDI. Nguồn vốn FDI được xác định là “chất xúc tác” quan trọng của Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đạt được những thành công về thu hút dòng vốn FDI, Malaysia đã cơ cấu lại khung chính sách, xóa bỏ hoặc giảm tài sản đảm bảo cũng như các rào cản kỹ thuật khác đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng hiện nay là cơ hội thuận lợi cho Việt Nam thu hút dòng vốn FDI. Để tận dụng được thời cơ và cơ hội thu hút dòng vốn FDI trong thời gian tới, Việt Nam cần chú ý một số điểm sau: - Thứ nhất, cần có một định hướng chiến lược đúng đắn về phát triển các ngành Nông nghiệp, Công nghiệp và Dịch vụ cũng như định hướng đầu tư FDI vào các ngành này, để các nhà đầu tư xác định được phương hướng phát triển của ngành trong thời gian tới và có những quyết định đầu tư hợp lý. - Thứ hai, có những chính sách miễn giảm thuế phù hợp để tăng thêm tính hấp dẫn về lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư. Tuy nhiên, những chính sách này vừa phải đáp ứng nguồn thu cho ngân sách, lại vừa khuyến khích phát triển kinh tế ở các vùng, khu vực mà điều kiện phát triển kinh tế còn hạn chế. Cùng với đó, có chính sách thuế nhập khẩu các mặt hàng công nghệ
  • 14. 2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam Học viện Ngân hàng 11 ở mức hợp lý, để khuyến khích nhập khẩu sản phẩm, thiết bị công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện sản xuất trong nước và góp phần cải thiện công nghệ của nước ta. - Thứ ba, mở rộng, đa dạng hóa các hình thức đầu tư, các chủ đầu tư để tận dụng thế mạnh của từng loại hình đầu tư, từng chủ đầu tư. Từ đó, kết hợp với những chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế TNDN, thuế nhập khẩu, thuế sử dụng đất… - Thứ tư, cần có những chính sách, luật có những quy định hạn chế nhất định đối với các dự án đầu tư nước ngoài liên quan đến chính trị - an ninh quốc gia, môi trường sinh thái... Bên cạnh đó, chúng ta cần cân nhắc kỹ khi ra quyết định đầu tư đối với những ngành nghề giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế, trong trường hợp cần thiết có thể đóng cửa đầu tư để đảm bảo lợi ích quốc gia. - Thứ năm, Việt Nam cần nghiên cứu kỹ những bất cập, mặt trái trong thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là khi nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng và chịu ảnh hưởng nhiều từ những biến động của kinh tế thế giới. Từ đó mới có thể tận dụng hiệu quả những cơ hội do đầu tư nước ngoài mang lại, giảm thiểu những tiêu cực trong thu hút đầu tư nước ngoài, tạo thế chủ động trong việc thu hút dòng vốn FDI nhằm đạt hiệu quả cao, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. PHẦN III: THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN FDI Ở VIỆT NAM I. Thực trạng đầu tư FDI vào Việt Nam: 1. về số dự án và số vốn đầu tư: Trong giai đoạn 2005-2007, nhìn chung, trong giai đoạn này lượng FDI vào Việt Nam tăng mạnh và đạt kỉ lục vào năm 2007 với tổng số vốn đầu tư đăng kí là 21,3 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 8,03 tỷ USD. Năm 2006 cả nước có 797 dự án được cấp giấy phép với tổng vốn đầu đăng ký hơn 7,6 tỷ USD, tăng 60,8% vềvốn đầu tư đăng ký so với cùng kì năm trước. Quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án đạt 9,4 triệu USD/dự án, cao hơn quy mô bình quân của năm 2005 (4,6 triệu USD/dự án). Xuất hiện thấy hàng loạt các dự án có quy mô đầu tư lớn do các tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư công ty thép 1,126 tỷ USD,công ty TNHH IntelProducts Việt Nam: 1 tỷ USD; công ty
  • 15. 2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam Học viện Ngân hàng 12 công ty TNHH thép Tycoon Steel VN : 556 triệu USD; … Điều này cho thấy nhiều nhà đầu tư lớn đang đặc biệt quan tâm đến Việt Nam. Cũng trong năm 2006 có 439 lượt dự án tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất với tổng vốn hơn 2,1 tỷ USD tăng 18,9 % về vốn so với cùng kỳ năm trước. Tuy số lượt dự án thấp hơn so với năm 2005, nhưng số vốn tăng thêm nhiều hơn, chứng tỏ số dự án tăng vốn lớn cao hơn so với năm 2005. Năm 2006, vốn FDI thực hiện đạt 4,1 tỷ USD tăng 24,2% so với năm 2005. Trong giai đoạn 2008-2012, Việt Nam đã thu hút được các dự án lớn, sử dụng công nghệ cao và có khả năng tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh. Cụ thể: - Vốn thực hiện: đạt 10 tỷ USD, vượt 25% năm 2007 ( 8 tỷ USD) - Lao động: 16 vạn người, tăng 6,7% so với 2007 - Nộp ngân sách nhà nước; 2 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2007  Cụ thể: - Trong năm 2009 do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn tới điều chỉnh chính sách đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia, dòng vốn đầu tư toàn cầu suy giảm, cạnh tranh thu hút ĐTNN càng trở nên gay gắt, ĐTNN vào Việt Nam đã suy giảm đáng kể, đạt 23,1 tỷ USD, tuy chỉ bằng 30% so với cùng kỳ năm 2008 nhưng cũng là một mức cam kết khá cao trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. Như vậy, chỉ tính từ năm 2007 đến năm 2009, Việt Nam đã thu hút được 3.993 dự án ĐTNN với vốn đăng ký đã đạt 116,4 tỷ USD, cao hơn gần 2,1 lần so với mục tiêu đề ra (55 tỷ USD) cho cả giai đoạn 5 năm 2006 - 2010. - Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên ĐTNN trong giai đoạn từ năm 2010 – 2012 có giảm nhẹ. Năm 2010 Việt Nam thu hút được 19,88 tỷ USD, năm 2011 là 15,6 tỷ USD, và năm 2012 là 16,34 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư. Như vậy, tính chung cả giai đoạn 2010 đến 2012, Việt Nam đã thu hút được 3715 dự án ĐTNN với vốn đăng ký đạt 51,8 tỷ USD, bằng 72% so với vốn đăng ký của riêng năm 2008. - Trong 2 năm trở lại đây, vốn ĐTNN đã có sự khởi sắc trở lại. Năm 2013, Việt Nam đã thu hút được 1.530 dự án với vốn đăng ký đặt 22,3 tỷ USD, tăng 36% so với năm 2012. Trong 9 tháng năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 11,18 tỷ USD. 5 tháng đầu năm 2014 , Việt Nam thu hút được 500 dự án FDI mới với tổng vốn đăng ký đạt 3,669 tỷ USD và 167 lượt dự án tăng vốn, với tổng số vốn đăng ký tăng thêm đạt 1,84 tỷ USD, bằng 65,7% so với cùng kỳ.
  • 16. 2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam Học viện Ngân hàng 13 - Số liệu được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, tính đến ngày 20/10/2014 cả nước có 1.306 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 9,95 tỷ USD, bằng 76,1% so với cùng kỳ năm 2013. - Bên cạnh đó, còn có 469 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 3,74 tỷ USD, bằng 60,9% so với cùng kỳ năm 2013. - Như vậy, tính chung cả vốn cấp mới và tăng thêm trong 10 tháng đầu năm, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 13,7 tỷ USD, bằng 71,2% so với cùng kỳ năm 2013. - Có được sự cải thiện này là do trong tháng 10/2014, có 2 dự án quy mô lớn được cấp chứng nhận đầu tư. Đó là dự án Samsung CE Complex, do nhà đầu tư Samsung Asia Pte.Ltd (Singapore) đầu tư tại TPHCM, với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,4 tỷ USD. - Dự án còn lại của nhà đầu tư Bỉ, Rent-A-Port, đầu tư xây dựng hạ tầng KCN cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, vốn đăng ký 259,4 triệu USD. - Trong khi đó, theo Cục Đầu tư nước ngoài, 10 tháng năm 2014, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 10,15 tỷ USD, tăng 5,9 % so với cùng kỳ năm 2013. ( tính đến 15:02, 25/10/2014) 1.1. Theo lĩnh vực đầu tư: Dù giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lĩnh vực CN Chế biến chế tạo vẫn thu hút lượng lớn nhất FDI so với các ngành khác với hơn 7,7 tỷ USD; tăng khoảng 10% so với tháng trước và chiếm gần 69% tổng FDI của toàn nền kinh tế. Dễ thấy, FDI vào lĩnh vực này giảm mạnh có ảnh hưởng đáng kể vào sự sụt giảm của tổng FDI toàn ngành. Lĩnh vực BĐS tiếp tục chứng kiến sự tham gia mạnh mẽ của các đối tác nước ngoài vào thị trường nội địa với hơn 1,2 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 11% tổng FDI của cả nước và tăng hơn 6% so với tháng 8, tăng hơn 108% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là hai lĩnh vực có vốn FDI trên 1 tỷ USD trong 3Q.2014. Trong 10 ngành chủ lực về thu hút vốn FDI của cả nước thời gian này, tổng vốn FDI đã giảm 25% so với cùng kỳ 2013 với nhiều ngành sụt giảm mạnh như HĐ chuyên môn & KHCN, Bán buôn, bán lẻ& sửa chữa và đặc biệt là CN chế biến chế tạo. Dẫu vậy, vốn đầu tư vào 10 lĩnh vực này vẫn có cải thiện so với tháng trước. 10 lĩnh vực đứng đầu về thu hút FDI của Việt Nam trong 9/2014 TT Ngành Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu USD) 9/2014 9/2013 Thay đổi 1 CN chế biến,chế tạo (1) 7.702,07 12.969,27 -41%
  • 17. 2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam Học viện Ngân hàng 14 2 KD bất động sản (2) 1.224,62 588,11 108% 3 Xây dựng (5) 612,11 145,7 320% 4 Y tế - trợgiúp XH(8) 415,71 86,65 380% 5 Dvụ lưu trú và ăn uống (6) 309,64 114,49 170% 6 HĐ chuyên môn, KHCN (3) 241,99 380,59 -36% 7 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa (4) 218,41 380,08 -43% 8 SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa (16) 212,42 2,25 9341% 9 Vận tải kho bãi (13) 115,02 30,46 278% 10 Nông,lâm nghiệp;thủy sản (10) 68,45 46,08 49% Tổng 11.120,43 14.743,68 -25% 1.2. Theo đối tác đầu tư: Không khó để nhận ra sự thay đổi trong top 10 đối tác đầu tư vào VN 9T-2014 trong bảng dưới đây. Các đối tác hàng đầu như Nhật Bản, Singapore giảm tới hơn 70% (so cùng kỳ 2013) lượng vốn đầu tư vào nước ta và nhường vị trí dẫn đầu cho Hàn Quốc, Hồng Kông. Thêm vào đó, top 10 của 9T-2014 ghi danh nhiều đối tác mới mà cùng kỳ 2013 chỉ đứng ở vị trí khiêm tốn hơn trong top 20 hoặc 30 như BritishVirginIslands, Canada hay Hoa Kỳ. Các đối tác Âu Mỹ như BritishVirginIslands hay Hoa Kỳ đã chú ý hơn tới VN thể hiện qua số liệu FDI tăng mạnh. Dù còn rất nhỏ so với hàng tỷ USD mà Hoa Kỳ đầu tư trên toàn thế giới nhưng nhà đầu tư này đã liên tục tăng vốn vào VN. Đã có gần 224 triệu USD vốn FDI đến từ quốc gia Bắc Mỹ này trong 9T-2014, tăng hơn 33% so với tháng trước và 128% so với cùng kỳ năm ngoái. Một quốc gia Bắc Mỹ khác – Canada – cũng đẩy mạnh đầu tư vào VN với 8 dự án đăng ký mới và 1 dự án tăng vốn. Trong số 8 dự án này, nổi bật có dự án Bệnh viện quốc tế Đại An Việt Nam – Canada do Tập đoàn Triple Eye Infrastructure (Canada) với tổng vốn 225 triệu USD. 10 đối tác dưới đây chiếm gần 89% lượng vốn FDI đầu tư vào VN tính đến 20-9. 10 đối tác FDI hàng đầu của VN trong 9T-2014 TT Đối tác Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu USD) 9/2014 9/2013 Thay đổi 1 Hàn Quốc (3) 3.557,70 2635,96 35% 2 Hồng Kông (5) 1.520,66 651,47 133% 3 Nhật Bản (1) 1.439,69 4735,69 -70%
  • 18. 2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam Học viện Ngân hàng 15 4 Singapore (2) 1.076,15 3949,81 -73% 5 Đài Loan (6) 817,66 382,07 114% 6 BritishVirginIslands (16) 422,88 58,57 622% 7 Trung Quốc (9) 357,52 173,2 106% 8 Canada (26) 275,97 4,37 6215% 9 Hoa Kỳ (12) 223,56 98,15 128% 10 Malaysia (19) 213,44 33,97 528% Tổng 9.905,25 12.723,26 -22% 1.3. Theo địa bàn đầu tư: Trong 50 tỉnh/thành của cả nước có vốn FDI 9 tháng đầu năm, 10 địa phương có tên trong bảng đã thu hút gần 75% tổng vốn đầu tư, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng hơn 8% so với tháng trước. 9T-2014 chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ về thu hút FDI của Quảng Ninh, Tây Ninh và Long An với tốc độ tăng so với cùng kỳ 2013 lên tới 3 con số. Trong khi FDI vào Quảng Ninh, Tây Ninh tập trung vào các khu công nghiệp và BĐS thì Long An lại thu hút vốn từ các nhà đầu tư chủ lực Đài Loan vào lĩnh vực dệt may. Cả ba địa phương này đều đang có sự cải thiện mạnh mẽ về đơn giản thủ tục hành chính, các chính sách thông thoáng trong kêu gọi đối tác đầu tư nước ngoài và những thay đổi về hạ tầng cơ sở (TBKTSG, 14-6; VEF, 7-9; TTVN, 8-8). Thời gian lóe sáng của Thái Nguyên và Thanh Hóa – “top” 2- trong năm 2013 không kéo dài đến năm 2014 này. Trong khi Thanh Hóa chỉ đứng ở vị trí thứ 21 với vỏn vẹn 79,9 triệu USD FDI, giảm tới hơn 97% so cùng kỳ năm ngoái thì Thái Nguyên thậm chí còn không có tên trong danh sách 50 địa phương có vốn FDI. Cho đến 20-9, Công ty TNHH SamSung Display với dự án 1 tỷ USD tại Bắc Ninh vẫn là dự án nổi bật nhất về quy mô vốn đầu tư, giúp Bắc Ninh đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI và cũng đưa Hàn Quốc trở thành đối tác FDI hàng đầu của Việt Nam. 10 địa phương đứng đầu về thu hút FDI tại Việt Nam trong tháng 9 2014 TT Địa phương Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu USD) 9/2014 9/2013 Thay đổi 1 Bắc Ninh 1.365,53 1406,82 -3% 2 TP Hồ Chí Minh 1.283,26 1197,33 7% 3 Đồng Nai 1.171,33 681,62 72% 4 Bình Dương 1.116,65 674,89 65% 5 Hà Nội 924,14 741,92 25%
  • 19. 2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam Học viện Ngân hàng 16 6 Hải Phòng 698,04 1940,96 -64% 7 Quảng Ninh 597,48 118 406% 8 Hải Dương 472,09 649,2 -27% 9 Tây Ninh 432,30 37,7 1047% 10 Long An 306,41 143,85 113% Tổng 8.367,23 7.592,29 10% 2. Đánh giá tác động của nguồn vốn FDI đến phát triển kinh tế của Việt Nam: 1. Tình hình vốn FDI đăng ký và thực hiện như thế nào? Trong hơn 20 năm qua, kể từ khi Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới đất nước, FDI đã có những đóng góp đáng kể. Hiện nay, đất nước đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì nguồn vốn FDI tiếp tục đóng vai trò rất quan trọng. Chính sách thu hút FDI tại Việt Nam đã được thực hiện ngay từ khi Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế và được thể chế hóa bằng các văn bản pháp luật. Xu hướng thay đổi chủ đạo trong chính sách FDI chung là ngày càng nới rộng quyền, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài và thu hẹp sự khác biệt giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. Những thay đổi này thể hiện nỗ lực của Chính phủ trong việc cải thiện, tạo môi trường đầu tư theo xu hướng hội nhập quốc tế của Việt Nam. Những thay đổi này xuất phát từ bay ếu tố chính: - Thay đổi về nhận thức và quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với khu vực có vốn FDI. - Thay đổi trong chính sách thu hút FDI của các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo nên áp lực cạnh tranh đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam. - Những cam kết quốc tế của Việt Nam về đầu tư nước ngoài. Theo định hướng chính sách, Việt Nam tập trung thu hút FDI vào những ngành và lĩnh vực có thể tận dụng được lợi thế của các công ty đa quốc gia, bao gồm các ngành công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới, viễn thông...; các ngành mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh như dệt may, da giầy, công nghiệp chế biến…; những ngành có khả năng sinh lợi cao như du lịch, tài chính, ngânh àng, bảo hiểm và một số ngành dịch vụ khác,… để tạo thêm nhiều công ăn việc làm và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước mở cửa thị trường, thực hiện đúng lộ trình mở cửa theo cam kết hội nhập WTO... Danh mục các ngành ưu tiên thu hút FDI và các công ty đa quốc gia mục tiêu
  • 20. 2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam Học viện Ngân hàng 17 Ngành mục tiêu Các công ty đa quốc gia mục tiêu Công nghệ thông tin Mỹ, Nhật Bản, EU, Singapore, Ấn Độ Điện tử Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc Hóa chất Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc Dầu khí Mỹ, EU, Nga Chế biến thực phẩm Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc Dệt may, Da giầy Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore Xây dựng hạ tầng kĩ thuật công nghệ Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc Tài chính, ngân hàng EU, Mỹ, Trung Quốc Bảo hiểm EU, Mỹ, Trung Quốc Nguồn: Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Theo đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài, ViệtNam là nước có môi trường chính trị, kinh tế, xã hội ổn định, hơn nữa các Bộ, ngành và địa phương đều rất tích cực trong việc thu hút FDI và có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành. Điều này đã góp phần biến Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2009, ước tính Việt Nam đã thu hút được hơn 190 tỷ USD vốn FDI đăng ký, với số vốn thực hiện trong giai đoạn 1988 – 2009 đạt gần 67 tỷ USD, bằng 34,72% lượng vốn đăng ký. Hình dưới đây cho thấy thực tế và xu hướng biến động vốn FDI trong giai đoạn 2001 - 2009. Lượng vốn FDI đăng ký và thực hiện giai đoạn 2001 – 2009 Năm Năm Số dự án Số dự án Vốn đăng ký ( Triệu USD ) Vốn thực hiện ( Triệu USD ) Tỷ lệ vốn thực hiện/ vốn đăng ký 2001 555 3142, 8 245 0,5 0,78 2002 808 2998, 8 259 1,0 0,86 2003 791 3191, 2 265 0,0 0,83 2004 811 4547, 6 285 2,5 0,63 2005 970 6839, 8 330 8,8 0,48 2006 987 12004,0 410 0,1 0,34 2007 1544 21347,8 803 0,0 0,38 2008 1557 717260 11500,0 0,16 2009 839 21482,1 10000,0 0,47 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  • 21. 2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam Học viện Ngân hàng 18 Xu hướng phá triển FDI giai đoạn 2001 –2009 ở Việt Nam Nguồn: Tính toán theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Những tác động của FDI tới sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam Khu vực FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việ tNam. Trước hết, FDI là nguồn vốn bổ sung đáng kể vào tổng đầu tư xã hội và góp phần cải thiện cán cân thanh toán. Các nghiên cứu gần đây đều có chung nhận định rằng, FDI đã đóng góp phần quan trọng vào GDP với tỷ trọng ngày càng cao, góp phần tăng cường năng lực sản xuất và đổi mới công nghệ nhiều ngành kinh tế, khai thông thị trường sản phẩm ( đặc biệt là gia tăng kim ngạch xuất khẩu ), đóng góp cho ngân sách nhà nước và tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho một bộ phận lao động. Bên cạnh đó, FDI có vai trò trong chuyển giao công nghệ, tạo ra sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự động đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Các dự án FDI có tác động tích cực tới việc nâng cao năng lực quản lý và trình độ của người lao động, tạo ra kênh truyền tác động tích cực hữu hiệu. 1.1. FDI trong tổng đầu tư xã hội và đóng góp cho tăng trưởng kinh tế Trong những năm qua, khu vực có vốn FDI chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đồng thời có đóng góp cho GDP gia tăng liên tục. Trong những năm gần đây, vốn FDI chiếm gần 20% vốn đầu tư toàn xã hội và đóng góp khoảng 30% vào tăng trưởng GDP hàng năm. FDI thực hiện so với tổng đầu tư toà xã hội và đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong GDP.
  • 22. 2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam Học viện Ngân hàng 19 2.1. FDI nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu: Phần lớn vốn FDI chảy vào lĩnh vực công nghiệp, chiếm tới 2/3 tổng vốn FDI vào Việt Nam. Các dự án FDI hầu hết là đầu tư mới đã thu hút lượng lao động lớn, cộng với năng suất lao động của khu vực này cao hơn khu vực khác nên giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng nhanh hơn công nghiệp chung của cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các doanh nghiệp FDI đã tạo ra một số ngành công nghiệp mới và đưa năng lực sản xuất tăng lên như dầu khí, viễn thông, hoá chất, ôtô, xe máy, thép, điện tử và điện tử gia dụng, dệt may, da giày, thực phẩm... Hiện các doanh nghiệp FDI chiếm 100% dầu thô, sản xuất ôtô, máy giặt, điều hoà, tủ lạnh, thiết bị máy tính; 60% sản lượng thép cán; 28% xi măng; 33% máy móc thiết bị điện, điện tử; 76% dụng cụ y tế chính xác; 55% sản lượng sợi; 49% da giày; 25% thực phẩm đồ uống,... Trong những năm gần đây, FDI đổ vào các lĩnh vực dịch vụ ngày càng tăng, đáng chú ý là những dịch vụ có giá trị gia tăng cao như: du lịch, tài chính – ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn… Điều này góp phần cải thiện chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh của các ngành dịch vụ, đặc biệt có thể hình thành các dịch vụ mũi nhọn, có khả năng cạnh tranh tầm quốc tế. FDI đã góp phần quan trọng trong việc Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế, vượt qua được những khó khăn về thị trường do những biến động ở Đông Âu và Liên Xô trước đây gây ra, phá được thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ song phương, đa phương, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc phát triển đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế,… qua đó nâng cao năng lực xuất khẩu.Cùng với tốc độ tăng trưởng trong tổng kim ngạch xuất khấu Việt Nam (ước đạt trung bình 21 % mỗi năm) thì các doanh nghiệp FDI đóng góp trung bình 51,25% trong tổng kim ngạch này. Xu hướng này tăng dần qua các năm, nếu các doanh nghiệp FDI chỉ chiếm4,6 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu (11,54tỷUSD) trong năm1999. Thì sau 4 năm (năm2003) con số này đã tăng gấp đôi đạt 10,2 tỷ USD và 3 năm sau đó (năm2006) đạt gần 23 tỷ USD ( gấp đôi năm 2003 ),và đạt mức 35 tỷ USD trong năm 2008. 2.3. FDI tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực: Tác động xã hội quan trọng nhất của FDI là tạo việc làm, tạo thu nhập, tăng năng suất lao động và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Đến nay, các doanh nghệp FDI đã thu hút được
  • 23. 2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam Học viện Ngân hàng 20 khoảng 1,7 triệu lao động trực tiếp. Tính bình quân, thu nhập và năng suất lao động của người lao động trong khu vực FDI cao hơn so với các khu vực doanh nghiệp trong nước. Nhiều dự án FDI ở Việt Nam tập trung vào những ngành sử dụng nhiều vốn và lao động có trình độ cao. Điều này lý giải mức thu nhập trung bình của lao động khu vực này cao gấp hai lần so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Hơn nữa, số lao động này được tiếp cận công nghệ hiện đại, kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức lao động tiên tiến. Hàng vạn cán bộ quản lý và kỹ thuật người Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp FDI đã được nâng cao kỹ năng và tay nghề. Một bộ phận chuyên gia Việt Nam đã có thể thay thế dần các chuyên gia nước ngoài trong việc đảm nhận chức vụ quản lý doanh nghiệp và điều khiển quy trình công nghệ hiện đại. Bên cạnh số việc làm trực tiếp, khu vực FDI còn gián tiếp tạo thêm hàng triệu việc làm trong lĩnh vực dịch vụ và trong các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước. 2.2. FDI đối với nguồn thu ngân sách nhà nước và các cân đối vĩ mô: Khu vực FDI đóng góp ngày càng tăng vào nguồn thu ngân sách của nhà nước. Thời kỳ 1996 – 2000, không kể thu từ dầu thô, khu vực doanh nghiệp FDI đã nộp ngân sách 1,49 tỷ USD, gấp 4,5 lần so với thời kỳ 5 năm trước đó; trong 5 năm 2001 – 2005 đạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng bình quân 24%/ năm; con số này của 2 năm 2006 và 2007 là trên 3 tỷ USD, gấp đôi thời kỳ 1996 – 2000 và bằng 83% thời kỳ 2001 –2005; riêng năm 2008 đạt 2 tỷ USD, tăng 25,8% so với năm 2007. Hoạt động của các doanh nghiệp FDI đã tác động tích cực đến các cân đối lớn của nền kinh tế như: đóng góp vào việc tăng thặng dư của tài khoản vốn, giảm thiểu thâm hụt thương mại qua đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần cải thiện cán cân thanh toán nói chung. Khu vực FDI cung cấp lượng hàng hóa và dịch vụ lớn ra thị trường, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô... Do dòng vốn FDI tập trung đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh như các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu, khai thác tài nguyên, chế biến nông, lâm, hải sản, kinh doanh bất động sản... nên Nhà nước có điều kiện dành nhiều hơn vốn ngân sách đầu tư phát triển các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - Xã hội ở các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và thuỷ lợi, giao thông vận tải, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, khoa học và công nghệ, văn hoá, thể dục, thể thao... Nhà nước hỗ trợ cao hơn cho vùngs âu,vùng xa,vùng khó khăn,vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào nghèo. Nhờ
  • 24. 2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam Học viện Ngân hàng 21 đó, đầu tư từ ngân sách có điều kiện phát huy được tác dụng bảo đảm kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, thực hiện phát triển bền vững và tạo thêm xung lực để thu hút FDI. 2.3. Những tác động tích cực gián tiếp khác: Hoạt động của khu vực FDI tạo ra tác động lan tỏa tích cực đối với các doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp tư nhân ở các vùng kém phát triển và ít có FDI xuất hiện qua kênh liên kết sản xuất và kênh cạnh tranh. Thông qua đó đã tạo việc làm cho hàng triệu lao động gián tiếp, tập trung vào các lĩnh vực xây dựng cơ bản, cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm và cung ứng dịch vụ. Việc quản lý, điều hành hoạt động của các doanh nghiệp FDI giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm thực tiễn để tiếp tục hình thành các yếu tố của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI đã góp phần ghi nhận các quyền cơ bản của nền kinh tế thị trường: quyền tự do kinh doanh; quyền tự chủ, tự quyết các công việc của mình; quyền được bình đẳng trước pháp luật khi gia nhập thị trường... Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp và nền kinh tế có thêm cơ hội tham gia mạng lưới toàn cầu, tạo thuận lợi hơn cho việc đẩy mạnh xuất khẩu. 2. Những hạn chế tồn tại và ảnh hưởng tới việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI ở Việt Nam: Một là, hạn chế về pháp luật và chính sách: Hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam vẫn còn một số điểm thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán giữa các luật chung và luật chuyên ngành. Hai là, công tác quy hoạch: Công tác quy hoạch lãnh thổ, ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm còn nhiều bất cập, đặc biệt là trong bối cảnh phân cấp triệt để việc cấp phép và quản lý đầu tư về các địa phương, dẫn đến tình trạng mất cân đối chung. Nhiều địa phương cấp phép tràn lan, khai tăng vốn đăng ký của dự án để có thành tích, để cạnh tranh nhau, dẫn đến cung cấp quá nhiều giấy phép cho các dự án có cùng một loại sản phẩm mà không tính đến khả năng của thị trường, gây dư thừa lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp. Nhiều địa phương chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhưng vẫn thu hồi đất nông nghiệp để đầu tư các khu công nghiệp, khu đô thị, sân golf,… gây bức xúc trong xã hội. Ba là, nguồn nhân lực: Vấn đề nguồn nhân lực cho doanh nghiệp FDI đang nổi lên và là
  • 25. 2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam Học viện Ngân hàng 22 một thách thức lâu dài. Thực tế có không ít dự án FDI đã phải vừa xây dựng vừa chuẩn bị nguồn nhân lực. Một vấn đề mà Việt Nam đang phải đối mặt là những vùng thu hút được nhiều vốn FDI nhất lại là vùng có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất. Nghịch lý này cho thấy lao động địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài. Sự thiếu hụt nghiêm trọng lao động có tay nghề cao chính là nguyên nhân quan trọng khiến khả năng hấp thụ FDI kém. Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo, đặc biệt là công nhân kỹ thuật và kỹ sư, ngày càng rõ rệt, không chỉ xảy ra ở các khu kinh tế mới hình thành như Chân Mây, Dung Quất, Nhơn Hội,… mà ở cả những trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương,… PHẦN IV: GIẢI PHÁP KÍCH THÍCH VỐN ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM I. Định hướng thu hút FDI: 1. Tiếp tục khẳng định tính đúng đắn của chủ trương thu hút FDI: Nâng cao nhận thức đối với chủ trương tăng cường thu hút và quản lí vốn ĐTNN đã được khẳng định ở đại hội đảng toàn quốc lần thứ X “tăng cườn thu hút vốn ĐTNN phấn đấu đạt trên 1/3 tổng nguồn vốn đầu phát triển toàn xã hội trong năm năm(n 2006-2010)mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút ĐTNN, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới , tạo sự chuyenr biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài” Vốn FDI có nhiều ưu điểm, mang lại nhiều lợi ích cho nước nhận đầu tư, nhất là với một nền kinh tế đang trên đà phát triển như nước ta. Tuy nhiên, bản thân vốn FDI không phải là chìa khóa vàng đem lại sự phát triển và thịnh vượng, mà quan trọng là chúng ta sử dụng nguồn vốn đó như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất cho đất nước. Đã đến lúc cần có những “khoảng lặng” cần thiết để từ đó xem xét, đánh giá chất lượng thực sự của dòng vốn FDI và các chính sách thu hút FDI được triển khai trong thời gian qua. Từ đó, có quan điểm mới, tư duy mới về FDI: coi trọng chất lượng hơn số lượng. Vấn đề chất lượng dự án FDI đã được đặt ra ngay từ thời điểm bắt đầu mở cửa thu hút đầu tư. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, do đặc thù thiếu vốn đầu tư, chúng ta chủ trương đẩy mạnh thu hút đầu tư vào mọi lĩnh vực và với mọi quy mô. Khi tình hình thực tế thay đổi thì cần điều chỉnh chính sách cho phù hợp.
  • 26. 2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam Học viện Ngân hàng 23 Trong giai đoạn hiện nay, với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đề đặt ra là không chỉ quan tâm tới yếu tố tăng trưởng, mà còn phải xây dựng được cơ cấu kinh tế hiện đại, chất lượng và phát triển bền vững. 2. Tập chung thu hút FDI vào những ngành nghề, lĩnh vựccó lợi thế so sánh của nước ta với nước khác: Việt Nam tập trung thu hút FDI vào những ngành và lĩnh vực có thể tận dụng được lợi thế của các công ty đa quốc gia, bao gồm các ngành công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới, viễn thông...; các ngành mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh như dệt may, da giầy, công nghiệp chế biến…; những ngành có khả năng sinh lợi cao như du lịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và một số ngành dịch vụ khác,… để tạo thêm nhiều công ăn việc làm và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước mở cửa thịtrường, thực hiện đúng lộ trình mở cửa theo cam kết hội nhập WTO.. 3. Các yếu tố về điều kiện cơ sở hạ tầng gây cản trở tới hoạt động ĐTNN cần được tập trung giải quyết: Hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào, hệ thống cấp điện , nước, dường, giao thông, cảng biển ; sự ổn định về cung cấp năng lượng, công tác giải phóng mặt bằng… 4. Tập trung giải quyết khó khăn về nguồn lực phục vụ cho các dự án ĐTNN có quy mô lớn Đặc biệt tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo; sự lạc hậu trong chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đào tạo, trường nghề, phòng ngừa và giải quyết các tranh chấp lao đọng nhằm hạn chế các cuộc đình công có thể xảy ra. II. Giải pháp thu hút FDI: Hiện nay, Việt Nam là nước có thu nhập trung bình thấp, phấn đấu để trở thành nước có thu nhập trung bình cao rồi tiến tới hơn nữa. Kinh nghiệm của các “con Rồng châu Á” cho thấy rằng, để thực hiện thành công quá trình ấy, cần có 3 sự chuyển đổi: từ tích lũy sang sáng tạo; từ đa dạng hóa chuyển sang chuyên môn hóa; từ có kỹ năng sang kỹ năng tiên tiến. FDI vào Việt Nam phải góp phần đáp ứng những yêu cầu này. Muốn vậy, chúng ta cần có nhiều vốn FDI hơn, với chất lượng cao hơn, và cần mạnh dạn dành cho FDI vị trí cao hơn trong một số lĩnh vực nhằm sớm đạt được mục tiêu trên. Trong bối cảnh nguồn FDI bị khan hiếm đi do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, chính sách thu hút FDI càng phải đảm bảo không những hấp dẫn mà còn thực sự cạnh tranh so với các nước khác.
  • 27. 2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam Học viện Ngân hàng 24 Những đột phá trong chính sách thu hút FDI phải được áp dụng trong những trường hợp cần thiết, cả khi quyết định chấp thuận dự án cũng như trong quá trình thực hiện. 2. Mở rộng hình thức thu hút FDI, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Lợi thế lao động giá rẻ không phải là lợi thế lâu dài để thúc đẩy giải ngân và thu hút vốn FDI . Việc thiếu hụt nhân lực trình độ cao chính là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vốn trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Đầu tư trực tiếp ở nước ngoài đang tăng lên ở việt nam và các doanh nghiệp nước ngoài đang được hấp dẫn bởi nguồn lao động giá rẻ, thiếu hụt kĩ thuật viên và nhà quản lí cấp trung ương đang có xu thế ngày càng tăng trong khi lao động có khả năng cải tiến sản xuất mới là yếu tố quyết định cho sự phát triển cua doanh nghiệp. Nguồn nhân lực dồi dào giá rẻ lâu nay cần được chuyển sang nguồn nhân lực có trình độ cao hơn, chuyên môn hóa hơn để đáp ứng được yêu cầu của FDI trong thời gian tới. Điều này đặt ra vấn đề hết sức nghiêm túc cho đất nước, đó là phải thực sự cải cách và chuyển hướng mạnh mẽ trong hệ thống giáo dục và đào tạo đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp, dạy nghề,… để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của nhà đầu tư. Sự trì trệ của ngành giáo dục và đào tạo là một trong những nguyên nhân chính làm cho chất lượng nguồn nhân lực còn yếu kém. Tình trạng này nếu không sớm được khắc phục sẽ dẫn đến nguy cơ đi theo vết xe đổ của một số nước đi trước khi đã vượt qua ngưỡng của các nước có thu nhập thấp nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn dựa vào thâm dụng vốn và nguồn lao động rẻ mạt là chủ yếu. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật cần được hiện đại hóa nhanh để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Chú trọng đầu tư, phát triển mạnh hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng biển,… Nhìn lại hơn 20 năm qua, hệ thống giao thông nước ta dường như chuyển động rất chậm. Trong thời gian tới, cần tiến hành tổng rà soát, điều chỉnh phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầt tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường; hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng biển; sản xuất và sử dụng điện từ các loại năng lượng mới và sạch như năng lượng gió, thuỷ triều, năng lượng mặt trời; các dự án thuộc lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin... 3. Cải tiến qui chế đầu tư vào các khu công nghiệp và khu chế xuất ở Việt Nam:
  • 28. 2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam Học viện Ngân hàng 25 Xây dựng các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao vấn đề đặt ra là phải phát triển các khu công nghiệp , khu chế xuất theo một quy hoạch thống nhất. có chính sách phát triển ngành trong khu công nghiệp theo từng lợi thế của từng khu công nghiệp nang cao chất lượng khu công nghiệp ngang tầm khu vực và quốc tế. 4. Về thủ tục hành chính: Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn thiếu: sửa đổi các quy định còn bất cập chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh. Ban hành các ưu đãi khuyến khích vào các lĩnh vực : phát triển đô thị, phát triển hạ tầng kĩ thuật (cấp thoát nước, môi trường đô thị…) phát triển nhà ở xã hội và nhà ở cho người có thu nhập thấp; xây đựng công trình phúc lới xã hội (nhà ở, bệnh viện ,trường học, văn hóa, thể thao cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, các dự án cho đầu tư phát tiển trong lĩnh vĩnh ực đầu tư và phát triển nông thôn ). Thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân, không cấp phép chp các dự án công nghệ lạc hậu, dự án tác động xấu đến môi trường ; thẩm tra kĩ các dự án sử dụng nhiều đát, giao đất theo tiến đọ dự án , cân nhắc vè tỉ suất dầu tư/ dienj tích đất, kể cả đất khu công nghiệp. tiến hahf rà soát từng dự án đã cấp phép chứng nhận trên địa bàn toàn quốc để có hướng xư lí với từng dự án. Thực hiện cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trong hoạt động FDI, thực thi nguyên tắc “một cửa” nghiêm túc và thống nhất từ Trung ương tới địa phương. Nâng cao năng lực kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp FDI, tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ công chức làm nhiệm vụ liên quan đến quản lý FDI. - Qui hoạch thu hút vốn FDI: Chính sách thu hút FDI cần phù hợp và hỗ trợ cho quy hoạch phát triển các vùng kinh tế của Việt Nam. Một quy hoạch tổng thể, có tầm nhìn xa về phát triển các vùng, gắn kết với quy hoạch phát triển các ngành, có tính toán đầy đủ các yếu tố dân cư, vị trí địa lý trong nước và trong khu vực, môi trường tự nhiên (kể cả mối đe dọa biến đổi khí hậu), bối cảnh mới của cạnh tranh và hội nhập quốc tế,… là cần thiết để đảm bảo sự phát triển hiệu quả, công bằng và bền vững ở Việt Nam. Quy hoạch này là cơ sở để các nhà đầu tư lựa chọn vị trí tiến hành dự án của họ, sẽ chỉ điều chỉnh khi có những lợi ích mới, to lớn hơn cho toàn bộ nền kinh tế xuất hiện và không thể bị hy sinh cho lợi ích của bất cứ nhà đầu tư riêng lẻ hoặc địa phương nào.
  • 29. 2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam Học viện Ngân hàng 26 Xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch phát triển các vùng kinh tế của Việt Nam cho giai đoạn tới rất cần tính toán để tận dụng và nâng cao vị thế của Việt Nam. Cần có các chế tài ràng buộc các địa phương tuân thủ quy hoạch chung, đặc biệt là kiên quyết không cấp phép hoặc thu hồi giấy phép của những dự án không có tính khả thi, hoặc nếu thực hiện sẽ phá vỡ quy hoạch chung, gây tác động xấu tới môi trường, tác động không tốt tới tính bền vững của sự phát triển. Làm tốt các công tác xây dựng quy hoạch và quản lí quy hoạch đặc biệt là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế. - Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư: Xúc tiến đầu tư là hoạt động nhằm quảng cáo cơ hội đầu tư của nước chủ nhà. Hoạt động xúc tiến đầu tư nước ta vẫn chưa được chú trọng đúng mức vì vậy cần tăng cường hoạt động này bằng nhiều hình thức tổ chức nhiều hội thảo khoa học, các diễn đàn đầu tư, tham quan khảo sát và thông qua các phương tiện thông tin , thành lập các văn phòng ở nước ngoài. - Thành lập Trung tâm XTĐT - Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư có trọng điểm: xác định được ngành nghề, hoạt động, quốc gia và cả các công ty cần tập trung vận động đầu tư - Hợp tác chặt chẽ với các nhà tư vấn đầu tư chuyên nghiệp, các hiệp hội, đại diện phòng thương mại và công nghiệp của các quốc gia và vùng lãnh thổ tại VN - nâng cấp, hoàn thiện và cập nhật thông tin hàng ngày trên trang web, quan tâm hơn việc cung cấp đầy đủ thông tin về môi trường đầu tư và pháp luật liên quan đến đầu tư, không chỉ bằng tiếng Việt và tiếng Anh mà nên sử dụng một số ngôn ngữ khác như tiếng Nhật, Hàn và Trung Quốc. - Cải thiện môi trường đầu tư đáp ứng yêu cầu của các ngành nghề thuộc lĩnh vực trọng tâm xây dựng chính sách thu hút, sử dụng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phù hợp; tiếp tục cải thiện thủ tục hành chính để cung cấp tốt hơn nữa dịch vụ công. - không ngừng hoàn thiện quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng bên trong và ngoài KCN; hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải các KCN tập trung; đảm bảo cho một số ngành công nghiệp ô nhiễm (hóa chất, cao su,...) có nơi sản xuất và xử lý tốt. - cần ưu tiên thu hút các dự án đầu tư thuộc nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ để có thể cung ứng sản phẩm trực tiếp cho các doanh nghiệp FDI có nhu cầu trên địa bàn tỉnh. - cải tiến các nội dung của hoạt động XTĐT: xây dựng hình ảnh, vận động, thu hút nhà đầu tư mục tiêu, hỗ trợ nhà đầu tư.
  • 30. 2014 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam Học viện Ngân hàng 27 Kết luận Qua hơn 10 năm thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho thấy FDI đã và đang là nhân tố tích cực phục vụ trực tiếp cho chiến lược phát triển kinh tế ở Việt Nam. FDI là động lực giúp cho chúng ta từng bước san bằng khoảng cách tránh được nguy cơ tụt hậu so với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, thời gian qua chúng ta mới chỉ chập chững những bước đi ban đầu nên không tránh khỏi những sai lầm. So với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mà Việt Nam thu hút được còn rất khiêm tốn. Nhưng với một nước đi sau có trình độ phát triển thấp hơn, tiếp cận với thị trường kinh tế - tài chính chưa lâu, đã từng bị bao vây cấm vận thì số lượng FDI có được là thành tích đáng khích lệ. Tóm lại, quá trình thu hút FDI đã góp phần đổi mới nền kinh tế Việt Nam và tạo nên hình ảnh mới cho đất nước trên đường quốc tế. Tuy nhiên, quá trình thu hút vốn FDI vẫn còn có một số hạn chế. Chính vì vậy, chúng ta cần tích cực cải thiện hơn nữa pháp luật đầu tư, chất lượng thu hút đầu tư nước ngoài, môi trường đầu tư, đổi mới tổ chức và quản lý hoạt động hợp tác với các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia… nhằm tạo thế đứng trong quá trình hội nhập nền kinh tế khu vực và trên thế giới.