SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------
TRẦN THỊ THANH HUYỀN
qu¶n lý nhµ n­íc
®èi víi ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi ë trung quèc
vµ nh÷ng gîi ý chÝnh s¸ch cho viÖt nam
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Hà Nội – 2009
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------
TRẦN THỊ THANH HUYỀN
qu¶n lý nhµ n­íc
®èi víi ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi ë trung quèc
vµ nh÷ng gîi ý chÝnh s¸ch cho viÖt nam
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số : 60 31 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS-TS MAI THỊ THANH XUÂN
Hà Nội – 2009
2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ĐKKT Đặc khu kinh tế
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
KCN Khu công nghiệp
KCX Khu chế xuất
M&A Mua lại và sáp nhập
NDT Đồng nhân dân tệ
R&D Nghiên cứu và triển khai
TNCs Công ty xuyên quốc gia
USD Đồng đô la Mỹ
VAT Thuế giá trị gia tăng
WT0 Tổ chức Thương mại Thế giới
3
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Thời gian gần đây, người ta nói nhiều về hiện tượng thần kỳ của nền
kinh tế Trung Quốc với sự tăng trưởng “không thể cưỡng lại được”. Năm
2007, Trung Quốc đứng thứ 4 thế giới về GDP, thứ 3 về kim ngạch ngoại
thương và đứng thứ nhất về dự trữ ngoại tệ. Thậm chí theo dự báo của Ngân
hàng Đầu tư Hoa Kỳ tại Nhật Bản, đến năm 2015, Trung Quốc sẽ vượt Nhật,
trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ hai thế giới (chỉ sau Mỹ) và đến năm
2040 sẽ đứng đầu thế giới.
Đóng góp cho sự thành công ấy có vai trò không nhỏ của khu vực kinh
tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc. Năm 2004,
Trung Quốc là nước đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ) về thu hút FDI với tổng
vốn đầu tư tích luỹ chiếm tới hơn 40% GDP. Năm 2008 là năm thứ 17 liên
tiếp Trung Quốc dẫn đầu các quốc gia đang phát triển trong khả năng thu hút
FDI. Bình quân giai đoạn 2002-2008, Trung Quốc thu hút 65 tỷ USD vốn
FDI/năm. Tạo nên sức hấp dẫn của Trung Quốc đối với dòng vốn FDI trước
tiên phải kể đến vai trò của Nhà nước Trung Quốc. Cách làm của người Trung
Quốc có nhiều nét rất độc đáo, có thể là bài học cho nhiều nước trên thế giới,
đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Sau hơn 20 năm tồn tại và phát triển, khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài ở Việt Nam đã có chỗ đứng khá vững chắc, ngày càng khẳng
định vai trò quan trọng của nó đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp, khu vực kinh tế có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài ngày càng bộ lộ những hạn chế mà nguyên nhân một
phần xuất phát từ sự bất cập trong hoạt động quản lý Nhà nước đối với khu
vực này. Vì vậy, việc đổi mới hoạt động quản lý Nhà nước đối với FDI ở Việt
Nam là cần thiết và quan trọng, đặc biệt khi chúng ta đã gia nhập WTO.
4
Là quốc gia láng giềng có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc về
kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội nói chung, về thu hút FDI nói riêng, Việt
Nam có thể học hỏi được gì từ kinh nghiệm quản lý FDI của họ nhằm thu hút,
sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và tình hình kinh tế toàn cầu suy giảm
hiện nay?
Đề tài luận văn “Quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở Trung Quốc và những gợi ý chính sách cho Việt Nam” được thực
hiện với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc trả lời câu hỏi đó.
2. Tình hình nghiên cứu
Sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của nhiều
nhà nghiên cứu tại nhiều quốc gia khác nhau. Đã có nhiều công trình nghiên
cứu liên quan đến vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc
từ khi nước này thực hiện cải cách mở cửa nền kinh tế (1978), trong đó có
những công trình liên quan trực tiếp đến nội dung luận văn là:
- “Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc từ 1979 đến nay” của
TS Nguyễn Kim Bảo, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2000. Công trình này
này đã nghiên cứu một cách khá toàn diện về thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài của Trung Quốc từ năm 1979. Bên cạnh việc phân tích các đặc điểm chủ
yếu, tác giả còn phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung
Quốc tới các mặt kinh tế-xã hội và từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam.
- “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế của Trung Quốc thời kỳ 1978-2003: Thực trạng và bài học kinh
nghiệm đối với Việt Nam”, luận án tiến sĩ của Đặng Thu Hương, năm 2007,
lưu tại thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Công trình này đã
phân tích, làm rõ một số lý luận cơ bản liên quan đến thu hút FDI, những nhân
5
tố tác động đến thu hút FDI trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và vai trò
của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển,
trong đó tập trung phân tích các chính sách, thực trạng thu hút FDI của Trung
Quốc, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào Việt Nam.
- “Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc sau
khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam”: Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Thìn, năm 2006, lưu tại thư viện
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Công trình này đã phân
tích, làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến chính sách thu hút
FDI; sự điều chỉnh chính sách thu hút FDI của Trung Quốc trước và sau khi
gia nhập WTO từ đó rút ra một số gợi ý cho Việt Nam.
- “Các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Trung Quốc - sẵn
sàng để thay đổi” Junya Sano đăng trên tạp chí Asia Monthly của Viện nghiên
cứu Quản lý Kinh tế Trung ương số tháng 3/2007 bàn về sự thay đổi trong
chính sách thu hút FDI của Trung Quốc sau 5 năm nước này gia nhập WTO.
Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu khác liên quan đến chủ đề này như
công trình “The latest on FDI in China” Steve Dickison tham gia tại hội thảo
của Trung Quốc: “Otimizing FDI strategy in the current economic climate”
ngày 12/1/2009 nói về sự chuyển hướng trong thu hút FDI của Trung Quốc do
tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu và hàng loạt các công trình
nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD): “Trends and
Recent Developments in Foreign Direct Investment” (2004), “The OECD
welcomes policy advances at China’s 2007 national people’s congress
session” (2007)…
Các công trình trên chủ yếu đều tập trung vào nghiên cứu việc làm thế
nào để tăng cường thu hút vốn FDI ở Trung Quốc, mà còn ít công trình nghiên
cứu một cách tổng thể hoạt động quản lý Nhà nước kể cả trước và sau khi cấp
6
phép, hoặc nếu có công trình nào đó đề cập thì cũng chỉ dừng lại ở việc phân
tích hoạt động quản lý Nhà nước đối với các dự án FDI được cấp phép, còn
hoạt động của khu vực này sau khi cấp phép như Nhà nước cần làm gì để hỗ
trợ doanh nghiệp triển khai, thực hiện dự án, công tác thanh tra, kiểm tra, giám
sát hoạt động đầu tư... thì vẫn còn bỏ ngỏ. Vì vậy, việc nghiên cứu hoạt động
Quản lý Nhà nước (cả trước và sau khi cấp phép) đối với FDI ở Trung Quốc
để đưa ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam là rất cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích: Mục đích của luận văn là phân tích thực trạng hoạt động
quản lý Nhà nước đối với FDI ở Trung Quốc, rút ra bài học kinh nghiệm, từ
đó đưa ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam.
3.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến đầu tư trực tiếp nước
ngoài và vai trò quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Phân tích hoạt động quản lý của Nhà nước Trung Quốc đối với FDI.
- Trên cơ sở phân tích mặt được và chưa được trong hoạt động quản lý
Nhà nước đối với FDI của Trung Quốc, luận văn đề xuất một số gợi ý về mặt
chính sách cho Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý Nhà
nước đối với FDI ở nước ta.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý Nhà nước đối
với đầu tư trực tiếp nước ngoài cả trên phương diện lý luận và thực tiễn.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý Nhà nước đối
với đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc (đại lục) và Việt Nam.
7
+ Về thời gian: Nghiên cứu quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa năm 1979 đến nay; đối với
Việt Nam, từ năm 2000 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị là
chủ yếu, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như phân
tích, tổng hợp, thống kê, so sánh... dựa trên các tài liệu thứ cấp.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Phân tích, đánh giá hoạt động quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực
tiếp nước ngoài ở Trung Quốc từ 1979 đến nay.
- Trên cơ sở phân tích những bài học thành công và không thành công
về quản lý Nhà nước đối với FDI của Trung Quốc, đưa ra một số gợi ý chính
sách cho Việt Nam về vấn đề này.
- Cung cấp tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, hệ thống các
bảng, biểu, hình vẽ, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai
trò quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước ở Trung Quốc đối với đầu tư
trực tiếp nước ngoài
Chương 3: Một số gợi ý chính sách cho Việt Nam trong quản lý Nhà
nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài
8
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀ VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1. Khái quát những vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1. Khái niệm và các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã xuất hiện trên thế giới từ rất
lâu song kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 tăng lên nhanh chóng và trở
thành hiện tượng nổi bật trong các hoạt động kinh tế quốc tế. Nguồn vốn đầu
tư quốc tế dần trở thành điều kiện thiết yếu để tăng trưởng kinh tế ở hầu hết
các quốc gia, đặc biệt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu
rộng hiện nay. Vậy như thế nào là đầu tư trực tiếp nước ngoài thì cho tới nay
vẫn còn những cách hiểu khác nhau:
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài là số vốn
đầu tư được thực hiện nhằm thu lợi lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động
ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Ngoài mục đích lợi
nhuận, nhà đầu tư mong muốn tìm được chỗ đứng trong quản lý doanh nghiệp
[41, tr.136]
9
Về thực chất, khái niệm này khẳng định tính lâu dài trong hoạt động đầu
tư và động cơ của các nhà đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận, kiểm soát hoạt động
của các doanh nghiệp và mở rộng thị trường.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), đầu tư trực tiếp
nước ngoài phản ánh những lợi ích khách quan lâu dài mà một thực thể kinh tế
tại một nước (gọi là nhà đầu tư) đạt được thông qua một cơ sở kinh tế tại một
nền kinh tế khác với nền kinh tế thuộc đất nước của nhà đầu tư (doanh nghiệp
đầu tư trực tiếp). Lợi ích lâu dài bao gồm sự tồn tại của một mối quan hệ giữa
nhà đầu tư và doanh nghiệp đầu tư cũng như nhà đầu tư giành được ảnh hưởng
quan trọng và có hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp đó. Đầu tư trực
tiếp bao hàm sự giao dịch ngay từ đầu và tất cả những giao dịch vốn tiếp sau
giữa hai thực thể và các doanh nghiệp liên kết một cách chặt chẽ [49]. Theo
quan niệm này, động cơ chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài là phần vốn
được sử dụng ở nước ngoài gắn liền với việc tạo ra ảnh hưởng trực tiếp hoặc
phục vụ việc kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
tiếp nhận phần vốn đó.
Theo Báo cáo đầu tư thế giới năm 1999 của Tổ chức Liên hợp quốc về
Thương mại và Phát triển (UNCTAD) thì "FDI là hoạt động đầu tư bao gồm
mối quan hệ dài hạn, phản ảnh lợi ích và quyền kiểm soát lâu dài của một thực
thể thường trú ở một nền kinh tế (nhà đầu tư nước ngoài hoặc công ty mẹ nước
ngoài) trong một doanh nghiệp thường trú ở một nền kinh tế khác với nền kinh
tế của nhà đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp liên doanh
hoặc chi nhánh nước ngoài)" [54]. Quan niệm này coi FDI có hai đặc trưng là
quyền kiểm soát và lợi ích khống chế. Về quyền kiểm soát thì hầu như đã đạt
được sự nhất trí của các nhà nghiên cứu về FDI. Quyền kiểm soát là đặc trưng
tiêu biểu của FDI so với các phương thức đầu tư quốc tế khác. Quyền kiểm
soát làm cho các nhà đầu tư trực tiếp có được một lợi thế về thông tin so với
10
các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài và những người gửi tiền tiết kiệm ở trong
nước. Chính vì vậy, nhiều công ty xuyên quốc gia (TNCs) lớn của thế giới chủ
yếu thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước khác hơn là tham gia đầu
tư gián tiếp; nhiều công ty thực hiện các dự án FDI với điều kiện dành được
quyền kiểm soát ít nhất là 51% cổ phần của doanh nghiệp; có công ty chỉ thực
hiện hình thức 100% sở hữu vốn và quyền kiểm soát. Về lợi ích khống chế thì
đang có những ý kiến khác nhau, nhưng hiện nay nhiều người đã thừa nhận
rằng một công ty nước ngoài có tỷ lệ sở hữu cổ phần tối thiểu 10% thì có ảnh
hưởng nhất định đến quyền kiểm soát doanh nghiệp, tác động đến chiến lược
kinh doanh và quản trị doanh nghiệp.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng đầu tư trực tiếp là người sở
hữu tư bản tại nước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước
khác. Nếu khoản tiền mà nhà đầu tư trả cho thực thể kinh tế này của nước ngoài
có “ảnh hưởng quyết định” đối với thực thể kinh tế ấy hoặc tăng thêm “quyền
cầm cái” trong thực thể kinh tế mà nó có ảnh hưởng ấy, thì đó là đầu tư trực tiếp
[1, tr.7]. Quyền kiểm soát được đề cập tới ở đây là tỷ lệ cổ phần. Khi tỷ lệ cổ
phần đạt tới tỷ lệ nhất định nào đó thì có quyền kiểm soát xí nghiệp. Các xí
nghiệp khác nhau, tỷ lệ cổ phần để giành được quyền kiểm soát ấy có khác
nhau. Dịch chuyển tư bản quốc tế tùy theo từng nước cũng có sự khác nhau.
Điều đáng chú ý là quyền kiểm soát là vấn đề cốt lõi trong đầu tư trực tiếp mà
đầu tư trực tiếp cũng có thể không có sự dịch chuyển tư bản thực tế. Chẳng hạn
như các công ty mẹ cung cấp cho các công ty con kỹ năng quản lý, bí quyết
kinh doanh, kỹ thuật, nhãn hiệu và chỉ dẫn tiêu thụ. Những hoạt động này diễn
ra không kéo theo dịch chuyển tư bản. Cũng có thể công ty mẹ vay được tiền ở
nước chủ nhà, cùng với bản quyền nhãn hiệu và các tài sản vô hình khác như
quản lý kinh doanh...nên họ vẫn kiểm soát được các công ty con.
11
Theo Luật Đầu tư được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005, tại khoản 3 điều 12 thì
“FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài
sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”.
Luật này cho thấy không phải bất kỳ sự vận động nào về vốn từ nước
ngoài vào Việt Nam cũng đều là đầu tư nước ngoài. Những tài sản và vốn
muốn đưa vào Việt Nam phải là hợp pháp, tuân theo quy định của pháp luật
Việt Nam.
Các khái niệm nêu trên về FDI tuy còn có sự khác nhau song đều thống
nhất ở những điểm căn bản như: FDI là hình thức đầu tư quốc tế, cho phép các
nhà đầu tư tham gia điều hành hoạt động đầu tư ở nước tiếp nhận đầu tư tuỳ
theo mức góp vốn của nhà đầu tư . Trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, quyền
sở hữu gắn liền với quyền sử dụng tài sản đầu tư, nghĩa là nhà đầu tư có thể có
lợi hơn khi đầu tư thu được lợi nhuận cao và chịu rủi ro hơn khi đầu tư thua lỗ.
Từ những khái niệm trên, có thể hiểu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là biểu hiện bằng tiền hoặc tài sản do tổ
chức hoặc cá nhân người nước ngoài mang vào nước khác (nước tiếp nhận)
để thực hiện kinh doanh theo luật pháp của nước tiếp nhận nhằm thu được lợi
ích. Các nhà đầu tư có quyền điều hành doanh nghiệp tuỳ theo tỷ lệ góp vốn
của mình.
Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư bằng tài sản ở nước
tiếp nhận đầu tư nhưng phải là những loại tài sản do nước tiếp nhận đầu tư quy
định trong luật pháp chứ không phải bất kỳ loại tài sản nào. Nguồn vốn đầu tư
không chỉ bao gồm nguồn vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức
vốn pháp định mà trong quá trình hoạt động, nó còn bao gồm cả vốn vay của
doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn
lợi nhuận thu được.
12
1.1.1.2. Các hình thức chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện theo hai kênh chủ yếu: hình
thức đầu tư mới (Greenfield) và hình thức mua lại và sáp nhập (Merger and
Aquitition). Đầu tư mới là hình thức mà các chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở
nước ngoài thông qua việc thành lập các doanh nghiệp mới, còn hình thức
mua lại và sáp nhập là hình thức mà các chủ đầu tư tiến hành đầu tư thông qua
việc mua lại hoặc sáp nhập các doanh nghiệp hiện có ở nước ngoài. Đầu tư
mới là kênh đầu tư truyền thống, chủ yếu để các nhà đầu tư ở các nước phát
triển đầu tư vào các nước đang phát triển. Còn mua lại và sáp nhập là kênh
đầu tư mới phổ biến những năm gần đây, được thực hiện ở các nước phát
triển, các nước mới công nghiệp hóa.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm những hình thức chủ yếu sau đây:
+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
+ Doanh nghiệp liên doanh
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Là doanh nghiệp thuộc sở hữu
của nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài) do nhà
đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách
nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh nhưng vẫn là pháp nhân của nước chủ
nhà và chịu sự kiểm soát của luật pháp nước chủ nhà.
Nhìn chung, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ngày càng được các
chủ đầu tư ưa thích vì họ được toàn quyền quản lý và hưởng lợi nhuận do kết
quả đầu tư tạo ra (chủ đầu tư chỉ phải làm tròn nghĩa vụ tài chính với nước chủ
nhà). Trong khi đó, nước chủ nhà không phải lúc nào cũng có thể tham gia
góp vốn thành lập doanh nghiệp liên doanh. Do vậy, đối với những dự án đầu
tư vốn lớn, thời hạn thu hồi vốn lâu, mức độ mạo hiểm cao và không đòi hỏi
13
phải tham gia quản lý sát sao quá trình vận hành các kết quả đầu tư thì hình
thức đầu tư 100% vốn được bên nước chủ nhà ưa chuộng hơn.
Một số dạng đặc biệt của hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài là:
Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (Building Operate
Transfer - BOT). Với hình thức BOT, các chủ đầu tư chịu trách nhiệm tiến
hành xây dựng, kinh doanh công trình trong một thời gian đủ để thu hồi vốn
đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Sau khi dự án kết thúc, toàn bộ công trình sẽ
được chuyển giao cho nước chủ nhà mà không thu bất cứ một khoản tiền nào.
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao- kinh doanh (Building Transfer
Operate - BTO). Đối với hình thức BTO, sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư
chuyển giao công trình cho nước chủ nhà. Chính phủ nước chủ nhà giành cho
nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để
thu hồi đủ vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý.
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (Building-Transfer-BT). Đây là các
dạng đầu tư được áp dụng đối với các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật. Đối với hình thức BT, sau khi xây dựng xong, chủ đầu tư chuyển giao
công trình đó cho nước chủ nhà, nước chủ nhà sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư
nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi đủ vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp
lý.
Doanh nghiệp liên doanh: Là hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế do
hai bên hoặc các bên nước ngoài cùng hợp tác với nước chủ nhà trên cơ sở
góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ
góp vốn. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty
TNHH, có tư cách pháp nhân theo luật pháp của nước nhận đầu tư.
Doanh nghiệp liên doanh là loại hình thường được nước chủ nhà ưa
chuộng vì hầu hết các doanh nghiệp liên doanh khi đầu tư, kinh doanh ở nước
chủ nhà, họ thường phải mang theo các thiết bị khoa học kỹ thuật tiên tiến,
14
kinh nghiệm quản lý hiện đại. Loại hình đầu tư này thường được nước chủ nhà
áp dụng chủ yếu đối với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhưng để đạt được
kết quả mong muốn thì việc áp dụng hình thức này đòi hỏi nước chủ nhà phải
có khả năng góp vốn, các nhà quản lý doanh nghiệp phải có đủ trình độ và
năng lực quản lý, tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại
của nước ngoài.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Là hình thức liên kết kinh doanh giữa
hai bên hoặc nhiều bên trên cơ sở quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết
quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh mà không thành
lập một pháp nhân.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh rất đa dạng, thường được áp dụng phổ
biến trong các lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, công nghiệp gia công và
dịch vụ. Các bên tham gia hợp đồng vẫn là những pháp nhân riêng, thời hạn
hợp đồng thường ngắn. Do vậy loại hình này thích hợp với các nhà đầu tư
nước ngoài có ít tiềm lực về vốn.
1.1.2. Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội của nước nhận đầu tư
1.1.2.1. Tác động tích cực
Thứ nhất, FDI góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện đang trở thành kênh quan trọng nhất
của việc chuyển giao công nghệ, nhờ đó nâng cao trình độ công nghệ và sức
cạnh tranh của nền kinh tế. Thông qua các doanh nghiệp có vốn FDI, những
công nghệ tiên tiến, hiện đại sẽ được du nhập vào nước nhận đầu tư, tạo sự
phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn như viễn thông, khai thác dầu
khí, hóa chất, điện tử, sản xuất ô tô... Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài có trình độ công nghệ cao hơn cũng sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp trong
15
nước đổi mới công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị
trường trong nước và quốc tế.
Những năm qua, hầu hết công nghệ mới và hiện đại được du nhập vào
các nước đang phát triển chủ yếu là thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài bởi
vì khả năng tự nhập khẩu công nghệ tiên tiến hay nghiên cứu những phát minh
sáng chế đối với các nước này còn rất hạn chế, chủ yếu do thiếu vốn. Do vậy,
với các nước này, việc thực hiện chính sách đa dạng hoá các kênh chuyển giao
công nghệ từ bên ngoài, đặc biệt là thông qua FDI có ý nghĩa quan trọng trong
quá trình CNH, HĐH đất nước.
Ngoài ra, thông qua FDI, các nước nhận đầu tư sẽ học hỏi được nhiều
kinh nghiệm kinh doanh của các tập đoàn kinh tế lớn, kinh nghiệm quản lý
kinh doanh hiện đại góp phần tích cực trong việc thúc đẩy đổi mới kỹ thuật,
nhờ đó góp phần làm tăng năng suất lao động, thúc đẩy phân công lao động
quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai, FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thực tế cho thấy FDI đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế ở hầu hết các nước. Ở Trung Quốc, nền kinh tế tăng trưởng cao
và liên tục trong gần 3 thập kỷ kể từ khi cải cách mở cửa một phần là do có sự
đóng góp tích cực của nguồn vốn FDI. Năm 2004, kinh tế Trung Quốc tăng
trưởng 9,5% và thu hút được 60,6 tỷ USD vốn FDI, trong đó đóng góp của
FDI vào tài sản cố định là 8,2% và GDP là 14,9%.
Theo UNCTAD, năm 2004, dòng vốn FDI trên toàn thế giới đóng góp
21,7% vào GDP và 7,5% vào tài sản cố định của thế giới. Singapo là nước có
tỷ trọng vốn FDI trong tài sản cố định và GDP cao nhất thế giới. Năm 2004
Singapo thu hút được 16,05 tỷ USD, đóng góp 62,7% vào tài sản cố định và
5,2% vào GDP. Malaixia cũng là nước có tỷ trọng vốn FDI trong tài sản cố
định và GDP thuộc loại cao. Năm 2004, FDI vào Malaixia đóng góp 39,3%
16
GDP và 19,1% tài sản cố định, cao hơn mức bình quân của các nước đang
phát triển là 26,4% và 10,5%. [7, tr 61-62].
Đối với Việt Nam, lượng vốn FDI thu hút trong năm 2004 là 4,5 tỷ USD,
đóng góp vào 14,2% tổng vốn đầu tư phát triển và 15,5% vào mức tăng GDP
7,79%. Năm 2007 con số tương ứng là 20,3 tỷ USD vốn FDI đóng góp 24,8%
vốn đầu tư phát triển, 17,7% vào GDP với tốc độ tăng trưởng 8,48% [28].
Thứ ba, FDI gópphần giải quyết việclàm, nângcaochất lượngnguồn nhânlực
Ngày nay, sự giàu có và khả năng cạnh tranh của một quốc gia không
còn đơn thuần phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có mà phần lớn
phụ thuộc vào chất lượng của nguồn nhân lực. Một trong những cách tốt nhất
để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là tham gia vào hội nhập kinh tế quốc
tế bởi ở đó người lao động có điều kiện nâng cao trình độ, tay nghề và kỹ năng
sản xuất. Hơn nữa môi trường cạnh tranh để tìm kiếm việc làm trong điều kiện
hội nhập kinh tế thế giới buộc người lao động phải tìm tòi, học hỏi và thường
xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, ý thức kỷ luật...để đáp ứng
nhu cầu tuyển dụng của các công ty, xí nghiệp trong và ngoài nước. Năm
2004, các doanh nghiệp FDI đã giải quyết việc làm cho trên 24 triệu lao động
ở Trung Quốc, chiếm 10% lực lượng lao động thành thị [7, tr. 64]. Ở Việt
Nam, năm 2008, số người làm việc trong khu vực này lên tới 1,83 triệu người
chiếm 4,06% lực lượng lao động, thu nhập bình quân của lao động trong khu
vực này gấp 5-7 lần so với mức trung bình của nền kinh tế [3, tr.14].
Như vậy, vai trò của FDI đối với vấn đề giải quyết việc làm là không
thể phủ nhận, ngoài ra còn là giải pháp tốt đối với nâng cao trình độ, năng lực
quản lý và kỹ thuật của người lao động. Thông qua làm việc cho các doanh
nghiệp có vốn FDI, người lao động có cơ hội được học hỏi kinh nghiệm, kỹ
năng quản lý tiên tiến, ý thức kỷ luật lao động cao...Đây là những yếu tố tích
cực đóng góp vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
17
Thứ tư, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Đối với hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát
triển, việc thu hút FDI để bổ sung cho nguồn vốn trong nước đã tạo ra các
ngành nghề mới, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Thời kỳ đầu, các nước chủ yếu tập trung vốn FDI vào các ngành
công nghiệp thu hút nhiều lao động như công nghiệp chế biến, công nghiệp
may mặc. Chẳng hạn ở Thái Lan, năm 1988, khoảng gần 90% vốn FDI đầu tư
vào các ngành công nghiệp; trong khi vào các ngành nông nghiệp, khai thác
mỏ chỉ chiếm khoảng 10% [7, tr. 70]. Tuy nhiên, khoảng hai thập kỷ gần đây,
khu vực dịch vụ có xu hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhanh và
nhiều hơn các khu vực khác, kể cả ở các nước phát triển và đang phát triển.
Hiện nay, nhìn chung ở các nước đang phát triển, những lĩnh vực dịch vụ thu
hút nhiều đầu tư nước ngoài gồm có du lịch, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm,
thương mại và viễn thông. Điều này đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng phù hợp với quá trình thực hiện CNH, HĐH của các nước, nghĩa
là tỷ trọng lao động, GDP của khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng lên, khu
vực nông nghiệp giảm xuống. Ở Thái Lan, từ năm 1970 đến năm 2001, tỷ trọng
nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của nước này giảm từ 30,2% xuống còn 8,6%;
tỷ trọng công nghiệp tăng từ 25,7% lên đến 42,1%; tỷ trọng dịch vụ cũng tăng
từ 44,1% lên đến 49,3% [7, tr. 71]. Ở Việt Nam, cơ cấu kinh tế cũng đã có sự
thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm nhanh
từ 38,1% năm 1990 xuống còn 24,5% trong năm 2008 và năm 2008 là 20,9%;
tỷ trọng ngành công nghiệp gia tăng nhanh chóng từ 22,7% năm 1990 lên
36,7% năm 2000 và 41,6% năm 2008. Lĩnh vực dịch vụ không biến động nhiều,
con số tương ứng qua các năm là 38,6%; 38,1% và 38,7% [14].
Thứ năm, chuyển giao kinh nghiệm quản lý hiện đại
18
Đối với các nước đang phát triển, ngoài những lợi ích mà FDI mang lại
như bổ sung nguồn vốn trong nước và thúc đẩy chuyển giao công nghệ thì
kinh nghiệm quản lý tốt cũng tác động rất lớn đến quá trình công nghiệp hoá
và tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Kinh nghiệm quản lý hiện đại được
tích luỹ thông qua quá trình chuyển giao công nghệ vì các nước nhận đầu tư
không chỉ nhập khẩu công nghệ đơn thuần mà họ phải học hỏi để nắm vững
kỹ năng vận hành, sửa chữa, thực hiện tốt các khâu để đạt hiệu quả cao. Các
nhà đầu tư nước ngoài không chỉ chuyển giao máy móc, thiết bị, nguyên vật
liệu mà còn chuyển giao cả những tri thức khoa học, bí quyết quản lý, kỹ năng
tiếp cận thị trường...Điều này bắt buộc các doanh nghiệp trong nước phải nâng
cao trình độ và kinh nghiệm của mình trong công tác quản lý.
Kinh nghiệm quản lý hiện đại cũng sẽ được tích luỹ nhiều hơn nếu như
nước chủ nhà cùng tham gia làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài (dưới các
hình thức liên doanh) thông qua việc đánh giá và xây dựng dự án, tổ chức điều
hành doanh nghiệp, quản lý tài chính, kế toán, nghiên cứu thị trường và tổ
chức mạng lưới dịch vụ...
1.1.2.2. Tác động tiêu cực
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể là một động lực mạnh mẽ cho phát
triển và tăng trưởng ở nước nhận đầu tư, nhưng nó cũng có thể gây rối loạn
cho quá trình phát triển nếu không được quản lý cẩn trọng. Những tác động
tiêu cực đến sự phát triển của nước nhận đầu tư có thể kể đến là:
Thứ nhất, gây mất cân đối trong cơ cấu đầu tư
Những chính sách ưu đãi nhằm thu hút FDI có sức mạnh như những cục
nam châm hút các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, điều đó sẽ dẫn đến mất
cân đối trong phân bổ nguồn vốn đầu tư giữa các ngành nghề, vùng lãnh thổ.
Do lợi ích của bên nhận đầu tư và nhà đầu tư là khác nhau nên mục tiêu
của họ cũng khác nhau. Nước nhận đầu tư muốn dòng vốn được đầu tư vào hệ
19
thống kết cấu hạ tầng hay vào lĩnh vực sản xuất, nhưng các nhà đầu tư lại
không muốn vậy vì mục đích của họ là thu về lợi nhuận cao nhất. Do đó, họ
chỉ quan tâm đến những lĩnh vực, ngành nghề có tỷ suất lợi nhuận cao, độ rủi
ro thấp như đầu tư vào các khu du lịch, khách sạn, kinh doanh dịch vụ... còn
không quan tâm đến những dự án, lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận thấp, độ rủi ro
cao như sản xuất nông nghiệp, hay lâm nghiệp.
Các nhà đầu tư khi lựa chọn địa điểm triển khai dự án thường chỉ tập
trung vào những nơi đông dân cư, sức mua lớn, nguồn lao động dồi dào, có kết
cấu hạ tầng thuận lợi như các thành phố lớn, những địa phương có cảng biển,
cảng hàng không, các tỉnh đồng bằng. Trong khi đó, những tỉnh miền núi, vùng
sâu, vùng xa với điều kiện giao thông thấp kém, lại xa trung tâm, dân cư nghèo,
trình độ lao động yếu....thì không thể hấp dẫn được các nhà đầu tư mặc dù chính
phủ nước nhận đầu tư đưa ra nhiều chính sách ưu đãi. Chênh lệch trong khả
năng thu hút FDI giữa các vùng tạo nên sự phát triển kinh tế - xã hội không
đồng đều, làm gia tang khoảng cách về mức sống, văn hóa – xã hội...
Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng có
thể gây ra mất cân đối trong cơ cấu đầu tư giữa nguồn vốn trong nước và nước
ngoài. Nếu tỉ trọng vốn FDI chiếm quá lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển thì
tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế bị ảnh hưởng, nền kinh tế phát triển lệ
thuộc vào bên ngoài, thiếu bền vững.
Thứ hai, phải nhận nhiều công nghệ lạc hậu
Đối với nước chủ nhà – thường là các nước đang phát triển, một trong
những mục tiêu quan trọng nhất của thu hút FDI là tiếp thu công nghệ hiện
đại, nhằm sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh
trên thị trường khu vực và quốc tế. Lợi dụng tình trạng “khát” công nghệ của
nước nhận đầu tư, nhiều nhà đầu tư thường tìm mọi cách “xuất khẩu” công
nghệ cũ, lạc hậu, không thể sử dụng ở nước họ vào các nước này thông qua
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 50693
DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
 
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiLuận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
 
BÀI MẪU Khóa luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài,  9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài,  9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAYLuận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAY
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản  Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HOT
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải PhòngLuận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
 
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà NẵngThu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
 
Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt NamTiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
 
Luận án: Đổi mới mô hình phát triển khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh
Luận án: Đổi mới mô hình phát triển khu kinh tế tỉnh Quảng NinhLuận án: Đổi mới mô hình phát triển khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh
Luận án: Đổi mới mô hình phát triển khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
 
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền TrungThu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
 
Tiểu luận phát triển kinh tế bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam
Tiểu luận phát triển kinh tế bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm phía namTiểu luận phát triển kinh tế bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam
Tiểu luận phát triển kinh tế bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam
 
Quy trình lập dự toán thu chi tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình
Quy trình lập dự toán thu chi tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh BìnhQuy trình lập dự toán thu chi tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình
Quy trình lập dự toán thu chi tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình
 
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt NamLuận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
 
Bạo lực học đường trên báo điện tử Dân trí đối với giới trẻ, HAY
Bạo lực học đường trên báo điện tử Dân trí đối với giới trẻ, HAYBạo lực học đường trên báo điện tử Dân trí đối với giới trẻ, HAY
Bạo lực học đường trên báo điện tử Dân trí đối với giới trẻ, HAY
 
Thuyết minh Dự án xây dựng chuỗi Cafe Sebird 0903034381
Thuyết minh Dự án xây dựng chuỗi Cafe Sebird 0903034381Thuyết minh Dự án xây dựng chuỗi Cafe Sebird 0903034381
Thuyết minh Dự án xây dựng chuỗi Cafe Sebird 0903034381
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận án: Thu hút đầu tư nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Thu hút đầu tư nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ, HAYLuận án: Thu hút đầu tư nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Thu hút đầu tư nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ, HAY
 

Similar to Luận văn: Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc và những gợi ý chính sách cho Việt Nam

Những đề tiểu luận giành k36 đtqt
Những đề tiểu luận giành  k36 đtqtNhững đề tiểu luận giành  k36 đtqt
Những đề tiểu luận giành k36 đtqt
Thành Tuấn Nguyễn
 
FDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dong
FDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dongFDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dong
FDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dong
PVFCCo
 

Similar to Luận văn: Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc và những gợi ý chính sách cho Việt Nam (20)

Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Tỉnh V...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Tỉnh V...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Tỉnh V...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Tỉnh V...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Đối Với Chuyển Dịch ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Đối Với Chuyển Dịch ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Đối Với Chuyển Dịch ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Đối Với Chuyển Dịch ...
 
Tác động của đầu tư nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tp Đà Nẵng
Tác động của đầu tư nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tp Đà NẵngTác động của đầu tư nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tp Đà Nẵng
Tác động của đầu tư nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tp Đà Nẵng
 
Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp
Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp
Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp
 
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoàiNghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài
 
Luận án: Thu hút vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp tại Lào
Luận án: Thu hút vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp tại LàoLuận án: Thu hút vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp tại Lào
Luận án: Thu hút vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp tại Lào
 
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền trungĐầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung
 
Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà Nội
Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà NộiTăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà Nội
Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà Nội
 
Những đề tiểu luận giành k36 đtqt
Những đề tiểu luận giành  k36 đtqtNhững đề tiểu luận giành  k36 đtqt
Những đề tiểu luận giành k36 đtqt
 
Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (Fdi) Vào Khu Công Nghệ Cao Đà Nẵng.doc
Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (Fdi) Vào Khu Công Nghệ Cao Đà Nẵng.docThu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (Fdi) Vào Khu Công Nghệ Cao Đà Nẵng.doc
Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (Fdi) Vào Khu Công Nghệ Cao Đà Nẵng.doc
 
Nghiên Cứu Tác Động Từ Vốn Fdi Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Vùng Kinh Tế Trọng Đ...
Nghiên Cứu Tác Động Từ Vốn Fdi Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Vùng Kinh Tế Trọng Đ...Nghiên Cứu Tác Động Từ Vốn Fdi Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Vùng Kinh Tế Trọng Đ...
Nghiên Cứu Tác Động Từ Vốn Fdi Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Vùng Kinh Tế Trọng Đ...
 
Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam tiếng việt.doc
Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam tiếng việt.docTác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam tiếng việt.doc
Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam tiếng việt.doc
 
FDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dong
FDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dongFDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dong
FDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dong
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
 
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng ChănLuận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
 
Luận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiLuận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
 
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nayLuận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Luận văn: Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc và những gợi ý chính sách cho Việt Nam

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------------- TRẦN THỊ THANH HUYỀN qu¶n lý nhµ n­íc ®èi víi ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi ë trung quèc vµ nh÷ng gîi ý chÝnh s¸ch cho viÖt nam LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội – 2009
  • 2. 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------------- TRẦN THỊ THANH HUYỀN qu¶n lý nhµ n­íc ®èi víi ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi ë trung quèc vµ nh÷ng gîi ý chÝnh s¸ch cho viÖt nam Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS-TS MAI THỊ THANH XUÂN Hà Nội – 2009
  • 3. 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐKKT Đặc khu kinh tế FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất M&A Mua lại và sáp nhập NDT Đồng nhân dân tệ R&D Nghiên cứu và triển khai TNCs Công ty xuyên quốc gia USD Đồng đô la Mỹ VAT Thuế giá trị gia tăng WT0 Tổ chức Thương mại Thế giới
  • 4. 3 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Thời gian gần đây, người ta nói nhiều về hiện tượng thần kỳ của nền kinh tế Trung Quốc với sự tăng trưởng “không thể cưỡng lại được”. Năm 2007, Trung Quốc đứng thứ 4 thế giới về GDP, thứ 3 về kim ngạch ngoại thương và đứng thứ nhất về dự trữ ngoại tệ. Thậm chí theo dự báo của Ngân hàng Đầu tư Hoa Kỳ tại Nhật Bản, đến năm 2015, Trung Quốc sẽ vượt Nhật, trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ hai thế giới (chỉ sau Mỹ) và đến năm 2040 sẽ đứng đầu thế giới. Đóng góp cho sự thành công ấy có vai trò không nhỏ của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc. Năm 2004, Trung Quốc là nước đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ) về thu hút FDI với tổng vốn đầu tư tích luỹ chiếm tới hơn 40% GDP. Năm 2008 là năm thứ 17 liên tiếp Trung Quốc dẫn đầu các quốc gia đang phát triển trong khả năng thu hút FDI. Bình quân giai đoạn 2002-2008, Trung Quốc thu hút 65 tỷ USD vốn FDI/năm. Tạo nên sức hấp dẫn của Trung Quốc đối với dòng vốn FDI trước tiên phải kể đến vai trò của Nhà nước Trung Quốc. Cách làm của người Trung Quốc có nhiều nét rất độc đáo, có thể là bài học cho nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Sau hơn 20 năm tồn tại và phát triển, khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam đã có chỗ đứng khá vững chắc, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của nó đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp, khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng bộ lộ những hạn chế mà nguyên nhân một phần xuất phát từ sự bất cập trong hoạt động quản lý Nhà nước đối với khu vực này. Vì vậy, việc đổi mới hoạt động quản lý Nhà nước đối với FDI ở Việt Nam là cần thiết và quan trọng, đặc biệt khi chúng ta đã gia nhập WTO.
  • 5. 4 Là quốc gia láng giềng có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội nói chung, về thu hút FDI nói riêng, Việt Nam có thể học hỏi được gì từ kinh nghiệm quản lý FDI của họ nhằm thu hút, sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và tình hình kinh tế toàn cầu suy giảm hiện nay? Đề tài luận văn “Quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc và những gợi ý chính sách cho Việt Nam” được thực hiện với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc trả lời câu hỏi đó. 2. Tình hình nghiên cứu Sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu tại nhiều quốc gia khác nhau. Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc từ khi nước này thực hiện cải cách mở cửa nền kinh tế (1978), trong đó có những công trình liên quan trực tiếp đến nội dung luận văn là: - “Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc từ 1979 đến nay” của TS Nguyễn Kim Bảo, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2000. Công trình này này đã nghiên cứu một cách khá toàn diện về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc từ năm 1979. Bên cạnh việc phân tích các đặc điểm chủ yếu, tác giả còn phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc tới các mặt kinh tế-xã hội và từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Trung Quốc thời kỳ 1978-2003: Thực trạng và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”, luận án tiến sĩ của Đặng Thu Hương, năm 2007, lưu tại thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Công trình này đã phân tích, làm rõ một số lý luận cơ bản liên quan đến thu hút FDI, những nhân
  • 6. 5 tố tác động đến thu hút FDI trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển, trong đó tập trung phân tích các chính sách, thực trạng thu hút FDI của Trung Quốc, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào Việt Nam. - “Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”: Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Thìn, năm 2006, lưu tại thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Công trình này đã phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến chính sách thu hút FDI; sự điều chỉnh chính sách thu hút FDI của Trung Quốc trước và sau khi gia nhập WTO từ đó rút ra một số gợi ý cho Việt Nam. - “Các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Trung Quốc - sẵn sàng để thay đổi” Junya Sano đăng trên tạp chí Asia Monthly của Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương số tháng 3/2007 bàn về sự thay đổi trong chính sách thu hút FDI của Trung Quốc sau 5 năm nước này gia nhập WTO. Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu khác liên quan đến chủ đề này như công trình “The latest on FDI in China” Steve Dickison tham gia tại hội thảo của Trung Quốc: “Otimizing FDI strategy in the current economic climate” ngày 12/1/2009 nói về sự chuyển hướng trong thu hút FDI của Trung Quốc do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu và hàng loạt các công trình nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD): “Trends and Recent Developments in Foreign Direct Investment” (2004), “The OECD welcomes policy advances at China’s 2007 national people’s congress session” (2007)… Các công trình trên chủ yếu đều tập trung vào nghiên cứu việc làm thế nào để tăng cường thu hút vốn FDI ở Trung Quốc, mà còn ít công trình nghiên cứu một cách tổng thể hoạt động quản lý Nhà nước kể cả trước và sau khi cấp
  • 7. 6 phép, hoặc nếu có công trình nào đó đề cập thì cũng chỉ dừng lại ở việc phân tích hoạt động quản lý Nhà nước đối với các dự án FDI được cấp phép, còn hoạt động của khu vực này sau khi cấp phép như Nhà nước cần làm gì để hỗ trợ doanh nghiệp triển khai, thực hiện dự án, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư... thì vẫn còn bỏ ngỏ. Vì vậy, việc nghiên cứu hoạt động Quản lý Nhà nước (cả trước và sau khi cấp phép) đối với FDI ở Trung Quốc để đưa ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam là rất cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích: Mục đích của luận văn là phân tích thực trạng hoạt động quản lý Nhà nước đối với FDI ở Trung Quốc, rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó đưa ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam. 3.2 Nhiệm vụ Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau: - Làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Phân tích hoạt động quản lý của Nhà nước Trung Quốc đối với FDI. - Trên cơ sở phân tích mặt được và chưa được trong hoạt động quản lý Nhà nước đối với FDI của Trung Quốc, luận văn đề xuất một số gợi ý về mặt chính sách cho Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước đối với FDI ở nước ta. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc (đại lục) và Việt Nam.
  • 8. 7 + Về thời gian: Nghiên cứu quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa năm 1979 đến nay; đối với Việt Nam, từ năm 2000 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị là chủ yếu, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh... dựa trên các tài liệu thứ cấp. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Phân tích, đánh giá hoạt động quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc từ 1979 đến nay. - Trên cơ sở phân tích những bài học thành công và không thành công về quản lý Nhà nước đối với FDI của Trung Quốc, đưa ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam về vấn đề này. - Cung cấp tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này. 7. Bố cục của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, hệ thống các bảng, biểu, hình vẽ, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước ở Trung Quốc đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài Chương 3: Một số gợi ý chính sách cho Việt Nam trong quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài
  • 9. 8 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1. Khái quát những vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1. Khái niệm và các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã xuất hiện trên thế giới từ rất lâu song kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 tăng lên nhanh chóng và trở thành hiện tượng nổi bật trong các hoạt động kinh tế quốc tế. Nguồn vốn đầu tư quốc tế dần trở thành điều kiện thiết yếu để tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay. Vậy như thế nào là đầu tư trực tiếp nước ngoài thì cho tới nay vẫn còn những cách hiểu khác nhau: Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài là số vốn đầu tư được thực hiện nhằm thu lợi lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Ngoài mục đích lợi nhuận, nhà đầu tư mong muốn tìm được chỗ đứng trong quản lý doanh nghiệp [41, tr.136]
  • 10. 9 Về thực chất, khái niệm này khẳng định tính lâu dài trong hoạt động đầu tư và động cơ của các nhà đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp và mở rộng thị trường. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), đầu tư trực tiếp nước ngoài phản ánh những lợi ích khách quan lâu dài mà một thực thể kinh tế tại một nước (gọi là nhà đầu tư) đạt được thông qua một cơ sở kinh tế tại một nền kinh tế khác với nền kinh tế thuộc đất nước của nhà đầu tư (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp). Lợi ích lâu dài bao gồm sự tồn tại của một mối quan hệ giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp đầu tư cũng như nhà đầu tư giành được ảnh hưởng quan trọng và có hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp đó. Đầu tư trực tiếp bao hàm sự giao dịch ngay từ đầu và tất cả những giao dịch vốn tiếp sau giữa hai thực thể và các doanh nghiệp liên kết một cách chặt chẽ [49]. Theo quan niệm này, động cơ chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài là phần vốn được sử dụng ở nước ngoài gắn liền với việc tạo ra ảnh hưởng trực tiếp hoặc phục vụ việc kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiếp nhận phần vốn đó. Theo Báo cáo đầu tư thế giới năm 1999 của Tổ chức Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) thì "FDI là hoạt động đầu tư bao gồm mối quan hệ dài hạn, phản ảnh lợi ích và quyền kiểm soát lâu dài của một thực thể thường trú ở một nền kinh tế (nhà đầu tư nước ngoài hoặc công ty mẹ nước ngoài) trong một doanh nghiệp thường trú ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp liên doanh hoặc chi nhánh nước ngoài)" [54]. Quan niệm này coi FDI có hai đặc trưng là quyền kiểm soát và lợi ích khống chế. Về quyền kiểm soát thì hầu như đã đạt được sự nhất trí của các nhà nghiên cứu về FDI. Quyền kiểm soát là đặc trưng tiêu biểu của FDI so với các phương thức đầu tư quốc tế khác. Quyền kiểm soát làm cho các nhà đầu tư trực tiếp có được một lợi thế về thông tin so với
  • 11. 10 các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài và những người gửi tiền tiết kiệm ở trong nước. Chính vì vậy, nhiều công ty xuyên quốc gia (TNCs) lớn của thế giới chủ yếu thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước khác hơn là tham gia đầu tư gián tiếp; nhiều công ty thực hiện các dự án FDI với điều kiện dành được quyền kiểm soát ít nhất là 51% cổ phần của doanh nghiệp; có công ty chỉ thực hiện hình thức 100% sở hữu vốn và quyền kiểm soát. Về lợi ích khống chế thì đang có những ý kiến khác nhau, nhưng hiện nay nhiều người đã thừa nhận rằng một công ty nước ngoài có tỷ lệ sở hữu cổ phần tối thiểu 10% thì có ảnh hưởng nhất định đến quyền kiểm soát doanh nghiệp, tác động đến chiến lược kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng đầu tư trực tiếp là người sở hữu tư bản tại nước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước khác. Nếu khoản tiền mà nhà đầu tư trả cho thực thể kinh tế này của nước ngoài có “ảnh hưởng quyết định” đối với thực thể kinh tế ấy hoặc tăng thêm “quyền cầm cái” trong thực thể kinh tế mà nó có ảnh hưởng ấy, thì đó là đầu tư trực tiếp [1, tr.7]. Quyền kiểm soát được đề cập tới ở đây là tỷ lệ cổ phần. Khi tỷ lệ cổ phần đạt tới tỷ lệ nhất định nào đó thì có quyền kiểm soát xí nghiệp. Các xí nghiệp khác nhau, tỷ lệ cổ phần để giành được quyền kiểm soát ấy có khác nhau. Dịch chuyển tư bản quốc tế tùy theo từng nước cũng có sự khác nhau. Điều đáng chú ý là quyền kiểm soát là vấn đề cốt lõi trong đầu tư trực tiếp mà đầu tư trực tiếp cũng có thể không có sự dịch chuyển tư bản thực tế. Chẳng hạn như các công ty mẹ cung cấp cho các công ty con kỹ năng quản lý, bí quyết kinh doanh, kỹ thuật, nhãn hiệu và chỉ dẫn tiêu thụ. Những hoạt động này diễn ra không kéo theo dịch chuyển tư bản. Cũng có thể công ty mẹ vay được tiền ở nước chủ nhà, cùng với bản quyền nhãn hiệu và các tài sản vô hình khác như quản lý kinh doanh...nên họ vẫn kiểm soát được các công ty con.
  • 12. 11 Theo Luật Đầu tư được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005, tại khoản 3 điều 12 thì “FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”. Luật này cho thấy không phải bất kỳ sự vận động nào về vốn từ nước ngoài vào Việt Nam cũng đều là đầu tư nước ngoài. Những tài sản và vốn muốn đưa vào Việt Nam phải là hợp pháp, tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các khái niệm nêu trên về FDI tuy còn có sự khác nhau song đều thống nhất ở những điểm căn bản như: FDI là hình thức đầu tư quốc tế, cho phép các nhà đầu tư tham gia điều hành hoạt động đầu tư ở nước tiếp nhận đầu tư tuỳ theo mức góp vốn của nhà đầu tư . Trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, quyền sở hữu gắn liền với quyền sử dụng tài sản đầu tư, nghĩa là nhà đầu tư có thể có lợi hơn khi đầu tư thu được lợi nhuận cao và chịu rủi ro hơn khi đầu tư thua lỗ. Từ những khái niệm trên, có thể hiểu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là biểu hiện bằng tiền hoặc tài sản do tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài mang vào nước khác (nước tiếp nhận) để thực hiện kinh doanh theo luật pháp của nước tiếp nhận nhằm thu được lợi ích. Các nhà đầu tư có quyền điều hành doanh nghiệp tuỳ theo tỷ lệ góp vốn của mình. Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư bằng tài sản ở nước tiếp nhận đầu tư nhưng phải là những loại tài sản do nước tiếp nhận đầu tư quy định trong luật pháp chứ không phải bất kỳ loại tài sản nào. Nguồn vốn đầu tư không chỉ bao gồm nguồn vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định mà trong quá trình hoạt động, nó còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được.
  • 13. 12 1.1.1.2. Các hình thức chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện theo hai kênh chủ yếu: hình thức đầu tư mới (Greenfield) và hình thức mua lại và sáp nhập (Merger and Aquitition). Đầu tư mới là hình thức mà các chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước ngoài thông qua việc thành lập các doanh nghiệp mới, còn hình thức mua lại và sáp nhập là hình thức mà các chủ đầu tư tiến hành đầu tư thông qua việc mua lại hoặc sáp nhập các doanh nghiệp hiện có ở nước ngoài. Đầu tư mới là kênh đầu tư truyền thống, chủ yếu để các nhà đầu tư ở các nước phát triển đầu tư vào các nước đang phát triển. Còn mua lại và sáp nhập là kênh đầu tư mới phổ biến những năm gần đây, được thực hiện ở các nước phát triển, các nước mới công nghiệp hóa. Đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm những hình thức chủ yếu sau đây: + Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài + Doanh nghiệp liên doanh + Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài) do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh nhưng vẫn là pháp nhân của nước chủ nhà và chịu sự kiểm soát của luật pháp nước chủ nhà. Nhìn chung, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ngày càng được các chủ đầu tư ưa thích vì họ được toàn quyền quản lý và hưởng lợi nhuận do kết quả đầu tư tạo ra (chủ đầu tư chỉ phải làm tròn nghĩa vụ tài chính với nước chủ nhà). Trong khi đó, nước chủ nhà không phải lúc nào cũng có thể tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp liên doanh. Do vậy, đối với những dự án đầu tư vốn lớn, thời hạn thu hồi vốn lâu, mức độ mạo hiểm cao và không đòi hỏi
  • 14. 13 phải tham gia quản lý sát sao quá trình vận hành các kết quả đầu tư thì hình thức đầu tư 100% vốn được bên nước chủ nhà ưa chuộng hơn. Một số dạng đặc biệt của hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài là: Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (Building Operate Transfer - BOT). Với hình thức BOT, các chủ đầu tư chịu trách nhiệm tiến hành xây dựng, kinh doanh công trình trong một thời gian đủ để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Sau khi dự án kết thúc, toàn bộ công trình sẽ được chuyển giao cho nước chủ nhà mà không thu bất cứ một khoản tiền nào. Hợp đồng xây dựng - chuyển giao- kinh doanh (Building Transfer Operate - BTO). Đối với hình thức BTO, sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình cho nước chủ nhà. Chính phủ nước chủ nhà giành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi đủ vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (Building-Transfer-BT). Đây là các dạng đầu tư được áp dụng đối với các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Đối với hình thức BT, sau khi xây dựng xong, chủ đầu tư chuyển giao công trình đó cho nước chủ nhà, nước chủ nhà sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi đủ vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Doanh nghiệp liên doanh: Là hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế do hai bên hoặc các bên nước ngoài cùng hợp tác với nước chủ nhà trên cơ sở góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ góp vốn. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty TNHH, có tư cách pháp nhân theo luật pháp của nước nhận đầu tư. Doanh nghiệp liên doanh là loại hình thường được nước chủ nhà ưa chuộng vì hầu hết các doanh nghiệp liên doanh khi đầu tư, kinh doanh ở nước chủ nhà, họ thường phải mang theo các thiết bị khoa học kỹ thuật tiên tiến,
  • 15. 14 kinh nghiệm quản lý hiện đại. Loại hình đầu tư này thường được nước chủ nhà áp dụng chủ yếu đối với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhưng để đạt được kết quả mong muốn thì việc áp dụng hình thức này đòi hỏi nước chủ nhà phải có khả năng góp vốn, các nhà quản lý doanh nghiệp phải có đủ trình độ và năng lực quản lý, tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại của nước ngoài. Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Là hình thức liên kết kinh doanh giữa hai bên hoặc nhiều bên trên cơ sở quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh mà không thành lập một pháp nhân. Hợp đồng hợp tác kinh doanh rất đa dạng, thường được áp dụng phổ biến trong các lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, công nghiệp gia công và dịch vụ. Các bên tham gia hợp đồng vẫn là những pháp nhân riêng, thời hạn hợp đồng thường ngắn. Do vậy loại hình này thích hợp với các nhà đầu tư nước ngoài có ít tiềm lực về vốn. 1.1.2. Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước nhận đầu tư 1.1.2.1. Tác động tích cực Thứ nhất, FDI góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện đang trở thành kênh quan trọng nhất của việc chuyển giao công nghệ, nhờ đó nâng cao trình độ công nghệ và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thông qua các doanh nghiệp có vốn FDI, những công nghệ tiên tiến, hiện đại sẽ được du nhập vào nước nhận đầu tư, tạo sự phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn như viễn thông, khai thác dầu khí, hóa chất, điện tử, sản xuất ô tô... Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trình độ công nghệ cao hơn cũng sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp trong
  • 16. 15 nước đổi mới công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế. Những năm qua, hầu hết công nghệ mới và hiện đại được du nhập vào các nước đang phát triển chủ yếu là thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài bởi vì khả năng tự nhập khẩu công nghệ tiên tiến hay nghiên cứu những phát minh sáng chế đối với các nước này còn rất hạn chế, chủ yếu do thiếu vốn. Do vậy, với các nước này, việc thực hiện chính sách đa dạng hoá các kênh chuyển giao công nghệ từ bên ngoài, đặc biệt là thông qua FDI có ý nghĩa quan trọng trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Ngoài ra, thông qua FDI, các nước nhận đầu tư sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm kinh doanh của các tập đoàn kinh tế lớn, kinh nghiệm quản lý kinh doanh hiện đại góp phần tích cực trong việc thúc đẩy đổi mới kỹ thuật, nhờ đó góp phần làm tăng năng suất lao động, thúc đẩy phân công lao động quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thực tế cho thấy FDI đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các nước. Ở Trung Quốc, nền kinh tế tăng trưởng cao và liên tục trong gần 3 thập kỷ kể từ khi cải cách mở cửa một phần là do có sự đóng góp tích cực của nguồn vốn FDI. Năm 2004, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 9,5% và thu hút được 60,6 tỷ USD vốn FDI, trong đó đóng góp của FDI vào tài sản cố định là 8,2% và GDP là 14,9%. Theo UNCTAD, năm 2004, dòng vốn FDI trên toàn thế giới đóng góp 21,7% vào GDP và 7,5% vào tài sản cố định của thế giới. Singapo là nước có tỷ trọng vốn FDI trong tài sản cố định và GDP cao nhất thế giới. Năm 2004 Singapo thu hút được 16,05 tỷ USD, đóng góp 62,7% vào tài sản cố định và 5,2% vào GDP. Malaixia cũng là nước có tỷ trọng vốn FDI trong tài sản cố định và GDP thuộc loại cao. Năm 2004, FDI vào Malaixia đóng góp 39,3%
  • 17. 16 GDP và 19,1% tài sản cố định, cao hơn mức bình quân của các nước đang phát triển là 26,4% và 10,5%. [7, tr 61-62]. Đối với Việt Nam, lượng vốn FDI thu hút trong năm 2004 là 4,5 tỷ USD, đóng góp vào 14,2% tổng vốn đầu tư phát triển và 15,5% vào mức tăng GDP 7,79%. Năm 2007 con số tương ứng là 20,3 tỷ USD vốn FDI đóng góp 24,8% vốn đầu tư phát triển, 17,7% vào GDP với tốc độ tăng trưởng 8,48% [28]. Thứ ba, FDI gópphần giải quyết việclàm, nângcaochất lượngnguồn nhânlực Ngày nay, sự giàu có và khả năng cạnh tranh của một quốc gia không còn đơn thuần phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có mà phần lớn phụ thuộc vào chất lượng của nguồn nhân lực. Một trong những cách tốt nhất để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế bởi ở đó người lao động có điều kiện nâng cao trình độ, tay nghề và kỹ năng sản xuất. Hơn nữa môi trường cạnh tranh để tìm kiếm việc làm trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới buộc người lao động phải tìm tòi, học hỏi và thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, ý thức kỷ luật...để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các công ty, xí nghiệp trong và ngoài nước. Năm 2004, các doanh nghiệp FDI đã giải quyết việc làm cho trên 24 triệu lao động ở Trung Quốc, chiếm 10% lực lượng lao động thành thị [7, tr. 64]. Ở Việt Nam, năm 2008, số người làm việc trong khu vực này lên tới 1,83 triệu người chiếm 4,06% lực lượng lao động, thu nhập bình quân của lao động trong khu vực này gấp 5-7 lần so với mức trung bình của nền kinh tế [3, tr.14]. Như vậy, vai trò của FDI đối với vấn đề giải quyết việc làm là không thể phủ nhận, ngoài ra còn là giải pháp tốt đối với nâng cao trình độ, năng lực quản lý và kỹ thuật của người lao động. Thông qua làm việc cho các doanh nghiệp có vốn FDI, người lao động có cơ hội được học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng quản lý tiên tiến, ý thức kỷ luật lao động cao...Đây là những yếu tố tích cực đóng góp vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
  • 18. 17 Thứ tư, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đối với hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, việc thu hút FDI để bổ sung cho nguồn vốn trong nước đã tạo ra các ngành nghề mới, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thời kỳ đầu, các nước chủ yếu tập trung vốn FDI vào các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động như công nghiệp chế biến, công nghiệp may mặc. Chẳng hạn ở Thái Lan, năm 1988, khoảng gần 90% vốn FDI đầu tư vào các ngành công nghiệp; trong khi vào các ngành nông nghiệp, khai thác mỏ chỉ chiếm khoảng 10% [7, tr. 70]. Tuy nhiên, khoảng hai thập kỷ gần đây, khu vực dịch vụ có xu hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhanh và nhiều hơn các khu vực khác, kể cả ở các nước phát triển và đang phát triển. Hiện nay, nhìn chung ở các nước đang phát triển, những lĩnh vực dịch vụ thu hút nhiều đầu tư nước ngoài gồm có du lịch, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, thương mại và viễn thông. Điều này đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp với quá trình thực hiện CNH, HĐH của các nước, nghĩa là tỷ trọng lao động, GDP của khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng lên, khu vực nông nghiệp giảm xuống. Ở Thái Lan, từ năm 1970 đến năm 2001, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của nước này giảm từ 30,2% xuống còn 8,6%; tỷ trọng công nghiệp tăng từ 25,7% lên đến 42,1%; tỷ trọng dịch vụ cũng tăng từ 44,1% lên đến 49,3% [7, tr. 71]. Ở Việt Nam, cơ cấu kinh tế cũng đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm nhanh từ 38,1% năm 1990 xuống còn 24,5% trong năm 2008 và năm 2008 là 20,9%; tỷ trọng ngành công nghiệp gia tăng nhanh chóng từ 22,7% năm 1990 lên 36,7% năm 2000 và 41,6% năm 2008. Lĩnh vực dịch vụ không biến động nhiều, con số tương ứng qua các năm là 38,6%; 38,1% và 38,7% [14]. Thứ năm, chuyển giao kinh nghiệm quản lý hiện đại
  • 19. 18 Đối với các nước đang phát triển, ngoài những lợi ích mà FDI mang lại như bổ sung nguồn vốn trong nước và thúc đẩy chuyển giao công nghệ thì kinh nghiệm quản lý tốt cũng tác động rất lớn đến quá trình công nghiệp hoá và tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Kinh nghiệm quản lý hiện đại được tích luỹ thông qua quá trình chuyển giao công nghệ vì các nước nhận đầu tư không chỉ nhập khẩu công nghệ đơn thuần mà họ phải học hỏi để nắm vững kỹ năng vận hành, sửa chữa, thực hiện tốt các khâu để đạt hiệu quả cao. Các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ chuyển giao máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu mà còn chuyển giao cả những tri thức khoa học, bí quyết quản lý, kỹ năng tiếp cận thị trường...Điều này bắt buộc các doanh nghiệp trong nước phải nâng cao trình độ và kinh nghiệm của mình trong công tác quản lý. Kinh nghiệm quản lý hiện đại cũng sẽ được tích luỹ nhiều hơn nếu như nước chủ nhà cùng tham gia làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài (dưới các hình thức liên doanh) thông qua việc đánh giá và xây dựng dự án, tổ chức điều hành doanh nghiệp, quản lý tài chính, kế toán, nghiên cứu thị trường và tổ chức mạng lưới dịch vụ... 1.1.2.2. Tác động tiêu cực Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể là một động lực mạnh mẽ cho phát triển và tăng trưởng ở nước nhận đầu tư, nhưng nó cũng có thể gây rối loạn cho quá trình phát triển nếu không được quản lý cẩn trọng. Những tác động tiêu cực đến sự phát triển của nước nhận đầu tư có thể kể đến là: Thứ nhất, gây mất cân đối trong cơ cấu đầu tư Những chính sách ưu đãi nhằm thu hút FDI có sức mạnh như những cục nam châm hút các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, điều đó sẽ dẫn đến mất cân đối trong phân bổ nguồn vốn đầu tư giữa các ngành nghề, vùng lãnh thổ. Do lợi ích của bên nhận đầu tư và nhà đầu tư là khác nhau nên mục tiêu của họ cũng khác nhau. Nước nhận đầu tư muốn dòng vốn được đầu tư vào hệ
  • 20. 19 thống kết cấu hạ tầng hay vào lĩnh vực sản xuất, nhưng các nhà đầu tư lại không muốn vậy vì mục đích của họ là thu về lợi nhuận cao nhất. Do đó, họ chỉ quan tâm đến những lĩnh vực, ngành nghề có tỷ suất lợi nhuận cao, độ rủi ro thấp như đầu tư vào các khu du lịch, khách sạn, kinh doanh dịch vụ... còn không quan tâm đến những dự án, lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận thấp, độ rủi ro cao như sản xuất nông nghiệp, hay lâm nghiệp. Các nhà đầu tư khi lựa chọn địa điểm triển khai dự án thường chỉ tập trung vào những nơi đông dân cư, sức mua lớn, nguồn lao động dồi dào, có kết cấu hạ tầng thuận lợi như các thành phố lớn, những địa phương có cảng biển, cảng hàng không, các tỉnh đồng bằng. Trong khi đó, những tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa với điều kiện giao thông thấp kém, lại xa trung tâm, dân cư nghèo, trình độ lao động yếu....thì không thể hấp dẫn được các nhà đầu tư mặc dù chính phủ nước nhận đầu tư đưa ra nhiều chính sách ưu đãi. Chênh lệch trong khả năng thu hút FDI giữa các vùng tạo nên sự phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều, làm gia tang khoảng cách về mức sống, văn hóa – xã hội... Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng có thể gây ra mất cân đối trong cơ cấu đầu tư giữa nguồn vốn trong nước và nước ngoài. Nếu tỉ trọng vốn FDI chiếm quá lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển thì tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế bị ảnh hưởng, nền kinh tế phát triển lệ thuộc vào bên ngoài, thiếu bền vững. Thứ hai, phải nhận nhiều công nghệ lạc hậu Đối với nước chủ nhà – thường là các nước đang phát triển, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của thu hút FDI là tiếp thu công nghệ hiện đại, nhằm sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Lợi dụng tình trạng “khát” công nghệ của nước nhận đầu tư, nhiều nhà đầu tư thường tìm mọi cách “xuất khẩu” công nghệ cũ, lạc hậu, không thể sử dụng ở nước họ vào các nước này thông qua
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 50693 DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận Hoặc : + ZALO: 0932091562