SlideShare a Scribd company logo
1 of 107
1
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
----------------------
Sinh viên : Phạm Thị Hải Anh
Lớp : CQ49/08.01
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành : Tài chính Quốc tế
Mã số : 08
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS., TS. ĐinhTrọng Thịnh
HÀ NỘI - 2015
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất pháttừ tình hình thực tế
của đơn vị thực tập.
Sinh viên
Phạm ThịHải Anh
3
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỶ GIÁ HỔI ĐOÁI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
1.1. Các vấn đề cơ bản của tỷ giá
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Một số định nghĩa về tỷ giá hối đoái
1.1.1.2. Phân loại tỷ giá hối đoái
1.1.2. Tầm quan trọng của tỷ giá
1.1.3. Các nhân tố tác động đến tỷ giá
1.1.3.1. Sự biến động về cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối
1.1.3.2. Chênh lệch tỷ lệ lạm phát giữa các quốc gia
1.1.3.3. Sự thay đổi lãi suất
1.1.3.4. Các nhân tố khác
1.2. Một số vấn đề chung về tỷ giá
1.2.1. Tỷ giá trong dài hạn
4
1.2.1.1. Quy luật một giá
1.2.1.2. ppp tuyệt đối và ppp tương đối
1.2.2. Tỷ giá trong ngắn hạn
1.3. Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu
1.3.1. Tác đông của tỷ giá hối đoái tới cầu hàng hóa xuất khẩu
1.3.2. Tác đông của tỷ giá hối đoái tới cung hàng hóa xuất khẩu
1.3.3. Tác đông của tỷ giá hối đoái tới khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
2.1. Tổng quan xuất khẩu cà phê Việt Nam những năm qua
2.1.1. Vài nét về ngành cà phê Việt Nam
2.1.1.1. Lịch sử phát triển của ngành cà phê Việt Nam
2.1.1.2. Vị trí ngành cà phê trong nền kinh tế Việt Nam
2.1.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam đối với mặt hàng cà phê
2.1.1.4. Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam
2.1.2. Tổng quan về thị trường cà phê thế giới
2.1.3. Tình hình xuất khẩu cà phê
2.1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê
2.1.3.2. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian qua
2.2. Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam
2.2.1. Biến động tỷ giá hối đoái qua các năm
2.2.1.1. Trước năm 1999
2.2.1.2. Từ năm 2000 đến 2006
2.2.1.3. Từ năm 2007 đến nay
5
2.2.2. Đánh giá tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu cà phê
của Việt Nam
2.2.3. Ước lượng mức độ tác động của việc điều chỉnh tỷ giá VND/USD tới
xuất khẩu cà phê
2.2.3.1. Mô hình
2.2.3.2. Giả thiết
2.2.3.3. Kết quả ước lượng
2.2.3.4. Kết quả kiểm định
2.2.4. Đánh giá chung
2.2.4.1. Những thành tựu đã đạt được
2.2.4.2. Những mặt tồn tại và khó khăn
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
3.1. Xu hướng biến động của tỷ giá USD/VND trong thời gian tới
3.2. Một số giải pháp
3.2.1. Về phía Nhà nước
3.2.2. Về phía Hiệp hội cà phê
3.2.3. Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Danh mục những từ viết tắt Tiếng Anh
CPI Chỉ số giá tiêu dùng
VICOFA Hiệp hội cà phê – cacao Việt Nam
WB Ngân hàng thế giới
WTO Tổ chức thương mại thế giới
Danh mục những từ viết tắt Tiếng Việt
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng Trung ương
TGHĐ Tỷ giá hối đoái
TTTTLNH Thị trường tiền tệ liên ngân hàng
7
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng
1.1.
Diện tích, sản lượng, năng suất cà phê Việt Nam các năm
1995 - 2014
Bảng
2.1.
Sản lượng cà phê thế giới qua các năm
Bảng
2.3.
Sản lượng, giá cả, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt
Nam qua các năm 1995 - 2014
Bảng
2.4.
Giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam phân theo nước và
vùng lãnh thổ năm 2014
Bảng
2.5.
Kết quả ước lượng mô hình 1
Bảng
2.6.
Kết quả ước lượng mô hình 2
Bảng
2.7.
Kết quả kiểm định tính dừng
Bảng
2.8.
Ma trận hệ số tương quan giữa các biến
Bảng
2.9.
Kết quả kiểm định tương quan chuỗi
Bảng
2.10.
Kết quả kiểm định phân phối chuẩn
Bảng
2.11.
Kết quả kiểm định dạng hàm
Bảng
2.12.
Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi
8
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình
1.1.
Đồ thị đường cầu ngoại tệ
Hình
1.2.
Đồ thị đường cung ngoại tệ
Hình
1.3.
Đồ thị tác động của sự thay đổilãi suất đến tỷ giá
VND/USD
Hình
2.1.
Biểu đồ sự biến động diện tích và sản lượng cà phê Việt
Nam các năm 1995 - 2014
Hình
2.2.
Biểu đồ diễn biến tỷ giá hối đoái USD/VND các năm
1993 - 1999
Hình
2.3.
Biểu đồ biến động tỷ giá hối đoái VND/USD năm 2014
Hình
2.4.
Xuất khẩu cà phê Việt Nam trong tương quan với tỷ giá
năm 1993-1999
Hình
2.5.
Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam và tỷ giá hối đoái
năm 2007-2009
9
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cà phê là một loại thức uống ngày càng trở nên thông dụng trên thế giới,
bởi tính hấp dẫn và những tác dụng của nó. Do điều kiện tự nhiên của Việt Nam
khá phù hợp với sự phát triển của cây cà phê nên cây cà phê được trồng ở nhiều
nơi, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ với diện tích hàng triệu
ha, và cà phê đã trở thành một mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam, có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD và chiếm tỷ trọng khá lớn trong các
mặt hàng nông sản xuất khẩu của cả nước.
Ngành cà phê Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trong vòng 30 năm trở
lại đây về mở rộng diện tích, thâm canh tăng năng suất và tăng cả sản lượng cà
phê xuất khẩu. Tuy nhiên ngành cà phê nước ta đã bộc lộ không ít điểm chưa
thực sự bền vững. Trong hoàn cảnh như vậy, nước ta cần có những chính sách
quản lý việc xuất nhập khẩu cà phê sao cho phù hợp. Trong đó cần đặc biệt quan
tâm đến chính sách tỷ giá hối đoái vì tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn tới
việc xuất nhập khẩu, nó có khả năng làm thay đổi cán cân thương mại của một
quốc gia. Nếu có một chính sách về tỷ giá hối đoái đúng đắn sẽ làm cho khả
năng cạnh tranh trong xuất khẩu tăng lên.
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề về tỷ giá hối đoái nói chung, sự tác
động của tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam
 Mục tiêu nghiên cứu: Đi sâu tìm hiểu tỷ giá hối đoái, tìm ra được vai trò
cũng như tác động của tỷ giá hối đoái đối với hoạt động xuất khẩu cà phê
của Việt Nam.
10
 Mục đích nghiên cứu: Đưa ra các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện
chính sách tỷ giá hối đoái ở nước ta
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ dừng lại ở việc tìm ra tác động của tỷ giá hối đoái đối với hoạt
động xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp chuyên khảo: Tham khảo các lý thuyết, các bài viết, sách
báo có liên quan đến tỷ giá hối đoái và tác động của nó đối với hoạt động
xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
 Phương pháp phân tích và mô tả tổng hợp: Dựa vào số liệu và thông tin
thu thập được trong quá trình thực tập tại cơ sở sẽ phân tích sự ảnh
hưởng của các tỷ giá hối đoái đối với hoạt động xuất khẩu cà phê.
 Phương pháp chuyên gia: Qua quá trình phân tích sẽ đánh giá và đưa ra
nhận định cùng các phương án phòng ngừa cho doanh nghiệp.
 Phương pháp chuẩn tắc: phân tích vấn đề dựa trên chính kiến và đưa ra
những giải pháp mang tính chủ quan.
5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục thì kết cầu của luận văn được
chia làm 3 chương:
CHƯƠNG 1: Tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất
khẩu cà phê
CHƯƠNG 2: Thực trạng và tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu
cà phê ở Việt Nam thời gian qua
CHƯƠNG 3: Xu hướng và các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của tỷ giá hối
đoái trong hoạt động xuất khẩu cà phê
11
CHƯƠNG 1:
TỶ GIÁ HỔI ĐOÁI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
1.1. Các vấn đề cơ bản của tỷ giá
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Một số định nghĩa về tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái được hiểu là giá cả của một đồng tiền được biểu hiện
thông qua một đồng tiền khác. Khi đó, vị thế của hai đồng tiền trong quan hệ tỷ
giá đó sẽ khác nhau.
Đồng tiền yết giá (Commodity Currency – C) có tư cách là hàng hóa và
được mua bán, đồng tiền còn lại làm nhiệm vụ định giá cho đồng tiền yết giá có
tư cách là tiền tệ, đảm nhiệm chức năng thanh toán cho việc mua bán đồng tiền
yết giá được gọi là đồng tiền định giá (Terms Currency – T).
Trên thị trường có hai cách niêm yết tỷ giá phổ biến:
- Đồng tiền yết giá đứng trước
Ví dụ: EUR là đồng yết giá, USD là đồng định giá => tỷ giá đươc niêm
yết EUR/USD = 1,2500
- Đồng tiền yết giá đứng sau
Ví dụ: EUR là đồng yết giá, USD là đồng định giá => tỷ giá đươc niêm
yết 1,2500 USD = 1 EUR
1.1.1.2. Phân loại tỷ giá hối đoái
a. Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối
12
- Tỷ giá mua vào (Bid rate): là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng
mua vào đồng tiền yết giá.
- Tỷ giá bán ra (Ask/Offer rate): là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn
sàng bán ra đồng tiền yết giá.
- Tỷ giá mua vào là tỷ giá đứng trước, bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán ra
và khoản chênh lệch đó là lợi nhuận kinh doanh ngoại hối của ngân hàng và
được tính bằng công thức:
Chênh lệch (spread) =
tỷ giá bán – tỷ giá mua
× 100%
tỷ giá mua
b. Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán
- Tỷ giá giao ngay(Spot rate): là tỷ giá được thỏa thuận ngay hôm nay để
chuyển giao ngay lập tức, nhưng việc thanh toán thực tế thường có độ trễ hai
ngày so với ngày đặt lệnh mua hoặc lệnh bán.
- Tỷ giá kỳ hạn (Forward rate): là tỷ giá được thỏa thuận ngày hôm nay,
nhưng việc thanh toán sẽ xảy ra vào một ngày nhất định trong tương lai, thường
là 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hoặc 1 năm.
c. Căn cứ vào giá trị của tỷ giá
- Tỷ giá danh nghĩa (Nomianal Exchange Rate - NER): là tỷ lệ trao đổi
giữa hai đồng tiền biểu hiện theo giá hiện tại, không tính đến bất kỳ ảnh hưởng
nào của lạm phát.
- Tỷ giá thực tế (Real Exchange Rate - RER): là tỷ giá có tính đến tác động
của lạm phát và sức mua của một cặp tiền tệ phản ánh tương quan giá cả
13
nước ngoài và giá cả trong nước. Qua đó, giá cả nước ngoài sẽ được chuyển
đổi thành giá cả tính bằng tiền tệ trong nước thông qua tỷ giá danh nghĩa.
d. Căn cứ vào cơ chế điều hành chính sách tỷ giá
- Tỷ giá chính thức (Official rate): là tỷ giá do NHTW công bố, phản ánh
chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ. Ở Việt Nam, tỷ giá chính thức là
tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
- Tỷ giá chợ đen (Black market rate): là tỷ giá được hình thành bên ngoài
hệ thống ngân hàng, do quan hệ cung cầu trên thị trường chợ đen quyết định.
- Tỷ giá cố định (Fixed rate): là tỷ giá do NHTW công bố cố định trong
một biên độ giao động hẹp. Dưới áp lực của cung cầu trên thị trường, để duy trì
tỷ giá cố định, NHTW phải thường xuyên can thiệp làm cho dự trữ ngoại hối
quốc gia thay đổi.
- Tỷ giá thả nổi hoàn toàn (Freely floating rate): là tỷ giá được hình thành
hoàn toàn theo quan hệ cung cầu trên thị trường, NHTW không hề can thiệp.
- Tỷ giá thả nổi có điều tiết (Managed floating rate): là tỷ giá được thả nổi,
nhưng NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền
kinh tế.
1.1.2. Tầm quan trọng của tỷ giá
Tỷ giá là quan trọng vì nó tác động đến giá cả tương đối của hàng hóa
trong nước và hàng hóa nước ngoài. Giá tính bằng USD của hàng hóa Việt Nam
đối với một người Mỹ được xác định bởi tác động của hai nhân tố:
 Giá của hàng hóa Việt Nam tính bằng VND
 Tỷ giá VND/USD
14
Ví dụ: Một người Mỹ muốn mua một bức tranh của một họa sĩ Việt Nam. Nếu
giá của bức tranh là 3 triệu VND và tỷ giá tại thời điểm đó là 15000VND/USD
thì bức tranh đó đáng giá là 200USD. Tuy nhiên vì một lý do nào đó, người Mỹ
đó để chậm việc thanh toán của mình sau 3 tháng, và khi ấy tỷ giá giảm xuống
còn 14500VND/USD. Nếu giá nội địa của bức tranh vẫn là 3 triệu VND thì giá
của nó tính sẽ là 206,89USD. Tuy nhiên sự tăng giá của VND sẽ làm cho giá
hàng hóa Việt Nam tại Mỹ tăng lên, đồng thời khiến giá hàng Mỹ tại Việt Nam
giảm xuống.
Nếu VND tụt giá xuống còn 15.500VND/USD thì bức tranh có giá
193,55USD hay sự sụt giá của VND đã làm cho giá hàng hóa của Việt Nam tại
Mỹ giảm đi đồng thời khiếm giá hàng hóa của Mỹ tại Việt Nam tăng lên.
Như vậy có thể nói rằng: Khi đồng tiền của một nước tăng giá (tăng giá trị
so với đồng tiền khác) thì hàng hóa của nước đó tại nước ngoài trở nên đắt hơn
đồng thời hàng hóa của nước ngoài tại nước đó trở nên rẻ hơn (giá nội địa 2
nước giữ nguyên) và ngược lại.
Việc tăng giá của đồng tiền có thể làm cho những nhà sản xuất trong nước
trở nên khó khăn trong việc bán hàng của họ tại nước ngoài và có thể tăng sự
cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài tại thi trường trong nước nhưng sẽ đem lại
lợi ích cho người tiêu dùng trong nước do giá hàng ngoại rẻ hơn.
1.1.3. Các nhân tố tác động đến tỷ giá
Sự hình thành nên TGHĐ là quá trình tác động bởi nhiều yếu tố chủ quan
và khách quan. Nhưng nhìn chung, có ba yếu tố chính tác động đến tỷ giá. Đó là
mối quan hệ cung cầu về ngoại tệ, lạm phát và mức chênh lệch lãi suất giữa các
nước.
15
1.1.3.1. Sự biến động về cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại
hối
Lượng ngoại tệ từ nước ngoài đổ vào một quốc gia cho dù dưới hình thức
nào cũng đều gây ra những ảnh hưởng nhất định tới nền kinh tế nước đó.
a. Đường cầu ngoại tệ (D)
Cầu ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn mua vào bằng đồng nội tệ.
Ví dụ: Khi nhu cầu về USD của người Việt Nam tăng lên (từ Q1 lên Q2), điều
này làm cho giá của USD tăng lên so với VND. Do đó, tỷ giá hối đoái
VND/USD tăng (từ E1 lên E2). Với đường cung ngoại tệ (S) không đổi, đường
cầu ngoại tệ dịch chuyển từ D1 đến D2. Ngược lại khi nhu cầu về USD của Việt
Nam giảm, làm cho giá USD giảm so với VND, dẫn đến tỷ giá giảm.
HÌNH 1.1. ĐỒ THỊ ĐƯỜNG CẦU NGOẠI TỆ
b. Đường cung ngoại tệ (S)
Cung ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn bán ra để thu về nội tệ
D2
Lượng USD (Q)
E2
E1
0
Q1 Q2
S
D1
E(VND/USD)
16
Ví dụ: Khi lượng cung USD tăng (từ Q1 lên Q2), điều này làm cho giá USD
giảm so với VND, dẫn đến tỷ giá VND/USD giảm (từ E1 xuống E2). Với đường
cầu ngoại tệ (D) không đổi, đưởng cung ngoại tệ dịch chuyển từ S1 đến S2.
Ngược lại, khi lượng cung USD giảm, làm cho giá USD tăng so với VND, làm
tỷ giá tăng.
HÌNH 1.2. ĐỒ THỊ ĐƯỜNG CUNG NGOẠI TỆ
1.1.3.2. Chênh lệch tỷ lệ lạm phát giữa các quốc gia
Để thấy rõ được mối quan hệ giữa TGHĐ và tỷ lệ lạm phát, ta sử dụng lý
thuyết ngang giá sức mua của Ricardo-Casel (1772-1823). Lý thuyết này được
dựa trên giả thuyết là TGHĐ ở mức cân bằng phải thể hiện sự ngang bằng sức
mua giữa hai đồng tiền tương ứng. Lý thuyết này còn được gọi là lý thuyết 3P
(Purchasing Power Parity –PPP).
Lý thuyết này dựa trên những giả thiết: không tồn tại chi phí vận chuyển
quốc tế, hàng rào thương mại quốc tế (thuế quan, quota…..), kinh doanh thương
mại quốc tế không chịu rủi ro, hàng hóa là giống hệt nhau giữa các nước và thị
Lượng USD (Q)
D
Q2Q1
E(VND/USD)
E1
E2
0
S1
S2
17
trường là cạnh tranh hoàn hảo. Khi đó, do các hàng hóa là đồng nhất giữa các
quốc gia nên người tiêu dùng sẽ chọn mua hàng ở nước nào có giá thấp hơn.
TGHĐ tính theo giá cả của hàng hóa là:
E = Pi × Pi*
Trong đó: E là TGHĐ giữa hai đồng tiền, Pi là giá cả của hàng hóa tính bằng
đồng nội tệ, Pi* là giá cả của hàng hóa tính bằng đồng ngoại tệ.
Bất cứ khi nào đẳng thức trên bị phá vỡ, thì kinh doanh chênh lệch giá
thông qua các hành vi mua hàng hóa trên thị trường có giá thấp và bán hàng hóa
trên thị trường có giá cao sẽ giúp khôi phục lại trạng thái cân bằng.
Nước nào có tỷ lệ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền nước ấy có sức mua thấp
hơn và làm cho tỷ giá tăng và ngược lại, nước nào có tỷ lệ lạm phát thấp hơn thì
đồng tiền nước đó có sức mua cao hơn và tỷ giá giảm.
Theo lý thuyết ngang giá sức mua thì yếu tố chênh lệch lạm phát chỉ có
ảnh hưởng đến bến động của tỷ giá trong dài hạn. Việc nghiên cứu yếu tố này để
làm cơ sở dự đoán biến động của tỷ giá trong ngắn hạn sẽ đem lại kết quả không
chính xác.
1.1.3.3. Sự thay đổi lãi suất
Lý thuyết nghiên cứu mối tương quan của lãi suất giữa hai đồng tiền đến
tác động của tỷ giá được gọi là lý thuyết ngang giá lãi suất (Interest Rate Parity -
IRP).
Theo lý thuyết này thì lãi suất nội địa bằng lãi suất nước ngoài cộng với
khoản tăng giá dự tính của đồng tiền nước ngoài hay có thể nói một cách khác là
lãi suất nội địa bằng lãi suất nước ngoài trừ đi sự tăng giá dự tính của đồng nội
tệ.
18
Xét trong trường hợp hai đồng tiền VND và USD (giả định các yếu tố
khác không đổi).
Khi lựa chọn nắm giữ đồng tiền nội tệ hay ngoại tệ, người ta sẽ xem xét
mức lãi suất thực tế của hai đồng tiền này. Khi lãi suất của VND tăng (từ R1 đến
R2) so với lãi suất USD, điều này sẽ xuất hiện xu hướng chuyển sang nắm giữ
VND. Do đó, làm cho cầu về VND tăng lên, từ đó làm cho giá của VND tăng
lên so với USD, dẫn đến tỷ giá USD/VND giảm (từ E1 xuống E2). Như vậy, lãi
suất đồng VND và tỷ giá USD/VND có quan hệ ngược chiều. Khi lãi suất đồng
VND tăng làm cho VND lên giá và USD mất giá và ngược lại.
HÌNH 1.3. ĐỒ THỊ TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THAY ĐỔI LÃI SUẤT
ĐẾN TỶ GIÁ VND/USD
1.1.3.4. Các nhân tố khác
- Yếu tố tâm lý: Khi có các biến động về chính trị, kinh tế, xã hội như
thay đổi Chính phủ, chiến tranh, thiên tai, khủng hoảng… sẽ có tác động tới tâm
lý người sử dụng và kinh doanh tiền tệ, gây nên sự biến động của tỷ giá. Khi có
Rates of return
(in VND term)
E(VND/USD)
R1 R2
E1
E2
19
tâm lý lo sợ tỷ giá hối đoái tăng, người ta sẽ tìm cách găm giữ, tích trữ và đầu cơ
ngoại tệ mạnh làm cho cầu ngoại tệ tăng đột biến; đồng thời, người ta tìm cách
chạy khỏi loại ngoại tệ mất giá, làm cho nội tệ càng ngày càng mất giá và tỷ giá
sẽ càng tăng cao. Khi lo lắng tỷ giá hối đoái giảm sẽ xảy ra quá trình ngược lại.
- Chính sách hối đoái: là những hoạt động của chính phủ thông qua một
chế độ tỷ giá nhất định và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức
tỷ giá hợp lý phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ.
Đầu tư ra nước ngoài, việc quản lý của NHTW, các yếu tố về chính trị-
kinh tế, uy tín đồng nội tệ, năng suất lao động, sở thích tiêu dùng hàng hóa,…
cũng là những yếu tố gây ảnh hưởng lên sự biến động của tỷ giá.
1.2. Một số vấn đề chung về tỷ giá
1.2.1. Tỷ giá trong dài hạn
1.2.1.1. Quy luật một giá
Quy luật một giá nói rằng, với sự hiện diện của cấu trúc thị trường cạnh
tranh, sự biến mất của các chi phí vận chuyển và các rào cản thương mại khác,
các sản phẩm giống nhau được bán trên các thị trường khác nhau sẽ được bán
cùng một mức giá khi đã được quy đổi ra cùng một loại ngoại tệ.
Quy luật một giá dựa trên ý tưởng về sự buôn bán hàng hóa hoàn hảo.
Hoạt động buôn bán diễn ra khi nhà buôn khai thác sự chênh lệch về giá để tạo
ra lợi nhuận phi rủi ro.
Ví dụ: Một chiếc ô tô trị giá ở Anh là ₤5000 và một chiếc xe tương tự tại Mỹ có
giá 10000$, khi đó theo quy luật một giá thì tỷ giá hối đoái sẽ là ₤5000/10000$
tương đương với 0,5.
20
1.2.1.2. ppp tuyệt đối và ppp tương đối
Lý thuyết sức mua có hai dạng, một dạng dựa trên cơ sở cách diễn giải
chính xác về quy luật một giá, được gọi là sức mua tương đương tuyệt đối. Một
dạng khác là sự thay đổi “yếu hơn” được biết đến là sức mua tương đương tuyệt
đối.
- ppp tuyệt đối là sự so sánh sức mua của hai đồng tiền của hai nước tức là
so sánh mức giá chung của cả hai nước, thuyết ngang giá sức mua tuyệt đối nêu
lên rằng tỷ giá cân bằng giữa hai đồng tiền của hai nước được xác định trên cơ
sở ngang giá.
Về mặt số học, dạng tuyệt đối của ppp có thể biểu diễn là:
e = P/P*
Trong đó: e là tỷ giá hối đoái, được xác định là một đơn vị nội tệ trên mỗi đơn
vị ngoại tệ; P là giá của giỏ hàng hóa được quy đổi ra đồng nội tệ; P* là giá
của giỏ hàng hóa giống hệt ở nước ngoài được quy đổi ra đồng ngoại tệ.
Theo ppp tuyệt đối, mức giá trong nước tăng lên so với mức giá ngoài
nước sẽ dẫn đến hạ thấp giá trị tương ứng đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ.
- ppp tương đối
Thuyết ngang giá sức mua tương đối nêu lên rằng, tỷ giá giữa hai đồng
tiền qua một thời gian sẽ thay đổi tương ứng với mức thay đổi tương đối trong
mức giá cả của cả hai nước cũng trong khoảng thời gian đó. Và dạng tuyệt đối
của ppp không thể hoàn toàn chính xác bởi sự tồn tại của các chi phí vận
chuyển, thông tin không hoàn hảo và các tác động của thuế quan và bảo hộ.
Dạng yếu hơn của ppp được biết như là sức mua tương đương tương đối có thể
vẫn đúng bởi dạng tương đối của lý thuyết ppp lập luận rằng tỷ giá sẽ điều chỉnh
bởi lượng chênh lệch lạm phát giữa hai nền kinh tế và được biểu diễn như sau:
21
%∆e = %∆P - %∆P*
Trong đó: %∆e là tỷ lệ phần trăm thay đổi của tỷ giá hối đoái, %∆P là tỷ lệ lạm
phát trong nước, %∆P* là tỷ lệ lạm phát nước ngoài.
1.2.2. Tỷ giá trong ngắn hạn
Chúng ta đã xem xét thuyết về vận động dài hạn của tỷ giá. Tuy nhiên,
nếu chúng ta muốn biết tại sao tỷ giá lại biểu lộ ra nhiều thay đổi như vậy từ
ngày này sang ngày khác, chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề tỷ giá được xác định
như thế nào trong ngắn hạn.
Để hiểu sự vận động ngắn hạn của tỷ giá đó là thừa nhận rằng tỷ giá là giá
cả của tiền gửi ngân hàng trong nước. Chúng ta biết rằng trong điều kiện kinh tế
mở và thị trường tài chính tiền tệ phát triển như trong giai đoạn hiện nay thì tiền
tệ trở thành phương tiện tích trữ tài sản. Để gia tăng tài sản tiền tệ, đơn giản nhất
là đem gửi vào ngân hàng với mức lãi tiền gửi nhất định người ta có thể dễ dàng
mua và bán tiền tệ trên thị trường nhằm thu được một khoản lợi nhuận.
Điều kiện ngang giá tiền lãi nói nên rằng: Thị trường ngoại tệ cân bằng
khi lãi suất tiền gửi của tất cả các loại tiền là như nhau. Nếu cùng một thời hạn
gửi tiền. đồng tiền nào có tỷ lệ lãi suất cao hơn làm cho tiền lãi trên cùng một số
lượng tiền lớn hơn sẽ được mua vào để gửi và đồng tiền kia sẽ được bán ra để
mua vào đồng tiền có lãi cao hơn. Như vậy, sự chênh lệch về lãi suất tiền gửi
gây ra việc mua bán tiền tệ này trên thị trường ngoại tệ, phá vỡ sự cân bằng trên
thị trường ban đầu. Nó sẽ gây ra hiện tượng thiếu cung hay thừa cầu trên thị
trường ngoại tệ. Việc mua bán ngoại tệ làm cho tỷ giá hối đoái thay đổi.
Lý thuyết này giải thích sự biến động lớn về tỷ giá thực tế do tính ít biến
động lớn của giá hàng xuất nhập khẩu, đặc biệt là tính kém nhạy cảm của giá
22
xuất khẩu theo giá nội địa và do tính không thể đảo ngược của đầu tư thương
mại cần thiết cho sản xuất. Hai đặc tính này làm giảm nhẹ sự co giãn lớn giữa
giá cung và giá cầu, làm cho kết luận của Marshall, Lerner và Robinson trở nên
không đúng trên phương diện ngắn hạn: Một sự giảm giá tiền tệ trước hết làm
xấu thêm tình hình số dư cán cân thương mại, đứng về mặt giá trị, điều này làm
trầm trọng thêm biến động về tỷ giá. Tính co giãn của giá sẽ gây ra những biến
động lớn về tỷ giá hối đoái khiến cho cung hàng hóa trên thị trường quốc tế có
những thay đổi đáng kể.
Vì cung xuất khẩu là một phần trong cán cân thanh toán do đó những biến
động của tỷ giá ảnh hưởng đến cung xuất khẩu, cũng sẽ làm thay đổi cán cân
thanh toán và ngược lại khi cán cân thanh toán có sự chênh lệch (thâm hụt) thì
phải có những biện pháp làm tăng cung sản xuất để bù đắp thông qua chính sách
tỷ giá. Như ở trên đã nói nhiều đến độ co giãn của cung cầu theo giá, để phân
tích tỷ giá hối đoái trong cán cân thanh toán, phương pháp tiếp cận độ co giãn đã
được sử dụng để phân tích các diễn biến của tỷ giá hối đoái.
Phương pháp tiếp cận co giãn gắn liền với những biến động trong cán cân
thương mại với những biến động trong tỷ giá hối đoái, giả định rằng giá cả của
các hàng hóa được mua vào trao đổi bằng đồng tiền nội địa không thay đổi do
những sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái. Trong trường hợp phá giá đồng tiền, vấn
đề số lượng xuất khẩu là bao nhiêu mới đáp ứng được phá giá sẽ còn phụ thuộc
vào số cầu của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu, trong điều kiện có sự
thay đổi về tỷ giá hối đoái. Một sự tăng giá dẫn đến sự giảm thiểu số cầu về xuất
khẩu và một sự giảm giá sẽ làm tăng sức cầu. Quan niệm này chính là trọng tâm
của quá trình điều chỉnh cán cân thanh toán, cũng như khuyến cáo của IMF đối
23
với các thành viên liên quan đến việc sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái để điều
chỉnh cán cân thanh toán.
Đối với rất nhiều nước, không chỉ riêng ở các nước đang phát triển khi
cán cân thanh toán bị mất cân bằng, người ta thường gặp phải tình huống: Nếu
mục tiêu cải thiện cán cân thanh toán được thực hiện bằng cách sử dụng công cụ
tỷ giá hối đoái, thì vấn đề đặt ra là tỷ giá hối đoái phải thay đối bao nhiêu mới
đạt được sự thay đổi đề ra cho cán cân thanh toán. Mức xuất khẩu ban đầu là
mức đã biết, đó là một dự liệu có sẵn. Điều cần phải được ước lượng là hai độ co
giãn: Độ co giãn của khối lượng xuất khẩu và Độ co giãn của khối lượng nhập
khẩu, tương quan với sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái.
Một khi đã biết độ co giãn đó, ta có thể tính toán được sự thay đổi của tỷ
giá hối đoái nhằm mang lại sự thay đổi đã đặt ra cho cán cân thanh toán, nếu độ
co giãn về số cầu hàng hóa xuất khẩu cộng với độ co giãn của số cầu nhập khẩu
về hàng hóa nhập khẩu mà lớn hơn 1 khi đó sự phá giá đồng bạc sẽ làm gia tăng
tổng giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ nếu như độ co giãn về số cầu của hàng
hóa xuất khẩu tính bằng đồng nội tệ lớn hơn 0. Và một sự phá giá đồng bạc sẽ
làm giảm thiểu tổng giá trị hàng nhập khẩu tính bằng đồng nội tệ nếu độ co giãn
của số cầu đối với hàng nhập khẩu lớn hơn 1, các chuyên gia đã tiến hành
nghiên cứu định lượng để ước lượng các độ co giãn nói trên. Các nghiên cứu
này dễ thực hiện hơn tại các nước công nghiệp vì ở đó có đầy đủ số liệu, dù rằng
chúng đã được thử nghiệm ở nhiều nước đang phát triển. Các kết quả chủ yếu
cho thấy hầu như ở tất cả mọi nước, sự kết hợp hai chế độ co giãn đều lớn hơn 1.
Như vậy mọi người đều biết rằng sự phá giá đồng bạc sẽ làm lợi cho cán cân
thanh toán. Điều quan trọng là ta cần biết các trị số của độ co giãn liên hệ, vì
24
chung quy tỷ giá hối đoái thực sự cần phải có để phục vụ sự thay đổi của cán
cân thanh toán.
Như vậy, sử dụng phương pháp ước lượng độ co giãn sẽ phân tích được
tác động của tỷ giá tới cán cân thanh toán nói chung và cung xuất khẩu hàng hóa
nói riêng. Điều này hết sức quan trọng, bởi vì thông qua tác động của các chính
sách tỷ giá như tăng giá, giảm giá hay phá giá đồng tiền, ta có thể nhìn nhận
được các ảnh hưởng tới xuất khẩu như thế nào, và để khuyến khích xuất khẩu
tăng kim ngạch xuất khẩu thì tỷ giá phải được điều tiết phù hợp trong ngắn hạn
và cả dài hạn.
1.3. Tác động của tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu một loại hàng hóa phụ thuộc vào ba nhân tố cơ bản
là: Tình hình cầu của thị trườn nhập khẩu đối với hàng hóa đó; Khả năng cung
ứng loại hàng hóa đó của các doanh nghiệp trong nước và Khả năng cạnh tranh
của hàng hóa đó với các hàng hóa cùng loại sản xuất tại thị trường nhập khẩu
hoặc đến thị trường nhập khẩu từ các quốc gia khác. Chính vì vậy nghiên cứu
ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất khẩu phải xem xét ảnh hưởng
của tỷ giá hối đoái tới ba nhân tố cơ bản trên, qua đó đánh giá được ảnh hưởng
tổng hợp từ ba nhân tố đó dưới tác động của tỷ giá tới xuất khẩu hàng hóa.
1.3.1. Tác động của tỷ giá hối đoái tới cầu hàng hoá xuất khẩu
Cầu đối với hàng hóa xuất khẩu chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố
như:
- Tình hình kinh tế của quốc gia nhập khẩu: Khi nền kinh tế của quốc gia
nhập khẩu đang nằm trong chu kỳ tăng trưởng, nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho
sản xuất cũng như tiêu dùng sẽ không ngừng tăng lên, làm gia tăng sức cầu đối
25
với hàng hóa nói chung và hàng hóa nhập khẩu nói riêng. Tình trạng suy giảm
sức cầu sẽ xảy ra khi nền kinh tế ở vào chu kỳ suy thoái.
- Chính sách thương mại của quốc gia nhập khẩu: Những rào cản thương
mại cả kỹ thuật và phi kỹ thuật của quốc gia nhập khẩu sẽ ngăn cản sự xâm nhập
của hàng hóa xuất khẩu vào thị trường quốc gia đó. Nếu mặt hàng xuất khẩu
thuộc vào nhóm bị hạn chế nhập khẩu thì sức cầu có thể giảm do những chi phí
phát sinh từ những rào cản thương mại gây nên.
- Thói quen, tâm lý tiêu dùng của quốc gia nhập khẩu: Trong trường hợp
mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm hàng tiêu dùng, cầu của quốc gia nhập khẩu đối
với hàng hóa xuất khẩu có thể chịu tác động bởi những yếu tố mang tính tâm lý
của người dân nước nhập khẩu.
- Giá cả của hàng háo xuất khẩu: Rõ rang, giá cả luôn là một nhân tố
quan trọng trong việc xác định mức cầu của thị trường đối với một loại hàng
hóa. Giá cả phải chăng hoặc rẻ hơn các hàng hóa cùng loại trong phần lớn
trường hợp đều tạo ra một sức cầu đáng kể. Và tất nhiên, khi giá cả giảm đi thì
có thể thu hút thêm cầu đối với hàng hóa.
Trong các nhân tố cơ bản nêu trên, giá cả là nhân tố mà tỷ giá hối đoái có
thể tác động tới. Tỷ giá hối đoái tăng lên làm đồng ngoại tệ lên giá so với đồng
nội tệ. Nếu giá bán hàng xuất khẩu bằng ngoại tệ vẫn giữ nguyên, thu nhập của
nhà xuất khẩu bằng nội tệ sẽ tăng lên. Để đẩy mạn việc tiêu thụ hàng hóa, nhà
xuất khẩu có thể giảm giá hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ để kích cầu đối với
hàng hóa xuất khẩu mà vẫn không làm giảm lợi nhuận tính bằng nội tệ của
mình. Kết quả là khối lượng hàng xuất khẩu sẽ tăng lên. Ngược lại, tỷ giá hối
đoái giảm làm giá hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ tăng lên, làm giảm cầu của
hàng xuất khẩu, dẫn đến giảm khối lượng hàng xuất khẩu.
26
Tuy nhiên, tác động của tỷ giá hối đoái tới cầu hàng hóa xuất khẩu không
giống nhau giữa các loại hàng hóa. Mức độ ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối
đoái tới cầu một loại hàng hóa xuất khẩu còn tùy thuộc vào mức độ co giãn của
cầu hàng hóa đó đối với giá. Hơn thế, tác động nêu trên của tỷ giá hối đoái mới
chỉ xét tới mặt khối lượng hàng hóa xuất khẩu mà chưa xét đến tổng giá trị. Ví
dụ trong trường hợp tỷ giá tăng, trong khi khối lượng xuất khẩu gia tăng do kết
quả của việc tăng tỷ giá, giá hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ lại giảm, khiến
cho chiều hướng biến đổi của giá trị hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ lại
không rõ ràng.
Vấn đề này đã được Alfred Marshall và Abba Lerner phân tích rất kỹ
trong nghiên cứu về ảnh hưởng của phá giá tiền tệ tới cán cân thương mại. Theo
Marshall và Lerner, phá giá tiền tệ sẽ tạo ra hiệu ứng giá cả và hiệu ứng khối
lượng lên xuất khẩu hàng hóa như sau:
- Hiệu ứng giá cả: Tỷ giá hối đoái tăng lên giúp cho các nhà xuất khẩu có
thể giảm giá hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ mà không làm giảm doanh
thu bán hàng xuất khẩu tính ra đồng nội tệ. Kết quả là tổng kim ngạch
xuất khẩu khi tính bằng ngoại tệ giảm đi so với trước khi phá giá do giá cả
hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm.
- Hiệu ứng khối lượng: Phá giá đồng nội tệ làm giá hàng xuất khẩu trở nên
rẻ hơn, kích thích tăng khối lượng xuất khẩu. Kết quả là tổng kim ngạch
xuất khẩu có thể tăng lên nhờ tăng khối lượng xuất khẩu.
Hiệu ứng ròng của tác động tỷ giá hối đoái lên tổng kim ngạch xuất khẩu
sẽ phụ thuộc vào tính trội của hiệu ứng khối lượng hay hiệu ứng giá cả.
Các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng tỷ giá hối đoái có tác động
mạnh tới xuất khẩu của các nước công nghiệp phát triển hơn so với các nước
27
đang phát triển do hàng hóa xuất khẩu của các nước công nghiệp phát triển
thuộc nhóm các hàng hóa có hệ số co giãn với xuất khẩu cao. Nghiên cứu của
Gylfason công bố năm 1987 cho thấy hệ số co giãn xuất khẩu bình quân của 15
nước công nghiệp phát triển là 1,11 (11/15 nước có hệ số co giãn cao hơn 1;
3/15 nước có hệ số co giãn gần bằng 1; chỉ có Canada là có hệ số co giãn xuất
khẩu thấp), trong khi đó chi có 3/9 nước đang phát triển trong nghiên cứu có hệ
số co giãn xuất khẩu lớn hơn 1.
Kết quả nghiên cứu cả Gylfason được ước lượng trong khoảng thời gian
2÷3 năm. Tuy nhiên, nghiên cứu của Artus và Knight (1984) lại chỉ ra rằng
trong ngắn hạn (6 tháng) hệ số co giãn trên thực tế khá thấp. Goldstein và Kahn
(1985) đã khảo sát các nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành về hệ số co
giãn xuất khẩu và rút ra kết luận rằng các hệ số co giãn trong dài hạn (hơn 2
năm) có giá trị gần gấp đôi so với các hệ số co giãn trong ngắn hạn (dưới 6
tháng).
Có nhiều nguyên nhân lý giải việc khối lượng xuất khẩu ít co giãn trong
ngắn hạn nhưng lại co giãn nhiều trong dài hạn. Trong đó có ba nguyên nhân
chủ yếu sau:
- Phản ứng của người tiêu dùng thường diễn ra chậm. Nhìn chung người
tiêu dùng ở quốc gia có đồng tiền phá giá và ở phần thế giới còn lại cần có một
thời gian nhất định để điều chỉnh cơ cấu ưu tiên tiêu dùng sau khi phá giá. Quá
trình chuyển từ sử dụng hàng nhập khẩu sang sử dụng hàng nội địa không diễn
ra lập tức ngay sau khi phá giá mà thường là sau một thời gian nhất định
(thường là từ 6 tháng trở đi); bởi vì người tiêu dùng nội địa còn lo lắng về các
vấn đề như chất lượng hàng hóa nội địa, độ tin cậy, danh tiếng cơ sở sản xuất
nội địa; trong khi đó người tiêu dùng nước ngoài có thể chưa hoàn toàn sẵn sàng
28
chuyển hướng tiêu dùng từ hàng nội địa sang hàng nhập khẩu từ nước phá giá
tiền tệ.
- Phản ứng của người sản xuất chậm. Mặc dù phá giá tiền tệ cải thiện
được điều kiện cạnh tranh cho xuất khẩu, nhưng những nhà sản xuất cần phải có
một thời gian nhất định để mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. Ngoài ra, các hợp
đồng nhập khẩu thường được ký kết từ trước không dễ gì hủy bỏ được trong
ngắn hạn. Các nhà máy không thể không tiếp tục ký các hợp đồng nhập khẩu
đầu vào có tính sống còn như vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu, xăng dầu,… Cũng
cần thấy rằng, nhiều khoản tiền thanh toán hàng nhập khẩu đã được bảo hiểm
đối với rủi ro tỷ giá trên thị trường ngoại hối kỳ hạn, do đó khoản tiền thanh toán
sẽ không chịu ảnh hưởng của phá giá.
- Tồn tại cạnh tranh không hoàn hảo trên thị trường. Quá trình chiếm lĩnh
thị phần của thị trường nước ngoài đã tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Do
đó, những nhà xuất khẩu nước ngoài không dễ gì chịu để mất thị phần của mình
ở nước có đồng tiền phá giá; để duy trì thị phần, các nhà xuất khẩu nước ngoài
có thể hạ giá xuất khẩu để tăng tính cạnh tranh với hàng nội địa. Tương tự,
những ngành công nghiệp nước ngoài đang phải đối mặt với cuộc cạnh tranh
hàng nhập khẩu rẻ hơn từ nước có đồng tiền phá giá, có thể hạ giá hàng hóa trên
thị trường nội địa của mình để nâng cao tính cạnh tranh và duy trì thị phần. Tuy
nhiên, các công ty nước ngoài chỉ có thể làm được điều này (giảm giá) khi họ
đang đạt được siêu lợi nhuận từ một ưu thế nhất định trong cạnh tranh (tức tồn
tại cạnh tranh không hoàn hảo). Ngược lại, nếu môi trường cạnh tranh là hoàn
hảo (không có siêu lợi nhuận), thì các công ty nước ngoài chỉ thu được mức lợi
nhuận bình quân, do đó họ không có khả năng giảm giá bán hàng hóa của họ; do
đó, thị phần của họ dần bị thu hẹp.
29
Nghiên cứu hệ số co giãn trong điều kiện Marshall – Lerner cho thấy việc
nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tới xuất khẩu hàng hóa xét trên
phương diện tổng thể là rất phức tạp. Để đo lường mức độ ảnh hưởng của tỷ giá
hối đoái đối với xuất khẩu hàng hóa, do vậy, không chỉ cần xem xét trên phương
diện ảnh hưởng tới toàn bộ khối lượng xuất khẩu nói chung mà còn phải xem xét
cả ảnh hưởng tới từng nhóm mặt hàng xuất khẩu nói riêng. Việc nghiên cứu hệ
số co giãn của từng nhóm hàng xuất khẩu sẽ cung cấp một bức tranh cụ thể và
chính xác hơn về tác động của tỷ giá tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa.
1.3.2. Tácđộng của tỷ giá hối đoái tới cung hàng hoá xuấtkhẩu
Trong mô hình của Marshall và Lerner, cung hàng hóa xuất khẩu được
giả định là có hệ số co giãn hoàn hảo, điều này có nghĩa là ứng với mỗi mức giá
hàng hóa (tính bằng nội tệ) nhất định thì mọi nhu cầu về hàng hóa xuất khẩu của
thị trường nước ngoài luôn được thỏa mãn. Nói cách khác là cầu về hàng hóa
xuất khẩu thay đổi không ảnh hưởng đến mức giá hàng hóa nội địa. Tuy nhiên,
trên thực tế, cung hàng hóa xuất khẩu không thể tăng mãi để đáp ứng mọi mức
tăng của cầu về hàng hóa xuất khẩu mà không gây tác động đến chi phí và do đó
đến khả năng duy trì mức giá xuất khẩu như trước.
Trên thực tế, tỷ giá hối đoái không chỉ tác động tới cầu hàng hóa xuất
khẩu mà còn tác động tới cung hàng hóa xuất khẩu trên hai phương diện sau:
Về ngắn hạn, việc tỷ giá tăng lên sẽ làm cho doanh thu và lợi nhuận của
doanh nghiệp xuất khẩu tính bằng nội tệ tăng lên, từ đó kích thích doanh nghiệp
mở rộng sản xuất theo cả chiều rộng và chiều sâu, làm gia tăng sản lượng dẫn
đến tăng khối lượng xuất khẩu. Tỷ giá hối đoái tăng lên do phá giá nội tệ cũng
sẽ làm chi ) sản xuất tính bằng ngoại tệ giảm đi, giúp cho doanh nghiệp xuất
30
khẩu có thể hạ giá bán bằng ngoại tệ để cạnh tranh giá. Mặc dù, biện pháp này
sẽ làm lợi nhuận siêu ngạch của doanh nghiệp giảm đi (so với nếu giữ giá bán
như cũ) nhưng tổng doanh thu và lợi nhuận vẫn có thể tăng do sự lấn át của hiệu
ứng khối lượng sản phẩm bán ra tăng nhanh.
Tuy nhiên, hiệu ứng phá giá chỉ kích thích xuất khẩu trong thời gian
ngắn khi mà chi phí sản xuất hàng hóa xuất khẩu chưa tăng lên do hiệu ứng giá
nguyên vật liệu nhập khẩu tăng. Trong dài hạn, chi phí sản xuất của doanh
nghiệp tính bằng nội tệ sẽ có xu hướng tăng (điều này cũng làm chi phí sản xuất
tính bằng ngoại tệ cũng có xu hướng tăng) vì các lý do sau:
- Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có
sử dụng các nguyên liệu nhập khẩu. Vì vậy, tỷ giá tăng sẽ làm hàng nhập khẩu
tăng giá qua đó làm chi phí sản xuất tăng theo. Hiệu ứng tăng chi phí có thể xảy
ra trễ hơn do tác động của việc dự trữ nguyên vật liệu.
- Khi tỷ giá hối đoái tăng, các doanh nghiệp xuất khẩu thu lợi nhuận
siêu ngạch trong ngắn hạn. Tuy nhiên, theo quy luật bình quân hóa lợi nhuận
trong nền kinh tế, sẽ có sự chuyển dịch cơ cấu thị trường từ sản xuất phục vụ thị
trường nội địa chuyển sang sản xuất hướng vào xuất khẩu. Điều này tăng tính
cạnh tranh cả về đầu vào lẫn đầu ra của sản xuất phục vụ xuất khẩu khiến chi phí
sản xuất tăng, làm cho giá thành sản phẩm phải hạ xuống.
- Sau khi nội tệ giảm giá, chỉ số giá tiêu dùng sẽ có xu hướng tăng do
ảnh hưởng của tăng giá hàng nhập khẩu làm cho tiền lương thực tế của người
lao động giảm xuống. Trong dài hạn, doanh nghiệp sẽ phải giải quyết vấn đề này
bằng cách tăng tiền lương danh nghĩa làm chi phí sản xuất của doanh nghiệp
tăng lên.
31
Vì những lý do trên nên trong dài hạn rất khó để doanh nghiệp hoạt
động xuất khẩu có thể duy trì mức lợi nhuận siêu ngạch của mình từ việc tăng tỷ
giá hối đoái.
Như vậy, tác động của tăng tỷ giá tới cung hàng xuất khẩu có tính hai
mặt, trong ngắn hạn nó có thể là nguyên nhân kích thích tăng cung hàng xuất
khẩu trong khi về mặt dài hạn có thể là nhân tố kìm hãm.
1.3.3. Tác động của tỷ giá hối đoái tới khả năng cạnh tranh hàng xuất
khẩu
Khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường nước ngoài
có ảnh hưởng rất lớn tới khối lượng xuất khẩu của hàng hóa. Khả năng cạnh
tranh của hàng hóa xuất khẩu tại thị trường nước ngoài phụ thuộc vào ba nhóm
nhân tố:
- Tính đa dạng của loại hàng hóa đó tại thị trường nước ngoài. Trong
trường hợp trên thị trường nước ngoài còn có các hàng hóa tương tự hoặc có giá
trị thay thế tương đương được sản xuất tại quốc gia nhập khẩu hoặc được nhập
khẩu từ các quốc gia khác thì nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu bị ảnh hưởng
do sự cạnh tranh giữa các mặt hàng cùng loại hay có khả năng thay thế.
- Nhóm nhân tố liên quan đến chất lượng, thương hiệu, kênh phân phối,
thị hiếu thị trường,… của hàng hóa xuất khẩu. Đây là nhóm nhân tố cơ bản, tạo
ra sức mạnh bền vững cho năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trên thị
trường nước ngoài.
- Các nhân tố liên quan đến giá cả. Các nhân tố này bao gồm chi phí
đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu, năng suất lao động trong ngành sản xuất hàng
xuất khẩu và tỷ giá hối đoái.
32
Bằng việc phá giá đồng nội tệ, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể duy
trì giá bán hàng xuất khẩu bằng ngoại tệ thấp mà vẫn đảm bảo mức lợi nhuận
cận biên như cũ. Giá bán thấp tạo ra khả năng cạnh tranh về giá cho hàng xuất
khẩu trên thị trường nước ngoài. Như vậy, tác động của tỷ giá hối đoái tới khả
năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu được thể hiện trên phương diện giá cả.
Có thể nói tỷ giá thực phản ánh sức cạnh tranh thương mại quốc tế của
hàng hóa một nước trên phương diện giá cả.
Khi tỷ giá thực tăng, sức cạnh tranh thương mại quốc tế của hàng hóa
trong nước được cải thiện. Ngược lại khi tỷ giá thực giảm, sức cạnh tranh
thương mại quốc tế bị xói mòn.
Sắp xếp lại công thức tính tỷ giá thực, ta có thể thấy rõ hơn các nhân tố
ảnh hưởng tới sức cạnh tranh quốc tế của hàng hóa trong nước:
𝐸 × 𝑃 ∗
𝑃
= 𝐸 ×
𝑃 ∗
𝑃
Từ công thức trên, ta có các kết luận sau:
- Tỷ giá danh nghĩa E tăng lên sẽ làm tăng tỷ giá thực và nhờ đó cải
thiện năng lực cạnh tranh quốc tế của hàng hóa trong nước về mặt giá.
- Tương quan giá cả hàng hóa giữa hai nước thay đổi cũng làm thay đổi
tương quan cạnh tranh về giá giữa hàng hóa hai nước.
Như vậy, sức cạnh tranh thương mại quốc tế của hàng hóa trong nước
vẫn có thể tăng lên dù tỷ giá danh nghĩa không thay đổi một khi tỷ lệ lạm phát ở
nước ngoài vượt quá tỷ lệ lạm phát ở trong nước.
Do trên thực tế, các quốc gia thường không công bố mức giá cả trung
bình của hàng hóa nước mình dưới dạng số tuyệt đối mà dưới dạng chỉ số nên
công thức tính tỷ giá thực dạng tương đối thường được sử dụng để đo lường sức
cạnh tranh quốc tế của hàng hóa.
33
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
2.1. Tổng quan xuất khẩu cà phê Việt Nam những năm
2.1.1. Vài nét về ngành cà phê Việt Nam
2.1.1.1. Lịch sử phát triển của ngành cà phê Việt Nam
Ở Việt Nam cây cà phê được nhập và trồng từ hơn 100 năm nay. Hơn một
thế kỷ qua, sản lượng cà phê đã trải qua những thời kỳ phát triển vượt bậc xen
lẫn với thời kỳ giảm sút, có thể tóm tắt quá trình phát triển ngành cà phê Việt
Nam như sau:
- Thời kỳ Pháp thuộc (1888 – 1945): Năm 1857 cây cà phê được dùng đầu
tiên ở Quảng Bình, Quảng Trị bởi các nhà truyền đạo công giáo . Tới đầu thế kỷ
XX Thực dân Pháp mới đầu tư phát triển cây cà phê ở đồn điền vùng Kẻ Số
(Nam Hà). Vào thời kỳ này, diện tích cà phê cả nước ta là 10 500ha, sản lượng
cao nhất là 4 500 tấn và hầu hết được mang sang Pháp.
- Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954): Các đồn điền cà phê do
Nhà nước ta quản lý, nhưng do hoàn cảnh chiến tranh nên phần lớn diện tích bị
bỏ hoang, cà phê không xuất khẩu được. Năm 1954, diện tíchcây cà phê nước ta
chỉ còn 4 000ha (chủ yếu ở Tây Nguyên: 3 100ha), sản lượng cà phê chỉ còn ở
mức 2 500 tấn (trong đó Tây Nguyên 2 300 tấn).
34
- Thời kỳ chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975): Năm 1955, Nhà nước chủ
trương xây dựng một số nông trường cà phê ở miền Bắc. Trong 6 năm (1956 –
1962) diện tích cà phê tăng từ 500 ha lên 14 800 ha, sản lượng cà phê tăng từ
225 tấn năm 1960 lên 4 385 tấn năm 1967. Qua 20 năm phát triển miền Bắc đã
cung cấp 30 000 tấn cà phê cho xuất khẩu (chủ yếu sang Liên Xô và các nước
Đông Âu). Ở các tỉnh phía Nam, từ năm 1946 đến 1957, diện tích cà phê tăng
không đáng kể từ 3 019 ha lên 3 370 ha. Năm 1957 đến 1965, diện tích cà phê
tăng mạnh từ 3 370 ha lên 11 120 ha. Do chủ trương thành lập các khu đồn điền
của Ngụy quyền miền Nam. Năm 1963, sản lượng cà phê vào khoảng 3 000 tấn,
đến năm 1964 đạt cao nhất là 600 tấn cà phê xuất khẩu.
- Thời kỳ 1975 đến nay: Do Nhà nước quan tâm và chú trọng phát triển
đúng mức nên cả diện tích và sản lượng cà phê đều đã tăng lên đáng kể.
Đầu năm 1980, diện tích cà phê trồng mới là 7 457 ha và những năm tiếp
theo diện tích trồng cà phê được mở rộng bằng cách hợp tác trồng với Liên Xô,
Ba Lan, Bungari, CHDC Đức, Tiệp Khắc,…
Năm 1993 – 1994, sản lượng cà phê cả nước là 140 000 tấn (đứng thứ 3
châu Á sau Inđônêsia và Ấn Độ). Năm 1996, Việt Nam đứng thứ 4 thế giới và
thứ 2 châu Á về cà phê. Lợi thế của Việt Nam là năng suất thuộc loại cao nhất
thế giới, gấp 2 đến 3 lần năng suất bình quân thế giới và 1,7 lần bình quân châu
Á (năng suất bình quân thế giới là 552kg/ha). Việt Nam là một trong những
nước có diện tích trồng cà phê lớn nhất thế giới. Hiện nay diện tích cà phê đã
đạt trên 19 000 ha.
Năm 1994 – nay: Sau sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN Đông
Âu, việc bán cà phê theo nghị định thư của Nhà nước không còn nữa, cà phê
Việt Nam bắt đầu được tiếp xúc rộng rãi với thị trường thế giới và đầu năm 1991
35
Việt Nam bắt đầu gia nhập và là thành viên chính thức của Tổ chức quốc tế về
cà phê (ICO). Cho đến nay, cà phê Việt Nam đã được tiêu dùng ở trên 80 quốc
gia và vùng lãnh thổ ở khắp các châu lục.
2.1.1.2. Vị trí ngành cà phê trong nền kinh tế Việt Nam
Sản phẩm cà phê đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế của
nhiều nước trên thế giới. Có thể nói mức tiêu dùng cà phê tính theo đầu người
được coi như một chỉ tiêu để đánh giá trình độ sinh hoạt vật chất của một quốc
gia, sản phẩm cà phê đang là một trong những mặt hàng xuất khẩu rất quan
trọng của nước ta. Nếu vào thời điểm năm 1982 sản lượng cà phê toàn quốc
không vượt quá con số 5 000 tấn thì đến năm 1998 sản lượng đã tăng lên 409
000 tấn, gấp 81,8 lần nếu năm 1982 chỉ xuất khẩu được 4 100 tấn thì đến năm
1998 đã xuất khẩu được 382 000 tấn, gấp 93,17 lần và theo đó kim ngạch xuất
khẩu đạt 594 000 000 USD. Rõ ràng ngành cà phê nước ta trong những năm qua
đã có chiều hướng phát triển đáng kể. Năm 1998, Việt Nam xuất khẩu cà phê
đứng thứ 3 trên thế giới sau Brazil và Côlômbia. Hiện nay cà phê vẫn là một
trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam.
Ngành cà phê cũng như các ngành sản xuất cây công nghiệp khác, nó
cũng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội rất lớn. Ngành cà phê đã tạo ra
công ăn việc làm cho người dân, biến môi trường đang suy thoái thành môi
trường được phục hồi,… thực tế cho thấy, trong vài năm gần đây việc trồng mới
và phát triển cây cà phê đã góp phần:
- Xây dựng các vùng kinh tế mới trên Tây Nguyên nói riêng và miền Nam nói
chung.
36
- Tham gia tích cực vào công cuộc định canh, định cư của đồng bào dân tộc
thiểu số.
- Tạo công ăn việc làm và thu nhập chính đáng cho hàng triệu lao động.
- Tích cực tham gia vào cải tạo môi sinh, phủ xanh đất trống đồi trọc và góp
phần quan trọng vào củng cố an ninh, quốc phòng khu vực Tây Nguyên và
khu vực miền núi phía Bắc.
- Khai thác tiềm năng mặt hàng cà phê là một vấn đề rất có ý nghĩa trong
công cuộc phát triển kinh tế nông nghiệp cũng như trong sự nghiệp phát
triển kinh tế xã hội Việt Nam. Đặc biệt là phát triển kinh tế miền núi Tây
Nguyên và trung du.
- Tuy nhiên từ cuối năm 1999 đến nay thị trường cà phê thế giới liên tục sa
sút làm cho giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm và gặp rất nhiều khó
khăn.
2.1.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam đối với mặt
hàng cà phê
 Những thuận lợi
a. Về sản xuất:
- Điều kiện tự nhiên: Cà phê là cây công nghiệp nhiệt đới có yêu cầu sinh
thái rất khắt khe. Khí hậu và đất đai là hai yếu tố sinh thái chính của cây cà phê,
quyết định năng suất và hiệu quả của nó.
- Khí hậu: Nước ta trải dài qua 15 vĩ độ từ 8030 đến 23022 có khí hậu
nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi chế độ gió mùa nhiệt độ cao, lượng
mưa nhiều, độ ẩm không khí cao, bức xạ lớn, gió trung bình,… thuộc vùng rất
thích hợp với việc trồng cây cà phê. Do đó, Việt Nam có hai loại cây cà phê
37
được trồng phổ biến là cây cà phê vối và cây cà phê chè. Cà phê chè ưa thời tiết
mát, cường độ ánh sáng thấp và chịu nhiệt độ thấp hơn cà phê vối khoảng
5÷70C, do vậy nó được trồng chủ yếu ở miền Bắc. Cà phê vối ưa thời tiết nóng,
ẩm, ánh sáng dồi dào nên được trồng nhiều ở các tỉnh miền Nam. Môi trường
sinh thái của Việt Nam khá phù hợp với việc phát triển cây cà phê. Điều kiện tự
nhiên ưu đãi với vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cho phép phát triển cây cà
phê theo hướng tập trung, chuyên môn hóa, thâm canh hóa tạo ra một vùng cây
cà phê đảm bảo số lượng và chất lượng sản phẩm phục vụ cả sản xuất và tiêu
dùng. Đồng thời sự phân bổ đất đai trải dọc chiều dài đất nước cho phép phát
triển cây cà phê trên phạm vi rộng nên mặc dù mức đầu tư thâm canh chưa cao
nhưng năng suất đã đạt mức đáng kể.
- Về đất đai: Đất nông nghiệp nước ta tuy rất hạn chế về số diện tích
(khoảng 7,3 triệu ha đất nông nghiệp đang sử dụng), nhưng lại tương đối tốt về
chất lượng, phong phú về chủng loại (có 14 nhóm bao gồm 64 loại đất). Nói
chung đất có tầng canh tác dày, kết cấu tơi xốp, chất dinh dưỡng trong đất khá
cao,… cho phép phát triển một tập đoàn cây trồng phong phú. Việt Nam có
nhiều loại đất thích hợp cho cây công nghiệp dài ngày nói chung và cây cà phê
nói riêng. Trước hết phải kể đến loại đất đỏ Bazan với trữ lượng khoảng 2,3
triệu ha phân bổ rộng khắp nước đặc biệt tập trung ở vùng Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ. Đất đỏ Bazan là loại đất lý tưởng cho nhiều loại cây công nghiệp dài
ngày trong đó có cây cà phê, bởi vì nó có các tính chất như: có tính chất tốt, tơi
xốp, dễ thoát nước, tầng canh tác dày, hàm lượng các chất canh tác, chất mùn và
các khoáng vật cao. Sau đất đỏ Bazan là các loại đất đỏ vàng, đất xám, đất
đen,… được phân bố rộng khắp đất nước.
38
Như vậy môi trường sinh thái khí hậu và đất đai nước ta khá phù hợp với
sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. Điều kiện tự nhiên ưu đãi các vùng
Tây Nguyên và Đông Nam Bộ sẽ cho phép phát triển sản xuất cà phê theo
hướng tập trung chuyên môn hóa và thâm canh hóa, tạo ra các vùng cà phê cho
sản lượng lớn, chất lượng cao và chủ yếu là cho xuất khẩu. Ngoài ra, các loại cà
phê có giá trị xuất khẩu cao, phù hợp với các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc là
một tiềm năng phát triển sản xuất và thay đổi cơ cấu mặt hàng cà phê tăng giá trị
xuất khẩu.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội
Hiện nay, Việt Nam có trên 600 nghìn ha cà phê được phân bố chủ yếu ở
các tỉnh Tây Nguyên (hơn 90% diện tích) là một điều kiện thuận lợi cho chúng
ta có nguồn cung cà phê cho hoạt động xuất khẩu.
Khi gia nhập WTO, Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển. Được hưởng sự
bình đẳng như các nước xuất khẩu khác, các rào cản xuất khẩu được gỡ bỏ, cơ
hội thị trường mở rộng, điều kiện tiếp nhận các công nghệ sản xuất mới. Tuy
nhiên, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê nước ta cũng cần nhận
thức rõ những khó khăn.
Khả năng cạnh tranh cao của Việt Nam trong quá khứ chủ yếu dựa trên
bốn yếu tố:
- Nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ: Việt Nam là một nước với trên 70%
lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây chính là lợi thế trong sản
xuất và xuất khẩu cà phê của nước ta. Hiện nay số lao động này vẫn được bổ
sung trên 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động mỗi năm. Bên cạnh vấn đề
sức ép giải quyết công ăn việc làm thì đây chính là một lợi thế về nhân lực của
39
Việt Nam. Nước ta luôn có một lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ với chất
lượng lao động được đánh giá là tương đối cao so với một nền nông nghiệp
kém phát triển. Lợi thế này rất có khả năng đảm bảo sự phát triển của xuất khẩu
cà phê trong tương lai.
- Năng suất cao dựa trên sử dụng nhiều nước tưới và phân bón: Mặc dù
nước ta mới tham gia thị trường cà phê quốc tế nhưng Việt Nam đã quản lý và
đạt được mức năng suất cao bằng phương pháp canh tác thâm canh mạnh với
việc ứng dụng cao các loại đầu vào, phân bón và nước tưới. Việt Nam có năng
suất bình quân 1,3 tấn/ha, nhiều nơi đạt từ 4 ÷ 5 tấn/ha so sánh với 0,3 ÷ 0,35
tấn/ha ở các nước châu Phi và Inđônêsia. Brazil và Ấn Độ đạt khoảng 0,8 tấn/ha.
Là một trong những nước trồng cà phê với chi phí thấp nhất cùng với năng suất
cao đã góp phần làm cho giá thành trên một đơn vị sản phẩm ở Việt Nam thấp.
- Khoảng cách vận chuyển: Do Việt Nam có chiều ngang hẹp nên vùng
trồng cà phê gần với khu vực chế biến, điều này làm giảm đáng kể vào chi phí
sản xuất sản phẩm. Hơn nữa, các cùng sản xuất chính cà phê Việt Nam đều gần
các cảng xuất khẩu. Việt Nam nằm ở vị trí thuận lợi cho cả giao thông đường
thủy lẫn đường hàng không nên việc vận chuyển xuất khẩu sang các nước cũng
được dễ dàng. Hàng hóa của nước ta xuất khẩu chủ yếu được vận chuyển bằng
đường biển trong khi nước ta có bờ biển dài với nhiều cảng biển nước sâu cho
thuyền lớn dễ dàng neo đậu và lưu thông. Khi vận chuyển hàng xuất khẩu,
không phải đi qua nhiều lãnh hải các nước khác, điều này là một thuận lợi lớn.
- Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với ngành cà phê
thông thoáng, tạo môi trường bình đẳng cho tất cả các tác nhân tham gia sản
xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê. Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến ngành cà
phê, coi đó là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của đất nước trong
40
thời kỳ đầu của công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Vì vậy đã
có những chính sách đầu tư đáng kể hỗ trợ mạnh mẽ cho sản xuất và xuất khẩu
cà phê của đất nước.
c. Điều kiện xuất khẩu
Trước đây, cà phê xuất khẩu của nước ta chủ yếu là sang các nước XHCN
dưới hình thức hàng đổi hàng. Hiện nay, nhờ chính sách mở cửa nền kinh tế nên
quan hệ buôn bán của Việt Nam đã được mở rộng ra khắp các châu lục. Riêng
cà phê xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt tại hầu hết các thị trường trên thế giới.
Hiện nay ở châu Á, Việt Nam đã vượt qua Inđônêsia đứng số một vể sản
lượng cà phê xuất khẩu và giữ vị trí thứ 3 thế giới, sau Brazil và Côlômbia. Việt
Nam và Inđônêsia là hai nước chính sản xuất cà phê ở châu Á nhưng do mùa vụ
cà phê ở hai nước trái ngược nhau (ở Việt Nam từ tháng 4 đến tháng 10, còn ở
Inđônêsia lại từ tháng 10 đến tháng 4) cho nên ở châu Á hiện nay Việt Nam gần
như không có đối thủ cạnh tranh.
Với những lợi thế trên, nếu biết khắc phục những tồn tại trong sản xuất và
xuất khẩu cà phê, đồng thời tận dụng và phát huy triệt để những lợi thế sẵn có sẽ
góp phần làm cho chi phí sản xuất cà phê thấp hơn các nước khác. Đây chính là
cơ sở cho phép chúng ta có thể cạnh tranh trên thị trường ngay cả khi thị trường
này đang khủng hoảng thừa.
 Những khó khăn
a. Điều kiện tự nhiên
- Mùa khô kéo dài ở hai vùng sản xuất cà phê là Tây Nguyên và Đông
Nam Bộ gây trở ngại cho việc sản xuất cà phê, đặc biệt là đối với Tây Nguyên.
41
Do lượng nước ít nên phải tưới nước thường xuyên làm cho chi phí tăng đáng
kể, giảm hiệu quả kinh tế.
- Mùa mưa có lượng mưa tập trung quá lớn gây xói mòn, chảy trôi đất làm
mất đi nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất hữu cơ nuôi cây, do vậy phải trồng
vành đai rừng phòng hộ, che phủ đất, bón phân để bổ sung chất dinh dưỡng.
Ngoài ra hệ thống đường giao thông ở các vùng trồng cà phê rất kém nên sau
mỗi mùa mưa lại phải tu sửa, rất khó khăn và tốn kém,… tất cả những chi phí đó
làm giảm lợi nhuận sản xuất cà phê.
- Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết nóng và ẩm rất thuận lợi cho sâu bệnh,
cỏ dại hại cà phê phát triển.
- Gió mạnh ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, bão, gió nóng ở miền Trung,
gió mùa Đông Bắc kéo dài làm giảm nhiệt độ xuống quá mức giới hạn của cây
cà phê, thậm chí cả sương muối phía Bắc,… gây thiệt hại không nhỏ đến kinh
doanh cà phê của nước ta.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Ngành cà phê là một ngành đoi hỏi phải có vốn đầu tư lớn nhưng chúng
ta hiện nay lại đang rất khó khăn về vốn mặc dù Nhà nước đã chú trọng đầu tư
cho ngành cà phê hơn, song vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu.
- Sự yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất cà phê của
nước ta như: hệ thống giao thông vận tải, hệ thống các công trình thủy lợi, các
cơ sở chế biến bảo quản không thể đáp ứng nổi yêu cầu của sản xuất.
- Thêm vào đó nguồn vật tư kỹ thuật, hàng hóa phục vụ cho sản xuất cà
phê nói chung còn thiếu, nhiều loại còn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Mặt khác
hệ thống cung ứng và chuyển giao kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
42
Người sản xuất nói chung phải chạy lo tất cả các khâu trong quá trình sản xuất.
Bên cạnh đó một số chính sách kinh tế còn thiếu phù hợp gây ít nhiều trở ngại
cho sản xuất như: chính sách đầu tư, cho vay, đất đai, thị trường giá cả, thuế,…
cơ chế chuyển đổi còn chậm tạo ra sự trì trệ trong sản xuất.
2.1.1.4. Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam
Cà phê ở Việt Nam được phân bổ từ Bắc tới Nam trên nhiều tỉnh trung du,
miền núi và cao nguyên. Trước kia, người ta trồng cả 3 loại: cà phê chè
(Arbica), cà phê vối (Rabuta) và cà phê mít (Enclsa). Nay cà phê mít bị loại bỏ
dần vì giá trị kinh tế thấp. Còn lại cà phê chè, cà phê vối do hai loại cà phê này
có yêu cầu và điều kiện sinh thái khác nhau nên được trồng ở các vùng khác
nhau, cà phê vối được trồng chủ yếu ở các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
còn cà phê chè rất thích hợp với điều kiện tự nhiên của miền Bắc nên được trồng
nhiều ở miền Bắc.
Do chú trọng đầu tư thâm canh nên cà phê Việt Nam đạt năng suất và sản
lượng cao. Liên tục nhiều năm năng suất tăng rõ rệt.
BẢNG 2.1. DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG, NĂNG SUẤT CÀ PHÊ VIỆT NAM
CÁC NĂM 1995 – 2014
Năm Diện tích
(nghìn
ha)
Diện tích
tăng/giảm so
với năm
trước
(nghìn ha)
Sản lượng
(nghìn
tấn)
Sản lượng
tăng so
với năm
trước
(nghìn ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Năng suất
tăng/giảm so
với năm
trước
(tấn/ha)
1995 186,4 - 218,0 - 1,169528 -
43
1996 254,2 67,8 316,9 98,9 1,246656 0,077128
1997 340,3 86,1 420,5 103,6 1,235674 -0,01098
1998 370,6 30,3 427,4 6,9 1,153265 -0,08241
1999 477,7 107,1 553,2 125,8 1,158049 0,004784
2000 561,9 84,2 802,5 249,3 1,42819 0,270141
2001 565,3 3,4 840,6 38,1 1,486998 0,058808
2002 522,2 -43,1 699,5 -141,1 1,339525 -0,14747
2003 510,2 -12 793,7 94,2 1,555664 0,216139
2004 496,8 -13,4 836,0 42,3 1,68277 0,127105
2005 497,4 0,6 752,1 -83,9 1,512063 -0,17071
2006 497,0 -0,4 985,3 233,2 1,982495 0,470432
2007 506,4 9,4 961,2 -24,1 1,898104 -0,08439
2008 525,1 18,7 996,3 35,1 1,897353 -0,00075
2009 534,2 9,1 1.090,0 93,7 2,040434 0,143081
2010 548,2 14 1.105,7 15,7 2,016965 -0,02347
2011 533,8 -14,4 1.167,9 62,2 2,187898 0,170933
2012 574,2 40,4 1.292,4 124,5 2,250784 0,062886
2013 584,6 10,4 1.289,5 -2,9 2,205782 -0,045
2014 639,0 54,4 1.300,0 10,5 2,034429 -0,17135
(Nguồn:WorldBank, BộNông nghiệp và pháttriển nông thôn)
44
HÌNH 2.1. BIỂU ĐỒ SỰ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ VIỆT
NAM
CÁC NĂM 1995 - 2014
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng:
- Diện tích trồng cà phê của Việt Nam tăng mạnh trong 5 năm 1995 đến 2000 (từ
186,4 nghìn ha năm 1995 lên 562,9 nghìn ha năm 2000). Những năm sau đó, do
chủ trương đổi mới phương hướng sản xuất cà phê theo hướng giữ tổng diện tích
cà phê không đổi hoặc giảm chút ít ở mức 450.000 ha đến 500.000 ha, nhưng
thay đổi về cơ cấu chủng loại cà phê.
- Sản lượng cà phê tăng hàng năm nhìn chung có xu hướng tăng, năm sau cao
hơn năm trước, đặc biệt năm 2014 sản lượng cà phê Việt Nam đạt 1.000.000 tấn.
- Tuy diện tích trồng cà phê hàng năm dao động không nhiều quanh mức
500.000 ha nhưng sản lượng lại tăng đều đặn qua các năm là do năng suất cây cà
phê đang tăng lên từng ngày từ mức 1,17 tấn/ha năm 1996 đến năm 2014 năng
suất trung bình đã đạt ngưỡng 2,03 tấn/ha.
2.1.2. Tổng quan về thị trường cà phê thế giới
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
dien tich
san luong
45
Trên thế giới hiện nay có 75 nước trồng cà phê với diện tích trên 10 triệu
hecta và sản lượng hàng năm biến động trên dưới 6 triệu tấn. Năng suất bình
quân chưa vượt quá 6 tạ nhân/ha. Trong đó ở châu Phi có 28 nước năng suất
bình quân không vượt quá 4 tạ nhân/ha. Nam Mỹ đạt dưới 6 tạ nhân/ha. Bốn
nước có diện tích cà phê lớn nhất đó là: Brazil trên 3 triệu hecta chiếm 25% sản
lượng cà phê thế giới, Côte D'Lvoire (châu Phi), Inđônêsia (châu Á) mỗi nước
khoảng 1 triệu hecta và Côlômbia có gần 1 triệu hecta với sản lượng hàng năm
đạt trên dưới 700 ngàn tấn. Do áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật mới như giống
mới và mật độ trồng dày nên đã có hàng chục nước đưa năng suất bình quân đạt
trên 1 tấn/ha. Điển hình có Costa Rica ở Trung Mỹ với diện tích cà phê chè là
85.000 ha nhưng đã đạt năng suất bình quân trên 1.400 kg/ha.
Phân bổ sản lượng cà phê thế giới theo các khu vực này có thể được tóm
tắt như sau: Châu Mỹ sản xuất ra 60 - 70 % sản lượng cà phê thế giới, tức là
khoảng gần 4 triệu tấn cà phê nhân. Châu Phi sản xuất ra 20 - 22% khoảng hơn 1
triệu tấn. Châu Á hàng năm sản xuất khoảng 70 ngàn tấn cà phê chiếm 12% sản
lượng toàn thế giới, sản lượng cà phê hàng năm biến động thất thường nhưng
theo chiều hướng ngày càng tăng. Thập kỷ 70 sản lượng trung bình đạt 4,5 triệu
tấn trên một năm; thập kỷ 80 tăng nên 5,5 triệu tấn trong một năm; sang thập kỷ
90 con số đã là 6 triệu tấn một năm cho tới nay con số này đã lên tới 6,2 triệu tấn
1 năm.
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, tổng sản lượng cà phê (gồm cà phê
Arabica và Robusta) thế giới năm 2013/14 sẽ đạt 150,47 triệu bao (bao 60 kg),
điều chỉnh tăng 4,14 triệu bao so với dự báo hồi tháng 6/2013, song giảm 2,80
triệu bao so với mức cao kỷ lục 153,27 triệu bao của năm 2012/13, với sản
lượng sẽ đạt kỷ lục ở Việt Nam và giảm ở Braxin, Inđônêxia, Mêhicô và Trung
46
Mỹ. Trong đó, tổng sản lượng cà phê Arabica thế giới sẽ đạt 86,66 triệu bao,
giảm so với 89,89 triệu bao của năm 2012/13; và tổng sản lượng cà phê Robusta
sẽ đạt 63,81 triệu bao, tăng nhẹ so với 63,38 triệu bao của năm 2012/13.
BẢNG 2.2. SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM
Đvt: nghìn bao(01bao = 60kg)
Niên vụ
2011 – 2012
Niên vụ
2012 – 2013
Niên vụ
2013 – 2014
Tổng sản lượng 144.040 153.268 150.465
Brazil 49.200 56.100 53.100
Việt Nam 26.000 26.500 28.500
Inđônêsia 8.300 10.500 9.500
Côlômbia 7.655 9.925 10.000
Êtiôpia 6.320 6.325 6.350
Ấn Độ 5.230 5.303 5.125
Hônđurat 5.600 4.600 5.000
Mêhicô 4.300 4.500 3.800
Pêru 5.200 4.300 3.850
Goatêmala 4.410 4.210 3.885
Các nước khác 21.825 21.005 21.355
(nguồn WB, Bộ NN&PTNN)
Do sự xuất hiện và gây tác hại của bệnh gỉ sắt cà phê tại nhiều nước
Trung và Nam Mỹ từ năm 1970 trở lại đây đã gây thêm những khó khăn và tốn
kém cho nghề trồng cà phê ở khu vực này. Cà phê chè hiện nay vẫn chiếm 70%
sản lượng của thế giới. Diện tích cà phê chè được trồng tập trung chủ yếu ở
47
Trung và Nam Mỹ, một số nước ở Đông Phi như: Kenya, Cameroon, Ethiopie,
Tanzania và một phần ở châu Á như: Indonesia, Ấn Độ, Philippines.
Thị trường cà phê trên thế giới trong những năm vừa qua thường chao
đảo, không ổn định nhất là về giá cả. Tổ chức cà phê thế giới (ICO) do không
còn giữ được hạn ngạch xuất nhập khẩu, giá cả trôi nổi trên thị trường tự do
cho nên có những giai đoạn giá cà phê xuống thấp chưa từng có so với vài
chục năm trở lại đây. Tình trạng này đã dẫn đến hậu quả là nhiều nước phải
hủy bỏ bớt diện tích cà phê, hoặc không tiếp tục chăm sóc vì kinh doanh
không còn thấy có hiệu quả. Năm 1994 do những đợt sương muối và sau đó
là hạn hán diễn ra ở Brazil, vì vậy đã làm cho sản lượng cà phê của nước này
giảm xuống gần 50%, do đó đã góp phần làm cho giá cà phê tăng vọt, có lợi
cho những người xuất khẩu cà phê trê thế giới.
Cà phê là một loại nước uống cao cấp, nhu cầu đòi hỏi của người tiêu
dùng vẫn không ngừng tăng lên, chưa có những sản phẩm nhân tạo được chấp
nhận để thay thế 47hoc à phê, vì vậy việc trồng, xuất khẩu, nhập khẩu loại
hàng hóa đặc biệt này vẫn có một ý nghĩa kinh tế lớn đối với nhiều nước.Vấn
đề quan trọng cần có nhận thức đầy đủ là: sản phẩm cà phê đem ra thị trường
phải đảm bảo chất lượng. Trong cơ chế thị trường: Tiền nào – của nấy, lại
càng đúng với mặt hàng cà phê.
2.1.3. Tình hình xuất khẩu cà phê
2.1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê
a. Cung cà phê thế giới
48
Sự dao động về cung trước hết là ở Brazil – nước sản xuất và xuất khẩu cà
phê lớn nhất thế giới. Brazil có vai trò rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn
đến xuất khẩu cà phê thế giới nói chung và cà phê Việt Nam nói riêng.
Hai nước dẫn đầu cà phê thế giới là Brazil và Côlômbia khi các nước này
bị mất mùa hoặc gặp thiên tai thì ngay lập tức cung cà phê thế giới bị sụt giảm
rõ rệt và do đó giá cà phê thế giới sẽ tăng vọt do mất sự cân đối cung cầu.
Ngược lại, nếu được mùa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả cà phê thế giới.
Trong những năm gần đây do thời tiết không ổn định ảnh hưởng rất lớn đến sản
lượng cà phê thế giới làm cho kho cà phê thế giới luôn trong tình trạng cạn kiệt
nhưng trong vài năm trở lại đây, thị trường cà phê thế giới bắt đầu suy thoái và
một trong các lý do cơ bản là do tình trạng cung vượt quá cầu mà nguyên nhân
là Brazil liên tục được mùa cà phê.
b. Cầu cà phê thế giới
Chúng ta biết rằng 99% sản lượng cà phê Việt Nam sản xuất là để xuất
khẩu. Do vậy, cầu cà phê thế giới chính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến
quyết định lượng cà phê sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay, nhu cầu
thế giới về cà phê Việt Nam ngày càng tăng lên. Đây là một yếu tố quan trọng
làm tăng mức sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong những năm qua.
Tóm lại, hiện nay, cung cầu cà phê thế giới có những biến động phức tạp.
Cầu cà phê thế giới tương đối ổn định, còn cung hiện nay vượt xa nhu cầu thị
trường cà phê thế giới đang sa sút.
Một nguyên nhân quan trọng tác động vào cung cầu cà phê thế giới là giá
cả. Giá cà phê thế giới giảm dần và giữ giá trong nhiều năm qua do sản xuất ở
châu Á tăng mạnh, dự trữ cà phê thế giới cao. Việt Nam cũng đã cắt giảm 20 ÷
49
30% diện tích trồng cà phê để hạn chế lượng cung cà phê góp phần khắc phục
tình trạng “bội thực” cà phê của thị trường thế giới.
2.1.3.2. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian qua
a. Chất lượng cà phê xuất khẩu
Chất lượng hàng nông sản nói chung và cà phê nói riêng phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố như: điều kiện tự nhiên, giống, kỹ thuật gieo giống, thu hoạch, chế
biến và quá trình tiêu thụ sản phẩm. Nếu bất cứ khâu nào trong cả quá trình
không hoàn thiện sẽ đều ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Sản phẩm cà phê Việt Nam hầu hết được chọn lọc qua nhiều thập kỷ được
gieo trồng trên những vùng đất có khí hậu thích hợp, đặc biệt trên những vùng
cao từ 300 mét trở lên nên cà phê càng có ưu thế tạo hương vị thơm ngon, được
nhiều người ưa chuộng.
Từ đầu những năm 1990, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng đột
biến. Do công tác quản lý cà phê không theo kịp nên chất lượng cà phê có phần
giảm sút so với trước đây. Tình trạng hạt đen, hạt lên men, hạt thối lẫn lộn cùng
với nhiều tạp chất không đảm bảo về chất lượng dẫn đến giá xuất khẩu thấp gây
thiệt hại cho việc xuất khẩu.
Bên cạnh đó do quá trình chế biến (sơ chế) rất phân tán, thô sơ, thiếu kỹ
thuật nên chất lượng cà phê thường kém mặc dù chúng ta có nguồn đầu vào
thơm ngon, chất lượng tốt. Vấn đề tồn tại phổ biến hiện nay trong các lô hàng cà
phê xuất khẩu của Việt Nam là tỷ lệ hạt đen, hạt vỡ cao, độ ẩm cao, tạp chất
vượt quá quy định. Hiện nay, do chất lượng cà phê Việt Nam chưa được đảm
bảo nên khách hàng thường phải mang cà phê Việt Nam đi tái chế ở một số
nước trung gian trước khi đưa đến nơi tiêu thụ chính thức. Vì thế, họ thường trả
50
với giá thấp hơn nhiều so với giá quốc tế. Công tác quản lý xuất khẩu nói chung
và quản lý chất lượng nói riêng đang ngày một được coi trọng hơn. Góp phần
cải thiện mặt hàng cà phê xuất khẩu. Nếu trước đây có nhiều khách hàng than
phiền về chất lượng cà phê Việt Nam thì đến nay chất lượng cà phê Việt Nam đã
có những chuyển biến đáng kể, với những tiến bộ rõ rệt.
Hãng Nestle SA nhận định: Cà phê Việt Nam có hương vị độc đáo, hương
vị này rất hiếm có ở cà phê cùng loại của các nước khác. Hãng ED và Fman
đánh giá rất cao về chất lượng cà phê Việt Nam. Nhiều nhà máy xay rang ở Mỹ
cho rằng cà phê Việt Nam khi pha chế có hương vị rất phù hợp với người tiêu
dùng Mỹ.
Hiện nay, cà phê xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là cà phê loại II chiếm
khoảng 80%, 6÷8% cà phê hạt đen, vỡ còn lại cà phê xuất khẩu loại I chưa quá
6%.
Trên thực tế, khách hàng chỉ quan tâm đến một số chỉ tiêu ngoại hình
như: kích thước, màu sấc, độ ẩm và các khuyết tật khác của hạt chứ không theo
một tiêu chuẩn nào.
 Về kích thước hạt: Kích thước hạt là một chỉ tiêu quan trọng cả về chất
lượng cũng như năng suất cà phê theo đánh giá quốc tế:
- Cà phê loại I: Hạt có kích thước trên sàng N16
- Cà phê loại II: Hạt có kích thước trên sàng N14
- Loại không sử dụng được lọt sàng N10
Ở nước ta, những nông trường có vườn cây tốt, năng suất cao và ổn định
thì loại hạt I chiếm 50÷60% và xấp xỉ 40% loại II. Như vậy, xét về mặt kích
thước cà phê Việt Nam có trên 95% khối lượng hạt tiêu chuẩn xuất khẩu, trong
nhiều năm qua, chất lượng cà phê xuất khẩu nói chung còn nhiều khuyết điểm.
51
 Về chất lượng:
Chất lượng cà phê không ổn định, đáng chú ý là các dạng hạt đen, nâu,
xanh non quả khô, sâu,… vẫn còn nhiều là do người sản xuất tranh thủ hái cà
phê khi đầu vụ thu hoạch, thêm vào đó, quá trình thu hái cà phê của khu vực tự
nhiên không đảm bảo, tạp chất lẫn nhiều, hơn nữa công trình chế biến chưa đảm
bảo xay xát mua bán cà phê ngay khi còn độ ẩm cao.
Thông thường, cà phê xuất khẩu phải qua trung gian mới đến các nhà máy
trực tiếp xuất khẩu. Trước đây, người sản xuất thường xay xát, chế biến thành cà
phê xô có độ ẩm từ 17 ÷ 20%. Do đó, để xuất khẩu người xuất khẩu phải tái chế
51hoc à phê có độ ẩm phù hợp đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu (dưới 12%) nên
vừa gây thiệt hại cho người sản xuất vừa ảnh hưởng đến lượng cà phê xuất khẩu.
Bên cạnh đó, tập quán quen xuất khẩu cà phê xô, có quy định độ ẩm, tỷ lệ hạt
đen, vỡ và có lẫn tạp chất nên đã không khuyến khích được người sản xuất nâng
cao chất lượng sản phẩm.
Như vậy, để cà phê Việt Nam có thể cạnh tranh được trên thị trường thế
giới cần phải chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa bằng cách khắc
phục các nhược điểm còn tồn tại ở trên. Đồng thời, phát huy những ưu thế đặc
trưng của cà phê Việt Nam cả về chất lượng và hương vị thơm ngon vốn có của
nó để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng quốc tế.
b. Sản lượng và giá cà phê xuất khẩu
Trong những năm vừa qua, sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam
tăng nhanh và cà phê trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược
của Việt Nam với giá trị kim ngạch xuất khẩu tương đối cao. Cà phê đứng thứ
hai chỉ sau gạo về kim ngạch xuất khẩu nông sản.
52
BẢNG 2.3. SẢN LƯỢNG, GIÁ CẢ, KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM
CÁC NĂM 1995 – 2014
Năm
Sản lượng xuất
khẩu (nghìn tấn)
Giá xuất khẩu bình
quân (USD/tấn)
Kim ngạch xuất
khẩu (USD)
1995 218,0 2.569,0 560.042
1996 283,7 1.410,8 400.243,96
1997 391,6 1.260,7 493.690,12
1998 381,8 1.555,2 593.775,36
1999 482,4 1.213,1 585.199,44
2000 733,9 683,2 501.400,48
2001 931,1 420,2 391.248,22
2002 718,5 448,5 322.247,25
2003 749,2 673,7 504.736,04
2004 974,7 657,6 640.962,72
2005 892,3 824,1 735.344,43
2006 980,8 1.240,8 1.216.976,64
2007 989,0 1.350,0 1.335.150
2008 994,0 2.012,0 1.999.928
2009 1.042,0 1.537,0 1 601 554
2010 1.100,1 1.518,1 1.670.061,81
2011 1.200,2 2.250,0 2.700.450
2012 1.760,0 2.125,0 3.740.000
2013 1.320,0 2.113,8 2.790.216
2014 1.730,1 2.092,4 3.620.061,24
(nguồn Bộ NN&PTNN)
53
Có thể nói rằng sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng lên
rất nhanh qua các năm (từ 218.000 tấn năm 1995 lên 1.730.100 tấn năm
2014), điều này kéo theo kim ngạch xuất khẩu cà phê cũng tăng mạnh qua
các năm. (từ 560.042.000 USD năm 1995 lên 3.620.062.240 USD năm
2014)
Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu không phải là yếu tố duy nhất tác
động đến kim ngạch xuất khẩu. Một yếu tố khác rất quan trọng đó là giá
xuất khẩu. Giá này một phần phụ thuộc vào giá trên thị trường thế giới,
một phần phụ thuộc vào chất lượng cà phê xuất khẩu của nước ta. Giá cà
phê nước ta luôn thấp hơn giá thế giới 100 ÷ 200 USD/tấn là do chất
lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam không đồng đều, lẫn lộn hàng tốt và
hàng xấu. Nguyên nhân là do việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế,
chưa triệt để và đang bị buông lỏng cả hai khâu sản xuất và tiêu thụ. Hiện
tại, các hộ nông dân đang sở hữu trên 80% diện tích trồng cây cà phê của
cả nước nhưng lại bị tách rời với khoa học kỹ thuật và diễn ra tình trạng
“mạnh ai nấy làm”. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp chế biến không theo
kịp với tốc độ tăng của sản lượng do công nghệ chế biến đã quá lạc hậu.
Hiện nay, cứ đến mùa thu hoạch, người sản xuất lo lắng trong khâu tiêu
thụ sản phẩm làm ra, ngành chế biến còn lúng túng hơn vì xưởng chế
biến không đáp ứng nổi nhu cầu. Đây cũng chính là một nguyên nhân
quan trọng dẫn đến tình trạng chất lượng cà phê Việt Nam không được
tốt.
c. Thị trường cà phê xuất khẩu của Việt Nam
54
 Thị trường truyền thống trong thập kỷ 80-90
Trước thập kỷ 90, các nước SNG, Đông Âu, Singapore, Hồng Kông,
Pháp, Thụy Sĩ,… là những khách hàng của Việt Nam. Đặc biệt Singapore là
nước nhập khẩu cà phê của Việt Nam nhiều nhất (năm 1986 nhập 7.074 tấn);
năm 1986 Anbani nhập 620 tấn, Ba Lan 300 tấn, Bungari 360 tấn, Đông Đức
807 tấn. Các nước này chính là những khách hàng thường xuyên và ổn định của
ngành cà phê Việt Nam trong những năm 80. Do những biến động của cuộc
khủng hoảng kinh tế và chính trị trong những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ
90 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu cà phê Việt Nam, làm cho sản
lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này bị giảm sút nhanh
chóng. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và thị trường Liên Xô cũ và các nước
Đông Âu đã bị gián đoạn trong một thời gian tương đối dài. Tuy nhiên, khi cuộc
khủng hoảng đã dần đi vào thế ổn định, cà phê Việt Nam nên phát huy và giữ
vững vị trí xứng đáng vốn có trên các thị trường này. Bởi đây là các thị trường
có dung lượng lớn, hiệu quả cao mà trước dây Việt Nam đã từng xuất sang với
khối lượng cà phê tương đối lớn và ít phải cạnh tranh hơn so với các thị trường
khác trên thế giới. Và điều đặc biệt quan trọng là tại thị trường này, người dân
đã quen với việc sử dụng cà phê hàng ngày và sức mua ngày càng tăng lên.
Những năm đầu thập kỷ 90, Singapore đã tăng cường nhập khẩu cà phê
Việt Nam. Năm 1990 riêng Singapore đã nhập 17.631 tấn chiếm 19,67% tổng
sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Những năm sau đó, tuy khối lượng cà
phê xuất sang Singapore tăng lên nhưng có xu hướng giảm về tỷ trọng vì nguyên
nhân chính là Việt Nam đang có sự thay đổi trong chính sách xuất khẩu cà phê,
muốn mở rộng thị trường xuất khẩu trực tiếp, giảm xuất khẩu sang các thị
trường trung gian để tránh bị ép giá xuất khẩu.
55
 Thị trường tiêu thụ cà phê lớn của Việt Nam hiện nay:
Việt Nam đã thâm nhập và bán được một khối lượng cà phê tương đối lớn
vào các thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới như Anh, Đức, Pháp, Ý,
Nhật, Úc,… đặc biệt là hai thị trường mới đầy tiềm năng là Mỹ và Hy Lạp. 10
tháng sau khi Mỹ bãi bỏ cấm vận đối với Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu
cà phê của Việt Nam vào thị trường Mỹ đạt 23 triệu USD. Và chỉ qua 2 năm đầu
tiên khai thác kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Mỹ đã chiếm 12% tổng kim
ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước ra thị trường thế giới. Đến năm 2000, kim
ngạch xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ đã chiếm 22,49% tổng kim ngạch
xuất khẩu cà phê Việt Nam sang 10 thị trường nhập khẩu cà phê Việt Nam lớn
nhất. Cho tới tận bây giờ, Mỹ vẫn là một thị trường tiêu thụ cà phê lớn của Việt
Nam, chỉ đứng sau CHLB Đức.
Tại châu Á có một số thị trường rất hấp dẫn đối với cà phê Việt Nam như
Nhật Bản và Trung Quốc. Tuy nhiên cho đến nay, cả 2 thị trường này đề chưa
được khai thác một cách đầy đủ. Mặc dù cà phê của Việt Nam đã xâm nhập
được vào thị trường Nhật Bản nhưng vẫn còn chiếm một tỷ lệ nhỏ so với nhu
cầu tiêu dùng của nước này. Còn đối với Trung Quốc, mặc dù có truyền thống
uống trà từ xa xưa nhưng hiện nay, tại các thành phố lớn, các khu du lichj và
khu công nghiệp nhu cầu tiêu dùng cà phê ngày một gia tăng. Do đó, Trung
Quốc ngày càng trở thành một thị trường vô cùng tiềm năng và rộng lớn. Hơn
thế nữa, do điều kiện địa lý 2 nước Việt – Trung nằm sát nhau nên việc giao lưu
buôn bán giữa 2 nước vô cùng thuận lợi. Chính vì thế khi xuất khẩu cà phê sang
Trung Quốc, chi phí vận chuyển lại là một lợi thế cạnh tranh so với các nước
cùng xuất khẩu cà phê vào thị trường này và đây cũng chính là cơ hội cho Việt
Nam có thể thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê.
56
BẢNG 2.4. GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM
PHÂN THEO NƯỚC VÀ VÙNG LÃNH THỔ NĂM 2014
Nước Khối lượng(tấn) Giá trị (nghìn USD)
CHLB Đức 248.677 502.866
Mỹ 165.253 361.834
Italia 118.787 239.072
Tây Ban Nha 113.571 232.329
Bỉ 108.784 217.539
Nhật Bản 75.797 168.469
Nga 44.969 110.275
Pháp 32.481 64.704
Philippin 26.441 77.336
Angiêri 28.492 55.208
Trung Quốc 7.072 21.138
Anh 5.674 12.277
Ấn Độ 4.522 7.996
Các nước
khác
618.229 1.584.581
Tổng 1.598.749 3.655.626
(nguồn: Bộ NN&PTNT)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY

More Related Content

What's hot

ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...Jenny Hương
 
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)Quynh Anh Nguyen
 
Bai tap kinh te vi mo
Bai tap kinh te vi moBai tap kinh te vi mo
Bai tap kinh te vi moTrung Billy
 
On tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co banOn tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co banCam Lan Nguyen
 
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùngLí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùngMĩm's Thư
 
Quan hệ ngang giá: LOP và PPP
Quan hệ ngang giá: LOP và PPPQuan hệ ngang giá: LOP và PPP
Quan hệ ngang giá: LOP và PPPemythuy
 
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầupehau93
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2Mon Le
 
Bài 2 thị trường- cung và cầu
Bài 2  thị trường- cung và cầuBài 2  thị trường- cung và cầu
Bài 2 thị trường- cung và cầuQuyen Le
 
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)pikachukt04
 
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977tranthaong
 
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tếĐề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tếSương Tuyết
 
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT MẬU DỊCH QUỐC TẾ CỔ ĐIỂN
CHƯƠNG 1:LÝ THUYẾT MẬU DỊCH QUỐC TẾ CỔ ĐIỂNCHƯƠNG 1:LÝ THUYẾT MẬU DỊCH QUỐC TẾ CỔ ĐIỂN
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT MẬU DỊCH QUỐC TẾ CỔ ĐIỂNZelda NGUYEN
 
bài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môbài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môTrung Billy
 

What's hot (20)

ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
 
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
 
Luận án: Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam (2010-2020)
Luận án: Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam (2010-2020)Luận án: Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam (2010-2020)
Luận án: Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam (2010-2020)
 
Bai 2 gdp
Bai 2  gdpBai 2  gdp
Bai 2 gdp
 
Bai tap kinh te vi mo
Bai tap kinh te vi moBai tap kinh te vi mo
Bai tap kinh te vi mo
 
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAYĐề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
 
On tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co banOn tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co ban
 
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùngLí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
 
Quan hệ ngang giá: LOP và PPP
Quan hệ ngang giá: LOP và PPPQuan hệ ngang giá: LOP và PPP
Quan hệ ngang giá: LOP và PPP
 
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2
 
Bài 2 thị trường- cung và cầu
Bài 2  thị trường- cung và cầuBài 2  thị trường- cung và cầu
Bài 2 thị trường- cung và cầu
 
Đề tài: Tìm hiểu cung cầu của xăng dầu ở Việt Nam hiện nay
Đề tài: Tìm hiểu cung cầu của xăng dầu ở Việt Nam hiện nayĐề tài: Tìm hiểu cung cầu của xăng dầu ở Việt Nam hiện nay
Đề tài: Tìm hiểu cung cầu của xăng dầu ở Việt Nam hiện nay
 
Tai chinh cong
Tai chinh congTai chinh cong
Tai chinh cong
 
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAYĐề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
 
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
 
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977
 
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tếĐề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
 
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT MẬU DỊCH QUỐC TẾ CỔ ĐIỂN
CHƯƠNG 1:LÝ THUYẾT MẬU DỊCH QUỐC TẾ CỔ ĐIỂNCHƯƠNG 1:LÝ THUYẾT MẬU DỊCH QUỐC TẾ CỔ ĐIỂN
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT MẬU DỊCH QUỐC TẾ CỔ ĐIỂN
 
bài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môbài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi mô
 

Similar to LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY

Mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá ở Việt Nam.pdf
Mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá ở Việt Nam.pdfMức truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá ở Việt Nam.pdf
Mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá ở Việt Nam.pdfHanaTiti
 
Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Kim Ngạch Xuất Khẩu Các Nhóm Hàng Của Việt...
Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Kim Ngạch Xuất Khẩu Các Nhóm Hàng Của Việt...Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Kim Ngạch Xuất Khẩu Các Nhóm Hàng Của Việt...
Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Kim Ngạch Xuất Khẩu Các Nhóm Hàng Của Việt...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán ở Việt Nam.pdf
Chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán ở Việt Nam.pdfChính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán ở Việt Nam.pdf
Chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán ở Việt Nam.pdfHanaTiti
 
Bài giảng cơ sở hình thành giá cả học viện tài chính
Bài giảng cơ sở hình thành giá cả   học viện tài chínhBài giảng cơ sở hình thành giá cả   học viện tài chính
Bài giảng cơ sở hình thành giá cả học viện tài chínhjackjohn45
 
de an mon hoc (8).doc
de an mon hoc  (8).docde an mon hoc  (8).doc
de an mon hoc (8).docLuanvan84
 
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docxĐề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docxAnhThNguyn984756
 
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Đồng Đô La Mỹ Lên Giá Trị Xuất Khẩu Của Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Đồng Đô La Mỹ Lên Giá Trị Xuất Khẩu Của Việt NamLuận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Đồng Đô La Mỹ Lên Giá Trị Xuất Khẩu Của Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Đồng Đô La Mỹ Lên Giá Trị Xuất Khẩu Của Việt NamNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳ
Chiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa KỳChiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳ
Chiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳluanvantrust
 
Chương 2 b
Chương 2 bChương 2 b
Chương 2 bLinh Lư
 
Chiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳ
Chiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa KỳChiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳ
Chiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳluanvantrust
 
Chinh sach-ty-gia-hoi-doai
Chinh sach-ty-gia-hoi-doaiChinh sach-ty-gia-hoi-doai
Chinh sach-ty-gia-hoi-doaita61090
 
Kinh tế vĩ mô, ppt chương 8 hệ thống tiền tệ
Kinh tế vĩ mô, ppt chương 8 hệ thống tiền tệKinh tế vĩ mô, ppt chương 8 hệ thống tiền tệ
Kinh tế vĩ mô, ppt chương 8 hệ thống tiền tệTrnBo576807
 
Quan tri rui ro tong hop (draft)
Quan tri rui ro   tong hop (draft)Quan tri rui ro   tong hop (draft)
Quan tri rui ro tong hop (draft)songkhue105
 
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt NamLuận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Similar to LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY (20)

Mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá ở Việt Nam.pdf
Mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá ở Việt Nam.pdfMức truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá ở Việt Nam.pdf
Mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá ở Việt Nam.pdf
 
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt NamYếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
 
Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Kim Ngạch Xuất Khẩu Các Nhóm Hàng Của Việt...
Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Kim Ngạch Xuất Khẩu Các Nhóm Hàng Của Việt...Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Kim Ngạch Xuất Khẩu Các Nhóm Hàng Của Việt...
Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Kim Ngạch Xuất Khẩu Các Nhóm Hàng Của Việt...
 
Chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán ở Việt Nam.pdf
Chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán ở Việt Nam.pdfChính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán ở Việt Nam.pdf
Chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán ở Việt Nam.pdf
 
Bài giảng cơ sở hình thành giá cả học viện tài chính
Bài giảng cơ sở hình thành giá cả   học viện tài chínhBài giảng cơ sở hình thành giá cả   học viện tài chính
Bài giảng cơ sở hình thành giá cả học viện tài chính
 
de an mon hoc (8).doc
de an mon hoc  (8).docde an mon hoc  (8).doc
de an mon hoc (8).doc
 
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docxĐề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
 
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Đồng Đô La Mỹ Lên Giá Trị Xuất Khẩu Của Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Đồng Đô La Mỹ Lên Giá Trị Xuất Khẩu Của Việt NamLuận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Đồng Đô La Mỹ Lên Giá Trị Xuất Khẩu Của Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Đồng Đô La Mỹ Lên Giá Trị Xuất Khẩu Của Việt Nam
 
Chiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳ
Chiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa KỳChiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳ
Chiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳ
 
Chương 2 b
Chương 2 bChương 2 b
Chương 2 b
 
Chiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳ
Chiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa KỳChiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳ
Chiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳ
 
Tcdk002 kinh te v mo
Tcdk002 kinh te v  moTcdk002 kinh te v  mo
Tcdk002 kinh te v mo
 
Chinh sach-ty-gia-hoi-doai
Chinh sach-ty-gia-hoi-doaiChinh sach-ty-gia-hoi-doai
Chinh sach-ty-gia-hoi-doai
 
Thuyết trình
Thuyết trìnhThuyết trình
Thuyết trình
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Trung Quốc - Mỹ Latinh Và Bài Học Kin...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Trung Quốc - Mỹ Latinh Và Bài Học Kin...Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Trung Quốc - Mỹ Latinh Và Bài Học Kin...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Trung Quốc - Mỹ Latinh Và Bài Học Kin...
 
Kinh tế vĩ mô, ppt chương 8 hệ thống tiền tệ
Kinh tế vĩ mô, ppt chương 8 hệ thống tiền tệKinh tế vĩ mô, ppt chương 8 hệ thống tiền tệ
Kinh tế vĩ mô, ppt chương 8 hệ thống tiền tệ
 
Tác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tế
Tác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tếTác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tế
Tác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tế
 
Quan tri rui ro tong hop (draft)
Quan tri rui ro   tong hop (draft)Quan tri rui ro   tong hop (draft)
Quan tri rui ro tong hop (draft)
 
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt NamLuận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
 
Luận Văn Phân Tích Tác Động Của Giá Dầu Lên Cán Cân Thương Mại Tại Việt Nam
Luận Văn Phân Tích Tác Động Của Giá Dầu Lên Cán Cân Thương Mại Tại Việt NamLuận Văn Phân Tích Tác Động Của Giá Dầu Lên Cán Cân Thương Mại Tại Việt Nam
Luận Văn Phân Tích Tác Động Của Giá Dầu Lên Cán Cân Thương Mại Tại Việt Nam
 

More from NguyenQuang195

ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉPĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉPNguyenQuang195
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...NguyenQuang195
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAYLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAYNguyenQuang195
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC...NguyenQuang195
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...NguyenQuang195
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦ...NguyenQuang195
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PH...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PH...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PH...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PH...NguyenQuang195
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VI...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VI...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VI...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VI...NguyenQuang195
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ K...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ K...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ K...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ K...NguyenQuang195
 
LUẬN VĂN THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN CỦA CÔNG TY ...
LUẬN VĂN THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN CỦA CÔNG TY ...LUẬN VĂN THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN CỦA CÔNG TY ...
LUẬN VĂN THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN CỦA CÔNG TY ...NguyenQuang195
 
LUẬN VĂN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN P...
LUẬN VĂN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN P...LUẬN VĂN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN P...
LUẬN VĂN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN P...NguyenQuang195
 

More from NguyenQuang195 (11)

ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉPĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAYLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦ...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PH...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PH...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PH...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PH...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VI...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VI...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VI...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VI...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ K...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ K...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ K...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ K...
 
LUẬN VĂN THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN CỦA CÔNG TY ...
LUẬN VĂN THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN CỦA CÔNG TY ...LUẬN VĂN THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN CỦA CÔNG TY ...
LUẬN VĂN THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN CỦA CÔNG TY ...
 
LUẬN VĂN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN P...
LUẬN VĂN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN P...LUẬN VĂN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN P...
LUẬN VĂN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN P...
 

Recently uploaded

Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM CỰC HAY

  • 1. 1 BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ---------------------- Sinh viên : Phạm Thị Hải Anh Lớp : CQ49/08.01 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính Quốc tế Mã số : 08 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS., TS. ĐinhTrọng Thịnh HÀ NỘI - 2015
  • 2. 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất pháttừ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Sinh viên Phạm ThịHải Anh
  • 3. 3 MỤC LỤC Trang Trang bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU Chương 1: TỶ GIÁ HỔI ĐOÁI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ 1.1. Các vấn đề cơ bản của tỷ giá 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Một số định nghĩa về tỷ giá hối đoái 1.1.1.2. Phân loại tỷ giá hối đoái 1.1.2. Tầm quan trọng của tỷ giá 1.1.3. Các nhân tố tác động đến tỷ giá 1.1.3.1. Sự biến động về cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối 1.1.3.2. Chênh lệch tỷ lệ lạm phát giữa các quốc gia 1.1.3.3. Sự thay đổi lãi suất 1.1.3.4. Các nhân tố khác 1.2. Một số vấn đề chung về tỷ giá 1.2.1. Tỷ giá trong dài hạn
  • 4. 4 1.2.1.1. Quy luật một giá 1.2.1.2. ppp tuyệt đối và ppp tương đối 1.2.2. Tỷ giá trong ngắn hạn 1.3. Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu 1.3.1. Tác đông của tỷ giá hối đoái tới cầu hàng hóa xuất khẩu 1.3.2. Tác đông của tỷ giá hối đoái tới cung hàng hóa xuất khẩu 1.3.3. Tác đông của tỷ giá hối đoái tới khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 2.1. Tổng quan xuất khẩu cà phê Việt Nam những năm qua 2.1.1. Vài nét về ngành cà phê Việt Nam 2.1.1.1. Lịch sử phát triển của ngành cà phê Việt Nam 2.1.1.2. Vị trí ngành cà phê trong nền kinh tế Việt Nam 2.1.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam đối với mặt hàng cà phê 2.1.1.4. Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam 2.1.2. Tổng quan về thị trường cà phê thế giới 2.1.3. Tình hình xuất khẩu cà phê 2.1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê 2.1.3.2. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian qua 2.2. Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam 2.2.1. Biến động tỷ giá hối đoái qua các năm 2.2.1.1. Trước năm 1999 2.2.1.2. Từ năm 2000 đến 2006 2.2.1.3. Từ năm 2007 đến nay
  • 5. 5 2.2.2. Đánh giá tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam 2.2.3. Ước lượng mức độ tác động của việc điều chỉnh tỷ giá VND/USD tới xuất khẩu cà phê 2.2.3.1. Mô hình 2.2.3.2. Giả thiết 2.2.3.3. Kết quả ước lượng 2.2.3.4. Kết quả kiểm định 2.2.4. Đánh giá chung 2.2.4.1. Những thành tựu đã đạt được 2.2.4.2. Những mặt tồn tại và khó khăn CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ 3.1. Xu hướng biến động của tỷ giá USD/VND trong thời gian tới 3.2. Một số giải pháp 3.2.1. Về phía Nhà nước 3.2.2. Về phía Hiệp hội cà phê 3.2.3. Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 6. 6 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Danh mục những từ viết tắt Tiếng Anh CPI Chỉ số giá tiêu dùng VICOFA Hiệp hội cà phê – cacao Việt Nam WB Ngân hàng thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới Danh mục những từ viết tắt Tiếng Việt NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung ương TGHĐ Tỷ giá hối đoái TTTTLNH Thị trường tiền tệ liên ngân hàng
  • 7. 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Diện tích, sản lượng, năng suất cà phê Việt Nam các năm 1995 - 2014 Bảng 2.1. Sản lượng cà phê thế giới qua các năm Bảng 2.3. Sản lượng, giá cả, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam qua các năm 1995 - 2014 Bảng 2.4. Giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam phân theo nước và vùng lãnh thổ năm 2014 Bảng 2.5. Kết quả ước lượng mô hình 1 Bảng 2.6. Kết quả ước lượng mô hình 2 Bảng 2.7. Kết quả kiểm định tính dừng Bảng 2.8. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến Bảng 2.9. Kết quả kiểm định tương quan chuỗi Bảng 2.10. Kết quả kiểm định phân phối chuẩn Bảng 2.11. Kết quả kiểm định dạng hàm Bảng 2.12. Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi
  • 8. 8 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Đồ thị đường cầu ngoại tệ Hình 1.2. Đồ thị đường cung ngoại tệ Hình 1.3. Đồ thị tác động của sự thay đổilãi suất đến tỷ giá VND/USD Hình 2.1. Biểu đồ sự biến động diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam các năm 1995 - 2014 Hình 2.2. Biểu đồ diễn biến tỷ giá hối đoái USD/VND các năm 1993 - 1999 Hình 2.3. Biểu đồ biến động tỷ giá hối đoái VND/USD năm 2014 Hình 2.4. Xuất khẩu cà phê Việt Nam trong tương quan với tỷ giá năm 1993-1999 Hình 2.5. Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam và tỷ giá hối đoái năm 2007-2009
  • 9. 9 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cà phê là một loại thức uống ngày càng trở nên thông dụng trên thế giới, bởi tính hấp dẫn và những tác dụng của nó. Do điều kiện tự nhiên của Việt Nam khá phù hợp với sự phát triển của cây cà phê nên cây cà phê được trồng ở nhiều nơi, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ với diện tích hàng triệu ha, và cà phê đã trở thành một mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD và chiếm tỷ trọng khá lớn trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu của cả nước. Ngành cà phê Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trong vòng 30 năm trở lại đây về mở rộng diện tích, thâm canh tăng năng suất và tăng cả sản lượng cà phê xuất khẩu. Tuy nhiên ngành cà phê nước ta đã bộc lộ không ít điểm chưa thực sự bền vững. Trong hoàn cảnh như vậy, nước ta cần có những chính sách quản lý việc xuất nhập khẩu cà phê sao cho phù hợp. Trong đó cần đặc biệt quan tâm đến chính sách tỷ giá hối đoái vì tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn tới việc xuất nhập khẩu, nó có khả năng làm thay đổi cán cân thương mại của một quốc gia. Nếu có một chính sách về tỷ giá hối đoái đúng đắn sẽ làm cho khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu tăng lên. 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề về tỷ giá hối đoái nói chung, sự tác động của tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam  Mục tiêu nghiên cứu: Đi sâu tìm hiểu tỷ giá hối đoái, tìm ra được vai trò cũng như tác động của tỷ giá hối đoái đối với hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
  • 10. 10  Mục đích nghiên cứu: Đưa ra các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái ở nước ta 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ dừng lại ở việc tìm ra tác động của tỷ giá hối đoái đối với hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp chuyên khảo: Tham khảo các lý thuyết, các bài viết, sách báo có liên quan đến tỷ giá hối đoái và tác động của nó đối với hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam.  Phương pháp phân tích và mô tả tổng hợp: Dựa vào số liệu và thông tin thu thập được trong quá trình thực tập tại cơ sở sẽ phân tích sự ảnh hưởng của các tỷ giá hối đoái đối với hoạt động xuất khẩu cà phê.  Phương pháp chuyên gia: Qua quá trình phân tích sẽ đánh giá và đưa ra nhận định cùng các phương án phòng ngừa cho doanh nghiệp.  Phương pháp chuẩn tắc: phân tích vấn đề dựa trên chính kiến và đưa ra những giải pháp mang tính chủ quan. 5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục thì kết cầu của luận văn được chia làm 3 chương: CHƯƠNG 1: Tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu cà phê CHƯƠNG 2: Thực trạng và tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu cà phê ở Việt Nam thời gian qua CHƯƠNG 3: Xu hướng và các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái trong hoạt động xuất khẩu cà phê
  • 11. 11 CHƯƠNG 1: TỶ GIÁ HỔI ĐOÁI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ 1.1. Các vấn đề cơ bản của tỷ giá 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Một số định nghĩa về tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái được hiểu là giá cả của một đồng tiền được biểu hiện thông qua một đồng tiền khác. Khi đó, vị thế của hai đồng tiền trong quan hệ tỷ giá đó sẽ khác nhau. Đồng tiền yết giá (Commodity Currency – C) có tư cách là hàng hóa và được mua bán, đồng tiền còn lại làm nhiệm vụ định giá cho đồng tiền yết giá có tư cách là tiền tệ, đảm nhiệm chức năng thanh toán cho việc mua bán đồng tiền yết giá được gọi là đồng tiền định giá (Terms Currency – T). Trên thị trường có hai cách niêm yết tỷ giá phổ biến: - Đồng tiền yết giá đứng trước Ví dụ: EUR là đồng yết giá, USD là đồng định giá => tỷ giá đươc niêm yết EUR/USD = 1,2500 - Đồng tiền yết giá đứng sau Ví dụ: EUR là đồng yết giá, USD là đồng định giá => tỷ giá đươc niêm yết 1,2500 USD = 1 EUR 1.1.1.2. Phân loại tỷ giá hối đoái a. Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối
  • 12. 12 - Tỷ giá mua vào (Bid rate): là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua vào đồng tiền yết giá. - Tỷ giá bán ra (Ask/Offer rate): là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá. - Tỷ giá mua vào là tỷ giá đứng trước, bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán ra và khoản chênh lệch đó là lợi nhuận kinh doanh ngoại hối của ngân hàng và được tính bằng công thức: Chênh lệch (spread) = tỷ giá bán – tỷ giá mua × 100% tỷ giá mua b. Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán - Tỷ giá giao ngay(Spot rate): là tỷ giá được thỏa thuận ngay hôm nay để chuyển giao ngay lập tức, nhưng việc thanh toán thực tế thường có độ trễ hai ngày so với ngày đặt lệnh mua hoặc lệnh bán. - Tỷ giá kỳ hạn (Forward rate): là tỷ giá được thỏa thuận ngày hôm nay, nhưng việc thanh toán sẽ xảy ra vào một ngày nhất định trong tương lai, thường là 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hoặc 1 năm. c. Căn cứ vào giá trị của tỷ giá - Tỷ giá danh nghĩa (Nomianal Exchange Rate - NER): là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền biểu hiện theo giá hiện tại, không tính đến bất kỳ ảnh hưởng nào của lạm phát. - Tỷ giá thực tế (Real Exchange Rate - RER): là tỷ giá có tính đến tác động của lạm phát và sức mua của một cặp tiền tệ phản ánh tương quan giá cả
  • 13. 13 nước ngoài và giá cả trong nước. Qua đó, giá cả nước ngoài sẽ được chuyển đổi thành giá cả tính bằng tiền tệ trong nước thông qua tỷ giá danh nghĩa. d. Căn cứ vào cơ chế điều hành chính sách tỷ giá - Tỷ giá chính thức (Official rate): là tỷ giá do NHTW công bố, phản ánh chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ. Ở Việt Nam, tỷ giá chính thức là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. - Tỷ giá chợ đen (Black market rate): là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống ngân hàng, do quan hệ cung cầu trên thị trường chợ đen quyết định. - Tỷ giá cố định (Fixed rate): là tỷ giá do NHTW công bố cố định trong một biên độ giao động hẹp. Dưới áp lực của cung cầu trên thị trường, để duy trì tỷ giá cố định, NHTW phải thường xuyên can thiệp làm cho dự trữ ngoại hối quốc gia thay đổi. - Tỷ giá thả nổi hoàn toàn (Freely floating rate): là tỷ giá được hình thành hoàn toàn theo quan hệ cung cầu trên thị trường, NHTW không hề can thiệp. - Tỷ giá thả nổi có điều tiết (Managed floating rate): là tỷ giá được thả nổi, nhưng NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế. 1.1.2. Tầm quan trọng của tỷ giá Tỷ giá là quan trọng vì nó tác động đến giá cả tương đối của hàng hóa trong nước và hàng hóa nước ngoài. Giá tính bằng USD của hàng hóa Việt Nam đối với một người Mỹ được xác định bởi tác động của hai nhân tố:  Giá của hàng hóa Việt Nam tính bằng VND  Tỷ giá VND/USD
  • 14. 14 Ví dụ: Một người Mỹ muốn mua một bức tranh của một họa sĩ Việt Nam. Nếu giá của bức tranh là 3 triệu VND và tỷ giá tại thời điểm đó là 15000VND/USD thì bức tranh đó đáng giá là 200USD. Tuy nhiên vì một lý do nào đó, người Mỹ đó để chậm việc thanh toán của mình sau 3 tháng, và khi ấy tỷ giá giảm xuống còn 14500VND/USD. Nếu giá nội địa của bức tranh vẫn là 3 triệu VND thì giá của nó tính sẽ là 206,89USD. Tuy nhiên sự tăng giá của VND sẽ làm cho giá hàng hóa Việt Nam tại Mỹ tăng lên, đồng thời khiến giá hàng Mỹ tại Việt Nam giảm xuống. Nếu VND tụt giá xuống còn 15.500VND/USD thì bức tranh có giá 193,55USD hay sự sụt giá của VND đã làm cho giá hàng hóa của Việt Nam tại Mỹ giảm đi đồng thời khiếm giá hàng hóa của Mỹ tại Việt Nam tăng lên. Như vậy có thể nói rằng: Khi đồng tiền của một nước tăng giá (tăng giá trị so với đồng tiền khác) thì hàng hóa của nước đó tại nước ngoài trở nên đắt hơn đồng thời hàng hóa của nước ngoài tại nước đó trở nên rẻ hơn (giá nội địa 2 nước giữ nguyên) và ngược lại. Việc tăng giá của đồng tiền có thể làm cho những nhà sản xuất trong nước trở nên khó khăn trong việc bán hàng của họ tại nước ngoài và có thể tăng sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài tại thi trường trong nước nhưng sẽ đem lại lợi ích cho người tiêu dùng trong nước do giá hàng ngoại rẻ hơn. 1.1.3. Các nhân tố tác động đến tỷ giá Sự hình thành nên TGHĐ là quá trình tác động bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Nhưng nhìn chung, có ba yếu tố chính tác động đến tỷ giá. Đó là mối quan hệ cung cầu về ngoại tệ, lạm phát và mức chênh lệch lãi suất giữa các nước.
  • 15. 15 1.1.3.1. Sự biến động về cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối Lượng ngoại tệ từ nước ngoài đổ vào một quốc gia cho dù dưới hình thức nào cũng đều gây ra những ảnh hưởng nhất định tới nền kinh tế nước đó. a. Đường cầu ngoại tệ (D) Cầu ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn mua vào bằng đồng nội tệ. Ví dụ: Khi nhu cầu về USD của người Việt Nam tăng lên (từ Q1 lên Q2), điều này làm cho giá của USD tăng lên so với VND. Do đó, tỷ giá hối đoái VND/USD tăng (từ E1 lên E2). Với đường cung ngoại tệ (S) không đổi, đường cầu ngoại tệ dịch chuyển từ D1 đến D2. Ngược lại khi nhu cầu về USD của Việt Nam giảm, làm cho giá USD giảm so với VND, dẫn đến tỷ giá giảm. HÌNH 1.1. ĐỒ THỊ ĐƯỜNG CẦU NGOẠI TỆ b. Đường cung ngoại tệ (S) Cung ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn bán ra để thu về nội tệ D2 Lượng USD (Q) E2 E1 0 Q1 Q2 S D1 E(VND/USD)
  • 16. 16 Ví dụ: Khi lượng cung USD tăng (từ Q1 lên Q2), điều này làm cho giá USD giảm so với VND, dẫn đến tỷ giá VND/USD giảm (từ E1 xuống E2). Với đường cầu ngoại tệ (D) không đổi, đưởng cung ngoại tệ dịch chuyển từ S1 đến S2. Ngược lại, khi lượng cung USD giảm, làm cho giá USD tăng so với VND, làm tỷ giá tăng. HÌNH 1.2. ĐỒ THỊ ĐƯỜNG CUNG NGOẠI TỆ 1.1.3.2. Chênh lệch tỷ lệ lạm phát giữa các quốc gia Để thấy rõ được mối quan hệ giữa TGHĐ và tỷ lệ lạm phát, ta sử dụng lý thuyết ngang giá sức mua của Ricardo-Casel (1772-1823). Lý thuyết này được dựa trên giả thuyết là TGHĐ ở mức cân bằng phải thể hiện sự ngang bằng sức mua giữa hai đồng tiền tương ứng. Lý thuyết này còn được gọi là lý thuyết 3P (Purchasing Power Parity –PPP). Lý thuyết này dựa trên những giả thiết: không tồn tại chi phí vận chuyển quốc tế, hàng rào thương mại quốc tế (thuế quan, quota…..), kinh doanh thương mại quốc tế không chịu rủi ro, hàng hóa là giống hệt nhau giữa các nước và thị Lượng USD (Q) D Q2Q1 E(VND/USD) E1 E2 0 S1 S2
  • 17. 17 trường là cạnh tranh hoàn hảo. Khi đó, do các hàng hóa là đồng nhất giữa các quốc gia nên người tiêu dùng sẽ chọn mua hàng ở nước nào có giá thấp hơn. TGHĐ tính theo giá cả của hàng hóa là: E = Pi × Pi* Trong đó: E là TGHĐ giữa hai đồng tiền, Pi là giá cả của hàng hóa tính bằng đồng nội tệ, Pi* là giá cả của hàng hóa tính bằng đồng ngoại tệ. Bất cứ khi nào đẳng thức trên bị phá vỡ, thì kinh doanh chênh lệch giá thông qua các hành vi mua hàng hóa trên thị trường có giá thấp và bán hàng hóa trên thị trường có giá cao sẽ giúp khôi phục lại trạng thái cân bằng. Nước nào có tỷ lệ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền nước ấy có sức mua thấp hơn và làm cho tỷ giá tăng và ngược lại, nước nào có tỷ lệ lạm phát thấp hơn thì đồng tiền nước đó có sức mua cao hơn và tỷ giá giảm. Theo lý thuyết ngang giá sức mua thì yếu tố chênh lệch lạm phát chỉ có ảnh hưởng đến bến động của tỷ giá trong dài hạn. Việc nghiên cứu yếu tố này để làm cơ sở dự đoán biến động của tỷ giá trong ngắn hạn sẽ đem lại kết quả không chính xác. 1.1.3.3. Sự thay đổi lãi suất Lý thuyết nghiên cứu mối tương quan của lãi suất giữa hai đồng tiền đến tác động của tỷ giá được gọi là lý thuyết ngang giá lãi suất (Interest Rate Parity - IRP). Theo lý thuyết này thì lãi suất nội địa bằng lãi suất nước ngoài cộng với khoản tăng giá dự tính của đồng tiền nước ngoài hay có thể nói một cách khác là lãi suất nội địa bằng lãi suất nước ngoài trừ đi sự tăng giá dự tính của đồng nội tệ.
  • 18. 18 Xét trong trường hợp hai đồng tiền VND và USD (giả định các yếu tố khác không đổi). Khi lựa chọn nắm giữ đồng tiền nội tệ hay ngoại tệ, người ta sẽ xem xét mức lãi suất thực tế của hai đồng tiền này. Khi lãi suất của VND tăng (từ R1 đến R2) so với lãi suất USD, điều này sẽ xuất hiện xu hướng chuyển sang nắm giữ VND. Do đó, làm cho cầu về VND tăng lên, từ đó làm cho giá của VND tăng lên so với USD, dẫn đến tỷ giá USD/VND giảm (từ E1 xuống E2). Như vậy, lãi suất đồng VND và tỷ giá USD/VND có quan hệ ngược chiều. Khi lãi suất đồng VND tăng làm cho VND lên giá và USD mất giá và ngược lại. HÌNH 1.3. ĐỒ THỊ TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THAY ĐỔI LÃI SUẤT ĐẾN TỶ GIÁ VND/USD 1.1.3.4. Các nhân tố khác - Yếu tố tâm lý: Khi có các biến động về chính trị, kinh tế, xã hội như thay đổi Chính phủ, chiến tranh, thiên tai, khủng hoảng… sẽ có tác động tới tâm lý người sử dụng và kinh doanh tiền tệ, gây nên sự biến động của tỷ giá. Khi có Rates of return (in VND term) E(VND/USD) R1 R2 E1 E2
  • 19. 19 tâm lý lo sợ tỷ giá hối đoái tăng, người ta sẽ tìm cách găm giữ, tích trữ và đầu cơ ngoại tệ mạnh làm cho cầu ngoại tệ tăng đột biến; đồng thời, người ta tìm cách chạy khỏi loại ngoại tệ mất giá, làm cho nội tệ càng ngày càng mất giá và tỷ giá sẽ càng tăng cao. Khi lo lắng tỷ giá hối đoái giảm sẽ xảy ra quá trình ngược lại. - Chính sách hối đoái: là những hoạt động của chính phủ thông qua một chế độ tỷ giá nhất định và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá hợp lý phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ. Đầu tư ra nước ngoài, việc quản lý của NHTW, các yếu tố về chính trị- kinh tế, uy tín đồng nội tệ, năng suất lao động, sở thích tiêu dùng hàng hóa,… cũng là những yếu tố gây ảnh hưởng lên sự biến động của tỷ giá. 1.2. Một số vấn đề chung về tỷ giá 1.2.1. Tỷ giá trong dài hạn 1.2.1.1. Quy luật một giá Quy luật một giá nói rằng, với sự hiện diện của cấu trúc thị trường cạnh tranh, sự biến mất của các chi phí vận chuyển và các rào cản thương mại khác, các sản phẩm giống nhau được bán trên các thị trường khác nhau sẽ được bán cùng một mức giá khi đã được quy đổi ra cùng một loại ngoại tệ. Quy luật một giá dựa trên ý tưởng về sự buôn bán hàng hóa hoàn hảo. Hoạt động buôn bán diễn ra khi nhà buôn khai thác sự chênh lệch về giá để tạo ra lợi nhuận phi rủi ro. Ví dụ: Một chiếc ô tô trị giá ở Anh là ₤5000 và một chiếc xe tương tự tại Mỹ có giá 10000$, khi đó theo quy luật một giá thì tỷ giá hối đoái sẽ là ₤5000/10000$ tương đương với 0,5.
  • 20. 20 1.2.1.2. ppp tuyệt đối và ppp tương đối Lý thuyết sức mua có hai dạng, một dạng dựa trên cơ sở cách diễn giải chính xác về quy luật một giá, được gọi là sức mua tương đương tuyệt đối. Một dạng khác là sự thay đổi “yếu hơn” được biết đến là sức mua tương đương tuyệt đối. - ppp tuyệt đối là sự so sánh sức mua của hai đồng tiền của hai nước tức là so sánh mức giá chung của cả hai nước, thuyết ngang giá sức mua tuyệt đối nêu lên rằng tỷ giá cân bằng giữa hai đồng tiền của hai nước được xác định trên cơ sở ngang giá. Về mặt số học, dạng tuyệt đối của ppp có thể biểu diễn là: e = P/P* Trong đó: e là tỷ giá hối đoái, được xác định là một đơn vị nội tệ trên mỗi đơn vị ngoại tệ; P là giá của giỏ hàng hóa được quy đổi ra đồng nội tệ; P* là giá của giỏ hàng hóa giống hệt ở nước ngoài được quy đổi ra đồng ngoại tệ. Theo ppp tuyệt đối, mức giá trong nước tăng lên so với mức giá ngoài nước sẽ dẫn đến hạ thấp giá trị tương ứng đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. - ppp tương đối Thuyết ngang giá sức mua tương đối nêu lên rằng, tỷ giá giữa hai đồng tiền qua một thời gian sẽ thay đổi tương ứng với mức thay đổi tương đối trong mức giá cả của cả hai nước cũng trong khoảng thời gian đó. Và dạng tuyệt đối của ppp không thể hoàn toàn chính xác bởi sự tồn tại của các chi phí vận chuyển, thông tin không hoàn hảo và các tác động của thuế quan và bảo hộ. Dạng yếu hơn của ppp được biết như là sức mua tương đương tương đối có thể vẫn đúng bởi dạng tương đối của lý thuyết ppp lập luận rằng tỷ giá sẽ điều chỉnh bởi lượng chênh lệch lạm phát giữa hai nền kinh tế và được biểu diễn như sau:
  • 21. 21 %∆e = %∆P - %∆P* Trong đó: %∆e là tỷ lệ phần trăm thay đổi của tỷ giá hối đoái, %∆P là tỷ lệ lạm phát trong nước, %∆P* là tỷ lệ lạm phát nước ngoài. 1.2.2. Tỷ giá trong ngắn hạn Chúng ta đã xem xét thuyết về vận động dài hạn của tỷ giá. Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn biết tại sao tỷ giá lại biểu lộ ra nhiều thay đổi như vậy từ ngày này sang ngày khác, chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề tỷ giá được xác định như thế nào trong ngắn hạn. Để hiểu sự vận động ngắn hạn của tỷ giá đó là thừa nhận rằng tỷ giá là giá cả của tiền gửi ngân hàng trong nước. Chúng ta biết rằng trong điều kiện kinh tế mở và thị trường tài chính tiền tệ phát triển như trong giai đoạn hiện nay thì tiền tệ trở thành phương tiện tích trữ tài sản. Để gia tăng tài sản tiền tệ, đơn giản nhất là đem gửi vào ngân hàng với mức lãi tiền gửi nhất định người ta có thể dễ dàng mua và bán tiền tệ trên thị trường nhằm thu được một khoản lợi nhuận. Điều kiện ngang giá tiền lãi nói nên rằng: Thị trường ngoại tệ cân bằng khi lãi suất tiền gửi của tất cả các loại tiền là như nhau. Nếu cùng một thời hạn gửi tiền. đồng tiền nào có tỷ lệ lãi suất cao hơn làm cho tiền lãi trên cùng một số lượng tiền lớn hơn sẽ được mua vào để gửi và đồng tiền kia sẽ được bán ra để mua vào đồng tiền có lãi cao hơn. Như vậy, sự chênh lệch về lãi suất tiền gửi gây ra việc mua bán tiền tệ này trên thị trường ngoại tệ, phá vỡ sự cân bằng trên thị trường ban đầu. Nó sẽ gây ra hiện tượng thiếu cung hay thừa cầu trên thị trường ngoại tệ. Việc mua bán ngoại tệ làm cho tỷ giá hối đoái thay đổi. Lý thuyết này giải thích sự biến động lớn về tỷ giá thực tế do tính ít biến động lớn của giá hàng xuất nhập khẩu, đặc biệt là tính kém nhạy cảm của giá
  • 22. 22 xuất khẩu theo giá nội địa và do tính không thể đảo ngược của đầu tư thương mại cần thiết cho sản xuất. Hai đặc tính này làm giảm nhẹ sự co giãn lớn giữa giá cung và giá cầu, làm cho kết luận của Marshall, Lerner và Robinson trở nên không đúng trên phương diện ngắn hạn: Một sự giảm giá tiền tệ trước hết làm xấu thêm tình hình số dư cán cân thương mại, đứng về mặt giá trị, điều này làm trầm trọng thêm biến động về tỷ giá. Tính co giãn của giá sẽ gây ra những biến động lớn về tỷ giá hối đoái khiến cho cung hàng hóa trên thị trường quốc tế có những thay đổi đáng kể. Vì cung xuất khẩu là một phần trong cán cân thanh toán do đó những biến động của tỷ giá ảnh hưởng đến cung xuất khẩu, cũng sẽ làm thay đổi cán cân thanh toán và ngược lại khi cán cân thanh toán có sự chênh lệch (thâm hụt) thì phải có những biện pháp làm tăng cung sản xuất để bù đắp thông qua chính sách tỷ giá. Như ở trên đã nói nhiều đến độ co giãn của cung cầu theo giá, để phân tích tỷ giá hối đoái trong cán cân thanh toán, phương pháp tiếp cận độ co giãn đã được sử dụng để phân tích các diễn biến của tỷ giá hối đoái. Phương pháp tiếp cận co giãn gắn liền với những biến động trong cán cân thương mại với những biến động trong tỷ giá hối đoái, giả định rằng giá cả của các hàng hóa được mua vào trao đổi bằng đồng tiền nội địa không thay đổi do những sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái. Trong trường hợp phá giá đồng tiền, vấn đề số lượng xuất khẩu là bao nhiêu mới đáp ứng được phá giá sẽ còn phụ thuộc vào số cầu của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu, trong điều kiện có sự thay đổi về tỷ giá hối đoái. Một sự tăng giá dẫn đến sự giảm thiểu số cầu về xuất khẩu và một sự giảm giá sẽ làm tăng sức cầu. Quan niệm này chính là trọng tâm của quá trình điều chỉnh cán cân thanh toán, cũng như khuyến cáo của IMF đối
  • 23. 23 với các thành viên liên quan đến việc sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái để điều chỉnh cán cân thanh toán. Đối với rất nhiều nước, không chỉ riêng ở các nước đang phát triển khi cán cân thanh toán bị mất cân bằng, người ta thường gặp phải tình huống: Nếu mục tiêu cải thiện cán cân thanh toán được thực hiện bằng cách sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái, thì vấn đề đặt ra là tỷ giá hối đoái phải thay đối bao nhiêu mới đạt được sự thay đổi đề ra cho cán cân thanh toán. Mức xuất khẩu ban đầu là mức đã biết, đó là một dự liệu có sẵn. Điều cần phải được ước lượng là hai độ co giãn: Độ co giãn của khối lượng xuất khẩu và Độ co giãn của khối lượng nhập khẩu, tương quan với sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái. Một khi đã biết độ co giãn đó, ta có thể tính toán được sự thay đổi của tỷ giá hối đoái nhằm mang lại sự thay đổi đã đặt ra cho cán cân thanh toán, nếu độ co giãn về số cầu hàng hóa xuất khẩu cộng với độ co giãn của số cầu nhập khẩu về hàng hóa nhập khẩu mà lớn hơn 1 khi đó sự phá giá đồng bạc sẽ làm gia tăng tổng giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ nếu như độ co giãn về số cầu của hàng hóa xuất khẩu tính bằng đồng nội tệ lớn hơn 0. Và một sự phá giá đồng bạc sẽ làm giảm thiểu tổng giá trị hàng nhập khẩu tính bằng đồng nội tệ nếu độ co giãn của số cầu đối với hàng nhập khẩu lớn hơn 1, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu định lượng để ước lượng các độ co giãn nói trên. Các nghiên cứu này dễ thực hiện hơn tại các nước công nghiệp vì ở đó có đầy đủ số liệu, dù rằng chúng đã được thử nghiệm ở nhiều nước đang phát triển. Các kết quả chủ yếu cho thấy hầu như ở tất cả mọi nước, sự kết hợp hai chế độ co giãn đều lớn hơn 1. Như vậy mọi người đều biết rằng sự phá giá đồng bạc sẽ làm lợi cho cán cân thanh toán. Điều quan trọng là ta cần biết các trị số của độ co giãn liên hệ, vì
  • 24. 24 chung quy tỷ giá hối đoái thực sự cần phải có để phục vụ sự thay đổi của cán cân thanh toán. Như vậy, sử dụng phương pháp ước lượng độ co giãn sẽ phân tích được tác động của tỷ giá tới cán cân thanh toán nói chung và cung xuất khẩu hàng hóa nói riêng. Điều này hết sức quan trọng, bởi vì thông qua tác động của các chính sách tỷ giá như tăng giá, giảm giá hay phá giá đồng tiền, ta có thể nhìn nhận được các ảnh hưởng tới xuất khẩu như thế nào, và để khuyến khích xuất khẩu tăng kim ngạch xuất khẩu thì tỷ giá phải được điều tiết phù hợp trong ngắn hạn và cả dài hạn. 1.3. Tác động của tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu một loại hàng hóa phụ thuộc vào ba nhân tố cơ bản là: Tình hình cầu của thị trườn nhập khẩu đối với hàng hóa đó; Khả năng cung ứng loại hàng hóa đó của các doanh nghiệp trong nước và Khả năng cạnh tranh của hàng hóa đó với các hàng hóa cùng loại sản xuất tại thị trường nhập khẩu hoặc đến thị trường nhập khẩu từ các quốc gia khác. Chính vì vậy nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất khẩu phải xem xét ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tới ba nhân tố cơ bản trên, qua đó đánh giá được ảnh hưởng tổng hợp từ ba nhân tố đó dưới tác động của tỷ giá tới xuất khẩu hàng hóa. 1.3.1. Tác động của tỷ giá hối đoái tới cầu hàng hoá xuất khẩu Cầu đối với hàng hóa xuất khẩu chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố như: - Tình hình kinh tế của quốc gia nhập khẩu: Khi nền kinh tế của quốc gia nhập khẩu đang nằm trong chu kỳ tăng trưởng, nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất cũng như tiêu dùng sẽ không ngừng tăng lên, làm gia tăng sức cầu đối
  • 25. 25 với hàng hóa nói chung và hàng hóa nhập khẩu nói riêng. Tình trạng suy giảm sức cầu sẽ xảy ra khi nền kinh tế ở vào chu kỳ suy thoái. - Chính sách thương mại của quốc gia nhập khẩu: Những rào cản thương mại cả kỹ thuật và phi kỹ thuật của quốc gia nhập khẩu sẽ ngăn cản sự xâm nhập của hàng hóa xuất khẩu vào thị trường quốc gia đó. Nếu mặt hàng xuất khẩu thuộc vào nhóm bị hạn chế nhập khẩu thì sức cầu có thể giảm do những chi phí phát sinh từ những rào cản thương mại gây nên. - Thói quen, tâm lý tiêu dùng của quốc gia nhập khẩu: Trong trường hợp mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm hàng tiêu dùng, cầu của quốc gia nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có thể chịu tác động bởi những yếu tố mang tính tâm lý của người dân nước nhập khẩu. - Giá cả của hàng háo xuất khẩu: Rõ rang, giá cả luôn là một nhân tố quan trọng trong việc xác định mức cầu của thị trường đối với một loại hàng hóa. Giá cả phải chăng hoặc rẻ hơn các hàng hóa cùng loại trong phần lớn trường hợp đều tạo ra một sức cầu đáng kể. Và tất nhiên, khi giá cả giảm đi thì có thể thu hút thêm cầu đối với hàng hóa. Trong các nhân tố cơ bản nêu trên, giá cả là nhân tố mà tỷ giá hối đoái có thể tác động tới. Tỷ giá hối đoái tăng lên làm đồng ngoại tệ lên giá so với đồng nội tệ. Nếu giá bán hàng xuất khẩu bằng ngoại tệ vẫn giữ nguyên, thu nhập của nhà xuất khẩu bằng nội tệ sẽ tăng lên. Để đẩy mạn việc tiêu thụ hàng hóa, nhà xuất khẩu có thể giảm giá hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ để kích cầu đối với hàng hóa xuất khẩu mà vẫn không làm giảm lợi nhuận tính bằng nội tệ của mình. Kết quả là khối lượng hàng xuất khẩu sẽ tăng lên. Ngược lại, tỷ giá hối đoái giảm làm giá hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ tăng lên, làm giảm cầu của hàng xuất khẩu, dẫn đến giảm khối lượng hàng xuất khẩu.
  • 26. 26 Tuy nhiên, tác động của tỷ giá hối đoái tới cầu hàng hóa xuất khẩu không giống nhau giữa các loại hàng hóa. Mức độ ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái tới cầu một loại hàng hóa xuất khẩu còn tùy thuộc vào mức độ co giãn của cầu hàng hóa đó đối với giá. Hơn thế, tác động nêu trên của tỷ giá hối đoái mới chỉ xét tới mặt khối lượng hàng hóa xuất khẩu mà chưa xét đến tổng giá trị. Ví dụ trong trường hợp tỷ giá tăng, trong khi khối lượng xuất khẩu gia tăng do kết quả của việc tăng tỷ giá, giá hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ lại giảm, khiến cho chiều hướng biến đổi của giá trị hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ lại không rõ ràng. Vấn đề này đã được Alfred Marshall và Abba Lerner phân tích rất kỹ trong nghiên cứu về ảnh hưởng của phá giá tiền tệ tới cán cân thương mại. Theo Marshall và Lerner, phá giá tiền tệ sẽ tạo ra hiệu ứng giá cả và hiệu ứng khối lượng lên xuất khẩu hàng hóa như sau: - Hiệu ứng giá cả: Tỷ giá hối đoái tăng lên giúp cho các nhà xuất khẩu có thể giảm giá hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ mà không làm giảm doanh thu bán hàng xuất khẩu tính ra đồng nội tệ. Kết quả là tổng kim ngạch xuất khẩu khi tính bằng ngoại tệ giảm đi so với trước khi phá giá do giá cả hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm. - Hiệu ứng khối lượng: Phá giá đồng nội tệ làm giá hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn, kích thích tăng khối lượng xuất khẩu. Kết quả là tổng kim ngạch xuất khẩu có thể tăng lên nhờ tăng khối lượng xuất khẩu. Hiệu ứng ròng của tác động tỷ giá hối đoái lên tổng kim ngạch xuất khẩu sẽ phụ thuộc vào tính trội của hiệu ứng khối lượng hay hiệu ứng giá cả. Các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng tỷ giá hối đoái có tác động mạnh tới xuất khẩu của các nước công nghiệp phát triển hơn so với các nước
  • 27. 27 đang phát triển do hàng hóa xuất khẩu của các nước công nghiệp phát triển thuộc nhóm các hàng hóa có hệ số co giãn với xuất khẩu cao. Nghiên cứu của Gylfason công bố năm 1987 cho thấy hệ số co giãn xuất khẩu bình quân của 15 nước công nghiệp phát triển là 1,11 (11/15 nước có hệ số co giãn cao hơn 1; 3/15 nước có hệ số co giãn gần bằng 1; chỉ có Canada là có hệ số co giãn xuất khẩu thấp), trong khi đó chi có 3/9 nước đang phát triển trong nghiên cứu có hệ số co giãn xuất khẩu lớn hơn 1. Kết quả nghiên cứu cả Gylfason được ước lượng trong khoảng thời gian 2÷3 năm. Tuy nhiên, nghiên cứu của Artus và Knight (1984) lại chỉ ra rằng trong ngắn hạn (6 tháng) hệ số co giãn trên thực tế khá thấp. Goldstein và Kahn (1985) đã khảo sát các nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành về hệ số co giãn xuất khẩu và rút ra kết luận rằng các hệ số co giãn trong dài hạn (hơn 2 năm) có giá trị gần gấp đôi so với các hệ số co giãn trong ngắn hạn (dưới 6 tháng). Có nhiều nguyên nhân lý giải việc khối lượng xuất khẩu ít co giãn trong ngắn hạn nhưng lại co giãn nhiều trong dài hạn. Trong đó có ba nguyên nhân chủ yếu sau: - Phản ứng của người tiêu dùng thường diễn ra chậm. Nhìn chung người tiêu dùng ở quốc gia có đồng tiền phá giá và ở phần thế giới còn lại cần có một thời gian nhất định để điều chỉnh cơ cấu ưu tiên tiêu dùng sau khi phá giá. Quá trình chuyển từ sử dụng hàng nhập khẩu sang sử dụng hàng nội địa không diễn ra lập tức ngay sau khi phá giá mà thường là sau một thời gian nhất định (thường là từ 6 tháng trở đi); bởi vì người tiêu dùng nội địa còn lo lắng về các vấn đề như chất lượng hàng hóa nội địa, độ tin cậy, danh tiếng cơ sở sản xuất nội địa; trong khi đó người tiêu dùng nước ngoài có thể chưa hoàn toàn sẵn sàng
  • 28. 28 chuyển hướng tiêu dùng từ hàng nội địa sang hàng nhập khẩu từ nước phá giá tiền tệ. - Phản ứng của người sản xuất chậm. Mặc dù phá giá tiền tệ cải thiện được điều kiện cạnh tranh cho xuất khẩu, nhưng những nhà sản xuất cần phải có một thời gian nhất định để mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. Ngoài ra, các hợp đồng nhập khẩu thường được ký kết từ trước không dễ gì hủy bỏ được trong ngắn hạn. Các nhà máy không thể không tiếp tục ký các hợp đồng nhập khẩu đầu vào có tính sống còn như vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu, xăng dầu,… Cũng cần thấy rằng, nhiều khoản tiền thanh toán hàng nhập khẩu đã được bảo hiểm đối với rủi ro tỷ giá trên thị trường ngoại hối kỳ hạn, do đó khoản tiền thanh toán sẽ không chịu ảnh hưởng của phá giá. - Tồn tại cạnh tranh không hoàn hảo trên thị trường. Quá trình chiếm lĩnh thị phần của thị trường nước ngoài đã tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Do đó, những nhà xuất khẩu nước ngoài không dễ gì chịu để mất thị phần của mình ở nước có đồng tiền phá giá; để duy trì thị phần, các nhà xuất khẩu nước ngoài có thể hạ giá xuất khẩu để tăng tính cạnh tranh với hàng nội địa. Tương tự, những ngành công nghiệp nước ngoài đang phải đối mặt với cuộc cạnh tranh hàng nhập khẩu rẻ hơn từ nước có đồng tiền phá giá, có thể hạ giá hàng hóa trên thị trường nội địa của mình để nâng cao tính cạnh tranh và duy trì thị phần. Tuy nhiên, các công ty nước ngoài chỉ có thể làm được điều này (giảm giá) khi họ đang đạt được siêu lợi nhuận từ một ưu thế nhất định trong cạnh tranh (tức tồn tại cạnh tranh không hoàn hảo). Ngược lại, nếu môi trường cạnh tranh là hoàn hảo (không có siêu lợi nhuận), thì các công ty nước ngoài chỉ thu được mức lợi nhuận bình quân, do đó họ không có khả năng giảm giá bán hàng hóa của họ; do đó, thị phần của họ dần bị thu hẹp.
  • 29. 29 Nghiên cứu hệ số co giãn trong điều kiện Marshall – Lerner cho thấy việc nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tới xuất khẩu hàng hóa xét trên phương diện tổng thể là rất phức tạp. Để đo lường mức độ ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đối với xuất khẩu hàng hóa, do vậy, không chỉ cần xem xét trên phương diện ảnh hưởng tới toàn bộ khối lượng xuất khẩu nói chung mà còn phải xem xét cả ảnh hưởng tới từng nhóm mặt hàng xuất khẩu nói riêng. Việc nghiên cứu hệ số co giãn của từng nhóm hàng xuất khẩu sẽ cung cấp một bức tranh cụ thể và chính xác hơn về tác động của tỷ giá tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa. 1.3.2. Tácđộng của tỷ giá hối đoái tới cung hàng hoá xuấtkhẩu Trong mô hình của Marshall và Lerner, cung hàng hóa xuất khẩu được giả định là có hệ số co giãn hoàn hảo, điều này có nghĩa là ứng với mỗi mức giá hàng hóa (tính bằng nội tệ) nhất định thì mọi nhu cầu về hàng hóa xuất khẩu của thị trường nước ngoài luôn được thỏa mãn. Nói cách khác là cầu về hàng hóa xuất khẩu thay đổi không ảnh hưởng đến mức giá hàng hóa nội địa. Tuy nhiên, trên thực tế, cung hàng hóa xuất khẩu không thể tăng mãi để đáp ứng mọi mức tăng của cầu về hàng hóa xuất khẩu mà không gây tác động đến chi phí và do đó đến khả năng duy trì mức giá xuất khẩu như trước. Trên thực tế, tỷ giá hối đoái không chỉ tác động tới cầu hàng hóa xuất khẩu mà còn tác động tới cung hàng hóa xuất khẩu trên hai phương diện sau: Về ngắn hạn, việc tỷ giá tăng lên sẽ làm cho doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu tính bằng nội tệ tăng lên, từ đó kích thích doanh nghiệp mở rộng sản xuất theo cả chiều rộng và chiều sâu, làm gia tăng sản lượng dẫn đến tăng khối lượng xuất khẩu. Tỷ giá hối đoái tăng lên do phá giá nội tệ cũng sẽ làm chi ) sản xuất tính bằng ngoại tệ giảm đi, giúp cho doanh nghiệp xuất
  • 30. 30 khẩu có thể hạ giá bán bằng ngoại tệ để cạnh tranh giá. Mặc dù, biện pháp này sẽ làm lợi nhuận siêu ngạch của doanh nghiệp giảm đi (so với nếu giữ giá bán như cũ) nhưng tổng doanh thu và lợi nhuận vẫn có thể tăng do sự lấn át của hiệu ứng khối lượng sản phẩm bán ra tăng nhanh. Tuy nhiên, hiệu ứng phá giá chỉ kích thích xuất khẩu trong thời gian ngắn khi mà chi phí sản xuất hàng hóa xuất khẩu chưa tăng lên do hiệu ứng giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng. Trong dài hạn, chi phí sản xuất của doanh nghiệp tính bằng nội tệ sẽ có xu hướng tăng (điều này cũng làm chi phí sản xuất tính bằng ngoại tệ cũng có xu hướng tăng) vì các lý do sau: - Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có sử dụng các nguyên liệu nhập khẩu. Vì vậy, tỷ giá tăng sẽ làm hàng nhập khẩu tăng giá qua đó làm chi phí sản xuất tăng theo. Hiệu ứng tăng chi phí có thể xảy ra trễ hơn do tác động của việc dự trữ nguyên vật liệu. - Khi tỷ giá hối đoái tăng, các doanh nghiệp xuất khẩu thu lợi nhuận siêu ngạch trong ngắn hạn. Tuy nhiên, theo quy luật bình quân hóa lợi nhuận trong nền kinh tế, sẽ có sự chuyển dịch cơ cấu thị trường từ sản xuất phục vụ thị trường nội địa chuyển sang sản xuất hướng vào xuất khẩu. Điều này tăng tính cạnh tranh cả về đầu vào lẫn đầu ra của sản xuất phục vụ xuất khẩu khiến chi phí sản xuất tăng, làm cho giá thành sản phẩm phải hạ xuống. - Sau khi nội tệ giảm giá, chỉ số giá tiêu dùng sẽ có xu hướng tăng do ảnh hưởng của tăng giá hàng nhập khẩu làm cho tiền lương thực tế của người lao động giảm xuống. Trong dài hạn, doanh nghiệp sẽ phải giải quyết vấn đề này bằng cách tăng tiền lương danh nghĩa làm chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng lên.
  • 31. 31 Vì những lý do trên nên trong dài hạn rất khó để doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu có thể duy trì mức lợi nhuận siêu ngạch của mình từ việc tăng tỷ giá hối đoái. Như vậy, tác động của tăng tỷ giá tới cung hàng xuất khẩu có tính hai mặt, trong ngắn hạn nó có thể là nguyên nhân kích thích tăng cung hàng xuất khẩu trong khi về mặt dài hạn có thể là nhân tố kìm hãm. 1.3.3. Tác động của tỷ giá hối đoái tới khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu Khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường nước ngoài có ảnh hưởng rất lớn tới khối lượng xuất khẩu của hàng hóa. Khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu tại thị trường nước ngoài phụ thuộc vào ba nhóm nhân tố: - Tính đa dạng của loại hàng hóa đó tại thị trường nước ngoài. Trong trường hợp trên thị trường nước ngoài còn có các hàng hóa tương tự hoặc có giá trị thay thế tương đương được sản xuất tại quốc gia nhập khẩu hoặc được nhập khẩu từ các quốc gia khác thì nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu bị ảnh hưởng do sự cạnh tranh giữa các mặt hàng cùng loại hay có khả năng thay thế. - Nhóm nhân tố liên quan đến chất lượng, thương hiệu, kênh phân phối, thị hiếu thị trường,… của hàng hóa xuất khẩu. Đây là nhóm nhân tố cơ bản, tạo ra sức mạnh bền vững cho năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường nước ngoài. - Các nhân tố liên quan đến giá cả. Các nhân tố này bao gồm chi phí đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu, năng suất lao động trong ngành sản xuất hàng xuất khẩu và tỷ giá hối đoái.
  • 32. 32 Bằng việc phá giá đồng nội tệ, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể duy trì giá bán hàng xuất khẩu bằng ngoại tệ thấp mà vẫn đảm bảo mức lợi nhuận cận biên như cũ. Giá bán thấp tạo ra khả năng cạnh tranh về giá cho hàng xuất khẩu trên thị trường nước ngoài. Như vậy, tác động của tỷ giá hối đoái tới khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu được thể hiện trên phương diện giá cả. Có thể nói tỷ giá thực phản ánh sức cạnh tranh thương mại quốc tế của hàng hóa một nước trên phương diện giá cả. Khi tỷ giá thực tăng, sức cạnh tranh thương mại quốc tế của hàng hóa trong nước được cải thiện. Ngược lại khi tỷ giá thực giảm, sức cạnh tranh thương mại quốc tế bị xói mòn. Sắp xếp lại công thức tính tỷ giá thực, ta có thể thấy rõ hơn các nhân tố ảnh hưởng tới sức cạnh tranh quốc tế của hàng hóa trong nước: 𝐸 × 𝑃 ∗ 𝑃 = 𝐸 × 𝑃 ∗ 𝑃 Từ công thức trên, ta có các kết luận sau: - Tỷ giá danh nghĩa E tăng lên sẽ làm tăng tỷ giá thực và nhờ đó cải thiện năng lực cạnh tranh quốc tế của hàng hóa trong nước về mặt giá. - Tương quan giá cả hàng hóa giữa hai nước thay đổi cũng làm thay đổi tương quan cạnh tranh về giá giữa hàng hóa hai nước. Như vậy, sức cạnh tranh thương mại quốc tế của hàng hóa trong nước vẫn có thể tăng lên dù tỷ giá danh nghĩa không thay đổi một khi tỷ lệ lạm phát ở nước ngoài vượt quá tỷ lệ lạm phát ở trong nước. Do trên thực tế, các quốc gia thường không công bố mức giá cả trung bình của hàng hóa nước mình dưới dạng số tuyệt đối mà dưới dạng chỉ số nên công thức tính tỷ giá thực dạng tương đối thường được sử dụng để đo lường sức cạnh tranh quốc tế của hàng hóa.
  • 33. 33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 2.1. Tổng quan xuất khẩu cà phê Việt Nam những năm 2.1.1. Vài nét về ngành cà phê Việt Nam 2.1.1.1. Lịch sử phát triển của ngành cà phê Việt Nam Ở Việt Nam cây cà phê được nhập và trồng từ hơn 100 năm nay. Hơn một thế kỷ qua, sản lượng cà phê đã trải qua những thời kỳ phát triển vượt bậc xen lẫn với thời kỳ giảm sút, có thể tóm tắt quá trình phát triển ngành cà phê Việt Nam như sau: - Thời kỳ Pháp thuộc (1888 – 1945): Năm 1857 cây cà phê được dùng đầu tiên ở Quảng Bình, Quảng Trị bởi các nhà truyền đạo công giáo . Tới đầu thế kỷ XX Thực dân Pháp mới đầu tư phát triển cây cà phê ở đồn điền vùng Kẻ Số (Nam Hà). Vào thời kỳ này, diện tích cà phê cả nước ta là 10 500ha, sản lượng cao nhất là 4 500 tấn và hầu hết được mang sang Pháp. - Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954): Các đồn điền cà phê do Nhà nước ta quản lý, nhưng do hoàn cảnh chiến tranh nên phần lớn diện tích bị bỏ hoang, cà phê không xuất khẩu được. Năm 1954, diện tíchcây cà phê nước ta chỉ còn 4 000ha (chủ yếu ở Tây Nguyên: 3 100ha), sản lượng cà phê chỉ còn ở mức 2 500 tấn (trong đó Tây Nguyên 2 300 tấn).
  • 34. 34 - Thời kỳ chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975): Năm 1955, Nhà nước chủ trương xây dựng một số nông trường cà phê ở miền Bắc. Trong 6 năm (1956 – 1962) diện tích cà phê tăng từ 500 ha lên 14 800 ha, sản lượng cà phê tăng từ 225 tấn năm 1960 lên 4 385 tấn năm 1967. Qua 20 năm phát triển miền Bắc đã cung cấp 30 000 tấn cà phê cho xuất khẩu (chủ yếu sang Liên Xô và các nước Đông Âu). Ở các tỉnh phía Nam, từ năm 1946 đến 1957, diện tích cà phê tăng không đáng kể từ 3 019 ha lên 3 370 ha. Năm 1957 đến 1965, diện tích cà phê tăng mạnh từ 3 370 ha lên 11 120 ha. Do chủ trương thành lập các khu đồn điền của Ngụy quyền miền Nam. Năm 1963, sản lượng cà phê vào khoảng 3 000 tấn, đến năm 1964 đạt cao nhất là 600 tấn cà phê xuất khẩu. - Thời kỳ 1975 đến nay: Do Nhà nước quan tâm và chú trọng phát triển đúng mức nên cả diện tích và sản lượng cà phê đều đã tăng lên đáng kể. Đầu năm 1980, diện tích cà phê trồng mới là 7 457 ha và những năm tiếp theo diện tích trồng cà phê được mở rộng bằng cách hợp tác trồng với Liên Xô, Ba Lan, Bungari, CHDC Đức, Tiệp Khắc,… Năm 1993 – 1994, sản lượng cà phê cả nước là 140 000 tấn (đứng thứ 3 châu Á sau Inđônêsia và Ấn Độ). Năm 1996, Việt Nam đứng thứ 4 thế giới và thứ 2 châu Á về cà phê. Lợi thế của Việt Nam là năng suất thuộc loại cao nhất thế giới, gấp 2 đến 3 lần năng suất bình quân thế giới và 1,7 lần bình quân châu Á (năng suất bình quân thế giới là 552kg/ha). Việt Nam là một trong những nước có diện tích trồng cà phê lớn nhất thế giới. Hiện nay diện tích cà phê đã đạt trên 19 000 ha. Năm 1994 – nay: Sau sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, việc bán cà phê theo nghị định thư của Nhà nước không còn nữa, cà phê Việt Nam bắt đầu được tiếp xúc rộng rãi với thị trường thế giới và đầu năm 1991
  • 35. 35 Việt Nam bắt đầu gia nhập và là thành viên chính thức của Tổ chức quốc tế về cà phê (ICO). Cho đến nay, cà phê Việt Nam đã được tiêu dùng ở trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khắp các châu lục. 2.1.1.2. Vị trí ngành cà phê trong nền kinh tế Việt Nam Sản phẩm cà phê đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Có thể nói mức tiêu dùng cà phê tính theo đầu người được coi như một chỉ tiêu để đánh giá trình độ sinh hoạt vật chất của một quốc gia, sản phẩm cà phê đang là một trong những mặt hàng xuất khẩu rất quan trọng của nước ta. Nếu vào thời điểm năm 1982 sản lượng cà phê toàn quốc không vượt quá con số 5 000 tấn thì đến năm 1998 sản lượng đã tăng lên 409 000 tấn, gấp 81,8 lần nếu năm 1982 chỉ xuất khẩu được 4 100 tấn thì đến năm 1998 đã xuất khẩu được 382 000 tấn, gấp 93,17 lần và theo đó kim ngạch xuất khẩu đạt 594 000 000 USD. Rõ ràng ngành cà phê nước ta trong những năm qua đã có chiều hướng phát triển đáng kể. Năm 1998, Việt Nam xuất khẩu cà phê đứng thứ 3 trên thế giới sau Brazil và Côlômbia. Hiện nay cà phê vẫn là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam. Ngành cà phê cũng như các ngành sản xuất cây công nghiệp khác, nó cũng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội rất lớn. Ngành cà phê đã tạo ra công ăn việc làm cho người dân, biến môi trường đang suy thoái thành môi trường được phục hồi,… thực tế cho thấy, trong vài năm gần đây việc trồng mới và phát triển cây cà phê đã góp phần: - Xây dựng các vùng kinh tế mới trên Tây Nguyên nói riêng và miền Nam nói chung.
  • 36. 36 - Tham gia tích cực vào công cuộc định canh, định cư của đồng bào dân tộc thiểu số. - Tạo công ăn việc làm và thu nhập chính đáng cho hàng triệu lao động. - Tích cực tham gia vào cải tạo môi sinh, phủ xanh đất trống đồi trọc và góp phần quan trọng vào củng cố an ninh, quốc phòng khu vực Tây Nguyên và khu vực miền núi phía Bắc. - Khai thác tiềm năng mặt hàng cà phê là một vấn đề rất có ý nghĩa trong công cuộc phát triển kinh tế nông nghiệp cũng như trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Đặc biệt là phát triển kinh tế miền núi Tây Nguyên và trung du. - Tuy nhiên từ cuối năm 1999 đến nay thị trường cà phê thế giới liên tục sa sút làm cho giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm và gặp rất nhiều khó khăn. 2.1.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam đối với mặt hàng cà phê  Những thuận lợi a. Về sản xuất: - Điều kiện tự nhiên: Cà phê là cây công nghiệp nhiệt đới có yêu cầu sinh thái rất khắt khe. Khí hậu và đất đai là hai yếu tố sinh thái chính của cây cà phê, quyết định năng suất và hiệu quả của nó. - Khí hậu: Nước ta trải dài qua 15 vĩ độ từ 8030 đến 23022 có khí hậu nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi chế độ gió mùa nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều, độ ẩm không khí cao, bức xạ lớn, gió trung bình,… thuộc vùng rất thích hợp với việc trồng cây cà phê. Do đó, Việt Nam có hai loại cây cà phê
  • 37. 37 được trồng phổ biến là cây cà phê vối và cây cà phê chè. Cà phê chè ưa thời tiết mát, cường độ ánh sáng thấp và chịu nhiệt độ thấp hơn cà phê vối khoảng 5÷70C, do vậy nó được trồng chủ yếu ở miền Bắc. Cà phê vối ưa thời tiết nóng, ẩm, ánh sáng dồi dào nên được trồng nhiều ở các tỉnh miền Nam. Môi trường sinh thái của Việt Nam khá phù hợp với việc phát triển cây cà phê. Điều kiện tự nhiên ưu đãi với vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cho phép phát triển cây cà phê theo hướng tập trung, chuyên môn hóa, thâm canh hóa tạo ra một vùng cây cà phê đảm bảo số lượng và chất lượng sản phẩm phục vụ cả sản xuất và tiêu dùng. Đồng thời sự phân bổ đất đai trải dọc chiều dài đất nước cho phép phát triển cây cà phê trên phạm vi rộng nên mặc dù mức đầu tư thâm canh chưa cao nhưng năng suất đã đạt mức đáng kể. - Về đất đai: Đất nông nghiệp nước ta tuy rất hạn chế về số diện tích (khoảng 7,3 triệu ha đất nông nghiệp đang sử dụng), nhưng lại tương đối tốt về chất lượng, phong phú về chủng loại (có 14 nhóm bao gồm 64 loại đất). Nói chung đất có tầng canh tác dày, kết cấu tơi xốp, chất dinh dưỡng trong đất khá cao,… cho phép phát triển một tập đoàn cây trồng phong phú. Việt Nam có nhiều loại đất thích hợp cho cây công nghiệp dài ngày nói chung và cây cà phê nói riêng. Trước hết phải kể đến loại đất đỏ Bazan với trữ lượng khoảng 2,3 triệu ha phân bổ rộng khắp nước đặc biệt tập trung ở vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Đất đỏ Bazan là loại đất lý tưởng cho nhiều loại cây công nghiệp dài ngày trong đó có cây cà phê, bởi vì nó có các tính chất như: có tính chất tốt, tơi xốp, dễ thoát nước, tầng canh tác dày, hàm lượng các chất canh tác, chất mùn và các khoáng vật cao. Sau đất đỏ Bazan là các loại đất đỏ vàng, đất xám, đất đen,… được phân bố rộng khắp đất nước.
  • 38. 38 Như vậy môi trường sinh thái khí hậu và đất đai nước ta khá phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. Điều kiện tự nhiên ưu đãi các vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ sẽ cho phép phát triển sản xuất cà phê theo hướng tập trung chuyên môn hóa và thâm canh hóa, tạo ra các vùng cà phê cho sản lượng lớn, chất lượng cao và chủ yếu là cho xuất khẩu. Ngoài ra, các loại cà phê có giá trị xuất khẩu cao, phù hợp với các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc là một tiềm năng phát triển sản xuất và thay đổi cơ cấu mặt hàng cà phê tăng giá trị xuất khẩu. b. Điều kiện kinh tế - xã hội Hiện nay, Việt Nam có trên 600 nghìn ha cà phê được phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên (hơn 90% diện tích) là một điều kiện thuận lợi cho chúng ta có nguồn cung cà phê cho hoạt động xuất khẩu. Khi gia nhập WTO, Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển. Được hưởng sự bình đẳng như các nước xuất khẩu khác, các rào cản xuất khẩu được gỡ bỏ, cơ hội thị trường mở rộng, điều kiện tiếp nhận các công nghệ sản xuất mới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê nước ta cũng cần nhận thức rõ những khó khăn. Khả năng cạnh tranh cao của Việt Nam trong quá khứ chủ yếu dựa trên bốn yếu tố: - Nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ: Việt Nam là một nước với trên 70% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây chính là lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của nước ta. Hiện nay số lao động này vẫn được bổ sung trên 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động mỗi năm. Bên cạnh vấn đề sức ép giải quyết công ăn việc làm thì đây chính là một lợi thế về nhân lực của
  • 39. 39 Việt Nam. Nước ta luôn có một lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ với chất lượng lao động được đánh giá là tương đối cao so với một nền nông nghiệp kém phát triển. Lợi thế này rất có khả năng đảm bảo sự phát triển của xuất khẩu cà phê trong tương lai. - Năng suất cao dựa trên sử dụng nhiều nước tưới và phân bón: Mặc dù nước ta mới tham gia thị trường cà phê quốc tế nhưng Việt Nam đã quản lý và đạt được mức năng suất cao bằng phương pháp canh tác thâm canh mạnh với việc ứng dụng cao các loại đầu vào, phân bón và nước tưới. Việt Nam có năng suất bình quân 1,3 tấn/ha, nhiều nơi đạt từ 4 ÷ 5 tấn/ha so sánh với 0,3 ÷ 0,35 tấn/ha ở các nước châu Phi và Inđônêsia. Brazil và Ấn Độ đạt khoảng 0,8 tấn/ha. Là một trong những nước trồng cà phê với chi phí thấp nhất cùng với năng suất cao đã góp phần làm cho giá thành trên một đơn vị sản phẩm ở Việt Nam thấp. - Khoảng cách vận chuyển: Do Việt Nam có chiều ngang hẹp nên vùng trồng cà phê gần với khu vực chế biến, điều này làm giảm đáng kể vào chi phí sản xuất sản phẩm. Hơn nữa, các cùng sản xuất chính cà phê Việt Nam đều gần các cảng xuất khẩu. Việt Nam nằm ở vị trí thuận lợi cho cả giao thông đường thủy lẫn đường hàng không nên việc vận chuyển xuất khẩu sang các nước cũng được dễ dàng. Hàng hóa của nước ta xuất khẩu chủ yếu được vận chuyển bằng đường biển trong khi nước ta có bờ biển dài với nhiều cảng biển nước sâu cho thuyền lớn dễ dàng neo đậu và lưu thông. Khi vận chuyển hàng xuất khẩu, không phải đi qua nhiều lãnh hải các nước khác, điều này là một thuận lợi lớn. - Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với ngành cà phê thông thoáng, tạo môi trường bình đẳng cho tất cả các tác nhân tham gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê. Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến ngành cà phê, coi đó là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của đất nước trong
  • 40. 40 thời kỳ đầu của công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Vì vậy đã có những chính sách đầu tư đáng kể hỗ trợ mạnh mẽ cho sản xuất và xuất khẩu cà phê của đất nước. c. Điều kiện xuất khẩu Trước đây, cà phê xuất khẩu của nước ta chủ yếu là sang các nước XHCN dưới hình thức hàng đổi hàng. Hiện nay, nhờ chính sách mở cửa nền kinh tế nên quan hệ buôn bán của Việt Nam đã được mở rộng ra khắp các châu lục. Riêng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt tại hầu hết các thị trường trên thế giới. Hiện nay ở châu Á, Việt Nam đã vượt qua Inđônêsia đứng số một vể sản lượng cà phê xuất khẩu và giữ vị trí thứ 3 thế giới, sau Brazil và Côlômbia. Việt Nam và Inđônêsia là hai nước chính sản xuất cà phê ở châu Á nhưng do mùa vụ cà phê ở hai nước trái ngược nhau (ở Việt Nam từ tháng 4 đến tháng 10, còn ở Inđônêsia lại từ tháng 10 đến tháng 4) cho nên ở châu Á hiện nay Việt Nam gần như không có đối thủ cạnh tranh. Với những lợi thế trên, nếu biết khắc phục những tồn tại trong sản xuất và xuất khẩu cà phê, đồng thời tận dụng và phát huy triệt để những lợi thế sẵn có sẽ góp phần làm cho chi phí sản xuất cà phê thấp hơn các nước khác. Đây chính là cơ sở cho phép chúng ta có thể cạnh tranh trên thị trường ngay cả khi thị trường này đang khủng hoảng thừa.  Những khó khăn a. Điều kiện tự nhiên - Mùa khô kéo dài ở hai vùng sản xuất cà phê là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ gây trở ngại cho việc sản xuất cà phê, đặc biệt là đối với Tây Nguyên.
  • 41. 41 Do lượng nước ít nên phải tưới nước thường xuyên làm cho chi phí tăng đáng kể, giảm hiệu quả kinh tế. - Mùa mưa có lượng mưa tập trung quá lớn gây xói mòn, chảy trôi đất làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất hữu cơ nuôi cây, do vậy phải trồng vành đai rừng phòng hộ, che phủ đất, bón phân để bổ sung chất dinh dưỡng. Ngoài ra hệ thống đường giao thông ở các vùng trồng cà phê rất kém nên sau mỗi mùa mưa lại phải tu sửa, rất khó khăn và tốn kém,… tất cả những chi phí đó làm giảm lợi nhuận sản xuất cà phê. - Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết nóng và ẩm rất thuận lợi cho sâu bệnh, cỏ dại hại cà phê phát triển. - Gió mạnh ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, bão, gió nóng ở miền Trung, gió mùa Đông Bắc kéo dài làm giảm nhiệt độ xuống quá mức giới hạn của cây cà phê, thậm chí cả sương muối phía Bắc,… gây thiệt hại không nhỏ đến kinh doanh cà phê của nước ta. b. Điều kiện kinh tế - xã hội - Ngành cà phê là một ngành đoi hỏi phải có vốn đầu tư lớn nhưng chúng ta hiện nay lại đang rất khó khăn về vốn mặc dù Nhà nước đã chú trọng đầu tư cho ngành cà phê hơn, song vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu. - Sự yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất cà phê của nước ta như: hệ thống giao thông vận tải, hệ thống các công trình thủy lợi, các cơ sở chế biến bảo quản không thể đáp ứng nổi yêu cầu của sản xuất. - Thêm vào đó nguồn vật tư kỹ thuật, hàng hóa phục vụ cho sản xuất cà phê nói chung còn thiếu, nhiều loại còn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Mặt khác hệ thống cung ứng và chuyển giao kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
  • 42. 42 Người sản xuất nói chung phải chạy lo tất cả các khâu trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó một số chính sách kinh tế còn thiếu phù hợp gây ít nhiều trở ngại cho sản xuất như: chính sách đầu tư, cho vay, đất đai, thị trường giá cả, thuế,… cơ chế chuyển đổi còn chậm tạo ra sự trì trệ trong sản xuất. 2.1.1.4. Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam Cà phê ở Việt Nam được phân bổ từ Bắc tới Nam trên nhiều tỉnh trung du, miền núi và cao nguyên. Trước kia, người ta trồng cả 3 loại: cà phê chè (Arbica), cà phê vối (Rabuta) và cà phê mít (Enclsa). Nay cà phê mít bị loại bỏ dần vì giá trị kinh tế thấp. Còn lại cà phê chè, cà phê vối do hai loại cà phê này có yêu cầu và điều kiện sinh thái khác nhau nên được trồng ở các vùng khác nhau, cà phê vối được trồng chủ yếu ở các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên còn cà phê chè rất thích hợp với điều kiện tự nhiên của miền Bắc nên được trồng nhiều ở miền Bắc. Do chú trọng đầu tư thâm canh nên cà phê Việt Nam đạt năng suất và sản lượng cao. Liên tục nhiều năm năng suất tăng rõ rệt. BẢNG 2.1. DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG, NĂNG SUẤT CÀ PHÊ VIỆT NAM CÁC NĂM 1995 – 2014 Năm Diện tích (nghìn ha) Diện tích tăng/giảm so với năm trước (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) Sản lượng tăng so với năm trước (nghìn ha) Năng suất (tấn/ha) Năng suất tăng/giảm so với năm trước (tấn/ha) 1995 186,4 - 218,0 - 1,169528 -
  • 43. 43 1996 254,2 67,8 316,9 98,9 1,246656 0,077128 1997 340,3 86,1 420,5 103,6 1,235674 -0,01098 1998 370,6 30,3 427,4 6,9 1,153265 -0,08241 1999 477,7 107,1 553,2 125,8 1,158049 0,004784 2000 561,9 84,2 802,5 249,3 1,42819 0,270141 2001 565,3 3,4 840,6 38,1 1,486998 0,058808 2002 522,2 -43,1 699,5 -141,1 1,339525 -0,14747 2003 510,2 -12 793,7 94,2 1,555664 0,216139 2004 496,8 -13,4 836,0 42,3 1,68277 0,127105 2005 497,4 0,6 752,1 -83,9 1,512063 -0,17071 2006 497,0 -0,4 985,3 233,2 1,982495 0,470432 2007 506,4 9,4 961,2 -24,1 1,898104 -0,08439 2008 525,1 18,7 996,3 35,1 1,897353 -0,00075 2009 534,2 9,1 1.090,0 93,7 2,040434 0,143081 2010 548,2 14 1.105,7 15,7 2,016965 -0,02347 2011 533,8 -14,4 1.167,9 62,2 2,187898 0,170933 2012 574,2 40,4 1.292,4 124,5 2,250784 0,062886 2013 584,6 10,4 1.289,5 -2,9 2,205782 -0,045 2014 639,0 54,4 1.300,0 10,5 2,034429 -0,17135 (Nguồn:WorldBank, BộNông nghiệp và pháttriển nông thôn)
  • 44. 44 HÌNH 2.1. BIỂU ĐỒ SỰ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ VIỆT NAM CÁC NĂM 1995 - 2014 Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng: - Diện tích trồng cà phê của Việt Nam tăng mạnh trong 5 năm 1995 đến 2000 (từ 186,4 nghìn ha năm 1995 lên 562,9 nghìn ha năm 2000). Những năm sau đó, do chủ trương đổi mới phương hướng sản xuất cà phê theo hướng giữ tổng diện tích cà phê không đổi hoặc giảm chút ít ở mức 450.000 ha đến 500.000 ha, nhưng thay đổi về cơ cấu chủng loại cà phê. - Sản lượng cà phê tăng hàng năm nhìn chung có xu hướng tăng, năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt năm 2014 sản lượng cà phê Việt Nam đạt 1.000.000 tấn. - Tuy diện tích trồng cà phê hàng năm dao động không nhiều quanh mức 500.000 ha nhưng sản lượng lại tăng đều đặn qua các năm là do năng suất cây cà phê đang tăng lên từng ngày từ mức 1,17 tấn/ha năm 1996 đến năm 2014 năng suất trung bình đã đạt ngưỡng 2,03 tấn/ha. 2.1.2. Tổng quan về thị trường cà phê thế giới 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 dien tich san luong
  • 45. 45 Trên thế giới hiện nay có 75 nước trồng cà phê với diện tích trên 10 triệu hecta và sản lượng hàng năm biến động trên dưới 6 triệu tấn. Năng suất bình quân chưa vượt quá 6 tạ nhân/ha. Trong đó ở châu Phi có 28 nước năng suất bình quân không vượt quá 4 tạ nhân/ha. Nam Mỹ đạt dưới 6 tạ nhân/ha. Bốn nước có diện tích cà phê lớn nhất đó là: Brazil trên 3 triệu hecta chiếm 25% sản lượng cà phê thế giới, Côte D'Lvoire (châu Phi), Inđônêsia (châu Á) mỗi nước khoảng 1 triệu hecta và Côlômbia có gần 1 triệu hecta với sản lượng hàng năm đạt trên dưới 700 ngàn tấn. Do áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật mới như giống mới và mật độ trồng dày nên đã có hàng chục nước đưa năng suất bình quân đạt trên 1 tấn/ha. Điển hình có Costa Rica ở Trung Mỹ với diện tích cà phê chè là 85.000 ha nhưng đã đạt năng suất bình quân trên 1.400 kg/ha. Phân bổ sản lượng cà phê thế giới theo các khu vực này có thể được tóm tắt như sau: Châu Mỹ sản xuất ra 60 - 70 % sản lượng cà phê thế giới, tức là khoảng gần 4 triệu tấn cà phê nhân. Châu Phi sản xuất ra 20 - 22% khoảng hơn 1 triệu tấn. Châu Á hàng năm sản xuất khoảng 70 ngàn tấn cà phê chiếm 12% sản lượng toàn thế giới, sản lượng cà phê hàng năm biến động thất thường nhưng theo chiều hướng ngày càng tăng. Thập kỷ 70 sản lượng trung bình đạt 4,5 triệu tấn trên một năm; thập kỷ 80 tăng nên 5,5 triệu tấn trong một năm; sang thập kỷ 90 con số đã là 6 triệu tấn một năm cho tới nay con số này đã lên tới 6,2 triệu tấn 1 năm. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, tổng sản lượng cà phê (gồm cà phê Arabica và Robusta) thế giới năm 2013/14 sẽ đạt 150,47 triệu bao (bao 60 kg), điều chỉnh tăng 4,14 triệu bao so với dự báo hồi tháng 6/2013, song giảm 2,80 triệu bao so với mức cao kỷ lục 153,27 triệu bao của năm 2012/13, với sản lượng sẽ đạt kỷ lục ở Việt Nam và giảm ở Braxin, Inđônêxia, Mêhicô và Trung
  • 46. 46 Mỹ. Trong đó, tổng sản lượng cà phê Arabica thế giới sẽ đạt 86,66 triệu bao, giảm so với 89,89 triệu bao của năm 2012/13; và tổng sản lượng cà phê Robusta sẽ đạt 63,81 triệu bao, tăng nhẹ so với 63,38 triệu bao của năm 2012/13. BẢNG 2.2. SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM Đvt: nghìn bao(01bao = 60kg) Niên vụ 2011 – 2012 Niên vụ 2012 – 2013 Niên vụ 2013 – 2014 Tổng sản lượng 144.040 153.268 150.465 Brazil 49.200 56.100 53.100 Việt Nam 26.000 26.500 28.500 Inđônêsia 8.300 10.500 9.500 Côlômbia 7.655 9.925 10.000 Êtiôpia 6.320 6.325 6.350 Ấn Độ 5.230 5.303 5.125 Hônđurat 5.600 4.600 5.000 Mêhicô 4.300 4.500 3.800 Pêru 5.200 4.300 3.850 Goatêmala 4.410 4.210 3.885 Các nước khác 21.825 21.005 21.355 (nguồn WB, Bộ NN&PTNN) Do sự xuất hiện và gây tác hại của bệnh gỉ sắt cà phê tại nhiều nước Trung và Nam Mỹ từ năm 1970 trở lại đây đã gây thêm những khó khăn và tốn kém cho nghề trồng cà phê ở khu vực này. Cà phê chè hiện nay vẫn chiếm 70% sản lượng của thế giới. Diện tích cà phê chè được trồng tập trung chủ yếu ở
  • 47. 47 Trung và Nam Mỹ, một số nước ở Đông Phi như: Kenya, Cameroon, Ethiopie, Tanzania và một phần ở châu Á như: Indonesia, Ấn Độ, Philippines. Thị trường cà phê trên thế giới trong những năm vừa qua thường chao đảo, không ổn định nhất là về giá cả. Tổ chức cà phê thế giới (ICO) do không còn giữ được hạn ngạch xuất nhập khẩu, giá cả trôi nổi trên thị trường tự do cho nên có những giai đoạn giá cà phê xuống thấp chưa từng có so với vài chục năm trở lại đây. Tình trạng này đã dẫn đến hậu quả là nhiều nước phải hủy bỏ bớt diện tích cà phê, hoặc không tiếp tục chăm sóc vì kinh doanh không còn thấy có hiệu quả. Năm 1994 do những đợt sương muối và sau đó là hạn hán diễn ra ở Brazil, vì vậy đã làm cho sản lượng cà phê của nước này giảm xuống gần 50%, do đó đã góp phần làm cho giá cà phê tăng vọt, có lợi cho những người xuất khẩu cà phê trê thế giới. Cà phê là một loại nước uống cao cấp, nhu cầu đòi hỏi của người tiêu dùng vẫn không ngừng tăng lên, chưa có những sản phẩm nhân tạo được chấp nhận để thay thế 47hoc à phê, vì vậy việc trồng, xuất khẩu, nhập khẩu loại hàng hóa đặc biệt này vẫn có một ý nghĩa kinh tế lớn đối với nhiều nước.Vấn đề quan trọng cần có nhận thức đầy đủ là: sản phẩm cà phê đem ra thị trường phải đảm bảo chất lượng. Trong cơ chế thị trường: Tiền nào – của nấy, lại càng đúng với mặt hàng cà phê. 2.1.3. Tình hình xuất khẩu cà phê 2.1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê a. Cung cà phê thế giới
  • 48. 48 Sự dao động về cung trước hết là ở Brazil – nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Brazil có vai trò rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu cà phê thế giới nói chung và cà phê Việt Nam nói riêng. Hai nước dẫn đầu cà phê thế giới là Brazil và Côlômbia khi các nước này bị mất mùa hoặc gặp thiên tai thì ngay lập tức cung cà phê thế giới bị sụt giảm rõ rệt và do đó giá cà phê thế giới sẽ tăng vọt do mất sự cân đối cung cầu. Ngược lại, nếu được mùa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả cà phê thế giới. Trong những năm gần đây do thời tiết không ổn định ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng cà phê thế giới làm cho kho cà phê thế giới luôn trong tình trạng cạn kiệt nhưng trong vài năm trở lại đây, thị trường cà phê thế giới bắt đầu suy thoái và một trong các lý do cơ bản là do tình trạng cung vượt quá cầu mà nguyên nhân là Brazil liên tục được mùa cà phê. b. Cầu cà phê thế giới Chúng ta biết rằng 99% sản lượng cà phê Việt Nam sản xuất là để xuất khẩu. Do vậy, cầu cà phê thế giới chính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lượng cà phê sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay, nhu cầu thế giới về cà phê Việt Nam ngày càng tăng lên. Đây là một yếu tố quan trọng làm tăng mức sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong những năm qua. Tóm lại, hiện nay, cung cầu cà phê thế giới có những biến động phức tạp. Cầu cà phê thế giới tương đối ổn định, còn cung hiện nay vượt xa nhu cầu thị trường cà phê thế giới đang sa sút. Một nguyên nhân quan trọng tác động vào cung cầu cà phê thế giới là giá cả. Giá cà phê thế giới giảm dần và giữ giá trong nhiều năm qua do sản xuất ở châu Á tăng mạnh, dự trữ cà phê thế giới cao. Việt Nam cũng đã cắt giảm 20 ÷
  • 49. 49 30% diện tích trồng cà phê để hạn chế lượng cung cà phê góp phần khắc phục tình trạng “bội thực” cà phê của thị trường thế giới. 2.1.3.2. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian qua a. Chất lượng cà phê xuất khẩu Chất lượng hàng nông sản nói chung và cà phê nói riêng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: điều kiện tự nhiên, giống, kỹ thuật gieo giống, thu hoạch, chế biến và quá trình tiêu thụ sản phẩm. Nếu bất cứ khâu nào trong cả quá trình không hoàn thiện sẽ đều ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Sản phẩm cà phê Việt Nam hầu hết được chọn lọc qua nhiều thập kỷ được gieo trồng trên những vùng đất có khí hậu thích hợp, đặc biệt trên những vùng cao từ 300 mét trở lên nên cà phê càng có ưu thế tạo hương vị thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng. Từ đầu những năm 1990, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng đột biến. Do công tác quản lý cà phê không theo kịp nên chất lượng cà phê có phần giảm sút so với trước đây. Tình trạng hạt đen, hạt lên men, hạt thối lẫn lộn cùng với nhiều tạp chất không đảm bảo về chất lượng dẫn đến giá xuất khẩu thấp gây thiệt hại cho việc xuất khẩu. Bên cạnh đó do quá trình chế biến (sơ chế) rất phân tán, thô sơ, thiếu kỹ thuật nên chất lượng cà phê thường kém mặc dù chúng ta có nguồn đầu vào thơm ngon, chất lượng tốt. Vấn đề tồn tại phổ biến hiện nay trong các lô hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam là tỷ lệ hạt đen, hạt vỡ cao, độ ẩm cao, tạp chất vượt quá quy định. Hiện nay, do chất lượng cà phê Việt Nam chưa được đảm bảo nên khách hàng thường phải mang cà phê Việt Nam đi tái chế ở một số nước trung gian trước khi đưa đến nơi tiêu thụ chính thức. Vì thế, họ thường trả
  • 50. 50 với giá thấp hơn nhiều so với giá quốc tế. Công tác quản lý xuất khẩu nói chung và quản lý chất lượng nói riêng đang ngày một được coi trọng hơn. Góp phần cải thiện mặt hàng cà phê xuất khẩu. Nếu trước đây có nhiều khách hàng than phiền về chất lượng cà phê Việt Nam thì đến nay chất lượng cà phê Việt Nam đã có những chuyển biến đáng kể, với những tiến bộ rõ rệt. Hãng Nestle SA nhận định: Cà phê Việt Nam có hương vị độc đáo, hương vị này rất hiếm có ở cà phê cùng loại của các nước khác. Hãng ED và Fman đánh giá rất cao về chất lượng cà phê Việt Nam. Nhiều nhà máy xay rang ở Mỹ cho rằng cà phê Việt Nam khi pha chế có hương vị rất phù hợp với người tiêu dùng Mỹ. Hiện nay, cà phê xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là cà phê loại II chiếm khoảng 80%, 6÷8% cà phê hạt đen, vỡ còn lại cà phê xuất khẩu loại I chưa quá 6%. Trên thực tế, khách hàng chỉ quan tâm đến một số chỉ tiêu ngoại hình như: kích thước, màu sấc, độ ẩm và các khuyết tật khác của hạt chứ không theo một tiêu chuẩn nào.  Về kích thước hạt: Kích thước hạt là một chỉ tiêu quan trọng cả về chất lượng cũng như năng suất cà phê theo đánh giá quốc tế: - Cà phê loại I: Hạt có kích thước trên sàng N16 - Cà phê loại II: Hạt có kích thước trên sàng N14 - Loại không sử dụng được lọt sàng N10 Ở nước ta, những nông trường có vườn cây tốt, năng suất cao và ổn định thì loại hạt I chiếm 50÷60% và xấp xỉ 40% loại II. Như vậy, xét về mặt kích thước cà phê Việt Nam có trên 95% khối lượng hạt tiêu chuẩn xuất khẩu, trong nhiều năm qua, chất lượng cà phê xuất khẩu nói chung còn nhiều khuyết điểm.
  • 51. 51  Về chất lượng: Chất lượng cà phê không ổn định, đáng chú ý là các dạng hạt đen, nâu, xanh non quả khô, sâu,… vẫn còn nhiều là do người sản xuất tranh thủ hái cà phê khi đầu vụ thu hoạch, thêm vào đó, quá trình thu hái cà phê của khu vực tự nhiên không đảm bảo, tạp chất lẫn nhiều, hơn nữa công trình chế biến chưa đảm bảo xay xát mua bán cà phê ngay khi còn độ ẩm cao. Thông thường, cà phê xuất khẩu phải qua trung gian mới đến các nhà máy trực tiếp xuất khẩu. Trước đây, người sản xuất thường xay xát, chế biến thành cà phê xô có độ ẩm từ 17 ÷ 20%. Do đó, để xuất khẩu người xuất khẩu phải tái chế 51hoc à phê có độ ẩm phù hợp đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu (dưới 12%) nên vừa gây thiệt hại cho người sản xuất vừa ảnh hưởng đến lượng cà phê xuất khẩu. Bên cạnh đó, tập quán quen xuất khẩu cà phê xô, có quy định độ ẩm, tỷ lệ hạt đen, vỡ và có lẫn tạp chất nên đã không khuyến khích được người sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm. Như vậy, để cà phê Việt Nam có thể cạnh tranh được trên thị trường thế giới cần phải chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa bằng cách khắc phục các nhược điểm còn tồn tại ở trên. Đồng thời, phát huy những ưu thế đặc trưng của cà phê Việt Nam cả về chất lượng và hương vị thơm ngon vốn có của nó để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng quốc tế. b. Sản lượng và giá cà phê xuất khẩu Trong những năm vừa qua, sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh và cà phê trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam với giá trị kim ngạch xuất khẩu tương đối cao. Cà phê đứng thứ hai chỉ sau gạo về kim ngạch xuất khẩu nông sản.
  • 52. 52 BẢNG 2.3. SẢN LƯỢNG, GIÁ CẢ, KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM CÁC NĂM 1995 – 2014 Năm Sản lượng xuất khẩu (nghìn tấn) Giá xuất khẩu bình quân (USD/tấn) Kim ngạch xuất khẩu (USD) 1995 218,0 2.569,0 560.042 1996 283,7 1.410,8 400.243,96 1997 391,6 1.260,7 493.690,12 1998 381,8 1.555,2 593.775,36 1999 482,4 1.213,1 585.199,44 2000 733,9 683,2 501.400,48 2001 931,1 420,2 391.248,22 2002 718,5 448,5 322.247,25 2003 749,2 673,7 504.736,04 2004 974,7 657,6 640.962,72 2005 892,3 824,1 735.344,43 2006 980,8 1.240,8 1.216.976,64 2007 989,0 1.350,0 1.335.150 2008 994,0 2.012,0 1.999.928 2009 1.042,0 1.537,0 1 601 554 2010 1.100,1 1.518,1 1.670.061,81 2011 1.200,2 2.250,0 2.700.450 2012 1.760,0 2.125,0 3.740.000 2013 1.320,0 2.113,8 2.790.216 2014 1.730,1 2.092,4 3.620.061,24 (nguồn Bộ NN&PTNN)
  • 53. 53 Có thể nói rằng sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng lên rất nhanh qua các năm (từ 218.000 tấn năm 1995 lên 1.730.100 tấn năm 2014), điều này kéo theo kim ngạch xuất khẩu cà phê cũng tăng mạnh qua các năm. (từ 560.042.000 USD năm 1995 lên 3.620.062.240 USD năm 2014) Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu không phải là yếu tố duy nhất tác động đến kim ngạch xuất khẩu. Một yếu tố khác rất quan trọng đó là giá xuất khẩu. Giá này một phần phụ thuộc vào giá trên thị trường thế giới, một phần phụ thuộc vào chất lượng cà phê xuất khẩu của nước ta. Giá cà phê nước ta luôn thấp hơn giá thế giới 100 ÷ 200 USD/tấn là do chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam không đồng đều, lẫn lộn hàng tốt và hàng xấu. Nguyên nhân là do việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, chưa triệt để và đang bị buông lỏng cả hai khâu sản xuất và tiêu thụ. Hiện tại, các hộ nông dân đang sở hữu trên 80% diện tích trồng cây cà phê của cả nước nhưng lại bị tách rời với khoa học kỹ thuật và diễn ra tình trạng “mạnh ai nấy làm”. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp chế biến không theo kịp với tốc độ tăng của sản lượng do công nghệ chế biến đã quá lạc hậu. Hiện nay, cứ đến mùa thu hoạch, người sản xuất lo lắng trong khâu tiêu thụ sản phẩm làm ra, ngành chế biến còn lúng túng hơn vì xưởng chế biến không đáp ứng nổi nhu cầu. Đây cũng chính là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng chất lượng cà phê Việt Nam không được tốt. c. Thị trường cà phê xuất khẩu của Việt Nam
  • 54. 54  Thị trường truyền thống trong thập kỷ 80-90 Trước thập kỷ 90, các nước SNG, Đông Âu, Singapore, Hồng Kông, Pháp, Thụy Sĩ,… là những khách hàng của Việt Nam. Đặc biệt Singapore là nước nhập khẩu cà phê của Việt Nam nhiều nhất (năm 1986 nhập 7.074 tấn); năm 1986 Anbani nhập 620 tấn, Ba Lan 300 tấn, Bungari 360 tấn, Đông Đức 807 tấn. Các nước này chính là những khách hàng thường xuyên và ổn định của ngành cà phê Việt Nam trong những năm 80. Do những biến động của cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị trong những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu cà phê Việt Nam, làm cho sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này bị giảm sút nhanh chóng. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và thị trường Liên Xô cũ và các nước Đông Âu đã bị gián đoạn trong một thời gian tương đối dài. Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng đã dần đi vào thế ổn định, cà phê Việt Nam nên phát huy và giữ vững vị trí xứng đáng vốn có trên các thị trường này. Bởi đây là các thị trường có dung lượng lớn, hiệu quả cao mà trước dây Việt Nam đã từng xuất sang với khối lượng cà phê tương đối lớn và ít phải cạnh tranh hơn so với các thị trường khác trên thế giới. Và điều đặc biệt quan trọng là tại thị trường này, người dân đã quen với việc sử dụng cà phê hàng ngày và sức mua ngày càng tăng lên. Những năm đầu thập kỷ 90, Singapore đã tăng cường nhập khẩu cà phê Việt Nam. Năm 1990 riêng Singapore đã nhập 17.631 tấn chiếm 19,67% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Những năm sau đó, tuy khối lượng cà phê xuất sang Singapore tăng lên nhưng có xu hướng giảm về tỷ trọng vì nguyên nhân chính là Việt Nam đang có sự thay đổi trong chính sách xuất khẩu cà phê, muốn mở rộng thị trường xuất khẩu trực tiếp, giảm xuất khẩu sang các thị trường trung gian để tránh bị ép giá xuất khẩu.
  • 55. 55  Thị trường tiêu thụ cà phê lớn của Việt Nam hiện nay: Việt Nam đã thâm nhập và bán được một khối lượng cà phê tương đối lớn vào các thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới như Anh, Đức, Pháp, Ý, Nhật, Úc,… đặc biệt là hai thị trường mới đầy tiềm năng là Mỹ và Hy Lạp. 10 tháng sau khi Mỹ bãi bỏ cấm vận đối với Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Mỹ đạt 23 triệu USD. Và chỉ qua 2 năm đầu tiên khai thác kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Mỹ đã chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước ra thị trường thế giới. Đến năm 2000, kim ngạch xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ đã chiếm 22,49% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang 10 thị trường nhập khẩu cà phê Việt Nam lớn nhất. Cho tới tận bây giờ, Mỹ vẫn là một thị trường tiêu thụ cà phê lớn của Việt Nam, chỉ đứng sau CHLB Đức. Tại châu Á có một số thị trường rất hấp dẫn đối với cà phê Việt Nam như Nhật Bản và Trung Quốc. Tuy nhiên cho đến nay, cả 2 thị trường này đề chưa được khai thác một cách đầy đủ. Mặc dù cà phê của Việt Nam đã xâm nhập được vào thị trường Nhật Bản nhưng vẫn còn chiếm một tỷ lệ nhỏ so với nhu cầu tiêu dùng của nước này. Còn đối với Trung Quốc, mặc dù có truyền thống uống trà từ xa xưa nhưng hiện nay, tại các thành phố lớn, các khu du lichj và khu công nghiệp nhu cầu tiêu dùng cà phê ngày một gia tăng. Do đó, Trung Quốc ngày càng trở thành một thị trường vô cùng tiềm năng và rộng lớn. Hơn thế nữa, do điều kiện địa lý 2 nước Việt – Trung nằm sát nhau nên việc giao lưu buôn bán giữa 2 nước vô cùng thuận lợi. Chính vì thế khi xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc, chi phí vận chuyển lại là một lợi thế cạnh tranh so với các nước cùng xuất khẩu cà phê vào thị trường này và đây cũng chính là cơ hội cho Việt Nam có thể thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê.
  • 56. 56 BẢNG 2.4. GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM PHÂN THEO NƯỚC VÀ VÙNG LÃNH THỔ NĂM 2014 Nước Khối lượng(tấn) Giá trị (nghìn USD) CHLB Đức 248.677 502.866 Mỹ 165.253 361.834 Italia 118.787 239.072 Tây Ban Nha 113.571 232.329 Bỉ 108.784 217.539 Nhật Bản 75.797 168.469 Nga 44.969 110.275 Pháp 32.481 64.704 Philippin 26.441 77.336 Angiêri 28.492 55.208 Trung Quốc 7.072 21.138 Anh 5.674 12.277 Ấn Độ 4.522 7.996 Các nước khác 618.229 1.584.581 Tổng 1.598.749 3.655.626 (nguồn: Bộ NN&PTNT)