SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ
NGUYỄN THỊ THU HIỀN
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở
BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Hồng Tiến
Hà nội - 2004
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................ 2
CHƢƠNG I ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀ XU HƢỚNG VẬN
ĐỘNG FDI Ở NƢỚC TA ..................................................................................... 6
1.1. ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN. ................... 6
1.1.1 Lịch sử phát triển và bản chất của FDI...................................................... 7
1.1.2 Ƣu điểm và hạn chế của FDI đối với các nƣớc đang phát triển................17
1.2 TỔNG QUAN FDI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. ..............................................23
1.2.1 Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc đối với nguồn vốn FDI..23
1.2.2 FDI ở Việt Nam thời gian qua. ..................................................................24
1.2.3 Đối tác đầu tư nước ngoài............................................................................29
1.2.4 Cơ cấu hình thức đầu tư .............................................................................30
1.2.5 Hiệu quả đầu tư của FDI.............................................................................32
1.3 KINH NGHIỆM THU HÚT FDI CỦA MỘT SỐ TỈNH..............................34
1.3.1 Kinh nghiệm thu hút FDI tại Đồng Nai.....................................................34
1.3.2 Kinh nghiệm thu hút FDI ở Hải Dƣơng....................................................37
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.....................................................................................38
CHƢƠNG II…THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI
BẮC NINH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA .....................................................40
2.1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU ẢNH
HƢỞNG ĐẾN THU HÚT FDI TẠI BẮC NINH. ..................................................40
2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên...............................................................40
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội............................................................................41
2.2 THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI BẮC NINH....44
2.2.1 Tốc độ và qui mô nguồn vốn FDI:.............................................................44
2.2.2 Thời gian hoạt động, hình thức, chủ thể đầu tƣ của FDI.........................47
1
2.2.3 Cơ cấu ngành nghề của vốn FDI................................................................50
2.2.4 Tình hình thực hiện vốn đầu tƣ và tiến độ triển khai dự án FDI. ...........51
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐTTTNN TẠI BẮC NINH .....53
2.3.1 Hiệu quả của hoạt động ĐTTTNN ở Bắc Ninh.........................................53
2.3.2 Những hạn chế ảnh hƣởng tới hoạt động ĐTTTNN tại Bắc Ninh thời
gian qua. ...............................................................................................................61
KẾT LUẬN CHƢƠNG II....................................................................................66
CHƢƠNG III .......................................................................................................67
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THU HÚT VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ FDI Ở BẮC NINH..................................................................67
3.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI VIỆC THU HÚT FDI
CỦA BẮC NINH.
3.1.1 Lợi thế của Bắc Ninh...................................................................................68
3.1.2 Cơ hội...........................................................................................................69
3.1.3 Thách thức...................................................................................................70
3.2 PHƢƠNG HƢỚNG HOẠT ĐỘNG ĐTTTNN TẠI BẮC NINH. ..................70
3.2.1 Mục tiêu và những nhu cầu về vốn đầu tƣ của Bắc Ninh giai đoạn 2001 -
2010.......................................................................................................................70
3.2.2 Phƣơng hƣớng cơ bản thu hút FDI của Bắc Ninh đến năm 2010.............72
3.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài tại Bắc Ninh...................................................................................................77
3.3.1 Một số giải pháp vĩ mô: ...............................................................................77
3.3.2 Một số giải pháp trước mắt ..........................................................................89
KẾT LUẬN ..........................................................................................................93
PHỤ LỤC .............................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................104
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh quốc tế ngày nay, khi xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá
kinh tế diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết thì đối với một quốc gia không thể
đóng cửa để theo kịp thời đại. Thực tiễn cho thấy, một đất nước muốn phát
triển, cần phải nhanh chóng hội nhập kinh tế quốc tế để tranh thủ nguồn lực
bên ngoài. Vốn đầu tư nước ngoài, trong đó điển hình là đầu tư trực tiếp nước
ngoài (Foreign Direct Investment - FDI ) trở thành nguồn bổ sung quan trọng,
nhằm khai thác triệt để mọi nguồn lực trong nước. Chính vì vậy, việc thu hút
vốn đầu tư nước ngoài nói chung và FDI nói riêng, trở thành xu thế tất yếu
của hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển
trong đó có Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, Đảng ta đã mở cửa và
hội nhập nền kinh tế. Công cuộc đổi mới nền kinh tế ở nước ta thời gian qua
đã đem đến những thành tựu to lớn trên mọi mặt đời sống xã hội, đánh dấu
một bước phát triển mới của đất nước. Đóng góp vào những thành quả đó, có
vai trò quan trọng của FDI. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, FDI vào Việt
Nam đang có hiện tượng chững lại, thậm chí giảm sút. Với mục tiêu phấn đấu
đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, đã đặt ra
những vấn đề cần tiếp tục giải quyết cả về lý luận và thực tiễn đối với việc thu
hút FDI trên phạm vi quốc gia, cũng như các vùng, các địa phương của đất
nước.
Sự phát triển bền vững ở địa bàn mỗi tỉnh, thành phố, vừa đem lại sự
giầu có, nâng cao đời sống nhân dân địa phương đó, đồng thời đóng góp vào
sự phát triển chung của cả nước. Do đó, công cuộc xây dựng đất nước giầu
mạnh, đòi hỏi mỗi tỉnh, thành phố phải năng động sáng tạo, khai thác triệt để
3
mọi nguồn lực, bên cạnh việc phát huy nội lực là chính thì FDI được coi là
nguồn vốn quan trọng trong việc tạo ra “cú huých” cho sự phát triển.
Đối với Bắc Ninh, một tỉnh mới tái lập, trong giai đoạn đầu xây dựng
và phát triển, nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn. Trong khi nguồn vốn tích luỹ
từ nội bộ chỉ đáp ứng được khoảng 50% - 60% tổng vốn đầu tư ước tính đến
năm 2010, số còn lại phải huy động từ bên ngoài. Với ưu thế nổi trội hơn so
với các loại hình hoạt động kinh tế đối ngoại khác, FDI trở thành nguồn vốn
quan trọng. Những năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đem lại những
hiệu quả nhất định cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, so
với tiềm năng còn có thể khai thác được từ dòng vốn này và nhu cầu về vốn
đầu tư của tỉnh, thì những đóng góp bước đầu từ FDI, còn quá nhỏ bé. Đặc
biệt trong những năm gần đây, hoạt động ĐTTTNN ở Bắc Ninh có chiều
hướng chững lại và giảm sút. Trong bối cảnh cạnh tranh thu hút FDI một cách
gay gắt giữa các tỉnh thành trên phạm vi cả nước, giữa các quốc gia khác
trong khu vực và trên thế giới, việc tìm ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh
hoạt động ĐTTTNN ở Bắc Ninh là vô cùng cần thiết, để khai thác triệt để mọi
nguồn lực của tỉnh, đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH, phấn đấu xây dựng Bắc
Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015 và là thành phố vệ tinh
của thủ đô Hà Nội, thực hiện được “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế –
xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010 và một số định hướng chiến lược đến năm
2020”, như đã đề ra.
2. Tình hình nghiên cứu
Do tính chất thiết yếu và vai trò đặc biệt quan trọng của vấn đề đầu tư
trực tiếp nước ngoài đối với việc phát triển kinh tế, cho nên hoạt động
ĐTTTNN đã thu hút sự quan tâm chú ý của các cấp, các ngành, các tầng lớp
nhân dân, nhiều nhà quản lý, nhà kinh doanh và các nhà khoa học. Đã có rất
nhiều hội nghị chuyên đề, hội thảo khoa học được tổ chức, nhiều đề tài nghiên
4
cứu cấp Nhà nước, cấp Ngành, một số sách, luận án, bài nghiên cứu, đăng
trên các báo, tạp chí… nghiên cứu về FDI ở Việt Nam, tiêu biểu như:
- Mai Ngọc Cường, Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, HN.
- Dương Mạnh Hải, Cơ sở khoa học và các giải pháp nâng cao hiệu quả
kinh tế - xã hội của việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong quá trình thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu, LATS Kinh tế, HN,
2003.
- Nguyễn Minh, Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, LVTS Kinh tế, HN, 2001.
- Nguyễn Huy Thám, Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của
các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam, LATS Kinh tế, HN, 1996.
- Vũ Trường Sơn, Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam, NXB Thống kê, HN, 1997.
- Nguyễn Trọng Xuân, Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, HN, 2002.
- Báo cáo công tác đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Sở kế
hoạch và đầu tư, 2001.
Các công trình trên, đã góp phần hệ thống hoá về lý luận và cho ta một
cái nhìn tổng quát về thực trạng FDI, các giải pháp thu hút FDI trên bình diện
quốc gia. Song vấn đề thu hút FDI ở Bắc Ninh cho đến nay, vẫn chưa được
nghiên cứu một cách đầy đủ, sâu sắc và toàn diện.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bắc
Ninh.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu
quả đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bắc Ninh trong những năm tới.
5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Phân tích dưới góc độ kinh tế chính trị các khía cạnh quan hệ sản xuất
trong ĐTTTNN.
- Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng ĐTTTNN tại Bắc Ninh từ
khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành cho đến năm 2003, vai trò của FDI
đối với sự phát triển kinh tế – xã hội trong quá trình CNH- HĐH, từ đó đề ra
những giải pháp thích hợp, nhằm đẩy mạnh hoạt động ĐTTTNN tại Bắc Ninh
trong thời gian tới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Để làm rõ những nội dung của đề tài, tác giả vận dụng phương pháp
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, làm phương pháp luận cơ bản, đồng
thời còn kết hợp các phương pháp như: lôgic - lịch sử, phân tích - tổng hợp,
thống kê - so sánh.
6. Dự kiến những đóng góp của luận văn.
- Góp phần hệ thống hoá một số vấn đề về vai trò của nguồn vốn FDI
đối với cả nước nói chung và Bắc Ninh nói riêng.
- Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp , nhằm thúc đẩy việc
thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh,
góp phần thúc đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, nhằm
phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy
và nghiên cứu.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm ba chương:
Chương I: Đầu tư trực tiếp nước ngoài và xu hướng vận động FDI ở
nước ta.
6
Chương II: Thực trạng đầu tư ttrực tiếp nước ngoài tại Bắc Ninh và
những vấn đề đặt ra.
Chương III: Phương hướng và giải pháp chủ yếu để thu hút và nâng cao
hiệu quả FDI ở Bắc Ninh.
CHƢƠNG I
ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
VÀ XU HƢỚNG VẬN ĐỘNG FDI Ở NƢỚC TA
Trong lịch sử phát triển của loài người, con người đã nhận được những
quà tặng vô giá của tự nhiên. Song quà tặng của thiên nhiên không đáp ứng
được nhu cầu ngày càng cao của con người và con người phải tiến hành sản
xuất. Lao động sản xuất chính là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Sản xuất chỉ có thể diễn ra liên tục và trở thành quá trình tái sản xuất thực sự
khi có đầy đủ các yếu tố như sức lao động và tư liệu sản xuất hay được gọi là
vốn. Không có vốn hoặc thiếu vốn sẽ không thể diễn ra quá trình sản xuất
hoặc tác động tiêu cực đến quá trình sản xuất. Nhưng vốn không phải là một
nguồn lực vô tận, vì vậy sự kiếm tìm và khai thác triệt để mọi nguồn vốn trở
thành một vấn đề hết sức quan trọng đối với mọi quốc gia trên thế giới, đặc
biệt là với các nước đang phát triển. Với điểm xuất phát thấp, tốc độ tăng
trưởng kinh tế chưa cao, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế hầu như chưa đáng kể,
thì việc thu hút và sử dụng vốn nước ngoài là sự lựa chọn thông minh để rút
ngắn thời gian tích luỹ vốn ban đầu cho các nước đang phát triển. Bên cạnh
nguồn vốn trong nước mang tính quyết định thì vốn nước ngoài có vai trò đặc
biệt quan trọng, trong đó phải kể đến hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1.1. ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀ VAI TRÕ CỦA NÓ ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.
Trong xu thế ngày nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng trở lên
hết sức quan trọng đối với mọi quốc gia trên thế giới kể cả các nền kinh tế
7
phát triển đến các nước đang phát triển. Bản chất của đầu tư trực tiếp nước
ngoài được quy định bởi các quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường và rất
hợp với xu thế của thời đại.
1.1.1 Lịch sử phát triển và bản chất của FDI
1.1.1.1 Khái niệm về FDI
Tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài không làm cho người
ta dễ thống nhất khái niệm về FDI. Trên thế giới, có nhiều cách diễn giải
khác nhau về khái niệm FDI, tuỳ theo góc độ tiếp cận của các nhà kinh tế.
Tuy nhiên, cách định nghĩa được sử dụng rộng rãi hơn cả là do quỹ tiền tệ
quốc tế đưa ra. Theo IMF (International Monetary Fund): FDI là số vốn đầu
tư được thực hiện để thu được lợi ích lâu dài, trong một doanh nghiệp hoạt
động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Ngoài mục đích
lợi nhuận, nhà đầu tư mong muốn tìm được chỗ đứng trong việc quản lý
doanh nghiệp và mở rộng thị trường [16,4]. Khái niệm này nhấn mạnh vào
hai yếu tố là tính lâu dài của hoạt động đầu tư và động cơ đầu tư là dành
quyền kiểm soát trực tiếp hoạt động quản lý doanh nghiệp.
Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12-11-1996: FDI là
việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài
sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo qui định của luật này. Khái
niệm này nhấn mạnh chủ đầu tư là người nước ngoài, nhằm xác định tư bản
được chuyển dịch trong FDI nhất thiết phải vượt ra khỏi phạm vi một quốc
gia [8,10].
Có thể phân biệt FDI với các dạng ĐTNN khác trên các khía cạnh:
+ Đây là loại hình đầu tư chủ yếu có thời hạn dài, vốn của nhà đầu tư từ
quốc gia này đưa sang quốc gia khác nhằm mục tiêu lợi nhuận.
8
+ Nguồn vốn FDI có thể của chính phủ, cá nhân hoặc hỗn hợp - nghĩa
là chủ đầu tư phải có yếu tố nước ngoài mà thể hiện là sự khác nhau về quốc
tịch, lãnh thổ.
+ Chủ sở hữu vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình sử
dụng vốn và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động vốn của mình, tuỳ theo
mức độ góp vốn. Các chủ ĐTNN phải đóng góp một số vốn tối thiểu vào vốn
pháp định của dự án ĐTTTNN tuỳ theo luật đầu tư của mỗi nước (chẳng hạn
Mỹ quy định là 10%, một số nước khác là 20% hoặc 25%, các nước kinh tế
thị trường phương Tây nói chung quy định lượng vốn này phải chiếm trên
10%). Theo điều 8 Luật ĐTNN tại Việt Nam đã sửa năm 1996 thì số vốn tối
thiểu của nước ngoài phải chiếm ít nhất 30% tổng số vốn pháp định của dự
án, trừ những trường hợp do chính phủ quy định.
Thực chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình di chuyển
vốn quốc tế, là sự đầu tư của các công ty nhằm xây dựng các cơ sở chi nhánh
ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó. Đây là hình thức
đầu tư mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực
sản xuất hoặc dịch vụ và cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng
mà họ bỏ vốn ra. Vì vậy trong điều kiện nền kinh tế hiện đại, FDI là loại vốn
có nhiều ưu điểm hơn so với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác. Nhất là
đối với các nước đang phát trển, khi khả năng tổ chức sản xuất đạt hiệu quả
còn thấp thì ưu điểm đó càng rõ rệt:
+ FDI không chỉ đưa vốn bằng tiền vào nước tiếp nhận mà còn có thể
kèm theo việc chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, bí quyết, kinh nghiệm quản
lý, năng lực Marketing... Chủ đầu tư khi đưa vốn vào cũng tiến hành tổ chức
sản xuất kinh doanh và sản phẩm làm ra phải được tiêu thụ trên thị trường
nước chủ nhà hoặc thị trường nước lân cận. Do vậy, FDI sẽ góp phần đầu tư
kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy phát triển các nghành nghề
9
mới, tăng kim nghạch xuất khẩu, tăng sức cạch tranh trên thị trường, tạo ra
hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế nước nhận đầu tư.
+ Việc tiếp nhận FDI không gây nên tình trạng nợ cho nước chủ nhà
như các khoản vay, tài trợ phát triển khác, trái lại nước chủ nhà còn có điều
kiện để phát triển tiềm năng trong nước.
+ Chủ thể đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là các công ty xuyên
quốc gia, có tiềm lực về kinh tế và khoa học công nghệ.
Do trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất và chịu trách
nhiệm về đồng vốn cũng như kết quả sản xuất kinh doanh, nên trước khi đầu
tư, nhà đầu tư phải tính toán kỹ các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện dự
án. Đây là ưu thế hơn hẳn của loại vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài so với các
loại vốn vay khác.
Có thể thấy rõ hơn bản chất của nguồn vốn FDI khi so sánh với các
loại hình vốn nước ngoài khác trên các khía cạnh sau. Căn cứ vào đối tượng
cho vay để phân loại vốn đầu tư nước ngoài thành:
+ Tài trợ phát triển chính thức (Official Develoment Finance - ODF)
gồm viện trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance - ODA)
và các hình thức ODF khác. Trong loại này, có viện trợ đa phương và song
phương. ODA chiếm tỉ trọng chủ yếu trong nguồn ODF, đây là nguồn vốn do
các tổ chức quốc tế, chính phủ (hoặc cơ quan đại diện chính phủ ) cung cấp.
Loại vốn này có đặc điểm là có sự ưu đãi nhất định về lãi suất, khối lượng cho
vay lớn và thời gian tương đối dài. Để giúp các nước đang phát triển, trong
loại vốn này đã dành một lượng vốn chủ yếu cho vốn viện trợ phát triển chính
thức - ODA, đây là loại vốn có nhiều ưu đãi, trong ODA có một phần là viện
trợ không hoàn lại, phần này thường khoảng gần 25% tổng số vốn. Đây là
điểm khác biệt giữa viện trợ và cho vay. Tuy vậy, không phải khoản ODA
nào cũng dễ dàng, nhất là loại vốn do chính phủ cung cấp. Nó thường gắn với
10
những ràng buộc nào đó về chính trị, kinh tế - xã hội, thậm chí cả về quân sự
... Thường thì: "Họ cấp viện trợ cho những người bạn về chính trị và các đồng
minh quân sự của họ và không cấp viện trợ cho những đối tượng mà họ coi là
kẻ thù. Họ gắn viện trợ với việc mua hàng hoá và dịch vụ ở nước họ như một
biện pháp nhằm tăng cường khả năng làm chủ thị trường xuất khẩu và giảm
bớt tác động của viện trợ đối với cán cân thanh toán ... Những nước cấp viện
trợ cả song phương lẫn đa phương, đều sử dụng viện trợ làm công cụ buộc các
nước đang phát triển phải thay đổi chính sách phát triển cho phù hợp với lợi
ích của bên cấp viện trợ " [6, 28].
+ Nguồn vay tư nhân: Đây là nguồn vốn thường không có những điều
kiện ràng buộc như vốn ODA. Tuy nhiên, đây là loại vốn có thủ tục vay rất
khắt khe, mức lãi xuất cao, thời hạn trả nợ nghiêm ngặt.
Nhìn chung, sử dụng hai loại nguồn vốn trên, đều để lại cho nền kinh tế
của các nước đi vay gánh nặng nợ nần - một trong những yếu tố chứa đựng
tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến khủng hoảng về tiền tệ. Với ưu thế nổi trội hơn, đầu
tư trực tiếp nước ngoài trở thành loại hình được tập trung quan tâm thu hút.
1.1.1.2 Lịch sử phát trển của FDI
Trong lịch sử kinh tế thế giới, FDI đã từng xuất hiện ngay từ thời tiền
Tư Bản. Thời kỳ mà các nước tư bản mở mang thị trường tiêu thụ hàng hoá
bằng cách xâm lược, biến nhiều nước trở thành thuộc địa ở ngoài phạm vi
lãnh thổ của mình. FDI tồn tại dưới dạng các nhà tư bản đầu tư vốn vào các
thuộc địa, để bóc lột sức lao động và khai thác khoáng sản, đồn điền tạo ra
các nguồn nguyên liệu cung cấp cho chính quốc.
Sau này khi nền sản xuất TBCN phát triển đến một mức độ nhất định,
dẫn đến tình trạng tích tụ và tập trung tư bản, "tư bản thừa" xuất hiện như một
tất yếu. Lênin đã dùng khái niệm "Tư bản thừa" bằng cách giải thích như sau:
"Nếu chủ nghĩa tư bản chú ý đến phát triển nông nghiệp, đến việc nâng cao
11
mức sống của quần chúng nhân dân... thì không thể có "tư bản thừa". “Chừng
nào chủ nghĩa tư bản vẫn còn là chủ nghĩa tư bản, thì số tư bản thừa vẫn còn
chuyên dùng, không phải để nâng cao mức sống của quần chúng trong một
nước nhất định,- vì như thế thì sẽ đi đến kết quả làm giảm bớt lợi nhuận của
bọn tư bản, - mà là để tăng thêm lợi nhuận đó bằng cách xuất khẩu tư bản ra
nước ngoài, vào những nước lạc hậu. Trong các nước này, lợi nhuận thường
cao, vì tư bản còn ít, giá đất đai tương đối không là bao, tiền công hạ, nguyên
liệu rẻ" [28,11]. Như vậy, "Tư bản thừa" là do khi chúng nhìn thấy được
những "mảnh đất màu mỡ" mà tại đó chúng có khả năng sinh lợi cao, trong
khi ở nước sở tại, các điều kiện để cho đầu tư sinh lợi đã trở lên rất hạn chế.
Có thể nói: "xuất khẩu tư bản" thực chất là một loại hình ĐTTTNN phản ánh
sự phát triển của CNTB ở một giai đoạn cao hơn.
Cùng với sự phát triển của CNTB, hoạt động ĐTTTNN được các nhà
tư bản ý thức ngày càng rõ ràng hơn. Những năm đầu thế kỷ XX, khoảng 70%
FDI của thế giới là đầu tư vào các nước đang phát triển. Sau chiến tranh thế
giới thứ II, phong trào giải phóng dân tộc dâng lên mạnh mẽ, làm sụp đổ từng
mảng lớn hệ thống thuộc địa. Hàng trăm quốc gia giành lại quyền độc lập về
mặt chính trị, đã đấu tranh giành độc lập về kinh tế. Ở những mức độ khác
nhau, biện pháp "quốc hữu hoá" tư bản nước ngoài, được áp dụng phổ biến
trong hầu hết các nước mới độc lập. Bối cảnh đó, đã phần nào khiến dòng FDI
từ các nước phát triển đổ sang các nước đang và chậm phát triển, đột nhiên bị
chững lại và suy giảm.
Cùng với quá trình hình thành 2 hệ thống chế độ chính trị - xã hội đối
lập nhau thì bức tranh FDI trên bình diện quốc tế có sự thay đổi. Vấn đề cạnh
tranh kinh tế không chỉ diễn ra giữa các quốc gia, mà diễn ra chủ yếu giữa hai
hệ thống và FDI cũng chỉ vận động trong nội bộ các nước thuộc cùng hệ
thống mà thôi. Các nước XHCN, chuyển vốn cho nhau theo ý nghĩa là nguồn
12
viện trợ, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau (về thực chất đây không phải là đầu tư
trực tiếp). Hoạt động đầu tư chỉ thực sự diễn ra trong nội bộ các nước TBCN.
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra mạnh mẽ vào những năm 50
theo một xu hướng mới. Thời gian này, các nước tư bản Tây Âu rất thiếu vốn
để khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Tây Âu, Nhật Bản trở thành điểm nóng
của đầu tư. Các nước này đã thu hút 40% tổng FDI toàn thế giới năm 1950 và
lên tới khoảng 69% vào năm 1960. Mỹ là quốc gia dẫn đầu thế giới về đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài. Đầu tư của Mỹ chủ yếu là vào các nước Tây Âu, Nhật
Bản và các đồng minh Đông Nam châu Á. Sự đổi hướng của dòng FDI trên
thế giới nhằm vào Tây Âu và Nhật Bản đã báo hiệu sự mở đầu cho một thời
kỳ thiếu vốn lâu dài cho các nước chậm và đang phát triển, kèm theo đó là
khoảng cách lạc hậu về kỹ thuật ngày một lớn dần so với các nước công
nghiệp phát triển.
Đến những năm thập kỷ 60 và 70, dòng FDI từ các nước công nghiệp
phát triển đã có sự chuyển dịch đến các nước ĐPT, chủ yếu nhằm vào lĩnh
vực khai thác tài nguyên thiên nhiên và các ngành cần nhiều sức lao động như
dệt và may. Đặc biệt, khu vực Mỹ La Tinh đã thu hút với quy mô lớn và nhịp
độ khá cao trong nhiều năm liền, tạo lên nhịp tăng trưởng ngoạn mục. Năm
1970, trong tổng số 2,3 tỷ USD, FDI đổ vào các nước ĐPT thì khu vực Mỹ
La Tinh đã chiếm tới 1,1 tỷ USD (gần 50%) gấp hơn ba lần so với Đông Nam
Á.
Từ cuối những năm 1980 trở lại đây, với sự kiện khủng hoảng của hệ
thống XHCN (sự tan rã về mặt thể chế của Liên Xô và các nước XHCN Đông
Âu). Lĩnh vực ĐTTTNN chịu sự tác động mạnh của xu hướng thị trường hoá
toàn cầu, trong đó thị trường vốn quốc tế dưới hình thái ĐTTTNN là một địa
hạt được giải phóng mạnh mẽ. Tham gia thị trường vốn đầu tư nói chung và
dưới hình thái FDI nói riêng, giờ đây không chỉ còn trong phạm vi của những
13
nước theo cơ chế thị trường truyền thống, mà các thành viên đã mở rộng hầu
như không có ngoại lệ ở phía "cầu" và thêm không ít những thành viên, nhất
là các nước công nghiệp mới ở phía "cung". Tổng FDI trên thế giới bình quân
hàng năm thời kỳ 1983-1987 chỉ là 77,1 tỷ USD. Bốn năm tiếp theo, con số
này tăng thêm 100 tỷ, tăng hơn 2 lần so với thời kỳ 1983-1987, trong đó mức
tăng kỷ lục đạt 235 tỷ USD vào năm 1990. Điều quan trọng hơn cả đối với sự
gia tăng về số lượng này có lẽ phải nói đến một môi trường cơ chế kinh tế nói
chung, cũng như không khí kinh doanh tạo dòng di chuyển FDI có được
những thuận lợi hơn bao giờ hết. FDI đang ngày càng trở thành loại hình hoạt
động kinh tế sôi động trên thế giới, được sử dụng như một trong những hình
thức hợp tác kinh tế, như phương tiện thực hiện phân công lao động quốc tế.
Ở giai đoạn này, nó còn được xem là điều kiện quyết định sự phát triển của
kinh tế thế giới. Trong thời gian gần đây, FDI được biểu hiện như sau:
Thứ nhất, lượng vốn FDI trên toàn thế giới có xu hướng ngày càng tăng
qua các năm. Trong đó, các nước phát triển luôn chiếm tỉ trọng chủ yếu kể cả
lượng vốn đầu tư lẫn lượng vốn tiếp nhận.
Thứ hai, trong các nước đang phát triển thì các nước châu Á là khu vực
thu hút lượng vốn FDI ở mức cao nhất. Trong tổng lượng vốn FDI đầu tư vào
các nước đang phát triển thì các nước ở châu Á chiếm tỷ trọng như sau:
51,9% (1985); 53,4% (1990); 57,2% (1995); 58,4% (1996); 56,9% (1997);
70-75% (2000). Đông và Đông Nam Á là khu vực chiếm tỷ lệ lớn trong số
vốn FDI vào châu Á. Mức vốn đầu tư vào khu vực này so với tổng vốn đầu tư
vào châu Á như sau: 59,9% (1985); 74,4% (1990); 87,3% (1995); 88,7%
(1996) và 88,9% (1997) [28, 29].
Thứ ba, các nước Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản là nhóm nước chủ
yếu cung cấp lượng vốn FDI, đồng thời cũng là địa bàn tiếp nhận phần lớn
lượng vốn FDI của thế giới. Trong tổng vốn FDI toàn thế giới thời kỳ 1981-
14
1983, cả 5 nước này chiếm 66,2%; thời kỳ 1984-1987 chiếm 72,3% [28, 29].
Thời kỳ 1986-1991, riêng Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài tới 45 tỷ USD. Từ
năm 1992 trở lại đây, Mỹ luôn đứng đầu thế giới về xuất, nhập khẩu vốn với
mức xuất 70 tỷ USD (1993), 95 tỷ USD (1995) chiếm tới 30% tổng vốn đầu
tư toàn thế giới.
Thứ tư, các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia ngày càng thể hiện vai trò
chi phối mạnh mẽ đối với luồng vốn FDI trên toàn thế giới. Hiện nay, chiến
lược chính của các công ty xuyên quốc gia là bành chướng mạnh ra ngoài
bằng cách đầu tư trực tiếp và lượng vốn FDI chủ yếu được xuất phát từ các
công ty xuyên quốc gia.
Thứ năm, sự chuyển hướng căn bản của các nhà đầu tư: trong những
năm 1980, các nhà đầu tư thường tìm kiếm để đầu tư vào các ngành sản xuất
sử dụng nhiều lao động, khai thác tài nguyên và các nghành sản xuất vật chất
là chủ yếu. Thời gian gần đây, các nhà đầu tư lại quan tâm nhiều hơn đến việc
đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất có công nghệ cao, các ngành dịch vụ và cơ
sở hạ tầng, nhất là các ngành viễn thông, điện, nước, giao thông vận tải...
Thứ sáu, nhu cầu tiếp nhận vốn FDI đang tăng lên một cách đáng kể
trên phạm vi toàn thế giới. Cùng với việc hình thành các khu vực tự do hoá,
đầu tư đã tạo ra một cục diện cạnh tranh quyết liệt về lĩnh vực này.
Như vậy, sự ra đời và phát triển ĐTTTNN được quy định bởi những
quy luật kinh tế khách quan, với những điều kiện cần và đủ chín muồi nhất
định. Những nhân tố tác động khác có thể kìm hãm hay đẩy nhanh hơn việc
mở rộng, di chuyển dòng vốn FDI. Song nếu kìm hãm, cũng không thể dập tắt
được đường đi của FDI đến những nơi có lợi thế so sánh tốt hơn, hoặc nếu có
thúc đẩy, cũng không vượt quá những điều kiện thực tế cho phép của cả nơi
đầu tư cũng như nơi tiếp nhận. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhận thấy rằng
những nhân tố bên ngoài, có ảnh hưởng không nhỏ tới xu hướng chuyển động
15
cũng như lịch sử phát triển của dòng vốn này. Việc xem xét FDI từ khi hình
thành đến nay cho thấy: nguồn vốn FDI có những thay đổi nhạy cảm, phản
ánh những biến động của nền kinh tế thế giới ở từng giai đoạn lịch sử khác
nhau. Nhưng nhìn một cách tổng quát, dòng vốn FDI gia tăng nhanh chóng và
ngày càng chiếm vị trí cao trong dòng lưu chuyển vốn quốc tế. FDI chính là
sự phản ánh quá trình phân công lao động quốc tế và xã hội hoá sức sản xuất
xã hội trên phạm vi quốc tế.
1.1.1.3 Các hình thức FDI
Người ta chỉ có thể nhận biết được bản chất của ĐTTTNN thông qua
các hình thức biểu hiện cụ thể của nó. FDI tuy được thực hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau, song không phải quốc gia nào cũng áp dụng đầy đủ mọi loại
hình. Trong thực tiễn hoạt động FDI, có nhiều cách thức tổ chức cụ thể khác
nhau, tuỳ theo tính chất pháp lý và vai trò của mỗi bên trong quá trình hợp tác
đầu tư. Xét trên giác độ toàn cầu, những hình thức FDI thường được áp dụng
là:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Contractual Business Co-operation)
Đây là hình thúc liên kết kinh doanh giữa đối tác trong nước với các
nhà đầu tư nước ngoài, trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả
kinh doanh cho mỗi bên bằng các văn bản ký kết, trong đó các bên vẫn giữ
nguyên tư cách pháp nhân riêng, mà không tạo nên một pháp nhân mới.
- Doanh nghiệp liên doanh (Joint Enture Enterprise )
Đây là một tổ chức kinh doanh quốc tế của các bên tham gia có quốc
tịch khác nhau, trên cở sở cùng sở hữu về vốn góp, cùng quản lý, cùng phân
phối lợi nhuận, cùng chia sẻ rủi ro để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh, hoạt động dịch vụ, hoặc các hoạt động nghiên cứu bao gồm: nghiên
cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai theo các điều khoản cam kết trong hợp
16
đồng liên doanh ký kết giữa các bên tham gia, phù hợp với các quy định luật
pháp của nước sở tại.
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% Foreign Capital
Enterprise)
Đây là doanh nghiệp do các nhà ĐTNN đầu tư 100% vốn, do đó hoàn
toàn thuộc quyền sở hữu của các nhà ĐTNN, chịu sự điều hành, quản lý của
nước ngoài, nhưng vẫn là pháp nhân nước sở tại, chịu sự kiểm soát của nước
sở tại.
- Hình thức BOT (Building Operate Transfer: Xây dựng- Kinh doanh -
Chuyển giao)
Đây là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập trên cơ sở
văn bản ký kết giữa một bên là nhà đầu tư nước ngoài và một bên là chính
phủ nước sở tại để thành một pháp nhân mới ở nước sở tại, nhằm thực hiện
trách nhiệm của từng bên theo văn bản đã ký. Hình thức BOT thường chủ yếu
áp dụng cho các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng và kinh doanh trong thời hạn
nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Khi hết thời hạn kinh
doanh, công trình sẽ được chuyển giao không bồi hoàn cho nước sở tại.
- Hình thức BTO (Building Transfer Operate: Xây dựng- Chuyển giao-
Kinh doanh)
Hình thức này giống BOT, nhưng khác ở điểm, trong hình thức BOT
công trình sau khi xây dựng được khai thác sử dụng trong một thời gian mới
chuyển giao cho nước sở tại, còn BTO thì sau khi xây dựng xong, công trình
được chuyển nhượng cho nước sở tại, chủ đầu tư mới được quyền khai thác.
- Hình thức BT (Building Transfer: Xây dựng- chuyển giao)
Hình thức này giống BTO ở chỗ sau khi xây dựng xong, công trình cơ
sở hạ tầng được chuyển nhượng cho nhà nước sở tại, nhưng khác ở điểm,
17
trong hình thức BTO chính phủ cho phép nhà đầu tư nước ngoài thực hiện
một dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý.
Ngoài những hình thức kể trên, FDI còn được thực hiện dưới các hình
thức khác như: Công ty cổ phần trong nước có vốn ĐTNN, Cổ phần hoá các
doanh nghiệp có vốn ĐTNN, doanh nghiệp FDI đa mục tiêu, doanh nghiệp
hợp doanh....
Trong các loại hình đầu tư trực tiếp trên đây, hợp đồng hợp tác kinh
doanh là hình thức đa dạng và được áp dụng trong lĩnh vực thăm dò, khai thác
dầu khí, bưu chính viễn thông, công nghiệp gia công và dịch vụ. DNLD là
loại hình được nước chủ nhà ưa chuộng, vì có điều kiện để học tập kinh
nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài, đào tạo lao động, tiếp cận dần chỗ
đứng trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi bên nước chủ
nhà phải có khả năng góp vốn, có đủ trình độ tham gia quản lý doanh nghiệp
với người nước ngoài thì nước chủ nhà mới đạt hiệu quả như mong muốn. Xu
hướng chung của tất cả các nước là tăng dần vốn góp của bên nước sở tại
trong doanh nghiệp liên doanh, từ đó tăng cường ảnh hưởng của mình trong
doanh nghiệp, tiến tới kiểm soát và quản lý hoàn toàn các hoạt động sản xuất
kinh doanh của DNLD. Tuy nhiên, hình thức này ngày càng không được chủ
ĐTNN ưa thích vì những phiền phức do nguyên tắc nhất trí trong quản lý, đối
tác đầu tư ngang tầm... Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài lúc đầu không
được người nước ngoài ưa thích do chưa nắm rõ tình hình và luật pháp nước
sở tại, họ muốn chia sẻ rủi ro với nước chủ nhà. Mặt khác, nước chủ nhà cũng
không thích hình thức này vì họ muốn chia sẻ lợi ích, học hỏi kinh nghiệm.
Xu hướng chung, hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ngày càng
được mở rộng hơn vì các chủ đầu tư nước ngoài muốn tự mình quản lý và
hưởng lợi nhuận do các thành quả đầu tư đem lại, còn nước sở tại buộc phải
chấp nhận để cạnh tranh. Hình thức BOT, BTO, BT rất được ưa chuộng ở
18
những nền kinh tế có CSHT yếu kém, vì họ không có đủ vốn để đầu tư vào
lĩnh vực này. Ngoài ra, công ty cổ phần trong nước có vốn đầu tư nước ngoài,
là loại hình phổ biến trên thế giới và được áp dụng ở nhiều nước Đông Nam
Á. So với các công ty TNHH thì các công ty này có lợi thế về huy động vốn
giảm thiểu rủi ro. Còn cổ phần hoá các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài là hình thức các doanh nghiệp có vốn ĐTNN được phát hành cổ phiếu,
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước sở tại tham dự vào sở hữu và quản
lý hoạt động của doanh nghiệp.
1.1.2 Ƣu điểm và hạn chế của FDI đối với các nƣớc đang phát triển
Đối với nước tiếp nhận đầu tư, cho dù ở trình độ phát triển cao hay
thấp, FDI cũng thường có những đóng góp nhất định. Ở những mức độ khác
nhau, FDI có thể đóng vai trò là nguồn vốn bổ sung, là điều kiện cần thiết cho
sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực của một số lĩnh vực sản xuất kinh
doanh, hay một số ngành nghề, hoặc là những yếu tố xúc tác làm cho tiềm
năng nội tại của nước nhận đầu tư phát huy một cách mạnh mẽ và có hiệu quả
hơn
1.1.2.1 Những tác động tích cực
Trước hết, FDI bổ sung nguồn vốn, củng cố sức mạnh đồng bản tệ và
thúc đẩy sự phát triển thị trường tài chính trong nước.
Vốn cho đầu tư phát triển kinh tế bao gồm: nguồn vốn trong nước và
vốn từ nước ngoài. Đối với các nước ĐPT, nhu cầu đầu tư rất lớn, trong khi
đó tích luỹ nội bộ thấp, hoặc không có tích luỹ nên rất cần nguốn vốn từ bên
ngoài bổ sung. Trong các nguồn vốn nước ngoài, vốn viện trợ tuy có một số
ưu đãi, nhưng thường có ràng buộc về mặt chính trị, xã hội, thậm chí không
loại trừ cả những ràng buộc về mặt quân sự. Nguồn vốn vay thì thủ tục khắt
khe, lại phải chịu lãi suất cao. Hơn nữa, những nguồn vốn trên nếu không biết
khai thác và sử dụng một cách hợp lý thì sẽ để lại gánh nặng nợ nần. Nguồn
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 50946
DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triểnVai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triểnKaly Nguyen
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...NguyenQuang195
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...KhoTi1
 
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOTĐề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
 
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triểnVai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
 
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà NẵngThu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
 
Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt NamTiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
 
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp tại Hưng Yên
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp tại Hưng YênThu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp tại Hưng Yên
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp tại Hưng Yên
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
 
Luận án: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn, thành thị tại Việt Nam
Luận án: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn, thành thị tại Việt NamLuận án: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn, thành thị tại Việt Nam
Luận án: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn, thành thị tại Việt Nam
 
Đề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt Nam
Đề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt NamĐề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt Nam
Đề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt Nam
 
Bài mẫu Luận văn thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAYĐề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAY
 
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
 
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền TrungThu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAYLuận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
 
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
 
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
 
Luận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đ
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đLuận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đ
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đ
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản  Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 

Similar to Luận văn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bắc Ninh thực trạng và giải pháp

Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Đối Với Chuyển Dịch ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Đối Với Chuyển Dịch ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Đối Với Chuyển Dịch ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Đối Với Chuyển Dịch ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Bài tập kinh tế đầu tư
Bài tập kinh tế đầu tưBài tập kinh tế đầu tư
Bài tập kinh tế đầu tưQuỳnh Trọng
 
Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdf
Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdfThu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdf
Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdfNuioKila
 
Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01
Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01
Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01Cheguevara Nguyen
 
DTQT - NHÓM 14.docx
DTQT - NHÓM 14.docxDTQT - NHÓM 14.docx
DTQT - NHÓM 14.docxtntrnb
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDICác nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDInataliej4
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...NguyenQuang195
 
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Tỉnh Đồng Nai.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Tỉnh Đồng Nai.docQuản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Tỉnh Đồng Nai.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Tỉnh Đồng Nai.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt NamVăn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Namluanvantrust
 
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...nataliej4
 

Similar to Luận văn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bắc Ninh thực trạng và giải pháp (20)

Luận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiLuận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
 
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền trungĐầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Đối Với Chuyển Dịch ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Đối Với Chuyển Dịch ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Đối Với Chuyển Dịch ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Đối Với Chuyển Dịch ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
 
Bài tập kinh tế đầu tư
Bài tập kinh tế đầu tưBài tập kinh tế đầu tư
Bài tập kinh tế đầu tư
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh PhúcLuận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc
 
Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdf
Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdfThu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdf
Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdf
 
Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01
Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01
Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01
 
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoàiNghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài
 
DTQT - NHÓM 14.docx
DTQT - NHÓM 14.docxDTQT - NHÓM 14.docx
DTQT - NHÓM 14.docx
 
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng ChănLuận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDICác nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
 
Luận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiLuận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Tỉnh Đồng Nai.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Tỉnh Đồng Nai.docQuản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Tỉnh Đồng Nai.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Tỉnh Đồng Nai.doc
 
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAYLuận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
 
Luận án: Thu hút đầu tư nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Thu hút đầu tư nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ, HAYLuận án: Thu hút đầu tư nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Thu hút đầu tư nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ, HAY
 
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt NamVăn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam
 
La0254
La0254La0254
La0254
 
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
 

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
 
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
 
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
 
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
 
200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY
 
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
 

Recently uploaded

PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 

Recently uploaded (20)

PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 

Luận văn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bắc Ninh thực trạng và giải pháp

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ NGUYỄN THỊ THU HIỀN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Hồng Tiến Hà nội - 2004
  • 2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................ 2 CHƢƠNG I ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀ XU HƢỚNG VẬN ĐỘNG FDI Ở NƢỚC TA ..................................................................................... 6 1.1. ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN. ................... 6 1.1.1 Lịch sử phát triển và bản chất của FDI...................................................... 7 1.1.2 Ƣu điểm và hạn chế của FDI đối với các nƣớc đang phát triển................17 1.2 TỔNG QUAN FDI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. ..............................................23 1.2.1 Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc đối với nguồn vốn FDI..23 1.2.2 FDI ở Việt Nam thời gian qua. ..................................................................24 1.2.3 Đối tác đầu tư nước ngoài............................................................................29 1.2.4 Cơ cấu hình thức đầu tư .............................................................................30 1.2.5 Hiệu quả đầu tư của FDI.............................................................................32 1.3 KINH NGHIỆM THU HÚT FDI CỦA MỘT SỐ TỈNH..............................34 1.3.1 Kinh nghiệm thu hút FDI tại Đồng Nai.....................................................34 1.3.2 Kinh nghiệm thu hút FDI ở Hải Dƣơng....................................................37 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.....................................................................................38 CHƢƠNG II…THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI BẮC NINH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA .....................................................40 2.1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU HÚT FDI TẠI BẮC NINH. ..................................................40 2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên...............................................................40 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội............................................................................41 2.2 THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI BẮC NINH....44 2.2.1 Tốc độ và qui mô nguồn vốn FDI:.............................................................44 2.2.2 Thời gian hoạt động, hình thức, chủ thể đầu tƣ của FDI.........................47
  • 3. 1 2.2.3 Cơ cấu ngành nghề của vốn FDI................................................................50 2.2.4 Tình hình thực hiện vốn đầu tƣ và tiến độ triển khai dự án FDI. ...........51 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐTTTNN TẠI BẮC NINH .....53 2.3.1 Hiệu quả của hoạt động ĐTTTNN ở Bắc Ninh.........................................53 2.3.2 Những hạn chế ảnh hƣởng tới hoạt động ĐTTTNN tại Bắc Ninh thời gian qua. ...............................................................................................................61 KẾT LUẬN CHƢƠNG II....................................................................................66 CHƢƠNG III .......................................................................................................67 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THU HÚT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ FDI Ở BẮC NINH..................................................................67 3.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI VIỆC THU HÚT FDI CỦA BẮC NINH. 3.1.1 Lợi thế của Bắc Ninh...................................................................................68 3.1.2 Cơ hội...........................................................................................................69 3.1.3 Thách thức...................................................................................................70 3.2 PHƢƠNG HƢỚNG HOẠT ĐỘNG ĐTTTNN TẠI BẮC NINH. ..................70 3.2.1 Mục tiêu và những nhu cầu về vốn đầu tƣ của Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2010.......................................................................................................................70 3.2.2 Phƣơng hƣớng cơ bản thu hút FDI của Bắc Ninh đến năm 2010.............72 3.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Bắc Ninh...................................................................................................77 3.3.1 Một số giải pháp vĩ mô: ...............................................................................77 3.3.2 Một số giải pháp trước mắt ..........................................................................89 KẾT LUẬN ..........................................................................................................93 PHỤ LỤC .............................................................................................................95 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................104
  • 4. 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh quốc tế ngày nay, khi xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá kinh tế diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết thì đối với một quốc gia không thể đóng cửa để theo kịp thời đại. Thực tiễn cho thấy, một đất nước muốn phát triển, cần phải nhanh chóng hội nhập kinh tế quốc tế để tranh thủ nguồn lực bên ngoài. Vốn đầu tư nước ngoài, trong đó điển hình là đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI ) trở thành nguồn bổ sung quan trọng, nhằm khai thác triệt để mọi nguồn lực trong nước. Chính vì vậy, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài nói chung và FDI nói riêng, trở thành xu thế tất yếu của hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, Đảng ta đã mở cửa và hội nhập nền kinh tế. Công cuộc đổi mới nền kinh tế ở nước ta thời gian qua đã đem đến những thành tựu to lớn trên mọi mặt đời sống xã hội, đánh dấu một bước phát triển mới của đất nước. Đóng góp vào những thành quả đó, có vai trò quan trọng của FDI. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, FDI vào Việt Nam đang có hiện tượng chững lại, thậm chí giảm sút. Với mục tiêu phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, đã đặt ra những vấn đề cần tiếp tục giải quyết cả về lý luận và thực tiễn đối với việc thu hút FDI trên phạm vi quốc gia, cũng như các vùng, các địa phương của đất nước. Sự phát triển bền vững ở địa bàn mỗi tỉnh, thành phố, vừa đem lại sự giầu có, nâng cao đời sống nhân dân địa phương đó, đồng thời đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước. Do đó, công cuộc xây dựng đất nước giầu mạnh, đòi hỏi mỗi tỉnh, thành phố phải năng động sáng tạo, khai thác triệt để
  • 5. 3 mọi nguồn lực, bên cạnh việc phát huy nội lực là chính thì FDI được coi là nguồn vốn quan trọng trong việc tạo ra “cú huých” cho sự phát triển. Đối với Bắc Ninh, một tỉnh mới tái lập, trong giai đoạn đầu xây dựng và phát triển, nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn. Trong khi nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ chỉ đáp ứng được khoảng 50% - 60% tổng vốn đầu tư ước tính đến năm 2010, số còn lại phải huy động từ bên ngoài. Với ưu thế nổi trội hơn so với các loại hình hoạt động kinh tế đối ngoại khác, FDI trở thành nguồn vốn quan trọng. Những năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đem lại những hiệu quả nhất định cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, so với tiềm năng còn có thể khai thác được từ dòng vốn này và nhu cầu về vốn đầu tư của tỉnh, thì những đóng góp bước đầu từ FDI, còn quá nhỏ bé. Đặc biệt trong những năm gần đây, hoạt động ĐTTTNN ở Bắc Ninh có chiều hướng chững lại và giảm sút. Trong bối cảnh cạnh tranh thu hút FDI một cách gay gắt giữa các tỉnh thành trên phạm vi cả nước, giữa các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, việc tìm ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động ĐTTTNN ở Bắc Ninh là vô cùng cần thiết, để khai thác triệt để mọi nguồn lực của tỉnh, đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH, phấn đấu xây dựng Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015 và là thành phố vệ tinh của thủ đô Hà Nội, thực hiện được “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010 và một số định hướng chiến lược đến năm 2020”, như đã đề ra. 2. Tình hình nghiên cứu Do tính chất thiết yếu và vai trò đặc biệt quan trọng của vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với việc phát triển kinh tế, cho nên hoạt động ĐTTTNN đã thu hút sự quan tâm chú ý của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, nhiều nhà quản lý, nhà kinh doanh và các nhà khoa học. Đã có rất nhiều hội nghị chuyên đề, hội thảo khoa học được tổ chức, nhiều đề tài nghiên
  • 6. 4 cứu cấp Nhà nước, cấp Ngành, một số sách, luận án, bài nghiên cứu, đăng trên các báo, tạp chí… nghiên cứu về FDI ở Việt Nam, tiêu biểu như: - Mai Ngọc Cường, Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, HN. - Dương Mạnh Hải, Cơ sở khoa học và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu, LATS Kinh tế, HN, 2003. - Nguyễn Minh, Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, LVTS Kinh tế, HN, 2001. - Nguyễn Huy Thám, Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam, LATS Kinh tế, HN, 1996. - Vũ Trường Sơn, Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, NXB Thống kê, HN, 1997. - Nguyễn Trọng Xuân, Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, HN, 2002. - Báo cáo công tác đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Sở kế hoạch và đầu tư, 2001. Các công trình trên, đã góp phần hệ thống hoá về lý luận và cho ta một cái nhìn tổng quát về thực trạng FDI, các giải pháp thu hút FDI trên bình diện quốc gia. Song vấn đề thu hút FDI ở Bắc Ninh cho đến nay, vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, sâu sắc và toàn diện. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bắc Ninh. - Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bắc Ninh trong những năm tới.
  • 7. 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Phân tích dưới góc độ kinh tế chính trị các khía cạnh quan hệ sản xuất trong ĐTTTNN. - Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng ĐTTTNN tại Bắc Ninh từ khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành cho đến năm 2003, vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế – xã hội trong quá trình CNH- HĐH, từ đó đề ra những giải pháp thích hợp, nhằm đẩy mạnh hoạt động ĐTTTNN tại Bắc Ninh trong thời gian tới. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Để làm rõ những nội dung của đề tài, tác giả vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, làm phương pháp luận cơ bản, đồng thời còn kết hợp các phương pháp như: lôgic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, thống kê - so sánh. 6. Dự kiến những đóng góp của luận văn. - Góp phần hệ thống hoá một số vấn đề về vai trò của nguồn vốn FDI đối với cả nước nói chung và Bắc Ninh nói riêng. - Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp , nhằm thúc đẩy việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, góp phần thúc đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, nhằm phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. - Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương: Chương I: Đầu tư trực tiếp nước ngoài và xu hướng vận động FDI ở nước ta.
  • 8. 6 Chương II: Thực trạng đầu tư ttrực tiếp nước ngoài tại Bắc Ninh và những vấn đề đặt ra. Chương III: Phương hướng và giải pháp chủ yếu để thu hút và nâng cao hiệu quả FDI ở Bắc Ninh. CHƢƠNG I ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀ XU HƢỚNG VẬN ĐỘNG FDI Ở NƢỚC TA Trong lịch sử phát triển của loài người, con người đã nhận được những quà tặng vô giá của tự nhiên. Song quà tặng của thiên nhiên không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người và con người phải tiến hành sản xuất. Lao động sản xuất chính là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Sản xuất chỉ có thể diễn ra liên tục và trở thành quá trình tái sản xuất thực sự khi có đầy đủ các yếu tố như sức lao động và tư liệu sản xuất hay được gọi là vốn. Không có vốn hoặc thiếu vốn sẽ không thể diễn ra quá trình sản xuất hoặc tác động tiêu cực đến quá trình sản xuất. Nhưng vốn không phải là một nguồn lực vô tận, vì vậy sự kiếm tìm và khai thác triệt để mọi nguồn vốn trở thành một vấn đề hết sức quan trọng đối với mọi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là với các nước đang phát triển. Với điểm xuất phát thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế hầu như chưa đáng kể, thì việc thu hút và sử dụng vốn nước ngoài là sự lựa chọn thông minh để rút ngắn thời gian tích luỹ vốn ban đầu cho các nước đang phát triển. Bên cạnh nguồn vốn trong nước mang tính quyết định thì vốn nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng, trong đó phải kể đến hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1.1. ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀ VAI TRÕ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN. Trong xu thế ngày nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng trở lên hết sức quan trọng đối với mọi quốc gia trên thế giới kể cả các nền kinh tế
  • 9. 7 phát triển đến các nước đang phát triển. Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài được quy định bởi các quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường và rất hợp với xu thế của thời đại. 1.1.1 Lịch sử phát triển và bản chất của FDI 1.1.1.1 Khái niệm về FDI Tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài không làm cho người ta dễ thống nhất khái niệm về FDI. Trên thế giới, có nhiều cách diễn giải khác nhau về khái niệm FDI, tuỳ theo góc độ tiếp cận của các nhà kinh tế. Tuy nhiên, cách định nghĩa được sử dụng rộng rãi hơn cả là do quỹ tiền tệ quốc tế đưa ra. Theo IMF (International Monetary Fund): FDI là số vốn đầu tư được thực hiện để thu được lợi ích lâu dài, trong một doanh nghiệp hoạt động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Ngoài mục đích lợi nhuận, nhà đầu tư mong muốn tìm được chỗ đứng trong việc quản lý doanh nghiệp và mở rộng thị trường [16,4]. Khái niệm này nhấn mạnh vào hai yếu tố là tính lâu dài của hoạt động đầu tư và động cơ đầu tư là dành quyền kiểm soát trực tiếp hoạt động quản lý doanh nghiệp. Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12-11-1996: FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo qui định của luật này. Khái niệm này nhấn mạnh chủ đầu tư là người nước ngoài, nhằm xác định tư bản được chuyển dịch trong FDI nhất thiết phải vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia [8,10]. Có thể phân biệt FDI với các dạng ĐTNN khác trên các khía cạnh: + Đây là loại hình đầu tư chủ yếu có thời hạn dài, vốn của nhà đầu tư từ quốc gia này đưa sang quốc gia khác nhằm mục tiêu lợi nhuận.
  • 10. 8 + Nguồn vốn FDI có thể của chính phủ, cá nhân hoặc hỗn hợp - nghĩa là chủ đầu tư phải có yếu tố nước ngoài mà thể hiện là sự khác nhau về quốc tịch, lãnh thổ. + Chủ sở hữu vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình sử dụng vốn và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động vốn của mình, tuỳ theo mức độ góp vốn. Các chủ ĐTNN phải đóng góp một số vốn tối thiểu vào vốn pháp định của dự án ĐTTTNN tuỳ theo luật đầu tư của mỗi nước (chẳng hạn Mỹ quy định là 10%, một số nước khác là 20% hoặc 25%, các nước kinh tế thị trường phương Tây nói chung quy định lượng vốn này phải chiếm trên 10%). Theo điều 8 Luật ĐTNN tại Việt Nam đã sửa năm 1996 thì số vốn tối thiểu của nước ngoài phải chiếm ít nhất 30% tổng số vốn pháp định của dự án, trừ những trường hợp do chính phủ quy định. Thực chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, là sự đầu tư của các công ty nhằm xây dựng các cơ sở chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó. Đây là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ và cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn ra. Vì vậy trong điều kiện nền kinh tế hiện đại, FDI là loại vốn có nhiều ưu điểm hơn so với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác. Nhất là đối với các nước đang phát trển, khi khả năng tổ chức sản xuất đạt hiệu quả còn thấp thì ưu điểm đó càng rõ rệt: + FDI không chỉ đưa vốn bằng tiền vào nước tiếp nhận mà còn có thể kèm theo việc chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, bí quyết, kinh nghiệm quản lý, năng lực Marketing... Chủ đầu tư khi đưa vốn vào cũng tiến hành tổ chức sản xuất kinh doanh và sản phẩm làm ra phải được tiêu thụ trên thị trường nước chủ nhà hoặc thị trường nước lân cận. Do vậy, FDI sẽ góp phần đầu tư kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy phát triển các nghành nghề
  • 11. 9 mới, tăng kim nghạch xuất khẩu, tăng sức cạch tranh trên thị trường, tạo ra hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế nước nhận đầu tư. + Việc tiếp nhận FDI không gây nên tình trạng nợ cho nước chủ nhà như các khoản vay, tài trợ phát triển khác, trái lại nước chủ nhà còn có điều kiện để phát triển tiềm năng trong nước. + Chủ thể đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là các công ty xuyên quốc gia, có tiềm lực về kinh tế và khoa học công nghệ. Do trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất và chịu trách nhiệm về đồng vốn cũng như kết quả sản xuất kinh doanh, nên trước khi đầu tư, nhà đầu tư phải tính toán kỹ các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện dự án. Đây là ưu thế hơn hẳn của loại vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài so với các loại vốn vay khác. Có thể thấy rõ hơn bản chất của nguồn vốn FDI khi so sánh với các loại hình vốn nước ngoài khác trên các khía cạnh sau. Căn cứ vào đối tượng cho vay để phân loại vốn đầu tư nước ngoài thành: + Tài trợ phát triển chính thức (Official Develoment Finance - ODF) gồm viện trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance - ODA) và các hình thức ODF khác. Trong loại này, có viện trợ đa phương và song phương. ODA chiếm tỉ trọng chủ yếu trong nguồn ODF, đây là nguồn vốn do các tổ chức quốc tế, chính phủ (hoặc cơ quan đại diện chính phủ ) cung cấp. Loại vốn này có đặc điểm là có sự ưu đãi nhất định về lãi suất, khối lượng cho vay lớn và thời gian tương đối dài. Để giúp các nước đang phát triển, trong loại vốn này đã dành một lượng vốn chủ yếu cho vốn viện trợ phát triển chính thức - ODA, đây là loại vốn có nhiều ưu đãi, trong ODA có một phần là viện trợ không hoàn lại, phần này thường khoảng gần 25% tổng số vốn. Đây là điểm khác biệt giữa viện trợ và cho vay. Tuy vậy, không phải khoản ODA nào cũng dễ dàng, nhất là loại vốn do chính phủ cung cấp. Nó thường gắn với
  • 12. 10 những ràng buộc nào đó về chính trị, kinh tế - xã hội, thậm chí cả về quân sự ... Thường thì: "Họ cấp viện trợ cho những người bạn về chính trị và các đồng minh quân sự của họ và không cấp viện trợ cho những đối tượng mà họ coi là kẻ thù. Họ gắn viện trợ với việc mua hàng hoá và dịch vụ ở nước họ như một biện pháp nhằm tăng cường khả năng làm chủ thị trường xuất khẩu và giảm bớt tác động của viện trợ đối với cán cân thanh toán ... Những nước cấp viện trợ cả song phương lẫn đa phương, đều sử dụng viện trợ làm công cụ buộc các nước đang phát triển phải thay đổi chính sách phát triển cho phù hợp với lợi ích của bên cấp viện trợ " [6, 28]. + Nguồn vay tư nhân: Đây là nguồn vốn thường không có những điều kiện ràng buộc như vốn ODA. Tuy nhiên, đây là loại vốn có thủ tục vay rất khắt khe, mức lãi xuất cao, thời hạn trả nợ nghiêm ngặt. Nhìn chung, sử dụng hai loại nguồn vốn trên, đều để lại cho nền kinh tế của các nước đi vay gánh nặng nợ nần - một trong những yếu tố chứa đựng tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến khủng hoảng về tiền tệ. Với ưu thế nổi trội hơn, đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành loại hình được tập trung quan tâm thu hút. 1.1.1.2 Lịch sử phát trển của FDI Trong lịch sử kinh tế thế giới, FDI đã từng xuất hiện ngay từ thời tiền Tư Bản. Thời kỳ mà các nước tư bản mở mang thị trường tiêu thụ hàng hoá bằng cách xâm lược, biến nhiều nước trở thành thuộc địa ở ngoài phạm vi lãnh thổ của mình. FDI tồn tại dưới dạng các nhà tư bản đầu tư vốn vào các thuộc địa, để bóc lột sức lao động và khai thác khoáng sản, đồn điền tạo ra các nguồn nguyên liệu cung cấp cho chính quốc. Sau này khi nền sản xuất TBCN phát triển đến một mức độ nhất định, dẫn đến tình trạng tích tụ và tập trung tư bản, "tư bản thừa" xuất hiện như một tất yếu. Lênin đã dùng khái niệm "Tư bản thừa" bằng cách giải thích như sau: "Nếu chủ nghĩa tư bản chú ý đến phát triển nông nghiệp, đến việc nâng cao
  • 13. 11 mức sống của quần chúng nhân dân... thì không thể có "tư bản thừa". “Chừng nào chủ nghĩa tư bản vẫn còn là chủ nghĩa tư bản, thì số tư bản thừa vẫn còn chuyên dùng, không phải để nâng cao mức sống của quần chúng trong một nước nhất định,- vì như thế thì sẽ đi đến kết quả làm giảm bớt lợi nhuận của bọn tư bản, - mà là để tăng thêm lợi nhuận đó bằng cách xuất khẩu tư bản ra nước ngoài, vào những nước lạc hậu. Trong các nước này, lợi nhuận thường cao, vì tư bản còn ít, giá đất đai tương đối không là bao, tiền công hạ, nguyên liệu rẻ" [28,11]. Như vậy, "Tư bản thừa" là do khi chúng nhìn thấy được những "mảnh đất màu mỡ" mà tại đó chúng có khả năng sinh lợi cao, trong khi ở nước sở tại, các điều kiện để cho đầu tư sinh lợi đã trở lên rất hạn chế. Có thể nói: "xuất khẩu tư bản" thực chất là một loại hình ĐTTTNN phản ánh sự phát triển của CNTB ở một giai đoạn cao hơn. Cùng với sự phát triển của CNTB, hoạt động ĐTTTNN được các nhà tư bản ý thức ngày càng rõ ràng hơn. Những năm đầu thế kỷ XX, khoảng 70% FDI của thế giới là đầu tư vào các nước đang phát triển. Sau chiến tranh thế giới thứ II, phong trào giải phóng dân tộc dâng lên mạnh mẽ, làm sụp đổ từng mảng lớn hệ thống thuộc địa. Hàng trăm quốc gia giành lại quyền độc lập về mặt chính trị, đã đấu tranh giành độc lập về kinh tế. Ở những mức độ khác nhau, biện pháp "quốc hữu hoá" tư bản nước ngoài, được áp dụng phổ biến trong hầu hết các nước mới độc lập. Bối cảnh đó, đã phần nào khiến dòng FDI từ các nước phát triển đổ sang các nước đang và chậm phát triển, đột nhiên bị chững lại và suy giảm. Cùng với quá trình hình thành 2 hệ thống chế độ chính trị - xã hội đối lập nhau thì bức tranh FDI trên bình diện quốc tế có sự thay đổi. Vấn đề cạnh tranh kinh tế không chỉ diễn ra giữa các quốc gia, mà diễn ra chủ yếu giữa hai hệ thống và FDI cũng chỉ vận động trong nội bộ các nước thuộc cùng hệ thống mà thôi. Các nước XHCN, chuyển vốn cho nhau theo ý nghĩa là nguồn
  • 14. 12 viện trợ, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau (về thực chất đây không phải là đầu tư trực tiếp). Hoạt động đầu tư chỉ thực sự diễn ra trong nội bộ các nước TBCN. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra mạnh mẽ vào những năm 50 theo một xu hướng mới. Thời gian này, các nước tư bản Tây Âu rất thiếu vốn để khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Tây Âu, Nhật Bản trở thành điểm nóng của đầu tư. Các nước này đã thu hút 40% tổng FDI toàn thế giới năm 1950 và lên tới khoảng 69% vào năm 1960. Mỹ là quốc gia dẫn đầu thế giới về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Đầu tư của Mỹ chủ yếu là vào các nước Tây Âu, Nhật Bản và các đồng minh Đông Nam châu Á. Sự đổi hướng của dòng FDI trên thế giới nhằm vào Tây Âu và Nhật Bản đã báo hiệu sự mở đầu cho một thời kỳ thiếu vốn lâu dài cho các nước chậm và đang phát triển, kèm theo đó là khoảng cách lạc hậu về kỹ thuật ngày một lớn dần so với các nước công nghiệp phát triển. Đến những năm thập kỷ 60 và 70, dòng FDI từ các nước công nghiệp phát triển đã có sự chuyển dịch đến các nước ĐPT, chủ yếu nhằm vào lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên và các ngành cần nhiều sức lao động như dệt và may. Đặc biệt, khu vực Mỹ La Tinh đã thu hút với quy mô lớn và nhịp độ khá cao trong nhiều năm liền, tạo lên nhịp tăng trưởng ngoạn mục. Năm 1970, trong tổng số 2,3 tỷ USD, FDI đổ vào các nước ĐPT thì khu vực Mỹ La Tinh đã chiếm tới 1,1 tỷ USD (gần 50%) gấp hơn ba lần so với Đông Nam Á. Từ cuối những năm 1980 trở lại đây, với sự kiện khủng hoảng của hệ thống XHCN (sự tan rã về mặt thể chế của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu). Lĩnh vực ĐTTTNN chịu sự tác động mạnh của xu hướng thị trường hoá toàn cầu, trong đó thị trường vốn quốc tế dưới hình thái ĐTTTNN là một địa hạt được giải phóng mạnh mẽ. Tham gia thị trường vốn đầu tư nói chung và dưới hình thái FDI nói riêng, giờ đây không chỉ còn trong phạm vi của những
  • 15. 13 nước theo cơ chế thị trường truyền thống, mà các thành viên đã mở rộng hầu như không có ngoại lệ ở phía "cầu" và thêm không ít những thành viên, nhất là các nước công nghiệp mới ở phía "cung". Tổng FDI trên thế giới bình quân hàng năm thời kỳ 1983-1987 chỉ là 77,1 tỷ USD. Bốn năm tiếp theo, con số này tăng thêm 100 tỷ, tăng hơn 2 lần so với thời kỳ 1983-1987, trong đó mức tăng kỷ lục đạt 235 tỷ USD vào năm 1990. Điều quan trọng hơn cả đối với sự gia tăng về số lượng này có lẽ phải nói đến một môi trường cơ chế kinh tế nói chung, cũng như không khí kinh doanh tạo dòng di chuyển FDI có được những thuận lợi hơn bao giờ hết. FDI đang ngày càng trở thành loại hình hoạt động kinh tế sôi động trên thế giới, được sử dụng như một trong những hình thức hợp tác kinh tế, như phương tiện thực hiện phân công lao động quốc tế. Ở giai đoạn này, nó còn được xem là điều kiện quyết định sự phát triển của kinh tế thế giới. Trong thời gian gần đây, FDI được biểu hiện như sau: Thứ nhất, lượng vốn FDI trên toàn thế giới có xu hướng ngày càng tăng qua các năm. Trong đó, các nước phát triển luôn chiếm tỉ trọng chủ yếu kể cả lượng vốn đầu tư lẫn lượng vốn tiếp nhận. Thứ hai, trong các nước đang phát triển thì các nước châu Á là khu vực thu hút lượng vốn FDI ở mức cao nhất. Trong tổng lượng vốn FDI đầu tư vào các nước đang phát triển thì các nước ở châu Á chiếm tỷ trọng như sau: 51,9% (1985); 53,4% (1990); 57,2% (1995); 58,4% (1996); 56,9% (1997); 70-75% (2000). Đông và Đông Nam Á là khu vực chiếm tỷ lệ lớn trong số vốn FDI vào châu Á. Mức vốn đầu tư vào khu vực này so với tổng vốn đầu tư vào châu Á như sau: 59,9% (1985); 74,4% (1990); 87,3% (1995); 88,7% (1996) và 88,9% (1997) [28, 29]. Thứ ba, các nước Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản là nhóm nước chủ yếu cung cấp lượng vốn FDI, đồng thời cũng là địa bàn tiếp nhận phần lớn lượng vốn FDI của thế giới. Trong tổng vốn FDI toàn thế giới thời kỳ 1981-
  • 16. 14 1983, cả 5 nước này chiếm 66,2%; thời kỳ 1984-1987 chiếm 72,3% [28, 29]. Thời kỳ 1986-1991, riêng Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài tới 45 tỷ USD. Từ năm 1992 trở lại đây, Mỹ luôn đứng đầu thế giới về xuất, nhập khẩu vốn với mức xuất 70 tỷ USD (1993), 95 tỷ USD (1995) chiếm tới 30% tổng vốn đầu tư toàn thế giới. Thứ tư, các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia ngày càng thể hiện vai trò chi phối mạnh mẽ đối với luồng vốn FDI trên toàn thế giới. Hiện nay, chiến lược chính của các công ty xuyên quốc gia là bành chướng mạnh ra ngoài bằng cách đầu tư trực tiếp và lượng vốn FDI chủ yếu được xuất phát từ các công ty xuyên quốc gia. Thứ năm, sự chuyển hướng căn bản của các nhà đầu tư: trong những năm 1980, các nhà đầu tư thường tìm kiếm để đầu tư vào các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động, khai thác tài nguyên và các nghành sản xuất vật chất là chủ yếu. Thời gian gần đây, các nhà đầu tư lại quan tâm nhiều hơn đến việc đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất có công nghệ cao, các ngành dịch vụ và cơ sở hạ tầng, nhất là các ngành viễn thông, điện, nước, giao thông vận tải... Thứ sáu, nhu cầu tiếp nhận vốn FDI đang tăng lên một cách đáng kể trên phạm vi toàn thế giới. Cùng với việc hình thành các khu vực tự do hoá, đầu tư đã tạo ra một cục diện cạnh tranh quyết liệt về lĩnh vực này. Như vậy, sự ra đời và phát triển ĐTTTNN được quy định bởi những quy luật kinh tế khách quan, với những điều kiện cần và đủ chín muồi nhất định. Những nhân tố tác động khác có thể kìm hãm hay đẩy nhanh hơn việc mở rộng, di chuyển dòng vốn FDI. Song nếu kìm hãm, cũng không thể dập tắt được đường đi của FDI đến những nơi có lợi thế so sánh tốt hơn, hoặc nếu có thúc đẩy, cũng không vượt quá những điều kiện thực tế cho phép của cả nơi đầu tư cũng như nơi tiếp nhận. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhận thấy rằng những nhân tố bên ngoài, có ảnh hưởng không nhỏ tới xu hướng chuyển động
  • 17. 15 cũng như lịch sử phát triển của dòng vốn này. Việc xem xét FDI từ khi hình thành đến nay cho thấy: nguồn vốn FDI có những thay đổi nhạy cảm, phản ánh những biến động của nền kinh tế thế giới ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Nhưng nhìn một cách tổng quát, dòng vốn FDI gia tăng nhanh chóng và ngày càng chiếm vị trí cao trong dòng lưu chuyển vốn quốc tế. FDI chính là sự phản ánh quá trình phân công lao động quốc tế và xã hội hoá sức sản xuất xã hội trên phạm vi quốc tế. 1.1.1.3 Các hình thức FDI Người ta chỉ có thể nhận biết được bản chất của ĐTTTNN thông qua các hình thức biểu hiện cụ thể của nó. FDI tuy được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, song không phải quốc gia nào cũng áp dụng đầy đủ mọi loại hình. Trong thực tiễn hoạt động FDI, có nhiều cách thức tổ chức cụ thể khác nhau, tuỳ theo tính chất pháp lý và vai trò của mỗi bên trong quá trình hợp tác đầu tư. Xét trên giác độ toàn cầu, những hình thức FDI thường được áp dụng là: - Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Contractual Business Co-operation) Đây là hình thúc liên kết kinh doanh giữa đối tác trong nước với các nhà đầu tư nước ngoài, trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên bằng các văn bản ký kết, trong đó các bên vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân riêng, mà không tạo nên một pháp nhân mới. - Doanh nghiệp liên doanh (Joint Enture Enterprise ) Đây là một tổ chức kinh doanh quốc tế của các bên tham gia có quốc tịch khác nhau, trên cở sở cùng sở hữu về vốn góp, cùng quản lý, cùng phân phối lợi nhuận, cùng chia sẻ rủi ro để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch vụ, hoặc các hoạt động nghiên cứu bao gồm: nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai theo các điều khoản cam kết trong hợp
  • 18. 16 đồng liên doanh ký kết giữa các bên tham gia, phù hợp với các quy định luật pháp của nước sở tại. - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% Foreign Capital Enterprise) Đây là doanh nghiệp do các nhà ĐTNN đầu tư 100% vốn, do đó hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của các nhà ĐTNN, chịu sự điều hành, quản lý của nước ngoài, nhưng vẫn là pháp nhân nước sở tại, chịu sự kiểm soát của nước sở tại. - Hình thức BOT (Building Operate Transfer: Xây dựng- Kinh doanh - Chuyển giao) Đây là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập trên cơ sở văn bản ký kết giữa một bên là nhà đầu tư nước ngoài và một bên là chính phủ nước sở tại để thành một pháp nhân mới ở nước sở tại, nhằm thực hiện trách nhiệm của từng bên theo văn bản đã ký. Hình thức BOT thường chủ yếu áp dụng cho các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng và kinh doanh trong thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Khi hết thời hạn kinh doanh, công trình sẽ được chuyển giao không bồi hoàn cho nước sở tại. - Hình thức BTO (Building Transfer Operate: Xây dựng- Chuyển giao- Kinh doanh) Hình thức này giống BOT, nhưng khác ở điểm, trong hình thức BOT công trình sau khi xây dựng được khai thác sử dụng trong một thời gian mới chuyển giao cho nước sở tại, còn BTO thì sau khi xây dựng xong, công trình được chuyển nhượng cho nước sở tại, chủ đầu tư mới được quyền khai thác. - Hình thức BT (Building Transfer: Xây dựng- chuyển giao) Hình thức này giống BTO ở chỗ sau khi xây dựng xong, công trình cơ sở hạ tầng được chuyển nhượng cho nhà nước sở tại, nhưng khác ở điểm,
  • 19. 17 trong hình thức BTO chính phủ cho phép nhà đầu tư nước ngoài thực hiện một dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Ngoài những hình thức kể trên, FDI còn được thực hiện dưới các hình thức khác như: Công ty cổ phần trong nước có vốn ĐTNN, Cổ phần hoá các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, doanh nghiệp FDI đa mục tiêu, doanh nghiệp hợp doanh.... Trong các loại hình đầu tư trực tiếp trên đây, hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đa dạng và được áp dụng trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, công nghiệp gia công và dịch vụ. DNLD là loại hình được nước chủ nhà ưa chuộng, vì có điều kiện để học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài, đào tạo lao động, tiếp cận dần chỗ đứng trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi bên nước chủ nhà phải có khả năng góp vốn, có đủ trình độ tham gia quản lý doanh nghiệp với người nước ngoài thì nước chủ nhà mới đạt hiệu quả như mong muốn. Xu hướng chung của tất cả các nước là tăng dần vốn góp của bên nước sở tại trong doanh nghiệp liên doanh, từ đó tăng cường ảnh hưởng của mình trong doanh nghiệp, tiến tới kiểm soát và quản lý hoàn toàn các hoạt động sản xuất kinh doanh của DNLD. Tuy nhiên, hình thức này ngày càng không được chủ ĐTNN ưa thích vì những phiền phức do nguyên tắc nhất trí trong quản lý, đối tác đầu tư ngang tầm... Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài lúc đầu không được người nước ngoài ưa thích do chưa nắm rõ tình hình và luật pháp nước sở tại, họ muốn chia sẻ rủi ro với nước chủ nhà. Mặt khác, nước chủ nhà cũng không thích hình thức này vì họ muốn chia sẻ lợi ích, học hỏi kinh nghiệm. Xu hướng chung, hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ngày càng được mở rộng hơn vì các chủ đầu tư nước ngoài muốn tự mình quản lý và hưởng lợi nhuận do các thành quả đầu tư đem lại, còn nước sở tại buộc phải chấp nhận để cạnh tranh. Hình thức BOT, BTO, BT rất được ưa chuộng ở
  • 20. 18 những nền kinh tế có CSHT yếu kém, vì họ không có đủ vốn để đầu tư vào lĩnh vực này. Ngoài ra, công ty cổ phần trong nước có vốn đầu tư nước ngoài, là loại hình phổ biến trên thế giới và được áp dụng ở nhiều nước Đông Nam Á. So với các công ty TNHH thì các công ty này có lợi thế về huy động vốn giảm thiểu rủi ro. Còn cổ phần hoá các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là hình thức các doanh nghiệp có vốn ĐTNN được phát hành cổ phiếu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước sở tại tham dự vào sở hữu và quản lý hoạt động của doanh nghiệp. 1.1.2 Ƣu điểm và hạn chế của FDI đối với các nƣớc đang phát triển Đối với nước tiếp nhận đầu tư, cho dù ở trình độ phát triển cao hay thấp, FDI cũng thường có những đóng góp nhất định. Ở những mức độ khác nhau, FDI có thể đóng vai trò là nguồn vốn bổ sung, là điều kiện cần thiết cho sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực của một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hay một số ngành nghề, hoặc là những yếu tố xúc tác làm cho tiềm năng nội tại của nước nhận đầu tư phát huy một cách mạnh mẽ và có hiệu quả hơn 1.1.2.1 Những tác động tích cực Trước hết, FDI bổ sung nguồn vốn, củng cố sức mạnh đồng bản tệ và thúc đẩy sự phát triển thị trường tài chính trong nước. Vốn cho đầu tư phát triển kinh tế bao gồm: nguồn vốn trong nước và vốn từ nước ngoài. Đối với các nước ĐPT, nhu cầu đầu tư rất lớn, trong khi đó tích luỹ nội bộ thấp, hoặc không có tích luỹ nên rất cần nguốn vốn từ bên ngoài bổ sung. Trong các nguồn vốn nước ngoài, vốn viện trợ tuy có một số ưu đãi, nhưng thường có ràng buộc về mặt chính trị, xã hội, thậm chí không loại trừ cả những ràng buộc về mặt quân sự. Nguồn vốn vay thì thủ tục khắt khe, lại phải chịu lãi suất cao. Hơn nữa, những nguồn vốn trên nếu không biết khai thác và sử dụng một cách hợp lý thì sẽ để lại gánh nặng nợ nần. Nguồn
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 50946 DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận Hoặc : + ZALO: 0932091562