SlideShare a Scribd company logo
1 of 41
Download to read offline
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
------***------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG
KHU VỰC ASEAN: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thanh Thư
Mã sinh viên: 111 111 0590
Lớp: Anh 6
Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Vũ Thị Kim Oanh
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
2
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt Giải nghĩa tiếng Việt
CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân
CTCP Công ty cổ phần
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết
tắt
Giải nghĩa tiếng Anh Giải nghĩa tiếng Việt
ACIA
ASEAN Comprehensive Investment
Agreement
Hiệp định đầu tư toàn diện
ASEAN
AIA ASEAN Investment Area Khu vực đầu tư ASEAN
AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN
ASEAN Association of southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
TNCs Transnational Corporations Tập đoàn xuyên quốc gia
WTO World Trade Organization
Tổ chức Thương mại
thế giới
3
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
4
1. LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ nửa cuối thế kỉ XX, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở
thành một đòn bẩy quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng phúc lợi xã hội cho một quốc gia nói riêng và cả
thế giới nói chung. Điều đáng chú ý về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là nó
có tác động tích cực đối với cả quốc gia chủ đầu tư và quốc gia nhận đầu tư. Chính
bởi lẽ đó, chủ trương của các nước không chỉ dừng lại ở việc tích cực thu hút dòng
vốn FDI từ các nhà đầu tư nước ngoài, mà còn tăng cường nguồn vốn đầu tư trực
tiếp ra các quốc gia khác, nhằm thu được lợi ích một cách toàn diện.
Tuy nhiên, đối với trường hợp của Việt Nam, có một khoảng cách rất lớn
giữa dòng vốn FDI chảy vào và xuất ra. Theo Niên giám thống kê 2014, tính lũy kế
đến hết tháng 12/2014, vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam chỉ đạt
khoảng 19,8 tỷ USD, bằng 1/13 số vốn FDI nước ta nhận được. Hay nói cách khác,
hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nước ta chưa thật sự phát triển tương
xứng với hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Thêm vào đó, đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu thực trạng và các giải pháp nhằm tăng cường thu hút
dòng vốn FDI vào Việt Nam, trong khi dòng vốn đầu tư trực tiếp từ Việt Nam ra
nước ngoài lại chưa thật sự nhận được nhiều quan tâm từ các nhà nghiên cứu.
Khu vực ASEAN có môi trường đầu tư tương đối hấp dẫn, lại có thêm sự
tương đồng về văn hóa, sự gần gũi về khoảng cách địa lí đối với Việt Nam. Chính vì
vậy, thị trường này đã đón nhận đến 60% vốn đầu tư trực tiếp từ các doanh nghiệp
nước ta. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư trực tiếp ra thị trường ASEAN vẫn còn tồn tại
những hạn chế nhất định, đồng thời những thành quả đạt được vẫn chưa tương xứng
với tiềm năng sẵn có. Do đó rất cần có những nghiên cứu cụ thể về tình hình đầu tư
trực tiếp từ Việt Nam ra khu vực Đông Nam Á, đồng thời chỉ ra những thành tựu,
hạn chế và kiến nghị các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư này.
Vì những lí do đề cập trên đây, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đầu tư trực tiếp
của Việt Nam sang khu vực ASEAN: thực trạng và giải pháp”, với mục đích đáp
ứng những nhu cầu nghiên cứu đó.
5
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của khóa luận là dựa trên nghiên cứu thực trạng đầu tư trực tiếp của
Việt Nam sang khu vực ASEAN, đưa ra đánh giá về những thành tựu, hạn chế còn
tồn tại để từ đó đề ra những giải pháp giúp đẩy mạnh hoạt động này.
Để đạt được mục tiêu đó, đề tài có những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, làm sáng tỏ vai trò của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng như
những thuận lợi, khó khăn khi đầu tư ra khu vực ASEAN.
Thứ hai, phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra khu vực ASEAN
nhằm đánh giá các thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế cần khắc phục
của hoạt động này.
Thứ ba, kiến nghị những giải pháp giúp tăng cường hiệu quả cũng như quy mô của
dòng vốn FDI từ Việt Nam sang khu vực ASEAN.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tìm hiểu cơ sở lí luận của hoạt động đầu tư trực tiếp, môi trường đầu
tư của khu vực ASEAN nhằm tạo cơ sở nghiên cứu thực trạng đầu tư trực tiếp của
Việt Nam ra nước ngoài nói chung và ra khu vực ASEAN nói riêng. Từ đó, đưa ra
các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động này dựa trên nghiên cứu kinh nghiệm một
số nước đầu tư vào khu vực Đông Nam Á.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra khu
vực ASEAN trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả thu thập nguồn tài liệu thứ cấp, từ đó
tổng hợp, phân tích, so sánh và đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp từ Việt Nam
sang khu vực ASEAN.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang khu vực ASEAN.
Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang khu vực ASEAN
Chương 3: Giải pháp tăng cường đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang khu vực
ASEAN.
2. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
CỦA VIỆT NAM SANG KHU VỰC ASEAN
2.1. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của FDI
6
Theo Vũ Chí Lộc (2012), FDI (Forein Direct Investment) là hình thức đầu tư
xuất hiện khi một nhà đầu tư ở một nước mua tài sản ở một nước khác với ý định
quản lý nó. Quyền kiểm soát, tức quyền tham gia vào việc đưa ra các quyết định
quan trọng liên quan đến chiến lược, chính sách phát triển của công ty, là dấu hiệu
quan trọng nhất để phân biệt FDI với các hình thức đầu tư quốc tế khác.
Ngoài ra, có nhiều định nghĩa khác nhau về FDI. Ví dụ, theo quan điểm của
tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), FDI được thực hiện nhằm thiết lập
các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những
khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp
nói trên bằng cách: (1) thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi
nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư; (2) mua lại toàn bộ doanh nghiệp
đã có; (3) tham gia một doanh nghiệp mới; (4) cấp tín dụng dài hạn (>5 năm).
Theo luật đầu tư 2005 của Việt Nam, từ các khái niệm “đầu tư”, “đầu tư trực
tiếp”, “đầu tư nước ngoài” được dẫn ra, có thể hiểu “FDI là hình thức đầu tư do nhà
đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia kiểm soát hoạt động đầu tư ở Việt
Nam.
Tóm lại, FDI là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một
nước đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư cho một dự án đầu tư ở nước khác
nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó. Vốn đầu tư có thể
là tài sản hữu hình (tiền mặt, máy móc thiết bị, quy trình công nghệ, các loại hợp
đồng và giấy phép có giá trị,...); tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ, kinh nghiệm
quản lý,...) hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ,...).
So với các hình thức đầu tư khác, FDI có một số đặc điểm khác biệt sau:
Thứ nhất, mục đích chính của FDI là tìm kiếm lợi nhuận. Phần lớn vốn FDI
là đầu tư tư nhân, và trong một số trường hợp đặc biệt FDI có thể có sự tham gia
góp vốn của Nhà nước. Tuy nhiên, dù chủ thể đầu tư là gì thì mục đích ưu tiên hàng
đầu vẫn là lợi nhuận. Chủ đầu tư được tự do chọn lựa lĩnh vực đầu tư, quy mô đầu
tư, thị trường đầu tư, hình thức hoạt động,.. nhằm tối ưu hóa hiệu quả và lợi nhuận
thu được. Hình thức này mang tính khả thi và kinh tế cao. Tuy vậy, các nước nhận
đầu tư cần lưu ý đề ra các cơ chế, chính sách hợp lí nhằm đảm bảo phát triển kinh tế
7
đi liền với phát triển an sinh xã hội, tránh các hậu quả nhãn tiền như ô nhiễm môi
trường, suy kiệt tài nguyên,..
Thứ hai, FDI gắn liền với quyền kiểm soát của chủ đầu tư nước ngoài.
Quyền kiểm soát là quyền tham gia vào các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như: thông qua chiến lược hoạt động của
công ty, thông qua phê chuẩn kế hoạch hành động do người quản lý của doanh
nghiệp lập ra, quyết định việc phân chia lợi nhận doanh nghiệp, quyết định phần
vốn góp giữa các bên. Nói cách khác, chủ đầu tư sẽ kiểm soát các quyết định lớn,
ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động, tới sự sống còn của doanh nghiệp.
Thứ ba, FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản
lí. Các nước chủ đầu tư thường có trình độ phát triển cao hơn về kinh tế, khoa học,
kinh nghiệm. Thông qua hoạt động FDI, nước tiếp nhận đầu tư có thể học hỏi được
bí quyết kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm tổ chức quản lý, trình độ khoa học công
nghệ của nước đầu tư. Đây là một cơ hội học hỏi vô cùng quý báu đối với các nước
đang phát triển. Chuyển giao công nghệ trong FDI thường được tiến hành bởi các
TNCs, dưới các hình thức: chuyển giao giữa các chi nhánh của TNCs và trong nội
bộ từng chi nhánh. Bên cạnh chuyển giao công nghệ sẵn có, TNCs còn góp phần
tích cực trong việc tăng cường và khơi gợi năng lực tự nghiên cứu và phát triển
công nghệ của nước chủ nhà. Một điều đáng chú ý, đó là phần lớn các công nghệ
của TNCs đều được điều chỉnh, thay đổi thích hợp với điều kiện từng địa phương.
2.1.2. Các hình thức FDI chủ yếu
2.1.2.1. Phân theo cách thức thâm nhập
Theo cách thức xâm nhập, FDI được chia thành hai hình thức.
Thứ nhất, là hình thức đầu tư mới (Greenfield investment). Theo đó, chủ đầu
tư nước ngoài xây dựng một cơ sở sản xuất, kinh doanh mới hoàn toàn tại nước
nhận đầu tư. Hình thức này có nhược điểm là mất thời gian, rủi ro cao, cần nhiều
công nghiên cứu và khảo sát. Tuy nhiên, các nước nhận đầu tư rất ưa chuộng hình
thức này vì nó có ưu điểm làm tăng thêm vốn, tạo thêm việc làm cũng như giá trị
gia tăng cho nước nhận đầu tư.
Thứ hai, là hình thức sáp nhập và mua lại qua biên giới (Cross - Border
Merge & Acquisition). Theo quy định của luật cạnh tranh được Quốc hội Việt Nam
thông qua tháng 12/2004 có hiệu lực từ ngày 1/7/2005, sáp nhập doanh nghiệp là
8
việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi
ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại
của doanh nghiệp sáp nhập; mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua
toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn
bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. FDI chủ yếu được tiến hành
dưới hình thức M&A. Các nhà đầu tư ưa chuộng hình thức này hơn vì chi phí đầu tư
thấp hơn và ít rủi ro hơn, đồng thời thời gian tiếp cận thị trường ngắn hơn.
2.1.2.2. Phân theo hình thức pháp lí
Theo Luật Đầu tư Việt Nam 2005, Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được
thực hiện dưới một số hình thức pháp lý chủ yếu sau:
Thứ nhất, là hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là
văn bản ký kết giữa hai hay nhiều bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở một quốc
gia trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà
không thành lập pháp nhân mới. Các hình thức: hợp đồng xây dựng - kinh doanh -
chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO) và hợp
đồng xây dựng - chuyển giao (BT).
Ưu điểm: giúp nhà đầu tư thâm nhập vào những lĩnh vực hạn chế đầu tư, thị trường
truyền thống của nước chủ nhà: viễn thông, dầu khí,... hoặc thị trường mới mà nhà
đầu tư chưa biết rõ.
Nhược điểm: thời gian đàm phán và thực thi thường kéo dài, dễ thất bại do mục
đích thiếu nhất quán giữa các bên.
Thứ hai, là doanh nghiệp liên doanh. Doanh nghiệp liên doanh là doanh
nghiệp được thành lập tại nước chủ nhà trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa hai
bên hoặc các bên nước chủ nhà với các bên nước ngoài để đầu tư, kinh doanh tại
nước chủ nhà.
Ưu điểm: giúp nhà đầu tư tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của nước chủ
nhà, đầu tư vào lĩnh vực dễ thu lời, lĩnh vực bị cấm hoặc hạn chế đối với hình thức
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, thâm nhập thị trường truyền thống của nước
chủ nhà, không mất thời gian, chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và xây
dựng các mối quan hệ, đồng thời chia sẻ chi phí và rủi ro đầu tư.
Nhược điểm: Có sự khác biệt về nhìn nhận chi phí đầu tư giữa hai bên đối tác, cần
nhiều thời gian thương thảo mọi vấn đề liên quan đến dự án đầu tư, định giá tài sản
9
góp vốn, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động của đối tác trong nước;
thiếu chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp, sự khác biệt về văn hóa.
Thứ ba, là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư
nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả
kinh doanh.
Ưu điểm: nhà đầu tư có thể chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp, triển
khai nhanh dự án đầu tư, được quyền chủ động tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân
lực đáp ứng nhu cầu phát triển chung.
Nhược điểm: Chủ đầu tư chịu toàn bộ rủi ro trong đầu tư, chi phí nghiên cứu tiếp
cận thị trường mới cao, không thâm nhập được những lĩnh vực có nhiều lợi nhuận,
cần thị trường trong nước lớn, khó quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước của
quốc gia nhận đầu tư.
2.1.3. Vai trò của FDI
2.1.3.1. Đối với nước chủ đầu tư
FDI có rất nhiều tác động tích cực đối với nước chủ đầu tư.
Thứ nhất, FDI giúp nước chủ đầu tư bành trướng sức mạnh kinh tế và nâng
cao uy tín chính trị trên trường quốc tế. Thông qua uy tín của các doanh nghiệp mà
vị thế của quốc gia đó trên trường quốc tế nói chung, trong đầu tư trực tiếp nước
ngoài nói riêng ngày càng được nâng cao, quốc gia đó sẽ có tiếng nói mạnh mẽ và
có trọng lượng trong các diễn đàn kinh tế và các tổ chức kinh tế thế giới.
Thứ hai, nước chủ đầu tư có thể sử dụng lợi thế của nơi tiếp nhận vốn giảm
chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tỷ suất lợi nhuận, khắc phục tình trạng
thừa vốn tương đối. Khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, các quốc gia này sẽ đem các
nguồn lực có lợi thế của mình để tiến hành đầu tư. Các nguồn lực sẽ được khai thác
tối đa trong môi trường kinh doanh rộng lớn hơn, với mật độ cạnh tranh thấp hơn
với những ngành mà quốc gia đó có thế mạnh.
Thứ ba, FDI giúp nước chủ đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm,
đồng thời kéo dài vòng đời sản phẩm. Trong giai đoạn đầu vòng đời của sản phẩm
mới, giai đoạn thử nghiệm sản xuất được tiến hành tập trung tại chính quốc gia đó,
các doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu trực tiếp sản phẩm. Khi sản phẩm đã
trở nên tiêu chuẩn hoá trong giai đoạn phát triển, sản phẩm đã “bão hoà” ở thị
10
trường trong nước, nhà sản xuất sẽ tích cực đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
nhằm tận dụng lợi thế chi phí thấp (yếu tố đầu vào, ưu đãi của nhà nước tiếp nhận
đầu tư) và quan trọng hơn là nhằm ngăn chặn khả năng mất thị trường vào tay các
nhà sản xuất địa phương. Các nhà sản xuất sẽ tiến hành di chuyển máy móc, thiết bị
và công nghệ sản xuất sang các nước đó để sản xuất, kéo dài “tuổi thọ” sản phẩm.
Thứ tư, các nhà đầu tư có thể tìm kiếm các nguồn cung nguyên, nhiên liệu ổn
định. Nguồn lực và khả năng khai thác các nguồn lực là vấn đề quan trọng để giảm
thiểu chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, góp phần
đắc lực cho doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh và tăng lợi nhuận. Khi tiến hành
sản xuất kinh doanh, mỗi nhà quản lý đều phải luôn tìm cách tối thiểu hoá chi phí
và tối đa hoá lợi nhuận nên họ cố gắng sử dụng các nguồn lực sao cho có hiệu quả
nhất và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một giải pháp.
Thứ năm, FDI giúp các nước đầu tư tránh được hàng rào thuế quan và hàng
rào bảo hộ phi thuế quan của nước tiếp nhận đầu tư. Hầu hết các quốc gia trên thế
giới đều sử dụng hàng rào thuế quan cũng như các hàng rào phi thuế quan để kiểm
soát việc xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Trong các trường hợp như vậy, các
nhà sản xuất thay vì xuất khẩu hàng hoá, họ xuất khẩu tư bản hay đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài để giảm chi phí và tránh được hàng rào bảo hộ thương mại của các
nước, dễ dàng hơn trong việc đưa hàng hoá thâm nhập vào thị trường nước ngoài.
Thứ sáu, các nhà đầu tư có thể đổi mới cơ cấu sản phẩm, áp dụng công nghệ
mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng lực cạnh tranh. Quá trình đẩy
mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài luôn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt đến từ các
nhà đầu tư nước ngoài khác cũng như hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật của nước nhận
đầu tư. Để chiến thắng trong cạnh tranh, mở rộng sản xuất tăng lợi nhuận, các nhà
đầu tư nước ngoài phải tích cực cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ công nghệ, hợp
lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động; mặt khác, không ngừng nâng cao trình độ
công nghệ, trình độ nguồn nhân lực, trình độ tổ chức quản lý sản xuất. Kết quả là
trình độ nguồn nhân lực của các doanh nghiệp ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu của
sản xuất.
11
2.1.3.2. Đối với nước nhận đầu tư
Không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho nước chủ đầu tư, FDI cũng đem đến
cho nước nhận đầu tư những tác động tích cực.
Thứ nhất, FDI bổ sung một lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển. Trong các
nguồn vốn nước ngoài thì vốn FDI được đánh giá là rất quan trọng đối với nhiều
nước. FDI chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của các
nước đang và kém phát triển. Hơn nữa, sự có mặt của nguồn vốn này góp phần tạo
điều kiện cho nguồn vốn Nhà nước tập trung vào các vấn đề kinh tế xã hội, thúc đẩy
đầu tư trong nước phát triển, từ đó khai thác tiềm năng trong nước với hiệu quả cao.
Thứ hai, FDI giúp nước nhận đầu tư có được công nghệ phù hợp, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực. FDI có thể mang lại công nghệ cho các nước thông qua
con đường chuyển giao từ nước ngoài vào, hoặc xây dựng các cơ sở nghiên cứu và
phát triển, đào tạo đội ngũ lao động ở nước chủ nhà phục vụ cho các dự án đầu tư.
Thứ ba, FDI giúp nước nhận đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
tích cực. FDI chủ yếu được tiến hành bởi các TNCs và thường tập trung vào các
ngành công nghiệp và dịch vụ, góp phần tăng nhanh tỷ trọng về sản lượng, việc
làm, xuất khẩu,… của các ngành công nghiệp, dịch vụ trong nền kinh tế của các
nước đang phát triển, giảm tỷ trọng các ngành truyền thống.
Thứ tư, FDI giúp nước nhận đầu tư mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng năng
lực cạnh tranh trên thế giới. Không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa, FDI ngày càng
hướng mạnh vào xuất khẩu. Nguồn ngoại tệ đáng kể từ xuất khẩu đã giúp các nước
đang phát triển cải thiện cán cân thương mại.
Tuy có nhiều tác động tích cực đến cả nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư
như vậy, nguồn vốn FDI không phải là không có những hạn chế nhất định. Ví dụ,
đối với nước chủ đầu tư, FDI có thể làm thất thoát các bí quyết công nghệ, giảm
việc làm cho lao động trong nước, … Trong khi đó, nước nhận đầu tư FDI có thể sẽ
phải đối mặt với các vấn đề về ô nhiễm môi trường, vấn đề xã hội gây ra bởi các
doanh nghiệp FDI, vốn chỉ tập trung vào mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận; cùng với đó
là sự lệ thuộc về nguồn cung việc làm, kinh tế vào các doanh nghiệp vốn FDI này.
Do đó, mỗi quốc gia cần có một sự cân nhắc hợp lí về cả những mặt tích cực và tiêu
cực khi đầu tư hoặc nhận đầu tư FDI, để có thể phát huy đươc những mặt tốt, đồng
12
thời xây dựng những hành lang pháp lí, chế tài phù hợp nhằm hạn chế những tác
động xấu của nguồn vốn này.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến FDI
2.2.1. Các yếu tố thuộc về nước chủ đầu tư
Theo Bùi Thị Lý (2010), các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài sẽ tiến hành
hoạt động FDI khi phát huy được lợi thế độc quyền riêng và lợi thế nội bộ hóa.
Lợi thế độc quyền riêng: Khi tiến hành đầu tư FDI ra nước ngoài, các doanh
nghiệp gặp phải rất nhiều bất lợi: sự khác biệt về văn hóa, thể chế, ngôn ngữ, thông
tin thị trường,… Để có thể tồn tại, các doanh nghiệp này phải sở hữu một số lợi thế
cạnh tranh đặc biệt gọi là lợi thế độc quyền. Các lợi thế này phải là lợi thế riêng của
doanh nghiệp, sẵn sàng chuyển giao trong nội bộ doanh nghiệp và giữa các nước.
Lợi thế nội bộ hóa: Các hình thức mở rộng hoạt động ra nước ngoài gồm:
xuất khẩu, cấp giấy phép quản lý, nhượng quyền thương mại, liên doanh, doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài,… Khi thị trường bên ngoài không hoàn hảo, các
doanh nghiệp có được lợi thế nội bộ hóa khi lựa chọn hình thức FDI. Chính các lợi
thế nội bộ hóa giúp các TNCs tiến hành hoạt động kinh doanh đồng bộ và hoàn
chỉnh, sản xuất ở nhiều nước và sử dụng thương mại trong nội bộ doanh nghiệp để
lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố vô hình giữa các chi nhánh của chúng.
Ngoài ra, khi xét trên phương diện nước chủ đầu tư, hoạt động đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài có thể được khuyến khích hoặc hạn chế dựa trên các chính sách
được đề ra. Các chính sách khuyến khích đầu tư có thể kể đến:
- Tham gia kí kết các hiệp định song phương và các hiệp định đa phương về
đầu tư hoặc có liên quan đến đầu tư.
- Chính phủ bảo hiểm cho các hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Việc đầu tư ra nước
ngoài có thể gây ra cho chủ đầu tư rất nhiều rủi ro lớn. Nếu chính phủ các nước
đứng ra bảo hiểm cho các rủi ro này thì các nhà đầu tư sẽ cảm thấy an tâm và có
thêm tự tin khi quyết định thực hiện đầu tư ra nước ngoài.
- Ưu đãi thuế và tài chính, có thể dưới dạng hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các chủ đầu
tư, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, miễn hoặc giảm thuế.
13
- Khuyến khích chuyển giao công nghệ. Chính phủ các nước có thể hỗ trợ vốn, trợ
giúp về kĩ thuật, dành các ưu đãi cho các dự án về FDI ở nước ngoài kèm theo
chuyển giao công nghệ.
- Trợ giúp tiếp cận thị trường, ưu đãi thương mại (thuế quan và phi thuế quan) cho
hàng hóa của các nhà đầu tư ra nước ngoài.
- Cung cấp thông tin, trợ giúp kỹ thuật. Chính phủ hoặc các cơ quan của Chính phủ
đứng ra cung cấp cho các chủ đầu tư các thông tin cần thiết về môi trường và cơ hội
đầu tư.
Các biện pháp hạn chế đầu tư có thể bao gồm:
- Hạn chế chuyển vốn ra nước ngoài. Để kiểm soat cán cân thanh toán, hạn chế thâm
hụt, các nước chủ đầu tư có thể áp dụng biện pháp này.
- Hạn chế bằng thuế, đánh thuế đối với thu nhập của chủ đầu tư ở nước ngoài, có các
chính sách ưu đãi về thuế đối với đầu tư trong nước, khiến cho việc đầu tư ra nước
ngoài trở nên kém ưu đãi hơn.
- Hạn chế tiếp cận thị trường, đánh thuế cao hoặc áp dụng chế độ hạn ngạch hay các
rào cản phi thương mại đối với hàng hóa của công ty nước mình sản xuất ở nước
ngoài và xuất khẩu ngược lại.
- Cấm đầu tư vào một số nước. Do căng thẳng trong quan hệ ngoại giao, chính trị, một
nước có thể không cho phép chủ đầu tư nước mình tiến hành hoạt động FDI ra một
nước nào đó.
2.2.2. Các yếu tố thuộc về nước nhận đầu tư
Theo Hội nghị của Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD),
các yếu tố quyết định FDI của nước tiếp nhận đầu tư được chia thành 3 nhóm:
Thứ nhất, là khung chính sách về FDI của nước nhận đầu tư. Khung chính
sách bao gồm hệ thống các quy định hành chính, luật pháp và chiến lược của Nhà
nước để trên cơ sở đó nền kinh tế được điều hành nhằm đạt được các mục tiêu kinh
tế trong từng thời kì cụ thể. Khung chính sách bao gồm hai cấp độ cụ thể: khung
chính sách quốc gia và khung chính sách quốc tế. Khung chính sách quốc tế là
những vấn đề có liên quan đến các hiệp định đầu tư song phương và đa phương, các
liên kết kinh tế quốc tế. Khung chính sách quốc gia được chia làm 2 nhóm là các
quy định liên quan trực tiếp đến FDI và các quy định có ảnh hưởng gián tiếp đến
FDI. Các quy định và chính sách liên quan trực tiếp FDI bao gồm các quy định về
14
việc thành lập và hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài, các tiêu chuẩn đối xử
với FDI và cơ chế hoạt động của thị trường có sự tham gia của thành phần kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác, một số quy định, chính sách trong một số
ngành, lĩnh vực khác cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến quyết định của chủ đầu tư,
như: chính sách thương mại, chính sách tự nhiên hóa, chính sách tiền tệ và chính
sách thuế, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách liên quan đến cơ cấu các ngành
kinh tế và các vùng lãnh thổ, các quy định trong hiệp định quốc tế mà nước nhận
đầu tư tham gia ký kết…
Thứ hai, là các yếu tố của môi trường kinh tế. Có thể kể đến một số yếu tố
chủ đạo như quy mô thị trường, chi phí sản xuất, trình độ lao động, bối cảnh kinh tế
vĩ mô, tình hình lạm phát, khủng hoảng, suy thoái kinh tế, và tài sản đặc biệt (công
nghệ, phát minh, thương hiệu,..). Tùy động cơ của chủ đầu tư nước ngoài mà các
yếu tố của môi trường kinh tế tương ứng sẽ có ảnh hưởng đến dòng vốn FDI. Ví dụ,
các chủ đầu tư có động cơ tìm kiếm thị trường sẽ quan tâm đến dung lượng thị
trường và thu nhập bình quân đầu người; tốc độ tăng trưởng của thị trường; khả
năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới; các sở thích đặc biệt của người tiêu
dùng và cơ cấu thị trường. Trong khi đó, các chủ đầu tư tìm kiếm nguồn nguyên liệu
và tài sản sẽ quan tâm đến tài nguyên thiên nhiên; lao động chưa qua đào tạo với giá
rẻ; lao động có tay nghề; công nghệ, phát minh, sáng chế và các tài sản doanh
nghiệp sang tạo ra; cơ sở hạ tầng phần cứng. Mặt khác, các chủ đầu tư tìm kiếm
hiệu quả sẽ chú trọng đến chi phí mua nguyên liệu, bán thành phẩm; tham gia các
hiệp định hội nhập tạo thuận lợi thành lập mạng lưới doanh nghiệp toàn khu vực.
Thứ ba, là các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh. Trong các yếu tố này,
có thể kể đến: chính sách xúc tiến đầu tư; các biện pháp ưu đãi khuyến khích đầu tư;
giảm tiêu cực phí bằng cách giải quyết nạn tham nhũng, cải cách thủ tục hành chính
để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước; nâng cao chất lượng
các dịch vụ tiện ích xã hội để đảm bảo cuộc sống cho các chủ đầu tư nước ngoài;
các dịch vụ hậu đầu tư,.. Cụ thể, hoạt động xúc tiến đầu tư gồm việc quảng bá ra
bên ngoài hình ảnh, chính sách, lợi thế, tiềm năng của nước nhận đầu tư nhằm cung
cấp thông tin giúp nhà đầu tư hiểu đúng về môi trường đầu tư tiềm năng ấy. Các
hình thức khuyến khích đầu tư chủ yếu là khuyến khích về tài khóa như giảm tỷ lệ
thuế thu nhập doanh nghiệp, trợ cấp đầu tư và tái đầu tư, miễn giảm thuế, khuyến
15
khích về tài chính cũng như hỗ trợ của chính phủ dưới dạng tín dụng trợ cấp, tham
gia vốn nhà nước, bảo hiểm tín dụng của chính phủ. Ngoài ra, còn có các ưu đãi về
thị trường như hỗ trợ độc quyền, bảo vệ cạnh tranh nhập khẩu, ưu đãi về trao đổi
ngoại hối và cơ sở hạ tầng.
2.2.3. Các yếu tố quốc tế
Các yếu tố thuộc môi trường quốc tế cũng có ảnh hưởng đến hoạt động FDI,
cụ thể hơn, đó là môi trường kinh tế, chính trị, xã hội toàn cầu có ổn định hay
không, các yếu tố đó thuận lợi hay không thuận lợi cho nước chủ đầu tư, nước nhận
đầu tư, và chính bản thân nhà đầu tư. Tình hình cạnh tranh giữa các nước trong thu
hút FDI ảnh hưởng nhiều đến dòng chảy FDI. Để nâng cao năng lực cạnh tranh
trong thu hút FDI, các nước sẽ phải cải tiến môi trường đầu tư, tạo thuận lợi và đưa
ra những ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nước nào xây dựng được môi
trường đầu tư có sức hấp dẫn cao hơn thì nước đó sẽ có khả năng thu hút được
nhiều vốn đầu tư hơn. Cùng với sự gia tăng độ mở và độ hấp dẫn của các môi
trường đầu tư, dòng vốn FDI sẽ dễ dàng lưu chuyển hơn, làm tăng trưởng lượng vốn
FDI toàn cầu.
2.3. Giới thiệu môi trường đầu tư của khu vực ASEAN
2.3.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967
sau khi Bộ trưởng Ngoại giao các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore
và Thái Lan ký bản Tuyên bố ASEAN (Tuyên bố Bangkok). Ngày 8/1/1984, Brunei
được kết nạp vào ASEAN, nâng số thành viên của Hiệp hội lên thành sáu nước. Việt
Nam gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995 tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN
lần thứ 28 tổ chức tại Brunei, đưa tổng số thành viên của ASEAN lên thành bảy
nước. Tháng 7/1997, Lào và Myanmar trở thành thành viên thứ tám và thứ chín của
Hiệp hội. Campuchia gia nhập ASEAN tháng 4/1999, trở thành thành viên thứ 10.
Trong 11 nước Đông Nam Á, Đông Timor là quốc gia duy nhất vẫn đang trong quá
trình hoàn thiện hồ sơ để gia nhập tổ chức ASEAN.
16
Theo Nguyễn Hùng Sơn (2011), quá trình phát triển ASEAN đã trải qua một số mốc
quan trọng như sau:
Ngày 8/8/1967: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành
lập trên cơ sở Tuyên bố Bangkok với mục tiêu là tăng cường hợp tác kinh tế, văn
hoá-xã hội giữa các nước thành viên, tạo điều kiện cho các nước hội nhập sâu hơn
với khu vực và thế giới.
Năm 1992: Hiệp định Khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và thỏa
thuận về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) được kí vào dịp Hội nghị Cấp
cao ASEAN lần thứ tư, tổ chức tại Singapore từ ngày 27-28/1/1992. Nhân dịp này, 5
nước thành viên ban đầu của ASEAN cũng ký thỏa thuận về lập Khu vực Mậu dịch
Tự do ASEAN (AFTA), đặt nền tảng quan trọng cho mở rộng hợp tác kinh tế-
thương mại và xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sau này.
Tháng 12/1997: Thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020. Trong đó, nêu định
hướng phát triển lớn của ASEAN trong những thập kỷ đầu thế kỷ 21, hướng tới mục
tiêu xây dựng một tập hợp hài hòa các dân tộc ở Đông Nam Á, sống trong hòa bình,
ổn định và thịnh vượng, gắn kết chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ đối tác năng
động và một cộng đồng của các xã hội đùm bọc lẫn nhau.
Năm 2002: ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở
Biển Đông (DOC) vào ngày 4/11/2002 tại Phnôm Pênh. Tuyên bố nêu cam kết của
các bên ký kết giải quyết bằng biện pháp hòa bình các tranh chấp, không sử dụng vũ
lực và thông qua đàm phán giữa các bên liên quan.
Năm 2005: Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ nhất, được tổ chức tại
Kuala Lumpur, Malaysia tháng 12/2005, với sự tham gia của nguyên thủ các nước
thành viên ASEAN, Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New
Zealand. Tại Hội nghị này, lãnh đạo các nước đã ký Tuyên bố chung về Cấp cao
Đông Á, trong đó đề ra mục tiêu, nguyên tắc, lĩnh vực và các phương thức chính
cho hoạt động của EAS.
Tháng 11/2007: Hiến chương ASEAN được ký ngày 20 tháng 11 năm 2007
tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 13. Hiến chương ra đời, tạo tư cách pháp nhân
cho ASEAN là một tổ chức hợp tác khu vực; đồng thời cũng tạo cơ sở pháp lý và
khuôn khổ thể chế để gia tăng liên kết và hợp tác ASEAN, giúp xây dựng ASEAN
trở thành một tổ chức gắn kết hơn và hoạt động hiệu quả hơn, trước mắt là hỗ trợ
mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN.
17
Năm 2010: Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC). Tại Hội nghị
Cấp cao ASEAN lần thứ 17 diễn ra vào tháng 12/2010 tại Hà Nội, các Nhà Lãnh
đạo ASEAN đã thông qua Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC), trong đó
đề ra các biện pháp thực hiện kết nối ASEAN về hạ tầng, thể chế và người dân.
Tháng 11/2011: Tuyên bố Bali về Cộng đồng ASEAN tại Hội nghị Cấp cao
ASEAN lần thứ 19 tổ chức tại Bali, In-đô-nê-xia từ ngày 17-19/11/2011. Tuyên bố
khẳng định quyết tâm của các nước ASEAN xây dựng lập trường, quan điểm chung
trong việc hợp tác ứng phó với các vấn đề toàn cầu; nâng cao vai trò và tiếng nói
của ASEAN tại các cơ chế quốc tế như Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC),…
2.3.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực ASEAN
2.3.2.1. Điều kiện tự nhiên
Về vị trí địa lí, trên bản đồ thế giới, Đông Nam Á nằm trong phạm vi từ
khoảng 920
đến 1400
kinh đông và từ khoảng 280
vĩ bắc chạy qua xích đạo đến
khoảng 150
vĩ nam. Tổng diện tích của Đông Nam Á khoảng trên 4 triệu Km2
. Đông
Nam Á bao gồm một quần thể các đảo, quần đảo và quần đảo, các vịnh và biển chạy
dài suốt tự Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương. Xét về mặt địa lý – hành chính,
Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia: Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia,
Singapore, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Lào, Đông Timor và Việt Nam, trong
đó 5 nước nằm trên quần đảo Mã Lai và 6 nước nằm trên bán đảo Trung Ấn.
Về khí hậu, đặc điểm nổi bật nhất của khí hậu Đông Nam Á là tính chất gió
mùa nóng và ẩm. Khu vực được mệnh danh là “châu Á gió mùa” này mỗi năm
thường có hai mùa tương đối rõ rệt: mùa khô mát, mùa mưa nóng và ẩm. Có thể nói
Đông Nam Á là nơi có độ ẩm cao nhất trên thế giới. Khí hậu biển cũng là một đặc
điểm quan trọng đối với tuyệt đại đa số các quốc gia Đông Nam Á. Trên quả địa
cầu, đường xích đạo chạy qua ba nơi: Khu vực sông Amazon, khu vực sông Congo
và Đông Nam Á. Trong đó, hai khu vực trên nằm trong lục địa, chỉ có Đông Nam Á
là có vị trí cạnh bên biển.
Về tài nguyên động thực vật, biển và gió mùa, khí hậu nóng và ẩm đã biến
Đông Nam Á thành thiên đường của thế giới thực vật. Quả thực, trên thế giới, hiếm
18
có một khu vực rộng lớn nào mà thảm thực vật lại trở nên vô cùng trù phú và xanh
tốt như ở nơi đây. Với lượng mưa lớn 1500 đến 3000 mm/năm), lượng bức xạ mặt
trời phong phú (trên 100 kcal.m2
/năm), độ ẩm (trên 80%) và nhiệt độ (từ 20 đến
270
) cao, Đông Nam Á đã tạo ra những cánh rừng nhiệt đới bao la với đủ các loại
thảo mộc quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là các loại cây gia vị và hương
liệu như hồ tiêu, sa nhân, quế, hồi, trầm hương,… Những cây công nghiệp như cao
su, dừa, cọ,… cũng đóng một vai trò đáng kể trong nền kinh tế của Đông Nam Á:
80% cao su tự nhiên, 75% dầu cọ, 73% cùi dừa của thế giới là từ Đông Nam Á đã
trở thành khu vực được mệnh danh là quê hương của lúa nước – cây lương thực số
một của nhân loại. Không phải ngẫu nhiên mà hai trong số ba nước xuất khẩu gạo
nhiều nhất thế giới lại nằm ở khu vực này. Rừng Đông Nam Á còn lưu giữ được
nhiều loại động vật quý mang tính nhiệt đới đặc trưng như voi, tê giác, bò tót, v.v…
Đặc biệt, Đông Nam Á còn được coi là “viện bảo tàng chim thú” – thiên đường của
các nhà động vật học. Chim ở đây có giá trị lớn về nhiều mặt: kinh tế, khoa học, sản
xuất, văn hóa – xã hội, v.v…
Về tài nguyên khoáng sản, Đông Nam Á là vùng khá giàu có về khoáng sản:
sắt, nicken, đồng, thiếc, kẽm, chì, vonfram,… Thiếc ở Đông Nam Á chiếm 70% trữ
lượng thế giới (khoảng 3,6 triệu tấn) và có hàm lượng cao. Malaysia đứng hàng đầu
(1,5 triệu tấn), sau đó là Indonesia (gần 1 triệu tấn). Đồng có ở tất cả các nước
nhưng nhiều nhất là Philippines với trữ lượng 6 triệu tấn, sau đó đến Indonesia (gần
1 triệu tấn), Malaysia (80 vạn tấn). Quặng Mangan trữ lượng chung 25 triệu tấn,
trong đó Indonesia 10 triệu tấn, Thái Lan 7 triệu tấn. Quặng sắt Indonesia 1,7 tỷ tấn,
Philippines gần 1 tỷ tấn, Lào gần 1 tỷ tấn. Trữ lượng dầu mỏ ở Đông Nam Á khá
lớn, tạo thành một vành đai dọc bờ biển Sarawak, Sabah (Malaysia), Brunei cho đến
tận Nam Việt Nam.
Về giao thông, Đông Nam Á có một vị trí đặc biệt quan trọng trên đường
giao lưu quốc tế. Nó nằm trọn giữa hai đại dương lớn: Thái Bình Dương và Ấn Độ
Dương. Eo Malacca, có người ví như kênh đào Suez, nối biển Đông với Andaman
thuộc Ấn Độ Dương, trở thành cửa ngõ trên tuyến đường hàng hải quốc tế, nối liền
Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên) với Tây Âu và châu Phi. Đông Nam Á
nằm gần hai quốc gia lớn nhất phương Đông: Trung Quốc và Ấn Độ. Qua đường
biển, các nước Đông Nam Á còn nằm gần siêu cường quốc kinh tế Nhật Bản. Ngoài
19
ra, Đông Nam Á có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Đây là một nguồn lợi lớn về kinh
tế, trước hết là về mặt giao thông vận tải. Các sông lớn có giá trị kinh tế cao phần
lớn đều nằm ở bán đảo Trung Ấn: Sông Mekong (dài 4500 km, đoạn chảy vào khu
vực Đông Nam Á dài 2600 km), sông Hồng, sông Saluen (3200 km), sông Irawadi
(2150 km), sông Menam (1200 km),… Trữ năng thủy điện của các con sông ở vùng
này cũng rất lớn: Indonesia 20 triệu Kw, Việt Nam 20 triệu Kw, Lào 12,4 triệu Kw,
Thái Lan 8 triệu Kw, Campuchia 5,4 triệu Kw, Philippines 2,8 triệu Kw,…
Với các điều kiện thuận lợi như vậy, Đông Nam Á từ xa xưa đã trở thành
một khu vực quan trọng, có ý nghĩa chiến lược cả về kinh tế lẫn quân sự. Không
phải ngẫu nhiên mà nhiều người đã coi Đông Nam Á như là một “hành lang” hay
một “chiếc cầu nối Đông – Tây”. Tuy nhiên, như ở bất kỳ nơi nào trên trái đất, bên
cạnh những điều kiện thuận lợi cũng không thể không gặp phải những khó khăn, trở
ngại do thiên nhiên gây ra. Các nước như Indonesia, Philippines thường có động
đất, núi lửa, hàng năm gây thiệt hại không ít về người và của. Nạn hạn hán, lụt lội,
sâu bệnh, bão gió, v.v… cũng thường xảy ra ở nhiều nơi. Ngoài ra, mặc dù cũng có
nhiều đồng bằng nhưng, nhìn chung, so với các đồng bằng ở vùng châu thổ sông
Hằng, sông Ấn thì đồng bằng Đông Nam Á vẫn thuộc loại nhỏ, do đó phần nào có
ảnh hưởng đến quy mô sản xuất lớn.
2.3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực ASEAN
Về dân số, Đông Nam Á là một khu vực đông dân. Theo ASEAN Statistical
Yearbook 2014, số dân năm 2014 của Đông Nam Á lên tới 650 triệu người, chiếm
14,2% dân số châu Á, 8,6% dân số thế giới. Mật độ dân số bằng trung bình của
châu Á, gấp hơn 2 lần so với thế giới. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn châu Á và thế
giới, đạt 1,5%. Điều đáng chú ý là khu vực ASEAN có cơ cấu dân số trẻ, với phần
đông dân số nằm trong độ tuổi lao động. điều này tạo nên một thuận lợi vô cùng lớn
cho sự phát triển kinh tế, tăng năng suất lao động trong khu vực này. Tuy nhiên, dân
số đông với mật độ cao cũng gây nên rất nhiều sức ép đối với giáo dục, y tế, văn
hóa, môi trường,.. Các nước Đông Nam Á đang tiến hành các chính sách dân số,
nâng cao ý thức và hiểu biết người dân để kiểm soát gia tăng dân số tự nhiên.
Về kinh tế, ASEAN là một trong những thị trường quan trọng và là một trung
tâm kinh tế phát triển năng động. Mặc dù chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng
20
nợ công châu Âu, sự suy yếu của kinh tế Mỹ và sự tăng trưởng chậm lại của nền
kinh tế TQ và Ấn Độ, song trong năm 2013, kinh tế khu vực ASEAN vẫn giữ được
mức tăng trưởng cao. Theo Schwab( 2014), tăng trưởng kinh tế của ASEAN năm
2013 đạt khoảng 5,2%, trong đó, tốc độ tăng trưởng GDP của Lào cao nhất khoảng
8,4%, tiếp đến là Campuchia (6,4%), Indonesia (khoảng 6,1%), Brunei khoảng
3,2%, Malaysia khoảng 4,4%, Myanmar khoảng 6,0%, Philippines khoảng 4,2%,
Singapore khoảng 2,7%, Thái Lan 5,5%, Việt Nam khoảng 5,5%.
Nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc
gia trong khu vực Đông Nam Á.
Về kinh tế đối ngoại, ASEAN thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại với các
đối tác quan trọng như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Australia, EU…
Hiện nay, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN và
ASEAN là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc; ASEAN trở thành thị
trường xuất khẩu lớn thứ 4 và là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Mỹ; Nhật Bản đã
vươn lên vị trí thứ nhất trong số các nước nhập khẩu vào ASEAN đồng thời là đối
tác thương mại lớn thứ 2 của khối. Hoạt động thương mại giữa ASEAN với Hàn
Quốc, EU, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Nga… cũng không ngừng gia tăng.
Tuy nhiên, khu vực ASEAN cũng gặp phải một số vấn đề an ninh đe doạ tới
sự hòa bình, ổn định của khu vực.
Trước hết là sự leo thang trong tranh chấp biển Đông. Năm 2012, khu vực đã
chứng kiến sự leo thang mạnh mẽ trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Trung
Quốc với một số quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là với Philippines và Việt Nam.
Điều này đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến sự ổn định của khu vực, và tác đông
đến sự điều chỉnh chính sách chiến lược của nhiều nước trong khu vực và trên thế
giới có lợi ích ở biển Đông, cũng như làm gia tăng bất đồng quan điểm các quốc gia
ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp giữa một số quốc gia có liên quan với
Trung Quốc, thách thức với việc hiện thực hóa Cộng đồng Chính trị - An ninh
ASEAN (APSC) vào năm 2015.
Thứ hai là nguy cơ leo thang trong xung đột tôn giáo – sắc tộc và “chạy đua
vũ trang”. Các xung đột giữa các nhóm tôn giáo – sắc tộc chủ yếu liên quan đến vấn
đề Hồi giáo, chủ yếu xảy ra ở miền Tây Myanmar, miền Nam Philippines, miền
Nam Thái Lan, Indonesia… Chạy đua vũ trang trong năm 2012 ở khu vực Đông
Nam Á tiếp tục gia tăng với việc các nước Đông Nam Á tăng mạnh chi phí quốc
21
phòng nhằm xúc tiến hiện đại hóa quân đội, tăng cường khả năng tự vệ, bảo đảm
chủ quyền và an ninh quốc gia. Năm 2012, Thái Lan chi 167,5 tỷ Bath (5,5 tỷ
USD), theo một số báo cáo do Chính phủ Thái Lan công bố, chi tiêu quốc phòng tài
khóa năm 2012 chiếm 7% tổng ngân sách nhà nước và gần 1,4% GDP nước này.
Tóm lại, bức tranh Đông Nam Á những năm gần đây tuy có phần phức tạp
hơn so với những năm trước đó, nhưng nhìn chung là ổn định. Về cơ bản khu vực
duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao; ASEAN vẫn giữ được vai trò trung
tâm trong các hợp tác quốc tế ở khu vực. Tuy nhiên, những biểu hiện về sự không
thống nhất trong nội bộ ASEAN trong một số vấn đề năm vừa qua đang đặt cho tổ
chức này thách thức to lớn về năng lực giải quyết các vấn đề liên quan đến khối và
các thành viên
2.3.3. Các hiệp định hợp tác đầu tư của ASEAN
Một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao tính cạnh tranh của
ASEAN trong việc thu hút đầu tư giữa các nước ASEAN và từ các nước ngoại khối
là thông qua thực hiện tự do hoá và bảo hộ đầu tư. Cùng với thương mại hàng hóa
và thương mại dịch vụ, hợp tác về đầu tư của ASEAN cũng được tiến hành từ lâu.
Tính đến thời điểm này, có thể kể đến 3 Hiệp định hợp tác đầu tư, lần lượt là IGA
(kí ngày 15/12/1987), AIA (kí ngày 7/101998) và ACIA (kí ngày 26/2/2009).
2.3.3.1. Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (IGA)
Ngày 15/12/1987 những nhà lãnh đạo phụ trách các vấn đề kinh tế của các
nước ASEAN 6 đã kí kết hiệp định hợp tác về đầu tư mang quy mô toàn ASEAN
đầu tiên có tên là Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư (Agreement for the
Promotion and Protection of Investments (IGA) để tiến hành hợp tác sâu hơn trong
lĩnh vực đầu tư trong khu vực. Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư có hiệu
lực từ ngày 2/8/1988, sau đó được sửa đổi một lần vào năm 1996. Hiệp định này
khá ngắn, chỉ bao gồm 13 điều khoảnvới mục tiêu chung là bảo vệ đầu tư như đảm
bảo đối xử công bằng, bình đẳng trong đầu tư, các quy định về quốc hữu hóa và bồi
thường, quyền chuyển vốn và lợi nhuận về nước của nhà đầu tư, thế quyền, cơ chế
giải quyết tranh chấp giữa các thành viên của hiệp định. Tuy nhiên, vì IGA không
có các cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư mà chỉ quy định các bên cần giải quyết
22
trên cơ sở hữu nghị, báo cáo kết quả lên các Bộ trưởng Kinh tế nên tính ràng buộc
pháp lý của hiệp định này chưa cao.
2.3.3.2. Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (AIA)
Đến những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình quốc tế và khu vực Đông Nam
Á có nhiều thay đổi quan trọng, điển hình là sự kiện chiến tranh lạnh kết thúc, chấm
dứt sự đối đầu giữa hai cực Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Đối với khu vực
Đông Nam Á nói riêng, sự kiện này đã làm giảm bớt các cam kết an ninh mà đi kèm
với nó là những giúp đỡ về kinh tế của Hoa Kỳ và Trung Quốc đối với các quốc gia
thành viên ASEAN, khiến các nước trong khối bắt đầu phải tự mình đối mặt với sự
cạnh tranh gay gắt về kinh tế từ một số nước có nền kinh tế mới nổi như Trung
Quốc, Ấn Độ và một số tổ chức quốc tế khu vực đang ngày một lớn mạnh như Liên
minh Châu Âu (EU-European Union). Trước tình hình đó, nhằm tăng cường tính
hấp dẫn và thu hút hơn nữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng cường khả
năng cạnh tranh về đầu tư cho toàn khu vực, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 5
vào tháng 12 năm 1995, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhất trí đưa ra Chương trình
hành động ASEAN về hợp tác và xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong
phạm vi ASEAN, đồng thời đưa ra sáng kiến thành lập Khu vực thương mại đầu tư
ASEAN. Ngày 7/10/1998, tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 30 tại
Manila, Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN (AIA- Framework Agreement
on the ASEAN Investment Area) đã được kí kết, khai sinh ra Khu vực đầu tư
ASEAN. Hiệp định này chính thức có hiệu lực vào ngày 21 tháng 6 năm 1999.
Với mục tiêu tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh, tự do, minh bạch, so
với IGA, AIA tiếp tục đưa ra các thỏa thuận nâng cao hơn nữa tiến trình tự do hóa,
xúc tiến, thuận lợi hóa và hài hòa hóa chính sách đầu tư nước ngoài đang được thực
hiện trong ASEAN; loại trừ danh mục đầu tư và bổ sung điều khoản về áp dụng
nguyên tắc đối xử quốc gia và đối xử tối hệ quốc, bảo hộ đầu tư. Hiệp định AIA
điều chỉnh 5 lĩnh vực là chế tạo, nông nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp, khai khoáng và
khai thác đá và các dịch vụ liên quan. Theo đó, đầu tư được mở cửa và đối xử quốc
gia được dành cho tất cả các nhà đầu tư từ giai đoạn tiền thành lập cho đến các giai
đoạn sau thành lập. Một số trường hợp ngoại lệ được đưa vào Danh mục Loại trừ
23
Tạm thời (TEL) và Danh mục Nhạy cảm (SL), trong đó Danh mục Loại trừ tạm thời
được dần dần xoá bỏ, còn Danh mục nhạy cảm được rà soát định kỳ.
Có thể nói rằng hai hiệp định IGA và AIA đã có những tác động tích cực và
quan trọng trong thúc đẩy FDI ở ASEAN kể từ khi ra đời cho tới nay, điển hình là
nâng dòng FDI từ bên ngoài đầu tư vào khu vực tăng một cách đáng ngạc nhiên từ
460 triệu USD năm 1970 đến 34,099 triệu USD vào năm 1997. Đặc biệt năm 2007,
khi các nền kinh tế ASEAN phải đối mặt với nhiều khó khăn mang tính toàn cầu,
dòng FDI nội khối của ASEAN vẫn tăng mạnh mẽ so với dự đoán tới 74,395 triệu
USD. Tuy nhiên, mặc dù AIA đã tạo ra một thị trường tự do hơn để thu hút FDI
nhưng hiệp định này vẫn chưa đủ toàn diện để hấp dẫn thêm các nhà đầu tư nước
ngoài vào ASEAN.
2.3.3.3. Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA)
Năm 2003, các nhà lãnh đạo ASEAN đưa ra quyết định thành lập Cộng đồng
kinh tế ASEAN. Tuyên bố Bali 2 ghi nhận rằng: “hướng tới Cộng đồng kinh tế
ASEAN, ASEAN sẽ xây dựng cơ chế và các biện pháp mới để tăng cường thực hiện
các sáng kiến kinh tế hiện có, bao gồm Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA),
Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) và Khu vực đầu tư ASEAN (AIA);
thúc đẩy hội nhập khu vực các lĩnh vực ưu tiên; tạo điều kiện cho sự di chuyển của
thể nhân, lao động lành nghề và nhân tài; củng cố các thể chế của ASEAN, bao gồm
cả việc cơ chế giải quyết tranh chấp hiện có để giải quyết các tranh chấp về kinh tế
nhanh chóng và ràng buộc về mặt pháp lý hướng tới mục tổng thể là tạo lập “một
khu vực kinh tế ASEAN phát triển ổn định, thịnh vượng, đồng đều, có tính cạnh
tranh cao và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.” Với những mục tiêu mới của AEC,
nhiều điều khoản trong AIA và IGA không đáp ứng được mục tiêu mà AEC đặt ra
như AIA chỉ bao gồm các thỏa thuận về tiếp cận thị trường, các thỏa thuận về bảo
hộ đầu tư theo IGA cũng trở nên lạc hậu với tình hình đầu tư, thương mại trong khu
vực. Vì vậy, các nước thành viên ASEAN đã thống nhất quan điểm soạn thảo văn
bản mới thay thế hai Hiệp định về đầu tư hiện hành nhằm cải thiện môi trường đầu
tư cạnh tranh, minh bạch, tự do và thông thoáng hơn. Sau hơn 2 năm chuẩn bị và
soạn thảo, Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) đã được kí kết vào ngày
26/02/2009 và có hiệu lực vào ngày 29/3/2012.
24
ACIA là kết quả của sự tổng hợp và sửa đổi từ 2 Hiệp định Đầu tư ASEAN:
Hiệp định ASEAN về Xúc tiến và Bảo hộ Đầu tư 1987 (được biết đến như Hiệp
định Bảo hộ Đầu tư ASEAN IGA) và Hiệp định khung về Khu vực Đầu tư ASEAN
1998 (thường được gọi là Hiệp định AIA), cũng như các Nghị định thư liên quan.
Mục đích của việc kết hợp 2 Hiệp định này là để thích ứng với môi trường cạnh
tranh toàn cầu, hướng tới nâng cao sự hấp dẫn của khu vực ASEAN với tư cách là
một điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài, thiết lập một cơ chế đầu tư tự do và
mở cửa và đáp ứng các mục tiêu hội nhập kinh tế. ACIA là một Hiệp định Đầu tư
toàn diện điều chỉnh các lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp,
khai khoáng, và các dịch vụ liên quan tới 5 lĩnh vực trên. Theo quy định của Hiệp
định ACIA, tự do hóa đầu tư sẽ được tiến hành từng bước, hướng tới mục tiêu xây
dựng một môi trường đầu tư tự do và mở của trong khu vực, phù hợp với các mục
tiêu của Cộng đồng kinh tế ASEAN. ACIA cũng cho phép tự do hóa đối với các lĩnh
vực khác trong tương lai.
Các quy định toàn diện của Hiệp định ACIA sẽ tăng cường bảo hộ đầu tư và
củng cố niềm tin của các nhà đầu tư khi đầu tư tại khu vực. ACIA cũng sẽ khuyến
khích phát triển đầu tư nội khối ASEAN hơn nữa, đặc biệt là giữa các công ty đa
quốc gia có trụ sở tại ASEAN thông qua hợp tác phát triển công nghiệp và chuyên
môn hòa, góp phần tăng cường hội nhập kinh tế.
Từ sự nỗ lực cải thiện tính hiệu quả của các Hiệp định đầu tư trong khu vực,
có thể nhận thấy rằng để thích ứng với sự cạnh tranh ngày càng tăng đối với các
dòng FDI, ASEAN đang tiếp tục nỗ lực thiết lập một môi trường đầu tư thuận lợi
hơn trong khu vực. Các Quốc gia Thành viên ASEAN đã cam kết hướng tới một
môi trường đầu tư thông thoáng và minh bạch hơn, với mục tiêu tăng cường các
dòng đầu tư và thu hút thêm các nhà đầu tư vào khu vực, góp phần hướng tới sự
tăng trưởng kinh tế và phát triển của khu vực. Hiển nhiên, điều này cũng tạo một
thuận lợi to lớn cho dòng vốn FDI của Việt Nam ra các nước ASEAN.
25
2.4. Kinh nghiệm đầu tư trực tiếp sang khu vực ASEAN của một số quốc gia
2.4.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nền kinh tế các nước trong khu vực Đông Nam Á có sự gắn bó với nền kinh
tế Nhật Bản thông qua các dự án hợp tác và đầu tư. Ngay từ những năm 50, cùng
với việc thực hiện chính sách ngoại giao chính trị, Nhật Bản đã tiến hành các dự án
đầu tư vào khu vực Đông Nam Á, qua đó tạo ra một khối lượng việc làm lớn cho
nhân sự các nước tại các công ty Nhật. Hầu hết các hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài bắt nguồn từ các công ty xuyên quốc gia, chuyên cung cấp nguồn vốn, công
nghệ và kinh nghiệm quản lý chính trong đầu tư quốc tế. Các nước Đông Nam Á
với lợi thế lao động rẻ, thị trường tiềm năng và ít rủi ro đã thúc đẩy các doanh
nghiệp Nhật Bản đầu tư nhiều hơn nữa. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản do
lo ngại rủi ro sản xuất và kinh doanh tại thị trường Trung Quốc nên đã bắt đầu
chuyển dần nguồn vốn và hoạt động kinh doanh sang thị trường Đông Nam Á.
Theo Dương Hương Nga (2012), khối lượng đầu tư trực tiếp của Nhật Bản
vào các nước ASEAN có sự gia tăng mạnh mẽ. Từ năm 1990 đến năm 1993, FDI
của Nhật Bản vào các nước này tăng từ 7,8% đến 11,33%. Đến năm 1994, tổng số
vốn đầu tư này đã lên tới 5,13 tỷ USD. Trong năm 2014, con số này đã lên đến
35,57 tỷ USD, tương đương với 12,5% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản
và 54% đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Châu Á. Có được điều này là do sau thoả
thuận Plaza, đồng Yên lên giá mạnh so với đồng đô la Mỹ và các đồng tiền
ASEAN, dẫn đến các sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài một mặt bị mất tính cạnh
tranh trên thị trường, mặt khác vì đã được tính bằng đô la nên tiền thu về khi đổi
sang đồng Yên bị giảm đi rất nhiều, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh
doanh của các công ty trong nước, đặc biệt là các công ty vừa và nhỏ. Điều này làm
gia tăng xu hướng chuyển dịch các cơ sở sản xuất sang các nước Châu Á láng
giềng, nơi có chi phí sản xuất thấp hơn rất nhiều so với ở Nhật Bản. Kết quả là dòng
đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam và các nước ASEAN ngày một tăng lên. Tính tới
tháng 10/2014 đầu tư FDI từ Nhật Bản tới nhiều quốc gia ASEAN tăng mạnh như
Việt Nam tăng 2 lần, Thái Lan tăng 3 lần, Campuchia tăng 4 lần và Philippines tăng
2 lần.
26
Tháng 10/2012, Nhật Bản vừa thông báo sẽ cung cấp gói tài trợ trị giá 13 tỷ
USD cho phát triển cơ sở hạ tầng của Indonesia, nơi dân số 220 triệu người hứa hẹn
là một thị trường tiêu thụ lớn trong tương lai.Nhật Bản cũng rất nhanh chóng tiếp
cận với thị trường tiềm năng mới mở cửa là Myanmar thông qua việc rót hàng tỷ
USD cũng như xóa nợ cho quốc gia này. Tuy nhiên nhân công giá rẻ chưa phải là lý
do lớn nhất mà doanh nghiệp Nhật Bản tìm tới Đông Nam Á. Với dân số 600 triệu
người, trẻ và có xu hướng tăng, đây sẽ là thị trường đầy tiềm năng cho Nhật Bản.
Nhanh chóng nhất là những doanh nghiệp trong ngành công nghiệp ô tô.
Nissan dự định xây dựng nhà máy thứ hai của mình tại Thái Lan còn Toyota đang
chuẩn bị kế hoạch để xây dựng nhà máy lắp ráp ô tô thứ ba của mình tại Indonesia
để có nhiều hàng hóa cung cấp cho nhu cầu tại chỗ. Ngoài lợi thế cung cấp dễ dàng
cho cầu nội địa, việc xây dựng các cơ sở sản xuất bên ngoài Trung Quốc cũng giúp
doanh nghiệp Nhật Bản đa dạng hóa nơi sản xuất để chia sẻ rủi ro. Bên cạnh hàng
hóa cung cấp cho thị trường này như ô tô, xe máy, đồ điện tử và dịch vụ, Nhật Bản
còn nhìn thấy nhiều cơ hội trong phát triển cơ sở hạ tầng. Trong bối cảnh các nước
ASEAN tiến tới một khu vực mậu dịch chung, việc kết nối các quốc gia sẽ mang tới
nhiều cơ hội trong lĩnh vực xây dựng cho các doanh nghiệp Nhật Bản.
FDI của Nhật bản vào các nước ASEAN tập trung vào 2 lĩnh vực chủ yếu:
lĩnh vực chế tạo, tức những ngành sản xuất vật chất và lĩnh vực phi chế tạo, gồm
những ngành dịch vụ, xây dựng và khai khoáng. Trong đó, các nhà đầu tư Nhật chú
trọng vào lĩnh vực chế tạo ở các nước Đông Nam Á hơn là lĩnh vực phi chế tạo, bởi
các nhà đầu tư đang vận động đề ra các chính sách hấp dẫn thu hút nguồn nhân tài
là lực lượng kỹ sư có lợi cho lĩnh vực này. Như vậy, có thể thấy Nhật Bản ngày
càng nhìn nhận Đông Nam Á như một thị trường quan trọng và đồng thời là một
công xưởng lớn khi chuyển dần dòng đầu tư tới nơi đây.
2.4.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trong chính sách mở cửa của Trung Quốc, FDI là biện pháp quan trọng
nhằm thúc đẩy các công ty, xí nghiệp ở trong nước tìm kiếm thị trường ở bên ngoài,
thực hiện chuyển dịch nguồn vốn mở cửa vào thị trường thế giới, nâng cao sức cạnh
tranh, đẩy mạnh khai thác nguồn tài nguyên ở ngoài nước, tham gia hợp tác đầu tư,
hợp tác lao động với nước ngoài, tạo vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.
27
Trung Quốc đề ra tăng cường đầu tư trực tiếp ra nước ngoài bằng việc tăng cường
đẩy mạnh, hướng dẫn và khuyến khích các công ty, xí nghiệp mở rộng đầu tư xây
dựng nhà máy, tham gia khai thác tài nguyên, thầu khoán xây dựng các hạng mục
công trình, đầu tư vào hoạt động gia công chế biến và buôn bán sản phẩm ở ngoài
nước; đồng thời đưa những sản phẩm, thiết bị, kỹ thuật và lao động trong nước xuất
khẩu ra bên ngoài nhằm tranh thủ cả hai thị trường, hai nguồn tài nguyên trong và
ngoài nước, góp phần tạo ra thực lực lớn mạnh cho nền kinh tế Trung Quốc. Cụ thể,
theo Trần Thị Huyền (2008), nhằm tăng cường đầu tư trực tiếp sang khu vực
ASEAN, Trung Quốc đã áp dụng một số biện pháp chủ yếu như sau:
Thứ nhất, nhà nước Trung Quốc rất chú trọng đẩy mạnh xúc tiến quan hệ
đầu tư, xây dựng được hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp
Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài. Thông qua các khoản viện trợ đầu tư, những
món trợ cấp xuất khẩu hào phóng cũng như những khoản cho vay không lãi của Bắc
Kinh mà Lào đã giữ vững được đồng Kíp trong thời điểm khủng hoảng tài chính
năm 1997. Sau đó là một loạt những hiệp định hợp tác song phương trong các lĩnh
vực kinh tế, kỹ thuật, phát triển hạ tầng cơ sở và đầu tư. Nhiều cầu đường cũng
đang được ráo riết xây dựng ở phía Bắc Lào nối liền với Thái Lan bằng công quỹ
của Nhà nước Trung Quốc. Trung Quốc hy vọng rằng việc xây dựng các tuyến
đường Bắc Lào sẽ cho phép nước này vận chuyển hiệu quả hơn hàng hóa qua Thái
Lan tới phần còn lại của Đông Nam Á và cung cấp một mắt xích kết nối với các
cảng biển của Thái Lan.
Thứ hai, Trung Quốc đã mở rộng chính sách thẩm định phê chuẩn đầu tư
trực tiếp sang khu vực ASEAN, đơn giản hóa trình tự thẩm định. Chính phủ Trung
Quốc thực hiện việc phân định và điều chỉnh chức năng của các ngành hữu quan
một cách hợp lý và có hiệu quả, đơn giản hóa trình tự, thu hẹp nội dung thẩm định
phê chuẩn, giảm bớt các khâu phức tạp, cải tiến quản lý, chú trọng phục vụ. Căn cứ
theo nhu cầu phát triển kinh tế, Chính phủ đã thay đổi căn bản một số vấn đề có tính
vi mô trong chế độ thẩm định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho phù hợp với pháp
luật của nước nhận đầu tư.
Thứ ba, Trung Quốc thực hiện cải cách ngành quản lý ngoại hối, hoàn thiện
hệ thống dịch vụ tiền tệ cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh
nghiệp Trung Quốc. Cục quản lý ngoại hối đã nới lỏng hạn chế về ngoại hối, đơn
28
giản hóa các thủ tục, thực hiện xóa bỏ chế độ thẩm tra rủi ro đối với đầu tư trực tiếp.
Các danh mục tài liệu về nguồn vốn đầu tư cần thẩm tra được rút gọn từ 11 xuống
còn 5; thời gian, trình tự thẩm định cũng được rút ngắn tạo điều kiện cho doanh
nghiệp nhanh chóng nắm bắt được thời cơ đầu tư. Mặt khác, nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho các xí nghiệp đầu tư trực tiếp vào khu vực ASEAN, Trung Quốc hoàn
thiện hệ thống dịch vụ tiền tệ, xây dựng chế độ bảo đảm rủi ro về chính trị cho các
doanh nghiệp đồng thời xây dựng và hoàn thiện chế độ bảo đảm cung cấp tín dụng
cho các công ty xuyên quốc gia.
Có thể nói, bằng việc xây dựng khung pháp lý phù hợp, Chính phủ Trung
Quốc đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy mạnh đầu tư trực tiếp của các doanh
nghiệp sang khu vực ASEAN. Thông qua đó, Trung Quốc mở rộng được thị trường
và xuất khẩu ngày càng nhiều sản phẩm và lao động ra nước ngoài, khai thác và sử
dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước nhận đầu tư để cung cấp
một cách ổn định nguồn nguyên liệu nhập khẩu cho các công ty đầu tư trực tiếp tại
khu vực Đông Nam Á và các công ty khác ở Trung Quốc.
2.4.3. Bài học rút ra cho Việt Nam
Qua nghiên cứu kinh nghiệm đầu tư trực tiếp của Nhật Bản và Trung Quốc
vào các quốc gia Đông Nam Á, ta rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với Việt
Nam như sau:
Thứ nhất, Chính phủ cần thực hiện các biện pháp để khuyến khích sự hình
thành và phát triển các tập đoàn kinh tế. Cần chú trọng xây dựng phát triển cơ sở hạ
tầng và tạo môi trường thuận lợi cho các công ty, tập đoàn kinh tế hoạt động; đồng
thời luôn giành sự ưu đãi về vốn, giúp các doanh nghiệp giữ vững vị trí cạnh tranh
với các nhà đầu tư khác trên thị trường ASEAN.
Thứ hai, Chính phủ cần chú trọng đầu tư cho nghiên cứu và triển khai
(R&D). Cụ thể, thực hiện ưu đãi thuế đối với các hoạt động này nhất là hoạt động
của các doanh nghiệp.
Thứ ba, Chính phủ cần chú trọng khâu đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân
lực. Cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong khâu đào tạo người lao động.
Mặt khác, Chính phủ cần có chế độ đãi ngộ hợp lý, tạo động lực cho người lao động
tích cực tham gia lao động tại các nước khu vực ASEAN.
29
Thứ tư, Chính phủ cần thực hiện nhiều biện pháp thiết thực nhằm tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng FDI. Cụ thể: giữ vững và tăng cường
mối quan hệ với các nước khu vực ASEAN nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư cho các
doanh nghiệp; bãi bỏ các luật lệ cản trở đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam
sang khu vực ASEAN; thực hiện ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư
trực tiếp ở Đông Nam Á, trong đó có cả việc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; thực
hiện hỗ trợ vốn, cho vay với lãi suất thấp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát
hành trái phiếu, cổ phiếu để tạo khả năng tài chính lớn cho các doanh nghiệp đủ sức
cạnh tranh trên thị trường các nước Đông Nam Á. Đặc biệt, Chính phủ cần có cơ
chế đặc thù ưu tiên cho các doanh nghiệp Đông Nam Á trên tinh thần hợp tác giúp
đỡ hữu nghị mà không đặt nặng vấn đề lợi nhuận, điều đó làm tăng khả năng thuận
lợi, sự giúp đỡ từ chính phủ các nước này cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ năm, tự thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần không ngừng tăng
cường nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Bằng cách nâng cao sức mạnh tài
chính, trình độ khoa học công nghệ, trình độ nguồn nhân lực nhằm mở rộng thị
trường, tận dụng những lợi thế có sẵn, nhất là sự ưu đãi đặc biệt của chính phủ nước
bạn dành cho các doanh nghiệp Việt Nam để tìm cách khai thác các nguồn lực mới.
30
3. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
CỦA VIỆT NAM SANG KHU VỰC ASEAN
3.1. Khái quát hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
3.1.1. Cơ sở pháp lí cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
Ngay từ năm 1989 đã có những doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên tiến hành
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Tuy vậy, mãi đến năm 1999, văn bản pháp lý đầu tiên
quy định về đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam mới được ban
hành, đó là Nghị định 22/1999/NĐ-CP năm 1999. Đây có thể coi là một sự bất cập
trong hệ thống cơ sở pháp lý, khi không thể theo kịp để điều chỉnh các quan hệ xã
hội phát sinh trong đời sống, dẫn đến trong một thời gian dài, các nhà đầu tư tiên
phong đã gặp vô vàn khó khăn khi không chỉ thiếu thông tin về thị trường, thiếu sự
hỗ trợ cần thiết của nhà nước, mà còn thiếu cả cơ sở pháp lý để điều chỉnh quan hệ
đầu tư trong lĩnh vực này.
Ngày 29/11/2005, Luật Đầu tư số 59/2005/QH11được ban hành, có liệu lực
thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2006. Trong Luật Đầu tư năm 2005, hoạt động
đầu tư ra nước ngoài (bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp) được đề cập
thành một chương, đó là Chương VIII, bao gồm các điều từ Điều 74 đến Điều 79.
Tuy đây mới chỉ là những quy định ngắn gọn, cơ bản về hoạt động đầu tư ra nước
ngoài, song, nó được coi là một nỗ lực đáng kể của Chính phủ Việt Nam trong việc
thúc đẩy, tăng cường hội nhập, khi lần đầu tiên các quy định về hoạt động đầu tư ra
nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam được đề lên thành Luật. Điều này
chứng tỏ, hoạt động này của các doanh nghiệp Việt Nam đã được nhà nước quan
tâm và ủng hộ. Tuy nhiên, các quy định về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn khá sơ lược và chủ yếu là dẫn chiếu đến các
văn bản pháp luật khác có liên quan đến đã được ban hành từ trước.
Căn cứ vào Luật Đầu tư năm 2005, ngày 09 tháng 08 năm 2006, Thủ tướng
chính phủ đã ký quyết định ban hành nghị định số 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài. Mục đích của Nghị định này là nhằm tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, góp phần mở rộng và nâng cao
hiệu quả của hợp tác kinh tế, kỹ thuật, thương mại với nước ngoài. Nghị định đã
31
đưa ra một khái niệm chung về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam,
loại hình công ty được phép đầu tư và điều kiện để một doanh nghiệp Việt Nam có
thể đầu tư ra nước ngoài. Đồng thời, Nghị định cũng quy định cụ thể các loại tài sản
được phép mang đầu tư ra nước ngoài, cũng như các quy định khác có liên quan đến
nghĩa vụ tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Nghị định
bao gồm 5 chương, 42 điều. Các quy định liên quan thẩm quyền, thủ tục cấp và điều
chỉnh giấy chứng nhận đầu tư được quy định ở chương thứ nhất. Các vấn đề liên
quan đến triển khai dự án đầu tư được quy định ở chương thứ hai. Và chương thứ ba
đề cập đến vấn đề quản lí nhà nước về đầu tư nước ngoài
Ngày 10 tháng 08 năm 2007, Cục Đầu tư nước ngoài trực thuộc Bộ Kế hoạch
và Đầu tư đã công bố quy trình đăng ký/đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư, quy
trình đăng ký/đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, quy trình đăng ký điều
chỉnh nội dung đăng ký kinh doanh, quy trình đăng ký lại doanh nghiệp và dự án
đầu tư… dành cho các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của các doanh nghiệp
Việt Nam. Ngoài ra, khung pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt
Nam cũng được quy định trong nhiều văn bản pháp luật của nhà nước, bên cạnh
Hiến pháp, Luật đầu tư quy định cụ thể về hoạt động này, còn có là các đạo luật
điều chỉnh về địa vị pháp lý của các nhà đầu tư như Luật Doanh nghiệp, Luật
Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Hợp tác xã, hay luật quy định về các hoạt động
thương mại như: Luật Thương mại, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán,
Luật Ngân hàng, Luật Các tổ chức tín dụng… và các văn bản dưới luật liên quan.
3.1.2. Tổng quan tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam giai
đoạn 2000 -2014
Hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài bắt
đầu được thực hiện từ năm 1989 với dự án đầu tư tại Nhật trong lĩnh vực môi giới
hàng hải Việt Nam, có tổng vốn đầu tư là 636.389 USD (Vũ Thị Minh Ngọc, 2006).
Những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài chủ yếu là
những công ty Nhà nước, thực hiện đầu tư dưới hình thức liên doanh và hoạt động
theo các chương trình hợp tác đầu tư giữa các quốc gia. Hoạt động đầu tư trong thời
kì này vẫn mang tính sơ khai, nhỏ lẻ và cầm chừng. Chỉ đến năm 1999, khi Nghị
32
định 22/1999 về đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài được
ban hành, thể hiện sự công nhận về mặt luật pháp đối với lợi ích của các dự án đầu
tư ra nước ngoài, thì hoạt động này mới trở nên sôi nổi hơn. Từ đó cho đến nay, các
doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài. Đó
là một sự phát triển tất yếu, khách quan, phù hợp với tiến trình phát triển trong nước
cũng như hội nhập quốc tế.
Biểu đồ 2.: Quy mô vốn FDI từ Việt Nam ra nước ngoài
giai đoạn 2000 – 2014
Đơn vị (Tổng vốn đăng kí): Triệu USD
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê 2000 -2014,
Tổng Cục Thống kê Việt Nam
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy số dự án FDI từ Việt Nam ra nước ngoài
cũng như tổng vốn đầu tư của các dự án đó tăng đều đặn và ổn định trong giai đoạn
2000-2006, tuy nhiên không có những thay đổi đột ngột, to lớn. Đến năm 2005, việc
bộ luật Đầu tư sửa đổi được ban hành, kế đó là sự kiện Chính phủ ban hành Nghị
định 78/2006/NĐ-CP thay thế nghị đinh 22/1999/NĐ-CP với nhiều điểm thông
thoáng và rõ ràng hơn cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đã tạo một cú
hích cho hoạt động FDI của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài. Cụ thể, năm
2005, số dự án FDI được cấp phép tăng 2,4 lần, trong khi tổng vốn đầu tư tăng vọt
hơn 38 lần từ 9,5 triệu USD lên đến khoảng 370 triệu USD. Điều này đã thể hiện
một sự gia tăng rất lớn trong quy mô vốn trung bình của mỗi dự án. Đến năm 2007,
với dự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới
WTO, số dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp phép đã tăng gấp đôi, với
tổng vốn đầu tư tăng gấp gần 5 lần so với năm trước. Giai đoạn 2008 - 2010, tổng
vốn đầu tư đạt mức hơn 3 tỷ USD với hơn 100 dự án đươc cấp phép. Sau đó, một
phần do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, dòng vốn FDI từ Việt Nam
ra nước ngoài có sụt giảm nhẹ. Điều đáng chú ý là vào năm 2012, mặc dù số dự án
được cấp phép không giảm, thậm chí hơi tăng so với 2011, song vì quy mô vốn của
các dự án đều ở mức không lớn, thuộc về các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, viễn
thông,... nên tổng vốn đầu tư lại ít hơn rất nhiều, chỉ còn bằng gần một nửa. Đến
33
những năm 2013, 2014, quy mô vốn FDI từ Việt Nam ra nước ngoài đã được phục
hồi. Năm 2013, mặc dù số dự án được cấp phép chỉ tăng lên không nhiều, song tổng
vốn đăng kí tăng gấp gần 3 lần. Điều này thể hiện một sự gia tăng vượt trội trong
quy mô vốn trung bình của mỗi dự án.
Biểu đồ 2.: Cơ cấu vốn FDI từ Việt Nam ra nước ngoài
phân theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2000 - 2014
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê 2000 -2014,
Tổng Cục Thống kê Việt Nam
Trong các lĩnh vực mà nhà đầu tư Việt Nam tham gia, các lĩnh vực phổ biến
nhất bao gồm khai khoáng, nông - lâm nghiệp – thủy sản, sản xuất và phân phối
điện, khí đốt, thông tin – truyền thông và nghệ thuật, vui chơi giải trí. Trong số đó,
tính lũy kế đến hết tháng 12/2013, lĩnh vực được rót vốn nhiều nhất là khai khoáng,
với hơn 7,3 tỷ USD (chiếm 44% tổng vốn đầu tư) dù chỉ có 63 dự án. Đứng vị trí
thứ 2 là nông - lâm nghiệp - thủy sản và sản xuất, phân phối điện, khí đốt với vốn
đăng kí lần lượt là 2,7 tỷ USD (chiếm 16% tổng vốn) và 2,1 tỷ USD (chiếm 13%
tổng vốn). Lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi giải trí và thông tin truyền thông đều được
đầu tư khoảng 1,2 tỷ USD. Tuy nhiên, do quy mô vốn trung bình của mỗi dự án lớn
hơn gấp khoảng 9 lần nên lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi giải trí chỉ có 4 dự án được
cấp phép đã có tổng vốn đầu tư bằng với 38 dự án của lĩnh vực thông tin truyền
thông. Giáo dục đào tạo, xử lí rác thải, và y tế là các lĩnh vực ít được các nhà đầu tư
Việt Nam quan tâm nhất, với không đến 21 triệu USD cho mỗi lĩnh vực.
3.2. Tình hình đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang khu vực ASEAN giai đoạn
2000-2014
3.2.1. Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thời gian
Khu vực ASEAN là thị trường nhận dòng vốn đầu tư trực tiếp lớn nhất từ
Việt Nam. Theo Niên giám thống kê 2014, tính lũy kế đến 31/12/2014 đã có 930 dự
án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký (cả cấp mới và tăng thêm) là
19,78 tỷ USD. Trong số đó, số vốn đầu tư ra khu vực ASEAN chiếm đến khoảng
34
60%. Nhìn vào biểu đồ thể hiện số lượng dự án được cấp phép và vốn đầu tư đăng
kí dưới đây, có thể thấy một sự thay đổi lớn về quy mô vốn FDI từ Việt Nam sang
khu vực ASEAN giai đoạn 2000 – 2014.
35
Biểu đồ 2. : Quy mô vốn FDI từ Việt Nam sang khu vực
ASEAN
giai đoạn 2000 – 2014
Đơn vị (Tổng vốn đăng kí): Triệu USD
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê 2004 – 2014,
Tổng cục Thống kê Việt Nam
Trong giai đoạn 2000 – 2004, nhìn chung quy mô vốn đầu tư trực tiếp từ Việt
Nam sang các nước Đông Nam Á còn rất nhỏ, mỗi năm có không quá 7 dự án được
cấp phép với tổng vốn đầu tư đăng kí không quá 8 triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên,
đến 2005, Luật đầu tư mới được ban hành, với nhiều quy định cụ thể cũng như
thông thoáng hơn cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Đó là một trong những lí do
khiến dòng vốn FDI từ Việt Nam ra khu vực ASEAN tăng vọt một cách đáng kể.
Điều đáng chú ý là so với năm 2004, mặc dù số lượng dự án được cấp phép chỉ tăng
gấp 3 lần, số lượng vốn đầu tư đăng kí đã tăng lên gấp khoảng 50 lần, đạt mức 354
triệu USD. Điều này thể hiện một sự gia tăng vượt bậc về quy mô vốn đầu tư của
các dự án. Một điển hình của các dự án có quy mô vốn đầu tư lớn trong thời điểm
này là dự án đầu tư phát triển cao su, cà phê, điều tại Lào của công ty TNHH Cao su
Đắk Lắk (DAKLAORuCo). Dự án được cấp phép vào ngày 22/06/2005, với tổng
vốn đầu tư là 32.292.827 USD, trong đó 100% vốn là từ nhà đâu tư Việt Nam, với
mục tiêu là trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến cao su, điều, ca cao và các loại
nông sản khác tại các tỉnh Champasak, Salavan, Sekong, Attapeu của Lào.
Mặc dù quy mô vốn trung bình của mỗi dự án có giảm đáng kể vào năm
2006, những năm liền sau đó chứng kiến một sự phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ
của dòng vốn đầu tư trực tiếp từ Việt Nam ra các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là
sau sự kiện Nghị định 78/2006/NĐ-CP về đầu tư trực tiếp nước ngoài được ban
hành, cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO năm 2007. Thật vậy, so với năm
trước, tổng vốn đầu tư đăng kí đã tăng gần gấp 8 lần vào năm 2007 và gấp khoảng
1,7 lần vào năm 2008, lần lượt đạt mức 665,8 triệu USD và 1120,8 triệu USD.
36
Năm 2009, dòng vốn FDI từ Việt Nam sang khu vực ASEAN có một sự tăng
trưởng vượt bậc về quy mô vốn trung bình của mỗi dự án. Mặc dù số lượng dự án
được cấp phép chỉ đạt 40 dự án, thấp hơn 40% so với năm 2008, song tổng vốn đầu
tư lại tăng 60%, đạt mức hơn 1,8 tỷ USD. Nguyên nhân của thực trạng này là nhờ
lượng vốn khổng lồ từ dự án đầu tư phát triển sân golf, khách sạn năm sao và tòa
nhà Villa Vientiane của Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh golf Long Thành.
Dự án được cấp phép vào tháng 3/2009, đóng góp một lượng vốn đầu tư rất lớn, lên
đến 1 tỷ USD. Dự án sân Golf Long Thành - Vientiane này là một phần trong tổng
thể Đặc khu kinh tế Long Thành - Vientiane có tổng diện tích 557,74 ha, gồm các
hạng mục: sân golf 36 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhà câu lạc bộ golf, khách sạn 5
sao, trường học và bệnh viện quốc tế, khu nghỉ dưỡng cao cấp, trung tâm thương
mại, thể dục thể thao và khu đô thị mới với hơn 2.000 căn biệt thự với đầy đủ cơ sở
hạ tầng và tiện ích. Dự án dự kiến hoàn thành xây dựng vào năm 2020, giải quyết
việc làm cho hơn 3.000 lao động tại địa phương.
Đến năm 2010, mặc dù số lượng dự án vẫn tăng thêm khoảng 45%, song do
quy mô của các dự án đều nhỏ nên thực tế tổng lượng vốn đầu tư lại sụt giảm gần 1
tỷ USD. Tuy nhiên, tương tự như năm 2009, do có sự xuất hiện của một dự án đầu
tư rất lớn, năm 2011 đã chứng kiến một sự tăng trưởng vượt trội của tổng lượng vốn
đầu tư đăng kí, với số lượng gấp gần 2 lần năm trước, mặc dù trên thực tế số dự án
được cấp phép lại giảm đi. Đó là dự án xây công trình thủy điện Hạ Sê San II, cấp
phép vào tháng 1/2011, với tổng chi phí dự kiến 800 triệu USD. Đây là dự án liên
doanh giữa Công ty cổ phần EVN International và Tập đoàn Royal Group làm chủ
đầu tư, đã được Chính phủ Campuchia cho phép tiến hành khảo sát từ cuối năm
2008. Thủy điện Hạ Sê San II nằm sau hợp lưu của sông Se San và Serepok 1,5km,
thuộc huyện Se San, tỉnh Stung Treng, là bậc thang thủy điện cuối cùng của hai
dòng sông này trước khi đổ ra sông Mekong. Dự kiến Hạ Se San II sẽ có công suất
lắp máy là 400MW gồm năm tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 80 MW, dự kiến sản
lượng điện trung bình mỗi năm gần 2 tỷ KWh. Dự án được khởi công vào đầu năm
2012, với hiệu lực trong vòng 35 năm. Đồng bộ với các công trình nguồn là dự án
đấu nối lưới điện truyền tải giữa các dự án thủy điện Hạ Sê San 1, Sê San 5 và Hạ
Sê San 2 với mục đích đưa điện từ Nhà máy Thủy điện Hạ Sê San 2 về Việt Nam.
37
Đây là dự án được đánh giá là rất phức tạp, khó thực hiện, bởi địa bàn dự án nằm
giữa biên giới của hai nước Việt Nam và Campuchia. Tuy nhiên, EVN International
đang nỗ lực để thực hiện dự án theo đúng kế hoạch đã đặt ra. Khi công trình thủy
điện được hoàn thành, nó sẽ cung cấp một lượng điện năng cho các địa phương
trong vùng dự án, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực, củng
cố tình hữu nghị gắn bó truyền thống giữa hai quốc gia.
Kể từ sau năm 2011 đến nay, quy mô vốn trung bình của mỗi dự án có xu
hướng giảm, chỉ đạt khoảng 20 triệu USD cho mỗi dự án.Tuy nhiên, trong số đó, có
một số dự án có quy mô lớn nổi bật và mang nhiều ý nghĩa được cấp phép vào
tháng 2/2013. Đó là dự án khu phức hợp gồm trung tâm thương mại, tòa nhà văn
phòng, khách sạn 5 sao và khu căn hộ dịch vụ với tổng vốn đầu tư lên đến 300 triệu
USD tại Myanmar của CTCP xây dựng và phát triển nhà Hoàng Anh. Dự án có tổng
diện tích hơn 8ha và thời hạn 70 năm tại ngay khu trung tâm đối diện hồ Inya lớn
nhất Yangoon và tại giao điểm của hai trục đường chính lớn là Kabar Aye Pagoda và
No1 Industry. Theo kế hoạch, dự án sẽ được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1
thực hiện trong 3 năm từ năm 2013 đến 2015 tập trung xây dựng trung tâm thương
mại, tòa nhà văn phòng cho thuê 1 và khách sạn 5 sao. Giai đoạn 2 từ năm 2016 đến
năm 2018, sẽ xây khu căn hộ cho thuê và tòa nhà văn phòng cho thuê. Nó đã phá vỡ
thế tứ trụ của các nhà đầu tư Singapore, Thái Lan, Nhật Bản và Hong Kong tại thị
trường bất động sản du lịch, thương mại Myanmar. Cụ thể, trước đây Singapore dẫn
đầu về vốn đầu tư và tài sản, theo sau là Thái Lan, Nhật và Hong Kong. Từ năm
2012, khi Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai chính thức tham dự vào thị phần này, cục
diện đã thay đổi. Theo bộ trưởng Bộ Khách sạn và Du lịch Myanmar, U Htay Aung,
"Hoàng Anh Gia Lai không chỉ là nhà đầu tư Việt Nam đầu tiên rót vốn vào lĩnh
vực khách sạn và du lịch mà còn là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất, chiếm 26%
tổng vốn FDI vào lĩnh vực khách sạn và trung tâm thương mại Myanmar".
3.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư phân theo quốc gia nhận đầu tư
Tính đến nay, các dự án đầu tư từ Việt Nam đã có mặt trên 9/10 quốc gia còn
lại của Đông Nam Á (chỉ trừ Philippines). Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ
38
Việt Nam được phân phối không đồng đều. Trong khu vực ASEAN, tính đến hết
tháng 12/2014, Lào là quốc gia nhận dòng vốn đầu tư FDI lớn nhất từ Việt Nam,
chiếm tới gần 56% tổng số dự án được cấp phép, và cũng là thị trường đầu tư truyền
thống và phổ biến nhất của các nhà đầu tư Việt Nam.
Theo Vũ Thị Minh Ngọc ( 2012), tổng vốn đầu tư FDI của Việt Nam tại Lào
lên tới con số 4,6 tỷ USD, với hơn 200 dự án thuộc về nhiều lĩnh vực khác nhau.
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
hàng đầu ở Lào, cạnh tranh ngôi vị số 1 với Trung Quốc và Thái Lan. Vị trí này đạt
được là nhờ vào sự nhanh nhạy và mạnh dạn của 79 doanh nghiệp Việt Nam, trong
đó có nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam như: Ngân hàng đầu tư phát triển Việt
Nam BIDV, Hoàng Anh Gia Lai, Tổng công ty dầu Việt Nam (PV Oil), Tổng công
ty thăm dò khai thác dầu khí (PVEP), Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam
(Vinacomin), Tập đoàn viễn thông quân đội (Viettel), tập đoàn điện lực Việt Nam
(EVN),.. Việc thâm nhập ồ ạt vào thị trường Lào này cũng cho thấy sức hấp dẫn của
quốc gia này. Theo đánh giá của các doanh nghiệp thì đây là một quốc gia có nhiều
thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam như: tài
nguyên thiên nhiên phong phú, 50% cán bộ Lào có thể nói tiếng Việt, có chung
đường biên giới, dễ dàng nhập khẩu máy móc thiết bị, thuế thấp,...
Biểu đồ 2.: Cơ cấu vốn FDI từ Việt Nam sang khu vực
ASEAN phân theo quốc gia nhận đầu tư giai đoạn 2000 - 2014
Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình đầu tư ra nước ngoài 2014,
Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch & Đầu tư
Đứng vị trí thứ 2 là Campuchia với khoảng 130 dự án, với hơn 3 tỷ USD, tức
gần 35% tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra khu vực ASEAN, quy mô vốn bình quân
của mỗi dự án là 23 triệu USD. Mặc dù được các nhà đầu tư Việt Nam khai thác
muộn hơn so với thị trường Lào, hiện nay thị trường này đang ngày càng tỏ ra có
Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp
Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp
Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp

More Related Content

What's hot

Thực trạng nguồn vốn đầu tư gián tiếp tại việt nam
Thực trạng nguồn vốn đầu tư gián tiếp tại việt namThực trạng nguồn vốn đầu tư gián tiếp tại việt nam
Thực trạng nguồn vốn đầu tư gián tiếp tại việt namCường Sol
 
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdiBài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdiHương Nguyễn
 
Phương hướng hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tiến tới mặt bằng pháp lý...
Phương hướng hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tiến tới mặt bằng pháp lý...Phương hướng hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tiến tới mặt bằng pháp lý...
Phương hướng hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tiến tới mặt bằng pháp lý...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).docNguyễn Công Huy
 
Ktcc thứ 6 ca 3 - Đầu tư FDI
Ktcc thứ 6 ca 3 - Đầu tư FDIKtcc thứ 6 ca 3 - Đầu tư FDI
Ktcc thứ 6 ca 3 - Đầu tư FDIHương Nguyễn
 
DTQT - NHÓM 14.docx
DTQT - NHÓM 14.docxDTQT - NHÓM 14.docx
DTQT - NHÓM 14.docxtntrnb
 
Thuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệp
Thuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệpThuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệp
Thuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệpNông Dân Khoảng
 
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDIĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDITÓc Đỏ XuÂn
 
Hoạt động đầu tư oda của nhật bản vào việt nam 4783509
Hoạt động đầu tư oda của nhật bản vào việt nam 4783509Hoạt động đầu tư oda của nhật bản vào việt nam 4783509
Hoạt động đầu tư oda của nhật bản vào việt nam 4783509jackjohn45
 
Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam
Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt NamMột số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam
Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt NamLuanvan84
 
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưTác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưPhong Olympia
 
Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...
Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...
Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...hanhha12
 

What's hot (19)

Thực trạng nguồn vốn đầu tư gián tiếp tại việt nam
Thực trạng nguồn vốn đầu tư gián tiếp tại việt namThực trạng nguồn vốn đầu tư gián tiếp tại việt nam
Thực trạng nguồn vốn đầu tư gián tiếp tại việt nam
 
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdiBài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
 
Phương hướng hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tiến tới mặt bằng pháp lý...
Phương hướng hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tiến tới mặt bằng pháp lý...Phương hướng hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tiến tới mặt bằng pháp lý...
Phương hướng hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tiến tới mặt bằng pháp lý...
 
Fdi
FdiFdi
Fdi
 
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAYLuận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).doc
 
Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà Nội
Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà NộiTăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà Nội
Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà Nội
 
Ktcc thứ 6 ca 3 - Đầu tư FDI
Ktcc thứ 6 ca 3 - Đầu tư FDIKtcc thứ 6 ca 3 - Đầu tư FDI
Ktcc thứ 6 ca 3 - Đầu tư FDI
 
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền TrungThu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
 
Đề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAYĐề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAY
 
DTQT - NHÓM 14.docx
DTQT - NHÓM 14.docxDTQT - NHÓM 14.docx
DTQT - NHÓM 14.docx
 
Thuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệp
Thuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệpThuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệp
Thuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệp
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAYLuận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
 
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDIĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI
 
Hoạt động đầu tư oda của nhật bản vào việt nam 4783509
Hoạt động đầu tư oda của nhật bản vào việt nam 4783509Hoạt động đầu tư oda của nhật bản vào việt nam 4783509
Hoạt động đầu tư oda của nhật bản vào việt nam 4783509
 
Fdi
FdiFdi
Fdi
 
Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam
Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt NamMột số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam
Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam
 
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưTác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
 
Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...
Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...
Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...
 

Similar to Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp

Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...
Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...
Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...luanvantrust
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...NguyenQuang195
 
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdiBài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdiThu Vien Luan Van
 
Bài thảo luận môn kinh tế công cộng chủ đề thực trạng và giải pháp thu hút ...
Bài thảo luận môn kinh tế công cộng   chủ đề thực trạng và giải pháp thu hút ...Bài thảo luận môn kinh tế công cộng   chủ đề thực trạng và giải pháp thu hút ...
Bài thảo luận môn kinh tế công cộng chủ đề thực trạng và giải pháp thu hút ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưCleverCFO Education
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDICác nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDInataliej4
 
Thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước asean và bà...
Thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp  kinh nghiệm của một số nước asean và bà...Thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp  kinh nghiệm của một số nước asean và bà...
Thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước asean và bà...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc v...
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc v...Luận văn: Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc v...
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc v...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt Nam
Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt NamTiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt Nam
Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp (20)

Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt NamTiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
 
Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...
Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...
Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ HOA KỲ V...
 
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdiBài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
 
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdiBài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
 
Bài thảo luận môn kinh tế công cộng chủ đề thực trạng và giải pháp thu hút ...
Bài thảo luận môn kinh tế công cộng   chủ đề thực trạng và giải pháp thu hút ...Bài thảo luận môn kinh tế công cộng   chủ đề thực trạng và giải pháp thu hút ...
Bài thảo luận môn kinh tế công cộng chủ đề thực trạng và giải pháp thu hút ...
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
 
Qtdadt
QtdadtQtdadt
Qtdadt
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDICác nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
 
Giao trinh qtda
Giao trinh qtdaGiao trinh qtda
Giao trinh qtda
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hỗ Trợ Đầu Tư Đối Với Các Dự Án Có Vốn Đầu Tư Trực...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hỗ Trợ Đầu Tư Đối Với Các Dự Án Có Vốn Đầu Tư Trực...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hỗ Trợ Đầu Tư Đối Với Các Dự Án Có Vốn Đầu Tư Trực...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hỗ Trợ Đầu Tư Đối Với Các Dự Án Có Vốn Đầu Tư Trực...
 
Thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước asean và bà...
Thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp  kinh nghiệm của một số nước asean và bà...Thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp  kinh nghiệm của một số nước asean và bà...
Thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước asean và bà...
 
Luận án: Thu hút vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp tại Lào
Luận án: Thu hút vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp tại LàoLuận án: Thu hút vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp tại Lào
Luận án: Thu hút vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp tại Lào
 
Luận văn: Thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam, 9đLuận văn: Thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam, 9đ
 
Cơ Sở Lý Luận Hỗ Trợ Đầu Tư Đối Với Các Dự Án Có Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước...
Cơ Sở Lý Luận Hỗ Trợ Đầu Tư Đối Với Các Dự Án Có Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước...Cơ Sở Lý Luận Hỗ Trợ Đầu Tư Đối Với Các Dự Án Có Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước...
Cơ Sở Lý Luận Hỗ Trợ Đầu Tư Đối Với Các Dự Án Có Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước...
 
Cơ Sở Lý Luận Hỗ Trợ Đầu Tư Đối Với Các Dự Án Có Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước...
Cơ Sở Lý Luận Hỗ Trợ Đầu Tư Đối Với Các Dự Án Có Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước...Cơ Sở Lý Luận Hỗ Trợ Đầu Tư Đối Với Các Dự Án Có Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước...
Cơ Sở Lý Luận Hỗ Trợ Đầu Tư Đối Với Các Dự Án Có Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc v...
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc v...Luận văn: Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc v...
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc v...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...
 
Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt Nam
Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt NamTiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt Nam
Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt Nam
 
QT017.doc
QT017.docQT017.doc
QT017.doc
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ------***------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG KHU VỰC ASEAN: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thanh Thư Mã sinh viên: 111 111 0590 Lớp: Anh 6 Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Vũ Thị Kim Oanh Hà Nội, tháng 5 năm 2015
  • 2. 2 MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Giải nghĩa tiếng Việt CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân CTCP Công ty cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Giải nghĩa tiếng Anh Giải nghĩa tiếng Việt ACIA ASEAN Comprehensive Investment Agreement Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN AIA ASEAN Investment Area Khu vực đầu tư ASEAN AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN ASEAN Association of southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài TNCs Transnational Corporations Tập đoàn xuyên quốc gia WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
  • 3. 3 DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ
  • 4. 4 1. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ nửa cuối thế kỉ XX, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành một đòn bẩy quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng phúc lợi xã hội cho một quốc gia nói riêng và cả thế giới nói chung. Điều đáng chú ý về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là nó có tác động tích cực đối với cả quốc gia chủ đầu tư và quốc gia nhận đầu tư. Chính bởi lẽ đó, chủ trương của các nước không chỉ dừng lại ở việc tích cực thu hút dòng vốn FDI từ các nhà đầu tư nước ngoài, mà còn tăng cường nguồn vốn đầu tư trực tiếp ra các quốc gia khác, nhằm thu được lợi ích một cách toàn diện. Tuy nhiên, đối với trường hợp của Việt Nam, có một khoảng cách rất lớn giữa dòng vốn FDI chảy vào và xuất ra. Theo Niên giám thống kê 2014, tính lũy kế đến hết tháng 12/2014, vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam chỉ đạt khoảng 19,8 tỷ USD, bằng 1/13 số vốn FDI nước ta nhận được. Hay nói cách khác, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nước ta chưa thật sự phát triển tương xứng với hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Thêm vào đó, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu thực trạng và các giải pháp nhằm tăng cường thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam, trong khi dòng vốn đầu tư trực tiếp từ Việt Nam ra nước ngoài lại chưa thật sự nhận được nhiều quan tâm từ các nhà nghiên cứu. Khu vực ASEAN có môi trường đầu tư tương đối hấp dẫn, lại có thêm sự tương đồng về văn hóa, sự gần gũi về khoảng cách địa lí đối với Việt Nam. Chính vì vậy, thị trường này đã đón nhận đến 60% vốn đầu tư trực tiếp từ các doanh nghiệp nước ta. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư trực tiếp ra thị trường ASEAN vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, đồng thời những thành quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Do đó rất cần có những nghiên cứu cụ thể về tình hình đầu tư trực tiếp từ Việt Nam ra khu vực Đông Nam Á, đồng thời chỉ ra những thành tựu, hạn chế và kiến nghị các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư này. Vì những lí do đề cập trên đây, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang khu vực ASEAN: thực trạng và giải pháp”, với mục đích đáp ứng những nhu cầu nghiên cứu đó.
  • 5. 5 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu của khóa luận là dựa trên nghiên cứu thực trạng đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang khu vực ASEAN, đưa ra đánh giá về những thành tựu, hạn chế còn tồn tại để từ đó đề ra những giải pháp giúp đẩy mạnh hoạt động này. Để đạt được mục tiêu đó, đề tài có những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, làm sáng tỏ vai trò của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng như những thuận lợi, khó khăn khi đầu tư ra khu vực ASEAN. Thứ hai, phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra khu vực ASEAN nhằm đánh giá các thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế cần khắc phục của hoạt động này. Thứ ba, kiến nghị những giải pháp giúp tăng cường hiệu quả cũng như quy mô của dòng vốn FDI từ Việt Nam sang khu vực ASEAN. 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tìm hiểu cơ sở lí luận của hoạt động đầu tư trực tiếp, môi trường đầu tư của khu vực ASEAN nhằm tạo cơ sở nghiên cứu thực trạng đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài nói chung và ra khu vực ASEAN nói riêng. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động này dựa trên nghiên cứu kinh nghiệm một số nước đầu tư vào khu vực Đông Nam Á. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra khu vực ASEAN trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2014. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả thu thập nguồn tài liệu thứ cấp, từ đó tổng hợp, phân tích, so sánh và đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang khu vực ASEAN. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan về đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang khu vực ASEAN. Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang khu vực ASEAN Chương 3: Giải pháp tăng cường đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang khu vực ASEAN. 2. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG KHU VỰC ASEAN 2.1. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của FDI
  • 6. 6 Theo Vũ Chí Lộc (2012), FDI (Forein Direct Investment) là hình thức đầu tư xuất hiện khi một nhà đầu tư ở một nước mua tài sản ở một nước khác với ý định quản lý nó. Quyền kiểm soát, tức quyền tham gia vào việc đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến chiến lược, chính sách phát triển của công ty, là dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt FDI với các hình thức đầu tư quốc tế khác. Ngoài ra, có nhiều định nghĩa khác nhau về FDI. Ví dụ, theo quan điểm của tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), FDI được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách: (1) thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư; (2) mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; (3) tham gia một doanh nghiệp mới; (4) cấp tín dụng dài hạn (>5 năm). Theo luật đầu tư 2005 của Việt Nam, từ các khái niệm “đầu tư”, “đầu tư trực tiếp”, “đầu tư nước ngoài” được dẫn ra, có thể hiểu “FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia kiểm soát hoạt động đầu tư ở Việt Nam. Tóm lại, FDI là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư cho một dự án đầu tư ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó. Vốn đầu tư có thể là tài sản hữu hình (tiền mặt, máy móc thiết bị, quy trình công nghệ, các loại hợp đồng và giấy phép có giá trị,...); tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ, kinh nghiệm quản lý,...) hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ,...). So với các hình thức đầu tư khác, FDI có một số đặc điểm khác biệt sau: Thứ nhất, mục đích chính của FDI là tìm kiếm lợi nhuận. Phần lớn vốn FDI là đầu tư tư nhân, và trong một số trường hợp đặc biệt FDI có thể có sự tham gia góp vốn của Nhà nước. Tuy nhiên, dù chủ thể đầu tư là gì thì mục đích ưu tiên hàng đầu vẫn là lợi nhuận. Chủ đầu tư được tự do chọn lựa lĩnh vực đầu tư, quy mô đầu tư, thị trường đầu tư, hình thức hoạt động,.. nhằm tối ưu hóa hiệu quả và lợi nhuận thu được. Hình thức này mang tính khả thi và kinh tế cao. Tuy vậy, các nước nhận đầu tư cần lưu ý đề ra các cơ chế, chính sách hợp lí nhằm đảm bảo phát triển kinh tế
  • 7. 7 đi liền với phát triển an sinh xã hội, tránh các hậu quả nhãn tiền như ô nhiễm môi trường, suy kiệt tài nguyên,.. Thứ hai, FDI gắn liền với quyền kiểm soát của chủ đầu tư nước ngoài. Quyền kiểm soát là quyền tham gia vào các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như: thông qua chiến lược hoạt động của công ty, thông qua phê chuẩn kế hoạch hành động do người quản lý của doanh nghiệp lập ra, quyết định việc phân chia lợi nhận doanh nghiệp, quyết định phần vốn góp giữa các bên. Nói cách khác, chủ đầu tư sẽ kiểm soát các quyết định lớn, ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động, tới sự sống còn của doanh nghiệp. Thứ ba, FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lí. Các nước chủ đầu tư thường có trình độ phát triển cao hơn về kinh tế, khoa học, kinh nghiệm. Thông qua hoạt động FDI, nước tiếp nhận đầu tư có thể học hỏi được bí quyết kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm tổ chức quản lý, trình độ khoa học công nghệ của nước đầu tư. Đây là một cơ hội học hỏi vô cùng quý báu đối với các nước đang phát triển. Chuyển giao công nghệ trong FDI thường được tiến hành bởi các TNCs, dưới các hình thức: chuyển giao giữa các chi nhánh của TNCs và trong nội bộ từng chi nhánh. Bên cạnh chuyển giao công nghệ sẵn có, TNCs còn góp phần tích cực trong việc tăng cường và khơi gợi năng lực tự nghiên cứu và phát triển công nghệ của nước chủ nhà. Một điều đáng chú ý, đó là phần lớn các công nghệ của TNCs đều được điều chỉnh, thay đổi thích hợp với điều kiện từng địa phương. 2.1.2. Các hình thức FDI chủ yếu 2.1.2.1. Phân theo cách thức thâm nhập Theo cách thức xâm nhập, FDI được chia thành hai hình thức. Thứ nhất, là hình thức đầu tư mới (Greenfield investment). Theo đó, chủ đầu tư nước ngoài xây dựng một cơ sở sản xuất, kinh doanh mới hoàn toàn tại nước nhận đầu tư. Hình thức này có nhược điểm là mất thời gian, rủi ro cao, cần nhiều công nghiên cứu và khảo sát. Tuy nhiên, các nước nhận đầu tư rất ưa chuộng hình thức này vì nó có ưu điểm làm tăng thêm vốn, tạo thêm việc làm cũng như giá trị gia tăng cho nước nhận đầu tư. Thứ hai, là hình thức sáp nhập và mua lại qua biên giới (Cross - Border Merge & Acquisition). Theo quy định của luật cạnh tranh được Quốc hội Việt Nam thông qua tháng 12/2004 có hiệu lực từ ngày 1/7/2005, sáp nhập doanh nghiệp là
  • 8. 8 việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp sáp nhập; mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. FDI chủ yếu được tiến hành dưới hình thức M&A. Các nhà đầu tư ưa chuộng hình thức này hơn vì chi phí đầu tư thấp hơn và ít rủi ro hơn, đồng thời thời gian tiếp cận thị trường ngắn hơn. 2.1.2.2. Phân theo hình thức pháp lí Theo Luật Đầu tư Việt Nam 2005, Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được thực hiện dưới một số hình thức pháp lý chủ yếu sau: Thứ nhất, là hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hay nhiều bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở một quốc gia trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới. Các hình thức: hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO) và hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT). Ưu điểm: giúp nhà đầu tư thâm nhập vào những lĩnh vực hạn chế đầu tư, thị trường truyền thống của nước chủ nhà: viễn thông, dầu khí,... hoặc thị trường mới mà nhà đầu tư chưa biết rõ. Nhược điểm: thời gian đàm phán và thực thi thường kéo dài, dễ thất bại do mục đích thiếu nhất quán giữa các bên. Thứ hai, là doanh nghiệp liên doanh. Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại nước chủ nhà trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa hai bên hoặc các bên nước chủ nhà với các bên nước ngoài để đầu tư, kinh doanh tại nước chủ nhà. Ưu điểm: giúp nhà đầu tư tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của nước chủ nhà, đầu tư vào lĩnh vực dễ thu lời, lĩnh vực bị cấm hoặc hạn chế đối với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, thâm nhập thị trường truyền thống của nước chủ nhà, không mất thời gian, chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ, đồng thời chia sẻ chi phí và rủi ro đầu tư. Nhược điểm: Có sự khác biệt về nhìn nhận chi phí đầu tư giữa hai bên đối tác, cần nhiều thời gian thương thảo mọi vấn đề liên quan đến dự án đầu tư, định giá tài sản
  • 9. 9 góp vốn, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động của đối tác trong nước; thiếu chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp, sự khác biệt về văn hóa. Thứ ba, là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Ưu điểm: nhà đầu tư có thể chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp, triển khai nhanh dự án đầu tư, được quyền chủ động tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển chung. Nhược điểm: Chủ đầu tư chịu toàn bộ rủi ro trong đầu tư, chi phí nghiên cứu tiếp cận thị trường mới cao, không thâm nhập được những lĩnh vực có nhiều lợi nhuận, cần thị trường trong nước lớn, khó quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước của quốc gia nhận đầu tư. 2.1.3. Vai trò của FDI 2.1.3.1. Đối với nước chủ đầu tư FDI có rất nhiều tác động tích cực đối với nước chủ đầu tư. Thứ nhất, FDI giúp nước chủ đầu tư bành trướng sức mạnh kinh tế và nâng cao uy tín chính trị trên trường quốc tế. Thông qua uy tín của các doanh nghiệp mà vị thế của quốc gia đó trên trường quốc tế nói chung, trong đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng ngày càng được nâng cao, quốc gia đó sẽ có tiếng nói mạnh mẽ và có trọng lượng trong các diễn đàn kinh tế và các tổ chức kinh tế thế giới. Thứ hai, nước chủ đầu tư có thể sử dụng lợi thế của nơi tiếp nhận vốn giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tỷ suất lợi nhuận, khắc phục tình trạng thừa vốn tương đối. Khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, các quốc gia này sẽ đem các nguồn lực có lợi thế của mình để tiến hành đầu tư. Các nguồn lực sẽ được khai thác tối đa trong môi trường kinh doanh rộng lớn hơn, với mật độ cạnh tranh thấp hơn với những ngành mà quốc gia đó có thế mạnh. Thứ ba, FDI giúp nước chủ đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đồng thời kéo dài vòng đời sản phẩm. Trong giai đoạn đầu vòng đời của sản phẩm mới, giai đoạn thử nghiệm sản xuất được tiến hành tập trung tại chính quốc gia đó, các doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu trực tiếp sản phẩm. Khi sản phẩm đã trở nên tiêu chuẩn hoá trong giai đoạn phát triển, sản phẩm đã “bão hoà” ở thị
  • 10. 10 trường trong nước, nhà sản xuất sẽ tích cực đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nhằm tận dụng lợi thế chi phí thấp (yếu tố đầu vào, ưu đãi của nhà nước tiếp nhận đầu tư) và quan trọng hơn là nhằm ngăn chặn khả năng mất thị trường vào tay các nhà sản xuất địa phương. Các nhà sản xuất sẽ tiến hành di chuyển máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất sang các nước đó để sản xuất, kéo dài “tuổi thọ” sản phẩm. Thứ tư, các nhà đầu tư có thể tìm kiếm các nguồn cung nguyên, nhiên liệu ổn định. Nguồn lực và khả năng khai thác các nguồn lực là vấn đề quan trọng để giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, góp phần đắc lực cho doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh và tăng lợi nhuận. Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, mỗi nhà quản lý đều phải luôn tìm cách tối thiểu hoá chi phí và tối đa hoá lợi nhuận nên họ cố gắng sử dụng các nguồn lực sao cho có hiệu quả nhất và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một giải pháp. Thứ năm, FDI giúp các nước đầu tư tránh được hàng rào thuế quan và hàng rào bảo hộ phi thuế quan của nước tiếp nhận đầu tư. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng hàng rào thuế quan cũng như các hàng rào phi thuế quan để kiểm soát việc xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Trong các trường hợp như vậy, các nhà sản xuất thay vì xuất khẩu hàng hoá, họ xuất khẩu tư bản hay đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để giảm chi phí và tránh được hàng rào bảo hộ thương mại của các nước, dễ dàng hơn trong việc đưa hàng hoá thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Thứ sáu, các nhà đầu tư có thể đổi mới cơ cấu sản phẩm, áp dụng công nghệ mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng lực cạnh tranh. Quá trình đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài luôn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt đến từ các nhà đầu tư nước ngoài khác cũng như hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật của nước nhận đầu tư. Để chiến thắng trong cạnh tranh, mở rộng sản xuất tăng lợi nhuận, các nhà đầu tư nước ngoài phải tích cực cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động; mặt khác, không ngừng nâng cao trình độ công nghệ, trình độ nguồn nhân lực, trình độ tổ chức quản lý sản xuất. Kết quả là trình độ nguồn nhân lực của các doanh nghiệp ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
  • 11. 11 2.1.3.2. Đối với nước nhận đầu tư Không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho nước chủ đầu tư, FDI cũng đem đến cho nước nhận đầu tư những tác động tích cực. Thứ nhất, FDI bổ sung một lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển. Trong các nguồn vốn nước ngoài thì vốn FDI được đánh giá là rất quan trọng đối với nhiều nước. FDI chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của các nước đang và kém phát triển. Hơn nữa, sự có mặt của nguồn vốn này góp phần tạo điều kiện cho nguồn vốn Nhà nước tập trung vào các vấn đề kinh tế xã hội, thúc đẩy đầu tư trong nước phát triển, từ đó khai thác tiềm năng trong nước với hiệu quả cao. Thứ hai, FDI giúp nước nhận đầu tư có được công nghệ phù hợp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. FDI có thể mang lại công nghệ cho các nước thông qua con đường chuyển giao từ nước ngoài vào, hoặc xây dựng các cơ sở nghiên cứu và phát triển, đào tạo đội ngũ lao động ở nước chủ nhà phục vụ cho các dự án đầu tư. Thứ ba, FDI giúp nước nhận đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. FDI chủ yếu được tiến hành bởi các TNCs và thường tập trung vào các ngành công nghiệp và dịch vụ, góp phần tăng nhanh tỷ trọng về sản lượng, việc làm, xuất khẩu,… của các ngành công nghiệp, dịch vụ trong nền kinh tế của các nước đang phát triển, giảm tỷ trọng các ngành truyền thống. Thứ tư, FDI giúp nước nhận đầu tư mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng năng lực cạnh tranh trên thế giới. Không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa, FDI ngày càng hướng mạnh vào xuất khẩu. Nguồn ngoại tệ đáng kể từ xuất khẩu đã giúp các nước đang phát triển cải thiện cán cân thương mại. Tuy có nhiều tác động tích cực đến cả nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư như vậy, nguồn vốn FDI không phải là không có những hạn chế nhất định. Ví dụ, đối với nước chủ đầu tư, FDI có thể làm thất thoát các bí quyết công nghệ, giảm việc làm cho lao động trong nước, … Trong khi đó, nước nhận đầu tư FDI có thể sẽ phải đối mặt với các vấn đề về ô nhiễm môi trường, vấn đề xã hội gây ra bởi các doanh nghiệp FDI, vốn chỉ tập trung vào mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận; cùng với đó là sự lệ thuộc về nguồn cung việc làm, kinh tế vào các doanh nghiệp vốn FDI này. Do đó, mỗi quốc gia cần có một sự cân nhắc hợp lí về cả những mặt tích cực và tiêu cực khi đầu tư hoặc nhận đầu tư FDI, để có thể phát huy đươc những mặt tốt, đồng
  • 12. 12 thời xây dựng những hành lang pháp lí, chế tài phù hợp nhằm hạn chế những tác động xấu của nguồn vốn này. 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến FDI 2.2.1. Các yếu tố thuộc về nước chủ đầu tư Theo Bùi Thị Lý (2010), các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài sẽ tiến hành hoạt động FDI khi phát huy được lợi thế độc quyền riêng và lợi thế nội bộ hóa. Lợi thế độc quyền riêng: Khi tiến hành đầu tư FDI ra nước ngoài, các doanh nghiệp gặp phải rất nhiều bất lợi: sự khác biệt về văn hóa, thể chế, ngôn ngữ, thông tin thị trường,… Để có thể tồn tại, các doanh nghiệp này phải sở hữu một số lợi thế cạnh tranh đặc biệt gọi là lợi thế độc quyền. Các lợi thế này phải là lợi thế riêng của doanh nghiệp, sẵn sàng chuyển giao trong nội bộ doanh nghiệp và giữa các nước. Lợi thế nội bộ hóa: Các hình thức mở rộng hoạt động ra nước ngoài gồm: xuất khẩu, cấp giấy phép quản lý, nhượng quyền thương mại, liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài,… Khi thị trường bên ngoài không hoàn hảo, các doanh nghiệp có được lợi thế nội bộ hóa khi lựa chọn hình thức FDI. Chính các lợi thế nội bộ hóa giúp các TNCs tiến hành hoạt động kinh doanh đồng bộ và hoàn chỉnh, sản xuất ở nhiều nước và sử dụng thương mại trong nội bộ doanh nghiệp để lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố vô hình giữa các chi nhánh của chúng. Ngoài ra, khi xét trên phương diện nước chủ đầu tư, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có thể được khuyến khích hoặc hạn chế dựa trên các chính sách được đề ra. Các chính sách khuyến khích đầu tư có thể kể đến: - Tham gia kí kết các hiệp định song phương và các hiệp định đa phương về đầu tư hoặc có liên quan đến đầu tư. - Chính phủ bảo hiểm cho các hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Việc đầu tư ra nước ngoài có thể gây ra cho chủ đầu tư rất nhiều rủi ro lớn. Nếu chính phủ các nước đứng ra bảo hiểm cho các rủi ro này thì các nhà đầu tư sẽ cảm thấy an tâm và có thêm tự tin khi quyết định thực hiện đầu tư ra nước ngoài. - Ưu đãi thuế và tài chính, có thể dưới dạng hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các chủ đầu tư, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, miễn hoặc giảm thuế.
  • 13. 13 - Khuyến khích chuyển giao công nghệ. Chính phủ các nước có thể hỗ trợ vốn, trợ giúp về kĩ thuật, dành các ưu đãi cho các dự án về FDI ở nước ngoài kèm theo chuyển giao công nghệ. - Trợ giúp tiếp cận thị trường, ưu đãi thương mại (thuế quan và phi thuế quan) cho hàng hóa của các nhà đầu tư ra nước ngoài. - Cung cấp thông tin, trợ giúp kỹ thuật. Chính phủ hoặc các cơ quan của Chính phủ đứng ra cung cấp cho các chủ đầu tư các thông tin cần thiết về môi trường và cơ hội đầu tư. Các biện pháp hạn chế đầu tư có thể bao gồm: - Hạn chế chuyển vốn ra nước ngoài. Để kiểm soat cán cân thanh toán, hạn chế thâm hụt, các nước chủ đầu tư có thể áp dụng biện pháp này. - Hạn chế bằng thuế, đánh thuế đối với thu nhập của chủ đầu tư ở nước ngoài, có các chính sách ưu đãi về thuế đối với đầu tư trong nước, khiến cho việc đầu tư ra nước ngoài trở nên kém ưu đãi hơn. - Hạn chế tiếp cận thị trường, đánh thuế cao hoặc áp dụng chế độ hạn ngạch hay các rào cản phi thương mại đối với hàng hóa của công ty nước mình sản xuất ở nước ngoài và xuất khẩu ngược lại. - Cấm đầu tư vào một số nước. Do căng thẳng trong quan hệ ngoại giao, chính trị, một nước có thể không cho phép chủ đầu tư nước mình tiến hành hoạt động FDI ra một nước nào đó. 2.2.2. Các yếu tố thuộc về nước nhận đầu tư Theo Hội nghị của Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), các yếu tố quyết định FDI của nước tiếp nhận đầu tư được chia thành 3 nhóm: Thứ nhất, là khung chính sách về FDI của nước nhận đầu tư. Khung chính sách bao gồm hệ thống các quy định hành chính, luật pháp và chiến lược của Nhà nước để trên cơ sở đó nền kinh tế được điều hành nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế trong từng thời kì cụ thể. Khung chính sách bao gồm hai cấp độ cụ thể: khung chính sách quốc gia và khung chính sách quốc tế. Khung chính sách quốc tế là những vấn đề có liên quan đến các hiệp định đầu tư song phương và đa phương, các liên kết kinh tế quốc tế. Khung chính sách quốc gia được chia làm 2 nhóm là các quy định liên quan trực tiếp đến FDI và các quy định có ảnh hưởng gián tiếp đến FDI. Các quy định và chính sách liên quan trực tiếp FDI bao gồm các quy định về
  • 14. 14 việc thành lập và hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài, các tiêu chuẩn đối xử với FDI và cơ chế hoạt động của thị trường có sự tham gia của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác, một số quy định, chính sách trong một số ngành, lĩnh vực khác cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến quyết định của chủ đầu tư, như: chính sách thương mại, chính sách tự nhiên hóa, chính sách tiền tệ và chính sách thuế, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách liên quan đến cơ cấu các ngành kinh tế và các vùng lãnh thổ, các quy định trong hiệp định quốc tế mà nước nhận đầu tư tham gia ký kết… Thứ hai, là các yếu tố của môi trường kinh tế. Có thể kể đến một số yếu tố chủ đạo như quy mô thị trường, chi phí sản xuất, trình độ lao động, bối cảnh kinh tế vĩ mô, tình hình lạm phát, khủng hoảng, suy thoái kinh tế, và tài sản đặc biệt (công nghệ, phát minh, thương hiệu,..). Tùy động cơ của chủ đầu tư nước ngoài mà các yếu tố của môi trường kinh tế tương ứng sẽ có ảnh hưởng đến dòng vốn FDI. Ví dụ, các chủ đầu tư có động cơ tìm kiếm thị trường sẽ quan tâm đến dung lượng thị trường và thu nhập bình quân đầu người; tốc độ tăng trưởng của thị trường; khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới; các sở thích đặc biệt của người tiêu dùng và cơ cấu thị trường. Trong khi đó, các chủ đầu tư tìm kiếm nguồn nguyên liệu và tài sản sẽ quan tâm đến tài nguyên thiên nhiên; lao động chưa qua đào tạo với giá rẻ; lao động có tay nghề; công nghệ, phát minh, sáng chế và các tài sản doanh nghiệp sang tạo ra; cơ sở hạ tầng phần cứng. Mặt khác, các chủ đầu tư tìm kiếm hiệu quả sẽ chú trọng đến chi phí mua nguyên liệu, bán thành phẩm; tham gia các hiệp định hội nhập tạo thuận lợi thành lập mạng lưới doanh nghiệp toàn khu vực. Thứ ba, là các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh. Trong các yếu tố này, có thể kể đến: chính sách xúc tiến đầu tư; các biện pháp ưu đãi khuyến khích đầu tư; giảm tiêu cực phí bằng cách giải quyết nạn tham nhũng, cải cách thủ tục hành chính để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước; nâng cao chất lượng các dịch vụ tiện ích xã hội để đảm bảo cuộc sống cho các chủ đầu tư nước ngoài; các dịch vụ hậu đầu tư,.. Cụ thể, hoạt động xúc tiến đầu tư gồm việc quảng bá ra bên ngoài hình ảnh, chính sách, lợi thế, tiềm năng của nước nhận đầu tư nhằm cung cấp thông tin giúp nhà đầu tư hiểu đúng về môi trường đầu tư tiềm năng ấy. Các hình thức khuyến khích đầu tư chủ yếu là khuyến khích về tài khóa như giảm tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp, trợ cấp đầu tư và tái đầu tư, miễn giảm thuế, khuyến
  • 15. 15 khích về tài chính cũng như hỗ trợ của chính phủ dưới dạng tín dụng trợ cấp, tham gia vốn nhà nước, bảo hiểm tín dụng của chính phủ. Ngoài ra, còn có các ưu đãi về thị trường như hỗ trợ độc quyền, bảo vệ cạnh tranh nhập khẩu, ưu đãi về trao đổi ngoại hối và cơ sở hạ tầng. 2.2.3. Các yếu tố quốc tế Các yếu tố thuộc môi trường quốc tế cũng có ảnh hưởng đến hoạt động FDI, cụ thể hơn, đó là môi trường kinh tế, chính trị, xã hội toàn cầu có ổn định hay không, các yếu tố đó thuận lợi hay không thuận lợi cho nước chủ đầu tư, nước nhận đầu tư, và chính bản thân nhà đầu tư. Tình hình cạnh tranh giữa các nước trong thu hút FDI ảnh hưởng nhiều đến dòng chảy FDI. Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thu hút FDI, các nước sẽ phải cải tiến môi trường đầu tư, tạo thuận lợi và đưa ra những ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nước nào xây dựng được môi trường đầu tư có sức hấp dẫn cao hơn thì nước đó sẽ có khả năng thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn. Cùng với sự gia tăng độ mở và độ hấp dẫn của các môi trường đầu tư, dòng vốn FDI sẽ dễ dàng lưu chuyển hơn, làm tăng trưởng lượng vốn FDI toàn cầu. 2.3. Giới thiệu môi trường đầu tư của khu vực ASEAN 2.3.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 sau khi Bộ trưởng Ngoại giao các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan ký bản Tuyên bố ASEAN (Tuyên bố Bangkok). Ngày 8/1/1984, Brunei được kết nạp vào ASEAN, nâng số thành viên của Hiệp hội lên thành sáu nước. Việt Nam gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995 tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 tổ chức tại Brunei, đưa tổng số thành viên của ASEAN lên thành bảy nước. Tháng 7/1997, Lào và Myanmar trở thành thành viên thứ tám và thứ chín của Hiệp hội. Campuchia gia nhập ASEAN tháng 4/1999, trở thành thành viên thứ 10. Trong 11 nước Đông Nam Á, Đông Timor là quốc gia duy nhất vẫn đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ để gia nhập tổ chức ASEAN.
  • 16. 16 Theo Nguyễn Hùng Sơn (2011), quá trình phát triển ASEAN đã trải qua một số mốc quan trọng như sau: Ngày 8/8/1967: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trên cơ sở Tuyên bố Bangkok với mục tiêu là tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá-xã hội giữa các nước thành viên, tạo điều kiện cho các nước hội nhập sâu hơn với khu vực và thế giới. Năm 1992: Hiệp định Khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và thỏa thuận về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) được kí vào dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ tư, tổ chức tại Singapore từ ngày 27-28/1/1992. Nhân dịp này, 5 nước thành viên ban đầu của ASEAN cũng ký thỏa thuận về lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), đặt nền tảng quan trọng cho mở rộng hợp tác kinh tế- thương mại và xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sau này. Tháng 12/1997: Thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020. Trong đó, nêu định hướng phát triển lớn của ASEAN trong những thập kỷ đầu thế kỷ 21, hướng tới mục tiêu xây dựng một tập hợp hài hòa các dân tộc ở Đông Nam Á, sống trong hòa bình, ổn định và thịnh vượng, gắn kết chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ đối tác năng động và một cộng đồng của các xã hội đùm bọc lẫn nhau. Năm 2002: ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) vào ngày 4/11/2002 tại Phnôm Pênh. Tuyên bố nêu cam kết của các bên ký kết giải quyết bằng biện pháp hòa bình các tranh chấp, không sử dụng vũ lực và thông qua đàm phán giữa các bên liên quan. Năm 2005: Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ nhất, được tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia tháng 12/2005, với sự tham gia của nguyên thủ các nước thành viên ASEAN, Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Tại Hội nghị này, lãnh đạo các nước đã ký Tuyên bố chung về Cấp cao Đông Á, trong đó đề ra mục tiêu, nguyên tắc, lĩnh vực và các phương thức chính cho hoạt động của EAS. Tháng 11/2007: Hiến chương ASEAN được ký ngày 20 tháng 11 năm 2007 tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 13. Hiến chương ra đời, tạo tư cách pháp nhân cho ASEAN là một tổ chức hợp tác khu vực; đồng thời cũng tạo cơ sở pháp lý và khuôn khổ thể chế để gia tăng liên kết và hợp tác ASEAN, giúp xây dựng ASEAN trở thành một tổ chức gắn kết hơn và hoạt động hiệu quả hơn, trước mắt là hỗ trợ mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN.
  • 17. 17 Năm 2010: Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC). Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 17 diễn ra vào tháng 12/2010 tại Hà Nội, các Nhà Lãnh đạo ASEAN đã thông qua Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC), trong đó đề ra các biện pháp thực hiện kết nối ASEAN về hạ tầng, thể chế và người dân. Tháng 11/2011: Tuyên bố Bali về Cộng đồng ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 19 tổ chức tại Bali, In-đô-nê-xia từ ngày 17-19/11/2011. Tuyên bố khẳng định quyết tâm của các nước ASEAN xây dựng lập trường, quan điểm chung trong việc hợp tác ứng phó với các vấn đề toàn cầu; nâng cao vai trò và tiếng nói của ASEAN tại các cơ chế quốc tế như Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC),… 2.3.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực ASEAN 2.3.2.1. Điều kiện tự nhiên Về vị trí địa lí, trên bản đồ thế giới, Đông Nam Á nằm trong phạm vi từ khoảng 920 đến 1400 kinh đông và từ khoảng 280 vĩ bắc chạy qua xích đạo đến khoảng 150 vĩ nam. Tổng diện tích của Đông Nam Á khoảng trên 4 triệu Km2 . Đông Nam Á bao gồm một quần thể các đảo, quần đảo và quần đảo, các vịnh và biển chạy dài suốt tự Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương. Xét về mặt địa lý – hành chính, Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia: Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Lào, Đông Timor và Việt Nam, trong đó 5 nước nằm trên quần đảo Mã Lai và 6 nước nằm trên bán đảo Trung Ấn. Về khí hậu, đặc điểm nổi bật nhất của khí hậu Đông Nam Á là tính chất gió mùa nóng và ẩm. Khu vực được mệnh danh là “châu Á gió mùa” này mỗi năm thường có hai mùa tương đối rõ rệt: mùa khô mát, mùa mưa nóng và ẩm. Có thể nói Đông Nam Á là nơi có độ ẩm cao nhất trên thế giới. Khí hậu biển cũng là một đặc điểm quan trọng đối với tuyệt đại đa số các quốc gia Đông Nam Á. Trên quả địa cầu, đường xích đạo chạy qua ba nơi: Khu vực sông Amazon, khu vực sông Congo và Đông Nam Á. Trong đó, hai khu vực trên nằm trong lục địa, chỉ có Đông Nam Á là có vị trí cạnh bên biển. Về tài nguyên động thực vật, biển và gió mùa, khí hậu nóng và ẩm đã biến Đông Nam Á thành thiên đường của thế giới thực vật. Quả thực, trên thế giới, hiếm
  • 18. 18 có một khu vực rộng lớn nào mà thảm thực vật lại trở nên vô cùng trù phú và xanh tốt như ở nơi đây. Với lượng mưa lớn 1500 đến 3000 mm/năm), lượng bức xạ mặt trời phong phú (trên 100 kcal.m2 /năm), độ ẩm (trên 80%) và nhiệt độ (từ 20 đến 270 ) cao, Đông Nam Á đã tạo ra những cánh rừng nhiệt đới bao la với đủ các loại thảo mộc quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là các loại cây gia vị và hương liệu như hồ tiêu, sa nhân, quế, hồi, trầm hương,… Những cây công nghiệp như cao su, dừa, cọ,… cũng đóng một vai trò đáng kể trong nền kinh tế của Đông Nam Á: 80% cao su tự nhiên, 75% dầu cọ, 73% cùi dừa của thế giới là từ Đông Nam Á đã trở thành khu vực được mệnh danh là quê hương của lúa nước – cây lương thực số một của nhân loại. Không phải ngẫu nhiên mà hai trong số ba nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới lại nằm ở khu vực này. Rừng Đông Nam Á còn lưu giữ được nhiều loại động vật quý mang tính nhiệt đới đặc trưng như voi, tê giác, bò tót, v.v… Đặc biệt, Đông Nam Á còn được coi là “viện bảo tàng chim thú” – thiên đường của các nhà động vật học. Chim ở đây có giá trị lớn về nhiều mặt: kinh tế, khoa học, sản xuất, văn hóa – xã hội, v.v… Về tài nguyên khoáng sản, Đông Nam Á là vùng khá giàu có về khoáng sản: sắt, nicken, đồng, thiếc, kẽm, chì, vonfram,… Thiếc ở Đông Nam Á chiếm 70% trữ lượng thế giới (khoảng 3,6 triệu tấn) và có hàm lượng cao. Malaysia đứng hàng đầu (1,5 triệu tấn), sau đó là Indonesia (gần 1 triệu tấn). Đồng có ở tất cả các nước nhưng nhiều nhất là Philippines với trữ lượng 6 triệu tấn, sau đó đến Indonesia (gần 1 triệu tấn), Malaysia (80 vạn tấn). Quặng Mangan trữ lượng chung 25 triệu tấn, trong đó Indonesia 10 triệu tấn, Thái Lan 7 triệu tấn. Quặng sắt Indonesia 1,7 tỷ tấn, Philippines gần 1 tỷ tấn, Lào gần 1 tỷ tấn. Trữ lượng dầu mỏ ở Đông Nam Á khá lớn, tạo thành một vành đai dọc bờ biển Sarawak, Sabah (Malaysia), Brunei cho đến tận Nam Việt Nam. Về giao thông, Đông Nam Á có một vị trí đặc biệt quan trọng trên đường giao lưu quốc tế. Nó nằm trọn giữa hai đại dương lớn: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Eo Malacca, có người ví như kênh đào Suez, nối biển Đông với Andaman thuộc Ấn Độ Dương, trở thành cửa ngõ trên tuyến đường hàng hải quốc tế, nối liền Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên) với Tây Âu và châu Phi. Đông Nam Á nằm gần hai quốc gia lớn nhất phương Đông: Trung Quốc và Ấn Độ. Qua đường biển, các nước Đông Nam Á còn nằm gần siêu cường quốc kinh tế Nhật Bản. Ngoài
  • 19. 19 ra, Đông Nam Á có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Đây là một nguồn lợi lớn về kinh tế, trước hết là về mặt giao thông vận tải. Các sông lớn có giá trị kinh tế cao phần lớn đều nằm ở bán đảo Trung Ấn: Sông Mekong (dài 4500 km, đoạn chảy vào khu vực Đông Nam Á dài 2600 km), sông Hồng, sông Saluen (3200 km), sông Irawadi (2150 km), sông Menam (1200 km),… Trữ năng thủy điện của các con sông ở vùng này cũng rất lớn: Indonesia 20 triệu Kw, Việt Nam 20 triệu Kw, Lào 12,4 triệu Kw, Thái Lan 8 triệu Kw, Campuchia 5,4 triệu Kw, Philippines 2,8 triệu Kw,… Với các điều kiện thuận lợi như vậy, Đông Nam Á từ xa xưa đã trở thành một khu vực quan trọng, có ý nghĩa chiến lược cả về kinh tế lẫn quân sự. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người đã coi Đông Nam Á như là một “hành lang” hay một “chiếc cầu nối Đông – Tây”. Tuy nhiên, như ở bất kỳ nơi nào trên trái đất, bên cạnh những điều kiện thuận lợi cũng không thể không gặp phải những khó khăn, trở ngại do thiên nhiên gây ra. Các nước như Indonesia, Philippines thường có động đất, núi lửa, hàng năm gây thiệt hại không ít về người và của. Nạn hạn hán, lụt lội, sâu bệnh, bão gió, v.v… cũng thường xảy ra ở nhiều nơi. Ngoài ra, mặc dù cũng có nhiều đồng bằng nhưng, nhìn chung, so với các đồng bằng ở vùng châu thổ sông Hằng, sông Ấn thì đồng bằng Đông Nam Á vẫn thuộc loại nhỏ, do đó phần nào có ảnh hưởng đến quy mô sản xuất lớn. 2.3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực ASEAN Về dân số, Đông Nam Á là một khu vực đông dân. Theo ASEAN Statistical Yearbook 2014, số dân năm 2014 của Đông Nam Á lên tới 650 triệu người, chiếm 14,2% dân số châu Á, 8,6% dân số thế giới. Mật độ dân số bằng trung bình của châu Á, gấp hơn 2 lần so với thế giới. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn châu Á và thế giới, đạt 1,5%. Điều đáng chú ý là khu vực ASEAN có cơ cấu dân số trẻ, với phần đông dân số nằm trong độ tuổi lao động. điều này tạo nên một thuận lợi vô cùng lớn cho sự phát triển kinh tế, tăng năng suất lao động trong khu vực này. Tuy nhiên, dân số đông với mật độ cao cũng gây nên rất nhiều sức ép đối với giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường,.. Các nước Đông Nam Á đang tiến hành các chính sách dân số, nâng cao ý thức và hiểu biết người dân để kiểm soát gia tăng dân số tự nhiên. Về kinh tế, ASEAN là một trong những thị trường quan trọng và là một trung tâm kinh tế phát triển năng động. Mặc dù chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng
  • 20. 20 nợ công châu Âu, sự suy yếu của kinh tế Mỹ và sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế TQ và Ấn Độ, song trong năm 2013, kinh tế khu vực ASEAN vẫn giữ được mức tăng trưởng cao. Theo Schwab( 2014), tăng trưởng kinh tế của ASEAN năm 2013 đạt khoảng 5,2%, trong đó, tốc độ tăng trưởng GDP của Lào cao nhất khoảng 8,4%, tiếp đến là Campuchia (6,4%), Indonesia (khoảng 6,1%), Brunei khoảng 3,2%, Malaysia khoảng 4,4%, Myanmar khoảng 6,0%, Philippines khoảng 4,2%, Singapore khoảng 2,7%, Thái Lan 5,5%, Việt Nam khoảng 5,5%. Nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Về kinh tế đối ngoại, ASEAN thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại với các đối tác quan trọng như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Australia, EU… Hiện nay, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN và ASEAN là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc; ASEAN trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 và là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Mỹ; Nhật Bản đã vươn lên vị trí thứ nhất trong số các nước nhập khẩu vào ASEAN đồng thời là đối tác thương mại lớn thứ 2 của khối. Hoạt động thương mại giữa ASEAN với Hàn Quốc, EU, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Nga… cũng không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, khu vực ASEAN cũng gặp phải một số vấn đề an ninh đe doạ tới sự hòa bình, ổn định của khu vực. Trước hết là sự leo thang trong tranh chấp biển Đông. Năm 2012, khu vực đã chứng kiến sự leo thang mạnh mẽ trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Trung Quốc với một số quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là với Philippines và Việt Nam. Điều này đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến sự ổn định của khu vực, và tác đông đến sự điều chỉnh chính sách chiến lược của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới có lợi ích ở biển Đông, cũng như làm gia tăng bất đồng quan điểm các quốc gia ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp giữa một số quốc gia có liên quan với Trung Quốc, thách thức với việc hiện thực hóa Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) vào năm 2015. Thứ hai là nguy cơ leo thang trong xung đột tôn giáo – sắc tộc và “chạy đua vũ trang”. Các xung đột giữa các nhóm tôn giáo – sắc tộc chủ yếu liên quan đến vấn đề Hồi giáo, chủ yếu xảy ra ở miền Tây Myanmar, miền Nam Philippines, miền Nam Thái Lan, Indonesia… Chạy đua vũ trang trong năm 2012 ở khu vực Đông Nam Á tiếp tục gia tăng với việc các nước Đông Nam Á tăng mạnh chi phí quốc
  • 21. 21 phòng nhằm xúc tiến hiện đại hóa quân đội, tăng cường khả năng tự vệ, bảo đảm chủ quyền và an ninh quốc gia. Năm 2012, Thái Lan chi 167,5 tỷ Bath (5,5 tỷ USD), theo một số báo cáo do Chính phủ Thái Lan công bố, chi tiêu quốc phòng tài khóa năm 2012 chiếm 7% tổng ngân sách nhà nước và gần 1,4% GDP nước này. Tóm lại, bức tranh Đông Nam Á những năm gần đây tuy có phần phức tạp hơn so với những năm trước đó, nhưng nhìn chung là ổn định. Về cơ bản khu vực duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao; ASEAN vẫn giữ được vai trò trung tâm trong các hợp tác quốc tế ở khu vực. Tuy nhiên, những biểu hiện về sự không thống nhất trong nội bộ ASEAN trong một số vấn đề năm vừa qua đang đặt cho tổ chức này thách thức to lớn về năng lực giải quyết các vấn đề liên quan đến khối và các thành viên 2.3.3. Các hiệp định hợp tác đầu tư của ASEAN Một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao tính cạnh tranh của ASEAN trong việc thu hút đầu tư giữa các nước ASEAN và từ các nước ngoại khối là thông qua thực hiện tự do hoá và bảo hộ đầu tư. Cùng với thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ, hợp tác về đầu tư của ASEAN cũng được tiến hành từ lâu. Tính đến thời điểm này, có thể kể đến 3 Hiệp định hợp tác đầu tư, lần lượt là IGA (kí ngày 15/12/1987), AIA (kí ngày 7/101998) và ACIA (kí ngày 26/2/2009). 2.3.3.1. Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (IGA) Ngày 15/12/1987 những nhà lãnh đạo phụ trách các vấn đề kinh tế của các nước ASEAN 6 đã kí kết hiệp định hợp tác về đầu tư mang quy mô toàn ASEAN đầu tiên có tên là Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư (Agreement for the Promotion and Protection of Investments (IGA) để tiến hành hợp tác sâu hơn trong lĩnh vực đầu tư trong khu vực. Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư có hiệu lực từ ngày 2/8/1988, sau đó được sửa đổi một lần vào năm 1996. Hiệp định này khá ngắn, chỉ bao gồm 13 điều khoảnvới mục tiêu chung là bảo vệ đầu tư như đảm bảo đối xử công bằng, bình đẳng trong đầu tư, các quy định về quốc hữu hóa và bồi thường, quyền chuyển vốn và lợi nhuận về nước của nhà đầu tư, thế quyền, cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các thành viên của hiệp định. Tuy nhiên, vì IGA không có các cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư mà chỉ quy định các bên cần giải quyết
  • 22. 22 trên cơ sở hữu nghị, báo cáo kết quả lên các Bộ trưởng Kinh tế nên tính ràng buộc pháp lý của hiệp định này chưa cao. 2.3.3.2. Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (AIA) Đến những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình quốc tế và khu vực Đông Nam Á có nhiều thay đổi quan trọng, điển hình là sự kiện chiến tranh lạnh kết thúc, chấm dứt sự đối đầu giữa hai cực Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Đối với khu vực Đông Nam Á nói riêng, sự kiện này đã làm giảm bớt các cam kết an ninh mà đi kèm với nó là những giúp đỡ về kinh tế của Hoa Kỳ và Trung Quốc đối với các quốc gia thành viên ASEAN, khiến các nước trong khối bắt đầu phải tự mình đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về kinh tế từ một số nước có nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và một số tổ chức quốc tế khu vực đang ngày một lớn mạnh như Liên minh Châu Âu (EU-European Union). Trước tình hình đó, nhằm tăng cường tính hấp dẫn và thu hút hơn nữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng cường khả năng cạnh tranh về đầu tư cho toàn khu vực, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 5 vào tháng 12 năm 1995, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhất trí đưa ra Chương trình hành động ASEAN về hợp tác và xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong phạm vi ASEAN, đồng thời đưa ra sáng kiến thành lập Khu vực thương mại đầu tư ASEAN. Ngày 7/10/1998, tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 30 tại Manila, Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN (AIA- Framework Agreement on the ASEAN Investment Area) đã được kí kết, khai sinh ra Khu vực đầu tư ASEAN. Hiệp định này chính thức có hiệu lực vào ngày 21 tháng 6 năm 1999. Với mục tiêu tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh, tự do, minh bạch, so với IGA, AIA tiếp tục đưa ra các thỏa thuận nâng cao hơn nữa tiến trình tự do hóa, xúc tiến, thuận lợi hóa và hài hòa hóa chính sách đầu tư nước ngoài đang được thực hiện trong ASEAN; loại trừ danh mục đầu tư và bổ sung điều khoản về áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia và đối xử tối hệ quốc, bảo hộ đầu tư. Hiệp định AIA điều chỉnh 5 lĩnh vực là chế tạo, nông nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp, khai khoáng và khai thác đá và các dịch vụ liên quan. Theo đó, đầu tư được mở cửa và đối xử quốc gia được dành cho tất cả các nhà đầu tư từ giai đoạn tiền thành lập cho đến các giai đoạn sau thành lập. Một số trường hợp ngoại lệ được đưa vào Danh mục Loại trừ
  • 23. 23 Tạm thời (TEL) và Danh mục Nhạy cảm (SL), trong đó Danh mục Loại trừ tạm thời được dần dần xoá bỏ, còn Danh mục nhạy cảm được rà soát định kỳ. Có thể nói rằng hai hiệp định IGA và AIA đã có những tác động tích cực và quan trọng trong thúc đẩy FDI ở ASEAN kể từ khi ra đời cho tới nay, điển hình là nâng dòng FDI từ bên ngoài đầu tư vào khu vực tăng một cách đáng ngạc nhiên từ 460 triệu USD năm 1970 đến 34,099 triệu USD vào năm 1997. Đặc biệt năm 2007, khi các nền kinh tế ASEAN phải đối mặt với nhiều khó khăn mang tính toàn cầu, dòng FDI nội khối của ASEAN vẫn tăng mạnh mẽ so với dự đoán tới 74,395 triệu USD. Tuy nhiên, mặc dù AIA đã tạo ra một thị trường tự do hơn để thu hút FDI nhưng hiệp định này vẫn chưa đủ toàn diện để hấp dẫn thêm các nhà đầu tư nước ngoài vào ASEAN. 2.3.3.3. Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) Năm 2003, các nhà lãnh đạo ASEAN đưa ra quyết định thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN. Tuyên bố Bali 2 ghi nhận rằng: “hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN, ASEAN sẽ xây dựng cơ chế và các biện pháp mới để tăng cường thực hiện các sáng kiến kinh tế hiện có, bao gồm Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) và Khu vực đầu tư ASEAN (AIA); thúc đẩy hội nhập khu vực các lĩnh vực ưu tiên; tạo điều kiện cho sự di chuyển của thể nhân, lao động lành nghề và nhân tài; củng cố các thể chế của ASEAN, bao gồm cả việc cơ chế giải quyết tranh chấp hiện có để giải quyết các tranh chấp về kinh tế nhanh chóng và ràng buộc về mặt pháp lý hướng tới mục tổng thể là tạo lập “một khu vực kinh tế ASEAN phát triển ổn định, thịnh vượng, đồng đều, có tính cạnh tranh cao và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.” Với những mục tiêu mới của AEC, nhiều điều khoản trong AIA và IGA không đáp ứng được mục tiêu mà AEC đặt ra như AIA chỉ bao gồm các thỏa thuận về tiếp cận thị trường, các thỏa thuận về bảo hộ đầu tư theo IGA cũng trở nên lạc hậu với tình hình đầu tư, thương mại trong khu vực. Vì vậy, các nước thành viên ASEAN đã thống nhất quan điểm soạn thảo văn bản mới thay thế hai Hiệp định về đầu tư hiện hành nhằm cải thiện môi trường đầu tư cạnh tranh, minh bạch, tự do và thông thoáng hơn. Sau hơn 2 năm chuẩn bị và soạn thảo, Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) đã được kí kết vào ngày 26/02/2009 và có hiệu lực vào ngày 29/3/2012.
  • 24. 24 ACIA là kết quả của sự tổng hợp và sửa đổi từ 2 Hiệp định Đầu tư ASEAN: Hiệp định ASEAN về Xúc tiến và Bảo hộ Đầu tư 1987 (được biết đến như Hiệp định Bảo hộ Đầu tư ASEAN IGA) và Hiệp định khung về Khu vực Đầu tư ASEAN 1998 (thường được gọi là Hiệp định AIA), cũng như các Nghị định thư liên quan. Mục đích của việc kết hợp 2 Hiệp định này là để thích ứng với môi trường cạnh tranh toàn cầu, hướng tới nâng cao sự hấp dẫn của khu vực ASEAN với tư cách là một điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài, thiết lập một cơ chế đầu tư tự do và mở cửa và đáp ứng các mục tiêu hội nhập kinh tế. ACIA là một Hiệp định Đầu tư toàn diện điều chỉnh các lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, khai khoáng, và các dịch vụ liên quan tới 5 lĩnh vực trên. Theo quy định của Hiệp định ACIA, tự do hóa đầu tư sẽ được tiến hành từng bước, hướng tới mục tiêu xây dựng một môi trường đầu tư tự do và mở của trong khu vực, phù hợp với các mục tiêu của Cộng đồng kinh tế ASEAN. ACIA cũng cho phép tự do hóa đối với các lĩnh vực khác trong tương lai. Các quy định toàn diện của Hiệp định ACIA sẽ tăng cường bảo hộ đầu tư và củng cố niềm tin của các nhà đầu tư khi đầu tư tại khu vực. ACIA cũng sẽ khuyến khích phát triển đầu tư nội khối ASEAN hơn nữa, đặc biệt là giữa các công ty đa quốc gia có trụ sở tại ASEAN thông qua hợp tác phát triển công nghiệp và chuyên môn hòa, góp phần tăng cường hội nhập kinh tế. Từ sự nỗ lực cải thiện tính hiệu quả của các Hiệp định đầu tư trong khu vực, có thể nhận thấy rằng để thích ứng với sự cạnh tranh ngày càng tăng đối với các dòng FDI, ASEAN đang tiếp tục nỗ lực thiết lập một môi trường đầu tư thuận lợi hơn trong khu vực. Các Quốc gia Thành viên ASEAN đã cam kết hướng tới một môi trường đầu tư thông thoáng và minh bạch hơn, với mục tiêu tăng cường các dòng đầu tư và thu hút thêm các nhà đầu tư vào khu vực, góp phần hướng tới sự tăng trưởng kinh tế và phát triển của khu vực. Hiển nhiên, điều này cũng tạo một thuận lợi to lớn cho dòng vốn FDI của Việt Nam ra các nước ASEAN.
  • 25. 25 2.4. Kinh nghiệm đầu tư trực tiếp sang khu vực ASEAN của một số quốc gia 2.4.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản Nền kinh tế các nước trong khu vực Đông Nam Á có sự gắn bó với nền kinh tế Nhật Bản thông qua các dự án hợp tác và đầu tư. Ngay từ những năm 50, cùng với việc thực hiện chính sách ngoại giao chính trị, Nhật Bản đã tiến hành các dự án đầu tư vào khu vực Đông Nam Á, qua đó tạo ra một khối lượng việc làm lớn cho nhân sự các nước tại các công ty Nhật. Hầu hết các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt nguồn từ các công ty xuyên quốc gia, chuyên cung cấp nguồn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý chính trong đầu tư quốc tế. Các nước Đông Nam Á với lợi thế lao động rẻ, thị trường tiềm năng và ít rủi ro đã thúc đẩy các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư nhiều hơn nữa. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản do lo ngại rủi ro sản xuất và kinh doanh tại thị trường Trung Quốc nên đã bắt đầu chuyển dần nguồn vốn và hoạt động kinh doanh sang thị trường Đông Nam Á. Theo Dương Hương Nga (2012), khối lượng đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước ASEAN có sự gia tăng mạnh mẽ. Từ năm 1990 đến năm 1993, FDI của Nhật Bản vào các nước này tăng từ 7,8% đến 11,33%. Đến năm 1994, tổng số vốn đầu tư này đã lên tới 5,13 tỷ USD. Trong năm 2014, con số này đã lên đến 35,57 tỷ USD, tương đương với 12,5% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản và 54% đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Châu Á. Có được điều này là do sau thoả thuận Plaza, đồng Yên lên giá mạnh so với đồng đô la Mỹ và các đồng tiền ASEAN, dẫn đến các sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài một mặt bị mất tính cạnh tranh trên thị trường, mặt khác vì đã được tính bằng đô la nên tiền thu về khi đổi sang đồng Yên bị giảm đi rất nhiều, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của các công ty trong nước, đặc biệt là các công ty vừa và nhỏ. Điều này làm gia tăng xu hướng chuyển dịch các cơ sở sản xuất sang các nước Châu Á láng giềng, nơi có chi phí sản xuất thấp hơn rất nhiều so với ở Nhật Bản. Kết quả là dòng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam và các nước ASEAN ngày một tăng lên. Tính tới tháng 10/2014 đầu tư FDI từ Nhật Bản tới nhiều quốc gia ASEAN tăng mạnh như Việt Nam tăng 2 lần, Thái Lan tăng 3 lần, Campuchia tăng 4 lần và Philippines tăng 2 lần.
  • 26. 26 Tháng 10/2012, Nhật Bản vừa thông báo sẽ cung cấp gói tài trợ trị giá 13 tỷ USD cho phát triển cơ sở hạ tầng của Indonesia, nơi dân số 220 triệu người hứa hẹn là một thị trường tiêu thụ lớn trong tương lai.Nhật Bản cũng rất nhanh chóng tiếp cận với thị trường tiềm năng mới mở cửa là Myanmar thông qua việc rót hàng tỷ USD cũng như xóa nợ cho quốc gia này. Tuy nhiên nhân công giá rẻ chưa phải là lý do lớn nhất mà doanh nghiệp Nhật Bản tìm tới Đông Nam Á. Với dân số 600 triệu người, trẻ và có xu hướng tăng, đây sẽ là thị trường đầy tiềm năng cho Nhật Bản. Nhanh chóng nhất là những doanh nghiệp trong ngành công nghiệp ô tô. Nissan dự định xây dựng nhà máy thứ hai của mình tại Thái Lan còn Toyota đang chuẩn bị kế hoạch để xây dựng nhà máy lắp ráp ô tô thứ ba của mình tại Indonesia để có nhiều hàng hóa cung cấp cho nhu cầu tại chỗ. Ngoài lợi thế cung cấp dễ dàng cho cầu nội địa, việc xây dựng các cơ sở sản xuất bên ngoài Trung Quốc cũng giúp doanh nghiệp Nhật Bản đa dạng hóa nơi sản xuất để chia sẻ rủi ro. Bên cạnh hàng hóa cung cấp cho thị trường này như ô tô, xe máy, đồ điện tử và dịch vụ, Nhật Bản còn nhìn thấy nhiều cơ hội trong phát triển cơ sở hạ tầng. Trong bối cảnh các nước ASEAN tiến tới một khu vực mậu dịch chung, việc kết nối các quốc gia sẽ mang tới nhiều cơ hội trong lĩnh vực xây dựng cho các doanh nghiệp Nhật Bản. FDI của Nhật bản vào các nước ASEAN tập trung vào 2 lĩnh vực chủ yếu: lĩnh vực chế tạo, tức những ngành sản xuất vật chất và lĩnh vực phi chế tạo, gồm những ngành dịch vụ, xây dựng và khai khoáng. Trong đó, các nhà đầu tư Nhật chú trọng vào lĩnh vực chế tạo ở các nước Đông Nam Á hơn là lĩnh vực phi chế tạo, bởi các nhà đầu tư đang vận động đề ra các chính sách hấp dẫn thu hút nguồn nhân tài là lực lượng kỹ sư có lợi cho lĩnh vực này. Như vậy, có thể thấy Nhật Bản ngày càng nhìn nhận Đông Nam Á như một thị trường quan trọng và đồng thời là một công xưởng lớn khi chuyển dần dòng đầu tư tới nơi đây. 2.4.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc Trong chính sách mở cửa của Trung Quốc, FDI là biện pháp quan trọng nhằm thúc đẩy các công ty, xí nghiệp ở trong nước tìm kiếm thị trường ở bên ngoài, thực hiện chuyển dịch nguồn vốn mở cửa vào thị trường thế giới, nâng cao sức cạnh tranh, đẩy mạnh khai thác nguồn tài nguyên ở ngoài nước, tham gia hợp tác đầu tư, hợp tác lao động với nước ngoài, tạo vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.
  • 27. 27 Trung Quốc đề ra tăng cường đầu tư trực tiếp ra nước ngoài bằng việc tăng cường đẩy mạnh, hướng dẫn và khuyến khích các công ty, xí nghiệp mở rộng đầu tư xây dựng nhà máy, tham gia khai thác tài nguyên, thầu khoán xây dựng các hạng mục công trình, đầu tư vào hoạt động gia công chế biến và buôn bán sản phẩm ở ngoài nước; đồng thời đưa những sản phẩm, thiết bị, kỹ thuật và lao động trong nước xuất khẩu ra bên ngoài nhằm tranh thủ cả hai thị trường, hai nguồn tài nguyên trong và ngoài nước, góp phần tạo ra thực lực lớn mạnh cho nền kinh tế Trung Quốc. Cụ thể, theo Trần Thị Huyền (2008), nhằm tăng cường đầu tư trực tiếp sang khu vực ASEAN, Trung Quốc đã áp dụng một số biện pháp chủ yếu như sau: Thứ nhất, nhà nước Trung Quốc rất chú trọng đẩy mạnh xúc tiến quan hệ đầu tư, xây dựng được hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài. Thông qua các khoản viện trợ đầu tư, những món trợ cấp xuất khẩu hào phóng cũng như những khoản cho vay không lãi của Bắc Kinh mà Lào đã giữ vững được đồng Kíp trong thời điểm khủng hoảng tài chính năm 1997. Sau đó là một loạt những hiệp định hợp tác song phương trong các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, phát triển hạ tầng cơ sở và đầu tư. Nhiều cầu đường cũng đang được ráo riết xây dựng ở phía Bắc Lào nối liền với Thái Lan bằng công quỹ của Nhà nước Trung Quốc. Trung Quốc hy vọng rằng việc xây dựng các tuyến đường Bắc Lào sẽ cho phép nước này vận chuyển hiệu quả hơn hàng hóa qua Thái Lan tới phần còn lại của Đông Nam Á và cung cấp một mắt xích kết nối với các cảng biển của Thái Lan. Thứ hai, Trung Quốc đã mở rộng chính sách thẩm định phê chuẩn đầu tư trực tiếp sang khu vực ASEAN, đơn giản hóa trình tự thẩm định. Chính phủ Trung Quốc thực hiện việc phân định và điều chỉnh chức năng của các ngành hữu quan một cách hợp lý và có hiệu quả, đơn giản hóa trình tự, thu hẹp nội dung thẩm định phê chuẩn, giảm bớt các khâu phức tạp, cải tiến quản lý, chú trọng phục vụ. Căn cứ theo nhu cầu phát triển kinh tế, Chính phủ đã thay đổi căn bản một số vấn đề có tính vi mô trong chế độ thẩm định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho phù hợp với pháp luật của nước nhận đầu tư. Thứ ba, Trung Quốc thực hiện cải cách ngành quản lý ngoại hối, hoàn thiện hệ thống dịch vụ tiền tệ cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Trung Quốc. Cục quản lý ngoại hối đã nới lỏng hạn chế về ngoại hối, đơn
  • 28. 28 giản hóa các thủ tục, thực hiện xóa bỏ chế độ thẩm tra rủi ro đối với đầu tư trực tiếp. Các danh mục tài liệu về nguồn vốn đầu tư cần thẩm tra được rút gọn từ 11 xuống còn 5; thời gian, trình tự thẩm định cũng được rút ngắn tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được thời cơ đầu tư. Mặt khác, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các xí nghiệp đầu tư trực tiếp vào khu vực ASEAN, Trung Quốc hoàn thiện hệ thống dịch vụ tiền tệ, xây dựng chế độ bảo đảm rủi ro về chính trị cho các doanh nghiệp đồng thời xây dựng và hoàn thiện chế độ bảo đảm cung cấp tín dụng cho các công ty xuyên quốc gia. Có thể nói, bằng việc xây dựng khung pháp lý phù hợp, Chính phủ Trung Quốc đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy mạnh đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp sang khu vực ASEAN. Thông qua đó, Trung Quốc mở rộng được thị trường và xuất khẩu ngày càng nhiều sản phẩm và lao động ra nước ngoài, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước nhận đầu tư để cung cấp một cách ổn định nguồn nguyên liệu nhập khẩu cho các công ty đầu tư trực tiếp tại khu vực Đông Nam Á và các công ty khác ở Trung Quốc. 2.4.3. Bài học rút ra cho Việt Nam Qua nghiên cứu kinh nghiệm đầu tư trực tiếp của Nhật Bản và Trung Quốc vào các quốc gia Đông Nam Á, ta rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam như sau: Thứ nhất, Chính phủ cần thực hiện các biện pháp để khuyến khích sự hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế. Cần chú trọng xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng và tạo môi trường thuận lợi cho các công ty, tập đoàn kinh tế hoạt động; đồng thời luôn giành sự ưu đãi về vốn, giúp các doanh nghiệp giữ vững vị trí cạnh tranh với các nhà đầu tư khác trên thị trường ASEAN. Thứ hai, Chính phủ cần chú trọng đầu tư cho nghiên cứu và triển khai (R&D). Cụ thể, thực hiện ưu đãi thuế đối với các hoạt động này nhất là hoạt động của các doanh nghiệp. Thứ ba, Chính phủ cần chú trọng khâu đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực. Cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong khâu đào tạo người lao động. Mặt khác, Chính phủ cần có chế độ đãi ngộ hợp lý, tạo động lực cho người lao động tích cực tham gia lao động tại các nước khu vực ASEAN.
  • 29. 29 Thứ tư, Chính phủ cần thực hiện nhiều biện pháp thiết thực nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng FDI. Cụ thể: giữ vững và tăng cường mối quan hệ với các nước khu vực ASEAN nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp; bãi bỏ các luật lệ cản trở đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam sang khu vực ASEAN; thực hiện ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ở Đông Nam Á, trong đó có cả việc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; thực hiện hỗ trợ vốn, cho vay với lãi suất thấp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, cổ phiếu để tạo khả năng tài chính lớn cho các doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh trên thị trường các nước Đông Nam Á. Đặc biệt, Chính phủ cần có cơ chế đặc thù ưu tiên cho các doanh nghiệp Đông Nam Á trên tinh thần hợp tác giúp đỡ hữu nghị mà không đặt nặng vấn đề lợi nhuận, điều đó làm tăng khả năng thuận lợi, sự giúp đỡ từ chính phủ các nước này cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thứ năm, tự thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần không ngừng tăng cường nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Bằng cách nâng cao sức mạnh tài chính, trình độ khoa học công nghệ, trình độ nguồn nhân lực nhằm mở rộng thị trường, tận dụng những lợi thế có sẵn, nhất là sự ưu đãi đặc biệt của chính phủ nước bạn dành cho các doanh nghiệp Việt Nam để tìm cách khai thác các nguồn lực mới.
  • 30. 30 3. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG KHU VỰC ASEAN 3.1. Khái quát hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam 3.1.1. Cơ sở pháp lí cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam Ngay từ năm 1989 đã có những doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Tuy vậy, mãi đến năm 1999, văn bản pháp lý đầu tiên quy định về đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam mới được ban hành, đó là Nghị định 22/1999/NĐ-CP năm 1999. Đây có thể coi là một sự bất cập trong hệ thống cơ sở pháp lý, khi không thể theo kịp để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống, dẫn đến trong một thời gian dài, các nhà đầu tư tiên phong đã gặp vô vàn khó khăn khi không chỉ thiếu thông tin về thị trường, thiếu sự hỗ trợ cần thiết của nhà nước, mà còn thiếu cả cơ sở pháp lý để điều chỉnh quan hệ đầu tư trong lĩnh vực này. Ngày 29/11/2005, Luật Đầu tư số 59/2005/QH11được ban hành, có liệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2006. Trong Luật Đầu tư năm 2005, hoạt động đầu tư ra nước ngoài (bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp) được đề cập thành một chương, đó là Chương VIII, bao gồm các điều từ Điều 74 đến Điều 79. Tuy đây mới chỉ là những quy định ngắn gọn, cơ bản về hoạt động đầu tư ra nước ngoài, song, nó được coi là một nỗ lực đáng kể của Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy, tăng cường hội nhập, khi lần đầu tiên các quy định về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam được đề lên thành Luật. Điều này chứng tỏ, hoạt động này của các doanh nghiệp Việt Nam đã được nhà nước quan tâm và ủng hộ. Tuy nhiên, các quy định về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn khá sơ lược và chủ yếu là dẫn chiếu đến các văn bản pháp luật khác có liên quan đến đã được ban hành từ trước. Căn cứ vào Luật Đầu tư năm 2005, ngày 09 tháng 08 năm 2006, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định ban hành nghị định số 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Mục đích của Nghị định này là nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, góp phần mở rộng và nâng cao hiệu quả của hợp tác kinh tế, kỹ thuật, thương mại với nước ngoài. Nghị định đã
  • 31. 31 đưa ra một khái niệm chung về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, loại hình công ty được phép đầu tư và điều kiện để một doanh nghiệp Việt Nam có thể đầu tư ra nước ngoài. Đồng thời, Nghị định cũng quy định cụ thể các loại tài sản được phép mang đầu tư ra nước ngoài, cũng như các quy định khác có liên quan đến nghĩa vụ tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Nghị định bao gồm 5 chương, 42 điều. Các quy định liên quan thẩm quyền, thủ tục cấp và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư được quy định ở chương thứ nhất. Các vấn đề liên quan đến triển khai dự án đầu tư được quy định ở chương thứ hai. Và chương thứ ba đề cập đến vấn đề quản lí nhà nước về đầu tư nước ngoài Ngày 10 tháng 08 năm 2007, Cục Đầu tư nước ngoài trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố quy trình đăng ký/đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư, quy trình đăng ký/đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, quy trình đăng ký điều chỉnh nội dung đăng ký kinh doanh, quy trình đăng ký lại doanh nghiệp và dự án đầu tư… dành cho các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, khung pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam cũng được quy định trong nhiều văn bản pháp luật của nhà nước, bên cạnh Hiến pháp, Luật đầu tư quy định cụ thể về hoạt động này, còn có là các đạo luật điều chỉnh về địa vị pháp lý của các nhà đầu tư như Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Hợp tác xã, hay luật quy định về các hoạt động thương mại như: Luật Thương mại, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Ngân hàng, Luật Các tổ chức tín dụng… và các văn bản dưới luật liên quan. 3.1.2. Tổng quan tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2000 -2014 Hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài bắt đầu được thực hiện từ năm 1989 với dự án đầu tư tại Nhật trong lĩnh vực môi giới hàng hải Việt Nam, có tổng vốn đầu tư là 636.389 USD (Vũ Thị Minh Ngọc, 2006). Những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài chủ yếu là những công ty Nhà nước, thực hiện đầu tư dưới hình thức liên doanh và hoạt động theo các chương trình hợp tác đầu tư giữa các quốc gia. Hoạt động đầu tư trong thời kì này vẫn mang tính sơ khai, nhỏ lẻ và cầm chừng. Chỉ đến năm 1999, khi Nghị
  • 32. 32 định 22/1999 về đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài được ban hành, thể hiện sự công nhận về mặt luật pháp đối với lợi ích của các dự án đầu tư ra nước ngoài, thì hoạt động này mới trở nên sôi nổi hơn. Từ đó cho đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài. Đó là một sự phát triển tất yếu, khách quan, phù hợp với tiến trình phát triển trong nước cũng như hội nhập quốc tế. Biểu đồ 2.: Quy mô vốn FDI từ Việt Nam ra nước ngoài giai đoạn 2000 – 2014 Đơn vị (Tổng vốn đăng kí): Triệu USD Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê 2000 -2014, Tổng Cục Thống kê Việt Nam Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy số dự án FDI từ Việt Nam ra nước ngoài cũng như tổng vốn đầu tư của các dự án đó tăng đều đặn và ổn định trong giai đoạn 2000-2006, tuy nhiên không có những thay đổi đột ngột, to lớn. Đến năm 2005, việc bộ luật Đầu tư sửa đổi được ban hành, kế đó là sự kiện Chính phủ ban hành Nghị định 78/2006/NĐ-CP thay thế nghị đinh 22/1999/NĐ-CP với nhiều điểm thông thoáng và rõ ràng hơn cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đã tạo một cú hích cho hoạt động FDI của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài. Cụ thể, năm 2005, số dự án FDI được cấp phép tăng 2,4 lần, trong khi tổng vốn đầu tư tăng vọt hơn 38 lần từ 9,5 triệu USD lên đến khoảng 370 triệu USD. Điều này đã thể hiện một sự gia tăng rất lớn trong quy mô vốn trung bình của mỗi dự án. Đến năm 2007, với dự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, số dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp phép đã tăng gấp đôi, với tổng vốn đầu tư tăng gấp gần 5 lần so với năm trước. Giai đoạn 2008 - 2010, tổng vốn đầu tư đạt mức hơn 3 tỷ USD với hơn 100 dự án đươc cấp phép. Sau đó, một phần do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, dòng vốn FDI từ Việt Nam ra nước ngoài có sụt giảm nhẹ. Điều đáng chú ý là vào năm 2012, mặc dù số dự án được cấp phép không giảm, thậm chí hơi tăng so với 2011, song vì quy mô vốn của các dự án đều ở mức không lớn, thuộc về các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, viễn thông,... nên tổng vốn đầu tư lại ít hơn rất nhiều, chỉ còn bằng gần một nửa. Đến
  • 33. 33 những năm 2013, 2014, quy mô vốn FDI từ Việt Nam ra nước ngoài đã được phục hồi. Năm 2013, mặc dù số dự án được cấp phép chỉ tăng lên không nhiều, song tổng vốn đăng kí tăng gấp gần 3 lần. Điều này thể hiện một sự gia tăng vượt trội trong quy mô vốn trung bình của mỗi dự án. Biểu đồ 2.: Cơ cấu vốn FDI từ Việt Nam ra nước ngoài phân theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2000 - 2014 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê 2000 -2014, Tổng Cục Thống kê Việt Nam Trong các lĩnh vực mà nhà đầu tư Việt Nam tham gia, các lĩnh vực phổ biến nhất bao gồm khai khoáng, nông - lâm nghiệp – thủy sản, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, thông tin – truyền thông và nghệ thuật, vui chơi giải trí. Trong số đó, tính lũy kế đến hết tháng 12/2013, lĩnh vực được rót vốn nhiều nhất là khai khoáng, với hơn 7,3 tỷ USD (chiếm 44% tổng vốn đầu tư) dù chỉ có 63 dự án. Đứng vị trí thứ 2 là nông - lâm nghiệp - thủy sản và sản xuất, phân phối điện, khí đốt với vốn đăng kí lần lượt là 2,7 tỷ USD (chiếm 16% tổng vốn) và 2,1 tỷ USD (chiếm 13% tổng vốn). Lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi giải trí và thông tin truyền thông đều được đầu tư khoảng 1,2 tỷ USD. Tuy nhiên, do quy mô vốn trung bình của mỗi dự án lớn hơn gấp khoảng 9 lần nên lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi giải trí chỉ có 4 dự án được cấp phép đã có tổng vốn đầu tư bằng với 38 dự án của lĩnh vực thông tin truyền thông. Giáo dục đào tạo, xử lí rác thải, và y tế là các lĩnh vực ít được các nhà đầu tư Việt Nam quan tâm nhất, với không đến 21 triệu USD cho mỗi lĩnh vực. 3.2. Tình hình đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang khu vực ASEAN giai đoạn 2000-2014 3.2.1. Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thời gian Khu vực ASEAN là thị trường nhận dòng vốn đầu tư trực tiếp lớn nhất từ Việt Nam. Theo Niên giám thống kê 2014, tính lũy kế đến 31/12/2014 đã có 930 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký (cả cấp mới và tăng thêm) là 19,78 tỷ USD. Trong số đó, số vốn đầu tư ra khu vực ASEAN chiếm đến khoảng
  • 34. 34 60%. Nhìn vào biểu đồ thể hiện số lượng dự án được cấp phép và vốn đầu tư đăng kí dưới đây, có thể thấy một sự thay đổi lớn về quy mô vốn FDI từ Việt Nam sang khu vực ASEAN giai đoạn 2000 – 2014.
  • 35. 35 Biểu đồ 2. : Quy mô vốn FDI từ Việt Nam sang khu vực ASEAN giai đoạn 2000 – 2014 Đơn vị (Tổng vốn đăng kí): Triệu USD Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê 2004 – 2014, Tổng cục Thống kê Việt Nam Trong giai đoạn 2000 – 2004, nhìn chung quy mô vốn đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang các nước Đông Nam Á còn rất nhỏ, mỗi năm có không quá 7 dự án được cấp phép với tổng vốn đầu tư đăng kí không quá 8 triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên, đến 2005, Luật đầu tư mới được ban hành, với nhiều quy định cụ thể cũng như thông thoáng hơn cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Đó là một trong những lí do khiến dòng vốn FDI từ Việt Nam ra khu vực ASEAN tăng vọt một cách đáng kể. Điều đáng chú ý là so với năm 2004, mặc dù số lượng dự án được cấp phép chỉ tăng gấp 3 lần, số lượng vốn đầu tư đăng kí đã tăng lên gấp khoảng 50 lần, đạt mức 354 triệu USD. Điều này thể hiện một sự gia tăng vượt bậc về quy mô vốn đầu tư của các dự án. Một điển hình của các dự án có quy mô vốn đầu tư lớn trong thời điểm này là dự án đầu tư phát triển cao su, cà phê, điều tại Lào của công ty TNHH Cao su Đắk Lắk (DAKLAORuCo). Dự án được cấp phép vào ngày 22/06/2005, với tổng vốn đầu tư là 32.292.827 USD, trong đó 100% vốn là từ nhà đâu tư Việt Nam, với mục tiêu là trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến cao su, điều, ca cao và các loại nông sản khác tại các tỉnh Champasak, Salavan, Sekong, Attapeu của Lào. Mặc dù quy mô vốn trung bình của mỗi dự án có giảm đáng kể vào năm 2006, những năm liền sau đó chứng kiến một sự phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ của dòng vốn đầu tư trực tiếp từ Việt Nam ra các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là sau sự kiện Nghị định 78/2006/NĐ-CP về đầu tư trực tiếp nước ngoài được ban hành, cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO năm 2007. Thật vậy, so với năm trước, tổng vốn đầu tư đăng kí đã tăng gần gấp 8 lần vào năm 2007 và gấp khoảng 1,7 lần vào năm 2008, lần lượt đạt mức 665,8 triệu USD và 1120,8 triệu USD.
  • 36. 36 Năm 2009, dòng vốn FDI từ Việt Nam sang khu vực ASEAN có một sự tăng trưởng vượt bậc về quy mô vốn trung bình của mỗi dự án. Mặc dù số lượng dự án được cấp phép chỉ đạt 40 dự án, thấp hơn 40% so với năm 2008, song tổng vốn đầu tư lại tăng 60%, đạt mức hơn 1,8 tỷ USD. Nguyên nhân của thực trạng này là nhờ lượng vốn khổng lồ từ dự án đầu tư phát triển sân golf, khách sạn năm sao và tòa nhà Villa Vientiane của Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh golf Long Thành. Dự án được cấp phép vào tháng 3/2009, đóng góp một lượng vốn đầu tư rất lớn, lên đến 1 tỷ USD. Dự án sân Golf Long Thành - Vientiane này là một phần trong tổng thể Đặc khu kinh tế Long Thành - Vientiane có tổng diện tích 557,74 ha, gồm các hạng mục: sân golf 36 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhà câu lạc bộ golf, khách sạn 5 sao, trường học và bệnh viện quốc tế, khu nghỉ dưỡng cao cấp, trung tâm thương mại, thể dục thể thao và khu đô thị mới với hơn 2.000 căn biệt thự với đầy đủ cơ sở hạ tầng và tiện ích. Dự án dự kiến hoàn thành xây dựng vào năm 2020, giải quyết việc làm cho hơn 3.000 lao động tại địa phương. Đến năm 2010, mặc dù số lượng dự án vẫn tăng thêm khoảng 45%, song do quy mô của các dự án đều nhỏ nên thực tế tổng lượng vốn đầu tư lại sụt giảm gần 1 tỷ USD. Tuy nhiên, tương tự như năm 2009, do có sự xuất hiện của một dự án đầu tư rất lớn, năm 2011 đã chứng kiến một sự tăng trưởng vượt trội của tổng lượng vốn đầu tư đăng kí, với số lượng gấp gần 2 lần năm trước, mặc dù trên thực tế số dự án được cấp phép lại giảm đi. Đó là dự án xây công trình thủy điện Hạ Sê San II, cấp phép vào tháng 1/2011, với tổng chi phí dự kiến 800 triệu USD. Đây là dự án liên doanh giữa Công ty cổ phần EVN International và Tập đoàn Royal Group làm chủ đầu tư, đã được Chính phủ Campuchia cho phép tiến hành khảo sát từ cuối năm 2008. Thủy điện Hạ Sê San II nằm sau hợp lưu của sông Se San và Serepok 1,5km, thuộc huyện Se San, tỉnh Stung Treng, là bậc thang thủy điện cuối cùng của hai dòng sông này trước khi đổ ra sông Mekong. Dự kiến Hạ Se San II sẽ có công suất lắp máy là 400MW gồm năm tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 80 MW, dự kiến sản lượng điện trung bình mỗi năm gần 2 tỷ KWh. Dự án được khởi công vào đầu năm 2012, với hiệu lực trong vòng 35 năm. Đồng bộ với các công trình nguồn là dự án đấu nối lưới điện truyền tải giữa các dự án thủy điện Hạ Sê San 1, Sê San 5 và Hạ Sê San 2 với mục đích đưa điện từ Nhà máy Thủy điện Hạ Sê San 2 về Việt Nam.
  • 37. 37 Đây là dự án được đánh giá là rất phức tạp, khó thực hiện, bởi địa bàn dự án nằm giữa biên giới của hai nước Việt Nam và Campuchia. Tuy nhiên, EVN International đang nỗ lực để thực hiện dự án theo đúng kế hoạch đã đặt ra. Khi công trình thủy điện được hoàn thành, nó sẽ cung cấp một lượng điện năng cho các địa phương trong vùng dự án, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực, củng cố tình hữu nghị gắn bó truyền thống giữa hai quốc gia. Kể từ sau năm 2011 đến nay, quy mô vốn trung bình của mỗi dự án có xu hướng giảm, chỉ đạt khoảng 20 triệu USD cho mỗi dự án.Tuy nhiên, trong số đó, có một số dự án có quy mô lớn nổi bật và mang nhiều ý nghĩa được cấp phép vào tháng 2/2013. Đó là dự án khu phức hợp gồm trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng, khách sạn 5 sao và khu căn hộ dịch vụ với tổng vốn đầu tư lên đến 300 triệu USD tại Myanmar của CTCP xây dựng và phát triển nhà Hoàng Anh. Dự án có tổng diện tích hơn 8ha và thời hạn 70 năm tại ngay khu trung tâm đối diện hồ Inya lớn nhất Yangoon và tại giao điểm của hai trục đường chính lớn là Kabar Aye Pagoda và No1 Industry. Theo kế hoạch, dự án sẽ được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 thực hiện trong 3 năm từ năm 2013 đến 2015 tập trung xây dựng trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng cho thuê 1 và khách sạn 5 sao. Giai đoạn 2 từ năm 2016 đến năm 2018, sẽ xây khu căn hộ cho thuê và tòa nhà văn phòng cho thuê. Nó đã phá vỡ thế tứ trụ của các nhà đầu tư Singapore, Thái Lan, Nhật Bản và Hong Kong tại thị trường bất động sản du lịch, thương mại Myanmar. Cụ thể, trước đây Singapore dẫn đầu về vốn đầu tư và tài sản, theo sau là Thái Lan, Nhật và Hong Kong. Từ năm 2012, khi Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai chính thức tham dự vào thị phần này, cục diện đã thay đổi. Theo bộ trưởng Bộ Khách sạn và Du lịch Myanmar, U Htay Aung, "Hoàng Anh Gia Lai không chỉ là nhà đầu tư Việt Nam đầu tiên rót vốn vào lĩnh vực khách sạn và du lịch mà còn là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất, chiếm 26% tổng vốn FDI vào lĩnh vực khách sạn và trung tâm thương mại Myanmar". 3.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư phân theo quốc gia nhận đầu tư Tính đến nay, các dự án đầu tư từ Việt Nam đã có mặt trên 9/10 quốc gia còn lại của Đông Nam Á (chỉ trừ Philippines). Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ
  • 38. 38 Việt Nam được phân phối không đồng đều. Trong khu vực ASEAN, tính đến hết tháng 12/2014, Lào là quốc gia nhận dòng vốn đầu tư FDI lớn nhất từ Việt Nam, chiếm tới gần 56% tổng số dự án được cấp phép, và cũng là thị trường đầu tư truyền thống và phổ biến nhất của các nhà đầu tư Việt Nam. Theo Vũ Thị Minh Ngọc ( 2012), tổng vốn đầu tư FDI của Việt Nam tại Lào lên tới con số 4,6 tỷ USD, với hơn 200 dự án thuộc về nhiều lĩnh vực khác nhau. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng đầu ở Lào, cạnh tranh ngôi vị số 1 với Trung Quốc và Thái Lan. Vị trí này đạt được là nhờ vào sự nhanh nhạy và mạnh dạn của 79 doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam như: Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam BIDV, Hoàng Anh Gia Lai, Tổng công ty dầu Việt Nam (PV Oil), Tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí (PVEP), Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Tập đoàn viễn thông quân đội (Viettel), tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN),.. Việc thâm nhập ồ ạt vào thị trường Lào này cũng cho thấy sức hấp dẫn của quốc gia này. Theo đánh giá của các doanh nghiệp thì đây là một quốc gia có nhiều thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam như: tài nguyên thiên nhiên phong phú, 50% cán bộ Lào có thể nói tiếng Việt, có chung đường biên giới, dễ dàng nhập khẩu máy móc thiết bị, thuế thấp,... Biểu đồ 2.: Cơ cấu vốn FDI từ Việt Nam sang khu vực ASEAN phân theo quốc gia nhận đầu tư giai đoạn 2000 - 2014 Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình đầu tư ra nước ngoài 2014, Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch & Đầu tư Đứng vị trí thứ 2 là Campuchia với khoảng 130 dự án, với hơn 3 tỷ USD, tức gần 35% tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra khu vực ASEAN, quy mô vốn bình quân của mỗi dự án là 23 triệu USD. Mặc dù được các nhà đầu tư Việt Nam khai thác muộn hơn so với thị trường Lào, hiện nay thị trường này đang ngày càng tỏ ra có